324

Bia tong hop

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Bia tong hop
Page 2: Bia tong hop
Page 3: Bia tong hop

Hướng dẫnMôi trường - Sức khỏe - An Toàn (EHS)Ngành Sản xuất Tổng hợp

Page 4: Bia tong hop
Page 5: Bia tong hop

Hướng dẫn về Môi trường, Sức khoẻ và An toàn

NGÀNH SẢN XUẤT TỔNG HỢP

MỤC LỤC

Hướng dẫn về Môi trường, Sức khoẻ và An toàn NGÀNH SẢN XUẤT XI MĂNG VÀ VÔI …………….………………............. 1 - 22

Hướng dẫn về Môi trường, Sức khoẻ và An toàn NGÀNH SẢN XUẤT GẠCH GỐM VÀ SỨ VỆ SINH ………...…...………… 23 - 40

Hướng dẫn về Môi trường, Sức khoẻ và An toàn TRONG KHAI THÁC VẬT LIỆU XÂY DỰNG …..…………………..……... 41 - 59

Hướng dẫn về Môi trường, Sức khoẻ và An toàn ĐỐI VỚI CÁC NHÀ MÁY ĐÚC …………….………………………………… 60 - 90

Hướng dẫn về Môi trường, Sức khoẻ và An toàn NGÀNH SẢN XUẤT THỦY TINH …………….……………………………… 91 -110

Hướng dẫn về Môi trường, Sức khoẻ và An toàn NHÀ MÁY THÉP LIÊN HỢP …………………………………………….….... 111 - 145

Hướng dẫn về Môi trường, Sức khoẻ và An toàn NGÀNH SẢN XUẤT CÁC SẢN PHẨM KIM LOẠI, NHỰA VÀ CAO SU ... 146 - 180

Hướng dẫn về Môi trường, Sức khoẻ và An toàn CÔNG NGHIỆP IN ẤN ……………………………………………...…………. 181 - 206

Hướng dẫn về Môi trường, Sức khoẻ và An toàn SẢN XUẤT THIẾT BỊ BÁN DẪN VÀ CÁC THIẾT BỊ ĐIỆN TỬ KHÁC … 207- 230

Hướng dẫn về Môi trường, Sức khoẻ và An toàn QUÁ TRÌNH NUNG CHẢY VÀ TINH LUYỆN KIM LOẠI CƠ BẢN ……. 231 - 260

Hướng dẫn về Môi trường, Sức khoẻ và An toàn CÔNG NGHIỆP THUỘC DA VÀ HOÀN THIỆN DA ………………………... 261 - 287

Hướng dẫn về Môi trường, Sức khoẻ và An toàn NGÀNH DỆT MAY ……………………………………………………...…...… 288 - 314

Page 6: Bia tong hop
Page 7: Bia tong hop

Hướng dẫn về Môi trường, Sức khoẻ và An toàn

NGÀNH SẢN XUẤT XI MĂNG VÀ VÔI

1

HƯỚNG DẪN VỀ MÔI TRƯỜNG, SỨC KHỎE VÀ AN TOÀN

SẢN XUẤT XI MĂNG VÀ VÔI

Giới thiệu

Hướng dẫn về Môi trường, Sức khỏe

và An toàn là các tài liệu kỹ thuật

tham khảo cùng với các ví dụ công

nghiệp chung và công nghiệp đặc thù

của Thực hành công nghiệp quốc tế tốt

(GIIP).1 Khi một hoặc nhiều thành

viên của Nhóm Ngân hàng Thế giới

tham gia vào trong một dự án, thì

Hướng dẫn về Môi trường, Sức khỏe

và An toàn (EHS) này được áp dụng

tương ứng như là chính sách và tiêu

chuẩn được yêu cầu của dự án. Hướng

dẫn EHS của ngành công nghiệp này

được biên soạn để áp dụng cùng với

tài liệu Hướng dẫn chung EHS là tài

liệu cung cấp cho người sử dụng các

vấn đề về EHS chung có thể áp dụng

được cho tất cả các ngành công

nghiệp. Đối với các dự án phức tạp thì

cần áp dụng các hướng dẫn cho các

ngành công nghiệp cụ thể. Danh mục

đầy đủ về hướng dẫn cho đa ngành

công nghiệp có thể tìm trong trang

web:

1 Được định nghĩa là phần thực hành các kỹ năng

chuyên nghiệp, chăm chỉ, thận trọng và dự báo trước

từ các chuyên gia giàu kinh nghiệm và lành nghề

tham gia vào cùng một loại hình và thực hiện dưới

cùng một hoàn cảnh trên toàn cầu. Những hoàn cảnh

mà những chuyên gia giàu kinh nghiệm và lão luyện

có thể thấy khi đánh giá biên độ của việc phòng ngừa

ô nhiễm và kỹ thuật kiểm soát có sẵn cho dự án có

thể bao gồm, nhưng không giới hạn, các cấp độ đa

dạng về thoái hóa môi trường và khả năng đồng hóa

của môi trường cũng như các cấp độ về mức khả thi

tài chính và kỹ thuật.

www.ifc.org/ifcext/enviro.nsf/Content

/EnvironmentalGuidelines

Tài liệu Hướng dẫn EHS này gồm các

mức độ thực hiện và các biện pháp nói

chung được cho là có thể đạt được ở

một cơ sở công nghiệp mới trong công

nghệ hiện tại với mức chi phí hợp lý.

Khi áp dụng Hướng dẫn EHS cho các

cơ sở sản xuất đang hoạt động có thể

liên quan đến việc thiết lập các mục

tiêu cụ thể với lộ trình phù hợp để đạt

được những mục tiêu đó.

Việc áp dụng Hướng dẫn EHS nên chú

ý đến việc đánh giá nguy hại và rủi ro

của từng dự án được xác định trên cơ

sở kết quả đánh giá tác động môi

trường mà theo đó những khác biệt với

từng địa điểm cụ thể, như bối cảnh của

nước sở tại, khả năng đồng hóa của

môi trường và các yếu tố khác của dự

án đều phải được tính đến. Khả năng

áp dụng những khuyến cáo kỹ thuật cụ

thể cần phải được dựa trên ý kiến

chuyên môn của những người có kinh

nghiệm và trình độ.

Khi những quy định của nước sở tại

khác với mức và biện pháp trình bày

trong Hướng dẫn EHS, thì dự án cần

tuân theo mức và biện pháp nào

nghiêm ngặt hơn. Nếu quy định của

nước sở tại có mức và biện pháp kém

nghiêm ngặt hơn so với những mức và

biện pháp tương ứng nêu trong Hướng

dẫn EHS, theo quan điểm của điều

kiện dự án cụ thể, mọi đề xuất thay đổi

khác cần phải được phân tích đầy đủ

Page 8: Bia tong hop

Hướng dẫn về Môi trường, Sức khoẻ và An toàn

NGÀNH SẢN XUẤT XI MĂNG VÀ VÔI

2

và chi tiết như là một phần của đánh

giá tác động môi trường của địa điểm

cụ thể. Các phân tích này cần phải

chứng tỏ rằng sự lựa chọn các mức

thực hiện thay thế có thể bảo vệ môi

trường và sức khỏe con người.

Khả năng áp dụng

Hướng dẫn EHS cho sản xuất xi măng

và vôi bao gồm thông tin liên quan

đến các Dự án sản xuất xi măng và

vôi. Khai thác nguyên liệu, một hoạt

động phổ biến gắn liền với các dự án

sản xuất xi măng, cũng được quy định

trong Hướng dẫn EHS về khai thác vật

liệu xây dựng. Phụ lục A bao gồm bản

mô tả đầy đủ về các hoạt động công

nghiệp trong lĩnh vực này. Tài liệu này

bao gồm những mục như sau:

Phần 1.0 - Các tác động đặc thù của

ngành công nghiệp và việc quản lý.

Phần 2.0 - Các chỉ số thực hiện và việc

giám sát.

Phần 3.0 - Các tài liệu tham khảo và

các nguồn bổ sung.

Phụ lục A - Mô tả chung về các hoạt

động công nghiệp.

Page 9: Bia tong hop

Hướng dẫn về Môi trường, Sức khoẻ và An toàn

NGÀNH SẢN XUẤT XI MĂNG VÀ VÔI

3

1.0 Các tác động đặc thù của

ngành công nghiệp và việc quản lý

Mục này cung cấp nội dung tóm tắt

các vấn đề môi trường, sức khỏe và an

toàn EHS gắn liền với việc sản xuất xi

măng và vôi, phát sinh trong các giai

đoạn hoạt động, cùng với các khuyến

nghị về quản lý các vấn đề đó. Các

khuyến nghị nghị quản lý EHS từ các

cơ sở công nghiệp thông thường đến

hầu hết các cơ sở công nghiệp lớn

trong các giai đoạn từ xây dựng đến

khi ngừng hoạt động, cũng được quy

định trong Hướng dẫn chung EHS.

1.1. Môi trường

Các vấn đề môi trường tiềm tàng trong

các dự án sản xuất xi măng và vôi

gồm:

Phát thải khí

Tiêu thụ năng lượng và nhiên liệu

Nước thải

Phát sinh chất thải rắn

Tiếng ồn

Phát thải khí

Lượng phát thải khí trong sản xuất xi

măng và vôi được tạo ra bởi việc xử lý

và lưu trữ các vật liệu trung gian và

cuối cùng, và do hoạt động của hệ

thống lò nung, làm mát clinker và hệ

thống lò quay. Một số loại lò hiện

đang được sử dụng trong sản xuất xi

măng (quy trình nung-sấy khô sơ bộ

(PHP), quy trình nung sơ bộ (PH), quy

trình khô (LD), quy trình bán khô, quy

trình bán ướt và quy trình ướt). Lò

nung PHP nói chung là được ưu tiên

hơn vì tính thân thiện môi trường.

Loại lò đứng vẫn còn hoạt động, loại

lò này thường chỉ có hiệu quả kinh tế

cho các nhà máy nhỏ và đang được

loại bỏ với việc đổi mới lắp đặt.

Đối với sản xuất vôi, có 4 loại lò nung

cơ bản được sử dụng để sản xuất các

loại vôi khác nhau (phản ứng) bao

gồm: loại lò quay, loại lò đứng (hơn

10 loại), lò ghi di chuyển, lò sử dụng

khí ga để nung vôi.

Các loại khí thải

Các nguồn đốt để tạo năng lượng là rất

phổ biến trong ngành công nghiệp

này. Hướng dẫn cho việc quản lý

nguồn phát thải nhỏ với công suất lên

đến 50 megawatt giờ (MWth), bao

gồm tiêu chuẩn phát thải không khí

đối với khí thải, cũng được quy định

trong Hướng dẫn chung EHS. Hướng

dẫn áp dụng đối với các nguồn phát

thải lớn hơn 50 MWth được quy định

trong Hướng dẫn EHS cho nhà máy

nhiệt điện.

