31
ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN VĨNH LỢI Số: 19 /BC-UBND CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Vĩnh Lợi, ngày 12 tháng 4 năm 2016 BÁO CÁO Tình hình hoạt động của Ủy ban nhân dân huyện nhiệm kỳ 2011-2016 Thực hiện Kế hoạch số 03/KH-HĐND ngày 08/3/2016 của Hội đồng nhân dân huyện Vĩnh Lợi về việc triển khai tổ chức kỳ họp tổng kết hoạt động của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân huyện khóa X (nhiệm kỳ 2011-2016). Ủy ban nhân dân huyện xin báo cáo tổng kết tình hình hoạt động của Ủy ban nhân dân huyện Vĩnh Lợi trong nhiệm kỳ qua như sau: Phần mở đầu ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH CỦA HUYỆN VĨNH LỢI 1. Khái quát đặc điểm tình hình Vĩnh Lợi là huyện cửa ngõ của tỉnh Bạc Liêu, phía Đông giáp huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng; phía Tây giáp huyện Hòa Bình, huyện Phước Long; phía Nam giáp thành phố Bạc Liêu, huyện Hòa Bình; phía Bắc giáp huyện Thạnh Trị, tỉnh Sóc Trăng diện tích là 25.104 ha. Tính đến ngày 31/12/2015, toàn huyện có 21.956 hộ, dân số 101.531 người (trong đó nữ 50.670 người). Vĩnh Lợi là huyện thuần nông, nền kinh tế phụ thuộc nhiều vào nông nghiệp trong khi lĩnh vực này còn nhiều rủi ro; công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp phát triển chậm, quy mô nhỏ, công nghệ lạc hậu; các hoạt động xúc tiến đầu tư - thương mại còn ít, hiệu quả chưa cao; dịch vụ, du lịch tuy có bước phát triển nhưng nhìn chung vẫn còn hạn chế.

Báo cáo tình hình hoạt động của Ủy ban nhân dân huyện nhiệm kỳ

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Báo cáo tình hình hoạt động của Ủy ban nhân dân huyện nhiệm kỳ

ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN VĨNH LỢI

Số: 19 /BC-UBND

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMĐộc lập - Tự do - Hạnh phúc

Vĩnh Lợi, ngày 12 tháng 4 năm 2016

BÁO CÁOTình hình hoạt động của Ủy ban nhân dân huyện

nhiệm kỳ 2011-2016

Thực hiện Kế hoạch số 03/KH-HĐND ngày 08/3/2016 của Hội đồng nhân dân huyện Vĩnh Lợi về việc triển khai tổ chức kỳ họp tổng kết hoạt động của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân huyện khóa X (nhiệm kỳ 2011-2016).

Ủy ban nhân dân huyện xin báo cáo tổng kết tình hình hoạt động của Ủy ban nhân dân huyện Vĩnh Lợi trong nhiệm kỳ qua như sau:

Phần mở đầuĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH CỦA HUYỆN VĨNH LỢI

1. Khái quát đặc điểm tình hìnhVĩnh Lợi là huyện cửa ngõ của tỉnh Bạc Liêu, phía Đông giáp huyện Mỹ

Xuyên, tỉnh Sóc Trăng; phía Tây giáp huyện Hòa Bình, huyện Phước Long; phía Nam giáp thành phố Bạc Liêu, huyện Hòa Bình; phía Bắc giáp huyện Thạnh Trị, tỉnh Sóc Trăng diện tích là 25.104 ha. Tính đến ngày 31/12/2015, toàn huyện có 21.956 hộ, dân số 101.531 người (trong đó nữ 50.670 người).

Vĩnh Lợi là huyện thuần nông, nền kinh tế phụ thuộc nhiều vào nông nghiệp trong khi lĩnh vực này còn nhiều rủi ro; công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp phát triển chậm, quy mô nhỏ, công nghệ lạc hậu; các hoạt động xúc tiến đầu tư - thương mại còn ít, hiệu quả chưa cao; dịch vụ, du lịch tuy có bước phát triển nhưng nhìn chung vẫn còn hạn chế.

Kết cấu hạ tầng kỹ thuật còn nhiều khó khăn chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển, nhất là các xã ở vùng sâu đã làm ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế - xã hội và đời sống của nhân dân.

Về văn hóa - xã hội tuy đã có những phát triển đáng kể nhưng so với các thành phố, thị xã, huyện khác vẫn chưa ngang tầm, trình độ dân trí có nơi còn thấp, việc làm cho người lao động chưa ổn định, tỷ lệ lao động không có việc làm còn cao, đời sống bộ phận của người dân, nhất là ở vùng sâu, vùng đồng bào dân tộc còn gặp nhiều khó khăn.

2. Những thuận lợi, khó khăn cơ bảna) Thuận lợiTiếp tục phát huy những thành tích đạt được, UBND huyện và các xã, thị

trấn đã triển khai thực hiện các chủ trương, đề ra các giải pháp kịp thời và hiệu

Page 2: Báo cáo tình hình hoạt động của Ủy ban nhân dân huyện nhiệm kỳ

quả đạt được các mục tiêu kinh tế - xã hội, ngăn chặn suy giảm kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội, quốc phòng - an ninh được giữ vững.

b) Khó khănLà huyện mới chia tách cơ sở hạ tầng kỹ thuật còn hạn chế, sản xuất công

nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ còn nhỏ lẻ, trình độ dân trí có nơi còn thấp, số lao động chưa có việc làm còn nhiều, công tác giảm nghèo tuy đạt kết quả, nhưng giảm nghèo chưa thật sự bền vững, khả năng ứng phó với thiên tai, dịch bệnh hạn chế, nguy cơ tái nghèo cao, nên đời sống của nhân dân còn gặp không ít khó khăn. Bộ máy tổ chức của các cơ quan chuyên môn huyện, các xã, thị trấn luôn được củng cố nhưng một số ít cán bộ, công chức, viên chức chưa đáp ứng với yêu cầu công việc, nhất là ở các xã, thị trấn đội ngũ cán bộ, công chức trình độ chuyên môn, nghiệp vụ chưa đồng điều, việc đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ chưa thường xuyên, luân chuyển nhiều nên còn hụt hẫng ở một vài đơn vị làm ảnh hưởng đến tình hình tổ chức và hoạt động của UBND huyện, các xã, thị trấn nhiệm kỳ 2011 - 2016.

Phần IVỀ TỔ CHỨC BỘ MÁY ỦY BAN NHÂN DÂN

I. Số lượng, cơ cấu, chất lượng thành viên UBND huyện trong nhiệm kỳ1. Căn cứ theo quy định của Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày

26/11/2003; Nghị định số 107/2004/NĐ-CP của Chính phủ quy định số lượng Phó Chủ tịch và cơ cấu thành viên UBND huyện. Tại kỳ họp lần thứ nhất HĐND huyện đã bầu 07 thành viên UBND huyện. Tính đến nay tổng số thành viên UBND huyện là 07 người, Chủ tịch và 02 Phó Chủ tịch UBND huyện.

2. Về số lượng, cơ cấu và chất lượng thành viên UBND huyện nhiệm kỳ 2011 - 2016 so với nhiệm kỳ 2004 - 2011.

- Về số lượng : 07/07 thành viên không tăng, giảm.- Về chất lượng : Trình độ chuyên môn từ đại học trở lên đạt 06/07 người,

chiếm 85,71% (nhiệm kỳ 2004 - 2011 đạt 06/07 người chiếm 85,71%). Trình độ lý luận chính trị từ cao cấp chính trị 06/07 người, chiếm 85,71% (nhiệm kỳ 2004 - 2011 đạt 05/07 người, chiếm 71,42%).

II. Tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyệnSau khi tiếp thu, quán triệt Nghị định số 14, 13 của Chính phủ quy định số

lượng các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp huyện. Ủy ban nhân dân huyện đã xây dựng Đề án sắp xếp, tổ chức các cơ quan chuyên môn cấp huyện đã tổ chức thực hiện. Tất cả các cơ quan qua sắp xếp, tổ chức lại ở cấp huyện từ 14 cơ quan xuống còn 13 cơ quan, giảm 01 cơ quan (trong đó thành lập phòng Dân tộc vào năm 2011).

Thực hiện Thông tư liên tịch giữa Bộ Nội vụ và các Bộ ngành trung ương quản lý về lĩnh vực chuyên ngành hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ

2

Page 3: Báo cáo tình hình hoạt động của Ủy ban nhân dân huyện nhiệm kỳ

cấu tổ chức của các phòng, ban cấp huyện. Đến nay, cơ quan, đơn vị thuộc và trực thuộc các cơ quan chuyên môn UBND huyện là 29 cơ quan, đơn vị.

