8
Tăng cường quản lý nhà nước đối với hoạt động khai thác, kinh doanh tài nguyên cát, sỏi Ngày 6/7, Hội nghị trực tuyến triển khai nhiệm vụ, giải pháp nhằm tăng cường quản lý nhà nước đối với hoạt động khai thác, kinh doanh tài nguyên cát, sỏi do Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình; Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng chủ trì tại đầu cầu Hà Nội. Tham dự còn có đại diện lãnh đạo các bộ, ngành trung ương liên quan và 63 tỉnh, thành phố đầu các cầu truyền hình. Tại tỉnh Lâm Đồng, ông Đoàn Văn Việt - Chủ tịch UBND tỉnh và ông Trần Ngọc Liêm - Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì; cùng tham dự có lãnh đạo UBND các thành phố và huyện; lãnh đạo các sở, ngành liên quan... Chiều 6/7, đoàn công tác của Trung ương do đồng chí Vương Đình Huệ - Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ dẫn đầu đã làm việc với Tỉnh ủy Lâm Đồng. Về phía tỉnh Lâm Đồng, tham dự có các đồng chí: Nguyễn Xuân Tiến - UVTW Đảng, Bí thư Tỉnh ủy; Đoàn Văn Việt - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội đơn vị tỉnh Lâm Đồng; Trần Đức Quận - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; cùng các đồng chí trong Ban Thường vụ Tỉnh ủy; lãnh đạo các sở, ngành, các địa phương. Tại buổi làm việc, đồng chí Đoàn Văn Việt đã thay mặt lãnh đạo tỉnh báo cáo với Phó Thủ tướng và đoàn công tác tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh năm 2016 và 6 tháng đầu năm 2017. Trong đó nhấn mạnh tới một số vấn đề nổi bật như: Hiện tại Lâm Đồng có hơn 49 ngàn ha diện tích đất canh tác sản xuất ứng dụng công nghệ cao,... Học và làm theo gương Bác phải xuất phát từ chữ “Tâm” Tân Hội “lấy ngắn nuôi dài” TÒA SOẠN - BẠN ĐỌC Lừa đảo chiếm đoạt tài sản từ sự vi phạm luật tố tụng TRANG 7 BÁO LÂM ĐỒNG PHÁT HÀNH THỨ HAI, THỨ BA, THỨ TƯ, THỨ SÁU VÀ CUỐI TUẦN www.baolamdong.vn - www.dalatonline.vn, ĐƯỜNG DÂY NÓNG: 3811383 - 01645477577 Tòa soạn: 38 QUANG TRUNG - ĐÀ LẠT Điện thoại: 3822472 - 3822473 Fax: 3827608 E-mail: [email protected] CƠ QUAN CỦA ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH LÂM ĐỒNG - TIẾNG NÓI CỦA ĐẢNG BỘ, CHÍNH QUYỀN, NHÂN DÂN LÂM ĐỒNG SỐ 4826 - THỨ SÁU NGÀY 7/7/2017 NHỚ LỜI BÁC DẠY VĂN HÓA - XÃ HỘI Để ca khúc mãi “xanh” TRANG 5 TRANG 6 TRANG 3 TRANG 2 Cũng như sông thì có nguồn mới có nước, không có nguồn thì sông cạn. Cây phải có gốc, không có gốc thì cây héo. Người cách mạng phải có đạo đức, không có đạo đức thì dù tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân. SỬA ĐỔI LỐI LÀM VIỆC, 10/1947, T. 5, TR. 252-253. Tang vật phá rừng do Công an và Kiểm lâm huyện Đức Trọng bắt, lập biên bản xử lý vào tháng 3/2017. Ảnh: M.Đạo Mùa hè trên rẫy TRANG 4 KINH TẾ Hiệu quả của mô hình tái canh kết hợp xen canh TRANG 3 XEM TIẾP TRANG 2 Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ làm việc với tỉnh Lâm Đồng Đồng chí Vương Đình Huệ - Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ phát biểu chỉ đạo. Quản lý, bảo vệ rừng còn nhiều thử thách Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: “Người đảng viên, người cán bộ tốt muốn trở nên người cách mạng chân chính không có gì là khó cả. Điều đó hoàn toàn do lòng mình mà ra. Lòng mình chỉ biết vì Đảng, vì Tổ quốc, vì đồng bào thì mình sẽ tiến đến chỗ chí công vô tư. Mình đã chí công vô tư thì khuyết điểm sẽ ngày càng ít, mà những tính tốt… ngày càng thêm”. XEM TIẾP TRANG 8 * 6 tháng đầu năm, Lâm Đồng có nhiều khởi sắc

BÀI NÓI CHUYỆN VỚI CÁN BỘ TỈNH THANH HOÁ Quản lý, bảo …baolamdong.vn/upload/others/201707/24852_BLD_ngay_7.7.2017.pdf · Quản lý, bảo vệ rừng còn . nhiều

  • Upload
    others

  • View
    7

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Tăng cường quản lý nhà nước đối với hoạt động khai thác, kinh doanh tài nguyên cát, sỏi

Ngày 6/7, Hội nghị trực tuyến triển khai nhiệm vụ, giải pháp nhằm tăng cường quản lý nhà nước đối với hoạt động khai thác, kinh doanh tài nguyên cát, sỏi do Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình; Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng chủ trì tại đầu cầu Hà Nội. Tham dự còn có đại diện lãnh đạo các bộ, ngành trung ương liên quan và 63 tỉnh, thành phố đầu các cầu truyền hình.

Tại tỉnh Lâm Đồng, ông Đoàn Văn Việt - Chủ tịch UBND tỉnh và ông Trần Ngọc Liêm - Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì; cùng tham dự có lãnh đạo UBND các thành phố và huyện; lãnh đạo các sở, ngành liên quan...

Chiều 6/7, đoàn công tác của Trung ương do đồng chí Vương Đình Huệ - Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ dẫn đầu đã làm việc với Tỉnh ủy Lâm Đồng.

Về phía tỉnh Lâm Đồng, tham dự có các đồng chí: Nguyễn Xuân Tiến - UVTW Đảng, Bí thư Tỉnh ủy; Đoàn Văn Việt - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội đơn vị tỉnh Lâm Đồng; Trần Đức Quận - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; cùng các đồng chí

trong Ban Thường vụ Tỉnh ủy; lãnh đạo các sở, ngành, các địa phương.

Tại buổi làm việc, đồng chí Đoàn Văn Việt đã thay mặt lãnh đạo tỉnh báo cáo với Phó Thủ tướng và đoàn công tác tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh năm 2016 và 6 tháng đầu năm 2017. Trong đó nhấn mạnh tới một số vấn đề nổi bật như: Hiện tại Lâm Đồng có hơn 49 ngàn ha diện tích đất canh tác sản xuất ứng dụng công nghệ cao,...

Học và làm theo gương Bác phảixuất phát từ chữ “Tâm”

Tân Hội “lấy ngắn nuôi dài”

TÒA SOẠN - BẠN ĐỌCLừa đảo chiếm đoạt tài sản từ sự vi phạm luật tố tụng

TRANG 7

BÁO LÂM ĐỒNG PHÁT HÀNH THỨ HAI, THỨ BA, THỨ TƯ, THỨ SÁU VÀ CUỐI TUẦN www.baolamdong.vn - www.dalatonline.vn, ĐƯỜNG DÂY NÓNG: 3811383 - 01645477577

Tòa soạn: 38 QUANG TRUNG - ĐÀ LẠTĐiện thoại: 3822472 - 3822473 Fax: 3827608E-mail: [email protected]

CƠ QUAN CỦA ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH LÂM ĐỒNG - TIẾNG NÓI CỦA ĐẢNG BỘ, CHÍNH QUYỀN, NHÂN DÂN LÂM ĐỒNGSỐ 4826 - THỨ SÁU NGÀY 7/7/2017

NHỚ LỜI BÁC DẠY

VĂN HÓA - XÃ HỘIĐể ca khúc mãi “xanh”

TRANG 5

TRANG 6

TRANG 3

TRANG 2

Cũng như sông thì có nguồn mới có nước, không có nguồn thì sông cạn. Cây phải có gốc, không có gốc thì cây héo. Người cách mạng phải có đạo đức, không có đạo đức thì dù tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân.

SỬA ĐỔI LỐI LÀM VIỆC, 10/1947, T. 5, TR. 252-253.

Tang vật phá rừng do Công an và Kiểm lâm huyện Đức Trọng bắt, lập biên bản xử lý vào tháng 3/2017. Ảnh: M.Đạo

Mùa hè trên rẫyTRANG 4

KINH TẾHiệu quả của mô hình

tái canh kết hợp xen canh TRANG 3

XEM TIẾP TRANG 2

Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ làm việc với tỉnh Lâm Đồng

Đồng chí Vương Đình Huệ - Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ phát biểu chỉ đạo.

Quản lý, bảo vệ rừng còn nhiều thử thách

BÀI NÓI CHUYỆN VỚI CÁN BỘ TỈNH THANH HOÁ NGÀY 20/2/1947, SĐD, TẬP 5, TR.54, 55

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: “Người đảng viên, người cán bộ tốt muốn trở nên người cách mạng chân chính không có gì là khó cả. Điều đó hoàn toàn do lòng

mình mà ra. Lòng mình chỉ biết vì Đảng, vì Tổ quốc, vì đồng bào thì mình sẽ tiến đến chỗ chí công vô tư. Mình đã chí công vô tư thì khuyết điểm sẽ ngày càng ít, mà những tính tốt… ngày càng thêm”.

XEM TIẾP TRANG 8

* 6 tháng đầu năm, Lâm Đồng có nhiều khởi sắc

2 THỨ SÁU 7 - 7 - 2017 THỜI SỰ - CHÍNH TRỊ

Tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh là tấm gương đạo đức của một vĩ nhân, nhưng đồng thời

cũng là tấm gương đạo đức của một con người chân chính, bình thường, ai cũng có thể học theo, làm theo để trở thành một người lãnh đạo tốt, một cán bộ tốt, một đảng viên tốt, một người công dân tốt. “Học Hồ Chủ tịch thực ra dễ lắm, vì những điều Hồ Chủ tịch dạy chúng ta đã có sẵn trong tâm hồn, trong trí óc. Chúng ta hãy phản tỉnh lại thì thấy trong đáy lòng, trong ký ức, câu trung với nước, hiếu với dân, đoàn kết phấn đấu, cần, kiệm, liêm, chính chúng ta đã học từ thời cha ông. Chúng ta hãy hồi tỉnh lại, chúng ta sẽ thấy hiểu Hồ Chủ tịch hơn nhiều và làm những điều Hồ Chủ tịch dạy sẽ không còn khó nữa” (Phạm Văn Đồng - Hồ Chủ tịch, hình ảnh của dân tộc - tháng 8/1948).

Việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh cần phải xuất phát từ “chữ Tâm”. Điều đó trước hết là xuất phát từ tấm lòng yêu kính Bác, một con người đã hy sinh cả cuộc đời mình

Học và làm theo gương Bác phải xuất phát từ chữ “Tâm”Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: “Người đảng viên, người cán bộ tốt muốn trở nên người cách mạng chân chính không có gì là khó cả. Điều đó hoàn toàn do lòng mình mà ra. Lòng mình chỉ biết vì Đảng, vì Tổ quốc, vì đồng bào thì mình sẽ tiến đến chỗ chí công vô tư. Mình đã chí công vô tư thì khuyết điểm sẽ ngày càng ít, mà những tính tốt… ngày càng thêm”.

cho đất nước, cho nhân dân, cho chính chúng ta.

Mục đích của việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách của Bác còn vì mục đích là để “làm người”, để “xứng đáng là người lãnh đạo, là người đày tớ thật trung thành của nhân dân”, toàn tâm, toàn ý “phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân”.

Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh có ý nghĩa thiết thực đáp ứng yêu cầu cấp bách hiện nay là chặn đứng và xóa bỏ sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống trong xã hội, trước hết trong một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên. Học tập và làm theo gương Bác sẽ góp phần tự đổi mới, tự chỉnh đốn, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng, như căn dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong Di chúc: “Phải giữ gìn Đảng

ta thật trong sạch, phải xứng đáng là người lãnh đạo, là người đày tớ thật trung thành của nhân dân”.

Vì vậy, học tập và rèn luyện theo gương Bác không phải chỉ ở những thử thách lớn lao, những công việc trọng đại sống còn... mà còn ngay trong những hoạt động, sinh hoạt nhỏ nhặt đời thường nhất như Bác thường dạy chúng ta: “Muốn đi xa, trước hết phải đặt chân từ trong nhà”. Chính vì vậy, học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách của Người, mỗi chúng ta dù ở chức danh, địa vị nào xin chớ vội nghĩ đến những gì to tát, cao xa mà trước hết hãy bắt đầu ngay từ những gì nhỏ bé nhất, đời thường nhất.