Phát thải dạng hạt

Phát thải dạng hạt (PM) gây ảnh

hưởng đáng kể nhất trong sản xuất xi

măng và vôi. Nguồn phát thải dạng hạt

(PM) chủ yếu và các phương pháp

khuyến nghị để ngăn ngừa, kiểm soát

tương ứng, bao gồm:

Đối với lượng phát thải PM do việc xử

lý và lưu trữ nguyên liệu trung gian và

Page 10: Bia tong hop

Hướng dẫn về Môi trường, Sức khoẻ và An toàn

NGÀNH SẢN XUẤT XI MĂNG VÀ VÔI

4

cuối cùng (bao gồm cả quá trình đập

và nghiền nguyên liệu); xử lý và lưu

trữ các nhiên liệu rắn; vận chuyển vật

liệu (ví dụ như bằng xe hoặc băng tải),

và các hoạt động đóng bao, kỹ thuật

kiểm soát và phòng chống ô nhiễm

được kiến nghị như sau:

Sử dụng một hệ thống băng

chuyền đơn giản, hợp lý cho việc

xử lý nguyên liệu để giảm bớt sự

cần thiết nhiều điểm chuyển giao;

Sử dụng băng tải vận chuyển vật

liệu liên tục để kiểm soát khí thải

tại các điểm chuyển giao;

Làm sạch các băng tải khi quay lại

trong hệ thống băng tải;

Lưu giữ nguyên liệu đã qua đập và

đã trộn trước bằng cách phủ kín

hoặc trong kho kín;

Lưu giữ than nghiền và than đá

trong các silo;

Lưu giữ các nhiên liệu có nguồn

gốc từ chất thải ở các khu vực bảo

vệ khỏi gió và các yếu tố thời tiết

khác;

Lưu giữ clinker trong kho có che

chắn/kín hoặc trong silo có thiết bị

hút bụi tự động;

Lưu giữ xi măng ở silo của tàu

chở có thiết bị bốc dỡ tự động;

Lưu giữ đá vôi có kích thước qua

sàng trong kho hoặc silo và lưu

giữ vôi mịn đã hydrat hóa trong

silo kín;

Thực hiện bảo trì nhà máy thường

xuyên và thực hành vệ sinh công

nghiệp tốt để đảm bảo lượng không

khí rò rỉ và tràn vào là tối thiểu;

Tiến hành xử lý vật liệu (ví dụ như

đập, nung nguyên liệu và nghiền

clinker) trong các hệ thống kín và

duy trì trong điều kiện có quạt hút.

Thông gió và loại bỏ bụi bằng

cách sử dụng bộ lọc cyclon và túi

lọc;

Thực hiện tự động hóa việc đóng

bao và xử lý hệ thống một cách tốt

nhất, bao gồm:

o Sử dụng máy đóng bao dạng

quay có bộ phận cấp vỏ bao tự

động và kiểm soát bụi thoát ra;

o Sử dụng thiết bị kiểm soát tự

động khối lượng mỗi bao trong

quá trình đóng bao;

o Sử dụng băng chuyền vận

chuyển bao xi măng đến thiết bị

bốc hàng;

o Lưu giữ các palet hàng trong

kho kín cho đến khi giao hàng

để vận chuyển.

Đối với phát thải dạng hạt sinh ra

trong quá trình hoạt động của lò nung,

làm mát và nghiền clinker, bao gồm cả

việc nung đá vôi, ngoài việc giữ cho

hoạt động của lò được trơn tru đúng

cách,2 phải thực hiện kỹ thuật phòng

chống và kiểm soát ô nhiễm theo

khuyến nghị sau:

Sử dụng bộ lọc để thu hồi bụi của

2 Lò quay hoạt động trơn tru là giữ cho lò hoạt động

trong điều kiện ổn định tối ưu.

Page 11: Bia tong hop

Hướng dẫn về Môi trường, Sức khoẻ và An toàn

NGÀNH SẢN XUẤT XI MĂNG VÀ VÔI

5

quá trình nung và làm mát và tái

sử dụng cho cấp liệu và cho

clinker một cách thích hợp;

Sử dụng lọc bụi tĩnh điện (ESPs)

hoặc hệ thống vải lọc để thu thập

và kiểm soát lượng bụi mịn phát

thải trong khí lò nung;3

Sử dụng hệ thống cyclon để tách

các hạt bụi thô ra khỏi khí làm

mát, tiếp theo là sử dụng lọc túi

vải;

Thu bụi lò bằng bộ lọc túi vải4 và

tái sử dụng cho lò.

Ôxít nitơ

Ôxít nitơ (NOx) trong khí xả5 sinh ra

trong quá trình nung đốt clinker ở

nhiệt độ cao. Ngoài việc đảm bảo vận

hành lò nung thật tốt, khuyến nghị sử

dụng các kỹ thuật phòng ngừa và kiểm

soát sau đây:

Duy trì dòng khí thứ cấp càng nhỏ

càng tốt (ví dụ giảm ôxy);

Làm dịu ngọn lửa bằng cách thêm

nước vào nhiên liệu hoặc trực tiếp

vào ngọn lửa (giảm nhiệt độ và

tăng nồng độ hydroxyl triệt để).

Làm dịu ngọn lửa bằng nước có

thể gây tổn hại cho việc tiêu thụ

3 Mặc dù lọc bụi tĩnh điện ESP thực hiện được trong

điều kiện bình thường nhưng có nguy cơ nổ nếu

carbon monoxide (CO) đậm đặc trong khí xả vượt

quá 0,5%. Để phòng tránh nguy cơ này người điều

khiển phải đảm bảo quản lý và kiểm soát được quá

trình nung cũng như giám sát được mức khí CO, đặc

biết tại thời điểm bắt đầu nung, để có thể tắt điện của

hệ thống khi cần thiết. 4 ESPs không phù hợp cho việc khử bụi khi nung. 5 Nitrogen monoxide có mặt trong hơn 90% của NOX

phát tán.

nhiên liệu và gia tăng lượng khí

(CO2) trong khí phát thải;

Sử dụng ngọn lửa nghèo NOX để

tránh phát thải nóng cục bộ;

Phát triển một quá trình cháy theo

giai đoạn6 như việc sử dụng lò

nung sơ bộ trước canxi hóa sơ bộ

trước (PHP) và loại lò nung sơ bộ

trước (PH);

Sản xuất vôi: thông thường (NOX)

sinh ra trong quá trình sản xuất vôi

nhỏ hơn trong quá trình sản xuất

xi măng. Do việc nung vôi thường

xảy ra ở nhiệt độ thấp, phát thải

NOX từ nguồn này thấp hơn và có

thể kiểm soát được ngọn lửa

nghèo NOX.

Sulfure dioxide

Phát thải sulfure dioxide (SO2) trong

sản xuất xi măng chủ yếu liên quan

đến hàm lượng lưu huỳnh bay hơi

hoặc lưu huỳnh phản ứng trong

nguyên liệu7 và, mặc dù ít quan trọng

hơn, lượng phát thải lưu huỳnh có liên

quan đến chất lượng nhiên liệu đốt.

Bên cạnh việc đảm bảo lò hoạt động

tốt, khuyến nghị áp dụng các kỹ thuật

kiểm soát ô nhiễm nhằm giảm SO2 sau

đây:

Sử dụng lò đứng và khí đi xuyên

qua lò để lấy năng lượng và để

giảm hàm lượng lưu huỳnh trong

khí. Trong lò, khí có chứa SO2

trộn với calcium carbonate

6 7 Nguyên liệu có hàm lượng lưu huỳnh hoặc pyrit

(FeS) cao dẫn đến phát thải SO2

Page 12: Bia tong hop

Hướng dẫn về Môi trường, Sức khoẻ và An toàn

NGÀNH SẢN XUẤT XI MĂNG VÀ VÔI

6

(CaCO3) của nguyên liệu và tạo

ra calcium sulfate (thạch cao);

Lựa chọn nguồn nhiên liệu có

hàm lượng lưu huỳnh thấp;

Phun chất hấp thụ ví dụ vôi

hydrat (Ca(OH)2), canxi ôxít

(CaO), hoặc tro bay có hàm

lượng (CaO) cao vào khí xả trước

khi lọc;

Sử dụng thiết bị lọc hơi khô hoặc

ướt;8

Phát thải SO2 trong sản xuất vôi

nhỏ hơn trong sản xuất xi măng

do hàm lượng lưu huỳnh trong

nguyên liệu thấp hơn. Kỹ thuật

nhằm giảm phát thải SO2 bao

gồm:

Lựa chọn nguyên liệu chất lượng

có hàm lượng lưu huỳnh bay hơi

thấp;

Phun vôi hydrat hoặc bicacbonat

vào dòng khí xả trước khi sử

dụng bộ lọc;

Phun vôi bột hoặc vôi hydrat vào

khoang đốt của lò nung.

Khí gây ra hiệu ứng nhà kính

Lượng khí phát thải gây ra hiệu ứng

nhà kính, chủ yếu là (CO2),9 có liên

quan đến việc đốt nhiên liệu và nung

8 Thiết bị lọc hơi khô đắt hơn nhiều so với lọc ướt do

đó kỹ thuật này không phổ biến bằng phương pháp

ướt và được sử dụng phổ biến khi phát thải SO2 có

xu hướng cao hơn 1500 mg/Nm3. 9 Khí nhà kính N2O ít có khả năng phát ra từ các nhà

máy sản xuất xi măng và vôi do nhiệt độ cao và điều

kiện ôxy hóa. Nguồn N2O tiềm tàng chủ yếu thoát ra

từ nguyên liệu trong quá trình nghiền nguyên liệu.

đá vôi, trong đó 44% theo khối lượng

là khí CO2. Bên cạnh việc đảm bảo tốt

hoạt động của lò, khuyến nghị sử dụng

các kỹ thuật phòng ngừa và kiểm soát

khí phát thải CO2 như sau:

Sản xuất xi măng hỗn hợp phải

giảm một cách đáng kể tiêu thụ

nhiên liệu và theo đó là giảm phát

thải CO2 trên một tấn sản phẩm;

Lựa chọn quy trình sản xuất và

hoạt động để đạt được hiệu quả

năng lượng (quy trình khô/ nung

sơ bộ/nung vôi trước);

Lựa chọn nhiên liệu có tỷ lệ giữa

hàm lượng carbon và giá trị nhiệt

lượng thấp (khí thiên nhiên, dầu

đốt, hoặc nhiên liệu phế thải);

Lựa chọn nguồn nhiên liệu có

hàm lượng tạp chất hữu cơ thấp;

Carbon monoxide (CO) đóng góp

một lượng nhỏ vào phát thải khí

nhà kính (nhỏ hơn 0,51% của

tổng lượng khí phát thải).10

Thông thường lượng phát thải

này có liên quan đến hàm lượng

tạp chất hữu cơ có trong nguyên

liệu. Hướng dẫn chung EHS có

đưa ra các khuyến nghị bổ sung

cho việc quản lý các khí nhà kính

GHG.

Kim loại nặng và ô nhiễm không khí

10 Sự có mặt của CO biểu thị cho điều kiện của quá

trình. Nếu chỉ số CO cao thường là một dấu hiệu

cảnh báo rằng quy trình sản xuất đang được thực

hiện không đúng (có khả năng liên quan đến tiêu thụ

nhiên liệu cao). Phải liên tục giám sát carbon

monoxide. Ngoài ra, nếu sử dụng kỹ thuật ESP sẽ có

nguy cơ nổ khi nồng độ khí CO lớn hơn (0,5-1)%.

