48
BÁO CÁO KẾT QUẢ ĐIỀU TRA THỰC TRẠNG TRIỂN KHAI CÁC DỊCH VỤ THUẾ ĐIỆN TỬ 2014 1 MỤC LỤC PHẦN I Tính cấp thiết của đề tài PHẦN II Vai trò và hiệu quả của ứng dụng thuế điện tử trong sản xuất kinh doanh PHẦN III Phân tích, đánh giá hiện trạng ứng dụng thuế điện tử của các doanh nghiệp năm 2014 PHẦN IV Phân tích kết quả thông tin sử dụng dịch vụ ngành thuế đã cung cấp cho người nộp thuế năm 2014 PHẦN V Phân tích, đánh giá các dịch vụ liên quan đến thuế điện tử PHẦN VI Đề xuất, hỗ trợ của doanh nghiệp về KKT qua mạng

báo cáo kết quả điều tra thực trạng triển khai các dịch vụ thuế điện tử

  • Upload
    tranbao

  • View
    226

  • Download
    4

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: báo cáo kết quả điều tra thực trạng triển khai các dịch vụ thuế điện tử

BÁO CÁO KẾT QUẢ ĐIỀU TRA THỰC TRẠNG TRIỂN KHAI CÁC DỊCH VỤ THUẾ ĐIỆN TỬ 2014

1

MỤC LỤC

PHẦN I Tính cấp thiết của đề tài

PHẦN II Vai trò và hiệu quả của ứng dụng thuế điện tử trong sản xuất kinh doanh

PHẦN III Phân tích, đánh giá hiện trạng ứng dụng thuế điện tử của các doanh nghiệp năm 2014

PHẦN IV Phân tích kết quả thông tin sử dụng dịch vụ ngành thuế đã cung cấp cho người nộp thuế năm 2014

PHẦN V Phân tích, đánh giá các dịch vụ liên quan đến thuế điện tử

PHẦN VI Đề xuất, hỗ trợ của doanh nghiệp về KKT qua mạng

Page 2: báo cáo kết quả điều tra thực trạng triển khai các dịch vụ thuế điện tử

BÁO CÁO KẾT QUẢ ĐIỀU TRA THỰC TRẠNG TRIỂN KHAI CÁC DỊCH VỤ THUẾ ĐIỆN TỬ 2014

2

PHẦN I.

Tính cấp thiết của đề tài

Thuế là công cụ hiệu quả để quản lý vĩ mô nền kinh tế phát triển theo định hướng

xã hội chủ nghĩa, tạo môi trường thuận lợi cho sản xuất kinh doanh phát triển, giải

quyết nhiều vấn đề kinh tế xã hội, để động viên thêm một phần tổng sản phẩm xã hội

và thu nhập quốc dân vào Ngân sách Nhà nước nhằm đảm bảo nhu cầu chi tiêu

chung của Nhà nước và xã hội.

Hiện nay, việc kê khai và nộp thuế theo phương thức thủ công gây mất nhiều thời

gian và tốn kém cho cá nhân và tổ chức nộp thuế. Đối với doanh nghiệp, hình thức

kê khai và nộp thuế theo phương pháp thuế truyền thống yêu cầu cán bộ thuế phải

nhập lại hồ sơ của doanh nghiệp vào máy tính, hàng tháng doanh nghiệp phải cử

nhân viên đến cơ quan thuế để nộp tờ khai mất khá nhiều thời gian. Ngoài ra, việc in

các tờ khai thuế tiêu tốn khá nhiều chi phí của doanh nghiệp. Đối với ngành thuế, do

số lượng doanh nghiệp càng ngày càng lớn mà nguồn nhân lực, vật lực của ngành

thuế có hạn, nên thường xuyên xảy ra các tình trạng quá tại vào thời điểm kê khai và

nộp thuế hàng tháng của doanh nghiệp.

Để tháo gỡ những khó khăn vướng mắc về thuế cho doanh nghiệp, tiết kiệm chi

phí và tăng đầu tư cho sản xuất kinh doanh thì việc thực hiện khai thuế từ xa, tiến tới

khai thuế điện tử là một tất yếu trong công tác quản lý thuế hiện đại của ngành Thuế

cả nước. Ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) vào hệ thống kê khai và nộp thuế là

cần thiết cho việc phát triển kinh tế xã hội và công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại

hoá ở nước ta. Theo Quyết định số 732/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày

17/5/2011 về việc phê duyệt chiến lược cải cách hệ thống thuế giai đoạn 2011-2020,

ngành thuế cần hiện đại hóa toàn diện công tác quản lý thuế cả về phương pháp

quản lý, thủ tục hành chính theo định hướng chuẩn mực quốc tế; ứng dụng công

nghệ thông tin và áp dụng thuế điện tử để nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản

lý thuế, phấn đấu đưa Việt Nam thuộc nhóm các nước hàng đầu khu vực Đông Nam

Á trong xếp hạng mức độ thuận lợi về thuế vào năm 2020.

Từ cuối năm 2009, Tổng cục Thuế bắt đầu triển khai thuế điện tử. Thuế điện tử là

một hệ thống thông tin cung cấp dịch vụ thuế cho các tổ chức, cá nhân bên ngoài

ngành Thuế. Các dịch vụ thuế điện tử gồm: cung cấp qua mạng các thông tin tham

khảo liên quan đến lĩnh vực thuế, đối thoại hỏi đáp trực tiếp, đăng ký thuế, nộp tờ

Page 3: báo cáo kết quả điều tra thực trạng triển khai các dịch vụ thuế điện tử

BÁO CÁO KẾT QUẢ ĐIỀU TRA THỰC TRẠNG TRIỂN KHAI CÁC DỊCH VỤ THUẾ ĐIỆN TỬ 2014

3

khai, kê khai, nộp thuế, hoàn thuế và giải quyết khiếu nại tố cáo của người nộp

thuế… nhằm tạo thuận lợi cho người nộp thuế, giảm thiểu chi phí, thời gian, thủ tục

và giấy tờ. Thuế điện tử mang lại rất nhiều lợi ích thiết thực cho cả người nộp thuế

lẫn cơ quan thuế.

Tuy nhiên, hiện nay Thuế điện tử chưa phải bắt buộc ứng dụng đối với doanh

nghiệp. Điều này dẫn đến việc một số bộ phận doanh nghiệp vẫn kê khai và nộp thuế

theo phương thức truyền thống, phần còn lại theo phương thức mới là thuế điện tử.

Thực trạng này hiện nay cho thấy một số tồn tại sau:

Sự không đồng bộ trong việc xử lý thuế tại các cơ quan thuế.

Việc ứng dụng kê khai thuế qua mạng mới chỉ tập trung vào các thành phố lớn

nơi doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận các thông tin về thuế và các dịch vụ hỗ trợ

kê khai thuế qua mạng. Đa số các doanh nghiệp tại các tỉnh thành vẫn đang

còn e ngại áp dụng hình thức kê khai mới này, đặc biệt là doanh nghiệp vùng

sâu, vùng xa, các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ còn yếu kém về ứng dụng

công nghệ thông tin trong hoạt động kinh doanh.

Hai vấn đề trên đã làm giảm tính hiệu quả của thuế điện tử, những lợi ích thiết

thực cho người nộp thuế và cơ quan thuế chưa được phát huy.

Để tiến tới đồng bộ hóa doanh nghiệp cả nước tham gia thuế điện tử, rất thiết

phải huy động nguồn lực trong toàn xã hội để hỗ trợ các doanh nghiệp,

Trong lộ trình sắp tới, Tổng cục Thuế sẽ yêu cầu tất cả các doanh nghiệp có đủ

điều kiện sẽ phải tham gia Thuế điện tử. Để tiến đến mục tiêu 300.000 doanh nghiệp

sử dụng kê khai và nộp thuế điện tử năm 2015 là cả một thách thức không chỉ đối với

ngành thuế nói riêng mà toàn xã hội nói chung.

Tính đến thời điểm tháng 06/2012, theo báo cáo của Tổng cục Thuế, việc kê khai

thuế điện tử đã triển khai tại 50 tỉnh/thành phố. Đã có 127.526 người nộp thuế

(NNT) đăng ký dịch vụ khai thuế điện tử; khai thuế điện tử trực tiếp với cơ quan thuế:

89.950 NNT thực hiện kê khai thuế điện tử hàng tháng; khai thuế điện tử qua dịch vụ

giá trị gia tăng về thuế (T-VAN): đã có 24.430 NNT thực hiện kê khai thuế điện tử

hàng tháng. Như vậy sau một thời gian triển khai, mặc dù đã đạt nhiều thành quả

đáng ghi nhận và tốc độ phát triển tương đối cao thì việc thực hiện kê khai thuế điện

tử thì số lượng doanh nghiệp cũng mới chiếm khoảng 20%.

Cũng theo báo cáo ngành thuế tính đến hết tháng 6-2014, hệ thống khai thuế điện

tử đã triển khai cho 63 tỉnh, thành phố, với 373.824 người nộp thuế thực hiện khai

Page 4: báo cáo kết quả điều tra thực trạng triển khai các dịch vụ thuế điện tử

BÁO CÁO KẾT QUẢ ĐIỀU TRA THỰC TRẠNG TRIỂN KHAI CÁC DỊCH VỤ THUẾ ĐIỆN TỬ 2014

4

thuế điện tử hàng tháng và hơn 15 triệu hồ sơ thuế điện tử đã nhận vào hệ thống

quản lý thuế.

Để thực hiện tốt hội nhập quốc tế, tăng tính hiệu quả trong việc kê khai và thu

thuế, việc tuyên truyền, phổ biến hỗ trợ cho người và doanh nghiệp nộp thuế là việc

làm cấp thiết để nâng cao nhận thức cho người nộp thuế, đạt được mục tiêu đã đề ra

của Tổng cục Thuế là đến năm 2015 sẽ có khoảng 300,000 doanh nghiệp khai và

nộp thuế điện tử, từ đó đảm bảo nguồn thu ngân sách quốc gia thông qua thuế...

Thực hiện tốt các hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp trong việc kê khai và nộp thuế

điện tử cần có 1 cuộc khảo sát tổng thể về thực trạng kê khai, tra cứu thông tin, nộp

và hoàn thuế điện tử của doanh nghiệp.

1. Tình hình nghiên cứu có liên quan:

Năm 2010, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam phối hợp với Tổng cục

Thuế tổ chức cuộc điều tra nghiên cứu về độ sẵn sang của doanh nghiệp trong công

tác triển khai thuế điện tử.

Năm 2013, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam tiếp tục phối hợp với

Cục thuế các địa phương điều tra nghiên cứu về độ sẵn sang của doanh nghiệp trong

công tác triển khai thuế điện tử. Cụ thể như sau:

Số lượng doanh nghiệp điều tra: 1.000 doanh nghiệp trên địa bàn toàn quốc

(miền Bắc: 400 phiếu, miền Trung: 200 phiếu, miền Nam: 400 phiếu).

Số lượng phiếu điều tra tại các tỉnh cụ thể như sau:

Khu vực Miền Bắc: Hà Nội có 334 phiếu, Thái Nguyên có 73 phiếu

Khu vực Miền Nam: HCM có 90 phiếu, Kiên Giang có 60 phiếu, Tiền Giang: 50

phiếu, Cần Thơ: 70 phiếu; Bạc Liêu: 30 phiếu

Khu vực Miền Trung: Nghệ An 140 phiếu, Đà Nẵng có 13 phiếu và Quảng Bình có

42 phiếu

Trong năm 2014, cuộc điều tra về thực trạng tại một số các tỉnh, thành trong cả

nước nhằm đưa ra bức tranh tổng thể về việc ứng dụng thuế điện tử đối với các

Doanh nghiệp đã thực hiện trước đây để có những điều chỉnh kịp thời đối với khó

khăn khi thực hiện và đối với các doanh nghiệp điều tra mới để có được những nét

cụ thể hơn về thực trạng triển khai thuế điện tử tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa

Page 5: báo cáo kết quả điều tra thực trạng triển khai các dịch vụ thuế điện tử

BÁO CÁO KẾT QUẢ ĐIỀU TRA THỰC TRẠNG TRIỂN KHAI CÁC DỊCH VỤ THUẾ ĐIỆN TỬ 2014

5

trong cả nước là một điều cần thiết và hợp lý.

