22
Trường Bùi ThXuân Đồng Nai 1 Giáo viên: Nguyễn Thị Cẩm Hồng PHẦN MỘT LỊCH SỬ THẾ GIỚI CẬN ĐẠI CHỦ ĐỀ 1: CÁC NƯỚC CHÂU Á, CHÂU PHI VÀ KHU VỰC MĨ LATINH (TỪ ĐẦU THẾ KỈ XIX ĐẾN ĐẦU THẾ KỈ XX) BÀI 1: NHT BN NI DUNG BÀI HC 1. Nht Bn t đầu thế kXIX đến trước năm 1868 Gia thế kXIX, chế độ Mc Phrơi vào tình trng khng hong suy yếu trm trng. Chính trị: Đến giữa thế kỉ XIX, Nhật Bản vẫn là quốc gia phong kiến. Quyn hành thc tế thuc vTướng quân Sôgun (Shogun). Kinh tế: Nông nghiệp lạc hậu tuy nhiên những mầm mống kinh tế tư bản chủ nghĩa đã hình thành và phát triển nhanh chóng. Xã hội: Duy trì chế độ đẳng cấp, chứa đựng nhiều mâu thuẫn xã hội. DÀN BÀI 1. Nht Bn t đầu thế kXIX đến trước năm 1868 2. Cuc Duy tân Minh Tr3. Nht Bn chuyn sang giai đoạn đế quc chnghĩa Tng lp Samurai Nht Bản đứng trước 2 sla chn: Canh tân đất nước phát trin theo TBCN. HOC Tiếp tc duy trì chế độ phong kiến nguy cơ bị các nước đế quc xâu xé. ĐIỂM

BCB SU 11 2021-2022

  • Upload
    others

  • View
    2

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Trường Bùi Thị Xuân – Đồng Nai 1

Giáo viên: Nguyễn Thị Cẩm Hồng

PHẦN MỘT

LỊCH SỬ THẾ GIỚI CẬN ĐẠI

CHỦ ĐỀ 1: CÁC NƯỚC CHÂU Á, CHÂU PHI VÀ KHU VỰC MĨ LATINH

(TỪ ĐẦU THẾ KỈ XIX ĐẾN ĐẦU THẾ KỈ XX)

BÀI 1: NHẬT BẢN

NỘI DUNG BÀI HỌC

1. Nhật Bản từ đầu thế kỉ XIX đến trước năm 1868

Giữa thế kỉ XIX, chế độ Mạc Phủ rơi vào

tình trạng khủng hoảng suy yếu trầm trọng.

Chính trị: Đến giữa thế kỉ XIX,

Nhật Bản vẫn là quốc gia phong kiến.

Quyền hành thực tế thuộc về

Tướng quân – Sôgun (Shogun).

Kinh tế: Nông nghiệp lạc hậu tuy nhiên

những mầm mống kinh tế tư bản

chủ nghĩa đã hình thành và phát triển

nhanh chóng.

Xã hội: Duy trì chế độ đẳng cấp,

chứa đựng nhiều mâu thuẫn xã hội.

DÀN BÀI

1. Nhật Bản từ đầu thế kỉ XIX đến trước năm 1868

2. Cuộc Duy tân Minh Trị

3. Nhật Bản chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa

Tầng lớp Samurai

Nhật Bản đứng trước 2 sự lựa chọn:

Canh tân đất nước phát triển theo

TBCN.

HOẶC

Tiếp tục duy trì chế độ phong kiến

nguy cơ bị các nước đế quốc xâu xé.

ĐIỂM

Trường Bùi Thị Xuân – Đồng Nai 2

Nguyên nhân:

Nội dung

2. Cuộc Duy tân Minh Trị

Chính trị: Thủ tiêu chế độ Mạc phủ,

thành lập chính phủ mới, thực hiện

quyền bình đẳng, ban hành Hiến pháp

1889.

Kinh tế: thống nhất tiền tệ, thị trường,

cho phép mua bán ruộng đất, phát triển

kinh tế TBCN.

Quân sự: tổ chức huấn luyện theo kiểu

phương Tây.

Giáo dục: chính sách giáo dục bắt buộc,

chú trọng KH-KT, cử học sinh giỏi đi

du học phương Tây.

Giữa thế kỉ XIX, Nhật Bản lâm vào

khủng hoảng.

Sự đe dọa của các nước phương Tây.

Tháng 1/1868, Thiên hoàng

Minh Trị lên nắm quyền

tiến hành cải cách đất nước.

Kết quả:

_________________________

_________________________

_________________________

Tính chất:

_________________________

_________________________

? Những nhân tố nào quyết định thành công của cuộc Duy tân Minh Trị ở Nhật Bản.

_______________________________________________________________________

_______________________________________________________________________

_______________________________________________________________________

_______________________________________________________________________

_______________________________________________________________________

_______________________________________________________________________

_______________________________________________________________________

_______________________________________________________________________

_______________________________________________________________________

_______________________________________________________________________

_______________________________________________________________________

Tiền kim loại mệnh giá 1 Yên làm bằng bạc phát hành năm 1872.

