14
BNÔNG NGHIP VÀ PHÁT TRIN NÔNG THÔN TRUNG TÂM TIN HC VÀ THNG KÊ S: /TH-BC CNG HÒA XÃ HI CHNGHĨA VIT NAM Độc lp - Tdo - Hnh phúc Hà Ni, ngày 25 tháng 2 năm 2009 BÁO CÁO KT QUTHC HIN KHOCH THÁNG 2 NĂM 2009 NGÀNH NÔNG NGHIP VÀ PTNT I. TÌNH HÌNH CHUNG Sn xut nông nghip sau Tết Nguyên đán tp trung chyếu vào vic gieo cy vđông xuân các tnh min Bc và chăm lúa chính vvà thu hoch vđầu tiên ca năm min Nam. Do vy, tiến độ sn xut năm nay nhanh hơn nhiu so vi cùng knăm trước (năm 2008 là năm có đợt rét đậm, rét hi lch s). Tính đến ngày 15/02/2009, cnước đã gieo cy gn 2.774 ngàn ha lúa đông xuân, nhanh hơn cùng knăm trước 27,2%. Các địa phương min Bc do điu kin thi tiết thun li đã gieo cy đạt 933,6 ngàn ha, nhanh gp 2,2 ln cùng knăm trước. Các địa phương min Nam xung ging đạt 1.840,3 ngàn ha, bng 104,8% cùng knăm trước. Sâu bnh trên cây trng, nht là ry nâu trên lúa đang phát trin mnh vùng Đồng bng sông Cu Long. Ngành chăn nuôi đang phi đối mt vi bnh dch lan rng mt sđịa phương : dch cúm gia cm (hin phát sinh trên địa bàn 10 tnh), dch LMLM (hin có 9 tnh chưa qua 21 ngày) và dch ln tai xanh (2 tnh). Vlâm nghip, cùng vi vic khn trương thanh quyết toán công vic ca năm trước, các địa phương cũng tích cc trin khai kế hoch ca năm 2009, đặc bit là công tác phòng cháy cha cháy rng được chú trng do thi gian qua, trên phm vi cnước có nhiu khu vc khô hn và không có mưa kết hp vi thi tiết hanh khô nên khnăng xy ra cháy rng là rt ln. Din tích trng rng tp trung trong tháng ước đạt 16 nghìn ha, tăng 6,7 % so vi cùng knăm trước. Tiến độ trng rng phòng h, đặc dng và rng sn xut đều tăng so vi cùng knăm 2008: rng phòng hđạt 2,6 nghìn ha, vượt 4 % so vi cùng knăm trước và rng sn xut trng được 13,4 nghìn ha, tăng 7,2% so vi cùng knăm trước. Trong lĩnh vc khai thác hi sn, thi tiết tương đối thun li và giá xăng du r, được mùa cá ngư dân đã cho các tàu ra khơi hot động dài ngày và sn lượng khai thác cũng cao hơn so vi cùng knăm trước (tăng khong 1,5%). Tuy nhiên, hot động nuôi trng thy sn có phn kém hơn do dư âm ca vic thua ltrong năm 2008 không thcho phép các hsm khôi phc sc sn xut (thua l, thiếu vn và nngân hàng chưa trđược). Giá trxut khu nông, lâm và thy sn tháng 2 ước đạt trên 1 tUSD, đưa tng kim ngch xut khu toàn ngành 2 tháng đầu năm lên con s2 tUSD, trong đó, các mt hàng nông sn đạt 1,24 tUSD, tăng 12,5 %; thusn 415 triu USD, gim 15,5 %; lâm sn đạt 360 triu USD, gim 26,4 %. Ngoài mt hàng go, đa scác mt hàng khác đều chu tác động mnh mdo cuc khng hong tài chính thế gii tcui năm 2008. Mt hàng go đang chiếm ưu thế ln trong danh mc sn phm nông nghip xut khu ca 1

Baocao 2 2009_final

Embed Size (px)

DESCRIPTION

 

Citation preview

Page 1: Baocao 2 2009_final

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

TRUNG TÂM TIN HỌC VÀ THỐNG KÊ

Số: /TH-BC

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Hà Nội, ngày 25 tháng 2 năm 2009

BÁO CÁO

KẾT QUẢ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH THÁNG 2 NĂM 2009 NGÀNH NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

 

I. TÌNH HÌNH CHUNG Sản xuất nông nghiệp sau Tết Nguyên đán tập trung chủ yếu vào việc gieo cấy vụ

đông xuân ở các tỉnh miền Bắc và chăm lúa chính vụ và thu hoạch vụ đầu tiên của năm ở miền Nam. Do vậy, tiến độ sản xuất năm nay nhanh hơn nhiều so với cùng kỳ năm trước (năm 2008 là năm có đợt rét đậm, rét hại lịch sử). Tính đến ngày 15/02/2009, cả nước đã gieo cấy gần 2.774 ngàn ha lúa đông xuân, nhanh hơn cùng kỳ năm trước 27,2%. Các địa phương miền Bắc do điều kiện thời tiết thuận lợi đã gieo cấy đạt 933,6 ngàn ha, nhanh gấp 2,2 lần cùng kỳ năm trước. Các địa phương miền Nam xuống giống đạt 1.840,3 ngàn ha, bằng 104,8% cùng kỳ năm trước. Sâu bệnh trên cây trồng, nhất là rầy nâu trên lúa đang phát triển mạnh ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Ngành chăn nuôi đang phải đối mặt với bệnh dịch lan rộng ở một số địa phương : dịch cúm gia cầm (hiện phát sinh trên địa bàn 10 tỉnh), dịch LMLM (hiện có 9 tỉnh chưa qua 21 ngày) và dịch lợn tai xanh (2 tỉnh). Về lâm nghiệp, cùng với việc khẩn trương thanh quyết toán công việc của năm trước, các địa phương cũng tích cực triển khai kế hoạch của năm 2009, đặc biệt là công tác phòng cháy chữa cháy rừng được chú trọng do thời gian qua, trên phạm vi cả nước có nhiều khu vực khô hạn và không có mưa kết hợp với thời tiết hanh khô nên khả năng xảy ra cháy rừng là rất lớn. Diện tích trồng rừng tập trung trong tháng ước đạt 16 nghìn ha, tăng 6,7 % so với cùng kỳ năm trước. Tiến độ trồng rừng phòng hộ, đặc dụng và rừng sản xuất đều tăng so với cùng kỳ năm 2008: rừng phòng hộ đạt 2,6 nghìn ha, vượt 4 % so với cùng kỳ năm trước và rừng sản xuất trồng được 13,4 nghìn ha, tăng 7,2% so với cùng kỳ năm trước.

Trong lĩnh vực khai thác hải sản, thời tiết tương đối thuận lợi và giá xăng dầu rẻ, được mùa cá ngư dân đã cho các tàu ra khơi hoạt động dài ngày và sản lượng khai thác cũng cao hơn so với cùng kỳ năm trước (tăng khoảng 1,5%). Tuy nhiên, hoạt động nuôi trồng thủy sản có phần kém hơn do dư âm của việc thua lỗ trong năm 2008 không thể cho phép các hộ sớm khôi phục sức sản xuất (thua lỗ, thiếu vốn và nợ ngân hàng chưa trả được).

Giá trị xuất khẩu nông, lâm và thủy sản tháng 2 ước đạt trên 1 tỉ USD, đưa tổng kim ngạch xuất khẩu toàn ngành 2 tháng đầu năm lên con số 2 tỷ USD, trong đó, các mặt hàng nông sản đạt 1,24 tỉ USD, tăng 12,5 %; thuỷ sản 415 triệu USD, giảm 15,5 %; lâm sản đạt 360 triệu USD, giảm 26,4 %. Ngoài mặt hàng gạo, đa số các mặt hàng khác đều chịu tác động mạnh mẽ do cuộc khủng hoảng tài chính thế giới từ cuối năm 2008. Mặt hàng gạo đang chiếm ưu thế lớn trong danh mục sản phẩm nông nghiệp xuất khẩu của

  1

Page 2: Baocao 2 2009_final

Việt Nam trong những tháng đầu năm 2009. Khối lượng gạo xuất khẩu tháng 2/2009 ước đạt 750 ngàn tấn, tương ứng với kim ngạch 350 triệu USD, đưa khối lượng gạo xuất khẩu 2 tháng đạt 1.054 ngàn tấn với giá trị kim ngạch 479 triệu USD, gấp 2,29 lần về khối lượng và 2,51 lần về giá trị so với cùng kỳ năm 2008.