2. Mục tiêu điều tra, nghiên cứu

Bước đầu chương trình đã nhận được những thuận lợi như: Sự đồng thuận và

ủng hộ của cộng đồng DN vì DN thực hiện nghĩa vụ thuế nhanh chóng, thuận tiện. Cụ

thể như: Lợi ích của người nộp thuế khi thực hiện khai thuế điện tử là tiết kiệm, thời

gian, chi phí thực hiện nghĩa vụ thuế; cải cách thủ tục hành chính và tăng cường áp

dụng công nghệ thông tin trong chính nội bộ người nộp thuế.

Mục tiêu chủ yếu của việc tổ chức điều tra, khảo sát về thuế điện tử năm 2014 là

để nắm rõ hơn thực trạng kê khai thuế điện tử trên phạm vi toàn quốc. Trên cơ sở

các phiếu điều tra của năm 2010 và năm 2013 để thiết lập một bản câu hỏi có cấu

trúc hợp lý với việc điều tra thuế điện tử năm 2014 được xây dựng và gửi tới các

doanh nghiệp để xác định về thực trạng và khả năng kê khai thuế điện tử của từng

doanh nghiệp. Kết quả điều tra sẽ được phân tích, đánh giá và kết luận về khả năng

tham gia kê khai thuế điện tử của các doanh nghiệp. Từ các kết quả phân tích thống

kê xác định từng nhóm doanh nghiệp với các khả năng tham gia khác nhau, từ đó đề

ra những giải pháp hỗ trợ phù hợp cho từng nhóm doanh nghiệp để họ có khả năng

tham gia vào hệ thống một cách nhanh và bền vững nhất.

Nhóm doanh nghiệp điều tra năm 2014 được phân bổ như sau: nhóm gồm 500

doanh nghiệp thuộc 5 tỉnh, thành phố lớn. Đó là: TP HCM: 100 doanh nghiệp, TP Hà

Nội: 100 doanh nghiệp, Hải Phòng: 100 doanh nghiệp, Cần Thơ: 100 doanh nghiệp,

Đà Nẵng: 100 doanh nghiệp; nhóm thứ hai gồm 5 tỉnh, thành phố thuộc các vùng

khác nhau như: An Giang: 100 doanh nghiệp, Bà Rịa Vũng Tàu: 100 doanh nghiệp,

Gia Lai: 100 doanh nghiệp, Hà Tĩnh: 100 doanh nghiệp và Hải Dương: 100 doanh

nghiệp. Như vậy, số phiếu điều tra thu được là 1000 phiếu trên tổng số 10 tỉnh, thành

phố trong cả nước.

Kế hoạch đặt ra của ngành Thuế trong năm 2014 là sẽ mở rộng đối tượng tham

gia và chú trọng chất lượng, hạn chế tối đa việc gửi các báo cáo giấy. Trong đó, một

số địa phương trọng điểm như: Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Bình Dương phấn đấu đạt

tỷ lệ DN khai thuế điện tử từ 95 - 100%. Chẳng hạn như tại địa bàn tỉnh Bình Dương

đã đặt ra mục tiêu hết năm 2014 sẽ phủ sóng 100% DN khai thuế điện tử. Trong nửa

năm 2014, Bình Dương đạt tỷ lệ 97% số người nộp thuế phải nộp hồ sơ khai thuế;

trong đó tại Văn phòng Cục tỷ lệ này đạt 100%. Số DN còn lại chưa thực hiện khai

Page 6: báo cáo kết quả điều tra thực trạng triển khai các dịch vụ thuế điện tử

BÁO CÁO KẾT QUẢ ĐIỀU TRA THỰC TRẠNG TRIỂN KHAI CÁC DỊCH VỤ THUẾ ĐIỆN TỬ 2014

6

thuế qua mạng chiếm 3% bao gồm DN mới thành lập, DN kê khai loại tờ khai thuế

chưa được hỗ trợ mã vạch. Với tỷ lệ nộp tờ khai thuế qua mạng đạt cao đã góp phần

làm giảm đáng kể được nguồn nhân lực của cơ quan Thuế Bình Dương trong việc

tiếp nhận hồ sơ khai thuế, tiết kiệm chi phí quản lý hành chính, tạo điều kiện thuận lợi

cho các bộ phận kê khai thuế có nhiều thời gian hơn để thực hiện các công việc của

Quy trình quản lý khai thuế.

Về phía Tổng cục Thuế cũng ghi nhận những rào cản trong quá trình triển khai

ứng dụng khai thuế điện tử như: Trình độ công nghệ thông tin cũng như ứng dụng

công nghệ thông tin (thiết bị máy tính, đường truyền...) tại một số DN còn thấp nên

việc thực hiện khai thuế điện tử còn gặp nhiều lúng túng. Tâm lý DN vẫn muốn khai

thuế bằng giấy là để kết hợp đến cơ quan Thuế nắm thêm thông tin mới về thuế và

thực hiện các giao dịch khác. Một số DN còn e ngại việc khi thay đổi phương thức kê

khai thủ công sang điện tử và ngại mất thêm chi phí cho việc mua chứng thư số và

dịch vụ T-VAN. Mặt khác, chi phí dịch vụ đối với các DN nhỏ còn cao chưa khuyến

khích DN dân doanh tham gia dịch vụ.

Kết quả điều tra và đánh giá sẽ được xây dựng thành các nhóm đề xuất biện

pháp hỗ trợ phù hợp cho từng nhóm doanh nghiệp trình lên Tổng cục thuế. Các biện

pháp hỗ trợ có thể bao gồm: hội thảo, hội nghị, tập huấn, cung cấp tài liệu, tuyên

truyền, quảng bá. Ngoài ra các đề xuất cũng bao gồm những đóng góp ý kiến của

các doanh nghiệp về hệ thống kê khai thuế điện tử hiện nay (tính năng, giao diện,

khả năng tương tác, tính hiệu quả) mà Tổng cục Thuế đang áp dụng để Tổng cục

phát triển và chỉnh sửa hệ thống phù hợp và đáp ứng được các yêu cầu của các

doanh nghiệp.

3. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu là các doanh nghiệp nhỏ và vừa để trên cơ sở đó cơ

quan quản lý Nhà nước tham khảo trong việc hoạch định chính sách, tạo ra

sự phối hợp đồng bộ nhằm mang lại hiệu quả cao trong quản lý thuế, mang

lại lợi ích cho doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Các tiêu chí để xác định quy mô doanh nghiệp dựa theo Luật Doanh nghiệp

2010 và Nghị định 56/2009/NĐ-CP ngày 30/06/2009 về trợ giúp phát triển

DNNVV. Nghị định này xác định DNNVV theo tiêu chí vốn và số lao động. Cụ

thể, doanh nghiệp trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp, thủy sản, công nghiệp và

Page 7: báo cáo kết quả điều tra thực trạng triển khai các dịch vụ thuế điện tử

BÁO CÁO KẾT QUẢ ĐIỀU TRA THỰC TRẠNG TRIỂN KHAI CÁC DỊCH VỤ THUẾ ĐIỆN TỬ 2014

7

xây dựng được coi là DNNVV nếu có số vốn không quá 20 tỷ đồng và số lao

động từ 10 – 300 người, còn trong lĩnh vực thương mại dịch vụ, vốn không

quá tỷ đồng và số lao động trên 10 đến 100 người.

4. Phương pháp và các bước nghiên cứu

Tổ chức điều tra, khảo sát để nắm rõ thực trạng kê khai thuế điện tử trên phạm vi

toàn quốc. Bản câu hỏi có cấu trúc sẽ được xây dựng và gửi tới các doanh nghiệp để

xác định về thực trạng và khả năng kê khai thuế điện tử của từng doanh nghiệp. Kết

quả điều tra sẽ được phân tích, đánh giá và kết luận về khả năng tham gia kê khai

thuế điện tử của các doanh nghiệp. Từ các kết quả phân tích thống kê xác định từng

nhóm doanh nghiệp với các khả năng tham gia khác nhau, từ đó đề ra những giải

pháp hỗ trợ phù hợp cho từng nhóm doanh nghiệp để họ có khả năng tham gia vào

hệ thống một cách nhanh và bền vững nhất.

Nhóm doanh nghiệp điều tra có thể được chia theo nhiều tiêu chí khác nhau như:

vùng địa lý (miền núi, đồng bằng, thành thị, nông thôn), tổng tiền thuế thu được của

địa phương hàng năm…

Nội dung khảo sát gồm 4 phần lớn, 16 câu hỏi với nhiều nội dung chi tiết, cụ thể

là:

Các thông tin chung về doanh nghiệp được điều tra

Thông tin hiện trạng về cơ sở hạ tầng phục vụ kê khai thuế qua mạng

Thông tin sử dụng dịch vụ ngành thuế đã cung cấp cho người nộp thuế

Thông tin nêu rõ nhu cầu hỗ trợ cụ thể để triển khai kê khai thuê qua mạng

5. Các bước tiến hành điều tra :

Bước 1: Công ty TNHH TM và Dịch vụ Công nghệ Lam Phương đưa ra đề xuất

triển khai

Bước 2: Trên cơ sở các ý kiến đóng góp của các chuyên gia, đại diện các DN,

Công ty TNHH TM và Dịch vụ Công nghệ Lam Phương cùng Viện tin học hoàn chỉnh

Mẫu phiếu điều tra thực trạng ứng dụng kê khai thuế điện tử của doanh nghiệp.

Bước 3: Công ty TNHH TM và Dịch vụ Công nghệ Lam Phương tổ chức in phiếu

điều tra và hướng dẫn cho tất cả các cộng tác viên tham gia điều tra.

Bước 4: Giai đoạn tiến hành điều tra Công ty TNHH TM và Dịch vụ Công nghệ

Page 8: báo cáo kết quả điều tra thực trạng triển khai các dịch vụ thuế điện tử

BÁO CÁO KẾT QUẢ ĐIỀU TRA THỰC TRẠNG TRIỂN KHAI CÁC DỊCH VỤ THUẾ ĐIỆN TỬ 2014

8

Lam Phương cử cán bộ liên hệ giám sát, nhắc nhở các cộng tác viên tham gia điều

tra và thu thập số liệu.

Bước 5 Công ty TNHH TM và Dịch vụ Công nghệ Lam Phương tiến hành nhập dữ

liệu vào hệ thống phần mềm

Bước 6: Công ty TNHH TM và Dịch vụ Công nghệ Lam Phương xử lý số liệu và

Mời chuyên gia phân tích.

- Thông tin chung về doanh nghiệp ứng dụng thuế điện tử

- Thông tin điều tra bằng bảng hỏi tới doanh nghiệp

- Thông tin trao đổi trực tiếp với các cán bộ cao cấp ở các cơ quan TW và một

số tỉnh, thành phố

- Xử lý thông tin qua các phương pháp định tính và định lượng

Bước 7: Viết báo cáo kết quả và nghiệm thu

- Viết và chỉnh sửa báo cáo cuối cùng

- Nghiệm thu bàn giao kết quả

- Các sản phẩm bàn giao:

o Báo cáo đầy đủ

o Báo cáo tóm tắt

o Bảng trình bày Powerpoint

o Các thông tin đã được xử lý, tổng hợp

Page 9: báo cáo kết quả điều tra thực trạng triển khai các dịch vụ thuế điện tử

BÁO CÁO KẾT QUẢ ĐIỀU TRA THỰC TRẠNG TRIỂN KHAI CÁC DỊCH VỤ THUẾ ĐIỆN TỬ 2014

9

PHẦN II

Vai trò và hiệu quả của ứng dụng thuế điện tử trong sản xuất kinh doanh của DN

Từ cuối năm 2009, ngành thuế đã ứng dụng và triển khai hệ thống phần mềm Kê

khai và nộp tờ khai thuế qua mạng Internet cho đối tượng sử dụng là các Doanh

nghiệp hoạt động tại Việt nam.

Hệ thống này là một ứng dụng phần mềm tin học, cho phép các Doanh nghiệp

đăng nhập vào hệ thống phần mềm qua mạng Internet và thực hiện các nghiệp vụ

chính như sau

- Kê khai các tờ khai thuế phát sinh của Doanh nghiệp theo nghĩa vụ kê khai thuế

- Sử dụng chữ ký số công cộng đã tổ chức cung cấp chữ ký số công cộng cấp

phát để ký xác nhận về nội dung thông tin trên tờ khai thuế đã kê khai

- Gửi tờ khai thuế cho cơ quan thuế qua mạng Internet

- Nhận và tra cứu các thông báo từ cơ quan thuế trả về.