Tiền giấy mệnh giá 1 Yên có thể chuyển đổi sang bạc được

phát hành vào năm 1885.

Trường Bùi Thị Xuân – Đồng Nai 3

DẶN DÒ

_________________________________________________________________________________

_________________________________________________________________________________

BÀI TẬP Câu 1. Từ đầu thế kỉ XIX đến trước năm 1868, đặc điểm bao trùm của nền kinh tế Nhật Bản là

A. nông nghiệp lạc hậu. B. công nghiệp phát triển.

C. thương mại hàng hóa. D. sản xuất quy mô lớn.

Câu 2. Đến giữa thế kỉ XIX, quyền hành thực tế ở Nhật Bản nằm trong tay

A. Thiên Hoàng. B. Tư sản. C. Tướng quân. D. Thủ tướng.

Câu 3. Để thoát khỏi tình trạng khủng hoảng toàn diện của đất nước vào giữa thế kỉ XIX,

Nhật Bản đã

A. duy trì nền quân chủ chuyên chế. B. tiến hành những cải cách tiến bộ.

C. thiết lập chế độ Mạc Phủ mới. D. nhờ sự giúp đỡ của các nước phương Tây.

3. Nhật Bản chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa

Thời gian: Cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ

XX, Nhật Bản chuyển sang CNĐQ.

Biểu hiện: + Sự xuất hiện các công ty độc quyền.

+ Nhật thi hành chính sách bành trướng

xâm lược.

+ Mâu thuẫn xã hội gay gắt.

=> Các cuộc đấu tranh của nhân dân.

Đặc điểm: Chủ nghĩa đế quốc

phong kiến quân phiệt.

Đọc thêm:

Khả năng chi phối đời sống xã hội ở Nhật Bản của công ti Mitsui

“… Anh có thể đi đến Nhật trên chiếc tàu thuỷ của hãng Mitsui. Tàu

chạy bằng than đá của hãng Mitsui,

cập cảng Mitsui. Đi tàu điện do Mitsui đóng, đọc sách do Mitsui

xuất bản, dưới ánh sáng bóng điện do Mitsui chế tạo…”

Sách giáo viên Lịch sử 11 trang 12

? Vì sao đế quốc Nhật mang đặc điểm là chủ nghĩa đế quốc phong kiến quân phiệt?

____________________________________________________________________

____________________________________________________________________

____________________________________________________________________

____________________________________________________________________

____________________________________________________________________

Trường Bùi Thị Xuân – Đồng Nai 4

Câu 4. Cuộc Duy tân Minh Trị ở Nhật Bản được tiến hành trên những lĩnh vực nào?

A. Chính trị, kinh tế, quân sự và ngoại giao.

B. Chính trị, quân sự, văn hóa - giáo dục và ngoại giao với Mĩ.

C. Chính trị, kinh tế, quân sự, văn hóa - giáo dục.

D. Kinh tế, quân sự, giáo dục và ngoại giao.

Câu 5. Tầng lớp nào đóng vai trò quan trọng trong Chính phủ mới được thiết lập ở Nhật Bản sau

cuộc Duy tân Minh Trị?

A. Tư sản. B. Nông dân. C. Thị dân. D. Quý tộc tư sản hóa.

Câu 6. Trong Hiến pháp mới năm 1889 của Nhật, thể chế chính trị mới là gì?

A. Cộng hòa. B. Quân chủ lập hiến.

C. Quân chủ chuyên chế. D. Liên bang.

Câu 7. Nhân tố nào được xem là “chìa khóa vàng” của cuộc Duy tân ở Nhật Bản năm 1868?

A. Giáo dục. B. Quân sự. C. Kinh tế. D. Chính trị.

Câu 8. Tính chất của cuộc cải cách Minh Trị ở Nhật Bản năm 1868 là gì?

A. Cách mạng vô sản. B. Cách mạng tư sản triệt để.

C. Chiến tranh đế quốc. D. Cách mạng tư sản không triệt để.

Câu 9. Đặc điểm của chủ nghĩa đế quốc Nhật Bản là gì?

A. Chủ nghĩa đế quốc cho vay nặng lãi. B. Chủ nghĩa đế quốc quân phiệt hiếu chiến.

C. Chủ nghĩa đế quốc thực dân. D. Chủ nghĩa đế quốc phong kiến quân phiệt.

Câu 10. Tại sao gọi cải cách Minh Trị năm 1868 là cuộc cách mạng tư sản không triệt để?

A. Liên minh quý tộc - tư sản nắm quyền.

B. Kinh tế Nhật Bản vẫn còn lệ thuộc vào bên ngoài.

C. Vấn đề ruộng đất của nông dân đã được giải quyết.

D. Chưa xóa bỏ những bất bình đẳng với đế quốc.

Câu 11. Nhật Bản xác định biện pháp chủ yếu để vươn lên trong thế giới tư bản chủ nghĩa là

A. chạy đua vũ trang với các nước tư bản chủ nghĩa.

B. mở rộng lãnh thổ ra bên ngoài.

C. tiến hành chiến tranh giành giật thuộc địa, mở rộng lãnh thổ.

D. tăng cường tiềm lực kinh tế và quốc phòng.

Câu 12. Sự phát triển mạnh mẽ của kinh tế Nhật Bản cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX đã tạo nên

sức mạnh trong lĩnh vực nào để giới cầm quyền thi hành chính sách xâm lược và bành trướng?