Sinh thời, Bác Hồ rất quan tâm đến việc tăng cường quản lý, giữ nghiêm kỷ luật, ghép mình vào tổ chức đối với cán bộ, đảng viên. Người kết luận: “Tất cả cán bộ, đảng viên phải giữ tính kỷ luật, tính tổ chức. Nhớ rằng không có việc gì làm ngoài tổ chức, ngoài kỷ luật mà thành công”. Người cũng rất kiên quyết với những cán bộ, đảng viên mắc bệnh kiêu ngạo, công thần, tự cao, tự đại mà không sửa chữa. Nếu

không tăng cường giáo dục và kỷ luật, không đấu tranh chống tư tưởng tự do vô tổ chức, vô kỷ luật thì một số cán bộ, đảng viên dần dần sẽ “mất cả tư cách và đạo đức người cách mạng, sa vào tham ô, hủ bại, tự cho mình có đặc quyền, đặc lợi và biến thành người có tội với Đảng, với Chính phủ, với nhân dân”.

Nói xuất phát từ “chữ Tâm” khi học tập và làm theo Bác còn bởi vì tu dưỡng và rèn luyện đạo đức cách mạng luôn phải đối đầu với “kẻ địch nguy hiểm” của đạo đức cách mạng là chủ nghĩa cá nhân. Theo Bác, vì chủ nghĩa cá nhân mà nhiều người mắc bệnh tự phụ, tự cao tự đại... cho mình đã là người tốt rồi, tài giỏi hơn người rồi, tự cho mình là “cách mạng già”, “cách mạng cũ”, hoặc “biết mình có khuyết điểm nhưng không chịu sửa”, hoặc chỉ chú trọng về hình thức, nặng về phong trào thuần túy... thì khó có thể học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh có hiệu quả. Hãy xuất phát từ “chữ Tâm” để thật sự khiêm tốn đánh giá lại mình, lắng nghe lời phê bình chân thành của đồng chí, đồng nghiệp, bạn bè, của nhân dân…để

“sửa mình” và ghép mình vào tổ chức, tuân thủ kỷ luật triệt để “hoàn thiện mình”..., đó là một cách học tập “có chất lượng” bài học đạo đức Hồ Chí Minh.

Tư tưởng “phụng công thủ pháp” là nguyên tắc hoạt động mà người cán bộ, công chức, viên chức... phải ghi nhớ và thực hành triệt để, góp phần vào việc giữ vững “kỷ cương” của đơn vị...; không nên quá coi trọng “cái tôi” mà nhiều lúc sống theo suy nghĩ chủ quan, vi phạm các nguyên tắc chung của xã hội, của tổ chức và cần nghiêm túc khắc phục, sửa chữa, xứng đáng hơn nữa với tấm gương của Bác từ những việc làm thiết thực hàng ngày như Bác từng dừng lại vài chục giây trước đèn giao thông hay tự giác cởi dép khi vào chùa… Nếu xuất phát từ chữ “Tâm” thì việc tuân thủ một cách nghiêm túc “luật lệ”, kỷ luật, kỷ cương sẽ trở thành một thói quen bình dị, tự nhiên, không khiên cưỡng… từ những hành động “nhỏ” như “đội mũ bảo hiểm khi đi xe máy” hoặc “vào cổng xuống xe” khi đến cơ quan theo qui định...; đến việc chấp hành nghị quyết của tổ chức, chỉ thị, kết luận của lãnh đạo, của tổ chức, của Đảng... Từ đó, việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh sẽ trở thành việc làm tự giác và thiết thực nhất.

HỒNG VĨNH

... chiếm 17,7% diện tích đất canh tác. Toàn tỉnh có 17 sản phẩm được công nhận nhãn hiệu chứng nhận. Tỷ trọng sản xuất nông nghiệp công nghệ cao (NNCNC) đạt 30% giá trị sản xuất ngành nông nghiệp. Có khoảng 14 ngàn ha đạt từ 250 - 500 triệu đồng/ha/năm, khoảng 12 ngàn ha đạt từ 500 - 1.000 triệu đồng/ha/năm,1,5 ngàn ha đạt trên 1 tỷ đồng/ha/năm.

Hiện tỉnh có 60 xã đạt chuẩn NTM, đạt 51,3%. Thu ngân sách đạt 53% dự toán của cả năm và tăng 36% so với cùng kỳ.

Về kinh tế hợp tác, Lâm Đồng có 2 liên hiệp hợp tác xã với 13 thành viên hợp tác xã tham gia; có 194 hợp tác xã với hơn 90 ngàn thành viên tham gia, tổng vốn hoạt động khoảng trên 5 tỷ đồng.

Đại diện lãnh đạo tỉnh cũng đã có kiến nghị với Chính phủ và các bộ, ngành trung ương bổ sung vào danh mục và bố trí vốn thực hiện nhiều dự án giai đoạn 2016 - 2020 như: dự án phát triển Đà Lạt xanh bền vững; đầu tư xây dựng tuyến đường tránh phía Tây thành phố Bảo Lộc phục vụ khai thác và vận chuyển bô xít nhôm từ mỏ Tân Rai huyện Bảo Lâm ra Quốc lộ 20; Bệnh viện Y học cổ truyền Bảo Lộc; chương trình ổn định dân di cư tự do…

Tại buổi làm việc, Phó Thủ tướng đã yêu cầu lãnh đạo Sở Kế hoạch đầu tư giải trình về việc giải ngân đầu tư công 6 tháng đầu năm của tỉnh Lâm Đồng. Theo giải trình của đại diện lãnh đạo Sở Kế hoạch Đầu tư, tính tới tháng 5 tỷ lệ giải ngân đầu tư công

Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ... TIẾP TRANG 1

Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ thăm mô hình HTX dịch vụnông nghiệptổng hợpTân Tiến.Ảnh: V.Báu

của tỉnh thấp. Tuy nhiên, tới cuối tháng 6 con số này đã tăng nhanh, đạt 53,5% (977 tỷ đồng). Phó Thủ tướng đánh giá cao kết quả này của Lâm Đồng, bởi con số đã tăng cao so với bình quân chung cả nước.

Phó Thủ tướng cũng đặt câu hỏi về việc thực hiện Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Đà Lạt. Đồng chí Phạm S - Phó Chủ tịch UBND tỉnh đã trả lời về vấn đề này, trong đó đề cập tới khó khăn trong việc vay vốn ODA. Trả lời câu hỏi của Phó Thủ tướng trong việc vay vốn tín dụng phát triển NNCNC, đồng chí Phạm S đã khẳng định, tất cả các công nghệ trong sản xuất nông nghiệp các doanh nghiệp và nhân dân của Lâm Đồng đều đã tiếp cận. Lâm Đồng hiện có 8 doanh nghiệp

sản xuất NNCNC (toàn quốc có 26 doanh nghiệp). Doanh thu từ rau thủy canh 8 tỷ/ha/năm, cá nước lạnh 4 tỷ/ha/năm, doanh thu từ hoa lan hồ điệp đạt 24 tỷ/ha/năm, lãi ròng 7 tỷ đồng...

Phát biểu tại buổi làm việc, đồng chí Nguyễn Xuân Tiến khẳng định: trong 6 tháng đầu năm tỉnh đã có nhiều cố gắng và đạt được một số thành tựu, tuy nhiên, vẫn còn nhiều vấn đề cần giải quyết như: Bất cập trong giá cả nông sản, xây dựng hạ tầng, vấn đề dân di cư tự do... Lâm Đồng đã xác định đề án tái cơ cấu kinh tế trọng tâm là phát triển NNCNC. Hiện Lâm Đồng đang triển khai Nghị quyết của tỉnh về vấn đề này.

Lâm Đồng xác định phát triển kinh tế tập thể là vấn đề trọng tâm để chỉ đạo. Hiện nay có nhiều mô hình HTX phát triển hiệu quả, song nhận thức

của người dân về vấn đề này còn nhiều vướng mắc. Mặt khác, người chịu trách nhiệm với HTX vẫn chưa đáp ứng nhu cầu. Đó là những nhiệm vụ trước mắt tỉnh tập trung giải quyết.

Bên cạnh đó, tỉnh cũng đang tập trung phát triển du lịch để tạo ra những đột phá trong thời gian tới. Đồng chí đề nghị các bộ, ngành trung ương có sự hỗ trợ giúp đỡ tỉnh trong các vấn đề này, nhất là khâu triển khai thực hiện và xúc tiến đầu tư.

Về vấn đề thu hồi các khoản vốn ứng trước của tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2011 - 2015, Bí thư Tỉnh ủy Lâm Đồng đề nghị Phó Thủ tướng và các bộ, ngành linh động trong việc thu hồi cũng như linh động bố trí cho các dự án còn gặp khó khăn của địa phương.

Kết thúc buổi làm việc, Phó Thủ

tướng Vương Đình Huệ thay mặt Chính phủ đánh giá cao những nỗ lực của Đảng bộ, chính quyền, nhân dân các dân tộc tỉnh Lâm Đồng 6 tháng đầu năm. Đồng chí khẳng định: so với hoạt động chung của cả nước Lâm Đồng có nhiều khởi sắc hơn về các mặt như GDP, tổng sản lượng nông sản nông nghiệp, hiệu quả sản xuất NNCNC, giá trị hàng hóa xuất khẩu, khách du lịch quốc tế... Cả nước phấn đấu đến 2020 đạt 50% xã NTM, riêng Lâm Đồng hiện nay đã đạt trên 51%, và có huyện NTM. Đồng chí đề nghị trên cơ sở kết quả đó, Lâm Đồng tiếp tục rà soát, phân giao kế hoạch tăng trưởng cho các khu vực. Tiếp tục thúc đẩy giải ngân đầu tư công. Tiếp tục thu hút đầu tư vào lĩnh vực NNCNC, chú ý yếu tố chế biến, bảo quản nông sản sau thu hoạch, tiêu thụ, hình thành chợ đầu mối các sản phẩm nông nghiệp thế mạnh. Tái cơ cấu nông nghiệp cần gắn với phát triển kinh tế tập thể trên cơ sở lợi ích... Về cơ chế đặc thù của Đà Lạt cần có các đề án cụ thể để thực hiện. Tạo áp lực, trách nhiệm để đẩy mạnh cải cách hành chính, tinh gọn bộ máy.

Về các kiến nghị đề xuất của tỉnh, Phó Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành liên quan kiểm tra và xác minh rõ tình hình để có phương án giải quyết cụ thể.

Trước đó, vào sáng cùng ngày, Phó Thủ tướng Chính phủ đã đến thăm một số mô hình kinh tế nông nghiệp công nghệ cao tại thành phố Đà Lạt và huyện Đức Trọng.

N. NGÀ - D. DANH

3 THỨ SÁU 7 - 7 - 2017KINH TẾ

Cây ngắn ngày “nuôi” cây cà phêTrên diện tích 8 sào khoai môn sáp, có 3

sào sắp cho thu hoạch, anh Lê Đức Tấn ở xóm 3 thôn Tân Phú cho biết, khoai môn là loại cây dễ trồng, lại ít tốn công chăm sóc, ít sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật nên khá an toàn cho người nông dân. Sau 7 tháng, khoai sẽ cho thu hoạch với giá bán trung bình 12 - 15.000 đồng/kg. Trung bình mỗi sào anh thu được gần 2,5 tấn mang lại thu nhập từ 12 - 15 triệu đồng sau khi trừ chi phí. Vào lúc cao điểm giá khoai môn có thể lên đến 20.000 đồng/kg.

Theo anh Tấn, Tân Hội có điều kiện đất đai, thổ nhưỡng thích hợp với cây khoai môn và do chủ động nước nên người dân có thể trồng xen thêm 1 vụ đậu phộng.

Tuy nhiên, khó khăn mà người dân ở đây gặp phải là chưa liên kết tiêu thụ phải cạnh tranh với khoai môn đến từ Đắk Nông, Gia Lai dán nhãn khoai môn Đà Lạt.

Với 1 ha cà phê có tuổi từ 8 đến 20 năm, anh Tấn xác định mục tiêu lấy ngắn nuôi dài. Ngoài khoai môn, anh còn trồng 3 sào gừng với năng suất đạt 3 - 4 tấn/sào. Giống như khoai môn, cây gừng ít tốn công chăm sóc nên anh Tấn có thời gian để chăm sóc cây cà phê.

Từ năm ngoái, bà Nguyễn Thị Kim Chi, thôn Tân Phú cũng phá bỏ 1 ha cà phê già cỗi, giống cũ, năng suất thấp sang trồng khoai môn sáp vàng và khoai lang tím, trong đó 4 sào khoai môn được đầu tư hệ thống tưới tự động với chi phí khoảng 16 triệu đồng, mang lại hiệu quả cao hơn so với cây cà phê với thu nhập từ 15 - 17 triệu đồng/sào/vụ. “Nếu gia đình nào có đất nhiều thì trồng cà phê tất nhiên nhàn hơn. Tuy nhiên, với những ai có ít đất như gia đình tôi thì trồng rau màu hay các loại cây ngắn ngày mang lại thu nhập cao hơn nhiều. Bên cạnh đó, thời gian đào khoai vào khoảng tháng 7, nên

Tân Hội “lấy ngắn nuôi dài” Những năm gần đây, nhiều hộ dân ở xã Tân Hội, huyện Đức Trọng đã dần chuyển đổi diện tích cà phê già cỗi, năng suất thấp sang trồng các loại cây ngắn ngày mang lại thu nhập ổn định, từ đó “nuôi” cây công nghiệp dài ngày.

nhiều người có thể lấy chi phí để lo phân bón đợt 3 cho cây cà phê, chủ yếu là lấy ngắn nuôi dài nên bà con vẫn kiếm sống được với loại cây này do không phải phụ thuộc hoàn toàn vào một cây nào đó, mà vẫn duy trì được cây cà phê trồng lâu nay” - bà Chi chia sẻ.

