170
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP.HCM KHOA THƯƠNG MẠI DU LỊCH ………………………………… BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP TẠI: CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN HẠ TẦNG SÀI GÒN GVHD: Th.s Đặng Thu Hương SVTH: Trần Thị Thanh Tiền LỚP: DHKQ5 MSSV: 09069991

Báo cáo thực tập(1).docx

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Báo cáo thực tập(1).docx

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP.HCM

KHOA THƯƠNG MẠI DU LỊCH

…………………………………

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

TẠI: CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN HẠ TẦNG SÀI GÒN

GVHD: Th.s Đặng Thu Hương

SVTH: Trần Thị Thanh Tiền

LỚP: DHKQ5

MSSV: 09069991

TP. HỒ CHÍ MINH, ngày 27 tháng 03 năm 2013

Page 2: Báo cáo thực tập(1).docx

LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Khoa Thương Mại –

Du Lịch trường Đại học Công Nghiệp Tp.HCM đã tạo điều kiện cho em được

đến với lớp học hướng dẫn và giải đáp thắc mắc về thực tập tốt nghiệp, thông

qua lớp học này chúng em có cái nhìn rõ hơn và xác định đúng đắn hơn về thế

nào là báo cáo thực tập tốt nghiệp.

Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, em xin gửi lời cảm ơn đến Ban

Giám đốc Công ty Cổ phần Phát triển Hạ tầng Sài Gòn, đặc biệt là ông Nguyễn

Thanh Liêm, Phó Tổng giám đốc Công ty đã tạo điều cho em được thực tập và

làm việc tại Công ty trong thời gian qua.

Em cũng xin cảm ơn toàn thể các CB.CNV của Công ty, đặc biệt là anh

Lê Thành Tín, Kế toán trường phòng Kế toán tài vụ và cô Dương Tiết Thị Kim

Oanh, Phó phòng TCHC-LĐTL đã tạo điều kiện tốt nhất để em được tiếp cận

thông tin về tổ chức cũng như tình hình kinh doanh của Công ty trong thời gian

qua.

Em xin gửi lời cám ơn đến Giảng viên hướng dẫn Th.s Đặng Thu

Hương, tuy bận rộn công việc nhưng vẫn tận tình hướng dẫn và quan tâm nhận

xét giúp em hoàn thành tốt nội dung bài báo cáo thực tập tốt nghiệp trong thời

gian qua. Đồng thời cảm ơn những người bạn đã đọc và đóng góp ý kiến để em

có được những nhận xét và góp ý đúng vấn đề.

Cuối cùng, em xin gửi lời chúc sức khỏe đến các thầy cô cùng toàn thể

cán bộ công nhân viên của trường Đại học Công Nghiệp Tp.HCM, chúc tất cả

các bạn sinh viên có kết quả học tập tốt để đem lại vinh dự cho trường chúng

ta.

Em xin chân thành cám ơn.

ii

Page 3: Báo cáo thực tập(1).docx

NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP......................................................................................................................

......................................................................................................................

......................................................................................................................

......................................................................................................................

......................................................................................................................

......................................................................................................................

......................................................................................................................

......................................................................................................................

......................................................................................................................

......................................................................................................................

......................................................................................................................

......................................................................................................................

......................................................................................................................

......................................................................................................................

......................................................................................................................

......................................................................................................................

iii

Page 4: Báo cáo thực tập(1).docx

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN......................................................................................................................

......................................................................................................................

......................................................................................................................

......................................................................................................................

......................................................................................................................

......................................................................................................................

......................................................................................................................

......................................................................................................................

......................................................................................................................

......................................................................................................................

......................................................................................................................

......................................................................................................................

......................................................................................................................

......................................................................................................................

......................................................................................................................

......................................................................................................................

iv

Page 5: Báo cáo thực tập(1).docx

MỤC LỤCContents

LỜI CẢM ƠN................................................................................................................ ii

NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP................................................................iii

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN.........................................................iv

DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT.............................................................................x

DANH SÁCH CÁC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ.................................................................xi

LỜI MỞ ĐẦU................................................................................................................1

1. Lý do chọn đề tài........................................................................................................1

2. Mục đích báo cáo.......................................................................................................2

3. Đối tượng và phạm vi báo cáo...................................................................................2

4. Phương pháp nghiên cứu............................................................................................2

5. Kết cấu của bài báo cáo..............................................................................................2

PHẦN 1:..........................................................................................................................4

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP..............4

1.1 Khái quát về Công ty Cổ Phần phát triển Hạ tầng Sài Gòn.......................................4

1.1.1 Giới thiệu chung về Công ty................................................................................4

1.1.2 Vấn đề pháp lý của đơn vị...................................................................................5

1.1.3Mục tiêu thành lập của Doanh nghiệp..................................................................7

1.1.4Tổ chức bộ máy quản lý của Công ty...................................................................7

1.1.5 Chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận quản lý và phòng ban.............................9

1.1.5.1 Hội đồng quản trị...........................................................................................9

1.1.5.2 Ban kiểm soát..............................................................................................10

1.1.5.3 Nhiệm vụ và quyền hạn của Tổng Giám Đốc.............................................12

1.1.5.4 Nhiệm vụ và quyền hạn của Phó Tổng Giám Đốc Công ty........................13

1.1.5.5 Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn phòng Tổ chức hành chánh- Lao động

tiền lương.................................................................................................................14

1.1.5.6 Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn phòng Kế toán- Tài vụ...........................14

1.1.5.7 Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn phòng Kế hoạch- Kinh doanh............15

v

Page 6: Báo cáo thực tập(1).docx

1.1.5.8 Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của phòng Kỹ thuật- Thi công...............16

1.1.5.9 Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn Ban Quản lý dự án Đầu tư xây dựng. 16

1.1.5.10 Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Văn phòng tư vấn thiết kế.............17

1.1.5.11 Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Đội xây lấp................................17

1.1.6 Các sản phẩm và ngành nghể kinh doanh của Công ty......................................18

1.1.7 Các dịch vụ Bất động sản cho khách hàng và thực trạng..................................18

1.1.7.1 Pháp lý về nhà và đất...................................................................................18

1.1.7.2 Môi giới Bất động sản (Quy trình dịch vụ môi giới Bất động sản).............20

1.1.7.3 Tư vấn Nhà, đất miễn phí............................................................................21

1.1.7.4 Sữa chữa và xây dựng nhà..........................................................................22

1.2 Hoạt động của sàn giao dịch bất động sản...............................................................22

1.2.1 Chức năng và nhiệm vụ của Sàn giao dịch BĐS...............................................22

1.2.1.1 Chức năng....................................................................................................22

1.2.1.2 Nhiệm vụ.....................................................................................................23

1.2.2 Sơ đồ tổ chức của Sàn giao dịch........................................................................23

1.2.3Chế độ quản lý tài chính của Sàn giao dịch........................................................24

1.2.3.1 Nguyên tắc quản lý tài chính.......................................................................24

1.2.3.2 Nguồn vốn hoạt động của Sàn.....................................................................24

1.2.3.3 Doanh thu và chi phí của Sàn......................................................................25

1.2.3.4 Thu nhập và phân bổ thu nhập.....................................................................25

1.2.4Trách nhiệm của Sàn giao dịch với khách hàng.................................................25

1.2.5Quy trình thực hiện các dịch vụ của Sàn giao dịch............................................26

1.2.5.1 Quy trình môi giới Bất động sản của Sàn giao dịch...................................26

1.2.5.2 Quy trình định giá Bất động sản của Sàn giao dịch...................................26

1.2.5.3 Quy trình đấu giá Bất động sản của Sàn giao dịch......................................28

1.3 Công tác Marketing và bán hàng.............................................................................28

1.3.1 Chiến lược sản phẩm của Công ty.....................................................................28

1.3.2 Chính sách giá của các dự án.............................................................................32

1.3.3Chính sách phân phối.........................................................................................33

vi

Page 7: Báo cáo thực tập(1).docx

1.3.4 Chính sách xúc tiến của Công ty........................................................................35

1.4 Công tác tài chính kế toán........................................................................................36

1.4.1 Những quy định chung cho công tác kế toán tài vụ...........................................37

1.4.2Quy định về tạm ứng và thanh toán tạm ứng.....................................................37

1.4.3Các chính sách kế toán áp dụng.........................................................................38

1.5 Công tác tổ chức hành chính, quy chế trả lương và thực trạng................................42

1.5.1 Cơ cấu và đặc điểm của đội ngũ lao động của Công ty.....................................42

1.5.1.1 Đặc điểm nguồn nhân lực............................................................................42

1.5.1.2 Cơ cấu lao động theo chuyên môn nghề nghiệp được đào tạo....................43

1.5.1.3 Đặc điểm lao động theo giới tính, tuồi, thâm niên, chuyên môn, trình độ

đào tạo ....................................................................................................................44

1.5.2 Hoạt động phân tích công việc của Phòng TCHC-LĐTL..................................46

1.5.3Hoạt động tuyển mộ, tuyển dụng nhân viên.......................................................47

1.5.1.3 Hoạt động định hướng lao động mới.........................................................49

1.5.1.4 Hoạt động thù lao lao động........................................................................49

1.5.1.5 Công tác văn thư lưu trữ.............................................................................49

1.5.2Nguyên tắc chung trong trả lương......................................................................51

1.5.3Phạm vi, đối tượng áp dụng................................................................................51

1.5.4Nguồn hình thành và sử dụng quỹ tiền lương....................................................52

1.5.5Phân phối quỹ tiền lương....................................................................................52

1.5.5.1 Hình thức, phương pháp trả lương..............................................................52

1.5.5.2 Các cách tính cụ thể cho các hệ số..............................................................54

1.5.6Một số quy định cụ thể trong quy chế trả lương.................................................56

1.6 Trách nhiệm cụ thể về quản lý chất lượng công trình xây dựng..............................56

1.6.1Khi Indesco là chủ đầu tư...................................................................................56

1.6.2Khi Indesco là đơn vị tư vấn...............................................................................57

1.6.3 Khi Indesco là doanh nghiệp xây dựng..............................................................58

1.6.4Khi Indesco là đơn vị Giám sát thi công xây lắp................................................59

1.7 Tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty trong thời gian qua..........................60

vii

Page 8: Báo cáo thực tập(1).docx

1.7.1 Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty trong một số năm qua...................60

1.7.2 Phân tích cơ cấu.................................................................................................62

1.7.2.1 Cơ cấu bảng Cân đối kế toán.......................................................................62

1.7.2.2 Cơ cấu bảng Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh...................................64

1.7.3 Phân tích tỷ số....................................................................................................65

1.7.3.1 Phân tích tỷ số thanh khoản.........................................................................65

1.7.3.2 Phân tích tỷ số quản lý tài sản....................................................................65

1.7.3.3 Phân tích tỷ số quản lý nợ..........................................................................67

1.7.3.4 Phân tích khả năng sinh lãi.........................................................................67

1.7.4Kết luận..............................................................................................................68

1.8 Mục tiêu và phương hướng hoạt động của doanh nghiệp trong thời gian tới..........69

PHẦN 2:........................................................................................................................71

NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY....................71

2.1 Nhận xét, đánh giá về dịch vụ dành cho khách hàng...............................................71

2.2 Nhận xét, đánh giá về hoạt động của sàn giao dịch bất động sản................................72

2.3 Nhận xét, đánh giá về công tác kinh doanh..............................................................72

2.4 Nhận xét, đánh giá về công tác kế toán tài vụ của Công ty......................................76

2.5 Nhận xét, đánh giá về hoạt động hành chính nhân sự và quy chế trả lương............76

2.6 Nhận xét, đánh giá về công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng................80

PHẦN 3:........................................................................................................................82

NHỮNG KIẾN THỨC VÀ KINH NGHIỆM TIẾP THU TRONG THỜI GIAN

THỰC TẬP TỐT NGHIỆP........................................................................................82

3.1 Những kiến thức và kinh nghiệm tiếp thu trong thời gian thực tập tốt nghiệp........82

3.1.1 Học tập và chấp hành các quy định về nội quy làm việc, nghỉ nghơi................82

3.1.2 Tác phong làm việc tốt.......................................................................................82

3.1.3 Những kỹ năng giao tiếp với các đồng nghiệp và cấp trên................................83

3.1.3.1 Giao tiếp với cấp trên..................................................................................83

3.1.3.2 Giao tiếp giữa đồng nghiệp với nhau..........................................................83

3.1.4 Kinh nghiệm gặp gỡ và tiếp xúc khách hàng.....................................................84

viii

Page 9: Báo cáo thực tập(1).docx

3.1.5 Tiếp xúc và học tập các kỹ năng khác...............................................................85

3.2 Ý kiến đề xuất của sinh viên....................................................................................85

3.2.1 Với nhà trường...................................................................................................85

3.2.2 Với Khoa Thương mại- Du lịch.........................................................................86

PHỤ LỤC.....................................................................................................................88

Phụ lục 1: Bảng cân đối kế toán của Công ty qua 3 năm 2009, 2010, 1011..................88

Phụ lục 2: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty qua 3 năm 2009, 2010,

2011................................................................................................................................92

Phụ lục 3: Cơ cấu bảng cân đối kế toán.........................................................................94

Phụ lục 4: Cơ cấu bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.....................................95

Phụ lục 5: Công thức tính các tỷ số tài chính.................................................................96

Phụ lục 6: Bảng câu hỏi tìm hiểu nhu cầu khách hàng...................................................97

Phụ lục 7: Mẫu đơn xin việc đề xuất cho Công ty Cổ phần phát triển Hạ tầng Sài Gòn...

..................................................................................................................................99

TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................102

ix

Page 10: Báo cáo thực tập(1).docx

DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT

BĐS: Bất động sản

BHXH: Bảo hiểm xã hội

BHYT: Bảo hiểm y tế

BTC: Bộ Tài chính

BXD:Bộ Xây dựng

CB.CNV: Cán Bộ Công nhân viên

CSHT: Cơ sở hạ tầng

ĐKKD:Đăng ký kinh doanh

GCNQSDĐ: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

GPMN: Giải phóng miền Nam

HĐKD: Hoạt động kinh doanh

HĐQT:Hội đồng quản trị

LĐTL:Lao động tiền lương

QLKTXD: Quản lý kinh tế xây dựng

QSHĐƠ:Quyền sỡ hữu đất ở

QSHNƠ: Quyền sỡ hữu nhà ở

TTKDBĐS: Trung tâm kinh doanh bất động sản

TSCĐ: Tài sản cố định

XDCB: Xây dựng cơ bản

x

Page 11: Báo cáo thực tập(1).docx

DANH SÁCH CÁC BẢNG, BIỂU, SƠ ĐỒ

Bảng dữ liệu:

Bảng 1.1- Thông tin một số dự án của Công ty

Bảng 1.2- Tình hình giao dịch bất động sản năm 2012

Bảng 1.3- Bảng giá bất động sản giao dịch năm 2012

Bảng 1.4- Khấu hao tài sản cố định

Bảng 1.5: Số lượng đội ngũ lao động của Công ty (Theo số liệu tổng hợp ngày

31/12 các năm 2010, 2011, 2012)

Bảng 1.6: Cơ cấu lao động theo trình độ chuyên môn (theo số liệu ngày

31/12/2012)

Bảng 1.7: Cơ cấu lao động theo giới tính, tuổi, thâm niên, chuyên môn và

trình độ đào tạo ( theo số liệu ngày 31/12/2012)

Bảng 1.8- Hệ số chức danh

Bảng 1.9- Chỉ tiêu đánh giá hệ số hoàn thành

Bảng 1.10- Chỉ tiêu đánh giá hệ số ngày công đánh giá hệ số ngày cộng

Bảng 1.11- Tóm tắt kết quả đạt được của Công ty năm 2009, 2010, 2011 (theo

số liệu ngày 31/12)

Bảng 1.12- Tỷ số thanh khoản

Bảng 1.13- Tỷ số quản lý tài sản

Bảng 1.14- Tỷ số quản lý nợ

Bảng 1.15- Phân tích khả năng sinh lãi

Bảng 2.1: Hệ số tính lương phụ cấp

Biểu đồ:

Biểu đồ 1.1 : Cơ cấu sản phẩm của Công ty năm 2012

Biểu đồ 1.2 : Cơ cấu các hoạt động phân phối

Biều đồ 1.3: Sự thay đổi trong số lượng CB.CNV của Công ty

Biểu đồ 1.4: Cơ cấu lao động theo giới tính của Công ty

Biểu đồ 1.5 Tình hình nhân sự của Công ty

Biểu đồ 1.6: Cơ cấu các tài sản trên tổng tài sản của Công ty

xi

Page 12: Báo cáo thực tập(1).docx

Biểu đồ 1.7: Cơ cấu nợ và vốn chủ sở hữu

Biểu đồ 1.8: Cơ cấu chi phí, lợi nhuận Công ty

Biểu đồ 2.1: Cơ cấu giao dịch các dự án bất động sản

Biểu đồ 2.2: Cơ cấu lao động theo trình độ

Biểu đồ 2.3: Thu nhập bình quân của CB.CNV (ĐVT: 1000đ/người)

Sơ đồ:

Sơ đồ 1.1- Tổ chức bộ máy quản lý của Công ty

Sơ đồ 1.2- Sơ đồ tổ chức của sàn giao dịch

Sơ đồ 1.3- Quy trình môi giới bất động sản của sàn giao dịch

Sơ đồ 1.4- Quy trình định giá Bất động sản của Sàn giao dịch

Sơ đồ 1.5- Quy trình đấu giá Bất động sản của Sàn giao dịch

Sơ đồ 1.6- Quy trình kinh doanh, giao dịch sản phẩm.

Sơ đồ 1.7- Tổ chức bộ máy kế toán của Công ty

xii

Page 13: Báo cáo thực tập(1).docx

LỜI MỞ ĐẦU1. Lý do chọn đề tài

Tình hình kinh tế Việt Nam trong năm 2012 bên cạnh những điểm tích cực

như lạm phát giảm, cán cân thương mại cân bằng, dự trữ ngoại hối tăng mạnh, tỉ

giá ổn định, thì những thách thức cũng không nhỏ như tăng trưởng kinh tế chậm

lại, sản xuất, tiêu dùng và đầu tư có tốc độ tăng trưởng đều giảm hơn so với năm

2011, nợ xấu trong hệ thống Ngân hàng thương mại tiếp tục tăng cao và tín dụng

hầu như đóng băng.

Thị trường bất động sản vẫn đang tiếp tục trải qua một giai đoạn hết sức

khó khăn ở hầu hết tất cả các phân khúc do nguồn cung tiếp tục tăng trong khi sức

cầu thấp. Xu hướng trầm lắng của thị trường vẫn chưa thể thay đổi trong thời gian

trước mắt do bối cảnh khó khăn chung của nền kinh tế. Các Công ty thuộc ngành

bất động sản tiếp tục đối đầu với rất nhiều khó khăn do thiếu tính tiêu thụ sản

phẩm, tồn kho tăng, áp lực cân đối dòng tiền để duy trì hoạt động hằng ngày và

đầu tư phát triển tiếp các dự án.

Có lẽ, trong gần 10 năm nay, chưa bao giờ bất động sản lại nhận được

nhiều sự quan tâm từ hệ thống chính trị cao nhất là Quốc hội, Chính phủ quan tâm

chỉ đạo như hiện nay. Triển vọng thị trường trong thời gian tới vẫn đầy rẫy những

thách thức, chỉ những Công ty nào có uy tín và kinh nghiệm trong việc phát triển

các dự án bất động sản, có tiềm lực tài chính mạnh, có cơ cấu sản phẩm đa dạng

và phù hợp mới có thể tiếp tục tồn tại và phát triển, những Công ty yếu hơn có thể

rơi vào tình trạng phá sản hoặc bị thôn tính thông qua mua bán sáp nhập. Vì vậy

để tiếp tục tìm hiểu và nghiên cứu về thị trường bất động sản là lý do em chọn

thực tập tại Công ty Cổ Phần Phát triển Hạ tầng Sài Gòn và cũng để đánh giá tình

hình hoạt động của Công ty trong những năm qua dựa trên bối cảnh chung của thị

trường. Đồng thời với mong muốn học hỏi nâng cao kiến thức của bản thân để khi

tốt nghiệp có định hướng tốt cho nghề nghiệp sau này.

Trong quá trình hoàn thành bài báo cáo này em không tránh khỏi những sai

xót. Rất mong thầy cô và các bạn thông cảm và cho ý kiến đóng góp.

1

Page 14: Báo cáo thực tập(1).docx

2. Mục đích báo cáo

Mục đích nghiên cứu của bài báo cáo thực tập này là tìm hiểu về hoạt động

cũng như tình hình kinh doanh Bất động sản tại Công ty Cổ phần Phát triển Hạ

tầng Sài Gòn Indesco, đánh giá các điểm mạnh, điểm yếu và đề xuất một số ý

kiến về hoạt động của Công ty. Đồng thời đây cũng là cơ sở để em hoàn thành tốt

bài khóa luận tốt nghiệp sau này.

3. Đối tượng và phạm vi báo cáo

Đối tượng của bài báo cáo là tình hình hoạt động kinh doanh Bất động sản

và quản lý chất lượng công trình của Công ty Cổ Phần phát triển Hạ Tầng Sài

Gòn.

Bài báo cáo này được tiến hành dựa trên những thông tin và số liệu từ các

phòng ban của Công ty Cổ phần Phát Triển Hạ tầng Sài Gòn. Ngoài ra, bài báo

cáo còn dựa vào các thông cáo báo chí về nhận xét, đánh giá tình hình Bất động

sản trong những năm phân tích 2009, 2010, 2011 và 2012 cùng các Nghị định,

Thông tư của Bộ, Ban ngành có liên quan trong việc điều phối hoạt động của

Công ty.

4. Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu của bài báo cáo là phương pháp duy vật biện

chứng, bên cạnh đó bài báo cáo đã sử dụng các phương pháp sau trong nghiên

cứu:

+ Phương pháp thu thập và phân tích dữ liệu, tổng hợp kinh tế, hệ thống

hóa, khái quát hóa.

+ Phương pháp so sánh, phân tích kinh tế - xã hội.

5. Kết cấu của bài báo cáo

Ngoài phần mở đầu, danh mục tài liệu tham khảo, bài báo cáo có kết cấu 3

phần:

Phần 1: Thực trạng hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

Phần 2: Nhận xét, đánh giá đối với các hoạt động của Công ty

2

Page 15: Báo cáo thực tập(1).docx

Phần 3: Những kiến thức và kinh nghiệm tiếp thu trong thời gian thực tập tốt

nghiệp

3

Page 16: Báo cáo thực tập(1).docx

PHẦN 1:

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP

1.1 Khái quát về Công ty Cổ Phần phát triển Hạ tầng Sài Gòn

1.1.1 Giới thiệu chung về Công ty

1. Tên doanh nghiệp: CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN HẠ TẦNG

SÀI GÒN

2. Tên giao dịch quốc tế: Saigon Infrastructure Development joint - Stock

Company.

3. Tên gọi tắt: INDESCO.

4. Trụ sở chính đặt tại số: 23A Ngô Thời Nhiệm, Phường 6, Quận 3,

TPHCM.

- Điện thoại : (84.8) 9305412 - 9305415

- Fax : (84.8) 9305415

CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN HẠ TẦNG SÀI GÒN là một doanh

nghiệp được thành lập hợp pháp dưới hình thức Công ty Cổ phần với cổ đông là

các doanh nghiệp hoạt động chuyên nghiệp trong lãnh vực địa ốc, được tổ chức

và hoạt động theo quy định của Luật Doanh nghiệp, các quy định về khuyến

khích đầu tư trong nước và các văn bản pháp quy khác có liên quan; chịu sự quản

lý của các cơ quan có thẩm quyền theo luật định.

Công ty được thành lập ngày 29/8/2001 theo giấy chứng nhận ĐKKD số

4103000510 do Sở Kế hoạch và Đầu tư TP.HCM cấp.

Vốn điều lệ của Công ty được góp bằng tiền hoặc bằng hiện vật và được hạch

toán, theo dõi theo một đơn vị thống nhất là Đồng Việt Nam (ĐVN).

Vốn điều lệ của Công ty tại thời điểm thành lập được xác định là

11.200.000.000 đồng (Mười một tỷ hai trăm triệu đồng VN). Sau khi kết nạp

thêm thành viên góp vốn, vốn điều lệ của Công ty tăng thêm và được ấn định là

12.200.000.000 đồng (Mười hai tỷ hai trăm triệu đồng) do các cổ đông của Công

ty góp dưới hình thức mua cổ phiếu. Vốn điều lệ này được góp đủ một lần ngay

khi phát hành cổ phiếu.

4

Page 17: Báo cáo thực tập(1).docx

1.1.2 Vấn đề pháp lý của đơn vị

INDESCO là một doanh nghiệp được thành lập hợp pháp dưới hình thức

Công ty Cổ phần, được tổ chức và hoạt động theo quy định của Luật Doanh

nghiệp, các quy định về khuyến khích đầu tư trong nước và các văn bản pháp quy

khác có liên quan; chịu sự quản lý của các cơ quan có thẩm quyền theo luật định.

INDESCO là một Công ty Cổ phần, trong đó vốn điều lệ được chia thành

nhiều phần bằng nhau – gọi là cổ phần – do các cổ đông cùng đóng góp đầy đủ,

cùng chia nhau lợi nhuận, cùng chịu lỗ tương ứng với phần vốn góp và chỉ chịu

trách nhiệm tài chính hữu hạn về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của

doanh nghiệp trong phạm vi phần vốn của mình đã góp vào Công ty bằng giá trị

cổ phần mình sở hữu.

INDESCO được phép phát hành chứng khoán ra công chúng theo luật định.

INDESCO là một tổ chức kinh tế độc lập:

Có tư cách pháp nhân đầy đủ theo luật định kể từ ngày được cấp Giấy

chứng nhận đăng ký kinh doanh.

Có con dấu riêng; được mở tài khoản tại các Ngân hàng thương mại

trong và ngoài nước theo luật định.

Có tài sản riêng – có bảng cân đối kế toán riêng – tự chủ về tài chính,

hạch toán kinh tế độc lập, tự chịu trách nhiệm về kết quả mọi hoạt động

kinh doanh và được lập các quỹ theo quy định của Luật Doanh nghiệp

và nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông.

Có quyền tự quyết định một cách độc lập trong quá trình hoạt động của

Công ty, có quyền tự mình tham gia các quan hệ pháp luật.

Quyền của Công ty INDESCO:

Chiếm hữu, sử dụng, định đoạt các tài sản của Công ty.

Chủ động lựa chọn ngành nghề, địa bàn hoạt động, hình thức đầu tư (kể

cả liên doanh, góp vốn vào doanh nghiệp khác), chủ động mở rộng quy

mô và ngành nghề kinh doanh.

Chủ động tìm kiếm thị trường, khách hàng và ký kết hợp đồng.

