6
Bài ca La Marseillaise bất hủ của Cách mạng Pháp 1789 Cách mạng Pháp 1789 là sự kiện có ý nghĩa lịch sử hết sức quan trọng và lớn lao đối với quá trình tiến hóa của nhân loại từ đó đến nay. Cuộc cách mạng diễn ra trong một số năm với hàng loạt biến cố. Được coi như mở đầu là ngày quần chúng nổi dậy phá ngục Bastilles, nơi giam cầm những người chống đối nhà vua, biểu tượng quyền lực áp bức của chế độ quân chủ, ngày 14/7/1789, nay là Quốc khánh Pháp. Chế độ quân chủ chuyên chế bị lật đổ làm rung động châu Âu đang bị cai trị bởi các đế chế lớn. Năm 1792, các đế chế này tiến đánh nước Pháp. Khắp nước Pháp tổ chức rầm rộ những đoàn quân cứu quốc. Bài hát bất hủ ‘La Marseillaise, về sau được chọn là quốc ca Cộng hòa Pháp, ra đời trong những ngày chiến đấu sục sôi ấy. Phá ngục Bastilles (Paris) ngày 14/7/1789 La Marseillaise (tạm dịch là Bài ca của người Marseille) do Rouget de Lisle sáng tác tại Strasbourg, thành phố giáp biên giới Pháp – Phổ vào đêm 25 sáng 26 tháng 4 năm 1792 sau khi Hoàng đế Áo tuyên chiến với Pháp. Strasbourg là tiền tuyến chống quân Áo-Phổ và các đoàn quân cứu quốc tình nguyện Pháp ở Strasbourg chuẩn bị ra trận.

Bài ca La Marseillaise bất hủ của Cách mạng Pháp 1789 · ra đời năm 1942 và được coi như một trong số rất ít bộ phim kinh điển hay nhất của mọi

  • Upload
    others

  • View
    1

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Bài ca La Marseillaise bất hủ của Cách mạng Pháp 1789 · ra đời năm 1942 và được coi như một trong số rất ít bộ phim kinh điển hay nhất của mọi

Bài ca La Marseillaise bất hủ của Cách mạng Pháp 1789

Cách mạng Pháp 1789 là sự kiện có ý nghĩa lịch sử hết sức quan trọng và lớn lao đối với quá trình tiến hóa của nhân loại từ đó đến nay. Cuộc cách mạng diễn ra trong một số năm

với hàng loạt biến cố. Được coi như mở đầu là ngày quần chúng nổi dậy phá ngục Bastilles, nơi giam cầm những người chống đối nhà vua, biểu tượng quyền lực áp bức của chế độ

quân chủ, ngày 14/7/1789, nay là Quốc khánh Pháp. Chế độ quân chủ chuyên chế bị lật đổ làm rung động châu Âu đang bị cai trị bởi các đế chế lớn. Năm 1792, các đế chế này tiến đánh nước Pháp. Khắp nước Pháp tổ chức rầm rộ những đoàn quân cứu quốc. Bài hát

bất hủ ‘La Marseillaise’, về sau được chọn là quốc ca Cộng hòa Pháp, ra đời trong những ngày chiến đấu sục sôi ấy.

Phá ngục Bastilles (Paris) ngày 14/7/1789

La Marseillaise (tạm dịch là Bài ca của người Marseille) do Rouget de Lisle sáng tác tại Strasbourg, thành phố giáp biên giới Pháp – Phổ vào đêm 25 sáng 26 tháng

4 năm 1792 sau khi Hoàng đế Áo tuyên chiến với Pháp. Strasbourg là tiền tuyến chống quân Áo-Phổ và các đoàn quân cứu quốc tình nguyện Pháp ở Strasbourg chuẩn bị ra trận.

