328
- HOT ĐỘNG HOR- 9 Đánh giá tác động tng thkhi Vit Nam trthành thành viên ca WTO đến thay đổi xut nhp khu và thch" BÁO CÁO CUI CÙNG Nhóm tác giClaudio Dordi, Michel Kostecki, Francesco Abbate, Andrina Lever & Paul Baker Phm Chi Lan, Lê Đăng Doanh,Võ Trí Thành, Đinh Hin Minh, Nguyn ThLan Hương, Trn ThMiêng, Nguyn Đức Thanh, Dương Ngc Thí, Bùi Trung Nghĩa, Đặng Đức Anh, Nguyn Đăng Bình, Nguyn Lê Minh, Nguyn Ngc Sơn, Bùi Thanh Hun và Nguyn ThThy Hà Ni, tháng 5 năm 2008 Báo cáo này được chun bvi shtrtài chính ca y ban Châu Âu. Nhng quan đim trong báo cáo này là ca các tác givà không thhin quan đim chính thc ca y ban Châu Âu hay BCông thương DÁN HTRCHÍNH SÁCH THƯƠNG MI ĐA BIÊN GIAI ĐON II (MUTRAP II) BCông Thương phi hp vi Uban Châu Âu ASIE/2003/005711

BÁO CÁO CUỐI CÙNG

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: BÁO CÁO CUỐI CÙNG

-

HOẠT ĐỘNG HOR- 9

“Đánh giá tác động tổng thể khi Việt Nam trở thành thành viên của WTO đến thay đổi xuất nhập khẩu và thể chể"

BÁO CÁO CUỐI CÙNG

Nhóm tác giả

Claudio Dordi, Michel Kostecki, Francesco Abbate, Andrina Lever & Paul Baker

Phạm Chi Lan, Lê Đăng Doanh,Võ Trí Thành, Đinh Hiền Minh, Nguyễn Thị Lan Hương, Trần Thị Miêng, Nguyễn Đức Thanh,

Dương Ngọc Thí, Bùi Trung Nghĩa, Đặng Đức Anh, Nguyễn Đăng Bình, Nguyễn Lê Minh, Nguyễn Ngọc Sơn, Bùi Thanh Huấn và Nguyễn Thị Thủy

Hà Nội, tháng 5 năm 2008

Báo cáo này được chuẩn bị với sự hỗ trợ tài chính của Ủy ban Châu Âu. Những quan điểm trong báo cáo này là của các tác giả và không thể hiện quan điểm chính thức của Ủy ban Châu Âu hay Bộ Công thương

DỰ ÁN HỖ TRỢ CHÍNH SÁCH THƯƠNG MẠI ĐA BIÊN GIAI ĐOẠN II (MUTRAP II)

Bộ Công Thương phối hợp với Uỷ ban Châu Âu ASIE/2003/005711

Page 2: BÁO CÁO CUỐI CÙNG

i

Page 3: BÁO CÁO CUỐI CÙNG

ii

MỤC LỤC

GIỚI THIỆU................................................................................................................................................2

1. Nội dung nghiên cứu ...............................................................................................................................2

2. Những khó khăn khi đánh giá tác động ngắn hạn và dài hạn của cải cách theo các cam kết khi gia nhập WTO....................................................................................................................................................3

3. Không thể (hoặc không có khả năng) đo lường tác động mang tính chủ quan và dài hạn...............3

TÓM TẮT ....................................................................................................................................................5

CHƯƠNG I. TÁC ĐỘNG ĐẾN KINH TẾ VĨ MÔ..................................................................................14

1. Giới thiệu................................................................................................................................................14

2. Cơ sở lý luận về tác động của tự do hóa thương mại đến kinh tế vĩ mô...........................................15

3. Kinh tế vĩ mô của Việt Nam sau một năm gia nhập...........................................................................19

3.1. Cơ cấu và tăng trưởng kinh tế..........................................................................................................19

3.2. Cán cân thương mại.........................................................................................................................24

3.3. Thu ngân sách ..................................................................................................................................27

3.4. Cán cân thanh tóan và chu chuyển vốn ...........................................................................................31

3.5. Chính sách tiền tệ và tỷ giá ..............................................................................................................33

4. Kết luận và các bài học rút ra ..............................................................................................................38

5. Tài liệu tham khảo.................................................................................................................................41

CHƯƠNG II: TÁC ĐỘNG TỚI HOẠT ĐỘNG NGOẠI THƯƠNG ...................................................44

1. Giới thiệu: cải cách chính sách thương mại, kết quả thương mại và phát triển: Cách tiếp cận lý luận .............................................................................................................................................................44

2. Lợi ích mong đợi và mối nguy tiềm tàng: mô hình biến hoá .............................................................47

3. Ảnh hưởng của WTO đến thương mại hàng hoá của Việt nam........................................................51

3.1. Mức tăng trưởng xuất nhập khẩu và thị phần trên thế giới của Việt nam .......................................51

3.2. Chỉ số mở cửa của Việt nam ............................................................................................................53

3.3. Chỉ số tập trung................................................................................................................................54

3.4. Chỉ số đa dạng .................................................................................................................................55

3.5. Cơ cấu thương mại...........................................................................................................................57

3.6. Cán cân thương mại theo sản phẩm.................................................................................................60

3.7 Cơ cấu thương mại và yếu tố hàm lượng ..........................................................................................64

Page 4: BÁO CÁO CUỐI CÙNG

iii

3.8. Thành tích xuất nhập khẩu và chuyên môn hoá theo sản phẩm.......................................................79

3.9.Điều kiện thương mại........................................................................................................................81

3.10. Luồng thương mại ..........................................................................................................................82

4. Ảnh hưởng của WTO đối với thương mại dich vụ của Việt nam .....................................................85

5. Kết luận ..................................................................................................................................................89

6. Tài liệu tham khảo.................................................................................................................................92

7. Phụ lục I .................................................................................................................................................97

8. Phụ lục II................................................................................................................................................98

9. Phụ lục III ..............................................................................................................................................99

10. Phụ lục IV...........................................................................................................................................100

11. Phụ lục V ............................................................................................................................................103

12. Phụ lục VI: Giá hàng hoá-theo thời gian.........................................................................................106

13. Phụ lục VII: Cam kết thương mại của Việt nam theo hiệp định gia nhập WTO ........................107

CHƯƠNG III: TÁC ĐỘNG ĐẾN NGÀNH CÔNG NGHIỆP ............................................................110

1.Lời mở đầu ............................................................................................................................................110

2. Quá trình công nghiệp hóa của Việt Nam từ sau năm 1996 ............................................................112

2.1. Mục tiêu của quá trình công nghiệp hóa và phát triẻn ...............................................................112

2.2. Các chính sách khuyến khích công nghiệp hóa sau năm 1996 ..................................................113 2.2.1. Chính sách thương mại trước khi gia nhập WTO ...................................................................113 2.2.2. Chính sách thương mại sau khi gia nhập WTO ......................................................................117 2.2.3. Các chính sách khác (FDI, khuyến khích phát triển khu vực tư nhân và SME) .....................119

3. Bức tranh công nghiệp Việt Nam.......................................................................................................120

3.1. Công nghiệp Việt Nam theo độ thâm dụng nhân tố sản xuất .....................................................120

3.2. Cơ cấu các cơ sở sản xuất của công nghiệp chế biến: số lượng và tỷ lệ ....................................123

3.3. Lao động trong các ngành công nghiệp chế biến ........................................................................126

3.4. Cơ cấu vốn trong ngành công nghiệp chế biến ..........................................................................130

3.5. Cơ cấu sở hữu ngành công nghiệp ..............................................................................................133

4. Tăng trưởng sản lượng công nghiệp ..................................................................................................134

5. Xuất khẩu hàng chế biến theo mức độ sử dụng nhân tố sản xuất...................................................136

6. Các đặc trưng khác của ngành công nghiệp .....................................................................................139

Page 5: BÁO CÁO CUỐI CÙNG

iv

6.1. Vai trò của các doanh nghiệp nhỏ và vừa....................................................................................139

6.2. Hiệu quả của ngành công nghiệp ................................................................................................139

7. Năng lực cạnh tranh của nền kinh tế và ngành công nghiệp Việt Nam .........................................141

7.1. Năng lực cạnh tranh của nền kinh tế ..........................................................................................141 7.1.1. Chỉ số RCA và ERP về sức cạnh tranh và bảo hộ ..................................................................141 7.1.2. Xếp hạng quốc tế về năng lực cạnh tranh của Việt Nam .......................................................143

7.2. Năng lực cạnh tranh nhị nguyên của thị trường xuất khẩu và thị trường trong nước .............145

8. Tác động của thay đổi chính sách ......................................................................................................145

9. Các kiến nghị hành động ....................................................................................................................147

10. Tài liệu tham khảo.............................................................................................................................150

Phụ lục ......................................................................................................................................................152

CHƯƠNG III. PHẦN II. TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC GIA NHẬP WTOTỚI NÔNG NGHIỆP VIỆTNAM................................................................................................................................................153

1. Nền tảng cơ sở của nông nghiệp Việt Nam........................................................................................153

1.1. Đầu tư cho nông nghiệp.................................................................................................................153

1.2.Tăng trưởng GDP và chuyển biến vị thế của ngành nông nghiệp ..................................................153

2. Thương mại nông sản 1 năm sau khi gia nhập WTO ......................................................................155

3. Tác động mong đợi của gia nhập WTO lên thương mại hàng nông sản ........................................157

3.1. Tác động lên thương mại ...............................................................................................................157

3.2. Các nguyên tắc của WTO về trợ cấp và chính sách thương mại nông sản....................................162

3.3. Tác động của gia nhập WTO đến thu nhập của nông dân và đói nghèo ở nông thôn ...................164

5. Một số gợi ý về chính sách ..................................................................................................................166

6. Tài liệu tham khảo...............................................................................................................................176

Phụ lục 1 – Quá trình thực hiện đổi mới nông nghiệp Việt nam từ năm 1995 ..................................179

Phụ lục 2. Những thay đổi về cơ cấu thuế quan ở Việt Nam từ năm 1995.........................................185

Phụ lục 3. Các biện pháp Phi thuế quan của Việt Nam .......................................................................195

Phụ lục 4. Các rào cản thương mại của các nước khác áp đặt đối với nông sản xuất khẩu của Việt Nam...........................................................................................................................................................204

Phụ lục 5. Những bước phát triển gần nhất trong ngành nông nghiệp Việt Nam.............................205

Phụ lục 6. Thương mại một số mặt hàng nông sản chủ yếu ...............................................................212

Page 6: BÁO CÁO CUỐI CÙNG

v

CHƯƠNG IV: PHẦN I Ý N G H ĨA CHIẾN LƯỢC CỦA VIỆC GIA NHẬP WTO ...........................................235

1. Dẫn nhập ..............................................................................................................................................235

2. Tác động của WTO đối với doanh nghiệp: Các Vấn đề và Quan điểm..........................................236

3. Môi trường Kinh doanh ở Việt Nam được cải thiện ........................................................................238

4. Cơ hội Xuất khẩu Mới ........................................................................................................................244

5. Tiếp cận các yếu tố Đầu vào Chi phí thấp và Công nghệ từ nước ngoài ........................................246

6. Đe dọa từ Cạnh tranh Nước ngoài .....................................................................................................247

7. Thu hút Đầu tư Trực tiếp Nước ngoài...............................................................................................248

8. Kết luận ................................................................................................................................................249

CHƯƠNG IV: PHẦN II. ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC GIA NHẬP WTO ĐẾN CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA VIỆT NAM ...................................................................................................253

1. Bối cảnh................................................................................................................................................255

2. Thách thức đối với các DNNVV.........................................................................................................256

3. Những tác động tiêu cực - các mối đe dọa.........................................................................................259

4. Tác động tích cực - cơ hội ...................................................................................................................262

6. Kinh nghiệm của các thành viên WTO khác ....................................................................................269

6.1. Các trung tâm hỗ trợ DNNVV Nhật Bản .....................................................................................269

6.2. Ấn Độ .............................................................................................................................................270

6.3. Nam Phi .........................................................................................................................................270

6.4. Đài Loan Trung Quốc...................................................................................................................271

7. Bài học kinh nghiệm............................................................................................................................273

8. Khuyến nghị nhằm thúc đấy sự phát triển thành công của khu vực DNNVV sau khi gia nhập WTO....273

9. Tài liệu tham khảo...............................................................................................................................276

CHƯƠNG V: TÁC ĐỘNG XÃ HỘI CỦA VIỆC VIỆT NAM GIA NHẬP WTO .................................................278

1. Tự do hóa thương mại và nghèo đói: phương pháp tiếp cận khung khái niệm.............................278

1.1. Mối liên kết kinh tế vĩ mô.............................................................................................................279

1.2. Mối liên kết kinh tế vi mô..............................................................................................................279 1.2.1. Hệ thống phân phối ................................................................................................................280 1.2.2. Doanh nghiệp: lợi nhuận, tiền lương và việc làm ..................................................................282 1.2.3. Thuế mậu dịch và chi tiêu chính phủ ......................................................................................284

Page 7: BÁO CÁO CUỐI CÙNG

vi

2. Mô hình tổng thể về nền kinh tế và các nghiên cứu ngành..............................................................285

3. Nghiên cứu thực tiễn ...........................................................................................................................288

3.1. Xóa đói giảm nghèo ......................................................................................................................288

3.2. Phát triển con người .....................................................................................................................290

3.3. Việc làm .........................................................................................................................................292

3.4. Tiền lương .....................................................................................................................................294

3.5. Quan hệ lao động ..........................................................................................................................296

3.6. Vấn đề giới.....................................................................................................................................297

3.7. Lao động trẻ em.............................................................................................................................300

4. Các tác động tiêu cực dự kiến.............................................................................................................302

4.1. Tác động của một số cam kết khi gia nhập WTO ........................................................................302 4.1.1. Nông nghiệp............................................................................................................................303 4.1.2. Công nghiệp............................................................................................................................304 4.1.3. Dịch vụ....................................................................................................................................305 4.1.4. Quyền sở hữu trí tuệ ...............................................................................................................306

4.2. Tác động của hội nhập kinh tế quốc tế ........................................................................................306 4.2.1. Những cú sốc từ bên ngoài .....................................................................................................306 4.2.2. Doanh nghiệp Nhà nước (DNNN) ..........................................................................................309 4.2.3. Di dân trong nước...................................................................................................................311 4.2.4. Bất bình đẳng về thu nhập ......................................................................................................312

5. Lựa chọn chính sách............................................................................................................................315

6. Tài liệu tham khảo...............................................................................................................................320

Page 8: BÁO CÁO CUỐI CÙNG

1

Page 9: BÁO CÁO CUỐI CÙNG

2

GIỚI THIỆU 1. Nội dung nghiên cứu Trở thành thành viên của WTO và tham gia vào các hiệp định thương mại tự do mang lại cho Việt Nam cả những cơ hội và thách thức to lớn. Thực hiện các cam kết đối với WTO làm nảy sinh các vấn đề xã hội khi tiến hành cải cách và tự do hóa thương mại. Các ngành công nghiệp trong nước cũng sẽ gặp nhiều khó khăn trong quá trình điều chỉnh do sức ép cạnh tranh. Cũng giống như các quốc gia khác, việc thực hiện các nghĩa vụ khi gia nhập WTO của Việt Nam đang có những tác động sâu sắc đến kinh tế và xã hội nói chung. Để đảm bảo quá trình gia nhập WTO của Việt Nam mang lại sự phát triển kinh tế cân bằng và bền vững, cần thiết phải có đánh giá tác động của việc gia nhập này cũng như đề ra các chính sách và khuyến nghị hành động nhằm phát huy mặt tích cực và hạn chế những tác động tiêu cực. Nghiên cứu này được tài trợ bởi dự án MUTRAP nhằm tập trung đánh giá tác động về cải cách thể chế và thương mại mà Việt Nam đã thực hiện trong quá trình gia nhập WTO. Đặc biệt, với sự hợp tác của các chuyên gia trong nước và Liên minh Châu Âu, nghiên cứu này tập trung phân tích vào những chủ đề sau:

1. Tác động đến các chính sách kinh tế vĩ mô; 2. Tác động đến hoạt động ngoại thương; 3. Tác động đến một số ngành, cụ thể là công nghiệp và nông nghiệp 4. Tác động đến môi trường kinh doanh và đầu tư nước ngoài; 5. Tác động đến xã hội.

Phương pháp nghiên cứu của báo cáo dựa chủ yếu vào phân tích số liệu định lượng và định tính như phỏng vấn, điều tra,.. với mục tiêu chủ yếu là đánh giá về tình hình kinh tế xã hội sau một năm gia nhập WTO. Các tài liệu liên quan, đặc biệt về tác động của tự do hóa thương mại về kinh tế xã hội, cũng được xem xét. Nghiên cứu cũng không dựa trên việc áp dụng các mô hình kinh tế lượng với các giả định không thực tế và chuỗi số liệu không đủ dài. Các kết luận của báo cáo được dựa trên suy luận logic và vào các số liệu thu thập được; đồng thời các tác giả cũng nhận thức được rằng cải cách thương mại theo quy định của WTO chỉ phần nào giải thích được xu thế của của các biến số được phân tích. Có thể nhận thấy rằng tác động ngắn hạn của việc thực hiện các quy tắc của WTO đến nền kinh tế của một quốc gia mới gia nhập có thể không lớn do các lĩnh vực phải tuân thủ theo các quy tắc của WTO chỉ bao gồm thương mại hàng hóa và dịch vụ và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ. Hơn nữa, hầu hết các các quy định trong cam kết với WTO mang tính tiêu cực (ví dụ như không phân biệt đối xử, không được dùng hạn chế định lượng,..) hơn là mang tính tích cực. Điều đó có nghĩa là các cải cách kinh tế mà Việt Nam thực hiện chú yếu trên tinh thần tự nguyện hoặc do các ràng buộc bên ngoài không liên quan đến việc gia nhập WTO. Tuy nhiên, tư cách thành viên của WTO cũng thúc đẩy mở cửa thị trường; và do đó Việt Nam buộc phải thực hiện các hoạt động hỗ trợ ngoài các cam kết theo yêu cầu của WTO nhằm cải thiện hiệu quả và khả năng cạnh tranh của tất cả các chủ thể, cho dù đó là khu vực công hay tư nhân, trong nền kinh tế khi phải đối mặt với thách thức ngày càng tăng của cạnh tranh quốc tế.

Page 10: BÁO CÁO CUỐI CÙNG

3

2. Những khó khăn khi đánh giá tác động ngắn hạn và dài hạn của cải cách theo các cam kết khi gia nhập WTO Không dễ dàng để phân tích các tác động kinh tế xã hội của việc gia nhập WTO do những lý do chủ yếu sau đây: Thứ nhất, những suy diễn từ các xu thế có thể do biến động mang tính chu kỳ hoặc các thay đổi tạm thời trong khi những tác động mang lại bởi thay đổi trong chính sách thương mại chỉ có thể xem xét trong trung và dài hạn. Thứ hai, do các cam kết khi gia nhập WTO tương đối nhiều và phức tạp nên cũng tạo khó khăn khi lựa chọn các tham số và các chỉ tiêu để đánh giá. Điều đó có nghĩa là nghiên cứu chỉ tập trung vào một số lĩnh vực và tham số được lựa chọn. Thứ ba, hầu hết các cải cách về chính sách thương mại được Việt Nam thực hiện tương đối lâu trước ngày gia nhập chính thức, trong đó một vài cam kết thực hiện đơn phương, một số khác là kết quả của thực thi các hiệp định song phương (như Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Hoa Kỳ) hoặc khu vực (như tham gia vào AFTA). Một số còn lại được đưa ra theo yêu cầu cụ thể của các thành viên WTO trong quá trình đàm phán. Do đó, không thể tách bạch được những thay đổi về thể chế do cam kết WTO và các cam kết quốc tế. Đồng thời, chỉ có một số tham số có thể giải thích bởi của cách thương mại và thể chế do việc trở thành viên của WTO. Hơn nữa, do số liệu chỉ được thu thập trong thời gian một năm sau khi gia nhập có thể cũng đánh giá thấp tác động của việc gia nhập WTO. Thứ tư, giá trị của các tham số và chỉ số được chọn lựa để đánh giá tác động của việc gia nhập có thể chịu tác động của các biến ngoại sinh (ví dụ như biến động giá trên thị trường quốc tế, chi phí của các nguyên liệu thô,..) Thứ năm, cần nhấn mạnh rằng tác động của những cải cách thương mại gần đây chỉ có thể được đánh giá trong dài hạn, tức là sau khi các điều chỉnh trong nước đã được thực hiện toàn bộ như thay đổi về mô hình sản xuất; cơ cấu lại các doanh nghiệp nhằm tập trung vào các hoạt động kinh doanh chính để các doanh nghiệp này khai thác được lợi thế kinh tế nhờ quy mô và tác động học hỏi; những nỗ lực sáng tạo mà các doanh nghiệp cần thực hiện để cạnh tranh trên cả thị trường trong nước và toàn cầu với các doanh nghiệp nước ngoài. Vì vậy, trong ngắn hạn, các doanh nghiệp có thể thua lỗ trên thị trường do không thể tăng giá nhưng trong dài hạn, các doanh nghiệp có thể thu được lợi nhuận từ việc tăng doanh số bán hàng và giảm chi phí. Do đó, tác động của việc gia nhập có thể phức tạp hơn là cú sốc một lần đối với nền kinh tế. Việc tuân thủ với các quy định của thương mại quốc tế và tăng trưởng trong nội tại nền kinh tế có thể lại có tác động lớn nhất đến các vấn đề về kinh tế và xã hội trong trung và dài hạn 3. Không thể (hoặc không có khả năng) đo lường tác động mang tính chủ quan và dài hạn Cần lưu ý rằng rất khó đo lường những tác động tích cực tức thời do việc gia nhập WTO của một thành viên mới. Thứ nhất, trở thành thành viên của WTO ngăn cản các thành viên khác của WTO áp dụng các chính sách phân biệt đối xử và hạn chế đối với hàng hóa và dịch vụ của Việt

Page 11: BÁO CÁO CUỐI CÙNG

4

Nam ngoại trừ những biện pháp đã được quy định trong các thảo thuận WTO. Thứ hai, Việt Nam đã cải thiện được việc tiếp cận xuất khẩu đến thị trường của các nước thành viên. Các nước chưa phải là thành viên phải đàm phán các hiệp định riêng lẻ với đối tác thương mại song phương hoặc khu vực và có thể chịu rủi ro do sức mạnh của đối tác. Tình huống này đặc biệt quan trọng khi các liên kết kinh tế mang tính tiêu cực và các quốc gia cố gắng bảo hộ các ngành công nghiệp trong nước. Thứ ba, tư cách thành viên của WTO tăng cường tính tin cậy của các chính sách của chính phủ của các đối tác. Các nước đang phát triển thường gặp phải vấn đề “khoảng cách về độ tin cậy” khi cố gắng thuyết phục các nhà đầu tư trong nước và quốc tế cũng như cộng đồng doanh nhân với những cam kết của họ đối với những chính sách cụ thể. Do những chính sách của Việt Nam trong một số lĩnh vực được thể hiện bằng các cam kết pháp lý nên tư cách thành viên WTO đưa ra sự cam kết quan trọng đối với định hướng chính sách của Chính phủ. Như Bacchetta và Drabeck (2002) đã cho thấy “không giống như trong trường hợp của cải cách chính sách đơn phương, cải cách chính sách được hỗ trợ bởi các cam kết đa phương có độ tin cậy cao hơn, và đặc biệt do mối quan hệ mang tính chiến lược giữa chính phủ và khu vực tư nhân càng làm cho các cam kết này đáng tin cậy. Trong bối cảnh đó, các chính phủ sử dụng các hiệp định thương mại quốc tế để tăng cường độ tin cậy trong lựa chọn chính sách đối với khu vực tư nhân”. Hơn nữa, tư cách thành viên này lại càng có ý nghĩa hơn đối với một nền kinh tế đang chuyển đổi như Việt Nam như các tác giả trên đã nhấn mạnh rằng ““khoảng cách về độ tin cậy” đặc biệt quan trọng và xuất hiện ở nhiều nước nếu không muốn nói là ở hầu hết các nước đang chuyển đổi do lịch sử của cơ chế kế hoạch hóa tập trung và bất định chính trị”.Thứ tư, từ quan điểm thể chế, Việt Nam đã được yêu cầu thiết lập một bộ quy tắc và thể chế nhằm hỗ trợ cho tự do hóa thị trường và tăng cường tính minh bạch và thúc đẩy pháp trị, cưỡng chế thực thi và phát triển hệ thống tư pháp độc lập. Thứ năm, gia nhập WTO đóng góp vào việc tăng tính dự đoán, an toàn và tính minh bạch khi tiếp cận thị trương đối với cả hàng hóa xuất khẩu và nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam và đối với nhà xuất khẩu của Việt nam đến các nước thành viên WTO khác. Ví dụ, trước khi gia nhập WTO, Việt Nam không được hưởng lợi từ điều khoản “Quan hệ thương mại bình thường vĩnh viễn” với Hoa Kỳ và điều khoản này chỉ được dành cho Việt Nam một tháng trước khi chính thức gia nhập WTO. Thứ sáu, Việt Nam và các thành viên khác của WTO có khả năng giải quyết các mâu thuẫn dựa trên cơ chế giải quyết xung đột. Bên ngoài WTO, việc giải quyết các xung đột dựa trên các quy tắc chung về luật quốc tế: các thủ tục về đàm phán, trọng tài hay các biện pháp trả đũa được quy định bởi luật quốc tế chung. Thứ bảy, Việt Nam có cơ hội định hướng được các quy tắc và nghĩa vụ trong tương lai của WTO thông sự tham gia tích cực vào các cuộc đàm phán thương mại song phương. Gia nhập WTO cũng mang tới cơ hội đàm phán nhằm tăng mức ưu đãi về thị trường và yêu cầu về giảm trợ cấp; những điều có thể làm tổn hại đến phát triển sản xuất trong nước. Thứ tám, người ta có thể đặt câu hỏi liệu có hay không quyết định chính sách được đưa ra và cải cách được thực hiện sau khi diễn ra với/không với việc gia nhập WTO. Chi phí của việc không gia nhập WTO là gì? Cần lưu ý rằng gia nhập WTO tác động đến hoạt động kinh tế thậm chí ở những kênh gián tiếp như lượng đầu tư trực tiếp nước ngoài tăng lên do hệ thống pháp lý và kinh doanh mang tính ổn định và dự đoán cao hơn. Hệ thống này sẽ không có được kết quả đó khi thiếu những cải cách cần thiết, trực tiếp hay gián tiếp khi gia nhập WTO.

Page 12: BÁO CÁO CUỐI CÙNG

5

TÓM TẮT

Báo cáo này được chuẩn bị nhằm đánh tác giá tác động về kinh tế xã hội khi Việt Nam gia nhập WTO. Các nghiên cứu về kinh tế vĩ mô, khung khổ pháp lý, xã hội và phân tích ngành đã xác định những thách thức mà Việt Nam phải đối mặt khi thực hiện các cam kết của mình. Các khuyến nghị mang tính dài hạn đưa ra nhằm giúp Việt Nam củng cố thêm những lợi ích khi tham gia vào hệ thống thương mại đa biên. Báo cáo được chia thành sáu lĩnh vực chủ yếu: kinh tế vĩ mô, hoạt động ngoại thương, đầu tư và phát triển công nghiệp, phát triển nông nghiệp nông thôn, môi trường kinh doanh và phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ và các tác động xã hội.

1. Tác động về kinh tế vĩ mô của việc gia nhập WTO

Năm đầu tiên gia nhập WTO của Việt Nam diễn ra trong bối cảnh kinh tế thế giới có những biến động bất thường. Cuộc khủng hoảng hệ thống ngân hàng ở Mỹ dẫn đến những xáo trộn trên thị trường tài chính quốc tế và có ảnh hưởng nhất định đến kinh tế Việt Nam. Ngoài ra cũng phải kể đến tác động của sự tăng giá dầu và các hàng hóa khác ở mức cao kỷ lục. Năm 2007 cũng chứng kiến các thảm họa thiên nhiên, đặc biệt là hạn hán và bão lụt, cũng như các bệnh dịch khác như cúm gà và bệnh trên gia súc. Tất cả các yếu tố trên đã tác động đến sản xuất nông nghiệp và xuất khẩu. Nói cách khác, những nhân tố khách quan này cũng tác động trực tiếp đến kinh tế vĩ mô của Việt Nam năm 2007. Sự đan xen những tác động từ những chính sách khác và các yếu tố khách quan khiến việctách bạch tác động chính xác những tác động gia nhập WTO đến kinh tế vĩ mô trở nên vô vùng khó khăn. Quan trọng hơn, có độ trễ nhất định từ việc thực hiện chính sách mới và sự phản ứng của các khu vực kinh tế đối với những thay đổi đó, làm cho việc phân tích trở nên phức tạp hơn khi đo lường tác động kinh tế vĩ mô của việc gia nhập WTO. Báo cáo cố gắng tách nguồn tác động đến các biến kinh tế vĩ mô gộp nhưng các yếu tố kể trên vẫn là một phần không thể tách rời khi thực hiện suy diễn chính sách. Các nghiên cứu về tác động của tự do hóa thương mại hay gia nhập WTO đến kinh tế vĩ mô cho đều đi đến nhận định chung là: • Tăng trưởng kinh tế ở mức cao hơn do tiếp cận về công nghệ, hiệu ứng động về năng lực cạnh

tranh, và tăng đầu tư. Tuy nhiên, quá trình điều chỉnh có thể dẫn đến việc thu hẹp đối với một số ngành. Chi phí điều chỉnh có thể trầm trọng hơn do chính sách tỷ giá cố định cũng như sự điều chỉnh chậm chạp của thị trường lao động và vốn;

• Biến động kinh tế vĩ mô thấp hơn khi có ưu đãi về tiếp cận thị trường đối với khu vực sản xuất hàng phi nông nghiệp như trường hợp của Việt Nam;

• Đầu tư tăng thêm do môi trường chính sách ổn định hơn và thực thi các quy tắc thương mại quốc tế và tự do hóa các dịch vụ tài chính;

• Rủi ro cao hơn đối với các cú sốc từ bên ngoài, có thể tác động đến các biến vĩ mô gộp khác, bao gồm thâm hụt ngân sách;

• Tác động không rõ ràng đến thâm hụt ngân sách. Thâm hụt ngân sách thấp thường gắn với cải cách kinh tế trong nước mạnh mẽ; trong khi thâm hụt ngân sách cao sẽ dẫn đến nền kinh tế dễ bị tổn thương và cải cách kinh tế ở mức thấp hơn;

Page 13: BÁO CÁO CUỐI CÙNG

6

• Cán cân thương mại dự kiến sẽ xấu hơn trong ngắn hạn nhưng sẽ trở nên cân bằng trong dài hạn;

• Tăng tiếp cận đến nguồn vốn từ bên ngoài và vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Luồng vốn đầu tư gián tiếp cũng được đổ vào thị trường tài chính trong nước;

• Khó khăn hơn trong quản lý chính sách tiền tệ khi đối mặt với dòng vốn chuyển vào nhiều, với chính sách tỷ giá và hệ thống tài chính phát triển;

Năm đầu tiên gia nhập WTO của Việt Nam chứng kiến sự tăng trưởng kinh tế vượt bậc, ở mức 8,5% mà nền tảng là sự tăng trưởng của đầu tư, xuất khẩu và tiêu dùng. Một số yếu tố đóng góp vào sự tăng trưởng nói trên có thể do gia nhập WTO mặc dù giá cả trên thị trường thế giới ở mức cao và xu hướng tăng vốn đầu tư trực tiếp từ khi thực hiện Hiệp định thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ cũng là các yếu tố quan trọng. Đồng thời, giá tiêu dùng dường như đã vượt ra khỏi tầm kiểm sóat và tăng ở mức hai chữ số, tín dụng tăng ở mức báo động và cán cân thương mại bị suy giảm nghiêm trọng. Tuy nhiên, trái ngược với các dự báo, giảm thuế khi gia nhập WTO không làm giảm nguồn thu từ thuế. Thay vào đó, thu ngân sách thực tế đã tăng trong năm 2007 với mức đóng góp nhiều hơn của nguồn thu từ thuế xuất nhập khẩu đến tổng thu ngân sách. Điều này một phần là do giảm thuế của Việt Nam theo cam kết WTO là tương đối nhỏ và được thực hiện dần dần, do đó chỉ tác động đến một số ít ngành. Quan trọng hơn, tăng nhập khẩu đã dẫn đến mức thuế được áp dụng cho diện thu thuế lớn hơn. Chính phủ cũng thực hiện các cải cách mạnh mẽ về thủ tục hải quan và chính sách thuế trong năm trước và tiếp tục được phát huy trong năm đầu gia nhập đã nâng được tỷ lệ thu thuế. Nền kinh tế của Việt Nam ngày càng phụ thuộc vào xu thế biến động trên thị trường thế giới khi gia nhập WTO với việc tăng rủi ro đối với hàng nhập khẩu và cũng như tăng rủi ro đối với thị trường xuất khẩu. Ngoài ra, các dòng vốn đầu tư gián tiếp cũng ngày càng tăng để tài trợ cho thâm hụt thương mại, có thể dẫn đến sự đảo chiều vốn nhanh khi có sự thay đổi về kỳ vọng của nhà đầu tư. Dòng vốn vào nhiều cũng làm suy yếu hiệu quả của chính sách tiền tệ và đặt ra vấn đề về các công cụ mới cần thiết để quản lý lạm phát. Gia nhập WTO, các sáng kiến hội nhập khu vực và mối quan hệ tăng lên về thương mại và đầu tư khiến Việt Nam chịu nhiều tác động từ thị trường quốc tế và cần có những công cụ mới trong tác động đến các biến số kinh tế. Các bài học có thể rút ra từ kinh nghiệm của Việt Nam sau một năm gia nhập WTO. Giảm sự thiên lệch về chính sách thuế đối với các sản phẩm phi nông nghiệp được kỳ vọng làm tăng ổn định kinh tế vĩ mô. Những biến động gần đây về giá cả nông nghiệp và năng lượng cho thấy tầm quan trọng của việc giảm sự phụ thuộc vào giá năng lượng và hàng hóa trên thị trường thế giới. Giảm sự phụ thuộc, cũng như giảm tỷ lệ bảo hộ thực tế, không những đem lại lợi ích đối với môi trường kinh tế mô mà còn tạo ra tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ và bền vững hơn. Trợ cấp đối với khu vực nông nghiệp cần tiếp tục được duy trì, không những nhằm mục tiêu phát triển vì người nghèo mà còn nhằm giảm sức ép lạm phát từ việc tăng giá đầu vào đối với khu vực nông nghiệp và tăng giá lương thực trên thị trường thế giới. Gần đây, nguồn vốn ngắn hạn và mang tính đầu cơ có khả năng gây mất ổn định cán cân thanh tóan và kinh tế vĩ mô. Các cơ quan quản lý cần giám sát chặt chẽ những rủi ro đang tăng lên đối với dòng vốn ngắn hạn mà yêu cầu trước mắt là cải thiện khả năng thu thập thông tin về dòng vốn đầu tư gián tiếp để đảm bảo khả năng giám sát có thể được tiến hành.

Page 14: BÁO CÁO CUỐI CÙNG

7

Chính sách tiền tệ chịu tác động mạnh mẽ bởi luồng vốn đổ vào nhiều và việc dỡ bỏ các kiểm sóat vốn (và nhập khẩu) mà cơ quan quản lý của Việt Nam đã thực hiện trong quá khứ. Các sức ép từ việc gia nhập IMF đã hạn chế cách thức mà Ngân hàng Nhà nước có thể can thiệp vào thị trường tiền tệ. Các cơ quan quản lý tiền tệ cần tìm ra các cách thức mới để kiểm sóat lạm phát và sử dụng các công cụ trung hòa hóa khác với các công cụ mà họ đã sử dụng trong quá khứ. Hơn nữa, sự tăng nhanh của mức độ thanh khỏan trong nước do dòng vốn vào khiến cho chính sách cố định tỷ giá, chính sách tiền tệ độc lập và tài khoản vốn mở ngày càng mất tính bền vững. Hơn nữa, cơ chế tỷ giá cố định sẽ kéo dài quá trình điều chỉnh nền kinh tế tới điểm cân bằng mới khi thực hiện các cam kết gia nhập. Như vậy, các cơ quan quản lý cần tiến hành điều chỉnh chính sách tỷ giá hiện tại, chính sách đang làm trầm trọng thêm các tổn thất mà nền kinh tế đang phải gánh chịu trong giai đoạn điều chỉnh.

2. Tác động đến hoạt động ngoại thương Không thể tách riêng tác động đến hoạt động ngoại thương do cải cách theo yêu cầu của WTO mà Việt Nam đã thực hiện đơn phương hoặc trong khuôn khổ các hiệp định thương mại khu vực (Hiệp định thương mại tự do ASEAN, Hiệp định thương mại song phương Việt Nam – Hoa Kỳ) từ lâu trước ngày ngày chính thức gia nhập WTO. Do đó, kết quả của hoạt động ngoại thương chỉ là một phần do tác động của cải cách theo cam kết với WTO. Cải cách thương mại đóng góp tích cực vào mở cửa của nền kinh tế, làm cho kinh tế Việt Nam nhạy cảm hơn với các cú sốc của kinh tế thế giới như việc gia tăng bất thường gần đây trong giá nguyên liệu thô và giá hàng hóa trên thị trường quốc tế. Thâm hụt thương mại của Việt Nam gia tăng nhanh chóng trong năm 2007, chủ yếu do nhập khẩu thép, phôi thép, xăng dầu, máy móc, hàng điện tử và linh kiện điện tử. Việt Nam dựa nhiều vào nhập khẩu các nguyên liệu thô và máy móc thiết bị, đặc điểm cho thấy mức độ phát triển công nghiệp và khả năng cạnh tranh thấp đối với hàng các sản phẩm công nghiệp nặng. Đối với xuất khẩu, tăng tỷ trọng hàng chế tạo trong tổng kim ngạch xuất khẩu trong thời kỳ 1995 -2007 cho thấy sự mở rộng của xuất khẩu các sản phẩm công nghiệp nhẹ và hàng thủ công. Đặc biệt, các lĩnh vực cho thấy sự tăng trưởng nhanh nhất là dệt may, da giầy và sản phẩm điện tử. Các sản phẩm sơ chế trong cơ cấu xuất khẩu đã giảm tỷ trọng từ 54% đến 41% trong giai đoạn 1995 – 2005, giảm đối với tất cả các sản phẩm nông nghiệp, chỉ có giá trị xuất khẩu dầu thô tăng. Tuy nhiên, trong năm 2006, cả sản phẩm nông nghiệp và dầu thô đều tăng giá trị xuất khẩu. Năm 2007, thủy sản, cà phê, gạo và than đá là những sản phẩm xuất khẩu nhiều nhất và giá trị xuất khẩu tăng tương ứng là 13%, 52%, 14 % và 11,4%. Các sản phẩm xuất khẩu có sự dịch chuyển từ các sản phẩm sơ chế, ban đầu là các sản phẩm sử dụng nhiều lao động giản đơn sang các sản phẩm sử dụng nhiều kỹ năng và công nghệ. Cùng với những thay đổi đó, có sự gia tăng về thương mại nội ngành. Thương mại nội ngành đặc biệt cao đối với các sản phẩm chế tạo phức tạp (hóa chất, máy móc, thiết bị vận tải, thiết bị điện và điện tử). Ngoại thương của Việt Nam tăng trưởng ở mức độ cao mặc dù vẫn chiếm tỷ trọng nhỏ của thương mại trong vùng.

Page 15: BÁO CÁO CUỐI CÙNG

8

Về xu hướng nhập khẩu, từ khi Trung Quốc gia nhập WTO, tỷ trọng nhập khẩu hàng hóa vào Việt Nam có nguồn gốc từ Trung Quốc đã gia tăng đột biến. Trung Quốc đã trở thành nhà cung cấp hàng hóa hàng đầu của Việt Nam từ năm 2003. Trong các nước ASEAN, chỉ có Thái Lan liên tục tăng tỷ trọng xuất khẩu vào Việt Nam từ 2001 – 2006 và là nhà xuất khẩu lớn thứ sáu vào Việt Nam. Sự tái phân bố các nguồn cung cấp cho thấy sự tái cơ cấu sản xuất ở khu vực Châu Á khi xuất hiện mô hình thương mại hình tam giác. Trong nhiều lĩnh vực, Trung Quốc từng được xem như cơ sở sản xuất hàng xuất khẩu của nhiều doanh nghiệp ở các nước phát triển Châu Á. Các nước này thay vì xuất khẩu đến Hoa Kỳ và Châu Âu đã xuất khẩu hàng hóa trung gian đến các cơ sở sản xuất ở Trung Quốc. Xu hướng này cùng với chi phí lao động đang tăng lên ở Trung Quốc, sự lo ngại bởi các tranh chấp và các biện pháp tự vệ được Châu Âu và Hoa Kỳ áp dụng, có thể được các doanh nghiệp áp dụng đối với Việt Nam như là một bộ phận của chiến lược “Trung Quốc cộng một”, trong đó các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào Trung Quốc và và một quốc gia Đông Nam Á khác. Ngoài ra, chi phí ngày càng gia tăng ở Trung Quốc và mong muốn của các công ty đa quốc gia muốn đa dạng hóa rủi ro đang mở ra cơ hội cho các quốc gia như Việt Nam, nơi mặc dù mức lương đang tăng lên song chi phí về lao động vẫn thấp hơn khoảng 30% so với chi phí tại các vùng duyên hải của Trung Quốc. Đối với xuất khẩu, thị trường xuất khẩu đã có sự thay đổi đáng kể từ hiệp định thương mại song phương với Hòa Kỳ. Trên thực tế, năm 2002, Nhật Bản là thị trường xuất khẩu lớn nhất, tiếp theo đó là Hoa Kỳ, Australia, Trung Quốc và Đức trong khi các nước Đông Nam Á là thị trường xuất khẩu lớn thứ ba. Năm 2007, Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu hàng đầu của Việt Nam, tiếp theo đó là Liên minh Châu Âu, các nước Đông Nam Á và Trung Quốc. Từ khi bắt đầu quá trình Đổi Mới và thực hiện các hiệp định thương mại song phương và đa phương, Việt Nam đã đa dạng hóa mạnh mẽ các thị trường xuất khẩu. Có thể nói Việt Nam đang chuyên môn hóa vào “các thị trường đang đi xuống” – khi mà xuất khẩu của Việt Nam vượt quá tốc độ tăng trưởng nhập khẩu của các thị trường này, trong đó đáng chú ý là thị trường Hoa Kỳ, Nhật Bản, Đức, Anh và Italia.Trong khi đó, Việt Nam đang giảm thị phần đối với các thị trường đang phát triển mạnh mẽ như Trung Quốc, Singapore hay Hà Lan và Hàn Quốc, nơi mà tốc độ tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam thấp hơn khả năng nhập khẩu của các quốc gia này.

3. Tác động đối với công nghiệp

Từ khi tiến hành đổi mới thương mại, cơ cấu kinh tế của Việt Nam đã có sự dịch chuyển đáng kể từ lĩnh vực nông, lâm nghiệp và thủy sản sang lĩnh vực công nghiệp và xây dựng, trong đó có công nghiệp chế biến. Trong quá trình công nghiệp hóa, cũng có sự chuyển dịch cơ cấu mạnh mẽ trong nội bộ ngành công nghiệp chế biến, từ những lĩnh vực sử dụng nhiều lao động giản đơn sang những lĩnh vực phức tạp và có giá trị gia tăng cao hơn. Công nghệ sản xuất trong ngành công nghiệp chế biến đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế. Từ năm 1995 đến 2006, nhờ có sự gia tăng của FDI với việc trang bị những công nghệ tiên tiến, tỷ trọng của các ngành có kỹ thuật trung bình và cao trong tổng sản phẩm của ngành công nghiệp chế biến đã tăng lên đáng kể.

Page 16: BÁO CÁO CUỐI CÙNG

9

Cùng với sự gia tăng về số lượng doanh nghiệp và sản phẩm, số lượng nhân công trong các doanh nghiệp sản xuất cũng tăng lên nhanh chóng, nhất là trong lĩnh vực may mặc, thuộc và chế biến da, sản xuất đồ dùng gia đình - những lĩnh vực thu hút số lượng nhân công cao nhất. Cùng với sự tăng trong số lượng cơ sở sản xuất và nhân công, có sự tăng đáng kể về số lượng vốn sản xuất, tạo ra công suất hoạt động lớn của các nhà máy. Về số lượng các cơ sở công nghiệp, các DNNN đang giảm tương đối trong khi các cơ sở sản xuất ngoài quốc doanh, các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài không kể quy mô và các doanh nghiệp quy mô nhỏ, vừa và lớn đang tăng nhanh về số lượng. Mặc dù giá trị tổng sản phẩm tăng lên trong tất cả các lĩnh vực, tăng trưởng của khu vực ngoài quốc doanh và khu vực đầu tư nước ngoài đạt khoảng 20%/năm trong một vài năm gần đây, trong khi khu vực DNNN chỉ tăng khoảng 10%/năm (một phần là do cải cách DNNN, trong đó có cổ phần hóa). Do đó, tỷ trọng của khu vực DNNN trong tổng sản phẩm công nghiệp đã giảm xuống. Phân tích về các hoạt động công nghiệp chỉ ra rằng các lĩnh vực công nghiệp có lợi thế cạnh tranh trong xuất khẩu (như các lĩnh vực sản xuất sử dụng nhiều lao động và sử dụng nhiều tài nguyên trong nông nghiệp) đã duy trì được mức tăng trưởng cao trong năm 2006 (tương đương mức tăng trưởng thời kỳ 2001-2005). Trong khi đó, tăng trưởng của các lĩnh vực thay thế nhập khẩu (thuốc lá, giấy và sản phẩm giấy, sản phẩm khai khoáng phi kim loại, máy móc, thiết bị, dụng cụ y tế, chính xác, quang học, đồng hồ và xe máy) đã tăng trưởng thấp hơn thời kỳ 2001-2005. Năng lực cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam được đánh giá khá thấp. Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) đã xếp hạng năng lực cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam ở mức cuối của danh sách xếp hạng, mặc dù đã có những cải thiện. Nếu xem xét cụ thể chỉ số năng lực cạnh tranh toàn cầu năm 2007, cũng có một số điểm tích cực đối với nền kinh tế Việt Nam như thay đổi về thể chế và sự ổn định kinh tế vĩ mô. Để kết luận, đặc điểm nổi bật về cơ cấu sản xuất hiện nay của Việt Nam là tính nhị nguyên, giữa một khu vực xuất khẩu mạnh với một khu vực nội địa yếu và được bảo hộ (cạnh tranh nhập khẩu). Ngoài ra, có sự liên kết yếu giữa các doanh nghiệp nước ngoài và doanh nghiệp trong nước, giữa các ngành sản xuất sản phẩm đầu vào và đầu ra. Trong nhiều ngành, như ngành dệt may, da giày, điện tử, sản xuất ô tô, xe máy, hầu hết nguyên liệu và đầu vào trung gian phải nhập khẩu. Nhiều nghiên cứu và khảo sát chỉ ra một kết quả chung là các ngành phụ trợ của Việt Nam vừa thiếu lại vừa yếu. Nhiều ngành phụ trợ phục vụ các ngành công nghiệp mới tại Việt Nam chỉ phát triển ở giai đoạn sơ khai, như công nghiệp đúc. Việt Nam hiện nay chỉ có những ngành phụ trợ công nghệ thấp và trung bình, như sản xuất sản phẩm kim loại, hộp carton v.v... Sự liên kết yếu giữa các doanh nghiệp nước ngoài và doanh nghiệp trong nước cũng đã hạn chế sự phát triển lan tỏa của FDI. Các hoạt động sử dụng hàm lượng tri thức cao như nghiên cứu và phát triển (R&D) thực hiện bởi các doanh nghiệp FDI tại Việt Nam rất hạn chế. Hầu hết các công nhân Việt Nam được tuyển dụng để làm các công việc lắp ráp giản đơn. Mặc dù FDI ngày càng đóng góp nhiều hơn trong xuất khẩu, các dự án FDI định hướng xuất khẩu trong những năm gần đây nhìn chung có tác động trở lại hạn chế đối với các doanh nghiệp trong nước và ảnh hưởng lan tỏa hạn chế tới nền kinh tế trong nước.

Page 17: BÁO CÁO CUỐI CÙNG

10

4. Tác động đối với nông nghiệp Mặc dù tỷ trọng của ngành nông nghiệp trong nền kinh tế ngày càng giảm, nhưng ngành nông nghiệp vẫn đóng vai trò kinh tế, xã hội quan trọng, góp phần đảm bảo sự phát triển ổn định và bền vững của nền kinh tế. Sản xuất nông nghiệp của Việt Nam đã có sự tiến bộ rõ rệt về năng suất và sản lượng. Tuy nhiên, ngành này vẫn đang phải đối mặt với nhiều thách thức và rủi ro tiềm ẩn và có khả năng cạnh tranh hạn chế trong từng sản phẩm và từng lĩnh vực. Trong thiên niên kỷ hội nhập khu vực và quốc tế, trong bối cảnh hội nhập WTO với những cơ hội và thách thức đan xen, việc phát triển một ngành nông nghiệp hiện đại, hiệu quả và bền vững đòi hỏi vốn đầu tư rất lớn. Bên cạnh đó, cơ hội xuất khẩu trở thành một thách thức cho Việt Nam khi phải đạt được các tiêu chuẩn về chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm mà các nước nhập khẩu yêu cầu. Kinh nghiệm của Trung Quốc và các sự kiện xảy ra với một số sản phẩm của Việt Nam đã cho thấy tầm quan trọng của vấn đề này. Chương viết về nông nghiệp này xem xét tình hình thực hiện các chỉ tiêu kinh tế và xã hội chủ yếu và nỗ lực làm rõ những ảnh hưởng của WTO. Mặc dù ngành nông nghiệp có tăng trưởng quan trọng về giá trị gia tăng, với mức tăng hơn 3 lần theo giá hiện hành, đóng góp của ngành trong GDP đã giảm trong giai đoạn 1995-2007 do những ngành khác đã có sự phát triển năng động hơn. Từ năm 2001, đầu tư trong nông nghiệp không đổi về giá trị tuyệt đối nhưng giảm về giá trị tương đối, từ 9,5% tổng đầu tư của cả nước vào năm 2001 giảm xuống 7,5% vào năm 2006. Từ khi và trước khi gia nhập WTO, dòng vốn FDI vào Việt Nam đã tăng vọt, nhưng hầu hết nguồn vốn đã chảy vào các ngành phi nông nghiệp. Trước sự tăng trưởng mạnh về tổng kim ngạch xuất khẩu trong năm 2007, với mức tăng 21,5%, xuất khẩu nông nghiệp1 tăng trưởng 19,5%, đạt 12,5 tỷ USD, nhờ đó tiếp tục là nguồn thu ngoại tệ quan trọng của nền kinh tế. Mặc dù vậy, mức tăng trưởng này thấp hơn những năm trước đây (22,2% vào năm 2006 và 26,7% vào năm 2005). Việt Nam có khả năng cạnh tranh trong một số sản phẩm nông nghiệp. Tuy nhiên, Việt Nam lại chuyên môn hóa trong nhiều sản phẩm mà nhu cầu thị trường toàn cầu đang có dấu hiệu chững lại hoặc tăng trưởng thấp như hoa quả, rau, hải sản, gỗ và gạo. Mặt khác, Việt Nam thành công trong việc chuyên môn hóa vào sản xuất cà phê, sản phẩm hiện nay đang có cơ hội thị trường thuận lợi. Tuy nhiên, Việt Nam đang mất thị phần trong thị trường cao su đang có mức tăng trưởng cao. Xu hướng đã tồn tại trước hội nhập này dường như sẽ tiếp tục duy trì sau khi gia nhập WTO. Nhìn chung, xuất khẩu trong năm đầu tiên là thành viên WTO dường như không bị ảnh hưởng. Trong 11 tháng đầu năm 2007, nhập khẩu các sản phẩm nông nghiệp đạt hơn 3,7 tỷ USD, tăng 31% so với cùng kỳ năm 2006. Cơ cấu sản phẩm nông nghiệp nhập khẩu đã thay đổi không đáng

1 Gồm các sản phẩm nông, lâm nghiệp và thủy sản

Page 18: BÁO CÁO CUỐI CÙNG

11

kể sau khi gia nhập WTO vì hầu hết hàng hóa nhập khẩu là các sản phẩm mà Việt Nam không sản xuất được (như hạt lúa mì và bột mì) hoặc có khả năng cạnh tranh thấp (như sữa, sản phẩm sữa, bông, đường, mỡ động vật và dầu thực vật).

5. Môi trường kinh doanh Việt Nam và các DNNVV Mặc dù những cải cách cơ cấu quan trọng và mở cửa thị trường đã được thực hiện trước khi gia nhập WTO, nhưng việc trở thành thành viên của tổ chức này đã tạo ra động lực thúc đẩy mạnh mẽ hơn cho những cải cách trong nước mà nhờ đó đã cải thiện môi trường kinh doanh. Điều này đã có tác động tích cực đối với thương mại hàng hóa và dịch vụ, trao đổi kiến thức về kỹ thuật, đầu tư trực tiếp nước ngoài và đầu tư qua biên giới về tài sản tài chính của Việt Nam. Là một bộ phận của thị trường toàn cầu, Việt Nam đang chịu ảnh hưởng nhiều hơn từ những điều kiện khác nhau của kinh tế thế giới như sự biến động của thị trường nguồn lực và năng lượng, khả năng dễ bị tổn thương hiện tại của đồng đô la Mỹ và sự suy thoái của nền kinh tế Mỹ..., những điều đó làm khó khăn hơn cho việc tách biệt những tác động thực sự của việc gia nhập WTO với những ảnh hưởng bên ngoài khác tới Việt Nam. Những lĩnh vực cụ thể đã được tự do hóa trong dịch vụ, phân phối, viễn thông và dịch vụ tài chính đang có những ảnh hưởng mạnh mẽ đến lối sống truyền thống cũng như cách thức làm ăn kinh doanh của người Việt Nam, thông qua việc mở ra các dịch vụ viễn thông tới vùng nông thôn, tạo ra nhiều mạng lưới phân phối và cung cấp các sản phẩm tài chính có tính cạnh tranh hơn. Nhiều dịch vụ và sản phẩm tiêu dùng hiện nay đã sẵn có hơn và đã có sự tham gia nhiều hơn của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Cùng với việc tạo ra nhiều cơ hội hơn cho các doanh nghiệp và người tiêu dùng, sự cạnh tranh mới này cũng tạo ra mối đe dọa cho các doanh nghiệp nhỏ có cấu trúc giản đơn và tạo áp lực trên các nguồn lực và kết cấu hạ tầng trong nước. Hiệp định gia nhập WTO của Việt Nam đòi hỏi một sự thay đổi mạnh mẽ trong hệ thống luật pháp với việc ban hành chính thức các luật lệ và quy định, sự công bằng về thủ tục ra quyết định, rà soát lại các văn bản pháp quy và nguyên tắc không phân biệt đối xử cũng như sự minh bạch, hiệu lực quản lý nhà nước và đối xử quốc gia. Hơn thế nữa, việc xác định rõ ràng các quyền sở hữu cũng là một trong những yêu cầu trong cam kết WTO, điều này liên quan đến việc tư nhân hóa hàng loạt các doanh nghiệp Việt Nam và xác định rõ tình hình hoạt động của các DNNN. Báo cáo đã đề xuất các khuyến nghị nhằm tạo ra môi trường thuận lợi hơn như sau: o Cần giảm thời gian thực hiện các hoạt động xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp thương

mại Việt Nam và giảm chi phí xuất khẩu nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh về xuất khẩu của Việt Nam so với Trung Quốc, Malaysia và Singapore, nhất là khi tăng trưởng kinh tế của Việt Nam phần lớn dựa trên sự phát triển của các lĩnh vực định hướng xuất khẩu.

o Cam kết WTO về việc cho phép sở hữu nước ngoài trong lĩnh vực ngân hàng nhấn mạnh sự khẩn thiết trong cải cách các ngân hàng thương mại sở hữu nhà nước.

o Một số lượng lớn FDI đã được cam kết tại Việt Nam từ khi gia nhập WTO nhưng để tiếp tục thu hút và nâng cao tỷ lệ giải ngân nguồn vốn đầu tư này, Việt Nam phải đưa ra nhiều giải

Page 19: BÁO CÁO CUỐI CÙNG

12

pháp để bảo vệ nhà đầu tư hơn. Ví dụ như những cải cách thể chế mới đưa ra nhiều nghĩa vụ ủy thác cho các giám đốc nhưng không thành công trong việc thực thi các nghĩa vụ này. Việc tăng cường trách nhiệm của giám đốc tại Việt Nam đang ở mức thấp nhất trên thế giới và do đó cần có những cải thiện mạnh mẽ trong thời gian tới.

o Một điều đã được thừa nhận rộng rãi là khu vực DNNVV mạnh và bền vững là trung tâm của một nền kinh tế mạnh. Sự tăng trưởng của khu vực DNNVV Việt Nam trong thời gian qua là đáng khích lệ và kỳ vọng sẽ tiếp tục tăng trưởng nhanh trong thời gian tới. Tuy nhiên, cần có sự chú ý nhiều hơn đến đào tạo, hỗ trợ, trang bị các kỹ năng về công nghệ và quản lý trong khu vực này nhằm giúp các DNNVV tồn tại và nâng cao khả năng cạnh tranh.

o Đối với các DNNVV, vẫn còn tồn tại những vấn đề về tiếp cận tới đất đai, tài sản, vấn đề về cơ sở hạ tầng cũng như vấn đề về cải cách cơ cấu nhanh và trên diện rộng cần được giải quyết.

o Đối với việc thâm nhập thị trường nước ngoài, cả hàng hóa và dịch vụ Việt Nam đều phải đảm bảo tiêu chuẩn, chất lượng cao và ổn định để cạnh tranh trong các thị trường phát triển. Cần chú ý và rút kinh nghiệm từ sự phản ứng của công chúng và sự giận dữ của người tiêu dùng đối với các mặt hàng chất lượng kém, nhất là đồ chơi, sản phẩm y tế được sản xuất tại Trung Quốc, những sản phẩm chứa chất độc gây ra cái chết của một số người tiêu dùng ở nước ngoài.

o Khu vực thành thị đã thu được nhiều lợi ích từ FDI nhờ việc gia nhập WTO, nhưng khu vực nông thôn vẫn kém phát triển. Chính quyền các địa phương phải tăng cường sự cạnh tranh trong đầu tư nhằm đảm bảo cho các khu vực truyền thống của địa phương phát triển tốt và hạn chế làn sóng di dân ra thành thị để tìm kiếm việc làm.

o Nhiều DNNVV cho rằng đã có sự cải thiện trong môi trường thể chế nhưng vẫn có sự khác biệt trong quá trình thực hiện, do đó vẫn còn những hàng rào thể chế cần phải được xóa bỏ.

6. Tác động xã hội

Từ đầu những năm 1990, sự tăng trưởng nhanh về kinh tế, xuất khẩu và dòng vốn FDI đã đóng góp tích cực cho những thành tựu về giảm nghèo và phát triển con người, với sự cải thiện đáng kể về y tế và giáo dục. Hội nhập kinh tế quốc tế nhanh đã có những ảnh hưởng tích cực đối với lao động, thông qua việc tạo ra những công việc mới, tăng thêm việc làm trong các lĩnh vực phi nông nghiệp và khu vực chính thức, giảm thất nghiệp ở khu vực thành thị và tăng lương thực tế. Đã có những tác động tích cực trong các lĩnh vực quan trọng như lĩnh vực giới, với sự tăng lên về mức lương của phụ nữ, sự thu hẹp khoảng cách về giới trong thu nhập và lao động trẻ em, với sự giảm đáng kể về số lượng trẻ em đang làm việc. Ngược lại, lao động trong các DNNN là những người chịu ảnh hưởng nhiều nhất từ quá trình toàn cầu hóa, nhất là về sự ổn định trong việc làm, nhưng họ đã được bảo trợ bởi một quỹ phúc lợi xã hội và hầu hết các hộ gia đình đó có mức sống ở trên mức chuẩn nghèo. Đang có những dấu hiệu đáng lo ngại về việc xảy ra ngày càng nhiều vụ tranh chấp lao động, nhất là trong các doanh nghiệp sở hữu nước ngoài và sự bất bình đẳng ngày càng tăng trong phân phối thu nhập: chênh lệch ngày càng tăng giữa lương của lao động có kỹ năng và lao động không có kỹ năng, thường được gọi là "khoảng cách kỹ năng" và phân phối thu nhập đang ngày càng chênh lệch giữa các hộ gia đình và giữa các tỉnh. Nếu xu hướng tiếp tục tăng mạnh thì sẽ ảnh hưởng đến mối liên kết xã hội, một trong những trụ cột của xã hội Việt Nam.

Page 20: BÁO CÁO CUỐI CÙNG

13

Một số cam kết gia nhập WTO, như cam kết trong nông nghiệp, công nghiệp chế biến, dịch vụ và quyền sở hữu trí tuệ, có thể gây ra những ảnh hưởng xã hội tiêu cực đối với nghèo đói và việc làm. Rất may, Việt Nam đã được phép tự do hóa từng bước trong một số lĩnh vực nhạy cảm và một số biện pháp bảo vệ đã được triển khai nhằm hạn chế các tác động tiêu cực đối với xã hội. Báo cáo này đã đưa ra một số lựa chọn chính sách để đối phó với những ảnh hưởng tiêu cực có thể của hội nhập kinh tế quốc tế đối với xã hội Việt Nam và tăng cường các tác động tích cực. Những đề xuất này phù hợp với Chương trình Hành động "Hậu WTO" mà Chính phủ đã ban hành, bao gồm: • Tăng cường khả năng tiếp cận của người nghèo và các nhóm dễ bị tổn thương tới các dịch vụ

an sinh xã hội, như y tế và bảo hiểm thất nghiệp, với những giải pháp nhằm giúp tạo việc làm cho họ.

• Hiện đại hóa luật lao động và các công cụ thị trường lao động, nâng cao vai trò của công đoàn và thúc đẩy cơ chế 3 bên và đàm phán mang tính tập thể.

• Phát triển nguồn nhân lực nhằm tăng kỹ năng của lực lượng lao động Việt Nam và đối mặt với cạnh tranh quốc tế.

• Trợ giúp lao động di cư, bao gồm các thành viên gia đình họ ở lại địa phương, nhằm giảm bớt gánh nặng chi phí xã hội của việc di dân trong nước.

• Hoạch định các chính sách vùng nhằm giảm bớt sự bất bình đẳng giữa các tỉnh, giữa thành thị và nông thôn cũng như tập trung vào những người nghèo cùng cực, đồng bào dân tộc thiểu số, những nhóm người hầu như không được hưởng những lợi ích của toàn cầu hóa.

• Thiết lập một hệ thống cảnh báo sớm để theo dõi những sản phẩm nông nghiệp "dễ bị tổn thương" hoặc nhóm dễ bị tổn thương, nhờ đó kịp thời triển khai những chương trình trợ giúp đặc biệt trong trường họp cần thiết. Các nhóm dễ bị tổn thương nên là mục tiêu hàng đầu của các chương trình trợ giúp nông nghiệp trong các lĩnh vực như nghiên cứu, phát triển, đào tạo, cơ sở hạ tầng và tín dụng. Một cơ chế bảo vệ hiệu quả, tuân theo các quy định của WTO, nên được thiết lập để bảo vệ những cộng đồng dễ bị tổn thương ở nông thôn.

• Thúc đẩy và đa dạng hóa các hoạt động xuất khẩu thông qua các kênh khác nhau, như trợ giúp về tài chính và kỹ thuật để xúc tiến xuất khẩu; nâng cao năng suất của các doanh nghiệp thông qua việc cung cấp các cơ sở hạ tầng hiện đại, hiệu quả và các hoạt động nghiên cứu và phát triển.

• Áp dụng các biện pháp nhằm tăng khả năng cạnh tranh của các cơ sở thương mại nhỏ trong nước, bao gồm việc cung cấp các khoản hỗ trợ tín dụng phù hợp, đào tạo kỹ năng quản lý hiện đại, kỹ năng marketing cũng như đẩy mạnh các hội nghề nghiệp và xây dựng mạng lưới cộng đồng để liên kết trong mua bán và vận tải.

Page 21: BÁO CÁO CUỐI CÙNG

14

CHƯƠNG I. TÁC ĐỘNG ĐẾN KINH TẾ VĨ MÔ Nội dung: 1. Giới thiệu; 2. Các quan điểm lý thuyết về tác động vĩ mô của tự do hóa thương mại; 3. Kinh tế vĩ mô của Việt Nam sau một năm gia nhập; 3.1. Cơ cấu và tăng trưởng kinh tế; 3.2. Cán cân thương mại; 3.3. Thu ngân sách; 3.4. Cán cân thanh tóan và chu chuyển vốn; 3.5. Chính sách tiền tệ và tỷ giá; 4. Kết luận và các bài học rút ra; 5. Tài liệu tham khảo 1. Giới thiệu Có rất nhiều lý do để quan tâm các tác động có thể có của tự do hóa thương mại đến các biến số kinh số vĩ mô. Lý do quan trọng nhất là tự do hóa có thể tác động đến định hướng, quy mô và phạm vi mà chính sách tài chính tiền tệ tác động đến ổn định chu kỳ kinh tế và trung hòa các cú sốc từ bên ngoài. Tự do hóa có xu hướng làm cho các quốc gia dễ bị tổn thương hơn với các cú sốc về giá cả quốc tế và qua đó tăng khả năng rủi ro. Tự do hóa cũng có thể tác động đến tỷ lệ trao đổi (term of trade) của một quốc gia; khả năng cạnh tranh và giá cả. Tất cả các yếu tố này có thể có tác động mạnh mẽ đến việc làm và nghèo đói. Chương này tập trung vào một số tác động kinh tế vĩ mô của việc Việt Nam gia nhập WTO. Nội dung của phân tích sẽ tập trung vào thời gian từ lúc Việt Nam thực hiện đàm phán gia nhập WTO vào năm 1995 cho đến khi chính thức gia nhập vào ngày 11 tháng 12 năm 2006 và một năm sau đó. Việt Nam đã bắt đầu tiến hành cải cách kinh tế từ giữa những năm 1980 và gia nhập WTO là một nỗ lực của cải cách kinh tế và đưa nền kinh tế hội nhập sâu hơn với kinh tế thế giới. Việt Nam cũng thúc đẩy chính sách hội nhập khu vực thông qua các cam kết về Thỏa thuận thương mại tự do ASEAN (AFTA), ASEA-Trung Quốc (ACFTA), ASEAN-Hàn Quốc và đang đàm phán một loạt các hiệp định thương mại song phương khác như giữa ASEAN và với Nhật Bản, Ấn Độ, Australia và New Zealand. Hiệp định thương mại song phương Việt Nam – Hoa Kỳ được ký năm 2001 đánh dấu một bước ngoặt to lớn trong nỗ lực tự do hóa và đảm bảo môi trường kinh doanh ổn định cho thương mại giữa hai nước. Theo cam kết với WTO và các hiệp định song phương, các chính sách và quy định của Việt nam sẽ có tính minh bạch và trách nhiệm giải trình cao hơn, tạo ra một môi trường thuận lợi và bình đẳng cho cả nhà đầu tư trong nước và nước ngoài. Đánh giá tác động của việc gia nhập WTO đến các biến số kinh tế vĩ mô gặp phải ít nhất một số khó khăn sau: (i) khó xác định năm thay đổi về các biến số kinh tế vĩ mô do cải cách đã được thực hiện trước khi gia nhập chính thức và do đó những cải cách này đã có những tác động đến kinh tế vĩ mô trước đó; (ii) diễn biến của thị trường tài chính thay đổi trong suốt quá trình gia nhập trước khi nó thực sự diễn ra; do đó cũng khó xác định chính xác thời điểm tác động; (iii) các tác động ngoại sinh như giá hàng hóa cao hơn (đặc biệt là các sản phẩm năng lượng và lương thực) và mất ổn định tài chính thế giới năm 2007 cũng có tác động đến bối cảnh kinh tế vĩ mô trong năm đầu gia nhập; và (iv) hội nhập khu vực và tham gia các hiệp định song phương cũng đã có những động lực nhất định để Việt Nam tuân thủ các quy tắc thương mại quốc tế.

Page 22: BÁO CÁO CUỐI CÙNG

15

Một khó khăn khi đưa ra câu trả lời cho câu hỏi: Liệu các cải cách chính sách có được đưa ra hay không với kịch bản gia nhập và không gia nhập WTO. Câu trả lời có thể mang tính chủ quan nhưng dường như nếu không gia nhập WTO, Việt Nam vẫn sẽ thực hiện hầu hết các cải cách, đơn giản là do phải cạnh tranh trong môi trường toàn cầu và yêu cầu phải cải cách thể chế. Đây là điều mà Việt Nam đã thực hiện từ khi cải cách kinh tế từ giữa những năm 1980. Hơn nữa, hội nhập vào ASEAN và các hiệp định thương mại cũng tạo sức ép để Việt nam cải thiện môi trường chính sách. Có thể nhận thấy điều này khi quan sát việc Việt nam tham gia ký các công ước quốc tế trước khi tham gia vào WTO như tham gia vào Ủy ban hợp tác Hải quan (nay là Tổ chức Hải quan Quốc tế) năm 1993 và ký Hiệp định Kyoto năm 1997. Rõ ràng, Việt Nam đã thực hiện các chính sách nhằm tăng cường tính minh bạch và ổn định trong môi trường thương mại trước khi đệ đơn gia nhập làm thành viên WTO. Hiệp định thương mại với Hoa Kỳ là một cam kết vững chắc của Việt Nam trong việc thay đổi về môi trường thể chế. Tác động của việc gia nhập có thể phức tạp hơn là một cú sốc đối với nền kinh tế như được mô tả bằng các mô hình định lượng. Đó là sự ổn định do tuân thủ với các quy tắc thương mại quốc tế và tăng trưởng nội sinh từ sự tuân thủ này có thể tác động mạnh nhất đến kinh tế vĩ mô. Tương tự như vậy, việc gia nhập có thể có rất ít tác động đến thị trường của các nước thành viên khác do Việt Nam đã được hưởng các ưu đãi này thông qua các hiệp định song phương và đa phương khác với ASEAN, Hoa Kỳ và Trung Quốc cũng như hệ thống ưu đãi chung của hầu hết các nước phát triển. Do đó, lợi ích của gia nhập WTO có thể là môi trường kinh doanh mang tính dự đóan cao hơn, qua đó tác động đến quyết định đầu tư. Gia nhập cũng tạo cơ hội cho Việt Nam trong đàm phán nhằm tăng mức ưu đãi về thị trường và yêu cầu về giảm trợ cấp; những điều có thể làm tổn hại đến phát triển sản xuất trong nước hoặc sử dụng cơ chế giải quyết xung đột của WTO để giải quyết các mâu thuẫn lợi ích. Các yếu tố này có sẽ có tác động đến kinh tế vĩ mô trong dài hạn nhưng khó có thể dẫn đến những thay đổi trong các biến số kinh tế vĩ mô trong ngắn hạn. Định nghĩa về kinh tế vĩ mô có thể rất rộng lớn vì nó bao gồm tất cả các quan hệ kinh tế gộp trong nền kinh tế. Do đó, chúng tôi hạn chế phân tích của chương này ở năm lĩnh vực chính: (i) tăng trưởng và cơ cấu kinh tế ; (ii) cán cân thương mại; (iii) tác động đến ngân sách; (iv) cán cân thanh tóan quốc tế và chu chuyển vốn quốc tế; và (v) chính sách tiền tệ và tỷ giá. Có thể nhận thấy sự đan xen và kết nối giữa các phần của chương nhằm đáp ứng mối quan tâm của các nhà hoạch định chính sách. Các phần khác của báo cáo sẽ tập trung vào khu vực sản xuất và các tác động về mặt xã hội như việc làm, đói nghèo và thị trường lao động cũng như đầu tư nước ngoài. Mỗi khu vực trên cần được phần tích kỹ lưỡng do tầm quan trọng của chúng tối với Việt Nam. 2. Cơ sở lý luận về tác động của tự do hóa thương mại đến kinh tế vĩ mô Cho đến nay, có rất nhiều các tài liệu nghiên cứu về tác động của tự do hóa thương mại đến tăng trưởng kinh tế2. Nhìn chung, có sự thống nhất chung rằng mở cửa thương mại sẽ đưa đến tăng

2 Tự do hóa thương mại và gia nhập WTO được sử dụng thay thế lẫn nhau do trong trường hợp của Việt Nam, gia nhập WTO thúc đẩy thực hiện các chính sách thương mại thương hướng tự do hóa thương mại hàng hóa, dịch vụ và đầu tư theo Phương thức 3.

Page 23: BÁO CÁO CUỐI CÙNG

16

trưởng kinh tế so với trường hợp không có sự thay đổi chính sách nào3. Lợi ích chủ yếu bao gồm phúc lợi của người tiêu dùng được tăng lên mặc dù nguồn thu ngân sách sẽ bị giảm sút; tiếp cận tốt hơn đến công nghệ, đến hiệu ứng động của khả năng cạnh tranh và nguồn vốn đầu tư. Những kết quả này cho thấy kỳ vọng ổn định từ tự do hóa thương mại. Tuy nhiên, như đã đề cập ở phần trên, sự điều chỉnh của kinh tế vĩ mô diễn ra sau khi gia nhập WTO (hay tự do hóa thương mại ở nghĩa rộng) có thể được chia thành tác động ngắn hạn (hiệu ứng tạm thời) và tác động dài hạn (hiệu ứng ổn định). Không phải tất cả các biến số kinh tế vĩ mô có thể điều chỉnh theo cùng tốc độ tới điểm cân bằng mới, ví dụ như giá cả và tiền lương cứng nhắc, sự phản ứng chậm chạp của cung. Những sự mất cân xứng đó có thể dẫn đến những tác động tiêu cực đến sản xuất, việc làm và tăng trưởng kinh tế trong ngắn hạn. Phản ứng chậm chạp của khu vực sản xuất (ví dụ như thị trường lao động và tiền lương) khi có thay đổi chính sách dẫn đến phân bổ nguồn lực kém hiệu quả và tổn thất phúc lợi. Tuy nhiên, trong dài hạn, phúc lợi tăng thêm của người tiêu dùng sẽ bù đắp lại khoản tổn thất về nguồn thu ngân sách. Trong tất cả các kịch bản, các mô hình cho thấy tự do hóa thương mại với chính sách tỷ giá linh hoạt sẽ giảm được mất mát về phúc lợi so với trường hợp tỷ giá cố định4. Do Việt nam duy trì chính sách tỷ giá neo với đồng đô la Mỹ, chúng tôi cho rằng nền kinh tế sẽ đòi hỏi nhiều thời gian hơn để chuyển tới trạng thái cân bằng mới do sự không nhất quán của các nhà hoạch định chính sách trong sử dụng tỷ giá để hạn chế nhập khẩu và khuyến khích xuất khẩu. Điều đó giải thích tại sao khi giảm thuế, giá cả hàng nhập thấp hơn so với hàng sản xuất trong nước sẽ khuyến khích việc dịch chuyển cầu từ hàng sản xuất trong nước sang hàng nhập khẩu. Do sản xuất trong nước điều chỉnh chậm chạp nên giá cả chưa thay đổi kịp, điều đó dẫn đến giảm sản lượng và việc làm. Nếu tỷ giá hối đoái không được giảm giá, khu vực xuất khẩu không thể đẩy mạnh xuất khẩu (và qua đó tăng sản lượng và việc làm), để bù đắp cho thu hẹp trong những ngành thay thế nhập khẩu. Tuy nhiên, mặc dù có tổn thất trong ngắn hạn, các mô hình mô phỏng cho thấy cho thấy lợi ích dài hạn từ tự do hóa vượt xa so với khoản tổn thất. Tác động của tự do hóa thương mại có mục tiêu5 đến biến động kinh tế vĩ mô có ý nghĩa quan trọng ở một quốc gia đang cố gắng chuyển từ các ngành sản xuất sử dụng nhiều lao động và nguyên liệu đầu vào sang các ngành có hàm lượng giá trị gia tăng cao như Việt Nam. Các mô hình cho thấy mở cửa thị trường nông sản dẫn đến sự biến động lớn hơn với các biến số kinh tế vĩ mô do tăng mức độ rủi ro khi đối mặt với các cú sốc hàng hóa sơ chế; thể hiện rõ nhất ở những cú sốc về giá dầu và lương thực trên thị trường thế giới đang diễn ra. Ngược lại, mở cửa thị trường phi nông nghiệp lại dẫn đến các tác động tích cực, ổn định kinh tế vĩ mô6. Cần lưu ý rằng cắt giảm thuế lớn nhất ở Việt Nam là đối với các mặt hàng phi nông nghiệp với mức thuế giảm từ 16,3 % trước khi gia nhập xuống 12% vào năm 2019 (giảm 25%), so với các sản phẩm nông nghiệp với mức giảm từ 25,7% đến 21,7% vào năm 2012 (giảm 16%). Do đó, chúng tôi kỳ vọng có sự ổn định hơn đối với kinh tế vĩ mô của Việt Nam sau khi gia nhập WTO. Tác động của mở cửa thị trường dịch vụ dự kiến sẽ có tầm quan trọng đặc biệt đến các lĩnh vực như bảo hiểm và ngân hàng. Việt Nam đã thực hiện một loạt các cam kết về tự do hóa trong lĩnh

3 Ví dụ xem các nghiên cứu nổi tiếng của Edwards (1998) và Rodrik (1999) 4 Choudri et al (2006) 5 Tự do hóa có mục tiêu có nghĩa là chính sách tập trung vào việc đa dạng hóa thông qua việc ưu tiên đối với một ngành so với các ngành khác (ví dụ như giữa việc tiếp cận thị trường nông nghiệp và phi nông nghiệp). 6 Xem Srour (2006), Tille (1999)

Page 24: BÁO CÁO CUỐI CÙNG

17

vực dịch vụ trong khuôn khổ WTO. Một số lý thuyết cho thấy tự do hóa thương mại làm gia tăng đầu tư và cầu lao động. Do lao động tương đối khan hiếm, nên năng suất lao động sẽ tăng thêm nhằm đáp ứng sự thiếu hụt đó với mức đầu tư cao hơn7. Kết luận quan trọng cũng được rút ra là tự do hóa trong lĩnh vực tài chính sẽ thúc đẩu đầu tư, điều này đến lượt nó sẽ tăng cường tác động phụ của tự do hóa thương mại với việc tăng năng suất trung bình và quy mô sản xuất (quy mô danh nghiệp)8. Cả hai nhân tố này sẽ đóng vai trò quan trọng đối với khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam trong nhiều lĩnh vực của nền kinh tế. Ở tầm vĩ mô, tăng hiệu quả các trung gian tài chính khi mở cửa thị trường sẽ dẫn đến tăng trưởng kinh tế9. Những phát hiện của nghiên cứu này dựa trên các tác động dài hạn và khác biệt với các tác động tạm thời, những tác động có thể đi theo chiều hướng ngược lại10. Các chính sách giảm thuế quan được dự kiến sẽ ảnh hưởng đến nguồn thu ngân sách từ thuế thương mại, hiện nay đang chiếm dưới 10% nguồn thu ngân sách năm 2007 của Việt Nam. Ví dụ, trong trường hợp của Trung Quốc, trong năm đầu tiên gia nhập WTO, tổng thu ngân sách đã giảm sút. Tuy nhiên, giảm nguồn thu từ thuế quan chỉ diễn ra nếu quy mô và cấu phần nhập khẩu không thay đổi sau khi gia nhập. Điều đó không thể xảy ra trong trường hợp những thay đổi lớn về thuế quan. Thay đổi mạnh về mức thuế sẽ thay đổi cầu nhập khẩu cũng như tác động đến sản xuất trong nước do hàng nhập khẩu rẻ hơn tương đối với hàng sản xuất trong nước. Tăng kim ngạch nhập khẩu, thậm chí với mức thuế thấp hơn, có thể tạo ra thu nhập cho chính phủ lớn hơn để bù đắp cho mức thuế thấp hơn. Tác động cuối cùng sẽ phụ thuộc vào mức độ thay thế lẫn nhau giữa hàng nhập khẩu và hàng sản xuất trong nước và độ co giãn của thu nhập. Nghiên cứu định lượng đối 66 nước đang phát triển cho thấy mở cửa thương mại làm tăng rủi ro của quốc gia đối với các cú sốc từ bên ngoài11. Cú sốc tích cực dưới áp lực chính trị khiến chính phủ khó có khả năng điều hòa khoản chi tiêu nhằm dự phòng cho tình huống xấu diễn ra sau đó. Kết quả là thâm hụt ngân sách tăng lên, sự bùng nổ kéo theo sự đổ vỡ. Tác động chung không chỉ là thâm hụt ngân sách trở nên trầm trọng hơn mà sự không ổn định về ngân sách dẫn đến những biến động về lãi suất, tỷ giá và trong chính sách tiền tệ. Ngược lại, khi tự do hóa thương mại được thực hiện là một phần của một kế hoạch cả gói về cải cách như đã được thực hiện ở Việt Nam, nó có thể củng cố ngân sách và qua đó điều hòa các cú sốc tạm thời. Trong bối cảnh đó, tự do hóa thương mại không làm suy yếu ngân sách mà thay vào đó củng cố sự bền vững. Một số nghiên cứu cho thấy sự bù đắp của giảm thuế thương mại thông qua việc tăng nguồn thu gián tiếp trong nước hoặc cải thiện thực thi và quy định của luật quản lý thuế và hải quan12. Gia nhập WTO dự kiến sẽ tác động đến cơ cấu của nền kinh tế do thay đổi về tiếp cận thị trường sẽ tác động đến giá tương đối của hàng nhập khẩu ở những khu vực có sự thay đổi về thuế quan. Ngành có thể chịu tác động lớn bởi WTO là dệt may, khi mà mức thuế quan tối huệ quốc (MFN) trước khi gia nhập WTO là 36,4% nhưng mức thuế cuối cùng cho năm 2007 chỉ là 13,6%. Thay

7 Baldwin và Forslid (2006) 8 Taylor (2008) 9 Chang et al (2005) 10 Abiad et al (2007) 11 Combes và Saadi-Sedik (2006). Báo cáo này không bao gồm Việt Nam trong các mẫu nước nghiên cứu 12 Suliman (2005), ECLAC (1999), Combes và Saadi-Sedik (2006)

Page 25: BÁO CÁO CUỐI CÙNG

18

đổi thuế quan sẽ có tác động đến cạnh tranh trong nước của Việt Nam và dẫn đến tái cơ cấu khu vực này. Có một sự thống nhất chung là trong trường hợp của Việt Nam, hội nhập kinh tế nói chung và gia nhập WTO nói riêng sẽ dẫn đến sự mở rộng nhanh đối với các ngành công nghiệp nhẹ, một phần do mở ra cơ hội cho các thị trường mới và một phần do lợi thế so sánh của Việt Nam trong các ngành sử dụng nhiều lao động. Ngoài ra, các lợi ích động của hội nhập kinh tế quốc tế có thể từ việc: (i) tiếp cận tốt hơn đến kỹ năng và kiến thức từ bên ngoài; điều này tác động tích cực đến tăng trưởng năng suất lao động; (2) tăng lợi tức từ việc sử dụng cả vốn vật chất và con người, qua đó thúc đẩy đầu tư trong nước và nước ngoài; (iii) chính sách mở cửa được coi là công cụ hữu ích trong thúc đẩy cải cách kinh tế trong nước13. Nhìn rộng hơn, giảm bớt sự méo mó về giá cả gây ra bởi hàng rào thuế quan sẽ dẫn đến thay đổi đối với cơ cấu kinh tế, làm tăng hiệu quả phân bổ nguồn lực. Sự tái phân bổ này sẽ tác động tới lao động và vốn được sử dụng bởi các ngành. Giảm thuế quan được kỳ vọng sẽ dẫn đến giảm mức giá chung của nền kinh tế. Mức giá thấp hơn sẽ giảm chi phí sản xuất và tăng khả năng cạnh tranh của sản xuất trong nước. Nếu các doanh nghiệp có thể tận dung được cơ hội đó thì tự do hóa thương mại có thể dẫn đến năng suất lao động và khả năng cạnh tranh cao hơn, đồng thời thúc đẩy tăng trưởng xuất khẩu. Tự do hóa thương mại có tác động không rõ ràng đến xuất nhập khẩu. Các nghiên cứu cho thấy có mối quan hệ rõ ràng giữa tự do hóa thương mại và tăng trưởng nhập khẩu. Tuy nhiên, có sự không thống nhất về tác động đến các ngành xuất khẩu, khi mà các ngành này đươc hưởng lợi từ giá cả đầu vào thấp hơn và dễ dàng hơn trong tiếp cận công nghệ và nguyên liệu sản xuất nhưng lại bị tác động tiêu cực bởi sự lên giá của đồng nội tệ. Tác động tổng thể của cán cân thương mại là tiêu cực trong ngắn hạn14 nhưng có khả năng với hiệu ứng động, cán cân sẽ cân bằng trong dài hạn. Tự do hóa thương mại được kỳ vọng sẽ làm tăng dòng vốn vào. Điều này là do bản chất của các dòng thương mại giữa các thời kỳ khi thâm hụt của các cân vãng lai cần được tài trợ bởi các luồng vốn vào và do nền kinh tế mở cửa thu hút các cơ hội đầu tư mới, đặc biệt đối với ngành xuất khẩu và dịch vụ. Dòng vốn vào sẽ bổ sung thêm cho đầu tư trong nước, dự trữ ngoại hối và thúc đẩy sự phát triển của thị trường vốn. Ở khía cạnh khác, dòng vốn vào dẫn đến sự mở rộng tín dụng trong nước thông qua hệ thống ngân hàng. Lượng tín dụng nhiều hơn thúc đẩy chi tiêu thông qua tăng đầu tư và bùng nổ tiêu dùng (với khuynh hướng tăng tiêu dùng các mặt hàng nhập khẩu đắt tiền và tạo ra mức thêm hụt thương mại lớn hơn) hoặc đầu cơ vào bong bóng tài sản. Trong trường hợp một quốc gia theo đuổi chính sách neo tỷ giá, chính sách tiền tệ thích ứng được áp dụng để ngăn cản sự lên giá của đồng nội tệ; điều này dẫn đến tăng cung tiền và sức ép lên lạm phát. Ngân hàng trung ương có thể triệt tiêu sức ép này bằng việc sử dụng các công cụ nhằm trung hòa tác động của dòng vốn vào thông qua nghiệp vụ thị trường mở hoặc tăng dự trữ bắt buộc. Tuy nhiên, hành động này có thể dẫn đến vòng xóay lãi suất cao hơn và thu hút nhiều hơn vốn từ bên ngoài vào, đẩy lãi suất và giá trị của đồng nội tệ lên cao hơn. Ngoài ra, dòng vốn vào đem lại nhiều rủi ro và làm trầm trọng thêm những yếu kém về cơ cấu kinh tế vĩ mô căn bản; đặc biệt khi các dòng vốn vào ngắn

13 Fukase và Winters (1999) 14 Ví dụ xem Santos-Paulino và Thirlwall (2004); Wu và Zeng (2008)

Page 26: BÁO CÁO CUỐI CÙNG

19

hạn được dẫn dắt bởi các hoạt động đầu cơ có thể dễ dàng đảo chiều nếu có những thay đổi về các yếu tố căn bản của nền kinh tế và kỳ vọng của nhà đầu tư. 3. Kinh tế vĩ mô của Việt Nam sau một năm gia nhập Cải cách kinh tế ở Việt Nam được tiến hành trước khi gia nhập chính thức và sẽ tiếp tục cho đến giai đoạn hoàn thành vào năm 2019. Tuy nhiên, có một số thay đổi cơ bản diễn ra trong năm đầu tiên gia nhập bao gồm: mức thuế áp dụng đối với dệt may sẽ giảm từ 36,4% năm 2007 xuống 13,5% năm 2007; thuế đối với giày dép cũng giảm từ 43,9% năm 2006 xuống 27,3% năm 2007. Các hàng hóa khác có thời gian thay đổi lâu hơn nhưng sẽ dần được giảm bớt, chậm nhất đến trước năm 2012 đối với sản nông sản và hầu hết các sản phẩm nông nghiệp, và trước năm 2019 đối với một số mặt hàng công nghiệp khác15. Việt Nam cũng cho phép các tổ chức tài chính nước ngoài thành lập ngân hàng 100% sở hữu nước ngoài16; cho phép các công ty chứng khóan nước ngoài thành lập văn phòng ở Việt Nam với 51% vốn sở hữu thuộc về đối tác trong nước. Khu vực phân phối cũng cho thấy sự tự do hoàn toàn bằng việc cho phép các công ty nước ngoài thành lập các doanh nghiệp bán buôn và bán lẻ. Trợ cấp đối với sản xuất nông nghiệp có thể được duy trì ở mức dưới 10% theo ngưỡng của các nước đang phát triển. Tuy nhiên, các khoản trợ cấp làm méo mó thương mại trong các ngành sản xuất phải được bãi bỏ. Thêm vào đó, kiểm sóat giá cũng phải được dỡ bỏ theo các cam kết đối với WTO. Mô hình gần đây nhất cho thấy việc gia nhập WTO dẫn đến giảm thu nhập từ thuế quan từ 0,3 đến 0,4% GDP năm 2007. Nghiên cứu này cũng cho thấy kết quả tương tự như các nghiên cứu khác17. Lợi ích tổng thể thu được trong năm đầu tiên gia nhập được ước tính ở mức 1,1% GDP do tăng phúc lợi của người tiêu dùng do hưởng mức giá nhập khẩu thấp hơn. Tác động ròng phụ thuộc vào các nhân tố khác như khả năng thích ứng của các ngành đối với cạnh tranh, cơ cấu tỷ lệ bảo hộ hữu hiệu và tất nhiên cả tác động lan toản liên quan đến việc chuyển giao công nghệ, cạnh tranh, chất lượng và hiệu ứng đa dạng hóa sản phẩm Phần này xem xét những thay đổi về các biến kinh tế vĩ mô và ở chừng mực nào đó là mối liên hệ của chúng với việc gia nhập WTO.

3.1. Cơ cấu và tăng trưởng kinh tế Những cải cách theo hướng thị trường và chính sách mở cửa kinh tế được coi là bước ngoặt quan trọng tác động tích cực đến nền kinh tế Việt nam. Trong gian đoạn 1996 – 2007, Việt Nam đã đạt được sự tăng trưởng kinh tế ngoạn mục; đồng thời duy trì lạm phát ở mức thấp, tăng nhanh xuất khẩu và thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài. Kinh tế của Việt nam có độ mở tương đối lớn so với

15 Đặc biệt, như chúng tôi sẽ thảo luận trong phần 1.3.5, Chính phủ đẩy nhanh việc giảm thuế đối với motọ số mặt hàng thiết yếu nhằm giảm bớt sức ép lạm phát (như ô tô, thức ăn gia súc, sản phẩm sữa, thịt lợn, thịt đỏ và vật liệu xây dựng) 16 Phải có mức vốn tối thiểu 10 tỷ USD và 20 tỷ USD để mở chi nhánh và chịu một số hạn chế về tiền gửi bằng Việt Nam đồng từ người cư trú cho đến năm 2011. 17 IMF (2007) sử dụng mô hình cân bằng bộ phận tĩnh.

Page 27: BÁO CÁO CUỐI CÙNG

20

các nước trong khu vực thể hiện ở tỷ trọng thương mại so với GDP, đạt mức 152,7% năm 2007 (xem Hình 1). Hình 1: Tỷ trọng thương mại so với GDP của Việt Nam và một số nước năm 2006 (%)

Nguồn: Số liệu về thương mại của Việt Nam (tổng xuất nhập khẩu hàng hóa) và GDP từ Tổng cục Thống kê và Bộ Kế hoạch và Đầu tư và tỷ giá từ Quỹ tiền tệ quốc tế. Các số liệu khác từ Tổ chức thương mại quốc tế. Có một sự thừa nhận chung rằng thương mại quốc tế là bộ phận năng động và hiệu quả nhất trong quá trình cải cách kinh tế trong thập kỷ vừa qua ở Việt Nam. Ngoại trừ hai năm có tốc độ tăng trưởng thấp, giá trị xuất khẩu của Việt Nam tăng trung bình ở mức 20-25% một năm18. Cùng với tăng trưởng xuất khẩu nhanh, GDP của Việt Nam cũng tăng trung bình ở mức 7% một năm trong suốt những năm 90. Từ năm 2000, GDP tăng trung bình ở mức 7,8%, tương ứng mới mức tăng 6,7% GDP đầu người19 (xem Hình 2). So với các quốc gia Đông Á khác, tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam trong thời kỳ này chỉ đứng sau Trung Quốc và ở mức độ nào đó ngoạn mục hơn so với các nền kinh tế có mức độ phát triển cao hơn như Ấn Độ. Trong năm 2007, GDP tăng ở mức 8,5%, là mức tăng cao nhất trong vòng 10 năm gần đây, và đưa mức GDP đầu người lên 896USD. 18 Tăng trưởng xuất khẩu giảm trong năm 1998 chủ yếu do cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á do các nước Châu Á là thị trường quan trọng cho hàng xuất khẩu của Việt Nam. Ngoài ra, giảm nhập khẩu từ năm 1997 cũng làm giảm sút xuất khẩu trong năm 1998 do 40% đầu vào cho sản xuất được nhập khẩu. Xuất khẩu giảm năm 2001 là do suy giảm kinh tế thế giới và giảm giá các mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam như gạo, cà phê và dầu. 19 GDP đầu người tăng từ US$415 lên US$725

Page 28: BÁO CÁO CUỐI CÙNG

21

Hình 2: GDP và tăng trưởng xuất khẩu (%)

0

5

10

15

20

25

30

35

1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007

Tăng trưởng xuất khẩu

Tăng trưởng kinh tế

Nguồn: Tổng cục thống kê và Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam ngày càng trở thành nền kinh tế hướng về xuất khẩu với tỷ trọng xuất khẩu trên GDP tăng trưởng ổn định, từ mức 27% năm 1995 lên 67,6% vào năm 2007. Sự thích ứng của các doanh nghiệp xuất khẩu với những cơ hội mở ra bởi các hiệp định song phương, đa phương và gia nhập WTO là yếu tố căn bản cho sự phát triển này. Đồng thời, gia tăng xuất khẩu tới các thị trường mới không làm dịch chuyển nguồn lực ra khỏi các thị trường cũ; điều này cho thấy sự điều chỉnh năng động từ phía cung đối với thay đổi về cầu20. Một đặc điểm đáng chú ý khác trong quá trình phát triển của Việt Nam gần đây là tăng trưởng kinh tế có xu hướng ổn định hơn. Hình 3 cho thấy khả năng thích ứng của Việt Nam trước những biến động tiêu cực từ kinh tế thế giới mặc dù có mức độ mở cửa lớn. Lý do chủ yếu là tăng trưởng của Việt Nam dựa chủ yếu vào đầu tư trong nước và tiêu dùng; trong khi xuất khẩu ròng đóng góp âm vào GDP.

20CIEM/STAR (2007)

Page 29: BÁO CÁO CUỐI CÙNG

22

Hình 3: Tăng trưởng kinh tế của Việt Nam và kinh tế thế giới (%)

-4

-2

0

2

4

6

8

10

1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007

Thế giới Việt Nam Mỹ Nhật Bản Khu vực đồng Euro

Nguồn: Quỹ tiền tệ quốc tế, Cơ sở dữ liệu Tổng quan kinh tế thế giới Dịch vụ là ngành quan trọng của nền kinh tế, chiếm trung bình tới 38,3% GDP trong giai đoạn 2000 - 2007. Khu vực dịch vụ đạt được tốc độ tăng trưởng cao nhất trong bảy năm vừa qua và cao hơn tốc độ tăng trưởng GDP năm 2007. Tuy nhiên, tự do hóa thương mại không mang lại tác động mạnh mẽ đến cơ cấu ngành dịch vụ. Các ngành có giá trị gia tăng thấp vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong các hoạt động dịch vụ (xem Hình 4). Các ngành này chủ yếu phục vụ cho tiêu dùng cuối cùng và không cải thiện được khả năng cạnh tranh của khu vực tư nhân. Đóng góp của các dịch vụ giá trị gia tăng cao như ngân hàng tài chính, nghiên cứu và triển khai, thông tin,.. chỉ ở mức khiêm tốn, khoảng 7% GDP và không thấy có sự thay đổi đáng kể. Hơn thế nữa, tỷ trọng của tài chính ngân hàng và nghiên cứu và triển khai chỉ ở mức 1,8 và 0,6% GDP trong vòng 10 năm qua. Mức độ bảo hộ lớn và thiếu lao động có trình độ cao vẫn là những lý do chính giải thích cho sự đóng góp và phát triển thấp của các ngành này. Hình 4: Đóng góp của các ngành có giá trị gia tăng cao (%)

0

5

10

15

20

1996 1997 1999 2001 2002 2003 2004 2005 2006

Tỷ trọng các ngành d ịch vụ các giá trị gia tăng cao trong GDP

Tỷ trọng các ngành d ịch vụ giá trị gia tăng cao trong giá trị gia tăng ngành d ịch vụ

Nguồn: Tổng cục Thống kê

Page 30: BÁO CÁO CUỐI CÙNG

23

Cho dù trở thành thành viên của WTO không mang lại sự tăng trưởng đáng kể trong xuất khẩu, nhưng sự tăng trưởng ổn định của các ngành may mặc và da giầy trong xuất khẩu vẫn tiếp tục hỗ trợ thúc đẩy sản xuất trong các lĩnh vực này. Hơn nữa, việc thực hiện các hiệp định thương mại đa phương và mở cửa thị trường Hoa Kỳ thông qua hiệp định song phương và các thị trường khác sau khi gia nhập WTO, các sản phẩm xuất khẩu chế tác kỳ vọng sẽ đóng vai trò quan trọng hơn trong cơ cấu hàng xuất khẩu. Trong các sản phẩm công nghiệp xuất khẩu, sự chiếm ưu thế của hàng may mặc và da giầy cho thấy lợi thế so sánh mạnh mẽ của Việt Nam đối với các sản phẩm sử dụng nhiều lao động truyền thống. Tiếp cận với các thị trường mới là yếu tố chính cho việc mở rộng các ngành dệt may và da giầy trong khi mở rộng thị trường nội địa lại đóng vai trò quan trọng đối với sự tăng trưởng của các ngành còn lại. Những thay đổi về thể chế, cải cách về môi trường đầu tư trong nước đã đem lại sự cải thiện về năng lực và năng suất của các ngành công nghiệp còn lại này21. Ngoài ra, tác động tích cực của việc gia nhập WTO có thể có độ trễ nhất định so với đánh giá sau một năm gia nhập ở đây. Tăng trưởng kinh tế theo hướng xuất khẩu và tăng tỷ trọng của các sản phẩm công nghiệp sử dụng nhiều lao động đã có tác động đến cơ cấu sản xuất công nghiệp. Hình 5 cho thấy tốc độ tăng trưởng sản lượng của các ngành sử dụng nhiều lao động đã tăng đáng kể từ năm 2001. Tốc độ tăng trưởng hàng năm ở mức 17,6% trong giai đoạn 1997 – 2000 lên 25,6% trong giai đoạn 2001 – 2005. Ngoài ra, tốc độ tăng trưởng sản lượng của các sản phẩm sử dụng nhiều lao động cao hơn tốc độ tăng trưởng của các ngành sử dụng ít lao động. Xu hướng này được kỳ vọng sẽ tiếp tục sau khi gia nhập WTO mặc dù cạnh tranh tăng lên trong một số lĩnh vực có thể dẫn đến tái cơ cấu các ngành sản xuất trong nước22.

Hình 5: Tăng trưởng cơ cấu sản lượng công nghiệp (%)

0.0%

5.0%

10.0%

15.0%

20.0%

25.0%

30.0%

Tốc độ tăng trưởng sản lượng của các sảnphẩm sử dụng ít lao động

Tốc độ tăng trưởng sản lượng của các sảnphẩm sử dụng nhiều lao động

Trung bình 1997-2000

Trung bình 2001-05

Nguồn: Tổng cục Thống kê và tính tóan của các tác giả

21 Abbott et al (2007) 22 Trong các ngành dệt may, các thành viên khác của WTO như Bangladesh, Madagascar và Trung Quốc có thể trở thành mối đe dọa thực sự đối với Việt Nam, thậm chí ngay cả trên thị trường nội địa.

Page 31: BÁO CÁO CUỐI CÙNG

24

3.2. Cán cân thương mại Xu hướng xuất khẩu của Việt Nam rõ ràng chịu tác động của biến động kinh tế thế giới. Hình 6 cho thấy tăng trưởng xuất khẩu có mối tương quan chặt chẽ tăng trưởng kinh tế thế giới. Điều đó cho thấy khi Việt Nam ngày càng mở cửa thì các biến động của kinh tế thế giới sẽ có ảnh hưởng sâu sắc hơn xuất khẩu và qua đó đến kinh tế trong nước.

Hình 6: Quan hệ giữa xuất khẩu và tăng trưởng kinh tế thế giới (%)

Nguồn: Tổng cục Thống kê, Quỹ tiền tệ quốc tế, Cơ sở dữ liệu Tổng quan kinh tế thế giới Việt Nam đang theo đuổi chính sách đa dạng hóa thị trường xuất khẩu (xem Hình 7). Với việc ký kết các hiệp định thương mại mới, khả năng về đa dạng hóa thị trường xuất khẩu cũng được gia tăng. Gia nhập WTO sẽ đem lại nhiều cơ hội, không chỉ thông qua việc tiếp cận tới các thị trường mới nổi23, mà còn tạo ra môi trường thương mại ổn định hơn cho xuất khẩu hàng hóa. Khả năng đa dạng hóa thị trường xuất khẩu sẽ giúp Việt Nam giảm bớt sự phụ thuộc vào biến động kinh tế của từng nước bạn hàng; qua đó giúp ổn định nguồn thu từ xuất khẩu. Cơ cấu xuất khẩu cũng có sự thay đổi đáng kể từ các nguyên liệu thô sang các mặt hàng chế biến; thể hiện sự thay đổi tích cực về cơ cấu kinh tế với mức độ phát triển cao hơn. Mặc dù tỷ trọng của các mặt hàng nông sản và khóang sản vẫn đóng vai trò quan trọng nhưng sự đóng góp của chúng đang giảm dần. Tỷ trọng của các sản phẩn công nghiệp trong tổng kim ngạch xuất khẩu tăng từ 37,3 % năm 1996 lên 50,4% năm 2005. Tỷ trọng này ước tính lên khoảng 52,4% năm 2007. Tiếp cận đến các thị trường mới sau khi gia nhập WTO có thể giúp duy trì xu thế này, mặc dù đây không phải là yếu tố then chốt nhất trong trung hạn.

23 Như đã đề cập, các thị trường EU và OECD được hưởng ưu đãi chung, trong khi các nước phát triển khác thì có mức độ hạn chế hơn

Page 32: BÁO CÁO CUỐI CÙNG

25

Hình 7: Các thị trường xuất khẩu chính (% trên tổng số)

0

5

10

15

20

25

30

35

1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007

ASEAN EU Mỹ Trung Quốc Đông Á Australia

Nguồn: Tổng cục Thống kê Lưu ý: Trung Quốc (bao gồm cả Đài Loan và Hồng Kông); Đông Á (Nhật Bản và Hàn Quốc) Hình 8 cho thấy xu hướng xuất khẩu của Việt Nam với việc mở rộng các mặt hàng công nghiệp nhẹ và thủ công mỹ nghệ sử dụng nhiều lao động, đặc biệt sau khi ký Hiệp định thương mại song phương Việt Nam – Hoa Kỳ.

Hình 8: Tỷ trọng trung bình của các sản phẩm xuất khẩu

0

10

20

30

40

50

60

Hàng khai khóang và côngnghiệp nặng

Hàng công nghiệp nhẹ và thủcông

Sản phẩm nông nghiệp

Trung bình 1996-00 Trung bình 2001-05 2007

Nguồn: Tổng cục Thống kê và tính tóan của các tác giả Tốc độ tăng trưởng nhập khẩu đạt 35,5% trong năm 2007 so với mức 15,7% năm 2005 và 21,4% năm 2006. Mức tăng trưởng này là do nhu cầu đầu tư tăng cao, đặc biệt là do nguồn vốn đầu tư nước nước và các nguyên liệu đầu vào cho mở rộng sản xuất công nghiệp. Do mức thuế trong

Page 33: BÁO CÁO CUỐI CÙNG

26

năm đầu tiên gia nhập chủ yếu giảm đối với hàng dệt may và giày dép nên đây không phải là tác động trực tiếp của việc gia nhập WTO. Cơ cấu hàng nhập khẩu cho thấy mức độ phát triển công nghiệp ở mức thấp (Hình 9). Hiện tại, Việt Nam không có khả năng cạnh tranh quốc tế trong hầu hết các sản phẩm công nghiệp cũng như nguyên liệu đầu vào cho ngành công nghiệp; do đó phải dựa chủ yếu vào nhập khẩu các mặt hàng này. Tỷ trọng thấp của hàng tiêu dùng nhập khẩu là kết quả của chính sách thay thế nhập khẩu trong sản xuất hàng tiêu dùng24.

Hình 9: Cơ cấu hàng nhập khẩu (% tổng nhập khẩu)

Nguồn: Tổng cục Thống kê và tính tóan của các tác giả Tuy nhiên, đã có sự gia tăng đáng kể tỷ trọng của hàng tiêu dùng trong cơ cấu hàng nhập khẩu từ mức 7,5% trong gian đoạn 1996 – 2006 lên khoảng 11,4% năm 2007. Sự bùng nổ tiêu dùng bắt nguồn một phần từ thu nhập của dân cư tăng thêm, nhưng cũng do một lượng vốn lớn chuyển vào và tăng trưởng nhanh của tín dụng. Mức thuế quan thấp hơn được áp dụng với các mặt hàng này do gia nhập WTO có thể làm tăng thêm khối lượng nhập, nhưng đây không phải là lý do chủ yếu do mức giảm thuế theo lộ trình và ở mức thấp. ASEAN và Trung Quốc là những nhà cung cấp chủ yếu cho Việt Nam. Tỷ trọng nhập khẩu của Việt Nam từ các nước này đã tăng từ mức 30% năm 2005 lên mức 48% năm 2007 (Hình 10). Cụ thể là, tỷ trọng hàng xuất khẩu từ Trung Quốc đã tăng đột biến từ mức khoảng 5,2 % trong giai đoạn 1996 – 2000 lên 13,4% trong giai đoạn 2001 – 05 và đạt mức 20,2% năm 200725. Trung Quốc hiện nay không được hưởng lợi từ mức thuế quan thấp từ Việt Nam trong khuôn khổ Hiệp định thương mại tự do ASEAN-Trung Quốc nhưng mức thuế quan này sẽ được áp dụng từ năm 2020. Các nước Đông Nam Á vẫn áp dụng chủ yếu mức thuế quan tối huệ quốc. Do đó, sự thay 24 Ngoài ra, tỷ trọng hàng tiêu dùng nhập khẩu ở mức thấp có thể do sự phân loại không rõ ràng giữa hàng nhập khẩu cho tiêu dùng và cho sản xuất. 25 Nhập khẩu từ Hoa Kỳ, Nhật Bản và EU chủ yếu là máy móc thiết bị công nghệ nguồn và một số nguyên vật liệu phụ trợ nhưng lượng nhập còn khiêm tốn và tỷ trọng có xu hướng giảm. Rõ ràng, tiếp cận công nghệ nguồn tiên tiến chưa phải là điều phổ bến ở Việt Nam và điều này có ảnh hưởng không tốt đến khả năng cạnh tranh trong dài hạn của kinh tế Việt Nam

Page 34: BÁO CÁO CUỐI CÙNG

27

đổi mức thuế sau khi gia nhập WTO chủ yếu tác động đến nhập khẩu của Việt Nam. Tuy nhiên, rất khó định lượng tác động này chỉ một năm sau khi gia nhập WTO.

Hình 10: Nguồn gốc nhập khẩu

0

5

10

15

20

25

30

ASEAN Trung Quốc Nhật Bản EU Mỹ

Trung bình 96-00

Trung bình 01-05

2007

Nguồn: Tổng cục Thống kê và tính tóan của các tác giả Thâm hụt thương mại được thu hẹp từ mức 6,4% GDP năm 2003 xuống mức 2% năm 2005. Tuy nhiên, trong năm 2006 và đặc biệt năm 2007, thâm hụt thương mại đã tăng trở lại do tăng trưởng nhập khẩu cao và mức thâm hụt đạt mức 13,2% GDP vào cuối năm 2007. Như đã đề cập ở trên, thâm hụt thương mại sẽ trở nên trầm trọng hơn trong trung hạn mà một phần nguyên nhân do tác động của việc gia nhập WTO.

3.3. Thu ngân sách Tầm quan trọng của nguồn thu từ thuế xuất nhập khẩu đã thay đổi đáng kể. Trước khi cải cách vào năm 1989, thuế xuất nhập khẩu đóng vai trò không đáng kể trong tổng thu ngân sách. Tuy nhiên, cùng với sự tăng trưởng ngày càng nhanh của thương mại, thuế xuất nhập khẩu (chủ yếu là thuế nhập khẩu) ngày càng trở nên quan trọng, đóng góp từ mức khoảng 10% trong những năm đầu 1990 lên mức 25% tổng thu ngân sách năm 1995. Cùng với việc thực hiện các cam kết trong khuôn khổ AFTA và Hiệp định thương mại song phương Việt Nam – Hoa Kỳ, số dòng thuế đã được giảm bớt26.

26 Nguyên Bộ trưởng Bộ Thương mại Trương Đình Tuyển (2006) cho rằng cắt giảm thuế quan theo cam kết với WTO không rộng và sâu như mức mà Việt Nam cam kết với ASEAN trong khuôn khổ hiệp định CEPT/AFTA, và nguồn thu ngân sách từ thuế nhập khẩu trong danh sách giảm thuế WTO chỉ chiếm khoảng 20% tổng nguồn thu ngân sách từ thuế nhập khẩu. Nguồn thu từ thuế nhập khẩu chỉ chiếm khoảng 9% tổng thu ngân sách và lịch trình giảm thuế diễn ra từ 5 đến 7 năm, và dẫn đến giảm khoảng 1% trong tổng thu ngân sách. Trong khi đó, tư cách thành viên của WTO sẽ cho phép Việt Nam mở rộng sản xuất và thúc đẩy xuất nhập khẩu, mở rộng cơ hội đóng góp vào nguồn thu cho ngân sách.

Page 35: BÁO CÁO CUỐI CÙNG

28

Nhiều nghiên cứu27 dự báo việc thực hiện các cam kết WTO và các hiệp định thương mại khác sẽ tác động trực tiếp làm giảm nguồn thu ngân sách. Ngòai ra, nó cũng tạo ra các tác động gián tiếp tiêu cực khác như hàng nhập khẩu rẻ sẽ gây khó khăn cho các doanh nghiệp trong nước trong cạnh tranh, do đó giảm nguồn thu trong nước (giảm nguồn thu từ thuế thu nhập doanh nghiệp). Tuy nhiên, thực tế cho thấy, thuế xuất nhập khẩu vẫn duy trì tỷ trọng trên 10% từ năm 2004 (Hình 11).

Hình 11: Thu từ thuế xuất nhập khẩu và tỷ trọng trong tổng nguồn thu ngân sách

0

5

10

15

20

25

30

1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 20070

5

10

15

20

25

30

35

40

Thu từ thuế XNK

Tỷ trọng thuế XNK trong tổng thu ngânsách

Nguồn: Bộ Tài chính (2008) Lưu ý: Thu từ thuế xuất nhập khẩu ở trục phải (nghìn tỷ đồng) và tỷ trọng trong tổng nguồn thu ngân sách bên trục bên trái (%) Lý do chủ yếu mà các nghiên cứu đều cho rằng thâm hụt ngân sách sẽ tăng lên sau khi gia nhập WTO là do dựa trên các giả định: (i) tỷ trọng thu từ thuế xuất nhập khẩu trong tổng nguồn thu ở mức cao; tuy nhiên, đây không phải là trường hợp của Việt Nam; (ii) Việt Nam đã giảm thuế đơn phương và với các nước bạn hàng trong khối ASEAN, do đó giảm thuế trong các hiệp định đa phương như WTO không có tạo ra các cú sốc lớn; (iii) gia nhập WTO thúc đẩy cải cách sâu rộng, như việc thực thi Thỏa thuận về định giá hải quan; điều đó đã thúc đẩy mở rộng nguồn thu thuế28. Ngoài ra, các văn bản pháp pháp lý và hệ thống thể chế đã được cải thiện cũng làm tăng tỷ lệ thu. Tuy nhiên, chi phí để thực hiện các cải cách trên đã bị bỏ qua trong nghiên cứu này và có thể có tác động tiêu cực đến thâm hụt ngân sách. Quan trọng hơn, thu ngân sách nhà nước trong năm đầu gia nhập WTO được thực hiện trong bối cảnh thuận lợi như tăng trưởng kinh tế nhanh29, giá cả nhiều mặt hàng ở mức cao và tiếp tục quá trình cải cách ngân sách. Tuy nhiên, có một số yếu tố gây tác động bất lợi đến sản xuất trong nước như hạn hán, lũ lụt và đặc biệt là dịch bệnh cúm gia cầm; biến động bất thường của giá dầu và các nguyên liệu nhập khẩu; giá hàng tiêu dùng tăng ở mức cao so với các năm trước.

27 Bộ Tài chính (2007); Phạm (2003); Fukase and Martin (1999a) và Bhide (1997) 28 Bacchetta và Drabek (2004) 29 GDP tăng 8.5% năm 2007 (8.2% in 2006).

Page 36: BÁO CÁO CUỐI CÙNG

29

Năm 2007, chính sách huy động vào ngân sách đã có những thay đổi đáng kể thông qua quá trình cải cách và cam kết theo lịch trình hợp tác kinh tế khu vực ASEAN và cam kết WTO như: • Dỡ bỏ ưu đãi thuế để thúc đẩy xuất khẩu (cải cách thúc đẩy bởi WTO) • Dỡ bỏ ưu đãi thuế đối với các doanh nghiệp nhà nước thực hiện cổ phần hóa (cải cách thúc

đẩy bởi WTO) • Đẩy mạnh phân cấp cho chính quyền địa phương trong việc quyết định mức phí và lệ phí

(cải cách trong nước) • Thay đổi cơ chế thu và một số mức phi và lệ phí để giảm chi phí cho doanh nghiệp và gánh

nặng cho người dân (cải cách trong nước); và • Thực thi Luật quản lý thuế từ 1 tháng 7 năm 2007, v.v.. (cải cách trong nước và được thúc

đẩy bởi WTO) Với hệ thống thu thuế được tăng cường cùng với tăng nhập khẩu và giá thế giới tăng cao đã tăng nguồn thu ngân sách năm 2007 khoảng 16% so với năm 2006. Đặc điểm đáng lưu ý là tỷ trọng thu từ thuế xuất nhập khẩu đã tăng từ 10% tổng thu năm 2006 lên mức 12% năm 2007 (xem Hình 12).

Hình 12: Cơ cấu nguồn thu năm 2006 và 2007 2006 Ước 2007

Nguồn: Trích từ Nắm bắt thời cơ: Điểm lại phát triển kinh tế Việt Nam gần đây, Ngân hàng Thế giới, 2007. Trong các thỏa thuận gia nhập WTO, Việt Nam đã cam kết thực hiện các mức thuế quan; nghĩa là chỉ trong những trường hợp đặc biệt, Việt Nam mới có thể đàm phán để tăng mức thuế áp dụng so với mức cam kết. Điều đó làm cho việc đảo ngược chính sách trở nên khó khăn và Chính phủ cũng mất dần sự chủ động khi sử dụng thuế quan để bù đắp khoản hụt thu bất ngờ do các cú sốc bên ngoài. Những cú sốc như vậy không diễn ra trong năm 2007 và tác động của chúng vì vậy cũng không quan sát thấy được. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, mức thuế quan cam kết hiện đang ở mức cao hơn mức hiện hành và đòi hỏi Chính phủ phải giảm bớt mức thuế suất.

CIT15%

PIT2%

Property9%

Other7%

Oil revenues30%

Value Added21%

Trade10%

Excise6%

CIT16%

PIT3%

Property10%

Other6%

Oil revenues22%

Value Added25%

Trade12%

Excise6%

Page 37: BÁO CÁO CUỐI CÙNG

30

Chính phủ đã điều chỉnh mức thuế của 26 nhóm hàng hóa, bao gồm 1.812 dòng thuế (hầu hết liên quan đến hàng dệt may, rau và hoa quả), chiếm 17% tổng số dòng thuế năm 2007. Tính chung lại, mức thuế trung bình giảm từ 17,3% năm 2006 xuống 13,4% năm 2019. Trên thực tế, ngoài việc cắt giảm thuế theo cam kết, Chính phủ cũng đã cắt giảm thuế một số mặt hàng cao hơn mức cam kết nhằm đảm bảo sự hài hòa giữa các dòng thuế trong cùng một nhóm hàng; đảm

Hộp 1: Cam kết gia nhập WTO của Việt Nam về giảm thuế nhập khẩu • Mức thuế trung bình hiện nay là 17,3% sẽ được giảm xuống 13,4% trong vòng 12

năm. • Mức giảm trung bình đối với các sản phẩm nông nghiệp từ 25,7% hiện tại xuống

còn 21,7% trong vòng 5 năm. • Mức giảm trung bình đối với các sản phẩm công nghiệp từ 16,3% xuống còn 12,2%

trong vòng 12 năm. • Tham gia vào một số hiệp định tự do hóa thương mại trong các lĩnh vực như: thỏa

thuận công nghệ thông tin, dệt may và thiết bị y tế trong vòng 3 đến 5 năm. Nguồn: Quỹ tiền tệ quốc tế (2007) và Bộ Công thương

Hộp 2: Cải cách chính sách thu ngân sách trong quá trình gia nhập WTO

Những thành công trong cải thiện nguồn thu là nỗ lực nằm nhằm bù đắp cho các khoản hụt thu do tự do hóa thương mại nói chung và gia nhập WTO nói riêng. Đơn giản hóa các thủ tục hành chính và thu thuế đã tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, qua đó làm tăng nguồn thu. Thông các phương tiện thông tin đại chúng, cơ quan thế giúp đỡ các doanh nghiệp trong việc kê khai thuế, thiết lập đường dây giải đáp thắc mắc, đơn giản hóa và giải thích quy trình, thủ tục về đăng ký, tính và nộp thuế. Cơ quan hải quan đã lần đầu tiên áp dụng thử nghiệm hệ thống hải quan điện tử. Cơ quan thuế và hải quan phối hợp với các cơ quan khác thực hiện các biện pháp chống buôn lâu, gian lận thương mai, gian lận và trốn thuế; tăng cường giám sát và thực thi thu thuế. Cơ quan hải quan đã cải thiện quy trình kiểm tra, đánh giá giá trị của hàng nhập khẩu cũng như phát triển cơ sở dữ liệu giá và đưa ra mức giá chuẩn để quản lý các mặt hàng nhậy cảm dễ bị lợi dụng để chuyển giá và trốn lậu thuế. Các khoản nợ thuế cũng được quản lý và xử lý tốt hơn. Việc thực thi Luật Quản lý thuế từ 1 tháng 7 năm 2007 mang lại những kết quả tích cực, đóng góp tăng nguồn thu ngân sách trong năm. Việc giảm một số loại thuế và mức thuế, phí và lệ phí cùng với mở rộng nguồn thu không chỉ giúp giảm gánh nặng thế đối với doanh nghiệp, khuyến khích phát triển sản xuất kinh doanh mà còn làm tăng nguồn thu trong nước và bù đắp nguồn hụt thu do giảm thuế nhập khẩu.