Chuyển đổi theo hướng bền vững Ông Trần Sơn, Chủ tịch Hội Nông dân xã

Tân Hội cho biết, trên địa bàn xã cây cà phê vẫn đóng vai trò chủ lực với 1.035 ha, ngoài ra hiện nay còn có thêm những loại cây trồng khác như khoai môn sáp vàng với 100 ha và các loại cây hồ tiêu, dâu tằm, gừng,... cũng tăng diện tích theo từng năm. Không có nhiều ưu thế để phát triển sản xuất nông nghiệp công nghệ cao so với các nơi khác nên toàn xã Tân Hội hiện chỉ có tổng diện tích nhà lưới, nhà kính chưa đến 7 ha.

Hiện, chính quyền xã Tân Hội đang tuyên truyền, vận động nhân dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi để nâng cao thu nhập như ghép cải tạo, tái canh cây cà phê, trồng bơ ghép,

trồng hồ tiêu xen canh cây cà phê, giống dâu siêu canh, dâu lai, cam đường canh,...

Từ hiệu quả kinh tế mang lại rõ rệt từ việc chuyển đổi cây trồng mà hiện tại đã có khoảng 50 ha cà phê già cỗi được bà con nông dân phá đi để trồng cây khác. Trước đây, việc phá bỏ cà phê mang tính tự phát và ồ ạt do cà phê mỗi năm chỉ cho thu hoạch một lần, giá cả lại bấp bênh. Tuy nhiên, những năm gần đây, giá cả cà phê đã tương đối ổn định nên bà con chỉ phá bỏ những diện tích đã già cỗi, sản lượng quá thấp. Diện tích đất sản xuất của người dân xã Tân Hội đạt trung bình khoảng 1 ha/người nên bên cạnh việc chuyển đổi cây trồng, bà con vẫn giữ lại cây cà phê.

“Hiện nay, chính quyền địa phương đang vận động bà con không tăng diện tích cây cà phê, thay vào đó là tập trung tăng sản lượng và chất lượng. Tuy nhiên, xã cũng khuyến cáo tình trạng bà con phá bỏ cà phê ồ ạt hay đua nhau trồng một loại cây nào đó để tránh tình trạng “được mùa mất giá” - ông Sơn cho biết.

V.QUỲNH - H.THẮM

Khoai môn sáp vàng đang dần trở thành cây ngắn ngày chủ lực của người dân Tân Hội.

Nộp phạt vi phạm xây dựng chỉ đạt 32,85%

Ngày 5/7, Chánh Văn phòng Sở Xây dựng Chu Minh Chiến cho biết: Về lĩnh

vực xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng 6 tháng đầu năm 2017, chỉ có 9 tổ chức chấp hành nộp

phạt với tổng số tiền là 764.213.000 đồng, đạt tỷ lệ 32,85% tổng số tiền phải nộp.

Đối với truy thu tiền có nguồn gốc mua nhà hóa giá trên địa bàn thành phố

Đà Lạt, trong 6 tháng đầu năm, Sở đã thực hiện được 8 trường hợp với tổng số tiền là 933.277.600 đồng (đạt 61% theo kế hoạch năm 2017). Được biết,

hiện UBND tỉnh Lâm Đồng đã ban hành quyết định phê duyệt giá bán nhà ở thuộc sở hữu nhà nước (SHNN) đối

với 104 trường hợp, với tổng số tiền 55.856.641.000 đồng. Theo đó, UBND thành phố Đà Lạt đã thực hiện thu được 2.107.000.000 đồng, Sở Xây dựng đang tiếp tục phối hợp với UBND thành phố Đà Lạt trong công tác thu từ bán nhà ở thuộc SHNN theo kế hoạch năm 2017.

M.ĐẠO

Cấp thêm trên 1 tỷ đồng cho Quỹ Hỗ trợ nông dân

Thông tin từ Ban chỉ đạo thực hiện Đề án 61 tỉnh cho biết, trong 6 tháng đầu

năm 2017 đã có 7/12 huyện, thành phố cấp bổ sung Quỹ Hỗ trợ nông dân với số

tiền 1 tỷ 50 triệu đồng. Theo đó, huyện Cát Tiên cấp 300 triệu đồng, Đạ Tẻh 100 triệu đồng, Đạ Huoai 100 triệu đồng, Di Linh 100 triệu đồng, Bảo Lâm 150 triệu đồng, Đức Trọng 200 triệu đồng và Đơn Dương 100 triệu đồng. Nguồn kinh phí cấp bổ sung của các huyện, thành phố cùng sự vận động của Hội Nông dân

thêm 343 triệu đồng đạt con số xấp xỉ 1 tỷ 400 triệu đồng đã được cho các nhóm hộ nông dân vay phát triển mô hình kinh

tế. Ngoài ra, UBND các huyện, thành phố đã giao Hội Nông dân trực tiếp thực hiện 8 mô hình kinh tế, thử nghiệm cây

trồng, vật nuôi mới cho nông dân các địa phương từ nguồn kinh phí sự nghiệp nông nghiệp với số tiền 867 triệu đồng.

D.Q

Năm 2007, gia đình ông Lê Thân ở thôn Đồng Lạc đã được ngành nông nghiệp huyện đầu tư xây dựng

vườn nhân chồi trên diện tích 1.000 m2. Sau khi thực hiện mô hình và được hướng dẫn kỹ thuật ghép cải tạo, chăm sóc…, ông Lê Thân đã cải tạo hơn 2 ha cà phê già cỗi của gia đình. Ông Lê Thân cho biết: “Từ nhiều năm nay, việc cung cấp giống cà phê cao sản chất lượng tốt đáp ứng nhu cầu cần thiết cho bà con nông dân nói chung. Tôi nhận thấy giống cà phê này năng suất cao hơn so với loại giống cà phê thường, đã và đang được bà con nông dân trong huyện trồng khá nhiều. Cây phát triển nhanh và khỏe, chiều cao, cành và trái đều vượt trội so với những giống cà phê cũ. Sau vài năm chuyển đổi bằng hình thức ghép chồi thì năng suất tăng khoảng 30% so với trước”.

Tương tự, hộ ông Nguyễn Văn Chu ở thôn Tân Nghĩa có hơn 3 ha cà phê, năm 2009 ông đã mạnh dạn tái canh 1,1 ha cà phê già cỗi Và ngay trong vụ thu bói đã đạt hơn 2 tấn nhân.

Hiệu quả của mô hình tái canh kết hợp xen canhTân Nghĩa được đánh giá là một trong những địa phương ở huyện Di Linh thực hiện khá tốt chương trình tái canh cà phê, cùng đó xen canh cây trồng khác cho năng suất, hiệu quả cao.

Những năm sau đó năng suất luôn ổn định và bình quân đạt hơn 5 tấn nhân/ha. Để nâng cao năng suất cây trồng trên một đơn vị diện tích, ông Chu còn trồng xen 1.100 gốc hồ tiêu, trong đó đã có 800 gốc cho thu hoạch ổn định. “Vì đã có dự tính trồng xen cây hồ tiêu, nên tôi trồng cà phê hàng cách hàng 3,5 x 3,5 m, cây cách cây 3 x 3 m. Ngoài việc tỉa cành, tạo tán cho cây cà phê thông thoáng, tôi luôn chú trọng đến việc áp dụng khoa học kỹ thuật, nhất là trong khâu đầu tư chăm sóc, phòng trừ các loại sâu bệnh gây hại cho cà phê và hồ tiêu nên năng suất

đạt khá cao. Năm 2016, tổng sản lượng cà phê của gia đình đạt 12 tấn nhân (riêng 2 ha cà phê giống cũ đạt 7 tấn) và 4,5 tấn hạt hồ tiêu. Sau khi trừ chi phí, gia đình tôi thu được khoảng 800 triệu đồng - ông Nguyễn Văn Chu chia sẻ.

Theo UBND xã Tân Nghĩa: Thời gian qua, các cấp, ngành chuyên môn của huyện và xã đã tuyên truyền, vận động bà con nông dân nên sử dụng cà phê giống mới cho năng suất cao vào sản xuất. Vì vậy, nhiều diện tích cà phê ở địa phương đã cải thiện đáng kể cả về chất lượng lẫn năng suất.

Ông Lê Ngọc Chánh, Chủ tịch UBND xã Tân Nghĩa đánh giá: “Toàn xã hiện có 2.117 ha cà phê, trong đó số diện tích trồng tái canh và ghép chồi là 859,8 ha. Ngoài việc thực hiện chương trình tái canh, ghép cải tạo cà phê giống mới, nhiều hộ dân còn chú trọng xen canh trên 190 ha các loại cây trồng có giá trị kinh tế, như hồ tiêu, bơ, mắc ca, sầu riêng, dâu tằm và chanh dây, một số cây đã cho thu hoạch ổn định, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất và tăng thêm thu nhập trên một đơn vị diện tích”.

Từ sự tái canh cà phê và trồng xen các loại cây khác không chỉ giúp các nông hộ thoát nghèo bền vững mà còn nâng cao chất lượng vườn cây, góp phần thúc đẩy kinh tế ngày càng phát triển. NDONG BRỪM

Ông Nguyễn Văn Chu là một trong những hộ dân đi đầu tái canh cà phê ở Tân Nghĩa. Ảnh: N.Brừm

Thu hồi đầu tư Dự ánTrung tâm Hành chính tỉnh 1,608 tỷ đồng

Thông tin từ Văn phòng Sở Xây dựng cho biết, chủ đầu tư Trung tâm Hành

chính tỉnh đang thực hiện thu hồi 1,608 tỷ đồng, bao gồm: thu theo kết quả kiểm

toán nhà nước là 1,483 tỷ đồng; thu lãi lợi nhuận nhà đầu tư 104 triệu đồng; thu chi phí giám sát gói thầu số 3, 4, 5, 6 là

9,6 triệu đồng; thu chi phí quản lý dự án 10,6 triệu đồng. Đồng thời thực hiện thanh toán các khoản như chi phí thẩm

tra, thanh toán giá trị xây lắp và thực hiện nộp ngân sách nhà nước với hơn

1,6 tỷ đồng. Như vậy, UBND tỉnh Lâm Đồng đã

phê duyệt quyết toán vốn hoàn thành đối với dự án Trung tâm Hành chính tỉnh với

giá trị 840,330 tỷ đồng. Theo đó, tính đến thời điểm ngày 9/6/2017 đã thực

hiện thanh toán cho các đơn vị thi công 839,162 tỷ đồng. Đến nay, dự án đã thực

hiện xong quyết toán vốn hoàn thành; giá trị còn lại phải hoàn ứng cho ngân

sách nhà nước là 194,4 tỷ đồng (nguồn tạm ứng trước đây để thanh toán cho các

nhà thầu).ĐẠO PHAN

4 THỨ SÁU 7 - 7 - 2017

Ông Nguyễn Mạnh Cường, Trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủyBảo Lộctrao Kỷ niệm chươngcho cácđoàn viên Công đoàn.

CHÀO MỪNG ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU HỘI CỰU CHIẾN BINH TỈNH LÂM ĐỒNG LẦN THỨ VI, NHIỆM KỲ 2017 - 2022

VĂN HÓA - XÃ HỘI

Bức tranh tương phảnTP Bảo Lộc 6 giờ sáng. Tôi chào

ngày mới bằng ly cà phê sữa đá ở một quán cà phê có “view” khá đẹp, bất ngờ gặp ông Trần Đoàn. Ông Đoàn và tôi vốn là chỗ quen biết, nên trông thấy tôi, ông bèn ngồi xuống, xởi lởi: “Tôi vừa trở về từ đảo ngọc Phú Quốc!”.

Biết tính ông, tôi chưa vội lên tiếng, mà gọi thêm một ly cà phê đen nóng cho ông. Trong lúc chờ cà phê, ông Trần Đoàn lấy smartphone, đăng nhập facebook, rồi bắt đầu thao thao về chuyến du lịch của ông cùng cậu con trai tại đảo ngọc Phú Quốc. Như muốn tăng thêm tính thuyết phục của câu chuyện, mỗi địa danh mà ông và cậu con trai đã trải qua tại đảo ngọc Phú Quốc, đều được ông minh họa bằng một bức ảnh đính kèm. Tất cả các bức ảnh đó, ông Trần Đoàn đã chia sẻ trên facebook. “Chuyến du lịch 7 ngày tại Phú Quốc là phần thưởng cho thành tích học tập của cháu nó trong năm học vừa qua!”, ông Đoàn nói.

Theo ông Trần Đoàn, năm học 2016 - 2017, thành tích học tập của cậu con trai ông rất đáng khích lệ, tất cả các môn học đều có điểm số từ điểm 9 trở lên. Bởi thế, ông Đoàn đã không ngần ngại thưởng “nóng” cho cậu con trai bằng một chuyến du lịch, với lý do “để tiếp thêm động lực cho cháu nó cố gắng hơn trong năm học tới”.