Doanh nghiệp muốn thực hiện Kê khai và nộp tờ khai thuế qua mạng với cơ quan

thuế thì Doanh nghiệp phải có chữ ký số công cộng và phải đăng ký kê khai thuế qua

mạng với Tổng cục thuế hoặc Đăng ký qua các công ty đã được Tổng cục thuế cấp

phép cung cấp dịch vụ thuế điện tử (T-VAN).

Một số nhà cung cấp dịch vụ thuế điện tử (T-VAN) hiện nay cũng đã phối hợp

chặt chẽ với các nhà cung cấp dịch vụ chữ ký số công cộng để cung cấp dịch vụ trọn

gói và làm toàn bộ các thủ tục đăng ký, cấp phát... cho Doanh nghiệp, cá nhân, tạo

thuận tiện tối đa cho các Doanh nghiệp khai thuế qua mạng.

Hiện nay tại Việt Nam đã có 06 nhà cung cấp được phép cung cấp dịch vụ thuế

điện tử (T-VAN) là các tổ chức:

- Công ty Seatech

- Công ty Viettel

- Công ty Thái Sơn

- Công ty BKAV

Page 10: báo cáo kết quả điều tra thực trạng triển khai các dịch vụ thuế điện tử

BÁO CÁO KẾT QUẢ ĐIỀU TRA THỰC TRẠNG TRIỂN KHAI CÁC DỊCH VỤ THUẾ ĐIỆN TỬ 2014

10

- Công ty FPT

- Công ty TS24,

Với các định nghĩa và nội dung mô tả như trên sẽ giúp Doanh nghiệp, cá nhân có

thể phân biệt rõ về các nội dung dịch vụ cụ thể và hiểu rõ các quy trình đăng ký, cấp

phát... khi làm việc với nhà cung cấp dịch vụ chữ ký số công cộng và nhà cung cấp

dịch vụ kê khai thuế qua mạng.

Khai thuế qua mạng, Doanh nghiệp được lợi ích gì?

Giảm được thời gian, chi phí và nhân lực cho doanh nghiệp khi thực hiện

nghĩa vụ kê khai thuế vì không phải in tờ khai và bảng kê bằng giấy, không

phải đến cơ quan Thuế để nộp tờ khai;

Phần mềm hỗ trợ kê khai thuế sẽ hỗ trợ việc tính toán, kiểm tra lỗi không cố ý

khi kê khai;

Ở bất kỳ nơi nào có kết nối internet, Doanh nghiệp gửi hồ sơ khai thuế 24/24

giờ trong ngày và 7/7 ngày trong tuần, thông tin và số liệu kê khai của Doanh

nghiệp được gửi đến cơ quan Thuế nhanh chóng, chính xác;

Doanh nghiệp được tra cứu, xem, in và tải các loại tờ khai thuế, Thông báo

xác nhận đã nộp hồ sơ khai thuế nhanh chóng;

Việc lưu trữ hồ sơ khai thuế được an toàn, bảo mật; thuận tiện hơn và có tính

pháp lý cao hơn;

Page 11: báo cáo kết quả điều tra thực trạng triển khai các dịch vụ thuế điện tử

BÁO CÁO KẾT QUẢ ĐIỀU TRA THỰC TRẠNG TRIỂN KHAI CÁC DỊCH VỤ THUẾ ĐIỆN TỬ 2014

11

PHẦN III.

Phân tích, đánh giá hiện trạng ứng dụng thuế điện tử của các doanh nghiệp năm 2014

Cuộc điều tra về thực trạng triển khai các dịch vụ thuế điện tử 2014 nằm trong

khuôn khổ “Chương trình hỗ trợ doanh nghiệp kê khai, tra cứu thông tin, nộp và hoàn

thuế điện tử trên diện rộng giai đoạn 2013-2015” và được tiến hành trên số lượng

mẫu điều tra là 1000 doanh nghiệp nhỏ và vừa của 3 miền trên cả nước.

Để hiểu rõ hơn về các doanh nghiệp tham gia điều tra và thông tin hiện trạng cơ

sở hạ tầng phục vụ kê khai thuế qua mạng cũng như hiểu rõ thông tin sử dụng các

dịch vụ ngành thuế đã cung cấp sẽ làm cơ sở vững chắc cho các cơ quan, ban,

ngành đề ra những giải pháp hỗ trợ phù hợp cho từng nhóm doanh nghiệp để họ có

khả năng tham gia vào hệ thống kê khai thuế qua mạng một cách nhanh và bền vững

nhất. Tất cả các vấn đề này sẽ được thể hiện rất rõ thông qua kết quả của cuộc điều

tra này.

1. Loại hình doanh nghiệp tham gia điều tra

Trong số 1000 doanh nghiệp tham gia điều tra có 434 doanh nghiệp tương ứng

với tỷ lệ 43,4% số doanh nghiệp thuộc loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn. Có 408

doanh nghiệp thuộc loại hình công ty cổ phần tương ứng với tỷ lệ 40,8%. Một loại

hình doanh nghiệp cũng chiếm tỷ lệ tương đối trong đợt điều tra này đó là doanh

nghiệp tư nhân với số lượng 99 doanh nghiệp ứng với tỷ lệ 9,9%. Đó là 3 loại hình

chủ yếu trong điều tra này. Ngoài ra các loại hình khác vẫn có nhưng chiếm số lượng

ít hơn. Chẳng hạn như công ty nhà nước có số lượng 11 tương ứng với tỷ lệ 1,1%,

doanh nghiệp nước ngoài có 9 công ty ứng với tỷ lệ 0,9%, liên doanh 9 công ty ứng

với tỷ lệ 0,9%, hợp tác xã, tổ hợp tác có 2 ứng với tỷ lệ rất nhỏ, ko đáng kể.

Bảng liệt kê và các biểu đồ sau sẽ thể hiện rất rõ số lượng và tỷ lệ các doanh

nghiệp điều tra được phân chia theo loại hình doanh nghiệp

STT Loại hình Số lượng Tỷ lệ (%)

1 Trách nhiệm hữu hạn 434 43,4%

2 Công ty cổ phần 408 40,8%

3 Doanh nghiệp tư nhân 99 9,9%

4 Nhà nước 11 1,1%

Page 12: báo cáo kết quả điều tra thực trạng triển khai các dịch vụ thuế điện tử

BÁO CÁO KẾT QUẢ ĐIỀU TRA THỰC TRẠNG TRIỂN KHAI CÁC DỊCH VỤ THUẾ ĐIỆN TỬ 2014

12

5 Nước ngoài 9 0,9%

6 Khác 23 2,3%

7 Liên doanh 9 0,9%

8 Hợp tác xã, tổ hợp tác xã 2 0,2%

Bảng 1: Loại hình DN điều tra thực trạng triển khai các dịch vụ E-tax 2014

TNHH CPTư

nhân Khác

Nhà nước

Liêndoanh

Nước ngoài

HTX

434 408 99 23 11 9 9 2

0

50

100

150

200

250

300

350

400

450

500

Biểu đồ 1a: Loại hình doanh nghiệp tham gia điều tra theo số lượng

44%

41%

10%

2%

1%1%

1%

0%TNHH

CP

Tư nhân

Khác

Nhà nước

Liên doanh

Nước ngoài

HTX

Biểu đồ 1b: Loại hình doanh nghiệp tham gia điều tra theo tỷ lệ

2. Ngành nghề hoạt động của doanh nghiệp

Các doanh nghiệp tham gia điều tra lần này thuộc các ngành nghề kinh doanh

Page 13: báo cáo kết quả điều tra thực trạng triển khai các dịch vụ thuế điện tử

BÁO CÁO KẾT QUẢ ĐIỀU TRA THỰC TRẠNG TRIỂN KHAI CÁC DỊCH VỤ THUẾ ĐIỆN TỬ 2014

13

khác nhau. Tuy nhiên, số lượng doanh nghiệp trong ngành xây dựng, giao thông vận

tải chiếm số lượng lớn với tổng số 279 doanh nghiệp tương ứng với tỷ lệ 27,9%. Có

37 doanh nghiệp thuộc lĩnh vực du lịch, khách sạn tương ứng với tỷ lệ 3,7%. Ngành

sản xuất, chế biến Nông sản thực phẩm có 25 doanh nghiệp ứng với 2,5%. Ngành

công nghệ thông tin, viễn thông có 22 doanh nghiệp tương ứng với 2,2%.%. Ngành

dệt may, da giày có 19 doanh nghiệp ứng với 1,9%. Ngành dược, y tế, hóa mỹ phẩm

có 18 doanh nghiệp ứng với tỷ lệ 1,8%. Ngành sản xuất, chế biến thủy hải sản có 14

doanh nghiệp ứng với 1,4%. Ngành tài chính, ngân hàng, bảo hiểm có 4 doanh

nghiệp ứng với 0,4, ngành thủ công mỹ nghệ có 2 doanh nghiệp ứng với tỷ lệ rất nhỏ

0,2%. Ngoài những ngành đã nêu trên các doanh nghiệp còn lại thuộc các lĩnh vực

khác nhau và chiếm tỷ lệ rất lớn với 379 doanh nghiệp ứng với tỷ lệ 37,9%.

STT Ngành nghề Số lượng Tỷ lệ (%)

1 Xây dựng giao thông vận tải 279 27,9%

2 Du lịch, khách sạn 37 3,7%

3 SX, cb nông sản thực phẩm 25 2,5%

4 CNTT, viễn thông 22 2,2%

5 Dệt may, da giày 19 1,9%

6 Dược, y tế, hóa mỹ phẩm 18 1,8%

7 SX, cb thủy hải sản 14 1,4%

8 Tài chính, ngân hàng, bảo hiểm 4 0,4%

9 Thủ công mỹ nghệ 2 0,2%

10 Khác 379 37,9%

Bảng 2: Ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp tham gia điều tra

Biểu đồ sau đây sẽ thể hiện rõ hơn số lượng và tỷ lệ ngành nghề các doanh

nghiệp tham gia điều tra

Page 14: báo cáo kết quả điều tra thực trạng triển khai các dịch vụ thuế điện tử

BÁO CÁO KẾT QUẢ ĐIỀU TRA THỰC TRẠNG TRIỂN KHAI CÁC DỊCH VỤ THUẾ ĐIỆN TỬ 2014

14

Biểu đồ 2a: Ngành nghề doanh nghiệp tham gia điều tra theo số lượng

Biểu đồ 2b: Ngành nghề doanh nghiệp tham gia điều tra theo tỷ lệ

3. Tình hình kê khai thuế của doanh nghiệp

Về tình hình kê khai thuế hàng tháng của doanh nghiệp theo kết quả điều tra này

được đề cập trên 4 phương diện. Thứ nhất là số lượng trang hồ sơ thuế hàng tháng

doanh nghiệp phải kê khai. Theo kết quả điều tra thì có tới 938 doanh nghiệp được

điều tra tương ứng với tỷ lệ 93,8% cho rằng họ phải kê khai trung bình khoảng 16

trang hồ sơ khai thuế hàng tháng. Có 28 doanh nghiệp ứng với tỷ lệ 2,8% cho rằng

họ kê khai thuế tối thiểu 1 trang. Chỉ có 1 doanh nghiệp chiếm tỷ lệ nhỏ, không đáng

Page 15: báo cáo kết quả điều tra thực trạng triển khai các dịch vụ thuế điện tử

BÁO CÁO KẾT QUẢ ĐIỀU TRA THỰC TRẠNG TRIỂN KHAI CÁC DỊCH VỤ THUẾ ĐIỆN TỬ 2014

15

kể cho rằng kê khai thuế tối đa 600 trang hồ sơ.

Biểu đồ 3a: Số lượng DN kê khai số trang hồ sơ thuế hàng tháng theo các mức

Liên quan đến tình hình kê khai thuế hàng tháng của doanh nghiệp có 1 vấn đề

rất được quan tâm đó là nhân sự hàng tháng doanh nghiệp sử dụng để kê khai thuế.

