196
MÔDULE TH 34. CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC Nguyễn Việt Hùng MỤC TIÊU Nắm được những vấn đề lí luận cơ bản về công tác chủ nhiệm lớp và yêu cầu đối với người giáo viên chủ nhiệm lớp ở tiểu học trong giai đoạn hiện nay. Có kĩ năng lập hồ sơ chủ nhiệm lớp. Có mối quan hệ tốt với Ban giám hiệu, đồng nghiệp, phụ huynh, Ban đại diện cha mẹ học sinh và cộng đồng. NỘI DUNG Những vấn đề cơ bản về công tác chủ nhiệm trong giai đoạn hiện nay: 1. Nhiệm vụ, chức năng chung của người giáo viên chủ nhiệm trong trường tiểu học; quan hệ giữa giáo viên chủ nhiệm đối với Ban giám hiệu, đồng nghiệp, phụ huynh, cha mẹ học sinh và cộng đồng. 2. Nhiệm vụ cụ thể của giáo viên chủ nhiệm trong trường tiểu học 3. Yêu cầu đối với giáo viên chủ nhiệm trong công tác giáo dục ở địa phương trong giai đoạn hiện nay. 1

bg-thtanviet.haiduong.edu.vnbg-thtanviet.haiduong.edu.vn/null/file_van_ban/... · Web viewSong, chúng ta cũng phải tỉnh táo mà nhận diện rõ rằng chưa bao giờ chúng

  • Upload
    others

  • View
    0

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: bg-thtanviet.haiduong.edu.vnbg-thtanviet.haiduong.edu.vn/null/file_van_ban/... · Web viewSong, chúng ta cũng phải tỉnh táo mà nhận diện rõ rằng chưa bao giờ chúng

MÔDULE TH 34.

CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP

Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC

Nguyễn Việt Hùng

MỤC TIÊU

Nắm được những vấn đề lí luận cơ bản về công tác chủ nhiệm lớp và yêu cầu đối với người giáo viên chủ nhiệm lớp ở tiểu học trong giai đoạn hiện nay.

Có kĩ năng lập hồ sơ chủ nhiệm lớp.

Có mối quan hệ tốt với Ban giám hiệu, đồng nghiệp, phụ huynh, Ban đại diện cha mẹ học sinh và cộng đồng.

NỘI DUNG

Những vấn đề cơ bản về công tác chủ nhiệm trong giai đoạn hiện nay:

1. Nhiệm vụ, chức năng chung của người giáo viên chủ nhiệm trong trường tiểu học; quan hệ giữa giáo viên chủ nhiệm đối với Ban giám hiệu, đồng nghiệp, phụ huynh, cha mẹ học sinh và cộng đồng.

2. Nhiệm vụ cụ thể của giáo viên chủ nhiệm trong trường tiểu học

3. Yêu cầu đối với giáo viên chủ nhiệm trong công tác giáo dục ở địa phương trong giai đoạn hiện nay.

TÀI LIỆU VÀ THIẾT BỊ HỌC TẬP

o Giấy Aᴼ, bút dạ, máy chiếu…

o Tài liệu học tập modun, tài liệu tham khảo:

Hà Nhật Thăng, Tổ chức hoạt động giáo dục, Hà Nội. (1995)

Hà Nhật Thăng (CB), Nguyễn Dục Quang, Nguyễn Thị Kỷ (2004), Công tác GVCN lớp ở trường phổ thông, NXB giáo dục.

1

Page 2: bg-thtanviet.haiduong.edu.vnbg-thtanviet.haiduong.edu.vn/null/file_van_ban/... · Web viewSong, chúng ta cũng phải tỉnh táo mà nhận diện rõ rằng chưa bao giờ chúng

Hà Nhật Thăng (CB) (2010), Sổ tay công tác chủ nhiệm lớp dành cho giáo viên Trung học cơ sở, NXB giáo dục Việt Nam

Hà Nhật Thăng Module 34. Công tác chủ nhiệm lớp ở trường tiểu học . Nguồn: http://taphuan.moet.gov.vn/uploads/cucng/tieuhoc/Module%20TH%2034.pdf

NỘI DUNG CHI TIẾT

Nội dung 1

Nhiệm vụ chung, chức năng của người giáo viên chủ nhiệm trong trường tiểu học; quan hệ giữa giáo viên chủ nhiệm đối với Ban giám hiệu, đồng nghiệp,

phụ huynh, cha mẹ học sinh và cộng đồng.

Mục tiêu:

- Hiểu vị trí, vai trò quan trọng của GVCN đối với lớp chủ nhiệm trong phát triển giáo dục toàn diện học sinh trong giai đoạn hiện nay;

- Hiểu và phân tích được nhiệm vụ chung của GVCN cần thực hiện trong năm học;

- Có kĩ năng phân tích thực hiện nhiệm vụ chủ nhiệm thông qua các bài học kinh nghiệm bản thân.

Hoạt động 1

Tìm hiểu nhiệm vụ chung, chức năng của người giáo viên chủ nhiệm trong trường tiểu học; quan hệ giữa giáo viên chủ nhiệm đối với Ban giám hiệu,

đồng nghiệp, phụ huynh, cha mẹ học sinh và cộng đồng.

Nhiệm vụ

2

Page 3: bg-thtanviet.haiduong.edu.vnbg-thtanviet.haiduong.edu.vn/null/file_van_ban/... · Web viewSong, chúng ta cũng phải tỉnh táo mà nhận diện rõ rằng chưa bao giờ chúng

Làm việc cá nhân:

1. Đọc các thông tin 1.1,1.2, 1.3 dưới đây, thày/cô vẽ sơ đồ đơn giản thể hiện vị trí, vai trò của GVCN lớp ở trường tiểu học

Làm việc nhóm

1. Trao đổi, làm rõ trách nhiệm của GVCN quản lí toàn diện học sinh một lớp học ở trường tiểu học là như thế nào?

2. Trao đổi kinh nghiệm của các thành viên trong nhóm về việc thực hiện vai trò “ cầu nối”: khi nào thì thực hiện tốt vai trò cầu nối, khi nào thì thực hiện không tốt; “ cầu nối” với đối tượng nào thì dễ, với đối tượng nào thì khó, nguyên nhân và bài học kinh nghiệm?

3. Trao đổi phân tích thông tin 1.1 và trải nghiệm thực tế để tìm ra các yêu cầu cần có đối với GVCN tiểu học.

4. Trao đổi, phân tích quan hệ giữa giáo viên chủ nhiệm đối với Ban giám hiệu, đồng nghiệp, cha mẹ học sinh và cộng đồng, tìm ra “03 điều nên” và “03 điều cần tránh” khi thực hiện các mối quan hệ.

5. Trao đổi, nêu một vài ví dụ cụ thể mình đã trải nghiệm thể hiện thành công/thất bại trong việc thực hiện vị trí là người đại diện quyền lợi, nguyện vọng chính đáng của tập thể học sinh?

Thông tin cho hoạt động 1.

Thông tin 1.1

1. GVCN trước hết là người đại diện cho Hiệu trưởng quản lí toàn diện học sinh một lớp học ở trường tiểu học.

Hiệu trưởng không thể quản lí trong lớp học, nắm vững từng học sinh (trừ trường hợp đặc biệt), Hiệu trưởng thường giao trách nhiệm

3

Page 4: bg-thtanviet.haiduong.edu.vnbg-thtanviet.haiduong.edu.vn/null/file_van_ban/... · Web viewSong, chúng ta cũng phải tỉnh táo mà nhận diện rõ rằng chưa bao giờ chúng

cho GVCN là “Hiệu trưởng nhỏ”.

Quản lí toàn diện một lớp học không chỉ là quản lí nhân sự như: Số lượng, tuổi tác, giới tính, hoàn cảnh gia đình, trình độ học sinh về học lực và đạo đức,... mà điều quan trọng là phải đưa ra dự báo, vạch được một kế hoạch giáo dục phù hợp với thực trạng để dắt dẫn học sinh thực hiện kế hoạch đó, khai thác hết những điều kiện khách quan, chủ quan trong và ngoài nhà trường đạt tới mục tiêu giáo dục.

Để thực hiện chức năng quản lí toàn diện giáo dục, đòi hỏi GVCN phải nắm chắc mục tiêu lớp học, cấp học, có những kiến thức cơ bản về Tâm lí học, Giáo dục học, có hiểu biết về văn hoá, pháp luật, chính trị,... đặc biệt cần có hàng loạt kĩ năng tổ chức hoạt động giáo dục như: kĩ năng giao tiếp, ứng xử với các đối tượng trong và ngoài nhà trường, kĩ năng “chẩn đoán” đặc điểm học sinh, kĩ năng lập kế hoạch, kĩ năng tác động nhằm cá thể hoá quá trình giáo dục học sinh (bồi dưỡng học sinh giỏi, học sinh kém, học sinh ngoan, học sinh hư, học sinh có năng khiếu,... GVCN phải tự xác định như “bà đỡ” tinh thần, tâm lí đối với học sinh. Nhiều khi một lời khen, một cử chỉ giáo dục đúng lúc, kịp thời... có thể giúp học sinh từ yếu, kém thành khá, giỏi, ngăn ngừa được những ảnh hưởng tiêu cực,...

2. Quản lí toàn diện hoạt động giáo dục là thế nào?

+ Trước hết tiếp thu, nắm vững những đặc điểm của từng học sinh của lớp với tất cả các tiêu chí về nhân thân (họ tên, tuổi, giới tính, địa chỉ, hoàn cảnh gia đình, cha mẹ, nghề nghiệp), đặc điểm của gia cảnh (về văn hóa, kinh tế, về tâm lí...). Cần đặc biệt quan tâm tới những đặc điểm của học sinh (về sức khoẻ, sở thích, học lực, đạo đức, quan hệ xã hội, bạn bè, tính tình...).

+ Đánh giá phân loại, xác định những mặt mạnh, mặt yếu của tập thể học sinh. GVCN phải xác định được và phân loại học sinh lớp học theo mục tiêu giáo dục toàn diện như: Năng lực học tập, sự phát triển

4

Page 5: bg-thtanviet.haiduong.edu.vnbg-thtanviet.haiduong.edu.vn/null/file_van_ban/... · Web viewSong, chúng ta cũng phải tỉnh táo mà nhận diện rõ rằng chưa bao giờ chúng

trí tuệ, khả năng học tập các môn để xây dựng kế hoạch phụ đạo, bồi dưỡng học sinh theo môn học. Phân loại được đặc điểm nhân cách, thái độ, đạo đức học sinh, để có kế hoạch tác động cá thể hoá và phối hợp trong giáo dục. Phải phát hiện, nắm vững và phân loại được những học sinh có năng khiếu về các mặt hoạt động như TDTT, văn nghệ, hoạt động xã hội để sử dụng cho các hoạt động của lớp. Đặc biệt phải quan tâm tới những học sinh yếu về mọi mặt học tập, kĩ năng để có kế hoạch rèn luyện, bồi dưỡng (không ít GVCN quên nhiệm vụ này).

+ Nắm vững gia cảnh, đặc điểm của các gia đình học sinh. Nắm vững đặc điểm gia đình học sinh bao gồm: đời sống kinh tế, nghề nghiệp, trình độ văn hoá của bố mẹ học sinh, bầu tâm lí của gia đình, sự quan tâm của các thành viên, truyền thống, cách sinh hoạt, lối sống của các gia đình... khả năng và thái độ của các bậc cha mẹ đối với các hoạt động giáo dục của nhà trường...

Việc nghiên cứu, nắm vững đặc điểm từng gia đình học sinh, giúp GVCN có phương hướng kết hợp giáo dục con em họ và liên kết với họ trong việc thực hiện các nội dung hoạt động của lớp chủ nhiệm.

+ Nắm vững mục tiêu, nội dung dạy học, giáo dục của lớp chủ nhiệm. Trong cuộc đổi mới giáo dục lần này mỗi lớp học có mục tiêu, nội dung hoạt động cụ thể, nhất là chương trình hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, hoạt động hướng nghiệp... vì vậy phải nắm vững mục tiêu, nội dung dạy học, giáo dục ở mỗi lớp mới có thể xây dựng được kế hoạch chủ nhiệm lớp, xác định những nội dung, hình thức hoạt động.

Thông tin 1.2

5

Page 6: bg-thtanviet.haiduong.edu.vnbg-thtanviet.haiduong.edu.vn/null/file_van_ban/... · Web viewSong, chúng ta cũng phải tỉnh táo mà nhận diện rõ rằng chưa bao giờ chúng

GVCN lớp là người đại diện quyền lợi, nguyện vọng chính đáng của tập thể học sinh, là “cầu nối” giữa lớp với Hiệu trưởng và các thầy cô giáo

Đối với tập thể học sinh một lớp học, không có một giáo viên nào (kể cả Hiệu trưởng) lại có cơ hội, có điều kiện thiết lập quan hệ thân thiện, tự nhiên như GVCN lớp. Với ưu thế của GVCN, nhiều người đã xây dựng được mối quan hệ vừa là thầy trò, vừa là anh em, bạn bè... là chỗ dựa tinh thần, luôn được học sinh tin yêu, chia sẻ những băn khoăn thắc mắc, bộc lộ những nguyện vọng, khát khao... GVCN lớp cần tận dụng những điều kiện đó để thu thập tất cả những thông tin của học sinh để xử lí theo hai phương án:

- Vơi những ý kiến không hợp lí của học sinh thì GVCN giải thích, thuyết phục bằng tình cảm, bằng sự đồng cảm của một nhà sư phạm có kinh nghiệm..., các em sẽ dễ dàng được giải toả (không ít những học sinh đòi hỏi, thắc mắc, có những vướng mắc trong quan hệ, về học tập, công việc với bạn bè, thầy cô, cha mẹ và quan hệ xã hội,... nhiều khi không hợp lí).

- Nếu những phản ánh, nguyện vọng thấy cần phải đáp ứng thì GVCN bàn với các thầy cô khác, báo cáo Hiệu trưởng tìm biện pháp giải quyết cho có tình có lí, tạo cơ hội cho học sinh, tập thể lớp có cơ hội phát triển.

Cần khẳng định, GVCN vừa là một nhà sư phạm vừa là đại diện của Hiệu trưởng, đại diện của tập thể học sinh. Tính giao thoa của vị trí người GVCN đã tạo nên “cái cầu nối” giữa hiệu trưởng và tập thể học sinh, sẽ tạo ra cơ hội, điều kiện giải quyết kịp thời, có hiệu quả cao trong tổ chức tác động giáo dục, tránh được những “mâu thuẫn”, những hiểu lầm của các quan hệ trong và ngoài nhà trường, trong và ngoài lớp chủ nhiệm.

Ngày nay vị trí “cầu nối” của GVCN vô cùng quan trọng bởi 6

Page 7: bg-thtanviet.haiduong.edu.vnbg-thtanviet.haiduong.edu.vn/null/file_van_ban/... · Web viewSong, chúng ta cũng phải tỉnh táo mà nhận diện rõ rằng chưa bao giờ chúng

trong bối cảnh hội nhập, học sinh luôn bị tác động bởi các yếu tố tích cực và tiêu cực, các em có nhiều suy nghĩ nhạy cảm, năng động, sáng tạo, muốn tự khẳng định (nhất là học sinh THCS) nhưng lại thiếu kinh nghiệm, hiểu biết còn có hạn,... đã dẫn tới sự khó khăn khi lựa chọn các phương án ứng xử. Có thể thấy rất rõ, chưa bao giờ vị trí, vai trò của người GVCN lớp lại quan trọng như hiện nay.

Thông tin 1.3

GVCN lớp còn là “cầu nối” giữa nhà trường với gia đình và các tổ chức xã hội, là người tổ chức phối hợp, liên kết các lực lượng trong quá trình thực hiện mục tiêu giáo dục

Chưa bao giờ trong lịch sử giáo dục của dân tộc lại đặt trên vai người GVCN lớp (nhất là ở trường phổ thông) một trọng trách nặng nề như hiện nay, đó là tổ chức, phối hợp, liên kết các lực lượng giáo dục xã hội và gia đình để thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện.

Phải thừa nhận rằng sự nghiệp đổi mới đất nước đã có những thành quả vĩ đại, kì diệu, những mơ ước của Chủ tịch Hồ Chí Minh, lí tưởng của dân tộc, của Đảng đã và đang trở thành hiện thực đó là “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”. Chúng ta có quyền tự hào vì đã có những đóng góp không nhỏ vào sự nghiệp chung của nhân loại những thập niên đầu của thế kỉ XXI. Song, chúng ta cũng phải tỉnh táo mà nhận diện rõ rằng chưa bao giờ chúng ta gặp những khó khăn, thách thức phức tạp như hiện nay. Thời cơ là vô cùng thuận lợi, thách thức cũng vô cùng khó khăn do những yếu tố chủ quan và khách quan đem lại. Có thể thấy chưa bao giờ thế hệ trẻ được sống và phải sống trong sự lựa chọn giữa cái tốt và cái xấu, giữa tích cực và tiêu cực, giữa thiện và ác, giữa giá trị vật chất và tinh thần, giữa

7

Page 8: bg-thtanviet.haiduong.edu.vnbg-thtanviet.haiduong.edu.vn/null/file_van_ban/... · Web viewSong, chúng ta cũng phải tỉnh táo mà nhận diện rõ rằng chưa bao giờ chúng

trách nhiệm và quyền lợi... như ngày nay. Chính bối cảnh ấy cũng cần các thế hệ lớn tuổi, những người có trách nhiệm với thế hệ trẻ và dân tộc phải nâng cao ý thức trách nhiệm trong giáo dục. GVCN phải là người có trách nhiệm đầu tiên nghiên cứu thực trạng, xác định nội dung, các biện pháp, hình thức, lên kế hoạch và tổ chức sự phối hợp liên kết các lực lượng xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, thiết lập quan hệ tốt đẹp nhằm phát huy những yếu tố tích cực, hạn chế tối đa những ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình giáo dục thế hệ trẻ

Việc xây dựng một môi trường giáo dục lành mạnh là trách nhiệm của tất cả mọi người, mọi thế hệ lớn tuổi, không chỉ là của GVCN. Tuy nhiên, đối với môi trường giáo dục học sinh phổ thông, GVCN cần tự xác định phải có trách nhiệm, vì GVCN nắm vững mục tiêu, có năng lực tổ chức phối hợp các lực lượng xã hội và gia đình.

Việc thực hiện liên kết giáo dục của GVCN có không ít khó khăn vì vậy cần tận dụng, tranh thủ sự hỗ trợ giúp đỡ của Hiệu trưởng vì cương vị của Hiệu trưởng mới đủ tư cách pháp nhân quản lí để liên hệ với các tổ chức xã hội ngoài nhà trường.

U Kết luận:

1. Kết quả làm việc của các nhóm

2. Thông tin tổng hợp phản hồi cho hoạt động 1

1. GVCN có vị trí, vai trò vô cùng quan trọng đối với sự phát triển học sinh của lớp chủ nhiệm, bởi vì:

- GVCN là thành viên của tập thể sư phạm và hội đồng sư phạm, là người thay mặt hiệu trưởng, hội đồng nhà trường và phụ huynh học sinh (PHHS) quản lý và chịu trách nhiệm về chất lượng toàn diện học sinh lớp mình phụ trách, tổ chức thực hiện chủ trương, kế hoạch của

8

Page 9: bg-thtanviet.haiduong.edu.vnbg-thtanviet.haiduong.edu.vn/null/file_van_ban/... · Web viewSong, chúng ta cũng phải tỉnh táo mà nhận diện rõ rằng chưa bao giờ chúng

nhà trường ở lớp chủ nhiệm

- Đối với HS và tập thể lớp, GVCN là nhà giáo dục và là người lãnh đạo gần gũi nhất, người lãnh đạo, tổ chức, điều khiển, kiểm tra toàn diện mọi hoạt động và các mối quan hệ ứng xử thuộc phạm vi lớp mình phụ trách dựa trên đội ngũ tự quản là cán bộ lớp, cán bộ Đội và tính tự giác của mọi HS trong lớp .

- Trong quan hệ với các lực lượng giáo dục khác trong và ngoài nhà trường, GVCN là nhân vật trung tâm để hình thành, phát triển nhân cách học sinh và là cầu nối giữa gia đình, nhà trường và xã hội.

Trong lí luận GDH truyền thống công tác chủ nhiệm lớp chủ yếu được xem xét từ bình diện của giáo dục học (GDH), mà ít được quan tâm phân tích từ bình diện quản lí, trong khi đó 2 chức năng này bổ trợ và quy định lẫn nhau. GVCN thực hiện chức năng quản lí tập thể lớp để thực hiện chức năng giáo dục từng cá nhân có hiệu quả.

Vì vậy, cần quan tâm tìm hiểu chức năng lãnh đạo, tổ chức, quản lí của người GVCN. Chức năng lãnh đạo và quản lí là không giống nhau. Người quản lý có chức năng tổ chức thực hiện để đạt mục tiêu, còn lãnh đạo có chức năng định ra đường lối, chiến lược và phương pháp hoạt động, đồng thời tác động, ảnh hưởng, động viên người bị lãnh đạo thực hiện mục đích chung. Tuy vậy, cả hai chức năng này được tích hợp hài hòa ở chủ thể quản lý là người GVCN.

Người GVCN thực hiện chức năng quản lí khi là đại diện cho Hiệu trưởng, Hội đồng nhà trường thực hiện các chủ trương, kế hoạch chung của trường, nhưng lại là người lãnh đạo khi phải xác định tầm nhìn cho sự phát triển của HS trong lớp chủ nhiệm với tư cách là người đứng đầu một tập thể lớp, đưa tập thể lớp phát triển thành một tập thể thân thiện thực sự.

Nhìn tổng thể, chức năng của người GV chủ nhiệm lớp là lãnh đạo, tổ chức, quản lí tập thể lớp trên cơ sở tổ chức các hoạt động GD,

9

Page 10: bg-thtanviet.haiduong.edu.vnbg-thtanviet.haiduong.edu.vn/null/file_van_ban/... · Web viewSong, chúng ta cũng phải tỉnh táo mà nhận diện rõ rằng chưa bao giờ chúng

các mối quan hệ GD của HS theo mục tiêu giáo dục nhân cách HS toàn diện trong tập thể phát triển và môi trường học tập thân thiện.

Quan niệm trên đó phản ánh sự thống nhất giữa:

- Chức năng quản lí và chức năng giáo dục,

- Tổ chức các hoạt động GD và các quan hệ của HS theo định hướng phát triển toàn diện nhân cách,

- Giáo dục tập thể và giáo dục cá nhân,

- Tập thể phát triển với môi trường học tập thân thiện

2. Công việc của GVCN với Ban giám hiệu và Hội đồng giáo dục nhà trườngMối quan hệ giữa GVCN lớp với BGH và HĐGD nhà trường là

mối quan hệ của người bị quản lý đối với lãnh đạo, vì thể nó cần thiết phải thực hiện những công việc sau:

Tiếp nhận chủ trương, kế hoạch và những định hướng cho từng hoạt động cụ thể của BGH và HĐGD nhà trường.

Xây dựng kế hoạch và chỉ đạo triển khai thực hiện kế hoạch cho phù hợp với tình hình của lớp chủ nhiệm. Trong quá trình xây dựng và triển khai kế hoạch, nếu xuất hiện những khó khăn hoặc những tình huống đột biến không thể hoặc không thuộc quyền xử lý thì cần báo cáo kịp thời với BGH và HĐGD để lấy ý kiến chỉ đạo, bổ xung, điều chỉnh kế hoạch hoặc thay đổi phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động tận dụng sự hỗ trợ về tinh thần và vật chất của cấp trên.

Báo cáo kế hoạch hoạt động chủ nhiệm lớp theo định kỳ (cuối học kỳ, cuối năm học) hoặc đột xuất nếu có với BGH và HĐGD theo hướng dẫn chung của nhà trường (đánh giá, xếp loại học tập, rèn luyện đạo đức và các mặt hoạt động khác của từng học sinh và của cả lớp).

Đề đạt nguyện vọng chính đáng của học sinh lớp chủ nhiệm với

10

Page 11: bg-thtanviet.haiduong.edu.vnbg-thtanviet.haiduong.edu.vn/null/file_van_ban/... · Web viewSong, chúng ta cũng phải tỉnh táo mà nhận diện rõ rằng chưa bao giờ chúng

BGH và HĐGD nhà trường, đề xuất các phương án giải quyết với sự suy nghĩ thấu đáo, cẩn trọng.

Phản ánh những ý kiến nguyện vọng của gia đình học sinh về sự đồng tình hay phản bác đối với những chủ trương, quy định của trường trong các mặt hoạt động giáo dục để cấp trên có sự xem xét, giải đáp hoặc sửa đổi cho phù hợp với thực tế.

3. Công việc của GVCN lớp với GVCN các lớp khác cùng khốiTrong tổ chức nhân sự của nhà trường, những GVCN thuộc

cùng một khối lớp được thiết lập thành một tổ chủ nhiệm khối lớp, có tổ trưởng phụ trách và sinh hoạt theo định kỳ hàng tháng, học kỳ và năm học, là thành viên thuộc tổ, mỗi GVCN cần thực hiện những công việc sau:

Bàn bạc, thống nhất với những thành viên thuộc tổ về nội dung, kế hoạch, cách thức, tiến bộ các hoạt động chủ nhiệm tương ứng với những thời điểm cụ thể của kế hoạch năm học, trao đổi kế hoạch phối hợp với các khối chủ nhiệm khác trong trường.

Báo cáo hoạt động của lớp chủ nhiệm về các mặt giáo dục, đề xuất thỉnh cầu sự giúp đỡ, phối hợp của các lớp cùng khối đối với một số công việc nhằm tạo phong tráo, phát huy sức mạnh của cộng đồng khối lớp.

Trao đổi những kinh nghiệm thành công hoặc thất bại, sáng kiến được chọn lọc trong quá tình thực thi công tác chủ nhiệm của bản thân với đồng nghiệp để cùng chia sẻ, giúp đỡ lẫn nhau, tạo môi trường đồng cảm, đồng trách nhiệm đối với thế hệ trẻ. 4. Công việc của GVCN với các giáo viên bộ môn giảng dạy tại

lớp chủ nhiệmCác giáo viên bộ môn giảng dạy tại chủ nhiệm lớp chủ nhiệm ở

tiểu học có số thời gian làm việc tiếp xúc với học sinh không nhiều, nhưng vẫn có điều kiện hiểu biết năng lực, sở trường của mỗi học sinh đói với hoạt động chủ đạo của các em - hoạt động học tập. Vì thế việc

11

Page 12: bg-thtanviet.haiduong.edu.vnbg-thtanviet.haiduong.edu.vn/null/file_van_ban/... · Web viewSong, chúng ta cũng phải tỉnh táo mà nhận diện rõ rằng chưa bao giờ chúng

phối hợp chặt chẽ GVCN với giáo viên bộ môn trong công tác chủ nhiệm sẽ giúp cho GVCN nắm bắt tình hình học sinh thường xuyên, liên tục, cụ thể để từ đó có những tác động cần thiết tới đối tượng giáo dục, vừa góp phần nâng cao chất lượng hiệu quả giảng dạy, vừa đảm bảo tính đồng bộ khách quan, thực tiễn và cá biệt trong khi triển khai kế hoạch chủ nhiệm và đánh giá kết quả phấn đấu rèn luyện của học sinh. Việc phối hợp GVCN với giáo viên bộ môn được thực hiện thông qua những công việc sau:

Nắm bắt số lượng cụ thể giáo viên bộ môn dạy lớp chủ nhiệm, lịch trình giảng dạy của mỗi người trong năm học.

Có hiểu biết cơ bản về tính cách năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, vai trò và vị thế của mỗi người giáo viên trong trường, hoàn cảnh sống của họ.

Liên hệ mật thiết với giáo viên bộ môn để nắm bắt được tình hình học tập của mỗi học sinh đối với bộ môn họ giảng dạy về thái độ, trình độ nhận thức, kết quả học tập. Nhờ những thông tin do giáo viên bộ môn cung cấp, GVCN có thể có được một bức tranh cụ thể, rõ nét hơn về mỗi học sinh, từ đó có được cách thức tác động, điều chỉnh, bổ xung phù hợp với đặc điểm phát triển nhân cách của đối tượng giáo dục.

Thông báo cho giáo viên bộ môn tình hình phấn đấu rèn luyện, những mặt mạnh và mặt yếu của tập thể lớp, những học sinh có năng lực học tập tốt, những học sinh có năng lực học tập yếu kém, những học sinh có phẩm chất đạo đức cần phải lưu tâm, uốn nắn.

Phối hợp với giáo viên bộ môn tổ chức các hoạt động ngoại khoá phục vụ hoạt động dạy học, đồng thời tạo cơ hội để tập thể lớp có được môi trường giao lưu và tăng thêm khả năng nắm bắt tình hình thực tế xã hội cho mỗi học sinh.

Tổ chức học sinh trong lớp thăm hỏi, động viên các thầy, cô giáo giảng dạy tại lớp nhân các ngày lễ (ngày 8/3; ngày 2/9; ngày

12

Page 13: bg-thtanviet.haiduong.edu.vnbg-thtanviet.haiduong.edu.vn/null/file_van_ban/... · Web viewSong, chúng ta cũng phải tỉnh táo mà nhận diện rõ rằng chưa bao giờ chúng

20/11, tết nguyên đán...) hoặc những thầy, cô giáo có hoàn cảnh khó khăn.5. Giáo viên chủ nhiệm và phụ huynh học sinh cần phải có mối

liên hệ gắn bó, mật thiết?Hình thành nhân cách cho học sinh là quá trình tổ chức hoạt

động có mục đích có kế hoạch đến các mặt nhận thức, tình cảm và hành động ý chí của các em. Hiệu quả của quá trình tổ chức náy phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó việc phối hợp với các bậc cha mẹ và thân nhân của gia đình học sinh là yếu tố cần được coi trọng. Bởi vì, gia đình là tế bào của xã hội, là cái nôi thân yêu nuôi dưỡng cả đời người, là môi trường quan trọng giáo dục nếp sống và hình thành nhân cách. Đảm bảo sợi dây liên kết gắn bó giữa nhà trường với gia đình là một đảm bảo cho việc thực hiện tính liên tục và đồng bộ trong tổ chức hoạt động giáo dục, vừa là sự bù đắp những tác động giáo dục mà trong điều kiện của nhà trường khó có thể làm được.

Để có mối liên hệ gắn bó, mật thiết với phụ huynh học sinh, người giáo viên chủ nhiệm cần phải:

- Liên lạc với phụ huynh ngay khi năm học bắt đầu, có nghĩa là khi tiếp nhận danh sách HS của lớp là tiếp nhận luôn danh sách cha mẹ hoặc người nuôi dưỡng HS.

- Có thể hình thành một bộ phận hồ sơ gửi cho mỗi phụ huynh học sinh để có thông tin như:

+ Tên họ, nghề nghiệp cha mẹ hoặc người nuôi dưỡng.

+ Địa chỉ gia đình.

+ Số điện thoại để liên lạc khi cần thiết.

+ Những đặc điểm cần chú ý khi giáo dục con em của mình mà gia đình thấy cần thiết đề nghị với GVCN.

+ Có thể ghi chú thêm thời gian hay cách tốt nhất để liên lạc giữa GV với gia đình khi cần thiết.

13

Page 14: bg-thtanviet.haiduong.edu.vnbg-thtanviet.haiduong.edu.vn/null/file_van_ban/... · Web viewSong, chúng ta cũng phải tỉnh táo mà nhận diện rõ rằng chưa bao giờ chúng

- Lập một danh sách số điện thoại chung của các gia đình HS gửi cho tất cả các GV của lớp.

- Chuẩn bị đưa ra một danh sách những đồ dùng, những sách vở và dụng cụ cần thiết mà các em phải mang theo vào mỗi ngày đến lớp.

- Gửi thông báo cho cha mẹ hoặc người nuôi dưỡng biết về kế hoạch Đại hội Cha Mẹ HS, kể cả nội dung và ngày giờ cụ thể. Có thể gợi ý những vấn đề cần thảo luận cũng như những mối quan tâm đặc biệt về việc học tập của con em mình.

6. Mục đích và sự cần thiết GVCN phải có sự phối hợp với các lực lượng xã hội

Tận dụng tiềm năng giáo dục trong trường và ngoài xã hội để đạt tới hiệu quả trong việc thực hiện giáo dục là một nhiệm vụ đặc trưng của người giáo viên chủ nhiệm lớp trong trường phổ thông. Giải quyết tốt nhiệm vụ này cũng chính là thực hiện xã hội hoá giáo dục, một trong những giải pháp trọng yếu thực hiện chiến lược phát triển giáo dục của Đảng và Nhà nước ta hiện nay.

Nội dung 2

Nhiệm vụ cụ thể của GVCN cần thực hiện trong trường tiểu học hiện nay

Mục tiêu:

- Hiểu và phân tích được nhiệm vụ cụ thể của GVCN cần thực hiện trong năm học;

- Có kĩ năng phân tích thực hiện nhiệm vụ chủ nhiệm thông qua các bài học kinh nghiệm bản thân.

Hoạt động 214

Page 15: bg-thtanviet.haiduong.edu.vnbg-thtanviet.haiduong.edu.vn/null/file_van_ban/... · Web viewSong, chúng ta cũng phải tỉnh táo mà nhận diện rõ rằng chưa bao giờ chúng

Tìm hiểu nhiệm vụ cụ thể của GVCN cần thực hiện

trong trường tiểu học hiện nay

Nhiệm vụ

Làm việc nhóm

1. Đọc thông tin 2.1, hãy:

a. Thể hiện bằng sơ đồ ( trên giấy Aᴼ) và mô tả được các nhiệm vụ cụ thể của GVCN tiểu học

b. Ngoài các nhiệm vụ nêu trên, qua thực tiễn thày/cô có thêm/bớt nhiệm vụ nào?

2. Đọc thông tin 2.2, 2.3 và 2.4, thày/cô:

a. Trình bày trong nhóm cho biết trường thày/cô đã triển khai Mô hình VNEN chưa? Nếu đã triển khai xin nêu rõ khó khăn, thuận lợi, kết quả và bài học kinh nghiệm ( trình bày trên giấy Aᴼ)?

b. Căn cứ vào nhiệm vụ xây dựng bộ máy tổ chức tự quản của lớp nêu ở thông tin 1, nếu triển khai Mô hình VNEN thì thực hiện nhiệm vụ này cần phải lưu ý những điểm gì, tại sao?

