143
ĐẠI HỌC MỞ BÁN CÔNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN HỌC TẬP CÔNG TÁC XÃ HỘI NHẬP MÔN Biên soạn: ThS. Lê Chí An BÀI GIỚI THIỆU Chào mừng các bạn đến với chương trình đào tạo từ xa của Đại học Mở-Bán công TP. Hồ Chí Minh Giới thiệu khái quát về môn học: Công tác xã hội nhập môn là môn học khởi đầu bắt buộc đối với sinh viên theo học ngành Công tác Xã hội và ngành Xã hội học tại Khoa Xã hội học, Đại học Mở-Bán công TP. Hồ Chí Minh và một số trường đại học khác trong nước, trước khi nghiên cứu các môn học tiếp theo như Công tác xã hội cá nhân và Công tác xã hội nhóm. Môn học như là một sự khai tâm về khoa học công tác xã hội cho người học đưa họ bước qua cánh cửa đi vào ngôi nhà tri thức về ngành nghề công tác xã hội. Điểm trọng yếu ở đây là giúp sinh viên có cái nhìn mới, hiểu công tác xã hội như một nghề chuyên môn, khác với quan niệm cho rằng công tác xã hội ai cũng làm được như bấy lâu nay người ta vẫn thường nghĩ. Từ đó môn học giới thiệu lịch sử của ngành các khái niệmđịnh nghĩa, quan điểm, giá trị mục đíchphương phápcác dịch vụ của ngành công tác xã hội để người học có được cái nhìn tổng quát trước khi đi vào chuyên sâu. Mục tiêu của môn học: Sau khi học xong môn học, sinh viên sẽ:

BÀI GIỚI THIỆUsaomaidata.org/library/792.CongTacXaHoiNhapMon.docx · Web viewCho đến những năm đầu của thế kỷ 20 những dịch vụ này được cung cấp độc

  • Upload
    trinhtu

  • View
    217

  • Download
    1

Embed Size (px)

Citation preview

ĐẠI HỌC MỞ BÁN CÔNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINHTÀI LIỆU HƯỚNG DẪN HỌC TẬPCÔNG TÁC XÃ HỘI NHẬP MÔNBiên soạn: ThS. Lê Chí An

BÀI GIỚI THIỆUChào mừng các bạn đến với chương trình đào tạo từ xa của Đại học Mở-Bán công TP. Hồ Chí MinhGiới thiệu khái quát về môn học:Công tác xã hội nhập môn là môn học khởi đầu bắt buộc đối với sinh viên theo học ngành Công tác Xã hội và ngành Xã hội học tại Khoa Xã hội học, Đại học Mở-Bán công TP. Hồ Chí Minh và một số trường đại học khác trong nước, trước khi nghiên cứu các môn học tiếp theo như Công tác xã hội cá nhân và Công tác xã hội nhóm. Môn học như là một sự khai tâm về khoa học công tác xã hội cho người học,đưa họ bước qua cánh cửa đi vào ngôi nhà tri thức về ngành nghề công tác xã hội. Điểm trọng yếu ở đây là giúp sinh viên có cái nhìn mới, hiểu công tác xã hội như một nghề chuyên môn, khác với quan niệm cho rằng công tác xã hội ai cũng làm được như bấy lâu nay người ta vẫn thường nghĩ. Từ đó môn học giới thiệu lịch sử của ngành,các khái niệm,định nghĩa, quan điểm, giá trị,mục đích,phương pháp,và các dịch vụ của ngành công tác xã hội để người học có được cái nhìn tổng quát trước khi đi vào chuyên sâu.Mục tiêu của môn học:Sau khi học xong môn học, sinh viên sẽ:- Hiểu được đây là một ngành học, một khoa học, một nghề chuyên môn đã hình thành từ khá lâu trên thế giới và ở Việt Nam.- Nắm bắt các lý thuyết sử dụng trong công tác xã hội để áp dụng trong thực hành nghề nghiệp.- Hiểu được định nghĩa, sứ mạng, mục đích, chức năng, giá trị ngành, đạo đức nghề nghiệp, các quan điểm cơ bản, các nguyên tắc hướng dẫn hành động của công tác xã hội.- Tiếp cận tiến trình giải quyết vấn đề (của thân chủ) trong công tác xã hội.

- Nắm bắt một cách cơ bản các phương pháp công tác xã hội và những phương pháp thực hành công tác xã hội.- Hiểu biết về các lĩnh vực xã hội có thể ứng dụng khoa học công tác xã hội.- Có cái nhìn về triển vọng phát triển nghề nghiệp tương lai.Bố cục tài liệuTài liệu được chia thành 9 bài với thời lượng 45 tiết, tương đương 5 tiết/bài, theo một trình tự như sau:- Bài 1: Lịch sử ngành công tác xã hội- Bài 2: Một số lý thuyết tổng quát áp dụng trong công tác xã hội- Bài 3: Cơ sở khoa học của công tác xã hội- Bài 4: Cơ sở khoa học của công tác xã hội (tiếp theo)- Bài 5: Các phương pháp công tác xã hội- Bài 6: Các lĩnh vực áp dụng công tác xã hội- Bài 7: Các lĩnh vực áp dụng công tác xã hội (tiếp theo)- Bài 8: Các lĩnh vực áp dụng công tác xã hội (tiếp theo)- Bài 9: Phát triển nghề nghiệp công tác xã hộiMỗi bài đều được tổ chức theo một khung thống nhất, bao gồm các phần sau:- Giới thiệu khái quát và mục tiêu cần đạt được- Khái niệm cơ bản và cách học- Nội dung cơ bản của bài - tài liệu tham khảo- Một số điểm lưu ý khi học- Tóm lược những vấn đề cần ghi nhớ - Câu hỏi gợi ý cho cá nhân/nhóm- Trả lời/hướng dẫn trả lời câu hỏiHướng dẫn khái quát cách học môn học:- Phương pháp học tập: Công tác xã hội vừa là một khoa học vừa là một nghề nên việc đào tạo cần phối hợp nhiều phương pháp khác nhau, trong đó có áp dụng phương pháp giáo dục chủ động, giáo dục có sự tham gia. Sinh viên tự học cần đọc thật kỹ các bài học theo thứ tự để nắm bắt được nội dung môn học. Đồng thời cần tìm đọc thêm các tài liệu tham khảo đã giới thiệu để mở rộng kiến thức về ngành công tác xã hội. Việc tự học cá

nhân là rất tốt, nhưng nếu có kết hợp được với một số hình thức khác như thảo luận nhóm, bài tập nhóm, động não (brainstorming), sắm vai (role playing) ... và đặc biệt là thực tập tại các cơ sở xã hội,các chương trình, dự án… có sự kiểm huấn (supervision) thì sẽ tăng hiệu quả hơn rất nhiều. Do vậy tài liệu hướng dẫn chỉ là một bộ phận hỗ trợ cho sinh viên trong quá trình tự đào tạo, còn để theo đuổi được con đường nghề nghiệp chuyên môn công tác xã hội thì sinh viên cần áp dụng phối hợp các phương pháp đào tạo nói trên. Trong quá trình sử dụng tài liệu nầy như là một công cụ tự học, nếu có vướng mắc gì sinh viên có thể trao đổi thêm với giáo viên đến ôn tập cho lớp hoặc liên hệ trực tiếp với tác giả theo địa chỉ sau: [email protected]ài liệu tham khảo : Sinh viên cần đọc thêm các sách sau đây:- Lê Chí An (biên dịch), Quản trị ngành công tác xã hội, Đại học Mở-Bán công TP. HCM, 1998.- Lê Chí An (biên dịch), Nhập môn công tác xã hội cá nhân, Đại học Mở-Bán công TP. HCM,2000. - Nguyễn Ngọc Lâm, Sách bỏ túi dành cho nhân viên xã hội, Đại học Mở-Bán công TP. HCM, 2001.- Nguyễn Thị Oanh, Công tác xã hội đại cương, Đại học Mở-Bán công TP.HCM, 2000.- Nhiều tác giả, An sinh xã hội và các vấn đề xã hội, Đại học Mở-Bán công TP.HCM,1997.- Tô Duy Hợp, Lương Hồng Quang, Phát triển cộng đồng - Lý thuyết và vận dụng, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội, 2000.

BÀI 1

LỊCH SỬ NGÀNH CÔNG TÁC XÃ HỘICông tác xã hội là một khoa học, một nghề chuyên môn xuất hiện trên thế giới từ những năm cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20 ở các nước Anh, Mỹ. Lịch sử ngành công tác xã hội khởi đầu bằng các hoạt động từ thiện ở nước Anh, Mỹ ...sau đó lan dần ra các nước khác trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Đối với nước ta, công tác xã hội khoa học hình thành khá sớm ở

miền Nam dưới thời Pháp thuộc và thời Mỹ chiếm đóng nên ít nhiều đã có người học và biết đến. Tuy vậy trong xã hội ta có lúc có nơi hoạt động từ thiện vẫn còn được coi là công tác xã hội. Bên cạnh đó, nhiều người còn đồng hóa các việc như làm vệ sinh khu phố, phát quà cứu trợ… là công tác xã hội. Đặc biệt ở nước ta mặc dù hai hoạt động từ thiện và công tác xã hội có mối liên hệ chặt chẽ nhưng mỗi bên đều có những đặc thù riêng.Bài này vừa giới thiệu khái quát lịch sử ngành công tác xã hội trên thế giới vừa đề cập đến quá trình phát triển ngành công tác xã hội ở Việt Nam để sinh viên có cái nhìn cụ thể về một khoa học tuy mới mẻ nhưng có bề dày phát triển khá vững chắc.Mục tiêu của bài: Sau khi học xong bài, sinh viên sẽ:- Có được kiến thức về lịch sử phát triển của ngành công tác xã hội trên thế giới và Việt Nam.- Hiểu được công tác xã hội là một khoa học, một nghề chuyên môn.- Hiểu được sự gắn bó giữa hoạt động từ thiện và công tác xã hội khoa học và những nét đặc thù của mỗi bên qua bài tập phân tích ở cuối bài. Những khái niệm cơ bản trong bài và cách học:* Khái niệm cơ bản:- Nhân viên xã hội: là những người được đào tạo chuyên môn về công tác xã hội để giúp đỡ những người khó khăn.- An sinh xã hội: là hệ thống bao gồm luật pháp, chính sách xã hội, bộ máy cung cấp các dịch vụ xã hội cho người dân và các đối tượng gặp hoàn cảnh không may mắn trong xã hội.- Thân chủ: là đối tượng mà nhân viên xã hội cùng làm việc.* Cách học: Ở bài nầy sinh viên đọc tài liệu hướng dẫn, nghiên cứu thêm các sách tham khảo là có thể nắm vững được tinh thần cốt lõi của bài. Các đề mục nội dung trong bài để sinh viên đọc để hiểu chứ không phải học thuộc lòng. Nếu sinh viên có cơ hội tham gia áp dụng một số phương pháp học tập như: động não (brain-storming), trao đổi với giáo viên và bạn học, thảo luận vấn đề, thảo luận nhóm... sẽ thu hoạch thêm những điều mở rộng.Nội dung chính

Khi xem xét lịch sử phát triển ngành công tác xã hội khoa học trên thế giới, các nhà nghiên cứu và giáo dục trong ngành công tác xã hội đều thống nhất xác định cái nôi sản sinh ra nó là ở nước Anh và nước Mỹ.

1. Sự ra đời của Hiệp hội các tổ chức từ thiện ở Anh:Công tác xã hội với các cá nhân gặp vấn đề khó khăn xuất hiện trong bối cảnh của đô thị hóa công nghiệp hóa ở các nước phương Tây, đặc biệt ở Anh và Mỹ. Điều đó có thể thấy qua việc tuyển dụng nhân viên của Hiệp hội các tổ chức từ thiện (Charity Organizations Society - COS) ở Anh. Hiệp hội này, như tên gọi của nó, được thành lập bởi các công dân Anh quốc có lòng từ thiện với mục tiêu là giúp đỡ những người nghèo khó. Họ có ngân sách tùy nghi sử dụng để giúp người nghèo. Đầu tiên, những nhân viên công tác xã hội này được gọi là những người thăm viếng thân thiện (friendly visitors). Với lòng từ tâm và tình nguyện, họ đi thăm người nghèo để đánh giá các nhu cầu và đáp ứng ở một mức độ nhất định. Vốn xuất thân từ giới trí thức như bác sĩ, luật sư, kỹ sư, giáo viên…họ thực hiện các cuộc viếng thăm với nghĩa cử từ thiện mà không hề mong được thù lao tiền bạc. Tuy nhiên, số người đi làm như thế chưa đủ nên cần tuyển thêm các nhân viên làm việc ăn lương. Nét đặc trưng của sự phát triển ngành công tác xã hội sau đó là những người làm công việc giúp đỡ người khác phải giỏi, phải được trang bị kiến thức và năng lực thực hành thông qua các chương trình đào tạo. Sau đó, nhiều kế hoạch huấn luyện được đề xuất để trang bị cho tác viên các kiến thức và phương pháp giúp đỡ.

2. Hoạt động của các tổ chức an sinh xã hội ở Mỹ:Ở Mỹ, trong nỗ lực đáp ứng nhu cầu của người dân sống ở các khu đô thị, các cơ sở an sinh xã hội đầu tiên bắt đầu được mở ra vào những năm đầu của thế kỷ 19. Đó là những cơ sở tư nhân, chủ yếu được thành lập do sáng kiến của tu sĩ và các nhóm tôn giáo. Cho đến những năm đầu của thế kỷ 20 những dịch vụ này được cung cấp độc quyền bởi những người làm điều tốt, điều thiện nhưng không được đào tạo chính quy và ít hiểu biết về hành vi con người hay cách thức giúp đỡ con người. Trọng tâm của sự giúp đỡ lúc này là đáp ứng những nhu cầu vật chất cơ bản như thực phẩm,nơi

ở và cố gắng “chữa trị” những khó khăn cá nhân và tình cảm bằng lời khuyên nhủ của tôn giáo.Một minh họa về một tổ chức an sinh xã hội đầu tiên là Hội ngăn ngừa nghèo khổ do John Griscom thành lập năm 1820. Hội nầy có mục đích điều tra thói quen và hoàn cảnh của người nghèo, đề xuất những kế hoạch qua đó người nghèo có thể tự cứu lấy mình, và khuyến khích người nghèo tiết kiệm và để dành. Trong số những giải pháp được dùng có cách thức đến thăm viếng nhà ở của người nghèo (một hình thức công tác xã hội rất sơ đẳng).

3. Phong trào các tổ chức từ thiện ở Mỹ:Cuối thế kỷ 19 có một số khá lớn các tổ chức cứu trợ được thành lập ở các thành phố lớn giúp người thất nghiệp, người nghèo, người bệnh tật, người khuyết tật thể chất hay tâm thần và trẻ mồ côi. Các chương trình của các tổ chức này không được phối hợp nên đôi khi bị trùng lặp. Vì vậy sáng kiến ở Anh quốc - Hiệp hội các tổ chức từ thiện (Charity Organizations Society - COS) - đã gây được sự chú ý của một số thành phố ở Mỹ. Bắt đầu ở Buffalo, New York vào năm 1877, cos nhanh chóng được nhiều thành phố khác chấp nhận. Trong các hiệp hội tổ chức từ thiện, các cơ sở tư nhân cùng nhau (a) cung cấp những dịch vụ trực tiếp cho cá nhân và gia đình và (b) hoạch định và phối hợp các nỗ lực của các cơ sở tư nhân để đáp ứng những vấn đề xã hội nghiêm trọng ở các thành phố. Các tổ chức từ thiện tổ chức một cuộc điều tra chi tiết từng người có yêu cầu cung cấp dịch vụ và giúp đở tài chính, duy trì một hệ thống trung ương đăng ký thân chủ tránh sự trùng lặp,và sử dụng những “người thăm viếng thân thiện” tình nguyện làm việc với những người gặp khó khăn. Những người thăm viếng thân thiện chủ yếu là “người làm việc tốt’’,vì họ thường tỏ ra thấu cảm hơn là đưa tiền bạc hay động viên người nghèo tiết kiệm và tìm kiếm một công ăn việc làm. Nghèo đói được xem như là hệ quả của sự yếu kém cá nhân. Hầu hết ‘‘những người thăm viếng thân thiện” là phụ nữ. 

4. Phong trào nhà cộng đồng ở Anh và Mỹ:Đồng thời với phong trào cos là sự hình thành các nhà cộng đồng (social settlement house) vào những năm cuối thế kỷ 19. Năm 1886, nhà cộng

đồng đầu tiên được ở thành phố New York. Ba năm sau một nhà cộng đồng nổi tiếng do Jane Addams thành lập ở Chicago có tên là Hull House. Những trung tâm cộng đồng tương tự được xây dựng ở các thành phố lớn khắp nước Mỹ. Ngày nay, các trung tâm nầy đóng vai trò quan trọng trong việc đáp ứng các nhu cầu vui chơi giải trí, sức khỏe, an sinh cho trẻ em trai, trẻ em gái, thanh niên, phụ nữ ở các khu vực nghèo khổ. Các trung tâm nầy còn phục vụ cho toàn thể cư dân kể cả tầng lớp trung lưu và tầng lớp trên như cung cấp kinh nghiệm sống, giải trí và giải quyết những vấn đề cá nhân riêng tư. Nhiều tác viên đầu tiên làm việc ở nhà cộng đồng là các cô con gái các vị bộ trưởng. Các tác viên xuất thân từ giai cấp trung lưu và thượng lưu là những người muốn thử sống trong một khu láng giềng nghèo khó, qua đó trải nghiệm được thực tiễn khắc nghiệt của sự nghèo khó như thế nào. Khác với “những người thăm viếng thân thiện’’,họ sống trong các khu dân cư nghèo và sử dụng cách thức hướng dẫn cho cư dân sống đạo đức và cải thiện hoàn cảnh của mình. Họ tìm những phương thức phối hợp với cư dân trong việc cải thiện nhà ở, cải thiện sức khỏe và những điều kiện sống; tìm việc làm cho các cư dân trong vùng; dạy tiếng Anh, vệ sinh và kỹ năng nghề nghiệp; và thay đổi môi trường xung quanh thông qua nỗ lực hợp tác. Nhà cộng đồng sử dụng kỹ thuật thay đổi mà ngày nay ta gọi là công tác xã hội nhóm, hành động xã hội và tổ chức cộng đồng.Nhà cộng đồng nhấn mạnh đến “cải cách môi trường”,và cũng vào thời điểm nầy “họ tiếp tục tranh đấu để hướng dẫn cho người nghèo các giá trị đang phổ biến về công việc, về tính tiết kiệm và sự điều độ như là chìa khóa thành công của giai cấp trung lưu". Ngoài việc đối phó với những vấn đề trong cộng đồng bằng hành động xã hội chung, nhà cộng đồng đóng vai trò quan trọng trong việc dự thảo lập pháp và gây ảnh hưởng chính sách xã hội và việc lập pháp. Lãnh tụ nổi tiếng trong phong trào nhà cộng đồng là Jane Addams của Hull House ở Chicago. Bà sinh ở Cedarville, Illinois năm 1861 và mất năm 1935. Bà đi khắp châu Âu và rất ấn tượng với Toynbee Hall là nhà cộng đồng đầu tiên được thành lập ở London năm 1884. Vì vậy khi về nước Mỹ bà quyết định thành lập một nhà cộng đồng tương tự ở phía tây Chicago lấy tên là Hull House. Hull House cung cấp

nhiều cơ hội học tập và các dịch vụ xã hội cho những người thiếu thốn phương tiện kinh tế và trợ giúp cho dân nhập cư vào Mỹ. (chú thích: Jane Addams còn là lãnh tụ của phong trào phụ nữ quốc tế và phong trào trẻ em. Bà có hai tác phẩm nổi tiếng là Democracy and Social Ethics (1902) và Twentty Years at Hull House (1910)).

5. Đào tạo công tác xã hội ở Mỹ:Vào cuối thế kỷ 19 những nhân viên xã hội được trả lương đầu tiên ở Mỹ là các thư ký điều hành các hiệp hội tổ chức từ thiện. Lúc nầy các hiệp hội tổ chức từ thiện nhận được một số hợp đồng từ các thành phố nơi được giao nhiệm vụ quản lý các quỹ cứu trợ. Để quản lý những chương trình này, cos thuê các thư ký điều hành tổ chức, huấn luyện “những người thăm viếng thân thiện” và đưa ra các biện pháp kế toán để chứng tỏ tính trách nhiệm đối với ngân quỹ nhận được. Để hoàn thiện dịch vụ này, thư ký điều hành thiết lập các tiêu chuẩn và mở các khóa huấn luyện. Vào năm 1898 Hiệp hội tổ chức từ thiện New York mở khóa huấn luyện đầu tiên trong ba tháng mùa hè tại đại học Columbia. Vào năm 1904, trường bác ái New York mở lớp học một năm. Chẳng bao lâu sau đó các trường cao đẳng và đại học bắt đầu chương trình đào tạo công tác xã hội. Năm 1920, Hiệp hội các nhân viên xã hội Mỹ - tổ chức công tác xã hội chuyên nghiệp đầu tiên được thành lập. Năm 1955, Hiệp hội quốc gia các nhân viên xã hội Mỹ được thành lập trên cơ sở hợp nhất bảy hội công tác xã hội khác nhỏ hơn. Hiện nay, danh từ chung “nhân viên xã hội” được sử dụng không phân biệt phương pháp mà người ấy đang áp dụng.

6. Những phát triển của ngành công tác xã hội ở Mỹ:Năm 1905 Richard Cabot đưa công tác xã hội y tế vào bệnh viện trung ương Massachusetts (Mỹ). Dần dần các nhân viên xã hội được tuyển dụng làm việc ở trường học, tòa án, các trung tâm tư vấn trẻ em và những nơi khác.Những chương trình đào tạo công tác xã hội đầu tiên chú trọng đến các nỗ lực thay đổi hoàn cảnh và thay đổi cá nhân để thích nghi tốt hơn với xã hội.

Năm 1917 Mary Richmond xuất bản cuốn Chẩn đoán xã hội (Social Diagnosis) giới thiệu lần đầu tiên lý thuyết và phương pháp luận công tác xã hội. Cuốn sách chú trọng vào nhân viên xã hội can thiệp vào cá nhân. Tiến trình ấy hiện nay vẫn được sử dụng, bao gồm khảo sát (thu thập thông tin), chẩn đoán (chỉ ra cái gì sai), tiên lượng (chỉ ra triển vọng thay đổi cải thiện), và hoạch định cách trị liệu (chỉ ra phải làm gì để giúp thân chủ cải thiện tình hình). Cuốn sách này có tầm quan trọng vì nó hình thành khối kiến thức chung cho công tác xã hội cá nhân.Vào những năm 1920, lý thuyết về phát triển nhân cách và trị liệu của Sigmund Freud trở nên phổ biến. Những quan niệm và giải thích của các nhà tâm thần học có vẻ thích hợp với các nhân viên xã hội, những người làm việc trong mối quan hệ một-một với thân chủ. Cách tiếp cận tâm thần học nhấn mạnh những biến đổi nội tâm và chú trọng làm cho thân chủ thích nghi và điều chỉnh cho thích ứng với tình huống xã hội. Vì vậy,hầu hết nhân viên xã hội chuyển từ “cải cách” sang “trị liệu” trong ba thập niên kế tiếp. Tuy nhiên,vào những năm 1960, mối quan tâm về cách tiếp cận xã hội học, hay cải cách do các nhân viên xã hội khởi xướng được hồi phục. Có nhiều nguyên nhân về sự thay đổi này. Những vấn đề nổi lên ở đây là sự liên quan và sự thích hợp của cách tiếp cận tương tác với những thân chủ có thu nhập thấp. Đó là những người không có hoặc ít có khả năng diễn đạt bằng lời các nhu cầu do họ gặp phải những áp lực kinh tế và xã hội bức thiết. Hơn thế nữa, người ta đặt vấn đề về tính hiệu quả của nhiều cách tiếp cận tâm lý trị liệu. Ngoài ra còn có những lý do khác là vị thế của ngành xã hội học tăng lên ở thập kỷ 1960, đặt ra những vấn đề về sự thích hợp của các thiết chế xã hội trong việc đáp ứng nhu cầu của dân chúng. Công tác xã hội hiện nay đi theo cả hai cách tiếp cận cải cách và tiếp cận trị liệu.Không phải đợi đến cuối chiến tranh thế giới lần thứ nhất công tác xã hội mới bắt đầu được nhìn nhận như một nghề nghiệp riêng. Cuộc suy thoái kinh tế những năm 1930 ở Mỹ và việc ban hành đạo luật bảo hiểm xã hội dẫn đến sự mở rộng các dịch vụ xã hội công và cơ hội việc làm cho nhân viên xã hội. Kể từ năm 1900, ban điều hành các cơ sở xã hội và công chúng cho rằng cần thiết phải đào tạo chuyên môn nhân viên xã hội để

phục vụ tốt hơn. Vào năm 1955, Hiệp hội nhân viên xã hội được thành lập, đại diện cho nghề nghiệp công tác xã hội. Mục đích của hiệp hội nầy là nhằm cải thiện các điều kiện xã hội và thúc đẩy việc thực hành công tác xã hội có chất lượng cao và hiệu quả.

7. Quá trình hình thành công tác xã hội ở Ấn Độ:Ở Ân Độ, dịch vụ xã hội như một hoạt động giúp đỡ tồn tại lâu đời dưới hình thức này hoặc hình thức khác. Gouri Rani Baneijee, một trong những nhà tiên phong về công tác xã hội chuyên nghiệp và giáo dục công tác xã hội ở Ấn Độ đã viết rất rõ về nền an sinh xã hội thời cổ ở Ấn Độ và các hình thức dịch vụ khác nhau được thừa nhận để giúp những người khốn cùng (1967). Công tác xã hội được nhận thức ở phương Tây như là một hoạt động chuyên môn, được đưa vào Ấn Độ năm 1936 khi trường Dorabji Tata được khai trương để huấn luyện cho những người có trình độ đại học và những người có ý hướng chọn nghề dịch vụ xã hội. Tuy nhiên, ngay trước năm 1936, thành phố Bombay đã có những chương trình huấn luyện ngắn hạn về công tác xã hội. N.M. Jonshi,một trong các nhà sáng lập của phong trào công đoàn ở Ấn Độ đã thành lập một tổ chức gọi là liên đoàn phục vụ xã hội ở Bombay. Liên đoàn này điều hành các chương trình huấn luyện cho những người tình nguyện mà các dịch vụ của họ về sau được sử dụng cho công tác cứu trợ những người bị đói kém, dịch bệnh, lũ lụt và các thiên tai khác và cũng sử dụng cho các chương trình an sinh cho người nghèo và người thiếu thốn (Karik V.B, 1972). Với sự thành lập trường công tác xã hội mang tên Sir Dorabjl Tata, việc huấn luyện công tác xã hội được chuyển thành một chương trình huấn nghệ, giáo dục toàn thời gian. Công tác xã hội cá nhân được xem là một giáo trình lý thuyết về phương pháp thực hành trong chương trình giảng dạy từ năm 1946. Về sau, các phương pháp khác của công tác xã hội được sát nhập vào giáo trình này. Trong hơn năm thập kỹ qua, công tác xã hội đã trở thành một nghề chuyên môn. Một chương trình lý thuyết đã được mở rộng và được làm cho phong phú thêm bởi các bối cảnh, tư tưởng và lý thuyết mới mẻ. Công tác xã hội cá nhân vẫn tiếp tục được giảng dạy ở các trường công tác xã hội và được dùng như một phương pháp hoạt động ở các tổ chức xã hội khác nhau.

8. Các tổ chức trong ngành công tác xã hội:Ở Mỹ đã thành lập Hội các trường đào tạo công tác xã hội chuyên nghiệp. Hội này là tiền thân của Hội các trường công tác xã hội Mỹ và Hội đồng giáo dục công tác xã hội hiện nay với hội viên là những trường có chương trình đào tạo ít nhất một năm. Hiệp hội nhân viên xã hội Mỹ ra đời từ năm 1955. Các nước khác như Anh, Canada, Úc, New Zealand, Philippines, Singapore...đều đã có hiệp hội nghề nghiệp của những người làm công tác xã hội.Ở cấp độ quốc tế, những người làm công tác xã hội chuyên nghiệp đã tập hợp trong tổ chức của mình gọi là Hiệp hội quốc tế nhân viên xã hội (IFSW - International Federation of Social Workers) cứ hai năm họp một lần, luân phiên ở các châu lục, kết hợp với Hiệp hội quốc tế các trường công tác xã hội (IASSW - International Association of Schools of Social Work). Ngoài ra Hội đồng An sinh xã hội thế giới (ICSW - International Council of Social Welfare) và Hội đồng Giáo dục công tác xã hội ở mỗi nước (CSWE - Council of Social Work Education) đóng vai trò quan trọng trong việc phối hợp đào tạo, xây dựng chương trình đào tạo các cấp từ cử nhân đến tiến sĩ ngành công tác xã hội.

9. Quá trình hình thành công tác xã hội ở Việt Nam:Nhìn chung, công tác xã hội đã trở thành một khoa học và một nghề chuyên môn từ lâu ở các nước. Đối với Việt Nam, ngành công tác xã hội đã có mặt khá sớm ở miền Nam từ những năm cuối thập kỷ 40 thế kỷ 20. Với sự giúp đỡ của Hội Hồng Thập Tự và Đại sứ quán Pháp ở Saigon ,năm 1949, trường cán sự xã hội Caritas được thành lập, do một dòng nữ tu Thiên chúa giáo quản lý, thực hiện chương trình đào tạo cán sự xã hội trong thời gian ba năm. Năm 1969, trường Công tác xã hội quốc gia thuộc Bộ Xã hội (chế độ cũ) được thành lập với sự giúp đỡ của Liên Hiệp Quốc (tổ chức UNICEF và UNDP) với chương trình đào tạo kiểm sự xã hội hai năm và phó kiểm sự xã hội một năm. Cả hai trường nói trên đều bị giải thể trong năm 1975. Mãi đến năm 1992, môn Công tác xã hội mới được đưa vào chương trình đào tạo Cử nhân Xã hội học tại Khoa Phụ Nữ Học (Khoa Xã hội học hiện nay) - Đại học Mở-Bán công thành phố Hồ Chí Minh. Đến năm 2005, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã cho phép Đại học Mở-Bán công thành

phố Hồ Chí Minh đào tạo Cử nhân Công tác xã hội sau khi chương trình khung đào tạo ngành công tác xã hội được Bộ Giáo dục và Đào tạo xây dựng và ban hành năm 2004. Ngoài Đại học Mở-Bán công TP.HCM, một số trường khác cũng có đào tạo công tác xã hội ở bậc cao đẳng (Cao đẳng Lao động xã hội), bậc đại học (Đại học Đà Lạt -từ năm 2003). Ở Đại học Văn Hiến, Đại học Tôn Đức Thắng đã đưa môn công tác xã hội và phát triển cộng đồng vào chương trình đào ngành xã hội học.■ Tài liệu tham khảo: sinh viên có thể đọc thêm các tài liệu sau:=> Nguyễn Thị Oanh, Công tác xã hội đại cương, Đại học Mở-Bán công TP. HCM, 2000.=> Lê Chí An, Nhập môn công tác xã hội cá nhân, Đại học Mở-Bán công TP. HCM, 2000. (sách biên dịch).Một số điểm cần lưu ý khi học:Sinh viên không cần phải học thuộc bài, chỉ cần nắm vững những điểm quan trọng như khởi nguồn của công tác xã hội ở đâu, công tác xã hội bắt đầu bằng hoạt động gì, về sau ngành công tác xã hội phát triển rộng ra trên thế giới như thế nào, nước ta đã tiếp cận công tác xã hội khoa học khi nào và bằng cách nào,công tác xã hội khác hoạt động từ thiện ở những điểm nào.... Tóm lược những vấn đề cần ghi nhớ:Công tác xã hội là một khoa học, một nghề chuyên môn đã có từ khá sớm trên thế giới.Trước khi có công tác xã hội khoa học người ta làm từ thiện giúp đỡ những người khó khăn.- Trải qua nhiều năm đúc kết kinh nghiệm mới có được lý luận, kỹ năng, phương pháp làm việc khoa học.- Giữa hoạt động từ thiện và công tác xã hội có những điểm xuất phát giống nhau nhưng dẫn đến kết quả sau cùng khác nhau.- Muốn làm công tác xã hội tức muốn trở thành nhân viên xã hội đi giúp đỡ người khác phải học cách giúp đỡ, học nghề chuyên môn qua trường lớp đào tạo.

- Ở nước ta, để giúp đỡ người hoạn nạn khó khăn đột xuất thì vai trò của hoạt động từ thiện vẫn rất cần thiết. Tuy nhiên cần đẩy mạnh đào tạo nhân viên xã hội chuyên nghiệp.Câu hỏi động não cá nhân và tập thể/thảo luận nhóm:- Từ trước đến nay anh chị nghĩ công tác xã hội là gì ? Hãy kể một số hoạt động mà anh chị cho là công tác xã hội.- Câu hỏi bài tập nhóm: Hãy nêu lên những điểm tương đồng và khác biệt giữa hoạt động từ thiện và công tác xã hội dựa theo các tiêu chí sau : Mục đích, động cơ; Phương pháp; Mối quan hệ giữa người đi giúp và người được giúp; Kết quả đạt được.Đáp án bài tập nhóm:

Hoạt động từ thiện, cứu trợ

Công tác xã hội khoa học

1-Mục đích Giúp đỡ người hoạn nạn, khó khăn do nhiều nguyên nhân khác nhau.

Giúp đỡ người hoạn nạn, khó khăn do nhiều nguyên nhân khác nhau.

2-Động cơ - Lòng thương người- Thiện tâm, thiện chí- Tôn giáo (để đức cho con, cứu rỗi linh hồn...)- Cá nhân: thỏa mãn nhu cầu tâm lý (tự khẳng định, tự bù đắp...)- Tạo uy tín cho tập thể, cho cá nhân.- Che đấu ý đồ riêng tư

- Lòng thương người- Thiện tâm, thiện chí- Điểm khác: Xem đối tượng và lợi ích của đối tượng là mối quan tâm hàng đầu.

3-Phương pháp

- Vận động dự đóng góp của người khác- Phân phối vật chất quyên góp được hay hàng hóa viện trợ đến đối tượng- Mang hình thức ban bố

- Làm cho đối tượng có vấn đề phát huy tiềm năng của chính mình để tự vươn lên, đóng góp cho xã hội.-Bằng các phương pháp khoa học xã hội dựa trên kiến thức và kỹ năng chuyên môn để giúp

người “tự giúp”.4-Mối quan hệ giữa người giúp đỡ và người được giúp đỡ

- Nhất thời, có khi không có mối quan hệ nào- Từ trên xuống- Thái độ ban ơn, kẻ cả

- Là mối quan hệ nghề nghiệp- Mang tính chất bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau

a-Người giúp đỡ

- Chủ động- Quyết định- Áp đặt- Làm thay

-Tìm hiểu nhu cầu, tôn trọng sự tự quyết của đối tượng, “làm với”,gây ý thức, khuyến trợ.

b-Người được giúp đỡ

- Thụ động -Chủ động tham gia giải quyết vấn đề của chính mình.