Page 13: Bia tong hop

Hướng dẫn về Môi trường, Sức khoẻ và An toàn

NGÀNH SẢN XUẤT XI MĂNG VÀ VÔI

7

ngân) có thể là lượng phát thải lớn từ

việc sản xuất xi măng, và được sinh ra

do sử dụng nguyên liệu, nhiên liệu hóa

thạch, và nhiên liệu phế thải. Các kim

loại không bay hơi hầu như liên kết

với các hạt bụi. Phát thải của kim loại

bay hơi, như thủy ngân11

thường sinh

ra từ cả hai nguồn nguyên liệu và

nhiên liệu phế thải, và nó không thể

kiểm soát được qua việc sử dụng bộ

lọc.

Khuyến nghị các kỹ thuật để giới hạn

phát thải kim loại nặng bao gồm:

Áp dụng các biện pháp giảm

bụi/PM một cách có hiệu quả như

nêu ở phần trên để thu hồi kim

loại liên kết. Đối với nồng độ kim

loại nặng bay hơi (đặc biệt là thủy

ngân), có thể cần phải sử dụng

chất hấp thụ than hoạt tính. Chất

thải rắn sinh ra phải được quản lý

như chất thải nguy hiểm nêu trong

Hướng dẫn chung EHS;

Thực hiện giám sát và kiểm soát

hàm lượng kim loại nặng bay hơi,

nguyên liệu đầu vào và nhiên liệu

phế thải thông qua sự lựa chọn

nguyên vật liệu. Tùy theo loại kim

loại bay hơi có mặt trong khí ga

của lò nung mà đưa ra sự lựa chọn

cho việc kiểm soát, bao gồm

phương pháp lọc hơi hoặc hấp phụ

bằng than hoạt tính;

Kiểm soát hoạt động và sự ổn

định của lò nung nhằm tránh

11 Thủy ngân chủ yếu được đưa vào lò nung vôi từ

nguyên liệu thô (khoảng 90%), số lượng nhỏ (khoảng

10%) từ nhiên liệu.

ngừng khẩn cấp hoạt động của lọc

bụi tĩnh điện (nếu được trang bị);

Không được sử dụng nhiên liệu

phế thải trong khi bật hoặc tắt.

Nhiên liệu phế thải

Do môi trường của lò quay xi măng là

kiềm mạnh và nhiệt độ ngọn lửa rất

cao (2000°C), có thể sử dụng nhiên

liệu phế thải có giá trị nhiệt lượng cao

(ví dụ dung môi đã qua sử dụng, dầu

thải, lốp cao su cũ, nhựa thải, và chất

thải của hóa chất hữu cơ, bao gồm

polychlorinated biphenyls [PCBs],

thuốc trừ sâu organochlorine loại bỏ,

và các vật liệu gốc clo). Việc sử dụng

nhiên liệu phế thải có thể dẫn đến khí

phát thải của các hợp chất hữu cơ bay

hơi (polychlorinated dibenzodioxin

PCDD) và dibenzofuran (PCDF),

hydrogen fluoride (HF), hydrogen

chloride (HCl), và kim loại độc hại và

hợp chất của nó, nếu không được kiểm

soát và thực hiện đúng cách.

Sử dụng nhiên liệu phế thải hoặc

nguyên liệu rác thải trong sản xuất xi

măng phải có sự cho phép đặc biệt của

nhà chức trách địa phương. Giấy phép

cần ghi rõ số lượng và loại chất thải có

thể được sử dụng hoặc làm nhiên liệu

hoặc nguyên liệu, và giấy phép cũng

nên bao gồm các tiêu chuẩn chất

lượng như nhiệt trị tối thiểu và nồng

độ tối đa các chất ô nhiễm cụ thể, như

PCB, clo, PAH, thủy ngân, và kim loại

nặng khác.

Kỹ thuật phòng ngừa và kiểm soát loại

ô nhiễm không khí này được khuyến

nghị như sau:

Page 14: Bia tong hop

Hướng dẫn về Môi trường, Sức khoẻ và An toàn

NGÀNH SẢN XUẤT XI MĂNG VÀ VÔI

8

Thực hiện các kỹ thuật để giảm

bớt PM phát thải kim loại nặng

bay hơi và quản lý vật liệu thải

thu hồi như là một chất thải nguy

hại được mô tả trong Hướng dẫn

chung EHS;

Thực hiện giám sát và kiểm soát

hàm lượng kim loại nặng bay hơi

trong nguyên liệu đầu vào và

nhiên liệu phế thải qua việc lựa

chọn nguyên vật liệu. Phụ thuộc

vào loại kim loại bay hơi trong

khí lò để đưa ra phương án kiểm

soát hút hơi ẩm hoặc sử dụng

chất hấp phụ than hoạt tính;

Phun trực tiếp nhiên liệu có chứa

kim loại năng bay hơi vào ngọn

lửa chính hơn là vào ngọn lửa

thứ cấp;

Tránh sử dụng nhiên liệu có nhóm

halogen ở hàm lượng cao trong

quá trình đốt phụ và khi bật hoặc

tắt hệ thống;

Giữ thời gian làm nguội lò bằng

khí ở mức tối thiểu (từ 500 đến

200°C) để tránh hoặc giảm thiểu

sự tái tạo các PCDD và

PCDF12,13,14

đã bị phá hủy;

12 Các PCDD và PCDF bị phá hủy trong ngọn lửa và

khí ga ở nhiệt độ cao, nhưng ở trong dải nhiệt độ

thấp (250-500°C), nó có thể được tổng hợp lại. Ở

loại lò PHP và PH thời gian làm mát để đạt nhiệt độ

dưới 200°C thường ngắn, trong khi dòng khí trong

các cyclon chuyển động nhanh, và điều này sẽ khó

khăn hơn ở các loại lò khác. 13 Sử dụng than hoạt tính trong công nghiệp xi măng

để hút vết kim loại bay hơi (như thủy ngân), các

VOC, hoặc PCDD-PCDF vẫn trong giai đoạn thí

nghiệm, chủ yếu do thành phần khí khác nhau. Có

thể không cần sử dụng than hoạt tính nếu đảm bảo

Thực hiện lưu giữ và xử lý đúng

cách đối với chất thải nguy hiểm

và không nguy hiểm sẽ được sử

dụng là nhiên liệu phế thải, như

quy định trong Hướng dẫn

chung EHS.

Nhiên liệu phế thải và nguyên liệu

rác thải ít được sử dụng trong sản

xuất vôi vì yêu cầu chất lượng

sản phẩm.15

Tiêu thụ năng lượng và nhiên liệu

Sản xuất xi măng và vôi thuộc ngành

công nghiệp tiêu tốn nhiều năng

lượng. Chi phí cho năng lượng điện và

nhiên liệu chiếm 40-50% tổng chi phí

sản xuất.

Ngoài các kiến nghị bảo tồn năng

lượng trong Hướng dẫn chung EHS,

các quy định cụ thể bao gồm:

Lò nung

Đối với các nhà máy mới và nhà máy

được nâng cấp, thực hành tốt trong sản

xuất xi măng là việc ứng dụng phương

pháp sản xuất khô với nhiều giai đoạn

các điều kiện hoạt động lựa chọn nguyên liệu đầu

vào cẩn thận. 14 Các thông tin bổ sung về phòng ngừa và kiểm soát

khí phát thải của các PCDD và PCDF có sẵn trong tài

liệu SINTEF, 2006. 15 Nguồn nhiên liệu cho sản xuất vôi có ảnh hưởng rõ

rệt đến chất lượng vôi chủ yếu do hàm lượng lưu

huỳnh xâm nhập vào sản phẩm và giảm giá trị sản

phẩm. Nhiên liệu khác nhau đều có ảnh hưởng đến

chất lượng sản phẩm nếu không cháy hết, do đó để

đảm bảo các chỉ tiêu cháy của nhiên liệu mà người ta

hầu như sử dụng khí thiên nhiên và dầu cho sản xuất

vôi. Than (ít lưu huỳnh), hoặc than cốc cũng có thể

sử dụng nếu không quan tâm nhiều đến hàm lượng

lưu huỳnh trong sản phẩm. Nhiên liệu phế thải ít

được sử dụng trong sản xuất vôi do các yêu cầu về

chất lượng sản phẩm.

Page 15: Bia tong hop

Hướng dẫn về Môi trường, Sức khoẻ và An toàn

NGÀNH SẢN XUẤT XI MĂNG VÀ VÔI

9

nung sơ bộ và sấy khô sơ bộ (lò PHP).

Lò PHP là loại lò thông dụng nhất

trong công nghiệp sản xuất xi măng.

Loại lò này tiêu thụ năng lượng ít nhất

(do thu hồi nhiệt cao từ khí lò trong

các cyclon và tổn hao nhiệt trong lò ít

nhất), và không làm bay hơi nước (so

với phương pháp ướt có sử dụng bùn),

và do đó cho hiệu suất sản xuất cao

nhất. Lò PH được sử dụng rộng rãi do

quá trình hoạt động đơn giản. Tiêu thụ

nhiệt đối với lò PH chỉ cao hơn chút ít

so với lò PHP, tuy nhiên năng suất

thấp hơn lò PHP một cách đáng kể.

Các loại lò còn lại (lò dài, phương

pháp khô [LD], bán khô, bán ướt, và

ướt) được coi là lỗi thời.16

Để sử dụng

năng lượng hiệu quả hơn, nhiệt từ việc

làm nguội được sử dụng làm nóng

không khí, chẳng hạn như nhờ một

ống dẫn không khí trong thiết bị sấy

khô sơ bộ. Đối với việc sản xuất vôi,

các kiểu lò trục hình khuyên, lò tái tạo

dòng song song, và lò quay khác, tiêu

thụ năng lượng thấp hơn và tính linh

hoạt nhiên liệu cao hơn. Tiêu thụ nhiệt

và điện trung bình ở các lò khác nhau

được chỉ ra trong Phần “Sử dụng tài

16 Lò nung theo quy trình khô chiếm 80% trong ngành

sản xuất xi măng ở Châu Âu. Các loại lò không theo

quy trình khô đều được chuyển sang quy trình khô khi

nâng cấp hoặc mở rộng nhà máy. Loại lò dài theo

phương pháp khô (LD) tiêu hao nhiệt lớn nhất và

thường gặp khó khăn về bảo dưỡng, do đó chi phí cao.

Các loại lò bán khô, bán ướt (Lepol) tiêu hao nhiệt ở

mức trung bình do hàm lượng ẩm đã được đưa vào để

vê viên nguyên liệu. Lò bán ướt tiêu hao năng lượng

điện cao hơn, chi phí bảo dưỡng cao hơn cho việc lọc

nén. Lò nung theo quy trình ướt (hiện tại hầu như đã bị

loại bỏ) là loại công nghệ lò đứng cũ nhất, tiêu hao

nhiệt nhiều nhất, và hiệu suất sản xuất thấp nhất. Lò

đứng sắp tới không còn phù hợp cho công nghệ sản

xuất xi măng.

nguyên và chất thải” dưới đây.

Thiết bị làm mát

Loại thiết bị làm mát clinker duy nhất

hiện đang được lắp đặt là loại „làm

mát ghi lò‟ (grate cooler) được sản

xuất với nhiều kiểu. Mục đích của

thiết bị làm mát là làm giảm nhiệt độ

clinker càng nhanh càng tốt và làm

nóng không khí thứ cấp đến nhiệt độ

cao có thể nhằm làm giảm tiêu hao

nhiên liệu.

