30
1 BCH ĐOÀN TNH BÌNH DƢƠNG *** S: 2967 - CV/TĐTN – TG V/v định hướng công tác tuyên truyn và nm bắt dư luận xã hi trong đoàn viên, thanh niên quý III năm 2016ĐOÀN TNCS HỒ CHÍ MINH Bình Dương, ngày 18 tháng 7 năm 2016 Kính gi: Ban Thƣờng vcác huyn, th , thành Đoàn Đoàn tr c thuc. Thc hiện chương trình công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi tnh Bình Dương năm 2016; Nhm tạo điều kin cho các cơ sở Đoàn thc hin tt công tác tuyên truyn định hướng tình hình dư luận xã hội trong đoàn viên, thanh niên vcác chtrương, đường li của Đảng và các chính sách, pháp lut Nhà nước. Ban Thường vTnh Đoàn định hướng công tác tuyên truyn và nm bt dư luận xã hội trong đoàn viên, thanh niên trong quý III năm 2016, vi các ni dung theo đề cương đính kèm. Trên cơ sở định hướng này và tùy vào tình hình thc tế đơn vị, Ban Thường vTnh Đoàn đề nghBan Thường vcác huyn, thị, thành Đoàn và Đoàn trực thuc xây dựng định hướng phùhp vi thc tế ti địa phương, đơn v; nghiêm túc triển khai đến các cơ sở và chđộng nm bắt tình hình tư tưởng, dư luận xã hội trong đoàn viên, thanh niên để phn ánh kp thi với Ban Thường vTnh Đoàn. Ban Thường vTỉnh Đoàn đề nghcác đơn vị báo cáo tình hình tư tưởng, dư luận xã hi trong đoàn viên, thanh niên hàng tháng lng ghép trong báo cáo công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi hàng tháng của đơn vị và báo cáo chuyên đề quý III năm 2016 (theo đề cương của Ban Tuyên giáo Tnh Đoàn gửi qua Email vào ngày 14/9/2016) gi vBan Tuyên giáo Tnh Đoàn trƣớc ngày 20/9/2016. Đây là một ni dung quan trọng trong Giao ước thi đua năm 2016, Ban Thường vTỉnh Đoàn đề nghcác đơn vị nghiêm túc thc hin. Mi thông tin cn phn hi, các đồng chí liên hBan Tuyên giáo Tỉnh Đoàn, ĐT: 0650. 3824607. Email: [email protected]. Trân trng./. Nơi nhận: - Ban TG, Ban TNCN & ĐT TW Đoàn; - Như trên; - Lưu: TG,VP. TM. BAN THƢỜNG VTNH ĐOÀN PHÓ BÍ THƯ (Đã ký) Nguyn ThThanh Mai

BCH ĐOÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI

  • Upload
    lythu

  • View
    220

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: BCH ĐOÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI

1

BCH ĐOÀN TỈNH BÌNH DƢƠNG

***

Số: 2967 - CV/TĐTN – TG “V/v định hướng công tác tuyên truyền và

nắm bắt dư luận xã hội trong đoàn viên,

thanh niên quý III năm 2016”

ĐOÀN TNCS HỒ CHÍ MINH

Bình Dương, ngày 18 tháng 7 năm 2016

Kính gửi: Ban Thƣờng vụ các huyện, thị, thành Đoàn và Đoàn trực thuộc.

Thực hiện chương trình công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi tỉnh

Bình Dương năm 2016;

Nhằm tạo điều kiện cho các cơ sở Đoàn thực hiện tốt công tác tuyên truyền

và định hướng tình hình dư luận xã hội trong đoàn viên, thanh niên về các chủ

trương, đường lối của Đảng và các chính sách, pháp luật Nhà nước.

Ban Thường vụ Tỉnh Đoàn định hướng công tác tuyên truyền và nắm bắt

dư luận xã hội trong đoàn viên, thanh niên trong quý III năm 2016, với các nội

dung theo đề cương đính kèm.

Trên cơ sở định hướng này và tùy vào tình hình thực tế đơn vị, Ban

Thường vụ Tỉnh Đoàn đề nghị Ban Thường vụ các huyện, thị, thành Đoàn và

Đoàn trực thuộc xây dựng định hướng phù hợp với thực tế tại địa phương, đơn

vị; nghiêm túc triển khai đến các cơ sở và chủ động nắm bắt tình hình tư tưởng,

dư luận xã hội trong đoàn viên, thanh niên để phản ánh kịp thời với Ban Thường

vụ Tỉnh Đoàn.

Ban Thường vụ Tỉnh Đoàn đề nghị các đơn vị báo cáo tình hình tư tưởng,

dư luận xã hội trong đoàn viên, thanh niên hàng tháng lồng ghép trong báo cáo

công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi hàng tháng của đơn vị và báo cáo

chuyên đề quý III năm 2016 (theo đề cương của Ban Tuyên giáo Tỉnh Đoàn gửi

qua Email vào ngày 14/9/2016) gửi về Ban Tuyên giáo Tỉnh Đoàn trƣớc ngày

20/9/2016.

Đây là một nội dung quan trọng trong Giao ước thi đua năm 2016, Ban

Thường vụ Tỉnh Đoàn đề nghị các đơn vị nghiêm túc thực hiện. Mọi thông tin

cần phản hồi, các đồng chí liên hệ Ban Tuyên giáo Tỉnh Đoàn, ĐT: 0650.

3824607. Email: [email protected].

Trân trọng./.

Nơi nhận: - Ban TG, Ban TNCN & ĐT TW Đoàn;

- Như trên;

- Lưu: TG,VP.

TM. BAN THƢỜNG VỤ TỈNH ĐOÀN

PHÓ BÍ THƯ

(Đã ký)

Nguyễn Thị Thanh Mai

Page 2: BCH ĐOÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI

2

BCH ĐOÀN TỈNH BÌNH DƢƠNG

***

ĐOÀN TNCS HỒ CHÍ MINH

Bình Dương, ngày 18 tháng 7 năm 2016

ĐỊNH HƢỚNG

Công tác tuyên truyền và nắm bắt tình hình dƣ luận xã hội

trong đoàn viên, thanh niên Quý III năm 2016

---------------

(Ban hành kèm theo Công văn số: 2967 - CV/TĐTN – TG,

ngày 18 /7/2016 của Ban Thường vụ Tỉnh Đoàn Bình Dương)

I. Tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tƣ tƣởng, tấm gƣơng

đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh

Những điểm mới của Chỉ thị 05-CT/TW ngày 15/5/2016

của Bộ Chính trị khóa XII về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng,

đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”

So với Chỉ thị 03-CT/TW của Bộ Chính trị khóa XI về “Tiếp tục đẩy

mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, Chỉ thị 05-

CT/TW ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị khóa XII về “Đẩy mạnh học tập và

làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” có các điểm mới cần

quan tâm như sau:

Điểm mới đầu tiên là nội dung Chỉ thị 05-CT/TW, ngày 15/5/2016 của Bộ

Chính trị khóa XII về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong

cách Hồ Chí Minh” xác định: Đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo

đức, phong cách Hồ Chí Minh là một nội dung quan trọng của công tác xây

dựng, chỉnh đốn Đảng. Suốt nhiệm kỳ khóa XI, việc thực hiện Chỉ thị 03-

CT/TW được coi là giải pháp hàng đầu trong nhóm giải pháp về công tác chính

trị tư tưởng để thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khoá XI “Một số vấn đề cấp

bách về xây dựng Đảng hiện nay”. Việc xác định “học tập và làm theo tư tưởng,

đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh là một nội dung quan trọng của công tác xây

dựng, chỉnh đốn Đảng” đã nhấn mạnh hơn nữa về tầm quan trọng, vị trí, vai trò

của việc học Bác đối với công tác xây dựng Đảng một cách toàn diện, cả về

chính trị, tư tưởng, tổ chức và đạo đức, chứ không chỉ giới hạn trong nhóm giải

pháp về chính trị tư tưởng.

Điểm mới thứ hai, trong Chỉ thị 05, Bộ Chính trị yêu cầu phải làm cho tư

tưởng, đạo đức, phong cách của Hồ Chí Minh thật sự trở thành nền tảng tinh

thần vững chắc của đời sống xã hội, xây dựng văn hoá, con người Việt Nam đáp

ứng yêu cầu phát triển bền vững và bảo vệ vững chắc Tổ quốc, vì mục tiêu dân

giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Có nghĩa là, phải làm cho toàn

Đảng, toàn dân, toàn quân nhận thức ngày càng sâu sắc hơn những nội dung cơ

bản và giá trị to lớn của tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.

Page 3: BCH ĐOÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI

3

Điểm mới thứ ba, trong Chỉ thị 05, Bộ Chính trị nhấn rất mạnh vai trò của

“người đứng đầu”. Chỉ thị nêu rõ phải “xây dựng đội ngũ cán bộ, nhất là đội ngũ

cán bộ cấp chiến lược đủ năng lực, phẩm chất, ngang tầm nhiệm vụ”. Trong số

những phương châm thực hiện Chỉ thị, Bộ Chính trị nhấn mạnh “trên trước,

dưới sau”; “trong trước, ngoài sau”, trong đó, rất quan trọng là phải đề cao trách

nhiệm nêu gương tự giác học trước, làm theo trước của người đứng đầu và cán

bộ chủ chốt các cấp, của cán bộ, đảng viên trong học tập và làm theo tư tưởng,

đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Trong công tác tổ chức thực hiện Chỉ thị,

một lần nữa, Bộ Chính trị giao nhiệm vụ cho cấp uỷ các cấp, trực tiếp là ban

thường vụ cấp uỷ, đồng chí bí thư cấp uỷ chỉ đạo. Ban Bí thư Trung ương Đảng,

đồng chí Tổng Bí thư chỉ đạo việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong

cách Hồ Chí Minh trong toàn Đảng và xã hội.

Điểm mới thứ tư, trong Chỉ thị 05, Bộ Chính trị yêu cầu gắn việc học tập

và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh với thực hiện Nghị

quyết số 33-NQ/TW về “xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam

đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước”. Trong đó, nhấn mạnh gắn việc

học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh với việc xây

dựng và phát triển văn hoá, con người Việt Nam, xây dựng hệ giá trị văn hoá và

hệ giá trị chuẩn mực của con người Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp

hoá, hiện đại hoá và hội nhập quốc tế.

Điểm mới thứ năm, Bộ Chính trị đặc biệt yêu cầu gắn việc học tập và làm

theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh với thực hiện Nghị quyết

Trung ương số 29-NQ/TW về “đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo”.

Bộ Chính trị không chỉ dành riêng một nội dung để yêu cầu về công táo giáo dục

tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong hệ thống giáo dục quốc dân

và các học viện, trường chính trị, trường đào tạo, bồi dưỡng cán bộ các cấp, mà

còn chỉ rõ từng nội dung cần đưa vào chương trình để, bảo đảm phù hợp với

từng cấp học, bậc học và với yêu cầu giáo dục, đào tạo.

Điểm mới thứ sáu, Bộ Chính trị yêu cầu rất cao về việc gắn “xây” với

“chống”; tăng cường công tác kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện học tập và làm

theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, gắn với đánh giá, nhận xét

cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức hằng năm và cả nhiệm kỳ; ngăn chặn,

đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống và những biểu hiện

“tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ, đẩy mạnh đấu tranh phòng, chống

tham nhũng, lãng phí, quan liêu.

Điểm mới thứ bảy, Bộ Chính trị rất quan tâm đến vấn đề xây dựng và thực

hiện đạo đức công vụ, Chỉ thị 05 yêu cầu tiếp tục xây dựng, hoàn thiện chuẩn

mực đạo đức nghề nghiệp, đạo đức công vụ ở từng địa phương, cơ quan, đơn vị

với phương châm “sát chức năng, nhiệm vụ, ngắn gọn, dễ nhớ, dễ thực hiện và

đánh giá việc thực hiện”. Hoàn thiện chính sách, pháp luật liên quan đến đạo

đức công vụ. Chúng ta đều biết, cơ quan nhà nước, cơ quan tư pháp là nơi

thường xuyên tiếp xúc với Nhân dân, là nơi dễ xảy ra quan liêu, tiêu cực, tham

nhũng. Vấn đề xây dựng những chuẩn mực trong thực thi công vụ, cũng như xác

định trách nhiệm, nghĩa vụ, thẩm quyền của cán bộ, công chức là vô cùng quan

trọng và cấp bách.

Page 4: BCH ĐOÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI

4

Điểm mới cuối cùng, trong Chỉ thị 05-CT/TW không giới hạn thời gian

thực hiện, như trong Chỉ thị 06-CT/TW và Chỉ thị 03-CT/TW đều xác định việc

thực hiện chỉ thị để góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng toàn

quốc nhiệm kỳ khóa X và khóa XI. Lần này, Bộ Chính trị ban hành một Chỉ thị

05 rộng hơn về nội hàm, cao hơn về yêu cầu và lâu dài hơn về thời gian.

Có thể nói việc ban hành Chỉ thị 05 về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư

tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” có nhiều điểm mới, với một trong

những trọng tâm là học tập và làm theo phong cách, tác phong Hồ Chí Minh về

dân chủ, nêu gương, quần chúng, khoa học, nói đi đôi với làm…, sẽ tạo động lực

mới trong việc đổi mới phong cách, tác phong công tác của đội ngũ cán bộ, đảng

viên, nhất là người đứng đầu các cấp, các ngành trong nhiệm kỳ mới./.

(Theo Trang điện tử Ban Quản lý Trang Chủ tịch Hồ Chí Minh)

II. Tuyên truyền kỷ niệm các ngày lễ quan trọng

1. Kỷ niệm 69 năm Ngày Thƣơng binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2016)

Tình cảm của Bác với Thƣơng binh - Liệt sĩ

và ngƣời có công với cách mạng

Truyền thống dân tộc “Uống nước nhớ nguồn”, “Ăn quả nhớ kẻ trồng

cây” là một trong những nguồn gốc hình thành tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh

nói chung; tình cảm, tư tưởng của Người đối với thương bình, liệt sĩ và người có

công nói riêng. Và trong thực tiễn, Chủ tịch Hồ Chí Minh chính là hiện thân, là

tấm gương sáng của tư tưởng nhân văn đó.

Suốt 24 năm trên cương vị của người đứng đầu Nhà nước, Bác đã cùng

Chí phủ thể chế hóa tư tưởng đó thành văn bản pháp quy của Nhà nước đối với

thương binh, liệt sỹ.

