96
HI ÁI HU PETRUS KÝ ÂU CHÂU ww.petrusky.de Mc lc Tr My way - Lương Nguyn 2 Tưởng nhchú Nam Phm Quc Phong 4 Vĩnh bit thy Ng. Ngc Nam 7 Hành trình vvi tui 20 Hoàng Quc Vit 10 Cáo phó thy Phm Ngc Đảnh 16 Điếu văn thy Phm Ngc Đảnh 18 Lcu siêu thy Phm Ngc Đảnh 20 Mt ln hi ngNguyn ThYêu Thương 22 Văn tế thy Đảnh Nguyn V. Sơn & PKÂuchâu 24 Như áng mây trôi Phm Ngc Mai 26 Đôi dòng tưởng nhanh Phm Ngc Đảnh 29 Vĩnh bit thy Phm Ngc Đảnh 32 Ngày ny năm 1975 Tiu T44 Mt vài loi cây có độc tính Trương Hoàng Lâm 46 Tư tưởng coi rgiá trdân tc Sông Lô 50 Mùa thu Hà Ni Nguyn Tường Thy 55 Gió mùa Đông Bc Trn Ngươn Phiêu 56 Reunion - Trn ThThu Trâm 64 Pht là người ngtánh không Bùi Thế Trường 68 Mua khoe Trương Như Thường 82 Bn xưa Nguyn Thành Thy 88 Ngôi sao sáng nht là M- Tang thương và cang trường 90 Knim lp 12B4 Trn Vit Hi LA 92 Thy Đảnh và cái nhà ca ta Lê Trung Trc 93 Thu hoài - Lê Phong 94 Thư đi tin li 95 Thư ngĐã là người chc hn ai trong chúng ta đều đã mt ln tin người thân ra đi vĩnh vin. Dù biết rt rõ, dù có chun brt knhưng không ai tránh khi mt ni bun man mác khi vic xãy đến. Trong ni bun mt thế gii hn lon, chết chóc qua trn động đất kinh hoàng ti Nht Bn tháng ba va qua, trn động đất ti Tây Ban Nha đầu tháng năm va ri, nhng cuc khng bđẩm máu ti Maroc, ti Afghanistan,… chúng ta li mang thêm ni bun mt đi hai người thy thuơng mến, thy Nguyn Ngc Nam và thy Phm Ngc Đảnh. Ht thóc khi rơi xung đất phi bhy hoi đi thì cây lúa mi có thvươn lên nbông, sinh trái. Mong rng chúng ta, cu hc sinh Petrus Ký stiếp tc vun trng khu vườn văn hóa và nhân bn Vit Nam, mà các thy đã bccuc đời chăm sóc, ngày càng xinh đẹp hơn. Ri mai đây khi đến lượt chúng ta đi gp thy cô hy vng skhông bqupht như hi còn bé tí ti chham chơi hơn ham hc. Xin tm mượn bài "giã t" ca Hướng Đạo mà chúng ta vn thường hát sau Đại Hi để nhđến các thy đã ra đi : "Lúc thú vui ny lòng càng quyến luyến anh em chúng mình... Lúc thú vui ny lòng càng nhng mun anh em thu tình... Ri tay nhau chlâu nhé ! Tình anh em chquên nhé ! Lòng anh em nhnhau tuy xa mà hoá ra gn...". BBT. Thc hin vi scng tác ca: BCH Hi Ái Hu Petrus Ký Âu Châu, Quý Thy Phm Ngc Đảnh, Nguyn Thanh Liêm, Trn Thành Minh, Trn Kim Quế, Võ Hoài Nam, Võ Văn Vn, Đỗ Quang Vinh, cùng các anh chNguyn Song Anh, Nguyn Ngc Báu, Lâm Đăng Châu, Cánh Chun Chun HVT, Phm Kim Đỉnh, Vit Hi L.A., Trn Tiến Hóa, Nguyn Nam Hoà, Tôn Tht Ha, Phan Thanh Hương, Phí ThLan Hương, Trn Văn Khôi, Phm Tu n Ki t, Di m Ki u, Trương Hoàng Lâm, Nguyn Trn Lê, Miên Thy, Bùi Văn Nhm, Nguyên Nguyên, Nht Nương, Ý Nguyên, Nguyn Minh Châu, Lê Phong, Phm Qu c Phong, Thu Phong, Xuân Phương, Tôn Tht Phú Sĩ, Sông Lô Lê Nam Sơn, Đỗ Thanh Tâm, Ái Thanh, Hunh Hiếu Tho, Nguyn Tiu Thu, Nguyn ThYêu Thương, Trn ThThu Trâm, Lê Trung Trc,, Bùi Hu Tường, Hoàng Quc Vit Phtrách bài v: Trn Gia Bình & Uông Thu Hoài Tp san DĐ PETRUS KÝ là din đàn tdo ca Hi AHPK/AC để hi viên, thân hu din đạt tư tưởng và phát huy năng khiếu. Ni dung bài vđăng trên DĐ không nht thiết là đường li ca Hi, ca BCH. Tác gihoàn toàn chu trách nhim vbài viết ca mình. Buåi phêën . . . nhvthy Phm Ngc Đảnh DIN ĐÀN PETRUS KÝ - S32 THÁNG 7, 2011

Báo Diễn Đàn 32

Embed Size (px)

DESCRIPTION

Báo Diễn Đàn của Hội Ái Hữu Petrus Ký / Âu-Chau

Citation preview

Page 1: Báo Diễn Đàn 32

HỘI ÁI HỮU PETRUS KÝ ÂU CHÂU ww.petrusky.de

Mục lục TrMy way - Lương Nguyễn 2

Tưởng nhớ chú Nam Phạm Quốc Phong 4

Vĩnh biệt thầy Ng. Ngọc Nam 7Hành trình về với tuổi 20

Hoàng Quốc Việt 10Cáo phó

thầy Phạm Ngọc Đảnh 16Điếu văn

thầy Phạm Ngọc Đảnh 18

Lễ cầu siêuthầy Phạm Ngọc Đảnh 20

Một lần hội ngộ Nguyễn Thị Yêu Thương 22

Văn tế thầy Đảnh Nguyễn V. Sơn & PKÂuchâu 24

Như áng mây trôi Phạm Ngọc Mai 26

Đôi dòng tưởng nhớanh Phạm Ngọc Đảnh 29

Vĩnh biệt thầy Phạm Ngọc Đảnh 32

Ngày nầy năm 1975Tiểu Tử 44

Một vài loại cây có độc tínhTrương Hoàng Lâm 46

Tư tưởng coi rẻ giá trị dân tộcSông Lô 50

Mùa thu Hà Nội Nguyễn Tường Thụy 55Gió mùa Đông Bắc Trần Ngươn Phiêu 56

Reunion - Trần Thị Thu Trâm 64Phật là người ngộ tánh không

Bùi Thế Trường 68Mua khoe

Trương Như Thường 82Bạn xưa

Nguyễn Thành Thụy 88Ngôi sao sáng nhất là Mẹ -

Tang thương và cang trường 90Kỷ niệm lớp 12B4

Trần Việt Hải LA 92Thầy Đảnh và cái nhà của ta

Lê Trung Trực 93Thu hoài - Lê Phong 94

Thư đi tin lại 95

Thư ngỏĐã là người chắc hẳn ai trong chúng ta đều đã một lần tiễn người thân ra đi vĩnh viễn. Dù biết rất rõ, dù có chuẩn bị rất kỹ nhưng không ai tránh khỏi một nỗi buồn man mác khi việc xãy đến.

Trong nỗi buồn một thế giới hỗn loạn, chết chóc qua trận động đất kinh hoàng tại Nhật Bản tháng ba vừa qua, trận động đất tại Tây Ban Nha đầu tháng năm vừa rồi, những cuộc khủng bố đẩm máu tại Maroc, tại Afghanistan,… chúng ta lại mang thêm nỗi buồn mất đi hai người thầy thuơng mến, thầy Nguyễn Ngọc Nam và thầy Phạm Ngọc Đảnh.

Hột thóc khi rơi xuống đất phải bị hủy hoại đi thì cây lúa mới có thể vươn lên nở bông, sinh trái. Mong rằng chúng ta, cựu học sinh Petrus Ký sẽ tiếp tục vun trồng khu vườn văn hóa và nhân bản Việt Nam, mà các thầy đã bỏ cả cuộc đời chăm sóc, ngày càng xinh đẹp hơn. Rồi mai đây khi đến lượt chúng ta đi gặp thầy cô hy vọng sẽ không bị quở phạt như hồi còn bé tí ti chỉ ham chơi hơn ham học.

Xin tạm mượn bài "giã từ" của Hướng Đạo mà chúng ta vẫn thường hát sau Đại Hội để nhớ đến các thầy cô đã ra đi : "Lúc thú vui nầy lòng càng quyến luyến anh em chúng mình... Lúc thú vui nầy lòng càng những muốn anh em thấu tình... Rời tay nhau chớ lâu nhé ! Tình anh em chớ quên nhé ! Lòng anh em nhớ nhau tuy xa mà hoá ra gần...".

BBT.

Thực hiện với sự cộng tác của: BCH Hội Ái Hữu Petrus Ký Âu Châu, Quý Thầy Phạm Ngọc Đảnh, Nguyễn Thanh Liêm, Trần Thành Minh, Trần Kim Quế, Võ Hoài Nam, Võ Văn Vạn, Đỗ Quang Vinh,

cùng các anh chịNguyễn Song Anh, Nguyễn Ngọc Báu, Lâm Đăng Châu, Cánh Chuồn Chuồn HVT, Phạm Kim Đỉnh, Việt Hải L.A., Trần Tiến Hóa, Nguyễn Nam Hoà, Tôn Thất Hứa, Phan Thanh Hương, Phí Thị Lan Hương, Trần Văn Khôi, Phạm Tuấn Kiệ t , D iễm Kiều , Trương Hoàng Lâm, Nguyễn Trần Lê, Miên Thụy, Bùi Văn Nhẫm, Nguyên Nguyên, Nhứt Nương, Ý Nguyên, Nguyễn Minh Châu, Lê Phong, Phạm Quốc Phong, Thu Phong, Xuân Phương, Tôn Thất Phú Sĩ, Sông Lô Lê Nam Sơn, Đỗ Thanh Tâm, Ái Thanh, Huỳnh Hiếu Thảo, Nguyễn Tiểu Thu, Nguyễn Thị Yêu Thương, Trần Thị Thu Trâm, Lê Trung Trực,, Bùi Hữu Tường, Hoàng Quốc Việt

Phụ trách bài vở: Trần Gia Bình & Uông Thu Hoài

Tập san DĐ PETRUS KÝ là diễn đàn tự do của Hội AHPK/AC để hội viên, thân hữu diễn đạt tư tưởng và phát huy năng khiếu. Nội dung bài vở đăng trên DĐ không nhất thiết là đường lối của Hội, của BCH. Tác giả hoàn toàn chịu trách nhiệm về bài viết của mình.

Buåi phêën . . .nhớ về thầy Phạm Ngọc Đảnh

DIỄN ĐÀN PETRUS KÝ - SỐ 32 THÁNG 7, 2011

Page 2: Báo Diễn Đàn 32

- Diễn Đàn Petrus Ký Âu châu số 32/2011 - 2 -

And now the end is nearAnd I so face the final certainMy Way, Franz Sinatra

Hôm nay, căn nhà tôi hoàn toàn vắng lặng, vợ con tôi đã đi chơi xa. Lâu lắm rồi, tôi mới có dịp hưởng cái không khí nhè nhẹ của một buổi sáng đẹp tuyệt vời. Nắng ấm chiếu qua khung cửa sổ tràn ập vào nhà, nắng lung linh như đang nhẩy múa trên tường. Không khí yên tĩnh của ban mai, cái ấm của nắng mới, làm tôi thèm nghe một bản nhạc mà đã lâu rồi tôi chưa có dịp nghe lại. Đó là bản “My Way” của Franz Sinatra, tôi đã nghe ở quê nhà, trước khi rời nơi chôn nhau cắt rún để đi vào nơi xứ lạ quê người. Lúc ấy, tôi thấy bản nhạc này hình như đã nói lên được tâm trạng của tôi, trước một chuyến viễn du không biết bao giờ trở về và những lời mình nói hôm nay là những lời cuối cùng khi vẫy chào chia tay với bạn bè thân thương nơi phi trường. Mà quả thật, từ ngày đó tôi đã đi biền biệt thoát khỏi hẳn nơi tôi đã sinh ra và lớn lên. Đến khi tôi có dịp về thăm lại quê hương sau mấy chục năm xa cách, thì đã quá nhiều đổi thay, bạn bè tôi không còn nữa, mỗi đứa một nơi một ngã và Ba tôi, người cha thân thương đã đi sâu vào lòng đất,

ngay lúc ông mất, tôi cũng không về được để vuốt mắt ông lần cuối.

Bây giờ ngồi đây với cái tâm trạng giống như thế của 40 năm về trước, tôi cảm thấy bài ca này càng gần gũi tôi hơn bao giờ hết. Cả bản nhạc như một lời tâm sự cho cuộc đời mình đã đi qua: “Tôi đã sống và sống rất nổi trôi, đã đi qua bao nhiêu đoạn đường với bao nhiêu đắng cay, có đôi khi lầm lỡ, nhưng tôi không bao giờ tiếc nuối và sống rất vui”. Bài ca như một lời nhắn nhủ biện bạch cho một kiếp người đã có quá nhiều đa truân và rồi đến cuối đời mình ngồi tính sổ lại, xem còn mất những gì, cái nào còn cái nào không. Để từ đó rút ra bài học vô cùng quí giá, là tôi đã sống và sống thật sự cho cuộc sống của mình, có đắng cay đó, có thất bại đó, nhưng đó cũng chỉ là ....dòng đời trôi qua:

Dòng đời trôi qua, biết bao đổi thay, nhưng tôi vẫn là tôi vì tôi đã sống với chính con tim

(My Way, lời Việt của Nam Lộc)

Điểm chính ở đây, ca sĩ Franz Sinatra, ông chỉ muốn nhắn nhủ một điều, ông đã sống với con tim của mình. Không đắng đo, không suy nghĩ, không e dè, ông chỉ sống cho hiện tại, không bận bịu với quá khứ, không lo toan cho tương lai,

My Way -Dòng Đời

My Way -Dòng Đời

Lương Nguyễn

Page 3: Báo Diễn Đàn 32

- Diễn Đàn Petrus Ký Âu châu số 32/2011 - 3 -

ông đã lao vào cuộc đời theo nhịp tim của mình, để sống vui từng ngày, từng giờ. Đâu đây nhạc sĩ Trịnh Công Sơn cũng muốn chia sẻ sự đồng tình của mình với ông về cái nhân sinh quan “vui” đó qua bài ca “Mỗi ngày tôi chọn một niềm vui”:

Và như thế tôi sống vui từng ngàyVà như thế tôi đến trong cuộc đờiĐã yêu cuộc đời này bằng trái tim của tôi...

(Mỗi ngày tôi chọn một niềm vui, Trịnh Công Sơn)

Đơn giản như thế thôi, nhưng mà không phải ai cũng dễ dàng nhận được chân giá trị ấy, vui từng ngày, sống từng giờ, yêu và sống bằng trái tim của mình. Hai người nghệ sĩ ấy đã gặp nhau ở chỗ đó. Mà khi đã sống vui, sống đủ, không còn gì để tiếc để nuối, thì dù cho mai này có sao đi nữa, cho đến lúc nhắm mắt buông tay nằm xuống, cũng sẽ dễ dàng để lại một nụ cười cho hậu thế:

Một mai ba tấc đất vùiTrần gian để lại nụ cười cho hoa

Để lại nụ cười cho hoa, là không để lại cho đời một chút oán hận hay thù hằn. Cuộc sống không phải chỉ như một dòng sông êm đềm lững lờ trôi, dù trong thâm tâm ta luôn luôn mong muốn mang niềm vui đến cho người, bởi vì có những lúc ngồi yên, tính sổ đời lại, không khỏi giật mình, bao nhiêu lầm lỗi đã qua, bao nhiêu cái ngang trái đã theo ngày tháng mà chồng chất:

Bạn ơi, nếu có lầm lỗi chỉ xin được mong thứ tha, biết bao và biết bao điều xin hãy thứ tha

(My Way, lời Việt của Nam Lộc)

Xin thứ tha là để anh em gặp nhau vẫn nở một nụ cười, tay bắt mặt mừng và hơn nữa là để hóa giải cái xấu thành cái tốt, cái giở thành cái hay, cái thù hằn thành thương yêu nhân ái, cái nặng nề thành thanh thoát nhẹ nhàng. Sau cùng từ trong cái thế giới lẻ loi của thân phận mình, ta chợt cúi đầu để cám ơn đời, cám ơn người vì ta mà hoa nở, vì ta mà chim hót trên cao:

Cám ơn hoa đã vì ta nở,Thế giới vui từ mỗi lẻ loi.

(Ta về, Tô thùy Yên)

Vẫn biết đời sống có những lúc cần phải phẫn nộ trước những oan trái ê chề, nhưng chỉ có những bước chân êm đi vào giữa dòng đời vạn biến,

mới mang lại cho chúng ta sự bình yên vĩnh cửu. Nếu nhạc sĩ Vũ Thành An đã để lại cho chúng ta những bản tình ca “không tên” bất tử thì ông cũng để lại chúng ta những chuyện không quên. Sau những năm tháng bị đầy ải ở địa ngục trần gian, ông trở về lại căn nhà cũ, mang đầy dấu tích của hạnh phúc năm xưa, giờ đây vắng lặng đìu hiu, quanh ông chỉ là u tối não nề. Nhưng ông không một lần trách móc, than thở cho thân phận mình, ông ngồi xuống và sửa lại bản tình ca mà ông đã viết khi còn trẻ. Từ câu "Này em hỡi con đường em đi đó, Con đường em theo đó Đúng hay sao em" trong bài ca "Không tên cuối cùng", bây giờ đã thành:

Này em hỡi con đường em đi đó, con đường em theo đóĐúng đấy em ơi,....

(Bài ca không tên cuối cùng, Vũ Thành An)

Ở đây có sự dứt khoát, nhất quán của ý chí, bởi vì ông đã khẳng định rằng "con đường em theo đó, đúng đấy em ơi". Cũng không còn có sự chọn lựa nào khác, là phải sống với cái hiện tại đang có, với cái hiện hữu đang vây quanh, không thể sống mãi với cái dằng vặt của quá khứ và với cả những kỷ niệm bi thương như nước lũ phá đê đổ về, để rồi đôi bên cùng bị chết ngộp trong mặc cảm mất mát, thua thiệt, ăn năn, hối hận, ray rứt. Từ những cái đau của vết thương toé máu, ông đã bước lên đỉnh cao của yêu thương để mang đến sự bình yên vĩnh cửu cho người ra đi và có lẽ cho cả chính ông nữa:

Nếu không còn được gặp nữaGiữ cho trọn ân tình xưaxin gửi em một lời nguyềnĐược bình yên được bình yên về cuối đời

(Bài ca không tên cuối cùng, Vũ Thành An)

Cuối cùng, xin gởi đến bạn lời cầu bình yên và tôi cũng xin lấy lời của Trịnh Công Sơn để được khép lại ở đây cho từng đêm vui:

Những hẹn hò từ nay khép lại, thân nhẹ nhàng như mây, chút nắng vàng giờ đây cũng vội, khép lại từng đêm vui

(Như một lời chia tay, Trịnh Công Sơn).

Lương Nguyễn (cuối năm 2010)

Page 4: Báo Diễn Đàn 32

- Diễn Đàn Petrus Ký Âu châu số 32/2011 - 4 -

Sáng hôm qua, điện thoại reo lúc đang ngồi họp trong sở làm, nhìn trên display thấy số phone lạ từ nước ngoài, hơi chần chừ nhưng tôi vẫn nhận phone!

- Hallo Phong, anh Dũng đây, báo cho em tin buồn, Thầy Nam vừa mất trưa nay trên Đà Lạt, em báo tin này đến Thầy cô và anh em Petrus Ký, anh sẽ liên lạc với anh Ngày hiện ở VN …

Trước đó chỉ có vài giây, còn đang hùng hổ tranh cải với đồng nghiệp trong buổi họp, tôi lặng người, sững sốt, nghẹn ngào…không nói tiếng nào, đứng dậy ra khỏi phòng họp và chỉ trả lời phone thật ngắn gọn.

- Em cảm ơn Thầy, cảm ơn anh Dũng, em sẽ báo ngay tin buồn đến anh chị em Petrus Ký, nhờ các anh bên VN giúp dùm, đại diện Petrus Ký Âu Châu lo vòng hoa và tiễn đưa Thầy Nam cho trọn vẹn.

Tôi không còn đầu óc cho buổi họp nữa, vì vậy trở về phòng làm việc và gửi ngay email báo tin buồn này đến quý thầy, cô, anh chị em Petrus Ký khắp năm châu. Ba mẹ tôi đang bên California, nhận được tin này chắc chắn cũng đau lòng lắm… Gửi mail xong tôi đóng cửa, ngồi lặng trong phòng một mình mà không kềm được nước mắt… Hình ảnh, kỷ niệm với Thầy Nguyễn Ngọc Nam, cựu giáo sư Vạn Vật trường Petrus Trương Vĩnh Ký, với tôi là Chú Nam, với bạn

Phạm

Quố

c Ph

ong

TÖÔÛNG NHÔÙ CHUÙ NAMTÖÔÛNG NHÔÙ CHUÙ NAM

Page 5: Báo Diễn Đàn 32

- Diễn Đàn Petrus Ký Âu châu số 32/2011 - 5 -

bè, đồng nghiệp, hàng xóm của Ba Mẹ tôi là “ông đạo Nam” … như một cuốn film quay thật chậm trong đầu tôi.

Từ khi ra đời đến lúc rời quê hương ở tuổi 20, tôi nhớ không có lúc nào vắng bóng Chú Nam trong gia đình tôi, ngay cả trong sinh hoạt của đại gia đình, cả bên nội cũng như bên ngoại, trong những ngày Tết, ngày giỗ, đám tiệc, đám cưới, đám tang … Chú Nam không lập gđ, sống với Mẹ ở đường Trần Hưng Đạo, ngôi nhà ngay mặt tiền, góc đường đối diện với Sở Cứu Hỏa Sài Gòn. Hàng ngày Chú tản bộ đến trường đi dạy, không phải vì nhà gần trường mà Chú đi bộ, suốt cuộc đời, chú chưa từng đi xe đạp nữa, chứ đừng nói đến xe gắn máy hay xe hơi, mặc dầu ở ngay tại nhà Chú là trường dạy lái xe! Với tôi, và chắc chắn với tất cả Thầy Cô, anh chị em Petrus Ký, Chú là một người thật bình dị, ngoài bộ áo trắng, quần tây đến giờ tôi vẫn chưa có một hình ảnh nào khác, bình dị đến độ có thể nói “gia tài” đi dạy một bộ nghiêm, một bộ nghĩ! Và cứ mỗi năm Tết đến, tôi còn nhớ Bác Tư tôi lại may sắm cho Chú một bộ mới, để mà mồng một Tết, cả đám kéo nhau đến mừng tuổi ông bà nội, ông bà ngoại tôi.

Tuy “gia tài” chỉ có mấy bộ đồ mặc đi dạy học, nhưng mà “của ngầm” trên sách vở, báo chí, kiến thức …thì tôi chắc chắn là vô giá, Chú Nam phải xếp vào hàng “mọt sách” thứ nhất trong thiên hạ! Thầy Nam Petrus Ký đi dạy không bao giờ soạn thảo và mang theo bài vở, trên người thì luôn luôn có một cuốn sách hay cuốn báo, không phải tiếng việt, mà là tiếng tây, tiếng anh… Thầy Nam “quái đản” nhất thiên hạ ở chổ không nói được một câu tiếng tây, tiếng mỹ (cả …giòng họ tôi chưa ai nghe lần nào!) nhưng mà lịch sử, địa lý, tin tức, thời sự, khoa học, kỷ thuật … trên toàn thế giới Chú đều nắm rõ, đọc qua ở sách báo nước ngoài. Tôi được Chú giải thích, chỉ dẫn đủ mọi thứ trong suốt thời niên thiếu;

Có những đêm hè nóng nực, Chú cháu trãi chiếu ngoài sân, ngắm trăng, ngắm sao, ngắm những vệt máy bay trên trời … Những dịp như vậy Chú không kể chuyện “chú cuội, chị Hằng” cho một đứa bé mới có 9, 10 tuổi như tôi, mà lại kể về chương trình Appolo, cách nhận ra những chòm sao để định hướng, những chương trình thí nghiệm của Mỹ, chế tạo X1, máy bay đầu tiên, bay vượt qua bức tường âm thanh …Ngày hôm

sau Chú đem đến cho tôi xem những tờ báo, những bài Report mà Chú kể đêm trước, lúc đó chỉ có nước xem hình cho đã chứ biết mốc tiếng tây, tiếng u gì đâu mà đọc; Tuy vậy tôi cũng rất hãnh diện biết được nhiều điều hay lạ hơn bè bạn cùng lứa!

Tôi chưa từng học một giờ với Thầy Nam trong trường, tuy vậy tôi dám quả quyết với mọi người, Thầy Nam là một Thầy dạy môn Vạn Vật Học rất giỏi, rất yêu nghề, đầy trách nhiệm.

Chú Nam rất thích Đà Lạt, có lẽ vì cái không khí yên tĩnh, trong lành, gần gũi với thiên nhiên của thành phố Cao Nguyên này (ở thời đó! bây giờ thì tôi không biết được!) Năm nào Chú cũng đi Đà Lạt ít nhất 2 lần, vào dịp hè hay dịp Tết; Có vài lần tôi cũng may mắn được Ba Mẹ cho phép đi theo Chú lên Đà Lạt. Những lần đi với Chú, có thể nói là “đi một ngày đàng, học một sàn khôn”; Chú cháu hàng ngày lang thang khắp hang cùng ngõ hẽm của Thành Phố sương mù, đi Cam Ly, Prenn, Pongour, Datanla… đi đến Đa Nhim, Đa Thiện, Suối Vàng… Đặc biệt là bất cứ nơi nào, hai Chú cháu tôi đều đi “lô ca chân”, đi đường tắt, qua rừng, qua suối… Trên đường đi Chú thường chỉ cho tôi những cây cỏ hoa lạ, những loài Dương Sỉ, những loài thực vật họ “hiển hoa-bí tử” hay “hiển hoa-khỏa tử”, cả những loài sinh vật chim chóc, bướm, bọ xích, côn trùng … và cả họ hàng, “gia tộc” của từng loài; Từ nhỏ tôi được ba Mẹ cho đi Hướng Đạo, bởi vậy đi đâu tôi cũng có cuốn sổ tay nhỏ để ghi chép mọi việc, lại thêm “Leraning by doing” như vậy, nên đến khi học môn vạn vật, tôi cảm thấy rất thích và nhất là dân lười cở tôi khỏi cần học bài là khoái rồi!!!

Page 6: Báo Diễn Đàn 32

- Diễn Đàn Petrus Ký Âu châu số 32/2011 - 6 -

Chú Nam yêu Đà Lạt, có lẽ vì vậy mà sau khi Mẹ Chú qua đời, và không còn dạy học nữa, Chú dọn lên sống hết cuộc đời còn lại, thật đơn giản, ẩn dật ở thành phố này; Đến hôm nay, Chú đã ra đi vĩnh viễn mà vẫn chưa có dịp trở lại Sài Gòn, với ngôi trường thân yêu, với bạn bè, nay chẵng còn được mấy “thằng”, với đám học trò củ… Tôi bỗng dưng cũng cảm thấy nghẹn ngào cho mình.

Nhà tôi nằm trong khu nhà Thầy Cô và nhân viên ở sát bên cạnh trường, có lẽ vì vậy mà bạn bè hàng xóm của Ba Mẹ tôi cũng là đồng nghiệp với nhau; Khi rãnh rỗi bác Tạ Ký, bác Ái, bác Liêm, bác Thọ… Chú Nam, Lễ, Minh, Biên, Đính, Giao…các Thầy thường gặp nhau ở nhà ông Vốn nơi đầu hẽm; Người này đánh cờ tướng, người kia uống trà tán gẩu chuyện đời; Đến cuối tuần thì hú nhau vô “chuồng gà” đánh Mạt Chược/Majong; Tôi vẫn nhớ những buổi các chú, các bác “xoa” liên tù tì sáng đêm, suốt trọn cuối tuần, và ngay cả những chuyện “thằng Tạ Ký thua ván cờ, “dến” bàn cờ vô đầu thằng Nam” có lần nghe bác Tư tôi kể lại… Tôi dám chắc, những tình cảm bạn bè thân thiết của các Thầy trong trường Petrus Ký, từ thế hệ các Sư Huynh Petrus Ký, cho đến thế hệ tôi ….đến giờ này cũng không thể so sánh được.

Sáng nay, vừa vô đến sở, nhận được rất nhiều email của Thầy Cô, anh em Petrus Ký khắp nơi

chia buồn. Nhất là bên nhà, tối hôm qua các anh đã đi suốt đêm, đến Đà Lạt lúc 5giờ sáng, phải chờ đến 7 giờ Chợ Đà Lạt mở cửa để đặt các vòng hoa, rồi nhanh chân đến nhà để gặp Thầy lần cuối trước giờ lịm quan và lể phát tang. Trước căn nhà đơn sơ trong một xóm nhỏ ở Đà Lạt, trước quan tài Thầy Nguyễn Ngọc Nam, toàn những vòng hoa của học trò Thầy, chắc hẵn Chú Nam cũng mĩm cười bên cõi vĩnh hằng; Anh em cũng rất hãnh diện là bọn học trò đối với một người Thầy cương trực của Trường Petrus Trương Vĩnh Ký đã làm tròn bổn phận “Tôn sư-Trọng đạo” luôn vô cùng lo lắng, quan tâm đến Thầy Cô. Tinh thần Petrus Ký thể hiện như vậy chắc không còn gì có thể so sánh được.

Trong ngày động quan, lễ hỏa tang, chúng em, chúng con của đại gia đình Petrus Ký, rất nhiều người không thể có mặt tiễn đưa Thầy, tiễn đưa Chú lần cuối. Xin ngồi lại đây, tịnh tâm lắng lòng, thắp một nén nhang nguyện cầu linh hồn Thầy, Chú sớm về miền tịnh độ.

Phạm Quốc Phong – Petrus Ký Âu Châu - Frankfurt/Germany 16.02.2011

Page 7: Báo Diễn Đàn 32

- Diễn Đàn Petrus Ký Âu châu số 31/2011 - 7 -

Ban liên lạc Thầy Cô và cựu học sinh Petrus Ký vô cùng thương tiếc báo tin :

Thầy Nguyễn Ngọc Nam, giáo sư Vạn Vật trường Trung học Petrus Trương Vĩnh Ký, vừa từ trần lúc 12g50 ngày 15-02-2011 tại 6A/3 Bà Triệu P.3 Dalat, hưởng thọ 75 tuổi.

Xin cầu nguyện cho hương hồn Thầy sớm siêu thoát nơi miền cực lạc

Cám ơn Minh.

Vô cùng Thương Tiếc Giáo Sư Vạn Vật Nguyễn Ngọc Nam của Trường Trung Học Trương Vĩnh

Ký, đã Vĩnh Viễn Ra Đi, hồi 12g50, ngày 15 tháng 2 năm 2011, thọ 75 tuổi.

Thành kính Cầu Xin Anh Hồn Nguyễn Ngọc Nam sớm về Lạc Cảnh của Đức Phật A-Di-Đà.

Lê Văn Đặng & Nguyễn Thị Sinh

Gởi các bạn hình Thầy Nguyễn Ngọc Nam, cựu giáo sư Vạn Vật trường trung học Petrus Trương Vĩnh Ký chụpp với cựu học sinh 65-72 tại nhà Dalat ngày 2-02-2011 (30 Tết) trước khi mất ngày 15-02-2011.Vô cùng thương tiếc giáo

Vônh biïåt thêìy Nguyïîn Ngoåc Nam

Vônh biïåt thêìy Nguyïîn Ngoåc Nam

Vônh biïåt thêìy Nguyïîn Ngoåc Nam

1937 - 2011

Page 8: Báo Diễn Đàn 32

- Diễn Đàn Petrus Ký Âu châu số 31/2011 - 8 -

sư Nam mà chúng ta thường gọi là Ông Đạo Dừa vĩnh viễn ra đi.Tối ngày 15-02-2011 các bạn cựu học sinh 65-72 đem số tiền các Thầy Cô và cưu học sinh Petrus Ký phúng điếu Thầy Nam đến Dalat lo đám tang cho Thầy. Chúng tôi sẽ gởi hình ảnh đám tang của Thầy lên trang web http://www.petruskylhp.org khi bạn Minh Nghĩa cựu học sinh 65-72 từ Dalat trở về.

TTMinh

Được thầy Trần Thành Minh báo tin,

Thầy Nguyễn Ngọc Nam, cựu giáo sư trường trung học Petrus Trương Vĩnh Ký vừa từ trần tại Đà Lạt, Việt Nam,

Chúng tôi xin cùng các cựu giáo sư Trường P. Trương Vĩnh Ký và cùng với các cựu học sinh của trường, thành kính phân ưu cùng gia đình Thầy Nguyễn Ngọc Nam.

Nguyện cầu hương linh Thầy Nguyễn Ngọc Nam sớm được tiêu diêu miền cực lạc.

Hồ văn Thái và gia đình.

Được tin từ Cô Khiết, người chị họ của thầy Nam cho hay :

Thầy Nguyễn Ngọc Nam (giáo sư Vạn Vật) đã từ trần lúc 12g 50 trưa nay,thứ ba 15/2/ 2011 tại Dalat.

Sáng mai thứ tư 16/2, liệm lúc 8 giờ sáng,Động quan, đưa đi thiêu sáng thứ sáu 18/2 /2011 (nhằm 16 tết Tân Mão )

Nhờ các bạn báo tin chc các ban khác cùng hay tin.

Nhóm 65 72 sẽ lên viếng thầy Nam ngay tối hôm nay, thứ ba 15/2/2011

Thân chàoN M Nghĩa

Kính Thưa Thầy Cô, và các bạn đồng môn,

Lúc 11g30 tối 15/2 , 3 bạn gồm : Ng minh Trung 70 77, Lê A Dũng 65 72 va N Minh Nghĩa 65 72 đã lên đường và đến Dalat lúc 5 g sáng 16/2.

Khoảng 7 g sáng các bạn đến chợ Dalat đặt vòng hoa va sau đó đến nhà Thầy trước giờ liệm để nhìn mặt Thầy lần chót.

Sau nghi lễ liệm quan và cúng phát tang, các bạn đã làm lễ viếng và phúng điếu.

Mặc dù gia đình không nhận phúng điếu, tuy nhiên trước tấm lòng tha thiết của các học trò của Thầy Nam, đại diện gia đình là cô Khiết đã nhận các phong bì phúng điếu do các bạn mang từ Saigon lên (xem danh sach trong email 2 )

Mời các bạn xem 1 số hình hôm 16/2

Sẽ gửi tiếp hình do bạn LA Dũng chụp trong email 2

Page 9: Báo Diễn Đàn 32

- Diễn Đàn Petrus Ký Âu châu số 31/2011 - 9 -

Phong thân,

Đọc thư Phong trước giờ đi làm sáng nay và cũng là giờ đưa Thầy Nam đi thiêu.

Dưới SAIGON có thêm một đám học trò đi xe đêm lên DALAT. Trong đó có CAO 63-70.

Cao có phone cho chú nói về tủ sách của Thầy Nam. Chú có đề nghị Cao nênlo lắng mang về Ban Liên Lạc Petrus Ký để trong phòng và là tài sản của cựu HS

Petrus Ký (không về trường vì sợ thất lạc, Phong nghĩ sao ? Chú sẽ chịu mọi kinh phí đểgiữ tài sản của Thầy Nam. Chú vô cùng ái mộ và kính trọng)

Chú có diễm phúc hơn Phong gặp Thầy tất cả hơn 3 lần và hàng năm đều yêu cầu BTC Tiệc TATC mang quà xuân lên cho Thầy mặc dù Thầy không về dự được .

Cầu mong Thầy an lạc nơi cõi vĩnh hằng

Ngày

Page 10: Báo Diễn Đàn 32

- Diễn Đàn Petrus Ký Âu châu số 31/2011 - 10 -

(Tiếp theo kỳ trước - DĐ30)

Nằm một lát là trời sáng, Du chợp mắt chừng vài tiếng, chị Du còn thảm hơn, mới đi làm về, suốt đêm thức trắng, thế mà mọi việc đều tiến hành như dự định. Ra sân trước đón nắng mới, thấy dấu vết đêm qua để lại dưới chân mà ngượng ngùng hổ thẹn với đám cỏ xanh... chắc vài hôm nữa chúng cũng vàng đi... mấy đốm ! Thấy Sơn ra xe chuẩn bị đi, tôi đến bên ''xưng tội'' ... trách mình tối qua sao hư hỏng quá... say rượu, say sóng, say tình... là không ai bằng ! Sơn vội

vàng ''xóa tội xỉn say''... nhỏ nhẹ giải bầy : bạn bè lâu ngày gặp lại.. . xả láng một bửa thoả tình... say vậy đâu có gì... sai!.... Ba mươi năm cuộc đời mới ngồi lại b ê n n h a u . . . t âm t ình t r i kỷ... xỉn vậy c ũ n g c ó l ý do . . . chánh đáng ! Dễ dầu gì ém giữ thời gian lâu như vậy để được say mộ t lần nữa như thế ! ... b ỏ q u a đ i tám ... mày là thằng sướng nhất đêm qua! Nghe qua cũng lấy lại... thăng bằng! Mà thật vậy... lâu lắm rồi mới uống l ạ i đượ c l y r ư ợ u ' ' m à y tao''... đã đời... như thế ! Chúc nhau thượng lộ bình an, đi chơi vui vẻ, hẹn gặp lại ở Boston

xong, trước khi lên đường Sơn còn trịnh trọng bỏ nhỏ với tôi: ''đi Canada chuyến này mày có một sứ mạng quan trọng là... bằng mọi giá phải kéo Trần Xuân Lợi về đây ! Tôi vui vẻ nhận lời ngay: Khỏi lo... thằng Du nói với tao... thằng Bùi Đại Đức nói với nó... hể thằng Lơi đi thì nó sẽ đi... đánh trống cho thằng Lợi đờn... nghe nói Bùi Đại Đức đi chuyến này nên tao nghỉ tao có thể làm được chuyện đó !

Lên đường, người bần thần mệt mỏi nhưng lòng vẫn lâng lâng phơi phới. Đi chơi ai mà không

- Di!n "àn Petrus K# Âu châu s$ 30/2010 - 1 -

Truy!n ng"n

Hoàng Qu!c Vi"t

Hành trình v# v$i tu%i Hai m&'i

Page 11: Báo Diễn Đàn 32

- Diễn Đàn Petrus Ký Âu châu số 31/2011 - 11 -

ham, nhất là được đi chung với bạn xưa... đến một chân trời mới... thăm thằng bạn cũ... mấy chục năm không gặp... còn gì vui thú cho bằng! Hôm qua lên đường đi Mỹ, hôm nay lên đường đi Canada... hai ngày... ba phương trời cách biệt... London, New York, Toronto ! Đường xa... tình gần ! ... đoạn đường trên chục giờ xe mà không lúc nào thấy chán chỉ mình Du thấy buồn... ngủ... phải vào service ngủ bù . Tôi vẫn lừng khừng như người trên mây... ngủ như thức mà thức cũng như ngủ... gật gà gật gù... thấy ly cà phê và phần ăn của Du mua sẵn để trên bàn định lấy đem đi thì chị Du cười hỏi: anh đem đi đâu vậy?... đem ra xe cho ổng... vợ hiền cười nói : anh Du vô đây rồi, mới tức thì đây hai người đi giáp sát mặt nhau, tưởng anh thấy ? Tôi có thấy gì đâu, chỉ biết im lặng ngồi xuống cho đỡ xệ, mắt vẩẫn lơ là nhìn... cái nhìn không thấy ! Ngoài trời mưa to gió lớn nhưng vẫn phải ra xe vì đường dài chờ đợi. Con ngựa sắt thật khoẻ, thật tiện nghi, có màn ảnh nhỏ xem phim giải trí như trên phi cơ vậy.

Bánh lăn cuốn ngắn đường dài Tình thân rút ruột.... đường dài hết xa!.

Đến nơi trời vẫn còn sáng, Lợi, anh Thư anh Lợi và OC Lịch khoá 6 ra cửa đón chào, chị Lợi ân cần niềm nở đón tiếp , trong nhà vui như ngày hội, tiệc bàn sẵn sàng, chủ khách đều mừng rỡ và đều... đói... như nhau, nhất là chủ, dài cổ chờ khách tới, đói meo, chín giờ hơn rồi còn gì. Đường xa mệt mỏi, đến nơi có ăn ngay, còn gì quý bằng, đã vậy còn được Lợi ngồi kế bên thân tình ''đốc ăn'': ăn đi mậy, món xúp này bà già bỏ ra mấy ngày chuẩn bị để nấu cho mày ăn đó, nghe mày tới bà mừng lắm, già yếu củng ráng đứng ra làm bếp chánh, ra món ăn chỉ dẫn tụi tao làm đãi tụi bay ăn cho ngon miệng. Tôi lặng người húp xúp... nếm tình bà già... ngọt lịm thân tâm ! Chén xúp đậm đà tình người, ngọt ngào tình thương không thua gì chén cơm '' tình thương''... miếng khi đói bằng gói khi no cũng do chính tay bà già nấu cho riêng tôi ăn cách nay mấy chục năm ... mình tôi hưởng trọn! ...

Hôm đó mới từ Phan Rang về sau nửa năm trời bụi đời nằm gai nếm mật tính chuyện vượt biên không thành ! Chuyến tàu chợ kéo hồi còi cuối cùng vào ga Sài Gòn vào lúc nữa đêm, thành phố chập chờn le lói theo ánh đèn dầu, đường xá cúp diện không đèn tối đen như mực. Trong túi

còn đúng năm đồng'' sanh tử '', đói khát dọc đường không dám đụng tới, giữ kỹ trong người như bùa hộ mệnh để ngồi Honda ôm về nhà người thân bên Khánh Hội cho nhanh ... trốn chạy cái sợ của Papillon về thành phố ... không giấy tùy thân trong người ! Gọi cổng mãi mới được cho vào. Tắm rửa sạch sẽ, cơm nước no nê mới bắt đầu kể qua loa chuyện dài vượt biên... bằng lời ... nửa năm trời làm tài công... không tàu... chỉ ngồi tầu hỏa trên đường rầy chớ không được lái tầu thủy ngoài biển khơi... từ gió mùa Tây Nam sang gió mùa Đông Bắc cứ lẩn quẩn loay hoay một chổ.... ''mắc cạn'' trong cái rẫy hẻo lánh khô cằn... đêm ngày... theo con nước... lấp mương... xả ruộng... đúc mạ.... cấy lúa...

Trông trời, trông đất, trông mây, Trông mưa, trông gió, trông ngày... vượt biên...

chớ không phải được mùa thu hoạch !... Chỉ nghe... chiều nay ra khơi... tối mai xuống tàu... không biết bao nhiêu lần mà kể... trong suốt sáu tháng trời đăng đẳng... mà không thấy... cái ghe... hai bloc, ba bloc, đầu xanh, đầu bạc là thế nào... nói gì được sờ tới bánh lái... cho bà dì nghe... để bà hiểu đại khái tại sao chuyến đi ''một đi không trở lại'' ... biền biệt không tin tức... tưởng đã lọt vào lòng đại dương... qua bên kia thế giới... lâu rồi... mà lại vác mặt trở về gọi cổng đêm nay... vào đúng nửa đêm:... dì, dì ơi, cháu đây, mở cửa cho cháu vào.... làm bà dì ngủ say giật mình, mắt nhắm mắt mở ra cổng thấy cháu ... sửng sốt bàng hoàng... hết hồn mất vía... tưởng hồn về báo mộng... dụi mắt định thần một hồi mới mở cổng cho vào... hồi hộp, hổn hển, hốt hoảng hỏi han... sao lại về đây giờ này... dì tưởng cháu đã... rồi bỏ ngang không nói hết câu vì biết mình lỡ lời! Kể xong là vô mùng ngủ ngay, suốt hai mươi bốn giờ qua chưa ngả lưng được phút nào... Nhà rộng thênh thang, chỉ một người ở, những người khác bỏ đi năm 75. Đang yên giấc nồng thì nghe tiếng thì thầm bên tai : Việt, Việt, dậy đi, Công An sắp đến rồi... nhà này ban ngày bị trưng dụng làm nhà ăn tập thể cho công an phường, lát nữa họ sẽ đến đông lắm; tối qua dì không nỡ nói cho cháu biết vì sợ cháu sợ...ngủ không yên tội nghiệp; dậy đi ngay đi, chiều tối hãy về lại, dì sẽ báo lại cho ba cháu biết rồi giúi vào tay tôi 20 chục đồng. Nghe hai chữ công an như nghe pháo kích nổ sát bên, mắt

Page 12: Báo Diễn Đàn 32

- Diễn Đàn Petrus Ký Âu châu số 31/2011 - 12 -

chưa kịp mở đã ngồi bật dậy chui ra khỏi mùng , đánh răng xúc miệng xong là rời nhà ngay không dám chần chờ. Trời còn mờ tối, đi mà không biết đi đâu , đi mà không được tới nhà... mình, đi là chỉ biết đưa chân về phía trước... bước những bước tha hương... trên chính quê hương của mình ! Lang thang giữa Sài Gòn ''mất tên''... qua bao cửa hàng, ngắm bao bức tranh bày bán dọc tường, xem bao thế cờ phá giải chiếu tướng bí hiểm cá độ bầy xếp dưới chân, rã rời đôi cẳng mà đi chưa hết được... nửa ngày! Sài Gòn trong mắt không như Sài Gòn trong mơ... bài học thuộc lòng... câu hát trên môi... thuở còn thơ ấu...

Sài Gòn có bến Chương Dương, Có dinh Độc Lập có đường Tự Do, Có Chợ Quán có Cầu Kho, Bến xe Lục Tỉnh con đò Thủ Thiêm

.... của ... Sài Gòn đẹp lắm , Sài Gòn ơi, Sài Gòn ơi ... Hòn Ngọc Viễn Đông... ngày nào! Đường xá vắng bóng xe, hè phố ít người đi, lắm người nằm... ngủ... bụi đời! Ghé vào hiên nhà đóng cửa bỏ đi nghỉ chân thì sợ giống ''kinh tế mới''... bỏ về ở bụi. Núp dưới bóng mát tàng cây nghỉ mệt thì sợ giống ma cô đứng đường, cò mồi chạy mánh... băng đỏ bủa vây, bò vàng ''hốt'' hoảng! Định lủi vào rạp chiếu bóng thường trực máy lạnh trốn nắng ngủ bù thì chỉ còn chiếu xuất, mà tới chiều tối mới có. Quay lại đường cũ thì ngại ánh mắt con buôn ế ẩm soi mói nghi ngờ là dân móc túi, tới lui hoài một đường không mua bán gì cả để làm gì ? ... Đã vậy còn kỵ bò vàng, băng đỏ, thấy từ xa là phải tìm đường khác lẫn tránh ngay!... Còn theo ''chân kinh'' ... người khôn người ở chốn lao xao, ta dại ta tìm nơi vắng vẻ... mà đi trên con đường ít người qua lại, nhiều bóng mát tàng cây thì... dại thiệt... vì như đi trên một ''bãi mìn''... mà toàn mìn người không mới độc, vì mìn chó đâu có giấy phủ che ... ngụy trang... có bãi lâu ngày khô đen, có bãi vàng tươi mới gài ! Đi giữa Sài Gòn giải phóng mà không tự hào ngẩng mặt lên nhìn trời mà đi mà lại tự nhiên cúi đầu nhìn xuống đất mà bước... không phải vì mặc cảm tự ti ... không theo đường bác đi.... mà là vì sợ đạp mìn... vàng... trây trét ... bôi bác lên đường phố... mang tên bác! Đất trời bao la mà không có một chổ đứng... trong lòng! Sau cùng cũng biết khôn

tìm về thả dọc theo đường dài tâm tưởng ... Hải Quân...

