15
BÁO CÁO TÓM TẮT ĐÁNH GIÁ RỦI RO CỦA ĐẬU TƯƠNG BIẾN ĐỔI GEN ĐỐI VỚI SỨC KHỎE CON NGƯỜI, VẬT NUÔI SỰ KIỆN DP-305423-1 Tổ chức đăng ký: Công ty TNHH Pioneer Hi-Bred Việt Nam Tầng 11, Central Plaza Office Building 17, Lê Duẩn, Quận 1, Tp Hồ Chí Minh, Việt Nam TP Hồ Chí Minh, tháng 3 năm 2016

báo cáo tóm tắt đánh giá rủi ro của đậu tương biến đổi gen đối với

  • Upload
    buinga

  • View
    223

  • Download
    6

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: báo cáo tóm tắt đánh giá rủi ro của đậu tương biến đổi gen đối với

BÁO CÁO TÓM TẮT ĐÁNH GIÁ RỦI RO CỦA ĐẬU

TƯƠNG BIẾN ĐỔI GEN ĐỐI VỚI SỨC KHỎE CON

NGƯỜI, VẬT NUÔI

SỰ KIỆN DP-305423-1

Tổ chức đăng ký: Công ty TNHH Pioneer Hi-Bred Việt Nam

Tầng 11, Central Plaza Office Building

17, Lê Duẩn, Quận 1, Tp Hồ Chí Minh, Việt Nam

TP Hồ Chí Minh, tháng 3 năm 2016

Page 2: báo cáo tóm tắt đánh giá rủi ro của đậu tương biến đổi gen đối với

Công ty TNHH Pioneer Hi-Bred

Việt Nam

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

TP Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2016

TÓM TẮT BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ RỦI RO CỦA THỰC VẬT BIẾN ĐỔI GEN

ĐỐI VỚI SỨC KHOẺ CON NGƯỜI, VẬT NUÔI

I. Thông tin chung:

1. Tổ chức đăng ky:

- Tên tổ chức đăng ký: Công ty TNHH Pioneer Hi-Bred Việt Nam

- Người đại diện của tổ chức: Nguyễn Thanh Sang

- Đầu mối liên lạc của tổ chức: Nguyễn Thanh Sang

- Địa chỉ: Công ty TNHH Pioneer Hi-Bred Việt Nam

Tầng 11, Central Plaza Office Building,

17 Lê Duẩn, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam

- Điện thoại: +84838251610 (văn phòng); +84 906699016 (di động)

Fax: +84838251620 Email: [email protected]

2. Tên thực vật biến đổi gen:

- Tên thông thường: đậu tương/đậu nành (tiếng Việt) và soybean (tiếng Anh)

- Tên khoa học: Glycine max (L.) Merr.

- Tên thương mại: Plenish™

- Sự kiện chuyển gen: DP-3Ø5423-1

- Tính trạng liên quan đến gen được chuyển: Kiểu hình axit béo oleic cao (gen gm-

fad2-1 quy định tính trạng này) và gen gm-hra được sử dụng làm chỉ thị chọn lọc.

- Mã nhận diện duy nhất (nếu có): DP-3Ø5423-1

II. Thông tin liên quan đến cây chủ nhận gen:

Page 3: báo cáo tóm tắt đánh giá rủi ro của đậu tương biến đổi gen đối với

1. Tên cây chủ nhận gen:

a) Tên thông thường:

Đậu tương/đậu nành (tiếng Việt) và soybean (tiếng Anh)

b) Tên khoa học:

Glycine max (L.) Merr.

c) Vị trí phân loại:

Tên thông thường: Đậu tương/đậu nành

Giới Thực vật

Ngành: Magnoliophyta

Lớp: Magnoliopsida

Lớp phụ: Rosidae

Bộ: Fabales

Họ: Fabaceae/Leguminosae

Họ phụ: Papilionoideae

Tông: Phaseoleae

Chi: Glycine

Loài: Glycine max (L.) Merr.

2. Thông tin vê lich sư sư dung cây chủ làm thực phẩm, thức ăn chăn nuôi

Đậu tương có lịch sử sử dụng an toàn lâu dài làm thực phẩm và thức ăn chăn nuôi.

