22
LỜI CẢM ƠN Với lòng biết ơn sâu sắc, chúng em xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo Trung tâm nghiên cứu tìm kiếm thăm dò và khai thác dầu khí – Viện dầu khí Việt Nam đã quan tâm , giúp đỡ, tạo điều kiện cho chúng em hoàn thành tốt kỳ thực tập tốt nghiệp này. Chúng em xin chân thành cảm ơn giáo viên hướng dẫn , các cô chú anh chị tại Phòng nâng cao hệ số thu hồi dầu– Viện dầu khí Việt Nam đã tạo điều kiện giúp đỡ chúng em có cơ hội được tiếp xúc với những máy móc hiện đại, quy trình làm thực nghiệm và sự nhiệt tình hướng dẫn chúng em trong thời gian thực tập tại quý phòng. Cuối cùng, chúng em xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo Bộ môn Lọc Hóa dầu, Khoa Dầu khí, trường Đại học Mỏ Địa chất Hà Nội đã tạo điều kiện giúp đỡ chúng em có một kỳ thực tập tốt nghiệp bổ ích. 1

báo cáo thực tập (1).docx

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: báo cáo thực tập (1).docx

LỜI CẢM ƠNVới lòng biết ơn sâu sắc, chúng em xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo Trung tâm nghiên cứu tìm kiếm thăm dò và khai thác dầu khí – Viện dầu khí Việt Nam đã quan tâm , giúp đỡ, tạo điều kiện cho chúng em hoàn thành tốt kỳ thực tập tốt nghiệp này.

Chúng em xin chân thành cảm ơn giáo viên hướng dẫn , các cô chú anh chị tại Phòng nâng cao hệ số thu hồi dầu– Viện dầu khí Việt Nam đã tạo điều kiện giúp đỡ chúng em có cơ hội được tiếp xúc với những máy móc hiện đại, quy trình làm thực nghiệm và sự nhiệt tình hướng dẫn chúng em trong thời gian thực tập tại quý phòng.

Cuối cùng, chúng em xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo Bộ môn Lọc Hóa dầu, Khoa Dầu khí, trường Đại học Mỏ Địa chất Hà Nội đã tạo điều kiện giúp đỡ chúng em có một kỳ thực tập tốt nghiệp bổ ích.

1

Page 2: báo cáo thực tập (1).docx

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN......................................................................................................................1

MỤC LỤC........................................................................................................................2

1, Đơn vị thực tập “Viện Dầu Khí Việt Nam”.....................................................................3

1.1, Địa chỉ.......................................................................................................................3

1.2, Giới thiệu...................................................................................................................3

1.3, Chức năng và nhiệm vụ.............................................................................................3

1.4, Cơ cấu tổ chức...........................................................................................................4

1.5, Đơn vị thực tập chính (CTAT)..................................................................................4

1.5.1, Cơ cấu tổ chức....................................................................................................4

1.5.2, Chức năng nhiệm vụ...........................................................................................5

1.5.3, Lĩnh vực hoạt động.............................................................................................5

2, Các thiết bị, máy móc, chức năng, cách vận hành của các máy móc đó.........................7

2.1,Cân điện tử:...........................................................................................................7

2.2, Máy Stuart (Máy khuấy từ gia nhiệt Bibby UC152).................................................8

2.3, Tủ sấy........................................................................................................................8

2.4, Bếp gia nhiệt..............................................................................................................9

2.5,Tủ hút.........................................................................................................................9

2.6, Tủ nung......................................................................................................................9

2.7,Các thiết bị khác.........................................................................................................9

3, Các công việc đang tiến hành........................................................................................10

4, Các số liệu thu thập được trong quá trình thực tập........................................................11

5,VẤN ĐỀ ĐẶT RA..........................................................................................................11

6, ĐỀ CƯƠNG ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP:...........................................................................11

6.1, Lý do chọn đề tài.....................................................................................................11

6.2, Mục đích của đề tài.................................................................................................11

6.3, Nội dung dự kiến.....................................................................................................12

2

Page 3: báo cáo thực tập (1).docx

KẾT LUẬN.......................................................................................................................14

3

Page 4: báo cáo thực tập (1).docx

1, Đơn vị thực tập “Viện Dầu Khí Việt Nam”.

