18
Bài 1: Khái quát vkế toán và báo cáo tài chính ACC301_Bai1_v2.0013106203 1 BÀI 1: KHÁI QUÁT VKTOÁN VÀ BÁO CÁO TÀI CHÍNH Ni dung Nhim vđối tượng nghiên cu ca kế toán tài chính trong doanh nghip Các phương pháp kế toán Skế toán và các hình thc ghi skế toán Hthng báo cáo tài chính. Gii thiu Mc tiêu Bài này sgii thi u vi bn các khái ni m chung vkế toán tài chính trong doanh nghip. Căn cvào mc đích sdng thông tin, kế toán doanh nghip được phân thành hai loi: Kế toán qun tr: Là vic thu thp, xlý, phân tích và cung cp thông tin kinh tế, tài chính theo yêu cu qun trvà quyết định kinh tế tài chính trong ni bđơn v. Kế toán tài chính: Là vic thu thp, xlý, kim tra, phân tích và cung cp thông tin kinh tế tài chính bng báo cáo tài chính cho đối tượng có nhu cu sdng thông tin ca đơn vkế toán. Trong hc phn này, chúng ta stiến hành nghiên cu vkế toán tài chính. Thi lượng hc 3 tiết. Hc xong bài này, các bn s: Nm được nhim vđối tượng nghiên cu ca kế toán tài chính trong doanh nghip. Nm vng các phương pháp kế toán cơ bn. Nm vng các quy định vhình thc skế toán được áp dng trong các doanh nghip. Hiu được ni dung cơ bn trên các báo cáo tài chính ca doanh nghip.

BÀI 1: KHÁI QUÁT VỀ KẾ TOÁN VÀ BÁO CÁO TÀI CHÍNHeldata11.topica.edu.vn/HocLieu/ACC301/Giao trinh/03_ACC301_Bai1_v2... · Bài 1: Khái quát về kế toán và báo

  • Upload
    others

  • View
    3

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: BÀI 1: KHÁI QUÁT VỀ KẾ TOÁN VÀ BÁO CÁO TÀI CHÍNHeldata11.topica.edu.vn/HocLieu/ACC301/Giao trinh/03_ACC301_Bai1_v2... · Bài 1: Khái quát về kế toán và báo

Bài 1: Khái quát về kế toán và báo cáo tài chính

ACC301_Bai1_v2.0013106203 1

BÀI 1: KHÁI QUÁT VỀ KẾ TOÁN VÀ BÁO CÁO TÀI CHÍNH

Nội dung

Nhiệm vụ và đối tượng nghiên cứu của kế toán tài chính trong doanh nghiệp

Các phương pháp kế toán

Sổ kế toán và các hình thức ghi sổ kế toán

Hệ thống báo cáo tài chính.

Giới thiệu Mục tiêu

Bài này sẽ giới thiệu với bạn các khái niệm chung về kế toán tài chính trong doanh nghiệp.

Căn cứ vào mục đích sử dụng thông tin, kế toán doanh nghiệp được phân thành hai loại:

Kế toán quản trị: Là việc thu thập, xử lý, phân tích và cung cấp thông tin kinh tế, tài chính theo yêu cầu quản trị và quyết định kinh tế tài chính trong nội bộ đơn vị.

Kế toán tài chính: Là việc thu thập, xử lý, kiểm tra, phân tích và cung cấp thông tin kinh tế tài chính bằng báo cáo tài chính cho đối tượng có nhu cầu sử dụng thông tin của đơn vị kế toán.

Trong học phần này, chúng ta sẽ tiến hành nghiên cứu về kế toán tài chính.

Thời lượng học

3 tiết.

Học xong bài này, các bạn sẽ:

Nắm được nhiệm vụ và đối tượng nghiên cứu của kế toán tài chính trong doanh nghiệp.

Nắm vững các phương pháp kế toán cơ bản.

Nắm vững các quy định về hình thức sổ kế toán được áp dụng trong các doanh nghiệp.

Hiểu được nội dung cơ bản trên các báo cáo tài chính của doanh nghiệp.

Page 2: BÀI 1: KHÁI QUÁT VỀ KẾ TOÁN VÀ BÁO CÁO TÀI CHÍNHeldata11.topica.edu.vn/HocLieu/ACC301/Giao trinh/03_ACC301_Bai1_v2... · Bài 1: Khái quát về kế toán và báo

Bài 1: Khái quát về kế toán và báo cáo tài chính

2 ACC301_Bai1_v2.0013106203

TÌNH HUỐNG DẪN NHẬP

Chớ coi thường ngôn ngữ của thế giới kinh doanh

Trước tiên phải nhìn tới kế toán như một ngôn ngữ của đời sống kinh doanh. Trước thực trạng rất nhiều doanh nhân Việt Nam không nắm vững kế toán, hoặc coi nó chỉ là một nghiệp vụ "thường thường" bậc trung, tôi thực sự thấy không ổn. Mọi người cho rằng kế toán khô khan, và cốt chỉ đáp ứng các yêu cầu "tối thiểu" của cơ quan chức năng (thuế, sở kế hoạch đầu tư) là đủ. Họ hoàn toàn nhầm…

Bạn sẽ chẳng thể bàn bạc sâu bất cứ vấn đề nào về kinh doanh mà không hiểu lợi nhuận là gì, lợi suất ngành là gì, chi phí là gì, tại sao lại có nợ khó thu hồi, tại sao đầu tư lại nằm ở tài sản mà không phải chi phí, v.v… Nó chính là ngôn ngữ. Đôi lúc một con số nói bằng một vạn lời. Vậy hãy cảnh giác cao độ nếu bạn không nắm vững ngôn ngữ này.

(trích)

http://www.saga.vn/view.aspx?id=4128

Câu hỏi

Theo bạn, tại sao có thể nói kế toán là ngôn ngữ kinh doanh của doanh nghiệp và báo cáo tài chính chính là sản phẩm cao nhất của quá trình kế toán?

Page 3: BÀI 1: KHÁI QUÁT VỀ KẾ TOÁN VÀ BÁO CÁO TÀI CHÍNHeldata11.topica.edu.vn/HocLieu/ACC301/Giao trinh/03_ACC301_Bai1_v2... · Bài 1: Khái quát về kế toán và báo

Bài 1: Khái quát về kế toán và báo cáo tài chính

ACC301_Bai1_v2.0013106203 3

1.1. Nhiệm vụ và đối tượng nghiên cứu của kế toán tài chính trong doanh nghiệp

1.1.1. Nhiệm vụ của kế toán tài chính trong doanh nghiệp

Khái niệm: Kế toán tài chính là việc thu thập, xử lý, kiểm tra, phân tích và cung cấp thông tin kinh tế, tài chính bằng các báo cáo tài chính cho các đối tượng có nhu cầu sử dụng thông tin của các đơn vị kế toán như: nhà quản lý, nhà đầu tư, ngân hàng, các nhà cung cấp, các cơ quan thống kê, sở kế hoạch và đầu tư hay cơ quan thuế...