Bác từng khẳng định: “Thương binh, bệnh binh, gia đình quân nhân và gia

đình liệt sỹ là những người đã có công với Tổ quốc, với nhân dân. Cho nên bổn

phận của chúng ta là phải biết ơn, phải yêu thương và giúp đỡ họ”. Người luôn

nhắc nhở toàn Đảng, toàn dân ta bất kể trong hoàn cảnh nào cũng phải luôn ghi

nhớ công ơn to lớn đó.

Từ nhận thức, từ lòng yêu thương, Người đã thể hiện bằng những hành

động cụ thể và là một trong những cơ sở cốt yếu cho việc xây dựng chủ trương,

chính sách của Đảng và Nhà nước ta đối với những người có công với nước.

Trong “Chương trình Việt Minh” (tháng 5-1941), ở mục D: “Đối với các

tầng lớp nhân dân”, có một điểm thể hiện tư tưởng Hồ Chí Minh, mà theo đó,

binh lính là một trong bà đối tượng (cùng với công nhân, nông dân) được Mặt

trận Việt Minh chăm lo chính sách: Cần hậu đãi binh lính có công giữ gìn Tổ

quốc và phụ cấp gia đình binh lính được đầy đủ. Trong bài “Mười chính sách

của Việt Minh” do Bác dẫn ra, có câu: “Binh lính giữ nước có công/ Được dân

trọng đãi, hết lòng kính yêu”.

Ngay sau Cách mạng Tháng Tám 1945 thành công, Chủ tịch Hồ Chí

Minh ban hành “Thông cáo về việc nhận cn các liệt sĩ làm con nuôi” như một

Page 5: BCH ĐOÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI

5

chính sách của Nhà nước; đồng thời, thể hiện tấm lòng biết ơn, nhân ái của

Người. “Vì muốn thay mặt Tổ quốc, toàn thể đồng bào và Chính phủ cảm ơn

những chiến sĩ đã hy sinh tính mệnh cho nền Tự do, Độc lập và Thống nhất của

nước nhà, hoặc trong thời kỳ cách mệnh, hoặc trong thời kỳ khánh chiến. Tôi

gửi lời chào thân ái đến gia đình các liệt sĩ đó, và tôi nhận con các liệt sĩ làm con

nuôi của tôi”.

Trong thư gửi bác sĩ Vũ Đình Phụng tháng 1-1947, khi được tin được tin

con trai của bác sĩ hy sinh, trong thư chia buồn, Bác viết: "Ngài biết rằng tôi

không có gia đình, cũng không có con cái. Nước Việt Nam là đại gia đình của

tôi. Tất cả thanh niên Việt Nam là con cháu tôi. Mất một thanh niên, thì hình

như tôi đứt một đoạn ruột" và "... Cháu và anh em thanh niên khác dũng cảm hy

sinh để giữ gìn đất nước. Thế là họ đã làm rạng rỡ dân tộc, vẻ vang giống nòi.

Họ chết cho Tổ quốc sống mãi, vật chất họ mất nhưng tinh thần họ vẫn luôn

sống với non sông Việt Nam".

Năm 1947, trong khi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp đang ở giai

đoạn quyết liệt, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đề nghị các ban, ngành, đoàn thể

Trung ương đang họp ở Đại Từ, Thái Nguyên, lấy ngày 17/7/1947 làm “Ngày

Thương binh toàn quốc” đầu tiên để bày tỏ tình cảm thắm thiết, lòng biết ơn sâu

sắc của nhân dân đối với những người bị thương tật vì đã không tiếc máu xương,

cống hiến hết mình cho Tổ quốc. Từ đó, ngày 27/7 trở thành “Ngày thương

binh, liệt sỹ” và được tổ chức đều đặn hằng năm trên cả nước.

Tháng 2/1948, Người gửi thư dặn dò các cháu nhi đồng phát động công

tác Trần Quốc Toản” “….. Từ 5 đến 10 cháu tổ chức thành một đôi, giúp nhau

học hành. Khi học rảnh, mỗi tuần mấy lần cả đội đem nhau đi giúp đồng bào.

Trước thì giúp các nhà chiến sĩ, các thương binh, lần lượt giúp những nhà ít

người. Sức các cháu làm được việc gì thì giúp việc ấy. Thí dụ: Quét nhà, gánh

nước, lấy củi, xay lúa, giữ em, dạy chữ quốc ngữ….”.

Tháng 7/1951, Người phát động phát động phong trào “đón thương binh

về làng” với những nội dung cụ thể, rõ ràng, thiết thực: “Chính quyền, đồng bào

và các đoàn thể nhân dân trong mỗi xã phải tuỳ theo sự cố gắng và khả năng

chung của mỗi xã mà đón một số anh em thương binh. Giúp lâu dài chứ không

phải chỉ giúp một thời gian….”

Mặc dù bận nhiều công việc, nhưng hầu như năm nào Bác cũng gửi thư,

tặng quà hoặc tới thăm thương bình và gia đình liệt sĩ.

Cho đến trước lúc đi xa, trong Di chúc, Người vẫn không quên dặn rằng:

“Đối với những người đã dũng cảm hy sinh một phần xương máu của mình (cán

bộ, binh sĩ, quân dân, du kích, thanh niên xung phong…), Đảng, Chính phủ và

đồng bào phải tìm mọi cách làm cho họ có nơi ăn chốn ở yên ổn, đồng thời phải

mở những lớp dạy nghề thích hợp với mỗi người để họ có thể dần dần “tự lực

cánh sinh””.

“Đối với các liệt sĩ, mỗi địa phương (thành phố, làng xã) cần xây dựng

vườn hoa và bia tưởng niệm ghi sự hy sinh anh dũng của các liệt sỹ, đề đời đời

giáo dục tinh thần yêu nước cho nhân dân ta”.

Còn “Đối với cha mẹ, vợ con (của thương binh và liệt sĩ), người có công

với nước mà thiếu sức lao động và túng thiếu, thì chính quyền địa phương (nếu

Page 6: BCH ĐOÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI

6

ở nông thôn thì chính quyền xã cùng hợp tác xã nông nghiệp) phải giúp đỡ họ có

công ăn việc làm thích hợp, quyết không để họ bị đói rét”.

Tình cảm của Chỉ tịch Hồ Chí Minh đối với thương binh, liệt sĩ không chỉ

là sự tiếc thương, ngậm ngùi, đau xót và tự hào, mà còn gợi lên tinh thần bất

khuất, làm hồi sinh sức sống mãnh liệt của cả dân tộc, của những người đã hy

sinh, những người cống hiến một phần cơ thể của mình cho đất nước. Người đã

làm cho sự hy sinh, mất mát của các thương binh, liệt sĩ càng thêm cao đẹp bằng

cách gắn sự tổng thất lớn lao ấy vào ý thức của những người sống về nghĩa vụ

và trách nhiệm đối với những người đã khuất cũng như những người đã để lạ

một phần xương máu ở chiến trường. Bác đã làm cho những điều vinh quang

ngày càng vinh quang, đáng tự hào hơn, trách nhiệm của những người còn sống

đối với gia đình liệt sĩ và các thương binh ngày càng cao hơn.

Thực hiện lời dạy của Bác Hồ kính yêu, với truyền thống và đạo lý của

dân tộc, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm xây dựng, hoàn thiện hệ thống

chính sách, chế độ ưu đãi thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sĩ, người có công

với cách mạng. Đền ơn, đáp nghĩa ngày nay đã trở thành một phong trào sâu

rộng, có sức lan tỏa lớn lao và thu hút đông đảo các tầng lớp nhân dân, các tổ

chức xã hội, các doanh nghiệp...tích cực, chủ động tham gia, góp phần quan

trọng nâng cao đời sống người có công

(Nguồn: Thông tấn xã Việt Nam)

2. Lịch sử và ý nghĩa Ngày truyền thống Ngành Tuyên giáo (01/8/1930

– 01/8/2016)

1. Lịch sử Ngày truyền thống Ngành Tuyên giáo của Đảng

Lịch sử Ngày truyền thống Ngành Tuyên giáo của Đảng gắn liền với quá

trình ra đi tìm con đường cứu nước và truyền bá con đường cứu nước đó vào

Việt Nam của Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc. Ngày 5-6-1911, người thanh niên yêu

nước Nguyễn Tất Thành đã rời Tổ quốc ra đi tìm đường cứu nước. Vượt qua sự

hạn chế về tư tưởng cứu nước của các sĩ phu yêu nước và các nhà cách mạng có

xu hướng tư sản đương thời, Nguyễn Ái Quốc đã đến với chủ nghĩa Mác-Lênin,

mà sự kiện có ý nghĩa quyết định chính là khi Người đọc được của Lênin đăng

toàn văn trên báo ngày 16 và 17-7-1920. Từ đó, Người ra sức truyền bá con

đường cứu nước vào Việt Nam.

Công tác tuyên truyền được Nguyễn Ái Quốc và các chiến sĩ cách mạng

tiền bối lúc bấy giờ trực tiếp tiến hành bằng các hình thức in ấn, xuất bản, phát

hành tài liệu, sách, báo, truyền đơn, tổ chức lớp huấn luyện cán bộ… Đồng thời,

các tổ chức cách mạng tiền thân của Đảng Cộng sản Việt Nam cũng đã lập ra

những bộ phận chuyên phụ trách công tác tuyên truyền như đội ngũ những

người làm công tác lý luận, những người làm công tác tuyên truyền, cổ động

chính trị, những biên tập viên và phóng viên, những văn nghệ sĩ… Những hoạt

động đó đã góp phần tích cực tiến tới sự kiện trọng đại trong lịch sử dân tộc:

thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam vào ngày 3-2-1930.

Page 7: BCH ĐOÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI

7

Sau Hội nghị thành lập Đảng, nhiệm vụ công tác tư tưởng của Đảng ta là

tuyên truyền những văn kiện của Hội nghị thành lập Đảng, cổ vũ động viên các

tầng lớp nhân dân giác ngộ cách mạng, hiểu Đảng, ủng hộ Đảng, tin và đi theo

Đảng làm cách mạng. Xuất phát từ yêu cầu đó, Đảng đã thành lập của Đảng

ngày 3/2/1930, đã tổ chức các hoạt động tuyên truyền, vận động công nhân,

nông dân mít tinh, biểu tình chống khủng bố, đòi độc lập dân tộc, dân chủ.

Đặc biệt, vào ngày 1-8-1930, Ban cổ động và Tuyên truyền của Đảng

cộng sản Việt Nam đã cho xuất bản tài liệu “Ngày Quốc tế đỏ 1/8” nhân kỷ

niệm ngày Quốc tế đỏ 1/8, ngày đấu tranh chống chiến tranh đế quốc, bảo vệ

hòa bình, bảo vệ Liên Bang Xô Viết, ủng hộ phong trào giải phóng dân tộc, kêu

gọi binh lính đoàn kết với nhân dân hưởng ứng cuộc đấu tranh chống chiến tranh

đế quốc. Đây là tài liệu duy nhất, sớm nhất còn lưu lại cho đến nay đề rõ: Ban cổ

động và Tuyên truyền của Đảng cộng sản Việt Nam ấn hành, tài liệu này khi

được phát hành đã gây được dư luận rất lớn trong xã hội đương thời và có sức

cổ vũ to lớn đối với quần chúng công nông nước ta đứng lên đấu tranh chống

chiến tranh đế quốc, bảo vệ Liên Bang Xô Viết, ủng hộ phong trào giải phóng

dân tộc và bắt đầu từ ngày 1/8 đến tháng 10 năm 1930, trong cả nước đã nổ ra

hàng trăm cuộc mít tinh, biểu tình của nhân dân ta chống chiến tranh đế quốc. Ở

một số nơi, hưởng ứng lời kêu gọi của Đảng cộng sản Việt Nam, binh lính đã

không bắn vào quần chúng khi bị đưa đi đàn áp các cuộc biểu tình, mít tinh của

nhân dân. Từ đó ngày 1/8 trở thành một mốc lớn trong lịch sử đấu tranh cách

mạng của nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng, gắn liền với sự ra đời của một

tài liệu lịch sử quý giá, đánh dấu một hoạt động rất có ý nghĩa trong công tác

tuyên giáo của Đảng.

Căn cứ vào những tài liệu và sự kiện lịch sử có ý nghĩa đặc biệt này, năm

2000, Bộ Chính trị (Khóa VIII) đã quyết định lấy ngày 1-8 hằng năm làm Ngày

Truyền thống công tác tư tưởng- văn hóa của Đảng. Năm 2007, sau khi Ban Tư

tưởng-Văn hóa Trung ương và Ban Khoa giáo Trung ương hợp nhất thành Ban

Tuyên giáo Trung ương và Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa X) quyết định

lấy ngày 1-8 hằng năm làm ngày truyền thống ngành Tuyên giáo. Và nhân kỷ

niệm 72 năm ngày truyền thống, ngày 1-8-2002 Ngành Tuyên giáo đã được Nhà

nước tặng phần thưởng cao quý "Huân chương Sao vàng".

Như vậy, Ngày 1-8-1930 được coi là Ngày thành lập hay còn gọi là Ngày

truyền thống Ngành Tuyên giáo của Đảng. Nhưng trên thực tế, công tác tuyên

giáo đã có từ trước khi thành lập Đảng, từ khi Nguyễn Ái Quốc bắt đầu các hoạt

động truyền bá con đường cứu nước vào Việt Nam.

2. Ý nghĩa Ngày truyền thống Ngành Tuyên giáo của Đảng

Ngày truyền thống Ngành Tuyên giáo (1-8) mang ý nghĩa chính trị, tư

tưởng, văn hóa sâu sắc, đó là một mốc son lịch sử đánh dấu sự ra đời, trưởng

thành ngày càng vững mạnh của lĩnh vực công tác tuyên giáo của Đảng- lĩnh

Page 8: BCH ĐOÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI

8

vực có lịch sử ra đời sớm nhất trong hoạt động lãnh đạo của Đảng, khẳng định

tầm quan trọng hàng đầu của công tác tư tưởng trong các hoạt động thành lập

Đảng Cộng sản cũng như trong công tác lãnh đạo của Đảng.