5-Kết quả -Vấn đề thật không được giải quyết, chỉ xoa dịu tạm thời.-Đối tượng có thể trở thành ỷ lại, đòi hỏi, chờ đợi.

-Vấn đề được giải quyết, đối tượng được giúp đỡ khắc phục khó khăn, vươn lên tự lực.

BÀI 2

MỘT SỐ LÝ THUYẾT TỔNG QUÁT ÁP DỤNG TRONG CÔNG TÁC XÃ HỘIRa đời sau một số các khoa học khác như tâm lý học, xã hội học, y học, quản trị học... nên công tác xã hội sử dụng kiến thức của các ngành này làm cơ sở khoa học. Ngoài các lý thuyết vay mượn, công tác xã hội còn xây dựng những nguyên lý, quan điểm, nguyên tắc và phương pháp hoạt động riêng cho chuyên ngành của mình.Bài này giới thiệu với sinh viên một số lý thuyết gần đây được đề cập nhiều trong giáo dục và thực hành công tác xã như: lý thuyết hệ thống và

sinh thái phân tích sự tương tác con người và các hệ thống xã hội, lý thuyết về mô hình tác động từ bên trong và bên ngoài giải thích tại sao trong bối cảnh nhất định nào đó con người lại có hành vi như vậy. Một kết hợp giữa mô hình lực tác động bên trong và bên ngoài là mô hình vòng đời giải thích ở từng giai đoạn của cuộc sống con người hành động ra sao. Lý thuyết về việc thực hiện chức năng xã hội giúp ta hiểu được vì sao con người có khi không đóng vai trò của mình thật tốt. Phần cuối của bài giới thiệu mối quan hệ giữa an sinh xã hội và công tác xã hội, hai lĩnh vực này có tương quan như thế nào trong vệc phát triển xã hội.Mục tiêu của bài: Sau khi học xong bài sinh viên sẽ:Hiểu được các lý thuyết hệ thống và sinh thái; lý thuyết mô hình lực tác động từ bên trong và bên ngoài; mô hình vòng đời và các lực bên trong và bên ngoài; việc thực hiện chức năng xã hội được áp dụng trong công tác xã hội. Cụ thể là khi giúp người có vấn đề thì cần hiểu rõ người ấy có những đặc điểm tâm lý xã hội là gì, đặc điểm về môi trường sống của họ ra sao…Hiểu được mối quan hệ giữa công tác xã hội và an sinh xã hội.Những khái niệm cơ bản trong bài và cách học từng phần:* Những khái niệm cơ bản:- Lý thuyết hệ thống: chỉ ra sự tác động mà các tổ chức, các chính sách, các cộng đồng và các nhóm ảnh hưởng lên cá nhân. Cá nhân được xem như là bị lôi cuốn vào sự tương tác không dứt với nhiều hệ thống khác nhau trong môi trường.- Lý thuyết sinh thái: lý thuyết sinh thái là tập hợp con của lý thuyết hệ thống, mô tả con người sống, làm việc và chịu sự tương tác với gia đình, gia đình mở rộng, bạn bè, hàng xóm, các tổ chức xã hội, tôn giáo, giáo dục, y tế...Lý thuyết sinh thái đã có nhiều đóng góp quan trọng cho ngành công tác xã hội trong việc tiếp cận, tìm hiểu, phân tích hệ sinh thái của một con người.- Thực hiện chức năng xã hội: một cá nhân thực hiện vai trò xã hội của mình (vai trò cha, mẹ, con cái...)- An sinh xã hội (social welfare): là một hệ thống bao gồm luật pháp, chính sách và bộ máy thực thi nhằm cung cấp các dịch vụ xã hội cơ bản cho

người dân trong một nước và bảo bọc những người không có điều kiện tự lực trong đời sống.- Bảo đảm xã hội (social security): gồm bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, các nguồn trợ cấp xã hội...- Tâm lý học năng động (psycho-dynamics): nghiên cứu tính cách năng động trong tâm lý của con người.- Nhân chủng học: nghiên cứu về nguồn gốc sự phân bố, đặc trưng sinh hoạt vật chất và văn hóa của các dân tộc ...* Cách học: Đọc kỹ về các lý thuyết và ứng dụng của chúng; liên hệ đến thực tiễn để hiểu rõ hơn. Nội dung chínhNhư chúng ta đã thấy, công tác xã hội là một khoa học, một nghề chuyên môn. Đối tượng của công tác xã hội là con người (cá nhân, nhóm, cộng đồng…) nên nhân viên xã hội khi làm việc với các đối tượng phải am hiểu một số lý thuyết để sử dụng như là cơ sở lý luận của ngành nghề. Ngành công tác xã hội sử dụng kiến thức của những ngành khoa học liên quan đến tâm sinh lý xã hội con người và các hệ thống văn hóa. Các lý thuyết nhấn mạnh sự ảnh hưởng của các tác lực kinh tế lên cá nhân và cộng đồng sẽ giúp hiểu được các hệ thống thúc đẩy hay ngăn cản con người có được sức khỏe và hạnh phúc cao nhất. Gần đây việc nghiên cứu các tiến trình chính trị và hình thành chính sách cũng được đưa vào cơ sở kiến thức công tác xã hội.Để giúp những người thực hành công tác xã hội hiểu được các lý thuyết từ nhiều ngành khoa học khác nhau, các trường đào tạo công tác xã hội thường đưa vào giảng dạy môn học Hành vi con người và môi trường xã hội. Môn học này giúp sinh viên hiểu được sự tương tác giữa con người và môi trường họ đang sống, giải thích các cá nhân tăng trưởng và phát triển ra sao về mặt sinh học, xã hội và xúc cảm. Ngoài ra môn học này cũng giúp sinh viên hiểu được các cấu trúc xã hội, các hệ thống xã hội và các quy chuẩn văn hóa vốn đóng những vai trò quan trọng trong đời sống con người.Trở lại với thời kỳ đầu trong lịch sử ngành công tác xã hội, ta thấy rằng Hiệp hội các tổ chức từ thiện (COS) đặt trọng tâm vào việc thay đổi cá

nhân trong khi phong trào nhà cộng đồng chọn cách làm thay đổi hệ thống xã hội. Có một sự chuyển đổi quan trọng hướng về nhấn mạnh cá nhân với sự việc ngành công tác xã hội chấp nhận lý thuyết tâm lý năng động (psycho-dynamics) của Freud. Tuy nhiên khi các lý thuyết gia khác từ bỏ lý thuyết Freud thì cách tiếp cận môi trường lại bắt đầu nổi bật. Ngành công tác xã hội chấp nhận những lý thuyết như tâm lý học về bản ngã, những lý thuyết hành vi và nhận thức, những lý thuyết nhân văn và hiện sinh, những lý thuyết tâm lý xã hội và những lý thuyết truyền thông giao tiếp. Từ năm 1970, ngành công tác xã hội thêm vào lý thuyết hệ thống và lý thuyết sinh thái như là một cách nhấn mạnh lần nữa tầm quan trọng của việc cân bằng sự chú tâm của công tác xã hội giữa “con người” và “môi trường”.

1. Lý thuyết hệ thống và sinh tháiLý thuyết hệ thống và sinh thái giúp cho những người thực hành công tác xã hội phân tích thấu đáo sự tương tác giữa/trong các hệ thống xã hội và hình dung những tương tác này ảnh hưởng ra sao đến hành vi con người.Lý thuyết hệ thống chỉ ra sự tác động mà các tổ chức, các chính sách, các cộng đồng và các nhóm ảnh hưởng lên cá nhân. Cá nhân được xem như là bị lôi cuốn vào sự tương tác không dứt với nhiều hệ thống khác nhau trong môi trường. Mục đích của công tác xã hội là cải thiện mối tương tác giữa thân chủ và hệ thống.Theo Barker “hệ thống là một sự kết hợp các yếu tố có tính trao đồi, tương tác lẫn nhau và những ranh giới dễ nhận biết. Hệ thống có thể mang tính vật chất, cơ học, sinh động và xã hội, hoặc kết hợp những yếu tố nầy. Thí dụ : hệ thống xã hội bao gồm các gia đình, các nhóm, một cơ sở an sinh xã hội, hoặc toàn bộ một tiến trình tổ chức giáo dục của một nước”.Lý thuyết sinh thái là tập hợp con của lý thuyết hệ thống, đã có nhiều đóng góp quan trọng cho ngành công tác xã hội. Một trong những đóng góp đó là định nghĩa ba cấp độ hệ thống như sau: * Cấp vi mô: Hệ thống này đề cập đến một cá nhân và kết hợp các hệ thống sinh học, tâm lý và xã hội tác động lên cá nhân ấy.* Cấp trung mô: Hệ thống này đề cập đến các nhóm nhỏ ảnh hưởng đến cá nhân như gia đình,nhóm làm việc,và những nhóm xã hội khác.

* Cấp vĩ mô: Hệ thống này nói đến các nhóm và những hệ thống lớn hơn gia đình. Bốn hệ thống vĩ mô quan trọng tác động đến cá nhân là các tổ chức, các thiết chế, cộng đồng và nền văn hóa.Lý thuyết hệ thống và lý thuyết sinh thái đã hỗ trợ rất nhiều cho nghề công tác xã hội như cung cấp cho người thực hành một khuôn khổ để phân tích sự tương tác luôn thay đổi, ổn định của con người trong môi trường của họ. Ngoài công trình lý luận này còn tạo thuận lợi cho quá trình liên kết những lý thuyết đã có từ trước như lý thuyết “tâm lý-năng động” và “lý thuyết hành vi” lại với nhau, giúp cho những người thực hành nghề nghiệp hình dung quá trình của con người như là một tổng thể chiết trung. Sau đó,những người thực hành nghề nghiệp lựa chọn ra những khái niệm mà họ tán thành và sử dụng trong công việc theo một phong cách có tổ chức và kỷ luật.

2. Mô hình lực tác động từ bên trong và từ bên ngoàiMô hình nầy đơn giản và trung thực, kết hợp các yếu tố của lý thuyết hệ thống và lý thuyết sinh thái. Mô hình có tính cơ bản, làm gia tăng sự uyên bác của các lý thuyết về hành vi con người.Mô hình lực tác động từ bên trong và từ bên ngoài giải thích tại sao con người hành động ở thời điểm ấy bằng những cách thức lạ lùng và không thể đoán trước được. Một người náo nức nghĩ về kỳ nghỉ để chơi bóng trong khi những người khác lại thích đi về miền biển. Một số người thích lao động tay chân, người khác lại thích làm việc bàn giấy. Những lý do để người ta chọn bạn thân cũng thế, thường là một bí mật lớn lao.Giả định cơ bản của kiểu mô hình này là có những lực phát sinh từ bên trong con người và từ môi trường sống của người ấy khiến cho người ấy ứng xử bằng những cung cách nhất định. Nguồn gốc đích thực của các lực tác động có lẽ không bao giờ được xác định, nhưng việc thừa nhận về sự hiện hữu của các lực và sự liên tục tương tác giữa chúng làm nẩy sinh các hành vi con người là có ý nghĩa rất quan trọng.Các tác giả đã chọn các thuật ngữ bên trong và bên ngoài để nhận diện hai lực chủ yếu hình thành hành vi con người. Ví dụ: hãy quan sát một đứa trẻ bắt đầu bước đi. Một lực quan trọng bên trong được sinh ra bởi hoạt động của thần kinh tạo ra một lực khiến đứa trẻ cố thử bước đi, đồng thời

tạo ra năng lực đi lại của trẻ. Một tác lực bên ngoài là nụ cười hài lòng khích lệ đứa trẻ và sự ôm ấp nựng nịu trẻ để khuyến khích nó tiếp tục bước đi. Như vậy, bước đi của đứa trẻ là sản phẩm của sự tương tác lực bên trong và lực bên ngoài.Hình sau đây minh họa mô hình lực bên trong và lực bên ngoài một cách đơn giản. Các mũi tên biểu thị lực tác động lên cá nhân từ bên trong và từ bên ngoài tạo nên hành vi con người.Nhân viên xã hội có thể sử dụng mô hình lực bên trong và bên ngoài bằng nhiều cách. Mô hình có thể giúp đánh giá và trị liệu những vấn đề của người lo lắng phiền muộn. Ví dụ trường hợp một học sinh trung học 17 tuổi tên H. ở một cộng đồng nọ được chuyển đến trung tâm sức khỏe tâm thần vì đánh nhau liên tục, chạy xe quá tốc độ và bị phạt, học hành kém, đánh cả cha dượng của mình. Khi H. trình bày các vấn đề của mình thì nhân viên xã hội nhận thấy rõ ràng là các ngoại lực đã tác động áp đảo lên cuộc sống anh ta. Nhà trường sắp sửa đuổi học H.; cảnh sát giao thông canh chừng H kỹ lưỡng H. đua xe để bắt phạt. Cha dượng H. một người nóng nảy,thích gây gố,đã nói phải “siết” H. lại để nó tốt hơn. Nhân viên xã hội đã nhận ra các ngoại lực còn các nội lực cũng được đem ra xem xét. H. thừa nhận là cảm thấy bất an vì nó không có cách gì kiếm sống. H. cảm thấy mình là kẻ thất bại trong mọi lĩnh vực nên lo lắng, hoảng sợ. Những cảm nghĩ tự ti và bất an nầy là những nội lực mạnh mẽ mà nhân viên xã hội phải chú ý. Nhân viên xã hội thấy rằng cần phải giảm nhẹ những ngoại lực trước khi làm những việc khác nên đã mời đại diện nhà trường, công an và gia đình H. hợp lại. Sau khi nhân viên xã hội giải thích những áp lực tiêu cực do những ngoại lực mang đến cho H. mọi người đồng tình đặt ra các mục tiêu thiết thực để giảm những áp lực bên ngoài nầy. Thầy cô lên kế hoạch phụ đạo tích cực cho H. Cảnh sát giao thông sẽ nhắc nhở nhẹ nhàng H. chạy xe đúng luật. Người cha dượng cũng giảm bớt thôi không kềm chế khắc nghiệt H. nữa. Một khi các ngoại lực đã giảm sút thì H. bắt đầu thay đổi hành vi. H. thực hiện các chức năng của mình tốt hơn trước. Nhân viên xã hội giúp H. đối phó với những cảm nghĩ tự ti. Dần dần H. thay đổi tích cực và hoàn thành chương trình trung học và ra mở cửa hàng kinh doanh.

Người ta còn sử dụng mô hình lực tác động bên trong và bên ngoài trong công tác phòng ngừa. Nếu nhân viên xã hội có thể nhận diện những lực bên ngoài nào tác động lên con người thì sẽ có thể liên tưởng đến cộng đồng và những hệ thống xã hội khác có ảnh hưởng đến con người.Cách thứ ba là nhân viên xã hội sử dụng mô hình lực tác động bên trong và bên ngoài để tạo ra một hệ thống phân loại các lý thuyết mới đang phát triển trong lĩnh vực hành vi con người. Nhân viên xã hội có thể đưa các lý thuyết mới của xã hội học, tâm lý học, công tác xã hội, tâm thần học và nhân chủng học vào mô hĩnh lực tác động bên trong và bên ngoài, nhờ thế giúp cho tiến trình học hỏi và tăng sự hiểu biết của những người hoạt động công tác xã hội.Để cụ thể hơn, các lực tác động bên trong và bên ngoài được phân chia thành hệ thống vi mô, trung mô và vĩ mô. Phải thừa nhận rằng hệ thống này trùng lắp và không bao gồm tất cả. Với sự xác định mở rộng này, nhân viên xã hội có thể có được năng lực đánh giá sắc bén hơn.Ví dụ sau đây minh họa cho cách sử dụng ba cấp vi mô, trung mô và vĩ mô.G., 18 tuổi, học sinh năm cuối trung học được chuyển tuyến đến cho nhân viên xã hội bởi G. không chịu làm bài trong lớp. G. tự thể hiện mình trong một phong cách khiêu chiến, tiêu cực và nói rằng không thích thú với nhà trường cũng như không muốn học. Những cuộc vấn đàm đầu tiên nhân viên xã hội thăm dò các cấp độ vi mô,trung mô và vĩ mô. Không có vấn đề gì ở hệ thống vĩ mô. G. và gia đình song với nhau trong cộng đồng và chấp nhận các yêu cầu của nhóm. Tuy nhiên trong hệ thống vi mô và trung mô có những vấn đề: G. không cảm thấy tốt về bản thân và có những xung lực gây hấn mà G. không kềm chế được; nhà trường thì áp lực buộc nó phải tốt nghiệp. Nhân viên phát hiện ra rằng những khó khăn nằm ở hệ thống vi mô. G. khổ sở do thiếu khả năng học tập và không thể đọc tốt. Nhân viên xã hội giúp G. hiểu được vấn đề đọc chữ của em như là một sự hỏng hóc sinh học và không phải do sự lười biếng của em. Thầy cô được yêu cầu thay đổi cách dạy cho phép G. làm bài tập bằng lời nhiều hơn các em khác. Giáo viên môn khoa học từ chối làm theo nhân viên xã

hội, tiếp tục bắt G. đọc nhiều chương mỗi ngày. G. có vẻ thất vọng và phản ứng với hành vi gây hấn. Sau sự can thiệp của hiệu trưởng và nhân viên xã hội, G. được chuyển qua một lớp khác có giáo viên sẵn lòng hợp tác. G. tốt nghiệp cho dù em vẫn chưa thể đọc được một cách tốt nhất. Tuy nhiên nhờ những nỗ lực của nhân viên xã hội và nhân viên nhà trường, G. đã cảm thấy bớt xấu hổ và ít nhu cầu đánh nhau. Nhân viên xã hội phát hiện rằng tác lực quan trọng nhất trong đời chàng trai trẻ này là sự thiểu năng lực học tập; nhân viên xã hội đã sử dụng mô hình nội lực ngoại lực chủ trọng vào hệ thống vi mô.

3. Mô hình vòng đời và các lực bên trong và bên ngoàiMột phần quan trọng nữa bổ sung cho mô hình các lực bên trong và bên ngoài là khái niệm vòng đời. Các lý thuyết gia về hành vi thừa nhận rằng có các giai đoạn phát triển của con người có tính cách phổ biến. Một sự phân loại đơn giản là thời thơ ấu, thời kỳ thanh niên, trưởng thành và tuổi già. Erik Erikson sửa lại sự hình thành vòng đời của ông ta phỏng theo lý thuyết cơ bản của Freud, phát triển một sự phân loại 8 giai đoạn :(1)tin cậy, phó thác (0-1 tuổi); (2) tự trị (1-3 tuổi); (3) chủ động (4-6 tuổi); (4) cần cù, chăm chỉ (7-11 tuổi); (5) đồng nhất (12-17 tuổi); (6) riêng tư (18-22 tuổi); (7) chu đáo (23-45 tuổi); và (8) toàn vẹn (từ 45 tuổi trở lên). Sự hình thành vòng đời của Erikson đặc biệt hữu ích khi kết hợp với mô hình các lực bên trong và bên ngoài. 8 giai đoạn trong đời sống được trình bày bằng cách sử dụng hình tượng bậc thang, cho người ta cảm giác trèo lên mỗi lúc bước một bậc. Sơ đồ bậc thang của Erikson được dùng để minh họa cách tiếp cận mang tính biểu tượng về đời sống con người.Việc thêm sơ đồ các giai đoạn cuộc đời vào mô hình các lực bên trong và bên ngoài đã giúp cho các nhân viên xã hội có thể xem xét vấn đề của một người dưới cách tiếp cận có tổ chức và tổng thể.Ví dụ, một đứa trẻ ở giai đoạn phát triển thứ ba (4-6 tuổi) được nhận xét là thường xuyên mơ mộng và không hoàn thành bài tập. Nó được đưa đến gặp nhân viên xã hội. Sử dụng mô hình, nhân viên xã hội có thể đặt ra các câu hỏi sau đây :

1. Đứa trẻ đang ở trong giai đoạn nào của cuộc sống? Những nhiệm vụ quan trọng của trẻ ở thời kỳ này là gì?2. Liệu có các lực bên trong hay bên ngoài nào gây nên vấn đề cho nó không? Có hay không sự kết hợp sức ép từ những lực bên trong và bên ngoài?3. Nếu như là các lực bên trong, có phải vấn đề chính là về tâm lý hay sinh học nằm trong hệ thống vi mô? Đứa trẻ có những cảm giác tự ti làm cản trở công việc không, hay là có bệnh về mắt khiến nó không đọc được bài?4. Nếu vấn đề chủ yếu nằm ở lĩnh vực lực bên ngoài, có phải nó nằm trong hệ thống trung mô hay vĩ mô ? Có lẽ đứa trẻ đang gặp khó khăn trong gia đình do sự xung đột dữ dội giữa cha và mẹ nó.Với một loạt các câu hỏi trên, nhân viên xã hội có thể hỏi thân chủ khác ở độ tuổi 7-11 tuổi - giai đoạn 4 (xem sơ đồ bên dưới). Giai đoạn thứ tư, giai đoạn chăm chỉ cần cù được nêu bật. Sơ đồ này giúp nhân viên xã hội đánh giá vấn đề một cách logic. Nó cũng giúp nhân viên xã hội thấy được hết kinh nghiệm của cá nhân, nghĩa là vi mô, trung mô hay vĩ mô.

4. Việc thực hiện chức năng xã hộiViệc thực hiện chức năng xã hội nói đến một người có đóng vai trò của mình được tốt hay không. Chức năng xã hội là vai trò xã hội của mỗi người như vai trò người cha, người mẹ, con cái,anh chị em trong gia đình; như người công chức, thầy giáo...ngoài xã hội. Ai cũng có vai trò và cố gắng thực hiện vai trò ấy cho tốt chính là thực hiện chức năng xã hội của mình.Mô hình các “nội lực” và “ngoại lực” là một công cụ giúp nhân viên xã hội giải thích một số lý do tại sao các cá nhân không thực hiện tốt chức năng trong môi trường sống của mình. Hành vi con người vốn được sinh ra do các lực bên trong và bên ngoài (nội lực và ngoại lực) có thể được xem như một “thể liên tục’’,từ có chức năng đến lệch lạc chức năng.Ví dụ, một em bé lang thang đường phố (trẻ đường phố). Em tên T., 12 tuổi, bỏ ra ra đi đã hơn một năm, hiện đang sống lang thang ở gầm cầu, xó chợ. Xét việc thực hiện chức năng của T. là xét đến việc thực hiện các vai trò xã hội mà T. đóng giữ trước khi T. đi lang thang và hiện tại. Chúng ta thấy rằng trước khi T. bỏ nhà đi hầu hết các vai trò như: con, anh- chị-em, học sinh, đội viên, cầu thủ đội bóng...mà T. đóng đều được thực hiện

tốt. Nhưng hiện nay thì T. không thể thực hiện được các vai trò ấy do T. đã tách khỏi gia đình mình sống, nhà trường mình học do đó T. đã bị lệch lạc chức năng (dysfunction). Chức năng, nhiệm vụ của công tác xã hội là khôi phục lại năng lực thực hiện vai trò xã hội tức năng lực thực hiện chức năng xã hội cho T. Nói cách khác là giúp T. tái hội nhập cuộc sống bình thường như trước đây T. đã trải qua.Sự can thiệp và hỗ trợ của công tác xã hội chỉ xuất hiện khi con người không thể thực hiện nghĩa vụ và cam kết xã hội của họ, và khi có những vấn đề gây cản trở mối quan hệ trong gia đình, ở trường học, trong công việc hay trong các nhóm xã hội khác. Mục đích của công tác xã hội là cải thiện và tăng cường việc thực hiện chức năng xã hội.4.1 Các mức độ thực hiện chức năng xã hộiCon người không phải lúc nào cũng thực hiện tốt những vai trò khác nhau của mình, từ trong nhà, đến công việc ở cơ quan và trong mối quan hệ láng giềng. Nhân viên xã hội từ lâu đã biết rằng các cá nhân thực hiện vai trò của họ rất khác nhau tùy từng lúc, tùy từng người. Tuy nhiên việc thực hiện chức năng của một số người có thể bị suy yếu nặng nề, vì thế ngăn cản họ làm bất cứ công việc gì cho chính họ.Ví dụ. trong gia đình, có thể nói là chức năng được thực hiện đầy đủ khi nhiều thành viên nhất trí được một số mục tiêu nào đó; sự truyền đạt ý kiến giữa các thành viên là rõ ràng, sáng sủa; các cá nhân quan tâm thỏa mãn nhu cầu của nhau; các hoạt động được hỗ trợ với nguồn tài nguyên thích hợp; và những tác động mang tính phá rối từ bên ngoài được kiểm tra chặt chẽ và giữ ở mức tối thiểu. Một cộng đồng hay một hệ thống xã hội thực hiện được chức năng hay bị lệch lạc chức năng tùy thuộc vào cách đáp ứng hay không đáp ứng đối với những nhu cầu của người dân.Ví dụ, một hệ thống trường học mang tính giáo dục cho tất cả trẻ em của tất cả mọi người có thể được xem là một hệ thống đầy đủ chức năng. Trái lại một hệ thống trường học luôn có tỷ lệ 50% trẻ em bỏ học và không thúc đẩy sự tìm tòi hiểu biết và phát triển tinh thần cho học sinh là đã bị lệch lạc chức năng phần nào rồi.Công tác xã hội chú ý trước hết đến các mối quan hệ của cá nhân với những người khác, bằng cách tập trung xem xét những cách nào mà con

người thực hiện nhiều vai trò xã hội khác nhau và với hiệu quả ra sao. Những mối đe dọa, hay sự suy yếu thực sự việc thực hiện chức năng xã hội là những tình huống mà nghề nghiệp công tác xã hội chú tâm. Nhân viên xã hội phân tích các mối quan hệ xã hội, làm việc với thân chủ để tìm các giải pháp đối phó với những yếu tố tác động vào việc thực hiện chức năng xã hội, đưa ra các phương hướng để làm phong phú sự liên kết, cố kết của con người.Công tác xã hội là một nghề giúp giải quyết những vấn đề cuộc sống và mối quan hệ con người,giúp giải quyết vấn đề rắc rối về chức năng của các thiết chế xã hội. Công tác xã hội thừa nhận giá trị và sự xuất sắc của con người và tin rằng con người có tiềm năng giải quyết vấn đề của họ. Tuy nnhiên, đôi lúc và trong những hoàn cảnh căng thẳng, con người thường cần đến sự giúp đỡ. Công tác xã hội chú tâm tới nhu cầu này và triển khai có hệ thống một triết lý giúp đỡ và kiến thức, kỹ năng để thực thi triết lý nầy.Công tác xã hội không phải là công cụ giải quyết được hết thảy mọi vấn đề. Mục đích của nó không phải là làm cho đời sống con người tránh được căng thẳng hay giảm nhẹ trách nhiệm của con người. Vấn đề khó khăn khủng hoảng sẽ tạo ra những trở ngại nhưng cũng giúp con người có được hành vi thích nghi với môi trường sống.Thông thường con người phấn đấu thành công với sự sáng tạo và khéo léo với những mối quan tâm hằng ngày. Nhiều người học cách đối phó với sự lo âu căng thẳng vượt qua được những khủng hoảng nhỏ. Một số người vượt qua khuyết tật đạt đỉnh cao tuyệt vời. Tuy nhiên cũng có những trường hợp, có người không tự mình giải quyết được vấn đề của mình. Một số vấn đề nầy thuộc về nhân cách do bản ngã yếu đuối hay khả năng yếu kém; một số vấn đề thuộc về gia đình; và những vấn đề khác sinh ra bởi những áp lực và thất bại của cộng đồng.Những đứa trẻ bị bỏ rơi, thiếu sự quan tâm và nghèo khó không thể thực hiện chức năng của chúng một cách độc lập được. Khi người ta đến tuổi già, họ phụ thuộc và nhờ cậy vào gia đình hay xã hội để thỏa mãn các nhu cầu cơ bản. Không có nhóm tuổi nào, tầng lớp xã hội nào hay xã hội nào

lại hoàn toàn tránh khỏi những khó khăn ngăn cản việc thực hiện vai trò của các thành viên trong xã hội ấy.4.2 Cơ sở cho việc thực hành công tác xã hộiKhái niệm mô hình các tác lực “nội lực” và “ngoại lực” là cơ sở cho việc thực hành công tác xã hội. Công việc này đòi hỏi các nhân viên xã hội, ngoài khả năng giải thích hành vi con người, còn phải đưa ra hướng can thiệp để cải thiện việc thực hiện chức năng xã hội. Mô hình này giúp người thực hành nghề nghiệp đánh giá liên tục hành vi con người thông qua hệ thống vi mô, trung mô và vĩ mô và hiểu được các tác lực ghê gớm mà các hệ thống này tác động vào cá nhân. Mộ hình nầy cũng sử dụng khái niệm của lý thuyết hệ thống, trong đó thừa nhận sự tương tác liện tục của các hệ thống và giúp nhân viên xã hội hiểu được sự tái định dạng thường xuyên của các hệ thống.Vì nhân viên xã hội phải làm việc với hệ thống vi mô, trung mô và vĩ mô nên điều quan trọng là nhân viên xã hội mới vào nghề cần được truyền thụ những phương pháp công tác xã hội truyền thống. Nhân viên thực hành công tác xã hội cần am hiểu lịch sử của ngành và phương pháp luận thực hành công tác xã hội với cá nhân, nhóm và cộng đồng. Ngoài ba phương pháp truyền thống, nghề công tác xã hội luôn quan tâm đến phương pháp luận quản trị. Nhờ vào kiến thức, kỹ năng quản trị ngành công tác xã hội mà hầu hết nhân viên xã hội trở thành các nhà quản trị cơ sở xã hội. Nghiên cứu cũng được ngành công tác xã hội đặt trọng tâm và ngày càng được quan tâm hơn để phục vụ cho công việc hiệu quả hơn.

5. Mối quan hệ giữa công tác xã hội và an sinh xã hộiTừ ngữ an sinh xã hội có nhiều nghĩa khác nhau, nó vừa là thiết chế vừa là một ngành khoa học. Hiệp hội quốc gia các nhân viên xã hội Mỹ đưa ra định nghĩa an sinh xã hội như một thiết chế: “một hệ thống của quốc gia gồm những chương trình, phúc lợi và dịch vụ giúp người dân đáp ứng những nhu cầu về mặt xã hội, kinh tế, giáo dục và sức khỏe; đó là những nền tảng để duy trì xã hội”.Những chương trình an sinh xã hội và các tổ chức dịch vụ xã hội đôi khi được xem như “những thiết chế xã hội”. Mục đích của các thiết chế xã hội là phòng ngừa, giảm nhẹ hay góp phần giải quyết những vấn đề xã hội để

cải thiện một cách trực tiếp cuộc sống an sinh của cá nhân, nhóm và cộng đồng. Các thiết chế xã hội được thiết lập bởi chính sách và luật pháp với những chương trình và dịch vụ do các tổ chức tự nguyện (tư nhân) và chính quyền cung ứng. Định nghĩa có tính thiết chế của an sinh xã hội được áp dụng khi xem xét mối quan hệ giữa an sinh xã hội và công tác xã hội. Tuy nhiên, an sinh xã hội là một thuật ngữ mang tính toàn diện hơn bao gồm cả công tác xã hội. An sinh xã hội và công tác xã hội liên hệ với nhau chủ yếu ở cấp độ thực hành.Theo Hiệp hội các nhân viên xã hội Mỹ:Công tác xã hội là một hoạt động chuyên nghiệp giúp các cá nhân, các nhóm hay các cộng đồng tăng cường hoặc phục hồi năng lực thực hiện chức năng xã hội và tạo điền kiện xã hội thích hợp đế đạt được những mục đích của họ.Thực hành công tác xã hội bao gồm việc áp dụng những giá trị ngành công tác xã hội, những nguyên tắc, và những kỹ thuật để đạt một hay nhiều mục đích sau đây: giúp đỡ con người có được những dịch vụ hữu hình; tham vấn và trị liệu tâm lý cho các cá nhân, gia đình và các nhóm; giúp các cộng đồng hay các nhóm cung cấp hoặc cải thiện các dịch vụ xã hội và sức khỏe; tham gia vào quá trình lập pháp thích hợp. Thực hành công tác xã hội cần đến kiến thức về sự phát triển con người và hành vi; kiến thức về các thiết chế xã hội, kinh tế, văn hóa; sự tương tác giữa những yếu tố này.Nhân viên xã hội là những người tốt nghiệp các trường công tác xã hội (cử nhân hay thạc sĩ), sử dụng kiến thức và kỹ năng cung ứng các dịch vụ xã hội cho thân chủ (cá nhân, gia đình, các nhóm, các cộng đồng, các tổ chức hay xã hội nói chung). Nhân viên xã hội giúp con người tăng cường khả năng giải quyết và đối phó vấn đề và giúp họ có được những tài nguyên cần đến, tạo sự tương tác giữa các cá nhân và giữa con người và môi trường, làm cho các tổ chức đáp ứng với con người, và ảnh hưởng đến các chính sách xã hội.Hầu hết các nhân viên xã hội đều làm việc trong lĩnh vực an sinh xã hội. Tuy nhiên còn có nhiều nhóm ngành nghề chuyên môn khác cũng hoạt

động trong lĩnh vực này. Những người chuyên nghiệp cung cấp các dịch vụ an sinh gồm có: luật sư cung ứng dịch vụ pháp lý cho người nghèo; các nhà hoạch định đô thị ở các các cơ quan hoạch định xã hội; các y sĩ ở các cơ sở sức khỏe công cộng; các nhà trị liệu điều trị thường xuyên cho những người bị xáo trộn cảm xúc; các nhà tâm lý, điều dưỡng và các nhà trị liệu trong các bệnh viện tâm thần; và những nhà tâm thần học ở các viện điều dưỡng sức khỏe tâm thần.* Tài liệu tham khảo:- Nguyễn Ngọc Lâm, Sách bỏ túi dành cho nhân viên xã hội, Đại học Mở-Bán công TP. HCM 2001.- Nguyễn Thị Oanh (chủ biên), An sinh xã hội và các vấn đề xã hội, Đại học Mở-Bán công TP. HCM, 2000.Một số điểm cần lưu ý khi học:Trong bài này bao gồm phần lớn các lý thuyết về tâm lý, hành vi con người; lý thuyết về hệ thống, về môi trường sống con người nên sinh viên cần nắm bắt kỹ để về sau áp dụng trong thực hành công tác xã hội.Tóm lược những vấn đề cần ghi nhớ:Con người là một sinh vật chịu sự tác động của môi trường sống; vì thế hành vi con người có được nẩy sinh từ những tác động ấy. Ngoài ra lý thuyết vòng đời cũng chỉ rõ giữa các mô hình các lực bên trong và bên ngoài, lý thuyết sinh thái có những liên hệ với nhau khi xem xét hoàn cảnh cá nhân.An sinh xã hội ‘‘một hệ thống của quốc gia gồm những chương trình, phúc lợi và dịch vụ giúp người dân đáp ứng những nhu cầu về mặt xã hội, kinh tế, giáo dục và sức khỏe; đó là những nền tảng để duy trì xã hội”. An sinh xã hội và công tác xã hội liên hệ với nhau chủ yếu ở cấp độ thực hành.Câu hỏi:- Hãy nêu khái niệm về các lý thuyết hệ thống, lý thuyết sinh thái, mô hình các tác lực từ bên trong và bên ngoài, mô hình vòng đời và các tác lực bên trong và bên ngoài…- An sinh xã hội là gì? Mục đích của an sinh xã hội? Hãy nêu lên mối quan hệ giữa công tác xã hội và an sinh xã hội. Các cấp độ thực hành bao gồm những cấp độ nào?