Page 38: BÁO CÁO CUỐI CÙNG

31

bảo mối tương quan hợp lý về thuế suất giữa sản phẩm toàn bộ và linh kiện cũng như đơn giản hóa mức thuế suất (Xem thêm Hộp 1). Đồng thời, để giảm bớt sức ép của lạm phát, Chính phủ đã tạm thời giảm thuế suất một số hàng hóa và nhóm hàng hóa như gas, thép, thịt, sữa và thức ăn chăn nuôi30. Do tăng nhanh về xuất nhập khẩu và hoạt động hiệu quả hơn của các cơ quan hải quan và quản lý thuế (xem Hộp 2) nên thay đổi thuế quan có tác động không lớn. Nguồn thu ngân sách ròng từ hoạt động xuất nhập khẩu ước tính ở mức trên 39% so với mức của năm 2006, cao hơn so với tốc độ tăng 35,5% của nhập khẩu. Như vậy, tăng trưởng nhập khẩu đóng góp đáng kể cho việc tăng nguồn thu ngân sách từ hoạt động xuất nhập khẩu.

3.4. Cán cân thanh tóan và chu chuyển vốn Cán cân vãng lai của Việt Nam đã có sự thay đổi nhanh chóng từ năm 1996 khi mà mức thâm hụt trong năm này đã lên tới 9 % GDP. Mức thâm hụt đã được thu hẹp trong các năm 1997 – 1998 và thặng dư năm 1999. Một trong những biện pháp đã được sử dụng để giảm bớt thâm hụt là kiềm chế nhập khẩu. Ngoài ra, khủng hoảng kinh tế Châu Á cũng tác động đến nền kinh tế và dòng vốn đầu tư nước ngoài; qua đó làm giảm cầu nhập khẩu. Sự phục hồi của các thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam, chủ yếu là các nước bạn hàng Đông Nam Á từ năm 1999 đem lại sự gia tăng về cầu đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam. Cán cân thương mại và vãng lai do vậy vẫn tiếp tục có mức thặng dư đáng kể trong năm 2000 và 2001 trước khi thâm hụt trở lại kể từ năm 2002. Thâm hụt cán cân vãng lai đạt mức 9,85% GDP năm 2007 so với mức 0,3% năm 2006. Mặc dù có mức thâm hụt cán cân tài khoản vãng lai ở mức cao nhưng cán cân thanh tóan của Việt Nam vẫn ở mức an toàn do cán cân vãng lai được tài trợ chủ yếu bởi các nguồn đầu tư trung và dài hạn như đầu tư trực tiếp nước ngoài và viện trợ hỗ trợ phát triển chính thức (ODA). Cam kết ODA ở mức 5,4 tỷ USD và giải ngân là 2,4 tỷ USD trong năm 2007. Dòng vốn đầu tư gián tiếp có sự tăng trưởng đột biến trong năm 2006 và đặc biệt là năm 2007 cùng với sự bùng nổ của thị trường chứng khóan. Mức cam kết cao của các nguồn FDI và ODA cho thấy Việt Nam có thể tăng được mức độ giải ngân nếu các hạn chế hiện tại được giải quyết. Gia nhập WTO có thể là một yếu tố quyết định cho sự tăng trưởng nhanh trong nguồn vốn đầu tư trực tiếp và gián tiếp này; song các nhân tố khác cũng có thể đóng vai trò quan trọng như chương trình cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước, minh bạch hóa hơn trong thủ tục đầu tư, kết quả của Hiệp định thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ, chuyển vốn ra khỏi các thị trường tài chính phát triển và các yếu tố nền tảng ổn định ở Việt Nam. Do luồng vốn chuyển vào nhiều, dự trữ ngoại hối cũng tăng nhanh. Từ năm 1996 đến 2002, dự trữ ngoại hối bổ sung hàng năm của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chỉ ở mức hạn chế. Tuy nhiên, mức dự trữ đã tăng nhanh từ năm 2003 và đặc biệt trong những năm gần đây. Dự trữ ngoại hối đã tăng từ 11,5 tỷ USD vào cuối năm 2006 lên mức khoảng 23 tỷ USD vào cuối năm 2007, tương đương với 32% GDP (xem Hình 13). Đồng thời, dự trữ ngoại hối tính trên tuần nhập khẩu đã tăng lên mức đáng kể, từ 2 tháng nhập khẩu năm 2000 lên gần 4 tháng năm 2007. 30 Sự tăng nhanh của giá cả bị làm trầm trọng thêm bởi sự phát triển quá nóng của nền kinhế, dòng vốn vào nhiều (xem phần 1.3.4) và tăng giá hàng hóa và lương thực trên thị trường quốc tế.

Page 39: BÁO CÁO CUỐI CÙNG

32

Hình 13: Cải thiện trong dự trữ ngoại hối

-20

-15

-10

-5

0

5

10

1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007

0.00

5.00

10.00

15.00

20.00

25.00

Cán cân vãng lai (%GDP) Cán cân thương mại (%GDP) Dự trữ ngoại hối (tỷ USD)

Nguồn: Ngân hàng Nhà nước và tính tóan của tác giả Lưu ý: Giá trị dự trữ ngoại hối bên trục phải và tỷ số cán cân thương mại và vãng lai bên trục trái Mức dự trữ ngoại hối này được xem là phù hợp trong bối cảnh cán cân thương mại tương đối mở hiện nay. Điều này là do càng thu hút được nhiều nguồn vốn đầu tư gián tiếp có khả năng đảo chiều không dự đoán trước được thì càng cần có lượng dự trữ ngoại hối lớn so với lượng dự trữ mà Việt Nam đã có trong quá khứ. Đồng thời, sự gia tăng này cũng đi theo xu hướng chung của các nước Châu Á khác, mặc dù mức tăng này còn thấp hơn nhiều các nước trong khu vực. Hiện tại, Việt Nam đã có dòng vốn vào đủ bù đắp cho thâm hụt thương mại, Tuy nhiên, mức thâm hụt ở mức cao và dai dẳng có thể gây tổn hại tới tăng trưởng kinh tế trong dài hạn. Mặc dù gia nhập WTO sẽ hỗ trợ xuất khẩu nhưng giảm hàng rào thuế quan cũng làm cho hàng hóa nhập khẩu trở nên cạnh tranh hơn so với sản phẩm trong nước, do đó xuất khẩu ròng vẫn sẽ đóng góp âm vào tăng trưởng trong trung hạn. Điều này đặt ra câu hỏi về mức độ bền vững trong thâm hụt cán cân vãng lai. Hiện tại, phần lớn nhất trong cán cân vốn và tài chính là giải ngân FDI và cấu phần nhập lớn nhất là máy móc thiết bị và nguyên vật liệu; do đó, khả năng cạnh tranh trong dài hạn có thể được cải thiện với mức thâm hụt lớn hiện nay. Tuy nhiên, cơ cấu tài trợ thâm hụt cũng đã có sự thay đổi đáng kể với tỷ trọng của các nguồn vốn ngắn hạn tăng lên31. Điều này đặt ra vấn đề về khả năng đảo chiều của dòng vốn và sự ổn định của cán cân thanh tóan.

31 ANZ đánh giá khoản đầu tư gián tiếp nước ngoài năm 2007 có thể tới 5,7 tỷ USD và khoảng 7,3 tỷ USD trong năm 2008. Tuy nhiên, các cơ quan quản lý của Việt Nam không xác định chính xác khối lượng vốn chuyển vào do số liệu bị phân tán giữa Ngân hàng Nhà nước và Ủy ban chứng khóan.

Page 40: BÁO CÁO CUỐI CÙNG

33

Hình 14: Thâm hụt cán cân vãng lai và nguồn bù đắp

-8,000

-6,000

-4,000

-2,000

0

2,000

4,000

6,000

8,000

10,000

1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007

triệ

u U

SD

Cán cân tài khoản vãng lai

FDI và các khoản vay nợ dài hạn

Nguồn: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

3.5. Chính sách tiền tệ và tỷ giá Lạm phát ở Việt Nam tăng khá nhanh trong những năm gần đây sau thời kỳ giảm phát vào năm 2000. Đối với các quốc gia đang phát triển và chuyển đổi như Việt Nam, lạm phát có thể bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân như giá hàng hóa tăng cao trên thị trường quốc tế, chính sách tiền tệ mở rộng để tài trợ cho thâm hụt ngân sách, sự phát triển quá nóng của nền kinh tế và dòng vốn vào quá nhiều. Đồng thời, lạm phát cũng có thể do những nút thắt về cơ sở hạ tầng và quá trình tự do hóa giá cả của các nguyên liệu đầu vào. Một trong những hiện tượng đáng lưu ý của kinh tế vĩ mô sau một năm gia nhập WTO là tốc độ gia tăng nhanh chóng của lạm phát; hiện tượng đã thu hút nhiều tranh luận giữa các nhà hoạch định chính sách về việc đề ra những đối sách thích hợp. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) năm 2007 đạt mức cao nhất trong vòng hơn 10 năm qua, ở mức 12,6% vào cuối tháng 12 năm 2007 so với cuối năm 2006. Con số này vượt xa so với mục tiêu của Chính phủ là cố gắng kiềm chế tốc độ tăng giá tiêu dùng dưới tốc độ tăng trưởng GDP thực tế. Thực tế này cũng cho thấy người tiêu dùng không được hưởng lợi do giá cả giảm từ việc giảm thuế theo cam kết WTO. Có nhiều giải thích cho nguyên nhân dẫn đến tăng giá tiêu dùng từ cả phía cung và cầu. Quá trình tự do hóa giá cả vẫn tiếp tục được thực hiện. Giá điện đã được tăng lên khoảng 7,6% vào tháng 1 năm 2007. Đối với mặt hàng xăng, dỡ bỏ kiểm sóat giá cũng đã được thực hiện vào tháng 5 năm 2007, một động thái thực hiện theo các cam kết quốc tế và trong nỗ lực chấm dứt tình trạng trợ cấp từ ngân sách. Trong quá khứ, Chính phủ thường sử dụng linh hoạt chính sách thuế đối với xăng dầu để giảm bớt những tác động do biến động giá trên thị trường thế giới đến người tiêu dùng và các doanh nghiệp nhập khẩu. Sau khi dỡ bỏ kiểm sóat, giá xăng đã tăng 7,3%

Page 41: BÁO CÁO CUỐI CÙNG

34

và đẩy giá của các mặt hàng khác tăng theo32. Vào cuối tháng 12, giá xăng lại tiếp tục tăng lên 15% do giá tăng cao trên thị trường quốc tế và làm trầm trọng thêm tình hình lạm phát. Hình 15 cho thấy mức độ gia tăng đáng kể của giá năng lượng trên thị trường quốc tế từ năm 2002 đến năm 2007 với mức tăng hơn ba lần. Mặc dù Việt Nam xuất khẩu dầu nhưng lại phải nhập khẩu tất cả tất cả các sản phẩm hóa dầu và do đó chỉ thu được một phần lợi nhuận từ việc xuất các sản phẩm năng lượng. Ngoài ra, độ mở của thương mại ở mức cao khiến giá cả trong nước theo sát diễn biến của giá cả trên thị trường quốc tế, đặc biệt đối với các hàng nông sản và nguyên liệu sản xuất như thép, phân bón và các loại hóa chất. Cùng với việc giá cả tăng cao trên thị trường quốc tế, sự gắn chặt giá trị của VND đối với USD cũng làm tăng mức độ nhập khẩu lạm phát quốc tế. Một số nghiên cứu cho thấy lạm phát gia tăng có thể có tác động tiêu cực mạnh hơn đến các ngành công nghiệp hơn đối với người tiêu dùng và qua đó ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của hàng xuất khẩu33. Tuy nhiên, giá các mặt hàng nông sản trên thị trường thế giới tăng liên tục trong những năm gần đây và đẩy giá lương thực và thực phẩm trong nước tăng theo; gây ảnh lớn đến những người nghèo nhất trong xã hội. Hình 15: Chỉ số giá hàng hóa trên thị trường quốc tế

Nguồn: Quỹ tiền tệ quốc tế, Thống kê Tài chính Quốc tế, tháng1 năm 2008 Tăng giá nguyên liệu đầu vào tác động trực tiếp đến chỉ số giá của các mặt hàng phi lương thực và có thể gián tiếp đến các mặt hàng lương thực. Ví dụ, đối với nhóm hàng hóa nhà ở và xây dựng, sức ép từ tăng giá điện, xăng, xi măng và thép đã khiến nhóm hàng hàng hóa này tăng 17,1% so với năm trước và là mức tăng cao nhất so với trung bình các năm trước đây. Trong 32 Ngân hàng Thế giới (2007) 33 ANZ (2007)

Page 42: BÁO CÁO CUỐI CÙNG

35

trường hợp lương thực, cùng với giá tăng cao trên thị trường quốc tế, nguồn cung không ổn định cũng đã đẩy giá tăng lên 18,9 % so với cuối năm 2006 (Hình 16). Hình 16: Chỉ số giá hàng tiêu dùng

0

2

4

6

8

10

12

14

16

18

20

Jan-04

Apr-04

Jul-04

Oct-04

Jan-05

Apr-05

Jul-05

Oct-05

Jan-06

Apr-06

Jul-06

Oct-06

Jan-07

Apr-07

Jul-07

Oct-07

CPI Lương thực và thực phẩm Nhà ở và vật liệu xây dựng

Nguồn: Tổng cục Thống kê Từ năm 2004, lạm phát ở Việt Nam đã cao hơn hầu hết các nước Đông Á khác, ngoại trừ Indonesia. Trong năm 2007, mức lạm phát này cao hơn tất cả các nước khác trong khu vực (Hình 17). Mặc dù giá dầu và các hàng hóa khác tăng cao có thể giải thích một phần mức độ lạm phát song dường như sự khác biệt về mức độ lạm phát ở Việt Nam và các nước khác xuất phát từ các nguyên nhân khác ngoài các nhân tố chung này. Thêm vào đó, mặc dù thiên tai và các bệnh dịch đã đẩy giá lương thực trong nước lên song các nước trong khu vực cũng phải gánh chịu những khó khăn tương tự. Do đó, cần phải tìm các nguyên nhân khác nhằm giải thích cho tình trạng lạm phát ở Việt Nam.34. Trong quá khứ, mối quan hệ nhân quả giữa cung tiền tệ và tín dụng tới lạm phát không thực sự rõ ràng35. Tuy nhiên, từ năm 2004, mối quan hệ này đã thay đổi khi mà hệ thống tài chính ngày càng phát triển và đặc biệt là sự phát triển của thị trường chứng khóan. Cơ chế lan truyền của chính sách tiền tệ tới lạm phát không chỉ thông qua kênh tín dụng truyền thống mà cả qua hiệu ứng của cải. Những diễn biến đó làm tăng thêm mức độ phức tạp trong kiểm sóat lạm phát.

34 Diễn đàn Phát triển Việt Nam (2007) 35 IMF (2006); Le (2007)

Page 43: BÁO CÁO CUỐI CÙNG

36

Hình 17: Chỉ số giá tiêu dùng của Việt Nam và các nước khác trong khu vực (%, hàng năm)

Nguồn: Tổng cục Thống kê và Thống kê tài chính quốc tế, tháng 3 năm 2008 Tăng trưởng nhanh của tổng phương tiện thanh tóan từ năm 2003 đến năm 2005 chủ yếu do mở rộng tín dụng trong nền kinh tế và tăng tài sản ròng ngoại tệ của các ngân hàng thương mại. Đặc biệt, trong hai năm gần đây, tổng phương tiện thanh tóan36 gia tăng nhanh chóng cùng với luồng vốn nước ngoài ngày càng cao. Các công cụ của Ngân hàng Nhà nước như lãi suất và thị trường mở còn yếu đã hạn chế cơ quan này trong việc trung hóa lượng vốn vào và tiền cung ứng, do đó đã làm tăng lượng tiền cơ bản và tổng phương tiện thanh tóan. Do đó, có thể nói tăng trưởng nhanh của tổng phương tiện thanh tóan và tín dụng trong năm 2006 và 2007 đóng vai trò quan trọng giải thích mức lạm phát cao ở Việt Nam trong thời gian gần đây. Mục tiêu của chính sách tỷ giá ở Việt Nam là đảm bảo tỷ giá ổn định trong ngắn hạn trong khi cho phép tỷ giá được giảm giá trong dài hạn theo tín hiệu thị trường nhằm thúc đẩy xuất khẩu và đầu tư trực tiếp nước ngoài, kiểm sóat lạm phát và khuyến khích sử dụng nội tệ trong thanh tóan. Tuy nhiên, chính sách giảm giá và neo Việt Nam đồng đối với đô la Mỹ cũng làm trầm trọng thêm vấn đề nhập khẩu lạm phát do tỷ giá không thể điều chỉnh với các cú sốc giá cả bên ngoài. Nếu tỷ giá được điều chỉnh linh hoạt, những biến động bất lợi của giá dầu cũng như đối với các nguyên liệu đầu vào khác đối với giá cả trong nước có thể được giảm bớt.

36 Tổng phương tiện thanh tóan bao gồm tiền mặt ngoài lưu thông, tiền gửi thanh tóan và các khoản tiền gửi có kỳ hạn như tiền gửi tiết kiệm, các chứng chỉ tiền gửi,..

Page 44: BÁO CÁO CUỐI CÙNG

37

Nguồn vốn nước ngoài gia tăng đang làm bối rối các cơ quan quản lý của Việt Nam37. Trong quá khứ, Việt Nam thường phải đối mặt với tình trạng thiếu hụt ngoại tệ cho nhu cầu nhập khẩu và Việt Nam đồng luôn có xu hướng mất giá so với đô la Mỹ. Do đó, Ngân hàng Nhà nước yêu cầu các ngân hàng thương mại phải kết hối ngoại tệ; quản lý chặt chẽ việc mua bán ngoại tệ và ưu tiên cho các yêu cầu nhập khẩu. Tỷ lệ kết hối được giảm dần và được bãi bỏ vào năm 2003 theo các cam kết với Quỹ tiền tệ quốc tế.

Tình hình trên đã đảo ngược trong thời gian gần đây, đặc biệt trong hai năm 2006 và 2007. Nguồn vốn vào gia tăng đã tạo sức ép rất lớn làm tăng giá Việt Nam đồng. Tháng 1 năm 2007, Ngân hàng Nhà nước đã phải mở rộng biên độ giao dịch tỷ giá từ ± 0.25% lên ±0.5%. Trong hai tháng đầu năm 2007, Việt Nam đồng đã lên giá khoảng 0,3% so với đô la Mỹ. Việt Nam hiện đang phải đối mặt với tình trạng “bộ ba không cùng tồn tại” – tình trạng ngân hàng trung ương không thể đồng thời duy trì cả ba mục tiêu là neo tỷ giá, chính sách tiền tệ độc lập và tài khoản vốn mở. Gia nhập WTO khiến cho điều hành của Ngân hàng Nhà nước trở nên khó khăn hơn với cam kết không áp đặt kiểm sóat ngoại hối đối với các giao dịch thương mại. Tuy nhiên, các cam kết này đều thấp hơn so với cam kết của Việt Nam với Quỹ tiền tệ quốc tế.

Hình 18: Diễn biến của tỷ giá hiệu lực thực và danh nghĩa

0

20

40

60

80

100

120

140

160

1990

1991

1992

1993

1994

1995

1996

1997

1998

1999

2000

2001

2002

2003

2004

2005

2006

2007

2T20

08

NEER REER

Nguồn: Tính tóan của các tác giả sử dụng số liệu của Thống kê tài chính Quốc tế (chỉ số giá tiêu dùng và tỷ giá hối đoái), số liệu thống kê thương mại từ Tổng cục Thống kê. Năm so sánh là 2000

Lưu ý: Tỷ giá hối đoái và chỉ số giá tiêu dùng trung bình được sử dụng để tính khả năng cạnh tranh về giá có điều chỉnh theo lạm phát và trọng số thương mại của Việt Nam. Mười chín nước bạn hàng lớn nhất chiếm khoảng 86% tổng kim ngạch thương mại của Việt Nam trong giai đoạn 1990 – 2007 được tính trọng số. Xu hướng đi lên nghĩa là tỷ giá giảm giá.

Để đo lường khả năng cạnh tranh về giá của hàng xuất khẩu, tỷ giá hối đoái hiệu lực thực (REER) thường được sử dụng. Về cơ bản, REER là một chỉ số về sức cạnh tranh giá cả quốc tế

37 Trong tháng 2 năm 2008, các cơ quan điều hành đã yêu cầu Euromoney hõan hội nghị các nhà đầu tư do lo ngại về dòng vốn vào nhiều hơn.

Page 45: BÁO CÁO CUỐI CÙNG

38

được điều chỉnh theo tầm quan trọng của các nước bạn hàng38. Mặc dù có mức lạm phát cao, khả năng cạnh tranh về giá cả hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam dường như vẫn được duy trì do REER tiếp tục giảm giá so với mức cân bằng. Lý do chủ yếu là do sự mất giá của đồng đô la Mỹ với các bạn hàng thương mại chính của Việt Nam và việc neo tỷ giá của Việt Nam đồng vào đô la Mỹ. Từ năm 2002 đến năm 2007, đô la Mỹ đã mất giá khoảng 23% so với euro, 32% so với đô la Australia và 15% so với bảng Anh. Tuy nhiên, khả năng cạnh tranh về giá của Việt Nam với các đối tác thương mại có thể bị suy giảm trong trung hạn, đặc biệt khi đồng đô la Mỹ lấy lại giá trị so với các đồng ngoại tệ mạnh khác. Chiến lược của Chính phủ Việt Nam trong việc theo đuổi đồng thời hai mục tiêu ổn định kinh tế và giảm giá Việt Nam đồng để thúc đẩy xuất khẩu trở nên khó có khả năng duy trì. Chính sách tỷ giá ngày càng trở nên phức tạp trong bối cảnh các dòng lưu chuyển tiền tệ, đầu tư trực tiếp và gián tiếp nước ngoài ngày càng mạnh mẽ. Thực tế cho thấy, chính sách duy trì ổn định tỷ giá giữa Việt Nam đồng và đô la Mỹ đã thất bại khi một lượng lớn tiền nội tệ không được trung hòa một cách hiệu quả. Các dòng vốn chuyển vào nhiều, đặc biệt là các dòng vốn ngắn hạn, có thể làm cho tình hình kinh tế vĩ mô ngày càng khó kiểm sóat trong năm 2008. 4. Kết luận và các bài học rút ra Năm đầu tiên gia nhập WTO của Việt Nam chứng kiến mức tăng trưởng vượt bậc với nền tảng là đóng góp của đầu tư, xuất khẩu và tiêu dùng. Đồng thời, lạm phát dường như cũng vượt ra ngoài tầm kiểm sóat, tín dụng trong nước tăng nhanh và thâm hụt cán cân thương mại ở mức cao làm giảm bớt ý nghĩa của tăng trưởng kinh tế. Chương này cố gắng xác định những tác động gây ra bởi việc gia nhập WTO đến các chỉ số kinh tế vĩ mô. Như đã đề cập, rất khó có thể tách riêng các tác động của WTO khỏi các tác động khác liên quan đến tiến trình cải cách của Chính phủ và các yếu tố bên ngoài như giá hàng hóa và năng lượng tăng cao cũng như cuộc khủng hoảng tín dụng tại các nước công nghiệp phát triển. Một số mô hình kinh tế lượng và nghiên cứu lý thuyết đã đưa ra những dự báo về tác động của việc gia nhập WTO đến nền kinh tế Việt Nam. Mặc dù có sự khác biệt về độ lớn, song các nghiên cứu này đều rút ra được các xu hướng chung và các đặc điểm nổi bật. Các đặc điểm này bao gồm phúc lợi cho người tiêu dùng, tăng nhập khẩu, tác động tiêu cực đến nguồn thu ngân sách, đến cán cân thương mại; tác động đến dòng vốn vào và các lợi ích động khác trong dài hạn. Trong nhiều trường hợp, có thể là quá sớm để xác định tác động thực sự là gì. Tăng trưởng kinh tế cao hơn so với các năm trước, nhập khẩu tăng với tốc độ nhanh hơn so với xu thế trước đây và luồng vốn bên ngoài đổ vào nhiều. Một số yếu tố có thể do việc gia nhập WTO nhưng cũng có thể do tăng giá hàng hóa trên thị trường quốc tế hoặc do tác động của Hiệp định thương mại song phương Việt Nam - Hoa Kỳ. Tuy nhiên, trái ngược với các dự báo, thu ngân sách từ thuế quan không giảm mà lại có mức đóng góp cao hơn vào nguồn thu. Thực tế này là do giảm thuế theo

38 REER không thực sự là một chỉ số tốt về khả năng cạnh tranh về giá của hàng xuất khẩu của Việt nam do cơ cấu xuất khẩu theo chiều dọc. Việt Nam phải nhập hầu hết các nguyên phụ liệu đầu vào từ bên ngoài để sản xuất hàng xuất khẩu như hàng may mặc và giày dép. Ngoài ra, các đối thủ cạnh tranh chính của Việt Nam không phải là Nhật Bản, Mỹ và các nước EU mà là các nước Châu Á như Trung Quốc, Thái Lan, Malaysia và Indonesia. Do đó, cũng cần tính toán tỷ giá hối đóai thực tế giữa Việt Nam và các nước ASEAN khác cũng như Trung Quốc.

Page 46: BÁO CÁO CUỐI CÙNG

39

cam kết WTO tương đối nhỏ và được thực hiện dần dần và chỉ tác động đến một số ít các ngành. Quan trọng hơn, lượng nhập khẩu lớn đã mở rộng nguồn thu dù mức thuế giảm. Chính phủ cũng đã thực hiện nhiều cải cách quan trọng trong đơn giản hóa thủ tục hải quan và chính sách thuế. Nền kinh tế Việt Nam đã mở cửa với bên ngoài và chịu tác động nhiều hơn từ biến động trên thị trường toàn cầu do gia nhập WTO không những làm tăng nhập khẩu mà còn khuyếch đại các rủi ro trên các thị trường xuất khẩu. Ngoài ra, các dòng vốn đầu tư gián tiếp ngày càng đóng vai trò là nguồn tài trợ lớn cho thâm hụt thương mại; và có nguy cơ đảo chiều khi có sự thay đổi về lòng tin của nhà đầu tư. Dòng vốn vào cũng làm suy yếu hiệu lực của chính sách tiền tệ và đặt ra câu hỏi quan trọng về việc áp dụng các công cụ mới trong quản lý lạm phát. Có nhiều bằng chứng cho thấy, cải cách kinh tế vĩ mô và chính sách tài khóa đã mang lại một môi trường chính sách mới. Gia nhập WTO, các sáng kiến hội nhập khu vực và các mối tương tác qua lại ngày càng tăng của các dòng thương mại và đầu tư sẽ thúc đẩy Việt Nam hội nhập sâu hơn vào thị trường quốc tế cũng như đòi hỏi cần có các công cụ mới trong điều hành kinh tế. Một số bài học có thể rút ra từ kinh nghiệm sau một năm gia nhập WTO của Việt Nam. Việc hạ bớt mức thuế quan đối với các sản phẩm phi nông nghiệp có khả năng tăng cường sự ổn định kinh tế vĩ mô. Những biến động gần đây đối với giá nông sản và năng lượng cho thấy tầm quan trọng của việc giảm bớt sự phụ thuộc về giá thế giới của các mặt hàng này. Nếu xu hướng này được thực hiện cũng như giải quyết được vấn đề bảo hộ thực tế không những mang lại lợi ích cho môi trường kinh tế vĩ mô mà còn tạo ra sự tăng trưởng nhanh và bền vững hơn. Trợ cấp đối với khu vực nông nghiệp cần được duy trì, không chỉ nhằm hỗ trợ cho người nghèo mà còn nhằm giảm bớt sức ép lạm phát nảy sinh từ việc tăng giá đầu vào trong lĩnh vực nông nghiệp cũng như tăng giá lương thực trên thị trường quốc tế. Gia nhập WTO cũng là cơ hội tốt để Việt Nam tham gia đàm phán nhằm giảm bớt trợ cấp ở các nước công nghiệp phát triển, khoản trợ cấp có thể gây tổn hại đến hoạt động nông nghiệp ở Việt Nam. Cán cân thanh tóan vẫn ở mức an toàn với các dòng vốn đầu tư dài hạn và viện trợ là nguồn tài trợ chính cho thâm hụt cán cân vãng lai. Tuy nhiên, gần đây, nguồn vốn ngắn hạn và mang tính đầu cơ đang được chuyển vào thị trường chứng khóan trong nước có khả năng gây mất ổn định tới kinh tế vĩ mô. Tăng cường cạnh tranh giữa các công ty chứng khóan khi gia nhập WTO có thể tăng tính minh bạch của thị trường. Tuy nhiên, các cơ quan quản lý cần giám sát chặt chẽ những rủi ro đang tăng lên đối với dòng vốn ngắn hạn mà yêu cầu trước mắt là cải thiện khả năng thu thập thông tin về dòng vốn đầu tư gián tiếp để đảm bảo khả năng giám sát có thể được tiến hành. Chính sách tiền tệ chịu tác động mạnh mẽ bởi luồng vốn đổ vào nhiều và việc dỡ bỏ các kiểm sóat vốn (và nhập khẩu) mà cơ quan quản lý của Việt Nam đã thực hiện trong quá khứ. Các sức ép từ việc gia nhập WTO và IMF đã thay đổi cách thức mà Ngân hàng Nhà nước có thể can thiệp vào thị trường để duy trì chính sách neo tỷ giá Việt nam đồng với đô la Mỹ. Các cơ quan quản lý tiền tệ cần tìm ra các cách thức mới để kiểm sóat lạm phát và sử dụng các công cụ trung hòa hóa khác với các công cụ mà họ đã sử dụng trong quá khứ. Theo đó, chính sách tỷ giá của Việt Nam được quản lý theo hướng hỗ trợ ổn định giá cả giờ đây trở nên không còn phù hợp. Sự tăng nhanh của mức độ thanh khỏan trong nước do dòng vốn vào

Page 47: BÁO CÁO CUỐI CÙNG

40

khiến cho chính sách cố định tỷ giá ngày càng mất tính bền vững. Hơn nữa, cơ chế tỷ giá cố định sẽ kéo dài quá trình điều chỉnh nền kinh tế tới điểm cân bằng mới khi thực hiện các cam kết gia nhập. Như vậy, chính sách tỷ giá hiện tại đang làm trầm trọng thêm các tổn thất mà nền kinh tế đang phải gánh chịu trong giai đoạn điều chỉnh.

Page 48: BÁO CÁO CUỐI CÙNG

41

5. Tài liệu tham khảo Abbott, P., Bentzen, J., Thi Lan Huong, P. and Tarp, F. (2006), A Critical Review of Studies on

the Social and Economic Impacts of Vietnam’s International Economic Integration, mimeo

Abiad, A., N. Oomes and K. Ueda (2007) “The quality effect: does financial liberalization

improve the allocation of capital?”, mimeo, revised from IMF Working Paper 04/112. Alesina, A. and R. Perotti (1994) “The political economy of budget deficits”, IMF Working

Paper, 94/85 ANZ (2007) “Vietnam update: Tacking inflation without monetary policy”, Hanoi, August Bacchetta, M. and Z. Drabek (2004) “Tracing the Effects of WTO Accession on Policy-making

in Sovereign States: Preliminary Lessons from the Recent Experience of Transition Countries” in The World Economy, 27(7)

Baldwin, R. E. and R. Forslid (2006) “Trade liberalization with heterogenous firms”, NBER

Working Paper, No. 12192 Chang, R., L. Kaltani and N. Loayza (2005) “Openness can be good for growth: the role of

policy complementarities”, NBER Working Paper, No. 11787 Choudri, E., H. Faruqee and S. Tokarick (2006) “Trade liberalization, macroeconomic

adjustment, and welfare: the unifying trade and macro models”, IMF Working Paper, 06/304

Collier, P. (2006) “The bottom billion: Why the poorest countries are failing and what can be

done about it?”, Oxford and New York: Oxford University Press Collier, P. and J. W. Gunning (1999) “Trade shocks in developing countries”, Oxford and New

York: Oxford University Press Combes, J-L. and T. Saadi-Sedik (2006) “How does trade openness influence budget deficits in

developing countries?”, IMF Working Paper, 06/3 ECLAC (1999) “The impact of trade liberalisation on government finances in Jamaica”,

Document No. LC/CAR/G.574, November, ECLAC:Santiago de Chile. Edwards, S. (1998) “Openness, Productivity and Growth: What do we really know?”, Economic

Journal, Vol. 108 Fukase, E. and R. Martin (1999) “Evaluating the implication of Vietnam’s accession to the

ASEA Free Trade Area (AFTA): a quantitative evaluation”, Development Research Group, World Bank

Page 49: BÁO CÁO CUỐI CÙNG

42

Fukase, E. and L. A. Winters (1999) “Possible dynamic benefits of ASEAN FTA accession for

the new member countries”, Development Research Group, World Bank IMF (2007) “Vietnam: Selected Issues”, IMF Country Report, 07/385 IMF (2006) “Vietnam: Selected Issues”, IMF Country Report, 06/423 Le, V. H. (2007) “ A vector autoregressive (VAR) analysis of monetary transmission mechanism

in Vietnam”, National Graduate Institute for Policy Studies (GRIPS), mimeo MUTRAP (2002) “Vietnam’s Integration into the World Economy, Accession to the World

Trade Organization and the Development of Industry”, Hanoi. Pham, L. H. (2003) “Vietnam’s access to the WTO and its impact on income distribution”, ANU

Asia Pacific School of Economics and Government Working Paper Rodrik, D. (1999) “The new global economy and developing countries: making openness work”,

Overseas Development Council Santos-Paulino, A. U. and Thirlwall, A. P. (2004) “The impact of trade liberalization on exports,

imports, and the balance of payments of developing countries”, Economic Journal, 114 Srour, G. (2006) “The implications of trade barriers for sectoral diversification and

macroeconomic stability in developing countries”, IMF Working Paper, 06/50 Suliman, K. M. (2005) “The impact of trade liberalization on revenue mobilization and stability

in Sudan”, Talvi, E. and C. A. Vegh (2000) “Tax base variability and procyclical fiscal policy”, NBER

Working Paper, No. 7499 Taylor, A. (2008) “Trade and financial sector reforms: interactions and spillovers”, Conference

paper for IMF On the causes and consequences of structural reforms, Feburary 28-29 Tille, C. (1999) “The role of consumption substitutability in the international transmission of

monetary shocks”, Journal of International Economics, Vol. 53, No. 2 Truong, D. T. (2006) “WTO Commitments and implications on Vietnam’s investment and

business policies”, Vietnam News Agency: Hanoi, 6 December Vietnam Development Forum (2007) “VDF Report Draft – Why inflation is rising?”, Hanoi Vo, T. T. (2003) “Impacts of WTO accession on the Vietnamese economy: a literature survey”,

CIEM: Hanoi

Page 50: BÁO CÁO CUỐI CÙNG

43

World Bank (2007) “Taking stock: an update on Vietnam’s recent economic developments”, Halong, June

Wu, Y. and L. Zeng (2008) “The impact of trade liberalization on the trade balance of

developing countries”, IMF Working Paper, 08/14

Page 51: BÁO CÁO CUỐI CÙNG

44

CHƯƠNG II: TÁC ĐỘNG TỚI HOẠT ĐỘNG NGOẠI THƯƠNG Nội dung: 1. Giới thiệu: cải cách chính sách ngoại thương, kết quả thương mại và phát triển: Cách tiếp cận lý luận; 2. Việc gia nhập WTO: Một số cam kết chính; 2.1. Lợi ích mong đợi và mối nguy tiềm tàng; 3.Ảnh hưởng của WTO tới thương mại hàng hoá của Việt nam; 3.1. Mức tăng trưởng xuất nhập khẩu và thị phần trên thế giới; 3.2. Chỉ số mở cửa thị trường cho Việt nam; 3.3. Chỉ số tập trung; 3.4. Chỉ số đa dạng hoá; 3.5.; Cơ cấu thương mại; 3.6. Cán cân thương mại theo sản phẩm; 3.7. Cơ cấu thương mại và yếu tố tiềm tàng; 3.8. Thành tích xuất nhập khẩu và chuyên môn hoá theo sản phẩm; 3.9. Điều kiện thương mại; 3.10. Luồng thương mại; 4. Ảnh hưởng của WTO đối với thương mại dịch vụ của Việt nam; 4.1. Mức tăng trưởng xuất nhập khẩu và thị phần trên thế giới; 5. Kết luận; 6. Tài liệu tham khảo; 7. Phụ lục 1: Một mô hình về sự tham gia của nước mới xuất khẩu trong ngành chế tạo-MNE; 8. Phụ lục 2: Các mã hàng BEC được nhóm trong 5 công đoạn sản xuất; 9. Phụ lục 3: Thương mại nội ngành công nghiệp Grubel-Lloyd; 10. Phụ lục 4: Phân loại yếu tố gia tăng; 11. Phụ lục 5: Nhập khẩu hàng may mặc của Mỹ và EU sau khi bỏ quota, theo số lượng và trị giá; 12. Phụ lục 6: Giá cả hàng hoá: theo thời giá 1. Giới thiệu: cải cách chính sách thương mại, kết quả thương mại và phát triển: Cách tiếp cận lý luận Mối liên hệ giữa tự do hoá thương mại và tăng trưởng đã trở thành trọng tâm trong nghiên cứu kinh tế gần đây, đặc biệt cho các nước đang phát triển. Cuộc tranh luận này đã nhấn mạnh đến mối tương quan giữa tăng trưởng kinh tế và tốc độ tăng xuất khẩu, từ khi các chiến lược thúc đẩy xuất khẩu có vẻ như tạo thành chính sách phát triển tối cao cho hầu hết các nước đang phát triển39. Có nhiều nghiên cứu dựa trên kinh điển cung cầu chính thống, giải thích tác động của tự do hoá thương mại tới tăng trưởng xuất khẩu của các nước đang phát triển. Một số điều tra khẳng định rằng các nước kiên quyết tiến hành các chính sách tự do hoá đã cải thiện thành tích xuất khẩu của họ (Thomas et al, 1991; Weiss, 1992; Joshi và Little; 1996; Helleiner, 1994; và Ahmed, 2000). Mặt khác, các nhà nghiên cứu khác tìm thấy ít bằng chứng ủng hộ cho mối liên hệ giữa tự do hoá thương mại và tăng trưởng xuất khẩu (xem UNCTAD, 1989; Agosín, 1991; Clarke và Kirkpatrick, 1992; Greenaway và Sapsford, 1994; Shafaeddin, 1994; và Jenkins, 1996). Các yếu tố quyết định phía sau cải cách chính sách thương mại dựa trên một nền kinh tế hướng ngoại hơn ở các nước đang phát triển là: cuộc khủng hoảng nợ vào những năm đầu 1980, thất bại của các chính sách bảo hộ ở một số nước đang phát triển (xem Krueger, 1998) và việc gia nhập các khối/hiệp định thương mại khu vực cũng như Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).

39 Rodrik (1992) thảo luận cải cách thương mại ở các nước đang phát triển. Rodríguez và Rodrik (2000), Harrison và Hanson (1999), và Thirlwall (2000). nhiều nghiên cứu về lợi thế tương đối phân tích ảnh hưởng của tự do hoá thương mại đến tăng trưởng kinh tế và xuất khẩu (xem Little et al, 1970; Balassa, 1978, 1982, 1985; Bhagwati, 1978; Krueger, 1978; World Bank, 1987; và Michaely et al, 1991). Edwards’ (1993) thăm dò cho thấy chi tiết của nghiên cứu cũng như các tác phẩm về tự do hoá thương mại và tăng trưởng. Greenaway và Sapsford (1993, 1994) cũng cung cấp bằng chứng quan trọng liên quan tới mối liên hệ giữa tự do hoá thương mại , xuất khẩu và tăng trưởng kinh tế trong khuôn khổ tính toán về tăng trưởng.

Page 52: BÁO CÁO CUỐI CÙNG

45

Có một số nét chung đặc trưng cho các nước đang phát triển trước khi tiến hành tự do hoá thương mại.. Như được A. U. Santos-Paulino (2005) tóm lược, đó là:

- Chiến lược công nghiệp hoá thay thế nhập khẩu (ISI), và bản chất của các chính sách này là: hàng rào thuế quan cao, kiểm soát nhập khẩu, trợ cấp tín dụng và tỷ giá chuyển đối ngoại tệ cho các ngành công nghiệp ISI, bảo hộ cho một số ngành cụ thể thông qua hệ thống thuế quan phức tạp.

- Thuế quan là nguồn thu chính của tài chính. - Sử dụng kiểm soát tỷ giá hối đoái và thuế nhập khẩu. - Cùng tồn tại hai chính sách của chống lại thiên vị cho xuất khẩu và đồng thời lại xúc tiến

xuất khẩu, chủ yếu dưới dạng bảo hộ công nghiệp non trẻ của lĩnh vực chế tạo, tỷ giá ngoại hối quá cao, các ưu đãi về thuế và tín dụng, v.v…

Các nhân tố này cũng là phổ biến cho kinh nghiệm của Việt nam:

- việc sử dụng thường xuyên các biện pháp thuế và phi thuế để bảo hộ một số ngành và lĩnh vực công nghiệp nội địa chọn lọc;

- bảo hộ rất lớn cho một số ngành sản xuất thay thế hàng nhập khẩu (thường là ngành đòi hỏi vốn lớn và do các SOE thống lĩnh) như xi măng, thép, kính xây dựng, mà tất cả các ngành này có thể được coi như những ngành công nghiệp “xế chiều”;

- các biện pháp xúc tiến xuất khẩu được hỗ trợ song hành với hệ thống bảo hộ công nghiệp nội địa ngày càng tăng và lan rộng.

Một điều đã được thể hiện là việc loại bỏ việc bóp méo chính sách thương mại có tác động tích cực tới tăng trưởng xuất khẩu40:

- xuất khẩu phản ứng tiêu cực với việc tăng giá liên quan; - cầu bên ngoài (tăng trưởng thu nhập của thế giới) có ảnh h ưởng tích cực tới tăng trưởng

xuất khẩu; - thuế xuất khẩu, như mốt chỉ số của bóp méo thương mại, có vẻ ảnh hưởng tiêu cực tới

mức tăng trưởng xuất khẩu, mặc dù cường độ của tác động là nhỏ; - quá trình tự do hoá thương mại nổi lên như là nhân tố quan trọng và tích cực của thành

tích xuất khẩu. Cụ thể, căn cứ vào các mô hình tân cổ tiêu chuẩn về tăng trưởng ngoại sinh, các biến đổi của chính sách đem đến sự thay đổi về hình mẫu của chuyên môn hoá sản phẩm chứ không phải là tốc độ tăng trưởng bền vững. theo nguyên tắc lợi thế so sánh. Trên thực tế, mô hình thương mại được xác định các chi phí sản xuất tương ứng trong một nước khác với chi phí ở các nước khác trên thế giới như thế nào. Những khác biệt này, đến lượt nó, lại liên quan tới các khác biệt ở mức độ năng suất lao động trong tất cả các ngành (như mô hình thương mại của Ricácđô) hoặc sự khác biệt của các yếu tố đóng góp tương ứng tại tất cả các quốc gia (như trong mô hình Heckscher-Ohlin). Dù sao, lý thuyết tăng trưởng nội sinh mới đây nhấn mạnh ảnh hưởng của các thành tựu hiệu quả năng động đạt được như là động lực cho tăng trưởng nội sinh. Việc gia nhập WTO và tự do hoá 40 Amelia, Santos Paulino (2005)

Page 53: BÁO CÁO CUỐI CÙNG

46

thương mại, thực tế, cũng tạo ra những hiệu quả năng động, có ảnh hưởng dài hạn tới phát triển kinh tế. Một số hiệu quả năng động có thể tóm lược như sau.

- Một là, do thị trường tiềm tàng mở rộng, các nền kinh tế quy mô về sản xuất có thể thu lợi and do đó, sản xuất của các sản phẩm cuối cùng cũng như các sản phẩm trung gian, sẽ được tập trung ở các nơi có hiệu quả cao nhất. khả năng cạnh tranh quốc tế của các sản phẩm này sẽ mạnh hơn và xuất khẩu sẽ được mở rộng;

- Hai là, dự kiến sẽ tăng mạnh các luồng vốn đầu tư và có thể xác định các thành tựu thu được nhờ có hiểu biểt từ sự du nhập “rơi vãi” các hiểu biết, là kết quả của việc bắt chước các sản phẩm của các nhà sản xuất nước ngoài, hoặc như miêu tả của Hale và Long (2006), là kết quả của du nhập thông tin, cho phép các doanh nghiệp địa phương học hỏi nhiều hơn về khả năng thương mại ở các nước khác, cải thiện khả năng xuất khẩu của doanh nghiệp địa phương và xây dựng các mối quan hệ thương mại mới và phát triển các sản phẩm thương mại mới41;

- Ba là, dưới áp lực của cạnh tranh quốc tế ngày càng tăng, các nguồn lực sẽ được tái điều chỉnh từ khu vực kém hiệu quả sang các ngành hiệu qủa hơn.

Việc gia nhập WTO: Một số cam kết chính Dưới đây là tóm tắt các cam kết chính của Việt nam khi gia nhập WTO:

Bảng 5.1 Các cam kết chính khi gia nhập WTO Lĩnh vực Cam kết Giảm thuế Mức thuế sẽ giảm từ mức trung bình 17,4% xuống 13,4%. Thuế nông

sản giảm từ 23,4% xuống 21%. Thuế hàng phi nông sản giảm từ 16,6% xuống 12,6%. Giảm thuế diễn ra trong vòng 5-7 năm. Chủ yếu cắt giảm đều hàng năm.

Quyền kinh doanh tất cả các thể nhân và doanh nghiệp nước ngoài được xuất nhập khẩu, trừ các mặt hàng theo thương mại nhà nước. Nhà nhập khẩu được quyền tự quyết định nhà phân phối nội địa. Không được quy định mức vốn tối thiểu cho doanh nghiệp thương mại. Thời kỳ chuyển tiếp tới tháng 2/2009 cho người nứoc ngoài tham gia kinh doanh dược phẩm được coi là tối cần thiết cho cuộc sống và các sản phẩm khác nhạy

41 Kinh nghiệm của Trung quốc kiến nghị rằng ảnh hưởng tích cực của MNC trong bối cảnh thương mại mới lớn hơn đối với doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài so với liên doanh. Một lợi ích nữa là sự tăng cường hoạt động của MNC khiến cho chính quyền địa phương và trung ương cung cấp cơ sở hạ tầng và cơ chế chính sách tốt hơn cho chính các doanh nghiệp tư nhân của Trung quốc. Mặt khác, có bằng chứng cho thấy khả năng của doanh nghiệp tư nhân Trung quốc có lợi ích hơn từ hiệu ứng “rơi vãi” từ FDI do các chính sách linh hoạt về lương và nhân sự., giúp cho các doanh nghiệp này dễ thu hút nhân tài, là những người có thể làm cầu nối về chuyển giao công nghệ và know-how từ công ty nước ngoài. Xem chi tiết hơn kinh nghiệm của Trung quốc với MNC Swenson (2007), Wang và Wei (2007), Dean, Fung, Wang (2007), Gaulier, Lemoine, Unal-Kesenci (2005)

Page 54: BÁO CÁO CUỐI CÙNG

47

cảm với đạo đức và trật tự xã hội. Doanh nghiệp thương mại nhà nước

Sản phẩm thuốc lá chế biến, sản phẩm nhạy cảm văn hoá như báo, tạp chí, sản phẩm nghe nhìn, và xăng dầu, thiết bị bay, được coi là độc quyền tự nhiên

Thuế tiêu thụ đặc biệt Trong vòng 3 năm sẽ áp dụng một mức duy nhất cho tất cả các loại bia (tươi, thùng, chai, lon) và một mức duy nhất cho tất cả đồ uống có 20% độ cồn trở lên.

Hạn ngạch thuế quan Hạn ngạch thuế quan (TRQ) áp dụng cho trứng, lá thuốc lá, đường và muối. Lượng hạn ngạch tăng 5%/năm

Hạn chế định lượng Phải huỷ ngay các biện pháp cấm nhập thuốc lá, xì gà, xe máy phân khối lớn và ôtô cũ. Thuốc lá và sản phẩm thuốc lá chế biến cấp giấy phép sản xuất (kể cả nhập khẩu)

Hạn chế xuất khẩu Kiểm soát xuất khẩu gạo vì lý do an ninh lương thực. Kiểm soát sản phẩm gỗ và khoáng sản vì lý do môi trường và ngăn chặn khai thác bất hợp pháp.

Tiêu chuẩn Phù hợp với Hiệp định TBT và SPS ngay khi gia nhập Trợ cấp nông nghiệp “ hộp vàng” hoặc hỗ trợ có ảnh hưởng trực tiếp đến giá hoặc số lượng

của 3,96 ức VNĐ thêm vào hạn mức cho phép de minimum cho nước đang phát triển tới 10% trị giá của sản xuất nông nghiệp.

Trợ cấp và các biện pháp đối kháng

Phù hợp với Hiệp định về trợ cấp và các biện pháp đối kháng (ASCM) ngay khi gia nhập. trợ cấp dưới dạng khuyến khích đầu tư khi xuất khẩu được giảm dần trong 5 năm cho các doanh nghiệp đang đươc hưởng.

Cơ chế khuyến khích Phù hợp với các biện pháp đầu tư liên quan đến thương mại (TRIMS) ngay khi gia nhâp. Huỷ bỏ các ưu đãi về tín dụng quốc gia và thuế nhập khẩu dựa trên tỷ lệ nội địa hoá.

Sở hữu trí tuệ Ngay khi gia nhập phải phù hợp với các quyền sở hữu trí tuệ (TRIPS) Công nghệ thông tin (IT)

Hiệp định Công nghệ quốc tế. đã ký hiệp định. khoảng 330 dòng thuế cho sản phẩm công nghệ thông tin được giảm xuống 0% trong thời hạn 3-5 năm. Một số dòng sẽ là 7 năm.

Nguồn: WTO 2006

2. Lợi ích mong đợi và mối nguy tiềm tàng: mô hình biến hoá Hầu hết các ý kiến chung về những lợi ích mong đợi và mối nguy tiềm tàng khi gia nhập WTO và được tóm tắt sau đây. Tuy nhiên, cần nhấn mạnh rằng WTO chỉ là một thể chế pháp lý khung: như đã chỉ ra trong các phần trên, hiệu quả sẽ là tích cực hay tiêu cực tuỳ thuộc vào tình hình kinh tế chung của Việt nam so sánh với các nước khác: • Giảm thuế được phân đoạn từ 5 đến 7 năm. hậu quả lớn nhất của việc giảm thuế sẽ là cạnh

tranh mạnh hơn giữa sản xuất trong nước và nhập khẩu. Trong một số trường hợp, nhà cung cấp nội địa của hàng hoá hoặc dịch vụ đều có khả năng trở nên cạnh tranh hơn. Giảm bảo hộ dường như tăng sự sẵn có của đầu vào với chi phí thấp hơn, và thường với chất lượng tốt hơn. Trong các trường hợp khác, sản phẩm hàng hoá/dịch vụ có thể không cùng mức với khả năng lợi thế tương đối của Việt nam và có thể bắt buộc phải giảm hoặc ngừng sản xuất. vai

Page 55: BÁO CÁO CUỐI CÙNG

48

trò của chính sách của Chính phủ trong trường hợp thứ nhất là đảm bảo tính cạnh tranh của các nhà kinh doanh không bị ảnh hưởng bởi gánh nặng phiền toái của cơ chế hoặc cản trở bởi các đầu vào cơ bản với giá đã bị bóp méo. Trong trường hợp thứ hai, vai trò của Chính phủ là giúp giảm thiểu thiệt hại cho những người có thể bị ảnh hưởng.

• Khả năng cạnh tranh trên thị trường thế giói sẽ là điểm quan trọng, đặc biệt về khía cạnh chất

lượng sản phẩm. Với thu nhập ngày càng cao, sự lựa chọn của người tiêu dùng sẽ hướng đến các sản phẩm có chất lượng cao hơn và an toàn hơn cả trên thị trường nội địa và xuất khẩu. Ví dụ về nông nghiệp là đặc biệt liên quan đến khía cạnh này. Nhờ có những cải cách vào đầu những năm 1990 và với nguồn cung tăng mạnh, Việt nam nhanh chóng trở thành nhà xuất khẩu hàng đầu về nhiều loại nông sản, bao gồm: gạo, cà fê, cao su, hạt tiêu và, gần đây là thuỷ sản. nhưng tốc độ gia tăng xuất khẩu nông sản này chủ yếu từ những sản phẩm chẩt lượng thấp, trị giá thấp. Tăng trưởng của nông sản tương lai chủ yếu do nhu cầu với sản phẩm có giá trị cao hơn, chất lượng cao hơn như rau và hoa quả tươi và sản phẩm gia cầm, là những lĩnh vực mà Việt nam còn ở mức độ thấp về khả năng cạnh tranh, cụ thể về chất lương, thời gian giao hàng, an toàn thực phẩm và nông sản.

• Một điểm cấp thiết nữa trong gia tăng cạnh tranh toàn cầu là các nút thắt cổ chai trong các

dịch vụ logistic và dịch vụ hỗ trợ, đặc biệt khi khối lượng thương mại gia tăng nhanh chóng. Các dịch vụ hỗ trợ như hiện đại hoá thủ tục hải quan, dựa trên đánh giá rủi ro chứ không phải kiểm tra thực tế. Cũng như làm rõ ràng các chứng từ giấy tờ cần thiết trong thương mại, ứng dụng công nghệ thông tin đẩy mạnh xử lý công việc và đảm bảo dễ tiếp cận cho các quy định và thủ tục thương mại. Một ưu tiên liên quan là cải thiện phối hợp giữa các đơn vị quản lý cửa khẩu như hải quan, nông sản, kiểm dịch vệ sinh dịch tễ, tiêu chuẩn đo lường và an ninh, để đẩy nhanh luồng lưu chuyển hàng hoá và thể nhân. Xử lý nút thắt cổ chai và không hiệu quả trong dây chuyền cung ứng cũng sẽ cần đầu tư lớn về cơ sở hạ tầng của cảng, hải quan, giao thông nội địavà viễn thông.

• Nhằm mục đích phát triển một số ngành hoặc khu vực nghèo hơn và khuyến khích xuất khẩu,

Việt nam lại phải dựa vào các công cụ phù hợp với WTO. Một số hình thức truyền thống của chính sách công nghiệp trước đây được các nước Đông Á sử dụng trong giai đoạn đầu phát triển công nghiệp của họ thì nay đã bị cấm theo quy định của WTO. Trợ cấp cho cụ thể doanh nghiệp, không thể được sử dụng để tăng giá trị nội địa gia tăng trong xuất khẩu, hoặc kích thích liên kết ngành hoặc chuỗi giá trị. Thêm vào đó, hội nhập quốc tế cũng đẩy nhanh quá trình loại bỏ bất cứ đối xử đặc biệt nào dành cho các doanh nghiệp nhà nước.

• Một trong những thuận lợi cho Việt nam khi gia nhập WTO là được quyền sử dụng cơ chế

xử lý tranh chấp đa phương, khiến cho có thể áp dụng các biện pháp đối kháng lại các vụ chống bán phá giá ảnh hưởng tới xuất khẩu của Việt nam ở thị trường nước ngoài như vụ EU áp thuế chống bán phá giá lên giầy mũ da, Hoa kỳ đối với cá tra, basa của Việt nam.

• Tuy nhiên, lợi thế tiềm tàng này lại bị suy giảm lớn trên thực tế, vì Việt nam sẽ vẫn bị coi là

nước có nền kinh tế “phi thị trường” sau khi gia nhập, có thể cho đến tận 2018. Quy chế “phi thị trường” giúp cho các nước bạn hàng ít ngần ngại hơn khi muốn áp dụng các biện pháp chống bán phá giá đối với hàng Việt nam. Cụ thể, chi phí giá thành của Việt nam sẽ bị

Page 56: BÁO CÁO CUỐI CÙNG

49

so sánh với các nước mà có thể có hoặc không thực sự tương ứng hợp lý với giá thành của hàng Việt nam.

• Thực thi hiệp định TRIPS là một trong những yêu cầu phức tạp nhất liên quan đến gia nhập

WTO và là một trong những ưu tiên hàng đầu của các nước bạn hàng lớn. Trong khi Việt nam đã thông qua một luật phù hợp WTO về sở hữu trí tuệ, thì trọng tâm nay tập trung vào việc thực hiện các hướng dẫn dưới luật.. Yêu cầu cơ bản cho việc thực thi hiệu quả là phối hợp giữa các cơ quan liên quan. Đây cũng là lĩnh vực mà năng lực cán bộ và nhân lực pháp lý cần nâng cao.

• Việt nam đã đồng ý tuân thủ hiệp định SPS và TBT ngay tại thời điểm gia nhập. Kết quả là

Việt nam có quyền đưa ra các tiêu chuẩn mà Việt nam coi là phù hợp cho an toàn thực phẩm, an toàn thực vật động vật, cho sản phẩm công nghiệp, để bảo vệ môi trường hoặc đảm bảo quyền lợi người tiêu dùng. Với việc tuân thủ các tiêu chuẩn của các nước bạn hàng, Việt nam có thể cải thiện cơ hôi xuất khẩu của mình, như đã nêu để cải tiến tiêu chuẩn chất lượng. Nhà sản xuất và xuất khẩu phải nắm bắt được những tiêu chuẩn mới nhất tại các thị trường liên quan. Đáp ứng yêu cầu của WTO, Việt nam đã thành lập các điểm hỏi đáp để dễ dàng tiếp cận các thông tin như vậy. Sự cần thiết hiện nay là sự hoạt động trơn tru của các cơ quan này, cũng xnhư đáp ứng yêu cầu về minh bạch của các hiệp định SPS và TBT và nâng cao năng lực của các cơ quan của Việt nam thử nghiệm tính phù hợp của hàng xuất khẩu của Việt nam với các quy định kỹ thuật của nước ngoài.

• Về tự do hoá thương mại dịch vụ, mở cửa thị trường cho ngân hàng nước ngoài và mở cửa

đầu tư cho SOCB là những cam kết quan trọng nhất trong quá trình gia nhập của Việt nam. Đôi rlại, những cam kết này sẽ tạo ra khuyến khích mạnh mẽ thúc đẩy cải cách trong lĩnh vực ngân hàng. Trên thực tế, tỷ lệ nợ tín dụng ngân hàng dành cho SOE đã được giảm mạnh trong giai đoạn 2001-2005 từ 42% xuống 32%, thì nợ khó đòi vẫn là một lĩnh vực có ít tiến bộ nhất trong giai đoạn 2001-2005. Tỷ lệ nợ khó đòi trong hệ thống ngân hàng được dự tính khoảng 10% vào năm 2005.

Hộp 4.3 Những ưu tiên chính sách chủ chốt cho 5 năm tới

- Thực hiện cam kết WTO với “cách tiếp cận phát triển” chứ không phải “cách tiếp cận tuân thủ”

- Triển khai chương trình cải cách ngân hàng, đem đến các nhà đầu tư chiến lược để thay đổi điều hành của SOCB và củng cố định hướng thương mại của các ngân hàng này.

- Tách doang nghiệp có sở hữu nhà nước khỏi cơ quan quản lý, tối đa hoá lợi nhuận từ vốn nhà nước và báo cáo minh bạch về các thu nhập này.

- Đơn giản hoá thủ tục hành chính cho doanh nghiệp, bỏ các loại giấy phép không cần thiết và giảm quan liêu.

- Thiết lạp các cơ sở pháp lý khung phù hợp về cơ sở hạ tầng (sự tham gia của tư nhân, tiếp cận, tính giá…)

- Chuyển sang cơ chế tài chính theo hướng nhu cầu cho y tế, mở rộng bảo hiểm y tế và trợ cấp cho người nghèo.

- Đặt nền móng cho việc xây dựng hệ thống lương hưu hiện đại cho người già, hỗ trựo sự

Page 57: BÁO CÁO CUỐI CÙNG

50

tham gia của hệ thống thông tin, hiện đại hoá các quy định của thị trường lao động. - Đảm bảo đất rừng dành cho người dân tộc thiểu sổ và các chương trình điều chỉnh phù

hợp với nhu cầu của họ. - Làm cho hệ thống quy hoạch và chuyển đổi sử dụng đất minh bạch hơn, đưa định giá đất

gần hơn với giá thị trường nhằm mục đích đánh thuế và đền bù giải toả. - Thúc đẩy phát triển kế hoạch chiến lược ở mức địa phương và quy hoạch chiếnlược vùng. - Tiếp tục cải cách hệ thống tài chính công với tâm điểm là hệ thống thông tin cho nợ công

và dư nợ. - Củng cố hệ thống thẩm phán, tài chính của toà và tài phán để tăng tính độc lập của toà án. - Phát triển phản hồi tích cực của người dùng đối với các cơ quan và dịch vụ công cơ bản,

từ gia đinh đến doanh nghiệp, theo tỉnh thành. - Triển khai hệ thống giám sát tài sản của quan chức cao cấp và người thân trực hệ với họ.

Nguồn: Báo cáo phát triển của Việt nam 2007

Hộp: Cam kết của Việt nam theo AFTA, hiệp định song phương Việt nam Hoa kỳ và chương trình cải cách của Ngân hàng thế giới và IMF

AFTA • Giảm thuế mạnh cho nhập khẩu từ Asean theo lộ trình. Hầu hết các dòng thuế giảm từ

20% năm 2003 xuống 0-5% vào năm 2006. • Khu vực đầu tư ASEAN [AIA] thúc đẩy đầu tư nội khối. • Hợp tác công nghiệp ASEAN [AICO] thúc đẩy hợp tác công nghiệp . • Hàng loạt chương trình hợp tác khác (tiêu chuẩn, phù hợp, v.v…) HIỆP DỊNH THƯƠNG MẠI SONG PHƯƠNG VIỆT NAM-HOA KỲ-BTA • Số dòng thuế giảm không nhiều (chỉ hơn 140 dòng thuế) trong vòng 3 năm. • Loại bỏ các biện pháp phi thuế quan, kể cả các hạn chế định lượng. • Nới lỏng quyền kinh doanh cho các doanh nghiệp Hoa kỳ( tới 7 năm, tuỳ theo tỷ lệ

góp vốn). • Mở cửa toàn diện các ngành dịch vụ, kể cả các ngành quan trọng như ngân hàng, viễn

thông, bảo hiểm và các dịch vụ tài chính khác. • Cải thiện khả năng tiếp cận cho các dự án đầu tư trực tiếp của Hoa kỳ, kể cả việc Việt

nam huỷ bỏ các biện pháp đầu tư liên quan đến thương mại (Hoa kỳ kêu gọi Việt nam thực hiện hiệp địh TRIMS theo diễn giải của BTA, nhưng có thể hoặc không hoàn toàn tương ứng với hiệp định TRIMS của WTO).

• Bảo vệ quyền sỏ hứu trí tuệ theo tiêu chuẩn của WTO. • Cải thiện sự minh bạch của luật và chính sách. CHƯƠNG TRÌNH CẢI CÁCH CỦA WB-IMF Loại bỏ hạn chế định lượng cho 6 nhóm hàng: xi măng, clanhke, một số sản phẩm sắt thép còn lại, kính trắng xấy dựng, dầu thực vật, gạch men và granit từ năm 2003.

Nguồn: Mutrap II

Page 58: BÁO CÁO CUỐI CÙNG

51

3. Ảnh hưởng của WTO đến thương mại hàng hoá của Việt nam 3.1. Mức tăng trưởng xuất nhập khẩu và thị phần trên thế giới của Việt nam Từ 1995, xuát khẩu của Việt nam đã tăng với tốc độ 17,36%/năm và thị phần trong tổng xuất khẩu của thế giới đã tăng từ dưới 0,11% lên 0,3% vào năm 2006, với trị giá khoảng 35,4 tỷ USD. Mức tăng hàng năm từ 1995-2000 cao hơn với khoảng 19,7%/năm. Mức tăng hàng năm từ 2000-2005 với khoảng 17%/năm. Mức tăng này đựơc xác nhận bới số liệu có cho tới 9 tháng đầu của năm 200742. Đối với nhập khẩu, mức tăng là 14,8% trong giai đoạn 1995 và 2005, đạt tới trị giá 35,36 tỷ USD vào năm 2006. Trong giai đoạn 1995-2000, nhập khẩu thường tăng nhanh hơn xuất khẩu, với mức hơn 20%/năm Riêng năm 2007, mức tăng của nhập khẩu đạt 35,5%43 so với năm trước đó. Tỷ trọng nhập khẩu của Việt nam trong tổng nhập khẩu của toàn thế giới tăng từ 0,16% năm 1996 lên 0,29% năm 2006.

Đồ thị: Phát triển của xuất nhập khẩu của Việt nam (triệu USD) Vietnam trade - U$

0

5000

10000

15000

20000

25000

30000

35000

40000

1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006

ExportsImports

Nguồn: UNCTAD -Sổ tay Thống kê 2007 WB, East Asia Update, Nov. 2007. s

Đồ thị: Thị phần của Việt nam trong thương mại thế giới

42 Nguồn: cơ sở dữ liệu IMF DOT 43 Xem Chương 1 về ảnh hưởng kinh tế vĩ mô của gia nhập WTO của báo cáo này.

Page 59: BÁO CÁO CUỐI CÙNG

52

Vietnam trade as % of world trade

0

0,05

0,1

0,15

0,2

0,25

0,3

0,35

0,4

1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006

%

ExportsImports

Nguồn: UNCTAD—Sổ tay Thống kê 2007

Đồ thị: Tăng trưởng thương mại của Việt nam %

Growth rate of Imports and Exports

0 5 10 15 20 25

1995 - 2005

1995 - 2000

2000 - 2005

Vietnam - ImportsWorld - ImportsVietnam - ExportsWorld -Exports

Nguồn: UNCTAD—Sổ tay Thống kê 2007

Mức tăng của xuất khẩu và nhập khẩu

Page 60: BÁO CÁO CUỐI CÙNG

53

Trade Balance

-6000

-5000

-4000

-3000

-2000

-1000

0

100019

95

1996

1997

1998

1999

2000

2001

2002

2003

2004

2005

2006

Trade Balance

Nguồn: UNCTAD—Sổ tay Thống kê 2007 Kết luận, trong các năm từ 1995 đến 2007, nhập khẩu tăng nhanh hơn xuất khẩu làm cho thâm hụt thương mại tăng mạnh, chủ yếu sau năm 2000. Tỷ lệ thâm hụt thương mại trên GDP đã giảm dần trong giai đoạn 2003-2005 và lại tăng mạnh và đạt 13,2% vào năm 2007, do mức tăng mạnh của trị giá nhập khẩu.44. Một năm sau khi gia nhập WTO, ảnh hưởng rõ ràng nhất dường như là xác nhận đáp ứng nhanh của tăng tốc nhập khẩu, không được bù trừ bằng tăng xuất khẩu, do đó dẫn đến tăng thâm hụt thương mại. 3.2. Chỉ số mở cửa của Việt nam Kể từ khi Đổi mới và gia nhập ASEABN, và khi Việt nam triển khai cải cách ngoại thương, nền kinh tế đã bắt đầu mở cửa từ từ. Do đó, tỷ trọng của ngoại thương trên GDP đã tăng từ 96% năm 2001 lên 151% năm 200745. Cụ thể, trong giai đoạn 1996- 2006, xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ trên GDP tăng từ 40,9 % lên 75,5 %.

44 Xem Chương 1 về ảnh hưởng kinh tế vĩ mô của gia nhập WTO của báo cáo này.. 45 Dữ liệu từ 2001 tới 2006 có theo các chỉ số phát triển của WB. Tỷ lệ của 2007 mô tả Chương I của Báo cáo này

Cán cân thương mại

Page 61: BÁO CÁO CUỐI CÙNG

54

Mức độ mở cửa tăng lên của nền kinh tế Việt nam, tuy nhiên không phải là tác động trực tiếp từ việc gia nhập WTO, vì nó là sự theo đuổi của đất nước trong cả một quá trình dài theo các chính sách mở cửa, dẫn tới những thay đổi tích cực của bức tranh thương mại. Đương nhiên, với việc gia nhập WTO, Việt nam cam kết điều chỉnh mạnh mẽ môi trường thương mại hướng tới minh bạch và tự do hoá và gắn môi trường thương mại của mình với môi trường thương mại thế giới, tham gia sâu hơn vào quá trình phân công lao động toàn cầu, ngoài những lợi ích khác như được hưởng quy chế không phân biệt đối xử, quyền được sử dụng cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO.

Đồ thị: Sự phát triển của tỷ trọng thương mại trên GDP

Merchandise trade (% of GDP)

0

20

40

60

80

100

120

140

160

2001 2002 2003 2004 2005 2006

Nguồn: chỉ số phát triển của WB. Tính bằng USD (WTO và WB) 3.3. Chỉ số tập trung Chỉ số Herfindahl-Hirschmann được sử dụng trong thuật ngữ thương mại để đo mức độ đa dạng hoá hoặc chuyên môn hoá của xuất khẩu hoặc nhập khẩu. trị giá của chỉ số được tính từ 0 đến 1 điểm là tối đa. Các con số sau cho thấy cả xuất và nhập khẩu của Việt nam đều chuyên môn hoá. Nhập khẩu của Việt nam tập trung hơn xuất khẩu. Thương mại của Việt nam tập trung cao độ hơn của Trung quốc, Nhật và các nước ASEAN khác..

Sự phát triển của tỷ trọng thương mại trên GDP (%)

Page 62: BÁO CÁO CUỐI CÙNG

55

Đồ thị: Chỉ số tập trung của xuất khẩu

0

0,05

0,1

0,15

0,2

0,25

0,3

0,35

0,4

0,45

0,5

China 0,07 0,073 0,073 0,075 0,077 0,078 0,081 0,088 0,102 0,109 0,11 0,11

Bangladesh 0,352 0,379 0,383 0,435 0,427 0,413 0,407 0,399 0,407 0,37 0,396 0,398

Cambodia 0,299 0,376 0,376 0,377 0,41 0,398 0,416 0,416 0,345 0,364

Indonesia 0,144 0,143 0,149 0,16 0,119 0,126 0,124 0,119 0,124 0,096 0,13 0,129

Lao People's Democratic Republic 0,259 0,267 0,252 0,26 0,426 0,313 0,304 0,346 0,345 0,347 0,281 0,374

Viet Nam 0,203 0,203 0,203 0,21 0,221 0,251 0,225 0,219 0,211 0,22 0,227 0,224

United States of America 0,075 0,078 0,081 0,088 0,093 0,091 0,085 0,084 0,08 0,076 0,074 0,076

Japan 0,124 0,123 0,128 0,135 0,138 0,136 0,136 0,149 0,146 0,137 0,139 0,147

ASEAN 0,126 0,141 0,15 0,16 0,177 0,184 0,163 0,169 0,169 0,164 0,155 0,157

1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006

Nguồn: UNCTAD—Sổ tay Thống kê 2007

Đồ thị: Chỉ số tập trung của nhập khẩu

0

0,1

0,2

0,3

0,4

0,5

0,6

0,7

0,8

0,9

China 0,474 0,468 0,464 0,464 0,461 0,452 0,451 0,457 0,465 0,455 0,446 0,446

Bangladesh 0,667 0,684 0,695 0,738 0,735 0,793 0,803 0,827 0,853 0,832 0,844 0,833

Cambodia 0,783 0,774 0,772 0,772 0,81 0,773 0,813 0,811 0,819 0,765

Indonesia 0,603 0,579 0,59 0,586 0,535 0,484 0,508 0,508 0,503 0,481 0,505 0,497

Lao People's Democratic Republic 0,745 0,754 0,761 0,762 0,77 0,74 0,759 0,718 0,771 0,773 0,776 0,778

Viet Nam 0,676 0,669 0,669 0,563 0,65 0,577 0,645 0,667 0,658 0,663 0,651 0,643

United States of America 0,284 0,276 0,266 0,254 0,256 0,266 0,261 0,262 0,263 0,259 0,265 0,275

Japan 0,381 0,378 0,389 0,375 0,373 0,382 0,383 0,373 0,409 0,407 0,422 0,396

ASEAN 0,398 0,4 0,392 0,404 0,399 0,387 0,375 0,382 0,376 0,369 0,347 0,346

1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006

Nguồn: UNCTAD—Sổ tay Thống kê 2007 3.4. Chỉ số đa dạng Sự yếu kém trong đa dạng hoá được thể hiện trong chỉ số đa dạng, được tính theo hệ số từ 0 đến 1 và cho thấy sự khác biệt của thương mại của Việt nam với cơ cấu trung bình của thế giới. Giá trị của chỉ số gần tới 1 cho thấy mức khác biệt lớn đối với mức trung bình của thế giới. Sự yếu kém trong đa dạng hoá xuất khẩu dễ làm cho hiệu quả thương mại trở nên dễ bị tổn thương hơn và biến động của doanh thu từ xuất cũng như nhập khẩu.

Page 63: BÁO CÁO CUỐI CÙNG

56

Nguy cơ dễ bị tổn thương này có thể bị khuyếch đại lên khi đất nước đối mặt với cạnh tranh từ ngoài và tự do hoá thương mại.

Bảng: Chỉ số đa dạng xuất khẩu

0

0,1

0,2

0,3

0,4

0,5

0,6

0,7

0,8

0,9

China 0,474 0,468 0,464 0,464 0,461 0,452 0,451 0,457 0,465 0,455 0,446 0,446

Bangladesh 0,667 0,684 0,695 0,738 0,735 0,793 0,803 0,827 0,853 0,832 0,844 0,833

Cambodia 0,783 0,774 0,772 0,772 0,81 0,773 0,813 0,811 0,819 0,765

Indonesia 0,603 0,579 0,59 0,586 0,535 0,484 0,508 0,508 0,503 0,481 0,505 0,497

Lao People's Democratic Republic 0,745 0,754 0,761 0,762 0,77 0,74 0,759 0,718 0,771 0,773 0,776 0,778

Viet Nam 0,676 0,669 0,669 0,563 0,65 0,577 0,645 0,667 0,658 0,663 0,651 0,643

United States of America 0,284 0,276 0,266 0,254 0,256 0,266 0,261 0,262 0,263 0,259 0,265 0,275

Japan 0,381 0,378 0,389 0,375 0,373 0,382 0,383 0,373 0,409 0,407 0,422 0,396

ASEAN 0,398 0,4 0,392 0,404 0,399 0,387 0,375 0,382 0,376 0,369 0,347 0,346

1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006

Nguồn: UNCTAD—Sổ tay Thống kê 2007

Đồ thị: Chỉ số đa dạng nhập khẩu

0

0,1

0,2

0,3

0,4

0,5

0,6

0,7

0,8

China 0,405 0,407 0,388 0,398 0,38 0,356 0,378 0,389 0,387 0,378 0,382 0,37

Bangladesh 0,568 0,563 0,562 0,569 0,569 0,574 0,57 0,556 0,554 0,56 0,525 0,525

Cambodia 0,584 0,564 0,542 0,657 0,663 0,677 0,663 0,647 0,64 0,65 0,541 0,541

Indonesia 0,428 0,426 0,436 0,475 0,512 0,467 0,465 0,471 0,45 0,419 0,428 0,434

Lao People's Democratic Republic 0,541 0,505 0,586 0,599 0,6 0,601 0,569 0,535 0,529 0,492 0,477 0,477

Viet Nam 0,474 0,468 0,467 0,458 0,46 0,469 0,454 0,463 0,45 0,451 0,452 0,445

United States of America 0,215 0,2 0,194 0,186 0,184 0,179 0,184 0,196 0,202 0,197 0,195 0,186

Japan 0,301 0,285 0,286 0,286 0,282 0,275 0,28 0,274 0,273 0,271 0,285 0,298

ASEAN 0,267 0,267 0,278 0,322 0,307 0,296 0,292 0,305 0,304 0,298 0,288 0,29

1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006

Nguồn: UNCTAD—Sổ tay Thống kê 2007

Page 64: BÁO CÁO CUỐI CÙNG

57

3.5. Cơ cấu thương mại Sản phẩm chế tạo chiếm khoảng 71% tổng nhập khẩu hàng hoá của Việt nam năm 2006, giảm từ 79% năm 2005. Năm 2007, cơ cấu nhập khẩu linh hoạt nhất là sắt thép (+ 66%), quặng, kim loại, nhiên liệu (gas và xăng dầu tăng 25%), máy móc thiết bị (+ 56%), máy tính, thiết bị điện và phụ tùng (tới 44% tăng so với 2006)46. Sự phụ thuộc vào nhập khẩu thiết bị công nghiệp và nguyên liệu, tỷ trọng của nhóm này tới 90%, phản ánh trình độ phát triển công nghiệp thấp và khả năng cạnh tranh yếu kém trong nhóm hàng vật tư. Năm 2007, tỷ trọng hàng tiêu dùng trong nhập khẩu tăng đáng kể và chiếm tới 11,4%. Nhập khẩu ôtô du lịch bùng phát với mức tăng 101% trong năm 200747, là kết quả của quá trình giảm dần bảo hộ trong lĩnh vực này. Như đã nêu trong báo cáo này, mức tăng mạnh của nhập khẩu liên quan chủ yếu tới mức tăng mạnh của nhu cầu đầu tư, luồng vốn đầu tư nước ngoài tăng cao và đầu vào ccần tăng cường do sự mở rộng công nghiệp hoá. Vì thuế quan cho hàng dệt may, giầy dép phải giảm đáng kể trong năm đầu gia nhập nên có thể nói đây không phải là hậu quả trực tiếp của việc giảm thuế do gia nhập WTO. Hơn nữa, cần lưu ý là mức thuế áp dụng cho xăng dầu, kim loại, hoá chất và phương tiện giao thông vận tải đã thấp hơn các mức cam kết. Đối với hàng xuất khẩu, hàng chế biến chiếm 46% năm 995. Tỷ trọng này tăng dần và đạt 52,4% vào năm 200748, trong đó đóng góp chủ yếu là mở rộng của hàng công nghiệp nhẹ và thủ công mỹ nghệ. Cụ thể, hàng dệt may (+ 33%), da giày (+ 10%), hàng điện tử (+27,5%)49. Về ảnh hưởng của WTO, thuế cho dệt may, trị giá xuất khẩu chiếm tới 16,3% (tháng 8/200750), phải đối mặt với cắt giảm ngay khi gia nhập từ 36.4% xuống 13.5%. Cần lưu ý là khoảng 80 % nguyên phụ liệu ngành dệt may phải nhập khẩu, như bông, và tác động rõ ràng nhất của việc gia nhập WTO là giảm thuế đáng kể đối với hàng nguyên phụ liệu dệt may (từ mức MFN 40-50% xuống còn 10−15%). Như dự đoán, tự do hoá đã giảm đáng kể chi phí đầu vào và duy trì khả năng cạnh tranh cảu nhà sản xuất. Thuế đối với da giầy cũng giảm ngay khi gia nhập và đồng thời tất cả các trợ cấp cho các ngành dệt may da giầy phải loại bỏ. Các hàng sơ chế có tỷ trọng trong xuất khẩu giảm từ 54% xuống 41% trong giai đoạn 1995-2005, trước hết do giảm tất cả các loại hàng thực phẩm, và chỉ được bù trừ bằng việc tăng xuất khẩu nhiêu liệu. Tuy nhiên năm 2006 thì xuất khẩu của cả lương thực và nhiên liệu đều tăng. Năm 2007, thuỷ sản, cà fê, gạo, than đều là những mặt hàng xuất khẩu lớn và tăng trị giá tương ứng là 13 %, 52 %, 14 % and 11,4 %. Tóm lại, có sự chuyển biến rõ rệt từ xuất khẩu các sản phẩm sơ chế sang các sản phẩm công nghiệp và công nghiệp nhẹ, với các con số từ sau năm 2002 đến nay.

46 Tính toán của tác giả dựa trên dữ liệu của Tổng cục thốngkê và Bộ Công thương 47 Tính toán của tác giả dựa trên dữ liệu của Tổng cục thốngkê và Bộ Công thương 48 Xem Chương 1 về ảnh hưởng kinh tế vĩ mô của gia nhập WTO của báo cáo này. 49 Tính toán của tác giả dựa trên dữ liệu của Tổng cục thốngkê và Bộ Công thương 50 IMF - Những vấn đề chọn lọc-12/2007

Page 65: BÁO CÁO CUỐI CÙNG

58

Nhập khẩu hàng nguyên vật liệu và hàng chế biến

Imports

0

5000000

10000000

15000000

20000000

25000000

30000000

35000000

1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006

Primary commodities, including fuels (SITC 0 +1 + 2 + 3 + 4 + 68) Manufactured goods (SITC 5 to 8 less 68)

Nhập khẩu: tỷ trọng của các ngành hàng

Imports: shares of industries

0,0 10,0 20,0 30,0 40,0 50,0 60,0 70,0 80,0 90,0

Textile fibres yarn fabrics andclothing (SITC 26 + 65 + 84)

Iron and steel (SITC 67)

Other manufactured goods (SITC6 + 8 less 68)

Machinery and transportequipment (SITC 7)

Chemical products (SITC 5)

Manufactured goods (SITC 5 to 8less 68)

Non-ferrous metals (SITC 68)

Fuels (SITC 3)

Ores and metal (SITC 27 + 28 +68)

Agricultural raw materials (SITC 2- 22 - 27 - 28)

All food items (SITC 0 + 1 + 22 +4)

Primary commodities includingfuels (SITC 0 + 1 + 2 + 3 + 4 + 68)

1995 2000 2005 2006

Nguồn: UNCTAD—Sổ tay Thống kê 2007

Hàng thô,kể cả nhiên liệu (SITCO+1+2+3+4+68) Hàng chế tạo(SITCO 5 đến 8 dưới 68)

Nhập khẩu

Nhập khẩu : tỷ trọng của các ngành hàng

Hàng thô,kể cả nhiên liệu (SITCO+1+2+3+4+68) Tất cả hàn thực phẩm (SITC +0+1+22+4) Nguyên liệu nông sản thô (SITC 2-22-27-28) Quặng và kim loại (SITC 27+28+68) Nhiên liệu (SITC 3) Kim loại mầu (SITC 68) Hàng chế tạo(SITC 5 đến 8 dưới 68) Hoá chất (SITC 5) Máy móc và phương tiện vận tải (SITC 7) Hàng chế tạo khác (SITC 6+8 dưới 68) Sắt thép (SITC 67) Sợi dệt sợi vải và quần áo (SITC 26+65+84)

Page 66: BÁO CÁO CUỐI CÙNG

59

Exports

0

5000000

10000000

15000000

20000000

25000000

1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006

Primary commodities, including fuels (SITC 0 +1 + 2 + 3 + 4 + 68) Manufactured goods (SITC 5 to 8 less 68)

Xuất khẩu: tỷ trọng của các ngành hàng

Exports: shares of industries

0,0 10,0 20,0 30,0 40,0 50,0 60,0 70,0

Textile fibres yarn fabrics andclothing (SITC 26 + 65 + 84)

Iron and steel (SITC 67)

Other manufactured goods (SITC6 + 8 less 68)

Machinery and transportequipment (SITC 7)

Chemical products (SITC 5)

Manufactured goods (SITC 5 to 8less 68)

Non-ferrous metals (SITC 68)

Fuels (SITC 3)

Ores and metal (SITC 27 + 28 +68)

Agricultural raw materials (SITC 2- 22 - 27 - 28)

All food items (SITC 0 + 1 + 22 +4)

Primary commodities includingfuels (SITC 0 + 1 + 2 + 3 + 4 + 68)

1995 2000 2005 2006

Nguồn: UNCTAD—Sổ tay Thống kê 2007

Hàng thô,kể cả nhiên liệu (SITCO+1+2+3+4+68) Hàng chế tạo(SITCO 5 đến 8 dưới 68)

Xuất khẩu

Hàng thô,kể cả nhiên liệu (SITCO+1+2+3+4+68) Tất cả hàn thực phẩm (SITC +0+1+22+4) Nguyên liệu nông sản thô (SITC 2-22-27-28) Quặng và kim loại (SITC 27+28+68) Nhiên liệu (SITC 3) Kim loại mầu (SITC 68) Hàng chế tạo(SITC 5 đến 8 dưới 68) Hoá chất (SITC 5) Máy móc và phương tiện vận tải (SITC 7) Hàng chế tạo khác (SITC 6+8 dưới 68) Sắt thép (SITC 67) Sợi dệt sợi vải và quần áo (SITC 26+65+84)

Xuất khẩu : tỷ trọng của các ngành hàng

Page 67: BÁO CÁO CUỐI CÙNG

60

3.6. Cán cân thương mại theo sản phẩm Việt nam có thặng dư thương mại lớn tronnghóm hàng sơ chế, đạt 7,6 tỷ USD năm 2006, gấp 4 lần thặng dư năm 1995, chủ yếu do nhiên liệu và thực phẩm. Cán cân của nhóm nhiên liệu đạt 3,8 tỷ USD năm 2006, gấp 27 lần trị giá năm 1995 và thặng dư của nhóm lương thực tăng 4 lần trong vòng 10 năm, đạt 5,4 tỷ USD năm 2006. Cán cân thương mại của hàng chế tạo thì âm và thậm chí hơi tăng, chủ yếu do tăng nhập khẩu máy móc thiết bị phương tiện vận chuyển, hoá chất, sắt thép. Mặt khác, thâm hụt thương mại được đền bù bằng thặng dư ở một số mặt hàng khách như dệt may, da giầy, và đồ gỗ. Chi phí lao động thấp ở Việt nam (thấp hơn cả các đối thủ cạnh tranh chính), việc giảm thuế nhập nguyên vật liệu dệt may và bỏ trợ cấp sẽ phải giúp Việt nam đáp ứng được các thách thức ngày càng tăng của cạnh tranh toàn cầu.

Đồ thị: Cán cân thương mại theo sản phẩm

-15000000

-10000000

-5000000

0

5000000

10000000

1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006

Primary commodities including fuels (SITC 0 +1 + 2 + 3 + 4 + 68) All food items (SITC 0 + 1 + 22 + 4)

Agricultural raw materials (SITC 2 - 22 - 27 -28) Ores and metal (SITC 27 + 28 + 68)

Non-ferrous metals (SITC 68)

Fuels (SITC 3)

Manufactured goods (SITC 5 to 8 less 68)

Chemical products (SITC 5)

Machinery and transport equipment (SITC 7)

Other manufactured goods (SITC 6 + 8 less68) Iron and steel (SITC 67)

Textile fibres yarn fabrics and clothing (SITC26 + 65 + 84)

Hàng thô,kể cả nhiên liệu (SITCO+1+2+3+4+68) Hàn g thực phẩm (SITC +0+1+22+4) Nguyên liệu nông sản thô (SITC 2-22-27-28) Quặng và kim loại (SITC 27+28+68) Kim loại mầu (SITC 68) Nhiên liệu (SITC 3) Hàng chế tạo(SITC 5 đến 8 dưới 68) Hoá chất (SITC 5) Máy móc và phương tiện vận tải (SITC 7) Hàng chế tạo khác (SITC 6+8 dưới 68) Sắt thép (SITC 67) Sợi dệt sợi vải và quần áo (SITC 26+65+84)

Page 68: BÁO CÁO CUỐI CÙNG

61

-12000000

-10000000

-8000000

-6000000

-4000000

-2000000

0

2000000

4000000

6000000

8000000

Prim

ary

com

mod

ities

in

clud

ing

fuel

s (S

ITC

0 +

1 +

2 +

3 +

4 +

68)

Al

l foo

d ite

ms

(SIT

C 0

+1

+ 22

+ 4

)

A

gric

ultu

ral r

awm

ater

ials

(SIT

C 2

- 22

-27

- 28

)

O

res

and

met

al (S

ITC

27 +

28

+ 68

)

N

on-fe

rrou

s m

etal

s(S

ITC

68)

Fu

els

(SIT

C 3

)

Man

ufac

ture

d go

ods

(SIT

C 5

to 8

less

68)

C

hem

ical

pro

duct

s(S

ITC

5)

M

achi

nery

and

trans

port

equi

pmen

t(S

ITC

7)

O

ther

man

ufac

ture

dgo

ods

(SIT

C 6

+ 8

less

68)

Iro

n an

d st

eel (

SIT

C 6

7)

Tex

tile

fibre

s y

arn

fabr

ics

and

clot

hing

(SIT

C26

+ 6

5 +

84)

1995200020052006

Nguồn: UNCTAD—Sổ tay Thống kê 2007

HỘP: Hiện diện của các tập đoàn xuyên quốc gia và hoạt động thương mại Tương tác giữa hoạt động của các tập đoàn xuyên quốc gia (MNC) trụ sở ở nước ngoài và tăng trưởng kinh tế ở các nước chúng hoạt động đã trở thành chủ đề nghiên cứu kỹ lưỡng trong những năm gần đây, cụ thể trong tham khảo những thành tựu đạt được về tăng năng suất lao động thông qua sự “rơi vãi” thông tin và hiểu biết. Mức tăng trưởng lớn trong thương mại và hoạt động của các MNC ở Việt nam là hai thay đổi mang tính cơ cấu dễ nhận thấy nhất (theo Phan Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter (2006). Mức tăng trưởng có tương tác giữa thương mại quốc tế và hiện diện của các MNC được nêu ra như nguyên nhân quan trọng tạo mức tăng trưởng mạnh trong những năm gần đây (Dollar 1996; Dollar và Kraay 2004). Mặt khác, sự hiện diện của MNC tập trung chủ yếu trong các ngành khai khoáng và chế tạo và ở các trung tâm kinh tế lớn như khu vực Hà nội và TP Hồ Chí Minh. Cũng không rõ là lợi ích từ thương mại nói chung hay MNC có ảnh hưởng rộng lớn như thế nào. Theo Prema-chandra Athukorala (2006), tài liêụ nghiên cứu vai trò của MNC trong xuất khẩu hàng chế tạo từ các nước mới công nghiệp hoá – Nam Hàn, Đài loan, Hồng kông (NIC)- các nước xuất khẩu chậm chân hơn từ châu Á, bao gồm Việt nam cho thấy có mối quan hệ tích cực

Page 69: BÁO CÁO CUỐI CÙNG

62

cho rằng sự tham gia của MNC là tạo ra xuất khẩu51. MNC đóng vai trò tạo tỷ lệ lớn trong xuất khẩu từ các nước chậm hơn với công nghiệp hoá định hướng xuất khẩu ở châu Á khi so sánh với kinh nghiệm lịch sử của các nước NIC Đông Á. Ngược lại với kinh nghiệm lịch sử đặc biệt của Hàn Quốc, Đài loan (và kể cả Nhật bản), sự tham gia của MNC vào các nước chậm hơn đóng vai trò thực sự quan trọng trong thành tích của xuất khẩu. Trong con số sau, vai trò của MNC trong mở rộng xuất khẩu được tính bằng % cho chi nhánh của MNC trong tổng xuất khẩu hàng chế tạo (cột 3). Thành tích xuất khẩu được tính thông qua 3 chỉ số – trị giá xuất khẩu (cột 4), thị phần của mỗi nước trong tổng xuất khẩu hàng chế tạo của thế giói (thị phần thế giới) (cột 5) và mức tăng trưởng xuất khẩu hàng năm (cột 6). Cột cuói cùng có các nhận xét tóm tắt về cơ cầu của sản phẩm của các xuất khẩu liên quan đến MNC với mô hình mô tả trong Phụ lục 1. Với Việt nam, tỷ trọng của MNC trong xuất khẩu tương ứng với trị giá, thị phần trên thế giới và mức tăng trưởng ngày càng tăng, với các MNC hoạt động mạnh trong các lĩnh vực cụ thể sau:

- Ngành sản xuất dựa trên tài nguyên và chế biến các sản phẩm thô, trước đây chủ yếu xuất khẩu dưới dạng thô; tỷ trọng của xuất khẩu các mặt hàng này của MNC trong tổng xuất khẩu hàng chế tạo có vẻ giảm sút theo thời gian vì mức tăng nhanh của tỷ trọng các mặt hàng có hàm lượng lao động cao và/hàng lắp ráp.

- Hàng tiêu dùng có hàm lượng lao động cao, nổi bật là hàng dệt may da giày, - Lắp ráp phụ tùng linh kiện. Hoạt động này quan trọng vì mới đầu nó là ngành có hàm

lượng lao động cao nhưng dần trở thành ngành đòi hỏi kỹ năng và đất nước sẽ dịch chuyển dần lên trong chuỗi giá trị gia tăng, và vai trò của các MNC rất rõ ràng vì liên quan tới sự “rơi vãi know-how”

Sự đúc kết chính sách mấu chốt từ phân tích này là khi làm chính sách về sự phát triển hướng ngoại, chính sách đầu tư và thương mại cần phải xem xét tổng thể như là các yếu tố đồng định về nơi sản xuất và tính chất của thương mại. Ngày nay, một trong những đặc tính về đầu tư của MNC tại Việt nam là MNC thường kéo các nhà cung cấp phụ tùng từ chính quốc hoặc các nước khác vào Việt nam để sản xuất cung ứng phụ tùng cho việc lắp ráp thành phẩm của họ. Lý do chính là do các doanh nghiệp Việt nam khác còn qúa yếu trong khả năng công nghệ/vốn…để có thể đáp ứng yêu cầu cao của MNC. Lý do khác là các MNC đã quen với các nhà cung cấp phụ tùng cho mình ở chính quốc hoặc khu vực khác nên không muốn thay đổi và lôi kéo họ vào đầu tư làm vệ tinh cho mình tại Việt nam.

Bảng: tỷ lệ của các MNC trong tổng xuất khẩu và một số chỉ số thành tích xuất khẩu Nước Thời hỳ tỷ trọng

của MNC trong xuất khẩu

Giá trị xuất khẩu(%)

Thị phần trong thương mại thế giới (%)

Mức tăng của xuất khẩu (%)

Bản chất của cơ cấu xuất khẩu của chi nhánh MNC vào cuối 1990 (mô hình Bảng 1)

51 Trung bình, 1% tăng tỷ lệ của doanh nghiệp nước ngoài trên tổng xuất khẩu hàng chế tạo với 0.96% tăng mức độ thâm nhập của những nước này vào thị trường chế tạo của thế giới. (Prema-chandra Athukorala, 2006).

Page 70: BÁO CÁO CUỐI CÙNG

63

(1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) Việt nam 1990-94 12,0 1,6 0,05 14,57 1995-99 39,2 5,4 0,12 9,47 2000 56,8 0,16

thống lĩnh 2.1 (chủ yếu hải sản) và 2.2 với tỷ trọng nhỏ nhưng tăng (2.3a

Nguồn: Prema-chandra Athukorala (2006) Bảng: Tỷ lệ của các MNC trong tổng xuất khẩu hàng chế tạo và thị phần thế giới

Nguồn: Prema-chandra Athukorala (2006)

Page 71: BÁO CÁO CUỐI CÙNG

64

Ngồn: Phan Minh Ngoc và Eric D. Ramstetter (2006) 3.7 Cơ cấu thương mại và yếu tố hàm lượng Tuân thủ nguyên tắc về lợi thế tương đối, dự đoán rằng tính chất thương mại được xác định thông qua chi phí sản xuất tương ứng và sự khác biệt về các yếu tố nguồn thu tương ứng xuyên suốt các quốc gia, chúng tôi phân tích tiến triển thương mại của Việt nam trong điều kiện mật độ của các yếu tố của đất nước. Xuất khẩu và nhập khẩu được phân loại căn cứ vào yếu tố mật độ trên cơ sở của Phân loại ITC - UNCTAD/WTO (xem Phụ lục 4). Năm 2001, 52% xuất khẩu của Việt nam gồm các sản phẩm sơ chế và có hàm lượng tài nguyên cao, tiếp theo là các hàng hoá có hàm lượng lao động phổ thông, chiếm 24% xuất khẩu. Bốn năm sau, các sản phẩm sơ chế và có hàm lượng tài nguyên cao đã giảm tỷ trọng xuống khoảng 47%, các hàng hoá có hàm lượng lao động phổ thông tăng lên 28% tổng xuất khẩu. Hàng công nghệ cũng tăng nhẹ tỷ trọng của mình lên 10%.

Bảng: tăng trưởng GDP theo đầu người, hiện diện của MNC và thương mại Việt nam (%)

tăng GDP theo đầu người xuất khẩu/GDP (trục phải)

tỷ trọng MNC/GDP thưong mại/GDP (trục phải)

Page 72: BÁO CÁO CUỐI CÙNG

65

Bảng: Xuất khẩu theo yếu tố hàm lượng (2001) Exports 2001

primary products50%

natural-resource intensive products

2%

unskilled-labour intensive products

24%

technology intensive products9%

human-capital intensive products

5%

not classified10%

primary productsnatural-resource intensive productsunskilled-labour intensive productstechnology intensive productshuman-capital intensive productsnot classified

Sản phẩm phân loại thành 5 nhóm chính mức 3 chữ số (trong ngoặc là số của ngành vào chủng loại cụ thể: A. Nhóm hàng thô (83); thịt, sữa, ngũ cốc, hoa quả, cà fee, khoảng sản và dầu B. sảnophẩm có hàm lượng tài nguyên cao (21); như da, gỗ, gang đồng. C. sản phẩm có hàm lượng lao động phổ thông cao (26); như dệt may, đóng tầu và giầy dép. D. sản phẩm có hàm lượng vốn-trí tuệ cao (43); như nước hoa, mỹ phẩm, ôtô và đồng hồ. E. sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao (62); như hoá chất, điện tử, dụng cụ và hàng không.

Bảng: Xuất khẩu theo yếu tố hàm lượng (2005)

Xuất khẩu 2001

Nhóm hàm lượng lao động phổ thông cao 24%

Nhóm hàm lượng công nghệ cao 9%

Nhóm hàm lượng vốn-trí tuệ cao 5%

Nhóm chưa phân loại 10%

Nhóm hàng thô 50%

Nhóm hàm lượng tài nguyên cao 2%

Page 73: BÁO CÁO CUỐI CÙNG

66

Exports 2005

primary products46%

natural-resource intensive products

1%unskilled-labour intensive

products28%

technology intensive products10%

human-capital intensive products

5%

not classified10%

primary productsnatural-resource intensive productsunskilled-labour intensive productstechnology intensive productshuman-capital intensive productsnot classified

Nguồn: Comtrade SITC3, mức 3 chữ số. Ghi chú : dữ liệu được tổng hợp dựa trên phân loại yếu tố hàm lượng của ITC,UNCTAD/WTO52 Đối với nhập khẩu, năm 2001 sản phẩm công nghệ và trí tuệ chiếm tới 51%, trong khi năm 2005 giảm còn 46%, nhưòng chỗ cho các sản phẩm sơ chế, có hàm lượng lao động phổ thông và tài nguyên cao.

Bảng: Nhập khẩu theo yếu tố hàm lượng (2005)

52tổng hợp dựa trên phân loại yếu tố hàm lượng của ITC,UNCTAD/WTO. Jeroen Hinloopen và Charles van Marrewijk (http://people.few.eur.nl/vanmarrewijk/eta/intensity.htm) . Sản phẩm phân loại thành 5 nhóm chính mức 3 chữ số (trong ngoặc là số của ngành vào chủng loại cụ thể: A. Nhóm hàng thô (83); thịt, sữa, ngũ cốc, hoa quả, cà fee, khoảng sản và dầu B. sản phẩm có hàm lượng tài nguyên cao (21); như da, gỗ, gang đồng. C. sản phẩm có hàm lượng lao động phổ thông cao (26); như dệt may, đóng tầu và giầy dép. D. sản phẩm có hàm lượng vốn-trí tuệ cao (43); như nước hoa, mỹ phẩm, ôtô và đồng hồ. E. sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao (62); như hoá chất, điện tử, dụng cụ và hàng không.

Xuất khẩu 2005

Nhóm chưa phân loại 10%

Nhóm hàm lượng vốn-trí tuệ cao 5%

Nhóm hàm lượng lao động phổ thông cao 28%

Nhóm hàm lượng công nghệ cao 10%

Page 74: BÁO CÁO CUỐI CÙNG

67

Imports 2005

primary products24%

natural-resource intensive products

6%

unskilled-labour intensive products

12%technology intensive products

27%

human-capital intensive products

19%

not classified12%

primary productsnatural-resource intensive productsunskilled-labour intensive productstechnology intensive productshuman-capital intensive productsnot classified

Sản phẩm phân loại thành 5 nhóm chính mức 3 chữ số (trong ngoặc là số của ngành vào chủng loại cụ thể: A. Nhóm hàng thô (83); thịt, sữa, ngũ cốc, hoa quả, cà fee, khoảng sản và dầu B. sảnophẩm có hàm lượng tài nguyên cao (21); như da, gỗ, gang đồng. C. sản phẩm có hàm lượng lao động phổ thông cao (26); như dệt may, đóng tầu và giầy dép. D. sản phẩm có hàm lượng vốn-trí tuệ cao (43); như nước hoa, mỹ phẩm, ôtô và đồng hồ. E. sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao (62); như hoá chất, điện tử, dụng cụ và hàng không. Nguồn: Comtrade SITC3, mức 3 chữ số. Ghi chú : dữ liệu được tổng hợp dựa trên phân loại yếu tố hàm lượng của ITC,UNCTAD/WTO53

53 tổng hợp dựa trên phân loại yếu tố hàm lượng của ITC,UNCTAD/WTO. Jeroen Hinloopen và Charles van Marrewijk (http://people.few.eur.nl/vanmarrewijk/eta/intensity.htm) . Sản phẩm phân loại thành 5 nhóm chính mức 3 chữ số (trong ngoặc là số của ngành vào chủng loại cụ thể: A. NHóm hàng thô (83); thịt, sữa, ngũ cốc, hoa quả, cà fee, khoảng sản và dầu B. sảnophẩm có hàm lượng tài nguyên cao (21); như da, gỗ, gang đồng. C. sản phẩm có hàm lượng lao động phổ thông cao (26); như dệt may, đóng tầu và giầy dép. D. sản phẩm có hàm lượng vốn-trí tuệ cao (43); như nước hoa, mỹ phẩm, ôtô và đồng hồ. E. sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao (62); như hoá chất, điện tử, dụng cụ và hàng không.

Nhóm hàng thô Nhóm hàm lượng tài nguyên cao Nhóm hàm lượng lao động phổ thông cNhóm hàm lượng công nghệ cao Nhóm hàm lượng vốn-trí tuệ cao Nhóm chưa phân loại

Nhập khẩu 2005

Nhóm chưa phân loại 12%

Nhóm hàm lượng vốn-trí tuệ cao 19%

Nhóm hàng thô 24%

Nhóm hàm lượng tài nguyên cao 6%

Nhóm hàm lượng lao động phổ thông cao 12%

Nhóm hàm lượng công nghệ cao 27%

Page 75: BÁO CÁO CUỐI CÙNG

68

Exports

0

2.000.000.000

4.000.000.000

6.000.000.000

8.000.000.000

10.000.000.000

12.000.000.000

14.000.000.000

16.000.000.000

primary products natural-resourceintensive products

unskilled-labour intensiveproducts

technology intensiveproducts

human-capital intensiveproducts

20012005

Imports

0

2.000.000.000

4.000.000.000

6.000.000.000

8.000.000.000

10.000.000.000

12.000.000.000

primary products natural-resourceintensive products

unskilled-labour intensiveproducts

technology intensiveproducts

human-capital intensiveproducts

20012005

Nhìn chung, Việt nam cho thấy thâm hụt lớn và mở rộng về hàng có hàm lượng công nghệ và trí tuệ cao, thặng dư lớn ở hàng sơ chế và thặng dư tăng nhanh do hàng có hàm lượng lao động phổ thông. .

Xuất khẩu

Nhập khẩu

Nhóm hàng thô

Nhóm hàm lượng tài nguyên cao

Nhóm hàm lượng lao động phổ thông cao

Nhóm hàm lượng công nghệ cao

Nhóm hàm lượng vốn-trí tuệ cao

Nhóm hàm lượng vốn-trí tuệ cao

Nhóm hàm lượng công nghệ cao

Nhóm hàm lượng lao động phổ thông cao

Nhóm hàm lượng tài nguyên cao

Nhóm hàng thô

Page 76: BÁO CÁO CUỐI CÙNG

69

Bảng: Cán cân thương mại

-8.000.000.000

-6.000.000.000

-4.000.000.000

-2.000.000.000

0

2.000.000.000

4.000.000.000

6.000.000.000

8.000.000.000

primary products natural-resourceintensive products

unskilled-labour intensiveproducts

technology intensiveproducts

human-capital intensiveproducts

20012005

Nguồn: Comtrade SITC3, 3 chữ số. Ghi chú: Dữ liệu tổng hợp theo yếu tố phân loại hàm lượng ITC,UNCTAD/WTO

Hộp: Thương mại liên ngành ở Việt nam Bảng sau mô tả quy mô của Thương mại liên ngành (IIT) cho các sản phẩm tính theo hàm lượng (chi tiết xin xem Phụ lục 3).

Số liệu: Chỉ số Grubel-Lloyd trung bình gia quyền Chỉ số Grubel-Lloyd trung bình gia quyền 2001 2005 sản phẩm thô 0,111 0,052 � sản phẩm có hàm lượng tài nguyên cao 0,229 0,214 � sản phẩm có hàm lượng lao động phổ thông cao 0,249 0,157 � sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao 0,290 0,422 sản phẩm có hàm lượng trí tuệ cao 0,283 0,315

Nguồn: Comtrade SITC3, mức 3chữ số.. Ghi chú: Dữ liệu tổng hợp theo Phân loại ITC - UNCTAD/WTO Bảng trên cho thấy Thương mại liên ngành (IIT) nói chung thấp và giảm đối với hàng thô và có hàm lượng lao động phổ thông. Trị giá cao và giảm dần của IIT cho hàng có hàm lượng tài

Nhóm hàm lượng tài nguyên cao

Nhóm hàng thô

Nhóm hàm lượng lao động phổ thông cao

Nhóm hàm lượng công nghệ cao

Nhóm hàm lượng vốn-trí tuệ cao

Page 77: BÁO CÁO CUỐI CÙNG

70

nguyên cao. Sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao hơn, đặc trưng bởi hàm lượng công nghệ và trí tuệ, cho thấy mức tăng nhanh tương ứng trong thương mại liên ngành. Kết quả trên phù hợp với sự tăng trưởng của hàng trung gian54 trong cả nhập khẩu và xuất khẩu ở Việt nam, với thâm hụt thương mại của các sản phẩm này, như được trình bày trong số liệu dưới đây.

Nguồn Comtrade BEC, ghi chú: dữ liệu tổng hợp theo Gaulier Guillaume, Lemoine Françoise, Ünal-Kesenci Deniz (2005)

54 For detailed information on the classification used see Appendix 4. The components showing the larger increase are: 42 – parts of capital goods, except transport equipment, 53 - Parts and accessories of transport equipment, 22- Industrial supplies, n.e.s., processed

Nhập khẩu hàng trung gian

Page 78: BÁO CÁO CUỐI CÙNG

71

Số liệu: Thâm hụt thương mại hàng trung gian

Trade balance on intermediate goods

-16000000000

-14000000000

-12000000000

-10000000000

-8000000000

-6000000000

-4000000000

-2000000000

0

22 53 121

322

22 53 121

322

22 53 121

322

22 42 53 121

322

22 42 53 121

322

22 42 53 121

322

22 42 53 121

322

22 42 53 121

322

22 42 53 121

322

1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005

Việt nam, đang thành công trong hội nhập vào nền kinh tế thế giới và phát triển, cơ cấu thương mại của các luồng hàng hướng chuyển từ sản phẩm thô, mới đầu tới sản phẩm có hàm lượng lao động phổ thông, và sau đó hướng tới sản phẩm có hàm lượng công nghệ và trí tuệ. Liên quan tới những thay đổi này, có sự tăng lên đương nhiên của quy môi thương mại liên ngành. Cụ thể IIT cao cho các sản phẩm chế tạo hiện đại (hoá chất, máy móc, phương tiện giao thông, thiết bị điện, điện tử, cả hai dựa trên tính khác biệt và phân nhóm nhỏ của sản phẩm). Thương mại hàng phụ tung linh kiện ở Việt nam cũng tăng nhưng vẫn chỉ chiếm tỷ trọng khiêm tốn trong

Thâm hụt thương mại hàng trung gian

Page 79: BÁO CÁO CUỐI CÙNG

72

thương mại khu vực. Nhìn chung, ngược lại với các nước mới nổi châu Á khác, Việt nam vẫn chưa trở thành một phần của chuỗi sản xuất châu Á (ngoại trừ ngành may mặc) do Trung quốc thống trị, như cũng được nhắc đến trong báo cáo của ADETEF (2007). Thương mại của Việt nam với Trung quốc lại tuân thủ theo đặc tính thương mại “BẮC-NAM” : Việt nam xuất nguyên vật liệu và nhập hàng chế tạo. Giảm sự chuyên môn hoá về dệt may và tham gia vào chuỗi sản xuất châu Á trong ngành điện tử là một thách thức cơ bản đối với Việt nam.

Hộp: Lợi thế tương đối và không lợi thế của Việt nam Như mô tả của Trần Văn Thọ (2006) và phân tích sau đây, sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các nền kinh tế Đông Á đã được củng cố và sự chuyên môn hoá liên ngành đã được phát triển giữa các nước trong khu vực. Các nước nhỏ hơn có vẻ hưởng lợi hơn từ tự do hoá thương mại vì khoảng trống dành cho tái di chuyển nguồn lực các ngành có lợi thế tương đối sẽ lớn hơn các nước lớn. Tuy nhiên, cải tiến phân bổ nguồn lực hiện nay dường như tính hơn vì có vẻ củng cố lợi thế tương đối đã hình thành.Theo Truong và Nguyen (2006), cũng sử dụng mô hình CGE để đánh giá tác động của tự do hoá thương mại tới nền kinh tế Việt nam, ảnh hưởng của giảm thuế quan trong m ở rộng sản xuất và xuất khẩu của thuỷ sản chế biến, hàng dệt may, da giầy, là những lợi thế hiện nay của đất nước. Trần Văn Thọ đã tính toán chỉ số cạnh tranh đơn55, mà các giá trị của nó dao động trong khoảng -1, tối thiểu và +1, tối đa, cho 3 sản phẩm có thị phần lớn trong thương mại nội khối Đông Á. Kết quả được nêu ở các dữ liệu sau. Rõ ràng là Việt nam không có lợi thế so sánh ở trong các mặt hàng phân tích. Tuy nhiên, vị thế của Việt nam đang được cải thiện trong sản xuất các linh phụ kiện.

55 i = (X-M) / (X+M) Chỉ số này cho thấy vị trí lợi thế của ngành công nghiệp trong thị trường thế giới. khi ngành công nghiệp non trẻ, xuất khẩu (X) gần là 0 và chỉ có nhập khẩu (M) do đó i = -M/M = -1. Cùng với sự phát triển của ngành, cạnh tranh quốc tế tăng lên, M giảm và X tăng đến mức X=M và i=0 và nếu cạnh tranh quốc tế trở thành rất mạnh, M lại trở về 0 và sẽ chỉ có X€ và i=X/X=1. Quy trình phát triển mẫu của ngành công nghiệp mới là nước đó thường bắt đầu bằng nhập khẩu (i=-1), sau đó thay thế nhập khẩu (i chuyển về phía 0) và nếu cạnh tranh tốt hơn thì I trở nên dương và chuyển sang hướng +1.

Page 80: BÁO CÁO CUỐI CÙNG

73

Bảng 2: chỉ số cạnh tranh của ôtô du lịch

Page 81: BÁO CÁO CUỐI CÙNG

74

Bảng 3: chỉ số cạnh tranh của ngành sản xuất máy lạnh tủ lạnh

Bảng 4: chỉ số cạnh tranh của ngành sản xuất linh kiện máy tính

Page 82: BÁO CÁO CUỐI CÙNG

75

Sản xuất máy móc thiết bị liên quan đến nhiều hàng hoá trung gian và linh kiện phụ tùng với mức độ chuyên môn hoá khác nhau. Các MNC có xu hướng đặt sản xuất các linh phụ kiện và sản phẩm trung gian này ở nhiều nước khác nhau ở Đông Á có tính đến yếu tố lợi thế tương ứng. Dù sao, đặc điểm của chuyên môn hoá trong mối quan hệ này phụ thuộc vào loại hình của sản phẩm. trong trường hợp linh phụ kiện máy tính, nhiều nước Đông Á ghi nhận mức thặng dư lớn. sức cạnh tranh của họ rất cao, dao động từ 0.4 tới 0.8. Ngược lại, thâm hụt thương mại hàng trung gian phản ánh những bất lợi tương đối của Việt nam. Vì sự phát triển dài hạn, đặc trưng bởi những thay đổi năng động trong lợi thế so sánh và nâng cấp cơ sở hạ tầng công nghiệp, chiến lược cải cách và cải tổ là cấp thiết để tạo ra những yếu tố hàm lượng mới để nắm bắt những lợi ích và hiệu quả năng động của tự do hoá. Trong bối cảnh như thế, những luồng tăng trưởng ổn định của đầu tư nước ngoài FDI là yêu cầu cần. Những điều kiện này thúc đẩy luồng vốn FDI, bao gồm việc xây dựng hạ tầng vật chất và pháp lý, cung ứng nhân lực có kỹ năng và v.v…

Hộp: Ảnh hưởng của Trung quốc đối với thương mại Việt nam Nhằm mục đích nắm bắt được những hậu quả có thể mang tính phá hoại của Trung quốc đối với Việt nam, chúng tôi tóm tắt những kết quả nguyên tắc của John Weiss56, của Viện nghiên cứu của Ngân hàng phát triển châu Á. Kết quả nghiên cứu tập trung vào cầu, chuyên môn hoá sản xuất và hiệu quả cạnh tranh. - Ảnh hưởng của cầu Tăng xuất khẩu sang Trung quốc tạo ra một động lực quan trọng tăng cầu ở các nước láng giềng. Tăng thặng dư thương mại của các nước láng giềng với Trung quốc sẽ tăng đáng kể trong tương lai vì thương mại đang được tự do hoá và thương mại gia tăng, đến lượt nó lại tạo ra mức tăng cho thu nhập, đem lại lợi ích cho một số nước ASEAN, trong đó có Việt nam. - Hiệu quả của chuyên môn hoá sản xuất Việc này phụ thuộc vào cơ cấu thay đổi của sản xuất sự gia tăng của chuyên môn hoá trong khu vực, nơi hàng hoá có lợi thế tương đối, với cơ hội có chi phí thấp hơn, sẽ tăng mạnh hơn hàng hoá có chi phí cao hơn. Tiềm năng chuyên môn hoá khu vực sẽ bị ảnh hưởng mạnh hơn do gia tăng sự khác biệt hiện nay và trong tương lai về cơ cấu sản xuất và thương mại giữa Trung quốc và các nước láng giềng. Xét cơ cấu hiện tại, hy vọng rằng Trung quốc sẽ nhập khẩu hàng thiết bị và công nghệ cao và lương thực thực phẩm, một số sản phẩm có nguồn gốc tài nguyên, và hàng loạt các linh phụ kiện để sử dụng lắp ráp các sản phẩm công nghệ cao hoàn chỉnh. Nguồn thu chính của Việt nam là từ sản phẩm thô/cơ bản như gạo, dệt may và hoá chất và sản phẩm cao su là những mặt hàng được định hướng tăng mạnh. 56 Weiss, 2006

Page 83: BÁO CÁO CUỐI CÙNG

76

- Hiệu quả cạnh tranh Việc này phụ thuộc vào tình huống trùng lặp trong xuất khẩu sang nước thứ ba và mất thị phần. các nước có cơ cấu xuất khẩu sản phẩm công nghệ cao nhất, đây không phải là Việt nam, là những nước lại có sự đe doạ trực tiếp lớn nhất một cách tương ứng, phản ánh một phần sự tăng trưởng rất nhanh của Trung quốc trong xuất khẩu hàng công nghệ cao. Tuy nhiên, dệt may cho thấy một ví dụ đáng buồn về việc dịch chuyển thị phần cơ bản nghiêng về Trung quốc như là hậu quả của việc loại bỏ hệ thống quota vào đầu năm 2005. Nghiên cứu này dự đoán rằng những nước bị thiệt hại chính trong khu vực sẽ là Việt nam và Campuchia. Xét về khía cạnh thương mại, mức tăng nhanh của Trung quốc đóng góp vào việc đẩy giá hàng hoá nguyên vật liệu lên, đem lại lợi ích cho những nước như Việt nam là nước xuất khẩu tịnh các loại hàng này. Luồng vốn FDI liên quan tới hiệu quả cạnh tranh. Lợi ích tiềm tàng có thể thấy cho Việt nam, vì Việt nam có thể tham gia vào quá trình khu vực tạo FDI đang hoạt động tốt. Trên thực tế, mạng lưới sản xuất do các nhà đầu tư FDI quốc tế ở Trung quốc liên quan chặt chẽ đến bất cứ nơi nào trong khu vực thông qua luân chuyển linh phụ kiện giữa các chi nhánh của hệ thống toàn cầu.

Hộp: Hàng dệt và may mặc

Hiệp định gia nhập WTO của Trung quốc bao gồm một điều khoản tự vệ đặc biệt về dệt may, cho thời hạn tới 7 năm kể từ khi gia nhập (tới tháng 12/2008). Cơ chế tự vệ này bao gồm tất cả các mặt hàng quy định trong Hiệp định dệt may ATC của WTO. Biện pháp này cho phép hạn chế nhập khẩu 1 năm (và có thể gia hạn tới hết 2008 nếu có xác định nhập khẩu làm phương hại thị trường và “đe doạ cản trở sự phát triển có trật tự của thương mại hàng dệt may” Đầu năm 2005, hàng giao từ Trung quốc tới Hoa kỳ và EU tăng đột biến về lượng và trị giá và điều khoản tự vệ đặc biệt đã được sử dụng và tái lâp hạn chế định lượng đối với các chủng loại (cat.) có mức tăng trưởng nhanh nhất của Trung quốc. Một tài liệu do James viết (2008) cho ADB, khai thác các kịch bản có thể xảy ra sau khi các biện pháp tự vệ trên được dỡ bỏ. Viêc áp dụng quota tự vệ lên hàng Trung quốc đã tạo cơ hội cho các nhà cung cấp cạnh tranh của châu Á tăng giao hàng cho Hoa kỳ. Trong khi có một số nới lỏng biện pháp tự vệ năm 2007 cho phép Trung quốc khôi phục lại thị phần, nhưng cũng không gây phương hại đến các nước cung cấp cạnh tranh khác. Trước hết những nước trước đây có lượng quota lớn/có ưu đãi cao nhưng không có khả năng cạnh tranh cao đều bị giảm mạnh thị phần tại Hoa kỳ. các nhà cung cấp cạnh tranh của châu Á, như Việt nam đã tăng thị phần của mình, và cùng với các nhà cung cấp chẩu Á khác, đang tìm ra các thị trường ngách khác để không phải đối đầu trực diện cạnh tranh với hàng Trung quốc. Trên thực tế, Việt nam thực hiện được việc này chủ yếu với đơn giá sản phẩm tăng nhanh hơn số lượng. Số lượng của Việt nam tăng chậm hơn của mức trung bình thế giới nhưng trị giá thì tăng nhanh hơn trung bình của thế giới.

Page 84: BÁO CÁO CUỐI CÙNG

77

Ngoài ra, các nhà cung cấp vải và nguyên phụ liệu dệt may Trung quốc đóng vai trò xúc tác bằng cách cung cấp cho các nhà sản xuất châu Á đầu vào chất lượng với chi phí thấp cho phép họ cạnh tranh thành công hơn trên thị trường của nước thứ 3. Trên thực tế, trích dẫn Tầm nhìn Phát triển Châu Á 2006: di chuyển của sản xuất dệt may sang các nước lớn, đang phát triển ở châu Á; các nước nhỏ hơn chủ yếu lắp ráp, may lại nhưng phụ thuộc vào nhập khẩu của vải và nguyên phụ liệu. Hiện tại quá trình này vẫn đang diễn ra tương tự như trường hợp công ty lớn nhất Đài loan về dệt Formosa Plastic đã chọn Việt nam để đầu tư khu phức hợp dệt lớn. Tuy nhiên, tính linh hoạt của giá các lô hàng may mặc của các chủng loại bị hạn chế cho thấy cạnh tranh sẽ trở nên quyết liệt hơn khi các biện pháp tự vệ kết thúc vào năm 2009 và chắc rằng xu hướng ép đơn giá sẽ tăng lên và nhà cung cấp cần phải giảm giá thành nâng cao chất lượng để tránh bị suy giảm.