Thông qua các hoạt động kỷ niệm Ngày truyền thống Ngành Tuyên giáo

để ôn lại và phát huy truyền thống vẻ vang của Ngành Tuyên giáo, củng cố và

tăng cường niềm tin vào mục tiêu lý tưởng, nền tảng tư tưởng của Đảng, bồi đắp

thêm niềm tự hào về những đóng góp to lớn của Ngành Tuyên giáo và cuộc

chiến đấu vinh quang của các thế hệ đi trước. Chủ tịch Hồ Chí Minh nói

rằng: “Công việc thành hay bại một phần lớn là do nơi tư tưởng, đạo đức, thái

độ và lề lối làm việc của các đồng chí” do đó “Toàn Đảng phải tư tưởng nhất

trí, hành động nhất trí, đoàn kết nhất trí mới làm tròn nhiệm vụ của Đảng” và

đó chính là một trong những vị trí trọng yếu của công tác tư tưởng. Mọi thắng

lợi của cách mạng Việt Nam đều có phần đóng góp tích cực của công tác tư

tưởng.

Công tác tư tưởng đã góp phần quan trọng vào việc hình thành cương

lĩnh, đường lối chính trị đúng đắn của Đảng, đề ra những khẩu hiệu hành động

đúng lúc và sát hợp với nhiệm vụ chính trị của từng giai đoạn cách mạng, truyền

bá chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối chính trị của Đảng,

Nhà nước thành hành động tự giác của hàng triệu quần chúng, thành cao trào

cách mạng, đưa cách mạng Việt Nam giành thắng lợi này đến thắng lợi khác.

Công tác tư tưởng cũng góp phần đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ các thế hệ cán bộ

trung kiên, có đức, có tài của Đảng và Nhà nước để từ đội ngũ này mà giáo dục,

giác ngộ, tập hợp, tổ chức, cổ vũ, động viên quần chúng tiến hành các hoạt động

cách mạng, đấu tranh bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, chống lại sự tấn công

của lực lượng thù địch và các phần tử cơ hội chính trị, bảo vệ Đảng, bảo vệ cách

mạng.

Trải qua lịch sử 85 năm xây dựng và phát triển, cơ quan chuyên trách làm

công tác tuyên giáo của Đảng đã có những tên gọi khác nhau và có những lần

chia tách, hợp nhất cho phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ của mỗi giai đoạn cách

mạng và đây là dịp để cấp ủy đảng, chính quyền các cấp, các ngành và cán bộ

làm công tác tuyên giáo nhận thức sâu sắc hơn về vai trò, vị trí của công tác

tuyên giáo, coi đó là lĩnh vực đặc biệt quan trọng trong hoạt động lãnh đạo của

Đảng. Công tác tuyên giáo bao gồm các lĩnh vực: lý luận chính trị, tư tưởng, văn

hóa, khoa học, giáo dục... nó tác động đến tư tưởng, trí tuệ, tình cảm của con

người một cách tinh tế, nhạy bén, đòi hỏi phải không ngừng tăng cường sự lãnh

đạo của cấp ủy đảng với những yêu cầu ngày càng cao mới đáp ứng được đòi

hỏi của thực tiễn.

Toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta ôn lại và phát huy truyền thống đấu

tranh cách mạng của Đảng trên lĩnh vực công tác tuyên giáo. Qua đó, góp phần

củng cố, giữ vững trận địa tuyên giáo của Đảng, bảo đảm sự thống nhất về chính

Page 9: BCH ĐOÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI

9

trị, tư tưởng, kiên định các nguyên tắc, nâng cao niềm tin trong Đảng và nhân

dân.

Các cấp ủy đảng tăng cường quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo công tác tuyên

giáo; cơ quan quản lý nhà nước các cấp tăng cường mối quan hệ, phối hợp công

tác với ban tuyên giáo các cấp trong việc thực hiện nhiệm vụ chính trị được

giao.

Cán bộ ngành tuyên giáo và đông đảo cán bộ, chiến sĩ hoạt động trên các

lĩnh vực tuyên giáo ra sức phấn đấu, rèn luyện, nâng cao trình độ chuyên môn,

nghiệp vụ, trau dồi phẩm chất đạo đức, biểu thị quyết tâm hoàn thành xuất sắc

nhiệm vụ được giao, góp phần thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa,

hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân

chủ, công bằng, văn minh.

Như vậy, kể từ ngày thành lập, Đảng ta đã lãnh đạo nhân dân liên tục đấu

tranh vì mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Trong quá trình lãnh đạo

cách mạng, Đảng rất coi trọng công tác tư tưởng. Công tác của Đảng đã góp

phần quan trọng vào thắng lợi vẻ vang của Đảng và nhân nhân.

3. Kỷ niệm Ngày truyền thống CAND Việt Nam (19/8/1945 –

19/8/2016) và 11 năm Ngày hội toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc (19/8/2005

– 19/8/2016)

“Vì nƣớc quên thân, vì dân phục vụ”

Truyền thống hào hùng của lực lƣợng CAND

70 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, Công an Nhân dân (CAND)

Việt Nam đã vinh dự được Đảng và Nhà nước tặng thưởng 3 Huân chương Sao

Vàng (năm 1980, 1985, 2000). 9 tập thể và 3 cá nhân được tặng thưởng Huân

chương Sao Vàng; 663 lượt tập thể, 380 cán bộ, chiến sĩ được phong tặng danh

hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân; 1 tập thể và 1 cán bộ CAND được

phong tặng danh hiệu Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới và hàng ngàn danh

hiệu cao quý khác cho tập thể, cán bộ, chiến sĩ CAND.

Ngày 19-8-1945, cuộc Tổng khởi nghĩa giành thắng lợi ở Hà Nội và chỉ ít

ngày sau đó giành thắng lợi trên cả nước. Công tác xây dựng, củng cố chính

quyền các cấp đòi hỏi phải nhanh chóng đập tan các cơ quan đàn áp của địch

cùng với bọn tay sai phản động. Để hoàn thành nhiệm vụ này, tại các tỉnh Bắc

Bộ đã lập Sở Liêm phóng, Trung Bộ lập Sở Trinh sát, Nam Bộ lập Quốc gia tự

vệ cuộc. Tuy tên gọi ở ba miền khác nhau, nhưng các tổ chức đầu tiên của

CAND đều có chung nhiệm vụ trấn áp bọn phản cách mạng, giữ gìn an ninh, trật

tự, bảo vệ Đảng, chính quyền cách mạng, bảo vệ tính mạng và tài sản của nhân

dân. Từ đó đến nay, ngày 19-8-1945 được xác định là Ngày truyền thống CAND

Việt Nam. Ngày 12-12-2005, Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam ký Lệnh số

Page 10: BCH ĐOÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI

10

30/2005/L-CTN công bố Luật CAND, trong đó quy định: “Ngày 19 tháng 8

hằng năm là Ngày truyền thống của CAND và là Ngày hội toàn dân bảo vệ an

ninh Tổ quốc”.

Không chỉ là công cụ tin cậy của Đảng, lực lượng CAND còn mang tính

nhân dân sâu sắc, vì công an là con đẻ của nhân dân, từ nhân dân mà ra. Do đó,

giữa công an với nhân dân có mối liên hệ tự nhiên, nội tại, tất yếu, không thể

chia cắt. Vì nhân dân mà chiến đấu, phục vụ là bổn phận và trách nhiệm cao quý

của công an. Ngay từ khi lực lượng CAND mới được thành lập, Chủ tịch Hồ Chí

Minh đã khẳng định: “CAND hoàn toàn khác công an đế quốc. Công an đế quốc

là nanh vuốt của đế quốc để hà hiếp, áp bức đa số nhân dân... CAND phải là

kiểu mẫu, phải là người chuyên trách thi hành chính sách, phương châm của

Đảng, Chính phủ cho tốt. CAND phải thực sự phục vụ nhân dân”(1). Nhân dân

có vai trò và sức mạnh to lớn, trực tiếp làm nên mọi thắng lợi của cách mạng.

Dựa vào nhân dân, vì nhân dân phục vụ và được nhân dân ủng hộ chính là cội

nguồn sức mạnh làm nên mọi thắng lợi của lực lượng CAND. Thấu hiểu sâu sắc

vai trò của nhân dân, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã căn dặn: “Phải gần gũi nhân dân,

dựa vào lực lượng của nhân dân, xa rời nhân dân thì tài tình mấy cũng không

làm gì được. Nhân dân có hàng triệu tai mắt. Nếu công an biết dựa vào dân thì

nhân dân sẽ là người giúp việc rất đắc lực của công an”(2); “Công an có bao

nhiêu người? Dù có vài ba nghìn hay năm bảy vạn đi nữa thì lực lượng ấy vẫn

còn ít lắm bên cạnh lực lượng nhân dân. Năm vạn người thì chỉ có năm vạn cặp

mắt, năm vạn đôi bàn tay. Phải làm sao có hàng chục triệu đôi bàn tay, hàng

chục triệu cặp mắt và đôi tai mới được. Muốn như vậy, phải dựa vào dân, không

được xa rời dân. Nếu không thế thì sẽ thất bại. Khi nhân dân giúp đỡ ta nhiều thì

thành công nhiều, giúp đỡ ta ít thì thành công ít, giúp đỡ ta hoàn toàn thì thắng

lợi hoàn toàn”(3). Những lời huấn thị của Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ xác

định rõ sự cần thiết phải xây dựng và thường xuyên vun đắp, gìn giữ mối liên hệ

máu thịt giữa công an với nhân dân, mà còn khẳng định mục tiêu, lý tưởng và

trách nhiệm của công an đối với nhân dân: “Vì nước quên thân, vì dân phục vụ”.

Ngay từ khi mới ra đời, lực lượng còn ít và non trẻ, kinh nghiệm công tác,

chiến đấu chưa nhiều, phương tiện, vũ khí còn thô sơ, thiếu thốn, nhưng nhờ biết

dựa vào dân và được sự giúp đỡ của dân, lực lượng CAND đã lập nên những

chiến công đầu vang dội, gây nhiều tổn thất cho địch, góp phần bảo vệ vững

chắc thành quả của Cách mạng Tháng Tám và chính quyền cách mạng non trẻ.

Trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, dưới

sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng, sự nuôi dưỡng, đùm bọc, chở che, giúp đỡ của

nhân dân, lực lượng CAND đã từng bước lớn mạnh, vượt qua mọi hy sinh, gian

khổ, thực hiện tốt nhiệm vụ bảo vệ an toàn căn cứ địa cách mạng, các đồng chí

lãnh đạo và cơ quan đầu não của Đảng, Chính phủ, các cơ sở kinh tế, quốc

phòng; bắt và tiêu diệt hàng trăm toán gián điệp, biệt kích. Lực lượng CAND đã

phát động quần chúng tích cực tham gia bảo vệ an ninh, trật tự, bảo vệ tài sản

của Nhà nước, góp phần cùng quân dân cả nước làm nên nhiều chiến thắng vang

dội. Bước vào thời kỳ hòa bình, đổi mới và hội nhập, tình hình thế giới có nhiều

biến đổi sâu sắc, phức tạp, khó lường, lực lượng CAND vẫn luôn giữ vững bản

lĩnh chính trị, tin tưởng tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Đảng, không ngừng vun

Page 11: BCH ĐOÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI

11

đắp mối liên hệ mật thiết với nhân dân, được nhân dân tin yêu, chia sẻ, giúp đỡ.

Đây là nhân tố quan trọng giúp lực lượng CAND phá tan các kế hoạch hậu chiến

của địch, làm tan rã các tổ chức phản động từ trong trứng nước, hoàn thành tốt

nhiệm vụ đấu tranh phòng, chống tội phạm, góp phần tạo môi trường chính trị -

xã hội ổn định, phục vụ có hiệu quả nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội, đối

ngoại của đất nước.

Thực tiễn lịch sử 71 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, chúng ta tự

hào khẳng định rằng, lực lượng CAND đã làm tròn nhiệm vụ, được Đảng, Nhà

nước và nhân dân ghi nhận, đánh giá cao. Lý tưởng: “Vì nước quên thân, vì dân

phục vụ”, “Tận trung với nước, tận hiếu với dân” đã trở thành một phẩm chất

cao quý của người cán bộ công an cách mạng. Hơn 14.000 cán bộ, chiến sĩ công

an đã anh dũng hy sinh, hơn 20.000 đồng chí bị thương vì độc lập, tự do của Tổ

quốc, vì cuộc sống bình yên, hạnh phúc của nhân dân.

Hiện nay, công cuộc đổi mới của đất nước ta đã trải qua gần 30 năm và đạt

được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử. Sự nghiệp xây dựng và bảo vệ

Tổ quốc đang đứng trước những tiền đồ hết sức tươi sáng. Tuy nhiên, bên cạnh

những thời cơ, thuận lợi, đất nước ta cũng đang và sẽ phải đối mặt với không ít

những khó khăn, thách thức. Tình hình thế giới và khu vực có nhiều diễn biến

phức tạp, tác động trực tiếp đến lợi ích và an ninh, trật tự của đất nước. Các thế

lực thù địch tiếp tục gia tăng các hoạt động chống phá thông qua chiến lược

“diễn biến hòa bình”, nhằm xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng và chế độ XHCN

ở Việt Nam, tách lực lượng CAND khỏi sự lãnh đạo của Đảng, chia rẽ công an

với nhân dân. Tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của

một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên; những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự

chuyển hóa” ngày càng bộc lộ rõ nét và nghiêm trọng. Vi phạm pháp luật và các

loại tội phạm diễn biến phức tạp, có xu hướng gia tăng, đồng thời xuất hiện

nhiều loại tội phạm mới, đặc biệt là tội phạm có tổ chức, tội phạm xuyên quốc

gia, tội phạm sử dụng công nghệ cao...

Tình hình đó đặt ra cho lực lượng CAND nhiệm vụ hết sức nặng nề. Một

trong những yêu cầu cấp thiết hiện nay là phải tiếp tục tăng cường xây dựng,

vun đắp mối quan hệ máu thịt giữa lực lượng CAND với nhân dân, xây dựng

khối đại đoàn kết toàn dân tộc, huy động sức mạnh tổng hợp để thực hiện thắng

lợi nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội, phục vụ đắc

lực sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Muốn vậy, trước hết, lực lượng CAND cần phải quán triệt sâu sắc mục

tiêu dựa vào nhân dân, vì nhân dân để tổ chức và xây dựng lực lượng. Tập trung

củng cố, xây dựng lực lượng CAND trong sạch, vững mạnh về chính trị, tư

tưởng và tổ chức, thực sự là công cụ sắc bén bảo vệ Đảng, Nhà nước, là chỗ dựa

tin cậy, vững chắc của Đảng và nhân dân. Tổ chức bộ máy phải tinh gọn, quán

xuyến được địa bàn, đối tượng, lĩnh vực, mục tiêu trọng điểm và sát nhân dân.