5

Page 18: Báo cáo thực tập(1).docx

Lựa chọn hình thức và cách thức huy động vốn, Công ty có quyền phát

hành chứng khoán ra công chúng theo luật định;

Kinh doanh những ngành nghề được Nhà nước cho phép.

Tuyển dụng, thuê mướn và sử dụng lao động theo yêu cầu kinh doanh

theo luật định.

Tự chủ kinh doanh, chủ động áp dụng các phương thức quản lý khoa học,

hiện đại để nâng cao hiệu quả và khả năng cạnh tranh của mình.

Từ chối và tố cáo mọi yêu cầu cung cấp các nguồn lực không được

pháp luật quy định của bất kỳ cá nhân, cơ quan hay tổ chức nào, trừ

những trường hợp tự nguyện đóng góp vì mục đích nhân đạo và công

ích.

Nghĩa vụ của Công ty INDESCO:

Hoạt động kinh doanh theo đúng ngành nghề đã đăng ký.

Lập sổ kế toán, ghi chép sổ kế toán, hóa đơn, chứng từ và lập báo cáo

tài chính trung thực, chính xác.

Đăng ký thuế, kê khai thuế, nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ tài

chính khác theo quy định của pháp luật.

Bảo đảm chất lượng hàng hóa theo tiêu chuẩn đã đăng ký.

Kê khai và định kỳ báo cáo chính xác, đầy đủ thông tin về Công ty và tình

hình tài chính của Công ty với cơ quan đăng ký kinh doanh; khi phát hiện

các thông tin đã kê khai hoặc báo cáo là không chính xác, không đầy đủ

thì phải kịp thời hiệu đính lại các thông tin đó với cơ quan đăng ký kinh

doanh.

Ưu tiên sử dụng các lao động trong nước, đảm bảo quyền - lợi ích của

người lao động theo quy định của pháp luật về lao động; tôn trọng quyền tổ

chức và hoạt động của các tổ chức chính trị – xã hội hoạt động trong Công

ty theo Hiến pháp và pháp luật.

6

Page 19: Báo cáo thực tập(1).docx

Tuân thủ các quy định của pháp luật về quốc phòng, an ninh, phòng cháy

– chữa cháy, trật tự, an toàn xã hội; bảo vệ tài nguyên, môi trường, di tích

lịch sử – văn hóa và danh lam thắng cảnh.

Thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

Thời hạn hoạt động của Công ty là 50 năm kể từ ngày Công ty được cơ

quan đăng ký kinh doanh cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

Việc chấm dứt hoạt động của Công ty trước thời hạn hoặc gia hạn thêm

thời gian hoạt động của Công ty phải do Đại Hội Đồng Cổ Đông quyết định và

được tiến hành đúng thủ tục theo Luật Doanh nghiệp quy định.

1.1.3 Mục tiêu thành lập của Doanh nghiệp

Sử dụng nguồn vốn, khả năng quản lý, lao động và uy tín của các sáng lập

viên, của các cổ đông để tối đa hóa lợi nhuận của Công ty, nhằm gia tăng lợi tức

cho các cổ đông, làm tròn nghĩa vụ với ngân sách Nhà nước và tích lũy tái đầu tư

để phát triển Công ty ngày càng lớn mạnh.

Huy động và sử dụng vốn có hiệu quả trong việc không ngừng phát triển,

đầu tư xây dựng, thiết kế và tư vấn, dịch vụ trong xây dựng hạ tầng kỹ thuật; tập

hợp nhiều thành phần kinh tế có vốn, có trình độ quản lý kinh tế, trình độ khoa

học kỹ thuật, có tay nghề và sức lao động để tham gia trong lĩnh vực xây dựng hạ

tầng kỹ thuật, góp phần phục vụ chương trình phát triển nhà ở của Tp. HCM và

phát triển đất nước.

Tìm các đối tác, các thị trường trong nước để cùng hợp tác đầu tư hoặc đầu

tư; liên doanh tiếp nhận vốn đầu tư của các cá nhân, các tổ chức kinh tế trong và

ngoài nước để cải tiến kỹ thuật, đổi mới công nghệ, nâng cao năng suất lao động

và chất lượng công trình, sản phẩm cũng như mở rộng trong lĩnh vực hoạt động

khác khi có nhu cầu phát triển sản xuất kinh doanh của Công ty.

Thông qua quá trình hoạt động kinh doanh của mình, giải quyết việc làm

cho người lao động, phát triển địa phương.

1.1.4 Tổ chức bộ máy quản lý của Công ty

7

Page 20: Báo cáo thực tập(1).docx

Sơ đồ 1.1- Tổ chức bộ máy quản lý của Công ty

8

Page 21: Báo cáo thực tập(1).docx

Tùy theo từng thời kỳ, Công ty có thể thành lập hoặc sáp nhập các phòng

nghiệp vụ, các bộ phận trực thuộc nhằm đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh của

Công ty

Mỗi phòng nghiệp vụ và các bộ phận trực thuộc hoạt động theo chức năng,

nhiệm vụ đã được Hội đồng quản trị phê duyệt trong quy chế này (mỗi lĩnh vực

hoạt động được cụ thể hóa trong bản quy định quản lý riêng).

1.1.5 Chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận quản lý và phòng ban

1.1.5.1 Hội đồng quản trị

Hội Đồng Quản Trị có những quyền hạn sau đây:

Quyết định chiến lược phát triển của Công ty.

Quyết định chào bán cổ phần mới trong phạm vi số cổ phần được quyền chào

bán của từng loại; quyết định huy động thêm vốn theo hình thức khác.

Quyết định phương án đầu tư, duyệt các dự toán, thiết kế và quyết toán của các

công trình đầu tư đã thông qua tại Đại hội đồng cổ đông.

Quyết định giải pháp phát triển thị trường, tiếp thị và công nghệ; thông qua

hợp đồng mua, bán, vay, cho vay và các loại hợp đồng khác có giá trị bằng

hoặc lớn hơn 50% vốn điều lệ của Công ty.

Quyết định cơ cấu tổ chức, quy chế quản lý nội bộ Công ty, quyết định thành

lập Công ty con, lập chi nhánh, văn phòng đại diện và việc góp vốn, mua cổ

phần của doanh nghiệp khác.

Quyết định mua lại không quá 10% số cổ phần đã bán của từng loại.

Quyết định các định mức kinh tế kỹ thuật – kế hoạch kinh doanh hàng năm,

các dự án phát triển cơ sở vật chất… do Tổng Giám Đốc Công ty đệ trình.

Quyết định ban hành các quy chế về: tiền lương, khen thưởng, kỷ luật, tuyển

dụng, cho thôi việc nhân viên của Công ty phù hợp với quy định của pháp

luật. Quyết định mức bồi thường vật chất khi nhân viên gây thiệt hại cho Công

ty.

Xem xét và ủy quyền cho Tổng Giám Đốc khởi kiện các vụ án có liên quan

đến quyền lợi và tài sản của Công ty.

9

Page 22: Báo cáo thực tập(1).docx

Hội Đồng Quản Trị không được phép - trực tiếp hay gián tiếp – cho vay hay

cho mượn tài sản của Công ty.

Các quyền hạn khác được quy định cụ thể tại Luật Doanh nghiệp và Điều lệ

này.

Trách nhiệm của HĐQT:

Hội Đồng Quản Trị chịu trách nhiệm trước Đại hội đồng cổ đông về

những việc sau đây:

Quản trị Công ty theo đúng pháp luật của Nhà nước, Điều lệ Công ty và nghị

quyết của Đại hội đồng cổ đông; Hội Đồng Quản Trị chịu trách nhiệm trước

Đại hội đồng cổ đông về những sai phạm trong quản lý, vi phạm Điều lệ Công

ty, vi phạm pháp luật gây thiệt hại cho Công ty.

Chỉ đạo, kiểm tra, giám sát toàn bộ các hoạt động kinh doanh của Tổng Giám

Đốc Công ty để đảm bảo thực hiện các nghị quyết, quyết định của Hội Đồng

Quản Trị và Đại hội đồng cổ đông.

Khi có yêu cầu, Hội Đồng Quản Trị có trách nhiệm cung cấp và công bố các

thông tin, tài liệu cần thiết; trả lời các câu hỏi chất vấn của Ban Kiểm Soát,

các cổ đông và các cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền theo luật định và

theo Điều lệ này.

Chuẩn bị chương trình, nội dung tài liệu và tổ chức Đại hội đồng cổ đông định

kỳ và bất thường. Triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông hoặc thực hiện các thủ

tục hỏi ý kiến để Đại hội đồng cổ đông thông qua quyết định.

Đề án thực hiện nhiệm vụ đối ngoại và quan hệ quốc tế.

Các trách nhiệm khác được quy định cụ thể tại Luật Doanh nghiệp và Điều lệ

này.

1.1.5.2 Ban kiểm soátNhiệm vụ và quyền hạn của Ban kiểm soát:

Trưởng Ban Kiểm Soát có trách nhiệm phân công các thành viên còn lại phụ

trách từng loại công việc kiểm soát.

10

Page 23: Báo cáo thực tập(1).docx

Mỗi thành viên dưới sự chỉ đạo và phân công của Trưởng Ban Kiểm Soát có

trách nhiệm và quyền hạn như sau:

o Kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp trong quản lý, điều hành hoạt động kinh

doanh, trong ghi chép sổ kế toán, các báo cáo tài chính và các sổ sách quản trị

khác như: sổ danh sách cổ đông, sổ ghi biên bản họp Đại hội đồng cổ đông,

họp Hội Đồng Quản Trị… và kiến nghị xử lý, khắc phục các sai phạm nếu có.

o Thẩm định báo cáo tài chính hàng quý, hàng năm của Công ty, kiểm tra từng

vấn đề cụ thể liên quan đến quản lý.

o Thường xuyên thông báo với Hội Đồng Quản Trị về kết quả hoạt động kiểm

soát; tham khảo ý kiến của Hội Đồng Quản Trị trước khi trình các báo cáo, kết

luận và kiến nghị lên Đại hội đồng cổ đông.

o Báo cáo với Đại hội đồng cổ đông về:

- Tính chính xác, trung thực, hợp pháp của việc ghi chép, lưu giữ chứng từ và

lập sổ kế toán, báo cáo tài chính, các báo cáo khác.

- Tính trung thực, hợp pháp, tính tuân thủ Điều lệ trong việc ban hành các quy

chế, các quyết định quản lý, điều hành hoạt động của Công ty.

Kiến nghị biện pháp bổ sung, sửa đổi, cải tiến cơ cấu tổ chức quản lý, điều

hành kinh doanh của Công ty.

Được quyền yêu cầu các phòng ban nghiệp vụ Công ty cung cấp đầy đủ, kịp

thời các thông tin, tài liệu, số liệu và giải trình về các hoạt động kinh doanh

của Công ty.

Báo cáo với Đại hội đồng cổ đông về những sự kiện tài chính bất thường,

những ưu khuyết điểm trong quản lý tài chính của Hội Đồng Quản Trị và

Tổng Giám Đốc với các ý kiến độc lập của mình. Chịu trách nhiệm cá nhân về

những đánh giá và các kết luận của mình. Nếu biết có sai phạm mà không báo

cáo thì Ban Kiểm Soát phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về các thiệt hại

(nếu có).

Ban Kiểm Soát và từng thành viên của Ban Kiểm Soát không được tiết lộ bí

mật của Công ty.

11

Page 24: Báo cáo thực tập(1).docx

Các quyền và nhiệm vụ khác theo quy định của Luật Doanh nghiệp và Điều lệ

này.

1.1.5.3 Nhiệm vụ và quyền hạn của Tổng Giám Đốc

Quyết định cao nhất về tất cả các vấn đề liên quan đến hoạt động hàng ngày

của Công ty. Chấp hành luật pháp trong mọi hoạt động.

Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các chức danh quản lý trong Công ty, trừ

các chức danh do Hội Đồng Quản Trị quyết định.

Quyết định lương, thưởng, phạt và các chế độ phúc lợi đối với người lao động

trong Công ty, kể cả cán bộ quản lý thuộc thẩm quyền bổ nhiệm của Tổng

Giám Đốc.

Xây dựng chiến lược phát triển, kế hoạch, chương trình hoạt động và các

phương án bảo vệ, cạnh tranh, khai thác các nguồn lực của Công ty, các

phương án huy động vốn cho Công ty để trình Hội Đồng Quản Trị phê duyệt.

Xây dựng và trình Hội Đồng Quản Trị quyết định các dự án đầu tư, các chính

sách, tiêu chuẩn đầu tư của Công ty nhằm hạn chế rủi ro và phù hợp theo điều

kiện kinh tế của từng thời kỳ.

Xây dựng và trình Hội Đồng Quản Trị ban hành các định mức kinh tế – kỹ

thuật, đơn giá nguyên liệu, vật tư và giá dịch vụ trong nội bộ Công ty. Thực

hiện và kiểm tra các Phòng Ban, các đơn vị trực thuộc thực hiện các quyết

định về định mức, tiêu chuẩn, đơn giá…

Chịu trách nhiệm thực hiện các nghĩa vụ nộp ngân sách Nhà nước và lập

phương án phân phối, sử dụng lợi nhuận còn lại của Công ty trình Hội Đồng

Quản Trị phê duyệt.

Ban hành các quyết định, ký kết các hợp đồng kinh tế theo sự phân cấp quản

lý của Hội Đồng Quản Trị; tổ chức điều hành, phối hợp và kiểm tra các hoạt

động của Công ty theo phương hướng và kế hoạch của Hội Đồng Quản Trị đề

ra. Đề xuất với Hội Đồng Quản Trị cách giải quyết các vấn đề phát sinh ngoài

kế hoạch, chương trình. Thay mặt Hội Đồng Quản Trị quản lý toàn bộ tài sản

của Công ty.

12

Page 25: Báo cáo thực tập(1).docx

Chuẩn bị đầy đủ các báo cáo theo chương trình họp Đại hội đồng cổ đông do

Hội Đồng Quản Trị hoặc do Ban Kiểm Soát yêu cầu.

Đề nghị Hội Đồng Quản Trị triệu tập cuộc họp Hội Đồng Quản Trị bất thường

để giải quyết những vấn đề vượt quá quyền hạn của Tổng Giám Đốc hoặc

những biến động lớn trong Công ty.

Được đưa ra các quyết định vượt thẩm quyền của mình trong trường hợp khẩn

cấp (như thiên tai, hỏa hoạn…) và chịu trách nhiệm về những quyết định đó;

đồng thời phải báo cáo ngay cho Hội Đồng Quản Trị và các cơ quan Nhà nước

có thẩm quyền để giải quyết tiếp.

Tổng Giám Đốc không được làm việc cho bất kỳ một tổ chức, cá nhân nào

khác.

1.1.5.4 Nhiệm vụ và quyền hạn của Phó Tổng Giám Đốc Công ty

Các Phó Tổng giám đốc Công ty là người giúp việc cho Tổng giám đốc, được

Tổng giám đốc ủy quyền hoặc chiệu trách nhiệm trong suốt một lĩnh vực

chuyên môn, chịu trách nhiệm trực tiếp với Tổng giám đốc về phân việc được

phân công.

Có quyền ký các văn bản trong lĩnh vực phụ trách, sau khi đã được Tổng giám

đốc thông qua và được Tổng giám đốc ủy quyền. Người được ủy quyền phải

chịu trách nhiệm trong lĩnh vực mà mình được ủy quyền.

Có quyền tham dự và phát biều ý kiến trong các cuộc hợp về công tác sản xuất

kinh doanh của Công ty.

1.1.5.5 Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn phòng Tổ chức hành chánh- Lao

động tiền lương

Tham mưu cho Tổng giám đốc Công ty về tổ chức bộ máy sản xuất kinh

doanh và bố trí nhân sự phù hợp với tổ chức của Công ty.

Quản lý hồ sơ lý lịch của CB.CNV toàn Công ty; thực hiện các chế độ chính

sách cho toàn người lao động theo quy định hiện hành của nhà nước và theo

quy định của Công ty.

13

Page 26: Báo cáo thực tập(1).docx

Quy hoạch cán bộ, xây dựng các chương trình kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng

nghiệp vụ cho CB.CNV; tham mưu cho Tổng giám đốc về việc đề bạt , phân

công cán bộ quản lý của Công ty và các bộ phận trực thuộc theo phân cấp.

Quản lý lao động tiền lương CB.CNV, phối hợp với phòng Kế toán tài vụ xây

dựng tổng quỹ lương và phân bổ quỹ tiền lương, tiền thưởng Công ty và các

bộ phận trực thuộc.

Quản lý công tác Hành chính- Quản trị. Thực hiện công tác lưu trữ thông

thường và các tài liệu quan trọng.

Thực hiện công tác bảo vệ nội bộ, bảo vệ cơ quan, môi trường, môi sinh,

phòng cháy, chữa cháy, an toàn lao động của Công ty và và các bộ phận trực

thuộc, có phối hợp với các đơn vị có liên quan để thực hiện tốt công tác.

Dự các cuộc hợp của Ban Tổng giám đốc về các hoạt động của Công ty và

tham gia ý kiến trên tất cả các lĩnh vực khi có yêu cầu.

1.1.5.6 Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn phòng Kế toán- Tài vụ

Tồ chức hoạch toán kế toán về hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty theo

đúng Pháp lệnh kế toán thống kê của Nhà nước.

Tổng hợp kết quả kinh doanh, lập báo cáo thống kê, phân tích hoạt động sản

xuất kinh doanh để phục vụ cho kiểm tra thực hiện kế hoạch của Công ty.

Lập các kế hoạch tài chính và quyết toán tài chính theo quy định. Báo cáo cho

Tổng giám đốc kết quả sản xuất kinh doanh của toàn Công ty và các bộ phận

trực thuộc theo quý, 6 tháng, năm, để giúp Tổng giám đốc Công ty nắm chắc

nguồn vốn, lãi, lỗ và tình hình tài chính của Công ty.

Tham mưu cho Tổng giám đốc trong việc phát triển, sử dụng có hiệu quả và

chịu trách nhiệm quản lý vốn, thu hồi vốn.

Tham gia tính toán hiệu quả của các chương trình đầu tư của Công ty để tham

mưu cho Tổng giám đốc.

Giám sát, hướng dẫn, đôn đốc về mặt nghiệp vụ tài chính đối với các bộ phận

trực thuộc.

14

Page 27: Báo cáo thực tập(1).docx

Dự các cuộc hợp của Ban Tổng giám đốc về các hoạt động của Công ty và

tham gia ý kiến trên tất cả các lĩnh vực khi có yêu cầu.

1.1.5.7 Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn phòng Kế hoạch- Kinh doanh

Về lĩnh vực Kế hoạch:

Tham mưu cho Tổng giám đốc trong việc định hướng phát triển sản xuất kinh

doanh của Công ty trong từng thời kỳ ngắn hạn trung hạn, và dài hạn.

Lập và báo cáo tổng hợp tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty

theo định kỳ. Giúp Tổng giám đốc kiểm tra và tổng hợp tình hình trong quá

trình thực hiện kế hoạch, tham mưu cho Tổng giám đốc các biện pháp để hoàn

thành kế hoạch đã đề ra.

Về lĩnh vực đầu tư:

Tham mưu cho Tổng giám đốc trong việc thiết lập tính toán các chương trình

đầu tư kinh doanh của Công ty.

Tham mưu cho Tổng giám đốc về tình hình thị trường liên quan đến các hoạt

động sản xuất kinh doanh của Công ty, nghiên cứu đề xuất để mở rộng địa bàn

hoạt động của Công ty.

Tổ chức thực hiện hoặc thuê các đơn vị có chức năng thiết lập hồ sơ pháp lý

liên quan đến các hoạt động sản xuất kinh doanh theo đúng quy định hiện

hành về XDCB trong lĩnh vực kinh doanh nhà đất như: duyệt tổng mặt bằng,

lập và trình dự án đầu tư, quyết định giao đất, giấy phép xây dựng,…

Về lĩnh vực kinh doanh:

Lập và theo dõi tình hình thực hiện các hợp đồng kinh tế, các hợp đồng liên

doanh, liên kết.

Kết hợp với sàn Giao dịch bất động sản thực hiện tốt việc tốt tiêu thụ sản phẩm

của Công ty.

Dự các cuộc hợp của Ban Tổng giám đốc về các hoạt động của Công ty và

tham gia ý kiến trên tất cả các lĩnh vực khi có yêu cầu.

15

Page 28: Báo cáo thực tập(1).docx

1.1.5.8 Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của phòng Kỹ thuật- Thi công

Tổ chức thực hiện hoặc tham mưu cho Tổng giám đốc chọn đơn vị đầu tư xây

dựng và chọn nhà thầu xây dung. Tổ chức quản lý, thực hiện các thủ tục thanh

toán, quyết toán hợp đồng với đơn vị tư vấn xây dựng và nhà thầu xây dựng

theo các quy định hiện hành về xây dựng cơ bản.

Kiểm tra hồ sơ thiết kế, dự toán, quyêt toán, hoàn công của đơn vị thi công.

Kiểm tra tiến độ đối với các công trình Công ty nhận thầu thi công.

Kiểm tra chất lượng công trình xây dựng, đề xuất vơi Tổng giám đốc các biện

pháp kỹ thuật đối với các sự cố trong quá trình thi công xây dựng.

Tham mưu giúp Ban Tổng giám đốc trong việc quản lý, nghiên cứu khoa học

kỹ thuật, sáng kiến cải tiến kỹ thuật, hợp lý hóa sản xuất, cải tiến công nghệ

trong lĩnh vực xây dựng, công tác an toàn lao động, vệ sinh lao động.

Dự các cuộc hợp của Ban Tổng giám đốc về các hoạt động của Công ty và

tham gia ý kiến trên tất cả các lĩnh vực khi có yêu cầu.

1.1.5.9 Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn Ban Quản lý dự án Đầu tư xây

dựng

Thực hiện các chức năng, nhiệm vụ quản lý các dự án do Công ty làm chủ đầu

tư từ giai đoạn thi công đến khi nghiệm thu bàn giao đưa công trình vào khai

thác sử dụng.

Lập kế hoạch và tổ chức quản lý, giám sát thi công xây dựng, đề xuất biện

pháp xử lý các công trình do Công ty làm chủ đầu tư theo các quy định hiện

hành về xây dựng cơ bản.

Tổ chức nghiệm thu và bàn giao, xác nhận công trình hoàn thành đưa vào khai

thác sử dụng đối với các dự án do Công ty làm chủ đầu tư.

Lập kế hoạch và thực hiện việc giao nhận, chuẩn bị mặt hàng và các công việc

khác phục vụ cho việc xây dựng công trình đối với các dự án do Công ty làm

chủ đầu tư.

Quản lý ranh đất dự án, mốc định vị, ranh giới mặt bằng xây dựng công

trình…đối với các dự án do Công ty làm chủ đầu tư.

16

Page 29: Báo cáo thực tập(1).docx

Dự các cuộc hợp của Ban Tổng giám đốc về các hoạt động của Công ty và

tham gia ý kiến trên tất cả các lĩnh vực khi có yêu cầu.

1.1.5.10 Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Văn phòng tư vấn thiết kế

Thực hiện các chức năng tư vấn cho các dự án của Công ty và khách hàng: tư

vấn đấu thầu, khảo sát xây dựng, lập tổng dự toán và dự toán công trình, thiết

kế tổng mặt bằng xây dựng công trình, thiết kế kiến trúc công trình dân dụng

và công nghiệp, thiết kế nội- ngoại thất công trình.

Mở rộng liên kết liên doanh tư vấn thiết kế với các cơ quan có chức năng.

Thực hiện các quyền và nghĩa vụ đối với những sản phẩm tư vấn do văn

phòng tư vấn thực hiện theo quy định củ Pháp luật.

1.1.5.11 Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Đội xây lấp

Tìm kiếm, mở rộng thị trường và tham gia đấu thầu các công trình. Xây dựng

mới hoặc cải tạo sửa chữa nâng cấp các hạng mục công trình dân dụng và

công nghiệp, kỹ thuật hạ tầng đô thị, trang trí ngoại thất.

Lập và theo dõi dự toán, quyết toán, bản vẽ hoàn công tác công trình. Đội là 1

bộ phận chuyên ngành thi công xây dựng trực thuộc Công ty được Công ty ủy

quyền trực tiếp tổ chức và điều hành lực lượng thi công Công ty- trực tiếp

chịu trách nhiêm về chất lượng, giá thành, an toàn lao động và bảo hành công

trình.

1.1.6 Các sản phẩm và ngành nghể kinh doanh của Công ty

Đầu tư kinh doanh địa ốc

- Kinh doanh nhà - Dịch vụ mua bán, cho thuê nhà ở.

- Đầu tư phát triển hạ tầng - San lấp mặt bằng.

- Xây dựng dân dụng, công nghiệp, xây dựng công trình lắp ghép.

- Xây dựng cầu đường – hệ thống cấp thoát nước các khu đô thị, khu công

nghiệp.

- Nhận quyền sử dụng đất để xây dựng nhà ở, để bán hoặc cho thuê

- Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng theo quy hoạch xây dựng nhà ở để chuyển

quyền sử dụng đất.

17

Page 30: Báo cáo thực tập(1).docx

Tư vấn thiết kế xây dựng và trang trí nội - ngoại thất

- Tư vấn xây dựng ( trừ kinh doanh dịch vụ thiết kế công trình): Lập dự án

đầu tư, giám sát kỹ thuật xây dựng các công trình dân dụng – công nghiệp

và kỹ thuật hạ tầng đô thị, quản lý dự án đầu tư , xây dựng thực nghiệm

các công trình.

- Tư vấn đấu thầu, khảo sát xây dựng, lập tổng dự toán và dự toán công

trình.

- Thiết kế tổng mặt bằng xây dựng công trình, thiết kế kiến trúc công trình

dân dụng và công nghiệp, thiết kế kết cấu công trình dân dụng và công

nghiệp, thiết kế nội – ngoại thất công trình.

- Sửa chữa nhà, trang trí nội thất.

1.1.7 Các dịch vụ Bất động sản cho khách hàng và thực trạng

1.1.7.1 Pháp lý về nhà và đất

Đối tượng :

Nhà, đất chuyển nhượng trong địa bàn TP.HCM;

Người ký hợp đồng dịch vụ là bên bán, hoặc bên mua, hoặc cả hai bên mua

bán (tùy theo thỏa thuận).

Thủ tục :

a)   Khách hàng cần có các giấy tờ sau :

Giấy tờ tùy thân (bản sao y);

Bản sao y giấy chứng nhận đăng ký kết hôn (nếu trong thời kỳ hôn nhân)

hoặc bản chính giấy xác nhân độc thân;

Bản chính hồ sơ chủ quyền nhà, đất;

Bản chính xác nhận tình trạng nhà, đất (theo mẫu của Phòng Công chứng);

Bản chính biên lai thuế nhà, đất đã nộp đến thời điểm bán nhà.

b)   Thủ tục ký hợp đồng :

Khách hàng và TTKDBĐS (Indesco) ký kết Hợp đồng ủy thác thực hiện

dịch vụ pháp lý (theo mẫu).