Đường nào dài bằng đường Trần Hưng Đạo Lính nào xạo bằng lính Hải Quân...

cho lâu dài hơn... để giết tiếp một ngày dài ngao ngán... sáng , trưa , chiều, tối... rong chơi cuộc đời... trốn học... cải tạo! Ngang qua cuộc Cảnh Sát Đô Thành xưa kia chợt nhớ ra nhà Trần Xuân Lợi gần đó liền rẽ vào bấm chuông ghé thăm ... bà già nó chớ không phải nó vì biết thằng bạn mình đã ra đi năm 75 lâu rồi. Không ai ở nhà nhưng vẫn mừng thầm trong bụng vì biết có nơi để về trưa nay ... Giờ này mà đến vựa cát là gặp bà già ở đó liền ... nghĩ tới đó lên tinh thần bước những bước chân ''có hồn'' trên hè phố! Đến nơi, từ ngoài nắng vào, thấy ''bà già''... là thấy... ''bóng mát cuộc đời'' liền! Đến bất ngờ làm bà sửng sốt, nhìn tôi chốc lát là nước mắt tuông trào, buông rơi cái rổ đang cầm trên tay, tiến lại gục đầu lên vai tôi sục sùi thỗn thức... chắc thấm đòn... nhìn thằng này mà nhớ thằng kia! Tôi lặng người huởng ơn mưa móc từ ''những giọt nươc mắt chảy xuống'' đó .. ôm bà thầm ca... Lòng mẹ bao la như biển Thái Bình dạt dào, tình mẹ tha thiết như đồng lúa chiều rì rào... dùm Lợi... theo nhịp đập trái tim trong lòng... con tim chai đá mấy tháng trời nay rung động trở lại! Những giọt nước mắt đầy tình người, nhiều tình thương rơi xuống vai tôi cũng làm tan đi khổ đau trong tôi lúc bấy giờ... như tưới tẩm cho tôi thêm sức sống! ...Đây là lần thứ hai bà khóc trên vai tôi, !... Sau 30/4/75 tôi có đến nhà Lợi thăm dò xem thằng bạn mình đi ở ra sao, khôn dại thế nào, thấy sắc mặt buồn rầu sầu khổ của bà lắc đầu nhìn tôi là tôi biết thằng bạn mình đã binh đúng đường ... ''xa quê hương nhớ mẹ hiền''... chớ không lầm đường lạc lối như tôi ... theo đường xưa lối cũ đến đây gặp bà... để nghe bà tâm sự... nhớ nó quá không biết hỏi ai, hỏi trời không được bác đành đi hỏi đồng xem nó thế nào?... thì ''cốt'' nói là giờ này nó đang lênh đênh trên biển Đông nhưng rất buồn vì nhớ thương bác làm bác cũng bớt lo nhưng cứ khóc hoài cháu ơi... rồi lại gục đầu lên vai tôi khóc tiếp! Tôi lại phải đem thân phận ''bọt bèo'' nổi trôi theo nước như lục bình trên sông của mình ra để ''dỗ '' bà già : nó đi được là mừng cho nó, chớ ở lại như cháu sống dở chết dở như thế này còn khổ hơn nhiều! ... Khóc xong những giọt lệ

Page 13: Báo Diễn Đàn 32

- Diễn Đàn Petrus Ký Âu châu số 31/2011 - 13 -

mất con là bà trở về vai trò của bà ''mẹ nuôi'' theo đúng nghĩa đen của nó... dịu dàng nói với tôi như đi guốc vào bụng : ... chắc Việt đói lắm, để bác hâm thức ăn lại cho nóng ăn cho ngon nha, ngồi đó chờ bác ... rồi mở tủ lạnh rót tôi ly nước và mở ngăn kéo đưa tôi mấy tấm hình của Lợi gởi về... Cầm tấm hình màu thấy thằng bạn mình trong đó sao ''màu sắc''phong độ, ăn ảnh phong lưu như một ông hoàng còn mình ''trắng đen'' tàn tạ, ăn nắng tối nước như thằng bán than mà tủi thân không muốn nhìn nữa nhưng vẫn coi tiếp để xem ... con đào nó thế nào?... Coi xong mới thắc mắc hỏi: ... còn chuyện tình của nó ra sao hả bác?... Chuyện nó với con Oanh không thành... bà già trả lời ngắn gọn ! Tôi nghe qua rất ngạc nhiên, cứ tưởng cuộc tình ''ra đi'' của thằng bạn mình sẽ lên hương như cuộc đời ra đi của nó ... ở lại khó sống đã đành ra đi mà cũng chết luôn mới lạ!... Trần Xuân Lợi nhà mình ''tài tình'' đủ bộ... có ngón đàn điêu luyện, đem lên sân khấu trình diễn nghe cũng đã cái lổ tai... có mối tình '' hải ngoại thương ca'' thứ thiệt, không thua gì chuyện tình tiểu thuyết Quỳnh Dao, đem đăng báo đọc cũng nhức nhối con tim, không sợ mất mặt KBC chút nào ! Ngay cả những lá thư tình của Lợi cũng độc đáo không giống ai, tôi dám chắc ở OCS, từ khoá 1 đến khoá 12 chỉ có Lợi là người duy nhất nhận thư tình viết bằng chữ Việt bỏ dấu đàng hoàng nhưng là lá thơ nội địa, người gởi người nhận cùng ở một nước, gởi tới bằng tem thơ phong bì USA trắng tinh chớ không trắng ngà từ quê nhà gởi qua như những thơ khác ! Thuở đó có người tình là em Văn Khoa hay Luật Khoa là nổi và lối lắm rồi... nói gì tới em... du học tự túc ! ... Tôi có cơ hội đọc ''lén'' được một lá tình thư đó một cách ''quang minh chính đại'' nhân lúc đến thăm không có Lợi ở nhà được bà già cho xem xấp hình chụp với em ở Mỹ lúc thực tập mãn khoá ở Bắc Cali hai tuần. Lá thư được viết trên một carte postale ở Osaka Japan có cùng kích thước với tấm hình nên mới bỏ chung trong xấp hình nhờ vậy mà tôi mới có cơ hội đọc được tim nàng... yêu chàng cở nào! Lá thơ chỉ vỏn vẹn mấy chữ nhưng cũng nói hết lên được những lời yêu thương nồng cháy nhất trên đời này và nhất là được viết ''trên trời'' mới độc, còn hơn trong tiểu thuyết Quỳnh Dao nữa :

Không trung... ngày.... tháng.... năm197..

Anh yêu!

Em không còn yêu ai... nếu em không còn yêu anh.Em không là riêng ai... nếu em không là riêng anh...

Yêu anh !

Thế thôi... lời người... lòng em! ... bao nhiêu đó cũng đủ cho thằng con khép kín tim lòng, không thèm yêu ai nữa... ôm đàn ...ôm cua luật... ra biển... lên núi... yêu... hàm thụ... nhìn hòn chồng, ngắm hòn vọng phu... mà... vọng đào !

Phải chi Lợi nghe lời bà già ... trai khôn tìm vợ chợ đông... ra sau hè vựa cát ... thả thuyền tình mình trên dòng kinh nước đục... đến ''dê'' em... vựa gạo, vựa than, vựa sầu riêng, vựa vú sữa... thì... ''môn đăng hộ đối '' cở nào ... đằng này lại nghe theo tiếng gọi con tim... dzô em... đẹp gái, con nhà giàu, học giỏi... em yêu mình thì mình yêu lại... mấy sông cũng lội, mấy núi cũng trèo, mấy đèo cũng qua... xá gì... ''nhà anh, nhà em''... cách nhau một từng lầu... ''giai cấp''...bởi vậy cho nên mới có chuyện... yêu và được yêu... mà vẫn khổ như thường !...

Thật vậy, một hôm đến vựa cát chơi, sau khi lai rai mấy món nhậu do chính tay bà già làm, Lợi

Page 14: Báo Diễn Đàn 32

- Diễn Đàn Petrus Ký Âu châu số 31/2011 - 14 -

cao hứng sách Vespa chở tôi chạy dọc bờ kinh ngắm... con gái... bạn hàng bà già! Lên xe Lợi dặn dò chỉ quay đầu sang phía trái nghỉa là phía bờ kinh... chưa thấy em trong mắt mà thằng con đã thấy em trong lòng ... tựa cửa trông chờ ! ... Tới khúc cua là thằng con nhanh miệng nói liền:

- Thấy chưa, em đó, tao đoán không sai mà, mười lần như một... nghe tiếng máy xe tao nổ là ra cửa dõi mắt trông theo ... bóng tao qua cửa... tới khi khuất dạng mất hút mới thôi... mày thử quay đầu nhìn lại xem coi tao nói có đúng hay không? ... Em thích Hải Quân lắm... chịu không tao làm mai cho... Vậy đó, chớ chở đi chơi ... ''áo dài xanh bên áo trắng hoa biển''... là thơm phức mùi sà bông cô ba, nước hoa thượng hạng chớ không phải mùi nước mắm Phú Quốc đâu nha mậy ... bảo đảm không sợ mất mặt KBC đâu, tại thuyền tình tao đã có bến đổ rồi, chớ không là tao dzô liền... hai thằng hồn nhiên nói cười vui vẻ !

Rồi một hôm đến nhà Lợi, không thấy chiếc Vespa ở nhà, tưởng thằng bạn còn ở Vũng Tàu, trên đài kiểm báo, định quay về thì bà già ra mở cửa bảo vô chờ nó về. Vào nhà bà già nói liền : hôm nay là ngày nó đi hỏi vợ, con Oanh về nghỉ hè kỳ này, đi hỏi vợ mà đòi đi một mình, nhất định không cho bác đi, sợ bác quê mùa, ăn nói không lại người ta. Một lát sau nghe tiếng Vespa ngừng ngoài cửa, thằng con trông thật ''yé''... cao ráo sạch sẽ hơn thường ngày nhờ đôi giày và bộ đồ ăn nói thật thời trang do thằng em ruột du học tự túc từ Tây Đức đem về vào dịp về quê ăn Tết năm đó. Dựng xe ngồi vào bàn là bà già hỏi chuyện hỏi vợ chiều nay thế nào ngay, thằng con trả lời ngắn gọn: cũng được ... nhưng gương mặt không vui bằng hôm ra ngỏ gặp em... vựa mắm ! Đêm đó tiếng đàn của Lợi nghe thật độc đáo, hay hơn bao giờ hết, thằng con ôm đàn xổ bầu tâm sự, rãi buồn phiền lên mấy sơi... nilon! Ngón đàn Classic điêu luyện thánh thót đêm khuya, mười ngón tay nhảy múa trên cây đàn, tay nắn nót chạy phím , tay rãi dây, căn phòng ngập tràn tiếng nhạc.. mờ ảo, xa vắng, thoát tục... đam mê người khảy, ngất ngây người nghe... Bá Nha-Tử Kỳ!... Thằng con chơi xuất thần, hết bản này đến bản khác dường như quên hẳn thằng bạn mình hiện diện kế bên, âm thầm bất động... thưởng thức... hết mình... nghe nhạc... hết thân! Chơi đã đời một hồi lâu mới

chịu ngưng tay ... xổ bầu tâm sự ... bằng lời... bật mí chuyện ... hôm nay ngày hỏi em... cho tôi nghe:

- Người ta làm phách quá!

- Người ta là ai.? ... tôi hỏi

- Người ta là ông già bả chớ ai !

- Ổng làm gì mà mày nói ổng làm phách.

- Ổng lấy thịt đè người nói với tao như ra lệnh : cậu đến đây hỏi cưới con gái tôi... tại con tôi thương nên tôi đành chịu... ngồi xuống đây nói chuyện đó với cậu... nhưng tôi hỏi cậu một điều là... cưới con gái tôi rồi, cậu có chịu về đây ở một phòng trong nhà tôi không? ... Ừ thì ra là vậy... thằng con đến hỏi cưới con gái ổng, ổng chơi cha... ''hỏi rể'' lại thằng con, làm thằng con cứng họng tức tối không trả lời ngay được tại chổ cho ông già bả biết, cũng không dám về nhà kể lại chuyện đó cho bà già mình hay... mặc dù lúc đó cũng có ba chứng chỉ luật, còn một chỉ nửa là trở thành cậu cử tương lai rồi... dân luật ... cổ luật... một bụng ... thế mà không dám xổ luật... gia đình... nhập gia tùy tục, xuất giá tòng phu... cổ truyền dân tộc... cho ông nhạc tương lai nghe... chưa nói tới căn nhà mấy từng lầu rộng thênh thang của bà già mình để cho ai ở... chơi vậy bức gân quá! Lấy con gái con nhà giàu học giỏi trần ai thiệt... hết ''vọng đào''... đến... ''tòng thê''... ai mà chịu nổi... Mấy núi cũng trèo, mấy sông cũng lội, mấy đèo cũng qua coi bộ còn dễ hơn... bỏ mẹ theo nàng về dinh... ở một phòng trong nhà ông già vợ !!!

Dầu gì đi nữa thì đây cũng là một mối tình đẹp... trong tinh thần... khi còn dang dỡ! ... Ôm đờn nghêu ngao... may mà có em để nhớ, may mà có em để thương... còn dễ chịu hơn... ôm đàn rên rỉ... làm sao giết được người trong mộng để trả thù duyên kiếp phũ phàng... hay .. con quỳ lạy Chúa trên trời sao cho con lấy được người con yêu... như tôi... mới xệ... mới sợ mất mặt KBC của mình! Giã từ tấm hình màu mơ ước...thấy thằng bạn mình trong đó mà tưởng như nó đang ở trong thiên đường!... Giã từ ''bóng mát cuộc đời'', dọc đường gió bụi, nhớ mãi không thôi... tình ''mẹ nuôi'' không thua gì lòng mẹ ruột... cho ăn no còn cho tiền xài!... Lúc chia tay bà già còn móc túi giúi tay tôi hai chục đồng... tôi cầm tiền, nắm chặt tay bà, nước mắt rưng rưng... Miếng khi đói bằng gói khi no, của tuy tơ tóc nghỉa so

Page 15: Báo Diễn Đàn 32

- Diễn Đàn Petrus Ký Âu châu số 31/2011 - 15 -

nghìn trùng... nói gì tới hai chục đồng... số tiền khá lớn đối với tôi lúc đó... Mấy năm trời nay làm đổ mồ hôi sôi nước mắt có kiếm ra được cắc bạc nào đâu?... hoàn toàn quên hẳn đi chuyện... tiền lính tính liền, đầu tháng lãnh lương ... tưởng chừng như trên cõi đời không còn chuyện đó nữa! ... Cảm động nghẹn ngào không nói được lời... cám ơn... từ giả... không biết bao giờ gặp lại... và biết có được gặp lại nửa không?... Vậy mà giờ đây tôi được cả hai... được chụp tấm hình màu mơ ước ngày xưa bên cạnh '' kỳ quan'' lòng mình... được ôm bà, nắm tay bà... chụp hình kỷ niệm... hai lăm năm... gặp lại nhau ... thật là diễm phúc!... Bởi vậy bữa tiệc tình hạnh ngộ '' silver'' đêm ấy tôi chỉ uống nước lã trắng trong vô vị cũng đủ rồi chớ không thèm uống rượu vàng óng ả thơm ngon... Remy Martin ... thấy là nhợn liền!... Chỉ tội nghiệp cho OC Lịch... rươu ngon mà gặp bạn hiền... kiêng rượu bỏ rượu... ''xếp ly'' quá sớm ...thì cũng như không... mất hứng thấy rõ... hết chờ bạn đến, đến chờ nâng ly... ly rượu đầy cứ để chờ hoài trên bàn... đốc hoài cũng không chịu nâng ... độc diễn... một mình mình uống... một mình mình một chai mới khui hấp dẫn... Trở ngại tác xạ... OC Lịch thông cảm cho... chớ sung sức như hôm qua mới tới chắc cũng uống ... ''cho lăn lóc đá, cho mê mẫn người'' mới thôi... mới nói hết lên được niềm vui hạnh ngộ silver đêm đó! Tiệc tàn, khách ra về, người nhà lên lầu ngủ, ba thằng vẫn còn ghiền nhau, chưa chịu tan hàng, lẩn quẩn trong phòng ăn. Tôi ngả người trên ghế salon nằm nghỉ... ngợi... chuyện ba thằng ba nước bên nhau đêm nay vậy đó cũng là chuyện ''ngàn năm một thuở'' trên đời... không để gì có được ... mà... trân quý từng giây phút phù du trôi qua trong không khí tĩnh lặng đầm ấm này... để hết hồn mình nhìn ngắm bức tranh ''đôi bạn'' sống động trước mắt trong ''tĩnh thức''... chập chờn.... cho đến khi ''nhắm mắt'' mới thôi !... Nhờ vậy mà lại thấy được tình bạn trong đêm ... đắp mền cho ngủ... ấm ngoài thể xác ấm luôn trong lòng!.... Đêm qua là ca của Du... đêm nay là phiên của Lợi !... Chuyện ''nhẹ và mỏng '' đó phải qua Mỹ và Canađa mới biết, mới cảm nhận được ... Ở nhà ''say sưa'' ngủ salon không biết bao nhiêu lần mà kể mà có được ''đắp mền'' lần nào đâu, đâu có ''chế độ'' đó!... Bạn lính hơn bạn lòng... ở chổ xỉn say này! ....Bởi vậy gẩy gánh giữa đường mấy chục năm trời rồi mà cũng chưa chịu tan hàng sang ngang ... ''lấy'' bạn khác... còn bầy

đặc bắc chước Ngưu Lang Chức Nử... hai năm họp mặt một lần.... nối vòng tay lớn ... ''đắp mền'' cho nhau là vậy!

Hôm sau là màn viếng Niagara fall... kỳ quan thế giới... và mục thăm OC Cảnh... kỳ quái trên đời!... Đánh hơi được bạn tới cũng nôn nóng xách xe chạy ngang qua đó liếc nhìn xe bạn một cái để biết bạn đã tới rồi... rồi về nhà thao thức chờ... mai gặp... mà cũng không biết gặp lúc nào... sáng, trưa, chiều hay tối... mới tội nghiệp cho thân phận ''Captain'' đói bạn nhà mình!... Xa xôi cách bể lại gần, sát bên cách lòng mà xa... ngàn dậm... là thế !

Mở mắt ra là tính chuyện ăn chơi, sướng không gì bằng, sau chầu ăn sáng quán hàng ngon lành no nê do anh Thư khoản đãi còn kêu thêm bánh bao xí mại ''take away'' ... ăn trưa... là đến phiên vợ chồng Lợi ân cần hỏi han thích gì nói ra cho biết để nấu... nếu không sẽ nướng barbeque ... ăn chiều ... làm Chị Du lo ngại không biết giờ nào về, sợ nướng thịt thành than nuốt không vô nên đề nghị nấu bún riêu cho tiện... ăn tối... thì Anh Thư tính dùm... nếu chỉ đi Niagara không thôi thì cao lắm khoảng hai giờ trưa nay là về tới nhà liền, từ đây tói đó không xa, trên trăm cây số ... mới yên chí lên đường đi chơi... không hẹn giờ về !...

Con ngựa sắt lại phon phon trên đường thiên lý.

Bánh lăn cuốn ngắn đường dài. Tình thân xã láng... đường dài... dài thêm!

Trong xe bắt đầu mở đài ''nói chuyện tiêu giờ''! ... Hai bà mới quen nhau hai ngày mà thân nhau không thua gì hai ông biết nhau trên ba mươi năm, cởi mở hết mình, trong bụng có gì đem ra nói nhau nghe với. Bốn cái miệng tà tà nhả lời giết thời giờ mà củng đạt tốc độ ''vượt thời gian''... quên giờ tới mới độc ! ... Trong xe không lúc nào ngơi chuyện, hết chuyện trong lòng đến chuyện trong mắt... ngoài xe... trên những bảng báo cây số dọc đường!.... Cảnh lạ tên quen ... đang away mà ngở như home... rong chơi xứ người mà tưởng như đang ở trên đất nhà.... xa lộ mang tên Nữ Hoàng xứ mình ''Queen Elizabeth'' chạy ngang London còn tới luôn Camden là địa danh Town mình ở làm bà xã mùng rỡ nói bác tài... ngừng xe!..

(còn tiếp)

Page 16: Báo Diễn Đàn 32

- Diễn Đàn Petrus Ký Âu châu số 32/2011 - 16 -

CÁO PHÓ

Gia đình chúng tôi vô cùng thương tiếc báo tin đến thân bằng quyến thuộc:

Ông PHẠM NGỌC ĐẢNH Pháp Danh: TRỰC NGỘ

Sinh ngày 25 tháng 04 năm 1936 (nhằm 05 tháng 03 năm Bính Tý) tại Bến Tre, Cựu Giáo Sư Triết và Đức Ngữ tại các trường Trung Học Petrus Trương Vĩnh Ký, Chu Văn An, Gia Long , Trưng Vương,

và Đại Học Vạn Hạnh Sài Gòn

Đã Thất Lộc lúc 10 giờ 35 tối (tức 6 giờ 35 chiều giờ VN) ngày 12 tháng 03 năm 2011 ( nhằm ngày 08 tháng 02 năm Tân Mão) tại Bịnh Viện Liverpool – Sydney - Úc Châu. Hưởng thọ 76 tuổi

Linh Cữu sẽ được quàn tại Guardian Funerals

số 39 Meredith Street Bankstown NSW 2200 Điện thoại: (02) 9709 5044

Chương trình tang lễ được thực hiện:

Lễ nhập quan và phát tang cho thân quyến:

Thứ Tư 16/03/2011 từ 10 giờ sáng đến 1 giờ trưa

Lễ Cầu siêu và thăm viếng: Thứ Tư: 16/03/2011 từ 6 giờ chiều đến 8 giờ tối

Thứ Năm 17/03/20100 từ 5 giờ chiều đến 8 giờ tối Thứ Sáu 18/03 từ 4 giờ chiều đến 9 giờ tối

Lễ Di quan:

Thứ Bảy 19/03/2011 lúc 9 giờ sáng tại Nhà quàn Guardian Funerals

39 Meridith Street Bankstown 2200

Lễ Hỏa táng Thứ Bảy 19/03/2011 lúc 10.30 sáng

tại Rookwood Crematorium, Memorial Ave

Rookwood NSW 2135 Điện thoại:(02) 9746 8945

Page 17: Báo Diễn Đàn 32

- Diễn Đàn Petrus Ký Âu châu số 32/2011 - 17 -

TANG GIA ĐỒNG KHẤP BÁO

1. Vợ: Nguyễn Thị Thu Hà, Pháp danh: Đạt Huệ 2. Con trai : Phạm Quốc Phong (Đức Quốc) Con dâu: Nguyễn Thanh Kiều Nga Cháu nội: - Phạm Minh Phương Uyên, Phạm Chân Tịnh Như 3. Con trai: Phạm Quốc Phú (Đức Quốc) Con dâu: Bảo Thị Thanh Hà Cháu nội: Phạm Quốc Bảo 4. Con trai: Phạm Quốc Phương (Đức Quốc) 5. Con gái: Phạm Thu Hồng (Đức Quốc) Con rể: Nguyễn Xuân Cường Cháu ngoại: - Nguyễn Xuân Duy, Nguyễn Xuân An 6. Con gái: Phạm Ngọc Hạnh (Sydney- Úc Châu ) 7. Chị cả: Bà Quả Phụ Phạm Thị Tiết và con (Việt Nam) 8. Anh cả: Ông Phạm Thanh Liêm cùng vợ và các con (Việt Nam, Hoa Kỳ, Thái Lan và Úc Châu) 9. Em gái: Bà Quả Phụ Lê Trung Trực ( nhũ danh Phạm Thị Xuân) và các con (Hoa Kỳ) 10. Em trai: Ông Bà Phạm Văn Hoàng (Hoa Kỳ) 11. Em gái: Bà Lê Xuân Thu ( nhũ danh Phạm Kim Oanh ) cùng chồng và các con (Hoa Kỳ) 12. Em trai: Phạm Minh Chiêu cùng vợ và các con (Hoa Kỳ) 13. Em họ: Bà Nguyễn Xuân Phương (nhũ danh Huỳnh Thị Thanh) pháp danh Diệu Lễ (Hoa Kỳ) 14. Chị vợ: Cô Nguyễn Thị Thu Vân (Việt Nam) 15. Em vợ: Bà Nguyễn Bá Tuệ (nhũ danh Nguyễn Thị Thu Nguyệt) cùng chồng và các con (Hoa Kỳ) 16. Em vợ: Ông Nguyễn Văn Ưu cùng vợ và các con (Sydney- Úc Châu ) 17. Cháu: - Phạm Ngọc Lan cùng chồng và các con ( Melbourne- Úc Châu) - Trịnh Đức Dũng cùng vợ và các con (Sydney- Úc Châu) - Trịnh Bạch Phượng cùng chồng và các con ( Melbourne- Úc Châu) - Nguyễn Tâm Thanh cùng chồng (Melbourne- Úc Châu) - Nguyễn Thanh Mai cùng chồng và con (Sydney- Úc Châu) Theo ý nguyện của người quá cố, tất cả sự phúng điếu của quý thân bằng quyến thuộc sẽ được tang gia dùng để ủy lạo cho các mục đích từ thiện

Cáo phó này thay thế thiệp tang, Tang gia đồng kính báo.

Page 18: Báo Diễn Đàn 32

- Diễn Đàn Petrus Ký Âu châu số 32/2011 - 18 -

Kính thưa quý vị Tăng Ni

Kính thưa cô Thu Hà và thân bằng quyến thuộc Thầy Phạm Ngọc Đảnh

Kính thưa quý vị cựu giáo sư trường Petrus Trương Vĩnh Ký

Các bạn cựu học sinh trường Petrus Trương Vĩnh Ký.

Hôm nay, chúng ta có mặt ở đây để tiễn Thầy Phạm Ngọc Đảnh vào cõi vĩnh hằng.

Chúng tôi, nhóm học sinh 62-69 trường Petrus Trương Vĩnh Ký có mối thâm tình đặc biệt với Thầy Đảnh. Chúng tôi có may mắn được học 3 năm liên tiếp tiếng Đức với Thầy, từ năm 1966 đến năm 1969. Đây là lớp Đức Ngữ đầu tiên ở trường Petrus Ký, ngay khi Thầy du học ở Tây Đức về . Trong 3 năm ròng rã, cùng trong một

phòng học, cùng một ông Thầy, mỗi người ngồi một chỗ không thay đổi, chúng tôi đã học những bài học vỡ lòng tiếng Đức.

Thầy Đảnh là một nhà giáo gương mẫu, tận tụy dạy dỗ chúng tôi một ngôn ngữ lạ lẫm phương Tây. Không sách vở, không từ điển, chúng tôi chỉ trông cậy vào những tài liệu giảng dạy của Thầy. Phương pháp dạy tiếng Đức của Thầy rất hiệu nghiệm, nhưng mất rất nhiều công sức Thầy. Khi bắt đầu cho đến khi chấm dứt buổi học, Thầy chỉ dùng tiếng Đức Deutsch để dạy chúng tôi. Vào lớp, Thầy vạch ba cột trên bảng: cột der, cột das, cột die. Gặp mỗi chữ mới, Thầy lại điền vào mỗi cột. Đến hết giờ, 3 cột trên bảng đầy kín những từ tiếng Đức mới học. Sung sướng nhất là giờ break time, chúng tôi vây quanh Thầy, nghe Thầy kể kinh nghiệm những ngày du học ở Tây Đức của Thầy, nghe Thầy kể chuyện đá banh với cầu thủ Tây Đức, về những

Điếu Văn tiễn biệt Thầy Phạm Ngọc Đảnh

March 19, 2011

Điếu Văn tiễn biệt Thầy Phạm Ngọc Đảnh

March 19, 2011

Điếu Văn tiễn biệt Thầy Phạm Ngọc Đảnh

March 19, 2011

Page 19: Báo Diễn Đàn 32

- Diễn Đàn Petrus Ký Âu châu số 32/2011 - 19 -

tiến bộ vượt bậc của kỹ thuật Đức. Thầy đã mở ra một chân trời mới trong đầu óc non nớt của chúng tôi. Có lẽ chính vì thế mà rất nhiều trong nhóm học tiếng Đức đã chọn Tây Đức làm nơi du học.

Khoảng thời gian 66-69, chiến tranh đã đến hồi khốc liệt, nhưng mái trường Petrus Ký là một ốc đảo bình yên cho chúng tôi. Tuần hai buổi, chúng tôi gặp nhau trong căn phòng ấm cúng, luyện văn phạm tiếng Đức, nào là Akkusativ, Dativ, Genitiv, luyện nói thứ tiếng mà nếu không đi du học Đức, chúng tôi chỉ dùng nói với nhau nếu không muốn ba má biết mình nói gì. Mậu thân 1968, trường đóng cửa. Hàng chục ngàn người đổ về Sàigòn tránh nạn binh đao, và chúng tôi lại có dịp cùng Thầy Đảnh xây cất nhà tạm cư cho nạn dân. Thầy làm việc rất hăng hái, một tấm gương về lòng vị tha, bác ái.

Năm 1975, sảy đàn tan nghé, một số chúng tôi theo đoàn người di tản ra nước ngoài, một số vẫn còn ở lại và vẫn đến thăm Thầy. Qua việc Thầy đối thoại với Lê Duẫn trong buổi học tập, chúng tôi càng thêm kính phục Thầy Đảnh về dũng khí "uy vũ bất năng khuất" của một kẻ sĩ. Chúng tôi hết sức vui mừng khi nghe tin Thầy và gia đình định cư ở Tây Đức, và chúng tôi lại có dịp gặp Thầy, khi ở Đức, khi ở Mỹ, khi ở Úc, và có khi ở Việt Nam nữa.

Năm 2002, chúng tôi tổ chức Đêm Hội Ngộ để gây quỹ học bổng học sinh trường Petrus Ký. Chúng tôi mời Thầy từ Tây Đức đến tham dự, và có mời Thầy nói vài lời với nhóm cựu học sinh Petrus Ký. Thầy nói thật cảm động. Thầy tự ví nhà giáo như Thầy cũng nhưng ông lái đò. Chở bao nhiêu khách sang sông, nhưng có bao nhiêu người qua đò còn nhớ giòng sông cũ, nhớ ông lái

đò xưa. Hôm nay, chúng tôi nhóm học trò cũ Thầy Đảnh đã trở lại giòng sông xưa, nhưng ông lái đò nay đã không còn. Vài giờ nữa, Thầy sẽ trở về với cát bụi và để lại tất cả cho đời. Thầy đã ra đi thanh thản về miền an lạc. Xác thân Thầy sẽ biến mất, nhưng hình ảnh khả kính của Thầy vẫn ở mãi trong lòng chúng tôi. Một ngày không xa, ở một nơi nhân gian không ai biết được, chúng tôi sẽ có dịp quây quần bên Thầy, nghe lời giảng dạy của Thầy.

Xin quý vị hãy dành cho Thầy Phạm Ngọc Đảnh một phút mặc niệm.

Page 20: Báo Diễn Đàn 32

- Diễn Đàn Petrus Ký Âu châu số 32/2011 - 20 -

Kính thưa quý Bác, quý Anh Chị và quý thân hữu, Trưa hôm qua thứ bảy 12‐3‐2011, anh Phong, trưởng nam của Thầy Phạm Ngọc Đảnh, pháp danh Trực Ngộ (sanh ngày 25‐ 4‐ 1936) đả báo tin cho quý Thầy và quý Sư Cô tại Phật Học Viện biết ba của anh đả ra đi tại Úc vào lúc 22 giờ 35 phút, tức là 12 giờ 35 phút tại Đức. Nhận được tin này, quý Thầy và quý Sư Cô Phật Học Viện rất lấy làm thương cảm và xúc động trước sự ra đi bất ngờ của Thầy Đảnh. Quý Thầy và quý Sư Cô thành tâm chia buồn cùng gia đình Thầy và nguyện cầu hồng ân Tam Bảo, chư Bụt, chư vị Bồ Tát và chư vị Tổ Sư gia hộ để Thầy được ra đi thảnh thơi và nẻo về sen nở. Quý Thầy và quý Sư Cô đả gọi điện thoại cho anh Phong để chia buồn cùng Cô Đảnh và gia đình. Thầy Pháp Ấn và anh Phong đã cùng nhau bàn bạc về việc tổ chức lễ cầu siêu cho Thầy Đảnh, trong khi mười mấy Thầy và Sư Cô đả từng được học tiếng Đức với Thầy Đảnh bao quanh để hộ niệm. Thầy Pháp Ấn đề nghị một phái đoàn quý Thầy và quý Sư Cô của Học Viện đến nhà anh để tổ chức liền một buổi lễ cầu siêu cho Thầy Đảnh vào sáng hôm sau, chủ Nhật ngày 13‐3‐2011. Tuy nhiên anh Phong phải đi ngay qua Úc vào sáng hôm đó để tổ chức đám tang cho Thầy Đảnh nên đề nghị này không thể thực hiện được. Thay vào đó sáng Chủ Nhật trong thời công phu sáng và buổi ăn cơm Quả Đường, tăng thân Học Viện sẽ niệm Bụt cầu nguyện cho Thầy Đảnh. Một buổi lễ cầu siêu chính thức sẽ được tổ chức cho gia đình Thầy và quý thân hữu cùng học trò của Thầy sau khi anh Phong trở về lại Đức. Thầy Pháp Ấn cũng đã liên lạc được với chị Hạnh, con gái của Thầy Đảnh tại Úc, để lắng nghe và chia buồn cùng Cô Đảnh và gia đình. Thầy Pháp Ấn đả trình cho Sư Ông và Sư Cô Chân Không biết và đặc biệt xin Sư Ông và toàn thể đại chúng Làng Mai hộ niệm gởi năng lượng bình an cho Thầy Đảnh và gia đình. Nhận được tin, Sư cô Chân Không cũng rất là xúc động và đề nghị Thầy Minh Mẫn, cháu gọi Thầy Đảnh bằng cậu, hiện đang tu học tại Làng Mai sắp xếp đáp máy bay đi liền sang Úc để tổ chức tang lễ và hộ niệm cho sự ra đi của Thầy Đảnh. Sáng hôm nay chủ Nhật 13‐3‐2011, tăng thân Phật Học Viện đả niệm Bụt cầu nguyện cho Thầy Đảnh trong buổi công phu sáng và trong buổi ăn cơm Quả Đường.Từ chiều thứ bảy đến ngày hôm nay quý Thầy và quý Sư cô cũng rất biết ơn quý anh chị trong tăng thân và các thân hữu khác tiếp tục nhắn tin này tới học viện trong đó có quý vị trong Ban Chấp Hành Hội Ái Hữu Cựu Học Sinh Trường Petrus Ký, chị Thục Quyên, chị Vàng, anh Tường, chị Trang, anh Huy, chị Phượng... Ngày hôm nay quý Thầy và quý Sư Cô Học Viện đả liên lạc với anh Phương con trai của Thầy Đảnh và quý vị trong Ban Chấp Hành Hội Petrus Ký để sắp xếp chương trình buổi lễ cầu siêu cho Thầy Đảnh tại Phật Học Viện. Đại chúng Phật Học Viện kính xin thông báo đến quý Bác, quý Anh Chị và quý vị thân hữu buổi lễ cầu siêu cho Thầy Phạm Ngọc Đảnh sẽ được tổ chức tại Viện Phật Học Ứng Dụng Châu Âu vào lúc 11 giờ sáng ngày Chủ Nhật 27 tháng 3 năm 2011. Kính mời quý Bác, quý Anh Chị và quý vị thân hữu có mặt tại Phật Học Viện lúc 9 giờ sáng để tham dự ngày quán niệm, tưởng nhớ sự nghiệp giảng dạy và hoằng pháp của Thầy Đảnh đồng thời hồi hướng công đức tu tập của mình cho Thầy.

!!

!"#$%&'(%)*'+%(!,-+')%(*./+!0*%)12()! 3%'./45+'56/(%(7! 8(9!:/2!;/"-! <(%*''="(>"''%!<?&#!!@A!BBBCD! 3%'./45+'"#'./(*5+7!! 0./"2-12()E%)!F! <:G!FHB!CCD!IFD!J!AKL!FMN!CND!II!0./"2-12()E%)!F! ! 8"CBCHC!O"&$1(?&! PA,Q!8RDM!FMNC!NDII!NFHB!CCDI!FD!CBCHC!O"&$1(?&! ! ! 0OPS:"APT7!TG<08RFF!

D!

!#$*!./U#)!;/%+!!&.!V*'#!>W#/!X*#!+/Y#)!1Z[!()#!\2]!AZ.^!\2]!,#/!T/*!_`!\2]!_*!+/a#!/+2!12,*!&-!..2!'*b2!./[!:/.c!;/$-!Q)&.!#d#/!'/!(01.!+,!./2.!+$*!V*'#!;/%+!!&.!3#)!84#)!T/a2!e2!_`[!&U.!BB!)*5!'Z#)!!#)`c!T/6!Q/%+!DM!+/Z#)!F!#7-!DNBB9!!<W#/!-5*!\2]!AZ.^!\2]!,#/!T/*!_`!\2]!_*!+/a#!/+2!.f!-8+!+$*!;/%+!!&.!V*'#!&U.!I!)*5!'Z#)!(9!+/"-!$:!#)`c!\2Z#!#*'-^!+0;#)!#/<!':!#)/*'=!)*=#)!$$c!_`!/[>#)!=/Z=!.6"!:/.c!#d#/!(?#)!+/5*!/?*!/0<#)!.Y#)!(2.!+2!+%=!.6"!-g#/!./[!:/.c9!!!:([#)!+/5*!)*"#!\2"!:/.c!#d#/!(d!$`#/!(@+!#/*A2!+a-!&:.^!.Y#)!'2.!)*=#)!$$c!B)#)!#2.!_`!_7#!/f"!#2.!./[!\2]!:/.c!TY!+$*!/&.!_*'#^!(f!&`!-C+!.Y#)!(2.!!(@+!&<#!.6"!:/.c9!:/.c!.D#)!&`!-C+!+([#)!#/+#)!#)05*!(d!+/`#/!&%=!Q*'-!;/%+!#05#)!K*#/!:/22!+$*!A%(&*#^!)*%[!/$+!)*E#)!&`#/!;/%+!;/Z=!>/F=!-&*!#G*9!Q/5!.Y#)!G#!/0<#)!$H#!.6"!:/.c!#/*A2!#)05*!(d!=/Z+!+a-!1?!(A!(-!+(;!+/`#/!#/+#)!_*!X2@+!'I!!B)=!+4.!':!#)/*'=!.6"!A4+^!)*U=!-g#/!_`!(C!(5*^!+([#)!(f!.f!:/.c!;/Z=!#C^!:/.c!;/Z=!T/0G#)^!:/.c!;/Z=!!J^!'0!.Y!Q/0!h2"#)^!'0!.Y!!f"!Q)/*b-^!'0!.Y!0[#)!Q)/*b-999!!Q/+#)!#7-!_K"!\2"!$i!'2.!>/L%!>/Y#)!(01.!,#!(*#/!:/.c!#d#/!_H#!+/05#)!X2cb#!_A!;!_`!.i#)!+2!+%=!_<*!\2]!:/.c!_`!\2]!02!TY!+$*!;/%+!!&.!V*'#9!:/.c!.f!+a-!#)2c'#!_<*!':!+2!/&.!.6"!-g#/!:/.c!.f!+/9!&`-!-C+!+@-!)0G#)!'Z#)!(9!-&*!#)05*!#[*!+/%[9!V`!_<*!':!+2!/&.!#`c!:/.c!.D#)!(@+!-[#)!-L*!(f#)!)f=!-C+!=/.#!_`[!':!Xac!$:#)!_`!=/Z+!+(*9#!.6"!!&.!V*'#^!)*U=!./[!0<.!#)2c'#!.6"!00!j#)!'<-!(01.!+/`#/!+:29!:/.c!-[#)!(>#)!T/i"!#$*!A*!'/!&`!-C+!#G*!#0G#)!+:"!+a-!&*#/!./[!+@+!.=!.Z.!_*!(?#)!/0G#)!V*'+!Q"-!#/0!#)`c!X0"!>/*!:/.c!+/`#/!&%=!Q*'-!;/%+!#05#)!K*#/!:/22!:/.c!.D#)!(d!-[#)!(f!&`!\2b!/0G#)!+a-!&*#/!./[!.Z.!(?#)!1`[!#)05*!V*'+!+$*!A%(&*#9!!!!#$*!./U#)!;/%+!!&.!V*'#!(@+!-[#)!\2]!!AZ.^!\2]!,#/!T/*!_`!\2]!_*!+/a#!/+2!'F=!X)=!+/5*!)*"#!(9!_A!+/"-!$:!_`!/C!#*'-!./[!12,*!&-!..2!'*b2!./[!:/.c!#d#/9!!:7#)!:/a#!V*'#!;/%+!!&.!3#)!84#)!T/a2!e2!_`!T/i"!#$*!A*!

!!

!!"#$%!&'!(')*(*"*!!$+!&%%,(!-!."--/()0!!120./

0./"2-12()E%)!F!CBCHC!O"&$1(?&!

!

k!HI!lNm!DDIB!INMBFMF!*#5[n%*"19%2!EEE9%*"19%2!

!!!!!!!

!

Page 21: Báo Diễn Đàn 32

- Diễn Đàn Petrus Ký Âu châu số 32/2011 - 21 -

Trong thời gian qua Thầy Đảnh đã dành rất nhiều tâm lực, công sức giảng dạy tiếng Đức và văn hóa Đức cho quý Thầy Cô tại học viện, đó là một công đức rất lớn của Thầy. Thầy cũng là một trong những người đã thành lập Niệm Phật Đường Linh Thứu tại Berlin, gieo hạt giống lành Phật Pháp khắp mọi nơi. Nhờ công ơn hướng dẫn của Thầy nhiều người đả phát tâm bồ đề đễ trở thành những vị xuất sĩ tiếp tục sự nghiệp của Bụt, giúp mình và độ đời, trong đó có Thầy Pháp Độ, Thầy Pháp Chương, Thầy Pháp Hỷ, sư cô Như Quang, sư cô Hóa Nghiêm, sư cô Song Nghiêm... Những năm vừa qua dù sức khỏe không được ổn định Thầy Đảnh vẫn thường xuyên về ở và cùng tu tập với quý Thầy và quý Sứ Cô tại Phật Học Viện. Thầy có tâm nguyện với sự tu học của mình Thầy có thể làm một tấm gương sáng để mọi người noi theo. Và với sự tu học này Thầy cũng rất mong mỏi đóng góp một phần vào sự xây dựng và phát triển của Học Viện, giúp cho ước nguyện của Sư Ông sớm được thành tựu. Thầy mong rằng Chùa Đại Bi sẽ là một nơi nương tựa tâm linh cho tất cả các vị đồng hương Việt Nam như ngày xưa khi Thầy thành lập Niệm Phật Đường Linh Thứu Thầy cũng đã mong đó là quê hương tâm linh cho các đồng bào người Việt tại Berlin. Đại chúng Phật Học Viện rất mong quý Bác, quý Anh Chị và quý vị thân hữu sắp xếp thời gian để về tham dự và hộ niệm cho buổi lễ cầu siêu cho Thầy Đảnh. Tăng Thân Viện Phật Học Ứng Dụng Châu Âu và Chùa Đại Bi

UROPEAN INSTITUTE OF APPLIED BUDDHISM gGMBH Schaumburgweg 3

51545 Waldbröl

+ 49 (0) 2291 9071373 [email protected] www.eiab.eu

Page 22: Báo Diễn Đàn 32

- Diễn Đàn Petrus Ký Âu châu số 32/2011 - 22 -

Một lần gặp gỡ thật phải nói là kỳ ngộ! Vì không bao giờ Tuyết nghĩ là sẽ có cơ hội gặp Phong, một người bạn tuy nói là thân tình, quen nhau từ thuở còn thơ ấu, bé tí nhưng trong tiềm thức của Tuyết thì chưa bao giờ hình dung ra được những sinh hoạt nào với Phong cả trong suốt thời gian ngắn ngủi 16 năm ở Việt Nam! Nay lại gặp nhau ở một bối cảnh thật đau buồn. Nghe tin Phong sẽ bay sang Sydney là Tuyết vừa vui vừa buồn cho bạn và cái ngỡ ngàng đầu tiên khi ôm chầm lấy nhau ở ngưỡng cửa đã phá tan hoàn toàn sự xa cách và thời gian. Cảm giác như đã quen nhau tự bao giờ lại có cơ hội trở về và dĩ nhiên bao khoảng trống của thời còn nhỏ dẫn đến ngày nay, khi đã... già được khỏa lấp mau chóng với những câu nói, những kỷ niệm của trường lớp, bạn bè và cái xóm nhà thuở xưa!

Gặp gỡ chỉ trong bốn lần tổng cộng, đếm hết lại có lẽ chỉ là mười mấy tiếng đồng hồ mà thôi nhưng đã hết ba lần buồn thật nhiều khi gặp nhau với khói hương nghi ngút, khi thấy Phong lặng lẽ cúi đầu lạy xá trả hiếu cho cha với những người đến viếng. Đứng bên quan tài của thầy, sắc mặt vẫn bình tĩnh nhưng ánh mắt loáng thoáng hiện lên những mệt mỏi của những ngày lao đao

di chuyển tận bên Đức đến bên này. Và lời than van là đã bị lạnh run cầm cập buổi sáng sớm đã chứng tỏ là nỗi thương tâm to lớn nhất của Phong không có cách nào thoát ra được bằng cách đó mà thôi! Sự bình tĩnh qua nhiều năm tu luyện của Phong vẫn không chống lại được sự phản kháng của chính cơ thể mình và đó là dấu hiệu cụ thể nhất!

Buồn khi ngồi trong nhà quàn với lời tụng kinh cầu siêu khi sắp động quan, khi thấy Phong quỳ lạy, hai tay dâng chén cơm qua khỏi đầu sau khi đã run run gắp miếng rau, miếng thịt mời cha mình lần cuối! Buồn rơi nước mắt khi thấy Phong không cầm được sự xúc động và khóc! Tuyết đã khóc theo Phong. Khóc vì cuộc đời này vui ít buồn nhiều, vì thời gian sẽ cuốn trôi tất cả những hiện hữu của xung quanh, vì tất cả sẽ trở về với tro tàn, cát bụi và quạnh hiu. Vì tuổi già là điểm cuối của cuộc đời mà tất cả chúng ta sẽ không bao giờ trốn lánh được. Khóc vì thấy bạn mình đưa tiễn một người cha ở một nơi hoàn toàn xa lạ. Nhưng cũng khóc vì thấy tình thân của tất cả những người chung quanh thật nồng nàn với lần tiễn đưa cuối cùng cho một người thầy khả kính, mến yêu mà sự thương tiếc quá rõ

Một lần hội ngộNguyễn Thị Yêu Thương

Một lần hội ngộ

Page 23: Báo Diễn Đàn 32

- Diễn Đàn Petrus Ký Âu châu số 32/2011 - 23 -

rệt với những lời chia sẻ với đám đông. Tuyết không biết gì nhiều về thầy và những sinh hoạt của thầy vì có lẽ ra đi khi quá nhỏ và cái trí nhớ ít ỏi của những ngày trung học không đủ để mang đến một khái niệm cụ thể nào. Nhưng qua những lời chia sẻ đó mà lại thấy thương bạn hơn nữa vì đã mất mát hơn cả một người cha, vì thầy có quá nhiều khả kính và rộng lượng bao dung!

Tuyết đã khóc với những lời tụng, đã khóc với lời chia tay cuối cùng Phong gởi cho cha mình. Đã buồn não ruột khi đặt trên quan tài nụ hồng đỏ thật đẹp, thật tươi trong giây phút hiện tại. Nhưng có lẽ chỉ trong vòng thời gian ngắn ngủi nữa thôi nó cũng sẽ tàn tạ héo hon nhanh chóng dưới cái nóng cực điểm của sự hoả táng!

Và có lẽ đó là ý nghĩa của cuộc đời này khi tất cả sự hiện hữu chỉ có trong khoảnh khắc và sẽ tan biến trong khoảnh khắc mà thôi...

****Phong mến,

Một vài hàng cho Phong đó, có lẽ không đầy đủ hết ý nghĩa nhưng Tuyết sẽ nhớ hoài những kỷ niệm buồn và vui này

Page 24: Báo Diễn Đàn 32

- Diễn Đàn Petrus Ký Âu châu số 32/2011 - 24 -

Thầy kính mến thương yêu !Nghe tin Thầy mệnh chungĐầy ngập tràn thương xótMới đó đã chia lìaTin làm sao được ... ?

Dạo trước, thấy ThầySức khỏe phục hồi, thân tâm phấn chấn, ổn định bình anTinh thần thư thái, thăm viếng cháu con, bạn bè Mỹ, ÚcNgờ đâu từ xứ lạ, đường xa ...Về lại quê hương, tro tàn hài cốt !

Nhớ khi xưa,Ở Saigon học trường Tân Thịnh, say mê bóng đá không bỏ trận nàoLên Dalat theo ban Triết học, nghiên cứu thi thư, lần theo đạo PhậtDạy học trường Trương Vĩnh Ký, hai tay phấn trắng, chẳng mấy khi ngồiGhi bảng Kirkegaar, Jasper, Vương Dương Minh, tri hành hợp nhấtHọc sinh nghèo thiếu sách, Thầy mang tới tận nhà cho,

Bằng hữu bệnh, Thầy giúp tiền, vượt qua cửa ngặt nghèoTấm lòng rộng mở bao la,Tình cảm trước sau như mộtMấy năm tận tụy giữ nghiệp nghềĐược tu học bên trời Âu, xứ ĐứcỞ nhà người, học tiếng người, ngày: chân lạnh tái têNhớ quê hương, thương quê hương, đêm: tim hàn giá buốtTrải qua vất vả gian laoKhông quản xa xôi khó nhọcVề lại trường xưa dạy ngôn ngữ ĐứcLập gia đình sinh được năm con: Phong, Phú, Phương, Hồng, Hạnh một đoànCuộc sống dẫu bề ngoài thay đổiTình vẫn một mực như xưaCông tác xã hội : Làng SOS, trường Chân Phước LiêmThăm viếng các em: Trung tâm giáo dục thiếu nhi Thủ ĐứcChương trình học chỉnh đốn, lên nha khảo thí soạn đề thiViệc làm cẩn trọng, nghiêm minhKhông để phiền hà sai sótThời thế tuy đổi thay, tinh thần vẫn một mực

VùntïëthêìyPhaåmNgoåcÀaãnhVùntïëthêìyPhaåmNgoåcÀaãnh

Page 25: Báo Diễn Đàn 32

- Diễn Đàn Petrus Ký Âu châu số 32/2011 - 25 -

Thương, học trò đi vùng kinh tế mới, cuộc sống khó khănQuý, đồng nghiệp ở lại với gia đình, nồi khoai, sắn luộc

Xót thương trường đổi họ thay tênKhông chấp nhận chế độ độc quyền, gian dốiCả gia đình quyết chí ra điĐến nước xưa kia khi Thầy du họcCuộc sống ban đầu thật cơ cực gian laoVẫn quan tâm bạn bè anh em còn trong nướcMấy lần gởi về quần áo, vải hàngGiúp người nghèo, ni sư l àm phẩm phụCùng người chí hướng lập Niệm Phật Đường Linh ThứuQuyết ăn chay, tụng kinh A Di Đà Mở rộng cửa Chùa, đón người Tỵ NạnLòng bao dung không ngại xá đêm ngàyThời gian qua các con thành đạt làm bác sĩ, kỹ sưTấm lòng vẫn vậy, vẫn sắt son duy nhấtSống quê người, ở xứ người, lòng vẫn một lòng

Dạy tiếng Đức, văn hóa Đức giúp người hội nhậpVận động học trò lập Hội đoàn Petrus Ký/Âu-Châu17 năm trời, tiếng vang toàn thế giớiQuê xứ người, vẫn hát bài ca trường cũTâm hồn đó, đã thành trùm cây dịu ngọt …

Nhưng ôi thôi !Cuối cùng Thầy đã vĩnh viễn ra điĐể lại cháu con bạn bè thân thuộcMột tấm gương trong sáng lung linhMột cuộc đời thủy chung chân thựcCầu mong Thầy Trực Ngộ Niết BànSớm siêu thăng về nơi cực lạcThan ôi ! Thương thayCó linh xin hưởng …

Nguyễn Viết Sơn &Hội Ái Hữu Petrus Ký / Âu-Châu.