1.1, Địa chỉ

-Trụ sở chính: VPI Tower, 173 Trung Kính, Quận Cầu Giấy, Hà Nội. Tel: (04)37843061, 37841727,37841728; Website:www.vpi.pvn.vn; Email: [email protected]">[email protected]ăn phòng tại Tp Hồ Chí Minh: Khách sạn Thanh Đa, Quận Bình Thạnh, Tp. Hồ Chí Minh; Tel: (08)35566129, (08)35566609; E-mail: [email protected]">[email protected]

1.2, Giới thiệu

Viện Dầu khí Việt Nam (Viện DKVN) được thành lập vào ngày 22/5/1978 trên cơ sở Đoàn Nghiên cứu Địa chất Dầu khí Chuyên đề 36B thuộc Tổng cục Địa chất.Qua hơn 30 hoạt động và phát triển, đến nay Viện DKVN đã trở thành một Viện nghiên cứu khoa học - công nghệ hàng đầu của công nghiệp dầu khí Việt Nam, với một số lĩnh vực ngang tầm khu vực. Viện có khả năng triển khai nghiên cứu phát triển và cung cấp dịch vụ khoa học - kỹ thuật có hiệu quả cho toàn bộ chuỗi hoạt động dầu khí. 

1.3, Chức năng và nhiệm vụ

Viện DKVN có chức năng và nhiệm vụ nghiên cứu và phục vụ nghiên cứu nhằm thực hiện những mục tiêu hoạt động của ngành Dầu khí Việt Nam, cụ thể là:

Điều tra cơ bản, nghiên cứu KHCN trong các lĩnh vực tìm kiếm thăm dò, khai thác, vận chuyển, tàng trữ, phân phối, chế biến, an toàn môi trường, kinh tế và quản lý dầu khí;

Tư vấn, thẩm định về khoa học & công nghệ các dự án dầu khí và các lĩnh vực có liên quan;

Thực hiện các dịch vụ khoa học & công nghệ, thiết kế, giám định, phân tích mẫu, xử lý số liệu, ứng dụng và chuyển giao công nghệ;

Thông tin khoa học – phát hành tạp chí và các ấn phẩm dầu khí, xây dựng cơ sở dữ liệu trong và ngoài ngành nhằm phục vụ nghiên cứu và sản xuất kinh doanh của Tập đoàn. Tổ chức Hội nghị, Hội thảo, Triển lãm, Bảo tàng, quảng cáo về ngành dầu khí;

Sản xuất, kinh doanh hàng hóa, xuất nhập khẩu công nghệ và sản phẩm thuộc lĩnh vực hoạt động của Viện;

Lưu trữ các tài liệu khoa học kỹ thuật dầu khí của Tập đoàn và các tổ chức, cá nhân khác hoạt động trong lĩnh vực dầu khí ở Việt Nam;

4

Page 5: báo cáo thực tập (1).docx

Đào tạo nâng cao, đào tạo trên đại học cho cán bộ trong và ngoài ngành Dầu khí. 

1.4, Cơ cấu tổ chức

Lãnh đạo hoạt động của Viện DKVN gồm Viện trưởng và các Viện phó. Tư vấn và giúp Viện trưởng điều hành công tác có Hội đồng khoa học công nghệ và các ban và phòng chức năng sau đây:

Ban khoa học chiến lược; Ban kế hoạch tài chính; Ban Tổ chức nhân sự; Ban Quản lý đầu tư; Ban Công nghệ thông tin; Ban Thông tin đào tạo; Tòa soạn Tạp chí Dầu khí; Văn phòng. 