A. Quân sự, chính trị. B. Kinh tế, quốc phòng.

C. Kinh tế, chính trị, quân sự. D. Quốc phòng và an ninh quốc gia.

Trường Bùi Thị Xuân – Đồng Nai 5

Nội dung:

Hoàn cảnh:

Quân sự: Tổ chức và huấn luyện theo phương Tây

VH-GD: Thi hành chính sách giáo dục bắt buộc.

Năm 1868 Cuộc Duy tân

Minh Trị

Chính trị:

Xã hội:

Kinh tế: Mầm mống kinh tế TBCN hình thành

Nhậ

t Bản

từ đ

ầu th

ế kỉ

XIX

đến

trướ

c nă

m 1

868 Là quốc gia phong kiến.

Chế độ Mạc Phủ cầm quyền

Nông nghiệp lạc hậu

Chế độ đẳng cấp, nhiều mâu thuẫn

Nhật Bản đứng trước nguy cơ bị thực dân phương Tây xâm lược

Tháng 1/1868, Thiên hoàng Minh Trị lên ngôi, tiến hành cải cách

Chính trị: Thủ tiêu chế độ Mạc Phủ, thiết lập chế độ QCLH

Kinh tế: Thống nhất thị trường, tiến tệ...

Nhật Bản phát triển theo TBCN

Đầu thế kỉ XX, Nhật chuyển sang đế quốc chủ nghĩa

Sơ đồ hệ thống kiến thức bài 1

Trường Bùi Thị Xuân – Đồng Nai 6

BÀI 2: ẤN ĐỘ

NỘI DUNG BÀI HỌC

ĐIỂM

1 Tình hình kinh tế, xã hội Ấn Độ nửa sau thế kỉ XIX

Đến giữa thế kỉ XIX, thực dân Anh đã

hoàn thành việc xâm lược và đặt ách cai trị ở

Ấn Độ.

Kinh tế: vơ vét tài nguyên, bóc lột

nhân công trên quy mô lớn.

Chính trị - xã hội:

Nắm quyền cai trị trực tiếp.

Chính sách chia để trị. Mua chuộc

giai cấp thống trị.

Khơi sâu sự thù hằn chủng tộc, tôn giáo

và đẳng cấp trong xã hội.

=> Nhân dân Ấn Độ mâu thuẫn gay gắt

với chính quyền thực dân Anh.

Người

Số người chết đói ở Ấn Độ 1825-1900

Năm

Những nạn nhân của nạn đói 1876-1877 ở Ấn Độ

DÀN BÀI

1

3

2 Cuộc khởi nghĩa Xipay (1857 – 1859) (Đọc SGK)

Trường Bùi Thị Xuân – Đồng Nai 7

DẶN DÒ

__________________________________________________________________________

__________________________________________________________________________

3 Đảng Quốc đại và phong trào dân tộc (1885 - 1908)

Sự thành lập Đảng Quốc đại

Cuối năm 1885, giai cấp tư sản

Ấn Độ thành lập Đảng Quốc đại.

Hai mươi năm đầu chủ trương

đấu tranh bằng phương pháp

ôn hoà.

Chính sách hai mặt của thực dân

Anh và thái độ thỏa hiệp của một

số người lãnh đạo nội bộ Đảng

phân hóa:

+ Phái ôn hòa.

+ Phái cực đoan (cấp tiến).

Phong trào đấu tranh

___________________________

___________________________

___________________________

___________________________

___________________________

___________________________

___________________________

___________________________

___________________________

___________________________

___________________________

? Đảng Quốc Đại được thành lập có vai trò như thế nào đối với phong trào

giải phóng dân tộc ở Ấn Độ.

_____________________________________________________________________

_____________________________________________________________________

_____________________________________________________________________

_____________________________________________________________________

? Nguyên nhân nào dẫn đến sự thất bại của cao trào cách mạng 1905 - 1908 ở Ấn Độ.

_____________________________________________________________________

_____________________________________________________________________

_____________________________________________________________________

_____________________________________________________________________

_____________________________________________________________________

Trường Bùi Thị Xuân – Đồng Nai 8

BÀI TẬP

Câu 1. Ý nào sau đây không đúng khi nói đến tình hình đất nước Ấn Độ từ đầu thế kỉ XVII?

A. Chế độ phong kiến lâm vào khủng hoảng.

B. Phong trào nông dân diễn ra mạnh mẽ.

C. Cuộc tranh giành quyền lực giữa các chúa phong kiến.

D. Đất nước ổn định, phát triển.

Câu 2. Từ đầu thế kỉ XVII, các nước tư bản phương Tây nào tranh nhau xâm lược Ấn Độ?