Nguồn: James (2008), ADB

Bảng:Số liệu nhập khẩu dệt may vào Hoa kỳ của các cat. đang áp hạn ngạch cho Trung quốc (trị giá: triệu USD)

Page 85: BÁO CÁO CUỐI CÙNG

78

Source: James (2008), ADB

Bảng:Thị phần của các nhà cung cấp chính vào Hoa kỳ của các cat. Đang áp hạn ngạch cho Trung quốc (trị giá: triệu USD và %)

Page 86: BÁO CÁO CUỐI CÙNG

79

3.8. Thành tích xuất nhập khẩu và chuyên môn hoá theo sản phẩm So sánh tốc độ phát triển của xuất khẩu thế giới ở những sản phẩm mà Việt nam chuyên môn hoá, ta thấy Việt nam có tốc độ phát triển nhanh hơn, mở rộng thị phần ở hàng loạt sản phẩm như:

- Giầy dép - Hàng may và phụ trợ - Đồ gỗ - Cá và thuỷ sản - Cà fê - Cao su

Tuy nhiên xuất khẩu của Việt nam lại nằm trong các khu vực đang “suy giảm”, nói cách khác là lĩnh vực mà nhu cầu thế giới đang “có vấn đề”

Bảng: Hướng chuyên môn hoá: thành tích xuất khẩu của Việt nam so sánh với thế

giới

Nguồn: ITC – Bản đồ cạnh tranh thương mại HS 2.

Mức tăng nguồn cung quốc gia và nhu cầu thế giới với hàng xuất của Việt nam 2006

Page 87: BÁO CÁO CUỐI CÙNG

80

đối với nhập khẩu, Việt nam vượt trội ở các nhóm:

- Máy móc , - Thiết bị điện, điện tử, - Chất dẻo.

đối với những sản phẩm này, Việt nam là nhà nhập khẩu tịnh mà sự phụ thuộc voà nhập khẩu tăng nhanh hơn xuất khẩu của thế giới. Cụ thể, đối với máy móc, có thị phần lớn của thương mại nội ngành diễn ra với các thiết bị xử lý dữ liệu tự động, linh phụ kiện cho máy văn phòng. Thêm nữa là nhập khẩu xăng dầu và nhiên liệu có nguồn gốc hoá thạch cũng tăng nhanh hơn xuất khẩu của thế giới, tuy nhiên Việt nam lại là nước xuất khẩu tịnh của những sản phẩm này. cụ thể, Việt nam là nước xuất khẩu tịnh dầu thô và nhập khẩu tịnh xăng dầu. Bảng: Hướng chuyên môn hoá: thành tích nhập khẩu của Việt nam so sánh với thế giới

Nguồn: ITC –Bản đồ cạnh tranh thương mại HS 2.

Mức tăng nguồn cung quốc gia và nhu cầu thế giới với hàng nhập của Việt nam 2006

Page 88: BÁO CÁO CUỐI CÙNG

81

Dữ liệu: Những mặt hàng xuất khẩu và nhập khẩu (HS1996 mã: 84) lớn nhất của Việt nam năm 2005

Nguồn: Comtrade, HS1996, 4-digits

3.9.Điều kiện thương mại Chỉ số các điều kiện thương mại57 hơi bị suy giảm trong giai đoạn gần đây vì cơ cấu cán cân thương mại và thực tế của quan hệ truyền thống của giá cả và sản xuất. Trên thực tế, Trung quốc đã tăng tốc công nghiệp hoá và trở thành nguồn cung lớn nhất cho mức tăng nhập khẩu của thế giới. nền kinh tế phát triển cực nhanh của Trung quốc đã tăng nhu cầu trên thị trường thế giới về lương thực thực phẩm và hàng hoá58. Và đương nhiên, sự bùng nổ của nhu cầu từ Trung quốc đã làm cho giá cả các mặt hàng này tăng vọt, có lợi cho các nước như Việt nam, là nước xuất khẩu thuần các sản phẩm này. Mặt khác thì Việt nam lại là nước tăng mạnh xuất khẩu chuyên môn hoá vào các sản phẩm chế biến có hàm lượng lao động cao mà giá cả thế giới thì lại đang giảm.

57 Tỷ lệ phần trăm giá của xuất khẩu một nước trên nhập khẩu của nước đó. 58 Kaplinsky (2005)

Máy xử lý dữ liệu tự động Linh phụ kiện cho máy văn phòng Máy móc có chức năng cá nhân Máy móc ngành cao su, nhưạ Máy tự hành chuyển đất, xây đường... Khuôn mẫu cho đúc kim loại (trừ thỏi), nhựa, cao su Các mặt hàng khác (ngoài lựa chọn trên)

Linh phụ kiện cho máy văn phòng Máy xử lý dữ liệu tự động Máy may (không phải đóng sách) Máy nén, quạt, bơm… Máy móc có chức năng cá nhân Máy móc phụ kiện máy dệt Các mặt hàng khác (ngoài lựa chọn trên) Các mặt hàng khác (ngoài lựa chọn

Page 89: BÁO CÁO CUỐI CÙNG

82

Bảng: Điều kiện thương mại các nước đang phát triển

40

60

80

100

120

1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006

Developing economies Cambodia Indonesia Lao People's Dem. Rep. Malaysia Myanmar Viet Nam

Nguồn: UNCTAD -Sổ tay Thống kê 2007 3.10. Luồng thương mại Sau khi Trung quốc gia nhập WTO, thị phần nhập khẩu hàng có xuất xứ Trung quốc tăng mạnh, từ 12% năm 2001 lên 18% năm 2006, và 20,5 % năm 2007. Chiếm ngôi của các nhà cung cấp như Singapore, Đài Loan, Nhật bản và Hàn quốc, Trung quốc trở thành nhà cung cấp lớn nhất của Việt nam. Trong số các nước AEAN, chỉ có Thái lan là nước liên tục tăng xuất khẩu vào Việt nam từ 2001 đến 2006 và duy trì vị trí là nhà cung cấp lớn thứ 6 cho Việt nam. Trung quốc và ASEAN chiếm tới 46%59 trong tổng nhập khẩu của Việt nam năm 2007. Sự tái phân bổ nhà cung cấp này có thể phản ánh sự tái tổ chức của sản xuất ở châu Á, nơi mà bản sắc thương mại đã hiện rõ hơn. Trong nhiều lĩnh vực, Trung quốc được sử dụng như là cơ sở xuất khẩu của các doanh nghiệp thuộc các nước châu Á phát triển hơn, thay bằng việc xuất thẳng hàng thành phẩm đi Hoa kỳ, EU thì họ xuất hàng bán thành phẩm sang các chi nhánh ở Trung quốc. Khía cạnh thương mại đang nổi này cùng với các chi phí sản xuất tăng cao ở Trung quốc và lo ngại các tranh chấp thương mại và chính sách tự vệ của các nước Hoa kỳ va EU, dẫn đến việc có thể chọn Việt nam là đối tác của chiến lược “Trung quốc +một”, theo đó, công ty nước ngoài đầu tư ở Trung quốc và ở một nước Asean.

59 Tính toán từ cơ sở dự liệu của tổng cục thống kê

Page 90: BÁO CÁO CUỐI CÙNG

83

Hơn nữa, chi phí tăng60 và mong muốn của các MNCs đan dạng hoá mở ra cơ hội cho các nước như Việt nam, nơi mà lương công nhân đang tăng, nhưng dù sao chi phí nhân công vẫn thấp hơn 35% so với vùng duyên hải Trung quốc.

Bảng: Biến đổi của nhập khẩu-các nước xuất xứ đứng đầu

Nguồn: ITC –Bản đồ cạnh tranh thương mại HS 2. xuất khẩu của Việt nam đã thay đổi đáng kể thị trường đến sau khi hiệp định thương mại song phương với Hoa kỳ có hiệu lực. Thực tế, Nhật bản là thị trường nhập lớn nhất, sau đó đên Hoa kỳ, Úc, Trung quốc và Đức, như là từng nước riêng rẽ, với Asean là thị trường lớn thứ ba, có thị phần 15% chỉ đứng sau EU và Nhật. Năm 2007, Hoa kỳ trở thành thị trường lớn nhất của Việt nam, cùng với EU chiếm tương ứng 20,8% và 18,7%61, tiếp theo là ASEAN với thị phần of 16% và Trung quốc (7%). Kể từ khi tiến hành Đổi mới và thực hiện các hiệp định thương mại song phương và đa phương, Việt nam đã đa dạng hoá thị trường xuất khẩu của mình một cách đáng kể.

60 IFC/MPDF 61Tính từ cơ sở dữ liệu của Tổng cục thống kê

Danh mục nước cung cấp cho hàng nhập của Việt nam Sản phẩm: TẤT CẢ các sản phẩm

Page 91: BÁO CÁO CUỐI CÙNG

84

Bảng: Biến đổi của nhập khẩu-các nước nhập khẩu đứng đầu

Nguồn: ITC –Bản đồ cạnh tranh thương mại HS 2.

Bảng: Phân bố các thị trường đến, theo nhu cầu nhập khẩu

Nguồn: ITC –Bản đồ cạnh tranh thương mại HS 2.

Danh mục nước cung cấp cho hàng xuất của Việt nam Sản phẩm: TẤT CẢ các sản phẩm

Mức tăng nhu cầu một số sản phẩm xuất từ Việt nam 2006 Sản phẩm: TẤT CẢ các sản phẩm

Page 92: BÁO CÁO CUỐI CÙNG

85

Như trong bảng sau cho thấy, Việt nam rất tích cực và chuyên môn hoá ở “thị trường suy giảm” , nơi mà xuất khẩu của Việt nam tăng nhanh hơn tốc độ nhập khẩu, đặc biệt: Hoa kỳ, Nhật, Đức, Anh và Ý. Mặt khác, Việt nam lại giảm thị phần ở các thị trường đang bùng nổ như Trung quốc, Singapo hay Hà lan và Hàn quốc, nơi mà xuất khẩu của Việt nam tăng chậm hơn khả năng nhập khẩu. 4. Ảnh hưởng của WTO đối với thương mại dich vụ của Việt nam Tốc độ tăng trưởng của xuất khẩu nhập khẩu và thị phần trên thế giới Thương mại dich vụ đóng góp ngày càng tăng vào GDP trong giai đoạn 1985 và 1998. Cụ thể, tỷ trọng của thương mại dịch vụ trong GDP tăng từ 38.6% năm 1985 lên 43% năm 1998. Tuy nhiên, tỷ lệ này lại hơi giảm từ 1998. Nhưng xét về giá trị tuyệt đối thì dịch vụ tăng khá mạnh, nhưng vì sản xuất và xuất khẩu tăng quá nhanh nên tỷ trọng của dịch vụ nói chung ít thay đổi.

Bảng: Đóng góp của các lĩnh vực vào GDP của Việt nam

Ngành 2004 2005 2006 2007 GDP (tỷ VND) 715,307 839,211 973,790 1,143,442

GDP thay đổi (%) 7.8 8.4 8.2 8.5

Nông nghiệp (tỷ VND) 155,993 175,984 198,226 231,568

Nông nghiệp (%) 21.8 21.0 20.4 20.3 Công nghiệp (tỷ VND) 287,616 344,224 404,753 475,728

Công nghiệp (%) 40.2 41.0 41.5 41.6 Dịch vụ (tỷ VND) 271,698 319,003 370,771 436,146

Dịch vụ (%) 38.0 38.0 38.0 38.1

Nguồn: Tổng cục thống kê và Bộ Công thương Tổng trị giá xuất và nhập khẩu dịch vụ tăng liên tục và thâm hụt thương mại mở rộng từ giữa những năm 1990. Xuất khẩu tăng gấp đôi nhưng nhập khẩu lại tăng hơn 2 lần. Tuy nhiên, tỷ trọng của dịch vụ trong tổng thương mại Việt nam lại giảm từ năm 1997

Page 93: BÁO CÁO CUỐI CÙNG

86

Bảng: Thương mại dịch vụ của Việt nam và tỷ trọng trong thương mại cả nước

Percentage of Vietnam's total trade

0

5

10

15

20

25

1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006

ExportsImports

Nguồn: UNCTAD –Số tay thống kê 2007 Năm 2005, dich vụ chiếm 12% tổng xuất khẩu của Việt nam, tương ứng với 565 tỷ USD. Mức tăng trưởng hàng năm trung bình đạt 15.7% trong thời gian 2001-2005

Bảng: Xuất khẩu dịch vụ giai đoạn 2001-2005 (triệu USD, %)

2001 2002 2003 2004 2005 2001-2005

trị giá

tốc độ tăng (%)

trị giá

tốc độ tăng (%)

trị giá

tốc độ tăng (%)

trị giá

tốc độ tăng (%)

trị giá

tốc độ tăng (%)

trị giá

tốc độ tăng (%)

Tổng xuất khẩu

3,317

12.5

3,741

12.8 4,227 13.

0 4,887

15.6

5,650

10.5

21,824

15.7

xuất khẩu/GDP

9.5 10.0 10.5 11.3 12.0 10.8

Nguồn: Bộ Công thương Thị phần của Việt nam trong thương mại dịch vụ thế giới là 0,18% cho xuất khẩu và 0,23% cho nhập khẩu, cho thấy có tăng lên từ giữa những năm 90.

Phần trăm của tổng thương mại của Việt nam

Page 94: BÁO CÁO CUỐI CÙNG

87

Bảng: Thị phần thương mại dịch vụ Việt nam trong thương mại dịch vụ thế giới

Percentage of the world total

0

0,05

0,1

0,15

0,2

0,25

1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006

ExportsImports

Nguồn: UNCTAD –Số tay thống kê 2007 Dự án phát triển xuất khẩu đã xác định mục tiêu cho giai đoạn 2006-2010.

Bảng : mục tiêu xuất khẩu dịch vụ cho giai đoạn 2006-2010 (triệu USD)

Ngành 2006 Mức tăng trung bình 2006-2010 (%) 2010

Tổng trị giá xuất khẩu 6,372 16.3 12,000- Vận tải hàng không 547 14.8 950 - Vận tải thuỷ 504 21.5 1,100 - Bưu điện -Viến thông 214 24.5 530 - Du lịch 2,153 10.4 3,200 - Tài chính 245 22.4 550 - Bảo hiểm 168 29.3 470 - Xuất khẩu lao động 1,670 14.9 3,000 - Ngành dịch vụ khác 870 22.2 2,200

Nguồn: Dự án phát triển xuất khẩu giai đoạn 2006-2010.

Đại hội Đảng lần thứ 9 đã nêu cao vai trò quan trọng của dịch cụ và xác định Chiến lược phát triển kinh tế giai đoạn 2001-2010 theo các định hướng sau:

Phần trăm của tổng thương mại của thế giới

Page 95: BÁO CÁO CUỐI CÙNG

88

• phát triển thương mại dịch vụ, tăng chất lượng của các dịch vụ để mở rộng thị trường nội địa và hội nhập hiệu quả vào thị trường thế giới;

• phát triển và cải thiện chẩt lượng giao thông vạn tải để cạnh tranh mở rộng thị trường khu vực và quốc tế, kể cả giao thông trong các thành phố lớn;

• tiếp tục phát triển và hiện đại hoá bưu điện và viễn thông và dịch vụ internet • phát triển du lịch và xây dựng hoặ nâng cấp hạ tầng du lịch; • mở rộng dịch vụ tài chính và tiền tệ như tín dụng, bảo hiểm, kiểm toán, chứng khoán và đưa

vào sử dụng công nghệ tiên tiến và áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế. Những định hướng này nhằm đạt được tỷ trọng dịch vụ 42-43% trên GDP lao động trong lĩnh vực dịch vụ chiếm khoảng 26-27% tới 2010. Tỷ trọng của lao động trong lĩnh vực dịch vụ đã tăng nhanh. Năm 2000, tỷ lệ này là dưới22% và tăng lên 24% vào năm 2004 và dự tính đạt 26% năm 2007.

Bảng : Phân bổ lao động theo ngành

Lao động theo ngành 2000 2002 2003 2004

2005 2007

Nông thuỷ hải sản 65.1 58.7 57.0 58.7 53.3 54.5 Công nghiệp và xây dựng 13.1 11.5 12.3 17.4 12.9 19.5 Dịch vụ 21.8 22.7 23.3 23.9 24.5 26

Nguồn: tổng cục thống kê Tự do hoá thị trường dịch vụ đẩy các nhà cung cấp dịch vụ nội địa đối mặt với cạnh tranh nước ngoài. Thách thức cơ bản nhất là sự tiếp cận hạn chế của các nhà cung cấp dịch vụ Việt nam tới nguồn tài chính, nhân lực, hoạt động nghiên cứu và công nghệ tiên tiến khi so sánh với các nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài. Chứng khoán, ngân hàng, phân phối và dịch vụ hàng hải là sẽ găp phải những áp lực lớn của cạnh tranh. Mặt khác, những ảnh hưởng tiêu cực tiềm tàng này của tự do hoá thị trưòng dịch vụ có thể được đền bù bởi nguồn đầu tư nhân lực, tài chính, công nghệ tăng mạnh. Chi tiết dữ liệu phân tích ảnh hưởng của các cam kết WTO về dịch vụ thương mại chưa có tại thời điểm nghiên cứu này, nhưng một số đánh giá lượng tính có thể rút ra như sau: Môi trường pháp lý và quản lý của Thị trường dịch vụ đã được củng cố Doanh nghiệp của Việt nam sẽ hưởng lợi từ cơ chế quản lý và pháp lý được cải thiện. Trên thực tế, việt nam đã cam kết sẽ cải thiện tính công khai minh bạch, dự tính trước và khách quan của các thủ tục và quy định quản lý cấp phép trong các ngành dịch vụ. Các cải thiện này không chỉ tạo thuận lợi cho các nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài mà còn cho các nhà cung cấp dịch vụ nội địa.

Page 96: BÁO CÁO CUỐI CÙNG

89

Lợi ích về tăng hiệu quả cho doanh nghiệp Việt nam Tất cả các nhà xuất khẩu đều bị ảnh hưởng trực tiếp bởi tự do hoá thương mạin dịch vụ. Hiệu quả sẽ tăng cùng với tiến bộ của phát triển công nghiệp, tiến bộ kỹ thuật, và xu hướng chuyển dịch của hàng nông sản, nguyên vật liệu từ dạng thô sang các sản phẩm chế biến có giá trị gia tăng cao hơn. Thu hút đầu tư nước ngoài Thương mại dịch vụ và FDI ngày càng có mối liên quan lẫn nhau hơn. Các nhà cung cấp dịch vụ trên toàn thế giới ngày càng mở rộng hoạt động quốc tế của họ vì toàn cầu hoá đem đến những cơ hội kinh doanh mới. Việc Việt nam gia nhập WTO đã đem lại đóng góp gia tăng hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài. Năm 2007, Việt nam đã thu hút được hơn 20 tỷ USD FDI đăng ký. Cơ hội hợp tác với các nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài Với sự tham gia ngày càng tăng của các nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài trên thị trường Việt nam thì sẽ càng có nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp Việt nam hợp tác với họ và hưởng lợi từ các nguồn vốn, nhân lực, công nghệ của họ. Cải thiện khả năng xuất khẩu Xuất khẩu dịch vụ của Việt nam đóng vai trò quan trọng. Ngành này tạo khoảng 13% tổng thu ngoại tệ của Việt nam (còn thấp hơn nhiều so với mức trung bình của thé giới là khoảng 20%). Như đã nếu phần trên, các ngành dịch vụ hy vọng đạt doanh số xuất khẩu cao là du lịch, tài chính, bưu chíh viễn thông và giao thông thuỷ. Tăng cơ hội cho thể nhân cung cấp dịch cụ Các cam kết tiếp cận thị trường của hầu hết các thành viên WTO về di chuyển thể nhân cung cấp dịch vụ (phương thức 4) cho phép Việt nam tận dụng tốt hơn lợi thế tương đối của mình trong những ngành nghề có các nhà cung cấp dịch vụ có chuyên môn và kỹ thuật cao. 5. Kết luận Sau một năm trở thành thành viên WTO, nhiều lợi ích và cơ hội mong đợi có vẻ như đã được khẳng định. Nghiên cứu về tất cả các chỉ số mở cửa khẳng định luồng thương mại đối ngoại đang tăng lên. Trong khi mức tăng trưởng của xuất khẩu năm 2007 tương tự như trung bình các năm trước, tỷ trọng của thương mại trên GDP tăng lên tới 152% và mức tăng của nhập khẩu lên hơn 35% là kết quả của tiếp cận lớn hơn của các đầu vào nhập khẩu để hỗ trợ cho mở rộng công nghiệp hoá của Việt nam. Dù sao, ngoại thương của Việt nam vẫn còn khá tập trung và ít đa dạng hoá hơn mức trung bình của các nước Asean khác, khiến đất nước sẽ phải đối mặt với dao động trong thu nhập từ xuất khẩu.

Page 97: BÁO CÁO CUỐI CÙNG

90

Những năm gần đây, Việt nam có thặng dư thương mại ở các sản phẩm sơ chế, liên hệ với giá quốc tế tăng nhanh và sự hiện diện thưong mại của các MNC đang tích cực trong các ngành chế biến sản phẩm thô và các ngành xuất khẩu sản phẩm có xuất xứ tài nguyên. Tuy nhiên, Việt nam cũng đang có mức tăng quyết định với xuất khẩu các mặt hàng có hàm lượng tới mức tăng của thị phần thương mại các bộ phận, phụ tùng, linh kiện, dù sao cũng vẫn còn khá nhỏ trong thương mại khu vực. Với những hiệu quả cạnh tranh của sự hiện diện đồng thời tại WTO của hai nước Trung quốc và Việt nam, hai nước có vẻ bổ sung cho nhau, vì đang ở hai giai đoạn khác nhau của phát triển công nghiệp. Trung quốc đóng góp vào việc tăng giá hàng hoá, tạo thuận lợi cho nước xuất khẩu thuần như Việt nam. Trung quốc có cơ cấu xuất khẩu hàm lượng công nghệ cao hơn Việt nam nên ít có khả năng gây ra trùng lặp cạnh tranh xuất khẩu sang thị trường nước thứ 3. Một vấn đề không phải do gia nhập WTO gây ra nhưng trên thực tế đang ảnh hưởng khá lớn với các nhà sản xuất Việt nam và nền kinh tế Việt nam là vấn đề hàng nhập lậu từ Trung quốc; trên thị trường ta thấy rất nhiều mặt hàng có khả năng là hàng nhập lậu từ Trung quốc làm cho các nhà sản xuất Việt nam không đủ sức cạnh tranh với hàng hoá này. Và từ việc mất thị trường nội địa cho hàng Trung quốc thì nhà sản xuất Việt nam không có điều kiện phát triển lớn mạnh hơn để có thể vươn ra thị trường quốc tế. Tuy nhiên, hai nước là đối thủ cạnh tranh về xuất khẩu hàng dệt may sang nước thứ ba. Trong khi, với sự nới lỏng các biện pháp tự về năm 2007 cho phép Trung quốc phục hồi thị phần, các nhà xuất khẩu Việt nam cho thấy họ vẫn có thể tăng thị phần của mình, chủ yếu là do trị giá tăng nhanh hơn là số lượng tăng. Khi biện pháp tự vệ đặc biệt về dệt may cho Trung quốc hết hiệu lực đầu năm 2009, cạnh tranh sẽ trở nên khốc liệt hơn, sức ép giá xuống sẽ mạnh hơn và các nhà sản xuất Việt nam sẽ phải cắt giảm chi phí và nâng cao chất lượng. Tuy nhiên, về dệt may cũng như về hẩu hết các hàng hoá khác, Việt nam không phải là đối thủ cạnh tranh lớn của Trung quốc. Việt nam chủ yếu nhập khẩu khoảng 80% nguyên phụ liệu cho nhu cầu gia công xuất khẩu dệt may của mình nên trước mắt vẫn là lấy công làm lãi. Do đó không thể giảm giá gia công vốn đã thấp trong khi mặt bằng giá thế giới đã tăng cao, giá scả sinh hoạt tăng cao, đồng USD mất giá mạnh (ví dụ: trước đây gia công cắt may 1 áo sơ mi là USD01 thì hiện nay chi phí sản xuât, lượng…đều gia tăng khiến nhiều doanh nghiệp lâm vào tình trạng khó khăn hơn trước) Hiện nay, chi phí giá thành, yêu cầu vê môi trường ở Trung quốc đã tăng khá cao cũng như Trung quốc đã đạt trình độ cao hơn về sản xuất, xuất khẩu và không muốn phát triển bằng mọi giá, muốn ưu tiên cho các ngành công nghệ cao, bảo vệ môi trường hơn…nên có một làn sóng muốn chuyển sản xuất ra các nước khác, đặc biệt là Việt nam. Do đó, Việt nam cần thận trọng hơn trong tiếp nhận đầu tư của những dự án công nghệ thấp, ảnh hưởng môi trường. Mặt khác, các cơ quan quản lý về môi trường cần linh hoạt và sáng tạo hơn trong việc nhập khẩu những nguyên liệu, hàng để tái chế tạo nguyên liệu đầu vào cho sản xuất và xuất khẩu, vừa chống việc nhập rác thải, nhưng lại vừa tạo được nguồn cung dồi dào về nguyên nhiên phụ liệu cho sản xuất hàng hoá cạnh tranh với các nước khác trong hoàn cảnh giá nguyên nhiên vật liệu

Page 98: BÁO CÁO CUỐI CÙNG

91

ngày càng tăng cao, đe doạ tăng trưởng của các nước vốn đã yếu nay lại có nguy cơ tăng khoảng cách với những nước phát triển hơn. Nhìn chung, ngoài các sản phẩm nông thuỷ sản thô, với các sản phẩm công nghiệp, chế tạo (ôtô, xe máy…), điện tử (máy tính, TV, công nghệ thông tin…), thời trang (may mặc, da giầy) được lắp ráp, sản xuất tại Việt nam để tiêu thụ trong nước hoặc xuất khẩu thì đều thấy tuyệt đại đa số là các thương hiệu của nước ngoài, MNC cho thấy tính mở cửa cao của Việt nam và cũng là điểm yếu của các doanh nghiệp vốn Việt nam chưa đủ tầm về công nghệ, thương hiệu, vốn, marketing…Một trong các giải pháp để có thể tiếp nhận “rơi vãi” FDI như các doanh nghiệp Trung quốc rất thành công là tìm các giải pháp để đưa các doanh nghiệp Việt nam tiếp cận và tham gia chuỗi sản xuất phân công lao động của các MNC ngay tại Việt nam, trong khu vực và trên thế giới

Page 99: BÁO CÁO CUỐI CÙNG

92

6. Tài liệu tham khảo ADB, dự báo phát triển châu Á 2006, có tại http://www.adb.org/Documents/Books/ADO/2006 Amelia U. Santos-Paulino, Tự do hoá thương mại và thành tích kinh tế: lý thuyết và bằng chứng

cho các nước đang phát triển, kinh tế thế giới tập 28, No. 6, tr. 783-821, 06/ 2005 Amelia U. Santos-Paulino, Tự do hoá thương mại và xuất khẩu ở một số nước đang phát triển,

http://msu.edu/~olsonluk/politicalEconomy/InternationalTrade.htm Amiti Mary, Freund Caroline, Phân tích tăng trưởng xuất khẩu của Trung quốc, International

Monetary Fund, April 6 , 2007 Ataman Aksoy, Gonzalo Salinas, TĂNG TRƯỞNG TRƯỚC VÀ SAU TỰ DO HOÁ THƯƠNG

MẠI WP4062, 11/2006 Baldwin, Robert. 2003. MỞ CỬA VÀ TĂNG TRƯỞNG: Mối quan hệ thực tiễn gì? Robert E.

Baldwin. NBER Working Paper No. 9578 http://www.ssc.wisc.edu/~rbaldwin/isit.pdf Bhattasali Deepak, Li Shantong, Martin Will, Trung quốc và gia nhập WTO, cải cách chính sách

và chiến lược xoá đói giảm nghèo. IIBRD / The World Bank, 2004 Bown and Crowley, Tăng trưởng xuất khẩu của Trung quốc và tự vệ của Trung quốc: đe doạ đến

hệ thống thương mại toàn cầu, Federal Reserve Bank of Chicago, WP 2004-28, revised June 2007

Cerra Valerie, Rivera Sandra A, Saxena Sweta Chaman, Ngoạ hổ Tàng long: Hậu quả gì của việc

Trung quốc gia nhập Wto cho thương mại Ấn độ?, WP/05/101, IMF Working Paper Clarke, R. and C. Kirkpatrick, 1992, ‘Cải cách chính sách thương mại và hiệu qủa kinh tế ở các

nước đang phát triển: đánh giá kinh nghiệm thực tiễn’ Cline, William. 2004. “Chính sách thương mại và đói nghèo trên thế giới.” International Institute

of Economics, Washington Dean Judith M., Fung K.C., Wang Zhi, Lượng hoá chuyên môn hoá của thương mại Trung quốc,

U.S. International Trade Commission, January 2007 Delpeuch Claire, Tự vệ của EU và Hoa kỳ đối với hàng dệt may Trung quốc: hậu quả gì cho các

nước Tây Phi sản xuất bông?, Groupe d’Economie Mondiale, Policy Brief, GEMPB-2007-02, 2007

Dollar David and Wei Shang-Jin, Das (wasted) Kapital: Sở hữu doanh nghiệp và hiệu quả đầu tư

ở Trung quốc, IMF Working Paper, WP/07/9

Page 100: BÁO CÁO CUỐI CÙNG

93

Edwards, Sebastian, 1993, ‘Mở cửa và tự do hoá thương mại và tăng trưởng ở các nước đang phát triển’, Journal of Economic Literature, 31, pp.1358-1393.

Fontangé Lionel, Freudenberg Michael, Gaulier Guillaume, Gỡ rối thương mại liên ngành theo

chiều ngang và chiều dọc, CEPII, 10 July, 2005 Gaulier Guillaume, Lemoine Françoise, Ünal-Kesenci Deniz, Hội nhập của Trung quốc ở Đông

Á: phân công sản xuất, FDI & High-Tech Trade, CEPII, No 2005 – 09 June Gonzalo Salinas Ataman Aksoy, TĂNG TRƯỞNG TRƯỚC VÀ SAU TỰ DO HOÁ THƯƠNG ,

World Bank WPS4062 Greenaway, David and David Sapsford, 1994, ‘Tự do hoá làm gì cho tăng trưởng và xuất khẩu”,

Weltwirtschaftliches Archive, 130(1), pp.152-174. Hale Galina and Long Cheryl, Sở hữu doanh nghiệp và FDI “rơi vãi” ở Trung quốc, Stanford

Center for International Development, April 2006 Harrison, Ann - Mở cửa và tăng trưởng: phân tích liên tục và xuyên quốc gia cho các nước đang

phát triển, Journal of Development Economics, Vol. 48 (1996) 419-447 Hitt Greg, Sản xuất tại Washington – ngành dệt nội địa làm thế nào để áp quota cho nhập khẩu từ

Trung quốc, The Wall Street Journal, 10 November, 2005 Iapadre Lelio, Proietti Alessia, Dự án chỉ số OECD, tại

www.oecd.org/dataoecd/9/42/31778704.ppt IFC/MPDF, ngành may mặc Cambodia: Post-MFA Outlook, Business Issues Bulletin, Vietnam,

N° 5, http://www.ifc.org/ifcext/mekongpsdf.nsf/Content/Business_Issues_Bulletin James William E., Thương mại dệt may châu Á: phát triển cùng với hội nhập khu vực. ADB,

ERD Working Paper Series No. 111, 2008 Kaplinsky Raphael, Trung quốc và điều kiện thương mại: thách thức cho chiến lược phát triển,

The Open University, 2007 Kaplinsky Raphael, Xét lại điều kiện thương mại sửa đổi: Trung quốc có thể tạo sự khác biệt?,

World Development November 2005 Kee Hiau Looi, Cicita Alessandro, Olarreaga Marcelo - Dự tính hạn chế thương mại, VOX, July,

18, 2007 Kee Hiau Looi, Cicita Alessandro, Olarreaga Marcelo - Dự tính hạn chế thương mại, World

Bank Policy Research Working Paper 3840, WPS3840, February 2006 Kenneth S. Rogoff (eds.), MIT Press for NBER, Cambridge, MA, forthcoming.

http://ksghome.harvard.edu/~drodrik/skepti1299.pdf

Page 101: BÁO CÁO CUỐI CÙNG

94

Krueger, Anne O., 1978, Cơ chế ngoại thương và phát triển kinh tế: các cố gắng tự do hoá và hậu

quả, Lexington, MA: Ballinger Press for NBER. Krueger, Anne O., 1998, ‘Tại sao tự do hoá tốt cho tăng trưởng’, Economic Journal, 108 (450),

September, pp.1513-1522. Krugman, Paul, 1987, ‘Thương mại tự do đã qua?’, Journal of Economic Perspectives, Fall, 1,

pp.131-144. Morici Peter, Ngăn cản gia nhập? Trung quốc và WTO, Current History, September 2007 Murray, điều chỉnh chính sách kinh tế của Trung quốc sau khi gia nhập WTO, Seminar of

Development and Research Center - Organization of Economic Cooperation and Development, 2002, available at http://www.adb.org/Documents/Speeches/2002/ms2002139.pdf

Hiệp hội dệt quốc gia, Summary of safeguard filings and actions, 2005 OECD. 2002. “Thương mại liên ngành và nội bộ công ty và quốc tế hoá sản xuất.” Economic

Outlook No. 71, Chapter 6: 159-170. Office of the United States Trade Representative, Thông tin cơ sở về gia nhâp WTO của Trung

quốc, 2001 Phan Minh Ngoc, Eric D. Ramstette, Tăng trưởng kinh tế, thương mại và sự hiện diện của MNC

ở các địa phưởng Việt nam, The International Centre for the Study of East Asian Development, Working Paper Series Vol. 2006-18, October 2006

Policy Development and Review Department, Rà soát chỉ số hạn chế thương mại của IMF,

February, 2005 Prema-chandra Athukorala, MNC và chế biến xuất khẩu ở các nước đang phát triển châu Á: đặc

điểm mới và cơ hội cho nước mới tham gia, Discussion Paper Series No.193 http://hermes-ir.lib.hit-u.ac.jp/rs/bitstream/10086/13572/1/D06-193.pdf

Prema-chandra Athukorala, Nobuaki Yamashita, Chia nhỏ sản xuất và hội nhập thương mại:

Đông Á trong bức tranh toàn cầu, Forthcoming in North American Journal of Economics and Finance, http://rspas.anu.edu.au/economics/publish/papers/wp2005/wp-econ-2005-07.pdf

Pritchett, Lant – Đo tính hướng ngoại ở các nước đang phát triển, Country Economics

Department, The World Bank, January 1991, WPS 566 Qin Julia Ya, Quy định về trợ cấp đối với SOE của WTO– đánh giá bình luận của Nghị định thư

gia nhập của Trung quốc

Page 102: BÁO CÁO CUỐI CÙNG

95

Rodríguez, Francisco and Dani Rodrik, 2000, ‘Chính sách thương mại và tăng trưởng kinh tế:

hướng dẫn bi quan về các chứng cứ xuyên quốc gia’, Macroeconomics Annual 2000, Ben Bernanke and

Rodrik Dani, Tại sao xuất khẩu của Trung quốc lại đặc biệt thế?, Harvard University, Revised,

January 2006 Romer, Paul, 1994, ‘Sản phẩm mới, lý thuyết cũ và chi phí thịnh vượng của hạn chế thương

mại’, Journal of Development Economics, 43, pp.5-38. Rumbaugh Thomas and Blancher Nicolas, Trung quốc: Thương mại quốc tế và gia nhập WTO,

WP/04/36, IMF Working Paper, 2004 Sachs, Jeffrey D. and Andrew M. Warner, 1997, ‘Nguồn gốc phát triển chậm ở các nước châu

Phi’, Journal of African Economies, 6 (3), pp.335-376. Swenson Deborah, MNC và sự hình thành các liên kết thương mại Trung quốc, International

Monetary Fund, January 31, 2007 Tran Van Tho, Đặc điểm hội nhập kinh tế của chuyên môn hoá thương mại ở Đông Á: vấn đề

của những nước chậm chân, March 2006, http://www.esri.go.jp/jp/prj-2004_2005/forum/060123/01-3-R.pdf

UNCTAD, 1989, Báo cáo Thương mại và Phát triển, UNCTAD, Geneva. Van Marrewijk Charles, Thương mại liên ngành, forthcoming in: K. Reinert and R. Rajan,

Princeton Encyclopedia of the World Economy, Princeton University Press, available at http://people.few.eur.nl/vanmarrewijk/pdf/marrewijk/Intra%20Industry%20Trade.pdf

Wang Zhi and Wei Shang-Jin, Sự gia tăng cao cấp của xuất khẩu Trung quốc: đánh giá vai trò

của thương mại gia công, FDI, nguồn lựcvà chính sách nhà nước, Paper prepared for the NBER project on the Evolving Role of China in World Trade, September 2, 2007

Warner, Andrew. 2003. “Thêm một lần phân tích: Hội nhập kinh tế.” Center for Global

Development. Working Paper No. 34, 2003. Harvard Univeristy. Wattanapruttipaisan Thitapha, Xem hàng ở thế giới phi quota - FOCUS/TEXTILE AND

CLOTHING, Bangkok Post, 10 February 2005, available at http://www.aseansec.org/17307.htm

Weiss John, Trung quốc và các nước láng giềng: đặc điểm tiến triển của thương mại và đầu tư,

Asian Development Bank Institute, 2006 Will Martin, Trade Policies, Developing Countries, and Globalization, by DRG World Bank,

http://msu.edu/~olsonluk/politicalEconomy/InternationalTrade.htm

Page 103: BÁO CÁO CUỐI CÙNG

96

World Bank Beijing Office, Sử dụng vốn ngoại ở Trung quốc: Phương hướng và chiến lược,

World Bank, 39008, 2007 WTO, WTO Secretariat, Rà soát chính sách thương mại, WT/TPR/S/161, 26 February 2006 Xie Xuejin, Quy định của Wto về SOE và ám chỉ cho cải cách SOE của Trung quốc,

Perspectives, Vol. 3, N° 6 Yang Cuihong, Pei Jiansuo, Phụ thuộc vào ngoại thương: Trường hợp Trung quốc, 16th

International Conference on Input-Output Techniques, July 2-6, 2007 Zhang Juyan, Cơ cấu sở hữu, kiểm soát đầu vào và mặc cả trong các doanh nghiệp gia công ở

Trung quốc, Research Institute of Economics and Management, South-western University of Finance and Economics, Chengdu, China, September 2006

Zhihai Zheng and Yumin Zhao, Điều kiện thương mại trong ngành chế tạo ở Trung quốc 1993–

2000, Discussion Papers, UNCTAD, No. 161, June 2002

Page 104: BÁO CÁO CUỐI CÙNG

97

7. Phụ lục I

Mô hình sự tham gia của MNC vào sản xuất của các nước mới đẩy mạnh xuất khẩu Chủng loại Đặc tính sản xuất Vai trò của MNC

trong xuất khẩu Công nghệ Yếu tố hàm lượng 1 Xuất khẩu bởi các chi nhánh

của MNC; sản phẩm biến đổi phụ thuộc chính sách thay thế nhâp khẩu, dung lượng thị trường nội địa, khuyến khích xuất khẩu và yêu cầu xuất khẩu

chủ yếu thuộc MNC, thương hiệu cực kỳ quan trọng

chủ yếu là hàm lượng vốn và kỹ năng

Ít quan trọng (và tốn kém)

2 Tìm kiểm sản xuất hiệu quả hơn của chi nhánh MNC (định hướng xuất khẩu)

2.1 Sản xuất dựa trên tài nguyên: chế biến sản phẩm trước đây được xuất khẩu dạng thô

phổ biến chủ yếu hàm lượng vốn cao

Quan trọng có chọn lọc

2.2 Hàng tiêu dùng tiêu chuẩn: quần áo, giầy dép, hàng thể thao

rất phổ biến; nhưng thương hiệu cực kỳ quan trọng

Hàm lượng lao động cao

Quan trọng

2.3 Hoạt động lắp ráp trong hệ thống liên kết sản xuất dọc

2.3a Lắp ráp linh kiện và phụ tùng: linh kiện điện tử và điện máy, ôtô xe máy…

chủ yếu nội bộ MNC

mới đầu lao động phổ thông sau đó trở nên kỹ năng cao hơn khi đất nước chuyển cao hơn trong chuỗi công nghệ

cực kỳ quan trọng

2.3a Lắp ráp hoàn chỉnh: máy tính,máy ảnh, ôtô xe máy

chủ yếu nội bộ MNC

Lao động và kỹ năng

Quan trọng chủ yếu cho các nướccó lợi thế có thị trường nội địa lớn, mở rộng hoặc gần thị trường tiêu thụ cuối cùng

Nguồn: Prema-chandra Athukorala (2006)

Page 105: BÁO CÁO CUỐI CÙNG

98

8. Phụ lục II

Các loại BEC được nhóm vào 5 công đoạn sản xuất BEC tái phân loại đầu mục của Phân loại thương mại chuẩn hoá (SITC, bản 3) dựa trên cơ sở mục đích sử dụng cơ bản của sản phẩm. Nó chuyển đổi dữ liệu ngoại thương thành chủng loại theo mục đích sử dụng cuối cùng hoặc trung gian của sản phẩm, như hàng vật tư, hàng trung gian hay hàng tiêu dùng, căn cứ theo sử dụng Hệ thống tài khoản quốc gia (SNA). Theo Gaulier Guillaume, Lemoine Françoise, Ünal-Kesenci Deniz (2005) Các loại BEC được nhóm vào 5 công đoạn sản xuất : 3 công đoạn 5 công đoạn Mã BEC Mô tả BEC Hàng thô 111 thực phẩm và đồ uống cho sản xuất 21 vật tư công nghiệp thô khác 31 Nhiên liệu và dầu trơn thô Hàng trung gian Bán thành phẩm 121 thực phẩm và đồ uống đã chế biến, cho sản xuất 22 vật tư công nghiệp đã chế biến khác 322 Nhiên liệu và dầu trơn đã chế biến Linh phụ kiện 42 vật tư, trừ phương tiện vận tải 53 phụ tùng và phụ kiện của phương tiện vận tải Thành phẩm vật tư 41 vật tư, trừ phương tiện vận tải 521 Phương tiện vận tải công nghiệp khác Hàng tiêu dùng 112 thực phẩm và đồ uống thô cho người tiêu dùng 122 thực phẩm và đồ uống đã chế biến, cho người tiêu

dùng 51 Ôtô du lịch 522 Hàng hoá không phải Phương tiện vận tải công

nghiệp khác 61 Hàng tiêu dùng lâu bền 62 Hàng tiêu dùng trung hạn 63 Hàng tiêu dùng rẻ tiền may hỏng

Page 106: BÁO CÁO CUỐI CÙNG

99

9. Phụ lục III Thương mại liên ngành Grubel-Lloyd Thương mại liên ngành (IIT) diễn ra khi một nước đồng thời xuất và nhập những hàng hoá hoặc dịch vụ tương tự. Lý luận kinh tế phân biệt giữa 2 loại thương mại liên ngành khác nhau, cụ thể là thương mại liên ngành theo chiều ngang; nói lên việc xuất khẩu và nhập khẩu đồng thời các hàng hoá phân loại trong cùng một ngành và cùng ở trong giai đoạn sản xuất. Điều đó dựa trên đa dạng hoá sản phẩm, quá trình làm cho sản phẩm khác nhau về hình thức và tính chất để đáp ứng nhu cầu của những tầng lớp người tiêu dùng khác nhau. • là thương mại liên ngành theo chiều dọc, nói lên việc xuất khẩu và nhập khẩu đồng thời các

hàng hoá phân loại trong cùng một ngành nhưng ở các giai đoạn sản xuất khác nhau. điều này dường như dựa trên khả năng tổ chức quy trình sản xuất “phân đoạn” ở nhiều công đoạn khác nhau, mỗi công đoạn được thực hiện ở những địa phương khác nhau, tận dụng lợi thế của địa phương đó.

Phương pháp hay sử dụng để xác định quy mô của IIT là chỉ số Thương mại liên ngành Grubel-Lloyd. Nó tính toán tỷ lệ của tổng thương mại được tổng hợp qua thương mại liên ngành theo:

Nếu không có thương mại liên ngành, thì cả xi hoặc mi sẽ = 0 và chỉ số cũng sẽ = 0. Nếu có thương mại liên ngành, thì cả xi hoặc xi=mi và chỉ số sẽ = 1. Chỉ số tổng thể cho mỗi nước là giá trị gia quyền.

Page 107: BÁO CÁO CUỐI CÙNG

100

10. Phụ lục IV

Phân loại yếu tố hàm lượng Trên cơ sở phân loại của ITC WTO và UNCTADsử dụng SITC bản 3, Jeroen Hinloopen và Charles van Marrewijk phân biệt 5 nhóm ngành sau trên mức 3 chữ số: Nhóm sản phẩm A: sản phẩm thô (83 ngành) Nhóm sản phẩm B: sản phẩm có hàm lượng tài nguyên cao (21 ngành) Nhóm sản phẩm C: sản phẩm có hàm lượng lao động phổ thông cao (26 ngành) Nhóm sản phẩm D: sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao (62 ngành) Nhóm sản phẩm E: sản phẩm có hàm lượng vốn-trí tuệ cao (43 ngành) Ngành không phân loại theo hàm lượng (5 ngành) Nhóm sản phẩm A: sản phẩm thô Mã eta Mô tả 001 ĐỘNG VẬT SỐNG, CHỦ YẾU LÀM THỰC PHẨM 011 THỊT, MỞ ĂN ĐƯỢC, TƯƠI, MÁT HOẶC ĐÔNG LẠNH 012 THỊT, MỞ ĂN ĐƯỢC, TƯƠI, SỐT,KHÔ, HUN KHÓI 014 THỊT, MỚ ĂN ĐƯỢC, ĐỒ HỘP, CÁ MIẾNG 022 SỮA VÀ KEM 023 BƠ 024 PHÔ MAI 025 TRỨNG CÁC LOẠI TƯƠI HOẶC HỘP 034 CÁC, SỐNG, TƯƠI, LÀM MÁT / ĐÔNG LẠNH 035 CÁ, ĂN ĐƯỢC, TƯƠI, SỐT,KHÔ, HUN KHÓI 036 ĐỘNG VẶT GIÁP XÁC TƯƠI, LÀM MÁT HAY ĐÔNG LẠNH 037 CÁ, ĐỘNG VẶT GIÁP XÁC CHẾ BIẾN HOẶC ĐỒ HỘP 041 LÚA MỲ 042 GẠO 043 LÚA MẠCH, CHƯA XÁT 044 NGÔ, CHƯA XÁT 045 NGŨ CỐC, CHƯA XÁT (KHÔNG CHỨA GẠO NGÔ MỲ MẠCH) 046 THỨC ĂN CÓ BỘT MỲ 047 CÁC LOẠI LƯƠNG THỰC VÀ BỘT KHÁC 048 SẢN PHẨM NGŨ CỐC CHẾ BIẾN CÓ RAU HOA QUẢ . 054 RAU, TƯƠI, MÁT, LẠNH, RỄ, THÂN 056 RAU, RỄ, THÂN CHẾ BIẾN VÀ ĐÓNG HỘP 057 HOA QUẢ, HẠT (KỂ CẢ HẠT CÓ DẦU) TƯƠI HOẶC KHÔ

Page 108: BÁO CÁO CUỐI CÙNG

101

058 HOA QUẢ CHẾ BIẾN VÀ ĐÓNG HỘP 061 ĐƯỜNG VÀ MẬT ONG 062 BÁNH KẸO CÓ ĐƯỜNG VÀ SẢN PHẨM CHỨA ĐƯỜNG KHÁC 071 CÀ FÊ VÀ CHẤT THAY THẾ 072 CA CAO 073 SÔ CÔ LA VÀ THỰC PHẨM CÓ CHỨA CA CAO 074 CHÈ VÀ LOẠI TƯƠNG TỰ 075 GIA VỊ 081 THỨC ĂN GIA SÚC (KHÔNG TÍNH NGŨ CỐC CHƯA XAY ) 091 MARGARINE VÀ DẦU 098 CÁC SẢN PHẨM VÀ CHẾ PHẨM THỰC PHẨM KHÁC 111 ĐỒ UỐNG KHÔNG CỒN 112 ĐỒ UỐNG CÓ CỒN 121 THUỐC LÁ, LÁ CHƯA CHẾ BIẾN, PHỤ PHẨM THUỐC LÁ 122 THUỐC LÁ CHẾ BIẾN 211 DA NGUYEN LIỆU (TRỪ LÔNG THÚ) 212 LÔNG THÚ CHƯA THUỘC (KỂ CẢ LÔNG THÚ .ASTRAKHAN,CARACUL) 222 HẠT CÓ DẦU, NGUYÊN HOẶC VỠ 223 HẠT CÓ DẦU, NGUYÊN HOẶC VỠ 232 LATEX CAO SU TỰ NHIÊN 233 CAO SU NHÂN TẠO, TÁI CHẾ 244 THAN CỐC THÔ VÀ PHỤ PHẨM (KỂ CẢ LOẠI MIẾNG VÀ TẤM) 245 CỦI NHIÊN LIỆU (TRỪ CỦI VỤN)VÀ THAN CỦI 246 GỖ LÀM GIẤY (KỂ CẢ MẢNH VÀ VỤN) 247 GỖ KHÁC DẠNG THÔ HOẶC KHỐI 248 GỖ SƠ CHẾ, TÀ VẸT 251 BỘT GIẤY VÀ GIẤY LOẠI 261 TƠ TẰM 263 BÔNG 264 ĐAY VÀ CÁC LOẠI SỢI KHÁC THÔ/CHẾ BIẾN 265 SỢI THỰC VẬT VÀ PHỤ PHẨM 266 SỢI NHÂN TẠO DÙNG KÉO SỢI 267 SỢI NHÂN TẠO KHÁC DÙNG KÉO SỢI VÀ PHỤ PHẨM 268 LEN VÀ LÔNG THÚ KHÁC 269 QUẦN ÁO VÀ CÁC LOẠI HÀNG DỆT CŨ VÀ RÁCH 271 PHÂN BÓN 273 ĐÁ, CÁT , SỎI 274 QUẶNG SULPHUR VÀ PYRIT

Page 109: BÁO CÁO CUỐI CÙNG

102

277 CHẤT MÀI MÒN TỰ NHIÊN (KỂ CẢ ĐÁ MÀI CÔNG NGHIỆP) 278 KHOÁNG SẢN THÔ KHÁC 281 QUẶNG SẮT VÀ QUẶNG ĐÃ LÀM GIÀU 282 SẮT THÉP PHẾ LIỆU 286 QUẶNG URANIUM VÀ THORIUM (THÔ/LÀM GIÀU) 287 QUẶNG CÁC KIM LOẠI CƠ BẢN KHÁC (THÔ/LÀM GIÀU) 288 PHẾ LIỆU KIMLOẠI MẦU. 289 QUẶNG CÁC KIM LOẠI QUÝ (THÔ/LÀM GIÀU), PHẾ LIỆU 291 NGUYÊN PHỤ LIỆU THÔ CÓ NGUỒN GỐC ĐỘNG VẬT

292 NGUYÊN PHỤ LIỆU THÔ CÓ NGUỒN GỐC THỰC VẬT.

322 THAN, THAN NON, THAN BÙN 323 THAN BÁNH;COKE VÀ BÁN THÀNH PHẨM 333 DẦU THÔ 334 SẢN PHẨM DẦU, LỌC DẦU 335 SẢN PHẨM CẶN DẦU VÀ CÁC CHẤT LIÊN QUAN 341 GA, KHÍ TỰ NHIÊN 351 ĐIỆN 411 DẦU MỠ ĐỘNG VẬT 423 DẦU THỰC VẬTĐÓNG BÁNH, THÔ, TINH CHẾ, LỌC 424 DẦU THỰC VẬTĐÓNG BÁNH, THÔ, TINH CHẾ, LỌC KHÁC 431 DẦU MỠ ĐỘNG THỰC VẬT CHẾ BIẾN VÀ DẠNG NẾN 941 ĐỘNG VẬT SỐNG, KỂ CẢ THÚ NUÔI Ở VƯỜN THÚ

Page 110: BÁO CÁO CUỐI CÙNG

103

11. Phụ lục V Nhập khẩu quần áo của Mỹ và EU sau khi bỏ quota, theo khối lượng và trị giá Nhập khẩu quần áo của Mỹ sau khi bỏ quota, theo số lượng

Nguồn: ADB Dự báo phát triển châu Á 2006

Page 111: BÁO CÁO CUỐI CÙNG

104

Nhập khẩu quần áo của Mỹ sau khi bỏ quota, theo trị giá

Nguồn: ADB Dự báo phát triển châu Á 2006

Page 112: BÁO CÁO CUỐI CÙNG

105

Nhập khẩu quần áo của EU sau khi bỏ quota, theo khối lượng và trị giá

Nguồn: ADB Dự báo phát triển châu Á 2006

Page 113: BÁO CÁO CUỐI CÙNG

106

12. Phụ lục VI: Giá hàng hoá-theo thời gian

CHỈ SỐ GIÁ

THỜI GIAN SẢN PHẨM

Các loại thực phẩm Thực phẩm Nông sản thô Dầu thô, mức trung bình của Dubai/Brent/Texas (USD/thùng)

THỜI GIAN SẢN PHẨM

Gạo Thái, trắng, sát kỹ, 5% tấm,FOB Bangkok Bông,Xu đăng CF Viễn Đông Bông,Pakistan CF Bắc Ấu Cao su kiện 1 RSS, FOB Spore (Đô Sing/kg) Cao su kiện 2 RSS, FOB Spore (Đô Sing/kg) Cao su TSA 20 Niu York

Page 114: BÁO CÁO CUỐI CÙNG

107

13. Phụ lục VII: Cam kết thương mại của Việt nam theo hiệp định gia nhập WTO Ngày 11/1/2007 Việt nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 của WTO và từ đó bắt đầu thực hiện các cam kết WTO, phù hợp với cải cách kinh tế và hội nhập. tuy nhiên, quá trình cải cách và hội nhập của Việt nam đã bắt đầu từ lâu trước khi gia nhập WTO. Phần dưới đây của nghiên cứu rà soát cam kết của WTO về thương mại trong lĩnh vực thuế quan và các biện pháp phi thuế quan (NTM) Cam kết thuế quan Việt nam cam kết ràng buộc 10,600 dòng thuế, với giảm mức thuế trung bình từ 17.4% xuống 13.4%, trong thời gian thực hiện 5- 7 năm. Khoảng 3,800 dòng thuế phải giảm, chiếm khoảng 35.5% tổng số dòng thuế. KHoảng 3,700 dòng thuế cam kết giữ nguyên hiện trạng và 3,170 dòng cam kết mức trần cao hơn mức hiện nay. thuế cho hàng nông sản sẽ giảm đi 11% (từ 23.5% xuống còn 20.9%), trong thời gian 5 năm. Sản phẩm công nghiệp sẽ giảm đi 25% (từ 16.8% xuống còn 12.6%), trong thời gian 5 – 7 năm.

Bảng. Mức thuế trung bình của ngành công nghiệp và nông nghiệp

ngành số dòng thuế mức MFN (%)

na mức cam t WTO (%)

Giảm (%)

Nông nghiệp 1,224 23.5 21.0 10.6 Công nghiệp 9,465 16.6 12.6 23.9

Tổng/Trung bình 10,689 17.4 13.4 23.0

Bảng. Mức thuế trung bình của nhóm sản phẩm

Nhóm sản phẩm Dòng thuế Mức MFN

(%)

Mức cam kết WTO (%)

Giảm (%)

Nông nghiệp 1,219 23.5 21.1 10.6 Cá, sản phẩm cả 176 29.3 18.0 38.4

Gas và sản phẩm dầu lửa 37 3.6 36.6 Gỗ, giấy 630 15.6 10.5 32.8 Dệt may 1,159 37.3 13.7 63.2

Da,cao su 341 18.6 14.6 21.5 Kim loại 1,201 8.1 11.4 Hoá chất 1,579 7.1 6.9 2.8

Phương tiện giao thông 1,026 35.3 37.4 Máy móc thiệt bị cơ khí 1,436 7.1 7.3 Máy móc thiệt bị điện tử 766 12.4 9.5 23.5

Khoáng sản 396 14.4 14.1 2.3

Page 115: BÁO CÁO CUỐI CÙNG

108

Các sản phẩm chế biến khác 723 14.0 10.2 26.9

Tổng/ Trung bình 10,689 17.4 13.4 22.0 Hàng dệt may, cá và sản phẩm cá, gỗ giấy, một số sản phẩm chế tạo khác và thiết bị điện, điện tử là những sản phẩm bị ảnh hưởng nhất của việc giảm thuế. đối với xăng dầu, kim loại, phương tiện giao thông, mức cam kết cao hơn mức ápdụng trước khi gia nhập. tuy nhiên, giảm thuế cũng liên quan đến một số sản phẩm như nhựa, ôtô, xe gắn máy. Nhiìn chung, thuế ở hầu hết các ngành khác cũng đều phải giảm mạnh. Mức thuế cam kết trung bình cho hầu hết các nhóm sản phẩm trừ ôtô và xe máy đều phải xuống mức từ 0 đến 35%, mặc dù có một số mặt hàng nhạy cảm (như trứng, thuốc lá, đường và muối) sẽ áp dụng hạn ngạch thuế quan, với mức thuế cao hơn cho số lượng ngoài quota.Trong khi việc giảm ở hầu hết các mức cam kết phải đưa vào thực hiện dần, nhưng thời hạn cuối cùng cho hầu hết các cắt giảm là phải đến 2012. Việt nam cam kết tham gia đầy đủ vào các hiệp định như ITA, dệt may, thiết bị y tế, một phần vào các hiệp định còn lại như (thiết bị bay, hoá chất, phương tiện xây dựng…) với thời hạn bắt đầu tham gia từ 3-5 năm.

Bảng. Tham gia vào các hiệp định WTO

hiệp định WTO Số dòng thuế

Mức MFN (%)

Mức cam kết WTO (%)

Hiệp đinh công nghệ thông tin (ITA) - tham gia 100% 330 5.2 % 0%

Hiệp định hài hoá hoá chât (CHA) – tham gia 81% 1,300/1,600 6.8% 4.4%

Hiệp định hàng không dân dụng (CAA) – tham gia hầu hết 89 4.2% 2.6%

Hiệp định dệt may (TAA) – tham gia 100% 1,170 37.2% 13.2%

Hiệp định thiết bị y tế (MEA) – tham gia 100% 2.6%

Ngoài ra, Việt nam cũng tham gia một phần vào các hiệp định như thiết bị khoa học, xây dựng…

Trong số các hiệp định trên, ITA là hiệp định quan trọng nhất. như đã cam kết trong hiệp định này, khoảng 330 dòng thuế cho sản phẩm công nghệ thông tin sẽ xuống mức 0% sau 3-5 năm. Tham gia vào hiệp định TAA cũng giảm thuế đáng kể từ 40% xuống 12% (cho vải), từ 50% xuống 20% (cho quần áo), từ 20% xuống 5% (cho sợi). Thuế và phí nhập khẩu khác đặt ở 0. Việt nam cũng cam kết minh bạch danh sách sản phẩm có các dòng thuế có thể chuyển đổi từ thuế % sang thuế tuyệt đối hoặc hỗn hợp; và không xem xét giảm thuế trên cơ sở thành tích xuất khẩu, tỷ lệ xuất khẩu hay yêu cầu nội địa hoá.

Page 116: BÁO CÁO CUỐI CÙNG

109

Việt nam cũng cam kết 3 năm sau khi gia nhập sẽ không đánh thuế và phí nội địa lên rượu và bia; tất cả đồ uống có cồn với nồng độ cồn 20% hoặc cao hơn sẽ không bị áp một loại thuế tuyệt đối theo lít hoặc một mức thuế %; và Việt nam sẽ không áp dụng một mức thuế % cho tất cả các sản phẩm bia mà không tính đến bao gói của sản phẩm, ví dụ như tươi, chai, lon. Lần đầu tiên, trong cam kết WTO của mình, Việt nam áp dụng thuế tuyệt đối cho một số sản phẩm như ôtô đã qua sử dụng để giám sát nhập khẩu. Theo cách này, thuế nhập khẩu của một số chủng loại có thể tới 200% hoặc 150% cộng với 10.000 USD tuỳ theo mức nào thấp hơn. Áp dụng thuế tuyệt đối trong nhập khẩu ôtô cũ là một phương pháp tốt để tránh gian lận thương mại qua khai gian giá nhập khẩu, tránh cho cán bộ hải quan khả năng tham nhũng khi tính thuế nhập khẩu theo các cách trước đây, vì khi có thuế tuyệt đối dựa trên phân khối động cơ, không ai có thể gian lận nữa. Trước khi gia nhập WTO, Việt nam thường tính thuế cho một số hàng hoá theo bảng giá tính thuế nhập khẩu, nhưng theo Hiệp định trị giá tính thuế hải quan của WTO mà Việt nam đã phải áp dụng thì việc tính thuế theo giá hợp đồng/trị giá thực của hàng hoá, nhất là ôtô cũ trở thành không thể thực hiện được. Mặt khác,với một mức thuế tuyệt đối cho cùng phân khối thì nhà nước không phải lo nhiều vấn đề môi trường cũng như quy định thời gian sản xuất xe vì nhà nhâp khẩu phải chọn ôtô khá nhất trong cùng dòng phân khối, chủng loại thì mới cạnh tranh và có lãi.

Page 117: BÁO CÁO CUỐI CÙNG

110

CHƯƠNG III: TÁC ĐỘNG ĐẾN NGÀNH CÔNG NGHIỆP Nội dung: 1. Lời mở đầu; 2. Quá trình công nghiệp hóa ở Việt Nam sau năm 1996; 2.1 Mục tiêu của công nghiệp hóa và phát triển; 2.2. Các chính sách khuyến khích công nghiệp hóa sau năm 1996; 2.2.1. Chính sách thương mại trước khi gia nhập WTO; 2.2.2. Chính sách thương mại sau khi gia nhập WTO; 2.2.3. Các chính sách khác (Đầu tư nước ngoài, khuyến khích khu vực tư nhân và doanh nhiệp vừa và nhỏ) 3.Tổng quan về công nghiệp Việt Nam 3.1. Công nghiệp Việt Nam theo độ thâm dụng nhân tố sản xuất; 3.2. Cơ cấu cơ sở sản xuất ngành công nghiệp chế biến: số lượng và tỷ trọng; 3.3. Lao động trong ngành công nghiệp chế biến; 3.4. Cơ cấu vốn trong ngành công nghiệp chế ; 3.5.Cơ cấu sở hữu trong ngành công; 4. Tăng trưởng sản lượng công nghiệp; 5. Xuất khẩu các sản phẩm chế biến theo độ thâm dụng nhân tố sản xuất; 6.Đặc trưng khác của ngành công nghiệp; 6.1. Vai trò quan trọng của các doanh nghiệp nhỏ và vừa; 6.2.Hiệu quả của ngành công nghiệp; 7.Năng lực cạnh tranh của công nghiệp và nền kinh tế Việt Nam; 7.1. Năng lực cạnh tranh của Việt Nam; 7.1.1. Chỉ số RCA và ERP vể năng lực cạnh tranh và bảo hộ; 7.1.2. Xếp hạng quốc tế vê năng lực cạnh tranh của Việt Nam; 7.2. Năng lực cạnh tranh có tính “nhị nguyên” của xuất khẩu và thị trường nội địa; 8.Tác động của thay đổi luật lệ; 9. Các khuyến nghị hành động; 10.Tài liệu tham khảo; Phụ lục: Hạn ngạch nhập khẩu 1.Lời mở đầu Chính sách đổi mới vào năm 1986 và đặc biệt là những cải cách theo định hướng thị trường vào năm 1989 đã đánh dấu một bước ngoặt trong lịch sử phát triển kinh tế của Việt Nam. Từ năm 1989, nền kinh tế Việt Nam đã bước vào giai đoạn chuyển đổi, nhằm công nghiệp hóa và hội nhập quốc tế. Về công nghiệp hóa, Việt nam đã thực hiện một cuộc cải cách toàn diện và căn bản nhằm ổn định và mở cửa nền kinh tế, tăng cường tự do lựa chọn cho các đơn vị kinh tế và cạnh tranh để thay đổi một các căn bản hệ thống quản lý kinh tế. Tuy nhiên, trong giai đoạn 1997-2000, cải cách mặc dù vẫn tiếp tục nhưng đã chậm dần, đặc biệt là sau khủng hoảng châu Á. Từ năm 2000 đến nay, cải cách kinh tế đã được đẩy nhanh với nhiều chính sách liên quan tới phát triển kinh tế. Lần đầu tiên, Đại hội Đảng lần thứ 8 đã đề xuất mục tiêu hàng đầu cho tới năm 2020 nhằm đưa Việt Nam trở thành “một nước công nghiệp với nền tảng công nghệ và vật chất hiện đại, một cơ cấu kinh tế hợp lý, mối quan hệ sản xuất hiện đại phù hợp với tiêu chuẩn phát triển của các lực lượng sản xuất, đời sống vật chất và tinh thần tốt hơn, an ninh và quốc phòng vững chắc, dân giầu, nước mạnh và xã hội công bằng và văn minh”. Đại hội 9 (2001) tiếp tục khẳng định mục tiêu này trong Chiến lược Phát triển Kinh tế xã hội của Việt Nam 2001-2010. Mục tiêu tổng quát trong Chiến lược này là đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nhằm đưa Việt Nam thoát khỏi tình trạng kém phát triển và tạo tiền để Việt Nam có thể căn bản trở thành một nước công nghiệp hóa hiện đại vào năm 2020. Việt Nam cũng thừa nhận rằng có một mối liên hệ giữa việc xây dựng một quốc gia công nghiệp hóa hiện đại và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế. Việc hội nhập kinh tế quốc tế một cách hiệu quả đóng một vai trò quan trọng trong việc tăng cường hiệu quả và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Hội nhập kinh tế quốc tế một cách hiệu quả đồng thời cũng tạo ra những điều kiện cần thiết cho việc xây dựng một nền kinh tế công nghiệp, và thông qua quá trình chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, mục tiêu của chiến lược Phát triển Kinh tế Xã hội 2001-2010 sẽ trở thành hiện thực .

Page 118: BÁO CÁO CUỐI CÙNG

111

Do vậy, cùng với cải cách kinh tế, Việt Nam đã chủ động thực thi chính sách mở cửa và đẩy mạnh quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, đặc biệt là qua việc tự do hóa đầu tư và thương mại hơn nữa. Năm 1992, Việt Nam ký một thỏa thuận thương mại với Liên Minh châu Âu. Năm 1995, Việt Nam gia nhập ASEAN và cam kết thực hiện những thỏa thuận AFTA kể từ năm 2006. Năm 1998, Việt Nam trở thành một thành viên của APEC. Hai năm sau, Việt Nam ký Hiệp định thương mại song phương với Hoa Kỳ và Hiệp định này có hiệu lưc vào tháng 12 năm 2001. Gần đây nhất, Việt Nam đã gia nhập các “câu lạc bộ” hội nhập khu vực như Khu vực tự do thương mại ASEAN-Trung Quốc (2003), Khu vực tự do thương mại ASEAN-Hàn Quốc, và Đối tác kinh tế toàn diện ASEAn-Nhật Bản. Trở thành thành viên của WTO là một sự kiện quan trọng với Việt Nam và được xem như là một bước ngoặt trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Việt Nam đã nộp đơn gia nhập WTO từ năm 1995 và trở thành thành viên đầy đủ vào tháng 1 năm 2007. Việt Nam cũng nhận thấy hội nhập kinh tế quốc tế, bao gồm gia nhập WTO, có thể tạo ra những cơ hội như tiếp cận thị trường nước ngoài lớn hơn, thu hút được nhiều đầu tư nước ngoài hơn và chuyển giao công nghệ và kỹ năng quản lý và việc phân bổ nguồn lực cho khu vực công nghiệp hiệu quả hơn. Do vậy, hội nhập quốc tế bao gồm việc gia nhập WTO đã được xem như là một phương tiện để đạt được mục tiêu công nghiệp hóa. Tuy nhiên, hội nhập quốc tế có thể mang lại một số những bất luận lợi do thay đổi nhanh chóng môi trường kinh doanh trong nước nhằm phù hợp với những cam kết quốc tế và cạnh tranh gay gắt hơn giữa các daonh nghiệp trên thị trường quốc tế cũng như thị trường nội địa. Và kết quả là một số ngành sẽ chịu những tác động tiêu cực. Mục tiêu của nghiên cứu: Nghiên cứu này nhằm xem xét những tác động có thể có của việc thay đổi chính sách tới các ngành công nghiệp do việc thực hiện các cam kết WTO và đưa ra những khuyến nghị cho việc phát triển công nghiệp thành công cũng như việc hội nhập thành công vào nền kinh tế thế giới. Lưu ý rằng khoảng thời gian một năm sau khi gia nhập WTO là quá ngắn cho bất kỳ đánh giá tác động của việc gia nhập này tơi nền kinh tế Việt Nam nói chung cũng như các ngành công nghiệp nói riêng. Là thành viên của WTO không phải là điểm bắt đầu và cũng không phải là điểm kết thúc của việc hội nhập quốc tế của Việt Nam. Gia nhập WTO là một bước đáng ghi nhớ trong quá trình hội nhập của Việt Nam và cũng là một điểm trong quá trình đổi mới hơn 20 năm của Việt Nam. Hơn nữa, trong quãng thời gian này, Việt Nam trở thành thành viên của Khu vực thương mại tự do ASEAN, Khu vực thương mại tự do ASEAN-Trung Quốc, và Khu vực tự do thương mại ASEAN-Hàn Quốc. Việc thực hiện các cam kết WTO của Việt Nam không phụ thuộc vào các cam kết song phương và đa phương về khu vực thương mại tự do mà Việt Nam đã ký kết. Tuy nhiên, những tác động có thể có tới công nghiệp cần phải được xem xét tổng thể, và điều này không chỉ là những cam kết gia nhập WTO mà cả những cam kết tự do hóa trong khu vực. Phạm vi của nghiên cứu: Đánh giá sự thay đổi của các biển phản ánh những tác động có thể có do việc thay đổi chính sách tới các ngành công nghiệp trong khuổn khổ thực hiện các cam kết WTO. Theo hệ thống tài khoản quốc gia, công nghiệp bao gồm các hoạt động công nghiệp, như công nghiệp khai khoáng, các ngành công nghiệp chế biến, điện, gas và cung cấp nước. Chương này sẽ tập trung vào các ngành công nghiệp chế biến. Công nghiệp chế biến được phân loại theo mức độ thâm dụng nhân tố sản xuất

Page 119: BÁO CÁO CUỐI CÙNG

112

(1) Nhóm các ngành thâm dụng nông sản; (2) Nhóm ngành thâm dụng lao động; (3) Nhóm ngành thâm dụng vốn; (4) Và nhóm ngành thâm dụng công nghệ và máy móc.62

Phương pháp luận: Phân tích sẽ sử dụng cả phương pháp định lượng và định tính. Trong khi phương pháp định tính sẽ dựa trên những thông tin cập nhật từ các nghiên cứu khác và các phỏng vấn sâu, phương pháp phân tích định lượng sẽ sử dụng các số liệu thống kê cập nhật nhất có thể, từ năm 1996 từ các nguồn chính thức như tổng cục thống kê, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Công Thương. Cấu trúc của báo cáo: Nghiên cứu này liên quan đến tác động tới xuất nhập khẩu và những thay đổi về chính sách tới công nghiệp Việt Nam do việc Việt Nam trở thành thành viên của WTO. Phần 2 sẽ tóm tắt quá trình công nghiệp hóa của Việt Nam kêt từ năm 1996. Phần 3 sẽ trình bầy toàn cảnh nền công nghiệp Việt Nam từ năm 1996. Phần 4 phân tích tăng trưởng sản lượng công nghiệp. Phần 5 xem xét ảnh hưởng tới các ngành chế tác sản xuất hàng xuất khẩu. Phần 6 giới thiệu các đặc trưng khác của ngành công nghiệp (như SME và năng suất lao động). Phần 7 cho một bức tranh tổng quan về khả nưng cạnh tranh của nền kinh tế và của khu vực công nghiệp. Phần 8 nêu những tác động có thể có và Phần 9 là phần với một vài lựa chọn chính sách. 2. Quá trình công nghiệp hóa của Việt Nam từ sau năm 1996 2.1. Mục tiêu của quá trình công nghiệp hóa và phát triẻn Mục tiêu chủ yếu của quá trình công nghiệp hóa và phát triển cho tới năm 2020 là biến Việt Nam trở thành “một nước công nghiệp hóa, với một nền tảng vật chất và công nghệ hiện đại, một cơ cấu kinh tế hợp lý, quan hệ sản xuất hiện đại phù hợp với tiêu chuẩn phát triển của các lực lượng sản xuất, với đời sống vật chất và tinh thần được nâng cao, an ninh và quốc phòng vững chắc, dân giầu nước mạnh, xã hội công bằng văn minh.” Mục tiêu của quá trình công nghiệp hóa được đưa ra một cách rõ ràng trong Chiến lược Phát triển Kinh tế-Xã hội 2001-2010 cũng như Kế hoạch Phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2006-2010. Chiến lược phát triển Kinh tế Xã hội 2001-10 đưa ra mục tiêu về xây dựng một số cơ sở công nghiệp nặng quan trọng (dầu khí, luyện kim, hóa chất cơ bản, phân bón, vật liệu xây dựng, xi măng) với công nghệ cao, có thể sản xuất những phương tiện sản xuất cần thiết để trang bị và tái trang bị các công nghệ và kỹ nghệ hiện đại cho toàn bộ nền kinh tế và đáp ứng yêu cầu bảo vệ tổ quốc”. Đồng thời, Chiến lược cũng yêu cầu huy động toàn bộ nguồn lực có thể có để đạt được sự phát triển sản xuất nhanh và hiệu quả, các khu vực và các ngành (nông nghiệp, ngư nghiệp, may mặc, giầy da, điện tử, một số ngành cơ khí và hàng tiêu dùng) có lợi thế cạnh tranh tương đối để có thể đáp ứng được nhu cầu cơ bản của thị trường trong nước và khuyến khích xuất khẩu”. Một số mục tiêu tăng trưởng cho tới năm 2010 được lượng hóa trong văn bản chính thức (chiến lược 10 năm 2001-2010 và chiến lược 2006-2010). Việt Nam hy vọng có thể đạt được mức tăng trưởng giá trị tăng thêm, trung bình năm vào khoảng 10-10.5% trong giai đoạn 2001-2010. Xuất khẩu tăng ở mức gấp đôi so với tăng trưởng GDP. Xuất khẩu hàng công nghiệp chiếm khoảng 70-75% tổng giá trị xuất khẩu. Đến năm 2010, quy mô GDP sẽ đạt 94-96 tỷ Đô La 62 Theo MUTRAP ( 2002)

Page 120: BÁO CÁO CUỐI CÙNG

113

Mỹ, GDP đầu người là 1050-1100 đô la Mỹ. Để có thể trở thành một nước công nghiệp hóa vào năm 2020, ngành công nghiệp phải tự đổi mới, tự cơ cấu và nỗ lực tăng tỷ trọng công nghiệp (bao gồm cả công nghiêp chế biến và xây dựng) trong GDP lên tới 43-44% (Kế hoạch 2006). Dựa trên chiên lược 10 năm 2001-2010, và Kế hoạch 5 năm 2006-2010, Bộ công nghiệp63 đã xây dựng đinh hướng phát triển ngành công nghiệp Việt Nam tới năm 2010. Theo Bản định hướng này, ngành công nghiệp sẽ phát triển theo ba nhóm ngành:

(1) Nhóm có lợi thế cạnh tranh (2) Nhóm các ngành công nghiệp cơ bản và (3) Nhóm các ngành có tiềm năng

Với nhóm thứ nhất, việc thực hiện chính sách hướng tới xuất khẩu dựa trên cơ sở huy động tất cả các nguồn lực cần thiết để phát triển các ngành trong nhóm này như các sản phẩm nông, lâm, ngư sản, lắp ráp hàng điện, điển tử, dệt may, giầy và đóng tầu. Tầm quan trọng và mức độ ưu tiên cũng được dành cho phát triển các ngành công nghiệp cơ bản (như năng lượng, dầu và khí đốt, hóa chất cơ bản, phân bón, khai khoáng và công nghiệp cơ khí) cho mục đích đảm bảo sự độc lập và tự cung cho nền kinh tế quốc dân và thúc đẩy sự phát triển kết cấu hạ tầng nhằm đạp được mục tiêu công nghiệp hóa và hiện đại hóa. Đồng thời, cũng chú ý tới việc phát triển các ngành thuộc nhóm có tiềm năng, những ngành được xem là có tiềm năng xuất khẩu và đem lại giá trị tăng thêm cao như các ngành sản xuất linh kiện điện tử, phầm mềm, hàng cơ khí chế tạo, hóa-mỹ phẩm-hóa chất-dược phẩm-chất tẩy rửa, và những mặt hàng sử dụng công nghệ mới. Một trong những mục tiêu cụ thể là tăng tỷ trọng các mặt hàng chế biến trong tổng khối lượng xuất khẩu lên 65-70% vào năm 2010 và chú ý đúng mức tới việc sử dụng nguyên liệu có sẵn trong nước và sử dụng nhiều lao động. Trên thực tế, quá trình công nghiệp hóa ở Việt Nam chủ yếu được khuyến khích qua việc theo đuổi chính sách “nhị nguyên” trong những năm qua. Một mặt, Việt Nam xác định mong muốn đẩy mạnh các ngành công nghiệp hướng tới xuất khẩu, với các doanh nghiệp chế biển hàng xuất khẩu, đặc biệt là các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài với khả năng cạnh tranh ở khu vực và quốc tế, đóng vai trò chủ đạo. Mặt khác, Việt Nam cũng duy trì việc bảo hộ các doanh nghiệp quốc doanh sản xuất hàng hóa thay thế hàng nhập khẩu. 2.2. Các chính sách khuyến khích công nghiệp hóa sau năm 1996 2.2.1. Chính sách thương mại trước khi gia nhập WTO Cần lưu ý rằng chính sách công nghiệp có liên quan với chính sách thương mại, và chính sách thương mại có thể coi là một cách chuyển tải chính sách công nghiệp. Việt Nam đã thực hiện chính sách thương mại nhằm khuyến khích tăng trưởng xuất khẩu nhanh trong khi bảo vệ công nghiệp nội địa, mặc dù gần đây mức độ bảo hộ đã giảm một cách đáng kể. Việt Nam đã thực hiện các cải cách thương mại đáng kể từ giai đoạn đầu của đổi mới (nửa cuối của thập kỷ 80 và nửa đầu của thập kỷ 1990), tuy nhiên các cải cách này chậm lại trong giai đoạn 1996-1998 một phần vì khủng hoảng châu Á trong các năm 1997-1998, và một phần tự bằng 63 Vào cuối năm 2006, Bộ Công nghiệp và Bộ Thương mại được hợp nhất thành Bộ Công Thương

Page 121: BÁO CÁO CUỐI CÙNG

114

lòng với những thành công của những cải cách đầu tiên. Tuy nhiên, trong nửa cuối thập niên 1990, cải cách thương mại đã được tăng cường do những phản ứng của chính phủ với cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á. Quyền thương mại Trước năm 1988, trong giai đoạn kế hoạch hóa tập trung, thương mại quốc tế được tiến hành bởi các DNNN. Từ năm 1989, cùng với việc thực hiện các cải cách theo định hướng thị trường, những bước căn bản trong việc xóa bỏ độc quyền trong thương mại của các DNNN đã được thực hiện. Những yêu cầu để có thể thực hiện các hoạt động thương mại quốc tế đã dần được nới lỏng với vai trò ngày càng lớn hơn của các doanh nghiệp tư nhân. Cho tới năm 1997,điều kiện để gia nhập thị trường là rất khó. Vào năm 1998, một thay đổi quan trọng liên quan tới các hoạt động thương mại quốc tế được Chính phủ ban hành là Nghị định 57/1998/NĐ-CP ngày 31 tháng 7 năm 199864. Nghị định này chỉ ra rằng tất các các doanh nghiệp trong nước được quyền xuất nhập khẩu hàng hóa như đăng ký trong giấy phép kinh doanh mà không phải xin phép giấy phép xuất nhập khẩu trừ 4 nhóm hàng “đặc biệt” 65. Những nới lỏng hơn nữa được ban hành vào năm 2001. Theo nghị định số 44/2001/NĐ-CP, ngày 2 tháng 9 năm 2001, tất các các pháp nhân (bao gồm công ty và cá nhân) được phép xuất nhập khẩu nhiều loại hàng hóa mà không cần giấy phép trừ 4 nhóm hàng “đặc biệt”. Các hoạt động của các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài và các bên trong các hợp đồng hợp tác kinh doanh được quy định trong Luật đầu tư nước ngoaaif. Trước tháng 8 năm 2001, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có quyền xuất nhập khẩu như các doanh nghiệp trong nước, tức là các doanh nghiệp này có quyền xuất nhập khẩu các loại hàng hóa như đăng ký trong giấy phép kinh doanh, nhưng riêng việc nhập khẩu thì các doanh nghiệp này bị hạn chế bởi một số biện pháp. Sau khi ban hành nghị định 44/2001/NĐ-CP, các doanh nghiệp có vốn nước ngoài được quyền xuất khẩu hàng hóa không do các doanh nghiệp này sản xuất. Tuy nhiên các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực chế tác chỉ được quyền nhập khẩu máy móc, nguyên liệu phục vụ sản xuất và cho xuất khẩu nhưng không được nhập các loại hàng hóa khác (Nghị định 24/20001/NĐ-CP, ngày 31 tháng 7 năm 2000). Trong nỗ lực nhằm cải thiện môi trường đầu tư và kinh doanh trước khi trở thành thành viên WTO, Việt Nam đã hợp nhất hai luật, Luật khuyến khích đầu tư trong nước (1998) và Luật đầu tư nước ngoài (1996) thành một Luật chung về đầu tư (gọi tắt là Luật đầu tư 2005) với mục tiêu là đảm bảo khung khổ luật pháp về đầu tư của Việt Nam phù hợp với các quy định và điểu ước quốc tế trong bối cảnh hội nhập sâu hơn vào nền kinh tế, nhất là chuẩn bị gia nhập WTO. Theo luật Đầu tư 2005, và Nghị định 108/2006/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật, các Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài được phép xuất nhập khẩu hàng hóa phù hợp với những quy đinh về đâu tư và luật lệ về thương mại và các hiệp định quốc tế mà Việt Nam là một thành viên. Thuế nhập khẩu

64 Nghị định 57/1998/ND-CP ngày 31 tháng 7 1998 được ban hành để hướng dẫn thi hành Luật Thương mại 1997 65 Nhóm các mặt hàng được trao đổi thương mại bằng hạn ngạch; nhóm các hàng hóa cấm; nhóm hàng hóa chị sự quản lý của Chính phủ (như xuất khẩu gạo nhập khẩu phân bón) và nhóm hàng hóa chịu sự quản lý đặc biệt.

Page 122: BÁO CÁO CUỐI CÙNG

115

Những năm 1990 có thể xem là một giai đoạn hình thành hệ thống thuế thương mại ở Việt Nam, với những thay đổi thường xuyên trong hệ thống thuế nhằm bảo vệ sản xuất trong nước và tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước. Thuế nhập khẩu được áp dụng đầu tiên vào năm 1988 với việc đưa vào thực thi Luật Thuế Xuất Nhập khẩu, được ký vào ngày 29 tháng 1 năm 1987. Vào năm 1991, Luật Thuế Xuất Nhập khẩu mới được thông qua thay thế cho Luật Thuế Xuất Nhập khẩu năm 1987. Biểu thuế nhập khẩu chính thức đầu tiên được ban hành vào năm 1992. Luật Thuế Xuất Nhập khẩu đã được sửa đổi vào năm 1993, 1998 và 2005. Theo đó, mức thuế đã được thay đổi thường xuyên nhằm thúc đẩy quá trình hội nhập kinh tế quốc tế và nhất là đáp ứng những yêu cầu của các hiệp định thương mại giữa Việt Nam và các quốc gia khác, mặc dù các mức thuế này vẫn có tính chất bảo vệ sản xuất trong nước. Nhìn tổng thể, Việt Nam đã sử dụng bốn loại thuế đánh vào hàng nhập khẩu

1. Mức thuế ưu đãi chung: trong khuôn khổ AFTA được áp dụng cho các quốc gia ASEAN từ năm 1996. Bảng thuế này được thay đổi hàng năm với việc gia tăng chủng loại hàng hóa mới và những thay đổi về mức thuế xuất. Năm 2005, Việt Nam đã hoàn thành cam kết trong việc xóa bỏ thuế quan đánh vào hàng nhập khẩu có xuất xứ từ các nước thành viên ASEAN. 2. Một biểu thuế khác được sử dụng cho việc nhập hàng hóa dưới khung khổ hiệp định thương mại ACFTA và AKFTA 3. Biểu thuế theo chế độ đối xử quốc gia được áp dụng cho các nước thành viên của WTO và các quốc gia có các hiệp định thương mại song phương với Việt Nam. Theo thống kê thương mại, gần như tất cả hàng hóa nhập khẩu đều được áp dụng một trong ba biểu thuế trên. 4. Mức thuế phổ thông được áp dụng cho hàng nhập từ các quốc gia khác. Tuy nhiên giá trị hàng nhập khẩu trong nhóm này không đáng kể.

Hàng rào phi thuế quan Hàng rào phi thuế quan là một công cụ bảo vệ được lựa chọn của Việt Nam cho tới gần đây. Hàng rào phi thuế quan được đưa vào sử dụng khi Việt Nam chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường vào cuối những năm 1980 và đầu những năm 1990 và trở thành một bộ phận quan trọng trong chính sách thương mại của Việt Nam. Tuy nhiên trong một vài năm gần đây, Việt Nam đã thực hiện tự do hóa thương mại mạnh mẽ hơn, và việc sử dụng hàng rào phi thuế quan cũng đã giảm. Cho đến năm 2000, tất cả các hàng rào phi thuế quan được sử dụng trong năm đều được quy định bởi các Quyết định của Chính phủ do Thủ tướng phê duyệt. NTBs đã được áp dụng vào danh sách hang nhập khẩu/xuất khẩu dưới hình thức kiếm soát khối lượng và những quy định đặc biệt của các cơ quan chức năng. Các quy đinh của Chính phủ đảm bảo sự cân bằng giữa sản xuất trong nước và tiêu dùng, hàng nhập khẩu và xuất khẩu cũng như việc đảm bảo việc bảo hộ sản xuất trong nước. Việc kiểm soát khối lượng hàng nhập khẩu theo hạn ngạch được sử dụng cho hai mặt hàng chính là gạo và hàng dệt may theo các thị trường. Hạn ngạch cho xuất khẩu gạo phản ánh mỗi quan tâm của Chính phủ tới việc thiếu lương thực. Hạn ngạch cho việc xuất khẩu hàng dệt may do Liên minh Châu Âu, Na Uy, Canada và Hoa Kỳ thiết lập vào năm 200366. EU và Canada đã cho phép dỡ bỏ hạn ngạch đối với hàng dệt may của Việt Nam từ tháng 1 năm 2005, mặc dù lúc đó 66 Hiệp định thương mại song phương Việt Mỹ được ký kết vào ngày 14 tháng 7 năm 2000 và có hiệu lực bắt đầu từ tháng 12 năm 2001. Vào ngày 26 tháng 4 năm 2004, Việt Nam và Mỹ đã chính thức ký Hiệp định dệt may

Page 123: BÁO CÁO CUỐI CÙNG

116

Việt Nam vẫn chưa phải là thành viên của WTO. Hạn chế số lượng hàng xuất khẩu đối với hầu hết các sản phẩm khác đã bị bãi bỏ. Năm 2001, hạn ngạch xuất khẩu gạo cũng được Chính phủ bãi bỏ.67 Hạn ngạch nhập khẩu được sử dụng đầu tiên vào năm 1993. Kể từ năm 1994, khi chương trình công nghiệp hóa được tiến hành, Việt Nam có sử dụng việc hạn chế khối lượng với một số mặt hàng nhập khẩu dưới quan điểm để đảm bảo cân bằng cung-cầu, với mục đích chính là bảo vệ một số ngành công nghiệp được phát triển dưới chiến lược thay thế hàng nhập khẩu. Bên cạnh đó việc sử dụng những hạn chế về lượng cũng được lý giải là để hạn chế việc nhập khẩu “quá nhiều” (như đối với hàng tiêu dùng và xăng dầu). Số mặt hàng bị hạn chế về lượng thay đổi theo thời gian, tùy thuộc vào sức ép của cán cân thanh toán và sản xuất trong nước. Năm 2001 chứng kiến sự thay đổi mạnh mẽ trong chính sách thương mai. Một lộ trình chính sách thương mại cho giai đoạn 2001-200568 đã được đưa ra. Đây là một thay đổi so với trước đây, khi mà chính sách thương mại chỉ được thông báo theo từng năm. Lộ trình này đã tạo ra một môi trường minh bạnh hơn và có thể dự báo được. Trong khung khổ lộ trình này, có một kế hoạch dỡ bỏ một lượng lớn các hàng rào phi thuế quan. Vào tháng 5 năm 2003, Thủ tướng đã ban hành một quyết định nhằm thực hiện hạn ngạch thuế quan với một số mặt hàng nông nghiệp trước đây không thuộc diện hàng có quota.69(Phụ lục 1) Chính sách hạn chế nhập khẩu hàng tiêu dùng là một mặt quan trọng trong quyết định hàng năm liên quan đến quản lý khối lượng và mục tiêu thương mại. Cho tới năm 1997, việc nhập khẩu hàng hóa tiêu dùng được xác lập ở mục tiêu là không vượt quá 20% tổng giá trị hàng nhập khẩu năm trước đó70. Vào năm 1997, để đối phó với tình trạng gia tăng các khoản nợ ngắn hạn thông qua L/C ở và mức thâm hụt tài khoản vãng lai cao, mức này đã được giảm xuống còn 9%và một danh sách các mặt hàng tiêu dùng đặc biệt hạn chế nhập khẩu đã được ban hành. Từ năm 1999, hàng tiêu dùng và một số hàng hóa trung gian khác chủ yếu được quản lý bằng thuế, mức thuế đóng thêm và thanh toán qua ngân hàng. Các doanh nghiệp cần phải cân bằng mức dự trữ ngoại tệ và các khoản thanh toán trước khi nhập khẩu hàng hóa tiêu dùng71. Chính sách ngoại hối Liên quan đến các chính sách ngoại hối, trước tháng 8 năm 1998, ngoại hội bị kiểm soát rất chặt chẽ. Trong lĩnh vực thương mại quốc tế, chính sách ngoại hối nhằm đạt ba mục tiêu: 1. Đảm bảo ngoại hối cần thiết cho một số doanh nghiệp đặc biệt (chủ yếu là DNNN) 2. Hai là để quản lý việc nhập khẩu hàng hóa tiêu dùng 3. Ba là để tạo sức ép với các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài xuất khấu sản phẩm và sử dụng đầu vào trong nước

67 Quyết định số 46/2001/QD-TTg, ngày 4 tháng 4 năm 2001. 68 Quyết định số 46/2001/QD-TTg, ngày 14 tháng 4 năm 2001 69 Theo thoongg tư số 04/2006/TT-BTM ngày 4 tháng 4 năm 2006 hướng dẫn thi hành Quyết đinh số 12/2006/QĐ-

CP này 23 tháng 1 năm 2006 70 Quyết định số 864/1995/QD-TTg 71 Quyết định số 254/1998/QD-TTg, ngày 30 tháng 12 năm 1998

Page 124: BÁO CÁO CUỐI CÙNG

117

Những mục tiêu này được xây dựng nhằm khuyến khích sự phát triển của một số ngành công nghiệp và để giảm thâm hụt thương mại. Tuy nhiên, theo thời gian, những quản lý chặt chẽ này đã được nới lỏng dần. Đặc biệt, năm 1998, tất các các đơn vị kinh tế đều phải gửi một khoản ngoại hối ở một ngân hàng trong nước với tỷ lệ kết hối lên tới 80% trong bản cân. Sau đó, mức này giảm xuống còn 50% vào tháng 9 năm 1999, 40% vào tháng 4 năm 2001, 30% vào tháng 5 năm 2002 và cuối cùng xuống 0% vào tháng 4 năm 200372. Yêu cầu cân bằng ngoại hối với các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài cũng được dỡ bỏ vào tháng 5 năm 2000. Từ thời điểm đó, các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài có thể mua ngoại tế từ ngân hàng trong nước để trả nợ cho các ngân hàng ở nước ngoài. Quy định về quản lý ngoại hội được ban hành bởi Ủy ban thường vụ của Quốc hội vào tháng 12 năm 2005 đã dỡ bỏ những yêu cầu đối với các người cư trú hợp pháp bán doanh thu của họ bằng ngoại tệ cho các ngân hàng thương mại. Động lực cho xuất khẩu Để khuyến khích xuất khẩu, Việt Nam đã sử dụng một số biện pháp như thuế xuất khẩu bằng không, tín dụng hỗ trợ xuất khẩu, thưởng xuất khẩu và các ưu đãi có tính bao cấp trong thuế thu nhập doanh nghiệp. Trong chương trình hoàn thuế, các nhà xuất khẩu có thể được hoàn thuế với các khoản thuế đã nộp để nhập khẩu các mặt hàng dùng cho sản xuất hàng xuất khẩu. Tuy nhiên, bất chấp những cải thiện trong quá trình hoàn thuế, vẫn có những vấn đề nẩy sinh trong quá trình thực hiện chính sách này. Đặc biệt các nhà sản xuất trong nước cung cấp đầu vào cho sản xuất hàng xuất khẩu nhưng không thuộc diện được hoàn thuế nhập khẩu. Quỹ hỗ trợ xuất khẩu được thành lập vào năm 1999 để hỗ trợ, thúc đẩy và khuyến khích xuất khẩu. Quỹ hỗ trợ xuất khẩu do Bộ Tài chính quản lý cung cấp các khoản hỗ trợ dưới hình thức lãi suất, hỗ trợ tài chính trực tiếp cho các doanh nghiệp xuất khẩu lần đầu, cho xuất khẩu sang các thị trường mới và cho các mặt hàng chịu nhiều biến động về giá cả. Quỹ cũng trao thưởng xuất khẩu. Việc thưởng xuất khẩu, ban đầu chỉ dành cho việc xuất khẩu các mặt hàng nông sản, được mở rộng vào năm 2002, bao gồm cả các mặt hàng như hàng thủ công, may tre, hàng nhựa và hàng cơ khi. Những quy định về thưởng xuất khẩu từ năm 2003 đã mở rộng ra các doanh nghiệp ở mọi loại hình sở hữu có tham gia vào hoạt động xuất nhập khẩu. Điều kiện để nhận thưởng xuất khẩu là giá trị xuất khẩu doanh nghiệp trong năm hiện tại cao hơn năm trước đó. 2.2.2. Chính sách thương mại sau khi gia nhập WTO Quyền thương mại Các doanh nghiệp bao gồm cả doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có quyền xuất nhập khẩu hàng hóa phù hợp với những quy định về đầu tư và luật về thương mại và các hiệp ước quốc tế mà Việt Nam tham gia.

72 Quyết định No. 46/2003/QD-TTg ngày 2 tháng 4 năm 2003

Page 125: BÁO CÁO CUỐI CÙNG

118

Giảm thuế nhập khẩu73 Trong khuôn khổ gia nhập WTO, Việt Nam cam kết sẽ cắt giảm tất cả thuế nhập khẩu trong danh mục gồm 10,600 dòng thuế. Mức thuế bình quân năm 2006 sẽ được cắt từ 17.4% xuống còn 13.4% sau khi gia nhập WTO từ 5-7 năm. Để so sánh mức thuế như cam kết với mức thuế được áp dụng vào tháng 12 năm 2006, 1/3 số dòng thuế sẽ được cắt giảm, đa số là những loại thuế trên 20%. Với lĩnh vực nông nghiệp, mức thuế suất bình quân tại thời điểm gia nhập là 25.2% sẽ giảm xuống còn 21.0% vào thời điểm cắt giảm cuối cùng. So với năm 2006, mức thuế suất áp cho các mặt hàng xuất khẩu diện ưu đãi quốc gia cho các sản phẩm của ngành nông nghiệp là 23.5%, một mức giảm khoảng 10%. Với lĩnh vực công nghiệp, mức cam kết bình quân là tại thời điểm gia nhập là 16.1% và mức cắt giảm cuối cùng sẽ là 12.6%, tức là giảm khoảng 23.9%. Việt Nam cam kết giảm ngay lập tức thuế suất một số sản phẩm mà mức thuế suất hiện tại là 20-30%. Mức thuế áp cho các mặt hàng điện tử và cơ khí sẽ có mức cắt giảm lớn nhất. Giống như các quốc gia mới gia nhập khác, Việt Nam cũng sẽ tham gia vào một số Hiệp định tự do hóa theo ngành. Các ngành mà Việt Nam cam kết tham gia đầy đủ là ngành Công nghệ và Thông tin, Dệt và May, và trang thiết bị y tế. Một số ngành mà Việt Nam có tham gia một phần là trang bị máy bay, hóa chất, thiết bị xây dựng. Giai đoạn thực thi là vào 3-5 năm. Trong số này thì việc tham gia vào Hiệp định ITA là quan trọng nhất với khoản 330 dòng thuế liên quan đến ngành công nghệ thông tin và có thể giảm xuống 0% trong vòng 3-5 năm, và tối đa là 7 năm. Việc tham gia vào Hiệp định dệt may thực chất là việc chấp nhận mức thuế mà Việt Nam đã ký kết với EU và Hoa Kỳ. Điều này cũng giảm thuế quan của những mặt hàng này, đặc biệt là hàng dệt từ 40% xuống còn 12%, hàng may mặc từ 50% xuống còn 20% và sợi từ 20% xuống còn 5%. Thuế theo hạn ngạch Theo cam kết gia nhập WTO, về hạn ngạch thuế, Việt Nam giữ quyền áp hạn ngạch thuế với trứng giá cầm, thuốc lá nguyên liệu, đường và muối. Mặc dù muối không được WTO coi là một mặt hàng nông nghiệpj và do vậy không được sử dụng biện pháp hạn ngạch thuế, Việt Nam vẫn tiếp tục duy trì hạn ngạch thuế với mặt hàng này để bảo vệ lợi ích của người sản xuất muối. Với 4 loại mặt hàng này, mức thuế suất bằng với mức thuế sử dụng với các nước mà Việt Nam có đối xử quốc gia (tức là 40% cho các loại trứng gia cầm, 30% cho thuốc lá sợi, 25% cho đường thô, 40-50% cho đường nguyên chất và 30% cho muối). Mức thuế ngoài hạn ngạch cao hơn mức thuế trong hạn ngạch Các biện pháp phi thuế quan Việc kiểm soát ngoại hối chỉ được sử dụng trong một số trường hợp đặc biệt, theo quyết định của Chính phủ Việt Nam, nhằm duy trì an ninh tài chính và tiền tệ phù hợp với Điều khoản của IMF và tài liệu IMF số 144 (52/51) ngày 14 tháng 8 năm 1952.

73 Phần này sử dụng kết quả trong nghiên cứu của Nguyễn Văn Chi (2007) “Commitment of Vietnam on import duties and nonbanking financial services”, MUTRAP-II, HOR-7

Page 126: BÁO CÁO CUỐI CÙNG

119

Quy định của WTO về trợ cấp có nói rõ những loại trợ cấp được phép và không được phép. Các loại trợ cấp được phép bao gồm các hoạt động hỗ trợ nghiên cứu và phát triển, hỗ trợ các vùng khó khăn, và các loại trợ cấp nhằm bảo vệ môi trường. Những loại trợ cấp không được phép bao gồm các biện pháp nhắm trực tiếp khuyến khích xuất khẩu và thay thế hàng nhập khẩu. Trong cam kết gia nhập WTO, Việt Nam đã dỡ bỏ các loại trợ cấp trực tiếp với hàng nông sản ngay sau khi gia nhập WTO. Với các loại trợ cấp nội địa, Việt Nam giữ quyền trợ cấp tương đương với 10% sản lượng, mức trợ cấp được sử dụng ở các quốc gia đang phát triển là thành viên của WTO. Tuy nhiên, theo Bộ Tài chính, mức trợ cấp nội địa được phép hiện tại đã ở mức dưới 10%. Liên quan đến trợ cấp hàng công nghiệp, có một số loại trợ cấp đã được bãi bỏ ngay khi Việt Nam gia nhập WTO, bao gồm trợ cấp thanh toán trực tiếp từ ngân sách Nhà nước cho hàng xuất khẩu và trợ cấp cho các mặt hàng thay thế hàng nhập khẩu. Các trợ cấp xuất khẩu gián tiếp cho các sản phẩm phi nông nghiệp, dưới dạng các khuyến khích đầu tư cho sản xuất hàng xuất khẩu (như giảm thuế, miễn thuế) không được cấp cho các doanh nghiệp mới. 74 Đáng chú ý là một doanh nghiệp đã nhận giấy phép đầu tư, chứng nhận đầu tư hay là chứng nhận đăng ký kinh doanh trước khi Việt Nam gia nhập WTO (tức là ngày 11 tháng 1 năm 2007) và được nhận các khuyến khích dựa trên tỷ lệ xuất khẩu sẽ tiếp tục được hưởng những ưu đãi này cho tới năm hết năm 2011. Tuy nhiên những ưu đãi này sẽ không được sử dụng cho các dự án bắt đầu sau khi Việt Nam gia nhập WTO. Các trợ cấp cho các ngành dệt và may đã được dỡ bỏ ngay sau khi Việt Nam gia nhập WTO. Việt Nam đã dỡ bỏ những trợ cấp cho xuất khẩu hàng dệt may vào năm 2006. Trên thực tế, Luật đầu tư 2005, có hiệu lực từ 1 tháng 7 năm 2006 đã bỏ đi những trợ cấp bị WTO cấm. Chính phủ cũng đã chuyển Quỹ Hỗ trợ Phát triển thành Ngân hàng Phát triển và điểu chỉnh mục tiêu và hoạt động của Quỹ hỗ trợ xuất xuất và chuyển các trợ cấp bị WTO cấm thành các loại trợ cấp khác được cho phép. Bộ Thương mại (nay là Bộ Công Thương) ngày 2 tháng 7 năm 2007 cũng chính thức dỡ bỏ chương trình thưởng xuất khẩu.75 2.2.3. Các chính sách khác (FDI, khuyến khích phát triển khu vực tư nhân và SME) Thu hút FDI Nhận ra tầm quan trọng của FDI trong việc thu hút vốn, chuyển giao công nghệ, đổi mới kỹ thuật và mở rộng thị trường, Chính phủ Việt Nam đã có nhiều nỗ lực trong việc tạo ra môi trường thuận lợi cho kinh doanh. Kể từ khi Luật Đầu tư nước ngoài năm 1987 được ban hành, Chính phủ đã liên tục có những cải thiện trong chính sách đầu tư nhằm thu hút cá nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam. Luật Đầu tư nước ngoài năm 1987 đã được sửa đổi 4 lần vào các năm 1990, 1992, 1996 và 2000. Theo đó, các lĩnh vực mà các nhà đầu tư nước ngoài được phép đầu tư đã

74 Theo Nghị định số 24/2007/ND-CP ngày 14 tháng 2 năm 2007, các doanh nghiệp đã được nhận ưu đãi vẫn sẽ được tiếp tục được nhận ưu đãi (theo Quyết định số 53/2004/QD-TTg) 75 Chương trình thưởng xuất khẩu cho doanh nghiệp và cá nhân có những thành tích cao trong xuất khẩu đã được áp dụng theo Quyết định số 02 năm 2002

Page 127: BÁO CÁO CUỐI CÙNG

120

được mở rộng dần, bao gồm cả những ngành dịch vụ. Các nhà đầu tư nước ngoài đã được trao nhiều quyền hơn và các yêu cầu với họ cũng được giảm bớt như các yêu cầu về thủ tục hành chính trong việc thành lập dự án. Chính phủ cũng đã giảm bớt danh mục các dự án FDI phải xuất khẩu trên 80% sản lượng vào năm 2002 và bãi bỏ các quy định về xuất khẩu vào năm 2003. Chính phủ cũng cho phép các nhà đầu tư nước ngoài được sử dụng quyền sử dụng đất để thế chấp và được tuyển dụng lao động; mở rộng các loại hình đầu tư nước ngoài và quyền thương mại, v.v. Nghị định 9 do Chính phủ ban hành năm 2001 yêu cầu đẩy nhanh việc bãi bỏ hệ thống hai giá cho tất cả các loại phí và mở rộng hơn nữa đầu tư nước ngoài vào các ngành như nông, lâm nhiệp, bán lẻ và phân phối. Quyết định số 35/2003/QĐ-TTg vào tháng 3 năm 2003 quy định đầu tư của các nhà đầu tư nước ngoài trong việc góp vốn và mua lại các doanh nghiệp Việt Nam. Các nhà đầu tư nước ngoài được quyền mua lại 30% giá trị vốn trong tất cả các loại hình doanh nghiệp của Việt Nam. Điều này mở ra những kênh đầu tư mới cho các nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam. Các nhà đầu tư nước ngoài không chỉ có thể góp vốn bằng tiền mà còn có thể góp vốn bằng thiết bị, công nghệ, nguyên vật liệu, bản quyền công nghệ và cổ phần. Năm 2005, Chính phủ đi thêm một bước nhằm thống nhất các quy định về đầu tư cho các nhà đầu tư nước ngoài và các nhà đầu tư trong nước với mục tiêu xây dựng một “sân chơi bình đẳng’ cho cả nhà đầu tư trong và ngoài nước. Việc này đã dẫn đến sự ra đời của Luật Đầu tư năm 2005. Quyết định số 43/2006/QĐ-BTC ngày 29 tháng 8 năm 2006 đã bãi bỏ chính sách thuế ưu đãi theo tỷ lệ nội địa hóa với các sản phẩm và linh kiện thuộc các ngành cơ khí/điện/điện tử. Quyết định này có hiệu lức từ ngày 1 tháng 10 năm 2006. Hơn nữa, Luật đầu tư năm 2005 và Nghị định thi hành đã không đưa ra điều kiện để cấp giấy phép hoặc nhận ưu đãi đầu tư như cách đã đề cập trong thỏa thuận TRIMs (WT/ACC/VNM/48, Working Party on the Accession of Viet Nam, Report of the Working Party on the Accession of Viet Nam, 27 October 2006). Khuyến khích sự phát triển khu vực tư nhân và doanh nghiệp nhỏ và vừa Đảng Cộng sản Việt Nam tại đại hội 6 đã đưa ra đường lối “đổi mới kinh tế toàn diện nhằm xóa bỏ cơ chế quan liêu, bao cấp và kế hoạch hóa, phát triển một nền kinh tế thị trường nhiều thành phần định hướng xã hội chủ nghĩa theo sự chỉ đạo của Nhà nước”. Hiến pháp năm 1992 đã nêu rõ vai trò của khu vực tư nhân. Từ đó, khung khổ pháp luật đã được cải thiện. Trong quá trình đổi mới, khung khổ pháp lý nhằm khuyến khích sự phát triển của khu vực tư nhân cũng luôn được cải thiện. Việc ban hành một loạt các luật như Luật Doanh Nghiệp năm 1993, Luật khuyến khích đầu tư trong nước, Luật đất đai, Luật doanh nghiệp năm 2000 và Luật Doanh nghiệp mới năm 2005 (trên cơ sở hợp nhất hai luật, Luật Doanh nghiệp và Luật DNNN) và Luật đầu tư 2005 đã tạo ra những điều kiện dễ dàng hơn cho khu vực tư nhân thành lập DN và tiến hành các hoạt động kinh doanh cũng như tạo một sân chơi bình đẳng cho các hoạt động kinh doanh. Điều này đã cho phép sự tham gia ngày càng nhiều hơn của khu vực tư nhân, chủ yếu là các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong sản xuất công nghiệp, đặc biệt là các ngành sử dụng nhiều lao động, trong khi các DNNN vẫn tiếp tục đóng vai trò chủ yếu trong các ngành công nghiệp sử dụng nhiều vốn và các ngành công nghiệp thay thế hàng nhập khẩu. 3. Bức tranh công nghiệp Việt Nam 3.1. Công nghiệp Việt Nam theo độ thâm dụng nhân tố sản xuất

Page 128: BÁO CÁO CUỐI CÙNG

121

Việt Nam đã đạt được những thành công đáng kể. Cho đến nay, Việt Nam có thể đượccoi là một nước “đang phát triển trung bình”. Nếu tính theo giá trị tăng thêm trong GDP theo giá hiện hành, cơ cấu kinh tế Việt Nam đã chuyển dịch từ nông-lâm-ngư sang công nghiệp-xây dựng bao gồm cả công nghiệp chế biến. Tỷ trọng của khu vực nông-lâm-ngư đã giảm từ 27.76% năm 1996 xuống còn 20.05% vào năm 2007 trong khi tỷ trọng khu vực công nghiệp tăng từ 29.73% lên 41.60% trong cùng thời kỳ. Đặc biệt, tỷ trọng công nghiệp chế biến trong GDP ở mức giá hiện tại tăng từ 15.18% năm 1996 lên 20.63% năm 2005 và 21.38% năm 2007. Kết quả này đạt được là vì ngành công nghiệp-xây dựng của Việt Nam bao gồm cả các ngành công nghiệp chế biến đã duy trì được mức tăng trưởng 2 con số trong một thời gian dài. Ngành công nghiệp – xây dựng đã đóng góp một phần đáng kể vào tỷ lệ tăng trưởng GDP của Việt Nam. Đến năm 2007, GDP theo giá hiện hành của Việt Nam đã đạt khoảng 70.6 tỷ USD, GDP bình quân đầu người tính theo giá hiện hành đạt 830 USD (năm 2000, các con số này là 31.2 tỷ USD và 401.6 USD). Cùng với công nghiệp hóa, đã có một sự chuyển dịch cơ cấu trong công nghiệp chế biến nói riêng. Công nghiệp chế biến đã chuyển từ các hoạt động sản xuất chủ yếu dựa vào lao động là chính sang các hoạt động sản xuất mang lại giá trị tăng thêm cao hơn và các hoạt động có tính phức tạp hơn. Đáng chú ý, tỷ trọng các loại hàng hóa có hàm lượng máy móc và công nghệ cao hơn trong tổng giá trị sản lượng công nghiệp đã tăng từ 9.7% năm 1995 tới 14.01% năm 2000, 15.90% năm 2005 và 16.56% năm 2006. Trong cùng thời kỳ, tỷ trọng sản lượng thực phẩm – đồ uống và thuốc lá – các sản phẩm chế biến từ nông sản đã giảm. Đặc biệt tỷ trọng các loại hàng hóa có sử dụng nhiều nông sản giảm từ 32.44% năm 1995 xuống còn 27.60% năm 2000, 24.48% năm 2005 và 23.67% năm 2006. Điều này có nghĩa là, nếu tính theo giá 1994, tỷ trọng hàng công nghiệp có sử dụng nhiều nông sản trong tổng giá trị hàng chế biến đã giảm 7.16 điểm phần trăm, trong khi sản phẩm có hàm lượng máy móc và công nghệ đã tăng 8.59 điểm phần trăm (Bảng 3.1) Về công nghệ sản xuất, mặt bằng công nghệ trong công nghiệp chế biếnđóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển của bản thân ngành đó cũng như của cả nền kinh tế. Theo Tổ chức Phát triển công nghiệp của Liên hiệp quốc (UNIDO), công nghiệp chế biến có thể được chia làm 3 nhóm ngành, bao gồm ngành sử dụng công nghệ cao, trung bình và thấp. Nhóm các ngành sử dụng công nghệ thấp bao gồm các ngành chế biến thực phẩm và đồ uống, sản xuất thuốc lá, dệt, may, da và thuộc da, và sản xuất các sản phẩm từ da, sản xuất gỗ và các sản phẩm từ gỗ, sản xuất giấy và các sản phẩm từ giấy, xuất bản, in ấn, và tái sản xuất các ấn phẩm truyền thông, sản xuất hàng nội thất và tái chế. Nhóm các ngành sử dụng công nghệ trung bình bao gồm sản xuất hóa chất và các sản phẩm hóa chất, sản xuất các mặt hàng khoáng sản phi kim loại, sản xuất các loại kim loại cơ bản, sản xuất các sản phẩm từ kim loại hợp kim, trừ máy móc và thiết bị, sản xuất cao su và nhựa, sản xuất coke và các sản phẩm hóa dầu Nhóm ngành sử dụng công nghệ cao bao gồm sản xuất máy móc thiết bị, sản xuất các loại máy móc văn phòng, kế toán và máy tính, sản xuất các loại thiết bị điện, sản xuất các thiệt bị vô tuyến và truyền thông, sản xuất các thiết bị y tế, các công cụ chính sác và quang học, sản xuất đồng hồ, lắp ráp và sửa chữa xe máy, sản xuất và sửa chữa các loại phương tiện giao thông vận tại (GSO, 2006) Trong một thập niên, từ năm 1995 tới năm 2006, do lượng vốn FDI cùng với các công nghệ hiện đại vào Việt Nam nhiều hơn, tỷ trọng sản lượng của các ngành công nghiệp sử dụng công nghệ thấp trong tổng giá trị hàng chế tác đã giảm 11.03 điểm phần trăm, trong khi tỷ trọng của nhóm hàng công nghệ trung bình và cao đã tăng tương ứng là 4.17 và 6.85 điểm phần trăm. Điều này

Page 129: BÁO CÁO CUỐI CÙNG

122

phản ánh quá trình tái cơ cấu của ngành công nghiệp hướng tới mở rộng và phát triển công nghiệp sử dụng công nghệ cao để đạt được mục tiêu trong Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 10 năm 2001-2010 và kế hoach 5 năm 2006-2010.

Bảng 3.1: Sản lượng công nghiệp chế biến theo giá 1994, (%)

1995 2000 2005 2006

Thay đổi(+/-) 2006 so với năm 1995

Công nghiệp chế biến 100.00 100.00 100.00 100.00 Ngành thâm dụng nông sản 32.44 27.60 24.48 23.67 -8.77

Thực phẩm và đồ uống 32.44 27.60 24.48 23.67 Ngành thâm dụng lao động 21.61 20.54 21.19 21.72 0.12

Dệt 7.42 6.35 5.40 5.28 May trang phục 3.54 3.82 4.33 4.39 Thuộc da 4.29 5.60 5.36 5.28 Gỗ và sản phẩm gỗ 3.99 2.28 2.30 2.45 Nội thất 2.37 2.49 3.80 4.32

Ngành thâm dụng vốn 36.25 37.85 38.42 38.05 1.79 Thuốc lá 4.78 3.63 3.18 2.93 Giấy và sản phẩm từ giấy 2.34 2.49 2.35 2.24 Hóa chất và sản phẩm hóa chất 6.11 7.04 6.75 6.77 Sản phẩm thủy tinh, các sản phẩm từ thủy tinh gốm sứ 11.05 11.55 10.49 9.93 Kim loại 4.12 3.74 3.95 4.02 Sản phẩm từ kim loại 2.80 3.65 4.98 5.27 Tái chế 0.11 0.09 0.08 0.07 Cao su và các sản phẩm nhựa 2.73 4.08 5.16 5.22 Than cốc và sản phẩm hóa dầu 0.41 0.15 0.17 0.18 Xuất bản và in ấn 1.81 1.44 1.31 1.41

Ngành thâm dụng máy móc và công nghệ 9.70 14.01 15.90 16.56 6.86

Máy móc và thiết bị 1.62 1.75 1.56 1.36 Máy văn phòng và máy tính 0.03 0.82 0.91 1.11 Đồ điện và phụ tùng 1.31 2.29 3.39 3.72 Vô tuyến và thiết bị truyền thông 2.48 2.78 2.59 2.53 Thiết bị y tế và quang học, đồng hồ 0.24 0.27 0.22 0.20 Xe moto 1.75 2.04 2.76 2.86 Và các trang thiết bị vận tải 2.27 4.06 4.48 4.78

Ngành công nghiệp chế biến 100.00 100.00 100.00 100.00 Nhóm sử dụng công nghệ thấp 63.08 55.79 52.59 52.05 -11.03 Nhóm sử dụng công nghệ trung bình 27.22 30.20 31.51 31.39 4.17 Nhóm sử dụng công nghệ cao 9.70 14.01 15.90 16.56 6.86

Page 130: BÁO CÁO CUỐI CÙNG

123

Ghi chú: Luật Doanh nghiệp ra đời năm 1999 và có hiệu lực từ năm 2000, Luật Doanh nghiệp chung 2005 có hiệu lực từ tháng 7 năm 2006 Nguồn: GSO(2006), GSO (2007b) và tính toán của tác giả 3.2. Cơ cấu các cơ sở sản xuất của công nghiệp chế biến: số lượng và tỷ lệ Số lượng các cơ sở đang hoạt động thuộc ngành công nghiệp chế biến đã tăng lên từ 596,334 năm 1996 tới 627,961 năm 2000, 740,081 năm 2005, 782,069 năm 2006 và 805,579 năm 2007 (Bảng 3.2a) Dễ dàng nhận ra rằng số cơ sở sản xuất công nghiệp chế biến đã tăng đáng kể kể từ năm 2000, khi Luật Doanh nghiệp được đưa vào hoạt động. Số cơ sở sản xuất công nghiệp chế biến trong năm 2007 cao hơn 1.29 lần so với năm 2000 (1.35 lần so với năm 1996). Hơn thế nữa, số các cơ sở công nghiệp chế biến đang hoạt động thuộc khu vực sản xuất sử dụng nhiều lao động và khu vực sản xuất sử dụng nhiều vốn tăng nhanh nhất so với các ngành khác trong giai đoạn 2000-2007. Nhìn vào năm 2007, số cơ sở sản xuất công nghiệp chế biến đang hoạt động tăng 3.1%, thấp hơn mức 5.67% của năm 2006 nhưng cao hơn mức 1.33% của năm 2005. Điều đáng chú ý là trong năm 2006, nhiều văn bản pháp luật ở Việt Nam được cải thiện theo hướng minh bạch và đáng tin cậy phù hợp với các quy định của WTO đã có hiệu lực, vì vậy sự tăng trưởng của số cơ sở sản xuất công nghiệp chế biến tương đối cao hơn mức trung bình trong giai đoạn 2000-2005. Khi tốc độ tăng trưởng của các cơ sở sản xuất công nghiệp chế biến thuộc các ngành sản xuất thâm dụng lao động và các ngành công nghiệp thâm dụng vốn năm 2007 là cao nhất so với các ngành khác trong khu vực công nghiệp chế biến, tốc độ tăng trưởng của các cơ sở sản xuất trong ngành thâm dụng máy móc và công nghệ giảm khoảng 2 điểm phần trăm so với năm 2006 và 3.53 điểm phần trăm so với năm 2005 mặc dù so với năm 1996, số cơ sở sản xuất thuộc nhóm này đã tăng lên nhiều. Nhìn chung, số cơ sở sản xuất trong tất cả các ngành đã tăng lên, trừ 4 ngành sản xuất là sản xuất thuốc lá, các sản phẩm khoán sản phi kim loại, máy móc thiết bị, máy móc thiết bị điện và phụ tùng. Cơ cấu của các cơ sở sản xuất công nghiệp chế biến trong năm 2007 cho thấy, khoảng 51.6% tổng số cơ sở sản xuất là sử dụng nhiều lao đông, khoảng 31.5% là sản xuất sử dụng nhiều nguyên liệu là nông sản 15.7% là sử dụng nhiều vốn. Số cơ sở sản xuất sử dụng nhiều máy móc và công nghệ chỉ chiếm một phần nhỏ trong tổng số cơ sở sản xuất công nghiệp, tương đương 1.2%. Cũng cần lưu ý rằng cơ cấu các cơ sở sản xuất công nghiệp năm 2007 là tương đương với cơ cấu này trong năm 2006 và 2005.