Trong cơ cấu tổ chức của Viện DKVN có 8 trung tâm (TT) nghiên cứu chuyên ngành, gồm:

TT Tìm kiếm, Thăm dò và Khai thác Dầu khí (EPC); TT Phân tích Thí nghiệm (Labs); TT Ứng dụng và Chuyển giao Công nghệ (CTAT); TT Nghiên cứu & Phát triển Chế biến Dầu khí (PVPro); TT Nghiên cứu & Phát triển An toàn & Môi trường Dầu khí (CPSE); TT Nghiên cứu Kinh tế và Quản lý Dầu khí (EMC); TT Lưu trữ Dầu khí (PAC); TT Đào tạo và Thông tin Dầu khí (CPTI);

1.5, Đơn vị thực tập chính (CTAT)

1.5.1, Cơ cấu tổ chức

5

BAN GIÁM ĐỐC HỘI ĐỒNG KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

PHÒNG CÔNG NGHỆ

KHÍ

PHÒNG CHỐNG

ĂN MÒN

PHÒNG QUẢN

LÝ TỔNG HỢP

PHÒNG ỨNG DỤNG VÀ

PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM

MỚI

PHÒNG HÓA ỨNG

DỤNG

Page 6: báo cáo thực tập (1).docx

1.5.2, Chức năng nhiệm vụ

Nghiên cứu khoa học công nghệ, điều tra cơ bản trong lĩnh vực ứng dụng và chuyển giao công nghệ

Lập, tư vấn lập, đánh giá, thẩm định các dự án và xây dựng chiến lược, quy hoạch phát triển trong các hoạt động dầu khí; thẩm định các tiêu chuẩn, xây dựng các quy chế, quy trình, quy phạm, các định mức kinh tế - kỹ thuật trong các lĩnh vực hoạt động SXKD dầu khí

Ứng dụng và chuyển giao công nghệ trong các lĩnh vực khai thác, sử dụng, tàng trữ, vận chuyển, chế biến, phân phối dầu khí; ăn mòn và vật liệu kim loại, vật liệu mới; công nghệ sinh học và hoá ứng dụng; công nghệ nhiên liệu sản phẩm mới và xử lý môi trường

Sản xuất, kinh doanh hàng hoá, xuất nhập khẩu trực tiếp công nghệ và sản phẩm thuộc lĩnh vực chế biến, phân phối và kinh doanh dầu khí, ăn mòn, sinh học và hoá học ứng dụng. Cung cấp thiết bị vật tư, trang thiết bị phòng thí nghiệm. Xuất nhập khẩu tài liệu KHKT, mẫu vật theo quy định của pháp luật

Phân tích – giám định dầu khí, hoá chất, sản phẩm dầu khí và thiết bị công nghệ, thí nghiệm liên quan đến lĩnh vực chế biến dầu khí, sản phẩm dầu khí, vật liệu kim loại và thiết bị công nghệ; Tư vấn xây dựng phòng thí nghiệm dầu khí và hệ thống thiết bị máy móc, phần mềm và quản lý chất lượng trong lĩnh vực công nghiệp dầu khí & hóa chất

Xây dựng và khai thác cơ sở dữ liệu trong và ngoài ngành dầu khí phục vụ nghiên cứu và sản xuất kinh doanh của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam

Đào tạo chuyên ngành (kể cả sau đại học) về lĩnh vực ứng dụng và chuyển giao công nghệ cho cán bộ trong, ngoài ngành dầu khí và cung cấp nhân lực cho các đơn vị/nhà thầu có nhu cầu (chỉ hoạt động khi đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép).

1.5.3, Lĩnh vực hoạt động

NGHIÊN CỨU CHỐNG ĂN MÒN VÀ BẢO VỆ KIM LOẠINghiên cứu các nguyên nhân gây ăn mòn, các phương pháp theo dõi và chống ăn

mòn cho hệ thống đường ống, trang thiết bị, công trình trong khai thác, vận chuyển, tàng trữ và chế biến dầu khí;

Tư vấn, thiết kế, khảo sát, thi công các hệ thống bảo vệ catot cho hệ thống đường ống, bể chứa, và các công trình thép trong đất và nước;

6

Page 7: báo cáo thực tập (1).docx

Thiết kế, thi công, đánh giá khả năng chống ăn mòn các hệ sơn phủ, chống thấm cho đường ống, bể chứa, công trình công nghiệp dầu khí;

Nghiên cứu lựa chọn vật liệu cho thiết bị, đường ống, bể chứa trong các điều kiện làm việc khác nhau;

Cung cấp các phụ gia, hóa phẩm chất ức chế ăn mòn, các hệ sơn phủ chống ăn mòn cho đường ống, thiết bị, công trình dầu khí;

Kiểm tra hiện trạng ăn mòn bên trong của đường ống, thiết bị bằng phương pháp kiểm tra không phá hủy (NDT);

Kiểm định trên cơ sở phân tích rủi ro (Risk Based Inspection - RBI) để đánh giá thiết bị trong ngành công nghiệp dầu khí;

Đào tạo và tư vấn cung cấp nguồn nhân lực khoa học công nghệ về lĩnh vực ăn mòn.

NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ HÓA HỌC TRONG DẦU KHÍNghiên cứu áp dụng các tiến bộ khoa học trong và ngoài nước trong lĩnh vực dầu

mỏ, hóa học, hóa dầu phục vụ tìm kiếm thăm dò, khai thác, vận chuyển, tàng trữ và chế biến.

Phân tích, kiểm định, đánh giá chất lượng dầu mỏ và sản phẩm dầu mỏ.Nghiên cứu thử nghiệm các hoạt chất hóa học, xúc tác phục vụ sản xuất kinh

doanh.Nghiên cứu áp dụng các giải pháp công nghệ hóa học chống ô nhiễm môi trường.Tư vấn, lập báo cáo đầu tư, quy hoạch tổng thể phát triển các dự án về năng lượng,

chế biến dầu khí.Nghiên cứu tổng hợp, pha chế các hóa phẩm sử dụng trong các lĩnh vực khoan

thăm dò, khai thác dầu khí và các ngành công nghiệp khác: như hệ các chất diệt khuẩn, giảm độ đông đặc của dầu, phá nhũ tương thuận nghịch và hệ hóa phẩm xử lý lắng đọng, ức chế lắng đọng paraffin trong đường ống...

Đào tạo, hướng dẫn cán bộ NCKH và cán bộ phân tích thí nghiệm. CÔNG NGHỆ KHÍ ĐIỆNNghiên cứu khoa học kỹ thuật, ứng dụng và nghiên cứu, ứng dụng, tư vấn các giải

pháp công nghệ tàng trữ, vận chuyển, phân phối, sử dụng và chế biến khí.Xây dựng chiến lược/quy hoạch phát triển trong lĩnh vực công nghiệp khí.Lập, tư vấn, thẩm định báo cáo khả thi, báo cáo đầu tư các dự án trong lĩnh vực

công nghiệp khí, điện và năng lượng mới.Nghiên cứu, tư vấn, triển khai các dự án chuyển đổi nhiên liệu cho động cơ xăng,

diesel.Xây dựng tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật, quy trình quy phạm kỹ thuật cho hệ thống

thiết bị khí và điện.Phân tích, thí nghiệm, đánh giá, kiểm định chất lượng khí và sản phẩm khí.Nghiên cứu ứng dụng công nghệ hiện đại trong sản xuất, truyền tải điện theo hướng

hiệu quả, tiết kiệm năng lượng, giảm thiểu tác động môi trường.Nghiên cứu ứng dụng các dạng năng lượng mới, năng lượng tái tạo trong sản xuất

điện năng.

7

Page 8: báo cáo thực tập (1).docx

Nghiên cứu các giải pháp công nghệ để khai thác an toàn, có hiệu quả nguồn khí thiên nhiên, khí đồng hành để làm nhiên liệu sản xuất điện lâu dài cho PVN.

NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM MỚINghiên cứu, ứng dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật tiên tiến phục vụ cho các

công trình khai thác, vận chuyển và chế biến dầu khí.Nghiên cứu, ứng dụng, phát triển công nghệ và sản xuất thử trong các lĩnh vực:

Nhiên liệu sinh học, các sản phẩm dầu khí từ nguồn nguyên liệu khác ngoài dầu mỏ, các hợp chất mới và vật liệu mới sử dụng trong các công trình dầu khí. Các dịch vụ thử nghiệm công nghệ, sản xuất thử đáp ứng nhu cầu của các đơn vị trong và ngoài ngành 