3. Đọc thông tin 2.5, hãy xác định các thông tin cốt lõi cần có trong sổ chủ nhiệm?

Thông tin cho hoạt động 2.

Thông tin 2.1.

Nhiệm vụ của GVCN

1. Nghiên cứu, nắm vững tình hình học sinh của lớp chủ nhiệm

15

Page 16: bg-thtanviet.haiduong.edu.vnbg-thtanviet.haiduong.edu.vn/null/file_van_ban/... · Web viewSong, chúng ta cũng phải tỉnh táo mà nhận diện rõ rằng chưa bao giờ chúng

Để làm tốt công tác giáo dục học sinh, nhiệm vụ đầu tiên của giáo viên chủ nhiệm lớp là nghiên cứu để nắm vững tình hình chung của lớp và của từng học sinh. Kết quả nghiên cứu sẽ là những căn cứ để xây dựng mục tiêu, chương trình, kế hoạch năm học để xác định nội dung, phương pháp và các hình thức tổ chức giáo dục phù hợp với đặc điểm của lớp.

Công tác nghiên cứu của giáo viên chủ nhiệm lớp thường tập trung vào các nội dung sau đây:

- Nghiên cứu tình hình địa phương, về vị trí địa lý, kinh tế, chính trị, xã hội, mức sống, ngành nghề sản xuất, trình độ văn hoá, tôn giáo, truyền thống học tập và phong trào xã hội giáo dục; tình hình gia đình học sinh như trình độ học vấn, nghề nghiệp của cha mẹ học sinh, số con, sự trưởng thành của các con, hoàn cảnh, mức sống, phương pháp giáo dục và những đặc điểm khác...

- Nghiên cứu học sinh: số lượng, chất lượng học tập, đặc điểm lứa tuổi, đặc điểm cá biệt, quá trình học tập, tu dưỡng đạo đức, tinh thần đoàn kết, phong trào thi đua, truyền thống, ưu, nhược điểm, chỗ mạnh, chỗ yếu của lớp...

- Cần nắm vững được năng lực họat động tập thể của từng em trong lớp mình làm chủ nhiệm, thông qua các kênh thông tin sau:

+ Điều tra xã hội học, gồm dân tộc ,nơi cư trú đặc điểm phong tục tập quán;

+ Căn cứ hồ sơ học bạ , thành tích học tập;

+ Cần chú ý hình thức như sức khoẻ, sự linh hoạt năng động;

Ngoài ra từ trực giác cảm nhận.

Căn cứ sự tín nhiệm của tập thể lớp qua việc bình bầu dân chủ đầu mỗi năm học.

16

Page 17: bg-thtanviet.haiduong.edu.vnbg-thtanviet.haiduong.edu.vn/null/file_van_ban/... · Web viewSong, chúng ta cũng phải tỉnh táo mà nhận diện rõ rằng chưa bao giờ chúng

Chú ý đến các cán bộ Chi đội nếu có điều kiện

Tất cả những tài liệu đó sẽ rất hữu ích cho giáo viên chủ nhiệm lớp trong việc xây dựng kế hoạch và tổ chức các hoạt động giáo dục học sinh một cách có hiệu quả.

2. Xây dựng bộ máy tổ chức tự quản của lớp

Cơ sở lựa chọn: Từ những thông tin trên, người giáo viên chủ nhiệm chọn ra những học sinh có năng lực học tập, năng lực hoạt động, gương mẫu trong hành vi đạo đức giới thiệu vào đội cán bộ của lớp trong lần sinh hoạt đầu tiên khi nhận lớp

Xây dựng bộ máy cán sự của lớp: Ngay sau khi nhận công tác, giáo viên chủ nhiệm cần suy nghĩ ngay đến việc tổ chức bộ máy tự quản cho lớp, dựa trên nghiên cứu hồ sơ, học bạ và quan sát thực tiễn, chỉ định một ban cán sự lâm thời.

Phân lớp thành các tổ/nhóm học sinh có cơ cấu học sinh nam, nữ, trình độ học tập tương đối đồng đều. Phân công trách nhiệm cho ban cán sự và các tổ/nhóm trưởng để quản lý học sinh và bắt đầu tổ chức các hoạt động chung.

Chậm nhất một tháng cho lớp bầu ra ban cán sự và các tổ/nhóm trưởng chính thức. Ban cán sự lớp phải là những học sinh thoả mãn các yêu cầu sau đây:

- Có học lực từ loại khá trở lên, có tư cách đạo đức tốt.

- Nhiệt tình, tích cực tham gia vào các hoạt động tập thể.

- Có năng khiếu văn nghệ, thể dục, thể thao...

- Biết quản lý tập thể.

- Có tinh thần gương mẫu, được đa số học sinh bầu chọn.

Giáo viên chủ nhiệm trở thành cố vấn về phương pháp công tác cho ban cán sự lớp, cần phát huy vai trò tự quản và tinh thần sáng tạo

17

Page 18: bg-thtanviet.haiduong.edu.vnbg-thtanviet.haiduong.edu.vn/null/file_van_ban/... · Web viewSong, chúng ta cũng phải tỉnh táo mà nhận diện rõ rằng chưa bao giờ chúng

của các em. Giáo viên chủ nhiệm lớp luôn ủng hộ những sáng kiến của ban cán sự tất cả học sinh chỉ đạo thực hiện để các sáng kiến đó trở thành hữu ích.

Công tác tổ chức của lớp là một công việc quan trọng, ban cán sự như thế nào thì lớp sẽ phát triển theo chiều hướng đó. Ban cán sự tốt là chỗ dựa vững chắc cho giáo viên chủ nhiệm trong các hoạt động giáo dục học sinh. Do vậy,cần tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ cho đội ngũ tự quản lớp:

- Xác định rõ về ý nghĩa và tác dụng của việc xây dựng tập thể lớp vững mạnh, về vai trò và nhiệm vụ của cán bộ tự quản.

- Giao nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên của Ban tự quản và hướng dẫn các em các bước tiến hành khi thực hiện nhiệm vụ. Nội dung trên được ghi vào sổ công tác.

- Tổ chức cho các em thảo luận bàn bạc các biện pháp thực hiện kế hoạch công tác của lớp và nhiệm vụ của mỗi thành viên.

3. Thiết lập tốt các mối quan hệ trong tập thể

Tập thể là một tập hợp đông người với nhiều mối quan hệ, khi tập thể đã hình thành những mối quan hệ tốt đẹp, bền vững thì lúc đó là tập thể sẽ vững mạnh. Vì vậy, để xây dựng tập thể phải thiết lập tốt các mối quan hệ tình cảm, quan hệ chức năng và kỉ luật tập thể.

Quan hệ tình cảm là quan hệ bạn bè đoàn kết thân ái tương trợ, động viên khích lệ nhau trong học tập, tu dưỡng và cả những mối quan hệ tình cảm khác. Các mối quan hệ này nảy sinh trong hoạt động, giao tiếp và nó tạo thành động lực thúc đẩy sự phát triển của tập thể và giáo dục từng thành viên. Quan hệ tình cảm tốt đẹp, sự đoàn kết thống nhất giữa các thành viên có ý nghĩa cực kì to lớn đối với việc xây dựng tập thể. Trong tập thể thường có hai loại nhóm: nhóm chính thức gồm tổ, đội... và nhóm không chính thức hình thành tự phát, do các em phù

18

Page 19: bg-thtanviet.haiduong.edu.vnbg-thtanviet.haiduong.edu.vn/null/file_van_ban/... · Web viewSong, chúng ta cũng phải tỉnh táo mà nhận diện rõ rằng chưa bao giờ chúng

hợp nhau về tình cảm, xu hướng, hứng thú. Trong quan hệ tình cảm thì nhóm thứ hai có vai trò to lớn, giáo viên cần lưu ý tận dụng phục vụ cho mục đích giáo dục học sinh của lớp.

Quan hệ chức năng là quan hệ trách nhiệm công việc của các thành viên trong tập thể. Trong tập thể, mỗi người được phân công một công việc, để hoàn thành nhiệm vụ của mình, mỗi người phải liên hệ, hợp tác với những người khác và tuân thủ yêu cầu và kế hoạch chung. Quan hệ chức năng tốt đẹp cũng có nghĩa là công tác của tập thể được phối hợp chặt chẽ, mọi người đều hoàn thành nhiệm vụ.

Quan hệ tổ chức là quan hệ của các cá nhân theo nội dung, kỉ luật của tập thể. Tôn chỉ, mục đích của các đoàn thể, điều lệ nhà trường, nội quy lớp học là điều mà tất cả học sinh phải tuân thủ một cách tự giác. Chính mối quan hệ tổ chức tạo nên sức mạnh tập thể, đảm bảo cho tập thể phát triển đúng hướng theo mục tiêu đã đề ra.

Xây dựng môi trường học tập thân thiện , xây dựng ý thức tư tưởng rõ ràng cho từng thành viên.

Xây dựng môi trường dân chủ : đẩy mạnh công tác phê bình thẳng thắn giữa các học sinh với nhau, giữa các tổ/nhóm đồng thời cũng tạo cho các em ý thức giúp nhau cùng tiến bộ. Đây là nội dung rất cơ bản trong công tác tự quản, thiết lập mối quan hệ thân thiện giữa thầy và trò, cùng nhau thảo luận, trao đổi tìm ra tiếng nói chung ,thầy luôn biết lắng nghe tôn trọng ý kiến tập thể, tôn trọng những nguyện vọng chính đáng của các em.

Thường xuyên đánh giá động viên khen, chê đúng người, đúng việc, lấy động viên làm trọng và thảo luận cùng các em tìm những giải pháp khắc phục những việc chưa làm được, dùng áp lực tập thể giáo dục những cá nhân không nỗ lực.

Tổ chức,bồi dưỡng tinh thần giúp bạn, vì bạn giữa các học sinh trong lớp , giữa các bạn có khó khăn về nhận thức và các bạn học

19

Page 20: bg-thtanviet.haiduong.edu.vnbg-thtanviet.haiduong.edu.vn/null/file_van_ban/... · Web viewSong, chúng ta cũng phải tỉnh táo mà nhận diện rõ rằng chưa bao giờ chúng

khá ,giúp đỡ về vật chất như áo ấm mùa đông ,giấy vở từ quỹ lớp.

4. Tổ chức các hoạt động đa dạng cho tập thể học sinh

Như chúng ta đã biết, bản chất của quá trình giáo dục là quá trình tổ chức cuộc sống, hoạt động và giao lưu cho học sinh. Như vậy, để giáo dục học sinh, giáo viên chủ nhiệm lớp cần tổ chức tốt các hoạt động và thu hút các em tham gia một cách tích cực nhất. Trong trường tiểu học cần tổ chức tốt các hoạt động sau đây:

a. Hoạt động học tập

Học tập là hoạt động quan trọng nhất của học sinh, để giúp cho lớp học tập tốt, giáo viên chủ nhiệm lớp phải chú ý:

Rèn cho học sinh thói quen đi học đầy đủ, đúng giờ, bằng các biện pháp cụ thể sau:

- Giáo viên chủ nhiệm có mặt thường xuyên tại lớp 10 phút trước giờ học mỗi ngày, đặc biệt là những ngày đầu tuần.

- Tổ chức 10 phút “ Ôn bài” đầu giờ học mỗi ngày. Ôn bài là biện pháp giúp nhau ôn tập nhanh, chuẩn bị sẵn sàng cho ngày học mới. Truy bài đầu giờ còn là biện pháp khắc phục tình trạng đi học muộn, cho nên cần được tổ chức tốt và duy trì lâu dài.

- Thành lập đội “Sao đỏ” của lớp để theo dõi thi đua giữa các tổ và tham gia trực tuần với các lớp trong trường.

Rèn cho học sinh thói quen tích cực tham gia học tập bằng các biện pháp sau:

- Tổ chức thi đua giữa các tổ/nhóm trong lớp, ghi lại số lần tham gia phát biểu ý kiến trong các giờ học.

- Tổ chức cho học sinh chuẩn bị trước các bài học trong ngày.

- Nêu gương những học sinh có phương pháp học tập tốt, đặc biệt những học sinh nghèo học giỏi.

20

Page 21: bg-thtanviet.haiduong.edu.vnbg-thtanviet.haiduong.edu.vn/null/file_van_ban/... · Web viewSong, chúng ta cũng phải tỉnh táo mà nhận diện rõ rằng chưa bao giờ chúng

- Tổ chức cho học sinh học nhóm, đôi bạn cùng học để hỗ trợ nhau học tập.

b. Tổ chức tốt hoạt động của chi đội thiếu niên

Ở mỗi lớp học có chi đội thiếu niên, để chi đội thiếu niên trong lớp hoạt động có hiệu quả, giáo viên chủ nhiệm lớp cùng phối hợp với tổng phụ trách đội và bí thư đoàn trường làm tham mưu cho các em hoạt động.

Nội dung công tác của các chi đội thường là; kết nạp đội viên mới, sinh hoạt đội thường kì, sinh hoạt theo các chủ đề, tổ chức tham quan, cắm trại, sinh hoạt văn nghệ, thi đấu thể dục thể thao, tập nghi thức đội, kỉ niệm các ngày lễ truyền thống của đội.

Nhiệm vụ của giáo viên chủ nhiệm là giúp các em lập kế hoạch công tác, tổ chức thực hiện kế hoạch, quan trọng nhất là giúp các em phương pháp tổ chức và tạo điều kiện tốt nhất cho các em hoạt động. Thực tế cũng đã chứng minh rằng ý thức trách nhiệm, tính sáng tạo của giáo viên chủ nhiệm lớp quyết định chất lượng hoạt động của các đoàn thể trong lớp.

Học sinh và tập thể học sinh vừa là khách thể của quá trình giáo dục, vừa là chủ thể của quá trình giáo dục, vừa là chủ thể tiếp nhận và tự giáo dục. Các mối quan hệ giao lưu trong tập thể học sinh được giải quyết ổn thoả nếu có sự điều chỉnh và đóng góp tích cực của chính bản thân các em dưới sự hướng dẫn, điều chỉnh của giáo viên. Đánh giá và sử dụng đúng lúc, đúng chỗ vai trò các tổ chức tự quản của học sinh cũng chính là tạo ra động lực cho sự phát triển của tập thể lớp và mỗi thành viên trong lớp, đảm bảo tốt mối quan hệ thầy - trò trong các mặt của hoạt động giáo dục, đồng thời là cơ sở để giáo viên chủ nhiệm xác định nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức với việc xây dựng một tập thể học sinh vững mạnh.

21

Page 22: bg-thtanviet.haiduong.edu.vnbg-thtanviet.haiduong.edu.vn/null/file_van_ban/... · Web viewSong, chúng ta cũng phải tỉnh táo mà nhận diện rõ rằng chưa bao giờ chúng

5. Tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao

Ở lứa tuổi học sinh phổ thông các em rất thích tham gia vào hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể dục thể thao... vì vậy giáo viên chủ nhiệm cần tổ chức tốt các hoạt động này.

Với các hoạt động văn hoá, văn nghệ nên sử dụng các biện pháp sau đây:

- Thành lập câu lạc bộ “người yêu văn, thơ” tổ chức cho các em sưu tầm ca dao tục ngữ, thơ ca, chân dung nhà thơ, nhà văn... Tổ chức các buổi bình thơ, thi sáng tác thơ, văn...

- Tổ chức các đội văn nghệ tập hát, múa, quốc tế vũ.

- Tổ chức đêm ca hát theo chủ đề.

- Tổ chức các câu lạc bộ nhiếp ảnh, quay phim.

- Tổ chức thi báo tường giữa các tổ và các lớp trong khối, trong trường.

Với các hoạt động thể dục, thể thao nên sử dụng các biện pháp sau đây:

- Thành lập các đội bóng đá, bóng bàn, cầu lông, cầu mây... tổ chức luyện tập và thi đấu giữa các nhóm, tổ và các lớp, các khối trong trường.

- Câu lạc bộ thể dục buổi sáng ở các địa phương, vận động học sinh tham gia luyện tập thường xuyên.

- Duy trì thể dục giữa giờ.

- Tổ chức hội thi thể dục, thể thao...

- Tổ chức các cuộc tham quan, du lịch.

- Tổ chức cắm trại.

Với các hoạt động lao động nên sử dụng các biện pháp sau

22

Page 23: bg-thtanviet.haiduong.edu.vnbg-thtanviet.haiduong.edu.vn/null/file_van_ban/... · Web viewSong, chúng ta cũng phải tỉnh táo mà nhận diện rõ rằng chưa bao giờ chúng

đây:

- Tổ chức lao động tự phục vụ: trực nhật, ngày tổng vệ sinh trường, lớp.

- Tổ chức lao động công ích và lao động sản xuất ở địa phương đặc biệt vào vụ mùa thu hái nông sản.

Trong quá trình tổ chức các hoạt động của học sinh trong lớp, giáo viên chủ nhiệm lớp phải thực hiện các nguyên tắc cơ bản sau đây:

Phải tạo ra hứng thú, tính chủ động, tích cực, có ý thức của học sinh.

Các hoạt động phù hợp với lứa tuổi, năng lực và sở trường của học sinh.

Đảm bảo an toàn tuyệt đối, không làm ảnh hưởng đến sức khoẻ và học tập của học sinh.

Các hoạt động càng đa dạng phong phú, trẻ em càng tích cực tham gia, đó là cơ hội để các em phấn đấu và trưởng thành.

6 .Tổ chức các hoạt động giáo dục

Giáo viên chủ nhiệm phối hợp với giáo viên các bộ môn cùng tổ chức thực hiện các hoạt động giáo dục toàn diện như giáo dục đạo đức , trí tuệ ,thể chất , thẩm mĩ, hướng nghiệp , kỹ năng sống.

Tổ chức hoạt động giáo dục tính tự quản thông qua tiết sinh hoạt:

Mỗi tiết sinh hoạt đều phải có biên bản (ghi vào sổ biên bản của lớp)

Giờ sinh hoạt bắt đầu bằng những tóm tắt kết quả học tập và rèn luyện của cả lớp thông qua sổ đầu bài, sổ cờ đỏ, sổ trực nội trú, sổ tổng hợp vệ sinh... Lớp trưởng cùng các cán bộ lớp nhận xét, đánh giá từng đơn

23

Page 24: bg-thtanviet.haiduong.edu.vnbg-thtanviet.haiduong.edu.vn/null/file_van_ban/... · Web viewSong, chúng ta cũng phải tỉnh táo mà nhận diện rõ rằng chưa bao giờ chúng

vị, từng thành viên trong lớp, sau đó cả lớp cùng nhau trao đổi, đóng góp ý kiến cho các nhận xét đánh giá trên. GVCN lắng nghe, phân tích và đi đến kết luận.(phần này gói gọn trong khoảng 15phút).

Thời gian còn lại dưới sự chủ trì của lớp trưởng cả lớp sinh hoạt theo Chủ đề đã được định sẵn. Các chủ đề này được thảo luận, bàn bạc trong cuộc họp với cán bộ lớp từ đầu năm và được ghi trong kế hoạch chủ nhiệm của tôi. Đó là các chủ đề theo định hướng của nhà trường, theo các sự kiện diễn ra trong tuần, trong tháng... Hoặc các chủ đề tự do như: tình yêu quê hương đất nước; Qua đó bồi dưỡng một số kỹ năng sinh hoạt chính trị -xã hội cần thiết.

7.Xây dựng, quản lí hồ sơ lớp chủ nhiệm:

- Xây dưng hệ thống hồ sơ , sổ sách của lớp gồm các loại sau:

+ Số điểm danh; GVCN cần phải biết HS của mình đi học hằng ngày như thế nào để soạn giáo án chủ nhiệm.

+ Sổ chủ nhiệm: theo dõi kết quả học tập của HS để phối hợp với GV dạy lớp lên kế hoạch nâng HS kém hoặc bồi dưỡng HS giỏi.

+ Giáo án lên lớp tiết chủ nhiệm và sinh hoạt dưới cờ: dùng thuật ngữ giáo án để thể hiện tính nghiêm túc về mặt trách nhiệm chứ thật ra sự cần thiết ở đây chính là phải chắt lọc thông tin rõ ràng khúc chiết và tuyệt đối không được cháy giáo án.

+ Sổ điểm.

+ Các bài kiểm tra chuyên môn.

+ Các bài báo cáo, bài tập về nhà để kiểm tra.

+ Sổ cập nhật những thông tin khẩn cấp.

+ Sổ họp phụ huynh học sinh.

+ Sổ theo dõi các hoạt động ngoài giờ lên lớp, chương trình phụ đạo và bồi dưỡng HS giỏi...

24

Page 25: bg-thtanviet.haiduong.edu.vnbg-thtanviet.haiduong.edu.vn/null/file_van_ban/... · Web viewSong, chúng ta cũng phải tỉnh táo mà nhận diện rõ rằng chưa bao giờ chúng

Công việc này GVCN nên sử dụng sự trợ giúp của công nghệ thông tin và những GV dày dạn kinh nghiệm của trường để khỏi phải vất vả.

Thông tin 2.3

Kính gửi: Ông (Bà) Giám đốc các Sở giáo dục và Đào tạo

Dự án Mô hình trường học mới tại Việt Nam (GPE – VNEN) đã được triển khai thử nghiệm trên diện rộng từ năm học 2012 – 2013, tại 1.447 trường tiểu học trên 63 tỉnh, thành phố trong cả nước. Mô hình trường học mới tại Việt Nam (VNEN) tập trung đổi mới hoạt động giáo dục và hoạt động sư phạm, đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp học và đánh giá học sinh tiểu học. Sau một năm triển khai, các nhà trường, giáo viên và cha mẹ học sinh đánh giá Mô hình VNEN có nhiều ưu điểm và tính khả thi cao.

Để chuẩn bị cho năm học mới, Bộ Giáo dục và Đào tạo đề nghị các Sở

25

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

Số: 2764/BGDĐT-GDTH

V/v: Hướng dẫn xây dựng kế hoạch triển khai Mô hình VNEN năm học 2013-2014

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Hà Nội, ngày 02 tháng 5 năm 2013

Page 26: bg-thtanviet.haiduong.edu.vnbg-thtanviet.haiduong.edu.vn/null/file_van_ban/... · Web viewSong, chúng ta cũng phải tỉnh táo mà nhận diện rõ rằng chưa bao giờ chúng

GD&ĐT xây dựng kế hoạch thực hiện Mô hình VNEN năm học 2013 – 2014 như sau:

I. Kế hoạch triển khai Mô hình VNEN đối với các trường tiểu học thuộc Dự án:

1. Tổng kết đánh giá công tác thực hiện Mô hình VNEN năm học 2012 - 2013 (Những việc đã làm, Thuận lợi/ Khó khăn/ Ưu điểm/ Tồn tại/ Kiến nghị)

2. Rà soát, xây dựng số liệu chuẩn bị cho năm học 2013 – 2014.

TT Số

học sinh

Số tài liệu hiện có Số tài liệu cần bổ sung

Tiếng Việt

Toán TN -XH

Tiếng Việt

Toán TN -XH

GD

KH LS-ĐL

1 Lớp 2

2 Lớp 3

3 Lớp 4

3. Kế hoạch chuẩn bị tiếng Việt cho học sinh: Tăng cường tiếng Việt cho học sinh vào dịp hè; Kế hoạch dạy Tiếng Việt lớp 1 Công nghệ giáo dục chuẩn bị tốt cho học sinh lên lớp 2 trong năm học 2014 – 2015.

II. Kế hoạch nhân rộng Mô hình VNEN

Căn cứ điều kiện và khả năng huy động ngân sách địa phương, xã hội hóa giáo dục, các trường lựa chọn những nội dung phù hợp với nguồn lực địa phương: Tổ chức, quản lí lớp học; Bố trí học tập theo nhóm tự quản; Thực hiện dạy học theo tài liệu Hướng dẫn học các môn học, ở một môn hay một số các môn, ở một lớp hay một số các lớp ...

Tất cả các trường tiểu học đều có thể áp dụng Mô hình VNEN với các 26

Page 27: bg-thtanviet.haiduong.edu.vnbg-thtanviet.haiduong.edu.vn/null/file_van_ban/... · Web viewSong, chúng ta cũng phải tỉnh táo mà nhận diện rõ rằng chưa bao giờ chúng

mức độ khác nhau trên cơ sở đảm bảo nguyên tắc tự nguyện, tiết kiệm, thiết thực và hiệu quả, không gây khó khăn cho cha mẹ học sinh và bức xúc trong dư luận xã hội.

Các Sở GD&ĐT có kế hoạch nhân rộng mô hình cần xác định sớm quy mô, số lượng trường, lớp nhân rộng để có sự chuẩn bị đầy đủ về cơ sở vật chất, bồi dưỡng giáo viên, tài liệu học tập, đồ dùng dạy học,…

Dự án sẽ hỗ trợ kĩ thuật, in ấn tài liệu và phối hợp với địa phương tập huấn, bồi dưỡng giáo viên và cán bộ quản lí để triển khai nhân rộng mô hình.

Tài liệu học của học sinh do cha mẹ học sinh chi trả. Học sinh học theo tài liệu VNEN không phải mua sách giáo khoa đại trà.

Tại mỗi tỉnh, thành phố trong cả nước, Bộ GD&ĐT đã hỗ trợ ít nhất một trường tham gia Dự án VNEN. Vì vậy, các Sở GD&ĐT cần tổ chức hội thảo, đánh giá thực tế ngay tại các trường thí điểm này để từ đó có cơ sở thay đổi nhận thức cho giáo viên, học sinh, cha mẹ học sinh cũng như xây dựng kế hoạch cụ thể nhân rộng mô hình.

Bộ GD&ĐT đề nghị các Sở GD&ĐT cung cấp số liệu để chuẩn bị kế hoạch cho năm học

2013 – 2014 (Ngoài số trường, lớp, học sinh thuộc Dự án) và đăng kí tài liệu học tập cho học sinh, cụ thể như sau :

TT Số

học sinh

Tiếng Việt

Toán TN -XH

HĐGD KH LS-ĐL

1 Lớp 2

2 Lớp 3

3 Lớp 4

Báo cáo kế hoạch gửi về Vụ Giáo dục tiểu học, Bộ GD&ĐT số 49 Đại Cồ Việt, Hai Bà Trưng, Hà Nội trước ngày 30 tháng 5 năm 2013.

Trong quá trình thực hiện, nếu có gì khó khăn, vướng mắc, đề nghị các

27

Page 28: bg-thtanviet.haiduong.edu.vnbg-thtanviet.haiduong.edu.vn/null/file_van_ban/... · Web viewSong, chúng ta cũng phải tỉnh táo mà nhận diện rõ rằng chưa bao giờ chúng

Sở Giáo dục và Đào tạo liên hệ với Ông Trần Ngọc Khánh, ĐT 0912.180.642 hoặc Bà Nguyễn Hồng Hạnh, ĐT 0913.306.777 và 04.38681079.

Xin trân trọng cảm ơn.

Nơi nhận:

- Như trên;

- TT Nguyễn Vinh Hiển (để b/c);

- Lưu: VT, Vụ GDTH.

TL. BỘ TRƯỞNG

VỤ TRƯỞNG VỤ GIÁO DỤC TIỂU HỌC

Đã kí

Phạm Ngọc Định

Thông tin 2.4.

- Mô hình trường học mới (GPE- VNEN) – Hội đồng tự quản học sinh.

Dự án Mô hình trường học mới tại Việt Nam (Dự án GPE-VNEN, Global Partnership for Education – Viet Nam Escuela Nueva) là một Dự án về sư phạm nhằm xây dựng và nhân rộng một kiểu mô hình nhà trường tiên tiến, hiện đại, phù hợp với mục tiêu phát triển và đặc điểm của giáo dục Việt Nam.

Mô hình trường học mới khởi nguồn từ Côlômbia từ những năm 1995-2000 để dạy học trong những lớp ghép ở vùng miền núi khó khăn, theo nguyên tắc lấy học sinh làm trung tâm. Mô hình này vừa kế thừa những mặt tích cực của mô hình trường học truyền thống, vừa có sự đổi mới căn bản về mục tiêu đào tạo, nội dung chương trình, tài liệu

28

Page 29: bg-thtanviet.haiduong.edu.vnbg-thtanviet.haiduong.edu.vn/null/file_van_ban/... · Web viewSong, chúng ta cũng phải tỉnh táo mà nhận diện rõ rằng chưa bao giờ chúng

học tập, phương pháp dạy – học, cách đánh giá, cách tổ chức quản lí lớp học, cơ sở vật chất phục vụ cho dạy – học…

Điểm nổi bật của mô hình này là đổi mới về các hoạt động sư phạm, một trong những hoạt động đó là đổi mới về cách thức tổ chức lớp học. Theo mô hình của trường học mới, quản lí lớp học là “Hội đồng tự quản học sinh”, các “ban” trong lớp, do học sinh tự nguyện xung phong và được các bạn tín nhiệm. Sự thành lập cũng như hiệu quả hoạt động của “Hội đồng tự quản học sinh”, các “ban” rất cần sự tư vấn, khích lệ, giám sát của giáo viên, phụ huynh, sự tích cực, trách nhiệm của học sinh. “Hội đồng tự quản học sinh” là một biện pháp giúp học sinh được phát huy quyền làm chủ quá trình học tập, giáo dục. Học sinh có điều kiện hiểu rõ quyền và trách nhiệm trong môi trường giáo dục, được rèn các kĩ năng lãnh đạo, kĩ năng tham gia, hợp tác trong các hoạt động.

Vậy “Hội đồng tự quản học sinh” là gì? Hội đồng tự quản là do học sinh, với sự hướng dẫn của giáo viên tự tổ chức và thực hiện. “Hội đồng tự quản học sinh” bao gồm các thành viên là học sinh. Hội đồng tự quản được thành lập là vì học sinh, bởi học sinh và để đảm bảo cho các em tham gia một cách dân chủ, tích cực vào đời sống học đường; khuyến khích các em tham gia một cách toàn diện vào các hoạt động của nhà trường, phát triển tính tự chủ, sự tôn trọng, bình đẳng, tinh thần hợp tác và đoàn kết của học sinh.

Sơ đồ: Tổ chức Bộ máy Hội đồng tự quản học sinh bao gồm:

- 1 Chủ tịch Hội đồng tự quản học sinh;

- 2 phó Chủ tịch Hội đồng tự quản;

- các ban tham gia Hội đồng tự quản (Ban học tập, Ban quyền lợi, Ban sức khoẻ, vệ sinh, Ban văn nghệ, thể dục, Ban thư viện; Ban đối ngoại…)

29

Page 30: bg-thtanviet.haiduong.edu.vnbg-thtanviet.haiduong.edu.vn/null/file_van_ban/... · Web viewSong, chúng ta cũng phải tỉnh táo mà nhận diện rõ rằng chưa bao giờ chúng

Quá trình thành lập Hội đồng tự quản học sinh:

- Thành lập Hội đồng tự quản học sinh đòi hỏi phải có sự tham gia của giáo viên, học sinh, khuyến khích phụ huynh và các tổ chức khác cùng tham gia.

- Giáo viên cần chuẩn bị về tư tưởng cho học sinh khi các em tham gia Hội đồng tự quản, những lợi ích có thể có của Hội đồng tự quản học sinh tới cuộc sống của chính các em trong nhà trường những vai trò, trách nhiệm mà các em cùng chia sẻ, gánh vác.

30

Page 31: bg-thtanviet.haiduong.edu.vnbg-thtanviet.haiduong.edu.vn/null/file_van_ban/... · Web viewSong, chúng ta cũng phải tỉnh táo mà nhận diện rõ rằng chưa bao giờ chúng

1. Trước bầu cử

- Sau khi hoàn thành bước chuẩn bị về tư tưởng cho học sinh, giáo viên cùng học sinh thảo luận về cơ cấu Hội đồng tự quản thông thường là 1 chủ tịch, 2 phó chủ tịch.

- Tuy nhiên số lượng phó chủ tịch tuỳ vào đặc điểm của mỗi lớp, trường học khác nhau.

- Học sinh, dưới sự định hướng của giáo viên trao đổi về những phẩm chất, năng lực cần có của các bạn trong Hội

31

Page 32: bg-thtanviet.haiduong.edu.vnbg-thtanviet.haiduong.edu.vn/null/file_van_ban/... · Web viewSong, chúng ta cũng phải tỉnh táo mà nhận diện rõ rằng chưa bao giờ chúng

đồng tự quản. Sau đó học sinh lập danh sách ứng cử và danh sách đề cử để bỏ phiếu bầu Hội đồng tự quản học sinh.

- Ban kiểm phiếu cũng là học sinh, bao gồm trưởng ban và một số thành viên khác, dưới sự hướng dẫn của giáo viên tiến hành kiểm phiếu.

- Các học sinh trong danh sách ứng cử, đề cử sẽ có thời gian để chuẩn bị phần ứng cử của mình với nội dung: Giới thiệu về bản thân, những mong muốn của em về lớp học, những việc em sẽ làm nếu như em trở thành Chủ tịch Hội đồng tự quản. Đây là một hoạt động nhằm tạo điều kiện cho học sinh được cảm thấy dân chủ, công bằng, bình đẳng và được học cách thuyết trình trước đám đông.

2. Bầu cử

- Một học sinh dưới sự hỗ trợ của giáo viên sẽ điều hành bầu cử.

- Các ứng cử viên lần lượt tranh cử bằng các bài thuyết trình đã được chuẩn bị trước.

- Giáo viên lưu ý không để học sinh cầm giấy đọc mà chủ động thể hiện khả năng thuyết trình của mình.

- Ban kiểm phiếu làm việc sau khi các ứng cử viên đã thuyết trình xong. Học sinh nào có số phiếu cao nhất từ trên xuống sẽ trúng cử vào vị trí Chủ tịch và phó Chủ tịch Hội đồng tự quản học sinh. Chủ tịch và Phó Chủ tịch ra mắt trước lớp.

3. Thành lập các ban chuyên trách

- Chủ tịch và phó Chủ tịch Hội đồng tự quản học sinh cùng bàn bạc với giáo viên để quyết định thành lập các ban chuyên trách và thông báo rõ về vai trò của các ban như: Học tập, sức khoẻ và vệ sinh, quyền lợi học sinh, lao động, thư viện...