Page 26: Báo Diễn Đàn 32

- Diễn Đàn Petrus Ký Âu châu số 32/2011 - 26 -

Tin GS Phạm Ngọc Đảnh đột ngột từ trần làm cho tất cả đồng nghiệp, thân hữu, bà con, họ hàng và tất cả các học trò của Thầy đều sững sốt. Không ai có thể ngờ được cơn sóng thần Tsunami, cơn chấn động ở Nhật bản có thể xảy ra tàn khốc như vậy thì tin GS Phạm Ngọc Đảnh đột ngột qua đời cũng đã làm tất cả những ai biết đến Thầy đều bàng hoàng kinh ngạc !

Thầy rời Đức Quốc du lịch sang Mỹ, ghé sang Úc Châu và chọn con đường về VN nhẹ nhàng thanh thản như một áng mây trôi lững lờ để rồi chợt tan biến .

Thầy giờ như áng mây trôi, trôi nhẹ trước mắt mọi người và tan trong hư không để người ở lại chỉ biết quay về trong kỷ niệm tìm bóng dáng thân yêu người người Thầy kính mến trong tiếc thương muôn vàn…..

Lối xưa giờ chỉ còn hồn thu thảo, ngược bước thời gian tìm lại bóng Người:

TIỂU SỬ GIÁO SƯ PHẠM NGỌC ĐẢNH .

Gs Phạm Ngọc Đảnh, pháp danh Trực Ngộ, sanh ngày 25 tháng 4 năm 1936 (nhằm ngày 5 tháng 3 năm Bính Tý ) tại Bến Tre .

Thời trung học, học tại trường trung học Lê Bá Cang và trường Tân Định theo chương trình Pháp. Tốt nghiệp trung học vào năm 1957.

Tốt nghiệp Đại Học Sư Phạm khoa Triết Học tại Đà Lạt vào năm 1960 và được về dạy tại trường Petrus Ký từ năm 1960 đến 1963. Theo đề nghị của ông Hiệu Trưởng Phạm Văn Lược lúc bấy giờ, GS Đảnh được đề cử đi tu nghiệp tiếng Đức vào năm 1963 nhưng vì vụ đảo chánh Ngô Đình Diệm nên đến năm 1964 mới được sang Đức du học đến năm 1966 .

Từ năm 1966 , GS Đảnh dạy môn Đức Ngữ cho các trường Petrus Ký, Gia Long, Chu Văn An, Trưng vương, đại Học Vạn Hạnh, Trung Tâm Văn Hóa Đức ( Goeth Institute ). Sau khi trở về nước, Thầy cộng tác với nhiều chương trình Đức – Việt như : Làng thiếu nhi phạm pháp, Làng cô nhi SOS do Đại Sứ Quán thành lập tại Thủ Đức, Kinderdorf, phụ giúp trong các công tác với Hội

Page 27: Báo Diễn Đàn 32

- Diễn Đàn Petrus Ký Âu châu số 32/2011 - 27 -

Hồng Thập Tự và là thông dịch viên cho Tòa Đại sứ Đức.

Năm 1973 là Thanh Tra phòng mật Nha Khảo Thí.

Năm 1975, do trường không còn cho dạy môn Triết và Đức Ngữ nên GS đã được chuyển qua dạy Pháp Ngữ vì GS vốn theo học chương trình Pháp từ thời trung học. Gs cũng được chuyển qua dạy môn Tóan Học Đệ Nhất Cấp. Bài sọan Toán học là do Cô Thu Hà, hiền thê của Thầy soạn dùm .

Năm 1978, gia đình được chánh phủ Đức bảo lãnh theo diện nhân viên của Tòa Đại Sứ Đức. Do cuộc đối thoại với Tổng Bí Thư Lê Duẫn đã làm cho gia đình không có ấn tượng tốt nên cho đến năm 1982 gia đình mới được xuất cảnh sang Đức. Trong thời gian chờ đợi xuất cảnh, Thầy đã nghỉ dạy và mở lớp dạy Đức Ngữ tại gia. Các lớp đức Ngữ tại gia đuợc Thầy xem như là những giây phút vui nhất torng cuộc đời đi dạy của Thầy. Học sinh với đủ mọi lứa tuổi từ gìa trẻ bé lớn, đi học tiếng Đức để chuẩn bị cho cuộc sống mới nơi xứ Đức, chuẩn bị cho một chuyến rời xa quê hương. Vì thế, các học sinh lớp nầy thân nhau và Thầy xem như trong gia đình. Vào thời đó, các cuộc tụ tập đều bị công an chú ý. Có những buổi học bị công an đứng canh chừng. Tuy nhiên với phương pháp dạy của Thầy, khi vào lớp là tất cả đều phải xử dụng tiếng Đức với nhau nên công an cũng đành thua vì họ không hiểu được gì cả ! Qua những giờ học với Thầy, không những chỉ học sinh ngữ mà Thầy còn lồng những triết lý đời sống, nhân bản bằng những câu nói, câu chuyện rất ý nhị. Những giờ học với Thầy làm cho học sinh không còn những lo âu về cuộc sống, những bất công của chế độ thời đó. Thầy thương yêu và quý kính học trò hết lòng. Thầy lắng nghe những tâm tư và thông cảm hoàn cảnh của từng học sinh.

Tại xứ Đức, Thầy vẫn tiếp tục làm việc cho Hội Hồng Thập Tự Đức. Thầy tiếp tục lo cho người Việt tỵ nạn, bên cạnh đó giúp xây dựng phong trào hướng Đạo, gây dựng Niệm Phật Đường Linh Thứ ở Berlin. Thầy từng là Cựu gia trưởng GDPT Chánh niệm Berlin. Cựu Chi Hội Trưởng , Chi Hội PT Berlin.

Năm 1989, sau khi bức tường Bá Linh sụp đổ, thầy là người không quản ngại cửc khổ khó khăn

và áp lực có lúc đe dọa đến tính mạng của Thầy để cứu gíup các thanh niên, thiếu nữ từ Đông Âu vượt biên qua Berlin xin tỵ nạn. Thầy đã liên tục giúp đở trong suốt thời gian này đến năm 2001 thì về hưu. Thầy về lại Franfurt để được gần với con trai trưởng là anh Phạm Quốc Phong, hiện đang là Hội Trưởng Hội Petrus ký tại Đức Quốc .

Năm 2006, nhân dịp Thầy mừng thất tuần 70 tuổi nên mong được gặp lại bà con hàng xóm nơi chôn nhau cắt rún, mong mõi được găp lại bà con để cùng chia xẻ những phương pháp tu tập tại xứ người. Một ước mơ đơn giản và rất tự nhiên của một đứa con xa nhà, đem chút tàn hơi của sức lực mong được trở về quê cha đất tổ nhưng đau buồn thay, Thầy đã bị từ chối không cho vào khi đã đáp xuống phi trường TSN.

Trở về Đức, Thầy lâm bệnh nặng và tinh thần bị suy sụp rất nhiều. Nhờ vào tình thương mến của con cháu quây quần, bạn bè, láng giềng, đồng nghiệp và... nhất là nhờ vào tinh thần Petrus Ký đã đem niềm tin yêu trở lại cho Thầy.

Những năm sau này, Thầy cố vấn cho các anh em Petrus Ký khắp nơi về chuyện đời, đạo . Bên cạnh đó, Thầy vẫn tiếp tục việc dạy tiếng Đức cho các thầy và Sư Cô tại Viện Phật Học Ứng Dụng. Thầy cũng có các buổi Pháp thoại tại viện này.

Cuối năm 2010, để tránh cái lạnh khắc nghiệt tại nước Đức, Thầy cùng Cô du lịch sang Mỹ đồng thời để có dịp gặp gỡ lại bạn bè, anh em, đồng nghiệp và học trò cũ. Úc Châu là trạm dừng cuối cùng của Thầy. Trong một buổi họp với đồng hương Bến Tre, trong tình thân mật của niềm vui hội ngộ với xúc động dâng trào Thầy đột ngột ra đi, từ giã mọi người trong ung dung, bình thản .

“chào Núi, chào Sông, chào Đất tôi đi, Đất ở tôi vềLạy Mẹ, Lạy Cha,chào anh em bạn bè, chào Em tôi đi Em ở, tôi về… ngăn dòng lệ rơi ….” *

GS Phạm Ngọc Đảnh ra đi là một mất mát lớn lao không những cho gia đình và thân nhân của Thầy mà còn là một biến cố đau buồn cho tập thể cựu học sinh Petrus Ký, cho đồng hương Bến Tre vừa mất đi một nhân tài với đức hạnh vẹn

Page 28: Báo Diễn Đàn 32

- Diễn Đàn Petrus Ký Âu châu số 32/2011 - 28 -

toàn. Gia Đình Phật Tử Đức Quốc mất đi một gia trưởng hết lòng với đạo .

GS Phạm Ngọc Đảnh là một vị Thầy khả kính, tận tụy với nghề và hết lòng với học trò.

Nói về GS Phạm Ngọc Đảnh, GS Trần Thành Minh có vài dòng như sau :

Anh Phạm Ngọc Đảnh trưc tánh, sống nội tâm nhiều, đối xử với các bạn đồng nghiệp rất tốt, thủy chung có trước có sau, luôn giúp đở bạn bè lúc gặp khó khăn. Nhà anh là căn bìa của dãy nhà giáo sư bên cạnh trường Petrus Ký (kế bên dãy lớp học phòng Hiệu Trưởng), ngăn cách với trường bởi một hàng rào nên vào cuối buổi dạy các giáo sư bạn anh thường leo rào qua nhà anh chuyện trò, đánh cờ tướng, đánh bóng bàn và có những đêm thứ bảy các anh chơi mạt chược suốt đêm ở nhà anh.

Anh Đảnh là một người Thầy khả kính, luôn thương yêu, chăm sóc học trò, hết lòng giáo dục các em về kiến thức cũng như đạo đức làm người. Lúc nào cũng gắn bó với trường Petrus Ký, anh là cố vấn, giúp đỡ các em cựu học sinh tập hợp lập Hội Ái Hữu Petrus Ký Châu Âu. Mặc dầu sống tại nước ngoài nhưng anh luôn hỏi thăm tình hình sức khỏe các bạn đồng nghiệp trong nước, có dịp đều giúp đớ các anh em ở VN đau yếu và gặp khó khăn.

Anh Đảnh từ trần là một mất mát lớn cho cộng đồng Petrus Ký trong nước cũng như ngoài nước.

Chúng ta chia buồn cùng gia quyến anh và thấp một nén hương cầu chúc cho linh hồn anh sớm siêu thoát nơi miền cực lạc

Cuộc đời của GS PND là một tấm gương sáng của một bậc Thầy khả kính, tận tụy với nghề nghiệp, hết lòng dạy dỗ học trò. Thầy là vị tu chân chính biết đem tâm đạo vào đời. Ở bất cứ người nào có cơ duyên tiếp xúc với Thầy đều đón nhận những lời khuyên chân thành hay những bài học về đường đời . Thầy có cái phong thái rất nhẹ nhàng, vui vẻ nhưng ý nhị thâm trầm. Trong những lúc căng thẳng, lo âu nhất, Thầy vẫn an nhiên tự tại, vẫn tươi cười. Cái phong cách đó đã gieo vào lòng người cảm giác an bình, che chở.

Bên cạnh đó, tấm lòng yêu quê hương lúc nào cũng canh cánh trong tâm tư. Thầy đã chuyển

hóa tâm tư qua những họat động không ngừng nghỉ cho cộng đồng người Việt tại Đức quốc, cụ thề là việc đón người tị nạn tại Berlin. Thầy đã không quản ngại cực khổ hay ngay cả những đe dọa đến tính mạng của mình để cứu giúp người Việt tị nạn .

Hài cốt của Thầy mai đây sẽ được đưa về Bến Tre, nơi sinh quán của Thầy. Ước mơ một lần được trở về quê hương giờ đây đã được toại nguyện. Lần trở về này, sẽ không còn một trở lực nào ngăn cản. Mai đây, Thầy sẽ về lại nơi Thầy đã ra đi. Nắm tro tàn gởi lại cố hương cho ước vọng của một đời người .

Ôi sắc sắc không không, hình hài tan rã !

Chúng con ở lại thương tiếc muôn vàn. Lời nào chưa nói hết, kỷ niệm nào mới thoáng đây, giờ chỉ biết tìm trong ký ức nụ cười hiền hòa, lời dạy chân tình. Đất sẽ chan hòa tro cốt của Thầy với dòng sông quê hương đất nước cho hình hài tan vỡ nhưng tấm gương sáng và những hạt giống tốt Thầy đã gieo trồng trong tâm trí chúng con sẽ không bao giờ phai nhạt. Chúng con nguyện sẽ theo gương sống của Thầy để sống xứng đáng hơn và tiếp gót Thầy trong việc gín giữ hồn dân tộc .

“Khi ta ở, đất là nơi Đất ở Khi ta đi , đất đã hóa tâm hồn “ **Thầy đã đi , đã đến và đã trở về .Thầy về trong con đường Chánh niệm và đã đến bờ bên kia ….Niết Bàn một cõi , ung dung Thầy về

Phạm Ngọc Mai.

Cựu học sinh lớp Đức Ngữ tại gia năm 1980-1982

Xuân /2011

* Chào Đất tôi đi , lời nhạc Hoàng Tâm

** Thơ Chế Lan Viên

Page 29: Báo Diễn Đàn 32

- Diễn Đàn Petrus Ký Âu châu số 32/2011 - 29 -

Anh Đảnh thương mến,

Các bạn hữu và đồng nghiệp ngày xưa của anh ở khắp nơi, và ở tại đây - tất cả mọi người đều sững sốt, đau buồn khi nghe tin anh đột ngột qua đời. Anh Th. báo cho tôi hay hung tin trong tiếng nói nghẹn ngào, đứt khoãng.

Chỉ trong hơn một tháng, hai người bạn xưa của anh em, - anh Nguyễn Ngọc Nam và anh - đã ra đi!! Đây là thời của chúng mình. Lần lượt, nối tiếp, trước và sau.

Riêng anh, việc anh ra đi bất chợt, không chỉ là một đau buồn lớn lao cho gia đình, một mất mát lớn lao cho Hội Ái Hữu Petrus Ký Âu Châu và đại gia đình Petrus Ký khắp nơi, mà còn là một mất mát đột ngột cho tất cả các bạn hữu, anh em và mọi người gần xa được quen biết anh.

Tôi quen anh khi chúng mình mới bước chân vào đời dạy học. Anh quê Bến Tre (lúc bấy giờ là tỉnh Kiến Hòa) lên dạy ở Sài Gòn. Tôi quê Sài Gòn về dạy ở Bến Tre quê anh. Các em, các cháu của anh dưới quê là học sinh của trường tôi dạy. Anh và tôi thường gặp nhau trên đường đi đi, về về, khi thì ở bến phà Rạch Miễu, lúc thì ở bến xe

lô Minh Chánh, bến xe đò Á Đông về Bến Tre-Mỹ Tho. Quen nhau, rồi thân nhau.

Tôi không có dạy chung với anh cùng trường, nhưng mình đã thường gặp và làm việc chung nhau trong các kỳ thi mỗi năm. Tôi xin ghi nhớ lại một đôi chút kỷ niệm với anh.

Kỳ thi tú tài 2 sau biến cố Tết Mậu Thân 1968, Bộ Giáo Dục cử thầy Tấn trường CVA, anh và tôi ra Hội đồng ở Huế. Thời bấy giờ toàn quốc chỉ có 2 hội đồng chấm thi cho tú tài 2: một hôi đồng ở Sài gòn, chấm bài thi cho Sài Gòn, các tỉnh miền Tây và Nam trung phần, và một hội đồng ở Huế chấm bài cho Huế, các tỉnh miền Trung và Cao nguyên. Vì an ninh đi lại còn khó khăn, nên việc điều động giáo sư, giám thị từ các nơi đến rất hạn chế, lại có lệnh tổng động viên, các nam sinh không có tú tài 2, không còn điều kiện hoãn dịch học vấn nữa; và các trường sở lớn, hầu hết đều được sử dụng làm nơi tạm trú cho đồng bào nạn nhân chiến cuộc trong nhiều tháng qua, mới được giải toả. Hội đồng thi phải tiến hành, làm việc trong hoàn cảnh đó. Phiá trước trường Quốc Học, trường Đồng Khánh dọc theo bờ sông Hương, vẫn còn nhiều nấm mồ chôn vội chưa kịp dời đi, chiều chiều vẫn còn

Đôi dòng tưởng nhớ anh Phạm Ngọc ĐảnhĐôi dòng tưởng nhớ anh Phạm Ngọc Đảnh

Page 30: Báo Diễn Đàn 32

- Diễn Đàn Petrus Ký Âu châu số 32/2011 - 30 -

nhang khói, còn những vành khăn tang trắng … Trong suốt gần ba tuần lể, thầy Tấn, tôi và anh cùng làm việc bên nhau, ở ăn bên nhau, cùng với hội đồng thi cố gắng lo cho kỳ thi tú tài diễn biến bình thường và đồng đều như trên toàn quốc. Nhớ lại chung, mặc dù bị biến cố Tết Mậu Thân tàn phá nặng nề, Việt Nam Cộng Hòa đã nổ lực phục hồi mọi sinh hoạt của quốc gia, trong đó có giáo dục, thật nhanh chóng trở lại bình thường. Và Miền Nam lại … tiếp tục phát triển.

Rồi, những năm sau này, khi anh ra công tác ở Nha khảo thí, có những hội đồng thi phải đi rất sớm để kịp các chuyến bay sáng; Chúng tôi đã thường gặp anh có mặt từ ba bốn giờ khuya để giao đề thi cho các hội đồng. Kẻ giao, người nhận. Dù giảng dạy, thi cử hay công tác nào anh cũng hoàn thành hết sức tận tình, trách nhiem và mẫu mực.

Khi tôi được điều động về công tác ở Bộ giáo dục, có dạy thêm một số giờ ở lớp đêm Petrus Ký. Nhà anh ở cạnh trường, buổi tối anh thường ra chổ cỗng trực chơi. Gặp nhau, anh cười khà khà nói giởn: hồi nhỏ, bồ đá banh trong sân banh trường, tôi thì leo rào vô chơi ké, cứ sợ ông thầy Bích bắt gặp; giờ, thì bồ chịu khó đi cỗng nhỏ vậy! (ban đêm ít lớp, nên trường không mở cỗng lớn dành cho giáo sư).

Sau ngày 30 tháng 4 1975 những ngày tháng bị tiếp quản, nhân viên các Nha và Bộ đều ngồi gốc cây đợi lệnh, tôi, anh và các bạn cùng chung số phận lại có dịp gặp nhau thường hơn. Ngồi chuyện trò, tâm tình, hàn huyên chuyện dâu biễn, thế thái nhơn tình… Sau đó anh trở về trường cũ Petrus Ký. Anh em, bạn bè đều có biết chuyện trong lần Tổng Bí Thư đảng CS đương thời vô Sài gòn, có ghé thăm trường Petrus Ký và nói chuyện trong buổi học tập chính trị của các giáo sư. Trong khi mọi người ngồi im nghe đồng chí Tổng Bí Thư …lên lớp, anh đã mạnh dạn tranh luận với ông ta về chủ thuyết Cộng Sản; các bạn bè, anh em, khâm phục sự gan dạ của anh, đồng thời, cũng lo lắng cho anh. Rồi những ngày tháng anh luôn bị để ý, theo dõi; - cho đến khi anh được sang Cộng Hòa Liên Bang Đức tị nạn chính trị.

Như một duyên may, anh Th. và tôi, sau này cũng đến định cư ở Đức. Anh đã thường liên lạc thăm hỏi anh em cũng như tất cả bạn bè ngày

xưa. Vì ở cách xa, cho nên tôi và anh Th. chỉ lên Berlin thăm anh được vài lần trong những sinh hoạt cộng đồng và tham dự đôi cuộc biểu tình trên đó. Anh em, bạn bè ai cũng đều biết những việc anh làm ở Berlin, giúp đở cho rất nhiều anh em trẻ bên Đông Đức và các nước đông Âu đã vượt biên qua xin tị nạn khi bức tường ô nhục Berlin sụp đổ. Sự giúp đở cho bạn bè, đồng hương xa gần; việc lập Niệm Phật Đường Linh Thứu làm nơi sinh hoạt tâm linh cho cộng đồng; tổ chức những sinh hoạt cho gia đình phật tử, Hướng Đạo Việt Nam …là những đóng góp không mệt mõi cho cộng đồng người việt tự do.

Khi anh và gia đình về Frankfurt, chúng tôi được gần gủi với anh hơn và luôn gặp anh trong các ngày Đại Hội Petrus Ký hàng năm. Chúng tôi đã thấy tất cả tâm huyết, tấm lòng và công sức của anh từ việc hình thành, sinh hoạt đến phát triển hội Ái Hữu Petrus Ký Âu Châu, một nhịp cần nối kết anh em, bạn bè, cựu học sinh Petrus Ký khắp mọi nơi. Anh là linh hồn của hội. Sự có mặt của anh trong mỗi đại hội đã mang lại biết bao nhiêu niềm vui, niềm thân ái, yêu thương cho tất cả anh em cựu học sinh, cho bạn hữu và mọi người tham dự. Có lần đang bịnh nặng, đang nằm nhà thương, anh cũng cố gắng xin phép để đến có mặt với anh em, dù chỉ trong vài giờ rồi phải trở lại bệnh viện. Cũng nhờ anh mà chúng tôi có dịp đến họp mặt để được gặp lại anh, gặp

lại các bạn cũ ngày xưa.

Những năm sau này, sức khoẻ suy kém, anh không còn xông xáo đi lại như trước, nhưng anh vẫn thường xuyên liên lạc thư từ, điện thoại với anh em bạn bè. Trao đổi, giúp cho người này người nọ bằng những hiểu biết sâu rộng của anh về đời, về đạo, bằng những lời khuyên chỉ chân

Page 31: Báo Diễn Đàn 32

- Diễn Đàn Petrus Ký Âu châu số 32/2011 - 31 -

tình, khuyến khích anh em bạn bè tu học, tu tâm, dưỡng tánh. Anh đã nhiệt tình góp phần giúp đở các anh em thương phế binh bất hạnh, các tù nhân chính trị đau yếu, các bạn bè gặp khó khăn bên nhà; kêu gọi mọi người tham gia hưởng ứng những việc làm từ thiện, nhơn ái. Anh em, bạn hữu luôn nhận được từ anh những lời thăm hỏi, những bài thuyết pháp hay, những quyển sách hay…được anh chuyển đến anh em mỗi khi anh có được.

Vài năm trước đây, anh em, bạn hữu mọi nơi cũng đã rất bất bình, phẩn giận khi hay tin, do vì những hoạt động cho công bằng, lẽ phải và nhân bản của anh ở xứ này, mà chánh quyền cộng sản Việt Nam không cho anh vào, khi anh đã được cấp visa và về đến Tân Sơn Nhất, để thăm gia đình, thân n h â n , b ằn g hữu mà anh luôn tha thiết mong gặp lại.

Giờ đây, anh đã trở về! Hẳn hoi và tự tại - V ề l ạ i q u ê hương anh. Về lại quê làng anh. Và không một ai có thể c ấm đ o á n , ngăn cản anh được nữa.

Phú quý bất năng di, bần tiện bất năng qui, uy vũ bất năng khuất (giàu sang không thay đổi, nghèo khó không quỵ lụy, quyền lực không khuất phục). Từ lúc trẻ dến khi về già, lúc nào, trong hoàn cảnh nào, anh cũng giử được cái phẩm cách, cái liêm, cái dũng của một người thầy, một kẻ sĩ. Và tấm lòng thật nhơn hậu của anh – Tôi nghĩ, anh là tấm gương cho nhiều thế hệ cựu học sinh của anh và cho cả một số bạn hữu; và anh cũng là một trong những hậu bối thuộc thế hệ chúng mình, nối tiếp được phần nào hình ảnh của một vị thầy khả kính của chúng ta: Thầy giáo Trần Văn Hương.

Trước ngày anh chị qua Mỹ thăm gia đình và bạn bè bên đó, anh thường gọi điện thăm hỏi anh em ở đây. Tôi có hỏi anh đi bao lâu về? Anh đã nói: „À! lần này thì đi lâu à!“. Tôi không ngờ. Anh nói thật. Quả thật là anh đi lâu! Thật lâu! Và bạn bè, anh em không bao giờ còn gặp được anh nữa!

Hôm nay, trong bầu không khí thật trang nghiêm, đầm ấm của buổi lễ Cầu siêu ở Viện Phật Học Ứng Dụng Âu Châu, nơi mà những ngày tháng cuối đời, anh đã thường đến đây để tu tập và dạy tiếng Đức. Quý Thầy, quý Sư cô, anh em cựu học sinh Petrus Ký, bạn bè thân hữu của anh, mọi người đang thành tâm tưởng nhớ, cầu nguyện cho anh. Hương linh anh có phảng

phất đâu đây, thì tôi cũng xin được nói với anh một lời tiễn biệt. Bằng tiếng xưng hô mình đã gọi nhau mấy mươi năm nay: „Đảnh ơi, - Xin vĩnh biệt bồ! Bồ an nghĩ - Và thanh thản - nha Đảnh!

Anh em, bạn bè - mãi nhớ thương bồ.“

04.2011 Một người bạn cũ.

Cháu Phong thương,

Trong những ngày ngậm ngùi nhớ về tháng 4/75, cũng nhằm vào Sinh nhật của Ba con, nên chú viết đôi dòng tưởng nhớ Ba và ghi lại vài cảm tưởng trong buổi Cầu Siêu cho Ba.

Chú.

Page 32: Báo Diễn Đàn 32

- Diễn Đàn Petrus Ký Âu châu số 32/2011 - 32 -

Ban Chấp Hành Hội Ái Hữu Petrus Ký / Âu-Châu vô cùng đau buồn, xúc động thông báo cùng các Hội đoàn, các Cựu Học Sinh Trường Petrus Trương Vĩnh Ký :

Thầy Phạm Ngọc Đảnh, giáo sư Triết & Đức Ngữ

vừa từ trần ngày 12.03.2011, cách đây 1 giờ tại Sydney / Úc, hưởng thọ 75 tuổi.

Hội AHPK/AC rất bàng hoàng dao động trước hung tin nầy.

Ban Chấp Hành HAHPK/AC

Năm 2007 có đưa gia đình qua Ronnenburg tham dự đại hội Petrus Ky. Ngày thứ bảy của đại hội, Thày Đảnh có đến tham dự.

Mặc dù không được khỏe nhưng Thày phát biểu rất rõ ràng và lưu loát.

Xin chân thành gởi lời chia buồn đến Phong, đến đại gia đình của Thày Đảnh và của gia đình Petrus Ký về sự ra đi của Thày. Kính chúc hương hồn Thày đến cõi vĩnh hằng.

KínhGia đình Mã Mạnh Tiến

Anh Thảo thân,

Đây là ngày họp mặt buồn nhất của tất cả anh em trong BCH.

Và cũng tình cờ họp ngay tại nhà Thầy Đảnh. Chắc Thầy cũng vui, khi biêt Anh Em gặp nhau tại nhà Thầy.

Có vợ chồng anh Thanh/Thúy An, Hoài, Đức, anh chị Hòa Cúc, Khôi Phượng, vợ chồng tụi nầy và Phong Nga.

Chuyện Petrus Ký chỉ còn là bên lề buổi họp.

Page 33: Báo Diễn Đàn 32

- Diễn Đàn Petrus Ký Âu châu số 32/2011 - 33 -

Sáng nay, Phong bay sang Úc.

Phong cho biết, sẽ đem hài cốt gởi về VN chôn trong Từ Đường.

Vài hàng cho Anh hay.

ThânTrực

Ngày thân, các Anh Em hội đoàn Petrus Ký Âu Châu, Phong thân,

Đi công tác xa, vừa đến nơi tôi đã gọi điện thoại hỏi thăm Anh Trực để chúc cho buổi họp BCH được thành công thì được hung tin từ Anh Trực cho biết, Thầy Phạm Ngọc Đảnh, người Thầy quý mến của chúng ta, người cha đỡ đầu của Hội Ái Hữu Petrus Ký Âu Châu đã vĩnh viễn ra đi.

Một tin bất ngờ làm tôi phải bàng hoàng. Đây là một cái buồn lớn lao cho các Anh Em đã từng học và từng biết Thầy, một người Thầy luôn luôn lo và giúp đỡ, nâng đỡ các Anh Em chúng ta trong thời gian học tại mái trường thương yêu này. Tôi xin được khóc và đốt nắm nhang để tiễn đưa Thầy, cầu mong hương linh Thầy chóng về với cõi Phật.

Anh Phong thân mến, sự ra đi của Thầy là một mất mát lớn lao cho Anh Em và nhất là cho Cô Hà, Mẹ của Phong và gia đình Phong. Tôi hy vọng và mong rằng, Phong sẽ cũng ráng, đầy nghị lực, cố gắng nén lại sự đau thương để tiễn đưa Thầy đi chuyến cuối cùng.

BCH hội Ái Hữu Petrus Ký Âu Châu xin thành kính chia buồn cùng Cô Hà và gia quyến.

Huỳnh Hiếu ThảoBCH HAHPKAU

Đây là sự mất mát rất lớn lao đối với tập thể Petrus Ký và riêng tôi.

Con người Thầy lúc nào cũng thương yêu đồng nghiệp và cựu học sinh.

Thầy Đảnh là linh hồn của TẬP THỂ Petrus Ký nói chung và của Hội AHPKAC nói

riêng . Trong năm nay chúng ta vừa mất Thầy NAM giờ đến Thầy Đảnh.

Xin đốt nén hương cầu chúc hương hồn Thầy tiêu diêu nơi miền cực lạc.

HUỲNH VĂN NGÀY và GĐ đang ở tại Vietnam

Chúng tôi vô cùng đau đớn báo tin :

Thầy Phạm Ngọc Đảnh, nguyên giáo sư Triết và Đức ngữ trường Trung Học Petrus Ký vừa từ trần lúc 18g30 (giờ VN) ngày 12-3-2011 tại Sydney sau cơn đột quỵ (đang dự với hội Ái Hữu Bến tre).

Chung ta mất đi một người bạn,một người Thầy Petrus Ký mà các cựu học sinh Petrus Ký trong cũng như ngoài nước đều kính yêu !

Xin chia buồn cùng gia quyến Thầy Phạm Ngọc Đảnh và cầu chúc hương hồn Thầy sớm tiêu diêu nơi miền cực lạc.

Xin kính báo

Trần Thành Minh

Chúng tôi vừa nhận được thông báo hung tín:

Thày PHẠM NGỌC ĐẢNH

Nguyên Giáo sư Triết & Đức NgữTrường Trung Học Petrus Trương Vĩnh Ký

qua đời ngày 12 tháng 3, năm 2011 tại Úc Châu.

Page 34: Báo Diễn Đàn 32

- Diễn Đàn Petrus Ký Âu châu số 32/2011 - 34 -

Cám ơn Hội Ái Hữu Petrus Ký Âu Châu đã thông báo.

Xin chuyễn tiếp tin buồn này đến quý vị giáo sư, quý bạn đồng môn Petrus Ký miền Đông Hoa Kỳ.

Thành kính phân ưu cùng tang quyến và xin kính cẩn nghiêng mình trước sự ra đi của Thày Phạm Ngọc Đảnh về cõi vĩnh hằng .

Paul Vân

Cám ơn BCH đã cho biết hung tin này .

Phong ơi, mới nghe chị Mai khoe gặp thầey Đañh ở Cali, tóc bạc phơ nhớ tới ba chị ấy . Ai dè trên đường du lịch thăm con gái ở Úc lại ra đi đột ngột như thế .

Cho Trung & Huyền gửi lời chia buồn tới Phong và toàn thể gia đình trước hung tin này .

Huyền & Trung

12. 03. 2011

Kính gởi

Ban Chấp Hành Hội Ái Hưử Pétrus Ký - Âu Châu

Nhận được tin buồn Thầy Pham Ngọc Đảnh đã vĩnh viển ra đi,

Thành Thật chia buồn với Cô và gia đinh Anh Hội Trưởng Phạm Quốc Phong.

Cầu mong Thầy sớm về cõi Phật

Tôn Thất Hứa

Oh no !!!

Xin cho Email mới của Anh Ưu ở Sydney

Thuy

Thành kính phân ưu,

Nhận được tin buồn

Giáo sư : PHẠM NGỌC ĐẢNH

vừa qua đời tại Sidney, Úc châu.

Cựu du học sinh tại Gẻmany, cựu giáo sư Đức ngữ tại trường trung học Petrus Ký và là anh rễ của bạn đồng lớp Nguyễn Văn Ưu.

Xin trân trọng và thành kính chia buồn với gia đình thầy Phạm Ngọc Đảnh và bạn đồng môn Nguyễn Văn Ưu và gia đình.

Trân trọng nguyện cầu cho hương hồn thầy Phạm Ngọc Đảnh sớm được về cõi Niết Bàn.

Trân trọng và thành kính phân ưu.

Nguyen vo Tiep & Gia Dinh /Petrus Ky khoá 65

Một tin đau buồn vô cùng.

Ngon

Thành thật chia buồn với các bạn Pétrus Ký.

Tôi không phải là học trò Pétus Ký, tôi cũng không quen biết người đã khuất nhưng tôi biết một điều là phải có những người thầy tử tế mới có một lớp học trò Pétrus Ký tử tế mà tôi đã có dịp gặp trên đường đời.

Page 35: Báo Diễn Đàn 32

- Diễn Đàn Petrus Ký Âu châu số 32/2011 - 35 -

Thầy không còn nữa nhưng tôi hy vọng chính các bạn sẽ là những người thầy của con em các bạn để đào tạo nên lớp đàn em sống với tinh thần như những gì người thầy thân yêu của các bạn đã truyền dậy.

Gửi về Úc một chút ngậm ngùi.

Một người bạn bên cạnh các bạn.Quản Mỹ Lan

Toulouse - France

kính gửi: Ban chấp hành hahpk

Vô cùng xúc động trước tin giáo sư Phạm ngọc Đảnh từ trần

xin chia buồn cùng tất cả các bạn trong hội và nguyện cầu hương linh người quá vãng sớm vãng sanh tịnh độ.

vu ngoc yen

Chia buồnVô cùng thương tiếc

Được tin Bác mất như sét đánh ngang tai!!!

Xin chia buồn cùng gia quyến,

Cầu chúc cho Bác sớm được về cỏi Niết Bàn

Ông già "Ba Tri" ơi , bây giờ về VPH không con gặp mặt ông già Ba Tri nữa rồi.

Thầy ơi, Thầy đã ra đi vĩnh viễn rồi, không còn có cơ hội ngồi nghe Thầy giảng dạy nữa rồi...

Vẫn biết rằng đời là VÔ THỪƠNG, nhưng mà buồn vẫn buồn

Xin chào vĩnh biệt BÁC, THẦY, xin vĩnh biệt "ÔNG GIÀ BA TRI"

Xin ban chấp hành chuyển lời phân ưu đến thân nhân của thầy.Cầu chúc hương hồn thầy được sớm tiêu diêu nơi miền cực lạc.

Thân ái.Hoang Dong Hai.

Trước tin buồn lớn lao này, Dũng xin chia buồn với hội Petrus Ký Châu Âu cùng Anh Phong và Gia đình.

Luu anh Dung

Thành kính phân ưu,Thật buồn và cũng là một mất mát lớn lao khi nhận được tin

Thầy Phạm Ngọc Đãnh, giáo sư Triết & Đức Ngữ

vừa từ trần ngày 12.03.2011 tại Sydney / Úc, hưởng thọ 75 tuổi

Chúng tôi, chúng con xin thành kính chia buồn cùng cô, gia đình Phong-Nga và toàn thể tang gia.

Kính nguyện cầu cho linh hồn thầy sớm tiêu diêu miền cực lạc.

Thành kính phân ưu,

Dong-Nghi ,Bat va gd

Page 36: Báo Diễn Đàn 32

- Diễn Đàn Petrus Ký Âu châu số 32/2011 - 36 -

Kính thưa Quí Anh em Pétrus Ký,Được tin thày Đảnh mất chúng tôi xin chia buồn cùng đại gia đình Pétrus Ký, và thành kính chia buồn cùng tang quyến , Cô và mấy em.

Xin cầu nguyện Linh thức của thày được tái sanh cõi Tịnh Độ để tiếp tục tiến tu cho đến nơi giải thoát.

Nguyễn tối Thiện

Chị Đảnh kính mến,

Trưa nay, tin anh Đảnh ra đi đột ngột đã đến với chúng tôi quá bất ngờ. Chúng tôi bàng hoàng sửng sốt đến nổi không cầm được nước mắt. Vẫn biết lẻ tử sinh của kiếp người là thường tình, nhưng sự ra đi của anh đã để lại bao nhiêu tiếc thương cho gia đình, cho anh em bạn bè đồng nghiệp và cho đám học trò của trường Petrus Ký.

Chị Đảnh kính,

Giờ nầy chị và các cháu đang đau buồn trước sự chia ly với người quá cố. Chúng tôi không biết gì hơn là thành kính chia xẻ niềm thương đau cùng chị và tang quyến và nguyện cầu hương linh anh Phạm Ngọc Đảnh sớm về miền cực lạc.

Kính,

Vợ chồng Hồ Văn Thái

Hội Petrus Trương Vĩnh Ký - Miền Đông Hoa Kỳ thành thật chia buồn với anh Phạm Quốc Phong cùng toàn thể tang quyến

Trời ơi, thật là đau buồn khi nghe tin Thầy Đảnh mất. Ái Thanh không ngờ kỳ Đại hội năm 2010

vừa rồi lại là lần cuối cùng được gặp Thầy, lần vừa rồi AT được nói chuyện rất lâu với Thầy...

Xin cầu mong cho hương hồn Thầy sớm siêu thoát và an lành! Cho AT được gửi lời chia buồn đến gia đình của Thầy!

Thân mến!

ca sĩ Ái Thanh

Phong mến, Vừa nhận được tin buồn về sự ra đi đột ngột của Thầy Đảnh,

Chân thành chia sẻ nỗi đau đớn và sự lo lắng của Phong trong lúc này;

Chị đã mất Mẹ tháng 7 vừa qua...bàng hoàng và cô đơn kinh khủng lắm....dù chung quanh, có anh chị em, có họ hàng ...cũng vẫn cô đơn thắm thía...!

Cầu mong Phong được đầy đủ can đảm, nghị lực để lo Tang Lễ cho Thầy.

Quý mến,

Thnga.

Rất đau lòng nghe tin GS Phạm Ngọc Đảnh khả kính đã từ giã trần gian, tôi xin gửi lời chia buồn cùng chị Hà, em Phong cùng tang quyến. Cầu mong linh hồn anh Đảnh sớm tiêu diêu nơi cõi Vĩnh Hằng. Thành kính phân ưu.

Trầm Vân ( Võ Văn Vạn)

Xin chuyển tiếp các ACE tin buồn Thầy Phạm Ngọc Đãnh

Page 37: Báo Diễn Đàn 32

- Diễn Đàn Petrus Ký Âu châu số 32/2011 - 37 -

vừa từ trần ngày 12.03.2011, cách đây vài giờ tại Sydney / Úc, hưởng thọ 75 tuổi.

Thầy Phạm Ngọc Đãnh là

- thân phụ anh Phạm Quốc Phong (thành viên của ban điều hành mở rộng, trưởng ban kỹ thuật cho các hội Tết của Hội Văn Hóa Việt-Nam 2000 trong những năm gần đây)

- nhạc phụ chị Kiều-Nga (cô giáo lớp 3)

- ông nội của em Phương-Uyên (học sinh lớp 3) và em Tịnh-Như (học sinh lớp 1)

của trường chúng ta.

ACE nào đã tham dự trại Ronneburg năm 2002 & 2003 chắc còn nhớ những bài nói chuyện dí dỏm, lôi cuốn của thầy Đãnh về tiếng Việt. Cũng như không thể quên được sự hiện diện hổ trợ của thầy cho việc làm của chúng ta trong bao nhiêu hội Tết của chúng ta.

Thay mặt ban điều hành Hội Văn Hóa Việt-Nam2000 tại Frankfurt và vùng phụ cận cũng như ban giám hiệu và toàn thể học sinh & phụ huynh trường Việt Ngữ Frankfurt&Offenbach, chúng tôi xin chân thành chia buờn cùng gia đình anh Phong & chị Kiều-Nga cùng toàn thể tang quyến.

Sự ra đi quá sớm của thầy, chắc chắn để lại một khoảng trống không thể lấp đầy, không chỉ cho gia đình anh Phong chị Nga cùng tang quyến, mà còn cho chúng ta, những người cố gắng đóng góp khả năng nhỏ bé của chúng ta trong việc lưu truyền nền văn hóa tổ tiên chúng ta.

Nguyện cầu hương linh thầy Phạm Ngọc Đãnh sớm siêu thoát trên cõi vĩnh hằng!

Nguyện cầu Trời Phật, Thượng Đế phù hộ, ủi an, trợ giúp gia đình anh Phong chị Nga cùng tang quyến trong lúc đau thương này.

Thành kính phân ưu

Hội Văn Hóa Việt-Nam 2000 tại Frankfurt và vùng phụ cận

Kính thưa các thầy cô và anh em Petrus Ký, thầy Phạm Ngọc Đảnh thân yêu của bọn mình vừa qua đời tại Sydney.

Đây là một cái tin rất bất ngờ đến với em hôm nay vì một vài tuần trước thầy Đảnh còn gọi cho em về việc người em trai của thầy đang bạo bệnh tại San Jose.

Em đã liên lạc với Phạm Quốcc Phong nhưng không được, có thể Phong và gia đình trên đường qua Sydney.

Cô Hạnh, con gái của thầy Đảnh, if you got this message, please advise.

Anh Sơn gọi cho Phong, cho cô 6 Xuân (cô của Phong) rồi cho Tú (em họ của Phong), không gặp một ai. Anh Sơn gọi qua Đức cho Lê Trung Trực, cũng không gặp, đành phải gọi về nhà anh Huỳnh Hiếu Thảo. Đây là lần đầu tiên anh Sơn gọi thăm anh Thảo và được hầu chuyện với chị Thu Phong vì anh Thảo đang đi business trip. Rồi anh Sơn gọi cho anh Trần văn Nam, hội trưởng hội Ái Hữu PKý Bắc California để thông báo với hội anh em PKý Bắc California và gởi tin buồn đến tất cả thầy cô và bạn bè PKý tại hải ngoại.

Vài tuần trước, thầy Đảnh còn gọi cho anh Sơn 2 lần từ Nam California về chuyện sức khoẻ của chú Hoàng, em trai của thầy, và anh Sơn đã vui khi cho thầy hay tin sức khoẻ của chú có mòi tiến triển thì bây giờ chính thầy Đảnh lại ra đi.

Các ông thầy thân yêu của anh Sơn như những chiếc lá từng chiếc rời cành.

Khi anh Sơn nghe tin, người mà anh Sơn lo nhất là cô Thu Hà (mẹ của em) và Hạnh, con gái út của thầy cô tại Sydney.

Thôi, anh Sơn chỉ muốn chia buồn với các em và tất cả mọi người trong gia đình. Không biết anh Sơn có đũ can đảm về ngồi trên bàn viết để đánh máy vài dòng về thầy Đảnh hay không nữa.

Nguyễn Ngọc Sơn

Page 38: Báo Diễn Đàn 32

- Diễn Đàn Petrus Ký Âu châu số 32/2011 - 38 -

Phong, Trực và Ban Chấp Hành Hội Petrus Ký ,Nhận được hung tín nầy, tôi vô cùng sửng sốt. Thật là đau buồn cho Tập Thể Petrus Ky và riêng cho cá nhân tôi. Từ ngày thầy Đảnh và tôi gặp nhau trên đất tạm dung nầy, chúng tôi xem nhau như anh em và luôn sánh vai trong mỗi kỳ Đại Hội Patrus Ký.

Tôi xin chia sẻ niềm tiếc thương cùng gia đình thầy Đảnh và Tập Thể Petrus Ky.

Nguyện cầu Hương Linh Thầy Phạm Ngọc Đảnh sơm tiêu diêu miền Cực Lạc.

Thầy Hồ Văn Thái và gia đình

Thật sững sờ khi nhận được tin này. Xin chia buồn cùng cô Hà và gia đình Phong cũng như toàn thể các hội Petrus Ký trên thế giới. Cầu chúc Thầy vãng sinh miền cực lạc .

nmchau

Nhận tin đột ngột sự ra đi của Thầy Đảnh, sự mất mát lớn lao cho gia quyến Thầy Đảnh nói riêng và các cựu học sinh Petrus Ký cũng như Cộng Đồng Người Việt Tị Nạn noí chung.

Tôi Phi-Bằng cùng gia đình Thành Kính Phân Ưu đến Đại Gia Đình cựu học sinh Petrus Ký, kình nhờ các anh chuyễn lời Phân Ưu đến gia quyến Thấy và cầu nguyện Hương Hồn Thầy sớm tiêu diêu nơi miền Cựu Lạc.

Thành KínhCVA Phi-Bằng và gia đình

Thưa các bạn,Gia đình chúng tôi xin thành thực chia buồn cùng BCH và các bạn đã mất đi một người thày đáng kính mến. Riêng cá nhân tôi không được may mắn làm học trò thày, nhưng chính thày đã dậy dỗ và khuyến khích tôi rất nhiều trên đường đời từ khi hội ngộ cùng thày và cô Thu Hà tại Đức.

Xin BCH và các bạn cho phép tôi và gia đình cùng chia sẽ nỗi đau thương mất mát lớn lao này mà tôi xem đây cũng là cái tang một người thày của tôi.

Kính chàoNguyễn Hữu Huấn

Hamburg

Thân gởi BCH Hội Ai Hữu Petruský / Âu châu,Được tin đau buồn, Thầy Đảnh bất ngờ ra đi đột ngột.

Từ nay trong Đại hội Petruský Âu châu vắng đi một người Thầy chân tình vui vẻ, được các học sinh Petruský mến trọng yêu thương.

Trung Tâm Việt Nam Hannover chia buồn cùng quý Hội và gia đình Thầy Phạm Ngọc Đảnh. Kính chúc hương hồn Thầy Đảnh an nghĩ ngàn thu.

Trung Tâm VN HannoverT.M. Lâm Đăng Châu

Check mail thiệt không ngờ Bác Đảnh ra đi đột ngột. Trâm đã cho Ba Má (vì Dì Hà bà con bên Má Trâm), cám ơn các anh báo tin.

Chờ Dì Hà về tới Đức rồi Ba Má Trâm sẽ liên lạc.

Cầu nguyện hương linh Bác Đảnh bình yên nơi cõi Vĩnh Hằng.

Vô cùng thương tiếc.

Page 39: Báo Diễn Đàn 32

- Diễn Đàn Petrus Ký Âu châu số 32/2011 - 39 -

Trần Thị Thu Trâm

Năm 2010, Thanh Hương có dịp qua Đức dự Đại Hội Petrus Ký và có nghe thầy Đảnh kể lại vài câu chuyện xưa mà thầy đã trải qua sau năm 1975

Cũng chính dịp đó mà quen với anh Thụy T3SN nhà mình bi giờ, anh Minh Châu cũng cho coi lại kỷ niệm lớp của anh thời gian anh còn học tại trường trước khi đi du học.

Tưởng rằng sẽ còn có dịp gặp lại thầy năm nay hay những năm sau này nữa, vì tuy thầy chống gậy, nhưng sức khỏe cũng có vẻ bình thường

Vợ thầy là cô Thu Hà cũng rất dễ mến, cô rất vui vẻ gặp cô học trò ở dưới mái trường xưa

tuy Thanh Hương chưa bao giờ học với cô 1 giờ học nào, nhưng tình thân đó như cộng với tình đồng bào xa xứ, nó làm cho cô và Thanh Hương thật gần nhau.

Gửi các bạn Youtube CR thực hiện cho chuyến đi họp năm vừa qua, trong đó có cả hình anh Thuỵ, anh Châu nhà mình từ thời còn cấp sách đến trường, gọi là tiển đưa thầy về với tổ tiên

h t t p : / / w w w . y o u t u b e . c o m / w a t c h ?v=G51yPIKVSPg

Hôm nay Thanh Hương có phone cho thầy Huỳnh Văn Lắm và được biết thêm là thầy đang ở Úc để thăm con gái của thầy ... thôi thì là số mệnh

Thanh thật chia buồn với gia đình cô Thu HàThanh Hương

Đại tang cho Hội Ái Hữu Petrus Trương Vĩnh Ký / Âu-Châu

Thầy Phạm Ngọc Đảnh, pháp danh Trực Ngộ

Linh hồn của Hội Petrus Ký / Âu-Châu

Người đã khởi xướng thành lập Hội, là ngọn đuốc tiên phuông soi sáng con đường cho Hội,

hướng dẫn tinh thần Hội trong suốt thời gian 17 năm từ 1994 đến nay, lo lắng nâng đở từng người khi gặp khó khăn trong mọi vấn đề.

Thầy là 1 nhà giáo khả kính, tận tâm được mọi người từ đồng nghiệp đến học trò kính nể thương yêu.

Là 1 nhà giáo can trường, không quỳ lụy sợ hãi trước 1 áp lực nào từ ngay khi còn ở trong nước và là người mở rộng cửa Chùa Linh Thứu / Bá Linh, điều động, giúp đở hàng trăm các Anh Chị Em từ Đông Đức chạy sang, khi bức tường Bá Linh sụp đổ.

Ngày 12.03.2011 Thầy Phạm Ngọc Đảnh đã vĩnh viễn ra đi trong chuyến đi Sydney / Úc thăm con gái út, Thầy bỏ lại cho Hội 1 khoãng trống rộng lớn.

Hội Ái Hữu Petrus Ký / Âu Châu bàng hoàng đau đớn !.

Một sự mất mát vô ngần.

Một đại tang cho Hội nhà.

Ban Chấp Hành Hội Ái Hữu Cựu Học Sinh Petrus Trương Vĩnh Ký / Âu-Châu nguyện cầu hương linh của Thầy sớm về miền Tịnh Độ, nguyện tiếp tục con đường Thầy đã vạch sẳn, nêu theo gương sáng của Thầy.

Hội Ái Hữu Petrus Trương Vĩnh Ký / Âu-Châu.

Các Thầy Cô, Anh Chị bên Paris thân,

Ban Chấp Hành HAHPK/AC xin thông báo,

Chủ Nhật tuần nầy, 20.03. 2011, từ 10:30 đến 11:30 giờ, Thầy Phạm Xuân Ái, Thầy Nguyễn Thanh Lương có tổ chức lể cầu siêu cho Thầy Đảnh tại chùa Khánh Anh.