DỊCH VỤ PHÂN TÍCH GIÁM ĐỊNHThực hiện phân tích các mẫu dầu và sản phẩm dầu khí, mẫu nước, ăn mòn vật liệu

kim loại…cho các công ty, nhà thầu dầu khí hoạt động tại Việt Nam.Phân tích, đánh giá thành phần các khí ăn mòn tại các công trình công nghiệp dầu

khíDỊCH VỤ TƯ VẤN - ĐÀO TẠOTư vấn quy hoạch phát triển hóa dầu và dịch vụ dầu khíTư vấn lựa chọn vật liệu chế tạo thiết bị công nghệ cho các công trình xây dựng.Đào tạo nguồn nhân lực

2, Các thiết bị, máy móc, chức năng, cách vận hành của các máy móc đó.2.1,Cân điện tử:

Chức năng:Cân thường được sử dụng tại các phòng lab, bệnh viện, các chi cục kiểm

định, nơi yêu cầu về độ chính xác rất cao. Cân được dung để đo khối lượng chính xác rất

nhỏ của mẫu có sai số rất thấp (1mg, 0.1mg, 0.01mg ).

Để sử dụng cân điện tử đúng cách cần lưu ý những nguyên tắc sau: 

- Đặt cân trên bề mặt bằng phẳng.

8

Page 9: báo cáo thực tập (1).docx

- Đặt cân ở nơi khô ráo, sạch và nhất là tránh các vị trí có nhiều luồng không khí thay

đổi như cửa ra vào, gần nguồn nhiệt như lò sưởi hay luồng hơi máy điều hòa (đặc

biệt khi sử dụng cân có độ chính xác cao như cân phân tích, cân kỹ thuật, cân bàn

nhỏ,…).

- Khi mua nên mua kèm 1 quả cân chuẩn, định kì chuẩn lại cân bằng quả cân chuẩn,

bảo quản quả cân chuẩn cẩn thận trong môi trường khô sạch.

- Không bao giờ đặt một vật nặng quá khối lượng cho phép lên bàn cân điện tử. Nếu

cần thì dùng cân thô cân trước.

- Cân hóa chất thì tuyệt đối không dùng phép cân trực tiếp mà luôn dùng phép cân lặp

(cân trừ bì). Bì phải dùng là các dụng cụ thủy tinh khô sạch, đế cao su sạch hay giấy

lọc loại dành để cân (là loại tráng parrafin giúp hóa chất bột không dính vào giấy).

Cách vận hành:

- Điều chỉnh vị trí cân bằng: Điều chỉnh các chân đế đến khi các bong bóng khí nằm

giữa tâm vòng tròn. Sau khi đã thăng bằng, tiến hành hiệu chuẩn cân bằng tính năng

calibration internal.Thực hiện kiểm tra độ lệch chuẩn bằng quả cân chuẩn F1, E2. Ví

dụ : giới hạn dung sai cho phép đối với một quả cân chuẩn cấp  chính xác E2 200g

so với khối lượng thực tế có thể cho phép ±0.30 mg

- Đặt vật cân nhẹ nhàng, tốc độ đều đặn, không quá đột ngột

- Luôn đóng cửa kính cân trước khi quan sát kết quả.

- Đọc kết quả cân được.

2.2, Máy Stuart (Máy khuấy từ gia nhiệt Bibby UC152)

- Thông số kỹ thuật:

9

Page 10: báo cáo thực tập (1).docx

- - Tốc độ khuấy: 100 - 2000 vòng/phút- - Nhiệt độ bàn gia nhiệt: môi trường … +4500C. Công suất gia nhiệt: 500W- - Kích thước bề mặt làm việc: 150 x 150  mm- - Kích thước bề mặt gia nhiệt: 120 x 120 mm- - Thể tích khuấy tối đa: 15 lít- - Bề mặt làm việc bằng glass ceramic chống hóa chất ăn mòn- - Kích thước máy: 172 x 248 x 122 mm- - Khối lượng: 2.9 kg- - Điện: 230V, 50Hz, 550W

2.3, Tủ sấyDùng để sấy các vật dụng thí nghiệm và mẫu thí nghiệm.