Page 131: BÁO CÁO CUỐI CÙNG

124

Bảng 3.2a: Số cơ sở công nghiệp chế biến theo tiểu ngành Đơn vị:số cơ sở

1996

2000

2005

2006

2007

Chỉ số (năm

2005 so với năm

2004)

Chỉ số (năm

2006 so với năm

2005)

Chỉ số (năm

2007 so với năm

2006) Ngành thâm dụng nông sản 182,800 228,981 235,628 246,533 254,018 100.49 104.63 103.04

Thực phẩm và đồ uống 182,800 228,981 235,628 246,533 254,018 100.49 104.63 103.04 Ngành thâm dụng lao động 321,351 303,717 381,558 405,439 415,495 100.94 106.26 102.48

Dệt 51,625 45,815 54,333 55,316 55,699 104.42 101.81 100.69 May trang phục 78,767 79,277 88,408 93,270 94,860 102.24 105.50 101.70 Thuộc da 3,532 5,517 5,664 5,871 6,177 108.78 103.65 105.21 Gỗ và sản phẩm gỗ 141,072 126,353 157,917 171,738 175,150 97.98 108.75 101.99 Nội thất 46,355 46,755 75,236 79,244 83,609 102.91 105.33 105.51

Ngành thâm dụng vốn 84,355 87,145 113,744 120,475 126,136 104.07 105.92 104.70 Thuốc lá 525 59 42 40 31 93.33 95.24 77.50 Giấy và sản phẩm từ giấy 1,508 1,907 3,650 3,920 4,313 106.98 107.40 110.03 Hóa chất và sản phẩm hóa chất 1,971 1,941 2,334 2,530 2,594 108.61 108.40 102.53 Sản phẩm thủy tinh, các sản phẩm từ thủy tinh gốm sứ 39,053 32,227 31,471 32,319 31,713 104.09 102.69 98.12 Kim loại 1,849 1,590 2,284 2,460 2,531 107.13 107.71 102.89 Sản phẩm từ kim loại 33,375 41,595 63,813 68,290 73,359 102.73 107.02 107.42 Tái chế 454 454 1,077 1,173 1,290 97.73 108.91 109.97 Cao su và các sản phẩm nhựa 2,742 3,329 4,796 5,093 5,418 108.93 106.19 106.38 Than cốc và sản phẩm hóa dầu 9 40 59 79 98 101.72 133.90 124.05 Xuất bản và in ấn 2,869 4,003 4,218 4,571 4,789 115.63 108.37 104.77

Ngành thâm dụng máy móc và công nghệ 7,828 8,118 9,151 9,622 9,930 106.73 105.15 103.20 Máy móc và thiết bị 2,716 2,484 1,866 2,268 2,227 112.21 121.54 98.19 Máy văn phòng và máy tính 10 3 29 33 37 100.00 113.79 112.12 Đồ điện và phụ tùng 1,526 869 1,083 1,074 1,037 108.19 99.17 96.55 Vô tuyến và thiết bị truyền thông 176 171 388 408 444 106.30 105.15 108.82 Thiết bị y tế và quang học, đồng hồ 58 86 150 175 195 131.58 116.67 111.43 Xe moto 998 1,565 2,475 2,341 2,549 106.64 94.59 108.89 Và các trang thiết bị vận tải 2,344 2,940 3,160 3,323 3,441 102.56 105.16 103.55

Page 132: BÁO CÁO CUỐI CÙNG

125

Toàn bộ công nghiệp chế biến 596,334 627,961 740,081 782,069 805,579 101.33 105.67 103.01 Ghi chú: Luật Doanh nghiệp ra đời năm 1999 và có hiệu lực từ năm 2000, Luật Doanh nghiệp chung 2005 có hiệu lực từ tháng 7 năm 2006 Nguồn: GSO(2006), GSO (2007b) và tính toán của tác giả

Page 133: BÁO CÁO CUỐI CÙNG

126

Bảng 3.2b: Tỷ trọng các cơ sở công nghiệp phân theo tiểu ngành (%)

1996 2000 2005 2006 2007 Ngành thâm dụng nông sản 30.65 36.46 31.84 31.52 31.53

Thực phẩm và đồ uống 30.65 36.46 31.84 31.52 31.53 Ngành thâm dụng lao động 53.89 48.37 51.56 51.84 51.58

Dệt 8.66 7.30 7.34 7.07 6.91 May trang phục 13.21 12.62 11.95 11.93 11.78 Thuộc da 0.59 0.88 0.77 0.75 0.77 Gỗ và sản phẩm gỗ 23.66 20.12 21.34 21.96 21.74 Nội thất 7.77 7.45 10.17 10.13 10.38

Ngành thâm dụng vốn 14.15 13.88 15.37 15.40 15.66 Thuốc lá 0.09 0.01 0.01 0.01 0.004 Giấy và sản phẩm từ giấy 0.25 0.30 0.49 0.50 0.54 Hóa chất và sản phẩm hóa chất 0.33 0.31 0.32 0.32 0.32 Sản phẩm thủy tinh, các sản phẩm từ thủy tinh gốm sứ 6.55 5.13 4.25 4.13 3.94 Kim loại 0.31 0.25 0.31 0.31 0.31 Sản phẩm từ kim loại 5.60 6.62 8.62 8.73 9.11 Tái chế 0.08 0.07 0.15 0.15 0.16 Cao su và các sản phẩm nhựa 0.46 0.53 0.65 0.65 0.67 Than cốc và sản phẩm hóa dầu 0.00 0.01 0.01 0.01 0.01 Xuất bản và in ấn 0.48 0.64 0.57 0.58 0.59

Ngành thâm dụng máy móc và công nghệ 1.31 1.29 1.24 1.23 1.23

Máy móc và thiết bị 0.46 0.40 0.25 0.29 0.28

Máy văn phòng và máy tính 0.002 0.000

5 0.004 0.004 0.005 Đồ điện và phụ tùng 0.26 0.14 0.15 0.14 0.13 Vô tuyến và thiết bị truyền thông 0.03 0.03 0.05 0.05 0.06 Thiết bị y tế và quang học, đồng hồ 0.01 0.01 0.02 0.02 0.02 Xe môtô 0.17 0.25 0.33 0.30 0.32 Và các trang thiết bị vận tải 0.39 0.47 0.43 0.42 0.43

Toàn bộ ngành công nghiệp chế biến 100.00 100.00

100.00

100.00

100.00

Nguồn: GSO(2006), GSO (2007b) và tính toán của tác giả

3.3. Lao động trong các ngành công nghiệp chế biến Theo điều tra doanh nghiệp giữa 2001 và 2007, cùng với sự gia tăng số doanh nghiệp, số lao động làm việc trong các doanh nghiệp thuộc ngành công nghiệp chế biến cũng tăng mạnh. Số lao động làm việc trong các doanh nghiệp này vào năm 2007 là 3.4 triệu người, gấp 2.1 lần so với năm 2001. Trong đó, 3 tiểu ngành là may mặc, thuộc và chế biến da và đồ nội thất thu hút được nhiều lao động nhất so với các ngành sản xuất khác, và tương đương là 585,414; 581,731 và 320,147, tăng mạnh so với các năm trước đó (Bảng 3.3)

Page 134: BÁO CÁO CUỐI CÙNG

127

Về cơ cấu lao động, Bảng 3.3 phân chia lao động trong các ngành công nghiệp theo 4 nhóm (các ngành sử thâm dụng nông sản, các ngành thâm dụng lao động, các ngành thâm dụng vốn, các ngành thâm dụng máy móc và công nghệ). Tỷ trọng số lao động làm việc trong các ngành công nghiệp thâm dụng lao động sử dụng nhiều lao động trong tổng số lao động cao hơn hẳn với khoảng 48.8% năm 2001, 52.3% năm 2005, 52.42% năm 2006 và hơn 53% năm 2007. Tiếp theo là tỷ trọng số lao động làm trong ngành thâm dụng vốn, với tỷ trọng này là 24.48 năm 2001, 23.65% năm 2005, 23.49% năm 2006 và 23.18 năm 2007. Số lao động trong các ngành sản xuất thâm dụng nông sản là 16.77% năm 2001, giảm xuống 12.93% năm 2007 và số lao động trong các ngành thâm dụng máy móc và công nghệ tăng từ 9.56% năm 2001 lên 10.87% năm 2007. Cần chú ý rằng các ngành thâm dụng lao động gồm 5 ngành như dệt may, thuộc da và chế biến gia, gỗ và nội thất (từ gỗ). Tỷ trọng lao động trong ngành dệt may và nội thất trong tổng số lao động trong các ngành công nghiệp chế biến tăng liên tục qua các năm, tương ứng là 14.52 và 4.13% năm 2001 lên 17.21% và 9.41% năm 2007. Cùng thời kỳ này, tỷ trọng lao động trong ngành dệt, da, thuộc da và chế biến trong tổng số lao động trong ngành công nghiệp chế biến đã giảm trong giai đoạn 2001-2007.

Page 135: BÁO CÁO CUỐI CÙNG

128

Bảng 3.3: Lao động trong các ngành công nghiệp chế biến

Điều tra năm

2001

Điều tra năm2005

Điều tra năm2006

Điều tra năm 2007

Điều tra năm2001

Điều tra năm2005

Điều tra

năm2006

Điều tra năm 2007

Người Tỷ trọng (%) Ngành thâm dụng nông sản 267,924 410,016 427,775 439,682 16.77 14.17 13.80 12.93

Thực phẩm và đồ uống 267,924 410,016 427,775 439,682 16.77 14.17 13.80 12.93Ngành thâm dụng lao động 780,443 1,512,243 1,624,708 1,803,561 48.86 52.27 52.42 53.02

Dệt 122,759 168,196 188,365 203,829 7.68 5.81 6.08 5.99May trang phục 231,948 498,226 511,278 585,414 14.52 17.22 16.50 17.21Thuộc da 296,638 517,882 550,851 581,731 18.57 17.90 17.77 17.10Gỗ và sản phẩm gỗ 63,203 108,624 113,979 112,440 3.96 3.75 3.68 3.31Nội thất 65,895 219,315 260,235 320,147 4.13 7.58 8.40 9.41

Ngành thâm dụng vốn 396,282 684,252 728,088 788,504 24.81 23.65 23.49 23.18Thuốc lá 12,156 14,544 14,598 14,132 0.76 0.50 0.47 0.42Giấy và sản phẩm từ giấy 36,553 60,975 69,887 70,174 2.29 2.11 2.25 2.06Hóa chất và sản phẩm hóa chất 65,370 87,501 89,217 98,583 4.09 3.02 2.88 2.90Sản phẩm thủy tinh, các sản phẩm từ thủy tinh gốm sứ 127,770 216,861 220,001 228,115 8.00 7.50 7.10 6.71Kim loại 28,499 39,713 42,957 45,462 1.78 1.37 1.39 1.34Sản phẩm từ kim loại 50,769 114,735 130,016 149,781 3.18 3.97 4.19 4.40Tái chế 299 968 1,319 2,000 0.02 0.03 0.04 0.06Cao su và các sản phẩm nhựa 51,223 107,697 114,298 128,011 3.21 3.72 3.69 3.76Than cốc và sản phẩm hóa dầu 805 1,040 1,232 3,861 0.05 0.04 0.04 0.11Xuất bản và in ấn 22,838 40,218 44,563 48,385 1.43 1.39 1.44 1.42

Ngành thâm dụng máy móc và công nghệ 152,782 286,569 318,815 369,886 9.56 9.91 10.29 10.87

Máy móc và thiết bị 31,094 54,668 54,331 59,029 1.95 1.89 1.75 1.74Máy văn phòng và máy tính 3,083 6,023 11,179 16,191 0.19 0.21 0.36 0.48Đồ điện và phụ tùng 39,280 66,392 80,017 98,023 2.46 2.29 2.58 2.88Vô tuyến và thiết bị truyền thông 16,660 30,102 35,292 40,900 1.04 1.04 1.14 1.20Thiết bị y tế và quang học, đồng hồ 6,842 12,999 11,313 13,868 0.43 0.45 0.37 0.41Xe moto 15,601 34,217 36,801 42,489 0.98 1.18 1.19 1.25Và các trang thiết bị vận tải 40,222 82,168 89,882 99,386 2.52 2.84 2.90 2.92

Page 136: BÁO CÁO CUỐI CÙNG

129

Toàn bộ ngành công nghiệp chế biến 1,597,431 2,893,080 3,099,386 3,401,633 100.00 100.00 100.00 100.00Nguồn: GSO(2006), GSO (2007b) và tính toán của tác giả

Page 137: BÁO CÁO CUỐI CÙNG

130

3.4. Cơ cấu vốn 76 trong ngành công nghiệp chế biến Cùng với sự gia tăng về số cơ sở sản xuất công nghiệp và lao động, lượng vốn đổ vào khu vực công nghiệp chế biến tính theo lượng tuyệt đối cũng tăng lên đáng kể, tạo ra một năng lực sản xuất cao. Tổng vốn của ngành công nghiệp chế biến năm 2007 là 769,078 tỷ đồng, tăng 3 lần so với năm 2001 (Bảng 3.4a) Như đã chỉ ra trong bảng 3.4a, nhìn chung, tăng trưởng nguồn vốn trong ngành công nghiệp chế biến là 17.3%, cao hơn so với 16.8% của năm 2006. Đặc biệt, khu vực sản xuất hàng xuất khẩu đã tăng vốn lên tương đối cao so với năm 2006. Nhóm ngành này bao gồm, ngành may mặc, nội thất, máy văn phòng, tính toán và máy tính, các thiết bị điện và phụ thùng, các thiết bị vô tuyến và viễn thông và phụ tùng. Về cơ cấu vốn trong ngành công nghiệp chế biến, có một sự đối lập giữa cơ cấu vốn và cơ cấu các cơ sở sản xuất và cơ cấu lao động trong ngành công nghệp này, tỷ trọng vốn đổ vào các ngành thâm dụng vốn và các ngành thâm dụng máy móc và công nghệ có xu hướng tăng tương đối cao. Trong năm 2007, vốn đổ vào ngành thâm dụng vốn chiếm tỷ trong cao nhất trong tổng vốn vào khu vực công nghiệp chế biến, vào khoảng 40.93% hay tăng 7.97 điểm phần trăm so với năm 1995 (năm 1995 con số này là 32.96%). Tỷ trọng vốn đổ vào các ngành thâm dụng máy móc thiết bị và công nghệ tăng lên tới 20.07% trong năm 2007 từ 15.37% năm 1995, tương đương 4.7 điểm phần trăm. Cừng thời điểm đó, các ngành thâm dụng lao động chiếm khoảng 22.87% giảm 4 điểm phần trăm so với năm 1995 và mức vốn vào ngành thâm dụng nông sản chiếm 16.13%, giảm mạnh khoảng 8 điểm phần trăm so với năm 1995 (Bảng 3.4b)

76 Vốn của của doanh nghiệp bao gồm vốn tự có và vốn vay (GSO, 2008)

Page 138: BÁO CÁO CUỐI CÙNG

131

Bảng 3.4a: Giá trị và tốc độ tăng trưởng vốn trong ngành công nghiệp chế biến (tính theo giá hiện hành)

1995 a Điều tra

Năm 2001

Điều tra năm 2005

Điều tra năm 2006

Điều tra năm 2007

2001-2005

Điều tra năm 2006

Điều tra năm 2007

Tỷ VND Tốc độ tăng trưởng(%) Ngành thâm dụng nông sản 18,511 54,126 97,263 107,369 124,049 15.78 10.39 15.5

Thực phẩm và đồ uống 18,511 54,126 97,263 107,369 124,049 15.78 10.39 15.5 Ngành thâm dụng lao động 20,935 53,970 137,016 151,045 175,902 26.23 10.24 16.5

Dệt 8,368 19,912 42,444 48,349 53,246 20.83 13.91 10.1 May trang phục 4,061 10,319 27,264 27,839 34,332 27.49 2.11 23.3 Thuộc da 3,018 13,605 31,610 33,413 35,780 23.46 5.70 7.1 Gỗ và sản phẩm gỗ 3,802 4,409 11,127 12,118 11,940 26.04 8.90 -1.5 Nội thất 1,687 5,726 24,571 29,326 40,604 43.93 19.35 38.5

Ngành thâm dụng vốn 25,168 95,489 224,042 249,684 314,780 23.76 11.45 26.1 Thuốc lá 1,619 2,785 5,429 7,120 8,348 18.16 31.14 17.2 Giấy và sản phẩm từ giấy 2,016 6,934 15,946 20,459 21,382 23.14 28.30 4.5 Hóa chất và sản phẩm hóa chất 3,730 14,375 44,867 44,982 55,350 32.92 0.26 23.0 Sản phẩm thủy tinh, các sản phẩm từ thủy tinh gốm sứ 8,451 39,976 68,857 73,814 96,889 14.56 7.20 31.3 Kim loại 2,814 5,753 21,655 25,979 29,826 39.29 19.97 14.8 Sản phẩm từ kim loại 1,865 10,454 29,660 33,958 50,739 29.78 14.49 49.4 Tái chế 19 35 286 166 250 69.07 -41.91 50.6 Cao su và các sản phẩm nhựa 2,221 10,600 27,301 30,789 37,960 26.68 12.77 23.3 Than cốc và sản phẩm hóa dầu 435 835 1,136 1,389 1,742 8.01 22.24 25.4 Xuất bản và in ấn 1,998 3,741 8,905 11,028 12,294 24.21 23.84 11.5

Ngành thâm dụng máy móc và công nghệ 11,736 42,453 102,586 147,058 154,347 24.68 43.35 5.0 Máy móc và thiết bị 1,306 5,497 12,489 14,801 15,977 22.77 18.51 7.9 Máy văn phòng và máy tính 94 2,656 4,263 6,558 9,464 12.56 53.84 44.3 Đồ điện và phụ tùng 1,230 8,145 19,013 25,749 32,135 23.61 35.43 24.8 Vô tuyến và thiết bị truyền thông 4,390 7,001 12,218 14,173 19,078 14.94 16.00 34.6 Thiết bị y tế và quang học, đồng hồ 126 1,515 2,885 2,824 3,060 17.47 -2.12 8.4 Xe moto 2,023 6,979 17,689 21,178 24,564 26.18 19.72 16.0 Và các trang thiết bị vận tải 2,569 10,660 34,030 61,775 50,069 33.67 81.53 -18.9

Toàn ngành công nghiệp chế biến 76,351 246,037 560,907 655,156 769,078 22.88 16.80 17.4 Ghi chú: a – số liệu từ GSO(2006)

Nguồn: GSO(2006), GSO (2008) và tính toán của tác giả

Page 139: BÁO CÁO CUỐI CÙNG

132

Bảng 3.4b: Cơ cấu vốn của ngành công nghiệp chế biến tính theo giá hiện hành

1995 a

Điều tra năm 2001

Điều tra năm 2005

Điều tra năm 2006

Điều tra năm 2007

Thay đổi (+/-) năm 2007 so với năm 1995

Ngành thâm dụng nông sản 24.24 22.00 17.34 16.39 16.13 -8.12 Thực phẩm và đồ uống 24.24 22.00 17.34 16.39 16.13 -8.12

Ngành thâm dụng lao động 27.42 21.94 24.43 23.05 22.87 -4.55 Dệt 10.96 8.09 7.57 7.38 6.92 -4.04 May trang phục 5.32 4.19 4.86 4.25 4.46 -0.86 Thuộc da 3.95 5.53 5.64 5.10 4.65 0.70 Gỗ và sản phẩm gỗ 4.98 1.79 1.98 1.85 1.55 -3.43 Nội thất 2.21 2.33 4.38 4.48 5.28 3.07

Ngành thâm dụng vốn 32.96 38.81 39.94 38.11 40.93 7.97 Thuốc lá 2.12 1.13 0.97 1.09 1.09 -1.03 Giấy và sản phẩm từ giấy 2.64 2.82 2.84 3.12 2.78 0.14 Hóa chất và sản phẩm hóa chất 4.89 5.84 8.00 6.87 7.20 2.31 Sản phẩm thủy tinh, các sản phẩm từ thủy tinh gốm sứ 11.07 16.25 12.28 11.27 12.60 1.53 Kim loại 3.69 2.34 3.86 3.97 3.88 0.19 Sản phẩm từ kim loại 2.44 4.25 5.29 5.18 6.60 4.15 Tái chế 0.02 0.01 0.05 0.03 0.03 0.01 Cao su và các sản phẩm nhựa 2.91 4.31 4.87 4.70 4.94 2.03 Than cốc và sản phẩm hóa dầu 0.57 0.34 0.20 0.21 0.23 -0.34 Xuất bản và in ấn 2.62 1.52 1.59 1.68 1.60 -1.02

Ngành thâm dụng máy móc và công nghệ 15.37 17.25 18.29 22.45 20.07 4.70 Máy móc và thiết bị 1.71 2.23 2.23 2.26 2.08 0.37 Máy văn phòng và máy tính 0.12 1.08 0.76 1.00 1.23 1.11 Đồ điện và phụ tùng 1.61 3.31 3.39 3.93 4.18 2.57 Vô tuyến và thiết bị truyền thông 5.75 2.85 2.18 2.16 2.48 -3.27 Thiết bị y tế và quang học, đồng hồ 0.17 0.62 0.51 0.43 0.40 0.23 Xe moto 2.65 2.84 3.15 3.23 3.19 0.54 Và các trang thiết bị vận tải 3.36 4.33 6.07 9.43 6.51 3.15

Toàn ngành công nghiệp chế biến 100.00 100.00 100.00 100.00 100.00

Ghi chú: a – số liệu từ GSO(2006) Nguồn: GSO(2006), GSO (2008) và tính toán của tác giả

Page 140: BÁO CÁO CUỐI CÙNG

133

3.5. Cơ cấu sở hữu ngành công nghiệp Việt Nam đã chính thức áp dụng nguyên tắc kinh tế nhiều thành phần, tức là chấp nhận sự đóng góm của tấc cả các khu vực: kinh tế hộ gia định, kinh tế tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, hợp tác xã, các doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp đầu tư nước ngoài. Do vậy, 3 loại hình sở hữu chủ yếu ở Việt Nam trong 10 năm qua là

1. DNNN bao gồm DNNN Trung ương và DNNN địa phương; 2. Doanh nghiệp ngoài quốc doanh (hộ gia đình, doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần và hợp tác xã) và 3. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài bao gồm liên doanh và 100% vốn nước ngoài.

Trước năm 1990, các DNNN chi phối công nghiệp Việt Nam. Quá trình cải cách kinh tế đã thay đổi vai trò của các khu vực kinh tế nhà nước và kinh tế tư nhân. Nhất là từ khi Luật công ty, Luật Doanh nghiệp tư nhân, Luật Doanh nghiệp (năm 1999 và 2005) và Luật Đầu tư nước ngoài được ban hành hoặc điều chính cũng như chương trình cải cách DNNN, và tất cả những việc này đã mở đường cho các doanh nghiệp tư nhân phát triển. Về số cơ sở sản xuất công nghiệp, số cơ sở sản xuất thuộc DNNN đã giảm tương đối do sự tăng mạnh của các cơ sở sản xuất tư nhân và các cơ sở sản xuất thuộc các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoà Năm 2007, số doanh nghiệp NN trong ngành công nghiệp là 1033, tương đương 54% số DNNN trong năm 1996 trong khi số DN Tư nhân và đầu tư nước ngoài tương ứng là 845,652 và 3,632, tức là gấp 13 và 6.7 lần so với năm 1996 ( Bảng 3.5a) Mặc dù có sự gia tăng giá trị sản lượng ở tất cả các khu vực, tốc độ tăng trưởng của khu vực phi nhà nước và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài vào khoảng 20% một năm trong vài năm qua trong khi tốc độ tăng trưởng của khu vực DNNN chỉ khoảng 105 một năm một phần là do cải cách DNNN bao gồm việc cổ phần hóa các DNNN. Điều này dẫn đến tỷ trọng sản lượng công nghiệp của các DNNN trong tổng sản lượng giảm từ 50.3% năm 1996 xuống còn 29.7% năm 2007. Trong cùng thời kỳ, tổng sản lượng của khu vực ngoài nhà nước và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đã tăng tương ứng từ 24,6% và 25.1% năm 1996 lên 31.7% và 38.5% năm 2007 (Bảng 3.5b). Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài có thể phát triển mạnh vì những cải thiện về môi trường kinh doanh tại Việt Nam nói chung và đặc biệt là sau khi gia nhập WTO. Vốn FDI đổ vào tăng lên hàng năm. Nhất là trong năm 2007, theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, vốn FDI cam kết và thực hiện là $21.3 tỷ USD và 8 tỷ USD. 77 Trong đó, vốn FDI cam kết và thực hiện vào khu vực công nghiệp chiếm khoảng hơn 60%.

Bảng 3.5a: Số cơ sở công nghiệp theo sở hữu, 1996-2007

Tổng số

Nhà nước(trung

ương và địa phương)

Ngoài nhà nước (tư nhân, hợp tác

xã và hộ gia đình)

Nước ngoài (khu vực FDI)

1996 626129 1879 623710 540 1997 617805 1843 615296 666 1998 592948 1821 590246 881 1999 618198 1786 615453 959 2000 654962 1688 652216 1058 2001 697225 1535 694242 1448

77 Tổng vốn FDI thực hiện năm 2007 là khoảng 8 tỷ USD, bao gồm vốn của phía nước ngoài và vốn góp của phía Việt Nam

Page 141: BÁO CÁO CUỐI CÙNG

134

2002 766797 1538 763560 1699 2003 773533 1425 770102 2006 2004 768920 1359 765210 2351 2005 777441 1181 773581 2679 2006 824064 1071 819934 3059 2007 850317 1033 845652 3632

Nguồn: GSO (2006), GSO (2007b) và Vụ thống kê công nghiệp, GSO

Bảng 3.5b: Sản lượng công nghiệp theo loại hình sở hữu tính theo giá hiện hành, 1996-2007

Tổng sản lượng

Nhà nước (trung ương và địa

phương)

Ngoài nhà nước (tư

nhân, hợp tác xã và

hộ gia đình)

Nước ngoài

(khu vực FDI)

Tổng sản

lượng

Nhà nước (trung ương và địa

phương)

Ngoài nhà nước (tư

nhân, hợp tác xã và hộ gia

đình)

Nước ngoài

(khu vực FDI)

Tỷ VND Phần trăm (%) 1995 103.4 52.0 25.5 25.9 100.0 50.3 24.6 25.1 1996 117.9 58.0 28.3 31.6 100.0 49.2 24.0 26.8 1997 134.4 64.5 31.1 38.9 100.0 48.0 23.1 28.9 1998 151.2 69.5 33.4 48.4 100.0 45.9 22.1 32.0 1999 168.7 73.2 37.0 58.5 100.0 43.4 21.9 34.7 2000 198.3 82.9 44.1 71.3 100.0 41.8 22.3 35.9 2001 227.3 93.4 53.6 80.3 100.0 41.1 23.6 35.3 2002 261.1 105.1 63.5 92.5 100.0 40.3 24.3 35.4 2003 305.1 117.6 78.3 109.2 100.0 38.6 25.7 35.8 2004 355.6 131.7 95.8 128.2 100.0 37.0 26.9 36.0 2005 416.6 141.1 120.1 155.3 100.0 33.9 28.8 37.3 2006 487.5 154.2 148.8 184.5 100.0 31.6 30.5 37.8 2007 570.7 169.4 181.1 220.2 100.0 29.7 31.7 38.6

Nguồn: GSO (2006), GSO (2007b) và Vụ thống kê công nghiệp, GSO 4. Tăng trưởng sản lượng công nghiệp Sản lượng công nghiệp đóng một vai trò quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam. Nó chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng sản lượng của cả nền kinh tế. Trong một thập niên, từ năm 1996 tới năm 2005, sản xuất công nghiệp của Việt Nam tăng trưởng ở mức 2 con số. Tăng trưởng 5 năm sau (tức là từ 2001-2005) sau cao hơn tăng trưởng ở giai đoạn năm năm 1996-2000. Đáng chú ý là tốc độ tăng trưởng trung bình là 13.94% trong giai đoạn 1996-2000 và 16.01% trong giai đoạn 2001-2005. Năm 2006., tốc độ tăng trưởng đạt 17.03%. Theo ước tính, con số này của năm 2007 có cao hơn một chút khoảng 17.07% cho cả khu vực công nghiệp. Với sản lượng các ngành công nghiệp chế biến , xu hướng tăng trưởng cũng giống với xu hướng tăng trưởng sản lượng công nghiệp, tốc độ tăng trưởng của giai đoạn năm năm sau cao hơn tốc độ tăng trưởng của giai đoạn 5 năm trước. Thêm vào đó, tốc độ tăng trưởng của ngành công nghiệp chế biến cao hơn tốc độ tăng trưởng sản lương của toàn ngành công nghiệp. Đang chú ý là tốc độ tăng trưởng sản lượng của công nghiệp chế biến là 13.71% một năm trong giai đoạn 1996-2000, 17.45% một năm trong giai đoạn 2001-2005 và đạt 19.2% năm 2006 và ước tính đạt 19.1% năm 2007 (Bảng 4.1)

Page 142: BÁO CÁO CUỐI CÙNG

135

Với tốc độ tăng trưởng sản lượng công nghiệp bao gồm cả công nghiệp chế biến đạt hai con số trong hơn 10 năm, có thể nói rằng khu vực công nghiệp đã đóng góp lớn nhất vào tăng trưởng kinh tế của Việt Nam. Nếu xu hướng này tiếp tục được duy trì, mục tiêu của Chiến lược Phát triển Kinh tế Xã hội trong giai đoạn 2001-2010 cũng như kế hoạch 5 năm 2006-2010 về thay đổi cơ cấu kinh tế là có thể đạt được.

Bảng 4.1: Tốc độ tăng trưởng công nghiệp chế biến, theo giá 1994, 1996-2007

Tốc độ tăng trưởng trung

bình hàng năm (%) Tốc bộ tăng trưởng hàng năm

(%) 1996-2000 2001-2005 2005 2006 2007est Sản lương công nghiệp 13.94 16.01 17.14 17.03 17.07 Sản lượng công nghiệp chế biến 13.71 17.45 19.21 19.20 19.10

Nguồn: GSO(2006), GSO (2007b) và tính toán của tác giả Nhìn vào 4 nhóm ngành công nghiệp chế biến, ngành công nghiệp thâm dụng máy móc và công nghệ dã duy trì mức tăng trưởng hơn 20%. Các ngành sản xuất thâm dụng lao động tăng đáng kể với mức tăng trung bình là 12.66% trong gia đoạn 1996-2000 và 18.86% trong giai đoạn 2001-2005. Đặc biệt, trong năm 2006, tốc độ tăng trưởng của nhóm ngành này đạt 21.96, cao hơn mức 20.34% năm 2005. Các ngành thâm dụng nông sản và các ngành thâm dụng vốn cũng tăng trưởng tương đối cao, mặc dù thấp hơn sơ với tăng trưởng của toàn ngành công nghiệp. Đáng chú ý, mức tăng trưởng hàng năm của các ngành thâm dụng nông sản là 10.16% trong giai đoạn 1996-2000 và 14.68% trong giai đoạn 2001-2005. Trong năm 2006, mức này giảm xuống, đạt 17.78%so với 19.42% năm 2005. Nếu ngành công nghiệp chế biến được phân tách theo các hoạt động sản xuất, thì có thể thấy rằng trong năm 2006 có một sự thay đổi trong tăng trưởng của các hoạt động công nghiệp này. Các ngành được xem có lợi thế cạnh tranh trên thị trường quốc tế như các ngành thâm dụng nông sản, các ngành sử dụng thâm dụng lao động đã cố gắng duy trì mức tăng trưởng cao, tương đương giai đoạn 2001-2005. Trong cùng giai đoạn, các ngành công nghiệp được xem là các ngành sản xuất hàng thay thế hàng nhập khẩu tăng trưởng thấp hơn so với giai đoạn 2001-2005. Những ngành này gồm sản xuất thuốc lá, giấy và các sản phẩm từ giấy. các sản phẩm khoáng sản phi kim loại,máy móc và thiết bị, thiết bị y tế, máy chính xác và quang học, đồng hồ và mô tô (Bảng 4.2). Điều này có thể giải thích một phần là tăng sản lượng các ngành này không dễ vì sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường quốc tế và một phần là vì năng lực sản xuất còn hạn chế.Trong khi đó, các ngành có lợi thế cạnh tranh xuất khẩu có thể đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường nội địa. Điều này một phần có thể giải thích rằng kể từ năm 2006, vì thuế nhập khẩu nhiểu sản phẩm công nghiệp đã được cắt giảm trong khung khổ AFTA, ACFTA và AKFTA, nên tốc đô tăng trưởng năm 2006 thấp hơn 2005.

Bảng 4.2 Tăng trưởng sản lượng của ngành công nghiệp chế biến theo giá 1994, 1996-2006, %

1996-2000

2001-2005 2005 2006

2006 tăng/giảm

so với 2001-2005

Ngành thâm dụng nông sản 10.16 14.68 15.78 15.00 0.32

Thực phẩm và đồ uống 10.16 14.68 15.78 15.00 0.32 Ngành thâm dụng lao động 12.66 18.26 20.34 21.96 3.70

Page 143: BÁO CÁO CUỐI CÙNG

136

Dệt 10.47 13.76 14.75 16.24 2.48 May trang phục 15.60 20.52 19.64 20.64 0.12 Thuộc da 20.78 16.51 18.12 17.28 0.78 Gỗ và sản phẩm gỗ 1.86 17.81 23.59 26.62 8.81 Nội thất 14.88 27.87 31.75 35.37 7.50

Ngành thâm dụng vốn 14.69 17.80 19.42 17.78 -0.02 Thuốc lá 7.87 14.42 10.57 9.63 -4.79 Giấy và sản phẩm từ giấy 15.15 16.32 16.41 13.29 -3.02 Hóa chất và sản phẩm hóa chất 17.01 16.57 25.32 19.20 2.63 Sản phẩm thủy tinh, các sản phẩm từ thủy tinh gốm sứ 14.86 15.26 10.67 12.57 -2.69 Kim loại 11.98 18.91 24.25 21.03 2.12 Sản phẩm từ kim loại 19.92 25.11 35.74 25.94 0.83 Tái chế 12.82 12.75 2.42 7.34 -5.41 Cao su và các sản phẩm nhựa 23.27 23.24 20.22 20.31 -2.94 Than cốc và sản phẩm hóa dầu 10.32 22.86 34.18 27.68 4.82 Xuất bản và in ấn 8.65 15.46 22.57 28.50 13.04

Ngành thâm dụng máy móc và công nghệ 22.68 20.48 22.76 23.86 3.37

Máy móc và thiết bị 15.78 15.09 2.30 4.06 -11.03 Máy văn phòng và máy tính 232.93 25.03 73.68 44.88 19.85 Đồ điện và phụ tùng 27.36 27.42 32.50 30.40 2.99 Vô tuyến và thiết bị truyền thông 17.31 15.83 14.84 16.32 0.50 Thiết bị y tế và quang học, đồng hồ 17.99 12.33 12.40 10.89 -1.45 Xe moto 20.16 25.61 12.21 23.34 -2.27 Và các trang thiết bị vận tải 31.62 20.03 30.09 26.79 6.77

Source: GSO(2006), GSO (2007b) and author’s calculation 5. Xuất khẩu hàng chế biến theo mức độ sử dụng nhân tố sản xuất Kết quả của việc Việt Nam mở cửa và cải cách nền kinh tế đã được phản ánh rõ nét thông qua lượng hàng hóa xuất khẩu. Tổng lượng hàng hóa xuất khẩu bao gồm cả hàng chế biếntiếp tục tăng nhanh cả về tốc độ lẫn qui mô. Xuất khẩu đã thực sự trở thành một nhân tố quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế. Tổng giá trị xuất khẩu hàng hóa đã tăng từ 5,45 lên 14,48 tỷ đô la Mỹ (gấp 2,65 lần) từ năm 1995 đến năm 2000 và tăng tiếp từ 15,02 lên 32,44 tỷ đô la Mỹ (gấp 2,16 lần) từ năm 2001 đến năm 2005. Giá trị xuất khẩu năm 2007 đạt 48,56 tỷ đô la Mỹ, gấp chín lần con số của năm 1995 và chiếm khoảng 68,79% GDP. Trước năm 2000, mở rộng xuất khẩu chủ yếu là do xuất khẩu dầu thô, nhưng sau năm 2000 do nhiều hàng hóa khác. Đó là bởi vì kim ngạch xuất khẩu những mặt hàng phi dầu thô này đạt mức tăng trung bình hàng năm lên tới 19,1% trong vòng 10 năm từ 1995 đến 2005 và tăng tới 26,4% trong 2 năm 2006 và 2007. Bên cạnh đó, mặt hàng xuất khẩu ngày càng đa dạng, góp phần vào sự bền vững của mức tăng trưởng xuất khẩu. Có thể nói rằng mức tăng trưởng xuất khẩu đã ít phụ thuộc hơn vào kim ngạch xuất khẩu dầu thô cho dù giá dầu đã tăng vọt trong 2 năm 2004 và 2005 (Hình 5 và Bảng 5). Tuy nhiên, hàng xuất khẩu của Việt Nam vẫn chủ yếu là nguyên nhiên liệu và các mặt hàng mới qua sơ chế, điều này khiến xuất khẩu của Việt Nam dễ bị tổn thương bởi những sự biến động giá cả hàng hóa trên thế giới. Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu trung bình các mặt hàng chế biến cao hơn tốc độ tăng trưởng xuất khẩu hàng hóa trung bình khoảng 1 điểm phần trăm. Do vậy, tỷ trọng của xuất khẩu nhóm hàng này

Page 144: BÁO CÁO CUỐI CÙNG

137

trong tổng lượng hàng hóa xuất khẩu tăng từ 38,7% năm 1995 lên 46,8% năm 2000, 49,6% năm 2005 và khoảng 51,5% năm 2007. Nếu tính cả những nhóm hàng hóa khác (tức là những loại hàng không đưa xét là hàng hóa chế biến), tỷ lệ xuất khẩu hàng hóa chế biến và những hàng hóa khác trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa này sẽ tăng từ 51,9% năm 1995, đến 63% năm 2000, 63,7% năm 2005 và khoảng 68,2% năm 2007. Nhìn chi tiết hơn, xuất khẩu hàng chế biếncủa Việt Nam vẫn chủ yếu là các loại hàng sử dụng nhiều lao động như dệt may, da giầy, đồ du lịch, đồ gỗ, đồ thủ công mỹ nghệ. Giá trị của những sản phẩm này chiếm hơn 30% tổng giá trị hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam. Giá trị xuất khẩu của những mặt hàng này tiếp tục tăng với tốc độ cao. Năm 2007, tốc độ tăng trưởng xuất khẩu những sản phẩm có hàm lượng lao động cao đạt mức tăng trưởng xuất khẩu 24,9% cao hơn nhiều mức tăng 19,2% của năm 2006. Điều này là do tốc độ tăng trưởng xuất khẩu những sản phẩm dệt may, da giày, đồ du lịch, đồ gỗ, đồ thủ công mỹ nghệ cao hơn so với năm 2006. Hàng dệt may tăng 32,82% trong năm 2007, cao hơn nhiều so với mức 20,59% trong năm 2006. Năm 2007, giá trị xuất khẩu của nhóm hàng dệt may đạt 7,749 tỷ đô la Mỹ, tăng hơn 1,195 tỷ đô la Mỹ so với năm 2006. Việt Nam đã có một màn tăng trưởng đầy ấn tượng khi nhày vọt từ vị trí thứ 16 vào tốp 10 nước xuất khẩu hàng dệt may lớn nhất thế giới. Kết quả khả quan của ngành dệt may Việt Nam đã phản ánh khả năng vượt qua sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường khu vực và thế giới ngay trong năm đầu tiên gia nhập WTO. Lần đầu tiên nhóm hàng dệt may đã vượt qua dầu thô để trở thành nhóm hàng chiếm tỷ trọng lớn nhất trong kim ngạch xuất khẩu. Đóng góp lớn nhất cho mức tăng trưởng ấn tượng này chính là giá trị xuất khẩu hàng dệt may xuất khẩu lên tới 4,5 tỷ đô la vào thị trường Hoa Kỳ, chiếm 55% tổng kim ngạch xuất khẩu của nhóm hàng này mặc dù việc xuất khẩu nhóm hàng này gặp không ít khó khăn do chính sách bảo hộ thiếu công bằng của Hoa Kỳ. 78 Bên cạnh việc khai thác tối đa những thị trường lớn truyền thống, các doanh nghiệp đã mở rộng sang một số thị trường mới, những thị trường này cũng góp phần vào mức tăng trưởng cao của ngành dệt may như Thổ Nhĩ Kỳ tăng hơn 500%, Nam Phi tăng hơn 400%, Argentina tăng hơn 60%, Canada tăng hơn 35%... Kim ngạch xuất khẩu mặt hàng da giày năm 2007 mặc dù tăng 402 triệu đô la Mỹ so với năm 2006 nhưng tốc độ tăng trưởng giảm giảm 6,95 điểm phần trăm so với năm 2006 vì mặt hàng này vẫn là đối tượng chịu thuế chống bán phá giá. Trong một vài năm vừa qua, nhóm hàng công nghiệp thâm dụng máy móc và công nghệ ngày càng chiếm tỷ trọng lớn hơn trong giá trị xuất khẩu của ngành công nghiệp chế biến. Do giá trị xuất khẩu của nhóm ngành công nghiệp thâm dụng máy móc và công nghệ có tốc độ tăng trưởng cao, tỷ trọng của nhóm hàng này trong tổng giá trị xuất khẩu tăng từ 0,4% năm 1995 lên 6,4% năm 2006 và 7,7% năm 2007. Hàng xuất khẩu trong nhóm này gồm máy vi tính, các sản phẩm và linh kiện điện tử, dây và cáp điện, xe đạp và phụ tùng xe đạp, v.v. Mức tăng trưởng của nhóm hàng này năm 2007 gấp hơn hai lần mức tăng trưởng của tổng giá trị xuất khẩu năm 2007 và năm 2006. Nhìn chung, những chỉ số xuất khẩu của năm 2007 cho thấy trong vòng một năm sau khi gia nhập WTO, Việt Nam đã nắm bắt cơ hội để tăng quy mô cũng như đa dạng hóa các mặt hàng xuất khẩu. Tuy nhiên, xuất khẩu hàng hóa nói chung và hàng hóa chế biến nói riêng vẫn còn bộc lộ những điểm yếu nhất định. Tăng trưởng xuất khẩu vẫn bao gồm cả những yếu tố thiếu tính ổn định và dễ bị tổn thương do những bất ổn bên ngoài. Rủi ro có thể tăng lên khi những thị trường lớn của hàng xuất khẩu Việt Nam (như EU hay Hoa Kỳ) có những thay đổi về thể chế hay chính sách (chính sách tỷ giá hối đoái, v.v). Bên cạnh đó, việc chuyển dịch cơ cấu hàng xuất khẩu theo hướng giảm xuất

78 Bộ Thương mại Mỹ áp dụng chương trình giám sát nhập khẩu sản phẩm dệt và may mặc từ Việt Nam vào năm 2007

Page 145: BÁO CÁO CUỐI CÙNG

138

khẩu những mặt hàng sử dụng nhiều nguyên liệu nhập khẩu và tăng xuất khẩu những mặt hàng đã qua chế biến và hàng công nghệ cao vẫn diễn ra chậm.

Hình 5: Xuất khẩu hàng hóa theo tiểu ngành, Triệu USD

-2,0004,0006,0008,000

10,00012,00014,00016,00018,000

Crude oil Primary Agriculturalresource-intensive

Labour-intensive

production

Capital-intensive

production

Machinery andtechnology-

intensive goods

other

2000 2005 2006 2007

Nguồn : GSO và tính toán của tác giả

Bảng 5: Cơ cấu và tăng trưởng xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam (%) 1995 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007est

Cơ cấu (%) Tổng 100.0 100.0 100.0 100.0 100.0 100.0 100.0 100.0 100.0 Dầu thô 18.8 24.2 20.8 19.6 19.0 21.4 22.7 20.8 17.5 Phi dầu thô 81.2 75.8 79.2 80.4 81.0 78.6 77.3 79.2 82.5

-Nguyên liệu 29.3 12.8 11.0 11.5 11.4 12.3 13.6 13.9 14.2 Nông sản 27.8 12.1 10.3 10.6 10.5 11.0 11.5 11.6 12.1 Khai khoáng 1.5 0.6 0.8 0.9 0.9 1.3 2.1 2.3 2.1

-Sản phẩm chế biến 38.7 46.8 47.4 53.9 54.8 52.0 49.6 48.5 50.1

SP Thâm dụng nông sản 12.7 12.4 14.0 14.0 12.4 10.3 9.7 9.5 8.7

SP thâm dụng lao động 25.3 26.9 27.5 33.6 36.0 34.2 32.3 31.4 32.1

SP thâm dụng vốn 0.4 0.7 0.9 0.9 1.0 1.0 1.1 1.3 1.5

SP thâm dụng máy móc và công nghệ 0.4 6.8 5.0 5.5 5.4 6.4 6.5 6.4 7.7

-SP khác 13.2 16.2 20.8 15.0 14.9 14.3 14.1 16.9 18.2 Tốc độ tăng trưởng(%)

Tổng 23.3 25.5 3.8 11.2 20.6 31.4 22.5 22.8 21.9Dầu thô 69.8 67.4 -10.8 4.6 16.9 48.4 30.0 12.1 2.7Phi dầu thô 16.3 16.2 8.4 12.9 21.5 27.5 20.4 25.9 27.0

-Nguyên liệu 4.7 -14.9 -10.7 16.1 19.2 42.5 35.1 25.4 24.9Nông sản 5.3 -15.5 -12.3 14.5 19.3 38.1 28.5 23.3 27.9Khai khoáng -5.9 -2.1 20.2 38.1 18.2 92.7 88.5 36.6 9.3

-Sản phẩm chế biến 26.3 29.9 5.1 26.5 22.5 24.7 16.9 20.0 26.0

SP Thâm 18.6 66.7 17.0 11.2 6.6 9.0 15.7 20.5 11.7

Page 146: BÁO CÁO CUỐI CÙNG

139

dụng nông sản SP thâm

dụng lao động 30.5 9.8 6.1 35.8 29.3 25.0 15.6 19.2 24.9SP thâm

dụng vốn - - 40.3 7.0 35.8 41.0 32.1 37.9 47.7SP thâm

dụng máy móc và công nghệ 17.5 66.9 -23.9 22.3 19.0 56.3 23.3 20.5 48.2

-SP khác 7.2 14.4 32.9 -19.9 19.9 26.1 20.8 47.0 31.6Nguồn: GSO và tính toán của tác giả 6. Các đặc trưng khác của ngành công nghiệp 6.1. Vai trò của các doanh nghiệp nhỏ và vừa Theo Nghị định 90/2001/NĐ-CP của Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam, các doanh nghiệp vừa và nhỏ được xác định dựa trên cả số lượng lao động và số vốn hiện có. Một doanh nghiệp có ít hơn 300 nhân viên và số vốn dưới 10 tỷ đồng sẽ được coi là doanh nghiệp vừa hoặc nhỏ. Nếu có nhiều hơn thì doanh nghiệp đó sẽ được coi là một doanh nghiệp lớn. Những doanh nghiệp nhỏ có số nhân viên dưới 50 người, những doanh nghiệp vừa có từ 50 đến 299 nhân viên. Trong những năm qua, các doanh nghiệp vừa và nhỏ đã đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển của Việt Nam vì những doanh nghiệp này đã tạo ra một nguồn lực phát triển và tạo ra công ăn việc làm cho lao động trong nước. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ đảm nhiệm phần lớn sản xuất chế tạo công nghiệp trong nước. Theo điều tra doanh nghiệp năm 2001, vào đầu năm 2001, các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong ngành công nghiệp chiếm khoảng 86% tổng số vốn và 83% số lượng lao động trong toàn ngành công nghiệp. Theo điều tra doanh nghiệp năm 2007, các doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm khoảng 91% tổng số vốn và 85% tổng số lao động trong toàn ngành công nghiệp. Điều này cho thấy ngày càng có nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ được thành lập và đưa vào hoạt động. 6.2. Hiệu quả của ngành công nghiệp Tính hiệu quả của ngành công nghiệp vẫn còn là một vấn đề của nền kinh tế Việt Nam là do trong những năm vừa qua, chênh lệch giữa mức tăng về sản lượng và giá trị tăng thêm của ngành công nghiệp ngày càng doãng ra, từ 4,24 điểm phần trăm năm 2001 lên 5,37 năm 2002, 6,37 năm 2003 và 2004, 6,58 năm 2005 và 6,85 năm 2006. Năm 2007, mức chênh lệch này cũng không nhỏ hơn 7 điểm phần trăm (Hình 6.2a). Hiệu quả trong ngành công nghiệp chế biến cũng tương tự như hiệu quả của toàn ngành công nghiệp. Hình 6.2b cho thấy chênh lệch giữa mức tăng về sản lượng và giá trị tăng thêm trong ngành công nghiệp chế biến ngày cũng ngày càng doãng ra, từ 4,24 điểm phần trăm năm 2001 lên 4,57 năm 2002, 4,83 năm 2003, 6,80 năm 2004, 6,30 năm 2005 và 6,82 năm 2006. Năm 2007, mức chênh lệch này cũng không nhỏ hơn 6,30 điểm phần trăm (Hình 6.2b). Tỷ lệ lợi nhuận cũng là một chỉ số quan trọng phản ánh hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp. Tỷ lệ này là tỷ lệ % giữa tổng lợi nhuận trước thuế đạt được do các hoạt động sản xuất và các hoạt động khác mang lại trong 1 năm và tổng doanh thu. Tỷ lệ này cho biết lợi nhuật đạt được trên 1 đơn vị doanh thu là bao nhiêu. Khi xem xét từng phân ngành trong nền công nghiệp, có thể thấy hiệu quả của các ngành này phản ánh một thực tế là các ngành sản xuất hàng thay thế nhập khẩu nhờ có sự bảo hộ tương đối cao (xem thêm phần 7.1) nên đã đạt được tỷ lệ lợi nhuận cao hơn, trong khi đó các ngành chuyên sản

Page 147: BÁO CÁO CUỐI CÙNG

140

xuất hàng xuất khẩu nói chung và những ngành sử dụng nhiều lao động nói riêng vì sự bảo hộ thấp hơn (xem thêm phần 7.1) nên tỷ lệ lợi nhuận thu được cũng thấp hơn, thậm chí còn chịu thua lỗ. Như mô tả trong Bảng 6.1 , ngoại trừ các ngành thâm dụng nông sản có mức tỷ lệ lợi nhuận cao là 4,76%, mức tỷ lệ lợi nhuận của các ngành công nghiệp dệt may, thuộc và chế biến da, chế biến gỗ, sản phẩm và đồ nội thất bằng gỗ là khá thấp, tỷ lệ lợi nhuận của các ngành này lần lượt là 0.11; 0.61; -0.05, 1.27, và 1.99 trong năm 2006 (Bảng 6.7).

Hình 6.2: Tốc độ tăng trưởng sản lượng và gia trị tăng thêm ngành công nghiệp, theo giá 1994, (%)

0.00

2.004.00

6.008.00

10.00

12.0014.00

16.0018.00

20.00

1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007

GR GO of Industry GR VA of Industry Gap

Nguồn: GSO(2006), GSO (2007b) và tính toán của tác giả

Hình 6.2b: Tốc độ tăng trưởng sản lượng và giá trị tăng thêm ngành công nghiệp chế biến, theo giá 1994, (%)

0.0

5.0

10.0

15.0

20.0

25.0

1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007

GR GO of manufacturing GR VA of manufacturing Gap Nguồn : GSO(2006), GSO (2007b) và tính toán của tác giả

Bảng 6.1: Tỷ lệ lợi nhuận theo ngành từ các cuộc điều tra doanh nghiệp khác nhau (%) 2000 2004 2005 2006

Tổng lợi nhuận trước thuế trên doanh thu

trong một năm Ngành thâm dụng nông sản

Thực phẩm và đồ uống 1.25 4.24 3.97 4.75 Ngành thâm dụng lao động

Dệt 1.89 0.59 -0.71 0.11 May trang phục 2.37 1.26 1.80 0.61

Page 148: BÁO CÁO CUỐI CÙNG

141

Thuộc da 2.93 -0.63 -0.61 -0.05 Gỗ và sản phẩm gỗ 2.32 2.91 2.01 1.27 Nội thất 3.50 1.96 1.32 1.99

Ngành thâm dụng vốn Thuốc lá 5.52 6.50 5.94 6.62 Giấy và sản phẩm từ giấy 7.28 1.23 1.26 1.11 Hóa chất và sản phẩm hóa chất 3.53 5.70 5.54 6.57 Sản phẩm thủy tinh, các sản phẩm từ thủy tinh gốm sứ 1.92 3.82 4.47 4.64 Kim loại 3.34 2.26 -0.68 0.37 Sản phẩm từ kim loại -0.97 1.87 2.25 1.76 Tái chế -0.04 0.77 -1.17 1.14 Cao su và các sản phẩm nhựa -1.25 2.27 1.40 1.69 Than cốc và sản phẩm hóa dầu 6.65 5.62 6.19 1.76 Xuất bản và in ấn 7.51 5.68 4.99 4.90

Ngành thâm dụng máy móc và công nghệ

Máy móc và thiết bị 1.27 5.20 3.36 3.47 Máy văn phòng và máy tính 1.54 1.77 1.72 3.15 Đồ điện và phụ tùng 3.90 4.42 3.60 3.75 Vô tuyến và thiết bị truyền thông 5.81 7.79 5.13 1.45 Thiết bị y tế và quang học, đồng hồ 6.64 8.81 5.51 3.20 Xe moto 6.38 7.88 5.89 2.79 Và các trang thiết bị vận tải 5.71 9.30 7.50 7.10

Nguồn: GSO (2004), GSO (2008) Một phần nguyên nhân dẫn tới xu hướng trên chính là cơ cấu công nghiệp và sự cạnh tranh về giá của ngành công nghiệp Việt Nam trong đó bao gồm cả ngành công nghiệp chế biến. Chi phí sản xuất công nghiệp vẫn còn cao và các doanh nghiệp không có khả năng cắt giảm chi phí đó. Hoạt động sản xuất của rất nhiều ngành công nghiệp phụ thuộc nặng nề vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu mà giá của những nguyên liệu này không ngừng tăng cao trong những năm qua. Những sản phẩm chế biến và lắp ráp có lượng giá trị tăng thêm thấp vẫn là những hạng mục xuất khẩu then chốt của ngành công nghiệp chế biến Việt Nam. Việc chuyển giao công nghệ, ứng dụng khoa học kĩ thuật tiên tiến vào các ngành công nghiệp diễn ra còn rất chậm chạp.. 7. Năng lực cạnh tranh của nền kinh tế và ngành công nghiệp Việt Nam 7.1. Năng lực cạnh tranh của nền kinh tế 7.1.1. Chỉ số RCA và ERP về sức cạnh tranh và bảo hộ Khi xét đến năng lực cạnh tranh của các ngành công nghiệp Việt Nam, có một phương pháp được sử dụng phổ biến để phân loại cấp độ cạnh tranh của từng ngành công nghiệp cụ thể, phân loại những ngành có sức cạnh tranh và không có sức cạnh tranh v..v dựa trên chỉ số Lợi thế so sánh biểu hiện (RCA) và Tỷ lệ bảo hộ hữu hiệu (ERP). Phương pháp tiếp cận này là khái niệm tĩnh. Chỉ số RCA dựa vào xuất khẩu phản ánh một cách tương đối mức độ chuyên môn hóa trong xuất khẩu của một nền kinh tế trong mối quan hệ tới mức độ chuyên môn hóa của thế giới. Chỉ số RCA của một ngành nào đó càng lớn, mức độ chuyên môn hóa của ngành đó trong một nền kinh tế so với mức độ chuyên môn hoá của thế giới càng cao, qua đó thể hiện rằng lợi thế so sánh của ngành đó

Page 149: BÁO CÁO CUỐI CÙNG

142

cũng mạnh hơn. Chính vì vậy, chỉ số RCA qua thời gian sẽ cung cấp những thông tin về sự thay đổi lợi thế so sánh của một nền kinh tế và sự cải thiện trong cơ cấu xuất khẩu.

Bảng 7.1. a: Hàng xuất khẩu của Việt Nam với RCA hiện hành >1

Mã sản

phẩm (HS) Tên sản phẩm 2004 2005 2006 64 Giầy dép, và phụ tùng 14.5359 14.8278 22.86049 Cà phê, chè, gia vị 19.6633 18.3297 22.809246 Dây tết bện, mây tre, liễu gai v.v. 27.2580 27.6625 22.45963 Cá, Động vật giáp xác, động vật thân mềm, … 13.3681 13.5624 12.544565 Mũ và các loại đội đầu khác 6.8498 6.6722 9.3713

62 Quần áo, găng tay và phụ tùng (không phải là hàng dệt kim) 6.5595 6.8271 8.2231

16 Thịt, cá và hải sản 3.3310 4.3999 7.297910 Ngũ cốc 6.7996 10.3768 6.747594 Nội thất, chiếu sáng, bảng hiệu, nhà tiền chế 2.9318 3.7176 5.834461 Quần áo phụ tùng (hàng dệt kim) 4.7879 4.8212 5.434742 Da, và hàng thuộc da, yên cương bằng da 3.1447 3.3195 4.989450 Lụa 4.9041 5.0787 4.402911 Tinh bột, muối, tinh bột, inulin, bột mì 3.1117 3.6363 4.36048 Hạt đào, quả có múi, dưa hấu 3.6127 4.0034 3.189763 Các loại vải dệt khác, 3.0083 2.9540 3.122369 Sản phẩm gốm 2.7693 2.9432 3.027380 Thiếc và phụ tùng 1.6526 1.3976 2.632940 Cao su và sản phẩm từ cao su 2.6699 3.0974 2.323814 Vật dùng tết bện, 4.3146 3.9531 2.248427 Khoán sản, dầu, …. 1.9587 1.8854 1.971596 Các sản phẩm chế biến khác 1.1437 1.1829 1.90137 Rau hoa quả khác 1.2160 1.1878 1.708555 Sợi xe 1.4325 1.6980 1.539253 Sợi dừa, sợi gai dầu 1.3733 1.3711 1.491234 Xà phòng, chế phẩm bôi trơn, nến 0.7680 1.0789 1.391156 Vải dệt bằng sợi staple nhân tạo 1.1400 1.1812 1.223344 Gỗ nhiên liệu 0.7306 0.8732 1.168054 Chỉ khâu làm từ sợi 0.9487 1.2196 1.160219 Ngũ cốc, bột mì, thức ăn chế biến từ ngũ cốc 1.3217 1.5376 1.0056

Nguồn: ITC và tính toán của tác giả (dựa trên COMTRADE) Các phân ngành công nghiệp Việt Nam có lợi thế so sánh là các ngành công nghiệp da giầy, sản phẩm thêu, nội thất, các sản phẩm phục vụ du lịch, nguyên liệu phục vụ nông nghiệp như trong Bảng 7.1 Theo MUTRAP (2002), chỉ số ERP cho biết ảnh hưởng ròng của các chính sách thương mại (bao gồm các hàng rào thuế quan và phi thuế quan nếu trong tính toán có tính đến 2 yếu tố này) đến người sản xuất. Nói cách khác, chỉ số này tính toán tác động của chính sách bảo hộ tới giá trị tăng thêm (là chênh lệch giữa doanh thu và chi phí đầu vào) của một ngành công nghiệp. Cụ thể là, chỉ số ERP đo lường phần trăm thay đổi của mỗi đơn vị giá trị tăng thêm của một ngành nào đó dưới tác động của chính sách bảo hộ thuế quan và phi thuế quan với mỗi đơn vị giá trị tăng thêm có thể

Page 150: BÁO CÁO CUỐI CÙNG

143

đạt được nếu không có những rào cản trên. Với cấu trúc bảo hộ có dạng bậc thang, một đặc điểm tiêu biểu trong các chiến lược thay thế nhập khẩu (tức là bảo hộ thấp nhất với tư liệu sản xuất, bảo hộ cao hơn với bán thành phẩm và bảo hộ cao nhất với sản phẩm tiêu dùng), doanh thu và lợi nhuận của những ngành được bảo hộ sẽ tương đối cao hơn, trong điều kiện những nhân tố khác là không đổi. Một chỉ số ERP của một ngành/công ty nào đó dương, tức là ngành/công ty đó được bảo hộ, chỉ ra rằng lợi nhuận thu được từ vốn và lao động cao hơn lợi nhuận thu được khi không có sự can thiệp của nhà nước. Điều này gợi ý rằng việc sử dụng hàng rào thuế quan và các thành tố khác của chế độ thương mại nếu có, thông qua sản phẩm cuối cùng và giá đầu vào, có xu hướng mở rộng một ngành nào đó có chỉ số ERP dương. Nếu chỉ số ERP là âm, có thể lý giải bằng 2 lý do: (1) công ty/ngành công nghiệp đó có thể bị ảnh hưởng bởi sự can thiệp của nhà nước (tức là công ty/ngành sẽ có lợi hơn trong điều kiện tự do thương mại); (2) hoặc công ty/ngành công nghiệp đó có thể lâm vào cảnh tồi tệ hơn (ví dụ như thua lỗ) trong điều kiện tự do thương mại. Với trường hợp đầu tiên, tức là chỉ số ERP âm khi giá trị tăng thêm của một sản phẩm được định giá theo mức giá quốc tế (nghĩa là không có sự can thiệp của nhà nước) lớn hơn 0, nếu ngành công nghiệp đó không được bảo hộ nữa, ngành/công ty này bị cản trở. Ngành/công ty này gặp bất lợi do sự can thiệp của nhà nước gây ra và nó sẽ có lợi hơn trong điều kiện tự do thương mại. Trong trường hợp thứ 2, chỉ số ERP âm khi giá trị gia tăng của một sản phẩm được định giá theo mức giá quốc tế (nghĩa là không có sự can thiệp nào) nhỏ hơn 0, sau đó ngành công nghiệp này sẽ nhận đươc sự hỗ trợ đáng kể nhờ sự can thiệp của nhà nước, do đó giá trị tăng thêm định theo mức giá quốc tế là âm. Theo nghiên cứu của Phạm Văn Hà (2007), mức ERP của cả nền kinh tế cũng như trong ngành công nghiệp chế biến của Việt Nam đã sụt giảm đáng kể. Đáng chú ý là chỉ số ERP của nền kinh tế đã giảm từ 20,49% trong năm 2006 xuống còn 16,94% năm 2007, trong khi đó chỉ số ERP của ngành công nghiệp chế biến giảm từ 38,9% năm 2006 xuống 31,21% năm 2007. Tuy nhiên nếu xét chi tiết hơn vào các ngành thì chỉ số ERP của một số ngành như thực phẩm và đồ uống, sản xuất xe máy và phụ tùng xe máy, ngành sản xuất thuốc lá, cao su và sản phẩm chất dẻo, ngành sửa chữa và lắp ráp ô tô vẫn tương đối cao và không có sự thay đổi đáng kể so với năm 2006. 7.1.2. Xếp hạng quốc tế về năng lực cạnh tranh của Việt Nam Có một điểm cần lưu ý là chỉ số RCA có thể không phản ánh lợi thế so sánh động thực sự của Việt Nam. Thứ nhất, vì việc tính toán RCA dựa trên tình hình trong quá khứ và hiện tại mà không tính đến các khả năng trong tương lai. Thứ hai, tuy không thể xác định trước lợi thế so sánh động, nhưng trong một số trường hợp, có thể tạo ra các lợi thế so sánh động bằng cách áp dụng những chính sách phù hợp. Chính vì vậy, các phương pháp phân tích theo lợi thế so sánh tĩnh được hỗ trợ thêm bằng cách tiếp cận đo lường năng lực cạnh tranh động, cách tiếp cận cho phép xem xét một cách tốt hơn những thay đổi trong môi trường đầu tư và kinh doanh, các đối thủ cạnh tranh, sự khác biệt hóa sản phẩm trong cùng một hạng mục (CIEM, 2007). Năng lực cạnh tranh quốc gia: được định nghĩa là tập hợp các nhân tố, chính sách, thể chế quyết định đến mức năng suất của một quốc gia và nhờ vậy, quyết định mức độ thịnh vượng mà một nền kinh tế có thể đạt được. Tăng năng suất, tức là việc sử dụng tốt hơn các nhân tố và nguồn lực sẵn có, chính là động lực thúc đẩy tỷ suất lợi nhuận từ đầu tư, một chỉ số quyết định tỷ suất tăng trưởng trung bình của nền kinh tế. Vì vậy, một nền kinh tế có tính cạnh tranh cao là nền kinh tế có khả năng tăng trưởng nhanh cả trong trung hạn lẫn dài hạn. Chỉ số cạnh tranh toàn cầu (GCI) 79 kết hợp một số các khái niệm bổ sung nhằm mục đích đưa ra một khung phân tích có thể lượng hóa được để đo năng lực cạnh tranh. GCI được phát triển để đánh giá tính cạnh tranh của các quốc gia.

79 Chỉ số năng lực cạnh tranh tăng trưởng từ năm 2001 tới 2005

Page 151: BÁO CÁO CUỐI CÙNG

144

Chỉ số năng lực cạnh tranh kinh doanh (BCI) tập trung vào các yếu tố phía sau ở cấp vi mô quyết định mức năng suất và năng lực canh tranh bền vững tại thời điểm hiện tại, và do vậy, là một chỉ số bổ sung cho chỉ số GCI. Trong thực tế, chỉ số BCI thường đo 2 lĩnh vực có vai trò then chốt với môi trường kinh doanh ở cấp vi mô của một nền kinh tế, đó là: sự tinh vi trong chiến lược và hoạt động của công ty và chất lượng môi trường kinh doanh ở quốc gia mà công ty đang hoạt động. Năng lực cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam được đánh giá là khá thấp. Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF) đã xếp hạng năng lực cạnh tranh toàn cầu của Việt Nam (dù đã có nhiều tiến bộ) luôn ở nhóm cuối bảng xếp hạng với các vị trí 53/59, 81/117 và 77/125 lần lượt trong các năm 2000, 2005, 2006. Cũng tương tự như chỉ số cạnh tranh toàn cầu, chỉ số năng lực cạnh tranh kinh doanh tuy có được cải thiện nhưng vẫn đứng ở nửa sau của bảng xếp hạng tại mức 53/59, 80/117 và 82/125. Tuy nhiên trong năm 2007, vị trí của cả 2 chỉ số GCI và BCI đều được cải thiện lên vị trí 68/131 và 76/131. Phân tích chi tiết bảng xếp hạng của GCI trong năm 2007, nhận thấy những điểm tích cực của nền kinh tế Việt Nam nằm ở những thay đổi về thể chế và sự ổn định của nền kinh tế vĩ mô, trong khi đó những điểm tiêu cực hay nói cách khác những điểm còn yếu kém nằm ở cơ sở hạ tầng, y tế và giáo dục tiểu học. Điểm đáng chú ý là yếu tố thể chế và sự ổn định kinh tế vĩ mô giữ ở mức 70/131 và 51/131 trong khi đó vị trí của cơ sở hạ tầng, y tế và giáo dục tiểu học lần lượt là 89/131 và 88/131.

Bảng 7.1b : Năng lực cạnh tranh quốc tế của Việt Nam 2000

2005 2006 2007

Trong 50

quốc gia và nền kinh

tế

Trong 117 quốc gia và nền kinh

tế

Trong 125 quốc gia và nền kinh

tế

Điểm (tối đa là

7)

Trong 131 quốc

gia và nền kinh

tế

Điểm (tối đa là

7)

Chỉ số năng lực cạnh tranh toàn cầua

53 81 (3.37)

77 3.89 68 4.04

Thể chế 74 3.62 70 3.78

Cơ sở hạ tầng

83 2.79 89 2.80

Ổn định vĩ mô

53 4.63 51 5.08

Y tế và giáo dục phổ thông

56 6.43 88 5.14

Chỉ số năng lực cạnh

53 80 82 76

Page 152: BÁO CÁO CUỐI CÙNG

145

tranh kinh daonh Sự tinh vi trong hoạt động và chiến lược của các công ty

50 81 83 79

Chất lượng môi trường kinh doanh quốc gia

52 77 77 78

Ghi chú: a – Chỉ số năng lực cạnh tranh toàn cầu từ 2000 tới 2005 Nguồn: MUTRAP (2002) và Báo cáo năng lực cạnh tranh toàn cầu 2005-2006, 2006-2007, và

2007-2008 7.2. Năng lực cạnh tranh nhị nguyên của thị trường xuất khẩu và thị trường trong nước80 Theo nghiên cứu của Võ Trí Thành và cộng sự (2004), một trong những đặc điểm nổi bật của hệ thống sản xuất ở Việt nam hiện nay chính là tính nhị nguyên phát sinh từ các chính sách thương mại và công nghiệp mà Việt nam đã áp dụng trong một thời gian dài: một bên là khu vưc sản xuất hàng xuất khẩu và một bên là khu vực sản xuất hàng phục vụ thị trường nội địa (yếu kém và được bảo vệ cao), bao gồm cả một số doanh nghiệp FDI. Một mặt, các doanh nghiệp chế biến hàng xuất khẩu, đặc biệt là các doanh nghiêp có vốn đầu tư nước ngoài (FIEs) đã hình thành một khu vực có năng lực cạnh tranh toàn cầu. Mặt khác, các doanh nghiệp sản xuất hàng thay thế nhập khẩu, đặc biệt là các DNNN và các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FIEs) lại hoạt động yếu kém và được Nhà nước bảo vệ. Thêm vào đó là sự hợp tác còn nhiều hạn chế giữa các doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp đầu tư nước ngoài, giữa các ngành nằm ở trên cao và các ngành nằm ở dưới thấp chuỗi giá trị. Các ngành sản xuất như dệt may, giày dép, điện tử, chế tạo ôtô, xe máy, đều phải nhập khẩu nguyên liệu thô và các đầu vào trực tiếp khác. Rất nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng công nghiệp phụ trợ ở Việt Nam vừa thiếu vừa kém phát triển. Nhiều ngành công nghiệp phụ trợ phục vụ cho các ngành công nghiệp mới phát triển mới đang bước những bước ban đầu như là ngành công nghiệp hàn, đúc. Việt Nam hiện chỉ có thể cung cấp các ngành công nghiệp phụ trợ ở mức thấp và trung bình như thép tiêu dùng, bao carton v..v. Mối liên kết yếu giữa các doanh nghiệp trong và và các doanh nghiệp có vốn nước ngoài đã hạn chế hiệu ứng “tràn” từ đầu tư nước ngoài. Do đó, các hoạt động thâm dụng tri thức như các hoạt động nghiên cứu và phát triển được tiến hành từ các nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài còn rất hạn chế. Các công nhân Việt nam chỉ được nhận vào làm các công việc lắp ráp đơn giản. Và cho dù đầu tư trực tiếp nước ngoài ngày càng có những đóng góp to lớn đối với sự phát triển của thị trường xuất khẩu Việt nam, thì các dự án xuất khẩu có xu hướng xuất khẩu trong thời gian gần đây vẫn chưa cải thiện được mối quan hệ ngược với các doanh nghiệp trong nước và tạo ra ít hiệu ứng “tràn” tới nền kinh tế. 8. Tác động của thay đổi chính sách Các cam kết của Việt nam khi gia nhập WTO như các cam kết về giảm thuế nhập khẩu, xoá bỏ bảo hộ xuất khẩu và nhập khẩu thay thế đã tạo ra nhiều mối quan ngại bởi việc thực hiện các cam kết này chắc chắn sẽ tạo ra những ảnh hưởng không nhỏ tới sự phát triển của ngành công nghiệp.

80 Phần này trích từ báo cáo của Võ Trí Thành và cộng sự (2004)

Page 153: BÁO CÁO CUỐI CÙNG

146

Cũng cần phải lưu ý rằng Việt nam mới gia nhập WTO được có 1 năm do đó những ảnh hưởng trực tiếp từ việc gia nhập vẫn còn chưa rõ ràng. Thứ nhất, bất kì chính sách nào cũng cần có thời gian để có hiệu lực. Thứ hai, rất nhiều các cam kết của WTO bao gồm cả việc giảm thuế cũng sẽ được từng bước thực hiện. Thứ ba, các cam kết WTO không chỉ là những ràng buộc duy nhất, mà Việt nam còn phải tuân thủ các cam kết của các tổ chức khác như AFTA, AC-FTA, AK-FTA, APEC và nhiều hiệp định song phương khác. Chẳng hạn như Việt nam đã hoàn thành việc cắt giảm thuế CEPT theo cam kết với AFTA vào năm 2006. Bên cạnh đó, rất nhiều ý kiến cho rằng ảnh hưởng tiêu cực từ việc gia nhập WTO sẽ lớn hơn những ảnh hưởng tích cực, nhưng trên thực tế việc gia nhập này sẽ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp Việt nam thích nghi và phát triển được trong một môi trường kinh doanh quốc tế hiện đại do đó một năm gia nhập WTO sẽ mang lại nhiều tác động tích cực hơn là tiêu cực cho cả nền kinh tế cũng như cho ngành công nghiệp. Các tác động tích cực và các cơ hội Việc gia nhập WTO đã đem lại nhiều tín hiệu khả quan và tích cực cho nền kinh tế cũng như ngành công nghiệp chế biến của Việt nam. Năm 2007 chứng kiến sự ảnh hưởng rõ rệt nhất khi các chính sách quản lý kinh tế được điều chỉnh theo hướng minh bạch hơn làm giảm bớt sự phân biệt đối xử giữa các thành phần kinh tế. Điều này khuyến khích ngành công nghiệp đạt tốc độ tăng trưởng cao, đóng góp nhiều nhất vào tốc độ tăng trưởng GDP 8, 48% của năm 2007 cao hơn nhiều so với năm 2006, cao thứ hai trong trong khu vực Nam Á. Gia nhập WTO đã khiến cho Việt nam nói chung và ngành công nghiệp nói riêng trở thành địa điểm đầu tư hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài. Năm 2007, các cam kết và giải ngân FDI tương ứng là 23 và 8 tỷ đô, cao nhất kể từ năm 1987. Hơn 60% trong tổng số cam kết và giải ngân đầu tư trực tiếp nước ngoài thuộc về ngành công nghiệp . Gia nhập WTO cũng giúp cho các doanh nghiệp công nghiệp có thể tiếp cận với nhiều nguồn công nghệ hiện đại, các loại dịch vụ và nguyên liệu thô phục vụ sản xuất cũng như dễ dàng tiếp cận các thị trường nước ngoài cho phép các nhà sản xuất Việt nam kiếm thêm nhiều ngoại tệ. Các rào cản về phân biệt đối xử đã được xoá bỏ cũng khiến cho các doanh nghiệp dễ dàng hơn trong các hoạt động xuất khẩu của mình. Năm 2007, ngành công nghiệp tiếp tục duy trì năng lực sản xuất tương đối cao, đặc biệt là ngành thâm dụng nông sản và các ngành thâm dụng lao động (như dệt may, giày dép, chế biến hải thuỷ sản, đồ gia dụng và thủ công mỹ nghệ). Điều đó cho thấy Việt nam vẫn phát huy được lợi thế cạnh tranh của mình trong các ngành hàng này. Các con số thống kê của năm 2007 cho thấy Việt nam đã cố gắng nắm bắt cơ hội để mở rộng xuất khẩu và đa dạng hóa hàng hóa xuất khẩu. Các ngành sản xuất như dệt may, giày dép đã trở thành các ngành hàng định hướng xuất khẩu lớn nhất. Đồ gia dụng, điện tử và các sản phẩm công nghiệp phức tạp khác cũng thành công trong xuất khẩu. Như vậy, có thể thấy rằng việc xoá bỏ trợ cấp không gây ra bất kì ảnh hưởng xấu nào tới năng lực xuất khẩu của ngành công nghiệp. Các ảnh hưởng tiêu cực và các thách thức Gia nhập WTO cũng đặt cho Việt nam một áp lực lớn trong việc duy trì tính cạnh tranh. Năm 2007 là năm mà sự cạnh tranh trên thế giới và thị trường trong nước diễn ra quyết liệt nhất, các doanh nghiệp được bảo hộ và các doanh nghiệp nhà nước đã phải đối mặt với rất nhiều khó khăn để có thể duy trì được tỷ lệ đầu ra như trước đây. Các ngành sản xuất rơi vào tình trạng này phải kể đến các ngành như ngành sản xuất thuốc lá, giấy và các sản phẩm từ giấy, các sản phẩm khoáng sản phi

Page 154: BÁO CÁO CUỐI CÙNG

147

kim, máy móc và thiết bị, thuốc, các thiết bị y tế chuẩn đoán và nhãn khoa, đồng hồ treo tường và đeo tay, và chế tạo xe máy. Việc thực hiện cam kết cắt giảm thuế nhập khẩu theo quy định của WTO chắc chắn sẽ tạo ra một môi trường cạnh tranh mạnh mẽ hơn đối với các ngành thuộc công nghiệp chế biến trong nước, đặc biệt là đối với các ngành sản xuất vốn thường được nhà nước bảo hộ và khu vực doanh nghiệp nhà nước. Điều đó có nghĩa, bảo hộ và đôc quyền phải được xoá bỏ, và tất nhiên chính phủ phải hạn chế sự can thiệp của mình trong các hoạt động kinh tế. Bảo hộ sẽ bị cắt giảm và sẽ bị cắt giảm hơn nữa, các ngành công nghiệp được bảo hộ cao sẽ phải đối mặt với những khó khăn trong sản xuất do cạnh tranh gay gắt. Những ngành này phải cắt giảm mức sản xuất. Mặc dù các con số thống kê của năm 2007 cho thấy Việt nam đã thành công trong việc tăng tỷ suất xuất khẩu cũng như tiến hành đa dạng hoá các ngành hàng xuất khẩu, nhưng việc xuất khẩu hàng hoá nói chung và hàng chế biến nói riêng đã phần nào thể hiện sự yếu kém hiện tại. Tăng trưởng xuất khẩu còn chứa đựng những nhân tố không bền vững và dễ bị tổn thương bởi các cú sốc từ bên ngoài (tỷ trọng nguyên liệu nhập khẩu trong hàng hóa xuất khẩu như dệt may, đồ gia dụng). Việc các thị trường xuất khẩu lớn của Việt nam như EU và Mỹ thay đổi các chính sách và quy định cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro (ví dụ như sự thay đổi của chính sách về tỷ giá hối đoái v…v). Lợi thế cạnh tranh của một số ngành cũng giảm đi do đó các ngành này phải đối mặt với nhiều khó khăn trong khâu xuất khẩu và sau đó là trong khâu sản xuất. Khi gia nhập WTO, Việt nam phải chấp nhận là nước có nền kinh tế phi thị trường ít nhất là 12 năm kể từ khi gia nhập cho đến hết ngày 31/12/2018. Khi nào vẫn bị coi là nền kinh tế phi thị trường thì Việt nam vẫn phải chịu thiệt thòi trong các vụ kiện chống bán phá giá và chống trợ cấp. Nhiều sản phẩm xuất khẩu của Việt nam (như các basa, cá tra, dệt may, giày da) đang đứng trước nguy cơ bị kiện chống bán phá giá. Luật chống bán phá giá của Mỹ và EU chỉ cho phép sử dụng chi phí sản xuất và giá nội địa của một nền kinh tế thị trường, chứ không phải của một nền kinh tế phi thị trường để tính giá bán của sản phẩm. Như vậy, giá nội địa của sản phẩm của nước có nền kinh tế phi thị trường sẽ bị định giá cao hơn nhiều, dẫn đến dấu hiệu bán phá giá và sẽ phải chịu mức thuế chống bán phá giá khá cao. Trước những vụ kiện như vậy, các ngành sản xuất định hướng xuất khẩu của Việt Nam luôn ở vị trí bất lợi, khó có thể giảm thiểu thua lỗ và thậm chí xác suất thắng kiện trong các vụ kiện này còn thấp đi. 9. Các kiến nghị hành động Để có thể hoàn thành Chiến lược Phát triển kinh tế xã hội 2001-2010 và Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2006-2010 trong hội nhập kinh tế quốc tế đầy đầy đủ, Việt nam cần cải thiện chất lượng tăng trưởng, đặc biệt là năng lực cạnh tranh của nền kinh tế quốc gia nói chung và các ngành sản xuất nói riêng. Tầm vĩ mô Việt nam cần rà soát và củng cố các chiến lược và kế hoạch phát triển thành một kế hoạch quốc gia thống nhất phù hợp với lộ trình thực hiện cam kết của WTO. ERP và việc phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ cần được chú trọng hơn nữa. Dù WTO vẫn chấp nhận sự bảo hộ của Nhà nước ở một vài khía cạnh, nhưng các chiến lược và chính sách cần toàn diện hơn nữa và bao trùm toàn nền kinh tế hơn là chỉ đưa ra các ưu đãi ở một số ngành nếu muốn phát huy hiệu quả mà vẫn phù hợp với các quy định của WTO. Chính phủ vẫn

Page 155: BÁO CÁO CUỐI CÙNG

148

đóng một vai trò quan trọng tuy nhiên các chính sách cần chuyển hướng tập trung sang phát triển cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực và hướng tới thiết lập một môi trường thuận lọi cho đầu tư, cạnh tranh công bằng và chuyển giao cũng như đổi mới công nghệ. Các cải cách hành chính không chỉ dừng lại ở việc tạo lập cơ chế 1 cửa hay chống tham nhũng mà còn cần hướng tới trách nhiệm và minh bạch. Chính phủ cần có trách nhiệm trong việc khuyến khích các doanh nghiệp giảm thiểu chi phí giao dịch. Điều đó liên quan trực tiếp tới việc tiếp tục thay đổi vai trò của Chính phủ và tạo lập một cơ chế khuyến khích phù hợp với cán bộ nhà nước. Nâng cao môi trường kinh doanh cũng là cách giúp Việt nam nhanh chóng được công nhận là nền kinh tế thị trường. Điều này có thể giúp giảm bớt các vụ kiện chống phá giá chống lại các hàng xuất khẩu Việt nam cũng như giảm thiểu thua lỗ mà các doanh nghiệp Việt nam phải gánh chịu khi mức thuế chống bán phá giá quá cao. Đề cập tới chiến lược phát triển ngành nhằm thúc đẩy việc xuất khẩu hàng Việt nam sang thị trường thế giới, Việt nam cần tiếp tục duy trì lợi thế cạnh tranh trong các ngành xuất khẩu hàng đầu như giày dép, dệt may, các mặt hàng có nguồn gốc nông nghiệp. Tuy nhiên, Việt nam cũng cần nâng cao trình độ kĩ thuật ứng dụng tri thức trong các hoạt động xuất khẩu để tăng thêm giá trị cho các mặt hàng xuất khẩu. Điều đó đồng nghĩa với việc tập trung đầu tư vào nhân lực, vốn và công nghệ. Nếu không sẽ bị tụt hậu trong một môi trường cạnh tranh toàn cầu đầy khắc nghiệt và gặp nhiều khó khăn hơn trong việc duy trì vị thế kinh tế trên trường quốc tế. Do đó, chính phủ cần phát huy trợ giúp trong các lĩnh vực như đào tạo, xúc tiến thương mại, cung cấp thông tin thị trường và sản phẩm nhưng vẫn phù hợp với các thông lệ quốc tế và quy định của WTO. Việc trợ giúp trong vấn đề xúc tiến thương mại cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các tổ chức và chính phủ trong việc cung cấp thông tin và tiến hành các hoạt động xúc tiến thương mại ở tầm vĩ mô. Trên thực tế, hầu hết các doanh nghiệp xuất khẩu vẫn thiếu kinh nghiệm và năng lực tài chính để thu thập thông tin và tiến hành các hoạt động xúc tiến thương mại trên phạm vi rộng, đặc biệt là tại thị trường nước ngoài. Việc trợ giúp của chính phủ và các tổ chức như vậy sẽ giúp các doanh nghiệp giảm chi phí và tránh rủi ro trong các hoạt động xuất khẩu. Các tổ chức cần giúp các doanh nghiệp bằng việc tích cực tiến hành các hoạt động tư vấn, cung cấp thông tin và các dịch vụ hỗ trợ về xúc tiến thương mại, nghiên cứu thị trường cũng như luôn củng cố vai trò là là cầu nối trong việc thu thập các thông tin về môi trường kinh doanh, thủ tục xuất khẩu của các doanh nghiệp tới chính phủ; tham gia tích cực và góp ý kiến vào việc hình thành và sửa đổi chính sách; đồng thời hoạt động như một người hoà giải trong các tranh chấp thương mại của Việt nam trên thị trường quốc tế. Tầm vi mô Doanh nghiệp cần chủ động trong việc tìm hiểu các quy định của WTO; đặc biệt là các cam kết có liên quan của WTO để có thể nắm chắc những lợi ích và thách thức phải đối mặt. Điều này tạo tiền đề cho các doanh nghiệp trong việc xây dựng lại các chiến lược và kế hoạch về sản xuất và kinh doanh của mình. Doanh nghiệp cần phát triển các chiến lược dài hạn và nâng cao năng lực cạnh tranh trong sản xuất. Các chiến lược kinh doanh cần kết hợp nét đặc sắc của các sản phẩm xuất khẩu truyền thống với sự đa dạng hoá và nâng cao tính cạnh tranh phi giá cả. Doanh nghiệp cần từng bước chuyển từ việc tận dụng lợi thế cạnh tranh về giá sang nâng cao giá trị thêm vào trong chuỗi giá trị.

Page 156: BÁO CÁO CUỐI CÙNG

149

Nhằm tránh sự áp đặt của các biện pháp thương mại, các doanh nghiệp xuất khẩu cần chuẩn bị tốt hơn nữa cho các vụ kiện chống bán phá giá, và điều đầu tiên họ cần thực hiện là nắm chắc các quy định mà các thị trường nhập khẩu lớn quy định. Các doanh nghiệp trong nước cần đa dạng hoá sản phẩm và thị trường xuất khẩu cũng như nguyên liệu đầu vào. Bên cạnh đó, họ cũng cần duy trì các tiêu chuẩn kế toán phù hợp với các quy định quốc tế bởi đó là cơ sở điều tra trong trường hợp bị kiện chống bán phá giá. Các tổ chức bảo vệ quyền lợi doanh nghiệp cần phối hợp hành động với các doanh nghiệp tư nhân và kiểm soát các mặt hàng xuất khẩu của Việt nam. Khi đó địa vị là nước có nền kinh tế phi thị trường sẽ không thể gây ra cho Việt nam những bất lợi đáng kể nào.

Page 157: BÁO CÁO CUỐI CÙNG

150

10. Tài liệu tham khảo GSO (2006). Cong nghiep Vietnam 20 nam doi moi va phat trien (Vietnamese Industry in 20 years

of Renovation and Development). Statistical Publishing House, Hanoi. GSO (2007a), He thong nganh kinh te Vietnam 2007. (Vietnam’s industrial classification 2007),

Statistical Publishing House, 2007. GSO (2007b).Statistical Yearbook of Vietnam. Statistical Publishing House, Hanoi. GSO (2008). The situation of Enterprises through the results of survey in 2005, 2006, 2007.

Statistical Publishing House, Hanoi. Vo Tri Thanh, Dinh Hien Minh, Pham Thien Hoang, Nguyen Anh Duong and Trinh Quang Long

(2007), Vietnam’s Export to the EU: An Overview and Assessment using the CMS-based Approach. Finance Publishing House. Vietnam: Hanoi….

Mari Pangustu (2002) “…..” in WB(2002), “ Development, Trade and the TWO – a handbook”,

2002 Vo Tri Thanh, Trinh quang Long, Dinh Hien Minh (2004), “Vietnam’s Regional Economic

Linkages and Industrial Competitiveness: An Analysis with the case studies of Textile and Garment, Electronics, and Automotive Industries”, Country Report for the Project “Production Networks, Industrial Adjustment, Institutions and Policies, and Regional Cooperation”

CIEM (2006), Vietnam’s economy in 2005, Financial Publishing house, Hanoi, May. MPI (2006), The Five-year Socio-Economic Development Plan 2006-2010, 2006 MUTRAP (2002), Chapter V “Vietnam’s Industry: Initial Conditions, Sectoral Analysis before

Trade Liberalization and Potential Afterwards” in Comprehensive industrial research 2002, MUTRAP report

Pham Van Ha (Policy Advisory Group of Minisry of Finance) (2007), “ Study on Effective Rate of

Protection in Vietnam in conjunction with integration process” The Global Competitiveness Report 2005-2006, Online. Available from http://www.weforum.org/

[accessed 2 August 2007] The Global Competitiveness Report 2006-2007, Online. Available from http://www.weforum.org/

[accessed 2 August 2007] The Global Competitiveness Report 2007-2008, Online. Available from http://www.weforum.org/

[accessed 2 August 2007]. Orientation for National Industrial Development to 2010 Online. Available from

http://www.moi.gov.vn/EN/News/detail.asp?Sub=101&id=22145 [accessed 2 August 2007]

Page 158: BÁO CÁO CUỐI CÙNG

151

WT/ACC/VNM/48, Working Party on the Accession of Viet Nam, Report of the Working Party on the Accession of Viet Nam, 27 October 2006)

Weiss, John (2002), Industrialization and Globalization: Theory and Evidence from Developing

Countries, Routledge, London and New York

Page 159: BÁO CÁO CUỐI CÙNG

152

Phụ lục Hạn ngạch nhập khẩu Trong năm 1993, hạn ngạch nhập khẩu được áp dụng cho 7 ngành là xe ô tô, xe máy, thuốc lá, linh kiện radio, TV và cassette, và hàng điện tử; năm 1996, chủng loại hàng hóa chịu hạn ngạch nhập khẩu là 5, năm 1997 là 8 (sản phẩm dầu, phân bón, sắt thép, xi măng, kính xây dựng, xe máy và ô tô dưới 12 chỗ, giấy và đường) và năm 1998, có 8 mặt hàng có hạn ngạch nhập khẩu, (thêm rượu và bớt xe tải và xe bus). Trước năm 1999, có 8 mặt hàng được thêm vào trong danh sách các mặt hàng nhập khẩu được quản lý bằng khối lượng để bảo vệ công nghiệp trong nước và để duy trì cân bằng thương mại. Những mặt hàng này bao gồm quạt điện, gạch ceramic và granite, hàng tiêu dùng làm từ gốm đóng gói bằng nhựa, các đồ uống soda, xe đạp, dầu thực vật và một số mặt hàng nhựa. Trong năm 2000, danh sách này giảm xuống còn 12 mặt hàng, sau khi đã loại dầu, phân bón, đường, linh kiện xe máy, xe ô tô dưới 16 chỗ, một số mặt hàng thép, một số loại xi măng, kính trắng và kính mầu, một số loại giấy, rượu, gạch ceramic và granite và dầu thực vật. 81 Hạn ngạch thuế quan Vào tháng năm 2003, Thủ tướng đã ra một quyết định nhằm thực hiện hạn ngạch thuế quan với một số mặt hàng nông sản trước đây không nằm trong danh sách hạn ngạch. Bông, nguyên liệu thuốc lá và muốn là 3 mặt hàng trong danh sách các mặt hàng thử nghiệm vào 1 tháng 7 năm 2003. 82 Trong giai đoạn thử nghiệm, giấy phép nhập khẩu những mặt hàng này được cấp theo nhu cầu theo hạn ngạch cho năm sau. Các sản phẩm sữa, ngô, và trứng gia cầm là những mặt hàng vẫn được xem xét thực hiện trong năm 2004. Năm 2005, Việt Nam đã dỡ bỏ hạn ngạch thuế quan với các sản phẩm sữa, ngô và bông. 83

81 Theo Quyết định số No 242/1999/QD-TTg ngày 30 tháng 12 năm 1999. 82 Quyết định số91/2003/QD, ngày 9 tháng 5 năm 2003 83 Quyết định số 46/ 2005/QD-TTg ngày 3 thang 3 2005

Page 160: BÁO CÁO CUỐI CÙNG

153

CHƯƠNG III. PHẦN II. TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC GIA NHẬP WTOTỚI NÔNG NGHIỆP VIỆTNAM

Nội dung: 1. Nền tảng cơ sở về nông nghiêp Việt Nam; 1.1. Đầu tư cho nông nghiệp; 1.2.Tăng trưởng GDP và thay đổi vị trí ngành nông nghiệp; 2. Thương mại nông sản 1 năm sau khi gia nhập WTO; 3. Những tác động mong đợi của việc gia nhập WTO đối với hàng hoá nông sản; 3.1. Tác động đối với xuất nhập khẩu nông sản; 3.2. Tác động đối với chính sách thương mại nông sản; 3.3. Tác động lên thu nhập của nông dân và đói nghèo trong nông thôn; 4. Nhận xét chung; 5. Một số gợi ý về chính sách; Phụ lục 1. Những đổi mới của nông nghiệp Việt Nam từ 1995; Phụ lục 2. Những thay đổi về cơ cấu thuế quan từ 1995; Phụ lục 3. Những biện pháp phi thuế quan áp dụng ở Việt Nam; Phụ lục 4. Áp đặt các rào cản thương mại của các nước khác đối với nông sản xuất khẩu của Việt Nam; Phụ lục 5. Những bước phát triển gần đây của ngành nông nghiệp Việt Nam; Phụ lục 6. Xuất nhập khẩu nông sản chủ yếu của Việt Nam; Phụ lục 7. Các chỉ tiêu thống kê. 1. Nền tảng cơ sở của nông nghiệp Việt Nam Mặc dù tỷ trọng GDP nông nghiệp trong tổng GDP của nền kinh tế có giảm đi, nhưng nông nghiệp vẫn giữ một vai trò quan trọng về kinh tế -xã hội, nó đảm bảo cho sự phát triển ổn định và bền vững cua nền kinh tế đất nước. Sản xuất nông nghiệp Việt Nam đã trải qua qua một tiến trình đổi mới toàn diện cả về sản xuất và hoạt động thương mại trong hơn 20 năm qua, đã giành được thành tựu và một vị thế đáng kể. Tuy nhiên, hiện nay nông nghiệp Việt Nam đang phải đương đầu với một số thách thức lớn, rủi ro gia tăng, năng lực cạnh tranh thấp xét cả về cấp độ mặt hàng cũng như doanh nghiệp. Trong tiến trình hội nhập kinh tế vào khu vực và quốc tế, và trong bối cảnh gia nhập WTO đã mang lại nhiều cơ hội cũng như những thách thức, để phát triển một nền nông nghiệp hiện đại, hiệu quả đòi hỏi một sự nổ lực rất lớn. Một chiến lược đầu tư tập trung, đồng bộ cần được đặt trọng tâm vào một số ngành hàng có lợi thế và các doanh nghiệp hàng đầu, đến lượt nó quay trở lại thúc đẩy sự phát triển của toàn ngành.

1.1. Đầu tư cho nông nghiệp Nhìn chung, tình hình đầu tư cho nông nghiệp từ năm 2001 cho tới nay không những không

được cải thiện mà còn có xu hướng giảm sút xét theo giá trị tương đối: Đầu tư trong nông nghiệp (nông-lâm-ngư) đã giảm từ gần 9,5% trong tổng đầu tư toàn xã hội năm 2001 xuống còn khoảng 7,5% năm 2006 (Phụ lục 7, bảng 1). Tăng trưởng vốn đầu tư cho nông nghiệp (nông, lâm, ngư) trung bình chỉ đạt khoảng 2,6%/năm trong giai đoạn 2001-2006, trong khi của khu vực phi nông nghiệp đạt trên 14,4%/năm trong cùng giai đoạn (Phụ lục7, bảng 2).

Mặc dù kể từ sau khi gia nhập WTO, vốn FDI vào Việt Nam tăng rất mạnh, tổng vốn đăng ký tăng từ khoảng 2,5 tỷ USD năm 2001 lên trên 13,4 tỷ USD năm 200784 nhưng phần lớn số này tập trung vào khu vực phi nông nghiệp. Khu vực nông nghiệp (nông-lâm-ngư) chỉ trung bình khoảng 3,3% về số dự án và khoảng 1,9% số vốn đầu tư FDI (Phụ lục 7, bảng 3).

1.2.Tăng trưởng GDP và chuyển biến vị thế của ngành nông nghiệp

Mặc dù tăng trưởng đáng kể về giá trị gia tăng của ngành nông nghiệp, theo giá hiện hành tăng hơn 3 lần kể từ năm 1995 đến 2007, nhưng đóng góp của GDP nông nghiệp giảm dần từ 27% năm 1995 xuống còn 20% năm 2007 (bảng 1). Trong 3 phân ngành nông nghiệp cho thấy mức độ tham gia

84 Từ tháng 1 đến tháng 11 năm 2007

Page 161: BÁO CÁO CUỐI CÙNG

154

đóng góp vào GDP của nền kinh tế như sau: nông nghiệp đóng góp 15,2%, lâm nghiệp 1,1%, thuỷ sản 4%.

Biểu 1: GDP nông nghiệp, tốc độ tăng trưởng GDP nông nghiệp, 1995-2007

1995 2000 2004 2005 2006 2007 GDP theo giá thực tế (tỷ đồng) 62219 108356 155992 175984 198266 231282 Tốc độ tăng trưởng theo giá thực tế (%) 27.1 6.5 12.8 12.8 12.7

16.7

Cơ cấu GDP nông nghiệp /Tổng GDP theo giá thực tế (%) 27.2 24.4 21.8 21.0 20.4

20.2

GDP theo giá so sánh (tỷ đồng) 43 658 54 493 62 107 64 072 65 892 82 090Tốc độ tăng trưởng theo giá so sánh (%) 4.4 4.1 3.9 3.2 2.8 3.3Cơ cấu GDP nông nghiệp /Tổng GDP theo giá so sánh(%) 23.0 19.8 16.7 15.9 15.3 17.8Nguồn: Từ NGTK các năm, năm 2007 báo cáo tổng kết của Bộ NN-PTNT Ghi chú: GDP nông nghiệp bao gồm cả nông, lâm, thuỷ sản Tốc độ tăng trưởng khu vực nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản trong khoảng từ 3-5%/năm, bình quân cho cả giai đoạn 1995-2007 là 4%, duy nhất năm 1999 tốc độ tăng trưởng của nông nghiệp vượt lên 5,5%. Sau 1 năm gia nhập WTO, điều mọi người lo lắng là nông nghiệp có thể bị chịu tác động mạnh bởi làn sóng nhập khẩu từ các nước thành viên. Mặc dù, thien tai và bênh tật làm thiệt hại cây trồng và sản xuất, tốc độ tăng trưởng khu vực nông, lâm, thuỷ sản vẫn đạt 3,25 %, thấp hơn chút ít so với năm 2006 (năm trước khi gia nhập WTO, đạt 3,4%). Cơ cấu sản xuất nông nghiệp chia theo 3 phân ngành trồng trọt, chăn nuôi và lâm nghiệp thì tốc độ tăng trưởng khác nhau, đặc biệt là trong những năm gần đây. Tốc độ tăng trưởng trồng trọt khá ổn định (từ năm 1995 trở lại đây, tốc độ tăng trưởng trung bình của phân ngành trồng trọt là khoảng 5%), ngược lại ngành chăn nuôi biến động giảm. GDP phân ngành chăn nuôi, phân ngành lâm nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng thấp trong nông nghiệp. Trong khi trồng trọt tất cả các cây trồng đều tăng trưởng với tốc độ khá ổn định, thì chăn nuôi trong 4 năm gần đây, số lượng đầu con đại gia súc (trâu, bò) tăng lên, ngược lại chăn nuôi gia cầm và lợn giảm. Thị trường tiêu dùng trong nước vào thời điểm dịch bệnh đã giảm mạnh. Nhiều nước đã thực hiện chính sách cấm nhập khẩu lợn, gà (kể cả gia súc sống và thịt) từ Việt Nam, điều đó cũng ảnh hưởng đến sản xuất trong nước. Trước tình hình đó, chăn nuôi gia cầm và lợn đòi hỏi cơ cấu lại ngành bao gồm:

(1) thúc đẩy yêu cầu phát triển chăn nuôi tập trung và giết mổ công nghiệp; (2) tăng cường các dịch vụ công về vệ sinh thú y, kiểm dịch động thực vật để đảm bảo vệ

sinh an toàn thực phẩm; (3) tăng số lượng nhập khẩu thịt lợn và gia cầm sạch.

Page 162: BÁO CÁO CUỐI CÙNG

155

2. Thương mại nông sản 1 năm sau khi gia nhập WTO Tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa tăng 21,5% so với năm 2006, chỉ riêng hàng hóa nông sản, kim ngạch xuất khẩu nông sản85 năm 2007 tăng trưởng 19,5%, đạt 12,5 tỷ USD. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu chậm lại so với các năm trước đó (năm 2006 là 22,2% , năm 2005 là 26,7%).Trong 11 tháng năm 2007, kim ngạch nhập khẩu nông sản (nông-lâm-thủy sản) đạt trên 3,7 tỷ USD, tăng 31% so với 11 tháng năm 2006 (Đồ thị X và XI). Nhờ vậy, thương mại nông sản vẫn giữ vai trò tạo nguồn ngoại tệ chủ yếu của Việt Nam. Đồ thị X. Giá trị kim ngạch xuất khẩu hàng hoá và hàng nông sản (tr. USD)

Đồ thị X. Giá trị kim ngạch nhập khẩu hàng hoá và nhập khẩu hàng nông sản (mil USD)

0

10000

20000

30000

40000

50000

60000

Tot al export Agricult ural product s Ot her goods

2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007

0

10000

20000

30000

40000

50000

60000

Tot al import Agricult ural product s Ot her goods

2001 2002 2003 2004 2005 2006 11 mont hs of 2007

Nguồn: Tính toán từ số liệu của TCTK và TCHQ Việt Nam

Nguồn: Tính toán từ số liệu của TCTK và TCHQ Việt Nam

Từ năm 2001 đến 2007, Việt Nam đã giành được thị phần lớn và vị thế cao trên thị trường nông sản thế giới, hơn nữa rất thành công về thị phần lúa gạo, tiêu và cao su. (Xem bảng X) Bảng X. Xếp hạng nông sản xuất khẩu của Việt nam trên thị trường thế giới Hàng nông sản Vị trí xuất khẩu 2001 Vị thế xuất khẩu năm 2007 Gạo Thứ 3 sau Thái Lan và Ân Độ Thứ 2 sau Thai Lan Cà phê Thứ 2 sau Bra xin, thứ nhất về cà phê

Robusta Thứ 2 sau Bra xin, thứ nhất về cà phê Robusta, chiếm 18% số lượng xuất khẩu của thế giới

Tiêu n/a Thứ nhất thế giới, chiếm 30% thương mại hạt tiêu thế giới

Điều thứ 2 (sau Ấn Độ) Thứ 2 sau Ấn Độ, chiếm 25.6% thương mại hạt điều thế giới.

Chè Thứ 7 Thứ 7 Cao su n/a Thứ 4 (sau Thái Lan, Indonesia và

Malaysia) Nguồn: Phòng Nông nghiệp Mỹ (2007) Việt Nam có năng lực cạnh tranh về xuất một số nông sản chủ yếu, tuy nhiên như đã minh hoạ ở đồ thị 1 phụ lục 7, cho thấy sự chuyên môn hoá một loạt sản phẩm mà thế giới có dấu hiệu chững lại

85 Bao gồm cả nông, lâm, thuỷ sản

Page 163: BÁO CÁO CUỐI CÙNG

156

hoặc giảm sút. Đó là các trường hợp rau quả, thuỷ sản, đồ gỗ và gạo. Mặt khác, Việt nam chuyên môn hoá thành công đối với cà phê, nhờ vậy khai thác cơ hội thị trường năng động hơn. Nhưng Việt nam cũng bắt đầu mất thị phần đối với trường hợp tăng nhanh chóng thị trường cao su, xu hướng này đã bắt đầu xảy ra từ trước khi gia nhập WTO và dường như đang tồn tại ngay sau khi gia nhập WTO. Vì vậy, về tổng thể xuất khẩu nông sản trong năm đầu là thành viên WTO dường như không bị ảnh hưởng. Trường hợp tương tự được rút ra từ số liệu thống kê nhập khẩu. Việt Nam chủ yếu nhập khẩu các nông sản: Sữa và chế phẩm từ sữa, bông, dầu động thực vật, lúa mỳ và bột mỳ, đường, nguyên liệu chế biến thức ăn gia súc, nguyên liệu chế biến thuốc lá. Gỗ và các nguyên liệu gỗ phục vụ sản xuất đồ gỗ. Sau khi gia nhập WTO, nhập khẩu các nôn glâm sản chủ yếu này đang tăng lên, ở mức từ 9% đến 50%/ năm. Có sự dao động nhỏ trong cơ cấu nhập khẩu nông sản. Phần lớn các nông sản nhập khẩu là các cây trồng Việt nam không có khả năng canh tác (lúa mỳ) hoặc sản xuất bất lợi thế (cây lấy dầu, bông, các sản phẩm sữa, đường). Có sự khác nhau khá rõ kể từ khi trở thành thành viên của WTO, được minh chứng trên bảng X.

Bảng . Tốc độ tăng trưởng nhập khẩu bình quân các nông sản lựa chọn Mặt hàng Tốcđộ tăng trưởng

b.quân/ năm 2002 – 2007

Tăng trưởng 2007 so với 2006

Kim ngạch nhập khẩu b.quân 2002 – 2007 (tr. USD)

Dầu mỡ động thực vât 37.9% p.a. 84.3% 473 Lúa mỳ 26.6% p.a. 64.3% 370 Bông 16.7% p.a. 2.1% 267 Sữa/ Các SP sữa 20% p.a. n/a 498 (2006)Bột mỳ n/a 173.6% 23.8 Đường n/a n/a 9.8 Gỗ /nguyên liệu gỗ 38.3% p.a. 31.9% 1000 Thức ăn GS/nguyên liệu SX thức ăn GS86

38.2% p.a. 52.6% 1.124

Nguyên liệu SX thuốc lá điếu

6.75% p.a. 27.5% 205.3

Bột giấy 19.6% p.a. n/a 84.9

86 Số liệu thống kê gốc không cho phép tách riêng thức ăn gia súc chế biến với nguyên liệu thô có nguồn gốc từ các nông sản dùng cho sản xuất thức ăn gia súc.

Page 164: BÁO CÁO CUỐI CÙNG

157

3. Tác động mong đợi của gia nhập WTO lên thương mại hàng nông sản

3.1. Tác động lên thương mại Với sự cố gắng đánh giá tác động của gia nhập WTO đối với ngành nông nghiệp, một sự so sánh từ việc quan sát xu hướng ngay từ năm đầu gia nhập WTO qua kịch bản mô phỏng từ mô hình cân bằng toàn phần do Vanzetti thực hiện năm 2006. Vanzetti đã dự đoán rằng tác động lên xuất khẩu nông sản là hoàn toàn tối thiểu do xuất khẩu các nông sản chủ yếu của Việt Nam (lúa gạo, cà phê, cao su) đã không phải đối đầu với các hàng rào thuế quan đáng kể trước khi gia nhập WTO. Hơn nữa, nó hầu như không thể do gia nhập WTO sẽ dẫn đến tiếp cận thị trường tốt hơn cho các nông sản này. Tuy nhiên, Vanzetti cũng dự đoán rằng xuất khẩu có thể tăng đối với gia súc sống (lợn), gạo, thịt lợn, đường, chuối, và quả có múi. Trung Quốc sẽ là thị trường chủ yếu của các nông sản này do vị thế láng giềng và do ảnh hưởng thu nhập tăng lên của người dân Trung Quốc. Sự thiếu hụt hệ thống đông lạnh ở Trung quốc và Việt Nam ảnh hưởng lớn đến mở rộng qui mô về sở thích sản phẩm tươi sống của các nước này. Có nhu cầu tăng thêm về thịt lợn từ các nước Liên minh Châu Âu, Na Uy và Thuỵ Điển, nhưng mối quan tâm và vệ sinh an toàn thực phẩm làm cho các thị trường này trở nên khó tiếp cận hơn. Về phía nhập khẩu, Việt Nam mong đợi để tăng nhập khẩu một loạt các sản phẩm nhạy cảm như đường, ngô và hạt có dầu. Ngô và hạt có dầu là các nguyên liệu đầu vào cho ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi và nếu giảm thuế quan của các mặt hàng này sẽ làm cho ngành chế biến thức ăn có năng lực cạnh tranh hơn. Cao su và hạt điều không được tác giả đưa vào mô hình. Đồ thị X và X phân tích thực trạng các nông sản xuất khẩu chủ yếu trong 11 tháng đầu năm 2007 cả về số lượng và giá trị. Đối với từng nông sản, tốc độ tăng trưởng xuất khẩu năm 2007 được so sánh với tốc độ tăng bình quân năm kể từ năm 2001. Từ so sánh đó cho thấy rằng tốc độ tăng trưởng xuất khẩu một số nông sản, như tiêu, chè, quả, rau, lạc có bước tăng tốt hơn, tăng về giá trị do tăng qui mô hơn so với những nắm trước đó, cho dù thực tế xuất khẩu hạt tiêu bị ảnh hưởng bởi giá tiêu thế giới, dẫn đến xuất khẩu giảm về số lượng87. Nói một cách khác kim ngạch và số lượng xuất khẩu cao su, điều, đồ gỗ, đồ mây tre đan tăng trưởng thấp hơn mức bình quân hoặc giảm. Trong khi với gạo, cà phê kim ngạch xuất khẩu tăng ở mức tương đương hoặc cao hơn chút ít so với tốc độ tăng bình quân mấy năm gần đây. Sản lượng gạo xuất khẩu giảm so với năm 2006 và mức kế hoạch. Bức tranh về xuất khẩu các nông sản thê hiện trên phụ lục 6. 87 Nên chú ý rằng trong năm 2006, Viet Nam đã lựa chọn các biện pháp hỗ trợ xuất khẩu cho các nông sản như lạc, cà phê, chè, tiêu, điều chế biến, rau quả, gia cầm và thịt gia súc, bao gồm các biện pháp vay vốn xuất khẩu, bảo lãnh tín dụng xuất khẩu và chuyển đổi nợ.

Page 165: BÁO CÁO CUỐI CÙNG

158

Bảng . Xếp hạng về tăng trưởng xuất khẩu một số nông sản chủ yếu giai đoạn 2001-07 (giá

trị)

Chú ý: Giá trị tối da và tối thiểu của tăng trưởng xuất khẩu thời kỳ 2001-07 Nguồn: Tính toán của tác giả dựa trên số liệu TCTK và TCHQ Việt Nam Trong năm đầu gia nhập WTO, dầu mỡ động thực vật, lúa mỳ và bột mỳ, nguyên liệu làm lá thuốc lá đã có làn sóng gia tăng nhập nhẩu. Mặt khác nhập khẩu nguyên liệu thô như bông, nguyên liệu làm thức ăn gia súc đã có tỷ lệ tăng trưởng lớn. Đối với sữa và các sản phẩm từ sữa mặc dù có sự tăng ổn định trong những năm trước, nhưng 11 tháng đầu năm 2007 cho thấy sự giảm về giá trị nhập khẩu88. Nhìn chung từ năm 2001 trở lại đây, đối với các mặt hàng nông sản xuất khẩu chính, Việt Nam vẫn duy trì được vị trí cao trên thế giới. Cụ thể: hai năm 2001/02 Việt Nam đứng thứ 03 thế giới về xuất khẩu gạo (sau Thái Lan và Ấn Độ), còn từ 2003 trở lại đây Việt Nam đứng khá vững chắc ở vị trí thứ hai thế giới sau Thái Lan. Nhà xuất khẩu cà phê thứ hai thế giới sau Brazil và số 01 thế giới về xuất khẩu cà phê robusta. Kể từ 2004 trở lại đây, Việt Nam đã luôn duy trì được mức khối lượng xuất khẩu hạt tiêu chiếm khoảng từ 30% trở lên trong tổng khối lượng hạt tiêu được trao đổi thương mại trên thị trường thế giới, và nắm chắc vị trí xuất khẩu hạt tiêu số 01 thế giới. Từ 2001 trở lại đây, Việt Nam đã củng cố khá vững chắc vị trí xuất khẩu thứ hai thế giới về hạt điều (sau Ấn Độ) và chiếm khoảng 25,6% tổng kim ngạch thương mại điều thế giới (2006).Việt Nam đã vượt Trung Quốc để đứng ở vị trí 4 thế giới về sản xuất cao su tự nhiên từ 88 Với các sản phẩm như đường, sữa, bông và ngô hạn ngạch nhập khẩu đã được loại bỏ từ năm 2005

Tốc độ tăng bình quân

-100,00

-50,00

0,00

50,00

100,00

150,00

200,00

250,00

Gạo Cao su Cà phê Điềut

Tiêu Chè Rau quả Lạc Quế Gỗ gỗVL

Mây tre

% Tối thiểuTối đaTốc độ tăng 2007

Page 166: BÁO CÁO CUỐI CÙNG

159

năm 2005 và củng cố vị trí thứ 7 của các nhà xuất khẩu chè lớn thế giới cũng từ năm 2005. Mặc dù giữ vị thế cao và gia tăng giá trị xuất khẩu, nhưng đã có bước một bước giảm sút về tăng trưởng xuất khẩu nói chung và xuất khẩu nông sản nói riêng so với tốc độ tăng trưởng những năm trước 2006, khi chưa gia nhập WTO. Tuy nhiên, mức giảm tốc độ tăng trưởng xuất khẩu nông sản nhỏ hơn mức giảm tăng trưởng nhập khẩu, vì vậy nông sản vẫn ở trạng thái xuất siêu.

Bảng . Xếp hạng tăng trưởng xuất khẩu các nông sản chủ yếu thời kỳ 2001-07 (số luợng)

Chú ý: Giá trị tối thiểu và tối đa về kim ngạch xuất khẩu giai đoạn 2001 -07 Nguồn: Tính toán của tác giả dựa trên số liệu TCTK và TCHQ Việt Nam Nhìn chung, xu hướng xuất khẩu các nông sản của Việt Nam đang mở rộng sang các nước Châu Mỹ và Châu Âu, đặc biệt là 2 đối tác lớn Hoa Kỳ và EU, nhưng lại đang bị thu hẹp trên thị trường các nước ASEAN và Châu Á nói chung:

• Tất cả các thị trường, kim ngạch xuất khẩu cà phê đều tăng trưởng tốt, tuy nhiên động lực chính vẫn nằm ở thị trường châu Mỹ và châu Âu với hai đối tác chính là Hoa Kỳ và EU.

• Thị trường xuất khẩu cao su của Việt Nam chủ yếu là Trung Quốc, đang được mở rộng sang các thị trường Hoa Kỳ và EU. Trong khi đó, thị trường ASEAN có xu hướng chững lại và thu hẹp dần.

• Xuất khẩu rau quả của Việt nam có qui mô nhỏ, đang bị sụt giảm trên thị trường truyền thống Trung Quốc. Nên mặc dù thị trường xuất khẩu đang có xu hướng được mở rộng ra châu Âu, châu Mỹ và các nước châu Á khác nhưng do mức tăng trưởng vẫn không mạnh bằng mức sụt giảm của thị trường truyền thống Trung Quốc nên tổng kim ngạch xuất

Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu bình quân

-100,00

-50,00

0,00

50,00

100,00

150,00

200,00

Gạo Cáo su Cà phê Hạt điều Tiêu Chèl

Lạc Quế

% minmaxGrowth rate 2007

Page 167: BÁO CÁO CUỐI CÙNG

160

khẩu bị giảm đi. Rau quả là mặt hàng bọc lộ rõ nhất tác động tiêu cực của tham gia hiệp định hợp tác kinh tế ASEAN - Trung Quốc.

• Cơ cấu thị trường xuất khẩu của các sản phẩm mây, tre, cói của Việt Nam đang có xu hướng chuyển dịch dần sang các nước châu Âu và châu Mỹ, chủ yếu là EU và Hoa Kỳ; và thị trường châu Á nói chung và Trung Quốc nói riêng không ổn định, có xu hướng bị thu hẹp.

• Thị trường xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam khá đa dạng và đạt tốc độ tăng trưởng tốt tại tất cả các thị trường, đặc biệt là châu Âu và châu Mỹ.

Bảng . Xếp hạng tăng trưởng nhập khẩu các nông sản chủ yếu 2001 -07 (giá trị)

Chú ý: Giá trị tối thiểu và tối đa về kim ngạch nhập khẩu giai đoạn 2001 -07 Nguồn: Tính toán của tác giả dựa trên só liệu TCTK và TCHQ Việt Nam Trong nhập khẩu các mặt hàng nông sản, xu hướng chung là tăng sau 01 năm gia nhập WTO và mức tăng khá mạnh, thấp nhất là trên 9% và cao nhất tới trên 50%. Hiện nay, những mặt hàng nông sản chính mà Việt Nam nhập khẩu là:

- Nông sản: Sữa và sản phẩm sữa, Bông, Dầu mỡ động thực vật, Bột mỳ, Lúa mỳ; - Đường, nguyên phụ liệu thức ăn gia súc, nguyên phụ liệu thuốc lá, cao su. - Lâm sản: Gỗ và nguyên phụ liệu gỗ, bột giấy.

Tốc độ tăng trưởng nhập khẩu b.quân

-200,00

-150,00

-100,00

-50,00

0,00

50,00

100,00

Bông Dầu độngthực vật

Bột mỳ Lúa mỳ Sữa /SP sữa

Đường Bột giây Gỗ/NL gỗ

Thức ăn/NLTA

NL làm thuốc lá

% Tối thiểu Tối đa

T.trưởng 2007

Page 168: BÁO CÁO CUỐI CÙNG

161

Cơ cấu các mặt hàng nông sản nhập khẩu không có nhiều biến động, và phần lớn là nhập khẩu những mặt hàng mà nông nghiệp trong nước không sản xuất được (lúa mỳ, bột mỳ) hoặc có lợi thế so sánh rất kém (dầu mỡ động thực vật, bông, sữa và sản phẩm sữa, đường). Tốc độ nhập khẩu nông sản của Việt Nam tăng nhưng so sánh với các đối tác thương mại lớn thì nhập khẩu nông sản Việt Nam có quy mô nhỏ, chỉ trừ gỗ và nguyên phụ liệu sản xuất đồ gỗ, thức ăn gia súc và nguyên liệu sản xuất thức ăn có tốc độ tăng rất nhanh và đạt đến quy mô khá lớn (tiến gần đến kim ngạch 1 tỷ USD). Như vậy, thị trường xuất khẩu nông sản của Viêt Nam có cơ hội được mở rộng các các nước Châu Mỹ và Châu Âu. Điều này tạo cơ hội để Việt Nam nâng cao giá trị kim ngạch xuất khẩu. Nhưng cũng là một thách thức lớn về yêu cầu chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm. Nhưng bài học của Trung Quốc và một số mặt hàng của nước ta là lời cảnh báo sâu sắc cho vấn đề này. Mất cơ hội thị trường trên các nước láng giềng Châu Á và ASEAN cũng là một câu hỏi đặt ra cần tìm ra lời giải đáp.

Hộp: Thuế quan và tỷ lệ bảo hộ hữu hiệu cho các nông sản lựa chọn Thuế quan nông sản áp dụng cho nông sản Việt Nam trước khi gia nhập WTO ở mức bình quân cao hơn hàng hoá phi nông sản và cao hơn so với số nước láng giềng như Trung Quốc, Philippines và Thái Lan89. Mức thuế quan cao hơn được áp dụng cho các mặt hàng gạo, cà phê nhân đó là các nông sản xuất chủ yếu của Việt Nam, được thể hiện ở biểu dưới đây.