Tăng cường toàn diện cho công an cấp cơ sở và bố trí hợp lý bộ phận chuyên

trách làm công tác xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc ở công

an các cấp. Chăm lo đào tạo, bồi dưỡng, có chế độ, chính sách phù hợp đối với

lực lượng công an xã, bảo vệ dân phố, bảo vệ cơ quan, doanh nghiệp, các tổ

chức tự quản của quần chúng tại cơ sở.

Page 12: BCH ĐOÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI

12

Lực lượng CAND phải luôn nêu cao tinh thần sẵn sàng vì nhân dân chiến

đấu, hy sinh, cống hiến, thực hiện tốt phương châm “thức cho dân ngủ ngon,

gác cho dân vui chơi”, lấy đó là niềm vui, lẽ sống của người công an cách

mạng. Mỗi cán bộ, chiến sĩ công an phải ý thức sâu sắc rằng mình là công bộc

của dân; vì nhân dân phục vụ là khẩu hiệu và phương châm hành động trong

công tác, chiến đấu. Tự giác thường xuyên tu dưỡng, rèn luyện phẩm chất đạo

đức theo 6 điều Bác Hồ dạy, kiên quyết đấu tranh với các biểu hiện hách dịch,

sách nhiễu, vi phạm quyền làm chủ của nhân dân.

Mỗi cán bộ, chiến sĩ CAND phải phấn đấu trở thành một cán bộ dân vận

giỏi. Thường xuyên nghiên cứu, nắm vững Tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm

của Đảng về công tác dân vận để vận dụng vào thực tiễn công tác, nhất là Nghị

quyết Hội nghị Trung ương 7 (khóa XI) về tăng cường và đổi mới sự lãnh đạo

của Đảng đối với công tác dân vận trong tình hình mới và Quy chế của Đảng ủy

Công an Trung ương về công tác dân vận.

Đặc biệt phải có cơ chế tạo điều kiện để nhân dân tham gia giám sát hoạt

động của lực lượng CAND bằng nhiều hình thức và nhân dân có cơ hội, điều

kiện để hiểu đúng, sẻ chia, giúp đỡ và tôn vinh những đóng góp của

CAND. Thường xuyên tổ chức các cuộc đối thoại; các diễn đàn công an lắng

nghe ý kiến của nhân dân; xây dựng hòm thư góp ý; thiết lập, duy trì thường

xuyên các đường dây nóng để tiếp nhận ý kiến phản ánh của nhân dân. Quan

trọng hơn là phải có thái độ trọng dân, yêu dân, tin dân, sẵn sàng lắng nghe, tiếp

thu ý kiến đóng góp của nhân dân để sửa chữa và hoàn thiện, làm cho lực lượng

CAND ngày càng trưởng thành hơn, được nhân dân ngày càng tin tưởng.

(Nguồn: Xây dựng Đảng)

4. Kỷ niệm 71 năm Ngày cách mạng tháng Tám thành công (19/8/1945-

19/8/2016) và Quốc khánh nƣớc Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam

(2/9/1945-2/9/2016)

Từ cuộc cách mạng tháng Tám đến một nƣớc Việt Nam đổi mới

Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công là thắng lợi vĩ đại đầu tiên

của nhân dân ta từ khi có Đảng lãnh đạo, mở ra bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử

dân tộc Việt Nam. Nhân dân Việt Nam từ thân phận nô lệ trở thành người dân

một nước độc lập, làm chủ vận mệnh của mình. Nước Việt Nam từ một nước

thuộc địa nửa phong kiến trở thành một nước độc lập, tự do và dân chủ. Đảng

Cộng sản Việt Nam trở thành một Đảng cầm quyền. Từ đây, đất nước, xã hội,

dân tộc và con người Việt Nam bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên độc lập dân

tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội.

Giành chiến thắng vĩ đại trong các cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc,

thống nhất đất nƣớc, bảo vệ Tổ quốc

Cách mạng tháng Tám thành công, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa vừa

mới ra đời đã phải đương đầu với muôn vàn khó khăn. Trước tình thế "ngàn cân

treo sợi tóc,", Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta đã phát huy cao độ sáng tạo,

khéo léo, lãnh đạo nhân dân bước vào cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp

Page 13: BCH ĐOÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI

13

xâm lược lần thứ hai với phương châm vừa kiến quốc vừa kháng chiến toàn dân,

toàn diện, trường kỳ, tự lực cánh sinh.

Năm 1945-1946, Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo toàn dân chống

thù trong, giặc ngoài, vừa kháng chiến vừa kiến quốc: xây dựng và củng cố

vững chắc chính quyền nhân dân; lãnh đạo cuộc Tổng tuyển cử đầu tiên vào

ngày 6/1/1946, xây dựng Hiến pháp dân chủ đầu tiên (năm 1946); chăm lo xây

dựng chế độ mới, đời sống mới của nhân dân; chống giặc đói, giặc dốt, giặc

ngoại xâm; tổ chức kháng chiến chống thực dân Pháp; kiên quyết trấn áp các thế

lực phản cách mạng, bảo vệ chính quyền và thành quả Cách mạng tháng Tám;

thực hành sách lược khôn khéo, lúc thì tạm hòa hoãn với Tưởng để đánh thực

dân Pháp xâm lược, lúc thì hòa với Pháp để đuổi Tưởng, thực hiện nhân nhượng

có nguyên tắc để triệt để lợi dụng mâu thuẫn trong hàng ngũ kẻ thù, đưa cách

mạng vượt qua những thử thách hiểm nghèo.

Tháng 12/1946, trước dã tâm xâm lược nước ta một lần nữa của thực dân

Pháp, Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã phát động toàn quốc kháng chiến với

quyết tâm: Chúng ta thà hy sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước,

không chịu làm nô lệ. Với đường lối kháng chiến toàn dân, toàn diện, trường kỳ

kháng chiến; vừa kiến quốc vừa kháng chiến dựa vào sức mình là chính, đồng

thời tranh thủ sự đồng tình và ủng hộ của bạn bè quốc tế, Đảng đã lãnh đạo nhân

dân ta lần lượt đánh bại các kế hoạch chiến tranh của thực dân Pháp mà đỉnh cao

là chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu.

Chiến dịch Điện Biên Phủ thắng lợi và việc ký kết Hiệp định Geneva năm

1954 đã chấm dứt sự thống trị của thực dân Pháp ở nước ta, mở đầu sự sụp đổ

của chủ nghĩa thực dân cũ trên thế giới, giải phóng hoàn toàn miền Bắc, đưa

miền Bắc tiến lên chủ nghĩa xã hội, làm hậu phương vững chắc cho cuộc đấu

tranh giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp thắng lợi, miền Bắc được giải

phóng nhưng đế quốc Mỹ thực hiện âm mưu chia cắt lâu dài nước ta, biến nước

ta thành thuộc địa kiểu mới. Toàn thể nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng và

Chủ tịch Hồ Chí Minh thực hiện đồng thời hai nhiệm vụ cách mạng: cách mạng

xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc, xây dựng miền Bắc thành căn địa của cách mạng

cả nước; cách mạng dân tộc, dân chủ ở miền Nam, giải phóng miền Nam khỏi

ách thống trị của đế quốc Mỹ và tay sai, thực hiện thống nhất nước nhà, hoàn

thành độc lập và dân chủ trong cả nước.

Cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước đã trải qua nhiều giai đoạn, nhân

dân ta phải lần lượt đối phó với các chiến lược chiến tranh tàn bạo, xảo quyệt

của kẻ thù. Nhưng dưới sự lãnh đạo sáng suốt, đúng đắn của Đảng, qua 21 năm

chiến đấu anh dũng (1954-1975), chúng ta đã giành thắng lợi vẻ vang.

Đối với cách mạng ở miền Bắc, Đảng ta lãnh đạo nhân dân tiến hành công cuộc

khôi phục kinh tế, cải tạo xã hội chủ nghĩa (1954-1960); đẩy mạnh xây dựng chủ

nghĩa xã hội (1961-1965); chiến đấu chống chiến tranh phá hoại lần thứ nhất,

tiếp tục xây dựng chủ nghĩa xã hội, làm nghĩa vụ hậu phương (1965-1968); khôi

phục và phát triển kinh tế, không ngừng chi viện cho chiến trường miền Nam,

chiến đấu chống chiến tranh phá hoại lần thứ hai (1969-1973); khắc phục hậu

quả chiến tranh, phát triển kinh tế, ra sức chi viện cho miền Nam (1973-1975).

Page 14: BCH ĐOÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI

14

Đối với cách mạng ở miền Nam, Đảng ta lãnh đạo đánh thắng các chiến

lược chiến tranh của đế quốc Mỹ, nhất là “Chiến tranh đặc biệt” (1961-1965),

“Chiến tranh cục bộ” (1965-1968), “Việt Nam hóa chiến tranh” (1969-1973) và

“đánh cho ngụy nhào” (1973-1975).

Đại thắng mùa Xuân năm 1975 mà đỉnh cao là chiến dịch Hồ Chí Minh đã

kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, giải phóng miền Nam,

thống nhất đất nước; đưa dân tộc ta bước vào kỷ nguyên độc lập, thống nhất, cả

nước đi lên chủ nghĩa xã hội.

Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước là một trong những

trang chói lọi nhất của lịch sử dân tộc và là một sự kiện có tầm quốc tế, có tính

thời đại sâu sắc.

Đạt đƣợc những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử trong công cuộc

đổi mới

Sau Đại thắng mùa Xuân năm 1975, toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta tập

trung trí lực, ra sức hàn gắn vết thương chiến tranh, xây dựng cuộc sống mới,

thực hiện nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

40 sau năm ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, Việt Nam đã

đạt được nhiều thành tựu to lớn. Đặc biệt, những thành tựu có được sau gần 30

năm Đổi mới đã làm thay đổi đời sống mọi mặt của người dân và hình ảnh đất

nước Việt Nam trong mắt cộng đồng quốc tế. Từ một nước nghèo, kém phát

triển, bị tàn phá nặng nề bởi chiến tranh, Việt Nam đã nỗ lực vươn lên trở thành

một quốc gia đang phát triển. Tăng trưởng kinh tế bình quân đạt gần 7%/năm.

Cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực, công nghiệp và dịch vụ đã chiếm 83%

trong tổng GDP. Quy mô và tiềm lực của nền kinh tế không ngừng tăng lên;

GDP tăng gấp gần 7 lần và kim ngạch xuất khẩu tăng gấp hơn 200 lần. GDP

bình quân đầu người năm 2015 đạt khoảng 2.200 USD. Kết cấu hạ tầng kinh tế-

xã hội phát triển khá nhanh với nhiều công trình hiện đại, tạo diện mạo mới cho

đất nước.

Tiến bộ, công bằng xã hội, phát triển văn hóa và công cuộc xây dựng nông

thôn mới đạt được nhiều kết quả tích cực. An sinh xã hội cơ bản được bảo đảm,

phúc lợi xã hội và đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt. Tỷ lệ hộ nghèo giảm

mạnh, còn dưới 6%. Đã có hơn 98% số hộ gia đình được sử dụng điện lưới quốc

gia. Tuổi thọ trung bình tăng từ 64,8 tuổi năm 1986 lên khoảng 73,5 tuổi năm

2015. Đã hoàn thành trước thời hạn nhiều Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ của

Liên hợp quốc.

Quốc phòng an ninh được tăng cường, chủ quyền quốc gia được giữ vững.

Công tác đối ngoại và hội nhập quốc tế được chủ động đẩy mạnh và đạt nhiều

kết quả tích cực. Đến nay, Việt Nam đã có quan hệ ngoại giao, thương mại và

đầu tư với hầu hết các quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Hiện Việt Nam có

hơn 18.200 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài với tổng số vốn đăng ký 256 tỷ

USD. Vị thế và uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế ngày càng được nâng

cao.

Công tác xây dựng Đảng, xây dựng nhà nước pháp quyền, xây dựng hệ

thống chính trị được đẩy mạnh và dân chủ xã hội chủ nghĩa ngày càng được phát

huy. Khối đại đoàn kết toàn dân tộc được củng cố và tăng cường.

Page 15: BCH ĐOÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI

15

Thành tựu đạt được trên các lĩnh vực trong 70 năm qua đã tạo cơ sở và tiền

đề quan trọng, quý báu để Việt Nam tiếp tục đổi mới và phát triển mạnh mẽ,

toàn diện hơn nữa trong giai đoạn mới./.

(Nguồn: Thông tấn xã Việt Nam)

III. Tiếp tục đẩy mạnh việc học tập, quán triệt, tuyên truyền, triển

khai thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ X và Đại hội đại

biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng

Đại hội XII của Đảng: Dấu ấn nổi bật

1. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII Đảng Cộng sản Việt Nam

diễn ra từ ngày 20-28/1/2016 tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia Mỹ Đình,

Thủ đô Hà Nội là sự kiện chính trị có ý nghĩa trọng đại nhất của Đảng, dân

tộc và đất nƣớc ta trong năm 2016.

Đại hội được tổ chức sau 30 năm toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta thực

hiện công cuộc Đổi mới kể từ Đại hội Đảng lần thứ VI (tháng 12/1986). Những

quyết sách tại Nghị quyết Đại hội XII của Đảng sẽ là phương hướng phát triển

đất nước trong thời kỳ mới.

2. Về dự Đại hội có 1.510 đại biểu đƣợc tổ chức thành 68 đoàn. Trong số đại biểu dự Đại hội có 197 đại biểu đương nhiên; 1.300 đại biểu

bầu cử và 13 đại biểu được chỉ định.

Đây là Đại hội có số lượng đại biểu đông nhất trong 12 kỳ Đại hội đại biểu

toàn quốc của Đảng.

Trong số các đại biểu về dự Đại hội, có 2 đại biểu trên 70 tuổi và 2 đại biểu

dưới 30 tuổi (đại biểu cao tuổi nhất là 74 tuổi và trẻ tuổi nhất là 28 tuổi); có 194

đại biểu nữ; 174 đại biểu người dân tộc thiểu số.

Đặc biệt, có 502 đại biểu đã dự 3 Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng trở

lên, trong đó, có 1 đại biểu nữ tham dự 8 kỳ Đại hội (đồng chí Hà Thị Khiết, Bí

thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Dân vận Trung ương khoá XI).

