48
TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỆN LỰC KHOA ĐIỆN TỬ - VIỄN THÔNG THC HNH XƯNG TÌM HIỂU VỀ TEMS GVHD : TH.S TRẦN VŨ KIÊN NHÓM 2 CA 2 – Đ4ĐTVT LÊ THỊ HOA (NHÓM TRƯỞNG) NGUYỄN NGỌC HIẾU TRẦN KIM HOÀN MAI DUY HOÀNG

báo cáo TEMS.docx

Embed Size (px)

DESCRIPTION

thực hành xưởng

Citation preview

TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỆN LỰC

KHOA ĐIỆN TỬ - VIỄN THÔNG

THƯC HANH XƯƠNG

TÌM HIỂU VỀ TEMS

GVHD : TH.S TRẦN VŨ KIÊN

NHÓM 2 CA 2 – Đ4ĐTVT

LÊ THỊ HOA (NHÓM TRƯỞNG)

NGUYỄN NGỌC HIẾU

TRẦN KIM HOÀN

MAI DUY HOÀNG

NGUYỄN VIẾT VINH

02, Tháng 6 năm 2013

Page 2

MỤC LỤC

GIỚI THIỆU CHUNG...........................................................................................................1

CHƯƠNG I: TEMS INVESTIGATION..............................................................................4

1.1 Tổng quan về Tems Investigation................................................................................4

1.2 Một số thao tác cơ bản trên Tems Investigation........................................................4

1.3 Các bước chuẩn bị và tiến hành đo kiểm....................................................................5

1.4 Các thao tác đo kiểm cơ bản trên Tems Investigation...............................................6

1.4.1 Thông tin về CELL...................................................................................................6

1.4.2 Điều khiển mạng......................................................................................................8

1.4.3 Phát hiện lỗi và tối ưu vùng phủ...........................................................................10

a, Phát hiện nhiễu..........................................................................................................10

b, Phát hiện sai FI-ĐƠ..................................................................................................12

1.4.4 Phát hiện khai thiếu NEGBOURING CELL hoặc không phug hợp..................13

1.4.5 Tối ưu vùng phủ thấp............................................................................................13

1.4.6 Tạo REPORT từ LOGFILES................................................................................14

a, Tab THRESHOLD VALUES (giá trị ngưỡng)..........................................................15

b, Tab EVENT(sự kiện)................................................................................................16

c, Tạo REPORT............................................................................................................16

CHƯƠNG II: MÁY ĐO TEMS POCKET.......................................................................17

2.1 Máy đo k800i...............................................................................................................17

2.2 Phần mềm TEMS POCKET 5.3................................................................................18

2.3 Một số thao tác đo kiểm cơ bản trên TEMS POCKET...........................................19

2.3.1 OPERATIONAL MODE.......................................................................................19

2.3.2 DATA VIEW...........................................................................................................19

2.3.3 POCKET MENU....................................................................................................33

KẾT LUẬN...........................................................................................................................35

Page 3

GIỚI THIỆU CHUNG

Hiện nay TEMS có khá nhiều dòng sản phẩn nhưng chủ yếu sản phẩm phù hợp với

đa số khách hàng hiện tại được dựa trên TEMS Investigation và TEMS Pocket

TEMS Investigation: là phần mềm đo drive test, hỗ trợ các loại công nghệ khác nhau

được cài đặt trên máy tính: GSM / GPRS / EDGE / WCDMA / HSDPA / HAUPA /

CDMA2000 / EV – DO / LTE / WIMAX,….

- TEMS Investigation có hai chức năng chính :

+ Thu thập số liệu đo thực tế từ nhiều thiết bị ngoại vi(External Equipment, có thể là

máy di động, UE hoặc card dữ liệu).

+ Phân tích, phát hiện lỗi(troubleshooting) trong quá trình đo hoặc sau khi đo. Do

TEMS ban đầu được Ericsson phát triển(hiện tại TEMS là một bộ phận của AScom – Thụy

Sỹ) nên phần mềm này có khá nhiều template hữu dụng khi sử dụng trong mạng

GSM/WCDMA. Đây cũng là một trong những nguyên nhân TEMS trở nên rất thân thiện

với hầu hết kỹ sư, cán bộ kỹ thuật làm về thông tin di động.

TEMS Pocket: Phần mềm rút gọn được cài đặt trong máy di động cầm tay, rất tiện lợi

để sử dụng trong điều kiện bị hạn chế về không gian đi lại. TEMS Pocket có thể ghi được

log – file có hầu hết các chỉ tiêu quan trọng của TEMS Investigation. Tuy nhiên, do hạn chế

của thiết bị, TEMS pocket gần như không hỗ trợ về troubleshooting. Log – file của TEMS

Pocket có thể ghi vào bộ nhớ của máy hoặc thẻ nhớ. TEMS Pocket là một công cụ chuẩn

đoán mang tính di động tiên tiến được xây dựng trong một Sony Ericsson hay điện thoại

Nokia. TEMS Pocket phù hợp cho kiểm tra, bảo trì và xử lý sự cố của mạng di dộng trong

ngày và còn tiện dụng cho nhiều nhiệm vụ quy hoạch di động .

Page 4

CHƯƠNG I: TEMS INVESTIGATION

1.1 Tổng quan về Tems Investigation

TEMS Investigaation là công cụ test cho phép chúng ta chuẩn đoán, đo kiểm lỗi, vùng phủ thời gian thực. Cho phép chúng ta giám sát kênh thoại cũng như truyền data qua các kết nối GPRS, EDGE, chuyển mạch kênh (CSD) hoặc chuyển mạch kênh tốc độ cao (HSCSD). Các phiên truyền data, voice có thể được kiểm soát trong phạm vi của TEMS.

- Dữ liệu mà TEMS thu được sẽ được trình bày ngay thời điểm thực hiện đo. Điều đó đã làm cho TEMS phát huy những ưu việt trong việc Driving test để khắc phục lỗi, thực hiện điều chỉnh, tối ưu vùng phủ nâng cao chất lượng mạng.

- Ngoài ra dữ liệu mà TEMS thu được có thể lưu thành Logfiles phục vụ mục đích xử lý, điều chỉnh, so sánh trước và sau khi có sự tác động, thống kê, báo cáo (Report).