Nhiệm vụ của kế toán tài chính: Kế toán tài chính có các nhiệm vụ chủ yếu sau:

Nhiệm vụ thông tin: Thu thập, xử lý số liệu kế toán theo chuẩn mực, chế độ kế toán và cung cấp thông tin kế toán cho những đối tượng quan tâm. Sản phẩm của kế toán tài chính là các báo cáo tài chính, trên đó phản ánh giá trị của các chỉ tiêu chủ yếu trong quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Do đó, đối tượng sử dụng báo cáo tài chính có thể biết được tình hình sử dụng vốn kinh doanh, kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như các dòng tiền chi ra và thu vào của doanh nghiệp trong một kỳ nhất định.

Nhiệm vụ kiểm tra: Kiểm tra, giám sát các khoản thu, chi tài chính, các nghĩa vụ thu, nộp, thanh toán nợ, kiểm tra việc quản lý, sử dụng tài sản và nguồn hình thành tài sản; phát hiện và ngăn ngừa các hành vi vi phạm pháp luật về tài chính, kế toán.

1.1.2. Đối tượng nghiên cứu của kế toán tài chính

Đối tượng nghiên cứu của kế toán tài chính là tài sản, nguồn hình thành tài sản và sự vận động của tài sản.

Tài sản: Là nguồn lực của doanh nghiệp, do doanh nghiệp kiểm soát và có thể thu được lợi ích kinh tế trong tương lai. Tài sản của đơn vị kế toán có thể được phân loại thành:

o Tài sản ngắn hạn: Là những tài sản có thể chuyển đổi thành tiền, hoặc có thể bán, hoặc có thể sử dụng trong vòng một năm hoặc một chu kỳ kinh doanh bình thường của doanh nghiệp.

o Tài sản dài hạn: Là những tài sản có giá trị lớn và được sử dụng nhiều hơn một năm hoặc một chu kỳ kinh doanh bình thường của doanh nghiệp.

Nguồn vốn: Là nguồn hình thành nên tài sản. Nguồn vốn được phân loại thành:

o Nợ phải trả: Là nghĩa vụ hiện tại của doanh nghiệp phát sinh từ các giao dịch và sự kiện đã qua mà doanh nghiệp phải thanh toán từ các nguồn lực của mình.

o Vốn chủ sở hữu: Là giá trị vốn của doanh nghiệp, được tính bằng số chênh lệch giữa tài sản của doanh nghiệp trừ đi nợ phải trả.

1.2. Các phương pháp kế toán

Để có thể thực hiện được các nhiệm vụ việc thu thập, xử lý, kiểm tra, phân tích và cung cấp thông tin, kế toán tài chính sử dụng 4 phương pháp kế toán sau.

CHÚ Ý

Đối tượng nghiên cứu của kế toán tài chính: Tài sản và nguồn hình thành tài sản, bao gồm cả sự vận động của tài sản.

Page 4: BÀI 1: KHÁI QUÁT VỀ KẾ TOÁN VÀ BÁO CÁO TÀI CHÍNHeldata11.topica.edu.vn/HocLieu/ACC301/Giao trinh/03_ACC301_Bai1_v2... · Bài 1: Khái quát về kế toán và báo

Bài 1: Khái quát về kế toán và báo cáo tài chính

4 ACC301_Bai1_v2.0013106203

1.2.1. Phương pháp chứng từ kế toán

Phương pháp chứng từ là phương pháp thông tin và kiểm tra trạng thái và sự vận động của đối tượng kế toán nhằm đáp ứng các yêu cầu của quản lý và làm căn cứ cho việc xử lý thông tin kế toán.

Mọi nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp đều phải lập chứng từ kế toán. Lập chứng từ kế toán là khâu đầu tiên và quan trọng nhằm đảm bảo trách nhiệm của các bên liên quan và tính pháp lý của nghiệp vụ phát sinh.

1.2.1.1. Hệ thống bảng chứng từ

Chứng từ kế toán là các giấy tờ và vật mang tin phản ánh nghiệp vụ kinh tế phát sinh đã hoàn thành và làm căn cứ ghi sổ kế toán.

Tác dụng của chứng từ:

o Thu thập, ghi nhận các nghiệp vụ kinh tế phát sinh.

o Là phương tiện truyền đạt mệnh lệnh của các cấp quản lý đến bộ phận thực hiện.

o Là căn cứ để thực hiện nhiệm vụ và là bằng chứng về kết quả thực hiện.

o Ngăn ngừa các hành vi xâm phạm tài sản của doanh nghiệp.

Tính pháp lý của chứng từ:

o Thông qua việc lập chứng từ để kiểm tra tính hợp pháp, hợp lý của nghiệp vụ kinh tế phát sinh, phát hiện các hành vi tham ô, lãng phí để ngăn chặn kịp thời.

o Là căn cứ pháp lý cho những số liệu ghi trong sổ kế toán và các số liệu thông tin kinh tế của doanh nghiệp.

o Là cơ sở để xác định người chịu trách nhiệm vật chất liên quan đến nghiệp vụ kinh tế phát sinh.

1.2.1.2. Luân chuyển chứng từ

Chứng từ được luân chuyển qua sơ đồ sau:

Kiểm tra chứng từ

Ghi sổ kế toán

Bảo quản, lưu trữ chứng từ

Lập (thu thập) chứng từ

Lập (thu thập) chứng từ: Phản ánh nghiệp vụ kinh tế phát sinh vào chứng từ theo mẫu quy định. Chứng từ được lập phải ghi rõ ràng, đầy đủ, kịp thời theo nội dung quy định trên mẫu và lập đủ số liên yêu cầu.

Page 5: BÀI 1: KHÁI QUÁT VỀ KẾ TOÁN VÀ BÁO CÁO TÀI CHÍNHeldata11.topica.edu.vn/HocLieu/ACC301/Giao trinh/03_ACC301_Bai1_v2... · Bài 1: Khái quát về kế toán và báo

Bài 1: Khái quát về kế toán và báo cáo tài chính

ACC301_Bai1_v2.0013106203 5

Kiểm tra chứng từ:

o Kiểm tra tính trung thực, rõ ràng, đầy đủ các chỉ tiêu phản ánh trên chứng từ.

o Kiểm tra tính hợp pháp, hợp lý, hợp lệ của nghiệp vụ kinh tế phát sinh.