Cũng là phần thưởng cho những nỗ lực để đạt thành tích cao trong học tập của 2 cô con gái, chị Nguyễn Thị Nhung, ngụ TP Đà Lạt, đã đưa cả gia đình xuống phố biển Nha Trang nghỉ ngơi 5 ngày. Sau khi trở về nhà chưa lâu, cơ quan của bố chị lại tổ chức cho cán bộ, công nhân, viên chức cùng gia đình đi nghỉ mát ở Nha Trang. Tình huống này khiến chị Nhung hơi khó nghĩ. “Nếu không phải Nha Trang, thì tôi cho 2 cháu nhà tôi đi ngay”, chị Nhung cho biết.

Thế rồi, chị Nhung quyết định cho 2 cô con gái ở nhà.

Mặc dù tiềm lực kinh tế gia đình chưa hẳn đã khá giả, nhưng chị Trần Thị Hiền, ngụ thị trấn Di Linh, vẫn cố tạo cho 2 đứa con một kỳ

Mùa hè trên rẫy

nghỉ hè bổ ích, bằng cách chọn Đà Lạt để đi du lịch, thay vì đưa con đi du lịch ngoại tỉnh. “Dù sao thì cũng phải tạo điều kiện cho con nó được đi đó đi đây để mở rộng tầm mắt. Chứ bắt con nó ở trong nhà suốt ngày ru rú cùng bố mẹ, gì chứ lạc hậu là cầm cái chắc”, chị Hiền quả quyết.

Suy nghĩ của chị Hiền là hoàn toàn xác đáng. Bởi xưa nay ông bà ta vẫn thường nói “đi một ngày đàng, học một sàng khôn” đấy thôi. Có điều không phải ai muốn cho con đi đó đi đây đều có thể thực hiện ngay được. Muốn thưởng cho con một chuyến du lịch ngắn ngày, học một khóa học năng khiếu, tham gia một trại huấn luyện kỹ năng..., yêu cầu tối thiểu là các gia đình phải có tiềm lực kinh tế. Song, yêu cầu này, rất khó khả thi với những gia đình sống ở nông thôn, nhất là những gia đình người dân tộc thiểu số.

Theo ông K’Tân, ngụ xã Đinh Trang Hòa, huyện Di Linh, do điều kiện kinh tế - xã hội vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số còn khó khăn, thiếu thốn, nên trẻ em nơi đây chưa được quan tâm đúng mức tới nhu cầu vui chơi giải trí. Việc đầu tư, tạo dựng các sân chơi cho trẻ theo cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng đều rất hạn chế. Sân chơi của trẻ em dân tộc thiểu số thường ở trên rẫy, bên bờ suối, thậm chí là bên vệ đường đầy bụi.

Trong suốt hành trình đi tới các xã vùng sâu của tỉnh Lâm Đồng, như: Gia Bắc, Sơn Điền, Tân Lâm, Tân Thượng, Tam Bố, Đinh Trang Thượng, Hòa Bắc (huyện Di Linh), Lộc Lâm, Lộc Bắc, Lộc Bảo, Lộc Tân (huyện Bảo Lâm), Phước Lộc, Đạ Oai, Đoàn Kết, Đạ P’Loa (huyện Đạ Huoai), Quảng Trị, Quốc Oai, An Nhơn (huyện Đạ Tẻh), Đồng Nai Thượng, Phước Cát II (huyện Cát Tiên)..., tôi không ít lần bắt gặp hình ảnh những em bé cởi trần, người đen trũi, lấm lem bùn đất, thơ thẩn chơi quanh nhà, hoặc đuổi nhau chạy trên đường dưới cái nắng chang chang. Hỏi chuyện mới biết, bố mẹ đi làm thuê, các em ở nhà tự trông nhau. Không có chỗ chơi, chúng đuổi nhau chạy ngoài đường, lúc nóng quá chúng chạy xuống suối tắm. “Tắm suối là trò chơi của chúng cháu. Ngày nào chúng cháu cũng rủ nhau ra suối tắm”, cháu K’Den, ngụ xã Đinh Trang Hòa thật tình.

Trên thực tế, có trẻ đã bị đuối nước khi đi tắm suối. Biết là chơi đùa ở suối không đảm bảo an toàn nhưng trẻ em vùng sâu không có lựa chọn nào khác, bởi chúng không có sân chơi riêng cho mình. Với các em, được thả mình vùng vẫy thỏa thích trong suối đã là một hạnh phúc.

Có thể thấy, nhiều hoạt động vui chơi của trẻ em vùng sâu chủ yếu

Mỗi đợt hè về, những đứa trẻ sống ở đô thị, nếu không đi trại hè hoặc gia nhập các lớp học kỹ năng, thì cũng cùng bố mẹ tham quan du lịch đó đây. Các hoạt động vui chơi giải trí này ngày càng trở nên phổ biến trong giới trẻ thành phố. Chiều ngược lại, với trẻ em dân tộc thiểu số, những điều ấy còn quá xa vời, bởi mùa hè của các em là ở trên rẫy, là đi chăn trâu, bò hoặc ở nhà thay mẹ trông em.

là tự phát, bên cạnh các trò chơi đuổi bắt, thả diều, đá bóng nhựa..., các em chỉ còn biết ra suối tắm mà không có sự giám sát của người lớn.

Mong ước thật gầnThay vì thỏa thích vui chơi trên

một bãi biển thơ mộng nào đó như các bạn ở thành phố, tranh thủ những ngày không phải đến trường, một nhóm trẻ chừng 10 đứa ở xã Đinh Trang Hòa rủ nhau đi làm cỏ đổi công. Chúng chuẩn bị nào thức ăn, nước uống, xà bách... và những thứ lặt vặt khác cho một ngày lên rẫy. Ka Tràng Thy, một người trong nhóm, không quên mang theo con diều em đã nhờ người quen ở TP Bảo Lộc mua cho trước đó với giá 25.000 đồng, để đến trưa lúc nghỉ ăn cơm thả tý cho đỡ thèm. “Chúng cháu đổi công với nhau theo kiểu cuốn chiếu, làm cỏ ở rẫy bạn này xong, lại chuyển qua làm cỏ cho rẫy bạn khác. Chừng nào làm xong cỏ thì chuyển sang đi xúc cá, bắt ốc”, Ka Tràng Thy cho hay.

Theo những đứa trẻ này, các em không chỉ thiếu sân chơi riêng, mà nếu có sân chơi, các em cũng không có tiền để đến chơi. Cách chỗ các em ở khoảng 2 cây số, tại xã Hòa Ninh, có một hồ bơi. Thế nhưng, muốn vào đó để bơi, các em phải có tối thiểu 15.000 đồng cho một lần bơi. Số tiền ấy lại không dễ gì kiếm được trong độ tuổi của các em. Trong khi đó, địa phương vì nhiều lý do khác nhau chưa chú ý tới việc tổ chức các hoạt động vui chơi có quy củ cho trẻ em, thậm chí là bỏ trống mảng này.

Việc tạo dựng những sân chơi lành mạnh, những hoạt động tập thể cho trẻ em vùng sâu, vùng xa, đặc biệt là vùng dân tộc thiểu số vui chơi, rèn luyện kỹ năng giao tiếp, kỹ năng sống giúp trẻ mạnh dạn hơn là điều cần thiết. Nên chăng, thời gian tới, các cấp chính quyền, đoàn thể cần quan tâm nghiên cứu, xây dựng các chương trình, sân chơi cho trẻ ở địa bàn này nhiều hơn để các em được phát triển toàn diện và tránh được các tai nạn đáng tiếc xảy ra khi thiếu sân chơi, thiếu sự giám sát, quản lý của người lớn.

TRỊNH CHU

Trẻ em vùng nông thôn thường tha thẩn chơi ở cạnh nhà vào dịp hè. Ảnh: T.Chu

Di Linh ra mắtTổ phụ nữ “5 không,3 sạch” kiểu mẫu

Hội Liên hiệp Phụ nữ thị trấn Di Linh vừa tổ chức ra mắt Tổ phụ nữ “5 không, 3 sạch” kiểu mẫu tại Tổ phụ nữ 4 (thuộc Chi hội Phụ nữ Tổ dân phố 1).

Trước mắt, Tổ phụ nữ “5 không, 3 sạch” kiểu mẫu đã vận động được 20 thành viên, là những hội viên tiêu biểu tại Tổ phụ nữ 4 tham gia. Tổ phụ nữ “5 không, 3 sạch” có nhiệm vụ tuyên truyền, vận động chị em phụ nữ thực hiện tốt “5 không” (không đói nghèo, không vi phạm pháp luật, không để xảy ra bạo lực gia đình, không sinh con thứ 3 trở lên, không để trẻ em suy dinh dưỡng và bỏ học) và “3 sạch” (sạch nhà, sạch bếp và sạch ngõ); hăng hái tham gia các phong trào, các hoạt động của Hội phụ nữ và địa phương; chấp hành tốt các chủ trương của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước… để góp phần tích cực xây dựng khu dân cư văn minh kiểu mẫu. XL

ĐOÀN TRƯỜNG CĐSP ĐÀ LẠT: Nhiều hoạt độngtình nguyện vì cộng đồng

Anh Lê Xuân Sơn - Bí thư Đoàn Trường CĐSP Đà Lạt cho biết: thời gian qua, Đoàn trường đã tổ chức nhiều hoạt động tình nguyện thu hút đông đảo đoàn viên, thanh niên tham gia. Tiêu biểu như chiến dịch mùa hè xanh năm 2015, 2016, đã có 8 đội với gần 150 thanh niên tình nguyện tham gia tại các huyện vùng sâu, vùng xa như Đam Rông, Đạ Tẻh, Cát Tiên.

Mỗi mùa hè tình nguyện Đoàn trường đã xây dựng được những công trình thanh niên (CTTN) có ý nghĩa thiết thực tại các địa phương như: CTTN Thắp sáng đường quê tại Đam Rông, CTTN Nhà nhân ái tại Cát Tiên… Bên cạnh đó, phong trào hiến máu tình nguyện được đông đảo đoàn viên, thanh niên tham gia, chỉ tính riêng khóa học 2014 - 2017 đã hiến được 1.517 đơn vị máu. Đoàn trường cũng thường xuyên tổ chức trao học bổng với chương trình “Vì đàn em thân yêu” cho nhiều học sinh có hoàn cảnh khó khăn...

VIỆT HÙNG

Sáng 5/7, tại TP Bảo Lộc, Liên đoàn Lao động TP Bảo Lộc đã tổ chức Hội nghị sơ kết công tác 6 tháng đầu năm và phương hướng, nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2017.

Tại Hội nghị, ông Bùi Quốc Hợp, Phó Chủ tịch Liên đoàn Lao động TP Bảo Lộc cho biết, trong 6 tháng đầu năm 2017, Liên đoàn Lao động TP Bảo Lộc thực hiện đạt và vượt các chỉ tiêu kế hoạch đề ra. Cụ thể, Liên đoàn Lao động TP Bảo Lộc đã kết nạp thêm 362 đoàn viên mới, thành lập mới 5 công đoàn cơ sở,

kết nạp mới 76 đảng viên, có 85% công đoàn cơ sở đạt trong sạch vững mạnh...

Trong 6 tháng đầu năm 2017, Liên đoàn Lao động TP Bảo Lộc còn tổ chức được 2 lớp bồi dưỡng kỹ năng hoạt động Công đoàn khu vực ngoài nhà nước, tuyên truyền pháp luật liên quan cho 10.500 công đoàn viên, kiểm tra tài chính Công đoàn cấp dưới 43 cuộc, kiểm tra tài chính Công đoàn đồng cấp 100 cuộc...

Bên cạnh đó, công tác chăm lo đời

sống, đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên và người lao động được Liên đoàn Lao động TP Bảo Lộc đảm bảo. Công tác tuyên truyền, vận động, giáo dục nâng cao nhận thức cho đoàn viên và người lao động luôn được Liên đoàn Lao động TP Bảo Lộc chú trọng.

Nhân dịp này, Liên đoàn Lao động TP Bảo Lộc có 8 đoàn viên được nhận Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp xây dựng tổ chức Công đoàn”. TRỊNH CHU

BẢO LỘC:

Trao 8 Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp xây dựng tổ chức Công đoàn”

5 THỨ SÁU 7 - 7 - 2017

CHÀO MỪNG ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU HỘI CỰU CHIẾN BINH TỈNH LÂM ĐỒNG LẦN THỨ VI, NHIỆM KỲ 2017 - 2022

VĂN HÓA - XÃ HỘI

Nhắc về Đội tuyên truyền các ca khúc cách mạng (TTCKCM) xã N’Thol Hạ (huyện Đức Trọng),

anh Lê Bá Dương - Phó Chủ tịch UBND xã không khỏi bồi hồi. Bốn năm về trước, anh là người đứng ra thành lập Đội khi còn ở cương vị Bí thư đoàn xã. Anh Dương cho biết, khi đó, ý tưởng thành lập một sân chơi dành riêng cho thanh niên đồng bào dân tộc thiểu số nhen nhóm trong anh và các thành viên trong chi đoàn. Sau một thời gian cân nhắc, Đội TTCKCM ra đời.