TEMS Investigation có hai Mode hoạt động là Idle Mode và Dedicated Mode, trong đó:

- Idle Mode được sử để đo vùng phủ của trạm, trên cơ sở đó chúng ta có thể tối ưu vùng phủ tốt hơn.

- Dedicated Mode được sử dụng để đo chi tiết về chất lượng cuộc gọi như RxLev, C/I, Handover,…

1.2 Một số thao tác cơ bản trên Tems Investigation

- Giao diện TEMS Investigation:

Page 5

Hình 1. 2 Giao diện phần mềm TEMS Investigation

- Các thao tác cơ bản:

Lưu Logfiles

Kết nối TEMS mobile với PC qua cổng COM (hay USB).

Kết nối tất cả thiết bị (GPS, Mobile).

Ngắt kết nối tất cả thiết bị.

Ngừng quá trình ghi Logfiles.

Dừng ghi/ tiếp tục ghi.

Mở Logfiles/ đóng Logfiles.

Chạy logfiles.

Chạy từng bước.

Chạy logfiles với tốc độ cao.

Tạo Report để thống kê, báo cáo.

1.3 Các bước chuẩn bị và tiến hành đo kiểm

Chuẩn bị:- Một máy tính xách tay đã cài đặt phần mềm Tems_Investigation.

- Máy điện thoại di động ( hiện công ty đang dung máy Sony Ericsson K800i và SE C702)

- Một GPS.

- Xe ôtô .

- Một bộ chuyển đổi điện từ DC sang AC dùng cho máy tính xách tay ( loại dùng trên xe ôtô).

Tiến hành Đo Kiểm. Chạy ứng dụng Tems Investigation. Kết nối thiết bị: điện thoại, GPS. Load CellFile. Tạo lệnh gọi. Mở bản đồ địa lý trong Map, xác định trước tuyến đường cần kiểm tra.

Nhấp trên thanh Toolbar-> chọn nơi lưu Logfile, để bắt đầu việc ghi logfile.

Vào Command Sequence nhấp khởi động lệnh gọi.

Page 6

Bắt đầu di chuyển xe để đo kiểm. Kết thúc đo kiểm.

o Nhấp trong Command Sequence để ngưng lệnh gọi.

o Nhấp trên thanh ToolBar để ngưng việc ghi Logfile

Một số lỗi thường gặp khi đo kiểm.1. Chéo Feeder.

Chéo một cặp Feeder. Chéo một sợi thu hoặc phát.

2. Thiếu Neighbor.3. Chéo truyền dẫn.

Thông tin sai lệch trên Cellfile và thông số đo được

1.4 Các thao tác đo kiểm cơ bản trên Tems Investigation

1.4.1 Thông tin về CELL

Để có thể kiểm soát lỗi và tối ưu vùng phủ cho các trạm cần cung cấp cho TEMS Investigation các dữ liệu bao gồm Cellfile, Site Name, bản đồ số vùng cần đo kiểm.

a. Cellfile Load

Để Load Cellfile cho TEMS chúng ta thao tác như sau:

Từ giao diện Control của TEMS kích đúp trái chuột vào của số Cellfile load

Page 7

Hình 1.4.1.a Load Cellfile

Tiếp theo chọn đường dẫn đến vị trí chứa Cellfiles/OK.

Lưu ý: Cellfile có thể được tạo ra từ các công cụ như MCOM, Exert, TEMS, …Với dữ liệu đầu vào lấy từ CDD của BSC bao gồm các trường như Lat, Lon, Ant. Direction, Ant. Beam width.

b. Chèn Layer Control

Để có thông tin về tên và vị trí của trạm trên bản đồ cần phải cung cấp cho TEMS tên của các trạm đó. Đây chính là việc tạo Site Name và chèn Site Name vào TEMS.

Hình 1.4.1.b1 Giao diện chính của TEMS

- Thao tác chèn Site Name như sau:

Từ Tab GSM như hình 2.2, kích trái chuột vào biểu tượng , thực hiện Add Site Name

Page 8

Hình 1.4.1.b2 Chèn Site Name

Lưu ý: Site Name file có thể được tạo ra từ công cụ như Piano (site name file còn được gọi là file Tab). Dữ liệu đầu vào để tạo Sitename file được lấy từ một file text chứa các trường như Cell, Site, Lon, Lat, Dir.

c. Mở bản đồ

Từ Tab GSM, kích chuột vào biểu tượng , sau đó chọn đến vị trí chứa file bản đồ (Mapfiles).

Page 9

Hình 1.4.1.c Chèn bản đồ khu vực Drive test

1.4.2 Điều khiển mạng

a. Chuỗi lệnh

Chuỗi lệnh được sử dụng để TEMS tự động test dịch vụ thoại cũng như dịch vụ data. Nó cho phép chúng ta ghi lại tất cả các lệnh mà sau này sử dụng lại trong suốt quá trình đo Driving test.

- Đối với dịch vụ voice, chúng ta có thể kiểm soát việc lựa chọn lại cell và cách cư xử với Handover cũng như việc đo các tỉ số C/A và C/I.

- Đối với dịch vụ data, chúng ta có thể test được các ứng dụng như HTTP, FTP, Email, Ping, SMS, WAP và MMS. Một điều thật thú vị là chúng ta cũng có thể dùng nhiều phiên, nhiều mobile đồng thời để so sánh giữa chúng.

b. Xây dựng chuỗi lệnh

Chuỗi lệnh được xây dựng và chạy trên của sổ chuỗi lệnh (Command Sequence)

trong mục Control của Navigator.

Page 10

Hình 1.4.2b1 Mở cửa số Command Sequence

Các bước xây dựng Command Sequence như sau:

Thêm lệnh (Add ) kích chuột vào biểu tượng trên và cho phép chúng ta lựa chọn, bao gồm loại ứng dụng (Dịch vụ data, MS), điều khiển thiết bị, Reselection/handover, voice,…

Ví dụ: Xây dựng Command Sequence

Hình 1.4.2b2 Ví dụ về Command Sequence đã được thiết lập

Page 11

1.4.3 Phát hiện lỗi và tối ưu vùng phủ

Trong quá trình Driving test một số công cụ thường dùng để giám sát và phát hiện lỗi như Map, Serving + Neighbour cell, C/I [MS1], Radio Parameters, Line Chart, Cell Definition, Command Sequence, Interference Line Chart, …

Khi Driving test nhóm Drivetest sẽ qua sát chủ yếu giao diện này để phát hiện lỗi trong quá trình đo.