Mức thuế quan nông sản áp dụng ở Việt Nam trước khi gia nhập WTO Mặt hàng Mức thuế quan áp

dụng (%) Mặt hàng Mức thuế quan áp

dụng (%) Gia súc 2 Hạt Coca Cola 10 Thịt bò 20 Bột Coca 29 Thịt cừu 20 Lá thuốc lá 27 Thịt lợn 25 Nguyên liệu thuốc lá 65 Gia cầm 20 Hạt có dầu 12 Sữa 22 Hạt cây có dầu 16 Bơ 20 Dầu thực vật 17 Pho mát 20 Đậu 15 Lúa mỳ 12 Cà chua 45 Gạo 32 Cây có củ 25 Lúa miến 14 Táo 45 Ngô 17 Cây có múi 46 Lúa mạch 17 Chuối 40 Đường thô 8 Cây ăn quả nhiệt đới khác 44 Đường tinh luyện 35 Chè 42 Cà phê nhân 20 Cao su 3 Cà phê bột 50 Bông 6 Bình quân 23.7 Nguồn: Vanzetti (2006)

89 Vanzetti (2006)

Page 169: BÁO CÁO CUỐI CÙNG

162

Về nhập khẩu, một số mặt hàng được sử dụng như đầu vào trực tiếp sản xuất sản phẩm khác. Như trường hợp sản xuất thức ăn gia súc từ ngủ cốc, hạt có dầu, ngô, lúa miến, hoặc sử dụng bông cho ngành công nghiệp dệt. Thuế quan cho các hàng hoá trực tiếp có tác động đến sản xuất và tỷ lệ bảo hộ hữu hiệu, như được minh hoạ ở biểu dưới đây. Các tỷ lệ bảo hộ hữu hiệu đang có tác động tiêu cực đối với ngành chăn nuôi gia súc và công nghiệp đường. Tỷ lệ bảo hộ hữu hiệu của nông nghiệp Việt Nam Mặt hàng (%) Gạo 18 Cao su 3 Cà phê nhân 39 Mía đường -1 Chè 65 Các cây khác 1 Thịt lợn - 6 Đại gia súc 4 Gia cầm -1 Khác 4 Lâm sản 5 Hải sản 33 Thuỷ sản 31 Nguồn: Vanzetti (2006) Tóm lại, trước khi gia nhập WTO, Việt Nam có mức thuế quan nông sản nhập khẩu ở mức trung bình, hỗ trợ sản xuất trong nước ở mức thấp và trợ cấp xuất khẩu ở mức tối thiểu. Hiện nay đang phải đương đầu với mức thuế quan thấp trên các thị trường xuất khẩu, kể cả một số nông sản chế biến có mức thuế quan cao hơn.

3.2. Các nguyên tắc của WTO về trợ cấp và chính sách thương mại nông sản

Những điều chỉnh chính sách và các quy định của Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế khu vực và gia nhập WTO đã có tác động đáng kể đối với nông nghiệp. Nói một cách khái quát, hội nhập kinh tế khu vực và gia nhập WTO đã tạo ra cơ hội lớn cho nông nghiệp Việt Nam cả về thương mại nông sản, thu hút đầu tư nước ngoài, cũng như định vị lại vai trò nền tảng của ngành nông nghiệp đối với nền kinh tế.

Môi trường và cơ chế đã được điều chỉnh phù hợp với các qui định quốc tế đang khuyến khích tất cả các ngành kinh tế tăng đầu tư, mở rộng các hoạt động kinh doanh nông nghiệp, giúp cho nông nghiệp Việt Nam đạt được mục tiêu an ninh lương thực, đa dạng hoá các hoạt động nông nghiệp theo định hướng sản xuất hàng hoá với năng suất cao, chất lượng và hiệu quả cũng như nâng cao vị thế nông sản Việt nam trên thị trường thế giới, giảm số lượng hộ nghèo, phát triển ỏn định kinh tế -xã hội nông thôn nhằm hõ trợ phát triển kinh tế quốc dân.

Mặt khác, gia nhập WTO đặt áp lực cho Việt nam đổi mới các chính sách và phát triển khuôn khổ pháp lý hài hoà với các quy định quốc tế, đó là minh bạch hơn, có thể dự đoán được trước và

Page 170: BÁO CÁO CUỐI CÙNG

163

có tính ổn định. Cùng với nó, công tác quản lý hành chính nhà nước ở một số công đoạn được đơn giản hoá và hài hoà với sự nổ lực bảo đảm điều kiện thuận lợi cho các hoạt động thương mại.

Các điều chỉnh đáng kể đến về chính sách là loại bỏ trợ cấp xuất khẩu đối với nông sản xuất khẩu, hỗ trợ sản xuất trong nước phù hợp các qui định của WTO, chủ yếu trong khuôn khổ “Hộp xanh” và “Chương trình phát triển”, lựa chọn và áp dụng hạn chế một số biện pháp phi thuế quan, hài hoà hệ thống mã thuế hải quan, thực hiện các cam kết cắt giảm thuế quan, mở rộng quyền kinh doanh thương mại, và loại bỏ sự phân biệt đối xử giữa các doanh nghiệp trong và ngoài nước, giữa các thành phân kinh tế v.v. Môi trường cạnh tranh và bình đẵng được tạo cho các doanh nghiệp cũng như các đối tượng khác đã dẫn đến bùng nổ các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong ngành nông nghiệp, khuyến khích các doanh nghiệp FDI và khu vực kinh tế tư nhân phát triển. Các doanh nghiệp nhà nước bắt đầu phải đối đầu với cạnh tranh khốc liệt hơn. Vì vậy, sau một năm gia nhập WTO, ở Việt Nam chưa có dấu hiệu phá sản hoặc thua lỗ trong kinh doanh do kết quả của gia nhập WTO. Chúng ta chấp nhận một sư thật là thiết lập một hệ thống pháp lý của chính phủ là rất quan trọng nhưng chưa đủ. Điều quan trọng hơn là làm thế nào để áp dụng nó vào thực tế. Một năm sau khi gia nhập WTO chưa đủ để phê phán về sự chậm trễ trong việc vận hành các văn bản pháp quy liên quan đến các cam kết của Việt Nam. Tuy nhiên, cả trong quá trình chuẩn bị và sau một năm hội nhập cho thấy rằng quản lý của chính phủ Việt nam chưa hiệu quả. Chính phủ chưa quy định cho các tổ chức nhà nước hoàn thiện hệ thống văn bản pháp quy và cải cách các hoạt động quản lý hành chính công, cũng như chưa thúc đẩy các doanh nghiệp, nhà chế tạo, các đối tượng kinh tế khác thực hiện các quy định nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của họ. Hộp : Các biện pháp Hộp xanh, nghiên cứu trường hợp của Trung Quốc Tác động của gia nhập WTO không chỉ giới hạn đối với thương mại nông sản nó còn mở rộng kết quả đó trong các nguyên tắc đa phương về tiếp cận thị trường, hỗ trợ sản xuất trong nước và trợc cấp xuất khẩu. Các cam kết của Trung Quốc bao gồm: loại bỏ việc áp đặt giá của nhà nước đối với nông sản, giảm thuế quan, thiết lập hệ thống hạn ngạch nhập khẩu để cung cấp mức tiếp cận thị trường tố thiểu, cho phép các hãng thương mại ngoài quốc doanh tham gia kinh doanh lương thực và giới hạn hỗ trợ sản xuất trong nước bằng mức 8,5%. Dưới khuôn khổ rộng lớn của qui định WTO, các công cụ chính sách hỗ trợ sản xuất nội địa thường phân làm 3 nhóm. Các chính sách hỗ trợ làm bóp méo thương mại tối thiểu nhất nằm trong “Hộp xanh”. Những đổi mới cần có để chuyển đổi sự hỗ trợ nông nghiệp của Trung Quốc đi vào “các biện pháp hộp xanh”. Zhao Yumin, Wang Hongxia, Linxuegui Mayu (2003) đã mô tả các biện pháp Hộp xanh ban đầu được Trung Quốc lựa chọn trong chiến lược hỗ trợ của họ, như sau:

• Chi cho các biện pháp Hộp xanh chiếm khoảng 14,2% tổng chi ngân sách nhà nước. • Chi hỗ trợ sản xuất trong nước ở Trung quốc nhằm mục têu bảo đảm an ninh lương thực.

Hỗ trợ hộp xanh tập trung chủ yếu vào xây dựng CSHT và dự trữ lương thực trong nước. • Một số biện pháp trực tiếp đến thu nhập của người sản xuất không được lựa chọn, việc

đảm bảo và nâng cao thu nhập của nông dân chỉ mới được chính phủ quan tâm mấy năm

Page 171: BÁO CÁO CUỐI CÙNG

164

gần đây. Các biện pháp hộp xanh trong lĩnh vực này bao gồm các chi trả trực tiếp cho nông dân, hỗ trợ thu nhập riêng biệt, sự tham gia tài chính của nhà nước trong bảo hiểm thu nhập, điều chỉnh cơ cấu nhằm hỗ trợ thêm cho chương trình lương hưu cho nông dân v.v. .Chưa có biện pháp nào trong đó được lựa chọn áp dụng ở Trung Quốc.

• Các biện pháp hộp xanh như tiếp thị và xúc tiến thị trường không nằm trong chương trình hỗ trợ sản xuất nội địa của quốc gia.

Một số vấn đề đang tồn tại làm hạn chế ảnh hưởng của các biện pháp này:

• Áp lực chính sách yếu đang làm giảm tác động của biện pháp hộp xanh do cơ quan hành chính ban hành và hiệu lực hoạt động kém.

• Một số chương trình không được thiết kế hoàn thiện và theo đuổi mục tiêu tác động ngắn hạn.

• Sự nhấn mạnh nhiều hơn đang đặt vào trợ cấp phân phối hơn là tiến trình sản xuất. • Trong thực hiện hộp xanh, thiếu các chính sách hỗ trợ đi kèm theo vì vậy làm yếu hoặc

hạn chế từng phần tác động của các biện pháp này. Cơ cấu các biện pháp hộp xanh không bao gồm hoặc là mạng lưới các dịch vụ tiếp thị, xúc tiến thị trường nông sản, hoặc hệ thống điều chỉnh cơ cấu nông nghiệp. Cả hai biện pháp quan trọng đó hướng tới sự phát triển nông nghiệp bền vững, điều chính cấu trúc và ổn định thu nhập cho nông dân.

3.3. Tác động của gia nhập WTO đến thu nhập của nông dân và đói nghèo ở nông thôn

Trong quá trình đổi mới và đặc biệt sau nhưng năm 2000, thu nhập của nông dân Việt nam luôn tăng lên, đời sống nông dân được cải thiện. Tuy nhiên mức thu nhập bình quân vẫn ở mức thấp dễ bị tác động bởi những yếu tố rủi ro

Biểu: Thu nhập bình quân đầu người/tháng chia theo thành thị, nông thôn (1000 đồng) 2002 2004 2006 Bình quân cả nước 356,1 484,4 636,0 Trong đó:

Thành thị 622,1 815,4 1058,0 Nông thôn 275.1 378,1 506

Nguồn: Tổng cục Thống kê Thu nhập danh nghĩa của nông dân năm 2007 cũng có tăng lên, nhưng năm 2007 tốc độ tăng giá các loại đầu vào sản xuất, tăng giá hàng tiêu dùng làm cho đời sông nông dân không được cải thiện đáng kể.

Page 172: BÁO CÁO CUỐI CÙNG

165

Biểu : Thu nhập bình quân đầu người/tháng chia theo vùng

Đơn vị: 1000 đồng

2002 2004 2006 CẢ NƯỚC 356,1 484,4 636,0 Chia theo vùng

Đồng bằng sông Hồng 353.1 488,2 653 Đông Bắc 268,8 379,9 512,0 Tây Bắc 197,0 265,7 372,0 Bắc Trung Bộ 235,4 317,1 418,0 Duyên Hải Nam Trung Bộ 305,8 414,9 511,0 Tây Nguyên 244,0 390,2 521,0 Đông Nam Bộ 619.7 833,0 1065,0 Đồng Bằng sông Cửu Long 371.3 471,1 628

Nguồn: Tổng cục Thống kê Với mức thu nhập như các vùng khó khăn, chỉ với một tác động của việc tăng giá đầu vào sản xuất nông nghiệp hay giá sinh hoạt, khả năng chống đỡ của nông dân là rất mỏng manh. Với các vùng nghèo không thể loại trừ các chính sách hỗ trợ cho nông nghiệp ngay được. Việc duy trì hỗ trợ theo chương trình phát triển là rất cần thiết và ngay cả hỗ trợ theo hộp hỗ phách cũng có lý do chính đáng, vì cuộc sống của người dân đang bị đe doạ. Tỷ lệ hộ nghèo có giảm, nhưng mức thu nhập của hộ nghèo vẫn còn rất thấp chỉ mới trên ngưỡng nghèo đói, dễ bị tái nghèo khi có biên sốc rủi ro xảy ra

Biểu 19: Tỷ lệ hộ nghèo chia theo vùng Đơn vị: %

2004 2006 Dự đoán 2007 Cả nước 18,1 15,5 14,7 Đồng bằng sông Hồng 12,9 10,1 9,6 Đông Bắc 23,2 22,2 21,1 Tây Bắc 46,1 39,4 37,5 Bắc Trung Bộ 29,4 26,6 25,5 Duyên Hải Nam Trung Bộ 21,3 17,2 16,3 Tây Nguyên 29,2 24,0 22,9 Đông Nam Bộ 6,1 4,6 4,3 Đồng Bằng sông Cửu Long 15,3 13,0 12,4

Nguồn: Tổng cục Thống kê Tỷ lệ hộ nghèo cả nước giảm từ 18,1 % năm 2002 xuống còn 14,7% năm 2007, giảm 4% trong 3 năm. Đây là một thành quả của quá trình đổi mới, thực hiện các chính sách phát triển và chương trình xoá đói giảm nghèo. Thành quả này đang được duy trì sau 1 năm gia nhập WTO. Nhưng năm qua có nhiều bằng chứng cho thấy sự thiếu bền vững để duy trì thành quả này nếu như nhà

Page 173: BÁO CÁO CUỐI CÙNG

166

nước không giám sát được giá cả, chỉ số tăng giá tiêu dùng trên 2 con số sẽ là nguy cơ tái nghèo cho một bộ phận nông dân đã thoát nghèo.

Biểu 20: Thu nhập bình quân người/ tháng chia theo nhóm hộ Đơn vị: 1000 đồng 5 nhóm thu nhập 2002 2004 2006

Nhóm hộ nghèo 107.7 141.8 184.3 Nhóm cận nghèo 178.3 240.7 318.9 Nhóm trung bình 251 347 458.9 Nhóm họ khá 370.5 514.2 678.6

Nhóm hộ thu nhập cao nhất 872.9 1182.3 1541.7 Nếu áp dụng tiêu chí quốc tế về người nghèo (thu nhập dưới 1 USD/ ngày) thì thu nhập của nhóm hộ nghèo và cận nghèo đang ở dưới ngưỡng nghèo quốc tế. Đây là điều đáng cảnh báo đối với các chính sách phát triển và chiến lược thay đổi sinh kế cho người dân nông thôn. Gia nhập WTO để thúc đẩy tự do hoá thương mại, nhưng cũng cần chú ý chính sách an sinh xã hội cho người nghèo và những người dễ bi tổn thương. Đây là 2 mặt kinh tế và xã hội của sự phát triển, mà các quốc gia đang phát triển như Việt Nam phải đối đầu với nhiều mối đe doạ tiềm ẩn. Tóm lại: Hội nhập kinh tế khu vực đưa lại nhiều cơ hội và thực sự đã có tác động tích cực đến nông nghiệp Việt Nam về tăng kim ngạch xuất khẩu nông sản, mở rộng thị trường xuất khẩu mới, mặt hàng mới. Tăng cơ hội và môi trường hoạt động thương mại bình đẵng, minh bạch và công bằng cho các thành phần kinh tế trong nước và các đối tác. Nhưng sau một năm gia nhập WTO, cộng hưởng với những biến đổi bất lợi trên thị trường thế giới, tạo thêm nhiều nguy cơ tiềm ẩn hơn cho nông nghiệp và nông thôn Việt Nam. Cần đòi hỏi một sự lựa chọn chính sách năng động và thông minh hơn kết hợp giữa cơ chế thị trường và chính sách phát triển, giữa thương mại sòng phẵng với an sinh xã hội. Lựa chọn hợp lý giữa cái gì có thể hội nhập ngay và cái gì cần một giai đoạn quá độ để hoàn thiện. Các vòng đàm phán tiếp theo sẽ là cơ hội cho Việt nam thảo luận thêm với các đối tác về các vấn đề quan trong này, đảm bảo cho Việt Nam hội nhập thành công. 5. Một số gợi ý về chính sách Năm 2007 là năm Việt Nam gia nhập WTO đồng thời phải đối đầu với nhiều thách thức về thiên tai, dịch bệnh và đặc biệt là giá cả vật tư đầu vào sản xuất nông nghiệp và hàng tiêu dùng tăng cao trên thị trường thế giới. Tất cả những yếu tố đó đã cộng hưởng với nhau và cùng tác động lên ngành nông nghiệp, người sản xuất và tiêu dùng Việt Nam. Tuy vậy, ngành nông nghiệp Việt Nam đã vượt qua khó khăn và giành được nhiều kết quả đáng kể. Bên cạnh đó, nền nông nghiệp cũng bọc lộ nhiều hạn chế và lỗ hổng cần phải được nhanh chóng san lấp để thích ứng với hội nhập kinh tế quốc tế và khai thác tốt hơn các cơ hội do gia nhập WTO đưa lại, cũng như khắc phục những tác động tiêu cực của nó. Đánh giá tác động của việc gia nhập WTO thực sự phức tạp lại càng phức tạp hơn khi nó cộng hưởng của nhiều nhân tố đồng thời. Trong khoảng thời gian một năm cũng chưa đủ để có lời

Page 174: BÁO CÁO CUỐI CÙNG

167

phán xử một cách chính xác. Tuy nhiên nghiên cứu phân tích trên các lĩnh vực sản xuất, thương mại nông sản, thay đổi thuế quan nhập khẩu và chính sách nông nghiệp, báo cáo đã ghi nhận:

(1) Thương mại nông sản và những thay đổi chính sách thúc đẩy tự do hoá thương mại đã mang lại những tác động tích cực cho ngành nông nghiệp;

(2) Cảnh báo về những hạn chế trong quản lý giám sát giá dẫn đến chưa đưa lại lợi ích cho người tiêu dùng khi giảm mức thuế quan;

(3) Những ảnh hưởng tiêu cực đối với sự bền vững về thu nhập và đời sống của các đối tượng nông dân có thu nhập thấp.

Trên cơ sở đó, báo cáo đã đề xuất gợi ý một số chính sách và biện pháp để có thể phát huy các cơ hội và hạn chế các ảnh hưởng tiêu cực của gia nhập WTO đối với nông nghiệp. Trong khuôn khổ rất giới hạn về kinh phí, thời gian, nguồn nhân lực và sự sẳn sàng về thông tin, số liệu, Tuy nhiên, báo cáo này đã thể hiện sự làm việc công phu, độ chuẩn xác về số liệu phân tích và độ tin cậy của những đánh giá. Để giữ vững năng lực cạnh tranh trên các thị trường thế giới và mở rộng thị phần, sự cải thiện năng suất là cần thiết. Điều này ám chỉ việc cải thiện chất lượng đầu vào, tăng cường tập huấn cho nông dân, kết hợp các chương trình nghiên cứu, tất cả đó nằm trong nhóm các biện pháp hỗ trợ thuộc Hộp xanh. Ví dụ, Việt Nam nên đặt ưu tiên cao vào công nghệ sinh học nông nghiệp, để đạt được mục tiêu quốc gia về lương thực, thức ăn gia súc và sản xuất cây có sợi. Tuy nhiên, các Viện nghiên cứu còn phân tán, chưa hợp tác và phối hợp với nhau, các công trình nghiên cứu thường chưa được điều phối90. Thiết kế các nhãn mác sản phẩm cũng là một công cụ để nâng cao giá trị gia tăng, để làm việc này cần dựa vào nhu cầu thị trường tương ứng của các nước phát triển. Một chiến lược toàn diện cần được tập trung vào các biện pháp như cho vay vốn xuất khẩu, bảo lãnh tín dụng xuất khẩu, chuyển đổi nợ cho các sản phẩm xuất khẩu mà Việt Nam đang có lợi thế cạnh tranh và thị trường thế giới đang sôi động. Hơn91 90% các doanh nghiệp vừa và nhỏ đang thiếu kinh nghiệm thực tế trên thương trường quốc tế và chưa hiểu rõ hệ thống pháp lý của các nước khác. Các nhà máy chế biến sử dụng công nghệ cũ, lạc hậu, mức dư lượng hoá chất, thuốc bảo vệ thực vật v.v. cao, ảnh hưởng đến chất lượng nông sản, bọc lộ hạn chế của các sản phẩm dẫn đến bị khách hàng từ chối. Để thoả mãn được các chỉ tiêu về vệ sinh an toàn thực phẩm, chú ý đầu tư vào kho tàng bảo quản, dây chuyền và kho lạnh, thực hiện hệ thống tự kiểm tra, các giám sát công, tập huấn từ người sản xuất đến các nhà xuất khẩu. 5.1. Cải thiện quản trị chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm lấy doanh nghiệp làm trung tâm Năm 2007 nông sản xuất khẩu Việt nam đón nhận sự phản ứng cao nhất của các đối tác và các thị trường về chất lượng thấp. Người tiêu dùng trong nước đương đầu với một số sự kiện về thiếu an toàn vệ sinh của nông sản. Vấn đề nhận thấy rõ ràng nhất là chất lượng và vệ sinh an toàn

90 Nguyễn Tường Vân 91 Nguyễn Đức Triều

Page 175: BÁO CÁO CUỐI CÙNG

168

thực phẩm của nông sản Việt Nam đang thực sự là mối lo ngại cho người tiêu dùng trong nước và các nước nhập khẩu. Chính phủ Việt Nam đã nhận thức được điều đó và đã có nhiều động thái để tăng cường quản lý, giám sát chất lượng, vệ sinh ATTP nông sản. Nhưng chỉ có quyết tâm chính trị, tuyên truyền thuyết phục chưa đủ. Phải dựa trên các tiêu chuẩn và hướng dẫn của các tổ chức quốc tế, phối hợp với các đối tác chính nhập khẩu hàng hoá để xây dựng hệ thống tiêu chuẩn chất lượng và hệ thống kiểm tra, đánh giá, công nhận tiêu chuẩn chất lượng. Từ kết quả đánh giá, hình thành danh mục các doanh nghiệp đủ tiêu chuẩn xuất khẩu nông sản cho từng mặt hàng. Các doanh nghiệp chưa đủ tiêu chuẩn phải qui định thời hạn nâng cấp để đủ tiêu chuẩn. Hàng năm có kiểm tra xác suất các doanh nghiệp, các lô hàng để điều chỉnh danh mục các doanh nghiệp đủ điều kiện xuất khẩu như nói trên. Biện pháp khác là hình thành các liên kết dọc từ sản xuất đến phân phối, hệ thống này phải tuân thủ chặt chẽ các quy định về quản trị chất lượng và VSATTP để có sản phẩm đủ tiêu chuẩn chất lượng. Thêm vào đó, đối với hộ nông dân sản xuất nông sản, hiện tại qui mô sản xuất quá nhỏ bé và phân tán, do đó ảnh hưởng rất lớn đến việc áp dụng các biện pháp quản trị chất lượng và vệ sinh ATTP. Chính sách khuyến khích hợp tác thành các hiệp hội, khuyến khích phát triển trang trại sản xuất tập trung là cần thiết. Về phương diện quản lý nhà nước, Bộ Nông nghiệp –PTNT đã thành lập Cục quản lý chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm. Bộ Thuỷ sản (cũ) cũng đã có kinh nghiệm về quản lý chất lượng hàng thuỷ sản xuất khẩu. Trong những năm tới, Cục này áp dụng các kinh nghiệm đã có, phối hợp với các Hiệp hội ngành hàng triển khai công tác quản lý chất lượng và vệ sinh ATTP cho các ngành hàng nông sản xuất khẩu. Tổng kết kinh nghiệm của các doanh nghiệp ngành thuỷ sản và học tập kinh nghiệm quốc tế để xác định một lộ trình các bước chuyển một doanh nghiệp từ chỗ chưa đáp ứng được các yêu cầu về chất lượng, VSATTP lên đủ tiêu chuẩn quốc tế về xuất khẩu mặt hàng nông sản. Có như vậy, các đối tác nhập khẩu mới yên tâm, tin tưởng để duy trì và mở rộng nhập khẩu nông sản của Việt Nam. Mặt khác chúng ta cũng có cơ sở để chào hàng với giá cao hơn.

Hộp: Tác động của vệ sinh an toàn thực phẩm (SPS)

Các quy định về vệ sinh an toàn thực với mục tiêu chung là bảo vệ sức khoẻ, tránh các thiệt hại do sâu bệnh, ô nhiễm trong phạm vi nội địa. Tuy nhiên, các biện pháp SPS và các cam kết về các hàng rào kỹ thuật đối với thương mại (TBT) có thể trở thành các rào cản hữu hiệu hơn đối với thương mại thay thế bảo vệ bằng cắt giảm thuế quan. Nông nghiệp và xuất khẩu lương thực từ các nước đang phát triển đang bị tổn thương đặc biệt (Wolkenhorst, 2003).

Đánh giá năng lực và nhu cầu SPS ở Việt Nam đang được các tổ chức quốc tế như FAO, UNIDO, WHO, và Ngân hàng Thế giới thực hiện và được Voituriez (2007) minh hoạ trong báo cáo ở bảng dưới đây.

Page 176: BÁO CÁO CUỐI CÙNG

169

Bảng: Các dự án chủ yếu về đánh giá nhu cầu SPS và các lĩnh vực bao quát

Lĩnh vực bao quát Chủ đề bao quát Tổ chức/

nguồn An toàn LT/sức khoẻ con người

Sức khoẻ gia súc

An toàn cây trồng

Pháp lý/Quy định

Phòng thí nghiệm

Quản trị

An toàn lương thực

NZAID/FAO

X X X

Đánh giá pháp lý của MUTRAP

EC (ND) X X X X

NZAID (2005)

X X

Kế hoạch chiến lược phát triển SPS 2004-09

NZAID (unpub.)

X

Đánh giá SMTQ UNIDO (2005)

X X X X

Đánh giá trong phòng thí nghiệm

CIDA X X (?) X

An ninh LT và NN

Ngân hàng TG

X X X X X X

Nguồn: Van der Meer (2007). Trạng thái về „Tiêu chuẩn, Đo lường, Khảo nghiệm và Chất lượng“

Những đánh giá và phân tích nhu cầu SPS của Van der Meer (2007) đã chỉ ra sự hài lòng SPS với một phân phối bất cân bằng. Theo kết quả nghiên cứu này, xuyên suốt tất cả các vấn đề lựa chọn như an toàn lương thực, sức khoẻ cho gia súc, an toàn thuỷ sản và cây trồng, Tiêu chuẩn, Phương pháp, Khảo nghiệm, Chất lượng và Quản trị cho thấy thực trạng hoạt động SPS của Việt nam tốt hơn các nước Lào và Cam pu chia, tương đương với các nước ASEAN về an toàn lương thực và ghi nhận ở mức cao hơn trong lĩnh vực thuỷ sản. Theo Ngân hàng Thế giới (năm 2006), chi phí về y tế, thiệt hại về sản xuất và từ bỏ thị trường do hậu quả của dịch bệnh dễ dàng vượt qua con số 1 tỷ USD/năm và phân bố cân đối giữa an toàn lương thực (sức khoẻ cộng đồng) và các lý do về an toàn nông nghiệp. Chi phí cơ hội của việc không tuân thủ SPS được dự đoán chiếm khoảng 15% giá trị xuất khẩu nông sản của Việt Nam. Ngân hàng Thế giới (2006) đã chuẩn bị một kế hoạch hành động toàn diện về xây dựng năng lực SPS, bao gồm an toàn lương thực, vì an toàn cho gia súc và cây trồng. Kế hoạch đó đề xuất đầu tư công ở Việt nam cho giai đoạn 5 năm khoảng 53 triệu USD, để đảm bảo tuân thủ các yêu cầu về SPS. Các khoản chi chính sẽ có được từ việc chuyển đổi hệ thống tuân thủ bị động sang chủ động thực hiện trong các lĩnh vực an toàn lương thực, an toàn gia súc và cây trồng. Sự cải thiện cơ sở hạ tầng (các kho làm mát và các thiết bị ở các cảng) đang có nhu cầu đầu tư tăng thêm. Chi phí cho sự tuân thủ SPS là thấp hơn nhiều so với cái giá phải trả khi không tuân theo yêu cầu SPS.

Page 177: BÁO CÁO CUỐI CÙNG

170

Như đã chú ý tại đồ thị 7.2, các nông sản của Việt nam bị các thị trường nhập khẩu từ chối đang ngày càng tăng. Theo khảo sát của Didier, Fontagné and Mimouni (2007), các nông sản đang bị ảnh hưởng lớn từ các biện pháp này. Các tác giả đã phân loại theo 3 tiêu chí: (i) số lượng nước thông báo; (ii) tỷ lệ có dính líu, liên can92 và (iii) giá trị nhập khẩu theo thông báo của các nước. Kết quả đã cho thấy ở bảng dưới đây. Tốp 10 sản phẩm ảnh hưởng nhiều nhất theo tiêu chí thứ nhất (số nước thông báo) chỉ khoảng 0,43% xuất khẩu nông sản của Việt nam. Tỷ lệ này giảm xuống khoảng 0,10% nếu xếp loại theo chỉ tiêu tỷ lệ có dính líu. Chỉ có một chỉ tiêu, nông sản xuất khẩu của Việt nam sẽ phải đương đầu ở mức trầm trọng nhất trong nhóm giá trị nhập khẩu trong các nước thông báo, gạo được xếp thứ 9, ở mức 31% giá trị xuất khẩu của Việt Nam. Còn lại, các nông sản xuất khẩu của Việt Nam không được liệt vào trong nhóm sản phẩm chịu ảnh hưởng SPS lớn nhất. Các sản phẩm xuất khẩu hàng đầu của Việt nam không thuộc nhóm được thông báo nhiều nhất ở WTO.

Biểu : Các nông sản chịu ảnh hưởng của tiêu chuẩn SPS

Mã HS 6

Mô tã hàng hoá

Kim ngạch NK trong các nước thông báo (tr. USD)

Tỷ lệ có dính líu (%)

Số lượng nước có thông báo

Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam

Thị phần trong tổng KNXK của Việt nam (%)

Theo số lượng nước thông báo 10000107 0.43 010600 Gia súc, ĐV sống,

loại trừ gía súc nuôi 292,34 83,64 78 0,0 0,0

060310 Hoa cành, búp làm bó hoa

1769,75 76,87 73 5820538 0,14

020230 Thịt bò mảnh, không xương, đông lạnh

4927,87 72,57 73 0,0 0,0

050210 Không thành sợi hoặc xích

217,88 88,28 72 641615 0,01

160420 Cá đã chế biến hoặc bảo quản (trừ cả con, miếng)

677,51 83,41 72 9324093 0,22

020329 Thịt lợn mảnh, đông lạnh

4328,80 84,66 71 2169842 0,05

190110 Lương thực từ bột ngủ cốc, sữa cho trẻ em

715,32 55,60 69 12543 0,0

050290 Cây sống, cành, búp khác

824,8 75,46 68 691536 0,02

020130 Thịt lợn mảnh, không xương, tươi hoặc đông lạnh

3497,27 71,98 68 0,0 0,0

010119 Ngựa sống, trừ ngựa giồng thuần

404,29 62,10 68 0,0 0,0

92 Tỷ lệ kim ngạch nhập khẩu trong các nước nhập nhập thông báo trên toàn thế giới với các sản phẩm bị ảnh hưởng.

Page 178: BÁO CÁO CUỐI CÙNG

171

Phân theo tỷ lệ có dính líu 4314041 0,10 020312 Đùi, vai, mảnh có

xuơng 497,47 98,21 49 2978 0,0

020630 Nội tạng, phần khác của lợn, ăn được, tươi hoặc đông lạnh

49,23 97,76 32,0 0,0 0,0

020319 Thịt lợn mảnh, tươi hoặc đông lạnh

1602,24 97,11 63 379440 0,01

080131 Nhân điều khô trong hạt

370,84 96,61 24 85750 0,0

020820 Chân ếch nhái, tươi, đông lạnh

31,08 96,20 32 3718175 0,09

021012 Thịt ná lợn, muối, khô hoặc hun khói

174,51 95,25 50 0,0 0,0

020210 Lợn móc hàm, nửa con, đông lạnh

89,69 94,98 36 0,0 0,00

160242 Vai lợn, chế biến, bảo quản

89,69 94,98 37 122992 0,0

020680 Nội tạng của cừu, dê, la, lừa, tươi hoặc đông lạnh

6,36 94,41 27 0,0 0,0

110423 Ngô bẹ đã bóc vỏ 290,91 93,62 39 5506 0,0 Theo kim ngạch trong các nước thông báo 1371100710 31,88 100190 Lúa mỳ, trừ mỳ cứng

và meslin 9235,90 73,73 53 141 0,0

120100 Hạt đậu nành 8921,85 58,14 45 562460 0,01 210690 L.thực đã chế biến

sẵn 5078,15 57,41 52 2229059 0,05

020329 Thịt lợn mảnh, đông lạnh

4328,80 84,66 71 2169842 0,05

020230 Thịt lợn mãnh, không xương, đông lạnh

4297,97 72,57 73 0,0 0,0

100590 Ngô, trừ ngô giống 3857,46 42,35 52 7135,30 0,02 020130 Thịt lợn mảnh, không

xương hoặc đông lạnh

3497,27 71,98 68 0,0 0,0

150710 Dầu đậu nành, chiết suất hoặc chưa

3195,76 79,68 37 0,0 0,0

100630 Gạo sơ chế hoặc chế biến

2690,66 53,96 58 1264249893 31,71

151190 Dầu cọ làm miếng hoặc tinh luyện

2557,60 38,48 43 1244793 0,03

Nguồn: Didier, Fontagne’ và Mimouni (2007), trừ hai cột cuối cùng (của tác giả) Tóm lại, chi phí của một thành viên cùng với các hàng rào kỹ thuật phi thuế mà nông sản Việt nam đang phải đối đầu, trong khuôn khổ cam kết SPS và TBT với WTO cũng như chi phí phát sinh để tuân thủ các cam kết trong trường hợp Việt Nam nằm trong một phạm vi rất giới hạn so với các nước ASEAN khác hoặc các sản phẩm chịu ảnh hưởng lớn nhất trên toàn thế giới. 5.2.Thiết lập hệ thống giám sát giá cả chặt chẽ, nâng cao vai trò và năng lực phản biện xã hội của Hiệp hội người tiêu dùng

Page 179: BÁO CÁO CUỐI CÙNG

172

Hệ thống thuế quan nhập khẩu giảm khá mạnh, lẽ ra người tiêu dùng Việt Nam phải được hưởng lợi từ chính sách này. Nhưng trong năm 2007, do thị trường giá thế giới tăng cao, người sản xuất nông nghiệp và người tiêu dùng chưa được hưởng lợi ích của giảm thuế nhập khẩu, ngược lại phải đối đầu với giá cả tăng lên. Để thực sự kiểm soát một cách khách quan, nhà nước cần thiết lập một hệ thống giám sát giá cả, cơ cấu chi phí sản xuất. Dựa trên cơ sở đó để tính toán lại giá thành và giám sát giá bán mỗi khi có biến động lớn về giá cả các vật tư đầu vào liên quan. Tổ chức giám sát giá cả phải có sự phối hợp giữa cơ quan chính phủ với Hiệp hội người tiêu dùng. Việt Nam cần nâng cao năng lực và quyền lực của Hiệp hội người tiêu dùng để đủ sức phản biện xã hội và bảo quyền lợi người tiêu dùng. Trong vấn đề chống tham nhũng của Việt Nam, phải quan tâm phát hiện và xử phạt nghiêm minh sự liên kết tạo thông tin giả về chi phí sản xuất để nâng giá trục lợi. 5. 3. Thực hiện đồng bộ các biện pháp kiểm soát, đánh giá tác động của hàng nông sản nhập khẩu Sau khi gia nhập WTO và thực hiện tự do hoá thương mại, các nông sản của các nước được nhập khẩu vào Việt Nam ngày càng nhiều, có thể ảnh hưởng tiêu cực đến thương mại và sản xuất trong nước. Trong mấy năm qua có một số thông tin về ảnh hưởng tiêu cực của rau quả Trung Quốc nhập khẩu vào Việt Nam, nhưng chưa có số liệu và những chứng cớ xác thực nhận định này. Việt Nam có đường biên giới đất liền và trên biển rộng dài, nguồn lực và phương tiện kỹ thuật còn hạn chế nên chưa kiểm soát được xuất nhập khẩu tiểu ngạch. Để đánh giá đúng mức độ ảnh hưởng của nông sản nhập khẩu, cần thiết lập hệ thống kiểm soát hàng nhập khẩu. Hệ thống kiểm soát này bao gồm cơ quan Hải quan, quản lý các cửa khẩu, ban quản lý các chợ đầu mối, cơ quan quản lý thị trường đặt dưới sự điều phối của một cơ quan của Bộ Công thương. Nhà nước có cơ chế về báo cáo, cung cấp thông tin định kỳ và có thể điều tra khảo sát đột xuất, làm cơ sở đánh giá đúng tình hình, cảnh báo các nguy cơ và có những biện pháp can thiệp cần thiết. Cơ quan này chủ động dự đoán các mức độ ảnh hưởng và đề xuất các kịch bản ứng xử tương ứng với các mức độ ảnh hưởng khác nhau. 5.4. Nâng cao giá trị gia tăng và sức cạnh tranh của nông sản dựa vào đổi mới công nghệ sản xuất và chế biến nông sản trong các chuỗi giá trị nông sản xuất khẩu Xuất khẩu nông sản của Việt Nam chủ yếu vẫn là xuất khẩu nông sản thô, tỷ lệ chế biến sâu chưa nhiều. Nhìn chung hàm lượng công nghệ trong nông sản còn thấp. Nông sản xuất khẩu dựa trên lợi thế so sánh về nguồn lực tự nhiên, thiên về số lượng nhưng giá cả thấp và kém năng lực cạnh tranh. Lợi thế đó rất có giới hạn và sẽ nhanh chóng mất đi khi đạt đến đỉnh bão hoà về số lượng. Chỉ số tốc độ tăng trưởng giá trị xuất khẩu chậm lại là biểu hiện của dấu hiệu đó. Muốn duy trì tốc độ tăng trưởng ổn định và cao hơn, con đường tất yếu là phải nâng cao giá trị gia tăng và sức cạnh tranh của nông sản xuất khẩu. Muốn nâng cao hàm lượng công nghệ trong nông sản cần phải tăng cường chế biến sâu, nhưng đồng thời cũng phải chú ý áp dụng tiến bộ kỹ thuật canh tác trong khâu sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là công nghệ sinh học. Điều này chỉ có thể có được khi có đầu tư hỗ trợ khoa học công nghệ cho các doanh nghiệp. Hỗ trợ khoa học công nghệ là điều khoản cho phép trong khuôn khổ hộp xanh lá cây, nó nằm trong chương trình phát triển của bất kỳ quốc gia nào, đặc biệt được ưu đãi đối với các nước đang phát triển như Việt Nam. Để hỗ trợ có hiệu quả, phải xác định các doanh nghiệp đầu mối xuất khẩu, có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của ngành hàng. Các doanh nghiệp đó sẽ là người đặt hàng cho các tổ chức nghiên

Page 180: BÁO CÁO CUỐI CÙNG

173

cứu. Trong điều kiện các doanh nghiệp Việt Nam còn hạn chế về vốn, ngân sách nhà nước nên đầu tư cho hoạt động nghiên cứu trên cơ sở đặt hàng của doanh nghiệp. Doanh nghiệp sẽ là người đánh giá kết quả nghiên cứu, lựa chọn các kết quả có triển vọng về tiến bộ kỹ thuật và công nghệ để áp dụng vào sản xuất.Doanh nghiệp cũng khảo sát và đề xuất yêu cầu nhập khẩu tiến bộ kỹ thuật và công nghệ từ nước ngoài. Nhà nước có chính sách chi trả phần mềm, hỗ trợ đào tạo cán bộ kỹ thuật, thuê chuyên gia, hỗ trợ một phần nhập khẩu máy móc thiết bị công nghệ. Đối xử bình đẳng, chú ý đến các doanh nghiệp khu vực tư nhân trong lĩnh vực đổi mới công nghệ. Thông qua các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài để tiếp cận và nhập khẩu công nghệ mới, hiện đại. Để trong thời gian 10 -15 năm tới thay đổi cơ bản công nghệ trong chế biến nông sản một số ngành hàng nông sản của Việt nam. 5. 5. Xây dựng chiến lược toàn diện và biện pháp linh hoạt trong xuất khẩu nông sản Một chiến lược toàn diện bao gồm cả chiến lược thị trường, chiến lược với các đối tác chủ yếu, chiến lược sản phẩm và chiến lược với các doanh nghiệp xuất khẩu. Về chiến lược thị trường, chú ý các thị trường mới như Châu Âu, đặc biệt các nước EU, châu Mỹ, đặc biệt Hoa Kỳ; nhưng đồng thời giữ vững thị trường truyền thống châu Á; cải thiện hệ thống phân phối trên thị trường nội địa. Về chiến lược đối với sản phẩm: Đã có một số đổi mới cơ cấu sản phẩm trong khu vực nông lâm thuỷ sản, như tăng tỷ trọng sản phẩm chế biến đồ gỗ, thuỷ sản, nông sản đặc sản. Tuy nhiên, với các nông sản chưa có đổi mới đáng kể. Trong những năm tới, cần đầu tư mạnh hơn cho nhóm mặt hàng này, thực hiện một số biện pháp như nêu ở đề xuất thứ 4. Về chiến lược đối với các đối tác chính, áp dụng nhiều biện pháp xúc tiến thương mại, riêng trong nông nghiệp việc thúc đẩy nhanh việc ký kết các hiệp định công nhận lẫn nhau về tiêu chuẩn chất lượng và tổ chức đại diện kiểm định chất lượng. Tranh thủ sự hỗ trợ kỹ thuật của các nước tiên tiến, phối hợp với các đối tác để nghiên cứu phân tích thị trường mới (phù hợp với đặc trưng nông sản Việt Nam; thị trường yêu cầu chất lượng cao kèm theo giá bán cao). Về hình thức xuất khẩu: Lâu nay Việt Nam chỉ có sản xuất ở trong nước, vận chuyển đi xuất khẩu. Mấy năm gần đây, cộng đồng người Việt ở các nước bắt đầu đầu tư phát triển ở các nước, trong nông nghiệp cũng bắt đầu đầu tư sang Lào. Trong những năm tới, đẩy mạnh xuất khẩu theo hình thức đầu tư ra nước ngoài liên kết hợp tác sản xuất và bán ngay tại các nước. Như vậy vừa xuất khẩu được sản phẩm vừa xuất khẩu được lao động Việt Nam. Việt Nam đã có kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp và nguồn lực lao động để áp dụng hình thức đó. 5. 6. Thí điểm và mở rộng áp dụng chính sách bảo hiểm sản xuất nông nghiệp Từ trước đến nay dịch vụ bảo hiểm nông nghiệp ở Việt Nam chưa được các hộ sản xuất hưởng ứng. Trong năm 2007 và những tháng đầu năm 2008 lũ lụt, rét hại, dịch bệnh đã làm thiệt hại mùa màng, làm chết trâu bò đó là những tài sản có giá trị của hộ nông dân. Sau đó, mặc dù được nhà nước hỗ trợ một phần, nhưng các hộ gia đình phải mất một thời gian dài mới phục hồi lại được hoạt động sản xuất bình thường. Giá cả thị trường biến động lên xuống làm cho thu nhập của nông dân không ổn định. Trước bối cảnh đó, nhiều hộ nông dân sản xuất qui mô trung bình

Page 181: BÁO CÁO CUỐI CÙNG

174

và khá đã bắt đầu thay đổi nhận thức, mong muốn sản xuất của mình có đựơc sự bảo hiểm để có thể có được sự hỗ trợ nhằm phục hồi nhanh khi gặp tai biến và các cú sốc. Bảo hiểm nông nghiệp là một dịch vụ không mấy hấp dẫn với các công ty dịch vụ vì lợi nhuận thấp, tần suất xảy ra lớn và rủi ro cao. Chính vì vậy, dịch vụ bảo hiểm sẽ do các công ty kinh doanh đảm nhận nhưng cần có sự hỗ trợ của nhà nước. Áp dụng bảo hiểm nông nghiệp các công ty sẽ dự báo, cảnh báo để phòng ngừa sớm, giảm tổn thất. Khi các yếu tổ bảo hiểm nằm ở mức thấp, tần suất xảy ra biến cố nhỏ các công ty bảo hiểm chi trả cho người tham gia bảo hiểm. Nhưng khi các yếu tố bảo hiểm vượt quá “ngưỡng nào” đó nằm ở tình trạng bất khả kháng thì nhà nước phải xem xét chi bù đắp tổn thất. Như vậy đòi hỏi các công ty bảo hiểm và nhà nước phải phối hợp xây dựng các phương án bảo hiểm và thoả thuận trách nhiệm của người tham gia bảo hiểm, của công ty và của nhà nước theo các các mức rủi ro khác nhau. Bảo hiểm là chính sách mới nên cần thí điểm cho một vài ngành hàng ở một số tỉnh đại diện, sau đó tổng kết rút kinh nghiệm và mở rộng cho nhiều vùng và cho các mặt hàng khác. 5.7. Ban hành chính sách an sinh xã hội cho đối tượng dễ bị tổn thương, hộ nghèo, chính sách tạo việc làm cho các hộ bị ảnh hưởng bởi chuyển đổi đất nông nghiệp sang mục đích khác. Thu nhập nói chung của nông dân Việt nam rất thấp, đặc biệt là các hộ nhèo, các hộ sinh sống ở các vùng thường xuyên xảy ra thiên tai. Các đối tượng này rất dễ bị tổn thương trước đột biến của thời tiết, thị trường dễ bị trở thành những người nghèo. Nhà nước và Mật trận Tổ quốc Việt Nam đã thực hiện các hoạt động cứu trợ và hỗ trợ ở cấp cộng đồng còn đối với hộ chi ở mức rất thấp. Cần xây dựng và ban hành chính sách hỗ trợ một cách cơ bản hơn. Tập trung hỗ trợ vào nhà ở có thể sống an toàn khi bão ở cấp gió thấp, phương tiện ứng cứu khi lũ lụt, cơ sở vật chất phục vụ sản xuất như chuồng trại chăn nuôi khắc phục được rét hại, giống cây trồng con nuôi, vật tư đầu vào cho 1 vụ sản xuất, hỗ trợ lương thực thực phẩm với mức đủ sinh hoạt bằng mức ngưỡng nghèo trong thời gian phục hồi sau thiên tai. Gia nhập WTO và hội nhập kinh tế quốc tế là cơ hội cho quá trình đầu tư phát triển kinh tế, công nghiệp hoá và đô thị hoá. Các ngành khác được hưởng lợi của quá trình phát triển, trái lại các hộ nông dân bị nhà nước thu hồi đất, mức đền bù chưa tương xứng với giá thị trường tại thời điểm thu hồi, chưa nói đến giá cả bất động sản ngày càng tăng. Mất đất kéo theo mất việc làm cho nhiều thế hệ. Cần chuyển từ chính sách đền bù bằng tiền mặt sang được mua cổ phần trong các doanh nghiệp sử dụng đất thu hồi và trách nhiệm tạo việc làm cho hộ bị mất đất. Trách nhiệm bao gồm tuyển dụng, bồi dưỡng, đào tạo cho người lao động đủ điều kiện để được tuyển dụng vào làm việc trong doanh nghiệp sử dụng đất. 5. 8. Sử dụng tối đa mức hỗ trợ hộp hỗ phách cho nông nghiệp, đồng thời huy động đầu tư của các ngành khác cho nông nghiệp Nông nghiệp đạng phải đương đầu với nhiều thách thức khi gia nhập WTO, chịu nhiều thiệt thòi để tạo cơ hội và điều kiện phát triển cho quốc gia và các ngành kinh tế khác trong khi nông

Page 182: BÁO CÁO CUỐI CÙNG

175

nghiệp và nông thôn có một vai trò rất lớn trong việc ổn định chính trị xã hội của một quốc gia. Để cho nông dân hưởng lợi từ quá trình hội nhập và phát triển cần sử dụng tối đa mức hỗ trợ hộp hỗ phách cho phép với các nước đang phát triển (10% giá trị sản xuất nông nghiệp), tính con số cụ thể cho Việt Nam năm 2007 là 20 ngìn tỷ đồng. Đồng thời nhà nước có chính sách huy động đầu tư của các ngành kinh tế khác cho nông nghiệp như công nghiệp, du lịch, giao thông vận tải v.v. Thực chất là một sự bù đắp khi các ngành sử dụng tài nguyên vốn từ nông nghiệp.

Page 183: BÁO CÁO CUỐI CÙNG

176

6. Tài liệu tham khảo

Didier A.C., Fontagné L. and M. Mimouni (2007), Tác động của các quy định về thương mại nông sản: Chứng cứ từ các thoả thuận SPS và TBT, Cepii N° 2007-04.

Tổng cục Thống kê (1995-2006), Niên giám Thống kê, NXB Thống kê, Hà Nội. Hermelin B., Nông nghiệp Căm pu chia và WTO. Gia nhập WTO: Đương đầu với các thách

thức. GRET 2004 Hội thảo của MALICA “Những đổi mới hiện nay ảnh hưởng đến chất lượng nông sản Việt nam

và chuỗi lương thực – thách thức về thể chế và phương pháp”, Hanoi, 11 – 12/12/2007. Bộ Tài chính (2005, 2006, 2007), Thuế quan xuất nhập khẩu và thuế giá trị gia tăng. Nguyễn Đức Triều, Tác động của WTO tới nông nghiệp Việt Nam, và mối quan tâm của Hội

Nông dân đối với WTO. Nguyễn Tường-Vân, Công nghệ sinh học ở Việt nam, Viện Công nghệ sinh học, Hà Nội, Việt

Nam Phạm Thị Tước, Chính sách nông nghiệp Việt nam hướng tới WTO Van der Meer K. (2007), Tổng quan đánh giá nhu cầu xây dựng năng lực SPS và nghiên cứu

tuân thủ SPS đối với Căm pu chia, Lào và Vietnam 2000-2006. Vanzetti D., Open Wide: Chính sách thương mại nông sản Việt Nam, Hội nghị hàng năm lần thứ

50, Sydney, New South Wales, 8-10 tháng 2, 2006 Thông tư số 10/2004/TT-BTM ban hành ngàỳ 27/12/2004 Hướng dẫn thực hiện Quyết định số

91/2003/QD-TTg của Thủ tướng chính phủ về việc áp dụng hạn ngạch cho hàng nhập khẩu vào Việt Nam năm 2005.

Quyết định số 39/2006/QD-BTC của Bộ Tài chính ban hành ngày 28/7/2006 về việc ban hành

thuế quan xuất khẩu và thuế quan nhập khẩu ưu đãi. Quyết định số 46/2001/QD-TTg của Thủ tướng chính phủ ra ngày 4/4/2001 về Quản lý xuất

nhập khẩu hàng hoá thời kỳ 2001 -2005. Thông tư số 04/2003/TT-BTM ra ngày 10/7/2003 Hướng dẫn thực hiện Quyết định số

91/2003/QD-TTg của Thủ tướng chính phủ về việc áp dụng hạn ngạch cho hàng nhập khẩu vào Việt Nam năm 2003.

Thông tư số 09/2003/TT-BTM ban hành ngày 15/12/2003 Hướng dẫn thực hiện Quyết định số

91/2003/QD-TTg của Thủ tướng chính phủ về việc áp dụng hạn ngạch cho hàng nhập khẩu vào Việt Nam năm 2004.

Page 184: BÁO CÁO CUỐI CÙNG

177

Quyết định số 46/2003/QD-TTg của Thủ tướng chính phủ ban hành ngày 2/4/2003 về tỷ lệ bán

ngoại tệ bắt buộc từ nguồn doanh thu, áp dụng cho các cá nhân và tổ chức kinh tế -xã hội.

Quyết định số 110/2003/QD-BTC của Bộ Tài chính ban hành ngày 25/7/2003 về việc ban hành

thuế quan nhập khẩu ưu đãi. Thông tư số 87/2004/TT-BTC ban hành ngày 31/8/2004 Hướng dẫn thực hiện thuế xuất khẩu,

nhập khẩu. Quyết định số 90/2004/QD-BTC của Bộ Tài chính ban hành ngày 25/11/2004 về việc điều chỉnh

mức thuế nhập khẩu một số hạng mục hàng hoá theo thuế quan ưu đãi thực hiện Hiệp định thương mại song phương Việt nam- Hoa Kỳ.

Nghị định số 99/2004/ND-CP cuả Chính phủ ban hành ngày 25/2/2004 về việc ban hành danh

mục hàng hoá và thuế nhập khẩu giai đoạn 2004-2008, thực hiện Chương trình thu hoạch sớm trong khuôn khổ Hiệp định khung hợp tác toàn diện ASEAN - Trung Quốc.

Nghị định số 12/2006/ND-CP cuả Chính phủ ban hành ngày 23/1/2006 về việc cụ thể hoá việc

thực hiện Luật thương mại liên quan đến các hoạt động mua bán hàng hoá, chế biến, vận chuyển quá cảnh đối với nước ngoài.

Quyết định số 35/2006/QD-BTM Bộ Thương mại ban hành ngày 8/12/2006về khối lượng hạn

ngạch nhập khẩu và thuế quan năm 2007. Quyết định số 35/2006/QD-BTC ban hành ngày 12/6/2006 về các sản phẩm và mức thuế quan

nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam năm 2006 để thực hiện Hiệp định thương mại hàng hoá giữa ASEAN và Trung Quốc.

Nghị định số 23/2007/ND-CP của Chính phủ ra ngày 12/2/2007 quy định về việc thực hiện luật

thương mại liên quan đến mua bán hàng hoá và các hoạt động trực tiếp liên quan đến mua bán hàng hoá của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ở Việt nam.

Quyết định số 26/2007/QD-BTC ban hành ngày 16/4/2007, thuế quan ưu đãi đặc biệt của Việt

nam thực hiện AC- FTA. Voituriez T., Gia nhập hay ở ngoài WTO: Lợi ích của việc gia nhập và chi phi phải trả cho vị trí

thành viên. Ngân hàng Thế giới (2006). Việt Nam: An toàn lương thực và kế hoạch hành động an toàn nông

nghiệp. Washington D.C.: Ngân hàng Thế giới, Báo cáo số. 35231-VN; http://siteresources.worldbank.org/INTVIETNAM/Resources/vietnam_sps_report_final_feb_06.pdf

Page 185: BÁO CÁO CUỐI CÙNG

178

Zhao Yumin, Wang Hongxia, Linxuegui Mayu, Biện pháp hỗ trợ Hộp xanh trong khuôn khổ Hiệp định nôn gnghiệp của WTO và sự phát triển nông nghiệp bền vững của Trung Quốc, ICTSD, 2003 http://www.ictsd.org/pubs/TKN/tkn_greenbox_china_sum.pdf

Page 186: BÁO CÁO CUỐI CÙNG

179

Phụ lục 1 – Quá trình thực hiện đổi mới nông nghiệp Việt nam từ năm 1995

A1.1. Chính sách về quản lý nhập khẩu nông sản của Việt Nam

A.1.1.1 Cấm nhập khẩu

Từ năm 2002 cho đến nay, trong Danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu được ban hành kèm theo Quyết định số 46/2001/QĐ-TTg và Quyết định 12/2006/QĐ-TTg, không có mặt hàng nông sản và vật tư nông nghiệp nào thuộc diện cấm nhập khẩu.

A.1.1.2. Hạn chế định lượng và Giấy phép nhập khẩu không tự động

a) Hạn ngạch - thuế quan

Từ năm 2002, Bộ Thương mại ban hành mức thuế quan đối với các hàng hoá như biểu dưới đây:

2002 Thuốc lá, muối nhập khẩu từ tất cả các nước, bông nhập khẩu từ các nước ngoài ASEAN

2003 Nguyên liệu sản xuất thuốc lá, muối, bông (trên nguyên tắc cân bằng cầu vơí năng lực sản xuất trong nước. Bộ Thương mại có trách nhiệm cấp giấy phép cho doanh nghiệp đủ điều kiện nhập khẩu hàng hoá như đã nêu trong danh mục hạn ngạch -thuế quan).93

2004 Hạn ngạch nhập khẩu 94 được mở rộng bao gồm: nguyên liệu sản xuất thuóc lá, muối, bông, nguyên liệu sữa đã cô đặc hoặc chưa cô đặc, ngô và trứng gia cầm. Khối lượng hạn ngạch nguyên liệu thuốc lá là 22.379 tấn, của muối là 200.000 tấn; các hàng hoá khác được cấp theo nhu cầu. Về nguyên liệu thuốc lá và muối, Bộ Thương mại sẽ cấp giấy phép nhập khẩu như đã nêu trong danh mục hạn ngạch -thuế quan trên cơ sở khai báo và cân bằng giữa kết quả nhập khẩu và nhu cầu cho các doanh nghiệp đăng ký.Với các hàng hoá khác, sau khi tham khảo ý kiến của các Bộ liên quan, Bộ Thương mại sẽ thông báo khối lượng hạn ngạch ít nhất 3 tháng trước khi thực hiện. Nguyên tắc xác định số lượng hạn ngạch dựa trên cân đối giữa nhu cầu nội địa với năng lực sản xuất trong nước.

2005 Danh mục hạn ngạch các hàng hoá tương tự như năm 2004. Chỉ có tăng số lượng hạn ngạch muối thêm 29.774 tấn95

2006 Số lượng mặt hàng áp dụng hạn ngạch - thuế quan giảm xuống chỉ còn 4 nhóm

93 Thông tư số 04/2003/TT-BTM 94 Thông tư số 09/2003/TT-BTM 95 Thông tư số 10/2004/TT-BTM

Page 187: BÁO CÁO CUỐI CÙNG

180

mặt hàng: trứng gia cầm, nguyên liệu sản xuất thuốc lá, muối và đường96

2007 Hạn ngạch - thuế quan xác định cho 4 sản phẩm97: trứng gia cầm (trứng gà, trứng vịt, và trứng gia cầm khác); muối; nguyên liệu thuốc lá và đường tinh luyện, đường thô. Khối lượng hạn ngạch của các nông sản nhập khẩu này được xác định cụ thể: 30.000 tấn (trứng gia cầm); 37.000 tấn (nguyên liệu thuốc lá); 200.000 tấn (muối); 55.000 tấn (đường thô, tinh luyện). Riêng mặt hàng muối, Bộ thương mại sẽ cấp giấy phép nhập khẩu cho doanh nghiệp sử dụng muối cho sản xuất dựa trên xác định của Bộ Công nghiệp.

b) Giấy phép nhập khẩu và thẩm quyền cấp giấy phép nhập khẩu.

2001 Giấp phép nhập khẩu do Bộ Thương mại cấp cho mặt hàng đường tinh luyện, đường thô98. Bộ Nông nghiệp và PTNT có trách nhiệm quản lý 7 nhóm mặt hàng khác:

(i) Thuốc thú y và nguyên liệu sản xuất thuốc thú y

(ii) Các chế phẩm sinh học sử dụng trong lĩnh vực thú y

(iii) Thuốc BVTV và nguyên liệu sản xuất thuốc BVTV

(iv) Giống cây trồng, giống vật nuôi và các loại côn trùng

(v) Thức ăn gia súc và các nguyên liệu sản xuất thức ăn gia súc

(vi) Các loại phân bón mới sử dụng ở Việt Nam

(vii) Gen các loại thực vật, động vật và các tiêu bản nhằm mục đich nghiên cứu, trao đổi khoa học công nghệ.

Nhóm cuối cùng đòi hỏi phải có giấy phép nhập khẩu trong khi các nhóm khác phải có giấy phép khảo nghiệm trước khi nhập khẩu vào Việt Nam. Dựa trên kết quả khảo nghiệm, Bộ Nông nghiệp và PTNT sẽ quyết định có được nhập sản phẩm vào Việt nam hay không. Nếu được cấp giấy phép nhập khẩu, mặt hàng hoá đó được nhập theo nhu cầu không hạn chế về số lượng, giá trị hoặc không có yêu cầu giấy phép nhập khẩu nữa.

2006 Không có mặt hàng nông sản nào đòi hỏi phải có giấy phép nhập khẩu tự động từ Bộ Thương mại.99 Danh mục hàng hoá nhập khẩu hạn chế do Bộ Nông nghiệp và PTNT quản lý được mở rộng thêm cho các loại động thực vật hoang dã100 trong khuôn khổ Hiệp định CITIES Việt nam đã cam kết. Bộ Nông nghiệp và PTNT

96 Quyết định số 12/2006/ND-CP 97 Quyết định số 35/2006/QD-BTM 98 Quyết định số 46/2001/QD-TTg 99 Quyết định số. 12/2006 ND-CP 100 Nghị định số. 82/2006/ND-CP

Page 188: BÁO CÁO CUỐI CÙNG

181

dựa trên cam kết với CITIES để thông báo điều kiện nhập khẩu và đưa ra hướng hoàn thiện các thủ tục nhập khẩu. Thêm vào đó, thuốc BVTV và các nguyên liệu sản xuất thuốc BVTV trong bảng danh mục mới được chia làm 2 nhóm:

(i) nhóm đang bị cấm nhập khẩu vào Việt nam

(ii) nhóm nhập khẩu có điều kiện ở Việt Nam. Trước đây tất cả các loại thuốc BVTV và nguyên liệu sản xuất thuốc BVTV phải nhận được giấy phép khảo nghiệm của Bộ NN-PTNT mới được nhập khẩu, nhưng hiện nay chỉ có một số loại thuốc BVTV (nằm trong danh mục hạn chế và cấm nhập) và nguyên liệu sản xuất các thuốc đó mới cần phải được cấp giấy phép nhập khẩu. Như vậy sự thay đổi ở đây là chỉ còn một bộ phận thuốc BVTV (nằm trong danh mục cấm và hạn chế) và nguyên liệu sản xuất nó mới cần xin giấy phép nhập khẩu. Còn lại nhập khẩu tự do.

A.1.1.3. Chính sách ngoại hối liên quan đến hạn chế định lượng

Từ năm 2003, bải bỏ nghĩa vụ bắt buộc phải bán ít nhất 40% lượng ngoại tệ thu được từ hoạt động kinh doanh xuất, nhập khẩu101.

A.1.1.4. Các loại phụ thu

Năm 1998, Uỷ ban vật giá Chính phủ quyết định áp dụng phụ thu nhập khẩu đối với 3 loại phân bón nhập khẩu Urê, NPK và DAP. Mức phụ thu từ 3-5 % giá CIF. Chính phủ đã dần dần loại bỏ các quy định về phụ thu các loại phân bón nhập khẩu. Kể từ năm 2002, không còn áp dụng phụ thu đối với các nông sản và nguyên liệu nông sản nhập khẩu.

2.1.5. Định giá hải quan

Năm 2001, Tổng cục Hải quan Việt Nam ban hành bảng giá tối thiểu102 để tính toán thuế nhập khẩu như dưới đây:

i) Hàng hoá nhập khẩu không có hợp đồng thương mại hoặc không qua biện pháp thương mại

ii) Hàng hoá nhập khẩu theo một hợp đồng mua bán nhưng không thoả mãn các điều kiện quy định tại Thông tư số 92/1999/TT-BTC (bao gồm 5 khoản mục và điều kiện: (1) mặt hàng ; (2) số lượng; (3) giá; (4) điều khoản chi trả; (5) nơi bốc xếp và vận chuyển); hoặc dưới một hợp đồng mua bán đã thoả mãn các điều kiện đã nêu ở Thông tư trên nhưng giá thấp hơn 70% so với mức giá tối thiểu nêu trong bảng giá tối thiểu của TCHQ Việt Nam.

101 Quyết định số. 46/QD-TTg 102 Decision No. 177/2001/QD-TCHQ

Page 189: BÁO CÁO CUỐI CÙNG

182

iii) Danh mục các nông sản nằm trong danh sách bảng giá tối thiểu bao gồm:

• Thịt gia súc tươi hoặc đông lạnh dùng làm thực phẩm

• Cá đông lạnh, chế biến, sơ chế, vật thân mềm, giáp xác

• Các sản phẩm sữa

• Hoa, hoa khô và các giống cây

• Rau quả tươi, chế biến

Tuy nhiên, kể từ năm 2003103 Việt Nam không còn áp dụng bảng giá tối thiểu để tính toán mức thuế hàng hoá nhập khẩu.

Mức thuế cho hàng hoá xuất khẩu được tính toán theo giá bán cho khách hàng ở cửa khẩu (giá FOB, DAF),104 loại trừ phí bảo hiểm (I) và chi phí vận chuyển (F). Với hàng hoá nhập khẩu, đó là giá đã trả thực tế hoặc giá người mua trả sẽ trả ở cửa khẩu đầu tiên. Giá trị thuế phải nộp dựa trên một trong các phương pháp dưới đây:

1) Giá trị giao dịch 2) Giá trị giao dịch của hàng hoá y hệt 3) Giá trị giao dịch của hàng hoá tương đương 4) Giá trị khẩu trừ 5) Giá trị tạm tính 6) Xác định giá trị thuế phải nộp bằng phương pháp khấu trừ

A.1.2 . Chính sách quản lý xuất khẩu nông sản của Việt Nam.

A.1.2.1 Cấm xuất khẩu

Theo Quyết định 46/2001/QĐ-TTG, có 3 nhóm nông lâm sản thuộc diện cấm xuất khẩu, đó là:

(i) động vật hoang dã và động vật quí hiếm

(ii) thực vật quí hiếm

(iii) giống cây trồng và vật nuôi quí hiếm

Đến năm 2006, củi và than có nguồn gốc từ rừng tự nhiên được đưa thêm vào danh mục này.

Tuy nhiên, không phải áp dụng biện pháp cấm hoàn toàn mà tuỳ thuộc vào việc quản lý và thẩm định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, có thể cấm hoặc xuất khẩu có điều kiện.

A.1.2.2 Hạn ngạch xuất khẩu và giấy phép

a) Hạn nghạch xuất khẩu

Trước năm 1998, gạo là măt hàng áp dụng hạn ngạch xuất khẩu vì mục tiêu cân đối cung cầu nội địa trong mối quan hệ với các điều kiện cây trồng khác và giá trên thị trường thế giới. Các công 103 Quyết định số 87/2003/QD-BTC. 104 Thông tư số 87/2004/TT-BTC

Page 190: BÁO CÁO CUỐI CÙNG

183

ty lương thực thực phẩm nói chung và công ty xuất khẩu gạo nói riêng là các công ty của nhà nước và được cấp giấy phép xuất khẩu của nhà nước. Kể từ năm 1998, nhà nước loại bỏ các điều kiện ưu đãi xuất khẩu của các công ty nhà nước và khuyến khích mội thành phần kinh tế tham gia xuất khẩu gạo. Tuy nhiên, trong thực tế các doanh nghiệp ngoài nhà nước không có khả năng xuất khẩu trực tiếp do cách thức quản lý hạn nghạch xuất khẩu gạo105 , và một số tiêu chí hạn chế do nhà nước quy định về chỉ định đầu mối xuất khẩu gạo.

Từ năm 2001, nhà nước thực hiện cơ chế điều tiết xuất- nhập khẩu mới, theo đó việc quản lý xuất khẩu theo hạn nghạch và chỉ định đầu mối xúât khẩu gạo đã bị bải bỏ106. Những quy định mới này mở đường cho các doanh nghiệp ngoài quốc doanh tham gia trực tiếp vào việc xuất khẩu gạo. Chính sách này đã được thừa nhận như một nhân tố tích cực thúc đẩy xuất khẩu gạo trong những năm qua. Tuy nhiên, khi thị trường trong và ngoài nước dao động, Thủ tướng chính phủ sẽ quan tâm và đưa ra các quyết định cần thiết, các biện pháp can thiệp có hiệu quả đối với thị trường lúa gạo.107 Chiểu theo quyết định này, ba loại mặt hàng sẽ bị phụ thuộc vào việc cấm xuất khẩu theo quy định quản lý của Bộ Nông nghiệp và PTNT, đó là:

(i) động vật hoang dã và động vật quí hiếm

(ii) thực vật quí hiếm

(iii) giống cây trồng và vật nuôi quí hiếm

Có hai cách thức quản lý các loại nông lâm sản này: cấm xuất khẩu và cấp giấy phép xuất khẩu.

b) Giấp phép xuất khẩu

Trong giai đoạn 2001-2005, 3 nhóm nông lâm sản Bộ Nông nghiệp và PTNT có trách nhiệm quản lý thẩm định cấp giấy phép xuất khẩu hoặc cấm không được xuất khẩu:

(i) động vật hoang dã và động vật quí hiếm

(ii) Thực vật quí hiếm

(iii) giống cây trồng và vật nuôi quí hiếm108

Năm 2006, gỗ rừng tự nhiên hoặc có nguồn gốc từ rừng tự nhiên được bổ sung thêm vào danh mục này. Bộ Nông nghiệp và PTNT có trách nhiệm ban hành điều kiện cụ thể và thủ tục cho phép xuất khẩu. 109

A.1.3 Quyền kinh doanh xuất nhập khẩu ở Việt Nam

Các doanh nghiệp không có vốn đầu tư nước ngoài được phép xuất nhập khẩu hàng hoá, loại trừ các sản phẩm thuộc danh mục hàng hoá cấm xuất, tạm đình chỉ xuất khẩu, cấm nhập khẩu, cấm nhập khẩu tạm thời không phụ thuộc vào lĩnh vực hoạt động cũng như đăng ký.110

105Nghị định số 99/1998/ND-CP and Decree No. 250/1998/QD-TTg 106Quyết định số 46/2001/QD-TTg 107Điều khoản 4, Mục 6, Quyết định 46/2001/QD-TTg 108 Quyết định số 46/2001/QD-TTg, 109 Nghị định số 12/2006/ND-CP, 110 Điều khoản 3, Nghị định số 12/2006/ND-CP

Page 191: BÁO CÁO CUỐI CÙNG

184

Quyền kinh doanh xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDIs)111 được thực hiện theo hướng dẫn của Nghị định Chính phủ và Thông tư. Chiểu theo Nghị định và Thông tư, các doanh nghiệp FDI được phép xuất nhập khẩu hàng hoá không nằm trong Danh mục cấm xuất, tạm đình chỉ xuất khẩu, hoặc danh mục cấm nhập (trong danh mục đình chỉ nhập khẩu chi có xì gà, hoặc thuốc lá đã chế biến là nông sản). Với hàng hoá nằm trong danh mục xuất khẩu, tuỳ theo lộ trình, theo đó gạo sẽ được phép xuất khẩu từ 1 tháng 1 năm 2001. Các doanh nghiệp FDI’s được quyền kinh doanh xuất nhập khẩu tuỳ theo lộ trình quy định. Bộ Kế hoạch và đầu tư sẽ cấp một chứng chỉ đầu tư sau khi nhận được bản thẩm định của Bộ Thương mại cho phép nhà đầu tư nước ngoài đầu tư cho các hoạt động mua bán hàng hoá lần đầu ở Việt Nam. Sau đó, bản chứng chỉ đầu tư cũng thể hiện vai trò của giấy phép kinh doanh.

111 Nghị định số 23/2007/ND-CP và Thông tư số 09/2007/TT-BTM

Page 192: BÁO CÁO CUỐI CÙNG

185

Phụ lục 2. Những thay đổi về cơ cấu thuế quan ở Việt Nam từ năm 1995

A.2.1. Cơ chế thuế quan của Việt Nam đối với nông sản nhập khẩu

Đổi mới cơ chế thuế quan của Việt Nam

Từ năm 1998, cơ chế thuế quan đã dần dần thay đổi làm nền tảng cho việc áp dụng thuế quan. Hệ thống thuế quan nhập khẩu của Việt nam được chia làm 3 nhóm: thuế quan thông thường, thuế quan ưu đãi và thuế quan ưu đãi đặc biệt. Quá trình đổi mới cơ chế thuế quan có thể thấy như sau:

• Thuế nhập khẩu ưu đãi, ban hành theo Quyết định 110/2003/QĐ/BTC ngày 25/7/2003 của Bộ trưởng Bộ Tài chính. Thuế quan nhập khẩu ưu đãi, từ năm 2003 cho đến cuối năm 2006 áp dụng đối với hàng hóa của các nước Việt Nam có các Hiệp định thương mại song phương, hoặc thực hiện ưu đãi tối huệ quốc (70 nước và vùng lãnh thổ). Thuế nhập khẩu ưu đãi cũng áp dụng cho các hàng hóa nhập khẩu thực hiện theo Hiệp định thương mại Việt Nam -Hoa Kỳ, ban hành theo Quyết định số 90/2004/QĐ-BTC ngày 25/11/2004 của Bộ trưởng Bộ Tài chính. Từ đầu năm 2007, Việt Nam đã trở thành thành viên thứ 150 của WTO, thuế quan ưu đãi đương nhiên phải áp dụng cho tất cả các nước thành viên WTO.

• Thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt áp dụng từ ngày 01/01/2005, là thuế quan nhập khẩu ưu

đãi đặc biệt áp dụng cho hàng hóa có nguồn gốc từ các nước ASEAN trong khuôn khổ thực hiện chương trình CEPT (AFTA). Trong loại thuế quan ưu đãi đặc biệt, có nhóm hàng nông sản tham gia chương trình thu hoạch sớm (Early Harvested Program-EHP), hòan thành mức cắt giảm thuế quan cam kết sớm hơn. Thuế nhập khẩu của Việt Nam để thực hiện chương trình thu hoạch sớm theo HĐK về hợp tác kinh tế toàn diện ASEAN - Trung Quốc (EHP), ban hành theo Nghị định số 99/2004/NĐ-CP ngày 25/2/2004 của Chính phủ và Thông tư số 16/2004/TT của Bộ Tài chính.

• Loại thuế quan thông thường, Việt Nam áp dụng cho các nước không được hưởng ưu đãi

tối huệ quốc, không ký kết Hiệp định thương mại với Việt Nam. Cho đến đầu năm 2007 chỉ áp dụng cho nhóm đối tác không được hưởng ưu đãi nhưng không phải là thành viên WTO. So sánh 3 loại thuế quan, mức thuế quan ưu đãi đặc biệt là mức thấp nhất, mức thuế MFN

là mức ở giữa và mức thuế quan thông thường là mức thuế quan cao nhất. Mức thuế quan thông thường cao hơn 50% so với mức thuế quan MFN. Chính sách thuế quan nhập khẩu của Việt Nam đã có những đổi mới:

• Nội dung biểu thuế mới hoàn toàn phù hợp với nguyên tắc phân loại của Danh mục thuế quan hài hòa hóa mô tả và mã hóa hàng hóa của Tổ chức Hải quan quốc tế.

• Đồng thời với qui định mức thuế suất, Việt Nam đã sắp xếp lại mã số, sửa đổi tên của các mặt hàng để phù hợp với Danh mục biểu thuế hài hòa ASEAN và quốc tế.

Page 193: BÁO CÁO CUỐI CÙNG

186

• Biểu thuế đã áp dụng cho thuế suất ưu đãi, thuế suất thông thường và thuế suất ưu đãi đặc biệt thực hiện CEPT của AFTA.Cơ cấu thuế quan hàng nông sản của Việt Nam đã thay đổi trong 3 năm gần đây;

• Sau khi Việt Nam gia nhập WTO, cơ cấu thuế quan của Việt Nam nói chung và hàng nông sản nói riêng đã thay đổi đáng kể, tỷ trọng thuế quan ưu đãi tăng lên, trong khi đó giảm tỷ trọng cơ cấu thuế thông thường. Mức thuế quan hàng nông sản cũng giảm xuống, mở rộng khả năng tiếp cận thị trường và tự do thương mại cho hàng hoá của các đối tác vào Việt Nam.

A.2.2 Thuế quan cam kết đối với các nông sản nhập khẩu

A.2.2.1. Chương trình thu hoạch sớm (EHP): Chính phủ đã cam kết danh mục hàng hóa và thuế suất thuế nhập khẩu một số mặt hàng nông sản của Việt Nam tham gia chương trình thu hoạch sớm, lộ trình cắt giảm thuế cụ thể cho từng năm từ năm 2004 đến 2010 đối với từng dòng thuế, thảo luận đưa ra danh mục hàng hóa loại trừ không tham gia chương trình thu hoạch sớm (EHP). Danh mục thuế EHP bao quát 8 chương là những mặt hàng động vật sống, cá, thịt, sữa, rau quả tươi và sơ chế, cây sống, hạt. Mức thuế suất theo chương trình EHP được chia làm 3 nhóm thuế suất và lộ trình cụ thể thể hiện trên biểu sau.

Bảng 1: Lộ trình cắt giảm thuế quan theo chương trình thu hoạch sớm

Lộ trình cắt giảm thuế quan (%, vào ngày 1/1 hàng năm) Nhóm 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010

Nhóm 1: (mức thuế > 30%)

20 15 10 5 0 0 0

Nhóm 2 (15% < mức thuế < 30%)

10 10 5 5 0 0 0

Nhóm 3 (có mức thuế <15%)

5 5 0 -5 0 -5 0 0 0

Nguồn: Vụ Kế hoạch, Bộ Nông nghiệp và PTNT, 11- 2005 A. 2.2.2. Thuế quan cam kết theo chương trình thực hiện CEPT

Việt Nam đã chia thuế quan CEPT thành 4 nhóm: (1): Danh mục loại cắt giảm; (2) Danh mục loại trừ tạm thời; (3) Danh mục nhạy cảm; và (4) Danh mục loại trừ hoàn toàn. Số dòng thuế theo từng nhóm và lộ trình cắt giảm như bảng dưới đây:

Page 194: BÁO CÁO CUỐI CÙNG

187

Bảng 2: Mức thuế quan và lộ trình cắt giảm thuế quan, 1996-2006 (có giá trị cho toàn ngành)112

A.2.2.3. Cam kết cắt giảm thuế quan thực hiện ASEAN +

Trong mấy năm gần đây, các nước ASEAN đã đàm phán và ký kết các Hiệp định với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, Úc và New Zealand (gọi vắn tắt, ASEAN +) . Hơn nữa, lộ trình cắt giảm thuế quan và thực hiện tự do hoá thương mại đã đi vào hiện thực. Trong số các đối tác đó, Trung Quốc là đối tác năng động trong việc thúc đẩy tiến trình thực hiện, tất cả các nước đã đưa ra lộ trình cắt giảm thuế theo AC-FTA.

A.2.2.4. Thuế quan cam kết đối với nông sản khi là thành viên WTO Vào thời điểm gia nhập WTO (tháng 12/ 2006), thuế quan Việt Nam áp dụng đối với nông sản như biểu dưới đây:113

112 Nguồn: Auffret (2002) 113 Nguồn: Lộ trình cắt giảm thuế quan trong khuôn khổ WTO theo thông báo của Bộ Tài chính

1996 1997 1998 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 Số dòng thuế DM cắt giảm

1.496 1.996 3.590 4.230 4.830 5.430 6.030 6.030 6.030 6,030

DM loại trừ tạm thời

1.483 983 2.440 1.800 1.200 600 0 0 0 0

DM nhạy cảm

26 26 51 51 51 51 51 51 51 51

DM loại trừ hoàn toàn

213 213 202 202 202 202 202 202 202 202

Cộng 3.218 3.218 6.283 6.283 6.283 6.283 6.283 6.283 6.283 6,283Mức thuế quan bình quân giản đơn (%) DM cắt giảm

6,8 5,8 5,6 4,7 3,9 3,8 2,8 2,6 2,5 2,3

DM loại trừ tạm thời

19,9 19,9 19,9 19,8 19,6 19,4 17,5 13,4 8,9 3,9

B.quân 12,6 12,1 11,9 11,4 10,9 10,7 9,3 7,4 5,3 3,0

Page 195: BÁO CÁO CUỐI CÙNG

188

Bảng 3: Thuế quan cam kết đối với nông sản Việt Nam tại thời điểm gia nhập WTO và cam kết cuối cùng

Tại thời điểm gia nhập WTO Cam kết cuối cùng Mức thuế

quan Số dòng thuế Tỷ trọng (%) Số dòng thuế Tỷ trọng (%) 0% 95 7,83 94 7,74 1% 2 0,16 2 0,16 3% 3 0,25 7 0,58 5% 180 14,8 184 15,76 7% 20 1,65 8% 8 0,66 10% 165 14,0 165 13,59 13% 8 0,66 14% 1 0,08 2 0,16 15% 58 4,78 100 8,24 17% 7 0,58 18% 2 0,76 7 0,58 20% 145 12,0 166 13,67 22% 15 1,24 23% 1 0,08 24% 1 0,08 25% 20 1.65 41 3,38 27% 1 0,08 28% 4 0,33 30% 149 12,3 150 12,36 33% 4 0,33 35% 22 1,81 55 4,53 37% 4 0,33 38% 3 0,25 4 0,33 40% 232 19,0 90 7,41 45% 22 1,80 23 1.,89 50% 22 1,80 10 0,82 55% 12 0,99 65% 46 3,79 80% 4 0,30 9 0,74 85% 4 0,33 90% 6 0,49 100% 29 2,39 15 1,24 135% 4 0,33 150% 5 0,41 TOTAL 1214 100 1214 100 Số mức thuế 23 30 Mức thuế b.quân

25,40 21,04

Chú ý: Số liệu ở cột cam kết cuối cùng bao gồm mức thuế quan bằng 0, mức thuế quan miễn trừ và mức thuế quan cam kết cắt giảm.

Vào thời điểm gia nhập WTO, có 1.213 dòng thuế quan áp dụng đối với nông sản (tương ứng 100%), với 23 mức thuế quan khác nhau, mức thấp nhất là 0%, mức cao nhất là 150%, mức thuế quan bình quân giản đơn là 25,4%. Có 6 mức thuế quan chiếm thị phần cao nhất theo thứ tự giảm dần đó là:

Page 196: BÁO CÁO CUỐI CÙNG

189

Ở thời điểm gia nhập WTO Mức thuế

quan Số dòng thuế Tỷ trọng (%) 40% 231 19 5% 180 14,8 10% 165 14 30% 149 2,3 20% 145 12 0% 96 7,83

A.2.3. Thuế quan áp dụng Phân tích thuế quan áp dụng dưới đây dựa trên các Quyết định của Chính phủ Việt Nam và các mức đó đã áp dụng vào thực tế. A.2.3.1.Thuế quan ưu đãi đặc biệt trong khuôn khổ CEPT Nguồn gốc và mục tiêu của ASEAN và CEPT đã được giới thiệu trong báo cáo Mutrap 2002 114 Danh mục các nhóm hàng hoá giới thiệu trong báo cáo này, bao gồm:

• Hàng hóa thuộc danh mục cắt giảm thuế quan (Included List- IL); • Nhóm hàng hóa loại trừ tạm thời, nhưng phải đưa vào cắt giảm từ năm 2006 (Temporary

Exclusion List- TEL); • Danh mục hàng hóa nhạy cảm cho phép loại trừ và đưa vào danh mục cắt giảm chậm hơn

(Sensitive List-SL), hạn là năm 2013 (với đường là 2010); • Danh mục hàng hóa loại trừ vĩnh viễn, không phải đưa vào cắt giảm trong khuôn khổ

CEPT vì lý do an ninh quốc gia, bảo vệ sức khỏe, bảo vệ văn hóa công cộng v.v. (General Exclusion List – GEL).

Bảng 4: Thuế quan thực hiện CEPT năm 2006 và 2007115

2006 2007 Mức thuế quan

Số dòng thuế Tỷ trọng (%) Số dòng thuế Tỷ trọng (%) 0% 526 44,5 526 44,50 3% 4 0,34 5% 611 51,69 609 51,52 10% 2 0,17 20% 10 0,85 10 0,85 30% 1 0,08 5 0,42 40% 13 1,10 28 2,37 50% 19 1,61 CỘNG 1182 100 1182 100 The levels of tariff

7 6

114 Khoản 12, chương 2, báo cáo MUTRAP năm 2002 115 Nguồn: Tính toán từ danh mục thuế quan do Bộ tài chính ban hành năm 2006, 2007

Page 197: BÁO CÁO CUỐI CÙNG

190

SIMPLE AVERAGE

4,04% 3,83%

Đến năm 2006, Việt Nam đã thực hiện 1.182 dòng thuế quan với mức thuế ưu đãi đặc biệt đối với các nông sản nhập khẩu từ các nước ASEAN. Mức thuế quan bình quân giản đơn thấp hơn 4,04% năm 2006 và 3,83% năm 2007. Trong năm 2006, cơ cấu thuế quan cho các nông sản có 7 mức: 0%, 5%, 10%, 20%, 30%, 40%, 50%; đến năm 2007, có 6 mức: %, 3%, 5%, 20%, 30%, and 40%. Trong đó, số lượng dòng thuế có mức thuế suất trên 5% chiếm tỷ lệ thấp, chỉ có dưới 4% số dòng thuế. Đây thực sự là một bước tiến bộ về tự do hóa thương mại trong nội khối ASEAN.

A.2.3.1. Thuế quan thực hiện AC-FTA Các nước ASEAN đã thảo luận và ký kết Hiệp định hợp tác toàn diện với Trung Quốc. Trong đó về thương mại hàng hóa, Trung Quốc và các nước ASEAN thống nhất chia làm 3 nhóm hàng để thực hiện cắt giảm thuế quan, thúc đẩy tự do hóa thương mại, đó là:

1) Các mặt hàng loại trừ không tham gia chương trình EHP (theo điều XXIV (8) (b) của GATT

2) Nhóm hàng tham gia chương trình thu hoạch sớm (EHP); 3) Nhóm hàng cắt giảm theo MFN khác ngoài EHP;

Các mặt hàng loại trừ không tham gia chương trình thu hoạch sớm Thực hiện Hiệp định AC-FTA, Việt Nam đã đề xuất và được các nước chấp thuận danh mục một số mặt hàng nông sản loại trừ không tham gia chương trình thu hoạch sớm như sau: 0105: Gia cầm sống gồm các loại gà thuộc loài Gallus domesticus, vịt, ngan ngỗng, gà tây, gà lôi (gà Nhật Bản) với 7 dòng thuế. 0207: Thịt và phụ phẩm ăn được sau giết mỏ, của gia cần thuộc nhóm nhóm 01 05, tươi, ướp lạnh hoặc đông lạnh (có 10 dòng). 0407: Trứng chim và trứng gia cầm nguyên vỏ, tươi, đã bảo quản hoặc làm chín (với 6 dòng thuế). 0805: Quả thuộc chi cam quýt tươi hoặc khô (3 dòng thuế)

Các mặt hàng tham gia chương trình thu hoạch sớm Với các mặt hàng nông sản còn lại thuộc 8 chương đầu (từ 1-8), Việt Nam đã thực hiện chương trình thu hoạch sớm, kết quả giảm thuế quan thể hiện đến năm 2006, 2007 như biểu sau: Có 365 dòng thuế nông sản tham gia chương trình thu hoạch sớm và chỉ còn 5 mức thuế. Số lượng các dòng thuế từ mức 10% trở xuống chiếm chủ yếu (95,62% cho cả 2 năm 2006,2007). Thuế quan trong chương trình thu hoạch sớm là bộ phận thuế quan được cắt giảm nhanh nhất và vì vậy mức độ tự do hoá thương mại và cạnh tranh của các mặt hàng nông sản trong các nước ASEAN và giữa các nước ASEAN với Trung Quốc đã diễn ra khá mãnh liệt trong 3 năm gần đây.

Page 198: BÁO CÁO CUỐI CÙNG

191

Bảng 5: Thuế quan thực hiện chương trình thu hoạch sớm năm 2006, 2007

2006 2007 Mức thuế Số dòng thuế Tỷ trọng (%) Số dòng thuế Tỷ trọng (%)

0% 159 43,56 159 43,563% 4 1,105% 188 51,51 186 50,9610% 2 0,55 20% 10 2,74 10 2,7440% 6 1,64 6 1,64TOTAL 365 365 100Số mức thuế 5 5 Mức b.quân giản đơn

3,84 3,79

Thuế quan các mặt hàng nông sản trong AC-FTA

Bảng 6: Thuế quan thực hiện AC-FTA năm 2006 và 2007116

2006 2007 Mức thuế

quan Số dòng thuế

Tỷ trong (%)

Số dòng thuế

Tỷ trong (%)

0% 81 9,85 133 11,45 1% 2 0,24 2 0,17 3% 18 2,19 68 5,85 5% 137 16,67 375 32,27 10% 104 12,65 119 10,24 15% 16 1,95 80 6,88 20% 77 9,37 2 0,17 25% 53 6,45 50 4,30 30% 46 5,60 46 3,96 35% 264 32,12 264 22,72 40% 23 1,98 50% 24 2,92 Tổng số dòng

822 100 1162 100

Số mức thuế quan

11 11

Mức thuế b.quân giản đơn

20,32 14,89

. 116 Nguồn:Thuế nhập khẩu năm 2006 được tính từ danh mục thuế Bộ Tài chính ban hành theo Quyết định số 35/2006/QD-BTC ngày 12/6/ 2006; Thuế nhập khẩu năm 2007 được tính từ danh mục thuế Bộ Tài chính ban hành theo Quyết định số 26/2007/QD-BTC ngày 16/4/ 2007

Page 199: BÁO CÁO CUỐI CÙNG

192

Thuế quan nhập khẩu các mặt hàng nông sản trong khuôn khổ AC-FTA bao gồm 822 dòng thuế với 11 mức thuế quan khác nhau. Mức thuế quan bình quân năm 2006 là 20,32% và năm 2007 giảm xuống còn 14,89%. Như vậy, đây là nhóm thuế quan hàng nông sản có mức thuế quan thấp thứ 2 sau nhóm tham gia EHP. Đến năm 2007, trong tổng số 1214 dòng thuế nông sản (theo bảng cam kết gia nhập WTO hàng nông sản), thương mại giữa Việt Nam với ASEAN và Việt Nam với Trung Quốc đã có 1117 dòng thuế được hưởng mức thuế suất ưu đãi đặc biệt. Mức thuế quan bình quân đến năm 2007 đã ở mức dưới 15%. Số dòng thuế có mức thuế suất cao (40%; 50%) còn chiếm tỷ trong rất thấp.

Thuế quan thực hiện WTO năm 2007

Khi Việt Nam trở thành thành viên WTO, thực hiện nghĩa vụ cắt giảm thuế, thuế quan các hàng hoá nhập khẩu được cắt giảm như sau:

Bảng 7: Thuế quan tối huệ quốc thực hiện quy định của WTO117

2007 Các mức thuế

quan Số dòng thuế Tỷ trọng (%) 0% 136 11,20 1% 2 0,16 3% 15 1,24 5% 200 16,47 8% 1 0,08 10% 128 10,54 15% 56 4,61 18% 2 0,16 20% 132 10,87 25% 26 2,14 30% 171 14,09 35% 37 3,05 40% 235 19,36 45% 14 1,15 50% 8 0,66 65% 46 3,79 150% 5 0,41 Tổng số dòng 1211 100 Số mức thuế 14 Mức thuế b.quân giản đơn

23.59

117 Nguồn: Thuế quan ưu đãi đặc biêt năm 2007 ban hành Quyết định số39/2006/QD-BTC của Bộ Tài chính ngày 28/7/ 2006..

Page 200: BÁO CÁO CUỐI CÙNG

193

Mức thuế quan áp dụng 100% áp dụng xì gà các loại, mức thuế quan 80% áp dụng cho mặt hàng bia sản xuất từ malt, 65% áp dụng cho nước khoáng, rượu vang, đồ uống đã lên men, cồn etilic. 50% áp dụng cho nhiều nhóm mặt hàng cà phê, chè, lúa mạch, các loại dầu dừa, các loai magarin, xúc xích, bánh Socola, thức ăn chế biến từ bột ngủ cốc.

A.2.3.1. Thuế quan tối huệ quốc hàng nông sản cắt giảm trong 3 năm gần đây. Thuế quan ưu đãi hàng nông sản nhập khẩu trong 3 năm gần đây dao động xung quanh mức bình quân giản đơn là 23,5 % đến dưới 26%. Số dòng thuế được thuế suất ưu đãi (MFN) chiếm gần 100% số dòng thuế nông sản.

Bảng 8: Thuế quan MFN thực hiện từ 2005 -2007 (tương đưong mức thuế quan WTO)118

2005 2006 2007 Số dòng

thuế Tỷ trọng (%)

Số dòng thuế

Tỷ trọng (%)

Số dòng thuế

Tỷ trọng (%)

0% 136 11,21 135 11,13 136 11,231% 2 0,16 2 0,16 2 0,173% 15 1,24 15 1,24 15 1,245% 196 16,6 190 15,66 196 16,1810% 127 10,47 105 8,66 128 10,5715% 49 4,04 22 1,81 49 4,0520% 143 11,79 154 12,70 141 11,6425% 4 0,33 4 0,3330% 172 14,78 173 14,26 171 14,1240% 193 15,91 116 9,56 194 16,0250% 125 10,31 250 20,61 124 10,2465% 44 3,63 44 3,63 44 3,6380% 2 0,16 2 0,17100% 5 0,41 7 0,58 5 0,41Tổng số dòng

1213 100 1213 100 1211 100

Sô mức thuế

14 12 14

Mức thuế b.quân giản đơn

23,61 25,84 23,59

118 Source: MFN tariff rate 2005 calculated, MFN tariff rate 2006 calculated, Import preferential tariff rate 2007 quoted from Finance Minister’s Decision 39/2006/QD-BTC dated on July 28, 2006.

Page 201: BÁO CÁO CUỐI CÙNG

194

A.2.3.2. Thực hiện thuế quan theo Hiệp định Việt Nam – Hoa Kỳ Thương mại nông sản giữa Việt Nam Hoa kỳ được mở rộng sau khi có Hiệp định BTA. Từ năm 2004, Việt Nam đã áp dụng tổng số dòng thuế 448 dòng, với 10 mức thuế quan ưu đãi khác nhau đối với nông sản nhập khẩu từ Hoa Kỳ119. Mức thuế quan bình quân là 27,26%. Mức thuế đó cao hơn mức MFN bình quân như đã phân tích ở bảng trên. Lý do mức thuế cao hơn đó là do sự khác nhau về cơ cấu mặt hàng nhập khẩu từ Mỹ so với các nước A SEAN và Trung Quốc.

Bảng 9: Thuế quan nông sản thực hiện Hiệp định Việt Nam –Hoa Kỳ (2005 -2007)

Số dòng thuế Tỷ trọng (%) 0% 11 2,46 5% 45 10,04 10% 50 11,16 15% 28 6,25 20% 65 14,51 25% 4 0,89 30% 57 12,72 40% 145 32,37 50% 41 9,15 80% 2 0,45 Tổng số dòng thuế 448 100 Số mức thuế 10 Mức thuế b.quân 27,26

119 Quyết định 90/2004/QD-BTC ngày 25/11/ 2004,

Page 202: BÁO CÁO CUỐI CÙNG

195

Phụ lục 3. Các biện pháp Phi thuế quan của Việt Nam Mặc dù xu thế tự do hóa thương mại là xu thế tất yếu trong giai đoạn hiện nay nhưng không thể phủ nhận sự tồn tại của các rào cản phi thuế quan đối với thương mại hàng nông sản. Báo cáo nghiên cứu các rào cản thương mại trên 2 khía cạnh: các rào cản thương mại của Việt Nam đối với hàng nông sản nhập khẩu của nước ngoài; và các rào cản của nước ngoài dựng lên với hàng nông sản của Việt Nam. Các biện pháp cản trở thương mại được chia làm 5 nhóm dựa trên tính chất tác động:

i) Các biện pháp kiểm soát khối lượng hàng nhập khẩu; ii) Các biện pháp kiểm soát giá hàng nhập khẩu; iii) Các biện pháp giám sát như điều tra giá cả và trọng lượng; iv) Các biện pháp trợ cấp xuất khẩu và hỗ trợ sản xuất; v) Các biện pháp kỹ thuật.

Nhìn chung kể từ năm 2002 trở lại đây các rào cản của Việt Nam với hàng nhập khẩu nước ngoài còn thấp và tập trung vào nhóm (i), (iv) và (v). Liên quan đến nhóm (i), các mặt hàng thuộc diện này nhìn chung đều là những mặt hàng cần phải được kiểm soát vì mục đích an toàn, an ninh xã hội. Nhóm (iv) là nhóm Việt Nam ban hành nhiều chính sách điều tiết, đặc biệt trong lĩnh vực hỗ trợ sản xuất trong nước. Tuy nhiên, từ năm 2002 trở lại đây, các chính sách đã được điều chỉnh theo hướng xóa bỏ các quy định không phù hợp với quy định của WTO và cam kết gia nhập của Việt Nam và mở rộng hơn các chính sách Việt Nam được phép áp dụng nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm nông nghiệp ở thị trường trong nước và thế giới. Đối với nhóm (ii), các biện pháp như phụ thu nhập khẩu, trị giá tính thuế tối thiểu đến nay đều được bãi bỏ, phù hợp với lộ trình gia nhập WTO của Việt Nam. Riêng các biện pháp thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp Việt Nam đã từng bước xây dựng khung pháp lý điều chỉnh. Tuy nhiên vẫn chưa áp dụng nhiều trên thực tế do quy trình áp dụng tương đối phức tạp và vị thế nước nhỏ. Liên quan đến nhóm (iv), cho đến nay Việt Nam chưa có đủ năng lực và vị thế để tiến hành các cuộc giám sát điều tra về giá cả và trọng lượng nhằm ngăn chặn các mặt hàng bán phá giá vào nước ta. Đối với nhóm thứ (v), nhìn chung Việt Nam chưa hình thành được hàng rào kỹ thuật để ngăn chặn các nông sản chất lượng thấp vào Việt Nam. Cùng với tiêu chuẩn kỹ thuật thấp nhiều nông sản xuất khẩu của Việt Nam bị các tiêu chuẩn kỹ thuật cao của các đối tác thương mại ngăn chặn khi nhập khẩu vào nước họ. Trên khía cạnh các rào cản thương mại của nước ngoài dựng lên đối với Việt Nam, rất khó để thu thập các thông tin một cách đầy đủ và chuẩn xác. Vì vậy trong khuôn khổ báo cáo này tác gỉa tiến hành thu thập các thông tin về những khó khăn trong xuất khẩu nông sản của Việt Nam thời gian qua. Thực chất đó cũng là biểu hiện của rào cản thương mại nước ngoài áp dụng với Việt Nam. Từ năm 2002 trở lại đây, các mặt hàng nông sản của Việt Nam, chủ yếu là gạo, chè, cà phê, thịt lợn, gia cầm đặc biệt là gà…, phải chịu rào cản về cấm nhập khẩu, hạn ngạch thuế quan, thuế chống bán phá giá. Bên cạnh các lý do ngăn chặn sự bùng phát, lây lan của dịch bệnh đối với sản phẩm gia cầm và thịt lợn thì hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam còn bị cấm nhập, trả lại hoặc phải bán với giá rất thấp vì lý do chất lượng không đảm bảo, còn tồn dư nhiều hóa chất độc hại. Điều này ảnh hưởng lớn đến các sản xuất trong nước và xuất khẩu. Tuy nhiên trong một số trường hợp, việc áp dụng các biện pháp cấm nhập khẩu của nước ngoài không có căn cứ chính đáng. Đây chính là hàng rào kỹ thuật được các nước dựng lên để bảo hộ nền sản xuất trong nước của mình

Page 203: BÁO CÁO CUỐI CÙNG

196

Bảng 1. Các quy định về rào cản thương mại của Việt Nam

Rào cản

thương mại

Trước năm 2002 2003 – 2006 Hiện tại (2007)

A. Nhóm các biện pháp kiểm soát số lượng nhập khẩu

1. Cấm nhập khẩu Từ năm 2002 trở lại đây, Việt Nam không áp dụng biện pháp cấm nhập khẩu đối với bất kỳ một loại mặt hàng nông sản nào theo Quyết định 46/2001/QĐ-TTg và Quyết định 12/2006/QĐ-TTg.

Tuy nhiên, trong một số giai đoạn nhất định, Việt Nam có những quyết định cấm nhập khẩu tạm thời một số mặt hàng nhằm mục đích đảm bảo sức khỏe cho con người, động thực vật và tránh sự lây lan của dịch bệnh. Cụ thể: Ngày 8/1/2004, Việt Nam ban hành lệnh cấm nhập khẩu cầy hương từ Trung Quốc để ngăn không cho bệnh SARS bột phát trở lại. Đặc biệt, trong giai đoạn dịch cúm gia cầm hoành hành, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Việt Nam cũng ban hành một số lệnh cấm nhập khẩu tạm thời tất cả các loại gia cầm, chim cảnh từ nước ngoài vào Việt Nam từ 1/11/2005 đến 31/3/2006 nhằm ngăn chặn đại dịch cúm.

2. Hạn ngạch - Thuế quan

Có 4 mặt hàng nông sản là đối tượng áp dụng hạn ngạch nhập khẩu: trứng gia cầm; thuốc lá nguyên liệu; muối; đường (Quyết định số 12/2006/QĐ-TTg). Đến thời điểm năm 2005, Việt nam đã hủy bỏ hạn ngạch nhập khẩu bông, vải, các chất sữa và bắp.

Áp dụng hạn ngạch thuế quan đối với 4 mặt hàng: trứng gia cầm (trứng gà, trứng vịt, các loại khác) (30.000 tấn); thuốc lá nguyên liệu (37.000 tấn); muối (200.000 tấn); đường tinh luyện, đường thô (55.000 tấn) (Quyết định số 35/2006/QĐ-BTM).

3.Giấy phép nhập khẩu

Hàng nhập khẩu theo giấy phép của Bộ Thương mại: Đường tinh luyện, đường thô. Đối với hàng hóa thuộc diện quản lý chuyên ngành của Bộ

So với năm 2002, mặt hàng thuốc bảo vệ thực vật và nguyên liệu sản xuất thuốc bảo vệ thực vật được loại khỏi nhóm các mặt hàng cấp giấy phép khảo

Như năm 2006

Page 204: BÁO CÁO CUỐI CÙNG

197

NN&PTNT, có 1 mặt hàng phải xin giấy phép nhập khẩu (nguồn gen của cây trồng, vật nuôi; vi sinh vật phục vụ nghiên cứu, trao đổi khoa học, kỹ thuật). 6 mặt hàng còn lại phải có giấy phép khảo nghiệm (Thuốc thú y và nguyên liệu sản xuất thuốc thú y; Chế phẩm sinh học dùng trong thú y; Thuốc bảo vệ thực vật và nguyên liệu sản xuất thuốc bảo vệ thực vật; Giống cây trồng, giống vật nuôi, côn trùng các loại; Thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi; Phân bón loại mới sử dụng ở Việt Nam). Căn cứ vào kết quả khảo nghiệm, Bộ NN&PTNT sẽ cho phép hay không cho phép nhập khẩu hàng hóa vào sử dụng tại Việt Nam . Khi đã được cho phép, hàng hóa được nhập khẩu theo nhu cầu, không bị hạn chế về số lượng, trị giá, không phải xin giấy phép nhập khẩu.

nghiệm, mà chuyến sang hình thức cấp giấy phép nhập khẩu có điều kiện.

4. Giấy phép nhập khẩu có điều kiện

Không có mặt hàng nông sản nào thuộc diện cấp giấy phép nhập khẩu có điều kiện.

Giấy phép nhập khẩu có điều kiện áp dụng với 2 mặt hàng là: (i) Thuốc bảo vệ thực vật và (ii) nguồn gen của cây trồng, vật nuôi, vi sinh phục vụ nghiên

Như năm 2006

Page 205: BÁO CÁO CUỐI CÙNG

198

cứu, trao đổi khoa học kỹ thuật. Đối với mặt hàng động, thực vật hoang dã cần kiểm soát nhập khẩu theo công ước CITES, Bộ NN sẽ công bố điều kiện và hướng đẫn thủ tục nhập khẩu.

B. Nhóm các biện pháp kiểm soát giá nhập khẩu.

1.Phụ thu nhập khẩu

Trước năm 2002, Ban Vật giá Chính phủ có áp dụng phụ thu nhập khẩu đối với phân Urê, NPK và DAP với tỷ lệ từ 3-5% giá nhập khẩu đã thanh toán đến cửa khẩu Việt Nam (giá CIF). Tuy nhiên, kể từ năm 2002 trở lại đây, các quy định này đã bị bãi bỏ và không còn mặt hàng nông sản và vật tư nông nghiệp nào phải chịu phụ thu nhập khẩu.

2. Định giá hải quan theo giá tối thiểu

Tổng cục Hải quan áp dụng bảng giá tính thuế tối thiểu đối với mặt hàng nhập khẩu không thuộc danh mục mặt hàng Nhà nước quản lý giá tính thuế theo Quyết định số 177/2001/QĐ-TCHQ. Tuy nhiên, Quyết định này đã hết hiệu lực vào năm 2003.

Từ năm 2003 đến nay, Việt Nam không áp dụng giá tính thuế tối thiểu đối với bất kỳ một mặt hàng nông sản nào.

3. Thuế chống bán phá giá và chống bán trợ cấp

Trong Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu số 04/1998/QH10 có quy định cho phép áp dụng mức thuế bổ sung đối với hàng nhập khẩu có giá bán quá thấp so với giá thông thường do được bán phá giá hay được trợ cấp, đe doạ đến ngành sản xuất tương tự của Việt Nam. Tuy nhiên, quy

Nhằm từng bước kiện toàn khung pháp lý cho hoạt đông chống bán phá giá và chống trợ cấp, Việt Nam đã liên tục ban hành các văn bản pháp luật điều chỉnh 2 vấn đề này: Pháp lệnh số 20/2004/PL-UBTVQH11 và Nghị định 90/2005/NĐ-CP về chống bán phá giá hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam.

Như năm 2006

Page 206: BÁO CÁO CUỐI CÙNG

199

định này chưa được hướng dẫn cụ thể về giá thông thường làm căn cứ so sánh, mức chênh lệch bao nhiêu thì đánh thuế bổ sung.

Pháp lệnh 22/2004/PL-UBTVQH11 và Nghị định 89/2005/NĐ-CP về chống trợ cấp hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam. Thông tư 106/2005/TT-BTC hướng dẫn thu nộp thuế chống trợ cấp, chống bán phá giá; Nghị định 04/2006/NĐ-CP thành lập Hội đồng xử lý vụ việc chống bán phá giá, chống trợ cấp. Các quy định này của Việt Nam được xây dựng dựa trên các Hiệp định của WTO nên nhìn chung là phù hợp. Tuy nhiên, các biện pháp này chưa được áp dụng trên thực tế do quy trình thủ tục điều tra chống bán phá giá, chống trợ cấp rất phức tạp trong khi Việt Nam chưa có nhiều kinh nghiệm. Mặt khác chúng ta có tâm lý e ngại khi sử dụng các biện pháp này vì sợ ảnh hưởng đến quan hệ với các nước bạn hàng.

C. Các biện pháp giám sát

Từ trước đến nay, do là một nước nhỏ lại chưa có khung pháp lý hoàn chỉnh nên Việt Nam chưa tiến hành các cuộc điều tra giá cả và trọng lượng để xem xét mức độ chênh lệch giữa giá bán ở thị trường nhập khẩu với chi phí sản xuất và lưu thông hàng hóa.

D. Trợ cấp xuất khẩu và hỗ trợ sản xuất trong nước

1. Trợ cấp xuất Tính đến năm 2002, Việt Nam Các biện pháp mang tính trợ cấp Từ thời điểm gia nhập WTO cuối

Page 207: BÁO CÁO CUỐI CÙNG

200

khẩu có khá nhiều các hình thức hỗ trợ xuất khẩu chia theo 3 nhóm chính: (i) Nhóm các chính sách tín dụng, ưu đãi khuyến khích xuất khẩu (Quyết định 133/2001/QĐ-TTg về tín dụng hỗ trợ xuất khẩu); (ii) Nhóm trợ cấp trong các trường hợp cụ thể (Quyết định 110/2002/QĐ-TTg về việc thành lập Quỹ bảo hiểm xuất khẩu ngành hàng; Quyết định 195/1999/QĐ-TTg về việc thành lập Quỹ hỗ trợ xuất khẩu ; (iii) Nhóm các chính sách xúc tiến thương mại (Thông tư 86/2002/TT-BTC về việc hướng dẫn chi hỗ trợ hoạt động xúc tiến thương mại đẩy mạnh xuất khẩu theo chương trình xúc tiến thương mại trọng điểm quốc gia. Nhìn chung, một số biện pháp trợ cấp xuất khẩu trong giai đoạn này vi phạm quy định của WTO và là rào cản đối với thương mại hàng nông sản. Đặc biệt là các Quỹ hỗ trợ xuất khẩu với các hình thức hỗ trợ bao gồm: hỗ trợ lãi suất vay

xuất khẩu đã bị giảm đáng kể, phù hợp với lộ trình cam kết gia nhập WTO của Việt Nam. Tính đến năm 2006, không còn Quỹ hỗ trợ xuất khẩu. Về tín dụng xuất khẩu, năm 2006 Chính phủ Việt Nam ban hành Nghị định số 151/2006/NĐ-CP trong đó đưa ra các ưu đãi về cho vay xuất khẩu, bảo lãnh tín dụng xuất khẩu, dảm bảo tiền vay giới hạn trong 26 mặt hàng trong đó có 11 mặt hàng nông sản thuộc danh mục được vay vốn tín dụng xuất khẩu (lạc nhân; cà phê; chè; hạt tiêu; hạt điều đã qua chế biến; rau quả (hộp, tươi, khô, sơ chế, nước quả; đường; thuỷ sản; thịt gia súc, gia cầm; trứng gia cầm; quế và tinh dầu quế). Ngoài ra, các nhà xuất khẩu trong một số trường hợp có thể được xem xét để khoanh nợ, chuyển đổi nợ lãi và nợ gốc.Ngân sách Nhà nước cũng có chính sách cấp bù chênh lệch lãi suất, hỗ trợ sau đầu tư. Quy định về đối tượng được vay vốn cũng có sự khác biệt so với năm 2001. Nếu như trong Quyết định 133/2001/QĐ-TTg, đối tượng được vay vốn tín dụng xuất khẩu là các thành

năm 2006, Việt Nam dã cam kết xóa bỏ tất cả các khoản trợ cấp xuất khẩu. Năm 2007, Việt Nam hầu như không ban hành thêm chính sách nào liên quan đến trợ cấp xuất khẩu.

Page 208: BÁO CÁO CUỐI CÙNG

201

vốn ngân hàng, hỗ trợ chênh lệch lãi suất, hỗ trợ tài chính, thưởng xuất khẩu trong đó thưởng xuất khẩu là biện pháp được áp dụng chủ yếu nhất. Năm 2001, thưởng cho 4 mặt hàng nông sản: gạo, cà phê, thịt lợn và rau quả hộp. Năm 2002, mở rộng thêm 5 sản phẩm là chè, lạc nhân, hạt tiêu, hạt điều, mây tre lá.

phần kinh tế của người Việt Nam (doanh nghiệp nhà nước; công ty cổ phần; công ty TNHH; công ty hợp danh; doanh nghiệp tư nhân; hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã; hộ gia đình và các nhân có đăng ký kinh doanh) thì Nghị định 151/2006/NĐ-CP quy định đối tượng được vay vốn là nhà xuất khẩu có hợp đồng xuất khẩu và nhà nhập khẩu có hợp đồng nhập khẩu hàng hoá thuộc Danh mục hàng được vay vốn tín dụng xuất khẩu. Các chính sách xúc tiến thương mại ngày càng được coi trọng. Năm 2006, Bộ Thương mại ban hành Quyết định 15/2006/QĐ-BTM về Chương trình xúc tiến thương mại quốc gia đối với một số mặt hàng nông sản chủ yếu. Nhìn chung, Việt Nam có xu hướng loại trừ dần các biện pháp trợ cấp xuất khẩu trái với quy định của WTO.

2.Hỗ trợ sản xuất trong nước

Phù hợp với lộ trình gia nhập WTO, các chính sách hỗ trợ nông nghiệp cảu Việt Nam cũng được điều chỉnh theo hướng giảm sự can thiệp của Nhà nước và thúc đẩy nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng hóa nông lâm sản.

Hầu hết các chính sách của Việt Nam hỗ trợ trong nước của Việt Nam trong từ năm 2002 đến nay đều thuộc nhóm hộp xanh lá cây (và nghiên cứu khoa học, đào tạo, khuyến nông, xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn; hỗ trợ phát triển các vùng khó khăn; hoạt động thú y, bảo vệ thực vật…) và Chương trình phát triển (tập trung vào trợ cấp đầu tư của Chính phủ), là nhóm các biện pháp không hoặc rất ít có tác

Page 209: BÁO CÁO CUỐI CÙNG

202

động bóp méo thương mại hàng nông sản. Các khoản hỗ trợ bị tính vào tổng AMS đến nay thấp hơn rất nhiều so với mức cho phép (10% giá trị sản lượng). Chính vì vậy có thể nói các khoản trợ cấp nhằm mục đích hỗ trợ sản xuất trong nước của Việt Nam hầu như không có tác động gây cản trở thương mại.

E. Hàng rào kỹ thuật đối với thương mại

1. Các biện pháp quản lý tiêu chuẩn kỹ thuật

Từ năm 2002 trở về trước, có rất ít các văn bản quy định về các tiêu chuẩn kỹ thuật mà các nông sản xuất khẩu vào Việt Nam phải đáp ứng. Có thể kể đến một số Pháp lệnh về đo lường; bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; (16/1999/PL-UBTVQH10; 13/1999/PL-UBTVQH10).

Trong những năm từ 2002 đến 2006, Việt Nam đã tích cực soạn thảo và ban hành các văn bản pháp quy về tiêu chuẩn hóa và quản lý chất lượng. Cụ thể, Pháp lệnh số 12/2003/PL-UBTVQH11 về an toàn và vệ sinh thực phẩm; Quyết định 444/2005/QĐ-TTg phê duyệt đề án triển khai thực hiện Hiệp định TBT. Đặc biệt, tháng 6 năm 2006, Việt Nam đã thông qua Luật về tiêu chuẩn và các quy định kỹ thuật điều chỉnh toàn bộ các vấn đề liên quan đến tiêu chuẩn, chất lượng hàng hóa, vệ sinh an toàn thực phẩm, bảo vệ thực vật, thú y và bảo vệ người tiêu dùng.

Chỉ tính riêng trong năm 2007, sau thời điểm gia nhập WTO, Việt Nam cũng ban hành hàng loạt các văn bản quy định về các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật (Nghị định 127/2007/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật; Quyết định 03/2007/QĐ-BNN han hành quy định về công bố tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm, hàng hóa đặc thù chuyên ngành nông nghiệp; Quyết định 36/2007/QĐ-BNN ban hành quy định sản xuất, kinh doanh và sử dụng phân bón; Quyết định 41/2007/QĐ-BNN ban hành quy định chứng nhận giống cây trồng phù hợp tiêu chuẩn…). Nhìn chung tiêu chuẩn của Việt Nam đưa ra không trái với quy định của WTO nhưng còn thiếu và thấp hơn rất nhiều so với tiêu chuẩn quốc tế. Đối với nông sản, có 799 tiêu chuẩn áp dụng tiêu chuẩn quốc tế và khu vực, trong đó có 390 TCVN áp dụng tiêu chuẩn quốc tế.

Page 210: BÁO CÁO CUỐI CÙNG

203

2. Hệ thống quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm (SPS)

Cũng giống như các tiêu chuẩn kỹ thuật, các chính sách của Việt Nam liên quan đến SPS trong giai đoạn trước năm 2002 không nhiều. Liên quan đến lĩnh vực bảo vệ thực vật, có Pháp lệnh bảo vệ thực vật số 36/2001/PL-UBTVQH10; Nghị định 58/2002/NĐ-CP ban hành Điều lệ BVTV, Điều lệ KDTV và Điều lệ quản lý thuốc BVTV.; Quyết định 89/2002/QĐ-BNN quy định về kiểm dịch thực vật đối với giống cây trồng và sinh vật có ích nhập khẩu.

Số lượng các văn bản quy định chi tiết về vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm, bảo vệ thực vật, kiểm dịch thú y tăng lên đáng kể so với giai đoạn 2002 trở về trước trên cả 3 lĩnh vực: Vệ sinh an toàn thực phẩm (12/2003/PL-UBTVQH10; 163/2004/NĐ-CP; 45/2005/NĐ-CP; 43/2005/QĐ-BYT; 43/2006/QĐ-TTg…); Bảo vệ thực vật (17/2003/TTLT/BTC-BNN-BTS; 26/2003/NĐ-CP; 72/2005/QĐ-BNN; 73/2005/QĐ-BNN…); Kiểm dịch thú y (18/2004/PL-UBTVQH11; 33/2005/NĐ-CP; 129/2005/NĐ-CP; 45/2005/NĐ-CP; 15/2006/QĐ-BNN…). Tuy nhiên nhìn chung hệ thống văn bản vẫn chưa đầy đủ và đồng bộ; các quy định còn thấp, thậm chí rất thấp.

Các văn bản được ban hành năm 2007 tập trung vào vấn đề kiểm dịch động thực vật. Tiêu biểu phải kể đến Nghị định 02/2007/NĐ-CP; Quyết định 34/2007/QĐ-BNN; Quyết định 48/2007/ QĐ-BNN…). Nhìn chung, các chính sách này đều phù hợp với quy định của WTO. Tuy nhiên, đến thời điểm này có thể nói rào cản của Việt Nam trong lĩnh vực này rất thấp và còn thiếu; rất ít các Hiệp định song phương thừa nhận và công nhận tiêu chuẩn tương đương lẫn nhau, xác định tổ chức kiêm rnghiệm và cấp chứng chỉ chất lượng (mới có 17 thỏa ước và 9 bản ghi nhớ), vì vậy xuất khẩu nông sản của Việt nam vào một số thị trường đang gặp một số chướng ngại. .

Page 211: BÁO CÁO CUỐI CÙNG

204

Phụ lục 4. Các rào cản thương mại của các nước khác áp đặt đối với nông sản xuất khẩu của Việt Nam Việt Nam đang phải đối đầu với một số phản ứng tiêu cực đối với nông sản xuất khẩu. Bảng dưới đây tóm tắt 5 vấn đề phản ứng Viêt nam đã kinh qua như vậy trong những năm gần. Nước Vấn đề Hoạt động Nga Nga đã thông báo thu hồi giấy

phép kiểm dịch thực vật đã cấp từ trước, vì nông sản tồn dư chất diệt cỏ Clopiriphos có hại cho sức khoẻ con người.

Ngày 2/12/2006, Cơ quan kiểm dịch nông nghiệp Liên bang Nga đã ra lệnh tạm ngừng hoàn toàn việc nhập khẩu gạo vô thời hạn vào thị trường nước này, trong đó có gạo Việt Nam. Các nước xuất khẩu, trong đó có Việt Nam phải cung cấp đầy đủ thông tin về việc giám sát chất lượng gạo xuất khẩu, về các phòng xét nghiệm và giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm. Vì Nga không phải là thị trường xuất khẩu gạo chính của Việt Nam nên mức độ ảnh hưởng là tối thiểu. Tuy nhiên, phía Nga không đưa ra bằng chứng cụ thể chứng minh có tồn tại thuốc diệt cỏ trong sản phẩm gạo xuất khẩu của Việt Nam. Vì vậy, Việt Nam cho rằng đây là hàng rào kỹ thuật được Nga dựng lên để bảo hộ ngành sản xuất lương thực trong nước. Điều đáng chú ý Nga không phải là thành viên WTO.

Đài Loan Trong tháng 7 năm 2007, Đài Loan trả lại chè xanh nhập khẩu từ Việt Nam viện lý do là có dư lượng thuốc BVTV. Cuối năm 2007, Đài Loan đề xuất đánh thuế bán phá giá lên chè Việt Nam.