32

Page 33: bg-thtanviet.haiduong.edu.vnbg-thtanviet.haiduong.edu.vn/null/file_van_ban/... · Web viewSong, chúng ta cũng phải tỉnh táo mà nhận diện rõ rằng chưa bao giờ chúng

- Số lượng các ban tuỳ theo tình hình lớp học và sự thống nhất giữa Chủ tịch, phó Chủ tịch Hội đồng tự quản và học sinh trong lớp quyết định.

- Hội đồng tự quản cùng giáo viên chủ nhiệm, có sự hỗ trợ của phụ huynh khuyến khích học sinh đăng kí vào các ban theo nguyện vọng, sở thích.

- Sau khi thành lập các ban, tiến hành bầu trưởng ban, thư kí và xây dựng kế hoạch hành động, động viên các bạn cùng tham gia hoạt động.

- Để làm việc có hiệu quả, mỗi ban nên có sự hỗ trợ, tư vấn của một phụ huynh và giáo viên.

Có thể nói, quá trình thành lập “Hội đồng tự quản học sinh” giúp các em hiểu được quá trình bầu cử tự do, công bằng và dân chủ của đất nước, của địa phương; giúp học sinh có thể nảy sinh đề xuất những ý tưởng mới của chính các em. Thông qua hoạt động này học sinh tự giác hơn, phát huy tinh thần trách nhiệm, sự sáng tạo trong quản lý và chỉ đạo những công việc được giao. Hy vọng rằng, mô hình dạy học kiểu mới sẽ ngày càng được nhân rộng để các em học sinh, phụ huynh và các thầy cô giáo được cùng nhau tham gia vào quá trình dạy - học đảm bảo theo mong muốn của xã hội về nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh trong giai đoạn hiện nay./.

(Theo Phạm Thị Thu Hà- Tư vấn Dự án VNEN)

Thông tin 2.5. Xác định các thông tin cần có trong sổ chủ nhiệm?

DANH SÁCH HỌC SINH

Danh sách 1-Tên và nhân thân

33

Page 34: bg-thtanviet.haiduong.edu.vnbg-thtanviet.haiduong.edu.vn/null/file_van_ban/... · Web viewSong, chúng ta cũng phải tỉnh táo mà nhận diện rõ rằng chưa bao giờ chúng

SỐ TT

Họ tên học sinh NữNgày sinh

Họ và tên bố/mẹ (hoặc người đỡ đầu )

Nghề nghiệp

Địa chỉ và số điện thoại liên hệ

1

2

Danh sách 2- Sở thích, nguyện vọng, cá tính

SỐ TT

Họ tên học sinh Nữ Sở thíchNguyện vọng

Đặc điểm cá tính

1

2

ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH CHUNG

1- TỔNG HỢP CHUNG

- Tổng số học sinh.............Trong đó nữ:.............

- Độ tuổi: Sinh năm ..........:...........em =.........%. Sinh năm ........:.........em =........%.

- Con liệt sĩ :.........em, con thương binh :...........em.

- Chất lượng năm học trước:

+ Hạnh kiểm: TH đầy đủ:...........em =...........%. Chưa TH đầy đủ:.........em = ..........%.

+ Học lực môn:

* Toán: Giỏi:......em =.........%. Khá :.........em =.........%. TB :.........em =........%.

* T.V: Giỏi:......em =.........%. Khá :.........em =.........%. TB :.........em =........%.

34

Page 35: bg-thtanviet.haiduong.edu.vnbg-thtanviet.haiduong.edu.vn/null/file_van_ban/... · Web viewSong, chúng ta cũng phải tỉnh táo mà nhận diện rõ rằng chưa bao giờ chúng

2- MỘT SỐ TÌNH HÌNH CỦA LỚP QUA THỰC TẾ ĐẦU NĂM

a) Kết quả kiểm tra đầu năm:

- Toán: Giỏi:......em =.........%. Khá :.........em =.........%. TB :.........em =........%.

- T.V: Giỏi:......em =.........%. Khá :.........em =.........%. TB :.........em =........%.

b) Về thực hiện nề nếp và nhiệm vụ học sinh:

………………………………………………………………………………………………

c) Về học lực:

………………………………………………………………………………………………

3- NHẬN XÉT CHUNG

1) Thuận lợi:

………………………………………………………………………………………

2) Khó khăn:

………………………………………………………………………………………

1/ Duy trì sĩ số:

- Đảm bảo..................................% sĩ số được giao.

- Đúng độ tuổi................................em =................................%.

2/ Chất lượng đào tạo:

a) Kiểm tra định kì đạt yêu cầu trở lên:

MÔNCUỐI KỲ I CUỐI NĂM

GHI CHÚSL % SL %

Toán

Tiếng Việt

35

Page 36: bg-thtanviet.haiduong.edu.vnbg-thtanviet.haiduong.edu.vn/null/file_van_ban/... · Web viewSong, chúng ta cũng phải tỉnh táo mà nhận diện rõ rằng chưa bao giờ chúng

Khoa, Sử, Địa

b) Kết quả xếp loại Hạnh kiểm và Học lực môn:

HẠNH KIỂM VÀ HỌC LỰC MÔN

CUỐI KỲ I CUỐI NĂMGHI CHÚ

SL % SL %

HỌC LỰC MÔN

Toán

Giỏi

Khá

Trung bình

Yếu

Tiếng Việt

Giỏi

Khá

Trung bình

Yếu

Khoa

sử

địa

Giỏi

Khá

Trung bình

Yếu

HẠNH KIỂM

Thực hiện đầy đủ

Chưa thực hiện đầy đủ

Các môn còn lại:

36

Page 37: bg-thtanviet.haiduong.edu.vnbg-thtanviet.haiduong.edu.vn/null/file_van_ban/... · Web viewSong, chúng ta cũng phải tỉnh táo mà nhận diện rõ rằng chưa bao giờ chúng

XẾP LOẠI

HỌC KÌ I CẢ NĂM

A+ A B A+ A B

SL % SL % SL % SL % SL % SL %

Đạo đức

TN - XH

Âm nhạc

Mĩ thuật

Thủ công

Thể dục

Kĩ thuật

c) Các chỉ tiêu khác:

CHỈ TIÊU CUỐI KỲ I CUỐI NĂM GHI CHÚ

HS Giỏi

HS Tiên tiến

Tỉ lệ HS đạt VS - CĐ (SL - %)

HS lên lớp thẳng

Học sinh được khen từng mặt

Lớp đạt

Giáo viên đạt

KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG HÀNG THÁNG

37

Page 38: bg-thtanviet.haiduong.edu.vnbg-thtanviet.haiduong.edu.vn/null/file_van_ban/... · Web viewSong, chúng ta cũng phải tỉnh táo mà nhận diện rõ rằng chưa bao giờ chúng

Năm học 201.. – 201…

Tháng 9

NỘI DUNG CÔNG VIỆCNGƯỜI THỰC HIỆN

THỜI ĐIỂM

- Ổn định tổ chức, xây dựng nền nếp, học tập nội quy.

GVCN Ngày

- Kiểm tra việc chuẩn bị đồ dùng học tập của học sinh.

GVCN Tuần

-Thống nhất chương trình từng khối lớp, kiểm tra giáo án.

Tổ trưởng

- Xây dựng kế hoạch giảng dạy, công tác chủ nhiệm, đăng ký thi đua.

GVCN

- Tiếp tục thăm lớp dự giờ một số lớp BGH - Tổ CM

- Lập kế hoạch chuyên môn: Tổ - Nhóm BGH - Tổ CM

- Tổ chức chuyên đề tháng 9 ( Lớp 5 ). BGH - GV

- Viết bài thi luyện viết tháng 9 GV

- Nâng cao chất lượng cho học sinh trong khối

GV

- Bình bầu thi đua tháng 9 TT - GV

Bổ sung:

-Kiểm tra chất lượng đầu năm GV

- Họp phụ huynh học sinh các lớp GVCN

- …………………………

Tháng 1038

Page 39: bg-thtanviet.haiduong.edu.vnbg-thtanviet.haiduong.edu.vn/null/file_van_ban/... · Web viewSong, chúng ta cũng phải tỉnh táo mà nhận diện rõ rằng chưa bao giờ chúng

NỘI DUNG CÔNG VIỆCNGƯỜI THỰC HIỆN

THỜI ĐIỂM

THEO DÕI KẾT QUẢ GIẢNG DẠY VÀ GIÁO DỤC

TT HỌ VÀ TÊN

KQ KHẢO SÁTVS - CĐ

XL HỌC LỰC MÔN

DANH HIỆU

Cuối Kì ICuối kì II

Cuối Kì I

Cuối năm

Kì I

Kì II

Toán

T.V

Toán

T.V

Đợt I

Đợt

II Toán

T.V

Toán

T.V

1

2

KẾT QUẢ KIỂM TRA ĐỊNH KÌ

ĐỢT KIỂM TRA9 - 10 7 - 8 5 - 6 1 - 4

SL % SL % SL % SL %

Giữa kì I

Toán

Tiếng Việt

Khoa - Sử - Địa

Cuối kì I

Toán

Tiếng Việt

39

Page 40: bg-thtanviet.haiduong.edu.vnbg-thtanviet.haiduong.edu.vn/null/file_van_ban/... · Web viewSong, chúng ta cũng phải tỉnh táo mà nhận diện rõ rằng chưa bao giờ chúng

Khoa - Sử - Địa

Giữa kì II

Toán

Tiếng Việt

Khoa - Sử - Địa

Cuối kì II

Toán

Tiếng Việt

Khoa - Sử - Địa

Biến động sĩ số

Tháng Tổng số Nữ Lí do thay đổi

9

10

KẾT QUẢ VỞ SẠCH - CHỮ ĐẸP

XẾP LOẠI

ĐỢT I ĐỢT II

Vở sạch Chữ đẹpĐạt VSCĐ

Vở sạch Chữ đẹpĐạt VSCĐ

SL % SL % SL % SL % SL % SL %

Loại A

Loại B

Loại C

XẾP LOẠI HẠNH KIỂM VÀ HỌC LỰC MÔN

1- Toán, Tiếng Việt, Khoa - Sử - Địa:40

Page 41: bg-thtanviet.haiduong.edu.vnbg-thtanviet.haiduong.edu.vn/null/file_van_ban/... · Web viewSong, chúng ta cũng phải tỉnh táo mà nhận diện rõ rằng chưa bao giờ chúng

HẠNH KIỂM VÀ HỌC LỰC MÔN

CUỐI KỲ I CUỐI NĂM GHI CHÚSL % SL %

HỌC LỰC MÔN

Toán

Giỏi

Khá

Trung bình

Yếu

Tiếng Việt

Giỏi

Khá

Trung bình

Yếu

Khoa

Sử

Địa

Giỏi

Khá

Trung bình

Yếu

HẠNH KIỂM

Thực hiện đầy đủ

Chưa thực hiện đầy đủ

2- Các môn còn lại:

XẾP LOẠI HỌC KÌ I CẢ NĂM

A+ A B A+ A B

41

Page 42: bg-thtanviet.haiduong.edu.vnbg-thtanviet.haiduong.edu.vn/null/file_van_ban/... · Web viewSong, chúng ta cũng phải tỉnh táo mà nhận diện rõ rằng chưa bao giờ chúng

SL % SL % SL % SL % SL % SL %

Đạo đức

TN - XH

Âm nhạc

Mĩ thuật

Thủ công

Thể dục

Kĩ thuật

KẾT QUẢ VÀ DANH HIỆU HỌC SINH

DANH HIỆUKÌ I CUỐI NĂM GHI

CHÚSL % SL %

Học sinh Giỏi

Học sinh Tiên tiến

Khen thưởng từng mặt

Lên lớp thẳng

Lên lớp sau thi lại

THEO DÕI THÀNH TÍCH CÁC HOẠT ĐỘNG KHÁC

NỘI DUNGTHÀNH TÍCH GHI

CHÚNhất Nhì Ba

42

Page 43: bg-thtanviet.haiduong.edu.vnbg-thtanviet.haiduong.edu.vn/null/file_van_ban/... · Web viewSong, chúng ta cũng phải tỉnh táo mà nhận diện rõ rằng chưa bao giờ chúng

TỔ CHỨC CHI HỘI CHA MẸ HỌC SINH

Chi hội trưởng:...............................................................Xóm:.............................

Đảm nhận phần việc:....................................................................................

Chi hội phó:................................................................... Xóm:.....................

Đảm nhận phần việc:...............................................................................

TRAO ĐỔI VỚI PHỤ HUYNH HỌC SINH

Ngày Họ và tên học sinh Nội dung trao đổi

TỔNG HỢP TÌNH HÌNH CỦA LỚP

( CUỐI NĂM GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM TỔNG HỢP TÌNH HÌNH CỦA LỚP

VÀ NỘP SỔ NÀY VỀ NHÀ TRƯỜNG )

Số học sinh đầu năm học: ...........................

Số học sinh cuối học kì I: ........................... ( Tăng: ...............Giảm: )

Số học sinh cuối năm:................................. ( Tăng: ...............Giảm: )

Lí do tăng, giảm:.........................................................................................

Xếp loại lớp: Kì I: ............................................................................ Cả năm:

Xếp loại chi đội (sao): Kì I: .......................................................... Cả năm:

Danh sách học sinh cần lưu ý:

TT Họ và tên học sinh Những đặc điểm đặc biệt

43

Page 44: bg-thtanviet.haiduong.edu.vnbg-thtanviet.haiduong.edu.vn/null/file_van_ban/... · Web viewSong, chúng ta cũng phải tỉnh táo mà nhận diện rõ rằng chưa bao giờ chúng

1

2

Sơ đồ lớp

Thực hiện từ: ....................................................đến ......................................

Danh sách ban đại diện cha mẹ học sinh

Họ và tên Nghề nghiệp Địa chỉCông việc được phân công

Danh sách cán bộ lớp

Họ và tên Nhiệm vụ Ghi chú

44

Bảng lớp

Page 45: bg-thtanviet.haiduong.edu.vnbg-thtanviet.haiduong.edu.vn/null/file_van_ban/... · Web viewSong, chúng ta cũng phải tỉnh táo mà nhận diện rõ rằng chưa bao giờ chúng

Tổ chức lớp

Danh sách học sinh chia theo tổ

Tổ: ......

TT Họ và tên Nhiệm vụ được giao Ghi chú

Tuyên dương khen thưởng học sinh

Tháng 9

.....................................................................................................................................

Tháng 10

.....................................................................................................................................

Học kì I: .....................................................................................................................................

Tháng 1

.....................................................................................................................................

Tháng 2

..................................................................................................................................... Học kì II: .....................................................................................................................................

Cả năm: ..................................................................................................................................... Theo dõi học sinh Giỏi, năng khiếu

45

Page 46: bg-thtanviet.haiduong.edu.vnbg-thtanviet.haiduong.edu.vn/null/file_van_ban/... · Web viewSong, chúng ta cũng phải tỉnh táo mà nhận diện rõ rằng chưa bao giờ chúng

TT Họ và tên Đặc điểmHình thức và biện pháp giáo dục

Kết quả đạt được

Theo dõi học sinh cá biệt

TT Họ và tên Đặc điểmHình thức và biện pháp giáo dục

Kết quả đạt được

Kết quả các đợt kiểm tra, khảo sát

Môn Tiếng Việt Môn Toán

G K TB Y G K TB Y

SL % SL % SL % SL % SL % SL % SL % SL %

Đầu năm

GK I

CK I

GK II

CK II

Theo dõi danh hiệu thi đua

Danh hiệu thi đua Hạnh kiểm

HSG HSTT KTM THĐĐ (Đ) THCĐĐ 46

Page 47: bg-thtanviet.haiduong.edu.vnbg-thtanviet.haiduong.edu.vn/null/file_van_ban/... · Web viewSong, chúng ta cũng phải tỉnh táo mà nhận diện rõ rằng chưa bao giờ chúng

(CĐ)

SL % SL % SL % SL % SL %

Đăng kí

GK I

CK I

GK II

CN

Theo dõi VSCĐ

Tháng Vở Chữ XL chung

9

10

Cả năm

Theo dõi VSCĐ hàng tháng

Họ tên HS

Tháng

9 10 11 12 1

V C Đ V C Đ V C Đ V C Đ V C Đ

Chữ kí người KT

Tháng Ghi chú

47

Page 48: bg-thtanviet.haiduong.edu.vnbg-thtanviet.haiduong.edu.vn/null/file_van_ban/... · Web viewSong, chúng ta cũng phải tỉnh táo mà nhận diện rõ rằng chưa bao giờ chúng

2 3 4 5

V C Đ V C Đ V C Đ V C Đ

Theo dõi các khoản thu của học sinh

Tháng Khoản thuMức thu (1 hs)

Số HS được miễn

Số HS được giảm

Tổng thu

Theo dõi các khoản chi

Tháng Khoản chi Mức chi Tổng chi

Ghi chép liên quan tới công tác chủ nhiệm lớp

.....................................................................................................................................

U Kết luận

1. Kết quả làm việc của các nhóm và nhận xét2. Thông tin tổng hợp phản hồi cho hoạt động 2

Nhiệm vụ của GVCN, nội dung công tác chủ nhiệm

1. GV CN lớp có nhiệm vụ và nội dung công tác cụ thể như sau:

48

Page 49: bg-thtanviet.haiduong.edu.vnbg-thtanviet.haiduong.edu.vn/null/file_van_ban/... · Web viewSong, chúng ta cũng phải tỉnh táo mà nhận diện rõ rằng chưa bao giờ chúng

a. Tìm hiểu và nắm vững học sinh trong lớp về mọi mặt để có biện pháp tổ chức giáo dục sát đối tượng, nhằm thúc đẩy sự tiến bộ của cả lớp;

b. Cộng tác chặt chẽ với gia đình học sinh, chủ động phối hợp với các giáo viên bộ môn, Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh, các tổ chức xó hội có liên quan trong hoạt động giảng dạy và giáo dục học sinh của lớp mình chủ nhiệm;

c. Nhận xét, đánh giá và xếp loại học sinh cuối kỳ và cuối năm học, đề nghị khen thưởng và kỷ luật học sinh, đề nghị danh sách học sinh được lên lớp thẳng, phải kiểm tra lại, phải rèn luyện thêm về hạnh kiểm trong kỳ nghỉ hè, phải ở lại lớp, hoàn chỉnh việc ghi vào sổ điểm và học bạ học sinh; Nếu có HS xếp loại học lực cả năm từ trung bình trở lên nhưng hạnh kiểm cả năm học xếp loại yếu phải rèn luyện thêm hạnh kiểm trong kỳ nghỉ hè, hình thức rèn luyện do hiệu trưởng quy định.

d. Báo cáo thường kỳ hoặc đột xuất về tình hình của lớp với Hiệu trưởng.

Như vậy nhiệm vụ của GV chủ nhiệm lớp được quy định trong các văn bản pháp lí của Bộ GD & ĐT mới chỉ ở khía cạnh tìm hiểu, nắm vững và tác động phù hợp đến HS ( phản ánh chức năng giáo dục); phối hợp với các lực lượng giáo dục ( phản ánh chức năng tổ chức, điều phối); đánh giá, hoàn thành hồ sơ HS và cung cấp thông tin phản hồi cho lãnh đạo nhà trường ( thực hiện chức năng quản lí hành chính)

2. Các yêu cầu đối với GV làm công tác chủ nhiệm lớp hiện nay

a. Cần quán triệt đường lối, chính sách, mục tiêu, nguyên lí giáo dục của Đảng, Nhà nước, đồng thời phải nắm vững quy chế, điều lệ nhà trường phổ thông, mục tiêu giáo dục của bậc học, của khối lớp về kế hoạch, chương trình hoạt động của nhà trường trong năm học và mỗi học kì để vận dụng vào việc tổ chức hoạt động giáo dục HS tiểu học.

49

Page 50: bg-thtanviet.haiduong.edu.vnbg-thtanviet.haiduong.edu.vn/null/file_van_ban/... · Web viewSong, chúng ta cũng phải tỉnh táo mà nhận diện rõ rằng chưa bao giờ chúng

b. Thu thập và xử lý thông tin đa dạng về lớp chủ nhiệm để xây dựng hồ sơ học sinh và lập kế hoạch phát triển tập thể. GVCN cần tìm hiểu đặc điểm cá nhân, đặc điểm phát triển trí tuệ, xã hội, xúc cảm- tình cảm và thể chất của học sinh, hoàn cảnh học sinh để tìm ra những cách tiếp cận, những phương pháp tác động phù hợp, khuyến khích kỉ luật tích cực ở mỗi HS.

Để làm được việc này có hiệu quả GVCN cần có kĩ năng sử dụng các phương pháp thu thập và xử lí thông tin đa dạng đảm bảo tính khách quan. Chính vì vậy mà Chuẩn nghề nghiệp GV tiểu học đã yêu cầu GV phải có năng lực tìm hiểu đối tượng, có phương pháp thu thập và xử lí thông tin thường xuyên về nhu cầu và đặc điểm của học sinh, sử dụng các thông tin thu được vào dạy học, giáo dục.

c. Với chức năng quản lí GVCN phải biết lập kế hoạch năm học và các kế hoạch giáo dục ngắn hạn khác để thực hiện có hiệu quả các mục tiêu giáo dục, các chủ trương, nhiệm vụ mà nhà trường giao cho.

Đây là nhiệm vụ trung tâm của GV chủ nhiệm lớp nhằm tổ chức có hiệu quả các hoạt động GD học sinh lớp chủ nhiệm. Lâu nay việc lập kế hoạch còn mang tính hình thức, hiện nay, GVCN cần cú kĩ năng lập kế hoạch khoa học hơn, trong đó các thành tố mục tiêu, nội dung, nguồn lực, biện pháp, thời gian thực hiện, kết quả dự kiến...được xác định tường minh, cụ thể, đảm bảo tính khả thi. Sau đó là chỉ đạo, tổ chức thực hiện kế hoạch và giám sát, đánh giá việc thực hiện những kế hoạch này.

Chuẩn nghề nghiệp GV tiểu học yêu cầu “Xây dựng và thực hiện kế hoạch công tác chủ nhiệm gắn với kế hoạch dạy học; có các biện pháp giáo dục, quản lý học sinh một cách cụ thể, phù hợp với đặc điểm học sinh của lớp;

Chớnh vì vậy mà GVCN phải có năng lực tìm hiểu môi trường giáo dục để tính đến vừa như là điều kiện, nội dung tổ chức giáo dục ngay từ khi lập kế hoạch chủ nhiệm

50

Page 51: bg-thtanviet.haiduong.edu.vnbg-thtanviet.haiduong.edu.vn/null/file_van_ban/... · Web viewSong, chúng ta cũng phải tỉnh táo mà nhận diện rõ rằng chưa bao giờ chúng

d. Xây dựng tập thể học sinh lớp chủ nhiệm. Đây là chức năng đặc trưng của GVCN mà các giáo viên bộ môn không thể thay thế. Để giáo dục và phát triển toàn diện từng HS, GVCN tất yếu phải xây dựng và phát triển tập thể lớp.

Nhiệm vụ của người GVCN đưa tập thể lớp từ trạng thái này đến trạng thái phát triển cao hơn. Tập thể phát triển là tập thể dù là tiểu học cũng cần có tính tự quản cao, có dư luận tập thể lành mạnh, các mối quan hệ trong tập thể gắn bó và mang tính nhân văn. Tập thể phát triển cũng đồng thời là môi trường học tập thân thiện, chứa đựng văn hóa riêng của lớp mình. Trong chiều sâu văn hóa của tập thể là những giá trị, hệ thống các chuẩn mực và niềm tin của HS. Biểu hiện bên ngoài của văn hóa tập thể là các chuẩn mực hành vi, truyền thống, thói quen được tập thể chấp nhận làm nên bộ mặt riêng của lớp học có tác động giáo dục và phát triển từng nhân cách HS. Đó chính là văn hóa học đường.

e. Tổ chức các hoạt động giáo dục và các hình thức giao lưu đa dạng.

Bên cạnh việc sử dụng hệ thống các mối quan hệ và các giá trị, truyền thống trong tập thể để giáo dục HS, GVCN cũn phải tổ chức giờ sinh hoạt lớp, hoạt động GD ngoài giờ lên lớp theo chủ đề và các loại hình hoạt động GD đa dạng khác phù hợp với mục tiêu giáo dục của bậce tiểu học Đây là một nhiệm vụ cơ bản của GVCN.Thông qua tổ chức các loại hỡnh hoạt động phong phú, đa dạng để giáo dục hành vi, thói quen ứng xử văn hóa cho HS về các mặt đức dục, trí dục, thể dục, mĩ dục, lao động…đồng thời, qua đó phát triển tập thể lớp và từng HS.

g. Đánh giá kết quả tu dưỡng, học tập và sự tiến bộ của HS về các mặt giáo dục theo Quy chế đánh giá xếp loại học sinh tiểu học ban hành theo Thông tư số 32/2009/TT-BGDĐT ngày 27 tháng 10 năm 2009 Quy định đánh giá và xếp loại học sinh tiểu học và Hướng dẫn số 5737/BGDĐT-GDTH ngày 21 tháng 8 năm 2013 V/v: Hướng dẫn thí

51

Page 52: bg-thtanviet.haiduong.edu.vnbg-thtanviet.haiduong.edu.vn/null/file_van_ban/... · Web viewSong, chúng ta cũng phải tỉnh táo mà nhận diện rõ rằng chưa bao giờ chúng

điểm đánh giá học sinh tiểu học Mô hình trường học mới Việt Nam. Theo quan điểm đánh giá để phát triển HS, người GVCN hiện nay cần thường xuyên thu thập và xử lí thông tin để khích lệ HS vươn lên, hoặc điều chỉnh kịp thời những hành vi không mong đợi của các em. Ngoài yêu cầu đánh giá khách quan, công bằng, đánh giá HS cũn cần hướng đến làm tăng lòng tự tin, muốn tự hoàn thiện của các em.

GVCN cần nhìn HS theo quan điểm động và phát triển. Quan trọng nhất là đảm bảo đánh giá hành vi, không đánh giá nhân cách HS.

h. . Phối hợp với các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường xây dựng môi trường giáo dục, tổ chức giáo dục và đánh giá học sinh. GVCN thường xuyên cần kết hợp với GV bộ môn để giáo dục HS và tổ chức hoạt động tự học nhằm không ngừng nâng cao chất lượng học tập cho HS lớp chủ nhiệm.

i. Cập nhật hồ sơ công tác giáo viên chủ nhiệm và hồ sơ học sinh không chỉ là thực hiện yêu cầu từ góc độ quản lí hành chính, mà quan trọng hơn là để theo dõi sự phát triển của các em và khi cần thiết có thể kịp thời can thiệp điều chỉnh. Trong xã hội hiện đại HS dù là học sinh tiểu học cũng gặp rất nhiều thách thức về tâm lí, tinh thần, trong khi chưa có đội ngũ cán bộ thực hiện chức năng tâm lí học đường, nên GVCN cần phải thực hiện chức năng tư vấn/ thậm chí là tham vấn để HS tự giải quyết vấn đề bằng chính nội lực của mình

Nội dung 3

Yêu cầu đối với giáo viên chủ nhiệm trong công tác giáo dục ở địa phương trong giai đoạn hiện nay.

Mục tiêu: 52

Page 53: bg-thtanviet.haiduong.edu.vnbg-thtanviet.haiduong.edu.vn/null/file_van_ban/... · Web viewSong, chúng ta cũng phải tỉnh táo mà nhận diện rõ rằng chưa bao giờ chúng

- Hiểu và phân tích được yêu cầu đối với giáo viên chủ nhiệm trong công tác giáo dục ở địa phương trong giai đoạn hiện nay

- Có kĩ năng phân tích thực hiện Yêu cầu đối với giáo viên chủ nhiệm thông qua các bài học kinh nghiệm bản thân.

Hoạt động 3. Tìm hiểu yêu cầu đối với giáo viên chủ nhiệm trong công tác giáo dục ở địa phương trong giai đoạn hiện nay

Nhiệm vụ

Làm việc cá nhân:

Đọc thông tin 3.1, thày/cô:

a. Cho biết qui định trên nằm trong văn bản qui phạm pháp luật nào của Bộ GD&ĐT

b. Tích dấu √ vào các yêu cầu có liên quan đến GVCN

Làm việc nhóm

Trao đổi trong nhóm:

3. GD tiểu học ở địa phương đang có những thuận lợi và khó khăn gì, tại sao?

4. Từ thuận lợi và khó khăn đã xác định, các yêu cầu đối với giáo viên chủ nhiệm trường tiểu học trong giai đoạn hiện nay ở địa phương là gì?

Thông tin 3.1

Điều 7. Các yêu cầu thuộc lĩnh vực kỹ năng sư phạm

1. Lập được kế hoạch dạy học; biết cách soạn giáo án theo 53

Page 54: bg-thtanviet.haiduong.edu.vnbg-thtanviet.haiduong.edu.vn/null/file_van_ban/... · Web viewSong, chúng ta cũng phải tỉnh táo mà nhận diện rõ rằng chưa bao giờ chúng

hướng đổi mới. Bao gồm các tiêu chí sau:

a) Xây dựng được kế hoạch giảng dạy cả năm học thể hiện các hoạt động dạy học nhằm cụ thể hoá chương trình của Bộ phù hợp với đặc điểm của nhà trường và lớp được phân công dạy;

b) Lập được kế hoạch tháng dựa trên kế hoạch năm học bao gồm hoạt động chính khoá và hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp;

c) Có kế hoạch dạy học từng tuần thể hiện lịch dạy các tiết học và các hoạt động giáo dục học sinh;

d) Soạn giáo án theo hướng đổi mới, thể hiện các hoạt động dạy học tích cực của thầy và trò (soạn giáo án đầy đủ với môn học dạy lần đầu, sử dụng giáo án có điều chỉnh theo kinh nghiệm sau một năm giảng dạy).

2. Tổ chức và thực hiện các hoạt động dạy học trên lớp phát huy được tính năng động sáng tạo của học sinh. Bao gồm các tiêu chí sau:

a) Lựa chọn và sử dụng hợp lý các phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính sáng tạo, chủ động trong việc học tập của học sinh; làm chủ được lớp học; xây dựng môi trường học tập hợp tác, thân thiện, tạo sự tự tin cho học sinh; hướng dẫn học sinh tự học;

b) Đặt câu hỏi kiểm tra phù hợp đối tượng và phát huy được năng lực học tập của học sinh; chấm, chữa bài kiểm tra một cách cẩn thận để giúp học sinh học tập tiến bộ;

c) Có sử dụng thiết bị, đồ dùng dạy học, kể cả đồ dùng dạy học tự làm; biết khai thác các điều kiện có sẵn để phục vụ giờ dạy, hoặc có ứng dụng phần mềm dạy học, hoặc làm đồ dùng dạy học có giá trị thực tiễn cao;

d) Lời nói rõ ràng, rành mạch, không nói ngọng khi giảng dạy và giao tiếp trong phạm vi nhà trường; viết chữ đúng mẫu; biết cách

54

Page 55: bg-thtanviet.haiduong.edu.vnbg-thtanviet.haiduong.edu.vn/null/file_van_ban/... · Web viewSong, chúng ta cũng phải tỉnh táo mà nhận diện rõ rằng chưa bao giờ chúng

hướng dẫn học sinh giữ vở sạch và viết chữ đẹp.

3. Công tác chủ nhiệm lớp; tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. Bao gồm các tiêu chí sau:

a) Xây dựng và thực hiện kế hoạch công tác chủ nhiệm gắn với kế hoạch dạy học; có các biện pháp giáo dục, quản lý học sinh một cách cụ thể, phù hợp với đặc điểm học sinh của lớp;

b) Tổ chức dạy học theo nhóm đối tượng đúng thực chất, không mang tính hình thức; đưa ra được những biện pháp cụ thể để phát triển năng lực học tập của học sinh và thực hiện giáo dục học sinh cá biệt, học sinh chuyên biệt;

c) Phối hợp với gia đình và các đoàn thể ở địa phương để theo dõi, làm công tác giáo dục học sinh;

d) Tổ chức các buổi ngoại khóa hoặc tham quan học tập, sinh hoạt tập thể thích hợp; phối hợp với Tổng phụ trách, tạo điều kiện để Đội thiếu niên, Sao nhi đồng thực hiện các hoạt động tự quản.

4. Thực hiện thông tin hai chiều trong quản lý chất lượng giáo dục; hành vi trong giao tiếp, ứng xử có văn hoá và mang tính giáo dục. Bao gồm các tiêu chí sau:

a) Thường xuyên trao đổi góp ý với học sinh về tình hình học tập, tham gia các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp và các giải pháp để cải tiến chất lượng học tập sau từng học kỳ;

b) Dự giờ đồng nghiệp theo quy định hoặc tham gia thao giảng ở trường, huyện, tỉnh; sinh hoạt tổ chuyên môn đầy đủ và góp ý xây dựng để tổ, khối chuyên môn đoàn kết vững mạnh;

c) Họp phụ huynh học sinh  đúng quy định, có sổ liên lạc thông báo kết quả học tập của từng học sinh, tuyệt đối không phê bình học sinh trước lớp hoặc toàn thể phụ huynh; lắng nghe và cùng phụ huynh

55

Page 56: bg-thtanviet.haiduong.edu.vnbg-thtanviet.haiduong.edu.vn/null/file_van_ban/... · Web viewSong, chúng ta cũng phải tỉnh táo mà nhận diện rõ rằng chưa bao giờ chúng

điều chỉnh biện pháp giúp đỡ học sinh tiến bộ;

d) Biết cách xử lý tình huống cụ thể để giáo dục học sinh và vận dụng vào tổng kết sáng kiến kinh nghiệm giáo dục; ứng xử với đồng nghiệp, cộng đồng luôn giữ đúng phong cách nhà giáo.

5. Xây dựng, bảo quản và sử dụng có hiệu quả hồ sơ giáo dục và giảng  dạy. Bao gồm các tiêu chí sau:

a) Lập đủ hồ sơ để quản lý quá trình học tập, rèn luyện của học sinh; bảo quản tốt các bài kiểm tra của học sinh;

b) Lưu trữ tốt hồ sơ giảng dạy bao gồm giáo án, các tư liệu, tài liệu tham khảo thiết thực liên quan đến giảng dạy các môn học được phân công dạy;

c) Sắp xếp hồ sơ một cách khoa học, đúng thực tế và có giá trị sử dụng cao;

d) Lưu trữ tất cả các bài làm của học sinh chậm phát triển và học sinh khuyết tật để báo cáo kết quả giáo dục vì sự tiến bộ của học sinh.