Hình 1.4.3 Giao diện kiểm soát lỗi thông thường của TEMS

a, Phát hiện nhiễu

Phần mềm TEMS có thể cho ta nhận biết sự tác động của nhiễu. Để nhận biết nhiễu qua TEMS chúng ta có thể quan sát của sổ C/I [MS1]. Khi có C/I Drop, điều này đồng nghĩa với việc chỉ ra sự có mặt của nhiễu trong sóng mang. Hình vẽ bên dưới mô tả vị trí bị nhiễu thông qua cửa sổ Line chart hoặc Radio parameters.

Hình 1.4.3.a Phát hiện nhiễu qua Line chart

Page 12

Nhiễu là một trong những nguyên nhân chính làm giảm chất lượng của mạng GSM, điều đó dẫn đến chất lượng voice tồi, rớt cuộc gọi sẽ tăng, Handover không thành công, thiết lập cuộc gọi không thành công, ..

Trên cửa sổ Line Chart chúng ta có thể nhận thấy chất lượng thoại (SQI) giảm đáng kể ở đường dốc xuống (ở vị trí Poor SQI và RxQual) và tỉ số C/I tồi nhất trên hai kênh TCH (C/I worst). Ngoài ra chúng ta có thể xem tỉ số C/I rõ hơn ở của sổ C/I.

Khi dự đoán có nhiễu ở vùng biên của trạm hoặc trong vùng phủ của cell cần giảm tốc độ Drive, bởi vì ở tốc độ cao khó có thể phát hiện được nhiễu, đặc biệt vùng nhiễu ngang qua rất nhanh.

Một số phương pháp có thể cải thiện tình trạng bị nhiễu trong mạng:

- Thay đổi tần số trên cell phục vụ hoặc/ và cell gây nên nhiễu.

- Downtilt nguồn nhiễu trong trường hợp bị chồng lấn quá nhiều giữa các

cell.

- Tăng công suất của cell phục vụ và hoặc giảm công suất phát của cell gây

nên nguồn nhiễu.

- Tiến hành điều khiển công suất, hoặc sử dụng phương pháp nhảy tần để

cân bằng nhiễu.

Trong trường hợp Driving test phát hiện ra nhiễu, việc đầu tiên là xem xét việc quy

hoạch tần số cho vùng đó và tìm ra nguồn nhiễu có nhiều khả năng nhất thông qua phần

mềm MCOM. Đối với trường hợp nhiễu rất lớn và nghiêm trọng có thể sử dụng phương

pháp nhảy tần để để giảm nhiễu. Khi các giải pháp trên ít hiệu quả chúng ta có thể sử dụng

phương pháp tăng công suất phát để tăng tỉ số C/I, hoặc giảm công suất của trạm gây nhiễu.

Ngoài ra chúng ta có thể Downtilt của anten để giảm sự chồng lấn giữa các cell.

b, Phát hiện sai FI-ĐƠ

Lắp sai Fi-đơ là một trong những nguyên nhân gây nên rớt Bad Quality, Suddenly

Drop làm giảm chất lượng mạng. Bởi vì khi lắp sai Fi-đơ sẽ ảnh hưởng về phân bố tần số

gây nên nhiễu cho vùng đó và quan hệ Neighbouring cell bị sai lệch cũng dẫn đến rớt.

Trong quá trình Driving test việc phát hiện sai Fi-đơ là một trong những vấn đề rất

đơn giản. Song trong một số trường hợp chúng ta sẽ mắc phải sai lầm khi chưa đo chính xác

toạ độ và hướng của anten (Lon, lat, Dir).

Page 13

Hình 1.4.3.b1 Cập nhật lại toạ độ và hướng của anten trên TEMS

Để xác định sai Fi-đơ, bước đầu tiên chúng ta phải làm là đo lại (Lon, lat, Dir Anten), xem hình 3.3. Nếu phát hiện sai phải cập nhật vào Cellfiles và tiến hành Driving test xung quanh trạm (Cách trạm từ 600 – 1000m, tuỳ thuộc tilt của anten). Trong một số trường hợp có thể chỉ hai hai Sector, nhưng có những trạm sai Fi-đơ vòng.

Hình 1.4.3.b2 Phát hiện lỗi sai Fi-đơ.

1.4.4 Phát hiện khai thiếu NEGBOURING CELL hoặc không phug hợp

Chúng ta biết rằng việc khai báo Neighbouring cell thiếu hoặc không hợp lý sẽ ảnh

hưởng rất nhiều đến chất lượng mạng. Bởi vì khi MS di chuyển xa Serving cell và RxLev sẽ

giảm dần và đến ngưỡng nó cần phải Handover sang trạm có khả năng phục vụ tốt hơn,

nhưng do khai thiếu Neighbouring cell, vì thế MS không thể Handover sang trạm khác được

và điều này sẽ gây nên Call Drop.

Page 14

Ngoài việc phân tích KPI để xác định việc khi thiếu Neighbouring cell như Outgoing

HO Success Rate, Incoming,…thì Driving test rất hiệu quả trong việc phát hiện lỗi do khai

báo thiếu Neighbouring cell.

Hình 1.4.4 Khai báo thiếu Neighbouring cell

Kiểm tra missing neghbour bằng cách xem trực tiếp của sổ Map trong quá trình Driving test

Khi Driving test phát hiện có lỗi khai báo thiếu Neighbouring cell, cần phải kiểm tra lại CDD của BSC đó bằng cách sử dụng MCOM và làm CR (change Request) yêu cầu bổ sung.

1.4.5 Tối ưu vùng phủ thấp

Việc tối ưu vùng phủ tưởng chừng đơn giản, nhưng thực tế lại không đơn giản chút

nào, đặc biệt với những vùng mật độ trạm quá thưa hoặc quá dày. Vấn đề cần quan tâm

trong việc tối ưu vùng phủ chính là điều chỉnh mức RxLev sao cho phù hợp, đặc biệt là

những vùng có mức RxLev thấp hoặc những vùng có nhiễu tác động.