Nhiên liệu

Nhiên liệu được sử dụng thông dụng

nhất trong sản xuất xi măng là than

cám (than đen hoặc than bùn), tuy

nhiên việc sử dụng coke dầu mỏ giá rẻ

ngày càng nhiều lên. Than và coke sản

sinh phát thải khí nhà kính (GHG) cao

hơn sử dụng khí thiên nhiên (khoảng

65% so với khí ga).17

Ngoài ra, hàm

lượng lưu huỳnh cao trong nhiên liệu

(đặc biệt trong than coke) nảy sinh

nhiều vấn đề, bao gồm cả việc lưu

huỳnh kết lại trên vòng đai của lò. Sử

dụng nhiên liệu phế thải thay thế nhiên

liệu truyền thống ngày càng được sử

dụng trong ngành sản xuất xi măng,

tuy nhiên phải lưu ý đến phát thải khí

như đã nêu ở trên.18

Cần phải có các biện pháp thu hồi bụi

17 Dầu đốt và khí thiên nhiên được tính là nhỏ hơn

6% của tổng tiêu thụ nhiên liệu ở Châu Âu vì chi phí

cao hơn than và coke. 18 Sử dụng phế thải thay thế nhiên liệu đang ngày càng

thông dụng ở các nước công nghiệp.Theo báo cáo của

Cộng đồng Châu âu (EU), tỷ lệ trung bình là 12 %.

Nhiên liệu thay thế bao gồm cả vật liệu thừa vụn (VD

nhựa, cao su), như nghèo clo, lốp cao su, vải, bùn rác

và vải lọc đã qua sử dụng.

Page 16: Bia tong hop

Hướng dẫn về Môi trường, Sức khoẻ và An toàn

NGÀNH SẢN XUẤT XI MĂNG VÀ VÔI

10

ô nhiễm để đảm bảo không có phát thải

độc sinh ra trong quá trình đốt các chất

thải trong lò nung xi măng. Cần tiến

hành giám sát đầy đủ (như đã nêu trong

Phần 2) nếu sử dụng nhiên liệu phế thải

để đốt trong các nhà máy xi măng.

Nước thải

Quy trình xử lý nước thải công nghiệp

Nước thải chủ yếu được sinh ra từ các

hoạt động thực tiễn cho mục tiêu làm

mát trong nhiều giai đoạn của quá

trình (trụ lò, vòng đai lò). Nước thải có

độ pH cao và có cặn chất rắn có thể

được sinh ra trong một số hoạt động.

Kỹ thuật xử lý nước thải công nghiệp

trong Phần này bao gồm cân bằng tải

và dòng chảy với sự điều chỉnh pH,

làm cặn rắn lắng xuống được qua các

bể lắng hoặc làm trong; lọc nhiều lần

để giảm chất rắn lơ lửng không lắng

xuống được. Việc quản lý nước thải

công nghiệp và các ví dụ về việc xử lý

được nêu trong Hướng dẫn chung

EHS. Bên cạnh việc áp dụng các công

nghệ trên và kỹ thuật thực hành tốt về

quản lý nước thải, các thiết bị sử dụng

phải đáp ứng các giá trị hướng dẫn xả

nước thải như nêu ra trong Phần 2 của

tài liệu lĩnh vực công nghiệp này.

Các nguồn nước thải khác và việc tiêu

thụ nước

Hướng dẫn quản lý nước thải không bị

ô nhiễm từ các hoạt động thực tế, nước

mưa không bị ô nhiễm và nước thải vệ

sinh được quy định trong Hướng dẫn

chung EHS. Các dòng nước bị ô

nhiễm phải được gom vào hệ thống xử

lý nước thải công nghiệp.

Nước mưa chảy qua các đống than,

coke, và vật liệu phế thải tiếp xúc trực

tiếp ngoài không khí có thể bị ô

nhiễm. Nước mưa phải được bảo vệ

không tiếp xúc với các đống vật liệu

như trên bằng cách che, đậy các đống

vật liệu và bằng cách kiểm soát

thường quy. Các kỹ thuật phòng ngừa

ô nhiễm cho phát thải bụi từ các đống

vật liệu, clinker, than và phế thải (như

đã nêu ở trên) có thể giảm thiểu được

ô nhiễm cho nước mưa. Nếu nước

mưa tiếp xúc với các đống vật liệu, đất

và nước ngầm thì phải được bảo vệ

khỏi ô nhiễm tiềm ẩn bằng cách xây

tường bao hoặc có nền cách đất phía

dưới các đống vật liệu, thiết lập kiểm

soát thường quy xung quanh đống vật

liệu và thu gom nước mưa vào bể chứa

để bụi lắng đọng trước khi chia tách,

kiểm soát và tái sử dụng hoặc thải bỏ.

Các khuyến nghị tiếp theo về quản lý

nước mưa bị ô nhiễm được quy định

trong Hướng dẫn chung EHS. Các

khuyến nghị nhằm giảm tiêu thụ nước,

đặc biệt ở những nơi bị hạn chế nguồn

nước tự nhiên, được qui định trong

Hướng dẫn chung EHS.

Chất thải rắn

Nguồn chất thải rắn trong sản xuất xi

măng và vôi, chất thải trong sản xuất

clinker, thường là đá tảng lấy ra từ

nguyên liệu trong quá trình nghiền

chuẩn bị nguyên liệu thô. Một nguồn

phế thải tiềm tàng khác liên quan đến

bụi lò được lấy ra từ dòng liệu và từ

đống liệu nếu không tái sử dụng trong

Page 17: Bia tong hop

Hướng dẫn về Môi trường, Sức khoẻ và An toàn

NGÀNH SẢN XUẤT XI MĂNG VÀ VÔI

11

quá trình.

Một lượng phế thải nhỏ được sinh ra

trong quá trình bảo dưỡng nhà máy

(dầu đã qua sử dụng, và thép vụn).

Các vật liệu thải khác kể cả bụi bám

thành lò mang kiềm tính hoặc

clorua/florua.19

Trong sản xuất vôi,

bụi, đá vôi không đảm bảo chất lượng,

vôi hydrat đều được sử dụng lại/tái sử

dụng trong một số sản phẩm phù hợp

(vôi cho xây dựng, vôi cho cải tạo đất,

vôi hydrat và sản phẩm phân bón).

Hướng dẫn quản lý rác thải nguy hại

và không nguy hại được quy định

trong Hướng dẫn chung EHS.

Tiếng ồn

Ô nhiễm tiếng ồn có liên quan đến một

số giai đoạn của quá trình sản xuất xi

măng và vôi, bao gồm cả việc khai

thác nguyên liệu (được nêu trong

Hướng dẫn EHS cho ngành khai

thác vật liệu xây dựng); nghiền và

lưu giữ; xử lý và vận chuyển sản phẩm

và bán sản phẩm; và hoạt động của các

quạt xả khí. Hướng dẫn chung EHS

đưa ra các mức khuyến nghị về biện

pháp giảm tiếng ồn và các mức ồn

xung quanh.

1.2 An toàn và sức khỏe nghề

nghiệp

Các tác động về an toàn và sức khỏe

nghề nghiệp một cách rõ ràng nhất thể

19 Các thiết bị cũ sử dụng quy trình bán ướt có thể sinh

ra kiềm từ các bộ lọc nén.

hiện trong các giai đoạn hoạt động của

các dự án sản xuất xi măng và vôi, bao

gồm:

Bụi

Nhiệt

Tiếng ồn và chấn rung

Nguy hiểm thân thể

Bức xạ

Nguy hiểm hóa chất và các vấn đề

vệ sinh công nghiệp khác

Bụi

Phơi nhiễm với các hạt bụi mịn có liên

quan đến các công việc của các quá

trình sinh bụi trong sản xuất xi măng

và vôi, nhưng đặc biệt nhất là từ các

hoạt động khai thác đá (xem trong

Hướng dẫn EHS cho ngành khai

thác vật liệu xây dựng), xử lý nguyên

liệu, nghiền clinker/xi măng. Phơi

nhiễm với bụi silic hoạt tính (kết tinh)

có trong nguyên liệu là một mối nguy

hiểm tiềm tàng trong công nghiệp sản

xuất xi măng và vôi.20

Phương pháp ngăn ngừa và kiểm soát

phơi nhiễm bụi bao gồm nội dung

sau:21

20 Hội nghị các nhà vệ sinh công nghiệp cấp chính

phủ họp tại Mỹ (ACGIH) đã nhận định xi măng

Portland là loại “bụi rất khó chịu”. Công nhân bị

phơi nhiễm lâu ngày với các hạt bụi mịn có thể gây

các chứng ho, khí thũng, viêm phế quản và xơ hóa,

rất nguy hiểm. 21 Các thông tin thêm về phòng ngừa và kiểm soát

nguy hiểm bụi silic được nêu trong tài liệu của Cơ

quan Lao động, An toàn và Sức khỏe nghề nghiệp Hoa

Page 18: Bia tong hop

Hướng dẫn về Môi trường, Sức khoẻ và An toàn

NGÀNH SẢN XUẤT XI MĂNG VÀ VÔI

12

Kiểm soát bụi qua việc thực hiện

vệ sinh và bảo dưỡng tốt;

Sử dụng cabin kín có điều hòa

không khí;

Sử dụng hệ thống tách bụi và tái

chế để tách bụi ra khỏi chỗ làm

việc, đặc biệt tại các thiết bị

nghiền;

Sử dụng quạt gió (quạt hút) trong

khu vực đóng bao xi măng;

Sử dụng PPE khi cần thiết (khẩu

trang, mặt nạ phòng độc) để ngăn

bụi trong những quá trình đã nêu ở

trên và kiểm soát thiết bị;

Sử dụng hệ thống làm sạch bằng

chân không di động để ngăn ngừa

bụi bám trên các diện tích bề mặt.

Nhiệt

Phơi nhiễm nhiệt trong lĩnh vực công

nghiệp này xảy ra trong các hoạt động

và bảo dưỡng lò nung hoặc các thiết bị

nhiệt khác, và qua các phản ứng tỏa

nhiệt của quá trình vôi hydrat hóa.

Khuyến nghị biện pháp phòng ngừa và

kỹ thuật kiểm soát bao gồm:

Che chắn bề mặt tại nơi người

công nhân tiếp xúc gần với thiết

bị nhiệt, sử dụng thiết bị bảo hộ

cá nhân (PPE), tùy theo yêu cầu

(găng và giày cách nhiệt);

Giảm thiểu thời gian phải làm

Kỳ (OSHA), Silica eTool, trên trang web sau:

http://www.osha.gov/SLTC/etools/silica/index.html

việc trong môi trường nhiệt độ

cao bằng cách thực hiện ca kíp

ngắn hơn tại các vị trí này;

Trang bị và sử dụng mặt nạ cung

cấp ôxy và không khí, nếu cần

thiết;

Thực hiện các quy trình bảo hộ an

toàn cá nhân trong quá trình nung

vôi để tránh phơi nhiễm với các

phản ứng tỏa nhiệt.

Tiếng ồn và chấn rung

Quạt hút và máy nghiền là các nguồn

chính gây ồn và chấn rung trong các

nhà máy sản xuất xi măng. Kiểm soát

phát thải ồn có thể bao gồm sử dụng

bộ giảm thanh cho quạt, không gian

che chắn cho thiết bị nghiền, thiết bị

chắn ồn, và nếu không giảm được

tiếng ồn đến mức chấp nhận được thì

phải có biện pháp bảo vệ tai như mô tả

trong Hướng dẫn chung EHS.