Địa chỉ : Pagode Khanh Anh - 14 avenue Henri Barbusse - 92220 Bagneux - France.

Rất mong Thân Hữu, Học Trò Petrus Ký đến tham dự đông đảo cùng cầu siêu cho Thầy.

Nhờ các Anh Chị chuyển tiếp cho bạn bè bên Paris. Mến. Trực

Page 40: Báo Diễn Đàn 32

- Diễn Đàn Petrus Ký Âu châu số 32/2011 - 40 -

Kính BCH Pétrus Ký,

Xin gởi lại Phân Ưu được cập nhật với tin tức mới trên Cáo Phó của Pký.

Ban Ðiều hành GLAC sẽ có mặt trong buổi lễ Cầu Siêu cùng với quý vị Giáo Sư GL tại Chùa Khánh Anh.

Kính mến ,

BDH GLAC

Gởi các bạn Điếu Văn nhóm học trò tiếng Đức Thầy Đảnh. Điếu văn sẽ được bạn Phan Chi Hiệp đọc thay cho chúng ta trong lễ an táng Thầy ở Sydney sáng ngày Thứ Bảy 19 tháng 3, 2011 ( ngày giờ ở Sydney, Australia ).

H.

Bạn bè Petrus Ky 62-69 thân mến,Một buổi lễ Tưởng Niệm và Cầu Siêu cho Thầy Phạm Ngọc Đảnh đã được tổ chức ngày 20-3-2011 tại Little Saigon miền Nam California USA, tại phòng họp của “Lăng Ông Lê Văn Duyệt” Foundation. Nhóm Thân Hữu Petrus Ký 92-69 ở Quận Cam thì có Phạm văn Hai, Trương Ngọc Báu, Bùi Đức Nhượng, Lâm Sơn, và Khiết đến tham dự, các nhóm khác như anh em trong Hội Ái Hữu Petrus Ký Miền Nam California và các thân hửu của Thầy ở miền này.

Sau đây là một phần video clip mà Hai đại diện anh em Petrus Ký 62-69 lên kể lại những kỷ niệm của nhóm với thầy Phạm Ngọc Đảnh.

http://www.youtube.com/watch?v=ZUulQ6Qbd7Y

Trương Ngọc Báu

Thông Báo

Kính mời quý bà con cô bác, anh chị em đến tham dự lễ cầu siêu cho thầy Phạm Ngọc Đảnh sẽ diễn ra tại Little Saigon, Orange County, miền Nam California.

Lễ Cầu Siêu tại Địa Điểm:

Lê Văn Duyệt Foundation15361 Brookhurst St. Ste 207

Westminster, CA 92683

vào 2PM, Chủ Nhật, 20/03/2011.

Phân ƯuNhận được tin buồn:

Giáo Sư PHẠM NGỌC ĐẢNHPháp Danh: TRỰC NGỘ Sinh ngày 25 tháng 04 năm 1936,(nhằm 05 tháng 03 năm Bính Tý) tại Bến Tre,

Cựu Giáo Sư Triết và Đức Ngữ tại các trường Trung Học Petrus Trương Vĩnh Ký, Chu Văn An, Gia Long, Trưng Vương, và Đại Học Vạn Hạnh, Sài Gòn.

Đã Thất Lộc lúc 10 giờ 35 tối (tức 6 giờ 35 chiều, giờ VN), ngày 12 tháng 03 năm 2011 ( nhằm ngày 08 tháng 02 năm Tân Mão) tại Bịnh Viện Liverpool – Sydney, Úc Châu.

Hưởng thọ 76 tuổi

Chúng tôi thành thật chia buồn cùng chị Phạm Ngọc Đảnh cùng các cháu và tang quyến, nguyện cầu hương linh anh sớm siêu thoát.

Đồng nghiệp:

Giáo sư : Nguyễn Thanh Liêm, Đào Khánh Thọ, Nguyễn Trung Quân, Nguyễn Thành Long, Nguyễn Văn Ngàn, Huỳnh Trung Nghĩa, Lý Di , Dương Minh Kính, Hồ văn Thái (Đức), Phạm

Page 41: Báo Diễn Đàn 32

- Diễn Đàn Petrus Ký Âu châu số 32/2011 - 41 -

Xuân Ái (Pháp), Nguyễn Thanh Lương (Pháp), Võ Hoài Nam(Pháp), Dương Ngọc Sum, Trần Thành Minh, Phạm Thị Nhung, Võ Thị Ngọc Dung, Trần Ngọc Thái, Lê Văn Đặng, Nguyễn Hữu Phước, Nguyễn Sĩ Thân, Đỗ Quang Vinh, Trần Văn Nhơn, Mrs. Nguyễn Thanh Thuỳ Linh, Nguyễn Thanh Bửu Lâm

Đồng Thành Kính Phân Ưu

Chia Buồn

Trước hung tin GS Phạm Ngọc Đảnh, thân phụ của anh Phạm Quốc Phong (Đức Quốc), đã ra đi, chúng tôi những anh chị em cựu học sinh Petrus Ký thuộc những khóa trước và sau năm 1975, cùng các bằng hữu đã từng theo học GS Phạm Ngọc Đảnh chân thành gởi lời chia buồn đến anh Quốc Phong và thân bằng quyến thuộc.

Cầu nguyện hương linh Giáo sư Phạm Ngọc Đảnh được sớm vãng sanh cõi Phật quốc.

Nguyễn Minh Châu (Sói Biển SJ), Trần Văn Thuần, Phan Tấn Ngưu, Mai Thanh Truyết, Trần Văn Đạt, Quách Vĩnh Thiện, Phạm Gia Cổn, Trần Quang Hải, Trần Quang Minh, Trần Văn Nam, Lâm Mỹ Hoàng Anh, Frank Phạm, Nguyễn Lý Sáng, Nguyễn Tri Phương, Nguyễn Minh Châu (Paris), Nguyễn Paul Vân, Hồ Văn Phượng, Phan Anh Dũng, Trần Dân Hoàng, Lê Trung Trực, Trần Gia Bình, Chánh Kunz, Đặng Thành Danh, Lã Anh Dũng, Hồ Lịch, Phạm Ngọc Sơn, Phạm Ngọc Lan, Phạm Ngọc Dung, Phạm Ngọc Mai, Dương Anh Dũng, Châu Lâm Đặng, Nguyễn Trung Kiên, Miên Thụy, Chu Quốc Hưng, Phan Tấn Đạt, Nguyễn Ngọc Linh, Tôn Tường Vũ, Võ Quang Đạt, Nguyễn Tấn Pháp, Nguyễn Xuân Hương, Lê Thành Lân, Lê Thương, Đàm Quang Trung, Đỗ Tiến Dzũng, Trương Ngọc Báu, Lê Đình Minh, Châu Ngọc Hiệp, Phạm Giang Trung, Quách Đại, Trần Minh Thành, Khưu Hồng Hải, Nguyễn Quí Định, Lê Anh Dũng, Lý Văn Quý, Đỗ Trọng Thái, Dương Chí Dũng, Thái Đắc Chánh, Đặng Anh Tuấn, Dương Văn, Phạm Xuân Phương, Phạm Xuân Dung, Carole Phan Thanh Hương, Annie Nguyễn Ngọc Ẩn, Trang Sĩ Phước, Trần Việt

Hải, cùng Hội Ái Hữu Petrus Ký Âu Châu, Hội Ái Hữu Petrus Ký Úc Châu, Hội Ái Hữu Petrus Ký Đông Bắc Hoa Kỳ, Hội Ái Hữu Petrus Ký Bắc California, Hội Ái Hữu Petrus Ký Nam California, các cựu học sinh Petrus Ký tại Canada, Nhật Bản và Việt Nam.

Đồng Thành Kính Phân Ưu

Phân Ưu Được tin GS Phạm Ngọc Đảnh, anh rể của nghệ sĩ Nguyễn Văn Ưu (Úc châu), đồng sáng lập viên forum Tình Nghệ Sĩ, đã qua đời tại Sydney, chúng tôi những anh chị em thành viên sáng lập và điều hành các diễn đàn liên hợp: Tình Nghệ Sĩ, Câu Lạc Bộ Tình Nghệ Sĩ, Đồng Nai Cưu Long, Từ Cánh Đồng Mây, Tin Văn Nghệ Sĩ, Câu Lạc Bộ Văn Nghệ, Văn Đàn Mây Ngàn, Văn Đàn Vàm Cỏ Đông, Đời Sống Vui,... chân thành gởi lời phân ưu đến anh Nguyễn Văn Ưu cùng tang quyến.

Chúng tôi nguyện xin hương linh Giáo sư Phạm Ngọc Đảnh được an giấc ngàn thu và an lạc nơi cõi vĩnh hằng.

Sáng lập viên cùng nhân sự trong các ban điều hành các diễn đàn liên hợp:

Trần Quang Hải, Lã Anh Dũng, Phan Đình Minh, Mai Thanh Truyết, Cao Minh Hưng, Minh Tuấn, Lý Tòng Tôn, Phạm Ngọc Mai, Cát Biển Nguyễn Sáng, Phan Ni Tấn, Mùi Quý Bồng, Lê Thúy Vinh, Nguyễn Cao Thăng, Trần Trọng Nhân và Trần Việt Hải.

Đồng Thành Kính Phân Ưu

Paris Cầu Siêu

Xin thông báo cho các bạn ở Paris và vùng phụ cận, nhị vị giáo sư Phạm Xuân Ái và Nguyễn Thanh Lương sẽ tổ chức buổi lễ cầu siêu cho thầy Phạm Ngọc Đảnh diễn ra:

vào ngày chủ nhật 19/3 lúc 11h30 tại chùa Khánh Anh

14 Avenue Henri Barbusse

Page 42: Báo Diễn Đàn 32

- Diễn Đàn Petrus Ký Âu châu số 32/2011 - 42 -

92220 Bagneux, Pháp.

Phạm Xuân Ngọc Dung - PK80 C3/C4

Nam Cali Cầu Siêu

Một buổi lễ tưởng niệm và cầu siêu cho Thầy Phạm Ngọc Đảnh sẽ do Thầy Nguyễn Thanh Liêm, các Thầy Cô Petrus Ký và nhóm học trò Thầy Đảnh tổ chức tại Little Saigon vào lúc 2g00 chiều ngày Chủ Nhật 20 tháng 3 năm 2011.

Địa Điểm:

Lê Văn Duyệt Foundation

15361 Brookhurst St. Ste 207

Westminster, CA 92683

Mong tất cả những học trò và bạn hữu của Thầy đến tham dự đông đủ.

Trương Ngọc Báu

(Người soạn và post: VHLA) Ref. Links:

http://www.petruskylhp.org/ http://www.petrus-tvk.com/

ThayPhamNgocDanh/CaoPho.html

Kính thưa gia đình và thân hữu, Kính thưa Chú Minh (Trần Thành Minh) và Chú Hồ Hoàng Minh,

Con gửi Email của Hạnh bên dưới. Con sẽ liên lạc với Chú Hồ Hoàng Minh để đón Mẹ trưa thứ 7 TSN

Con có quên ai nhờ Cô Bác Chú Thiếm Anh Chị thông báo dùm.

Nhà sẽ đưa Mẹ đi thẳng về Bến Tre để cúng thất ngày Chủ Nhật:

Địa chỉ là Ấp Long Thành, Xã Giao Long, Tỉnh Bến Tre

Qua Cầu Rạch Miễu, quẹo trái, đi hướng Bình Đại

Đến Cảng Giao Long, Giao Long Port, quẹo trái và đi chừng 1 km, hỏi PHẠM TÔNG TỪ ĐƯỜNG, sx có bảng chỉ dẫn

Con chưa có thời gian chính xác, Con xin phép sẽ thông báo sau

Kính thư, Phú Phạm

Con kính thăm Ton Ton, Tata, Bác Sum, Chú Nhơn (Trang) voi Email này, Phú

Kính Thầy Pháp Ấn,

Xin phép Thầy trong buổi lể Cầu Siêu cho Thầy Phạm Ngọc Đãnh vào ngày Chủ Nhật 27.03, Chúng con, đại diện Hội Ái Hữu Petrus Ký / AC và là học trò của Thầy Đảnh, xin được phép đọc bài Văn Tế trong khoảng từ 4 đến 5 phút.Chúng con xin gởi trước bài Văn Tế nầy qua EMail nầy để Thầy tường lãm.

Chúng con cám ơn Thầy

Ban Chấp Hành HAHPK/AC

Kính thưa quý bác, quý anh chị và quý thân hữu,Đại chúng Viện Phật Học Ứng Dụng Âu Châu kính mời quý bác, quý anh chị, quý thânhữu đến tham dự ngày quán niệm và làm lễ cầu siêu cho thầy Phạm Ngọc Đảnh vào ngày Chủ Nhật 27. 03.2011 lúc 9 giờ sáng.Kính mời quý bác, quý anh chị và quý vị thân hữu tham du buoi ngoi thien va nghe phap thoai để hồi hướng công đức tu tập của mình cho Thầy Đảnh và đồng thời tưởng nhớ sự nghiệp giảng dạy và hoằng pháp cho của thầy Đảnh.Để lễ hộ niệm được chu đáo va thanh ti.nh kính xin quý bác, quý anh chị, quý vị thân hữu den dung 9giờ sáng.Chúng con kính gửi kèm theo đây chương trình ngày quán niệm:Kính chúc quý bác, quý anh chị và quý vị thân

Page 43: Báo Diễn Đàn 32

- Diễn Đàn Petrus Ký Âu châu số 32/2011 - 43 -

hữu luôn có nhiều bình an và hạnhphúc.

CHƯƠNG TRÌNH LỄ CẦU SIÊU HỘ NIỆMCHO THẦY PHẠM NGỌC ĐẢNH 9:00 Ngồi Thiền – Pháp Thoại (Thầy Pháp Ấn)- Lễ Cầu Siêu12:30 Ăn trưa15:00 Tưởng Niệm và Chia Sẻ Những Kỷ Niệm Đẹp Với Thầy Phạm Ngọc Đảnh

European Institute of Applied BuddhismEuropäisches Institut für Angewandten

Buddhismus,Schaumburgweg 3,D-51545 Waldbröl

www.eiab.eu [email protected]

+49 (0) 2291 9071373

Các anh, các chị, các bạn thân mếnBuổi lễ dành cho thầy Đảnh tổ chức ở Phật Học Viện chủ nhật tới sẽ được bắt đầu lúc 9 giờ sáng.

Tường được tin từ Trung Tâm xác định giờ bắt đầu buổi lễ là CHÍN giờ sáng.

Xin chuyển tiếp đến quí vị tin từ Trung Tâm và nếu cần xin chuyển tiếp thư này đến người quen.

Thân mến

Bùi Hữu Tường

Mời các bạn vào trang web http://www.petruskylhp.org xem hình ảnh và tường thuật lễ tưởng niệm Thầy Phạm Ngọc Đảnh tại Chùa Xá Lợi ngày 19-3-2011.Cám ơn các bạn.

TTMinh

Tapez pour saisir le texte

Page 44: Báo Diễn Đàn 32

- Diễn Đàn Petrus Ký Âu châu số 32/2011 - 44 -

Năm nay tôi 80 tuổi . Vợ tôi thường nói với mấy con :« Ông bà mình nói người già hay sanh tật, đúng quá ! Bây coi : ba bây bây giờ sáng nào uống cà phê xong cũng lại đứng trước tấm lịch tháng treo ở phòng khách, nhìn trầm ngâm một chút rồi lấy bút gạch tréo ô vuông đề ngày hôm qua ! Chi vậy hổng biết ? Hỏi ổng thì ổng nói gạch để nhớ rằng đến ngày nầy tháng nầy mình vẫn còn trôi sông lạc chợ ! Trời đất ! Định cư ở Pháp từ hơn ba mươi năm chớ phải mới đây đâu mà đi gạch lịch từng ngày ! Ổng còn nói gạch để coi chừng nào mình mới thôi gạch để về lại Việt Nam… »

Câu nói của tôi là sự thật nhưng vì vợ tôi không hiểu nên cho là tôi già sanh tật ! Làm sao giải thích được mỗi lần tôi gạch tréo một ngày như vậy tôi có cảm tưởng như là tôi vừa nhích lại gần quê hương một chút - một chút thôi - đủ để nuôi

hy vọng thấy một ngày nào đó mình vẫn còn sống mà trở về…

Sáng nay, cũng giống như mọi ngày, tôi cầm bút gạch tréo ô vuông ngày hôm qua. Ô vuông ngày hôm nay đập vào mắt tôi làm tôi giật mình : ngày nầy, năm 1975 ! Tôi bỗng nhớ ra, nhớ rõ, những gì đã xảy ra ngày đó, nhớ như in. Rồi sợ « cái ngày đó » nó vuột khỏi ký ức vốn đã quá hao mòn của tuổi già , tôi vội vã lấy giấy bút ghi lại…

* * *

…Hồi thời trước 75, tôi làm việc cho một hãng dầu ở Việt Nam, phụ trách nhập cảng xăng dầu từ Singapore vào kho dầu Nhà Bè để cung ứng cho thị trường dân sự và quân sự miền nam Việt Nam. Vì trong xứ có giặc nên thị trường quân sự chiếm 60%, trong đó xăng máy bay dẫn đầu. Các

Ngaøy naày,naêm 1975...

Ngaøy naày,naêm 1975...

Tieåu Töû

Page 45: Báo Diễn Đàn 32

- Diễn Đàn Petrus Ký Âu châu số 32/2011 - 45 -

bạn tôi trong quân đội giải thích cho tôi biết rằng ở chiến trường miền nam sự yểm trợ của không lực là quan trọng nhứt. Do đó, tôi luôn luôn theo dõi sát tình hình dự trữ xăng máy bay ở các kho dầu miền nam, từ kho Nại Hiên Đà Nẵng dẫn xuống kho Cần Thơ thông qua kho lớn ở Nhà Bè…

Vào cuối tháng 3 năm 1975, sau lịnh triệt thoái cao nguyên, tình hình quân sự trở nên ồ ạt. Sợ trở tay không kịp, tôi còm-măng Singapore một tàu xăng máy bay. Hay tin nầy, hãng bảo hiểm có hợp đồng với hãng dầu tôi làm việc đánh điện phản đối, không cho tàu dầu qua Việt Nam viện cớ tình hình bất ổn. Đánh điện qua, đánh điện lại, cù cưa cả tuần họ mới bằng lòng cho tàu dầu qua, với điều kiện phải có hộ tống của Navy Mỹ họ mới cho tàu vào sông Sàigòn để cập kho Nhà Bè !

Tôi báo cáo với ban giám đốc vì lúc đó ở kho lớn Nhà Bè trữ lượng xăng máy bay chỉ còn đủ có bày ngày tác chiến của không quân. Ban giám đốc chấp thuận điều kiện của hãng bảo hiểm. Tôi vội vã gọi điện thoại lại cơ quan yểm trợ Mỹ để xin họp khẩn. Ông trưởng sở trả lời :« Tôi sẽ đến ngay văn phòng ông. Cho tôi mười phút ! ». Tôi quen ông nầy - tên W, thường được gọi là « Xếp » - nhờ hay đi họp chung. Ông ta dễ thương nhã nhặn, biết chút đỉnh tiếng Pháp nên lần nào gặp tôi cũng nói :" Bonjour ! çà va ?" ( Chào ông ! Mạnh hả ?)

Xếp W đến văn phòng tôi với hai người phụ tá. Tôi đã làm sẵn hồ sơ nên sau khi mời ngồi, tôi trao ngay cho họ để họ dễ theo dõi những gì tôi sẽ trình bày. Mười phút sau, tôi kết luận xin can thiệp gấp để tàu dầu xăng máy bay của hãng tôi được hộ tống, không quên nhắc lại điểm chánh yếu là trữ lượng xăng máy bay chỉ còn đủ để chiến đấu trong vòng có bảy bữa !

Nghe xong, Xếp W xin phép bước ra ngoài gọi radio về trung ương. Một lúc sau, ông trở vào, nét mặt và giọng nói vẫn tự nhiên như chẳng có gì quan trọng hết :« Rất tiếc ! Chúng tôi không giúp được ! Thôi ! Chúng tôi về ! ». Tôi đang nghe nghẹn ngang ở cổ thì ông W vỗ vai tôi nói nhỏ bằng tiếng Pháp :« Allez vous en ! » ( Ông hãy đi, đi ! ) Ra đến cửa phòng, ổng ngừng lại nhìn tôi, gật nhẹ đầu một cái như để chào nhưng tôi nghĩ là ổng muốn nhắc lại câu nói cuối cùng " Allez vous en ! " (Ông hãy đi, đi ! ) …

Tôi ngồi bất động, nghe tức tràn lên cổ vì thấy mình bất lực quá và cũng nghe thương vô cùng cái quê hương nhỏ bé của mình, nhược tiểu đến mức độ mà khi cần nắm tay để kéo đi theo thì « họ » dán…đầy đường cái nhãn « hai bàn tay nắm lấy nhau » để chứng tỏ sự thật tình « khắn khít », rồi khi không còn cần nữa thì cứ tự nhiên buông bỏ không ngượng tay giấu mặt, vì biết mười mươi rằng « thằng nhược tiểu đó không làm gì được mình » !

Tôi ráng kềm xúc động, bước qua phòng họp của ban giám đốc, chỉ nói được có mấy tiếng :« Chánh quyền Mỹ từ chối ! ». Sau đó, tôi đánh điện qua Singapore, cũng chỉ bằng một câu :« Không có hộ tống ». Họ trả lời ngay :« OK ! Good Luck ! » ( Nhận được ! Chúc may mắn ! ) Hai chữ cuối cùng, trong hoàn cảnh nầy và vào thời điểm nầy, nghe sao thật đầy chua xót !

Thấy mới có ba giờ chiều, nhưng không còn lòng dạ đâu để ngồi lại làm việc nên tôi lái xe về nhà. Tôi lái như cái máy, cứ theo lộ trình quen thuộc mà đi. Về đến trước nhà, tôi bỏ xe ngoài ngỏ, đi bộ vô. Vợ tôi chạy ra, ngạc nhiên :« Sao về vậy anh ? ». Tôi không nói được gì hết, chỉ gục đầu vào vai vợ tôi rồi bật khóc . Vợ tôi chưa biết những gì đã xãy ra nhưng chắc nàng đoán được rằng tôi phải đau khổ lắm mới phát khóc như vậy. Cho nên nàng vừa đưa tay vuốt vuốt lưng tôi vừa nói, giọng đầy cảm xúc :« Ờ…Khóc đi anh ! Khóc đi ! »

Ngày đó, tháng tư năm 1975…Đúng là ngày nầy !

Tiểu Tử

Page 46: Báo Diễn Đàn 32

- Diễn Đàn Petrus Ký Âu châu số 32/2011 - 46 -

1. Mở đầu

Vào năm 1500 TC theo tài liệu y khoa của Ai cập cây nghệ (Đức : Safran, Pháp : safran, La tinh : Crocus sativus ) được xem như cây có độc tính. Sokrates ( 470-399 ) bị người dân Athen kết án xử tử bằng cách phải uống một cốc có chứa chất độc lấy từ cây „ cần độc „(Schierling, cigué, Conium maculatum).

Hiện nay người ta biết trên nửa triệu loài cây. Mỗi mười cây có chất độc. Nhưng khoảng 1.000 cây được nghiên cứu kỷ càng về sự cấu tạo của các chất. Tại Âu Châu khoảng 50 họ cây có chất độc. Cây có chất độc được phân loại như sau : độc rất mạnh ( +++, liều lượng bằng mg có thể đe dọa tánh mạng ), độc mạnh ( ++, hiện tương độc mạnh ) và độc ( + ). Các chất độc gồm có : Alkaloide, Triterpen-Glykoside, zyanogene Glykoside và các chất khác. Các cây có chất độc chứa nhiều các chất độc nầy.

Trong liều lượng đúng tiêu chuẩn một vài chất độc nầy có thể được sử dụng như thuốc trị bịnh. Dosis sola fecit venenum = liều lượng tạo thành chất độc ( Paracelsus 1493-1541 ). Paracelsus đã nhìn thấy ý nghiã trong tất cả mọi vật của Đấng sáng tạo. Ông Trời đã tạo ra cây không phải để đáp ứng trực tiếp mục đích của con người, nhưng con người phải tự tìm kiếm sự lợi ích của nó. Paracelsus muốn nêu lên sự liên quan với cây có độc tính. Nhiều cây có độc tính cũng thuộc về cây trị bệnh. Nhiệm vụ của một thầy thuốc là tìm sự lợi ích của nó. Nhiều loài cây có chất độc rất nguy hiểm nhưng với liều lượng ít thì không gây nguy hại cho con người. Ngược lại nhiều loài và và nồng độ chất độc có thể gây nguy hại.

2.Tại sao một cây có độc tính ?

Con người thường có chiều hướng giải nghiã các hiện tượng thiên nhiên theo ý riêng của mình.

Một loài cây được gọi là độc chỉ qua tác dụng đối với cơ thể con người, không liên quan đến một con chim hay con dơi đã ăn cây hay trái của cây đó.

Tại sao cây có độc tính ? Tại sao cây tích trử các chất độc trong mô để gây nguy hại cho con người và các loài thú ?

Giả thuyết đầu tiên là cây nhờ chất độc để chống lại các loài thú ăn hại, phá rối cây. Nhưng theo quá trình tiến hoá (Evolution) hiện tượng nầy không phát tiển mạnh mẽ theo thời gian, vậy giả thuyết có giá trị giới hạn eo hẹp.

Giả thuyết thứ hai là cây chứa chất độc để chống vi trùng và vi khuẩn trong quá trình phát triển của mình.

Giả thuyết thứ ba là cây chứa độc tính như chất phế thải. Nhiều họ có nhiều loại chất độc khác nhau cũng như hình thể của các loại hoa. Nếu đó là chất phế thải thì theo thời gian phải tích tụ nhiều hơn lên nhưng ngược lại nồng độ chất độc thay đổi từ bộ phận nầy sang bộ phận khác và thay đổi tùy theo mùa. Vậy giả thuyết thứ ba vô căn cứ.

3. Ý nghiã của một cây có độc tính

Do nhiều nghiên cứu trong một thời gian dài người ta biết cấu tạo của các loại độc tính và các nhà y khoa có thể chế tạo được các thuốc trị bịnh cũng như các thuốc ngừa trong trường hợp trúng các chất độc của cây.

Ngày hôm nay theo thống kê của các trung tâm ngừa những trường hợp bị trúng độc những loài cây được coi là nguy hiểm đã được nhiều ngườI biết ngoạI trừ các trẻ em.

4. Một vài loài cây có độc tính

* Cây thông đỏ (Eibe, if, Taxus baccata) được ưa chuộng vì nó có nghiã là sự lâu bền nhưng tượng trưng cái chết ở nghiã địa. Canada có Taxus

Moät vaøi loaïi caây coù ñoäc tính

Moät vaøi loaïi caây coù ñoäc tính

Moät vaøi loaïi caây coù ñoäc tính

Moät vaøi loaïi caây coù ñoäc tính

Dr Tröông Hoaøng Laâm

Page 47: Báo Diễn Đàn 32

- Diễn Đàn Petrus Ký Âu châu số 32/2011 - 47 -

canadensis, Bắc Mỹ có Taxus brevifolia, Nhựt, Taxus cuspidata, Na-uy, Anh, Bắc Phi, Bắc Âu, Kaukasus có Taxus baccata. Đây là loài thông nhưng không có trái như trái thông. Ở nghiã địa, theo nhiều tôn giáo cổ xưa nó tượng trưng cho cửa ngỏ vào thế giới bên kia. Gỗ của thông đỏ rất chắc, bền,có thể uốn cong nhưng không gẫy, người ta dùng gỗ thông đỏ làm cung, chi trong một trận chiến năm 1415 người Anh dùng cung chế tạo bằng thông đỏ để bắn tên đã giết chết 25.000 người lính Pháp. Tại vườn Versailles vua Louis 14 trồng thông đỏ làm cảnh tượng trưng cho sự bất tử, cuộc sống.

Thông đỏ cao từ 10-15 m, h ộ t t h ô n g màu đen, bao lại bằng một bọc màu đỏ. Tất cả những phần của cây kể cả lá và trái đều có

độc tính do chất Taxine. Sau khi ăn vào thì một tiếng đồng hồ sau bị tiêu chảy, chóng mặt, sau 2 tiếng đồng hồ thì bị bất tỉnh và chết vì tuần hoàn và hơi thở bị tê liệt.

Vỏ, lá của cây thông đỏ có chất Taxol trị ung thư.

* Dây thường xuân (Efeu, lierre, Hedera helix) : trong thành phố nhà cửa cất liền nhau, đất trống rất khan hiếm, vườn tược khó mở rộng. Muốn tăng diện tích màu xanh thì biện pháp đơn giản là phủ xanh theo chiều đứng, cây phủ xanh rất thích hợp theo chiều đứng là dây thường xuân, đây là loài cây thân leo, thường xanh quanh năm. Thân cây bám vào tường, mọc rất nhanh, lá rậm rạp, không cho cỏ mọc lên được có tác dụng bảo vệ môi trường. Mùa hè nước trong cây bốc hơi qua lá, hấp thụ nhiệt lượng trong không khí, làm giảm nhiệt độ môi trường, giảm bớt

„ hiệu ứng nhà kiến „ c ủ a thành phố. Mặt tường phủ đầy cây lá che ánh mặ t trời, làm

giảm nhiệt độ trong phòng; ngoài ra còn hấp thụ tiếng ồn do xe cộ gây ra, bụi bặm thành phố. Thành phố lớn là nơi tiêu thụ dưởng khí với khối lượng lớn, tăng diện tích cây xanh là phương pháp quan trọng để tăng nồng độ dưởng khí trong không khí, về khía cạnh nầy dây thường xuân giữ một vai trò chủ yếu.

Dây thường xuân thường ưa leo bám và leo vào cây như cây sồi (Eiche, chêne), cây phong (Birke, bouleau) và làm cho các cây nầy bị chết. Chuyện nầy không đúng. Nguyên do làm chết cây lớn như sồi, phong không phải do dây thường xuân nhưng do điều kiện của đất đai.

Toàn phần của cây có chứa Triterpen-saponine làm cho da ngứa, phỏng ở miệng và ói mửa.

* Cây hương mộc (Holunder, sureau, Sambucus nigra). Thời Trung cổ nông dân Đức thường

trồng gần nhà vì tin t ư ở n g trong cây c ó m ộ t ông thần che chở nhà cửa c h ố n g

bảo tố. Tất cả phần của cây như vỏ, lá bông đều được sử dụng : bông và lá làm trà uống chống cảm, trái trị táo bón, nhứt đầu, vỏ và rễ chống đau nhứt. Trái không được ăn sống vì gây ói mửa.

* Cây mao địa hoàng (Fingerhut, digitale pourprée, Digitalis purpurea), cao 40-100 cm, cây t hẳng đứng, không lông, lá dưới gốc mọc vòng tròn, lá p h í a t r ê n m ọ c đ ố i , h o a m ọ c thành dãy thẳng trên m ộ t c u ố n d à i , h o a hình chuông màu tía hoặc vàng, thường mọc rủ xuống quanh cuống chung. Hoa chứa nhiều Glykoside và Saponine gây ói mửa. Hoa có chất digitale được bào chế thành thuốc trợ tim.

Page 48: Báo Diễn Đàn 32

- Diễn Đàn Petrus Ký Âu châu số 32/2011 - 48 -

* Bông hồng Giáng sinh (Christrose, rose de Noel, Holleborus niger), cao 15-30 cm, lá chia ra

như ngón tay, hoa màu trắng. Toàn bộ cây đều có chất độc như Protoanemonin, Steroidsaponine gây ói mửa.

* C â y t ầ m m a (Brennessel, ortie, Urtica dioica) cao

50-150 cm cây có lông gây ngứa, lá mọc đối, dài và nhọn, hình răng cưa. Lá không độc, lông có chất H i s t a m i n , C h o l i n v à Serotonin gây ngứa.

* Cây thầu dầu (Rizinus, r i c i n , R i c i n u s communis), cây cao đến 3 m, màu đỏ, lá mọc đ ơ n đ ố i c h i ế u , l á n h ư h ì n h bàn tay. Hột

có chất Ricin rất độc có thể gây chết do tê liệt tuần hoàn, nhưng nếu dùng đúng liều lượng thì có thể chửa bệnh táo bón và bệnh ký sinh trùng đường ruột. Dầu thầu dầu là nguyên liệu công nghiệp có thể chế thành chất bôi trơn, dầu in, nhựa.

* Cây mùi tây (Petersilien, persil, Petroselinum c r i s p u m ) được dùng làm gia vị n hưn g ăn nhiều hộ t của nó gây p h á t h a i , cho nên tại thành phố

Göttingen (Đức) có 1 con đường tên Petrosilien-Strasse, lúc thời xa xưa là nơi dành cho các cô gái điếm hành nghề, thỉnh thoảng sử dụng hột

cây mùi tây để phá thai vì vào thời xa xưa đó chưa có thuốc ngừa thai.

* C â y h u ệ c h u ô n g (Maiglöckchen, m u g u e t , C o n v a l l a r i a majalis), thân mảnh mai, hoa trắng ngà rất t h ơ m , h ì n h

chuông nhỏ. Rất độc do chất Cardenoid-Glykoside, gây ói mửa, tiêu chảy.

* C â y k ỳ n h a m (Bilsenkraut, jusqiaunse n o i re , H y e s c y a m u s niger), cao 20-80 cm, cây có lông, lá mọc đơn, đối chiếu. Lá phiá trên mọc sát vào thân. Luc xưa người ta dùng kỳ nham pha vào rượu bia để gây cảm giác say sưa. Cây rất độc vì Tropan-Alkaloide, có thể gây chết.

* Cây trúc đào (Oleander, laurier-rose, Nerium oleander), lá trúc đào xanh biếc, như liểu, như trúc; đầu cành mọc đầy hoa đỏ giống như hoa đào vì thế gọi là „ trúc đào „. Trúc đào là loài cây bụi hoặc cây gỗ nhỏ, cao 5-6 m, hoa màu đỏ còn có màu trắng sửa, vàng, đỏ thẳm, đỏ trắng lẩn lộn.

Lá , hoa ,vỏ trúc đào đều độc, tác dụng như mao địa hoàng do chất Glykoside và Oleandrin, hột và lá có nồng độ tập trung nh iều nhứ t .

Triệu chứng trúng độc là lưỡi cứng, ói mửa, tiêu chảy và tim ngừng đập. Lúc thời Napoleon đi đánh giặc, lúc nghỉ dọc đường thì nhân viên nhà bếp nấu súp cho lính ăn, chặt các cây trúc đào ở lề đường để quậy cho súp tan đều, do chất độc của trúc đào lính ăn xong chết rất nhiều, nhiều hơn là lúc ra trận !

Page 49: Báo Diễn Đàn 32

- Diễn Đàn Petrus Ký Âu châu số 32/2011 - 49 -

* Cây đổ quyên (Rhododendron, rhododendron, R h o d o d e n d r o n ferrugineum), cây cao 30-150 cm, mùa đông vẩn xanh, lá dài đến 15 cm, bìa cuốn tròn, lá phiá trên xanh đậm, phiá dưới đỏ sét. Rất độc đối với thú ăn ngoài đồng. Ói mửa, tim đập không đều.

* Hoa thủy tiên (Osterglocken, narcisse, N a r c i s s u s pseudonarcissus), chất độc do Amaryllidaceen-Alkaloide làm cho buồn nôn, mửa nếu ăn củ của nó.

* C â y đ ạ i h o à n g (Rhabarber, rhubarbe, Rheum palmatum) là cây

nguy hiểm nhất trong vườn rau. Có thể ăn những bẹ lá dài màu đỏ đã được nấu hoặc làm mứt. Những phần có màu xanh của cây nầy rất là nguy hiểm. Ăn một số lượng lá nầy có thể chết.

* Khoai tây (Kartoffel, pomme de terre), củ có thể ăn được, phần còn lại như lá, cành chứa một chất độc chết người. Khi lột vỏ khoai tây, phải cắt hềt những phần màu xanh và cắt bỏ những mầm mọc quanh củ khoai. Những phần màu xanh nầy rầt nguy hiểm, mặc dầu có nấu cũng không phá hủy được độc chất trong phần màu xanh của củ khoai tây.

* Cà chua là thực phẩm ngon bổ nhưng lá và dây cà chua có chứa chất độc có hại nếu ăn vào.

5. Một vài nguyên tắc thông thường

1. Nên biết cây nào trong vườn hay trong nhà là loại cây có chất độc

2. Đừng nhai hay ăn những lá, hoa, cành nhánh của những cây lạ chưa bao giờ biết, ngay cả những trái mà chim hay thú trong rừng thường ăn

3. Đừng ăn củ, rễ cây lạ nhứt là củ giống như củ hành

4. Đừng ăn hay đừng đụng những cây có tiết ra chất nước có màu hoặc giống như sửa

5. Đừng đốt những cành hay củi chặt từ những cây lạ. Đừng dùng cành nhánh những cây lạ để ghim nướng thịt, xúc xích

6. Cất kỷ các loại củ hay hột vào nơi mà trẻ em không lấy được

Mặc dầu biết nguy hiểm nhưng sự rủi ro vẩn co thể xảy ra. Trong trường hợp cấp cứu gọi bệnh v i ệ n h o ặ c T r u n g T â m c h ấ t đ ộ c (Giftinformations-Zentrum) thành phố nào cũng có hoặc hỏi Ty Cảnh sát để biết tin tức. Khi vào bệnh viện nhớ mang theo những phần của cây còn lại mà nạn nhân chưa ăn để nhân viên có thể biết nhanh chóng chất độc.

6. Kết luận

Vạn vật được tăng vẻ đẹp do màu sắc của nhiều bông hoa. Nhiều loại hoa như hoa hồng lúc đầu rất đẹp nhưng sau đó dần dần tàn héo. Nhiều loài hoa màu sắc tươi thắm nhưng trong đó có tiềm ẩn chất độc hại người như nhiều người ngoài miệng nói chuyện tốt nhưng trong lòng muốn hại kẻ khác.

7.Tài liệu tham khảo

1. Hammerschmied-Gollwitzer : Wörterbuch der medizinischen Fach-Fachausdrücke - Goldmann Verlag, 1998

2. Wolfgang Hensel : Welche Giftpflanzen ist das ? Kosmosnaturführer, Stuttgart, 2006

3. Hoàng Kiến Dân, Trương Phong : Chuyện hay thực vật NXB Trẻ, 2000

4. Hồ Phùng : Một số cỏ cây hoa lá có độc tính

www.advite.com/motsococayhoalacodoctinh.htm

5. Karl Heinz Reger : Hildegard Medizin - Orbis Verlag, 1998

6.Franz-Xaver Reichl : Taschenatlas der Toxikologie - Nikol Verlag, 2008

Page 50: Báo Diễn Đàn 32

- Diễn Đàn Petrus Ký Âu châu số 32/2011 - 50 -

Mới đây chương trình Việt ngữ của đài BBC đã cho đăng bài viết mang tựa đề "Một cách nhìn khác về tinh thần dân tộc" của tác giả Đỗ Ngọc Bích, người mà chương trình Việt ngữ này giới thiệu là tiến sĩ về Quan hệ Quốc tế và Hoa Kỳ Học, hiện đang giảng dạy Việt Học và tham gia dịch thuật các công trình sử học cổ, trung đại của VN tại Đại Học Yale, Hoa Kỳ.

Trong bài viết của mình, bà Đỗ Ngọc Bích cho rằng có mối quan hệ nguồn gốc văn hóa và tư tưởng giữa đất nước, con người VN với đất nước, con người TQ. Cách ví này của bà ở mặt tình cảm không thuyết phục bằng cách ví của đảng CSVN trong Nghị Quyết 36 đối với người VN ở nước ngoài. Những đoạn trích sau đây trong bài viết của bà đã nói lên được điều này:

- Họ không nhận ra được rằng Việt Nam thực ra cũng là một phần trong da thịt của Trung Quốc, chia sẻ nguồn gốc văn hóa và tư tưởng, và nhận được khá nhiều ân huệ từ Trung Quốc trong suốt hơn 20 năm chiến tranh (1950-1975).

- Một thực tế là lịch sử Việt Nam suốt hơn 2.000 năm từ thời Triệu Đà đến thời Nguyễn, cho dù thỉnh thoảng có tuyên bố Sông núi nước Nam, Vua Nam ở, thì Việt Nam vẫn luôn là một phần của Trung Quốc.

- Người dân Việt Nam bắt nguồn từ Trung Quốc, Vua của Việt Nam cũng khởi tổ từ người Trung Quốc, coi vua Trung Quốc như anh như cha... từ Ngô Quyền, Đinh Bộ Lĩnh, hay Lý Công Uẩn, rồi các gia tộc họ Trần, Lê, Nguyễn, v.v...

Bà Đỗ Ngọc Bích cho việc chống Trung Quốc của đại đa số người VN là biểu hiện không lành mạnh được xuất phát từ tinh thần bài Hoa để rồi cảnh báo về một chủ nghĩa độc hại, đó là "chủ nghĩa dân tộc mù quáng". Bà tỏ ra nghi ngờ lịch sử VN và gợi ý là chúng ta nên tìm hiểu lại tận gốc rễ về lịch sử của mình. Cách nhìn của bà đã bị người Việt ở cả trong lẫn ngoài nước phản bác mạnh mẽ.

Thật ra, bài viết mang tựa đề vừa nhạy cảm vừa gợi tính tò mò được tung ra trong bối cảnh VN đang có những tranh chấp lãnh thổ, lãnh hải, hải đảo và có nguy cơ lệ thuộc mọi mặt vào TQ mà người VN yêu nước chân chính nào cũng cảm nhận được.

Với một nhà nước mà mọi quyền lực của nó đều dựa vào sức mạnh của bá quyền TQ dù là trong chiến tranh hay hòa bình mà trước mắt phương châm 16 chữ vàng "Láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương

Tư tưởng coi rẻ giá trị dân tộc có phải là mù quáng không?

Sông Lô

Tư tưởng coi rẻ giá trị dân tộc có phải là mù quáng không?

Sông Lô

Page 51: Báo Diễn Đàn 32

- Diễn Đàn Petrus Ký Âu châu số 32/2011 - 51 -

lai" do chính lãnh đạo Trung Quốc đưa ra đã là nền tảng của sự lệ thuộc này.

Hiện tại mọi sinh hoạt của đại đa số người dân Việt Nam đều có mối liên hệ về mọi mặt với TQ! Cứ hãy nhìn, nếu không là văn hóa thì cũng là kinh tế, nếu không là lương thực thực phẩm thì cũng đồ gia dụng trong sinh hoạt gia đình, ngay cả những sản phẩm tinh thần trên những phương tiện truyền thông giải trí, trên băng đỉa, sách báo v.v... thứ nữa, là hiện nay phần lớn các cơ sở hạ tầng của đất nước đang được xây dựng, những tài nguyên thiên nhiên đang được khai thác, những vùng đất rừng đầu nguồn đang cho thuê dài hạn đều có sự hiện diện của các công ty cũng như nhân công TQ, ấy là chưa nói đến cả ý thức hệ chính trị cũng vay mượn từ TQ. Chính vậy, khi bài viết được tung ra thì đã có nhiều ý kiến cũng như những phản bác lại quan điểm của bà. Cũng có người nghi ngờ về kiến thức, trình độ chuyên môn và nhân thân của bà? Có độc giả đã vào ngay trang web của Đại học Yale tìm hiểu về bà nhưng đã hoài công! Không chịu ngừng ở đây, họ kiên nhẩn lần theo dấu vết của bà ở từng trang mạng, cuối cùng thì họ tìm được tên bà ở một trang Web của một Ðại học khác ở Hawaii. Trên trang web này bà được giới thiệu là một người Việt Nam, từng học ở đại học Hà Nội, hiện ðang theo học tại Đại Học Hawaii.

Cũng có nguồn tin ở trong nước cho biết, bà kết hôn với một người Mỹ khi đang là sinh viên tại Đại học Hà Nội, chồng bà là giáo sý dạy tiếng Anh của trýờng đại học này, sau đó bà theo chồng về ðịnh cý ở HK. Hiện bà đang học tiếp, chýa lấy bằng tiến sĩ, cũng không phải là "giáo sý về Quan hệ Quốc tế và Hoa Kỳ Học" như BBC giới thiệu.

Riêng trên blog của GS. Nguyễn Văn Tuấn ngày 20/4 đã cho biết thêm, bà không phải là giảng viên môn quan hệ quốc tế và môn Hoa Kỳ Học ở Đại học Yale, cũng chưa hề có bằng tiến sĩ. Bà ấy chỉ mới là nghiên cứu sinh ở Đại Học Hawaii.

Đặc biệt trong bài viết có trích lá thư của Phó Giáo sý, khoa nhân học tại Ðại học Yale (Assistant Professor of Anthropology) ông Erik Harms viết bằng tiếng Việt từ Đại học Yale gởi cho GS. Nguyễn Văn Tuấn như sau:

Tôi rất ngạc nhiên khi đọc bài ý kiến của Nghiên cứu sinh Đỗ Ngọc Bích trên mạng BBC. Tôi ngạc nhiên bởi vì BBC đã cho các độc giả của mình nghĩ cô Bích là Tiến sĩ đang dạy tại ĐH Yale. Thông tin này hoàn toàn sai. Cô Bích hiện là sinh viên cao học tại Đại học Hawaii, đang học (nhưng chưa có bằng) tiến sĩ tiếng trong khoa Hoa Kỳ Học. Tôi xin BBC tiếng Việt điều chỉnh lại thông tin này.

Cô Bích đang sống ở New Haven, nhưng cô ấy không làm việc cho Yale. Mọi ngýời ðều có phép phát biểu ý kiến cá nhân của mình, và tôi sẽ không bao giờ "điều chỉnh" nội dung bài viết của cá nhân cô Bích. Nhýng, tôi cũng nghĩ là ðộc giả cần phải biết bài ấy chỉ là một ý kiến cá nhân của cô ấy, mà không phải là đại diện ý kiến của trung tâm Đông Nam Á Học tại Yale.

Tôi nghĩ rằng, giả định của cô Bích không có cơ sở khoa học. Thật ra, tôi thấy những lập luận của cô Bích, nói theo người Tây phương là, chýa học thuộc bài!

Chương trình Việt ngữ BBC đã trịnh trọng giới thiệu bà là tiến sĩ về Quan hệ Quốc tế và Hoa Kỳ Học, hiện ðang giảng dạy Việt Học và tham gia dịch thuật các công trình sử học cổ, trung đại của VN tại Đại Học Yale, Hoa Kỳ. Hồi đáp lại những thông tin không đúng về học vị của mình, bà Đỗ Ngọc Bích đã có thư như sau:

Thưa các độc giả BBC-VN,

Một lần nữa, tôi xin cảm ơn và tiếp thu mọi ý kiến, kiến thức, và phê bình từ các độc giả. Tôi thấy rõ ràng mình cần phải nói một lời xin lỗi chân thành nhất đối với các độc giả vì đã vô tình xúc phạm đến tình cảm dân tộc của chính đồng bào mình.

Page 52: Báo Diễn Đàn 32

- Diễn Đàn Petrus Ký Âu châu số 32/2011 - 52 -

Tôi vẫn xin nhắc lại rằng, tất cả thông tin cá nhân của tôi đã gửi cho BBC-VN trước khi đăng bài trong bản CV đều là sự thật:

Tốt nghiệp chương trình học TS môn Hoa Kỳ học, bảo vệ đề cương và đã là ABD (nghiên cứu sinh chuẩn bị bảo vệ luận án); dạy tiếng Việt ở Trung tâm Ngôn Ngữ và dịch sách lịch sử trung đại Việt Nam, với đầy đủ bằng chứng từ trường Đại học Yale chứ không phải từ cá nhân nào.

Đỗ Ngọc Bích.Bích Đỗ, New Haven

Cũng có độc giả vừa trách vừa tự hỏi là, nếu đúng như những gì mà những nguồn tin trên cho biết về nhân thân cũng như học vị của Bà Đỗ Thị Bích thì hà cớ làm sao chương trình Việt ngữ BBC lại giới thiệu như vậy? Thật ra BBC không có lỗi trong việc này, vì khi nhận được một bài viết của bất cứ một ai gởi đến để đăng và nếu có yêu cầu thì tác giả sẽ cho biết về tiểu sử, học vị, nơi làm việc của mình v.v... và tác giả hoàn toàn chịu trách nhiệm về quan điểm của bài viết cũng như phần giới thiệu về mình. Nơi đăng chỉ làm nhiệm vụ phổ biến một cách trung thực những gì tác giả đã cung cấp, thế thôi.

Có rất nhiều người cùng chia sẻ với bà về việc văn hóa VN có ảnh hưởng bởi văn hóa TQ, nhưng bảo VN là một phần của TQ thì khó mà thuyết phục bất cứ ai là người Việt Nam. Tác giả hỏi thanh niên Việt Nam liệu có thắc mắc về chuyện 4000 năm lịch sử của VN mình hay không? Không hiểu tác giả muốn gì khi đặt câu hỏi này, khi mà việc bảo vệ chủ quyền của một đất nước mà thế giới đã công nhận là một quốc gia độc lập huống hồ đất nước đó đã chính thức là 1 thành viên của LHQ thì cho dù chiều dài lịch sử của nó có là bao nhiêu đi nữa thì chủ quyền của nó vẫn là chủ quyền. thiết nghĩ, đây là một câu hỏi thừa không cần thiết.

"Chúng ta đã bao giờ tự hỏi mình xem lịch sử Việt Nam mà chúng ta học có đúng là lịch sử không?",

"Dân Việt Nam ở hải ngoại, đặc biệt là những người thuộc chính quyền Việt Nam Cộng Hòa phải tị nạn sau biến cố tháng 4/1975 'ghét' nhà nước cộng sản Việt Nam và nhà nước cộng sản Trung Quốc từ xưa thì rõ rồi."

"Những thanh niên này hầu hết đều lớn lên vào những năm 1980, chịu ảnh hưởng của chủ nghĩa dân tộc có điều khiển của nhà nước Việt Nam sau cuộc chiến tranh biên giới 1979, bài xích Trung Quốc, tố cáo Trung Quốc "hơi nhiều".

Đó là những nghi vấn đã được tác giả tiếp tục đưa ra để rồi cảnh báo về một chủ nghĩa mà tác giả cho là vô cùng tai hại, nó đang được "định hướng" trong lòng người Việt trong cũng như ngoài nước, đó là chủ nghĩa dân tộc mù quáng, bà viết: "chủ nghĩa dân tộc mù quáng đôi khi còn tai hại không kém gì chủ nghĩa bành trướng đế quốc".