Vấn đề chính của việc tối ưu vùng phủ là phải đảm bảo RxLev tốt. Nguyên nhân dẫn

đến RxLev thấp là do ảnh hưởng từ bên ngoài. Khi đó tín hiệu thấp sẽ kéo theo C/ I bị giảm

và C/I giảm gây nên chât lượng thoại giảm. Đầu tiên là BER tăng lên dẫn đến chất lượng

thoại bị giảm và tiếp theo đó là FER tăng khi các mẫu tín hiệu bị mất tất cả và điều này chắc

chắn sẽ dẫn đến rớt cuộc gọi.

Nếu nguồn gây nhiễu được đánh giá trước khi quan tâm đến RxLev, người tối ưu có

thể bị cuốn hút vào vấn đề nhiễu gây nên chất lượng mạng thấp và tập trung vào việc điều

Page 15

chỉnh tần số, điều đó làm lãng phí thời gian bởi nguyên nhân thực sự của nhiễu là nhiễu

nhiệt hoặc nhiễu nền chúng không thể bị loại bỏ bởi việc thay đổi tần số.

Giải pháp để giải quyết vấn đề vùng phủ thấp là:

- Tăng công suât phát ra của BTS hoặc giảm suy hao BTS.

- Chỉnh lại hướng, tilt hoặc tăng độ cao anten

- Sử dụng một Repeater để mở rộng vùng phủ.

- Xây dựng thêm trạm mới.

Tuỳ vào thiết bị của nhà cung cấp, có thể tăng công suất đến tối đa thông qua yêu cầu

phần mềm hoặc thay TRX với công suất cao hơn. Lưu ý có thể vùng phủ thấp là do suy hao

ở Fi-đơ.

Một điều quan trọng cần lưu ý là vùng phủ uplink và downlink phải cân bằng, do đó

khi tăng công suất đường xuống cần thiết phải kết hợp với việc tăng vùng phủ đường lên

nhờ thêm vào TMA.

Nếu vấn đề vùng phủ gần với site hiện tại và nguyên nhân RxLev thấp bởi vật chắn,

khi đó có thể giải quyết vấn đề này nhờ tăng độ cao anten đủ để vượt qua vật chắn. Nếu vấn

đề vùng phủ gần với một cell hiện tại nhưng ở vị trí nằm giữa 2 sector, khi đó ta có thể

chỉnh lại hướng anten để cải thiện mức thu.

Quay lại những vấn đề cụ thể trong việc tác động trực tiếp như chỉnh tilt, hướng

anten, lắp đặt trạm mới, …

1.4.6 Tạo REPORT từ LOGFILES

Từ một hoặc nhiều logfiles chúng ta có thể tạo ra “Report” với định dạng HTML mà nó được tổng hợp từ thông tin của Logfiles với mục đích tạo ra bản tin thống kê về các thông số của mạng. Một số điểm cần chú ý khi tạo Report:

+ Không được mở logfile trong khi đang tạo Report, nếu có bất cứ logfile nào được mở thì phải đóng lại.

+ Nếu có bất cứ thiết bị nào đang kết nối phải ngắt kết nối chúng (Disconnect). Điều này thật sự cần thiết để quá trình Report làm việc một cách đúng đắn hơn.

Để chuẩn bị Report logfile, kích chuột vào Generate ReportReport toolbar , hộp thoại bên dưới xuất hiện.

Page 16

- Đầu tiên ta chọn một hoặc nhiều logfile mà bạn cần Report, Kích chuột vào Add Và chọn Browse của Logfiles muốn Report.

- Tiếp theo cần chỉ rõ thư mục lối ra mà Report sẽ được tạo ra.

- Sau đó kích chuột vào Properties để lựa chọn nội dung cần Report. Cửa sổ Log Report Properties xuất hiện.

a, Tab THRESHOLD VALUES (giá trị ngưỡng)

Sau khi cửa sổ này xuất hiện, chúng ta có thể so sánh giá trị từ bản tin Report với giá trị ngưỡng mà TEMS đưa ra. Các giá trị ngưỡng này có thể thay đổi tuỳ theo yêu cầu của từng mạng. Trong Tab Threshold Values, chúng ta có thể loại bỏ hay lựa chọn những thành phần thông tin cần thiết để tạo Report.

Page 17

Các giá trị ngưỡng được xác định trước trong hộp thoại trên và chúng ta cũng có thể định nghĩa hoặc thay đổi, xoá bỏ theo ý muốn.

b, Tab EVENT(sự kiện)

Trong bản tin Report này cho chúng ta thống kê theo các sự kiện theo yêu cầu (Call Attemp, Call Setup, Call Drop,…). Từ Tab này chúng ta lựa chọn loại sự kiện, như hình bên dưới.

c, Tạo REPORT

Sau khi thực hiện hoàn thành các bước trên, chúng ta kích chuột chọn Finish để kết

thúc quá trình tạo Report.

CHƯƠNG II: MÁY ĐO TEMS POCKET

2.1 Máy đo k800i

Page 18

Replay mode, event

counts: TEMS K800i

 Đo kiểm:

-  2G    Đo test ở chế độ voice, idle, và GPRS-  3G    Đo test RF Coverage, CS, Video Call, HO InteRat

Phần mềm cài trong máy điện thoại : Tems Pocket 5.3.x

Phần mềm cài đặt hỗ trợ cho máy tính:

- Tems Investigation 8.0.3

- Tems Investigation 9.1.4

2.2 Phần mềm TEMS POCKET 5.3

Chức năng đo:

- Voice

Page 19

• GSM quad-band

(850/900/1800/ 1900 MHz)

EDGE Class 10

• WCDMA

logfile

TEMS Discovery: PC

- Data

- Scanner option: GSM + WCDMA

Giao diện TEMS Pocket

2.3 Một số thao tác đo kiểm cơ bản trên TEMS POCKET

2.3.1 OPERATIONAL MODE

Page 20

Activity Menu:

- Truy cập bằng phím, tab TEMS Pocket

- Sử dụng để Active/Inactive TEMS Pocket, scanner (Operational mode)

- Các chức năng điều khiển đo khi drive test.