A. Pháp, Tây Ban Nha. B. Anh, Bồ Đào Nha.

C. Anh, Hà Lan. D. Anh, Pháp.

Câu 3. Đến giữa thế kỉ XIX, Ấn Độ là thuộc địa của đế quốc nào?

A. Nga. B. Anh C. Nhật. D. Mĩ.

Câu 4. Ấn Độ trở thành đối tượng xâm lược của các nước phương Tây vì

A. có vị trí chiến lược quan trọng.

B. còn trong tình trạng lạc hậu về kinh tế, chính trị.

C. có trữ lượng dầu mỏ lớn nhất châu Á.

D. có nguồn nguyên liệu và nhân công dồi dào.

Câu 5. Hậu quả nghiêm trọng nhất khi thực dân Anh xâm lược Ấn Độ là

A. xoa dịu các mâu thuẫn trong xã hội Ấn Độ.

B. nhân dân Ấn Độ không còn mâu thuẫn với thực dân Anh.

C. các mâu thuẫn giữa các tầng lớp và nhân dân Ấn Độ tăng lên. D. mâu thuẫn giữa các tầng lớp nhân dân Ấn Độ với thực dân ngày càng sâu sắc.

Câu 6. Âm mưu của Anh trong việc thực hiện chính sách “chia để trị” là

A. khoét sâu thêm mâu thuẫn về chủng tộc và tôn giáo ở Ấn Độ.

B. nắm quyền trực tiếp cai trị đến tận đơn vị cơ sở.

C. xóa bỏ nền văn hóa truyền thống của Ấn Độ.

D. vơ vét tài nguyên thiên nhiên của Ấn Độ.

Câu 7. Chính đảng đầu tiên của giai cấp tư sản Ấn Độ là

A. Đảng Quốc dân Đại hội. B. Đảng Quốc đại.

C. Đảng Xã hội chủ nghĩa Ấn Độ. D. Quốc dân Đảng.

Câu 8. Phương pháp đấu tranh chủ yếu của Đảng Quốc đại trong những năm cuối thế kỉ XIX

đầu thế kỉ XX là

A. tuyên truyền, vận động nhân dân sử dụng bạo lực cách mạng.

B. ôn hòa, đòi chính phủ thực dân tiến hành cải cách.

C. bạo động, lật đổ chính quyền thực dân Anh ở Ấn Độ.

D. hợp tác với chính phủ thực dân để đàn áp quần chúng.

Trường Bùi Thị Xuân – Đồng Nai 9

Câu 9. Tháng 7/1905, chính quyền thực dân Anh đã ban hành đạo luật nào đối với Ấn Độ?

A. Chia đôi xứ Bengan. B. Về chế độ thuế khóa.

C. Thống nhất xứ Bengan. D. Giáo dục.

Câu 10. Thực dân Anh thực hiện đạo luật Bengan nhằm mục đích gì?

A. Phát triển kinh tế. B. Ổn định xã hội.

C. Khai thác tài nguyên. D. Chia rẽ đoàn kết dân tộc.

Câu 11. Kết quả của cuộc khởi nghĩa Bombay là buộc thực dân Anh phải

A. Tuyên bố trao trả độc lập cho Ấn Độ.

B. Thu hồi đạo luật chia cắt Bengan.

C. Nới lỏng ách cai trị Ấn Độ.

D. Trả tự do cho Tilắc.

Câu 12. Tính chất phong trào đấu tranh của nhân dân Ấn Độ (1885 – 1908) là

A. phong trào dân chủ. B. phong trào độc lập.

C. phong trào dân tộc. D. phong trào dân sinh.

Câu 13. Điểm khác biệt trong phong trào độc lập dân tộc ở Ấn Độ sau Chiến tranh thế giới

thứ nhất so với các nước khác ở châu Á là

A. chủ yếu đấu tranh bằng biện pháp ôn hòa.

B. chủ yếu đấu tranh bằng biện pháp cải cách.

C. chủ yếu đấu tranh bằng biện pháp bạo động.

D. chủ yếu đấu tranh bằng biện pháp kinh tế.

Câu 11. Nét khác biệt chủ yếu của cao trào đấu tranh 1905 – 1908 so với những phong trào

đấu tranh trước đó là

A. mang đậm ý thức dân tộc, mục tiêu đấu tranh giành độc lập dân tộc dân chủ.

B. Đảng Quốc đại không còn giữ vai trò lãnh đạo độc tôn như trước.

C. phong trào do giai cấp vô sản lãnh đạo.

D. giai cấp công nhân Ấn Độ trở thành lực lượng tiên phong trong phong trào đấu tranh

giải phóng dân tộc ở Ấn Độ.

_________________________________________________________________________

_________________________________________________________________________

_________________________________________________________________________

_________________________________________________________________________

_________________________________________________________________________

_________________________________________________________________________

_________________________________________________________________________

_________________________________________________________________________

Trường Bùi Thị Xuân – Đồng Nai 10

Sơ đồ hệ thống kiến thức bài 2

Trường Bùi Thị Xuân – Đồng Nai 11

BÀI 3: TRUNG QUỐC

NỘI DUNG BÀI HỌC

Khởi nghĩa Thái bình

Thiên quốc (1851 – 1864)

Phong trào Duy tân

(1898)

P/t Nghĩa Hòa đoàn

(1900 – 1901)

Lãnh đạo Hồng Tú Toàn Khang Hữu Vi,

Lương Khải Siêu

Địa bàn Kim Điền cả nước Sơn Đông Trực Lệ

Sơn Tây

Lực

lượng Nông dân

Quan lại, sĩ phu tiến bộ

được vua Quang Tự

ủng hộ.