Nguy hiểm thân thể

Thương tích trong quá trình sản xuất

xi măng và vôi liên quan đặc biệt đến

trượt chân, vấp, ngã; tiếp xúc với các

vật thể rơi/chuyển động; nâng/vác quá

sức. Các thương tích khác do tiếp xúc

với hoặc bị hút vào các thiết bị đang

chuyển động (ví dụ như xe đổ, xe xúc,

xe nâng hạ). Các hoạt động liên quan

đến bảo dưỡng thiết bị, bao gồm máy

đập, máy nghiền, máy chia tách, quạt

gió, thiết bị làm mát, băng chuyền, đều

tiềm ẩn nguy hiểm thân thể. Quản lý

Page 19: Bia tong hop

Hướng dẫn về Môi trường, Sức khoẻ và An toàn

NGÀNH SẢN XUẤT XI MĂNG VÀ VÔI

13

mối nguy hiểm thân thể này được nêu

trong Hướng dẫn chung EHS.22

Bức xạ

Trạm X-ray đôi khi được sử dụng để

kiểm soát liên tục việc trộn nguyên

liệu trên các băng chuyền cấp liệu cho

máy nghiền liệu. Người điều khiển

thiết bị này phải được bảo vệ bằng các

biện pháp bảo vệ khỏi bức xạ ion như

nêu trong Hướng dẫn chung EHS.

Nguy hiểm hóa chất và các vấn đề

vệ sinh công nghiệp khác

Crom có thể gây ra viêm da dị ứng khi

công nhân tiếp xúc với xi măng.23

Để

phòng ngừa và kiểm soát mối nguy

hiểm tiềm tàng này cần giảm tỷ lệ

crom hòa tan trong hỗn hợp xi măng

và sử dụng các thiết bị bảo hộ cá nhân

(PPE) để ngăn sự tiếp xúc với da như

mô tả trong Hướng dẫn chung EHS.

Tiếp xúc bất ngờ với CaO / CaOH trên

da/ mắt/màng nhầy đặc biệt nguy hiểm

trong các cơ sở sản xuất vôi và cần

được đánh giá, phòng ngừa và loại bỏ

bằng thiết bị và các qui trình khẩn cấp.

Sự có mặt của hơi nước có thể làm xót

22 Hướng dẫn cụ thể có trong tài liệu Hội đồng Kinh

doanh thế giới về Phát triển bền vững (WBCSD),

Phát triển bền vững xi măng (CSI), Sức khỏe và an toàn

trong công nghiệp xi măng: Các ví dụ về thực hành tốt

(2004) có trên trang Web:

http://www.wbcsdcement.org/pdf/tf3/tf3_guidelines.pdf 23 Các phép thử xi măng ở Mỹ cho thấy hàm lượng

crom khoảng 5-124 ppm, trong khi ở Châu Âu là 32-

176 ppm. Quy định của Châu Âu cho phép crôm hòa

tan (Cr VI) trong xi măng tối đa 0,0002 % khối lượng

khô thì tránh được viêm da dị ứng do tiếp xúc.

da. Phải có sẵn các thiết bị để rửa

vùng da bị ảnh hưởng, kể cả thiết bị

rửa mắt ở những nơi tiếp xúc với vôi.

Khu vực xử lý phải được che chắn và

phủ kín nếu có thể để tránh nguy hiểm

do bụi. Hướng dẫn bổ sung để quản lý

nguy hiểm hóa chất được nêu trong

Hướng dẫn chung EHS.

1.3 An toàn và sức khỏe nghề

nghiệp

Các tác động đến an toàn và sức khỏe

nghề nghiệp trong quá trình xây dựng,

hoạt động và dỡ bỏ của các cơ sở sản

xuất xi măng và vôi cũng giống như

đối với các cơ sở công nghiệp khác và

được nêu trong Hướng dẫn chung

EHS.

Page 20: Bia tong hop

Hướng dẫn về Môi trường, Sức khoẻ và An toàn

NGÀNH SẢN XUẤT XI MĂNG VÀ VÔI

14

2.0 Các chỉ số hoạt động và việc

giám sát

2.1. Môi trường

Hướng dẫn phát thải khí và xả thải

lỏng

Bảng 1, 2 và 3 trình bày hướng dẫn

phát thải khí và xả thải lỏng trong lĩnh

vực sản xuất xi măng và vôi. Các chỉ

số hướng dẫn này thể hiện thực hành

công nghiệp tốt như đã được phản ánh

trong các tiêu chuẩn trong hệ thống

pháp luật ở một số nước. Các mức

hướng dẫn này có thể đạt được ở điều

kiện hoạt động bình thường của cơ sở

sản xuất thông qua việc áp dụng các

biện pháp kỹ thuật ngăn ngừa và kiểm

soát ô nhiễm đã được bàn đến ở những

phần trước của hướng dẫn này. Các

định mức này cần đạt được, mà không

pha loãng, ít nhất 95% thời gian cơ sở

sản xuất hoạt động, và có thể tính

bằng tỷ lệ giờ hoạt động hằng năm.

Mức chênh lệch với các giá trị hướng

dẫn do điều kiện của dự án cụ thể cần

được giải trình trong báo cáo đánh giá

môi trường

Bảng 1. Mức phát thải khí trong

sản xuất xi măng*

Chất ô nhiễm Đơn vị Giá trị

hướng dẫna

Bụi dạng hạt PM

(hệ thống lò quay

mới)

mg/Nm3 30a

Bụi dạng hạt PM

(lò quay hiện đang

sử dụng)

mg/Nm3 100

Bụi

(nguồn khác, kể cả

làm nguội clanhke,

nghiền XM

mg/Nm3 50

SO2 mg/Nm3 400

NOx mg/Nm3 600

HCl mg/Nm3 10b

Hydrogen fluoride mg/Nm3 1b

Carbonhữu cơ tổng mg/Nm3 10

Furan dioxin mg

TEQ/Nm3 0,1b

Cadimi & Thalli

(Cd+Tl) mg/Nm3 0,05b

Thủy ngân (Hg) mg/Nm3 0,05b

Kim loại tổngc mg/Nm3 0,5

CHÚ THÍCH:

* Phát thải từ ống khói lò nung. Giá trị trung bình

hàng ngày đến 273 K, 101.3 kPa, 10 % O2, và khí

ga khô. a 10 mg/Nm3 nếu hơn 40% của nhiệt thải từ phế

thải nguy hại. b Nếu hơn 40% của nhiệt thải từ phế thải nguy

hiểm, giá trị trung bình trong cả quá trình mẫu tối

thiểu là 30 phút và tối đa 8 giờ. c Kim loại tổng = Asen (As), chì (Pb), Coban (Co),

Crom (Cr), Đồng (Cu), Mangan (Mn), Nicken (Ni),

Vanadi (V), và Antimony (Sb).

Hướng dẫn về xả thải được áp dụng

cho xả thải trực tiếp nước thải đã xử lý

vào nguồn tiếp nhận là nước mặt có

mục đích sử dụng chung. Mức thải đặc

thù theo từng địa điểm có thể được

thành lập ra dựa trên điều kiện sẵn có

và thực trạng sử dụng của hệ thống thu

gom và xử lý nước thải chung, hoặc

Page 21: Bia tong hop

Hướng dẫn về Môi trường, Sức khoẻ và An toàn

NGÀNH SẢN XUẤT XI MĂNG VÀ VÔI

15

nếu thải trực tiếp vào nguồn nước mặt

thì sự phân loại thủy vực tiếp nhận

nước theo mục đích sử dụng được đề

cập đến trong Hướng dẫn chung EHS.

Hướng dẫn về phát thải được áp dụng

cho quá trình phát thải khí thải. Hướng

dẫn phát thải của nguồn đốt nhiên liệu

kết hợp với các hoạt động sinh nhiệt

và phát điện từ những nguồn có công

suất nhiệt đầu vào bằng hoặc thấp hơn

50 MWth được đề cập trong Hướng

dẫn chung EHS, với phát thải nguồn

điện lớn hơn được đề cập đến trong

Hướng dẫn EHS cho nhà máy nhiệt

điện. Hướng dẫn xem xét môi trường

xung quanh dựa trên tổng thải lượng

khí thải được cung cấp trong Hướng

dẫn chung EHS.

Bảng 2. Mức phát thải khí:

sản xuất vôi

Chất ô nhiễm Đơn vị Giá trị hướng

dẫna

Bụi mg/Nm3 50

SO2 mg/Nm3 400

NOx mg/Nm3 500

HCl mg/Nm3 10

CHÚ THÍCH: a Các giá trị trung bình hàng ngày

được điều chỉnh về 273°K, 101,3 kPa, 10% O2, và về

khí ở trạng thái khô.

Bảng 3. Mức phát thải lỏng:

Sản xuất xi măng và vôi

Chất ô nhiễm Đơn

vị

Giá trị

hướng dẫna

pH S.U. 6-9

Tổng lượng cặn lơ lửng mg/L 50

Mức tăng nhiệt độ oC <3a

a Tại mép của vùng trộn mang tính khoa học, có tính

đến chất lượng nước xung quanh, sử dụng nước tiếp

nhận, thụ nhân tiềm năng và khả năng đồng hóa.

Chất thải và nguồn sử dụng

Các Bảng từ 4 đến 7 cung cấp các ví

dụ về sử dụng nguồn tài nguyên và

phát sinh chất thải trong lĩnh vực sản

xuất xi măng và vôi, mà được coi là

các chỉ số về hiệu quả và có thể được

sử dụng để theo dõi hiệu quả thực hiện

của suốt quá trình.

Bảng 4. Sử dụng nguồn và tiêu thụ năng

lượng

Đầu vào theo

đơn vị

sản phẩm

Đơn vị Chuẩn so sánh

của ngành

Nhiệt năng - xi

măng GJ/t clinker 3,0-4,2a,b,c,d,g

Điện năng - xi

măng

kWh/t

tương

đương xi

măng

90-150a,b,c

Điện năng -

nghiền clanhke

kWh/t 40-45

NL nhiên liệu -

vôi GJ/t vôi

4-4,7 lò quay nạp

liệu hỗn hợpb

3,6-6 lò quay và

lò đứng cải tiếnb

Điện năng - vôi

kWh/t

tương

đương vôi

5-15 lò đứng nạp

liệu hỗn hợpb

20-40 lò quay và

lò đứng cải tiếnb

Nguyên liệu

Nguyên liệu

thay thế sử

dụng cho sản

xuất clinker

% 2-10a,f,h

Nguyên liệu

thay thế để sản

xuất xi măng sản xuất xi măng

%

0-70/80 với xỉ hạt

lò cao = 0-30 với

tro bay

CHÚ THÍCH: Xem chú thích và nguồn tài liệu trên

Bảng 5.