Nhập khẩu trở lại khi dư lượng thuốc BVTV được giải quyết. Như là một hậu quả của bán phá giá, Đài Loan phải chi 140 triệu nhân dân tệ để bù đắp thiệt hại cho nông dân, tính theo tiêu chí đo thiệt hại ngành. Tuy nhiên, phía Việt nam thông báo rằng một tỷ trọng lớn chè xuất khẩu từ Việt Nam thực tế là chè Trung Quốc quá cảnh qua Việt Nam, sau đó xuất khẩu, sự tăng đột biến một khối lượng chè như vậy là không thể có. Uỷ ban thương mại quốc tế thuộc Bộ Hợp tác kinh tế Đài Loan đang tiến hành điều tra trường hợp này.Chỉ sau khi có kết luận chính thức, có thể Đài

Page 212: BÁO CÁO CUỐI CÙNG

205

Loan sẽ nâng mức thuế quan hoặc đưa ra hạn ngạch để bảo vệ nông dân trồng chè địa phương. Đài Loan là thị trường xuất khẩu lớn thứ hai của chè Việt Nam (trong 64 nước). Chè Bạch Long của Việt Nam dự tính chiếm khoảng 73% tổng lượng chè nhập khẩu của Đài Loan. Thuế bán phá giá dự định áp đặt với chè Việt Nam, sản lượng và xuất khẩu chè của Việt Nam sẽ bị ảnh hưởng mạnh mẽ.

Bỉ và EU Hơn 600.000 bao cà phê của Việt Nam từ niên vụ 2005/2006 đã bị thị trường Bỉ và EU từ chối – Số lượng này chiếm khoảng 72% cà phê xuất khẩu của Việt Nam. 1 triệu bao khác cũng đang bị từ chối tại 10 cảng khác, cũng như 708.250 bao ở thị trường Anh, trong đó 88% đến từ Việt Nam.

Lý do của việc từ chối là do chất lượng thấp làm hư hỏng và không đáp ứng yêu cầu đồng nhất, màu sắc và mùi vị theo tiêu chuẩn quốc tế. Số lượng cà phê bị trả lại hoặc bán với giá thấp đang tăng lên, mặt khác Ấn Độ và Indonesia đang bị thiệt hại cả sản xuất và thương mại trong nước, làm cho cà phê Việt nam đang nổi lên vị trí nhà xuất khẩu lớn thứ hai tren thế giới.

Trung Quốc Vào giữa năm 2007, Trung Quốc ngừng nhập khẩu thực phẩm đông lạnh bao gồm chân gà, tai lợn, và các bộ phận khác của gia súc từ Việt nam, Hoa Kỳ, Philippines và 7 nước khác viện lý do nhiễm thạch tín và nhiểm khuẩn.

Trung quốc không thông báo thời gian tạm ngừng nhập khẩu trong bao lâu, nhưng những nhà xuất khẩu phải báo cáo với Tổng cục quản trị giám sát chất lượng, Thanh tra và kiểm dịch Trung Quốc.

Căm pu chia Ngày 16 tháng 8 năm 2007, Căm pu chia cấm nhập khẩu thịt lợn và chân giò lợn từ Việt Nam vì lý do bệnh ở lợn và buôn lậu vào Căm pu chia.

Căm pu chia, Thái Lan, Philippines, Bangladesh, EU

Từ năm 2004, dịch cúm gia cầm và bệnh ở lợn đang lan rộng ở Việt Nam, dẫn đến cấm nhập khẩu tạm thời các sản phẩm này nhằm bảo vệ đàn gia súc. Đến năm 2004, Philippines và Thái Lan cũng áp dụng lệnh cấm tạm thời. Ấn Độ cũng áp dụng lệnh cấm nhập với gia cầm, thịt gia cầm, sản phẩm thịt lợn và chân lợn. Tiếp dó là Bangladesh cũng thực hiện như Căm pu chia và EU

Người sản xuất Việt Nam đang bị thiệt hại lớn, nhưng phải tìm biện pháp phù hợp để khống chế bệnh. Lệnh cấm có hiệu lực cho đến khi Việt nam chứng tỏ được việc khống chế bệnh thành công và được Tổ chức Y tế quốc tế thừa nhận.

Phụ lục 5. Những bước phát triển gần nhất trong ngành nông nghiệp Việt Nam

Page 213: BÁO CÁO CUỐI CÙNG

206

A.5.1. Chuyển biến sản xuất của một số mặt hàng chủ lực

A.5.1.1. Một số xu hướng trong ngành trồng trọt Trong mấy năm gần đây diện tích trồng lúa giảm, tuy nhiên sản lượng vẫn giữ ở mức ổn định. Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 4 năm lại đây diện tích trồng lúa mỗi năm giảm khoảng 1%. Tính riêng năm 2007, diện tích gieo trồng lúa cả năm đạt 7,2 triệu ha, giảm 125 ngàn ha so với năm trước. Nguyên nhân là do chuyển đổi từ trồng lúa sang các cây trồng và nuôi trồng thuỷ sản, một bộ phận đất trồng lúa mất đi do đô thị hoá và phát triển các ngành khác. Tuy nhiên nhờ có tăng năng suất, sản lượng lúa không giảm đáng kể, vẫn đạt 35,87 triệu tấn lúa. Một nguyên nhân khác của việc giảm diện tích trồng lúa là tăng diện tich các cây khác phù hợp, hiệu quả hơn trồng lúa. Điều này do các vật tư đầu vào chi phí cho trồng lúa tăng cao, trong khi đó giá đầu ra tăng không tương ứng. Hiệu ứng của giảm thuế quan từ gia nhập WTO đến giá vật tư đầu vào cho nông nghiệp nói chung và trồng lúa nói riêng khồng bằng tác động của việc tăng giá trên thị trường thế giới. Mặt khác cũng phải kể đến là năng lực kiểm soát giá của nhà nước Việt Nam còn hạn chế. Thể hiện ở chổ là mỗi khi giá thị trường thế giới tăng lên thì biên độ tăng giá trong nước bao giờ cũng cao hơn biên độ dao động giá thế giới. Mỗi khi giá thị trường thế giới giảm thì giá thị trường trong nước giảm với độ trễ nhất định và biên độ giảm thấp hơn.

Sản xuất 3 mặt hàng nông sản xuất khẩu đã có tăng trưởng đột biến lớn, đứng vào hàng các mặt hàng có giá trị xuất khẩu trên 1 tỷ USD, đó là gạo, cà phê, cao su tự nhiên. Thành công của những năm 2006 -2007 là kết quả của cả một quá trình đầu tư phát triển trong nhiều năm cả về lĩnh vực khoa học công nghệ, thị trường và tổ chức sản xuất đối với 3 loại cây này. Đồng thời tăng giá là yếu tố đóng góp phần quan trọng.

Bảng 11: Diện tích, Năng suất và sản lượng của 3 sản phẩm xuất khẩu hàng đầu 1995 2000 2005 2006 2007 Lúa gạo Diện tích (1000 ha) 6765,6 7666,3 7329,2 7324,4 7201 Năng suất (tạ/ha) 36,9 42,4 48,9 48,9 49,8 Sản lượng (1000 tấn) 24963,7 32529,5 35823,9 35868 35870 Cà phê Diện tích (1000 ha) 186,4 561,9 497,4 488,6 506,4 Sản lượng (1000 tấn) 218 802,5 752,1 853,5 961,0 Cao su Diện tích (1000 ha) 278,4 412 482,7 511,9 549,6 Sản lượng (1000 tấn) 124,7 290,8 481,6 546,1 601,7

Nguồn: TCTK, số liệu năm 20007 của Bộ NN-PTNT

Đường là một trong 3 loại nông sản sản xuất trong nước thay thế dần nhập khẩu. Nghề trồng mía và chế biến đường trải qua nhiều thăng trầm, sau một thời gian dài với sự hỗ

Page 214: BÁO CÁO CUỐI CÙNG

207

trợ lớn của nhà nước cả trong sản xuất nông nghiệp và trong chế biến, đến nay mía đường đã đảm nhận được vai trò cung cấp đường cho nhu cầu đất nước.

Phần sản xuất nông nghiệp diện tích mía từ 1995 đến 2007 tăng lên 5.7 ngàn ha (tăng 2%), năng suất tăng 47,7 tạ/ha (tăng 8,67%), sản lượng tăng 1699.9 ngàn tấn (10,84%). Nhưng điều đáng nói là sản xuất công nghiệp đã đưa sản lượng đường tịnh luyện cùng kỳ tăng 937 ngàn tấn đường (tăng đến 986,3%). Vì vậy, đến nay ngành mía đường cũng đã góp phần đảm nhu cầu đường trong nước. Năm 2006 chỉ còn nhập 25,9 ngàn tấn.

Bảng 12: Tăng sản xuất mía và chế biến đường tinh luyện từ 1995 đến 2007

1995 2000 2005 2006 2007 Tăng 1995-

2007 S.lượng % Mía nguyên liệu

Diện tích (1000 ha) 224,8 302,3 266,3 285,1 290,8 60,3 26,8

Năng suất (tạ/ha) 476,5 497,7 561,3 549,9

597,6 73,4 15,4 Sản lượng (1000 tấn) 10711,1 15044,3 14948,7 15678,6 17379,5 4967,5 46,4 đường tinh luyện

Sản lượng (1000 tấn) 95 790,3 1102,3 1032 937 986,3 Ngô cũng phát triển mạnh cả về diện tích, năng suất và sản lượng, chuyển vai trò từ một cây ngủ cốc góp phần an ninh lương thực sang cây trồng nguyên liệu cho thức ăn gia súc, gỉam khối lượng nhập khẩu. Đến năm 2007, diện tích ngô cả nước là 1067.9 nghìn ha, năng suất bình quân đạt 38.5 tạ/ha (tăng 4% so với năm 2006) và sản lượng ngô đã đạt 4,1 triệu tấn (tăng 7,5% so với năm 2006), đáp ứng trên 50% nhu cầu ngô cho thức ăn gia súc.

Bảng 13: Sản xuất ngô giai đoạn 1995-2007 1995 2000 2004 2005 2006 2007 Diện tích (1000 ha) 556,8 730,2 991,1 1052,6 1031,6 1067,9 Năng suất (tạ/ha) 21,1 27,5 34,6 36 37 38,5 Sản lượng (1000 tấn) 1177,2 2005,9 3430,9 3787,1 3819,4 4107,5

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu TCTK, số liệu năm 2007theo báo cáo của Bộ NN-PTNT.

Page 215: BÁO CÁO CUỐI CÙNG

208

A.5.1.2. Về sản xuất chăn nuôi

Sản xuất chăn nuôi lợn, gia cầm đã có một quá trình phát triển mạnh từ 1995 đến 2003, Nhưng 4 năm gần đây sản xuất gia cầm bị chững lại và có chiều giảm sút, chủ yếu do nạn dịch cúm gia cầm, bệnh lở mồm long móng và bệnh “lợn tai xanh”.

Số lượng gia cầm tăng lên gần gấp đôi, từ 142,1 triệu con năm 1995 lên 254,6 triệu con năm 2003. Nhưng 4 năm gần đây sản xuất gia cầm bị chững lại và có chiều giảm sút, tổng đàn chỉ còn 214,6 triệu con vào năm 2006. Năm 2007 có dấu hiệu tăng lên, đạt 226 triệu con.

Số lượng lợn cũng đạt đinh cao vào năm 2003 với tổng đàn là 28,885 triệu con, nhưng đến năm 2007 giảm xuống chỉ còn hơn 26 triệu con.

Page 216: BÁO CÁO CUỐI CÙNG

209

Bảng 14: Số lượng gia súc, gia cầm và tốc độ tăng trưởng hàng năm

1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 1. đàn ga cầm Số lượng (tr.con) 142,1 151,4 160,6 166,4 179,3 196,1 218,1 233,3 254,6 218,2 219,9 214,6 226,0 Tốc độ tăng trưởng (%) 6,54 6,08 3,61 7,75 9,37 11,22 6,97 9,13 -14,30 0,78 -2,41 5,34 2. Đầu lợn Số lượng (tr.con) 16306,4 16921,7 17635,9 18132,4 18885,8 20193,8 21800,1 23169,5 28884,6 26143,7 27435 26855,3 26561,0 Tốc độ tăng trưởng (%) 3,77 4,22 2,82 4,15 6,93 7,95 6,28 24,67 -9,49 4,94 -2,11 -1,1 3. Đàn trâu Số lượng (tr.con) 2962,8 2953,9 2943,6 2951,4 2955,7 2897,2 2807,9 2814,.5 2834,9 2869,8 2922,2 2921,1 2996,0

Tốc độ tăng trưởng (%) -0,30 -0,35 0,26 0,15 -1,98 -3,08 0,24 0,72 1,23 1,83 -0,04

2,58 4. Bò sữa Số lượng (tr.con) 3638,9 3800 3904,8 3987,3 4063,6 4127,9 3899,7 4062,9 4394,4 4907,7 5540,7 6510,8 6725,0 Tốc độ tăng trưởng (%) 4,43 2,76 2,11 1,91 1,58 -5,53 4,18 8,16 11,68 12,90 17,51 3,29

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu TCTK, số liệu năm 2007theo báo cáo của Bộ NN-PTNT.

Page 217: BÁO CÁO CUỐI CÙNG

210

Thay thế cho việc giảm chăn nuôi lợn, gia cầm, chăn nuôi bò, đặc biệt bò thịt đã tăng mạnh trong 5 năm gần đây, thịt bò trở thành sản phẩm thay thế cho thịt lợn và thịt gà. Chăn nuôi bò có xu hướng ngược với chăn nuôi lợn và gia cầm, từ năm 1996 đến năm 2000, tốc độ tăng trưởng chăn nuôi bò giảm dần, đến mức đạt tốc độ tăng trưởng âm vào năm 2001 (tốc độ tăng trưởng – 5,51%). Sau đó phục hồi tăng trưởng và tăng rất nhanh đạt đến tốc độ tăng trưởng 17,5% vào năm 2006. Tuy nhiên đến năm 2007, tốc độ tăng trưởng có phần chậm lại, đạt 3,29% với số lượng khoảng 6725 nghìn con. Chăn nuôi bò sữa là một hướng mới của Việt Nam, với mục tiêu thay thế sửa bột nhập khẩu, nhưng phải trả giá đắt để có được một số vùng chăn nuôi thành công trong 2 năm lại đây. Với ý chí mong muốn lấy chăn nuôi bò sữa ở trong nước để thay thế sữa bột nhập khẩu, chính phủ Việt Nam đã đưa ra một chương trình với tham vọng rất lớn, và đã thực hiện các hoạt động với ý chí mạo hiểm, không tính đếm đầy đủ về phương diện kỹ thuật và tổ chức sản xuất. Chương trình đã phải trả giá đắt cho sự thua lỗ và làm ảnh hưởng đến thu nhập của nhiều hộ nông dân tham gia chương trình. Tuy nhiên cho đến năm 2006 -2007, giá sữa thế giới lên mạnh, nhu cầu tiêu dùng sữa tươi tăng nhanh, một số vùng triển vọng về chăn nuôi bò sữa đã cải thiện kỹ thuật chăn nuôi và đang đứng vững và có triển vọng mở rộng (như TP Hồ Chí Minh, Hà Nôị, Hà Tây, Mộc Châu, Đà Lạt). A.5.1.3. Về sản xuất lâm nghiệp Diện tích rừng trồng hàng năm vẫn duy trì ở mức dưới 200 ngàn ha/năm, cùng với diện tích rừng khoanh nuôi tái sinh, góp phần tăng độ che phủ, đưa đọ che phủ đến năm 2007 lên 38,8 % so với 37,9% năm 2006. Năm 2007, diện tích rừng cả nước ước đạt gần 12,85 triệu ha, tăng 311 ngàn ha so với năm 2006. Giá trị sản xuất lâm nghiệp theo giá cố định năm 1994 tăng từ 50303,7 tỷ đồng năm 1995 lên 6503 tỷ đồng năm 2007. Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất lâm nghiệp trong giai đoạn 1995 -2000 dao động mạnh (-3% trong các năm 1997-1998) và sau đó ổn định ở mức 1-2% trong những năm gần đây. Tuy nhiên rất khó để hoàn thành chương trình trồng mới 5 triệu ha rừng. Lâm nghiệp cũng chưa đảm nhận được vai trò cung cấp nguyên liệu gỗ cho sản xuất các sản phẩm đồ gỗ, trong khi đó đang phải nhập khẩu nguyên liệu gỗ với khối lượng lớn (năm 2007 Việt nam nhập khẩu 1022 triệu USD gỗ và các nguyên liệu sản xuất đồ gỗ). Những thành quả về xuất khẩu đồ gỗ chưa phải có được từ sản xuất nguyên liệu trong nước mà chủ yếu là nhập khẩu từ nước ngoài. A.5.2. Thay đổi các thành phần kinh tế và các loại hình sản xuất nông nghiệp Các thành phần kinh tế tham gia sản xuất nông nghiệp đã có thay đổi đáng kể trong mấy năm gần đây: các doanh nghiệp nhà nước đã được cổ phần hoá và chuyển hình thức sở hữu từ sở hữu nhà nước sang sở hữu đa thành phần; có nhiều doanh nghiệp tư nhân tham gia vào sản xuất nông nghiệp; hình thành một bộ phận các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tham gia hoạt động sản xuất – kinh doanh nông sản.

Số doanh nghiệp nông lâm thuỷ sản có xu hướng giảm về số lượng. Số HTX có biến động giữa các năm nhưng có xu hướng ổn định về số lượng. Số trang trại nông nghiệp tăng nhanh về số lượng, trái lại số hộ nông nghiệp giảm đáng kể.

Page 218: BÁO CÁO CUỐI CÙNG

211

Bảng 15: Số lượng các tổ chức sản xuất –kinh doanh nông nghiệp 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006

Số lượng doanh nghiệp nông lâm nghiệp 3 599 2 136

Số HTX nông nghiệp 6 411 7 513 7 527 8 090 7 879 8 068 7 237 Số trang trại 57 069 61 017 61 787 86 141 110 832 114 362 113 699 Số hộ nông nghiệp 11 676 840 10 348 668

Nguồn: TCTK Trong các doanh nghiệp nông nghiệp nhà nước đến năm 2006 có 2136 doanh nghiệp, trong đó có 517 doanh nghiệp nhà nước (chủ yếu trong ngành lâm nghiệp), 20 Công ty TNHH nhà nước, 83 công ty cổ phần, công ty TNHH có vốn nhà nước. Qui mô sản xuất của các HTX, các trang trại nông nghiệp nhỏ cả về diện tích canh tác, số lao động, đặc biệt là nguồn vốn. Chính vì vậy năng lực sản xuất – kinh doanh và năng lực cạnh tranh rất yếu. Vai trò quản lý nhà nước can thiệp trực tiếp vào kinh doanh đang thu hẹp dần, nhưng mức độ liên kết hợp tác giữa các tác nhân trong từng ngành hàng và chung cho cả lĩnh vực nông nghiệp còn hạn chế, chưa có những Hiệp hội ngành hàng mạnh để có chiến lược phát triển ngành hàng. Các doanh nghiệp sản xuất nông nghiệp đang tập trung vào khẩu sản xuất (phần cung) là chủ yếu. Số doanh nghiệp quan tâm cầu và tìm mọi biện pháp hướng mạnh vào thị trường chưa nhiều. Nhiều doanh nghiệp chưa hoặc là chưa ý thức hoặc chưa đủ điều kiện để phát triển doanh nghiệp cả về danh tiếng (thương hiệu, có uy tín về chất lượng, an toàn VSTP của sản phẩm ...) và mở rộng phạm vi, qui mô hoạt động của mình trong và ngoài nước.

Page 219: BÁO CÁO CUỐI CÙNG

212

Phụ lục 6. Thương mại một số mặt hàng nông sản chủ yếu Gạo Trong giai đoạn 2001-2007, tốc độ tăng trưởng của kim ngạch xuất khẩu gạo trung bình đạt 16,78%/năm. Năm 2006, kim ngạch xuất khẩu giảm 10% so với mức kỉ lục trên 1,4 tỉ năm 2005. Tuy nhiên, sang năm 2007, kim ngạch xuất khẩu đã đạt gần 1,46 tỉ USD và vượt mức kỉ lục của năm 2005. Kim ngạch xuất khẩu gao của Việt Nam sang những thị trường Châu Á và A SEAN nhìn chung tăng đều trong những năm từ 2001 đến 2006 (hình 5,6), và luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu thị trường các nước nhập khẩu gạo của Việt Nam (hình 7,8). Tuy nhiên có xu hướng giảm trong năm 2007. Năm 2007 châu Á và A SEAN chiếm tưwng ứng là 39% và 35,9% tổng kim ngạch xuất khẩu so với 62% và 55,3% năm 2006. Nhìn chung xuất khẩu gao của Việt Nam vẫn ở mức tăng trưởng cao, nhưng thị trường vẫn chưa mở rộng mạnh ra ngoài Châu Á và các nước ASEAN. Đồ thị 7. Kim ngạch xuất khẩu gao của Việt nam

chia theo châu lục (tr. USD) Đồ thị 8. Kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt nam

chia theo đối tác chính (tr. USD)

0

100

200

300

400

500

600

700

800

900

Amer ica Eur ope Asia Af r ica Austr al ia Othercountr ies

2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007

0100200300400500600700800

The U.S EU ASEAN China +Hong Kong

Othercountries

2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007

Nguồn: Tính từ số liệu TCTK và TCHQ Việt Nam Nguồn: Tính từ số liệu TCTK và TCHQ Việt Nam

Đồ thị 9. Cơ cấu thị trưòng gạo xuất khẩu của Việt Nam chia theo châu lục (%)

Đồ thị 10. Cơ cấu thị trưòng gạo xuất khẩu của Việt Nam chia theo đối tác chính (%)

0.0010.0020.0030.0040.0050.0060.0070.00

America Europe Asia Af r ica Aust ralia Ot hercount r ies

2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007

0.0010.0020.0030.0040.0050.0060.0070.00

The U.S EU ASEAN China +Hong Kong

Ot hercount r ies

2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007

Nguồn: Tính từ số liệu TCTK và TCHQ Việt Nam Nguồn: Tính từ số liệu TCTK và TCHQ Việt Nam

Page 220: BÁO CÁO CUỐI CÙNG

213

Cao su Trong giai đoạn 2001-2007, kim ngạch xuất khẩu cao su tăng liên tục từ 166 triệu USD năm 2001 lên trên 1,4 tỷ USD năm 2007 và tốc độ tăng trưởng trung bình đạt tới 43,91%/năm. Thị trường nhập khẩu chủ yếu của cao su Việt Nam là các nước châu Á (80,2% tổng kim ngạch năm 2007) trong đó chủ yếu là Trung Quốc (60,3%) và các nước ASEAN (6,3%); tiếp đó là châu Âu (13,8%) trong đó chủ yếu là EU (10,5%) và châu Mỹ (4,1%) với Hoa Kỳ là chủ yếu (2,8%). Nhìn chung tại tất cả các thị trường đều đạt tốc độ tăng trưởng kim ngạch cao. Kim ngạch xuất khẩu cao su vào thị trường Trung Quốc tăng liên tục từ 54,1 triệu USD năm 2001 lên tới gần 844 triệu USD năm 2007. Con số tương ứng với thị trường EU là 21,1 triệu USD và 147,6 triệu USD; với thị trường Mỹ là 2,1 triệu USD và 39,1 triệu USD. Trong khi đó, kim ngạch xuất khẩu vào thị trường ASEAN có sự biến động mạnh, từ mức 28,2 triệu USD năm 2001, tăng lên 53,8 triệu U SD năm 2002 , sau đó giảm liên tiếp trong các năm 2003, 2004, 2005 và lại có xu hướng tăng trở lại trong năm 2006 (30,7 triệu USD), đạt mức kỉ lục năm 2007 (87,5 triệu USD). Nhìn chung, thị trường xuất khẩu cao su của Việt Nam đang tiếp tục được mở rộng sang thị trường ASEAN và Hoa Kỳ. Trong khi đó, năm 2007 thị trường Trung Quốc và EU chững lại và thu hẹp dần. Đồ thị 11. Kim ngạch xuất khẩu cao su Việt Nam

chia theo châu lục (tr. USD) Đồ thị 12. Kim ngạch xuất khẩu cao su Việt Nam

chia theo đối tác chính (tr. USD)

0200400600800

10001200

America Europe Asia Af r ica Aust ralia Ot hercount r ies

2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007

0

200

400

600

800

1000

The U.S EU ASEAN China +Hong Kong

Ot hercount r ies

2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007

Nguồn: Tính từ số liệu TCTK và TCHQ Việt Nam Nguồn: Tính từ số liệu TCTK và TCHQ Việt Nam

Đồ thị 13. Cơ cấu thị trường xuất khẩu cao su chia theo châu lục (%)

Đồ thị 14. Cơ cấu thị trường xuất khẩu cao su chia theo đối tác chính (%)

0.00

20.00

40.00

60.00

80.00

100.00

America Europe Asia Af r ica Aust ralia Ot hercount r ies

2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007

0.0010.0020.0030.0040.0050.0060.0070.0080.00

The U.S EU ASEAN China +Hong Kong

Ot hercount r ies

2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007

Nguồn: Tính từ số liệu TCTK và TCHQ Việt Nam Nguồn: Tính từ số liệu TCTK và TCHQ Việt Nam

Page 221: BÁO CÁO CUỐI CÙNG

214

Cà phê Trong giai đoạn 2001-2007, ngoại trừ năm 2002, kim ngạch xuất khẩu cà phê của Việt Nam tăng liên tục từ trên 391,3 triệu USD năm 2001 lên gần 1,86 tỷ USD năm 2007 và tốc độ tăng trưởng trung bình đạt 33,13%/năm. Thị trường nhập khẩu cà phê chủ yếu của Việt Nam là các nước châu Âu (55,4% tổng kim ngạch năm 2007) trong đó chủ yếu là EU (47,4%), các nước châu Á (14,6%), tiếp đó là châu Mỹ (11,8%) với Hoa Kỳ là chủ yếu (11,4%), Kim ngạch xuất khẩu cà phê vào EU đã tăng từ trên 159 triệu USD năm 2001 lên trên 879 triệu USD năm 2007. Con số tương ứng tại thị trường Châu Á là 50,8 triệu USD và 271 triệu USD, Hoa Kỳ là 60 triệu USD và 212,7 triệu USD. Nhìn chung tại tất cả các thị trường, kim ngạch xuất khẩu cà phê đều tăng trưởng tốt, tuy nhiên động lực chính vẫn nằm ở thị trường EU, ASEAN và Hoa Kỳ. Đồ thị 15. Kim ngạch xuất khẩu cà phê Việt nam chia

theo châu lục (tr. USD) Đồ thị 16. Kim ngạch xuất khẩu cà phê Việt nam

chia theo đối tác chính (tr. USD)

0100200300400500600700

America Europe Asia Af r ica Aust ralia Ot hercount r ies

2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007

Nguồn: Tính từ số liệu TCTK và TCHQ Việt Nam Nguồn: Tính từ số liệu TCTK và TCHQ Việt Nam

Đồ thị 17. Cơ cấu cà phê xuất khẩu của Việt Nam chia theo châu lục (%)

0.0010.0020.0030.0040.0050.0060.0070.00

America Europe Asia Af r ica Aust ralia Ot hercount r ies

2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007

Đồ thị 18. Cơ cấu cà phê xuất khẩu của Việt Nam chia theo đối tác chính (%)

0.0010.0020.0030.0040.0050.0060.0070.00

The U.S EU ASEAN China +Hong Kong

Ot hercount r ies

2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007

Nguồn: Tính từ số liệu TCTK và TCHQ Việt Nam Nguồn: Tính từ số liệu TCTK và TCHQ Việt Nam

0100200300400500600700

The US EU ASEAN China +

Hong Kong

Othercountries

2001 2002 2003 2004 2005 2006

Page 222: BÁO CÁO CUỐI CÙNG

215

Hạt điều Trong giai đoạn 2001-2007, tốc độ tăng trưởng trung bình của kim ngạch xuất khẩu hạt điều Việt Nam đạt 28,72%/năm. Riêng năm 2006, kim ngạch xuất khẩu giảm 2,4% nhưng bù lại năm 2007 đã đạt kim ngạch gần 649 triệu USD, mức cao nhất kể từ năm 2001 và gấp 4,28 lần so với năm 2001. Thị trường nhập khẩu hạt điều của Việt Nam phân bố khá đều so với các loại nông sản khác: Châu Mỹ chiếm 38,3% tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2007 trong đó chủ yếu là Hoa Kỳ (35,1%), châu Âu chiếm 30,8% trong đó chủ yếu là EU (25,5%), châu Á chiếm 20,3% trong đó chủ yếu là Trung Quốc (16,5%) và châu Úc chiếm 8,0%. Kim ngạch xuất khẩu hạt điều vào thị trường Hoa Kỳ đã tăng từ 44,1 triệu USD năm 2001 lên 227,9 triệu USD năm 2007. Con số tương ứng với thị trường EU là 29,3 và 165,6 triệu USD; thị trường Trung Quốc là 44,2 và 107,4,triệu USD và thị trường châu Úc là 20,1 và 51,9 triệu USD. Nhìn chung, tại tất cả các thị trường, xuất khẩu điều của Việt Nam đều có mức tăng trưởng tương đối cao và ổn định, quy mô thị trường tiếp tục được mở rộng và cơ cấu thị trường tiếp tục được duy trì tương đối cân bằng. Đồ thị 19. Kim ngạch hạt điều xuất khẩu của Việt Nam chia theo châu lục (tr. USD)

Đồ thị 20. Kim ngạch hạt điều xuất khẩu của Việt Nam chia theo đối tác chính (tr. USD)

0

50

100

150

200

250

America Europe Asia Af r ica Aust ralia Ot hercount r ies

2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007

0

50

100

150

200

The U.S EU ASEAN China +Hong Kong

Ot hercount r ies

2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007

Nguồn: Tính từ số liệu TCTK và TCHQ Việt Nam Nguồn: Tính từ số liệu TCTK và TCHQ Việt Nam

Đồ thị 21. Cơ cấu thị trường hạt điều xuất khẩu của Việt Nam chia theo châu lục (%)

Đồ thị 22. Cơ cấu thị trường hạt điều xuất khẩu của Việt Nam chia theo đối tác chính (%)

0.00

10.00

20.00

30.00

40.00

50.00

America Europe Asia Af r ica Aust ralia Ot hercount r ies

2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007

0.005.00

10.0015.00

20.0025.0030.0035.0040.0045.00

The U.S EU ASEAN China +Hong Kong

Ot hercount r ies

2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007

Nguồn: Tính từ số liệu TCTK và TCHQ Việt Nam Nguồn: Tính từ số liệu TCTK và TCHQ Việt Nam

Page 223: BÁO CÁO CUỐI CÙNG

216

Hạt tiêu Trong giai đoạn 2001-2007, tốc độ tăng trưởng của kim ngạch xuất khẩu hạt tiêu của Việt Nam trung bình đạt 23,8%/năm, từ 91,2 triệu USD năm 2001 lên 282 triệu USD năm 2007. Thị trường nhập khẩu hạt tiêu Việt Nam nhiều nhất châu Âu (38% tổng kim ngạch năm 2007) trong đó chủ yếu là EU (27,9% tổng kim ngạch), tiếp đó là châu Á (26,5% tổng kim ngạch) trong đó khu vực ASEAN chiếm 5,2% tổng kim ngạch, châu Mỹ chiếm 7,8% tổng kim ngạch với Mỹ là chủ yếu (7,3% tổng kim ngạch). Kim ngạch xuất khẩu hạt tiêu sang thị trường châu Âu đã tăng từ 22,6 triệu USD năm 2001 lên 107,3 triệu USD năm 2007. Các con số tương ứng cho EU là 16,2-78,6 triệu USD. Kim ngạch xuất khẩu hạt tiêu sang thị trường châu Á đã giảm từ 48,7 triệu USD năm 2001 xuống còn 21,3 triệu USD năm 2005, nhưng năm 2007 đã tăng lên 74,7 triệu USD. Các con số tương ứng của thị trường ASEAN là 26,2; 9,5 và 14,7 triệu USD. Ngược lại, kim ngạch xuất khẩu hạt tiêu sang thị trường Châu Mỹ tăng đều đặn từ năm 2001 cho đến năm 2006, sau đó giảm mạnh trong năm 2007 (từ 32,1 triệu USD năm 2006 xuống còn 22,1 triệu USD năm 2007). Như vậy, các thị trường châu Âu và EU, Châu Á và Trung Quốc là các nhóm thị trường có xu hướng tăng trưởng đều trong thời gian vừa qua của hạt tiêu Việt Nam. Kim ngạch xuất khẩu hạt tiêu sang thị trường ASEAN sau một thời gian sụt giảm (2002-2005), từ năm 2006 đã có dấu hiệu tăng trở lại nhưng đến năm 2007 giảm trở lại. Đồ thị 23: Kim ngạch xuất khẩu hạt tiêu của Việt Nam chia theo châu lục ( tr. USD)

Đồ thị 24: Kim ngạch xuất khẩu hạt tiêu của Việt Nam chia theo đối tác chính (tr. USD)

0

20

40

60

80

100

America Europe Asia Af r ica Aust ralia Ot hercount r ies

2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007

01020304050607080

The U.S EU ASEAN China + HongKong

Ot hercount r ies

2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007

Nguồn: Tính từ số liệu TCTK và TCHQ Việt Nam Nguồn: Tính từ số liệu TCTK và TCHQ Việt Nam

Đồ thị 25. Cơ cấu thị trường xuất khẩu hạt tiêu Việt Nam chia theo châu lục (%)

Đồ thị 26. Cơ cấu thị trường xuất khẩu hạt tiêu Việt Nam chia theo đối tác chính (%)

0.0010.00

20.0030.0040.00

50.0060.00

America Europe Asia Af r ica Aust ralia Ot hercount r ies

2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007

0.00

10.00

20.00

30.00

40.00

50.00

The U.S EU ASEAN China +Hong Kong

Ot hercount r ies

2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007

Nguồn: Tính từ số liệu TCTK và TCHQ Việt Nam Nguồn: Tính từ số liệu TCTK và TCHQ Việt Nam

Page 224: BÁO CÁO CUỐI CÙNG

217

Chè

Trong giai đoạn 2001-2007, tốc độ tăng trưởng của kim ngạch xuất khẩu chè trung bình đạt 15,42%/năm nhưng không ổn định. Kim ngạch xuất khẩu đã giảm từ 78,4 triệu USD năm 2001 xuống còn 73,8 triệu USD năm 2006, nhưng năm 2007 đã tăng lên 131 triệu USD. Thị trường nhập khẩu chè Việt Nam nhiều nhất là châu Á (41,8% tổng kim ngạch năm 2007) trong đó chủ yếu là các nước Trung Đông; Trung Quốc và ASEAN cũng chiếm một tỷ trọng đáng kể (lần lượt là 13,7% và 5,0% tổng kim ngạch năm 2007). Tiếp tới là thị trường châu Âu (18,6% tổng kim ngạch năm 2007) trong đó chủ yếu là EU (8,9%). Thị trường châu Mỹ và Hoa Kỳ chiếm một tỷ lệ không đáng kể (lần lượt là 2,2 và 1,8% tổng kim ngạch năm 2007).Mặc dù kim ngạch xuất khẩu chè Viêt Nam sang thị trường Trung Quốc và ASEAN có xu hướng tăng đều (lần lượt là từ 1,5 và 2,6 triệu USD năm 2001 lên 17,9 và 6,6 triệu USD năm 2007) nhưng nhìn chung kim ngạch xuất khẩu sang các nước châu Á biến động thất thường, chỉ tăng nhẹ từ 52,5 triệu USD năm 2001 lên 54,8 triệu USD năm 2007 chủ yếu là do giảm kim ngạch tại các thị trường Trung Đông. Trong khi đó, kim ngạch xuất khẩu sang châu Âu và EU lại có xu hướng tăng đều, lần lượt từ 11,3 và 4,1 triệu USD năm 2001 lên 24,4 và 11,6 triệu USD năm 2007. Như vậy, xuất khẩu chè của Việt Nam vẫn phụ thuộc lớn vào thị trường truyền thống là châu Á đặc biệt là các nước Trung Đông nhưng không ổn định; trong khi đó, các thị trường châu Á khác như Trung Quốc, ASEAN và thị trường châu Âu mặc dù có tiềm năng nhưng chưa được khai thác đầy đủ. Đồ thị 27. Kim ngạch xuất khẩu chè Việt Nam chia

theo châu lục (Tr. USD) Đồ thị 28. Kim ngạch xuất khẩu chè Việt Nam chia

theo đối tác chính (Tr. USD)

0102030405060

America Europe Asia Af r ica Aust ralia Ot hercount r ies

2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007

010

2030

4050

60

The U.S EU ASEAN China +Hong Kong

Ot hercount r ies

2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007

Nguồn: Tính từ số liệu TCTK và TCHQ Việt Nam Nguồn: Tính từ số liệu TCTK và TCHQ Việt Nam

Đồ thị 29. Cơ cấu chè xuất khẩu của Việt Nam chia theo châu lục (%)

Đồ thị 30. Cơ cấu chè xuất khẩu của Việt Nam chia theo đói tác chính (%)

0.0010.0020.0030.0040.0050.0060.0070.0080.00

America Europe Asia Af r ica Aust ralia Ot hercount r ies

2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007

0.005.00

10.0015.00

20.0025.0030.0035.0040.00

The U.S EU ASEAN China +Hong Kong

Ot hercount r ies

2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007

Nguồn: Tính từ số liệu TCTK và TCHQ Việt Nam Nguồn: Tính từ số liệu TCTK và TCHQ Việt Nam

Page 225: BÁO CÁO CUỐI CÙNG

218

Rau quả

Trong giai đoạn 2001-2007, tốc độ tăng trưởng của kim ngạch xuất khẩu rau quả trung bình đạt 1,74%/năm. Kim ngạch xuất khẩu đã giảm từ 330 triệu USD năm 2001 xuống 299 triệu USD năm 2007. tăng trên 41,4% so với năm 2006 nhưng vẫn chưa đạt mức năm 2001. Thị trường xuất khẩu rau quả chính của Việt Nam là châu Á (chiếm 43,6% tổng kim ngạch xuất khẩu rau quả năm 2007) trong đó Trung Quốc (11,8%) và ASEAN (7,2%) là những thị trường chính. Thị trường châu Âu đứng thứ hai với 22,1% tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2007, trong đó EU là chủ yếu (13,2%). Thị trường châu Mỹ đứng thứ ba với 8,9% tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2007, trong đó chủ yếu là Hoa Kỳ (6,8%). Kim ngạch xuất khẩu rau quả sang các thị trường châu Á đã giảm từ 203,9 triệu USD năm 2001 xuống còn 130,3 triệu USD năm 2007 trong đó nguyên nhân chủ yếu là do sự sụt giảm của thị trường Trung Quốc (tương ứng là 147,1 và 35,3 triệu USD). Trong khi đó, kim ngạch xuất khẩu rau quả sang các thị trường khác đều có xu hướng tăng: ASEAN tăng từ 9,6 triệu USD năm 2001 lên 21,5 triệu USD năm 2007, các con số tương ứng của châu Âu là 17,9 triệu USD lên 66 triệu USD, EU là 10,7 triệu USD lên 39,5 triệu USD; châu Mỹ 3,2 triệu USD lên 26,6 triệu USD, Hoa Kỳ là 2 triệu USD lên 20,3 triệu USD. Đồ thị 31. Kim ngạch xuất khẩu rau quả của Việt

Namchia theo châu lục (tr.USD) Đồ thị 32. Kim ngạch xuất khẩu rau quả của Việt

Namchia theo châu lục (tr.USD)

0

50

100

150

200

250

America Europe Asia Af r ica Aust ralia Ot hercount r ies

2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007

020406080

100120140160

The U.S EU ASEAN China +Hong Kong

Ot hercount r ies

2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007

Nguồn: Tính từ số liệu TCTK và TCHQ Việt Nam Nguồn: Tính từ số liệu TCTK và TCHQ Việt Nam

Đồ thị 33. Cơ cấu xuất khẩu rau quả của Việt nam chia theo châu lục (%)

Đồ thị 33. Cơ cấu xuất khẩu rau quả của Việt nam chia theo đối tác chính (%)

0.0010.0020.0030.0040.0050.0060.0070.0080.0090.00

America Europe Asia Af r ica Aust ralia Ot hercount r ies

2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007

0.0010.0020.0030.0040.0050.0060.0070.00

The U.S EU ASEAN China +Hong Kong

Ot hercount r ies

2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007

Nguồn: Tính từ số liệu TCTK và TCHQ Việt Nam Nguồn: Tính từ số liệu TCTK và TCHQ Việt Nam

Page 226: BÁO CÁO CUỐI CÙNG

219

Như vậy, mặc dù thị trường xuất khẩu rau quả của Việt Nam đang có xu hướng được mở rộng ra châu Âu, châu Mỹ và các nước châu Á khác nhưng do mức tăng trưởng vẫn không mạnh bằng mức sụt giảm của thị trường truyền thống Trung Quốc nên tổng kim ngạch xuất khẩu vẫn chưa được phục hồi như cũ. Gỗ và sản phẩm gỗ Trong giai đoạn 2001-2007, kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam tăng liên tục từ 337,8 triệu USD năm 2001 lên trên 2,4 tỷ USD năm 2007 và tốc độ tăng trưởng trung bình đạt 43,9%/năm. Thị trường nhập khẩu gỗ và sản phẩm gỗ chủ yếu của Việt Nam là châu Mỹ (41,5% tổng kim ngạch năm 2007) trong đó chủ yếu là Hoa Kỳ (39,5%). Thị trường châu Âu đứng thứ hai với 28% tổng kim ngạch năm 2007 trong đó EU là 26,7%.Tiếp đó là châu Á (chiếm 27 % tổng kim ngạch năm 2007) trong đó Trung Quốc chỉ chiếm 7,3% tổng kim ngạch, ASEAN còn thấp hơn (1%). Kim ngạch xuất khẩu sang châu Mỹ đã tăng liên tục đột phá từ 20,1 triệu USD năm 2001 lên 997,1 triệu USD năm 2007. Các con số tương ứng cho thị trường Hoa Kỳ là 16,1 triệu USD lên 948,5 triệu USD; châu Âu là 99,7-672,3 triệu USD, EU là 88,5-641,2 triệu USD; châu Á là 207,1-648,6 triệu USD; ASEAN là 17,4-23,3 triệu USD; Trung Quốc là 14,8-174,7 triệu USD; châu Úc là 10,3-60,2 triệu USD. Đồ thị 35. Cơ cấu thị trường xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam phân theo châu lục (triệu USD)

Đồ thị 36. Cơ cấu thị trường xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam phân theo một số đối tác chính (triệu USD)

0200400600800

10001200

America Europe Asia Af r ica Aust ralia Ot hercount r ies

2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007

0

200

400

600

800

1000

The U.S EU ASEAN China +Hong Kong

Ot hercount r ies

2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007

Nguồn: Tính toán từ số liệu của TCTK, TCHQ Nguồn: Tính toán từ số liệu của TCTK, TCHQ Đồ thị 37. Cơ cấu thị trường xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam phân theo châu lục (%)

Đồ thị 38. Cơ cấu thị trường xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam phân theo một số đối tác chính (%)

0.0010.0020.0030.0040.0050.0060.0070.00

America Europe Asia Af r ica Aust ralia Ot hercount r ies

2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007

0.00

10.00

20.00

30.00

40.00

50.00

The U.S EU ASEAN China +Hong Kong

Ot hercount r ies

2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007

Nguồn: Tính toán từ số liệu của TCTK, TCHQ Nguồn: Tính toán từ số liệu của TCTK, TCHQ

Page 227: BÁO CÁO CUỐI CÙNG

220

Nhìn chung cơ cấu thị trường xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam khá đa dạng và đạt tốc độ tăng trưởng tốt tại hầu hết các thị trường, đặc biệt là châu Âu và châu Mỹ.Tuy nhiên, kim ngạch xuất khẩu gỗ và các sản phẩm gỗ sang thị trường ASEAN và Châu Úc giảm mạnh trong năm 2007, lần lượt từ 30,6 và 70 triệu USD năm 2006 xuống còn 23,3 và 60,2 năm 2007 Điều, đáng lưu là Việt Nam phải nhập khẩu nguyên liệu gỗ và nguyên phụ liệu để sản xuất và kim ngạch nhập khẩu chiếm một tỷ trọng khá lớn trong giá trị xuất khẩu. Sản phẩm mây, tre, cói

Trong giai đoạn 2001-2007, kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm mây, tre, cói đã tăng liên tục từ 93,9 triệu USD năm 2001 lên 218 triệu USD năm 2007 và tốc độ tăng trưởng trung bình đạt gần 15,3%/năm. Châu Âu vẫn là thị trường nhập khẩu chính của sản phẩm mây, tre, cói Việt Nam với 58,7% tổng kim ngạch năm 2007 trong đó EU là 55,7%. Tiếp đến là thị trường châu Á với 22,4% tổng kim ngạch 2007 (ASEAN chiếm 1%, Trung Quốc 0,8%). Thứ ba là thị trường châu Mỹ với 14,5% tổng kim ngạch 2007 (Hoa Kỳ 12,5%). Châu Úc chỉ chiếm 3% tổng kim ngạch năm 2007. Kim ngạch xuất khẩu sang thị trường châu Âu đã tăng liên tục từ 5,1 triệu USD năm 2001 lên 127,9 triệu USD năm 2007. Đồ thị 39. Cơ cấu thị trường xuất khẩu sản phẩm mây tre cói của Việt Nam phân theo châu lục (triệu USD)

Đồ thị 40. Cơ cấu thị trường xuất khẩu mây tre cói của Việt Nam phân theo một số đối tác chính (triệu USD)

0

20

40

60

80

100

120

America Europe Asia Af r ica Aust ralia Ot hercount r ies

2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007

0

20

40

60

80

100

120

The U.S EU ASEAN China +Hong Kong

Ot hercount r ies

2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007

Nguồn: Tính toán từ số liệu của TCTK, TCHQ Nguồn: Tính toán từ số liệu của TCTK, TCHQ

Đồ thị 41. Cơ cấu thị trường xuất khẩu sản phẩm mây tre cói của Việt Nam phân theo châu lục (%)

Đò thị 42. Cơ cấu thị trường xuất khẩu sản phẩm mây tre cói của Việt Nam phân theo một số đối tác chính (%)

0.0010.0020.0030.0040.0050.0060.0070.00

America Europe Asia Af r ica Aust ralia Ot hercount r ies

2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007

0.00

10.00

20.00

30.00

40.00

50.00

60.00

The U.S EU ASEAN China +Hong Kong

Ot hercount r ies

2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007

Nguồn: Tính toán từ số liệu của TCTK, TCHQ Nguồn: Tính toán từ số liệu của TCTK, TCHQ Các con số tương ứng của thị trường EU là 5,1-121,4 triệu USD; châu Mỹ là 2,4-31,6 triệu USD, Hoa Kỳ là 2,4-27,2 triệu USD. Trong khi đó, kim ngạch xuất khẩu sang thị trường châu Á không ổn

Page 228: BÁO CÁO CUỐI CÙNG

221

định từ 42,9 triệu USD năm 2001 lên 49,5 triệu USD năm 2003, nhưng sau đó giảm xuống còn 43,5 triệu USD năm 2004 và đặc biệt giảm mạnh xuống còn 29,4 triệu USD năm 2006 sau khi đạt mức kỉ lục 64,2 triệu USD năm 2005 và lại tăng lên mức 48,9 triệu USD năm 2007. Thị trường Trung Quốc đã giảm mạnh từ 12,3 triệu USD năm 2001 xuống còn 1,8 triệu USD năm 2007. Tóm lại, cơ cấu thị trường xuất khẩu của các sản phẩm mây, tre, cói của Việt Nam đang có xu hướng chuyển dịch dần sang các nước châu Âu và châu Mỹ, chủ yếu là EU và Hoa Kỳ; và thị trường châu Á nói chung và Trung Quốc nói riêng không ổn định, có xu hướng bị thu hẹp.

Page 229: BÁO CÁO CUỐI CÙNG

222

Phụ lục 7. Chỉ tiêu thống kê Bảng 1: Đầu tư theo giá hiện hành cho các lĩnh vực kinh tế 2001 2002 2003 2004 2005 2006

Tổng số (Tỷ VND) 170496,0 200145,0 239246,0 290927,0 343135,0 398900,0

% 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0

Nông nghiệp (ext.) 16141,8 17539,0 20220,0 22963,0 25749,0 29843,0

% 9,5 8,8 8,5 7,9 7,5 7,5

Nông nghiệp, lâm nghiệp 13628,6 14605,0 17077,0 18113,0 20079,0 22123,0

% 8,0 7,3 7,1 6,2 5,9 5,5

Thuỷ sản 2513,2 2934,0 3143,0 4850,0 5670,0 7720,0

% 1,5 1,5 1,3 1,7 1,7 1,9

Phi Nông nghiệp 154354,2 182606,0 219026,0 267964,0 317386,0 369057,0

% 90,5 91,2 91,5 92,1 92,5 92,5

(Nguồn: Tính toán dựa trên số liệu của TCTK Việt Nam) Bảng 2. Đầu tư theo giá cố định 1994 cho các lĩnh vực kinh tế 2001 2002 2003 2004 2005 2006

Tổng số (Tỷ VND) 129455 147993 166814 189319 213931 239813

% 12,5 14,3 12,7 13,5 13 12,1

Nông nghiệp (ext.) 12256,2 12945 14130 14706 15962 17737

% -23,1 5,6 9,2 4,1 8,5 11,1

Nông nghiệp, lâm nghiệp, 10348 10804 12014 11907 12782 13484

% -21,1 4,4 11,2 -0,9 7,4 5,5

Thuỷ sản 1908,2 2141 2116 2799 3180 4253

% -32,5 12,2 -1,17 32,3 13,6 33,7

Phi Nông nghiệp 117198,8 135048 152684 174613 197969 222076

% 18,2 15,3 13,1 14,4 13,4 12,2

(Nguồn: Tính toán dựa trên số liệu của TCTK Việt Nam) Bảng 3. Dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài được cấp giấy phép cho các ngành kinh tế

2001 2002 2003 2004 2005 2006 11 tháng

2007

Số dự án 502 754 748 723 970 987 1283

Số dự án trong nông ngiệp (ext) 23 29 29 12 19 20 63

% 4,6 3,8 3,9 1,7 2,0 2,0 4,9

Số dự án nông, lâm nghiệp 15 18 15 7 13 15 48

% 3,0 2,4 2,0 1,0 1,3 1,5 3,7

Só dự án thuỷ sản 8 11 14 5 6 5 15

% 1,6 1,5 1,9 0,7 0,6 0,5 1,2

Số dự án phi nông nghiệp 479 725 719 711 951 967 1220

% 95,4 96,2 96,1 98,3 98,0 98,0 95,1

Page 230: BÁO CÁO CUỐI CÙNG

223

Vốn đăng ký (Tr. USD) 2503 1557,7 1889,6 4222,2 6839,8 12003,8 13400,2

Vốn đăng ký cho ngành nông nghiệp (ext.) 30,4 49,5 47,3 107,6 52,1 169,4 184,553

% 1,2 3,2 2,5 2,5 0,8 1,4 1,4

Vốn đăng ký cho nông lâm nghiệp 20,6 32,8 22,2 99,8 39,1 146,5 151,122

% 0,8 2,1 1,2 2,4 0,6 1,2 1,1

Vốn đăng ký trong thuỷ sản 9,8 16,7 25,1 7,8 13 22,9 33,431

% 0,4 1,1 1,3 0,2 0,2 0,2 0,2

Vốn đăng ký cho linh vực phi nông nghiệp 2472,6 1508,2 1842,3 4114,6 6787,7 11834,4 13215,65

% 98,8 96,8 97,5 97,5 99,2 98,6 98,6

(Nguồn: Tính toán dựa trên số liệu của TCTK Việt Nam) Bảng 4. Thương mại hàng hoá và hàng hoá nông sản (tr. USD) 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007

Tổng kim ngạch xuất khẩu 15 027,3 16 647,4 20 170,0 25 234,6 32 441,9 39 826,2 48 387,0

Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu (%) 10,78 21,16 25,11 28,56 22,76 21,50 Nông sản 4 489,3 6 629,4 5 500,7 6 756,5 8 559,8 10 458,1 12 500

Tốc độ tăng trưởng XK nông sản (%) 47,67 -17,03 22,83 26,69 22,18 19,52 Các hàng hoá khác 10 537,9 10 017,9 14 669,3 18 478,1 23 882,1 29 368,1 35 887

Tốc độ tăng trưởng XK hàng hoá khác (%) -4,93 46,43 25,96 29,25 22,97 22,2

Tổng kim ngạch nhập khẩu 16 217,9 19 733,0 25 226,9 29 614,5 36 978,0 44891,1 60 830

Tốc độ tăng trưởng NK (%) 21,67 27,84 17,39 24,86 21,4 35,5

Nông sản 1 146,0 1 118,8 1 474,4 1 960,9 2 630,9 3 549,1 3 732,4(*)

Tốc độ tăng trưởng NK nông sản (%) -2,37 31,78 33,00 34,17 34,90 31,00(*)

Các hàng hoá khác 15 071,9 18 614,2 23 752,6 27 653,6 34 347,1 41 342,0 48 160,1(*)

Tốc độ tăng trưởng NK hàng hoá khác (%) 23,5 27,6 16,42 24,2 20,37

Cán cân thương mại -1 190,6 -3 085,7 -5 056,9 -4 379,9 -4 536,1 -5 064,9 12 443,0

Cán cân thương mại nông sản 13 881,3 15 528,5 18 695,7 23 273,7 29 811,0 36 277,1 37 986,(*)

(Nguồn: Tính toán dựa trên số liệu của TCTK, TCHQ Việt Nam) Chú ý: (*) – số liệu đến tháng 11/2007 Bảng 5. Thương mại nông sản ( tr. USD ) 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007

Xuất khẩu hàng nông sản (ext.) 4 489,3 6 629,4 5 500,7 6 756,5 8 559,8 10 458,1 12 500,0

Sản phẩm nông nghiệp 2 141,5 2 269,2 2 367,2 3 016,6 4 078,3 4 975,7

Lâm sản (Mây, tre, gỗ và SP gỗ) 570,3 2 348,7 934,0 1 461,7 1742,8 2 124, 4 8 700,0

Thuỷ sản 1 777,6 2 011,6 2 199,6 2 278,2 2 738,8 3 358,0 3 800,2

Nhập khẩu hàng nông sản (ext.) 1 146,0 1 118,8 1 474,4 1 960,9 2 630,9 3 549,1 3 732,4(*)

Sản phẩm nông nghiệp 987,2 939,8 1 200,7 1 455,4 1 980,.2 2 774,2 2 846,9(*)

Lâm sản ( gỗ và nguyên liệu gỗ) 158,8 179,1 273,7 505,5 650,7 774,9 885,5(*)

Thuỷ sản 0.0 0.0 0.0 0.0 0.0 0.0 0.0(*)

Cán cân thương mại hàng nông sản 3 343,3 5 510,6 4026,4 4795,6 5 928,9 6 908,9 7 268,0(*)

Page 231: BÁO CÁO CUỐI CÙNG

224

(Nguồn: Tính toán dựa trên số liệu của TCTK, TCHQ Việt Nam) Chú ý: Số liệu lấy theo số liệu của Bộ NN-PTNT

(*) - số liệu chỉ đến tháng 11/ 2007 Bảng 6. Tốc độ tăng trưởng thương mại và thương mại nông sản (năm trước = 100) 2002 2003 2004 2005 2006 2007

Tổng kim ngạch xuất khẩu 110,8 121,2 125,1 128,6 122,8 121,5

Nông sản 147,7 83,0 122,8 126,7 122,2 121,2(*)

Tổng kim ngạch nhập khẩu 121,7 127,8 117,4 124,9 121,4 135,5

Nông sản 97,6 131,8 133,0 134,2 134,9 131(*)

Chú ý: (*) - số liệu chỉ đến tháng 11/ 2007 so sánh với 11 tháng 2006 (Nguồn: Tính toán dựa trên số liệu của TCTK, TCHQ Việt Nam)

Page 232: BÁO CÁO CUỐI CÙNG

225

Bảng 7. Xuất khẩu một số nông lâm sản chủ yếu (1000 tấn/ tr.USD)

2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 S.lượng Giá trị S.lượng Giá trị S.lượng Giá trị S.lượng Giá trị S.lượng Giá trị S.lượng Giá trị S.lượng Giá trị Gạo 3,729.5 624.7 3,240.9 725.5 3,813.3 720.5 4,059.7 950.4 5,250.3 1,407.2 4,615.7 1,266.9 4500,0 1,460.0 Tốc độ tăng trưởng XK (%) 16.14 -0.69 31.91 48.06 -9.97 15.24 Cao su 308.1 166.0 448.6 267.8 433.1 377.9 513.3 596.9 587.1 804.1 701.7 1,274.8 719,0 1,400.0 Tốc độ tăng trưởng XK (%) 61.33 41.11 57.95 34.71 58.54 9.82 Cà phê 931.2 391.3 718.6 322.3 749.2 504.8 974.8 641.0 892.4 735.5 1,009.7 1,189.5 1200,0 1,860.0 Tốc độ tăng trưởng XK (%) -17.63 56.62 26.98 14.74 61.73 56.37 Điều 43.7 151.7 62.2 209.0 84.0 284.9 105.1 436.0 108.8 501.5 123.8 489.4 153,0 649.0 Tốc độ tăng trưởng XK (%) 37.77 36.32 53.04 15.02 -2.41 32.61 Tiêu 57.0 91.2 76.6 107.2 74.1 104.9 111.9 152.4 109.0 150.5 94.8 158.6 86,0 282.0 Tốc độ tăng trưởng XK (%) 17.54 -2.15 45.28 -1.25 5.38 77.81 Chè (các loại) 68.2 78.4 74.8 82.5 59.8 59.8 99.4 95.5 87.9 96.9 74.7 73.8 114,0 131.0 Tốc độ tăng trưởng XK (%) 5.23 -27.52 59.70 1.47 -23.84 77.51 Rau và quả 330.0 219.7 182.6 178.8 235.5 211.4 299.0 Tốc độ tăng trưởng XK (%) -33.42 -16.89 -2.08 31.71 -10.23 41.44 Lạc 78.2 38.2 105.1 50.8 82.7 48.0 44.8 27.1 54.5 32.9 13.8 10.2 37 30.8 Tốc độ tăng trưởng XK (%) 32.98 -5.51 -43.54 21.40 -69.00 -16.75 Quế 3.9 6.2 4.5 5.9 5.0 5.4 8.3 8.1 8.0 8.0 13.6 13.3 12,5(*) 13.5(*)

Tốc độ tăng trưởng (%) -4.84 -8.47 50.00 -1.23 66.25 Gỗ và sản phẩm đồ gỗ 337.8 435.5 567.2 1,139.1 1,562.5 1,912.7 2,364.0 Tốc độ tăng trưởng XK (%) 28.92 30.24 100.83 37.17 22.41 23.59 Mây, tre và SP thực vật 93.9 107.9 136.1 162.3 180.2 186.5 218.0 Tốc độ tăng trưởng XK (%) 14.91 26.14 19.25 11.03 3.50 16.89

(Nguồn: Tính toán dựa trên số liệu của TCTK, TCHQ Việt Nam) (*) số liệu chỉ đến tháng 11/ 2007

Page 233: BÁO CÁO CUỐI CÙNG

226

Bảng 8. Nhập khẩu một số nông lâm sản chủ yếu (1000 tấn/ Tr.USD)

2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 S.lượng Giá trị S.lượng Giá trị S.lượng Giá trị S.lượng Giá trị S.lượng Giá trị S.lượng Giá trị S.lượng Giá trị Bong 113.1 131.9 97.1 96.7 90.5 105.7 127.0 182.2 150.6 167.2 181.3 219.0 212 267 Dầu mỡ động, thực vật 265.4 83.6 339.6 140.9 - 159.6 - 230.1 - 193.3 - 256.7 - 473 Bột mỳ 61.7 11.2 59.8 11. 50.6 9.5 47.0 9.7 38.8 8.6 37.8 8.7 76.4 23.8

Lúa mỳ 0.0 0.0 842.6 113.3 857.9 124.8 810.7 154.5 1,121.4 200.6 1,245.7 225.3 1,280 370

Sữa và SP sữa - 122.2 163.6 196.6 311.2 321.1 498

Đường 81.3 21.3 0.66 0.18 0.0 0.0 0.0 0.0 78.5 21.9 118.515 48.61 40.0 9.8

Bột giấy - - 46.9 20.7 88.6 39.8 148.3 70.6 142.7 70.5 143.803 81.322 131.6 84.9

Gỗ và nguyên liệu đồ gỗ 158.8 179.1 273.7 505.5 650.7 774.948 1,022 Thức ăn gia súc và nguyên liệu thức ăn 174.8 233.2 420.6 452 593.7 736.653 1,124

Nguyên liệu thuốc lá 138.9 157.4 173.6 159.7 197.6 160.827 205.3

Chú ý: (-) Không có số liệu thống kê; (Nguồn: Tính toán dựa trên số liệu của TCTK, TCHQ Việt Nam)

Bảng 9: Xuất khẩu gạo chia theo thị trường (1000 tấn/ Tr.USD) 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 S.lượng Giá trị S.lượng Giá trị S.lượng Giá trị S.lượng Giá trị S.lượng Giá trị S.lượng Giá trị S.lượng Giá trị Tỏng số 3,729.5 624.7 3,240.9 725.5 3,813.3 720.5 4,059.7 950.4 5,250.3 1,407.2 4,615.7 1,266.9 4,500.0 1,454.0 Châu Mỹ 46.5 7.2 302.8 52.3 0.3 0.1 1.1 0.3 547.5 136.9 402.2 103.8 4.5 1.8 Hoa Kỳ 46.3 7.2 21.6 5.7 0.3 0.1 0.9 0.2 0.0 0.0 1.0 0.4 1.3 0.5 Châu Âu 401.8 60.9 240.1 43.9 193.8 34.4 324.4 70.8 87.4 23.2 150.9 43.6 58.0 20.8 EU 16.0 2.4 14.8 2.6 7.4 1.3 20.9 5.3 10.1 3.3 32.5 9.1 9.6 4.2 Châu Á 1,859.9 379.9 2,395.6 579.3 2,395.2 461.8 2,658.0 456.8 2,484.1 686.0 2,776.4 786.1 1,767.3 567.1 ASEAN 1,564.8 249.1 1,456.3 291.5 2,115.2 388.7 1,401.2 318.3 2,225.0 616.9 2,461.1 701.1 1,633.2 522.2 China + Hong Kong 52.5 8.2 14.8 2.8 3.2 0.8 82.8 19.9 49.4 12.3 46.1 13.2 44.8 16.6 Châu Phi 409.8 58.4 7.7 1.1 28.6 4.8 92.8 18.9 252.7 57.3 0.0 0.0 37.0 11.0 Châu Úc 2.8 0.5 11.4 2.1 1.7 0.4 4.5 0.9 3.2 0.8 1.3 0.4 2.4 0.9 Các nước khác 1,008.8 117.9 283.4 46.9 1,193.7 219.1 978.9 402.6 1,875.4 502.9 1,285.023 332.9 2630.8 852.4

(Nguồn: Tính toán dựa trên số liệu của TCTK, TCHQ Việt Nam)

Page 234: BÁO CÁO CUỐI CÙNG

227

Bảng 10: Xuất khẩu cao su tự nhiên phân theo thị trường (1000 tấn/ Tr. USD) 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 S.lượng Giá trị S.lượng Giá trị S.lượng Giá trị S.lượng Giá trị S.lượng Giá trị S.lượng Giá trị S.lượng Giá trị Tổng số 308.1 166.0 448.6 267.8 433.1 377.9 513.3 596.9 587.1 804.1 701.7 1,274.8 1,454.0 1,400 Châu Mỹ 4.5 2.5 19.6 12.2 16.3 14.6 19.3 20.9 22.3 29.1 26.1 44.2 1.8 57.6 Hoa Kỳ 3.9 2.1 16.5 10.1 12.3 10.8 16.1 16.9 19.2 24.8 17.4 27.9 0.5 39.1 Châu Âu 78.7 43.1 78.1 50.7 84.0 78.7 96.6 113.5 98.7 131.8 114.3 215.6 20.8 192.7 EU 39.9 21.1 69.3 44.0 60.8 55.9 66.7 77.6 69.3 90.8 89.7 149.2 4.2 147.6 Châu Á 214.3 112.2 334.4 192.4 301.3 251.2 387.0 450.1 452.0 625.2 560.1 1,012.7 567.1 1,122.3 ASEAN 62.8 28.2 95.8 53.8 44.5 38.7 18.8 20.7 14.8 19.0 17.6 30.7 522.2 87.5 Trung Quốc + Hong Kong 101.3 54.1 174.1 97.6 198.4 15.9 308.4 363.7 374.1 525.2 472.4 855.9 16.6 843.9 Châu phi 0.0 0.0 0.3 0.2 0.3 0.2 0.4 0.5 0.0 0.0 0.3 0.5 11.0 0.3 Châu úc 0.8 0.4 0.6 0.4 0.3 0.3 0.5 0.6 0.4 0.6 0.9 1.9 0.9 1.5 Các nước khác 9.8 7.7 15.6 12.0 31.0 32.9 9.4 1.3 13.8 17.4 0.0 0.0 852.4 25,6

(Nguồn: Tính toán dựa trên số liệu của TCTK, TCHQ Việt Nam)

Bảng 11. Xuất khẩu cà phê chia theo thị trường (1000 tấn/ tr.USD) 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 S.lượng Giá trị S.lượng Giá trị S.lượng Giá trị S.lượng Giá trị S.lượng Giá trị S.lượng Giá trị S.lượng Giá trị Tổng số 931.2 391.3 718.6 322.3 749.2 504.8 974.8 641.0 892.4 735.5 1,009.7 1,189.5 1,194 1854,0 Châu Mỹ 160.5 654 94.4 41.2 112.4 75.2 150.5 98.5 131.7 109.2 137.4 174.1 139.2 219.2 Hoa Kỳ 147.1 60.0 90.1 39.2 109.4 73.1 135.4 88.8 117.7 97.5 130.9 166.4 135.0 212.7 Châu Âu 608.9 253.2 432.7 194.8 457.4 306.2 633.0 417.1 400.9 331.1 487.8 607.7 660.6 1,026.5 EU 380.7 159.3 393.2 178.5 391.1 262.3 556.7 367.3 370.2 308.9 470.8 586.4 558.4 878.9 Châu Á 121.3 50.8 118.5 52.6 118.0 81.2 110.5 72.3 105.7 86.7 133.7 164.1 173.6 271.0 ASEAN 55.0 22.7 47.7 20.4 46.8 31.0 39.1 24.6 40.0 31.4 40.6 51.1 74.6 113.2 Trung Quốc + Hong Kong 6.8 2.7 9.2 4.1 10.1 7.0 9.5 6.0 9.8 7.9 14.1 16.5 16.5 26.0 Châu Phi 2.1 0.8 3.5 1.3 3.7 2.4 6.4 4.1 7.5 6.4 8.2 10.0 8.3 12.6 Châu úc 11.7 4.6 14.9 6.9 15.3 10.4 17.1 11.2 15.7 13.3 10.0 12.8 12.3 18.6 Các nước khác 26.6 16.5 54.7 25.6 42.5 29.4 57.3 37.9 231.0 188.8 232.6 220.8 200 306.1

(Nguồn: Tính toán dựa trên số liệu của TCTK, TCHQ Việt Nam)

Page 235: BÁO CÁO CUỐI CÙNG

228

Bảng 12. Xuất khẩu điều phân theo thị trường (1000 tấn /triệu USD) 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 S.lượng Giá trị S.lượng Giá trị S.lượng Giá trị S.lượng Giá trị S.lượng Giá trị S.lượng Giá trị S.lượng Giá trị Tổng số 43.7 151.7 62.2 209.0 84.0 284.9 105.1 436.0 108.8 501.5 123.8 489.4 153 649 Châu Mỹ 14.3 48.7 22.6 77.8 32.3 111.4 48.8 197.8 39.0 175.5 45.6 182.7 56.8 248.6 Hoa Kỳ 13.0 44.1 20.9 71.5 29.1 99.8 44.1 177.8 34.9 156.9 41.6 166.8 51.9 227.9 Châu Âu 8.0 31.3 12.4 46.3 15.6 57.2 20.5 89.2 26.3 129.3 29.3 125.7 46.1 200.0 EU 7.5 29.3 12.2 45.6 15.3 56.3 18.9 82.4 23.2 114.4 24.0 104.6 39.5 165.6 Châu Á 15.8 51.4 18.1 55.8 21.6 68.2 21.6 87.5 28.1 120.7 33.5 115.5 32.7 131.7 ASEAN 0.2 0.7 0.5 2.0 1.4 5.2 1.5 6.5 1.8 8.7 1.7 6.9 3.4 14.8 Trung Quốc + Hong Kong 14.0 44.2 15.5 46.0 18.6 57.0 18.2 72.0 23.9 100.3 28.8 97.2 27.2 107.4 Châu Phi 0.0 0.0 0.0 0.0 0.0 0.1 0.1 0.6 0.2 1.1 0.4 1.5 0.5 2.1 Châu úc 5.1 20.1 7.2 24.2 10.5 36.6 11.6 49.9 12.0 60.2 14.5 61.5 11.9 51.9 Các nước khác 0.5 0.3 1.9 4.9 4.1 11.1 2.3 10.9 3.2 14.7 0.5 2.6 5 14.7

(Nguồn: Tính toán dựa trên số liệu của TCTK, TCHQ Việt Nam)

Bảng 13. Xyúât khẩu hạt tiêu phân theo thị trường (1000 tấn /triệu USD) 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 S.lượng Giá trị S.lượng Giá trị S.lượng Giá trị S.lượng Giá trị S.lượng Giá trị S.lượng Giá trị S.lượng Giá trị Tổng số 57.0 91.2 76.6 107.2 74.1 104.9 111.9 152.4 109.0 150.5 94.8 158.6 86 282 Châu Mỹ 3.8 6.3 12.0 18.0 11.2 17.1 19.5 28.4 20.9 30.7 18.9 32.1 7.2 22.1 Hoa Kỳ 3.2 5.4 11.2 16.8 10.6 16.0 18.8 27.3 19.8 29.0 17.8 30.0 6.7 20.7 Châu Âu 14.0 22.6 27.0 38.5 23.7 34.7 39.0 54.4 42.3 59.5 45.2 77.6 31.2 107.3 EU 10.1 16.2 22.9 32.8 16.1 24.6 25.4 37.1 30.4 44.6 35.1 62.0 22.6 78.6 Châu Á 30.5 48.7 19.6 26.2 18.1 25.1 18.1 24.2 16.0 21.3 29.1 45.6 24.0 74.7 ASEAN 16.7 26.2 10.2 13.7 7.9 11.0 8.1 11.1 7.0 9.5 10.3 16.5 4.8 14.7 Trung Quốc + Hong Kong 5.5 9.1 4.1 5.6 1.7 2.4 1.0 1.3 0.0 0.0 0.4 0.8 1.1 3.1 Châu Phi 2.9 5.0 0.1 0.2 0.2 0.2 0.5 0.7 0.8 1.2 1.1 2.0 0.8 3.0 Châu úc 0.2 0.3 0.4 0.8 0.7 1.3 0.8 1.5 0.5 1.0 0.6 1.2 0.3 1.2 Các nước khác 5.7 8.3 17.6 23.5 20.3 26.5 34.0 43.3 28.5 36.9 0.0 0.0 22.5 73.7

(Nguồn: Tính toán dựa trên số liệu của TCTK, TCHQ Việt Nam)

Page 236: BÁO CÁO CUỐI CÙNG

229

Bảng 14. Xuất khẩu chè phân theo thị trường (1000 tấn /triệu USD) 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 S.lượng Giá trị S.lượng Giá trị S.lượng Giá trị S.lượng Giá trị S.lượng Giá trị S.lượng Giá trị S.lượng Giá trị Tổng số 68.2 78.4 74.8 82.5 59.8 59.8 99.4 95.5 87.9 96.9 74.7 738 114 131 Châu Mỹ 1.8 1.3 2.6 2.0 1.9 1.4 3.2 2.0 1.6 1.3 2.9 1.8 4.2 2.9 Hoa Kỳ 1.0 0.8 2.2 1.7 1.3 1.0 2.5 1.6 1.3 1.0 2.1 1.6 3.6 2.4 Châu Âu 11.9 11.3 11.7 11.1 13.3 12.1 19.8 18.0 23.0 22.9 22.8 23.3 22.2 24.4 EU 4.0 4.1 8.1 7.4 5.4 5.6 7.9 7.8 10.9 10.9 10.5 10.9 10.0 11.6 Châu Á 41.9 52,5 36.6 47.8 25.1 27.3 36.5 39.9 36.0 42.2 49.0 48.6 53.7 54.8 ASEAN 3.3 2,.6 2.7 2.3 3.3 2.0 3.8 2.7 4.2 3.2 3.9 5.5 9.6 6.6 Trung Quốc + Hong Kong 0.9 1.5 0.7 0.8 1.4 1.3 3.3 3.6 5.8 6.1 7.9 7.9 17.7 17.9 Châu Phi 0.0 0.0 0.0 0.0 0.0 0.0 0.0 0.0 0.0 0.0 0.0 0.0 0.0 0.0 Châu úc 0.0 0.0 0.0 0.0 0.0 0.1 0.2 0.1 0.0 0.0 0.0 0.0 0.0 0.0 Các nước khác 12.5 13.3 23.9 21.7 19.4 18.9 39.7 35.5 27.3 30.6 0.0 0.0 33.9 48.9

(Nguồn: Tính toán dựa trên số liệu của TCTK, TCHQ Việt Nam)

Bảng 15. Xuất khẩu rau quả phân theo thị trường (1000 tấn /triệu USD) 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 S.lượng Giá trị S.lượng Giá trị S.lượng Giá trị S.lượng Giá trị S.lượng Giá trị S.lượng Giá trị S.lượng Giá trị Tổng số 330.0 219.7 182.6 178.8 235.5 211.1 299 Châu Mỹ 3.2 8.0 10.4 16.6 15.5 23.7 26.6 Hoa Kỳ 2.0 5.9 8.1 14.9 13.2 18.4 20.3 Châu Âu 17.9 22.7 29.1 35.6 49.3 52.1 66.0 EU 10.7 13.3 19.2 21.3 27.3 27.3 39.5 Châu Á 203.9 186.8 139.9 97.3 1288 130.3 130.3 ASEAN 9.6 7.3 20.5 19.6 20.9 29.3 21.5 Trung Quốc + Hong Kong 147.1 126.1 70.8 29.8 42.4 34.8 35.3 Châu Phi 0.0 0.1 0.4 1.0 1.3 0.6 0.5 Châu úc 2.1 2.1 2.8 2.6 5.7 4.5 4.4 Các nước khác 102.9 18.6 0.0 25.9 35.0 0.0 71.2

(Nguồn: Tính toán dựa trên số liệu của TCTK, TCHQ Việt Nam)

Page 237: BÁO CÁO CUỐI CÙNG

230

Bảng 16. Xuất khẩu lạc phân theo thị trường (1000 tấn & triệu USD) 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 S.lượng Giá trị S.lượng Giá trị S.lượng Giá trị S.lượng Giá trị S.lượng Giá trị S.lượng Giá trị S.lượng Giá trị Tổng số 78.2 38.2 105.1 50.8 82.7 48.0 44.8 27.1 54.5 32.9 13.8 10.2 37 30.8 Châu Mỹ 0.0 0.0 0.0 0.0 0.0 0.0 0.0 0.0 0.0 0.0 0.0 0.0 0.0 0.0 Hoa Kỳ 0.0 0.0 0.0 0.0 0.0 0.0 0.0 0.0 0.0 0.0 0.0 0.0 0.0 0.0 Châu Âu 0.5 0.3 0.0 0.0 1.5 1.2 0.2 0.1 0.0 0.0 0.0 0.0 0.0 0.0 EU 0.0 0.0 0.0 0.0 0.9 0.7 0.0 0.0 0.0 0.0 0.0 0.0 0.0 0.0 Châu Á 77.1 37.6 105.0 50.9 80.5 47.4 44.5 26.8 54.0 32.6 13.8 10.2 29.0 23.6 ASEAN 75.2 36.5 92.5 44.4 79.0 46.4 43.8 26.4 54.0 32.6 13.4 9.9 28.7 23.4 Trung Quốc + Hong Kong 0.5 0.3 1.8 0.9 0.0 0.0 0.6 0.4 0.0 0.0 0.4 0.3 3.0 3.1 Châu Phi 0.0 0.0 0.0 0.0 0.0 0.0 0.0 0.0 0.0 0.0 0.0 0.0 0.0 0.0 Châu úc 0.0 0.0 0.0 0.0 0.0 0.0 0.0 0.0 0.0 0.0 0.0 0.0 0.0 0.0 Các nước khác 0.5 0.2 0.1 0.7 0.6 0.2 0.1 0.5 0.4 0.0 0.0 8.0 7.2

(Nguồn: Tính toán dựa trên số liệu của TCTK, TCHQ Việt Nam)

Bảng 17. Xuất khẩu gỗ và sản phẩm đồ gỗ phân theo thị trường (1000 tấn & triệu USD)

2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 S.lượng Giá trị S.lượng Giá trị S.lượng Giá trị S.lượng Giá trị S.lượng Giá trị S.lượng Giá trị S.lượng Giá trị

Tổng số 337.8 435.5 567.2 1,139.1 1,562.5 1,912.7 2404.1

Châu Mỹ 20.1 51.2 123.2 331.3 584.6 778.3 997.1

Hoa Kỳ 16.1 44.7 115.5 318.9 567.0 744.1 948.5

Châu Âu 99.7 102.2 162.3 386.0 467.5 504.5 672.3

EU 88.5 98.2 158.8 376.2 449.7 497.3 641.2

Châu Á 207.1 257.3 246.8 358.8 433.6 543.2 648.6

ASEAN 17.4 23.3 14.5 37.2 28.9 30.6 23.3

Trung Quốc + Hong Kong 14.8 24.1 22.6 46.5 68.9 101.3 174.7

Châu Phi 0.5 0.2 0.3 1.5 3.8 4.4 2.2

Châu úc 10.3 17.6 27.8 49.0 55.9 70.0 60.2

Các nước khác 0.0 58.1 6.8 12.5 20.9 12.3 23.7

(Nguồn: Tính toán dựa trên số liệu của TCTK, TCHQ Việt Nam)

Page 238: BÁO CÁO CUỐI CÙNG

231

Bảng 18. Xuất khẩu mây tre đan và thảm thực vật phân theo thịu trường (1000 tấn & triệu USD) 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 S.lượng Giá trị S.lượng Giá trị S.lượng Giá trị S.lượng Giá trị S.lượng Giá trị S.lượng Giá trị S.lượng Giá trị Tổng số 93.9 107.9 136.1 162.3 180.2 186.5 218 Châu Mỹ 2.4 4.7 9.9 23.6 23.9 29.0 31.6 Hoa Kỳ 2.4 4.7 9.9 23.6 22.1 25.5 27.2 Châu Âu 5.1 7.5 12.6 16.0 78.3 98.7 127.9 EU 5.1 7.5 12.6 16.0 73.3 94.5 121.4 Châu Á 42.9 46.4 49.5 43.5 64.2 29.4 48.9 ASEAN 0.0 0.0 0.0 0.0 2.7 6.0 2.1 Trung Quốc + Hong Kong 12.3 12.6 16.3 15.8 17.5 4.6 1.8 Châu Phi 0.0 0.0 0.0 0.0 0.8 1.0 0.8 Châu úc 0.0 0.0 0.0 0.0 5.6 4.3 5.0 Các nước khác 43.5 49.3 64.1 79.2 96.1 24.1 3.8

(Nguồn: Tính toán dựa trên số liệu của TCTK, TCHQ Việt Nam)

Page 239: BÁO CÁO CUỐI CÙNG

232

Bảng 19. Xuất khẩu gạo thê giới và các nước xuất khẩu chủ yếu (Triệu tấn)

2001/02 2002/03 2003/04 2004/05 2005/06 2006/07 (dự

đoán.) 2007/08 (dự

báo.)

Hoa Kỳ 2.95 3.86 3.33 3.33 3.66 2.95 3.42

Ấn Độ 6.3 5.44 2.75 2.5 4.69 4.2 3.4

Paskistan 1.63 1.99 1.78 2 3.66 3 3.2

Thai Lan 7.24 7.55 10 8.25 7.38 8.5 9

Việt nam 3.24 3.8 4.2 3.9 4.71 4.6 5

Thế giới 27.3 28.62 26.01 24.37 30.16 28.65 29.69

(Nguồn: WASDE/USDA)

Bảng 20. Xuất khẩu cà phê thê giới và các nước xuất khẩu chủ yếu (1000 bao)

2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 (từ 11/06

đến 10/07)

Brazil 23,810 29,751 24,864 27,465 25,033 28,402 28,755 Việt Nam 11,966 11,555 14,497 13,994 13,218 17,154 18,128 Colombia 10,625 10,478 10,154 11,005 10,743 10,235 11,056 Indonesia 5,173 4,280 4,821 5,822 6,795 4,770 40,630 Guatemala 3,330 3,965 3,306 3,457 3,348 3,504 37,501 Peru 2,638 2,838 2,480 3,305 2,272 4,114 33,780 Honduras 2,617 2,439 2,794 2,395 2,929 3,104 32,362 Ấn Đọ 3,441 3,567 3,826 2,790 3,581 2,878 30,524 Mexico 2,893 2,561 2,422 1,907 2,508 2,687 28,814 Ethiopia 1,939 2,277 2,374 2,620 2,702 2,766 27,444 Các nước khác 17,015 16,296 15,989 14,786 15,093 14,367 15,340 Thế giới 85,447 90,007 87,527 89,546 88,222 93,981 96,386

(Nguồn: Tổ chức cà phê Thế giới),

Bảng 21. Xuất khẩu chè của thế giới và của Việt Nam (Triệu tấn)

Năm Viet Nam Thế giới

2001 56,000 308,195

2002 75,000 341,060

2003 85,000 362,160

2004 100,000 323,480

2005 95,000 314,270

2006 100,000 289,230

2007(dự đoán.) 90,000 271,000

(Nguồn: VPA)

Page 240: BÁO CÁO CUỐI CÙNG

233

Bảng 22. Xuất khẩu điều của thế giới và các nước xuất khẩu chủ yếu (1000 tấn)

2000 2001 2002 2003 2004 2005

Ấn Độ 81.67 90.4 122.08 98.55 109.87 124.97

Việt Nam 21.07 37.78 54.17 67.85 81.19 81.33

Brazil 33.59 29.36 30.12 41.57 47.44 41.86

Các nước khác 3,331.82 3,312.48 3,150.44 3,325.38 3,360.38 3,245.4

Thế giới 3,468.15 3,470.02 3,356.81 3,533.35 3,598.88 3,493.56

(Nguồn: Thông kê của FAO- FAOSTAT)

Bảng 23. Xuất khẩu chè của thế giới và các nước xuất khẩu chủ yếu (1000 tấn)

2000 2001 2002 2003 2004 2005

Kenya 217.29 207.24 88.37 293.75 284.32 313.2

TRung Quốc 238.11 258.64 259.04 266.22 285.69 291.21

Sri Lanka 287.01 293.53 290.57 297.01 298.91 177.32

Ấn Đọ 200.87 177.6 181.67 174.25 174.9 159.15

Indonesia 105.59 99.8 100.19 88.18 98.58 102.3

Argentina 50.01 58.11 57.65 59.09 67.86 67.7

Việt Nam 29.04 31.08 42.65 41.04 70.47 51.1

Uganda 26.41 18.22 30.38 8.07 36.86 36.53

Malawi 64.06 36.59 28.19 36.93 32.74 33.82

Liên hiệp Ả rập 13.92 18.25 27.24 18.98 19.2 31.38

Các nước khác 231.62 256.26 242.5 243.05 222.75 223.89

Thế giới 1,463.93 1,455.32 1,348.45 1,526.57 1,592.28 1,487.6

(Nguồn: Thông kê của FAO- FAOSTAT)

Bảng 24. Các nhà sản xuất cao su tự nhiên của thế giới (1000 tấn)

2001 2002 2003 2004 2005 2006

Thái Lan 2,320 2,615 2,876 2,984 2,932 2,900

Indonesia 1,607 1,630 1,792 2,066 2,271 2,367

Malaysia 882 890 986 1,169 1,126 1,165

Ấn Độ 632 641 707 743 772 853

Việt Nam 313 331 364 419 469 560

Trung Quốc 464 468 480 486 428 483

Sri Lanka 86 91 92 95 104 115

Philippines 71 76 84 80 79 74

Các nước khác 878 619 683 707 697 503

Tổng cộng 7,252 7,361 8,063 8,748 8,877 9,019

(Nguồn: Thông kê của FAO- FAOSTAT)

Page 241: BÁO CÁO CUỐI CÙNG

234

Bảng 25. Xuất khẩu cao su tự nhiên trên thế giới và các nước xuất khẩu chủ yếu (1000 tấn)

2000 2001 2002 2003 2004 2005

Thái Lan 2,003.7 1,864.99 2,053.82 2,307.74 2,167.96 2,137.54

Indonesia 1,370.51 1,443.01 1,487.39 1,648.42 1,862.51 2,019.77

Malaysia 886.16 740.43 808.9 868.02 1,360.98 1,091.51

Việt Nam 206.93 222.69 289.71 247.69 190 248.75

Côte d'Ivoire 119.53 125.93 123.53 129.08 121.34 138.03

Philippines 30.68 39.07 44.56 55.24 43.31 61.2

Ấn Độ 3.45 4.94 36.78 42.04 32 48.2

Liberia 32.15 35.97 30.71 33.4 45.29 44.34

Guatemala 17.79 18.23 22.48 24.26 32.11 36.3

Myanmar 30.17 19.56 25.76 16.33 23.22 34.32

Các nước khác 4,394.93 4,590.93 4021.2 3,937.16 3,596.52 3,419.96

Thế giới 9,096 9,105.75 8,944.84 9,309.38 9,475.24 9,279.92

(Nguồn: Thông kê của FAO- FAOSTAT)

Bảng 26. Xuất khẩu lạc thế giới và các nhà xuất khẩu chủ yếu (1000 tấn)

2000 2001 2002 2003 2004 2005

Hoa Kỳ 13.85 14.29 13.82 11.72 17.48 21.83

ởung Quốc 9.56 10.44 11.65 12.03 13.1 14.92

Canada 14.9 15.31 14.87 15.09 14.11 14.82

Hà Lan 4.19 5.5 6.99 6.27 4.77 6.4

Việt Nam 1.84 1.82 2.05 1.67 1.97 1.83

Các nước khác 2,260.61 1,956.1 1,955.36 1,958.74 1,957.13 1,945.69

Thế giới 2,304.95 2,003.46 2,004.74 2,005.52 2,008.56 2,005.49

(Nguồn: Thông kê của FAO- FAOSTAT)

Page 242: BÁO CÁO CUỐI CÙNG

235

CHƯƠNG IV: PHẦN I Ý N G H ĨA CHIẾN LƯỢC CỦA VIỆC GIA NHẬP WTO ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VIỆT NAM

Nội dung: 1. Dẫn nhập; 2. Tác động của WTO đối với Doanh nghiệp: Các vấn đề và Quan điểm: 3. Cải thiện Môi trường Kinh doanh ở Việt Nam; 4. Các Cơ hội Xuất khẩu; 5. Tiếp cận Đầu vào Chi phí thấp và Công nghệ từ Nước ngoài; 6. Đe dọa Cạnh tranh từ Nước ngoài; 7. Thu hút Đầu tư Trực tiếp từ Nước ngoài; 8. Thư mục 1. Dẫn nhập Các quyết định của WTO có liên quan đến các chính sách của chính phủ. Nhưng, cuối cùng, thì những quyết định này tác động đến chiến lược và hoạt động hàng ngày của các doanh nghiệp Việt Nam và nước ngoài có hoạt động kinh doanh trong môi trường chính sách được định hình bởi các quy tắc của WTO. Các công ty cũng bị tác động bởi tính năng động sáng tạo trong hệ thống thương mại của WTO được minh họa thông qua các cuộc đàm phán thương mại, giải pháp tranh chấp thương mại, và các mô hình thực hiện các cam kết WTO. Các giám đốc và nhà quản lý đã phản ứng trước những thay đổi thông qua việc điều chỉnh chiến lược (phản ứng chủ động) đối với những diễn biến liên quan đến WTO hoặc bằng việc đi trước trong việc nỗ lực ảnh hưởng đối với tiến trình của các sự kiện của WTO. Lựa chọn thứ hai là khả thi đối với các doanh nghiệp và tổ chức lớn của doanh nghiệp như phòng thương mại hoặc các hiệp hội ngành nghề. Nội dung chương này liên quan đến môi trường kinh doanh nhằm rà soát lại những ý nghĩa của việc Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) đối với cộng đồng doanh nghiệp của đất nước và vì quyền lợi của các nhà đầu tư nước ngoài để Việt Nam được coi là một địa điểm thiết lập kinh doanh. Những câu hỏi chính được đề cập ở đây là: • Các cam kết WTO của Việt Nam có đóng góp vào việc cải thiện môi trường kinh

doanh và vào việc làm cho môi trường kinh doanh trở nên hấp dẫn hơn đối với các nhà đầu tư trong và ngoài nước không?

• Đâu là những cơ hội xuất khẩu mới có thể được gắn với việc Việt Nam gia nhập

WTO? • Việc Việt Nam gia nhập vWTO đã cải thiện việc tiếp cận đầu vào chi phí thấp và

công nghệ hiện đại cho các công ty đặt tại Việt Nam ở mức độ nào? • Cạnh tranh từ nước ngoài có ảnh hưởng như thế nào đối với các công ty ở Việt Nam? • Bài học nào có thể rút ra từ kinh nghiệm của Trung Quốc và các thành viên mới khác

của WTO đối với những nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài và cộng đồng doanh nghiệp ở Việt Nam?

Page 243: BÁO CÁO CUỐI CÙNG

236

2. Tác động của WTO đối với doanh nghiệp: Các Vấn đề và Quan điểm Việt Nam gia nhập WTO có thể được kết thúc chỉ sau nhiều năm đàm phán khó khăn và phức tạp và nhiều cải cách do quá trình gia nhập WTO đòi hỏi sẽ vẫn được tiếp tục. Do đó hai hình thức tác động đối với cộng đồng doanh nghiệp có thể được phân biệt như sau:

• Những tác động của việc gia nhập WTO đối với doanh nghiệp và môi trường chính sách, và

• Tác động của việc thực hiện những cam kết của Việt Nam sau khi gia nhập và

những tiến triển liên quan trong hệ thống thương mại của WTO Cả hai khía cạnh đó đều được xem xét trong báo cáo này. Điểm cuối cùng đặc biệt quan trọng bởi vì rất nhiều các vấn đề pháp lý, chính trị và xã hội đã không được giải quyết theo hướng thực sự thực hiện được những điều khoản của WTO tại thời điểm gia nhập WTO vì những tiến triển sau khi gia nhập hệ thống thương mại WTO rất có thể sẽ tiếp tục ảnh hưởng đến việc định hình các thể chế ở Việt Nam trong những năm tiếp sau. Các mốc thời gian khác nhau có thể được áp dụng để đánh giá chung về WTO. Ví dụ, việc đánh giá có thể là ngắn hạn (2 đến 5 năm), trung hạn (5 đến 10 năm) hoặc dài hạn. Có nghĩa là có thể xem xét tác động của những cải cách liên tục do WTO đem lại đối với môi trường kinh doanh qua cả một thế hệ.

Hộp 1 Ý nghĩa của việc Việt Nam gia nhập WTO: Rà soát Tài liệu

Tầm quan trọng của việc Việt Nam gia nhập WTO được thừa nhận và nghiên cứu. Các ấn phẩm như Nghiên cứu của ADETEF (TÊN DỰ ÁN: FSP 2000-148, 2007) đã đưa ra được đánh giá tổng thể về tác động của WTO đối với hệ thống kinh tế của Việt Nam. Các nhà nghiên cứu khác cũng đã tiến hành các nghiên cứu định lượng về tác động của việc tự do hóa thương mại đối với kinh tế Việt Nam. Một số nghiên cứu, bao gồm cả các nghiên cứu của MUTRAP 7, đã phân tích sâu ý nghĩa của việc Việt Nam gia nhập WTO đối với cộng đồng doanh nghiệp ở cả trong và ngoài nước. Tuy nhiên, như chúng ta đã biết, hiện nay vẫn chưa có đánh giá mang tính hệ thống ý nghĩa đối với doanh nghiệp của việc Việt Nam gia nhập WTO dựa trên số liệu thực nghiệm như được trình bày trong Chương X của tài liệu này. Đâu là quan hệ giữa môi trường kinh doanh quốc gia và sự phát triển kinh tế? Có đánh giá cho rằng sự phát triển kinh tế là kết quả tổng hợp tùy thuộc vào sự phụ thuộc lẫn nhau của rất nhiều các lựa chọn cá nhân, đã cho thấy thực tế thay đổi thể chế do WTO mang lại ở Việt Nam hoàn toàn là vấn đề trọng tâm cho tiến bộ trong phát triển kinh tế. Sau cùng, những thể chế về bản chất là những công cụ để các thành phần doanh nghiệp khác nhau và các cá nhân cùng kết hợp lại. Đây là một khía cạnh quan trọng bởi sáng tạo công

Page 244: BÁO CÁO CUỐI CÙNG

237

nghệ chưa phải là điều kiện đủ cho phát triển nếu không đi kèm theo đó những thay đổi về tổ chức. Tóm lại, vấn đề là ở các thể chế bởi vì chúng là những cỗ máy có thể khuyến khích hoặc kìm hãm các hoạt động doanh nghiệp. Phần lớn những nước có thu nhập thấp đều có nền kinh tế không hiệu quả do các thể chế yếu làm ảnh hưởng các hoạt động tạo giá trị gia tăng. Những nước này không thể sử dụng vốn vật chất và con người hoặc công nghệ của họ một cách đầy đủ. Trong môi trường thể chế không hiệu quả, các doanh nghiệp, các nhà quản lý hoặc những người chủ không thể thực hiện tốt công việc của mình và tiêu phí những nguồn lực quý giá và thời gian để giải quyết những việc không hiệu quả. Nói một cách đơn giản, một người di cư từ nền kinh tế có thu nhập thấp sang một nước phát triển ngay lập tức trở nên có năng suất khi anh ta đến nơi. Điều đó cho thấy vốn con người không được sử dụng hiệu quả tại khi ở trong nước. Tiến trình gần đây của Việt Nam là một ví dụ tốt về việc cải thiện và vai trò của WTO đối với thay đổi thể chế. Việt Nam trở thành thành viên của WTO đã giúp duy trì động lực cho cải cách trong nước, mà nhìn chung những cải cách này đều cải thiện môi trường kinh doanh cho cả các công ty trong và ngoài nước. Chúng có tác động chủ yếu đối với thương mại hàng hóa và dịch vụ của Việt Nam, trao đổi kiến thức kỹ thuật, đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) (hoặc việc xây dựng và mua các nhà máy và công ty ở Việt Nam của các nhà điều hành nước ngoài) và việc đầu tư chéo các tài sản tài chính như cổ phần và trái phiếu. Một phần lớn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam là nhằm sản xuất hàng hóa để xuất khẩu sang thị trường nước ngoài. Nếu điều này thực sự đúng có nghĩa dòng chảy thương mại và FDI là phụ thuộc lẫn nhau. Đầu tư nước ngoài – cả trực tiếp và cả thông qua các tài sản tài chính – được thừa nhận là có lợi cho sự phát triển kinh tế của Việt Nam. Đó là cách tốt nhất để tạo công ăn việc làm và học hỏi công nghệ hiện đại hoặc kỹ năng quản lý. Không giống như đầu tư trên thị trường tài chính, FDI có một lợi thế quan trọng khác: chúng không dễ bị tháo chạy trong nỗi hoảng sợ. Như nhà kinh tế của tờ Financial Time, Tiến sỹ Martin Worf đã nêu: “actories do not walk”. Trái ngược với những suy nghĩ thông thường, một lợi thế quan trọng khác khi Việt Nam hội nhập với thị trường thế giới là quá trình này phá vỡ sức mạnh hiếm hoi của các công ty lớn – cả các công ty đa quốc gia và các công ty lớn thuộc sở hữu nhà nước – bằng việc buộc chúng phải cạnh tranh quốc tế. Hội nhập khuyến khích việc áp dụng cách làm việc mới và công nghệ hiện đại. Rất nhiều chuyên gia cũng cho rằng chính sách mở cửa kinh tế của Việt Nam thúc đẩy hòa bình trong khu vực qua việc đem lại cho những quốc gia đang hưởng những lợi ích từ thương mại và FDI nhiều lý do quan trọng để không rủi ro với những căng thẳng quân sự. Các điều kiện của việc gia nhập WTO của Việt Nam và những cải cách liên quan không phải được xác định một cách xa vời thực tế. Rất nhiều thành viên của cộng đồng doanh nghiệp và xã hội tham gia vào quá trình này. Những thành phần liên quan quan trọng trong khu vực tư nhân bao gồm các loại hình phòng thương mại, hiệp hội ngành nghề, các công ty lớn thuộc sở hữu nhà nước và các doanh nghiệp tư nhân. Phần lớn các bên tham gia vào những nhóm làm việc của quốc gia về chính sách thương mại và tham gia vào tư vấn chính sách liên quan đến WTO. Với hơn 90% doanh nghiệp Việt Nam là

Page 245: BÁO CÁO CUỐI CÙNG

238

thuộc nhóm doanh nghiệp nhỏ và vừa, vai trò của các hiệp hội doanh nghiệp trong các vấn đề bảo vệ doanh nghiệp liên quan đến thương mại là đặc biệt quan trọng trong bối cảnh này. Phần thực nghiệm của dự án này dựa trên phỏng vấn sâu, nghiên cứu tình huống và một loạt các câu hỏi được thực hiện tại các công ty – trong nước và nước ngoài – đang có kinh doanh ở Việt Nam. Các dữ liệu thu thập được chủ yếu thuộc ba loại chính: 1. Các đặc trưng của công ty như loại hình sở hữu, địa điểm, quy mô và mức độ quốc tế

hóa, nhận thức về WTO, mức độ sẵn sàng xuất khẩu, kết quả hoạt động của công ty, khả năng điều chỉnh, tiếp cận của công ty tới các tổ chức kinh doanh lớn và nhận thức và sự sẵn sàng trong điều chỉnh cơ cấu.

2. Nhận thức về tác động của WTO đối với môi trường kinh doanh bao gồm các vấn đề

như mức độ thay đổi, mức độ rủi ro, cơ cấu chi phí, thái độ của chính phủ đối với doanh nghiệp, khả năng tiên liệu của chính sách kinh tế, mức độ can thiệp của chính phủ, chất lượng dịch vụ công được cung cấp cho các công ty và tác động chung của toàn cầu hóa.

3. Tác động của WTO đối với môi trường đầu tư và kinh doanh: tính ổn định và cải

thiện trong việc tiếp cận thị trường, cải thiện về tiếp cận đầu vào chi phí thấp, tăng cạnh tranh và khả năng ảnh hưởng đến quá trình xây dựng chính sách.

3. Môi trường Kinh doanh ở Việt Nam được cải thiện Các chỉ số cho thấy các nhà hoạch định chính sách Việt Nam coi việc đất nước trở thành thành viên của WTO là như là một công cụ để thực hiện các mục tiêu lớn. Một trong những mục tiêu này là đẩy nhanh sự nổi lên một cách hòa bình của Việt Nam như là một quốc gia thương mại quan trọng – và nhằm giảm thiểu căng thẳng về thương mại có liên quan đến mức tăng trưởng xuất khẩu nhanh của đất nước. Các cuộc đàm phán gia nhập cũng đã mở ra quá trình cải cách rộng lớn các luật lệ điều chỉnh các vấn đề thương mại ở Việt Nam, cùng với những cải cách vượt qua cả những vấn đề được quy định một cách hạn hẹp bởi các quy tắc và cam kết WTO. Nghị định thư về Gia nhập WTO của Việt Nam yêu cầu phải có sự thay đổi căn bản trong hệ thống pháp luật của đất nước, đặc biệt là vấn đề công bố chính thức các luật và quy định, tính công bằng về thủ tục trong quá trình ra quyết định, rà soát của tòa án và nguyên tắc không phân biệt đối xử. Hơn nữa, một trong những thách thức đối với môi trường kinh doanh được cải thiện là việc quy định lại trong lĩnh vực ngân hàng được coi là hệ thống thần kinh của nền kinh tế và, do đó, có thể có tác động sâu sắc đến kết quả hoạt động của nền kinh tế (Sam, Thu, 2005) Chỉ số kinh tế tổng thể đối với Việt Nam là ấn tượng kể từ khi đất nước gia nhập WTO. Bùng nổ đầu tư, tiêu dùng và tăng trao đổi thương mại đã thúc đẩy phát triển kinh tế kể từ tháng Một 2007 khi Việt Nam trở thành thành viên của WTO. (Hộp 2).

Page 246: BÁO CÁO CUỐI CÙNG

239

Hộp 2 Tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ sau khi gia nhập WTO của Việt Nam

Theo dự báo của ADO (ADO, 2007) thì dự báo tăng trưởng GDP cho năm 2007 và 2008 của Việt Nam là 8,3% và 8,5%. Các ngành công nghiệp thuộc khu vực tư nhân mở rộng nhanh hơn khu vực nhà nước. Đầu tư tăng 14% trong nửa đầu năm 2007 là kết quả được kích thích bởi việc gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới của Việt Nam và bởi những cải thiện trong môi trường kinh doanh (ADO, 2007). Tăng trưởng được dẫn dắt bởi hai ngành – chế tạo và xây dựng – công nghiệp của Việt Nam dự kiến sẽ tăng khoảng 10,8% trong năm 2008. Các sản phẩm có giá trị gia tăng cao hơn, bao gồm cả các hàng hóa điện tử cho xuất khẩu, chiếm tỷ lệ ngày càng tăng trong sản xuất nội địa trong ngành chế tạo. Trong khu vực xây dựng những dự án lớn bao gồm xây dựng đường, cảng và các nhà máy phát điện, mở rộng các cơ sở khách sạn và resort nghỉ dưỡng cho ngành du lịch và xây dựng văn phòng và căn hộ cho thuê cao cấp ở các thành phố lớn của Việt Nam. Khu vực dịch vụ của Việt Nam được khích lệ bởi tăng tiêu dùng nội địa và du lịch, cũng như việc nới lỏng dần một số tiểu khu vực cho cạnh tranh nước ngoài, dự kiến sẽ tăng khoảng 8,6% trong năm 2008. Những tiểu khu vực có thể mở rộng nhanh nhất là tài chính và ngân hàng, thương mại, giao thông và thông tin liên lạc, và du lịch. Nông nghiệp rất có thể tăng 3,1% trong năm 2008. Sự vốn hóa của thị trường chứng khoán của các công ty niêm yết tại thị trường chứng khoán của Việt Nam đã tăng tương đương với mức 28% của GDP trong năm 2007, từ chỉ 5% trong năm 2005 và rất có thể sẽ tiếp tục tăng mặc dù có khủng hoảng kinh tế trong năm 2008 ảnh hưởng đến nền kinh tế Mỹ. Theo: ADO 2007 Rõ ràng, những xu hướng được nêu trong Hộp 2 có thể gắn với nhiều nhân tố mà việc trở thành thành viên WTO chỉ là một trong những nhân tố đó. Tuy nhiên, phần lớn thành viên cộng đồng doanh nghiệp nhận thức việc trở thành thành viên là một yếu tố quyết định đáng kể trong việc cải thiện môi trường kinh doanh như nêu ở trên. Thực sự, trong những năm đàm phán gia nhập WTO của Việt Nam và kể từ khi gia nhâp nền kinh tế và môi trường kinh doanh trong nước ở Việt Nam đã có những thay đổi tích cực. Các nguyên tắc của kinh tế thị trường và hoạt động thương mại và đầu tư tự do hơn đã trở thành suy nghĩ phổ biến. Công chúng Việt Nam đã thừa nhập rộng rãi những khái niệm của WTO như minh bạch, quản trị và đối xử quốc gia. Việc làm rõ quyền sở hữu một phần là nhờ các cam kết WTO liên quan đến tư nhân hóa nhiều doanh nghiệp Việt Nam và việc làm rõ vị thế của doanh nghiệp nhà nước. Việc bảo vệ cơ chế thị trường thông qua việc cải thiện các điều kiện cạnh tranh, giảm trợ cấp, giảm kiểm soát giá cả, bảo đảm của nhà nước đối với các hợp đồng thương mại đã đóng góp nhiều vào kết quả hoạt động tốt của nền kinh tế. Những nỗ lực làm giảm quan lieu và tham nhũng, cải thiện các dịch vụ báo cáo tài chính và ngân hàng và việc thực hiện chức năng của tòa án địa phương đã dẫn đến việc giảm chi phí giao dịch. Các công ty nước ngoài bắt đầu được đối

Page 247: BÁO CÁO CUỐI CÙNG

240

xử ngang bằng với doanh nghiệp nhà nước và các công ty trong nước khác cùng với sự tiếp tục đổ vào của dòng vốn FDI. Quy định pháp luật trong nước được sửa đổi theo hướng bao hàm cả các khái niệm về quyền tài sản và nhân quyền. Công dân được tham gia nhiều hơn vào quá trình hoạch định chính sách so với trước đây một phần bởi phương tiện thông tin đại chúng đăng thường xuyên hơn bình luận về chính sách của chính phủ và việc này đã khuyến khích sự thảo luận của công chúng. Hơn nữa, các cơ quan chính phủ còn công bố các dự thảo luật và quy định để lấy ý kiến công chúng và thường tổ chức những buổi lắng nghe ý kiến đóng góp mà các tổ chức doanh nghiệp và các thành viên của các tổ chức Phi Chính phủ được mời tham dự. Những tiến triển này diễn ra trong những năm Việt Nam đang cố gắng gia nhập WTO dường như ủng hộ quan điểm tự do hóa kinh tế và giúp đẩy mạnh sự công khai. Nghiên cứu thực nghiệm của báo cáo này cho thấy giám đốc các công ty hoạt động ở Việt Nam nhận thấy nhiều thay đổi tích cực trong môi trường kinh doanh và hài lòng với những cải các kinh tế gần đây và nhanh chóng thích ứng chiến lược kinh doanh của họ phù hợp với cơ hội và thách thức mới. Họ cũng nhận thức sự cải thiện đáng kể trong thái độ của chính phủ đối với doanh nghiệp và hỗ trợ của chính phủ đối với doanh nghiệp cũng tốt hơn. Phần lớn những giám đốc tham gia điều tra (99%) cho rằng việc Việt Nam gia nhập WTO đã tạo ra những thay đổi quan trọng trong chính sách kinh tế của đất nước, quan hệ giữa doanh nghiệp với chính phủ (84%) và thực hiện chính sách tốt hơn (56%). Hơn nữa, 83% trong số những người được hỏi cũng cho rằng môi trường đầu tư ở Việt Nam cũng được cải thiện đáng kể nhờ có những thay đổi này. Khoảng 87% giám đốc thể hiện sự lạc quan về những thay đổi gần đây trong môi trường kinh doanh ở Việt Nam nhưng chỉ khoảng một nửa trong số đó có suy nghĩ là rủi ro kinh doanh tăng lên. Kết quả lạc quan trên dường như cũng được kiểm chứng bởi những nguồn khác. Khảo sát suy nghĩ của doanh nghiệp nhỏ khu vực Châu Á – Thái Bình Dương năm 2008 do ngân hàng HSBC thực hiện cho thấy các doanh nghiệp SME ở Việt Nam đặc biệt lạc quan về triển vọng kinh tế năm 2008 hy vọng tỷ lệ mở rộng doanh nghiệp ở mức cao (69% người trả lời hy vọng tỷ lệ này cao hơn 4%) và đặc biệt là tỷ lệ tăng trưởng thương mại đáng kể với Trung Quốc. Khảo sát chỉ rõ các doanh nghiệp SME Việt Nam tham gia vào thương mại biên giới nhiều hơn so với SME ở Malaysia, Trung Quốc, In đô nê xia hoặc Ấn Độ và 38% doanh nghiệp SME Việt Nam hy vọng thương mại của họ với Trung Quốc Lục địa sẽ tăng trên 20% trong năm 2008 (HSBC, 2008). Khảo sát cũng cho thấy các doanh nghiệp SME của Việt Nam nhất quán đều lạc quan trên các chỉ số chính được xét đến trong khảo sát. Xu hướng tương tự cũng được xác nhận bởi những quan sát của nước ngoài về Việt Nam - Một tổ chức nghiên cứu có uy tín đặt ở Washington và tạp chí Wall Street Journal theo dõi tiến trình tự do hóa kinh tế trên khắp thế giới sử dụng chỉ số ảnh hưởng tự do kinh tế được giới khoa học thừa nhân rộng rãi như là một công cụ tin cậy dùng cho đánh giá mức độ tự do kinh tế. Đo lường xếp hạng của Việt Nam về mức độ tự do kinh doanh cho thấy sự cải thiện ngoạn mục qua thay đổi giữa năm 2005 và 2007 từ 10 đến 62 điểm (100 điểm là mức điểm cao nhất) và chỉ số tự do thương mại của Việt Nam thay đổi từ 45,2

Page 248: BÁO CÁO CUỐI CÙNG

241

điểm năm 2005 lên 51 điểm năm 2007 (Heritage Foundation, 2007). Cả hai sự thay đổi ấn tượng này đều liên quan chặt chẽ với việc thực hiện các cam kết của Việt Nam trong Tài liệu Gia nhập WTO. Một đánh giá khác về kết quả thực hiện chính sách như đã nêu trong báo cáo Doing Business được công bố hàng năm bởi Ngân hàng Thế giới và Công ty Tài chính Quốc tế (IFC) – một công cụ dành cho khu vực tư nhân của Nhóm Ngân hàng Thế giới (Hộp 3). Về thương mại biên giới, báo cáo cho biết kết quả hoạt động của Việt Nam trong lĩnh vực này là cao hơn mức trung bình (xếp hạng 63 trên 178). Báo cáo cũng phát hiện một số lĩnh vực mà Việt Nam cần cải cách như bảo vệ nhà đầu tư, đóng cửa doanh nghiệp và trả thuế.

Hộp 3

Doing Business Báo cáo về Tiến triển trong Thực hiện Chính sách

Báo cáo Doing Business điều tra về chính sách trên toàn cầu nhằm cải thiện các hoạt động kinh doanh và những yếu tố cản trở. Báo cáo xếp hạng các nước trên cơ sở “sự dễ dàng trong kinh doanh” và giải quyết những quy định tác động 10 lĩnh vực: khởi sự doanh nghiệp, bảo vệ nhà đầu tư, trả thuế, thương mại biên giới, hiệu lực thực hiện hợp đồng, và việc kết thúc doanh nghiệp. Báo cáo Doing Business đem lại cho những nhà chinh sách và các nhà quản lý khả năng đánh giá được kết quả thực hiện chính sách trong sự so sánh với những nước khác, học tập từ những thực tiễn tốt trên thế giới, và xác định ưu tiên trong cải cách. Các chỉ số được sử dụng để phân tích các kết quả về kinh tế và xã hội, như tính không chính thức, tham nhũng, thất nghiệp và nghèo đói. Theo báo cáo năm 2008, Singapore vẫn là nền kinh tế thuận lợi cho doanh nghiệp nhất. Những nền kinh tế được xếp hạng cao khác gần về địa lý với Việt Nam là Thái lan (15), Malaysia (24), và Đài loàn (Trung Quốc) (50). Báo cáo Doing Business in 2008 đưa ra một bức tranh về Việt Nam cố gắng để đạt được những tiến bộ to lớn trong những năm gần đây. Việc Việt Nam tham gia vào WTO rõ ràng đã tạo thuận lợi cho các công ty thương mại của Việt Nam trong hoạt động xuất nhập khẩu. Thời gian để thực hiện các giao dịch nhập khẩu và xuất khẩu được giảm đáng kể và chi phí xuất khẩu giảm. Thực sự, các nhà xuất khẩu của Việt Nam vẫn phải mất nhiều thời gian hơn và chi phí cao hơn để xuất khẩu so với đồng nghiệp của họ ở các nước láng giềng như Trung Quốc, Ma lay xia và Singapore. Vấn đề này cần được giải quyết để không “làm yếu đi năng lực cạnh tranh của Việt Nam”, nơi mà tăng trưởng kinh tế dựa chủ yếu vào tăng trưởng của khu vực xuất khẩu. (Doing Business, 2008). Chi phí và thủ tục để xuất khẩu và nhập khẩu hàng hóa ở Việt Nam được nêu chi tiết trong Bảng 1 dưới đây. Toàn bộ các bước liên quan được ghi lại bắt đầu từ khi thỏa thuận ký kết hợp đồng cuối cùng giữa hai bên và kết thúc khi giao hàng.

Page 249: BÁO CÁO CUỐI CÙNG

242

Bảng 1 Chi phí và Thủ tục Trong Nhập khẩu và Xuất khẩu Hàng hóa ở Việt Nam

Các chỉ số Năm 2008

Chứng từ để xuất khẩu (số)

6

Thời gian để xuất khẩu (ngày) 24 Chi phí để xuất khẩu(USD trên 01 côngtener)

669

Chứng từ để nhập khẩu (số) 8

Thời gian để nhập khẩu (số ngày) 23 Chi phí để nhập khẩu

881

Nguồn: Báo cáo Doing Business (2008) Kết quả nghiên cứu thực nghiệm của báo cáo này cũng kiểm chứng hình ảnh trên. 72% doanh nghiệp tham gia khảo sát thừa nhận có sự cải tiến về thủ tục trong đăng ký kinh doanh và cấp giấy phép và cũng thừa nhận cải tiến trong thủ tục hải quan ở Việt Nam. Các giám đốc cho biết có sự tiến bộ quan trọng trong cơ chế quản lý ngoại thương của Việt Nam từ khi đất nước gia nhập WTO. Nhưng, họ cũng chỉ ra một thực tế là các biện pháp tiếp tục thuận lợi hóa thương mại là rất cần thiết và cũng đưa ra một loạt các biện pháp để duy trì được đà phát triển. Các giám đốc doanh nghiệp cũng ghi nhận là các cải cách trong lĩnh vực hải quan và hành chính công có tác động hạn chế hơn so với kỳ vọng. Rất nhiều biện pháp thông qua chính sách của Chính phủ là khó dự đoán và không được tham vấn đầy đủ với cộng đồng doanh nghiệp mặc dù hoạt động đối thoại giữa doanh nghiệp và chính phủ rõ ràng đã được cải thiện. Việc cấp giấy phép cho các ngân hàng nước ngoài tiến triển chậm hơn so với mong đợi. Rất nhiều công ty đã phải chịu sự thiếu trầm trọng lao động có tay nghề và sự chậm chế trong việc thực hiện bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ. Việc thực hiện kiên quyết các biện pháp chống lạm phát được coi là vấn đề cấp thiết trong điều kiện giá dầu và các nguyên liệu khác tăng cao, giá bất động sản tăng vọt và sự suy yếu của đồng Đô la Mỹ. Hiện nay, có nhiều quan tâm ở Việt Nam về những kinh nghiệm của Trung Quốc kể từ khi nước này gia nhập WTO. Đâu là quyền lợi của Trung Quốc ở WTO và nước ngày đã thực hiện các cam kết WTO của mình như thế nào? Tóm tắt về nội dung này được nêu trong Hộp 4 dưới đây.

Page 250: BÁO CÁO CUỐI CÙNG

243

Hộp 4 Lợi ích của Trung Quốc trong WTO và Việc thực hiện các cam kết WTO của Trung

Quốc Trung Quốc đã thực hiện tốt trên nhiều khía cạnh trong việc thực hiện các cam kết WTO của mình. Đặc biệt đã đạt được kết quả tốt trong việc tự do hóa thương mại trong phần lớn các dòng thuế và một số sản phẩm nông nghiệp. Trong năm 2007, mức thuế nhập nhẩu của Trung Quốc đối với các sản phẩm nông nghiệp là thấp nhất trong những nước đang phát triển. Mức thuế nhập khẩu đối với sản phẩm nông nghiệp trong năm 2007 thấp hơn phần lớn những nước đang phát triển và thấp hơn so với ở một số nước phát triển như Nhật Bản hoặc EU. Hiện nay, trợ cấp của Trung Quốc cho nông nghiệp ít có tính chất bóp méo thương mại hơn so với trợ cấp được duy trì ở Mỹ hoặc EU (Fahra, 2006). Trong số những lĩnh vực mà cần tiếp tục thực hiện đó là bảo vệ Quyền sở hữu Tài sản Trí tuệ (IPR) (vWTO, 2006). Trung Quốc đã đạt được tiến triển quan trọng trong lĩnh vực này trong năm 2006, tuy nhiên còn phải thực hiện rất nhiều. Những điều chỉnh rõ ràng phải mất thời gian và cần có sự nỗ lực chung của cả Trung Quốc và những nước thành viên WTO có liên quan. Về lâu dài, những nỗ lực như vậy cũng vì lợi ích của Trung Quốc bởi chúng khuyến khích hoạt động sáng tạo trong nước, phát triển nhãn hiệu thương mại và thu hút FDI trong những khu vực tiên tiến. Trong tháng Sáu năm 2006 WTO đã thực hiện ra soát lần đầu chính sách thương mại của Trung Quốc. Đánh giá tổng quát là tích cực và tất cả các thành viên WTO đều thừa nhận là cam kết chính trị và nỗ lực thể hiện bởi Chính phủ Trung Quốc là nghiêm túc và có trách nhiệm. Tuy nhiên, vẫn còn một số lĩnh vực cần sự cải tiến. Rà soát cũng đã phát hiện những rào cản phi thương mại mới có tính sáng tạo thay thế một số mức thuế trước đây và báo cáo cũng lưu ý một số thiếu sót quan trọng trong nỗ lực của Trung Quốc về thông báo trợ cấp. Quyền lợi của Trung Quốc trong hệ thống WTO là rất rõ. Với tính mở tương đối của mình, Trung Quốc có quyền lợi bảo vệ trong việc đảm bảo giảm thuế đối với các mặt hàng chế tạo của mình ở những nước thứ ba và diễn đàn của WTO cho phép cơ hội như vậy. Về nông nghiệp, Trung Quốc đã trở thành một nước nhập khẩu lương thực việc tiếp tục tự do hóa thương mại có thể giúp Trung Quốc đảm bảo lượng cung cấp đầy đủ lương thực cho dân số đang tăng nhanh của mình với mức giá ổn định và chấp nhận được. Đồng thời, hệ thống WTO tạo cho Trung Quốc cơ hội bảo vệ một số dòng sản phẩm nông nghiệp nhạy cảm để sự cân đối vẫn ở mức rộng và khu vực nông nghiệp của Trung Quốc không bị thất vọng. Việc tiếp tục giảm trợ cấp nông nghiệp có tính chất bóp méo thương mại ở một số nước phát triển cũng có lợi cho những người sản xuất nông nghiệp ở Trung Quốc. Cũng như mục đích chính của biện pháp chống bán phá giá, việc củng cố sử dụng các biện pháp tự vệ thương mại rõ ràng nằm trong quyền lợi của Trung Quốc. Việc tiếp tục mở cửa thị trường dịch vụ cũng đóng góp vào sự thịnh vượng nền kinh tế trên những lĩnh vực như tài chính và bảo hiểm, dịch vụ vận tải và viễn thông. Cuối cùng, các quy định mới về tạo thuận lợi cho thương mại giúp những nhà xuất khẩu của Trung

Page 251: BÁO CÁO CUỐI CÙNG

244

Quốc giảm tham nhũng trong lĩnh vực hải quan và phát hiện những cơ hội kinh doanh mới. Hiệp định thương mại tự do và các hiệp định khu vực khác, song phương hay khu vực, không thể thay thế được hệ thống thương mại đa phương. Và chúng cũng không thể là một lựa chọn cho Trung Quốc với sự tự chủ về thương mại, quy mô xuất khẩu và sự đa dang về địa lý của mình. Những thu xếp khu vực, về bản chất, là phân biệt đối xử đối với các quốc gia thứ ba. Trung Quốc đang thực hiện hoặc đàm phán những thu xếp này với một số nước láng giềng bởi vì chủ nghĩa khu vực có thể vì lợi ích địa chính trị hoặc lợi ích thương mại ngắn hạn của Trung Quốc. Tuy nhiên, những thu xếp này không thể đáp ứng được lợi ích có tính hệ thống của Trung Quốc về lâu dài. Nếu liên minh hải quan và các khu vực thương mại tự do tiếp tục được nhân rộng trong nền kinh tế toàn cầu, thì Trung Quốc không thể tham gia vào tất cả các liên minh này trên toàn thế giới, môi trường xuất khẩu của Trung Quốc sẽ bị giảm sút chứ không phải được cải thiện. Chủ nghĩa khu vực có thể bổ sung chứ không thể thay thế chiến lược thương mại của Trung Quốc về dài hạn. Về mặt chiến lược, Trung Quốc như vậy đã có quyền lợi dài hạn để bảo vệ hệ thống thương mại đa biên. Có một số dấu hiệu cho thấy bảo hộ thương mại đang tăng lên ở những nước phát triển và đang phát triển. Cho dù Trung Quốc phụ thuộc vào thương mại, đầu tư nước ngoài và tiếp cận công nghệ ở bên ngoài, việc mở rộng thương mại đa biên và các quy tắ đa biên mạnh mẽ là những công cụ tốt nhất để bảo vệ quyền lợi của Trung Quốc. Trong những phiên đàm phán thương mại đa biên hiện nay (được gọi là vòng đàm phán Doha), Trung Quốc có thể đàm phán với những quốc gia thương mại khác về chế độ thương mại mà sẽ được áp dụng đối với tất cả các hoạt động thương mại cho thập kỷ tới hoặc tương tự. Không có sự vận hành tốt của vWTO và không có một vòng đàm phán mới thành công Trung Quôcs có thể trở thành một trong những nạn nhân thương mại lớn nhất. 4. Cơ hội Xuất khẩu Mới Đâu là những cơ hội xuất khẩu mới do việc gia nhập WTO của Việt Nam đem lại? Mặc dù phần lớn việc mở cửa thị trường thỏa thuận trong việc gia nhập của Việt Nam, tương tự như việc gia nhập WTO khác, được thực hiện bởi nước gia nhập, ít nhất hai lý do cho việc mở cửa thị trường mới là sự quan tâm của các nhà xuất khẩu Việt Nam được nêu ở đây. Trước tiên, phần lớn các thành viên WTO cố gắng không nêu các điều khoản không áp dụng để chống Việt Nam như từng được áp dụng để chống Nhật Bản khi nước này gia nhập WTO. Kết quả là, Việt Nam đã đạt được thỏa thuận đối xử tối huệ quốc về cơ bản trên tất cả các thị trường xuất khẩu. Rõ ràng là đã có sự “nhân nhượng” đáng kể do việc này sẽ giảm rủi ro tiếp cận thị trường – đã từng được coi là một lợi ích lớn (Francois 2006) – và giải phóng Việt Nam khỏi thủ tục rà soát một chiều, một phía như việc rà soát hàng năm về thương mại MFN ở Hoa Kỳ.