Trả lời câu hỏi:- Các lý thuyết: xem nội dung bài học ở phần 1, 2, 3, 4- An sinh xã hội: xem phần 5 của bài học

BÀI 3

CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA CÔNG TÁC

XÃ HỘICông tác xã hội có sứ mạng gì đối với cuộc sống của những người nghèo khó, những người dễ bị thương tổn trong xã hội; mục đích của công tác xã hội trong việc giúp đỡ các cá nhân, nhóm, cộng đồng ....là gì; chức năng trị liệu, phục hồi, phòng ngừa và phát triển sẽ được thực hiện ra sao.... là nội dung của bài này. Giá trị của ngành, các định nghĩa và các quan điểm là những cơ sở khoa học mà sinh viên sẽ nghiên cứu trong bài. Đây cũng là những nguyên lý cốt lõi và rất quan trọng của ngành mà sinh viên, nhân viên xã hội tương lai cần nghiên cứu kỹ.Mục tiêu của bài: Sau khi học xong bài sinh viên sẽ:- Hiểu được sứ mạng của công tác xã hội, mục đích, chức năng, giá trị của công tác xã hội, các định nghĩa và các quan điểm cơ bản về công tác xã hội.- Trang bị cho mình quan điểm, thái độ mới về ngành nghề công tác xã hội; dần dần tiến tới trình độ chuyên nghiệp hơn.Những khái niệm cơ bản trong bài và cách học:

Những khái niệm cơ bản :- Sứ mạng của công tác xã hội: là mục đích, là lý tưởng mà ngành

công tác xã hội mong muốn đạt được.- Giá trị ngành công tác xã hội: là những giá trị của ngành mà mỗi

nhân viên xã hội cần theo đuổi và thực thi- Các quan điểm cơ bản của công tác xã hội: đây là những nguyên tắc

mang tính triết lý về con người và xã hội mà người làm công tác xã hội cần trang bị cho mình khi vào nghề.

- Nhân quyền: các quyền cơ bản của con người như: quyền tự do ngôn luận, tự do tín ngưỡng, tự do đi lại…

- Nhân phẩm: Phẩm chất và giá trị của con người.- Giá trị: cái làm cho một vật có ích lợi, có ý nghĩa, đáng quý về một

mặt nào đó.- Phẩm giá: Giá trị riêng của con người. Cách học: Đọc kỹ từng phần kết hợp các bài tập thảo luận nhóm,

đọc thêm sách tham khảo để mở rộng kiến thức và để hiểu thấu đáo hơn.Nội dung chính

1. Sứ mạng của Công tác xã hộiTheo Hiệp hội quốc gia các nhân viên xã hội Mỹ (NASW) thì sứ mạng chủ yếu của nghề công tác xã hội là tăng cường chất lượng sống của con người và giúp đáp ứng những nhu cầu cơ bản của con người, đặc biệt quan tâm đến nhu cầu của nhóm đối tượng dễ bị thương tổn, những người bị áp bức và người nghèo (NASW, 1994). Tương tự, Hội đồng giáo dục công tác xã hội Mỹ (CSWE) mô tả nghề công tác xã hội như là nghề hết lòng tăng cường cuộc sống an sinh con người và giảm nghèo khó và áp bức (CSWE, 1994).

2. Mục đích của công tác xã hộiTheo Hội đồng giáo dục công tác xã hội Mỹ (CSWE) công tác xã hội có 4 mục đích:2.1 Khuyến khích, thúc đẩy; phục hồi; duy trì; và tăng cường việc thực hiện chức năng xã hội của cá nhân, nhóm, các tổ chức và các cộng đồng bằng cách giúp họ hoàn thành công việc, phòng ngừa và giảm nhẹ những đau buồn thống khổ và sử dụng các nguồn tài nguyên.Tăng cường việc thực hiện chức năng xã hội, bao gồm việc nhận ra những nhu cầu chung của con người vốn cần được đáp ứng thích đáng để giúp cá nhân có thể đạt được những thành tựu nhất định và thực hiện chức năng một thành viên có ích, đóng góp cho xã hội. Những tài nguyên cần thiết phải sẵn có để đáp ứng nhu cầu con người, và nhân viên xã hội đóng vai trò quan trọng trong việc sử dụng và phát huy tài nguyên. Nhân viên xã

hội có nhiệm vụ kết nối tài nguyên với nhu cầu, khai thác hệ thống nguồn cung ứng tiềm năng để thực hiện chức năng nầy. Khai thác nguồn tài nguyên cần thiết để đáp ứng nhu cầu con người chủ yếu bao gồm việc tăng cường sự tương tác giữa con người với môi trường xã hội và môi trường vật chất. Để làm rõ hơn những tương tác giữa nhu cầu cá nhân và các nguồn tài nguyên môi trường, nhân viên xã hội phải xem xét từng nhu cầu cơ bản và nơi có nguồn tài nguyên có thể đáp ứng các nhu cầu ấy.NHU CẦU CỦA CON NGƯỜI NƠI CÓ NGUỒN TÀI NGUYÊNTự nhận thức tích cực- bản sắc (nguồn gốc)- sự tự trọng- sự tự tin

Sự nuôi dưỡng, sự chấp nhận, tình yêu và sự phản hồi tích cựctừ những người quan trọng (cha mẹ, bà con, thầy cô, nhóm đồng đẳng)

Cảm xúc:- được người khác cần đến- đánh giá cao- tính đồng đội, đồng hành- cảm giác thuộc về

Cha mẹ, vợ chồng, bạn bè, con cái, nhóm tham chiếu văn hóa, mạng lưới xã hội

Sự thỏa mãn:- giáo dục- giải trí- tài năng- sự thỏa mãn óc thẩm mỹ- tôn giáo

Các thiết chế giáo dục, giải trí, tôn giáo, việc làm và các thiết chế xã hội khác

Nhu cầu vật chất:- thực phẩm, áo quần, nhà ở- chăm sóc sức khỏe- sự an toàn- sự bảo vệ

Các thiết chế kinh tế, luật pháp và chăm sóc sức khỏe; những hệ thống an sinh xã hội chính thức, tăng cường pháp luật, và những tổ chức giảm nhẹ thảm họa

2.2 Hoạch định, xây dựng và thực thi các chính sách xã hội, các dịch vụ xã hội, các nguồn tài nguyên và các chương trình để đáp ứng những nhu cầu cơ bản con người và hỗ trợ cho sự phát triển năng lực con người.

Ngành công tác xã hội góp phần vào việc hoạch định, xây dựng và thực thi chính sách an sinh xã hội ở từng quốc gia. Ở nước ta, ngành công tác xã hội còn non trẻ nhưng thông qua các chiến lược phát triển kinh tế-xã hội, các chương trình mục tiêu quốc gia (như xóa đói giảm nghèo, nước sạch vệ sinh môi trường...), các hoạt động của các ngành trong hệ thống an sinh xã hội ... đã từng bước giúp đáp ứng nhu cầu cơ bản và phát huy tính chủ động, tích cực của các đối tượng vươn lên vượt qua khó khăn.2.3 Theo đuổi các chính sách, dịch vụ, tài nguyên và chương trình thông qua công tác biện hộ trong phạm vi cơ sở hay trong công tác quản trị cơ sở hoặc hành động chính trị để tăng quyền lực cho các nhóm nguy cơ, thúc đẩy công bằng xã hội và công bằng kinh tế.Mục đích này chỉ ra rằng các nhân viên xã hội theo đuổi sự chuyển biến về mặt xã hội nhân danh những người bị thương tồn hay những người bị áp bức chống lại nghèo đói, sự phân biệt đối xử và những hình thức bất công khác. Nếu tài nguyên và cơ hội có sẵn cho mọi thành viên xã hội thì luật pháp, chính sách của chính quyền và các chương trình xã hội phải đảm bảo sự tiếp cận như nhau của mọi công dân với các tài nguyên và cơ hội ấy. Nhân viên xã hội thúc đẩy công bằng xã hội bằng cách biện hộ cho những thân chủ bị từ chối các dịch vụ, tài nguyên hay hàng hóa mà họ được quyền hưởng. Nhân viên xã hội cũng tích cực gắn bó trong nỗ lực chống lại chủ nghĩa phân biệt chủng tộc, phân biệt giới tính và những hình thức phân biệt khác làm ngăn cản sự tiếp cận của thân chủ với các nguồn tài nguyên mà họ đáng được hưởng.Ở nước ta, nhân viên xã hội làm việc ở các cơ sở xã hội như trung tâm bảo trợ xã hội, trung tâm giáo dục dạy nghề thanh thiếu niên, các trung tâm giáo dục dạy nghề giải quyết việc làm (cho người cai nghiện, mại dâm...) và các cơ sở xã hội khác nói chung cần hỗ trợ thân chủ tiếp cận được các hoạt đọng dạy chữ, dạy nghề, tạo việc làm, vay vốn để sản xuất kinh doanh nhỏ... nhằm sớm tái hòa nhập xã hội.2. 4 Phát huy và thử nghiệm kiến thức và kỹ năng nghề để đạt những mục đích nói trên.Ngành công tác xã hội cần phải luôn mở rộng kiến thức nền tảng để giúp đỡ thân chủ, cung cấp các dịch vụ có kết quả và hiệu quả, phù hợp đạo

đức. Vì thế, mỗi nhân viên công tác xã hội nỗ lực không ngừng để nâng cao kiến thức, kỹ năng chuyên môn và mong mỏi khát khao đóng góp cho nền tảng kiến thức của nghề nghiệp.Để đạt mục đích nầy, nhân viên xã hội luôn luôn học tập nâng cao trình độ chuyên môn thông qua các hình thức học tại hiện trường, vừa học vừa làm,theo học các khóa nâng cao, các lớp tập huấn, hội thảo trao đổi kinh nghiệm…

3. Chức năng của công tác xã hộiNhân viên xã hội thực hiện các chức năng phòng ngừa, phục hồi và trị liệu để theo đuổi mục tiêu này. Phòng ngừa bao gồm việc cung cấp dịch vụ cho những người dễ bị thương tổn, đẩy mạnh việc thực hiện chức năng xã hội trước khi các vấn đề nẩy sinh. Phòng ngừa bao gồm các chương trình và dịch vụ phong phú, tùy từng quốc gia như kế hoạch hóa gia đình, giáo dục các bậc làm bố mẹ, tham vấn trước hôn nhân và các chương trình phong phú hóa hôn nhân, tham vấn trước khi nghỉ hưu, các chương trình hướng nghiệp, dạy nghề, vui chơi giải trí cho thanh thiếu niên. Phục hồi có mục đích hỗ trợ thân chủ phục hồi việc thực hiện chức năng bị thương tổn do khó khăn vật chất hay tinh thần và phục hồi về mặt xã hội. Phục hồi thể chất thường bao gồm nhóm thân chủ là những người có mức độ khuyết tật khác nhau gây ra bởi chấn thương cột sống, bị tai nạn, người bị ảnh hường bởi bệnh tâm thần nặng, những người bị khuyết tật về phát triển thể chất, những người bị khiếm khuyết nền tảng giáo dục và những người khuyết tật khác. Phục hồi về mặt xã hội nhằm giúp các thân chủ hòa nhập với cuộc sống bình thường trong xã hội, đặc biệt những thân chủ vướng vào các tệ nạn xã hội (người nghiện ma túy, mại dâm...). Trị liệu là việc loại trừ hay cải thiện những vấn đề xã hội đang tồn tại mà thân chủ gặp phải. Trị liệu được tiến hành theo một tiến trình còn gọi là tiến trình giải quyết vấn đề hay tiến trình giúp đỡ.Ngoài ra, chức năng thứ tư của công tác xã hội là giúp thân chủ phát triển toàn diện về mặt thể chất lẫn tinh thần để có thể thực hiện tốt chức năng xã hội của họ, hướng tới cuộc sống an sinh với các giá trị nhân phẩm đầy đủ.

4. Giá trị của Công tác xã hộiGiá trị của nghề công tác xã hội nói đến niềm tin về những quyền của con người được có cơ hội và tự do chọn lựa. Giá trị của nghề công tác xã hội cũng đê cập đến những mong mỏi về điều kiện sống, tăng cường an sinh cho con người, đến việc các nhân viên của nghề có quan điểm và đối xử ra sao với con người, về những mục tiêu mà con người mong mỏi và làm thế nào đạt được những mục tiêu ấy. Sau đây chúng ta sẽ xem xét năm giá trị và mục đích hướng dẫn cho việc giáo dục công tác xã hội.4.1 Mối quan hệ nghề nghiệp của nhân viên xã hội được xây dựng trên cơ sở tôn trọng giá trị và nhân phẩm cá nhân, và được thúc đẩy bởi sự tham gia, sự chấp nhận, tính bảo mật, chân thành và xử lý mâu thuẫn có tinh thần trách nhiệm hai phía (nhân viên xã hội và thân chủ).Mục tiêu chủ yếu của công tác xã hội là phục vụ. Điều nầy có nghĩa là việc phục vụ người khác phải vô vụ lợi và nhân viên xã hội sử dụng kiến thức, giá trị và kỹ năng giúp người cần giúp đỡ và giải quyết các vấn đề xã hội. Giá trị thứ hai chỉ ra rằng nhân viên xã hội phục vụ người khác trong phong cách tôn trọng giá trị và nhân phẩm vốn có của con người. Mỗi người là độc nhất và có giá trị bản thân; vì vậy, nhân viên xã hội làm việc với con người, vận dụng và sử dụng tài nguyên, phải nâng cao phẩm giá và tính cách cá nhân của họ, phát huy năng lực và tăng khả năng đối phó và giải quyết vấn đề của họ.Ví dụ, nhân viên xã hội tiếp xúc với nhiều loại thân chủ khác nhau về thành phần xã hội, giai cấp...nhưng không phân biệt giàu sang ,nghèo khó mà đối xử hết sức chân thành với tất cả mọi người. Ở nước ta, nhân viên xã hội làm việc với trẻ mồ côi, trẻ lang thang, trẻ khuyết tật, người già neo đơn, phụ nữ nghèo, các đối tượng dính líu tệ nạn xã hội và các đối tượng khác...cần lưu ý thực hành giá trị nầy.4.2 Nhân viên xã hội tôn trọng quyền quyết định độc lập và quyền tham gia tích cực của thân chủ vào tiến trình giải quyết vấn đề.Con người có quyền tự do tới mức có thể nhưng không xâm phạm quyền tự do của người khác; vì thế, làm việc với con người theo hướng tìm kiếm và sử dụng tài nguyên để tăng cường tính độc lập và sự tự quyết của họ. Trong quá khứ nhân viên xã hội và những người giúp đỡ chuyên nghiệp

khác thường chủ trọng vào “sự thiếu thốn, bệnh tật và sự lệch lạc chức năng” (Cowger, 1994). Ngày nay công tác xã hội nhấn mạnh vào sự tăng quyền lực và sức mạnh giúp thân chủ phát huy tiềm năng cá nhân và quyền lực chính trị để cải thiện tình hình của họ (Guiterrez,1990). Muốn phát huy năng lực cá nhân thân chủ, nhân viên xã hội cần tôn trọng các quyết định của thân chủ về những gì liên quan đến cuộc sống của họ. Ngoài ra việc tạo điều kiện cho thân chủ tham gia vào tiến trình giải quyết vấn đề của họ là hết sức quan trọng và cần thiết. Nếu không nhân viên xã hội sẽ khó giúp thân chủ tăng năng lực và tự lực được.Ví dụ, một thanh niên vừa cai nghiện thành công muốn xây dựng lại cuộc đời. Anh ta rất cần được nhân viên xã hội tư vấn hướng dẫn việc học chữ, học nghề, vay vốn làm ăn... Những dự định của anh ta trình bày bị nhân viên xã hội bác bỏ và thay vào đó là những lời khuyên mang tính áp đặt (dù áp đặt đầy trách nhiệm!). Dĩ nhiên thân chủ sẽ buồn phiền vì không được nhân viên xã hội lắng nghe, thấu cảm và chia sẻ những hoạch định, trăn trở với tương lai của mình. Điều nầy dẫn tới việc thân chủ thiếu hợp tác trong tiến trình giải quyết vấn đề hoặc thân chủ sẽ tìm đến một cơ sở khác để mong có sự giúp đỡ tốt hơn.4.3 Nhân viên xã hội hết lòng hỗ trợ thân chủ có được những tài nguyên cần thiết.Con người cần phải tiếp cận với các nguồn tài nguyên mà họ cần để có thể giải quyết những khó khăn trong cuộc sống cũng như tiếp cận với các cơ hội để nhận diện tiềm năng của mình. Việc chúng ta tôn trọng quyền tự quyết định của thân chủ và tăng quyền lực cho thân chủ sẽ vô nghĩa nếu thân chủ không tiếp cận được với các tài nguyên cần thiết đề đạt mục tiêu của họ. Con người, nhất là người gặp vấn đề khó khăn thường ít hiểu biết về những hệ thống tài nguyên sẵn có, do vậy nhân viên công tác xã hội thường đóng vai trò như là người môi giới trong việc giới thiệu thân chủ đến với các hệ thống tài nguyên như các dịch vụ pháp luật, các cơ sở chăm sóc sức khỏe, các bộ phận lo về an sinh trẻ em, các trung tâm sức khỏe tâm thần, các trung tâm dưỡng lão, các cơ sở tham vấn gia đình. Trong một số trường hợp, thân chủ cá nhân hay gia đình cần đến dịch vụ từ nhiều nhà cung cấp khác nhau; họ cũng có thể thiếu khả năng ăn nói,

năng lực thể chất hay tâm thần, kinh nghiệm hay kỹ năng tranh thủ để có được dịch vụ cần thiết. Người nhân viên xã hội sẽ đóng vai trò người quản lý trong trường hợp mà công việc không chỉ cung cấp trực tiếp các dịch vụ mà còn đảm trách liên kết thân chủ với các tài nguyên khác nhau và đảm bảo thân chủ nhận được các dịch vụ cần đến đúng thời hạn.Ví dụ, phụ nữ nghèo cần vay vốn để buôn bán nhỏ nhưng không biết vay ở đâu, thủ tục ra sao. Nhân viên xã hội cần tư vấn cho họ về thủ tục như lập kế hoạch kinh doanh, làm hồ sơ vay vốn ngân hàng chính sách xã hội hoặc có thể giúp họ tham gia vào các nhóm phụ nữ tín dụng tiết kiệm ở một số dự án phát triển cộng đồng...Đôi khi thân chủ cần đến một số hệ thống tài nguyên nhưng chúng không có sẵn. Trong trường hợp này nhân viên xã hội phải thực hiện vai trò người triển khai chương trình bằng việc tạo ra và tổ chức những hệ thống tài nguyên mới.Nhân viên xã hội thường hướng tới mục đích này bằng cách tạo điều kiện thuận lợi để tiếp cận với các nguồn tài nguyên. Nhân viên xã hội cũng tạo thuận lợi trong việc thực hiện các chức năng sau đây: tăng cường sự thông đạt giữa các thành viên trong gia đình; điều phối các nỗ lực của giáo viên, tư vấn viên trường học và nhân viên xã hội để giúp những học sinh có vấn đề; hỗ trợ các nhóm đồng đẳng giúp đỡ tối đa cho các thành viên trong nhóm; mở các kênh truyền thông giữa các đồng nghiệp; khuyến khích bệnh nhân hay trại viên tham gia quản lý cơ sở; tạo lập tinh thần hợp tác tổ đội giữa nhân viên các khoa ngành trong bệnh viện và trung tâm sức khỏe tâm thần; cung cấp thông tin đầu vào của thân chủ cho hội đồng hoạch định chính sách của cơ sở.4.4 Nhân viên xã hội nỗ lực làm cho các thiết chế xã hội (cơ sở xã hội) ngày càng có tính nhân bản hơn và đáp ứng tốt hơn nhu cầu của con người.Mặc dù nhân viên công tác xã hội làm việc chủ yếu bằng hình thức cung cấp dịch vụ trực tiếp hoặc gián tiếp nhưng vẫn có trách nhiệm hướng tới việc cải thiện chất lượng sống bằng cách thúc đẩy chính sách và luật pháp để lành mạnh hóa môi trường vật chất và xã hội. Các vấn đề của cá nhân, gia đình, nhóm và cộng đồng thường có thể được phòng ngừa hay giảm

nhẹ bằng pháp luật và các chính sách ngăn cấm sự ô nhiễm môi trường vật chất, thúc đẩy sự trong lành của cả môi trường vật chất lẫn môi trường xã hội.Những thủ tục xin giúp đỡ phức tạp, những trì hoãn không cần thiết trong việc cung cấp tài nguyên và dịch vụ, những chính sách có tính phân biệt đối xử, những địa điểm của cơ sở không thể tiếp cận được, thời gian cung cấp dịch vụ không phù hợp, thái độ của nhân viên không niềm nở, thủ tục khó khăn - là những yếu tố làm cản trở thân chủ trong việc sử dụng tài nguyên.Nhân viên xã hội cũng thực hành giá trị này khi họ đóng vai người thúc đẩy hay người dàn xếp, giải quyết vấn đề bằng cách khảo sát, xem xét các chính sách và thủ tục của chính cơ sở họ và các tổ chức khác để xác định thân chủ có tiếp cận được không?Ví dụ, tại sao có một số đối tượng chính sách ưu đãi xã hội như thương binh, gia đình liệt sĩ, người có công ở nước ta lại chưa được thụ hưởng chính sách đãi ngộ? Nhân viên xã hội cần tích cực tham gia vào tiến trình giải quyết vấn đề nầy để các đối tượng nầy sớm được công nhận, tránh tình trạng họ phải mang đơn chạy hết cơ quan nầy đến cơ quan khác để khiếu nại.Những người thực hành công tác xã hội ủng hộ giá trị này thông qua việc thực hiện vai trò người điều phối, người trung gian hay người phổ biến thông tin.Ví dụ: với vai trò là người quản lý trường hợp của thân chủ thì nhân viên công tác xã hội điều phối những dịch vụ y tế, giáo dục, sức khỏe tâm thần và phục hồi chức năng cung cấp cho một gia đình nào đó bằng những hệ thống tài nguyên đa dạng. Hoạt động trung gian của họ cần đến để hòa giải mâu thuẫn giữa các cơ sở,những nhóm thiểu số và đa số và những nhóm lân cận trong cộg đồng. Phổ biến thông tin là việc phổ biến luật pháp, phổ biến các nguồn tài trợ có ảnh hưởng tiềm tàng đến mối quan hệ giữa các cơ sở công và tư, làm gia tăng sự tương tác giữa những hệ thống tài nguyên này. Nhân viên công tác xã hội cũng duy trì sự liên lạc với những tổ chức chủ yếu để tạo nên nhận thức về sự thay đổi chính sách và

thủ tục ảnh hưởng đến các mối quan hệ và sự sẵn có của các nguồn tài nguyên.4.5 Nhân viên xã hội tôn trọng và chấp nhận những đặc điểm độc nhất của các cư dân khác nhau.Giá trị này thừa nhận một thực tế là nhân viên xã hội thực hiện công việc của mình với đủ loại hình dân cư như những nhóm dân tộc khác nhau; nhóm dân thiểu số,văn hóa,giai cấp, giới, khuynh hướng tình dục, tôn giáo, khả năng thể chất và tinh thần, tuổi tác và nguồn gốc dân tộc khác nhau. Theo đó, nhân viên xã hội phải thông hiểu và tôn trọng những dị biệt. Họ phải tự mình rèn luyện học tập và học tập suốt đời. Nhân viên xã hội phải thường xuyên cập nhật kiến thức về sức mạnh và nguồn tài nguyên có liên quan đến cá nhân trong các nhóm trên đây để tăng cường tính nhạy bén và hiệu quả của dịch vụ.Ví dụ, ở nước ta có 54 dân tộc anh em trong đó dân tộc Kinh chiếm đa số, còn lại là các dân tộc ít người. Hiện nay có nhiều dự án phát triển cộng đồng ở vùng miền núi, vùng sâu, vùng xa... hỗ trợ phát triển bà con dân tộc ít người. Nhân viên xã hội làm việc với đồng bào các dân tộc thiểu số ở các dự án ấy cần trang bị kiến thức về nền văn hóa đặc trưng của mỗi dân tộc để có hoạt động phù hợp.

5. Định nghĩa về Công tác xã hộiĐịnh nghĩa được sử dụng nhiều là định nghĩa xuất hiện trong khảo sát chương trình đào tạo năm 1959 do Hội đồng giáo dục công tác xã hội Mỹ bảo trợ:“Công tác xã hội tăng cường việc thực hiện chức năng xã hội của cá nhân riêng lẻ hay cá nhân trong các nhóm bằng các hoạt động đặt trọng tâm vào mối quan hệ xã hội của họ cấu thành sự tương tác giữa con người và môi trường. Những hoạt động nầy bao gồm ba chức năng: phục hồi năng lực bị thương tổn, cung cấp những nguồn tài nguyên từ cá nhân và xã hội, phòng ngừa sự lệch lạc chức năng xã hội”Hiệp Hội quốc gia các nhân viên xã hội Mỹ - NASW, năm 1970 đưa ra định nghĩa công tác xã hội như sau :

“Công tác xã hội là hoạt động mang tính chuyên môn nhằm giúp đỡ nhũng cá nhân, các nhóm hoặc cộng đồng tăng cường hoặc khôi phục năng lực thực hiện chức năng xã hội của họ và tạo ra những điều kiện thích hợp nhằm đạt được những mục tiêu ấy"Định nghĩa năm 2000 về công tác xã hội của Hiệp hội quốc tế nhân viên xã hội:“Công tác xã hội chuyên nghiệp thúc đẩy sự thay đổi xã hội, việc giải quyết vấn đề trong các mối quan hệ con người và sự tăng quyền lực và giải phóng người dân nhằm giúp cho cuộc sống của họ ngày càng thoải mái dễ chịu. Vận dụng các lý thuyết về hành vi con người và hệ thống xã hội, công tác xã hội can thiệp ở các điểm tương tác giữa con người và môi trường của họ. Nhân quyền và công bằng xã hội là các nguyên tắc căn bản của nghề nghiệp công tác xã hội” (chú thích: định nghĩa nầy đã được thông qua tại Hội nghị Hiệp hội Quốc tế Nhân viên xã hội tổ chức ở Montreal, Canada, tháng 7/2000)

6. Các quan điểm cơ bản của công tác xã hội6.1 Mỗi cá nhân phải được xem như là một con người với đầy đủ phẩm giá và giá trị.6.2 Con người lệ thuộc vào nhau có nghĩa là có một khuôn khổ quyền - nghĩa vụ chi phối những mối tương tác giữa con người với nhau trong các nhóm xã hội.6.3 Con người có những nhu cầu chung cần được đáp ứng để tăng trưởng và phát triển cá nhân. Sự tồn tại các nhu cầu chung không phủ định tính độc nhất của cá nhân.6.4 Mỗi cá nhân có tiềm năng phát triển và thành đạt, người đó có quyền biến tiềm năng ấy thành hiện thực nếu gặp được môi trường xã hội thuận lợi; điều này cho thấy là con người có năng lực thay đổi.6.5 Xã hội có nhiệm vụ giúp đỡ những người không có phương tiện thể hiện tiềm năng của họ.■ Tài liệu tham khảo: sinh viên đọc nội dung bài học và tham khảo thêm:

-Lê Chí An (biên dịch), Quản trị ngành công tác xã hội, Đại học mở-bán công TP. HCM, 1998.-Lê Chí An (biên dịch), Nhập môn công tác xã hội cá nhân. Đại học mở-bán công TP. HCM, 2000.-Nguyễn Thị Oanh, Công tác xã hội đại cưong, Đại học mở-bán công TP.HCM, 2000.Một số điểm cần lưu ý khi học:- Phần lớn nội dung bài này là trang bị quan điểm về ngành cho sinh viên nên nặng về lý luận, lý thuyết ... sinh viên cần lưu ý để quán triệt.- Không cần học thuộc lòng nhưng phải nắm vững, có như vậy khi vào các môn học sau sẽ không bị mất căn bản.Tóm lược những điều cần ghi nhớ:Sứ mạng của Công tác xã hội, 4 mục đích; 4 chức năng; 5 giá trị của ngành công tác xã hội;3 định nghĩa và 5 quan điểm cơ bản về công tác xã hộiCâu hỏi:Sinh viên nêu và phân tích mục đích, chức năng, giá trị ngành, định nghĩa và quan điểm cơ bản của công tác xã hội?Trả lời:

- Sứ mạng công tác xã hội: sứ mạng chủ yếu của nghề công tác xã hội là tăng cường chất lượng sống của con người và giúp đáp ứng những nhu cầu cơ bản của con người, đặc biệt quan tâm đến nhu cầu của nhóm đối tượng dễ bị thương tổn, những người bị áp bức và người nghèo.

- Mục đích công tác xã hội: có 4 mục đích: (1)Khuyến khích, thúc đẩy; phục hồi; duy trì; và tăng cường việc thực hiện chức năng xã hội của cá nhân, nhóm, các tổ chức và các cộng đồng; (2) Hoạch định, xây dựng và thực thi các chính sách xã hội, các dich vụ xã hội; (3) Theo đuổi những chính sách, dịch vụ, tài nguyên và chương trình thông qua công tác biện hộ; (4) Triển khai và áp dụng kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp để đạt được những mục đích nói trên.

- Chức năng công tác xã hội: có 4 chức năng: Phòng ngừa, Phục hồi,Trị liệu và phát triển.

- Giá trị ngành : có 5 giá trị: (1) tôn trọng giá trị và nhân phẩm cá nhân, sự tham gia của thân chủ, sự chấp nhận và giữ bí mật thân chủ của nhân viên xã hội, sự chân thành và xử lý mâu thuẫn có tinh thần trách nhiệm của cả hai phía (nhân viên xã hội và thân chủ); (2) tôn trọng quyền quyết định độc lập và quyền tham gia tích cực của thân chủ vào tiến trình giải quyết vấn đề: (3) hết lòng hỗ trợ thân chủ có được những tài nguyên cần thiết; (4) nỗ lực làm cho các thiết chế xã hội (cơ sở xãhội) càng ngày càng có tính nhân bản hơn và đáp ứng các nhu cầu của con người; (5) tôn trọng và chấp nhận những đặc điểm độc nhất của các cư dân khác nhau.

- Định nghĩa công tác xã hội: Công tác xã hội giúp tăng cường việc thực hiện chức năng xã hội của cá nhân riêng lẻ hay cá nhân trong các nhóm bằng các hoạt động dựa trên mối quan hệ xã hội của họ và sự tương tác giữa con người và môi trường, can thiệp ở các điểm tương tác giữa con người và môi trường của họ. Những hoạt động nầy bao gồm các chức năng: phục hồi năng lực bị thương tổn, cung cấp nguồn tài nguyên và ngăn ngừa sự lệch lạc chức năng xã hội; thúc đẩy sự thay đổi xã hội: tăng quyền lực và giải phóng người dân nhằm cho cuộc sống của họ ngày càng thoải mái, dễ chịu.

- Các quan điểm cơ bản: Đây là những quan điểm của ngành khi nhìn nhận về con ngườii nói chung và con người mà ngành nghề phục vụ (tức thân chủ). Nhân viên xã hội phải nắm vững những quan điểm nầy, xem là kim chỉ nam hướng dẫn hành động. Một khi đã quán triệt, thấm nhuần sâu sắc các quan điểm nhân viên xã hội sẽ có hành động đúng. Thứ nhất là tôn trọng nhân phẩm, giá trị của con người dù họ ở tầng lớp nào, dù họ có những sai lầm. Thứ hai là nhân viên xã hội đặt con người trong bối cảnh xã hội để xem xét và tăng cường trách nhiệm của họ đối với xã hội. Thứ ba, khi hỗ trợ một người cần nghiên cứu hoàn cảnh cụ thể của người ấy, bản chất cũng như những nhu cầu riêng của họ để có cách tiếp cận phù hợp. Thứ tư, nhân viên xã hội nhìn nhận con người có tiềm năng phát triển và sẽ phát huy năng lực bản thân khi có điều kiện thuận lợi. Điều kiện ấy chính là sự hỗ trợ của xã hội giúp con người thực hiện được ước mơ kỳ vọng của mình.