Phần IIVỀ HOẠT ĐỘNG CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN

I. CÔNG TÁC CHỈ ĐẠO, ĐIỀU HÀNH CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN1. Việc chỉ đạo, điều hành của UBND huyện theo Hiến pháp, Luật và

theo quy chế làm việc của UBND huyện Tổ chức và hoạt động của UBND huyện từ đầu nhiệm kỳ đến nay đã có

nhiều tiến bộ, thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ được quy định tại Điều 124 Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003; trong quá trình chỉ đạo, điều hành hoạt động của UBND huyện thực hiện nghiêm những quy định của Luật và các văn bản hướng dẫn thực hiện. UBND huyện đã ban hành và sửa đổi Quy chế làm việc cho phù hợp với tình hình thực tế của huyện. Từ đó, phát huy vai trò lãnh đạo của tập thể, đề cao vai trò trách nhiệm cá nhân của Chủ tịch, các Phó Chủ tịch và các Ủy viên UBND năng động, sáng tạo, nhạy bén trong chỉ đạo, điều hành, sâu sát cơ sở đã góp phần tích cực vào việc thực hiện đạt các chỉ tiêu, kế hoạch hàng năm của địa phương đã đề ra; tập thể UBND huyện luôn có sự đoàn kết nhất trí cao trong quản lý, điều hành các hoạt động quản lý Nhà nước, từ đó có nâng cao được ý thức, trách nhiệm của mỗi thành viên UBND và thủ trưởng các cơ quan, đơn vị trực thuộc.

Trên cơ sở quy chế làm việc đã ban hành và theo quy định Luật Tổ chức HĐND và UBND năm 2003, UBND huyện thảo luận tập thể và quyết định theo đa số đối với các vấn đề được quy định tại Điều 124 Luật Tổ chức HĐND và UBND năm 2003 và những vấn đề quan trọng khác mà pháp luật quy định thuộc thẩm quyền của UBND huyện quyết định. Các công việc cần giải quyết được UBND huyện đưa ra thảo luận và quyết định từng vấn đề tại phiên họp UBND thường kỳ hoặc bất thường, các quyết nghị tập thể của UBND được thông qua khi có quá nửa tổng số thành viên UBND đồng ý. UBND huyện tổ chức các phiên họp thường kỳ đúng theo quy định và trên cơ sở nguyên tắc tập trung dân chủ, rõ ràng, minh bạch, bảo đảm phát huy vai trò lãnh đạo của tập thể và các thành viên UBND. Các công việc được giải quyết theo quy định của pháp luật, bảo đảm sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng, sự giám sát của HĐND cùng cấp trong việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.

Hàng năm, UBND huyện tổ chức hội nghị tổng kết đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ đã qua và chỉ đạo các cơ quan, đơn vị chủ động nghiên cứu, tham mưu, đề xuất nội dung và xây dựng chương trình, kế hoạch trình UBND xem xét thực hiện trên từng lĩnh vực.

Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, có những vấn đề thuộc thẩm quyền của HĐND thì UBND huyện chủ động, phối hợp với Thường trực HĐND cùng cấp

3

Page 4: Báo cáo tình hình hoạt động của Ủy ban nhân dân huyện nhiệm kỳ

xem xét, trình HĐND thông qua các nghị quyết theo thẩm quyền UBND hoặc Chủ tịch UBND ban hành quyết định và tổ chức thực hiện.

Trong phạm vi, lĩnh vực được phân công, các Phó Chủ tịch UBND chủ động xử lý công việc và chỉ đạo, đôn đốc các cơ quan chuyên môn xây dựng và tổ chức thực hiện các nhiệm vụ quy hoạch, kế hoạch, các cơ chế, chính sách, đề án phát triển ngành, lĩnh vực theo đúng chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước, phù hợp với các văn bản chỉ đạo của cấp trên và tình hình thực tế của địa phương, bảo đảm tính khả thi, hiệu quả cao.

2. Việc ban hành các chính sách và quyết định hành chính Nhìn chung, việc ban hành văn bản có bám sát tình hình kinh tế - xã hội và

yêu cầu cuộc sống của Nhân dân ở địa phương; bảo đảm dân chủ, rõ ràng, minh bạch và hiệu quả trong mọi hoạt động; đúng trình tự, thủ tục và thẩm quyền, thể thức quy định. Tính từ tháng 7/2011 đến nay, UBND huyện đã ban hành 39.817 văn bản các loại, trong đó có 20.123 quyết định, 18.253 công văn hành chính khác và 43 văn bản quy phạm pháp luật.

3. Đánh giá kết quả công tác chỉ đạo, điều hành của UBND Qua 05 năm, tuy có nhiều khó khăn, thách thức. Song nhờ sự chỉ đạo, điều

hành có khoa học và kịp thời của Huyện ủy, HĐND, UBND, sự nỗ lực phấn đấu rất cao của các ngành, các cấp và Nhân dân trong huyện, kinh tế tiếp tục phát triển với tốc độ tăng trưởng khá cao, các mặt xã hội chuyển biến đáng kể, đời sống Nhân dân được từng bước cải thiện. Tình hình chính trị, an ninh, an toàn xã hội được đảm bảo.

Về tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp huyện theo Nghị định 14/2008/NĐ-CP của Chính phủ được sắp xếp lại tất cả các cơ quan theo hướng quản lý nhà nước đa ngành, đa lĩnh vực đã đi vào hoạt động ổn định từ ngày 01 tháng 01 năm 2009. Đến nay, các cơ quan chức năng đã thể hiện khá tốt vai trò tham mưu, giúp việc cho UBND huyện; tổ chức bộ máy được sắp xếp lại tương đối hợp lý hơn; đồng thời có sự chỉ đạo, điều hành đồng bộ của các cơ quan quản lý chuyên ngành.

Từ khi có Nghị định số 24/2014/NĐ-CP của Chính phủ và Thông tư liên bộ hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các Phòng, Ban, về số lượng cấp phó các phòng chuyên môn và đơn vị trực thuộc được thực hiện đúng theo quy định.

II. KẾT QUẢ THỰC HIỆN CÁC CHỈ TIÊU KINH TẾ, XÃ HỘI VÀ AN NINH QUỐC PHÒNG

1. Lĩnh vực phát triển kinh tếMặc dù có nhiều khó khăn, thách thức, song tình hình kinh tế của huyện vẫn

phát triển, tốc độ tăng trưởng đạt khá so với mức bình quân trong tỉnh. Tổng sản phẩm trong huyện (GRDP) theo giá so sánh 1994 tăng từ 814 tỷ đồng năm 2010 lên 906 tỷ đồng năm 2015; tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2011-2015 là 11,4%/năm (chỉ tiêu Kế hoạch tăng 11%/năm). GRDP bình quân đầu người ước

4

Page 5: Báo cáo tình hình hoạt động của Ủy ban nhân dân huyện nhiệm kỳ

đạt 33 triệu đồng/người/năm (chỉ tiêu đến năm 2015 là 25 triệu đồng/người/năm). Các ngành kinh tế đều có bước phát triển: Dịch vụ, du lịch, thương mại, công nghiệp có sự phát triển, quy mô được mở rộng, hiệu quả được nâng lên. Tốc độ tăng trưởng bình quân khu vực nông, thủy sản giai đoạn 2011 - 2015 là 10,65%/năm; công nghiệp xây dựng 12,89%/năm; khu vực dịch vụ 22,23%/năm.

Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng tích cực, từng bước tăng dần tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ. Tỷ trọng khu vực nông, lâm nghiệp, thủy sản từ 71% năm 2010, giảm xuống còn 60,82% năm 2015 (chỉ tiêu đến năm 2015 là 65%); tỷ trọng khu vực công nghiệp - xây dựng tăng từ 12% năm 2010, lên 15,12% năm 2015 (chỉ tiêu đến năm 2015 là 15%); tỷ trọng khu vực dịch vụ tăng từ 17% năm 2010, lên 24,06% năm 2015 (chỉ tiêu đến năm 2015 là 20%). Lao động tăng từ 32,10% năm 2010, lên .41,45% năm 2015.

Tổng mức lưu chuyển hàng hoá dịch vụ tăng từ 1.090 tỷ đồng năm 2010 lên 2.904 tỷ đồng năm 2015, tốc độ tăng trưởng bình quân 21,65%/năm (chỉ tiêu 20%). Tổng vốn đầu tư toàn xã hội trên địa bàn tăng nhanh, từ 462 tỷ đồng năm 2010 lên 906 tỷ đồng năm 2015, tăng bình quân 14,42%/năm (chỉ tiêu 12%), chiếm tỷ lệ 27,04% giá trị tổng sản phẩm trên địa bàn.

Công tác xúc tiến đầu tư được đẩy mạnh, môi trường đầu tư không ngừng được cải thiện thông qua đánh giá chỉ số năng lực thực hiện công tác cải cách hành chính: Năm 2014, huyện Vĩnh Lợi đứng thứ 02/7 huyện, thành phố; đồng thời, đã thu hút được sự quan tâm của nhiều doanh nghiệp trong nước và nước ngoài đến tìm cơ hội đầu tư vào các lĩnh vực mà huyện có nhu cầu.