Đậu tương được xem là một trong những cây trồng được canh tác lâu đời nhất. Có ba sản

phẩm hàng hóa chính từ đậu tương bao gồm: protein từ bột đậu tương, dầu đậu nành và

hạt đậu tương. Không sử dụng làm thực phẩm đối với đậu tương chưa qua chế biến vì

chúng có chứa các yếu tố kháng dinh dưỡng như là các chất ức chế trypsin và lectin. Đậu

tương được sử dụng để làm giá đậu tương, đậu tương nướng, đậu tương rang, bột đậu

tương đủ chất béo và thực phẩm đậu tương truyền thống (đậu phụ, đậu nành luộc, natto,

miso, yuba, xì dầu, men đậu tương ...). Đậu tương sử dụng cho những mục đích này

thường được lấy từ các giống đậu tương đặc biệt, gọi chung là “đậu tương thực phẩm”

được phân biệt với đậu tương hàng hóa bởi hạt lớn hơn và rốn hạt rõ hoặc trong. Con

Page 4: báo cáo tóm tắt đánh giá rủi ro của đậu tương biến đổi gen đối với

người sử dụng protein đậu tương dưới dạng sữa đậu nành, protein đậu nành, protein cô

đặc và bột đậu tương. Hai loại bột đậu tương thường được sản xuất: Một là 44% protein

thô và có bổ sung vỏ và loại còn lại là thức ăn có protein thô trên 49% và không có vỏ.

Tóm lại, đậu tương là một cây trồng cho nguồn cung cấp dầu ăn thực vật lớn trên thế giới

và chất bổ sung thức ăn chăn nuôi có hàm lượng protein cao.

III. Thông tin vê sinh vật cho gen

1. Tên sinh vật cho gen:

a) Tên thông thường: Đậu tương/đậu nành (tiếng Việt) và soybean (tiếng Anh)

b) Tên khoa học: Glycine max (L.) Merr.

c) Vị trí phân loại:

Tên thông thường: Đậu tương/đậu nành

Giới Thực vật

Ngành: Magnoliophyta

Lớp: Magnoliopsida

Lớp phụ: Rosidae

Bộ: Fabales

Họ: Fabaceae/Leguminosae

Họ phụ: Papilionoideae

Tông: Phaseoleae

Chi: Glycine

Loài: Glycine max (L.) Merr.

2. Thông tin vê lich sư tự nhiên liên quan đến vấn đê an toàn thực phẩm, thức ăn

chăn nuôi.

Đậu tương là cây chủ cho gen đối với tất cả các yếu tố di truyền gồm các tổ hợp

gien gm-fad2-1 và gm-hra. Đậu tương được trồng như một cây thương phẩm ở trên 35

quốc gia trên thế giới và có lịch sử sử dụng lâu dài an toàn làm thực phẩm và thức ăn

chăn nuôi (OECD, 2000). Đậu tương được xem là một trong những cây trồng được canh

Page 5: báo cáo tóm tắt đánh giá rủi ro của đậu tương biến đổi gen đối với

tác lâu đời nhất. Bằng chứng lịch sử và địa lý cho thấy đậu tương được thuần hóa đầu tiên

tại nửa phía đông của Trung Quốc từ thế kỷ thứ 17 đến 11 trước công nguyên. Từ Trung

Quốc, canh tác đậu tương lan rộng đến Nhật Bản, Hàn Quốc và khắp Đông Nam Á. Đậu

tương được trồng tại Châu Âu vào năm 1712 và sau đó ở Hoa Kỳ vào năm 1765

(Hymowitz và Harlan, 1983).

3. Thông tin vê việc tìm thấy trong tự nhiên các chất kháng dinh dưỡng, độc tố và

chất gây di ứng.

Đậu tương là sinh vật cho gen đối với cả hai tổ hợp gen được sử dụng để tạo ra

đậu tương sự kiện 305423 và phân tích chất kháng dinh dưỡng của hạt đậu tương cho

thấy đậu tương sự kiện 305423 tương đương với các giống đậu tương đối chứng cùng

dòng. Không có sự khác biệt ngoài mong muốn về thành phần chất kháng dinh dưỡng

trong hạt đậu tương sự kiện 305423 (Brink và cs, 2014). Đậu tương được xác định là

không tạo ra các hợp chất độc hại.