Theo kết quả điều tra này thì các DN phần lớn có 1 đến 2 người là cán bộ kê khai

thuế hàng tháng. Có 944 doanh nghiệp tương ứng với tỷ lệ 94,4% sử dụng nhân sự

như vậy. Trong số đó, số lượng doanh nghiệp chỉ cần 1 người kê khai thuế cũng

chiểm tỷ lệ rất lớn với 862 doanh nghiệp

Biểu đồ 3b: Số lượng DN sử dụng nhân sự kê khai thuế hàng tháng theo các mức

Page 16: báo cáo kết quả điều tra thực trạng triển khai các dịch vụ thuế điện tử

BÁO CÁO KẾT QUẢ ĐIỀU TRA THỰC TRẠNG TRIỂN KHAI CÁC DỊCH VỤ THUẾ ĐIỆN TỬ 2014

16

Một vấn đề cũng rất quan trọng liên quan đến tình hình kê khai thuế hàng tháng

của doanh nghiệp đó là số lượng nhân viên biết sử dụng các phần mềm máy tính cơ

bản phục vụ kê khai thuế. Theo kết quả điều tra này thì phần lớn các doanh nghiệp

có từ 1 đến 2 người biết sử dụng các phần mềm này. Đây là mức trung bình và

chiếm số lượng tối đa với 937 doanh nghiệp tương ứng với tỷ lệ 93,7%. Có 668

doanh nghiệp có số lượng nhân viên biết sử dụng các phần mềm này ở mức tối thiểu

tức là có 1 người tương ứng với tỷ lệ 66,8%. Số lượng doanh nghiệp có đến 30

người biết sử dụng các phần mềm kê khai thuế tức là ở mức tối đa chỉ có 1 doanh

nghiệp tương ứng với tỷ lệ rất nhỏ, không đáng kể.

Biểu đồ 3c: Số lượng DN có SL nhân viên biết sd các phần mềm KKT theo các mức độ

Ngoài ba vấn đề được đề cập ở trên thì trong điều tra này cũng đề cập đến

trường hợp khi không nộp tờ khai qua hệ thống khai thuế qua mạng (iHTKK), trung

bình doanh nghiệp phải mất bao nhiêu thời gian để hoàn thành việc nộp hồ sơ khai

thuế. Phần lớn các doanh nghiệp mất khoảng thời gian trung bình từ 6 đến 7 giờ để

hoàn thành việc nộp hồ sơ khai thuế. Có đến 814 doanh nghiệp ứng với tỷ lệ 81,4%

ở mức này. Số lượng doanh nghiệp mất rất nhiều thời gian để kê khai thuế chỉ có 1

doanh nghiệp và số lượng doanh nghiệp chỉ mất dưới 1 giờ để kê khai thuế cũng chỉ

có 2 doanh nghiệp và các mức độ này chiếm tỷ lệ rất nhỏ, không đáng kể

Page 17: báo cáo kết quả điều tra thực trạng triển khai các dịch vụ thuế điện tử

BÁO CÁO KẾT QUẢ ĐIỀU TRA THỰC TRẠNG TRIỂN KHAI CÁC DỊCH VỤ THUẾ ĐIỆN TỬ 2014

17

Biểu đồ 3d: Số lượng DN có thời gian kê khai thuế theo các mức độ

4. Hình thức kê khai thuế

Về hình thức kê khai thuế thông thường có 4 cách thức mà hiện nay vẫn được

các doanh nghiệp sử dụng. Đó là kê khai thuế thủ công, cách thứ hai là sử dụng

phần mềm kê khai thuế (HTKK) của Tổng Cục thuế, cách thứ ba là có phần mềm đối

tác thứ 3 kết xuất theo mẫu của cơ quan thuế và hình thức thứ tư là thông qua đại lý

thuế hoặc kế toán thuế thuê ngoài.

Theo kết quả điều tra này thì các doanh nghiệp sử dụng hình thức dùng phần

mềm kê khai thuế (HTKK) của Tổng cục thuế là chủ yếu với số lượng rất lớn là 878

doanh nghiệp tương ứng với tỷ lệ 87,8%. Đây được coi là hình thức rất phổ biến đối

với các doanh nghiệp hiện nay ở nước ta nói chung và các doanh nghiệp được điều

tra nói riêng. Có 66 doanh nghiệp tương ứng với tỷ lệ 6,6% có phần mềm đối tác thứ

3 kết xuất theo mẫu của cơ quan thuế. Có 50 doanh nghiệp ứng với tỷ lệ rất nhỏ 5%

kê khai thuế thủ công và chỉ có 47 doanh nghiệp ứng với tỷ lệ 4,7% sử dụng hình

thức thông qua đại lý thuế hoặc kế toán thuế thuê ngoài.

Biểu đồ sau sẽ thể hiện rõ số lượng và tỷ lệ của các hình thức kê khai thuế hiện

nay của các doanh nghiệp được điều tra lần này.

Page 18: báo cáo kết quả điều tra thực trạng triển khai các dịch vụ thuế điện tử

BÁO CÁO KẾT QUẢ ĐIỀU TRA THỰC TRẠNG TRIỂN KHAI CÁC DỊCH VỤ THUẾ ĐIỆN TỬ 2014

18

Biểu đồ 4a: Số lượng DN sử dụng các hình thức kê khai thuế

Biểu đồ 4b: Tỷ lệ DN sử dụng các hình thức kê khai thuế

5. Hình thức nộp tờ khai

Về hình thức nộp tờ khai thuế hiện nay các doanh nghiệp nói chung đều sử dụng

một trong bốn hình thức chủ yếu là nộp trực tiếp tại cơ quan thuế, nộp qua bưu điện

hoặc nộp tờ khai thuế qua mạng qua hệ thống iHTKK của Tổng cục thuế hoặc một

hình thức khác là nộp tờ khai thuế qua mạng của tổ chức cung cấp dịch vụ T-VAN.

Theo kết quả điều tra này thì hình thức nộp tờ khai thuế được các doanh nghiệp

ưa chuộng hơn cả là nộp qua mạng qua hệ thống iHTKK của Tổng Cục thuế. Hình

Page 19: báo cáo kết quả điều tra thực trạng triển khai các dịch vụ thuế điện tử

BÁO CÁO KẾT QUẢ ĐIỀU TRA THỰC TRẠNG TRIỂN KHAI CÁC DỊCH VỤ THUẾ ĐIỆN TỬ 2014

19

thức này chiếm số lượng rất lớn với tổng số 556 doanh nghiệp tương ứng với tỷ lệ

55,6%. Tiếp đến là hình thức nộp trực tiếp tại cơ quan thuế với số lượng 352 doanh

nghiệp ứng với tỷ lệ 35,2%. Hình thức nộp tờ khai thuế qua mạng của tổ chức cung

cấp dịch vụ T-VAN theo như điều tra này có 102 doanh nghiệp ứng với tỷ lệ 10,2%.

Đó là các hình thức chủ yếu hiện nay các doanh nghiệp hay sử dụng. Đối với hình

thức nộp tờ khai thuế qua bưu điện hiện nay giảm rất nhiều và chỉ còn 1 doanh

nghiệp ứng dụng tương đương với tỷ lệ rất nhỏ, không đáng kể.

Kết quả này thể hiện rất rõ thông qua biểu các biểu đồ dưới đây.

Biểu đồ 5a: Số lượng DN nộp tờ kê khai thuế theo các hình thức khác nhau

Biểu đồ 5b: Tỷ lệ DN nộp tờ kê khai thuế theo các hình thức khác nhau

Page 20: báo cáo kết quả điều tra thực trạng triển khai các dịch vụ thuế điện tử

BÁO CÁO KẾT QUẢ ĐIỀU TRA THỰC TRẠNG TRIỂN KHAI CÁC DỊCH VỤ THUẾ ĐIỆN TỬ 2014

20

6. Số lượng máy tính phục vụ công tác kê khai và nộp thuế

Các doanh nghiệp được điều tra hầu như đều có máy tính để phục vụ công tác

kê khai và nộp thuế. Số lượng doanh nghiệp có sử dụng từ 1 đến 2 máy tính để phục

vụ công tác này chiếm số lượng rất lớn với tổng số 955 doanh nghiệp. Trong đó số

doanh nghiệp chỉ sử dụng 1 máy tính để kê khai và nộp thuế đã chiếm số lượng 749

doanh nghiệp

Biểu đồ 6: Số lượng DN sử dụng máy tính để bàn để kê khai thuế theo các mức độ

Bên cạnh việc sử dụng máy tính để bàn để phục vụ công tác kê khai và nộp thuế

thì các doanh nghiệp cũng thường xuyên sử dụng máy tính xách tay để kê khai. Các

doanh nghiệp thông thường sử dụng từ 1 đến 2 máy tính xách tay (mức trung bình)

để phục vụ công tác kê khai thuế. Có 159 doanh nghiệp sử dụng ở mức này. Trong

đó có 128 doanh nghiệp dùng 1 máy tính xách tay để kê khai thuế.

Hiện nay cũng có 1 số doanh nghiệp sử dụng máy tính bảng để kê khai thuế. Tuy

nhiên, hình thức này cũng chưa phổ biến nên số lượng doanh nghiệp sử dụng 1 đến

2 máy tính bảng để kê khai thuế chỉ chiếm 10 doanh nghiệp trong đó có 9 doanh

nghiệp chỉ sử dụng 1 máy tính bảng phục vụ công tác kê khai.

7. Cơ sở hạ tầng mạng Internet

Trong điều tra lần này đã đề cập rất cụ thể đến việc máy tính của các doanh

nghiệp tham gia điều tra có kết nối mạng Internet hay không, tốc độ đường truyền ra

sao cũng như hình thức kết nối nào được các doanh nghiệp ưa chuộng nhất hiện

Page 21: báo cáo kết quả điều tra thực trạng triển khai các dịch vụ thuế điện tử

BÁO CÁO KẾT QUẢ ĐIỀU TRA THỰC TRẠNG TRIỂN KHAI CÁC DỊCH VỤ THUẾ ĐIỆN TỬ 2014

21

nay. Theo kết quả điều tra thì 990 doanh nghiệp trả lời họ có kết nối mạng Internet, 5

doanh nghiệp trả lời không. (biểu đồ 7a)

Biểu đồ 7a: Số lượng DN có kết nối mạng Internet

Biểu đồ 7b: Tỷ lệ DN có kết nối mạng Internet

Về tốc độ đường truyền có 478 doanh nghiệp cho rằng ở mức trung bình tương

ứng với tỷ lệ 47,8%. Có 460 doanh nghiệp nhận xét rằng đường truyền tốt ứng với tỷ

lệ 46%. Chỉ có 47 doanh nghiệp ứng với tỷ lệ nhỏ 4,7% cho là đường truyền còn

chậm. 2 trong số 1000 doanh nghiệp điều tra tì phàn nàn về tốc độ đường truyền rất

chậm. Biểu đồ 7c và 7d thể hiện rất rõ điều này.

Page 22: báo cáo kết quả điều tra thực trạng triển khai các dịch vụ thuế điện tử

BÁO CÁO KẾT QUẢ ĐIỀU TRA THỰC TRẠNG TRIỂN KHAI CÁC DỊCH VỤ THUẾ ĐIỆN TỬ 2014

22

Biểu đồ 7c: Số lượng DN có tốc độ đường truyền được đánh giá theo các mức độ

Biểu đồ 7d: Tỷ lệ DN tốc độ đường truyền được đánh giá theo các mức độ

Về hình thức kết nối Internet hiện nay các DN nói chung ở Việt Nam hay sử dụng

3 hình thức chính là ADSL hoặc DSL; qua đường điện thoại hoặc thuê đường truyền

riêng. Theo kết quả điều tra thì 829 doanh nghiệp tương ứng với tỷ lệ 82,9% sử dụng

hình thức ADSL hoặc DSL. Có thể nói đây là hình thức rất được ưa chuộng của các

doanh nghiệp điều tra nói riêng và các doanh nghiệp tại Việt Nam nói chung. Các

hình thức khác như qua đường điện thoại (1260, 1269, 1280) hay thuê đường truyền

riêng cũng được doanh nghiệp sử dụng. Tuy nhiên, số lượng doanh nghiệp không

nhiều. Có 86 doanh nghiệp sử dụng hình thức qua đường điện thoại tương ứng

Page 23: báo cáo kết quả điều tra thực trạng triển khai các dịch vụ thuế điện tử

BÁO CÁO KẾT QUẢ ĐIỀU TRA THỰC TRẠNG TRIỂN KHAI CÁC DỊCH VỤ THUẾ ĐIỆN TỬ 2014

23

với 8,6%. Có 29 doanh nghiệp thuê đường truyền riêng ứng với tỷ lệ 2,9%. Số doanh

nghiệp sử dụng hình thức kết nối Internet khác thì chiếm số lượng rất nhỏ chỉ có 9

doanh nghiệp tương ứng tỷ lệ 9%. Kết quả này thể hiện qua biểu đồ 7e, 7f

Biểu đồ 7e: Số lượng DN sử dụng các hình thức kết nối Internet khác nhau

Biểu đồ 7f: Tỷ lệ DN sử dụng các hình thức kết nối Internet khác nhau

Trên đây là những phân tích kết quả điều tra thông tin hiện trạng cơ sở hạ tầng

doanh nghiệp phục vụ kê khai thuế qua mạng và có thể nói rằng qua kết quả điều tra

đã cho ta thấy bức tranh khá rõ nét về thực trạng cơ sở hạ tầng của các doanh

nghiệp hiện nay. Về cơ bản thì đó là một kết quả tương đối tốt với phần lớn các

Page 24: báo cáo kết quả điều tra thực trạng triển khai các dịch vụ thuế điện tử

BÁO CÁO KẾT QUẢ ĐIỀU TRA THỰC TRẠNG TRIỂN KHAI CÁC DỊCH VỤ THUẾ ĐIỆN TỬ 2014

24

doanh nghiệp đã có sự đầu tư đúng mức về máy móc, nhân sự, về hạ tầng mạng để

phục vụ cho công tác kê khai thuế qua mạng.