3. Đây là Đại hội mà chất lƣợng của đại biểu cao nhất qua 12 kỳ Đại

hội đại biểu toàn quốc của Đảng.

Trong 1.510 đại biểu dự Đại hội có 1.509 đại biểu trình độ đại học và trên

đại học. Trong đó có 55 giáo sư và phó giáo sư, 752 tiến sĩ và thạc sĩ; 1.501 đại

biểu có trình độ lý luận chính trị cao cấp và cử nhân (đạt 99,4%); 569 đại biểu

đã được nhận Huy hiệu 30 năm và 40 năm tuổi Đảng; 10 đại biểu là Anh hùng

Lực lượng vũ trang nhân dân và Anh hùng Lao động; 20 đại biểu là Nhà giáo

Nhân dân và Nhà giáo Ưu tú; 15 đại biểu là Thấy thuốc Nhân dân và Thầy thuốc

Ưu tú; 1.000 đại biểu đã được Đảng, Nhà nước khen thưởng Huân chương các

loại.

4. Chủ đề của Đại hội là: “Tăng cường xây dựng Đảng trong sạch, vững

mạnh; phát huy sức mạnh toàn dân tộc, dân chủ XHCN; đẩy mạnh toàn diện,

Page 16: BCH ĐOÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI

16

đồng bộ công cuộc đổi mới; bảo vệ vững chắc Tổ quốc, giữ vững môi trường

hoà bình ổn định; phấn đấu sớm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp

theo hướng hiện đại”, thể hiện sự đoàn kết, gắn bó, quyết tâm phấn đấu của cả

nước và toàn dân tộc để thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XII của Đảng.

5. Với phƣơng châm: “Đoàn kết - Dân chủ - Kỷ cương - Đổi mới”, Đại

hội đã thực sự phát huy dân chủ, tập trung trí tuệ, đề cao trách nhiệm, thảo luận

sôi nổi, thẳng thắn và tạo được sự thống nhất cao với các Dự thảo Văn kiện của

Ban Chấp hành Trung ương khoá XI trình Đại hội, gồm: Báo cáo Chính trị; Báo

cáo kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 5 năm (2016-2020); Báo cáo kiểm điểm

sự lãnh đạo của Ban Chấp hành Trung ương khóa XI; Báo cáo Tổng kết thực

hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) một số vấn đề cấp bách về xây dựng

Đảng hiện nay.

Ngoài hơn 20 báo cáo tham luận tại hội trường, còn có gần 700 lượt ý kiến

thảo luận tại các đoàn đại biểu.

6. Đại hội lần thứ XII là Đại hội đầu tiên Đảng ta thực hiện Đề án:

“Quy hoạch Ban Chấp hành Trung ƣơng, Bộ Chính trị, Ban Bí thƣ, các

chức danh lãnh đạo chủ chốt của Đảng, Nhà nƣớc nhiệm kỳ 2016-2021 và

các nhiệm kỳ tiếp theo”.

Trên cơ sở Đề án quy hoạch cán bộ cấp chiến lược, công tác chuẩn bị nhân

sự Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư và các chức danh lãnh

đạo chủ chốt của Đảng, Nhà nước nhiệm kỳ 2016-2021 được tiến hành theo một

quy trình chặt chẽ, bài bản, khoa học, thận trọng và thực sự phát huy dân chủ,

giữ vững kỷ cương, tạo được sự thống nhất cao của Ban Chấp hành Trung ương

khoá XI và của các đại biểu Đại hội.

7. Đại hội đã dành nhiều thời gian thảo luận về công tác nhân sự, việc

ứng cử, đề cử ở các đoàn và trên hội trƣờng.

Đại hội chỉ bầu một lần đủ số lượng Ban Chấp hành Trung ương khoá XII

gồm 200 đồng chí với số phiếu tập trung cao (đồng chí trúng cử có số phiếu thấp

nhất cũng hơn 62%), trong đó có 180 ủy viên chính thức và 20 ủy viên dự

khuyết.

Đây cũng là nhiệm kỳ Đại hội bầu số lượng ủy viên chính thức Ban Chấp

hành Trung ương Đảng nhiều nhất từ trước đến nay, tăng 5 đồng chí so với

nhiệm kỳ Đại hội lần thứ XI.

Trong số các Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XII có 52%

tái cử; 10% là nữ; 8,5% là người dân tộc thiểu số; 21% dưới 50 tuổi và tuổi bình

quân chung của Ban Chấp hành Trung ương là 53 tuổi.

8. Ngày 27/1, Ban Chấp hành Trung ƣơng Đảng khoá XII họp Hội nghị

lần thứ nhất, bầu Bộ Chính trị (gồm 19 đồng chí); bầu Ban Bí thƣ (gồm 3

đồng chí); bầu Ủy ban Kiểm tra Trung ƣơng (gồm 21 đồng chí) và bầu Chủ

nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ƣơng.

Trong số 19 Ủy viên Bộ Chính trị khoá XII có 12 đồng chí mới; 3 đồng chí

là nữ; 1 đồng chí là người dân tộc thiểu số và 1 đồng chí dưới 50 tuổi.

Page 17: BCH ĐOÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI

17

Đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Ban chấp hành Trung ương

Đảng khoá XI được Đại hội bầu vào Ban Chấp hành Trung ương, được Ban

Chấp hành Trung ương bầu vào Bộ Chính trị và bầu làm Tổng Bí thư của Đảng

nhiệm kỳ khoá XII với số phiếu tập trung rất cao.

9. Đại hội lần thứ XII của Đảng đã nhận đƣợc hơn 248 điện, thƣchúc

mừng của các chính đảng, các tổ chức và bạn bè quốc tế từ khắp các châu

lục trên thế giới.

Đây là Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng nhận được điện, thư chúc

mừng nhiều nhất so với các kỳ Đại hội truớc, cho thấy tình cảm sâu sắc của bạn

bè quốc tế đối với Đảng, Nhà nước và nhân dân ta, đồng thời, khẳng định vai

trò, vị thế, uy tín của Đảng, Nhà nước và dân tộc Việt Nam trên trường quốc tế.

(Nguồn: VTV)

IV. Bài viết phản bác, chống âm mƣu “diễn biến hòa bình”

Những điều rút ra từ việc xử lý sự cố môi trƣờng

Việc Chính phủ chiều 30-6-2016 vừa qua công bố nguyên nhân và những

biện pháp xử lý hiện tượng hải sản chết hàng loạt tại biển miền Trung đã bước

đầu làm sáng tỏ vụ việc và khẳng định quan điểm kiên quyết của Đảng, Nhà

nước ta trong đấu tranh với những hành vi xâm hại môi trường, bảo vệ lợi ích

của nhân dân.

Nhân dân cả nước đồng tình, hoan nghênh và tin tưởng ở chủ trương, biện

pháp của Đảng, Nhà nước ta trước sự cố lần đầu xuất hiện, có nhiều phức tạp,

khó lường. Tuy nhiên, sự việc cũng để lại cho chúng ta nhiều bài học quý giá về

sự cảnh giác, không để những “lỗ hổng” cho kẻ xấu lợi dụng phá hoại sự ổn

định, phát triển của đất nước.

Bình tĩnh, tỉnh táo

Suốt 3 tháng qua, sự việc hải sản chết bất thường đã làm nóng dư luận. Một

sự cố môi trường nghiêm trọng khiến người dân cả nước lo lắng, bức xúc là điều

dễ hiểu. Nhưng lợi dụng vụ việc, một số đối tượng đã công kích, chống phá.

Chúng dựng chuyện, xuyên tạc Đảng, Nhà nước ta “nhận tiền bảo kê”, bưng bít

thông tin, bao che, đồng lõa cho sai phạm của Công ty Formosa Hà Tĩnh nên để

sự việc bị chậm trễ, “chìm xuồng”.

Trước hết, cần khẳng định, nước nóng không chữa được bỏng nặng. Để vừa

điều tra, làm rõ nguyên nhân, thủ phạm gây ra sự cố, vừa có giải pháp khắc

phục, ổn định tình hình, hỗ trợ người dân gặp khó khăn, vừa buộc đối tượng vi

phạm thừa nhận sai phạm, cam kết bồi thường, khắc phục… đòi hỏi mất nhiều

công sức và thời gian, không thể nóng vội.

Tìm hiểu thông tin từ báo chí quốc tế, ngay cả ở nhiều quốc gia trên thế

giới, để tìm ra nguyên nhân và thủ phạm các vụ gây cá chết quy mô lớn đều rất

khó khăn. Nhiều nơi còn không tìm ra thủ phạm hoặc bị nghi phạm “phản

pháo”, làm sự việc tranh cãi kéo dài. Với sự cố môi trường ở miền Trung, báo

cáo của cơ quan chức năng cho biết, Tập đoàn Formosa đã từng gây ra một số

Page 18: BCH ĐOÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI

18

vụ việc ô nhiễm môi trường nghiêm trọng cả ở Đài Loan và một số nước như:

Cam-pu-chia, Mỹ, Nhật Bản... và đã nhiều lần lợi dụng kẽ hở pháp lý của nhiều

nước để né tránh bồi thường. Báo chí quốc tế cho biết, năm 1999, Tập đoàn

Formosa Plastics bị phát hiện xả 3.000 tấn chất độc hại ra một thị trấn ven biển

của Cam-pu-chia nhưng phải qua nhiều đấu tranh, Formosa mới công khai xin

lỗi và bị buộc phải dọn dẹp đống chất thải, đưa tới xử lý tại Mỹ. Ngay tại Mỹ,

Formosa cũng từng gây ô nhiễm nước ngầm xung quanh một nhà máy, sau

nhiều đấu tranh pháp lý, đối tượng sai phạm phải nộp phạt 1 triệu USD.

Từ các thông tin trên cho thấy, Đảng, Nhà nước ta xác định: “Tích cực,

khẩn trương, thận trọng, khách quan, khoa học, chính xác, chặt chẽ, đúng pháp

luật” trong điều tra vụ việc là chủ trương đúng đắn. “Xử lý nghiêm theo quy

định của pháp luật, không bao che bất kỳ một tổ chức và cá nhân nào”-Đó cũng

là quan điểm của Đảng, Nhà nước ta và là cụm từ được Thủ tướng Nguyễn Xuân

Phúc nhiều lần khẳng định trong các chỉ đạo của Chính phủ.

Để điều tra, một Hội đồng chuyên gia khoa học và công nghệ quốc gia gồm

3 tổ, hội tụ hơn 100 chuyên gia của hơn 30 viện nghiên cứu, trường đại học của

nhiều nước có uy tín trên thế giới như: Nhật Bản, Pháp, Đức, Mỹ, I-xra-en cùng

Hội đồng phản biện đã được thành lập. Nhờ điều tra công phu, trên diện rộng,

đối chiếu, loại trừ nhiều nguyên nhân, tìm ra những bằng chứng không thể chối

cãi đã khiến đối tượng vi phạm phải “cúi đầu nhận sai phạm” một cách tâm phục

khẩu phục.

Câu trả lời báo chí của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng

Hà đã cho thấy rất rõ vai trò chỉ đạo, xử lý của lãnh đạo Đảng, Nhà nước ta;

hoàn toàn không có việc chậm trễ, “bảo kê” như thông tin xuyên tạc. Bộ trưởng

khẳng định: “Ban đầu khi xác minh, nổi lên ba cơ sở là: Formosa Hà Tĩnh, Nhà

máy Nhiệt điện Vũng Áng và Khu công nghiệp Hà Tĩnh. Phải kiểm tra, rà soát

tất cả cơ sở công nghiệp trong vùng vì khi chưa kiểm tra, chưa có cơ sở pháp lý

đầy đủ thì không cho phép "kết tội một ai". Tôi khẳng định, Chính phủ không

bao che mà làm theo trình tự một cách khoa học, đúng quy định pháp luật trong

nước và quốc tế. Bộ Chính trị, Thủ tướng, các Phó thủ tướng, Bộ trưởng nhiều

bộ và chính quyền địa phương đã chỉ đạo vào cuộc rất quyết liệt. Các nhà khoa

học trong và ngoài nước đã làm việc hết mình bất kể ngày đêm…”.

Vụ việc một lần nữa cho thấy, bài học tỉnh táo trong những tình huống

phức tạp vẫn nguyên giá trị. Nguyên Phó thủ tướng Vũ Khoan trong một bài viết

gần đây đã đưa ra hình ảnh khuyến nghị người dân cần có “trái tim nóng và cái

đầu lạnh” trong nhìn nhận các vấn đề xã hội bức xúc. Cách xử lý nhiều vụ việc

đối với lãnh đạo Đảng, Nhà nước phải luôn bình tĩnh, tỉnh táo, trên tầm cao

chiến lược, không thể nóng nảy, vội vàng. Có nhiều sự việc phải qua độ lùi thời

gian mọi người mới hiểu hết tính đúng đắn của những chủ trương, quyết sách.

Cho nên, sự bình tĩnh, đồng thuận của xã hội là chất xúc tác rất cần thiết.

“An dân”, xây đi đôi với chống

Thực tế cũng phủ định hoàn toàn luận điệu của những kẻ xấu cáo buộc

Đảng, Chính phủ “vô cảm” trước cuộc sống của người dân, bị thao túng bởi

nước ngoài.

Page 19: BCH ĐOÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI

19

Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà đã khẳng định: Bộ

Chính trị đã vào cuộc rất quyết liệt và đưa chủ trương chỉ đạo sát sao theo từng

diễn biến sự việc. Trên thực tế, trong những tình huống phức tạp, chưa bao giờ

thiếu vắng vai trò lãnh đạo của Đảng, vai trò quản lý, điều hành của Chính phủ.

Ngay sau phiên họp đầu tiên của Chính phủ liên quan đến vụ việc cá chết, Thủ

tướng Chính phủ đã có ý kiến chỉ đạo quyết liệt các ban, bộ, ngành, địa phương

giải quyết 9 nội dung liên quan sự việc, hơn 30 bộ, ngành tham gia thu thập

chứng cứ, xác minh. Không thể nói Đảng, Nhà nước ta “vô cảm”, “chậm trễ” khi

mà đến nay, Chính phủ đã ban hành tới 28 văn bản chỉ đạo các bộ, ngành, địa

phương xử lý các vấn đề liên quan tới vụ việc. Bộ Nông nghiệp và Phát triển

nông thôn, Bộ Công Thương phối hợp với Bộ Y tế công bố ngư trường và danh

mục hải sản an toàn, công bố vùng biển đánh bắt an toàn; giải pháp thu mua hải

sản an toàn, hỗ trợ thu mua hải sản… Chính phủ cũng đã ban hành Quyết định

số 722/QĐ-TTg ngày 9-5-2016 hỗ trợ khẩn cấp cho người dân vùng bị thiệt hại

với nhiều chính sách hỗ trợ gạo, tiền ra khơi, vay vốn, khắc phục hậu quả môi

trường...