Data views:

- Màn hình hiển thị sau khi active TEMS Pocket.

- Quan sát các trị số đo của các tham số vô tuyến.

+ 1.x: Dữ liệu chung của bài đo GSM&WCDMA.

+ 2.x: WCDMA.

+ 3.x & 4.x: GSM/GPRS-EDGE.

Pocket Menu:

- Truy cập bằng phím, tab TEMS Pocket

Chọn Active TEMS pocket(Operational Mode)

Chọn Pocket menu

- Đầy đủ các tính năng phục vụ cho công việc

chuẩn bị đo và thực hiện đo.

Active/ Background/Inactive TEMS Pocket: Activity Menu -> Operational mode

2.3.2 DATA VIEW

Xem dữ liệu hoạt động

Tất cả các hành động xem dữ liệu đều được thực hiện bằng cách nhấn nút more và

chọn Data.Một danh sách các hành động có sẵn sẽ xuất hiện.

Ví dụ xem dữ liệu trong một danh sách các cell, bạn có thể khóa một trong các tế

bào.(Lock GSM cell).

Kết hợp tế bào WCDMA và tế bào GSM vào một chế độ xem

Page 21

Active: Tất cả các chức năng TEMS Pocket

đang hoạt động.

Background: những dữ liệu chưa được hiển

thị, nhưng tất cả chức năng TEMS Pocket khác

đang hoạt động.

Inactive: Không có chức năng TEMS Pocket

đang hoạt động.

Dòng 5-8 hiển thị tế bào GSM do đó chủ yếu sử dụng trong tế bào GSM. Nếu GSM

bên cạnh đo lường trong chế độ WCDMA, nó cũng được xuất hiện ở đây.Chú ý nếu bạn

khóa điện thoai WCDMA /GSM bên cạnh sẽ không bao giờ được đo.

- Dòng 5 : Tế bào dịch vụ GSM.

- Dòng 6-8

- G: Các loại kênh dịch vụ trong GSM

- B: BCCH; P: PBCCH, p : Hopping PBCCH.- S: SDCCH; s: Hopping SDCCH.- T :TCCH, t: Hopping TCCH.- D : PDTCH, d : Hoppong PDTCH.- ARFCN : ARFCN số kênh tần số vô tuyến tuyệt đối.

- BS : BSIC Mã nhận dạng trạm.

- RxLev: Cường độ tín hiệu nhận được.( số/hình ảnh)

Page 22

Dòng 1-4 hiển thị tế bào WCDMA do đó chủ yếu được sử dụng trong

tế bào WCDMA. Tuy nhiên khi WCDMA bên cạnh được xác định

trong chế độ GSM, nó cũng được xuất hiện ở đây. Chú ý nếu bạn

khóa điện thoai GSM ( mục 5.2.1) WCDMA bên cạnh sẽ không bao

giờ được đo.

W : Loại tế bào WCDMA.

S: Tế bào phuc vụ A: Thành viên thiết lập hoạt động. M: Theo dõi lân cận. D : Phát hiện lân cận.

UARFC: UARFCN, UMTS số kênh tần số vô tuyến tuyệt đối.

SC: Mã xáo trộn

RSCP: Công suất mã tín hiệu thu (dbm) số/ hình ảnh.

Ec/No : Ec/No (dB). Số/hình ảnh.

PL: pathoss (db), kết quả đo lường này chỉ nhận được khi có yêu cầu

bởi mạng.

Dòng 9-10 sử dụng cả 2 chế độ WCDMA và GSM.Hiển thị thông tin về mạng điện thoại

đang sử dụng.Các thông tin được hiển thị trong chế độ WCDMA và GSM là một phần khác

nhau, chi tiết ở dưới đây.

Thông tin được lặp đi lặp lại trong nhiều dữ liệu khác nhau.

- C : Crrent RAT ( G: GSM, W : WCDMA, -: không dịch vụ)

- (U)ARFC : WCDMA :Tế bào dịch vụ UARFCN, GSM : Tế bào dịch Vụ BCCH

ARFCN

- B: WCDMA: Mã trộn của cell đang phục vụ. GSM: serving cell BSIC.

- RSSI : Chỉ số cường độ tín hiệu nhận của cell (=RSCP trong WCDMA; =RxLev

trong GSM), số/ hình ảnh

- RAC : Mã định tuyến vùng.

- MCC: Mã di động quốc gia.

- MNC : Mã mạng di động.

- LAC : Mã Khu vực.

- CI: Nhận dạng Cell.

Hiển thị địa chỉ PDP và bối cảnh PDP cài đặt cho mỗi địa chỉ, bao gồm NSAPI và APN.

Page 23

Dòng 1-6 hiển thị dữ liệu hoạt động trên PDP context và các nội dung yêu

cầu của PDP context.

PDP Address: Ipv4 PDP address ( gôm 12 số)

NSAPI:…………….

D:Delay Class {0 ... 4}

R:Reliability Class {0 ... 5}

K:Peak Throughput {0 ... 9}

P:Precedence Class {0 ... 3}

MT:Mean Throughput {0 ... 18, 31}

(Đối với ý nghĩa các giá trị xem phụ lục A.8.)

APN: Access Point Name

Dòng 7-8 giống như hai dòng dưới cùng trong W/G xem phần 3

Hiển thị identities đặc trưng cho WCDMA và GSM, chẳng hạn như TMSI, P-TMSI và

CGI của mạng đăng ký cuối cùng.

Dòng 5 và dòng 6 giống như hai dòng cuối cùng trong W/G

Thời gian đăng nhập…

Hiển thị các thông tin về thời gian của cuộc gọi.

Page 24

Dòng 1-4 hiển thị dữ liệu liên quan đến quản lý di động/GPRS Mobility

Management.