Cách vận hành:

- Ấn SET chờ máy số 1 nháy các đèn khác mờ , quay nút tròn đến chế độ chương

trình nháy

- Thả nút SET ra

- Điều chỉnh chương trình mới ban đầu ở chế độ tắt nút vuông sáng

- Đếu đang ở chế độ chạy ∆ phải chuyển về chế độ STOP □ bằng cách giữ nút SET

+ quay nút tròn về □

- Không giữ nút SET quay nút tròn về T1 chỉnh thời gian ban đầu bằng cách ấn SET

+ quay nút tròn đến thời gian mong muốn

- Bỏ nút SET ,quay nút tròn về thời gian T2

- Đặt thông số trong T2 : giữ SET quay nút tròn T2 là thời gian nâng nhiệt

- Thả SET + quay sang T2& T3 nháy hiển thị nhiệt độ nháy

- Ấn SET quay tròn đến à OFF

- Thả SET quay tròn đến T3 nháy . ấn SET quay tròn để đặt thời gian giữ nhiệt độ

- Thả SET quay tròn thời gian đến T4 nháy .ấn SET quay tròn để đặt thời gian hạ

nhiêt độ

- Thả SET quay tròn đến LOOP nháy . chỉnh chu kỳ có lắp lại hay không è OFF

- Thả SET quay tròn đến Tmax nháy .

- Thả SET quay tròn về nút □

- Ấn SET quay về nút ∆.

2.4, Bếp gia nhiệtChức năng: Cung cấp nhiệt cần thiết cho phản ứng diễn ra đạt hiệu suất cao.

10

Page 11: báo cáo thực tập (1).docx

Cách vận hành:

- Kết nối bếp với nguồn điện

- Điều chỉnh đến nhiệt độ cần thiết để tiến hành gia nhiệt

- Nếu thí nghiệm cần sự khuấy trộn thì bật chế độ khuấy với tốc độ được ghi sẵn

trên bếp.

2.5,Tủ hút Hút mùi các chất dễ bay hơi,mùi khó chịu,…

2.6, Tủ nungTủ nung dùng để đốt cặn, nung các chất, nung tro, đốt cháy,…

2.7,Các thiết bị khácTủ đốt cốc

Thiết bị đo độ nhớt

Thiết bị làm lạnh

Hệ thống thử nghiệm vi bọt cao áp

Thiết bị mô phỏng đường ống dầu

Thiết bị sinh hơi

Và nhiều thiết bị,dụng cụ khác…

3, Các công việc đang tiến hành Thời gian thực tập bắt đầu từ ngày 02/03/2015, trong đó các công việc như sau :

- Ngày 02/03/2015: Đến Viện Dầu khí Việt Nam làm thẻ khách tại phòng lễ tân, rồi làm thủ tục tiếp nhận thực tập tốt nghiệp tại tầng 10.

- Sau đó xuống tầng 2 liên hệ với chú Minh (Người tiếp nhận chính và hướng dẫn làm đồ án) tại phòng thí nghiệm số 3 của Trung tâm Ứng dụng và chuyển giao công nghệ (CTAT).

- Chiều ngày 03/03/2015: Lên trường gặp thầy Thắng trao đổi và hoàn thiện thủ tục tham gia thực tập tại viện dầu khí.

- Ngày 04/03/2015: Lên Viện Dầu khí- phòng thí nghiệm số 3 của trung tâm CTAT tầng 2 để gặp trao đổi về hướng làm đề tài tốt nghiệp, thăm quan

11

Page 12: báo cáo thực tập (1).docx

một số máy móc thí nghiệm tại phòng thí nghiệm số 5 có thể liên quan đến hướng thực tập và làm đề tài.

- Ngày 05/03/2015 : Nhận tài liệu tiếng anh liên quan đến đề tài do chú Minh gửi mail. Đọc, dịch tài liệu về sự lắng tụ, đóng rắn của sáp paraffin trong đường ống; các phương pháp xử lý lắng đọng sáp trong khoảng thời gian 2 tuần.

- Tiếp tục lên Viện Dầu khí đọc,tra cứu tài liệu, trao đổi thêm với chú Minh những thắc mắc chung.

- Ngày 16/03/2015 : Gặp chị Hòa (cùng làm đề tài nghiên cứu hệ chất tẩy rửa ) và được trao đổi về hướng chọn đồ án .

- Ngày 17/03/2015: Xem xét các hóa chất sẵn có tại phòng thí nghiệm và những chất cần thiếu để mua bổ sung.