Trong điều tra lần này còn đề cập đến vấn đề rất lớn về thông tin sử dụng dịch vụ

ngành thuế đã cung cấp cho người nộp thuế. Để hiểu rõ hơn về việc sử dụng các

dịch vụ này chúng ta cần tìm hiểu kết quả điều tra từ Phần mềm hỗ trợ kê khai thuế

sử dụng mã vạch hai chiều (HTKK), trang thông tin điện tử ngành thuế, hệ thống kê

khai và nộp tờ khai thuế qua mạng (iHTKK) và 1 số dịch vụ khác qua cuộc điều tra

này.

Page 25: báo cáo kết quả điều tra thực trạng triển khai các dịch vụ thuế điện tử

BÁO CÁO KẾT QUẢ ĐIỀU TRA THỰC TRẠNG TRIỂN KHAI CÁC DỊCH VỤ THUẾ ĐIỆN TỬ 2014

25

PHẦN IV

Phân tích kết quả thông tin sử dụng

dịch vụ ngành thuế đã cung cấp cho người nộp thuế

1. Phần mềm hỗ trợ kê khai thuế sử dụng công nghệ mã vạch hai chiều

(HTKK)

Trong số các doanh nghiệp được điều tra thì có 978 doanh nghiệp trả lời rằng họ

có biết đến phần mềm hỗ trợ kê khai thuế sử dụng công nghệ mã vạch hai chiều

(HTKK) tương ứng với tỷ lệ 97,8%. Chỉ có 11 doanh nghiệp nói rằng họ không biết và

chỉ tương ứng với tỷ lệ rất nhỏ, không đáng kể là 1,38%. Như vậy, có thể nói rằng

phần mềm HTKK đã trở nên rất quen thuộc và phổ biến đối với các doanh nghiệp

trong giai đoạn hiện này (biểu đồ 8a và 8b)

Biểu đồ 8a: Số lượng DN biết đến phần mềm HTKK của ngành thuế

Page 26: báo cáo kết quả điều tra thực trạng triển khai các dịch vụ thuế điện tử

BÁO CÁO KẾT QUẢ ĐIỀU TRA THỰC TRẠNG TRIỂN KHAI CÁC DỊCH VỤ THUẾ ĐIỆN TỬ 2014

26

Biểu đồ 8b: Tỷ lệ doanh nghiệp biết đến phần mềm HTKK của ngành thuế

Bên cạnh kết quả rất khả quan về số doanh nghiệp biết đến phần mềm hỗ trợ kê

khai thuế sử dụng công nghệ mã vạch hai chiều (HTKK) của ngành thuế thì kết quả

số doanh nghiệp có sử dụng phần mềm HTKK trong việc kê khai thuế cũng rất cao.

Có 914 doanh nghiệp được hỏi trả lời rằng họ có sử dụng phần mềm HTKK để kê

khai thuế. Đây là một số lượng rất lớn trong tương quan tổng thể với số lượng mẫu

điều tra và chiếm tỷ lệ 91,4%. Chỉ có 59 doanh nghiệp tương ứng với tỷ lệ 5,9% trả

lời rằng họ không dùng phần mềm này. Kết quả này thể hiện qua biểu đồ 8c và 8d:

Biểu đồ 8c: Số lượng DN có sử dụng phần mềm HTKK của ngành thuế

Page 27: báo cáo kết quả điều tra thực trạng triển khai các dịch vụ thuế điện tử

BÁO CÁO KẾT QUẢ ĐIỀU TRA THỰC TRẠNG TRIỂN KHAI CÁC DỊCH VỤ THUẾ ĐIỆN TỬ 2014

27

Biểu đồ 8d: Tỷ lệ DN sử dụng phần mềm HTKK của ngành thuế

Trong số các doanh nghiệp có sử dụng phần mềm HTKK của ngành thuế thì đại

đa số các doanh nghiệp thấy rằng phần mềm đơn giản, dễ sử dụng, đáp ứng được

yêu cầu của doanh nghiệp. Có 630 doanh nghiệp có ý kiến như vậy, có thể nói đây là

số lượng lớn tương ứng với tỷ lệ 63%. Điều đó thể hiện ngành thuế đã tạo ra sản

phẩm rất hữu ích, tiện lợi để doanh nghiệp kê khai thuế qua mạng. Có 291 doanh

nghiệp tương ứng với tỷ lệ 29,1% cho rằng phần mềm đáp ứng được yêu cầu tuy

nhiên cần bổ sung chi tiết. Chỉ có 2 doanh nghiệp tương ứng với tỷ lệ 1,09% cảm

thấy bất tiện vì doanh nghiệp đang sử dụng phần mềm kê khai khác tiện lợi hơn. Có

29 doanh nghiệp tương ứng với tỷ lệ nhỏ 2,9% cho rằng phần mềm không đáp ứng

yêu cầu trong trường hợp dữ liệu lớn. Chỉ có 6 doanh nghiệp cảm thấy phần mềm

khó sử dụng và đây là tỷ lệ rất nhỏ, không đáng kể. (Biểu đồ 8e và 8f) thể hiện rất rõ

điều này.

Page 28: báo cáo kết quả điều tra thực trạng triển khai các dịch vụ thuế điện tử

BÁO CÁO KẾT QUẢ ĐIỀU TRA THỰC TRẠNG TRIỂN KHAI CÁC DỊCH VỤ THUẾ ĐIỆN TỬ 2014

28

Biểu đồ 8e: Số lượng DN hài lòng với phần mềm HTKK của ngành thuế

Biểu đồ 8f: Tỷ lệ DN hài lòng với phần mềm HTKK của ngành thuế

Liên quan đến phần mềm HTKK có được cập nhật thường xuyên để đáp ứng yêu

cầu thay đổi chính sách , nghiệp vụ hay không thì phần lớn các doanh nghiệp trả lời

rằng có đáp ứng. Có 840 doanh nghiệp nhận thấy phần mềm đã đáp ứng yêu cầu

cập nhật thường xuyên để phục vụ công tác, nghiệp vụ của họ. Đây là số lượng lớn

tương ứng với tỷ lệ 84%. Chỉ có 32 doanh nghiệp tương ứng với tỷ lệ 3,2% cho rằng

phần mềm HTKK chưa cập nhật kịp thời. Có rất ít doanh nghiệp cho rằng phần mềm

không cập nhật, tỷ lệ không đáng kể.

Page 29: báo cáo kết quả điều tra thực trạng triển khai các dịch vụ thuế điện tử

BÁO CÁO KẾT QUẢ ĐIỀU TRA THỰC TRẠNG TRIỂN KHAI CÁC DỊCH VỤ THUẾ ĐIỆN TỬ 2014

29

2. Trang thông tin điện tử ngành thuế (http://www.gdt.gov.vn)

Bên cạnh hình thức cung cấp phần mềm hỗ trợ kê khai thuế sử dụng công nghệ

mã vạch hai chiều (HTKK) thì ngành thuế còn cung cấp cho các doanh nghiệp trang

thông tin điện tử ngành thuế (http://www.gdt.gov.vn) để phục vụ cho doanh nghiệp

có nhu cầu tra cứu thông tin ngành thuế một cách thuận lợi, nhanh chóng và cập

nhật nhất. Hầu hết các doanh nghiệp được điều tra đều trả lời rằng họ đã truy cập

vào trang thông tin điện tử này nên số lượng lên tới 887 doanh nghiệp chiếm tỷ lệ

88,7% và chỉ có 71 doanh nghiệp tương ứng với tỷ lệ 7,1% chưa truy cập lần nào.

Kết quả điều tra đã thể hiện trang thông tin điện tử ngành thuế đã trở nên rất phổ

biến và được ứng dụng rộng rãi tại các doanh nghiệp thông qua biểu đồ 9a và 9b.

Biểu đồ 9a: Số lượng doanh nghiệp đã truy cập trang thông tin điện tử ngành thuế

Page 30: báo cáo kết quả điều tra thực trạng triển khai các dịch vụ thuế điện tử

BÁO CÁO KẾT QUẢ ĐIỀU TRA THỰC TRẠNG TRIỂN KHAI CÁC DỊCH VỤ THUẾ ĐIỆN TỬ 2014

30

Biểu đồ 9b: Tỷ lệ doanh nghiệp truy cập trang thông tin điện tử ngành thuế

Hầu hết các doanh nghiệp đã truy cập trang thông tin điện tử ngành thuế đều

cảm thấy hài lòng và họ thấy rằng trang thông tin điện tử đã đăng tải đầy đủ thông tin

chính xác. Có 666 doanh nghiệp tương ứng với tỷ lệ 66,6% doanh nghiệp nhận định

như vậy. Chỉ có 75 doanh nghiệp nhận thấy thông tin có tính thời sự ứng với tỷ lệ

7,5%. Tuy nhiên cũng có 107 doanh nghiệp điều tra cho rằng thông tin không được

cập nhật kịp thời tương ứng với tỷ lệ 10,7%. Có 32 doanh nghiệp cho rằng thông tin

đầy đủ nhưng không chính xác. Số lượng này chỉ ứng với tỷ lệ nhỏ là 3,2%. Những

nhận xét khác có số lượng và tỷ lệ rất nhỏ, không đáng kể. Có thể nói rằng trang

thông tin điện tử của ngành thuế đã đáp ứng được phần lớn nhu cầu của các doanh

nghiệp về phương diện thông tin đăng tải trên website của ngành.Điều này được

chứng minh thông qua biểu đồ 9c và 9d.

Page 31: báo cáo kết quả điều tra thực trạng triển khai các dịch vụ thuế điện tử

BÁO CÁO KẾT QUẢ ĐIỀU TRA THỰC TRẠNG TRIỂN KHAI CÁC DỊCH VỤ THUẾ ĐIỆN TỬ 2014

31

Biểu đồ 9c: Số lượng DN hài lòng với thông tin trên trang điện tử ngành thuế

Biểu đồ 9d: Tỷ lệ DN hài lòng với thông tin trên trang điện tử ngành thuế

Liên quan đến trang thông tin điện tử của ngành thuế có một vấn đề rất được các

doanh nghiệp quan tâm. Đó là tốc độ truy cập vào trang thông tin điện tử của ngành

thuế. Theo kết quả điều tra này thì có tới 469 doanh nghiệp tương ứng với tỷ lệ

46,9% cho rằng tốc độ đường truyền đáp ứng được yêu cầu của họ khi truy cập. Có

87 doanh nghiệp trả lời rằng tốc độ đường truyền nhanh ứng với tỷ lệ 8,7%. Bên

cạnh đó cũng có 189 doanh nghiệp tương ứng với tỷ lệ 18,9% phàn nàn rằng tốc độ

chậm. Chỉ có 6 doanh nghiệp cho rằng tốc độ đường truyền rất chậm tương ứng với

tỷ lệ rất nhỏ 0,6 %. Có thể nói, hầu hết các doanh nghiệp đều cảm thấy hài lòng

Page 32: báo cáo kết quả điều tra thực trạng triển khai các dịch vụ thuế điện tử

BÁO CÁO KẾT QUẢ ĐIỀU TRA THỰC TRẠNG TRIỂN KHAI CÁC DỊCH VỤ THUẾ ĐIỆN TỬ 2014

32

với tốc độ truy cập vào trang thông tin điện tử của ngành thuế. Điều này càng khẳng

định thêm kết luận rằng trang thông tin điện tử ngành thuế đã cung cấp đầy đủ thông

tin một cách kịp thời, chính xác, tốc độ truy cập tương đối tốt và phục vụ tốt cho mục

đích kê khai thuế qua mạng của các doanh nghiệp (biểu đồ 9e và 9f)

Biểu đồ 9e: Số lượng DN hài lòng với tốc độ truy cập trang thông tin điện tử ngành thuế.