TMSI : Số hiệu thuê bao di động toạn thời ( Hex)

T3212C: T3212, thời điểm hiện tại giữa vị trí cập nhật {OFF, 0 ... Phút

1530}

T3212M: T3212, tối đa thời gian giữa các vị trí cập nhật {off, 0 ... Phút

1530}

PTMSI : Packet TMSI ( Hex)

GMM : đính kèm GMM ( A:Attached, -: Not Attached)

TLLI : Số hiệu liên kết logic tạm thời (hex)

Bốn thông số sau được cập nhật mỗi khi điện thoại thực hiện một cập

nhật Diện tích Địa điểm hoặc cập nhật định tuyến trong khu vực.

RMCC:Đămg kí MCC

RMNC: Đăng kí MNC

RLAC: Đăng kí LAC

RRAC: Đăng kí RAC

registered

Hiển thị dữ liêu GPS cần thiết: vĩ độ, kinh độ, độ cao và tốc độ, số vệ tinh, chất lượng

sửa chữa, thời gian và ngày. Lưu ý nhưng thông số này chỉ có sẵn nếu TEMS Pocket đã lựa

chọn GPS được cài đặt.

Chỉ nhìn thấy hiển thị này nếu tùy chọn GPS đã đươc mua với sản phẩm.

Page 25

MM

Home

Equiv

Roam Unreg

GSM

TCH : Thời gian sử dụng kênh lưu lượng

PDCH: Thời gian sử dụng kênh gói dữ liệu

Idle: Thời gian ở chế độ nhàn rỗi,

WCDMA

DCH : Thời gian sử dụng kênh dành riêng.

Idle: Thời gian ở chế độ nhàn rồi.

No service : Thời gian ở chế độ No service.

Dòng 1-8 hiển thị dữ liệu GPS.

Latitude : Vĩ độ theo độ, phút và phút thập phân.

Longitude: Kinh độ theo độ, phút và phút thập phân.

Altitude : Chiều cao so với mực nước biển tính theo mét.

Speed : Tốc độ Km/h

No. of Statellites ; Số lượng vệ tinh nhìn thấy thiết bị GPS

Pix quality : Chất lượng sửa chữa GPS. Xem phụ lục A.16

Time : Thời gian trong ngày ( Giờ : Phút : Giây)

Date : Ngày ( Năm : Tháng : Ngày)

Số vệ tinh và chất lượng sửa chữa sẽ luôn luôn có giá trị miễn là điện thoại được kết nối

với GPS

Hiển thị UARFC, tình trạng tế bào, sự xáo trộn mã, RSCP, ECP/No, và sự tổn hao

đường truyền của mỗi tế bào trong chế độ hoạt động và giám sát/ phát hiện trong

WCDMA cells.

Có thể hiển thị 8 tế bào WCDMA.

Bạn có thể khóa trên một tế bào WCDMA hoặc UARFCN được liệt kê trong giao

diện. Các thủ tục khóa và mở khóa cũng tương tự như trong các tế bào xem W / G

Hiển thị SIR và tín hiệu SIR, thông tin điều khiển năng lượng, trạng thái RRC và thông

tin về người sử dụng kênh vận chuyển - WCDMA channel

Page 26

Dòng 1-4 hiển thị tế bào WCDMA do đó chủ yếu được sử dụng

trong tế bào WCDMA. Tuy nhiên khi WCDMA bên cạnh được

xác định trong chế độ GSM, nó cũng được xuất hiện ở đây. Chú ý

nếu bạn khóa điện thoai GSM ( mục 5.2.1) WCDMA bên cạnh sẽ

không bao giờ được đo.

W : Loại tế bào WCDMA.

S: Tế bào phuc vụ A: Thành viên thiết lập hoạt động. M: Theo dõi lân cận. D : Phát hiện lân cận.

UARFC: UARFCN, UMTS số kênh tần số vô tuyến tuyệt đối.

SC: Mã xáo trộn

RSCP: Công suất mã tín hiệu thu (dbm) số/ hình ảnh.

Ec/No : Ec/No (dB). Số/hình ảnh.

PL: pathoss (db), kết quả đo lường này chỉ nhận được khi có yêu

cầu bởi mạng.

Dòng 3-8:Những dòng này cho thấy cấu hình lên đến 6 kênh vận chuyển:

- Chld : Id kênh vận chuyển.

- ChT/D : Hướng và loại kênh vận chuyển.

- DLBT: Đường xuống BLER (%)

- Rate : Tốc độ truyền bit tối đa (bit/s)

Hiển thị dữ liệu WCDMA

Page 27

Dòng 1

SIR: Tỷ lệ tín hiệu trên nhiễu (dB)

SIR_TG : SIR Target ( dB)

TxPwr: Công suất truyền UE ( dBm) số/hình ảnh.

Dòng 2:

PCA:Power Control Algorithm, see 3GPP TS

25.331

PCSS:Power Control Step Size, see 3GPP TS

25.331

RRC_STATE:RRC State, one of {CELL_DCH,

CELL_FACH, CELL_PCH, URA_PCH, IDLE,

PASSIVE}

CM:Compressed Mode: 0: No, 1: Yes

Dòng 3-6 báo cáo hiệu suất hiện tại và một số thống kê về việc chuyển giao WCDMA.Giá

trị là giá trị kết hợp tính trên tất cả các kênh được sử dụng.

Dòng 3 : Mức giao thức RLC , đường xuống.

Dòng 4 : Kênh vận chuyển, đường xuống.

Dòng 5 : Mức giao thức RLC, đường lên.

Dòng 6: Kênh vận chuyển , đường lên.

Rate: Tốc độ truyền dữ liệu tức thời.

Err : Tỷ lệ phần trăm các khối dữ liệu giải mã lỗi.( tuyến xuống ) Số/hình ảnh.

Retr : Tỷ lệ phần trăm các khối dữ liệu truyền lại.( tuyến lên chỉ có RLC) số/ hình ảnh.

Totdata : Tổng số byte truyền (B= byte, K=Kilobyte, M=Mb). Bạn có thể Reset tất cả các bộ

đếm theo hướng dẫn mục 3.10.1

Dòng 7-8 giống 2 dòng cuối cùng trong W/G

Hiển thị một tập hợp các dữ liệu về WCDMA trong trình duyệt WAP

Page 28

Dòng 1

SIR: Tỷ lệ tín hiệu trên nhiễu (dB)

SIR_TG : SIR Target ( dB)

TxPwr: Công suất truyền UE ( dBm) số/hình ảnh.