2. Lĩnh vực văn hoá - xã hộia) Về Giáo dục – Đào tạoLĩnh vực giáo dục - đào tạo có những chuyển biến tích cực, cơ sở vật chất,

trang thiết bị được quan tâm đầu tư, mua sắm mới, đã có 11 trường học đạt chuẩn quốc gia (đạt 110% kế hoạch); kết quả phổ cập giáo dục Tiểu học - chống mù chữ, phổ cập mầm non cho trẻ 5 tuổi, phổ cập Tiểu học đúng độ tuổi và phổ cập Trung học cơ sở tiếp tục được duy trì; chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh từng bước được nâng lên.

Chủ trương sắp xếp lại mạng lưới trường lớp, đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục, giáo viên (theo Đề án 826) bước đầu đã mang lại hiệu quả tích cực; trong giai đoạn 2012 - 2015 đã triển khai bố trí, sắp xếp lại 60 cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên; khắc phục tình trạng giáo viên, cán bộ quản lý vừa thừa, vừa thiếu.

b) Về Văn hoá - Thông tinĐời sống văn hoá, tinh thần của Nhân dân được nâng lên; cán bộ, đảng viên

và Nhân dân ngày càng nhận thức rõ ý nghĩa và tầm quan trọng về vai trò của văn hoá trong cuộc sống và văn hoá với phát triển. Những giá trị văn hoá truyền thống tốt đẹp của dân tộc như “Uống nước nhớ nguồn”, “Tương thân, tương ái”, tinh thần yêu quê hương, đất nước, nâng cao đạo đức cách mạng, đạo đức làm

5

Page 6: Báo cáo tình hình hoạt động của Ủy ban nhân dân huyện nhiệm kỳ

người, tính cách phóng khoáng, hào hiệp, trọng nghĩa, trọng tình, khoan dung... được phát huy mạnh mẽ. Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” tiếp tục phát triển theo hướng coi trọng chất lượng, gắn với xây dựng “Môi trường văn hoá lành mạnh” trong từng ấp, khu dân cư.

Với quan điểm phát triển văn hoá ngang bằng với kinh tế, vừa để đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hoá của Nhân dân, vừa góp phần phát triển kinh tế du lịch; bên cạnh việc bảo tồn, tôn tạo các di tích lịch sử - văn hoá hiện có, gần 5 năm qua, huyện đã quan tâm đầu tư xây dựng một số công trình văn hoá quan trọng trên địa bàn huyện, trong đó có công trình đã hoàn thành đưa vào sử dụng như Đền thờ Bác Hồ ở xã Châu Thới, phát huy hiệu quả tốt, phục vụ thiết thực cho đời sống văn hoá, tinh thần của người dân trong huyện cả trước mắt và lâu dài, góp phần quan trọng thúc đẩy du lịch, dịch vụ cũng như kinh tế, văn hoá - xã hội của huyện phát triển.

Các hoạt động văn hóa - thông tin, văn nghệ - thể dục - thể thao được tăng cường hơn, bám sát các nhiệm vụ chính trị của huyện và tuyên truyền kịp thời các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, góp phần định hướng dư luận xã hội, tạo được sự đồng tình cao trong nhân dân. Tỷ lệ người dân có phương tiện nghe, nhìn đạt 100%. Phong trào thể dục - thể thao phát triển mạnh, tỷ lệ người dân tham gia luyện tập thể dục - thể thao thường xuyên đạt 18,5%.

Công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân được quan tâm chỉ đạo thường xuyên; cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế không ngừng được đầu tư; Bệnh viện Đa khoa huyện được xây dựng mới với quy mô 100 giường bệnh; mạng lưới y tế cơ sở không ngừng được củng cố, với 08/08 Trạm Y tế đạt chuẩn quốc gia. Tỷ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ em giảm từ 15,08% đầu năm 2011 xuống còn 10,1% (chỉ tiêu Kế hoạch đề ra là dưới 12%); tỷ lệ tăng dân số tự nhiên giảm từ 12,2‰ (đầu năm 2011) xuống còn 11,5‰ (năm 2015). Số người tham gia bảo hiểm xã hội chiếm 2,18% dân số; tỷ lệ trẻ em dưới 6 tuổi được cấp thẻ bảo hiểm y tế đầy đủ theo quy định.

Về lao động, việc làm và đào tạo nghề được quan tâm triển khai tích cực. Các hoạt động hỗ trợ, tạo việc làm và tự tạo việc làm của người lao động được tăng cường; trong đó, chú trọng việc đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm cho lao động nông thôn… Số lao động được giải quyết việc làm từ năm 2011 đến nay là 25.035 người (trong đó có 121 người đi lao động ở nước ngoài), tăng 15% so với giai đoạn trước. Đào tạo nghề cho 7.607 lao động ở nông thôn, tăng 47% so với giai đoạn 2004-2011.

Công tác xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở được củng cố và tăng cường, toàn huyện hiện có 21.046/21.956 hộ gia đình đạt danh hiệu “Gia đình văn hóa”(đạt 95,85%); có 01 xã (Châu Thới) được công nhận danh hiệu “Xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới”; 100% ấp đạt chuẩn “Ấp văn hóa” và 94,64% cơ quan, trường học đạt chuẩn văn hóa. Tỷ lệ hộ dùng điện 98,5%; tỷ lệ hộ dân nông thôn sử dụng nước hợp vệ sinh đạt 100%.

6

Page 7: Báo cáo tình hình hoạt động của Ủy ban nhân dân huyện nhiệm kỳ

Công tác quản lý nhà nước trên lĩnh vực thông tin được tăng cường. Mạng lưới bưu chính đảm bảo vận chuyển kịp thời, thông tin liên lạc được đảm bảo thông suốt. Đến nay, Đài Truyền thanh đã phủ sóng trên toàn huyện, Cổng Thông tin điện tử huyện, phần mềm hội nghị trực tuyến được đầu tư, nâng cấp phục vụ công tác điều hành của lãnh đạo ngày một tốt hơn.

c) Việc chăm lo cho gia đình chính sách, người có công, bảo đảm an sinh xã hội và chính sách giảm nghèo

Trong điều kiện kinh tế - xã hội còn nhiều khó khăn, huyện đã có nhiều chủ trương, chính sách và các giải pháp cụ thể chỉ đạo thực hiện công tác an sinh xã hội và chính sách giảm nghèo trên địa bàn huyện. Thường xuyên quan tâm làm tốt công tác đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho người lao động; kịp thời hỗ trợ chuyển đổi việc làm cho lao động nông thôn; tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 41,45%; tạo điều kiện cho người nghèo vay vốn phục vụ sản xuất, kinh doanh, góp phần giảm nghèo, từng bước cải thiện, nâng cao mức sống.

Các loại hình bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế được triển khai thực hiện khá tốt, nhất là chính sách bảo hiểm y tế cho trẻ em dưới 6 tuổi, các đối tượng chính sách, người có công, người cao tuổi; đặc biệt, huyện đã vận dụng hỗ trợ cấp phát thẻ BHYT cho 100% hộ nghèo, hộ cận nghèo.

Công tác giảm nghèo được các cấp, các ngành quan tâm chỉ đạo thực hiện bằng nhiều hình thức phù hợp, thiết thực, góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo từ 19,67% đầu năm 2011 xuống còn 2,29% năm 2015. Vận động Quỹ an sinh xã hội được hơn 57 tỷ đồng; xây dựng mới được hơn 330 căn và sửa chữa hơn 80 căn nhà tình nghĩa; bàn giao hơn 770 căn nhà theo Quyết định 167 và 64 căn nhà theo Quyết định 67 của Thủ tướng Chính phủ, góp phần quan trọng vào việc thực hiện mục tiêu xóa nhà tạm bợ trong nhân dân, đồng thời cơ bản hoàn thành việc xây dựng nhà tình nghĩa cho các đối tượng chính sách.

3. Lĩnh vực bảo đảm quốc phòng, an ninh và trật tự an toàn xã hội a) Về quốc phòngViệc thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, quân sự địa phương có nhiều tiến bộ.

Nền quốc phòng toàn dân luôn được củng cố; khu vực phòng thủ được xây dựng toàn diện trên các mặt; tổ chức diễn tập chiến đấu trị an cho các xã, thị trấn và diễn tập khu vực phòng thủ của huyện theo đúng kế hoạch, bảo đảm an toàn, thiết thực.