Tình hình thực hiện một số chỉ tiêu chủ yếu như sau :

Chỉ tiêu Ước TH Tỷ lệ (% )* 1. Gieo cấy lúa đông xuân (nghìn ha) 2.773,9 127,2Trong đó: Miền Bắc 933.6 220,1 Miền Nam 1.840,3 104,82. Gieo trồng màu lương thực (nghìn ha) 368.5 92,6 Trong đó: Ngô 248.5 92,93. Thu hoạch lúa đông xuân ở miền Nam (nghìn ha) 286,5 111,64. Trồng rừng tập trung (nghìn ha) 16,0 106,7 Trong đó: Rừng phòng hộ, đặc dụng 2,6 104,0 Rừng sản xuất 13,4 107,25. Tổng sản lượng thủy sản (nghìn tấn) 668,0 103,6 Trong đó: Sản lượng khai thác (nghìn tấn) 383,0 102,1 Sản lượng nuôi trồng (nghìn tấn) 285,0 105,66. Giá trị xuất khẩu (triệu USD) 2.020,0 96,8Trong đó: Nông sản 1.245,0 112,5 Thủy sản 415,0 84,5 Lâm sản 360,0 73,6Ghi chú : * So với cùng kỳ

II. KẾT QUẢ SẢN XUẤT NGÀNH 1. Nông nghiệp 1.1. Trồng trọt, bảo vệ thực vật

a) Trồng trọt: Trong tháng các địa phương ở miền Bắc tập trung gieo cấy lúa đông xuân trong

thời tiết nắng ấm, tiếp tục thu hoạch cây trồng vụ đông và gieo trồng cây rau màu vụ xuân còn thời vụ. Các địa phương ở miền Nam tiếp tục xuống giống lúa đông xuân, thu hoạch lúa đông xuân sớm và triển khai gieo trồng cây rau màu vụ đông xuân 2009.

Đến ngày 15/02/2009, cả nước đã gieo cấy 2.733,3 ngàn ha lúa đông xuân, tăng hơn cùng kì năm trước 27,2%, trong đó tranh thủ điều kiện thời tiết thuận lợi các địa phương miền Bắc đã gieo cấy đạt 933,6 ngàn ha, gấp 2,2 lần cùng kỳ năm trước (năm 2008 là năm có đợt rét đậm, rét hại lịch sử); các địa phương miền Nam xuống giống đạt 1.840,3 ngàn ha, bằng 104,8% cùng kì năm trước.

Ngoài yếu tố thời tiết thuận lợi, các địa phương miền Bắc được cung cấp nguồn nước tưới khá dồi dào, đổ ải làm đất kịp thời và không bị tình trạng mạ chờ ruộng như một số năm trước. Đồng thời, cùng với việc cấy lúa theo phương pháp thông thường, nông dân đã mạnh dạn áp dụng phương pháp gieo thẳng, nên phần lớn diện tích gieo cấy đảm bảo thời vụ, tiết kiệm đáng kể ngày công lao động trong các khâu làm đất, gieo mạ.

  2

Page 3: Baocao 2 2009_final

Đáng chú ý là vùng Đồng bằng sông Hồng đạt tốc độ gieo cấy gấp hơn 5 lần cùng kỳ năm trước. Vùng Duyên hải Bắc Trung bộ trong điều kiện khô hạn, thiếu nước, cũng đã gieo cấy lúa đông xuân nhanh hơn cùng kỳ năm trước 18,7%.

Trong tháng, các địa phương ở miền Nam, tiếp tục xuống giống thêm khoảng 120 ngàn ha lúa đông xuân, tập trung ở các chân ruộng cao hoặc nước rút chậm, đưa tổng diện tích lúa đông xuân toàn miền, tính đến ngày 15/2, lên 1,84 triệu ha, nhanh hơn cùng kỳ năm trước 4,8%. Hiện nay, nhiều địa phương vùng Đồng bằng sông Cửu Long đã dứt điểm xuống giống lúa đông xuân, đạt hơn 1,5 triệu ha, nhanh hơn cùng kỳ năm trước 3,6%. Toàn vùng chuyển trọng tâm sang chăm sóc và thu hoạch lúa đông xuân sớm đạt gần 300 ngàn ha, chiếm khoảng 15% diện tích xuống giống. Theo báo cáo sơ bộ của các địa phương, năng suất lúa đông xuân trà đầu nhìn chung đạt khá và chất lượng lúa có nhiều tiến bộ nhờ thay đổi cơ cấu giống.

Kết quả gieo trồng cũng như thu hoạch các cây rau màu vụ đông ở miền Bắc năm nay chịu ảnh hưởng của yếu tố thời tiết nên diện tích và sản lượng nhìn chung đều kém so với vụ trước.

Kết quả thống kê diện tích gieo trồng các cây rau màu trên cả nước, nhóm các cây màu lương thực tính từ đầu vụ đến ngày 15/02 đạt 368,5 ngàn ha, so với cùng kỳ chỉ bằng 92,6%, trong đó diện tích ngô đạt 248,5 ngàn ha, bằng 92,9%, khoai lang đạt 65,2 ngàn ha, bằng 82%, sắn đạt 54,4 ngàn ha bằng 108,5%. Nhóm các cây công nghiệp ngắn ngày đạt 233,4 ngàn ha, tăng 29,5% so với cùng kỳ năm trước, trong đó đáng chú ý cây lạc đạt 110,5 ngàn ha, tăng 38,6%, còn các cây khác đều chỉ bằng hoặc giảm so với cùng kì. Nhóm các cây rau, đậu đạt diện tích xấp xỉ cùng kỳ năm trước với tổng diện tích khoảng 302,5 ngàn ha. Diện tích các nhóm cây trồng đều tăng đáng kể so với tháng trước, chủ yếu do các địa phương miền Nam vào vụ gieo trồng mới và thời tiết trong tháng tương đối thuận lợi.

Trong tháng, công tác bảo vệ thực vật tiếp tục tập trung theo dõi chặt chẽ diễn biến sâu bệnh trên các loại cây trồng để có biện pháp chỉ đạo phòng, trừ kịp thời. Tại các tỉnh phía Nam, Cục Bảo vệ thực vật tăng cường phối hợp kiểm tra tình hình sâu bệnh trên lúa, nắm chắc diễn biến từng loại sâu bệnh, dự báo kịp thời và thông báo rộng rãi trên các phương tiện phát thanh và truyền hình địa phương. Tại các tỉnh phía Bắc và miền Trung, Cục đã chỉ đạo tiến hành phòng trừ sâu bệnh trên mạ, lúa mới cấy và các cây trồng cạn, phun thuốc phòng trừ ở những nơi có mật độ sâu bệnh cao, thường xuyên diệt trừ chuột, ốc bươu vàng bằng các biện pháp hiệu quả. Ngoài ra, Cục còn tham mưu, đề xuất với Bộ chỉ đạo, triển khai chương trình “Tăng cường ứng dụng Hệ thống thâm canh lúa cải tiến” ở các tỉnh phía Bắc; đôn đốc, giám sát quá trình nhập thuốc dự trữ quốc gia và tiếp tục phối hợp với một số địa phương nghiên cứu đánh giá tác động sử dụng thuốc bảo vệ thực vật đến môi trường.

b) Tình hình sâu bệnh trên lúa * Các tỉnh phía Bắc :

- Sâu đục thân 2 chấm xuất hiện từ cuối tháng 1 trên mạ sớm và chính vụ, diện tích nhiễm thấp hơn cùng kỳ năm trước.