Ghi sổ kế toán:

o Ghi giá cho những chứng từ chưa có giá theo đúng nguyên tắc tính giá.

o Phân loại chứng từ theo từng loại nghiệp vụ kinh tế, từng thời điểm phát sinh phù hợp với yêu cầu ghi sổ.

o Lập định khoản và ghi sổ kế toán.

Bảo quản và lưu trữ chứng từ:

o Chứng từ phải được bảo quản đầy đủ, an toàn trong quá trình sử dụng.

o Kế toán trưởng hoặc thủ trưởng đơn vị phải lưu trữ chứng từ gốc.

o Thời hạn lưu trữ chứng từ tối thiểu 10 năm đối với những chứng từ dùng để trực tiếp ghi sổ và lập báo cáo tài chính.

o Khi phát hiện chứng từ bị mất hoặc bị huỷ hoại, doanh nghiệp phải kiểm tra, xác định và lập biên bản về số lượng mất, hiện trạng và nguyên nhân sau đó thông báo cho cơ quan có thẩm quyền.

1.2.2. Phương pháp tài khoản kế toán

Phương pháp tài khoản là phương pháp kế toán phân loại các đối tượng kế toán để thông tin và kiểm tra một cách thường xuyên, liên tục và có hệ thống tình hình và sự vận động của từng đối tượng kế toán.

Đây là phương pháp nối liền giữa việc lập chứng từ kế toán với việc tóm tắt, tổng hợp và trình bày các thông tin kinh tế, tài chính trong hệ thống bảng cân đối kế toán và là phương pháp cơ bản không thể thiếu trước khi tổng hợp cân đối kế toán.

Các yếu tố cấu thành nên phương pháp là tài khoản và ghi sổ kép.

Tài khoản kế toán

Tài khoản là một công cụ, một phương tiện của kế toán dùng để phân loại và hệ thống hóa các nghiệp vụ kinh tế, tài chính theo nội dung kinh tế.

Hệ thống tài khoản kế toán gồm các tài khoản kế toán cần sử dụng. Mỗi đơn vị kế toán phải sử dụng một hệ thống tài khoản kế toán. Hệ thống tài khoản kế toán hiện hành được quy định trong Chế độ kế toán doanh nghiệp ban hành theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC, ngày 20/03/2006.

Quan hệ đối ứng và ghi sổ kép

Quan hệ đối ứng: Là biểu thị mối quan hệ 2 mặt giữa tài sản và nguồn vốn hay biểu thị mối quan hệ tăng hoặc giảm của tài sản hay nguồn vốn.

Thông thường, các mối quan hệ đối ứng sau thường phát sinh:

o Tài sản tăng, tài sản giảm

o Tài sản tăng, nguồn vốn tăng

o Nguồn vốn tăng, nguồn vốn giảm

o Tài sản giảm, nguồn vốn giảm

Căn cứ trên mối quan hệ đối ứng này, kế toán sẽ tiến hành ghi sổ kế toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh.

này, kế toán sẽ tiến hành ghi sổ kế toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh.

Page 6: BÀI 1: KHÁI QUÁT VỀ KẾ TOÁN VÀ BÁO CÁO TÀI CHÍNHeldata11.topica.edu.vn/HocLieu/ACC301/Giao trinh/03_ACC301_Bai1_v2... · Bài 1: Khái quát về kế toán và báo

Bài 1: Khái quát về kế toán và báo cáo tài chính

6 ACC301_Bai1_v2.0013106203

1.2.3. Phương pháp tính giá

Tính giá là phương pháp kế toán sử dụng thước đo tiền tệ để đo lường giá trị các đối tượng kế toán theo những nguyên tắc nhất định.

Phương pháp này cho phép tổng hợp và phản ánh các chỉ tiêu tổng hợp liên quan đến tài sản, nguồn hình thành tài sản, cơ cấu vốn và nguồn vốn kinh doanh của doanh nghiệp, xác định chi phí đầu vào và kết quả đầu ra của hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và do đó phục vụ cho việc phân tích, đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp.

Theo phương pháp này, giá trị của tài sản được tính theo giá gốc, bao gồm chi phí mua, bốc xếp, vận chuyển, lắp ráp, chế biến và các chi phí liên quan trực tiếp khác khi đưa tài sản vào trạng thái sẵn sàng sử dụng. Trong quá trình ghi sổ, đơn vị kế toán không được tự điều chỉnh lại giá trị tài sản đã ghi sổ kế toán, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

1.2.4. Phương pháp tổng hợp và cân đối kế toán

Tổng hợp cân đối kế toán là phương pháp kế toán tổng hợp số liệu từ các sổ kế toán theo các mối quan hệ cân đối vốn có của kế toán nhằm cung cấp thông tin cho những người ra quyết định và phục vụ công tác quản lý trong doanh nghiệp.

Phương pháp này cung cấp một cách khái quát tình hình tài sản, nợ phải trả và nguồn vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp, cung cấp số liệu về tình hình kinh doanh và kết quả hoạt động của doanh nghiệp trong một kỳ kinh doanh. Các thông tin trên các báo cáo kế toán rất hữu ích cho các nhà quản lý cũng như các đối tượng liên quan bên ngoài doanh nghiệp. Các bảng tổng hợp cân đối kế toán là hình thức biểu hiện của phương pháp tổng hợp cân đối kế toán thường được gọi là các báo cáo kế toán. Các báo cáo kế toán gồm 2 nhóm: Nhóm tổng hợp cân đối tổng thể như cân đối vốn và nguồn vốn, cân đối giữa thu nhập, chi phí và kết quả kinh doanh, cân đối dòng tiền,... và nhóm cân đối bộ phận như cân đối thu chi, cân đối từng loại tài sản với sổ chi tiết từng loại, cân đối từng loại nguồn vốn với sổ chi tiết từng loại.

Chú ý

4 Phương pháp kế toán là:

Phương pháp chứng từ kế toán

Phương pháp tài khoản kế toán

Phương pháp tính giá

Phương pháp tổng hợp và cân đối kế toán

1.3. Sổ kế toán và hình thức ghi sổ kế toán

1.3.1. Sổ kế toán và phân loại sổ kế toán

Sổ kế toán dùng để ghi chép, hệ thống, và lưu giữ toàn bộ các nghiệp vụ kinh tế đã phát sinh theo nội dung kinh tế và theo trình tự thời gian có liên quan đến doanh nghiệp.

Sổ kế toán bao gồm 2 loại chính: Sổ kế toán tổng hợp và Sổ kế toán chi tiết

Sổ kế toán tổng hợp:

o Sổ Nhật ký: Dùng để ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong từng kỳ kế toán và trong một niên độ kế toán theo trình tự thời gian và quan hệ đối ứng các tài khoản của từng nghiệp vụ phát sinh. Số liệu kế toán trên sổ Nhật ký phản ánh tổng số phát sinh bên Nợ và bên Có của tất cả các tài khoản kế toán hiện doanh nghiệp đang sử dụng.