Nông dân

Kết quả

Triều đình Mãn Thanh cấu kết với các nước

đế quốc đàn áp Thất bại

Bị phái thủ cựu đàn áp

thất bại sau 100 ngày.

Bị liên quân 8 nước

tấn công thất bại.

Triều đình kí điều ước

Tân Sửu.

Tính chất Khởi nghĩa nông dân chống

đế quốc và phong kiến.

Cải cách theo khuynh

hướng dân chủ tư sản.

Khởi nghĩa nông dân chống đế quốc.

? Vì sao khởi nghĩa Thái bình Thiên quốc, phong trào Duy tân, phong trào Nghĩa Hòa đoàn bị

thất bại.

__________________________________________________________________________

__________________________________________________________________________

__________________________________________________________________________

ĐIỂM

DÀN BÀI 2.

1. Trung Quốc bị các nước đế quốc xâm lược (Đọc SGK)

3.

2. Phong trào đấu tranh của nhân dân Trung Quốc từ giữa thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX

Trường Bùi Thị Xuân – Đồng Nai 12

a. Tôn Trung Sơn và tổ chức Trung Quốc Đồng minh hội

b. Cách mạng Tân Hợi (1911)

3. Tôn Trung Sơn và Cách mạng Tân Hợi 1911

Tôn Trung Sơn là trí thức có tư tưởng cách mạng

theo khuynh hướng dân chủ tư sản.

Tháng 8/1905, Tôn Trung Sơn tập hợp giai cấp

tư sản Trung Quốc thành lập Đồng minh hội

chính đảng của giai cấp tư sản Trung Quốc.

Cương lĩnh của Đồng minh hội: theo Học thuyết

Tam dân của Tôn Trung Sơn.

Mục tiêu: Đánh đổ Mãn Thanh, khôi phục Trung Hoa,

thành lập dân quốc, bình quân địa quyền.

Tôn Trung Sơn (1866 – 1925)

Hội kì Đồng minh hội

Nguyên nhân:

Nhân dân Trung Quốc mâu thuẫn với đế quốc, phong kiến Mãn Thanh.

Nhà Thanh ra sắc lệnh “quốc hữu hóa đường sắt”, trao quyền kinh doanh

đường sắt cho các nước đế quốc bán rẻ quyền lợi của dân tộc.

Diễn biến:

Ngày 10/10/1911, cách mạng Tân Hợi bùng nổ ở Vũ Xương, sau đó lan ra các tỉnh

miền Nam và miền Trung Trung Quốc.

Ngày 29/12/1911, Chính phủ lâm thời tuyên bố thành lập Trung Hoa Dân quốc,

bầu Tôn Trung Sơn làm Đại Tổng thống.

Tháng 2/1912, Tôn Trung Sơn từ chức, Viên Thế Khải lên thay, cách mạng

Tân Hợi chấm dứt.

Ý nghĩa, tính chất:

___________________________________________________________________

___________________________________________________________________

___________________________________________________________________

___________________________________________________________________

Trường Bùi Thị Xuân – Đồng Nai 13

DẶN DÒ

_________________________________________________________________________

_________________________________________________________________________

BÀI TẬP

Câu 1. Phong trào đấu tranh chống thực dân, phong kiến của nhân dân Trung Quốc bắt đầu từ

A. đầu thế kỉ XIX. B. giữa thế kỉ XIX.

C. cuối thế kỉ XIX. D. đầu thế kỉ XX.

Câu 2. Mở đầu cho phong trào đấu tranh chống thực dân, phong kiến là

A. cuộc vận động Duy Tân. B. khởi nghĩa Thái bình Thiên quốc.

C. khởi nghĩa Vũ Xương. D. cách mạng Tân Hợi 1911.

Câu 3. Cuộc khởi nghĩa Thái bình Thiên quốc là phong trào của giai cấp

A. công nhân. B. nông dân. C. tư sản. D. binh lính.

Câu 4. Cuộc vận động Duy tân ở Trung Quốc phát triển chủ yếu trong lực lượng nào?

A. Đông đảo nhân dân. B. Tầng lớp công nhân vừa mới ra đời.

C. Giai cấp địa chủ phong kiến. D. Tầng lớp quan lại, sĩ phu có tư tưởng tiến bộ.

Câu 5. Trước sự xâm lược của các nước đế quốc, triều đình Mãn Thanh có thái độ gì?

A. Bỏ mặc nhân dân. B. Kiên quyết chống lại các đế quốc xâm lược.

C. Thỏa hiệp với các nước đế quốc. D. Trông chờ vào sự giúp đỡ từ bên ngoài.

? Chủ trương và chính sách của Trung Quốc Đồng minh hội có những tiến bộ và

hạn chế gì.