Page 2: Bài ca La Marseillaise bất hủ của Cách mạng Pháp 1789 · ra đời năm 1942 và được coi như một trong số rất ít bộ phim kinh điển hay nhất của mọi

Trước khi các đoàn quân cứu quốc xuất kích, ông thị trưởng Philippe-Frédéric de Dietrich muốn tổ chức lễ tuyên thệ và trong buổi lễ đó cần phải có một bài hùng ca để phấn khích

tinh thần binh sĩ. Ông tìm gặp một sĩ quan trẻ tuổi thuộc quân đoàn công binh đang đóng quân tại đó là Rouget de Lisle vốn biết chơi violin chút ít:

- Rouget, nghe nói anh biết sáng tác nhạc và hay làm thơ phải không? - Vâng, cũng có đôi lúc! Rouget trả lời.

- Anh có thể sáng tác một bản hùng ca nêu cao lòng yêu nước được không? - Để chống lại bọn xâm lược Áo-Phổ, vâng, để tôi thử xem sao. - Được, tôi hẹn với anh phải xong ngay trong đêm nay để ngày mai hát trong lúc xuất

quân. - Tôi nhất định hoàn thành.

Rouget đã thức suốt đêm để sáng tác nhạc và lời cho bài hát:

Allons enfants de la Patrie, Le jour de gloire est arrivé! Contre nous de la tyrannie, L'étendard sanglant est levé, … Aux armes, citoyens, Formez vos bataillons.

Hãy tiến lên, hỡi những người con của Tổ quốc Ngày vinh quang đã đến rồi, Chúng ta hãy chống lại sự áp bức, Ngọn cờ nhuốm máu đã giương lên. Hãy cầm lấy vũ khí, hỡi đồng bào! Hãy tập hợp lại thành đội ngũ!

Ban đầu, Rouget de Lisle đặt tên cho bài hát là ‘Chant de guerre de l'armée du Rhin’ ("Hành khúc đoàn quân sông Rhin") vì quân tình nguyện Pháp sẽ giáp trận với quân Áo - Phổ tại sông Rhin. Sáng hôm sau, trước đoàn quân tình nguyện và dân

chúng thành phố Strasbourg, Rouget de Lisle đã cất tiếng hát vang làm mọi người đều hết sức xúc động. Vài ngày sau quân Áo - Phổ tấn công Strasbourg. Tiếp dó, bài hát được phổ biến rất nhanh trong toàn nước Pháp. Đoàn quân tình nguyện của thành phố Marseille kéo

về bảo vệ thủ đô Paris ngày 30 tháng 7 năm 1792 đã hát vang bài ca cách mạng này trên đường phố Paris trước tiên, vì thế công chúng Paris gọi là bài La Marseillaise ("Bài ca của

người Marseille"). Từ đó La Marseillaise trở thành tên chính thức của bài ca. Liên quân Áo - Phổ bị đẩy bật khỏi Pháp sau thất bại trong trận Valmy vào ngày 20 tháng 9 năm 1792

Vào ngày 14 tháng 7 năm 1795, Quốc hội Pháp quyết nghị lấy bài "La Marseillaise" làm quốc ca nước Cộng hòa Pháp. Nó bị bãi bỏ dưới thời hoàng đế Napoléon I, rồi sau này bị các vua Louis XVIII và Charles X cấm chỉ. Nhưng bài hát vẫn vang lên trong chiến hào các cuộc cách mạng 1830 & 1848 ở châu Âu, Công xã Paris 1871, Cách mạng Nga 1905 và trong các cuộc nổi dậy của quần chúng đầu thế kỷ XX. Năm 1879, đúng 100 năm sau Cách mạng 1789, La Marseillaise được khôi phục là quốc ca Pháp.

Bài ca La Marseillaise có 7 lời và 1 đoạn điệp khúc chung. Lời 7 không phải của Rouget de Lisle, chỉ được ghép thêm sau này. Xin ghi lại đây lời 1 và lời 6 thường được hát nhiều hơn cả.

Page 3: Bài ca La Marseillaise bất hủ của Cách mạng Pháp 1789 · ra đời năm 1942 và được coi như một trong số rất ít bộ phim kinh điển hay nhất của mọi

Allons enfants de la Patrie, Le jour de gloire est arrivé!

Contre nous de la tyrannie,

L'étendard sanglant est levé! (2) Entendez-vous dans les campagnes Mugir ces féroces soldats? Ils viennent jusque dans nos bras Egorger nos fils et nos compagnes!