Page 7: BÀI 1: KHÁI QUÁT VỀ KẾ TOÁN VÀ BÁO CÁO TÀI CHÍNHeldata11.topica.edu.vn/HocLieu/ACC301/Giao trinh/03_ACC301_Bai1_v2... · Bài 1: Khái quát về kế toán và báo

Bài 1: Khái quát về kế toán và báo cáo tài chính

ACC301_Bai1_v2.0013106203 7

o Sổ Cái: Dùng để ghi chép các nghiệp vụ kinh

tế phát sinh trong từng kỳ và trong một niên độ

kế toán theo các tài khoản được quy định trong

chế độ tài khoản kế toán áp dụng cho doanh

nghiệp. Số liệu kế toán trên Sổ Cái phản ánh

tổng hợp tình hình tài sản, nguồn vốn, tình

hình và kết quả hoạt động kinh doanh của

doanh nghiệp.

Sổ kế toán chi tiết:

Sổ kế toán chi tiết dùng để ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến

các đối tượng kế toán cần thiết phải theo dõi chi tiết theo yêu cầu quản lý. Số liệu

trên sổ kế toán chi tiết cung cấp thông tin phục vụ cho việc quản lý các loại tài sản,

doanh thu, chi phí chưa được phản ánh trên sổ Nhật ký và Sổ Cái.

1.3.2. Các hình thức ghi sổ kế toán

Mỗi doanh nghiệp căn cứ vào quy mô, đặc điểm,

hoạt động kinh doanh của mình để lựa chọn một

hình thức sổ kế toán thích hợp để tiến hành công tác

kế toán đảm bảo yêu cầu về thông tin kế toán, giảm

khối lượng công việc, tinh giảm được bộ máy kế

toán. Theo quy định của Chế độ kế toán doanh

nghiệp, doanh nghiệp có thể lựa chọn các hình thức

sổ kế toán sau:

Hình thức Nhật ký - Sổ Cái

Hình thức Nhật ký chung

Hình thức Chứng từ ghi sổ

Hình thức Nhật ký - Chứng từ

Hình thức sổ kế toán trên máy vi tính

1.3.2.1. Hình thức Nhật ký - Sổ Cái

Đặc trưng cơ bản của hình thức sổ này là các nghiệp vụ kinh tế phát sinh được kết hợp

ghi chép theo trình tự thời gian và theo nội dung kinh tế (các tài khoản kế toán) trên

cùng một quyển sổ kế toán tổng hợp duy nhất là sổ Nhật ký - Sổ Cái.

Hình thức Nhật ký - Sổ Cái đơn giản, dễ hiểu, dễ làm nhưng chỉ thích hợp với các

doanh nghiệp quy mô nhỏ, sử dụng ít tài khoản, phát sinh ít nghiệp vụ.

Các sổ kế toán chủ yếu:

Sổ Nhật ký - Sổ Cái

Sổ, thẻ kế toán chi tiết

Trình tự ghi sổ theo hình thức Nhật ký – Sổ Cái

Page 8: BÀI 1: KHÁI QUÁT VỀ KẾ TOÁN VÀ BÁO CÁO TÀI CHÍNHeldata11.topica.edu.vn/HocLieu/ACC301/Giao trinh/03_ACC301_Bai1_v2... · Bài 1: Khái quát về kế toán và báo

Bài 1: Khái quát về kế toán và báo cáo tài chính

8 ACC301_Bai1_v2.0013106203

Ghi chú:

Chứng từ kế toán

Sổ quỹ Bảng tổng hợp chứng từ

Sổ, thẻ chi tiết

Nhật ký - Sổ Cái Bảng tổng hợp

chi tiết

Báo cáo kế toán

Ghi hàng ngày:

Ghi cuối tháng:

Ghi quan hệ đối chiếu:

Hình 1.1: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán Nhật ký – Sổ Cái

Theo sơ đồ trên, trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức Nhật ký - Sổ Cái cụ thể như sau:

Hàng ngày, kế toán căn cứ vào các chứng từ kế toán hoặc bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại đã được kiểm tra và dùng làm căn cứ ghi sổ để xác định tài khoản ghi nợ, tài khoản ghi có để ghi vào sổ Nhật ký - Sổ Cái. Sau đó, chứng từ và bảng tổng hợp chứng từ được dùng để ghi vào sổ, thẻ kế toán chi tiết có liên quan như Sổ quỹ, thẻ kho

Cuối tháng, cộng số liệu phát sinh ở sổ Nhật ký và các số liệu ở cột Nợ, Có trong phần Sổ Cái để ghi vào dòng cộng phát sinh cuối tháng. Tính số phát sinh luỹ kế từ đầu quý đến cuối tháng này và số dư cuối tháng của từng tài khoản trên Nhật ký - Sổ Cái. Đồng thời, ghi các số liệu cuối tháng của sổ, thẻ chi tiết vào bảng tổng hợp chi tiết.

Đối chiếu các số liệu trên bảng tổng hợp chi tiết và số liệu tổng kết trên Nhật ký - Sổ Cái, nếu khớp, khoá sổ, đưa lên các Báo cáo tài chính.

1.3.2.2. Hình thức Nhật ký chung

Theo hình thức kế toán này, tất cả các nghiệp vụ kinh tế phát sinh đều phải ghi vào sổ Nhật ký chung theo trình tự thời gian phát sinh và theo nội dung kinh tế của nghiệp vụ đó.

Đây là các hình thức được áp dụng khá phổ biến hiện nay tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Các sổ kế toán chủ yếu

Sổ nhật ký chung

Sổ Cái

Page 9: BÀI 1: KHÁI QUÁT VỀ KẾ TOÁN VÀ BÁO CÁO TÀI CHÍNHeldata11.topica.edu.vn/HocLieu/ACC301/Giao trinh/03_ACC301_Bai1_v2... · Bài 1: Khái quát về kế toán và báo

Bài 1: Khái quát về kế toán và báo cáo tài chính

ACC301_Bai1_v2.0013106203 9

Sổ nhật ký đặc biệt

Sổ, thẻ kế toán chi tiết

Trình tự ghi sổ theo hình thức Nhật ký chung

Ghi chú:

Ghi hàng ngày:

Ghi cuối tháng:

Ghi quan hệ đối chiếu:

Hình 1.2: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán Nhật ký chung

Theo hình thức trên, trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức Nhật ký chung cụ thể như sau:

Hàng ngày, qua các chứng từ gốc và bảng tổng hợp chứng từ gốc, ghi các nghiệp vụ phát sinh vào sổ Nhật ký chung, sau đó ghi vào Sổ Cái theo từng tài khoản có liên quan. Nếu đơn vị có mở sổ, thẻ kế toán chi tiết thì đồng thời phải ghi vào cả các sổ chi tiết có liên quan.