4. Thông tin vê việc đã và đang sư dung (nếu có) trong chuỗi thực phẩm, thức ăn

chăn nuôi và con đường phơi nhiễm khác ngoài sư dung có chủ đích.

Đậu tương được trồng chủ yếu để sản xuất hạt giống và sử dụng trong thực phẩm

và sản xuất công nghiệp. Nó là một trong những nguồn dầu ăn thực vật chính và protein

sử dụng làm thức ăn chăn nuôi. Bột đậu nành được sử dụng làm thức ăn bổ sung trong

chăn nuôi. Trong công nghiệp, đậu nành được sử dụng từ sản xuất men và kháng thể đến

sản xuất xà phòng và chất khử trùng. Các thành phần và dẫn xuất từ hạt đậu tương có tầm

quan trọng trong các sản phẩm công nghiệp, thực phẩm, dược phẩm và nông nghiệp

(OECD, 2000).

IV. Thông tin vê thực vật biến đổi gen

1. Mô ta quá trình tạo ra thực vật biến đổi gen gôm mô ta sơ bộ phương pháp

chuyên gen.

Đậu tương chuyển gen sự kiện 305423 được tạo ra nhờ quá trình biến nạp bằng

súng bắn gien Biolistics PDS-1000/He do Bio-Rad (Hercules, CA) sản xuất được Klein

Page 6: báo cáo tóm tắt đánh giá rủi ro của đậu tương biến đổi gen đối với

và cs. (1987) mô tả. Đích của quá trình chuyển gen là các nhóm phôi vô tính thứ cấp phát

triển từ mô đậu tương giống Jack. Phôi vô tính thứ cấp được cắt khỏi mô cây non, chuyển

vào một môi trường nuôi cấy đậu tương lỏng và được nuôi cấy cấp hai đến khi sẵn sàng

để bắn gen.

Nuôi cấy phôi vô tính đậu tương được sử dụng trong các thí nghiệm chuyển gen từ

hai đến bốn tháng sau khi bắt đầu. Vào ngày chuyển gen, các hạt vàng cực nhỏ được phủ

một hỗn hợp ADN của hai phân đoạn tinh sạch PHP19340A và PHP17752A và sau đó

được chuyển nhanh thành môi trường nuôi cấy phôi đậu tương. Chỉ các phân đoạn ADN

PHP19340A và PHP17752A được sử dụng và không có thêm bất kỳ ADN (ví dụ: ADN

làm chất mang) trong quá trình chuyển gen.

Sau quá trình chuyển gen, mô đậu tương được chuyển sang các chai môi trường

nuôi cấy dạng lỏng để phục hồi. Sau bảy ngày, môi trường nuôi cấy dạng lỏng được

chuyển thành môi trường nuôi cấy duy trì bổ sung chlorsulfuron làm tác nhân chọn lọc.

Chlorsulfuron thuộc dòng thuốc diệt cỏ ức chế ALS và do đó chỉ các tế bào đậu tương

mang gen chuyển gm-hra di truyền ổn định có thể tiếp tục sinh trưởng.

Sau vài tuần trong môi trường nuôi cấy duy trì bổ sung chlorsulfuron, có thể quan

sát thấy các đảo mô xanh kháng chlorsulfuron khỏe mạnh bắt đầu sinh trưởng từ các mô

phôi vô tính sắp chết. Cụm phôi xanh được tách khỏi các mẩu mô sắp chết hoặc đã chết

và chuyển vào môi trường chọn lọc cho đến khi bắt đầu quá trình tái sinh. Mô phôi phát

triển được phân tích để kiểm tra sự tồn tại của gen chuyển gm-fad2-1 và gm-hra bằng lai

Southern blot. Cây được tái sinh và được chuyển sang nhà kính để sản xuất hạt giống.

2. Nêu nhưng tính trạng và đăc điêm mơi của thực vật biến đổi gen so vơi loài thực

vật thông thường tương ứng.