Sau khi đã có phản bác mạnh mẽ của người Việt ở cả trong lẫn ngoài nước, tác giả Đỗ Ngọc Bích đã trả lời độc giả qua chương trình Việt ngữ BBC như sau:

Thứ nhất, tôi xin cảm ơn và tiếp thu tất cả các ý kiến được diễn đạt một cách lịch sự từ trong và ngoài Việt Nam đã giúp tôi hiểu rõ thêm vấn đề.

Trong bài viết của tôi, nếu mọi người để ý sẽ thấy tôi chỉ đưa ra các câu hỏi, chứ không có câu trả lời.

Quan điểm của tôi, cũng như một câu châm ngôn mà các giáo sư ở Mỹ thường nói là: "Chỉ có câu trả lời ngu xuẩn, không có câu hỏi ngu xuẩn."

Chuyên môn của tôi là Hoa Kỳ học, và tôi cũng mới có hân hạnh bước chân vào lĩnh vực lịch sử Việt Nam chưa lâu.

Do đó, cũng như mọi người, tôi ý thức rằng kiến thức là bao la, không phải ai cũng biết hết được mọi điều? Thế nhưng, chẳng lẽ khi ta chưa biết hết ngọn ngành mọi điều thì cũng không đươc phép đưa ra các câu hỏi mở đường thảo luận?

Thứ hai, tôi không đọc, không chấp nhận, và không đáp lại những lời lẽ xúc phạm thô bỉ của những người phê phán, chỉ trích tôi.

Ý tưởng viết bài của tôi xuất phát chính từ cảm giác bực dọc, khó chịu khi phải đọc những lời phỉ báng, lăng mạ của các blogger trong nước và hải ngoại đối với nhà nước Việt Nam hay nhân vật lãnh đạo Việt Nam trong quan hệ với Trung Quốc trên Facebook hay diễn đàn BBC, VOA tiếng Việt.

Page 53: Báo Diễn Đàn 32

- Diễn Đàn Petrus Ký Âu châu số 32/2011 - 53 -

Phê phán ở mức độ lịch sự thì được, nhưng xúc phạm lăng mạ thì không nên.

Tôi thấy họ có vẻ ghét TQ quá thể, nên muốn tìm ra nguyên cớ tại sao họ ghét TQ và một số lãnh đạo VN đến thế, và cố gắng làm cho họ bớt thù hận, bình tĩnh, rộng lượng hơn một chút với một số bối cảnh ngoại giao Việt Trung hiện thời.

"Trong bài viết của tôi, nếu mọi người để ý sẽ thấy tôi chỉ đưa ra các câu hỏi, chứ không có câu trả lời"

nghĩ rằng đây là cách nói khéo nhưng không trung thực, vì những trích đoạn dưới đây trong bài viết của bà đã là những khẳng định,

- Họ không nhận ra được rằng Việt Nam thực ra cũng là một phần trong da thịt của Trung Quốc, chia sẻ nguồn gốc văn hóa và tư tưởng, và nhận được khá nhiều ân huệ từ Trung Quốc trong suốt hơn 20 năm chiến tranh (1950-1975).

- Một thực tế là lịch sử Việt Nam suốt hơn 2.000 năm từ thời Triệu Đà đến thời Nguyễn, cho dù thỉnh thoảng có tuyên bố Sông núi nước Nam, Vua Nam ở, thì Việt Nam vẫn luôn là một phần của Trung Quốc.

- Người dân Việt Nam bắt nguồn từ Trung Quốc, Vua của Việt Nam cũng khởi tổ từ người Trung Quốc, coi vua Trung Quốc như anh như cha... từ Ngô Quyền, Đinh Bộ Lĩnh, hay Lý Công Uẩn, rồi các gia tộc họ Trần, Lê, Nguyễn, v.v...

Để rộng đường dư luận người viết xin trích ra đây 2 trong vô số thư phản hồi của độc giả trong và ngoài nước,

Tôi đọc bài tham luận của bà và thấy rằng bà đã đề cập đến vấn đề từ góc độ quá xa, xa quá sự cần thiết để cảm nhận được vấn đề. Mong muốn của bà là nhìn từ tầm rất cao để bao quát và phán xét nên không tránh khỏi những cảm nhận đầy ức chế của những người hằng ngày va chạm với nó, sờ nắn được nó.

Tôi đang ở VN, mảnh đất tôi yêu mến. Hoàng Sa và Trường Sa là của Việt Nam, tôi cảm nhận điều đó vô điều kiện, không bị chi phối bởi mong muốn của những người cầm quyền, cũng không vì những cảm nhận vị lợi quốc gia nếu có được chúng. Chính thể nào cũng cần tính dân tộc, tôi cho rằng nó là bản thể. Mỗi người dân càng cần có nó để hướng về. Tôi thấy bị nhục khi cả trăm

nghìn người chết trong sự kiện chiến tranh biên giới mà không được một ngày ghi nhớ, lạnh người vì căm giận khi thấy những chiến sĩ hải quân Vn bị xả đạn.

Chính quyền đang muốn giảm sức nóng của luồng dư luận phản đối TQ để tránh phải đối mặt với những vấn đề nảy sinh. Việc này tốt hơn thay vì khơi dậy nó? Tôi cho rằng kìm nén ở mức độ vừa phải là tốt.

HoàngKiên, HàNội

Kính thưa bà,

Chuyện đúng hay sai về nội dung trong bài viết của bà thì nhiều độc giả khác đã chỉ ra. Theo tôi, bài viết của bà không mang tính chất nghiên cứu hay lý luận khoa học, mà đơn thuần xuất phát từ bản năng tự nhiên, nghĩ sao viết vậy. Do đó, tôi hoàn toàn tôn trọng bài viết của bà trên cơ sở chúng ta cùng tôn trọng nhau trong sự khác biệt.

Chỉ còn vài ngày nữa thôi, người Việt Nam khắp nơi sẽ có những hoạt động về ngày 30 tháng 4. Đối với những người Cộng Sản, đó là ngày chiến thắng, ngày của vinh quang và hạnh phúc. Đối với tôi, đó là một ngày buồn. 35 năm đã qua, đất nước đã hết chiến tranh nhưng nhiều bất công vẫn còn trên quê hương Việt Nam. Mong muốn đất nước thống nhất và hòa bình, đó là niềm tự hào lớn nhất của mọi dân tộc trên trái đất này, nhưng đất nước tôi chưa được thống nhất trọn vẹn. Quần đảo Hoàng Sa và một phần của Trường Sa đang bị ngoại bang chiếm đóng.

Thưa bà, tinh thần dân tộc không xuất phát từ ý thức hệ, nhưng bắt nguồn từ tình cảm thiêng liêng mà mỗi con người nghĩ về đất nước mình. Tuy tôi là công dân Hoa Kỳ, nhưng đất nước tôi là Việt Nam. Tôi vui và buồn với vận nước của quê hương mình. Tôi căm giận những kẻ đang xâm chiếm đất đai của tổ tiên tôi. Tôi buồn khi thấy đất nước mình ngày càng đang bị Trung Quốc hà hiếp. Những người anh em tôi, những ngư dân nhỏ bé tội nghiệp đang ngày đêm bị Trung Quốc bắt bớ, đánh đập, và xua đuổi trên vùng biển của Việt Nam. Đồ chơi độc, thức ăn độc xuất phát từ Trung Quốc đang từng ngày tấn công tới mỗi người dân Việt.

Thưa bà, việc tôi chống Trung Quốc, âu đó cũng là bản năng tự nhiên. Nếu tôi có chỉ trích các

Page 54: Báo Diễn Đàn 32

- Diễn Đàn Petrus Ký Âu châu số 32/2011 - 54 -

nhà lãnh đạo Việt Nam hiện thời, thì đó là sự bức xúc, cũng theo bản tính tự nhiên, của một người mang dòng máu Việt trước sự phản kháng chưa được mạnh mẻ lắm của nhà cầm quyền trong việc bảo vệ đất nước.

Tôi mong rằng qua những tâm sự ngắn ngủi trên, bà sẽ hiểu và thông cảm hơn cho tình thần dân tộc của người Việt tị nạn như tôi. Chúc bà luôn sức khoẻ và may mắn trong việc bảo vệ luận án.

Phan Tuấn, Texas Southern University

Thiết nghĩ "Chủ nghĩa dân tộc mù quáng" hay "tinh thần yêu nước mù quáng" có hại hơn là có lợi cho dân tộc, nó bao gồm những tinh thần dân tộc hẹp hòi, tinh thần dân tộc cực đoan, tinh thần dân tộc quá khích, tinh thần dân tộc cộng sản v.v.. nó thường là một động lực có khả năng bảo vệ được đất nước trước hiểm họa ngoại xâm, nó cũng là nguồn lực phát triển quốc gia trong một giai đoạn nào đó nhưng về lâu về dài chính nó là thảm họa cho cả dân tộc. Hãy cứ nhìn lịch sử của

nước Pháp, Đức và Nhật ở 2 cuộc thế chiến với kết thúc bi thảm của nó thì đã rõ.Tinh thần bảo vệ đất nước khi có giặc ngoại xâm hay nói lên tiếng nói chủ quyền lãnh thổ, lãnh hải, hải đảo của quốc gia trước mộng bành trướng của bá quyền là những tinh thần yêu nước chân chính, nó hoàn toàn đối nghịch với Chủ nghĩa dân tộc mù quáng. Một câu hỏi xin được đặt ra là tư tưởng coi rẻ giá trị dân tộc có phải là mù quáng hay không? Trong lý lịch, tác giả là một người VN được sinh ra, lớn lên và được giáo dục dưới mái trường XHCN, há lẽ không biết được câu nói nổi tiếng của ông Hồ hay sao? "Nước VN là một, dân tộc VN là một, sông có thể cạn núi có thể mòn song chân lý ấy không bao giờ thay đổi"

Là người làm khoa học phải thật sự thận trọng và nghiêm túc, không nên phát biểu bừa bãi về những vấn đề mình chưa học, chưa biết. Trước khi muốn đưa ra một vấn đề gì hay hỏi người khác một vấn đề gì, tự mình cũng phải tìm hiểu cho thấu đáo. Kinh nghiệm ở bài học này sẽ có khả năng giúp bà tiến xa hơn trên con đường học thuật.

Page 55: Báo Diễn Đàn 32

- Diễn Đàn Petrus Ký Âu châu số 32/2011 - 55 -

Ta mãi yêu một mùa Thu Hà nộiHồ Tây kia chim vỗ cánh bay vềNước êm êm, sóng vỗ, gió ôm kềTa sống mãi một mùa Thu êm ái

Thu Hà nội lá cây vàng thư tháiMây trắng bay, nhè nhẹ với lá rơiThả hồn vào cảnh trí, gió chơi vơiTa bỗng thấy bóng hồng ngày xưa ấy

Kỷ niệm xưa như tình trên trang giấyĐối với ta, Em biểu tượng mùa ThuLà tất cả, trời, mây, gió, sương mùTa yêu Em, vì mùa Thu Hà nội

Muâa thu Haâ NöåiMuâa thu Haâ NöåiMuâa thu Haâ Nöåi

Mùa Thu đó lá rời cành về cộiĐối với Em, ta có nghĩa chi xaChỉ là gã si tình, người xa lạMắt chìm sâu trong biển nhớ ngông cuồng

Có phải Em, Hà nội phố giăng đường?Có phải Em, mang gió lại Hồ Tây?Có phải Em, màu má đỏ hây hây?Có phải Em, là mùa Thu Hà nội?

(Nguyễn thành Thụy)

Page 56: Báo Diễn Đàn 32

- Diễn Đàn Petrus Ký Âu châu số 32/2011 - 56 -

(Tiếp theo kỳ trước)

Chương 4Một thời sôi động

trước Nam bộ Kháng chiến

Ngày 29 tháng 7 năm 1941, sau khi Nhật ồ ạt đổ bộ vào miền Nam, vào đầu năm học, trường Petrus Ký là nơi được Nhật chọn làm Đại Bản Doanh. Trường đã phải cấp tốc dời về ở đậu với trường Sư Phạm, ngó qua Sở Thú Sài Gòn, ở đường Dr Angier (Nguyễn Bỉnh Khiêm). Tại đây còn có trường Tiểu học và Trung học cho học sinh Pháp. Trường Sư Phạm chỉ có độ 50 khóa sinh. Ngày khai trường niên khóa 1941-1942 vì thế phải để trễ đến 29-9-1941.

Đây là thời kỳ sôi động chánh trị ở Nam bộ. Năm 1940, phân nửa nước Pháp đã bị Đức

chiếm. Chánh phủ Thống chế Pétain lên cầm quyền ở Pháp. Năm 1941, mặt trận về phía Đông giữa Đức và Nga đã mở màn.

Ngay trước Đệ Nhị Thế Chiến, các đảng phái chính trị miền Nam đã có cơ hội hoạt động mạnh mẽ khi Mặt Trận Bình Dân lên nắm chánh quyền ở Pháp. Để có một cuộc cải cách ở các thuộc địa, chánh phủ Pháp có ý định phái một Ủy ban Điều tra sang Nam Kỳ. Nắm lấy cơ hội đó, để thu góp nguyện vọng toàn dân, đòi hỏi cải thiện chế độ cai trị, các nhà cách mạng Việt Nam, đặc biệt là Nguyễn An Ninh, phát động Phong trào Đông Dương Đại hội và thành lập Ủy ban Hành động ở các nơi. Thực dân Pháp nhận thấy các nguy cơ có thể xảy ra nên đã tìm cách giải tán Ủy ban Lâm thời tổ chức Đại Hội. Sau cùng, Đông Dương Đại hội bị Pháp cấm. Nguyễn An Ninh, Nguyễn Văn Tạo, Tạ Thu Thâu bị bắt giam. Ba

người đã đấu tranh bãi thực trong 11 ngày, một cuộc bãi thực dài nhất trong lịch sử Khám Lớn Sài Gòn. Dân chúng Đô thành đã tổ chức đình công để ủng hộ và làm áp lực Pháp phải thả. Khi Tạ Thu Thâu được đặt trên cáng đưa về trước tòa sạn báo Tranh Đấu (La Lutte) ở đường Lagrandière, dân chúng đã có người khóc, sợ ông sắp chết!

Đệ nhị Thế chiến sắp xảy ra ở Âu châu, thực dân Pháp ở Đông Dương ra tay giam cầm, bắt bớ, xử biệt xứ các nhà cách mạng, kiểm soát báo chí, ấn phẩm. Ngày 23 tháng 8 năm 1939, Stalin là người cổ võ chống Phát xít lại chỉ thị Molotov thay Nga ký Hiệp ước bất xâm phạm với phái bộ Von Ribbentrop của Đức ở Moscow! Mặc dầu có thể coi đây là kế hoạch hoãn binh của Nga nhưng quyết định động trời này đã bắt Maurice Thorez, thủ lãnh Cộng sản Pháp ra thông cáo ủng hộ chủ trương "hiếu hòa" của Stalin! Đảng Cộng sản Đệ tam ở miền Nam phải tìm cách mọi cách ngụy biện để giải thích việc Stalin ôm hôn Von Ribbentrop ở ga xe lửa Moscow. Nguyễn Văn Trấn là người phải đại diện giải thích Hiệp ước này có nhắc lại trong quyển "Viết cho Mẹ và Quốc hội" sau này (Trang 63). Triệu còn nhớ anh Phan Phục Hổ, con của Phan Văn

(ti!p theo k" tr#$c)

Ch!"ng 2

Tu#i th"

Tri$u m% côi m& r't s(m, khi ch!a tròn n)m tu#i. M& Tri$u v*n thu+c m+t gia ,ình công ch-c khá gi., l(n lên / Sài Gòn nh!ng sau khi có ch%ng thì v0 làm dâu / M1 Long, m+t làng nh2 thu+c qu3n Cao Lãnh, t4nh Sa 5éc, ven biên 5%ng Tháp M!6i. N"i ,ây là m+t n"i th7c s7 quê mùa, xa thành ph* Sa 5éc

cách hai nhánh sông l(n Ti0n Giang. T8 Sài Gòn xu*ng, không có ,!6ng xe ,i ngang qua làng. Thu/ ,ó con ,!6ng t8 An H9u, tr!(c khi ,:n b:n Bac M1 Thu3n, ,i ,:n qu3n H%ng Ng7 ch!a ,!;c xây c't nh! trong th6i 5$ nh't C+ng Hòa. Dân trong làng n:u không có d<p ra t4nh thì ch!a bi:t ,!;c hình dáng m+t chi:c xe h"i ra làm sao!

Ông n+i Tri$u là m+t nhà nho, quê / Hà T=nh vào Nam ,> theo ông Bác c?a Tri$u b< Pháp x@ l!u ,ày / Nha Mân (Sa 5éc) vì tham gia hoAt ,+ng trong phong trào 5ông Kinh Ngh=a ThBc.

Ông n+i Tri$u là ngh=a quân trong phong trào Phan 5ình Phùng, khi tr/ v0 làng th'y làng ,ã b< quân Pháp ,*t sAch nên ,ã l'y quy:t ,<nh b2 làng, xuôi v0 Nam theo ng!6i anh c.. Nhi0u nhà cách mAng khác cCng b< Pháp ch4 ,<nh c! trú / Nam, nh! cB VC Hoành / Sa 5éc, cB D!"ng Bá TrAc / An Giang, cB Phan Tây H% / 5<nh T!6ng ...T8 Hà T=nh, ông n+i Tri$u ,ã ,i b+ vào Nam tìm ng!6i anh. Cu+c hành trình này là m+t giai thoAi ,!;c con cháu th!6ng nhDc nh/ trong gia ,ình và ,!;c ghi vào gia ph.. Ông n+i Tri$u ,ã ,!;c chEn lãnh trách nhi$m dAy hEc / tr!6ng làng và ,ã l3p nghi$p / ,ây, v8a làm v!6n v8a làm ru+ng. C. làng ,0u gEi ông là Ông Giáo.

Cha Tri$u là m+t t! ch-c làm vi$c v(i Pháp, có ,!;c c" h+i giúp vi$c khi Pháp thành l3p các khách sAn l(n nh! Continental, Maject ic / Sài Gòn, Langbiang Palace, Hôtel du Parc / 5à LAt. Lúc Tri$u ra ,6i thì cha Tri$u ,ã tr/ thành chuyên viên

- Di%n &àn Petrus K' Âu châu s( 31/2011 - 60 -

Page 57: Báo Diễn Đàn 32

- Diễn Đàn Petrus Ký Âu châu số 32/2011 - 57 -

Hùm đã nói đùa với Triệu và các bạn: "Ba tao nói là Stalin đã làm Nguyễn Văn Trấn báo Dân Chúng trẹo cần cổ và nói ngọng khi gặp các bạn viết báo hỏi về cái quyết định 'động trời' của Stalin".

Ngày 29 tháng 9 năm 1939, Nga và Đức ký Hiệp ước Biên giới và Hữu nghị. Stalin chỉ thị các đảng Cộng sản trên thế giới ngưng chống Đức, hại các đảng này ở vào tình thế kẹt khó xử vì ngày 3 tháng 9 năm 1940, Anh và Pháp đã tuyên chuyến với Đức.

Ở Đông Dương, viên Toàn quyền Catroux ra lịnh cấm hoạt động chánh trị, đình hoãn các cuộc bầu cử. Chánh phủ Pháp đặt đảng Cộng sản Pháp ra ngoài vòng pháp luật. Cán bộ Cộng sản ở Bắc, Trung, Nam Việt Nam lần lượt bị bắt cùng nhiều nhà cách mạng khác. Hội Ái hữu Báo giới Nam kỳ (Association des journalistes annamites de Cochinchine, A.J.A.C) bị giải tán và ban Trị sự bị tống giam. Ở Pháp các đảng viên Cộng sản danh tiếng như Jacques Duclos, Franchon phải lẩn trốn, lãnh tụ Maurice Thorez phải đào ngũ sang Nga.

Đầu năm 1940, Catroux ký sắc lịnh bắt giam bất cứ ai có thể làm nguy hại đến trật tự công cộng. Đây là thời kỳ đen tối nhứt của đảng Cộng sản trong Nam. Lê Duẩn, Lê Hồng Phong, Hà Huy Tập, Nguyễn Thị Minh Khai...đều bị bắt, kể cả Nguyễn Văn Cừ, Tổng Bí thư đảng. Các trại giam Bà Rá, Tà Lài được thành lập ở Nam Kỳ. Nhiều trại khác cũng được thành lập ở Trung và Bắc để giam cả ngàn người.

Trong năm này Nhật làm áp lực để Catroux ngưng tiếp tế cho Tưởng Giới Thạch ở Trùng Khánh. Catroux bị áp lực phải thương thuyết với phái đoàn Nhật và sau cùng bị chánh phủ Pétain mới lên cầm quyền cách chức. Tư lịnh Hải quân Pháp ở Viễn Đông là Decoux được chỉ định thay thế Catroux làm Toàn Quyền Đông Dương . Tháng 7-1940, Quốc hội Pháp ở Vichy trao toàn quyền cho Thống chế Pétain, chấm dứt nền Đệ tam Cộng hòa đã có từ năm 1871!

Quốc trưởng Pétain, 84 tuổi, thay thế khẩu hiệu "Tự do, Bình đẳng, Hữu nghị" bằng khẩu hiệu mới "Cần lao, Gia đình, Tổ quốc". Ông cũng ra sắc lịnh giải tán các hội kín ở các thuộc địa.

Đại sứ Thái Lan ở Pháp chuyển cho chánh phủ Pétain văn thư xin định lại biên giới Đông

Dương-Thái. Ở Hà Nội, Trưởng Phái đoàn thương thuyết Nhật là Nishihara đưa tối hậu thư cho Decoux, đòi hỏi phải thỏa thuận để quân đội Nhật sử dụng các phi trường, hải cảng ở Đông Dương và tự do di chuyển quân lính. Decoux đành phải thuận ký hiệp ước quân sự. Hiệp ước đã được thông báo cho tướng Nakamura của Sư đoàn 5 Nhật, nhưng vào 10 giờ đêm hôm đó quân Nhật vẫn vượt biên tấn công. Chiến lũy Đồng Đăng và Lạng Sơn thất thủ. Việc bất chấp thượng lịnh nầy đã làm một số các tướng Lộ quân miền Nam của Nhật ra tòa án quân sự và bị giáng chức. Trần Trung Lập, lãnh tụ Kiến Quốc Quân của Hoàng thân Cường Để tình nguyện ở lại vùng Lạng Sơn chống Pháp và sau cùng đã bị bắt và bị xử bắn vào cuối năm 1940.

Dựa vào thân thế với Nhật, Thái Lan bắt đầu chuyển quân đến biên giới Thái-Cambốt. Pháp phải rút nhiều đơn vị từ Việt Nam lên để đối phó. Trong thời gian sắp có biến động ở biên thùy như vậy, ở miền Nam, hằng ngàn chiến sĩ cách mạng lại tiếp tục bị Pháp bắt hay bị chỉ định an trí. Vì không thể ngồi im để cho Pháp vô hiệu hóa lực lượng đấu tranh, Đảng Cộng sản đã bí mật hội ở Bà Điểm (Gia Định) và đã lấy quyết định phải khởi nghĩa. Phan Đăng Lưu được Xứ ủy Nam kỳ gởi ra Bắc dự Hội nghị của Đảng ở Đình bảng (Bắc Ninh). Yêu cầu xin khởi nghĩa của Xứ ủy Nam Kỳ không được chấp thuận. Phan Đăng Lưu trở về đem chỉ thị mới nhưng trong Nam, từ lâu, Xứ ủy đã cho lịnh "Tổng khởi nghĩa" vào tối đêm 22 tháng 11 năm 1940, và không còn cách gì để ngưng lại được !

Thống đốc Nam kỳ là Véber đã được báo động vì Bí thư Xứ ủy Nam Kỳ là Tạ Uyên bị bắt khi soạn tuyên cáo khởi nghĩa. Vì tin tức khởi nghĩa đã bị tiết lộ, Pháp tức tốc bố trí đề phòng. Nguyễn An Ninh, Tạ Thu Thâu, Lê Hồng Phong...đã được trùm mật thám Arnoux đích thân đem biệt giam ở khám Chí Hòa. Các cuộc bạo động quanh Sài Gòn như Bà Quẹo, Hóc Môn, Bình Thới...cùng các nổi dậy ở Tân An, Mỹ Tho, Vĩnh Long, Trà Vinh không đạt được kết quả mong muốn. Các mục tiêu trong Sài Gòn như Ba Son (Hải Quân Công xưởng), nhà máy đèn, khám Chí Hòa, trại binh...không bị phá hay chiếm giữ. Chương trình phá Khám Lớn Sài Gòn của Nguyễn Văn Trấn không thể thực hiện được

Page 58: Báo Diễn Đàn 32

- Diễn Đàn Petrus Ký Âu châu số 32/2011 - 58 -

vì Pháp đã bố trí ngăn chặn trước. Toán của Trấn phải rút trở về lại Tân An.

Thực dân Pháp đã nhân cơ hội này đàn áp phong trào chống Pháp một cách tàn bạo. Phi cơ thả bom xuống các làng như Xoài Hột (Mỹ Tho), Đồng Tháp Mười... Tàu chiến, thiết giáp, lính Lê Dương đã được tận dụng. Dân chúng nhiều làng đã bị tàn sát, khủng bố. Nhà tù không đủ chỗ chứa. Toàn quyền Decoux cử Rivoal làm Thống đốc Nam kỳ thay thế cho Véber. Rivoal đã dùng các sà lan nhốt tù trên sông, mặc nắng mưa, đói khát hành hạ. Dây kẽm dài xỏ một lúc qua bàn tay và gót chân của nhiều tù phạm đã được sử dụng thay cho gông cùm vì gông cùm không có đủ so với số người bị bắt!

Nam Kỳ Khởi Nghĩa đã bị đàn áp trong máu lửa.

Toàn dân miền Nam bàng hoàng đau xót đọc các tin phi cơ bắn phá, bỏ bom xuống các làng xã; xe tăng, thiết giáp càn quét ruộng vườn, nhà cửa dân chúng...

Riêng các bạn tâm huyết của Triệu, khi bí mật được tin có cuộc nổi dậy ở Sài Gòn, mặc dầu không biết rõ các nhân vật khởi xướng, cũng đã toan tính góp sức khi việc sẽ xảy đến. Một bạn của Triệu nay cũng đã trên bảy mươi hiện đang định cư ở Mỹ tên Nguyễn Thanh Nhàn, có khiếu về âm nhạc đã được anh em nhờ đặt các bản hùng ca để kêu gọi dân chúng hưởng ứng. Quê anh Nhàn ở Thạnh Vĩnh Đông (Tân An) và anh đã có sáng tác bản nhạc "Làng tôi", được anh em trẻ Petrus Ký rất thích. Các anh Trần Thanh Mậu và Bùi Đức Tâm chuẩn bị các diễn văn hiệu triệu giới trẻ. Triệu vì đã được huấn luyện về cứu thương nên được giao phụ trách yểm trợ y tế. Triệu đã nghiên cứu kế hoạch đánh cắp thuốc của bịnh xá trường Petrus Ký và của Bịnh viện Chú Hỏa.

Triệu và các bạn có kín đáo tiếp xúc với giáo sư Trần Văn Quế. Giáo sư khuyên nên thận trọng triệt để. Có tin tức gì giáo sư sẽ tiếp xúc sau và tất cả nên hạn chế các cuộc gặp gỡ. Một thời gian sau, giáo sư cũng bị Pháp bắt và đày Côn Đảo. Đạo Cao Đài hình như không có trong tổ chức khởi nghĩa nhưng Pháp đã muốn nhân cơ hội để phá vỡ tôn giáo này. Giáo sư Quế bị bắt, anh em Triệu như rắn mất đầu!

Khoảng thời gian 1940-1941 đã đánh dấu và chứng minh sự tàn bạo của thực dân Pháp để đàn

áp phong trào vùng lên giải phóng khỏi ách 80 năm đô hộ. Chánh quyền thực dân đang bị cô lập với chánh quốc vì Đệ nhị Thế Chiến đã cắt hết đường tàu bè liên lạc. Đồng thời họ còn bị Nhật ép buộc phải cho họ đổ bộ vào Đông Dương cũng như xui Thái Lan gây khó dễ đòi phân định lại biên giới nên thời gian kể ra rất thuận lợi để phát động khởi nghĩa. Pháp đã đàn áp trong máu lửa sự nổi dậy, khiến Đảng Cộng sản Đông Dương lâm vào một hoàn cảnh thoái trào quan trọng. Tuy nhiên thực dân đã không thể dập tắt được ngọn lửa đấu tranh trong lòng dân Việt.

Những tin tức loan truyền trong các giới hằng lưu tâm đến thời cuộc có lúc cũng đã làm nản lòng một số người. Trái lại sự căm thù thực dân Pháp trước những cảnh tù đày, bắt bớ lại càng được hun đúc thêm trong phần đông dân chúng.

Cháùnh quyền Decoux đã công bố 108 án tử hình, chuyển 81 vụ qua Bộ Chiến tranh, bắt giữ hơn 8000 người. Việc thanh trừng đẫm máu to lớn này của Decoux đã khiến Gaston Joseph, Tổng Giám đốc Chính trị Bộ Thuộc địa Pháp phải thốt lên: "Những bản án không thể giảm khinh và quá nhiều, khiến người Việt nghĩ rằng đó là sự kết tội cả một chủng tộc".

Nguyễn Văn Cừ , Tổng Bí thư đảng CSĐD, Phan Đăng Lưu, Ủy viên Trung ương, Nguyễn Thị Minh Khai ...tuy bị bắt trước ngày Nam Kỳ Khởi Nghĩa nhưng cũng đều bị kết án tử hình. Mười ba liệt sĩ trong đó có Nguyễn Thị Minh Khai đã bị xử bắn làm hai đợt ở Hóc Môn (Gia Định). Viên Tỉnh trưởng tỉnh Gia Định là Dufour có bổn phận phải làm phúc trình vì pháp trường nằm trong tỉnh. Trong biên bản đợt hành hình thứ nhất, Dufour có ghi trong báo cáo: "Họ đã chết một cách can đảm" (Ils sont morts courageusement). Toàn quyền Decoux ở Hàø Nội sau khi đọc phúc trình đã viết cho Thống đốc Rivoal để khiển trách Dufour đã đề cao kẻ thù. Rivoal và Dufour là bạn cùng một trường, cùng khóa ở Pháp, nên Rivoal chỉ đưa cho Dufour xem công văn củûa Decoux, không bàn luận gì thêm.

Đến lúc thi hành bản án đợt 2 (Nguyễn Thị Vịnh, tức Nguyễn Thị Minh Khai, cán bộ phụ nữ đầu tiên được huấn luyện ở Nga, bị xử trong đợt này), Dufour cũng đã phải chứng kiến và làm phúc trình. Trong biên bản ông kết luận: "Họ đã

Page 59: Báo Diễn Đàn 32

- Diễn Đàn Petrus Ký Âu châu số 32/2011 - 59 -

chết rất can đảm"(Ils sont morts très courageusement).

Lần này thì Decoux không thể chấp thuận nên đích thân bay vào Sài Gòn, đòi Dufour vào phủ Toàn quyền, cách chức tỉnh trưởng Gia Định, cho về hưu trí non và thuyên chuyển về Pháp. Decoux yêu cầu Dufour phải viết tờ tự thú để ghép vào hồ sơ.

Cụ Vương Hồng Sển, công chức phủ toàn quyềàn có phận sự thâu nhận công văn mật có đọc được bản văn tự thú của Dufour. Đại khái, Dufour đã viết: "Tôi, Dufour, cựu phi công trong trận giặc chống Đức, có Tứ đẳng Bội tinh lãnh tại chiến trận, bị thương tại trận tiền. Là một binh sĩ, nên ăn ngay, nói thật. Phàm kẻ địch chết dũng cảm, hô to "Việt Nam muôn năm" trước họng súng, thì tôi có phận sự phúc trình: "Chúng nó chết một cách rất can đảm". Nếu muốn đúng sự thật, đáng lẽ tôi phải ghi thêm: các lính đều khiếp sợ khi bắn, nhất là tên đội được lịnh bắn phát ân huệ cuối cùng. Tên đội này hai lần run như cầy sấy, tôi lấy làm nhục cho quân đội Pháp, nhưng tôi không ghi trong phúc trình"("Hơn Nửa Đời Hư",Vương Hồng Sển, Văn Nghệ 1995, tr. 344-345).

Chương 5Phong trào Thanh niên

Trong ý định tìm cách hướng dẫn đánh lạc tâm lý quần chúng, để họ quên đi các biến chuyển thời cuộc, nhà cầm quyền thực dân Pháp đã bày vẽ nhiều hoạt động mới ở Đông Dương.

Nối theo kinh nghiệm đã thành công ở Hà Nội năm trước, Sài Gòn cũng rầm rộ tổ chức một hội chợ triển lãm tại vườn Ông Thượng để lôi cuốn dân chúng đến vui chơi. Đây là một cơ hội để trình bày các phẩm vật sản xuất ở Đông Dương với ý định tìm cách thay thế các sản phẩm từng phải nhập cảng từ Pháp, trước chiến tranh. Phần lớn các món hàng này đều thuộc về loại tiêu thụ thông thường như thuốc lá, nước ngọt, nước trái cây, quần áo dệt trong xứ... Các trò chơi vui nhộn thì được chú ý bày vẽ rất nhiều. Toàn thể họa đồ khu vực triển lãm được một kiến trúc sư

Việt phác họa, một kiến trúc sư mà tên tuổi sẽ được nhắc nhở rất nhiều về sau: kiến trúc sư Huỳnh Tấn Phát, Chủ tịch Chánh phủ Cộng Hòa Lâm thời Miền Nam trong thập niên 1970!

Decoux còn chỉ định Đại tá Maurice Ducoroy thành lập Tổng cục Thể dục, Thể thao và Thanh niên. Một trường Cao Đẳng Thể Dục được thành lập ởû Phan Thiết (E.S.E.P.I.C. tức École Supérieure de l'Éducation Physique de l'Indochine). Đại tướng Dương Văn Minh khi chưa vào quân đội là người đã tốt nghiệp khóa đầu tiên của trường nầy.

Phong trào thể dục, thể thao nở rầm rộ để lôi cuốn thanh niên. Cuộc đua xe đạp nối liền Nam Vang, Vạn Tượng, Hà Nội, Huế, Sài Gòn với các tay đua Vũ Văn Thân ở Bắc, Lê Thành Các trong Nam là đề tài bàn tán hằng ngày trên các báo hoặc ở các quán rượu, quán ăn... Các tổ chức thanh niên được khuyến khích thành lập, nhằm phổ biến các lời kêu gọi của Thống chế Pétain. Học sinh các trường được hướng dẫn tham gia các buổi tập hợp đốt đuốc ngoài trời ở sân vận động Lareynière hay trước Thảo cầm viên vào buổi tối.

Thừa cơ hội này, việc tổ chức đoàn ngủ thanh niên đã được các tổ chức chánh trị âm thầm bắt đầu thực hiện. Các bài hát thanh niên cũng như các bản âm mhạc cải cách rất hiếm vào thời buổi ấy. Anh Trần Văn Khê, sinh viên đại học mới vừa học xong năm thứ nhất Y khoa ở Hà Nội về, ghé trường cũ để tiếp xúc với học sinh. Anh đã trình bày cho đàn em các bản tân nhạc hùng tráng: "Sinh viên Hành khúc" (Marche des Étudiants), "Bạch Đằng Giang", "Lên đường"... của Lưu Hữu Phước. Anh quảng cáo mời học sinh tham dự buổi ca, nhạc, kịch sẽ tổ chức tại Nhà hát Tây (Théâtre Municipal) do phân bộ miền Nam của Tổng hội Sinh viên Đôâng Dương thực hiện. Các anh em trong toán của Triệu đã được Trần Văn Khê và các anh khác tuyển chọn để tập trình diễn các hợp ca Sinh viên Hành khúc, Bạch Đằng Giang, Ải Chi Lăng...Lần đầu tiên, bản Con thuyền không bến được ra mắt ở Sài Gòn do một nữ sinh viên là chị Sương trình bày. Chị Sương về sau sẽ là vợ anh Khê.

Anh em Triệu rất phấn khởi được góp phần đánh thức lương tâm giới thanh niên bằng những bản hùng ca, khiến học sinh bắt đầu hãnh diện với

Page 60: Báo Diễn Đàn 32

- Diễn Đàn Petrus Ký Âu châu số 32/2011 - 60 -

lịch sử và văn hóa nước nhà. Buổi trình diễn đầu tiên đã thành công rực rỡ và được nối tiếp bằng nhiều lần khác. Trong toán của Triệu có anh Phạm Văn Thanh là người có tiếng hâm mộ quân đội Nhật nên hôm trình diễn đã cạo đầu trọc lóc, bóng loáng khi tham dự hợp ca "Bạch Đằng Giang". Sau đêm ra mắt thành công đó, các anh em sinh viên đã nối tiếp tổ chức các buổi diễn kịch: Đêm Lam Sơn, Con Thỏ ngọc, Tục Lụy của Lưu Hữu Phước. Khán giả Sài Gòn đã nồng nhiệt hoan hô luồng sinh khí văn nghệ mới.

Trong bóng tối, tổ chức Cộng sản đã theo dõi, nhận thức được trào lưu làm sống lại tinh thần yêu nước của quần chúng do các sinh viên trí thức trẻ thực hiện. Trần Văn Giàu do đó đã tìm cách móc nối với các sinh viên từ Hà Nội về. Những lớp huấn luyện chính trị cho các toán thanh niên thuộc đảng Tân Dân Chủ đã được tổ chức ở văn phòng tư của kiến trúc sư Huỳnh Tấn Phát ở số 68-70 đường Mayer (Hiền Vương). Huỳnh Văn Tiểng, Mai Văn Bộ, Lưu Hữu Phước, Trương Công Cán...thường vẫn lui tới nơi đây. Ngoài ra, một lớp huấn luyện khác, đông người hơn, cũng được Trần Văn Giàu đảm trách ở Thị Nghè ở nhà dược sĩ Trần Kim Quan cho toán Thanh niên Dân chủ của Tạ Bá Tòng, sinh viên đã từng hoạt động trong Thanh niên Cứu Quốc khi theo học ở Hà Nội.

Kỳ nghỉ hè năm đó, cáùc học sinh Pétrus Ký hai tỉnh Gò Công và Tây Ninh đã cố tập luyện và đã trình diễn những buổi văn nghệ tương tự ở tỉnh nhà để phổ biến các bản hợp ca và tân nhạc đến đồng bào địa phương. Lưu Hữu Phước đã sáng tác một bài hợp ca riêng cho trường Petrus Ký bằng tiếng Pháp: "Hymne au Lycée Petrus Ký". Bài này được sự chấp thuận của Giám đốc trường là Lejeannic. Vợ ông Lejeannic dạy nhạc nên đã giúùp học sinh trình diễn đồng ca ở nhà Hát lớn Sài Gòn. Bản hát được in sau khi được Chánh sở Kiểm duyệt tên Marquis thông qua. Sau tháng 8 năm 1943, nhân dịp tổ chức Trại Suối Lồ Ồ, bài Hiệu ca Petrus Ký, lời Việt mới được lén lút phổ biến.

Triệu và một số bạn hữu đã cùøng nhau tổ chức các cuộc cắm trại ngoài trời. Các túi đeo sau lưng của các hướng đạo sinh rất hiếm vào thời đó vì giao thương với Pháp đã bị gián đoạn. Tuy nhiên ở đường Garcerie (Duy Tân), có một tiệm may đồ da rất khéo, đã theo mẫu các túi cắm trại

nhập cảng từ Pháp để sản xuất trang bị cho hướng đạo sinh. Nhà sản xuất này đã làm việc không ngừng vì phong trào du lịch, cắm trại được phát triển ồ ạt. Trường đã đồng ý cho thành lập Đoàn S.E.T. (Section d'Excursion et de Tourisme) với sự tán thưởng của các giáo sư Roumégous, Lê Văn Huấn, Lê Văn Cẩm...Đoàn SET sau được đổi tên Việt thành Đoàn Hùng. Học sinh được chấp thuận cho mang phù hiệu trường do giáo sư hội họa Hồ Văn Lái vẽ: một ngọn đuốc đỏ trên nền trời xanh dương, đường viền bên phải ánh đuốc có hình chữ S của bờ biển Việt Nam.

Theo chỉ thị từ Pháp của chánh phủ Pétain gởi cho chánh quyền thực dân ở Đông Dương, phong trào "thanh niên khỏe" được Ducoroy phát triển mạnh mẽ trên toàn cõi Việt, Miên, Lào. Các cuộc tập hợp, diễn hành của thanh niên các trường Việt, Pháp kể ra tháng nào cũng có, khi ở sân Hoa Lư, lúc khác ở sân vận động Richaud hoặc Lareynière. Họïc sinh Việt lúc đầu thường phải đồng ca cùng học sinh Pháp các bài "Maréchal, Nous voilà" (Thưa Thống chế, có chúng tôi đây), sau lại nhân cơ hội, bắt đầu hợp ca các bài Việt: Lên đường, Sinh viên Hành khúc, Hiệu ca Petrus Ký...

Trường Petrus Ký có truyền thống tổ chức Lễ Tiễn Ông Táo, mỗi năm trước khi về nhà nghỉ Tết. Lúc trường còn ở Nancy, Lễ được tổ chức ở phòng ăn lớn. Khi về tạm trú cùng trường Sư Phạm ở Sở thú thì phải thiết lập sân khấu lộ thiên vì ở đây không có phòng rộng có khả năng chứa đám đông học sinh. Bắt đầu niên khóa 1941, trường có mở thêm ban Cổ điển cổ ngữ La tinh như các trường ở Pháp. Học sinh theo lớp Métropolitain này được chọn trong số thí sinh trúng tuyển cao của bốn trường công: Petrus Ký, Nữ Học Đường, Mỹ Tho và Cần Thơ. Giám đốc Lejeannic thường hãnh diện khoe: lớp Métro này là thành phần ưu tú nhất của miền Nam. Giáo sư Pháp tên Champion là người phụ trách chánh cho các lớp Métro này. Qua năm sau, trường lại tổ chức thêm lớp Cổ điển Á Đông. Lớp đầu gọi là 6è E.O.(Classique D'Extrême Orient) được giao cho giáo sư Phạm Thiều phụ trách. Vì thí sinh được tuyển lựa từ bốn trường công miền Nam nên lần đầu tiên có các lớp hỗn hợp nam, nữ ở cấp Trung học. Lúc trước chỉ có ở ban Tú

Page 61: Báo Diễn Đàn 32

- Diễn Đàn Petrus Ký Âu châu số 32/2011 - 61 -

tài mới có các nữ sinh như các chị Nguyễn Thị Sương, Mã Thị Chu, Phạm Thị Danh...

Vợ của Giám Đốc Lejeannic là giáo sư âm nhạïc, năm đóù có đề nghị một màn kịch câm, nhân dịp Tết Ông Táo. Bà giới thiệu một nữ sinh lớp E.O. được bà dạy vũ, tên Lý, quê ở Chợ Ông Văn, Mỹ Tho, người gốc Minh hương, má lúm đồng tiền, miệng cười duyên dáng rất đẹp. Triệu được chọn đóng vai một thi sĩ, ngồi vò tai, bứt tóc không tìm ra thi tứ. Bỗng dưng một cơn gió thổi qua làm lá vàng lả tả rơi và thi sĩ nhân đó, đã tìm ra thi hứng để ghi rối rít những vần thơ vừa chớm nở. Nhìn trong đám lá vàng bay, thi nhân chợt nhận thấy Nàng Thơ của mình hiện ra, nhảy múa theo một nhạc điệu vĩ cầm réo rắt. Thi nhân vội chạy đến níu Nàng Thơ nhưng đã trượt chân té bổ nhào, kết thúc màn kịch "Thi nhân và Nàng Thơ" trong tiếng cười vui nhộn của khán giả.

Câu chuyện Nàng thơ, Thi sĩ từ sau đó là đề tài các bạn thường nhắc đến để trêu chọc Triệu. Thường mỗi sáng, học sinh nội trú đứng trên lầu cao, nhìn xuống sân xem các học sinh ngoạïi trú dẫn xe đạp cất vào sân sau lớp học. Mỗi bận thấy Lý đi dưới sân, các bạn thường gọi lớn: "Nàng Thơ", khiến Lý thẹn thùng phải có những bước đi lúng túng.

Năm học đó là năm kết thúc bốn năm nội trú của Triệu, năm thi lấy bằng Thành chung và ra trường. Một buổi chiều lộng gió, lá vàng bay tơi tả trong một góc sân đã thật sự khơi dậy một xúc cảm mạnh trong lòng Triệu khi nghĩ đến lúc phải xa lìa trường, xa lìa bè bạn. Nhà "thi sĩ" trẻ đã nhân lúc trào lòng, làm bài thơ kỷ niệm:

NHỮNG NGÀY QUA.

Gió đến chiều nay lá rụng nhiều,Nhìn trời lòng bổng vướng đìu hiu:Ngày qua...đã bốn lần thu đến,Lá cuốn bâng quơ giữa nắng chiều

Đã mấy năm qua ở chốn nầy,Cùng nhau vui sống tuổi thơ ngây.Một mùa thi đến như thu đến,Bày cảnh chia ly, én lạc bầy.

Hôm nay lá rụng nhuộm sân trường,Bổng thấy lòng như rộn nhớ thương.Bâng khuâng mơ tiếc ngày vui cũ,Bao phút đời chưa tẻ ngõ đường.

Thu đến nhủ tôi giấc mộng rồi, Cuộc đời vui trẻ đã mờ trôi.Hôm nay nhìn lá quay trong gió,Chỉ biết ngồi êm tiếc mẫu đời!

Vào thời khoảng nầy chiến tranh Nhật, Mỹ đã bắt đầu bùng nổ. Hạm đội Nhật đã bất thần tấn công Trân Châu Cãng và thiêu hủy các phi cơ, tàu chiến của hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ đang thả neo ở đây. Cuộc tấn công mở màn chiến sự đã xảy ra vào ngày 7 tháng 12 năm 1941, giờ Honolulu. Riêng phần Triệu thì vẫn ghi trong tâm khảm là sự việc đã xảy ra ngày 8 tháng 12 vì Nhật đã báo tin ngày thắng trận lịch sử này bằng nhiều bích chương to lớn, vẽ chiến hạm Nhật với hai họng súng đại bác đen ngòm, đặt trên dưới theo hình số 8. Giờ tấn công, theo quần chúng Nhật và người châu Á, là ngày 8, theo giờ Tokyo.

Thân phụ Triệu vốn có nhiều kinh nghiệm trong nghành quản lý các khách sạn lớn của Pháp, nay được đổi về Đà Lạt để trông nom hai khách sạn Langbian Palace và Hôtel du Parc. Ông đã từng quản lý khách sạn Majestic ở Sài Gòn, sau được phái lên Cam Bốt lo cho các khách sạn ở Angkor Wat và khách sạn Bokor vùng bờ biển Kép.

Nhân đó, lần đầu tiên Triệu được lên thăm cao nguyên nhân kỳ nghỉ hè. Vào thời Pháp còn chiếm Việt Nam, từ Nam ra Trung hay Bắc phải có giấy thông hành! Triệu náo nức chuẩn bị hành trình, nhưng khi nửa đêm đến ga Tour Chàm (Phan Thiết) thì bị kẹt lại. Thiết lộ phải dành cho quân đội Nhật ưu tiên chuyển quân. Hành khách dân sự phải đợi đến ngày hôm sau mới có các chuyến dành cho dân chúng.

Trong chuyến tàu của Triệu có đoàn thanh niên cắm trại của một trường Pháp. Trong khi chờ đợi ngoài trời sân ga, họ đã cùng nhau ca hát những bản hành khúc vui nhộn. Nhưng về sau, trời càng khuya, tất cả đều mệt mỏi. Bỗng nhiên có một thanh niên người da ngâm đen, vừa đàn guitar, vừa hát bản "Tabou" của người Phi Châu rất trầm buồn. Bản hát như lời than vãn của một sắc dân trên đà diệät vong. Lời hát vang trong không trung lãnh thổ Chàm, một quốc gia đã có một thời thịnh trị, nay chỉ còn những tháp di tích sừng sững trong đêm, xa xa ngoài sân ga, đã khiến Triệu bùi ngùi nhớ đến hình ảnh các nông dân Việt bị thực dân Pháp xỏ tay nhau, chở từ

Page 62: Báo Diễn Đàn 32

- Diễn Đàn Petrus Ký Âu châu số 32/2011 - 62 -

Mỹ Tho lên ga Sài Gòn đưa đi tù, sau các ngày Nam Kỳ Khởi Nghĩa thất bại. Dân tộc mình nếu không tiếp tục đấu tranh, e sẽ có ngày bị xóa tên trên hoàn vũ chăng?.

Trong khi có những băn khoăn đó, tình cờ từ trong đám đông những người ra ga đón thân nhân, có một bạn học cũ, tên Lai trước đã từng cùng học cấp tiểu học ở Biên Hòa, chợt nhìn ra Triệu. Vì còn phải chờ thêm một ngàøy, mà nhà anh Lai hơi xa nên anh đề nghị giới thiệu đến một chùa gần đó nghỉ qua đêm. Sáng hôm sau thức dậy, nhìn lên cổng chùa, Triệu mới biết tình cờ, mình đã qua một đêm trong khuôn viên"Lý viên Tự" !.

Đến Đà Lạt, Triệu thích thú được sống cạnh bờ hồ nên thơ của thành phố. Ba của Triệu đã thuê được một nhà cạnh hồ, không xa với khách sạn Langbian. Nơi đây thuở trước nguyên là một biệt thự hai tầng, được chủ nhân sau biến thành một lữ quán có tên là Boite à Sardines (Hộp cá mòi). Trên tường các phòng, có những cảnh vẽ bằng phấn đen (fusain) rất đẹp, mô tả các hoạt động của thủy thủ, từ việc sinh sống trên chiến hạm đến những lúc đi bờ. Bến tàu, các ngọn hải đăng, chiến hạm rẽ sóng ra khơi là cảnh thường thấy trên các bức tường. Triệu được nghe ba Triệu cho biết là người chủ quán đầu tiên là một thủy thủ hồi hưu, đã quen biết bạn họa sĩ Hải quân danh tiếng này và đã nhờ vẽ hộ . Anh bạn này có thể đến quán ăn nhậu suốt đời, khỏi phải trả một xu phí tổn. Cả nhiều tháng năm, có lẽ vì Triệu đã ngắm nhìn các cảnh sống các thủy thủ nên trong thâm tâm lúc nào cũng cảm thấy vướng mắc bao nhiêu mộng hải hồ.