BÀI 4

KHOA HỌC CỦA CÔNG TÁC XÃ HỘI (tiếp theo)Nhân viên xã hội là người được đào tạo chuyên sâu về kiến thức, thái độ và kỹ năng thực hành; có nhiệm vụ thực thi quy điều đạo đức của ngành nghề. Quy điều đạo đức hướng dẫn cho nhân viên xã hội những việc cần làm, những việc không được làm khi thực hành nghề nghiệp chuyên môn. Trong thực hành giải quyết vấn đề cho thân chủ, nhân viên xã hội thực hiện tiến trình giúp đỡ và tuân thủ các nguyên tắc hướng dẫn hành động. Đây cũng là những nguyên lý cơ bản của ngành,Mục tiêu của bài:Sau khi học xong bài, sinh viên sẽ:- Nắm vững những quy điều đạo đức đối với nhân viên xã hội khi làm việc.- Hiểu và thực hiện những nguyên tắc trong hoạt động công tác xã hội.- Nắm được và vận dụng tiến trình giải quyết vấn đề trong khi giúp đỡ thân chủ.Những khái niệm cơ bản và cách học:

Những khái niệm cơ bản:- Quy điều đạo đức: những quy định về đạo đức nghề nghiệp công tác

xã hội mà nhân viên xã hội phải tuân thủ.- Tiến trình giải quyết vấn đề: là những bước thực hiện công việc giúp

đỡ thân chủ. Cách học : sinh viên nghiên cứu kỹ nội dung bài học kết hợp thảo

luận nhóm, bài tập, sắm vai... mới hiểu sâu sắc các lý thuyết, nguyên tắc và nếu có thể nên tiếp cận và thực hành giải quyết một vấn đề cụ thể của thân chủ dưới sự hướng dẫn nghề nghiệp của kiểm huấn viên hoặc giáo viên.Nội dung chính

1. Quy điều đạo đức trong ngành công tác xã hộiMột bộ phận quan trọng không thể thiếu của nghề nghiệp công tác xã hội là quy điều đạo đức. Đó là những nguyên tắc quy định mọi người trong nghề cần tuân thủ. Một bộ quy điều đạo đức chỉ rõ những quy tắc đạo đức

mà thành viên phải tôn trọng để giữ vững tư cách của mình trong một tổ chức nghề nghiệp. Vì vậy, quy điều đạo đức xác định trách nhiệm và những hành vi mong đợi cũng như những hành vi bị cấm đoán. Mục đích của quy điều đạo đức là bày tỏ một cách chính thức (1) tinh thần trách nhiệm của nghề nghiệp đối với xã hội, (2) tinh thần trách nhiệm của nhân viên xã hội đối với thân chủ, (3) tinh thần trách nhiệm của nhân viên xã hội đối với nghề nghiệp. Ngoài ra, quy điều đạo đức còn có những mục đích quan trọng khác như:- Gìn giữ sự danh tiếng của nghề nghiệp bằng cách cung cấp những tiêu chuẩn rõ ràng dùng để điều chỉnh hành vi của thành viên.- Các thành viên thực hành nghề nghiệp ngày càng thành thạo và có trách nhiệm hơn.- Bảo vệ công chúng không bị những người thực hành nghề nghiệp vô đạo đức và kém tài năng bóc lột.1.1 Những nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp1.1.1 Nhân quyền và nhân phẩm con người:Công tác xã hội đặt nền tảng trên sự tôn trọng giá trị và nhân phẩm vốn có của tất cả mọi người. Nhân viên xã hội phải ủng hộ và bảo vệ sự toàn vẹn về thể chất, tâm lý, xúc cảm và tinh thần và hạnh phúc của mỗi người. Để làm được điều ấy nhân viên xã hội phải:

- Tôn trọng quyền tự quyết của thân chủ: Nhân viên xã hội phải tôn trọng và thúc đẩy quyền lựa chọn và quyết định của con người, không tính đến giá trị riêng và sự chọn lựa cuộc sống của họ, miễn là không đụng chạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của người khác.

- Thúc đẩy, khuyến khích quyền tham gia của thân chủ: nhân viên xã hội phải thúc đẩy sự gắn kết và tham gia của thân chủ trong việc sử dụng các dịch vụ xã hội bằng cách khuyến khích họ quyết định và hành động.

- Đối xử với từng con người như là một tổng thể và đặt họ trong bối cảnh gia đình, cộng đồng, môi trường xã hội và môi trường tự nhiên; nhân viên xã hội phải nhìn nhận mọi khía cạnh khác nhau trong đời sống của con người.

- Nhận diện và phát huy các mặt mạnh của thân chủ: Nhân viên xã hội cần chú trọng đến những mặt mạnh của cá nhân, nhóm, cộng đồng để giúp họ phát huy những thế mạnh đó.1.1.2 Công bằng xã hội: Nhân viên xã hội có trách nhiệm thúc đẩy công bằng xã hội trong quan hệ xã hội nói chung và trong quan hệ với những người mà họ cùng làm việc nói riêng. Điều này có nghĩa:

- Đấu tranh với sự phân biệt đối xử mang tính tiêu cực: Nhân viên xã hội có trách nhiệm đấu tranh với sự phân biệt đối xử về năng lực, tuổi tác, văn hóa, giới hoặc giới tính, tình trạng hôn nhân, tình trạng kinh tế-xã hội, chính kiến, màu da hay những đặc điểm thể chất khác, khuynh hướng tình dục hay niềm tin tinh thần.

- Thừa nhận sự đa dạng: Nhân viên xã hội thừa nhận và tôn trọng sự đa dạng về văn hóa và dân tộc trong xã hội mà họ làm việc, trong đó có sự khác biệt của cá nhân, gia đình, nhóm và cộng đồng.

- Phân bố tài nguyên công bằng: Nhân viên xã hội phải đảm bảo tài nguyên được phân bố công bằng tùy vào nhu cầu.

- Đấu tranh với những chính sách và tập tục bất công: Nhân viên xã hội có nhiệm vụ lưu ý những người sử dụng lao động, người làm chính sách, các chính trị gia về tình hình xã hội, những nơi dân chúng sống trong nghèo đói, thiếu thốn tài nguyên; những chính sách và các thông lệ mang tính áp bức, không công bằng hay gây tổn hại.

- Làm việc trong sự đoàn kết: Nhân viên xã hội có nghĩa vụ đấu tranh với những điều kiện xã hội dẫn tới tình trạng loại trừ xã hội, sự sỉ nhục hay nô dịch ... và làm việc cho một xã hội hòa hợp.1.2 Tư cách đạo đức nghề nghiệp- Nhân viên xã hội cần phát huy và gìn giữ những kỹ năng và tài năng nghề nghiệp để thực hiện công việc.- Nhân viên xã hội không được sử dụng kỹ năng của mình vào những mục đích phi nhân như tra tấn, khủng bố.- Nhân viên xã hội phải làm việc với sự liêm chính, không lợi dụng lòng tin cậy của người dân, phân định ranh giới giữa đời sống cá nhân và nghề nghiệp, không lợi dụng chức vụ để kiếm chác lợi lộc.

- Nhân viên xã hội phải hành xử công việc trong tình thương, sự thấu cảm và chăm sóc thân chủ.- Nhân viên xã hội không được làm cho người mà mình phục vụ phụ thuộc vào mình.- Nhân viên xã hội có bổn phận từng bước tự chăm sóc về mặt nghề nghiệp chuyên môn và bản thân tại nơi làm việc và trong xã hội để đảm bảo có thể cung cấp các dịch vụ một cách thích hợp.- Nhân viên xã hội phải giữ gìn bí mật của những người mà mình phục vụ.- Nhân viên xã hội cần công nhận rằng họ có trách nhiệm trong khi làm việc với thân chủ, với đồng nghiệp, với người sử dụng họ, với hội nghề nghiệp và với luật pháp.- Nhân viên xã hội có trách nhiệm hợp tác với các trường công tác xã hội để hỗ trợ sinh viên trong thực tập và để cập nhật kiến thức.- Nhân viên xã hội khuyến khích người khác và tự mình tham gia thảo luận (với đồng nghiệp và người chủ sử dụng lao động) về đạo đức nghề nghiệp.- Nhân viên xã hội phải đưa ra và sẵn sàng giải thích từng quyết định của họ, có cân nhắc đến đạo đức nghề nghiệp và chịu trách nhiệm về những lựa chọn và hành động của mình.- Nhân viên xã hội làm việc và tạo điều kiện để thảo luận, đánh giá và phê chuẩn những nguyên tắc này và quy điều đạo đức của quốc gia mình.

2. Các nguyên tắc hướng dẫn hoạt động nghề nghiệp công tác xã hộiKhi làm việc với thân chủ, nhân viên xã hội phải tuân thủ các nguyên tắc sau đây:2.1 Chấp nhận thân chủ: Dù thân chủ thuộc tầng lớp nào cũng phải xem họ là con người có nhân phẩm, có giá trị riêng cần được tôn trọng. Chấp nhận thân chủ với mọi phẩm chất tốt và xấu của anh ta, những điểm mạnh và điểm yếu, không xem xét đến hành vi của anh ta. Có chấp nhận thân chủ thì nhân viên xã hội mới có thể cùng thân chủ giải quyết vấn đề của họ được. Phải tiếp nhận một thân chủ, theo nghĩa bóng lẫn nghĩa đen, không tính toán, không có điều kiện hạn chế nào và không đưa ra bất cứ một tuyên án nào về hành vi của anh ta. Nền tảng cho nguyên tắc chấp nhận là một giả định triết học cho rằng mỗi cá nhân có giá trị bẩm sinh,

không kể đến địa vị xã hội hoặc hành vi của mình. Thân chủ được quyền lưu ý và thừa nhận là một con người cho dù anh ta có phạm tội chăng nữa. Tuy nhiên, chấp nhận con người thân chủ không có nghĩa là đồng tình với sai lầm mà họ đã mắc phải. Chấp nhận không có nghĩa là tha thứ cho một hành vi mà xã hội không thể chấp nhận, nhưng thể hiện sự quan tâm và thiện chí hướng về con người ẩn sau hành vi đó.Nguyên tắc chấp nhận còn bao gồm thái độ không kết án, tức là không phê phán, không tỏ vẻ bất bình với thân chủ, không đổ lồi bằng cách tranh luận về nguyên nhân - kết quả hoặc cho rằng người ấy đáng bị trừng phạt do hành vi của họ. Thuật ngữ “kết án một cá nhân” và thái độ xem thường người khác là không được chấp nhận trong công tác xã hội. Tuy nhiên nó không có nghĩa là nhân viên xã hội biện hộ chạy tội cho phạm nhân. Khi nhân viên xã hội nói chuyện và đối xử với cung cách như thế thì thân chủ thấy họ được chấp nhận hoàn toàn và thân chủ sẽ bộc lộ vấn đề của họ.Ví dụ, khi tiếp cận một cô gái mại dâm, nhân viên xã hội không phê phán việc đi vào con đường bán dâm của cô ấy; không đem đạo lý xã hội ra mà bình phẩm đức hạnh của cô ta. Chấp nhận thân chủ thể hiện trong thái độ ân cần tiếp đón, cách giao tiếp nhẹ nhàng, tế nhị, tránh người đối diện bị tổn thương...2.2 Khuyến khích thân chủ tham gia giải quyết vấn đề: Khi giúp đỡ thân chủ giải quyết vấn đề của họ, nhân viên xã hội nhất thiết phải khuyến khích, tạo cơ hội cho thân chủ tham gia vào quá trình nầy. Tránh để thân chủ ỷ lại hoặc nhân viên xã hội làm thay cho thân chủ. Kết hợp chặt chẽ với ngyên tắc tự quyết là sự tham gia của thân chủ trong việc giải quyết vấn đề mà người ấy đang đương đầu đối phó. Trong một phương cách nào đó, sự tự quyết là một hình thức của sự tham gia vì nó đòi hỏi thân chủ ra quyết định. Tiến trình giúp đỡ và được giúp đỡ không dừng lại ở thời điểm thân chủ ra quyết định mà nó tiến xa hơn nữa nhờ những kế hoạch được theo đuổi và những hành động được thực hiện. Theo nguyên tắc tham gia, thân chủ trở thành diễn viên chính trong việc theo đuổi kế hoạch và thực hiện hành động, trong khi ấy nhân viên xã hội chỉ là người tạo thuận lợi.

2.3 Tôn trọng quyền tự quyết của thân chủ: Nhân viên xã hội luôn tôn trọng sự quyết định của thân chủ về vấn đề của họ. Các ý kiến thân chủ đưa ra trong khi bàn bạc với nhân viên xã hội cần được tôn trọng. Nguyên tẳc này cho rằng cá nhân có quyền quyết định về những vấn đề thuộc về cuộc đời của mình và người khác không được áp đặt bất cứ điều gì cho người ấy. Trong công tác xã hội cá nhân, nhân viên xã hội không nên ra quyết định, lựa chọn hay vạch kế hoạch dùm cho thân chủ, tuy nhiên cỏ thể hướng dẫn và giúp đở thân chủ để đưa ra quyết định riêng.Ví dụ, trong ví dụ ở phần trên về một thanh niên nghiện ngập hoàn lương muốn có hướng làm ăn đã đến gặp nhân viên xã hội xin tư vấn. Thay vì áp đặt ý muốn chủ quan của mình, nhân viên xã hội sẽ lắng nghe người thanh niên trình bày các dự định tương lai. Sau đó cùng anh ta bàn luận, phân tích các khía cạnh của kế hoạch học chữ, học nghề, vay vốn làm ăn mà anh ta trình bày để cuối cùng dành cơ hội cho anh ta quyết định chọn lựa một phương án tối ưu. Tất nhiên anh ta sẽ chọn phương án nào mà anh ta thích nhất để thực hiện, có như vậy anh ta mới thỏa mãn và chịu trách nhiệm với công việc của mình.Sự tự quyết, cũng như sự tự do, có những giới hạn riêng của chúng. Đó không phải là một quyền tuyệt đối. Quyết định mà thân chủ đưa ra phải nằm trong phạm vi quy định của xã hội, tức là hậu quả của quyết định ấy không gây tổn hại đến những người khác. Nó cũng không được có hại cho chính bản thân thân chủ. Hơn thế nữa. hành vi tự quyết định phải ở trong những chuẩn mực hành vi mà xã hội có thể chấp nhận được. Ngoài ra, mỗi quyết định có tính tự quyết có ý là người ra quyết định, tức thân chủ, tự lãnh trách nhiệm thực hiện quyết định và gánh lấy hậu quả.2.4 Cá nhân hóa: Mỗi thân chủ phải được hiểu như là một cá nhân độc nhất với cá tính riêng biệt và không phải là cá nhân của một đám đông.Thân chủ có nhiều hoàn cảnh khác nhau, cần có nhiều giải pháp phù hợp; không thể áp dụng cứng nhắc một giải pháp mô hình nào đó chung cho mọi thân chủ.Ví dụ, cùng là trẻ lang thang đường phố nhưng các em có nhiều hoàn cảnh và xuất phát điểm khác nhau nên dẫn đến hành vi, tâm lý khác nhau. Mỗi

em là một thế giới riêng cần được tìm hiểu kỹ lưỡng trước khi có giải pháp giải quyết vấn đề. 2.5 Giữ bí mật của thân chủ: Nhân viên xã hội nắm bắt nhiều thông tin kể cả những bí mật riêng tư của thân chủ nhưng không thể tự tiện chia sẻ thông tin đó nếu không được phép của thân chủ. Điều cần thiết là thông tin ấy không được tiết lộ cho nhừng người khác, ngoại trừ khi thân chủ cho phép, thí dụ như khi chia sẻ thông tin với người thứ ba là các thành viên của gia đình hoặc một chuyên gia khác V..V...Ví dụ, nhân viên xã hội làm việc với những người cai nghiện ma túy có HIV hoặc làm việc với gái mại dâm có HIV không được tự tiện công bố thông tin về thân chủ của mình cho những người không có trách nhiệm theo quy định.2.6 Nhân viên xã hội luôn luôn ý thức về mình: Để tránh sai lầm trong công việc, nhân viên xã hội phải luôn luôn nhìn lại mình, soi rọi để rà soát những việc đã làm có phù hợp với đạo đức nghề nghiệp không, có gì sai trái trong động cơ phục vụ và giúp đỡ con người không. Có người khi đã giỏi giang về mặt chuyên môn nghề nghiệp lại chủ quan trong thực hiện quy điều đạo đức dẫn đến việc vi phạm một cách vô ý thức những nguyên tắc của ngành.Ví dụ, việc trợ giúp vật chất cho thân chủ ở một thời điểm nào đó là quan trọng nhưng nếu ta cứ ban phát mãi sẽ triệt tiêu ý chí và động lực vươn lên của họ khiến họ ỷ lại, lệ thuộc vào ta.Một ví dụ nữa là có những việc ta nghĩ rằng là tốt cho thân chủ nên áp đặt thân chủ phải làm nhưng trong lòng họ không thoải mái, vô hình trung ta đã không tôn trọng sự tham gia và tự quyết của thân chủ. Như có nhân viên xã hội suy nghĩ chủ quan cho rằng với một đứa trẻ đường phố thông minh như em A. thì có thể bố trí cho đi học vi tính nhưng được vài hôm em A. đã bỏ ngang vì không thích thú do không biết tiếng Anh.2.7 Xây dựng mối quan hệ nghề nghiệp giữa nhân viên xã hội và thân chủ: Muốn giải quyết tốt vấn đề của thân chủ, trước hết cần có mối quan hệ tốt đẹp giữa nhân viên xã hội và thân chủ. Muốn vậy cả hai người đều phải tỏ rõ thiện chí. Nhân viên xã hội phải chủ động áp dụng các nguyên tắc hành động của nghề nghiệp. Thân chủ mong muốn và tích cực

trong việc giải quyết vấn đề của mình thông qua tinh thần hợp tác xây dựng và thông qua sự thấu cảm của nhân viên xã hội. Sự thấu cảm được hiểu là nhân viên xã hội có thể cảm nhận mức độ xúc cảm của thân chủ và nhìn tình thế như người ấy nhìn nó. Tuy nhiên, nhân viên xã hội phải có cái nhìn khách quan để khỏi bị mù quáng bởi cảm xúc quá độ về tình huống. Nhân viên xã hội có thể giúp cho thân chủ nhìn vấn đề của người ấy một cách khách quan và vạch kế hoạch một cách thực tế. Vì thế sự can dự có kiểm soát của nhân viên xã hội vào vấn đề của thân chủ trở thành một nguyên tắc.Ví dụ, nhân viên xã hội giải quyết trường hợp thân chủ là một phụ nữ nghèo. Bà ta không ngớt khóc lóc, ta thán về hoàn cảnh bất hạnh của mình như chồng chết sớm, con đông lại hay đau ốm; nhà thiếu ăn bữa đói bữa no. Nhân viên xã hội mủi lòng trước số phận éo le ấy đã nhanh chóng giúp thân chủ tiền bạc, thực phẩm v.v trong khi chưa có hành động thu thập thông tin, đánh giá vấn đề của thân chủ. Như vậy, nhân viên xã hội đã không kiểm soát được cảm xúc lòng thương người cao độ của mình.

3. Tiến trình giải quyết vấn đề trong công tác xã hội3.1 Nhận diện vấn đề: vấn đề của đối tượng hiện nay là gì? Đó là vấn đề thuộc khó khăn về vật chất hay tinh thần. Đây là giai đoạn quan trọng, định hướng cho các bước sau. Nhận diện vấn đề đúng dẫn tới việc chẩn đoán đúng và trị liệu đúng.3.2 Thu thập thông tin: Nguồn thông tin được lấy từ:- Bản thân đối tượng: qua lời kể, qua quan sát hành vi, cử chỉ, ngôn ngữ.- Những người có liên quan như các thành viên trong gia đình; bác sĩ điều trị cho thân chủ, giáo viên dạy thân chủ học; bạn bè đồng nghiệp, hàng xóm của thân chủ v.v.- Tài liệu, hồ sơ của đối tượng lưu trữ ở các cơ quan thẩm quyền.- Kết quả các trắc nghiệm: phát hiện ra những nguyên nhân, thông tin tiềm ẩn mà quan sát bình thường không có được.- Ghi chép và lưu giữ những thông tin cần thiết về thân chủ và vấn đề của thân chủ do nhân viên xã hội thực hiện.3.3 Đánh giá chẩn đoán vấn đề:

- Phân tích các thông tin, dữ liệu: Phân tích tính chất, đặc điểm của vấn đề. Phân tích nguyên nhân, các yếu tố tác động, mức độ trầm trọng của vấn đề- Xác định tất cả các vấn đề có liên quan- Tìm hiểu các vấn đề đó- Xếp đặt chúng theo một cấu trúc có mối quan hệ tương tác với nhau- Xác định nhu cầu và các yếu tố cản trở việc thực hiện như cầu của đối tượng- Xác định các vấn đề cần giải quyết- Xác định những yếu tố và điều kiện cần thiết để giải quyết vấn đề- Xác định nguồn hỗ trợ và tiềm năng của đối tượng- Xác định các hạn chế, các yếu tố ảnh hưởng có thể phát sinh3.4 Lên kế hoạch giải quyết vấn đề:- Lên kế hoạch là xác định nhiệm vụ, phương tiện, đường lối, cách thức để đi đến mục tiêu. Cụ thể là :- Xác định nội dung và mục tiêu phải đạt được: Làm gì? Đi đến đâu? Phải đạt được gì? Tạo được thay đổi gì?- Xác định hoạt động nầy cho ai, nhóm nào, ở đâu?- Xác định cách thức, phương sách để đi đến mục tiêu.- Xác định rõ vai trò người thực hiện: ai là người thực hiện, nhân viên xã hội hay đối tượng.- Xác định thời gian, lịch trình thực hiện : khi nào ? bao lâu ? Một số điều cần chú ý khi xây dựng kế hoạch hành động:- Kế hoạch hành động phải xuất phát từ việc đáp ứng nhu cầu của đối tượng.- Kế hoạch hành động phải được đối tượng bàn bạc và chấp thuận.- Luôn có sự đánh giá, xem xét lại vấn đề trong quá trình xây dựng kế hoạch để có những phương án thích hợp.- Cần phải chú ý tới các đặc điểm môi trường cộng đồng, nền văn hóa, phong tục tập quán nơi thực hiện kế hoạch.- Xem xét đặc điểm cấu trúc tổ chức, chức năng của cơ quan tổ chức thực hiện.

- Nên ghi chép những kế hoạch hành động để có thể lượng giá sự hữu hiệu của kế hoạch trong quá trình thực hiện. Hoạt động lên kế hoạch đòi hỏi nhân viên xã hội có những hiểu biết và kỹ năng chuyên môn sau đây:- Kỹ năng xác định nội dung và mục tiêu của hành động- Kỹ năng lựa chọn những phương án tối ưu đỡ tốn kém nhất về tiền của, thời gian và sức lực.- Kỹ năng hiểu biết, dự đoán các yếu tố ảnh hưởng, các yếu tố tiềm năng hữu ích.3.5 Thực lĩiện hành động để giải quyết vấn đề:Thực hiện hành động là quá trình nhân viên xã hội cùng đối tượng thực thi các hoạt động cụ thể để đạt mục tiêu đề ra.Mỗi đối tượng có những đặc điểm, nhu cầu và vấn đề khác nhau; vì vậy đòi hỏi có những dạng hành động khác nhau để đáp ứng:

- Có những trường hợp mà đối tượng tự thực hiện các hành động cần thiết để tạo sự thay đổi dựa trên kết quả của quá trình đánh giá và lên kế hoạch.

- Có những hành động xuất phát từ mối quan hệ tương tác giữa nhân viên xã hội và đối tượng. Đây là hoạt động từ cả hai phía.

- Có những trường hợp mà hành động chủ yếu đòi hỏi từ phía người nhân viên xã hội.

- Các hành động thực hiện được phân loại như sau:- Tác động trực tiếp đến đối tượng (cá nhân, gia đình, cộng đồng...)- Tác động gián tiếp đến các tổ chức khác với danh nghĩa đại diện cho

đối tượng.3.5.1Hành động trực tiếp với đối tượng: giúp đối tượng tìm những nguồn hỗ trợ, tiếp cận với các nguồn ấy vì có thể đối tượng không biết.

Các dạng hoạt động hỗ trợ, khuyến khích:- Cung cấp thông tin- Cho lời khuyên, an ủi- Giúp đối tượng xả hơi- Bàn luận lôgích để làm sáng tỏ vấn đề- Hướng dẫn cách thức đối phó

Các hoạt động trong giải quyết vấn đề

Bài tập xử lý, đóng vai,diễn tập tình huống trong nhóm nhỏ Hòa giải

3.5.2Hành động trên danh nghĩa của đối tượng với tổ chức khác Phối hợp dịch vụ của các tổ chức với đối tượng Xây dựng và phát triển chương trình liên quan đến những nhu cầu

của đối tượng Hành động tác động tới môi trường của đối tượng Hành động tạo sự thay đổi các tổ chức cơ quan trong ngành công

tác xã hội Hành động biện hộ và huy động nguồn hỗ trợ để giúp đối tượng.

3.6 Lượng giá- Lượng giá là quá trình sử dụng các phương pháp để đo lường quá trình thay đổi và kết quả của những thay đổi đó.- Lượng giá một giai đoạn hành động hay lượng giá cả một tiến trình hành động.- Hoạt động lượng giá xuyên suốt trong tiến trình công tác xã hội.- Người ta thường lượng giá theo hai khía cạnh: đó là kết quả và hiệu quả của hoạt động can thiệp (giải quyết vấn đề cho đối tượng).

- Kết quả: Đã đạt được cái gì?- Hiệu quả: xác định chi phí (thời gian, tài chánh, sức lực) cho công

việc. Đã tốn kém bao nhiêu cho công việc đó?- Hoạt động lượng giá trên hai cấp độ:

- Lượng giá chương trình: đánh giá kết quả và hiệu quả của tất cả các hoạt động dịch vụ do nhân viên xã hội và đồng nghiệp tiến hành.

- Lượng giá một hoạt động can thiệp cụ thể: nhân viên xã hội cùng đối tượng đánh giá kết quả của hoạt động can thiệp trong trường hợp cụ thể.

3.7 Kết thúc / Tiếp tục giúp đỡ- “Nới lỏng” dần mối quan hệ để thân chủ quen dần sự tự chủ và độc lập- Củng cố, ổn định tâm lý thân chủ để chuẩn bị cho thời kỳ mới tự lực- Trong trường hợp qua bước lượng giá thấy rằng thân chủ cần có sự giúp đỡ thêm để củng cố việc giải quyết vấn đề thì nhân viên xã hội cần xác định với thân chủ kế hoạch và quỹ thời gian cho việc tiếp tục giúp đỡ nầy.

- Tài liệu tham khảo: Nguyễn Thị Oanh, Công tác xã hội đại cương, Đại học mở-bán công TP.HCM, 2000.Một số điểm cần lưu ý khi học:Quy điều đạo đức là phần mới nhất mà Hiệp hội quốc tế nhân viên xã hội vừa ban hành nên sinh viên cần nghiên cứu và kết hợp vận dụng vào bối cảnh nước ta và xem xét nội dung nào là cần thảo luận thêm.Tóm lược những vấn đề cần ghi nhớ:Là nhân viên xã hội tương lai mỗi chúng ta cần học tập và thực thi quy điều đạo đức gồm những nguyên tắc đạo đức và tư cách đạo đức của nghề. Khi thực hành giải quyết vấn đề của thân chủ nhân viên xã hội phải tuân thủ 7 nguyên tắc hành động và tiến trình 7 bước giải quyết vấn đề.Câu hỏi thảo luận:- Quy điều đạo đức là gì ? Tại sao nhân viên xã hội phải học tập và thực hiện nó?- Hãy nói về các nguyên tắc hướng dẫn hoạt động công tác xã hội. Theo bạn có những khó khăn cho bản thân không khi thực hiện các nguyên tắc nầy?- Tiến trình giải quyết vấn đề có mấy bước? Hãy phân tích cụ thể công việc của từng bước? Trả lời câu hỏi thảo luận:Sinh viên xem lại nội dung bài học và tự trả lời xem đã hiểu bài chưa? Nếu có vướng mắc nên liên hệ giáo viên để trao đổi thêm. Nếu có điều kiện tham gia thảo luận nhóm cần tham gia đào sâu những khía cạnh mà mình chưa rõ và đưa ra ý kiến riêng; nhóm tổng hợp lại các ý kiến thảo luận để có câu trả lời cuối cùng.

BÀI 5

CÁC PHƯƠNG PHÁP CÔNG TÁC XÃ HỘIĐối tượng xã hội mà nhân viên xã hội cùng làm việc để giải quyết vấn đề là khá đa dạng. Từ cá nhân một người đang gặp tình huống khó khăn đến một nhóm hoặc một cộng đồng hay tổ chức. Do vậy nhân viên xã hội cần được trang bị những phương pháp làm việc khác nhau cho từng dạng đối

tượng khác nhau. Ngoài ra họ còn được tăng cường kiến thức nền tảng để thực hành công việc chuyên môn thật hiệu quả. Bản thân kiến thức, kỹ năng, phương pháp của ngành nghề công tác xã hội không thôi chưa đủ đảm bảo giải quyết được rốt ráo các vấn đề xã hội cũng như những vấn đề của cá nhân, nhóm và cộng đồng mà còn cần sự hợp tác liên ngành với các ngành gần như xã hội học, tâm lý học, sức khỏe tâm thần... Bài nầy giới thiệu với sinh viên các phương pháp làm việc với các đối tượng và các phương pháp đặc thù của ngành công tác xã hội; nền tảng kiến thức để thực hành nghề nghiệp và mối liên hệ gắn bó giữa ngành công tác xã hội với một số ngành khác.Mục tiêu của bài: Sau khi học xong bài sinh viên sẽ:- Hiểu được một cách cơ bản các phương pháp làm việc của công tác xã hội.- Hiểu được rằng muốn làm việc với thân chủ cần trang bị những kiến thức nền tảng trong thực hành công tác xã hội.- Có được tầm nhìn liên ngành giữa công tác xã hội và các ngành bổ trợ như xã hội học, tâm lý học, tâm thần học, tham vấn...Những khái niệm cơ bản:- CTXH với cá nhân: là phương pháp nhân viên xã hội làm việc với một cá nhân có vấn đề khó khăn trong cuộc sống như nghèo đói, khủng hoảng hôn nhân gia đình, nghiệp ngập, phạm pháp...giúp họ thoát khỏi hoàn cảnh ấy bằng chính sức mạnh tự thân của họ cùng với sự trợ giúp của gia đình và cộng đồng.- CTXH với nhóm: là phương pháp nhân viên xã hội làm việc với một nhóm thân chủ có cùng vấn đề tương tự nhau; sử dụng mối tương tác giữa các nhóm viên và năng động nhóm để giúp cá nhân nhóm viên thay đổi và giúp nhóm đạt được mục tiêu nhóm đề ra.- Phát triển cộng đồng (Tổ chức cộng đồng): là phương pháp nhân viên xã hội làm việc với một hệ thống thân chủ bao gồm cá nhân, các nhóm xã hội trong một cộng đồng có các vấn đề cần giải quyết. Nhân viên xã hội giúp cộng đồng nhận diện vấn đề, phân tích vấn đề, tìm nguồn lực hồ trợ để giải quyết vấn đề....

- Biện hộ: là phương pháp nhân viên xã hội sử dụng để vận động, can thiệp, hỗ trợ, bênh vực quyền lợi chính đáng cho thân chủ để hưởng được đầy đủ các chính sách, các dịch vụ xã hội...- Quản lý trường hợp thân chủ : đây là một phương pháp công tác xã hội gần đây được các cơ sở xã hội sử dụng. Quản lý trường hợp thân chủ bao gồm các hoạt động hoạch định, triển khai, phối hợp, liên kết tài nguyên, theo dõi ... trong công việc giúp đỡ thân chủ nhận được dịch vụ tốt nhất.Cách học:Bài nầy chủ yếu giới thiệu các phương pháp công tác xã hội một cách khái quát. Đi vào cụ thể sẽ có các môn học riêng cho từng phương pháp. Vì vậy sinh viên nghiên cứu bài nầy để có khái niệm dẫn dắt trước khi vào thực hành chuyên môn. Nội dung cơ bản của bài:

1. Các phương pháp công tác xã hội1.1 Công tác xã hội cá nhân: là phương pháp giúp đỡ cá nhân trên cơ sở một-một, nhằm giải quyết vấn đề xã hội của cá nhân dựa trên năng lực của cá nhân ấy và sự hỗ trợ của gia đình và cộng đồng. Công tác xã hội cá nhân hướng tới giúp thân chủ thích nghi với hoàn cảnh của họ hay thay đổi những gánh nặng kinh tế xã hội nào đó đang gây cản trở bất lợi cho một cá nhân.Ví dụ: người nghèo (phụ nữ, thanh niên...) gặp khó khăn cần hỗ trợ vốn liếng và kiến thức làm ăn nhằm vượt qua hoàn cảnh sẽ tìm đến nhân viên xã hội mong được trợ giúp. Nhân viên xã hội sẽ áp dụng kỹ năng nghề nghiệp để giúp cá nhân ấy phát huy năng lực tự thân, huy động tài nguyên cộng đồng để vượt qua khó khăn, giải quyết vấn đề nghèo đói. Công tác xã hội cá nhân được sử dụng trong nhiều cơ sở khác nhau như trong bệnh viện để giúp bệnh nhân, các trung tâm sức khỏe tâm thần, tòa án, trung tâm tham vấn gia đình, các cơ sở nuôi con nuôi, trung tâm chăm sóc ban ngày, các sở an sinh xã hội, các cơ sở hướng đạo trẻ em, nhà an dưỡng, nhà hộ sinh, trường học, các trung tâm cộng đồng; các cơ sở dành cho người cao tuổi, tội phạm và người phạm pháp, người bệnh tật và người khuyết tật về phát triển thể chất và tâm thần.