Nếu doanh nghiệp có dùng sổ nhật ký đặc biệt thì ghi vào Sổ nhật ký đặc biệt. Cuối tháng, tổng hợp các sổ nhật ký đặc biệt để ghi vào Sổ Cái sau khi đã loại trừ số trùng lặp ở các tài khoản ghi vào nhiều sổ nhật ký đặc biệt.

Cuối tháng, cộng số liệu trên Sổ Cái, lập bảng cân đối số phát sinh. Sau khi đã kiểm tra đối chiếu khớp đúng, số liệu ghi trên Sổ Cái và bảng tổng hợp chi tiết được dùng để lập báo cáo tài chính.Về nguyên tắc, khi đối chiếu, tổng số phát sinh Nợ và tổng số phát sinh Có trên sổ Nhật ký chung hoặc sổ Nhật ký đặc biệt phải bằng nhau.

Tổng số phát sinh nợ = Tổng số phát sinh có

Chứng từ kế toán

Sổ chi tiết Nhật ký đặc biệt NHẬT KÝ CHUNG

SỔ CÁI Bảng tổng hợp chi tiết

Bảng cân đối số phát sinh

Báo cáo tài chính

Page 10: BÀI 1: KHÁI QUÁT VỀ KẾ TOÁN VÀ BÁO CÁO TÀI CHÍNHeldata11.topica.edu.vn/HocLieu/ACC301/Giao trinh/03_ACC301_Bai1_v2... · Bài 1: Khái quát về kế toán và báo

Bài 1: Khái quát về kế toán và báo cáo tài chính

10 ACC301_Bai1_v2.0013106203

1.3.2.3. Hình thức kế toán chứng từ ghi sổ

Căn cứ trực tiếp để ghi sổ kế toán tổng hợp là "Chứng từ ghi sổ". Chứng từ ghi sổ được lập trên cơ sở từng chứng từ kế toán hoặc bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại, có cùng nội dung kinh tế. Chứng từ ghi sổ được đánh số hiệu liên tục trong từng tháng hoặc cả năm theo số thứ tự trong Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ, có chứng từ kế toán đính kèm và phải được kế toán trưởng duyệt trước khi ghi sổ kế toán.

Hình thức này được áp dụng với mọi loại hình doanh nghiệp có quy mô khác nhau và được sử dụng để xây dựng các phần mềm kế toán.

Các sổ kế toán chủ yếu

Chứng từ ghi sổ

Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ

Sổ Cái

Sổ thẻ kế toán chi tiết

Trình tự ghi sổ theo hình thức Chứng từ ghi sổ

Ghi chú:

Ghi hàng ngày:

Ghi cuối tháng:

Ghi quan hệ đối chiếu:

Hình 1.3: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ

Theo hình trên, trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức chứng từ ghi sổ cụ thể như sau:

Hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ kế toán hoặc Bảng tổng hợp chứng từ, kế toán lập chứng từ ghi sổ. Căn cứ vào chứng từ ghi sổ để ghi vào Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ, và dùng để ghi vào Sổ Cái. Sau đó, các chứng từ còn được dùng làm căn cứ để ghi vào Sổ thẻ kế toán chi tiết có liên quan.

Cuối tháng, khoá sổ để tính được tổng giá trị các nghiệp vụ phát sinh trong tháng trên sổ đăng ký Chứng từ ghi sổ, tính ra tổng số phát sinh Nợ, Có và số dư từng tài khoản trên Sổ Cái. Căn cứ vào Sổ Cái để lập Bảng cân đối số phát sinh.

CHÚ Ý

Sổ kế toán tổng hợp được ghi:

- Theo trình tự thời gian trên Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ

- Theo nội dung kinh tế trên Sổ Cái

Chứng từ gốc

Sổ quỹ Bảng tổng hợp chứng từ gốc Sổ, thẻ chi tiết

Sổ đăng ký CTGS CHỨNG TỪ GHI SỔ

SỔ CÁI

Bảng cân đối số phát sinh

Bảng tổng hợp chi tiết

Báo cáo tài chính

Page 11: BÀI 1: KHÁI QUÁT VỀ KẾ TOÁN VÀ BÁO CÁO TÀI CHÍNHeldata11.topica.edu.vn/HocLieu/ACC301/Giao trinh/03_ACC301_Bai1_v2... · Bài 1: Khái quát về kế toán và báo

Bài 1: Khái quát về kế toán và báo cáo tài chính

ACC301_Bai1_v2.0013106203 11

1.3.2.4. Hình thức Nhật ký - Chứng từ

Tập hợp các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo bên Có của các tài khoản kết hợp với việc phân tích các nghiệp vụ kinh tế đó theo các tài khoản đối ứng Nợ. Kết hợp chặt chẽ việc ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo trình tự thời gian và theo nội dung kinh tế (theo tài khoản).

Hình thức Nhật ký - Chứng từ tránh được sự nhầm lẫn trong quá trình ghi sổ nhưng khá phức tạp, có nhiều chứng từ và bảng kê, do đó ít được sử dụng, chỉ sử dụng cho những doanh nghiệp có nhiều cấp quản lý, phân công các nhiệm vụ ghi sổ rõ ràng.

Các sổ kế toán chủ yếu

Nhật ký - Chứng từ

Bảng kê

Sổ Cái

Sổ thẻ kế toán chi tiết

Trình tự ghi sổ theo hình thức Nhật ký - Chứng từ

Ghi chú:

Ghi hàng ngày:

Ghi cuối tháng:

Ghi quan hệ đối chiếu:

Chứng từ kế toán và các bảng phân bổ

Bảng kê NHẬT KÝ CHỨNG TỪ Sổ, thẻ kế toán chi tiết

SỔ CÁI

Bảng cân đối tài khoản

Báo cáo tài chính

Bảng tổng hợp chi tiết

Hình 1.4: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán Nhật ký - Chứng từ

Theo hình trên , trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức Nhật ký - chứng từ cụ thể như sau:

Hàng ngày, kế toán căn cứ trên chứng từ gốc ghi vào các nhật ký - chứng từ, và các sổ, thẻ chi tiết có liên quan

Đối với các loại chi phí sản xuất kinh doanh phát sinh nhiều lần hoặc phải phân bổ thì các chứng từ gốc được tổng hợp và phân loại trên bảng phân bổ sau đó mới ghi vào nhật ký - chứng từ

Page 12: BÀI 1: KHÁI QUÁT VỀ KẾ TOÁN VÀ BÁO CÁO TÀI CHÍNHeldata11.topica.edu.vn/HocLieu/ACC301/Giao trinh/03_ACC301_Bai1_v2... · Bài 1: Khái quát về kế toán và báo

Bài 1: Khái quát về kế toán và báo cáo tài chính

12 ACC301_Bai1_v2.0013106203

Cuối tháng, cộng số liệu trên các Nhật ký - chứng từ đối chiếu với các sổ, thẻ chi tiết có liên quan rồi ghi vào Sổ Cái

Các số liệu liên quan đến sổ, thẻ chi tiết thì ghi trực tiếp vào sổ, thẻ có liên quan để cuối tháng lập bảng tổng hợp chi tiết theo từng tài khoản đối chiếu với sổ cái.