- Từ ngày 18-26/03/2015, đi mua hóa chất ( dầu thông, butyl cellosolve, MEK, )

- Từ ngày 27/03/2015: Thực hiện các thí nghiệm khảo sát chung để đánh giá sơ bộ ,chọn hóa chất phù hợp.

- Ngày 27-31/03/2015: Thí nghiệm về sự ảnh hưởng của dung môi giữa dầu thông và butyl cellosolve.

- Ngày 1-2/04/2015 : Kiếm dụng cụ phục vụ cho thí nghiệm tại nhà- Ngày 03/04/2015 : Xem xét lại hướng làm thí nghiệm.- Ngày 06/04/2015: Chia hướng làm đồ án, chọn dung môi, chất chống tạo

bọt, chất hoạt động bề mặt cho hướng làm đồ án.- Ngày 05/04/2015 đến nay : Tiếp tục đo và tiến hành thí nghiệm để chọn tỉ

lệ pha trộn hợp lý.

4, Các số liệu thu thập được trong quá trình thực tập- Thử nghiệm khả năng hòa tan của dầu thông với cặn dầu rắn.- Thử nghiệm khả năng hòa tan khi thêm BCS vào dầu thông với cặn dầu rắn

ở các tỉ lệ pha khác nhau(DT: 100-80-60-40-20-0)Kết quả đạt được đều không khả quan, lượng mẫu tan rất ít do thành phần chủ yếu của chúng là chất vô cơ. Phải sử dụng phương pháp khác.

- Thử nghiệm với sáp mềmDầu thông 100% có kết quả tốt nhất, cặn bị tan ngay khi thả vào ống nghiệm.BCS100% , cặn bị làm mềm và tan 1 phầnPha dầu thông +BCS có hiệu quả không cao khi dùng dầu thoong100%

12

Page 13: báo cáo thực tập (1).docx

Pha thêm chất hoạt động bề mặt Tween 80,tween 60, hay SLAS đều không có kết quả khả quan.-Khi bắt đầu thêm nước vào hỗn hợp thì kết quả khác hẳnDầu thông +Chất HĐBM+Nước : cặn mềm tan ngay nhưng hiệu quả thấp do có tạo lớp nhũ ở giữa làm giảm khả năng hòa tan của dầu thông. Nguyên nhân do dầu thông không tan trong nước, chất HĐBM với tỷ lệ pha thấp không thể hòa tan hoàn toàn dầu thông trong nước.Khi thử DT+BCS+Nước thì hiệu quả hơn do BCS giúp hòa tan tốt hơnTuy nhiên, hàm lượng nước trên 60% cũng gây tạo nhũ nên làm giảm khả năng hòa tan cặn.Nhóm tiếp tục các thí nghiệm nhằm chọn ra tỷ lệ tối ưu.

5,VẤN ĐỀ ĐẶT RASau khi đã chọn được thành phần cơ bản của hệ chất tẩy rửa để xử lý sáp bị lắng

đọng trong đường ống vận chuyển dầu dưới biển, nhóm đang xem xét, tính toán và thử

nghiệm với những tỷ lệ khác nhau nhằm để pha chế được một hệ chất tẩy rửa đồng nhất

đạt tiêu chí hiệu suất tốt, rẻ, nguyên liệu sẵn có tại Việt Nam để có thể ứng dụng trong

thực tế xử lý các đường ống dầu dưới biển bị lắng đọng.

6, ĐỀ CƯƠNG ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP:

6.1, Lý do chọn đề tàiHiện nay, Liên doanh Việt-Nga “Vietsovpetro” vẫn đang khai thác dầu từ các mỏ