Page 252: BÁO CÁO CUỐI CÙNG

245

Thứ hai, các đối tác WTO của Việt Nam đồng ý bãi bỏ quota đối với hàng dệt và may mặc được tiếp tục duy trì từ Hiệp định Đa sợi (MFA). Sự “nhượng bộ” này có tầm quan trọng đối với Việt Nam đất nước có lợi thế cạnh tranh trong ngành dệt và may và thậm chí các nước nhập khẩu vẫn được phép áp đặc những biện pháp tự vệ đặc biệt trong thời kỳ chuyển đối kết thúc vào năm 2008. Nghiên cứu thực nghiệm cho thấy những nhà xuất khẩu Việt Nam nói chung (94%) hài lòng với tiếp cận thị trường được cải thiện đối với sản phẩm của họ sau khi Việt Nam gia nhập WTO. (Chương X). họ cũng cho rằng việc Việt Nam trở thành thành viên của WTO đã tạo thuận lợi cho hợp tác quốc tế, giúp cải thiện tiếp cận công nghệ hiện đại (91%), cải thiện hình ảnh “Made-in-Vietnam” của Việt Nam và đưa đến việc thực thi bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ tốt hơn (84%) đối với những nhà xuất khẩu của Việt Nam. Tuy nhiên, họ cũng nhận thấy “tư cách nền kinh tế phi thị trường” là một đe dọa tiềm tàng đối với công ty của họ (đặc biệt là đối với các công ty may mặc xuất khẩu sang Mỹ) và lưu ý một số trường hợp chống bán phá giá quan trọng đang còn tồn tại chưa được giải quyết ở những nền kinh tế phát triển. Những thương gia Việt Nam phản ứng nhanh chóng với việc cải thiện điều kiện tiếp cận thị trường. Xuất khẩu của đất nước đã tăng nhanh đồng thời với quá trình đàm phán gia nhập WTO và sau khi gia nhập. Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa tăng từ 5,4 tỷ đô la Mỹ năm 1990 lên hơn 5,4 tỷ đô la Mỹ năm 1995, 14,5 tỷ đô la Mỹ năm 200 và 32,5 tỷ đô la Mỹ năm 2005. Con số này năm 2006 là 39,8 tỷ đô la Mỹ và có có thể đạt 47,5 tỷ trong vào tháng Mười Hai năm 2007(www.business-in-asia.com). Năm 2007 xuất khẩu hàng hóa tiếp tục tăng và đạt mức 19,4%. Xuất khẩu hàng dệt may tăng 25,9% khi chế độ quota được bãi bỏ sau khi gia nhập WTO. Giá trị xuất khẩu cà phê tăng gấp đôi trong khi giá cà phê giảm. Các mặt hàng xuất khẩu khác, không kể dầu thô và thủy sản, cũng tăng mạnh. Xuất khẩu hàng đồ gỗ đã tăng nhanh trong hai năm vừa qua đạt mức tăng 23% (ADO, 2007). Lượng khách du lịch và đầu tư trong khu vực dịch vụ du lịch cũng tăng. Việt Nam đạt mức tăng trưởng xuất khẩu ấn tượng mặc dù giá xuất khẩu dầu thô giảm 10% do sản lượng giảm và xuất khẩu thủy sản, một trong những mặt hàng xuất khẩu lớn nhất, bị thu hẹp do những quan ngại ở thị trường nước ngoài về nhiễm dự lượng kháng sinh trong tôm. Do hai tiến triển không thuân lợi trên, mức tăng trưởng xuất khẩu năm 2007 có thể sẽ thấp hơn mức 25,7% của năm 2006. Năm 2007 Việt nam là một trong những quốc gia có hoạt động thương mại phát triển nhanh nhất trong số các nước là thành viên của WTO. Tăng trưởng thương mại của Việt Nam cao hơn các nước đang phát triển khác. Xếp hạng thứ 57 về thương mại của Việt Nam trên thế giới trong năm 2007 có thể sẽ được cải thiện nhanh chóng do tính năng động thương mại của đất nước được đánh giá là cao hơn nhiều so với mức trung bình.

Page 253: BÁO CÁO CUỐI CÙNG

246

Hộp 5

Phụ thuộc Thương mại và Tăng trưởng Xuất khẩu ở Việt Nam

Tỷ lệ tổng kim ngạch xuất khẩu so với GDP cũng tăng nhanh từ 30.8% năm 1990 lên 46.5% năm 2000, 61.3 năm 2005, 65% năm 2006 và 67% năm 2007, đạt mức cao trong khu vực và trên thế giới (đứng thứ 4 trong số các nước ASEAN, thứ 5 trong khu vực Châu Á và thứ 8 trong khu vực). Kim ngạch xuất khẩu trên đầu người tăng từ 36 đô la Mỹ trong năm 1990 lên 75 đô la Mỹ trong năm 1995, 186.8 đô la Mỹ trong năm 2000 và 391 đô la Mỹ trong năm 2005. Con số đạt được là 473 đô la Mỹ trong năm 2006 và có thể đạt được 557 đô la Mỹ trong năm 2007. Nguồn: www.business-in-asia.com Những lợi ích từ việc gia nhập WTO dự kiến sẽ đem lại việc mở rộng nhanh xuất khẩu trong năm 2008 (ADO dự báo: 22%) và trong năm 2009. Xuất khẩu hàng dệt và may mặc có thể sẽ tăng dựa trên những thuận lợi từ việc chấm dứt ap dụng quota đối với hàng may mặc từ Việt Nam. Hơn nữa, ngành thủy sản với những cải tiến trong việc áp dụng các quy tắc SPS và kiểm soát chất lượng sau khi bị khủng hoảng vào năm 2007 dự kiến sẽ tăng xuất khẩu vào năm 2008 và những năm tiếp theo. 5. Tiếp cận các yếu tố Đầu vào Chi phí thấp và Công nghệ từ nước ngoài Việc tự doa hóa ngay lập tức khoảng 1800 dòng thuế bởi Việt Nam đã tạo đem lại nhiều lựa chọn và làm tăng cạnh tranh trên thị trường nội địa. Việc nam đã giảm thuế nhập khẩu trung bình từ 17,4% xuống còn 14,5% theo các cam kết WTO, và mức thuế trung bình dự kiến sẽ tiếp tục giảm trong vài năm tới. Mức thuế MFN của Việt Nam trước Doha dự kiến sẽ là 16,41% và mức thuế cắt giảm 40% áp dụng sau Doha là 9.84% - cho thấy mức tự do hóa thương mại rất lớn – mà mức thuế buộc cắt giảm sau Doha là 16,15% (Kee, Hiau Looi Nicita, Alesandro và Olarreaga, Marcelo, 2007). Tự do hóa đặc biệt đáng kể trong lĩnh vực sản phẩm điện tử và dệt may. Việc bãi bỏ các quy định trong viễn thông tạo sự tăng trưởng nhanh trong lĩnh vực này. Các biện pháp tự do hóa thương mại đã cải thiện tiếp cận của các nhà sản xuất Việt Nam tới các đầu vào rẻ. (Tăng trưởng nhập khẩu dự kiến sẽ cao, phản ánh sự tiếp tục nhu cầu hàng hóa vốn, hỗ trợ đầu tư, và cung cấp đầu vào cho xuất khẩu). Tự do hóa thương mại cũng dẫn đến cũng đem lại lợi ích đáng kể cho người tiêu dùng trong nước qua việc tiếp cận nhiều hàng hóa tiêu dùng giá rẻ hơn. Những biện pháp như vậy được kết hợp với tăng đầu tư đã dẫn đến mức tăng 30,4% nhập khẩu hàng hóa trong nửa đầu năm 2007, mức tăng gấp hai lần so với 2006. Phần lớn tăng nhập khẩu phản ánh hàng hóa vốn và đầu vào cho sản xuất hàng xuất khẩu (riêng ngành may mặc nói riêng phải nhập gần 70% đầu vào cho sản xuất). Nhập khẩu hàng hóa vốn

Page 254: BÁO CÁO CUỐI CÙNG

247

tăng 46.5% trong nửa đầu năm 2007, và nhập khẩu nguyên liệu và hàng hóa tiêu dùng cũng tăng đáng kể trong năm 2007. Dòng vốn đầu tư FDI liên tục, đầu tư vốn, và các nguòn hỗ trơ có thể duy trì mức thặng ư trong tổng cán cân thanh toán của Việt Nam mặc dù nhập khẩu tăng mạnh. Những cải cách đang diễn ra trong ngành ngân hàng của Việt Nam cũng giúp phần nào cho việc điều chỉnh cơ cấu và huy động vốn (xem dưới đây)… 6. Đe dọa từ Cạnh tranh Nước ngoài Hiên nay có khoảng hơn 40,000 doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME) ở Việt Nam trong năm 2008 và con số ngày sẽ tiếp tục tăng khi áp lực từ quá trình hội nhập sâu vào thị trường thế giới làm tăng nhu cầu cải cách các doanh nghiệp nhà nước (SOE). Trong số những doanh nghiệp đã cổ phần hóa Tông Công ty Bảo hiểm Bảo Việt, công ty bảo hiểm lớn nhất, đã phát hành cổ phiếu thông qua chào bán cổ phiếu lần đầu vào tháng Sáu, năm 2007, và các công ty khác cũng đang đợi để thực hiện một tiến trình như vậy. Thêm vào đó việc phần vốn nhà nước trong các công ty do nhà nước sở hữu một phần hoặc hoàn toàn được chuyển dịch từ các bộ và các cơ quan chính phủ địa phương sang Tổng Công ty Đầu tư Vốn Nhà nước rất có thể sẽ giảm sự can thiệp của các bộ vào việc quản lý của doanh nghiệp. Hơn nữa, các cơ quan nhà nước của Việt Nam đang chuẩn bị cổ phần hóa (cổ phần hóa một phần) khoảng 1500 doanh nghiệp Nhà nước của Việt Nam, trong số 2100 doanh nghiệp còn lại vào năm 2010 và FDI sẽ tiếp tục đóng góp vào sự tăng trưởng của khu vực tư nhân. Đe dọa từ cạnh tranh nước ngoài làm thay đổi về cơ cấu trong rất nhiều ngành của Việt Nam. Thực sự, rất nhiều các công ty đã phản ứng với việc gia nhập của Việt Nam bằng cách sát nhập và mua lại nhằm hợp lý hóa hoạt động, tăng tính kinh tế về quy mô và cải thiện chất lượng. Có dấu hiệu rõ ràng là những thay đổi trong quản lý và điều chỉnh chiến lược đang diễn ra trong rất nhiều doanh nghiệp trong cả nước như được minh họa bằng ví dụ tái cơ cấu của doanh nghiệp SME ở tỉnh Quảng Ngãi được nêu trong Hộp 6. Cam kết WTO trong việc mở cửa khu vực ngân hàng cho sở hữu nước ngoài đã đặt ra sự cấp thiết cải cách các ngân hàng thương mại thuộc sở hữu nhà nước. Nhờ có việc gia nhập WTO, các ngân hàng tư nhân và nước ngoài hưởng lợi từ việc cải thiện các điều kiện hoạt động ở Việt Nam và Vietcombank đang cải tiến một cách tích cực khả năng cạnh tranh và chất lượng dịch vụ cũng như giảm chi phí dịch vụ và nâng cao chất lượng dịch vụ ngân hàng cho các doanh nghiệp. (Sam, Thu, 2005). Chính phủ khuyến khích những tiến triển như vậy và vào tháng Tư 2007 đã nâng phần vốn mà ngân hàng và nhà đầu tư nước ngoài có thể nắm giữ trong ngân hàng Việt Nam, từ 10% lên, trong phần lớn các trường hợp, 15%. Hai ngân hàng thuộc sở hữu nhà nước – Vietcombank và Mekong Housing Bank – có thể sẽ tiến hành chào bán cổ phiếu lần đầu, nhưng sự biến động trên thị trường chứng khoán đã gây ra những chậm chễ theo kế hoạch. Đã có những tiếng nói quan trọng trong cộng đồng doanh nghiệp về những vấn đề được coi là chậm trễ trong cải cách trong lĩnh vực tài chính và hạn chế việc cấp phép hoạt động ở Việt Nam cho các ngân hàng nước ngoài. Đặc biệt, là việc chập chễ trong việc cấp phé cho các chi nhánh

Page 255: BÁO CÁO CUỐI CÙNG

248

ngân hàng thuộc sở hữu nước ngoài (quá hạn so với tháng Tư 2007). Tuy nhiên, hai ngân hàng của Anh (HSBC và Standard Charter Bank) đã được cấp phép hoạt động ở Việt Nam vào tháng Ba 2008.

Hộp 6 Những tiến triển sau khi gia nhập WTO

Tái cơ cấu và đào tạo của doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Tỉnh Quảng Ngãi

Rất nhiều công ty kinh doanh ở Quảng Ngãi phản ứng lại với sự gia tăng cạnh tranh do Việt Nam gia nhập WTO đem lịa bằng việc sát nhập để giảm chi phí hoạt động thông qua lợi ích kinh tế về quy mô phạm vi trong sản xuất và phân phối và cải tiến chất lượng bằng việc áp dụng hệ thống quán lý chất lượng ISO 9000. Để chuẩn bị cho môi trường cạnh tranh hơn, ví dụ, công ty May mặc Xuất khẩu Đông Thành đã sát nhập thành một phần của công ty Cổ phần Thực phẩm và Sản phẩm nông nghiệp Quảng Ngãi – một doanh nghiệp xuất khẩu hàng đầu trong tỉnh Quảng Ngãi. Công ty này đã thực hiện chiến lược đa dạng hóa và nâng cao chất lượng kể từ khi được “cổ phần hóa” (thực hiện tư nhân hóa một phần). Công ty tiếp tục cải tiến hệ thống quản lý và hoạt động tiếp thị bằng việc đào tạo nhân viên về tiếp thị, ký kết hợp đồng xuất khẩu/nhập khẩu và các kỹ thuật xúc tiến thị trường để thâm nhập thị trường mới. Hoạt động đào tạo được thực hiện với sự hỗ trợ của Sở Thương mại và Du lịch Quảng Ngãi, đơn vị thực hiện hỗ trợ tới các doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME) kể từ năm 2006. Một trong những dự án được quan tâm đó là PRISED thông qua đó cung cấp các tư vấn kinh doanh và các doanh nghiệp được đào tạo về quản lý. Nguồn: Vietnam Economic News, no.33, vol.7, 14 tháng Tám, 2007. 7. Thu hút Đầu tư Trực tiếp Nước ngoài Việt Nam được đánh giá là một trong những nước hấp dẫn nhất cho các nhà đầu tư nước ngoài – cả nhà đầu tư trực tiếp và nhà đầu tư quan tâm đến các tài sản tài chính như cổ phiếu và trái phiếu. Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) được chấp thuận trong 07 tháng đầu năm 2007 tăng khoảng 55% đạt 6,4 tỷ đô la Mỹ và có vẻ sẽ đạt kỷ lục là 13 tỷ đô la Mỹ cho cả năm 2007 (ADO 2007). Phải chăng dòng đầu tư sẽ tiếp tục tăng do Việt Nam đã gia nhập WTO? Sẽ phụ thuộc rất nhiều vào mức độ bảo vệ nhà đầu tư mà Chính phủ Việt nam sẽ sẵn sàng cấp cho đầu tư nước ngoài. Tại thời điểm hiện nay, Việt Nam vẫn là một trong những nền kinh tế mới nổi có ít sự bảo vệ nhà đầu tư nhất. Những thay đổi về chính sách đã đem lại trách nhiệm ủy thác đối với các giám đốc – nhưng lại không đảm bảo được trách nhiệm đó có được thực hiện không. Ví dụ, không có tòa án thương mịa ở Việt nam có quyền hạn xét xử đối với việc nhà đầu tư kiện các giám đốc. Kết quả là mức độ trách nhiệm của giám đốc là một trong những nước thấp nhất thế giới (vWorld Bank, 2008).

Page 256: BÁO CÁO CUỐI CÙNG

249

Vẫn còn nhiều dư địa để cải tiến trong lĩnh vực này. Hơn nữa, việc bảo vệ tốt hơn cũng cần thiết trong các khía cạnh khác của đầu tư, để các nhà đầu tư có thể tự tin hơn khi đến Việt Nam. Dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài cũng có thể tăng tốt như là kết quả của việc tiếp tục tự do hóa các ngành dịch vụ của Việt Nam. Một nghiên cứu đánh giá tác động của việc gia nhập vWTO của Trung Quốc đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tư do hóa khu vực dịch vụ như là một nhân tốt quan trọng cho dòng vốn FDI vào Trung Quốc (vWalmsley, T. Hertel, Th. And Ianchovichina, E., 2006). Nghiên cứu cho biết dòng đầu tư trực tiếp vào Trung Quốc và vốn chứng khoán vốn tăng mạnh trong những năm sau khi gia nhập WTO và sở hữu nước ngoài tài sản Trung Quốc dự kiến sẽ tăng gấp đôi vào năm 2020. Trong tâm của sự tăng này là kỳ vọng đuổi kịp về năng suất trong các ngành dịch vụ do cải cách đem lại. Đánh giá của nghiên cứu là lớn hơn rất nhiều so với những dự báo trước đây, mà không tính đến tác động của cải cách đối với các khu vực dịch vụ của Trung Quốc. Có thể hy vọng tình hình tương tự có thể xảy ra đối với trường hợp Việt Nam nơi mà những dịch vụ như du lịch, vận tải, các dịch vụ liên quan tới hạ tầng... rất có thể sẽ thu hút đầu tư nước ngoài. 8. Kết luận Không còn nghi ngờ gì việc làm thành viên WTO của Việt Nam đã có tác động tích cực đến môi trường kinh doanh và các cải cách định hướng thị trường ở Việt Nam. Các cuộc đàm phán gia nhập WTO đã đem lại cải cách thể chế và pháp lý to lớn song song với việc thực hiện các cam kết WTO. Những thay đổi tích cực cùng với những tác động mạnh mẽ đến môi trường kinh doanh bao gồm cả các biện phạm như hiện đại hóa môi trường pháp lý (ví dụ Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư được ban hành năm 2005), tăng tính thân thiện với doanh nghiệp và sự minh bạch trong chính sách kinh tế, những thay đổi trong quản lý công và đăng ký kinh doanh, cấp phép và đơn giản hóa thủ tục xuất nhập khẩu. Tư nhân hóa (ngôn ngữ trong cải cách của Việt Nam là “cổ phần hóa”) cho phép tiếp tục ra đời những công ty cổ phần tư nhân và diễn ra đồng thời với sự tăng lên nhanh chóng của đầu tư nước ngoài. Tham nhũng được coi là vấn đề chính và pháp luật về chống tham nhũng được ban hành, tuy nhiên tác động còn hạn chế. Việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ đã được cải tiến đáng kể, những cải cách theo hướng thị trường được thực hiện một cách sâu rộng để tăng cường cạnh tranh trong nước. Việc tự do hóa nhanh chóng các rào cản thương mại đem lại nhiều lựa chọn, cải thiện tiếp cận tới đầu vào chi phí thấp và tăng cường cạnh tranh trên thị trường trong nước Việt Nam. Đa phần các nhà quản lý tham gia khảo sát đề đồng ý việc Việt Nam gia nhập WTO đã đem lại những thay đổi quan trọng trong chính sách kinh tế của đất nước, cải thiện quan hệ giữa doanh nghiệp và chính phủ và cải thiện việc xây dựng và thực hiện chính sách. 85% những người được khảo sát đều cho rằng môi trường đầu tư ở Việt Nam cũng được cải thiện đáng kể do những thay đổi này và thể hiện sự lạc quan về những thay đổi gần đây trong môi trường kinh doanh ở Việt Nam.

Page 257: BÁO CÁO CUỐI CÙNG

250

Tuy nhiên, các nhà quản lý cũng chỉ ra những khía cạnh chưa được thỏa mãn như tác động hạn chế của những cải cách gần đây trong quản lý công, bản chất khó dự báo của những can thiệp của chính phủ và một số thiếu sót trong đối thoại doanh nghiệp – chính phủ. Họ cũng chỉ rõ cơ sở hạ tầng vẫn còn kém phát triển và thiếu hut lao động có tay nghề. Những nhà xuất khẩu Việt Nam nhìn chung thỏa mãn với tiếp cận thị trường được cải tiến đối với sản phẩm của họ sang những thị trường xuất khẩu chính sau khi Việt Nam gia nhập WTO. Tuy nhiên, họ cũng nêu rõ một thực tế là “tư cách nền kinh tế phi thị trường” là nỗi đe dọa tiềm tàng và sự chú ý vào những vụ chống bán phá giá quan trọng đang đe dọa tình hình xuất khẩu của Việt Nam.

Page 258: BÁO CÁO CUỐI CÙNG

251

9. Tài liệu tham khảo ADO (2007) Asian Development Outlook, Asian Development Bank, Manila,

Philippines, 2007. Bhattasali, D. Li, Sh and Martin, W. (2004) Impacts and Policy Implications of WTO

Accession for China, in Bhattasali, D. Li, Sh and Martin, W. (eds.) China and the WTO, Washington D.C. The World Bank and Oxford, Oxford University Press.

Fahra, Paulo (2006) Five Years of China WTO Membership. EU and US Perspectives

about China's Compliance with Transparency Commitments and the Transitional Review Mechanism, Legal Issues of Economic Integration, Vol. 33, No. 3, pp. 263-304, August 2.

Fracois, Joseph and Sinanger (2004) WTO Accession and the Structure of China’s Motor

Vehicle Sector, in Bhattasali, D. Li, Sh and Martin, W. (eds.) China and the WTO, Washington D.C. The World Bank and Oxford, Oxford University Press.

Heritage Foundation (2007) 2007 Index of Economic Freedom, HSBC (2008) Asia-Pacific Small Business Confidence Survey, The Hong Kong and

Shanghai Banking Corporation Ltd. Kee, Hiau Looi, Nicita, Alessandro and Olarreaga, Marcelo (2007) Estimating the

Effects of Global Trade Reform, in Hoekman, B. Olarreaga, M. (eds), Impacts and Implications of Global Trade Reform on Poverty, Washington D.C., Brookings Institution, forthcoming.

Luo, W. and Findlay, Ch. (2004) Logistics in China: Implications of Accession to the

WTO, in Bhattasali, D. Li, Sh and Martin, W. (eds.) China and the WTO, Washington D.C. The World Bank and Oxford, Oxford University Press.

Mascus, Keith (2004) Intellectual Property Rights in the Accession Package: Assessing

China’s Reforms, in Bhattasali, D. Li, Sh and Martin, W. (eds.) China and the WTO, Washington D.C. The World Bank and Oxford, Oxford University Press.

Mattoo, Aaditya (2004) The Services Dimension of China’s Accession to the WTO, in

Bhattasali, D. Li, Sh and Martin, W.(eds.) China and the WTO, Washington D.C. The World Bank and Oxford, Oxford University Press.

Messerlin, Patrick (2004) China in the WTO: Antidumping and Safeguards, in Bhattasali,

D. Li, Sh and Martin, W. (eds.) China and the WTO, Washington D.C. The World Bank and Oxford, Oxford University Press.

Sam, Phan Van and Thu, Vo Thanh (2005) Preparation by Vietnam’s banking sector for

WTO Accession, in Gallagher, P., Low, P. and Stoler, A. (eds.) Managing the

Page 259: BÁO CÁO CUỐI CÙNG

252

Challenges of WTO Participation, Cambridge, Cambridge University Press, pp. 621 – 633.

Walmsley, T. Hertel, Th. And Ianchovichina, E. (2006) Assessing the Impact of China’s

WTO Accession on Investment, Pacific Economic Journal, vol. 11, Issue 3. World Bank (2007) Doing Business 2008, Washington D.C. International Finance

Corporation.

Page 260: BÁO CÁO CUỐI CÙNG

253

CHƯƠNG IV: PHẦN II. ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC GIA NHẬP WTO ĐẾN CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA VIỆT NAM

Nội dung: 1. Bối cảnh; 2. Thách thức đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV); 3. Tác động tiêu cực - các mối đe dọa; 4. Tác động tích cực - Cơ hội; 5. Cơ hội cho các DNNVV do phụ nữ làm chủ; 6. Kinh nghiệm của các thành viên WTO khác; 6.1. Các trung tâm hỗ trợ DNNVV Nhật Bản; 6.2. Ấn Độ; 6.3. Nam Phi; 6.4. Đài Loan Trung Quốc; 6.5. Niu Di Lân; 6.6. Kinh nghiệm của các DNNVV Trung Quốc sau khi gia nhập WTO; 7. Bài học kinh nghiệm; 8. Khuyến nghị nhằm thúc đấy sự phát triển thành công của khu vực DNNVV sau khi gia nhập WTO; 9. Tài liệu tham khảo. Tóm tắt nội dung Đánh giá tác động của việc Việt Nam trở thành thành viên của WTO đến các DNNVV của Việt Nam chỉ sau một năm gia nhập có lẽ là hơi quá sớm và không có đủ các thông tin sẵn có để thực hiện các nghiên cứu sâu. Phần này sẽ tổng hợp những báo cáo và nghiên cứu đã thực hiện tại Việt Nam và nước ngoài, đồng thời sẽ cố gắng để phản ánh đầy đủ về diễn biến của khu vực DNNVV. Trong một năm Việt Nam là thành viên của WTO, nhiều thay đổi quan trọng đã diễn ra. Cùng với việc gia nhập WTO, nhiều yếu tố kinh tế thế giới khác cũng đang ảnh hưởng đến những thay đổi này tại Việt Nam:

• Việt Nam đã tham gia trong các hiệp định của khu vực như APEC, ASEAN, ASEM, AFTA và khoảng 49 hiệp định khác về đầu tư;

• Các hiệp định thương mại song phương gần đây với Hoa Kỳ, Nhật Bản và các nước khác đang được thực hiện;

• Giá dầu tăng cao; • Sự biến động của thị trường tài chính toàn cầu và • Sự bất ổn đối với nền kinh tế Hoa Kỳ đang có ảnh hưởng lan tỏa đến hầu

hết các nền kinh tế khác trong đó có các nước đang cung cấp các sản phẩm tiêu dùng giá rẻ tới thị trường Hoa Kỳ.

Mặc dù bây giờ vẫn là quá sớm, có thể xem xét một vài ảnh hưởng của việc gia nhập WTO đến các DNNVV Việt Nam. Bởi vì các DNNVV nằm ở vị trí trung tâm của nền kinh tế, nên hầu hết các khía cạnh của việc gia nhập WTO đều ảnh hưởng đến các DNNVV. Việc gia nhập WTO đang dẫn đến những cải cách cơ cấu lớn tại Việt Nam, điều này tạo thuận lợi cho sự phát triển của khu vực tư nhân cũng như tăng số lượng và sự thành công của các DNNVV. Gia nhập WTO ảnh hưởng đến mọi cá nhân và mọi khía cạnh của cuộc sống thậm chí khi điều đó không được chú ý đến. Bởi vì WTO, với tư cách là một tổ chức dựa trên các quy định, không phân biệt giữa doanh nghiệp nhỏ và lớn, nên không có nhiều dữ liệu và thông tin sẵn có về ảnh hưởng của việc gia nhập WTO đối với các DNNVV. Khi việc gia nhập và cải cách cơ cấu đã diễn ra, các DNNVV có xu hướng hòa nhập vào trong bối cảnh kinh doanh và thương mại chung.

Page 261: BÁO CÁO CUỐI CÙNG

254

Tuy nhiên, các chủ đề về DNNVV và tác động xã hội tới trung tâm của nền kinh tế gần như có tính đan xen, vì vậy có thể thu thập được nhiều thông tin từ các nghiên cứu khác đơn giản bằng việc trả lời các câu hỏi "Điều này ảnh hưởng gì tới các DNNVV?" và "Liệu rằng có một tác động khác biệt đến các DNNVV?". Một điều rất phổ biến là những gì tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp lớn trên thực tế có thể là mối đe dọa và thách thức đối với các doanh nghiệp nhỏ, nhưng những gì có lợi cho doanh nghiệp nhỏ lại thường có lợi cho cộng đồng doanh nghiệp nói chung. Tương tự, những gì được xem là có lợi cho các doanh nhân nữ cũng thường có lợi cho cả cộng đồng doanh nghiệp.120 Các thành viên mới của WTO phải xem xét 3 nhiệm vụ chủ yếu về việc đưa các cam kết và quy định của WTO vào trong hệ thống hành chính và luật pháp:

• Thực hiện các cam kết về tự do hóa thị trường • Đưa các quy định của WTO vào các văn bản luật của quốc gia • Tạo ra những thay đổi trong hệ thống hành chính và luật pháp hoặc thiết lập các

cơ quan, các chức năng hoặc thủ tục trong hệ thống hành chính và luật pháp để tuân thủ các yêu cầu của WTO

Ngoài những cam kết nêu trên, Việt Nam đứng trước yêu cầu về cải cách cơ cấu, tư nhân hóa hay cổ phần hóa hàng nghìn doanh nghiệp nhà nước (DNNN) và doanh nghiệp thương mại quốc doanh (DNTMQD), phát triển khu vực tư nhân đầy đủ với số lượng lớn các DNNVV, đưa phần lớn khu vực phi chính thức vào trong khu vực chính thức, và đang phải đối mặt với những thách thức về cơ sở hạ tầng chủ yếu trong khi đang nỗ lực thu hút số lượng lớn vốn FDI và ODA. Trong Báo cáo Môi trường Kinh doanh 2008,121 Việt Nam có đạt được một số tiến bộ về cải cách trong hai lĩnh vực quan trọng: bảo vệ nhà đầu tư và tiếp cận tài chính. Bảo vệ nhà đầu tư tập trung trên diện rộng hơn các doanh nghiệp với việc thực hiện một Luật doanh nghiệp mới và Luật chứng khoán, tạo điều kiện thu hút nhiều hơn các nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài cũng như các nhà đầu tư trong nước. Việc dễ dàng tiếp cận tới tín dụng thông qua việc mở rộng phạm vi của tài sản có thể được sử dụng như tài sản thế chấp hy vọng sẽ hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ có được sự tiếp cận tốt hơn các nguồn tài chính, tín dụng, nhờ đó kích thích sự tăng trưởng mạnh mẽ của khu vực DNNVV. Các nền kinh tế với khu vực DNNVV phát triển thịnh vượng thường là các nền kinh tế mạnh hơn. Việc Việt Nam nhảy vọt từ vị trí 104 đến 91 trong danh sách các nước được khảo sát trong năm đã cho thấy rằng đất nước đang rút ngắn khoảng cách với một số nền kinh tế

120 Đinh Hiền Minh, "Theo Quyết định số 681/CP-KTN vào tháng 6 năm 1998 của Chính phủ Việt Nam, các DNNVV được xác định dựa trên cả về lao động và vốn. Một doanh nghiệp nhỏ và vừa là doanh nghiệp có số lao động ít hơn 200 người và số vốn ít hơn 5 tỷ đồng", Báo cáo cho MUTRAP II về tác động của WTO đối với các ngành, 2007

121 Báo cáo Môi trường Kinh doanh năm 2008 của IFC/Ngân hàng Thế giới

Page 262: BÁO CÁO CUỐI CÙNG

255

cạnh tranh khác như Thái Lan, Malaysia, Đài Loan và Trung Quốc. Mặc dù vẫn còn một khoảng cách khá xa, Việt Nam đã được coi là nước có sự đổi mới nhanh chóng. Báo cáo của IFC đã đề cập đến những lĩnh vực cần có sự cải thiện mạnh mẽ hơn như phòng chống việc sử dụng không hiệu quả tài sản doanh nghiệp, phá sản doanh nghiệp và nộp thuế. Một thông tin quan trọng mà báo cáo lần đầu tiên phát hiện thấy là các doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ đã thu được lợi ích từ việc tiến hành kinh doanh dễ dàng hơn và các nước có thứ hạng cao nhất trong khảo sát của IFC có tỷ lệ doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ nhiều nhất. Trong hai năm tới, IFC và Ngân hàng Thế giới sẽ nhấn mạnh hơn đến các chỉ số, nhất là các phương thức để gắn với sự tham gia của phụ nữ trong kinh doanh. 1. Bối cảnh Từ năm 2000, Chính phủ Việt Nam đã đưa ra hàng loạt những cải cách mà nhờ đó đã cải thiện đáng kể môi trường kinh doanh cho các DNNVV. Với việc trở thành thành viên của WTO và áp lực cạnh tranh ngày càng tăng, những cải cách này thậm chí càng trở nên quan trọng hơn. Gia nhập WTO mở ra những cơ hội cho các DNNVV nhưng cũng đi kèm với sự cạnh tranh và đe dọa nhiều hơn. Điển hình nhất là việc các DNNVV không có nhiều vốn hay không quá phức tạp nên dễ bị tổn thương trước môi trường thương mại mở và tự do hơn. Các điểm yếu cũng bị nhân lên. Các DNNVV Việt Nam thường là khá nhỏ và mới đối với thị trường, do vậy thiếu kinh nghiệm và kiến thức chuyên sâu cần thiết để cạnh tranh toàn cầu. Các số liệu về tăng trưởng trong số lượng các DNNVV và những thay đổi trong nền kinh tế Việt Nam vẫn rất ấn tượng. Trong năm 2005, các DNNVV chiếm 97% tổng số doanh nghiệp trong nước của Việt Nam, đóng góp 26% GDP, tạo ra 49% giá trị sản xuất công nghiệp của đất nước và tạo ra 26% tổng số việc làm.122 Kể từ khi Việt Nam tiến hành những cải cách có sự thân thiện với nước ngoài nhiều hơn, tổng sản phẩm kinh tế đã tăng gần gấp đôi trong 5 năm qua, với mức tăng trưởng bình quân 7,25% trong một thập kỷ qua và đã nhân đôi mức tổng sản phẩm trong nước bình quân đầu người với tăng trưởng kinh tế đạt 8,2% trong năm 2006, chỉ đứng sau Trung Quốc.123 Theo số liệu ước tính, hiện nay có khoảng 200.000 DNNVV tại Việt Nam, trong đó doanh nhân phụ nữ chiếm khoảng 25%. Việt Nam hy vọng có khoảng 500.000 DNNVV vào năm 2010 với một kế hoạch tăng trưởng mạnh mẽ. Số lượng doanh nghiệp sẽ tiếp tục tăng trong điều kiện các gánh nặng về thể chế đối với các doanh nghiệp được giảm bớt, nhiều DNNN và DNTMQD được tư nhân hóa và người dân đổi mới tư duy (và sử dụng kỹ năng của họ để thành lập các DNNVV và cơ sở kinh doanh nhỏ). Việt Nam ngày càng tạo ra nhiều cơ hội hơn cho các doanh nghiệp tư nhân phát triển. Cơ hội cũng được mở ra cho các DNNVV khi phụ nữ và thanh niên được tham gia. Các DNNVV trở thành nguồn gốc của sáng tạo, việc làm và thu nhập. 122 Bộ Tài chính, 'Kế hoạch của các DNNVV cho việc gia nhập WTO’, ngày 12/12/2005, www.mof.gov.vn 123 John, Karl D. ‘Hy vọng và giấc mơ WTO của Việt Nam’, www.x-vietnam.org

Page 263: BÁO CÁO CUỐI CÙNG

256

2. Thách thức đối với các DNNVV Năm 1997, tại Hội nghị bộ trưởng APEC dành cho các bộ trưởng chịu trách nhiệm về DNNVV124, các bộ trưởng đã nhận thấy các thách thức mà DNNVV nhìn chung phải đối mặt và trong tất cả các nước đều nằm trong 5 khía cạnh về việc tiếp cận:

• Tiếp cận tài chính • Tiếp cận thông tin • Tiếp cận công nghệ • Tiếp cận đào tạo và nguồn nhân lực • Tiếp cận thị trường

Mặc dù Việt Nam vẫn chưa là thành viên của APEC vào năm 1997, và đến nay đã hơn 10 năm từ hội nghị đó, những vấn đề về việc tiếp cận này vấn có tính hiện thực rất cao. Điều này một lần nữa lại được khẳng định trong cuộc hội thảo về phụ nữ trong doanh nghiệp được tổ chức tại Hà Nội và tháng 12 năm 2007 trong khuôn khổ dự án APEC về đào tạo phụ nữ trong các DNNVV và tiểu chủ hợp tác với MUTRAP II.125 Ngoài ra, những thách thức khác đối với các DNNVV Việt Nam là:

• Tiếp cận đất đai và tài sản • Kết cấu hạ tầng yếu kém • Cải cách cơ cấu lớn và nhanh chóng

Việt Nam sẽ phải giải quyết từng vấn đề nêu trên để tạo điều kiện phát triển khu vực DNNVV mạnh và có khả năng cạnh tranh. Tiềm năng còn nhiều và sự quan tâm rất cao. Các chủ doanh nghiệp mong muốn được tiếp cận nhiều thông tin hơn, nhất là về thị trường, tiêu chuẩn, yêu cầu và cơ hội trên trường quốc tế. Có người đã cho rằng gần như mọi thứ đều có thể nếu các DNNVV được tiếp cận với đào tạo, nguồn lực và thông tin phù hợp, cho phép họ đối phó và thành công trong cạnh tranh. Như đã được đề cập trong một nghiên cứu trước đây bởi tác giả này126, những vấn đề sau cũng đang tạo ra những thách thức đối với các DNNVV Việt Nam:

• Thị trường mở dẫn đến cạnh tranh tăng lên • Sản xuất các sản phẩm có tiêu chuẩn cao và cạnh tranh về giá và chất lượng và

những sản phẩm này có thể được bán cả ở thị trường trong nước và quốc tế • Quy mô của DNNVV • Thiếu kỹ năng và kiến thức chuyên sâu về quản lý • Thiếu hợp tác giữa các DNNVV • Các chính sách kinh tế vĩ mô không thuận lợi

124 Canada là chủ nhà của các hội nghị APEC năm 1997. Trong Hội nghị các nhà lãnh đạo kinh tế tại Vancouver vào tháng 11 năm 1997, APEC đã nhất trí thông qua việc gia nhập APEC của Việt Nam. Hội nghị Bộ trưởng DNNVV đã diễn ra tại Ottawa vào tháng 9 năm 1997. 125 Hội thảo phát triển DNNVV và tiểu chủ được diễn ra trong sự hợp tác với MUTRAP II và Trung tâm Phụ nữ và Phát triển Việt Nam trong khuôn khổ dự án DNNVV APEC 02/2007. Hơn 60 phụ nữ đã tham dự và trao đổi về các mô hình trợ giúp các nhà xuất khẩu nữ. 126 Lever, Andrina, Những vấn đề của gia nhập WTO đối với các DNNVV Việt Nam, tháng 7 năm 2007

Page 264: BÁO CÁO CUỐI CÙNG

257

• Thiếu khả năng cạnh tranh • Đối mặt với những rào cản thương mại phi thuế quan • Vấn đề ngôn ngữ • Phát triển kết cấu hạ tầng trợ giúp DNNVV và thực hiện nghĩa vụ với WTO • Các vấn đề về kết cấu hạ tầng khác như đường xá, viễn thông, cung cấp năng

lượng • Tiêu chuẩn hóa, tuân thủ các quy định về nhãn mác và xuất xứ • Khung khổ luật pháp minh bạch để bảo vệ và trợ giúp hợp lý bằng pháp luật • Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ • Bảo vệ kiến thức truyền thống • Giảm thuế gây ra cạnh tranh nhiều hơn, vừa là đe dọa với một số doanh nghiệp,

vừa là cơ hội với các doanh nghiệp khác. • Hiểu biết về thực tiễn kinh doanh quốc tế • Khó khăn trong tiếp cận vốn từ khu vực tài chính chính thức - theo Bộ Kế hoạch

và Đầu tư, chỉ có 32,4% DNNVV đủ điều kiện để vay từ các ngân hàng chính thức - do vậy họ phải có được tài chính từ các nguồn khác để cạnh tranh.

Thách thức lớn nhất rõ ràng là phát triển cơ chế và phương tiện để hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và rất nhỏ trở thành các doanh nghiệp mạnh, có khả năng cạnh tranh. Trong việc thúc đẩy tăng trưởng của các DNNVV, điều quan trọng là đảm bảo rằng họ thực sự tạo ra các sản phẩm và dịch vụ có thể bán được và chỉ dừng lại ở việc lập dự án. 97% doanh nghiệp Việt Nam là các DNNVV, đây không phải là một tỷ lệ khác thường, nhưng tại Việt Nam, khác biệt giữa các DNNVV, thường là quy mô nhỏ, với các doanh nghiệp lớn hơn là đáng kể. Có chín triệu hộ gia đình làm nông nghiệp tạo ra gần 20% GDP và chiếm số lao động bằng gần một nửa dân số. Các hộ sỡ hữu trang trại và cơ sở chế biến nông sản cũng hoạt động như các DNNVV. Do việc Việt Nam gia nhập WTO yêu cầu cắt bỏ những khoản trợ cấp, cạnh trạnh trên trường quốc tế của Việt Nam sẽ bị ảnh hưởng mạnh mẽ. Việt Nam là nước xuất khẩu hà tiêu lớn nhất và đứng thứ hai về xuất khẩu gạo, cà phê và hạt điều. Tuy nhiên hầu hết các điểm canh tác có diện tích nhỏ, không hiệu quả và khó tạo ra lợi nhuận. Do vậy, cần phải có sự cơ cấu lại quyền sở hữu và quản lý đất đai để duy trì khả năng cạnh tranh và tính bền vững.

Hộp 1

Những vấn đề chung của việc gia nhập WTO127

Những vấn đề chung của việc gia nhập WTO ảnh hưởng đến các DNNVV có thể được tóm tắt như sau: • WTO và các hiệp định của nó tác động đến mọi hoạt động của nền

kinh tế, bao gồm nông nghiệp, thương mại, dịch vụ hoặc sản xuất công nghiệp

127 Bản hướng dẫn tóm tắt về WTO cho các doanh nghiệp nhỏ, Liên đoàn các DNNVV và rất nhỏ Ấn Độ, (2000) trang 5, www.fisme.org.in

Page 265: BÁO CÁO CUỐI CÙNG

258

• Thị trường thế giới ngày càng mở cửa nhờ việc giảm thuế và gỡ bỏ những rào cản trong các nước phát triển và đang phát triển.

• Các doanh nghiệp được khai sáng và đánh thức sẽ có cơ hội thành công nhiều hơn nhờ vào lợi thế cạnh tranh của họ.

• Thị trường trong nước bị đe đọa nhiều hơn do việc giảm thuế dẫn tới việc hàng hóa nước ngoài dễ dàng thâm nhập hơn và do các doanh nghiệp nước ngoài thiết lập cơ sở tại nước sở tại.

• Trong khi các nước đang phát triển có lợi thế hơn trong các lĩnh vực sản xuất dựa trên lợi thế so sánh về chi phí như dệt may, nông nghiệp, các nước phát triển lại có lợi từ việc mở cửa khu vực dịch vụ và thắt chặt việc thực thi quyền sở hữu trí tuệ. Tuy nhiên nếu không có những cải cách tương ứng trong các chính sách kinh tế trong nước, các nước đang phát triển cũng không thể có lợi từ các cơ chế của WTO.

• Thị trường xuất khẩu sẽ trở nên khó khăn hơn do sự cạnh tranh giữa các nước đang phát triển có lợi thế cạnh tranh tương tự nhau.

• Có một làn sóng về tiêu chuẩn hóa đang lan tỏa khắp toàn cầu; các sản phẩm từ các nước đang phát triển phải đối mặt với các tiêu chuẩn chất lượng khắt khe hơn tại các thị trường phát triển, nhất là trong các lĩnh vực họ có lợi thế so sánh về chi phí.

• Mỗi công ty, dù phục vụ cho thị trường trong nước hay quốc tế, cũng sẽ phải tiến hành những nghiên cứu bên trong để xác định các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh quốc tế cả về chi phí và chất lượng của họ. Họ cần nghiên cứu liệu rằng họ vẫn duy trì được khả năng cạnh tranh khi sản phẩm trở nên dễ dàng nhập khẩu hơn và thuế quan giảm nhiều hơn hoặc cả hai.

• Cơ chế của WTO sẽ có lợi cho những nước khôn khéo và có kỹ năng trong các cuộc đối thoại đang diễn ra. Các chính phủ giữ được mối liên hệ thường xuyên với các đối tác và nhóm ảnh hưởng sẽ có khả năng xác định rõ cách thức và điều gì sẽ nên được thương thuyết trong các cuộc đàm phán đa phương để có lợi thế nhất cho họ.

• Thương mại quốc tế sẽ dựa trên kiến thức nhiều hơn. Năng lực của doanh nghiệp sẽ được khẳng định trong môi trường mới.

• Những khái niệm về tự do hóa thương mại quốc tế, giảm bớt các quy định và tư nhân hóa nền kinh tế trong nước ngày càng được mở rộng và thể chế hóa trong khuôn khổ của WTO. Sự lựa chọn đi theo những định hướng khác sẽ trở nên phi thực tế. Những nước hiểu được điều này sẽ dịch chuyển nhanh chóng theo hướng tạo ra các chính sách thương mại quốc tế và nội địa nhằm có được một môi trường thuận lợi cho các doanh nghiệp của họ. Những nước vẫn còn đang tranh cãi về vấn đề này hoặc đang trong giai đoạn bối rối sẽ chẳng giúp gì cho cả họ lẫn doanh nghiệp của họ.

Page 266: BÁO CÁO CUỐI CÙNG

259

3. Những tác động tiêu cực - các mối đe dọa Nhiều tác động tiêu cực và các mối đe dọa đã được đề cập ở trên và đã khá rõ ràng. Việc gia nhập WTO mở ra nhiều cơ hội lẫn sự cạnh tranh trên thị trường. Báo cáo của Đặng Đức Anh128 về tình hình và chính sách kinh tế vĩ mô đã đưa ra các ví dụ về những ảnh hưởng tiêu cực đối với nền kinh tế từ việc gia nhập WTO - tất cả những vấn đề này sẽ ảnh hưởng đến hoạt động và sự phát triển bền vững của các DNNVV:

"Bởi nhanh chóng tự do hóa thị trường trong nước, bao gồm cả những lĩnh vực nhạy cảm và còn non trẻ, các doanh nghiệp Việt Nam sẽ phải đối mặt với sự cạnh tranh khốc liệt từ các đối thủ cạnh tranh nước ngoài. Một số doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực có khả năng cạnh tranh kém bị buộc phải đóng cửa, vì thế sự thất nghiệp sẽ tăng. Các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ cũng có thể rơi vào những tình huống rất bất lợi trong cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài. Phạm vi giảm thuế rộng ảnh hưởng đáng kể đến nguồn thu thuế hiện đang chiếm tỷ trọng lớn trong tổng thu ngân sách của Chính phủ. Giảm thuế quan cũng dẫn đến nguồn thu thuế giảm nếu khối lượng nhập khẩu không thay đổi; tuy nhiên, giá rẻ đối với hàng hóa nhập khẩu thường dẫn đến nhu cầu nhập khẩu cao hơn, từ đó làm tăng tổng thu thuế. Kết quả cuối cùng phụ thuộc vào ảnh hưởng dòng... Trong trường hợp theo đuổi cơ chế tỷ giá cố định, đất nước sẽ phải thực hiện chính sách tiền tệ linh hoạt để ngăn chặn việc tăng tỷ giá hối đoái khi dòng vốn chảy vào tăng lên, dẫn đến việc tăng cung tiền và gây sức ép trong kiểm soát lạm phát. Dĩ nhiên là ngân hàng trung ương có thể sử dụng các công cụ của họ để triệt tiêu tác động bất lợi của dòng vốn chảy vào như thông qua các hoạt động của thị trường mở hoặc yêu cầu dự trữ bắt buộc. Tuy nhiên, hoạt động này có thể gây ra việc tăng lãi suất, từ đó thu hút dòng vốn chảy vào từ bên ngoài, gây ra vòng xoáy lãi suất cao-tỷ giá lớn và giảm đầu tư trong nước Ngoài ra, dòng vốn đổ vào có thể mang theo những rủi ro và làm trầm trọng thêm những yếu kém nội tại về cơ cấu và kinh tế vĩ mô, đặc biệt là những với dòng vốn chảy vào do đầu cơ có thể dễ dàng chảy ra nếu có những thay đổi về tình hình kinh doanh hay kỳ vọng của các nhà đầu tư".

Do quy mô và chưa có nhiều kinh nghiệm trong kinh doanh, các DNNVV thậm chí còn bị tác động nhiều hơn từ những các vấn đề như dòng vốn và chính sách tiền tệ. Như đã được đề cập trong báo cáo của Đặng Đức Anh, thương mại quốc tế đã trở thành một lĩnh vực năng động nhất của nền kinh tế Việt Nam.

128 Đặng Đức Anh, Báo cáo MUTRAP II, Tác động của việc gia nhập WTO đến tình hình và các chính sách kinh tế vĩ mô, tháng 3 năm 2008.

Page 267: BÁO CÁO CUỐI CÙNG

260

Báo cáo của Bùi Huy Sơn129 về tác động của WTO đối với các dịch vụ phân phối chỉ ra rằng các doanh nghiệp nước ngoài sẽ được phép tham gia trong lĩnh vực bán lẻ đối với tất cả các sản phẩm nhập khẩu hợp pháp và sản xuất trong nước, trừ 10 sản phẩm nhạy cảm đối với nền kinh tế. Cả 10 sản phẩm này cũng sẽ được cho phép trong những năm tới. Dịch vụ phân phối đã phát triển nhanh chóng với nhiều loại hình như cấp quyền kinh doanh, bán lẻ, siêu thị, trung tâm thương mại và các cửa hàng lớn khác. Việt Nam vốn là một nền kinh tế có nhiều cửa hàng và cơ sở thương mại nhỏ ở các khu dân cư và do các gia đình làm chủ - do đó đa số các hình thức phân phối hàng hóa và dịch vụ được thực hiện thông qua các cơ sở thương mại cá thể nhỏ. Những DNNVV này sẽ khó cạnh tranh được với các trung tâm phân phối lớn, bán hàng hóa với giá cả hấp dẫn và kinh doanh thương mại hiệu quả hơn nhờ vào kinh tế quy mô. Thậm chí ở các nước phát triển như Canada và Hoa Kỳ, các DNNVV ở các thị trấn nhỏ cũng phải nhường chỗ cho các cửa hàng lớn "big box" và Walmarts. Các cửa hàng cà phê và nhà hàng nhỏ cũng bị thay thế bởi các chuỗi cửa hàng ăn nhanh và chuỗi cửa hàng cà phê. Điều này gây ra hiệu ứng làm tăng tiền thuê nhà, lúc đó chỉ có các doanh nghiệp lớn hoặc sở hữu nước ngoài mới đủ khả năng chi trả, buộc các DNNVV phải từ bỏ địa điểm kinh doanh hiện tại. Mới đây, Chính phủ đã sửa đổi một thông tư cho phép các doanh nghiệp nước ngoài tham gia nhiều hoạt động thương mại và phân phối hơn. Theo quy định mới, các nhà nhập khẩu nước ngoài được phép lựa chọn các nhà phân phối của họ và bán hàng hóa tới bất cứ đâu trên lãnh thổ quốc gia nhưng chưa được phép thiết lập mạng lưới phân phối riêng.130 Quy định này trở nên phù hợp hơn với các cam kết WTO và sẽ thu hút các nhà đầu tư nước ngoài nhiều hơn nhưng cũng tạo ra thách thức lớn hơn đối với các DNNVV Việt Nam. Trước đây nhiều người Việt Nam thích được mua hàng ở những cửa hàng xung quanh nơi ở và theo cách truyền thống, mua thức ăn và đồ dùng gia đình hàng ngày, nhưng khi các siêu thị và trung tâm phân phối lớn xuất hiện, các cửa hàng nhỏ và DNNVV truyền thống sẽ khó tồn tại được khi họ không thể cạnh tranh về giá cả và sự tiện lợi. Thế hệ trẻ Việt Nam sẽ ít quan tâm hơn đến cách mua hàng truyền thống và tất yếu sẽ bị thu hút bởi các doanh nghiệp lớn hơn, có giá thấp hơn và lựa chọn sản phẩm nhiều hơn, nhất là khi thu nhập khả dụng của họ tăng lên nhờ có ngày càng nhiều việc làm trả lương cao hơn do tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài. Ngoài ra, khi những người làm công ăn lương có nhu cầu làm việc trong những doanh nghiệp lớn thì những người đang làm chủ DNNVV có thể sẽ thích được chuyển sang làm thuê cho các doanh nghiệp lớn hơn để được ổn định và có được thu nhập đảm bảo, tránh phải đối mặt với những rủi ro tiềm ẩn trong công việc kinh doanh của họ.

129 Bùi Huy Sơn, Báo cáo MUTRAP II, Tác động của WTO đối với các dịch vụ phân phối, 2008 130 Quang Ming, Việt Nam tiến tới xóa bỏ các trở ngại đối với doanh nghiệp nước ngoài, Báo Thanh niên, ngày 19 tháng 3 năm 2008.

Page 268: BÁO CÁO CUỐI CÙNG

261

Hộp 2 Những vấn đề từ việc gia nhập WTO đối với tỉnh Tiền Giang131

Khu vực bán buôn và bán lẻ ở Tiền Giang, một tỉnh nằm ở miền Nam, đang phải đối mặt với những thách thức từ khi Việt Nam gia nhập WTO... đòi hỏi tỉnh phải tận dụng tối đa những cơ hội sẵn có... Theo cam kết của quốc gia với WTO, Việt Nam sẽ cho phép các công ty liên doanh hoạt động trong nhiều lĩnh vực và... do đó các công ty nước ngoài sẽ có khả năng để thành lập các cơ sở thương mại đầu tư hoàn toàn bằng vốn nước ngoài. Tỉnh đã có một số biện pháp tích cực để tăng cường khả năng cạnh tranh của các sản phẩm địa phương trên cả thị trường nội địa và quốc tế bằng cách thiết lập một mạng lưới phân phối hiện đại hơn. Tiền Giang vốn nổi tiếng với các vườn cây ăn quả, các loại gia súc, gia cầm và các thị trường đang phát triển như trái cây, gạo, thịt và thủy sản. Tỉnh cần phải cơ cấu lại mạng lưới bán buôn và bán lẻ để cạnh tranh tốt hơn. Cạnh tranh từ các nhà phân phối lớn sở hữu nước ngoài đang tạo ra áp lực đối với các ngành nghề của địa phương để áp dụng các phương pháp marketing và phân phối tốt hơn.

Hàng tỷ đô la FDI đã được đăng ký vào Việt Nam trong 5 năm qua nhưng rất nhiều trong số đó vẫn chưa được giải ngân. Sự phát triển đang diễn ra với tốc độ cao nhưng không đồng đều giữa các vùng trong cả nước. Khu vực thành thị đang thu được những lợi ích từ việc gia nhập WTO, FDI và thị trường phát triển, nhưng khu vực nông thôn vẫn chậm phát triển và khu vực vốn dĩ dựa trên sản xuất nông nghiệp có thể bị ảnh hưởng bất lợi khi nghề nghiệp và của cải được tạo ra trong khu vực thành thị. Chính quyền các địa phương phải cạnh tranh cho đầu tư và đảm bảo cho các lĩnh vực truyền thống có khả năng cạnh tranh khi nỗ lực kiềm chế việc di cư ồ ạt tới thành thị để tìm việc làm tốt hơn và có thu nhập cao hơn. Khi Việt Nam hội nhập vào nền kinh tế thế giới, đất nước trở nên dễ bị tổn thương hơn trước các biến động kinh tế quốc tế. Thương mại với các nước phát triển tăng, trong khi tiếp tục cải thiện thị trường và kinh doanh thương mại, với thị trường mở hơn và giảm bớt các hạn ngạch do việc thực hiện cam kết gia nhập WTP đồng nghĩa với việc các doanh nghiệp Việt Nam sẽ cần phải bảo vệ chính họ trước những tác động tiêu cực. Hoa Kỳ là một quốc gia nhập khẩu chính các sản phẩm dệt may và da giày giá không cao. Nếu xảy ra suy thoái hoặc tiếp tục chính sách thắt chặt chi tiêu tiêu dùng, các nhà bán lẻ Hoa Kỳ sẽ cắt giảm các đơn hàng, hàng tồn kho và kéo dài thời hạn thanh toán, điều này đe dọa nghiêm trọng các doanh nghiệp nhỏ không có nhiều khách hàng khác nhau và chưa tồn tại đủ lâu để tạo ra nguồn quỹ để cầm cự trong giai đoạn suy thoái kinh tế. Các DNNVV Việt Nam do vậy sẽ phải tiếp tục tìm kiếm thị trường mới và cải tiến sản phẩm, dịch vụ của mình.

131 Viet Nam News, ngày 18 tháng 12 năm 2007, trang 15

Page 269: BÁO CÁO CUỐI CÙNG

262

Khi Việt Nam tham gia nhiều hơn vào quá trình toàn cầu hóa sau khi trở thành thành viên WTO, nền kinh tế sẽ chịu ảnh hưởng nhiều hơn từ các biến cố của kinh tế thế giới. Theo truyền thống đồng Việt Nam được gắn chặt với đô la Mỹ, nhưng sự giảm giá gần đây của đô la đang khiến chính phủ phải mở rộng sự kiềm tỏa để tạo điều kiện cho sự giao dịch giữa đồng và đô la. Các nhà nhập khẩu Việt Nam đang nhận thấy những áp lực khiến thu nhập thấp hơn do đô la giảm giá. Nỗi lo sợ về lạm phát cũng đe dọa sự phát triển vững chắc của khu vực DNNVV.132 4. Tác động tích cực - cơ hội Theo một nghiên cứu mới đây133 do Ngân hàng Thượng Hải Hồng Kông (HSBC) tiến hành, các DNNVV Việt Nam lạc quan nhất về tương lai. Khảo sát được tiến hành trên 2.700 DNNVV tại Hồng Kông, Trung Quốc, Đài Loan, Singapre, Ấn Độ, Việt Nam, Hàn Quốc, Malaysia và Indonesia. Mặc dù lo ngại về sự suy thoái kinh tế Mỹ, các DNNVV Việtnam vẫn đứng đầu về sự lạc quan với kỳ vòng về tăng trưởng kinh tế và kế hoạch của họ để tăng chi tiêu vốn trong vòng 6 tháng đầu năm 2008. Hầu hết các doanh nghiệp cho rằng họ có kế hoạch để thuê thêm nhân công và tăng xuất khẩu, chủ yếu tới các nước châu Á khác. Một nghiên cứu mới đây của UNCTAD phát hiện thấy rằng các DNNVV chiếm 99% tổng số doanh nghiệp toàn cầu, 50% sản lượng, 40-70% nhân công và đóng một vai trò đặc biệt quan trọng trong tạo việc làm.134 Một điều được thừa nhận và văn bản hóa là những nền kinh tế với khu vực DNNVV mạnh và phát triển tốt là các nền kinh tế thành công. Ngoài ra, một nghiên cứu mới đây của OECD phát hiện rằng có sự tăng trưởng rất nhanh của khu vưc dịch vụ với đa số các DNNVV hoạt động trong các lĩnh vực liên quan tới phần mềm máy tính, xử lý thông tin, nghiên cứu và phát triển, marketing, tổ chức doanh nghiệp và phát triển nguồn nhân lực. Thị phần của các DNNVV trong những lĩnh vực này đang ngày càng tăng do sự tăng trưởng toàn cầu về thầu phụ và sự xuất hiện của các công nghệ mới. Tiến bộ công nghệ sẽ tiếp tục tạo điều kiện cho các DNNVV tiếp cận với kinh tế toàn cầu.135 Các tác động tiêu cực gây ra mối đe dọa cho các phương thức kinh doanh lâu năm và truyền thống được bù đắp nhiều hơn bằng các cơ hội và tác động tích cực mà việc gia nhập WTO đem lại cho các doanh nghiệp. Gia nhập WTO được mong muốn sẽ cùng có lợi cho tất cả các bên, nếu không như vậy thì các nền kinh tế trên thế giới sẽ chẳng tha thiết yêu cầu được trở thành thành viên của tổ chức này. Sự cần thiết phải tuân thủ các cam kết WTO buộc các nước đang phát triển phải tiến hành những cải cách quan trọng mà cuối cùng sẽ cải thiện môi trường kinh doanh. Với các thủ tục được chuẩn hóa và

132 Hookway, James, Sự sụt giảm nhanh của đô la cho Việt Nam một bài học xương máu trong kinh tế học, Toàn cầu và Thư tín (The Globe and Mail), ngày 19 tháng 03 năm 2008 trang B13. 133 Quang, Ming, Doanh nghiệp địa phương sẵn sàng mở rộng khi kỳ vọng vào sự bùng nổ kinh tế để tiếp tục phát triển, Báo Thanh niên, ngày 12 tháng 02 năm 2008. 134 Truyền thông từ Canada, Hành động để đảm bảo lợi ích từ GATS cho các DNNVV của các nước thành viên, thông tin tới các thành viên của Hội đồng Thương mại Dịch vụ WTO, TN/S/W/36, ngày 22 tháng 02 năm 2005. 135 Đã chú dẫn ở trên

Page 270: BÁO CÁO CUỐI CÙNG

263

minh bạch hơn, quyền lợi của nhà đầu tư được đảm bảo hơn và sự phát triển được thúc đẩy thông qua thương mại, đầu tư và các cơ hội rộng mở hơn.

Hộp 3 Công ty Quốc tế i³DVR

Có trụ sở tại Toronto, Ontario, Canada, i³DVR sản xuất và phân phối sản phẩm thiết bị quan sát video kỹ thuật số tới nhiều cơ sở thương mại khác nhau như các siêu thị, chuỗi nhà hàng, ngân hàng, sòng bạc, căn cứ quân sự và thậm chí cả Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ và các cơ quan chính quyền dọc biên giới Hoa Kỳ - Mêxicô. Công ty đang thâm nhập thị trường Liên minh Châu Âu, với một cơ sở sản xuất ở Vương quốc Anh. Thiết bị của họ rất tối tân, sử dụng phần mềm phân tích video làm tăng thêm giá trị cho các dữ liệu video được ghi lại. Ngày nay, i³DVR đã hoạt động trên phạm vi toàn cầu, với nhiều trung tâm dịch vụ và kinh doanh khắp Bắc Mỹ, Châu Âu và Châu Á. Công ty là một tấm gương thành công trên nhiều phương diện. Họ không chỉ là một công ty công nghệ thành công tuyển dụng hơn 150 người và tạo ra hơn 20 triệu đô la hàng năm, đã được nhận nhiều giải thưởng của Canada và quốc tế, bao gồm Giải thưởng Danh nhân trẻ của Ngân hàng Phát triển Kinh doanh Canadan và Giải thưởng Ngôi sao Người Nhập cư Thành công Toronto. Công ty đã được anh em Jach, Vy và Bob Hoàng (những người mới khoảng 30 tuổi) sáng lập với 10 anh chị em và cha mẹ nhập cư từ Việt Nam sang. Vợ của Vy, Grace, một phụ nữ đến từ Nhật Bản, cũng làm việc trong công ty. Công ty đã tạo cho cộng động nhập cư tại Canada niềm tin tưởng về thành công. Hầu hết tất cả nhân công của họ ở Canada là người nhập được tuyển dụng mà không cần xem xét về kỹ năng ngoại ngữ của họ, hay họ đã ở Canada bao lâu và trình độ chuyên môn của họ là gì. Công ty tổ chức các lớn học Tiếng Anh hàng tuần cho nhân viên. Thậm chí thú vị hơn là công ty đã thuê hơn 70 nhân viên thiết kế phần mềm và nhân viên hỗ trợ từ đất nước quê hương Việt Nam. Không thể không thừa nhận rằng sự hỗ trợ này đã giúp cho Công ty Quốc tế i³DVR trở thành một trong những công ty hàng đầu trong lĩnh vực kinh doanh của họ. Đồng thời với việc đầu tư và tạo việc làm tại Việt Nam, công ty đang xuất khẩu tới Việt Nam các kỹ năng quản lý, kiến thức chuyên ngành, cơ hội thị trường và giá trị gia tăng - Một phương thức đôi bên cùng có lợi cho cả Việt Nam và Canada.

Việc đơn giản hóa 3 thủ tục cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, cấp mã số thuế và cấp giấy phép khắc giấu có tác động tích cực đối với các doanh nghiệp mới. Nhiều doanh

Page 271: BÁO CÁO CUỐI CÙNG

264

nghiệp tán thành việc xóa bỏ hoàn toàn việc cấp giấy phép khắc dấu. Việc tiến tới cơ chế một cửa cho đăng ký kinh doanh và giảm thời gian để xử lý 3 thủ tục này từ 30 ngày xuống 15 ngày đối với việc thành lập doanh nghiệp mới từ và xuống 12 đối với việc thành lập một chi nhánh thực sự rất có ý nghĩa. Số lần phải đến cơ quan hành chính để tiến hành các thủ tục này giảm từ 8 xuống 4 lần. Thời gian cấp mã số thuế đã giảm từ 8 ngày xuống còn 4 ngày. Thủ tục kê khai và nộp thuế cũng đã được hoàn thiện và đơn giản hơn cho người nộp thuế.136 Việc đơn giản hóa các thủ tục chính thức thành lập một doanh nghiệp giúp đưa một cơ sở kinh doanh nhỏ phi chính thức vào khu vực chính thức, khuyến khích việc hoạt động kinh doanh theo pháp luật, giảm cơ hội cho việc tham nhũng, tăng thêm nguồn thuế và các khoản thu cho chính phủ. Việc mở ra hệ thống tài chính cạnh tranh sẽ tạo cơ hội tiếp cận tài chính tốt và có tính cạnh tranh hơn cho các doanh nghiệp nhỏ với các dịch vụ tài chính mới trong các lĩnh vực cho thuê tài chính, giải chấp thanh toán, tư vấn tài chính và dịch vụ thông tin. Các cơ sở tài chính sẽ trở nên cạnh tranh và thân thiện với khách hàng hơn. Điều này thường dẫn đến dịch vụ hành chính công tốt hơn và các chính sách kinh tế hiệu quả, minh bạch hơn. Thay đổi tích cực khác sẽ trợ giúp cho việc thành lập và quản trị các DNNVV là khuôn khổ pháp luật (Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư năm 2005). Các thủ tục xuất nhập khẩu đã được đơn giản hóa. Có thêm nhiều cơ hội cho việc tiếp cận thị trường, học hỏi, hợp tác quốc tế, tiếp cận công nghệ, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ tốt hơn, chất lượng và uy tín của các sản phẩm sản xuất tại Việt Nam được cải thiện.137 Việc mở cửa dịch vụ bưu chính viễn thông sẽ có tác động rất tích cực đến các DNNVV Việt Nam, cho phép các doanh nghiệp từ nhỏ nhất cạnh tranh toàn cầu nhờ internent và thương mại trực tuyến. Việc tiếp cận internet băng rộng đang được thử nghiệm ở vùng nông thôn và vùng xa của Việt Nam, những nơi bắt đầu có điện thoại cố định từ năm 2004 và mới được kết nối tới mạng lưới điện khu vực từ năm 2005.138 Tiếp cận với thị trường Hoa Kỳ đem lại sự tăng trưởng trong xuất khẩu các sản phẩm sử dụng nhiều lao động như hàng may mặc, da giầy, sản phẩm gỗ và đồ dùng gia đình. Chính phủ Việt Nam đã cam kết đưa ra sản phẩm, đầu tư và dịch vụ để giúp hỗ trợ các hoạt động kinh doanh và đổi mới trong nước. Trong một năm, FDI đã tăng lên gấp đôi vào năm 2007 tới 20 tỷ đô la và xuất khẩu đã tăng 21,5%139. Mạng liên kết và các hiệp hội rất quan trọng đối với sự phát triển và tăng trưởng của các DNNVV, đóng vai trò quan trọng trong giáo dục, tiếp cận thông tin và thị trường, đồng thời là tiếng nói của các DNNVV tới các cơ quan chức năng. Sự trợ giúp của các hội nghề nghiệp và mối liên hệ với các phòng thương mại nước ngoài ngày càng tăng đang giúp tạo ra một hệ thống trợ giúp cho các DNNVV. Các hiệp hội kinh doanh cũng đưa ra 136 Nguyễn Đăng Bình, Báo cáo về tác động của việc gia nhập WTO đến khu vực công, MUTRAP II, tháng 12 năm 2007 137 Phạm Chi Lan, 'Việt Nam gia nhập WTO và tác động đến môi trường kinh doanh', bài phát biểu tại Diễn đàn Thương mại và Đầu tư, ngày 11 tháng 01 năm 2008 138 Minder, Raphael, ‘Mạng băng rộng được kết nối ở nông thôn Việt Nam’, Thời báo Tài chính, ngày 06 tháng 02 năm 2008, trang 10. 139 Phó Thủ tưởng Phạm Gia Khiêm, Phát biểu tại diễn đàn Thương mại và Đầu tư, ngày 11 tháng 01 năm 2008.

Page 272: BÁO CÁO CUỐI CÙNG

265

các khóa đào tạo, các thông tin cũng như mối liên hệ với thị trường xuất khẩu. Khi yêu cầu về chất lượng, sự ổn định và phân phối có tính phụ thuộc tăng, tiêu chuẩn tổng thể cho sản phẩm và dịch vụ được cải thiện và cuối cùng, các DNNVV còn tồn tại sẽ có xu hướng mạnh hơn, thành công hơn và chuyên nghiệp hơn. Có những DNNVV tăng trưởng nhanh, tạo ra thêm nhiều cơ hội nghề nghiệp và cơ hội cho các DNNVV khác.

Hộp 4 Mạng băng rộng ở nông thôn Việt Nam140

Tại Tả Van, một làng vùng xa ở Tây Bắc Việt Nam, Intel đang hợp tác với VDC thử nghiệm một hệ thống internet tốc độ cao nhằm minh chứng rằng mạng băng rộng không chỉ là một lĩnh vực kinh doanh có lợi nhuận mà còn là phương cách giúp cho các vùng xa nhất của Việt Nam đón đầu những công nghệ viễn thông tiên tiến nhất. Đây cũng là triển vọng lớn cho các DNNVV khi có 70% người dân Việt Nam sống ở khu vực ngoài thành thị. Với dân số có độ tuổi trung bình là 26 và 90% người biết chữ, thế hệ trẻ ở đây háo hức được làm chủ công nghệ mới này. Một cuộc khảo sát do Alcatel thực hiện vào năm ngoái đã xác định được là có 650.000 doanh nghiệp nhỏ có quan tâm đến truy nhập Internet, phần lớn số doanh nghiệp này nằm ở vùng nông thôn. Chính phủ Việt Nam đang có những việc làm cụ thể để phát triển mạng băng rộng trước khi mở cửa lĩnh vực viễn thông theo cam kết với WTO. Những việc làm đó sẽ mở cửa cho các DNNVV Việt Nam ra với thế giới.

Mặc dù tạo ra cạnh tranh nhiều hơn cho các doanh nghiệp trong nước tại Việt Nam, FDI cũng mang lại cơ hội lớn và giá trị tăng thêm. FDI mang lại công nghệ mới và tốt hơn, hệ thống quản lý mới, cơ hội thị trường mới, tạo việc làm - tất cả điều đó đóng góp vào tăng trưởng kinh tế. Các doanh nghiệp nước ngoài cũng có nhu cầu được trợ giúp và cung cấp sản phẩm, dịch vụ từ các doanh nghiệp sở tại, tạo ra cơ hội cho DNNVV trong nước và việc làm. Nhiều DNNVV hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ, trở thành những nhà cung cấp cho các doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam cũng như có lợi từ việc xuất khẩu tại chỗ. FDI tăng lên cũng đang thu hút sự trở lại của cộng đồng người Việt Nam. Cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài khá lớn và vẫn duy trì mối quan hệ chặt chẽ với Việt Nam và văn hóa dân tộc. Họ cũng có lợi ích nhiều hơn nhờ vốn tiếng Việt thành thạo. Nhiều gia đình Việt Nam ở nước ngoài háo hức được trở lại Việt Nam để đóng góp cho sự thành công của quá trình cải cách kinh tế của Việt Nam, đem theo những kỹ năng, mối liên hệ, kinh nghiệm và vốn. Việc Việt Nam giảm thuế và các nghĩa vụ nhập khẩu đối với các sản phẩm như máy móc, thiết bị, ô tô sẽ tạo điều kiện cho nhiều hàng hóa đến với người tiêu dùng và doanh nghiệp trong nước với mức giá hợp lý, giúp DNNVV hướng tới nâng cao hiệu quả nhờ được cung cấp nguồn lực tốt hơn. Nhượng quyền thương hiệu cũng giúp các doanh nghiệp nhỏ tăng trưởng nhờ việc giới thiệu và đào tạo kỹ năng quản lý, marketing, kỹ 140 Minder, Raphael, ‘Mạng băng rộng được kết nối ở nông thôn Việt Nam’, Thời báo Tài chính, ngày 06 tháng 02 năm 2008, trang 10.

Page 273: BÁO CÁO CUỐI CÙNG

266

năng kế toán, tạo việc làm và tiêu chuẩn dịch vụ. Ngược lại, hạn ngạch đối với các sản phẩm dệt may Việt Nam cũng được dỡ bỏ, tạo điều kiện cho Việt Nam cạnh tranh trên các thị trường lớn hơn. Nhiều nhà máy vẫn có quy mô nhỏ hoặc được cung cấp bởi các DNNVV. 5. Cơ hội cho các DNNVV do phụ nữ làm chủ

Hộp 5

Chủ doanh nghiệp nữ tại Việt Nam Một khảo sát quốc gia141

Năm 2006, IFC đã tiến hành một cuộc khảo sát toàn diện các chủ doanh nghiệp nữ lần đầu tiên tại Việt Nam. Các phát hiện từ cuộc khảo sát được tiến hành trên 500 doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ trên toàn quốc, cung cấp những thông tin rất có giá trị về những vấn đề và thách thức mà các chủ doanh nghiệp nữ tại Việt Nam nói chung đang phải đối mặt. Mặc dù nghiên cứu này tập trung trên các DNNVV do phụ nữ làm chủ nhưng những vấn đề và khuyến nghị là phù hợp với hầu hết các DNNVV nói chung và đưa ra sự nhìn nhận đáng chú ý về những gì cần phải làm để trợ giúp các DNNVV Việt Nam. Những vấn đề chính được xác định bao gồm: Các chủ doanh nghiệp nữ tại Việt Nam cho thấy họ có nhu cầu thực sự về giáo dục và đào tạo doanh nhân, nhất là đào tạo những gì cần thiết cho phụ nữ; Họ nhận thấy rằng sự thiếu quan tâm tới nhu cầu của các chủ doanh nghiệp nữ hiện nay tại Việt Nam đang hạn chế sự phát triển của họ; Sự tiếp cận về tài chính cũng là một vấn đề quan trọng cả về việc đào tạo lẫn về vốn; Họ muốn học về những cơ hội thương mại quốc tế; Họ mong muốn có nhiều chính sách và chương trình hơn về phát triển kinh doanh và cho rằng thiếu các chương trình chính thức có thể hạn chế tăng trưởng của các doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ; Họ cần có nhiều cơ hội hơn cho thiết lập mạng lưới và hình thành các mối quan hệ hỗ trợ thông tin, đồng thời mong muốn được có các diễn giúp tạo ra những cơ hội này; Cộng đồng doanh nhân nữ tại Việt Nam mong muốn có một "ngôi nhà" chính thức như một văn phòng cho các chương trình phát triển kinh doanh của phụ nữ, hội đồng tư vấn kinh doanh của phụ nữ hoặc cả hai.

Vào tháng 12 năm 2007, MUTRAP II đã phối hợp với một dự án được APEC tài trợ tổ chức một cuộc hội thảo về việc việc tiếp thị trường đối với các DNNVV do phụ nữ làm chủ. Các chủ doanh nghiệp nữ tham dự hội thảo đại diện cho các lĩnh vực kinh doanh và sản xuất các sản phẩm và dịch vụ truyền thống sau:

141 Diễn đàn Khu vực Tư nhân IFC, Số 21, Các chủ doanh nghiệp nữ tại Việt Nam: Một khảo sát quốc gia

Page 274: BÁO CÁO CUỐI CÙNG

267

• Dệt, may, các sản phẩm thêu như khăn trải bàn, đồ dùng gia đình, khăn trải giường, đồ thời trang, giầy.

• Đồ kim hoàn • Vật phẩm trang trí, đồ song, mây, tre, đồ dùng nội thất, đồ sơn mài, đồ

mỹ nghệ, đồ gốm • Các sản phẩm tự nhiên, thực phẩm, sản phẩm chăm sóc da, mỹ phẩm,

sản phẩm thuốc, dược phẩm thiên nhiên • Lĩnh vực dịch vụ, các dịch vụ kinh doanh, dịch thuật, du lịch, dịch vụ

nghề nghiệp Mặc dù hội thảo tập trung vào các DNNVV do phụ nữ làm chủ, nhưng các đại biểu tham dự không thấy rõ các vấn đề và cơ hội riêng đối với phụ nữ mà nhiều hơn cho tất cả các DNNVV nói chung. Những phát hiện chính của hội thảo được tóm tắt như sau:

• Các hiệp hội DNNVV có thể đóng vai trò như những cơ quan hỗ trợ, đưa ra các chương trình đào tạo và xúc tiến thương mại; thực hiện các chuyến đi thực địa tới các thị trường, tìm kiếm thông tin thị trường để chọn thị trường thích hợp và tổ chức các cuộc triển lãm

• Một công ty dệt may đã thành lập cách đây 4 năm như một DNNVV mong muốn được giới thiệu nhiều hơn về các thị trường; họ nhận được sự hỗ trợ từ khách hàng; cần những trợ giúp về chuyên môn cho mỗi lĩnh vực; khả năng marketing còn hạn chế và họ chưa nhận được bất cứ trợ giúp nào từ các cơ quan chức năng

• Một nhà sản xuất và xuất khẩu sản phẩm dệt may có nhiều khó khăn và cần nhiều sự hỗ trợ từ chính phủ và các bộ ngành về tài chính, cơ sở hạ tầng và máy móc; có nhiều hội dệt may - họ cần hỗ trợ thông qua tiếng nói của hội - bản thân họ không có đủ tiền để đưa các ý kiến lên bộ chuyên ngành

• Các DNNVV đã từng có những vấn đề về thị trường thấy được rằng thị trường nước ngoài yêu cầu về chất lượng như thế nào - có một tiêu chuẩn cao hơn ở phương tây so với phương đông

• Một số DNNVV đã xuất khẩu tới một số khu vực ngoài châu Á nhưng vẫn rất mong muốn được biết nhiều hơn về Châu Âu và các khu vực khác trên thế giới nhưng vẫn chưa được tiếp cận đầy đủ các thông tin

• Thời gian và nguồn lực cũng được họ quan tâm và cố gắng để trợ giúp lẫn nhau • Internet đem lại nhiều cơ hội nhưng cũng cần được khai thác tốt hơn • Luật vẫn còn có khoảng cách với thực tế - vẫn có những rào cản pháp lý đối với việc

thực hiện • Chính phủ nên cố gắng đặt mình vào địa vị của các DNNVV • Cần có nhiều thông tin một cách kịp thời • Cần có cách tốt hơn để gửi và nộp hồ sơ thuế như dùng thư điện tử • Hiệp hội Nữ doanh nhân Hà Nội - một tổ chức hỗ trợ - có nhiều mối liên hệ với

các nhà lập pháp - cần có nhiều trợ giúp tài chính cho phụ nữ và các chính sách hỗ trợ phụ nữ - muốn biết phương thức ứng xử với các DNNVV, cấp phép và đăng ký của Canada; họ muốn được tham gia trong các triển lãm quốc tế những chi phí quá lớn - điều gì có thể làm để trợ giúp - các DNNVV muốn quảng cáo các sản

Page 275: BÁO CÁO CUỐI CÙNG

268

phẩm của họ và cần được trợ giúp; hiệp hội đã tổ chức đào tạo về máy móc thiết bị và máy tính nhưng không có hỗ trợ về tài chính để mở rộng đào tạo

• Đôi khi chương trình đào tạo không phù hợp - cần có các khóa đào tạo phù hợp hơn

• Tiếp cận tài chính có vấn đề - nên có kiến thức ở một mức độ nào đó - vốn khởi sự doanh nghiệp còn hạn chế - họ cần trợ giúp từ các nhà tài trợ nước ngoài - trợ giúp tài chính rất khó khăn và họ cần nhiều vốn hơn; vấn đề về vận chuyển hàng hóa, nhất là từ khu vực nông thôn

• Cách nào để giới thiệu về phương thức kinh doanh của các công ty tại Việt Nam và sau đó liên kết với các quốc gia khác - như theo từng lĩnh vực

• Cũng có đại biểu mong muốn được biết các tình huống xảy ra đối với các DNNVV của phụ nữ tại các nước khác và cách họ xử lý các thách thức đó

• Họ cũng quan tâm đến việc liên kết với các hiệp hội và nhóm nghề nghiệp khác

Hộp 6

Các nữ doanh nhân có thể tham gia vào các lĩnh vực đang phát triển,

với một vài điều cần biết142

Theo một phỏng vấn mới đây với bà Phạm Chi Lan, lãnh đạo nữ chiếm khoảng 25% trong tổng số 200.000 doanh nghiệp của cả nước. Bà Chi Lan nói rằng xuất khẩu hàng hóa sang Hoa Kỳ đã tăng sáu lần trong 5 năm qua và các DNNVV cho phụ nữ làm chủ nên tiếp tục hướng tới việc thâm nhập thị trường Hoa Kỳ. Bà cũng khuyên các chủ doanh nghiệp nữ xây dựng chiến lược để tăng khả năng cạnh tranh: Hai phụ nữ đã làm được điều đó là bà Nguyễn Thị Mai Thanh, tổng giám đốc Công ty Cơ Điện Lạnh và bà Đặng Phương Dung, tổng giám đốc Công ty May 10. Công ty của bà Dung đã hai lần được nhận danh hiệu doanh nghiệp xuất sắc. Trong các lĩnh vực sản xuất như da giầy, sản phẩm len, mỹ phẩm, chế biến thực phẩm, mỹ nghệ, dịch vụ ngân hàng và du lịch, tỷ lệ phụ nữ làm lãnh đạo rất cao. Các nữ doanh nhân đã chứng minh khả năng thành công của họ nhiều lần và sẽ tiếp tục làm được điều đó trong giai đoạn Việt Nam hội nhập WTO. Bà Chi Lan tiếp đó đã đưa ra những lời khuyên với các phụ nữ làm kinh doanh: Trước hết, các doanh nghiệp phải thích nghi với các chính sách, quy định và hiệp định thương mại mới theo cam kết với WTO. Họ không nên tiếp tục phụ thuộc vào trợ cấp, bảo hộ của nhà nước và nên tìm những phương cách để tồn tại dựa trên chính bản thân họ. Thứ hai, các doanh nghiệp nên chuyển từ việc tập trung vào các kế hoạch ngắn hạn sang chiến lược dài hạn để thành công. Trong bối cảnh

142 Phạm Chi Lan, Phụ nữ Thủ đô, ngày 27 tháng 01 năm 2007

Page 276: BÁO CÁO CUỐI CÙNG

269

hội nhập kinh tế quốc tế, các kế hoạch kinh doanh ngắn hạn sẽ không thích hợp. Thứ ba, các doanh nghiệp nên tìm kiếm các loại hình hợp tác, đối tác liên doanh. Điều này giúp cho họ tận dụng sức mạnh của nhau để cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Cuối cùng, các nữ doanh nhân nên tiếp tục tự đào tạo để đảm bảo rằng họ có những thông tin cần thiết để duy trì lợi nhuận và thích nghi với những thay đổi. Bà Chi Lan đã kết thúc bài phỏng vấn với một số khuyến nghị sau dành cho các doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ: Lĩnh vực may mặc có thị trường tốt nhất hiện nay, nhưng đã có trên 2.000 doanh nghiệp may mặc. Các nữ doanh nhân muốn thành công nên tìm các ngành nghề độc đáo và tránh được cạnh tranh. Các doanh nghiệp Việt Nam nên lưu tâm rằng các sản phẩm của chúng ta đang cạnh tranh với các sản phẩm do Trung Quốc và Thái Lan sản xuất. Sản phẩm của chúng ta phải đặc sắc và có giá trị cao để đánh bại các gã khổng lồ xuất khẩu này. Giá cả cũng không nhất thiết phải là thấp nhất đối với nhiều người mua. Các doanh nghiệp nên hiểu rằng chất lượng sản phẩm và hoàn thành việc giao hàng đúng thời hạn là điều quan trọng để đảm bảo khả năng cạnh tranh. Theo quan điểm của tôi, tôi sẽ khuyên các nữ doanh nhân chọn ngành dịch vụ để kinh doanh. Đây là một khu vực lớn với 155 loại hình kinh doanh khác nhau mà WTO đã liệt kê. Hiện nay, nhiều lĩnh vực dịch vụ vẫn chưa có ai thực hiện. Đó là cơ hội trong thời gian tới.

Trong một nỗ lực để tạo điều kiện cho phụ nữ nắm bắt được những cơ hội được mở ra khi Việt Nam đã là thành viên của WTO, nhiều địa phương đã tổ chức đào tạo và xúc tiến sản phẩm. Tại tỉnh Bình Dương, bà Huỳnh Thị Kim Hoa đã tuyển dụng hơn 40 nhân công làm việc cho 3 cửa hàng kim hoàn và một nhà máy sản xuất đồ kim hoàn. Hiện tại bà đang có tìm kiếm các cơ hội để mở rộng kinh doanh. Bà Nguyễn Thị Bảy, chủ sở hữu của công ty tre xuất khẩu Thành Lộc cho rằng khó có thể xây dựng một thương hiệu. Công ty đã phát triển từ một xưởng sản xuất nhỏ với một vài nhân công lên một nhà máy với trên 100 lao động và có doanh thu hàng năm trên 1 tỷ đồng. Sản phẩm tre của bà đã được xuất khẩu tới Pháp, Hoa Kỳ và Hà Lan. Bà Nguyễn thấy rằng trong thị trường cạnh tranh hiện nay, uy tín và chất lượng sẽ tạo nên một thương hiệu thành công. 6. Kinh nghiệm của các thành viên WTO khác 6.1. Các trung tâm hỗ trợ DNNVV Nhật Bản Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của chính phủ Nhật Bản. Cơ quan hỗ trợ DNNVV Nhật Bản đã thành lập 3 hệ thống hỗ trợ kinh doanh cho các DNNVV: 1) Trung tâm hỗ trợ hoạt động dự án và kinh doanh của các DNNVV,

Page 277: BÁO CÁO CUỐI CÙNG

270

2) Trung tâm hỗ trợ các DNNVV cấp quận, 3) Trung tâm hỗ trợ các DNNVV cấp vùng. Các trung tâm này, với sự phối hợp với các cơ sở hỗ trợ DNNVV tư nhân như Hiệp hội Công nghiệp và Thương mại và các Phòng Thương mại và Công nghiệp, làm việc như những đơn vị thực hiện dịch vụ một cửa để cung cấp các thông tin liên quan đến các chiến lược trợ giúp DNNVV và thực hiện các dự án hỗ trợ. Các trung tâm hỗ trợ DNNVV này được thành lập cung cấp các dịch vụ một cửa cho các DNNVV bao gồm tư vấn trực tiếp, cử các chuyên gia và nhà quản lý đến doanh nghiệp, hỗ trợ nghề nghiệp tại chỗ, đánh giá tính khả thi của hoạt động kinh doanh, dịch vụ thông tin và các chương trình đào tạo. Nhiệm vụ chính của các trung tâm này là tạo lập doanh nghiệp, khởi sự kinh doanh và đổi mới doanh nghiệp. Các trung tâm không chỉ đưa ra các chiến lược quản lý, marketing và dịch vụ tư vấn tới các DNNVV và các doanh nhân mà còn trợ giúp cho các vấn đề quản lý cụ thể của các DNNVV. 6.2. Ấn Độ Tại Ấn Độ, Ngân hàng Phát triển Doanh nghiệp nhỏ Ấn Độ (SIDBI) đã tiến hành những nghiên cứu quan trọng và đào tạo để tăng cường khả năng cạnh tranh của các DNNVV Ấn Độ trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập WTO. Ấn Độ đã tự do hóa đáng kể các chính sách của họ về thương mại và công nghiệp. Điều này tăng cường khả năng cạnh tranh cho các DNNVV không chỉ trên thị trường toàn cầu mà cả ở thị trường nội địa nhờ dòng sản phẩm nhập khẩu chi phí thấp và FDI khá lớn vào Ấn Độ, thậm chí trong những lĩnh vực mà các DNNVV chiếm ưu thế trước đây. SIDBI đã thực hiện một loại các nghiên cứu theo lĩnh vực liên quan đến WTO để đánh giá tác động của các Hiệp định WTO tới các DNNVV nhằm đưa ra các khuyến nghị về mặt chính sách mang tính chiến lược giúp họ đối mặt với những thách thức của WTO và tận dụng được những cơ hội đang đến. Trong giai đoạn đầu, các nghiên cứu tập trung trên: da và các sản phẩm da, đá quý và đồ kim hoàn, thuốc và các loại dược phẩm, thuốc nhuộm và phụ gia, dệt may bao gồm quần áo may sẵn và đồ chơi - nhiều lĩnh vực trong số đó cũng rất quan trong đối với Việt Nam. 143 6.3. Nam Phi Nam Phi đã chứng kiến sự thu hẹp của khu vực nhà nước và sự mở rộng của khu vực tư nhân khi nhiều doanh nghiệp nhà nước được tư nhân hóa. Ngoài ra, họ phải phục hồi sau giai đoạn bị cấm vận và cô lập trong suốt thời kỳ phân biệt chủng tộc cũng như điều chính tới một thể chế chính trị mới. Hầu hết các DNNVV và phụ nữ Nam Phi làm việc ở khu vực phi chính thức trong lĩnh vực sản xuất và nông nghiệp, hai lĩnh vực dễ bị tổn thương nhất khi mở cửa cạnh tranh. Những nhóm dễ bị tổn thương này phải học cách vận động để bảo vệ những kiến thức truyền thống và các quyền của họ. Họ cũng phải học để đẩy mạnh sản xuất khi thuế xuất giảm. Các DNNVV Nam Phi có lợi từ việc đơn giản hóa và hài hòa các thủ tục thương mại. Họ tạo ra các hội đồng xuất khẩu để quảng bá các sản phẩm và đã tăng xuất khẩu hàng dệt trên 40% trong 5 năm. Tất cả những điều đó đòi hỏi có sự phản hồi kịp thời và thường xuyên giữa khu vực công và khu vực tư nhân trên các vấn đề như kết cấu hạ tầng lạc hậu, khuyến khích xuất khẩu, cùng thương lượng để đạt

143 Ngân hàng Phát triển Doanh nghiệp nhỏ Ấn Độ, www.sidbi.net

Page 278: BÁO CÁO CUỐI CÙNG

271

được hiệu quả kinh tế nhờ quy mô. Điều này giúp họ thu hút được đầu tư trong nước khi tiến hành xúc tiến xuất khẩu tốt hơn cho các DNNVV. 6.4. Đài Loan Trung Quốc Đài Loan Trung Quốc đã rất sáng tạo và năng động trong việc trợ giúp và phát triển khu vực DNNVV thông qua Cục DNNVV, Bộ Kinh tế. Cục DNNVV phát hành các sách trắng thường niên với các nghiên cứu, phân tích và định hướng quan trọng cho các DNNVV. Thực hiện nghĩa vụ là thành viên APEC, họ đã đóng vai trò lãnh đạo trong việc đăng cai tổ chức các hội nghị và các khóa đào tạo, góp phần tạo ra các cơ hội thông qua các sáng kiến như tạo "vườn ươm", thúc đẩy việc sử dụng công nghệ và thông tin, phát triển ngành thủ công mỹ nghệ và khuyến khích mô hình "Một Làng, Một Sản phẩm" đã được Nhật Bản phát kiến và đã được thực hiện ở Thái Lan. Bên cạnh việc tạo ra một môi trường kinh doanh có tính hỗ trợ tại lãnh thổ, Đài Loan Trung Quốc cũng khuyến khích nhiều kiều bào có trình độ cao và có kinh nghiệm trở về bằng cách tạo cơ hội cho họ khởi sự kinh doanh với việc cấp giấy phép thuận lợi và các khuyến khích, nhờ đó thu hút được nguồn tài sản quan trọng với những thông tin có giá trị và các cơ hội tiếp cận thị trường. 6.5. Niu Di Lân Mặc dù Niu Di Lân có trình độ phát triển cao nhưng do quốc gia này khá nhỏ, lại nằm xa các trung tâm phát triển nên phải duy trì được khả năng cạnh tranh trên thế giới. Hầu hết các doanh nghiệp tư nhân ở Niu Di Lân là các DNNVV, vừa là trụ cột của nền kinh tế, vừa là nguồn tạo việc làm nhiều nhất tại quốc gia này. Với Niu Di Lân, WTO đem lại cho họ cảm giác an toàn bởi vì hệ thống thương mại dựa trên luật lệ bảo vệ các nước nhỏ có khả năng hay nguồn lực hạn chế sẽ ảnh hưởng đến các chính sách của các nước lớn, có sức mạnh hơn. 6.6. Kinh nghiệm của các DNNVV Trung Quốc sau khi gia nhập WTO Trung Quốc đã là thành viên của WTO 5 năm qua, vì vậy chúng ta có điều kiện xem xét ảnh hưởng của việc gia nhập WTO đến các DNNVV Trung Quốc. Thật khó để so sánh với Trung Quốc khi họ thực sự là một quốc gia đặc biệt với quy mô dân số và các cơ hội của riêng họ. Các công ty xuyên quốc gia và các chính phủ nước ngoài đang cạnh tranh để thâm nhập thị trường Trung Quốc. Sự mở của Trung Quốc và sự tự do hóa trong các chính sách của họ thật đáng ngạc nhiên, bao gồm những thay đổi rất nhanh chóng đang diễn ra. Bản chất riêng của hiện tượng Trung Quốc liên quan đến hàng tỷ người dân trên thế giới. Từ việc thu hút một số lượng chưa từng có FDI tới việc gần như đã trở thành một trung tâm sản xuất của thế giới, sự phát triển bùng nổ của đầu vào Trung Quốc trong hệ thống thương mại thế giới đã tạo nên sự hội nhập toàn cầu chưa từng có về sản xuất, kinh doanh, quản lý, dịch vụ và hội nhập giữa các nền kinh tế. Trung Quốc đã trở thành nền kinh tế lớn thứ tư thế giới và mới đây đã vượt qua Canada để trở thành nước xuất khẩu số một vào Hoa Kỳ. Gần như không có ngành nào là không chịu ảnh hưởng của Trung Quốc. Kim ngạch thương mại của Trung Quốc ước tăng hơn 2 nghìn tỷ đô la vào năm

Page 279: BÁO CÁO CUỐI CÙNG

272

2007. Trung Quốc đã trở thành quốc gia sản xuất xe ô tô lớn thứ hai thế giới, đã có sự mở cửa nhiều hơn trên tất cả mọi lĩnh vực, hệ thống thị trường của họ đã cải thiện và áp lực của sự tăng trưởng bùng nổ đã buộc các doanh nghiệp nhà nước cải cách nhanh hơn so với kế hoạch. Các công ty thuộc khu vực tư nhận đã xuất hiện khắp nơi với nhiều công ty đã trở thành những doanh nghiệp hàng đầu trên thế giới như Alibaba. Nhiều công ty khởi sự từ một DNNVV đã trở thành một trong những công ty cạnh tranh nhất trên thế giới. Trung Quốc đã chuẩn bị trước cho việc gia nhập WTO của họ bằng cách đưa ra các chính sách và thủ tục phù hợp nhằm thúc đẩy các DNNVV và khu vực tư nhân phát triển. Mặc dù có truyền thống văn hóa kinh doanh nhỏ, với các cửa hàng, tiệm bán lẻ, nhưng những người trẻ tuổi, có giáo dục của Trung Quốc đã chủ động tạo ra công nghệ và thị trường mới. Với một thị trường lớn như vậy, các DNNVV Trung Quốc có lợi thế hơn các doanh nghiệp nước ngoài về ngôn ngữ và văn hóa. Hầu hết các nước phải chấp nhận ngoại ngữ như tiếng Anh để giao thương thành công trên thị trường toàn cầu. Điều này cũng đúng với Trung Quốc, với một thị trường lớn như vậy, nhiều người nước ngoài phải thích nghi với ngôn ngữ và văn hóa Trung Quốc. Trung Quốc khuyến khích giáo dục thế hệ trẻ của họ theo ngôn ngữ và phong cách phương tây và chào đón cộng đồng Hoa Kiều rất lớn mạnh ở nước ngoài trở về cùng với các mối quan hệ, kiến thức về thị trường, nhu cầu, tiêu chuẩn và cách thức quản lý của phương tây, trong khi cung cấp nguồn lao động giá rẻ và khả năng thu hồi vốn nhanh. Trung Quốc cũng đã cải thiện hệ thống an sinh xã hội và đầu tư nhằm phát triển các khu vực phi chính thức thành các khu vực chính thức, tạo ra những việc làm mới. Tổ chức các sự kiện quốc tế lớn như Hội nghị các Nhà lãnh đạo APEC vào năm 2001 và Olympic Bắc Kinh năm 2008 đã thu hút sự chú ý của thế giới tới Trung Quốc và tạo cơ hội cho FDI cũng như các DNNVV tham gia phục vụ cho những sự kiện tầm cỡ thế giới này. Các lợi ích mà Trung Quốc thu được có thể tóm tắt trong 4 lĩnh vực sau:144

• Thành tựu về thương mại quốc tế • Thành tựu lớn trong các lĩnh vực cụ thể như công nghiệp hóa, chế tạo ô tô - hầu

hết tất cả các lĩnh vực này đã được tự do hóa • Thành tựu về phát triển với FDI nhiều hơn, nghề nghiệp và thuế thu nhập từ các

công ty nước ngoài • Thành tựu về cải cách - với hệ thống thị trường được cải thiện, các công ty trong

nước nâng cao được khả năng cạnh tranh Các tác động tiêu cực ít hơn so với dự kiến và bao gồm:

• Vốn vay không hiệu quả của các doanh nghiệp nhà nước • Đầu tư vào lĩnh vực không phù hợp đã quá tải • Năng suất nông nghiệp thấp và thiếu sự cải tiến về phương thức sản xuất • Bất bình đẳng giữa vùng ven biển và vùng nội địa tăng lên đáng kể

144 Hu, Angan, Trung Quốc 5 năm sau khi gia nhập WTO: Chia sẻ kinh nghiệm với Việt Nam, báo cáo tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, tháng 9 năm 2007

Page 280: BÁO CÁO CUỐI CÙNG

273

• Sự phụ thuộc vào các nguồn nhập khẩu tăng lên 7. Bài học kinh nghiệm Bài học kinh nghiệm quan trọng nhất từ Trung Quốc chính là thay đổi chỉ có được khi có sự quyết tâm về chính trị. Phải có một tầm nhìn và một kế hoạch để hỗ trợ một cách có hệ thống việc thành lập, tăng trưởng và phát triển vững chắc của các DNNVV, từ đó thúc đẩy sự tăng trưởng của nền kinh tế. Mặc dù phần lớn ngành nghề vẫn phụ thuộc vào lao động giá rẻ và sản xuất chi phí thấp, vẫn có nhu cầu đối với trình độ quản lý cao, khu vực dịch vụ phát triển và kết cấu hạ tầng về công nghệ, năng lượng cũng như giao thông. Đầu tư trong những lĩnh vực này là cần thiết và đem lại nhiều kết quả. Khi Việt Nam hội nhập sâu hơn với nền kinh tế thế giới, rủi ro lớn nhất là lạm phát gây ra bởi sự tăng trưởng khó kiếm soát và sự gắn chặt của nội tệ với một ngoại tệ đang giảm giá trị như đô la Mỹ. Trung Quốc đã chứng kiến sự nới rộng khoảng cách về mức sống và cơ hội phát triển của cộng động dân cư ven biển và nội địa. Việt Nam nên rút ra kinh nghiệm từ bài học này và nên nố lực đưa khu vực nông thôn vào trong các kế hoạch phát triển kinh tế, đồng thời tiếp tục phát triển rộng khắp các công nghệ mới như mạng băng rộng tại khu vực này. Tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc quá nhanh đến nỗi nhiều tiêu chuẩn quốc tế đã không được thực hiện đầy đủ. Một số lượng ngày càng tăng các vụ việc liên quan đến lớp sơn có chứa độc tố trên đồ chơi trẻ em, thành phần gây hại trong dược phẩm, thực phẩm không an toàn và các sản phẩm có chất lượng dưới mức tiêu chuẩn khác, thậm chí có sản phẩm gây ra chết người. Điều này có tác động tiêu cực đối với uy tín của Trung Quốc và cũng đang gây ra một phản ứng bất lợi đối với các sản phẩm do Trung Quốc sản xuất. Khi nhiều người tiêu dùng trở nên quan tâm hơn về điều kiện làm việc, lao động trẻ em, trách nhiệm xã hội của công ty và quản trị công ty tốt gắn với môi trường làm việc của công ty, đã có áp lực cho các công ty để tuân thủ các quy chuẩn về đạo đức và tiêu chuẩn về chất lượng cao hơn. Việt Nam nên rút ra bài học từ những vụ việc kể trên của Trung Quốc cũng như những phản ứng từ công chúng có thể xảy ra và thực hiện tốt các tiêu chuẩn quốc tế ngay từ đầu. 8. Khuyến nghị nhằm thúc đấy sự phát triển thành công của khu vực DNNVV sau khi gia nhập WTO

Vấn đề Khuyến nghị Tiếp cận tài chính

• Các DNNVV thiếu đào tạo về việc xin vay vốn

• Các DNNVV không biết phải làm gì với vốn vay nếu được cho vay

• Chi phí vay vốn thường rất cao • Các nhân viên ngân hàng thường

không hiểu các vấn đề của DNNVV và giao tiếp theo một cách thức không phù hợp

• Phát triển các sản phẩm tài chính mới • Nâng cao kỹ năng của nhân viên ngân

hàng, tài chính • Nâng cao kỹ năng của ban quản lý

DNNVV trong việc vay vốn và ứng xử với các tổ chức tài chính

• Phát triển các loại hình tài chính hấp dẫn tập trung chủ yếu cho phát triển và tăng trưởng của DNNVV

Page 281: BÁO CÁO CUỐI CÙNG

274

Vấn đề Khuyến nghị Tiếp cận thông tin

• Về các nghĩa vụ WTO mới • Về các quy định và thủ tục pháp

lý mới • Về các tiêu chuẩn và điều kiện

phải tuân thủ • Về ngành nghề của họ • Về sự đổi mới

• Thúc đẩy và hỗ trợ các hội kinh doanh

• Phát triển các trung tâm thông tin doanh nghiệp với các nhà tư vấn DNNVV có trình độ

• Sử dụng các phương tiện truyền thông nhiều nhất có thể

• Đưa ra các hướng dẫn đơn giản như cách Ấn Độ đã làm cho DNNVV

• Sự tham gia của cả khu vực công và khu vực tư nhân trong các hội trợ sáng tạo tại Châu Á

Tiếp cận công nghệ • Các DNNVV không có vốn để

đầu tư vào công nghệ • Viễn thông hoặc là quá đắt đỏ,

hoặc không đảm bảo hoặc thậm chí không sẵn có ở vùng sâu, vùng xa

• Các DNNVV không có nguồn nhân lực để đầu tư vào công nghệ

• Phát triển quan hệ đối tác giữa khu vực tư nhân, nhà nước với các công ty công nghệ để trợ giúp các DNNVV đầu tư vào công nghệ

• Đảm bảo các dịch vụ internet giá rẻ, chất lượng tốt sẵn có khắp đất nước, trong đó có khu vực nông thôn

• Khuyến khích các DNNVV đào tạo nhân sự về công nghệ để tăng trưởng và nâng cao khả năng cạnh tranh

Tiếp cận đào tạo và nguồn nhân lực • Thiếu đội ngũ quản lý có trình độ • Thiếu lao động có kỹ năng và

kinh nghiệm • Thiếu thời gian và nguồn lực để

đầu tư cho đào tạo • Thiếu kiến thức về những gì cần

thiết

• Phát triển các trung tâm đào tạo cho các DNNVV với các khóa học có chi phí thấp, vào thời gian và tại địa điểm thuận tiện cho các DNNVV

• Phát triển các hoạt động hợp tác đào tạo với các hiệp hội và các tố chức phi chính phủ bao gồm các phòng thương mại và công nghiệp và các công ty nước ngoài

• Quảng bá các tài liệu và hướng dẫn đơn giản cho các DNNVV thông qua các phương tiện thông tin đại chúng và các hiệp hội

Tiếp cận thị trường • Thiếu thông tin về thị trường • Hiểu biết không đầy đủ về các

tiêu chuẩn và điều kiện phải tuân thủ

• Không có đủ vốn để phát triển thị trường

• Các chương trình giáo dục và xúc tiến • Đào tạo các nhân viên xúc tiến

thương mại về các DNNVV và các cơ hội

• Triển lãm thương mại, quảng bá thương hiệu Việt Nam, các sự kiện thương mại chi phí thấp

• Các chương trình phát triển xuất khẩu trợ giúp các DNNVV xuất khẩu, bảo hiểm và phát triển thị trường

Page 282: BÁO CÁO CUỐI CÙNG

275

Vấn đề Khuyến nghị • Các chương trình hợp tác với các nhà

đầu tư nước ngoài, các hiệp hội, các phòng thương mại

Tiếp cận đất đai và tài sản • Khó khăn về chứng nhận đất đai • Không thể sử dụng để thế chấp

• Đơn giản hóa các thủ tục xin phép và đăng ký

• Phối hợp với chính quyền địa phương, các hiệp hội và các đối tác khác để tìm các giải pháp trợ giúp DNNVV và bảo vệ quyền sở hữu tài sản, đất đai

Kết cấu hạ tầng yếu kém • Thiếu đường xá và phương tiện

cho vận chuyển và giao thông • Thiếu hệ thống thông tin liên lạc • Năng lượng không đầy đủ hoặc

không ổn định cho tăng trưởng và phát triển

• Tiếp tục đầu tư để phát triển kết cấu hạ tầng

• Khuyến khích phát triển các nguồn năng lượng thay thế

Cải cách cơ cấu lớn và nhanh chóng • Tiếp cận thông tin hiện tại về các

quy định và thủ tục mới • Khó khăn để theo kịp và tuân thủ

những thay đổi về thể chế • Thiếu hiểu biết về những cải cách

• Sử dụng các phương tiện thông tin đại chúng để tăng cường truyền bá thông tin (thông qua các hiệp hội và các trung tâm địa phương)

• Đơn giản hóa các quy định, báo cáo, cũng như giảm bớt gánh nặng pháp lý

• Tăng cường đào tạo công chức cũng như đào tạo các DNNVV về những cải cách về quy định và pháp luật

• Khuyến khích các DNNVV đầu tư cho lao động trẻ, ngôn ngữ và công nghệ

Page 283: BÁO CÁO CUỐI CÙNG

276

9. Tài liệu tham khảo

Bản hướng dẫn tóm tắt về WTO cho các doanh nghiệp nhỏ, Liên đoàn các DNNVV và rất nhỏ Ấn Độ, (2000) trang 5, www.fisme.org.in

Báo cáo Môi trường Kinh doanh năm 2008 của IFC/Ngân hàng Thế giới Bộ Tài chính, ‘Kế hoạch của các DNNVV cho gia nhập WTO’, ngày 12 tháng 12 năm

2005, www.mof.gov.vn Bùi Huy Sơn, Báo cáo MUTRAP II, Tác động của WTO đối với các dịch vụ phân phối,

2008 Đặng Đức Anh, Báo cáo MUTRAP II, Tác động của việc gia nhập WTO đến tình hình và

các chính sách kinh tế vĩ mô, tháng 03 năm 2008. Diễn đàn Khu vực Tư nhân IFC, Số 21, Các chủ doanh nghiệp nữ tại Việt Nam: Một

khảo sát quốc gia Đinh Hiền Minh, "Theo Quyết định số 681/CP-KTN vào tháng 6 năm 1998 của Chính

phủ Việt Nam, các DNNVV được xác định dựa trên cả về lao động và vốn. Một doanh nghiệp nhỏ và vừa là doanh nghiệp có số lao động ít hơn 200 người và số vốn ít hơn 5 tỷ đồng", Báo cáo cho MUTRAP II về tác động của WTO đối với các ngành, 2007

Hookway, James, Sự sụt giảm nhanh của đô la cho Việt Nam một bài học xương máu

trong kinh tế học, Toàn cầu và Thư tín (The Globe and Mail), ngày 19 tháng 03 năm 2008 trang B13.

Hu, Angan, Trung Quốc 5 năm sau khi gia nhập WTO: Chia sẻ kinh nghiệm với Việt

Nam, báo cáo tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, tháng 9 năm 2007 John, Karl D. ‘Hy vọng và giấc mơ WTO của Việt Nam’, www.x-vietnam.org Lever, Andrina, Những vấn đề của gia nhập WTO đối với các DNNVV Việt Nam, tháng 7

năm 2007 Minder, Raphael, ‘Mạng băng rộng được kết nối ở nông thôn Việt Nam’, Thời báo Tài

chính, ngày 06 tháng 02 năm 2008, trang 10. Ngân hàng Phát triển Doanh nghiệp nhỏ Ấn Độ, www.sidbi.net Nguyễn Đăng Bình, Báo cáo MUTRAP II, Tác động của việc gia nhập WTO đến khu vực

công, tháng 12 năm 2007 Phạm Chi Lan, Phụ nữ Thủ đô, ngày 27 tháng 01 năm 2007

Page 284: BÁO CÁO CUỐI CÙNG

277

Phạm Chi Lan, 'Việt Nam gia nhập WTO và tác động đến môi trường kinh doanh', bài

phát biểu tại Diễn đàn Thương mại và Đầu tư, ngày 11 tháng 01 năm 2008 Phó Thủ tưởng Phạm Gia Khiêm, Phát biểu tại diễn đàn Thương mại và Đầu tư, ngày 11

tháng 01 năm 2008. Quang Ming, Việt Nam tiến tới xóa bỏ các trở ngại đối với doanh nghiệp nước ngoài,

Báo Thanh niên, ngày 19 tháng 3 năm 2008. Quang, Ming, Doanh nghiệp địa phương sẵn sàng mở rộng khi kỳ vọng vào sự bùng nổ

kinh tế để tiếp tục phát triển, Báo Thanh niên, ngày 12 tháng 02 năm 2008. Truyền thông từ Canada, Hành động để đảm bảo lợi ích từ GATS cho các DNNVV của

các nước thành viên, thông tin tới các thành viên của Hội đồng Thương mại Dịch vụ WTO, TN/S/W/36, ngày 22 tháng 02 năm 2005.

Viet Nam News, ngày 18 tháng 12 năm 2007, trang 15

Page 285: BÁO CÁO CUỐI CÙNG

278

CHƯƠNG V: TÁC ĐỘNG XÃ HỘI CỦA VIỆC VIỆT NAM GIA NHẬP WTO

1. Tự do hóa thương mại và nghèo đói: phương pháp tiếp cận khung khái niệm; 1.1. Mối liên kết kinh tế vĩ mô; 1.2. Mối liên kết kinh tế vi mô; 1.2.1. Lĩnh vực phân phối; 1.2.2. Doanh nghiệp: lợi nhuận, tiền lương và việc làm; 1.2.3; Thuế mậu dịch và chi tiêu chính phủ; 2. Mô hình tổng thể về nền kinh tế và các nghiên cứu ngành; 3. Nghiên cứu thực tiễn; 3.1. Giảm nghèo; 3.2. Phát triển con người; 3.3. Việc làm; 3.4. Tiền lương; 3.5. Quan hệ lao động; 3.6. Vấn đề giới; 3.7. Lao động trẻ em; 4. Các tác động tiêu cực dự kiến; 4.1. Tác động của một số cam kết gia nhập WTO; 4.1.1. Nông nghiệp; 4.1.2. Công nghiệp; 4.1.3. Dịch vụ; 4.1.4. Quyền sở hữu trí tuệ; 4.2. Tác động của hội nhập kinh tế quốc tế; 4.2.1. Những cú sốc từ bên ngoài; 4.2.2. Doanh nghiệp nhà nước; 4.2.3. Di dân trong nước; 4.2.4. Bất bình đẳng về thu nhập; 5. Lựa chọn chính sách; 6. Tài liệu tham khảo

Mở đầu Trong chương này, vấn đề tác động xã hội của việc Việt Nam gia nhập WTO sẽ được nghiên cứu trên phạm vi rộng. Thứ nhất, nghiên cứu không chỉ xem xét những tác động của các cam kết của Chính phủ Việt Nam khi gia nhập WTO, mà còn bao gồm cả những tác động của quá trình cải cách thương mại, các chính sách tự do hóa tài khoản vốn do Chính phủ thực hiện từ giữa những năm 90 của thế kỷ trước để chuẩn bị cho việc gia nhập WTO. Thứ hai, nghiên cứu còn bao gồm hàng loạt các vấn đề như nghèo đói, phát triển con người, việc làm, di dân, vấn đề giới, phân phối thu nhập và lao động trẻ em.

1. Tự do hóa thương mại và nghèo đói: phương pháp tiếp cận khung khái niệm

Trước khi xem xét kinh nghiệm và triển vọng của Việt Nam trong mối liên hệ giữa tự do hóa thương mại và nghèo đói, cần thiết phải có khung khái niệm để phân tích lý thuyết và thực tiễn. Theo phương pháp Winters145, mối liên kết giữa tự do hóa thương mại và nghèo đói có thể được xem xét trên hai khía cạnh:

Liên kết kinh tế vĩ mô: mở cửa nền kinh tế có tác động như thế nào đến nghèo đói thông qua tác động đến tăng trưởng kinh tế.

Liên kết kinh tế vi mô: tự do hóa thương mại có thể tác động trực tiếp đến nghèo đói thông qua 3 kênh khác nhau: a) thay đổi giá hàng hóa và dịch vụ; b) ảnh hưởng đến lợi nhuận và do đó tác động đến tiền lương và việc làm; c) thay đổi vị thế tài khóa của chính phủ.

145 Mc Culloch, Winters, và Cirera (2001); Winters, McCulloch và McKay (2004).

Page 286: BÁO CÁO CUỐI CÙNG

279

1.1. Mối liên kết kinh tế vĩ mô

Mối quan hệ kinh tế vĩ mô giữa tự do hóa thương mại và nghèo đói là một chủ đề được tranh luận rộng rãi gần đây trong các nghiên cứu kinh tế146. Các nhà kinh tế và chuyên gia về phát triển đồng ý với luận điểm rằng tăng trưởng kinh tế là tiền đề cho xóa đói giảm nghèo bền vững. Phải thừa nhận rằng, tăng trưởng kinh tế có thể làm cho phân phối thu nhập trở nên tồi tệ hơn, nhưng không có bằng chứng cho thấy phân phối thu nhập không bình đẳng làm tăng nghèo tuyệt đối (số người hoặc hộ gia đình ở một nước rơi xuống dưới chuẩn nghèo). Do vậy, có sự tranh luận sôi nổi về tác động của mở cửa đến tăng trưởng kinh tế. Về lý thuyết, trong dài hạn, tự do hóa có thể làm tăng phúc lợi bằng cách nâng cao năng suất của một nước theo ba cách: a) tăng hiệu quả sử dụng các nguồn lực hiện có bằng cách tăng mức độ cạnh tranh đối với các nhà sản xuất trong nước; b) khuyến khích chuyên môn hóa trong các ngành mà nước đó có lợi thế so sánh; và c) thúc đẩy lợi thế kinh tế nhờ quy mô thông qua các biện pháp xuất khẩu ra thị trường thế giới. Tuy nhiên, trong ngắn hạn, tự do hóa thương mại có khả năng gây ra các chi phí điều chỉnh (adjustment costs) như mất việc làm và thu nhập trong những ngành đã từng được bảo hộ trước đó. Theo kinh nghiệm thực tế, lập luận cho rằng mở cửa có tác động tích cực dài hạn đến tăng trưởng kinh tế nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ nhưng luận điểm này vẫn thiếu bằng chứng thuyết phục. Cùng lúc đó, tự do hóa thương mại vẫn chưa được xác định là một trở ngại đối với tăng trưởng, và quan trọng hơn, có bằng chứng mạnh mẽ về việc tự do hóa thương mại có tác động tích cực đến năng suất. Hơn nữa, không có bằng chứng thuyết phục về tác động tiêu cực của tự do hóa thương mại đến mất ổn định kinh tế vĩ mô, một hiện tượng có thể gây ra tác động ngược chiều đến tăng trưởng và nghèo đói. 1.2. Mối liên kết kinh tế vi mô

Tác động trực tiếp của chính sách thương mại đến cá nhân người nghèo và các hộ nghèo có thể được xác định rõ hơn thông qua việc xem xét sơ đồ phân tích dưới đây. Sơ đồ này liên kết hai biến thông qua ba nhóm thể chế: a) hệ thống phân phối; b) doanh nghiệp và c) Chính phủ (Hình 1). Trong sơ đồ này, thu nhập của hộ gia đình là tổng của tiền lương, lợi nhuận từ hoạt động sản xuất của hộ gia đình và những khoản chuyển nhượng từ chính phủ và tư nhân.