Đậu tương sự kiện 305423 được đặc trưng bởi hàm lượng các axit béo chưa bão

hòa đa giảm và tăng mức axit (oleic) chưa bão hòa đơn ở hạt; điều này đạt được bằng quá

trình điều hòa giảm biểu hiện của gen FAD2-1 nội sinh. Sự suy giảm hoạt tính desaturase

được mã hóa bởi gen FAD2-1 ức chế quá trình chuyển đổi axit oleic thành axit linoleic,

Page 7: báo cáo tóm tắt đánh giá rủi ro của đậu tương biến đổi gen đối với

do đó làm tăng hàm lượng axit oleic và giảm lượng axit linoleic trong hạt đậu tương.

Chiến lược điều hòa giảm như vậy đã được chứng minh thành công đối với các gen

FAD2 (Buhr và cs, 2002; Stoutjesdijk và cs, 2002). Bất hoạt gen FAD2-1 nội sinh được

thực hiện bằng cách chuyển một đoạn gen được điều hòa bởi một promoter hoạt động ở

hạt. Một đoạn gen gm-fad2-1 có kích thước 597 bp (theo hướng có nghĩa) tương đồng với

khoảng 40% đoạn giữa của khung đọc mở (ORF) của gen FAD2-1 và được điều hòa bởi

promoter KTi3 hoạt động ở hạt sử dụng để làm bất hoạt gen FAD2-1 nội sinh.

Xác định đặc điểm phân tử của đậu tương sự kiện 305423 đã chỉ ra các bản sao

nguyên vẹn và bị cắt ngắn của phân đoạn PHP19340A được chuyển vào đậu tương sự

kiện 305423 gồm 8 bản sao promoter KTi3, 7 bản sao phân đoạn gm-fad2-1 và 5 bản sao

terminator KTi3. Ngoài ra, một bản sao duy nhất tổ hợp gm-hra của PHP17752A đã được

chuyển vào. Xác định được một đoạn ADN ngắn không chức năng của khung plasmid

chuyển vào đậu tương sự kiện 305423.

Phân tích biểu hiện gen FAD2-1 bằng Northern blot đã khẳng định sự bất hoạt của

gen này ở đậu tương sự kiện 305423. Biểu hiện của hai gen FAD khác FAD2-2 và FAD3

liên quan đến các bước sau của con đường sinh tổng hợp axit béo ở hạt đậu tương cũng

được đánh giá và cho thấy sự bất hoạt một phần của gen FAD2-2 (có độ tương đồng 71%

với đoạn gen gm-fad2-1) và không có ảnh hưởng đến biểu hiện gen FAD3 (có độ tương

đồng 48% với đoạn gien gm-fad2-1). Ngoài ra, bất hoạt gen KTi3 mã hóa chất ức chế

trypsin Kunitz được quan sát thấy ở hạt tương sự kiện 305423; đây là điều mong đợi vì

promoter của gen KTi3 được sử dụng để điều hòa phiên mã của gen gm-fad2-1 và như đã

trình bày trong báo cáo, điều này có thể dẫn đến bất hoạt gen nội sinh liên quan.

Phân tích thành phần dinh dưỡng cho thấy hạt và lá đậu tương sự kiện 305423

tương đương với đậu tương thông thường ngoại trừ những thay đổi mong muốn ở thành

phần axit béo của hạt do chuyển gen gm-fad2-1.

Đậu tương sự kiện 305423 đã được chứng minh là tương đương về đặc điểm nông

học và kiểu hình với đậu tương thông thường (Comstock và Mickelson, 2007a). Dữ liệu

nông học được thu thập từ thế hệ BC1F5 của đậu tương sự kiện 305423 và đối chứng

Page 8: báo cáo tóm tắt đánh giá rủi ro của đậu tương biến đổi gen đối với

không mang gen (Hình 6) được trồng vào năm 2005 tại 6 cánh đồng ở các vùng canh tác

đậu tương của Bắc Mỹ (Comstock và Mickelson, 2007a). Các hạt từ thế hệ BC1F6 của

đậu tương sự kiện 305423 và đối chứng không mang gen (Hình 6) được sử dụng cho thử

nghiệm tỷ lệ nảy mầm (Garcia, 2012). Không có sự khác biệt nào về các đặc điểm như tỷ

lệ nảy mầm, ngủ đông, sức sống cây con, năng suất và mức độ mẫn cảm với sâu bệnh.