Bạch Hổ, Rồng, Thỏ Trắng ở ngoài khơi Việt Nam. Dầu khai thác đều chứa hàm lượng paraffin cao, khoảng 17-29% khối lượng và nhiệt độ đông đặc cao (29-36oC), nhiệt độ miệng giếng của dầu thấp, đặc biệt là khi áp dụng công nghệ khai thác dầu bằng phương pháp cơ học gaslift, nhiệt độ sản phẩm của giếng càng thấp đi, gây khó khăn cho công tác thu gom, xử lý và vận chuyển dầu bằng đường ống. Vận chuyển dầu có hàm lượng paraffin cao bằng dường ống ngầm (có chiều dài lớn, không được bọc cách nhiệt với môi trường bên ngoài) có nhiều vấn đề phức tạp như: Nhiệt độ dầu và nhiệt độ môi trường chênh lệch lớn, gây ra hiện tượng kết tinh paraffin và lắng đọng trong đường ống,sáp bị kết tinh, lắng đọng sẽ tạo các bẫy dầu làm mất đi một lượng dầu thô bị lẫn ở trong, làm giảm thiết diện đường ống vận chuyển, gia tăng tổn thất áp suất vận chuyển và hình thành lớp cấu trúc paraffin bên trong đường ống, gây tắc nghẽn và phải dừng vận hành.

13

Page 14: báo cáo thực tập (1).docx

Do yêu cầu cấp thiết thực tiễn là cần giữ cho việc vận hành các giếng an toàn, ổn định nên phải có các phương pháp xử lý cặn dầu một các hiệu quả, chống tái bám trong đường ống.

6.2, Mục đích của đề tài Từ nhu cầu thực tiễn là ở Việt Nam còn ít các đề tài,tài liệu nghiên cứu chế tạo

một hệ chất tẩy rửa phù hợp với nguyên liệu sẵn có, dễ tìm,rẻ, có khả năng sử lý sáp tốt để có thể áp dụng cho việc sử lý lắng đọng sáp. Góp thêm những kiến thức nhỏ bé đạt được vào trong lý thuyết chung về hệ chất tẩy rữa, làm cơ sở hoặc tài liệu bổ sung cho các nghiên cứu sau này.

6.3, Nội dung dự kiến- Thành phần cặn dầu

- Tác hại của cặn dầu

- Sự kết tinh, lắng đọng, kết tủa sáp trong đường ống

- Các yếu tố ảnh hưởng đến sự kết tinh, lắng đọng, kết tủa sáp trong đường ống

- Thành phần của chất tẩy rửa

Chất hoạt động bề mặtChất HĐBM cationicChất HĐBM anionicChất HĐBM nonionicChất lưỡng tínhGiới thiệu về Tween

Dung môi Giới thiệu về dầu thông, các thành phần chínhCác ứng dụng của dầu thông

Nước

- Cơ chế tẩy rửa

Các yếu tố ảnh hưởng Các cơ chế tẩy rửa Cơ chế tẩy rửa đặc biệt

- Các phương pháp xử lý hỗn hợp sau tẩy rửa

Phương pháp cơ học

14

Page 15: báo cáo thực tập (1).docx

Phương pháp sinh học Phương pháp hóa học Phương pháp hóa lý

Phương pháp hấp thụĐông tụ - keo tụ

- Phần thực nghiệm

Thử nghiệm với dầu thông Thử nghiệm với BCS Chọn chất hoạt động bề mặt Phối trộn tỷ lệ các chất

Thiết lập được một hệ chất tẩy rửa có khả năng áp dụng vào thực tế với hiệu suất tẩy rửa tốt, giá thành rẻ để đáp ứng nhu cầu cấp thiết trong xử lý lặng đọng paraffin trong đường ống vận chuyển dầu dưới đáy biển giữa các giếng dầu của Việt Nam. Giúp cho hoạt động vận hành đạt kết quả cao.

15

Page 16: báo cáo thực tập (1).docx

KẾT LUẬNTrong quá trình thực tập tại Phòng thí nghiệm của Trung tâm Ứng dụng và Chuyển giao

công nghệ - Viện dầu khí Việt Nam dưới sự hướng dẫn nhiệt tình của quý phòng em đã

tìm hiểu được các vấn đề sau:

Cơ cấu tổ chức,chức năng, nhiệm vụ của Viện dầu khí Việt Nam, Trung tâm Ứng

dụng và Chuyển giao công nghệ.

Lĩnh vực hoạt động, một số kết quả nổi bật đạt được của Trung tâm Ứng dụng và

Chuyển giao công nghệ trong thời gian gần đây.

Vấn đề đang cần giải quyết để từ đó định hướng đề tài tốt nghiệp.

Đề cương đồ án tốt nghiệp.

16