Phát biểu tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 6, Chủ tịch Ủy ban

Trung ương MTTQ Việt Nam Nguyễn Thiện Nhân cho biết, đã thành lập 4

Đoàn giám sát của Trung ương tại 4 tỉnh về công tác hỗ trợ của Chính phủ đối

với nhân dân bị thiệt hại, bảo đảm kịp thời, đúng đối tượng, ít sai sót. Các địa

phương đã hỗ trợ 4.309 tấn gạo đến 40.043 hộ dân; hỗ trợ các hộ nuôi trồng thủy

sản bị thiệt hại hơn 9,825 tỷ đồng; hỗ trợ cho 8.111 chủ tàu, thuyền ngừng khai

thác.

Đặc biệt, trong sự việc này, chúng ta đã triển khai hiệu quả các biện pháp

chủ động ngăn chặn các hoạt động lợi dụng sự cố để kích động, chống phá.

Công an các tỉnh: Hà Tĩnh, Quảng Bình, TP Hà Nội, TP Hồ Chí Minh và các địa

phương đã sớm phát hiện, đấu tranh, xử lý các đối tượng có hành vi kích động

người dân tuần hành, gây rối. Dù các thế lực chống phá bằng những khẩu hiệu

kích động “cá cần nước sạch, dân cần minh bạch”, lôi kéo người dân thực hiện

hơn 10 cuộc tụ tập, tuần hành nhưng âm mưu tạo ra các cuộc “biểu tình” quy mô

lớn, tạo phong trào “cả nước xuống đường”, “cách mạng cá” và các cuộc “bạo

động”, đập phá nhà máy nước ngoài của chúng đã thất bại. Dù nhiều tổ chức “xã

hội dân sự” lập nhóm “Cứu môi trường”, gửi thỉnh nguyện thư kêu gọi nước

ngoài can thiệp, thổi phồng nguy cơ “mất nước”, “mất đất” nhưng tuyệt đại đa

số nhân dân vẫn tin tưởng, ủng hộ chủ trương, biện pháp giải quyết của Đảng,

Nhà nước ta, không bị mắc mưu kẻ xấu.

Bằng sự vào cuộc chủ động, tích cực, kiên quyết và tỉnh táo, chúng ta đã

không để xảy ra các vụ việc gây rối, giữ vững được môi trường đầu tư, ổn định

sản xuất. Tuy nhiên, để giữ nghiêm kỷ cương phép nước, không để tái diễn âm

mưu lợi dụng các sự cố kinh tế để phá hoại, rất cần các cơ quan pháp luật sớm

điều tra, xử lý nghiêm minh những đối tượng phá hoại, công khai để răn đe.

Thận trọng trong xử lý thông tin

Sự cố còn để lại nhiều bài học quý giá về xử lý thông tin. Phó trưởng Ban

Tuyên giáo Trung ương, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Trương Minh

Tuấn, cho biết: “Thời gian vừa qua, dư luận trên các trang mạng xã hội có nhiều

Page 20: BCH ĐOÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI

20

ý kiến phản ứng về sự chậm trễ công bố nguyên nhân cá chết. Tôi cho rằng bức

xúc đó là chính đáng, dễ hiểu bởi sự cố này liên quan tới sự an lành của đất

nước, đời sống của người dân, đặc biệt là đời sống của hàng chục nghìn ngư dân

các tỉnh miền Trung. Tuy nhiên, sự phản ứng thái quá, sự suy diễn không dựa

trên kết quả điều tra đã làm nhiễu loạn thông tin, gây bất lợi cho quá trình điều

tra… Đảng và Nhà nước không hề có chủ trương che giấu thông tin. Tuy nhiên,

đã có một thời gian, để tạo thuận lợi cho quá trình điều tra, chúng tôi đề nghị các

cơ quan truyền thông hoạt động theo đúng Luật Báo chí và giảm liều lượng, tạm

ngừng thông tin, không suy diễn, quy chụp. Trong một sự cố phức tạp và

nghiêm trọng như vụ cá chết vừa rồi, các nhà báo không đủ khả năng để tìm ra

thủ phạm. Sự điều tra của báo chí cũng không thể thay thế sự điều tra của các cơ

quan bảo vệ pháp luật, cơ quan chuyên môn và các nhà khoa học”.

Đây là quan điểm phù hợp với các quy định của Luật Báo chí và các đạo

luật khác hiện hành. Với một sự việc rất phức tạp, chỉ đấu tranh trên báo chí có

lẽ là chưa đủ. Nếu không có sự kết hợp chặt chẽ, tổng hợp giữa đấu tranh khoa

học và đấu tranh pháp lý cùng với đấu tranh ngoại giao, sẽ rất khó đạt kết quả là

làm sáng tỏ sự việc và đạt các yêu cầu đề ra.

Đảng, Nhà nước ta luôn đánh giá cao vai trò của “binh chủng” báo chí

trong đấu tranh với tiêu cực, tham nhũng. Song trong mọi cuộc đấu tranh, luôn

cần những biện pháp, hình thức, bước đi linh hoạt. Kết quả làm sáng tỏ sự cố

môi trường ở miền Trung có vai trò rất lớn của báo chí, truyền thông nhưng

cũng có thông tin được đưa vội vàng, thiếu kiểm chứng; không chỉ bị kẻ xấu lợi

dụng xuyên tạc mà còn gây hoang mang cho chính cộng đồng. Chẳng hạn như

thông tin ngao chết, sứa chết ở Cồn Vành (Thái Bình) được một thanh niên tung

lên trang tin điện tử cá nhân nhưng lại được một số báo dẫn lại, lan truyền đúng

lúc sự cố cá chết đang gây lo lắng ở biển miền Trung dễ làm người dân ở Thái

Bình, Nam Định, Hải Phòng cũng hoang mang theo. Nhưng từ đây, có thêm bài

học về sự vào cuộc, xử lý kịp thời. Đồng chí Nguyễn Hồng Diên, Chủ tịch

UBND tỉnh Thái Bình đã trực tiếp đi kiểm tra, thị sát thông tin trong ngày và chỉ

đạo cơ quan công an điều tra, bắt được thủ phạm đưa tin sai sự thật, công bố

công khai, giúp nhanh chóng ổn định tình hình.

Tin tưởng rằng, với quan điểm nhất quán và sự chỉ đạo quyết liệt của lãnh

đạo Đảng, Nhà nước, các cơ quan quản lý và chính quyền địa phương sẽ rút ra

được những bài học để có giải pháp mạnh mẽ, hiệu quả, kịp thời hơn trong công

tác quản lý kinh tế, quản lý đầu tư, quản lý môi trường; khắc phục sự cố và

không để tái diễn những sai phạm tương tự. Trên cơ sở đó, kết hợp chặt chẽ giữa

bảo vệ an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội với an ninh kinh tế, an ninh môi

trường. Thường xuyên chăm lo, giải quyết hài hòa bài toán về các mâu thuẫn

giữa phát triển nhanh và bền vững, giữa tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi

trường, giữa trải thảm đỏ thu hút đầu tư và bảo vệ lợi ích quốc gia, lợi ích cộng

đồng.

(Nguồn: Quân đội nhân dân Việt Nam)

Page 21: BCH ĐOÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI

21

V. Một số tình hình thế giới đáng chú ý trong thời gian gần đây

1. Hiệp định Pa-ri về biến đổi khí hậu đã đƣợc ký kết tại trụ sở Liên

hợp quốc, Niu Oóc (Mỹ) tháng 4-2016. Tuy nhiên, việc thực thi hiệp định

vẫn còn là vấn đề nan giải, đòi hỏi chính phủ các nƣớc cần có hƣớng tiếp

cận mới, linh hoạt, quyết liệt và có tầm nhìn dài hạn hơn đối với vấn đề này

trên phạm vi toàn cầu.

Biến đổi khí hậu là một thách thức không biên giới. Sự thay đổi các xu

hướng thời tiết ảnh hưởng tới khả năng đáp ứng của các nguồn tài nguyên, đe

dọa đến sức khỏe con người, hay châm ngòi cho các xung đột nội bộ và giữa các

quốc gia, khu vực. Rất có thể, tương lai gần, tình trạng mất an ninh lương thực,

khủng hoảng năng lượng và di cư môi trường sẽ cùng lúc bùng nổ, nhất là ở các

nước đang phát triển. Nguy cơ biến đổi khí hậu đã và đang tác động làm gia tăng

nhiều nguy cơ khác, làm thay đổi hướng phát triển của thế giới. Chỉ tính riêng

thiệt hại về người và của, hậu quả mà hiện tượng El Nino và biến đổi khí hậu để

lại cho loài người là rất lớn. Hàng trăm người đã thiệt mạng, hàng ngàn người bị

mất nhà cửa, hàng triệu trẻ em có nguy cơ rơi vào cảnh đói nghèo, bệnh tật và

thiếu nước. Trong thế kỷ trước, mực nước biển dâng cao trung bình toàn cầu là

19 cm. Trong 20 năm gần đây, tốc độ này đã gia tăng nhanh chóng. Với tốc độ

tăng này, dự báo vào năm 2100, mực nước biển sẽ dâng cao thêm từ 26 - 98 cm;

đến năm 2300 sẽ dâng cao khoảng từ 1m - 3m (1). Mực nước biển dâng cao, các

thành phố lớn như Phlo-ri-đa, Gia-các-ta hay Tô-ky-ô sẽ bị đe dọa thu hẹp diện

tích, thậm chí là biến mất trên bản đồ.

Đáng chú ý, khu vực đô thị có vai trò quan trọng trong cuộc chiến chống

biến đổi khí hậu. Đến năm 2050, hơn 2/3 nhân loại sẽ sống ở các thành phố, nơi

có thể tạo ra khoảng 80% GDP toàn cầu nhưng lại chiếm tới 60% lượng khí thải

CO2. Tại các nền kinh tế mới nổi ở châu Á, đô thị hóa đang diễn ra với một tốc

độ đáng kinh ngạc. Theo dự báo đến năm 2030, 7 trong số 10 đô thị lớn nhất thế

giới sẽ nằm tại châu Á. Hiện nay có hơn 55% dân số Trung Quốc sống ở các

thành phố nhưng đến năm 2030, con số này sẽ là 70% (2). Thực tế này cho thấy,

quá trình đô thị hóa đang rất nhanh. Và để giảm thiểu biến đổi khí hậu, việc phát

triển các thành phố các-bon thấp là quan trọng, trong đó việc phát triển cơ sở hạ

tầng thông minh là chìa khóa để giảm lượng khí thải CO2. Cơ sở hạ tầng thông

minh có nghĩa là tăng tốc lưu lượng giao thông lên 20%, tăng công suất phục vụ

của xe cộ, tàu hỏa lên 30%, cắt giảm tiêu thụ năng lượng tại các tòa nhà 30%,

hoặc tiết kiệm năng lượng lên đến 40% (3)... Quy hoạch đô thị và sử dụng các

công nghệ cơ sở hạ tầng thông minh là đòn bẩy quan trọng trong cuộc chiến

chống biến đổi khí hậu.

Xuất phát từ thực tế trên, chính phủ các nước đều nhận thức được cần

phải hành động ngay để giảm thiểu những tác động tiêu cực từ hiện tượng biến

đổi khí hậu. Hội nghị về Biến đổi khí hậu tại Pa-ri là phiên họp hằng năm, giúp

thế giới nhìn thấy rõ mối liên hệ không thể tách rời giữa con người và thiên

nhiên. Đây là một sự thật dựa trên các căn cứ khoa học, tức là chúng ta không

thể tiếp tục đà phát triển vô hạn trên một hành tinh hữu hạn. Một quốc gia không

thể nào phát triển bằng cách hy sinh lợi ích của những quốc gia khác. Tháng 12-

2015, tại Hội nghị lần thứ 21 Công ước khung của Liên hợp quốc biến đổi khí

Page 22: BCH ĐOÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI

22

hậu (COP 21), Hiệp định Pa-ri được thông qua. Tháng 4-2016, các nước ký kết

hiệp định này. Các quốc gia tham gia nhất trí kiềm chế mức tăng nhiệt độ trên

toàn cầu không quá 2 độ C so với nhiệt độ của thời kỳ tiền cách mạng công

nghiệp (vào khoảng những năm 1850). Ngoài ra, hiệp định cũng đặt mục tiêu từ

nay đến năm 2020, các nước phát triển sẽ huy động tối thiểu 100 tỷ USD mỗi

năm để giúp các nước đang phát triển chuyển đổi sang sử dụng những nguồn

năng lượng sạch và ứng phó với biến đổi khí hậu.

Dự kiến, Hiệp định Pa-ri sẽ bắt đầu có hiệu lực 30 ngày sau khi được

Quốc hội các nước chiếm ít nhất 55% lượng phát thải khí nhà kính toàn cầu phê

chuẩn. Hai quốc gia chịu trách nhiệm cho 38% tổng lượng khí thải là Mỹ và

Trung Quốc có thể sẽ phối hợp cùng phê chuẩn thỏa thuận. Chính phủ Mỹ sẵn

sàng phê chuẩn mà không cần thông qua Quốc hội do Đảng Cộng hòa đối lập

kiểm soát, và khi cam kết được ký kết sẽ có giá trị trong vòng bốn năm, ngay cả

khi có sự phản đối của Tòa án Tối cao. Như vậy, mặc dù chỉ tiêu đề ra là năm

2020, nhưng nếu được các nước phê chuẩn sớm, hiệp định này có thể bắt đầu có

hiệu lực trong năm nay hoặc đầu năm tới.

(Nguồn: Tạp chí Cộng sản)

3. Liên minh Thái Bình Dƣơng mong muốn mở rộng hợp tác với

ASEAN

Ngày 01-7-2016, Hội nghị thượng đỉnh Liên minh Thái Bình Dương đã bế

mạc tại thành phố Puerto Varas, miền Nam Chile, với việc ra tuyên bố chung

cam kết thúc đẩy các biện pháp tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội, cũng

như mở rộng mối quan hệ hợp tác với Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á

(ASEAN).