Đánh giá những dữ liệu này không cho thấy có sự khác biệt có ý nghĩa sinh học nào giữa

đậu tương sự kiện 305423 và đối chứng.

Đậu tương sự kiện 305423 có hàm lượng axit oleic cao, hàm lượng axit linoleic

thấp và kiểu hình axit linolenic thấp như mong đợi nhưng tương đương về thành phần và

đặc điểm nông học với các đậu tương thương phẩm hiện nay (Brink và cs, 2014).

3. Thông tin vê lich sư cấp phep và sư dung thực vật biến đổi gen này trên thế giơi.

Đậu tương sự kiện 305423 đã được cấp phép trên toàn cầu tại Mỹ, Mexico,

Canada, Úc/Niu Di Lân, Argentina, Liên Minh Châu Âu, Nam Phi, Đài Loan, Nhật Bản,

Hàn Quốc, Trung Quốc, Singapore và Philippines.

Tóm tắt về tình hình quản lý sử dụng đậu tương sự kiện 305423 làm thực phẩm,

thức ăn chăn nuôi và canh tác được trình bày trong Bảng 7 dưới đây.

Page 9: báo cáo tóm tắt đánh giá rủi ro của đậu tương biến đổi gen đối với

Bang 1. Cấp phep quan ly đậu tương sự kiện 305423 trên thế giơi

Quốc gia Môi trường Thực phẩm và/hoăc Thức

ăn chăn nuôi

Argentina 2015 2015

Úc/NZ 2010

Canada 2009 2009

Trung Quốc 2011

Liên minh Châu Âu 2015

Nhật Bản 2010 2010

Hàn Quốc 2010

Mexico 2008

Philippines 2013

Singapore 2012

Nam Phi 2011

Đài Loan 2010

Hoa Kỳ 2010 2009

V. Đánh giá nguy cơ anh hưởng của thực vật biến đổi gen đối vơi con người và vật

nuôi

So sánh sự khác biệt về thành phần dinh dưỡng giữa thực vật biến đổi gen và thực vật

nhận gen.

Đậu tương sự kiện 305423 có kiểu hình oleic cao, tương đương về thành phần

dinh dưỡng và an toàn như các giống đậu tương hiện có bán trên thị trường dựa trên phân

tích số liệu thành phần và dinh dưỡng.

Phân tích thành phần của đậu tương sự kiện 305423 được sử dụng để kiểm chứng

thành phần axit béo oleic cao và đánh giá bất kỳ thay đổi nào về hàm lượng các chất dinh

dưỡng chính (proximate, axit béo và axit amin), vitamin, khoáng chất, isoflavone,

oligosaccharide, chất trao đổi thứ cấp hoặc chất kháng dinh dưỡng so với đối chứng

không mang gen.

Phân tích proximate và chất xơ của thân lá và hạt đậu tương cho thấy đậu tương

305423 tương đương với các dòng đậu tương đẳng gen và dòng tham chiếu. Không thấy có

Page 10: báo cáo tóm tắt đánh giá rủi ro của đậu tương biến đổi gen đối với

sự khác biệt ngoài mong muốn về thành phần proximate và chất xơ trong thân lá và hạt đậu

tương 305423.

Phân tích axit béo của hạt đậu tương đã chứng minh rằng đậu tương 305423 có

những thay đổi đã định về thành axit béo do chuyển đoạn gen gm-fad2-1. Sự gia tăng hai

axit béo C17:0 và C17:1 được phát hiện ở đậu tương 305423, nhưng đây là điều dự đoán

trước. Phát hiện này có liên quan đến chuyển gen gm-hra và có thể do sự thay đổi về mức

độ sẵn có của cơ chất.

Không quan sát thấy sai khác có ý nghĩa thống kê về các giá trị trung bình

genistin, genistein, daidzein, glycitin, glycitein và malonylglycitin (giá trị P điều chỉnh

<0,05) giữa đậu tương 305423 và đậu tương đối chứng (Bảng 14). Giá trị trung bình của

malonylgenistin, daidzin và malonyldaidzin sai khác có ý nghĩa thống kê giữa đậu tương

305423 và đậu tương đối chứng. Đối với ba chất phân tích này, toàn bộ khoảng dữ liệu ở

đậu tương 305423 được xác định nằm trong khoảng sai số thống kê. Như vậy, phân tích

isoflavone trong hạt đậu tương đã cho thấy đậu tương 305423 tương đương với các giống

đậu tương đối chứng không mang gen hoặc giống tham chiếu không biến đổi gen. Không

thấy có sự khác biệt ngoài mong muốn về thành phần isoflavone trong hạt đậu tương

305423 (Comstock và Mickelson, 2007b).