1.2 Công tác xã hội nhóm: là phương pháp được thiết kế nhằm phát triển cá nhân cao hơn về mặt trí tuệ, tình cảm và xã hội thông qua các hoạt động của một nhóm. Các nhóm khác nhau có những mục tiêu khác nhau: thí dụ, thúc đẩy xã hội hóa hay trao đổi thông tin, kềm chế tội phạm, tạo điều kiện vui chơi giải trí, thay đổi những giá trị không được xã hội chấp nhận, và giúp đạt những mối quan hệ tốt đẹp giữa những nhóm văn hóa và sắc tộc.Ví dụ, một nhân viên công tác xã hội nhóm ở một trung tâm cộng đồng thông qua các hoạt động nhóm tìm cách kềm chế ngăn ngừa những hình thức tội phạm và thay đổi những giá trị mà xã hội không chấp nhận. Hay một tác viên nhóm ở một cơ sở nuôi con nuôi gặp gỡ một nhóm những người xin con nuôi để giải thích những thủ tục và giúp họ chuẩn bị để trở thành những bậc cha mẹ nuôi tương lai. Một cách tiếp cận được sử dụng trong công tác xã hội nhóm là năng động nhóm. Đây là một cách để giúp cá nhân thay đổi thái độ, hành vi khi ở trong một nhóm, đồng thời giúp nhóm phát triển.1.3 Phát triển cộng đồng (Tổ chức cộng đồng)Đối tượng của phát triển cộng đồng là một hệ thống các thân chủ (cá nhân, nhóm). Cộng đồng có thể là xóm, ấp, khu phố, xã, phường...Nhân viên xã hội hỗ trợ cộng đồng xác định vấn đề, phân tích vấn đề, xác định nguồn hỗ trợ, để đưa đến các hoạt động thay đổi cho cộng đồng.Nhân viên xã hội chủ yếu đóng vai trò xúc tác, hỗ trợ. Cộng đồng phải chủ động đứng ra tổ chức và giải quyết những vấn đề của mình.Ví dụ, ở một khu phố thị trấn nọ, người dân phát hiện ra rằng bấy lâu nay rác rến vứt bừa bãi làm dòng kênh nhỏ bị tắc dòng chảy nhưng không ai lên tiếng kể cả chính quyền. Trong một cuộc hợp khu phố vấn đề này được các vị bô lão đặt ra. Mọi người bắt đầu nhận thấy vấn đề và lo ngại hậu quả xảy đến như bệnh tật, môi trường ô nhiễm...Các ý kiến nhất trí đề xuất lên cấp trên cần có kế hoạch giải quyết nhưng lại thiếu khả năng tài chính và kỹ thuật. Gặp lúc có một dự án bảo vệ môi trường sắp triển khai ở khu vực nầy nên chính quyền yêu cầu dự án hỗ trợ cho khu phố. Các bên cùng ngồi lại bàn cách thực hiện. Người dân được hỏi ý kiến và thúc đẩy tham gia theo khả năng. Không bao lâu sau dự án cải tạo kênh được tiến

hành và đem lại sự thay đổi bộ mặt cảnh quan mới cho cộng đồng và quan trọng là người dân đã biết cùng nhau hợp tác để giải quyết các vấn đề khác nẩy sinh trong khu phố mình.1.4 Nghiên cứu: Trong công tác xã hội để làm việc có hiệu quả với các thân chủ của mình, nhất thiết nhân viên xã hội cần có công cụ hỗ trợ, đó là nghiên cứu. Nghiên cứu trong công tác xã hội giúp có được những thông tin cần thiết trước khi quyết định hành động. Nhân viên xã hội tham gia nghiên cứu sẽ thấy được vấn đề rõ hơn và sau đó sẽ hoạch định tốt hơn. Các phương pháp nghiên cứu xã hội học thường được nhân viên xã hội sử dụng để nghiên cứu các vấn đề xã hội quan tâm.Ví dụ, để có cơ sở nhằm xây dựng kế hoạch giúp đỡ trẻ em và gia đình ở một phường trong quận nọ; dự án A cần tiến hành khảo sát và nghiên cứu tình hình về trẻ và gia đình. Một kế hoạch nghiên cứu được vạch ra như sử dụng bản hỏi, phỏng vấn sâu trẻ và cha mẹ, phỏng vấn nhóm trẻ, phỏng vấn cán bộ phường... để thu thập thông tin. Sau đó nhiều cuộc họp, hội thảo với các đối tượng nghiên cứu trên được tiến hành để bàn bạc phương hướng cụ thể giúp đỡ trẻ và gia đình.1.5 Quản trị ngành công tác xã hội: Đây là phương pháp giúp nhà quản lý và nhân viên xã hội tham gia vào công tác quản trị có hiệu quả cơ sở công tác xã hội của mình. Quản trị ngành công tác xã hội cung cấp kiến thức, kỹ năng, thái độ ... để nhà quản trị cơ sở xã hội có thể chuyển đổi chính sách xã hội thành các chương trình hoạt động, các dịch vụ xã hội... phục vụ cho thân chủ một cách tốt nhất.Ví dụ, nhà quản trị (giám đốc) một cơ sở xã hội nọ do chưa được trang bị kiến thức quản trị ngành công tác xã hội nên điều hành cơ sở theo phong cách độc đoán, chuyên quyền, không biết lắng nghe. Cách quản lý của vị giám đốc ấy làm đối tượng được chăm sóc ở đây căng thẳng, phản kháng. Cụ thể, những đối tượng nghiện ngập ma túy, mại dâm bị nhốt chung; ai phản đối thì bị đánh đập, nhốt vào xà lim. không cho tắm rửa, ăn uống bị hạn chế... Như vậy nhà quản trị (giám đốc) cơ sở ấy đã vi phạm những nguyên tắc mà một nhà quản trị cần làm.1.6 Biện hộ: Bênh vực quyền lợi hợp pháp cho đối tượng, giúp cho đối tượng hưởng được dịch vụ xã hội đáng được hưởng, (người nghèo, thiệt

thòi; đối tượng chính sách xã hội...). Bảo vệ đối tượng không bị thiệt thòi trước những xâm phạm gây thiệt hại về thể chất và tâm thần, (nạn nhân của bạo hành gia đình, nạn nhân bị xâm hại tình dục…)Ví dụ,một bé gái bị cưỡng hiếp; nạn nhân biết thủ phạm nhưng không dám tố cáo. Thủ phạm dùng tiền bạc và quyền thế ép nạn nhân để thoát tội. Nhân viên xã hội sẽ là người đứng ra bảo vệ trẻ bằng cách tiếp xúc gia đình, giúp trẻ bớt khủng hoảng, động viên gia đình và trẻ đứng ra tố cáo kẻ xâm hại giành lại công bằng cho trẻ.1.7 Soạn thảo chính sách: Qua thực tiễn công việc, nhân viên xã hội góp phần xây dựng và hoàn thiện chính sách xã hội ngày càng tốt hơn phục vụ thiết thực việc đáp ứng nhu cầu của cá nhân, nhóm và cộng đồng. Nhân viên xã hội làm việc ở các cấp cao, cấp hoạch định và xây dựng chính sách; có nhiệm vụ đóng góp kiến thức nghề nghiệp của mình vào việc soạn thảo chính sách xã hội.1.8 Quản lỷ trường hợp của thân chủ: bao gồm việc điều phối mọi hoạt động giúp đỡ, nhân danh lợi ích của một thân chủ hay một nhóm thân chủ. Quản lý trường hợp ngày càng trở thành một hình thức thực hành công tác xã hội ưu việt. Trong những năm gần đây, một số các cơ sở dịch vụ xã hội đã xem các nhân viên xã hội của họ như là những người quản lý trường hợp thân chủ. Nhiệm vụ của những người này thường tương tự như nhiệm vụ của nhân viên công tác xã hội cá nhân. Một người quản lý trường hợp thân chủ có nhiệm vụ theo dõi, giúp đỡ cho 4-5 thân chủ khác nhau. Do đó họ vừa làm việc với thân chủ vừa liên kết các nguồn tài nguyên, điều phối các dịch vụ, theo dõi kết quả cho đến khi thân chủ giải quyết được vấn đề.

2. Nền tảng kiến thức để thực hành công tác xã hộiMột trong những yếu tố then chốt của thực hành công tác xã hội là nền tảng kiến thức làm công cụ. Mặc dù nhiều kiến thức nền tảng được vay mượn từ những ngành học khác trong khoa học xã hội và khoa học hành vi, nhưng chúng được tập hợp lại bằng những phương thức riêng. Hơn thế nữa, nhiều quan niệm cơ bản của nghề nghiệp công tác xã hội là độc đáo. Tính phổ quát của kiến thức nghề nghiệp được sắp xếp trong năm tiêu chí sau đây được Hội đồng Giáo dục công tác xã hội Mỹ (CSWE) xem như là

những lĩnh vực trọng yếu trong chương trình giảng dạy công tác xã hội ở trường đại học.2.1 Hành vi con người và môi trường xã hội. Kiến thức về sự phát triển tâm sinh lý xã hội, kể cả lý thuyết về hệ thống xã hội trong đó cá nhân sinh sống (gia đình, nhóm, tổ chức và cộng đồng) rất cần đến để thực hiện chức năng một nhân viên xã hội một cách hiệu quả. Kiến thức này bao gồm sự tăng trưởng và phát triển con người, có nhấn mạnh đến nhiệm vụ trong cuộc sống mà cá nhân đối phó suốt các thời kỳ phát triển khác nhau, là cần thiết cho người thực hành nghề nghiệp công tác xã hội. Để đánh giá và làm việc với những vấn đề của con người, nhân viên xã hội phải nắm bắt được nhu cầu và tài nguyên có liên hệ đến từng thời kỹ phát triển của con người. Nhân viên xã hội cũng phải biết những nhu cầu này được nhận diện và đáp ứng ra sao trong các nền văn hóa khác nhau. Kiến thức về lý thuyết hệ thống sinh thái cũng rất cần thiết, thí dụ như kiến thức về các lực thúc đẩy hành vi con người ở trong một nhóm hay một tổ chức. Bời vì sứ mệnh của nghề nghiệp công tác xã hội là tăng cường việc thực hiện chức năng xã hội của con người. Công tác xã hội đề cập đến những yếu tố gây khó khăn, cản trở sự phát triển con người. Thí dụ: các nguồn tài nguyên vật chất và tinh thần cần thiết cho việc hoạch định và thực thi những chương trình phòng ngừa và trị liệu có hiệu quả lại thiếu thốn hoặc không thích hợp. Công tác xã hội đặt trọng tâm vào con người trong tình huống được thể hiện qua các tương tác giữa con người với nhau và con người với hệ thống xã hội.2.2 Các chính sách và dịch vụ an sinh xã hội. Mỗi quốc gia đều thiết lập một hệ thống các chính sách và dịch vụ an sinh xã hội nhằm phục vụ cho người dân nhất là tầng lớp khó khăn, dễ bị thương tổn. Sự hình thành mạng lưới an sinh xã hội nhằm bảo bọc, che chắn cho các đối tượng bất hạnh trong cuộc sống bao gồm cả bộ máy và nhân sự thực hiện. Nhân sự trong hệ thống nầy thường là nhân viên xã hội và các nhân sự ngành nghề khác như ngành y, ngành luật, giáo dục, tâm lý.... Nhân viên xã hội đóng vai trò chủ yếu trong việc thực thi chính sách xã hội; đưa chính sách vào cuộc sống phục vụ các đối tượng. Thực hiện sứ mệnh và đạo đức của nghề nghiệp, nhân viên xã hội có trách nhiệm tham gia vào việc phát triển và

thực hiện chính sách xã hội nhằm tăng cường việc thực hiện chức năng xã hội cho cá nhân, gia đình, nhóm và cộng đồng.2.3 Những phương pháp thực hành công tác xã hội.Những phương pháp thực hành công tác xã hội nhấn mạnh tính hỗ tương, hợp tác và tôn trọng hệ thống thân chủ, chú trọng vào việc xem xét sức mạnh thân chủ và những vấn đề thân chủ gặp phải trong mối tương tác giữa các cá nhân với nhau và giữa con người với môi trường sống của họ. Các phương pháp công tác xã hội được triển khai nhằm tăng cường cuộc sống hạnh phúc của con người và cải thiện những điều kiện môi trường gây ảnh hường bất lợi cho con người; làm việc với thân chủ có bối cảnh xã hội, văn hóa, chủng tộc, tôn giáo, tinh thần và giai cấp khác nhau.Nhân viên xã hội cần đến kiến thức kỹ năng thực hành giúp họ tăng cường việc thực hiện chức năng xã hội của thân chủ. Kiến thức và kỹ năng thực hành thay đổi phù hợp với cấp độ hệ thống thân chủ mà nhân viên phục vụ. Các cấp độ đã được thiết kế là vi mô, trung mô và vĩ mô. Các phương pháp thực hành tương ứng với ba cấp độ thực hành như sau:2.3.1Thực hành ở cấp vi mô. Ở cấp độ nầy, cư dân được nhân viên xã hội phục vụ bao gồm các hệ thống thân chủ khác nhau như cá nhân, các cặp vợ chồng, và gia đình. Thực hành ở cấp độ nầy được chỉ định như là thực hành trực tiếp vì nhân viên xã hội cung ứng dịch vụ trực tiếp cho thân chủ trong những cuộc tiếp xúc mặt đối mặt.2.3.2Thực hành ở cấp trung mô được xác định là ở những mối quan hệ giữa cá nhân với nhau, giữa các đại diện các tổ chức và các cơ sở; [bao gồm] các mối quan hệ giữa cá nhân trong một nhóm tự giúp hay nhóm trị liệu, giữa những người cùng hoàn cảnh ở trường học hay nơi làm việc hay giữa những người cùng xóm giềng. Sự can thiệp ở cấp trung mô được thiết kế để thay đổi hệ thống ảnh hưởng trực tiếp đến thân chủ như gia đình, nhóm cùng cảnh ngộ, hay lớp học.2.3.3Thực hành ở cấp độ vĩ mô. Khác biệt hẳn với việc cung cấp dịch vụ trực tiếp mặt đối mặt, thực hành ở cấp vĩ mô bao gồm những tiến trình hoạch định xã hội và tổ chức cộng đồng. Ở cấp độ nầy, nhân viên xã hội đóng vai trò như là một tác nhân thay đổi chuyên nghiệp hỗ trợ cho hệ thống hành động của cộng đồng bao gồm các cá nhân, các nhóm hay các

tổ chức để giải quyết các vấn đề xã hội. Nhân viên xã hội ở cấp độ nầy làm việc với các nhóm cư dân hay với các tổ chức tư nhân, quần chúng hay tổ chức chính quyền. Hoạt động của nhân viên xã hội ở cấp độ nầy bao gồm: (1) Phát triển các nhóm và tổ chức cộng đồng và làm việc với họ; (2) Hoạch định và phát triển chương trình; (3) Thực hiện, quản trị và lượng giá chương trình.Người thực hành nghề nghiệp trực tiếp cần thiết phải tham gia vào các hoạt động quản trị ở một số cấp. Hơn thế nữa, nhiều thạc sĩ tham gia trực tiếp công việc đã trở thành giám sát viên hay nhà quản trị. Vì vậy, kiến thức về quản trị rất cần thiết cho những người thực hành trực tiếp có trình độ thạc sĩ, và những khóa học về quản trị là một phần trong chương trình đào tạo thạc sĩ công tác xã hội.Mặc dù nhiều người trực tiếp thực hành nghề nghiệp gắn bó ít hoặc không gắn bó ở cấp độ thực hành vĩ mô nhưng những người làm việc ở các vùng nông thôn nơi ít có hoặc không có nhân viên và chuyên gia hoạch định xã hội sẽ phối hợp với những người dân quan tâm và các lãnh đạo cộng đồng trong việc hoạch định và triển khai tài nguyên để phòng ngừa hay giải quyết các vấn đề xã hội.2.4 Nghiên cứu. Chương trình giảng dạy về nghiên cứu cung cấp sự hiểu biết và thấy được giá trị của cách tiếp cận khoa học, có phân tích trong việc xây dựng kiến thức thực hành và đánh giá việc cung cấp dịch vụ trong tất cả các lĩnh vực thực hành. Kiến thức về nghiên cứu là không thể thiếu đối với điều tra khoa học, là động lực đứng sau sự tiến bộ của kiến thức. Nhân viên xã hội phải có khả năng sử dụng thông tin thu lượm được trong các cuộc nghiên cứu khảo sát phục vụ cho việc cung cấp các chương trình hoạt động và dịch vụ cho thân chủ của cơ sở mình.2.5 Thực tập ở hiện trường. Thực tập ở hiện trường là một bộ phận không thể thiếu trong chương trình giáo dục công tác xã hội. Nó gắn sinh viên vào việc thực hành công tác xã hội có kiểm huấn và tạo cơ hội cho sinh viên áp dụng những gì đã học ở trường vào bối cảnh thực tế. Những sinh viên tốt nghiệp chương trình công tác xã hội đều ghi nhận rằng kinh nghiệm của họ trong thực tập ở hiện trường là không thể thiếu được cho việc học tập làm thế nào thực hành như những nhân viên chuyên nghiệp.

Việc học theo nội dung ở trường lớp sẽ được mở rộng, tăng cường hơn nữa qua cơ hội áp dụng kiến thức, giá trị và kỹ năng của họ và thu hoạch những kinh nghiệm chỉ dẫn từ người thầy tại hiện trường của mình.

3. Mối liên hệ giữa Công tác xã hội với một số ngành học liên quan3.1 Xã hội học và Công tác xã hộiXã hội học và công tác xã hội có mối quan hệ với nhau như thế nào? Người ta thừa nhận chúng có nhiều điểm chung nhưng cũng khác biệt nhau. Xã hội học đã được những nhà xã hội học Hoa Kỳ đầu tiên định nghĩa, theo L.F. Ward thì xã hội học là “một khoa học về xã hội” , và theo F.H. Giddings thì xã hội học là “nghiên cứu một cách khoa học về xã hội”. A. w. Small nói rằng xã hội học “là nghiên cứu về con người được xem xét dưới góc độ như là sự tác động và chịu sự tác động của người khác”.Xã hội học và công tác xã hội đều quan tâm đến con người, những tương tác qua lại của họ và tìm hiểu những tương tác nầy. Nhà xã hội học đặc biệt quan tâm đến việc bằng cách nào, khi nào và tại sao con người đối xử trong mối quan hệ với người khác. Nhà xã hội học nhắm mục đích xác định những vấn đề xã hội, tổ chức nghiên cứu và làm những gì có thể để hiểu mối tương tác trong các mối liên kết nhân sự.Nhân viên xã hội quan tâm đến việc hiểu biết con người và họ đối xử với nhau ra sao trong các mối liên kết với những người khác; nhưng nhân viên xã hội đặc biệt quan tâm giúp đỡ những người nầy giải quyết vấn đề và cải thiện việc thực hiện chức năng của họ. Trong khi nhà xã hội học thường bỏ hầu hết thời gian để nghiên cứu và tìm ra sự thật thì nhân viên xã hội cố gắng tìm hiểu thân chủ hay cộng đồng, chẩn đoán đúng và tiến hành việc trị liệu, giúp giải quyết vấn đề và thay đổi tình hình dẫn đến sự thích nghi tốt hơn.3.2 Tâm thần học và Công tác xã hộiVai trò của nhân viên xã hội và nhà tâm thần học là khác nhau nhưng có sự phối hợp với nhau. Nhà tâm thần học và nhân viên xã hội thường xuyên là thành viên cùng nhóm chuyên nghiệp và mỗi bên đều có những đóng góp độc đáo riêng.Nhà tâm thần học cho rằng sự khác biệt chủ yếu giữa tâm thần học và công tác xã hội là nhà tâm thần học trị liệu bệnh tật bằng mô hình y học

trong khi nhân viên xã hội chú trọng vào các vấn đề và những mặt mạnh trong mối quan hệ nhân sự. Nhà tâm thần học nhấn mạnh tính động năng bên trong con người, nghiên cứu và xử lý động cơ không ý thức và những yếu tố liên quan trong khi nhân viên xã hội vận dụng những tài nguyên môi trường và cộng đồng, thường hoạt động với mức độ có ý thức về hành vi.Tâm thần học và công tác xã hội có nhiều điểm chung. Cả hai ngành nghề đều làm việc với người có vấn đề cá nhân và xã hội. Cả hai giúp con người cải thiện mối quan hệ với người khác và cả hai đều quan tâm đến sự nhạy cảm và năng lực hiểu những cảm nghĩ và cảm xúc của người khác.Tâm thần học chú trọng vào bệnh lý học và chữa bệnh; công tác xã hội tập trung vào những mặt mạnh và phát triển tiềm năng. Nhà tâm thần học quan tâm đặc biệt đến những động năng bên trong cá nhân và hành vi của nhóm. Nhân viên xã hội đặc biệt chú trọng đến việc thực hiện chức năng xã hội liên hệ đến những yếu tố và sự tương tác xã hội và cộng đồng.3.3 Tâm lý học và công tác xã hộiNhà tâm lý học và nhân viên xã hội thường làm việc chung trong một nhóm chuyên môn, đặc biệt trong điều trị lâm sàng. Tuy thế có những vấn đề trùng lắp và khác biệt giữa hai lĩnh vực nầy.Tâm lý học là khoa học về trí tuệ, tâm hồn; nó tìm cách nghiên cứu, giải thích và thay đổi hành vi của con người. Nhà tâm lý học quan tâm đến việc am hiểu cá nhân và hành vi của người ấy.Tâm lý học và công tác xã hội hoạt động trên những điểm chung. Cả hai đều quan tâm đến hành vi con người, đến những kiểu tương tác, mặc dù nhà tâm lý học chú tâm chủ yếu đến hành vi, còn nhân viên xã hội chú trọng đến việc thực hiện chức năng xã hội. Cả hai đều tìm hiểu cách tư duy và cảm xúc của con người.Về những khác biệt, các nhà tâm lý học có lĩnh vực trắc nghiệm và đo lường riêng. Nhà tâm lý học nghiên cứu các yếu tố sinh học cũng như yếu tố xã hội có liên quan đến hành vi con người. Nhà tâm lý học quan tâm đến những thuộc tính của con người, và nhằm mục đích tìm hiểu những đặc tính và hành vi con người. Mặt khác, một số nhà tâm lý học, đặc biệt

là nhà tâm lý trị liệu ngoài việc nghiên cứu còn làm việc trực tiếp với con người trong tiến trình giúp đỡ. Những hoạt động nầy trùng lắp với một số hoạt động của công tác xã hội, tuy nhiên trọng tâm có vẻ khác nhau khi xem xét một cách toàn diện. Nhà tâm lý học thường làm việc với các cá nhân một cách chuyên sâu, đôi khi trở thành nhà tâm lý trị liệu. Ngược lại, nhân viên xã hội quan tâm đặc biệt đến việc thực hiện chức năng xã hội và các mối quan hệ của thân chủ và quan tâm đến việc sử dụng tài nguyên cộng đồng để đáp ứng những vấn đề cá nhân và xã hội của thân chủ.3.4 Tham vấn và Công tác xã hộiMột số người nhầm tưởng vai trò và chức năng của nhà tham vấn với nhân viên xã hội. Có nhiều loại các nhà tham vấn, ở đây đề cập đến ba loại: tham vấn viên trường học, tham vấn viên hôn nhân và tham vấn viên phục hồi.Tham vấn viên trường học thường được huấn luyện về tâm lý học giáo dục. Thông thường họ làm việc với sinh viên học sinh trong một thời gian ngắn, giúp học sinh lựa chọn nghề nghiệp và những vấn đề học hành. Tham vấn viên trường học và nhân viên xã hội có nhiều điểm chung. Nhân viên xã hội có xu hướng chuyên sâu hơn, làm việc với thân chủ lâu dài hơn, chú trọng nhiều đến nhóm gia đình và sử dụng các tài nguyên cộng đồng. Tham vấn viên trường học sử dụng trắc nghiệm trong nhiều trường hợp.Tham vấn viên hôn nhân được đào tạo cơ bản nhiều lĩnh vực trong đó có công tác xã hội. Tham vấn viên cần có kinh nghiệm trị liệu lâm sàng có sự kiểm huấn. Trong một ý nghĩa nào đó, công tác xã hội là một bộ phận của tham vấn hôn nhân. Trong một nghĩa khác, tham vấn hôn nhân được nhấn mạnh trong công tác xã hội. Sự khác biệt nẩy sinh ở sự khác nhau trong đào tạo và kinh nghiệm nghề nghiệp.Tham vấn viên phục hồi là người thường được đào tạo về tâm lý học giáo dục, có kỹ năng sử dụng trắc nghiệm, đặt trọng tâm chú ý và năng lực vào cá nhân và những vấn đề phục hồi nghề nghiệp. Trong nhiều tình huống nơi cả nhân viên xã hội lẫn tham vấn viên nằm trong một nhóm công tác phục hồi, tham vấn viên thường giúp đỡ trắc nghiệm, tham vấn ngắn hạn

và những hoạt động liên quan. Nhân viên xã hội thường hỗ trợ các vấn đề tình cảm và/hay các vấn đề gia đình và làm việc với thân chủ sâu hơn.* Tài liệu tham khảo:-Nguyễn Thị Oanh, Công tác xã hội đại cương, Đại học mở-bán công TP.HCM,2000.-Nguyễn Ngọc Lâm, Sách bỏ túi dành cho nhân viên xã hội, Đại học mở-bán công TP.HCM, 2001.Một số điểm cần lưu ý khi học:Bài nầy không cần học thuộc lòng, nhưng phải nghiên cứu kỹ từng phương pháp công tác xã hội để có kiến thức nền tảng sau nầy học các môn CTXH cá nhân, CTXH nhóm, Phát triển cộng đồng, Quản trị ngành công tác xã hội...Tóm lược những vấn đề cần ghi nhớ:Công tác xã hội có các phương pháp làm việc như: CTXH với cá nhân, CTXH với nhóm, Phát triển cộng đồng, Quản trị ngành CTXH, Biện hộ, Soạn thảo chính sách, Nghiên cứu, Quản lý trường hợp. Mỗi phương pháp có những công cụ, kỹ năng riêng để giúp nhân viên xã hội làm việc với các đối tượng khác nhau. Nền tảng để thực hành là kiến thức về hành vi con người và các chính sách và dịch vụ an sinh xã hội. Kiến thức và kỹ năng thực hành thay đổi phù hợp với 3 cấp độ hệ thống thân chủ là vi mô, trung mô và vĩ mô.Công tác xã hội có sự liên hệ chặt chẽ với các ngành liên quan như xã hội học, tâm lý học, tâm thần học, tham vấn. Giữa công tác xã hội và các ngành nầy có những điểm chung hỗ trợ lẫn nhau, đồng thời cũng có nhiều điểm khác biệt. Câu hỏi:

- Hãy liệt kê các phương pháp công tác xã hội? Giải thích mục đích của từng phương pháp?

- Để thực hành các phương pháp công tác xã hội nhân viên xã hội cần các kiến thức nền tảng nào?

BÀI 6

CÁC LĨNH VỰC ÁP DỤNG CÔNG TÁC XÃ HỘIHiện nay trên thế giới, nghề công tác xã hội phổ biến ở hầu hết các nước. Nhân viên xã hội hành nghề như các nghề khác khi được phép của hội nghề nghiệp của mình. Họ tham gia ở nhiều lĩnh vực khác nhau nhưng đều có chung tôn chỉ mục đích là phục vụ con người, hỗ trợ con người có được cuộc sống an sinh, hạnh phúc. Trong trường học, nhân viên xã hội đóng vai trò nhà tham vấn học đường, giúp sinh viên học sinh giải quyết các vấn đề liên quan đến trẻ, gia đình và nhà trường. Ở lĩnh vực chăm lo sức khỏe người dân sự hiện diện của nhân viên xã hội là quan trọng và cần thiết góp phần với ngành y tế giải quyết vấn đề y học và xã hội. Với đối tượng là người cao tuổi ngoài việc chăm lo về sức khỏe, việc cung ứng các dịch vụ xã hội phù hợp cho họ thuộc về chức năng của nhân viên xã hội. Đối với các đối tượng sa vào nghiện ngập nhất là nghiện ngập ma túy cần có những cách tiếp cận riêng mà nhân viên xã hội là người có những năng lực, phẩm chất làm việc thích hợp với dạng đối tượng nầy.Bài nầy giới thiệu khái quát một số lĩnh vực mà ngành công tác xã hội có thể cung ứng các dịch vụ chuyên môn của mình để góp phần giải quyết các vấn đề xã hội, tăng cường chất lượng cho các hoạt động hiện có. Đó là các lĩnh vực sau:

- Công tác xã hội ở trường học- Công tác xã hội trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe- Công tác xã hội với người cao tuổi- Công tác xã hội với người nghiện ma túy

Mục tiêu của bài: Sau khi học xong bài sinh viên sẽ:- Thấy được sự cần thiết và tầm quan trọng của công tác xã hội ở các lĩnh vực giáo dục (trường học), sức khỏe, người cao tuổi, người nghiện ma túy.- Hiểu được và áp dụng công tác xã hội vào các lĩnh vực trên.Những khái niệm cơ bản:- Nghề giúp đỡ: chỉ nghề công tác xã hội giúp đỡ người khó khăn.- Kỹ năng sống: những kiến thức và kỹ năng trang bị cho thanh thiếu niên để đối phó với những tiêu cực trong cuộc sống.

- Trị liệu: trong y tế có nghĩa điều trị bệnh, trong công tác xã hội có nghĩa giải quyết vấn đề.- Người cao tuổi: khái niệm chỉ người già; có tính tương đối vì không có một giới hạn rõ rệt nào để xác định người ta bao nhiêu tuổi thì được gọi là người cao tuổi.Nội dung cơ bản của bài:

1. Công tác xã hội ở trường họcMôi trường học đường ngày nay cũng khó tránh khỏi những tác động tiêu cực của các vấn đề xã hội và tệ nạn xã hội. Học sinh cần được hướng dẫn để có được kỹ năng sống và phòng vệ trước sự tấn công của những cái xấu. Một cơ chế phù hợp trong học đường để nhân viên xã hội làm việc như nhà tư vấn cho học sinh là điều cần thiết. Không thể bỏ mặc học sinh giữa sự đùn đẩy của các bên là nhà trường, gia đình và xã hội để cuối cùng không ai chịu trách nhiệm.Những vấn đề nẩy sinh trong môi trường học đường thường là những vấn đề sau đây:

- Vấn đề kỷ luật - vấn đề bạo lực- Vấn đề nghiện hút ma túy và thuốc lá- Băng nhóm- Gian lận trong thi cử- Vấn đề đạo đức- Vấn đề học sinh bỏ học- Áp lực của chương trình học quá tải- Mối quan hệ giữa thầy cô,học sinh và cha mẹ học sinh- Các vấn đề khác nẩy sinh trong gia đình học sinh ....v.v.

Nhân viên xã hội làm việc ở trường học cần tiếp cận với từng cá nhân học sinh, tham gia các hoạt động nhóm và nếu cần thiết sẽ phải làm việc với cộng đồng để giải quyết vấn đề nêu trên.Ngoài ra nhân viên xã hội cùng bàn bạc với ban giám hiệu để nhận diện những vấn đề và đưa ra các giải pháp cũng như xây dựng chính sách nhà trường.

Với cha mẹ học sinh, nhân viên xã hội giúp cha mẹ có được kỹ năng truyền thông giao tiếp tốt hơn với con cái của họ để giữa họ hiểu nhau và chấp nhận nhau hơn. Nhân viên xã hội sử dụng kỹ năng công tác xã hội nhóm để làm việc với nhóm cha mẹ, nhóm học sinh để giải quyết vấn đề. Nhân viên xã hội còn đóng vai trò tác nhân thay đổi giúp cộng đồng nhận diện những vấn đề rộng lớn hơn tác động đến nhà trường.Ở nước ta hiện nay vai trò của công tác xã hội trong trường học chưa được nhìn nhận đúng mức; thậm chí có người ngộ nhận cho rằng giáo viên chủ nhiệm lớp có thể giải quyết hết các vấn đề mà không cần đến nhân viên xã hội. Chính vì lẽ đó một dự án công tác xã hội học đường do Khoa Xã hội học - Đại học Mở-Bán công TP. Hồ Chí Minh triển khai ở hai trường trung học được vài năm rồi kết thúc mà không nhân rộng ra các trường khác được.

2. Công tác xã hội trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏeCông tác xã hội trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe được hợp tác thực hiện với ngành y khoa và các chương trình y tế công cộng. Đó là sự ứng dụng kiến thức ,kỹ năng, thái độ và giá trị ngành công tác xã hội vào việc chăm sóc sức khỏe.Nhân viên xã hội làm việc trong lĩnh vực sức khỏe công cộng ở cấp độ địa phương, quốc gia, và quốc tế; ở các bệnh viện đa khoa; ở các sở y tế; ở các bệnh viện đành cho trẻ em tàn tật; các khu điều dưỡng ngoại trú; các trường đại học có đào tạo khoa bệnh viện; các nhà điều dưỡng; các trung tâm sức khỏe cộng đồng; các cơ sở y tế tư nhân.2.1 Công tác xã hội ở bệnh viện: Chức năng của công tác xã hội trong bệnh viện bao gồm:2.1.1 Đánh giá những điểm mạnh và điểm yếu về mặt tâm lý và môi trường của bệnh nhân.2.1.2 Hợp tác với nhóm điều trị trong việc cung cấp dịch vụ đảm bảo sử dụng tối đa kỹ năng và kiến thức của mỗi nhóm viên.2.1.3 Hỗ trợ gia đình hợp tác trong trị liệu và giúp bệnh nhân sử dụng tốt các dịch vụ y tế.2.1.4 Cùng các đồng nghiệp có nghề nghiệp chuyên môn khác cải tiến dịch vụ của bệnh viện bằng cách chia sẻ kiến thức liên ngành.

2.1.5 Làm việc như là người môi giới các dịch vụ cộng đồng, liên kết nhu cầu bệnh nhân với các nguồn tài nguyên thích hợp.2.1.6 Tham gia vào tiến trình xây dựng chính sách.2.1.7 Tham gia nghiên cứu để mở mang kiến thứcTrong một cuộc nghiên cứu về nguồn nhân lực ngành công tác xã hội được thực hiện năm 2005 ở Đồng Tháp (chú thích: Cuộc nghiên cứu nầy do Bộ GDĐT, Bộ LĐTB và XH chủ trì với sự tài trợ của UNICEF-VN, tiến hành ở Đồng Tháp, TP HCM, Hà Nội và Lạng Sơn. Nhóm nghiên cứu viên phía Nam gồm các giảng viên Khoa XHH-ĐH Mở-Bán công TP. HCM phụ trách 2 địa bàn Đồng Tháp và TP HCM) khi được hỏi về vai trò nhân viên xã hội ở bệnh viện, các bác sĩ phụ trách nhân sự ở bệnh viện đa khoa tỉnh cũng như các trung tâm y tế đều khẳng định sự cần thiết phải có một vị trí như vậy ở các bệnh viện. Có người được phòng vấn vốn từng tham gia các khóa học về công tác xã hội hoặc tham gia công tác của hội Chữ thập đỏ nên họ nhận thức sâu sắc về chức năng, nhiệm vụ của nhân viên xã hội ở bệnh viện. Các phỏng vấn với một số viên chức ngành y tế quận huyện ở TP. Hồ Chí Minh cũng cho thấy điều đó. Hiện nay chỉ Viện Tim thành phố Hồ Chí Minh có phòng xã hội do một nhân viên xã hội chuyên nghiệp phụ trách. Nhu cầu nhân viên xã hội ở bệnh viện là có nhưng chưa phải nơi nào cũng đáp ứng được.2.2 Công tác xã hội với gia đình có người bệnh tậtMột gia đình có người ốm đau thì hầu hết hoạt động của cả nhà đều xoay quanh bệnh nhân. Cuộc sống của gia đình có khi phải tổ chức lại hay phải thay đổi nếu ai đó trong nhà đau ốm.Với sự giúp đỡ của các dịch vụ trong cộng đồng, gia đình có khả năng vận dụng các nguồn tài nguyên chăm sóc người bệnh hay trẻ em khuyết tật hay người lớn. Việc này giúp gia đình đoàn kết, thống nhất, thương yêu nhau hơn.Ngoài sự giúp đỡ của các thiết chế y tế và xã hội ở cộng đồng còn có sự giúp đỡ hỗ trợ của nhân viên xã hội. Mục đích của công tác xã hội là hỗ trợ và tăng sức mạnh cho gia đình. Để thực hiện việc nay, nhân viên xã hội vận dụng các dịch vụ hiện có thông qua việc chuyển tuyến, giới thiệu thân

chủ đến nơi cần đến; hoặc huy động tiềm năng của cộng đồng để ngăn ngừa bệnh tật.2.3 Công tác xã hội trong lĩnh vực sức khỏe công cộngCộng đồng là một xã hội bao gồm nhiều cá nhân do vậy cộng đồng cần hoạch định an sinh cho các thành viên của mình. Không cộng đồng nào có thể xem nhẹ nhu cầu của người dân ốm đau hay người cần sự chăm sóc y tế một khi gia đình không thể gánh vác chi phí mà lại không cần sự giúp đỡ. Xem xét nhiều động cơ khác nhau, cộng đồng phải có từng bước chăm sóc sức khỏe cho thành viên của mình. Người ốm, người khuyết tật không có được sự chăm sóc cần thiết thì không có được sức khỏe, không thể đóng góp cho cộng đồng được. Vì vậy, với sự quan tâm, cộng đồng xây dựng bệnh viện, trạm y tế và những dịch vụ sức khỏe khác. Ở nước ta, các dịch vụ sức khỏe công cộng đã được triển khai ở hầu hết cộng đồng ở các đô thị cũng nông thôn tuy nhiên chất lượng chăm sóc và điều trị cần được nâng cao hơn nữa.3. Công tác xã hội với người cao tuổiNgày nay rất cần các nhân viên xã hội làm việc ở các viện dưỡng lão, các trung tâm nuôi dưỡng người già neo đơn cũng như nhân viên xã hội chăm sóc người cao tuổi tại cộng đồng. Tại những nơi nầy nhân viên xã hội đánh giá nhu cầu vật chất và tinh thần của người cao tuổi để có kế hoạch giúp đỡ họ. Những vấn đề liên quan đến người cao tuổi mà nhân viên xã hội cần chú ý là:3.1 Thu nhập đủ để đảm bảo cuộc sống vật chất thiết yếu cho người cao tuổi.3.2 Vấn đề sức khỏe thể chất và sức khỏe tâm thần của họ.3.3 Nhà ở phải thích hợp cho dù họ ở một mình hay ở chung với những người khác.3.4 Cơ hội việc làm cho họ nếu họ mong muốn.3.5 Vấn đề hưu trí, bảo hiểm xã hội.3.6 Những dịch vụ phục hồi sức khỏe cho người cao tuổi ở các trung tâm.3.7 Tham gia những hoạt động bổ ích.3.8 Những dịch vụ tập thể hiệu quả cho những nhu cầu đặc biệt.