Page 22: Bia tong hop

Hướng dẫn về Môi trường, Sức khoẻ và An toàn

NGÀNH SẢN XUẤT XI MĂNG VÀ VÔI

16

Bảng 5. Phát thải khí và chất thải

Đầu vào tính theo

đ/v sản phẩm

Đơn vị Chuẩn so

sánh của

ngành

Chất thải kg/t 0,25-0,6a

Phát thải khí

Bụi

kg/t tương

đương xi măng

20-50a

NOx kg/t tương

đương xi măng

600-800b

SOX kg/t 0,1-2,0a,h

CO2

Từ khử cácbonic

Từ nhiên liệu

kg/t

kg/t tương

đương xi măng

400-

525a,e,f,h,k

150-350 a,e,f,h

a Buzzi - Unicem (2004).

b IPPC (2001). c Emst Orlando Lawrence, Phòng Thí nghiệm quốc gia

Berkerly (2004).

d NRCan (2001).

e ICF (2003).

f Tập đoàn Italcementi (2005). g Environment Canada (2004). h Lafarge (2004). i Bị ảnh hưởng bởi lượng tro bay và các phụ gia khác

đã sử dụng j Khí phát thải CO2 phế thải tro hóa (ít nhất từ phần nhỏ

phân hủy sinh học) được coi là trung tính ở một số

nước. k Hội đồng Kinh doanh Thế giới về Phát triển bền

vững, Sáng kiến phát triển xi măng bền vững, 2002.

Bảng 6. Tiêu thụ nhiệt và công suất sản xuất

của các lò quay sản xuất xi măng

Loại lò nung Tiêu thụ nhiệt

(MJ/t clinker)

Công suất

sản xuất

tối đa

(t/ngày)

Sấy sơ bộ nung sơ

bộ — 3-6 giai đoạn 3 000 - 3 800a 12 000

Sấy sơ bộ 3 100 - 4 200 4 000

lò dài, QT khô =5 000 3 800

QT bán khô-bán

ướt (Lepol) 3 300 - 4 500 2 500

QT khô 5 000 - 6 000 1500 - 2 000

CHÚ THÍCH:

a Quy trình 6 giai đoạn sấy trước - nung trước có thể

đạt được 2900MJ/tấn clinker trong điều kiện tối ưu.

Nguồn: IPPC (2001).

Bảng 7. Tiêu thụ nhiệt năng và điện năng

trung bình của bốn kiểu lò nung vôi.

Kiểu lò nung24 Tiêu thụ

nhiệt năng

(MJ/t vôi)

Tiêu thụ điện

năng (kWh/t

vôi)

Lò đứng 3600-4500 5-45

Lò quay 4600-5400 18-40

Lò ghi di chuyển 3700-4800 31-38

Lò đuổi khí sấy

sơ bộ25

4600-5400 20-25

Nguồn: IPPC (2001).

Quan trắc môi trường

Các chương trình quan trắc môi

trường cho ngành công nghiệp này cần

được thực hiện để giải quyết tất cả các

hoạt động đã được xác định có khả

năng tác động đáng kể đến môi

trường, trong thời gian hoạt động bình

thường và trong điều kiện bị trục trặc.

Hoạt động quan trắc môi trường phải

dựa trực tiếp hoặc gián tiếp vào các

chỉ báo được áp dụng đối với từng dự

án cụ thể. Tần suất quan trắc phải đủ

để cung cấp dữ liệu đại diện cho thông

số đang được theo dõi. Quan trắc phải

do những người được đào tạo tiến

hành theo các quy trình giám sát và

lưu giữ biên bản và sử dụng thiết bị

được hiệu chuẩn và bảo dưỡng đúng

cách thức. Dữ liệu quan trắc môi

trường phải được phân tích và xem xét

theo các khoảng thời gian định kỳ và

24 Vôi canxi hoạt tính liên quan đến tiêu thụ cao 25 Chỉ có một nhà máy báo cáo ở Nauy từ năm 1986

Page 23: Bia tong hop

Hướng dẫn về Môi trường, Sức khoẻ và An toàn

NGÀNH SẢN XUẤT XI MĂNG VÀ VÔI

17

được so sánh với các tiêu chuẩn vận

hành để sao cho có thể thực hiện mọi

hiệu chỉnh cần thiết. Hướng dẫn bổ

sung về áp dụng phương pháp lấy mẫu

và phân tích khí thải và nước thải

được cung cấp trong Hướng dẫn

chung EHS.

2.2. An toàn và sức khỏe nghề

nghiệp

Hướng dẫn an toàn và sức khỏe

nghề nghiệp

Hướng dẫn thực hiện sức khỏe và an toàn

lao động cần phải được đánh giá dựa trên

các hướng dẫn về mức tiếp xúc an toàn

được công nhận quốc tế, ví dụ như

hướng dẫn về Giá trị ngưỡng phơi nhiễm

nghề nghiệp (TLV ®) và Chỉ số phơi

nhiễm sinh học (BEIs ®) được công bố

bởi Hội nghị của các nhà vệ sinh công

nghiệp Hoa Kỳ (ACGIH),26

Cẩm nang

Hướng dẫn về các mối nguy Hóa chất do

Viện vệ sinh, an toàn lao động quốc gia

Hoa Kỳ xuất bản (NIOSH),27

Giới hạn

phơi nhiễm (PELs) do Cục sức khỏe và

an toàn nghề nghiệp Hoa Kỳ xuất bản

(OSHA),28

Giá trị giới hạn phơi nhiễm

nghề nghiệp được công bố bởi các quốc

gia thành viên Liên minh Châu Âu,29

hoặc các nguồn tài liệu tương tự khác.

26 Có sẵn tại: http://www.acgih.org/TLV/ và

http://www.acgih.org/store/ 27 Có sẵn tại: http://www.cdc.gov/niosh/npg/ 28 Có sẵn tại:

http://www.osha.gov/pls/oshaweb/owadisp.show_docu

ment?p_table=STANDARDS&p_id=9.992 29 Có sẵn tại:

http://europe.osha.eu.int/good_practice/risks/ds/oel/

Tỷ lệ tai nạn và rủi ro

Dự án phải cố gắng giảm số vụ tai nạn trong số công nhân tham gia dự án (bất kể là sử dụng lao động trực tiếp hay gián tiếp) đến tỷ lệ bằng không, đặc biệt là các vụ tai nạn gây ra mất ngày công lao động và mất khả năng lao động ở các mức độ khác nhau, hoặc thậm chí bị tử vong. Tỷ lệ này của cơ sở sản xuất có thể được so sánh với hiệu quả thực hiện về vệ sinh an toàn lao động trong ngành công nghiệp này của các quốc gia phát triển thông qua tham khảo các nguồn thống kê đã xuất bản (ví dụ Cục thống kê lao động Hoa Kỳ và Cơ quan quản lý về An toàn và Sức khỏe Liên hiệp Anh).

30

Giám sát về an toàn và sức khỏe nghề nghiệp

Môi trường làm việc phải được giám sát để xác định kịp thời những mối nguy nghề nghiệp tương ứng với dự án cụ thể. Việc giám sát phải được thiết kế chương trình và do những người chuyên nghiệp thực hiện

31 như là một phần của chương

trình giám sát an toàn sức khỏe lao động. Cơ sở sản xuất cũng phải lưu giữ bảo quản các biên bản về các vụ tai nạn lao động và các loại bệnh tật, sự cố nguy hiểm xảy ra. Hướng dẫn bổ sung về các chương trình giám sát sức khỏe lao động và an toàn được cung cấp trong Hướng

dẫn chung EHS.

30 Có sẵn tại: http://www.bls.gov/iif/ và

http://www.hse.gov.uk/statistics/index.htm 31 Các chuyên gia được công nhận có thể gồm Chứng

nhận vệ sinh công nghiệp, Vệ sinh lao động đã được

đăng ký, hoặc Chứng nhận chuyên nghiệp về an toàn

hoặc tương đương

Page 24: Bia tong hop

Hướng dẫn về Môi trường, Sức khoẻ và An toàn

NGÀNH SẢN XUẤT XI MĂNG VÀ VÔI

18

3.0. Các tài liệu tham khảo và

nguồn bổ sung

Cembureau (European Cement Association). 1999.

Best Available Techniques for the Cement Industry.

A Contribution from the European Cement Industry

to the Exchange of Information and Preparation of

the IPPC BAT Reference for the Cement Industry.

Brussels: Cembureau. Available at

http://www.cembureau.be/

Cement Industry Federation (CIF). 2003. Cement

Industry Environment Report. Manuka, ACT: CIF.

Available at http://www.cement.org.au/

Cement Sustainability Initiative, World Business

Council on Sustainable Development (WBCSD).

2002. Our Agenda for Action. Geneva: WBCSD.

Available at

http://www.wbcsdcement.org/agenda.asp

CSI. 2004. Formation and Release of POPs in the

Cement Industry. Second edition 2006. Geneva:

WBCSD. Available at

http://www.wbcsdcement.org/pdf/formation_release_

pops_second_edition.pdf

CSI. 2005. Progress Report, June 2005. Geneva:

WBCSD. Available at

http://www.wbcsdcement.org/pdf/csi_progress_repor

t_2005.pdf

CSI. 2005. CO2 Accounting and Reporting Standard

for the Cement Industry. Cement CO2 Protocol, July.

Geneva: WBCSD. Available at

http://www.wbcsdcement.org/climate.asp

CSI. 2005. Environmental and Social Assessment

Guidelines. Available at:

http://www.wbcsd.org/web/publications/cement_esia

_guidelines.pdf

CSI. Guidelines on the Responsible Use of Fuel and

Materials. 2005. Available at:

http://www.wbcsd.org/DocRoot/Vjft3qGjo1v6HREH

7jM6/tf2-guidelines.pdf

European Commission. 2000. Directive 2000/76/EC

of the European Parliament and of the Council of 4

December 2000 on the incineration of waste.

Brussels: EC. Available at

http://europa.eu.int/eurlex/en/consleg/pdf/2000/en_2

000L0076_do_001.pdf

European Commission. 2001. European Integrated

Pollution Prevention and Control Bureau (EIPPCB).

Reference Document on Best Available Techniques

(BREF) for Cement and Lime Production. Seville:

EICCPB. Available at

http://eippcb.jrc.es/pages/FActivities.htm

European Commission. 2004. Directorate-General

Joint Research Centre. Institute for Prospective

Technological Studies (IPTS). Promoting

Environmental Technologies: Sectoral Analyses,

Barriers and Measures. Brussels: EC. Available at

http://www.jrc.es/

European Environment Agency (EEA). 2005.

EMEP/CORINAIR Emission Inventory Guidebook.

Copenhagen: EEA. Available at

http://reports.eea.europa.eu/EMEPCORINAIR4/en/p

age002.html

Environment Canada. 2004. Foundation Report on

the Cement Manufacturing Sector. Draft No. 1, June.

Gatineau, Quebec: Environment Canada. Available

at http://www.ec.gc.ca/

GTZ-Holcim Public Private Partnership. Guidelines

on co-processing Waste Materials in Cement

Production. Available at:

http://www.holcim.com/gc/CORP/uploads/Guideline

sCOPROCEM_web.pdf

National Safety Council. Radon Radioactivity and

the Fly Ash Market. Itasca, IL: National Safety

Council. Available at

http://www.nsc.org/ech/radon/rad_faqs.htm

Natural Resources Canada (NRC). 2001. Office of

Energy Efficiency. Energy Consumption Benchmark

Guide: Cement Clinker Production. Available at

http://oee.nrcan.gc.ca/publications/industrial/Benchm

Cement_e.pdf

United States (US) Environmental Protection Agency

(EPA). 1999. Code of Federal Regulation Title 40,

Part 63. National Emission Standards for Hazardous

Air Pollutants for Source Categories; Portland

Cement Manufacturing Industry. Washington, DC:

US EPA. Available at http://www.epa.gov/EPA-

AIR/1999/June/Day-14/a12893.htm

US EPA. 2003. 40 CFR Part 411. Cement

Manufacturing Point Source Category. Effluent

Limitations Guidelines, Cement Manufacturing Point

Source Category. Washington, DC: US EPA.