Đội TTCKCM ra đời trong bối cảnh dòng nhạc trẻ, nhạc thị trường đang lên ngôi và phát triển chóng mặt, nhất là đối với thanh niên; trong khi đó những ca khúc ngợi ca về Đảng, Bác Hồ, ca ngợi quê hương, đất nước đang dần bị khán giả lãng quên. Ngay trong chính các thành viên của đội cũng không phải ai cũng yêu thích các ca khúc cách mạng ngay từ đầu. Chính vì thế, Đội đã đặt ra mục tiêu làm “sống” lại những giai điệu, để khúc hát mãi “xanh”.

“Quá trình vận động anh em tham gia gặp rất nhiều khó khăn vì thanh niên DTTS đôi khi chưa thực sự cởi mở trong các hoạt động xã hội. Ngày đó xã còn nghèo, các em cũng phải phụ giúp cha mẹ công việc đồng áng, nhiều em phải đi làm ở xa. Mỗi người một công việc, một tính cách, rất khó để dung hòa. Cũng có nhiều bạn nản chí vì khi mới thành lập điều kiện còn rất khó khăn, nhất là thiếu kinh phí. Đến ngày được đứng chung trên sân khấu biểu diễn với các thành viên Đoàn ca múa nhạc của tỉnh, ai ai cũng đều xúc động vì những nỗ

Để ca khúc mãi “xanh”20 thành viên của Đội tuyên truyền các ca khúc cách mạng xã N’Thol Hạ đang nỗ lực để thực hiện mục tiêu làm “sống” lại những giai điệu, những khúc hát mãi “xanh”.

lực của mình đã được khán giả đón nhận”, anh Dương chia sẻ.

Hiện tại, Đội TTCKCM có 20 thành viên, đều đặn sinh hoạt và tham gia các hoạt động lớn nhỏ của xã, tham gia các hội thi hoặc được mời lưu diễn ở nhiều địa phương khác.

“Nhớ nhất lần mình múa hát bài Cô gái mở đường: Em đi san rừng, em đi bạt núi, em như con suối nước chảy không ngừng/ Em đi bước tiếp chặng đường, theo những anh hùng

Tổ quốc yêu thương/ Góp công cùng chiến thắng thù, góp công cùng tiền phương chiến thắng thù. Là bài ca đã đi cùng năm tháng, quen thuộc với mọi người vậy mà khi tụi mình hát lên, khán giả bên dưới chú ý lắng nghe, có người xúc động, rồi vỗ tay hưởng ứng khiến chị em không ai bảo ai đều hết sức hào hứng. Điều đó khiến mình càng tự tin hơn, làm động lực cố gắng hơn để có thể gắn bó được với đội”, chị KLong K’Xuân (36 tuổi) - thành viên lớn tuổi nhất chia sẻ. Đối với chị, những bài hát giống như món ăn tinh thần chẳng thể thiếu hằng ngày. Chất giọng khỏe khoắn nhưng không kém phần ngọt ngào của chị

thích hợp để hát nhiều thể loại nhạc khác nhau, nhưng chị lại chỉ dành tình cảm cho những ca khúc “nhạc đỏ”, đặc biệt là những bài hát về người con gái Tây Nguyên như Cô gái Tây Nguyên đi làm thủy lợi, Tình ca Tây Nguyên...

Bận rộn với công việc của một bí thư chi bộ thôn (thôn Bon Rơm) nhưng chị chẳng bao giờ vắng mặt trong các hoạt động chung. Chị bảo, còn gì ý nghĩa hơn khi được khoác lên mình bộ trang phục truyền thống, cất lên lời ca ngọt ngào, và được hòa mình vào những giây phút lịch sử của dân tộc.

Còn đối với Cil Ny Va (21 tuổi), mỗi đợt tham gia sinh hoạt của Đội

Tiết mục Nhân dân Nam Tây Nguyên nhớ Bác. Ảnh: H.Thắm

là mỗi bước khiến Ny Va trưởng thành hơn, được học hỏi nhiều hơn. Ny Va tham gia từ khi là cô bé 17 tuổi còn ngồi trên ghế nhà trường đến khi học đại học em vẫn cố gắng sắp xếp thời gian để cùng về Đội tập luyện và biểu diễn. Là thành viên nhỏ nhất, cũng là người có vóc dáng nhỏ nhất nhưng giọng hát của em thì chẳng hề “nhỏ” chút nào. Giọng hát cũng chính là điều Ny Va tự tin nhất. Và có lẽ, giấc mơ trở thành cô giáo mầm non trong cô bạn cũng được đánh thức từ đó.

Anh Trần Đình Trung, Bí thư Đoàn xã, phụ trách Đội TTCKCM cho biết, tất cả các tiết mục đều do các thành viên trong đội “tự biên tự diễn”. Từ việc chọn bài cũng không được trùng lặp, các động tác, đạo cụ cũng phải thật phong phú, không chỉ đem đến cho người xem sự mới lạ mà đó cũng chính là cách để duy trì đam mê và tạo hứng khởi cho chính các thành viên. Nếu như những ngày đầu, người dân còn tỏ ra khá “xa cách” thì nay bà con tại địa phương đã cổ vũ nhiệt tình với những đêm biểu diễn có mặt gần một ngàn khán giả.

“Từ khi thành lập đến nay, Đội TTCKCM đã tạo ra một “sân chơi” của tuổi trẻ, vừa tạo môi trường phát triển các nhân tố văn nghệ phục vụ cho hoạt động của Đoàn, đặc biệt là đối với thanh niên dân tộc thiểu số. Thông qua những ca khúc cách mạng đó, những câu chuyện lịch sử kể, tái hiện trên sân khấu một cách sinh động đã góp phần nhân lên tinh thần tự hào dân tộc, tình yêu quê hương đất nước. Đó cũng là cách nhắc, khơi gợi trong bản thân các bạn thanh niên về lý tưởng của tuổi trẻ, lòng biết ơn các thế hệ đi trước”, anh Trung cho biết thêm.

HỒNG THẮM

Ngày 5/7, Trường Đại học Đà Lạt (ĐHĐL) và Công ty TNHH Agrivina - Dalat Hasfarm tổ chức Lễ ký kết hợp tác giữa đại diện là Tổng Giám đốc Dalat Hasfarm - ông Adrianus Anthonius Maria Gordijn và PGS, TS Hiệu trưởng ĐHĐL Nguyễn Đức Hòa, cùng sự chứng kiến của lãnh đạo Công ty, Nhà trường và lãnh đạo các phòng, khoa, viện của ĐHĐL...

Ông Nguyễn Đức Hòa khẳng định, trong nhiều năm qua, với sự nỗ lực vượt bậc, ĐHĐL đã và đang chuyển dịch hướng đào tạo - nghiên cứu chuyên sâu về lĩnh vực công nghệ sinh học và ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp. Nhà trường xác định đây là một trong những mũi đột phá trong kế hoạch chiến lược phát triển để ngày càng khẳng định là một trường trọng điểm của khu vực. ĐHĐL đã xúc tiến quan hệ hợp tác chặt chẽ, ngày càng có hiệu quả với các quốc gia nói chung, các trường ĐH, tổ chức, viện nghiên cứu nước ngoài nói riêng để tiếp nhận những tiến bộ về khoa học - kỹ thuật tiên tiến của các nước trong lĩnh vực phát triển nền nông nghiệp.

Phát biểu tại Lễ ký kết, Tổng Giám đốc Adrianus Anthonius Maria Gordijn cho rằng: Giáo dục là một trong những hòn đá tảng của mỗi quốc gia, vì vậy, tầm quan trọng của các trường đại học là rất lớn đối với quốc gia. Với Công ty Dalat Hasfarm, hiện nay đã có rất nhiều sinh viên tốt nghiệp từ ĐHĐL ra trường đang đảm nhận nhiều công việc; đây là lực lượng tận tình và đã góp phần quan trọng làm nên thương hiệu nổi tiếng của công ty ở Việt Nam. Vì vậy, công

ty muốn đóng góp trở lại cho cộng đồng nơi đơn vị đang hoạt động. Thông qua Lễ ký kết hợp tác giữa công ty và ĐHĐL, hy vọng sẽ tiếp tục phát triển của hai phía, từ đào tạo, nghiên cứu đến ứng dụng trong thực tiễn.

Nhân dịp này, Công ty Dalat Hasfarm chính thức ký tài trợ cho ĐHĐL 1.000 m2 nhà kính với trị giá khoảng hơn 12 tỷ đồng. Nhà kính này được đặt tại khuôn viên của nhà trường, có nhiệm vụ sản xuất các loại hoa do Dalat Hasfarm cung

cấp giống, chuyển giao kỹ thuật sản xuất... Theo đó, phía Công ty sẽ chịu trách nhiệm phân phối sản phẩm đầu ra, phần lãi từ sản xuất được để lại nhà trường mục đích hỗ trợ học tập, nghiên cứu của sinh viên. PGS Nguyễn Đức Hòa yêu cầu các phòng, khoa, viện chức năng của Nhà trường triển khai ngay những chương trình hội thảo nhằm phát huy thế mạnh của một đơn vị đi đầu sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao ở Lâm Đồng.

MINH ĐẠO

Công ty Dalat Hasfarm tài trợ Đại học Đà Lạt 1.000 m2 nhà kính TRƯỜNG ĐH YERSIN ĐÀ LẠT:Tuyển sinh “Đào tạo điều dưỡng viênlàm việc tại Nhật Bản”

Năm học 2017 - 2018, Trường Đại học Yersin Đà Lạt sẽ tuyển sinh cho chương trình “Đào tạo điều dưỡng viên làm

việc tại Nhật Bản”. Theo đó, thí sinh trúng tuyển sẽ được đào tạo theo chương trình riêng,

chú trọng giảng dạy tiếng Nhật để sinh viên tự tin khi học

tập và làm việc tại Nhật Bản. Ngoài ra, khi theo học chương

trình này, sinh viên sẽ được miễn phí hoàn toàn các chi phí học tiếng Nhật tại trường, chi phí đi lại và chi phí phát sinh

khác khi sang Nhật.Đây là kết quả của việc

hợp tác giữa Trường Đại học Yersin Đà Lạt với Trung tâm

Phát triển Nguồn nhân lực Châu Á - Nhật Bản. Đến nay, hơn 200 sinh viên của trường đã được học tiếng Nhật miễn

phí và gần 40 sinh viên sau khi tốt nghiệp được thực tập và

làm việc tại Nhật. TUẤN HƯƠNG

Dalat Hasfarmvà ĐHĐLchính thứcthông quanội dung ký kết hợp tác.

6 THỨ SÁU 7 - 7 - 2017

6 tháng đầu năm 2017, thực hiện nhiệm vụ QLBVR và phát triển rừng ở Lâm

Đồng được tiếp sức bởi Chỉ thị số 13/CT-TW ngày 12/1/2017 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác QLBVR và phát triển rừng. Cùng các văn bản khác của Thủ tướng Chính phủ, của Tỉnh ủy, UBND tỉnh Lâm Đồng... là những cơ sở quan trọng để Chi cục Kiểm lâm Lâm Đồng với vai trò là cơ quan thường trực Ban chỉ đạo về Kế hoạch BV&PTR triển khai trong công tác tham mưu, chỉ đạo và điều hành, ông Nguyễn Khang Thiên - Chi cục trưởng cho hay.

Một trong những giải pháp quan trọng đầu tiên là công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật bảo vệ rừng (BVR). Trong 6 tháng, Chi cục phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức được 221 cuộc với 11.443 lượt người tham gia, ký 547 bản cam kết BVR... Cùng đó, “cánh tay nối dài” của ngành Kiểm lâm được phát huy chính là 95 Ban Lâm nghiệp xã với 1.494 thành viên, trong đó có 113 kiểm lâm phụ trách địa bàn. Lâm Đồng là địa phương duy nhất triển khai mô hình hoạt động của Ban Lâm nghiệp xã và sau 4 năm thực hiện, mô hình này đã chứng minh được cầu nối ngành lâm nghiệp và chính quyền địa phương trong công tác tuyên truyền BVR ở cộng đồng dân cư, phối hợp tuần tra, kiểm tra và phát hiện, ngăn chặn các hành vi vi phạm trên địa bàn. Tuy nhiên, theo Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Lâm Đồng Võ Danh Tuyên, sắp tới cần có sơ kết đánh giá những mặt tốt để tiếp tục phát huy, đồng thời phân tích những vấn đề còn tồn tại, hạn chế nhằm điều chỉnh, bổ sung cơ chế hoạt động hiệu quả hơn.

Trong 543 vụ vi phạm Luật BV&PTR của 6 tháng đầu năm 2017, vi phạm quy định về quản lý lâm sản cao nhất với 252 vụ; kế đến là vi phạm quy định về

phát triển rừng 150 vụ và vi phạm quy định về quản lý rừng, sử dụng rừng 141 vụ.