Biểu đồ 9f: Tỷ lệ DN hài lòng với tốc độ truy cập trang thông tin điện tử ngành thuế.

3. Hệ thống kê khai và nộp tờ khai thuế qua mạng (iHTKK)

Có thể nói phần mềm iHTKK là một trong những phần mềm của ngành thuế mà

doanh nghiệp đã rất quen thuộc. Điều này thể hiện rất rõ thông qua kết quả điều tra.

Page 33: báo cáo kết quả điều tra thực trạng triển khai các dịch vụ thuế điện tử

BÁO CÁO KẾT QUẢ ĐIỀU TRA THỰC TRẠNG TRIỂN KHAI CÁC DỊCH VỤ THUẾ ĐIỆN TỬ 2014

33

Có 784 doanh nghiệp trong số các doanh nghiệp điều tra biết đến phần mềm này

tương ứng với tỷ lệ 78,4%. Có 154 doanh nghiệp tương ứng với tỷ lệ 15,4% chưa

biết đến phần mềm này.

Về việc sử dụng phần mềm này để kê khai thuế thì phần lớn các doanh nghiệp

cũng đã ứng dụng trong thời gian qua. Cụ thể là có 599 doanh nghiệp tương ứng với

tỷ lệ 59,9% có sử dụng và chỉ có 317 doanh nghiệp ứng với tỷ lệ 31,7 % chưa sử

dụng phần mềm này.

Kết quả này thể hiện qua bảng thống kê sau (bảng 10a)

STT Nội dung Số lượng Tỷ lệ %

1 DN có biết đến phần mềm iHTKK 784 78,4

2 DN ko biết đến phần mềm iHTKK 154 15,4

3 DN có sử dụng phần mềm iHTKK 599 59,9

4 DN ko sử dụng phần mềm iHTKK 317 31,7

Bảng 10a: Số lượng và tỷ lệ DN biết và sử dụng phần mềm iHTKK của ngành thuế

Cũng như các phần mềm khác ngành thuế đã cung cấp cho doanh nghiệp, phần

mềm iHTKK được xem là đã mang lại những lợi ích nhất định cho người dùng. Lợi

ích mà rất nhiều doanh nghiệp nhận thấy là tiết kiệm chi phí, thời gian đi lại, nhân lực

khi nộp tờ khai. Có 352 doanh nghiệp tương ứng với tỷ lệ 35,2% nhận định như vậy.

Bên cạnh đó, có 366 doanh nghiệp tương ứng với tỷ lệ 36,6% doanh nghiệp cho rằng

phần mềm iHTKK giúp họ kê khai nhanh, thuận tiện và dễ sử dụng. Có 217 doanh

nghiệp thì thấy rằng phần mềm iHKTT đáp ứng được yêu cầu kê khai và nộp tờ khai

tương ứng với tỷ lệ 21,7%. Có 66 doanh nghiệp tương ứng với tỷ lệ 6,6% cho rằng

phần mềm iHTKK hỗ trợ đầy đủ thông tin kê khai. Một số những tính năng khác mà

phần mềm iHTKK mang lại cũng được doanh nghiệp rất hưởng ứng như ứng dụng

luôn được cập nhật kịp thời đáp ứng những thay đổi của chính sách thuế. Có 34

doanh nghiệp có nhận định như vậy tương ứng với tỷ lệ 3,4% . Có 7 doanh nghiệp

tương ứng với tỷ lệ 0,7% thì cho rằng ứng dụng phát triển trên nền tảng web-based

nên người sử dụng không phải nâng cấp ứng dụng.

Thông qua kết quả điều tra về lợi ích của việc kê khai và nộp tờ khai thuế qua hệ

thống iHTKK đem lại cho doanh nghiệp chúng ta có thể nhận thấy hệ thống đã đáp

ứng được những nhu cầu cần thiết dể giúp doanh nghiệp có thể kê khai thuế qua

Page 34: báo cáo kết quả điều tra thực trạng triển khai các dịch vụ thuế điện tử

BÁO CÁO KẾT QUẢ ĐIỀU TRA THỰC TRẠNG TRIỂN KHAI CÁC DỊCH VỤ THUẾ ĐIỆN TỬ 2014

34

mạng một cách nhanh chóng, thuận tiện và chính xác và các doanh nghiệp cũng rất

hài lòng với lợi ích của việc kê khai và nộp tờ khai thuế qua hệ thống iHTKK đem lại

cho doanh nghiệp. Điều này thể hiện rất rõ qua bảng 10b dưới đây:

STT Lợi ích phần mềm iHKTT Số lượng Tỷ lệ %

1 Tiết kiệm chi phí, thời gian, nhân sự kê khai thuế 352 35,2

2 Kê khai nhanh, thuận tiện và dễ sử dụng 366 36,6

3 Đáp ứng yêu cầu kê khai và nộp tờ khai 217 21,7

4 Hỗ trợ đầy đủ thông tin kê khai 66 6,6

5 Ứng dụng luôn được cập nhật kịp thời 34 3,4

6 Ứng dụng phát triển trên nền tảng web-based 7 0,7

7 Khác 2 0,2

Bảng 10b: Lợi ích của việc kê khai và nộp tờ khai thuế qua hệ thống iHTKK đem lại cho DN

Bên cạnh những lợi ích mà phần mềm iHTKK mang lại thì cũng vẫn còn tồn tại

một số hạn chế mà một số doanh nghiệp gặp phải. Trong đó vấn đề vẫn còn lỗi phát

sinh, gửi tờ khai không thành công là hạn chế lớn nhất với số lượng 207 doanh

nghiệp tương ứng với tỷ lệ 20,7%. Một số khác với số lượng 174 doanh nghiệp ứng

với tỷ lệ 17,4% thì cho rằng hạ tầng mạng truyền thông chưa đáp ứng được yêu cầu

gửi và nhận thông tin. Có 68 doanh nghiệp ứng với tỷ lệ 6,8% cho rằng tồn tại các

phiên bản khác nhau gây hiểu nhầm. Có 35 doanh nghiệp ứng với tỷ lệ 3,5% cho

rằng phần mềm iHTKK chỉ sử dụng cho phạm vi nhỏ các doanh nghiệp đủ điều kiện

về cơ sở hạ tầng. Có 27 doanh nghiệp ứng với tỷ lệ 2,7% cho rằng các loại tờ khai hỗ

trợ kê khai thuế qua mạng chưa đủ để đáp ứng yêu cầu doanh nghiệp kê khai. Chỉ

có 10 doanh ngiệp ứng với tỷ lệ rất nhỏ là 0,99% thì cho rằng phần mềm iHTKK

không cập nhật đồng bộ với các quy định của Nhà nước và Chính phủ. Bên cạnh đó

cũng có 27 doanh nghiệp phàn nàn phần mềm iHTKK khó sử dụng.

Như vậy, theo kết quả điều tra này thì mặc dù vẫn còn tồn tại những hạn chế nhất

định nhưng nhìn chung đó là những hạn chế đơn giản, dễ khắc phục và cũng phần

lớn là do cơ sở hạ tầng và nhân lực của các doanh nghiệp còn hạn chế, chưa đủ khả

năng thích nghi với phần mềm iHTKK mang lại. Trong thời gian tới khi mà doanh

nghiệp hiểu rõ hơn về lợi ích của phần mềm iHTKK với việc kê khai và nộp thuế và

Page 35: báo cáo kết quả điều tra thực trạng triển khai các dịch vụ thuế điện tử

BÁO CÁO KẾT QUẢ ĐIỀU TRA THỰC TRẠNG TRIỂN KHAI CÁC DỊCH VỤ THUẾ ĐIỆN TỬ 2014

35

trên cơ sở doanh nghiệp có sự đầu tư hơn nữa về cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin

và nhân lực phục vụ kê khai thuế qua mạng thì những hạn chế của phần mềm iHTKK

sẽ được giải quyết triệt để giúp cho các doanh nghiệp tự tin tham gia vào quá trình kê

khai và nộp tờ khai thuế qua mạng. Bảng 10c sẽ thể hiện rõ những hạn chế của phần

mềm iHTKK đối với 1 số DN hiện nay.

STT Hạn chế phần mềm iHTKK Số lượng Tỷ lệ %

1 Vẫn còn lỗi phát sinh, gửi tờ khai không thành công 207 20,7

2 Hạ tầng mạng chưa đáp ứng được yêu cầu 174 17,4

3 Tồn tại các phiên bản khác nhau gây hiểu nhầm 68 6,8

4 Chỉ sử dụng cho các DN đủ đk cơ sở hạ tầng 35 3,5

5 Các loại tờ khai chưa đáp ứng đủ yêu cầu của DN 27 2,7

6 Phần mềm không cập nhật đồng bộ với qđ NN, CP 10 1

7 Khó sử dụng 27 2,7

8 Khác 11 1,1

Bảng 10c: Hạn chế của iHTKK đối với việc kê khai và nộp tờ khai thuế qua mạng của DN

Như vậy, với các dịch vụ ngành thuế đã cung cấp cho người nộp thuế gồm phần

mềm hỗ trợ kê khai thuế sử dụng công nghệ mã vạch hai chiều (HTKK) hay trang

thông tin điện tử ngành thuế hay hệ thống kê khai và nộp tờ khai thuế qua mạng

(iHTKK) đã được hầu hết các doanh nghiệp biết đến và phần lớn trong số các doanh

nghiệp được điều tra nói riêng và các doanh nghiệp của Việt Nam nói chung đã ứng

dụng để phục vụ cho việc kê khai và nộp thuế qua mạng. Lợi ích của các dịch vụ này

mang lại cho các doanh nghiệp là rất lớn. Tuy nhiên vẫn còn tồn tại một số hạn chế

nhất định đối với từng loại dịch vụ được cung cấp nhưng nhìn chung các doanh

nghiệp vẫn tỏ ra khá hài lòng với các dịch vụ được cung cấp nhằm hỗ trợ doanh

nghiệp khi kê khai và nộp thuế qua mạng. Điều này thể hiện rất rõ thông qua kết quả

điều tra này. Khi được hỏi “doanh nghiệp có ủng hộ việc triển khai hệ thống kê khai

và nộp tờ khai thuế qua mạng hay không” thì có tới 821 doanh ngiệp tương ứng với

tỷ lệ 82,1% cho rằng họ có ủng hộ, chỉ có 6 doanh nghiệp tương ứng với tỷ lệ rất nhỏ

0,6% thì không ủng hộ. Số còn lại không có câu trả lời cho vấn đề này. (bảng 10d và

biểu đồ 10e)

Page 36: báo cáo kết quả điều tra thực trạng triển khai các dịch vụ thuế điện tử

BÁO CÁO KẾT QUẢ ĐIỀU TRA THỰC TRẠNG TRIỂN KHAI CÁC DỊCH VỤ THUẾ ĐIỆN TỬ 2014

36

STT Nội dung Số lượng Tỷ lệ %

1 DN có ủng hộ kê khai thuế qua mạng 821 82,1

2 DN ko ủng hộ kê khai thuế qua mạng 6 0,6

3 Không có ý kiến 173 17,3

Bảng 10d: Số lượng và tỷ lệ DN ủng hộ việc kê khai và nộp tờ khai thuế qua mạng

Biểu đồ 10e: Số lượng DN ủng hộ kê khai và nộp tờ khai thuế qua mạng

4. Các dịch vụ doanh nghiệp mong muốn sẽ được triển khai tại Việt Nam

Hiện nay, dịch vụ thuế điện tử đã được triển khai ở nhiều nước trên thế giới và tại

Việt Nam thông qua kết quả cuộc điều tra lần này các doanh nghiệp cũng có mong

muốn 1 số dịch vụ về thuế được triển khai. Có 639 doanh nghiệp ứng với tỷ lệ 63,9%

trả lời họ mong muốn triển khai cơ sở dữ liệu hỏi đáp về thuế. Có 587 doanh nghiệp

ứng với tỷ lệ 58,7% cho rằng ngành thuế nên có dịch vụ tra cứu thông tin loại thuế

phải nộp, số thuế phải nộp, đã nộp của NNT thông qua Internet. Có 594 doanh

nghiệp cho rằng nên có dịch vụ kê khai thuế điện tử tương ứng với tỷ lệ 59,4%. Một

dịch vụ cũng được rất nhiều doanh nghiệp quan tâm đó là dịch vụ hỗ trợ NNT điện tử

thông qua Internet, điện thoại, email…dịch vụ này có tới 555 doanh nghiệp có nhu

cầu tương ứng với tỷ lệ khá lớn 55,5%. Dịch vụ đăng ký thuế điện tử cũng có 594

doanh nghiệp cho rằng nên triển khai tương đương với tỷ lệ 59,4%. Dịch vụ nộp thuế

điện tử có 585 doanh nghiệp tương ứng với tỷ lệ 58,5% mong muốn được triển khai.