Những ưu điểm, tiện ích của dịch vụ :

18

Page 31: Báo cáo thực tập(1).docx

Đảm bảo được thời gian thực hiện sang tên cho bên mua theo đúng thỏa

thuận;

Không mất nhiều thời gian chờ đợi, đi lại để lập thủ tục sang tên mua bán;

Thủ tục đơn giản, chính xác;

Hai bên mua bán có thể yên tâm về thời gian thực hiện và bàn giao hồ sơ

nhà đất đúng theo thỏa thuận của các bên;

Thời gian thực hiện là nhanh nhất có thể;

Bảo đảm được tính hợp lệ, hoàn chỉnh, đầy đủ về hồ sơ pháp lý nhà đất.

Phí dịch vụ: từ : 2.000.000 đ

Thời gian thực hiện : 15 ngày;

Những mặt còn hạn chế của dịch vụ:

Với thời gian thực hiện dịch vụ nhanh nhất là 15 ngày, Công ty có thể sẽ

không đạt được thỏa thuận với một số khách hàng mà quỹ thời gian chờ đợi của

họ không nhiều. Một số khách hàng đến Công ty với thỏa thuận muốn hoàn thành

thủ tục chuyển nhượng trong vòng 10 ngày. Nhưng để hoàn thành thủ tục này,

Công ty cần đến 15 ngày. Khách hàng không đồng ý và ho tìm đến một Công ty

bất động sản khác. Trong trường hợp này, Công ty đã không có biện pháp linh

hoạt hơn để có được hợp đồng với khách.

1.1.7.2 Môi giới Bất động sản (Quy trình dịch vụ môi giới Bất động sản)

Chủ sở hữu nhà liên hệ nhân viên giao dịch để nhận và điền các chi tiết

liên quan căn nhà bán vào phiếu đăng ký dịch vụ môi giới (theo mẫu của Trung

tâm Kinh doanh Bất động sản (Indesco), kèm theo toàn bộ bản sao giấy tờ liên

quan chủ quyền căn nhà. 

Khách hàng nộp 150.000 VNĐ để Trung tâm Kinh doanh Bất động sản

(Indesco) khảo sát căn nhà bán; nhằm có cơ sở tư vấn cho khách về giá cả chào

bán và khả năng bán được căn nhà (đây là khoản chi để Trung tâm Kinh doanh

Bất động sản (Indesco) thực hiện việc khảo sát; cho nên sẽ không hoàn lại; cho dù

sau khi khảo sát, chủ nhà có thỏa thuận được việc ký kết hợp đồng dịch vụ môi

giới hay không).

19

Page 32: Báo cáo thực tập(1).docx

Sau khi khảo sát căn nhà xong, Trung tâm Kinh doanh Bất động sản

(Indesco) mời chủ nhà đến để thỏa thuận giá rao bán và các chi tiết liên quan việc

môi giới căn nhà; nếu hai bên thỏa thuận được các điều kiện môi giới, sẽ tiến

hành ký kết hợp đồng dịch vụ môi giới.

Thời gian thực hiện hợp đồng là 1-2 tháng (tuỳ mức giá căn nhà, khả năng

bán được và tình hình thị trường giao dịch nhà đất trong kỳ).

Khi Trung tâm Kinh doanh Bất động sản (Indesco) tìm được người mua, sẽ thông

báo cho chủ nhà biết. Khi đã có người mua : thì hai bên thanh lý hơp đồng dịch

vụ môi giới, chủ nhà thanh toán phí môi giới theo biểu phí đã thỏa thuận trong

hợp đồng dịch vụ môi giới và trừ khoản tiền đã ứng trước đây (nếu có). 

 + Trường hợp hết hạn hợp đồng môi giới mà Trung Kinh doanh Bất động sản

(Indesco) chưa bán được nhà thì : 

 + Gia hạn hợp đồng thêm từ 1-2 tháng (nếu hai bên đồng ý), hoặc 

 + Hai bên thanh lý hợp đồng dịch vụ đã ký.

Trong quá trình thực hiện quy trình dịch vụ môi giới, ở bước khảo sát căn

nhà đề định giá bán chính xác đòi hỏi nhân viên khào sát phải am hiểu và nắm rõ

các thông tin về sản phẩm và điều kiện thị trường. Tuy nhiên trong thực tế vẫn có

một số vấn đề nảy sinh khi thực hiện nghiệp vụ này. Điều kiện thị trường thì thay

đổi liên tục, một số nhân viên không kịp nắm bắt thì việc định giá sẽ rất khó khăn

và có thể dẫn đến việc định giá không đúng với thực tế nữa.

Một thực trạng khác cũng xảy ra trong quá trình thực hiện dịch vụ này. Sau

khi khảo sát và đưa ra giá bán, phía chủ nhà đã không đồng ý với mức giá mà

phía Công ty đưa ra. Họ cho rằng mức giá đó thấp hơn mức giá mà họ muốn bán.

Và để đạt được hợp đồng môi giới với khách hàng trong điều kiện này, Công ty

đã chấp nhận mức giá phía chủ nhà đưa ra. Việc này ảnh hưởng đến khả năng bán

được căn nhà.

Một thực tế đáng lo nữa là việc bán được căn nhà phụ thuộc rất nhiều vào

tình hình thị trường giao dich nhà đất. Một khi thị trường giao dịch chung gặp

khó khăn việc môi giới nhà bán trở nên khó khăn hơn.

20

Page 33: Báo cáo thực tập(1).docx

1.1.7.3 Tư vấn Nhà, đất miễn phí

Với đội ngũ nhân viên am hiểu tận tường các thủ tục pháp lý về nhà đất,

giá nhà đất. Quý khách hàng được tư vấn miễn phí về các thủ tục pháp lý, giá nhà

đất theo thị trường, giải đáp những thắc mắc và cung cấp các thông tin khác theo

yêu cầu.

Cung cấp, tư vấn miễn phí cho khách hàng các thông tin sau đây:

+ Thủ tục chuyển quyền sở hữu, hợp thức hóa nhà, đất; 

+ Giá bán, giá mua nhà, đất; 

+ Thanh toán tiền, vàng mua bán nhà, đất thật hợp lý; 

+ Giải đáp những thắc mắc và cung cấp các thông tin khác theo yêu cầu.

Thông tin cung cấp để được tư vấn :

+ Tình trạng pháp lý; 

+ Diện tích nhà, đất; 

+ Vị trí.

Với những dịch vụ tư vấn miễn phí, đôi lúc Công ty đã không chú ý đến

thời gian để hoàn thành dịch vụ này.

1.1.7.4 Sữa chữa và xây dựng nhà

Công trình nhà ở định kỳ cần được duy tu, bảo trì để đảm bảo hiệu quả sử

dụng; quý khách có nhu cầu dù định kỳ hay đột xuất, Trung tâm Kinh doanh Bất

động sản (Indesco) sẵn sàng phục vụ theo yêu cầu.

Sau khi mua được nhà, quý khách có nhu cầu sửa chữa hay xây dựng;

Trung tâm Kinh doanh Bất động sản (Indesco) có đội ngũ thợ lành nghề, nhiều

kinh nghiệm phục vụ yêu cầu của quý khách chu đáo; giá cả phải chăng.

Đặc biệt, nếu quý khách có nhu cầu sửa chữa, xây dựng nhưng chưa chuẩn

bị đủ tiền, sẽ được Trung tâm hỗ trợ hướng dẫn thủ tục vay vốn sửa chữa, xây

dựng nhà ở của Ngân hàng.

Nhìn chung, các dịch vụ của Công ty Indesco đều được thực hiện đúng

trình tự và thủ tục. Công ty luôn mong muốn đem lại cho khách hàng sự hài lòng

cao nhất khi thực hiện các hợp đồng dịch vụ với khách hàng. Tuy nhiên, phía

21

Page 34: Báo cáo thực tập(1).docx

Công ty từ trước đến nay vẫn chưa có một cuộc khảo sát thực tế nào để đánh giá

về sự hài lòng của khách hàng khi thực hiện giao dịch hay ký hợp đồng cung ứng

dịch vụ với Công ty. Điều này cho thấy, Công ty có quan tâm đến chất lượng

dịch vụ và quan tâm đến cảm nhsân của khách hàng, nhưng chưa có động thái để

xác định và hoàn thiện hơn.

1.2 Hoạt động của sàn giao dịch bất động sản

1.2.1 Chức năng và nhiệm vụ của Sàn giao dịch BĐS

1.2.1.1 Chức năng

Giao dịch bất động sản có liên quan đến kinh doanh bất động sản : mua,

bán, thuê, cho thuê, cho thuê lại, nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất để xây

dựng nhà ở, cho thuê mua bán bất động sản, các sản phẩm của Công ty và của sàn

giao dịch nhằm mục đích sinh lợi.

Kinh doanh dịch vụ bất động sản: môi giới bất động sản, định giá bất động

sản, quảng cáo bất động sản, quản lý bất động sản, nhận ký gửi, mua bán bất động

sản.

Thực hiện hoạt động tiếp thị quảng cáo sản phẩm của sàn giao dịch bất

động sản.

Liên doanh, liên kết với các đơn vị, với các ngân hàng trong hoạt động

kinh doanh và đầu tư khai thác bất động sản.

Các hoạt động kinh doanh khác liên quan đến bất động sản theo quy định

của pháp luật.

1.2.1.2 Nhiệm vụ

Thực hiện kinh doanh: Tiếp thị, quảng cáo, kinh doanh các sản phẩm của

Công ty và Sàn giao dịch; thu mua nhà ở, đất ở; đầu tư khai thác các dự án vừa và

nhỏ.

Thực hiện các dịch vụ: môi giới mua-bán, thuê-cho thuê bất động sản,

đánh giá hiện trạng và cung ứng thông tin giá trị bất động sản, quảng cáo tiếp thị,

thanh toán tiền mua bán,…; định giá bất động sản.

22

Page 35: Báo cáo thực tập(1).docx

Tìm kiếm đối tác và tổ chức thực hiện việc liên doanh, liên kết với các

ngân hàng trong hoạt động kinh doanh và đầu tư khai thác bất động sản.

Xây dựng kế hoạch và triển khai công tác tiếp thị theo kế hoạch được duyệt.

Thực hiện các nghiệp vụ thống kê, phân tích, báo cáo dự báo về thị trường

bất động sản của Công ty.

Nhận, sử dụng vốn đạt hiệu quả, bảo toàn và phát triển nguồn vốn do Công

ty giao (Theo từng chương trình, dự án cụ thể).

Thực hiện các công tác thu hồi công nợ cho Công ty (liên quan đến Sàn

giao dịch).

Tham gia các hoạt động khác theo sự phân công và yêu cầu của Công ty.

1.2.2 Sơ đồ tổ chức của Sàn giao dịch

Sơ đồ1.2- Sơ đồ tổ chức của sàn giao dịch

Nhân sự hiện tại của Sàn giao dịch được bố trí trên cơ sở nhân sự hiện hữu

của các Phòng trong Công ty và tuyển dụng mới cho phù hợp với từng vị trí công

việc. Trong quá trình hoạt động, căn cứ yêu cầu công tác, Sàn giao dịch được

quyền đề nghị bổ sung tăng hoặc giảm nhân sự.

Ngoài ra Sàn giao dịch sẽ sử dụng mạng lưới các đại lý và cộng tác viên để

tổ chức hoạt động kinh doanh dịch vụ bất động sản (các siêu thị địa ốc, Sàn giao

23

BỘ PHẬN ĐẦU TƯ KINH DOANH

PHÓ GIÁM ĐỐC SÀN

BỘ PHẬN MARKETTING

GIÁM ĐỐC SÀN

BỘ PHẬN KẾ TOÁN

Page 36: Báo cáo thực tập(1).docx

dịch bất động sản, văn phòng luật sư, ngân hàng hoặc cá nhân môi giới)… thực

hiện các dịch vụ pháp lý, môi giới nhà đất.

1.2.3 Chế độ quản lý tài chính của Sàn giao dịch

1.2.3.1 Nguyên tắc quản lý tài chính

Chế độ quản lý tài chính của Sàn giao dịch là chế độ quản lý tài chính phụ

thuộc, chịu sự quản lý, giám sát của Công ty và tuân theo các quy định của pháp

luật.

Sàn giao dịch có trách nhiệm giải trình, cung cấp các chứng từ thu, chi, tài

liệu có liên quan cho Công ty cũng như phục vụ công tác thanh tra, kiểm tra kế

toán tài chính của các cơ quan chức năng.

1.2.3.2 Nguồn vốn hoạt động của Sàn

Công ty sẽ giao cho Sàn giao dịch tài sản, trang thiết bị. Ngoài ra, khi có nhu

cầu vốn, Sàn giao dịch lập đề án xin cấp vốn theo kế hoạch được duyệt.

Sàn giao dịch có nhiệm vụ nhận và sử dụng vốn có hiệu quả, bảo toàn và

phát triển vốn được giao.

1.2.3.3 Doanh thu và chi phí của Sàn

Doanh thu hoạt động của Sàn giao dịch chủ yếu từ giao dịch bất động sản

và thu phí dịch vụ của khách hàng. Mức phí dịch vụ do Công ty quy định trong

từng thời kỳ căn cứ vào tình hình thực tế của thị trường và tùy thuộc từng giao

dịch.

Tất cả các khoản thu, chi về hoạt động quản lý, kinh doanh, dịch vụ,…đều

phải có hóa đơn chứng từ theo quy định của Bộ Tài chính và hoạch toán tại Công

ty.

Công ty có trách nhiệm xuất hóa đơn tài chính theo quy định của Bộ Tài

chính cho khách hàng.

Các khoản chi phí do Công ty phê duyệt và quản lý.

1.2.3.4 Thu nhập và phân bổ thu nhập

Tất cả các khoản thu nhập, nộp ngân sách đều được quyết toán, kê khai và

nộp chung với hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.

24

Page 37: Báo cáo thực tập(1).docx

Việc phân bổ thu nhập của Sàn được thực hiện theo quy định và chịu sự

quản lý, giám sát của Công ty.

1.2.4 Trách nhiệm của Sàn giao dịch với khách hàng

Tôn trọng quyền lợi chính đáng của khách hàng, nghiêm chỉnh thực hiện

các hợp đồng kinh tế theo quy định Nhà nước, đảm bảo uy tín và hiệu quả làm

việc của Sàn giao dịch.

Đối với bất động sản đã giao dịch thành công, Sàn giao dịch thực hiện

trách nhiệm theo quy định và biểu mẫu tại Phụ lục của Thông tư 13/2008/TT-

BXD ngày 21/5/2008.

Niêm yết đầy đủ, chính xác và chịu trách nhiệm về thông tin bất động sản tại

Sàn giao dịch; đảm bảo thời gian đã thỏa thuận trong hợp đồng;

Đảm bảo tính pháp lý của bất động sản giao dịch trên Sàn theo đúng quy định

của Luật Kinh doanh bất động sản và các quy định khác có liên quan;

Thực hiện đúng các điều khoản của hợp đồng dịch vụ ký với khách hàng;

Chịu trách nhiệm về tính chính xác của các thông tin về bất động sản được

niêm yết trên Sàn giao dịch;

Bồi thường thiệt hại do lỗi của mình gây ra;

1.2.5 Quy trình thực hiện các dịch vụ của Sàn giao dịch

1.2.5.1Quy trình môi giới Bất động sản của Sàn giao dịch

25

Page 38: Báo cáo thực tập(1).docx

Sơ đồ 1.3- Quy trình môi giới bất động sản của sàn giao dịch

26

Thanh lý hợp đồng.

Ký hợp đồng

Giao dịch thành côngThực hiện thương vụ

Giao dịch, ký kết hợp đồng dịch vụ

Thu thập, xử lý, đánh giá thông tin

Tư vấn, giới thiệu dịch vụ

Khách hàng

Đơn yêu cầu dịch vụ

Page 39: Báo cáo thực tập(1).docx

1.2.5.2 Quy trình định giá Bất động sản của Sàn giao dịch

Sơ đồ 1.4- Quy trình định giá Bất động sản của Sàn giao dịch

27

Khảo sát, nghiên cứu thị trường, thu thập thông tin

Ký hợp đồng định giá; Lập kế hoạch chi tiết

Tiếp nhận hồ sơ, phân tích thông tin, lập kế hoạch sơ bộ, chi phí định giá

So sánh cơ sở dữ liệu. Lấy ý kiến

Lập báo cáo định giá

Tính toán kết quả định giá, thông báo sơ bộ kết quả định giá

Xác định cơ sở giá trị, lựa chọn phương pháp định giá

Hoàn thiện hồ sơ kỹ thuật, hồ sơ pháp lý của tài sản định giá.

Hoàn thiện hồ sơ định giá

Nghiệm thu, thanh lý hợp đồng với khách hàng

Công bố kết quả định giá (Chứng thư)- Khách hàng phản biện

Thực hiện nghiệp vụ định giá

Khách hàng

Tư vấn, giới thiệu dịch vụ

(miễn phí)

Page 40: Báo cáo thực tập(1).docx

1.2.5.3 Quy trình đấu giá Bất động sản của Sàn giao dịch

Sơ đồ 1.5- Quy trình đấu giá Bất động sản của Sàn giao dịch

1.3 Công tác Marketing và bán hàng

1.3.1 Chiến lược sản phẩm của Công ty

Các sản phẩm mà Công ty đang tập trung kinh doanh với khách hàng chủ

yếu là các dự án đất nền. Bên cạnh đó còn có các mảng khác mà Công ty cũng

đang thực hiện giao dịch nhiều là san lắp mặt bằng, khu dự án nhà ở chung cư

đang tiến hành quy hoạch ở khu vực Bình Chánh và Bình Tân, Tp. Hồ Chí Minh

và đã hoàn thành mức quy hoạch khoảng 80%.

28

Thanh lý hợp đồng với khách

hàng

Thu tiền trúng đấu giá; Tham gia bàn giao bất động sản

Lập văn bản đấu giá, xử lý các vấn đề có liên quan

Tổ chức đấu giá

Ký kết hợp đồng

Xem xét hồ sơ

Khách hàng

Đơn xin tham gia đấu giá

Page 41: Báo cáo thực tập(1).docx

5723

13

7

C c u s n ph mơ ấ ả ẩ

Đất nềnNhà liên kếCăn hộ cho thuêCăn hộ chung cư

Biểu đồ 1.1 : Cơ cấu sản phẩm của Công ty năm 2012

Trong năm 2009 và năm 2010, Công ty đã thực hiện các dự án như:

Dự án Nhơn Đức- Nhà Bè;

Dự án Phường 28- Quận Bình Thạnh;

Dự án Phước Thiền- Nhơn Trạch, Đồng Nai;

Công trình nhà tang lễ và lưu hài cốt- Quận Gò Vấp;

Công trình bệnh viện Nguyễn Tri Phương;

Công trình khu công viên Lịch sử- Văn hóa dân tộc;

Dự án Phú Lâm C- Quận 6;

Dự án T30;

Nền dự án Tân Xuân- Hóc Môn;

Dự án nhà xưởng chế biến khoáng sản.

Các dự án trên đã hoàn thành và cũng đã giao dịch thành công tính đến

năm 2011. Tuy nhiên vẫn còn một số dự án đất nền, khu nhà liên kế còn tồn động

do thị trường bắt đầu chững lại năm 2011.

Dưới đây là một số thông tin về các dự án mà Công ty đang thực hiện và

tiếp tục thực hiện.

Tên dự án Địa điểm Quy mô

dự án

Năng lực thiết

kế

Tiến độ

Xây dựng Nằm trên 20.8897 54 căn hộ Đã san lắp xong

29

Page 42: Báo cáo thực tập(1).docx

CSHT khu

nhà ở- nhà

chung cư

T30

trục đường

Chánh Hưng

nối dài, ven

song Ông

Lớn.

ha chung cư; 360

căn liên kế;

157 căn biệt

thự

mặt bằng, CSHT

sắp hoàn chỉnh,

chuẩn bị giao nền.

Khu nhà xã

Nhơn Đức

huyện Nhà

Mặt tiền

đường trục

đường

Nguyễn

Bình- Lê Văn

Lương

56.3463

ha

760 căn hộ

chung cư; 127

căn liên kế;

561 căn biệt

thự

Đang tiên hành đền

bù giải tỏa được

hơn 60% tổng diện

tích

Khu nhà ở

K34

Đường Trần

Thiện Chánh,

phường 12,

quận 10.

1.0449

ha

70 căn nhà liên

kế

Đã hoàn tất CSHT

và bàn giao nền

nhà, đang tiến hành

thủ tục ra giấy

CNQSDĐ cho

khách hàng.

Khu nhà

phường 28,

quận Bình

Thạnh

Bờ song Sài

Gòn, giữa

các làng du

lịch Bình

Quới.

3.55 ha 80 căn biệt thự

đơn lập.

(Như trên)

Khu nhà ở

Hóc Môn

Đường Tô

Ký, xã Trung

Chánh,

huyện Hóc

Môn.

1.324

ha

93 căn nhà liên

kế

(Như trên)

Cư xá Phú

Lâm C

Phường An

Lạc, quận

5.4119

ha

326 căn nhà

liên kế; 44 căn

Đã san lắp mặt bằng

được 80%, chuẩn bị

30

Page 43: Báo cáo thực tập(1).docx

Bình Tân

cách công

viên Phú

Lâm 500m.

biệt thự song

lập, đơn lập

thi công CSHT.

Bảng 1.1- Thông tin một số dự án của Công ty.

Hiện Công ty đang tiến hành thi công để hoàn thành các dự án còn dang

dở, để đáp ứng nhu cầu cho khách hàng trong những năm tới khi mà thị trường

bất động sản đang được đánh giá là sẽ có thể tan băng trong năm 2013.

Tiếp theo là tình hình giao dịch bất động sản năm 2012 của Công ty:

STT Nội dung Chi tiết

1 Tổng số khối lượng giao dịch: 06

Trong đó:

Bất động sản nhà ở (Nhà biệt thự, nhà liên kế,

căn hộ chung cư, căn hộ cho thuê – serviced

apartment, đất nền):

Dự án: 06, cụ thể

1. Khu nhà ở- Nhà ở chung cư xã Bình

Hưng, huyện Bình Chánh, Tp. Hồ Chí

Minh: 04 giao dịch

2. Khu nhà ở cư xá Phú Lâm C mở rộng,

phường An Lạc, quận Bình Tân, Tp. Hồ

Chí Minh: 02 giao dịch

Giao dịch lẻ: Không

Bất động sản khác (nếu có): không

Văn phòng cho thuê:

Trung tâm thương mại:

2 Tổng giá trị giao dịch (đồng): 17,385,000,000

31

Page 44: Báo cáo thực tập(1).docx

Trong đó:

Bất động sản nhà ở (Nhà biệt thự, nhà liên kế,

căn hộ chung cư, căn hộ cho thuê – serviced

apartment, đất nền):

Dự án: 06

Giao dịch lẻ: không

Bất động sản khác (nếu có): không

Văn phòng cho thuê:

Trung tâm thương mại:

Bảng 1.2- Tình hình giao dịch bất động sản năm 2012

1.3.2 Chính sách giá của các dự án

Với tình hình thị trường bất động sản đóng băng, cùng với việc các dự án

bất động sản đều là những dự án quy mô, đòi hỏi một lượng vốn lớn để thực hiện

việc giao dịch, nên nhu cầu ở những dự án này là không cao. Trong suốt thời gian

qua, rất nhiều Công ty bất động sản đã thực hiện việc giảm giá bán rất nhiều,

thậm chí có những doanh nghiệp đã giảm giá căn hộ đến tay người tiêu dung ở

dưới mức giá thành sản xuất. Nằm trong vành đai này, Công ty Cồ phần phát triển

Hạ tầng Sài Gòn cũng định giá cho các sản phẩm của mình với mức giá thấp hơn

so với năm 2011

Dưới đây là giá của các dự án và giá nhà, đất của các giao dịch lẻ thực hiện

giao dịch qua Sàn giao dịch bất động sản của Công ty.

STT Tên dự án Địa điểm

dự án

Chủ

đầu tư

dự án

Loại

bất

động

sản

Giá

chào

bán

Tăng

giảm

(đồng)

so với

năm

2011

Tăng giảm

(đồng) so

với cùng kỳ

năm trước

32

Page 45: Báo cáo thực tập(1).docx

1 Khu nhà ở-

Nhà ở

chung cư

xã Bình

Hưng,

huyện

Bình

Chánh, Tp.

Hồ Chí

Minh

Xã Bình

Hưng, H.

Bình

Chánh, Tp.

Hồ Chí

Minh

Công ty

Cổ

phần

phát

triển hạ

tầng Sài

Gòn

Nhà

liên

kế

25triệu

/ 1m2

Năm

2011

không

có giao

dịch

2 Khu nhà ở

cư xá Phú

Lâm C mở

rộng,

Phường

An LạcA,

Q. Bình

Tân, Tp.

HCM

Công ty

Đầu tư

Phát

triển

Thủ

Thiêm

Nhà

liên

kế

19triệu

/ 1m2

Giảm

so với

năm

2011

Giảm

1,000,000đ/

1m2

Bảng 1.3- Bảng giá bất động sản giao dịch năm 2012

1.3.3 Chính sách phân phối

Thông tin về sản phẩm được Công ty công bố và cập nhật trên trang web

của Công ty và qua các Catalouge được bố trí ở những khu dự án. Khi khách hàng

có nhu cầu về sản phẩm sẽ liên hệ đến Công ty để được biết thêm thông tin về sản

phẩm. Các nhân viên phòng Kế hoạch kinh doanh sẽ tư vấn cho khách hàng và

thực hiện các bước theo quy trình kinh doanh

33

Thu thập, xử lý, đánh giá thông tin

Tư vấn, giới thiệu sản phẩm

(miễn phí)

Khách hàng

Có nhu cầu về sản phẩm

Page 46: Báo cáo thực tập(1).docx

Sơ đồ 1.6- Quy trình kinh doanh, giao dịch sản phẩm.

Qua bảng thống kê các dự án mà Công ty đang thực hiện, ta có thể thấy rõ

là Công ty có kênh phân phối chủ yếu tại Tp. Hồ Chí Minh. Các sản phẩm, dự án

của Công ty đến được với khách hàng thông qua sàn giao dịch bất động sản, hoạt

động môi giới và một hình thức khác mang lại hiệu quả không kém là truyền

miệng. Công ty đã sử bán chào hàng trực tiếp (hay còn gọi là bán hàng trực tiếp

cá nhân). Ở hình thức này, Công ty tiến hành chào hàng bằng miệng trong một

cuộc trò chuyên, thương thảo với những khách hàng triển vọng đã được xác định.

Thống kê về tình hình giao dịch những năm 2010 đến năm 2012, cho thấy

trong những giao dịch thành công với khách hàng có đến 42.7% giao dịch thành

công từ sàn giao dịch, 34.3% từ hình thức truyền miệng và 23% còn lại là từ hoạt

động môi giới.