Trong các hành vi vi phạm, đáng lưu ý nhiều nhất là khai thác rừng trái phép 138 vụ với 777,640 m3; phá rừng trái pháp luật 137 vụ với hơn 44 ha và hành vi mua, bán, cất giữ, chế biến, kinh doanh lâm sản trái các quy định của Nhà nước 125 vụ với gần 199 m3.

Trong 6 tháng, các ngành chức năng đã xử lý 682 vụ, trong đó 646 vụ xử lý hành chính và 18 vụ chuyển xử lý hình sự. Ngoài tịch thu các phương tiện, qua xử lý vi phạm cơ quan chức năng còn thu hơn 745 m3 gỗ tròn, gỗ xẻ các loại, 74 cá thể và 85 kg động vật rừng; thu nộp ngân sách gần 5.207 triệu đồng.

Trong các kết quả đạt được, đáng ghi nhận nhất là công tác phòng cháy chữa cháy rừng mùa khô 2016-2017. Dĩ nhiên, về khách quan, năm 2017 thời tiết có nhiều thuận lợi hơn, mưa rải rác trên diện rộng; mặt chủ quan, ngành Kiểm lâm đã chủ động hơn trong triển khai chặt chẽ ngay từ đầu. Vì vậy, toàn tỉnh chỉ xảy ra 8 vụ cháy với diện tích 25,44 ha; giảm 26 vụ,

bằng 76,5% và giảm diện tích 92,72 ha, tương đương 78,5% so với cùng kỳ mùa khô trước đó; cùng đó, mùa khô năm nay có 2 vụ bắt được đối tượng ở huyện Đam Rông.

Vấn đề chống đối, cản trở người thi hành công vụ tuy không diễn biến phức tạp như năm 2016 nhưng trong 6 tháng đầu năm 2017 trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng vẫn còn xảy ra 5 vụ.

Trong đó, có đến 3 vụ diễn ra trên địa bàn huyện Đạ Huoai và 2 vụ còn lại ở huyện Đam Rông, huyện Lâm Hà. Theo ông Thiên, cả 5 vụ trên Chi cục đã báo cáo UBND tỉnh và các cơ quan cấp trên để xem xét, chỉ đạo; tuy nhiên, các đối tượng ngày càng manh động, liều lĩnh, hung hãn, chủ động tấn công lực lượng chức năng.

Chi cục trưởng Nguyễn Khang Thiên cũng thẳng thắn cho rằng, tình hình khai thác, vận chuyển lâm sản trái phép tại khu vực giáp ranh giữa Lâm Đồng với các tỉnh vẫn còn diễn ra phức tạp, chưa

được ngăn chặn triệt để. Thiết nghĩ, mặc dù đã có quy

chế phối hợp, đã triển khai các trạm kiểm tra, kiểm soát liên địa phương, nhưng để thực sự hạn chế đến mức thấp nhất các khu vực rừng giáp ranh nói riêng và rừng nói chung rất cần sự quyết liệt, sự đồng bộ hơn giữa các lực lượng chức năng, trách nhiệm của chính quyền địa phương liên quan; đặc biệt vai trò, nghĩa vụ của đơn vị chủ rừng, doanh nghiệp thuê đất, thuê rừng và phát huy sức mạnh tổng hợp từ cộng đồng hộ nhận khoán...

Chi cục trưởng Kiểm lâm Nguyễn Khang Thiên cho biết, trong thời gian còn lại của năm 2017, đơn vị này đã đề ra 17 nhiệm vụ, giải pháp nhằm giảm các hành vi xâm hại đến tài nguyên rừng. Tuy nhiên, như đã nêu trên, để cuối năm 2017 tỉnh Lâm Đồng đạt được mục tiêu giảm 20% số vụ vi phạm Luật BV&PTR và giảm ít nhất 50% diện tích rừng bị thiệt hại do cháy rừng, phá rừng gây ra so với năm 2016 thì vẫn còn rất nhiều thử thách đối với cả hệ thống chính trị cũng như các ngành, đơn vị liên quan. MINH ĐẠO

Tang vật phá rừng do Công an và Kiểm lâm huyện Đức Trọng bắt, lập biên bản xử lý vào tháng 3/2017. Ảnh: M Đạo

Qua báo cáo của các ngành chức năng, UBND tỉnh Lâm Đồng đã ban hành quyết định thu hồi 3 dự án thuê rừng tại huyện Bảo Lâm. Theo đó, các dự án bị thu hồi gồm: Dự án trồng, quản lý, bảo vệ rừng và sản xuất nông lâm kết hợp của Công ty TNHH An Nguyễn và Dự án quản lý, bảo vệ rừng và trồng rừng của Công ty TNHH Nhựa Khang Thịnh (cùng đóng tại xã Lộc Ngãi); Dự án quản lý bảo vệ, trồng rừng và trồng cây công nghiệp kết hợp chăn nuôi gia súc

của Công ty Cổ phần Nam Nam (xã Lộc Phú). Đây là những dự án không thực hiện đúng cam kết với giấy chứng nhận đầu tư; không triển khai và triển khai dự án quá chậm, buông lỏng quản lý; không có phương án bảo vệ để xảy ra phá rừng và lấn chiếm đất rừng trái phép. Đồng thời, UBND tỉnh yêu cầu các đơn vị thuê rừng nghiêm chỉnh chấp hành chấm dứt hoạt động đầu tư và chịu trách nhiệm bồi thường giá trị thiệt hại tài nguyên rừng do mình gây ra.

Ngoài 3 dự án bị thu hồi, hiện nay, trên địa bàn huyện Bảo Lâm mà đặc biệt là xã Lộc Ngãi còn nhiều tổ chức, doanh nghiệp đang để xảy ra tình trạng mất rừng, lấn chiếm đất rừng trái phép như: Công ty Cổ phần Hà Phong, Công ty nguyên liệu giấy Tân Mai, Công ty TNHH Minh Tú, Công ty TNHH Vĩnh Lộc và Công ty TNHH Vĩnh Tiến. Được biết, hiện huyện Bảo Lâm có 57 tổ chức, doanh nghiệp được UBND tỉnh Lâm Đồng cấp phép đầu tư các dự án bảo

vệ rừng và trồng rừng, với tổng diện tích hơn 16.400 ha rừng, đất lâm nghiệp. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai dự án, do buông lỏng công tác quản lý nên nhiều doanh nghiệp đã để xảy ra tình trạng mất rừng, lấn chiếm đất rừng trái phép do đó nên UBND tỉnh Lâm Đồng đã chỉ đạo các ngành chức năng vào cuộc kiểm tra, đánh giá thực trạng triển khai dự án thuê rừng của các tổ chức, doanh nghiệp thuê rừng trên địa bàn huyện.

HẢI ĐƯỜNG

3 dự án thuê rừng ở Bảo Lâm bị thu hồi

BẢO LÂM: Số người chết và số vụ tai nạn giao thông đều tăng

Ban An toàn giao thông huyện Bảo Lâm vừa cho biết, 6 tháng đầu năm nay, Bảo Lâm đã xảy ra 5 vụ tai nạn giao thông, tăng 1 vụ; làm chết 5 người, tăng 1 người so với cùng kỳ và bị thương 5 người. Theo đó, qua tuần tra, kiểm soát, lực lượng Cảnh sát giao thông Công an huyện Bảo Lâm đã lập biên bản xử phạt 884 trường hợp vi phạm trật tự an toàn giao thông, tạm giữ 233 xe máy và 7 xe ô tô các loại; thu nộp ngân sách trên 590 triệu đồng. Đặc biệt, ngăn chặn kịp thời 15 đối tượng thanh thiếu niên đua xe trái phép tại thị trấn Lộc Thắng cũng như gọi 5 đối tượng ở xã Lộc An và xã Lộc Đức đến để răn đe, giáo dục vì có biểu hiện tụ tập đua xe trái phép. TRỊNH CHU

ĐỜI SỐNG - PHÁP LUẬT

Quản lý, bảo vệ rừng còn nhiều thử tháchBáo cáo của Chi cục Kiểm lâm Lâm Đồng cho biết: Trong 6 tháng đầu năm 2017, toàn tỉnh đã phát hiện, lập biên bản 543 vụ vi phạm về quản lý, bảo vệ rừng (QLBVR), diện tích thiệt hại do phá rừng hơn 44 ha, (so cùng kỳ năm 2016 đã giảm 22,2% số vụ và 36,6% về diện tích). Tuy nhiên, mục tiêu giảm ít nhất 20% về số vụ vi phạm và 50% về diện tích rừng bị thiệt hại trong năm 2017 so với năm 2016 mà ngành NN&PTNT đặt ra liệu có hoàn thành?

Tập huấn kỹ năng bơi lội và phòng, chống đuối nước

Trong thời gian từ ngày 4 - 6/7, tại thành phố Bảo Lộc, Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh Lâm Đồng đã tổ chức tập huấn kỹ năng bơi lội và phòng, chống đuối nước trẻ em Cụm II cho 70 học viên là hướng dẫn viên, cộng tác viên làm công tác thể dục thể thao, giáo viên dạy môn thể dục và cán bộ Đoàn các địa phương Bảo Lộc, Di Linh, Bảo Lâm, Đạ Huoai, Đạ Tẻh và Cát Tiên.

Trong thời gian tập huấn, học viên được nghe phổ biến các văn bản của nhà nước và các bộ, ngành liên quan đến phòng, chống đuối nước trẻ em giai đoạn 2017 - 2020 và được hướng dẫn kỹ năng bơi lội; phương pháp giảng dạy bơi cơ bản; kỹ năng phòng, chống đuối nước; phương pháp cứu đuối nước và sơ cấp cứu người bị đuối nước.

Sau khi tập huấn xong, các học viên đạt yêu cầu được Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh Lâm Đồng cấp giấy chứng nhận. XL

Đăng ký kiểm định phương tiện giao thông qua điện thoại

Trong 6 tháng đầu năm 2017, Trung tâm Đăng kiểm xe cơ giới Lâm Đồng kiểm định 16.558/38.800 lượt xe, đạt 42.67% kế hoạch năm. Doanh thu đạt gần 4 tỷ đồng, đạt 38.59% kế hoạch năm. Để giúp Trung tâm hoàn thành nhiệm vụ, đồng thời tạo điều kiện cho chủ phương tiện thuận lợi về thời gian, Trung tâm tổ chức triển khai việc đăng ký kiểm định phương tiện qua điện thoại, qua website. Theo dó, người có nhu cầu đăng kiểm sẽ nhận được thứ tự, thời gian chính xác đăng kiểm phương tiện, giúp cả Trung tâm và chủ phương tiện thuận lợi trong sắp xếp công việc, tiết kiệm thời gian chờ đợi. D.Q

SỔ TAY PHÓNG VIÊN

Đất bà Lê Thị Thảo bị ông Ngô Tấn Quang chiếm đoạt. Ảnh: H.K.G

7 THỨ SÁU 7 - 7 - 2017TÒA SOẠN - BẠN ĐỌC

Diễn biến vụ việc Năm 1998, UBND huyện Đức Trọng tổ

chức bán đấu giá khu vực đất thu hồi của VKSND huyện. Đối tượng được ưu tiên tham gia đấu giá là CBCNV sân bay Liên Khương. Trong 20 lô đất đưa ra bán đấu giá, ông Bùi Văn Chấn mua được lô 19, ông Ngô Tấn Quang mua được lô 20, diện tích mỗi lô 115 m2. Thực chất vào thời điểm đó, ông Ngô Tấn Quang chỉ là người đứng ra mua hộ lô 20 cho ông Nguyễn Văn Tuyên (SN 1971), thường trú tại 52/7, Khu phố 7, phường Đông Hưng, Q 12, TP Hồ Chí Minh.

Đến ngày 15/1/1999, ông Bùi Văn Chấn bán lô đất số 19 lại cho ông Ngô Tấn Quang. Sau khi mua lại lô đất 19 của ông Bùi Văn Chấn, ông Ngô Tấn Quang phân chia 2 lô đất số 19 và 20 thành 5 lô. Đến ngày 7/9/2000, ông Ngô Tấn Quang bán cho bà Lê Thị Thảo 2 trong 5 lô đất nói trên (một phần thuộc lô đất 19, một phần thuộc lô đất 20) với giá 180 triệu đồng và việc mua bán này được lập thành văn bản, có ký xác nhận của hai bên. Đồng thời, bà Thảo đã thanh toán xong toàn bộ số tiền mua 2 lô đất cho ông Quang.

Do tại thời điểm mua bán đất giữa ông Bùi Văn Chấn với ông Ngô Tấn Quang, rồi giữa ông Ngô Tấn Quang với bà Lê Thị Thảo, các lô đất 19, 20 chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ), nên ông Bùi Văn Chấn đã ủy quyền cho bà Lê Thị Thảo trực tiếp liên hệ với UBND huyện Đức Trọng để làm các thủ tục cấp GCNQSDĐ. Thực hiện sự ủy quyền này, từ năm 2000 đến trước thời điểm ngày 29/10/2013, khi ông Ngô Tấn Quang được UBND huyện Đức Trọng cấp GCNQSD đất lô 19, 20 lần đầu, bà Lê Thị Thảo đã nhiều lần liên hệ với UBND huyện Đức Trọng để xin cấp GCNQSDĐ, nhưng chưa được vì người dân bị thu hồi đất trước đây khiếu kiện nên UBND huyện Đức Trọng không thể làm thủ tục cấp GCNQSD đất cho các hộ đấu giá mua đất. Mặt khác, trong thời gian này, ông Ngô Tấn Quang chưa đóng xong 20% tiền mua đất theo đấu giá còn lại. Do vậy, mãi đến khi UBND huyện Đức Trọng giải quyết xong vụ khiếu kiện của người dân và ông Ngô Tấn Quang đóng xong 20% số tiền còn lại, UBND huyện Đức Trọng mới tiến hành cấp GCNQSD đất lô 19, 20 cho ông Ngô Tấn Quang.