Công tác tuyển quân được các cấp ủy, chính quyền lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt và huy động được sự tham gia tích cực của các ngành, Mặt trận Tổ quốc và đoàn thể. Vì vậy, trong 05 năm liền (2011 - 2015), công tác tuyển quân của huyện đều dẫn đầu trong toàn tỉnh.

b) Về bảo đảm an ninh và trật tự an toàn xã hộiTình hình an ninh chính trị luôn ổn định. Các cấp, các ngành tích cực triển

khai nhiều chủ trương, chính sách đến đồng bào dân tộc thiểu số; các ngành chức năng đã chủ động trong công tác phòng ngừa, nắm chặt mục tiêu, đối tượng, địa

7

Page 8: Báo cáo tình hình hoạt động của Ủy ban nhân dân huyện nhiệm kỳ

bàn, trọng điểm. Các tôn giáo hoạt động đúng theo quy định của pháp luật. Hoạt động tiếp xúc với người có uy tín, cốt cán trong tôn giáo, dân tộc được duy trì thường xuyên. Các vụ tranh chấp, khiếu kiện được các cấp, các ngành tập trung giải quyết, không để xảy ra khiếu kiện đông người, phức tạp.

Công tác phòng, chống tội phạm và tệ nạn xã hội được cơ quan chức năng thực hiện quyết liệt. Trong 05 năm qua, đã điều tra triệt phá 355 vụ liên quan đến trật tự an toàn xã hội, liên quan đến 763 đối tượng (trong đó có 20 vụ trọng án); triệt phá 130 tụ điểm về tệ nạn xã hội, liên quan đến 687 đối tượng; truy bắt 42 đối tượng có lệnh truy nã; giáo dục cảm hóa tại cộng đồng dân cư 625 đối tượng; đưa kiểm điểm trước dân 208 đối tượng; trật tự an toàn giao thông xảy ra 15.751 trường hợp, xử phạt vi phạm hành chính 16.944 trường hợp. Phát động Phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc được 701 cuộc, có 35.010 người tham dự, thu hút được đông đảo nhân dân tham gia giữ gìn an ninh trật tự ở cơ sở.

4. Lĩnh vực xây dựng chính quyền địa phươngTổ chức bộ máy các cơ quan chuyên chuyên môn thuộc UBND huyện, cấp

xã được cũng cố, kiện toàn; phát huy được hiệu quả quản lý nhà nước trên từng lĩnh vực; đa số CBCC đều được phân công nhiệm vụ phù hợp với chuyên môn, phát huy khá tốt vai trò trách nhiệm của mình trong công việc được giao. Công tác đề bạt, bổ nhiệm và thực hiện các chính sách đối với CBCC được quan tâm; nhiều chủ trương, chính sách được triển khai thực hiện kịp thời; công tác quản lý biên chế, tiền lương thực hiện đúng quy định và đi vào nề nếp.

Tình hình quản lý biên chế của UBND cấp huyện: Tổng biên chế được giao 2015 là 1.130 người, hiện nay là 1.130 biên chế, trong đó: hành chính 105 biên chế; sự nghiệp 1.035 biên chế; hội 08 biên chế.

Công tác sắp xếp, bố trí, sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng, giải quyết chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức cấp xã và chính sách thu hút sinh viên có trình độ đại học về công tác tại các xã, thị trấn được các cấp lãnh đạo trong huyện đặt biệt quan tâm và thực hiện thường xuyên. Tính đến 31/12/2015, CBCC cấp xã có trình độ từ trung cấp trở lên đạt 96 người, chiếm 51,34% (trong đó đại học và trên đại học là 91 người, chiếm 48,66%).

5. Về tổ chức chỉ đạo và kết quả thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở.Ban chỉ đạo thực hiện quy chế dân chủ huyện tập trung lãnh đạo, chỉ đạo các

cấp, các ngành, các đơn vị trong huyện củng cố ban chỉ đạo các cấp, xây dựng quy chế hoạt động, phân công cụ thể cho từng thành viên theo dõi và chỉ đạo các đơn vị trực thuộc, tăng cường tuyên truyền, triển khai và tổ chức thực hiện quy chế dân chủ cơ sở ở các loại hình trong cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và Nhân dân bằng nhiều hình thức phong phú, đa dạng.

Việc thực hiện quy chế dân chủ ở xã, thị trấn với phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” ngày càng được quan tâm thực hiện chặt chẽ. Hầu hết các xã, thị trấn đều tổ chức họp dân để bàn bạc những kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, chủ trương, chính sách có liên quan trực tiếp với Nhân dân như: Xây dựng kết cấu hạ tầng, xây dựng hương ước, quy ước, . . .

8

Page 9: Báo cáo tình hình hoạt động của Ủy ban nhân dân huyện nhiệm kỳ

6. Về giải quyết đơn, thư khiếu nại, tố cáo, kiến nghị của công dân Công tác tiếp dân, giải quyết yêu cầu, khiếu nại đã được cấp ủy, chính

quyền quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt, ngày càng đi vào nền nếp. Chế độ tiếp công dân định kỳ và thường xuyên được thực hiện nghiêm túc, đúng quy định. Công tác hòa giải, đối thoại, giải quyết tranh chấp, khiếu nại được thực hiện đúng pháp luật, chặt chẽ. Quá trình thực hiện đã tuân thủ đúng quy định của pháp luật, không để xảy ra vụ việc bức xúc, khiếu kiện đông người.

Tính từ tháng 7/2011 đến tháng 12/2015, các cơ quan hành chính nhà nước của huyện đã tiếp nhận và xử lý 383 đơn các loại. Qua phân loại, xử lý có 139 đơn không thuộc thẩm quyền, đơn trùng lắp, đơn kiến nghị, phản ánh.

Các cơ quan hành chính đã tích cực thụ lý và giải quyết được 231/244 đơn, đạt tỷ lệ 94,6%, trong đó giải quyết 229/229 đơn khiếu nại, 02/02 đơn tố cáo.

7. Tổ chức chỉ đạo, kết quả thực hiện công tác phòng, chống tham nhũng và thực hành tiết kiệm, chống lãng phí

Hầu hết các cơ quan, đơn vị trong huyện đã xây dựng, ban hành quy chế chi tiêu nội bộ; quy chế quản lý, sử dụng tài sản và thực hiện công khai để công chức, viên chức, người lao động giám sát việc thực hiện ở cơ quan, đơn vị mình.

Về minh bạch tài sản, thu nhập, toàn huyện có 337 người thuộc đối tượng kê khai tài sản, thu nhập, đã thực hiện kê khai đạt tỷ lệ 100%, trong đó đối tượng kê khai thuộc diện cấp ủy huyện quản lý là 147 người.

Thực hiện việc trả lương qua tài khoản. Đến nay, có 29/29 cơ quan, đơn vị hưởng lương từ ngân sách được trả lương qua tài khoản.

8. Về công tác thông tin, báo cáo, thực hiện kỷ luật, kỷ cương hành chính

Trong nhiệm kỳ qua, công tác thông tin báo cáo luôn được UBND huyện đặc biệt quan tâm và tổ chức thực hiện theo quy định. Các hoạt động thông tin, báo cáo không ngừng được nâng cao về chất lượng và số lượng, có tác dụng tích cực trong hoạt động chỉ đạo, điều hành của UBND huyện.

III. LÃNH ĐẠO THỰC HIỆN CÔNG TÁC CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH

1. Đánh giá việc triển khai thực hiện cải cách hành chính theo Nghị quyết số 30c/NQ-CP của Chính phủ về chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011 - 2020

Sau khi quán triệt ý nghĩa, nội dung Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011- 2020 và các văn bản chỉ đạo có liên quan của Bộ, ngành Trung ương, của tỉnh, Huyện ủy. UBND huyện đã xây dựng các chương trình, kế hoạch, quyết định và tổ chức triển khai, quán triệt đến tất cả cán bộ chủ chốt các Ban, ngành, huyện, các xã, thị trấn và chỉ đạo triển khai cho toàn thể cán bộ, công chức các cấp, các ngành, quần chúng Nhân dân trong huyện nắm bắt chủ trương để

9

Page 10: Báo cáo tình hình hoạt động của Ủy ban nhân dân huyện nhiệm kỳ

cùng tham gia thực hiện. Kết quả đã tổ chức triển khai trên 200 cuộc có 12.360 lượt người tham dự, cụ thể như: Kế hoạch số 25/KH-UBND ngày 17/5/2012 của UBND huyện về việc triển khai nhiệm vụ cải cách hành chính huyện Vĩnh Lợi giai đoạn 2011-2015; Quyết định số 1954/QĐ-UBND ngày 06/9/2013 của UBND huyện phê duyệt Đề án “Xác định Chỉ số cải cách hành chính của các Ban, ngành, UBND cấp xã”; Quyết định số 1011/QĐ-UBND ngày 30/6/2014 của UBND huyện ban hành Quy định trách nhiệm người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước cấp huyện và đơn vị sự nghiệp trực thuộc UBND huyện về thực hiện công tác cải cách hành chính…

Việc tổ chức triển khai, quán triệt Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn I (2011-2015) đều được các cấp, các ngành thực hiện nghiêm túc, kịp thời và đạt được kết quả tích cực. Hầu hết các cấp ủy đảng, thủ trưởng các cấp, các ngành đều nhận thức rõ hơn về mục đích ý nghĩa, vai trò, nhiệm vụ và tầm quan trọng của công tác cải cách hành chính, thông qua đó, giúp cho đội ngũ cán bộ, công chức nắm vững 6 nội dung cải cách hành chính, từ đó trong thực thi nhiệm vụ có chuyển biến hơn, từng cán bộ, công chức đã có sự nỗ lực phấn đấu đổi mới phương pháp, lề lối làm việc, không ngừng học tập nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, ý thức tổ chức kỷ luật, tinh thần trách nhiệm trong thực hiện cải cách hành chính, tạo được sự đồng tình, ủng hộ của Nhân dân.