________________________________________________________________________

________________________________________________________________________

________________________________________________________________________

________________________________________________________________________

________________________________________________________________________

? Tại sao Cách mạng Tân Hợi năm 1911 mang tính chất là cuộc cách mạng tư sản không

triệt để.

________________________________________________________________________

________________________________________________________________________

________________________________________________________________________

________________________________________________________________________

________________________________________________________________________

________________________________________________________________________

Trường Bùi Thị Xuân – Đồng Nai 14

Câu 6. Khi giai cấp tư sản Trung Quốc ra đời và lớn mạnh lên, họ bị chèn ép bởi thế lực nào?

A. Chế độ phong kiến Mãn Thanh.

B. Quý tộc mới và triều đình phong kiến Mãn Thanh.

C. Tư bản nước ngoài và triều đình phong kiến Mãn Thanh.

D. Tư bản nước ngoài.

Câu 7. Tháng 9 - 1905, chính đảng của giai cấp tư sản Trung Quốc ra đời có tên gọi là

A. Trung Quốc Đồng minh hội. B. Đảng Dân chủ tư sản kiểu mới Trung Quốc.

C. Đảng Dân chủ tư sản. D. Trung Quốc Liên minh hội.

Câu 8. Ý nào sau đây không đúng khi nói về mục tiêu của Trung Quốc Đồng minh hội?

A. Đánh đổ Mãn Thanh. B. Khôi phục Trung Hoa, thành lập Dân quốc.

C. Bình đẳng ruộng đất cho dân cày. D. Đánh đuổi đế quốc xâm lược.

Câu 9. Hạn chế của học thuyết “Tam dân” của Tôn Trung Sơn là

A. không chú trọng mục tiêu chống phong kiến.

B. không chú trọng mục tiêu chống đế quốc.

C. không chú trọng mục tiêu dân chủ dân sinh.

D. không chú trọng mục tiêu vì sự tiến bộ của đất nước.

Câu 10. Ý nghĩa cơ bản nhất của Cách mạng Tân Hợi (1911) là

A. cuộc cách mạng tư sản đầu tiên nổ ra ở Trung Quốc.

B. cách mạng lật đổ chế độ phong kiến, lập chế độ cộng hòa.

C. mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển ở Trung Quốc.

D. ảnh hưởng đến phong trào giải phóng dân tộc ở châu Á.

Câu 11. Cách mạng Tân Hợi năm 1911 đã thực hiện được những nhiệm vụ gì?

A. Lật đổ phong kiến Mãn Thanh, tạo điều kiện cho chủ nghĩa tư bản phát triển.

B. Lật đổ phong kiến Mãn Thanh, đánh đuổi chủ nghĩa đế quốc xâm lược.

C. Đánh đuổi chủ nghĩa đế quốc xâm lược.

D. Lật đổ phong kiến Mãn Thanh, giải quyết ruộng đất cho nông dân.

Câu 12. Tính chất của cuộc Cách mạng Tân Hợi năm 1911 là gì?

A. Cách mạng vô sản. B. Cách mạng Dân chủ tư sản.

C. Chiến tranh đế quốc. D. Cách mạng văn hóa.

Câu 13. Ảnh hưởng của Cách mạng Tân Hợi đến phong trào giải phóng dân tộc ở châu Á

như thế nào?

A. Góp phần cổ vũ phong trào đấu tranh theo khuynh hướng dân chủ tư sản.

B. Góp phần cổ vũ phong trào đấu tranh theo khuynh hướng vô sản.

C. Góp phần cổ vũ phong trào đấu tranh vì mục tiêu kinh tế.

D. Góp phần cổ vũ phong trào đấu tranh chống chiến tranh đế quốc phi nghĩa.

Trường Bùi Thị Xuân – Đồng Nai 15

Sơ đồ hệ thống kiến thức bài 3

Trường Bùi Thị Xuân – Đồng Nai 16

BÀI 4: CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á

( Cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX)

NỘI DUNG BÀI HỌC

ĐIỂM

DÀN BÀI

Quá trình xâm lược của chủ nghĩa thực dân 1

Phong trào chống thực dân Hà Lan của Indonesia (Đọc SGK) 2

Phong trào chống thực dân ở Philippines (Đọc SGK) 3

Phong trào đấu tranh chống Pháp của nhân dân Campuchia 4

Phong trào đấu tranh chống Pháp của nhân dân Lào 5

Xiêm từ giữa thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX 6

Bối cảnh:

Các nước phương Tây chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa đẩy mạnh việc

bành trướng, xâm lược.

Đông Nam Á là khu vực có vị trí chiến lược quan trọng, giàu tài nguyên nhưng chế độ

phong kiến lại đang lâm vào khủng hoảng, suy yếu trầm trọng.

Quá trình xâm lược:

Từ nửa sau thế kỉ XIX, các nước tư bản phương Tây đã hoàn thành việc xâm lược

Đông Nam Á: + Anh chiếm Myanmar, Malaysia, Brunei, Singapore.