Cũng trong thời gian này, bà Lê Thị Thảo chuyển về Đà Lạt, rồi TP Hồ Chí Minh sinh sống, làm ăn và ông Ngô Tấn Quang cũng rời khỏi Lâm Đồng xuống TP Hồ Chí Minh sống, nên bà Thảo không thể liên hệ để buộc ông Quang chuyển quyền sử dụng 2 trong 5 lô đất có nguồn gốc từ lô 19, 20 đấu giá trước đây cho mình.

Đến thời điểm 3/6/2017, sau khi phát hiện có người đang xây dựng nhà trên lô đất của mình, bà Lê Thị Thảo tìm hiểu mới biết: Từ hai Bản án dân sự sơ thẩm số 04/2014/DS-ST của TAND huyện Đức Trọng và Bản án phúc thẩm số 127/2015/DS-PT của TAND tỉnh Lâm Đồng, ông Ngô Tấn Quang đã được Sở Tài nguyên - Môi trường cấp GCNQSD đất lần 2 đối với lô 19, lô 20, nhưng lúc này đã được chuyển đổi thành lô 295 và lô 296. Sau khi được cấp GCNQSD đất lần hai, ngày 15/9/2016, ông Ngô Tấn Quang đã bán lô đất 296 (trong đó có 2 lô của bà Thảo) cho ông

Vẫn còn gây phiền hà cho dân! Cách đây không lâu, tại buổi tiếp xúc

giữa các đại biểu HĐND huyện Di Linh với cử tri xã Hòa Ninh, bà con đã phản

ánh việc làm Giấy chứng minh nhân dân của Công an huyện vẫn còn hiện tượng

gây phiền hà, giao trả kết quả không đúng hẹn.

Qua tìm hiểu, chúng tôi ghi nhận là ý kiến phản ánh của bà con cử tri xã Hòa

Ninh là có cơ sở. Sự việc đó đã được khắc phục tương đối thỏa đáng và hiện nay đã

giải quyết xong. Để tạo điều kiện thuận lợi cho bà con,

trong thời gian vừa qua, Công an huyện Di Linh đã tăng cường việc tổ chức làm thủ tục cấp phát Giấy chứng minh nhân

dân tại cơ quan Công an huyện và lưu động tại các vùng sâu, vùng xa. Việc giải quyết thủ tục cấp phát Giấy chứng minh

nhân dân được niêm yết công khai để người dân biết; đồng thời, rút ngắn thời

gian giao trả kết quả. Việc cấp mới Giấy chứng minh nhân dân từ 20 ngày giảm

xuống còn 15 ngày; việc cấp đổi, cấp lại cũng được giảm, hiện chỉ còn 20 ngày.

Trong 6 tháng đầu năm 2017, Công an huyện đã cấp phát 4.960 Giấy chứng minh nhân dân. Trong đó, số lượng cấp ngoài giờ hành chính (vào ngày thứ bảy hàng tuần) được 890 Giấy chứng minh

nhân dân; cấp phát lưu động tại 3 xã được 1.433 Giấy chứng minh nhân dân. Riêng

tại xã Hòa Ninh, Công an huyện đã cấp 520 Giấy chứng minh nhân dân.

Theo Công an huyện Di Linh, do nhu cầu làm Giấy chứng minh nhân dân rất đông, trong khi đó cán bộ Công an làm công tác này còn ít. Nên trong quá trình cấp phát không thể tránh khỏi những sai sót nhất định, như sai thông tin (sai tên,

tuổi, địa chỉ), đôi khi giải quyết còn chậm, bà con phải chờ đợi lâu, giao trả kết quả

không đúng với thời gian quy định… Trường hợp cụ thể của xã Hòa Ninh là

có 1 người dân bị mất Giấy chứng minh nhân dân đã đến cơ quan Công an huyện

làm thủ tục cấp lại. Qua kiểm tra hồ sơ lưu tại Công an tỉnh, trường hợp này là do

phát hiện số Giấy chứng minh nhân dân cấp trùng với số Giấy chứng minh nhân

dân của một người khác đã cấp trước đó. Nên dẫn đến tình trạng giao trả kết quả

không đúng hẹn. Giải pháp đã được khắc phục là sau khi Công an tỉnh cho biết lý

do, Công an huyện đã mời cử tri nói trên đến làm lại thủ tục để cấp phát.

XUÂN LONG

Dự án Xây dựng Ký túc xá Đà Lạt đã giải ngân231,652 tỷ đồng

Theo Sở Xây dựng Lâm Đồng, tính đến ngày 15/6/2017, nguồn vốn cho Dự án

Xây dựng Khu Ký túc xá (KTX) sinh viên tập trung thành phố Đà Lạt là 234,278 tỷ

đồng, trong đó 6 tháng năm 2017 được phân bổ là 6 tỷ đồng. Hiện đã thực hiện

giải ngân là 231,652 tỷ đồng cho các nhà thầu tham gia thực hiện dự án; số tiền còn

lại tiếp tục giải ngân trong thời gian tới, sau khi hoàn thành quyết toán vốn đầu tư.

Cũng theo Sở Xây dựng, đến nay đã có 341 sinh viên đang thuê ở trong KTX, so

với cùng kỳ năm trước tăng 166 sinh viên (tăng 194%).

Dự kiến trong 6 tháng cuối năm 2017, số lượng sinh viên vào thuê ở tiếp tục tăng, tập trung sau kỳ thi đại học, cao

đẳng năm 2017.M.ĐẠO

Lừa đảo chiếm đoạt tài sản từ sự vi phạm luật tố tụng Nhận tin tố cáo của bà Lê Thị Thảo (NS 1979), trước đây trú tại Khu phố 2, thị trấn Liên Nghĩa, huyện Đức Trọng, Cơ quan Cảnh sát điều tra (CSĐT) Công an tỉnh Lâm Đồng đã vào cuộc điều tra hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản đối với ông Ngô Tấn Quang (NS 1964), thường trú tại 6/28, đường 20, Khu phố 4, phường Linh Đồng, Q. Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh. Để chiếm đoạt tài sản của người khác, ông Ngô Tấn Quang đã lợi dụng bản án đã tuyên của tòa án hai cấp sơ thẩm và phúc thẩm liên quan đến vụ án “Tranh chấp quyền sử dụng đất”, có dấu hiệu vi phạm quá trình tố tụng.

Nguyễn Hữu Vĩnh và ông Vĩnh đã khởi công xây dựng nhà trên lô đất 296 này.

Có dấu hiệu vi phạm tố tụng Trước đó, ngày 22, 23/1/2014, TAND

huyện Đức Trọng mở phiên tòa xét xử dân sự sơ thẩm vụ án “Tranh chấp quyền sử dụng đất” giữa nguyên đơn là Nguyễn Văn Tuyên với bị đơn Ngô Tấn Quang, do thẩm phán Nguyễn Đăng Vương làm chủ tọa phiên tòa. Tại phiên tòa, ông Ngô Tấn Quang khai nhận 2 trong 5 lô đất có nguồn gốc từ hai lô 19, 20 trước đây ông đã bán cho bà Lê Thị Thảo 180 triệu đồng, nhưng mới nhận tiền 30 triệu đồng. Đúng ra, theo đúng quy định của Luật Tố tụng dân sự, khi phát sinh tình tiết mới, có sự mua bán đất giữa ông Ngô Tấn Quang với bà Lê Thị Thảo, thì phải hoãn phiên tòa để triệu tập bà Lê Thị Thảo tham dự phiên tòa với tư cách người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, nhưng Hội đồng xét xử vẫn tiếp tục xét xử và tuyên án: Bác đơn khởi kiện của nguyên đơn Nguyễn Văn Tuyên, xác nhận quyền sử dụng đất lô 19, 20 thuộc về ông Ngô Tấn Quang. Nguyên đơn kháng cáo, ngày 18/12/2015, TAND tỉnh Lâm Đồng mở phiên tòa xét xử dân sự phúc thẩm vụ án “Tranh chấp quyền sử dụng đất” nói trên, do thẩm phán Nguyễn Kim Đồng làm chủ tọa phiên tòa. Cũng tại phiên tòa này, bị đơn Ngô Tấn Quang tiếp tục khai nhận 2 lô đất có nguồn gốc từ lô 19, 20 nói trên ông đã bán cho bà Lê Thị Thảo 180 triệu đồng và đã nhận tiền 30 triệu đồng, nhưng đáng tiếc, chủ tọa phiên tòa đã tuyên y án sơ thẩm của TAND huyện Đức Trọng.

Phát hiện hành vi lừa đảo nói trên, bà Lê Thị Thảo đã làm đơn tố cáo ông Ngô Tấn Quang đến cơ quan CSĐT Công an tỉnh Lâm Đồng, đồng thời ông Nguyễn Văn Tuyên có đơn kháng cáo Bản án dân

sự sơ thẩm số 04/2014/DS-ST của TAND huyện Đức Trọng và Bản án dân sự phúc thẩm 127/2015/DS-PT của TAND tỉnh Lâm Đồng đến TAND cấp cao tại TP Hồ Chí Minh. Tiếp nhận đơn tố cáo, kháng cáo của bà Lê Thị Thảo, ngày 8/6/2017 và ngày 12/6/2017, TAND tỉnh Lâm Đồng ban hành quyết định buộc thực hiện biện pháp đảm bảo số 04/2017/QĐ-BPBĐ và quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời số 06/2017/QĐ-BPKCTT về “Kê biên tài sản đang tranh chấp” đối với ngôi nhà đang xây dựng của ông Nguyễn Hữu Vĩnh tại lô đất số 296, đồng thời yêu cầu bà Lê Thị Thảo phải gửi tài sản bảo đảm trị giá 1 tỷ đồng vào tài khoản phong tỏa tại Chi nhánh Ngân hàng NN-PTNT tỉnh Lâm Đồng.

Thực hiện Quyết định “Buộc thực hiện biện pháp đảm bảo” của TAND tỉnh, ngày 15/6/2017, Cục THADS tỉnh Lâm Đồng đã tiến hành niêm phong, kê biên ngôi nhà đang xây dựng của ông Nguyễn Hữu Vĩnh. Đồng thời, CSĐT Công an tỉnh Lâm Đồng cũng đã vào cuộc, điều tra làm rõ hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản lô đất số 296 đối với ông Ngô Tấn Quang. Cùng với việc điều tra này, ngày 18/6/2017, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Lâm Đồng cũng có Văn bản số 768/CSĐT-PC44 gửi Văn phòng đăng ký đất đai tỉnh Lâm Đồng ngăn chặn mọi giao dịch đối với lô đất 295 mà ông Ngô Tấn Quang đã được cấp GCNQSD đất và đang tiến hành xây dựng nhà.

Vấn đề đặt ra ở đây có liên quan đến trách nhiệm của thẩm phán chủ tọa 2 phiên tòa “Tranh chấp quyền sử dụng đất” xét xử sơ thẩm và phúc phẩm của TAND huyện Đức Trọng và TAND tỉnh Lâm Đồng để từ đó ông Ngô Tấn Quang thực hiện hành vi lừa đảo, chiếm đoạt tài sản?

HOÀNG KIẾN GIANG

Theo Luật sư Lê Cao Tánh - Văn phòng Luật sư Bá Tánh, Đà Lạt: Việc không hoãn phiên tòa để triệu tập bà Lê Thị Thảo với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan của tòa án hai cấp tỉnh Lâm Đồng là vi phạm nghiêm trọng Luật Tố tụng dân sự. Và việc điều tra, khởi tố ông Ngô Tấn Quang về hành vi lừa đảo, chiếm đoạt tài sản của Cơ quan CSĐT, Công an tỉnh Lâm Đồng là đúng quy định của Bộ Luật hình sự.

8 THỨ SÁU 7 - 7 - 2017

THẾ GIỚI

GIAÙ2.500ñ

ª TOÅNG BIEÂN TAÄP: NGUYEÃN VAÊN HÖÔNG ª GIAÁY PHEÙP XUAÁT BAÛN SOÁ 16/GP - BTTTT NGAØY 4/1/2012 (BOÄ TTTT)ª SAÉP CHÖÕ ÑIEÄN TÖÛ TAÏI BAÙO LAÂM ÑOÀNG ª IN TAÏI XÍ NGHIEÄP BAÛN ÑOÀ ÑAØ LAÏT

Tăng cường quản lý... TIẾP TRANG 1

Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai huyện Cát Tiên hiện đang thụ lý hồ sơ đề nghị cấp GCNQSDĐ, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất của ông Lại Văn Hào (Người nhận thừa kế QSD đất từ bố ruột là ông Lại Văn Hùng) địa chỉ tại tổ dân phố 10, thị trấn Cát Tiên, huyện Cát Tiên, tỉnh Lâm Đồng.