Các dịch vụ khác cũng rất được doanh nghiệp mong muốn triển khai như dịch vụ

Page 37: báo cáo kết quả điều tra thực trạng triển khai các dịch vụ thuế điện tử

BÁO CÁO KẾT QUẢ ĐIỀU TRA THỰC TRẠNG TRIỂN KHAI CÁC DỊCH VỤ THUẾ ĐIỆN TỬ 2014

37

thông báo và trao đổi thông tin gữa cơ quan thuế và NNT bằng hình thức điện tử,

dịch vụ này chiếm số lượng 443 doanh nghiệp tương đương với tỷ lệ 44,3%. Dịch vụ

hoàn thuế điện tử có 525 doanh nghiệp chiếm tỷ lệ 52,5% cho rằng nên triển khai. Có

383 doanh nghiệp ứng với tỷ lệ 38,3% mong muốn dịch vụ giải quyết khiếu nại tố cáo

của NNT bằng hình thức điện tử. Bảng 11a và biểu đồ 11b sẽ thể hiện rất rõ kết quả

điều tra này của doanh nghiệp.

STT Nội dung Số lượng Tỷ lệ %

1 Cơ sở dữ liệu hỏi đáp về thuế 639 63,9

2 Dịch vụ tra cứu thông tin về thuế 587 58,7

3 Dịch vụ kê khai thuế điện tử 594 59,4

4 Dịch vụ hỗ trợ NNT điện tử thông qua Internet 555 55,5

5 Dịch vụ đăng ký thuế điện tử 594 59,4

6 Dịch vụ nộp thuế điện tử 624 61,66

7 Dịch vụ trao đổi TT giữa CQ thuế và NNT 443 44,3

8 Dịch vụ hoàn thuế điện tử 525 52,5

9 DV giải quyết khiếu nại của NNT bằng HT đtử 383 38,3

Bảng 11a: Số lượng và tỷ lệ DN mong muốn các dịch vụ công được tổ chức tại Việt Nam

Biểu đồ 11b: Sô lượng DN mong muốn các dịch vụ công được tổ chức tại Việt Nam

Page 38: báo cáo kết quả điều tra thực trạng triển khai các dịch vụ thuế điện tử

BÁO CÁO KẾT QUẢ ĐIỀU TRA THỰC TRẠNG TRIỂN KHAI CÁC DỊCH VỤ THUẾ ĐIỆN TỬ 2014

38

Trên đây là những những kết quả điều tra thông tin hiện trạng cơ sở hạ tầng của

doanh nghiệp nhằm phục vụ kê khai thuế qua mạng và những thông tin doanh nghiệp

sử dụng những dịch vụ ngành thuế đã cung cấp cho người nộp thuế. Liên quan đến

kê khai thuế qua mạng còn một vấn đề rất đáng được quan tâm đó là sự đánh giá

của các doanh nghiệp về các dịch vụ liên quan đến thuế điện tử. Kết quả điều tra lần

này đã thể hiện rõ quan điểm của các doanh nghiệp đối với các dịch vụ này gồm:

dịch vụ chứng thực chữ ký số, dịch vụ giá trị gia tăng về thuế (TVAN), dịch vụ nộp

thuế qua ngân hàng, hóa đơn tự in và các dịch vụ khác.

Page 39: báo cáo kết quả điều tra thực trạng triển khai các dịch vụ thuế điện tử

BÁO CÁO KẾT QUẢ ĐIỀU TRA THỰC TRẠNG TRIỂN KHAI CÁC DỊCH VỤ THUẾ ĐIỆN TỬ 2014

39

PHẦN V

Phân tích, đánh giá các dịch vụ liên quan đến thuế điện tử

1. Dịch vụ chứng thực chữ ký số

Trong số các dịch vụ liên quan đến thuế điện tử thì dịch vụ chữ ký số được doanh

nghiệp ưa chuộng nhất. Có 656 doanh nghiệp sử dụng dịch vụ này tương ứng với tỷ

lệ 65,6%. Có 316 doanh nghiệp trong tổng số 1000 doanh nghiệp được hỏi không sử

dụng dịch vụ này. Có 28 doanh nghiệp không trả lời về vấn đề này.

Biểu đồ 12a: Số lượng DN có sử dụng dịch vụ chữ ký số phục vụ kê khai thuế qua mạng

Hiện nay có rất nhiều nhà cung cấp dịch vụ Chữ ký số phục vụ kê khai thuế qua

mạng như VDC, Viettel, FPT, Safe CA, Nacencomm, CK, BKAV, VINA… và theo như

kết quả điều tra thì các doanh nghiệp sử dụng dịch vụ chữ ký số nhiều nhất của công

ty An ninh mạng BKAV với 137 doanh nghiệp tương ứng với tỷ lệ 13,7%. Có 134

doanh nghiệp ứng với tỷ lệ 13,4% dùng dịch vụ của Tập đoàn viễn thông quân đội

Viettel. Có 98 doanh nghiệp ứng với tỷ lệ 9,8% dùng dịch vụ của Công ty TS 24. Có

85 doanh nghiệp ứng với tỷ lệ 8,5% dùng dịch vụ chữ ký số của công ty điện toán và

truyền số liệu VDC. Đó là 4 công ty được doanh nghiệp sử dụng dịch vụ chữ ký số

phổ biến hơn cả. Ngoài ra 1 số doanh nghiệp sử dụng dịch vụ này của các nhà cung

cấp khác nhưng với số lượng ít hơn. Chẳng hạn, có 32 doanh nghiệp ứng với tỷ lệ

3,2% sử dụng dịch vụ của công ty TNHH Hệ thống thông tin FPT, chỉ có 19 doanh

nghiệp ứng với tỷ lệ 1,9% sử dụng của nhà cung cấp là công ty cổ phần công nghệ

Page 40: báo cáo kết quả điều tra thực trạng triển khai các dịch vụ thuế điện tử

BÁO CÁO KẾT QUẢ ĐIỀU TRA THỰC TRẠNG TRIỂN KHAI CÁC DỊCH VỤ THUẾ ĐIỆN TỬ 2014

40

thẻ Nacencomm. Có 18 doanh nghiệp ứng với tỷ lệ 1,8% do nhà cung cấp là Công ty

Công nghệ và truyền thông CK.

Kết quả này thể hiện rất rõ qua bảng 12b và biểu đồ 12c dưới đây.

STT Nhà cung cấp Số lượng

Tỷ lệ %

1 Công ty an ninh mạng BKAV 137 13,7

2 Tập đoàn viễn thông quân đội - Viettel 134 13,4

3 Công ty TS 24 98 9,8

4 Công ty điện toán và truyền số liệu VDC 85 8,5

5 Công ty cổ phần chữ ký số VINA (VINA CA) 44 4,4

6 Công ty TNHH hệ thống thông tin FPT 32 3,2

7 Công ty CP công nghệ thẻ Nacencomm 19 1,9

8 Công ty công nghệ và truyền thông CK 18 1,8

Bảng 12b: Số lượng và tỷ lệ DN sử dụng dịch vụ chữ ký số của các nhà cung cấp

Biểu đồ 12c: Số lượng DN sử dụng dịch vụ chữ ký số của các nhà cung cấp

Có thể nói hiện tại có rất nhiều nhà cung cấp dịch vụ chữ ký số để doanh nghiệp

có thể lựa chọn nhằm phục vụ công tác kê khai thuế qua mạng. Các doanh nghiệp

lựa chọn nhà cung cấp khác nhau có thể vì 1 số lý do mà họ cảm thấy phù hợp với

Page 41: báo cáo kết quả điều tra thực trạng triển khai các dịch vụ thuế điện tử

BÁO CÁO KẾT QUẢ ĐIỀU TRA THỰC TRẠNG TRIỂN KHAI CÁC DỊCH VỤ THUẾ ĐIỆN TỬ 2014

41

điều kiện của doanh nghiệp mình hơn. Tuy nhiên, xét một cách tổng thể về chất

lượng dịch vụ chữ ký số hiện nay các doanh nghiệp đã sử dụng đều cho rằng phần

lớn chất lượng đáp ứng được yêu cầu của họ. Kết quả điều tra cho thấy rất rõ điều

này.

Có 378 doanh nghiệp ứng với tỷ lệ 37,8% cho rằng chất lượng tốt và 264 doanh

nghiệp ứng với tỷ lệ 26,4% cho rằng chất lượng bình thường và chỉ có 15 doanh

nghiệp cho rằng chất lượng không tốt . Kết quả này thể hiện qua biểu đồ 12d.

Biểu đồ 12d: Số lượng doanh nghiệp hài lòng với chất lượng của dịch vụ chữ ký số

2. Dịch vụ Giá trị gia tăng về thuế (TVAN)

Dịch vụ giá trị gia tăng về thuế (TVAN) được xem là một trong những dịch vụ chủ

yếu liên quan đến thuế điện tử. Hiện nay, các doanh nghiệp được điều tra nói riêng

và các doanh nghiệp nói chung tại Việt Nam đang sử dụng dịch vụ TVAN của nhiều

nhà cung cấp khác nhau. Tuy nhiên, theo kết quả điều tra thì chưa có nhà cung cấp

nào thực sự chiếm lĩnh được thị phần lớn trong lĩnh vực này.

Số lượng các doanh nghiệp sử dụng dịch vụ TVAN của từng nhà cung cấp đều

rất hạn chế. Có 13 doanh nghiệp sử dụng dịch vụ TVAN của Công ty cổ phần TS 24,

có 10 doanh nghiệp sử dụng dịch vụ của công ty cổ phần Misa, có 8 doanh nghiệp sử

dụng dịch vụ của Công ty điện toán và truyền số liệu VDC, có 7 doanh nghiệp sử

dụng dịch vụ TVAN của Công ty an ninh mạng BKAV, có 7 doanh nghiệp sử dụng

dịch vụ của Viettel và cũng có 7 doanh nghiệp sử dụng dịch vụ Công ty TNHH phát

triển công nghệ Thái Sơn, có 4 doanh nghiệp sử dụng dịch vụ của Công ty cổ phần

Page 42: báo cáo kết quả điều tra thực trạng triển khai các dịch vụ thuế điện tử

BÁO CÁO KẾT QUẢ ĐIỀU TRA THỰC TRẠNG TRIỂN KHAI CÁC DỊCH VỤ THUẾ ĐIỆN TỬ 2014

42

Công nghệ thông tin Đông Nam Á (SEATECH) và chỉ có 3 doanh nghiệp sử dụng

dịch vụ của Công ty TNHH Hệ thống Thông tin FPT.

Bảng 13 thể hiện chi tiết kết quả điều tra này.

STT Nhà cung cấp dịch vụ TVAN Số lượng Tỷ lệ %

1 Công ty CP TS 24 13 1,3

2 Công ty CP Misa 10 1

3 Công ty điện toán và truyền số liệu VDC 8 0,8

4 Công ty an ninh mạng BKAV 7 0,7

5 Tập đoàn viễn thông quân đội - Viettel 7 0,7

6 Công ty TNHH phát triển công nghệ Thái Sơn 7 0,7

7 Công ty CP CNTT Đông Nam Á (SEATECH) 4 0,4

8 Công ty TNHH Hệ thống thông tin FPT 3 0,3

Bảng 13: Số lượng DN và tỷ lệ DN dùng dịch vụ TVAN của các nhà cung cấp

Về tổng thể chất lượng của dịch vụ TVAN thì theo kết quả điều tra có 49 doanh

nghiệp ứng với tỷ lệ 4,9% cho rằng chất lượng bình thường, có 31 doanh nghiệp ứng

với tỷ lệ 3,1% cho rằng chất lượng tốt. Số còn lại không có câu trả lời cụ thể về vấn

đề này.

Về giá cả của dịch vụ TVAN thì các doanh nghiệp cảm thấy ở mức bình thường

với số lượng 59 doanh nghiệp ứng với tỷ lệ 5,9%. Có 16 doanh nghiệp tương đương

với tỷ lệ 1,6% cho rằng giá cao. Số doanh nghiệp còn lại không có ý kiến cụ thể về

vấn đề giá cả dịch vụ này.