+ Pháp chiếm Việt Nam, Lào, Campuchia.

+ Tây Ban Nha, Mĩ chiếm Philippines.

+ Hà Lan và Bồ Đào Nha chiếm Indonesia.

+ Xiêm (Thái Lan): Vẫn giữ được độc lập do chính sách ngoại giao mềm dẻo.

Quá trình xâm lược của chủ nghĩa thực dân vào các nước Đông Nam Á 1

Trường Bùi Thị Xuân – Đồng Nai 17

? Viết tên các quốc gia Đông Nam Á và tên quốc phương Tây xâm lược vào lược đồ bên dưới.

Phong trào đấu tranh:

Tên phong trào Thời gian Địa bàn hoạt động Kết quả

Khởi nghĩa của

Sivôtha 1861 1892

Tấn công ở Uđông –

Phnôm pênh Thất bại

Khởi nghĩa của

Achaxoa 1863 1866

Các tỉnh giáp biên giới

Việt Nam được nhân dân

Châu Đốc, Hà Tiên ủng hộ.

Thất bại

Khởi nghĩa của

nhà sư Pucômbô 1866 1867

Lập căn cứ ở Tây Ninh

(Việt Nam)

Gây cho Pháp

nhiều khó khăn.

Lược đồ các quốc gia Đông Nam Á

Quá trình xâm lược:

Giữa thế kỉ XIX, Pháp từng bước xâm chiếm Campuchia.

Năm 1863, Pháp ép buộc vua Nôrôđôm chấp nhận quyền bảo hộ.

Năm 1884, Pháp buộc vua Nôrôđôm kí hiệp ước 1884, biến Campuchia thành

thuộc địa của Pháp.

Dưới ách thống trị của Pháp làm cho nhân dân Campuchia bất bình vùng dậy đấu tranh.

Phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp của nhân dân Campuchia 4

Trường Bùi Thị Xuân – Đồng Nai 18

Phong trào đấu tranh:

Tên phong trào Thời gian Địa bàn hoạt động Kết quả

Khởi nghĩa của

Phacađuốc 1901 1903

Xavanakhet và đường 9

biên giới Việt - Lào thất bại

Khởi nghĩa của

Ong Kẹo và

Comadam

1901 1937 cao nguyên Bôlôven thất bại

Nhận xét: Phong trào diễn ra liên tục sôi nổi nhưng thất bại vì: Thiếu đường lối, thiếu

tổ chức vững vàng nhưng đã thể hiện tinh thần dân tộc và tinh thần đoàn kết của

nhân dân 3 nước Đông Dương.

Quá trình xâm lược:

Giữa thế kỉ XIX, chế độ phong kiến suy yếu, Lào phải thuần phục Thái Lan

Năm 1893, Pháp đàm phán với Xiêm buộc thừa nhận quyền cai trị của Pháp ở Lào

Lào trở thành thuộc địa của Pháp (1893).

Phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp của nhân dân Lào 5

Xiêm từ giữa thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX 6

Bối cảnh lịch sử:

Năm 1752, triều đại Rama được thiết lập,

thực hiện chính sách đóng cửa để tránh sự

xâm nhập của phương Tây.

Năm 1851, Rama IV (Mongkut) đã thực hiện

chính sách mở cửa buôn bán với nước ngoài.

Năm 1868, Rama V (Chulalongkorn) lên ngôi

tiến hành cải cách đất nước.

Rama V – Chulalongkorn (1853 – 1910) là một trong những ông vua kiệt xuất

của Xiêm (Thái Lan).

Trường Bùi Thị Xuân – Đồng Nai 19

DẶN DÒ

________________________________________________________________________

________________________________________________________________________

________________________________________________________________________

Nội dung cải cách

______________________________________________________________________

______________________________________________________________________

______________________________________________________________________

______________________________________________________________________

______________________________________________________________________

______________________________________________________________________

______________________________________________________________________

______________________________________________________________________

______________________________________________________________________

______________________________________________________________________

______________________________________________________________________

? Vì sao trong khu vực Đông Nam Á, Xiêm là nước duy nhất thoát được sự xâm lược

của thực dân phương Tây.

______________________________________________________________________

______________________________________________________________________

______________________________________________________________________

______________________________________________________________________

______________________________________________________________________

______________________________________________________________________

? Cải cách của vua Rama V và cuộc Duy tân Minh Trị ở Nhật Bản có những điểm

nào giống nhau.

______________________________________________________________________

______________________________________________________________________

______________________________________________________________________

______________________________________________________________________

______________________________________________________________________

______________________________________________________________________

______________________________________________________________________

Trường Bùi Thị Xuân – Đồng Nai 20

BÀI TẬP

Câu 1. Giữa thế kỉ XIX, các nước Đông Nam Á tồn tại chế độ xã hội nào?

A. Chiếm hữu nô lệ. B. Tư bản.

C. Phong kiến. D. Xã hội chủ nghĩa.

Câu 2. Từ nửa sau thế kỉ XIX, các nước Đông Dương trở thành thuộc địa của

A. Thực dân Anh. B. Thực dân Pháp.

C. Thực dân Hà Lan. D. Thực dân Tây Ban Nha.

Câu 3. Nước nào ở Đông Nam Á không trở thành thuộc địa của thực dân phương Tây?