Line 2

PCA:Power Control Algorithm, see 3GPP 25.331

PCSS:Power Control Step Size, see 3GPP 25.331

RRC_STATE:RRC State, one of {CELL_DCH,

CELL_FACH, CELL_PCH, URA_PCH, IDLE,

PASSIVE}

CM:Compressed Mode: 0: No, 1: Yes

Bạn có thể thiết lập lại tất cả các bộ đếm bằng cách chọn Reset data counter. Lệnh

này cũng cài đăt trong bộ đếm dữ liệu GPRS

Hiển thị ARFCN, BSIC, RxLev, C1/C31, and C2/C32 cho các tế bào phục vụ và mỗi tế

bào lân cận.Thông tin hệ thống về truy cập tế bào và vị trí các cell trong GSM.

- BS :Mã số hiệu trạm gốc (BSIC)

- RxLev: Cường độ tín hiệu thu ( đơn vị sử dụng cấu hình xem phần 5.10.6) số/hình

ảnh.

- R: Routing Area Color, RACo {0..7}; Không hợp lệ {-} nếu không kết nối GPRS.

- Nếu tế bào không phát sóng các kênh gói (no PBCCH), hai tham số ngoài cùng bên

phải là:

- C1:Pathloss Criterion C1

- C2:Cell Reselection Criterion C2

- Nếu các tế bào hỗ trợ các kênh gói (chương trình phát sóng một PBCCH), hai tham

số ngoài cùng bên phải trở thành:

- C31:GPRS Signal Strength Threshold Criterion C31

- C32: GPRS Cell Ranking Criterion C32

- Dòng 2-7 (Tế bào GSM bên cạnh)

Page 29

L: Kênh logic.

•B: BCCH

• P: PBCCH

• p: Hopping PBCCH

•S: SDCCH

• s: Hopping SDCCH

•T: TCH

• t: Hopping TCH

•D: PDTCH

• d: Hopping PDTCH

BC: Tế bào phuc vụ BCCH ARFCN.

- NC1…NC6: BCCH ARFCN của 6 cell bên cạnh mạnh nhất.

- Phần còn lại là như trên dòng 1 ngoại trừ bổ việc bổ xung:

- A: Địa điểm diện tích

=: Tương tự LA/RA. R: Tương tự LA, khác RA. L: Khác LA P : PLMN Không phù hợp -: Unknown

- MT: MS-TXPWR-MAX-CCH, công suất tối đa RACH(dBm) {GSM 900: 5 ... 39;

GSM 1800:0 ... 36; GSM 1900: 0 ... 33}

- RH:Cell Reselection Hysteresis (dB) {0, 2, 3, 6, 8,

- 10, 12, 14}

- B:BS-PA-MFRMS, number of multiframes

- between paging subgroups {2 ... 9}

- CB:Serving cell barred {B: Barred, –: Not Barred}

Hiển thị ARFCN, LAC, CI và RxLEV cho các tế bào phục vụ và mỗi tế bào lân cận.

Thông tin hệ thống về truy cập tế bào và vị trí của GSM cell id.

Page 30

Dòng 1( Tế bào phục vụ)

L : Kênh Logic

B: BCCH

• P: PBCCH, p: Hopping PBCCH

• S: SDCCH, s: Hopping SDCCH

• T: TCH, t: Hopping TCH

• D: PDTCH, d: Hopping PDTCH

BCCH :Tế bào phục vụ BCCH ARFCN

LAC: Mã vùng tế bào phục vụ.

CI: Chỉ số tế bào phục vụ.

NC1…NC6: BCCH ARFCN của 6 cell bên cạnh mạnh nhất.

Dòng 2-7 ( Tế bào bên cạnh)

- NC1…NC6: BCCH ARFCN của 6 cell bên cạnh mạnh nhất.

- LAC: Mã vùng tế bào phục vụ.

- CI: Chỉ số tế bào phục vụ.

Dòng 8:

- MT:MS-TXPWR-MAX-CCH, maximum RACH power (dBm) {GSM 900: 5 ... 39;

GSM 1800: 0 ... 36; GSM 1900: 0 ... 33}

- RH:Cell Reselection Hysteresis (dB) {0, 2, 3, 6, 8, 10, 12, 14}

- B:BS-PA-MFRMS, number of multiframes between paging subgroups {2 ... 9}

- CB:Serving cell barred {B: Barred, –: Not Barred}

Trình bày dữ liệu hệ thống thông tin trên mỗi tế bào phục vụ tùy thuộc vào chế độ ( nhàn

rỗi/ kết nối)

Page 31

Hiển thị kênh lưu lượng ARFCN, khe thời gian và mã hóa chương trình sử dụng. Hiệu

suất LLC trên đường lên và đường xuống của GPRS

Page 32

L: Logical Channel = kênh cục bộ

•P: PBCCH

• p: chuyển kênh PBCCH

• S: SDCCH =Standalone Dedicated Control Channel

Kênh điều khiển chuyên dụng độc lập

• s: Hopping SDCCH = kênh điều khiển chuyên dụng di động

•T: TCH = kênh lưu lượng

• t: Hopping TCH

•D: PDTCH

• d: chuyển kênh PDTCH

TC:Kênh lưu lượng (TCH ARFCN ) hoặc kênh điều khiển dành riêng

(SDCCH ARFCN) hoặc gói kênh truyền riêng (PDTCH ARFCN) .

TS: Timeslot Number = số khe thời gian

TA: Timing Advance = đặt thời gian

TX: Transmit Power (dBm), numeric/graphic = công suất tuyền

RLTC/M: Radio Link Timeout (Current) and Radio Link Timeout

(Max) = thời gian trễ sóng vô tuyến ( chính xác ) và thời gian trễ sóng

vô tuyến lớn nhất

C/I : tỉ lệ tín hiệu trên nhiễu (dB)

Thể hiện thông tin C/I thông tin tỉ số tín hiệu trên nhiễu trong GSM cho khe thời gian

được dùng thường xuyên cho mỗi AFCN được dung.

Hiển thị kênh lưu lượng ARFCN, khe thời gian và mã hóa chương trình sử dụng và

GPRS/ các thông số cấu hình EGPRS.