U Kết luận:

- Kết quả làm việc của các nhóm và nhận xét

56

Page 57: bg-thtanviet.haiduong.edu.vnbg-thtanviet.haiduong.edu.vn/null/file_van_ban/... · Web viewSong, chúng ta cũng phải tỉnh táo mà nhận diện rõ rằng chưa bao giờ chúng

MODULE TH35

GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM TRONG CÁC HOẠT ĐỘNG

Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC

Nguyễn Dục Quang

MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung: Tài liệu được biên soạn nhằm giúp GVCN lớp, CBQL có hiểu biết và thực hiện được những công việc của người GVCN lớp trong các hoạt động giáo dục ở trường tiểu học.

2. Mục tiêu cụ thể

Sau khi tiếp cận modun, HV có thể:

57

Page 58: bg-thtanviet.haiduong.edu.vnbg-thtanviet.haiduong.edu.vn/null/file_van_ban/... · Web viewSong, chúng ta cũng phải tỉnh táo mà nhận diện rõ rằng chưa bao giờ chúng

- Thấy rõ được tầm quan trọng về công tác của GVCN lớp trong các hoạt động giáo dục ở trường tiểu học.

- Nắm được nội dung các công việc của GVCN lớp ở tiểu học trong các hoạt động giáo dục.

- Trình bày được những nội dung chính trong quản lý lớp học trong các giờ học chính khóa và trong các HĐGDNGLL, trong quản lý và giáo dục học sinh buổi 2, trong việc phối hợp với Ban đại diện cha mẹ học sinh, trong giáo dục học sinh cá biệt.

NỘI DUNG

1. GVCN lớp với công tác quản lí và giáo dục học sinh trong các giờ học chính khóa

2. GVCN lớp với các hoạt động ngoài giờ lên lớp: tiết chào cờ, hoạt động của Sao nhi đồng và Đội TNTP HCM

3. GVCN lớp với công tác quản lí và giáo dục HS buổi 2/ ngày

4.Vấn đề phối hợp giữa GVCN lớp với Ban đại diện cha mẹ học sinh

5. GVCN lớp với công tác giáo dục HS cá biệt

NỘI DUNG CHI TIẾT

NỘI DUNG 1

GVCN lớp với công tác quản lí

và giáo dục học sinh trong các giờ học chính khóa

MỤC TIÊU

Kết thúc nội dung này, HV có khả năng:

- Nắm được những nét đặc thù của GVCN lớp ở tiểu học, hiểu được phương pháp quản lý lớp học bằng các biện pháp giáo dục kỷ luật tích cực, trình bày được cách thức nâng cao thành tích học tập của tập thể HS trong các giờ học chính khóa.

58

Page 59: bg-thtanviet.haiduong.edu.vnbg-thtanviet.haiduong.edu.vn/null/file_van_ban/... · Web viewSong, chúng ta cũng phải tỉnh táo mà nhận diện rõ rằng chưa bao giờ chúng

- Biết đưa ra những ví dụ minh họa cho công tác quản lý và giáo dục học sinh trong các giờ học chính khóa.

- Tích cực vận dụng các phương pháp, biện pháp để quản lý và giáo dục học sinh trong các giờ học chính khóa.

TÀI LIỆU

- Hà Nhật Thăng (CB), Nguyễn Dục Quang, Nguyễn Thị Kỷ (2004), Công tác GVCN lớp ở trường phổ thông, NXB giáo dục.

- Hà Nhật Thăng (CB) (2010), Sổ tay công tác chủ nhiệm lớp dành cho giáo viên Trung học cơ sở, NXB giáo dục Việt Nam.

CÁC HOẠT ĐỘNG

HOẠT ĐỘNG 1

Tìm hiểu những nét đặc thù của GVCN lớp ở tiểu học

Mục tiêu:

-HV nắm được những nét đặc thù của GVCN lớp ở tiểu học

- Liên hệ với thực tiễn

Cách thực hiện:

- GV chia lớp thành các nhóm nhỏ để thảo luận câu hỏi. Mỗi nhóm có từ 6-7 học viên. Câu hỏi như sau: Anh/chị cho biết GVCN lớp ở tiểu học có những nét đặc thù nào?

- Các nhóm trao đổi trong 10 phút. Ghi kết quả thảo luận vào giấy A0.

- Kết thúc hoạt động nhóm, từng nhóm cử đại diện trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình.

- GV tóm tắt những nét đặc thù trong công tác chủ nhiệm ở tiểu học.

Thông tin phản hồi cho hoạt động 1:

59

Page 60: bg-thtanviet.haiduong.edu.vnbg-thtanviet.haiduong.edu.vn/null/file_van_ban/... · Web viewSong, chúng ta cũng phải tỉnh táo mà nhận diện rõ rằng chưa bao giờ chúng

Giáo viên (GV) dạy các môn học ở tiểu học cũng là giáo viên chủ nhiệm (GVCN) lớp. Vì thế, đa số thầy cô ở tiểu học gần như chỉ thực hiện công tác chủ nhiệm trên sổ chủ nhiệm và sổ liên lạc theo quy định.

Công tác chủ nhiệm ở tiểu học rất quan trọng. Nếu làm tốt, nó sẽ hỗ trợ rất nhiều cho GV trong việc giảng dạy, giáo dục học sinh (HS). GV tiểu học thường có nhiều thời gian gần gũi các em hơn, có khi GV tiếp xúc với HS còn nhiều hơn cha mẹ. Vì vậy, GVCN lớp không chỉ là người dạy chữ mà còn dạy HS nhiều điều tốt đẹp khác và cũng là người hiểu được tâm tư, tình cảm của trẻ nhiều nhất. Làm tốt công tác chủ nhiệm, GV có thể ngăn chặn được trẻ bỏ học, trẻ chán học, trẻ trầm uất vì gia đình, trẻ bỏ nhà đi lang thang, trẻ giải quyết bất đồng bằng bạo lực… đồng thời phát huy được những năng khiếu tiềm ẩn ở các em, từ đó các em cũng thích đi học và thích học hơn.

Để làm tốt công tác chủ nhiệm, việc đầu tiên khi nhận lớp, GV phải nắm được thông tin cá nhân từng em. Lưu ý các trường hợp HS mồ côi, cha mẹ ly hôn, cha mẹ làm ăn xa (hoặc lý do khác) phải ở với người thân, gia đình quá khó khăn về kinh tế, bản thân các em bị bệnh mãn tính, bệnh phải điều trị dài hạn… Hoặc là những em được phụ huynh quá cưng chiều, các em học yếu, thường nghịch phá chọc ghẹo bạn bè. Các trường hợp này thường nảy sinh nhiều vấn đề trong năm học, bởi ở tuổi tiểu học, trẻ rất nhạy cảm, hành động theo bản năng, dễ bi quan trước những điều không tốt đẹp từ gia đình hay từ bạn bè trường lớp…. Từ những thông tin này, GV nên gần gũi trò chuyện tiếp xúc các em nhiều hơn, tạo cho các em sự thân thiết, tin tưởng để có thể dễ dàng bộc lộ tâm tư tình cảm, điều mong muốn của chính mình khi cần thiết. Qua đó, GV hiểu các em hơn và kịp thời ngăn chặn những suy nghĩ nông cạn, sai lầm, các hành vi không hay… hướng các em vào điều tốt đẹp, lạc quan hơn. Hiểu HS sẽ giúp cho GVCN lớp thực hiện công tác giáo dục trong các giờ học chính khóa thuận lợi hơn.

Công tác chủ nhiệm còn phải làm cho lớp học đoàn kết, yêu thương nhau, luôn quan tâm gắn bó với nhau. Để tạo được một lớp học như thế, GVCN lớp cần phải tạo điều kiện cho HS thể hiện sự quan tâm của mỗi thành viên trong lớp,

60

Page 61: bg-thtanviet.haiduong.edu.vnbg-thtanviet.haiduong.edu.vn/null/file_van_ban/... · Web viewSong, chúng ta cũng phải tỉnh táo mà nhận diện rõ rằng chưa bao giờ chúng

chẳng hạn như cho các em tự làm thiệp chúc mừng bạn trong lớp nhân ngày sinh nhật, bạn trai làm thiệp chúc mừng bạn gái nhân ngày 8-3, thăm các bạn bị bệnh, viết nhật ký lớp (mỗi HS viết 1 ngày, nêu tất cả những vui buồn của lớp trong ngày mà mình cảm nhận được), động viên các em tham gia tất cả các phong trào của nhà trường, của Đội TNTP HCM, nhất là các phong trào đòi hỏi sự tham gia tập thể…

Có thể nói để vừa phải đảm bảo tốt việc truyền thụ kiến thức văn hóa ở nhiều môn học cho HS, vừa phải làm tốt công tác chủ nhiệm, đó là việc không dễ dàng, nhưng “Chính sự quan tâm, lòng yêu thương và sự chia sẻ của người thầy đã giúp những đứa trẻ phát huy hết khả năng của chúng” – theo John O’brien. Điều đáng chú ý ở đây là GVCN lớp luôn phải xây dựng những thói quen cần thiết cho mình trong quá trình dạy học. GS David Berliner của đại học bang Arizona American cho rằng “nhà giáo là những người mà mỗi ngày phải đưa ra nhiều quyết định quan trọng ảnh hưởng đến cuộc sống và tương lai của rất nhiều trẻ em”. Vì vậy, cách duy nhất mà GVCN lớp có thể làm tốt nhiệm vụ dạy học là phải tổ chức quản lý tốt lớp học. Điều đó liên quan đến việc hình thành và xây dựng các thói quen cho mình và cho trẻ. Nhiều quyết định và yêu cầu của GVCN lớp có thể trở nên tự động, nhanh chóng và nhẹ nhàng đối với HS khi họ chuyển hóa được nhiều kiểu hoạt động trở thành những thói quen hàng ngày cho HS của mình. Thói quen mà trẻ có được chính là sự chuyển hóa từ thói quen của GV đến HS.

HOẠT ĐỘNG 2

Tìm hiểu PP quản lý lớp học bằng các biện pháp giáo dục kỷ luật tích cực

Mục tiêu:

- HV hiểu thế nào là giáo dục kỷ luật tích cực?

- Hiểu được lợi ích của việc quản lý lớp học bằng các biện pháp giáo dục kỷ luật tích cực.

- Nắm được nội dung của PP quản lý lớp học bằng các biện pháp kỷ luật tích cực

Cách thực hiện:61

Page 62: bg-thtanviet.haiduong.edu.vnbg-thtanviet.haiduong.edu.vn/null/file_van_ban/... · Web viewSong, chúng ta cũng phải tỉnh táo mà nhận diện rõ rằng chưa bao giờ chúng

Chia sẻ cặp đôi trong 10 phút về quan niệm giáo dục kỷ luật tích cực. Sau đó GV mời một vài cặp đôi phát biểu ý kiến của mình. Những cặp đôi khác lắng nghe và chuẩn bị ý kiến phản hồi nếu cần.

Câu hỏi: Hãy trình bày ích lợi của việc quản lý lớp học bằng các biện pháp giáo dục kỷ luật tích cực?

Chia nhóm thảo luận trong 15 phút về nội dung này. Sau đó từng nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình về những ích lợi của việc quản lý lớp học bằng các biện pháp giáo dục kỷ luật tích cực, có dẫn ra ví dụ minh họa. Cả lớp cùng nhau bổ sung ý kiến để thống nhất chung về nội dung này.

Thông tin phản hồi cho hoạt động 2:

1. Về giáo dục kỷ luật tích cực

Để quản lý và giáo dục HS trong giờ học chính khóa, GVCN lớp có thể sử dụng nhiều biện pháp khác nhau, trong đó có biện pháp giáo dục kỷ luật tích cực. Trước hết, GVCN lớp là người quản lý giáo dục HS toàn diện một lớp. GVCN lớp là người chịu trách nhiệm thực hiện mọi quyết định quản lý của Hiệu trưởng đối với lớp và các thành viên trong lớp. GVCN lớp là người vạch kế hoạch, tổ chức cho lớp mình thực hiện các chủ đề theo kế hoạch và theo dõi, đánh giá việc thực hiện của các HS. GVCN lớp phải biết phối hợp với các GV bộ môn, quản lý HS trong lớp học tập, lao động, công tác. GVCN lớp cũng là người phối hợp với các tổ chức, đoàn thể trong trường, trong đó quan hệ nhiều là Đội TNTP HCM, hội CMHS, để làm tốt công tác dạy học - giáo dục HS trong lớp mình phụ trách.

Ngoài ra, GVCN lớp phải có những tri thức cơ bản về tâm lý học, giáo dục học và phải có hàng loạt kỹ năng sư phạm như: kỹ năng tiếp cận đối tượng HS, kỹ năng nghiên cứu tâm lý lứa tuổi, xã hội, kỹ năng đánh giá, kỹ năng lập kế hoạch chủ nhiệm lớp và phải có nhạy cảm sư phạm để có dự đoán đúng, chính xác sự phát triển nhân cách của HS ... GVCN lớp cần đặc biệt quan tâm tới việc đồng thời quản lý học tập và quản lý sự hình thành và phát triển nhân cách HS.

62

Page 63: bg-thtanviet.haiduong.edu.vnbg-thtanviet.haiduong.edu.vn/null/file_van_ban/... · Web viewSong, chúng ta cũng phải tỉnh táo mà nhận diện rõ rằng chưa bao giờ chúng

Vì vậy, GVCN lớp cần phải kết hợp nhiều phương pháp giáo dục HS mà trong đó biện pháp giáo dục kỷ luật tích cực trong các giờ học chính khóa là hết sức cần thiết.

Giáo dục kỷ luật tích cực là giáo dục kỷ luật dựa trên nguyên tắc vì lợi ích tốt nhất của HS, không làm tổn thương đến thể xác và tinh thần HS, có sự thỏa thuận giữa GV – HS và phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của từng HS.

2. Lợi ích của việc sử dụng các biện pháp giáo dục kỷ luật tích cực đối với HS trong các giờ học chính khóa

Trong các giờ học chính khóa, GVCN lớp với tư cách là GV bộ môn trực tiếp dạy HS lớp mình nên vận dụng các biện pháp giáo dục kỷ luật tích cực thì sẽ có nhiều lợi ích rõ rệt.

2.1. Nếu sử dụng các biện pháp giáo dục kỷ luật tích cực, HS sẽ:

- Có nhiều cơ hội chia sẻ những hiểu biết của mình về nội dung bài học, bày tỏ cảm xúc, được mọi người quan tâm, tôn trọng và lắng nghe ý kiến của nhau.

- Tích cực, chủ động hơn trong học tập.

- Tự tin trước các bạn trong lớp khi trình bày ý kiến của mình.

- Phát huy được khả năng của cá nhân trong quá trình học tập.

2.2. Thực hiện biện pháp giáo dục kỷ luật tích cực, GVCN lớp sẽ nhận được những kết quả tốt đẹp sau:

- Giảm được áp lực quản lý lớp học vì HS hiểu và tự giác chấp hành kỷ luật học tập. Từ đó tạo được sự tin tưởng từ HS, được HS tôn trọng và giúp đờ GV trong quá trình giảng dạy.

- Xây dựng được mối quan hệ thân thiện giữa thầy và trò trong giờ học chính khóa.

- Nâng cao hiệu quả quản lý lớp học, góp phần nâng cao chất lượng dạy học và giáo dục.

- Được sự đồng tình, ủng hộ từ phía gia đình HS và xã hội.63

Page 64: bg-thtanviet.haiduong.edu.vnbg-thtanviet.haiduong.edu.vn/null/file_van_ban/... · Web viewSong, chúng ta cũng phải tỉnh táo mà nhận diện rõ rằng chưa bao giờ chúng

2.3. Lợi ích của việc sử dụng các biện pháp giáo dục kỷ luật tích cực đối với nhà trường, gia đình, cộng đồng, xã hội

Khi GVCN lớp sử dụng các biện pháp giáo dục kỷ luật tích cực trong giờ học chính khóa một cách hiệu quả thì sẽ tạo ra môi trường giáo dục an toàn và thân thiện để lôi kéo sự ủng hộ và giúp đỡ nhiệt tình từ phía gia đình, cộng đồng và xã hội. Do đó:

- Nhà trường trở thành môi trường học tập thân thiện an toàn, tạo được niềm tin đối với xã hội.

- Có được những công dân tốt, giàu khả năng phục vụ, công hiến cho gia đình và xã hội trong tương lai.

- Giảm thiểu được các tệ nạn xã hội, bạo hành, bạo lực.

3. Những biện pháp giáo dục kỷ luật tích cực đối với HS trong các giờ học chính khóa

Trong thực tế có nhiều biện pháp giáo dục kỷ luật đối với HS tại các giờ học chính khóa. Sau đây là những biện pháp giáo dục kỉ luật tích cực có thể áp dụng trong lớp học đó là:

- Thay đổi cách cư xử trong lớp học, tạo ra sự tương tác tích cực giữa thầy và trò trong các giờ học chính khóa, làm cho HS tiếp thu bài một cách thoải mái nhất.

- Quan tâm đến những khó khăn của HS trong giờ học. Đó có thể là khó khăn về tiếp thu bài, về cách trả lời câu hỏi của GV, về mức độ viết bài mà GV yêu cầu, về tốc độ làm bài tập tại lớp.v.v…

- Tăng cường sự tham gia của HS trong việc xây dựng nội dung bài học. Đây là biện pháp rất có hiệu quả nhằm động viên, khuyến khích HS học tập. Muốn vậy, GV cần vận dụng nhiều phương pháp và kỹ thuật dạy học khác nhau để thu hút HS tham gia vào bài học mới một cách sôi nổi và hào hứng.

64

Page 65: bg-thtanviet.haiduong.edu.vnbg-thtanviet.haiduong.edu.vn/null/file_van_ban/... · Web viewSong, chúng ta cũng phải tỉnh táo mà nhận diện rõ rằng chưa bao giờ chúng

- Tổ chức các hoạt động học tập đa dạng. Nếu giờ học diễn ra với các hình thức học tập khác nhau sẽ tạo được bầu không khí thoải mái, kích thích ý thức học tập của HS.

3.1. Thay đổi cách cư xử trong lớp học

Thay đổi cách cư xử là dựa trên cơ sở động viên, khuyến khích, nêu gương, tìm hiểu nhằm thúc đẩy HS có thái độ cư xử, hành vi đúng đắn trong quá trình học tập trên lớp.

Muốn thay đổi cách cư xử trong lớp học chúng ta cần:

a). Đối với bản thân GV

- Quan tâm chăm sóc bản thân mình.

- Thường xuyên ghi chép nhật kí để nhìn nhận, đánh giá các vấn đề đã được thực hiện trong quá trình thay đổi các biện pháp giáo dục kỉ luật mà mình đã áp dụng trong các giờ học chính khóa.

b). Đối với lớp học

- Xây dựng các quy tắc và nội quy học tập rõ ràng, nhất quán nhằm thống nhất trong tập thể lớp cách học trong các giờ học chính khóa.

- Đưa ra những hình thức phạt phù hợp và nhất quán đối với những cá nhân HS vi phạm quy tắc và nội quy học tập trên lớp.

- HS phải hiểu được cách xử sự của mình là chưa đúng trong giờ học để từ đó tự mình tìm cách khắc phục.

- Không sử dụng hình phạt mang tính bạo lực trong giờ học

- Phải công bằng, khoan dung, tránh gây căng thẳng làm ảnh hưởng đến việc tiếp thu bài học mới của các thành viên trong lớp.

- Không đơn điệu và máy móc trong mọi trường hợp vi phạm quy tắc và nội quy lớp học.

65

Page 66: bg-thtanviet.haiduong.edu.vnbg-thtanviet.haiduong.edu.vn/null/file_van_ban/... · Web viewSong, chúng ta cũng phải tỉnh táo mà nhận diện rõ rằng chưa bao giờ chúng

- Không phạt HS vì những lỗi do ngoại cảnh khách quan tác động làm ảnh hưởng đến quá trình dạy và học của cả thầy lẫn trò.

3.2. Quan tâm đến những khó khăn của HS trong học tập

- GVCN lớp hiểu được những trở ngại trong học tập và những khó khăn trong đời sống của HS khiến HS có cách cư xử chưa đúng trong giờ học và có cách thức ứng xử, giúp đỡ các em khắc phục.

- GVCN lớp tìm hiểu những trở ngại trong học tập và những khó khăn về hoàn cảnh gia đình, những tổn thương về sức khoẻ, tâm lí do bị hiểu nhầm, bị đánh đập, bị lạm dụng…để chia sẻ và giúp các em tháo gỡ sẽ giúp họ không cần phải dùng đến sức mạnh mà vẫn giáo dục HS có kết quả.

Để tìm hiểu nguyên nhân và trợ giúp HS giải quyết những khó khăn cần lưu ý một số điểm sau:

- Tránh đối đầu với HS

- Lắng nghe và chú ý xem xét vấn đề từ phía HS, biểu lộ sự cảm thông

- Cần tránh “lên lớp” hoặc đưa ra những từ chỉ trích.

- Cần giúp các em hiểu rõ vấn đề và tìm ra những giải pháp phù hợp.

3.3. Tăng cường sự tham gia của HS trong việc xây dựng nội dung bài học

- GVCN lớp hiểu được thế nào là sự tham gia của HS. Xác định được lợi ích sự tham gia của HS trong việc xây dựng nội dung bài học

- Sự tham gia của HS trong các giờ học chính khóa là các em được cung cấp thông tin, được bày tỏ ý kiến, tranh luận, nêu thắc mắc, được trình bày những sáng kiến học tập của bản thân v.v…

- Ý kiến của HS được GV lắng nghe và tôn trọng, cùng nhau giải quyết nhằm làm cho HS tiếp thu bài học một cách tốt nhất.

a). Tăng cường sự tham gia của HS trong việc xây dựng nội dung bài học là cần thiết vì:

66

Page 67: bg-thtanviet.haiduong.edu.vnbg-thtanviet.haiduong.edu.vn/null/file_van_ban/... · Web viewSong, chúng ta cũng phải tỉnh táo mà nhận diện rõ rằng chưa bao giờ chúng

- Giúp HS hiểu, tin tưởng và luôn suy nghĩ vào bài học

- HS rèn được khả năng thể hiện suy nghĩ và đưa ra những quyết định học tập một cách chủ động nhất.

- Phát huy tinh thần trách nhiệm của người HS trong học tập

b). Để tăng cường sự tham gia của HS trong việc xây dựng nội dung bài học, GV nên lưu ý:

- GV nên tham khảo các tài liệu liên quan đến quyền trẻ em (Công uớc Quốc tế về Quyền trẻ em, Luật chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em, Luật giáo dục…) để hiểu và có thể vận dụng một cách linh hoạt trong các giờ học chính khóa nhằm đảm bảo quyền học tập của HS.

- Khuyến khích HS mỗi khi các em có những ý hay, sáng kiến tốt trong học tập.

Như vậy, có thể có nhiều biện pháp giáo dục kỷ luật tích cực trong giờ học chính khóa. Các biện pháp có sự tác động qua lại, hỗ trợ lẫn nhau. Trong quá trình áp dụng, GVCN lớp cần lưạ chọn các biện pháp phù hợp với đối tương HS của lớp mình.

HOẠT ĐỘNG 3

Tìm hiểu việc nâng cao thành tích học tập của tập thể HS

Mục tiêu:

- HV hiểu ý nghĩa của việc nâng cao thành tích học tập của tập thể HS, nội dung và phương pháp nâng cao thành tích học tập của tập thể HS.

- Biết đưa ra nhiều biện pháp để nâng cao thành tích học tập của tập thể HS trong các giờ học chính khóa.

Cách thực hiện:

67

Page 68: bg-thtanviet.haiduong.edu.vnbg-thtanviet.haiduong.edu.vn/null/file_van_ban/... · Web viewSong, chúng ta cũng phải tỉnh táo mà nhận diện rõ rằng chưa bao giờ chúng

-Với thời gian 15 phút, HV làm việc cá nhân theo phiếu học tập sau đây:

PHIẾU HỌC TẬP

Bằng kinh nghiệm quản lý lớp học, anh/chị hãy đưa ra những biện pháp để giúp nâng cao thành tích học tập của tập thể HS trong các giờ học chính khóa?

……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

Thông tin cá nhân:

-GV dạy lớp:………..

Trường TH:………………………

Tỉnh/thành phố:……………………………………………………………….

-Số năm dạy học:……………………………………..

- Kết thúc làm việc cá nhân, GV mời một vài HV trình bày ý kiến của mình. Cả lớp lắng nghe và cùng nhau trao đổi, bổ sung. GV ghi tóm tắt lên bảng những biện pháp chủ yếu để lớp quan sát và thống nhất.

Thông tin phản hồi cho hoạt động 3:

1. Ý nghĩa của việc nâng cao thành tích học tập của tập thể HS

Nâng cao thành tích học tập của tập thể HS là một trong những nhiệm vụ hàng đầu của GVCN lớp. Thành tích học tập không chỉ là sự thể hiện kết quả nắm tri thức, kỹ năng, kỹ xảo mà còn thể hiện kết quả phát triển năng lực trí tuệ, thái độ, động cơ học tập.

2. Nội dung và phương pháp nâng cao thành tích học tập của tập thể HS

- GVCN lớp đề ra những yêu cầu, chỉ tiêu cụ thể đối với học tập, xác định động cơ, thái độ học tập đúng đắn.

68

Page 69: bg-thtanviet.haiduong.edu.vnbg-thtanviet.haiduong.edu.vn/null/file_van_ban/... · Web viewSong, chúng ta cũng phải tỉnh táo mà nhận diện rõ rằng chưa bao giờ chúng

- GVCN lớp lãnh đạo tập thể lớp tổ chức các nhóm học tập, nhóm ngoại khoá, định kỳ tổ chức giao lưu học tập giữa các HS trong lớp.

- Phối hợp với GV bộ môn giảng dạy ở lớp mình nhằm nâng cao thành tích học tập của lớp. Cụ thể là thống nhất các yêu cầu về mặt học tập đối với HS, có biện pháp giúp đỡ HS học yếu, bồi dưỡng HS học giỏi.

- Phối hợp với gia đình HS tạo điều kiện thuận lợi cho HS học tập, theo dõi sát sao công việc học tập của con em mình.

NỘI DUNG 2

GVCN lớp với các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp

MỤC TIÊU

Kết thúc nội dung này, HV có khả năng:

- Nắm được những kĩ năng tổ chức các dạng hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp (HĐGDNGLL) ở trường tiểu học; hiểu được vị trí, yêu cầu, nội dung của các dạng HĐGDNGLL như: tiết chào cờ đầu tuần, giờ sinh hoạt lớp cuối tuần, hoạt động theo chủ điểm, hoạt động của Sao nhi đồng và Đội TNTPHCM.

- Biết thiết kế các hình thức hoạt động khác nhau phù hợp với đặc điểm HS và điều kiện tổ chức hoạt động.

- Tích cực vận dụng trong thực tế để tổ chức các HĐGDNGLL cho HS lớp mình chủ nhiệm.

TÀI LIỆU

1. Đặng Vũ Hoạt (chủ biên, 2000), Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường THCS, NXB giáo dục.

2. Hà Nhật Thăng (Chủ biên, 2004), Tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường phổ thông, NXB giáo dục.

3. Hà Nhật Thăng (chủ biên, 2001), Tổ chức hoạt động vui chơi ở tiểu học nhằm phát triển tâm lực, trí tuệ và thể lực cho học sinh, NXB giáo dục.

69

Page 70: bg-thtanviet.haiduong.edu.vnbg-thtanviet.haiduong.edu.vn/null/file_van_ban/... · Web viewSong, chúng ta cũng phải tỉnh táo mà nhận diện rõ rằng chưa bao giờ chúng

CÁC HOẠT ĐỘNG

HOẠT ĐỘNG 1

Trao đổi về những kĩ năng tổ chức HĐGDNGLL ở tiểu học

Mục tiêu:

-HV nắm được những kĩ năng tổ chức HĐGDNGLL ở tiểu học

- Liên hệ với bản thân đã có những kĩ năng nào

Cách thực hiện:

-Thảo luận nhóm về kĩ năng tổ chức HĐGDNGLL trong 15 phút

GV chia lớp thành các nhóm nhỏ để thảo luận câu hỏi: Theo anh/chị thì người GVCN lớp ở tiểu học cần phải có những kĩ năng tổ chức HĐGDNGLL nào?

- Kết thúc hoạt động nhóm, từng nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình.

- GV tóm tắt những kĩ năng tổ chức HĐGDNGLL mà GVCN lớp tiểu học cần có.

Thông tin phản hồi cho hoạt động 1:

Những kĩ năng tổ chức hoạt động giáo dục là một bộ phận chủ yếu của năng lực sư phạm đối với GV phổ thông nói chung và GV Tiểu học nói riêng. Hiện nay với yêu cầu của giáo dục các giá trị nhân cách, phát triển tâm lực và các năng lực ở HS, phát triển xúc cảm, tình cảm niềm tin, phát triển các kĩ năng sống và hoạt động xã hội khi mà GVCN lớp tổ chức tốt các hoạt động giáo dục ngoài hoạt động dạy học văn hóa trên lớp.

Kĩ năng tổ chức hoạt động giáo dục là một hệ thống cách thức tổ chức quản lí, chỉ đạo, tổ chức hoạt động của GV giúp cá nhân và tập thể HS sử dụng hợp lí các điều kiện thực hiện các hoạt động giáo dục nhằm phát triển toàn diện nhân cách theo mục tiêu giáo dục nói chung, từng cấp học, lớp học nói riêng.

1. Kỹ năng phân tích đặc điểm HS

70

Page 71: bg-thtanviet.haiduong.edu.vnbg-thtanviet.haiduong.edu.vn/null/file_van_ban/... · Web viewSong, chúng ta cũng phải tỉnh táo mà nhận diện rõ rằng chưa bao giờ chúng

Về tâm sinh lí, GV phải phân tích được trình độ, nguyện vọng, khả năng của HS về mọi mặt. Những đặc điểm về tâm lí, khí chất, thể chất là điều vô cùng quan trọng giúp GV hiểu HS mình tốt hơn. Những khả năng tiền ẩn trong hoạt động giáo dục của HS phải được GV quan tâm khai thác và phát huy nhằm giúp cho việc tổ chức các hoạt động phù hợp với nhu cầu, sở thích và hứng thú của HS. Điều quan trọng là GV phải phân tích được nguyên nhân, những yếu tố khách quan, chủ quan đã ảnh hưởng tới HS như thế nào?

2. Kỹ năng lập kế hoạch hoạt động

Đây là kỹ năng cần thiết cho GV khi tổ chức bất kỳ một hoạt động nào cho HS. Kế hoạch hoạt động sẽ giúp GV chủ động trong việc tổ chức các hoạt động giáo dục cho HS. Kế hoạch hoạt động là một bản tổng hợp trong đó có mục đích của hoạt động, nội dung và hình thức hoạt động, các điều kiện cho hoạt động, dự kiến sản phẩm đạt được sau hoạt động…

3. Kỹ năng phân tích sử dụng các nguồn lực xã hội có liên quan đến tổ chức giáo dục

Người GV muốn thực hiện các mục tiêu giáo dục thông qua hoạt động thì cần phải có kĩ năng khảo sát thực tế, sử dụng các nguồn lực trong và ngoài trường một cách hợp lí. Các nguồn lực xã hội sẽ tạo điều kiện để GV tiến hành các hoạt động giáo dục có hiệu quả.

4. Kỹ năng phán đoán mức độ của tình huống trong hoạt động

Tài năng sư phạm của một GVCN lớp chính là phân tích, chẩn đoán đúng bản chất và mức độ của các hiện tượng, tình huống giáo dục nảy sinh trong hoạt động thì mới có biện pháp tác động phù hợp. Chẩn đoán các hiện tượng giáo dục đối với GV cũng như chẩn đoán bệnh của một bác sĩ y học. Cùng một hiện tượng có thể do rất nhiều nguyên nhân: có thể vì chán học, có thể do sức khỏe, có thể phải đi chữa bệnh theo chỉ định của bác sĩ, có thể do phải vào viện chăm sóc bố mẹ, người thân, cũng có thể do bị bọn xấu bắt, phải làm một việc gì…Là GVCN lớp không bao giờ cũng được phép kết luận, đánh giá hiện tượng theo chủ quan mà cần tìm hiểu nguyên nhân, bản chất của nó để có biện pháp tương ứng phù hợp.

71

Page 72: bg-thtanviet.haiduong.edu.vnbg-thtanviet.haiduong.edu.vn/null/file_van_ban/... · Web viewSong, chúng ta cũng phải tỉnh táo mà nhận diện rõ rằng chưa bao giờ chúng

5. Kỹ năng kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động

Kiểm tra, đánh giá vừa là một khâu, vừa là một phương pháp dạy học, giáo dục. Kiểm tra, đánh giá phải được thực hiện thường xuyên trong suốt quá trình tổ chức hoạt động dạy học và giáo dục. Kiểm tra đánh giá để điều chỉnh kịp thời mục tiêu nội dung, phương pháp, hình thức tác động giáo dục.

Kỹ năng kiểm tra, đánh giá là độ thành thạo của việc xây dựng tiêu chí, hình thức kiểm tra (xây dựng công cụ kiểm tra), là thể hiện ở khả năng phân tích kết quả kiểm tra với mục tiêu đặt ra của quá trình dạy học, giáo dục (mục tiêu của từng công đoạn và sản phẩm cuối cùng); kỹ năng kiểm tra, đánh giá còn thể hiện ở kỹ thuật phân tích đưa ra nhận định và xác định phương hướng điều chỉnh biện pháp hình thức tác động.

6. Kỹ năng tổ chức thực hiện chương trình hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.

Chương trình “Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp” (HĐGDNGLL) nhằm từng bước thực hiện mục tiêu giáo dục phổ thông, đó là thông qua tổ chức hoạt động (lấy tập thể lớp, trường làm cơ sở hoạt động) tạo cơ hội cho HS củng cố, vận dụng kiến thức đã học vào thực tế, quan trọng hơn là qua hoạt động phát triển các xúc cảm, tình cảm, niềm tin và các kĩ năng sống, các kĩ năng khác, nhất là kĩ năng giao tiếp ứng xử với mọi người trong các hoàn cảnh khác nhau.