3.9 Những lợi ích từ nghiên cứu để duy trì và cải thiện sức khỏe và hạnh phúc cho họ.3.10 Tự do, độc lập và thực hiện tự do sáng kiến cá nhân trong việc hoạch định và quản lý cuộc sống của chính họ.Nhân viên xã hội cần cá nhân hóa vấn đề của từng người và điều hành các dịch vụ để gìn giữ sự tôn trọng cũng như nhân phẩm của người cao tuổi mà mình phục vụ.Ví dụ, hiện nay vấn đề chăm sóc người cao tuổi ở nước ta cũng đáng bàn. Một bộ phận người cao tuổi già yếu, neo đơn, không người thân chăm sóc phải tự thân kiếm sống. Nếu họ được Nhà nước đưa vào các viện dưỡng lão thì cuộc sống tương đối đàng hoàng, số người cao tuổi neo đơn sống ở cộng đồng với hàng loạt khó khăn như thiếu lương thực, thực phẩm, thuốc men; thiếu tình thương của người thân ruột thịt. Gần đây trong xã hội ta nẩy sinh vấn đề con cái bỏ bê cha mẹ khi cha mẹ già yếu. Đây không phải là vấn đề phổ biến nhưng đáng báo động trước sự tha hóa đạo đức của một tầng lớp người xem thường đạo lý.Mặt khác chúng ta cũng cần rà soát lại việc thực thi chính sách xã hội đối với người cao tuổi ở các cơ sở xã hội cũng như trong cộng đồng. Người cao tuổi được chăm sóc ở cơ sở dưỡng lão tuy đã chu đáo nhưng vẫn còn những mặt hạn chế như thiếu nhân viên xã hội chuyên nghiệp, phương tiện cơ sở vật chất còn thiếu thốn...nên chỉ dừng lại ở mức độ nuôi dưỡng, còn những khía cạnh tâm lý xã hội của người cao tuổi chưa được quan tâm đúng mức.4. Công tác xã hội với người nghiện ngập ma túyCông tác xã hội ngày càng gắn bó với việc trị liệu cho những người nghiện ma túy. Trong trường hợp có nghiện thêm rượu thì gia đình của người nghiện ma túy hầu như luôn bị ảnh hưởng; họ cần giúp đỡ để hiểu rõ vấn đề, giảm bớt lo âu sợ hãi và cảm giác có tội; họ cần giúp đỡ củng cố gia đình; và học cách hỗ trợ cho người nghiện.Nhân viên xã hội được yêu cầu giúp đỡ trong những bối cảnh khác nhau - ở các trường cai nghiện, tòa án thiếu nhi, trại giáo hóa thử thách người lớn, các trung tâm sức khỏe tâm thần, bệnh viện, các trung tâm tư vấn gia đình, trường học.... Ở nhiều cơ sở nhân viên xã hội là những nhà trị liệu,

làm việc với nhà tâm thần học, y sĩ, nhà tâm lý học, và những người trước đây đã từng nghiện ngập có hoặc chưa được đào tạo làm tham vấn viên.Hầu hết những người nghiện có những vấn đề nhân cách nghiêm trọng, do không thích nghi xã hội hay ảnh hưởng của sự đổ vỡ gia đình trước khi họ bắt đầu dùng ma tuý. Trị liệu không thể đầy đủ trọn vẹn chừng nào những vấn đề vừa nói được nhận diện và giải quyết.Một trong những giải pháp cho vấn đề nghiện ngập là công tác phòng ngừa có hiệu quả. Nhân viên xã hội ở các trường học và các cơ sở xã hội cần cảnh báo các nguy cơ dẫn đến nghiện ngập và có đề ra các giải pháp giải quyết tình hình nầy. Ở trường học, nhân viên xã hội tham gia các chương trình phòng ngừa dưới các hình thức nói chuyện với học sinh các lớp về tác hại của ma túy, tổ chức sinh hoạt chuyên đề với các nhóm học sinh, cung cấp thông tin đầy đủ về ma túy và tác hại của nó, tham vấn cho các học sinh.... Ngoài ra để học sinh yêu trường mến bạn, xa lánh ma túy...nhân viên xã hội phối hợp nhà trường tạo sân chơi lành mạnh cho các em. Một phương pháp ngăn ngừa hiệu quả có thể áp dụng ở các trường phổ thông là hoạt động của các nhóm đồng đẳng tự giúp. Các nhóm nầy tiếp cận với các em có nguy cơ hoặc có dấu hiệu nghiện ngập ma túy để giúp đỡ, hỗ trợ tinh thần giúp các em vượt qua giai đoạn khó khăn nhất.Vấn đề phòng ngừa trong công tác xã hội đối với những người nghiện ngập đặt ra là cộng đồng cần có trách nhiệm ngăn chặn, đẩy lùi ma túy; làm sạch môi trường sống. Có như vậy những người sau cai nghiện trở về mới có thể yên tâm hòa nhập cộng đồng. Đây là một trong những băn khoăn lo ngại đặt ra trong đề án sau cai nghiện của thành phố Hồ Chí Minh và một số tỉnh khác. Mô hình hậu cai nghiện của thành phố Hồ Chí Minh đã chứng minh tính hiệu quả nhất định trong thời gian thử nghiệm vừa qua nhưng sắp tới vẫn còn nhiều việc phải giải quyết như đào tạo và bổ sung đội ngũ nhân viên xã hội, triển khai các hoạt động tái hòa nhập cộng đồng....■ Tài liệu tham khảo:- Nguyễn Thị Oanh, Công tác xã hội đại cương, Đại học mở-bán công TP.HCM, 2000.

- Nhiều tác giả, An sinh xã hội và các vấn đề xã hội, Đại học mở-bán công TP.HCM, 1997.Một số điểm cần lưu ý khi học:Sinh viên cần liên hệ nhiều đến thực tế cuộc sống xã hội; đọc sách báo để nắm bắt tình hình mới thấy được nghề công tác xã hội rất cần áp dụng ở các lĩnh vực nầy.Tóm lược những vấn đề cần ghi nhớ:Khi có những chuyển biến trong đời sống kinh tế, xã hội, văn hóa...thì những vấn đề xã hội thường phát sinh trong xã hội và tác động đến những cá nhân, những nhóm xã hội vốn không tự mình giải quyết được mà cần đến nhân viên xã hội can thiệp, hỗ trợ. Chính vì vậy, trong trường học, ở bệnh viện... có nhiều đối tượng cần được nghề công tác xã hội giúp đỡ. Ngoài ra các vấn đề xã hội xảy ra trong các cộng đồng nhất là ở các đô thị, các cộng đồng nghèo ở nông thôn cần đến nhân viên xã hội giúp họ nhận diện vấn đề , phân tích đánh giá vấn đề và đưa ra giải pháp như vấn đề nghiện ma túy, phạm pháp, người cao tuổi....Câu hỏi thảo luận nhóm:

- Những vấn đề nẩy sinh trong trường học hiện nay là gì? Nhân viên xã hội đóng vai trò gì trong việc giúp học sinh giải quyết các vấn đề nầy?

- Vai trò của nhân viên xã hội trong lĩnh vực sức khỏe? với người cao tuổi? và với người nghiện ma túy?Trả lời:Sinh viên tự tìm đọc thêm các tư liệu trên báo chí về các vấn đề nghiện ngập, sức khỏe... để có thêm tầm nhìn và kiến thức. Mặt khác khi có điều kiện tham gia các nhóm thảo luận sẽ nêu lên những ý kiến xuất phát từ những hiểu biết thực tế của mình và trao đổi với người khác về các vấn đề quan tâm. Nhờ vậy sinh viên mới có thể tăng cường kỹ năng phân tích vấn đề xã hội. Giảng viên sẽ hỗ trợ cung cấp thông tin và trả lời khi sinh viên có thắc mắc.

BÀI 7

CÁC LĨNH VỰC ÁP DỤNG CÔNG TÁC XÃ HỘI (tiếp theo)Một trong những chú tâm của ngành công tác xã hội trong vài thập kỷ gần đây là nhấn mạnh đến công tác hỗ trợ người có vấn đề về sức khỏe tâm thần và gia đình họ. Cuộc sống con người trong thời đại công nghiệp hóa hiện đại hóa biến chuyển nhanh chóng khiến có người không kịp thích nghi hoặc không chịu nổi sức ép đã bị tổn hại sức khỏe tâm thần. Mặt khác những vấn đề xã hội khác cũng trầm trọng không kém đã không ngừng nẩy sinh như phạm pháp, vấn đề gia đình và trẻ em, vấn đề người khuyết tật. Từng quốc gia cố gắng đưa ra những biện pháp khác nhau để giải quyết những vấn đề nầy trong đó có sự đóng góp của ngành công tác xã hội và nhân viên xã hội.Bài nầy giới thiệu các lĩnh vực mà ngành công tác xã hội có thể ứng dụng kiến thức, kỹ năng, phương pháp chuyên biệt để hỗ trợ các đối tượng một cách tốt nhất. Đó là các lĩnh vực sau:- Công tác xã hội trong lĩnh vực sức khỏe tâm thần- Công tác xã hội với người phạm pháp- Công tác xã hội với gia đình và trẻ em- Công tác xã hội với người khuyết tậtMục tiêu của bài: Sau khi học xong bài sinh viên sẽ:- Có được tầm hiểu biết mới về công tác xã hội trong lĩnh vực sức khỏe tâm thần, CTXH với người phạm pháp, CTXH với gia đình và trẻ em, CTXH với người khuyết tật.- Có khả năng áp dụng CTXH vào các lĩnh vực nầy khi ra trường làm việc.Những khái niệm cơ bản:- Sức khỏe tâm thần: nói đến sự khỏe mạnh của trí tuệ, tinh thần; sự phát triển hài hòa, lành mạnh của ý chí, tư duy. - Trị liệu: giúp người gặp vấn đề giải quyết các vấn đề tâm thần bằng biện pháp y tế và tâm lý xã hội.- Giáo hóa: quá trình người phạm tội chấp hành việc điều chỉnh, sửa chữa hành vi sai phạm của họ thông qua biện pháp quản lý giáo dục của trường giáo dưỡng...

Cách học:Cũng như bài trước đây là bài giới thiệu các lĩnh vực công tác xã hội ở lĩnh vực sức khỏe tâm thần, CTXH với người phạm pháp, CTXH với gia đình và trẻ em, CTXH với người khuyết tật nên sinh viên không cần học thuộc lòng mà chú trọng tham khảo thêm tài liệu liên quan đến từng vấn đề (sách báo...) để làm giàu kiến thức cho mình khi có dịp tham gia thảo luận trên lớp.Nội dung cơ bản của bài:

1. Công tác xã hội trong lĩnh vực sức khỏe tâm thầnCuộc sống của con người trong thời đại công nghiệp hết sức năng động nhưng cũng lắm căng thẳng khiến người ta gặp phải nhiều sức ép. Người ta tìm cách giải tỏa áp lực đè nặng bằng nhiều cách khác nhau. Có người thư giãn bằng những hoạt động thể thao lành mạnh hay tham gia các hoạt động xã hội có ích; nhưng cũng có người dùng rượu hay ma túy để giải khuây và vướng vào vòng nghiện ngập. Những người nghiện ngập nhất là nghiện ma túy gặp những vấn đề trầm trọng về tâm thần. Họ sẽ được các chuyên gia tâm thần trị liệu bằng các phương pháp khác nhau. Bên cạnh đó là sự hỗ trợ của nhân viên xã hội chuyên nghiệp trong quá trình trị liệu. Ở các nước tư bản phát triển người ta đã đề cập đến vấn đề sức khỏe tâm thần từ khá lâu. Như ở Mỹ chẳng hạn, trong vòng 25 năm kể từ năm 1963, đã có ba vị tổng thống và một đệ nhất phu nhân (chú thích: Đó là các tổng thông Mỹ John F. Kennedy, Jimmy Carter, Ronald Reagan và đệ nhất phu nhân Nancy Reagan) đã kêu gọi dân chúng Mỹ chú trọng đến vấn đề sức khỏe tâm thần. Năm 1963,tổng thống John F. Kennedy trong thông điệp đầu tiên về sức khỏe tâm thần đã nhấn mạnh ba nhiệm vụ:1.1 Tìm ra các nguyên nhân của bệnh tâm thần và sự chậm phát triển tâm thần để xóa bỏ chúng.1.2 Tăng cường tài nguyên về kiến thức và nhân lực chuyên môn cần thiết để chống lại khuyết tật tâm thần trong những năm tới.1.3 Tăng cường và cải tiến các chương trình và phương tiện phục vụ bệnh tâm thần và chậm phát triển tâm thần.Bệnh nhân tâm thần được nhận vào bệnh viện lần đầu tiên luôn có thái độ không thân thiện đối với cơ sở và chương trình. Hơn thế nữa, người nhà lại

có ý tưởng định kiến và không đúng sẽ ngăn cản những nỗ lực trị liệu. Đối với nhiều người bệnh viện tâm thần là nơi kết thúc cuộc đời, là cùng đường. Có ý kiến khăng khăng cho rằng bệnh nhân được đưa vào bệnh viện tâm thần là coi như họ hết đời, là bị tù cấm cố. Với một số người khác, đưa vào viện tâm thần đồng nghĩa mất hết tự do. Nhân viên xã hội giúp họ giảm bớt nỗi sợ hãi, trở nên gắn bó với cách điều trị của bệnh viện và làm dịu nỗi đau chia cách. Cùng cách thức đó, nhân viên xã hội giúp gia đình chấp nhận việc nằm viện của bệnh nhân và chương trình điều trị cho bệnh nhân ấy. Nhờ thế gia đình người bệnh sẽ hỗ trợ trong quá trình trị liệu và thúc đẩy nhanh ngày xuất viện của bệnh nhân. Bản thân người bệnh có thể đáp ứng việc trị liệu tốt nhất khi người ấy có được sự đảm bảo của gia đình là sẽ theo dõi, gắn bó với người bệnh. Khi gia đình được giúp đỡ vận dụng được sức mạnh thì họ trông chờ đến ngày sum họp với bệnh nhân đã khỏe mạnh. Mối tương tác trong gia đình cần được hiểu rõ trước khi vấn đề có thể giải quyết. Tầm quan trọng của gia đình trong việc phục hồi được nhấn mạnh và gia đình ngày càng cần tham gia nhiều vào chương trình trị liệu. Nhân viên xã hội quan tâm đến mọi khía cạnh các mối quan hệ của bệnh nhân trong bệnh viện cũng như với gia đình và cộng đồng. Bệnh nhân sẽ đáp ứng tốt việc điều trị khi họ hiểu và hợp tác với nhân viên bệnh viện. Việc phục hồi có thể đạt được tốt nhất khi mối quan tâm của bệnh nhân về gia đình, công việc và cộng đồng được duy trì trong khi đang trị liệu. Nhân viên xã hội thường là người chủ yếu giúp bệnh nhân gìn giữ những mối quan hệ nhân sự vững chắc. Nhân viên xã hội cũng là người giúp bệnh nhân trong việc sử dụng tài nguyên gia đình và cộng đồng để bảo vệ và phục hồi những hoạt động bình thường.

2. Công tác xã hội với ngưòi phạm pháp (trẻ em và người lớn)Công tác giáo hóa là một trong 4 tiến trình xã hội được sử dụng trong quản lý tư pháp về người phạm tội. Bốn tiến trình nầy là: thực thi pháp luật (thu thập bằng chứng, bắt giữ), khởi tố trước tòa, định tội và hình phạt và giáo hóa. Từ điển công tác xã hội xuất bản năm 1995 định nghĩa giáo hóa là tìm cách thay đổi và cải thiện hành vi người phạm tội thông qua việc bỏ tù, tạm tha, quản chế thử thách và các dịch vụ xã hội.

Giáo hóa là toàn bộ tiến trình giúp đỡ người vi phạm luật cấm. Nhân viên xã hội đóng vai trò rất quan trọng trong toàn bộ tiến trình. Mục đích cơ bản trong công việc nầy của nhân viên xã hội là quản lý người phạm tội bằng cách giúp người phạm tội điều chỉnh, sửa chữa hành vi của họ trong những giới hạn có thể chấp nhận được đồng thời giúp họ thích nghi với cuộc sống sau khi đã được giáo hóa.Mục đích của nhân viên xã hội khi giúp trẻ em phạm pháp là giúp các em phục hồi hơn là trừng phạt chúng. Ngoài ra nhân viên xã hội giúp trẻ tự hiểu về chúng, về mối quan hệ với người khác và trách nhiệm với xã hội mà chúng là thành viên. Nhân viên xã hội không được áp dụng hình phạt về thể xác mà chú trọng đem đến sự thay đổi tích cực trong các khuôn mẫu hành vi nơi trẻ. Sự cải thiện và phục hồi là cần thiết đối với những người có vấn đề phạm pháp, giúp họ thích nghi tốt hơn với xã hội. Nhân viên xã hội là người giúp đỡ, không được trả thù hay trừng phạt người phạm pháp; sử dụng kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp trong công tác giáo hóa để phục hồi cá nhân, giúp họ tự giúp chính mình để sớm trở về thành người hữu ích cho xã hội.Nhân viên xã hội giúp người phạm tội thay đổi hành vi bằng cách :(1) làm việc với cá nhân giúp họ thay đổi thông qua việc hiểu biết về mình và bằng cách vận dụng sức mạnh và tài nguyên cá nhân, và (2) thay đổi môi trường để có được bầu không khí xã hội lành mạnh. Những vấn đề cá nhân của người phạm tội mà nhân viên xã hội giúp đỡ là: những cảm nghĩ tự ti và không thích nghi xã hội, không năng lực hòa nhập xã hội, thiếu địa vị, cảm nghĩ tiêu cực về người thân, sự ghét bỏ của con cái và sự tan vỡ tổ chức gia đình. Nhân viên xã hội động viên người phạm tội nói về họ, nghĩ về họ và hiểu biết sâu sắc về bản ngã, cùng với thực hiện hành vi đúng đắn. Khi làm việc với cá nhân và tình huống nhân viên xã hội gần gũi với gia đình, lấy gia đình làm trung tâm.Tuy nhiên để giải quyết tốt vấn đề tội phạm, giúp thân chủ phạm tội tái hòa nhập xã hội thì rất cần vai trò của cộng đồng. Ví dụ, trong một dự án tái hòa nhập trẻ em làm trái pháp luật triển khai ở một phường tại quận 4 thành phố Hô Chí Minh, cộng đồng đã huy động sự tham gia của chính

quyền, các đoàn thể, các cấp khu phố, tổ dân phố... nên đã hỗ trợ rất lớn cho trẻ em trong hoạt động học tập, học nghề, vui chơi giải trí...3. Công tác xã hội với gia đình và trẻ emGia đình vốn được xem là một thiết chế cơ bản của loài người. Các nhà xã hội học, nhân viên xã hội, nhà tâm thần học, nhà nhân chủng học, và mọi công dân khác đều cho rằng gia đình là nền tảng của xã hội. Không nơi nào khác có thể hình thành các khuôn mẫu hữu hiệu về nhân cách cho trẻ em và người trưởng thành như gia đình. Gia đình là cái nôi nuôi dưỡng không chỉ thể chất mà còn tâm lý cho trẻ em. Ảnh hưởng của gia đình mạnh mẽ đến nỗi nhiều chuyên gia cho rằng gia đình có vai trò chủ yếu trong việc hình thành nhân cách cơ bản ngay từ khi trẻ còn nhỏ.Do đó gia đình có ảnh hưởng đến sự an sinh của trẻ. Những vấn đề của gia đình ngày nay như khủng hoảng trong quan hệ của cha mẹ, hôn nhân cha mẹ bị đỗ vỡ dẫn đến ly thân, ly dị, bạo lực trong gia đình, sự bỏ bê không chăm nom con cái... sẽ tác động đến sự phát triển tương lai của trẻ. Ở các nước phát triển đã có rất sớm những hình thức dịch vụ tư vấn, hướng dẫn tiền hôn nhân cho các cặp sắp lập gia đình. Ngoài ra cũng xuât hiện những tổ chức xã hội mà các hoạt động và dịch vụ đều hướng trọng tâm tăng cường chức năng, vai trò của gia đình.Các loại dịch vụ tham vấn gia đình bao gồm các loại: tham vấn tiền hôn nhân, tham vấn về hôn nhân và tham vấn gia đình.Tham vấn tiền hôn nhân giúp các cặp sắp lập gia đình chuẩn bị cho cuộc hôn nhân của họ, có tiến tới được không hay chia tay tùy thuộc vào tình huống của mỗi người để đối xử với nhau một cách chín chắn.Tham vấn hôn nhân liên quan đến mối quan hệ vợ chồng, các hoạch định, các vấn đề xảy ra. Có người đến với nhân viên xã hội tìm kiếm sự giúp đỡ cho cuộc sống hôn nhân của họ thêm phong phú, có người cần được hỗ trợ khi có ý định chia tay tìm mối quan hệ hôn nhân khác.Tham vấn gia đình bao gồm mối quan hệ vợ-chồng-con cái. Những vấn đề có khi liên quan đến trẻ, có khi là vấn đề tiền nong, giao tiếp...cần được nhân viên xã hội tham vấn.Ngoài việc tham vấn cho kiểu gia đình hạt nhân truyền thống, ngày nay tham vấn viên làm việc với nhiều kiểu mẫu gia đình và hôn nhân mới; thí

dụ: gia đình tái hôn, cha mẹ đồng tính chăm sóc con cái, những gia đình đơn thân, những cặp chung sống không cưới xin....Nhân viên xã hội sử dụng các phương pháp giúp đỡ và các cách tiếp cận khác nhau như: lý thuyết vai trò, lý thuyết trao đổi, phân tích hoạt động, lý thuyết hệ thống, gia đình trị liệu, sửa đổi hành vi, cách tiếp cận phân tâm học, trị liệu thực tế. Mặc dù hầu hết các cuộc tham vấn hôn nhân được thực hiện trên cơ sở cá nhân nhưng tiến trình nhóm cũng được sử dụng thêm.Để giúp trẻ em có những vấn đề khó khăn trong gia đình, ngày nay công tác xã hội và an sinh xã hội đều có thể sử dụng các thiết chế và dịch vụ như chăm sóc trẻ tại gia đình, nuôi hộ và nhận con nuôi và các dịch vụ ngăn ngừa.

4. Công tác xã hội với người khuyết tậtXã hội nào cũng có người khuyết tật vì nhiều lý do khác nhau: do bệnh tật, tai nạn, chiến tranh, bẩm sinh....và đã có nhiều hình thức giúp đỡ họ. Tuy nhiên người khuyết tật với các khiếm khuyết chức năng thể chất của mình rất khó hòa nhập xã hội trước những thành kiến, định kiến và thờ ơ của xã hội.Công tác xã hội với người khuyết tật thường cung cấp các dịch vụ và hoạt động đặt trọng tâm vào việc phục hồi và hòa nhập người khuyết tật. Nhân viên xã hội sử dụng các tiếp cận toàn diện, tổng hợp gắn với gia đình và cộng đồng; huy động các nguồn tài nguyên; hình thành mạng lưới hỗ trợ; tăng cường sự nhận thức của xã hội vầ người khuyết tật; biện hộ cho sự thụ hưởng chính sách của người khuyết tật liên quan đến an sinh xã hội (việc làm, nhà ở, giao thông...)...Ở nước ta việc chăm sóc người khuyết tật được Nhà nước và xã hội quan tâm thông qua các chính sách, chương trình, hoạt động ở khắp các địa phương. Thực tế rất nhiều người khuyết tật ở nước ta đã gặt hái thành công trên nhiều lĩnh vực khác nhau như thể thao, hội họa, nghiên cứu khoa học...Tuy nhiên, một bộ phận người khuyết tật vẫn còn sống trong hoàn cảnh khó khăn. Sự tiếp cận của người khuyết tật với các nguồn lực, tài nguyên trong cộng đồng còn hạn chế; một phần do quan điểm của xã hội về người

khuyết tật còn nặng tính ban ơn, thương hại. Hơn ai hết người khuyết tật rất cần sự ủng hộ, hỗ trợ, tạo điều kiện từ phía xã hội để họ tự mình vươn lên, tự khẳng định rằng họ “tàn nhưng không phế”. * Tài liệu tham khảo:- Nhiều tác giả, An sinh xã hội và các vấn đề xã hội, Đại học mở-bán công TP.HCM, 1997.Một số điểm cần lưu ý khi học:Sinh viên tiếp cận với những khái niệm mới, những thuật ngữ mới trong bài nầy nên bỡ ngỡ ở bước đầu nhưng phải tập làm quen và thích nghi trong sử dụng. Trong quá trình nghiên cứu nếu có thắc mắc nên liên hệ với giáo viên để trao đổi thêm.Tóm lược những vấn đề cần ghi nhớ:Những người nghiện ngập ma túy, nghiện rượu...thường gặp phải những vấn đề thuộc sức khỏe tâm thần. Những người vi phạm pháp luật do họ đi ngược quy chuẩn đạo đức xã hội cần được giúp đỡ thay đổi nhận thức, hành vi để hòa nhập xã hội. An sinh cho trẻ em và gia đình cũng như người khuyết tật cần đảm bảo. Các vấn đề vừa kể đặt ra cho người làm công tác xã hội những cách tiếp cận phù hợp để hồ trợ tạo thuận lợi cho các đối tượng vươn lên.Câu hỏi thảo luận nhóm:- Nhân viên xã hội cần làm gì để xã hội bớt đi thành kiến đối với những đối tượng nghiện ngập, phạm pháp, khuyết tật...?- Để tiếp cận phù hợp với các đối tượng trên theo bạn cần phải chuẩn bị những gì ?Trả lời:Sinh viên cần ôn lại các quan điểm, giá trị ngành, các nguyên tắc hướng dẫn hành động... để củng cố kiến thức. Ngoài ra cần đọc nhiều tài liệu sách báo khác nhau về các vấn đề liên quan để cập nhật và nâng cao kiến thức đồng thời tham gia thảo luận trong các nhóm để chia sẻ quan điểm, giá trị riêng của mình trước các vấn đề đặt ra. Vấn đề quan trọng là bản thân sinh viên phải rèn luyện các nội dung trên để có tác phong, thái độ ngày càng chuyên nghiệp. Có như vậy mới thúc đẩy và tác động người khác thay đổi bao gồm bạn bè đồng trang lứa và kể cả thân chủ của mình.

BÀI 8

CÁC LĨNH VỰC ÁP DỤNG CÔNG TÁC XÃ HỘI (tiếp theo)Một trong những đặc điểm phổ biến của các nước đang phát triển là sự phát triển không đồng đều giữa thành thị và nông thôn. Chính vì vậy ngành công tác xã hội đã hình thành nhưng phương pháp ứng dụng ở các vùng nông thôn, những cộng đồng nghèo, thiệt thòi, kém phát triển. Ở từng lĩnh vực như vậy, đòi hỏi nhân viên xã hội phải đóng nhiều vai trò đa dạng, tích cực, năng động mới đáp ứng được công việc. Nhân viên xã hội cũng cập nhật và vận dụng những phương pháp tiếp cận mới vào công việc chuyên môn như giải quyết vấn đề và quản trị.Bài nầy giới thiệu ba lĩnh vực công tác xã hội ở vùng nông thôn, quản lý trường hợp thân chủ và công tác xã hội với cộng đồng.Mục tiêu của bài: Sau khi học xong bài sinh viên sẽ:- Hiểu được vai trò của công tác xã hội và nhân viên xã hội ở các vùng nông thôn nghèo khó, giúp phát triển và nâng cao đời sống người dân ở các vùng nầy, thu ngắn cách biệt giàu nghèo với vùng khác.- Hiểu và áp dụng phương pháp quản lý trường hợp ở các cơ sở xã hội hay ở các dự án phát triển trong việc cung cấp các dịch vụ xã hội cho thân chủ.- Hiểu và ứng dụng các quan điểm, nguyên tắc, tiến trình công tác xã hội ở cộng đồng hay còn gọi là tổ chức/phát triển cộng đồng.Những khái niệm cơ bản và cách học:

Những khái niệm cơ bản:- Nhà quản trị dịch vụ xã hội: Người quản lý cơ sở cung cấp dịch vụ xã hội, người nối kết các tài nguyên và dịch vụ xã hội giúp thân chủ có được cuộc sống an sinh.- Quản lý trường hợp thân chủ: Là phương thức hoạch định, tìm kiếm và điều hành và phối hợp các dịch vụ xã hội ở cơ sở vì lợi ích thân chủ.Nội dung cơ bản của bài:

1. Công tác xã hội ở các vùng nông thônSự phát triển không đồng đều giữa các vùng miền đã dẫn đến sự cách biệt giữa thành thị và nông thôn. Một trong những trọng tâm của công tác xã hội là phát triển các vùng nông thôn nghèo khó. Nhân viên công tác xã hội ở nông thôn là người tác viên có kiến thức tổng hợp về các phương pháp và kỹ năng thực hành. Họ nhất thiết phải có nền tảng tốt về tổ chức và phát triển cộng đồng cũng như phải có khả năng làm việc với các cá nhân và nhóm. Họ phải có kỹ năng phân tích hệ thống cộng đồng và quyết định các mức độ can thiệp có hiệu quả trong hệ thống tổng thể cộng đồng. Nhân viên xã hội nông thôn cũng phải là nhà quản trị giỏi và là một chuyên gia về tài nguyên. Nhân viên xã hội nông thôn cần có tư tưởng độc lập mạnh mẽ và khả năng làm việc trong một môi trường không cấu trúc. Ginsberg cho rằng:“Những đặc điểm của môi trường nông thôn đòi hỏi các tác viên làm việc theo những phương cách khác với cách làm việc với các đối tác ở vùng đô thị. Nhân viên xã hội ở các cộng đồng nông thôn cần có những kỹ năng và phương pháp công tác xã hội và có khả năng tự mình sử dụng chúng để làm việc với các cơ sở xã hội đa dạng - từ cá nhân, gia đình cho đến toàn cộng đồng. Nhu cầu về nhân viên xã hội là những chuyên gia ở các cộng đồng nông thôn được các nhà lý luận và thực hành công tác xã hội cả trong quá khứ lẫn hiện tại xác nhận” (chú thích: Leon H. Ginsberg, Social work in Rural Areas: Preparation and practice, Ronald K. Green and Stephen Webster, eds. (Knoxville: Univessity of Tennessee, 1997), tr.7).Nhân viên xã hội nông thôn cần hiểu được những điều tích cực lẫn tiêu cực khi làm việc ở những cộng đồng nhỏ nông thôn. Một số yếu tố tích cực quan trọng là: (1) những hệ thống giao tiếp mở, (2) sự hợp tác giữa các cơ quan, và (3) ý thức về cộng đồng. Một số yếu tố tiêu cực là: (1) sự ngăn cách địa lý, (2) sự cô lập của con người, và (3) sự ngăn cách các dịch vụ.Vai trò của nhân viên xã hội nông thôn: nhân viên xã hội nông thôn là người có khả năng làm việc với các cá nhân, gia đình, nhóm cũng như toàn thể cộng đồng. Họ đóng các vai trò sau đây:1.1 Vai trò cung cấp dịch vụ trực tiếp cho cá nhân, gia đình và nhóm: Nhân viên xã hội nông thôn cần chuyển tải đến cộng đồng thông

điệp rằng công tác xã hội là một nguồn tài nguyên có giá trị cho mỗi thành viên trong cộng đồng ấy. Làm việc trực tiếp với các cá nhân và gia đình để giúp họ thực hiện chức năng hiệu quả hơn là nhiệm vụ trung tâm của nhân viên xã hội nông thôn.Các cộng đồng nông thôn đang đối mặt với sự thay đổi dân số hay suy yếu kinh tế rất cần đến những dịch vụ xã hội tăng cường cho cá nhân và gia đình. Với những sức ép căng thẳng như thế thường làm gia tăng các vấn đề như bạo lực gia đình, nghiện ngập, và suy kiệt.2.2 Chuyên gia tài nguyên: Một trong những vai trò khó khăn nhất của nhân viên xã hội nông thôn là giúp người dân sử dụng tối đa những tài nguyên hiếm hoi sẵn có trong nhiều vùng nông thôn, vấn đề là làm sao vận dụng sáng tạo để khai thác đưa vào sử dụng các tài nguyên phục vụ nhu cầu con người tốt nhất.Nhân viên xã hội nông thôn phải tìm những phương cách để lồng ghép với các chương trình hiện có tại địa phương do Nhà nước trung ương và tỉnh thành hỗ trợ tài chính.3.3 Nhà quản trị dịch vụ xã hội và người tổ chức cộng đồng: Hầu hết các cộng đồng nông thôn đều có ít những người chuyên môn, vì thế nhân viên xã hội phải tự mình đóng vai trò nối kết các dịch vụ xã hội trong cộng đồng ấy. Chẳng hạn, nhân viên xã hội khởi xướng các cuộc họp hàng tháng với cán bộ chăm sóc sức khỏe, thầy cô giáo, cán bộ ủy ban, cán bộ đoàn thể, các nhân sĩ trí thức, tu sĩ ... để bàn bạc xây dựng và triển khai các hoạt động xã hội có hiệu quả.Nhân viên xã hội nông thôn cần có năng lực quan hệ công tác với cơ cấu quyền lực của cộng đồng từ ủy ban nhân dân phường, xã đến các đoàn thể chính trị-xã hội, các nhóm xã hội... Các cộng đồng nông thôn có những lãnh đạo quyền lực không chính thức, họ hoạt động không chính thức nhưng thường có quyền lực mạnh hơn cả những viên chức đại biểu cho dân được dân bầu cử. Thí dụ: các già làng, trưởng bản, các lãnh tụ tôn giáo tinh thần, những cán bộ hưu trí, những “lão nông tri điền”... Những lãnh đạo nầy phản ánh những giá trị cộng đồng địa phương và đóng một vai trò quan trọng quyết định trong một số hoạt động. Các cơ sở công tác xã hội ở nông thôn sẽ gặp khó khăn nếu thất bại trong việc thiết lập các

mối liên kết có ý nghĩa với các cơ quan chính quyền. Ngoài cơ cấu quyền lực chính thức, nhân viên xã hội còn quan hệ với các cơ cấu không chính thức trong cộng đồng và dàn xếp sự hỗ trợ của cơ sở để tạo thuận lợi trong việc phục vụ thân chủ ở cộng đồng nông thôn.