Một buổi chiều, Triệu có dịp đi dạo và ngồi nghỉ chân trên một băng nhỏ ở sân vận động ven hồ. Trời đã xế chiều. Một tiểu đội lính Việt, quân phục kiểu triều đình Huế, chỉ được thấy ở Trung, sửa soạn lễ Hạ kỳ. Cờ là cờ nền vàng, có một sọc đỏ theo chiều dài ở giữa. Đây là "Cờ Bảo Đại" như dân miền Nam thường gọi khi thấy cờ phất phới ở Đà Lạt. Khi điệu kèn hạ cờ nổi lên, Triệu đã đứng lên nghiêm chỉnh chào lá cờ từ từ hạ mà trong lòng bổng thấy có một cảm giác lạ thường. Triệu đã từng có nhiều cơ hội dự lễ chào cờ vào các buổi khai giảng niên học ở Petrus Ký. Trường thường nhờ một đại đội lính và một đại đội quân nhạc từ thành Ô Ma sang phụ trách nghi lễ thượng kỳ. Nhạc trổi hùng hồn, sĩ quan

chỉ huy tuốt gươm trần sáng loáng dõng dạc truyền lịnh bằng tiếng Pháp, nhưng Triệu không có cái cảm giác kỳ lạ, cảm động như lần đầu tiên được đứng nghiêm chào cờ của đất nước mình. Với cái cảm giác lâng lâng đó, Triệu về phòng ghi trong Nhậät ký: "Hôm nay tôi đã cảm động tham dự một cuộc chào cờ nghiêm chỉnh nhất!".

Anh, Mỹ và Trung Hoa đã tuyên chiến với Nhật. Chánh quyền Decoux đã phải ký với Nhật một loạt các Hiệp ước quân sự về phòng thủ Đông Dương. Thế là Việt Nam đã bị lôi cuốn vào cuộc chiến.

Quân đội Nhật đã lấn chiếm Mã Lai, Singapour, Borneo. Quần đảo Philippines lần lượt bị chiếm đóng. Manila mất ngày 2-1-1942. Bataan thất thủ sau ba tháng bị bao vây, 70 ngàn binh Mỹ bị bắt. Ngày 6 tháng 5 năm 1942, 60 ngàn binh Mỹ đầu hàng ở Corrigedor. Miến Điện cũng bị chiếm đóng cùng với Nam Dương Quần đảo.

Nhật kể như đã hoàn thành ý đồ Đại Đông Á của họ nhưng vào tháng 6, 1942, sau ba ngày hải chiến, Mỹ với ưu thế không lực đã chận Hải quân Nhật ở trận Midway. Bước tiến của Nhật Bản đã bị chùn lại từ đây trong khi quân Đồng Minh đã đổ bộ ở Bắc Phi Châu để đánh đuổi Đức, Ý.

Chiến cuộc từ nay đã bắt đầu xoay chiều. Quân Đồng Minh mở thêm chiến dịch chiếm đảo Silicy. Phi cơ Mỹ đã bắt đầu oanh kích Hải Phòng và đường xe lửa xuyên Việt. Ngày 6-6-1944, quân Đồng Minh bắt đầu cuộc đổ bộ lịch sử Normandie và từ đó tái chiếm nước Pháp. Ngày 24-8-1944, Sư đoàn 2 Thiết Giáp của tướng Pháp Leclerc tiến vào Paris. Ở Đông Dương, vì e ngại quân Đồng Minh sẽ đổ bộ lên căn cứ hậu cần quan trọng nầy nên quân Nhật đã bắt đầu chuẩn bị kế hoạch lật đổ chánh quyền thuộc địa Pháp.

Hồ Chí Minh bị Trung Hoa bắt giam cầm ở Liễu Châu, nay được Trương Phát Khuê cho phép lên đường trở về Việt Nam để thực hiện kế hoạch "Hoa Quân nhập Việt".

Ở Mặt trận Âu châu, Quân đoàn 6 của Đức đầu hàng Hồng quân Liên Sô ởû Stalingrad. Đệ nhị Thế chiến đã bước qua giai đoạn bắt đầu kết thúc.

Page 63: Báo Diễn Đàn 32

- Diễn Đàn Petrus Ký Âu châu số 32/2011 - 63 -

Mỹ đã chiếm lại đảo Guam và ở Phi Luật Tân, quân Mỹ đã đổ bộ lên Luzon. Đông Dương lại càng bị Đồng Minh dội bom liên tục hơn. Trong đêm 5-5-1944, máy bay Mỹ định thả bom xuống khu bến tàu Khánh Hội nhưng bom lại thả trật vào khu nhà lá Xóm Chiếu, gây nhiều đám cháy khổng lồ, nhiều thiệt hại về nhân mạng. Học sinh được cho nghỉ hè sớm hơn hai tháng. Kỳ khai trường niên khóa 1944-1945, học sinh nội trú trường Petrus Ký được chuyển về Nữ Học đường. Các lớp học vẫn hoạt động tại trường Sư

Phạm. Triệu thi bằng Thành Chung bị loại ngay từ kỳ Pháp ngữ nên trở lại học năm thứ Tư nhưng phải ở ngoại trú. Sài Gòn lại bị phi cơ Mỹ giội bom suốt ngày 12-1-1945 xuống phi trường Tân Sơn Nhất và khu Bến tàu. Ngày 15-2-1945, sứ quán Anh đường Norodom (đại lộ Thống Nhất) cạnh trường lại bị đánh bom. Hiệu trưởng Taillade phải ra thông cáo cho bãi trường sớm để học sinh trở về gia đình để chuẩn bị tham dự lễ Tết Ất Dậu.

(Còn tiếp)

Anh cứ hẹn nhưng em đừng đợi nhéĐể tình mình lắng đọng với gió bayĐể con tim ấp ủ với tháng ngàyLòng rạng rỡ như vừng hồng vừa hé

Anh lỡ hẹn nhưng em đừng giận nhéĐể tình mình chạy đuổi lá Thu bayĐể con tim thư thái tháng năm nàyLòng êm ái như đường về trên lá

Anh không hẹn nhưng em đừng hẹn nháĐể tình mình óng ả với mây ThuĐể con tim nồng ấm dưới sương mùLòng bừng sáng trong tuổi vàng em nhỉ? (Nguyễn thành Thụy)

Thu hẹn hòThu hẹn hò

Page 64: Báo Diễn Đàn 32

- Diễn Đàn Petrus Ký Âu châu số 32/2011 - 64 -

Mùa xuân bắt đầu với những cơn nắng dễ chịu, gió nhẹ và cây cỏ bông hoa nhìn đã mát mắt. Mọi người hầu như ai ai cũng hân hoan không phải nặng nề với mấy lớp áo, nón, bao tay, ủng mùa đông, thoải mái hết sức.

Với thời tiết ấm dần nầy chuyển sang mùa hè là lúc bà con lo chuyện ăn nhậu BBQ, họp mặt bạn bè đây. Phải công nhận từ ngày có diễn đàn trên mạng tiếp tay thì càng ngày các bạn bè, học sinh, tình xưa nghĩa cũ từ thời sún răng mặt mụn, yểu điệu thục nữ quân tử… lọt cầu có cơ may liên lạc với nhau ríu ra ríu rít.

Một người có thể có tới 3 hay 4 nhóm họp bạn (reunion) trong năm chớ không phải giỡn chơi nhe. Tỉ dụ như anh Xẩu quen với chúng tôi nè, lúc nào cũng thấy anh lăn xăn chộn rộn nào là bạn tiểu học trường làng, trung học trường tỉnh, đại học Sài Gòn. Rồi bao nhiêu năm ra đi làm bên VN, đi làm bên Canada…Chưa kể thời trung học đổi trường liên miên bởi “cô hàng xóm đi đâu mình theo đó cho nó có tình…láng giềng!”. Rồi lại có chuyện sáng ở đại học Luật, chiều bên Sư Phạm?? Quên hỏi anh lấy được bằng bên nào nữa, tôi thì chắc anh tốt nghiệp khoa báo chí đài phát thanh!

Mấy năm nay nghe anh kể chuyện đi họp bạn khắp năm châu thấy mà mê: về VN cũng có, rồi Úc, Pháp, Đức, Nhật, Cali, Texas, Canada…không thiếu chổ nào. Càng ngày điện thơ (mails) đầy đặc địa chỉ ai cũng quen ai cũng thân tình. Chúng tôi có cảm tưởng hể muốn tìm ai người Việt Nam thì cứ hỏi anh Xẩu là ra ngay, không bạn cũng bè mà đúng không? Nói cho cùng mỗi khi gặp nhau nghe anh kể chuyện làm ai cũng cười vui, đôi khi còn “mở mang” kiến thức tưởng như chính mình đi du lịch toàn cầu. Anh đi mấy ngày đàng mình thì lời một sàng khôn vậy.

Thu Trâm

ReunionReunion

Thu Trâm

Page 65: Báo Diễn Đàn 32

- Diễn Đàn Petrus Ký Âu châu số 32/2011 - 65 -

Tôi thì chưa có diễm phúc đi Paris để xem cảnh và người như trong thơ văn mà mấy ông nhà văn, thi sĩ lão thành ca ngợi nhưng khi nghe anh kể thì hơi lo: này nhé, xuống bến xe ngơ ngáo là tụi Rệp nó xơi cái ví không còn đồng xu mà đi nhà vệ sinh công cộng. Đến Tour Eiffel chúng bây chớ có nhà quê mà cứ nhìn lên chóp ngọn tháp, không khéo đi đứt đôi giầy da nai vì “đựt cáp trum tùm lây” (đạp cứ…t trây tùm lum) là ê mặt với mấy bà đầm hái nho đấy! Anh nói cũng phải nhưng chẳng lẽ đi du lịch mà cứ chỉa mũi xuống đất như tìm bạc cắc hoài sao? Lơ là trúng vô ổ móc túi thì nước nào cũng tệ nạn xã hội như nhau thôi.

Mà này, chúng bây coi hình thấy sao về núi Phú Sĩ ở Nhật, thơ mộng hùng vĩ phải không? Khổ đời cái thân anh tụi bây đây, đàn đúm theo chúng bạn cố mà leo, không đứt hơi vì hết sức mà chết ngộp vì dốc núi ướp toàn mùi khai.

Nhà vệ sinh công cộng không đủ đáp ứng cho du khách nên thiên hạ “cầm lòng không đậu”, phải giải quyết ngay thôi. Các bà nếu không thủ giấy theo thì ráng tìm hái lá mơ lá ổi mà “đánh giấy nhám” nhé …khiếp!

Chị nhà bây thì ưng trái cây xứ Úc lắm, chẳng bõ công đi, trái Na nó to như cái tô ăn phở mà chỉ có vài hột, giời ơi ngon không chê được. Còn những cây bông tím rợp trời như hoa Phượng Vĩ bên Việt Nam, tao chỉ mơ về ngày cũ, giá mà

được dìu các em nữ sinh lê la bên “chân trời tím” ấy…chết cũng thơm danh! (Thơm danh gì chỉ bấy nhiêu, trời ạ!).

Về Texas xứ cao bồi tuy nóng nực nhưng nhà nào cũng trồng rau thơm, rau má, đậu rồng xum xuê. Hoa giấy thì đủ màu, lại nhớ tới giậu mồng tơi xanh rì, vậy mà em đành phơi áo cánh váy đầm trên ấy, đểu thật! Con Nhí bây thích hàng ăn hàng uống thì qua Cali, phố Bolsa. Muốn thành cây vàng biết đi thì nhào vô khu chợ Phước Lộc Thọ tha hồ chọn lựa về cưới dâu, lập thiếp. Mà ngộ nhé, cam chanh quít họ trồng rơi rụng khắp nơi chẳng thằng nào buồn nhặt mà ăn cứ chạy xe ra Costco mua về, lạ đời thế mới chết.

Thằng nào thích bia bọt nhớ qua Tây Đức nhá, đặc biệt là cái súc sích nó bán ngoài đường to như cái…ống nước. Trời lạnh lạnh ăn nóng hôi hổi nhớ đời đấy!

……….

Cứ vậy mà chuyện trên trời dưới đất nghe bùi tai cười rôm rả những ngày nắng ấm khi có anh Xẩu đến thăm.

Bẳng đi 4 tháng chúng tôi không gặp anh ấy, cuối tuần rồi tình cờ đi chợ thấy anh thất thểu xách con vịt quay trong chợ Tàu đi ra.

- Ah, anh đi họp bạn Châu Âu, Úc Châu sao không thấy tăm hơi vậy?

- Đi đâu mà đi, dẹp bố nó hết rồi?

Kéo nhau về nhà dùng trà tán gẫu mới biết sự tình bi đát mà thông cảm cho ông anh Xẩu Bắc cờ vui tính.

“Cuộc vui nào cũng tàn nhưng nhiều cách tàn. Kiểu tan hàng của tao thì không còn cách chi dòm mặt bạn bè thiên hạ chúng bây ạ. Cũng tại mấy bà nữ sinh gần …lãnh tiền già nhà nước của

Page 66: Báo Diễn Đàn 32

- Diễn Đàn Petrus Ký Âu châu số 32/2011 - 66 -

nhóm, ngày xưa nhút nhát chỉ biết thẹn thùa đỏ mặt khi mình đeo đuổi, bây giờ các bà ấy mọc nanh, đùa dai bắt ngán.

Như chúng mày thấy đấy, từ ngày bắt nồi cơm lên bếp đến nay dẩu cho cơm khô cơm nhão, cơm khê cơm sống, ngay cả cơm nguội …tao đều xơi cảkhông than vãn một lời. Tô Phở có ngon bốc khói luồng vô tận khí quản cũng chả dám hom hem đèo bồng (mà nói cho cam, các mợ trong nhóm cũng như tô Phở nước đục, tái nạm ngầu vè nhìn muốn …đột ngột quỵ!) ấy vậy mà chị nhà cứ nổi máu Hoạn Thư loạn cào cào cả lên.

Trời bất dung gian tự dưng tuần rồi cái bà bên Nhật vừa ly dị chồng, nửa đêm về sáng phone qua tỉ tê tâm sự với tao. Tưởng bình thường nên với chức vụ Hội trưởng hội cựu sinh viên, tao an ủi vổ về cho qua chuyện. Chúng mày biết tính thằng anh này, ruột để ngoài xương xườn, chỉ khoái bốc phét cho vui chứ sức lực gì đâu mà chấm mót! Thế mà đời anh là bể sầu từ hôm ấy, chị nhà cứ hạch hỏi không đường nào mà trả lời cho vừa, nói cách chi cũng không tin. Chiến tranh lạnh cả tháng rồi đấy”.

Sau bài văn tế của anh Xẩu, vợ chồng tôi chỉ biết “thắp nhang” chia buồn với anh. Tưởng chuyện gì chứ cái chuyện “reunion” chúng tôi rành ít câu vì chứng kiến vài trường hợp tương tự.

Hội hè gặp gỡ trường cũ, thầy cô, bạn hữu tay bắt mặt mừng, “tham quan” du lịch….nhiều nơi tổ chức long trọng lắm. Thoạt đầu là nhóm nhỏ, sau lan lây như cỏ dại, rồi bầu Ban chấp hành đóng góp niên liễm, lên diễn đàn, làm thơ, làm báo, cứu trợ… Lắm người nhiều ý, ai cũng đã thành nhân thành tài, ông này bà nọ có chịu nhường nhịn nhau đâu, dần dần “forum” không

còn là nơi giao lưu văn hóa thanh lịch, nơi gợi & gìn giữ kỷ niệm bạn cũ trường xưa nữa. Diễn đàn chia bè chia phái, xúc xiểm, chê bai, rồi người ăn ké, kẻ ăn vạ… mắng nhiếc nhau tưng bừng.

Chưa kể nhiều bà vợ chỉ thích nhóm bạn bên mình, cạch nhóm ông chồng không cho tham dự. Ghen bóng ghen gió với cái “diễn đàn” mà ông chồng ngày đêm cặm cụi gõ meo (mail). Lâu lâu bà xã ghé mắt vô mà bắt gặp đang “chit chat” chọc ghẹo nhau bằng mấy tấm hình “quần áo nhà nghèo” thì cái nhà tróc nóc như chơi. Ai lỡ phone tới mời dự đại hội thường niên trúng ngay “gia chủ bà bà” là coi như bị rượt chạy mất dép.

Đại khái: biết giờ này là mấy giờ không? Sao chị biết số phone tay chồng tôi? Ở đây không thằng nào tên đó hết, lộn số rồi.

Có chị buồn cười, trong quyển tập hình nhóm bạn, ghét “con” nào là lấy cái mặt nó ra, nhìn những tấm ảnh loang lổ thấy mà thương.

Đôi ba trường hợp cũng do các ông đổ thừa kiều nữ đưa lối, mỹ nhân dẫn đường! Sau mấy chục năm gặp lại cố nhân cũng còn “xác bướm mơ tiên”, ai xui thêu thùa dệt mộng, bày đặt gởi tình về với quê hương mới có cái sự đời gia đạo lủng củng. Nhiều cặp chia tay lãng òm cũng vì các Đại Hội.

Anh Xẩu ạ, bạn bè sôi động cũng có lúc, tụi em thấy nhiều trường đã thu gọn lại nhóm nhỏ kết thân những ai hợp tính hợp ý. Diễn đàn dùng để liên lạc thăm hỏi, giúp đỡ thầy cô, bạn cùng trường. Ráng hòa nhã muôn sự lành, sân si làm gì, hơn nhau rồi cũng ai về nhà nấy thôi.

Về hấp cơm lại cho ấm, tìm lời giải thích cho chị nhà bớt nghi ngờ, dành nhiều thời gian cho nhau

Page 67: Báo Diễn Đàn 32

- Diễn Đàn Petrus Ký Âu châu số 32/2011 - 67 -

hơn là ra tay nghĩa hiệp vỗ về mấy bà xẩm. Mong gặp lại anh chị của những ngày tháng trước để được nghe những chuyện phiếm với những tràn cười khó dứt. Lại còn theo gót anh đi du lịch tưởng tượng nữa chứ.

“Cơm nước gì nữa, bạn bè du lịch gì nữa. Bả truy hết số điện thoại khắp năm châu bốn bể rồi gom hết các nường cho về “lầu xanh” ở chung với chó ngựa cả rồi. Các bà kia đâu có vừa, phone qua phone lại mắng nhiếc nhau, còn giận lây cả tao trêu chọc tao là Hội Trưởng Hội Mai Táng.

Nhục! nhục quá thể chúng mày ạ!!!

Ngày vui thời có vậy, thoáng ngày vui qua rồi”.

Tháng Năm, hai ngàn lẻ chín.

TT

Sửa Ti Vi Một bà goá chồng kêu thợ tới sửa cái ti vi tại nhà. Người thợ loay hoay trong vòng mười phút đã sửa xong. Bà mở máy thấy hình ảnh rõ ràng, có vẻ hài lòng lắm hỏi người thợ:

- Ông tính bao nhiêu tiền ?

- Xin bà cho một ngàn tiền công và hai trăm tiền xe.

Bà già nhăn mặt:

- Trời ơi sao ông tính mắc vậy! Sửa trong mười phút mà ông tính một ngàn đồng.

- Thưa bà, theo thông lệ của hãng tôi mỗi lần đi sửa tại nhà như thế này dù sửa trong mười phút hay nửa giờ cũng tính giá tối thiểu là một giờ.

Bà goá phụ cười duyên:

- Nếu vậy tôi còn được quyền hưởng năm mươi phút nữa. Anh ngồi xuống nói chuyện với tôi đi. Đã mấy năm nay không có người khách đàn ông nào tới thăm tôi rồi đấy.

Keo Kiệt Trong tiệm ăn . Người khách kêu lên:

- Anh ơi, xem đây trong cốc nước tôi có con ruồi !

Nhân viên vội nói:

- Trời ơi, Người đâu mà keo kiệt thế. Một con ruồi mà uống được bao nhiều chứ hả .....

Page 68: Báo Diễn Đàn 32

- Diễn Đàn Petrus Ký Âu châu số 32/2011 - 68 -

Nếu ta chiết tự chữ Hán, chữ Phật gồm có hai vế:

bên trái là bộ Nhân ( ) có nghĩa là NGƯỜI,

bên phải là chữ Phất (弗) có nghĩa là KHÔNG, là Không có, theo thuật ngữ Phật giáo đó là TáNH KHÔNG. Ghép cả hai vế lại với

nhau danh từ Phật (佛) có nghĩa là người ngộ Tánh Không.

Vậy, khi nhìn thấy danh từ 佛 (PHẬT), nó nhắc nhở người Phật tử những điều nhận thức thâm diệu sau đây:

Khái quát cuả Tánh Không là gì?

Tánh Không là môt nhân thức đôc đáo của Phât giáo bao gôm cả vạn vât, nhân sinh, và cả vũ trụ nây

Chữ Không, không những được thấy khắp nơi trong các kinh Phật, chứ không phải chỉ riêng có trong Bát Nhã Tâm Kinh.

“Tánh Không” không phải là cái không rỗng tuếch, hay trống trơn, mà lại mang một ý nghĩa tuyệt đối, cần có trí huệ mới hiểu nổi được phần nào. Vì “Không” thì rộng lớn bao la vô tận, bao

trùm cả thế giới mười phương, dưới con mắt của chúng sinh tưởng như không có gì cả, nhưng dưới cái nhìn của huệ nhãn, của trí huệ thì không lại là tất cả và có tất cả. Tỳ kheo ni Như Thanh gọi đó là cái “Không hữu thường” nghĩa là “cái Không “có mặt một cách bình thường hằng ngày. Không phải chờ cái có biến mất rồi ta mới nói là không, mà ngay mỗi sát na của cái có cũng đều chứa đựng mỗi sát na của cái không đi theo nó, hay ngược lại.Tại sao từ cái có lại bổng thành không? Rồi từ cái không thấy chi cả lại hiện ra một cái khác mà thấy và sờ được gọi là có? Bằng chứng của lịch sử gần đây đã chứng minh rằng, bất cứ các chế độ chính trị nào rồi ra cũng chỉ là phù dù tạm bợ, có đó, hung hãn đó, côn đồ, ma cô, hèn hạ đó, bán đất, bán biển của tổ tiên tiền nhân, bịt mồn, bịt miệng, mọi người rồi cũng sớm tiêu tan ngay ra đó? Tại sao? Chẳng hạn như : Khối Cộng sản tại Ðông Âu đầy sắt máu, và tàn bạo dã man biết bao lại tự tan rả vỏn vẹn có vài ngày, không cần một viên đạn, khi chuỗi mắc xích là bức tường Ðông Bá Linh, bị sụp đổ vào ngày 9-11-1989, lúc 21giờ 30, khi cổng kiểm soát đầu tiên Bornholmer Strasse bị dân chúng xô mở, cùng tháng 12 của năm 1989,

Phật là người ngộ tánh KHÔNGPhật là người ngộ tánh KHÔNG

Bùi Thế TrườngBùi Thế Trường

Page 69: Báo Diễn Đàn 32

- Diễn Đàn Petrus Ký Âu châu số 32/2011 - 69 -

Tổng Thống Balan là Lech Walesa tuyên bố độc lập và tách rời khỏi khối Warsovie và Comecon, và tuyên bố xóa bỏ vai trò lãnh đạo của đảng CS, kéo theo cả khối Cộng sản Ðông Âu đổ theo, làm cho cái nôi kiên cố của Cộng sản là Liên sô bức tử giẫy chết không kịp ngáp. Nay chế độ không giống ai đó chỉ còn lại có Trung quốc, Vietnam, Cuba và Bắc triều tiên, nhưng chúng lại đổi tên, đổi họ, cạo râu, mang hia, đội mũ giấy để che mắt thế gian, để được tồn tại,và chờ ngày ra nghĩa địa. Tât cả các vấn đề nêu ra ở trên đặt ra là để tìm hiểu trong bài biên khảo nầy, dưới cái nhìn của Phật giáo, đâu là cái yếu tố của sự còn hay mất, của sự hợp hay tan? Muốn thế, xin quý vị vui lòng đọc những phần sau của bài nầy.

Tánh không được khảo sát dưới hai khía cạnh: về Pháp và về Nhân.

A- Tìm hiểu về bản chất của các Pháp hay mọi vật.Cần hiểu về Tánh không -duyên khởi.

Như chúng ta biết, Ðức Phật là người hiểu rõ vũ trụ ở thế gian nầy, và hiểu rõ mọi bản chất thực sự cũng như hư ảo của nó, vì theo Ngài, vì vũ trụ nầy không phải tồn tại bởi vì lạc thú của con người, còn đối với con người, thì Ngài cũng hiểu cái tính chất tiêu cực sự vô thưởng của chúng sinh cùng những mộng mơ phù phiếm và hành động huyễn hoặc của con người đối với vũ trụ ở thế gian nầy. Ðức Phật dạy con người có thể chinh phục thế giới riêng của chính mình, một thế giới nội tâm riêng tư. Vì tâm và vì chính tâm thức của chính ta, cần phải thanh lọc về tâm về ý, học những điều tốt và đúng đắn, để có nhân phẫm cao đẹp và Ngài dạy chúng ta làm sao nhổ hết mọi gốc rễ của vô minh, và đem cái từ, bi, hỷ và xã để tô đấp xã hội, vì thế giới nầy, vũ trụ nầy đang ở trong tay chúng ta. Ngài mang đến cho chúng ta một nhãn quan mới về an lạc và hạnh phúc, và Ngài chỉ con đường vượt khỏi kiếp vô thường, để tự giải thoát ra khỏi kiếp trầm luân hiện tại (deliverance from the misery of existence).

Tánh không là một trong những điều chỉ dạy của Ngài.

Nếu hiểu lý Ðại thừa thì tất cả các pháp vốn là không. Nói đến tánh không là phải nói đến

duyên khởi. Không có duyên khởi là không có Tánh không. Nói Tánh không mà không luận từ Bát nhã Tâm Kinh, thì Tánh không đó không phải là Tánh không. Nói một cách khác là bất kỳ mọi lý luận nào về Tánh không mà không dựa trên duyên khởi, và Bát nhã Tâm kinh là một sự sai lầm lớn, có thể được gọi là lối suy luận tánh không của Phật giáo mà không có chút sự hiểu biết về Phật giáo. Diễn tả dưới một hình thức khác: Duyên khởi là Thể, còn tánh không là Tánh. Thể có thể thay đổi hình dáng, hình thức nhưng tất cả đều cùng một thể Tánh. Ví dụ như nước và sóng. Sóng có lúc khác nhau, từ lăng tăng, cho đến ba đào, lúc biến thành mây, lúc nước đông lại thành đá, nhưng cùng một thể là thể nước. Sóng và nước đưa ta một ý niệm: sóng là nước, mà nước cũng là sóng. Tuy cả hai mà là một, nhưng một không phải là một mà là hai. Ðó là bất nhị pháp môn. Trong Kinh A Hàm Ðức Phật có dạy: Người nào thấy được lý nhân duyên thì người ấy thấy được Pháp. Thấy được Pháp là thấy và hiểu được Ðạo, là thấy được Phật. Theo Lý nhân duyên hay còn gọi là duyên khởi thì muôn vật trên thế gian của cả vũ trụ nầy không có vật nào tự nó mà thành, mà do nhiều nhân duyên kết tụ lại. Nói rõ hơn, chúng có được không phải do ngẫu nhiên mà có, cũng không do một vị nào làm ra nó, lại cũng không do môt nhân duyên duy nhất mà thành, mà phải do nhiểu nhân duyên trùng trùng điệp điệp hợp lại đủ thì chúng thành hình, khi thành hình rồi mà nhân duyên bỗng lại thiếu mất đi thì vật ấy không còn được dung, phải ly tán.

Khi tôi đi Mỹ vào năm 2009, đến Arizona, quan sát và trầm ngâm về Grand Craynon, thì trái đất nầy mà chúng ta đang ở, có những tầng đất quá cổ xưa cho đến ngày nay, có cấu trúc có tuổi thọ mà khoa học đo dược đến 300 billion năm, tầng gần kế đây là 300 triệu năm, kế nữa là 300 triêu năm, rồi tầng kế sau cùng là 300 triệu năm. Ðạo Phật có cách đây là 2670 năm. Ðạo Công giáo có 2009 năm. Việt nam hiện hữu trên 4000 năm văn hiến. Nên các sự cấu trúc của các tầng đất trên, phải là do trùng trùng duyên hợp, từ nhiều chiều, nhiều năm dài mà hợp thành, làm nên như vậy. Rồi nhìn thấy sự xâm thực của nước, của gíó, của thời tiết, kết quả là sự hợp thành các tầng cấu trúc đó bị xói mòn, bị biến hoại, làm thành những bức tranh thiên nhiên đầy hữu tình. Ðức Phật gọi đó là một sự vô thường. Cái gì có đó rồi

Page 70: Báo Diễn Đàn 32

- Diễn Đàn Petrus Ký Âu châu số 32/2011 - 70 -

cũng sẽ biến đổi hay mất đi. Tôi mới khâm phục cái huệ nhãn gọi là như thị như thị (đúng như vậy, như vậy) cách đây 2670 năm của Ðức Phật đã soi sáng trên 3-4 trăm tỷ năm về trước và cái thấy bằng huệ nhãn rất ư là khoa học của Ngài. Rồi tôi đến một nơi hơi xa, cũng tại Arizona, chính là Petrified National Park, mà thuở xưa cách đây trên 300 triệu năm, một khu rừng nguyên thủy tại Arizona -USA, sau một cơn điạ chấn mạnh, cả khu rừng bị chôn vùi dười biển cả không biết bao nhiêu trăm triệu năm.. Rồi cũng do những cơn địa chấn khác, làm cho cả khu rừng bị chôn vùi lại đươc trồi lên mặt đất, tất cả các cây cổ thụ, từ vỏ đến các cành đều biến thành “đá”, có`những cây có đường kính gần 2 thước, và có chiều dài khoảng 25-30 m, cùng những thân cây tự cát khai ngang thân đã và đang nằm rãi rát trên mặt đất cát nóng bỏng tại Arizona hiện tại. Cây gổ được hóa đá là kết quả cuả trùng trùng duyên hợp tạo thành nó, hẵn nhiên không phải do ai hay một vị chúa tể nào làm nên. Ðiều nầy làm cho tôi vững tin vào thuyết duyên hợp cuả Ðức Phật một cách tuyệt đối.

Trở lại vấn đề: Bây giờ ai cũng có và cũng biết chiếc xe đạp. Không có một bộ phận nào của chiếc xe đạp mà lại đươc gọi là chủ thể, vì không có chủ thể, nên không có tự tánh độc lập, không có tự tánh độc lập nên chúng phải lệ thuộc vào nhau để được tồn tại, để thành hình, thành chiếc xe đạp. Nếu các bộ phận của xe có đầy đủ, và nếu các bộ phận đó được hợp lại, nghĩa là ta có chiếc xe là do các bộ phận độc lập duyên kết hợp lại, khít khao và chính xác. Cái xe đạp đó có được, trong đạo Phật được gọi là tạm có hay giả có. Giả có hay tạm có vì chính nó không có chủ thể. Vì không có chủ thể, nên khi đủ duyên (đủ các bộ phận) thì còn được dùng nó, khi thiếu duyên (thiếu hay hư một vài bộ phận) thì không còn có thể dùng. Sự hiện diện của nó có hay không là do duyên hợp hay duyên tan mà thành hay hoại. Nói rộng ra, muôn vật, muôn loài, hay muôn pháp và kể cả chúng ta, ở trên thế gian nầy cũng đều do duyên hợp mà ra, cũng đều không có chủ thể, nên gương gá nhau, gọi là có nhưng mà không thật có, nên tạm gọi là tạm có hay còn gọi giả có.

Vì không thật, không có chủ thể, không có tính độc lập, nên tự nó không tính cố định, nghĩa là

lúc thì còn, lúc thì có, lúc thì biến mất. Còn, có và mất: tất cả đều tùy duyên mà ra. Nếu luận bàn về bản chất, thì bản chất của mọi hiện tượng của mọi sự vật, và cả mọi pháp vì chúng không có tự tánh riêng, không có chủ thể riêng biệt, nên tất cả bản chất của mọi hiện tượng, mọi pháp, mọi sự vật vốn đều là không. Bởi bản chất là không, nên thể tánh của mọi pháp, mọi vật, mọi hiện tượng cũng đều là không. Không là không chủ thể, không cố định. Cái không nầy theo kinh Bát Nhã được gọi là Tánh không. Tức là không có chủ thể, không có tự tánh riêng, khi hôi đủ duyên mọi vật vẫn có đó được gọi là gỉả có. Còn muôn vật, muôn loài hay muôn pháp khi đủ duyên thành hình các tướng trạng, thì các tướng đó được họi là gỉả tướng. Ngược lại, khi các duyên không còn hợp nữa, thì mọi pháp, mọi vật đều chia lià, hay còn gọi là vô thường - trên đường hũy-hoại-diệt.

Vì mọi vật không có tự tính độc lập và luôn luôn liên hệ hổ tương ràng buộc với nhau do bởi nhân duyên, nên chúng không có tự tánh, không thực thể, nhưng vì chúng có tướng nên gọi là gỉả tướng nhưng lại được hiện hữu lại được gọi là gỉả có. Vì giả tướng hay giả có nên mắt ta vẫn thấy chúng, tay ta cũng sờ mó chúng được. Dù thấy hay sờ được chúng, nhưng chúng có là do duyên giả hợp mà thành. Vì tất cả mọi hiện tượng và mọi sự vật trong vũ trụ nầy đều hư giả như chiêm bao, như trò ảo thuật, như bọt nước, như bóng hình, như giọt sương mai, như tia điện chớp. Tất cả mọi vật đều gỉả hợp, giả tạm, kể cả chình ta cũng là giả hợp, giả tạm. Tuy nhiên, ta quên ta là giả, rồi ta nhất quyết cho rằng mọi vật ta thấy là thật, các pháp là thật, ta chấp chúng và quả quyết là thật, kể cả chính ta hẳn là thật nốt. Chính chỗ suy nghĩ được gọi là thật nầy là mấu chốt của mọi sự khổ đau triền miên xãy ra ở dưới trần thế nây. Và cũng chính chỗ nầy, ngược lại, nếu ta nghĩ đúng rằng chúng là giả, tất cả là giả có, và chính ta cũng là gỉả tạm, là chính ta cảm nhận niềm an lạc đến với ta. Mê-lầm cũng từ chỗ đó, giác ngộ hay không cũng từ chỗ nầy, cách nhau bằng sợi chỉ, bằng cọng tóc. Khoảng cách quá gần gũi như vậy, trong kinh Phật gọi là “tức”: là chẳng phải, mà tạm gọi là”. Ðây là một chử rất quan trọng. Khi nghĩ đến “có” tức là nghĩ chẳng phải có, mà tạm gọi đó là không. Dân Miền Nam, khi mất nước thường hay dùng một câu nói, đượm màu sắc Bát Nhã như là: nói vậy,

Page 71: Báo Diễn Đàn 32

- Diễn Đàn Petrus Ký Âu châu số 32/2011 - 71 -

mà không phải vậy, lại còn tệ hơn vậy. Ðó là “tức” chữ mà Ðức Phật đã dùng cách đây trên 2570 năm. Ví dụ, thời đó thường dùng chữ “đạo đức cách mạng” thì nói theo kiểu Bát Nhã là Nói đạo đức cách mạng, mà thật sự không có cái gì gọi là đạo đức cả, mà lại còn tệ hại trăm ngàn lần hơn nữa. Còn nói về Bác, lý luận theo kiểu Bát Nhã, là nói về Bác vậy, mà không phải vậy đâu, mà lại con tệ hơn vậy nữa. Quả là 90% dân VN là theo con của Phật. Nếu là con của Phật, tại sao không giác được chổ nầy, chổ mà gọi là đường tơ kẻ tóc, lằn ranh giữa ngộ và mê. Dù là con Phật, nhưng bản chất còn u mê. Bây giờ hết mê, mới sáng mắt, kể cả đôi mắt của Văn Vĩ mù từ nhỏ bổng nhiên nay sáng ra, mới thấy lúc trước thì có tất cả, nay tất cả đều mất! Có tức là không.

Trở về kinh Bát Nhã để suy nghĩ kỹ những gì Ðức phật chỉ dạy chúng sinh. Tên gọi không phải là thực thể. Là giả danh. Tất cả là không. Là Tánh không. Vì sao? Phàm cái gì có hình tướng đều là hư vọng. Như Lai nói các tướng tốt đầy đủ không phải là thật tướng đầy đủ, mà chỉ là mượn tiếng để gọi là tướng tốt đầy đủ. Nói một cách khác, không phải thân thể, mà gọi là thân thể, không phải là tướng tốt, mà chỉ gọi là tướng tốt, vì sao? Vì những thứ nói trên không phải là thật tướng, vì thật tánh của nó vốn là không, do duyên hợp mà thành hay hoại, nên nó chỉ là giả tạm, cũng như giả tạm gọi là thân thể, gọi là tướng tốt. Nói một cách khác, Phật dạy: nếu thấy sắc thân của ta cho là thấy được Phật, nếu nghe tiếng nói Pháp của ta cho là nghe được tiếng Phật, thì người đó đã đi lạc về đường tà, không bao giờ thấy được Phật. Tât cả chỉ là giả danh, giả có, giả tướng. Nghĩa là tất cả là không.

Câu sau nầy hơi khó một chút, cần đôi chút suy tư. Phật nói: Ông Tu Bồ Ðề: Giảng pháp mà không có pháp nào được giảng, đó mới gọi là giảng pháp. Nghĩa là Phật lại nghĩ rằng không muốn chúng sanh lại nghĩ có một Pháp nào đó mà Ông Phật đang giảng, vì nghĩ như vậy là còn chấp vào Pháp. Vì sao? Vì người giảng là do duyên hợp, còn các pháp cũng lại là do duyên hợp, vì duyên hợp nên cả hai mới thành, nên cả hai pháp đều là tên gọi, cả hai không có thực tánh, đều là giả danh, cả hai đều là không. Nghĩa là pháp là tên gọi, là giả danh, mà thực chất của nó là do duyên hợp, là giả danh, là không. Nghĩa là giảng pháp mà pháp đó là không, thì đâu có gì

để giảng. Ðến câu sau đây, mà hiểu được là hiểu được Không hay Tánh không. Phật nói: ”Từ khi mới thành Ðạo, đến lúc nhập niết bàn, Trong khoảng thới gian ấy, Ta không giảng chữ nào.” Vì tất cả là do duyên hợp mà thành. Chữ cũng do duyên hợp. nên gọi là giả danh, hay giả tiếng để gọi. Vì thế là không. Là Không thì đâu có gì để nói, có gì để thuyết chi đâu. Ðó là Phá chấp. Ðể trở về Lý không. Là về Tánh không.

Ðến các câu sau đây cũng ở trong kinh Bát Nhã. “Chúng sanh đó chẳng phải là chúng sanh, mà cũng không phải là chúng sanh. Tại sao vây? Tu Bồ Ðề đáp: Những chúng sanh đó, Như Lai nói, họ không phải là chúng sanh, mà chỉ mượn tiếng để gọi là chúng sanh. Vì sao? Chúng sanh là loài được sanh ra, là do duyên hợp mà thành. Không phải là chúng sanh là vì họ dù có sẵn Phật tánh, còn mê, chưa ngộ, nên gọi chẳng phải là chúng sanh mà cũng không phải là chúng sanh. Khi hết mê, khi được giác ngộ, thì hết còn gọi là không chúng sanh. Ðến đây ta thấy nhờ phá chấp, để trở về không, và từ không mới có được huệ nhãn. Nếu không có không, và phá luôn cả cái không còn lại để thấy cái giác, thì mới hết gọi là chúng sanh.

Câu nầy cũng được nêu ra, để làm sáng tỏ thêm cái sự hiểu biết về không của chính mình. Tu bồ Ðề! Nhược hữu chân ngôn: Như Lai nhược lại, nhược khứ, nhược tọa, nhược ngọa, thị nhân bất giãi ngã sở thuyết nghĩa. Hà dĩ cố? Như lai giả, vô sở tùng lai diệc, vô sở khứ, cố danh Như Lai. (Tu bồ Ðề! Nếu có người nói: Như lai có đến, có đi, có ngồi, có nằm, người ấy không hiểu lời ta nói. Tại sao vậy? Vì Như Lai là có nghĩa không từ đâu tới cả và cũng không đi về đâu cả, cho nên gọi là Như Lai. Vì sao? Vì cho rằng Như Lai có đến, có đi, có nằm, có ngồi là không hiểu lời Phật dạy, vì như thế là Như Lai có hình tướng, có tác động. Khi có hình tướng, có tác động là có sinh diệt. Có sinh diệt là chưa hiểu nghĩa gì hết. Vì Như Lai là thanh tịnh, là tịch tĩnh, không đi từ đâu tới và cũng không đi về từ đâu. Nghĩa là Tâm yên tịnh thì thấy được Phật, không phải Phật từ đâu về cho mình thấy. Còn tâm dộng, thì không thấy Phật, chứ không phải Phật đã đi về một nơi nào khác. Tóm lại, tự tâm mình, tịnh hay động, chứ không có Ông Phật nào đến hay đi. Trong kinh Phật, gọi Pháp thân là thân không có

Page 72: Báo Diễn Đàn 32

- Diễn Đàn Petrus Ký Âu châu số 32/2011 - 72 -

tướng, không sinh diệt, vĩnh viễn hiện hữu. Còn báo thân hay Hoá thân là thân có đến, có đi.

Tu mà không phá chấp nổi thì tu chưa gọi là đạt gì cả. Này nghe Ðức Phật dạy: Tu bồ Ðề, Người thiện nam thiện nữ nếu phát tâm Vô Thượng Chánh Ðẳng Chánh Giác, thì phát tâm như sau: Ta độ hết chúng sanh qua bờ giác ngộ rồi thì ta không thấy có chúng sanh nào được độ cả. Vì sao? Vì khi hóa độ thì không có cái Tâm là mình đang hóa độ họ, nghĩa là là mình không chấp Ta, và cũng không chấp họ tức là Người. Như vậy nói độ mà không thấy có chúng sanh được độ, thì mới đúng là tinh thần Bát Nhã.

Phật lại hỏi tiếp về Vô Thương Chánh Ðẳng Chánh Giác, và Ông Tu bồ Ðề đáp: Thật không có pháp nào để cho Ðức Phật chứng được gọi là Vô Thượng Chánh Ðẳng Chánh Giác. Vì sao? Vì nếu Ðức Như Lai còn nghĩ là cần đạt được pháp tu Vô Thượng Chánh Ðẳng Chánh Giác, thì Ðức Phật Nhiên Ðăng sẽ thấy Như Lai còn Chấp Pháp, và còn cả chấp Ngã, là còn vướng những khái niệm về Ta, về Người, về Chúng sanh và về Kiếp sống. Còn vướng khái niệm thì làm sao thành Phật được. Vì không còn thấy mình được (không chấp Ngã) và được những cái gì (không chấp pháp) thì cái được đó mới thật gọi là được. Vì thật tu là phải xa lià mọi cái chấp. Còn ngày nay, có vướng thì thấm thía gì, lại còn khoe khoang đủ thứ vướng. Ôi, thời mạt pháp!

Ðức Phật hỏi Tu bồ Ðề: Nếu một Bồ Tát nói: “Ta phải trang nghiêm cõi Phật thì Bồ Tát ấy chưa Phải là Bồ Tát. Tại sao vậy, vì Như Lai nói: Trang nghiêm cõi Phật, tức không phải là trang nghiêm cõi Phật, mà mượn tiếng để gọi là trang nghiêm. Chữ trang nghiêm được hiểu theo tinh thần của không, và của cái vô ngã, cái vô tướng, cái vô pháp, là không nghĩ, không nói, không thấy chính mình đang làm cái việc trang nghiêm. Cụ thể của trang nghiêm là các công đức. Chứ không phải trang nghiêm là phô trương, chưng dọn, trang hoàng lộng lẫy, là trang nghiêm. Ðó là chấp tướng, hình thức bên ngoài.

Hiểu được những điều trên như vậy tức là cách giúp mình nhớ những gì mình hiểu và những gì đã thực hành. Cảm thấy hiểu ngay được như vậy, là chính ta có được một phần nào của sự an lạc. Trái lại, khi ta thấy và nghĩ có thì khăng khăng cho có là thiệt có, cố bám giữ chặt, đó là điềm

báo khổ, và nhiều tai ách sẽ đến với mình. Bởi vì mỗi ngày của hằng năm, tại chùa cũng như tại gia, phật tử tụng kinh Bát nhã trên cả ngàn lần, mà không suy nghĩ, chẳng thực hành, chẳng hiểu rỏ ý nghĩa, nên gọi là tu thì có tu, mà sự tiến bộ trong tu hành không được là bao. Tu vậy là không đạt cái không gì cả, mà lại càng thêm chấp, thêm cầu.

Trong Kinh Bát Nhã có một câu quan trọng nhất, mà các vị tu hành, các Phật tử, hay tất cả mọi chúng sanh trên vũ trụ nầy, nếu hiểu được, thấy được và suy nghĩ cho thâm sâu hằng ngày, cùng thực hành một cách rốt ráo tột cùng, thì mọi khổ ách, nếu có, cũng đều qua hết. Xin hãy lắng nghe cho kỹ: ”Quán Tự Tại Bồ Tát hành thâm Bát nhã Ba la Mật Ða thời, chiếu kiến ngũ uẩn giai không, độ nhất thiết khổ ách”. Nghĩa là Bồ tát Quán tự Tại khi thực hành thâm sâu mỗi ngày bằng trí tuệ Bát nhã, Ngài thấy ngũ uẩn là sắc, thọ, tưởng, hành, thức đếu không có thực thể riêng biệt, chúng có là do duyên giả hợp, nên tất cả gọi là không. Hiểu rỏ như thế rồi, mọi khổ nạn đều qua hết. Trong câu trên, hành thâm là suy nghĩ, rốt ráo, thực hành thâm sâu hằng ngày, bắng cách chiếu kiến là soi sáng vào ngũ uẩn của chúng ta. Thấy chúng là không. Cảm nhận và hiểu thấu rỏ chúng là không. Tất cả đều là không. Hiển nhiên mọi tai nạn đều qua. Thấy ngay niềm an lạc hiện đến.

Vì sao? Sắc uẩn là thân ta, là tứ đại, là do đất nước gió lửa hợp lại khi đủ duyên. Thiếu duyên, thiếu một trong bốn, ta vào nhà thương và dọn về nhà mới nơi nghĩa địa mà ở, hay vào lò thiêu để biến thành tro bụi. Thọ uẩn là cảm giác do từ mắt, từ lưỡi, từ thân, do từ sáu căn tiếp xúc với sáu trần, tạo ra cảm giác vui, khổ, thích, tham muốn vv nghĩa là khi đủ duyên có căn với trần duyên hợp. Thọ là do những cảm giác mà có do từ mắt, như thấy đẹp hay xấu, từ lưỡi do nếm cho ta đắng, cay ngọt, béo, the, chua, chát vv , do từ thân tạo ra sự thích hay sự chán. Tưởng uẩn là do sự tưởng từ hiện tại, quá khứ, hay vị lai mà ra hay mọi ý chí nẩy sinh khi đủ duyên. Hành uẩn là suy tư, là những ý niệm thô hay tế hiện ra. Thức uẩn là sự phân biệt phải trái, tốt xấu vv. Trong ngủ uẫn nầy, một phần là sắc uẫn, thuộc về thể chất, còn 4 phần kia thuộc về tinh thần. Tất cà đều do duyên kết hợp mà ra, nên chúng không có thật, tuy có nhưng chỉ là tạm có, hay

Page 73: Báo Diễn Đàn 32

- Diễn Đàn Petrus Ký Âu châu số 32/2011 - 73 -

gỉả có. Cũng cần được hiểu rỏ thêm là chính bản thân ta, cũng chỉ là giả có, hay là tạm có thế thôi. Vì khi thiếu duyên thì thân nầy liền trở thành không, trở về cát bụi.

“Sắc tức thị không, không tức thị sắc”. Nghĩa là sắc tức là không, không tức là sắc. Sắc có được là do các duyên hợp giả hợp của các vật không có tính độc lập mà thành, nhóm giả hợp trên lại được gọi là không. Nghĩa là: Sắc tức thị không. Nói một cách khác, ngược lại, mọi vật không có tính độc lập, được gọi là không, nên phải liên kết với mọi vật khác mà thành có gọi là giả có, hay tạm có. Sự thành hình do các không có tính độc lập nầy mà ta thấy có được gọi là sắc. Tức là Không tức thị sắc. Nói một cách khác, sắc là thể, không là tánh. Thể thì thay đổi, do mọi vật không có tính độc lập hợp thành, lúc nầy, lúc nọ, lúc còn, lúc mất, lúc hao hụt lúc thiếu hẵn, nhưng cái tánh của nó vẫn là không, là sự thật, không thay đổi.

Tánh Không vốn chẳng sinh, chẳng diệt, chẳng nhơ, chẳng sạch, chẳng thêm và chẳng bớt. Nó không có khởi điểm và cũng chẳng có điểm tận cùng, không bị chi phối bởi thời gian hay không gian. Bởi vì vốn bản chất của không là chẳng bị diệt, chẳng bị nhơ, chẳng bị thêm, chẳng bị bớt. Trong Kinh Bát Nhã thường nghe những câu như: Bất sinh, Bất diệt, Bất cấu, Bất tịnh, Bất tăng, Bất giảm. Tính không sinh không diệt của vạn pháp được vua Trần nhân Tông, là một thiền sư đời Trần, đã diễn tả để chúng ta thấy được sự an lạc như sau:

一 切 法 不 生 Nhất thiết pháp bất sinh一 切 法 不 滅 Nhất thiết pháp bất diệt 若 能 如 是 解 Nhược năng như thị giải 諸 佛 常 現 前. Chư Phật thường hiện tiền

Nghĩa là: Tất cả pháp không sinh Tất cả pháp không diệt Nếu thường hiểu như vậy, Chư Phật ngay trước mắt

Tại sao Tánh không lại cần thiết nhất và quan trọng nhất?