Số liệu ở sổ cái, bảng tổng hợp chi tiết được dùng để lên bảng tổng hợp các tài khoản và lên các báo cáo tài chính.

1.3.2.5. Hình thức kế toán trên máy vi tính

Công việc kế toán được thực hiện theo một chương trình phần mềm kế toán trên máy vi tính. Phần mềm kế toán được thiết kế theo nguyên tắc của một trong bốn hình thức kế toán hoặc kết hợp của các hình thức đó. Phần mềm kế toán không hiển thị rõ ràng quá trình ghi sổ kế toán, nhưng phải in được đầy đủ sổ kế toán và các báo cáo tài chính theo quy định.

Đây là hình thức kế toán được sử dụng phổ biến hiện nay. Hình thức kế toán này có độ chính xác của các số liệu cao, tiết kiệm nhân lực.

Các sổ kế toán chủ yếu:

Phần mềm kế toán thiết kế theo hình thức kế toán nào sẽ có sổ theo mẫu sổ của hình thức kế toán đó.

Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán trên máy vi tính

Hàng ngày, kế toán căn cứ các chứng từ gốc, xác định tài khoản ghi Nợ, tài khoản ghi Có để nhập dữ liệu vào máy vi tính theo các bảng, biểu được thiết kế sẵn trên phần mềm kế toán. Các thông tin trên sẽ tự động nhập vào các sổ kế toán tổng hợp và chi tiết.

Cuối tháng, kế toán thực hiện các thao tác khoá sổ, cộng sổ và lập báo cáo tài chính.

Ghi chú:

Ghi hàng ngày

Ghi cuối tháng

Ghi quan hệ đối chiếu

Hình 1.5: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán trên máy vi tính

Chứng từ kế toán

Bảng tổng hợp chứng từ kế toán

Máy vi tính (Phần mềm

kế toán)

Sổ kế toán

- Sổ tổng hợp - Sổ chi tiết

- Báo cáo tài chính - Báo cáo kế toán quản trị

Kế toán máy

Page 13: BÀI 1: KHÁI QUÁT VỀ KẾ TOÁN VÀ BÁO CÁO TÀI CHÍNHeldata11.topica.edu.vn/HocLieu/ACC301/Giao trinh/03_ACC301_Bai1_v2... · Bài 1: Khái quát về kế toán và báo

Bài 1: Khái quát về kế toán và báo cáo tài chính

ACC301_Bai1_v2.0013106203 13

1.4. Hệ thống báo cáo tài chính

1.4.1. Bảng cân đối kế toán

Bảng cân đối kế toán là báo cáo kế toán quan trọng, phản ánh tổng quát tình hình tài

sản và nguồn vốn của doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định.

CHÚ Ý

Bảng cân đối kế toán được lập theo mẫu số B01-DN, ban hành theo Quyết định số

15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006 của Bộ tài chính.

Kết cấu của bảng cân đối kế toán:

Bảng cân đối kế toán là một báo cáo tài chính tổng hợp phản ánh tổng quát toàn bộ tài sản hiện có của doanh nghiệp theo 2 cách phân loại: Tài sản và nguồn hình

thành tài sản tại thời điểm lập Báo cáo.

Bảng cân đối kế toán được gồm 2 phần: phần tài sản và phần nguồn vốn.

Phần Tài sản: Phản ánh 2 loại tài sản chủ yếu là tài sản ngắn hạn và tài sản

dài hạn

o Loại A – Tài sản ngắn hạn: Bao gồm tiền và các khoản tương đương tiền, các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn, các khoản phải thu ngắn hạn, hàng tồn kho,

tài sản ngắn hạn khác.

o Loại B – Tài sản dài hạn bao gồm các khoản phải thu dài hạn, tài sản cố định,

bất động sản đầu tư, các khoản đầu tư tài chính dài hạn, tài sản dài hạn khác.

Phần Nguồn Vốn: Phản ánh nợ phải trả và nguồn vốn chủ sở hữu của

doanh nghiệp

o Loại A – Nợ phải trả: Bao gồm nợ ngắn hạn và nợ dài hạn

o Loại B – Vốn chủ sở hữu: Bao gồm vốn chủ sở hữu và các nguồn kinh phí và

quỹ khác.

Trong từng loại tài sản và nguồn vốn trên còn được chia ra thành nhiều mục, khoản để phản ánh chi tiết từng loại tài sản và nguồn vốn theo yêu cầu quản lý. Việc phân chia

các khoản, mục được sắp xếp một cách thống nhất theo quy định.

Bảng cân đối kế toán còn được thiết kế 2 cột để phản ánh số đầu năm và số cuối năm. Số liệu trên hai cột này sẽ giúp người đọc có các thông tin để phân tích, đánh

giá sự biến động của các loại tài sản và nguồn vốn.

Tính cân đối của bảng cân đối kế toán: Bảng cân đối kế toán được lập theo nguyên tắc cân đối:

Tổng tài sản = Tổng nguồn vốn

Tổng tài sản = Nợ phải trả + Vốn chủ sở hữu

Tài sản dài hạn + Tài sản ngắn hạn = Nợ phải trả + Vốn chủ sở hữu

Ví dụ (ĐVT: Nghìn đồng)

Tại doanh nghiệp A vào ngày 31/12/N có các loại tài sản và nguồn vốn sau:

Page 14: BÀI 1: KHÁI QUÁT VỀ KẾ TOÁN VÀ BÁO CÁO TÀI CHÍNHeldata11.topica.edu.vn/HocLieu/ACC301/Giao trinh/03_ACC301_Bai1_v2... · Bài 1: Khái quát về kế toán và báo

Bài 1: Khái quát về kế toán và báo cáo tài chính

14 ACC301_Bai1_v2.0013106203

1. Tiền mặt 100.000

2. Tiền gửi ngân hàng 120.000

3. Vay ngân hàng 80.000

4. Tạm ứng cho công nhân viên 8.000

5. Nguyên vật liệu 50.000

6. Đầu tư chứng khoán ngắn hạn 60.000

7. Thành phẩm 130.000

8. Phải thu khách hàng 40.000

9. Lợi nhuận chưa phân phối 95.000

10. Phải trả người bán 132.000

11. Vốn chủ sở hữu 358.000

12. Quỹ đầu tư phát triển 60.000

13. Tài sản cố định hữu hình 400.000

14. Phải thu khác 27.000

15. Nguồn vốn xây dựng cơ bản 200.000

16. Thuế phải nộp ngân sách 10.000

Yêu cầu: Dựa vào tài liệu trên, hãy lập Bảng cân đối kế toán cho công ty A vào ngày 31/12/N.