Available at

http://www.access.gpo.gov/nara/cfr/waisidx_03/40cf

r411_03.html

Page 25: Bia tong hop

Hướng dẫn về Môi trường, Sức khoẻ và An toàn

NGÀNH SẢN XUẤT XI MĂNG VÀ VÔI

19

US EPA. 2004. Code of Federal Regulation Title 40,

Part 63. National Emission Standards for Hazardous

Air Pollutants for Source Categories; Lime

Manufacturing Plants. Washington, DC: US EPA.

Available at

http://www.epa.gov/fedrgstr/EPA-

AIR/2004/January/Day-05/a23057.htm

US EPA. 2005. National Emission Standards for

Hazardous Air Pollutants: Final Standards for

Hazardous Air Pollutants for Hazardous Waste

Combustors (Phase I Final Replacement Standards

and Phase II). 40 CFR Parts 9, 63, 260 et al.

Washington, DC: US EPA. Available at

http://www.epa.gov/fedrgstr/EPA-

AIR/2005/December/Day-19/a24198.htm

US National Library of Medicine, National Institutes

of Health. Haz-Map-Occupational Exposure to

Hazardous Agents. Available at

http://hazmap.nlm.nih.gov/index.html

Marlowe, I., and D. Mansfield. 2002. Substudy 10:

Environment, Health and Safety Performance

Improvement, Toward a Sustainable Cement

Industry. Independent Report commissioned by the

World Business Council for Sustainable

Development. AEA Technology. Geneva: WBCSD.

Available at

http://www.wbcsdcement.org/pdf/final_report10.pdf

World Business Council for Sustainable

Development and the Foundation for Industrial and

Scientific Research of Norway. 2006. Formation and

Release of POPs in the Cement Industry, Second

Edition. Available at

http://www.wbcsdcement.org/pdf/formation_release_

pops_second_edition.pdf

Worrell, E and C. Galitsky. 2004. Energy Efficiency

Improvement Opportunities for Cement Making. An

ENERGY STAR Guide for Energy and Plant

Managers. Ernest Orlando Lawrence Berkeley

National Laboratory. Sponsored by the US

Environmental Protection Agency. Berkeley, LA:

University of California, Berkeley. Available at

http://www.energystar.gov/ia/business/industry/Cem

ent_Energy_Guide.pdf

Wulf-Schnabel, J., and J. Lohse. 1999. Economic

Evaluation of Dust Abatement Techniques in the

European Cement Industry. Okopol: Institute for

Environmental Strategies.

Page 26: Bia tong hop

Hướng dẫn về Môi trường, Sức khoẻ và An toàn

NGÀNH SẢN XUẤT XI MĂNG VÀ VÔI

20

Phụ lục A: Mô tả chung về các hoạt động công nghiệp

Quy trình sản xuất xi măng giống với

quy trình sản xuất vôi. Cả hai đều liên

quan đến khai thác đá, nghiền và trộn

nguyên liệu như chỉ ra trong Hình A.1.

Để giảm thiểu chi phí vận chuyển và

tạo điều kiện sử dụng băng chuyền,

nhà máy sản xuất xi măng và vôi

thường được đặt gần nguồn nguyên

liệu và gần thị trường của sản phẩm.

Xi măng có thể được vận chuyển một

cách kinh tế bằng xe tải trong một

phạm vi hẹp (khoảng 100 đến 150 km

bán kính tính từ nhà máy) và nếu nhà

máy nằm gần sông ngòi thì có thể vận

chuyển xi măng bằng xà lan hoặc tàu

thuyền. Một dây chuyền sản xuất nhỏ

gọn (lò nung sơ bộ-sấy sơ bộ (PHP),

lò nung sơ bộ (PH), với công suất

3000 tấn clinker trong một ngày) cần

một diện tích mặt bằng là 400 000m2

cũng như diện tích phụ trợ (250000m2)

cho việc mở rộng trong tương lai.

Vòng đời của một dự án điển hình ít

nhất 40 đến 50 năm. Độ lớn của nhà

máy là một yếu tố rất quan trọng, như

sự khác nhau về quy mô sản xuất ảnh

hưởng lớn đến chi phí sản xuất và do

đó ảnh hưởng đến chi phí đầu tư vào kỹ

thuật kiểm soát và giảm mức độ ô

nhiễm. Để đạt được cùng một mức thực

hiện xử lý môi trường thì ở những nhà

máy nhỏ sẽ mất chi phí trên dây truyền

sản xuất xi măng cao hơn so với chi phí

đó ở những nhà máy lớn.

Sản xuất xi măng

Các nhà máy xi măng sử dụng năng

lượng để xử lý nguyên liệu, bao gồm

chủ yếu là đá vôi (calcium carbonate,

CaCO3), đá sét (nhôm silicat), cát

(silic ôxít), và quặng sắt để sản xuất

clinker, và clinker sẽ được nghiền với

thạch cao, đá vôi v.v... để tạo ra xi

măng.

Sau giai đoạn đầu tiên là trộn sơ bộ,

nguyên liệu được trộn với nhau và

nghiền đến một hỗn hợp đồng nhất có

thành phần hóa học theo yêu cầu (bột

liệu). Độ mịn và sự phân bổ cỡ hạt của

bột liệu là những chỉ tiêu rất quan

trọng cho quá trình nung. Sau quá

trình trộn là đến quá trình nung trong

lò quay để tro hóa bột liệu (phân giải

CaCO3 ở khoảng 900°C), thải carbon

dioxide (CO2) và để lại CaO. Tiếp

theo là quy trình tạo clinker trong đó

cao phản ứng với silic ôxít, nhôm ôxít

và sắt ôxít ở nhiệt độ cao (1400°C đến

1500°C). Có thể trộn bổ sung các

thành phần khác vào nguyên liệu để

đạt thành phần cấp phối theo yêu cầu

(cát thạch anh, cát nấu chảy, sắt ôxít,

cặn nhôm, xỉ hạt lò cao và thạch cao).

Nhiệt độ của ngọn lửa và khí ga đạt

gần đến 2000°C. Clinker ở nhiệt độ

cao rơi xuống khoang làm mát và ở đó

clinker được làm nguội càng nhanh

càng tốt để tăng chất lượng clinker,

đồng thời năng lượng được chuyển

sang sấy nóng dòng không khí thứ

cấp. Thiết bị làm mát ghi quay rất

thích hợp cho mục đích này (thiết bị

làm mát kiểu vệ tinh là không phù

hợp). Clinker đã nguội được nghiền

chung với thạch cao và đá vôi để tạo

Page 27: Bia tong hop

Hướng dẫn về Môi trường, Sức khoẻ và An toàn

NGÀNH SẢN XUẤT XI MĂNG VÀ VÔI

21

xi măng Portland và được nghiền

chung với phụ gia khác tạo xi măng

hỗn hợp. Sau đó xi măng được bảo

quản trong kho silo rời hoặc kho xi

măng bao. Các phụ gia là loại vật liệu

có tính chất thủy hóa (pudolan thiên

nhiên, tro bay, xỉ hạt lò cao và đôi khi

là xỉ đáy lò). Xỉ tro bay và xỉ đáy lò,

cặn carbon (đặc biệt là cặn carbon của

các nhà máy nhiệt điện đốt bằng than)

thì không nên dùng. Đôi khi có thể

đưa thêm một lượng nhỏ CaCO3 như

là chất làm đầy.

Sản xuất vôi

Vôi được sản xuất bằng cách nung

CaCO3 hoặc dolomite (calcium

carbonate và magnesium carbonate) (ít

sử dụng hơn), miễn là nhiệt độ phải

đạt trên 800oC và tạo quá trình khử

cacbonic trong nguyên liệu để tạo

canxi ôxít (CaO, còn gọi là vôi sống).

Sau đó vôi sống được duy trì ở nhiệt

độ 1200-1300°C, để điều chỉnh độ

hoạt tính. Vôi nung được chuyển đến

tay người sử dụng ở dạng vôi sống

(cứng, trung tính, và nung mềm, tùy

theo độ hoạt tính). Vôi nung mềm có

độ hoạt tính cao và thường được dùng

cho sản xuất thép. Vôi sống cũng có

thể được vận chuyển cách khác đến

nhà máy để thủy hóa, với phản ứng tỏa

nhiệt mạnh, vôi phản ứng với nước tạo

vôi tôi (calcium hydroxide, Ca(OH)2).

Vôi có hai dạng: khô (bột) hoặc vôi

nhão (ướt). Quá trình sản xuất vôi bao

gồm tách kích cỡ, nung, bảo quản

trong kho silo (vôi khô) để bán rời

hoặc đóng bao hoặc trong các thùng

chứa (vôi nhão). Phải cẩn thận để đảm

bảo cách ẩm cho vôi sống (ngoài độ

ẩm không khí), bởi vì sẽ xảy ra thủy

hóa giải phóng nhiệt và gây nổ dẫn

đến nguy hiểm mất an toàn.

Page 28: Bia tong hop

Hướng dẫn về Môi trường, Sức khoẻ và An toàn

NGÀNH SẢN XUẤT XI MĂNG VÀ VÔI

22

Hình A.1. Quá trình sản xuất xi măng

Khai thác đá

vôi Máy đập Kho đá

vôi

Phụ gia

(như quặng sắt)

Trộn và nghiền

liệu

Khai thác đất

sét Máy đập Kho đá sét

Nung sơ bộ/

sấy sơ bộ

Thiết

bị nạp

liệu

Kho

phiếu

liệu

Làm mát Kho

Clinker

Kho

thạch

cao

Kho phụ gia

(tro bay,

xỉ…)

Nghiền

xi măng Các silo xi măng

Vận chuyển rời

Vận chuyển bao Đóng bao

xi măng

Lò quay

Page 29: Bia tong hop

Hướng dẫn về Môi trường, Sức khoẻ và An toàn

NGÀNH SẢN XUẤT GẠCH GỐM VÀ SỨ VỆ SINH

23

HƯỚNG DẪN VỀ MÔI TRƯỜNG, SỨC KHỎE VÀ AN TOÀN

NGÀNH SẢN XUẤT GẠCH GỐM VÀ SỨ VỆ SINH

Giới thiệu

Hướng dẫn về Môi trường, Sức khỏe

và An toàn là các tài liệu kỹ thuật

tham khảo cùng với các ví dụ công

nghiệp chung và công nghiệp đặc thù

của Thực hành công nghiệp quốc tế tốt

(GIIP).1 Khi một hoặc nhiều thành

viên của Nhóm Ngân hàng Thế giới

tham gia vào trong một dự án, thì

Hướng dẫn về Môi trường, Sức khỏe

và An toàn (EHS) này được áp dụng

tương ứng như là chính sách và tiêu

chuẩn được yêu cầu của dự án. Hướng

dẫn EHS của ngành công nghiệp này

được biên soạn để áp dụng cùng với

tài liệu Hướng dẫn chung EHS là tài

liệu cung cấp cho người sử dụng các

vấn đề về EHS chung có thể áp dụng

được cho tất cả các ngành công

nghiệp. Đối với các dự án phức tạp thì

cần áp dụng các hướng dẫn cho các

ngành công nghiệp cụ thể. Danh mục

đầy đủ về hướng dẫn cho đa ngành

công nghiệp có thể tìm trong trang

web:

1 Được định nghĩa là phần thực hành các kỹ năng

chuyên nghiệp, chăm chỉ, thận trọng và dự báo trước

từ các chuyên gia giàu kinh nghiệm và lành nghề

tham gia vào cùng một loại hình và thực hiện dưới

cùng một hoàn cảnh trên toàn cầu. Những hoàn cảnh

mà những chuyên gia giàu kinh nghiệm và lão luyện

có thể thấy khi đánh giá biên độ của việc phòng ngừa

ô nhiễm và kỹ thuật kiểm soát có sẵn cho dự án có

thể bao gồm, nhưng không giới hạn, các cấp độ đa

dạng về thoái hóa môi trường và khả năng đồng hóa

của môi trường cũng như các cấp độ về mức khả thi

tài chính và kỹ thuật.

www.ifc.org/ifcext/enviro.nsf/Content

/EnvironmentalGuidelines

Tài liệu Hướng dẫn EHS này gồm các

mức độ thực hiện và các biện pháp nói

chung được cho là có thể đạt được ở

một cơ sở công nghiệp mới trong công

nghệ hiện tại với mức chi phí hợp lý.