2. Việc thực hiện Cải cách hành chính gắn với việc thực hiện khoán biên chế, kinh phí quản lý hành chính; thực hiện cơ chế một cửa

a) Việc thực hiện Cải cách hành chính gắn với việc thực hiện khoán biên chế, kinh phí quản lý hành chính

Thực hiện Nghị định số 130/2005/NĐ-CP và Nghị định số 117/2013/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính đối với các cơ quan nhà nước. UBND huyện đã chỉ đạo và triển khai thực hiện đến các Ban, ngành huyện, UBND cấp xã. Tính đến nay, toàn huyện có 29/29 cơ quan quản lý nhà nước thực hiện, trong đó: cấp xã có 08/08 đơn vị.

Thực hiện Nghị định số 43/2006/NĐ-CP (nay là Nghị định số 16/2015/NĐ) của Chính phủ về thực hiện cơ chế tự chủ tài chính tại các đơn vị sự nghiệp công lập. Toàn huyện hiện có 47/47 đơn vị thực hiện.

b) Thực hiện cơ chế một cửaThực hiện Quyết định 93/2007/QĐ-TTg (nay là Quyết định số 09/2015/QĐ-

TTg) của Thủ tướng Chính phủ. Đến nay, các cơ quan, các xã, thị trấn trên địa bàn huyện đã triển khai thực hiện cụ thể ở 08/08 xã, thị trấn. Trong năm 2015, qua rà soát, đối chiếu hồ sơ giải quyết theo cơ chế một cửa trên địa bàn huyện có 438 thủ tục hành chính, trong đó cấp huyện là 311 thủ tục hành chính, cấp xã là 127 thủ tục hành chính.

3. Xây dựng và thực hiện Quy chế làm việc của UBND huyện

10

Page 11: Báo cáo tình hình hoạt động của Ủy ban nhân dân huyện nhiệm kỳ

Trên cơ sở Quyết định số 75/2006/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. UBND huyện đã xây dựng và ban hành Quy chế làm việc của UBND huyện kịp thời. Quy chế làm việc quy định về nguyên tắc, chế độ trách nhiệm, lề lối làm việc, trình tự giải quyết công việc và quan hệ công tác của UBND. Ngoài ra, Quy chế còn quy định các mối quan hệ phối hợp công tác giữa UBND với cơ quan cấp trên, cơ quan Đảng, HĐND, Viện Kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân cùng cấp.

Nhìn chung, việc thực hiện quy chế làm việc của UBND huyện đã qua là chặt chẽ, góp phần nâng cao tinh thần trách nhiệm tập thể, từng thành viên UBND và đặc biệt là trách nhiệm của Chủ tịch UBND trong vai trò quản lý, điều hành và hoạt động quản lý Nhà nước trên địa bàn huyện một cách có hiệu quả.

4. Mối quan hệ của UBND với Thường trực Huyện ủy, Thường trực HĐND, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị xã hội tại địa phương và cơ quan cấp tỉnh.

Ủy ban nhân dân huyện giữ được mối quan hệ làm việc với Thường trực Huyện ủy, Thường trực HĐND trong tổ chức thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm, đột xuất và các công việc thường xuyên nhằm thực hiện thắng lợi Nghị quyết của Huyện ủy, HĐND cùng cấp đề ra;

Phối hợp chặt chẽ với Thường trực HĐND, các Ban của HĐND trong việc chuẩn bị chương trình, nội dung của kỳ họp HĐND; giải quyết các vấn đề nảy sinh trong quá trình thực hiện Nghị quyết của HĐND về nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; nghiên cứu giải quyết theo thẩm quyền các kiến nghị của HĐND, các Ban của HĐND, trả lời chất vấn của đại biểu HĐND;

Xây dựng quy chế phối hợp một cách chặt chẽ giữa UBND với HĐND, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội; vận động Nhân dân tham gia xây dựng củng cố chính quyền vững mạnh, tự giác thực hiện các chủ trương của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước; những phiên họp UBND có liên quan đến các ngành đều có mời người đứng đầu Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể tham dự;

Nhìn chung, mối quan hệ giữa UBND với Huyện ủy, Thường trực HĐND, các Đoàn thể chính trị - xã hội tại địa phương luôn giữ được mối liên hệ gắn bó, phối hợp một cách chặt chẽ, hiệu quả. Đặc biệt là việc tổ chức triển khai thực hiện Nghị quyết của Huyện ủy, HĐND và thực hiện các nhiệm vụ của UBND tỉnh giao.

IV. ĐÁNH GIÁ CHUNG VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM1. Nhận xét, đánh giá chunga) Về kết quả đạt được Từ đầu nhiệm kỳ đến nay, hoạt động của UBND trong huyện đã được cũng

cố, kiện toàn. Công tác quản lý, điều hành các mặt đời sống kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng trên địa bàn huyện có nhiều tiến bộ rõ rệt. Những kết quả đạt được trên lĩnh vực kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng trong nhiệm kỳ qua đã

11

Page 12: Báo cáo tình hình hoạt động của Ủy ban nhân dân huyện nhiệm kỳ

thể hiện tốt việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của UBND huyện trên lĩnh vực quản lý hành chính Nhà nước, năng lực của bộ máy chính quyền có nhiều chuyển biến tích cực.

Ủy ban nhân dân huyện thường xuyên quan tâm đến công tác quy hoạch, kế hoạch và các dự án phát triển kinh tế phù hợp với thực tế của huyện nhà; chủ động trogn việc chỉ đạo, điều hành kịp thời và đề ra các giải pháp đồng bộ giải quyết có hiệu quả về nhiệm vụ phát triển nông nghiệp nông thôn, công nghiệp - xây dựng, thương mại- dịch vụ; chuyển đổi cơ cấu sản xuất, hoàn thành các mục tiêu kinh tế - xã hội trong nhiệm kỳ qua.

Tích cực giải quyết tốt các mối quan hệ giữa Nhà nước với Nhân dân, sâu sát, gắn bó với Nhân dân. Động viên mọi nguồn lực, mọi thành phần để đầu tư phát triển, coi trọng phát triển kinh tế đồng bộ với giải quyết những vấn đề bức xúc của xã hội. Phát triển giáo dục, y tế, văn hoá - thể thao, xóa đói giảm nghèo, chăm lo gia đình chính sách và đồng bào dân tộc, xây dựng nhà tình nghĩa, tình thương.

Ủy ban nhân dân huyện quan tâm xây dựng quy chế, cải tiến lề lối làm việc, tăng cường trách nhiệm cá nhân, nâng cao hiệu quả và hiệu lực của hệ thống chính quyền các cấp.

Việc triển khai tổ chức thực hiện chương trình Cải cách hành chính Nhà nước của huyện có nhiều chuyển biến đáng kể; bước đầu đã tạo được sự thông thoáng trong các thủ tục hành chính; chất lượng xử lý công việc của các cơ quan hành chính được đổi mới theo hướng hợp lý, khoa học, giảm phiền hà cho dân.

b) Về hạn chếBên cạnh những kết quả đạt được, vai trò chỉ đạo, điều hành của UBND

huyện vẫn còn bộc lộ một số hạn chế sau:Tổ chức bộ máy của Nhà nước chưa thật sự tinh gọn, chưa phát huy hết hiệu

quả; chưa thật sự phân định rõ nhiệm vụ, thẩm quyền giữa các cơ quan cấp huyện và các xã, thị trấn nên trong công tác quản lý, điều hành còn bị động, lúng túng.

Vai trò quản lý nhà nước của một số cơ quan, đơn vị chưa đáp ứng được yêu cầu công việc; quyền làm chủ của Nhân dân ở một số nơi, lĩnh vực chưa được phát huy đúng mức. Tình trạng tiêu cực, vi phạm pháp luật trong quản lý đất đai, tài sản Nhà nước còn xảy ra. Việc xử lý tiêu cực, giải quyết tranh chấp đất đai ở một số nơi còn chậm.