Để thực hiện chương trình HĐGDNGLL, đòi hỏi GVCN lớp cần phải có một hệ thống kĩ năng giáo dục:

- Kĩ năng thiết kế chương trình, kế hoạch hoạt động

- Kĩ năng điều khiển, điều chỉnh hoạt động

- Kĩ năng tổ chức các loại hình thi theo chuyên đề (tìm hiểu truyền thống, môi trường, văn hóa, tệ nạn xã hội,…).

- Kĩ năng tổ chức sinh hoạt Câu lạc bộ (các loại hình Câu lạc bộ…).

72

Page 73: bg-thtanviet.haiduong.edu.vnbg-thtanviet.haiduong.edu.vn/null/file_van_ban/... · Web viewSong, chúng ta cũng phải tỉnh táo mà nhận diện rõ rằng chưa bao giờ chúng

Có thể nói chương trình HĐGDNGLL là một chương trình tổng hợp liên quan đến rất nhiều lĩnh vực văn hóa xã hội, kinh tế, chính trị, đạo đức, pháp luật,… Rèn luyện rất tổng hợp những năng lực của con người Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, vì vậy muốn tổ chức tốt HĐGDNGLL ở Tiểu học, Thầy cô giáo và sinh viên sư phạm cần phải được chuẩn bị năng lực sư phạm để thực hiện tốt mục tiêu chương trình HĐGDNGLL.

HOẠT ĐỘNG 2

Tổ chức tiết chào cờ đầu tuần

Mục tiêu:

- Hiểu rõ vị trí, yêu cầu và những nội dung của tiết chào cờ đầu tuần

- Biết thiết kế một tiết chào cờ đầu tuần

Cách thực hiện:

+ Làm việc cá nhân

GV yêu cầu mỗi HV suy nghĩ và viết vào giấy A4 trong 15 phút về các nội dung sau đây:

- Vị trí của tiết chào cờ đầu tuần

- Những yêu cầu giáo dục của tiết

- Nội dung tiết chào cờ đầu tuần

+ Báo cáo trước lớp

GV mời một vài HV trình bày bài viết của mình. Có hai cách: hoặc trình bày tất cả nội dung bài tập và kết luận chung, hoặc trình bày từng nội dung và kết luận cho từng nội dung đó.

Thông tin phản hồi cho hoạt động 2:

1.Vị trí của tiết chào cờ

73

Page 74: bg-thtanviet.haiduong.edu.vnbg-thtanviet.haiduong.edu.vn/null/file_van_ban/... · Web viewSong, chúng ta cũng phải tỉnh táo mà nhận diện rõ rằng chưa bao giờ chúng

Tiết chào cờ đầu tuần là thời điểm mở đầu của một tuần học mới, một tháng học mới, một chủ điểm giáo dục mới. Nó có tính chất định hướng hoạt động cho một tuần, một tháng trên cơ sở khắc phục những mặt còn tồn tại của tuần qua, tiếp tục phát huy những ưu điểm đã có

Là dịp để HS được sinh hoạt tư tưởng, tham gia các hoạt động do nhà trường tổ chức. Ðồng thời cũng là dịp để các tập thể lớp hiểu biết nhau về thành tích phấn đấu và rèn luyện sau một tuần, một tháng thực hiện nhiệm vụ người HS. Thông qua các hoạt động trong tiết chào cờ, HS có dịp tiếp xúc với đời sống chính trị - xã hội của đất nước, làm quen và tăng thêm hiểu biết về những đổi thay trên các lĩnh vực khác nhau của đất nước. Mặt khác, tiết chào cơ đầu tuần cũng la dịp giúp các em hiểu biết về những ngày kỉ niệm chính có liên quan tới chủ điểm giáo dục trong tháng.

Trong tiết chào cờ đầu tuần, sự phối hợp hoạt động giữa GV và HS thể hiện khá rõ nét. Ðó là sự phối hợp của các hình thức hoạt động giửa thầy và trò nhằm tạo nên những điều kiện cho sự phát triển mối quan hệ giao tiếp giữa người được giáo dục với người giáo dục. Do đó tiết chào cờ là một dịp để HS tập dượt điều khiển hoạt động ở quy mô toàn trường. Có tác dụng góp phần phát triển ý thức và khả năng tự quản của các em.

Có thể nói, tiết chào cờ đầu tuần như là điểm xuất phát mà tại đó HS tự hứa hẹn tự xác định phương hướng phấn đấu mới. Chính điều đó có tác dụng khởi động hàng loạt hoạt động của tập thể HS, giúp cho mỗi tập thể lớp tự điều chỉnh mình sao cho hoan thiện hơn tuần trước, tháng trước.

2. Yêu cầu của tiết chào cờ

Tiết chào cờ đầu tuần giúp HS đạt những yêu cầu sau:

- Khắc sâu ý thức đối với Tổ quốc, Ðảng, Bác Hồ; xây dựng ý thức và động cơ đạo đức chính trị đúng đắn, xác định trách nhiệm của mình là học tập vì Tổ quốc, biến ý thức đó thành hành động thực tiễn.

74

Page 75: bg-thtanviet.haiduong.edu.vnbg-thtanviet.haiduong.edu.vn/null/file_van_ban/... · Web viewSong, chúng ta cũng phải tỉnh táo mà nhận diện rõ rằng chưa bao giờ chúng

- Ðịnh hướng vào những yêu cầu trọng tâm của nhà trường trong từng thời điểm, gây khí thế mới thực đẩy HS thi đua rèn luyện.

- Phát huy tính tự giác và khả năng tự quản của HS trong các hoạt động dưới cờ như khả năng điều khiển, khả năng đánh giá thi đua, khả năng nắm tình hình tham gia của các lớp.

3. Nội dung của tiết chào cờ

- Phản ánh kết quả thi đua sau một tuần hay sau một đợt thi đua của trường, của lớp cũng như của những cá nhân có nhiều tiến bộ. Nội dung này có tác dụng động viên kích thích, gây khí thế mới trong hoạt động hàng ngày, hàng tuần của HS.

- Những sự kiện chính trị - xã hội diễn ra hàng tuần, trong tháng có liên quan trực tiếp đến những yêu cầu của chủ điểm giáo dục; hoặc phản ánh sự

hưởng ứng của nhà trường đối với những hoạt động của địa phương, của xã hội.

- Những vấn đề có tính toàn cầu cũng là nội dung của tiết chào cờ. Ðó là các vấn đề: Bảo vệ môi trường; Phòng chống HIV/ADS và các tệ nạn xã hội khác, quyền bình đẳng giữa các dân tộc, hòa bình và hòa hợp, hội nhập quốc tế.

4. Các mô hình tổ chức tiết chào cờ

- Chào cờ, nhận xét thi đua tuần, phổ biến công việc của tuần học mới, biển diễn văn nghệ.

- Chào cờ, phát động thi đua, giao ước thi đua, biển diễn văn nghệ.

- Chào cờ, nghe nói chuyện nhân một ngày kỹ niệm nào đó, biển diễn văn nghệ.

- Chào cờ, nhận xét thi đua tuần, thi đố vui tìm hiểu theo chủ đề.

- Chào cờ, sinh hoạt văn nghệ theo chủ đề của tháng.

* Tiết chào cờ đầu tuần được tổ chức theo quy mô toàn trường với sự tham gia điều khiển của GV và HS.

75

Page 76: bg-thtanviet.haiduong.edu.vnbg-thtanviet.haiduong.edu.vn/null/file_van_ban/... · Web viewSong, chúng ta cũng phải tỉnh táo mà nhận diện rõ rằng chưa bao giờ chúng

- Trong tiết chào cờ, HS toàn trường được tập trung để thực hiện những công việc sau:

+ Chào cờ

+ Hát Quốc ca

+ Nhận xét đánh giá các công việc hoạt động trong tuần về các mặt giáo dục.

+ Báo cáo kết quả thi đua, rèn luyện của các tập thể và cá nhân trong trường

+ Phổ biến, phát động thi đua theo một chủ đề nhất định của các tuần, tháng kế tiếp

Ngoài ra nội dung họat động của tiết sinh hoạt dưới cờ đầu tuần gắn liền với nội dung hoạt động của chủ điểm giáo dục tháng. Tổ chức các hình thức hoạt động văn nghệ, vui chơi giải trí; nghe nói chuyện chuyên đề; giao lưu giữa các tập thể lớp; tổ chức các lễ kỉ niệm �

Từ những nội dung hoạt động này có thể thiết kế thành các mô hình sinh hoạt dưới cờ phù hợp với đặc điểm, điều kiện của nhà trường, ví dụ mô hình chào cờ - sơ kết thi đua tuần; phổ biến nhiệm vụ tuần tới -văn nghệ, hoặc chào cờ - phát động thi đua thực hiện chủ điểm giáo dục tháng �

HOẠT ĐỘNG 3

Tổ chức tiết hoạt động tập thể cuối tuần (HĐTTCT) hay còn gọi là “Giờ sinh hoạt lớp”

Mục tiêu:

- Hiểu rõ vị trí, yêu cầu và những nội dung của tiết HĐTTCT

- Biết thiết kế một tiết HĐTTCT

Cách thực hiện:

+ Làm việc cá nhân

76

Page 77: bg-thtanviet.haiduong.edu.vnbg-thtanviet.haiduong.edu.vn/null/file_van_ban/... · Web viewSong, chúng ta cũng phải tỉnh táo mà nhận diện rõ rằng chưa bao giờ chúng

GV yêu cầu mỗi HV suy nghĩ và viết vào giấy A4 trong 15 phút về các nội dung sau đây:

- Vị trí của tiết HĐTTCT

- Những yêu cầu giáo dục của tiết

- Nội dung tiết HĐTTCT

+ Báo cáo trước lớp

GV mời một vài HV trình bày bài viết của mình. Có hai cách: hoặc trình bày tất cả nội dung bài tập và kết luận chung, hoặc trình bày từng nội dung và kết luận cho từng nội dung đó.

Thông tin phản hồi cho hoạt động 3:

a. Vị trí của tiết HĐTTCT

- HÐTTCT là một hình thức tổ chức HÐGDNGLL, là hoạt động tập thể HS sau một tuần do các em tự tổ chức và điều khiển. Trong tiết này, GVCN l?p giữ vai trò cố vấn giúp HS, cùng các em tham gia vào những hoạt động cụ thể.

- HÐTTCT là một trong những biện pháp cơ bản có ý nghĩa trực tiếp trong việc góp phần xây dựng tập thể HS đoàn kết, kỷ luật, phát huy được tác dụng đối với từng thành viên. Tiết HÐTTCT nhằm đánh giá các hoạt động của lớp diễn ra trong tuần, định hướng cho các hoạt động sẽ phải thực hiện ở tuần tới. Tiết HÐTTCT chiếm vị trí hết sức quan trọng trong việc biến các yêu cầu của nhà trường thành nhiệm vụ mà lớp phải thực hiện. Nhờ vậy, tập thể HS ngày càng được củng cố, phát triển, đặc biệt là nâng cao được tính tự quản của các em.

b. Yêu cầu giáo dục của tiết

- Có những hiểu biết cần thiết về tập thể, về vai trò và nhiệm vụ của bản thân trong việc đóng góp xây dựng tập thể.

- Nâng cao tính tích cực, tự giác trong các hoạt động tập thể, có ý thức phấn đấu cho danh dự của lớp, của trường, cho truyền thống tốt đẹp của tập thể, có ý

77

Page 78: bg-thtanviet.haiduong.edu.vnbg-thtanviet.haiduong.edu.vn/null/file_van_ban/... · Web viewSong, chúng ta cũng phải tỉnh táo mà nhận diện rõ rằng chưa bao giờ chúng

thức tổ chức kỷ luật, tinh thần trách nhiệm trước tập thể, có ý thức hợp tác, phê bình và tự phê bình.

- Hình thành một số kĩ năng về xây dựng tập thể, về tự quản, kỹ năng tổ chức, kỹ năng điều khiển và tham gia các hoạt động tập thể, kỹ năng đánh giá và tự đánh giá.

c. Nội dung Hoạt động tập thể cuối tuần

- Ðánh giá các công việc thực hiện trong tuần về mọi mặt bao gồm: học tập, thực hiện nội quy nhà trường, các phong trào thi đua, vấn đề kỉ luật, các sự kiện, sự việc có liên quan đến tinh thần và ý thức phấn đấu của lớp.

- Tổ chức đăng ký thi đua giữa các tổ HS, giữa các thành viên trong lớp theo một chủ đề nào đó.

- Tiến hành sơ kết, tổng kết thi đua sau một tuần, một tháng, hay sau một đợt thi đua hoặc sau một học kì, một năm học.

- Các sinh hoạt theo chủ đề thường gắn với các ngày kỉ niệm lớn, gắn với các sự kiện chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội ở trong nước và trên thế giới, những sự kiện của địa phương, của nhà trường hay của ngay tập thể lớp.

- Các hoạt động văn hóa nghệ thuật: biểu diễn văn nghệ, vui chơi giải trí, thi đố vui..

+ Tiết HĐTTCT ở đây chính là tiết sinh hoạt lớp. Ở tiểu học tiết này được xác định rõ ràng trong thời khóa biểu. Tiết sinh hoạt lớp ở tiểu học tiến hành đánh giá các hoạt động, các công việc của lớp được diễn ra trong tuần, tháng, học kỳ. Các nhiệm vụ chủ yếu của nhà trường được phổ biến trong tiết.å

+ Tiết HĐTTCT là một dạng của HĐGDNGLL, là một hình thức tổ chức giáo dục tự quản cho HS và là một trong những biện pháp cơ bản góp phần xây dựng tập thể HS đoàn kết.

+ Ðây cũng là dịp để HS làm quen với nhiều loại hình hoạt động khác nhau, giúp các em phát triển các kĩ năng cơ bản và cần thiết của người HS tiểu học.

78

Page 79: bg-thtanviet.haiduong.edu.vnbg-thtanviet.haiduong.edu.vn/null/file_van_ban/... · Web viewSong, chúng ta cũng phải tỉnh táo mà nhận diện rõ rằng chưa bao giờ chúng

+ Vì thế nó giữ một vị trí quan trọng trong việc chuyển giao nhiệm vụ của nhà trường tới từng lớp một cách kịp thời và chính xác.

+ Tiết HĐTTCT do HS cùng nhau tự tổ chức dưới sự giúp đỡ, cố vấn của GVCN lớp.

HOẠT ĐỘNG 4

Tìm hiểu việc tổ chức hoạt động giáo dục theo chủ điểm

Mục tiêu:

- Hiểu rõ vị trí, yêu cầu và những nội dung của HĐGD theo chủ điểm

- Biết thiết kế một HĐGD theo chủ điểm

Cách thực hiện:

+ Làm việc cá nhân

GV yêu cầu mỗi HV suy nghĩ và viết vào giấy A4 trong 15 phút về các nội dung sau đây:

- Vị trí của HĐGD theo chủ điểm

- Những yêu cầu giáo dục của tiết

- Nội dung HĐGD theo chủ điểm

+ Báo cáo trước lớp

GV mời một vài HV trình bày bài viết của mình. Có hai cách: hoặc trình bày tất cả nội dung bài tập và kết luận chung, hoặc trình bày từng nội dung và kết luận cho từng nội dung đó.

Thông tin phản hồi cho hoạt động 4:

a. Vị trí của HĐGD theo chủ điểm

- Mỗi chủ điểm giáo dục có một ngày hoạt động cao điểm, đó là ngày kỉ niệm lịch sử trong tháng. Ðây là dịp để HS thể hiện kết quả hoạt động của tháng và

79

Page 80: bg-thtanviet.haiduong.edu.vnbg-thtanviet.haiduong.edu.vn/null/file_van_ban/... · Web viewSong, chúng ta cũng phải tỉnh táo mà nhận diện rõ rằng chưa bao giờ chúng

được coi là ngày hội của các em. Trong ngày hoạt động cao điểm, HS có thể tham gia với nhiều vai trò khác nhau.

- Ngày hoạt động cao điểm giúp HS có cơ hội mở rộng quan hệ giao tiếp với bạn bè, với thầy cô giáo, với mọi người, với cộng đồng, với môi trường tự nhiên. Do đó nó có tác dụng bồi dưỡng cho HS thái độ và tình cảm trong sáng, rèn luyện tính kĩ năng giao tiếp và các kĩ năng cơ bản khác.

b. Yêu cầu giáo dục.

- Giúp HS có những hiểu biết cần thiết về truyền thống lịch sử, truyền thống

cách mạng của dân tộc, về thực tiễn xây dựng đất nước gắn với nhiệm vụ của người HS.

- Bồi dưỡng lòng tự hào, niềm tin vào Ðảng, vào sự phát triển của dân tộc, giáo dục lòng biết ơn các thế hệ cha anh đã xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, xây dựng động cơ học tập đúng đắn, xứng đáng là thế hệ tiếp bước cha anh phát huy truyền thống dân tộc.

- Hình thành và rèn luyện cho HS một số kĩ năng tổ chức và điều khiển các hoạt động của tập thể.

c. Nội dung và hình thức tổ chức.

- Căn cứ vào các ngày kỉ niệm, ngày lễ của dân tộc trong một tháng, trong cả năm học để lựa chọn nội dung và hình thức hoạt động. Trong một tháng có thể có nhiều ngày kỉ niệm. Vì vậy cần chọn ngày kỉ niệm phù hợp với phong trào của xã hội để tổ chức hoạt động cho HS, đồng thời thỏa mạn chương trình HÐGDNGLL đã được ban hành. Mặt khác, căn cứ vào yêu cầu giáo dục trọng tâm của nhà trường trong tháng đó để bố trí những hình thức hoạt động đáp ứng những yêu cầu này.

- Ngày hoạt động cao điểm có thể được tổ chức theo đơn vị lớp, theo khối lớp hoặc theo quy mô toàn trường. Ðịa điểm tổ chức hoạt động có thể là ở trong trường, ngoài nhà trường hay tại một nơi công cộng nào đó. Mỗi năm nhà trường có thể tổ chức 2 đến 3 ngày họat động cao điểm theo quy mô toàn trường. Theo

80

Page 81: bg-thtanviet.haiduong.edu.vnbg-thtanviet.haiduong.edu.vn/null/file_van_ban/... · Web viewSong, chúng ta cũng phải tỉnh táo mà nhận diện rõ rằng chưa bao giờ chúng

đơn vị lớp hoặc khối lớp có thể tổ chức cho học sinh hoạt động ngoài nhà trường từ 1 đến 2 lần.

- Nội dung hoạt động của ngày cao điểm gắn liền với nội dung hoạt động của chủ điểm giáo dục, phản ánh được các yêu cầu về giáo dục mà chủ điểm đã đề ra. Nội dung hoạt động của ngày cao điểm này có thể được mở rộng nhằm giáo dục học sinh gắn bó với thực tiễn cuộc sống xã hội, với phong trào thi đua của địa phương nhờ tăng cường các hình thức hoạt động ngoài nhà trường như: tham quan, du lịch, thăm cơ sơ sản xuất, lao động làm sạch đẹp quê hương, v.v . . .

PHỤ LỤC CHO NỘI DUNG 2

GỢI Ý THỰC HIỆN CÁC CHỦ ÐIỂM GIÁO DỤC

Chủ điểm tháng 9 + 10: TRUYỀN THỐNG NHÀ TRƯỜNG

- Yêu cầu giáo dục: Sau hoạt động HS có khả năng

+ï Hiểu biết về trách nhiệm của mình với truyền thống nhà trường.

+ Rèn luyện nền nếp, thói quen tốt của người học sinh tiểu học.

+ Bồi dưỡng tình cảm thái độ đối với trường lớp.

- Nội dung và hình thức hoạt động:

+ Tổ chức tập dượt đội hình chuẩn bị cho lễ khai giảng năm học mới.

+ Tham gia lễ khai giảng năm học.

+ Ổn định tổ chức lớp (chọn, cử cán bộ lớp, tổ...)

+ Tìm hiểu truyền thống tốt đẹp của nhà trường.

+ Học tập nội quy nhà trường.

+ Tập luyện các bài hát đã học từ năm học trước.

81

Page 82: bg-thtanviet.haiduong.edu.vnbg-thtanviet.haiduong.edu.vn/null/file_van_ban/... · Web viewSong, chúng ta cũng phải tỉnh táo mà nhận diện rõ rằng chưa bao giờ chúng

+ Tìm hiểu những nhiệm vụ trọng tâm, những chỉ tiêu chính của năm học mới, hướng phấn đấu của bản thân và tập thể lớp trong năm học mới.

+ Lao động tu sửa trường lớp hoặc hoạt động làm sạch, ??p tr??ng l?p.

+ Giáo dục, thực hành vệ sinh răng miệng.

+ Phối hợp với TPT Ðội tổ chức Ðại hội Liên, Chi đội TNTP HCM

Chủ điểm tháng 11: KÍNH YÊU THẦY GIÁO, CÔ GIÁO

- Yêu cầu giáo dục: Sau hoạt động HS có khả năng

+ Hiểu được công lao dạy dỗ của các thầy, cô giáo. Xác định trách nhiệm và bổn phận của người học sinh với thầy, cô giáo.

+ Có thái độ biết ơn và kính trọng thầy, cô giáo.

+ Rèn luyện hành vi kĩ năng ứng xử có văn hóa trong giao tiếp với các thầy, cô.

- Nội dung và hình thức hoạt động

+ Nghe giới thiệu về đội ngũ thầy, cô giáo trong trường.

+ Ca hát mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20 - 11

+ Tổ chức kỷ niệm ngày Nhà giáo VN 20 - 11

+ Phát động phong trào thi đua tháng học tốt, tuần học tốt, ngày học tốt giành nhiều điểm cao. Hoặc thi đua học tập chăm ngoan, làm nhiều việc tốt mừng các thầy, cô giáo.

+ Giáo dục quyền và bổn phận trẻ em.

+ Giáo dục môi trường.

Chủ điểm tháng 12: UỐNG NƯỚC NHỚ NGUỒN

- Yêu cầu giáo dục: Sau hoạt động học sinh có khả năng

+ Hiểu biết về truyền thống dân tộc, về anh bộ đội Cụ Hồ

82

Page 83: bg-thtanviet.haiduong.edu.vnbg-thtanviet.haiduong.edu.vn/null/file_van_ban/... · Web viewSong, chúng ta cũng phải tỉnh táo mà nhận diện rõ rằng chưa bao giờ chúng

+ Giáo dục thái độ ý thức tự hào, tôn trọng truyền thống dân tộc. Qua đó giáo dục ý thức biết giữ gìn và phát huy các truyền thống đó. Rèn luyện bản thân qua học tập.

- Nội dung và hình thức hoạt động.

+ Tìm hiểu truyền thống cách mạng của địa phương. Hoặc tổ chức thăm hỏi giao lưu với cựu chiến binh của địa phương.

+ Tổ chức hội vui học tập chuẩn bị thi HKI. Hoặc giáo dục môi trường.

+ Vui văn nghệ kỷ niệm ngày quốc phòng toàn dân

+ Nghe nói chuyện về anh bộ đội Cụ Hồ

Chủ điểm tháng 1 + 2: GIỮ GÌN TRUYỀN THỐNG VĂN HÓA DÂN TỘC

- Yêu cầu giáo dục: Sau hoạt động học sinh có khả năng

+ Hiểu biết về truyền thống văn hóa dân tộc, địa phương.

+ Có ý thức bảo vệ, phát huy truyền thống văn hóa dân tộc cho các em.

+ Bồi dưỡng cách giao tiếp, cách ứng xử cho các em.

- Nội dung và hình thức hoạt động

+ Tìm hiểu những cái hay cái đẹp trong phong tục tập quán của quê hương.

+ Lao động mùa Xuân, tết trồng cây.

+ Học tập những điều cần làm trong ngày Tết cổ truyền.

+ Ca hát về mùa xuân quê hương, về sự đổi mới bộ mặt của quê hương mình

+ Vui chơi các trò chơi dân gian của dân tộc, của địa phương. Hoặc văn nghệ

+ Thi nét đẹp tuổi thơ.

+ Tham quan các bảo tàng hoặc các di tích lịch sử, di tích văn hóa ở quê hương.

+ Giáo dục an toàn giao thông.83

Page 84: bg-thtanviet.haiduong.edu.vnbg-thtanviet.haiduong.edu.vn/null/file_van_ban/... · Web viewSong, chúng ta cũng phải tỉnh táo mà nhận diện rõ rằng chưa bao giờ chúng

+ Giáo dục vệ sinh răng miệng

Chủ điểm tháng 3: YÊU QUÝ MẸ VÀ CÔ GIÁO

- Yêu cầu giáo dục: Sau hoạt động học sinh có khả năng

+ Thể hiện kính trọng, quý mến mẹ và cô giáo: Hai người mẹ hiền, người phụ nữ Việt Nam.

+ Tỏ thái độ tôn trọng qua giao tiếp ứng xử với mẹ, với cô.

+ Thể hiên qua kỷ niệm ngày Quốc tế phụ nữ 8 - 3, qua học tập, giao tiếp trong

cuộc sống hàng ngày.

+ Giáo dục an toàn giao thông.

+ Giáo dục quyền trẻ em

- Nội dung và hình thức hoạt động.

+ Phát động phong trào thi đua lập thành tích mừng ngày Quốc tế Phụ nữ 8-3

+ Tổ chúc tìm hiểu, ra báo tường nhân dịp ngày thành lập Ðoàn TNCS Hồ Chí Minh 26-3

+ Thi “Tuổi thơ duyên dáng” hoặc “Hát về mẹ và cô”.

+ Tổ chức hội khỏe Phù Ðổng.

+ Giáo dục quyền trẻ em

+ Tổ chức lễ kỷ niệm ngày Quốc tế phụ nữ 8-3.

+ Giáo dục an toàn giao thông.

Chủ điểm tháng 4: HÒA BÌNH VÀ HỮU NGHỊ

- Yêu cầu giáo dục: Sau hoạt động học sinh có khả năng

+ Hiểu biết về hòa bình và hữu nghị, về ngày thống nhất đất nước 30/4/1975

+ Giáo dục cho học sinh lòng yêu mến và đoàn kết.84

Page 85: bg-thtanviet.haiduong.edu.vnbg-thtanviet.haiduong.edu.vn/null/file_van_ban/... · Web viewSong, chúng ta cũng phải tỉnh táo mà nhận diện rõ rằng chưa bao giờ chúng

+ Học sinh thể hiện bằng hành động cụ thể qua việc học tập và rèn luyện.

- Nội dung và hình thức hoạt động:

+ Tổ chức cho HS sưu tầm tranh, ảnh học tập và hoạt động của thiếu nhi các nước trong khu vực và trên thế giới.

+ Tổ chức hội vui học tập, câu lạc bộ khoa học nghệ thuật.

+ Văn nghệ chào mừng ngày 30-4 và 1-5

+ Tổ chức buổi gặp gỡ hữu nghị

Chủ điểm tháng 5: BÁC HỒ KÍNH YÊU

- Yêu cầu giáo dục: Sau hoạt động học sinh có khả năng

+ Hiểu biết về Bác Hồ, học tập và làm theo 5 điều Bác Hồ dạy thiếu nhi. Hiểu biết về truyền thống Ðội TNTP Hồ Chí Minh

+ Biết tôn trọng, kính yêu và biết ơn Bác Hồ.

- Nội dung và hình thức hoạt động

+ Phát động thi dua cuối năm học, lập thành tích dâng Bác Hồ kính yêu.

+ Tổ chức Hội vui học tập phục vụ cho ôn tập cuối năm.� �+ Văn nghệ ca ngợi công ơn của Ðảng và Bác, kỷ niệm ngày sinh của Bác 19-5

+ Thi tìm hiểu về thời niên thiếu của Bác, ca múa về Bác Hồ.

+ Tìm hiểu truyền thống Ðội TNTP Hồ Chí Minh.

+ Ðại hội cháu ngoan Bác Hồ.

+ Chuẩn bị kế hoạch hoạt động hè.

NỘI DUNG 3

GVCN lớp với công tác quản lí và giáo dục HS buổi 2/ ngày

MỤC TIÊU

Kết thúc nội dung này, HV có khả năng:

85

Page 86: bg-thtanviet.haiduong.edu.vnbg-thtanviet.haiduong.edu.vn/null/file_van_ban/... · Web viewSong, chúng ta cũng phải tỉnh táo mà nhận diện rõ rằng chưa bao giờ chúng

- Nắm được đặc điểm của trường tiểu học 2 buổi/ ngày và nhu cầu tổ chức hoạt động giáo dục cho HS tiểu học; hiểu được một số hình thức và quy trình thực hiện hoạt động giáo dục cho HS tiểu học ở buổi 2.

- Biết tổ chức quản lí và giáo dục HS buổi 2.

- Tích cực và hứng thú với việc quản lí và giáo dục HS buổi 2.

TÀI LIỆU

1. Đặng Vũ Hoạt (chủ biên, 2000), Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường THCS, NXB giáo dục.

2. Hà Nhật Thăng (Chủ biên, 2004), Tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường phổ thông, NXB giáo dục.

3. Hà Nhật Thăng (chủ biên, 2001), Tổ chức hoạt động vui chơi ở tiểu học nhằm phát triển tâm lực, trí tuệ và thể lực cho học sinh, NXB giáo dục.

CÁC HOẠT ĐỘNG

HOẠT ĐỘNG 1

Trao đổi về những đặc điểm của trường tiểu học 2 buổi/ngày

Mục tiêu:

- HV nắm được những đặc điểm của trường tiểu học 2 buổi/ngày

- Liên hệ với trường mình về những thuận lợi, khó khăn khi thực hiện học 2 buổi/ngày

Cách thực hiện:

-Thảo luận nhóm về những đặc điểm của trường tiểu học 2 buổi/ngày

Hãy nêu những đặc điểm của trường tiểu học 2 buổi/ngày? Liên hệ với trường mình để nêu những thuận lợi và khó khăn khi thực hiện học 2 buổi/ngày.

86

Page 87: bg-thtanviet.haiduong.edu.vnbg-thtanviet.haiduong.edu.vn/null/file_van_ban/... · Web viewSong, chúng ta cũng phải tỉnh táo mà nhận diện rõ rằng chưa bao giờ chúng

GV chia lớp thành các nhóm nhỏ để thảo luận câu hỏi. Thời gian thảo luận trong 20 phút.

-Từng nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình

GV mời từng nhóm trình bày kết quả thảo luận. Cả lớp cùng lắng nghe và bổ sung để cùng thống nhất những nội dung chính của phần này.

-GV tóm tắt những nội dung chính và chỉ ra cho HV những

Thông tin phản hồi cho hoạt động 1:

Trường tiểu học học 2 buổi/ngày là loại hình trường phổ biến ở các nước tiên tiến. Loại hình trường này được áp dụng vào nước ta trong thời gian gần đây nhưng chủ yếu thực hiện ở những nơi có điều kiện về cơ sở vật chất, có sự quan tâm của gia đình và xã hội. Tuy được áp dụng chưa rộng khắp nhưng nó sẽ là mô hình trường Tiểu học Việt Nam trong tương lai.

Đặc trưng của loại hình trường này là HS có mặt ở trường cả ngày (thông thường thời gian ở trường từ 7 giờ 30 phút sáng đến 17 giờ). Thời gian ở trường thường diễn ra với thời gian biểu:

- Sáng: Học văn hoá;

- Trưa: Ăn bữa trưa và ngủ trưa tại trường;

- Chiều: Học văn hoá.

Như vậy, cần phải phân biệt giữa việc học 2 buổi/ ngày với loại hình trường Tiểu học bán trú. Ở trường Tiểu học bán trú, buổi sáng HS học theo thời khoá biểu chính khoá, buổi chiều dành cho tự học, HS học và làm bài tập. Nhưng ở trường Tiểu học 2 buổi/ ngày, cả 2 buổi HS đều học theo thời khoá biểu chính khoá: sáng 3 - 4 tiết học văn hoá, chiều 2 - 3 tiết học văn hoá; hoạt động học (HS tự làm bài tập) 1 tiết được bố trí vào cuối buổi 2. Vậy, tổng số tiết học của HS tăng lên nhưng lại dãn thành 2 buổi nên cường độ học tập của các em trên thực tế lại giảm đi.

Giáo dục HS tại buổi 2/ngày (gọi tắt là buổi 2) trong nhà trường Tiểu học 2 buổi/ ngày, trên thực tế ít diễn ra, rất ít tổ chức các HĐGDNGLL ngoài những hoạt

87

Page 88: bg-thtanviet.haiduong.edu.vnbg-thtanviet.haiduong.edu.vn/null/file_van_ban/... · Web viewSong, chúng ta cũng phải tỉnh táo mà nhận diện rõ rằng chưa bao giờ chúng

động như tiết chào cờ đầu tuần và sinh hoạt lớp. HĐGDNGLL chưa được chú trọng đến ở buổi 2. Các GVCN lớp và Ban giám hiệu trường tiểu học thường lúng túng, chưa biết làm gì với quỹ thời gian tại buổi 2 ngoài việc dạy văn hoá và hướng dẫn HS làm bài tập.

Xét về góc độ đặc điểm tâm lí học lứa tuổi và tâm lí học sư phạm ở độ tuổi HS tiểu học, cơ thể HS tiểu học còn ít thích nghi với điều kiện của tư thế tĩnh kéo dài là ngồi học theo một tư thế nhất định. Do cơ và các xương của các em còn yếu, đặc biệt là cơ lưng và xương cột sống yếu nên cần phải thay đổi hình thức hoạt động, thay đổi tư thế ngồi học sang tư thế vận động, tham gia vào các hoạt động, giảm bớt sự căng thẳng và mệt mỏi.

Sự chú ý của HS tiểu học còn chưa bền vững, các em không thể tập trung làm việc trong một thời gian dài, dễ bị sao nhãng, sự chú ý bền vững không lâu, đặc biệt là vào đầu và cuối mỗi giờ học. Vì thế thời gian tập trung không thể kéo dài.

Xét về góc độ tổ chức hoạt động giáo dục so với thời lượng học văn hoá, có phần chênh lệch và nghiêng về hoạt động học. Việc tổ chức các hoạt động giáo dục thường bị xem nhẹ. Nguyên nhân, hoặc có thể GV xem nhẹ việc tổ chức các hoạt động giáo dục, hoặc GV chưa biết tổ chức các hoạt động giáo dục một cách hợp lí.