Hồ sơ gồm:+ 1 Giấy tờ viết tay sang nhượng đất giữa ông Lại Văn Hùng và ông Nguyễn Văn Hạnh.+ 1 Giấy CNQSD đất có số phát hành AD 246156 mang tên ông Nguyễn Văn Hạnh

được UBND huyện Cát Tiên cấp ngày 29/8/2005.Cụ thể thửa đất đề nghị cấp GCN:- Thửa số 735 - tờ bản đồ số 03 - diện tích 200 m2, trong đó có 100 m2 (ODT) và 100

m2 (HNK). Địa chỉ tại khu 5 - TT Đồng Nai - huyện Cát Tiên nay là tổ dân phố 05 - thị trấn Cát Tiên, huyện Cát Tiên, tỉnh Lâm Đồng.

Lý do đề nghị cấp GCN:Ông Lại Văn Hùng nhận chuyển nhượng QSD đất của ông Nguyễn Văn Hạnh nhưng

chưa thực hiện thủ tục chuyển quyền theo quy định. Nay ông Nguyễn Văn Hạnh đã đi khỏi địa phương không rõ địa chỉ liên lạc. Ông Lại Văn Hùng đã chết, người nhận thừa kế là ông Lại Văn Hào đề nghị cấp GCNQSD đất.

Căn cứ theo Điều 82 của Nghị định 43/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 về việc quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai.

Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai huyện Cát Tiên thông báo: Trong thời gian 30 ngày kể từ ngày đăng thông báo trên Báo Lâm Đồng và niêm yết tại UBND thị trấn Cát Tiên. Hiện ông Nguyễn Văn Hạnh ở đâu liên hệ với Chi nhánh VPĐKĐĐ huyện Cát Tiên tại tổ dân phố 13, thị trấn Cát Tiên, huyện Cát Tiên để giải quyết việc chuyển nhượng QSD đất cho ông Lại Văn Hùng (Người nhận thừa kế QSD đất là ông Lại Văn Hào).

Sau thời gian 30 ngày, kể từ ngày đăng thông tin cuối cùng nếu không có tổ chức,

cá nhân nào tranh chấp, khiếu nại đối với giấy CNQSD đất nêu trên, Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai huyện Cát Tiên sẽ tiến hành lập hồ sơ trình cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận QSD đất cho ông Lại Văn Hào (Người nhận thừa kế QSD đất từ bố ruột là ông Lại Văn Hùng). Các tranh chấp, khiếu nại về sau Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai huyện Cát Tiên sẽ không chịu trách nhiệm.

Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai huyện Di Linh thông báo.Ông Quán Quốc Chánh được UBND huyện Di Linh cấp Giấy chứng nhận QSDĐ số

hiệu L 154475 ngày 1/6/1998, vào sổ theo dõi số 498/QSDĐ, chi tiết như sau:Thửa đất số 72, tờ bản đồ số 52, xã Tân Thượng, diện tích 15.706 m2 (400 m2 ONT

+ 15.306 m2 CLN);Thời hạn sử dụng đất: Lâu dài (ONT); đến 15/10/2043 đối với đất CLN.Năm 2009, ông Quán Quốc Chánh chuyển nhượng QSDĐ cho ông (bà) Phạm Quốc

Cẩn - Đoàn Thị Ngọc thường trú tổ 2, thị trấn Di Linh - huyện Di Linh - tỉnh Lâm Đồng, trong quá trình chuyển nhượng hai bên chưa thực hiện việc chuyển nhượng QSDĐ theo quy định của pháp luật và ông Quán Quốc Chánh đã giao giấy chứng nhận QSDĐ cho ông (bà) Phạm Quốc Cẩn - Đoàn Thị Ngọc.

Hiện nay, ông Quán Quốc Chánh ở đâu liên hệ với UBND xã Tân Thượng hoặc Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai huyện Di Linh để làm thủ tục chuyển nhượng QSDĐ theo quy định pháp luật.

Sau 30 ngày kể từ ngày thông báo này được đăng số báo đầu tiên, nếu không có tranh chấp, khiếu nại, Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai huyện Di Linh sẽ chỉnh lý biến động hồ sơ địa chính, tham mưu cho Văn phòng Đăng ký đất đai tỉnh Lâm Đồng trình Sở Tài nguyên & Môi trường cấp lại GCNQSD đất cho ông (bà) Phạm Quốc Cẩn - Đoàn Thị Ngọc theo quy định của pháp luật, mọi thắc mắc sau này, Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai huyện Di Linh sẽ không chịu trách nhiệm giải quyết.

Thông báo v/v giải quyết hồ sơ đăng ký QSD đất

... Theo báo cáo của Bộ Công an, tính đến tháng 5/2017, cả nước có 824 mỏ cát, sỏi được cấp phép... Qua đấu tranh, những vi phạm chủ yếu bao gồm: không thả phao xác định mốc giới mỏ để lợi dụng khai thác ngoài phạm vi được cấp phép; khai thác vượt quá khối lượng và số lượng phương tiện cho phép; khai thác ngoài thời gian quy định; tổ chức bơm, hút bán trực tiếp trên sông không xuất hóa đơn, chứng từ theo quy định... Từ năm 2016 đến nay, đã có trên 90 dự án nạo vét, khơi luồng hàng hải, luồng đường thủy nội địa tận thu sản phẩm cát. Một số địa bàn trọng điểm đối tượng vẫn lén lút hoạt động ở một số địa điểm trên các tuyến sông ở cả 3 miền Bắc, Trung, Nam, trong đó có sông Đồng Nai. Tình trạng hiện nay là sạt lở hai bên bờ sông, ảnh hưởng một phần về đất canh tác của nhân dân,... Sau gần một năm thực hiện Kế hoạch số 102/KH-BCA-C41, Công an các cấp đã tiến hành phối hợp tuần tra kiểm soát 8.120 lượt, phát hiện, bắt giữ xử lý 4.374 vụ với 2.917 đối tượng, số lượng phương tiện vi phạm bị thu giữ trên 1.000 phương tiện, thiết bị. Tổng số tiền phạt nộp ngân sách nhà nước hơn 41,7 tỷ đồng.

Qua 3 tháng đầu năm 2017 cao điểm đấu tranh chống “cát tặc” theo Kế hoạch số 69/KH-BCA-C41, ngành Công an tiếp tục phát hiện, bắt giữ, xử lý 3.282 vụ, bằng 75% so với tổng số vụ việc cả năm 2016; trong đó 1.323 vụ việc khai thác cát trái phép, 1.959 vụ vi phạm kinh doanh, bến bãi, giao thông. Theo đó, đã xử lý vi phạm hành chính với tổng số tiền trên 17,2 tỷ đồng, bằng 41% so với tổng số xử phạt năm 2016. Đối với tỉnh Lâm Đồng, phát hiện, xử lý 15 vụ việc vi phạm về bến bãi, kinh doanh, vận chuyển, an toàn giao thông, môi trường và khai thác, trong đó chủ yếu vi phạm về khai thác; tổng số tiền xử phạt vi

phạm hành chính 101,500 triệu đồng. Qua chỉ đạo của đồng chí Trương

Hòa Bình, đại diện lãnh đạo một số bộ và UBND tỉnh, thành phố báo cáo những nội dung liên quan về lĩnh vực và địa phương của mình. Trong đó, lãnh đạo UBND tỉnh Đồng Nai báo cáo Hội nghị việc đã thống nhất ký kết và triển khai thực hiện các nội dung về Quy chế phối hợp với UBND tỉnh Lâm Đồng nhằm quản lý tài nguyên khoáng sản trên sông Đồng Nai.

Kết luận Hội nghị, Phó Thủ tướng thường trực Trương Hòa Bình nhấn mạnh: Cát, sỏi là vật liệu xây dựng thiết yếu của xã hội, nhưng không thể khai thác quá mức để gây nên những hậu quả xấu. Vì vậy, cần quy hoạch tính đến nhu cầu và đánh giá đúng mức tác động đến môi trường, đảm bảo đúng quy định của nhà nước...Thời gian qua, các ngành, các cấp địa phương đã đạt được những kết quả nhất định, tình hình có phần hạn chế những vi phạm; tuy nhiên, hoạt động khai thác cát, sỏi còn diễn ra phức tạp ở nhiều nơi và tinh vi, còn tình trạng chống người thi hành công vụ, đe dọa nhân dân... Nguyên nhân chủ yếu là công tác quản lý nhà nước của các địa phương và ngành chưa hiệu quả; một số nơi còn buông lỏng quản lý; dư luận cho rằng có lợi ích nhóm can thiệp...Ông Trương Hòa Bình nêu những nhiệm vụ trọng tâm thời gian tới là cần thực hiện nghiêm các quy định hiện hành, đặc biệt Chỉ thị số 03/CT-TTg ngày 30/3/2015 của Thủ tướng; các Thông báo số 357 ngày 06/11/2015 và số 161 ngày 24/3/2017 của Văn phòng Chính phủ về Kết luận của Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc... Theo đó, Phó Thủ tướng chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương cần triển khai chủ trì, phối hợp thực hiện ngay các nhiệm vụ cụ thể; trong đó, khẩn trương xây dựng một số văn bản để trình Thủ tướng trước ngày 30/7/2017. MINH ĐẠO

Pháp ủng hộ giải pháp hai nhà nước cho vấn đề hòa bình Trung ĐôngTổng thống Pháp Emmanuel

Macron ngày 5/7 đã tiếp Tổng thống Palestine Mahmoud Abbas tại điện Elysee, trong đó lần đầu tiên người đứng đầu nhà nước Pháp công khai bày tỏ sự ủng hộ đối với giải pháp hai nhà nước nhằm đem lại hòa bình cho khu vực Trung Đông.

Tại cuộc gặp, ông Macron cho biết bất kỳ thỏa thuận nào về hòa bình ở Trung Đông cũng đều phải thừa nhận quyền hợp pháp của người Palestine có một nhà nước độc lập, đồng thời cũng phải đảm bảo an ninh cho phía Israel. Không có một giải pháp tin cậy nào có thể thay thế cho giải pháp hai nhà nước để đem lại hòa bình cho khu vực này, tuy nhiên giải pháp trên đang gặp nhiều trở ngại.

Tháng trước, Liên hợp quốc cho biết số khu định cư mà Israel xây dựng trên những vùng đất chiếm đóng của người Palestine đã tăng đáng kể trong vòng ba tháng bất chấp nghị quyết của Liên hợp quốc yêu cầu Israel ngừng xây dựng những khu định cư này.

Theo Tổng thống Macron, Pháp luôn phản đối việc tiếp tục xây dựng những khu định cư trên vì đây là một hành động vi phạm luật pháp quốc tế.

Tuyên bố trên của Tổng thống Pháp Macron được đưa ra sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump kêu gọi Israel và Palestine thỏa

hiệp vì hòa bình, đồng thời khẳng định cá nhân ông cam kết trợ giúp Israel đạt được thỏa thuận hòa bình với Palestine. Về vấn đề này, hai nhà lãnh đạo của Pháp và Palestine đã nhất trí ủng hộ nỗ lực của Tổng thống Mỹ nhằm đạt được thỏa thuận nói trên.

TTXVN

Philippines thề tiêu diệt phiến quân sát hại 2 thuyền viên Việt NamAFP đưa t in, Tổng thống

Philippines Rodrigo Duterte tối 5/7 đã phản ứng giận dữ khi thề sẽ tiêu diệt các phiến quân Hồi giáo đứng sau vụ bắt cóc và sát hại 2 thuyền viên người Việt nam.

Cầm trên tay chiếc điện thoại di động có hình ảnh của các thuyền viên Việt Nam bị sát hại, ông Duterte đã sử dụng những ngôn từ hết sức mạnh mẽ để thể hiện quyết tâm của mình khi

tuyên bố sẽ tiêu diệt những kẻ sát hại các thuyền viên Việt Nam.

Ông còn nhấn mạnh: “Chúng ta sẽ không cho phép bản thân trở thành nô lệ của chúng”.

Theo ông Duter te , t rong chuyến thăm Hà Nội hồi năm ngoái, phía Việt Nam đã thể hiện sự quan ngại về hàng loạt vụ bắt cóc ở vùng biển khơi vốn được cho là do Abu Sayyaf thực hiện.

Thi thể của 2 con tin người Việt - nằm trong số 6 thuyền viên trên

một tàu hàng Việt Nam bị bắt cóc hồi tháng 11 năm ngoái - đã được quân đội Philippines phát hiện hôm 5/7 tại tỉnh Basilan, miền Nam nước này.

Quân đội Philippines đã cáo buộc nhóm khủng bố Hồi giáo Abu Sayyaf chuyên bắt cóc đòi tiền chuộc tiến hành vụ sát hại nói trên. Nhóm này đóng sào huyệt ở khu vực Mindanao, miền Nam Philippines.

TTXVN

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron (phải) tiếp Tổng thống Palestine Mahmoud Abbas tại điện Elysee.