- Ốc bươu vàng gây hại chủ yếu trên lúa đẻ nhánh, lúa gieo thẳng, diện tích nhiễm 855 ha, cao hơn cùng kỳ năm trước, trong đó nặng 36 ha; đã phòng trừ kịp thời 421 ha.

- Chuột hại cục bộ trên tổng diện tích 677 ha, cao hơn cùng kỳ năm trước

  3

Page 4: Baocao 2 2009_final

- Tuyến trùng hại rễ cục bộ, diện tích nhiễm 660 ha, nặng 110 ha. - Rệp gây hại nhẹ ở các tỉnh Quảng Trị, Quảng Bình, Hà Tĩnh, nhiễm 855 ha. * Các tỉnh ven biển miền Trung và Tây Nguyên - Chuột gia tăng gây hại 1.424 ha, nặng 15,5 ha, tập trung chủ yếu ở vùng đồng

bằng. - Bọ trĩ trên lúa trà muộn, diện tích nhiễm 2.320 ha, hại rải rác trên cả vùng. - Bệnh thối bẹ hại lúa đông xuân sớm 552 ha, nặng 100 ha tập trung nhiều ở các

tỉnh Quảng Ngãi, Khánh Hoà. - Tuyến trùng hại rễ 537 ha, mức độ trung bình, tập trung nhiều tại các tỉnh Quảng

Nam và Gia Lai. * Các tỉnh Nam bộ - Rầy nâu : Diện tích nhiễm 105.337 ha, tăng 54.725 ha so với tháng trước, nhưng

giảm gần 40 ngàn ha so với cùng kỳ năm trước, tập trung tại các tỉnh Đồng Tháp, Long An, Cần Thơ, Vĩnh Long, Kiên Giang…

- Bệnh vàng lùn & lùn xoắn lá : Diện tích nhiễm 759,3 ha, trong đó nhiễm nặng 157 ha, tăng 441 ha so với tháng trước, nhưng giảm 900 ha so với cùng kì năm trước.

- Bệnh đạo ôn : Toàn vùng có 83.705 ha bị nhiễm, tăng hơn 13 ngàn ha so với cùng kỳ năm trước, tập trung trên các giống như Jasmine 85, OM 1490, OM 3536, VD 95-20, tài nguyên, OMCS 2000… Bệnh đã có chiều hướng giảm do được phòng trừ kịp thời.

- Sâu cuốn lá nhỏ : Diện tích nhiễm 33.679 ha, giảm nhẹ so với cùng kỳ năm trước, tập trung chủ yếu ở An Giang, Đồng Tháp, Vĩnh Long, Sóc Trăng, Tiền Giang, Cần Thơ, Trà Vinh…

c) Tình hình sâu bệnh trên cây trồng khác - Trên cây ngô : Chuột gây hại cục bộ một số địa bàn thuộc vùng Duyên hải bắc

Trung bộ. Sâu xám, sâu ăn lá phát sinh rải rác trên các vùng với mật độ thấp. - Trên rau, màu : Sâu tơ, sâu xanh, bọ nhảy, phấn trắng, thán thư, rệp... hại rải rác,

diện tích nhiễm và mức độ nhiễm đều cao hơn cùng kì năm trước. 1.2. Chăn nuôi, thú y

a) Tình hình chăn nuôi - Chăn nuôi trâu,bò : Đàn trâu, bò giảm về số lượng đầu con do ảnh hưởng của

dịch lở mồm long móng ở một số địa phương, đồng thời số lượng trâu bò bán giết thịt phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong dịp Tết Nguyên đán vừa qua và khả năng phục hồi của đàn còn chậm.

- Chăn nuôi lợn : Đàn lợn giảm vào những tháng đầu năm do số lượng bán giết thịt nhiều vào dịp Tết Nguyên đán. Tuy nhiên, số lượng đàn lợn sẽ tăng lên vào những tháng tới do quá trình đâu tư tái đàn sẽ tăng lên. Hiện nay, dịch bệnh đã và đang được khống chế thành công. Do giá thịt hơi có xu hướng tăng, trong khi giá thức ăn chăn nuôi và con giống ổn định, nên quá trình đầu tư tái đàn sẽ tăng lên.

  4

Page 5: Baocao 2 2009_final

- Chăn nuôi gia cầm : Đàn gia cầm những tháng đầu năm giảm nhẹ do nhu cầu phục vụ Tết Nguyên đán vừa qua. Hiện nay, dịch cúm gia cầm đang xảy ra trên 10 địa phương trong cả nước, do vậy, người dân vẫn chưa yên tâm đầu tư nhiều.

-Chăn nuôi khác : Xu thế đàn ngựa, dê, cừu, ong, tằm có chiều hướng dần phục hồi nhung không nhiều. Do hiệu quả của một số vật nuôi chưa cao nên khả năng tái đàn còn hạn chế.

Việc thu mua sữa tươi trên địa bàn Hà Nội và các tỉnh còn gặp khó khăn do ảnh hưởng của melamine. Tuy nhiên, vấn đề này đã được tháo gỡ kịp thời thông qua việc chỉ đạo các doanh nghiệp tự chia sẻ thị phần mua sữa nguyên liệu cho nông dân.

Giá thịt bò, trâu, dê và cừu trên thị trường ổn định ở mức cao, trên 100.000 đồng/kg thịt. Tuy nhiên, giá mua trâu bò sống hiện nay không có lợi cho người chăn nuôi. Gà thịt lông trắng giá giảm từ 26.000đ/kg xuống 18.000 đ/kg; gà thịt lông màu giá dao động từ 26.000 - 27.000 đ/kg; trứng gà giảm từ 1.200 đ/quả xuống 900 đ/quả; giá thịt lợn hơi nhìn chung ổn định.

So với tháng 1, nửa cuối tháng 02/2009 giá một số nguyên liệu TĂCN đang tăng dần. Cụ thể : giá ngô biến động từ 4.000 - 4.100 đ/kg, bột cá sản xuất trong nước 60% protein từ 15.500 - 16.000đ/kg (tăng 10,67 %), Methionine 110.000đ/kg, sắn khô 2.300 - 2.400 đ/kg (tăng 11,7%). Giá thức ăn chăn nuôi thành phẩm trong tháng qua ổn định.

b) Tình hình dịch bệnh Dịch Cúm gia cầm : Hiện nay, cả nước có 10 tỉnh là Cà Mau, Sóc Trăng, Nghệ

An, Hậu Giang Quảng Ninh, Quảng Trị, Bắc Ninh, Bạc Liêu, Khánh Hòa và Ninh Bình có dịch Cúm gia cầm chưa qua 21 ngày.

Tại Quảng Ninh, dịch cúm gia cầm phát sinh trên địa bàn huyện Đầm Hà. Đã có 1.596 con gia cầm bị bệnh và tiêu huỷ, đồng thời tiêu huỷ 466 quả trứng. Địa phương đã tiến hành khử trùng tiêu độc môi trường khu vực xung quanh và toàn bộ các phương tiện đi ra từ vùng dịch. Đã bắt giữ, xử lý và tổ chức tiêu huỷ 17 vụ vận chuyển 24.540 kg gà thịt không rõ nguồn gốc nhập vào tỉnh. Nguyên nhân là do một số người đã mua sản phẩm thịt gia cầm tươi sống không rõ nguồn gốc, chưa qua kiểm dịch về bán cho nhân dân tại thôn này gây phát sinh dịch.