Amour sacré de la Patrie, Conduis, soutiens nos bras vengeurs! Liberté, Liberté chérie, Combats avec tes défenseurs! (2) Sous nos drapeaux, que la victoire Accoure à tes mâles accents,

Que tes ennemis expirants

Voient ton triomphe et notre gloire!

Aux armes, citoyens!

Formez vos bataillons! Marchons! Marchons! Qu'un sang impur

Abreuve nos sillons!

Hãy tiến lên những người con của Tổ quốc,

Ngày vinh quang đã đến rồi! Hãy chống ách chuyên chế,

Ngọn cờ nhuốm máu đã giương lên! (2)

Bạn nghe thấy không trên những vùng quê Những tên lính hung dữ đang gào thét? Chúng đang tiến vào giữa chúng ta Để cắt cổ vợ con ta! Tình yêu Tổ quốc thiêng liêng Dẫn dắt, trợ lực cho ta rửa hận. Tự do, tự do thân yêu, Chiến đấu cùng với những ai bảo vệ Người! (2) Dưới lá cờ của ta, là chiến thắng Đang mau chóng tới điểm sáng rực rỡ Để quân thù tàn lụi kia Nhìn thấy ta khải hoàn và vinh quang

:

Cầm lấy vũ khí, hỡi đồng bào! Hãy lập những đoàn quân!

Cùng tiến bước! Tiến bước! Máu quân thù ô uế

Sẽ thấm đẫm đồng ruộng ta!

La Marseillaise đã tạo nguồn cảm hứng cho các nghệ sĩ lớn sáng tác những tuyệt phẩm

nghệ thuật trong văn chương, mỹ thuật, âm nhac,… Chúng ta bắt gặp âm hưởng La Marseillaise trong các bộ tiểu thuyết ‘Những người khốn khổ’,’93’,… của văn hào Pháp

Victor Hugo, trong bức tranh ‘Thần Tự do dẫn đường nhân dân tiến lên’ của danh họa Pháp Eugène Delacroix,…trong bản khởi nhạc (ouverture) ‘1812’ của nhạc sĩ Nga Pyotr Tchaikovsky, trong bộ phim ‘Casablanca’ của đạo diễn Mỹ Michael Curtiz,.. Bộ phim này

ra đời năm 1942 và được coi như một trong số rất ít bộ phim kinh điển hay nhất của mọi thời đại. Nhiều bài hành khúc cách mạng tuyệt vời của chúng ta như ’Tiến quân ca’ (Văn Cao), ‘Tiếng gọi thanh niên’ (Lưu Hữu Phước),…cũng phảng phất ảnh hưởng từ giai điệu hùng tráng của La Marseillaise .

Lời 1

Lời 6

Điệp khúc

Page 4: Bài ca La Marseillaise bất hủ của Cách mạng Pháp 1789 · ra đời năm 1942 và được coi như một trong số rất ít bộ phim kinh điển hay nhất của mọi

Gần đây có một số ý kiến muốn sửa một phần lời La Marseillaise cho nhẹ bớt ‘sát khí’.

Bức phù điêu La Marseillaise trên Cổng Khải hoàn thủ đô Paris

Page 5: Bài ca La Marseillaise bất hủ của Cách mạng Pháp 1789 · ra đời năm 1942 và được coi như một trong số rất ít bộ phim kinh điển hay nhất của mọi

Rouget de Lisle hát La Marseillaise ngay

sau khi sáng tác trước Thị trưởng Dietric rạng sáng

26/4/1792 (ảnh trên).

Bia kỷ niệm nơi diễn ra sự kiện đó tại

Strasbourg

(ảnh bên).

Page 6: Bài ca La Marseillaise bất hủ của Cách mạng Pháp 1789 · ra đời năm 1942 và được coi như một trong số rất ít bộ phim kinh điển hay nhất của mọi

Thần Tự do dẫn đường nhân dân tiến lên (tranh của Eugène Delacroix)

A.H.A. giới thiệu