42.70%

23.00%

34.30%

Bi u đ 1.2 : C c u các ho t đ ng phân ể ồ ơ ấ ạ ộph iố

Sàn giao dịchMôi giớiTruyền miệng

Các giao dịch bất động sản đều được Công ty tiến hành giao dịch trực tiếp

với khách hàng. Điều này cũng phù hợp với đặc điềm sản phẩm của Công ty.

1.3.4 Chính sách xúc tiến của Công ty

Dưới đây là những chương trình xúc tiến mà Công ty đã áp dụng trong các

dự án:

Năm 2009 Công ty đã tổ chức lễ động thổ và giới thiệu dự án T30 và dự án

khu nhà ở cư xá Phú Lâm C.

34

Thu thập, xử lý, đánh giá thông tin

Page 47: Báo cáo thực tập(1).docx

Năm 2010, Công ty áp dụng chương trình khuyến mãi hỗ trợ lãi suất cho

khách hàng giao dịch với Công ty. Khi khách hàng mua nhà dự án Phường 28,

quận Bình Thạnh, khách hàng chỉ trả 40% tiền mua nhà theo nhiều đợt, khoản

vay còn lại chỉ tính lãi suất khi nhận nhà.

Đối với các hình thức như thiết kế tờ rơi, Công ty đã từng áp dụng với dự

án khu nhà phường 28, quận Bình Thạnh. Tờ rơi đã làm nổi bật được lợi thế về vị

trí của dự án là bờ sông Sài Gòn, giữa các làng du lịch Bình Quới. Tuy nhiên vẫn

không mang lại hiệu quả cao.

Hoạt động quảng cáo các dự án bất động sản của Công ty được tiến hành

trên website của Công ty www.hatangsg.com. Đối với hoạt động quảng cáo qua

báo chí, truyền hình thì Công ty chưa áp dụng do chưa hoạch định rõ ràng về

ngân sách dành cho quảng cáo. Điều này được thể hiện qua bảng báo cáo kết quả

kinh doanh của Công ty qua các năm.

Chỉ tiêu 2009 2010 2011

Chi phí bán hàng 0.00 0.00 0.00

Chi phí quản lý doanh nghiệp 5,748,662,338 6,700,031,047 8,268,156,636

Ta thấy rõ chi phí bán hàng của Công ty qua các năm là 0. Điều này chứng

tỏ việc hoạch định chi phí quảng cáo là chưa được thực hiện tại Công ty. Thay

vào đó, các chi phí khác để bán được sản phẩm được hoạch toán vào chi phí quản

lý doanh nghiệp. Do đây là công tác bán hàng của từng cá nhân.

1.4 Công tác tài chính kế toán

35

Thủ quỹKế toán tổng

hợp

Kế toán trưởng

Page 48: Báo cáo thực tập(1).docx

Sơ đồ 1.7- Tổ chức bộ máy kế toán của Công ty

Kế toán trưởng: là người chịu trách nhiệm chung trong phòng với nhiệm

vụ tổ chức, giám sát, kiểm tra công việc của bộ máy kế toán, chỉ đạo các kế toán

viên lập hệ thống số sách kế toán minh bạch, phản ánh trung thực tình hình kết

quả kinh doanh của doanh nghiệp.

Kế toán tổng hợp: có trách nhiệm kiểm soát các quyết toán của Công ty,

tổng hợp bảng kê khai nhật ký của kế toán phần hành, tiến hành lập các báo cáo

kết chuyển, tính toán các tài khoản cụ thể và lên báo cáo tài chính, phụ trách việc

đôn đốc nhắc nhở các bộ phận có liên quan trong việc thực hiện luân chuyển

chứng từ về cho bộ phận kế toán, chịu trách nhiệm theo dõi các quan hệ thanh

toán của Công ty với Ngân hàng.

Thủ quỹ: quản lý và nhập xuất quỹ tiền mặt, ngân phiếu.

1.4.1 Những quy định chung cho công tác kế toán tài vụ

Kỳ kế toán năm: Năm tài chính của Công ty bắt đầu từ ngày 01 tháng 01 và kết

thúc vào ngày 31 tháng 12 hàng năm.

Đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán: đồng Việt Nam (VND)

Công ty áp dụng chế độ kế toán Việt Nam được Bộ Tài Chính ban hành

theo Quyết định số 15/2006/QĐ/CĐKT ngày 20/03/2006 và các thông tư hướng

dẫn sửa đổi bổ sung chế độ Kế toán của Bộ tài chính.

Hình thức kế toán áp dụng: Công ty sử dụng hệ thống phần mềm kế toán

để tiện lợi cho việc ghi chép các nghiệp vụ kế toán trên máy tính, tất cả các

nghiệp vụ kinh tế phát sinh phản ánh ở chứng từ gốc đều được ghi chép theo trình

tự thời gian và quan hệ đối ứng tài khoản vào sổ nhật ký chung sau đó từ sổ nhật

ký ghi vào sổ cái tài khoản, từ sổ cái tài khoản, bảng tổng hợp chi tiết lập nên báo

cáo kế toán.

Kinh phí sử dụng năm nào được thanh quyết toán trong niên độ Kế toán

năm đó. Không bảo lưu chứng từ thanh toán và chuyển nợ tạm ứng của năm trước

sang năm sau.

36

Page 49: Báo cáo thực tập(1).docx

Kế toán phải mở đầy đủ tài khoản và sổ kế toán theo qui định, thực hiện

ghi sổ và lập báo cáo kế toán theo chế độ hàng tháng.

Tổng Giám Đốc là chủ tài khoản của trường, có thẩm quyền ký chứng từ

giao dịch với ngân hàng, ký duyệt chứng từ gốc thanh toán sau khi kế toán đã

kiểm tra tính hợp lệ của chứng từ, ký chứng từ ghi sổ và báo cáo kế toán.

Chứng từ ghi sổ được Tổng Giám Đốc hoàn tất ký duyệt trong tháng kế

toán.

1.4.2 Quy định về tạm ứng và thanh toán tạm ứng

Về việc tạm ứng

Khi thực hiện nhiệm vụ công tác được giao kinh phí thì đến phòng Kế toán

tài vụ làm giấy đề nghị tạm ứng theo mẫu qui định (số C23-H); kèm theo dự toán

chi tiết hoặc giấy triệu tập công tác đã được Tổng Giám Đốc phê duyệt.

Giấy tạm ứng phải được kế toán thẩm định, ký nháy trước khi trình Tổng

Giám Đốc phê duyệt cho thực hiện.

Không giải quyết cho tạm ứng mới khi còn nợ tạm ứng cũ, nếu không có

lý do chính đáng.

Người tạm ứng sau khi nhận phiếu chi, ký tên vào sổ tạm ứng do kế toán

hướng dẫn.

Đối với các hợp đồng kinh tế, không tạm ứng tiền mặt mà phải chuyển

khoản theo điều khoản thanh toán hợp đồng.

Về việc thanh toán

Khi hoàn thành công việc hoặc đến thời hạn thanh toán, cá nhân, đơn vị đề

nghị thanh toán theo mẫu kèm theo đầy đủ hồ sơ, chứng từ hợp pháp, hợp lệ, hợp

lý theo từng nội dung công việc đã được phê duyệt (theo phụ lục).

Đối với hàng hoá, dịch vụ có giá trị trên 200,000 (Hai trăm nghìn đồng), 

phải có hoá đơn tài chính; giá trị < 200,000đ (Hai trăm nghìn đồng), phải có hóa

đơn bán lẻ hoặc giấy biên nhận. Hoá đơn, giấy biên nhận phải đầy đủ các thông

tin ngày tháng, tên người, đơn vị, địa chỉ người mua, người bán, nội dung, số

lượng, giá trị ...

37

Page 50: Báo cáo thực tập(1).docx

Kế toán kiểm tra giấy tờ, nếu phù hợp thì ký nháy vào giấy thanh toán,  kế

toán trưởng ký sau đó trình Tổng Giám Đốc ký duyệt để viết phiếu chi. 

1.4.3 Các chính sách kế toán áp dụng

Nguyên tắc xác định các khoản tiền và các khoản tương đương tiền

Tiền và các khoản tương đương tiền bao gồm: tiền mặt, tiền gửi Ngân

hàng, tiền đang chuyển và các khoản đầu tư ngắn hạn có thời hạn thu hồi hoặc

đáo hạn không quá ba (03) tháng kể từ ngày khóa sổ lập báo cáo.

Nguyên tắc và phương pháp chuyển đổi đồng tiền khác sang đồng tiền sử

dụng trong kế toán: các nghiệp vụ kinh tế phát sinh bằng tiền ngoại tệ được

chuyển đổi sang đồng Việt Nam theo tỷ giá thực tế tại thời điểm phát sinh nghiệp

vụ. Vào cuối kỳ kế toán các số dư tiền mặt, tiền gửi Ngân hàng, tiền đang chuyển

có gốc ngoại tệ được điều chỉnh lại theo tỷ giá bình quân trên thị trường liên

Ngân hàng.

Các khoản thu thương mại và thu khác

Các khoản phải thu thương mại và các khoản phải thu khác được ghi nhận

theo hóa đơn, chứng từ.

Dự phòng phải thu khó đòi thể hiên phần giá trị dự kiến bị tổn thất của các

khoản phải thu không được khách hàng thanh toán tại thời điểm lập Báo cáo tài

chính.

Nguyên tắc ghi nhận hàng tồn kho

Hàng tồn kho được xác định trên cơ sở giá gốc. giá gốc hàng tồn kho bao

gồm chi phí mua, chi phí chế biến và các chi phí liên quan trực tiếp khác phát

sinh để có được hàng tồn kho ở địa điểm và trạng thái hiện tại.

Giá gốc hàng tồn kho được tính theo phương pháp bình quân gia quyền và

được hoạch toán theo phương pháp kê khai thường xuyên.

Nguyên tắc ghi nhận và khấu hao TSCĐ hữu hình

Tài sản cố định là nhà cửa kiến trúc nguyên giá được xác định bao gồm giá

trị nhà và giá trị quyền sử dụng đất không thời hạn. Các chi phí phát sinh sau ghi

38

Page 51: Báo cáo thực tập(1).docx

nhận ban đầu chỉ được ghi tăng nguyên giá tài sản cố định nếu các chi phí này

chắc chắn làm tăng lợi ích kinh tế trong tương lai do sử dụng tài sản đó. Các chi

phí không thỏa mãn điều kiện trên được ghi nhận là chi phí trong kỳ.

Khi tài sản cố định được bán hay thanh lý, nguyên giá hay khấu hao lũy kế

được xóa sổ và bất kỳ khoản lãi lỗ nào phát sinh do việc thanh lý đều được tính

vào thu nhập hay chi phí trong kỳ.

Tài sản cố định được khấu hao theo phương pháp đường thẳng để trừ dần

nguyên giá TSCĐ dựa trên thời gian hữu dụng ước tính. Số năm khấu hao theo

Thông tư 203/2009/TT-BTC ban hành ngày 20/10/2009 của các loại tài sản cố

định như sau:

Loại tài sản cố định Số năm

Nhà cửa kiến trúc 50 năm

Phương tiện vận tải, truyền dẫn 5- 6 năm

Thiết bị, dụng cụ quản lý 2- 4 năm

Bảng 1.4- Khấu hao tài sản cố định

Nguyên tắc ghi nhận và vốn hóa các khoản chi phí đi vay

Chi phí đi vay được ghi nhận vào chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ

phát sinh.

Chi phí đi vay được vốn hóa khi doanh nghiệp chắc chắn thu được lợi ích

kinh tế trong tương lai cho việc sử dụng tài sản đó và chi phí đi vay được xác

định một cách đáng tin cậy.

Nguyên tắc ghi nhận các khoản đầu tư tài chính

Các khoản đầu tư tài chính bao gồm các khoản đầu tư vào chứng khoán,

Công ty con, Công ty liên kết và cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát được ghi nhận

theo giá gốc.

Khi thanh lý một khoản đầu tư, phần chênh lệch giữa giá trị thanh lý thần

và giá trị ghi sổ được hoạch toán vào thu nhập hoặc chi phí trong kỳ.

Nguyên tắc ghi nhận chi phí phải trả

39

Page 52: Báo cáo thực tập(1).docx

Chi phí phải trả được ghi nhận dựa trên các ước tính hợp lý về số tiền phải

trả cho các hàng hóa, dịch vụ đã sử dụng trong kỳ.

Việc trích trước chi phí triển khai dự án dựa trên cơ sở giá vốn thi công dự án

đã được thông qua của cơ quan quản lý đối với dự án. Tổng giá trị trích trước cho chi

phí triển khai dự án trừ chi phí thực tế phát sinh dựa trên tổng chi phí ước tính triển

khai tương ứng với doanh thu ghi nhận trong kỳ.

Quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm

Mức trích quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm là 1% quỹ lương làm cơ sở

đóng bảo hiểm xã hội và được hoạch toán vào chi phí trong kỳ. trường hợp quỹ

dự phòng trợ cấp mất việc làm không đủ để chi trợ cấp cho người lao động thôi

việc, mất việc trong kỳ thì phần chênh lệch thiếu được hoạch toán vào chi phí.

Nguyên tắc ghi nhận vốn chủ sở hữu

Vốn chủ sỡ hữu của Công ty bao gồm:

Vốn đầu tư của chủ sở hữu: được ghi nhận theo vốn góp thực tế.

Vốn khác: là lợi nhuận chưa phân phối bổ sung từ kết quả hoạt động kinh

doanh.

Phương pháp và nguyên tắc ghi nhận doanh thu

Doanh thu từ hoạt động xây dựng được ghi nhận dựa trên kết quả nghiệm

thu thực tế thi công và giá trị thanh toán thực tế của chủ đầu tư.

Doanh thu từ hoạt động chuyển quyền sử dụng đất: khi khách hàng ứng tiền

trước, Công ty xuất hóa đơn ghi nhận vào doanh thu chưa thực hiên và sau đó ghi

nhận vào doanh thu dựa vào kế hoạch kinh doanh hàng năm.

Nguyên tắc và phương pháp ghi nhận chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp

hiện hành

Công ty có nghĩa vụ nộp thuế thu nhập doanh nghiệp với thuế suất 25%

trên thu nhập chịu thuế.

Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp trong kỳ bao gồm thuế thu nhập hiện

hành.

40

Page 53: Báo cáo thực tập(1).docx

Thuế thu nhập hiện hành là khoản thuế được tính dựa trên thu nhập chịu

thuế trong kỳ với thuế suất áp dụng tại ngày cuối kỳ. Thu nhập chịu thuế chênh

lệch so với lợi nhuận kế toán là do điều chỉnh các khoản chênh lệch tạm thời giữa

thuế và kế toán cũng như điều chỉnh các khoản thu nhập và chi phí không phải

chịu thuế hay không được khấu trừ.

1.5 Công tác tổ chức hành chính, quy chế trả lương và thực trạng

1.5.1 Cơ cấu và đặc điểm của đội ngũ lao động của Công ty

1.5.1.1 Đặc điểm nguồn nhân lực

Công ty CP Sản xuất và thương mại Việt Phát thành lập được 12 năm nên

đội ngũ lao động của công ty đa số là lao động có kinh nghiệm và làm đúng chuyên

môn, tay nghề đó là một lợi thế rất lớn để Công ty thực hiện các mục tiêu, chiến lược

của công ty, tạo ra sự hăng hái trong công việc, làm việc có trách nhiệm, làm việc

hăng say, tinh thần đoàn kết trong CB.CNV Công ty, mối quan hệ giữa lãnh đạo và

nhân viên rất gần gũi. Số lượng CB.CNV Công ty nhìn chung không có thay đổi

trong năm 2010, năm 2011, đên năm 2012 số lượng nhân viên gián tiếp của Công ty

giảm 1 người so với 2 năm trước đó. Năm 2010, số lao động gián tiếp của Công ty là

30, đến năm 2012 Công ty còn lại 29 CB.CNV, tức giảm 3.33%. Việc giảm số lượng

này là do Cán bộ nhân viên bận việc riêng và không thu xếp được công việc.

Bảng 1.5: Số lượng đội ngũ lao động của Công ty (Theo số liệu tổng hợp ngày

31/12 các năm 2010, 2011, 2012)

Stt Chỉ tiêu

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Số

lượng

(người)

Tỷ

trọng

(%)

Số

lượng

(người)

Tỷ

trọng

(%)

Số

lượng

(người)

Tỷ

trọng

(%)

1 Tổng số lao động 75 100 60 100 54 100

2 Lao động trực tiếp 45 60 30 50 25 46.3

3 Lao động gián tiếp 30 40 30 50 29 53.7

41

Page 54: Báo cáo thực tập(1).docx

Trong khi số lượng cán bộ lao động gián tiếp không thay đổi nhiều, thì số

lượng cán bộ lao động trực tiếp có sự thay đổi lớn. Năm 2010, Công ty có 45 lao

động trực tiếp chiếm 60% tổng số lao động. Con số này giảm dần qua các năm. Cụ

thể, năm 2011, Công ty còn 30 lao động trực tiếp chiếm 50% tổng số lao động và chỉ

còn 46.3% tương ứng vói 25 lao động năm 2012, tức đã giảm 13.7% so với năm

2010. Đây là một trong những hệ quả của việc đóng băng thị trường bất động sản

trong năm 2011 và 2012, công ty giảm bớt công trình xây dựng đồng nghĩa với việc

cắt giảm bớt số lượng lao động trực tiếp.

Biều đồ 1.3: Sự thay đổi trong số lượng CB.CNV của Công ty

1.5.1.2 Cơ cấu lao động theo chuyên môn nghề nghiệp được đào tạo

Bảng 1.6: Cơ cấu lao động theo trình độ chuyên môn (theo số liệu ngày

31/12/2012)

Phòng ban

Chuyên môn nghề nghiệp được đào tạo

Kinh tế lao động

Tài chính

kế toán

Kiến trúc sư

Kỹ sư xây

dựng

Kinh tế

Lái xe

Công nhân thi

công

Chưa qua đào

tạo

Ban giám đốc

1 1 1 1

42

Năm 2010

Năm 2011

Năm 2012

05

1015202530354045

Lao động gián tiếpLao động trực tiếp

Page 55: Báo cáo thực tập(1).docx

Phòng HCNS

1 1 2 1

Phòng Kế toán

3

Phòng Kế hoạch kinh

doanh

3

Phòng Quản lý dự án

1 2 1

Phòng Kỹ thuật thi

công1 2 1

Đội xây lắp

3 25 8

Qua bảng số liệu trên cho thấy phân công và bố trí lao động trong công ty

là tương đối đúng với chuyên môn được đào tạo. Như là Phòng Kế toán tài vụ có

tổng số 100% làm việc đúng chuyên môn, đều tốt nghiệp chuyên ngành kế toàn.

Tuy nhiên ở Công ty vẫn còn một số vị trí là chưa làm đúng với chuyên

môn được đào tạo cụ thể:

Phòng Kỹ thuật thi công yêu cầu về nhiệm vụ của Phòng thì cần phải tốt

nghiệp kỹ sư xây dựng, kiến trúc sư nhưng vẫn có 01 kinh tế lao động. Như vậy

với tổng số nhân viên là 4 thì Phòng Kỹ thuật thi công chỉ đáp ứng được 75% yêu

cầu về chuyên môn. Tuy nhiên, với vị trí này vẫn có thể đảm trách được công

việc vì kiến thức được đào tạo có tính hỗ trợ giúp Phòng hoàn thành công việc.

Nhưng tại Phòng Quản lý dụ án theo yêu cầu của công việc thì đòi hỏi phải

qua đào tạo về chuyên ngành thiết kế, xây dựng nhưng thực tế thì trong tổng số

lao động hiện tại của phòng là 4 người thì có đế 1 vị trí là làm chưa đúng chuyên

43

Page 56: Báo cáo thực tập(1).docx

ngành, như vậy tỷ lệ lao động Phòng Quản lý dự án làm việc đúng chuyên ngành

được đào tạo mới chỉ chiếm 75%.

1.5.1.3 Đặc điểm lao động theo giới tính, tuồi, thâm niên, chuyên môn,

trình độ đào tạo

Bảng số 1.7: Cơ cấu lao động theo giới tính, tuổi, thâm niên,

chuyên môn và trình độ đào tạo ( theo số liệu ngày 31/12/2012)

44

TT

Trình độ

chuyên môn

được đàotạo

Tổn

g số

ngư

ời

Tro

ng

đó

% la

o đ

ộng

nữ

Thâm niên nghề (%) Tuổi (%)

< 2

n

ăm

2 –

5 n

ăm

5 –

10

năm > 1

0 n

ăm < 2

5

25 –

35

tuổi

> 3

5 tu

ổi

1 Trên đại học 3 33.3 68.7 33.3 100

2Cao đẳng, đại

học19 23 27 49.9 23.1 8 60 32

3Trung cấp, sơ

cấp4 25 100 100

4Chưa qua đào

tạo3 0 100 0 66.7 33.3

Page 57: Báo cáo thực tập(1).docx

Cơ cấu lao động theo giới tính: Tỷ lệ lao động nữ chiếm 34.5% trong tổng

số lao động còn lại là tỷ lệ lao động nam chiếm 65.5%. Với tỷ lệ nam, nữ trên

tổng số lao động nói chung là phù hợp với công việc do đặc điểm sản phẩm kinh

doanh của Công ty. Chỉ có phòng Kế toán tài vụ và Phòng Tổ chức hành chính-

LĐTL là nữ chiếm tỷ lệ cao hơn còn các phòng ban khác thì nam giới chiếm tỷ lệ

cao.

Biểu đồ 1.4: Cơ cấu lao động theo giới tính của Công ty

Cơ cấu lao động theo trình độ: Tỷ lệ CB.CNV đã qua đào tạo chiếm tỷ

lệ: 89.7%, Tỷ lệ lao động trên đại học chiếm tỷ lện 10.3%, tỷ lệ lao động tốt

45

65.50%

34.50%

C c u lao đ ng theo gi i tínhơ ấ ộ ớ

Nam

Nữ

Page 58: Báo cáo thực tập(1).docx

nghiệp cao đẳng, đại học chiếm tỷ lệ 65.5%. Như vậy cho thấy tỷ lệ

CB.CNV công ty đã qua đào tạo chiếm tỷ lệ khá cao, chỉ có một số vị trí

làm công viêc đơn gian chưa qua đào tạo như tạp vụ, bảo vệ và một số công

nhân xây lấp là chưa qua đào tạo.

Với đội ngũ lao động có trình độ thâm niên và đa số đã qua đào tạo

đó là một lợi thế để Công ty phát huy sức trẻ, sự nhiêt tình, hăng hái, tìm tòi

trong công viêc nhưng đa số CB.CNV Công ty có kinh nghệp làm việc chưa

nhiều do đó Công ty cần tổ chức đào tao, tạo ra trình tự thực hiện công việc

khoa học…

1.5.2 Hoạt động phân tích công việc của Phòng TCHC-LĐTL

Công ty sau khi thành lập được một thời gian đã có xây dựng bản mô tả

công việc và bản yêu cầu công việc nhưng chưa phải là bản tiêu chuẩn để thực

hiện công việc. Bản mô tả công việc và bản yêu cầu cộng việc mới chỉ là xây

dựng cho cả bộ phận (hoặc phòng) như phòng Kế toán tài vụ, phòng Kế hoạch

kinh doanh chứ chưa phải cho từng vị trí chức danh.

Với những công việc mà các phòng ban cần làm thì được xây dựng và quy

định rõ ràng trong quy chế của Công ty như đã trình bày trong phần chức năng và

nhiệm vụ của các phòng ban. Tuy nhiên, với từng chức danh cụ thể thì Công ty

vẫn chưa có yêu cầu cụ thể cho các việc phải làm. Cụ thể, với phòng kỹ thuật thi

công có bảng danh sách như sau:

STT Họ và tênGiới tính Chức danh

1 Tô Văn Thuận Nam Trưởng phòng kỹ thuật

2 Nguyễn Công Dưỡng Nam Nhân viên

3 Nguyễn Hồng Nhân Nam Nhân viên

4 Lê Khưu Thư Anh Nữ Nhân viênThực tế việc phân chia công việc do Trưởng phòng phân công, các nhân

viên trong phòng cùng nhau xây dựng các tiêu chí, hoàn thành công việc một cách

tốt nhất, nhanh nhất dựa trên những nhiệm vụ mà cấp trên giao xuống cho phòng

46

Page 59: Báo cáo thực tập(1).docx

Kỹ thuật. Từng nhân viên trong phòng cùng nhau thực hiện công việc trên nền

tảng cùng hợp tác và triển khai công việc theo thế mạnh của từng cá nhân. Còn về

tiêu chuẩn công việc cho từng vị trí nhân viên thì chưa được xây dựng một cách

rõ ràng.

1.5.3 Hoạt động tuyển mộ, tuyển dụng nhân viên

Với lĩnh vực kinh doanh bất động sản cộng với tình hình thị trường bất

động sản gần như đóng băng trong những năm trở lại đây, Công ty Cồ Phần Phát

triển Hạ tầng Sài Gòn không những không có chính sách tuyển dụng nhân viên

mà số lượng nhân viên của Công ty cũng giảm đặc biệt là đối với lao động trực

tiếp giảm mạnh qua các năm.

2010

2011

2012

60

0% 20% 40% 60% 80% 100%

40

50

53.7

60

50

46.3Lao động gián tiếpLao động trực tiếp

Biểu đồ 1.5 Tình hình nhân sự của Công ty

Công tác tuyển dụng CB.CNV Công ty chủ yếu được thực hiện từ nguồn

đăng tin tuyển dụng trên báo.

Trình tự tuyển dụng:

Bước 1: Công tác chuẩn bị

Bước 2: Thông báo tuyển dụng

Bước 3: Thu thập, nghiên cứu

Bước 4: Phỏng vấn

Bước 5: Ký hợp đồng thử việc

47

Page 60: Báo cáo thực tập(1).docx

Bước 6: Ký hợp đồng chính thức

Với quy trình tuyển dụng như vậy thì ứng viên đã được sàng lọc một cách

khá kỹ lưỡng, khá đảm bảo về chất lượng lao động đầu vào.

Quan điểm tuyển dụng của Công ty là tìm ra những người lao động có khả

năng phù hợp yêu cầu công việc, những người lao động có khả năng, những phẩm

chất, đặc điểm cá nhân phù hợp với yêu cầu cụ thể của công việc.

Quan điểm của Công ty là kết hợp các phương pháp tuyển dụng trong tiến

trình tuyển chọn đó là các phương pháp:

- Phương pháp sưu tra lý lịch

- Phương pháp phỏng vấn

- Phương pháp quan sát

Khi Công ty có nhu cầu tuyển dụng thì phòng Tổ chức hành chính- LĐTL

sẽ công khai với tất cả các cán bộ nhân viên trong Công ty được biết. Nếu thấy vị

trí đang làm việc không phù hợp với bản thân mà vị trí mới Công ty đang tuyển

dụng phù hợp với năng lực, trình độ chuyên môn của người lao động thì người

lao động có thể được điều chuyển công việc cho phù hợp. Hoặc là con em của

CB.CNV sẽ được ưu tiên trong tuyển dụng nếu đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của

Công ty.