Về phát triển kinh tế vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt khá nhưng chưa bền vững; cơ sở hạ tầng còn yếu; sản xuất công nghiệp chưa tương xứng với tiềm năng, hoạt động thu hút đầu tư chưa được quan tâm đúng mức; lĩnh vực du lịch và dịch vụ phát triển ở mức thấp. Đời sống một bộ phận dân cư còn khó khăn, nhiều vấn đề xã hội bức xúc chưa giải quyết dứt điểm, tệ nạn xã hội và tội phạm còn diễn biến.

12

Page 13: Báo cáo tình hình hoạt động của Ủy ban nhân dân huyện nhiệm kỳ

Việc giải quyết khiếu nại, tố cáo đôi lúc chưa được các cơ quan, các xã, thị trấn quan tâm đúng mức. Còn hiện tượng đùn đẩy trách nhiệm nên một số vụ việc còn kéo dài.

Về công tác cải cách hành chính tuy có nhiều chuyển biến tích cực, nhưng so với yêu cầu chung vẫn còn nơi này, nơi khác; sự lãnh đạo, chỉ đạo của UBND đối với một số ít đơn vị thiếu kiên quyết, chưa gắn kết đồng bộ giữa cải cách với đổi mới phương thức lãnh đạo, có nơi không xây dựng chương trình, kế hoạch, một bộ phận CBCC chưa nhận thức đúng mức tầm quan trọng của công tác CCHC; một vài ngành huyện và xã, thị trấn thực hiện chế độ thông tin, báo cáo còn chậm và chưa đầy đủ, nhất là các báo cáo theo yêu cầu của của huyện và tỉnh.

Công tác đánh giá CBCC một số cơ quan, đơn vị vẫn còn mang tính hình thức. Công tác bổ nhiệm, bổ nhiệm lại và đào tạo chính trị, quản lý nhà nước, . . . còn chậm. Về quy hoạch, đào tạo đội ngũ CBCCVC một số đơn vị, các xã, thị trấn chưa đáp ứng so với yêu cầu, nhất là đào tạo về kỹ năng quản lý hành chính Nhà nước. Chất lượng và hiệu quả đào tạo ở một số lĩnh vực chưa cao.

2. Nguyên nhân của các kết quả đạt được và các hạn chế, bất cậpSự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền đã qua hầu

hết là chặt chẽ, sâu sát; tuy nhiên có lúc, có nơi chưa được thực hiện tốt; tinh thần và ý thức trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị trong triển khai, thực hiện cải cách hành chính chưa được tích cực;

Thủ tục hành chính mặc dù được rà soát bãi bỏ một số không còn phù hợp nhưng vẫn còn rườm rà, phức tạp chưa thống nhất từ huyện đến cơ sở; cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho bộ phận một cửa ở một số xã chưa được trang bị đầy đủ;

Cơ chế phối hợp giữa các cấp, các ngành, mặt trận và các tổ chức đoàn thể, Nhân dân trong công tác triển khai, quán triệt, thực hiện chưa có sự gắn kết chặt chẽ và đồng bộ;

Thói quen làm việc theo phong cách, lề lối cũ chậm được khắc phục. Trình độ, năng lực của đội ngũ CBCC vẫn còn hẫng hụt so với yêu cầu nhiệm vụ; yêu cầu về tính chuyên nghiệp đối với CBCC chưa được quan tâm chú ý cả trong công tác đào tạo và trong quản lý sử dụng;

Việc phân cấp quản lý Nhà nước đã qua giữa các cơ quan, đơn vị chưa hợp lý vẫn còn bất cập cần phải nghiên cứu thêm.

Sự phối hợp trong chỉ đạo, điều hành có lúc chưa chặt chẽ; nhiều Ban, ngành, các xã, thị trấn không kịp thời phản ánh để xử lý các khó khăn, vướng mắc trong quá trình tổ chức thực hiện; chế độ thông tin báo cáo chậm và chưa đầy đủ.

3. Một số bài học kinh nghiệm

13

Page 14: Báo cáo tình hình hoạt động của Ủy ban nhân dân huyện nhiệm kỳ

Trên cơ sở phân tích, đánh giá những kết quả đạt được và hạn chế, vướng mắc nêu trên về tổ chức, điều hành của UBND huyện có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm như sau:

Một là, tập thể lãnh đạo UBND là khâu trung tâm đoàn kết, thống nhất cao về tư tưởng và hành động; có cơ chế phối hợp chặt chẽ, đồng bộ trong lãnh đạo, chỉ đạo; với tinh thần trách nhiệm cao của các cấp lãnh đạo Đảng, chính quyền, mặt trận, đoàn thể thì nơi đó đạt hiệu quả cao. Đặc biệt là trong công tác triển khai thực hiện Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước.

Hai là, thực hiện tốt nguyên tắc tập trung dân chủ, nguyên tắc tự phê bình và phê bình; tuân thủ sự lãnh đạo của cấp trên, phát huy tính năng động, sáng tạo của các cơ quan, đơn vị. Những người đứng đầu thực sự gương mẫu thực hiện"Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư", được tập thể và Nhân dân tín nhiệm.

Ba là, tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách là một nguyên tắc, nhưng phải được quy định cụ thể, rõ ràng trong từng vị trí công việc của cá nhân và tập thể. Căn cứ vào những quy định của pháp luật để xây dựng Quy chế làm việc, trong đó quy định cụ thể việc nào do tập thể UBND xem xét, quyết định; việc nào do cá nhân, người đứng đầu quyết định. Chủ tịch UBND là người chịu trách nhiệm cao nhất về mọi hoạt động của UBND theo quy định của pháp luật. Những việc liên quan đến nhiều cơ quan, đơn vị thì giao cho một đơn vị chủ trì và chịu trách nhiệm chính, khắc phục tình trạng đùn đẩy trách nhiệm. Lãnh đạo là vai trò của tập thể, điều hành là vai trò của cá nhân người đứng đầu, giảm bớt hội họp, tăng cường đi cơ sở một cách hợp lý để giải quyết tại chỗ những khó khăn, vướng mắc của cơ sở;

Bốn là, phát huy quyền tự chủ, tính năng động, sáng tạo của từng cơ quan, đơn vị, trước hết người lãnh đạo phải có tâm huyết, có năng lực, trình độ và bảo đảm tiêu chuẩn theo quy định. Phải nắm vững đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước, Nghị quyết của cấp Ủy Đảng, HĐND; sâu sát thực tế, dám nghỉ, dám làm, dám chịu trách nhiệm.

Năm là, trong quá trình chỉ đạo, điều hành phải kiên quyết và đồng bộ. Mọi chương trình, kế hoạch hoạt động của UBND được bàn bạc kỹ lưỡng, tổ chức triển khai, thực hiện một cách đồng bộ, nghiêm túc. Khi có khó khăn, vướng mắc phải được xử lý một cách triệt để, kiên quyết, tới nơi, tới chốn.

Phần IIIPHƯƠNG HƯỚNG, NHIỆM VỤ TRONG NHIỆM KỲ 2016 - 20211. Các nhiệm vụ trọng tâm trong nhiệm kỳ 2016 - 2021Khẩn trương triển khai thực hiện Đề án “Tái cơ cấu ngành nông nghiệp”

của huyện. Đẩy mạnh thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới; xây dựng huyện Vĩnh Lợi trở thành huyện nông thôn mới theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh. Xây dựng thị trấn Châu Hưng từng bước trở thành đô thị loại IV, xã Vĩnh Hưng đạt chuẩn đô thị loại V.

14

Page 15: Báo cáo tình hình hoạt động của Ủy ban nhân dân huyện nhiệm kỳ

Đẩy mạnh xây dựng kết cấu hạ tầng, nhất là giao thông, tập trung vào các tuyến trọng yếu đã được đưa vào quy hoạch như: Hạ tầng kỹ thuật khu hành chính triển khai thi công trụ sở Huyện ủy, trụ sở HĐND và UBND huyện, Đài tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ... Nâng cấp Hương lộ 6, tuyến Hương lộ 6 chùa Hưng Thiện, hoàn chỉnh tuyến Châu Hưng A - Hưng Thành; nâng cấp và đầu tư đồng bộ các trạm y tế xã; hoàn thành hệ thống điện sinh hoạt nông thôn.

Phát huy nhân tố con người, đề cao văn hóa, đạo đức trong lãnh đạo, điều hành, trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội; xây dựng Vĩnh Lợi là địa phương mến khách, con người thân thiện, nghĩa tình.

Tiếp tục thực hiện tốt công tác chăm lo gia đình chính sách và người có công, công tác giảm nghèo, bảo đảm an sinh xã hội. Giải quyết cơ bản các yêu cầu, khiếu nại tồn đọng của công dân. Quan tâm thực hiện chính sách nhà ở, đất ở cho gia đình chính sách, cán bộ, công chức, người nghèo.