A. Mã Lai. B. Xiêm. C. Brunei. D. Singapore.

Câu 4. Cuối thế kỉ XIX, thực dân Pháp hoàn thành quá trình xâm lược các nước nào ở

Đông Nam Á?

A. Thái Lan, Việt Nam, Campuchia. B. Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan.

C. Việt Nam, Lào, Campuchia. D. Việt Nam, Lào, Campuchia, Singapore.

Câu 5. Ở châu Á, Đảng Cộng sản nước nào ra đời sớm nhất?

A. Ấn Độ. B. Indonesia. C. Việt Nam. D. Trung Quốc.

Câu 6. Cuộc khởi nghĩa được xem là biểu tượng về liên minh chiến đấu của nhân dân hai nước

Việt Nam và Campuchia là

A. khởi nghĩa của Achaxoa. B. khởi nghĩa của Pucômbô.

C. khởi nghĩa của Cômađam. D. khởi nghĩa của Hoàng thân Sivôtha.

Câu 7. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến nhiều cuộc khởi nghĩa ở Campuchia bùng nổ cuối

thế kỉ XIX là do

A. chính sách thống trị, bóc lột hà khắc của thực dân Pháp.

B. giai cấp phong kiến câu kết với thực dân Pháp.

C. ách áp bức bóc lột nặng nề của chế độ phong kiến.

D. nhân dân bất bình trước thái độ nhu nhược của hoàng tộc.

Câu 8. Campuchia chính thức trở thành thuộc địa của Pháp vào năm

A. 1863 B. 1881 C. 1864 D. 1885

Câu 9. Triều đại nào của Vương quốc Xiêm đã theo đuổi chính sách đóng cửa, ngăn cản

thương nhân và giáo sĩ phương Tây?

A. Triều đại Rama. B. Triều đại Rama IV.

C. Triều đại Rama V. D. Tất cả các triều đại trước.

Câu 10. Những cải cách ở Xiêm từ giữa thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX đều theo khuôn mẫu từ

A. các nước phương Đông. B. các nước phương Tây.

C. Nhật Bản. D. Trung Quốc.

Trường Bùi Thị Xuân – Đồng Nai 21

Câu 11. Nội dung nào không phản ánh đúng những chính sách cải cách của vua Rama V vào

cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX?

A. Xóa bỏ chế độ nô lệ vì nợ, giảm nhẹ thuế ruộng cho nông dân.

B. Lập Hội đồng Chính phủ thay thế cho bộ máy hành pháp của triều đình.

C. Nhà nước nắm độc quyền, chi phối mọi mặt đời sống kinh tế.

D. Khuyến khích tư nhân bỏ vốn kinh doanh công thương nghiệp.

Câu 12. Xiêm là nước duy nhất Đông Nam Á không trở thành thuộc địa là do

A. duy trì chế độ phong kiến. B. tiến hành cách mạng vô sản.

C. tăng cường khả năng quốc phòng. D. chính sách duy tân của Rama V.

Câu 13. Sau cải cách của vua Rama V, thể chế chính trị của Xiêm là

A. quân chủ chuyên chế. B. quân chủ lập hiến.

C. thành lập nền cộng hòa. D. chế độ trung lập.

Câu 14. Vì sao Xiêm là nước nằm trong sự tranh chấp giữa Anh và Pháp nhưng Xiêm vẫn giữ

được nền độc lập cơ bản?

A. Cắt cho Anh và Pháp 50% lãnh thổ. B. Sử dụng quân đội để đe dọa Anh và Pháp.

C. Nhờ sự trợ giúp của đế quốc Mĩ. D. Sử dụng chính sách ngoại giao mềm dẻo.

Câu 15. Chính sách ngoại giao đã đưa đến hậu quả gì cho nước Xiêm?

A. Đất nước chịu nhiều lệ thuộc về chính trị, kinh tế vào Anh và Pháp.

B. Đất nước bị các nước Anh, Pháp chia cắt, thống trị.

C. Đất nước chịu nhiều áp lực từ các nước lớn.

D. Đất nước thường xuyên lâm vào tình trạng khủng hoảng, bất ổn.

Câu 16. Điểm giống nhau cơ bản giữa Duy tân Minh Trị và cuộc cải cách của vua Rama V?

A. Đều là các cuộc cách mạng vô sản.

B. Đều là các cuộc cách mạng tư sản triệt để.

C. Đều là các cuộc cách mạng tư sản không triệt để.

D. Đều là các cuộc đấu tranh chống chiến tranh đế quốc phi nghĩa.

_________________________________________________________________________

_________________________________________________________________________

_________________________________________________________________________

_________________________________________________________________________

_________________________________________________________________________

_________________________________________________________________________

_________________________________________________________________________

_________________________________________________________________________

Trường Bùi Thị Xuân – Đồng Nai 22

Sơ đồ hệ thống kiến thức bài 4