Việc quản lí lớp học và tổ chức các hoạt động giáo dục đối với GVCN lớp ở buổi 2 được đặt ra nhằm đáp ứng yêu cầu: giáo dục đạo đức cho HS, làm giảm những căng thẳng và thu hút các em tham gia vui chơi giải trí.

HOẠT ĐỘNG 2

Tìm hiểu một số hình thức và quy trình tổ chức hoạt động giáo dục cho học sinh tiểu học ở buổi 2

88

Page 89: bg-thtanviet.haiduong.edu.vnbg-thtanviet.haiduong.edu.vn/null/file_van_ban/... · Web viewSong, chúng ta cũng phải tỉnh táo mà nhận diện rõ rằng chưa bao giờ chúng

Mục tiêu:

- HV nắm được một số hình thức và quy trình tổ chức hoạt động giáo dục cho HS tiểu học ở buổi 2.

- Biết thiết kế một vài hình thức hoạt động giáo dục cho HS ở buổi 2.

Cách thực hiện:

Câu hỏi:

- Hãy kể tên một số hình thức hoạt động giáo dục ở buổi 2 mà trường của anh/chị đã và đang thực hiện?

- Anh/chị nêu quy trình tổ chức hoạt động giáo dục cho HS tiểu học ở buổi 2?

GV chia lớp thành các nhóm nhỏ để thảo luận 2 câu hỏi trên. Thời gian thảo luận trong 20 phút.

Kết thúc hoạt động nhóm, từng nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình và chỉ ra những kinh nghiệm của mình.

GV mời từng nhóm trình bày kết quả thảo luận. Cả lớp cùng lắng nghe và bổ sung để cùng thống nhất những nội dung chính của phần này.

GV chia bảng thành 2 cột: một bên ghi lại các hình thức hoạt động giáo dục, bên kia ghi quy trình thực hiện hoạt động giáo dục.

Thông tin phản hồi cho hoạt động 2:

Để đáp ứng nhu cầu hoạt động của HS, làm giảm sự căng thẳng, áp lực học tập do thời gian kéo dài, dưới đây là một số hình thức và quy trình thực hiện một số HĐGDNGLL cho buổi 2 ở trường tiểu học, đó là:

* Các hoạt động với mục đích giáo dục đạo đức:

- Tham gia lao động công ích;

- Tham gia hoạt động nhân đạo.

* Nhóm các hoạt động với mục đích tổ chức vui chơi giải trí:

89

Page 90: bg-thtanviet.haiduong.edu.vnbg-thtanviet.haiduong.edu.vn/null/file_van_ban/... · Web viewSong, chúng ta cũng phải tỉnh táo mà nhận diện rõ rằng chưa bao giờ chúng

- Tham gia các hoạt động văn hoá văn nghệ;

- Chơi trò chơi (đóng vai, vận động,…);

- Tham quan giã ngoại.

PHỤ LỤC CHO NỘI DUNG 3

1. Tham gia lao động công ích

* Mục đích việc tổ chức lao động công ích:

Tổ chức cho HS thực hiện lao động trong và ngoài nhà trường, góp phần tạo ra những giá trị cho tập thể, giảm bớt trạng thái tâm lí căng thẳng trong học tập của HS, hình thành cho các em động cơ và tình cảm đạo đức. Trên cơ sở đó các em thực hiện những hành vi đạo đức thể hiện sống có trách nhiệm, nghĩa vụ với cộng đồng, với môi sinh, với những người xung quanh.

* Cách tiến hành:

Trong quá trình dạy học tại buổi 2, với quỹ thời gian tương đối rộng, thường vào cuối buổi học, thời điểm này cũng là lúc HS mệt mỏi do phải ngồi học trong một tư thế kéo dài, các em cần có nhu cầu vận động nên việc tổ chức cho các em tham gia lao động công ích phù hợp với nhu cầu vận động của HS, làm giảm những căng thẳng trong giờ học. GV lựa chọn nội dung hoạt động phù hợp với điều kiện thực tế địa phương, nhà trường, trình độ của HS, thời gian dành cho hoạt động...

Khi đã lựa chọn được nội dung hoạt động phù hợp với hình thức này, GV tổ chức hoạt động theo quy trình sau:

Bước 1: Chuẩn bị

- Xác định địa điểm: Xác định hoạt động lao động tại địa điểm nào? Thông thường, GV nên tổ chức cho HS dọn vệ sinh sân trường, tưới cây tại vườn trường hoặc dọn vệ sinh, chăm sóc cây tại công viên (đối với môi trường thành thị)/dọn vệ sinh đường làng, ngõ xóm (đối với môi trường nông thôn).

90

Page 91: bg-thtanviet.haiduong.edu.vnbg-thtanviet.haiduong.edu.vn/null/file_van_ban/... · Web viewSong, chúng ta cũng phải tỉnh táo mà nhận diện rõ rằng chưa bao giờ chúng

- Thời gian và thời lượng tổ chức hoạt động: Tổ chức giữa buổi hoặc cuối buổi học, tuỳ theo tính chất công việc mà GV bố trí một thời lượng hợp lí phù hợp với đặc điểm thể chất của các em.

- Dự kiến, liên hệ với các lực lượng giáo dục tham gia; thống nhất ý tưởng, phân công trách nhiệm. Đây là hoạt động lao động với tính chất công việc đòi hỏi đến sức khỏe nên rất cần có sự phối hợp của các lực lượng tham gia như hội cha mẹ HS, Đoàn thanh niên... tham gia giúp đỡ, phối hợp để cùng hoàn thành khối lượng công việc.

- Xác định, chuẩn bị các điều kiện cần thiết để tổ chức hoạt động: thời gian, cơ sở vật chất, trang thiết bị…

Bước 2: Tiến hành

Là hoạt động triển khai kế hoạch đã được xác định ở bước 1.

Trong quá trình thực hiện hoạt động, GV với vai trò là người tổ chức, điều khiển hoạt động; HS là người tích cực, chủ động, sáng tạo trong việc thực hiện công việc.

Ngoài ra, các lực lượng giáo dục khác có vai trò hỗ trợ, giám sát bảo đảm sự an toàn cho HS trong quá trình tham gia hoạt động.

Bước 3: Đánh giá hoạt động

Đánh giá hoạt động là một khâu vô cùng quan trọng trong quá trình tổ chức hoạt động giáo dục cho HS. Nó chỉ ra HĐGDNGLL do GV tổ chức, HS hoạt động có hiệu quả giáo dục hay không có hiệu quả giáo dục.

Đánh giá và tự đánh giá còn nhằm nâng cao khả năng giáo dục tập thể cũng như sự tự giáo dục của mỗi HS.

GV cần xác định:

- Mục đích đánh giá: nhằm khích lệ động viên những thành quả hoạt động của HS, góp ý những mặt hạn chế trong quá trình cũng như kết quả của hoạt động

91

Page 92: bg-thtanviet.haiduong.edu.vnbg-thtanviet.haiduong.edu.vn/null/file_van_ban/... · Web viewSong, chúng ta cũng phải tỉnh táo mà nhận diện rõ rằng chưa bao giờ chúng

để tạo điều kiện cho các em có sự hăng say, rút kinh nghiệm trong những hoạt động tiếp theo.

- Nội dung đánh giá bao gồm đánh giá về kết quả của hoạt động, sự tham gia của các thành viên trong lớp, ý nghĩa tác dụng của kết quả đó đem lại những lợi ích gì cho bản thân, cho người khác và cho cộng đồng.

- Lực lượng tham gia đánh giá bao gồm HS tự đánh giá, các lực lượng giáo dục, ban giám hiệu, GV...

- Phương thức đánh giá, có thể GV gợi ý để HS tự đánh giá.

2. Tham gia hoạt động nhân đạo

*Mục đích tổ chức hoạt động nhân đạo

- Giúp HS bước đầu tham gia vào các hoạt động nhằm mục đích nhân đạo. Các em thực hiện những hành động, việc làm như chia sẻ cảm thông, giúp đỡ, động viên... những người khuyết tật, bị thiên tai, những người có hoàn cảnh khó khăn, những người không may mắn trong cuộc sống, ...

- Thay đổi môi trường giao tiếp, giảm căng thẳng sau thời gian học tập.

*Cách tiến hành:

Sau giờ học thứ 2 hoặc thứ 3 của buổi 2, để thay đổi không khí, giảm bớt căng thẳng cho HS, GV lựa chọn những nội dung phù hợp với hình thức hoạt động này có xem xét sự phù hợp với điều kiện thực tế địa phương, nhà trường, trình độ của HS... để tổ chức cho các em hoạt động một cách hiệu quả.

Khi đã lựa chọn được nội dung hoạt động phù hợp với hình thức này, GV tổ chức hoạt động theo quy trình sau:

Bước 1: Chuẩn bị

- Xác định đối tượng tác động: Những người tật nguyền, người có hoàn cảnh khó khăn, thiên tai, hoạn nạn, ...

- Xác định nội dung hoạt đông: Quyên góp, động viên, an ủi…

92

Page 93: bg-thtanviet.haiduong.edu.vnbg-thtanviet.haiduong.edu.vn/null/file_van_ban/... · Web viewSong, chúng ta cũng phải tỉnh táo mà nhận diện rõ rằng chưa bao giờ chúng

- Lập kế hoạch/thiết kế hoạt động: GV và HS cùng nhau lập kế hoạch hoạt động. GV với vai trò là người chỉ đạo, hướng dẫn còn HS là người thiết kế, xây dựng.

- Dự kiến, liên hệ với các lực lượng giáo dục tham gia; thống nhất ý tưởng, phân công trách nhiệm:

- Xác định, chuẩn bị các điều kiện cần thiết để tổ chức hoạt động: thời gian, cơ sở vật chất, trang thiết bị, …

Bước 2: Tiến hành

Là hoạt động triển khai kế hoạch đã được xác định ở bước 1.

Trong quá trình thực hiện hoạt động, GV với vai trò là người tổ chức, điều khiển hoạt động, HS là người tích cực, chủ động, sáng tạo trong việc thực hiện công việc.

Ngoài ra, các lực lượng giáo dục khác có vai trò hỗ trợ, giám sát bảo đảm sự an toàn cho HS trong quá trình tham gia hoạt động.

Bước 3: Đánh giá hoạt động

Đánh giá hoạt động là một khâu vô cùng quan trọng trong quá trình tổ chức hoạt động giáo dục. Đánh giá và tự đánh giá còn nhằm nâng cao khả năng giáo dục tập thể cũng như sự tự giáo dục của mỗi HS.

Giáo viên cần xác định:

- Mục đích đánh giá: nhằm khích lệ động viên những thành quả hoạt động của HS, góp ý những mặt hạn chế trong quá trình cũng như kết quả của hoạt động để tạo điều kiện cho các em có sự hăng say, rút kinh nghiệm trong những hoạt động tiếp theo.

- Nội dung đánh giá bao gồm đánh giá về kết quả của hoạt động, sự tham gia của các thành viên trong lớp, ý nghĩa tác dụng của kết quả đó đem lại những lợi ích gì cho người khác, cộng đồng.

3. Tham gia các hoạt động văn hoá văn nghệ93

Page 94: bg-thtanviet.haiduong.edu.vnbg-thtanviet.haiduong.edu.vn/null/file_van_ban/... · Web viewSong, chúng ta cũng phải tỉnh táo mà nhận diện rõ rằng chưa bao giờ chúng

* Mục đích tổ chức hoạt động văn hoá văn nghệ

Do thời gian học tập của HS được phân bố cả ngày, đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi của các em chưa ổn định sẽ gây nên sự căng thẳng ở các em, có thể dẫn đến giảm hiệu quả trong học tập ở HS. Việc tham gia vào các hoạt động văn hoá văn nghệ sẽ góp phần giảm bớt những căng thẳng, ổn định, cân bằng về tâm lí, giúp HS tiếp tục giờ học văn hoá một cách hiệu quả.

* Cách tiến hành

Xen kẽ giữa các tiết học, hoặc tạo một quỹ thời gian nhất định giữa các tiết học, GV tổ chức các hoạt động văn hoá văn nghệ nhằm thoả mãn nhu cầu vui chơi, văn hoá tinh thần của HS, giảm bớt những căng thẳng trong học tập và giúp cho các em học tập một cách hiệu quả.

Khi tổ chức hoạt động văn hoá văn nghệ cho HS tại buổi 2, GV tổ chức theo quy trình sau:

Bước 1: Lập kế hoạch

- Xác định chủ đề của hoạt động vui chơi như ca hát, kể chuyện, múa, sắm vai…

- Xác định nội dung của hoạt động: GV xác định những bài hát, những tiết mục văn hoá văn nghệ (sao cho gắn với những chủ điểm giáo dục thì càng tốt).

- Chuẩn bị cơ sở vật chất, phương tiện phục vụ cho hoạt động như loa đài, câu hỏi bắt thăm, hái hoa dân chủ.

Bước 2: Tiến hành

Đây là bước triển khai kế hoạch đã đặt ra ở bước 1.

- GV đặt vấn đề về việc tổ chức hoạt động.

- Giới thiệu về nội dung của hoạt động, yêu cầu đặt ra.

- HS tiến hành hoạt động theo nhóm hoặc cá nhân.

- GV cùng HS chấm điểm.

94

Page 95: bg-thtanviet.haiduong.edu.vnbg-thtanviet.haiduong.edu.vn/null/file_van_ban/... · Web viewSong, chúng ta cũng phải tỉnh táo mà nhận diện rõ rằng chưa bao giờ chúng

Bước 3: Đánh giá hoạt động

- GV đánh giá chung hoặc để HS tự đánh giá, công bố kết quả.

- Phát phần thưởng (nếu có).

4. Tham gia chơi trò chơi

* Mục đích tổ chức cho học sinh chơi trò chơi

Do thời gian học tập của HS được phân bố cả ngày, đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi của các em chưa ổn định sẽ gây nên sự căng thẳng ở các em, có thể dẫn đến giảm hiệu quả trong học tập ở HS. Việc tham gia vào các hoạt động vui chơi, chơi các trò chơi sẽ góp phần giảm bớt những căng thẳng, ổn định, cân bằng về tâm lí, giúp HS tiếp tục giờ học văn hoá một cách hiệu quả.

* Cách tiến hành:

Xen kẽ giữa các tiết học, hoặc tạo một quỹ thời gian nhất định giữa các tiết học, GV tổ chức các hoạt động vui chơi nhằm thoả mãn nhu cầu vui chơi của HS, giảm bớt những căng thẳng trong học tập và giúp cho các em học tập một cách hiệu quả.

Khi tổ chức hoạt động cho HS tại buổi 2, GV tổ chức theo quy trình sau:

Bước 1: Lập kế hoạch

- Xác định, lựa chọn trò chơi như kéo co, bịt mắt bắt dê, bóng đá…

- Chuẩn bị cơ sở vật chất, phương tiện phục vụ cho hoạt động như sân chơi, dây, …

- Xác định thời gian, thời lượng cuộc chơi: Giờ ra chơi hoặc bố trí 1 tiết ngoài thời khoá biểu.

Bước 2: Tiến hành

Đây là bước triển khai kế hoạch đã đặt ra ở bước 1.

- GV đặt vấn đề về việc tổ chức hoạt động vui chơi.

- Giới thiệu về nội dung của hoạt động, yêu cầu đặt ra.95

Page 96: bg-thtanviet.haiduong.edu.vnbg-thtanviet.haiduong.edu.vn/null/file_van_ban/... · Web viewSong, chúng ta cũng phải tỉnh táo mà nhận diện rõ rằng chưa bao giờ chúng

- HS tiến hành hoạt động vui chơi, có sự phân công và luân phiên.

- GV điều khiển.

Bước 3: Đánh giá hoạt động

- GV đánh giá chung hoặc để HS tự đánh giá.

- HS nhận xét, nêu ý nghĩa tác dụng của việc tham gia trò chơi.

5. Tham quan dã ngoại

* Mục đích tổ chức cho học sinh tham quan dã ngoại

Thời gian học tập của HS học 2 buổi/ ngày sẽ gây nên sự căng thẳng ở các em, có thể dẫn đến giảm hiệu quả trong học tập ở HS. Tổ chức cho các em tham quan dã ngoại sẽ góp phần giảm bớt những căng thẳng, ổn định, cân bằng về tâm lí. Mặt khác giúp các em hiểu biết về những không gian văn hoá mới, từ đó hình thành nên những giá trị nhất định ở HS.

* Cách tiến hành:

Tạo một quỹ thời gian nhất định, khoảng 1/2 buổi 2, GV tổ chức cho HS đi dã ngoại, tham quan những khu di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh tại địa phương.

Khi tổ chức hoạt động cho HS tại buổi 2, GV tổ chức theo quy trình sau:

Bước 1: Lập kế hoạch

- Xác định, lựa chọn không gian văn hoá, địa điểm văn hoá để HS đến tham quan.

- Tìm hiểu nguồn gốc, giá trị, ý nghĩa của không gian văn hoá đó.

- Chuẩn bị cơ sở vật chất, phương tiện phục vụ cho hoạt động như phương tiện, tài chính, biện pháp cần thiết đảm bảo sự an toàn của HS, …

- Xác định thời gian, thời lượng: Bố trí 1/2 buổi 2, ngoài thời khoá biểu.

- Thống nhất, liên hệ với các lực lượng giáo dục như: Hội phụ huynh HS, các tổ chức xã hội, Đoàn thanh niên…

96

Page 97: bg-thtanviet.haiduong.edu.vnbg-thtanviet.haiduong.edu.vn/null/file_van_ban/... · Web viewSong, chúng ta cũng phải tỉnh táo mà nhận diện rõ rằng chưa bao giờ chúng

Bước 2: Tiến hành

Đây là bước triển khai kế hoạch đã đặt ra ở bước 1.

- Giới thiệu về địa điểm tham quan giã ngoại.

- Giới thiệu nội dung của hoạt động, yêu cầu đặt ra (yêu cầu viết thu hoạch, bảo vệ di sản, đi thành hang, các biện pháp cần thiết đảm bảo an toàn).

- HS tiến hành hoạt động.

- GV và đại diện Hội phụ huynh HS điều khiển, giới thiệu, quản lí HS.

Bước 3: Đánh giá hoạt động

- GV đánh giá chung hoặc HS tự đánh giá.

- HS viết thu hoạch (hoặc phát biểu cảm tưởng).

Như vậy, quy trình tổ chức vui chơi hay tham gia vào các HĐGDNGLL gồm 3 bước. Tuy nhiên, do nội dung và tính chất của mỗi hình thức hoạt động có sự khác nhau nên nội dung có sự khác nhau, nhưng rất mềm dẻo, linh hoạt, nhất là việc lựa chọn đối tượng, thời gian tổ chức tại buổi 2 ở nhà trường tiểu học.

NỘI DUNG 4

Vấn đề phối hợp giữa giáo viên chủ nhiệm lớp

với Ban đại diện cha mẹ học sinh

MỤC TIÊU

Kết thúc nội dung này, HV có khả năng:

- Nắm được ý nghĩa tác dụng của việc phối hợp giữa GVCN lớp với Ban đại diện cha mẹ HS trong quản lý giáo dục HS tiểu học.

- Biết đưa ra những nội dung và cách thức phối hợp có hiệu quả.

TÀI LIỆU

97

Page 98: bg-thtanviet.haiduong.edu.vnbg-thtanviet.haiduong.edu.vn/null/file_van_ban/... · Web viewSong, chúng ta cũng phải tỉnh táo mà nhận diện rõ rằng chưa bao giờ chúng

1. Hà Nhật Thăng (chủ biên, 2000), Hoạt động giáo dục ở trường THCS, NXB giáo dục.

2. Hà Nhật Thăng (chủ biên, 2001), Tổ chức hoạt động vui chơi ở tiểu học nhằm phát triển tâm lực, trí tuệ và thể lực cho học sinh, NXB giáo dục.

CÁC HOẠT ĐỘNG

HOẠT ĐỘNG 1

Tìm hiểu ý nghĩa, tác dụng của việc phối hợp giữa GVCN lớp với Ban đại diện cha mẹ HS trong quản lý giáo dục HS tiểu học

Mục tiêu:

- HV nắm được ý nghĩa tác dụng của việc phối hợp giữa GVCN lớp với Ban đại diện cha mẹ HS trong quản lý giáo dục HS tiểu học.

Cách thực hiện:

-Thảo luận nhóm theo câu hỏi sau:

Hãy nêu ý nghĩa tác dụng của việc phối hợp giữa GVCN lớp với Ban đại diện cha mẹ HS trong quản lý giáo dục HS tiểu học?

GV chia lớp thành các nhóm nhỏ để thảo luận câu hỏi. Thời gian thảo luận trong 20 phút.

- Từng nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình

- GV tóm tắt những nội dung chính về ý nghĩa tác dụng.

Thông tin phản hồi cho hoạt động 1:

Ngoài thời gian tham gia các hoạt động giáo dục ở trường, thời gian sinh hoạt ở gia đình rất quan trọng, nó tạo điều kiện để HS có khả năng thực hiện những hoạt động của mình. Gia đình là một môi trường ảnh hưởng lớn tới việc giáo dục các em. Vì vậy, cha mẹ HS phải là những tấm gương cho trẻ, luôn đòi hỏi, đánh giá, khích lệ động viên trẻ thì kết quả giáo dục sẽ được nâng cao. Ngược lại, nếu

98

Page 99: bg-thtanviet.haiduong.edu.vnbg-thtanviet.haiduong.edu.vn/null/file_van_ban/... · Web viewSong, chúng ta cũng phải tỉnh táo mà nhận diện rõ rằng chưa bao giờ chúng

gia đình không gương mẫu, không là một môi trường giáo dục tốt thì kết quả giáo dục HS sẽ không đạt hiệu quả cao, có khi chỉ mang tính chất hình thức, không thực chất. Rõ ràng gia đình có tính chất hai mặt ảnh hưởng đến việc giáo dục HS. Sự quan tâm của cha mẹ HS, điều kiện sinh sống của gia đình có ảnh hưởng rất lớn đến việc giáo dục các em. Nhiệm vụ của nhà trường mà trước hết là GVCN lớp trong việc phối hợp với gia đình là ở chỗ làm cho HS được thực hành nhiều hoạt động giáo dục, thể hiện hành động, việc làm của các em trong thời gian ở nhà và sự phối hợp cùng đánh giá về sự tiến bộ của các em, từ đó nhà trường có phương pháp điều chỉnh cho phù hợp.

Như vậy, đảm bảo sự thống nhất giữa giáo dục nhà trường với giáo dục gia đình, giáo dục xã hội, đòi hỏi giữa nhà trường, gia đình phải có mối liên hệ chặt chẽ, tạo ra sự thống nhất giữa việc hình thành tri thức, cách liên hệ tri thức được học trên lớp và hành vi thể hiện qua các mối quan hệ trong cuộc sống hàng ngày của các em.

Sự thống nhất giữa các lực lượng giáo dục còn tạo ra sự đồng thuận, sự tác động tích cực và ổn định đến các điều kiện như thời gian, cơ sở vật chất, địa điểm tổ chức hoạt động giáo dục cho các em. Trong quá trình tổ chức hoạt động giáo dục cho HS thì việc thống nhất giữa các lực lượng giáo dục là điều kiện tiên quyết.

HOẠT ĐỘNG 2

Tìm hiểu nội dung và cách thức phối hợp giữa GVCN lớp với Ban đại diện cha mẹ HS trong quản lý giáo dục HS tiểu học

Mục tiêu:

- HV hiểu được nội dung và cách thức phối hợp giữa GVCN lớp với Ban đại diện cha mẹ HS trong quản lý giáo dục HS tiểu học.

Cách thực hiện:

-Thảo luận nhóm theo câu hỏi sau:

99

Page 100: bg-thtanviet.haiduong.edu.vnbg-thtanviet.haiduong.edu.vn/null/file_van_ban/... · Web viewSong, chúng ta cũng phải tỉnh táo mà nhận diện rõ rằng chưa bao giờ chúng

Nội dung phối hợp giữa GVCN lớp với Ban đại diện cha mẹ HS trong quản lý giáo dục HS tiểu học là gì? Có những cách thức phối hợp nào mà anh/chị đã thực hiện?

GV chia lớp thành các nhóm nhỏ để thảo luận câu hỏi. Thời gian thảo luận trong 20 phút.

- Từng nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình

- GV tóm tắt những nội dung chính về ý nghĩa tác dụng.

Thông tin phản hồi cho hoạt động 2:

Sự phối hợp giữa GVCN lớp và gia đình HS thường thông qua Ban đại diện Hội cha mẹ HS. Đại diện Hội cha mẹ HS có trách nhiệm vận động tổ chức lực lượng cha mẹ HS và các lực lượng xã hội khác tham gia tích cực vào việc giáo dục con em mình.

Phối hợp giữa GVCN lớp và đại diện Hội cha mẹ HS là một nguyên tắc cơ bản để nâng cao chất lượng giáo dục, tạo ra sự thống nhất trong việc giáo dục các em.

Quan hệ mật thiết với phụ huynh HS cũng là điều hết sức quan trọng trong công tác chủ nhiệm. Đừng đợi đến các kì họp phụ huynh hay khi các em vi phạm nội quy trường lớp mới mời phụ huynh lên để trao đổi. GV có thể thăm hỏi chuyện gia đình, trao đổi cách dạy dỗ con em khi có dịp gặp mặt nhau như lúc phụ huynh đưa đón con em. Thầy cô cũng đừng để các cuộc họp phụ huynh là lúc phê phán, chê bai việc học tập, hạnh kiểm của HS. Hãy làm cho cuộc họp trở thành buổi trao đổi thân mật giữa người giáo dục trẻ em được đào tạo bài bản ở trường sư phạm và những người giáo dục trẻ theo bản năng, theo vốn hiểu biết của bản thân. Cả hai bên đều học hỏi, trao đổi kinh nghiệm cho nhau. Làm được như thế, chắc chắn các thầy cô sẽ được sự tin yêu ở phụ huynh và họ sẵn sàng hỗ trợ cho GV trong mọi hoạt động học tập, sinh hoạt mà GV đề ra, cũng như dễ dàng cung cấp mọi thông tin về trẻ ở gia đình.

NỘI DUNG 5

100

Page 101: bg-thtanviet.haiduong.edu.vnbg-thtanviet.haiduong.edu.vn/null/file_van_ban/... · Web viewSong, chúng ta cũng phải tỉnh táo mà nhận diện rõ rằng chưa bao giờ chúng

GVCN lớp với công tác giáo dục HS cá biệt

MỤC TIÊU

Kết thúc nội dung này, HV có khả năng:

- Nắm được tầm quan trọng của công tác giáo dục HS cá biệt, những nội dung và phương pháp giáo dục HS cá biệt.

- Biết chỉ ra một vài trường hợp cụ thể mà GV đã thực hiện thành công.

- Có hứng thú với việc giáo dục HS cá biệt ở lớp mình, trường mình.

TÀI LIỆU

1. Hà Nhật Thăng (chủ biên,2010), Sổ tay công tác chủ nhiệm lớp dành cho giáo viên THCS, NXB giáo dục Việt Nam

2. Hà Nhật Thăng (chủ biên, 2004), Công tác giáo viên chủ nhiệm lớp ở trường phổ thông, NXB giáo dục.

3. Nguyễn Dục Quang (chủ biên, 2004), Giáo dục trẻ em vị thành niên, NXB giáo dục.

CÁC HOẠT ĐỘNG

HOẠT ĐỘNG 1

Tìm hiểu tầm quan trọng của công tác giáo dục HS cá biệt ở tiểu học

Mục tiêu:

- HV hiểu rõ tầm quan trọng của công tác giáo dục HS cá biệt ở tiểu học.

Cách thực hiện:

HV suy nghĩ trong 5 phút. Sau đó GV mời một vài HV trình bày ngắn gọn ý kiến của mình theo kiểu Kỹ thuật trình bày 1 phút.

Thành viên khác lắng nghe và bổ sung ý kiến.

Thông tin phản hồi cho hoạt động 1:101

Page 102: bg-thtanviet.haiduong.edu.vnbg-thtanviet.haiduong.edu.vn/null/file_van_ban/... · Web viewSong, chúng ta cũng phải tỉnh táo mà nhận diện rõ rằng chưa bao giờ chúng

Công tác chủ nhiệm là một nhiệm vụ quan trọng trong công tác giáo dục của nhà trường và góp phần to lớn trong việc xây dựng và rèn luyện đạo đức, nhân cách của HS. Có một thực tế trong dạy học nói chung và công tác chủ nhiệm nói riêng là GV thường áp đặt HS tức là chỉ yêu cầu các em phải làm và chịu ảnh hưởng những điều mình dạy mà ít khi để ý xem HS đang suy nghĩ gì, mong muốn điều gì. Điều này dẫn đến nhà trường và GV trở nên xa lạ, siêu thực tế với HS. Các em bắt đầu không còn hứng thú với môn học, không muốn đến trường, thờ ơ lạnh nhạt thậm chí là thù ghét, chống đối …

GV đã không tôn trọng sự “đa dạng” của HS và chưa coi HS là đối tượng để “phục vụ”. Nhà trường và GV phải xác định mình chính là nơi để giúp các em trở thành những công dân tốt, tạo nên những “sản phẩm” giáo dục tốt nhất mà xã hội yêu cầu.

Công tác chủ nhiệm là một nhiệm vụ không hề dễ dàng. Công tác này đòi hỏi ở người thầy không chỉ có “tâm” mà phải có sự tinh tế, khéo léo và  nghệ thuật để ứng xử cho phù hợp. Trong đó, công tác giáo dục HS cá biệt lại là nhiệm vụ khó khăn nhất, đòi hỏi sự tỉ mỷ, nỗ lực của thầy cô chủ nhiệm.

Khi giáo dục HS cá biệt, bản thân các em HS cá biệt cũng có những điểm mạnh, những mặt tích cực, có những ý kiến, nhận xét nhanh, tinh ý …. Tuy nhiên, những em HS này thường phải chịu nhiều áp lực thiệt thòi từ chính thầy cô và các bạn trong lớp. GVCN lớp có khi chỉ dựa vào cảm tính mà trách mắng phạt tội. Chỉ cần một lời nói, môt hành động mà thầy cô cho là không đúng thì HS cá biệt lại bị ấn tượng, quy chụp … Các em  đã kém lại càng kém hơn và không thể hoà đồng được cùng các bạn trong lớp như một vết thương không được chữa lành, các em sẽ chán nản và tiếp tục vi phạm.

Giáo dục HS cá biệt có  một ý nghĩa rất to lớn đối với xã hội; thành công trong giáo dục HS cá biệt sẽ góp phần quan trọng trong việc giữ gìn an ninh trật tự xã hội và cung cấp cho xã hội  những công dân tốt. Đối với gia đình, CMHS, giáo dục HS cá biệt sẽ đem lại nguồn hạnh phúc lớn lao cho họ, giúp họ tránh được nỗi bất hạnh lớn nhất là con cái hư hỏng. Đối với tập thể lớp đó là điều kiện đảm bảo

102

Page 103: bg-thtanviet.haiduong.edu.vnbg-thtanviet.haiduong.edu.vn/null/file_van_ban/... · Web viewSong, chúng ta cũng phải tỉnh táo mà nhận diện rõ rằng chưa bao giờ chúng

cho lớp ổn định, trật tự, nề nếp, các thành viên trong lớp sẽ cùng nhau tu dưỡng và học tập đạt kết quả tốt.

Ở đây, chúng ta cần làm rõ khái niệm “học sinh cá biệt” để thống nhất về cách hiểu, cũng như xác định đối tượng để nghiên cứu. Khi ta gọi “HS cá biệt” thường để ám chỉ những HS có những khuyết điểm về học tập, rèn luyện nhân cách. Tuy nhiên “cá biệt” còn bao hàm để  chỉ những HS có thành tích cao nổi bật, những HS có sáng kiến trong lớp. Vì thế cần thống nhất cách hiểu HS cá biệt là những em chưa ngoan, có nhiều vi phạm và những HS thường tự ti, trầm cảm trong lớp.

HOẠT ĐỘNG 2

Tìm hiểu nội dung và phương pháp giáo dục học sinh cá biệt ở tiểu học

Mục tiêu:

- HV nắm được nội dung và phương pháp giáo dục HS cá biệt ở tiểu học.

Cách thực hiện:

GV chia lớp thành nhiều nhóm nhỏ, mỗi nhóm từ 5-7 người để thảo luận câu hỏi sau: Hãy trình bày nội dung và phương pháp giáo dục HS cá biệt ở tiểu học?

Các nhóm thảo luận trong 20 phút. Sau đó GV mời một nhóm đại diện cho lớp trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình. Các nhóm khác lắng nghe và bổ sung.

GV chia bảng thành 2 cột: một bên ghi nội dung, một bên ghi phương pháp.

Sau đó GV yêu cầu cả lớp cùng xem xét và thống nhất những thông tin đã được ghi trên bảng.

Thông tin phản hồi cho hoạt động 2:

1. Nội dung giáo dục HS cá biệt

1.1. Phân loại HS cá biệt

103

Page 104: bg-thtanviet.haiduong.edu.vnbg-thtanviet.haiduong.edu.vn/null/file_van_ban/... · Web viewSong, chúng ta cũng phải tỉnh táo mà nhận diện rõ rằng chưa bao giờ chúng

a. Phương pháp phân loại

- Nghiên cứu hoàn cảnh gia đình, hoàn cảnh sống của HS cá biệt (60% HS chưa ngoan, cá biệt là do ảnh hưởng từ gia đình).

- Nghiên cứu hồ sơ HS, vào đầu năm học chúng tôi tiến hành phát cho mỗi HS 01 tờ hồ sơ HS. Trong đó, HS sẽ khai đầy đủ các thông tin lý lịch về bản thân, sở thích, ước mơ, nguyện vọng … Qua  hồ sơ này, chúng tôi dễ dàng nắm bắt được những đặc điểm tâm sinh lý của HS.

- Nghiên cứu qua học bạ về kết quả học tập rèn luyện của HS qua những  năm học trước đó.

- Nghiên cứu qua những nhận xét, đánh giá của bạn bè, đặc biệt là người thân của các em, qua CMHS, qua chính quyền địa phương, qua tổ chức Đội TNTP và Sao nhi đồng.

- Nghiên cứu hoạt động giao tiếp giữa GV với HS. Quá trình quan sát, tiếp xúc của GV và HS sẽ giúp cho GVCN lớp có thêm những  hiểu biết về tâm lý, tính cách, nhận thức của HS.