Khi còn tại thế, trong 49 năm thuyết pháp của Ðức Phật, Ngài để 22 năm, thuyết đi thuyết lại, nhắc tới, nhắc lui, về đề tài Bát nhã, và sách mà

Ðúc Phật thuyết giảng về đề tài nầy được ghi chép lại tới 600 quyển, gọi là Ðại Bát nhã.

Tại sao Ðức Phật phải lập đi lập lại “Có tức là không, không tức là có” trong 22 năm trới đăng đẳng như thế? Có thể chúng sinh thời đó không hấp thụ được, không hiểu được “có là không”. Có thể, chúng sanh luôn thấy có, và cho rằng có là thật có, nghĩa là chấp cái mình thấy, mình sờ. Vì chấp là có, nên cũng chấp mình là có, nghĩa là có cái ngã mình. Có cái ngã mình, thì đương nhiên cũng có cái ngã sở của mình. Ngã sở là thuộc về ta, của ta, dù nó đôi khi không phải là của ta. Chính cái chấp trên, làm cho chúng sanh phải ngụp lặn trong bể khổ triền miên. Và cái xã hội vì thế, mà dân chúng sống trong đó, là phải sống trong bất an, đau khổ, đọa đày.

Làm sao cứu chúng sanh? Lộ trình thuyết giảng cho chúng sinh hiểu Tánh không, khởi dầu Ngài thuyết về duyên khởi. Kế là nói về ngã.

Theo duyên khởi, mọi hiện tượng trong thế giới trong vũ trụ nằm trong mạng lưới nhân duyên chằng chịt vĩ đại, trong đó mọi vât đều quan hệ gắn bó, nương gá nhau mà tồn tại. Không một hiện tượng nào, không một vật nào có thể tách rời khỏi hệ thống nhân duyên mà tự tồn tại được. Nói một cách khác là đời sống của vũ trụ và thế giới nầy, theo lý nhân duyên duyên khởi đó là một chuỗi tương quan liên hệ, trong đó nếu quan sát sâu xa về sự sinh khởi và sự hoại diệt thì ta thấy sự sinh hay sự diệt tùy thuộc một số yếu tố khác làm điều kiện cho chính chúng. Sanh, trụ, hoại diệt của mọi hiện hữu (arising, continuity and cessation of existence) đều dựa vào sự phụ thuộc, liên hệ và tương quan lẫn nhau với những điều kiện hổ trợ. Những điều kiện hổ trợ và sinh khởi nầy cũng tùy thuộc vào những yếu tố khác để sinh khởi, trụ hay diệt. Tất cả đều tùy thuộc lẫn nhau. Nói rõ hơn, một hiện tượng được sinh khởi, khi các điều kiện hổ trợ nó được có đủ. Khi một hiện tượng chấm dứt, bởi lẽ các điều kiện hổ trợ cấu tạo của nó đã thay đổi và không còn hổ trợ nữa. Cũng như VNCH bị bức tử, khi chánh quyền Mỹ thay đổi chánh sách và chấm dứt sự mọi viện trợ. Cá sống là nhờ nước. Thời tiết đổi thay, hoặc sông thì cạn nước, hay nước bị ô nhiễm hóa chất thải ra vô tội vạ, vô trách nhiệm như sông Thị Vãi ỡ VN, cá đành phải chết. Tất nhiên.

Page 74: Báo Diễn Đàn 32

- Diễn Đàn Petrus Ký Âu châu số 32/2011 - 74 -

Vì mọi vật chất có được đều có điều kiện, có tương quan liên hệ hữu tương lẫn nhau. Nên không có một thực thể nào gọi là trường cữu, cái không trường cữu mà tôi muốn ám chỉ vào con người, đó là Ngã, hay một linh hồn bât diệt. Cái mà tôi cũng muốn nhấn mạnh đó là: vì có ngã nên có tham ái. Vì có tham ái nên tự nhiên ta cho mọi vật là có, là thường còn trong tâm. Rồi chính lòng tham, sân hận và si mê làm cho họ tạo ra nhiều ảo tưởng về cái có, về sự thường còn, về những cái mà chính ngay họ không có, v.v... như cướp đất của dân, ăn cắp có tổ chức tại Nhật, mua bán ngà voi do các lãnh sự tổ chức, ăn chận tiền quốc tế viện trợ xây dựng, đường xá, ăn chận đủ thứ trên đời, không thiếu một món, mọi thứ đều xơi hết, bất hể đạo lý. Mà làm gì có đạo lý ở quê hương có CS giờ nầy?

Ðem duyên khởi để giải thích về sinh mệnh của con người. Ta thấy, qua hai bộ kinh: Ðại Duyên Giác và Trường Bộ kinh, thì Ðức Phật đã thuyết minh rõ ràng và tinh tế nhất là nhờ Duyên khởi mà Ngài chỉ dạy cho chúng sinh đâu là nguyên nhân của sinh tử, và làm cách nào gỉải thoát sinh tử. Nhờ duyên khởi, Ngài giải thích rõ ràng sự nương gá hoạt động giữa tâm và thân của con người, từ đó làm điểm tựa để giải thích mọi hiện tượng khác để thuyết minh về duyên khởi. Nghĩa là, Ngài chỉ trong con người, sự nương gá giữa thức và sắc, để nói lên một chuỗi hoạt động tâm lý phức tạp như lục nhập: Sắc, căn, xúc, thọ, ái, thủ vv

Ðến thời kỳ Không luận, Bồ tát Long Thọ giải thích rõ thêm: Mỗi vật do duyên sinh, tức nói nó là không. Nghĩa là, không là không có định tính, không có quyết định tính. Nói một vật là không tức là nó hình thành do đủ nhân duyên và sự sinh khởi của chính nó cũng do nhân duyên hội đủ. Thế nên, sự vật không tự hiện hữu. Vạn vật khi đủ duyên thì sinh, khi không còn duyên nữa thì diệt. Trong cái lưới nhân duyên rộng lớn, chằng chịt, vô biên, sự vật hiện hữu trong mạng lưới đó, một làm duyên cho tất cả, và tất cả làm duyên cho một. Có nghĩa là:

cái nầy có, thì cái kia cũng có,cái nầy đang sinh thì cái kia cũng sinh,cái nầy không thì cái kia cũng khôngcái nầy đang diệt thì cái kia cũng diệt.

When this is, that isThis is arising, that arisesWhen this is not, that is notThis is ceasing, that ceases.

Nói một cách khác, bất cứ một sự hiện hữu của một vật thể nào cũng đều bắt đầu từ nhân tác dụng, nếu nhân đó không tác dụng thì vật thể đó không hiện hữu. Trong các phản ứng về sinh hóa, thường gọi là diếu tố (enzyme), không có nó thường phản ứng không tác dụng. Như vậy, lý luận của Ðạo Phật là lý luận của khoa học thực nghiệm, rất thực tế, chính xác, có kiểm chứng và đầy đủ cơ sở lý luận thuyết minh. Ðạo Phật chính là khoa học nhưng đầy tinh tế và sâu sắc hơn cả khoa học

Cuộc cách mạng Phật giáo do Bồ tát Long Thọ tuyên bố là một tiếng sét nổ long trời làm vang dội khắp bốn phương trời, qua bài Trung luận, về “Không” như sau:”Các pháp đều do duyên khởi, nên ta nói là không, là giả danh, và cũng chính là Trung đạo”. Tại sao? Duyên khởi là tên. Tên duyên khởi là gỉả danh, là không thực. Nghĩa là chỉ có tên gọi chứ không có đúng bản chất thực trong thực tế. Nghĩa là có tên là nói đến danh từ, là từ chỉ vào mà gọi. Danh từ dùng để gọi như thế, nên tên gọi là gỉả danh. Như vậy, mọi vật đều có tên gọi là giả danh. Nên ta gọi chúng là không. Như vậy, theo Ngài Long Thọ, thì duyên khởi là đồng nghĩa với Không, với giả danh vá với Trung đạo. Nhưng theo Ngài Nguyệt xứng thì Không, giả danh, Trung đạo là những tên gọi khác của duyên khởi. Tại sao lại là gỉả danh qua tên gọi?

Bây giờ ta luận từ lời giải thích của Ngài Long Thọ, qua hai câu gọi là khó hiểu nhất trong Bát Nhã Tâm Kinh như sau:” Sắc là không, Không là sắc”. Sắc là tên gọi của vật. Mà tên gọi là biểu tượng của thực thể, nhưng không đúng với thực thể, nên tên gọi là gỉả danh. Sự thật của thực thể của nó là gì?, Là tự nó không có tự tính độc lập và luôn luôn liên hệ hổ tương ràng buộc với nhau do bởi nhân duyên, nên chúng không có tự tánh, dù thực thể của nó có, nhưng là giả có. Nên gọi nó là không. Ðó là sắc là không. Trái lại, không là tên gọi, mà có tên gọi thì tên gọi đó là giả vì không đúng với bản chất của nó, nghĩa là giả danh. Do duyên hợp mà có, nên nhiều cái giả danh đó liên hệ với nhau các thành phần cái mà gọi là không có tự tánh riêng, không có chủ thể

Page 75: Báo Diễn Đàn 32

- Diễn Đàn Petrus Ký Âu châu số 32/2011 - 75 -

riêng, nên tất cả bản chất của mọi hiện tượng, mọi pháp, mọi sự vật vốn đều là không. Bởi bản chất là không, nên thể tánh của mọi pháp, mọi vật, mọi hiện tượng cũng đều là không. Không là không chủ thể, không cố định. Vì nhờ duyên mà thành vật. Vật ấy gọi là sắc. Vậy không là sắc. Mà sắc cũng là giả danh. Nên sắc là không.

Một thí dụ sau đây để làm sáng tỏ lối giải thích của Ngài Long Thọ, mà bất cứ ai là người Việt Nam cũng đều thấm hiểu với nhiều nổi cay đắng đầy máu và oán hờn. Khi Việt Cộng vào miền Nam, chúng liền giở trò “đấu tố man rợ”, nhưng dân trí của người miền Nam quá cao, nên không chấp nhận cái trò man rợ hơn loài cầm thú mà chúng đã thực hiện ở miền Bắc, đành dửng dưng, nên chúng chuyển sang bài bản khác. Chúng dùng danh từ: “đánh tư sản mại bản” cải tạo công thương nghiệp. Nói theo Ngài Long Thọ, đánh Tư sản mại bản là tên gọi. Tên gọi là biểu tượng của thực thể. là giả danh, hẳn nhiên nó không phải là bản chất của thực thể. Thực chất bản thể của tên gọi là hoàn toàn khác. Ðó là bản chất của chế độ. Ðó là bọn cướp cạn, cướp của, cướp tài sản, cướp nhà của dân công khai, và đuổi dân ra khỏi nhà với 2 tay không giữa ban ngày. Chúng biến cả triệu triệu người dân thành loài thú 2 chân,lang thang, không nhà, không cơm nước, không nơi ăn chốn ở, không quần áo thay mặc, con cái không được học hành, không có cả hộ khẩu và không được đi làm, thì làm sao họ sống, và con cháu của họ sẽ ra sao? Ðây là một trong những hành động đầy man rợ bẩn thỉu nhất của chúng, của đảng CSVN mà lịch sử sau nầy không thể quên.

Còn vai trò của không qua sự giải luận của Ngài Long Thọ Bồ tát ra sao

Tánh không gọi là không? Không có phải là Không có không? Không dính dáng với thực tại hay không? Khi quan sát và phân tách cái xe đạp để tìm cái tự tính của nó, thì không có thấy bất cứ bộ phận nào có cái tự tánh riêng. Chỉ thấy cái tánh không của nó. Rồi quan sát và phân tách để tìm cái tánh không của xe ra sao. Không thấy gì hết mà chỉ thấy cái vô tự tính của nó. Cái xe là tên gọi do người đời gọi, là do quy ước. Nếu không có cái xe theo quy ước về tên gọi thì cũng không có cái tánh không của nó.Vậy tánh không là duyên hợp tùy thuộc vào vô định tính (selfless). Đối với tục đế thì tánh không có nghĩa

là “vô định tính” nghĩa là: không có tự ngã, không bản chất riêng, không điều kiện độc lập. Tánh Không là sự hỗ tương lẫn nhau của sự vật do duyên hợp tạo thành. Vậy tánh không là không. Lý luận xa hơn một chút. Mọi cảm giác, mọi khái niệm có được đều do quy ước về tên gọi của tục đế, nhưng bản chất cứu cánh sau cùng vẫn là không. Đối với chân đế tánh không là phi khái niệm một cách tuyệt đối. Đối với ngườ i tu tập , không tánh l à “vô sở đắc” (anupalambha), là không bám víu bất cứ nơi nào.: tương đối cũng như tuyệt đối. Nghĩa là người thật tu phải thấu đạt được cái tánh không thật là không.

Trong kinh Pháp Cú có viết:

Mọi vật do duyên sinh đều vô thường,Mọi vật do duyên sinh đều khổ đau,Mọi vật do duyên sinh hay không do duyên sinh đều vô ngã hay không có định tính (soulless or selfless)

All conditioned things are umpermanentAll conditioned things are Dukkha-SufferingAll conditioned or unconditioned things are soulless or selfless.

Kinh Pháp cú (Dhammapada) 277, 278, 279

Tánh không mang những lợi ích gì?

Bồ Tát Long Thọ đã chỉ rõ cái tinh túy về không tánh như sau trong Trung qu án Tụng XV ÌI,5:

“Tiêu trừ hành vi và ái dục ích kỷ sẽ không còn. Tât cả hành vi và ái dục ích kỷ đêu băt nguôn từ những câu trúc do tưởng tương, chúng coi những sư vât vô giá trị như là những sư vât có đây giá trị. Sư câu trúc của tưởng tương (vikalpas) phát sanh và tác đông vào tâm trí sẽ châm dứt khi đã nhân thức rõ đươc không tánh, sư trông rông của sư vât.” (Trung Quán Tụng, XVIII, 5)

Mê cầu và ngu muội, ở thế giơi trần tục nầy là bóng tối sẽ biến mất đi, khi chúng ta lãnh hội thâm sâu về không tánh. Tánh không là ta chấm dứt sự mê cầu và ngu muội nơi ta. Tánh không là cách giúp ta phương tiện tốt để tự giải thoát cho chính ta. Bởi vì nếu mình thấy mọi vật là không thật, kể cả mình cũng không thật nốt, là lòng tham đã và đang bị diệt, là cái ngã được ngộ,

Page 76: Báo Diễn Đàn 32

- Diễn Đàn Petrus Ký Âu châu số 32/2011 - 76 -

thấy được lẽ phải. Là ta tự cứu ta nhờ tánh không. Tức nhiên, An lạc đến với ta.

Nói một cách khác: Tất cả các pháp thế gian (tục đế) và pháp xuất thế gian (chân đế) đều không có thực thể, đều là giả tướng, gỉả có, đều là tạm bợ. Nếu thật hiểu thì không còn chấp. Không chấp thì rất thảnh thơi, rất an lạc, rất ung dung, tự tại trong cuộc đời nầy. Nói rộng ra, là muôn vật đều không thật, đều gỉả tạm, thì còn cái chi làm ta phiền hà, làm ta khổ sở, vậy mọi khổ ách thảy thảy đều vượt qua hết. Vì sao? Vì chính cái chấp là nguồn gốc của mọi si mê, mà si mê là nguyên nhân của mọi khổ đau triền miên của kiếp nhân sinh. Vì có liên hệ hổ tương, nên mọi quan niệm cố chấp cho rằng mọi vật có tự tính là không đúng. Sự không đúng đó, do bởi suy luận bởi lý trí, vì lý trí nghĩ không đúng hiện thực nên hoàn-toàn bị phủ định bởi Tánh không.

Không là chuỗi dài phủ định rồi phủ định và sau cùng chính không lại khẳng định qua nhiều sự phủ định đã rồi.

Tại sao lại phải phủ định. Bởi vì con người ta luôn chấp. Chấp do chính ta tự tạo ra. Và chấp lại do người khác đặt ra mà ta theo. Còn có chấp là còn vô minh. Còn vô minh là còn đau khổ. Theo Ngài Long Thọ, phủ định mọi tiến trình và mọi suy luận thông tục của thực tại và của ngôn ngữ. Bởi lẽ, mọi luận lý của thế gian theo quy ước gọi là tục đế, chỉ toàn là ước định giả tạm, đầy vọng tưởng và đầy phiền não, do bởi nó được diễn tả bởi vai trò của ngôn ngữ, của những thông đạt có nhiều giới hạn của chính nó. Và vì thế, con người ta không thể nào vươn xa để hiểu được thế nào là chân đế, không hiểu chân đế là không hiểu được Phật pháp.

Nói theo một cách khác theo Nguyễn đăng Thục “Triết học Trung quán của Bồ Tát Long Thọ theo kinh Lăng gìà và Kinh Bát Nhã là chỉ phê phán các quan điểm và hệ thống khái niệm suy luận của lý trí. Lý trí giải thích khái niệm thế giới sự vật qua khái niệm danh lý nhưng không đưa đến chân lý. Biện chứng Trung quán muốn chữa cái bịnh tranh biện danh từ suông ấy. Đó là một khoa phê phán lý thuyết với đầy ý nghĩa “không”. Không lý thuyết, không suy luận, không hệ thống, không “isme” mà lại đạt được sự giác ngộ Bát Nhã. (Nguyễn đăng Thục, 1976).

Tánh không phủ định cái gì? Phủ định tất cả những cái mà tinh thần đã quan niệm qua ý thức danh lý cũng như qua hình ảnh trong mộng. Chứ không phủ định chính thực tại và tinh thần đàng sau ý thức danh lý, phủ định mọi mộng tưởng hay trong cảnh mộng trong giấc ngủ (Nguyễn đăng Thục,1967). Xin nhớ rõ điều nầy.

Bởi thế, các học giả Âu Tây họ không hiểu tại sao một quan niệm hoàn toàn phủ định tiêu cực gọi là “không” như thế lại có một sức mạnh vô cùng, khi đi đến đâu, bất cứ chổ nào, cũng mang đến một kết qủa rực rở đầy sáng tạo. Họ cho rằng triết học Tánh không là một triết lý nội tâm, một triết lý phủ định, một phản thuyết cẩn trọng, hợp lý và mạch lạc đối với tất cả các quan điểm triết học đương thời tại Ấn độ. Đối tượng của Tánh không là thực-nghiệm nội tâm, là phủ định những ý niệm vể thực tại chớ không phải là thực tại, phủ định mọi quan điểm chớ không phải người tạo ra quan điểm ấy, phủ định mọi pháp để đưa các pháp về thực tại với chính nó. Nội dung của Tánh không là không phải ngoài việc phủ định trên mà nhằm ở chổ thiền quán về thực tại goi là hành thâm khi công việc phủ định đã xong xuôi để đạt cái tuyệt đối thâm sâu hơn. Vì thực tại thiền quán, là thực hiện tại tâm mình là chính, chớ không phải tìm một chổ nào trong không gian hay một một mốc nào trong thời gian, hay nói rõ hơn là tránh mọi dính chấp trói buộc. Nhờ thế mà, khi đọc các câu sau đây ta mới hiểu rỏ nghĩa thâm sâu như: vốn không có chổ sinh ra nó, không chổ nào để tiêu nó (bản vô sinh xứ, diệc vô diệt xứ), hay vô khứ vô lai (không đi đâu, không ở đâu đến), và như thế, như thế (như thị như thị).

Bây giờ, trở lại vấn đề gọi là không, tại sao ta thấy có pháp. Cái có đó là do muôn nghìn thứ duyên hợp lại mà thành. Còn không thấy pháp gì cả, thì cái không đó, là do trùng trùng duyên hợp chưa đủ để thành. Một cách dễ hiểu, khi duyên tụ, thì thấy có; khi duyên tan, hay chưa đủ để hợp thành thì chỉ là không.

Ðức Phật cũng giải thích thêm cho đệ tử của Phật qua Ngài A Nan rằng: “ Định lý duyên khởi rất thâm sâu, chính vì không hiểu rõ, không giác ngộ, không chứng nhận pháp nầy mà chúng sanh bị rối như cuốn chỉ, bị phủ đầy bịnh cằn cỗi, như cây lau, không thoát khỏi luân hồi. Không hiểu được định lý duyên khởi, cũng như ta không hiểu

Page 77: Báo Diễn Đàn 32

- Diễn Đàn Petrus Ký Âu châu số 32/2011 - 77 -

được chính ta, cũng không hiểu được vạn pháp, chỉ thấy về bản ngã ta, đầy cá biệt, cho là đáng được tôn trọng, cho là quí báu và tự cho bản ngã của ta hơn tất cả các bản ngã khác, nên sanh ra ngạo mạn.

Bởi lẽ, tất cả các pháp dù lớn, dù bé, dù hữu hình hay vô hình, dù sắc hay tâm cũng đều do duyên sanh, chúng thảy đều không có thật tánh. Vì do duyên sanh, vì không có thật tánh, nên tất cả đều là vô thường, chúng giống như chiêm bao, như trò ảo thuật, như giọt sương mai rất chóng tàn, rất phù du và mộng huyễn.

Nhất thiết hữu vi phápNhư mộng huyễn bào ảnhNhư lô diệc như điện Ưng tác như thị quán.

tất cả pháp như mộng huyễn,như bào ảnh,như bọt như sương,như điện chớp,không có gì thật hết

Thế mà chúng sanh nào ai thấy được, hiểu được đúng được như vậy. Vì không thấy hiểu đúng như vậy, nên chúng sanh cho rằng các pháp là thật. Vì tưởng là thật, nên cố bám chặt vào, tự cho đó là của mình, nên sống trong tham, sân si, đầy đam mê để bám cứng vào đó, mà đảo điên, mà đau khổ, triền miên. Khi mình đau khổ đã đành mà không thấy và biết, mà lại còn làm cho biết bao người khác, hay cả dân tộc lại khổ đau, họ đành phải bỏ xứ ra đi, vì tự chính mình cho pháp mình là hơn tất cả mọi pháp khác, là đỉnh cao trí tuệ loài người, là ưu việt của loài người tiến bộ, là thiên đàng hạ giới, nên sanh ra kỳ thị, phân chia giai cấp, và coi những người khác với giai cấp của mình là kẻ thù, cấm không cho con cái khác giai cấp của họ đi học, đi làm cũng không được thăng chức.. Họ gán cho danh từ là bọn mỹ ngụy. Ôi đó là một bọn u-mê, đầy ấu trỉ, lố bịch, đầy ngu xuẩn và hoang tưởng nhất ở thế kỷ 21 nầy. Nếu hiểu rằng các pháp đều do duyên sanh, không có thật tính, thì con người cũng bình đẳng với con người, bình đẳng với các pháp, mà các pháp cũng bình đẳng với nhau. Mọi sự kỳ thị, phân chia giai cấp, hay đấu tranh giai cấp như CS hô hào để giết đồng loại không cùng giai cấp là một tư tưởng của một chế độ Cộng sản đầy man rợ, thua cả loài cầm thú, đầy âu trỉ,

hoang tưởng huyễn hoặc nhất trên trái đất nầy. Có khi nào loài thú nó giết chủng loại của nó đâu? Sư tử, beo cọp giết thú khác để ăn, chứ không giết chính đồng chủng của chúng. Chỉ có Việt Cộng lại giết người Việt nam đồng chủng, như cha mẹ, anh em, thầy cô, vv vì chính người bị giết là họ có một chút của cải, một chút đất, hoặc vì họ tích cực giúp đở chúng, hoặc vì họ là thành phần có học, hoặc thuộc đảng phái khác chúng, nên bị giết. Ôi! hỡi quê hương VN yêu dấu!: Địa ngục thật ở trần gian là ở đây! Mỗi lần tôi suy nghĩ đến, nước mắt tôi tự tuôn tràn. Tôi xót thương cho đồng bào tôi, dân tộc tôi.

"Tất cả các pháp đều là Phật pháp”. Một cục đá như một hòn núi, một con voi như một con chuột, một cơn gió như một đóa hoa hồng, con người như mọi người. Dù tướng của các pháp trên có khác, nhưng cùng chung một tánh không. Chúng thành hình khi đủ nhân duyên hợp thành. Khi hiểu được cái lý duyên sanh vô ngã, thì tất cả pháp đều làm cho con người giác ngộ. Nghĩa là nó giúp cho con người nhận thức được cái chân lý tuyệt đối, và có được cái tâm an lành. Thế nên, có ai hiểu được cái nghĩa sâu xa trên.

Page 78: Báo Diễn Đàn 32

- Diễn Đàn Petrus Ký Âu châu số 32/2011 - 78 -

B. Tìm về bản chất của con người (nhân).Nói về nhân là nói về con người. Trong con người có Ta (Ngã), có Ngã sở.

Về ngã.

Trở về con người, cần hiểu về ngã qua ánh sáng của tánh không.

Khi Ðức Phật hỏi Ông Tu Bồ Ðề như sau: "Giả sử có người nói rằng ÐứcPhật đã từng thuyết giảng về Ta, về Người, về chúng sanh, kiếp sống là không thật có, thì tại sao Phật lại đề cập chúng làm chi? Người hỏi như vậy có hiểu lời ta không? Ông Tu Bồ Ðề đáp:“ Như Lai nói 4 tướng trên, là giả có, nhưng không phải thật có. Nhưng chúng sanh sinh lòng chấp như thật mà ra. Chúng sanh không cho là gỉả có mà là thật có, như chấp có Ta (là chấp Ngã) là thật. Chính cái Ta thích thì sanh long tham luyến. Bất cứ ai, hay cái nào nghịch lại Ta thì lại sân si hiện ra nét mặt. Chính vì ta mà chúng sanh tạo ra không biết bao nhiêu tội lỗi. Nhung than ôi, vì cái ta không phải là thật, mà chỉ do các duyên hoà hợp, đã tạo ra không biết bao nhiêu điều đau khổ ở trần thế nầy. Nên nghĩ rằng một khi duyên hết, thì Ta cũng hết, là điều giúp chính ta được tỉnh thức.

Còn về Pháp, là nói về muôn vật, và khi chấp muôn vật là có thật, gọi là chấp Pháp. Vì cho vật là có thật, nên con người tìm đủ nọi cách gom góp đem về cho mình, có rồi còn muốn có nhiều hơn nữa, nên càng gom càng nhiều càng tốt, bèn nẩy ra sự tranh giành, ân oán và tội lỗi phát sinh. Thật ra mọi vật đều hư giả, không thật có. Phật dạy: phải nhớ, phải thấy, phải hiểu và phải tin là mọi vật là giả, thì lòng tham sân si không nổi lên. Ðược như vậy thì không tham, sân, si và sống theo chơn tâm chân thật thanh tịnh, là gần với Chơn tâm Phật tính.

Chưa hết. Còn Kiến là sự suy xét phán đoán của trí óc, để có quan điểm, nhận định về Người gọi là Nhân kiến, về sự vật gọi là Pháp kiến. Phật khuyên, bên ngoài thì xa lià các tướng, các hình thể của vật mà mắt có thể thây được, bên trong thì làm chủ được nội tâm, để cho tâm không bị chi phối bởi vọng tưởng hay quan điễn sai lầm để đạt đết vô ngã.

Tóm lại, ta thấy Ta hay ngã của ta là giả, các pháp là giả. Vã lại, bản ngã vốn là căn bản của

vô minh, của tham, sân si. Ngã to, thì tham càng lớn, sân càng lớn, và si càng lớn hơn nữa và ngược lại: ngã nhỏ, tham ít, và sân lại càng ít. Bởi chấp ngã, nên phải sống trong chấp ngã. Vì chấp ngã nên chấp luôn cả tướng và chấp luôn cả danh. Vì chấp tướng và chấp danh, nên chấp khen, bỏ chê, nên nếu ai gọi mà danh sai đi hay nếu gọi cái danh thấp hơn họ có, hoặc chê, họ giận liền, lộ ra cả mặt, họ không tiếp hoặc từ chối hết những gì người ta muốn nhờ mình giúp.

Cái Tự ngã là đương thể của ý thức về sinh mệnh của chính mình, là đường phân chia giữa có và không, giữa niết bàn và sinh tử, giữa ta và kẻ khác, giữa hiện tại và tương lai. Còn tự ngã là còn phân chia, là còn tư tưởng kỳ thị, là một trở ngại lớn trên con đường tu tập. Buông bỏ tự ngã là thấy vũ trụ nầy là mình. Thật là kỳ diệu thay khi buông bỏ tự ngã.

Tại sao ta lắm bị phiền não hoài hoài, chính vì cái bản ngã của ta mà ta nổi chìm trong biển phiền não sanh tử. Vậy chỉ cần trừ cái ngã đi thì phiền não không còn đất đứng. Khi phiền não đã trừ thì kiến hoặc, tư hoặc, vô minh hoặc cũng dứt mà vượt qua bờ giác. Khi phiền não chấm dứt thì dù bất cứ đang ở đâu, bất cứ giờ phút nào cũng là Niết bàn, không cần phải cất bước đi đến một nơi nào cả để tìm cõi Niết bàn.

Lão Tử cho chính cái thân nầy là nguyên nhân làm ta khổ. Nếu ta hiểu thâm sâu hơn qua sự gỉải thích của Ðức Phật, là thân nầy khổ là do cái Ta là do Ngã. Nếu không có Ngã (không có Ta) thì lấy ai chịu khổ. Nếu Ta là không, tức nhiên cái ngã cũng không, thì khổ cũng là không tuốt. Bây giờ ta quan sát cái khổ. Khổ mà ta thấy được là tham, sân, si mạn, nghi, thân kiến, tà kiến, kiến thủ, giới cấm thủ hiện ra. Bất cứ ai mà có một trong những tánh kể trên ắt là phải chịu khổ. Kế đến cái mà ta khó thấy, mà nếu thấy là chỉ thấy kết quả của nó mang lại. Ðó là ái dục, là nguyên nhân của khổ. Thất tình, rồi tương tư, thẩn thờ, hồn phách tả tơi, biếng ăn, không ngủ, đôi khi tự sát. “Người đi một nửa hồn tôi mất, Một nửa hồn kia bỗng dại khờ”. Rồi đến cái tinh tế sâu thẩm hơn, đó là vô minh. Cái vô minh thường hé lộ qua 2 ngã: chấp ngã và chấp pháp. Chấp ngã là tin ta là chân thật, thật có, tự tánh có và bám víu vào nó, gìn giữ nó, tô điểm nó đủ cách có được ở trên trần thế nầy. Còn chấp pháp là chỉ rằng tất cả mọi vật có thật, có tự tánh, là thường hằng và

Page 79: Báo Diễn Đàn 32

- Diễn Đàn Petrus Ký Âu châu số 32/2011 - 79 -

không thay đổi. Chấp ngã và chấp pháp là hai căn bịnh của chúng sinh, là cội nguồn của mọi trầm luân và khổ đau, là nguyên nhân của chính sự luân hồi. Trong phái nguyên thủy của Ðạo Phật nhấn mạnh việc trị liệu về chấp ngã, còn phái Ðại thừa, lo trị về chấp pháp. Sự phân chia như thế có tính cách tượng trưng cho chúng sanh dễ hiểu.

Nếu Ngã hay Ta là không, thì câu hỏi được đặt ra, là nếu không có Ta thì ai đắc qủa A la Hán, Tu đà hoàn vv. Trả lời câu hỏi trên là trường họp của Ngài Xá lợi Phất, là người chứng ngộ A la Hán, khi Ngài ngộ được vô ngã, thì trong tâm Ngài không còn bám víu vào cái ta. Khi đi, khi đứng, khi nằm, khi ngồi, Ngài thấy rõ chỉ có sự đi, sự đúng, sự ngồi, chứ không có cái Ta nào đang đi, đang đứng, đang ngồi.Khi Ngài nói, chỉ biết cái nói, chứ không có cái ta đang nói. Cũng cần nhắc lại thêm là cần phải tu tập và chứng đắc cái vô ngã, chứ không có chuyện nóí về vô ngã, hiểu vô ngã là tức khắc thành A La Hán liền. Theo Giáo lý nguyên Thủy, cái Ta (cái ngã) chỉ là một aỏ tưởng, một giả danh, một danh từ tạm lập của năm uẩn. Cho cái ta là thật là một tà kiến, một sai lầm, là nguyên nhân của mọi khổ đau và luân hồi. Tu hành, hay không tu hành mà muốn giải thoát, muốn có sự an lạc, thì luôn luôn mình tránh cái bịnh chấp Ngã, chấp có Ta là thật, bịnh chấp nầy lại nguy hiễm cả ngàn lần bịnh tham sân si. Vì có chấp nên mới có sự tranh giành về những cái của ta. Vì chấp mới có sân hận, có thù oán, có cái gọi là ân oán gian hồ. Vì có chấp ngã, nên có trăm ngàn cái si mê phải làm để làm cho cái ngã hay cái ta thỏa mản. Ngã lớn, đau khổ càng lớn. Trái laị, càng nhỏ. Không ngã là thấy an lạc ở thiên đàng hạ giới.

Có ngã, chấp ngã lại chấp thêm cái hệ luận do từ ngã mà ra. Ðó là ngã sở. Là nhưng cái thuộc về ta, là của ta. Cái không phải là của ta, vì có ngã, lại tìm đủ mọi cách biến nó thành cái của ta. Ngã lớn, ngã sở cũng lớn theo thỉ lệ thuận. Khi một nước, mà phát ngôn viên và báo chí tự phong cho cấp lãnh đạo, từ trung ương, đến cấp nhỏ nhất toàn là đỉnh cao trí tuệ của thời đại (sic), đó là điềm báo trước là cả nước nầy, từ trên cao nhất đên thấp nhất, thằng nào cũng vơ vét hết mọi thứ vào chính nó, cho thỏa mãn cái ngã của nó. Ví dụ: Vụ PÚ 18, xấu hổ cả nước. Vụ Ng ngọc Sĩ, vụ ăn cấp hang hóa có hệ thống tại

Nhật, vụ lấy đất của dân nghèo bán cho ngoại quốc, vụ bán công nhân lao động ra nước ngoài để ăn tiền huê hồng, vụ toà đại sứ chỉ lo buôn lậu ngà voi, vụ bán trẻ em làm nô lệ tình dục qua Miên, Tau, Mã lai, Singapore, Ðài loan, và vụ bán đất bán biển, bán tài nguyên của tổ tiên để lại để giữ cái địa vị của chung vvv. Tât cả đền do Ngã, do từ ngã sở ma ra.

Trở về người Tu. Người tu theo Ðạo Phật là người phải đạt được cái hiểu biết rằng: về Nhân kiến và Pháp kiến, là hai cai phải dùng trí óc suy đoán về Người về Ta, về Ngã, và về mọi vât trong vũ trụ nầy, tất cả đều là không. Về Ta phải là vô Ngã. Vô Ngã là đương nhiên không có Ngã sở. Ngã sở là cái của Ta, thuộc về Ta. Thế mà, càng tu, thì Ngã sở lại càng to, càng ngày càng lớn. Ngoaì chùa được cất, lại còn xây cất các khu có phòng ốc cho thuê, tạo ra nhà cho mướn, tạo farm cho thuê để lấy tiền. Ngã sở càng to, thì Ngã cũng càng to. Ngã càng to thì phiền não, tham sân, aí dục, si mê và vô minh càng nhiều, cao hơn cả núi. Tu là làm sao những thứ trên nhỏ và hết dần đi. Mà càng tu càng lâu, các thứ trên không hết, lại lớn hơn, nhiều hơn, thì tâm của họ không đạt được một chút tí nào giáo lý của Ðức Phật. Phật bảo hạng người nầy là không biết trang nghiêm nơi cửa Phật. Như thê thì chỉ là kẻ phàm phu lười biếng sống nhờ tiền bá tánh cúng dường. Mình gần họ, không học được điều gì. Họ có đọc kinh, đọc kệ, nhưng chẳng hành, chẳng hiểu. Phật tử nên đề cao cảnh giác, nên xa lánh ngay nhưng ai tu mà ngã sở quá nhiều. Làm sao biết họ. Thì thấy những gì họ đã có, nghe những gì họ nói, thì biết ngay họ là ai. Dễ phân biệt nhất nhất là thời buổi bây giờ, nhất là các sư quốc doanh thì thấy rất rỏ nét. Chưa đạt được cái tánh không chỉ là phàm tăng. Mà phàm tăng là phàm phu nhưng thường lại thích đủ thứ: danh, sắc, tướng, tiền, nhà và farm cho mướn, phòng cho thuê, phật tử nên cảnh giác. Tu là vô sở đắc. Tu mà đầy sở đắc thì không phải là tu: chỉ mượn đạo tạo đời.

Bởi thế đức Phật dạy luôn luôn quán vô ngã, bốn đại, năm uẩn tạo nên thân này đều là những thứ do duyên ở ngoài kết hợp lại mà thành, chứ cái thân "đồng nhứt" với cái ngã thì không thực có. Muốn có được như Phật dạy, phải quán vô ngã luôn luôn. Quán vô ngã thì tất cả cái gọi là: phải, trái, được, thua ở đời đều là một cái duyên cho ta

Page 80: Báo Diễn Đàn 32

- Diễn Đàn Petrus Ký Âu châu số 32/2011 - 80 -

tu, hoặc trở thành bình thường không có gì bận tâm cả. Nếu khi ngã chấp tiêu bớt một ít, thì chỉ còn thấy đau khổ ít ít và cuối cùng thì không còn ngã chấp, và hết ngã sở thì cũng không còn chút đau khổ nữa.

Cũng vậy giữa khen chê Người trí không giao động. (Pháp Cú câu 81)

Ðó là nhờ cái Trí ở đây chính là cái trí thấy lý vô ngã vậy ( HT Thich trí Siêu). Khen hay chê mà lại giao động mạnh, là trình độ tu-chứng rất thấp, kém cỏi, thuộc kẻ phàm phu trơn, chứ chưa được phàm tăng.

Vô ngã là một nền tảng quan trọng của Phật gíáo, và cũng là mục tiêu cho tât cả sự chứng đắc của các bậc A la Hán và Bồ Tát. Vì sao? Vì hiểu được vô ngã, tức là nắm được chìa khóa mở cửa giác ngộ. Còn ngược lại, còn chấp ngã là còn mê lầm, vì chấp ngã là căn bản của Tham, Sân, Si. Khi đi tu, nếu không thông suốt về Tánh không, về vô ngã, nhất là với cái tâm thôi, thì bất cứ cái tâm nào của người đi tu cũng âm thầm muốn chùa to, và có nhiều chùa, và nhiều thứ khác nữa thuộc về chúa của Ta, do Ta. Ngã còn là ngã sở cũng còn.. Ngã sở là những cái thuộc về mình. Ngã lớn, nên Ngã sở cũng lớn, và cái muốn lại càng bự, cái Ta càng lớn, thì chừng nào tự mình mới giải thoát cho được? Hiểu được võ ngã, khi gặp xích mích, tranh chấp, không đổ lỡi cho ai cả, vì đâu có cái Ta mà đổ, c ũng không giận hay hòn vì đâu có cái ta mà giận hay hờn. Hiểu vô ngã thì bố thí hay cúng dường không có cái Ta (Ta bố thí, uỷ lạo) mà chỉ biết có sự bố thí, gọi là Bố thí Ba La Mật. Hiểu vô ngã thì việc giữ giới rất tự nhiên, vì không còn cái ta bị gò bó, và xa lìa 4 tướng: ngã, nhơn, thọ, giả. Hiểu vô ngã thì khi Thiền không còn vọng tưởng mê hoặc, vì không có Ta. Tuy nhiên chưa hết, ta còn phải trau giồi giới, định, huệ, tu tập các hạnh lành mà không chấp vào cái Ta của Ta (HT Thich Trí Siêu).

Cũng vì lẽ ấy, Nên Như Lai thường nói: Nầy các Tỳ kheo nên biết: Giáo pháp của ta giống như chiếc bè, qua song rồi không cần giữ bè nữa. Chánh pháp còn xả bỏ, huống chi không phải là chánh pháp. Câu nầy là khi hết mê để được ngộ rồi, thì cũng phải bỏ đừng chấp chánh pháp, kể cà phi pháp là những lới thi phi, phải trái, dèm pha của thế gian cũng bỏ luôn . Ðây cũng là lời

khuyên cho chính bản thân ta, để tự ta hiểu chính ta, rằng ta đã hay đang gần đến bến giác hay chưa, nghĩa là xem chinh ta đã bỏ được cái chấp vê ngã, về ngã sở chưa? Và có đạt được tới mức độ nào của cái không của muôn pháp. Vì nếu có đi học, thì phải có thi, để biết trình độ học hành. Thi rớt vì trình độ chưa tới. Ði tu thì cũng phải thi, là xem coi Qúy Thầy đã đạt cai không chưa? đạt được cái vô ngã chưa? Nếu chưa dạt, là thi rớt. Là ở lại lớp. Ðó là cách giúp cho Phât tử, khi tiếp xúc với qúy Thầy, xem còn thấy cái không và còn thấy cái ngã sở của Sư có hay không, trọn vẹn hay một phần, hay không còn có chi hết để biết Sư đến bến giác hay gần bến giác hay còn xa mù tịt của bến giác, hay vẫn lang thang ở vạn nẻo đướng của kiếp trầm luân.? Nếu không đạt một phần nào cả thì việc đi tu vẫn mãi mãi chỉ là phàm tăng “vạn tuế.”. Ðó cũng là cách giúp ta tìm đích thực Thầy đáng để thọ giáo.

Còn có một thứ tăng khác, do chế độ Cộng sản đẻ ra, để làm công cụ, tay sai mật báo cho chúng khi nhưng ai tỏ vẻ chống đối, nói xấu chế độ, hay có âm mưu chi, các sư nầy ngày nay gọi là “phàm phu đầu trọc”. Phật tử nên biết chúng, thì càng nên xa lánh loại nầy và nên cho mọi phật tử và tất cả đồng bào biết. Cúng dường họ, xưng tụng họ, là làm ô uế cửa Phật.

C. Kết luận.Không Tánh được hiểu là lối giải thích nội tại bản chất mọi vật trong toàn thể do duyên hợp, từ tục đế đến chân đế tìm chân lý trong đời sống

Page 81: Báo Diễn Đàn 32

- Diễn Đàn Petrus Ký Âu châu số 32/2011 - 81 -

nội tại của mọi pháp, mọi chúng sanh và cả người tu h ành. Về bản chất nội tại như: vô thường, không bền vững, không trường cửu, không có tính độc lập, không tự tánh riêng, luôn luôn liên hệ tồn tại hay hũy diệt tùy thuộc vào duyên hợp hay tan, nên bản chất của mọi pháp, mọi chúng sanh, mọi hiên tượng thì chỉ thấy là không. Do đó, tên được gọi là TáNH KHÔNG. Thế nên TáNH của chúng là không. Ðối với tục đế, bản chất cứu cánh sau cùng của mọi pháp (mọi vật) là không. Vì mọi pháp (hay vật) đều trong tục đế không có thực thể, mà chúng ta đặt quá nhiều gia trị sự mê cầu vì ta ngu muội vào sự vật trần tục. Khi lãnh hội rõ Tánh không thì ta hết mê cầu, và cãm nhận được ngay sự an lạc bình an. Ðối với cá nhân, phải đạt được cái vô ngã. Vì còn ngã là còn đau khổ, con lưu lạc trong chốn luân hồi. Ðối với chân đế, Tánh không là phi khái niệm. Ðối với người tu hành, tánh không là vô sở đắc là không bám víu vào bất cứ nơi nào, tương đối hay tuyệt đối.

Tánh không tự nó không bị rơi vào bất cứ môt cực đoan nào, nó mở cánh cửa cho cuộc hành trình tâm linh, vượt trên mọi đối đãi, trong đó không có Ta nghĩa là không có con người hành động và đi, và không để lại mọi dấu vết nào đã đi qua. Tánh không, vì tư nó là không nên nó không làm hư hỏng về nhân qủa cũng như đạo lý, nhưng mang lại cả môt sức nhiệm mầu: nơi nào nó đã đi qua, nơi đó đều sống dậy với một sức sống mới đầy an lạc: nơi đó không còn có sư bám víu vào sự thể, ý niệm, kể cả ý niêm của ý niêm, để tự đắm mình trong tuyệt vọng thương đau. Câu hỏi chót được nêu lên là: hãy chọn buông bỏ tự ngã để nhập tánh không hay là cứ mãi nổi trôi trong một thế giới hư vô huyễn vọng.

Những điều tôi viết ra đây, không tránh khỏi những sai lầm, thiếu xót, kính xin các bậc cao minh hoan hỷ lượng thú cho. Xin hòi hướng công đức nầy cho con người biết thương lẫn nhau, xa lià cái ngã chấp, trở về cái Tánh không, về vô ngã.

BÙI THẾ TRƯỜNG

SAN JOSE. CA .March, 09

REF:

- Nguyễn đăng Thục

- HT Thích Trí Siêu

- Thượng tọa Thich Tâm Thiện

Appendix:

Ma ha bát nhã ba la mật đa tâm kinh :

Quan tự tại bồ tát hành thâm bát nhã ba la mật đa thời, chiếu kiến ngũ uẩn giai không, độ nhất thế khổ ách. Xá lị tử, sắc bất dị không, không bất dị sắc ; sắc tức thị không, không tức thị sắc. Thọ tưởng hành thức diệc phục như thị. Xá lị tử, thị chư pháp Không tướng bất sinh bất diệt, bất cấu bất tịnh, bất tăng bất giảm. Thị cố Không trung vô sắc, vô thọ tưởng hành thức, vô nhãn nhĩ tỷ thiệt thân ý, vô sắc thanh hương vị xúc pháp, vô nhãn giới nãi chí vô thức giới, vô vô minh diệc vô vô minh tận, nãi chí vô lão tử diệc vô lão tử tận, vô khổ tập diệt đạo, vô trí diệc vô đắc, dĩ vô sở đắc cố. Bồ đề tát đỏa y bát nhã ba la mật đa cố tâm vô quái ngại, vô quái ngại cố vô hữu khủng bố, viễn ly điên đảo mộng tưởng, cứu cánh niết bàn ; tam thế chư Phật y bát nhã ba la mật đa cố đắc a nậu đa la tam miệu tam bồ đề. Cố tri bát nhã ba la mật đa thị đại thần chú: thị đại minh chú, thị vô thượng chú, thị vô đẳng đẳng chú, năng trù nhất thế khổ, chân thật bất hư. Cố thuyết bát nhã ba la mật đa chú. Tức thuyết chú viết: Yết đế, yết đế, ba la yết đế, ba la tăng yết đế, bồ đề, tát bà ha.

Ma ha bát nhã ba la mật đa (3 lần)

Page 82: Báo Diễn Đàn 32

- Diễn Đàn Petrus Ký Âu châu số 32/2011 - 82 -

MUA XÀI, MUA SẮM, MUA KHOE

TRONG 3 MUA ẤY, EM THEO MUA NÀO?

Bài Xã Luận về Văn Hóa Kinh Tế

Trương Như Thường - 5.9.2010

Một năm tôi đi dạy học 8 tháng, còn 4 tháng còn lại thì đi du lịch ngoài xứ Mỹ. Nói tiếng là du lịch đi chơi, nhưng thật ra là tôi đi học hỏi. Học những thứ ngoài trường sở và ngoài xứ sở. Hè vừa rồi, tôi đi học ở 3 xứ: Pháp, Đức và Ba Lan của Liên Hiệp Châu Âu trong vòng 2 tháng. Thông thường, tôi hay viết bài phóng sự về nơi mình đã đi qua, rồi kể lại những điều tai nghe mắt thấy cùng nhận định của mình, hầu cống hiến cho đồng bào thân thương thưởng thức. Kỳ này, tôi đổi ý, không viết về phóng sự đường xa, mà đổi qua xã luận đường gần. Đường gần này là quan niệm về sự tiêu dụng của người Việt tại Âu châu trong thời kỳ kinh tế toàn cầu đang hồi tuột dốc.

Trong bài này thỉnh thoảng tôi chêm vào một vài chữ tiếng Anh để làm cho rõ nghĩa và thoát ý

đoạn văn. Do đó câu viết tiếng Việt giống như thịt ba rọi, nửa nạc nửa mở. Xin bạn đọc thông cảm và thưởng thức.

Kinh tế là kinh bang và tế thế

Hè năm nay, kinh tế Âu châu cũng xuống hẵn, không hơn gì Mỹ, việc mua bán đâu đâu cũng chậm lại. Nhưng nếp sống người dân Âu, ở những chỗ tôi đi qua, theo tôi nghĩ, họ rất bình thản, tiếng Mỹ gọi là rất cool ! (nghĩa là thiên hạ, nhất là dân Đức, có vẽ ít quan ngại và họ lại bình tâm hơn dân Mỹ với những chỉ số âm của nền kinh tế đang bị hư thắng!). Tôi quan sát lần lượt: từ chuyện nhà ở đến thực phẩm, sang xăng nhớt, và đặc biệt, để ý đến cách tiêu dùng của người Việt ở bên Tây. Bên Tây, ám chỉ dân châu Âu của Tây phương nói chung, chứ không phải riêng có dân Pháp.

Giá cả và động lực mua bán nhà cửa ở Paris, Frankurt và Warszawa không có trồi sụt như bên Mỹ vì họ không có subprime loans để dễ dàng vay tiền và không có những vùng đất hứa chứa nhiều mơ ước như đất Mỹ để thử thời vận. (Subprime loan là loại tiền vay nhà băng để mua

Mua . . .Mua . . .Mua . . .

Page 83: Báo Diễn Đàn 32

- Diễn Đàn Petrus Ký Âu châu số 32/2011 - 83 -

nhà với điều kiện không cần phải đặt tiền cọc). Hầu như những việc tính toán về mua bán được bắt đầu từ quan niệm về cách sống. Nhà dân Tây: nhỏ, chật hẹp, tuykhông hùng tráng như biệt thự của Mỹ, nhưng đầy đủ tiện nghi. Cũng có sân trước với mấy chậu hoa và vài thước sân sau với hàng rau thơm hấp dẫn.

Truyện nhà cửa

Người nào có công ăn việc làm vững chãi hoặc dành dụm lâu năm thì thường hay chọn nhà ở xa trung tâm thành phố. Giá nhà cửa được rẻ hơn và đất đai cũng rộng rãi thêm đôi chút. Thường là những khu tân lập. Dù ở xa trung tâm, nhưng việc đi lại rất dễ dàng vì đã có hệ thống công quản chuyên chở. Đó là mạng lưới xe buýt hoặc xe điện ngầm, gọi là métro, phủ đầy thành phố. Rất tiện, lẹ và rẻ hơn rất nhiều, so với đi xe nhà.