Tại Quảng trị, dịch cúm gia cầm xảy ra ngày 06/02/2009 tại huyện Triệu Phong, số vịt nuôi 32 ngày tuổi chưa được tiêm phòng. Sở Nông nghiệp và PTNT đã chỉ đạo tiêu hủy số gia cầm còn lại 620 con vịt và thực hiện tiêm phòng bao vây ổ dịch. Ngày 09/02/2009 có 48 con vịt của đàn vịt 1.250 con có dấu hiệu bệnh, đã tiêu hủy kịp thời. Ngày 14/02/2009, dịch xảy ra trên đàn vịt 120 con tại xã Triệu Độ, huyện Triệu Phong. Sở cũng chỉ đạo tiêu hủy kịp thời số vịt này và tổ chức tiêm phòng khống chế dịch bệnh.

Tại Bạc Liêu : ngày 15/02/2009, tại ấp Vĩnh Lộc và ấp Phước 3 A (Vĩnh Phú Đông, Phước Long) có 1.500 con vịt trên 1,5 tháng tuổi của 02 hộ dân bị bệnh chết. Qua xác minh, phát hiện có dấu hiệu bệnh cúm gia cầm. Ngành đã chỉ đạo địa phương cho tiến hành tiêu huỷ. Đến ngày 17/02/2009, dịch bệnh tiếp tục phát sinh trên đàn vịt của 04 hộ khác, tổng số gia cầm đã tiêu huỷ 1.642 con. Dịch cúm gia cầm đang tái phát ở huyện Phước Long và có chiều hướng lan rộng trong thời gian tới. Nguyên nhân do địa phương không quản lý được đàn vịt nuôi mới, thú y chưa tiêm phòng kịp thời, người chăn nuôi chủ quan, lơ là với dịch bệnh; không khai báo, không đăng ký và liên hệ với thú ý để tiêm phòng.

  5

Page 6: Baocao 2 2009_final

Tại Sóc Trăng, từ ngày 03 - 13/02/2009, đã phát hiện 03 ổ dịch Cúm gia cầm (H5N1) trên đàn gia cầm (chủ yếu đàn vịt chạy đồng) ở 03 xã Tài Văn và Viên Bình (Mỹ Xuyên) và xã Vĩnh Biên (Ngã Năm) trên tổng đàn 6.533 con, bị nhiễm bệnh 3.341 và tiêu hủy 3.272 con. Mỹ Xuyên có tổng đàn 1.447 con, bị nhiễm bệnh 676 con và đã tiêu hủy 771 con; Ngã Năm có tổng đàn 5.086 con, bị nhiễm bệnh 2.665 con và tiêu hủy 2.501 con. Nguyên nhân chết do đàn gia cầm không tiêm phòng bắt buộc, tiêm chưa đủ mũi và lây lan đàn vịt đồng từ tỉnh khác.

Tại Cà Mau : ngày 17/2/2009, dịch cúm gia cầm được phát hiện trên đàn vịt tại xã Khánh Hoà, huyện U Minh làm chết 225 con trong tổng đàn 414 con vịt. Các cơ quan chuyên môn của địa phương đã tiến hành các biện pháp xử lý ổ dịch theo quy định.

Dịch Lở mồm long móng : theo Cục Thú y, hiện nay, cả nước có 09 tỉnh là: Kon Tum, Hoà Bình, Quảng Bình, Bắc Kạn, Quảng Ninh, Quảng Nam, Phú Thọ, Nghệ An và Quảng Ngãi có dịch LMLM chưa qua 21 ngày.

Tại Nghệ An : Từ ngày 08 - 18/02/2009 đã phát hiện 50 con gia súc mắc bệnh LMLM tại 02 huyện là Con Cuông và Quỳ Châu. Tại huyện Con Cuông, dịch xảy ra từ ngày 08 - 16/02/2009 tại xã Làng Khê với tổng số 22 con gia súc mắc bệnh trong đó có 18 bò và 04 trâu. Tại huyện Quỳ Châu, dịch xảy ra tại 02 xã là Châu Thuận và Châu Hoàn với tổng số gia súc mắc bệnh là 28 con, trong đó có 22 bò và 06 trâu.

Tại Quảng Ngãi : Từ ngày 19 - 22/02/2009, phát hiện 19 con bò mắc bệnh LMLM thuộc 08 hộ chăn nuôi của 2 xã Sơn Dung và Sơn Tân (huyện Sơn Tây). Chi cục Thú y tỉnh đã phối hợp với chính quyền huyện tổ chức tiêu huỷ toàn bộ 10 bò mắc bệnh tại xã Sơn Dung. Ngày 24/02/2009 sẽ tiến hành tiêu huỷ toàn bộ 09 con bò mắc bệnh tại xã Sơn Tây.

Tại Hoà Bình, chỉ tính riêng huyện Mai Châu, dịch bệnh LMLM xảy ra làm 155 con trâu, bò bị bệnh. Chi cục Thú y phối hợp với UBND huyện, xã tiến hành khoanh vùng và phun thuốc khử trùng tiêu độc, phòng chống không cho dịch bệnh lây lan

Tại Bắc Kạn, trong tháng xuất hiện bệnh LMLM trên trâu bò tại 3 thôn của xã Xuân Lạc (huyện Chợ Đồn), số lượng mắc 67 con, chết 01 con.

Tại Quảng Ninh, từ ngày 04 – 12/ 02/2009, tại xã Quảng Đức (huyện Hải Hà) bệnh LMLM gia súc phát sinh, đã có 29 con trâu bò của 8 hộ dân bị nhiễm bệnh. Chi cục Thú y tỉnh phối hợp với các địa phương tổ chức thực hiện các biện pháp phòng chống, khống chế không để dịch lây lan ra diện rộng.

Dịch Tai xanh trên lợn : Hiện cả nước có 02 tỉnh là Quảng Ninh và Quảng Nam có dịch Tai xanh chưa qua 21 ngày.

Tại Quảng Ninh, từ ngày 10 - 24/02/2009, tại huyện Yên Hưng có 389 con lợn bị bệnh, đã tiêu huỷ 13 con lợn nái, 41 con lợn thịt và 21 con lợn con.

Tại Quảng Nam : ngày 20/02/2009, xuất hiện triệu chứng của bệnh tai xanh. Số lợn mắc bệnh 150 con (13 nái, 97 lợn thịt, 15 con heo choai và 25 con heo con) ở xã Điện Hoà và xã Điện Ngọc (huyện Điện Bàn). 2. Lâm nghiệp 2.1. Thực hiện công tác lâm sinh

Theo báo cáo chưa đầy đủ của các sở Nông nghiệp và PTNT, ước tính đến 22/2/2009, diện tích trồng rừng tập trung trên cả nước là 16 nghìn ha, đạt 7,0 % kế hoạch

  6

Page 7: Baocao 2 2009_final

và tăng 6,7 % so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, diện tích rừng phòng hộ, đặc dụng đạt 2,6 nghìn ha, vượt 4 % so với cùng kỳ năm trước và đạt 4,3 % kế hoạch; rừng sản xuất trồng được 13,4 nghìn ha, đạt 8 % kế hoạch và tăng 7,2% so với cùng kỳ năm trước. Chăm sóc rừng trồng là 32,5 nghìn ha, đạt 21,7% kế hoạch và tăng 1,6% so với cùng kỳ năm trước. Trồng cây nhân dân đạt 25,7 triệu cây, bằng 12,9 % kế hoạch và tăng 0,8% so với cùng kỳ năm trước. Khoanh nuôi tái sinh rừng và trồng dặm đạt 18,5 nghìn ha, bằng 3,7% kế hoạch và bằng 97,4 % so với cùng kỳ năm trước. Khoán quản lý bảo vệ rừng từ nguồn vốn Nhà nước đạt 40,5 nghìn ha, đạt 2,7% kế hoạch và bằng 98,8 % so với cùng kỳ năm ngoái. Thực hiện khai thác gỗ 182 nghìn m3, cao hơn cùng kỳ năm ngoái 0,7 %.