Phân tích axit amin, vitamin, khoáng chất, oligosaccharide, chất trao đổi thứ cấp

của hạt đậu tương đã cho thấy đậu tương 305423 tương đương với đối chứng không

mang gen. Không thấy có sự khác biệt ngoài mong muốn về thành phần axit amin của hạt

đậu tương 305423.

Kết quả nghiên cứu cho ăn trên gà thịt cho thấy toàn bộ các biến số về hiệu quả và

thịt từ các nhóm được cho ăn đậu tương đối chứng và sự kiện 305423 đều nằm trong

khoảng sai số được thiết lập cho từng biến đáp ứng sử dụng số liệu thu thập từ các khẩu

phần ăn nuôi gà thịt có nguồn gốc từ thành phần của giống đậu tương tham khảo. Dựa

trên các kết quả nghiên cứu này, có thể kết luận đậu tương sự kiện 305423 tương đương

về dinh dưỡng với đậu tương đối chứng có nền di truyền tương tự (McNaughton và cs,

2008).

Page 11: báo cáo tóm tắt đánh giá rủi ro của đậu tương biến đổi gen đối với

Đánh giá khả năng chuyển hóa các thành phần dinh dưỡng, đặc biệt là các chất mới là

sản phẩm biểu hiện của gen chuyển nếu được sử dụng làm thực phẩm, thức ăn chăn nuôi.

Căn cứ vào đánh giá thành phần, hạt và thân lá đậu tương sự kiện 305423 tương

đương với đậu tương thông thường ngoại trừ những thay đổi mong muốn ở thành phần

axit béo của hạt do chuyển gen gm-fad2-1. Hàm lượng axit oleic tăng lên trong khi hàm

lượng axit linoleic, axit linolenic và axit palmitic giảm. Hàm lượng rất thấp của đồng

phân axit 9,15-linoleic (0,341% tổng axit béo) cũng được xác định trong hạt đậu tương

305423; tuy nhiên, hợp chất này cũng được tìm thấy ở nhiều nguồn thực phẩm với hàm

lượng lên tới 5,4% tổng axit béo. Phát hiện sự gia tăng hàm lượng hai axit béo, axit

heptadecanoic và axit heptadecenoic, nhưng điều này được dự đoán trước vì biểu hiện

của protein GM-HRA có thể gây ra thay đổi về mức độ sẵn có của cơ chất pyruvate và 2-

ketobutyrate cho enzyme GM-HRA. Hai hợp chất này cũng là cơ chất cho phức hợp

enzyme khởi động con đường sinh tổng hợp dầu. Hàm lượng axit heptadecanoic và

heptadecenoic ở đậu tương 305423 rất thấp (tương ứng 0,882% và 1,27% tổng axit béo)

trong khi hàm lượng ở đậu tương đối chứng lần lượt là 0,102% và 0,0525%. .

Phơi nhiễm của người với axit heptadecanoic và heptadecenoic qua chế độ ăn

uống có thể tăng lên cao hơn mức phơi nhiễm hiện tại một chút; tuy nhiên, axit

heptadecanoic là một thành phần phổ biến trong khẩu phần ăn của người có trong dầu

thực vật, bơ và thịt, và axit heptadecenoic là một thành phần điển hình của khẩu phần ăn

của con người có trong thịt bò, bơ và dầu oliu. Các axit béo được tiêu thụ an toàn và dễ

chuyển hóa ở người và động vật. Vì bột khử mỡ được sử dụng chủ yếu làm thức ăn chăn

nuôi nên phơi nhiễm của động vật với axit heptadecanoic và heptadecenoic có thể không

xảy ra.

Đánh giá khả năng gây độc tố của các chất mới là sản phẩm biểu hiện của gen

chuyển nếu được sử dụng làm thực phẩm, thức ăn chăn nuôi.