Giới bình dân, tại Đức và Pháp, có lợi tức thấp thì ở khu chung cư với giá nhà mướn rẻ của chính phủ, hoặc tậu được với điều kiện được nâng đỡ, nên cũng tạm sống lâu dài qua ngày tháng. Còn giới dân Việt ở lậu (illegal immigrant) bên Ba Lan thì hết chỗ nói! Để tôi sẽ nói ở chỗ khác, chứ không kể chi tiết về tình trạng bất hợp pháp của người mình trong đây. Có tới mấy ngàn người. Họ trốn từ ViệtNam, tốn tiền cho môi giới dẫn đường, dắt đi xuyên qua xứ Tàu, xéo luôn ngang đất Nga, không tờ giấy lận lưng mà vẫn hứng phây phây. Hay thiệt! Tôi nghe một người bạn địa phương kể lại: có cô ra đi từ Nghệ An hồi còn con gái, di dân lậu tới bến Warszawa thì thành mẹ với hai con. Chuyện đường dài hơi dai, khó tin nhưng có thật.

Truyện ăn uống

Riêng giá thức ăn tại châu Âu, thấy rồi thì khỏi muốn ăn luôn! Nhưng thèm quá thì vẫn phải ăn. Đối với tôi: cao hơn nóc nhà! Tôi thèm cái BigMac hamburger giá chừng 1.5 đôla ($) ở gần

chợ trời San José (Cali) mà phải trả tới 3.3 iêurô (€) kế bên vườn bông Luxembourg (Paris). Thèm thì thèm, tôi chỉ quất một ổ bánh và ực nước lạnh mang theo, vì một chai coke tính đến 1.9 iêurô, chớ chưa dám đụng chạm gì tới cà-phê cà-pháo như thường nhật. Bạn không tin tôi thì xem giá biểu trên cửa kính của hình bên dưới. Để ý về giá hối suất là: 1€ = 1.3$ (tính theo ngày 18.7.2010).

Truyện giá xăng

Còn giá xăng nhớt thì, nghe rồi khỏi muốn lái xe luôn! Đối với tôi: thà đi xe công quản chuyên chở (public transportation) còn hơn chễm chệ trên chiếc Bế Em Về (BMW). BMV, tiếng Đức đọc là Bê Em Vê, tiếng Việt mình thêm dấu cho mặn mà là Bế Em Về. Nghe tình tứ hơn. Bạn xem bảng giá xăng của hiệu Aral ở trong hình bên trên kia kìa. Một lít xăng giá 1.45 iêurô tại Berlin, tính trung bình khoảng: 1.45 € x 4 x 1.3$/€ = 7.54 $ (đôla Mỹ) cho một gallon với 1 gallon bằng 4 lít; so với giá chừng 3.10 $/gallon tại San José, ngay ngã tư đường King và Tully. Bạn ngán chưa?

Nhà nước đi mượn tiền

Nãy giờ tôi giới thiệu sơ sơ mào đầu theo kiểu lung khởi (chạy lung tung). Bây giờ mới đi vào

Page 84: Báo Diễn Đàn 32

- Diễn Đàn Petrus Ký Âu châu số 32/2011 - 84 -

thân bài. Số là Tổng thống Obama của xứ mình viếng thăm Đức quốc để hỏi mượn tiền. Xứ Mỹ đang cần vay thêm tiền để bù vào khoảng thiếu hụt hàng năm (national deficit) cho ngân sách quốc gia. Năm 2009 đã thiếu 1.4 trỉ đôla. Năm 2010 dự tính thiếu 1.5 trỉ. Hiện đang có số nợ tổng cộng là 13 trỉ (national debt), theo CBS News . Thiếu hụt hằng năm là national deficit, dư thừa hằng năm là national surplus, còn tổng số nợ vay gọi là national debt. Ba thuật ngữ chuyên môn này có định nghĩa khác nhau, nhưng giống nhau ở chỗ số tiền thiếu/nợ của quốc gia lên khá cao.

Tôi gọi 1 trillion trong tiếng Mỹ, tương đương với 1000 billion (1000 tỉ), là một trỉ trong tiếng Việt. Lưu ý: trỉ với dấu hỏi, chớ không phải dấu ngã. Tôi đề nghị bà con mình nên sử dụng chữ trỉ (trillion) cho tiện. Vì trước hết, âm trỉ tiếng Việt gần với âm trillion tiếng Mỹ; kế đến, Việt ngữ ta không có từ này vì tên đơn vị quá cao, nên chưa có danh từ chuyên môn. Tôi có nghe trên đài radio và trong báo chí thường xài chữ 1000 tỉ. Nhưng không hay! Dã sử con số lên đến 256934 tỉ thì sao? (Tiền ViệtNam trong tương lai có thể lên đến một con số lớn như vậy; đọc ra dài thườn thượt, nghe ngán lắm). Một cách đơn giản hơn, gọi gần bằng 257 trỉ thì xuôi tai ngay. Có người cho rằng: mình chưa có hàn-lâm-viện, khoan xài chữ mới đặt. Tôi đồng ý với sự suy nghĩ đó, nhưng đấy là chuyện dài hạn, còn trước mắt hãy ráng làm cho tiện dụng để đỡ mệt mọi người.

Số là Tổng thống Barack Obama của xứ Mỹ viếng thăm Đức quốc để hỏi mượn tiền. Bà Thủ tướng Angela Markel của Đức trả lời là không được vì chưa có dư. Obama đề nghị với Markel là xứ Đức nên thay đổi chính sách nhà nước để khuyến khích dân chúng tiêu thụ thêm hầu nâng cao tổng sản lượng nội địa (Gross Domestic Product = GDP), từ đó sẽ có dư thêm tiền. Bà Markel lắc đầu không đồng ý!

GDP là chỉ dấu đo lường sự tăng trưởng của nền kinh tế quốc gia. GDP hay tổng sản lượng nội địa, là con số tổng cộng giá trị thị trường (market value) của tất cả hàng hóa hoặc dịch vụ được sản xuất bởi nền kinh tế trong xứ, tính trong vòng một năm. Thí dụ, GDP của Mỹ trong năm 2009 là 14.119 trỉ đôla (theo Bureau of Economic Analysis), còn của Tàu là 8.789 trỉ,

của Nhật là 4.137 trỉ và của Đức là 2.811 trỉ (theo CIA Fact Book), vân vân.

Chính sách nhà nước được thay đổi để thúc đẩy dân chúng tiêu thụ thêm qua những phương pháp kích thích cá nhân tiêu dùng, như tạo ra các gói kích cầu (stimulus package) trong chính sách ngân sách (fiscal policy) hoặc/và hạ lãi suất (interest rates) xuống thấp trong chính sách tiền tệ (monetary policy) để mọi người được vay mượn dễ dàng. Chị bạn ca sĩ Nga Mi của tôi, mỗi lần nói đến chữ gói kích cầu là chị tủm tỉm cười, vì chỉ nói: nghe tới chữ cầu thì chị ta nghĩ đến nghĩa khác. Kích cầu là kích thích mức cầu, mức tiêu thụ. Tiêu thụ nhiều thì sẽ đem tới tăng gia sản xuất một cách hậu quả. Khi sản xuất được gia tăng thì sẽ đẩy GDP vọt lên cao. Tiêu thụ (consumption) và sản xuất (production) là hai trong ba chủ đề quan trọng bậc nhất của một nền kinh tế. Chủ đề thứ ba của kinh tế là phân phối (distribution), rất nhức nhối cho xã hội mà ít người để ý tới. Tôi sẽ không bàn gì thêm về đề tài phân phối ở đây, vì viết thêm thì sẽ đụng chạm đến các nhà nước độc tài, và vì tôi không muốn cho bạn đọc rối trí. Mục đích của bài này là để quí vị giải trí, chứ không phải để rối trí!

Tại sao nhà nước phải đi lo vay mượn?

Chính sách ngân sách là do chính phủ trung ương (Federal government) qui định và chính sách tiền tệ là do Ngân Hàng Dự Trữ trung ương (Federal Reserve Bank) đặt kế hoạch. Cả hai chính sách được hành xử một cách độc lập, nhưng đều nhắm chung vào bốn mục tiêu điều hòa kinh tế cho đất nước là: giữ cho mức tăng trưởng (GDP growth) thích đáng, lạm phát (inflation) không quá đà, sinh hoạt kinh doanh (business activities) theo tuần hoàn và độ thất nghiệp (unemployment rate) được kiểm soát không quá cao. Bài bản điều hành về kinh tế thị trường theo trường qui là như thế.

Bốn mục tiêu điều hòa kinh tế kể trên có liên hệ và ảnh hưởng lẫn nhau, nhưng tựu trung, nhà nước dùng quyền lực/hạn chính trị của mình để có thể thay đổi GDP, mục tiêu chính yếu nhất; và từ đó, ba mục tiêu kia xếp hàng theo sau. Chính sách ngân sách và tiền tệ của một quốc gia giống như nghệ thuật hành xử của cha mẹ đối với con cái còn sống chung trong gia đình. (Fiscal bắt

Page 85: Báo Diễn Đàn 32

- Diễn Đàn Petrus Ký Âu châu số 32/2011 - 85 -

đầu bằng chữ F như là Father = cha; Monetary bắt đầu bằng chữ M như là Mother = mẹ).

Chính sách về ngân sách là cách thức đánh thuế (taxes) và ngân quĩ tiêu dụng (government spendings) của quốc gia đã được giới lập pháp (legislative) tạo thành luật và giới hành pháp (executive) thực hiện một cách tương (x)ứng. Còn chính sách về tiền tệ, theo chế độ tư bản, là do giới tài phiệt ảnh hưởng và tạo áp lực thay đổi. Tôi sẽ không bàn nhiều về chủ đề tiền bạc ở đây, vì chưa muốn open the can of worms (mở cái hộp chứa giun) trong bài này. Mở ra, nó bò lung tung, phải lý và luận cả dọc lẫn ngang, cần đến cả trăm trang giấy mới bàn hết chuyện!

Trong chính sách ngân sách của Mỹ, cả hai lập pháp và hành pháp đều không muốn đánh thuê cao, và vì người dân cũng không muốn bị đánh thuế cao. Xin đố, bất cứ một ứng cử viên chính trị nào dám tuyên bố là quốc dân đồng bào hãy dồn phiếu cho tôi, để khi tôi được đắc cử rồi tôi sẽ đánh thuế cho bà con bể đầu luôn! Ông nội của ứng cử viên đó cũng không dại gì dám nói như vậy khi ra tranh cử. Chỉ còn cách khác là tăng ngân quĩ tiêu dụng, hay nâng ngân sách quốc gia lên thật cao để hiện thực chính sách tăng trưởng (expansionary policies).

Đừng có ai bảo rằng, hễ chính phủ thiếu tiền thì cứ in thêm tiền. Nói như vậy là chưa thấu đáo về lý lẽ kinh tế học. In thêm tiền sẽ làm cho giá trị nội tại (intrinsic values) của sản vật xuống thấp hơn, đồng tiền mất giá, và các xứ khác buôn bán với mình không ai muốn chơi với mình hết. Nguy hiểm lắm! Cách duy nhất là đi vay nợ. Cá nhân thiếu tiền thì đi mượn nợ. Quốc gia thiếu hụt ngân quĩ thì cũng đi mươn nặng.

Triết lý vay mượn của nhà nước là như thế này: dùng tiền vay mượn, từ dân chúng và từ xứ khác, qua hình thức in ra công khố phiếu (government bonds) rồi bán cho mọi người. (Chi tiết mua bán công khố phiếu cũng hơi dài dài, tôi xin lờ qua luôn). Nhà nước hy vọng là có đủ tiền rồi thì tăng ngân quĩ tiêu dụng lên cao, nhất là kích thích toàn dân toàn quân, công cũng như tư, xài tiền thiệt nhiều, để đẩy mạnh GDP lên cao nữa; khi GDP lên cao thì chính phủ sẽ nương theo đó mà tăng thuế má; và chính phủ sẽ lấy tiền thuế thu được để trả lại tiền vốn lẫn lời cho national debt đã tích lũy từ trước đến giờ. Nghe rất là có

lý! Xứ Mỹ đã sống một thời vàng son và là vùng đất hứa của nhiều người trên thế giới. Cho đến năm 1975! Năm này nghe quen quen đối với đa số người Việt chúng ta.

Kể từ năm 1975 đến nay, chỉ có hai năm cuối thời Tổng thống Clinton là có thặng dư (national surplus), ngoài ra năm nào cũng bị thâm thủng và thiếu hụt (national deficit), và số nợ quốc gia (national debt) tích lũy thiếu hụt hằng năm đã ngập đầu ngập cổ, trở thành khó kiểm soát nổi. Tâm lý vay mượn của các vị lãnh đạo chính trị là như thế này: tiền vay mượn dài hạn đến 10 hoặc 30 năm, trong khi đó thời gian nắm quyền chỉ có 4 hoặc 8 năm; nợ quốc gia chồng chất là vấn đề của nhiệm kỳ sau, của vị tổng thống kế. Nên có đi vay mượn cũng không sao, còn không vay mượn, không đủ tiền xài, thì sẽ sinh lắm chuyện.

Thật ra, vay mượn là sự cần thiết của cuộc sống; thí dụ: mượn tiền để đi học, vay nợ để làm ăn. Ăn học thành tài, làm ăn khấm khá, trả nợ mấy hồi! Mặt khác, vay nợ cũng là sợi dây trói buộc, khi không đủ tiền để trả nợ, tiền vốn lẫn tiền lời thì rầu lắm! Nợ nần ảnh hưởng cuộc sống hằng ngày và làm chậm bước tiến cả đời. Đồng tiền vay nợ có đủ hai mặt lợi và hại của nó.

Vay tiền rồi xài vào đâu?

Mượn tiền được rồi thì dùng như thế nào để có lợi cho quốc dân? Chính phủ có một danh sách về những chương trình xài tiền dài vô tận, nhưng sử dụng vào chỗ nào là tốt nhất? Để tôi chêm vào đây một công thức toán học mà các kinh tế gia Mỹ thường dùng để nghiên cứu về sự liên hệ giữa các khu vực tiêu dụng: GDP = C + I + G + (X-M).

Bốn khu vực tiêu dụng trong một quốc gia mà GDP (tổng sản lượng nội địa) là: C = consumption là khu vực tiêu dụng của giới tiêu thụ (individual expenditures); I = investment là khu vực tiêu dụng của giới sản xuất (business expenditures); G = government là khu vực tiêu dụng của nhà nước (government expenditures); và (X-M) = net exports là khu vực ngoại thương hay cán cân mậu dịch với X = exports (số xuất cảng) và M = imports (số nhập cảng).

Muốn cho GDP đi lên thì 4 anh : C, I, G và (X-M) đều phải đi lên. Tuy nhiên kể từ năm 1986 đến giờ, cán cân mậu dịch của Mỹ, (X-M), lúc

Page 86: Báo Diễn Đàn 32

- Diễn Đàn Petrus Ký Âu châu số 32/2011 - 86 -

nào cũng đi xuống, bởi vì số lượng nhập cảng to hơn số lượng xuất cảng, tạo thành thâm hụt cho ngoại thương (trade deficit), nên có khuynh hướng kéo GDP đi xuống. Quí vị nào chưa thấy rõ hàng nhập cảng nhiều ít, cứ thử đi chợ Wal-Mart hoặc Target thì biết liền! Toàn là nhãn hiệu Made in China, Made in Mexico, Made in Japan, vân vân. Cán cân mậu dịch chênh lệch không đồng đều nhiều quá (số tiền mua vô của nhập cảng nhiều hơn số tiền bán ra của xuất cảng) đã gây ra nhức đầu cho chính phủ Mỹ trong nhiều năm qua.

Trong bốn khu vực tiêu dụng kể trên của xứ Mỹ, khu vực C của giới tiêu thụ lớn nhất, chiếm từ 60 đến 70 % của GDP; cho nên các nhà xã hội học thường gán cho xã hội Mỹ là xã hội tiêu thụ (consuming society). Còn khu vực I của giới sản xuất chỉ chiếm khoảng 10%, tiến không cao. Còn anh G, khu vực tiêu dụng của nhà nước, thì cứ tà tà tiến lên gần 20% kể từ thời Tổng thống Johnson đã gây ra thiếu hụt ngân sách hồi năm 1965 cho đến giờ. Lý giải biện minh của anh G là hễ thiếu hụt thì nhà nước cứ đi vay mượn thêm, để kích thích cho anh C xài nhiều lên, đẩy cho GDP vọt lên cao.

Chính sách kinh tế về ngân sách của nhà nước nói chung là như vậy. Nhưng không chắc ăn! Kết quả còn tùy thuộc rất nhiều vào yếu tố văn hóa của dân tộc và cơ chế dân chủ của xã hội xứ đó. Ở Mỹ và ba xứ Pháp, Đức và Ba Lan mà tôi có dịp viếng thăm trong kỳ hè năm nay đều có cơ chế bầu bán tự do để chọn người đại diện rất hữu hiệu cho xã hội. Vì xã hội thật sự là dân chủ, chế độ khá tốt, nên vị lãnh đạo dù tài năng không xuất sắc lắm nhưng khi hành xử vị thế chỉ huy hoặc lãnh đạo cũng có thể trở thành vai trò hữu hiệu; thật khác với mấy đám dân chủ giả hiệu (illeberal democracy), bầu cử kỳ nào cũng chiếm cả tám, chín chục phần trăm cử tri bầu chọn mà làm việc thì dở như hạch, chỉ chuyên lo bảo vệ đặc quyền đặc lợi cho bè đảng mình.

Xứ Ba Lan thật là hay, chỉ trong vòng 10 năm thoát khỏi vòng tay cộng sản mà cơ chế xã hội đã biến từ một nền kinh tế chỉ huy độc tài sang một nền kinh tế tự do rất tài tình. Tôi đi thăm mấy nguời bạn dạy học hoặc nghiên cứu ở đại học, thấy họ thiệt là thoáng và thật lòng, nhờ ở cơ chế đại học tự quản tự trị. Cơ chế bầu cử chính trị của Ba Lan rất dân chủ nên đã tạo cho

xã hội đuợc ổn định. Ôi, thấy người mà ngẫm đến ta!

Mới mấy tháng trước, tội nghiệp quá, gần cả trăm nhà lãnh đạo cao cấp của Ba Lan trong chính phủ, kể cả hai vợ chồng Tổng thống Maria và Lech Kaczynski đã bị thiệt mạng trong một tai nạn phi cơ. Họ bay qua xứ Nga để dự đám giỗ thứ 70 của hàng vạn sĩ quan Ba Lan đã bị cộng sản Nga sát hại hồi thế chiến thứ hai. Chỉ mấy tuần sau dân Ba lan bầu chọn vị tổng thống mới một cách dễ dàng và xã hội vẫn tiếp tục bình an vô sự mà không cần đến 'đỉnh cao trí tuệ' nhúng tay vào.

Ba tháng sau vợ chồng ngài mất, tôi có dịp đi ngang Ba lan, đến trước dinh tổng thống để cầu nguyện và cám ơn. Chúng ta chân thành cảm ơn lòng hảo tâm của nhân dân và đất nước Ba lan đã cưu mang cho hàng ngàn dân Việt di cư lậu để mong tìm miếng cơm manh áo mà họ phải cam lòng rời bỏ nơi chôn nhau cắt rốn của mình để tính đường mưu sinh.

Gói kích cầu: dù có kích nhưng vẫn rớt xuống cầu!

Chính sách kinh tế của nhà nước, thành hay bại, tùy thuộc vào bối cảnh văn hóa của quần chúng rất nhiều. Kinh tế Pháp tuy ngáp ngáp nhưng dân

Page 87: Báo Diễn Đàn 32

- Diễn Đàn Petrus Ký Âu châu số 32/2011 - 87 -

chúng vẫn còn lấy le (show off) đi mua khoe; kinh tế Đức muốn đứt thắng nhưng dân chúng vẫn quen chịu đựng và lo cần kiệm. Đó là lý do tại sao mà bà Thủ tướng Markel lắc đầu không đồng ý với lời đề nghị của Tổng thống Obama là: xứ Đức nên thay đổi chính sách nhà nước để khuyến khích dân chúng tiêu thụ thêm hầu nâng cao tổng sản lượng nội địa (Gross Domestic Product = GDP), để từ đó sẽ có dư thêm tiền.

http://www.topnews.in/iran-climate-change-feature-merkels-white-house-visit-2182130

Vấn đề là nâng khu vực C (tiêu dụng từ giới tiêu thụ của người dân) hay khu vực I (tiêu dụng từ giới sản xuất; nói cách khác, được phát sinh từ sự dành dụm của người dân)? Quyết định của lãnh đạo nhà nước thì tùy thuộc vào nhân sinh quan của người dân. Thay đổi tầm nhìn của người dân tùy thuộc vào chế độ công dân giáo dục của nhà nước. Thí dụ: thái độ quen ăn nhưng không quen nhịn hoặc ăn coi nồi ngồi coi hướng của con người.

Mua xài, mua sắm, mua khoe

Mua xài là mua để xài. Tiếng Mỹ gọi là needed consumption.

Mua sắm là mua để sẵn có trước, còn xài thì tính sau. Tới khi muốn xài thì vật đã hư hoặc trở thành vô dụng. Tiếng Mỹ gọi là junky consumption.

Mua khoe là mua để thỏa mãn tâm lý của riêng mình, hoặc để cho thiên hạ biết mình là chủ nhân của vật đó, hoặc để cho cả hai lý do. Tiếng Mỹ gọi là conspicuous consumption.

Ba thứ mua xài, mua sắm và mua khoe là sự lựa chọn của từng cá nhân hoặc gia đình mà nó sẽ

ảnh hưởng, trong đường dài, vào chính sách kinh tế của nhà nước. Dân Mỹ nói chung và đa số dân Mỹ-gốc-Việt nói riêng (phần nào cũng bị Mỹ-hóa trên phương diện tiêu dụng) rất quen thuộc với việc ăn xài phung phí, nên khi gặp phải cảnh thắt lưng buộc bụng sẽ cảm thấy đau khổ vì sự ham muốn của mình không được đáp ứng kịp thời, hoặc mình chưa đủ sức quen chịu đựng với thói quen tiêu dùng.

Thắt lưng buộc bụng cho dân trong tình trạng thiếu thốn là điều không ổn, nhưng thắt lưng buộc bụng cho người béo phì lại là điều cần thiết, nên làm. Trong các thập niên tới, xứ Mỹ sẽ phải thay đổi chính sách kinh tế rất dữ dội để phù hợp với thời thế toàn cầu. Mỹ sẽ không còn là xứ number one (số một) như thời sau thế chiến thứ hai cho tới giờ, trên bình diện tăng trưởng kinh tế. Điều nầy không có nghĩa là không còn sự đóng góp của người Mỹ trong giai đoạn kích thích thế giới và tạo nền hòa bình chung cho nhân loại.

Giá trị và ý nghĩa của xứ Mỹ tùy thuộc vào cả hai giới: lãnh đạo và dân chúng. Dân chúng đừng đợi chính sách thắt lưng buộc bụng của nhà nước ban ra, rồi ngồi đó mà than van và oán trách. Khi người dân không chịu đóng thêm tiền thuế và đòi hỏi mức phúc lợi về an sinh xã hội cao độ, lại sống quen nếp tiêu thụ thả giàn thì ngân sách nhà nước, chắc chắn, sẽ bị thâm thủng. Nếu người dân thay đổi cách sống của mình thì tự động nhà nước không cần phải đi vay mượn người ngoài nhiều nữa. Tôi đặt tên là national diet.

Dân Đức làm ít lương hơn dân Mỹ. Họ mua xài hơn là mua sắm và mua khoe, nên ít phí phạm và dành dụm nhiều hơn, rồi đầu tư vào khu vực tiêu dụng I của giới sản xuất, nên vẫn còn kích thích được GDP nhích lên như thường. Nhà nước không cần phải kích thích cho dân chúng tiêu dùng thêm, mà chính người dân phải tự thay đổi, biết của ăn của để: của nào để ăn và của nào để dành. Người Đức-gốc-Việt làm được thì người Mỹ-gốc-Việt cũng có thể làm được, nếu người-gốc-Việt chúng ta còn giữ được văn hóa dành dụm trong cách tiêu dùng của mình.

Trương Như Thường.

Page 88: Báo Diễn Đàn 32

- Diễn Đàn Petrus Ký Âu châu số 32/2011 - 88 -

Tôi không nhớ đã chơi với ông bạn này lúc nào. Chỉ nhớ đã học chung với Hòa và các bạn khác từ năm đệ Thất tới đệ Nhất ở Petrus Ký 1962-69. Mấy năm đầu vì là nhỏ tuổi, chúng tôi đều khép nép sợ hãi những tên to con lớn tuổi đã học đúp một hai năm. Sao chúng nó hay thế. Vừa to con mà cái gì cũng biết. Nhưng lên tới Đệ Tứ thì khác, những tên nhỏ con nay cũng đã bắt kịp. Hết sợ sệt, bắt đầu tìm “băng” để “quậy”. Tôi nhớ lúc đó bắt đầu vào băng với Trúc, biệt danh là “Trúc mập” và Hai, biệt danh là “Hai Néo”. Trúc chạy xe Goebel, Hai chạy xe Mobilét xám, tôi chạy xe Mobylét xanh. Rồi Trúc chơi với Hòa và kéo vào “băng”. Hòa cũng chạy xe Mobilét xám.

Đến năm đệ Tam thì cả băng chọn Đức ngữ là Sinh ngữ hai. Học thầy Đảnh. Thầy cho đi “máy bay” làm ai cũng tưởng mình là đã trưởng thành thứ thiệt. Học thêm tiếng Đức buổi tối tại Goeth Institute. Học xong đi kiếm chỗ uống cà phê và

nhậu nhẹt. Trúc thuận tay trái nhưng bị gia đình bắt phải viết tay mặt nên bị cà lăm chút xíu. Khi ăn thì hắn vẫn cầm đũa tay trái. Cà lăm nhưng miệng vẫn ào ào. Có lần Trúc bảo:” Trong xóm chỗ tao, không ai biết tao là dân “ăn nhậu”, chỉ có những đứa như tụi mày mới biết thôi”. Hoà thì không nói nhiều nhưng biết tiếng Hoa chút chút và rành các quán Tàu trong Chợ Lớn. Nếu có cô Xẩm nào chạy bàn thì anh em lại “tặng” hay “nhường” lại cho Hòa. Chẳng biết Hòa có “nhận” hay không?

Thiệt là số mạng. Cùng học tiếng Đức nhưng chỉ có Hòa đi Đức. Năm 1969, thấy có người xin được học bổng quốc gia sang Đức làm tôi tiếc hùi hụi vì không xin. Nhưng số đi Úc năm sau. Trúc đi Mỹ sau đó và Hai năm 1975 sang Mỹ. Bữa nọ sang Đức, gặp Dũng cũng cùng năm. Dũng cứ thắc mắc không biết là tôi hồi xưa thuộc “băng” nào. Nếu nói: “Tao hồi đó chỉ lo học, không có băng đảng gì hết” chắc nó cũng

Đằng sau: Thụy và Lưu? Đằng trước: Báu, Hòa, Đỉnh, Khai, Hai

Bạn xưa : Phạm Văn HòaBạn xưa : Phạm Văn HòaBạn xưa : Phạm Văn HòaBạn xưa : Phạm Văn Hòa

Page 89: Báo Diễn Đàn 32

- Diễn Đàn Petrus Ký Âu châu số 32/2011 - 89 -

dám tin lắm. Nhưng tôi chỉ sang Hòa bảo là chung “băng” với “Hòa”. Chắc “băng” của chúng tôi ngày xưa đều giống như Trúc. Bên ngoài rất đạo mạo, học hành chăm chỉ nhưng “nhậu nhẹt” say sưa ngoài giờ làm việc thì chắc ít ai biết.

Nhớ chuyện ngày xưa thật là vui. Thôi chúc mừng Hòa đã đạt tới sinh nhật 60, đi trước tôi và Dũng 6 tháng. Bây giờ nghe đồn là Hòa cũng có trong “băng” “SOVO” gì đó bên Đức. Chắc cũng chức “lớn” lắm chứ không chơi. Chúc mừng thêm. Mấy cô Xẩm chắc là phải chạy xa.

Nguyễn thành Thụy Tháng Ba 2011 (Tân Mão)

Hình 1: Hòa, Cúc, Nương và Thụy, Đại Hội Petrus Ký 2010

Hình 2: Dũng, Thụy và Hòa 2010

Tưởng là em !- Chồng: "Ví tiền của anh bị kẻ trộm lấy mất

rồi!"

- Vợ: "Anh không cảm thấy có bàn tay thò và túi anh sao?"

- Chồng: "Anh biết chứ, nhưng anh tưởng đó là tay em!"

Vẫn còn khả năng làm "việc đó"

Hai vợ chồng nọ quyết định đẻ con bằng phương pháp thụ tinh nhân tạo. Bác sĩ đưa cho họ một cái lọ nhỏ và bảo họ trở lại sớm để nộp mẫu tinh dịch. Sau một tuần, hai vợ chồng quay lại gặp bác sĩ với cái lọ sứt sẹo nhưng vẫn trống rỗng, ông này cau mày thất vọng:

- Chẳng lẽ ông không làm nổi "việc đó" nữa ư?

- Thưa bác sĩ, tôi đã thử bằng tay, sau đó dùng một số dụng cụ, nhưng không có kết quả. Tôi nhờ vợ giúp, cô ấy hì hục mãi nhưng cũng không được. Sau đó chúng tôi đã nhờ cô hàng xóm, cô này cũng đã thử hâm nóng, làm lạnh, rồi cắn...

- Cái gì, ông đã nhờ cả đến cô hàng xóm à? - Bác sĩ kinh ngạc ngắt lời.

- Vâng, thưa bác sĩ.

- Chịu! Nếu ông không còn "khả năng đó" thì tôi đành bó tay!

- Tôi thì lại nghĩ đơn giản hơn, chỉ cần đổi cái lọ khác thì sẽ mở được thôi.

- ... À.

Page 90: Báo Diễn Đàn 32

- Diễn Đàn Petrus Ký Âu châu số 32/2011 - 90 -

Cảm thương thay tấm lòng của con trẻ.

"Ngôi sao sáng nhất trên trời là mẹ", cậu bé 4 tuổi người Nhật mất mẹ vì sóng thần nói khi nhìn lên trời đêm.

Ritsu Oikawa, 4 tuổi, và em trai Ei, 2 tuổi, mồ côi mẹ vì trận sóng thần hôm 11/3. Mẹ cậu - Kumiko - vì thích chơi đàn nên đặt tên cho hai cậu con đầy nhạc điệu: Ritsu, lấy từ chữ senritsu có nghĩa là giai điệu, còn Ei có nghĩa là ngâm thơ.

Kumiko, 32 tuổi, là nhân viên thư viện thành phố Rikuzentakata, tỉnh Iwate. Khi động đất xảy ra, cô và đồng nghiệp bỏ chạy sang phòng tập trong tòa nhà. Tại đây, cô bị sóng thần cuốn trôi.

Cùng lúc đó, Ritsu và Ei đang ngủ trưa tại trường mẫu giáo. Khi sóng thần tới, giáo viên giục các cậu chạy khỏi trường dù không kịp đi tất hay mặc áo. "Chân cháu chỉ có tất vì thế cháu bị đau chân. Cô giáo nhấc bổng cháu lên", Ritsu kể. Cả cậu, em trai và bố Katsumasa đều sống sót.

Giờ đây, Ritsu và Ei ở nhờ nhà ông bà. Bà ngoại cậu - Mamiko - mắt ngấn nước khi nhắc tới cô

con gái đã chết. Ritsu ngồi gần đó, mắt cũng rơm rớm nhưng cậu nhanh chóng vui vẻ trở lại. Ei thì tạo dáng như siêu nhân Ultraman, tuyên bố chắc nịch: "Cháu sẽ bảo vệ bà, bà ngoại ạ".

7 ngày sau sóng thần, Ritsu vẽ lại gương mặt mẹ đang mỉm cười. "Cháu muốn bị cuốn đi để được gặp mẹ", Ritsu tâm sự. Mamiko ghi lại lời của Ritsu ở phía sau bức vẽ.

Kumiko giữ những bức vẽ và ghi lại sự trưởng thành của hai đứa con của cô. "Tất cả mọi thứ đều bị cuốn trôi và giờ tôi phải đảm nhận công việc này", bà ngoại Mamiko nói. "Tôi phải giữ lại những bức vẽ này để một ngày nào đó tôi sẽ kể cho các chắt nghe". Bà giữ các tác phẩm của hai cậu bé trong một chiếc hộp màu xanh da trời.

Ritsu chạy ra ngoài. "Cháu sẽ ra xem mẹ có ở ngoài đó không". Cậu nhìn lên trời và tìm kiếm.

"Ngôi sao đẹp nhất ở giữa là mẹ cháu đấy. Cháu muốn biến thành một ngôi sao sáng. Cháu muốn mẹ ôm cháu và hai mẹ con sẽ cùng nhìn xuống thành phố", cậu nói.

Nếu được gặp mẹ, cậu sẽ nói: "Bố vẫn khỏe".

Mai Trang (theo Mainichi)

Ritsu (phải) và em trai Ei đùa nghịch trong nhà của ông bà. Trên bàn là bức tranh cậu vẽ mẹ. Ảnh: Mainichi.

Ngôi sao sáng nhất trên trời là Mẹ !Ngôi sao sáng nhất trên trời là Mẹ !

Page 91: Báo Diễn Đàn 32

- Diễn Đàn Petrus Ký Âu châu số 32/2011 - 91 -

Page 92: Báo Diễn Đàn 32

- Diễn Đàn Petrus Ký Âu châu số 32/2011 - 92 -

Không khí những ngày gần Tết cho tôi những cảm giác rộn ràng. Các thầy hình như thông cảm với đám học trò chúng tôi trở nên dễ dãi hơn.

Ngày hôm nay tôi đi học sớm hơn mọi ngày, tạt ngang đón Châu Thành Thi ở đường Bà Hạt, rồi đến trường tán gẫu vớì lũ giặc 12B4 trước cổng trường. Rẽ vào đường Cộng Hoà, tôì thấy thấp thoáng những tà áo trắng ở trước cổng chính. Tôi nói vớì Thi "ê, trường nào đến bán báo kìa mầy." Thi nóì " mày lạng coi là trường nào vậy." Lúc dến gần tôi nói " Gia Long cái thằng Trâu đui ơi." (Các bạn cũng thông cảm Thi bị cận, nên không thấy xa được, tôi thường gọì nó là Trâu đui, Thi họ Châu đọc trạì thành Trâu và cận nên không thấy xa được. Cái biệt danh này tụì tôì đặt cho Thi từ năm lớp 9).

Giờ ra chơi, tôi thấy lũ giặc lớp tôi đang bàn tán chuyên gì đó, đứa nào đứa nấy có vẻ thích thú lắm. Đến giờ toán cuả thầy Minh, toán nữ sinh Gia Long đến lớp tôì xin phép thầy để giới thiệu báo xuân Gia Long (trong đó có một cô trông rất kênh kiệu, "dân Gia Long" mà). Sau phần giới thiệu thầy Minh ra ngoài để lũ học trò được tự nhiên. Tôi còn nhớ báo xuân Gia Long năm đó trang bìa vẽ hình đôi tay thiếu nữ và một con bồ câu trắng.

Từng tờ báo xuân Gia Long được chuyền đến từng bàn. "Ủng hộ báo xuân Gia Long đi các anh Petrus Ký." Các tà aó dài trắng tung bay khắp lớp 12B4 chúng tôi.

Khi "ngườì kiêu kỳ Gia Long" ấy đến gần bàn tôi, tôi thấy "Cường Lưng Tôm" (nếu tôi nhớ không lầm) bỗng giơ tay lên xin hỏi một điều gì đó. Xóm nhà lá 12B4 vây lại xung quanh Cường Lưng Tôm.

Tôi không nhớ Cường Lưng Tôm hỏi gì cô ấy. Bỗng Cưong la lên "Ôí! thằng nào xô tao." Lợi dụng thời cơ, Cường Lưng tôm ôm lấy "ngườì kiêu kỳ Gia Long." Lũ giặc 12B4 ồn ào lên như cái chợ vỡ. Cô bé khóc lên vụt chạy ra khỏì lớp.

Thầy Minh bước vào lớp, nét giận dữ hiện ra thấy rõ. Sau những lờì giáo huấn, 12B4 đưọc thầy đưa xuống sân trường, quỳ trước tượng Petrus Ký đễ suy nghĩ việc làm vừa xãy ra.

Tôi không biết có lớp 12 nào bị quỳ trước tượng Pétrus Ký chưa, nhưng 12B4 là lớp duy nhất được vinh dự đó trong niên khoá 71-72

(Trần Việt Hải L.A. - Chuyện xưa do

Phan Tấn Đạt, lớp 12B4 khóa 1971-72 kể lại)

Thầy Minh phạt Lớp 12B4Trần Việt Hải L.A.

Page 93: Báo Diễn Đàn 32

- Diễn Đàn Petrus Ký Âu châu số 32/2011 - 93 -

Chị Mai thân,

Tôi là Trực, Lê Trung-Trực, học trò Đức Ngữ của Thầy Đảnh tại Văn Hóa Đức / Saigon.

Hiện ở Frankfurt/Đức cùng chung tỉnh với gia đình Thầy Đảnh.

Tiểu sử Thầy Đảnh thì chắc Chị có rồi. Chuyện Thầy Đảnh đụng độ với Lê Duẩn chắc Chị cũng biết rồi.

Tôi xin kể Chị nghe 1 mẩu chuyện nho nhỏ của Thầy mà tôi thấy và nghe được, nếu Chị thấy xài được thì cứ dùng.

Thầy Đảnh rất mong muốn và khuyến khích tất cả Thanh Thiếu Niên sanh tại ngoại quốc đều biết nói và viết tiếng Việt, gặp gia đình nào có con, Thầy đều khuyên răn.

Một hôm có đôi vợ chồng có hai đứa con gái khoảng 9, 10 tuổi, đến Chùa tình cờ gặp Thầy, than thở hai đứa con không biết tiếng Việt.

Thầy khuyên nhủ, cho con đi học lớp tiếng Việt và rủ cùng đi dự buổi sinh hoạt cuối tuần sắp tới do Hội Văn Hóa và Hội Petrus Ký tổ chức cho nhóm Trẻ em. Trong những ngày sinh hoạt tại

đây, Thầy Đảnh có những bài học dí dỏm cũng như cùng hát với các em nhỏ bài Cái Nhà.

Cái nhà là nhà của taÔng Cố ông Cha lập raCác Con phải gìn giữ lấyLâu lâu lấy lửa đốt nhà !!! (Thầy đổi lời cho vui !)

Qua ba ngày sinh hoạt, lái xe trên con đường về nhà, chợt hai vợ chồng ngạc nhiên, khi nghe 2 đứa con ngồi sau xe hát nho nhỏ:

Cái nhà là nhà của ta, ông Cố ông Cha lập ra, ...

Người Cha lặng im ngở ngàng, người Mẹ chảy nước mắt, vì lần đầu tiên nghe 2 đứa con tự nói và hát tiếng Việt.

Sau đó cặp Vợ Chồng cố gắng mỗi tuần chạy hơn 50 km để đưa hai đứa con gái đi học tiếng Việt.

Bây giờ hai đứa con nói tiếng Việt rất chuẩn, hai vợ chồng thường khoe với mọi người:

Nhờ Thầy Đảnh "lấy lửa đốt nhà", nên con tôi nói được tiếng Việt !!!

Mến - Trực

Caái nhaâ cuãa ta Lï Trung Trûåc

Page 94: Báo Diễn Đàn 32

- Diễn Đàn Petrus Ký Âu châu số 32/2011 - 94 -

Em biết chăng mùa thuLá vàng rơi xào xạc

Trời thu buồn man mácLòng lai láng tình thơ

Em nhớ chăng mùa thuĐem thu khuya trăng tỏCặp tình nhân nho nhỏ

Ngồi dệt mộng dưới hoa

Em nhớ chăng mùa thuTó em thơm lúa mới

Nghiêng mình anh hôn vộiBẽn lẽn gợn hồ thu

...

Em không nghe rừng thuLá thu kêu xào xạc...(Tiếng Thu - Lưu Trọng Lư)

Anh chạnh nhớ mùa thuSương thu rơi lành lạnhQuan san sầu hiu quạnhNúi rừng cao hoang vu

Anh chạnh nhớ mùa thuTiếng mưa thu nức nởGợi niềm thương nỗi nhớÔi mất còn xa xưa

Thu tàn, lại tàn thu...Hổn thu còn vương vấnDáng thu còn in đậmLòng mãi nặng tình thu…

Lê Phong

Page 95: Báo Diễn Đàn 32

!

- Diễn Đàn Petrus Ký Âu châu số 32/2010 - 95 -

Anh Nguyễn Thành Thụy - Úc châuTừ ngày có anh tiếp tay, Diễn Đàn Petrus Ký ngày càng thêm hấp dẫn với những bài viết chân thành, những bài thơ tràn đầy tình cảm. Hy vọng trong số tới sẽ có nhiều "đất trống" hơn trong tờ báo học trò nầy để anh có thể "trình làng" những bài thơ "cóc, nhái và vừa cóc vừa nhái" của anh. Bảo đảm trong một thời gian ngắn sẽ có thể trở thành một thể thơ vui nhộn nhưng không kém phần giá trị.

Anh Paul Vân - Hoa Kỳ

Thưa Quý Anh,Chúng tôi vui mừng tiếp nhận 3 tờ đặc san Diễn Đàn Pétrus Ký số 30/2010 của Hội Ái hữu Petrus Trương Vĩnh Ký Âu Châu gữi tặng. Đặc san in màu bìa rất đẹp, nội dung phong phú gợi nhớ kỹ niệm xưa từ ký ức quê hương.Tôi đã trao 2 tờ đặc san đến 2 anh Hồ Kim Chi (Hội Trưởng) và Phan Anh Dũng(Tổng Thơ Ký) và sẽ luân chuyễn nội bộ ban chấp hành và ban cố vấn Hội Petrus Ký Miền Đông Hoa Kỳ tất cả những tờ đặc san Diễn Đàn Petrus Ký Âu Châu để anh em tường lãm .Thay mặt ban chấp hành Hội Petrus Ký Miền Đông Hoa Kỳ, chúng tôi xin gữi đến Hội Ái hữu Pétrus Ký Âu Châu và anh Lê Trung Trực lời cảm tạ chân thành.Paul Vân - Phó Hội TrưởngXin cám ơn quý anh về những lời chúc tốt đẹp. Nhân tiện cũng xin được minh định địa danh của Hội Pétrus Ký vừa được phục hoạt vào ngày 16 tháng 1 năm 2011 tại vùng thủ đô Hoa Thịnh Đốn là Hội Cựu Học Sinh Pétrus Ký Miền Đông Hoa Kỳ .Như vậy, Hội Pétrus Ký hiện nay ở Cali là Miền Tây và Hội Pétrus Ký ở vùng thủ đô Hoa Thịnh Đốn là Miền Đông Hoa Kỳ.Pétrus Ký tình thân.Paul Vân Kính gởi BCH Hội Pký Bắc Cali, anh Paul Vân thân,

Chúng tôi sẽ gởi tờ báo Diễn Đàn số 30 và báo Xuân 31 của Hội AHPK/AC và trong tương lai sẽ gởi báo thường trực đến Tủ Sách Gia Đình Petrus Ký của Hội các Anh.

Kính chúc Hội Petrus Ký Bắc Cali được nhiều thành công cũng như mến chúc quý Anh được nhiều sức khoẻ, an khang thịnh vượng ! Mong giử được liên lạc thường xuyên với nhau.Petrus Ký tình thân.

Thầy Nguyễn Xuân Hoàng

Than gửi các em trong BCH HAHPK/ACRất vui và rất vinh hạnh được lời mời của BAN CHẤP HÀNH HAHPK/ACHiện giờ thì chưa thể trả lời dứt khoát là chúng tôi có thể đi được 2 người không, nhưng phần cá nhân tôi thì muốn lắm. Để tôi bàn tính lai, khi nào tìm được giải pháp sẽ cho các em trong BCH biết ngay.Cám ơn các em trong BCHHAHPK/AC lần nữa.Rất mong được gặp cac em.Kính Thầy,

Như đã thư cho Thầy trước đây, Hội AHPK/AC kính mời Thầy Cô qua Đức tham dự Đại Hội Petrus Ký kỳ 17/2011 tổ chức hàng năm tại Ronneburg (gần Frankfurt) từ ngày thứ sáu 17 June đến chủ nhật 19 June 2011.

Em đã liên lạc được 1 vài Anh Chị sẽ lo chổ ăn ở và hướng dẩn Thầy Cô đi thăm 1 vài thắng cảnh tại Âu Châu.

- Gia đình anh chị Phạm văn Hòa sẽ dẩn Thầy Cô thăm các thành phố Köln (Cologne), Düsseldorf và nước Bỉ / Hòa Lan.

- Anh Chị Chánh Kunz sẽ mời Thầy đến tỉnh Hamburg (hải cảng lớn nhất nước Đức).

- Anh Chị Nguyễn Minh Châu sẽ dẩn Thầy thăm Paris.

- Anh Chị Huỳnh văn Ngày và em sẽ chở Thầy Cô thăm miền Trung nước Đức.

Xin Thầy cho tụi em biết quyết định của Thầy, để chuẩn bị đón Thầy Cô và lên chương trình Đại Hội.

Kính thăm Thầy Cô

Anh Trần Văn Lương - Hoa KỳNhờ anh Sông Lô mà BBT làm quen được với anh qua bài thơ thật cảm động "Hãy chụp giùm tôi".

Page 96: Báo Diễn Đàn 32

- Diễn Đàn Petrus Ký Âu châu số 32/2010 - 96 -

"Bình mến. Như vậy tôi lớn hơn Bình gần 17 tuổi . Có người bạn làm giùm cho tôi một trang blog, giữ hầu hết các bài tôi viết : http://tranvanluong.blogspot.comNếu Bình có giờ thì mời Bình vào xem, và nếu Bình muốn dùng bài nào thì cứ việc tùy nghi sử dụng .BBT trân trọng giới thiệu đến quý thầy cô và thân hữu blog của anh Trần Văn Lương.

* Tin buồn1. Ban liên lạc Thầy Cô và cựu học sinh Petrus Ký vô cùng thương tiếc báo tin :Thầy Nguyễn Ngọc Nam , giáo sư Vạn Vật trường Trung học Petrus Trương Vĩnh Ký, vừa từ trần lúc 12g50 ngày 15-02-2011 tại 6A/3 Bà Triệu P.3 Dalat, hưởng thọ 75 tuổi.

Xin cầu nguyện cho hương hồn Thầy sớm siêu thoát nơi miền cực lạc. 2. Ban Chấp Hành Hội Ái Hữu Petrus Ký / Âu-Châu vô cùng đau buồn, xúc động thông báo cùng các Hội đoàn, các Cựu Học Sinh Trường Petrus Trương Vĩnh Ký : Thầy Phạm Ngọc Đảnh, giáo sư Triết & Đức Ngữ vừa từ trần ngày 12.03.2011, cách đây 1 giờ tại

S y d n e y / Ú c , hưởn g thọ 7 5 tuổi.Hội AHPK/AC rất bàng hoàng giao động trước hung tin nầy.Ban Chấp Hành HAHPK/ACKính mờ i quý thầy cô , đồng môn và thân hữu vào các URL dưới đây để xem hình ảnh và tin tức đám tang thầy

Nam và thầy Đảnh :

http://www.kondolenzbuch-online.de/cgi-bin/2011/books/000194.plhttp://www.petruskylhp.org3. Ban Chấp Hành Hội Ái Hữu Petrus Ký / Âu-Châu nhận được tin trễ nhạc phụ anh Phạm Văn Hoà đã từ trần tại Sài Gòn ngày 16/03/2011. BCH xin được chia buồn với chị Cúc và anh Hoà cùng toàn gia quyến. Nguyện cầu hương linh bác sớm an vui nơi cõi vĩnh hằng.* Thông tin

BBT báo Diễn Đàn xin trân trọng giới thiệu đến quý thầy cô, các bạn đồng môn cùng thân hữu công trình biên tập trong 21 năm của Giáo Sư Julie Shisley (Phạm Thị Thiên Hương, cựu giáo sư Petrus Ký) :Manuel numérique d'Astrologie Chinoise - Maitrise et Programmation de l'Avenir. Quyến sách nầy sẽ được xử dụng trong các khóa huấn nghệ qua đó học viên tự lấy số tử vi cho chính mình bằng một phương pháp khoa học thực tiễn do chính cô Thiên Hương hướng dẫn tại Pháp. Xin liên lạc với cô qua số điện thoại dưới đây để mua sách. Mme Julie Shisley +33 4 6791 2471 Xin quý độc giả giúp cô phổ biến quyển sách quý báu nầy.

* Bài nhận được BBT đã nhận được – Có vật liệu nào tốt hơn gỗ, Một vài loại cây có độc tính, Phân loại thực vật (Trương Hoàng Lâm, khảo cứu), Lạnh cóng tại điểm nóng, Một chuyến nghỉ đông, Vài ý nghĩ sơ khởi nhân vụ tìm thấy cổ thành Thăng Long, Ngũ hành dịch lý và thế kỷ 21 (Trương Như Thường, tài liệu) - Chuyện tình Innoshima, Khách sạn ma ám, Những ngón tay ma, Cánh chuồn chuồn (Cánh Chuồn chuồn, truyện ngắn) – Cái mặt, Con mẹ hàng xóm (Tiểu Tử, truyện ngắn) – Hà Nội còn nhớ hay quên,... (Việt Hải, truyện ngắn) – Gạo nàng thơm chợ Đào, Cây dầu cây sao, Mùa thu Paris (Xuân Phương) - Hành trình về với tuổi 20 (truyện dài nhiều kỳ, Hoàng Quốc Việt) - Tuyển tập thơ (Sông Lô) - 72 giờ trên núi, Kỷ niệm Terry & Lander (Nguyễn Ngọc Sơn) - Chỉ biết thấy tìm trong giấc mơ, Em là mãi mãi (Đỗ Thanh Tâm, thơ) - Truyện ngắn (Nguyễn Thành Thụy) - Phải chi, Trương Chi, Chú chó và ông mặt trời, Chàng (Nguyễn Thị Yêu Thương) - Hết tình còn nghĩa (Hoa Lan), Cá tháng tư (Thu Trâm) - Con đường lao khổ (Sông Lô) - ...