1.5.1.3 Hoạt động định hướng lao động mới

Khi người lao động mới vào làm việc thì phòng Tổ chức hành chính- Lao

động tiền lương đưa người lao động tới bộ phận sẽ làm việc và giới thiệu với các

nhân viên trong bộ phận và người nhân viên mới sẽ được hướng dẫn thực hiện

công việc.

1.5.1.4 Hoạt động thù lao lao động

Đây là hoạt động mà nhân viên phòng Tổ chức hành chính- Lao động tiền

lương quan tâm và dành thời gian nhiều. Công ty đang nghiên cứu và đã ra mức

lương lao động hợp lý hơn cho CB.CNV Công ty.

Với đặc điểm kinh doanh của Công ty, nên Công ty sử dụng hình thức trả

lương theo thời gian đối với bộ phận lao động gián tiếp và kết hợp với các hệ số

48

Page 61: Báo cáo thực tập(1).docx

lương thích hợp tương ứng cho từng nhân viên của từng phòng ban. (Xem quy

chế trả lương).

Công ty cũng áp dụng hình thức khen thưởng lương nếu nhân viên hoàn

thành tốt nhiệm vụ được giao, đồng thời Công ty cũng thực hiện đóng BHXH cho

người lao động. (Xem quy chế trả lương).

1.5.1.5 Công tác văn thư lưu trữ

Thực hiện các công tác Hành chính- quản trị, lưu trữ thông thường và các

tài liệu quan trọng. Phòng tổ chức hành chính-LĐTL có nghĩa vụ cung cấp các tài

liệu Công ty khi các bộ phận, phòng ban khác cần. Cùng với các hồ sơ lý lịch của

CB.CNV toàn Công ty, phòng tiến hành nhập liệu để đảm bảo hồ sơ, tài liệu được

lưu trữ cẩn thận vừa cả bằng hình thức truyền thống và hình thức tài liệu điện tử.

Tuy nhiên để đảm bảo an toàn, Công ty phải đảm bảo hệ thống máy tính sạch,

không bị vi rút xâm hại, phá các tài liệu quan trọng. Đây cũng là một thách thức

lớn cho công tác lưu trữ hồ sơ, tài liệu của Công ty.

Dưới đây là một số quy định đảm bảo hoạt động của công tác văn thư lưu

trữ:

Quy định về bảo vệ và sử dụng con dấu

Con dấu của Công ty phải được bảo vệ, giữ gìn an toàn tuyệt đối theo đúng

quy định của Nhà nước.

Văn thư giữ dấu không được mang dấu ra khỏi phòng làm việc, không

được giao dấu cho người khác khi chưa có ý kiến của Tổng Giám Đốc, phải tự tay

mình đống dấu vào văn bản khi văn bản đã có chữ ký của người có thẩm quyền,

không được đống dấu khống.

Quy định về phát hành và nhận văn bản

Tất cả văn bản do Công ty phát hành đều phải qua bộ phận văn thư để vào

sổ, ghi số, đóng dấu, đóng gói và chuyển phát đi. Việc đăng ký vào sổ gửi văn

bản đi phải rõ ràng, đầy đủ, chính xác, nhanh chóng, kịp thời và an toàn. Mỗi văn

bản đi đều được lưu tại văn thư, các phòng chức năng có liên quan, Tổng Giám

Đốc và các Phó Tổng giám đốc.

49

Page 62: Báo cáo thực tập(1).docx

Tất cả công văn, tài liệu, điện mật, công điện, fax, thư từ... của các cơ

quan, tổ chức, cá nhân bên ngoài gửi đến bằng bất cứ hình thức nào gọi chung là

”Công văn đến”, đều tập trung tại văn thư để bóc bì, đóng dấu, ghi số, vào sổ

công văn đến và trình Tổng giám đốc xử lý.

Đối với văn bản ”mật”, văn bản ghi tên Tổng giám đốc, Văn thư đóng dấu,

ghi số, trên bì văn bản chưa mở và chuyển nguyên bì cho Tổng giám đốc. Không

được mở các văn bản, thư từ ghi tên cá nhân, đơn vị chức năng và chuyển các văn

bản này đến đúng địa chỉ ghi trên bì.

Mọi văn bản đi và đến sau khi sử dụng, xử lý và giải quyết xong phải lập

hồ sơ và nộp vào lưu trữ cơ quan theo sự hướng dẫn của Bộ. Hồ sơ hành chính

sau l năm kể từ ngày việc đó được giải quyết xong được lưu trữ tại Phòng Tổ

chức hành chính- LĐTL.

1.5.2 Nguyên tắc chung trong trả lương

Các nguyên tắc chung trong trả lương:

- Quy chế này quy định nguyên tắc phân phối tiền lương, thu nhập theo lao

động của CB.CNV Công ty CP Phát triển Hạ tầng Sài Gòn.

- Việc phân phối tiền lương gắn với mức độ phức tạp, tính trách nhiệm của

công việc, mức độ thực hiện nhiệm vụ được giao trên cơ sở năng suất, chất

lượng, hiệu quả của mỗi người.

- Quỹ tiền lương được phân phối trực tiếp cho người lao động trong doanh

nghiệp, không sử dụng vào mục đích khác.

- Mỗi công việc đều được quy định hệ số tiền lương cấp bậc công việc, hệ

số phụ cấp (nếu có) theo thang lương, bảng lương do nhà nước ban hành.

- Mỗi công việc đều có hệ số lương, hệ số chức danh, hệ số hoàn thành công

việc, hệ số ngày giờ công và được phổ biến cho người lao động.

- Mức tiền lương tối thiểu Công ty áp dụng là mức tiền lương làm cơ sở để

tính mức tiền lương của mỗi công việc.

50

Page 63: Báo cáo thực tập(1).docx

- Người lao động làm công việc gì, giữ chức vụ gì thì được hưởng hệ số tiền

lương của công việc, chức vụ đó. Khi thay đổi chức vụ công việc thì thay

đổi hệ số trả lương.

- Người lao động được trả lương theo ngày công lao động, mức độ, số lượng

và chất lượng hoàn thành công việc được giao trên cơ sở hệ số lương cấp

bậc công việc + phụ cấp (nếu có) và các hệ số: hệ số chức danh, hệ số hoàn

thành công việc, hệ số ngày công lao động, hệ số năng suất…

1.5.3 Phạm vi, đối tượng áp dụng

- Đối tượng: quy chế này được dùng để phân phối tiền lương cho CB.CNV

Công ty đã ký hợp đồng lao động không xác định thời hạn; hợp đồng lao

động xác định thời hạn từ đủ 12 tháng đến 36 tháng làm việc tại Công ty.

- Phạm vi: tất cả CB.CNV làm việc tại văn phòng Công ty Cổ Phần Phát

triển Hạ tầng Sài Gòn và các nhân viên khác trong đội xây lắp.

1.5.4 Nguồn hình thành và sử dụng quỹ tiền lương

Quỹ tiền lương được xác định căn cứ vào định biên cán bộ, hệ số mức

lương cấp bậc, phụ cấp lương và mức lương tối thiểu được áp dụng theo quy định

của Nhà nước.

Quỹ tiền lương của Công ty do Hội đồng Quản trị quyết định theo tỷ lệ %

trên kế hoạch sản xuất kinh doanh hàng năm.

Tiền lương được thanh toán vào ngày 30 hàng tháng và tạm ứng lần 1 vào

ngày 15 hàng tháng.

1.5.5 Phân phối quỹ tiền lương

Công ty chủ yếu trả lương theo phương pháp gián tiếp bao gồm cho các

chức danh: Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng Giám Đốc, Phó Tổng giám đốc, Kế

toán trưởng, Trưởng phòng, Trưởng ban, trưởng văn phòng tư vấn, Đội trưởng

xây lắp, phó phòng, phó ban , phó văn phòng tư vấn, đội phó xây lấp, chuyên

viên, kinh tế viên, kỹ sư, cán sự, kỹ thuật viên, nhân viên lam công tác chuyên

môn có bằng đại học, lái xe cơ quan, nhân viên bảo vệ, nhân viên phục vụ.

51

Page 64: Báo cáo thực tập(1).docx

Quỹ tiền lương của công nhân trực tiếp do các đội xây lắp tự quyết định

trên cơ sở thỏa thuận với người lao động theo Luật lao động.

1.5.5.1 Hình thức, phương pháp trả lương

Công ty tiến hành trả lương theo thời gian và năng suất.

Phương pháp tính tiền lương của người lao động gồm:

Tiền lương cơ bản + phụ cấp (nếu có) và tiền lương năng suất

TL= LCB + LNS

Lương căn bản (LCB): là khoản tiền lương mà người lao động được trả theo

quy định của Nhà nước và là cơ sở để tính các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm

y tế, trả lương cho người lao động những ngày nghỉ ốm, thai sản, mất việc, nghỉ

phép hàng năm và các chế độ khác theo quy định của Nhà nước.

LCB= [ Hệ số lương + Phụ cấp (nếu có)] x Mức lương tối thiểu (do Nhà

nước quy định)

Hệ số lương: áp dụng hệ thống thang lương, bảng lương theo nghị định

205/NĐ-CP.

Phụ cấp: theo các văn bản (Nhị định, Thông tư…) hướng dẫn của Nhà

nước.

Lương năng suất: là khoản tiền lương trả thêm cho người lao động trên

năng suất và hiệu quả lao động, kích thích người lao động tích cực trong công

việc, khắc phục khó khăn hoàn thành công tác được giao, dựa trên hệ số lương

căn bản + phụ cấp (nếu có), hệ số chức danh, hệ số hoàn thành công tác, hệ số

ngày giờ công và dựa trên tiền lương năng suất cho 1 điểm (TNS)

LNS = HCB x HCD x HHT x HNC x TNS → LNS = Đr x TNS

Trong đó:

LNS: Lương năng suất

HCB: Hệ số lương căn bản+ phụ cấp (nếu có)

HCD: Hệ số chức danh.

HHT: Hệ số hoàn thành

HNC: Ngày công làm việc

52

Page 65: Báo cáo thực tập(1).docx

Đr: Là tổng số điểm riêng của mỗi người lao động (=HCB x HCD x HHT x

HNC)

TNS: là tiền lương năng suất cho 1 điểm (=HNS là hệ số năng suất)

TNS = ∑ Q L−∑ LCB

∑ ĐC

= HNS

Trong đó:

∑QL: Tổng quỹ tiền lương được chi trong tháng

∑ LCB: Tổng quỹ lương cơ bản

∑ ĐC: Tổng số điểm chung

Tùy theo quỹ lương được chi trong tháng nhiều hay ít mà tiền lương năng

suất cho một điểm có thể tăng hoặc giảm.

Nếu hoàn thành kế hoạch thì quỹ tiền lương của năm có thể được chi làm

16 lần trong năm, bao gồm:

12 lần trong 12 tháng làm việc trong năm

01 lần lương tháng 13

01 lần nhân dịp Tết Nguyên Đán

01 lần nhân dịp kỷ niệm ngày GPMN 30/04 và Quốc tế lao động

01/05

01 lần dịp lễ Quốc Khánh 02/09.

1.5.5.2 Các cách tính cụ thể cho các hệ số

Hệ số chức danh (HCD):

Chức danh HCD

Chủ tịch Hội đồng quản trị (chuyên trị) 6,0

Tổng Giám đốc 5,8

Phó Tổng Giám đốc 5,0

Kế toán trưởng 4,5

Trưởng phòng, Trưởng ban, Trưởng văn phòng tư vấn, đội 3,9

53

Page 66: Báo cáo thực tập(1).docx

trưởng xây lấp.

Phó phòng, Phó ban, Phó văn phòng tư vấn, Đội phó xây lấp 3,4

Chuyên viên, kinh tế viên, kỹ sư 2,2

Giáo sư, kỹ thuật viên, nhân viên làm công tác chuyên môn

có bằng đại học2,0

Nhân viên làm công tác chuyên môn khong có bằng đại học 1,9

Lái xe cơ quan 1,8

Nhân viên bảo vệ 1,4

Nhân viên phục vụ 1,3

Bảng 1.8- Hệ số chức danh

Chú ý: đối với người lao động vừa làm công tác chuyên môn vừa kiêm

nhiệm: Chủ tịch Công đoàn, Bí thư Đoàn thanh niên, Bí thư chi bộ Công ty thì

được cộng thêm0,5 vào hệ số chức danh.

Hệ số hoàn thành (HHT):

Chỉ tiêu Điểm

Khối lượng, chất lương, hiệu quả công việc

Hoàn thành xuất sắc khối lượng công tác theo chức năng,

nhiệm vụ được giao, đạt hiệu quả chất lượng cao4

Có sang kiến, cải tiến mang lại hiệu quả kinh tế, tiết kiệm

nhiều cho Công ty1

Hoàn thành khối lượng công tác theo chức năng, nhiệm vụ

được giao, đạt hiệu quả chất lượng khá3

Hoàn thành khối lượng công tác theo chức năng, nhiệm vụ 2

54

Page 67: Báo cáo thực tập(1).docx

được giao, đạt hiệu quả chất lượng trung bình

Chưa hoàn thành, còn một số hạn chế 1

Ý thức tổ chức kỷ luật, đạo đức tác phong, đoàn kết nội bộ

Chấp hành tốt các chính sách chủ trương của Đảng, pháp luật

của Nhà nước, các quy định, nội quy cơ quan, có tác phong

đạo đức và đoàn kết nội bộ tốt

3

Chấp hành tốt các chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật

của Nhà nước, chưa chấp hành đầy đủ nội quy cơ quan2

Còn một số mặt thiếu sót, bị phê bình, kiểm điểm xử lý 1

Bảng 1.9- Chỉ tiêu đánh giá hệ số hoàn thành

Ngày công làm việc (HNC):

Chỉ tiêu Điểm

Mỗi ngày làm việc 1

Đi trễ, về sớm 0,5

Nghỉ việc riêng có xin phép, nghỉ phép năm, thai sản, ốm có giấy bác sĩ

Không chấm điểm

- CB.CNV nghỉ phép, nghỉ việc riêng, nghỉ ốm,… thì được hưởng

Nghỉ tự do không phép1 ngày:2 ngày:3 ngày:

-1-3

Không chấm

Bảng 1.10- Chỉ tiêu đánh giá hệ số ngày công đánh giá hệ số ngày cộng

1.5.6 Một số quy định cụ thể trong quy chế trả lương

- Trong trường hợp lương theo quy định của Nhà nước.

55

Page 68: Báo cáo thực tập(1).docx

- Những người nghỉ để đi học nghiệp vụ, chuyên môn do Công ty cử đi

được hưởng lương theo quy chế, không phải do Công ty cử đi không được

hưởng lương và phải nộp BHXH, BHYT.

- Trường hợp CB.CNV tham gia làm việc trong tháng chấp hành không

nghiêm sự phân công của người phụ trách dẫn đến hiệu quả công việc thấp

chỉ hưởng nguyên lương cơ bản, không có hệ số tăng thêm.

- Tiền lương trả cho người lao động làm việc trong những ngày nghỉ trong

tuần, làm them giờ,… ít nhất bằng 200% tiền lương cơ bản và lương năng

suát của ngày làm việc bình thường.

- Tiền lương trả cho người lao động làm việc những ngày lễ, Tết,… ít nhất

bằng 300% tiền lương cơ bản và lương năng suất của ngày làm việc bình

thường.

1.6 Trách nhiệm cụ thể về quản lý chất lượng công trình xây dựng

1.6.1 Khi Indesco là chủ đầu tư

Chịu trách nhiệm toàn bộ về chất lượng của công trình xây dựng thuộc dự

án đầu tư do mình quản lý. Nếu thành lập Ban quản lý dự án, lãnh đạo Ban Quản

lý dự án phải có đầy đủ điều kiện năng lực theo quy định.

Chỉ được ký hợp đồng giao nhận thầu đối với những tổ chức tư vấn doanh

nghiệp xây dựng có đủ điều kiện năng lực hoạt động xây dựng, theo quy định

hiện hành. Được quyền yêu cầu những đơn vị liên quan, theo hợp đồng, giải trình

về chất lượng vật liệu, thiết bị, công việc… và có quyền từ chối nghiệm thu.

Khi Chủ đầu tư không đủ điều kiện năng lực theo quy định, phải thuê tổ

chức Tư vấn có đủ năng lực thực hiện các công việc liên quan đến quá trình đầu

tư xây dựng như: Giám sát thi công xây lắp và lắp đặt thiết bị, đặc biệt đối với

công tác quản lý chất lượng tại công trường, công tác nghiệm thu (cấu kiện, giai

đoạn, hoàn thành) và việc đưa ra quyết định đình chỉ thi công trong những trường

hợp cần thiết.

1.6.2 Khi Indesco là đơn vị tư vấn

56

Page 69: Báo cáo thực tập(1).docx

- Chịu trách nhiệm về những quy định pháp lý đã nêu trong hợp đồng, đặc biệt

là chất lượng sản phẩm và thời gian thực hiện cần phải đảm bảo nghiêm túc.

+ Phải sử dụng cán bộ có đủ năng lực cho mỗi công việc thực hiện theo

quy định.

+ Phải có hệ thống quản lý chất lượng để kiểm soát chất lượng sản phẩm

thiết kế của đơn vị.

+ Phải bồi thường thiệt hại do sản phẩm tư vấn của mình gây ra.

+ Phải mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp theo quy định.

+ Không được chỉ định sử dụng các loại vật liệu hay vật tư kỹ thuật của

một nơi sản xuất, cung ứng nào đó, mà chỉ được nêu yêu cầu chung về tính

năng kỹ thuật của vật liệu hay vật tư kỹ thuật.

- Đảm bảo sản phẩm được thực hiện theo đúng nội dung các bước thiết kế đã

quy định; phù hợp với quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật xây dựng được áp dụng và

nhiệm vụ thiết kế, hợp đồng giao nhận thầu thiết kế với chủ đầu tư.

- Đồ án thiết kế chỉ được thực hiện khi chủ nhiệm đồ án thiết kế và các chủ trì

thiết kế có đủ năng lực theo quy định của Bộ Xây dựng. Người chủ nhiệm đồ án

thiết kế và các chủ trì thiết kế phải chịu trách nhiệm cá nhân về chất lượng sản

phẩm do mình thực hiện.

- Tổ chức tư vấn thiết kế phải có hệ thống quản lý chất lượng sản phẩm thiết

kế để kiểm soát chất lượng sản phẩm thiết kế.

- Tổ chức tư vấn lập thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế kỹ thuật thi công phải thực

hiện giám sát tác giả trong quá trình thi công xây lắp theo quy định.

- Tổ chức tư vấn thiết kế không được giao thầu lại toàn bộ hợp đồng hoặc

phần chính của nội dung hợp đồng cho một tổ chức tư vấn thiết kế khác.

- Việc nghiệm thu sản phẩm thiết kế phải lập biên bản theo mẫu quy định,

trong đó có nêu rõ những sai xót (nếu có), thời gian khắc phục, bổ sung và kết

luận về chất lượng.

57

Page 70: Báo cáo thực tập(1).docx

1.6.3 Khi Indesco là doanh nghiệp xây dựng

- Phải đảm bảo chất lượng, an toàn, môi trường xây dựng tốt, cho công trình

đang thi công, những công trình khác xung quanh và khu vực lân cận.

- Chỉ được phép nhận thầu thi công những công trình thực hiện đúng thủ tục

đầu tư và xây dựng, phù hợp với năng lực của mình; thi công đúng thiết kế được

duyệt, áp dụng đúng các tiêu chuẩn kỹ thuật xây dựng đã được quy định và chịu

sự giám sát, kiểm tra thường xuyên về chất lượng công trình của chủ đầu tư, tổ

chức thiết kế và cơ quan giám định Nhà nước theo phân cấp quản lý chất lượng

công trình xây dựng;

- Chịu trách nhiệm trước chủ đầu tư và trước pháp luật về thi công xây lắp

công trình, kể cả những phần việc do nhà thầu phụ thực hiện theo quy định của

hợp đồng giao nhận thầu xây lắp.

- Vật liệu thành phẩm hoặc bán thành phẩm, cấu kiện xây dựng sử dụng vào

công trình phải có chứng nhận về chất lượng gửi cho chủ đầu tư để kiểm soát

trước khi sử dụng theo quy định; tổ chức hệ thống bảo đảm chất lượng công trình

để quản lý sản phẩm xây dựng, quản lý công trình trong quá trình thi công.

 Chất lượng thi công Xây - Lắp:

+ Doanh nghiệp phải tổ chức hệ thống quản lý chất lượng phù hợp với hợp

đồng giao thầu, trong đó cần có bộ phận giám sát chất lượng riêng của doanh

nghiệp.

+ Lập đầy đủ, đúng quy định nhật ký thi công xây dựng công trình.

+ Chỉ được phép thay đổi, bổ sung vật liệu, khối lượng khi được Chủ đầu

tư chấp thuận ( có biên bản ký nhận giữa các bên liên quan).

+ Báo cáo đầy đủ quy trình tự kiểm tra chất lượng vật liệu, cấu kiện, sản

phẩm xây dựng.

+ Phối hợp với Chủ đầu tư và đơn vị giám sát, chuẩn bị đầy đủ hồ sơ

nghiệm thu.

+ Báo cáo thường xuyên với chủ đầu tư về tiến độ, chất lượng, khối lượng,

an toàn và môi trường xây dựng.

58

Page 71: Báo cáo thực tập(1).docx

+ Tổ chức nghiệm thu nội bộ trước khi mời đại diện chủ đầu tư nghiệm

thu.

+ Đảm bảo an toàn trong thi công xây dựng cho người, thiết bị và những

công trình lân cận, kể cả hệ thống hạ tầng kỹ thuật khu vực.

+ Lập hồ sơ hoàn công theo quy định hiện hành.

1.6.4 Khi Indesco là đơn vị Giám sát thi công xây lắp

- Phải có bộ phận chuyên trách (có thể là doanh nghiệp tư vấn) đảm bảo duy

trì hoạt động giám sát một cách có hệ thống toàn bộ quá trình thi công xây lắp, từ

khi khởi công đến khi nghiệm thu, bàn giao.

- Phải phân định nhiệm vụ, quyền hạn của giám sát trưởng, các giám sát viên

chuyên trách cho từng công việc và thông báo công khai tại công trường và đảm

bảo việc giám sát được thường xuyên, liên tục.

- Lập hệ thống quản lý chất lượng phù hợp với yêu cầu của dự án.

- Kiểm tra các điều kiện khởi công; điều kiện về năng lực các nhà thầu, thiết

bị thi công (phù hợp hồ sơ dự thầu), phòng thí nghiệm của nhà thầu hay những cơ

sở sản xuất, cung cấp vật liệu xây dựng (khi cần thiết); kiểm tra chứng chỉ xuất

xưởng, chứng chỉ chất lượng thiết bị công trình.

- Lập đề cương, kế hoạch và biện pháp thực hiện giám sát.

- Kiểm tra chất lượng, khối lượng, tiến độ, an toàn, môi trường của công trình,

hạng mục công trình.

- Tổ chức kiểm định sản phẩm xây dựng khi cần thiết

- Kiểm tra và xác nhận bản vẽ hoàn công.

- Giúp chủ đầu tư tập hợp, kiểm tra và trình đơn vị quản lý Nhà nước về chất

lượng công trình xây dựng kiểm tra hồ sơ, tài liệu nghiệm thu, trước khi tổ chức

nghiệm thu (giai đoạn, chạy thử, hoàn thành).

- Giúp chủ đầu tư lập báo cáo thường kỳ về chất lượng công trình xây dựng

theo quy định.

- Giúp chủ đầu tư (hay được ủy quyền) dừng thi công, lập biên bản khi nhà

thầu vi phạm chất lượng, an toàn, môi trường xây dựng.

59

Page 72: Báo cáo thực tập(1).docx

- Từ chối nghiệm thu các sản phẩm không đảm bảo chất lượng. Lý do từ chối

phải thể hiện bằng văn bản.

1.7 Tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty trong thời gian qua

1.7.1 Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty trong một số năm qua

Chỉ tiêuNăm

2009

Năm

2010

Năm

2011

So sánh

2010/2009

So sánh

2011/2010

Số tiền %Số

tiền%

1.Doanh thu thuần

(Tr)57,054 67,805 67,275 10,751 18,84 -530 -0.79

2.Chi phí HĐKD

(Tr)50,885 60,855 59,888 9,970 19.59 -967 -1.59

3.Lợi tức thuần từ

HĐKD (Tr)6,169 6,950 8,047 781 12.66 1,097 15.78

4. Nộp ngân sách

(Tr)1,112 1,750 1,942 638 57.37 192 10.97

5. Số người lao

động30 30 29 - - -1 -3.33

6. Thu nhập bình

quân(1000đ/tháng)3,427 4,826 5,588 1,399 40.82 762 15.79

Bảng1.11- Tóm tắt kết quả đạt được của Công ty năm 2009, 2010, 2011 (theo số

liệu ngày 31/12)

Về chỉ tiêu doanh thu: doanh thu của Công ty năm 2010 tăng so với năm

2009, với mức tăng tuyệt đối là 10,751 triệu đồng tương ứng với 18.84%, đến

năm 2011 doanh thu có giảm so với năm 2010 nhưng là một con số không lớn với

530 triệu đồng tương đương 0.79%.

Về chi phí HĐKD thì đồng biến với chỉ tiêu doanh thu. Chi phí hoạt động

năm 2010 tăng tuyệt đối so với năm 2009 là 9,970 triệu đồng tương ứng tốc độ

60

Page 73: Báo cáo thực tập(1).docx

tăng là 19.59%. Đến năm 2011, chi phí giảm 967 triệu đồng, tương ứng với

1.59%.

Như vậy năm 2010, doanh thu có tăng nhưng chi phí hoạt động cũng tăng

theo và tốc độ tăng của chi phí thậm chí còn cao hơn cả tốc độ tăng của doanh

thu, điều này có thể được lý giải do trong giai đoạn này giá vốn hàng bán tăng do

có sự biến động trong giá vật tư xây dựng tăng cao. Đến năm 2011, doanh thu chỉ

giảm 0.79% do tình hình kinh doanh không được khả quan, và chi phí hoạt động

kinh doanh cũng giảm theo và với tốc độ nhanh hơn là giảm 1.59%, điều này đảm

bảo cho Công ty không bị giảm lợi nhuận chung của Công ty. Và từ số liệu này ta

thấy dấu hiệu đáng mừng là Công ty đã rút ra những kinh nghiệm về quản lý năm

2010 để kịp thời khắc phục và đưa ra những biện pháp quản lý hữu hiệu hơn làm

cho kết quả hoạt động sản xuất năm 2011 tương đối khả quan mặc dù doanh thu

có giảm.