Tháng hai, các địa phương trong cả nước tiếp tục tổ chức phúc tra nghiệm thu, thanh quyết toán các công trình lâm sinh năm 2008. Đồng thời, các địa phương cũng tiếp tục tiến hành tổ chức khảo sát, lập hồ sơ thiết kế các công trình xây dựng cơ bản lâm sinh 2009, ký hợp đồng với các hộ gia đình cá nhân nhận khoán bảo vệ và tiến hành giao khoán bảo vệ rừng đảm bảo công tác này được thường xuyên liên tục.

Các địa phương miền Bắc đang tổ chức phát động Tết trồng cây Xuân Kỷ Sửu và được đông đảo quần chúng tham gia. Bên cạnh đó, các địa phương cũng đang tập trung gieo ươm và chăm sóc cây giống để chuẩn bị sẵn sàng cho kế hoạch trồng rừng năm 2009. Một số tỉnh như Lào Cai, Yên Bái, Tuyên Quang, Thanh Hoá.... đã bắt đầu triển khai kế hoạch trồng rừng .

Do đầu năm là mùa khô nên các địa phương miền Nam chưa tiến hành trồng rừng tập trung và trồng cây nhân dân. Các địa phương đang lập kế hoạch và dự toán chi tiết lễ phát động Tết trồng cây năm 2009, tiến hành gieo ươm giống để chuẩn bị trồng rừng và trồng cây nhân dân. Cùng với các hoạt động này, các địa phương tiếp tục tiến hành chăm sóc diện tích rừng trồng mới và triển khai công tác quản lý bảo vệ rừng và khoanh nuôi xúc tiến tái sinh. 2.2. Tình hình vi phạm lâm luật

Theo báo cáo chưa đầy đủ của các địa phương, trong tháng đã xảy ra 2.235 vụ vi phạm các quy định của Nhà nước về bảo vệ rừng và quản lý lâm sản. Trong đó có 173 vụ phá rừng trái phép; 275 vụ khai thác rừng trái phép; 32 vụ vi phạm về PCCCR, 5 vụ vi phạm qui định về sử dụng đất lâm nghiệp; 63 vụ vi phạm về quản lý bảo vệ động vật hoang dã; 868 vụ vận chuyển, buôn bán trái phép gỗ và lâm sản; 365 vụ vi phạm về chế biến gỗ và lâm sản, 454 vụ vi phạm khác, so với cùng kỳ năm trước giảm 514 vụ (giảm 18,69%).

Lực lượng Kiểm lâm đã xử lý 1.778 vụ, trong đó xử phạt hành chính 1.763 vụ, số vụ xử lý hình sự là 15 vụ. Tịch thu 14 ô tô, máy kéo; 23 xe trâu bò kéo; 121 xe máy; 1.149,16 m3 gỗ tròn; 1.508,49 m3 gỗ xẻ; 4.931 kg động vật rừng. Thu nộp ngân sách hơn 11 tỷ đồng. 2.3. Tình hình phòng cháy, chữa cháy rừng

Trong tháng 2, trên phạm vi toàn quốc do có nhiều ngày không mưa, thời tiết khô hanh kéo dài nên nhiều khu vực đang ở cấp V, cấp cực kỳ nguy hiểm, nếu cháy rừng xảy ra thì hầu hết các kiểu rừng đều dễ bắt lửa với tốc độ lan tràn rất nhanh. Cụ thể là Khu vực Mường Tè (Lai Châu); khu vực Tuần Giáo (Điện Biên); khu vực TX Sơn La, Thuận Châu, Mường La, Phù Yên, Bắc Yên (Sơn La); khu vực Lục Ngạn, Lục Nam, Sơn Động (Bắc Giang); tỉnh Hoà Bình; khu vực Tương Dương, Kỳ Sơn (Nghệ An); khu vực Đắk Tô, Đắk Hà, Ngọc Hồi, TX Kon Tum, Sa Thầy (Kon Tum); khu vực Măng Yang, Chư

  7

Page 8: Baocao 2 2009_final

Pảh, Đức Cơ, Chư Prông, Chư Sê (Gia Lai); khu vực Tuy Phong, Bắc Bình, Hàm Thuận (Bình Thuận); khu vực Xuyên Mộc, Long Đất, Tân Thành (Bà Rịa-Vũng Tàu).

Các Trung tâm kỹ thuật bảo vệ rừng đang tăng cường theo dõi, tổ chức các đoàn kiểm tra đôn đốc công tác phòng cháy, chữa cháy rừng tại các tỉnh có nguy cơ cháy cao, tổ chức ứng trực chữa cháy tại các địa phương trọng điểm thuộc khu vực được phân công quản lý. 3. Diêm nghiệp Diêm dân các tỉnh phía Bắc và Trung bộ đang sửa sang, tu bổ đồng muối để chuẩn bị vụ mới. Tuy nhiên, do được giá, diêm dân vẫn bám nắng sản xuất nên một số tỉnh vẫn còn nguồn cung muối, đặc biệt các tỉnh Nam Định, Nghệ An. Trong khi đó, do thời tiết thay đổi bất thường, mưa trái vụ đã làm thiệt hại một phần sản lượng muối của các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long. Giá muối vẫn duy trì ở mức hợp lý nên diêm dân phấn khởi bám nắng, mở rộng sản xuất, không để đất hoang. Giá muối tại miền Bắc phổ biến ở mức 1.700 - 2.000đ/kg; tại miền Trung 1.200đ/kg và miền Nam 1.500đ/kg. Giá muối công nghiệp là 1.300đ/kg. Nếu sản xuất được đẩy mạnh, dự báo sản lượng muối năm nay có thể đạt con sô 1 triệu tấn..

Chỉ tiêu ĐVT TH tháng 2/09 Lũy kế từ đầu năm So sánh 09/08 (%) Diện tích Ha 13.153 13.153 106,4 Sản lượng Tấn 17.000 31.000 50,0

4. Thủy sản 4.1. Khai thác thủy sản

Ước sản lượng khai thác thuỷ sản tháng 2/2009 đạt 195 ngàn tấn, đưa tổng sản lượng 2 tháng đầu năm đạt 383 ngàn tấn, bằng 17,4% kế hoạch, tăng 2,1% so với cùng kỳ năm trước. Khai thác biển ước đạt 183 ngàn tấn, khai thác nội địa ước đạt 10 ngàn tấn.

Từ đầu tháng đến nay, tại các tỉnh Thanh Hoá, Nghệ An vụ cá đầu đã cho sản lượng đánh bắt khá lớn, trong khi cùng kỳ này năm trước, hầu hết tàu thuyền của ngư dân nằm bờ. Thời tiết tương đối thuận lợi cho các tàu ra khơi hoạt động dài ngày trên biển. Ngoài giá xăng dầu rẻ, được mùa cá, các tàu cá được trang bị nhiều ngư cụ hiện đại hơn, ngư dân miền Trung đã tăng nhanh sản lượng đánh bắt. Tại các tỉnh Bình Định, Quảng Ngãi, Khánh Hoà…. cá cơm xuất hiện nhiều và sớm hơn mọi năm (thông thường từ tháng 4 đến tháng 7 âm lịch) là điều kiện thuận lợi cho hoạt động đánh bắt trong tháng. 4.2. Nuôi trồng thuỷ sản

Ước sản lượng nuôi trồng thuỷ sản tháng 02/2009 đạt 140 ngàn tấn, đưa tổng sản lương 2 tháng đầu năm đạt 285 ngàn tấn, bằng 11,9% kế hoạch, tăng 5,6% so với cùng kỳ năm 2008.

Theo thống kê, hiện nay nông ngư dân trên cả nước đang tập trung cải tạo ao, đầm để thả nuôi tôm, cá. Các đầm nuôi nước ngọt chuẩn bị ao, đầm thả giống gối vụ. Khu vực nuôi nước lợ tập trung tu sửa, nạo vét, cải tạo ao, đầm cho vụ nuôi 2009. Tại vùng ĐBSCL lịch thời vụ xuống giống thả nuôi tôm thâm canh và bán thâm canh bắt đầu từ tháng 3/2009. Riêng diện tích nuôi quảng canh và xen rừng thả nuôi từ đầu tháng 1/2009.