146 Winters, McCulloch và McKay (2004).

Page 287: BÁO CÁO CUỐI CÙNG

280

Hình 1: Sơ đồ phân tích

Nguồn: Winters (2000)

1.2.1. Hệ thống phân phối

Tác động trực tiếp nhất của tự do hóa thương mại đến hộ gia đình là thay đổi giá của hàng hóa và dịch vụ. Nếu là người bán thuần hàng hóa và dịch vụ có giá cả tăng lên, hộ gia đình sẽ khá giả hơn, ngược lại, nếu là người mua thuần, hộ sẽ nghèo đi. Những thay đổi về giá của hàng hóa (hàng tiêu dùng, hàng hóa trung gian và hàng hóa vốn) do tác động của chính sách thương mại được truyền tải đến các hộ gia đình thông qua hệ thống phân phối.

Hình 2: Chính sách thương mại và nghèo đói – Mối liên hệ nhân quả

Nguồn: Winters (2000)

Page 288: BÁO CÁO CUỐI CÙNG

281

Hình 2 thể hiện một hành vi trong chính sách thương mại, ví dụ như giảm thuế quan, sẽ vận hành như thế nào thông qua các biến quyết định phúc lợi của hộ gia đình ở một nước cụ thể. Ví dụ, giá thế giới của một mặt hàng nhập khẩu, mức thuế quan đối với mặt hàng đó và tỷ giá hối đoái cùng nhau xác định giá cửa khẩu sau thuế của mặt hàng đó. Nếu cộng thêm với thuế trong nước và chi phí vận tải từ cảng đến trung tâm phân phối chính, ta sẽ có giá bán buôn. Từ trung tâm phân phối, hàng hóa được chuyển đến các điểm phân phối nhỏ hơn và có thể phải chịu thêm các loại thuế khác. Kết quả là ta sẽ có giá bán lẻ. Cuối cùng, từ điểm bán lẻ, hàng hóa được phân phối đến các hộ gia đình và cá nhân. Việc chuyển từ các cú sốc về giá thành phúc lợi kinh tế phụ thuộc vào đặc điểm của hộ gia đình – thời gian sẵn có, trình độ chuyên môn, đất đai, v.v... – công nghệ và các cú sốc ngẫu nhiên như thời tiết. Các kênh phân phối cũng tương tự đối với hàng xuất khẩu, bắt đầu từ cuối Hình 2. Hàng xuất khẩu hộ gia đình sản xuất ra được bán đến các đầu mối thu gom tại địa phương với giá xuất tại ruộng (farm-gate price), sau khi được tập hợp lại thông qua kênh phân phối toàn quốc về mặt hàng đó sẽ được xuất khẩu qua biên giới. Trong mỗi công đoạn, mỗi một tổ chức cá nhân tham gia vào quá trình xuất khẩu hàng hóa sẽ làm phát sinh chi phí và tăng giá, tất cả đều được tính vào giá cuối cùng của hàng hóa đó. Nếu như giá xuất khẩu do thị trường thế giới quyết định thì tất cả những lần tăng giá trong nước phát sinh trong quá trình xuất khẩu hàng hóa đều bất lợi cho giá xuất hàng tại ruộng, điều này quyết định mức phúc lợi của hộ gia đình. Hình 2 là một công cụ hữu ích giúp tập trung xem xét quá trình biến đổi giá và vai trò của hệ thống phân phối trong việc xác định tác động của những cú sốc chính sách thương mại đến hộ nghèo. Ví dụ như, quá trình biến đổi giá có thể bị cản trở nhiều bởi hành vi chống cạnh tranh của các doanh nghiệp xuất khẩu hoặc nhập khẩu và các trung tâm phân phối khác. Trong một số trường hợp, giảm thuế quan sẽ không làm lợi cho người tiêu dùng theo nghĩa giá cuối cùng sẽ giảm mà sẽ làm tăng lợi ích cho những đầu mối trung gian. Trong trường hợp cực đoan, tự do hóa thương mại có thể làm biến mất các khâu trung gian trong quá trình phân phối, từ đó cách ly hộ gia đình khỏi thị trường147. Ngoài ra, đối với những hộ nghèo sống ở vùng sâu, vùng xa như các vùng dân tộc thiểu số sinh sống ở Việt Nam, quá trình biến đổi giá có thể không có ý nghĩa nếu không có các biện pháp chính sách hỗ trợ. Hơn nữa, nếu nhiều hàng hóa được tự do hóa cùng một lúc, giống như trường hợp thông thường, tác động thuần đến từng hộ gia đình là khá phức tạp do đây là tổng của từng thay đổi về mức giá, mỗi thay đổi lại tác động đến hộ gia đình theo các cách khác nhau, tích cực hoặc tiêu cực và ở các mức độ khác nhau. Tác động phúc lợi chung của một cú sốc về giá sẽ phụ thuộc vào không những tác động trực tiếp vòng một như đã trình bày ở trên mà còn phụ thuộc vào phản ứng của hộ gia đình đối với cú sốc đó, khả năng điều chỉnh của hộ, chẳng hạn như giảm tiêu dùng hoặc tăng sản xuất trong giai đoạn tăng giá. Phản ứng này sẽ gây ra tác động gián tiếp vòng hai đến thị trường khác có thể không chịu tác động trực tiếp của hành vi chính sách thương mại. Phạm vi của những tác động vòng hai này do lĩnh vực trong đó hàng hóa và

147 Để có thêm bằng chứng về việc truyền tải giá thế giới đến các hộ ở nông thôn không hoàn hảo, tham khảo Hertel và Winters (2006).

Page 289: BÁO CÁO CUỐI CÙNG

282

dịch vụ được trao đổi lần hai quyết định. Theo như minh họa ở góc trên bên phải của Hình 2, lĩnh vực này có thể bao gồm từ những hàng hóa thiết yếu phi mậu dịch đến các thị trường vùng, quốc gia và quốc tế của các hàng hóa mậu dịch. Phạm vi trao đổi hàng hóa và dịch vụ sẽ quyết định số người và đầu mối trung gian sẽ chịu ảnh hưởng của những tác động vòng hai. Nhiều người lo ngại rằng tự do hóa thương mại sẽ khiến cho không chỉ cả quốc gia mà cả hộ gia đình phải đối mặt với những nguy cơ lớn hơn. Phải thừa nhận rằng, họ sẽ phải đối mặt với những nguy cơ mới, nhưng có lập luận cho rằng do thị trường quốc tế, thường là có nhiều người chơi, ổn định hơn thị trường trong nước, do vậy nguy cơ chung có thể được giảm xuống như là một tác động thuần (net effect). Tuy nhiên, rõ ràng là các hộ nghèo ít có khả năng chịu đựng được các cú sốc bất lợi hơn là những gia đình khá giả. Đây là một điểm sẽ được thảo luận sau. 1.2.2. Doanh nghiệp: lợi nhuận, tiền lương và việc làm

Những chu trình ở phía bên trái của Hình 2 mô tả tác động của thương mại đến nghèo đói thông qua doanh nghiệp. Doanh nghiệp ở đây được hiểu là những đơn vị sản xuất và bán sản phẩm đầu ra, có sử dụng lao động, một cách chính thức hoặc không chính thức ở bên ngoài hộ gia đình đó. Những hoạt động này được thực hiện thông qua giao dịch thị trường, gắn với giá cửa khẩu, giá bán buôn và giá bán lẻ theo như trình bày trong hình. Trong quá trình nghiên cứu tác động của khu vực doanh nghiệp đến các hộ nghèo, hành vi của các thị trường yếu tố sản xuất (đất đai, lao động và vốn) là một yếu tố then chốt, ở các thị trường này cầu về các yếu tố gặp cung của các yếu tố đó thông qua những dịch chuyển về giá yếu tố (chi phí đi thuê, tiền công, tiền lương và lợi nhuận). Trong quá trình này, hai biến có ý nghĩa then chốt đối với nghèo đói, đó là việc làm và tiền lương, được xác định. Có hai phương pháp luận khác nhau giải thích quá trình này diễn ra như thế nào:

1. “Lý thuyết thương mại” giả định việc làm là cố định trên phạm vi toàn nền kinh tế và tiền lương linh hoạt. Khi đó, thay đổi về giá liên quan tới tự do hóa thương mại sẽ làm thay đổi tiền lương với việc làm không đổi. Một ví dụ cổ điển của lý thuyết này là định lý Stolper-Samuelson148. Định lý này chứng minh rằng tăng giá của một hàng hóa sử dụng nhiều lao động sẽ làm tăng thu nhập thực tế từ lao động và giảm hiệu suất sinh lợi trên vốn thực tế. Thông thường, tự do hóa thương mại làm tăng giá của hàng hóa có thể xuất khẩu sử dụng nhiều yếu tố sản xuất mà nước đó có nhiều để sản xuất ra những hàng hóa đó, chẳng hạn như lao động ở hầu hết các nước đang phát triển. Cùng lúc đó, cải cách chính sách thương mại sẽ làm giảm giá của các hàng hóa nhập khẩu sử dụng những yếu tố sản xuất mà nước đó khan hiếm, ví dụ như vốn. Kết quả là, ở những nước đang phát triển có nhiều lao động, tiền lương thực tế sẽ tăng lên. Rõ ràng là, tác động đến xóa đói giảm nghèo phụ thuộc vào mức độ hộ nghèo phụ thuộc vào các công việc được trả công

148 Để hiểu chi tiết hơn về định lý Stolper-Samuelson, tham khảo Krugman và Obstfeld (2003), và để hiểu về mặt kỹ thuật, tham khảo Feenstra (2004)

Page 290: BÁO CÁO CUỐI CÙNG

283

chứ không phải là hoạt động tự làm, và phụ thuộc vào việc liệu tiền lương tăng lên có đủ để hộ gia đình vươn lên trên chuẩn nghèo.

2. Theo lý thuyết phát triển, tiền lương là cố định nhưng việc làm thì thay đổi. Do đó, tự do hóa thương mại sẽ làm thay đổi việc làm chứ không phải là tiền lương. Nếu việc làm trong khu vực kết cấu tăng lên ở mức tiền lương cao hơn tiền lương “đủ sống” sẽ có tác động tích cực đến nghèo đói.

Trong thực tế, sẽ có cả hai tác động trên. Để giải thích hành vi của thị trường lao động có tay nghề, với đặc điểm là gần như toàn dụng nhân công (full employment) ở nhiều nước đang phát triển, trong đó có cả Việt Nam, thì “lý thuyết thương mại” phù hợp hơn. Trái lại, “lý thuyết phát triển” lại hữu ích hơn trong việc phân tích quá trình vận hành của thị trường lao động phổ thông, nơi mà cung về lao động có thể được coi là gần như hoàn toàn co dãn. Tác động thuần của hai ảnh hưởng khác nhau này sẽ phụ thuộc vào mức độ linh hoạt tương đối của tiền lương và việc làm. Bằng chứng thực tế về tác động của cải cách chính sách thương mại đến tiền lương và việc làm cho thấy những ảnh hưởng này là khó lường. Nếu tự do hóa thương mại thúc đẩy cầu về những hàng hóa sử dụng nhiều lao động, nó làm tăng cầu về lao động, cũng như tăng tiền lương và việc làm (hoặc cả hai). Tuy nhiên, cũng có những trường hợp cho thấy những tài nguyên thiên nhiên mang lại nhiều vốn, như dầu mỏ và khoáng sản, chiếm ưu thế trong các mặt hàng xuất khẩu, hoặc những ngành sản xuất hàng thay thế nhập khẩu đều chịu tác động tiêu cực của những cú sốc về giá. Nhưng, ngay cả khi cải cách thương mại thúc đẩy xuất khẩu những hàng hóa sử dụng nhiều lao động, điều này cũng khó có thể tác động đến nghèo đói nếu những mặt hàng xuất khẩu đó sử dụng lao động đã qua đào tạo, trong khi người nghèo, những người gần như không có trình độ CMKT và mù chữ, lại chủ yếu làm việc trong những ngành phi mậu dịch và tự sản tự tiêu. Vấn đề này liên quan tới cuộc tranh luận rộng hơn về tiền lương tương đối giữa lao động có CMKT và lao động phổ thông, tức là khoảng cách tiền lương. Đây là một chỉ tiêu ảnh hưởng đến bất bình đẳng về thu nhập, nhưng không nhất thiết có ảnh hưởng tới nghèo đói. Ở nhiều nước đang phát triển, đặc biệt là ở các nước Mỹ Latin, khoảng cách này tăng lên trong vòng 15 năm qua, trái với kinh nghiệm của các nước Đông Á trong những năm trước đó, khoảng cách tiền lương được thu hẹp lại nhờ cải cách thương mại149. Bằng chứng ở các nước Mỹ Latin không phù hợp với quan niệm chung, dựa trên mô hình Stolper-Samuelson đã được trình bày ở trên, rằng lao động phổ thông sẽ mang lại lợi ích cho tự do hóa thương mại ở các nước đang phát triển, thường dồi dào về nguồn lực này, hơn là lao động có trình độ CMKT. Xu hướng này có thể được giải thích bằng nhiều yếu tố, trong đó có tính lưu động trên phạm vi quốc tế ngày càng tăng của lực lượng lao động có tay nghề cao từ những năm 1990, đi kèm với đó là mức độ gia công ngày càng tăng đòi hỏi sử dụng lao động tương đối có tay nghề ở chính thị trường lao động của nước nhận gia công cho dù được coi là có tay nghề tương đối thấp khi so sánh với lao động ở nước phát triển mà nhóm này thay thế. Bên cạnh đó, có lẽ là yếu tố quan trọng hơn, đó là sự thay đổi công nghệ thiên về sử dụng kỹ năng có lợi cho lao động có trình độ CMKT có 149 Tham khảo Goldberg và Pavcnick (2007) và Winters, McCulloch và McKay (2004)

Page 291: BÁO CÁO CUỐI CÙNG

284

thể có tương tác với cải cách thương mại theo hướng giảm cầu tương đối về lao động có trình độ thấp. 1.2.3. Thuế mậu dịch và chi tiêu chính phủ

Phía bên phải của Hình 2 thể hiện mối liên kết quan trọng thứ ba giữa thương mại và nghèo đói thông qua thuế mậu dịch và chi tiêu xã hội của chính phủ. Các nhà hoạch định chính sách và xã hội dân sự lo ngại rằng giảm nguồn thu từ thuế mậu dịch do tự do hóa thương mại sẽ làm giảm chi tiêu xã hội, vì vậy sẽ gây thiệt hại cho người nghèo. Tuy nhiên, về lý thuyết cũng như thực tế, mối liên kết giữa cải cách thương mại và nguồn thu từ thuế không đơn giản. Trên thực tế, các lý thuyết cho rằng doanh thu từ thuế mậu dịch sẽ tăng khi cắt giảm thuế quan nếu mức thuế ban đầu không phải là “tối ưu”, tức là nếu mức thuế ban đầu vượt quá mức tối đa hóa nguồn thu từ thuế mậu dịch như trong trường hợp các mức thuế quan quá cao đến mức cấm nhập khẩu vì vậy không tạo được nguồn thu. Ngoài ra, nguồn thu từ thuế mậu dịch có thể tăng lên do áp dụng thuế quan, tức là chuyển từ hạn chế số lượng sang các sử dụng các loại thuế mậu dịch. Tác động tích cực đến nguồn thu cũng có thể bắt nguồn từ hoạt động thu thuế đã được cải tiến và mức độ trốn thuế cũng giảm đi do giảm các mức thuế suất. Kinh nghiệm thực tiễn cho thấy có bằng chứng về tác động của tự do hóa thương mại đến nguồn thu từ thuế mậu dịch, ở một số nước nguồn thu này tăng lên còn ở một số nước khác, nguồn thu này lại bị giảm đi. Hơn nữa, không có bằng chứng trực tiếp gắn cải cách thương mại với giảm chi tiêu xã hội. Tuy nhiên, kinh nghiệm của cuộc khủng hoảng Đông Á vào cuối những năm 1990 với đặc điểm là có những cú sốc mạnh hơn cả tự do hóa thương mại, cho thấy chi tiêu xã hội có lợi cho người nghèo có thể được đảm bảo đáng kể nếu có quyết tâm chính trị. Tóm lại, có thể rút ra một số kết luận từ phân tích lý thuyết và thực tiễn ở trên về các mối liên kết kinh tế vĩ mô và vi mô giữa cải cách thương mại và xóa đói giảm nghèo:

1. Các mối liên kết giữa tự do hóa thương mại và nghèo đói là cực kỳ phức tạp và phụ thuộc vào từng nước, các công cụ chính sách, đặc điểm kinh tế xã hội của hộ nghèo, bao gồm nguồn thu nhập, vai trò của các tổ chức trung gian trong quá trình biến đổi giá. Do vậy, các nhà hoạch định chính sách nên tập trung vào nhiều kênh liên kết hai biến chính sách này.

2. Mặc dù trên cơ sở lý thuyết và thực tiễn, tự do hóa thương mại có thể xóa đói giảm nghèo trong dài hạn, nhưng vẫn có thể có những người chịu thiệt hại do quá trình này, ít nhất là trong ngắn hạn, một trong số đó sẽ là những hộ nghèo.

3. So với những hộ giàu hơn, những hộ nghèo hơn cũng ít có khả năng chịu đựng được những tác động tiêu cực cuối cùng của cải cách thương mại hoặc ít có khả năng tận dụng những cơ hội mới. Trong bối cảnh đó, hành động của chính phủ phải đóng vai trò then chốt với mục đích tăng cường bảo trợ xã hội cho những người chịu thiệt thòi và nâng cao năng lực cho những hộ nghèo để tận dụng những thay đổi tích cực.

Page 292: BÁO CÁO CUỐI CÙNG

285

2. Mô hình tổng thể về nền kinh tế và các nghiên cứu ngành

Gần đây đã có nhiều nghiên cứu về tác động kinh tế - xã hội của việc hội nhập vào nền kinh tế thế giới ở Việt Nam, trong đó có 3 cuộc điều tra đánh giá những kết quả này150. Những nghiên cứu này có thể được chia thành hai nhóm: 1) 16 mô hình cân bằng tổng thể nền kinh tế: Những mô hình này mô phỏng tác động của những thay đổi về thuế quan và trợ cấp về sản phẩm đầu ra cũng như giá của các yếu tố đầu vào bằng cách tính đến những mối quan hệ hiện có giữa các ngành khác nhau, các thị trường yếu tố sản xuất, hộ gia đình và chính phủ; và 2) 14 nghiên cứu ngành: những nghiên cứu này dự báo tác động của mở cửa về sản xuất và việc làm của một số ngành cụ thể bằng cách áp dụng phương pháp tiếp cận riêng phần (partial approach). Phương pháp này bỏ qua những tương tác giữa các thị trường, thay vào đó các bước phân tích dựa trên những hiểu biết sâu về các nghành đó cũng như các bên tham gia có liên quan.

Hình 3 – Mô hình cân bằng tổng thể: Dự báo thay đổi sản lượng đầu ra của một số ngành

Nguồn: Báo cáo Phát triển Việt Nam 2006 Có những xu thế chung từ các kịch bản khác nhau trong các mô hình cân bằng tổng thể. Chúng dự báo sự tăng trưởng sản xuất mạnh mẽ của các ngành dệt may, thương mại và vận chuyển hàng hóa, xăng dầu và giấy. Tuy nhiên, theo dự báo, sản lượng đầu ra của các ngành sản xuất máy móc thiết bị, thiết bị điện và điện tử, phương tiện giao thông và dịch vụ cá nhân sẽ giảm đáng kể (Hình 3).

150 Tham khảo Báo cáo Phát triển Việt Nam 2006; Abbott và các cộng sự (2006); Abbott, Bentzen, và Tarp (2007)

Page 293: BÁO CÁO CUỐI CÙNG

286

Các nghiên cứu ngành cho thấy chi tiết hơn những tác động có thể xảy ra của quá trình hội nhập do những nghiên cứu này tách tác động kinh tế ra khỏi các tác động xã hội; do vậy, giúp ích nhiều hơn cho mục đích nghiên cứu của chương này. Xét về tổng thể, kết quả của các nghiên cứu mang ít ý nghĩa tích cực hơn so với những kết quả thu được từ mô hình cân bằng tổng thể (CGE) (Biểu 1).

Biểu 1 – Nghiên cứu ngành: tác động xã hội và kinh tế trong một số ngành

Ngành Tác động kinh tế Tác động xã hội Chăn nuôi Tích cực Không biết Thủy sản Tích cực Không biết Sản xuất lúa Tích cực Tích cực Sản xuất ngô Không biết Tiêu cực Mía đường Tích cực Tiêu cực Cà phê Tích cực Không biết Chè Tích cực Không biết Dệt may Tiêu cực Không biết

Nguồn: Báo cáo Phát triển Việt nam 2006 Các mô hình cân bằng tổng thể cũng dự báo những tác động xã hội có thể xảy ra bằng cách mô phỏng tác động của tự do hóa thương mại đến giá các yếu tố đầu vào, đó là tiền lương, hiệu suất trên vốn và địa tô, và từ đó ước lượng thay đổi về tổng thu nhập theo từng loại hộ gia đình. Tuy nhiên, kết quả của các nghiên cứu về Việt Nam là không rõ ràng do các mức tăng giá dự kiến của các yếu tố sản xuất khác nhau là tương tự nhau. Vì thế, các mô hình cân bằng tổng thể, không dự báo được thay đổi lớn về phân phối thu nhập. Ngược lại, những giá trị dự báo về tiền lương của lao động phổ thông lại thể hiện rất rõ tác động tích cực đến xóa đói giảm nghèo (Hình 4). Nhìn chung, có những bằng chứng trái ngược về tác động đến xóa đói giảm nghèo, một số mô hình dự báo tỷ lệ nghèo tăng lên. Hơn nữa, tác động của cải cách thương mại đến xóa đói giảm nghèo có vẻ nhỏ hơn so với tác động của các mức thuế quan, tác động này có thể bù đắp cho việc giảm nguồn thu từ thuế mậu dịch. Về vấn đề này, có thể lấy kết quả của một trong những mô hình mới đây nhất do Quỹ Tiền tệ Quốc tế tiến hành sau khi Việt Nam gia nhập WTO để làm bằng chứng151. Trong mô hình cân bằng bộ phận (partial equilibrium model) này, doanh thu hàng năm từ thuế nhập khẩu được dự báo là sẽ giảm khoảng 300 triệu USD (khoảng 0,4% GDP) trong năm 2007, và giảm 650 triệu USD (0,5% GDP) vào năm 2012, trước khi chững lại ở mức khoảng 700 triệu USD từ năm 2013 trở đi. Những khoản sụt giảm doanh thu thuế được dự báo cho 5 năm tới khiến cho nhiều người kêu gọi tăng cường nỗ lực tăng những khoản thu khác mà đề cập đến số lượng hộ nghèo chịu tác động do những khoản thu này tăng lên. Đáng quan tâm nhất là những nghiên cứu về tác động kinh tế vi mô của cải cách thương mại ở Việt nam trong giai đoạn 5 năm 1993-1998 (đáng tiếc là khoảng thời gian nghiên cứu quá ngắn để đưa ra những kết luận dài hạn) theo 3 hướng biến đổi – giá, việc làm và tiền lương – và kênh tài khóa, được mô tả ở Hình 2. Những nghiên cứu này kết luận rằng

151 IMF (2007).

Page 294: BÁO CÁO CUỐI CÙNG

287

nghèo đói giảm đi do tác động của cải cách thương mại, bao gồm cả việc tự do hóa thị trường nông nghiệp, đặc biệt là thị trường gạo giúp nhiều nông dân chuyển từ sản xuất theo hướng tự sản tự tiêu chuyển sang sản xuất hàng hóa theo định hướng thị trường. Xuất khẩu và nhập khẩu tăng vọt và giá của những hàng hóa mậu dịch tăng mạnh. Các nghiên cứu cũng phát hiện bằng chứng về việc truyền dẫn những tác động này ở cấp độ hộ gia đình với việc thu nhập thực tế của người nghèo tăng lên do họ tham gia vào các ngành sản xuất lúa, cà phê và công nghiệp nhẹ. Hình 4 – Mô hình cân bẳng tổng thể: Dự báo những thay đổi về vốn và tiền lương

Nguồn: Báo cáo Phát triển Việt Nam 2006 Tuy nhiên phải thận trọng khi xem xét kết quả của những nghiên cứu này, bao gồm cả các mô hình cân bằng tổng thể và nghiên cứu ngành. Những kết quả này chỉ dừng ở việc thể hiện độ lớn và xu hướng của những tác động dự kiến do những hạn chế được trình bày ở Hộp 1 dưới đây. Một đánh giá nghiêm túc về những nghiên cứu theo phương pháp mô hình cân bằng tổng thể (CGE) cho biết những nghiên cứu sau này nên giải quyết những vấn đề liên quan tới cải cách thể chế và những tác động của chúng đến động cơ đầu tư, trao đổi dịch vụ cũng như vai trò quan trọng của thất nghiệp, tăng năng suất và các luồng vốn quốc tế trong việc xác định những tác động kinh tế xã hội của hội nhập kinh tế quốc tế.

Page 295: BÁO CÁO CUỐI CÙNG

288

Hộp 1

Những hạn chế của mô hình cân bằng tổng thể và các nghiên cứu ngành

Các mô hình CGE là mô hình tĩnh do đó không thể hiện được các tác động của tự do hóa thương mại đến đầu tư và năng suất.

Các mô hình CGE giả định rằng thị trường trong nước là cạnh tranh hoàn hảo trước khi diễn ra cải cách thương mại và không có lợi thế kinh tế nhờ quy mô.

Các mô hình CGE không thể hiện được những khác biệt theo vùng. Các kết quả của mô hình CGE là nhạy cảm với những giả định chính, những giả định này có thể được lựa chọn để thu được những kết quả “như mong muốn”.

Mô hình CGE không thể hiện được tác động của cải cách pháp luật, tự do hóa thương mại dịch vụ, tăng các luồng đầu tư trực tiếp nước ngoài, đây là những vấn đề chính sách có lẽ là quan trọng hơn cả cắt giảm thuế quan.

Mô hình CGE khó có thể dự báo được những ngành mới xuất hiện với tỷ trọng ban đầu là nhỏ.

Về cơ bản, mô hình CGE chỉ có thể giải thích được tác động về giá của tự do hóa thương mại, tuy nhiên những tác động này có vẻ rất khiêm tốn.

Các nghiên cứu áp dụng mô hình CGE dựa trên phương pháp mô hình hóa phân tích để đưa ra những dự báo về tác động của việc Việt Nam gia nhập WTO, điều này cũng tương tự như những nghiên cứu đã không dự báo được những thành công trong quá khứ của các hiệp định thương mại song phương như với Liên minh châu Âu và ASEAN.

Một số nghiên cứu ngành đưa ra các dự báo và đánh giá với rất ít thông tin định lượng.

Một số nghiên cứu ngành chỉ tập trung giải thích cho các biện pháp chính sách cần thiết để nắm bắt những lợi ích quan trọng.

3. Nghiên cứu thực tiễn Phần này xem xét bằng chứng thực tiễn về tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đến một số vấn đề xã hội như xóa đói giảm nghèo, phát triển con người, việc làm, tiền lương, quan hệ lao động, giới và lao động trẻ em. 3.1. Xóa đói giảm nghèo

Từ đầu những năm 1990, tự do hóa thương mại diễn ra cùng lúc với quá trình xóa đói giảm nghèo với những thành tích nổi bật, thể hiện qua việc tỷ lệ nghèo của Việt Nam, được đo bằng chuẩn nghèo quốc gia, giảm mạnh từ 58% năm 1993 xuống 16% năm 2006, giảm hơn 40 điểm phần trăm. Trong cùng thời gian đó, khoảng cách nghèo, đo lường thâm hụt thu nhập trung bình của người nghèo so với chuẩn nghèo, đã giảm mạnh từ 18% xuống 4% (Hình 5).

Page 296: BÁO CÁO CUỐI CÙNG

289

- Hình 5. Xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam, 1993-2006

0.0

10.0

20.0

30.0

40.0

50.0

60.0

Poverty rate 58.1 37.4 28.9 19.5 16.0

Poverty gap 18.5 9.5 6.9 4.7 3.8

1993 1998 2002 2004 2006

Nguồn: Báo cáo Phát triển Việt Nam 2008 Theo như Biểu 2, tỷ lệ nghèo giảm nhiều nhất ở nhóm hộ gia đình thành thị và cộng đồng người Kinh và người Hoa. Trái lại, các hộ ở khu vực nông thôn và nhóm dân tộc thiểu số vẫn còn bị tụt hậu rất xa so với năm 1993, kết quả đạt được là rất có ý nghĩa. Một điều đáng lưu ý là khoảng cách giữa hộ thành thị và nông thôn xét theo khoảng cách nghèo là ngắn hơn là xét theo tỷ lệ nghèo.

Biểu 2: Tỷ lệ nghèo, nghèo về lương thực và khoảng cách nghèo đói, 1993-2006

1993 1998 2002 2004 2006 Tỷ lệ nghèo 58,1 37,4 28,9 19,5 16,0

Thành thị 25,1 9,2 6,6 3,6 3,9 Nông thôn 66,4 45,5 35,6 25,0 20,4 Dân tộc Kinh và Hoa 20,8 10,6 6,5 3,5 3,2 Dân tộc thiểu số 52,0 41,8 41,5 34,2 29,2

Tỷ lệ nghèo lương thực 24,9 15,0 10,9 7,4 6,7 Thành thị 7,9 2,5 1,9 0,8 1,2 Nông thôn 29,1 18,6 13,6 9,7 8,7 Dân tộc Kinh và Hoa 20,8 10,6 6,5 3,5 3,2 Dân tộc thiểu số 52,0 41,8 41,5 34,2 29,2

Khoảng cách nghèo 18,5 9,5 6,9 4,7 3,8 Thành thị 6,4 1,7 1,3 0,7 3,2 Nông thôn 21,5 11,8 8,7 6,1 4,9 Dân tộc Kinh và Hoa 16,0 7,1 4,7 2,6 2,0 Dân tộc thiểu số 34,7 24,2 22,8 19,2 15,4

Nguồn: Báo cáo Phát triển Việt Nam 2008

Ngoài ra, kết quả giảm nghèo của Việt Nam (ở mức 1USD/ngày theo sức mua tương đương (PPP)) tốt hơn các nước Đông Á khác, cao hơn Trung Quốc, Indonesia và Thái Lan cũng như bất kỳ một nước nào trong khu vực (Hình 6). Tuy vậy, mặc dù đã có quá nhiều nghiên cứu được tiến hành nhưng vẫn không thể xác định mức độ hội nhập kinh tế

Page 297: BÁO CÁO CUỐI CÙNG

290

toàn cầu và sự bùng nổ về xuất khẩu diễn ra cùng thời gian đó đóng góp vào thành tựu nổi bật của Việt Nam về xóa đói giảm nghèo

Hình 6: Xu hướng giảm tỷ lệ nghèo – So sánh giữa các nước

Nguồn: Báo cáo Phát triển Việt Nam 2007 3.2. Phát triển con người Từ giữa những năm 1980, Việt Nam đã đạt được thành tựu nổi bật không chỉ về xóa đói giảm nghèo mà còn về lĩnh vực phát triển con người. Theo UNDP, phát triển con người được định nghĩa là “quá trình mở rộng những lựa chọn của con người. Ba lựa chọn cơ bản của con người là: hướng đến sống thọ và sống khỏe, có tri thức và tiếp cận được những nguồn lực cần thiết để có được mức sống tươm tất”. Chỉ số Phát triển Con người (HDI) của UNDP là một chỉ số tổng hợp đo lường những thành tựu trung bình về những khía cạnh cơ bản của phát triển con người ở một nước:

Sống thọ và sống khỏe, được đo bằng tuổi thọ trung bình lúc sinh (life expectancy at birth;

Tiếp cận tri thức, được đo bằng tỷ lệ biết đọc biết viết của người trưởng thành và tỷ lệ nhập học chung ở cả 3 cấp tiểu học, trung học cơ sở và phổ thông trung học.

Mức sống tươm tất, được đo bằng GDP bình quân đầu người theo sức mua tương đương tính theo USD (PPP US$).

Chắc chắn là khái niệm về phát triển con người rộng hơn những gì mà chỉ số phát triển con người (HDI) có thể đo lường. Tuy nhiên, HDI là một thước đo đáng tin cậy thay thế cho thước đo truyền thống là GDP bình quân đầu người, được coi là một thước đo giản lược về cuộc sống của con người.

Page 298: BÁO CÁO CUỐI CÙNG

291

Biểu 3 – Xếp hạng Chỉ số phát triển con người (HDI) của Việt Nam, 2005

Xếp hạng

HDI Giá trị của chỉ số HDI

2005

Tuổi thọ trung bình,

số năm 2005

Học vấn của dân số từ

15+ (% số người 15 tuổi trở

lên), 1995-2005

Tổng chỉ số nhập học thô đối với tiểu học, trung học và đại

học, % 2005

GDP theo đầu người

(PPP US$), 2005

81 Trung quốc

0.777 72.5 90.9 69.1 6757

104 Nigeria 0.733 71.1 69.9 73.7 7062105 Việt nam

0.733 73.7 90.3 63.9 3071

Nguồn: UNDP (2007) Năm 2005, HDI của Việt Nam đạt giá trị là 0,733, xếp thứ 105 trên tổng số 177 nước có tính HDI (Biểu 3). Thứ hạng mà Việt Nam đạt được là thành tích xuất sắc bởi những nguyên nhân sau:

Việt Nam được xếp vào nhóm nước có mức độ phát triển con người trung bình (giá trị HDI từ 0,500 – 0,799)152 cùng với nhiều nước có mức GDP bình quân đầu người cao hơn nhiều.

Điều này có nghĩa là, mặc dù có mức thu nhập thấp, Việt Nam vẫn có thể đạt được những tiêu chuẩn về y tế và giáo dục tương đối cao.

Ví dụ, HDI của Việt Nam bằng với HDI của Algeria, trong khi đó thu nhập của Algeria gấp hai lần của Việt Nam. Việt Nam đạt được những giá trị cao hơn ở những chỉ tiêu như tuổi thọ trung bình và tỷ lệ biết đọc biết viết ở người trưởng thành.

HDI của Trung Quốc là 0,777, cao hơn chút ít so với HDI của Việt Nam. Tuy nhiên, ở một mức độ nào đó, Việt Nam phát triển con người tốt hơn về tuổi thọ trung bình và có tỷ lệ biết đọc biết viết ở người trưởng thành tương tự như của Trung Quốc.

152 UNDP cũng phân loại hai nhóm nước khác đó là phát triển con người ở mức độ cao (HDI có giá trị từ 0,888 trở lên) và phát triển con người ở mức độ thấp (HDI có giá trị dưới 0,500).

Page 299: BÁO CÁO CUỐI CÙNG

292

Biểu 4 – Xu thế của Chỉ số phát triển con người qua các năm, 1985-2005

1985 1990 1995 2000 2005 Trung quốc 0.595 0.634 0.691 0.732 0.777 Angeria 0.613 0.652 0.672 0.702 0.733 Việt nam 0.590 0.620 0.672 0.711 0.733 Ấn độ 0.487 0.521 0.551 0.578 0.619 Nguồn: UNDP (2007) Về những xu hướng phát triển con người dài hạn, điều đáng lưu ý là kể từ khi tiến hành công cuộc đổi mới vào giữa những năm 1980, HDI của Việt Nam tăng nhanh chóng từ 0,590 năm 1985 lên 0,733, nhanh hơn Algeria nhưng không nhanh bằng Trung Quốc (Biểu 4). Điều thú vị là một con hổ của châu Á khác, Ấn Độ vẫn ở phía sau Việt Nam rất xa cho dù những chỉ tiêu xã hội của nước này đã được cải thiện trong thời gian gần đây. Trên thực tế, năm 2005 Ấn Độ mới đạt được mức phát triển con người (0,62) mà Việt Nam đã đạt được vào năm 1990, tức là 15 năm trước đó. 3.3. Việc làm

Trong giai đoạn, 1996-2007, tăng trưởng kinh tế cao, do mở rộng xuất khẩu và các nguồn vốn từ bên ngoài thúc đẩy, đã tạo ra một số tác động quan trọng đến việc làm cả về định tính và định lượng:

• Tổng số việc làm tăng với tốc độ bình quân hàng năm là 2,32%, gần 925.000 việc làm mới được tạo ra hàng năm (Biểu 5). Việc làm ở khu vực thành thị, theo nguyên tắc là được trả công cao hơn việc làm ở khu vực nông thôn, tăng thêm 4,9%/năm, cao hơn rất nhiều so với tốc độ tăng việc làm ở khu vực nông thôn là 1,7%. Vì vậy, tỷ trọng việc làm ở khu vực nông thôn trong tổng số việc làm đã giảm đi mặc dù còn chậm từ 85% năm 1996 xuống 75.5% năm 2007. Đi kèm với xu hướng này là tình trạng di dân ồ ạt từ nông thôn ra thành thị, không chỉ mang đến những lợi ích về kinh tế mà còn kéo theo những chi phí xã hội.

Biểu 5: Tình hình việc làm của lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên,

1996-2007 (1000 người)

Năm Cả nước Nông thôn Tổng Nữ Tổng Nữ

Tỷ lệ nông thôn/ cả nước (%)

1996 35.385 17.997 28.553 14.630 80,72000 38.367 19.075 30.055 15.050 78,32007 45,558 22,042 34,384 16,793 75.52. Tốc độ tăng, % năm, 1996-2007 2.32 1.86 1.70 1.233. Mức tăng tuyệt đối, 1000 người/năm, 1996-2007 925 386 530 192 0.57

Nguồn: GSO và MOLISA

Page 300: BÁO CÁO CUỐI CÙNG

293

• Việc làm ở khu vực thành thị tăng nhanh góp phần làm giảm tỷ lệ thất nghiệp

thành thị từ mức cao nhất là 6,5% năm 1998 xuống 5,1% năm 2006 (Hình 7).

Hình 7: Thất nghiệp ở thành thị và nông thôn, 1996-2006 (1000 người và %)

Nguồn: MOLISA

• Mở rộng xuất khẩu đã có tác động tích cực trực tiếp đến tạo việc làm. Những cuộc điều tra doanh nghiệp cho thấy doanh nghiệp càng hướng về xuất khẩu thì việc làm tăng càng nhanh (Biểu 6). Trong giai đoạn 1998-2004, việc làm trong những doanh nghiệp có mức độ xuất khẩu cao tăng gần như gấp 4 lần so với việc làm ở những odanh nghiệp có mức độ xuất khẩu thấp. Hơn nữa, đi kèm với chuyên môn hóa sản xuất hàng xuất khẩu là việc làm cho những lao động có CMKT được trả công cao hơn tăng mạnh.

Biểu 6: Việc làm trong các doanh nghiệp theo mức độ xuất khẩu153

Lao động Lao động có CMKT

Tổng, triệu người Tổng, triệu người Mức độ xuất khẩu 1998 2002 2006

Tốc độ tăng hàng

năm, % 1998 2002 2006

Tốc độ tăng hàng

năm, % 1. XK thấp 4.54 4.41 3.78 -2.29 0.29 0.26 0.60 9.39 2. Trung bình 1.66 1.08 1.98 2.29 0.22 0.16 0.39 7.41 3. XK cao 0.29 1.07 1.24 20.02 0.08 0.12 0.28 17.60 Tổng XK 6.49 6.56 7.00 0.96 0.59 0.55 1.27 10.10 % XK/tổng việc làm 53.42 50.69 44.05 22.38 19.77 24.72

Nguồn: GSO, (VHLSS) 1998, 2002,2006 153 Các doanh nghiệp trong cuộc điều tra được chia thành các nhóm theo tiêu chí về mức độ xuất khẩu là tỷ lệ phần trăm của tổng sản lượng:

(1) Xuất khẩu cao: giá trị xuất khẩu chiếm hơn 75% giá trị tổng sản lượng (2) Xuất khẩu trung bình: giá trị xuất khẩu trên 25% và dưới 75% giá trị tổng sản lượng (3) Xuất khẩu thấp: giá trị xuất khẩu không quá 25% giá trị tổng sản lượng (4) Không xuất khẩu: = 0% giá trị tổng sản lượng

0.0 200.0 400.0 600.0 800.0

-1.02.03.04.05.06.07.0

Rural/NT

Urban/TT

%, Rural/NT

% Urban/TT Rural/NT 286 591 319 349 323 602 296 378 352 361 440

Urban/TT 410 461 547 560 562 505 575 571 575 569 590

%, Rural/NT 0.9 2.0 1.0 1.1 1.0 1.9 0.9 1.1 1.0 1.0 1.2

% Urban/TT 5.6 5.8 6.5 6.4 6.3 5.4 5.8 5.6 5.4 5.1 5.1

199 6 199

7 1998

1999

2000

2001

2002

2003

2004

2005

2006

Page 301: BÁO CÁO CUỐI CÙNG

294

• Có sự dịch chuyển đáng kể diễn ra trong tỷ trọng việc làm theo ngành, trong đó tỷ

trọng việc làm trong ngành sơ cấp (nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản) giảm mạnh từ 70% xuống hơn 52%, trong khi đó tỷ trọng việc làm trong các ngành thứ cấp (công nghiệp và xây dựng) và dịch vụ lần lượt tăng đến 19% và 29% (Biểu 7).

Biểu 7: Tỷ trọng lao động theo các ngành, 1996-2007 (%)

Năm Tổng Nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản

Công nghiệp và xây dựng Dịch vụ

1996 100,00 69,98 10,65 19,37 2000 100,00 65,26 12,44 22,31 2007 100.000 52.33 19.07 28.60

Nguồn: GSO và MOLISA

• Như đã trình bày ở Chương 3, trong khu vực công nghiệp, việc làm trong các

ngành sử dụng nhiều lao động như quần áo và giày dép, tăng nhanh hơn so với các ngành sử dụng nhiều vốn do giá trị xuất khẩu của những ngành đầu cao hơn những ngành sau.

• Tỷ trọng những công việc được trả công (tức là những công việc trong khu vực

kết cấu) trong tổng số việc làm tăng từ 17% lên 24% (Biểu 8). Tuy nhiên, điều này lại có nghĩa rằng một phần lớn lực lượng lao động vẫn làm việc trong khu vực phi kết cấu, vì thế họ phải làm việc trong những điều kiện kém và không an toàn.

Biểu 8: Tỷ trọng lao động theo tình trạng việc làm, %

1996 2000 2007

Tổng 100,00 100,00 100.0

Làm công ăn lương trong khu vực nhà nước 8,45 9,33 10.26

Làm công ăn lương trong khu vực ngoài quốc doanh 8,33 9,1 13.1

Nguời sử dụng lao động 0,72 0,21 0.4

Lao động tự làm 36,31 43,02 41.9

Làm việc trong hộ gia đình không được trả công 45,8 37,04 36.5

Khác 0,39 1,3 10.4 Nguồn: GSO và MOLISA 3.4. Tiền lương Tương tự như đối với việc làm, tác động của toàn cầu hóa đến tiền lương là tích cực. Trong giai đoạn 1998-2006, tốc độ tăng tiền lương trung bình 7,58%/năm (Biểu 9). Do

Page 302: BÁO CÁO CUỐI CÙNG

295

giá tiêu dùng tăng thêm 4,2%/năm, tốc độ tăng tiền lương thực tế hàng năm chỉ bằng 50% so với tốc độ tăng GDP.

Biểu 9: Tiền lương và tốc độ tăng tiền lương, 1998-2006

Tiền lương trung bình

hàng tháng (1000 VND)154

Tốc độ tăng hàng năm,

1998-2006, %

Tốc độ tăng hàng năm,

2002-2006,% 1998 567,25

2002 744,36 2004 805,62

7,58

2006 1.080

8.16

Nguồn: VHLSS, GSO

Xu hướng này là kết quả của ba yếu tố khác nhau: a) người lao động được trả công cao hơn cho công việc họ đang làm; b) lao động chuyển từ những công việc được trả lương thấp sang những công việc được trả lương cao. Khả năng linh hoạt theo nghề nghiệp và theo vùng lãnh thổ (tức là yếu tố thứ 2 và thứ 3) đóng vai trò then chốt đối với xu hướng tích cực này.

Hình 8: Tốc độ tăng việc làm, tiền lương và năng suất lao động theo mức độ xuất khẩu của doanh nghiệp, 2000-2004

-5.00.05.0

10.015.020.025.0

Noimport/khôngxuất khẩu<=25%

25%-75%

>75%

No import/không xuấtkhẩu

11.5 -3.1 1.7

<=25% 11.0 14.5 12.2

25%-75% 13.0 12.7 5.3

>75% 9.6 20.5 -0.3

Labor increase/Tăng LĐ

Wage increase/Tăng TL

Labor productivity ỉncease/Tăng NSLĐ

Những tác động trực tiếp của hội nhập kinh tế quốc tế đến tiền lương có thể được xác định thông qua hai chỉ tiêu. 154 Tương đương với thu nhập trung bình của một người lao động làm việc đủ thời gian trong doanh nghiệp tư nhân trong nước. Thu nhập bao gồm cả tiền thưởng và tiền làm thêm giờ cũng như thu nhập từ nghề phụ, không bao gồm giá trị tiền công được trả bằng hiện vật và các khoản trợ cấp hoặc bảo hiểm như bảo hiểm y tế và lương hưu.

Page 303: BÁO CÁO CUỐI CÙNG

296

• Các cuộc điều tra doanh nghiệp cho thấy trong giai đoạn 2000-2004, doanh nghiệp có mức độ xuất khẩu càng cao thì tốc độ tăng tiền lương càng cao. Ngược lại, tốc độ tăng năng suất lao động lại cao hơn ở những doanh nghiệp có mức độ xuất khẩu thấp (Hình 8).

Các công ty có vốn đầu tư nước có mức trả lương cao hơn rất nhiều so với các doanh nghiệp khác, đặc biệt là khi so sanh với kinh tế hộ gia đình. Khoảng cách tiền lương giữa hai tiêu chí này tăng từ 1,2 lần năm 1998 lên gần 2 lần năm 2006 (Biểu 10). Khoảng cách tiền lương giữa lao động trong các DNNN và những người làm việc trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có xu hướng tăng một chút.

Biểu 10: Tiền lương tháng trung bình/lao động theo hình thức sở hữu của doanh nghiệp, 1998-2006

Hình thức sở hữu

Tiền lương tháng trung bình/lao động, 1000 đồng

1998 2002 2006

Tốc độ tăng hàng năm (%),

1998-2006 Hộ gia đình 552 606 664.2 2.34

Tư nhân và tập thể 554 771 935.5 6.77

Nhà nước 572 1002 1,103 8.55 FDI 680 1037 1,316.0 8.60 Khoảng cách tiền lương giữa FDI/ kinh tế hộ gia đình, lần 1,2 1,7 1.98

Nguồn: VHLSS, GSO

3.5. Quan hệ lao động

Hình 9 – Số cuộc đình công xảy ra theo hình thức sở hữu của doanh nghiệp, 1995-2006

Nguồn: Báo cáo Phát triển Việt Nam 2008 Từ năm 1995, số các cuộc tranh chấp lao động đã tăng đáng kể, đặc biệt là ở những doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Điều này thường xảy ra đối với những nước đang trong quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường, như Việt Nam, phải đối mặt

Page 304: BÁO CÁO CUỐI CÙNG

297

với những cuộc tranh chấp lao động tăng nhanh ở cấp độ cá nhân và tập thể. Những nguyên nhân chính xảy ra đình công ở khu vực FDI là việc làm không chắc chắn, đòi hỏi cao về hoàn thành mục tiêu sản xuất, vai trò hạn chế của công đoàn và thiếu sự điều chỉnh tiền lương tối thiểu khi chi phí sinh hoạt tăng nhanh. 3.6. Vấn đề giới Về vấn đề giới, Báo cáo phát triển Việt Nam năm 2007 đã nhấn mạnh rằng: Các chỉ số về bình đẳng giới cho thấy Việt Nam đang ở hướng tích cực. Phụ nữ hiện nay bình đẳng với nam giới trong tiếp cận giáo dục và dinh dưỡng; Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động ở nữ giới cũng ngang bằng so với nam giới; Tỷ lệ đại biểu nữ trong Quốc hội cũng ở mức cao nhất trong khu vực Đông Nam Á. Tuy nhiên vẫn có hai chỉ số cho thấy phái nữ vẫn còn nhiều bất lợi đó là lao động làm công ăn lương và quyền sở hữu tài sản gia đình. Các số liệu gần đây nhất đã cho thấy có nhiều bước tiến trong lĩnh vực bình đẳng giới:

• Như thể hiện trong Biểu 5, trong thời kỳ 1996-2006, việc làm cho lao động nữ tăng chậm hơn so với lao động nam trong cả nước cũng như trong khu vực thành thị và nông thôn.

• Trung bình thu nhập của lao động nữ thấp hơn nam giới nhưng khoảng cách giới về thu nhập đã giảm một chút (Biểu 11). Đến năm 2006, thu nhập trung bình của lao động nữ đã tăng bằng 79% mức lương của nam, kết quả của mức tăng lương khác nhau trong 6 năm (7,5% /năm của lao động nữ so với mức 3,5% của lao động nam).

• Khoảng cách giới về thu nhập khác nhau trong từng cấp trình độ và từng khu vực. Khoảng cách lớn nhất là đối với lao động kỹ năng và lao động trong khu vực FDI. Do đó, vốn nước ngoài không trực tiếp tác động đến bình đẳng giới.

Biểu 11. Tiền lương tháng trung bình của lao động nam và nữ, 1998-2006

Tiền lương tháng trung bình/LĐ, 1000VND

1998 2006

Tỷ lệ tiền lương nữ so với nam giới (khoảng cách giới) %

Tốc độ tăng tiền lương thời kỳ 1998-2006, %

Female Male Female Male 1998 2006 Female Male Chung 410 525 731 925 78.1 79.1 7.5 3.51. Theo trình độ học vấn 6.4Không CMKT 376 504 529 663 74.6 79.8 4.4 3.5Tốt nghiệp tiều học 408 503 663 827 81.1 80.1 6.3 6.4Tốt nhgiệp THCS 380 485 702 827 78.3 84.8 8.0 6.9

Page 305: BÁO CÁO CUỐI CÙNG

298

Tốt nghiệp trung học cơ sở 534 537 984 1,047 99.4 94.0 7.9 8.7CNKT 379 546 1,051 1,263 69.5 83.2 13.6 11.1Trung cấp 402 575 1,076 1,353 69.9 79.5 13.1 11.3Cao đẳng 457 507 1,830 1,529 90.2 119.7 18.9 14.8Đại học trở lên 683 951 1,918 2,880 71.8 66.6 13.8 14.92. Theo hình thức sở hữu Hộ gia đình 352 502 523 761 70.1 68.9 5.1 5.3Tư nhân và tập thể 436 494 1,046 1,157 88.4 90.4 11.5 11.2Nhà nước 256 326 587 913 78.6 64.3 10.9 13.8FDI 528 651 1,082 1,239 81.1 87.3 9.4 8.4FDI 599 705 1,036 1,837 85.0 56.4 7.1 12.7

Nguồn: VHLSS, 1998-2006

• Mở rộng xuất khẩu đã có tác động tích cực đến việc làm của lao động nữ. Các số

liệu điều tra thời kỳ 1998-2004, số các doanh nghiệp hướng xuất khẩu càng nhiều thì mức độ tăng việc làm của lao động nữ càng cao (Biểu 12).

Biểu 12: Cơ cấu lao động nữ theo mức độ xuất khẩu của doanh nghiệp, 1998-2006

1998 2002 2006 Điểm phần trăm thay đổi,

1998-2006 Không xuất khẩu 38,30 42,97 Thấp 39,50 33,80 81.3 Trung bình 18,87 11,01 10.6 -6.35 Cao 3,33 12,22 8.1 7.86 Tổng 100 100 100 Nguồn: Điều tra doanh nghiệp

• Hơn nữa, tỷ trọng việc làm của lao động nữ trong tổng số việc làm của doanh

nghiệp tăng nhanh nhất trong các doanh nghiệp xuất khẩu có mức độ xuất khẩu lớn (Hình 10).

Page 306: BÁO CÁO CUỐI CÙNG

299

Hình 10: Tỷ lệ nữ làm các công việc được trả lương theo mức độ xuất khẩu của doanh nghiệp

0.00

0.20

0.40

0.60

0.80

1.00

2000

2001

2002

2003

2004

2000 0.33 0.35 0.42 0.40

2001 0.28 0.35 0.51 0.71

2002 0.26 0.33 0.49 0.67

2003 0.62 0.35 0.30 0.10

2004 0.27 0.32 0.51 0.78

kh«ng XK/no export

<=25% 25%-75% >75%

Nguồn: GSO, Điều tra doanh nghiệp

• Ngoài ra, các doanh nghiệp có mức độ xuất khẩu lớn sử dụng nhiều lao động nữ

có tay nghề nhất (Hình 11).

Hình 11: Tỷ lệ lao động nữ theo trình độ CMKT và mức độ xuất khẩu của

doanh nghiệp, 2004, (%)

0%

10%

20%

30%

40%

50%

60%

70%

80%

90%

100%

Col.Uni./CĐ,ĐH++

Prof.secondary/THCN

Vocaltional/CNKT

No skill/khôngCMKT

Col.Uni./CĐ, ĐH++ 24.68 2.04 4.72 2.63

Prof. secondary/THCN 20.08 2.09 2.43 4.13

Vocaltional/CNKT 4.66 3.15 5.27 19.46

No skill/không CMKT 50.58 92.73 87.58 73.78

No export/Không

XK< 25 % 25-75% >= 75%

.

• Mức độ xuất khẩu của doanh nghiệp có tác động tích cực đến mức lương của lao động nữ. Trên thực tế trong vòng vài năm vừa qua, mức lương cao nhất của lao động nữ là trong các doanh nghiệp có mức độ xuất khẩu cao nhất (Hình 12).

Page 307: BÁO CÁO CUỐI CÙNG

300

Hình 12: Tiền lương tháng trung bình của lao động nữ theo mức độ xuất khẩu của doanh nghiệp, 1000 đồng

Nguồn: GSO, VLHSS

• Tuy nhiên, mức độ xuất khẩu cũng có tác động ngược đến bình đẳng giới. Các

doanh nghiệp có mức xuất khẩu cao nhất là nơi có khoảng cách tiền lương lớn nhất và ngày càng tăng. (Biểu 13). Tính đến năm 2006, khoảng cách này khoảng 29%. Lao động nữ trong các ngành xuất khẩu như dệt may và hàng may mặc, sản xuất giầy và chế biến thực phẩm thường làm các công việc chuyên môn kỹ thuật thấp hơn so với nam giới.

Biểu 13: Xu hướng tiền lương theo giới và mức độ xuất khẩu của doanh nghiệp, 1998 – 2006

Mức độ xuất khẩu Chung Không Thấp Trung bình Cao

1. Tỷ lệ tiền lương giữa nữ và nam 1998 0,78 0,83 0,73 0,74 0,65 2002 0,82 0,91 0,70 0,71 0,83 2004 0,83 0,98 0,70 0,68 0,62 2006 0,79 0.77 0.58 0.76

2. Tốc độ tăng hàng năm, % TL của lao động nữ 7.5 5.66 9.08 9.24 TL của lao động nam 3.5 6.27 4.88 10.79Khoảng cách tiền lương (nữ - nam) 4.0 0.61 -4.20 1.55

Nguồn: GSO, VLHSS 3.7. Lao động trẻ em Như hầu hết các nước đang phát triển khác, Việt Nam cũng gặp vấn đề về lao động trẻ em. Tỷ lệ này những năm đầu đổi mới khá cao nhưng đến nay đã được giảm khá nhiều. Tỷ lệ trẻ em trong độ tuổi từ 10-14 tham gia các hoạt động kinh tế đã giảm từ 13% năm 1990 xuống còn 3% vào năm 2004 (Bảng 14). Tỷ lệ này còn thấp hơn cả các nước phát

Page 308: BÁO CÁO CUỐI CÙNG

301

triển hơn như Trung Quốc, Indonesia hay Thái Lan. Tuy nhiên, nạn trẻ em bỏ học và lao động sớm vẫn đang là vấn đề của các hộ nghèo và các làng nghề (Hộp 2).

Biểu 14: Tỷ lệ trẻ em trong độ tuổi 10-14 tham gia vào các hoạt động kinh tế, 1990-2004, %

Nước 1990 2004 Trung Quốc 15,2 4,7 Nam Triều Tiên 0 0 Mông Cổ 2,5 0,8 Cambodia 25,6 23 Indonesia 11,3 6,4 Lào 29 23,9 Malaysia 4 1,4 Myanmar 26,1 21,7 Philippines 10,7 3,3 Singapore 0 0 Thái Lan 20,2 9,3 Việt Nam 13,3 3,1 Bangladesh 32,5 26,1 Ấn Độ 16,7 10,2 Pakistan 20 13,5 Sri Lanka 2,9 1,2 Úc 0 0 Nhật Bản 0 0

Nguồn: ILO Database on International Labour Standards (ILOLEX)

Vấn đề lao động trẻ em đã được cải thiện đáng kể nhờ các lý do sau:

Chính phủ đã áp dụng các biện pháp mạnh để ngăn chặn tình trạng này và các biện pháp áp dụng tỏ ra rất hiệu quả.

Hội nhập kinh tế quốc tế giúp giảm nghèo và cũng được cho là có tác động gián tiếp đến lao động trẻ em do tình trạng này thường gắn với nghèo đói.

Mở cửa kinh tế cũng có tác động tích cực đến lao động trẻ em. Tự do hoá thương mại giúp nâng giá các mặt hàng xuất khẩu. Lý thuyết thương mại cũng đưa ra các dự báo về sự ảnh hưởng của việc tăng giá này tới lao động trẻ em. Gần đây đã có một nghiên cứu về mối quan hệ giữa biến động giá gạo và các hoạt động kinh tế của trẻ em155. Sử dụng danh sách các hộ gia đình Việt Nam, tác giả đã chỉ ra rằng tỷ lệ lao động trẻ em giảm khi giá gạo tăng. Các ảnh hưởng thu nhập đóng vai trò quan trọng trong mối quan hệ này. Giá gạo tăng làm giảm đáng kể tỷ lệ lao động trẻ em trong các hộ gia đình thuần sản xuất gạo. Tỷ lệ giảm nhiều nhất là trong nhóm nữ độ tuổi trung học và các nhà nghiên cứu cũng quan sát thấy mức tăng

155 Edmonds and Pavcnik (2005)

Page 309: BÁO CÁO CUỐI CÙNG

302

tương ứng đối với nhóm này trong tỷ lệ đi học. Nói chung, giá gạo tăng là tác nhân quan trọng dẫn đến giảm lao động trẻ em ở vùng nông thôn Việt Nam trong những năm 90. Ít nhất trong trường hợp này có thể cho rằng hội nhập kinh tế quốc tế sâu hơn đã làm giảm tỷ lệ lao động trẻ em.

Sau cùng, dấu hiệu tác động của hội nhập thị trường quốc tế lên giá cả trong nước có ý nghĩa quan trọng. Giá cả các mặt hàng nhập khẩu cạnh tranh giảm do hội nhập có thể gây ra các tác động khác đến tình trạng lao động trẻ em trong hộ gia đình và với việc sản xuất các loại mặt hàng cạnh tranh nhập khẩu nhưng nhìn chung hầu hết lao động trẻ em ở Việt Nam đều nằm trong khu vực phi thương mại hoặc các khu vực định hướng xuất khẩu.

Hộp 2

Vấn đề lao động trẻ em ở Việt Nam, 2006 Các nghiên cứu về lao động vị thành viên của Viện KHLĐ kết hợp với ILO năm 2006 cho thấy, trẻ em lao động sớm thường xuất thân từ các hộ gặp khó khăn, cú người ốm đau lâu dài, bị tàn tật không có khả năng lao động; Nhiều cha mẹ do hoàn cảnh khó khăn, chỉ muốn con làm các nghề không đòi hỏi trình độ, mặc dù có mức tiền lương thấp và điều kiện lao động nặng nhọc. Đặc biệt, sự phát triển kinh tế đã phá vỡ các nền tảng gia đình. Có tới 50% số trẻ lao động là do sống xa gia đình, trẻ bỏ học (do không có điều kiện học và học kém, do gia đình không nhận thấy nhu cầu phải cho con học. Các công việc của trẻ em chủ yếu là làm các công việc như phụ bàn ăn, nấu ăn ở các nhà hàng, quán ăn. Tiếp đến lao động giản đơn trong công nghiệp và nghề hàn, cơ khí, may mặc. Trên 80% số trẻ lao động làm việc trong khu vực kinh tế tư nhân. Có một tỷ lệ khá cao trẻ phải làm việc trong điều kiện môi trường không thuận lợi và thiếu an toàn. Nguồn: ILSSA và ILO (2006). 4. Các tác động tiêu cực dự kiến Do nhiều nghiên cứu về kinh tế vĩ mô và lĩnh vực cụ thể gần đây gặp nhiều khó khăn trong việc đưa ra những ước lượng tin cậy về chi phí và lợi ích xã hội của tự do hóa thương mại, phần này sẽ tập trung vào một phương pháp tiếp cận đơn giản hóa, định lượng và theo định hướng chính sách nhằm khoanh vùng được những “ngành có vấn đề”. Trong những ngành đó, việc thực hiện những cam kết khi gia nhập WTO, và rộng hơn là hội nhập kinh tế quốc tế, có thể có tác động tiêu cực đến nghèo đói, tiền lương và việc làm. 4.1. Tác động của một số cam kết khi gia nhập WTO

Một số cam kết gia nhập WTO có thể có tác động xã hội tiêu cực đến nghèo đói và việc làm. Những cam kết này bao trùm nhiều lĩnh vực như gồm nông nghiệp, sản xuất, dịch vụ và sở hữu trí tuệ. Theo mục đích của nghiên cứu này, nông nghiệp là ngành quan trọng nhất do hầu hết các hộ gia đình Việt Nam đều sinh sống ở khu vực nông thôn và tham gia các hoạt động sản xuất nông nghiệp.

Page 310: BÁO CÁO CUỐI CÙNG

303

4.1.1. Nông nghiệp

Việt nam cam kết cắt giảm thuế nông nghiệp từ mức trung bình hiện nay là 23,5% xuống giới hạn cuối cùng là 21% trong vòng tối đa 5 năm, đây chỉ là mức giảm không đáng kể. Tuy nhiên, việc gỡ bỏ hạn ngạch thuế quan về bông, sản phẩm bơ sữa và ngô, đều là các sản phẩm cạnh tranh với hàng nhập khẩu, gây ra một số lo ngại. Các nghiên cứu ngành và Biểu 1 đã nêu rõ ngành sản xuất ngô được coi là một ngành có vấn đề, có thể phải chịu tác động xã hội tiêu cực. Tuy nhiên, nên lưu ý rằng ngô không chỉ là một cây chủ lực góp phần đảm bảo an ninh lương thực mà còn là thức ăn gia súc. Do vậy, giá ngô giảm do cắt giảm thuế quan sẽ làm giảm thu nhập của hộ gia đình là người bán thuần trong khi làm tăng thu nhập của người mua thuần. Theo kết quả của các nghiên cứu ngành (Biểu 1), ngành mía đường cũng là một ngành có vấn đề. Việc thay thế cấp phép nhập khẩu đường bằng hạn ngạch thuế quan có thể làm giảm giá đường và thu nhập của người sản xuất mía đường với điều kiện là việc đánh thuế không tương đương với việc áp dụng các biện pháp hạn chế nhập khẩu đường. Trong bất kỳ trường hợp nào, Việt Nam có thể thay thế giấy phép nhập khẩu đường bằng các mức thuế suất lên tới 85%, một mức bảo hộ tương đối dễ chịu. Các chính sách của chính phủ thể hiện định hướng vì người nghèo rất rõ ràng do cây mía chủ yếu được trồng ở những vùng nghèo và bất lợi (vùng trung du và miền núi, vùng duyên hải ven biển, cao nguyên và vùng đồng bằng sông Cửu Long). Về trợ cấp các mặt hàng nông nghiệp xuất khẩu, Việt Nam cam kết sẽ dỡ bỏ các biện pháp này. Tuy nhiên, Việt Nam vẫn có lợi thế cạnh tranh lớn về những mặt hàng nông nghiệp xuất khẩu chính như lúa, cà phê và cao su. Vấn đề có thể nảy sinh trong trường hợp giá xuất khẩu của những mặt hàng này giảm mạnh, điều này phụ thuộc vào những biến động lớn trên thị trường quốc tế. Những kinh nghiệm về trợ cấp hàng xuất khẩu cho thấy, trong một số trường hợp, những biện pháp này có thể giúp tăng xuất khẩu, ổn định thu nhập và sinh kế của các hộ nông thôn. Ngoài ra, một nghiên cứu gần đây về xu hướng nghèo đói ở Việt Nam chỉ ra rằng “trong khi giá tăng mạnh trong hầu hết các năm của thập kỷ 90 giúp nhiều người trồng cà phê thoát nghèo thì đợt giảm giá vào cuối thập kỷ 90 và đầu những năm 2000 lại kéo họ trở lại nghèo đói. Đây là nguyên nhân chính của tốc độ giảm nghèo chậm trong những năm từ 1998-2002. Nhiều người nghèo ở Tây Nguyên không thể tham gia trồng cà phê do họ cho rằng “quá mạo hiểm””156. Tuy vậy, Việt Nam vẫn được phép hỗ trợ nông dân với các biện pháp có thể có tác động bóp méo thương mại tương đương với tối đa 250 triệu USD (được gọi là các biện pháp “hộp màu hổ phách – Amber Box”. Cho đến nay, các biện pháp này chủ yếu mang lại lợi ích cho ngành sản xuất mía đường) cộng thêm với khoản trợ cấp thường xuyên cho các nước đang phát triển (được biết đến như một mức hỗ trợ tối thiểu - de minimis) với tối đa là 10% giá trị sản xuất nông nghiệp trong nước. Trên thực tế, chỉ cần giảm quy mô trợ cấp cho ngành mía đường, theo ước tính hiện nay là khoảng 45% giá trị sản xuất. 156 Viện Khoa học Xã hội Việt Nam, 2006

Page 311: BÁO CÁO CUỐI CÙNG

304

4.1.2. Công nghiệp

Việt Nam cam kết cắt giảm thuế quan phi nông nghiệp từ mức trung bình hiện nay là 16,3% xuống giới hạn cuối cùng là 12,2% trong vòng 12 năm. Mức cắt giảm này tương đối nhỏ, chỉ có 4 điểm phần trăm; tuy nhiên một số sản phẩm công nghiệp phải chịu mức cắt giảm lớn.Tại thời điểm gia nhập WTO, thuế suất với các mặt hàng dệt may và quần áo giảm từ 36,4% xuống còn 13,5% và giày dép giảm từ 43,9% xuống 27,2%. Cùng lúc đó, các biện pháp trợ cấp những mặt hàng cũng được dỡ bỏ khiến cho chúng trở thành những mặt hàng xuất khẩu chủ lực, một lợi thế cạnh tranh của Việt Nam. Đối với các sản phẩm xuất khẩu khác, các hình thức trợ cấp mới bị cấm và những biện pháp trợ cấp hiện tại sẽ dần được dỡ bỏ trong vòng 5 năm. Đối với các sản phẩm cạnh tranh hàng nhập khẩu, như xe hơi và xe máy, cắt giảm thuế quan chịu ít sức ép hơn, từ 90% xuống 70-74% trong vòng từ 7-12 năm. Phương pháp tự do hóa dần dần sẽ giúp tránh được việc cắt giảm lãi ròng và cắt giảm lao động hoặc tiếp tục thua lỗ trong các DNNN có vấn đề hoặc các doanh nghiệp đang thu hẹp sản xuất.

Gia nhập WTO được hy vọng là sẽ cải thiện khả năng tiếp cận thị trường ngoài nước cho các nhà xuất khẩu Việt Nam. Do khối lượng hàng xuất khẩu ngày càng tăng, nhiều doanh nghiệp sản xuất có thể phải chịu nguy cơ ngày càng tăng về các biện pháp chống phá giá ở các nước nhập khẩu. Trước khi trở thành thành viên của WTO, hàng xuất khẩu Việt Nam đã phải chịu cản trở bởi những biện pháp này, đặc biệt là ở Mỹ (cá tra) và Liên minh châu Âu (giày dép và xe đạp). Chi phí xã hội của các mức thuế chống phá giá là lớn. Theo các báo cáo, những biện pháp chống phá giá của EU được cho là đã gây khó khăn không chỉ đối với 60.000-70.000 người lao động trong ngành giày dép mà còn nhiều người khác cung cấp dịch vụ cho ngành này và những người sống dưới chuẩn nghèo. Những doanh nghiệp nhỏ chủ yếu gia công giày dép với giá rẻ và những doanh nghiệp chậm phát triển những thiết kế mới chịu ảnh hưởng tồi tệ nhất, thậm chí đối mặt với nguy cơ phá sản.

Về nguyên tắc, sau khi gia nhập WTO, Việt Nam có thể được bảo vệ tốt hơn trước những hành động chống phá giá phi lý của các nước nhập khẩu do Việt Nam hiện có thể áp dụng các thủ tục giải quyết tranh chấp của WTO. Mặt khác, theo các điều khoản gia nhập, Việt Nam vẫn nằm trong danh sách các nước có nền kinh tế phi thị trường (non-market economies – NMEs) trong vòng 12 năm, điều này có thể khiến cho Việt Nam khó khăn hơn trong việc tránh gặp phải những biện pháp chống phá giá. Trên thực tế, có lập luận cho rằng, trong một nền kinh tế phi thị trường, giá cả trong nước không được xác định bởi cung và cầu, khiến cho việc xác định giá thành thực tế của sản xuất hàng xuất khẩu trở nên khó khăn. Do vậy, các nước nhập khẩu được phép áp dụng các biện pháp chống phá giá nếu chứng minh được bằng cách tính toán dựa trên các chi phí các nước “đại diện” (surrogate country) (ví dụ như Brazil trong trường hợp EU áp dụng biện pháp chống phá giá gần đây đối với giày dép nhập khẩu). Ngoài ra, khi gia nhập WTO, Mỹ đã áp dụng một hệ thống giám sát đối với một số mặt hàng quần áo nhập khẩu của Việt Nam để ngăn chặn những vi phạm phá giá có thể xảy ra. Hành động chưa từng có tiền lệ này, đi kèm theo với nó là việc thiết lập một hệ thống cấp phép xuất khẩu ở Việt Nam, có thể khiến những đối tác thương mại quan trọng như Mỹ gây ra những ảnh hưởng đáng lo ngại đến hoạt động thương mại và đầu tư sau này ở Việt Nam.

Page 312: BÁO CÁO CUỐI CÙNG

305

4.1.3. Dịch vụ

Về các cam kết trong lĩnh vực thương mại dịch vụ, có một số lĩnh vực cần phải lưu ý hơn đến tác động tiêu cực có thể xảy ra đối với việc làm và nghèo đói, bao gồm phân phối, ngân hàng và đối xử quốc gia (national treatment).

Khi gia nhập WTO, lĩnh vực phân phối đã được mở cửa cho các công ty nước ngoài vào tham gia dưới dạng liên danh được phép hoạt động trên hầu hết tất cả các sản phẩm, trừ một số sản phẩm được quy định cụ thể. Hạn chế với mức độ góp vốn của nước ngoài sẽ được gỡ bỏ vào năm 2009. Các hạn chế về sản phẩm sẽ được xóa bỏ hoàn toàn vào năm 2010. Theo kỳ vọng, tự do hóa thương mại sẽ tăng áp lực cạnh tranh đối với khu vực bán lẻ trong nước, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp nhỏ hoạt động theo dạng kinh doanh hộ gia đình. Những doanh nghiệp này dễ bị ảnh hưởng bởi việc gia nhập của các công ty phân phối lớn của nước ngoài, đặc biệt là các công ty con của các công ty đa quốc gia có quy mô lớn và có lợi thế tài chính nhờ các kỹ thuật quản lý tiết kiệm chi phí và các chuỗi cung cấp. Điều này có thể ảnh hưởng đến thu nhập của các hộ gia đình kinh doanh tham gia bán lẻ với các tác động tiêu cực đến việc làm và nghèo đói. Theo đó, cần lưu ý rằng thương mại bán buôn và bán lẻ là một ngành chủ lực của nền kinh tế Việt Nam, chiếm tới 16% GDP, hoặc tương đương với ngành nông nghiệp.

Tuy nhiên, một số biện pháp bảo vệ cũng đã được áp dụng để hạn chế những tác động xã hội tiêu cực. Các chợ/siêu thị bán lẻ sẽ được phép thành lập trên cơ sở kiểm tra về nhu cầu kinh tế. Các tiêu chí áp dụng trong cuộc kiểm tra này bao gồm số lượng nhà cung cấp dịch vụ hiện có trong một vùng địa lý cụ thể, tính ổn định và quy mô địa lý thị trường. Tuy nhiên, mở cửa ngành bán lẻ cần phải được đi kèm với các biện pháp hỗ trợ nhằm đảm bảo cạnh tranh công bằng giữa các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài.

Ngân hàng là một ngành dịch vụ khác được tự do hóa. Đây là ngành dự kiến sẽ diễn ra cạnh tranh khốc liệt giữa các nhà cung cấp dịch vụ trong nước và quốc tế. Trên quan điểm nghèo đói, đã có những lo ngại về tác động tiêu cực của cạnh tranh về lãi ròng của những ngân hàng ở khu vực nông thôn yếu kém hơn, các ngân hàng này có thể buộc phải cắt giảm những dịch vụ cần thiết đối với các hộ gia đình nông thôn. Trong số các cam kết của Việt Nam khi gia nhập WTO là tuân thủ theo nguyên tắc đối xử quốc gia, áp dụng cho tất cả các ngành mà một nước đã cam kết mở cửa thị trường, đối xử quốc gia được định nghĩa là đối xử với các ngành và nhà cung cấp dịch vụ quốc tế ngang bằng với các ngành và nhà cung cấp dịch vụ trong nước. Theo nguyên tắc này, nếu mức lương tối thiểu áp dụng cho các doanh nghiệp nước ngoài hoạt động trong tất cả các lĩnh vực, bao gồm cả những ngành đã được tự do hóa, cao hơn mức lương tối thiểu áp dụng trong các doanh nghiệp trong nước có thể được coi là phân biệt đối xử. Cách rõ nhất để đảm bảo đối xử quốc gia là nâng mức lương tối thiểu trong các doanh nghiệp trong nước hơn là giảm mức lương tối thiểu trong các doanh nghiệp nước ngoài. Tuy nhiên biện pháp này khó có thể chỉ giới hạn ở những doanh nghiệp trong nước hoạt động trong các ngành đã được tự do hóa. Nếu tiền lương tối thiểu được tăng trên phạm vi toàn bộ các doanh nghiệp trong nước, nó có thể làm xấu thêm tình trạng thất nghiệp, thiếu việc

Page 313: BÁO CÁO CUỐI CÙNG

306

làm và nghèo đói. Nó cũng có thể đẩy giá cả lên cao trong một môi trường hiện đang xảy ra lạm phát, điều này đặc biệt tác hại đến thu nhập thực tế của người nghèo157. 4.1.4. Quyền sở hữu trí tuệ

Khi gia nhập WTO, Việt Nam phải cam kết tuân thủ các quyền sở hữu trí tuệ liên quan tới thương mại (trade-related intellectual property rights - TRIPS). Có ý kiến cho rằng Hiệp định TRIPS sẽ ảnh hưởng xấu đến các hộ nghèo do làm tăng giá của các loại thuốc thiết yếu. Từ năm 2003, vấn đề này đã được tranh luận rộng rãi giữa các thành viên của WTO và đã đạt được một số tiến bộ nhất định, theo hướng ủng hộ quyền của các Chính phủ khuyến khích mọi người dân tiếp cận thuốc chữa bệnh. Một tuyên bố đã được thống nhất tại Hội nghị Bộ trưởng Doha khẳng định lại điều đã được nêu trong hiệp định TRIPS, đó là quyền của các chính phủ trong việc áp dụng các giấy phép bắt buộc158 khi đối mặt với tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng mang tính quốc gia. Tuy nhiên, cần phải sửa đổi một nội dung trong Hiệp định TRIPS, đó là cho phép các nước không có khả năng sản xuất thuốc trong nước cấp giấy phép bắt buộc cho các nhà sản xuất thuốc ở nước khác để nhập khẩu vào nước đó khi có dịch bệnh. Điều này đã được thực hiện vào tháng 12/2005. Tuy đã có những tiến bộ như vậy, việc cung cấp các thuốc có cùng chủng loại với giá rẻ thông qua việc cấp các giấy phép bắt buộc cho các nhà sản xuất trong nước hoặc nước ngoài vẫn chỉ hạn chế ở mức khi xảy ra tình trạng khẩn cấp mang tính toàn quốc. Do vậy, không áp dụng cho các bệnh thông thường. Tuy nhiên, Tuyên bố Doha cũng nêu rõ mỗi nước thành viên WTO lại có quyền quyết định thế nào là tình trạng khẩn cấp quốc gia, trường hợp xảy ra dịch bệnh, không giới hạn ở các khủng hoảng y tế cộng đồng, ví dụ như HIV/AIDS, bệnh lao và sốt rét. 4.2. Tác động của hội nhập kinh tế quốc tế 4.2.1. Những cú sốc từ bên ngoài

Ngoài tác động xã hội tiêu cực của các cam kết khi gia nhập WTO, có thể thấy rất nhiều vấn đề nảy sinh khi Việt Nam hội nhập ngày càng sâu hơn vào nền kinh tế thế giới, không những chỉ gia nhập WTO mà còn rất nhiều các hiệp định đầu tư và thương mại song phương và khu vực, các thoả thuận đầu tư với các nước trong khối ASEAN và các nước khác cũng như chính sách tự do hoá thị trường tín dụng vốn tác động đến dòng vốn đầu tư nước ngoài lớn và gần đây là đầu tư vào cổ phiếu.

157 Báo cáo Phát triển Việt Nam 2006 (tr. 107) lập luận rằng chế độ hai mức lương tối thiểu cần phải được gỡ bỏ khi gia nhập WTO do mâu thuẫn với nguyên tắc đối xử quốc gia. Tuy nhiên, theo các cam kết WTO, tuyên bố này chỉ có hiệu lực với các ngành đã được tự do hóa, không phải đối với toàn bộ nền kinh tế. Tuy nhiên, theo báo cáo, chế độ hai mức lương tối thiểu cũng không thống nhất với một số hiệp ước đầu tư song phương của Việt Nam 158 Cấp phép bắt buộc khi một chính phủ cho phép một người nào đó sản xuất sản phẩm đã được cấp bằng sáng chế hoặc một thực hiện một quy trình mà không được sự đồng ý của người giữ bằng sáng chế

Page 314: BÁO CÁO CUỐI CÙNG

307

Sự hội nhập nhanh chóng của Việt Nam vào nền kinh tế toàn cầu được thể hiện rõ nhất qua các chỉ tiêu về mở cửa ngoại thương. Như trong Hình 13, tỷ lệ xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam trên thị trường thế giới đã tăng gấp bốn lần trong 13 năm từ 1993-2006, mặc dù xuất phát điểm rất thấp. Trong cùng thời gian này, tổng giá trị thương mại (giá trị xuất khẩu hàng hoá trừ đi giá trị nhập khẩu), một phần của GDP, đã tăng gần gấp đôi đạt mức gần 140% vào năm 2006. Xu hướng tăng này rất có thể còn kéo dài trong một vài năm tới, tuy nhiên có thể ở mức thấp hơn.

Hình 13. Chỉ tiêu về mở cửa ngoại thương

Việt Nam dĩ nhiên có lợi nhờ tăng nhanh độ mở thương mại và vốn, hay còn gọi là toàn cầu hoá, trong tăng trưởng kinh tế và giảm đáng kể tỷ lệ nghèo. Tuy nhiên, Việt Nam cũng ngày càng chịu tác động nhiều hơn bởi sự thất thường của nền kinh tế thế giới thể hiện trong sự biến động của một số các chỉ số quan trọng trong nền kinh tế quốc gia như:

• Tỷ giá hối đoái • Dòng vốn đầu tư nước ngoài • Giá xuất khẩu • Giá nhập khẩu • Nhu cầu của thế giới với các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam

Sự chịu tác động này có xu hướng gia tăng trong một tương lai dễ thấy cũng do tác động của việc gia nhập WTO và các hiệp định thương mại khác khi hàng xuất khẩu Việt Nam gia nhập thị trường quốc tế cùng với sự tăng mạnh khả năng nhập khẩu. Hậu quả tác động lên kinh tế vĩ mô của sự biến động này, đặc biệt các sự biến động liên quan đến tỷ giá hối đoái và dòng vốn đầu tư nước ngoài sẽ được xem xét ở chương khác của báo cáo. Chương này chỉ đề cập đến các tác động xã hội. Theo phương pháp luận đã trình bày

Page 315: BÁO CÁO CUỐI CÙNG

308

trong phần A, nên xem xét cả các mối liên hệ kinh tế vi mô và vĩ mô giữa sự gia tăng ảnh hưởng và các biến xã hội như nghèo đói, việc làm và tiền lương. Xét về mặt kinh tế vĩ mô, sự biến động của thị trường quốc tế nói trên làm tăng đáng kể sự phức tạp trong công tác quản lý kinh tế vĩ mô. Ví dụ như việc nền kinh tế Việt Nam dễ chịu tác động của các biến cố bên ngoài đã dẫn đến giá xuất khẩu giảm mạnh hay trong nhu cầu hàng xuất khẩu của Việt Nam đã nâng mức xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ lên đến 73% GDP. Tuy nhiên, cùng lúc này, Việt Nam cũng đã đa dạng hoá xuất khẩu cả về sản phẩm và thị trường, nhờ đó đã giảm được mức độ dễ chịu tác động. Trên thực tế, mặt hàng xuất khẩu chính ngoài dầu là dệt may chỉ chiếm 18% tổng số mặt hàng xuất khẩu trừ dầu. Tương tự như vậy, Mỹ, thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam, cũng chỉ chiếm mức 20% trong tổng số hàng xuất khẩu. Nhưng kể cả Việt Nam có những bước tiến trong việc đa dạng hoá xuất khẩu thì các cú sốc từ bên ngoài cũng có thể xảy đến từ nhiều nguồn khác nhau, cả trong tài khoản vãng lai và tài khoản vốn của cán cân thanh toán. Như thể hiện trong Hình 14, các cú sốc từ bên ngoài xuất phát từ việc giá nhập khẩu tăng mạnh như trong giai đoạn 2002-2005 có thể lớn hơn nhiều so với tác động giá của tự do hoá thương mại. Trên thực tế, những hạn chế trong chính sách đối phó với các biến cố lớn bên ngoài có thể dẫn đến lạm phát tăng mạnh và/hoặc giảm tăng trưởng kinh tế hoặc thậm chí là suy thoái với tác động tài chính tiêu cực và cuối cùng là giảm chi tiêu xã hội. Lạm phát mạnh và suy giảm trong quy trình kinh doanh có thể có ảnh hưởng nghiêm trọng đến khu vực yếu hơn của xã hội nhóm ở ngay trên hoặc ở dưới chuẩn nghèo, chứ không phải là nhóm các hộ nghèo nhất. Rất nhiều trong số này, đặc biệt nhóm người dân tộc thiểu số, gần như không bị ảnh hưởng từ những thay đổi bất thường này. Về mặt kinh tế vi mô, nếu quá trình biến đổi giá (price transmission) không bị các tác nhân kinh tế phi cạnh tranh cản trở, đặc biệt trong khu vực phân phối, thu nhập của các hộ nghèo có thể chịu tác động xấu của việc giảm giá hàng nhập khẩu hoặc giảm nhu cầu của thị trường quốc tế đối với loại sản phẩm đó do các nhà cung cấp thuần hoặc công nhân tại các doanh nghiệp đều sản xuất loại hàng này. Trường hợp điển hình là việc giá cà phê giảm mạnh trong thời gian đầu thập kỷ như đã nêu ở phần trên. Ở Việt nam, việc đánh giá mức độ biến đổi giá khá phức tạp do hoạt động của các doanh nghiệp thương mại nhà nước. Các doanh nghiệp này đóng vai trò quan trọng trong ngoại thương, nắm gần như 100% lượng gạo xuất khẩu và 35-40% lượng cà phê bất kể những nỗ lực tự do hoá thương mại gần đây nhằm cho phép sự hoạt động của doanh nghiệp tư nhân. Tuy nhiên, có bằng chứng chứng minh rằng các doanh nghiệp thương mại nhà nước chưa khai thác hết tiềm năng thị trường bằng cách khai thác các điểm yếu của các nhà sản xuất. Trong một số trường hợp thậm chí còn bảo hộ cho các nhà sản xuất cà phê khi giá quốc tế xuống thấp.159 Tuy nhiên, các mục tiêu xã hội phi thương mại này không còn phù hợp với các cam kết của WTO kêu gọi sự minh bạch và yêu cầu các hoạt động của các doanh nghiệp thương mại nhà nước chỉ nên tập trung vào lĩnh vực thương mại.

159 Báo cáo phát triển Việt Nam 2006, trang 119

Page 316: BÁO CÁO CUỐI CÙNG

309

Hình 14 – Những cú sốc từ bên ngoài và tác động của cải cách thương mại

Nguồn: Báo cáo Phát triển Việt Nam 2006. Sự thay đổi giá trên cả 2 trục tính bằng % trong khoảng thời gian từ 2002-2005.

4.2.2. Doanh nghiệp Nhà nước (DNNN)

Theo các cam kết khi gia nhập WTO, các DNNN bao gồm cả các doanh nghiệp thương mại nhà nước, sẽ phải đối mặt với cạnh tranh quốc tế do kết quả của việc Việt Nam hội nhập với nền kinh tế quốc tế. Mặc dù đã có chính sách cổ phần hóa, Nhà nước vẫn là người sử dụng lao động lớn nhất ở Việt Nam, chiếm khoảng 10% tổng số người lao động. Trong khu vực công nghiệp160, khu vực dễ bị ảnh hưởng nhất bởi các cú sốc từ bên ngoài và cạnh tranh với 1/3 tổng sản lượng do Nhà nước sản xuất ra, năm 2006 có 862.000 lao động (khoảng 20% tổng số lao động làm việc trong khu vực Nhà nước), giảm xuống từ con số cao nhất là 933.000 người năm 2003. Tuy nhiên, tính trên cả nước, tỷ lệ người lao động làm việc trong các DNNN chỉ là 3,3% (Biểu 15).

Biểu 15: Phân bố lực lượng lao động theo ngành nghề, %

1993 1998 2002 2004 2006 Không hoạt động kinh tế 19,4 15,3 16,7 17,2 19,5Hoạt động kinh tế, trong đó 80,6 84,7 83,3 82,8 79,7

Có việc làm: - Quản lý nhà nước - DNNN - Doanh nghiệp tư nhân - Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài - Tự làm phi nông nghiệp

3,1 2,5

10,8 0,1

14,7

3,6 2,6

10,1 1,1

16,5

4,4 3,3

15,7 0,8

19,1

5,3 3,1

17,0 1,3

16,5

5,5 3,3

17,3 1,6

19,5

160 Bao gồm khai thác mỏ và dịch vụ công cộng

Page 317: BÁO CÁO CUỐI CÙNG

310

- Nông nghiệp 49,5 50,2 38,2 38,8 32,6Thất nghiệp 0,6 1,8 0,8 0,8

Tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị (MOLISA) 6,9 6,0 5,6 4,8

Nguồn: Báo cáo Phát triển Việt Nam 2008. Số liệu được trình bày dưới dạng tỷ lệ phần trăm của dân số trong độ tuổi từ 15 đến 64, ngoại trừ tỷ lệ thất nghiệp là phần trăm của dân số trong độ tuổi từ 15-64 có hoạt động kinh tế. Số liệu về việc làm dựa trên nghề chính của đối tượng.

Người lao động trong DNNN là những nạn nhân dễ thấy nhất của quá trình toàn cầu hóa. Cổ phần hóa và sắp xếp lại DNNN dẫn đến tình trạng cắt giảm lao động. Từ năm 2002, có khoảng 220.000 người (khoảng 14% tổng số lao động trong DNNN năm 2002) bị mất việc làm. Trên quan điểm xã hội, việc cắt giảm biên chế đã được quỹ an sinh xã hội hỗ trợ, trong đó khoảng 460 triệu đồng đã được chi cho việc bồi thường lao động dôi dư (Biểu 16).

Biểu 16: Mạng lưới an sinh xã hội dành cho lao động dôi dư từ DNNN

Năm Số lao động được hỗ trợ

Số DNNN được hỗ trợ

Tổng chi (triệu đồng)

Mức trợ cấp trung bình/1 lao động dôi dư (triệu đồng)

2002 1.147 34 29.262 25,52003 18.445 453 534.973 29,02004 43.659 873 1.298.738 29,72005 86.483 1.445 2.812.933 32,52006 49.683 953 1784.329 35,22007 19.401 367 948.616 48,9Tổng 218.818 4125 7. 372.851 33,7

Nguồn: Báo cáo Phát triển Việt Nam 2008. Xu hướng này sẽ còn tiếp tục trong thời gian trung hạn do kết quả của việc thừa lao động trong các DNNN và áp lực trong và ngoài nước đòi hỏi các DNNN nâng cao năng suất làm việc. Thực tế là trong vòng vài năm tới, khoảng 120,000 lao động trong các DNNN dự kiến sẽ bị sa thải. Như vậy, một lần nữa mạng lưới an sinh xã hội lại phải hỗ trợ cho các tác động xã hội của chính sách này. Mạng lưới an sinh xã hội hiện nay đã được mở rộng bao phủ cả các DNNN trong ngành nông nghiệp. Hơn thế nữa, theo các báo cáo gần đây, các lao động dôi dư cũng hài lòng với sự hỗ trợ từ quỹ này. Tóm lại, lao động trong các DNNN là đối tượng dễ chịu tác động nhất khi Việt Nam hội nhập sâu hơn vào nền kinh tế quốc tế về mặt an ninh việc làm nhưng lại không phải đối tượng dễ chịu tác động nhất trên quan điểm nghèo đói không chỉ nhờ mạng lưới an sinh xã hội mà còn do điều kiện kinh tế của gia đình họ ở trên mức nghèo đói rất nhiều. Nhóm các hộ nghèo hoặc cận nghèo đa số chủ hộ là lao động trong ngành nông nghiệp (Biểu 17).

Page 318: BÁO CÁO CUỐI CÙNG

311

4.2.3. Di dân trong nước

Hội nhập kinh tế toàn cầu làm tăng di dân trong nước. Hiện tượng này tuy không được thống kê đầy đủ nhưng cũng có một số nguyên nhân như sau:

Nhân tố đẩy: Di dân trong nước chủ yếu đi kèm với tỷ lệ thất nghiệp và thiếu việc làm ở khu vực nông thôn, đặc biệt là ở vùng Đồng bằng sông Hồng. Có 2 yếu tố ảnh hưởng đến tình trạng dư thừa lao động: ngành nông nghiệp hiện đại tiết kiệm sức lao động và tốc độ tăng nhanh của lực lượng lao động tới 1,5 triệu người/năm.

Nhân tố kéo: Cùng lúc đó, khoảng cách thu nhập giữa nông thôn và thành thị cũng tăng lên do cơ hội việc làm ở các thành phố tăng lên, chủ yếu là do các doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tạo ra. Điều này có quan hệ mật thiết với quá trình hội nhập kinh tế của đất nước. Với việc các cơ hội việc làm chủ yếu được tạo ra ở khu vực thành thị, hiện nay, khoảng ¼ lực lượng lao động đang hoạt động kinh tế làm việc ở khu vực thành thị so với 14% vào năm 1993 (Biểu 17). Tuy nhiên, số người di cư không chỉ chuyển từ các tỉnh nông thông ra thành thị; theo ước tính hơn 25% số người di cư làm việc ở các vùng nông thôn, cho thấy một bộ phận đáng kể di dân nông thôn – nông thôn.

Mặc dù quy định về khai báo hộ khẩu (trong đó yêu cầu về hộ khẩu đi kèm với các điều kiện tìm việc và các dịch vụ xã hội thiết yếu) đã được nới lỏng, người lao động ngoại tỉnh, với đa số dưới 25 tuổi, vẫn gặp phải một số vấn đề. Những người chuyển đến các thành phố lớn như Hồ Chí Minh và Hà nội phải chịu cảnh thiếu cơ sở hạ tầng và dịch vụ công cộng; ngoài ra còn phải chịu những quy định ràng buộc về được phép thường trú dài hạn. Chính những quy định này lại hạn chế khả năng tiếp cận các dịch vụ xã hội như y tế, giáo dục, việc làm trong khu vực chính thức, khả năng thương lượng tại nơi làm việc và chỗ ở lâu dài và an toàn. Trong hầu hết các trường hợp, thu nhập tăng lên cho phép người lao động ngoại tỉnh gửi tiền về nhà. Trên thực tế, tiền gửi về nhờ đi làm ăn xa là một phần đóng góp quan trọng vào thu nhập của các thành viên còn lại trong hộ. Tuy nhiên, một điều đáng lưu ý rằng những thành viên còn lại này thường là những người ít có khả năng lao động nhất: trẻ em, người già và phụ nữ. Các hộ gia đình nghèo còn lại ở khu vực nông thôn đôi khi có khả năng thoát nghèo nhờ một số thành viên trong gia đình đi làm ăn xa. Trong tương lai, nếu xu hướng di dân nông thôn – thành thị vẫn tiếp tục diễn ra mạnh mẽ có thể sẽ khuyến khích sự phát triển của các gia đình hạt nhân, do vậy làm giảm khả năng hỗ trợ giữa các thế hệ trong một gia đình đối với người già, thành viên dễ bị tổn thương nhất.

Page 319: BÁO CÁO CUỐI CÙNG

312

Biểu 17: Khả năng chịu ảnh hưởng của hộ theo nghề chính của chủ hộ

Tỷ lệ các hộ Nghề chính của chủ hộ Nghèo Nằm trong

10% số hộ trên chuẩn

nghèo

Có giá trị tài sản dưới 15 triệu đồng

Có một trong

những tiêu chí trên

Không hoạt động kinh tế 12,5 3,8 2,6 14,2Làm công ăn lương:

- Khu vực nhà nước - DNNN - Khu vực tư nhân - Hộ gia đình và kinh doanh

tập thể - Doanh nghiệp FDI

Tự làm phi nông nghiệp Nông nghiệp

1,5 4,7 4,2

20,4

2,5 6,8

25,1

1,6 1,1 2,9

6,8 0,0 2,2 5,8

0,7 1,3 2,9

7,2 0,0 1,7 4,8

6,1 3,4 2,4

13,3

0,4 22,6 37,5

Chung 16,0 4,4 3,7 100

Nguồn: Báo cáo Phát triển Việt Nam 2008 4.2.4. Bất bình đẳng về thu nhập

Có một vài dấu hiệu cho thấy quá trình hội nhập nhanh vào nền kinh tế thế giới và tốc độ tăng trưởng kinh tế cao của Việt Nam đi kèm với bất bình đẳng thu nhập ngày càng lớn.

Khoảng cách tiền lương ngày càng lớn giữa người lao động có trình độ CMKT và lao động phổ thông

Trong giai đoạn 1998-2006, tiền lương của hầu hết người lao động có tay nghề, bao gồm cán bộ quản lý, tăng với tốc độ gấp hơn hai lần so với lao động phổ thông. Tỷ lệ tiền lương giữa hai nhóm tăng nhanh từ 1,4 năm 1998 lên cao nhất là 2,9 năm 2002 và giảm xuống 2,11 năm 2006. Một điều đáng lưu ý là vào năm 2006, ngoại trừ CNKT bậc trung, tay nghề càng cao thì tốc độ tăng tiền lương càng cao (Biểu 18).

Biểu 18: Tiền lương trung bình theo trình độ CMKT

Thu nhập bình quân một lao động /tháng, 1000VND

Nghề nghiệp

1998 2002 2006

Tốc độ tăng lương hàng

năm

Quản lý/chuyên gia cao cấp 699 1563 1525 10.2

CNKT bậc trung 746 1114 2,100 13.8

Page 320: BÁO CÁO CUỐI CÙNG

313

Nhân viên 600 804 1127 8.2

CNKT 578 758 1,203 9.6

Lao động phổ thông 492 538 723.99 4.9

Khoảng cách tiền lương giữa lao động trình độ cao /lao động phổ thông, lần 1,4 2,9 2.11

Nguồn: Tổng cục Thống kê, VHLSS 1998-2006

Một phương pháp khác để đo lường khoảng cách về trình độ CMKT là xem xét tỷ lệ hoàn trả theo trình độ giáo dục. Khoảng cách giữa tỷ lệ hoàn trả theo trình độ học vấn cao nhất và tỷ lệ hoàn trả theo trình độ học vấn thấp nhất tăng từ 11 điểm phần trăm năm 2002 lên 14 điểm phần trăm năm 2004 (Hình 15). Một điều đáng lưu ý là tỷ lệ hoàn trả cao nhất là trong các doanh nghiệp FDI, đạt gần 16% so với mức trung bình của cả nước là 14% (Biểu 19).

Hình 14: Tỷ lệ hoàn trả theo trình độ giáo dục, %

15

Figure 14: Rate of return on education (%)

-0,38 01,02

2,142,99

10,8

6,8

9,2210,84

14,07

16,49

21,34

Illiterate Unfinished primary school

Finished primary school

Finished lower secondary school

Finished upper secondary school

College, university and higher

2002 2004

Biểu 19: Tỷ lệ hoàn trả theo giáo dục theo hình thức sở hữu của doanh nghiệp, %,

2004

Hình thức sở hữu Số năm làm việc

trung bình

Số năm đi học trung

bình

ROR (%)

Tiền lương giờ trung

bình (1000 VND)

Kinh tế hộ gia đình 17,4 6,8 8,9 3,8

Page 321: BÁO CÁO CUỐI CÙNG

314

Tư nhân 13,8 9,6 11,4 5,1 Tập thể 20,2 9,8 8,9 4,5 FDI 10,8 10,9 15,6 6,1 Nhà nước 19,1 12,9 13,1 6,3 Chung 17,2 9,5 14,5 5,0

Nguồn: ILSSA

Bất bình đẳng trong phân phối thu nhập ngày càng tăng

Biểu 20: Tỷ trọng chi tiêu theo các nhóm dân cư

1993 1998 2002 2004 2006

Nghèo nhất

Cận nghèo

Trung bình

Khá giả

Giàu

8,4

12,3

16,0

21,5

41,8

8,2

11,9

15,5

21,2

43,3

7,8

11,2

14,6

20,6

45,9

7,1

11,2

15,2

21,8

44,7

7,2

11,5

15,8

22,3

43,3

Tổng 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0

Giàu nhất/Nghèo nhất 5,0 5,3 5,9 6,3 6,0

Hệ số GINI về chi tiêu 0,34 0,35 0,37 0,37 0,36

Nguồn: Báo cáo Phát triển Việt Nam 2008 Mặc dù Việt Nam có tốc độ giảm nghèo nhanh chóng (Hình 5) và tốc độ tăng thu nhập bình quân đầu người cao trong thời gian qua, những đồng thời với đó là khoảng cách giữa nhóm giàu nhất và nhóm nghèo nhất cũng gia tăng. Năm 2006, chi tiêu của nhóm 20% số hộ giàu nhất là gấp 6 lần so với nhóm 20% số hộ nghèo nhất so với 5 lần vào năm 1999 (Biểu 20). Có khả năng phân hóa giàu nghèo còn diễn ra mạnh hơn so với những gì số liệu thể hiện do các cuộc điều tra hộ gia đình không nắm bắt được hết mức thu nhập tăng nhanh của nhóm giàu nhất do mức thu nhập này được thể hiện thông qua mức tăng chi tiêu cho các hàng hóa lâu bền như xe hơi và các vật dụng đắt tiền. Nếu xu hướng này tiếp tục diễn ra với tốc độ nhanh hơn, nó sẽ ảnh hưởng đến đoàn kết xã hội, một trong những trụ cột của xã hội Việt Nam. Tuy nhiên, hệ số GINI đo lường hệ số bất đối xứng về phân phối chi tiêu giữa các nhóm thu nhập, chỉ tăng nhẹ từ 0,34 lên 0,36161. Phân phối thu nhập ở Việt Nam có vẻ như không mất cân đối bằng các nước Đông Á khác như Trung Quốc, Thái Lan, Malaysia và Philippines. Đáng chú ý, các bằng chứng cho thấy trong vòng hai thập kỷ qua, bất bình đẳng đều tăng ở hầu hết các nước đang phát triển do những nước ngày đang ngày càng hội nhập vào nền kinh tế thế giới162. 161 Hệ số GINI có giá trị từ 0 (bình đẳng tuyệt đối) đến 1 (bất bình đẳng tuyệt đối) 162 Để tổng quan các bằng chứng thực tiễn, tham khảo Goldberg và Pavcnick (2007).

Page 322: BÁO CÁO CUỐI CÙNG

315

Bất bình đẳng về thu nhập giữa các vùng

Bất bình đẳng về thu nhập ngày càng tăng giữa các vùng là một dấu hiệu đáng lo ngại khác. Mặc dù tỷ lệ nghèo giảm nhanh chóng ở tất cả các vùng và nhanh hơn ở những vùng nghèo nhất; tỷ lệ nghèo ở vùng nghèo nhất (vùng miền núi phía Bắc) là bội số của tỷ lệ nghèo ở vùng giàu nhất (Đông Nam Bộ) đã tăng nhanh từ 2:1 năm 1993 xuống 6:1 năm 2006 (Biểu 21).

Biểu 21: Tỷ lệ nghèo ở các vùng 1993 1998 2002 2004 2006

Vùng núi phía Bắc Đông Bắc Tây Bắc

Đồng bằng sông Hồng Bắc Trung Bộ Nam Trung Bộ Tây Nguyên Đông Nam Bộ Đồng bằng sông Cửu Long

81,5

62,7 74,5 47,2 70,0 37,0 47,1

64,2

29,3 48,1 34,5 52,4 12,2 36,9

43,9 38,4 68,0 22,4 43,9 25,2 51,8 10,6 23,4

35,4 29,4 58,6 12,1 31,9 19,0 33,1

5,4 15,9

30,2 25,0 49,0

8,8 29,1 12,6 28,6

5,8 10,3

Việt Nam 58,1 37,4 28,9 19,5 16,0

Nguồn: Báo cáo Phát triển Việt Nam 2008 5. Lựa chọn chính sách Như đã phân tích trong phần 3 và 4 về các tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đến xã hội Việt Nam, trong phần này sẽ trình bày các giải pháp chính sách để đối phó với các tác động tiêu cực tiềm năng trên nhiều mặt của xã hội và để phát huy các tác động tích cực. Những khuyến nghị này cần phải được xem xét trên cơ sở Chương trình hành động “Tiền WTO” của chính phủ. Chương trình này cũng đã đưa ra một số giải pháp trong lĩnh vực xã hội như tiền lương, an sinh xã hội và quan hệ lao động.

• Xóa đói giảm nghèo

Mặc dù đã có những bước tiến đáng ghi nhận trong công tác xóa đói giảm nghèo của cả nước nhưng một số vùng và nhóm xã hội vẫn ở trong tình trạng nghèo đói nghiêm trọng, ví dụ như nhóm dân tộc thiểu số và dân cư tại khu vực miền núi phía Bắc, vùng duyên hải Bắc Trung Bộ và khu vực Tây Nguyên. Việc cần làm hiện nay là đưa các hộ gia đình nghèo nhất vào nhóm đối tượng của các chương trình được ngân sách tài trợ đặc biệt với quy mô rộng hơn so với các hoạt động hiện nay. Tình hình ngân sách của Việt Nam đủ mạnh để cung cấp cho các khoản hỗ trợ này, đặc biệt nếu chúng không quá lớn và trực tiếp hay gián tiếp tạo nguồn thu nhập, do đó không làm tăng cơ sở tính thuế tại các khu nghèo nhất.

• Phát triển nguồn nhân lực

Page 323: BÁO CÁO CUỐI CÙNG

316

Dịch vụ y tế cho người nghèo đã được cải thiện đáng kể nhờ việc thành lập Quỹ Y tế cho người nghèo (HCFPs), nhưng vẫn còn nhiều vấn đề cần xem xét. Thứ nhất, quỹ của chính phủ vẫn không đủ lớn mặc dù gần đây mức đầu tư của chính phủ đã được tăng lên. Thứ hai, quỹ này không bao trùm hết các nhóm dễ bị tác động, ví dụ như lao động di cư. Thứ ba, việc phân phối quỹ không phản ánh đúng thực trạng phân phối của các hộ nghèo giữa các vùng. Lao động di cư, và sau đó là gia đình họ, cũng cần được quan tâm trong các lĩnh vực khác như cho phép đăng ký hộ khẩu để giảm bớt chi phí xã hội của di dân trong nước, một trong các tác động dễ thấy nhất của toàn cầu hóa.

Việc làm Theo Chương trình hành động “Tiền WTO”, dự kiến Quỹ bảo hiểm thất nghiệp sẽ đi vào hoạt động từ ngày 1 tháng 1 năm 2009. Người lao động thất nghiệp sẽ được hưởng từ 3 tháng đến 1 năm trợ cấp thất nghiệp (nhiều nhất 60% lương trước đây) tùy thuộc vào thời gian đã làm việc của họ. Quỹ này sẽ lấy từ 3 nguồn: Chính phủ, doanh nghiệp và người lao động.163 Quỹ không chỉ có chức năng chi trả trợ cấp thất nghiệp mà còn hỗ trợ đào tạo nghề và tìm kiếm việc làm, chi trả bảo hiểm y tế cho các đối tượng hưởng trợ cấp thất nghiệp và chi phí quản lý. Về nguyên tắc, việc thành lập lưới an sinh xã hội như vậy đáp ứng nhu cầu bảo vệ người lao động trước sự thay đổi của toàn cầu hóa. Tuy nhiên, có nhiều ý kiến lo ngại rằng quỹ này sẽ chỉ dành cho người lao động trong khu vực chính thức, tức là người làm công ăn lương. Nhóm này chỉ chiếm 25% tổng số lao động. Hơn nữa, việc tăng chi phí lao động do các doanh nghiệp phải đóng thêm cho quỹ sẽ tác động xấu đến việc chính thức hóa lao động hiện nay trong khu vực phi kết cấu.164 Do đó cần phải thiết kế lại kế hoạch bảo vệ cả các nhóm lao động dễ bị tổn thương trong khu vực phi kết cấu, bao gồm cả những người kinh doanh hộ gia đình bằng cách hỗ trợ chính thức hóa công việc của họ. Hơn nữa, do không thể ước tính số lượng đối tượng thụ hưởng, cần phải có các văn bản chỉ đạo hướng dẫn cụ thể việc thực hiện để đảm bảo khả năng tồn tại quỹ.

Quan hệ lao động

Các cuộc đình công nổi lên gần đây, đặc biệt trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, đã đặt ra yêu cầu phải cải thiện quan hệ lao động vì lợi ích của người lao động, doanh nghiệp trong và ngoài nước và cho cả đất nước vì sự phát triển của nền kinh tế trong tương lai sẽ phụ thuộc rất lớn vào việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Về mặt này, cần lưu ý là trong Chương trình hành động “Trước WTO” đã đề cập đến các biện pháp sau:

163 Người lao động sẽ đóng 1% lương tháng và doanh nghiệp đóng 1% trong tổng quỹ lương cho nhũng người lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp. Chính phủ sẽ hỗ trợ hàng tháng với mức 1% of the fund of salaries of workers covered by unemployment insurance. 164 Xem Báo cáo phát triển Việt Nam 2008, p. 45

Page 324: BÁO CÁO CUỐI CÙNG

317

Sửa đổi luật và các chính sách về quan hệ lao động cho phù hợp với tình hình thực tiễn, bổ sung và hoàn thiện khung pháp lý cho các quan hệ lao động sao cho phát huy có hiệu quả cơ chế “ba bên” và cơ chế “hai bên” trong việc hình thành quan hệ lao động lành mạnh.

Ngoài ra, còn có các biện pháp chính sách hữu hiệu khác được đưa ra như tăng cường vai trò của công đoàn cơ sở trong việc giải quyết tranh chấp lao động và đẩy mạnh thỏa ước lao động tập thể ngành.165 Tất cả các khuyến nghị trên đều được ủng hộ. Việc áp dụng và thực hiện các biện pháp này sẽ giúp Việt Nam nhanh chóng thoát khỏi tình trạng nền kinh tế phi thị trường, từ đó bảo hộ được các ngành sản xuất khỏi các biện pháp chống phá giá bất hợp lý.

Vấn đề giới Luật bình đẳng giới thi hành từ tháng 7 năm 2007 nhằm đẩy mạnh hơn nữa sự phát triển của phụ nữ, trong đó có chất lượng sự tham gia của phụ nữ trong các lĩnh vực kinh tế, chính trị và xã hội. Kết quả điều tra gần đây của IFC đã cho thấy sự phát triển của các doanh nghiệp do phu nữ làm chủ bị hạn chế do thiếu các chương trình khuyến khích.166 Cuộc điều tra của IFC đưa ra khuyến nghị rằng “phát triển các doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ cần phải được quan tâm hơn nữa, đặc biệt tập trung vào khả năng tiếp cận giáo dục đào tạo nhà doanh nghiệp, tiếp cận vốn và tiếp cận với thị trường mới”. Những khuyến nghị trên nên được xem xét khi xây dựng các chương trình theo Luật Bình đẳng giới, đặc biệt các chương trình liên quan đến sự tiếp cận của phụ nữ với nguồn vốn cả trong và ngoài nước và tiếp cận với thị trường nước ngoài. Việc thực hiện, áp dụng các khuyến nghị trên sẽ tạo điều kiện cho phụ nữ tận dụng tốt hơn các lợi thế của hội nhập kinh tế quốc tế.

Nông nghiệp Khi hoạch định các giải pháp để giải quyết các tác động tiêu cực của hội nhập kinh tế quốc tế cần đặc biệt chú trọng đến ngành nông nghiệp, nơi tập trung phần lớn người nghèo. Có thể thiết lập một hệ thống cảnh báo sớm đối với các sản phẩm nông nghiệp “dễ bị tác động” và các nhóm dễ bị ảnh hưởng để có thể áp dụng các chương trình hỗ trợ đặc biệt ngay khi cần thiết. Các sản phẩm dễ bị tác động bao gồm cả các mặt hàng nhập khẩu cạnh tranh và bị tác động khi áp dụng các cam kết gia nhập WTO như bông, sản phẩm chế biến từ bơ sữa, ngô và đường cũng như các sản phẩm xuất khẩu như cà phê, gạo và cao su, những mặt hàng sẽ chịu sự biến động giá lớn trên thị trường quốc tế. Khi thiết lập hệ thống cảnh báo sớm cũng cần quan tâm đến các biện pháp tính toán mức độ biến đổi giá quốc tế từ biên giới đến các hộ nghèo, như minh họa ở mục 1.2. Mặc dù theo luật của WTO thì không được áp dụng bảo hộ xuất khẩu và hạn chế các biện pháp hỗ trợ gây tác động xấu (như các biện pháp Hộp hổ phách), trên nguyên tắc Việt Nam vẫn có thể hỗ trợ ngành nông nghiệp thông qua nhiều biện pháp không gây ảnh 165 ILO (2008) 166 IFC (2006)

Page 325: BÁO CÁO CUỐI CÙNG

318

hưởng bóp méo thị truờng (hay còn gọi là “Hộp xanh”) như nghiên cứu, khuyến nông, đào tạo và cơ sở hạ tầng. Do đó cần phải có chính sách nông nghiệp thích hợp để hướng các chương trình trên đến các nhóm đối tượng dễ bị tác động, đặc biệt là các hộ cực nghèo, bao gồm cả dân tộc thiểu số.

Công nghiệp

Cũng giống như trong nông nghiệp, mặc dù không được bảo hộ xuất khẩu trực tiếp theo quy định của WTO, Việt Nam vẫn có nhiều cách để giúp khuyến khích và đa dạng hoá xuất khẩu công nghiệp thông qua các kênh như:

Cung cấp thông tin thị trường xuất khẩu và hỗ trợ doanh nghiệp thiết lập quan hệ với khách hàng nước ngoài;

Hỗ trợ tài chính thông qua tín dụng xuất khẩu và khung bảo hiểm cho quảng bá xuất khẩu;

Hỗ trợ doanh nghiệp có các sản phẩm đạt tiêu chuẩn trên thị trường xuất khẩu thông qua thiết lập các viện kiểm định và chứng nhận chất lượng đáng tin cậy.

Với các doanh nghiệp sản xuất cạnh tranh với hàng nhập khẩu, trong thời gian ngắn hạn và trung hạn, việc giảm dần mức độ bảo hộ cho phép các doanh nghiệp này có thời gian hợp lý để điều chỉnh theo môi trường kinh tế mới và chính phủ để thông qua và áp dụng các chính sách mới đối với ngành công nghiệp, phù hợp với các cam kết của WTO mà vẫn có lợi cho cả các doanh nghiệp xuất khẩu như sau:

Cung cấp cơ sở hạ tầng hiện đại tiên tiến, giúp giảm đáng kể chi phí sản xuất. Phát triển nguồn nhân lực, việc này không chỉ giúp giải quyết vấn đề thiếu lao động có tay nghề mà còn thu hút đầu tư nước ngoài trong các ngành công nghệ cao.

Khuyến khích các nghiên cứu và phát triển (R&D) thực hiện bởi doanh nghiệp, các viện nghiên cứu trong các trường đại học hoặc ở các đơn vị khách để cải thiện khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam và chất lượng cũng như vốn công nghệ trong các sản phẩm của họ.167

Dịch vụ

Các nhà bán buôn và bán lẻ trong nước sẽ cần chính phủ hỗ trợ trong việc cạnh tranh với các nhà phân phối nước ngoài. Những hỗ trợ sau có thể được áp dụng với nhiều cách khác nhau:

Khi chính phủ Thái Lan tự do hoá thị trường bán lẻ trong nước vào cuối những năm 80 đã áp dụng rất nhiều biện pháp để cải thiện sức cạnh tranh của các nhà buôn nhỏ trong nước thông qua việc cung cấp các khoá tập huấn về kỹ năng quản

167 Phân tích chi tiết hàm ý của thành viên WTO tới chính sách công nghiệp và xúc tiến xuất khẩu xin tham khảo trong German Development Institute (2006).

Page 326: BÁO CÁO CUỐI CÙNG

319

lý hiện đại, kỹ thuật quảng bá sản phẩm và thiết lập mạng lưới cộng đồng các nhà buôn nhỏ để cùng nhau buôn bán và vận chuyển.168

Đơn giản hoá các quy định, điều khoản, thủ tục giấy tờ và cấp phép. Chi phí cho các thủ tục này tốn kém hơn đối với các nhà cung cấp trong nước so với các doanh nghiệp lớn nước ngoài.

Củng cố tăng cường hoạt động của các hiệp hội công nghiệp trong ngành dịch vụ phân phối và cung cấp các điều kiện tín dụng thích hợp.

Tạo môi trường bán lẻ và thoả mãn khách hàng trong thị trường hiện đại bao gồm cả các nhà cung cấp trong và ngoài nước, cả các cửa hàng nhỏ và các hãng lớn.

Tạo điều kiện thuận lợi cho các thoả thuận, hợp đồng giữa các hãng trong nước với nước ngoài để các doanh nghiệp lớn quốc tế đang hoạt động tại thị trường trong nước có thể mang lại nguồn thu nhờ tăng doanh thu xuất khẩu do các nhà cung cấp trong nước có tham gia vào mạng lưới toàn cầu.

Quyền sở hữu trí tuệ

Do những thay đổi gần đây trong thoả thuận TRIPS trình bày trong phần 4.1, Việt Nam có thể sẽ thông qua Bản sửa đổi 2005 và xây dựng luật để quản lý cấp phép bắt buộc. 169 Luật này cũng sẽ có điều khoản đảm bảo việc chấp nhận nhập khẩu song song.170

168 UNCTAD ( 2005) 169 Tính đến 17 tháng 1 năm 2008, mới có 41 thành viên thông qua bản sửa đổi này. Bản sửa đổi chỉ có hiệu lực khi được 2/3 số thành viên thông qua. Thời hạn chờ phê chuẩn và có hiệu lực đã đựơc kéo dài đến 31 tháng 12 năm 2009. 170 Đây là các sản phẩm được người có bằng sáng chế quảng bá hoặc uỷ quyền quảng bá vào thị trường một nước và lại được nhập khẩu vào nước khác mà không cần sự đồng ý cho phép của người này.

Page 327: BÁO CÁO CUỐI CÙNG

320

6. Tài liệu tham khảo P. Abbott et al, A Critical Review of Studies on the Social and Economic Impacts of

Vietnam’s International Economic Integration, CIEM, December 2006; P. Abbott, J. Bentzen, and F. Tarp, Vietnam’s Accession to the WTO: Lessons from Past

Trade Agreements, mimeo, 2007. E. V. Edmonds and N. Pavcnik, “The Effect of Trade Liberalization on Child Labor”,

Journal of International Economics, Volume 65, Issue 2, March 2005, Pages 401-419

Feenstra R. C., Advanced International Trade, Princeton University Press, 2004.

German Development Institute, Vietnam – the 150th WTO-member: Implications for industrial policy and export promotion, Bonn, 2006

Goldberg P.K. and N. Pavcnick. 2007. “Distributional Effects of Globalization.” Journal

of Economic Literature, 45 (1): 39-82.

T. W. Hertel and L.A. Winters, eds., Poverty and the WTO: Impacts of the Doha Development Agenda, World Bank, 2006.

IFC, Women Business Owners in Vietnam: A National Survey, March 2006 ILO, “Implementation of the Global Employment Agenda: Country presentation Viet

Nam”, March 2008 ILSSA and ILO, “Report on assessing the ability to access vocational training and

employment of children aged 15-17”, 2006. International Monetary Fund, Vietnam: Selected Issues, December 2007 Isik-Dikmelik, “Trade Reforms and Welfare: An Ex-post Decomposition of Income in

Vietnam, 2006”, Policy Research Working Paper 4049, World Bank, November 2006

Krugman, P.R and Obstfeld, M. (2003), International Economics: Theory and Policy,

sixth edition, Reading, Mass., USA: Addison Wesley McCulloch N, L.A. Winters, and X. Cirera, Trade Liberalization and Poverty: A

Handbook, DFID, 2001 Niimi Y., P. Vasudeva-Duttaand , and L. A. Winters, Trade Liberalisation and Poverty

Dynamics in Vietnam, Working Paper, Poverty Research Unit, Sussex (PRUS) March 2003

Page 328: BÁO CÁO CUỐI CÙNG

321

UNCTAD, “Distribution services”, Geneva, 2005, TD/B/COM.1/EM.29/2.

UNDP, Human Development Report 2007/2008, New York, 2007 Vietnamese Academy of Social Sciences, “Vietnam Poverty Update Report 2006:

Poverty and Poverty Reduction in Vietnam 1993-2004”, December 2006 Winters, L. A. “Trade and Poverty: Is There a Connection?” in Trade, Income Disparity

and Poverty. Ben David, D.; H. Nordstrom and L. A. Winters, eds. Special Study 5, Geneva: WTO. 2000

Winters, L.A, N. McCulloch and A. McKay. 2004. “Trade Liberalization and Poverty:

The Evidence So Far”, Journal of Economic Literature, Vol. XLII, March, pp. 72–115

World Bank, Vietnam Development Report 2006, World Bank Hanoi, 2005 World Bank, Vietnam Development Report 2007, World Bank Hanoi, 2006 World Bank, Vietnam Development Report 2008, World Bank Hanoi, 2007a World Bank, World Development Report 2008, World Bank, Washington D.C., 2007b