Vì vậy nhìn chung tình hình lợi nhuận của Công ty qua chỉ tiêu lợi tức

thuần từ HĐKD là tăng qua các năm. Lợi nhuận năm 2010 tăng 781 triệu so với

năm 2009 tương ứng múc tăng 12.66%, sang năm 2011 tiếp tục tăng thêm

15.78% với mức tăng tuyệt đối là 1,097 triệu đồng.

Tổng số lao động của Công ty không có biến động nhiều năm 2011 có

giảm hơn so với năm 2010 là 1 người và tiền lương bình quân hàng năm của

CB.CNV cũng tăng lên đạt mức 15.79% năm 2011. Giải thích lý do cho lương

tăng là do mức lương tối thiểu tăng. Nhưng nếu nhìn vào sự sụt giảm của doanh

thu năm 2011 so với năm 2010 thì ta thấy bên cạnh việc tăng lương khuyến khích

lao động, Công ty cũng cần chú ý quản lý các chi phí quản lý doanh nghiệp để

góp phần giảm gánh nặng chi phí cho Công ty. Tuy vậy lợi nhuận năm 2011 tăng

so với năm 2010 là một kết quả đáng khích lệ.

1.7.2 Phân tích cơ cấu

1.7.2.1 Cơ cấu bảng Cân đối kế toán

61

Page 74: Báo cáo thực tập(1).docx

2009 2010 20110.00%

10.00%

20.00%

30.00%

40.00%

50.00%

60.00%

70.00%

80.00%

90.00%

100.00%88.55% 90.23% 90.22%

11.45% 9.77% 9.78%

Tài sản ngắn hạnTài sản dài hạn

Nguồn: bảng cân đối kế toán năm 2009, 2010, 2011

Biểu đồ 1.6: Cơ cấu các tài sản trên tổng tài sản của Công ty

Cơ cấu tài sản dài hạn trên tổng tài sản của Indesco chiếm 11,45% năm

2009 và nó giảm qua các năm nhưng tốc độ không lớn, điều này cũng phù hợp

tình hình kinh tế nói chung và tình hình bất động sản năm 2011 nói riêng, một

năm khó khăn cho thị trường bất động sản Việt Nam. Trong khi cơ cấu này chiếm

11.45% năm 2009 thì năm 2010 giảm xuống còn 9,77%, và đến năm 2011 tỷ lệ

này chiếm 9.78% bởi vì năm 2011 bất động sản có dấu hiệu không tốt nên

Indesco đã không đầu tư nhiều vào bất động sản.

Tài sản ngắn hạn trên tổng tài sản của Indesco tăng từ 88,55% năm 2009

lên 90,23% năm 2010 và 90,22% quý năm 2011. Có thể giải thích cho sự tăng

giảm của những con số này bằng những vấn đề kinh tế nổi trội như việc khắc

phục được cuộc khủng hoảng tài chính kinh tế toàn cầu năm 2008 khiến cho tài

sản ngắn hạn năm 2010 tăng so với 2009. Tuy nhiên đến đầu năm 2011 tình hình

Bất động sản không khá hơn với những chính sách thắt chặt tiền tệ nên khoản này

không thay đổi nhiều.

62

Page 75: Báo cáo thực tập(1).docx

20092010

2011

0.00%

10.00%

20.00%

30.00%

40.00%

50.00%

60.00%

70.00%

80.00%

90.00%

100.00% 92.33% 93.04% 91.57%

7.67%6.96% 8.43%

Nợ

Vốn chủ sở hữu

Nguồn: Bảng cân đối kế toán năm 2009, 2010, 2011

Biểu đồ 1.7: Cơ cấu nợ và vốn chủ sở hữu

Cơ cấu giữa vốn chủ sở hữu và nợ chênh lệch nhau rất lớn. Nợ phải trả

trên tổng nguồn vốn tăng giảm qua các năm với mức chênh lệch không lớn

92,33% năm 2009 lên 93,04% năm 2010 và giảm xuống 91,57% năm 2011, vì

Indesco chủ yếu kinh doanh về lĩnh vực xây dựng bất động sản nên tỷ trọng nợ

chiếm phần lớn trong cơ cấu vốn của Indesco là hoàn toàn hợp lý. Công ty không

sử dụng lợi thế từ đòn bẩy tài chính mà chủ yếu kinh doanh trên nguồn vốn góp

nên mất đi một lợi thế về ưu đãi thuế về lãi vay vốn. Tuy nhiên, trong tình hình

khủng hoảng tài chính như giai đoạn xét trên thì việc không vay nợ Ngân hàng là

một lợi thế khác của Công ty trong việc chi trả lãi vay. Ngoài ra trong nợ ngắn

hạn thì doanh thu chưa thực hiện chiếm tỷ trọng lớn. Đây là khoản khách hàng trả

tiền trước (thanh toán theo từng đợt), và khoản này sẽ chuyển thành doanh thu khi

đủ điều kiện.

1.7.2.2 Cơ cấu bảng Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

Qua bảng cơ cấu bảng báo cáo kết quả kinh doanh (phụ lục 4), ta thấy hoạt

động của Indesco mặc dù Công ty làm ăn vẫn có lãi nhưng cụ thể là lợi nhuận

63

Page 76: Báo cáo thực tập(1).docx

không cao và giảm so với năm 2009, với 9.24% năm 2009 và đến năm 2011 là

8.73% (do ảnh hưởng chung của thị trường bất động sản).

Tuy lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ của Indesco có tăng

tuy nhiên tốc độ tăng lợi nhuận đó không lớn cùng với sự tăng lên của lợi nhuận

từ hoạt động tài chính góp phần làm cho tình hình kinh doanh khá hơn. Chi phí

quản lý doanh nghiệp lại tăng từ 10.34% năm 2010 lên 13.02% năm 2011. Như

vậy với tốc độ tăng tuy không cao nhưng cũng sẽ làm tăng gánh nặng chi phí cho

doanh nghiệp. Dự báo trong năm tới do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế nên tình

hình kinh doanh của Indesco rất khó khăn, Công ty nên có kế hoạch giảm các chi

phí về quản lý doanh nghiệp

Biểu đồ 1.8:Cơ cấu chi phí, lợi nhuận Công ty

1.7.3 Phân tích tỷ số

1.7.3.1 Phân tích tỷ số thanh khoản

Các chỉ tiêu 2011 2010 2009

Hệ số thanh toán ngắn hạn (lần) 0.99 0.97 0.96

Hệ số thanh toán nhanh (lần) 0.13 0.17 0.15

Bảng 1.12- Tỷ số thanh khoản

64

2009 2010 20110.00%

2.00%

4.00%

6.00%

8.00%

10.00%

12.00%

14.00%

16.00%

18.00%

20.00%

9.24%8.02%

8.73%

10.50% 10.34%

13.02%

17.56%16.53%

18.69%

Lợi nhuận sau thuếChi phí quản lýLợi nhuận gộp

Page 77: Báo cáo thực tập(1).docx

Hệ số thanh toán nợ ngắn hạn của Indesco tăng qua các năm, khoảng 0.99

lần năm 2011 tức là nợ ngắn hạn được đảm bảo bằng 0.99 lần tài sản ngắn hạn.

Tỷ số này là thấp tuy nhiên do tài sản ngắn hạn của Indesco chiếm tỷ trọng lớn

nên nó lại đảm bảo cho tính thanh khoản của Công ty trong khi thị trường nhà đất

đi xuống như hiện nay.

Hệ số thanh toán nhanh của Indesco thấp hơn nhiều so với hệ số thanh toán

ngắn hạn. bởi vì trong tài sản lưu động của Công ty thì tiền mặt chỉ chiếm 9.72%

trong khi hàng tồn kho chiếm đến 70.48%. Điều này cho thấy Indesco sẽ gặp khó

với khả năng thanh khoản thấp nhất là trong tình trạng tài chính bị khủng hoảng

như thế này.

Như vậy khả năng thanh khoản nhanh của Công ty không được tốt cộng

với tình hình tài chính không có vẻ khả quan mấy, điều này cũng phản ánh đúng

bản chất của thị trường trong thời gian qua và đặc biệt là những Công ty kinh

doanh về bất động sản như Indesco.

1.7.3.2 Phân tích tỷ số quản lý tài sản

Chỉ tiêu 2011 2010 2009

Vòng quay hàng tồn kho (Vòng) 0.28 0.28 0.25

Số ngày tồn kho 1300 1302 1440

Vòng quay các khoản phải thu (vòng) 2.77 3.81 3.44

Kỳ thu tiền bình quân 130 94 104

Vòng quay các khoản phải trả (vòng) 0.229 0.209 0.21

Số ngày nợ bình quân 1575 1719 1714

Vòng quay tài sản cố định (vòng) 3.82 3.8 3.28

Vòng quay tổng tài sản 0.27 0.24 0.24

Bảng 1.13- Tỷ số quản lý tài sản

Vòng quay hàng tồn kho của Indesco ở các năm rất thấp khoảng 0.28 vòng

năm 2011. Sở dĩ thấp như vậy là do bên cạnh việc giá vốn hàng bán có tăng qua

65

Page 78: Báo cáo thực tập(1).docx

các năm thì hàng tồn kho cũng tăng mạnh qua các năm, bên cạnh đó vòng quay

các khoản phải thu giảm qua các năm. Cụ thể vòng quay các khoản phải thu từ

3.44 vòng năm 2009, tăng 3.81vòng năm 2010 và giảm xuống còn 2.77 vòng

năm 2011. Ngược lại với vòng quay các khoản phải thu, vòng quay các khoản

phải trả có dấu hiệu tăng. Vòng quay các khoản phải trả tăng từ 0.209 vòng năm

2010 lên khoảng 0.229 vòng năm 2011, tương ứng với việc giảm số ngày nợ bình

quân từ 1719 ngày năm 2010 còn 1575 ngày năm 2011.

Indesco là một Công ty chuyên kinh doanh về lĩnh vực bất động sản. Qua

các năm thì tổng kỳ thu tiền bình quân và số ngày tồn kho là rất nhỏ so với ngày

nợ bình quân. Điều này rất phù hợp với một doanh nghiệp như là Indesco vì lĩnh

vực hoạt động của nó, ngoài ra nó còn đảm bảo một phần cho tính thanh khoản

của Indesco.

Vòng quay tài sản cố định có dấu hiệu tăng qua các năm từ năm 2009 đến

năm 2011, cụ thể là khoảng 0.28 lần năm 2009 tăng lên 0.8 lần năm 2010 và 0.82

lần năm 2011. Điều này được giải thích là do việc giảm đi của cả doanh thu thuần

và tài sản cố định ròng do khó khăn trong việc kinh doanh bất động sản. Tuy

nhiên, tốc độ giảm của doanh thu thuần -0.78% chậm hơn tốc độ giảm của tài sản

cố định ròng -11.06%. Việc giảm đi của cả doanh thu thuần và tài sản cố định

ròng có thể do nguyên nhân sau: thứ nhất là do các tài sản cố định là những tài

sản cũ có giá trị hao mòn cao, nguyên nhân thứ hai là do thị trường bất động sản

đang rơi vào tình trạng khó khăn, có dấu hiệu đóng băng.

Bên cạnh đó, vòng quay tổng tài sản năm 2011 cũng có dấu hiệu tăng so

với năm 2009 và 2010 nguyên nhân chính vẫn là do tốc độ giảm của doanh thu

thuần chậm hơn tốc độ giảm của tài sản cố định. Điều này cho thấy Indesco đang

quản lý tài sản tốt.

1.7.3.3 Phân tích tỷ số quản lý nợ

Chỉ tiêu 2011 2010 2009

Tỷ số nợ trên tổng tài sản (%) 0.916 0.93 0.923

Tỷ số nợ so với vốn chủ sở hữu 10.86 13.37 12.04

66

Page 79: Báo cáo thực tập(1).docx

(%)

Tỷ số khả năng trả lãi - - -

Bảng 1.14- Tỷ số quản lý nợ

Tỷ số nợ trên tổng tài sản của Indesco năm 2009 là 0.923%, năm 2010

tăng lên 0.93%, và giảm còn 0.916% năm 2011. Việc giảm của tỷ số này cho thấy

Indesco đang nỗ lực để làm giảm đi gánh nặng về nợ cho Công ty.

Tỷ số nợ so với vốn chủ sở hữu của Indesco là rất cao, và cũng có tình

hình giống với tỷ số nợ trên tổng tài sản. Tỷ số này năm 2010 tăng so với năm

2009, và đến năm 2011 thì giảm hơn so với năm 2010. Điều này cũng phù hợp

với Indesco bởi vì đây là Công ty hoạt động trong lĩnh vực bất động sản nên việc

dung nợ như thế là bình thường.

Do Công ty chủ yếu sử dụng vốn tự có từ các nguồn góp vốn nên không

thực hiện vay Ngân hàng và không phát sinh chi phí lãi vay. Điều này là có lợi về

mặt chi phí, khả năng thanh toán của Công ty trong thời gian hiện tại giúp giảm

bớt các khoản nợ và chi phí trong tình hình khó khăn. Tuy nhiên trong tương lai,

khi nền kinh tế cùng thị trường tài chính ổn định thì Công ty nên xem xét về việc

tận dụng lợi thế của đòn bẩy tài chính để tăng cường khả năng đầu tư kinh doanh

của Công ty cả về số lượng lẫn quy mô.

1.7.3.4 Phân tích khả năng sinh lãi

Chỉ tiêu 2011 2010 2009

Lợi nhuận biên (%) 7.95 7.67 8.86

Lãi cơ bản trên nguồn vốn (%) 2.99 2.5 2.6

Lợi nhuận ròng trên tài sản (ROA) (%) 2.17 1.87 2.14

Lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu (ROE) 25.71 26.92 27.88

Bảng 1.15- Phân tích khả năng sinh lãi

Tỷ suất lợi nhuận biên nhìn chung có tình hình giảm qua các năm, điều này

được giải thích là do hoạt động của Indesco gặp khó khăn năm 2009, do ảnh

67

Page 80: Báo cáo thực tập(1).docx

hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008. Đến năm 2011 do đã

khắc phục dần được tình hình kinh tế nói chung nên tỷ suất này có dấu hiệu tăng

nhưng không cao.

Lãi cơ bản trên nguồn vốn năm 2011 là khoảng 2.99% tăng so với 2 năm

trước đó là 2.5% năm 2010 và 2.6% năm 2009. Điều này được giải thích là do

EBIT năm 2011 tăng so với năm 2010 trong khi đó tổng tài sản bình quân lại

giảm. Ta thấy một điều rằng, trong tình trạng đang khó khăn nhưng lãi cơ bản của

Indesco vẫn tăng tuy không nhiều nhưng là một nỗ lực trong công tác kinh doanh

của Công ty.

Lợi nhuận ròng trên tổng tài sản khoảng 2.14% năm 2009, giảm xuống

1.87% năm 2010 và tăng lên khoảng 2.17% năm 2011. Nó được giải thích tương

tự như chỉ tiêu lãi cơ bản trên nguồn vốn.

Lợi nhuận ròng trên vốn chủ sỡ hữu (ROE) cũng giảm dần qua các năm

nhưng không nhiều từ 27.88% năm 2009, giảm xuống còn 26.92% và chỉ còn

25.71% năm 2011. Nguyên nhân quan trọng là việc kinh doanh bất động sản năm

2011 đang gặp khó khăn. Chỉ số này là thước đo chính xác đánh giá một đồng

vốn bỏ ra và tích lũy được bao nhiêu đồng lời, nó được các nhà đầu tư quan tâm.

1.7.4 Kết luận

Qua báo cáo tài chính của Công ty Indesco qua tỷ suất sinh lợi trên vốn

chủ sở hữu ta thấy hoạt động kinh doanh của Công ty không được tốt lắm do ảnh

hưởng của thị trường chung bất động sản. Điều này còn thể hiện rõ khi thực hiện

phân tích lợi nhuận trên doanh thu sau khi đã loại trừ yếu tố ưu đãi thuế sẽ thấy

rằng hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty đang đi xuống, ROE giảm qua

các năm 2009, 2010, 2011. Điều này là do thị trường bất động sản gặp khó khăn

và đóng băng, Công ty đã đầu tư nhiều dự án mà chưa thu hồi được vốn đầu tư.

Việc quản trị tài sản của Indesco tương đối ổn định so với tình trạng kinh

doanh, vòng quay tổng tài sản của Công ty cũng còn tăng tuy rất chậm và ít, Công

ty nên có những biện pháp mạnh hơn để tăng vòng quay này từ đó làm giảm chi phí

tăng lợi nhuận cho Công ty. Giống với tình hình về việc quản lý tài sản thì về quản lý

68

Page 81: Báo cáo thực tập(1).docx

tính thanh khoản cũng ổn định, nhưng có phần mong manh và cần phải được quan

tâm nhiều hơn. Điều này thể hiện qua hệ số thanh toán nợ ngắn hạn thì có tăng chậm,

và hề số thanh toán nhanh thì giảm nhẹ từ năm 2010 xuống năm 2011.

Chúng ta có thể thấy là Công ty đã đầu tư thận trọng hơn vào thị trường

bất động sản khi mà nhận thấy tình hình chung của thị trường không mấy khả

quan vào đầu năm 2011. Bởi vì thị trường lúc này đang bất ổn với nhiều vấn đề

như dư nguồn cung, thiếu nguồn cầu và các chính sách thắt chặt cho vay mua nhà

từ phía Ngân hàng. Cuộc khủng hoảng vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại nên việc

đầu tư vào lúc đó là mạo hiểm, đầu tư lúc đó chỉ là cầm chừng chờ cho thị trường

phát triển bình thường rồi mới đầu tư tiếp.

1.8 Mục tiêu và phương hướng hoạt động của doanh nghiệp trong thời gian

tới

- Giữ vững và phát triển sản xuất kinh doanh, có biện pháp tốt hơn trong quản lý

tài sản để nâng cao hiệu quả hoạt động của Công ty nhất là trong giai đoạn bất

động sản đang gặp khó khăn.

- Tập trung điều tra, nghiên cứu nhu cầu của khách hàng để đáp ứng nhu cầu đó

kịp thời, đúng lúc.

- Tăng cường một cách hiệu quả công tác tiếp thị, mở rộng quan hệ

- Tích cực tìm và tạo ra nguồn vốn bổ sung cho đầu tư trang thiết bị thi công

tăng năng lực sản xuất, đặc biệt đầu tư trang thiết bị thi công phần hạ tầng, rút

ngắn tiến độ và nâng cao chất lượng thi công các công trình xây dựng, có biện

pháp thích hợp để thu hút lực lượng lao động trẻ có năng lực chuyên môn vào

làm việc tại Công ty.

- Tăng cường công tác tham gia đấu thầu các công trình XDCB trong và ngoài

địa bàn tỉnh.

- Tăng cường kiểm soát công tác an toàn lao động và vệ sinh công nghiệp tại các

công trường.

- Thường xuyên và tích cực tham gia các buổi hợp hội nghị, cũng như cập nhật

kịp thời các thông tin nhạy cảm của thị trường bất động sản.

69

Page 82: Báo cáo thực tập(1).docx

70

Page 83: Báo cáo thực tập(1).docx

PHẦN 2:

NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY

2.1 Nhận xét, đánh giá về dịch vụ dành cho khách hàng

Nhìn chung ở Công ty Indesco đã cung cấp gần như đầy đủ các dịch vụ về

bất động sản dành cho khách hàng. Đối với các dịch vụ có tính phí như dịch vụ về

pháp lý nhà đất là 2,000,000đ cho một hợp đồng, đối với dịch vụ khảo sát nhà để

đưa ra giá bán hợp lý là 150,000đ cho một hợp đồng môi giới, đây là những mức

giá mà tôi nghĩ đã hợp lý. Bên cạnh đó, Công ty cũng có các dịch vụ tư vấn miễn

phí giúp các khách hàng dễ dàng hơn trong việc tìm ra các phương pháp cách

thức thực hiện cho các thủ tục nhà đất của mình. Tuy nhiên trong quá trình thực

hiện các dịch vụ thì có thể vẫn có những vấn đề xảy ra như: khách hàng có thể

chưa nắm rõ về dịch vụ, khách hàng không hài lòng về dịch vụ do trong quá trình

thực hiện dịch vụ xảy ra một số vấn đề sai phạm của nhân viên tư vấn, hoặc có

thể là do sai thông tin khi điều kiện thị trường thay đổi đột ngột, hay chưa cập

nhật thông tin nghị định, thông tư mới về bất động sản như đã đề cập ở phần thực

trạng.

Vì vậy để giúp hoàn thiện hơn trong việc thực hiện các dịch vụ của Công

ty, dưới đây là một số ý kiến đóng góp cho Công ty về các dịch vụ dành cho

khách hàng:

Đối với công tác hướng dẫn khách hàng trong các dịch vụ tuy được nêu rõ

ràng nhưng cũng nên thiết lập mô hình dịch vụ để khách hàng dễ hơn trong

việc tìm hiểu các dịch vụ cũng như các bước để tiến hành một dịch vụ.

Không chỉ là đưa ra các dịch vụ trực tiếp liên quan đến hoạt động cụ thể,

Indesco nên trình bày thêm các phương pháp, cách thức để thực hiện các dịch

vụ một cách nhanh nhất và hoàn thiện.

Bên cạnh đó, Công ty cũng nên thiết lập một bộ phận thực hiện khảo sát các bước

thực hiện dịch vụ, khảo sát thái độ của khách hàng trong lúc nhận dịch vụ của

Công ty để kịp thời xử lý những trường hợp không thỏa mãn của khách hàng, kịp

thời sửa chữa những vấn đề không mong muốn có thể xảy ra.

71

Page 84: Báo cáo thực tập(1).docx

2.2 Nhận xét, đánh giá về hoạt động của sàn giao dịch bất động sản

Trong những năm qua, hoạt động của sàn giao dịch bất động sản không được

phát huy tốt. Hầu hết các hoạt động giao dịch đều có sự trùng lắp trong hoạt động với

phòng kinh doanh. Chúng ta có thể thấy được điều này qua việc so sánh quy trình

môi giới bất động sản trong quy chế hoạt động của sàn với quy trình kinh doanh,

giao dịch sản phẩm của phòng kế hoạch kinh doanh. Hoạt động đầu tư qua sàn bị hạn

chế, khiến cho các giao dịch qua sàn chỉ mang tính hình thức.

Trong thời gian sắp tới, khi thị trường bất động sản có dấu hiệu tăng trưởng

trở lại sàn giao dịch cần hoạt động hiệu quả hơn. Để được vậy, các sàn giao dịch cần

xây dựng chiến lược lâu dài, mức chia sẻ thông tin phải cao.

2.3 Nhận xét, đánh giá về công tác kinh doanh

Do tình hình chung của thị tường bất động sản nên trong những năm vừa

qua, hoạt động kinh doanh của Công ty bó hẹp lại chủ yếu ở lĩnh vực san lắp mặt

bằng, các dự án chuyển giao đất nền và mua bán nhà. Nó phản ánh đúng tình hình

của Công ty nói riêng và của thị trường nói chung. Điều này được thể hiện rõ

trong báo cáo tình hình giao dịch bất động sản năm 2012.

33%

67%

C c u giao d ch b t đ ng s nơ ấ ị ấ ộ ả

Dự án đất nềnNhà ở chung cư

Biểu đồ 2.1: Cơ cấu giao dịch các dự án bất động sản

Nhu cầu của người tiêu dùng giảm, cùng với chính sách thắt chặt cho vay

mua nhà của các Ngân hàng, hiện Công ty Indesco vẫn chưa thể bán ra các sản

phẩm là những dự án chung cư đã quy hoạch được khoảng 80% (khu nhà ở, khu

chung cư Huyện Bình Chánh). Sỡ dĩ Công ty chưa tiến hành quy hoạch được

72

Page 85: Báo cáo thực tập(1).docx

100% dự án vì sản phẩm chưa thể bán được trong giai đoạn này, và nếu tiếp tục

đầu tư Công ty có thể sẽ phải chôn vốn trong dự án quy hoạch này. Và để đảm

bảo cho các hoạt động khác còn lại của Công ty thì kế hoạch kinh doanh đăt ra là

như trên. Qua đó ta thấy được nỗ lực của Phòng Kế hoạch kinh doanh trong công

tác kinh doanh và bán hàng trong việc tính toán và đưa ra giải pháp tức thời có

hiệu quả cho hoạt động hiện tại của Công ty.

Về chiến lược sản phẩm của Công ty, để hỗ trợ cho việc hoàn thành kế

hoạch đặt ra thì nhất thiết Công ty phải quản lý thông tin sản phẩm thật tốt, đảm

bảo cung cấp đủ thông tin cho khách hàng khi cần thiết. Bởi việc chậm cập nhật

các thông tin về các dự án trên trang web Công ty hay trên sàn là một vấn đề lớn,

nó thể hiện công tác thông tin sản phẩm tới khách hàng của Công ty. Không

những vậy, Công ty cần công bố rõ ràng và cập nhật thường xuyên về thông tin

các sản phẩm trên trang web Công ty, cũng như danh sách sản phẩm tại các dự

án.

Các sản phẩm bất động sản thì rất đa dạng, nhưng trong tình hình giao dịch

trên thị trường như hiện nay thì việc lựa chọn những sản phẩm chủ chốt có khả

năng mang lại lợi nhuận cao để kinh doanh là một điều hết sức cần thiết. Điều này

đã được phát huy trong việc kinh doanh của Công ty năm 2012 ở hai sản phẩm đó

là dự án nền và khu chung cư giá rẻ. Thực tế nhu cầu của người dân về bất động

sản còn rất nhiều nhưng một số Công ty chưa khai thác được những nhu cầu này.

Những năm gần đây, nhiều Công ty trong đó có Indesco tập trung phát triển

những sản phẩm chất lượng cao, những dự án có diện tích rộng, giá cao. Trong

khi đó, người có nhu cầu mua để ở thực thường tìm kiếm và chọn mua căn hộ có

diện tích nhỏ, giá rẻ hoặc chọn mua đất thổ cư ở những khu vực ngoại thành để có

diện tích rộng hơn (theo báo cáo của VietRees). Thị trường thiếu vắng rất nhiều

căn hộ có diện tích nhỏ từ 30-50m2 dành cho những người có thu nhập trung bình

- những người đang chiếm một tỷ lệ lớn ở các đô thị.Vì vậy, Công ty nên tập

trung vào những sản phẩm nói trên dành cho những người có nhu cầu thực.