- Đối với những GV dạy môn Ngữ văn có thể phân loại được HS bằng chính những đề văn kiểm tra trên lớp. GV có thể ra một số đề bài như: Em hãy tâm sự với thầy? Em hãy viết bài văn tự sự kể về bản thân mình?... Qua những đề văn này, HS cá biệt có cơ hội để tâm sự, chia sẻ với thầy cô rất nhiều. GV không chỉ hiểu được HS mà còn tạo được tình cảm, sự tin cậy của HS đối với mình. 

b. Kết quả phân loại

- Nhóm 1: Cá biệt là do vi phạm nội quy của Nhà trường, của lớp, mất trật tự trong giờ học, lười học bài, đi học muộn …

- Nhóm 2: Cá biệt là do ham chơi điện tử, sẵn sàng bỏ học, lừa dối bố mẹ, thầy cô.

- Nhóm 3: Cá biệt là do vi phạm những chuẩn mực đạo đức, hỗn láo với thầy cô giáo, cha mẹ, hay nói tục chửi bậy.

- Nhóm 4: Cá biệt là do vi phạm pháp luật, đánh bạn, trộm cắp, chấn lột, cờ bạc

104

Page 105: bg-thtanviet.haiduong.edu.vnbg-thtanviet.haiduong.edu.vn/null/file_van_ban/... · Web viewSong, chúng ta cũng phải tỉnh táo mà nhận diện rõ rằng chưa bao giờ chúng

- Nhóm 5: Cá biệt là do tự ti, trầm cảm, ngại tiếp xúc với thầy cô, bạn bè, hoang mang, sợ hãi, tiêu cực trong suy  nghĩ  (nhóm HS cá biệt này đang có xu hướng gia tăng trong xã hội hiện nay).

1.2. Nguyên nhân dẫn đến hành vi của HS cá biệt:

- Trong gia đình: Bố mẹ sống không hạnh phúc, sống ly thân, ly hôn (có rất nhiều HS cá biệt đều có hoàn cảnh này). Có gia đình phương pháp dạy con không đúng hoặc quá chủ quan, tin con mình đã ngoan, đã tốt …

- HS bị bạn bè lôi kéo, mải chơi sớm có những mối quan hệ tình yêu không lành mạnh thích đua đòi, ăn diện

- Tư chất của HS chậm trong nhận thức, hổng kiến thức từ lớp dưới nên chán học, thường hay nghịch phá, mất trật tự.

- Sức ép trong thi cử, sức ép của gia đình nhà trường và xã hội đã khiến cho HS căng thẳng rơi vào lối sống trầm cảm, tự ti về bản thân mình.

2. Phương pháp giáo dục HS cá biệt:

a. Đối với bản thân HS cá biệt:

- Gặp riêng HS cá biệt bằng tình cảm chân thành của mình, GVCN lớp bình tĩnh, nhẹ nhàng, tế nhị, phân tích có lý, có tình mức độ nguy hại của khuyết điểm. GVCN lớp thức tỉnh HS bằng những câu chuyện đạo đức để cảm phục các em.

- Tin tưởng giao công việc tập thể phù hợp với khả năng của HS cá biệt.  Đây là việc làm mang tính hai mặt, đòi hỏi GVCN lớp phải thường xuyên giám sát, kiểm tra và động viên kịp thời khi HS đạt được thành tích dù là nhỏ nhất.

- Tổ chức hoạt động tập thể, hoạt động nhân đạo để tạo điều kiện cho HS cá biệt, tham gia, xây dựng môi trường lành mạnh, tích cực, để các em có cơ hội tự thể hiện mình. Công tác này thực sự đặc biệt có ý nghĩa đối với HS trầm cảm, tự ti. Các em sẽ mạnh bạo, tích cực hơn trong học tập và rèn luyện. Cho các em tham gia và thực hiện tốt các chuyên đề ngoại khoá, rèn luyện kỹ năng sống để các em tiến bộ.

105

Page 106: bg-thtanviet.haiduong.edu.vnbg-thtanviet.haiduong.edu.vn/null/file_van_ban/... · Web viewSong, chúng ta cũng phải tỉnh táo mà nhận diện rõ rằng chưa bao giờ chúng

- Tổ chức cho tập thể lớp quan tâm tận tình giúp đỡ dưới mọi hình thức như: thăm hỏi, đôi bạn, nhóm bạn cùng tiến. GVCN lớp có thể lấy tấm gương tốt trong tập thể, hoặc của chính một HS cá biệt đã tiến bộ để cảm hoá HS cá biệt.

- Áp dụng quy định thưởng, phạt “phân minh, nghiêm túc, công bằng” để HS cá biệt có động lực mục tiêu phấn đấu.

- Thầy cô luôn là tấm gương về đạo đức, về lối sống, về trình độ chuyên môn. Đồng thời thầy cô chủ nhiệm phải luôn có tình cảm yêu thương, niềm tin động viên HS bởi “Chỉ có tấm lòng mới đánh thức được tấm lòng”. GVCN lớp cần phải khéo léo, linh hoạt, trong mỗi trường hợp cụ thể, biết tập hợp và sử dụng sức mạnh của các yếu tố giáo dục nhằm rèn luyện cho HS cá biệt. GVCN lớp cần tuyệt đối tránh tư tưởng định kiến, cách cư xử thiếu sư phạm đối với HS.

b. Kết hợp với gia đình CMHS cá biệt và khu dân cư:

- Trong cuộc họp CMHS đầu năm, phát cho CMHS nghiên cứu trước một tuần một số tài liệu tư vấn về giáo dục HS, chia sẻ với họ những kiến thức giáo dục con cái, tạo được sự thống nhất những quan điểm giáo dục với CMHS.

- Trao đổi thẳng thắn, chân thành đối với CMHS để hiểu được hoàn cảnh gia đình, tính cách của HS cá biệt. Đây là hoạt động rất quan trọng bởi hầu hết những HS cá biệt đều do ảnh hưởng từ nền tảng giáo dục của gia đình.

- Tổ chức thăm gia đình HS nhằm tạo thiện cảm tốt đối với HS cá biệt và với CMHS. GVCN lớp thường xuyên trao đổi, gọi điện liên hệ với gia đình HS để từ đó hiểu rõ hơn về HS mình.

- Kết hợp với địa phương, khu dân cư để theo dõi giáo dục, ngăn chặn kịp thời những HS vi phạm, tạo mối quan hệ chặt chẽ giữa gia đình, nhà trường và xã hội.

c. Kết hợp với GV bộ môn và nhà trường

- Kết hợp chặt chẽ với GV bộ môn vừa để hiểu hơn về HS vừa giúp các em có những cố gắng ở từng môn học. Đồng thời, kết hợp  chặt chẽ với hội CMHS, Đội TNTP để thống nhất biện pháp giáo dục HS cá biệt.

106

Page 107: bg-thtanviet.haiduong.edu.vnbg-thtanviet.haiduong.edu.vn/null/file_van_ban/... · Web viewSong, chúng ta cũng phải tỉnh táo mà nhận diện rõ rằng chưa bao giờ chúng

Công tác quản lý của nhà trường nên thường xuyên quan tâm, chú ý đến công tác giáo dục HS cá biệt và ghi nhận kết quả giáo dục HS cá biệt của GVCN lớp. Sự quan tâm của nhà trường sẽ động viên GVCN lớp hoàn thành tốt được nhiệm vụ này.

Thực tiễn giáo dục HS cá biệt là rất khó khăn và không phải HS cá biệt nào cũng giáo dục thành công. Công tác giáo dục HS cá biệt luôn là một thử thách rất lớn đối với mỗi GVCN lớp, song làm tốt được điều này bạn mới thực sự trở thành một nhà giáo dục theo đúng nghĩa.

MODULE TH36

KỸ NĂNG GIẢI QUYẾT CÁC TÌNH HUỐNG SƯ PHẠM TRONG CÔNG TÁC GIÁO DỤC HỌC SINH CỦA NGƯỜI GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM

MỤC TIÊU

107

Page 108: bg-thtanviet.haiduong.edu.vnbg-thtanviet.haiduong.edu.vn/null/file_van_ban/... · Web viewSong, chúng ta cũng phải tỉnh táo mà nhận diện rõ rằng chưa bao giờ chúng

Sau khi học xong, người học đạt được các yêu cầu:- Trình bày được khái niệm, phân loại các THSP trong công tác giáo dục

học sinh của người giáo viên chủ nhiệm.- Xác định được qui trình giải quyết các THSP trong công tác giáo dục học

sinh của người giáo viên chủ nhiệm.- Vận dụng qui trình giải quyết các tình huống cụ thể trong công tác giáo

dục học sinh của người giáo viên chủ nhiệm.

NỘI DUNG Mục đích chủ yếu của modun này là trang bị cho người học một hệ

thống kiến thức lý luận và những kỹ năng cơ bản liên quan đến Kỹ năng giải quyết các tình huống sư phạm trong công tác GD HS của người GVCN lớp. Do đó, nội dung của modun này tập trung vào các vấn đề cơ bản như khái niệm, phân loại tình huống sư phạm; qui trình xử lý các tình huống sư phạm ; các yêu cầu cơ bản khi giải quyết các tình huống v.v… Modun cũng giới thiệu một số tình huống thực tế trong cống tác giáo dục học sinh để HV có thể phân tích các tình huống và vận dụng chúng vào công tác giáo dục học sinh.

TÀI LIỆU, PHƯƠNG TIỆN

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1) Nguyễn Ngọc Bảo, "Tình huống sư phạm: Nhân tố ảnh hưởng, cách giải quyết, Tạp chí ĐH&THCN, 99 (7), tr 7-9. (1999),

2) Bộ Giáo dục và Đào tạo, Hướng dẫn biên soạn tài liệu phục vụ nội dun bồi dưỡng phát triển năng lực nghề nghiệp giáo viên. Năm 2011

3) Nguyễn Đình Chỉnh. Bài tập tình huống Quản lý Giáo dục. NXB Giáo dục.Năm 1995

4) Harold Koontz, Cyril O’donnell, Heinz Weihrich. Những vấn đề cốt yếu của quản lý. NXB Khoa học và kỹ thuậ,1992

108

Page 109: bg-thtanviet.haiduong.edu.vnbg-thtanviet.haiduong.edu.vn/null/file_van_ban/... · Web viewSong, chúng ta cũng phải tỉnh táo mà nhận diện rõ rằng chưa bao giờ chúng

5) Phó Đức Hòa, Dạy học tích cực và cách tiếp cận trong dạy học tiểu học. NXB ĐHSPHà Nội. Năm

6) Đặng Vũ Hoạt, Hà Thị Đức Lí luận dạy học đại học, Nxb Giáo dục, Hà Nội, (2002),

7) I. Ia. Lecne, Dạy học nêu vấn đề, Nxb Giáo dục. (1977),

8) Lưu Xuân Mới. Lí luận dạy học đại học, Nxb Giáo dục, Hà Nội, (2000),

9) Bùi Thị Mùi, Tình huống sư phạm, NXB ĐHSPHà Nội . Năm

10) V.Okôn (1976), Những cơ sở của việc dạy học nêu vấn đề, Nxb Giáo dục.

11) Phan Thế Sủng - Lưu Xuân Mới (2000), Tình huống và cách ứng xử tình huống trong quản lí giáo dục và đào tạo, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội.

12) Hà Nhật Thăng, Tổ chức hoạt động giáo dục, Hà Nội. (1995),

13) Từ điển Tâm lý học, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội 2000

PHƯƠNG TIỆN

- Máy chiếu (nếu có)- Giấy Ao- Bút dạ, bút màu

NỘI DUNG CHI TIẾT

TÌNH HUỐNG SƯ PHẠM TRONG CÔNG TÁC GIÁO DỤC HS CỦA

NGƯỜI GV CHỦ NHIỆM

Mục tiêu

- Xác định được khái niệm cơ bản về tình huống, tình huống có vấn đề, tình huống sư phạm

109

NỘI DUNG 1

Page 110: bg-thtanviet.haiduong.edu.vnbg-thtanviet.haiduong.edu.vn/null/file_van_ban/... · Web viewSong, chúng ta cũng phải tỉnh táo mà nhận diện rõ rằng chưa bao giờ chúng

- Phân tích được các loại tình huống trong công tác giáo dục HS của người GVCN lớp trong thực tế.

Các hoạt động

NHIỆM VỤ

Làm việc cá nhân

Tìm hiểu về tình huống, tình huống sư phạm trong công tác giáo dục HS của người GV chủ nhiệm lớp.

Làm việc nhóm

Trao đổi trong nhóm hoàn thành bài tập.

110

Phân biệt tình huống sư phạm và tình huống thông thường.

Cho ví dụ minh họa

THTTTHSPGiốngKhác

Có ý kiến cho rằng tình huống sư phạm là tình huống có vấn đề.

Anh, chị có đồng ý với ý kiến đó không? Vì sao?

TIẾP CẬN NHỮNG KHÁI NIỆM CƠ BẢN HĐ 1

Page 111: bg-thtanviet.haiduong.edu.vnbg-thtanviet.haiduong.edu.vn/null/file_van_ban/... · Web viewSong, chúng ta cũng phải tỉnh táo mà nhận diện rõ rằng chưa bao giờ chúng

THÔNG TIN CHO HOẠT ĐỘNG

1. Tình huốngTheo từ điển tiếng việt năm 2008: “Tình huống là hoàn cảnh diễn biến,

thường bất lợi, cần đối phó” hay nói cách khác:- Tình huống là thực tế khách quan có sự diễn biến, thường là những diễn biến

bất lợi cần phải đối phó. - Tình huống là một hệ thống phức tạp gồm chủ thể và khách thể. Trong đó

chủ thể là người, còn khách thể là một hệ thống nào đó- Tình huống là sự việc xảy ra tại một nơi, trong một thời gian buộc người ta

phải suy nghĩ, hành động, đối phó, chịu đựngỞ góc độ Tâm lý học, tình huống là hệ thống các sự kiện bên ngoài có quan

hệ với chủ thể, có tác dụng thúc đẩy chủ thể đó. Trong quan hệ không gian, tình huống xảy ra bên ngoài nhận thức của chủ thể. Trong quan hệ thời gian, tình huống xảy ra trước so với hành động của chủ thể. Trong quan hệ chức năng, tình huống là sự độc lập của các sự kiện đối với chủ thể ở thời điểm mà người đó thực hiện hành động. [14]

Như vậy là, khi nói về tình huống là nói tới một sự kiện thực tế khách quan nào đó xuất hiện, đặt ra yêu cầu phải sử lý, giải quyết một cách cụ thể. Trong cuộc sống, con người thường đặt vấn đề: Có tình huống, đã xuất hiện tình huống; hoặc: khi có tình huống, nếu có tình huống; để thể hiện một sự kiện đột biến trong

111

Page 112: bg-thtanviet.haiduong.edu.vnbg-thtanviet.haiduong.edu.vn/null/file_van_ban/... · Web viewSong, chúng ta cũng phải tỉnh táo mà nhận diện rõ rằng chưa bao giờ chúng

quá trình vận động, phát triển hoặc để thể hiện ý chí phải giải quyết một vấn đề nào đó không bình thường, xảy ra trong quá trình vận động, phát triển của thực tiễn.

2. Tình huống có vấn đề

Cho đến nay có nhiều công trình nghiên cứu về tình huống có vấn đề vì vậy “tình huống có vấn đề là gì” cũng được tìm hiểu và lý giải nhiều cách khác nhau

Theo C.L Rubinstein nhấn mạnh rằng tư duy chỉ bắt đầu ở nơi xuất hiện tình huống có vấn đề. Nói cách khác là ở đâu không có vấn đề thì ở đó không có tư duy. "Tình huống có vấn đề" luôn luôn chứa đựng một nội dung cần xác định, một nhiệm vụ cần giải quyết, một vướng mắc cần tháo gỡ....và do vậy, kết quả của việc nghiên cứu và giải quyết tình huống có vấn đề sẽ là những tri thức mới hoặc phương thức hành động mới với chủ thể.

- M.A.Machuski coi "tình huống có vấn đề" là một dạng đặc biệt của sự tác động qua lại giữa chủ thể và khách thể, được đặc trưng bởi một trạng thái tâm lý xuất hiện ở chủ thể trong khi giải quyết một bài toán, mà việc giải quyết vấn đề đó lại cần đến tri thức mới, cách thức hành động mới chưa hề biết trước đó.

- Macmutov. M.I.: "Tình huống có vấn đề là trở ngại về mặt trí tuệ của con người, xuất hiện khi anh ta chưa biết cách giải thích hiện tượng, sự kiện, quá trình của thực tế, khi chưa thể đạt tới mục đích bằng cách thức hoạt động quen thuộc. Tình huống này kích thích con người tìm tòi cách giải thích hay hành động mới" [7, tr 212].

- Theo A.V Petropski thì “tình huống có vấn đề là tình huống đặc trưng bởi trạng thái tâm lý xác định của con người, nó kích thích tư duy khi trước con người nảy sinh những mục đích và điều kiện hoạt động mới, trong đó những phương tiện và phương thức hoạt động trước đây mặc dù là cần nhưng chưa đủ để đạt mục đích mới nào”.

- Hoặc như I.Ia. Lecne quan niệm “tình huống có vấn đề là một khó khăn được chủ thể ý thức rõ rang hay mơ hồ, mà muốn khắc phục thì phải tìm tòi những tri thức mới, những phương thức hành động mới”.

112

Page 113: bg-thtanviet.haiduong.edu.vnbg-thtanviet.haiduong.edu.vn/null/file_van_ban/... · Web viewSong, chúng ta cũng phải tỉnh táo mà nhận diện rõ rằng chưa bao giờ chúng

- “Tình huống có vấn đề hay tình huống học tập là trạng thái tâm lí xuất hiện khi con người gặp phải tình huống khó giải quyết bằng tri thức đã có, bằng cách thức đã biết mà đòi hỏi lĩnh hội tri thức mới và cách thức hành động mới . Nói cách khác, tình huống có vấn đề hay tình huống học tập là trạng thái tâm lí xuất hiện khi HS gặp phải mâu thuẫn giữa điều đã biết và điều chưa biết nhưng muốn biết” [5]

- “ Tình huống có vấn đề là trạng thái tâm lí xuất hiện khi con người gặp phải tình huống gợi ra những khó khăn về mặt lí luận hay thực tiễn mà họ thấy cần thiết và có khả năng vượt qua nhưng không phải ngay tức khắc bằng những hiểu biết vốn có, bằng cách thức đã biết mà đòi hỏi lĩnh hội tri thức mới và cách thức hành động mới, phải trải qua một quá trình tích cực suy nghĩ, hoạt động để biến đổi hoặc điều chỉnh kiến thức sẵn có” [13]

Tóm lại, các định nghĩa, các quan điểm về tình huống có vấn đề đều đề cập chung đến một điểm như sau: Tình huống luôn chứa đựng vấn đề/ mâu thuẫn và kích thích người học mong muốn, hứng thú giải quyết.

3. Tình huống sư phạm

Công tác chủ nhiệm lớp của người giáo viên chủ nhiệm là hoạt động mang tính chủ động, sang tạo. Người GVCN phải luôn luôn dự tính những công việc của học sinh và tập thể học sinh phù hợp với sự vận động, phát triển của thực tế khách quan, nhưng trên thực tế người giáo viên chỉ dự tính được những đường hướng cơ bản, những vấn đề có tính tất yếu, tính quy luật, không thể dự tính hết được những sự kiện không bình thường, những “cái ngẫu nhiên” trong quá trình phát triển - những sự kiện không bình thường đó là tình huống.

Từ khái niệm tình huống, từ đặc điểm của hoạt động quản lý của người GVCN , có thể thống nhất quan niệm: 

Tình huống trong công tác giáo dục học sinh của người giáo viên chủ nhiệm lớp là những sự kiện thực tế khách quan diễn ra có tính chất bất thường liên quan đến trách nhiệm quản lý của người giáo viên chủ nhiệm, buộc người giáo viên chủ nhiệm lớp phải có biện pháp giải quyết thích hợp.

113

Page 114: bg-thtanviet.haiduong.edu.vnbg-thtanviet.haiduong.edu.vn/null/file_van_ban/... · Web viewSong, chúng ta cũng phải tỉnh táo mà nhận diện rõ rằng chưa bao giờ chúng

Điều này cũng được thể hiện qua quan điểm của tác giả Nguyễn Ngọc Bảo (1999) cho rằng: "THSP là tình huống mà trong đó xuất hiện sự căng thẳng trong mối quan hệ giữa nhà giáo dục và người được giáo dục. Để giải quyết tình huống đó đòi hỏi nhà giáo dục phải nhanh chóng phản ứng, phát hiện đúng tình hình, tìm ra những biện pháp giải quyết tối ưu tình hình đó nhằm hình thành và phát triển nhân cách người được giáo dục và xây dựng tập thể người được giáo dục đó vững mạnh" [1, tr 7].

Giải quyết THSP thực chất là giải quyết vấn đề của công tác giáo dục học sinh trong tình huống. THSP chỉ được giải quyết khi vấn đề của công tác giáo dục học sinh - tức vấn đề sư phạm trong tình huống được chủ thể phát hiện, chấp nhận và giải quyết trong những điều kiện nhất định.

Xem xét mối quan hệ giữa tình huống có vấn đề và THSP cho thấy, một khi nhà giáo dục bị đặt vào một tình huống có vấn đề diễn ra trong công tác giáo dục học sinh, để giải quyết tình huống có vấn đề đó, nhà giáo dục phải tiến hành một quá trình tư duy sư phạm trên cơ sở những kinh nghiệm giáo dục HS sẵn có của mình, thì lúc đó nhà giáo dục đã đứng trước một THSP.

NHIỆM VỤ

Làm việc nhóm

Trao đổi trong nhóm giải quyết nhiệm vụ sau

114

PHÂN LOẠI TÌNH HUÓNG HĐ 2

Lập một sơ đồ (có thể bằng Grap hoặc bằng bản đồ tư duy) minh họa

cho các cách phân loại tình huống

Tại sao người ta nói sự phân loại tình huống chỉ mang ý nghĩa

tương đối? Cho ví dụ cụ thể để chứng minh điều đó

Page 115: bg-thtanviet.haiduong.edu.vnbg-thtanviet.haiduong.edu.vn/null/file_van_ban/... · Web viewSong, chúng ta cũng phải tỉnh táo mà nhận diện rõ rằng chưa bao giờ chúng

THÔNG TIN CHO HOẠT ĐỘNG

1. Phân loại tình huống

Có nhiều cách phân loại tình huống

1.1. Căn cứ theo tính vấn đề của tình huống có:

- Tình huống đúng sai (Mâu thuẫn)

- Tình huống phản bác

- Tình huống nghịch lý

- Tình huống……

1.2. Căn cứ theo tính logic của vấn đề có thể có:

- Tình huống đối thoại

- Tình huống nghịch lí

- Tình huống những sự kiện mâu thuẫn

- Tình huống tranh luận biện chứng

- Tình huông hai bên cùng tranh luận và hai bên cùng đúng

1.3. Căn cứ vào phạm vi vấn đề có:

- Tình huống thông thường

- Tình huống có vấn đề

- Tình huống sư phạm

115

Page 116: bg-thtanviet.haiduong.edu.vnbg-thtanviet.haiduong.edu.vn/null/file_van_ban/... · Web viewSong, chúng ta cũng phải tỉnh táo mà nhận diện rõ rằng chưa bao giờ chúng

2. Phân loại tình huống sư phạm:

Cũng như tình huống, THSP có nhiều cách phân loại khác nhau.

2.1. Dựa vào chức năng của GV khi tham gia các hoạt động giáo dục HS.

Trong công tác giáo dục HS, người giáo viên cùng một lúc thực hiện nhiều chức năng như: Quản lý toàn diện HS; Thiết kế phương hướng, kế hoạch giáo dục HS; Xây dựng tập thể HS; Phối hợp với các lực lượng giáo dục; Kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục HS v.v… Nên sẽ có những tình huống tương ứng như

2.2. Dựa vào biểu hiện của tình huống nói chung và THSP nói riêng bao gồm

THSP đơn giản THSP phức tạp

THSP không nguy hiểm THSP nguy hiểm

THSP tích cực THSP tiêu cực

THSP mà vấn đề trong tình huống đã được giải quyết

THSP mà vấn đề trong tình huống chưa được giải quyết

2.3. Dựa vào tính chất của tình huống nói chung và THSP nói riêng bao gồm

116

TÍNH TÍNH CHẤT CHẤT

CỦA THCỦA TH

THSP có tính không phù hợp 2

3THSP có tính xung đột

THSP có tính lựa chọn4

5THSP có tính bác bỏ

THSP có tính giả định6

THSP Có tính bất ngờ1

Page 117: bg-thtanviet.haiduong.edu.vnbg-thtanviet.haiduong.edu.vn/null/file_van_ban/... · Web viewSong, chúng ta cũng phải tỉnh táo mà nhận diện rõ rằng chưa bao giờ chúng

2.4. Dựa vào đối tượng tạo ra tình huống có

2.5. Dựa vào các mối quan hệ của GV trong quá trình thực hiện CTGD học sinh có thể phân THSP thành các loại:

117

THSP đơn phương THSP đa phương

THSP song phương

ĐỐI ĐỐI TƯỢNGTƯỢNG

Page 118: bg-thtanviet.haiduong.edu.vnbg-thtanviet.haiduong.edu.vn/null/file_van_ban/... · Web viewSong, chúng ta cũng phải tỉnh táo mà nhận diện rõ rằng chưa bao giờ chúng

2.6. Dựa vào nguyên nhân gây nên tình huống có thể phân THSP trong CTGD học sinh thành các

loại như:

Như vậy là trong công tác giáo dục HS của GVCN có nhiều loại tình huống khác nhau tuy theo từng tiêu chí phân loại. Tuy nhiên sự phân loại này chỉ mang ý nghĩa tương đối vì trong loại tình huống này lại có loại tình huống khác. Tổng hợp các cách phân loại đó, trong tài liệu này giới thiệu các loại tình huống sau

1. THSP có liên quan đến việc tìm hiểu tình hình HS

2. THSP có liên quan đến việc xây dựng tập thể, quản lý HS118

THSP xuất hiện

do những nguyên nhân

nảy sinh từ quá trình

thực hiện các công việc

trong CTGD học sinh.

THSP xuất hiện do

những nguyên nhân nảy

sinh từ ảnh hưởng nhân

cách của GV tới quá trình

thực hiện công việc hay

tới đối tượng tác động.

NGUYÊN NHÂN

THSP diễn ra giữa GV với cá nhân hay

tập thể HS

THSP diễn ra giữa GV với các LLGD trong và ngoài trường

Page 119: bg-thtanviet.haiduong.edu.vnbg-thtanviet.haiduong.edu.vn/null/file_van_ban/... · Web viewSong, chúng ta cũng phải tỉnh táo mà nhận diện rõ rằng chưa bao giờ chúng

3. THSP có liên quan đến việc giáo dục toàn diện HS (Trong giờ học chính khóa và hoạt động ngoài giờ lên lớp)

4. THSP có liên quan đến việc đánh giá HS

5. THSP có liên quan đến việc phối hợp với các lực lượng giáo dục trong và ngoài trường để quản lí, giáo dục HS (đoàn thể, phụ huynh học sinh v.v…)

6. THSP có liên quan đến việc giáo dục HS cá biệt

XỬ LÝ TÌNH HUỐNG

SƯ PHẠM

Mục tiêu

- Phân tích được các hướng tiếp cận và giải quyết tình huống.

- Xác định được qui trình giải quyết tình huống sư phạm.

Các hoạt động

NHIỆM VỤ

Làm việc nhóm

119

NỘI DUNG 2

TÌM HIỂU CÁC HƯỚNG TIẾP CẬN TÌNH HUỐNG SƯ PHẠM HĐ

1

Page 120: bg-thtanviet.haiduong.edu.vnbg-thtanviet.haiduong.edu.vn/null/file_van_ban/... · Web viewSong, chúng ta cũng phải tỉnh táo mà nhận diện rõ rằng chưa bao giờ chúng

Trao đổi trong nhóm trả lời câu hỏi

THÔNG TIN CHO HOẠT ĐỘNG

Tiếp cận là hệ phương pháp, nó thuộc phạm trù phương pháp. Trong việc nghiên cứu và xử lý THSP có thể tiếp cận theo 3 hướng

1. Tiếp cận hệ thống hay còn gọi là tiếp cận hệ thống – cấu trúc

Tiếp cận hệ thống là cách thức xem xét đối tượng như một hệ thống toàn vẹn phát triển động, tự sinh thành và phát triển thông qua giải quyết những mâu thuẫn nội tại do sự tương tác hợp qui luật của các thành tố. ( Chuyên đề lí luận dạy học , Nguyên Ngọc Quang)

Theo tiếp cận này, đối tượng nghiên cứu phải được coi như một hệ thống toàn vẹn, thống nhất, được điều khiển: nó bao gồm nhiều thành tố luôn luôn tương tác với nhau theo một qui luật riêng và tạo ra từ sự tương tác một chất lượng mới. Sự hoạt động của mỗi bộ phận sẽ có ảnh hưởng ở mức độ khác nhau đến hoạt động của bộ phận khác.

Như vậy để tìm hiểu THSP theo cách tiếp cận này có thể thực hiện qua các vấn đề cơ bản sau

Thu thập thông tin

- Về vấn đề nảy sinh trong tình huống

- Về nguyên nhân của tình huống

Nghiên cứu và tìm kiếm giải pháp hợp lý

120

Giải quyết tình huống theo cấu trúc hệ thống(cấu trúc chặt chẽ theo

qui trình) với giải quyết tình huống theo sự sáng tao (thoát khỏi lí lẽ

logic) có mâu thuẫn với nhau không? Vì sao? Cho ví dụ minh họa

Page 121: bg-thtanviet.haiduong.edu.vnbg-thtanviet.haiduong.edu.vn/null/file_van_ban/... · Web viewSong, chúng ta cũng phải tỉnh táo mà nhận diện rõ rằng chưa bao giờ chúng

Để giải quyết THSP theo cách tiếp cận này người giáo viên có thể thực hiện theo qui trình

- Xác định tình huống

- Phát hiện vấn đề

- Phát hiện các yếu tố liên quan đến tình huống

- Tìm cách giải quyết

- Giải quyết tình huống

2. Tiếp cận hoạt động

Con người với tư cách vừa là chủ thể vừa là sản phẩm của hoạt động. Trong hoạt động và bằng hoạt động con người trở thành nhân cách (nhân cách hình thành và phát triển trong hoạt động và bằng hoạt động). Hoạt động có hai đặc điểm có tính phạm trù đó là tính đối tượng và tính chủ thể. Trong đó chủ thể của hoạt động vươn tới chiếm lĩnh đối tượng. Chính nhu cầu của chủ thể muốn chiếm lĩnh đối tượng một cách tự giác, tích cực, tự lực tạo thành hệ toàn vẹn.

Như vậy để tìm hiểu THSP theo cách tiếp cận này có thể thực hiện qua hai hoạt động cơ bản của quá trình giáo dục

Hoạt động của giáo viên với vai trò chủ đạo đó là người tổ chức, điều khiển và kiểm tra đánh giá v.v….. quá trình giáo dục.

Hoạt động của học sinh với vai trò vừa là đối tượng tác động của giáo viên vừa là người tự giáo dục, tự nhận thức , đó là người tự giác, tích cực, chủ động, sáng tạo trong hoạt động

3. Tiếp cận sáng tạo:

Cách tiếp cận sáng tạo là con đường tìm kiếm cách mô tả, giải thích, dự đoán và kiến nghị.... các vấn đề con người và xã hội thông qua nghiên cứu ……

Theo cách tiếp cận này, khi giải quyết tình huống sư phạm người giáo viên sẽ:

121

Page 122: bg-thtanviet.haiduong.edu.vnbg-thtanviet.haiduong.edu.vn/null/file_van_ban/... · Web viewSong, chúng ta cũng phải tỉnh táo mà nhận diện rõ rằng chưa bao giờ chúng

Thoát ra khỏi lý lẽ lôgic khi đánh giá tình huống

Sử dụng tư duy sáng tạo

Tiếp cận tình huống từ nhiều góc độ khác nhau

Vì vậy khi giải quyết THSP người giáo viên cần:

- Tin tưởng mình có khả năng giải quyết.

- Lập tức năm lấy linh cảm

- Không thỏa mãn với một cách giải quyết tình huống

- Suy nghĩ nhiều phương án

- Đặt mình vào các vị trí khác nhau để tìm hiểu

- Thường xuyên tự hỏi mình

- Tin tưởng mình có thể giải quyết được.

- V.v……

NHIỆM VỤ

122

TÌM HIỂU QUI TRÌNH GIẢI QUYẾT THSP HĐ 2

Page 123: bg-thtanviet.haiduong.edu.vnbg-thtanviet.haiduong.edu.vn/null/file_van_ban/... · Web viewSong, chúng ta cũng phải tỉnh táo mà nhận diện rõ rằng chưa bao giờ chúng

Làm việc nhóm

- Trao đổi trong nhóm giải quyết bài tập

THÔNG TIN CHO HOẠT ĐỘNG

1. Cấu trúc tình huống sư phạm

Cấu trúc của THSP bao gồm ba yếu tố: cái đã biết hay khả năng sẵn có của chủ thể có liên quan đến vấn đề cần giải quyết trong THSP; cái chưa biết cần phải tìm kiếm để có thể giải quyết được vấn đề trong THSP và trạng thái tâm lí của chủ thể trong THSP.