  8

Page 9: Baocao 2 2009_final

Theo báo cáo của các địa phương ở ĐBSCL, hiện nay, giá tôm tăng nhưng không đủ để khuyến khích người nuôi vào vụ mới. Tại Cà Mau, Bạc Liệu, Sóc Trăng… số hộ thả giống chưa nhiều. Bạc Liêu mới thả giống 75.000 ha, trong đó tôm công nghiệp thả được hơn 1.000 ha/9.000 ha (kế hoạch năm 2009 là 125.000 ha tôm). Tại Sóc Trăng mới thả nuôi 371 ha, đạt 0,54% kế hoạch và bằng 4,85% so với năm 2008. Nguyên nhân chủ yếu là do chi phí thức ăn năm 2008 tăng cao khiến người nuôi lỗ nặng, nhiều hộ đã hết vốn, nợ ngân hàng chưa thanh toán được, nên thiếu vốn để tái sản xuất. Tại Bến Tre, Bạc Liêu, Cà Mau… hàng loạt ao tôm bỏ trống vì không có khả năng phục hồi. Mặt khác, do phương thức canh tác của các hộ nuôi chưa hợp lý (nuôi dày, nuôi mật độ cao, nuôi quanh năm) nên nhiều.diện tích nuôi tôm đã bị suy thoái, xuống cấp trầm trọng, dẫn đến dịch bệnh. Giải pháp cần làm ngay và lâu dài là sử dụng phương thức nuôi bền vững hơn (nuôi thưa, nuôi rải vụ). III. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA KHỐI DOANH NGHIỆP 1. Các doanh nghiệp nông lâm nghiệp Theo Cục Chế biến Thương mại Nông Lâm Thuỷ sản và nghề Muối, đến ngày 15/2/2009, các nhà máy đường đã đi vào sản xuất. Luỹ kế từ đầu vụ đã ép được 6.273.000 tấn mía với sản lượng đường là 579.230 tấn. Giá thu mua mía 10 CCS tại ruộng của các nhà máy khu vực miền Bắc và miền Trung – Tây Nguyên từ 420.000 - 450.000 đ/tấn. Giá mua của nhà máy đường Lam Sơn và Kon Tum là 500.000 đ/tấn. Khu vực ĐBSCL và Đồng Nai, giá giảm xuống còn 440.000 – 460.000 đ/tấn. Khu vực Tây Ninh giá mía vẫn giữ ở mức 580.000 đ/tấn với mía 10 CCS, mua tại ruộng. Tổng lượng đường tiêu thụ từ 15/01 - 15/02/09 là 104.200 tấn, thấp hơn cùng kỳ năm trước (tháng 2/08, tổng lượng tiêu thụ là 127.000 tấn). Lượng đường tồn kho tại các nhà máy đến ngày 15/02/09 là 225.830 tấn, cao hơn cùng kỳ năm trước 25.000 tấn. Do biến động của giá đường thế giới (giá tăng do nguồn cung giảm) nên giá đường trong nước đã tăng hơn tháng trước và hiện vẫn đang có xu hướng tăng dần. Giá bán đường trắng loại 1 đã có thuế VAT tại kho nhà máy như sau : Miền Bắc từ 7.300 - 7.600 đ/kg, miền Trung và Tây Nguyên từ 7.800 - 8.000đ/kg, miền Nam từ 8.000 - 8.200đ/kg. 2. Các doanh nghiệp thủy sản

Theo báo cáo của các địa phương, từ đầu tháng đến nay, giá tôm nguyên liệu ở ĐBSCL liên tục tăng. Hiện giá tôm tại Bạc Liêu loại 18 con/kg có giá 172.000đ/kg, loại 20 con/kg khoảng 150.000đ/kg. Tuy nhiên, nguồn cung nguyên liệu cho các doanh nghiệp chế biến rất hạn chế (sản lượng giảm, giá tăng, doanh nghiệp không đủ vốn, v.v...). Tại Cà Mau, Bạc Liêu, Trà Vinh … nhiều nhà máy chế biến thủy sản xuất khẩu đang lâm vào cảnh hoạt động sản xuất cầm chừng từ 30% – 45% công suất thiết kế để giữ chân công nhân. Hơn nữa, suy thoái kinh tế đang lan rộng trên toàn thế giới cũng sẽ tác động đến khối lượng xuất khẩu của các doanh nghiệp trong những tháng tới. IV. XUẤT NHẬP KHẨU NÔNG LÂM THUỶ SẢN, PHÂN BÓN 1. Xuất khẩu nông, lâm và thủy sản

Giá trị xuất khẩu nông, lâm và thủy sản tháng 2 ước đạt trên 1,02 tỉ USD, đưa tổng kim ngạch xuất khẩu 2 tháng đầu năm lên 2,02 tỷ USD, giảm 3,2 % so với cùng kỳ năm 2008. Trong đó, các mặt hàng nông sản đạt 1,2 tỉ USD, tăng 12,5 %; thuỷ sản 415 triệu USD, giảm 15,5 %; lâm sản đạt 360 triệu USD, giảm 26,4 %. Ngoài mặt hàng gạo,

  9

Page 10: Baocao 2 2009_final

đa số các mặt hàng khác đều chịu tác động mạnh mẽ do cuộc khủng hoảng tài chính thế giới từ cuối năm 2008.

+ Gạo : Ước tháng 2/2009 xuất khẩu đạt 750 ngàn tấn, tương ứng với kim ngạch 350 triệu USD. Tổng lượng gạo xuất khẩu 2 tháng là 1.054 ngàn tấn, giá trị xuất khẩu đạt 479 triệu USD, gấp 2,29 lần về khối lượng và 2,51 lần về giá trị so với cùng kỳ năm 2008.

Trái với xu hướng giảm trong xuất khẩu của nhiều mặt hàng nông sản khác, riêng mặt hàng gạo có mức tăng trưởng cao, giá xuất khẩu tăng 9,6% so với cùng kỳ năm trước.

+ Cà phê : Ước xuất khẩu tháng 2/2009 đạt 130 ngàn tấn với trị giá 200 triệu USD, đưa tổng lượng cà phê xuất khẩu 2 tháng năm 2009 đạt 267 ngàn tấn với giá trị 411 triệu USD, tăng 7,66 % về lượng nhưng giảm 11,56% về giá trị. Giá cà phê xuất khẩu tiếp tục giảm. Giá xuất khẩu bình quân 2 tháng đầu năm là 1.540 USD/tấn, giảm tới 17,86% so với cùng kỳ năm 2008.

+ Cao su : Khối lượng cao su xuất khẩu tháng 2/2009 ước đạt 30 ngàn tấn. Tổng khối lượng cao su xuất khẩu 2 tháng đầu năm ước đạt 69 ngàn tấn với giá trị 85 triệu USD, giảm 16,65% về lượng và 55,18% về giá trị do giá cao su thế giới giảm mạnh so với cùng kỳ năm 2008. Giá cao su XK bình quân 2 tháng năm 2009 đã giảm tới 42,32% so với cùng kỳ năm ngoái.

+ Chè : Ước xuất khẩu tháng 2/2009 đạt 8 ngàn tấn với kim ngạch đạt 10 triệu USD đưa tổng lượng chè xuất khẩu 2 tháng đầu năm ước đạt 14 ngàn tấn, kim ngạch đạt 18 triệu USD, giảm nhẹ cả về khối lượng (-5,68%) và giá trị (-4,92%) so với cùng kỳ năm trước.

+ Hạt điều : Tháng 2/2009, xuất khẩu ước đạt 8 ngàn tấn với giá trị 38 triệu USD. Tổng khối lượng điều xuất khẩu 2 tháng đầu năm đạt 19 ngàn tấn, với giá trị là 90 triệu USD, giảm cả về khối lượng (-4,58%) và giá trị (-8,49%) so với cùng kỳ năm 2008.