Phát biểu tại Hội nghị, Tổng thống Chile Michelle Bachelet khẳng định

thông qua thỏa thuận thương mại của khối mới có hiệu lực ngày 01-5 vừa qua,

tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của mỗi nước thành viên Liên minh Thái Bình

Dương có thể tăng trưởng thêm 2% với lộ trình cắt giảm thuế quan đối với 92%

các mặt hàng thương mại trong khu vực. Bà M. Bachelet cũng kêu gọi tăng

cường đầu tư trong lĩnh vực khoa học, công nghệ, cũng như chú trọng nâng cao

chất lượng giáo dục, đào tạo. Tổng thống M. Bachelet nhấn mạnh việc tăng

cường liên kết khối có ý nghĩa quan trọng trong bối cảnh nền kinh tế khu vực

Mỹ Latinh đang suy giảm và trước tác động của việc Anh rời khỏi Liên minh

châu Âu (EU). Bà nhấn mạnh thách thức hiện nay của Liên minh Thái Bình

Dương là hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ thâm nhập thị trường quốc tế và khắc

phục tình trạng kinh tế bất bình đẳng. Liên minh Thái Bình Dương sẽ mở rộng

quan hệ với Khối Thị trường chung Nam Mỹ (Mercosur) và thị trường các nước

châu Á. Nhân dịp này, các nguyên thủ quốc gia cũng chúc mừng thỏa thuận

ngừng bắn song phương vừa đạt được giữa chính phủ Colombia và Lực lượng

vũ trang cách mạng Colombia (FARC), mở đường cho việc ký kết một hiệp định

hòa bình vĩnh viễn, chấm dứt hơn 50 xung đột tại quốc gia Nam Mỹ này, góp

phần đáng kể cho hòa bình và an ninh Mỹ Latinh.

(Nguồn: Tạp chí Cộng sản)

Page 23: BCH ĐOÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI

23

4. ASEAN đẩy mạnh xây dựng Cộng đồng Văn hóa-Xã hội: Tinh thần

này đƣợc khẳng định mạnh mẽ tại Hội nghị Hội đồng Cộng đồng Văn hóa-

Xã hội ASEAN (ASCC) lần thứ 15 đã diễn ra tại tỉnh Luang Prabang, Bắc

Lào, ngày 4/6. Hội nghị có sự tham dự của các bộ trưởng/trưởng đoàn phụ trách trụ cột

Văn hóa-Xã hội của 10 nước thành viên Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á

(ASEAN) và Tổng Thư ký ASEAN Lê Lương Minh.

Tại hội nghị, các đại biểu đã tập trung xem xét những ưu tiên của Cộng

đồng Văn hóa-Xã hội ASEAN trong năm Chủ tịch ASEAN 2016 của Lào, việc

thực hiện Kế hoạch tổng thể Cộng đồng Văn hóa-Xã hội ASEAN đến năm 2025

và một số vấn đề khác có liên quan.

Các đại biểu hoan nghênh và đánh giá cao những ưu tiên của Lào đưa ra

trong năm đảm nhiệm vai trò Chủ tịch ASEAN, đặc biệt là nỗ lực thúc đẩy các

văn kiện của Cộng đồng để trình lãnh đạo cấp cao ASEAN thông qua tại Hội

nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 28 sẽ diễn ra vào tháng 9/2016. Bao gồm: Tuyên

bố Vientiane về Chuyển đổi từ việc làm không chính thức sang việc làm chính

thức hướng tới thúc đẩy việc làm bền vững trong ASEAN; Tuyên bố Vientiane

về Tăng cường hợp tác di sản văn hóa trong ASEAN; Tuyên bố ASEAN về một

ASEAN một phản ứng chung: Phản ứng chung của ASEAN trước thảm họa

trong và ngoài khu vực; Tuyên bố chung của ASEAN về Đa dạng sinh học cho

cuộc họp lần thứ 13 của Hội nghị các bên của Công ước về Đa dạng sinh học

(2016) và Tuyên bố ASEAN về Tăng cường giáo dục cho trẻ em không đi học.

Kết thúc hội nghị, các đại biểu đã ra Tuyên bố chung và thống nhất các nội

dung của hội nghị, đặc biệt là tiến độ hoàn thiện các văn kiện, tuyên bố cũng

như việc thực hiện kế hoạch tổng thể Cộng đồng Văn hóa - Xã hội ASEAN

2015 để trình các nhà lãnh đạo cấp cao ASEAN xem xét, thông qua.

Phát biểu tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội

Doãn Mậu Diệp khẳng định, Việt Nam ủng hộ những ưu tiên và sáng kiến của

Cộng đồng Văn hóa-Xã hội ASEAN trong năm Chủ tịch ASEAN 2016 của Lào.

Việt Nam đánh giá cao nỗ lực của các quan chức cấp cao phụ trách Cộng

đồng Văn hóa-Xã hội ASEAN cũng như Ban Thư ký ASEAN trong việc điều

phối, thúc đẩy triển khai các hoạt động của cộng đồng, đặc biệt là thúc đẩy việc

thực hiện kế hoạch tổng thể Cộng đồng Văn hóa-Xã hội ASEAN 2025.

(Nguồn: baochinhphu.vn)

4. Vụ kiện của Philippines: Không chỉ là tranh chấp bãi đá và rạn san hô

Ngày 12/7, Tòa Trọng tài Thường trực (PCA) ở The Hague, Hà Lan đã ra

phán quyết về vụ kiện mà Philippines đệ trình phản đối các tuyên bố chủ quyền

của Trung Quốc ở Biển Đông. Vụ kiện này, dù bề ngoài dường như chỉ là tranh

chấp các bãi đá và rạn san hô, nhưng lại mang nhiều hàm ý sâu xa hơn.

Điều gì đang bị đe dọa? Khu vực Biển Đông rộng 3,5 triệu km2 có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với

kinh tế thế giới và an ninh khu vực. Mỗi năm, lượng hàng hóa trị giá khoảng 5

Page 24: BCH ĐOÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI

24

nghìn tỷ USD được trung chuyển qua khu vực này, nơi cũng được cho là có trữ

lượng dầu khí lớn.

Trung Quốc tuyên bố rằng họ có “chủ quyền không thể tranh cãi” 2/3 diện

tích Biển Đông, và các tuyên bố này cũng chồng lấn với các tuyên bố chủ quyền

của một số nước thuộc Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) như Việt

Nam, Philippines, Malaysia và Brunei, cũng như vùng lãnh thổ Đài Loan.

Hai năm trước, Trung Quốc bắt đầu bồi đắp đất đá trên các rạn san hô mà

họ chiếm đóng và xây dựng các căn cứ quân sự trên đó. Mặc dù không phải là

bên đầu tiên làm vậy, nhưng trong 20 tháng qua, Trung Quốc đã xây các đảo

nhân tạo có diện tích gấp 17 lần diện tích bồi đắp của các bên tranh chấp khác

gộp lại. Mỹ hiện quan ngại rằng Trung Quốc đang tìm cách mở rộng phạm vi

hoạt động tới gần hơn các căn cứ quân sự của Mỹ ở Thái Bình Dương, trong khi

Trung Quốc cho rằng các thách thức đối với các tuyên bố chủ quyền của họ là

một phần trong chính sách của Mỹ nhằm kiềm chế sự trỗi dậy của Trung Quốc

trở thành cường quốc đối đầu Mỹ ở châu Á .

Điều này có ý nghĩa gì với ASEAN? Trong ngắn hạn, phán quyết của PCA có thể làm sâu sắc hơn các rạn nứt trong

ASEAN. Với việc một số nước thành viên đang chịu sức ép lớn từ Bắc Kinh,

ASEAN đã hai lần không thể ra một tuyên bố chung bày tỏ quan ngại về các

hành động của Trung Quốc ở Biển Đông, lần đầu tại Campuchia năm 2012 và

lần thứ hai tại Côn Minh (Trung Quốc) tháng 6/2016. Khó có khả năng ASEAN

sẽ đưa ra một tuyên bố chung buộc Trung Quốc phải tuân thủ phán quyết của

Tòa. Thay vào đó, Philippines, Việt Nam và Malaysia - các nước có các tuyên

bố chủ quyền chồng lấn - cùng với Indonesia và Singapore, có thể sẽ đưa ra các

tuyên bố riêng. Giới phân tích cho rằng cuối cùng, ASEAN sẽ phải giải quyết

vấn đề này với tư cách một khối thống nhất.

Nội dung vụ kiện là gì? Mặc dù nội dung chi tiết vụ kiện là về các đặc quyền trên biển xung quanh các

bãi đá và rạn san hô đang tranh chấp, nhưng trên thực tế, vụ kiện này là về yêu

sách “đường 9 đoạn” của Trung Quốc.

Philippines đã đệ trình vụ kiện năm 2013, không lâu sau khi Trung Quốc chiếm

Bãi cạn Scarborough từ tay Manila.

Trung Quốc đã từ chối tham gia vụ kiện, nói rằng vụ kiện này liên quan đến

quyết định ai làm chủ thực thể nào trên Biển Đông, tức là vấn đề chủ quyền, vốn

thuộc thẩm quyền của Tòa Công lý Quốc tế (ICJ). Năm 2015, PCA tuyên bố họ

có thẩm quyền xét xử 7 điểm trong số “các yêu cầu” mà Philippines đệ trình.

Ai xét xử vụ kiện? Được thành lập năm 1899, PCA là cơ quan liên chính phủ lâu đời nhất trên thế

giới hiện đang tổ chức các phiên tòa trọng tài nhằm giải quyết các tranh chấp

giữa 121 nước thành viên. Các phiên tòa này đã đưa ra hơn 70 phán quyết trong

các vụ kiện trước đây và đang xem xét 116 vụ khác.

Page 25: BCH ĐOÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI

25

“Đƣờng 9 đoạn” là gì? Cái gọi là “đường 9 đoạn”, trên tấm bản đồ được vẽ năm 1947, đánh dấu biên

giới chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông, bao trùm gần như toàn bộ vùng

biển này. Trung Quốc đã từ chối làm rõ thực thể nào mà họ tuyên bố chủ quyền

bên trong đường ranh giới đó.

“Đƣờng 9 đoạn” gây ra vấn đề gì? “Đường 9 đoạn” chồng lấn với vùng biển mà Manila coi là một phần trong Vùng

Đặc quyền Kinh tế (EEZ) và thềm lục địa mở rộng của họ. Trong EEZ (khu vực

rộng 200 hải lý tính từ bờ biển), quốc gia ven biển có đặc quyền được thăm dò

và khai thác các tài nguyên biển.

“Đường 9 đoạn” này cũng chồng lấn với các vùng biển đảo mà Việt Nam,

Malaysia, Brunei và Đài Loan tuyên bố chủ quyền. Philippines cho rằng “đường

9 đoạn” này vi phạm Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS).

UNCLOS là gì? UNCLOS là một công ước mà Philippines và Trung Quốc đã phê chuẩn, trong

đó quy định hệ thống các vùng lãnh hải và các Vùng Đặc quyền Kinh tế, thềm

lục địa, đảo, bãi cạn, rạn san hô, đảo san hô vòng, cồn cát, bãi cát và các thực thể

đất đá khác. UNCLOS cho phép một quốc gia được thực thi chủ quyền ở vùng

biển rộng 12 hải lý tính từ đường cơ sở và thực thi quyền kinh tế ở vùng biển

trên thềm lục địa và EEZ.

Tại sao lại tranh cãi về “đƣờng 9 đoạn”?

Philippines đang tìm cách làm mất tính hợp pháp của các tuyên bố chủ quyền

bành trướng của Trung Quốc bằng cách nhờ PCA bác bỏ tính pháp lý của

“đường 9 đoạn”. Philippines cho rằng do không có quần thể đất đá nào ở Biển

Đông đủ lớn để được hưởng các quyền trên biển và quyền lợi về kinh tế bao

trùm khu vực rộng tới 2 triệu km2 trong “đường 9 đoạn”, nên không thể tồn tại

đường ranh giới này.

Nội dung khác trong vụ kiện là gì? Philippines cũng yêu cầu PCA tuyên bố rằng 7 thực thể mà Trung Quốc chiếm

đóng thuộc quần đảo Trường Sa - gồm đá Xu Bi, đá Gaven, đá Tư Nghĩa, đá

Gạc Ma, đá Chữ Thập, đá Châu Viên và đá Vành Khăn - cũng như bãi cạn

Scarborough, chỉ mang lại vùng lãnh hải 12 hải lý, dù một số đã được bồi đắp

thành đảo nhân tạo. Theo UNCLOS, các đảo nhân tạo không mang lại EEZ.

Một thực thể đất đá khác mà Philippines cũng đang tranh chấp là đảo Ba Bình

rộng 49 ha mà Đài Loan đang chiếm giữ. Đài Loan đã nộp đơn can thiệp vụ kiện

của Philippines để khẳng định rằng đảo Ba Bình - cách Đài Loan 2000km về

phía Nam nhưng chỉ cách đảo Palawan của Philippines 416 km về phía Tây - là

một “hòn đảo” mang lại EEZ.

Page 26: BCH ĐOÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI

26

Diễn biến hậu phán quyết?

PCA đã ra phán quyết chủ yếu có lợi cho Philippines.

Trung Quốc có thể phản ứng bằng cách tuyên bố lập Vùng Nhận dạng Phòng

không (ADIZ) trên Biển Đông và đưa các máy bay chiến đấu tới các đảo nhân

tạo. Trung Quốc sẽ yêu cầu tất cả các máy bay di chuyển qua ADIZ phải thông

báo kế hoạch bay cho các quan chức an ninh Trung Quốc. Trung Quốc cũng có

thể tìm cách biến bãi cạn Scarborough thành một hòn đảo nhân tạo, một giới hạn

đỏ đối với Mỹ, và trở lại bao vây các binh sĩ Philippines đang đồn trú trên một

chiến hạm cũ ở bãi Cỏ Mây.

Mỹ có thể sẽ phản ứng bằng cách tăng cường các hoạt động tuần tra để đảm bảo

“tự do hàng hải” gần các đảo mà Trung Quốc tuyên bố chủ quyền và tập hợp

đồng minh để buộc Trung Quốc phải tôn trọng phán quyết của Tòa.

Theo Inquirer

Thông cáo báo chí và tóm tắt phán quyết của PCA về vụ kiện Biển Đông

Ngày 12/7, Tòa Trọng tài Biển Đông đã ra phán quyết về vụ kiện giữa

Philippines và Trung Quốc. Nghiên cứu Biển Đông xin giới thiệu bản dịch

Thông cáo Báo chí và Tóm tắt phán quyết về thẩm quyền và nội dung các đệ

trình của Philippines.