Bài giải:

Đơn vị báo cáo: Công ty A Mẫu số: B01 - DN Địa chỉ: (Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ - BTC)

BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN Ngày 31/12/N

Đơn vị: Nghìn đồng TÀI SẢN Số cuối năm

A. Tài sản ngắn hạn 535.000I. Tiền và các khoản tương đương tiền 220.0001. Tiền mặt 100.000 2. Tiền gửi ngân hàng 120.000 II. Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn 60.0001. Chứng khoán ngắn hạn 60.000 III. Các khoản phải thu ngắn hạn 75.0001. Phải thu khách hàng 40.000 2. Phải thu khác 27.000 3. Tạm ứng cho công nhân viên 8.000 IV. Hàng tồn kho 180.0001. Nguyên vật liệu 50.000 2. Thành phẩm 130.000 B. Tài sản dài hạn 400.000I. Tài sản cố định 400.0001. Tài sản cố định hữu hình 400.000

Tổng cộng tài sản 935.000NGUỒN VỐN

A. Nợ phải trả 222.000I. Nợ ngắn hạn 222.0001. Phải trả người bán 132.000 1. Vay ngân hàng 80.000 3. Thuế phải nộp ngân sách 10.000 II. Nợ dài hạn 0B. Vốn chủ sở hữu 713.000I. Vốn chủ sở hữu 453.0001. Lợi nhuận chưa phân phối 95.000 2. Vốn chủ sở hữu 358.000 II. Nguồn kinh phí và các quỹ khác 260.0001. Quỹ đầu tư phát triển 60.000 2. Nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản 200.000 Tổng cộng nguồn vốn 935.000

Ngày 31 tháng 12 năm N

Người lập biểu Kế toán trưởng Giám Đốc

Page 15: BÀI 1: KHÁI QUÁT VỀ KẾ TOÁN VÀ BÁO CÁO TÀI CHÍNHeldata11.topica.edu.vn/HocLieu/ACC301/Giao trinh/03_ACC301_Bai1_v2... · Bài 1: Khái quát về kế toán và báo

Bài 1: Khái quát về kế toán và báo cáo tài chính

ACC301_Bai1_v2.0013106203 15

Xây dựng báo cáo tài chính hợp nhất cho các tập đoàn, tổng công ty

Sáng nay (20/3), Viện phát triển Doanh nghiệp thuộc VCCI đã tổ chức hội thảo xây dựng báo cáo tài chính hợp nhất cho các tập đoàn, tổng công ty.

Hội thảo đã đưa ra các vấn đề liên quan đến báo cáo tài chính hợp nhất; tình hình xây dựng báo cáo tài chính hợp nhất tại các doanh nghiệp lớn hiện nay. Ngoài ra hội thảo cũng đã đưa ra các nguyên tắc cơ bản và những điểm cần lưu ý khi lập báo cáo tài chính hợp nhất; cách lập và trình bày báo cáo tài chính hợp nhất: các công việc cần xử lý khi lập báo cáo tài chính hợp nhất

Mục đích của tổng hợp báo cáo tài chính hợp nhất là tổng hợp và trình bày một cách tổng quát, toàn diện tình hình tài sản, nợ phải trả, nguồn vốn chủ sở hữu tại thời điểm kết thúc năm tài chính, kết quả hoạt động kinh doanh và các dòng lưu chuyển tiền tệ trong năm tài chính của Tập đoàn, Tổng công ty như một doanh nghiệp độc lập không tính đến ranh giới pháp lý của các pháp nhân riêng biệt là Công ty mẹ hay các Công ty con trong tập đoàn.

Bên cạnh đó, tổng hợp báo cáo tài chính hợp nhất còn cung cấp thông tin kinh tế, tài chính chủ yếu cho việc đánh giá thực trạng tình hình tài chính và kết quả kinh doanh và các dòng lưu chuyển tiền tệ của Tập đoàn, Tổng công ty trong năm tài chính đã qua và dự đoán trong tương lai. Thông tin của Báo cáo tài chính hợp nhất là căn cứ quan trọng cho việc đề ra các quyết định về quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh, hoặc đầu tư vào Tập đoàn hoặc Tổng công ty của các chủ sở hữu, của các nhà đầu tư, của các chủ nợ hiện tại và tương lai.

Theo dddn.com.vn

1.4.2. Báo cáo kết quả kinh doanh

Báo cáo kết quả kinh doanh là một báo cáo tài chính tổng hợp, một bảng cân đối được sử dụng để phản ánh tổng quát tình hình và kết quả kinh doanh trong một kỳ kế toán của doanh nghiệp, tình hình thực hiện nghĩa vụ với ngân sách Nhà nước và các khoản phải nộp khác.

CHÚ Ý

Báo cáo kết quả kinh doanh được lập theo mẫu số B02-DN, ban hành theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006 của Bộ Tài chính.

Nội dung của Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ: Phản ánh tổng số doanh thu bán sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ trong kỳ của doanh nghiệp.

2. Các khoản giảm trừ doanh thu: Phản ánh các khoản giảm trừ vào tổng doanh thu trong kỳ, bao gồm giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại, chiết khấu bán hàng.

3. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ: Phản ánh doanh thu bán hàng sau khi đã trừ đi các khoản giảm trừ.

4. Giá vốn hàng bán: Phản ánh tổng giá thành, giá mua hoặc chi phí trực tiếp của số hàng đã tiêu thụ trong kỳ.

5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ: Phản ánh số chênh lệch giữa doanh thu thuần và giá vốn hàng bán

6. Doanh thu hoạt động tài chính: Phản ánh các khoản thu từ hoạt động tài chính trong kỳ

7. Chi phí tài chính: Phản ánh các chi phí tài chính như: tiền lãi vay phải trả, chi phí bản quyền, chi phí hoạt động liên doanh

Page 16: BÀI 1: KHÁI QUÁT VỀ KẾ TOÁN VÀ BÁO CÁO TÀI CHÍNHeldata11.topica.edu.vn/HocLieu/ACC301/Giao trinh/03_ACC301_Bai1_v2... · Bài 1: Khái quát về kế toán và báo

Bài 1: Khái quát về kế toán và báo cáo tài chính

16 ACC301_Bai1_v2.0013106203

8. Chi phí bán hàng: Phản ánh tổng chi phí bán hàng phân bổ cho số thành phẩm, hàng hoá đã bán trong kỳ.

9. Chi phí quản lý doanh nghiệp: Phản ánh tổng chi phí quản lý doanh nghiệp phân bổ cho số thành phẩm, hàng hoá đã bán trong kỳ.

10. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh: Phản ánh lợi nhuận gộp + doanh thu hoạt động tài chính – chi phí tài chính – chi phí bán hàng – chi phí quản lý doanh nghiệp.

11. Thu nhập khác: Phản ánh các khoản thu nhập ngoài doanh thu bán hàng và doanh thu hoạt động tài chính.

12. Chi phí khác

13. Lợi nhuận khác: Chênh lệch Thu nhập khác và Chi phí khác

14. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế: Phản ánh tổng lợi nhuận doanh nghiệp đạt được trước khi trừ đi thuế thu nhập doanh nghiệp.

15. Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành

16. Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại

17. Lợi nhuận sau thuế thu nhập của doanh nghiệp

18. Lãi cơ bản trên cổ phiếu

1.4.3. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ:

Báo cáo lưu chuyển tiền tệ là một báo cáo tài chính tổng hợp phản ánh việc hình thành và sử dụng lượng tiền phát sinh theo các hoạt động khác nhau của doanh nghiệp trong kỳ.

CHÚ Ý

Báo cáo lưu chuyển tiền tệ được lập theo mẫu số B03-DN, ban hành theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006 của Bộ Tài chính.

1.4.4. Thuyết minh báo cáo tài chính

Thuyết minh báo cáo tài chính là một bộ phận hợp thành hệ thống báo cáo tài chính của doanh nghiệp, được lập để giải thích một số vấn đề về hoạt động kinh doanh và tình hình tài chính của doanh nghiệp trong kỳ.

CHÚ Ý

Bản thuyết minh báo cáo tài chính được lập theo mẫu số B09 - DN, ban hành theo Quyết định số 15/2006/QĐ - BTC ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính.

Khi lập thuyết minh báo cáo tài chính phải tuân theo những nguyên tắc sau:

Phần trình bày bằng lời văn ngắn gọn, rõ ràng, dễ hiểu. Phần trình bày bằng số liệu phải thống nhất với số liệu của các báo cáo khác.

Đối với báo cáo quý, các chỉ tiêu thuộc phần chế độ kế toán phải thống nhất trong cả niên độ kế toán.

Các chỉ tiêu đánh giá khái quát tình hình hoạt động của doanh nghiệp chỉ sử dụng trong thuyết minh báo cáo cả năm.

Page 17: BÀI 1: KHÁI QUÁT VỀ KẾ TOÁN VÀ BÁO CÁO TÀI CHÍNHeldata11.topica.edu.vn/HocLieu/ACC301/Giao trinh/03_ACC301_Bai1_v2... · Bài 1: Khái quát về kế toán và báo

Bài 1: Khái quát về kế toán và báo cáo tài chính

ACC301_Bai1_v2.0013106203 17

TÓM LƯỢC CUỐI BÀI

Bài này tổng hợp lại cho các bạn những kiến thức căn bản về nguyên lý kế toán trước khi bạn thực hành các nghiệp vụ kế toán tài chính cụ thể. Nội dung bài sẽ trả lời các câu hỏi liên quan tới nhiệm vụ và đối tượng của kế toán tài chính, các phương pháp kế toán cần thiết để thực hiện các nhiệm vụ của kế toán tài chính, hệ thống sổ kế toán và các báo cáo kế toán hiện hành theo

quy định mà người làm kế toán tài chính cần tuân thủ.

Khi học xong bài này, các bạn có thể hiểu rõ mục đích của môn học kế toán tài chính, trình tự ghi sổ theo các hình thức kế toán khác nhau và cách thức lập các chỉ tiêu cơ bản trên báo cáo tài chính

của doanh nghiệp.

Page 18: BÀI 1: KHÁI QUÁT VỀ KẾ TOÁN VÀ BÁO CÁO TÀI CHÍNHeldata11.topica.edu.vn/HocLieu/ACC301/Giao trinh/03_ACC301_Bai1_v2... · Bài 1: Khái quát về kế toán và báo

Bài 1: Khái quát về kế toán và báo cáo tài chính

18 ACC301_Bai1_v2.0013106203

CÂU HỎI ÔN TẬP

1. Trình bày khái niệm, nhiệm vụ và đối tượng của kế toán tài chính trong doanh nghiệp.

2. Có những phương pháp kế toán nào? Trình bày khái niệm, nội dung và ý nghĩa của từng phương pháp kế toán.

3. Sổ kế toán là gì? Có các loại sổ kế toán nào? Trình bày nội dung của các hình thức ghi sổ kế toán.

4. Trình bày khái niệm và nguyên tắc lập của Bảng cân đối kế toán. Trình bày các nội dung cơ bản của Bảng cân đối kế toán.

5. Trình bày khái niệm và các nội dung cơ bản của Báo cáo kết quả kinh doanh.

BÀI TẬP THỰC HÀNH

Cho số liệu vào ngày 01/01/N của công ty B như sau:

(ĐVT: Nghìn đồng)

Tiền mặt 80.000

Tiền gửi ngân hàng 60.000

Các khoản phải thu khách hàng 30.000

Nguyên vật liệu 120.000

Công cụ, dụng cụ 60.000

Tài sản cố định hữu hình 96.000

Phải trả người bán 3.000

Tạm ứng 40.000

Quỹ đầu tư phát triển 20.000

Vốn chủ sở hữu 413.000

Lợi nhuận chưa phân phối 50.000

Trong quý I/N, có phát sinh các nghiệp vụ sau:

1. Mua một lô nguyên vật liệu về nhập kho, trị giá chưa thuế GTGT 10% là 50.000. Doanh nghiệp đã thanh toán bằng tiền gửi ngân hàng là 40.000, số còn lại chưa thanh toán.

2. Rút tiền mặt để trả nợ hết người bán kỳ trước.

3. Tạm ứng cho chị M đi công tác số tiền 2.000 bằng tiền mặt.

4. Vay ngân hàng để mua một tài sản cố định trị giá bao gồm cả thuế GTGT 10% là 110.000

Yêu cầu:

1. Phân tích các nghiệp vụ kinh tế đã phát sinh trong kỳ.

2. Lập bảng cân đối kế toán đầu năm và cuối quý I/N.