Tăng cường đối ngoại, thu hút tối đa ngoại lực, phát huy tối đa nội lực; đẩy mạnh cải thiện môi trường đầu tư; tập trung đẩy mạnh cải cách hành chính, nhất là thủ tục hành chính liên quan đến doanh nghiệp.

Xây dựng nền quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân vững chắc; xây dựng lực lượng vũ trang cách mạng chính qui, tinh nhuệ, từng bước hiện đại; bảo đảm giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn - xã hội trong mọi tình huống.

Tăng cường xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”; tập trung bồi dưỡng đội ngũ cán bộ có đủ năng lực, phẩm chất và uy tín; toàn tâm, toàn ý; chủ động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, ngang tầm nhiệm vụ được giao.

2. Công tác tổ chức bộ máy, nhân sự UBND các cấpTiếp tục rà soát, kiện toàn tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND

huyện, UBND cấp xã, thị trấn và các chức danh chuyên môn của UBND cấp xã theo hướng phân định rõ chức năng, thẩm quyền để phát huy hiệu lực, hiệu quả trong hoạt động quản lý Nhà nước tại địa phương;

Chuẩn bị nhân sự UBND các cấp nhiệm kỳ 2016 - 2021 trên cơ sở xây dựng quy hoạch đội ngũ cán bộ kế thừa nhằm bổ sung và thay đổi. Việc quy hoạch này phải bảo đảm thực hiện quy trình chặt chẽ, đúng pháp luật.

3. Hoạt động của UBND về công tác chỉ đạo, điều hànhKiện toàn và sắp xếp lại bộ máy quản lý Nhà nước theo hướng tinh gọn,

hiệu quả; phân cấp, phân quyền, uỷ quyền đúng luật định, phù hợp chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của từng loại hình chính quyền ở địa phương. Coi trọng việc sắp xếp, củng cố, thay thế cán bộ nhằm nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, tinh thần trách nhiệm, thái độ phục vụ Nhân dân của đội ngũ cán bộ, công chức là khâu đột phá trong công tác xây dựng bộ máy chính quyền các cấp trong huyện. Thực hiện thường xuyên việc giám sát, kiểm tra công tác Nội vụ và cải cách hành chính để phát hiện những sai phạm, nhũng nhiễu của cán bộ, công

15

Page 16: Báo cáo tình hình hoạt động của Ủy ban nhân dân huyện nhiệm kỳ

chức và các cơ quan công quyền; phát huy dân chủ đi đôi với giữ gìn kỷ cương, pháp luật.

Đẩy mạnh cải cách hành chính, tiếp tục rà soát, cải tiến các thủ tục, quy trình đầu tư các dự án theo hướng đơn giản, rút ngắn thời gian... nhằm tạo môi trường thuận lợi cả về cơ chế, chính sách và cơ sở hạ tầng để thu hút đầu tư, nâng cao năng lực cạnh tranh của huyện. Mở rộng hoạt động các loại hình dịch vụ công để phục vụ Nhân dân tốt hơn.

Tiếp tục triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý hành chính Nhà nước từ huyện đến cơ sở; hoàn thiện hệ thống một cửa liên thông tại huyện, triển khai dịch vụ công trực tuyến; tăng cường hội nghị trực tuyến; phát huy hiệu quả hoạt động hệ thống cổng thông tin điện tử và đường truyền số liệu chuyên dùng. Phấn đấu đưa Vĩnh Lợi trở thành huyện mạnh về ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác lãnh đạo, quản lý.

Thường xuyên xây dựng, củng cố nâng cao năng lực, hiệu quả quản lý của chính quyền cơ sở, nhất là việc tổ chức thực hiện các chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước ở cơ sở; phối hợp chặt chẽ với MTTQ và các đoàn thể cùng cấp trong quá trình hoạt động; giữ gìn tốt mối quan hệ với Nhân dân.

Tăng cường hơn nữa việc thực hiện quy chế làm việc của UBND huyện và UBND cấp xã; thường xuyên kiểm tra và có biện pháp xử lý kịp thời việc vi phạm quy chế nhằm nâng cao ý thức chấp hành, hiệu lực, hiệu quả Quản lý nhà nước ở các cấp, các ngành trong quá trình chỉ đạo, điều hành của UBND huyện.

4. Quản lý Nhà nước trên các lĩnh vực kinh tế - xã hội

a) Đẩy mạnh phát triển kinh tế và xây dựng nông thôn mới

Khẩn trương triển khai thực hiện Đề án “Tái cơ cấu ngành nông nghiệp” của huyện. Quy hoạch vùng sản xuất lúa chất lượng cao, lúa Tài Nguyên gắn với xây dựng cánh đồng lớn ở các xã Long Thạnh, Vĩnh Hưng, Vĩnh Hưng A, Châu Thới với quy mô 7.500 ha; vùng sản xuất hai vụ lúa, một vụ màu ở các xã Châu Hưng A, Hưng Hội, Hưng Thành, thị trấn Châu Hưng và một phần xã Châu Thới. Phát triển ổn định vùng sản xuất lúa - tôm; mở rộng diện tích nuôi tôm công nghiệp - bán công nghiệp (chiếm từ 40% - 50% diện tích đất nuôi trồng thủy sản). Tiếp tục hỗ trợ ngư dân khai thác thủy sản. Khuyến khích nhân dân tận dụng đất trống, cải tạo vườn tạp để để trồng màu quy mô từ 200 - 300 ha.

Đẩy mạnh phát triển kinh tế tập thể; tạo điều kiện thuận lợi để thành lập các hợp tác xã, phấn đấu đến năm 2020, mỗi xã, thị trấn có từ 01-2 hợp tác xã hoạt động hiệu quả trở lên để cung ứng giống, phân bón, thức ăn chăn nuôi, thuốc bảo vệ thực vật tiêu thụ nông sản. Khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp, các trang trại quy mô vừa và nhỏ. Đồng thời, củng cố các hợp tác xã, tổ hợp tác đang hoạt động yếu kém, cầm chừng.

Chú trọng phát triển đàn gia súc, gia cầm, động vật hoang dã nhằm tăng nhanh tỷ trọng chăn nuôi trong cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng an toàn, bền vững, hiệu quả.

16

Page 17: Báo cáo tình hình hoạt động của Ủy ban nhân dân huyện nhiệm kỳ

Tiếp tục hoàn chỉnh hệ thống thủy lợi - thủy nông nội đồng phục vụ sản xuất lúa và nuôi trồng thủy sản. Đẩy nhanh tiến độ thực hiện các ô đê bao thủy lợi khép kín.

Kịp thời khắc phục những khó khăn trong sản xuất nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới; tranh thủ nguồn vốn đầu tư của Trung ương, của tỉnh, cùng với nguồn lực của huyện để xây dựng xã Châu Thới (điểm chỉ đạo của tỉnh) đạt chuẩn nông thôn mới vào năm 2016, xã Châu Hưng A (điểm chỉ đạo của huyện) đạt chuẩn nông thôn mới vào năm 2017; xã Hưng Hội, Hưng Thành, Vĩnh Hưng A và Long Thạnh đạt chuẩn nông thôn mới vào năm 2020.

Tăng cường phối hợp với các viện, trường, trung tâm nghiên cứu để ứng dụng khoa học - công nghệ vào sản xuất và đời sống, nhất là lĩnh vực nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản; nhân rộng một số mô hình, đề tài đã được thử nghiệm có hiệu quả; kiến nghị tỉnh thành lập Trung tâm thực nghiệm và ứng dụng khoa học công nghệ huyện để nghiên cứu, chuyển giao kỹ thuật.

b) Xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật để tạo động lực phát triển kinh tế; thực hiện tốt công tác xây dựng cơ bản; tăng cường xúc tiến đầu tư, thu hút các nguồn lực

Ưu tiên xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông; tập trung đầu tư các công trình quan trọng, thiết yếu để tạo động lực phát triển, nhất là hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ. Huy động các nguồn lực để đầu tư hoàn thiện hệ thống giao thông, thủy lợi phục vụ phát triển kinh tế - xã hội.

Tranh thủ tối đa các nguồn vốn để đầu tư các công trình; đôn đốc các nhà thầu đẩy nhanh tiến độ những công trình chuyển tiếp như: Hạ tầng kỹ thuật khu hành chính, đường Châu Hưng A - Hưng Thành, Đền Thờ Bác Hồ - Vĩnh Hưng; đường Cái Dầy - Nhà Thờ; triển khai thi công trụ sở Huyện ủy, trụ sở HĐND và UBND huyện, trung tâm Bồi dưỡng Chính trị, Đài tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ.

Hoàn thành đề án kiên cố hóa trường, lớp gắn với đầu tư mở rộng diện tích để xây dựng hệ thống trường theo hướng đạt chuẩn quốc gia. Đầu tư xây dựng các công trình văn hóa - thể thao, các công trình công cộng thiết yếu phục vụ nhu cầu văn hóa tinh thần của nhân dân.