1.1. Cái đã biết trong THSP

Cái đã biết trong THSP chính là những tri thức, kinh nghiệm và kĩ năng vốn có của nhà giáo dục có liên quan đến vấn đề cần giải quyết trong tình huống. Cái đã biết đó khiến họ cảm thấy vấn đề trong tình huống dường như quen quen, dường như đã gặp ở đâu đó trong các hoạt động dạy học và giáo dục của họ rồi. Cho nên, chính cái đã biết trong tình huống đó tựa như là cơ sở ban đầu định hướng nhà giáo dục quan tâm đến tình huống hay phát hiện ra tình huống trong sự muôn hình, muôn vẻ của thực tiễn giáo dục học sinh. Nếu một tình huống trong thực tiễn giáo dục học sinh hoàn toàn xa lạ, hay nói cách khác, nếu chủ thể giải quyết tình huống chưa hề có một kinh nghiệm SP (kinh nghiệm dạy học, giáo dục HS) nào có liên quan đến vấn đề trong tình huống, thì tình huống đó sẽ không được

123

1. Tìm điểm chung của các qui trình đã đưa ra

2. Xây dựng một tình huống và giải quyết tình huống đó theo

qui trình (tùy chọn)

Page 124: bg-thtanviet.haiduong.edu.vnbg-thtanviet.haiduong.edu.vn/null/file_van_ban/... · Web viewSong, chúng ta cũng phải tỉnh táo mà nhận diện rõ rằng chưa bao giờ chúng

chủ thể giải quyết tình huống quan tâm, phát hiện và như vậy thì tình huống đó không được coi là THSP đối với chủ thể giải quyết.

1.2. Cái chưa biết cần tìm trong THSP

Cái chưa biết trong THSP là những tri thức, kĩ năng... về giáo dục HS nói chung của nhà giáo dục có liên quan đến vấn đề cần giải quyết trong THSP mà họ chưa biết. Cái chưa biết đó khiến họ cảm thấy vấn đề cần giải quyết trong tình huống dường như xa lạ, khiến họ lúng túng chưa biết cách giải quyết vấn đề đó ra làm sao, khiến họ muốn biết, muốn khám phá ra nó để giải quyết được vấn đề. Chính vì lẽ đó, cái chưa biết cần tìm kiếm trở thành yếu tố trung tâm trong THSP, trở thành yếu tố kích thích hoạt động tìm tòi, sáng tạo. Đối với người giáo viên, điều chưa biết này là ẩn số có tính khái quát. Đó có thể là một lí luận (một nguyên tắc, một nội dung, một phương pháp...) hay một kĩ năng SP nào đó... mà nhà giáo dục cần phải biết. Để từ việc khám phá ra ẩn số chung đó, nhà giáo dục có thể liên hệ, vận dụng nó nhằm giải quyết các tình huống cụ thể có vấn đề cùng loại trong công tác của mình.

1. 3. Trạng thái tâm lí trong THSP

Trạng thái tâm lí trong THSP là những lúng túng về lí thuyết và thực hành xuất hiện ở nhà giáo dục khi họ cần giải quyết vấn đề trong tình huống. Những lúng túng đó kích thích lòng mong muốn và tính tích cực hoạt động tìm tòi, phát hiện mang tính hưng phấn ở nhà giáo dục và khi hoạt động đạt được hiệu quả, trong họ xuất hiện niềm hạnh phúc của sự tìm tòi, phát hiện. Đây là đặc trưng cơ bản của THSP.

Vận dụng quan điểm của một số tác giả, nhất là của Phan Thế Sủng và Lưu Xuân Mới khi nghiên cứu vấn đề này để xem xét, cho thấy, trạng thái tâm lí đó được đặc trưng bởi:

- Thế năng tâm lí của nhu cầu hiểu biết những kinh nghiệm về công tác giáo dục học sinh; tính tích cực hoạt động tìm tòi.

124

Page 125: bg-thtanviet.haiduong.edu.vnbg-thtanviet.haiduong.edu.vn/null/file_van_ban/... · Web viewSong, chúng ta cũng phải tỉnh táo mà nhận diện rõ rằng chưa bao giờ chúng

- Thế năng tâm lí của nhu cầu hiểu biết những kinh nghiệm về công tác giáo dục học sinh.

Trong quá trình giáo dục ở trường tiểu học , sau khi mâu thuẫn về công tác giáo dục học sinh cần giải quyết trong THSP được GV phát hiện và chấp nhận, họ sẽ có nhu cầu bức thiết muốn giải quyết mâu thuẫn đó: Nhu cầu này thể hiện dưới dạng các câu hỏi, thắc mắc, ngạc nhiên hay sự trăn trở

2. Qui trình giải quyết tình huống sư phạm

Khi tìm hiểu về qui trình để giải quyết TH nói chung và THSP nói riêng cũng có nhiều quan điểm khác nhau.

Theo Garvin, D.A. trước một tình huống, cần giải quyết, người đi giải quyết tình huống sẽ phải lần lượt trải qua các bước như sau:

Tác giả Kaiser cũng đã đưa ra một mô hình 6 bước được xem như là cấu trúc lý tưởng cho việc tiến trình thực hiện giải quyết tình huống

125

.

1. Đọc tình huống và xác định những vấn để cốt yếu mà người ra quyết định đương đầu

2. Xác định những dữ liệu cần thiết để phân tích các vấn đề và tổng hợp thành giải pháp

3. Đưa ra phân tích và so sánh các giải pháp khác nhau

4. Đề xuất phương hướng hành động

Tiếp cận tình huống

Thu thập thông tin

Nghiên cứu tình huống

Ra quyết định

Bảo vệ quan điểm

So sánh giải pháp

Page 126: bg-thtanviet.haiduong.edu.vnbg-thtanviet.haiduong.edu.vn/null/file_van_ban/... · Web viewSong, chúng ta cũng phải tỉnh táo mà nhận diện rõ rằng chưa bao giờ chúng

Điểm qua một số qui trình giải quyết tình huống, chúng ta có thể thấy để giải quyết tình huống sư phạm cần thực hiện theo qui trình sau:

Bước 1: Xác định vấn đề

Bước 2:Thu thập thông tin và dữ kiện thích hợp

* Xem xét các thông tin và các dữ kiện có sẵn. Thu thập thêm dữ kiện mới qua khảo sát….

* Sắp xếp, phân tích xử lý dữ kiện

- Nhận biết chứng cứ cần thiết; Thu thập chứng cứ; Sắp xếp chứng cứ (chuyển dịch, giải thích, phân loại)

- Phân tích chứng cứ

Bước 3: Xây dựng các giả thuyết và chọn giải pháp

Tìm tòi các mối quan hệ khác nhau để đưa ra các suy luận logic; Phát biểu các giả thuyết

Bước 4: Lựa chọn giải pháp

Tìm kiếm các mối quan hệ có liên quan trong tình huống; tìm điểm giống và khác nhau giữa các giải pháp và lựa chọn giải pháp tốt nhất

126

Page 127: bg-thtanviet.haiduong.edu.vnbg-thtanviet.haiduong.edu.vn/null/file_van_ban/... · Web viewSong, chúng ta cũng phải tỉnh táo mà nhận diện rõ rằng chưa bao giờ chúng

Bước 5: Đánh giá kết quả, đưa ra kết luận và áp dụng

Đưa ra kết luận, thử nghiệm để xem xét chứng cứ mới và khái quát hóa kết quả

Qui trình trên có thể tóm tắt qua sơ đồ

BÀI TẬP XỬ LÝ TÌNH HUỐNG SƯ PHẠM

Mục tiêu

- Giải quyết được các tình huống sư phạm trong hệ thống bài tập.

- Xây dựng được các bài tập tình huống sư phạm theo yêu cầu và giải quyết được các bài tập đó

Các hoạt động

127

XÁC ĐỊNH VẤN ĐỀ

NÊU CÁC GIẢ THUYẾT

THU LƯỢM DỮ LIỆU

LỰA CHỌN GIẢI PHÁP

ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ

NỘI DUNG 3

Page 128: bg-thtanviet.haiduong.edu.vnbg-thtanviet.haiduong.edu.vn/null/file_van_ban/... · Web viewSong, chúng ta cũng phải tỉnh táo mà nhận diện rõ rằng chưa bao giờ chúng

NHIỆM VỤ

Làm việc nhóm

Trao đổi trong nhóm thực hiện các yêu cầu

THÔNG TIN CHO HOẠT ĐỘNG

1. Qui trình giải quyết các bài tập tình huống sư phạm

1.1. Cấu trúc của tình huống

Các tình huống sư phạm có thể diễn đạt qua các hình thức khác nhau như trực tiếp dưới dạng một câu hỏi hay được gián tiếp truyền tải đến người học qua các cách giải quyết v.v…, thì nói một cách đơn giản, giải quyết tình huống là đặt ra

128

GIẢI QUYẾT CÁC BÀI TẬP THSP HĐ 1

Dựa vào loại tình huống của nhóm.

Mỗi thành viên trong nhóm đưa ra nhận xét về cách giải quyết trong tình

huống và đưa ra cách giải quyết của bản thân.

Liệt kê các ý kiến của nhóm.

Tổng hợp báo cáo

Page 129: bg-thtanviet.haiduong.edu.vnbg-thtanviet.haiduong.edu.vn/null/file_van_ban/... · Web viewSong, chúng ta cũng phải tỉnh táo mà nhận diện rõ rằng chưa bao giờ chúng

cho nguời học câu hỏi “Bạn sẽ làm gì trong tình huống này?”. Do đó, một tình huống sư phạm bao gồm có ba yêu tố cơ bản sau

[Christensen, C. (1981)].

Trong đó:

Một ngữ cảnh thật: Các tình huống sư phạm thường được thiết kế trên nền một ngữ cảnh có thật. Tuy nhiên, một số chi tiết có thể được điều chỉnh nhằm đơn giản hoá tình huống hay nhằm phục vụ tốt hơn khả năng liên hệ tình huống với lý thuyết và quá trình vận dụng tri thức của người học. Nói một cách khác, cho dù có thực hay được sáng tác ra thì tình huống sư phạm phải độ tin cậy cao. Một khi người học bắt đầu nghi ngờ vế tính thực của tình huống, sự chú ý và làm việc nghiêm túc của họ sẽ giảm và việc thực hiện giải quyết tình huống sẽ không còn phát huy được tác dụng của nó.

Nội dung thông tin và dữ kiện: Một tình huống sư phạm được xây dựng không chỉ đưa cho người học vấn đề mà còn cung cấp cho họ những thông tin cần thiết để giải quyết được vấn đề ấy. Những dữ liệu ở đây có thể chỉ đơn giản là những chi tiết, dữ kiện được diễn đạt bằng lời, hình ảnh minh hoạ, một đoạn băng… hay bất cứ một tư liệu nào khác có thể trợ giúp người học trong quá trình giải quyết tình huống

Một kết thúc mở chứa đựng vấn đề: Vấn đề là trung tâm, là hạt nhân của tình huống. Vấn đề gợi ra, khiêu khích, đòi hỏi người giải quyết phải tìm tòi, suy nghĩ,

129

Page 130: bg-thtanviet.haiduong.edu.vnbg-thtanviet.haiduong.edu.vn/null/file_van_ban/... · Web viewSong, chúng ta cũng phải tỉnh táo mà nhận diện rõ rằng chưa bao giờ chúng

phân tích, so sánh, đánh giá để giải quyết tình huống. Chính vì thế, hầu hết các tình huống đều có một kết thúc mở dưới dạng một câu hỏi nhằm hướng người học đến vấn đề cần giải quyết cũng như nhằm tạo điều kiện cho người học có thể tiếp cận và giải quyết vấn đề theo nhiều phương hướng khác nhau chứ không bị gò bó, ép buộc đi theo một phương hướng cụ thể nào cả.

1.2. Qui trình :

Bước 1: Định hướng – xác định các dữ kiện

- Nhận định bài tập tình huống thuộc loại nào

- Phân tích dữ kiện, xác định các dữ kiện quan trọng chủ yếu

- Tìm ra yêu cầu cần giải quyết. Đinh hướng cách giải quyết

Bước 2: Nêu vấn đề cần giải quyết

- Nêu vấn đề cần giải quyết; Giải quyết ở mức nào

- Vấn đề chủ yếu là gì? Con đường giải quyết vấn đề (dựa vào tri thức, kinh nghiệm, các thao tác tư duy sư phạm

Bước 3: Đưa ra giả thuyết

- Nêu một số giả thuyết

- Chọn một giả thuyết hợp lý nhất

Bước 4: Chứng minh giả thuyết

- Trình bày lập luận bằng cách vận dụng thao tác tư duy

- Chứng minh mặt đúng

Bước 5: Kiểm tra, đánh giá

- Dựa vào giả thuyết và thang đánh giá để đối chiếu mặt đúng. Mặt chưa đúng.

- Nêu kết quả

Bước 6: Rút ra kết luận, khẳng định giả thuyết

130

Page 131: bg-thtanviet.haiduong.edu.vnbg-thtanviet.haiduong.edu.vn/null/file_van_ban/... · Web viewSong, chúng ta cũng phải tỉnh táo mà nhận diện rõ rằng chưa bao giờ chúng

- Khẳng định giả thuyết

- Đề phòng, dự đoán nhưng hành vi lệch lạc

- Rút ra bài học kinh nghiệm

2 . Xử lý các tình huống sư phạm

Như đã trình bày ở mục phân loại tình huống, trong phần này chúng tôi đưa ra các tình huống theo các nhiệm vụ của người giáo viên chủ nhiệm ở tiểu học.

2.1. THSP có liên quan đến việc tìm hiểu tình hình HS

MẸ BẠN VỪA MẤT

Nguyễn Văn Sơn là học sinh lớp 4. Sơn nghỉ học đã gần một tuần nay mà lớp chưa rõ lý do. Trong tiết sinh hoạt lớp cuối tuần, Cô M - giáo viên chủ nhiệm hỏi:

- Em nào ở gần nhà bạn Sơn ?

- Thưa thầy em ạ! Bạn Tuấn đứng lên trả lời.

- Em có biết vì sao bạn Sơn lại nghỉ học không? Thầy hỏi tiếp.

- Thưa thầy, bạn Sơn chỉ còn mẹ, mà mẹ bạn ấy lại vừa mới mất ạ! Tuấn đáp giọng buồn buồn.

Câu hỏi

- Cô chủ nhiệm lớp đã quản lý học sinh tốt chưa?

- Bài học nào nên rút kinh nghiệm từ tình huống này?

THẦY ĐÂU BIẾT…

Đã vào giờ học được 15 phút, Thắng mới rụt rè xin vào lớp. Thầy chủ nhiệm lớp 5C với gương mặt tức giận quay ra và quát:

- Đứng ngoài đó. 131

Page 132: bg-thtanviet.haiduong.edu.vnbg-thtanviet.haiduong.edu.vn/null/file_van_ban/... · Web viewSong, chúng ta cũng phải tỉnh táo mà nhận diện rõ rằng chưa bao giờ chúng

Thắng chưa kịp nói gì thì thầy đã nói tiếp:

- Em sẽ không được vào lớp ngày hôm nay, vì em đã đi học muộn 3 buổi trong tuần này rồi.

Nói xong, thầy quay vào giảng bài tiếp mà không để ý đến hôm đó trời rất lạnh.

Thắng im lặng, co ro ngoài cửa lớp. Cả lớp nhìn bạn ái ngại. Thầy có biết đâu mẹ Thắng đang nằm viện, bố thắng lại đi làm xa chưa về kịp. Thắng vừa phải lo cho mẹ lại vừa phải lo cho em nhỏ còn đang học lớp một nên đi học muộn.

Câu hỏi

- Cái sai của thầy chủ nhiệm trong tình huống này là ở chỗ nào?

- Bài học cần thiết nào nên rút ra từ tình huống này?

2. 2. THSP có liên quan đến việc xây dựng tập thể, quản lý HS

“THƯA CÔ…. EM BỊ MẤT TIỀN”

Hồi trống báo hiệu tiết học sau giờ ra chơi vang lên. Cô giáo bước vào lớp và bắt đầu bài giảng. Nhưng bài học mới chỉ bắt đầu được vài phút thì một học sinh đứng lên nói thất thanh “thưa.. ưa..ưa..cô, em bị mất tiền ạ. Em mang tiền đi để đóng tiền may đồng phục. Sau giờ ra chơi vào em không thấy đâu”.

Cả lớp nhốn nháo, em học sinh bị mất tiền không ngừng khóc. Nếu bạn là giáo viên đó bạn sẽ làm gì?

1. Yêu cầu học sinh đó ngồi xuống và nói: “tiền em mang đi thì phải cất giữ cẩn thận chứ. Bây giờ mất rồi cô biết làm thế nào”

2. Ngừng ngay bài giảng để “truy tìm thủ pham”

3. Khuyên em học sinh bình tĩnh, rồi dạy tiếp. Dành thời gian cuối giờ để giải quyết.

Câu hỏi:

- Phân tích ưu và nhược của mỗi cách giải quyết

132

Page 133: bg-thtanviet.haiduong.edu.vnbg-thtanviet.haiduong.edu.vn/null/file_van_ban/... · Web viewSong, chúng ta cũng phải tỉnh táo mà nhận diện rõ rằng chưa bao giờ chúng

- Trình bày cách giải quyết của bạn

CUỘC TRANH CÃI

Vào giờ học, khi bạn đang viết đầu bài lên bảng thì thấy ở dưới lớp co tiếng tranh cãi nhau rất to

- Cậu lấy bút của tớ

- Tớ có lấy bút của cậu đâu

- Lúc nãy tớ thấy vừa khen bút của tớ đẹp mà bây giờ không thấy đâu nữa.

Câu hỏi:

Trước tình huống đó bạn sẽ làm gì? Vì sao

2.3.THSP có liên quan đến việc giáo dục toàn diện HS (Trong giờ học chính khóa và hoạt động ngoài giờ lên lớp)

TẬP VIẾT LẠI

Bạn mới được phân công dạy một lớp trong trường. Trong tiết đầu tiên lên lớp, vừa viết lên bảng vài chữ thì bên dưới có tiếng học sinh nói to.

Chữ thầy xấu quá, thầy về tập viết lại đi.

Câu hỏi:

- Trong tình huống trên bạn nên giải quyết như thế nào

- Bài học kinh nghiệm rút ra từ tình huống đó

“HAI..BA….”

Trong giờ âm nhạc, một cô giáo dạy hát cho học sinh. Cứ mỗi khi cô bắt nhịp một câu hát “Kìa chú là chú ếch con, có hai là hai mắt tròn” hai ba để cho học

133

Page 134: bg-thtanviet.haiduong.edu.vnbg-thtanviet.haiduong.edu.vn/null/file_van_ban/... · Web viewSong, chúng ta cũng phải tỉnh táo mà nhận diện rõ rằng chưa bao giờ chúng

sinh hát theo, thì luôn luôn có một học sinh hát “Kìa chú là chú ếch con có hai là hai mắt tròn hai ba”.

Câu hỏi:

- Nếu bạn là người giáo viên đó bạn làm như thế nào?

- Nếu bạn không dạy môn đó nhưng khi biết việc đó, bạn sẽ góp ý gì cho giáo viên đó

NHẦM

Trong giờ lên lớp, bạn phát phiếu học tập cho HS. Khi vừa phát xong, lên bàn giáo viên bạn phát hiện đã phát nhầm bài tập. Bạn giải quyết như thế nào:

Cách 1: Xin lỗi HS và đi thu lại bài tập đó và phát lại bài tập theo yêu cầu

Cách 2: - Bạn yêu cầu HS xem bài tập vừa phát và hỏi học sinh phát hiện được điều gì?

- Yêu cầu HS bảo quản bài tập đó để hoạt động sau sẽ dùng

- Phát bài tập đúng với yêu cầu.

Câu hỏi:

- Bạn sẽ chọn cách giải quyết nào? Vì sao

- Ngoài 2 cách trên bạn có cách giải quyết khác không

CÔ ĐÃ SAI

Trong giờ sinh hoạt tập thể, cô giáo tổ chức cuộc thi đố vui có thưởng (phần câu hỏi và đáp án do cô giáo chuẩn bị) Sau khi đọc câu hỏi, cô giáo gọi học sinh trả lời, một học sinh trả lời đúng rồi mà cô cứ bắt trả lời lại nhiều lần với lý do gần

134

Page 135: bg-thtanviet.haiduong.edu.vnbg-thtanviet.haiduong.edu.vn/null/file_van_ban/... · Web viewSong, chúng ta cũng phải tỉnh táo mà nhận diện rõ rằng chưa bao giờ chúng

đúng rồi. Các em học sinh trong lớp vẫn ngoan ngoãn đưa tay xin trả lời. Các câu trả lời sau của các em có sửa chút ít về ngôn từ nhưng nội dung vẫn không thay đổi. Cô giáo vẫn cho là chưa đúng. Cả lớp bắt đầu xôn xao. Nghi ngờ cô xem lại câu hỏi và đáp án trả lời mới thấy mình đã sai.

Trong tình huống đó có thể có hai cách giải quyết:- 1. Cô cố tình nói là sai để thử các em.- 2. Cô đã nhầm và các em đúng. Tất cả các em trả lời đúng đều xứng đáng

nhận phần thưởng.

Câu hỏi:

Bạn sẽ chọn cách giải quyết như thế nào? Vì sao

2.4. THSP có liên quan đến việc đánh giá HS

CÔ CHẤM ĐIỂM KHÔNG CÔNG BẰNG!

Khi tan học, cô giáo chủ nhiệm nghe thấy hai học sinh lớp mình nói nói chuyện với nhau: Hôm nay bạn Hoa đọc thế mà cô cũng cho điểm 10, trong khi bạn Thủy đọc tốt hơn lại chỉ được 8 điểm. Đúng là cô không công bằng.

Câu hỏi

- Bạn nên xử lí ra sao khi nghe học sinh nói như vậy?- Bài học rút ra từ tình huống trên là gi

ĐƯỢC KHEN KHI ĐI HỌC MUÔNĐầu năm cô Hoa đã cho học sinh tìm hiểu nội qui trong đó có qui đinh không

được đi học muộn. Và cô đã thống nhất với cả lớp, nếu đi học muộn sẽ bị phạt. Trong những tuần tiếp theo cô Hoa thực hiện đúng qui định đó, ai đi học muộn đều bị phạt. Hôm nay khi có một học sinh đi học muộn, sau khi hỏi lý do cô Hoa lại tuyên dương em trước lớp. Lúc đó cả lớp đều “nhao nhao” thắc mắc.

135

Page 136: bg-thtanviet.haiduong.edu.vnbg-thtanviet.haiduong.edu.vn/null/file_van_ban/... · Web viewSong, chúng ta cũng phải tỉnh táo mà nhận diện rõ rằng chưa bao giờ chúng

Câu hỏi- Theo bạn vì sao cô Hoa lại làm như vậy?- Trong trường hợp đó bạn sẽ giải quyết tình huống đó như thế nào?

2.5. THSP có liên quan đến việc phối hợp với các lực lượng giáo dục trong và ngoài trường để quản lí, giáo dục HS (đoàn thể, phụ huynh học sinh v.v…)

PHỤ HUYNH BAO CHE KHUYẾT ĐIỂM CHO CON

Dũng được gia đình nuông chiều. Em ham chơi, nhiều lần đi học muộn, vi phạm nội qui làm ảnh hưởng đến lớp. Trong lớp hay nói chuyện , làm việc riêng…. Nhiều lần giáo viên chủ nhiệm lớp nhắc nhở mà em chưa sửa chữa khuyết điểm. Giáo viên chủ nhiệm lớp buộc phải mời gia đình em đến gặp để trao đổi tìm biện pháp giúp đỡ em. Khi gặp giáo viên chủ nhiệm, gia đình lại có thái độ bao che khuyết điểm cho con. Họ đưa ra đủ lí do: nào con đi học muộn, hay không chuẩn bị bài do bận công việc gia đình...

Câu hỏi

Trước tình trạng như vậy, giáo viên chủ nhiệm lớp nên có cách tác động đến gia đình và bản thân em Dũng như thế nào cho có hiệu quả?

TÂM SỰ

Trang là một học sinh khối lớp 5 có năng khiếu hát. Nhà trường quyết định đưa em vào danh sách đội tuyển văn nghệ của trường. Nhưng khi em báo tin vui với cha mẹ em thì cha mẹ em kiên quyết không đồng ý mà chỉ muốn em tập trung vào việc học các môn học vì năm nay là năm cuối cấp. Em rất buồn và muốn bạn, giáo viên chủ nhiệm, giúp đỡ em thuyết phục bố mẹ.

Câu hỏi:

1. Bạn có đồng quan điểm với bộ mẹ của em Trang không? Vì sao

136

Page 137: bg-thtanviet.haiduong.edu.vnbg-thtanviet.haiduong.edu.vn/null/file_van_ban/... · Web viewSong, chúng ta cũng phải tỉnh táo mà nhận diện rõ rằng chưa bao giờ chúng

2. Bạn sẽ thuyết phục cha mẹ của em Trang như thế nào

“CÀNG HỌC CÀNG NGU”

Bạn là giáo viên chủ nhiệm lớp 2. Một hôm đến thăm gia đình học sinh, vì mấy hôm nay em không đi học. Khi chuẩn bị gõ cửa để vào nhà thì nghe thấy trong nhà tiếng phụ huynh đang mắng học sinh ‘Thầy cô giáo dạy như thế nào mà sao càng đi học, càng học nhiều lại càng ngu đi thế này”

Câu hỏi:

- Bạn suy nghĩ gì về câu nói của phụ huynh? - Trong tình huống đó bạn sẽ giải quyết như thế nào?

2.6. THSP có liên quan đến việc giáo dục HS cá biệt

“ NGHỈ HỌC”Trong lớp của cô Hồng có một học sinh bị bệnh “tự kỷ”, trong các tiết học em

không học được gì chỉ ngồi chơi một mình. Giờ ra chơi em thường xuyên bị các bạn trêu chọc. Khi biết tình hình đó, phụ huynh của em xin phép cho em nghỉ không đi học nữa. Cô Hồng rất mừng vì thế là “thoát nợ” nên đồng ý với gia đình ngay.

Câu hỏi: - Bạn có tán thành cách giải quyết của cô Hồng không? Vì sao- Nếu là các bộ quản lý của cô Hồng, bạn sẽ làm gì

ĐIỂM KIỂM TRA

Trong khi chấm bài kiểm tra, bạn thấy bài làm có bài của em Hùng là một trường học sinh học ở mức độ trung bình nhưng bài kiểm tra lại rất tốt, đạt điểm 10, trong khi bài kiểm tra cũng có bài tương đối khó.

Câu hỏi:137

Page 138: bg-thtanviet.haiduong.edu.vnbg-thtanviet.haiduong.edu.vn/null/file_van_ban/... · Web viewSong, chúng ta cũng phải tỉnh táo mà nhận diện rõ rằng chưa bao giờ chúng

- Bạn có suy nghĩ gì với trường hợp đó không hay vẫn chấm điểm như bình thường?

- Khi trả bài kiểm tra bạn xử lý như thế nào?

NHIỆM VỤ

Làm việc cá nhân

- Bằng kinh nghiệm của bản thân, đưa ra các yêu cầu khi xây dựng tình huống.

- Đánh giá các yêu cầu khi xây dựng tình huống trong tài liệu. Từ đó đưa ra nhận xét về việc vận dụng vào trong thực tiễn

Làm việc nhóm

Trao đổi trong các nhóm thực hiện yêu cầu

138

XÂY DỰNG BÀI TẬP THSP HĐ 2

Nhóm 1: Xây dựng 3 tình huống sau đó chuyển cho nhóm 2

Nhóm 2: Đưa ra cách giải quyết và chuyển cho nhóm 3

Nhóm 3: Đánh giá tình huống và cách giải quyết tình huống của nhóm 1 và 2; Đưa ra 3 tình huống chuyển cho nhóm tiếp theo

(Tiếp tục như vậy theo số lượng các nhóm và ngược lại)

Page 139: bg-thtanviet.haiduong.edu.vnbg-thtanviet.haiduong.edu.vn/null/file_van_ban/... · Web viewSong, chúng ta cũng phải tỉnh táo mà nhận diện rõ rằng chưa bao giờ chúng

THÔNG TIN CHO HOẠT ĐỘNG

1. Yêu cầu khi xây dựng bài tập THSP.

Khi xây dựng bài tập THSP trong công tác của người giáo viên chủ nhiệm cần tuân thủ các yêu cầu chung của việc xây dựng từng THSP cũng như xây dựng hệ thống THSP. Các yêu cầu đó là:

1.1. THSP được xây dựng phải phù hợp và phục vụ cho việc thực hiện mục đích, nhiệm vụ giáo dục học sinh

Đây là yêu cầu quan trọng nhất, đảm bảo cho quá trình xây dựng từng THSP đi đúng hướng. Yêu cầu này đòi hỏi THSP phải chứa đựng những thông tin có liên quan đến tri thức, kinh nghiệm về công tác giáo dục học sinh của giáo viên chủ nhiệm lớp, để trong quá trình giải quyết tình huống, giáo viên sẽ có cơ hội hình thành, củng cố, phát triển trí thức, kĩ năng và thái độ cần thiết, phù hợp với công tác giáo dục HS ở nhà trường tiểu học.

1.2. THSP phải mang tính khái quát.

Tính khái quát trong tình huống thể hiện ở chỗ, việc giải quyết những tình huống này phải mang lại cho GV những bài học kinh nghiệm, những kĩ năng chung để từ đó GV có thể vận dụng giải quyết những vấn đề cùng loại hoặc có liên quan thể hiện trong các tình huống muôn màu muôn vẻ của thực tiễn công tác giáo dục HS ở tiểu học.

1.3. THSP phải mang tính phổ biến.

THSP phải chứa đựng vấn đề bức xúc cần giải quyết, thường xảy ra trong công tác giáo dục HS của người GV ở trường tiểu học . Để từ việc giải quyết

139

Page 140: bg-thtanviet.haiduong.edu.vnbg-thtanviet.haiduong.edu.vn/null/file_van_ban/... · Web viewSong, chúng ta cũng phải tỉnh táo mà nhận diện rõ rằng chưa bao giờ chúng

những tình huống này, GV sẽ có khả năng thích ứng nhanh chóng với các vấn đề cần giải quyết thông thường trong công tác giáo dục . Ngoài ra , cũng cần xây dựng cả những tình huống thỉnh thoảng hoặc ít khi gặp trong công tác giáo dục, để khi giải quyết những THSP, GV biết cách giải quyết nhiều loại THSP và sẽ không bị bất ngờ đối với bất kì loại tình huống nào có thể xảy trong hoạt động giáo dục.

1.4. THSP phải phù hợp với đặc điểm của nhà trường tiểu học Việt Nam

Nội dung và hình thức biểu hiện của tình huống phải vừa mang đặc trưng chung về con người, về các mối quan hệ,... của con người Việt Nam được thể hiện qua ngôn ngữ tiếng Việt, lại vừa phản ánh đặc trưng riêng về con người, về các mối quan hệ,... của con người mang tính địa phương được thể hiện trong ngôn ngữ địa phương. Điều này khiến cho tình huống trở nên gần gũi và có sức thuyết phục.

1.5. THSP được xây dựng phải gắn với thực tiễn CTGD học sinh ở tiểu học

Yêu cầu này được xây dựng trên cơ sở thống nhất giữa lí luận và thực tiễn trong quá trình giáo dục .Có thể sử dụng những tình huống giả định, những tình huống giáo dục đã xảy ra từ thời xa xưa, những tình huống về công tác giáo dục HS diễn ra ở các địa bàn khác nhưng đã biến đổi để phù hợp với thực tiễn với lớp, trường hay ở địa phương mình. Điều này đảm bảo việc giải quyết THSP không tách rời thực tiễn công tác giáo dục HS

1.6. THSP được đưa ra phải gây nên sự tranh cãi khi giải quyết.

Yêu cầu này đòi hỏi vấn đề trong tình huống được trình bày có ý nghĩa và liên quan đến công tác giáo dục mà GV cần nghiên cứu. Vấn đề đó có thể gây nên những xung đột về quan điểm giữa các GV và nó cho phép có nhiều con đường lựa chọn để trình bày vấn đề được giải quyết. Kết quả cuối cùng của việc giải quyết tình huống không phải là đưa ra một đáp án đúng cho việc giải quyết một tình huống cụ thể nào đó mà quan trọng hơn là cung cấp cho GV những bài học kinh nghiệm chung về chiến lược giải quyết tình huống.

140

Page 141: bg-thtanviet.haiduong.edu.vnbg-thtanviet.haiduong.edu.vn/null/file_van_ban/... · Web viewSong, chúng ta cũng phải tỉnh táo mà nhận diện rõ rằng chưa bao giờ chúng

1.7. Trong khi giải quyết THSP không nên cung cấp sẵn một sự giải quyết vấn đề.

Nếu yêu cầu này được đảm bảo thì qua việc giải quyết tình huống GV có cơ hội để chia sẻ sự hiểu biết của họ về nội dung tình huống, về những định hướng giá trị của họ và những khía cạnh có khả năng xác thực và không xác thực của việc giải quyết mà họ đề xuất.

1.8. THSP được xây dựng trong công tác giáo dục HS phải đảm bảo tính hệ thống với sự phong phú, đa dạng.

Tình huống diễn ra trong công tác giáo dục HS là rất phong phú và đa dạng. Do vậy các THSP được xây dựng không phải là một tập hợp ngẫu nhiên mà là một hệ thống tình huống trong công tác giáo dục HS của người GV chủ nhiệm lớp với nhiều kỹ năng khác nhau

1.9. THSP phải được xây dựng với nhiều mức độ giải quyết khác nhau.

Có tình huống dễ giải quyết, có tình huống khó giải quyết, có tình huống đơn giản, có tình huống phức tạp, có tình huống trong đó chỉ chứa đựng một vấn đề, có tình huống trong đó chứa đựng nhiều vấn đề...

Hệ thống THSP được xây dựng như vậy mới có thể đáp ứng với logic nhận thức của SV trong quá trình học tập, đáp ứng nguyên tắc tăng dần mức độ luyện tập.

2. Xây dựng và giải quyết các tình huống sư phạm

Xây dựng và giải quyết 10 tình huống sư phạm theo yêu cầu tương ứng với các kỹ năng

1. THSP có liên quan đến việc tìm hiểu tình hình HS

2. THSP có liên quan đến việc xây dựng tập thể, quản lý HS

3. THSP có liên quan đến việc giáo dục toàn diện HS (Trong giờ học chính khóa và hoạt động ngoài giờ lên lớp)

4. THSP có liên quan đến việc đánh giá HS141

Page 142: bg-thtanviet.haiduong.edu.vnbg-thtanviet.haiduong.edu.vn/null/file_van_ban/... · Web viewSong, chúng ta cũng phải tỉnh táo mà nhận diện rõ rằng chưa bao giờ chúng

5. THSP có liên quan đến việc phối hợp với các lực lượng giáo dục trong và ngoài trường để quản lí, giáo dục HS (đoàn thể, phụ huynh học sinh v.v…)

6. THSP có liên quan đến việc giáo dục HS cá biệt

142