+ Tiêu: Xuất khẩu tháng 2/2009 ước khoảng 6 ngàn tấn, kim ngạch đạt 15 triệu USD, đưa khối lượng tiêu xuất khẩu 2 tháng lên 12 ngàn tấn với giá trị 30 triệu USD, tăng 21,75% về lượng nhưng giảm 10,14 % về trị giá so với cùng kỳ năm trước.

+ Lâm sản và đồ gỗ : Xuất khẩu các mặt hàng lâm sản chính và đồ gỗ trong tháng 2 ước đạt 130 triệu USD đưa tổng kim ngạch xuất khẩu 2 tháng đầu năm ước đạt 360 triệu USD, giảm 26,4 % so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, gỗ và sản phẩm gỗ ước đạt 319 triệu USD, bằng 72,3 % cùng kỳ năm trước. Đối với sản phẩm mây tre, cói thảm con số ước đạt là 27 triệu USD, giảm gần 15 % cùng kỳ năm trước.

+ Thuỷ sản : Thuỷ sản cũng có cùng xu hướng giảm như các mặt hàng xuất khẩu khác, tháng 2 xuất khẩu thuỷ sản ước đạt 200 triệu USD, đưa tổng kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản hai tháng đạt 415 triệu USD, giảm 15,5% so với cùng kỳ năm 2008. Mặt hàng thuỷ sản thu về nguồn ngoại tệ lớn nhất vẫn là cá tra, basa chiếm 35,42% tổng giá trị xuất khẩu thuỷ sản, tiếp theo là tôm đông lạnh 26,96%. EU vẫn là thị trường tiêu thụ thuỷ sản của Việt Nam lớn nhất chiếm 27,35% giá trị xuất khẩu thuỷ sản, tiếp đến là Nhật Bản 18,69%.

  10

Page 11: Baocao 2 2009_final

2- Nhập khẩu vật tư, phân bón Tổng giá trị nhập khẩu của các mặt hàng nông, lâm, thuỷ sản và vật tư, nguyên

liệu phục vụ nông, lâm, thuỷ sản tháng 2/2009 ước khoảng 740 triệu USD, đưa tổng giá trị nhập khẩu nhóm hàng này lên 1,2 tỷ USD, giảm 28,57% so với cùng kỳ năm 2008 .

Cụ thể một số mặt hàng chính như sau : + Phân bón : Lượng phân bón các loại nhập khẩu trong tháng 2 ước đạt 274 ngàn

tấn, trong đó; Ure là 76 ngàn tấn, SA – 60 ngàn tấn, DAP – 111 ngàn tấn, NPK – 24 ngàn tấn và các loại khác – 12 ngàn tấn. 2 tháng năm 2009, lượng phân bón nhập khẩu ước khoảng 382 ngàn tấn với trị giá nhập khẩu 116 triệu USD, giảm 43,76 % về lượng và 54,35 % về giá trị so với cùng kỳ năm trước. Giá phân bón nhập khẩu giảm so với cùng kỳ năm 2008.

+ Thuốc trừ sâu và nguyên liệu : Ước nhập khẩu tháng 2/2009 đạt 30 triệu USD, tổng nhập khẩu 2 tháng đầu năm mới đạt 40 triệu USD, giảm tới 58,83 % so với cùng kỳ năm 2008.

+ Gỗ và sản phẩm gỗ : Giá trị gỗ và sản phẩm từ gỗ nhập khẩu tháng 2/2009 ước đạt 22 triệu USD, đưa tổng kim ngạch nhập khẩu 2 tháng đầu năm lên hơn 37 triệu USD, bằng 19,46 % so cùng kỳ năm trước.

+ Thức ăn gia súc và nguyên liệu : Ước kim ngạch nhập khẩu tháng 2/2009 đạt 70 triệu USD. Tổng trị giá nhập khẩu nhóm hàng này trong 2 tháng đầu năm ước đạt 90 triệu USD bằng 27,52% so với cùng kỳ năm trước.

+ Cao su : Ước nhập khẩu tháng 2/2009 đạt 15 ngàn tấn, kim ngạch 25 triệu USD. Tổng trị giá nhập khẩu mặt hàng này trong 2 tháng đầu năm ước đạt 17 ngàn tấn với giá trị 29 triệu USD, bằng 52,98% về khối lượng và 39,2% về giá trị so với cùng kỳ năm trước

+ Lúa mì : Ước lượng lúa mì nhập khẩu tháng 2/2009 là 60 ngàn tấn với trị giá là 20 triệu USD. Tổng lượng nhập khẩu 2 tháng năm 2009 đạt 70 ngàn tấn với trị giá 23 triệu USD, tăng 1,43 % về lượng và giảm 10,31% về giá trị so cùng kỳ năm trước.

+ Muối : Nhập khẩu muối trong tháng 1 là 203 ngàn USD, nhập khẩu nhiều nhất là từ Thái Lan (66,4 ngàn USD), tiếp đến là Trung Quốc (50,14 ngàn USD). V. THỰC HIỆN KẾ HOẠCH VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN 1. Vốn ngân sách tập trung do Bộ quản lý. 1.1. Tình hình thực hiện vốn đầu tư xây dựng cơ bản tập trung

Tổng hợp báo cáo từ các ban Quản lý dự án Nông nghiệp, Lâm nghiệp, Thuỷ lợi, Thuỷ sản, các ban Quản lý dự án thuộc địa phương và các khối phần vốn ngân sách tập trung do Bộ Nông nghiệp & PTNT quản lý thực hiện tháng 2 và 2 tháng năm 2009 ước đạt 333,49 tỷ đồng, bằng 11,29% kế hoạch năm, trong đó :

- Vốn thực hiện các dự án đạt 327,54 tỷ đồng (bằng 12,54 % kế hoạch năm). Trong đó : + Khối đầu tư thuỷ lợi đạt 234,58 tỷ đồng (bằng 15,8 % kế hoạch); + Khối nông nghiệp đạt 58,91 tỷ đồng (bằng 11,95 % kế hoạch); + Khối lâm nghiệp đạt 9 tỷ đồng (bằng 3,91 % kế hoạch); + Khối thuỷ sản đạt 2,25 tỷ đồng (bằng 8,96 % kế hoạch);

  11

Page 12: Baocao 2 2009_final

+ Khối khoa học - công nghệ đạt 11,5 tỷ đồng (bằng 5 % kế hoạch); + Khối giáo dục đào tạo và các ngành khác đạt tương ứng 10,22% và 3,61 % kế

hoạch đầu năm. - Vốn thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia đạt 3,05 tỷ đồng, bằng 7,58%

kế hoạch. - Vốn đầu tư theo các mục tiêu nhiệm vụ cụ thể : đạt 0,25 tỷ đồng. - Vốn chuẩn bị đầu tư : đạt 2,65 tỷ đồng. - Bổ sung dự trữ Quốc gia : chưa có khối lượng vì ở giai đoạn đầu năm kế hoạch

các đơn vị được Bộ phân giao nhiệm vụ chưa triển khai được danh mục và khối lượng cần đưa vào dự trữ Quốc gia . 1.2. Một số công tác quản lý xây dựng cơ bản cần tập trung trong thời gian tới

- Trên cơ sở khung kế hoạch vốn đầu tư xây dựng cơ bản năm 2009 đã thông báo, các Cục, Vụ chức năng tập trung chỉ đạo các chủ đầu tư, các ban Quản lý dự án địa phương ( đối với các công trình, hạng mục công trình đã phân cấp cho địa phương ) khẩn trương triển khai các thủ tục XDCB, tiến hành mở thầu, trình, phê duyệt kết quả đấu thầu cho các gói thầu đã chuẩn bị từ đầu năm; Tranh thủ thời tiết thuận lợi đẩy nhanh tiến độ thi công các công trình;

- Đôn đốc, kiểm tra các chủ đầu tư hoàn chỉnh thủ tục các dự án đầu tư xây dựng cơ bản, Bộ yêu cầu tất cả các dự án phải được hoàn thiện về trình tự thủ tục xong trước ngày 15/2/2009;