Tích cực mở rộng các kênh thông tin, tìm kiếm thị trường cho nông sản và các sản phẩm có thế mạnh của huyện, đặc biệt là khai thác tối đa nhãn hiệu gạo Tài Nguyên và các mặt hàng nông sản, thực phẩm.

Khuyến khích, hỗ trợ phát triển các loại hình dịch vụ, thương mại để cung ứng hàng hóa phục vụ sản xuất và tiêu dùng của nhân dân. Thu hút các doanh nghiệp đầu tư. Tạo điều kiện để các doanh nghiệp, các hộ kinh doanh mở rộng ngành nghề, phát triển các hình thức đại lý, cơ sở mua bán trên địa bàn. Chủ động kết nối các tuyến du lịch của tỉnh để khai thác có hiệu quả tiềm năng du lịch của huyện. (Đền thờ bác-Tháp cổ-Vĩnh Hưng-Đinh Tân Long-Chùa Hưng Thiện,...).

17

Page 18: Báo cáo tình hình hoạt động của Ủy ban nhân dân huyện nhiệm kỳ

c) Tập trung chỉ đạo phát triển văn hóa - xã hội; gắn giáo dục - đào tạo với xây dựng con người

Thực hiện tốt chủ trương đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo theo tinh thần Nghị quyết trung ương 8 (khóa XI); nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. Tiếp tục xây dựng đội ngũ giáo viên đủ về số lượng, chuẩn hóa về chất lượng; đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học. Duy trì kết quả và nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi, phổ cập giáo dục mầm non trẻ 5 tuổi và phổ cập giáo dục trung học cơ sở. Phấn đấu có thêm từ 08 trường trở lên đạt chuẩn quốc gia, nâng tổng số trường đạt chuẩn quốc gia lên 19/27 trường. Tiếp tục thực hiện có hiệu quả Nghị quyết Trung ương 9 về “xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước”; tăng cường giáo dục đạo đức, nhân cách, ý thức pháp luật và đạo đức công dân.

Quan tâm đầu tư trang thiết bị y tế, nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe cho nhân dân của Bệnh viên Đa khoa huyện và Trạm y tế các xã, thị trấn. Đẩy mạnh việc kết hợp đông - tây y trong khám và điều trị bệnh cho nhân dân. Chủ động phòng chống dịch bệnh, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm. Phấn đấu có 08/08 xã, thị trấn đạt bộ tiêu chí quốc gia về y tế xã.

Tranh thủ nguồn vốn của Trung ương, của tỉnh và phân bổ hợp lý ngân sách của huyện để đầu tư xây dựng cơ sở vật chất cho sự nghiệp văn hóa - thể dục - thể thao. Tiếp tục chỉ đạo xây dựng các xã đạt chuẩn “xã văn hóa nông thôn mới” và đầu tư xây dựng khu thiết chế văn hóa các xã. Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền về các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và các hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội của huyện. Đầu tư, nâng cấp hệ thống trạm truyền thanh các xã, thị trấn và loa truyền thanh ở các ấp. Nâng cao chất lượng phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”; nâng cao ý thức giữ gìn cảnh quan, bảo vệ môi trường. Phấn đấu đến năm 2020, có 100% xã đạt chuẩn “Xã văn hóa nông thôn mới”. Đẩy mạnh hoạt động thể dục, thể thao cả về quy mô và chất lượng; khuyến khích nhân dân tích cực tham gia tập luyện thể dục - thể thao.

Tăng cường công tác đầu tư, tôn tạo các di tích lịch sử, văn hóa gắn với bảo tồn giá trị văn hóa tốt đẹp của các dân tộc; khuyến khích phát triển các câu lạc bộ đờn ca tài tử để phục vụ nhu cầu sinh hoạt văn hóa tinh thần của nhân dân. Đẩy mạnh hoạt động giới thiệu, quảng bá về tiềm năng du lịch.

Tiếp tục đẩy mạnh công tác giảm nghèo và thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội; nêu cao tinh thần trách nhiệm của các cấp, các ngành trong công tác nhận đỡ đầu hộ nghèo, phụng dưỡng Mẹ Việt Nam anh hùng, thương binh 1/4, 2/4. Tích cực thực hiện phong trào đền ơn đáp nghĩa; chăm lo gia đình chính sách, người có công, hộ nghèo, hộ cận nghèo. Tiếp tục vận động “Quỹ an sinh xã hội”, “Quỹ vì người nghèo” và sử dụng đúng mục đích, hỗ trợ đúng đối tượng. Cải tạo nâng cấp nghĩa trang liệt sĩ huyện.

18

Page 19: Báo cáo tình hình hoạt động của Ủy ban nhân dân huyện nhiệm kỳ

Thực hiện tốt công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình; tăng cường các hoạt động tư vấn, cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản, kế hoạch hóa gia đình. Quan tâm thực hiện tốt công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em. Tích cực vận động nhân dân tham gia bảo hiểm y tế.

Đổi mới công tác dạy nghề theo nhu cầu thị trường lao động, phát triển đa dạng các hình thức học nghề và dạy nghề có địa chỉ, nhất là tăng cường đào tạo nghề cho người lao động, đáp ứng nhu cầu tuyển dụng của nhà máy may mặc trên địa bàn huyện. Tăng cường hoạt động giới thiệu việc làm trong và ngoài nước.

5. Xây dựng Chính quyền, phòng chống tham nhũng, lãng phí và thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở

Tiếp tục chỉ đạo thực hiện tốt việc ”Đẩy mạnh học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”; phát huy vai trò người đứng đầu các cơ quan, đơn vị trong việc chỉ đạo kiểm tra, nhắc nhở, uốn nắn, chấn chỉnh lề lối làm việc, tinh thần trách nhiệm với công việc được giao và thái độ phục vụ Nhân dân của đội ngũ cán bộ, công chức các ngành, các cấp trong huyện.

Tăng cường đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí và thực hiện tốt Quy chế dân chủ ở cơ sở, nhất là trong các cơ quan, lĩnh vực có điều kiện dễ phát sinh vi phạm; xử lý và đưa ra khỏi bộ máy những cán bộ, công chức thoái hóa, biến chất, nhũng nhiễu và có nhiều dư luận tiêu cực,… trong thực hiện nhiệm vụ được giao.

6. Củng cố quốc phòng, an ninh, bảo đảm trật tự an toàn xã hộiTriển khai thực hiện tốt các chủ trương, nghị quyết của Trung ương về bảo vệ

Tổ quốc trong tình hình mới. Nâng cao vai trò tham mưu của Ban Chỉ huy Quân sự huyện và các xã, thị trấn trong công tác quốc phòng, quân sự địa phương. Tăng cường giáo dục, bồi dưỡng kiến thức quốc phòng - an ninh cho các đối tượng; nâng cao ý thức cảnh giác, trách nhiệm bảo vệ Tổ quốc của lực lượng vũ trang và nhân dân. Xây dựng và quản lý lực lượng dân quân tự vệ, dự bị động viên theo quy định. Củng cố tiềm lực nền quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân; xây dựng khu vực phòng thủ huyện ngày càng vững chắc. Kết hợp chặt chẽ giữa kinh tế với quốc phòng - an ninh trong các chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội. Tiếp tục phát huy thành tích, kinh nghiệm trong công tác tuyển chọn, gọi thanh niên nhập ngũ, phấn đấu hoàn thành tốt chỉ tiêu tuyển quân được giao hằng năm.

Đẩy mạnh thực hiện Chương trình quốc gia phòng chống tội phạm; thường xuyên mở các đợt cao điểm tấn công trấn áp tội phạm. Tiếp tục xây dựng và củng cố thế trận an ninh nhân dân; thực hiện có hiệu quả các kế hoạch và chủ động phòng ngừa, đấu tranh với các loại tội phạm, chú trọng đến vấn đề an ninh nông thôn, không để xảy ra vụ việc phức tạp. Chỉ đạo thực hiện quyết liệt các giải pháp hạn chế tai nạn giao thông.

Trên đây là báo cáo về tình hình hoạt động của UBND huyện Vĩnh Lợi nhiệm kỳ 2011 - 2016 và phương hướng, nhiệm vụ nhiệm kỳ 2016 - 2021./.

Nơi nhận:- TT Huyện ủy;

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN KT. CHỦ TỊCH

19

Page 20: Báo cáo tình hình hoạt động của Ủy ban nhân dân huyện nhiệm kỳ

- Thường trực HĐND huyện;- CT, các PCT UBND huyện;- CVP, các PCVP UBND huyện;- UBND các xã, thị trấn;- Lưu: VT, KT, Thuy.

PHÓ CHỦ TỊCH(Đã ký)

Nguyễn Mạnh Niêm

20