Protein mới duy nhất được biểu hiện ở đậu tương 305423 là protein GM-HRA.

Đánh giá độc tính của protein GM-HRA được thực hiện bằng so sánh tin sinh học trình tự

axit amin của protein này với các protein gây độc và chất kháng dinh dưỡng đã biết, đánh

Page 12: báo cáo tóm tắt đánh giá rủi ro của đậu tương biến đổi gen đối với

giá tính không bền nhiệt của GM-HRA, độ mẫn cảm của GM-HRA với pepsin và

pancreatin in vitro và nghiên cứu độc tính cấp qua đường miệng ở chuột (Mathesius và

cs, 2009).

Các phân tích tin sinh học cho thấy GM-HRA tương tự với các protein

acetohydroxyacid synthase (AHAS) hoặc acetolactate synthase (ALS) khác. Trình tự axit

amin của GM-HRA không tương đồng với bất kỳ trình tự nào của protein gây độc hoặc

chất kháng dinh dưỡng đã biết. Protein GM-HRA không ổn định nhiệt và dễ bị thủy phân

trong các hệ dạ dày và ruột nhân tạo. Không quan sát thấy tác động bất lợi nào đối với

chuột sau cho uống một liều tối thiểu 436mg/kg GM-HRA. Những dữ liệu này hỗ trợ cho

kết luận rằng protein GM-HRA không độc tính cấp.

Đánh giá khả năng gây dị ứng của các chất mới là sản phẩm biểu hiện của gen

chuyển nếu được sử dụng làm thực phẩm, thức ăn chăn nuôi.

Đậu tương là một trong nguồn thực phẩm gây dị ứng chính; tuy nhiên, không có

chất gây dị ứng đã biết nào là một thành viên của nhóm ALS. Ngoài ra, protein ALS từ

đậu tương chưa được xác định là một chất gây dị ứng. Protein ALS không mẫn cảm với

thuốc diệt cỏ là các thành phần của một số giống cây trồng (lúa mỳ, hoa hướng dương,

đậu lăng và đậu tương) mà chưa gây ra các trường hợp dị ứng thực phẩm nào. Các phân

tích tin sinh học không chỉ ra tương đồng về trình tự của các chất gây dị ứng đã biết với

trình tự protein GM-HRA. Không có protein nào đáp ứng hoặc vượt ngưỡng lớn hơn

hoặc bằng độ tương đồng 35% trên trình tự 80 axit amin. Ngoài ra, không có sự trùng

khớp của 8 axit amin liên tiếp giữa protein GM-HRA và các protein trong cơ sở dữ liệu

chất gây dị ứng. Những dữ liệu này cho thấy thiếu độ tương đồng axit amin và sự tương

quan miễn dịch giữa protein GM-HRA và các các chất gây dị ứng đã biết. Protein GM-

HRA bị thủy phân nhanh trong cả dịch dạ dày và ruột nhân tạo. Protein này cũng không

bền nhiệt và không bị đường hóa. Tóm lại, những dữ liệu này hỗ trợ cho kết luận rằng

protein GM-HRA không phải là một chất có thể gây dị ứng.

Page 13: báo cáo tóm tắt đánh giá rủi ro của đậu tương biến đổi gen đối với

VI. Đê xuất các biện pháp quan lý rủi ro của thực vật biến đổi gen đối vơi sức khỏe

con người và vật nuôi:

Phân tích các đặc điểm của đậu tương 305423 đã chỉ ra rằng rủi ro từ các tác động

bất lợi tiềm tàng đến sức khỏe con người và vật nuôi khi sử dụng đậu tương 305423 làm

thực phẩm và thức ăn chăn nuôi là thấp và không cần phải có chiến lược cụ thể để quản

lý rủi ro. Khuyến cáo quản lý an toàn đậu tương 305423 sẽ không khác với đậu tương

thông thường chưa biến đổi gen sau khi được phê chuẩn sử dụng thương mại. Tuy nhiên,

DuPont Pioneer phải tuân thủ kế hoạch quản lý theo quy định của Việt nam (hoặc theo

luật pháp Việt Nam) có thể yêu cầu đối với các sản phẩm công nghệ sinh học như đậu

tương 305423 với mục đích sử dụng làm thực phẩm và thức ăn chăn nuôi.