2. Quản lý trưòng hợp thân chủQuản lý trường hợp là một dịch vụ phục vụ con người mới nẩy sinh được thiết kế để cung cấp các dịch vụ cho cá nhân và gia đình họ có những vấn đề phức tạp, nhiều vấn đề gặp phải cùng lúc (nghèo đói, khuyết tật, dính líu tệ nạn xã hội...). Công tác xã hội và những nghề giúp đỡ khác thường sử dụng quản lý trường hợp như là một bộ phận của hệ thống cung cấp dịch vụ, nhưng nay đang trở thành một dịch vụ riêng rẽ, chủ yếu. Barker đã xác định những giới hạn tổng quát của quản lý trường hợp như sau:“Quản lý trường hợp thân chủ là một phương thức hoạch định, tìm kiếm và điều hành các dịch vụ của các cơ sở xã hội và nhân sự khác nhau vì lợi ích của thân chủ. Thông thường một cơ sở chịu trách nhiệm chủ yếu về một thân chủ nào đó và chỉ định một người quản lý trường hợp, người nầy điều phối các dịch vụ, biện hộ cho thân chủ và đôi khi điều hòa các tài nguyên và giành cho được dịch vụ cho thân chủ. Phương thức nầy giúp cho nhân viên xã hội ở cơ sở xã hội hay các cơ sở khác nhau điều phối nỗ lực để giúp đỡ cho một thân chủ thông qua nhóm làm việc chuyên nghiệp, nhờ vậy có thể mở rộng phạm vi dịch vụ phục vụ. Quan lý trường hợp bao gồm theo dõi tiến trình một thân chủ có nhu cầu cần đến dịch vụ của nhiều ngành nghề chuyên môn, nhiều cơ sở, những phương tiện chăm sóc sức khỏe, và các chương trình dịch vụ phục vụ con người. Nó chủ yếu bao gồm tìm hiểu về trường hợp, đánh giá nhiều khía cạnh toàn diện và thường xuyên tái đánh giá. Quản lý trường hợp diễn ra trong một tổ chức lớn riêng lẻ hay trong một chương trình ở cộng đồng có sự phối hợp dịch vụ giữa nhiều cơ sở khác nhau” (chú thích: Robert L. Barker. The Social Work Dictionary, 3rd ed. (Washington. DC : NASW Press. 1995), tr.33.)Về mặt lịch sử hình thành, quản lý trường hợp được biết khá sớm vào năm 1863 khi toàn dân bang Massachsetts, Mỹ, thiết lập những chương trình đặt dưới quyền của ủy ban từ thiện điều phối các dịch vụ công cũng như

bảo tồn công quỹ. Quản lý trường hợp cũng được liên kết với thời đại Mary Richmond và buổi đầu của sự phát triển các nhà cộng đồng.Nhiều ngành nghề cùng tham gia vào quản lý trường hợp thân chủ. Ngoài nhân viên xã hội ra, các nhân viên điều dưỡng, các trợ lý y khoa, các chuyên gia điều trị và các nhà dinh dưỡng học cũng đóng vai trò người quản lý trường hợp. Năm 1990 Hội quốc gia Quản lý trường hợp (NACM) ra đời ở Mỹ. Mục đích của tổ chức là cung ứng những người quản lý trường hợp với nhiều cơ hội phát triển nghề nghiệp. Hằng quý có xuất bản tờ báo Joumal of Case Management như là diễn đàn về những vấn đề thực hành quản lý trường hợp.Năm 1992, ban giám đốc Hiệp hội Nhân viên Xã hội Mỹ (NASW) thông qua những tiêu chuẩn mới về quản lý trường hợp công tác xã hội, theo đó quản lý trường hợp thân chủ được mô tả như là một phương pháp cung cấp dịch vụ nhờ đó mà một nhân viên xã hội chuyên nghiệp đánh giá nhu cầu của thân chủ và của gia đình thân chủ và sắp xếp, phối hợp, theo dõi, lượng giá và biện hộ cho một loạt các dịch vụ để đáp ứng những nhu cầu phức tạp và cụ thể của thân chủ. (chú thích: National Association of Social Workers, “Case Manager’s Role Clariiled by Guidelines” NASW News, 37 (September 1992), 7).Về bản chất, quản lý trường hợp được các tác giả trong ngành xác định như sau:2.1 Greene xác định những yếu tố chủ yếu của thực hành quản lý trường hợp như sau:2.1.1 là một tiến trình được dựa vào mối quan hệ tin cậy và được cho phép giữa thân chủ và nhân viên xã hội.2.1.2 sử dụng trọng tâm công tác xã hội là am hiểu về con người trong môi trường khi làm việc với cư dân có nguy cơ.2.1.3 nhằm mục đích đảm bảo sự chăm sóc liên tục cho các thân chủ có vấn đề phức tạp, đa vấn đề và những người khuyết tật.2.1.4 cố gắng can thiệp lâm sàng để cải thiện những vấn đề xúc cảm do bệnh tật hay lệch lạc chức năng.2.1.5 sử dụng các kỹ năng công tác xã hội như môi giới và biện hộ như là cách tiếp cận mở rộng phạm vi cung ứng dịch vụ.

2.1.6 nhắm đến những thân chủ cần đến những dịch vụ dựa vào cộng đồng hay dịch vụ chăm sóc dài hạn bao gồm những nhu cầu chăm sóc về kinh tế, sức khỏe/y tế, xã hội và nhu cầu riêng tư.2.1.7 tránh việc hạn chế đến mức thấp nhất việc cung cấp các dịch vụ.2.1.8 đòi hỏi sử dụng cách đánh giá năng lực thực hiện chức năng xã hội của thân chủ và mạng lưới hỗ trợ trong khi quyết định mức độ chăm sóc.2.1.9 khẳng định những giá trị truyền thống của công tác xã hội là quyền tự quyết và giá trị, nhân phẩm của cá nhân và khái niệm hai bên có trách nhiệm trong việc ra quyết định.2.2 Voiurlekis và Greene định nghĩa quản lý trường hợp bằng cách mô tả những chức năng thực hành sau đây:2.2.1 Nhận diện thân chủ và đến với họTrong giai đoạn đầu tiên nầy của tiến trình quản lý trường hợp, nhân viên xã hội cần chủ động tiếp cận với những thân chủ tiềm năng để có được những thông tin tiềm năng và những trở ngại đối với việc sử dụng dịch vụ và tiếp cận dịch vụ... Thông qua khảo sát, thu thập thông tin nhu cầu của thân chủ về dịch vụ ở cấp độ cộng đồng, người quản lý trường hợp cung cấp đầu vào cho việc xây dựng chính sách và những kế hoạch chương trình, giúp xác định phạm vi và hình thức dịch vụ...2.2.2 Đánh giá và chẩn đoán cá nhân và gia đìnhNgười quản lý trường hợp sử dụng kỹ năng thu thập thông tin có hệ thống để trả lời những câu hỏi quan trọng về những cải thiện cần có trong việc điều chỉnh giữa con người và gia đình và môi trường liên quan. Điều quan trọng là xem xét những mặt mạnh của thân chủ, của hệ thống sinh thái thân chủ. Cùng lúc nầy người quản lý trường hợp đánh giá các tài nguyên của cộng đồng, của hệ thống dịch vụ và những bất cập về mặt tài chính...2.2.3 Hoạch định và nhận diện tài nguyênNgười quản lý trường hợp thân chủ huy động khả năng giải quyết vấn đề của thân chủ để cùng nhau triển khai một kế hoạch chăm sóc có tính khả thi. Đàm phán thương lượng - cần đến kỹ năng đạt đến sự thỏa thuận - giữa thân chủ,gia đình và các nhà cung cấp khác có liên quan đến mục đích và kỳ vọng là cần thiết trước khi một kế hoạch có tính thực tế được quyết định...

Ở cấp độ hệ thống dịch vụ, người quản lý trường hợp tìm những nguồn tài nguyên thích hợp, kể cả những thứ nhạy cảm văn hóa. Những thiếu hụt về tài nguyên cũng cần được xác định...2.2.4 Liên kết thân chủ với những tài nguyên cần đếnỞ giai đoạn nầy, việc tiếp cận, thu nhận và ngay cả việc tạo ra những tài nguyên cần thiết cho thân chủ là việc làm chủ yếu của người nhân viên xã hội. Trong khi làm việc với thân chủ, người quản lý trường hợp thân chủ xem xét bất kỳ mối quan tâm cụ thể của thân chủ hay có những trở ngại đối với việc sử dụng tài nguyên hay không. Thân chủ của công tác xã hội có khi không nắm rõ đâu là nguồn tài nguyên cần đến để giải quyết vấn đề của mình. Một phần do kiến thức của họ hạn hẹp, một phần khác do thiếu thông tin và cả sự quan liêu của nền hành chánh đã ngăn cản họ tiếp cận và sử dụng có hiệu quả các tài nguyên xã hội.Ví dụ, người nghèo muốn vay vốn để sản xuất kinh doanh nhưng không biết vay ở đâu, thủ tục ra sao nên muốn vươn lên thoát nghèo cũng vô cùng khó khăn.2.2.5 Thực hiện và phối hợpĐối với một số thân chủ, người quản lý trường hợp phải áp dụng các kỹ năng giải quyết vấn đề để giúp thân chủ trong suốt tiến trình sử dụng dịch vụ để đạt được mục tiêu mong muốn.Ví dụ, trong hoạch định giải quyết vấn đề, người quản lý trường hợp cần phân công cụ thể các công việc của thân chủ cần làm, việc của nhân viên xã hội... Việc thực hiện cần có sự phối hợp giữa hai bên, giữa cơ sở nầy và cơ sở khác; có khi giữa liên ngành mới thực sự có kết quả. Trong ví dụ người nghèo vay vốn ở trên, nếu người quản lý trường hợp không năng động trong việc phối hợp công việc giữa cơ sở của mình với một số đơn vị khác như quỹ xóa đói giảm nghèo, ban lãnh đạo cộng đồng... để xét duyệt cho vay vốn thì người nghèo ấy còn phải chờ đợi chưa biết đến bao giờ.2.2.6 Theo dõi,giám sát việc cung ứng dịch vụNgười quản lý trường hợp trong phạm vi công việc của mình tác động và thúc đẩy hệ thống cung ứng dịch vụ có trách nhiệm với thân chủ để thân chủ thỏa mãn những kỳ vọng đã đặt ra. Người quản lý trường hợp tích cực làm cho mọi việc tiến hành trôi chảy, ghi nhận lại và chỉ can thiệp khi có

sai lệch. Tuy nhiên việc theo dõi giám sát việc cung ứng dịch vụ trong phạm vi cơ sở là việc phải làm và tương đối dễ dàng; nhưng để theo dõi giám sát liên ngành đòi hỏi phải thống nhất một cơ chế chung.2.2.7 Biện hộ để có được dịch vụChức năng nầy đòi hỏi người quản lý trường hợp thực hiện một chiến lược được vạch sẵn để có được các dịch vụ hay tài nguyên cụ thể nào đó cho thân chủ (biện hộ cho một trường hợp thân chủ) hoặc có thể là cho toàn thể một nhóm thân chủ (biện hộ cho một nhóm)... Biện hộ để giành quyền lợi hợp pháp cho thân chủ là cả một quá trình đấu tranh cho cái đúng, phù hợp với chính sách xã hội của nhà nước, của cơ sở đòi hỏi sự dấn thân của nhân viên xã hội. Ở đây nhân viên xã hội ở vai trò người quản lý trường hợp thân chủ của mình đứng mũi chịu sào vì lợi ích cao nhất của thân chủ. Xét đến cùng đó là nhiệm vụ, chức năng của người nhân viên xã hội khi thực hiện sứ mạng và quy điều đạo đức nghề nghiệp công tác xã hội.2.2.8 Lượng giáNgười quản lý trường hợp thực hành nghề nghiệp trực tiếp cần chú ý vào việc lượng giá chất lượng sự thích hợp và tính hiệu quả của các dịch vụ cung cấp ở 2 cấp độ: cá nhân thân chủ và hệ thống cung ứng. Ở cấp độ cá nhân, cần xem xét sự tham gia, sự tiếp cận các tài nguyên, sự tự quyết trong giải quyết vấn đề cũng như sự thỏa mãn về kỳ vọng của thân chủ. Ở cấp độ hệ thống cung ứng dịch vụ cần lượng giá sự thích hợp, phù hợp của các dịch vụ đưa đến cho thân chủ. Hệ thống đã hỗ trợ thân chủ trong giải quyết vấn đề như thế nào; việc phối hợp thực hiện, theo dõi, giám sát có tốt không; có tạo thuận lợi hay cản trở thân chủ khi tiếp cận các dịch vụ và tài nguyên...Tám kỹ năng thực hành chủ yếu quản lý trường hợp đã bao hàm định nghĩa và giải thích quản lý trường hợp trong công tác xã hội. Tuy nhiên, việc áp dụng toàn bộ những kỹ năng nay sẽ không đạt kết quả nếu người quản lý trường hợp được yêu cầu làm việc cùng lúc với 15 — 20 thân chủ. Sự can thiệp của quản lý trường hợp chỉ hiệu quả khi số thân chủ được phân công là nhỏ. Cần lưu ý rằng quản lý trường hợp được hình thành để cá nhân hóa tiến trình trị liệu và tăng cường sức mạnh cho cá nhân không

thực hiện tốt chức năng của họ bằng cách giúp họ vận dụng tốt hơn các tài nguyên sẵn có.

3. Công tác xã hội với cộng đồng (Tổ chức/Phát triển cộng đồng)3.1 Tổ chức cộng đồng là gì?Làm việc với cộng đồng đòi hỏi người thực hành nghề nghiệp cộng đồng (còn gọi là tác viên cộng đồng) có năng lực đánh giá việc thực hiện chức năng của cộng đồng và thiết kế các kỹ thuật can thiệp cụ thể. Công tác xã hội với cộng đồng sẽ tốt nếu tác viên hiểu được kiến thức và tiến trình thay đổi cần thiết có hiệu quả trong lĩnh vực nầy. Tổ chức cộng đồng đã được thừa nhận từ lâu như là một trong những phương pháp chủ yếu của công tác xã hội. Thực tế, từ năm 1962 Hội đồng giáo dục Công tác xã hội đã xem tổ chức cộng đồng cùng với công tác xã hội cá nhân và công tác xã hội nhóm như là ba phương pháp chính của công tác xã hội. Nhiều trường công tác xã hội giảng dạy môn công tác xã hội cộng đồng với nhiều tên như tổ chức cộng đồng, phát triển xã hội, phát triển địa phương và hoạch định xã hội.Ngày nay nhiều trường đã chọn thuật ngữ thực hành cấp vĩ mô để chỉ thuật ngữ mang tính truyền thống tổ chức cộng đồng. Thực hành cấp vĩ mô vẫn dựa vào những khái niệm lý thuyết như hành động xã hội, hoạch định xã hội và phát triển địa phương. Có một sự tranh luận về chiều hướng của thực hành cấp vĩ mô trong nghề công tác xã hội. Zastrow cho rằng:“Đời sống chính trị quốc gia và thế giới đã thay đổi từ khi ba phương pháp truyền thống của tổ chức cộng đồng được tán thành một cách nhiệt tình. Tài nguyên tiếp tục cạn kiệt và người ta phải khó khăn trong quyết định phải tập trung vào đâu. Nhiều nguyên lý cơ bản của thực hành cấp vĩ mô ngày nay thực chất khác hẳn với vài thập niên trước.Thực hành cấp vĩ mô bao gồm những can thiệp có hiệu quả của các hệ thống và các tổ chức rộng lớn vì lợi ích của người dân vẫn còn là một sự đột phá của công tác xã hội tổng quát. Những hệ thống và chính sách của nó cần thay đổi và hoàn thiện. Những cư dân bị áp bức cần được biện hộ nhân danh họ và quyền lợi của họ. Trọng tâm thay đổi không nên bị hạn chế đối với sự thay đổi hành vi của cả thân chủ cá nhân hay các nhóm thân chủ. Đúng hơn là có một nhóm các kỹ năng thực hành cấp vĩ mô mà

nhân viên xã hội có thể sử dụng để tác động sự thay đổi. Ngày nay hầu hết thực hành cấp vĩ mô diễn ra phạm vi một tổ chức.Khái niệm căn bản của cộng đồng ngày nay ít quan trọng hơn nhiều năm trước đây. Nó chỉ còn tập trung vào lợi ích của các nhóm lớn cư dân, sự an sinh tổng quát của họ, phẩm giá và quyền lựa chọn của họ. Khái niệm cộng đồng đưa ra một viễn cảnh toàn cầu cho nhân viên xã hội có thể nhìn vào thế giới, đánh giá các vấn đề và thiết lập mục tiêu.” (chú thích: Charles Zastrow and Karen K. Kirst-Ashman, Understanding Human Behavior and Social Environment, 4th ed. (Chicago. IL : Nelson-Hall Publishers, 1997), tr.38-41.).Dunham cho rằng tổ chức cộng đồng là “một tiến trình tương tác xã hội có ý thức và là một phương pháp của công tác xã hội quan tâm đến một số hoặc tất cả các mục tiêu sau : (1) đáp ứng các nhu cầu rộng rãi và từ đó duy trì việc điều chỉnh giữa nhu cầu vài tài nguyên trong một cộng đồng hoặc một vùng khác; (2) giúp người dân giải quyết hiệu quả những vấn đề và những mục tiêu của họ bằng cách giúp họ phát triển, tăng sức mạnh và duy trì chất lượng sự tham gia, tự định hướng và hợp tác; (3) đưa đến những thay đổi trong mối quan hệ giữa cộng đồng và các nhóm và trong sự phân bố quyền ra quyết định” (chú thích: Arthur Dunham, The New Community Oraganization (New York: Thomas Y. Crowell Co., 1970), tr.4).Kettner, Daley và Nicols xác định tổ chức cộng đồng trong bối cảnh của một mô hình thay đổi đã dự định sẵn. Ba bộ phận của mô hình của họ bao gồm tiến trình thay đổi, môi trường thực hành và các kiểu can thiệp dự kiến. Tiến trình thay đổi bao gồm 9 bước sau đây:

Nhận diện cơ hội thay đổi Phân tích cơ hội thay đổi Thiết lập mục tiêu tổng quát và mục tiêu cụ thể Phác họa và cấu trúc nỗ lực thay đổi Hoạch định tài nguyên Thực hiện nỗ lực thay đổi Điều hành giám sát nỗ lực thay đổi Lượng giá nỗ lực thay đổi Tái đánh giá và ổn định tình hình

3.2 Những nguyên tắc cơ bản của tổ chức cộng đồng3.2.1 Mc Neil cho rằng có nhiều nguyên tắc có thể áp dụng rộng rãi trong tổ chức cộng đồng:- Tổ chức cộng đồng vì an sinh xã hội quan tâm đến con người và nhu cầu của họ. Mục tiêu của nó là làm phong phú cuộc sống con người bằng cách mang lại và duy trì một sự điều chỉnh tiến bộ và hiệu quả hơn giữa các nguồn tài nguyên an sinh xã hội và nhu cầu an sinh xã hội.- Cộng đồng là thân chủ chính trong công tác tổ chức cộng đồng vì mục đích an sinh xã hội. Cộng đồng có thể là một xóm dân cư, thành phố, tỉnh, quận hay một nước. Cộng đồng quốc tế cũng đã xuất hiện nhanh chóng.- Trong tổ chức cộng đồng thì cộng đồng được người ta hiểu và chấp nhận như nó vốn là, và nơi nó bắt đầu...- Tất cả cư dân của cộng đồng được quan tâm đến sức khỏe và các dịch vụ an sinh. Các mục tiêu quan trọng trong tổ chức cộng đồng là thỏa mãn tất cả mối quan tâm của dân cư và có được sự tham gia đầy đủ có ý nghĩa của họ.- Nhu cầu của con người thay đổi luôn và thực trạng mối quan hệ giữa con người và các nhóm là những động lực trong tiến trình tổ chức cộng đồng.- Sự phụ thuộc lẫn nhau của mọi sợi chỉ trong tấm vải tổ chức an sinh xã hội là một sự thật cơ bản. Không một cơ sở đơn lẻ nào có thể tồn tại độc lập được mà phải thực hiện công việc trong mối quan hệ với các cơ sở khác.- Tổ chức cộng đồng vì an sinh xã hội là một tiến trình, là một bộ phận của công tác xã hội tổng quát...(chú thích: C. F. Mc Neil. ''Community Organization for Social Welfare, ''Social Work Year Book, 1954 (New York: American Association of Social Workers, 1954), tr.123. ).3.2.2 Công tác xã hội cộng đồng được dựa vào và có quan hệ với các giả định cơ bản. Ross tóm tắt những giả định nầy như sau:- Các cộng đồng cư dân có thể phát triển năng lực để giải quyết những vấn đề riêng của họ.- Con người muốn thay đổi và có thể thay đổi.- Con người cần tham gia vào việc tạo ra, thích nghi hay kiểm soát những thay đổi chủ yếu xảy ra trong cộng đồng của họ.

- Những thay đổi trong đời sống cộng đồng là do mọi người tự đặt ra hay tự thân phát triển, có ý nghĩa và bền vững lâu dài mà những sự thay đổi có tính áp đặt không có được.- Một “cách tiếp cận chỉnh thể” có thể giải quyết thành công các vấn đề mà với “cách tiếp cận cắt rời” không thể đối phó được.- Dân chủ cần đến sự tham gia hợp tác và hành động trong các công việc của cộng đồng, người dân cần học cách làm nầy.- Thường xuyên cộng đồng dân cư cần sự giúp đỡ để giải quyết những nhu cầu của họ, đơn giản là nhiều cá nhân cần sự giúp đỡ đối phó với những nhu cầu riêng của chính họ.3.3 Tiến trình công tác xã hội cộng đồng3.3.1 Nghiên cứuNghiên cứu xã hội là tiến trình thu thập dữ liệu về các hiện tượng xã hội, các vấn đề xã hội và các giải pháp. Nghiên cứu khoa học là vấn đề cơ bản của công tác xã hội. Nhiều phương pháp nghiên cứu khác nhau được sử dụng trong thực hành công tác xã hội cộng đồng. Khảo sát thống kê, điều tra và các trường hợp điển cứu được sử dụng.Nghiên cứu là bước khởi đầu trước khi đề ra các hoạt động ở một cộng đồng. Thường thường người ta nghiên cứu tổng quát các mặt hành chánh, kinh tế, xã hội, văn hóa....của cộng đồng nhưng có nhấn mạnh đến lĩnh vực quan tâm nào đó. Ví dụ, điều tra nghiên cứu về cộng đồng phường X để triển khai một dự án chăm sóc trẻ và gia đình, ngoài những thông tin về các mặt địa lý, dân số, kinh tế - xã hội... của cộng đồng thì cần chú trọng các thông tin liên quan đến gia đình và trẻ em như quy mô hộ gia đình, những vấn đề gia đình ảnh hưởng đến trẻ, những vấn đề của trẻ (như tâm lý, nhu cầu, nguyện vọng…)…3.3.2Hoạch địnhHoạch định là phác họa dự kiến về các hoạt động trong tương lai và những phương thức thực hiện. Trong công tác xã hội cộng đồng hoạch định được sử dụng rộng rãi. Hoạch định trong công tác xã hội cộng đồng cần có sự tham gia của đại diện người dân, đại diện các nhóm cộng đồng, lãnh đạo cộng đồng... Các phương án hành động sẽ được đem ra bàn bạc dân chủ

để cuối cùng có được quyết định thống nhất về một phương án tối ưu nhằm giải quyết vấn đề đang quan tâm.3.3.3Phối hợpPhối hợp là tiến trình làm việc cùng nhau để tránh sự trùng lắp không cần thiết và tránh xung đột. Trên khía cạnh tích cực, phối hợp là quy tụ con người, các tổ chức và nguồn lực để giúp đỡ và tăng sức mạnh lẫn nhau, làm tăng tính hiệu quả của dịch vụ cung cấp.Phối hợp khác với hợp tác. Họp tác là cùng nhau làm việc để đạt được một kết quả nhất định. Người ta thường hợp tác tích cực để có được những hoạt động hiệu quả. Thông thường hợp tác có một mục đích cụ thể và riêng biệt. Phối hợp thường bao gồm một sự liên kết các mục đích và thường tác động đến nhiều người hay nhóm người. Trong tổ chức cộng đồng nó có nghĩa là nhiều người và nhiều cơ sở khác nhau trong cộng đồng chung sức hỗ trợ cho nhau, và giúp mỗi người mỗi cơ sở đạt được mục tiêu riêng và mục tiêu chung một cách tốt hơn.3.3.4Tổ chứcTổ chức là tiến trình thành lập một cơ cấu nhằm hoàn thành những mục đích nhất định. Trong tổ chức cộng đồng nó là phương pháp xây dựng một cơ cấu để xem xét những nhu cầu và tài nguyên của cộng đồng, và sự sử dụng những tài nguyên để thỏa mãn nhu cầu.Ví dụ, một cơ cấu ba bên trong dự án phát triển cộng đồng tại quận X bao gồm: đại diện của cộng đồng; đại diện của cơ quan tư vấn chuyên môn (có thể là một trường đại học); đại diện của cơ quan tài trợ (bên ngoài cộng đồng).3.3.5Tài chínhCông tác tài chính là tiến trình thu thập, dự thảo ngân sách và chi tiêu ngân sách liên quan đến các nhu cầu và tài nguyên cộng đồng. Ngân sách bao gồm: của nhà nước, của địa phương, của cộng đồng, vận động từ nhân dân đóng góp hoặc do một đối tác bên ngoài tài trợ.3.3.6Quản trịQuản trị ngành công tác xã hội là một tiến trình chuyển đổi chính sách xã hội thành các dịch vụ xã hội. Đó là tiến trình thực hiện kế hoạch, thực thi

hành động đã quyết định. Đó là tiến trình quan trọng trong công tác tổ chức cộng đồng.Để quản trị hiệu quả đòi hỏi sự tham gia của toàn thể đội ngũ nhân sự chứ không chỉ nhà điều hành. Nơi nào mà toàn thể nhân viên đều có cơ hội tham gia đóng góp ý kiến và nỗ lực vào công việc chung thì kết quả công việc là thấy rõ.3.3.7Hoạt động của ủy ban chuyên mônHoạt động của ủy ban chuyên môn là cốt lõi của thực hành công tác xã hội cộng đồng, ủy ban xây dựng các hoạch định và thiết kế hoạt động; ra các quyết định, đưa ra các ý tưởng và cảm nghĩ, cuối cùng có những hành động thích hợp. Tiến trình công tác xã hội cộng đồng hiệu quả khi ủy ban thực hiện chức năng trên cơ sở dân chủ, ngược lại sự phức tạp sẽ xảy ra. Để hoạt động ủy ban được thích hợp cần có đại diện của tất cả các nhóm quan tâm và gắn bó với dự án đang triển khai. Uỷ ban hoạch định hầu hết các hoạt động của cộng đồng. Thông thường ủy ban nhỏ thì tốt nhất, nếu không thì dễ bị sa lầy và không hiệu quả. Các chuyên gia cho rằng một nhóm trên 10 cho đến 15 người thì khó mà cùng làm việc hiệu quả. Do vậy nhóm nhỏ hơn thì tốt nhất.Thành viên của ủy ban phải được chọn lọc từ những người có quan tâm đến vấn đề? có kiến thức và khả năng giải quyết vấn đề, sẵn sàng sử dụng thời gian và tài năng làm việc. Trong phạm vi công việc của ủy ban, tác viêu cộng đồng cần biết cách hòa giải những xung đột thông qua thương lượng.3.3.8 Biện hộ và hành động xã hộiMột trong những phát triển quan trọng trong công tác xã hội cộng đồng là không ngừng nhấn mạnh đến biện hộ cho thân chủ. Trước đây chỉ một vài nhân viên xã hội dốc sức hỗ trợ và đấu tranh bênh vực cho thân chủ và những nhóm người thiệt thòi, cố gắng tạo ra hành động xã hội và thay đổi xã hội giúp đáp ứng nhu cầu của họ cải tiến xã hội. Ngày nay biện hộ và mô hình hành động xã hội tổ chức cộng đồng là một bộ phận được chấp nhận cao trong thực hành công tác xã hội.Biện hộ và hành động xã hội trong giáo dục và thực hành công tác xã hội là sức đẩy có lợi. Nhiều nhân viên xã hội ở cộng đồng và các cơ sở đang

giúp đỡ thân chủ giải quyết các vấn đề xã hội và cố gắng thay đổi tình hình đang suy thoái mạnh. Nhân viên xã hội phải học và sử dụng những nguyên tắc biện hộ một khi họ gặp phải những tình trạng vô nhân hay bị lạm dụng ở các cơ sở cung cấp dịch vụ hay các trung tâm xã hội.3.4 Vai trò của người tổ chức cộng đồngNhân viên xã hội trong các cơ quan cộng đồng phải có những kỹ năng kỹ thuật giỏi và có khả năng hòa hợp với người dân. Nhiều công việc tổ chức cộng đồng được thực hiện để thay đổi các hệ thống, và nhiều lúc hệ thống chống lại sự thay đổi. Sự phản kháng lại thường xuất hiện dưới hình thức giận dữ hay thù địch của dân chúng là người bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi. Tác viên tổ chức cộng đồng cần có năng lực áp dụng có hệ thống khối kiến thức được giá trị ngành công tác xã hội hướng dẫn. Rubin và Rubin xác định bốn vai trò chủ yếu trong công tác tổ chức cộng đồng như sau:3.4.1Nhà giáo dục: Phù hợp với lý tưởng của phát triển cộng đồng, điều cơ bản đối với một tác viên tổ chức cộng đồng là tin tưởng vào những mục tiêu tăng năng lực con người. Một cách thực hiện điều đó là thông qua sự sáng tạo và sự cổ vũ động viên của lãnh đạo cộng đồng, thúc đẩy những người ủng hộ tiềm năng góp ý với lãnh đạo cộng đồng. Tăng năng lực cho người dân để họ có thể là những nhà lãnh đạo cộng đồng tương lai.3.4.2Tác nhân xúc tác: Tác viên tổ chức cộng đồng còn là một người xúc tác, người thúc đẩy, khuyến khích người khác hành động. Tác viên khởi sự công tác tổ chức cộng đồng bằng cách phát hiện những vấn đề chung mà các thành viên cộng đồng cảm thấy quan trọng, làm cho những người vốn chưa quen biết nhau xích lại với nhau, hay cùng làm việc tạo ra ý tưởng là cùng chung cộng đồng (khái niệm cộng đồng) chính là cơ sở cho công tác tổ chức. Tác viên tổ chức cộng đồng cố gắng đặt mục tiêu cho những hành động ban đầu nhờ thế họ mang đến những thắng lợi làm người dân quan tâm và năng động.3.4.3Người tạo thuận lợi: Tác viên tổ chức cộng đồng là những người tạo thuận lợi. Rất thường xuyên những hành động cộng đồng gặp thất bại vì các thành viên thiếu kinh nghiệm hoặc kiên nhẫn giữ cho tổ chức tiếp tục hoạt động. Có lẽ nhiều tổ chức thất bại do thiếu đà hơn là thiếu nhiệt tình ban đầu. Tác viên tổ chức cộng đồng tạo thuận lợi để tổ chức tiếp tục

hoạt động và đảm bảo tạo ra đà mới, sức bật mới. Người tạo thuận lợi là người hậu thuẫn đằng sau cho cộng đồng chủ động hoạch định và đưa ra hành động phù hợp. Tác viên chỉ đóng vai trò hỗ trợ và chỉ can thiệp khi thực sự cần thiết.3.4.4 Vai trò liên kết: Vai trò thứ tư mà tác viên làm là thu hẹp khoảng cách giữa tổ chức, các thành viên của nó và cộng đồng. Có nhiều cách để hoàn thành vai trò liên kết.Đôi khi việc liên kết bao gồm sự tìm kiếm thông tin rộng rãi: Bầu không khí chính trị ra sao? Nhóm sẽ nhận được sự hỗ trợ nhiều hay ít cho sự nghiệp của nhóm? Vào lúc khác, việc liên kết giới hạn lại trong một công việc cụ thể. Thí dụ: một nhân viên làm việc ở trung tâm tham vấn cho phụ nữ bị hiếp dâm có thể làm việc như là người liên lạc với cảnh sát thảo luận chứng cớ, bảo vệ hay huấn luyện cho cảnh sát làm việc với nạn nhân...Tác viên tổ chức cộng đồng phải có năng lực liên hệ với dân chúng, phân tích vấn đề, điều phối tài nguyên, thấy được tiềm năng thay đổi và có thể tạo ra cơ cấu hiệu quả để giải quyết vấn đề. Những năng lực nầy kết hợp với kỹ năng trong vai trò nhà giáo dục, tác nhân xúc tác, người tạo thuận lợi và người tạo ra những mối liên kết là quan trọng cho việc tổ chức cộng đồng có hiệu quả.* Tài liệu tham khảo:- Lê Chí An, Quản trị ngành Công tác xã hội, Đại học mở-bán công TP.HCM, 1998.- Nguyễn Thị Oanh, Phát triển cộng đồng, Đại học mở- bán côngTP.HCM, 2001.- Tô Duy Họp, Lương Hồng Quang, Phát triển cộng đồng - Lý thuyết và vận dụng, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội, 2000. Một số điểm cần lưu ý khi học:Đây là bài giới thiệu những lĩnh vực công tác xã hội hay còn gọi là những dịch vụ công tác xã hội (social work services). Phần nhập môn chỉ trình bày tổng quát những vấn đề lý luận và một số phương pháp tiếp cận của từng dịch vụ. Sinh viên cần đọc và nắm vững phần lý luận. Sinh viên cần ghi nhớ phần tiếp cận các dịch vụ mà các tác giả giới thiệu trong bài.Tóm lược những vấn đề cần ghi nhớ:

- Công tác xã hội ở các vùng nông thôn: Do sự phát triển kinh tế không đồng đều nên dẫn đến sự cách biệt giàu nghèo, có những cộng đồng vùng nông thôn kém phát triển khiến cuộc sống người dân thiếu thốn nhiều mặt. Nhân viên xã hội đóng vai trò là tác viên phát triển khơi dậy tiềm năng cộng đồng để giải quyết các vấn đề nội bộ cộng đồng ấy.