Page 33

CSd : GPRS : sắp xếp mã kênh trên tuyến xuống ( CS1….CS4);EDGE:

biến đổi sắp xếp mã trên tuyến xuống ( MCS1….MCS9)

MSd: phương pháp biến đổi mã trên tuyến xuống( G=GMSK , 8=8-

PSK).

Csu : GPRS : sắp xếp mã kênh cho tuyến lên (CS1….CS4) ;EDGE biến

đổi sắp xếp mã trên tuyến lên (MCS1….MCS9)

MSU : phương pháp biến đổi trên tuyến lên (G = GMSK , 8 = 8-PSK).

C : EDGE C giá trị (0….63)

MBEP : EDGE nghĩa là xắc suất lỗi bit (BEP) .

BEPV : EDGE BEP variance.

ARQ : chế độ yêu cầu lặp lại tự động.(ARQ1 , ARQ2).

Dòng 5-8 : báo cáo luồng hoàn thành và một vài thống kê trên dữ liệu

truyền GPRS.

RATE: tốc độ truyền dữ liệu tức thời trong bytes/s

ERR: tỉ lệ phần trăm khối dữ liệu giải mã bị mất ( tuyến xuống ) .

Retr : tỉ lệ phần trăm khối dữ liệu bị truyền lại , số hoặc biểu đồ .

TotData : tổng số byte đã truyền

Hiển thị kênh thông tin GSM. Mã hóa AMR được lựa chọn trên đường lên và đường

xuống

Hiển thị một tập hợp các dữ liệu GPRS (4.2) trong khi trình duyệt WAP.

Page 34

EWSd: cỡ cửa sổ EGPRS trên tuyến xuống (64…..1024).

LWSd : cỡ cửa sổ LLC ( cho dữ liệu) trên tuyến xuống

(1….255).

EWSu cỡ cửa sổ EGPRS trên tuyến lên ( 64….1024)

LWSu : cỡ cửa sổ LLC (cho dữ liệu ) trên tuyến lên (1…

255).

G : chế độ quản lý độ linh động của GPRS (GMM)( I

=idle, R =ready .S=standby, - không dùng mạng GPRS)

T3314C : thời gian săn sàng cho chế độ GMM

T3314S: thời gian chuẩn bị GMM

T3168 : thời gian quy định gói lên

T3192 : thời gian hoàn thành gói

NMO : quản lý chế độ mạng ( I , II , III)

DX : DRX ( Discontinous Reception) , thời gian tối đa

thu nhận ngắt quãng.

RQ: tỷ lệ lỗi nhận bit lỗi.

FE: tỉ lệ mất khung (FER) thể hiện bằng % số hoặc biểu đồ.

DXD : tỉ lệ phát gián đoạn trên đường xuống .

DXU : tỉ lệ thu gián đoạn trên đường xuống

Trong dòng 4-7 hiện ra tất cả khả năng mã hóa trong AMR ở chế độ

hoạt động .

CUL : bộ thích ứng tốc độ (AMR) mã hóa sử dụng trên đường lên .

ULU : sự sử dụng (%) của mã hóa AMR của đường lên.

Khi ở trình duyệt Wap ( kích hoạt từ màn hình chính của điện thoại -> các dịch vụ

mạng) đang chạy. TEMS Pocket có thể hiện ra lựa chọn thông tin giao diện không gian

trong phần dưới của màn hình . Cung cấp xem 2 dữ liệu hai trình duyệt là , một là xem cho

WCDMA và một là GPRS. Bạn dịch chuyển xem giữa 2 trình duyệt bằng nút bên trái phía

trên điện thoại .

Trình duyệt WAP dữ liệu xem bằng mặc định thấy được :

Trong suốt một phiên WAP . bạn có thể ẩn dữ liệu xem nhanh hơn và chọn xem dữ liệu ẩn . để hiện họ làm lại nhanh hơn và chọn dữ liệu xem .

Bạn có thể thay đổi dữ liệu xem trên , và tắt từ Pocket menu .

Ngoài ra còn tích hợp chức năng “Toogle help” đề điều chỉnh nội dung của màn hình dữ

liệu.

2.3.3 POCKET MENU

Activity Menu -> Pocket menu

+ Cell control: điều khiển các hành vi của mạng như: lock cell, band, freq, lock RAT,

etc…

+ Events menu: Được sử dụng để hiển thị và kiểm soát bản ghi sự kiện

và thiết lập sự kiện.

+ Data views menu: điều khiển các data view

+ FTP menu: Được sử dụng để thiết lập các phiên FTP và FTP chuyển logfile FTP.

+ Call sequence menu: Được sử dụng để xác định thông tin cuộc gọi: Dial number,

Call duration, Guard time

Page 35

+ Info menu: Được sử dụng để kiểm tra một số phần cứng và phần mềm dữ liệu

+ GPS: để cài đặt cấu hình GPS vd: GPS connect [Manual], GPS device [Internal],

GPS Time Synch [On/Off]

+ Logfile: Save logfile to [Memory Stick/phone memory]

+ General Settings: kiểm soát các thông tin thiết lập khác của TEMS Pocket: WAP

Data View, Data View Style, Messages, Backlight, Cell Id Format, Power Display (GSM),

Measure Mode Display (GSM, Auto Answer,etc…

Page 36

KẾT LUẬN

Để nâng cao chất lượng mạng cũng như duy trì tính ổn định của mạng lưới, đáp ứng

tốt và nâng cao khả năng phục vụ cho khách hàng, công việc tối ưu là rất cần thiết và phải

được thực hiện liên tục. Đây là một nội dung không thể thiếu được để ngày càng phục vụ tốt

hơn yêu cầu của khác hàng. Trong chu trình tối ưu này Drive test tỏ ra rất hiệu quả và cũng

là một thủ tục quan trọng góp phần cho chu trình tối ưu được hoàn hảo hơn. Do vậy việc ý

thức được tầm quan trọng của Drive test và hiểu rõ quá trình phân tích Drive test sẽ giúp

cho chúng ta đưa ra những quyết định để tối ưu mạng lưới một cách chính xác hơn.

Page 37