- Tiếp tục thúc đẩy các chủ đầu tư thanh toán giải ngân vốn cho các công trình , dự án sử dụng nguồn vốn trái phiếu Chính phủ, vốn ODA; Chủ động phối hợp với các Bộ, ngành liên quan tháo gỡ các vướng mắc cho các chủ đầu tư về cơ chế thanh toán cho phần khối lượng đã thực hiện năm 2008 đủ điều kiện thanh toán chuyển sang thanh toán đầu năm 2009 theo thời hạn quy định của Thủ tướng Chính phủ;

- Tập trung đôn đốc, kiểm tra các ban Quản lý dự án về công tác đền bù giải phóng mặt bằng tại tất cả các công trình, hạng mục công trình, đề nghị các địa phương phối hợp chặt chẽ với các chủ đầu tư đẩy nhanh tiến độ để có mặt bằng thi công;

- Bộ yêu cầu các nhà thầu tập trung nhân lực, vật tư, phương tiện để thi công các hạng mục phụ trợ và đường thi công của các công trình sử dụng nguồn vốn trái phiếu Chính phủ, vốn ODA, trọng tâm là các dự án có khối lượng thi công, vốn đầu tư lớn, kỹ thuật thi công phức tạp : Dự án Hồ Cửa Đạt, Hồ Tả Trạch, Hồ Định Bình, Hồ Nước Trong, Dự án Phước Hoà, Dự án WB3, WB4, Dự án tưới Phan Rí - Phan Thiết;

- Tổ chức chủ trì, giao ban với các chủ đầu tư, rà soát, nắm bắt khó khăn vướng mắc của các chủ đầu tư và các địa phương trong thi công và giải ngân nguồn vốn; Chủ động tháo gỡ vướng mắc và tạo điều kiện thuận lợi về thủ tục cho các ban A để đẩy nhanh tiến độ thực hiện;

- Chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ thi công các công trình bảo đảm an toàn Hồ chứa, nhất là các công trình nằm trong mục tiêu phân lũ, cắt lũ, chậm lũ trong phạm vi cả nước;

- Công tác tu bổ và sửa chữa thường xuyên đê điều đang được các địa phương tranh thủ thời tiết thuận lợi để đẩy nhanh tiến độ thực hiện. Bộ yêu cầu các địa phương tập trung cao độ và đặc biệt chú ý đến các đoạn đê xung yếu, các cơ đê có nền đất yếu;

  12

Page 13: Baocao 2 2009_final

Khẩn trương tu bổ các đoạn đê bị sạt lở sau mùa mưa bão năm 2008, các hạng mục kè, cống trọng điểm dưới thân đê, các hạng mục công trình quan trọng trước lũ Tiểu mãn;

- Rà soát quy hoạch hệ thống đê sông thuộc đồng bằng sông Hồng, đê biển từ Quảng Ngãi trở ra, có phương án trình Chính phủ bố trí nguồn vốn thích hợp để nâng cấp;

- Tiếp tục triển khai việc cung cấp nước tưới vụ Đông Xuân ở đồng bằng sông Hồng. Để đề phòng diễn biến bất thường của thời tiết, Bộ yêu cầu các địa phương chủ động huy động các nguồn kinh phí, tận dụng mọi phương tiện để lấy nước tích trữ vào hệ thống kênh hoặc vùng trũng đảm bảo đủ nước tưới dưỡng cho lúa và cây hoa màu trong tháng 2 và tháng 3/2009; 2. Các công trình thuộc nguồn vốn trái phiếu Chính phủ

- Theo báo cáo tổng hợp từ các ban Quản lý dự án, vốn trái phiếu Chính phủ thực hiện năm 2008 đạt 3.116 tỷ đồng, so với vốn kế hoạch điều chỉnh 3.000 tỷ đồng, đạt 104% kế hoạch; Bộ NN và PTNT đã có văn bản số 405/BNN-KH, ngày 14/1/2009, hướng dẫn, đôn đốc các chủ đầu tư tập trung thanh toán hết kế hoạch vốn trái phiếu Chính phủ năm 2008 trong những tháng đầu năm;

- Hiện nay, nhiều dự án gặp khó khăn trong việc xây dựng tiến độ thực hiện năm 2009 và thiếu vốn thanh toán cho phần khối lượng đã thực hiện (do Thủ tướng Chính phủ chưa giao kế hoạch vốn trái phiếu Chính phủ năm 2009 );

- Để đáp ứng tiến độ thực hiện các dự án, trong thời gian chờ Quốc hội thông qua và Thủ tướng Chính phủ giao kế hoạch vốn trái phiếu Chính phủ năm 2009, Bộ NN và PTNT có văn bản số 282/BNN-KH, ngày 12/2/2009, đề nghị Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch Đầu tư cho tạm ứng kế hoạch vốn trái phiếu Chính phủ năm 2009 cho các dự án trong danh mục đầu tư tại Quyết định số 171/2006/QĐ-TTg;

- Tổng số vốn trái phiếu Chính phủ Bộ NN và PTNT đề nghị các Bộ cho tạm ứng là 3.250 tỷ đồng như phương án Chính phủ trình Uỷ ban Thường vụ Quốc hội; trong đó :

+ Các dự án thuỷ lợi lớn, cấp bách : 2.316,194 tỷ đồng; + Công trình thuỷ lợi miền Núi : 644,776 tỷ đồng; + Công trình thuỷ lợi ĐBSCL : 289,030 tỷ đồng; Trước mắt tập trung ưu tiên những công trình thuỷ lợi lớn, cần vốn nhằm đẩy

nhanh tiến độ và hoàn thành phục vụ công tác chống lũ, cắt lũ và chuyển đổi cơ cấu sản xuất của ngành như Cụm công trình đầu mối Hát Môn - Đập Đáy (31 tỷ đồng), Hồ Cửa Đạt (500 tỷ đồng), Hồ Tả Trạch (500 tỷ đồng), Hồ Nước Trong (200 tỷ đồng) và Hồ Định Bình (150 tỷ đồng). VI. HIỆN TRẠNG BÁO CÁO THỐNG KÊ HÀNG THÁNG

Trong tháng 2/2009, 51/63 Sở NN&PTNT (27 tỉnh miền Bắc và 24 tỉnh miền Nam) gửi báo cáo tiến độ về Trung tâm Tin học và Thống kê đáp ứng phần nào công việc tổng hợp chung, phục vụ chỉ đạo của Bộ và của ngành. Tuy nhiên, thời gian gửi vẫn chưa được đảm bảo, còn chậm. Đặc biệt, vẫn còn 12 tỉnh (chiếm gần 20 % số tỉnh) không gửi báo cáo tháng này và số báo cáo chưa đúng qui định vẫn còn (xem Phụ lục 10a và 10b). Số lượng báo cáo về một số lĩnh vực như diêm nghiệp, thủy sản cũng như khối doanh nghiệp còn quá ít (kể cả về số lượng cũng như chất lượng báo cáo) đã gây khó khăn cho việc tổng hợp tình hình chung của toàn ngành.

  13

Page 14: Baocao 2 2009_final

Để đáp ứng yêu cầu tổng hợp số liệu, cung cấp thông tin phân tích dự báo tình hình sản xuất phục vụ công tác điều hành, quản lý của Bộ và của ngành, đề nghị Bộ cần có biện pháp mạnh chỉ đạo các đơn vị, doanh nghiệp trực thuộc Bộ và các địa phương chấp hành nghiêm túc chế độ báo cáo theo quy định.

Nơi gửi : KT. GIÁM ĐỐC - Lãnh đạo Bộ PHÓ GIÁM ĐỐC - Vụ Kế hoạch - Phát hành trên website: mard.gov.vn - Lãnh đạo Trung tâm - Lưu VT, TK(2), Dự báo Dương Long Trì

  14