73

Page 86: Báo cáo thực tập(1).docx

Về chiến lược giá, việc bán sản phẩm với giá gần bằng giá thành sản xuất

tuy có lợi thế trước mắt để bán được sản phẩm nhưng về dài thì đây không phải là

cách hay có thể dẫn đến thua lỗ. Tuy nhiên doanh nghiệp trong thời điểm này

cũng cần phải chấp nhận giảm giá bán, cắt lỗ khi cần thiết để giải quyết hàng tồn

kho. Phó giám đốc Công ty địa ốc Đất Lành, Nguyễn Văn Đực cho rằng, phân

khúc căn hộ cao cấp tiếp tục có sức lớn. Ông phân tích: "Nhà giá cao sẽ tiếp tục

trầm lắng và rất khó tìm thấy cơ hội vượt bão năm 2013. Trong tình hình dầu sôi

lửa bỏng này, nhà nhỏ giá rẻ may ra mới sống được". Giá bán sẽ là yếu tố quyết

định thị trường địa ốc năm 2013. Hiện nay, mức giá được thị trường chấp nhận và

có giao dịch nhiều dao động từ 12-15 triệu đồng m2. Vì vậy, khi triển khai dự án,

chủ đầu tư cần tính toán giá thành xây dựng không quá 5 triệu đồng mỗi m2.

Kênh bán hàng chủ yếu của Công ty là qua sàn giao dịch, các hợp đồng

môi giới và những thông tin được truyền miệng. Khi mà nhu cầu của khách hàng

đang giảm thì việc tiếp cận với khách hàng là điều đặc biệt quan trọng. Nhưng để

tiếp cận được khách hàng, ta cần biết được khách hàng nào có nhu cầu thật sự và

nhu cầu của họ như thế nào. Vì vậy nhất thiết công tác kinh doanh của phòng Kế

hoạch kinh doanh phải tìm hiểu điều này. Phải tiến hành nghiên cứu, tìm hiều nhu

cầu khách hàng để đáp ứng một cách kịp thời và đúng đối tượng. Trong quá trình

nghiên cứu nhu cầu, có một số vấn đề Công ty cần làm rõ như: Thứ nhất, loại bất

động sản nào khách hàng muốn mua? Đất nền trong khu dự án, nhà trong khu dự

án, nhà trong khu dân cư hay căn hộ chung cư? Thứ hai, Công ty cần biết được vị

trí nhà mà khách muốn, thuộc quận, huyện nào? Gần chợ, siêu thị, trường học hay

trung tâm y tế? Thứ ba, vấn đề cần được đặc biệt quan tâm là giá trị 1m2 mà khách

hàng có thể mua. Thứ tư, diện tích căn nha cũng rất quan trọng. Bên cạnh việc khảo

sát nhu cầu về nhà ở, Công ty cũng nên định hướng hướng dẫn người dân cách thức

tích lũy tài chính và làm những bước gì để mua được nhà. (phụ lục 6)

Kênh phân phối của Indesco từ trước đến nay chủ yếu hoạt động mạnh tại

Tp.Hồ Chí Minh. Nhưng để phát triển và mở rộng thị trường, Công ty cũng nên

mở rộng hoạt động phân phối tại các vùng ngoại thành như Củ Chi hay Hốc Môn.

74

Page 87: Báo cáo thực tập(1).docx

Các chính sách nhằm xúc tiến bán hàng là điều rất cần thiết nhất là khi nhu

cầu của khách hàng đang dần chìm xuống. Xúc tiến bán hàng nhằm khích lệ nhất

thời về giá, giải thưởng, quà tặng, sản phẩm được hoạch định để kích thích việc

mua hàng khi chào hàng. Công ty cần đưa ra các chính sách giảm giá, những

chương trình khuyến mãi hấp dẫn kèm theo các dự án để kích cầu người mua.

Tiếp tục thực hiện chương trình khuyến mãi hỗ trợ lãi suất cho khách hàng khi

giao dịch với Công ty.Ví dụ như, khi khách hàng mua căn hộ chỉ trả trước 30%

giá trị hợp đồng, phần còn lại sẽ thanh toán khi nhận bàn giao căn hộ với lãi suất

0% và không cần chứng minh tài chính.

Công ty cũng có thể sử dụng lại hình thức tơ rơi bằng cách thiết kế tờ rơi

quảng cáo bắt mắt để đưa cho khách hàng tiềm năng. Trong đó, những đặc điểm

nổi bật và đặc trưng của dự án mà Công ty muốn làm nổi bật phải được mô tả chi

tiết, rõ ràng. Như với dự án T30, điểm làm nổi bật là nằm ở trục đường chính

Chánh Hưng, ven song Ông Lớn; hay đối với dự án khu nhà phường 28, quận

Bình Thạnh là nằm giữa các làng du lịch Bình Quới.

Quảng cáo là loại hình cần thiết với hầu hết các loại bất động sản, nhưng

khi sử dụng Công ty cũng phải cẩn thận. Trong thời gian tới, Công ty nên đặt mục

tiêu và xây dựng ngân sách cho quảng cáo. Công ty nên đăng quảng cáo trên

những tờ báo phục vụ những độc giả nằm trong hướng khách hàng tiềm năng. Khi

đăng tin Indesco nên đặt quảng cáo tại một vị trí thuận lợi trên tờ báo để hầu hết

khách hàng mà mình muốn hướng đến sẽ nhìn thấy với đủ màu sắc, đầy tính thẩm

mỹ, có kích cỡ đủ lớn để người đọc có thể nhìn thấy.

Cuối cùng một động thái đơn giản nhưng có thể mang lại ý nghĩa rất lớn

cho hoạt động xúc tiến bán hàng là việc xây dựng thông điệp xúc tiến. Thông điệp

xúc tiến sẽ giúp cho người nhận thông điệp, những khách hàng hiểu được các

công năng tiện ích của sản phẩm và dịch vụ do nhà đầu tư cung cấp. Như một

cách đon giản “Cùng Indesco xây dựng mái ấm cho gia đình bạn”.

2.4 Nhận xét, đánh giá về công tác kế toán tài vụ của Công ty

75

Page 88: Báo cáo thực tập(1).docx

Công tác kế toán của Công ty được tổ chức thực hiện một cách khá tốt, các

nhân viên được xếp đúng vị trí và năng lực của mình. Công tác được thực hiện

dựa trên những nguyên tắc cơ bản trong kế toán và Công ty luôn tuân thủ theo

những nguyên tắc đó. Việc tổng kết các nghiệp vụ phát sinh trong ngày được

phản ánh qua phần mềm kế toán từ đó phản ánh độ chính xác của tình hình kế

toán và các báo cáo tài chính của Công ty.

Các nhân viên phòng Kế toán tài vụ được tổ chức đi học nghiệp vụ thường

xuyên, để cập nhật những thay đổi mới trong kế toán và nâng cao nghiệp vụ riêng

cho mình.

Phòng luôn có kế hoạch thời gian cụ thể để lập và hoàn thành các báo cáo,

quyết toán theo định kỳ. Đây là một cố gắng và cần được phát huy trong thời gian

Công ty hoạt động.

Tuy nhiên để phát huy hơn nữa thế mạnh trong công tác kế toán, Công ty

nên theo dõi và cập nhật phần mềm kế toán mới, để tránh xảy ra sai sót do lỗi của

hệ thống , hay phần mềm. Bên cạnh đó, đừng quá chủ quan vào hệ thống máy

tính mà quên đi việc kiểm tra ở bước nhập liệu các dữ liệu từ chứng từ, đây là

thao tác thủ công nên sẽ không khó có sai sót.

Nên có những đợt kiểm tra lại các chứng từ đã nhập và dữ liệu xuất ra

trong khoảng thời gian ngắn, điều này sẽ giúp ích cho việc phát hiện ra sai sót nếu

có xảy ra.

2.5 Nhận xét, đánh giá về hoạt động hành chính nhân sự và quy chế trả lương

Đội ngũ Cán bộ nhân viên trong Công ty đa phần là những người có kinh

nghiệm, tinh thần trách nhiệm cao và được bố trí phù hợp với các công việc.

76

Page 89: Báo cáo thực tập(1).docx

10.30%

65.50%

15.90%

10.30%

C c u lao đ ng theo trình đơ ấ ộ ộ

Trên đại họcĐại học, cao đẳngTrung cấp, sơ cấpChưa qua đào tạo

Biểu đồ 2.2: Cơ cấu lao động theo trình độ

Về chất lượng lao động: Chất lượng lao động khá cao, đa số CB.CNV

Công ty đều qua đào tạo, chỉ một số vị trí không đòi hỏi phải qua đào tạo như bảo

vệ là không qua đào tạo, cán bộ chuyên môn chủ yếu là tốt nghiệp cao đẳng, đại

học, công nhân xây lắp trực tiếp chủ yếu là công nhân bậc 3, bậc 4 một số ít qua

đào tạo sơ cấp 6 tháng, 9 tháng. Với đội ngũ lao động như vậy, Công ty Cổ phần

Phát triển hạ tầng Sài Gòn càng thêm tự tin để thực hiện kế hoạch theo phương

hướng mà Công ty đã vạch ra.

Từ những thống kê và nhìn nhận ở phần thực trạng ta thấy trong cơ cấu

lao động theo trình độ chuyên môn được đào tạo, Công ty vẫn còn bố trí một số

người chưa đúng với trình độ chuyên môn, đã làm giản đi tính năng động, chủ

động trong công việc. Để người lao động làm việc đúng với chuyên môn được

được đào tạo hay giúp người lao động thực hiện tốt hơn nữa công việc được giao

thì Công ty nên bố trí, sắp xếp lại lao động, đào tạo, hướng dẫn một cách hệ thống

cho người lao động trong thực hiện công việc. Như vậy người lao động sẽ làm

việc đạt hiệu quả hơn.

Qua đó ta thấy được nỗ lực của các nhân viên đặc biệt là nhân viên phòng

Tổ chức hành chính- Lao động tiền lương trong công tác điều phối và quản lý

nhân viên. Công ty đã xây dựng được một hệ thống các hoạt động cùng quản lý

nhân viên riêng cho mình mà ở đó nó giúp cho Công ty được hoạt động tốt nhưng

77

Page 90: Báo cáo thực tập(1).docx

vẫn phù hợp với luật chung của Nhà nước. Công ty luôn quan tâm vào giải quyết

đối với người lao động khi rời khỏi tổ chức, quan tâm đến công tác hòa giải, giải

quyết xung đột lao động.

Với trình tự tuyển chọn lao động như hiện nay nhìn chung đã thể hiện đầy

đủ trình tự tuyển dụng lao động. Nhưng để khai thác hiệu quả hơn thông tin của

ứng viên ngay từ lần gập đầu tiên và tiết kiệm công sức thì Công ty nên thiết kế

mẫu xin việc riêng của Công ty và cho ứng viên điền vào mẫu xin việc của đó

(mẫu tham khảo phụ lục 7)

Về vấn đề tiền lương, quy chế trả lương của Công ty được xây dựng dựa

trên các văn bản, quyết định được ban hành từ các bộ, cơ quan có thẩm quyền liên

quan gồm:

- Bộ luật lao động đã được ban sửa đổi và bổ sung năm 2012 của Nước

cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

- Nghị định số 14/2012/NĐ-CP ngày 07/03/2012 của Chính phủ quy định

chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của bộ luật lao động về tiền lương.

- Thông tư số 10/2012/TT-BLĐTBXH ngày 26/04/2012 về việc hướng dẫn

thực hiện mức lương tối thiểu.

- Căn cứ vào công văn 4320/LĐTBXH-TL ngày 29/12/1998 của Bộ Lao

động thương binh và Xã hội hướng dẫn xây dựng quy chế trả lương.

- Căn cứ vào nhiệm vụ sản xuất kinh doanh và bản tiêu chuẩn công việc

các bộ công nhân viên của Công ty.

- Căn cứ vào điều lệ tổ chức và hoạt động của Công ty CP Sản xuất và

thương mại Việt Phát.

- Theo đề nghị của phòng Tổ chức hành chính- Lao động tiền lương.

Các nhân viên Công ty được trả lương đúng hạn vào ngày 30 hàng tháng

như trong quy chế trả lương đã nêu. Việc tăng lương bình quân cho cán bộ nhân

viên qua các năm cho thấy Công ty luôn quan tâm và khích lệ nhân viên trong lao

động.

78

Page 91: Báo cáo thực tập(1).docx

2010 2011 20120

1000

2000

3000

4000

5000

6000

3427

48265588

Thu nhập bình quân

Biểu đồ 2.3: Thu nhập bình quân của CB.CNV (ĐVT: 1000đ/người)

Chế độ bảo hiểm xã hội được áp dụng theo quy định hiện hành của Pháp

luật lao động. Tỷ lệ tham gia bảo hiểm của CB.CNV trong Công ty là 100%.

Công ty cũng quan tâm đến vấn đề phụ cấp cho cán bộ nhân viên. Phụ cấp của

Công ty bao gồm phụ cấp công tác, áp dụng theo chế độ khi đi công tác và phụ

cấp làm thêm giờ.

Giờ làm thêm Phụ cấp

Ngày thường 150%

Ngày nghỉ hàng tuần 200%

Ngày nghỉ lễ, Tết 300%

Bảng 2.1: Hệ số tính lương phụ cấp

Đối với hoạt động phân tích công việc như đã đề cập ở phần thực trạng,

Công ty nên quan tâm hơn trong việc xây dựng bản tiêu chuẩn thực hiện công

việc để từ đó tạo điều kiện cho người lao động hiểu rõ hơn về công việc họ đảm

nhận và yêu cầu về mức độ cần hoàn thành. Bản tiêu chuẩn công việc phải xây

dựng cho từng vị trí chức danh, chứ không phải chỉ xây dựng cho từng Phòng

ban. Từ các kết quả của phận tích công việc mà Công ty có căn cứ xác đáng hơn

trong tuyển dụng, đào tạo, đánh giá quá trình thực hiện công việc, trong trả công

nhằm tránh sự trùng lấp trong thực hiện công việc và thúc đầy thời gian hoàn

thành công việc nhanh hơn.

79

Page 92: Báo cáo thực tập(1).docx

Nhận xét về khả năng thu hút ứng viên của Công ty: Với quan điểm tuyển

dụng, các nguồn khai thác ứng viên và kênh tuyển dụng chủ yếu là qua báo chí thì

Công ty đã tìm kiếm được ứng viên từ cả hai nguồn bên trong và bên ngoài Công

ty, tương đối phù hợp với đặc điểm thị trường lao động và có thể thu hút được

phần lớn ứng viên tại các vị trí làm việc. Nhưng riêng đối với những vị trí mà

nguồn lao động khan hiếm, khó tìm kiếm thì Công ty nên sử dụng những kênh

tìm kiếm khác như qua các Công ty chuyên môi giới về lao động tại các vị trí cấp

cao, đăng tin thông qua trang web về tuyển dụng như trang

www.vietnamworks.com.vn, hoặc thông qua các trường đào tạo có uy tín để tìm

kiếm ứng viên có trình độ đào tạo xếp loại khá, giỏi.

Đối với các vị trí công việc khác nhau thì yêu cầu của công việc đối với

người lao động cũng khác nhau do đó với quy trình tuyển chọn như nêu ở thực

trạng thì Công ty chưa sàng lọc, đánh giá được kỹ lưỡng mức độ phù hợp của ứng

viên đối với công việc, chọn ra ứng viên tốt nhất như là đối với vị trí kế toán,

công nhân mà chỉ phỏng vấn thì chưa thể biết hết được khả năng kỹ năng của họ

do đó trong quy trình tuyển dung Công ty nên thêm bước thi viết, trắc nghiêm.

2.6 Nhận xét, đánh giá về công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng

Công ty đã xây dựng được một cách rõ ràng các tiêu chí đảm bảo chất

lượng cho từng lĩnh vực cụ thể phù hợp với quy định chung. Trong quá trình thực

hiện thi công công trình, đội ngũ nhân viên cũng đã ý thức thực hiện tương đối

đầy đủ các tiêu chí góp phần nâng cao hiệu quả công việc và chất lượng công

trình xây dựng. Tuy nhiên vẫn còn một số tồn tại ảnh hưởng đến công tác khảo

sát và thi công. Hệ thống đảm bảo chất lượng công trình vẫn chưa được hoàn

thiện tốt.

Trước khi lập đề cương khảo sát, Công ty nên yêu cầu các phòng ban tiến

hành thị sát tuyến, nghiên cứu kỹ địa hình khu vực dự án để lập đề cương chi tiết,

đầy đủ các yếu tố cần thiết để phục vụ cho công tác thiết kế , tránh bổ sung, điều

chỉnh ảnh hưởng đến tiến độ, chất lượng dự án.

80

Page 93: Báo cáo thực tập(1).docx

Đối với những dự án yêu cầu gấp về tiến độ, tổ chức giao ban định kỳ hàng

tuần với tư vấn. Đưa các điều khoản cụ thể vào hợp đồng để yêu cầu Tư vấn phải

bố trí đủ các cán bộ có năng lực, kinh nghiệm thực hiện khảo sát, thiết kế. Có các

chế tài cụ thể để xử phạt những hồ sơ thiết kế không đảm bảo chất lượng. Nâng

cao hơn nữa chất lượng công tác thẩm tra đồng thời lựa chọn các đơn vị thẩm tra

có đủ năng lực, kinh nghiệm và uy tín trong lĩnh vực tư vấn.

Tư vấn giám sát kế hoạch và phương thức kiểm soát chất lượng bao gồm:

kiểm soát và đảm bảo chất lượng vật tư, vật liệu, cấu kiện, thiết bị, công trình và

thiết bị công nghệ được sử dụng, kiểm soát và đảm bảo chất lượng, đảm bảo an

toàn công tác thi công xây dựng.

81

Page 94: Báo cáo thực tập(1).docx

PHẦN 3:

NHỮNG KIẾN THỨC VÀ KINH NGHIỆM TIẾP THU TRONG

THỜI GIAN THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

3.1 Những kiến thức và kinh nghiệm tiếp thu trong thời gian thực tập tốt nghiệp

3.1.1 Học tập và chấp hành các quy định về nội quy làm việc, nghỉ nghơi

Với khoảng thời gian là hai tháng thực tập tại Công ty Cổ Phần Phát triển

Hạ tầng Sài Gòn, em đã có thể làm quen được với môi trường làm việc chuyên

nghiệp khác hẳn với môi trường học tập mà mình tiếp xúc ở trường.

Nhân viên Công ty bắt đầu làm việc lúc 8h và kết thúc lúc 16h, được nghỉ

giữa buổi lúc 11h30 đến 13h để ăn uống và nghỉ nghơi. Việc đi làm đúng giờ theo

thời gian quy định ở trên là một điều hết sức quan trọng. Điều đó một phần chứng

tỏ mình là một nhân viên chuyên cần và có trách nhiêm. Bên cạnh việc đi làm

đúng giờ, chúng ta còn cần phải hoàn thành công việc được giao trong ngày và có

kế hoạch chuẩn bị cho các hoạt động ngày mai.

3.1.2 Tác phong làm việc tốt

Tác phong làm việc là hết sức quan trọng đối với nhân viên Công ty.

Thông qua tác phong làm việc của mình, các anh/chị đặc biệt là Trưởng phòng có

thể đánh giá được khả năng cũng như mức độ hoàn thành công việc của mình. Họ

có thể tự tin giao việc cho mình hay không là đều thông qua tác phong làm việc.

Trong khi làm việc, tất cả nhân viên phải giữ thái độ lịch sự trên tinh thần

hợp tác vì lợi ích của Công ty.

Nhân viên sang phòng khác nói chuyện, làm việc riêng trừ trường hợp có

nhiệm vụ được giao. Nhân viên hạn chế tối đa việc sử dụng điện thoại riêng và

quá lâu.

Đến Công ty làm việc, nhân viên ăn mặc gọn gàng, lịch sự áo sơ mi, đi

giày dép có quai. Trong khi làm việc, nhân viên không nói quá lớn, tác phong hòa

nhã. Sau mỗi buổi làm việc xong trước khi về, nhân viên nên thu xếp gọn gang

bàn làm việc, các loại hồ sơ không còn sử dụng được lưu trữ ngăn nắp. Nếu là

người về cuối cùng, nhân viên đó phải tắt hết thiết bị điện.

82

Page 95: Báo cáo thực tập(1).docx

3.1.3 Những kỹ năng giao tiếp với các đồng nghiệp và cấp trên

3.1.3.1 Giao tiếp với cấp trên

Là một nhân viên trong Công ty bạn nên biết cách ứng xử tốt với cấp trên

khi giao tiếp với họ. Họ là nguời có quyền quyết định mọi hoạt động của Công ty

và cũng là người có khả năng đánh giá được bạn qua thái độ khi bạn giao tiếp với

họ. Vì vậy bạn cần chú ý những điều sau:

- Luôn xây dựng cho mình ý thức tuân thủ cấp trên, chú ý bảo vệ hình tượng

cấp trên và cũng là bảo vệ hình tượng của bản thân.

- Khi nhận được cấp trên giao nhiệm vụ, nếu chưa rõ bạn nên hỏi lại để

được hướng dẫn lại. Đừng vì bạn e dè mà làm sai nhiệm vụ khi chưa hiểu

rõ nhiệm vụ đó.

- Bạn nên chủ động trong việc báo cáo công việc khi đã hoàn thành

- Khi có việc mà bạn không thể đi làm hoặc không có mặt tại Công ty, bạn

nên là người trực tiếp xin phép.

- Tránh làm việc vượt quá giới hạn cho phép trong quyền hạn của mình

- Hãy tiếp nhận lời phê bình một cách chân thành nhất, vì đó cũng là cơ hội

để bạn nhìn thấy nhược điểm của mình, từ đó khắc phục nó.

- Không được nói xấu, chê bai hay có những lời nhận xét không hay sau

lung cấp trên của bạn. Thay vào đó, bạn nên tích cực học tập những phong

cách và kinh nghiệm tốt của họ.

3.1.3.2 Giao tiếp giữa đồng nghiệp với nhau

Xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với các đồng nghiệp khác trong Công ty để

tạo nên một môi trường làm việc thân thiện là điều đặc biệt quan trọng.

- Chào hỏi với mỗi người khi đến cơ quan, có thái độ hòa nhã, khiêm tốn, lễ

độ và vui vẻ để lại ấn tượng tốt với đồng nghiệp.

- Có thái độ tích cực trong công việc, tinh thần làm việc hăng say.

- Thường xuyên vệ sinh bàn làm việc ngăn nắp, gọn gang, sạch sẽ mỗi ngày

trước khi bắt đầu công việc và sau khi kết thúc công việc trước khi ra về.

83

Page 96: Báo cáo thực tập(1).docx

- Quan tâm đến các đồng nghiệp xung quanh mình, chủ động giúp đỡ họ

trong những công việc nhẹ khác, tôn trọng đồng nghiệp còn là nguyên tắc

quan trọng trong Công ty.

- Chú ý ngôn ngữ, giọng điệu khi nói chuyện trao đổi với đồng nghiệp ở nơi

động người.

- Không được tò mò về chuyện đời tư của đồng nghiệp, không bình luận sau

lưng đồng nghiệp hay luôn bắt lỗi đồng nghiệp.

- Và cuối cùng, bạn hãy dung sự chân thành của mình để cho đồng nghiệp

thấy bạn là một đồng nghiệp thật sự của họ, tạo cho họ cảm giác an toàn

khi giao tiếp với bạn.

3.1.4 Kinh nghiệm gặp gỡ và tiếp xúc khách hàng

Qua thời gian thực tập tại Công ty với những lần nhìn và ghi nhận về các

cuộc gặp gỡ giữa các khách hàng với các bộ phận của Công ty cùng với sự hướng

dẫn của các cô/chú trong Công ty, tôi cũng có rút ra những bài học về việc tiếp

xúc với khách hàng.

Khi có khách hàng đến Công ty, nhân viên phải niềm nở đón tiếp và hướng

dẫn tận tình. Nụ cười rất quan trọng, nó vừa thể hiện sự quan tâm, cùng với lời

chào là một cách mở đầu một cuộc gặp thú vị.

Nhân viên hướng dẫn khách hàng đến phòng ban theo yêu cầu nghiệp vụ

và yêu cầu của khách hàng.

Lắng nghe nhu cầu và ý kiến của khách hàng về các sản phẩm và dịch vụ

mà họ quan tâm. Khi khách hàng đã bắt đầu lắng nghe và thể hiên sự quan tâm

đến giá trị và lợi ích của sản phẩm, nhân viên Công ty hãy chuẩn bị trước cho

mình những câu hỏi và câu trả lời mà khách hàng có thể đặt ra, kể cả những câu

hỏi bất ngờ.

Gây cảm tình với khách hàng và nói vừa đủ. Nội dung là phải cung cấp

thông tin về sản phẩm và dịch vụ mà Công ty có thể đem lại cho họ để thu hút

cuộc nói chuyện

84

Page 97: Báo cáo thực tập(1).docx

Kết thúc mỗi cuộc gặp với khách hàng, nhân viên cần rút ra những kinh

nghiệm, đưa ra bài học cho lần sau làm tốt hơn. Ghi lại các thông tin cần thiết của

khách hàng để tiện cho việc liên lạc sau này khi khách hàng có nhu cầu.

3.1.5 Tiếp xúc và học tập các kỹ năng khác

Cách sắp xếp hồ sơ: Tại Công ty, các chứng từ hồ sơ thường rất nhiều. Do

vậy rất dễ lẫn lộn các chứng từ hồ sơ với nhau. Cho nên việc sắp xếp hồ sơ như

thế nào cũng là một kỹ năng cần có của một nhân viên văn phòng. Công ty Cổ

phần Phát triển Hạ tầng Sài Gòn sắp xếp tài liệu, hồ sơ theo tình tự thời gian. Các

hồ sơ, chứng từ được lưu trữ theo một trình tự thời gian nào đó, như lưu các bộ hồ

sơ trong một tháng, trong một năm để dễ dàng theo dõi hoặc các hồ sơ có thể

phát sinh trong những thời gian đó. Thường thì mỗi giao dịch của từng khách

hàng sẽ xếp và lưu trong một bìa riêng. Ghi rõ thông tin về khách hàng, số và

ngày giao dịch.

Làm quen với các thiết bị máy móc văn phòng: như máy in, máy fax, máy

scanner, với những phần mềm, những văn bản giấy tờ. Đó là những kỹ năng văn

phòng mà mỗi nhân viên điều phải có để có thể hoàn thành công việc được thuận

lợi.

3.2 Ý kiến đề xuất của sinh viên

3.2.1 Với nhà trường

Trong thời gian bốn năm theo học tại trường Đại học Công nghiệp Tp. Hồ

Chí Minh, em đã học được rất nhiều điều từ việc tạo cho mình một ý thức kỷ luật

tốt cũng như được tham gia những sân chơi bổ ích mà Trường cùng phối hợp với

Đoàn trường tổ chức. Tuy nhiên để cho quá trình giảng dạy của các Thầy Cô

được diễn ra tốt hơn từ đó sinh viên có điều kiện tiếp thu kiến thức tốt hơn, sau

đây em xin có một vài ý kiến đề xuất như sau:

Thứ nhất, tăng cường các trang thiết bị hỗ trợ cho việc giảng dạy của các

Thầy Cô và thường xuyên bảo hành thiết bị để góp phần mang lại tiết dạy thành

công của Thầy cô và cũng là tiết học tốt của sinh viên.