Ngoài ra, mức độ khả dụng của đậu tương 305423 oleic cao với các mức axit chưa

bão hòa đơn (oleic) tăng và mức các axit chưa bão hòa đa (axit linoleic và linolenic) giảm

ở hạt đậu tương sẽ có lợi cho các lĩnh vực dầu thực phẩm và công nghiệp. Tương tự như

các loại đậu tương giá trị gia tăng khác (linolenic thấp, rốn trong, không biến đổi gen),

đậu tương 305423 dự kiến được bán theo một chương trình bảo toàn tính đồng nhất. Bảo

toàn tính đồng nhất là một quy trình nghiêm ngặt mà theo đó cây trồng được trồng, xử lý,

bàn giao và chế biến theo các điều kiện được kiểm soát để giúp đảm bảo độ tinh khiết và

duy trì được tính trạng giá trị gia tăng đặc biệt từ cổng trang trại đến người sử dụng cuối

cùng.

Page 14: báo cáo tóm tắt đánh giá rủi ro của đậu tương biến đổi gen đối với
Page 15: báo cáo tóm tắt đánh giá rủi ro của đậu tương biến đổi gen đối với

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Brink K, Chui C-F, Cressman RF, Garcia P, Henderson N, Hong B, Maxwell CA, Meyer K,

Mickelson J, Stecca KL, Tyree CW, Weber N, Zeng W, Zhong CX (2014) Molecular

Characterization, Compositional Analysis, and Germination Evaluation of a High-Oleic

Soybean Generated by the Suppression of FAD2-1 Expression. Crop Science 54: 2160-

2174

Buhr T, Sato S, Ebrahim F, Xing A, Zhou Y, Mathiesen M, Schweiger B, Kinney A, Staswick P,

Tom C (2002) Ribozyme termination of RNA transcripts down-regulate seed fatty acid

genes in transgenic soybean. The Plant Journal 30: 155-163

Comstock B, Mickelson J (2007a) Agronomic Characteristics of Soybean Line DP-3Ø5423-1

Treated with Chlorimuron and Thifensulfuron: U.S. and Canada Locations. Pioneer Hi-

Bred International, Inc, Study No. PHI-2005-002/002

Comstock B, Mickelson J (2007b) Nutrient Composition Analysis of Soybean Line DP-3Ø5423-

1: U.S. and Canada Locations. Pioneer Hi-Bred International, Inc, Study No. PHI-2005-

002/020

Garcia P (2012) Evaluation of Germination Rates of a Soybean Line Containing Event DP-

3Ø5423-1. Pioneer Hi-Bred International, Inc, Study No. PHI-2006-128

Hymowitz T, Harlan JR (1983) Introduction of Soybean to North America by Samuel Bowen in

1765. Economic Botany 37: 371-379

Klein TM, Wolf ED, Wu R, Sanford JC (1987) High-velocity microprojectiles for delivering

nucleic acids into living cells. Nature 327: 70-73

Mathesius CA, Barnett Jr JF, Cressman RF, Ding J, Carpenter C, Ladics GS, Schmidt J, Layton

RJ, Zhang JXQ, Appenzeller LM, Carlson G, Ballou S, Delaney B (2009) Safety

assessment of a modified acetolactate synthase protein (GM-HRA) used as a selectable

marker in genetically modified soybeans. Regulatory Toxicology and Pharmacology 55:

309-320

McNaughton J, Roberts M, Smith B, Rice D, Hinds M, Sanders C, Layton R, Lamb I, Delaney B

(2008) Comparison of Broiler Performance When Fed Diets Containing Event DP-

3Ø5423-1, Nontransgenic Near-Isoline Control, or Commercial Reference Soybean

Meal, Hulls, and Oil. Poultry Science 87: 2549-2561

OECD (2000) Consensus Document on the Biology of Glycine max (L.) Merr. (Soybean).

Organisation for Economic Co-operation and Development, ENV/JM/MONO(2000)9

Stoutjesdijk PA, Singh SP, Liu Q, Hurlstone CJ, Waterhouse PA, Green AG (2002) hpRNA-

Mediated Targeting of the Arabidopsis FAD2 Gene Gives Highly Efficient and Stable

Silencing. Plant Physiology 129: 1723-1731