Toà Trọng tài ban hành phán quyết Phán quyết được Toà Trọng tài thành lập theo Phụ lục VII, Công ước của Liên

hợp quốc về Luật Biển (sau đây gọi là “Công ước”) trong vụ kiện giữa Cộng hoà

Phi-líp-pin và Cộng hoà nhân dân Trung Hoa (sau đây gọi là „Phi-líp-pin‟ và

„Trung Quốc‟) hoàn toàn nhất trí thông qua và ban hành.

Vụ kiện trọng tài này liên quan đến vai trò của các quyền lịch sử và nguồn gốc

xác định các vùng biển được hưởng tại Biển Đông, quy chế của một số cấu trúc

cụ thể và khả năng tạo ra vùng biển của các cấu trúc này, và tính hợp pháp của

các hành vi của Trung Quốc mà Phi-líp-pin cho là vi phạm Công ước. Phù hợp

các giới hạn của cơ chế giải quyết tranh chấp bắt buộc của Công ước, Toà Trọng

tài đã nhấn mạnh Toà không phán quyết bất kỳ vấn đề nào liên quan đến chủ

quyền đối với các vùng lãnh thổ đất liền và không tiến hành phân định bất kỳ

một ranh giới trên biển nào giữa các bên của vụ kiện.

Trung Quốc đã nhiều lần tuyên bố „nước này không chấp nhận cũng như không

tham gia vào tiến trình trọng tài do Phi-líp-pin đơn phương khởi xướng‟. Tuy

nhiên, Phụ lục VII quy định rằng “việc vắng mặt của một bên hoặc việc một bên

không thực hiện việc biện hộ không tạo nên bất kỳ rào cản nào cho tiến trình tố

tụng”. Phụ lục VII cũng quy định rằng trong trường hợp một bên không tham

gia vào tiến trình tố tụng, Toà Trọng tài “phải chắc chắn rằng Toà có thẩm

quyền giải quyết vụ tranh chấp cũng như nội dung kiện phải được chứng minh

Page 27: BCH ĐOÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI

27

đầy đủ cả về mặt pháp lý và thực tế”. Theo đó, trong suốt quá trình tố tụng, Toà

Trọng tài đã thực hiện các biện pháp cần thiết để kiểm tra tính xác thực của các

đệ trình do Phi-líp-pin đưa ra, bao gồm cả việc yêu cầu Phi-líp-pin cung cấp

thêm các lập luận, đặt ra các câu hỏi cho Phi-líp-pin trước và trong hai phiên

tranh tụng, chỉ định các chuyên gia độc lập có nhiệm vụ báo cáo Toà về các vấn

đề kỹ thuật và thu thập các bằng chứng về mặt lịch sử liên quan đến các cấu trúc

tại Biển Đông và chuyển các bằng chứng này cho các bên trong vụ kiện để các

bên đưa ra bình luận.

Trung Quốc, thông qua Bản Tuyên bố lập trường ban hành tháng 12 năm 2014

cũng như các các tuyên bố chính thức khác, cũng tuyên bố rõ ràng rằng theo

quan điểm của nước này, Toà Trọng tài không có thẩm quyền giải quyết vụ kiện.

Điều 288 của Công ước quy định: „Trong trường hợp xảy ra tranh chấp về việc

liệu một toà hay một cơ quan trọng tài có hay không có thẩm quyền, vấn đề này

sẽ do chính toà hay cơ quan trọng tài đó quyết định‟. Theo đó, Toà Trọng tài đã

tổ chức một phiên tranh tụng về thẩm quyền và khả năng thụ lý vụ việc vào

tháng 7 năm 2015 và ban hành một Phán quyết về thẩm quyền và khả năng thụ

lý vụ việc vào ngày 29 tháng 10 năm 2015, quyết định về một số vấn đề liên

quan đến thẩm quyền và hoãn lại một số vấn đề để tiếp tục xem xét. Toà Trọng

tài, sau đó, tiếp tục triệu tập và tổ chức một phiên tranh tụng về các vấn đề nội

dung của vụ kiện từ ngày 24 đến 30 tháng 11 năm 2015.

Phán quyết được ban hành hôm nay giải quyết các vấn đề về thẩm quyền mà

Toà chưa quyết định trong Phán quyết về thẩm quyền và khả năng thụ lý vụ việc

cũng như giải quyết các vấn đề về nội dung thực chất đối với các yêu cầu mà

Phi-líp-pin nằm trong thẩm quyền của Toà. Theo quy định tại Điều 296 của

Công ước và Điều 11 của Phụ lục VII Phán quyết này có tính ràng buộc pháp lý

và có tính chung thẩm.

Quyền lịch sử và Đƣờng 9 đoạn: Toà Trọng tài nhận thấy có thẩm quyền để xem xét tranh chấp giữa các bên liên

quan đến quyền lịch sử và nguồn gốc xác định các vùng biển được hưởng tại

Biển Đông. Về mặt nội dung thực chất, Toà kết luận rằng Công ước quy định

một cách toàn diện về các quyền đối với các vùng biển, và việc bảo vệ các

quyền tồn tại trước Công ước liên quan đến tài nguyên đã được xem xét, nhưng

chúng không được thông qua và quy định tại Công ước. Theo đó, Tòa kết luận

rằng nếu Trung Quốc đã từng có quyền lịch sử đối với các nguồn tài nguyên

trong các vùng biển ở Biển Đông, quyền này đã bị xóa bỏ do chúng không phù

hợp với quy chế vùng đặc quyền kinh tế theo quy định của Công ước. Toà cũng

nhận thấy dù trong lịch sử, những người đi biển cũng như ngư dân từ Trung

Quốc cũng như từ các nước khác đã sử dụng các đảo tại Biển Đông nhưng

không có bất kỳ bằng chứng nào cho thấy về mặt lịch sử Trung Quốc đã độc

quyền kiểm soát vùng nước này cũng như tài nguyên tại đây. Vì vậy, Toà kết

luận không có cơ sở pháp lý để Trung Quốc yêu sách quyền lịch sử đối với tài

nguyên tại các vùng biển phía bên trong đường 9 đoạn.

Page 28: BCH ĐOÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI

28

(Theo nghiencuubiendong.vn)

VI. Những chính sách mới có hiệu lực từ tháng 7/2016.

Mức hỗ trợ kinh phí huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động; tăng mức lương

cơ sở đối với CBCCVC và lực lượng vũ trang; vi phạm hành chính trong lĩnh

vực Kế hoạch và Đầu tư phạt đến 80 triệu đồng;... là những chính sách mới có

hiệu lực từ tháng 7/2016.

1. Quy định chi tiết một số điều Luật Ban hành VBQPPL

Có hiệu lực từ 01/07/2016,Nghị định 34/2016/NĐ-CPngày 14/5/2016 quy

định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Ban hành văn bản quy

phạm pháp luật (VBQPPL) về lập đề nghị xây dựng VBQPPL, đánh giá tác

động của chính sách; soạn thảo, thẩm định dự án, dự thảo VBQPPL; thể thức, kỹ

thuật trình bày VBQPPL, trừ VBQPPL của Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc

hội, Chủ tịch nước; Công báo và niêm yết VBQPPL; dịch VBQPPL ra tiếng dân

tộc thiểu số, tiếng nước ngoài; kiểm tra, xử lý VBQPPL; rà soát, hệ thống

VBQPPL; bảo đảm nguồn lực xây dựng, ban hành VBQPPL.

2. Điều kiện hành nghề thú y

Nghị định 35/2016/NĐ-CP ngày 15/05/2016 quy định chi tiết và hướng dẫn

thi hành một số điều của Luật thú y có hiệu lực từ 1/7/2016. Theo đó, tổ chức,

cá nhân hành nghề thú y phải có đủ điều kiện theo quy định tại Điều 108 của

Luật thú y và phải đáp ứng yêu cầu về chuyên môn.

3. Mức hỗ trợ kinh phí huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động

Theo Nghị định 37/2016/NĐ-CP ngày 15/05/2016 quy định chi tiết và

hướng dẫn thi hành một số điều của Luật an toàn, vệ sinh lao động về bảo hiểm

tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp bắt buộc có hiệu lực từ 1/7/2016, mức hỗ trợ

kinh phí huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động tối đa bằng 30% mức giá dịch vụ

huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động theo quy định.

4. 7 loại công trình phải quan trắc khí tƣợng thủy văn

Nghị định 38/2016/NĐ-CP ngày 15/05/2016 quy định chi tiết, hướng dẫn

thi hành một số điều của Luật khí tượng thủy văn có hiệu lực từ 01/07/2016.

Theo đó, có 7 loại công trình phải quan trắc khí tượng thủy văn gồm: 1- Sân

bay; 2- Hồ chứa thủy điện có cửa van điều tiết lũ và hồ chứa thủy điện có dung

tích toàn bộ từ 3.000.000 m3 trở lên; hồ chứa thuộc phạm vi điều chỉnh của quy

trình vận hành liên hồ chứa trên các lưu vực sông; 3- Cảng biển loại I và loại II;

4- Cầu qua vùng cửa sông ven biển, eo biển, vịnh hoặc các đảo vùng nội thủy có

khẩu độ thông thuyền từ 500 m trở lên; 5- Tháp thu phát sóng phát thanh, truyền

hình có kết hợp khai thác tham quan, kinh doanh phục vụ khách trên tháp; 6-

Cáp treo phục vụ hoạt động tham quan, du lịch; 7- Vườn quốc gia.

Page 29: BCH ĐOÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI

29

5. Kiểm soát các yếu tố nguy hiểm, có hại tại nơi làm việc

Theo Nghị định 39/2016/NĐ-CP ngày 15/05/2016 quy định chi tiết thi

hành một số điều của Luật An toàn, vệ sinh lao động có hiệu lực từ 1/7/2016,

người sử dụng lao động phải thường xuyên theo dõi, giám sát các yếu tố nguy

hiểm, yếu tố có hại tại nơi làm việc; phải có người hoặc bộ phận được phân công

chịu trách nhiệm về kiểm soát các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại tại nơi làm

việc.

7. Cấp phép nghiên cứu khoa học trong vùng biển Việt Nam

Có hiệu lực từ 1/7/2016, Nghị định số 41/2016/NĐ-CP ngày 15/05/2016

quy định tổ chức, cá nhân nước ngoài tiến hành nghiên cứu khoa học trong nội

thủy, lãnh hải Việt Nam phải được sự cho phép của cơ quan nhà nước có thẩm

quyền của Việt Nam.

8. Hỗ trợ huấn luyện ngƣời lao động

Nghị định 44/2016/NĐ-CP ngày 15/05/2016 quy định chi tiết một số điều

của Luật an toàn, về sinh lao động về hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao

động, huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động và quan trắc môi trường lao động có

hiệu lực từ 01/07/2016. Trong đó, Nghị định quy định hỗ trợ huấn luyện người

lao động làm công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động.

Mức hỗ trợ theo chi phí thực tế của khóa huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động

nhưng không quá 50% mức lương cơ sở/người/khóa huấn luyện theo quy định

của Chính phủ tại thời điểm huấn luyện.

9. Tăng mức lƣơng cơ sở đối với CBCCVC và lực lƣợng vũ trang

Nghị định 47/2016/NĐ-CP ngày 26/05/2016 quy định mức lương cơ sở đối

với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang có hiệu lực từ

15/07/2016. Theo đó, từ ngày 1/5/2016 mức lương cơ sở là 1.210.000

đồng/tháng (thay cho mức cũ là 1.150.000 đồng/tháng).

10. Cơ cấu tổ chức Văn phòng HĐND cấp tỉnh

Theo Nghị định 48/2016/NĐ-CP ngày 27/05/2016 quy định cụ thể về chức

năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức và biên chế của Văn phòng Hội đồng

nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (Văn phòng HĐND cấp tỉnh) có

hiệu lực từ 15/07/2016, cơ cấu tổ chức Văn phòng HĐND cấp tỉnh gồm 2

phòng: Phòng Tổng hợp và Phòng Hành chính - Tổ chức - Quản trị.

11. Vi phạm hành chính trong lĩnh vực Kế hoạch và Đầu tƣ phạt đến

80 triệu đồng

Nghị định 50/2016/NĐ-CP ngày 1/6/2016 quy định về xử phạt vi phạm

hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư có hiệu lực 15/07/2016. Nghị định

này quy định về hành vi vi phạm hành chính, hình thức xử phạt, mức phạt, biện

pháp khắc phục hậu quả, thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính và thẩm

quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư. Mức phạt

tiền cao nhất đối với tổ chức là 80 triệu đồng. Cùng một hành vi vi phạm, mức

phạt tiền đối với cá nhân bằng 1/2 mức phạt tiền đối với tổ chức.

Page 30: BCH ĐOÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI

30

12. Hỗ trợ lãi suất để bảo vệ và phát triển rừng

Thông tư 81/2016/TT-BTC hướng dẫn cơ chế hỗ trợ lãi suất do thực hiện

chính sách tín dụng theo Nghị định số 75/2015/NĐ-CP của Chính phủ về cơ chế,

chính sách bảo vệ và phát triển rừng, gắn với chính sách giảm nghèo nhanh, bền

vững và hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2015-2020 có hiệu lực kể từ

ngày 29/7/2016.

13. Hỗ trợ đầu tƣ phát triển hạ tầng hợp tác xã nông nghiệp

Theo Thông tư 15/2016/TT-BNNPTNT hướng dẫn điều kiện và tiêu chí

hưởng hỗ trợ đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng đối với hợp tác xã nông nghiệp,

điều kiện xét hỗ trợ là hợp tác xã nông nghiệp thành lập, tổ chức và hoạt động

theo quy định của Luật Hợp tác xã số 23/2012/QH13; Dự án đầu tư phát triển

kết cấu hạ tầng của hợp tác xã nông nghiệp phải đảm bảo: Công trình kết cấu hạ

tầng đề nghị hỗ trợ phù hợp với nhu cầu hoạt động sản xuất, kinh doanh và dịch

vụ của hợp tác xã nông nghiệp, phù hợp với các quy hoạch liên quan, có phương

án khai thác, duy tu, bảo dưỡng và kế hoạch hoạt động sản xuất, kinh doanh đối

với công trình kết cấu hạ tầng xin hỗ trợ…

Thông tư này có hiệu lực thi hành từ 25/7/2016.

(Nguồn: baochinhphu.vn)