85

Page 98: Báo cáo thực tập(1).docx

Thứ hai, khi ban hành các chính sách mới, Trường phải hướng dẫn Khoa

thực hiện một cách rõ ràng các chính sách đó, tránh thực hiện sai lệch tạo ra một

hiện tượng không đồng nhất trong nhà trường.

Thứ ba, hỗ trợ các Khoa thực hiện các chương trình mà Khoa tổ chức dành

cho sinh viên như việc ký duyệt hay hỗ trợ phòng và các trang thiết bị có liên

quan.

Thứ tư, tổ chức thêm các sự kiện gặp gỡ, giao lưu giữa sinh viên đang theo

học tại trường với các anh chị sinh viên đã ra trường và đã thành đạt trong việc

truyền đạt kinh nghiệm thực tế.

Thứ năm, tạo thêm sân chơi cho sinh viên bằng nhiều hoạt động khác trên

tinh thần phát huy những thành tích mà trường đã đạt được.

3.2.2 Với Khoa Thương mại- Du lịch

Trong thời gian đi thực tập, em đã gặp một vài vấn đề về sự khác biệt giữa

kiến thức lý thuyết và thực tiễn khi áp dụng. Có thể đây không phải và vấn đề của

riêng mình em mà cũng là vấn đề của một số bạn sinh viên khác khi đi thực tập.

Dẫu biết điều này sẽ luôn tồn tại một mặt cũng là cách để sinh viên tự học hỏi

thêm, nhưng để cho các bạn có sự chuẩn bị tốt hơn và đỡ bỡ ngỡ hơn thì sau đây

em xin có một vài đề xuất với Khoa Thương mại- Du lịch.

Thứ nhất, Khoa nên tăng cường thời lượng học các môn học chuyên ngành

(như với em là Marketing hay các môn như: Quản trị ngoại thương, Nghiệp vụ

Hải quan, Logistics…) không phải nghiêng về lý thuyết nữa mà tập trung vào

tăng cường các nghiệp vụ thực tế.

Thứ hai, Giáo viên cần giúp sinh viên móc nối những vấn đề lý thuyết đã

học với thực tế hơn nữa để sinh viên có thể tiếp thu kiến thức sâu hơn, tạo nền

tảng kiến thức tốt khi ra trường.

Thứ ba, những vấn đề nhạy cảm với thị trường thì luôn có những thay đổi

trong cách thức thực hiện tùy theo các Nghị định, Thông tư được ban hành kèm

theo. Giáo viên nên giúp đỡ sinh viên trong việc cập nhật các văn bản đó hoặc

86

Page 99: Báo cáo thực tập(1).docx

nhắc đến nó trong quá trình học để sinh viên có thể cập nhật kịp thời theo văn bản

được ban hành mới nhất.

Thứ tư, cần có sự kết nối mạnh hơn nữa giữa Thầy Cô và sinh viên để sinh

viên được trao đổi những thắc mắc, khó khăn trong quá trình tìm hiểu và học tập.

Thứ năm, bên cạnh những kiến thức về môn học được học thì Đoàn khoa

nên tổ chức các Câu lạc bộ, tạo một sân chơi cho sinh viên khoa Thương Mại- Du

lịch được tiếp xúc trao đổi vốn tiếng Anh và các kỹ năng mềm khác.

Những ý kiến đề xuất trên là dựa theo cảm nghĩ và những nhận xét từ bốn

năm theo học tại trường và Khoa Thương mại- Du lịch, em rất mong nhận được

sự đồng cảm của Thầy Cô để giúp cho việc giảng dạy của Thầy Cô và việc học

của em cũng như của các bạn sinh viên khóa tiếp theo ngày một tốt hơn.

87

Page 100: Báo cáo thực tập(1).docx

PHỤ LỤC

Phụ lục 1: Bảng cân đối kế toán của Công ty qua 3 năm 2009, 2010, 1011

BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN

TÀI SẢN MS Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

A - TÀI SẢN NGẮN HẠN 100

209,445,582,4

21

250,491,140,5

32

222,514,315,5

91

I. Tiền và các khoản tương

đương tiền 110

14,688,384,2

44

26,992,025,5

17

4,141,062,3

61

1.Tiền 111 14,688,384,244 3,634,779,683 1,141,062,361

2. Các khoản tương đương tiền 112 0.00 23,357,245,834 3,000,000,000

II. Các khoản đầu tư tài chính

ngắn hạn 120

-

-

-

1. Đầu tư ngắn hạn 121

2. Dự phòng giảm giá chứng

khoán đầu tư ngắn hạn (*) 129

III. Các khoản phải thu ngắn

hạn 130

16,589,032,0

14

17,785,053,8

29

24,257,584,4

30

1. Phải thu khách hàng 131 954,971,548 3,357,776,191 4,794,171,940

2. Trả trước cho người bán 132 994,372,072 528,099,482 7,846,553,432

3. Phải thu nội bộ 133

4. Phải thu theo tiến độ kế

hoạch hợp đồng xây dựng 134

5. Các khoản phải thu ngắn hạn

khác 138 14,639,688,394 13,899,178,156 11,616,859,058

6. Dự phòng các khoản phải thu

ngắn hạn khó đòi (*) 139 0.00 0.00 0.00

IV. Hàng tồn kho 140

177,637,200,4

63

195,671,566,6

06

186,462,057,4

56

88

Page 101: Báo cáo thực tập(1).docx

1. Hàng tồn kho 141

177,637,200,46

3 195,671,566,606 186,462,057,456

V. Tài sản ngắn hạn khác 150

530,965,7

00

10,042,494,5

80

7,653,611,3

44

1. Chi phí trả trước ngắn hạn 151 0.00 0.00 0.00

2. Thuế GTGT được khấu trừ 152 0.00 0.00 578,587,505

3. Thuế & các khoản phải thu

nhà nước 154 0.00 1,253,258,956 0

4. Tài sản ngắn hạn khác 158 530,965,700 8,789,235,624 7,075,023,839

B - TÀI SẢN DÀI HẠN 200

27,094,590,6

37

27,125,409,6

11

24,124,195,4

97

I. Các khoản phải thu dài hạn 210

-

-

-

1. Phải thu dài hạn của khách

hàng 211

2. Vốn kinh doanh ở đơn vị trực

thuộc 212

3. Phải thu nội bộ dài hạn 213

4. Phải thu dài hạn khác 218 -1.36

5. Dự phòng phải thu dài hạn

khó đòi (*) 219

II. Tài sản cố định 220

17,381,278,1

10

17,857,669,5

64

17,615,207,9

21

1. Tài sản cố định hữu hình 221

17,381,278,1

10

13,458,689,5

64

12,863,467,1

90

- Nguyên giá 222 19,019,044,334 15,237,518,752 15,230,863,706

- Giá trị hao mòn luỹ kế (*) 223 -1,637,766,224 -1,778,829,188 -2,367,396,516

2. Tài sản cố định thuê tài chính 224

-

-

-

- Nguyên giá 225

89

Page 102: Báo cáo thực tập(1).docx

- Giá trị hao mòn luỹ kế (*) 226

3. Tài sản cố định vô hình 227

-

4,398,980,0

00

4,398,980,0

00

- Nguyên giá 228 0.00 4,398,980,000 4,398,980,000

- Giá trị hao mòn luỹ kế (*) 229 0.00 0.00 0.00

4. Chi phí xây dựng cơ bản dở

dang 230 0.00 0.00 352,760,731

III. Bất động sản đầu tư 240

-

-

-

- Nguyên giá 241

- Giá trị hao mòn luỹ kế (*) 242

IV. Các khoản đầu tư tài chính

dài hạn 250

9,713,312,5

27

9,267,740,0

47

4,599,815,1

07

1. Đầu tư vào công ty con 251 0.00

2. Đầu tư vào công ty liên kết,

liên doanh 252 0.00 0.00 0.00

3. Đầu tư dài hạn khác 258 9,713,312,527 9,267,740,047 4,599,815,107

4. Dự phòng giảm giá chứng

khoán đầu tư dài hạn (*) 259 0.00 0.00

V. Tài sản dài hạn khác 260

-

-

1,909,172,4

69

1. Chi phí trả trước dài hạn 261

2. Tài sản thuế thu nhập hoãn

lại 262 0.00 0.00 1,909,172,469

3. Tài sản dài hạn khác 263 0.00 0.00

TỔNG CỘNG TÀI SẢN (270 =

100 + 200)270

236,540,173,0

58

277,616,550,1

43

246,638,511,0

88

NGUỒN VỐN Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

90

Page 103: Báo cáo thực tập(1).docx

A - NỢ PHẢI TRẢ (300 = 310

+ 330) 300

218,401,931,5

76

258,301,985,3

31

225,839,681,7

53

I. Nợ ngắn hạn 310

218,401,931,5

76

258,292,594,7

93

225,813,108,4

27

1. Vay và nợ ngắn hạn 311 0.00 0.00 0.00

2. Phải trả người bán 312 669,388,130 5,500,000 96,344,228

3. Người mua trả tiền trước 313 13,483,804,700 25,149,184,212 8,922,635,037

4. Thuế và các khoản phải nộp

Nhà nước 314 704,231,477 304,857,561 977,380,260

5. Phải trả công nhân viên 315 43,160 166,846,684 1,880,335,876

6. Chi phí phải trả 316 24,186,262 31,818,342,678 32,076,644,178

7. Phải trả nội bộ 317

8. Phải trả theo tiến độ kế

hoạch hợp đồng xây dựng 318

9. Các khoản phải trả, phải nộp

khác 319

203,520,277,84

7 201,299,264,261 182,539,145,575

10. Quỹ khen thưởng phúc lợi 323 0.00 -451,400,603 -679,376,727

II. Nợ dài hạn 330

-

9,390,5

38

26,573,3

26

1. Phải trả dài hạn người bán 331

2. Phải trả dài hạn nội bộ 332

3. Phải trả dài hạn khác 333

4. Vay và nợ dài hạn 334

5. Thuế thu nhập hoãn lại phải

trả 335

6. Dự phòng trợ cấp mất việc

làm 336 9,390,538 26,573,326

7. Dự phòng phải trả dài hạn 337

B - VỐN CHỦ SỞ HỮU (400 =

410 + 430) 400 18,138,241,4

82

19,314,564,8

12

20,798,829,3

35

91

Page 104: Báo cáo thực tập(1).docx

I. Vốn chủ sở hữu 410

18,104,193,7

95

19,314,564,8

12

20,798,829,3

35

1. Vốn đầu tư của chủ sở hữu 411 12,200,000,000 12,200,000,000 12,200,000,000

2. Thặng dư vốn cổ phần 412 0.00 0.00 0.00

3. Vốn khác của chủ sở hữu 413

4. Cổ phiếu ngân quỹ 414

5. Chênh lệch đánh giá lại tài

sản 415

6. Chênh lệch tỷ giá hối đoái 416

7. Quỹ đầu tư phát triển 417 483,861,465 908,861,465 1,648,022,410

8. Quỹ dự phòng tài chính 418 1,231,546,114 1,462,885,114 1,722,826,026

9. Quỹ khác thuộc vốn chủ sở

hữu 419

10. Lợi nhuận chưa phân phối 420 4,188,786,216 4,742,818,233 5,227,980,899

11. Nguồn vốn đầu tư XDCB 421

II. Nguồn kinh phí và quỹ khác 430 34,047,687

C. LỢI ÍCH CỦA CỔ ĐÔNG

THIỂU SỐ 500

0 0

TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN

(600 = 300 + 400+500)600

236,540,173,0

58

277,616,550,1

43

246,638,511,0

88

Phụ lục 2: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty qua 3 năm 2009, 2010, 2011.BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT

ĐỘNG KINH DOANH

CHỈ TIÊU ID Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

1. Doanh thu bán hàng và cung

cấp dịch vụ 1 54,737,419,605 64,810,102,967 63,486,436,785

2. Các khoản giảm trừ 2 0.00 0.00 0.00

92

Page 105: Báo cáo thực tập(1).docx

3. Doanh thu thuần về bán hàng

và cung cấp dịch vụ (10 = 01 - 03) 10

54,737,419,60

5

64,810,102,96

7

63,486,436,78

5

4. Giá vốn hàng bán 11 45,124,305,461 54,094,734,884 51,620,502,415

5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và

cung cấp dịch vụ (20 = 10 - 11) 20

9,613,114,1

44

10,715,368,08

3

11,865,934,37

0

6. Doanh thu hoạt động tài chính 21 1,353,412,207 2,019,126,188 3,659,923,467

7. Chi phí tài chính 22 0.00 0.00 0.00

- Trong đó: Chi phí lãi vay 23 0.00 0.00 0.00

8. Chi phí bán hàng 24 0.00 0.00 0.00

9. Chi phí quản lý doanh nghiệp 25 5,748,662,338 6,700,031,047 8,268,156,636

10 Lợi nhuận thuần từ hoạt động

kinh doanh {30 = 20 + (21 - 22) -

(24 + 25)} 30

5,217,864,0

13

6,034,463,2

24

7,257,701,2

01

11. Thu nhập khác 31 962,817,275 975,116,132 128,939,998

12. Chi phí khác 32 11,632,999 60,616,282 0

13. Lợi nhuận khác (40 = 31 - 32) 40

951,184,2

76

914,499,8

50

128,939,9

98

14. Tổng lợi nhuận kế toán trước

thuế (50 = 30 + 40) 50

6,169,048,2

89

6,948,963,0

74

7,386,641,1

99

15. Chi phí thuế thu nhập doanh

nghiệp hiện hành 51 1,112,330,427 1,750,144,841 1,942,521,173

16. Chi phí thuế thu nhập doanh

nghiệp hoãn lại 52 0.00 0.00 95,860,873

17. Lợi nhuận sau thuế thu nhập

doanh nghiệp (60= 50-51-52) 60

5,056,717,8

62

5,198,818,2

33

5,539,980,8

99

17.1- Lợi ích của cổ đông thiểu

số 61

17.2- Lợi nhuận sau thuế của cổ

đông 62

5,056,717,8

62

5,198,818,2

33

5,539,980,8

99

18.Lãi cơ bản trên cổ phiếu 70 41,448.507 42,613.264 45,409.680

93

Page 106: Báo cáo thực tập(1).docx

19. Thu nhập cổ phần thường 81

5,056,717,8

62

5,198,818,2

33

5,539,980,8

99

Phụ lục 3: Cơ cấu bảng cân đối kế toánĐơn vị tính: %

2011 2010 2009

Tài sản 100.00 100.00 100.00

1.Tiền và các khoản tương đương tiền 1.68 9.72 6.21

2. Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn 0.00 0.00 0.00

3. Các khoản phải thu ngắn hạn 9.84 6.41 7.01

4. Hàng tồn kho 75.60 70.48 75.10

5. Các tài sản ngắn hạn khác 3.10 3.62 0.22

A.Tổng tài sản ngắn hạn 90.22 90.23 88.55

1. Tài sản cố định 8.10 7.07 8.04

2. Khấu hao -0.96 -0.64 -0.69

3. Tài sản cố định ròng 7.14 6.43 7.35

4. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 1.87 3.34 4.11

5. Tài sản dài hạn khác 0.77 0.00 0.00

B. Tổng tài sản cố định 9.78 9.77 11.45

Nợ và vốn chủ sở hữu 100.00 100.00 100.00

A. Tổng nợ 91.57 93.04 92.33

1. Phải trả người bán 3.66 9.06 5.98

2. Vay ngắn hạn 0.00 0.00 0.00

3. Các khoản phải trả khác 87.90 83.98 86.35

4. Tổng nợ ngắn hạn 91.56 93.04 92.33

94

Page 107: Báo cáo thực tập(1).docx

5. Phải trả dài hạn 0.01 0.00 0.00

6. Nợ dài hạn 0.00 0.00 0.00

7. Tổng nợ dài hạn 0.01 0.00 0.00

B. Tồng vốn chủ sở hữu 8.43 6.96 7.67

1. Nguồn vốn kinh doanh 4.95 4.39 5.16

2. Lãi chưa phân phối 3.49 2.56 2.51

Phụ lục 4: Cơ cấu bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanhĐơn vị tính: %

95

CHỈ TIÊU 2011 2010 20091. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp

dịch vụ 100.00 100.00 100.00

2. Giá vốn hàng bán 81.31 83.47 82.443. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch

vụ

18.69 16.53 17.56

4. Doanh thu hoạt động tài chính 5.76 3.12 2.475. Chi phí tài chính 0.00 0.00 0.00 - Trong đó: Chi phí lãi vay 0.00 0.00 0.006. Chi phí bán hang 0.00 0.00 0.007. Chi phí quản lý doanh nghiệp 13.02 10.34 10.508. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 11.43 9.31 9.539. Thu nhập khác 0.20 1.50 1.7610. Chi phí khác 0.00 0.09 0.0211. Lợi nhuận khác 0.20 1.41 1.7412. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 11.63 10.72 11.2713. Chi phí thuế TNDN hiện hành 3.06 2.70 2.0314. Chi phí thuế TNDN hoãn lại 0.15 0.00 0.0016. Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp 8.73 8.02 9.2417. Lợi ích của cổ đông thiểu số 0.00 0.00 0.0018. Lãi cơ bản trên cổ phiếu (*)

Page 108: Báo cáo thực tập(1).docx

Phụ lục 5: Công thức tính các tỷ số tài chínhTỷ số thanh khoản:

Hệ số thanh toán ngắn hạn = Tài sản lưu động/ nợ ngắn hạn;

Hệ số thanh toán nhanh = (Tài sản lưu động- hàng tồn kho)/nợ ngắn hạn.

Tỷ số quản lý tài sản:

Vòng quay hàng tồn kho (vòng) = Giá vốn hàng bán/ hàng tồn kho bình quân

Số ngày tồn kho = Số ngày trong năm/ vòng quay hàng tồn kho;

Vòng quay các khoản phải thu = Doanh thu thuần/ các khoản phải thu bình quân;

Kỳ thu tiền bình quân = Số ngày trong năm/ vòng quay các khoản phải thu;

Vòng quay các khoản phải trả = Giá vốn hàng bán/ các khoản phải trả bình quân;

Số ngày nợ bình quân = Số ngày trong năm/ vòng quay các khoản phải trả;

Vòng quay tài sản cố định = Doanh thu thuần/ TSCĐ ròng bình quân;

Vòng quay tổng tài sản = Doanh thu thuần/ Giá trị tổng tài sản bình quân.

Tỷ số quản lý nơ:

Tỷ số nợ trên tổng tài sản = Tổng nợ/ tổng tài sản;

Tỷ số nợ so với chủ sở hữu = Tổng nợ/ vốn chủ sở hữu;

Tỷ số khả năng trả lãi = EBIT/ lãi phải trả.

Tỷ số khả năng sinh lãi:

Lợi nhuận biên = Lợi nhuận thuần/ doanh thu thuần;

Lãi cơ bản trên nguồn vốn = EBIT/ tổng tài sản;

Lợi nhuận ròng trên tài sản (ROA) = Lợi nhuận thuần/ tổng tài sản bình quân;

Lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu (ROE) = Lợi nhuận thuần/ vốn chủ sở hữu bình quân.

Phụ lục 6: Mẫu đơn xin việc đề xuất cho Công ty Cổ phần phát triển Hạ tầng Sài Gòn

96

Page 109: Báo cáo thực tập(1).docx

ĐƠN XIN VIỆC

Chức danh dự tuyển:

……………………………

Mức lương yêu cầu:

……………………………

Thời gian bắt đầu (nếu được tuyển): …………………….

THÔNG TIN CÁ NHÂN:

Họ và tên:

…………………………………

Nam Nữ

Ngày sinh:………….

Chiều cao:…….m

Cân nặng:…….kg

Số CMND: …………………. Ngày cấp: ………….. Nơi cấp:………………..

ĐT liên lạc: Email: ĐT liên lạc khẩn:

Hộ khẩu thường trú:

Địa chỉ liên lạc:

Tính cách Điểm mạnh – Điểm yếu Sở thích

QUÁ TRÌNH HỌC TẬP: ( từ PTTH đến nay)

Thời gian Trường/Đơn vị đào tạo Chuyên ngành Xếp loại

KỸ NĂNG: (Ghi rõ trình độ/Chứng chỉ)

97

Page 110: Báo cáo thực tập(1).docx

Ngoại ngữ Vi tính Kỹ năng khác

Anh Văn:

…………………….

Hoa Văn: ……………………..

Khác:

…………………….

……………………………………………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………………………………………

HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA

Thời gian Hoạt động Vai trò/Công việc Thành tích

KINH NGHIỆM LÀM VIỆC

Thời gian Tên công ty Vị trí Nhiệm vụ/Trách nhiệm

Tôi xin đảm bảo rằng những thông tin trên đây hoàn toàn đúng sự thật. Tôi đồng ý để Công ty kiểm tra những thông tin trên của tôi.

……………….,ngày………/………/2013Người xin việc

(ký và ghi rõ họ tên)

98

Page 111: Báo cáo thực tập(1).docx

Phụ lục 7: Bảng câu hỏi tìm hiểu nhu cầu khách hàng

PHIẾU KHẢO SÁT NHU CẦU NHÀ Ở

Mục đích của Phiếu khảo sát:  

Để đáp ứng nhu cầu mua nhà ở phù hợp mỗi gia đình, Công ty CP Phát triển hạ

tầng Sài Gòn phát hành Phiếu khảo sát nhu cầu nhà ở. Quý anh/ chị vui lòng điền

đầy đủ thông tin trong phiếu khảo sát này, qua đó, chúng tôi sẽ đáp ứng nhu cầu của

Quý anh/chị một cách trọn vẹn nhất.

A - THÔNG TIN CÁ NHÂN

Họ và Tên:................................................................. Năm Sinh: .........................

Giới Tính:..................................................................Nghề Nghiệp:.....................

B - NỘI DUNG KHẢO SÁT

1. Lý do Anh/ Chị muốn sở hữu một căn nhà riêng.

    Vợ chồng trẻ muốn ra riêng                      Độc thân muốn tự lập

    Người tỉnh thành khác đến lập nghiệp  Lý do khác (đề nghị nêu

rõ lý do)

2. Hiện tại Anh / Chị có thực sự có nhu cầu mua nhà không?

Có, rất cấp thiết về tìm mua nhà hợp khả năng tài

chính                                                                        

Có, nhưng không cấp thiết, cần thời gian khảo sát thêm thông tin trước khi

mua.

     Không, vài năm nữa mua cũng không sao

    Ý kiến khác:

3. Loại nhà (BĐS) nào anh chị muốn mua?

    Đất nền trong khu dự án, đã có sổ đỏ. Tôi sẽ tự xây nhà theo ý của tôi.

    Nhà trong khu dự án đã có chủ quyền hợp lệ;     

99

Page 112: Báo cáo thực tập(1).docx

   Nhà trong khu dân cư,chủ quyền hợp lệ.

     Căn hộ chung cư, chủ quyền hợp lệ;     

      Ý kiến khác:

 4. Vị trí nhà (BĐS) anh / chị muốn:

    Thuộc quận, huyện                        

    Gần chợ, siêu thị         Gần trường học      Gần TT y tế hoặc bệnh viện.

    Ý kiến khác:

5. Giá trị 1 m2 nhà (BĐS) mà anh/ chị có thể mua:

    Từ 15 - 20 triệu/m2     Từ 20 - 30 triệu/m2    Từ 30 - 50 triệu/m2   

    Ý kiến khác:

6. Diện tích nhà ở mà anh / chị muốn:

     Từ 40 - 60 m2          Từ 60 - 80 m2      Từ 80 - 100 m2     Loại khác

7. Anh / chị mong muốn nhà/ căn hộ có những tiện ích gì?

    Phòng khách chung với phòng bếp;               Phòng khách riêng.  

    Cần có ban công, khu vực giặt sấy riêng.     Có phòng tắm và nhà vệ sinh

trong phòng ngủ

    Có hệ thống ADSL, truyền hình cáp, máy nóng lạnh, điện thoại.

    Các tiện ích khác (đề nghị nêu rõ câu trả lời):

8. Khả năng tài chính của anh / chị:

      Không cần sự hỗ trợ của công ty, tôi có thể xoay sở 100%.

    Cần sự hỗ trợ của công ty cho vay với lãi suất dài hạn.

    Cần công ty bảo lãnh vay vốn mua (xây ) nhà

    Cần sự hỗ trợ khác (đề nghị nêu rõ câu trả lời):

9. Anh / chị cần công ty hỗ trợ vốn bao nhiêu % trên tổng giá trị nhà (BĐS):

    30%    40%    50%    60%   

    Khác (đề nghị nêu rõ câu trả lời):

10. Anh/ chị sẽ thế chấp hoặc chứng minh thu nhập bằng:

    Thế chấp bằng chính nhà (BĐS) vừa mua    Thế chấp bằng tài sản khác.

    Loại khác (đề nghị nêu rõ câu trả lời):

100

Page 113: Báo cáo thực tập(1).docx

 11. Công ty có thể giúp gì thêm cho anh/ chị để anh/ chị sở hữu được căn nhà

(BĐS)?

    Hỗ trợ anh/ chị vay vốn ngân hàng.

    Hỗ trợ hoàn tất các khâu pháp lý( công chứng, đóng thuế, đăng bộ, thủ tục

chuyển tên)

    Hỗ trợ khác (đề nghị nêu rõ câu trả lời):

12. Các ý kiến khác của anh/ chị:

13.  Người mua nhà cung cấp CMND, Hộ khẩu, hợp đồng lao động, mã số thuế

TNCN, chúng tôi sẽ thẩm định trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ,

chúng tôi sẽ phản hồi lại cho người mua nhà.

Cám ơn các anh/chị đã tham gia trả lời bảng khảo sát của chúng tôi!

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Báo cáo tài chính Công ty Cổ phần Phát triển Hạ tầng Sài Gòn năm 2009 (đã

kiểm toán)

2. Báo cáo tài chính Công ty Cổ phần Phát triển Hạ tầng Sài Gòn năm 2010 (đã

kiểm toán)

3. Báo cáo tài chính Công ty Cổ phần Phát triển Hạ tầng Sài Gòn năm 2011 (đã

kiểm toán)

4. Quy chế tổ chức và hoạt động Công ty Cổ phần Phát triển Hạ tầng Sài Gòn,

14/10/2011.

5. Quy chế trả lương Công ty Cổ phần Phát triển Hạ tầng Sài Gòn, 04/01/2010.

6. PGS. TS Phạm Văn Dược, Phân tích hoạt động kinh doanh, NXB Thống Kê,

Hà Nội, 2009

7. PGS. TS Phan Thị Cúc- TS. Nguyễn Trung Trực- Th.s Đặng Thị Kiều Giang,

Tài Chính Doanh Nghiệp phần 2, NXB Tài chính Hà Nội, 2009.

8. Trang web: www. Hatang-saigon.com.vn

9. VietRees, Thị trường bất động sản Việt Nam quý 2, năm 2012 (02/07/2012)

101

Page 114: Báo cáo thực tập(1).docx

10. Công ty chứng khoán Phú Hưng, báo cáo cập nhật về ngành Bất động sản quý

3/2012 (05/10/2012)

102