- Quản lý trường hợp thân chủ: Đây là một phương pháp quản trị ở các cơ sở xã hội, vận dụng công tác hoạch định và các phương pháp công tác xã hội với cá nhân, nhóm, phát triển cộng đồng... để điều hành, quản lý việc cung cấp các dịch vụ xã hội cho thân chủ ở các cơ sở và cộng đồng để tăng cường chất lượng và hiệu quả các dịch vụ xã hội.

- Công tác xã hội với cộng đồng: Còn gọi là tổ chức cộng đồng, là một trong các phương pháp của công tác xã hội truyền thống. Sau nầy có nơi gọi là phương pháp thực hành cấp vĩ mô, bao gồm hoạch định xã hội và phát triển địa phương.Câu hỏi thảo luận cá nhân/nhóm:

- Các vai trò của nhân viên xã hội ở vùng nông thôn là gì?- Theo Green, những yếu tố chủ yếu của thực hành quản lý trường

hợp là gì?- Những chức năng thực hành của quản lý trường hợp theo Vourlekis

và Green là gì?- Những nguyên tắc cơ bản của tổ chức cộng đồng là gì?- Vai trò của tác viên làm công tác tổ chức cộng đồng là gì?

Hướng dẫn thảo luận nhóm:Hướng dẫn cách học và thảo luận nhóm: Sinh viên tự đọc, tìm hiểu thêm qua các tài liệu tham khảo khác như đã giới thiệu để so sánh những cách tiếp cận mới đã đề cập trong bài nầy. Nếu có điều kiện tham gia hoạt động của một nhóm học tập thì việc chia sẻ trong nhóm giúp ích nhiều cho học viên. Các nhóm được phân chia và thảo luận các chủ đề thuộc nội dung của bài và báo cáo kết quả thảo luận trước lớp. Giảng viên đúc kết và củng cố thêm để phong phú hóa bài học. Sinh viên cần xem trước nội dung bài giảng để có ý kiến đóng góp.

BÀI 9

PHÁT TRIỂN NGHỀ NGHIỆP CÔNG TÁC XÃ HỘIMọi ngành nghề đều vừa hoạt động vừa không ngừng hoàn thiện các bộ phận cấu thành nghề nghiệp của mình như lý thuyêt, cơ sở khoa học, đạo đức nghề nghiệp, văn hóa... Công tác xã hội là một nghề đang trong quá trình phát triển ở một số nước nhưng nó cũng đã và đang chín muồi ở một số nước khác. Tuy nhiên quy luật phát triển buộc ngành công tác xã hội phải luôn nhìn lại mình, đổi mới để ngày càng chứng tỏ tính ưu việt của mình. Đối với nước ta, công tác xã hội vừa cũ vừa mới cho nên càng phải hội đủ các tính chất khoa học và chuyên nghiệp trong đào tạo và thực hành ở các cơ sở xã hội.Bài nầy giới thiệu sự trưởng thành của nghề công tác xã hội và đặc điểm cũng như điều kiện cần có của một nghề như nghề công tác xã hội. Phần kế tiếp giới thiệu bối cảnh công tác xã hội ở Việt Nam đề cập đến lĩnh vực đào tạo, tổ chức nghề nghiệp, đội ngũ nhân viên xã hội. Cuối cùng nói đến xu hướng ngày nay của công tác xã hội nhắm đến việc phòng ngừa và làm cuộc sống con người ngày càng phong phú hơn.Mục tiêu của bài: Sau khi học xong bài sinh viên sẽ:- Nhận diện và hiểu được vai trò của công tác xã hội trên thế giới, hiểu được tính chuyên nghiệp và nhóm nghề nghiệp.- Nhận thức được tầm quan trọng của công tác xã hội ở Việt Nam, là một khoa học, một nghề nghiệp chuyên môn.- Hiểu được và đặt trọng tâm vào công tác phòng ngừa khi thực hành công tác xã hội.Những khái niệm cơ bản và cách học:* Những khái niệm:- Sự tự biểu hiện: Đây là một nhu cầu của con người nằm trong sự phân cấp nhu cầu của A. Maslow. Theo ông, nhu cầu con người được sắp xếp theo 5 cấp độ từ thấp (nhu cầu sinh tồn, nhu cầu an toàn, nhu cầu xã hội) đến cao (nhu cầu được tôn trọng và tự trọng; nhu cầu tự thể hiện, tự hoàn thiện mình).

- Chuẩn mực đạo đức: Những quy định của nghề công tác xã hội buộc nhân viên xã hội phải tuân thủ khi làm việc với thân chủ.- Tác viên (worker): Từ dùng để chỉ nhân viên xã hội khi họ làm việc với cộng đồng, giúp cộng đồng thay đổi và giải quyết các vấn đề xảy ra ở cộng đồng ấy. Ví dụ, nhân viên xã hội làm việc ở vùng nông thôn được gọi là tác viên nông thôn (rural worker). Nhân viên xã hội đóng vai trò là người xúc tác, là chất men kích thích sự thay đổi trong nhận thức và hành động của cộng đồng nên còn được gọi là tác nhân thay đổi (change agent).* Cách học: Trước hết sinh viên nghiên cứu bài thật kỹ, liên hệ với những bài trước để thấy ngành công tác xã hội đóng vai trò quan trọng từ lâu trên thế giới và Việt Nam. Sau đó đọc những tài liệu tham khảo đã giới thiệu để làm phong phú kiến thức của mình. Thông qua thảo luận, trao đổi với giảng viên, bạn bè.... sinh viên sẽ củng cố được nhận thức về ngành nghề, về tương lai phát triển của ngành ở nước ta.Nội dung cơ bản của bài:

1. Công tác xã hội: một nghề đang trưởng thànhỞ các nước trên thế giới, công tác xã hội được hầu hết mọi người xem là một nghề và nhân viên xã hội được thừa nhận như những người làm các nghề khác như kế toán viên, kiến trúc sư, nghệ sĩ, luật sư, giáo sư, nha sĩ, kỹ sư, nhà báo, giáo viên... William Weckenden đưa ra những đặc điểm của một người có chuyên môn nghề nghiệp. Theo ông có 4 dấu hiệu rõ ràng. Thứ nhất là kiểu hoạt động, với trách nhiệm cao của cá nhân và áp dụng những kỹ năng đặc biệt với trình độ trí tuệ cao. Thứ hai, là động cơ của dịch vụ, không đặt nặng về lợi nhuận. Thứ ba là động cơ của sự tự biểu hiện, nói tới niềm vui và hãnh diện về công việc của mình và tự đặt ra tiêu chuẩn cao. Và thứ tư là một sự thừa nhận có ý thức về bổn phận xã hội phải hoàn thành với nhiều phương tiện khác nhau để bảo vệ những lý tưởng và tiêu chuẩn của nghề nghiệp bằng cách làm cho công chúng hiểu và quý mến, bằng cách chia sẻ những tiến bộ của tri thức, và bằng cách cung cấp những dịch vụ công không lấy tiền, như là một sự đền đáp đối với xã hội về những gì đã được thừa hưởng về giáo dục và địa vị.Weckenden mô tả những thuộc tính phân biệt đời sống của một nhóm người chuyên nghiệp như sau:

Trước hết chúng ta đặt lên hàng đầu khối kiến thức (khoa học) và nghệ thuật (kỹ năng) mà mọi người đều có được và ai nấy đều nỗ lực không ngừng nâng cao. Kế đến là quá trình giáo dục dựa vào khối kiến thức và nghệ thuật nầy mà nhóm chuyên nghiệp gánh vác trách nhiệm được xã hội thừa nhận. Thứ ba là tiêu chuẩn chuyên môn để được nhận vào nhóm chuyên nghiệp, dựa vào tính cách, việc đào tạo và sự xuất sắc. Tiếp theo là chuẩn mực đạo đức dựa vào sự lịch thiệp, sự kính trọng và đạo đức hướng dẫn người thực hành nghề nghiệp giao tiếp với thân chủ, đồng nghiệp và công chúng. Thứ năm, chúng ta nói tới sự thừa nhận về địa vị, dù chính thức hay không chính thức của đồng nghiệp hay của nhà nước như là cơ sở cho một vị trí xứng đáng. Và cuối cùng, thường có một tổ chức của nhóm chuyên nghiệp hết lòng vì sự tiến bộ chung và trách nhiệm xã hội còn hơn là duy trì một sự độc quyền kinh tế. (chú thích: William E. Wickenden. “The Second Mile”, address delivered before the Engineering Institute of Canada, 1941.).Trong khi đó, một tác giả khác, Greenwood (Emest Greenwood, "Attributes of a Profession, Social Work, 2 (July 1957), 45-55) nêu ra khái niệm xã hội học về nghề nghiệp và đi đến kết luận rằng có 5 thuộc tính nổi bật của một nghề: (1) hệ thống lý thuyết, (2) quyền hành nghề, (3) sự chuẩn thuận của cộng đồng, (4) quy tắc đạo đức, và (5) một nền văn hóa. Ông ta kết luận:“Công tác xã hội đã là một nghề; nó có quả nhiều điểm tương đồng với mẫu có thể xếp loại được. Tuy nhiên, công tác xã hội tìm cách vươn lên trong thứ bậc nghề nghiệp, vì thế nó cũng hưởng được sự danh tiếng cao, quyền hành và sự độc quyền mà hiện nay thuộc về một ít nghề ở vào loại hàng đầu” (sách đã dẫn tr.54).Về hệ thống kiến thức hay lý thuyết, công tác xã hội đang có một khởi đầu tốt đẹp. So với một số nghề thì công tác xã hội đã trải qua một chặng đường dài. Tuy nhiên, nếu ai đó có điều kiện xem xét kỹ các nghiên cứu đã có về ngành công tác xã hội và các lý thuyết hiện nay đang có của ngành công tác xã hội thì rõ ràng là có một khối kiến thức hệ thống ngay từ buổi đầu đã làm nền tảng cho nghề giúp đỡ nầy.

Nhân viên xã hội ngày nay có được thẩm quyền nghề nghiệp, được những ngành nghề khác kính trọng, chủ yếu là những thân chủ đến để được giúp đỡ. Mặc dù nhân viên xã hội ca ngợi sự tự do chọn lựa và quyền tự quyết định của thân chủ nhưng họ có cách cư xử tạo niềm tin nơi thân chủ và thông qua sử dụng mối quan hệ, giúp mang lại những thay đổi mong muốn. Nhân viên xã hội thực thi quy điều đạo đức trong khi giúp đỡ thân chủ; nhờ vậy thân chủ tìm thấy được cảm giác an toàn từ mối quan hệ đầy tính chuyên nghiệp nầy.Như Greenwood chỉ rõ, nhân viên xã hội còn có sự chuẩn thuận của cộng đồng. Rõ ràng là xã hội, về tổng thể, chấp thuận nghề công tác xã hội và tôn trọng nó. Làm thế nào để đến lúc nào đó người ta thường hỏi “Tôi có thể tìm nhân viên xã hội ở đâu?”.Đặc điểm thứ năm, văn hóa nghề nghiệp, chắc chắn tồn tại trong công tác xã hội ngày nay. Công tác xã hội có những tổ chức nghề nghiệp của riêng mình như hội những người làm công tác xã hội (nhân viên xã hội). Nó có thuật ngữ đặc thù và chú trọng độc nhất vào các giá trị, chuẩn mực và biểu tượng riêng. Nó nhấn mạnh tầm quan trọng của ngành công tác xã hội như một nghề nghiệp và sự cần thiết cống hiến cũng như quan tâm tới đồng loại và xã hội như là những điều kiện tiên quyết cho những ai có ý định đi vào lĩnh vực nầy.Nếu chúng ta xem xét một vài đặc điểm nổi bật của công tác xã hội chúng ta có thể thấy được tính độc đáo của công tác xã hội như một nghề. Công tác xã hội xem xét toàn diện con người trong tổng thể môi trường xã hội; bảo trợ cho việc sử dụng công tác xã hội cá nhân, công tác xã hội nhóm, tô chức cộng đồng, nghiên cứu xã hội và quản trị trong sự phối hợp độc đáo của các phương pháp luận giải quyết vấn đề. Công tác xã hội chú ý nhấn mạnh quyền tự quyết định và giúp thân chủ tự giúp lấy họ, tôn trọng triệt để tiến trình dân chủ. Nhân viên xã hội là những người duy nhất trong các nghề được gọi là tác viên (worker). Họ sử dụng và điều phối những tài nguyên của cơ sở và cộng đồng. Tất cả những yếu tố nầy - cùng với những cái khác - làm cho công tác xã hội khác với những nghề giúp đỡ khác.

2. Công tác xã hội ở Việt NamMột ngành đào tạo và thực hành nghề nghiệp công tác xã hội chính thức ở Việt Nam đang là mơ ước của nhiều người tâm huyết với sự nghiệp công tác xã hội hàng chục năm qua. Muốn được như thế thì nghề công tác xã hội cần hội đủ những yếu tố sau:

- Một chương trình đào tạo được công nhận- Một tổ chức nghề nghiệp của nhân viên xã hội- Các tổ chức đào tạo và các hoạt động liên quan- Một đội ngũ nhân viên xã hội lành nghề

Về yếu tố thứ nhất, năm 2004 Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành chương trình khung đào tạo công tác xã hội ở các trường đại học và cao đẳng. Cùng năm 2004, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã cấp giấy phép đào tạo cho Đại học Mở-Bán công thành phố Hồ Chí Minh và một số trường khác đào tạo ngành công tác xã hội. Đó là kết quả của nhiều năm làm việc của Hội đồng Tư vấn Quốc gia xây dựng chương trình khung đào tạo ngành công tác xã hội và Hội đồng thẩm định chương trình với sự hỗ trợ có hiệu quả của Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc tại Việt Nam (UNICEF-VN). Cả hai Hội đồng đều có thành viên là những chuyên gia công tác xã hội trong và ngoài nước, là các giảng viên đại học có kinh nghiệm giảng dạy công tác xã hội từ Đại học Mở-Bán công thành phố Hồ Chí Minh, Đại học Lao động Xã hội, chuyên gia các ngành liên quan trong hệ thống an sinh xã hội....Với nỗ lực riêng, nhiều nơi đã cố gắng tổ chức đào tạo chuyên môn công tác xã hội cho nhân sự ngành mình; đồng thời tiến hành đầu tư đào tạo giảng viên công tác xã hội chuẩn bị cho đội ngũ giảng dạy ở các trường đại học, cao đẳng sắp tới. Một trong những nỗ lực ấy là lớp đào tạo giảng viên công tác xã hội do Đại học Khoa học Xã hội Nhân văn Hà Nội và UNICEF-VN tổ chức vào năm 2004. Học viên lớp này đến từ các trường đại học phía Nam và Hà Nội và họ sẽ là hạt nhân xây dựng ngành đào tạo công tác xã hội cho các trường. Trước đó, từ năm 1997, Đại học Mở-Bán công thành phố Hồ Chí Minh đã mời các Giáo sư Đại học Fordham, New York (Mỹ) sang tập huấn cho đội ngũ giảng viên, kiểm huấn viên...Năm 2000 Đại học Mở-Bán công TP. Hồ Chí Minh tổ chức hội thảo quốc tế về Đào tạo, Nghiên cứu và Thực hành công tác xã hội ở Việt Nam với sự tham

gia của nhiều chuyên gia trong nước và quốc tế. Năm 2005, với sự hỗ trợ của Chương trình Fulbright Việt Nam, Đại học Mở-Bán công thành phố Hồ Chí Minh tổ chức lớp tập huấn công tác xã hội cho các giảng viên từ các trường đại học, cao đẳng trong cả nước có đào tạo ngành công tác xã hội... cũng như các kiểm huấn viên và nhân viên xã hội ở thành phố Hồ Chí Minh. Ở Hà Nội, trường Cao đẳng Bảo trợ Xã hội (thuộc Bộ Lao động Thương binh và Xã hội) cũng đã có những cố gắng gởi người đi đào tạo ở nước ngoài cũng như xây dựng chương trình thực tập cho sinh viên để chuẩn bị đào tạo hệ đại học khi trường được nâng cấp từ cao đẳng lên đại học (năm 2004). Đại học Đà Lạt với Khoa Công tác xã hội và Phát triển cộng đồng ra đời năm 2003 đã chiêu sinh khóa đầu tiên với trên 200 sinh viên là một nỗ lực rất lớn của những người tâm huyết với ngành. Hội thảo quốc tế về công tác xã hội và Ngày Công tác xã hội thế giới năm 2004 được tổ chức như một sự kiện mở đầu cho hoạt động chuyên ngành tại Đại học ở vùng cao nguyên này.Về yếu tố thứ hai, một tổ chức nghề nghiệp cho nhân viên xã hội cũng là niềm mơ ước và hy vọng chính đáng của bao người đã được đào tạo công tác xã hội trong những năm qua và đang thực hành nghề nghiệp chuyên môn của mình tại các cơ sở xã hội. Tuy nhiên cho đến nay một tổ chức nghề nghiệp vẫn chưa hình thành được. Hy vọng trong thời gian tới nhân viên xã hội sẽ vui mừng được vinh dự đứng trong hội nghề nghiệp của mình. Hội nhân viên xã hội sẽ là tổ chức xây dựng Quy điều đạo đức nghề nghiệp công tác xã hội và kiểm tra tư cách hội viên. Hội nhân viên xã hội ở các nước, như Hàn Quốc chẳng hạn, có nhiệm vụ tổ chức thi và cấp chứng chỉ hành nghề cấp quốc gia cho nhân viên xã hội. Ai có được chứng chỉ hành nghề này mới đủ tư cách làm việc như là nhân viên xã hội chuyên nghiệp. Ở nước ta do chưa có hội nghề nghiệp công tác xã hội nên liên tiếp trong nhiều năm qua Trung tâm tư vấn nghiên cứu công tác xã hội và phát triển cộng đồng (SDRC) đã đứng ra tổ chức Ngày công tác xã hội thế giới hằng năm vào tháng 11. Đây là dịp để đội ngũ nhân viên xã hội, sinh viên công tác xã hội gặp gỡ, trao đổi các vấn đề quan tâm trong nghề nghiệp. Năm 2005 Đại học Mở-Bán công đã đăng cai tổ chức Ngày

công tác xã hội thế giới vào ngày 12/11/2005. Năm 2006, Đại học Sư phạm I Hà nội đã đăng cai để tổ chức ngày này tại thủ đô Hà Nội.Ở các nước ngành công tác xã hội có thành lập Hội đồng Giáo dục Công tác xã hội. Hội đồng này cùng với Hội các nhân viên xã hội sẽ xây dựng chương trình đào tạo công tác xã hội quốc gia. Các trường đại học sẽ phải áp dụng các quy định trong đào tạo do Hội đồng ban hành.Đội ngũ nhân viên xã hội lành nghề ở nước ta là không thiếu vì nhiều người đã trải qua đào tạo kiến thức và kỹ năng ở các trường đại học trước và sau ngày giải phóng. Riêng số sinh viên tốt nghiệp ở Đại học Mở-Bán công thành phố Hồ Chí Minh tính từ 1992 đến nay 2005 đã lên tới con số hơn 700. Số kiểm huấn viên hướng dẫn thực tập hiện nay ở thành phố Hồ Chí Minh tuy chưa nhiều nhưng đã đóng góp rất lớn cho việc đào tạo sinh viên trong thực hành tại cơ sở xã hội. Đội ngũ nhân viên xã hội hiện đang làm việc ở nhiều lĩnh vực khác nhau, nhiều ngành khác nhau, số làm đúng ngành nghề thì không nhiều. Họ khó được tuyển dụng vào bộ máy nhà nước vì chưa có mã nghề nên thang bậc lương không có. Có người may mắn được tuyển vào thì được bố trí công việc không thích hợp, lương thấp nên họ đã bỏ việc. Mặt khác, có những nơi cần người chuyên môn thì không tuyển được do số sinh viên mới ra trường ngại đi xa, lương thấp.

3. Xu hướng mới ngày nay của công tác xã hội: phòng ngừa và phong phú hóa cuộc sốngPhòng ngừa được hiểu theo nhiều cách khác nhau. Nó chỉ hành động ngăn ngừa một việc nào đó để nó không xảy ra. Đó là một tiến trình hành động để những hành vi đi ngược lại xã hội hay những vấn đề không hay của cá nhân, gia đình hoặc cộng đồng được giảm thiểu hoặc không bùng phát, về mặt lý luận, phòng ngừa có nghĩa là chúng ta thực hiện một công việc nào đó để bệnh lý cá nhân và xã hội không xuất hiện. Hội đồng quốc gia thực hành công tác xã hội thuộc Hiệp hội nhân viên xã hội Mỹ xác định rằng phòng ngừa trong công tác xã hội là “những hoạt động góp phần đẩy lùi, hay ngăn chặn sự phát triển của những vấn đề xã hội, hoặc làm chậm lại hay kiềm chế sự phát triển của những vấn đề xã hội khi chúng có những triệu chứng ban đầu”.

Nói rộng ra, phòng ngừa trong công tác xã hội được xem xét dưới hai cách: trước hết, có hành động thích hợp để những vấn đề của cá nhân, gia đình hay cộng đồng không phát sinh; thứ hai, có hành động để những vấn đề đó không tái phát trở lại. Phòng ngừa có liên quan với việc gìn giữ sự nguyên vẹn, tránh sự việc xảy ra rồi tìm cách sửa chữa, giải quyết. Điều đó có nghĩa là cần gìn giữ tính cách con người và các mối tương quan ở một mức độ hài hòa và chín chắn, chúng ta thường nói phòng bệnh hơn chữa bệnh là vậy.Lĩnh vực sức khỏe cộng đồng đã đưa ra nhiều khái niệm hữu ích và những thuật ngữ liên quan đến phòng ngừa. Nhân viên xã hội đã mượn nhiều khái niệm và nguyên tắc của lĩnh vực sức khỏe cộng đồng. Có 5 mức độ phòng ngừa trong sức khỏe cộng đồng, được chấp nhận trong y tế dự phòng là: (1) nâng cao sức khỏe, (2) bảo vệ, (3) chẩn đoán và trị liệu sớm, (4) hạn chế mất năng lực, và (5) phục hồi.3.1 Công tác xã hội chú trọng việc phòng ngừaHiện nay đang có sự quan tâm sâu sắc đến công tác phòng ngừa trong khi thực hành công tác xã hội, việc này đã được quán triệt trong quá trình giáo dục nghề nghiệp công tác xã hội. Các tác giả trong ngành đã nhiều lần nhấn mạnh đến công tác phòng ngừa. Boehm trong một bài nói về bản chất của công tác xã hội đã mô tả các chức năng của công tác xã hội gồm ba bộ phận: (1) Phục hồi - tức là nhận diện, kiểm soát và loại trừ những yếu tố gây tổn hại đến các mối quan hệ xã hội; (2) Cung cấp các nguồn lực - liên quan đến việc tạo ra, làm phong phú hóa, cải thiện và điều phối các nguồn lực xã hội; và (3) Phòng ngừa - bao gồm phát hiện sớm, kiểm soát và loại trừ những điều kiện gây hại cho việc thực hiện có hiệu quả chức năng xã hội.Có nhiều yếu tố gây khó khăn cho việc phòng ngừa. Trước hết là sự phức tạp của hành vi con người. Người ta chưa lý giải được hết các nguyên nhân gây ra các vấn đề xã hội cũng như đưa ra các giải pháp tối ưu. Vì thế khó hoạch định hành động đáp ứng và tiên đoán kết quả đối với một tình huống cá nhân hay xã hội nào đó. Một câu hỏi đặt ra: Nếu chúng ta không biết được chính xác rõ ràng các nguyên nhân của một vấn đề xã hội thì làm sao chúng ta có thể ngăn ngừa được nó? Trong y khoa và các lĩnh vực

khác, cho dù chúng ta không biết chắc những mối quan hệ nguyên nhân của hiện tượng nhưng chúng ta có thể tạo ra những tình huống mang lại kết quả mong muốn. Chúng ta không biết chắc chắn điện là gì nhưng chúng ta có thể kiểm soát nó. Trong y khoa, chúng ta không biết nguyên nhân đích thực của chứng cảm lạnh thông thường nhưng có những đề phòng và công việc được thực hiện để ngăn ngừa và giảm bớt số người bị cảm lạnh. Việc rửa sạch tay trước giải phẫu giúp ngăn ngừa tử vong của bệnh nhân trước khi người ta biết đến lý thuyết về con vi trùng.Vấn đề là kiến thức và kỹ năng của chúng ta về hành vi con người và việc thực hiện chức năng xã hội mới chỉ ở bước đầu. Chúng ta đặt ra nhiều câu hỏi hơn là chúng ta có thể trả lời chúng. Vì thế, công tác xã hội đứng trước thách thức trong việc tăng cường và sử dụng kiến thức và kỹ năng để phòng ngừa việc thực hiện chức năng xã hội bị lệch lạc.Những hoạt động phòng ngừaCông tác xã hội có thể được ứng dụng đề phòng ngừa trong nhiều lĩnh vực như: tham vấn trước hôn nhân, sức khỏe tâm thần, tham vấn gia đình, ngăn ngừa tội phạm, hỗ trợ các gia đình khủng hoảng, ngăn ngừa tự tử, thực hành công tác xã hội ở nơi làm việc (cơ quan, xí nghiệp…), ngăn ngừa sự tái phát vấn đề xã hội...Nhân viên xã hội phải huy động các nguồn tài nguyên cho công tác phòng ngừa. Bản thân họ cũng phải tiêu tốn thời gian, công sức để thực hiện việc phòng ngừa. Họ cần tìm hướng mới ngoài những mô thức hiện có. Vậy nhân viên xã hội có thể làm được gì để phòng ngừa những vấn đề của cá nhân, gia đình và cộng đồng như là một thách thức lớn ngày nay?Nhân viên công tác xã hội đóng vai trò quan trọng trong công tác phòng ngừa. Thông qua làm việc cùng nhau họ giúp nhau hoàn thành những mục tiêu mong muốn. Điều quan trọng là cần có sự hợp tác và phối hợp chặt chẽ giữa những nhân viên có kỹ thuật và phương pháp luận khác nhau.Thực hành công tác xã hội cần được mở rộng nhấn mạnh vào sự tham vấn, giáo dục đời sống gia đình và những hoạt động liên quan. Nhân viên xã hội phải có tinh thần cộng đồng hơn và quan tâm đến gia đình (thân chủ) hơn. Họ cần khám phá ra những nguyên tắc và kiến thức giúp cho gia đình và cộng đồng dự báo những vấn đề và phòng ngừa chúng. Họ cần mở

rộng kỹ năng nhờ thế họ có thể ứng dụng nhiều kỹ thuật và phương pháp mang lại những kết quả mong muốn trong công tác phòng ngừa.3.2 Công tác xã hội làm phong phú hóa cuộc sống Tiến trình mới nhất được nhân viên xã hội sử dụng là làm phong phú hóa cuộc sống. Theo truyền thống công tác xã hội cung ứng dịch vụ cho cá nhân, gia đình và cộng đồng; tham vấn/trị liệu cho những người và gia đình có vấn đề; tăng cường công tác phòng ngừa. Toàn bộ những tiến trình này có liên quan đến những vấn đề thuộc về mối quan hệ hay làm giảm thiểu hoặc ngăn ngừa chúng. Phong phú hóa cuộc sống có trọng tâm khác, nó nhắm đến chất lượng sống. Phong phú hóa cuộc sống bao gồm những nỗ lực giúp con người tiếp tục tiến lên khởi đầu từ những gì họ có, tăng kinh nghiệm tích cực và giá trị cho cuộc sống.Phong phú hóa cuộc sống không chỉ bao gồm làm việc với người khuyết tật hay người thiệt thòi mà còn dành cho mọi người, thừa nhận rằng tất cả mọi người đều có vấn đề trong mối quan hệ nhân sự và còn có khả năng phát triển và hoàn thiện năng lực và hành động của mình. Giải quyết những vấn đề mối quan hệ nhân sự không chỉ làm giảm đau đớn và căng thẳng mà còn gia tăng sự thỏa mãn trong cuộc sống.Phong phú hóa cuộc sống trong công tác xã hội là một tiến trình giúp con người cải thiện mối quan hệ với người khác, đem lại sự thỏa mãn và niềm vui không ngừng tăng lên. Tất cả các phương pháp công tác xã hội đều có thể sử dụng để làm phong phú hóa cuộc sống.Tham vấn tiền hôn nhân là một ví dụ về phong phú hóa cuộc sống. Các cặp vợ chồng không có vấn đề gì lớn có thể nói chuyện với nhân viên xã hội và thu được nhiều kiến thức và cải thiện khả năng làm lợi cho cuộc hôn nhân được ngày càng thỏa mãn hơn. Họ thấy được nhiều điều từ sự tự trọng, ra quyết định, giao tiếp, giải quyết mâu thuẫn và quá trình yêu đương sẽ làm cuộc sống của họ thêm sâu sắc, ý nghĩa. Họ học được cách xây dựng lẫn nhau hơn là đay nghiến nhau, dẫn đến một cuộc sống thực sự trưởng thành.Những lớp học do nhân viên xã hội hướng dẫn về cách làm cha mẹ là một ví dụ khác về phong phú hóa cuộc sống. Cho các bậc cha mẹ thảo luận về các chủ đề khác nhau mang lại ý nghĩa sâu sắc và thỏa mãn về quan hệ

cha mẹ-con cái như chấp nhận con cái, yêu thương con cái, xây dựng lòng tự trọng và lắng nghe con trẻ nói.Chúng ta đang sống trong một thế giới thay đổi nhanh chóng trong đó nghề công tác xã hội cũng phải thay đổi tương ứng. Vậy trong những năm tới đâu là lối đi cho ngành công tác xã hội?Có nhiều xu hướng và phát triển đang nổi lên như là những dự đoán cho tương lai của công tác xã hội trên thế giới: những dịch vụ cải tiến, địa vị ngành được nâng cao hơn, lương bổng cao hơn, sự phát triển của khu vực tư nhân trong thực hành nghề nghiệp, xem xét tinh thần làm việc, điều chỉnh chương trình đào tạo, sử dụng nhiều hơn phương pháp quản lý trường hợp thân chủ, tăng cường vai trò biện hộ, cải tiến quan hệ công chúng, sự phát triển công tác xã hội trên bình diện quốc tế, có được nhiều vai trò lãnh đạo hơn, nhấn mạnh vào phòng ngừa và phong phú hóa cuộc sống, sử dụng công nghệ, và phong trào nâng cao chất lượng trong giáo dục và thực hành công tác xã hội.Việt Nam chúng ta đã đạt được những thành tựu lớn trong công cuộc xóa đói giảm nghèo, phát triển các dịch vụ xã hội ... từ sau khi có chính sách đổi mới. Chúng ta đã có những bước đi hài hòa trong phát triển kinh tế đi đôi với phát triển xã hội, tiến tới giảm dần khoảng cách giàu nghèo, sự cách biệt thành thị nông thôn. Mức sống người dân được cải thiện rõ rệt. Vị trí của người phụ nữ trong xã hội được nâng cao. Chỉ số phát triển con người không ngừng tăng lên, vị trí xếp hạng của nước ta dù vẫn còn ở trong nhóm các nước phát triển trung bình trong bảng xếp hạng hằng năm của Liên Hiệp Quốc nhưng đã nâng cao dần trong các năm gần đây. Đó là nhờ những nỗ lực thay đổi chính sách trong giáo dục, y tế, kinh tế và xã hội. Hệ thống an sinh xã hội từng bước được cải thiện về luật pháp, chính sách và bộ máy cũng như đội ngũ nhân sự.Tiềm năng và thuận lợi cho việc phát triển ngành công tác xã hội là cơ bản. Khó khăn cũng chờ đón chúng ta phía trước nhưng phải quyết tâm vượt qua. Việc đào tạo chuyên ngành và cung ứng dịch vụ chuyên môn công tác xã hội đã được thống nhất, tăng cường và cải tiến không ngừng, vấn đề còn lại nằm ở chính sách phát triển ngành công tác xã hội ở cấp vĩ mô.

* Tài liệu tham khảo bài 9:- Lê Chí An, Quản trị ngành Công tác xã hội, Đại học mở-bán công TP.HCM, 1998.- Nguyễn Ngọc Lâm, Sách bỏ tủi dành cho nhân viên xã hội, Đại học mở-bán công TP. Hồ Chí Minh, 2001.- Nguyễn Thị Oanh, Phát triển cộng đồng, Đại học mở- bán công TP. Hồ Chí Minh, 2001.Một số điểm cần lưu ý và những vấn đề cần nhớ:

- Những đặc điểm của một người có chuyên môn nghề nghiệp- Những thuộc tính phân biệt đời sống của một nhóm người chuyên

nghiệp- Có 5 thuộc tính nổi bật của một nghề: (1) hệ thống lý thuyết, (2)

quyền hành nghề, (3) sự chuẩn thuận của cộng đồng, (4) quy tắc đạo đức, và (5) một nền văn hóa.

- Những đặc điểm tình hình nghề nghiệp CTXH ở Việt NamCâu hỏi thảo luận nhóm:

- Anh/Chị hãy phân tích những đặc điểm của một người có chuyên môn nghề nghiệp?

- Những thuộc tính của nhóm người chuyên nghiệp là gì?- Phân tích ý nghĩa 5 thuộc tính của một nghề và cho biết nghề công

tác xã hội ở nước ta đã hội đủ những điều kiện gì?

TÀI LIỆU THAM KHẢO: Dean H. Hepworth, Jo Ann Larsen, Direct Social Work Practice:

Theory and Skills, In lần thứ 4, Nxb Brooks/Cole Publishing Company, Pacific Grove, California, 1993.

Louise c. Johnson, Social Work Practice, A Generalist Approach, In lần thứ 5, Nxb Allyn va Bacon, 1995.

O. William Farley, Larry Lorenzo Smith, Scott w. Boyle; Introduction to Social Work, In lần thứ 8, Nxb Allyn và Bacon, 2000.

Robert w. Roberts and Robert H. Nee, Theories of Social Casework, Nxb The University of Chicago Press, Chicago và London, 1970. Lê Chí An

(biên dịch), Quản trị ngành công tác xã hội, Đại học mở-bán công TP. HCM, 1998.

Lê Chí An (biên dịch), Nhập môn công tác xã hội cá nhân, Đại học mở-bán công TP. HCM, 2000.

Nguyễn Ngọc Lâm, Sách bỏ túi dành cho nhân viên xã hội, Đại học mở-bán công TP. HCM, 2001.

Nguyễn Thị Oanh, Công tác xã hội đại cương, Đại học mở-bán công TP.HCM, 2000.

Nhiều tác giả, An sinh xã hội và các vấn đề xã hội, Đại học mở-bán công TP.HCM,1997.

Tô Duy Hợp, Lương Hồng Quang, Phát triển cộng đồng - Lý thuyết và vận dụng, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội, 2000.