3. Dịch vụ nộp thuế qua ngân hàng

Hiện nay dịch vụ nộp thuế qua ngân hàng đã trở nên rất quen thuộc với các

doanh nghiệp. Kết quả điều tra cho thấy có khoảng 2/3 số doanh nghiệp được điều

tra trả lời rằng họ đã sử dụng dịch vụ nộp thuế qua ngân hàng. Số lượng doanh

nghiệp này lên tới 647 doanh nghiệp ứng với tỷ lệ 64,7% đã nộp thuế qua ngân hàng

và chỉ có 329 doanh nghiệp ứng với tỷ lệ 32,9% doanh nghiệp chưa sử dụng dịch vụ

này. Biểu đồ 14a thể hiện rõ hơn kết quả điều tra này.

Page 43: báo cáo kết quả điều tra thực trạng triển khai các dịch vụ thuế điện tử

BÁO CÁO KẾT QUẢ ĐIỀU TRA THỰC TRẠNG TRIỂN KHAI CÁC DỊCH VỤ THUẾ ĐIỆN TỬ 2014

43

Biểu đồ 14a: Số lượng doanh nghiệp đã sử dụng dịch vụ nộp thuế qua ngân hàng

Các doanh nghiệp được điều tra khi được hỏi về lý do mà các doanh nghiệp e

ngại khi thực hiện nộp thuế qua ngân hàng thì có 216 doanh nghiệp ứng với tỷ lệ

21,6% cho rằng quá trình thực hiện chuyển khoản chậm, không đúng ngày nộp thuế.

Có 160 doanh nghiệp ứng với tỷ lệ 16% e ngại vì mất thời gian kê khai và thông tin ra

ngân hàng ; có 117 doanh nghiệp và chiếm tỷ lệ 11,7% cho rằng đó là sai sót trong

quá trình thực hiện chuyển khoản.. Lý do lộ các thông tin về thuế, tài chính của công

ty chỉ có 97 doanh nghiệp ứng với tỷ lệ 9,7% lo ngại. Ngoài ra còn 1 số lý do khác

nhưng chiếm số lượng nhỏ, không đáng kể. Bảng 14b và biểu đồ 14c thể hiện kết

quả này.

STT Lý do DN e ngại khi thực hiện nộp thuế qua ngân hàng Số lượng Tỷ lệ %

1 Quá trình thực hiện CK chậm, ko đúng ngày nộp thuế 216 21,6

2 Mất thời gian kê khai và thông tin ra ngân hàng 160 16

3 Sai sót trong quá trình thực hiện chuyển khoản 117 11,7

4 Lộ các thông tin về thuế, tài chính của công ty 97 9,7

5 Khác 12 1,2

Bảng 14b: Số lượng và tỷ lệ DN e ngại với các lý do khi thực hiện nộp thuế qua mạng

Page 44: báo cáo kết quả điều tra thực trạng triển khai các dịch vụ thuế điện tử

BÁO CÁO KẾT QUẢ ĐIỀU TRA THỰC TRẠNG TRIỂN KHAI CÁC DỊCH VỤ THUẾ ĐIỆN TỬ 2014

44

Bảng 14c: Số lượng DN e ngại với các lý do khi thực hiện nộp thuế qua mạng

4. Hóa đơn tự in và các dịch vụ khác

Bên cạnh các dịch vụ chính được nêu trên còn có phần mềm hóa đơn tự in cũng

là dịch vụ liên quan đến thuế điện tử. Tuy nhiên hiện nay phần mềm này vẫn chưa

được ứng dụng rộng rãi. Theo kết quả điều tra này có tuyệt đại đa số trả lời họ chưa

biết đến phần mềm này. Cụ thể là có 947 doanh nghiệp ứng với tỷ lệ 94,7% chưa biết

đến phần mềm hóa đơn tự in và chỉ có 35 doanh nghiệp đã sử dụng phần mềm này

tương đương với tỷ lệ rất nhỏ là 3,5%.

0

100

200

300

400

500

600

700

800

900

1000

Chưa sử dụng Đã sử dụng Không trả lời

947

35 18

Bảng 15a: Số lượng DN chưa sử dụng phần mềm hóa đơn tự in

Page 45: báo cáo kết quả điều tra thực trạng triển khai các dịch vụ thuế điện tử

BÁO CÁO KẾT QUẢ ĐIỀU TRA THỰC TRẠNG TRIỂN KHAI CÁC DỊCH VỤ THUẾ ĐIỆN TỬ 2014

45

Dịch vụ hóa đơn điện tử cũng chưa phát triển trong giai đoạn hiện nay. Theo kết

quả điều tra có tới 961 doanh nghiệp ứng với tỷ lệ 96,1% cho rằng họ chưa sử dụng

dịch vụ này. Chỉ có 6 doanh nghiệp ứng với tỷ lệ 0,6% đã sử dụng hóa đơn điện tử.

Về vấn đề nhu cầu truy vấn các dịch vụ thuế qua tin nhắn phần lớn doanh nghiệp trả

lời họ không có nhu cầu tương đương với số lượng 196 doanh nghiệp chiếm tỷ lệ

19,6%, chỉ có 93 doanh nghiệp trả lời có ứng với tỷ lệ 9,3%.

0

100

200

300

400

500

600

700

800

900

1000

Chưa sử dụng Đã sử dụng Không trả lời

961

6 33

Bảng 15b: Số lượng DN chưa sử dụng hóa đơn điện tử

Page 46: báo cáo kết quả điều tra thực trạng triển khai các dịch vụ thuế điện tử

BÁO CÁO KẾT QUẢ ĐIỀU TRA THỰC TRẠNG TRIỂN KHAI CÁC DỊCH VỤ THUẾ ĐIỆN TỬ 2014

46

PHẦN VI

Đề xuất, hỗ trợ của doanh nghiệp về KKT qua mạng

1. Nhu cầu của doanh nghiệp cần hỗ trợ để triển khai thuế qua mạng

Trong tiến trình triển khai các dịch vụ thuế điện tử bên cạnh những nỗ lực của

doanh nghiệp thì cũng cần thiết phải có sự hỗ trợ nhất định từ phía ngành thuế, các

nhà cung cấp dịch vụ. Theo kết quả điều tra có 478 doanh nghiệp ứng với tỷ lệ 47,8%

mong muốn được hỗ trợ dịch vụ tư vấn về kê khai thuế qua mạng, có 372 doanh

nghiệp tương ứng với tỷ lệ 37,2% muốn được hỗ trợ về các phần mềm quản lý. Có

307 doanh nghiệp tương ứng với tỷ lệ 30,7% muốn được hỗ trợ về các phần mềm cơ

bản, có 298 doanh nghiệp ứng với tỷ lệ 29,8% muốn được hỗ trợ về hệ thống mạng

kết nối Internet.

Bên cạnh đó cũng có 217 doanh nghiệp ứng với tỷ lệ 21,7% có nhu cầu được hỗ

trợ về các thiết bị cơ bản như máy tính.

STT Nhu cầu DN cần hỗ trợ Số lượng Tỷ lệ %

1 Dịch vụ tư vấn về kê khai thuế qua mạng 478 47,8

2 Các phần mềm quản lý 372 37,2

3 Các phần mềm cơ bản 307 30,7

4 Hệ thống mạng kết nối Internet 298 29,8

5 Các thiết bị cơ bản 217 21,7

6 Nhu cầu khác 10 1,0

Bảng 16a: Số lượng và tỷ lệ DN có nhu cầu được hỗ trợ để kê khai thuế qua mạng

Page 47: báo cáo kết quả điều tra thực trạng triển khai các dịch vụ thuế điện tử

BÁO CÁO KẾT QUẢ ĐIỀU TRA THỰC TRẠNG TRIỂN KHAI CÁC DỊCH VỤ THUẾ ĐIỆN TỬ 2014

47

Biểu đồ 16b: Số lượng DN có nhu cầu được hỗ trợ để KKT qua mạng

2. Đề xuất, kiến nghị của DN để việc KKT qua mạng được thuận lợi hơn

Hầu hết các doanh nghiệp đều nhận thấy rõ lợi ích to lớn của việc kê khai thuế

mang lại. Tuy nhiên để việc kê khai thuế qua mạng được tiến hành sâu rộng hơn

trong cộng đồng doanh nghiệp thì về phía các doanh nghiệp được điều tra cũng có

những đề xuất, kiến nghị nhất định đối với Nhà nước, Tổng cục thuế và các nhà cung

cấp dịch vụ và cụ thể như sau:

Đối với Nhà nước

Các doanh nghiệp đều mong muốn Nhà nước sớm phủ sóng đường truyền

Internet toàn diện để tất cả các doanh nghiệp ở mọi miền của đất nước đều có thể

tham gia kê khai thuế qua mạng nhằm tiết kiệm thời gian, chi phí và công sức cho

doanh nghiệp, đặc biệt những doanh nghiệp thuộc vùng sâu, vùng xa.

Bên cạnh đó doanh nghiệp cũng mong muốn Nhà nước có chính sách hỗ trợ

doanh nghiệp sử dụng chữ ký số miến phí để việc triển khai kê khai thuế qua mạng

được phổ biến hơn.

Đối với Tổng cục thuế

Có thể nói ngành thuế đã cung cấp cho các doanh nghiệp các dịch vụ rất hữu ích

để doanh nghiệp thực sự cảm thấy thuận tiện, nhanh chóng và đáp ứng yêu cầu của

doanh nghiệp đối với việc kê khai thuế qua mạng. Tuy nhiên, bên cạnh những dịch vụ

ngành thuế đã làm được doanh nghiệp vẫn cần ngành thuế cần có sự giúp đỡ tích

Page 48: báo cáo kết quả điều tra thực trạng triển khai các dịch vụ thuế điện tử

BÁO CÁO KẾT QUẢ ĐIỀU TRA THỰC TRẠNG TRIỂN KHAI CÁC DỊCH VỤ THUẾ ĐIỆN TỬ 2014

48

cực hơn nữa để doanh nghiệp tham gia ngày càng nhiều hơn.

Phần lớn các doanh nghiệp đều phàn nàn về chất lượng đường truyền khi truy

cập vào trang thông tin điện tử ngành thuế. Liên quan đến vấn đề này các doanh

nghiệp rất cần ngành thuế nâng cấp hệ thống đường truyền để doanh nghiệp truy

cập được nhanh chóng hơn và quá trình tải thông tin, gửi tờ khai cũng được thuận

tiện hơn tránh trường hợp như hiện nay các ngày cuối tháng việc nộp hồ sơ qua

mạng thường bị nghẽn mạng gây mất thời gian cho doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, việc tăng cường hơn nữa sự trao đổi thông tin giữa doanh nghiệp

và cơ quan thuế về vấn đề hướng dẫn doanh nghiệp kê khai thuế qua mạng cũng

được rất nhiều doanh nghiệp quan tâm. Các doanh nghiệp mong muốn hoặc có nhân

viên phụ trách để trả lời điện thoại cho doanh nghiệp khi họ gặp khó khăn trong quá

trình kê khai và nộp tờ khai hoặc trên trang điện tử của ngành thuế luôn có sẵn các

tình huống cụ thể để nếu các doanh nghiệp gặp những vướng mắc trong quá trình kê

khai và nộp tờ khai thuế qua mạng thì họ có thể tham khảo để thực hiện.

Một số doanh nghiệp mong muốn áp dụng chung phần mềm kê khai thuế qua

mạng tại công ty mẹ cho các chi nhánh trực thuộc.

Về thông tin trên trang điện tử một số doanh nghiệp nhận thấy có một số mẫu tờ

khai còn thiếu khiến doanh nghiệp phải nộp bản viết tay bổ sung. Vì vậy, họ mong có

đầy đủ các mẫu tờ khai để triển khai đồng bộ qua mạng.

Một số doanh nghiệp do máy tính cài chương trình IE9 nên không thể gửi được

hồ sơ qua mạng và chỉ khi cài lại máy tính và dùng IE8 mới đăng nhập được và gửi

được hồ sơ. Đây cũng là một điều bất lợi cần được cơ quan thuế bổ sung, nâng cấp

chương trình để có thể đăng nhập được ở mọi loại hình kết nối Internet như: IE9,

FireFox….

Đối với các nhà cung cấp dịch vụ

Các doanh nghiệp có mong muốn, đề xuất các nhà cung cấp dịch vụ chữ ký số hỗ

trợ họ tốt hơn nữa trong việc sử dụng chữ ký số để kê khai thuế qua mạng.