Khi áp dụng Hướng dẫn EHS cho các

cơ sở sản xuất đang hoạt động có thể

liên quan đến việc thiết lập các mục

tiêu cụ thể với lộ trình phù hợp để đạt

được những mục tiêu đó.

Việc áp dụng Hướng dẫn EHS nên chú

ý đến việc đánh giá nguy hại và rủi ro

của từng dự án được xác định trên cơ

sở kết quả đánh giá tác động môi

trường mà theo đó những khác biệt với

từng địa điểm cụ thể, như bối cảnh của

nước sở tại, khả năng đồng hóa của

môi trường và các yếu tố khác của dự

án đều phải được tính đến. Khả năng

áp dụng những khuyến cáo kỹ thuật cụ

thể cần phải được dựa trên ý kiến

chuyên môn của những người có kinh

nghiệm và trình độ.

Khi những quy định của nước sở tại

khác với mức và biện pháp trình bày

trong Hướng dẫn EHS, thì dự án cần

tuân theo mức và biện pháp nào

nghiêm ngặt hơn. Nếu quy định của

nước sở tại có mức và biện pháp kém

nghiêm ngặt hơn so với những mức và

biện pháp tương ứng nêu trong Hướng

dẫn EHS, theo quan điểm của điều

kiện dự án cụ thể, mọi đề xuất thay đổi

khác cần phải được phân tích đầy đủ

Page 30: Bia tong hop

Hướng dẫn về Môi trường, Sức khoẻ và An toàn

NGÀNH SẢN XUẤT GẠCH GỐM VÀ SỨ VỆ SINH

24

và chi tiết như là một phần của đánh

giá tác động môi trường của địa điểm

cụ thể. Các phân tích này cần phải

chứng tỏ rằng sự lựa chọn các mức

thực hiện thay thế có thể bảo vệ môi

trường và sức khỏe con người.

Khả năng áp dụng

Hướng dẫn EHS cho sản xuất gạch

gốm và sứ vệ sinh bao gồm thông tin

liên quan đến các dự án và thiết bị sản

xuất gạch gốm và sứ vệ sinh. Phụ lục

A bao gồm bản mô tả đầy đủ về các

hoạt động công nghiệp trong lĩnh vực

này.

Tài liệu này bao gồm những mục như

sau:

Phần 1.0 - Các tác động đặc thù của

ngành công nghiệp và việc quản lý.

Phần 2.0 - Các chỉ số thực hiện và việc

giám sát.

Phần 3.0 - Các tài liệu tham khảo và

các nguồn bổ sung.

Phụ lục A - Mô tả chung về các hoạt

động công nghiệp.

Page 31: Bia tong hop

Hướng dẫn về Môi trường, Sức khoẻ và An toàn

NGÀNH SẢN XUẤT GẠCH GỐM VÀ SỨ VỆ SINH

25

1.0 Các tác động đặc thù của

ngành công nghiệp và việc quản lý

Mục này nêu tóm tắt các vấn đề về

môi trường, sức khỏe và an toàn EHS

liên quan đến sản xuất gạch gốm và sứ

vệ sinh, phát sinh trong quá trình hoạt

động, cùng với các khuyến nghị về

việc quản lý các vấn đề đó. Các

khuyến nghị về quản lý các vấn đề an

toàn sức khỏe và môi trường EHS của

các cơ sở công nghiệp từ vừa đến lớn

trong quá trình xây dựng và tháo dỡ

được quy định trong Hướng dẫn

chung EHS.

1.1 Môi trường

Các vấn đề môi trường liên quan đến

sản xuất gạch gốm và sứ vệ sinh chủ

yếu gồm:

Phát thải vào không khí

Nước thải

Chất thải rắn

Phát thải vào không khí

Phát thải vào không khí có thể được

sinh ra từ việc lưu giữ và xử lý nguyên

liệu và trong khi nung và/hoặc phun

sấy gạch gốm. Phát thải vào không khí

cũng có thể từ nguyên liệu và/hoặc từ

nhiên liệu sử dụng để nung và để tạo

năng lượng.

Phát thải dạng hạt

Nguồn phát thải dạng hạt chính bao

gồm việc xử lý nguyên liệu (ví dụ

sàng, trộn, cân và vận chuyển/băng

chuyền); nghiền / nung theo phương

pháp khô (không thông dụng bằng

phương pháp nung ướt); quy trình

phun men (cho cả gạch và sản phẩm

sứ vệ sinh); trang trí hoa văn lên sản

phẩm và nung; và các thao tác hoàn

thiện sản phẩm đã nung.

Các kỹ thuật kiểm soát và phòng ngừa

phát thải dạng hạt nhất thời bao gồm:

Phân cách kho lưu giữ với khu vực

làm việc;

Sử dụng hệ thống các silo kín để

lưu giữ nguyên liệu rời dạng bột;

Sử dụng các biện pháp ngăn gió (ví

dụ các rào ngăn nhân tạo hoặc ngăn

bằng cây xanh như cây rậm rạp

hoặc bụi cây) nếu như nguyên liệu

được lưu giữ bằng cách đổ đống

ngoài trời;

Sử dụng hệ thống kín để vận

chuyển nguyên liệu khô (ví dụ

băng tải, cấp liệu kín kiểu xoắn ốc,

cấp liệu kiểu túi kín);

Sử dụng thiết bị hút bụi, túi vải lọc

bụi, đặc biệt là đối với nguyên liệu

khô khi đổ hoặc dỡ và tại những

nơi cắt, mài và đánh bóng sản

phẩm;2

Giảm những vị trí bị gió lùa và vật

2 Việc sử dụng túi lọc là rất thông dụng trong ngành

gốm sứ và đặc biệt quan trọng khi bụi chứa nhiều kim

loại. Túi lọc có thể được sử dụng trong silo để giảm

bụi quá trình xử lý chuẩn bị nguyên liệu, phun sấy và

nghiền khô hoặc tạo khuôn. Cần thiết duy trì nhiệt độ

phù hợp để kiểm soát sự ăn mòn. Bộ lọc này có khả

năng thu hồi bụi đến 95%.

Page 32: Bia tong hop

Hướng dẫn về Môi trường, Sức khoẻ và An toàn

NGÀNH SẢN XUẤT GẠCH GỐM VÀ SỨ VỆ SINH

26

liệu bị rơi vãi qua các hoạt động

bảo dưỡng;

Duy trì hệ thống hút kín khi xử lý

nguyên liệu và giảm bụi không khí

bằng phương pháp hút bụi;

Sử dụng thiết bị tách bụi theo

phương pháp ướt để xử lý phát thải

từ việc phun sấy và quá trình phun

men trong sản xuất gốm sứ cao

cấp. Có thể sử dụng bộ lọc nhiều

lớp để tách bụi ướt từ quá trình

phun men và để làm sạch bằng khí

của các cabin phun. Bộ lọc này có

độ bền chống ăn mòn cao và có khả

năng thu hồi bụi đến 99,99 %.

Lưu huỳnh dioxit

Phát thải lưu huỳnh dioxit SO2 trong

khí thải của lò nung vật liệu gốm phụ

thuộc vào hàm lượng lưu huỳnh có

trong nhiên liệu và nguyên liệu (ví dụ

thạch cao, pyrit và các thành phần có

chứa lưu huỳnh khác). Tuy nhiên với

sự có mặt của carbonate trong nguyên

liệu có thể ngăn ngừa được sự hình

thành của phát thải lưu huỳnh do phản

ứng của nó với SO2.

Kỹ thuật kiểm soát và ngăn ngừa ô

nhiễm để giảm phát thải SO2 bao gồm:

Sử dụng nhiên liệu có hàm lượng

lưu huỳnh thấp, ví dụ khí thiên

nhiên hoặc khí dầu mỏ hóa lỏng

(LPG);

Sử dụng nguyên liệu ít lưu huỳnh

và phụ gia ít lưu huỳnh để giảm

mức lưu huỳnh trong vật liệu được

chế biến;

Tối ưu hóa quá trình gia nhiệt và

nhiệt độ nung, nhờ đó giảm được

dải nhiệt độ thấp (dưới 400oC);

Sử dụng thiết bị lọc kiểm soát bụi

theo phương pháp ướt hoặc khô.

Nếu việc hấp thụ khô không thể

sản sinh ra đủ nồng độ khí sạch,

thực hiện việc sử dụng thiết bị lọc

ướt (ví dụ lọc phản ứng hoặc lò

phản ứng nguội) bằng cách đưa vào

hóa chất kiềm phản ứng (ví dụ hóa

chất kiềm canxi hoặc natri) hòa tan

trong nước rửa (chất giảm ướt).

Ôxít nitơ

Nguồn NOX chính được sinh ra khi

nhiệt độ nung trong lò cao (>1,200°C),

hàm lượng nitơ trong nguyên liệu và

oxit nitơ trong nhiên liệu. Các biện

pháp được khuyến nghị để giảm phát

thải NOX bao gồm:

Tối ưu hóa nhiệt độ ngọn lửa trong

lò và sử dụng máy tính để kiểm

soát sự đốt lò;

Giảm hàm lượng nitơ trong nguyên

liệu và phụ gia;

Sử dụng mồi lửa nghèo NOX.

Phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính

Phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính

(GHG), đặc biệt là CO2, chủ yếu liên

quan đến việc sử dụng năng lượng

trong lò nung và thiết bị phun sấy.

Hướng dẫn chung EHS cung cấp các

thông tin bổ sung liên quan đến chiến

lược quản lý phát thải khí gây hiệu

ứng nhà kính, bao gồm tiết kiệm năng

lượng.

Page 33: Bia tong hop

Hướng dẫn về Môi trường, Sức khoẻ và An toàn

NGÀNH SẢN XUẤT GẠCH GỐM VÀ SỨ VỆ SINH

27

Các biện pháp nhằm giảm tiêu hao

năng lượng trong lĩnh vực công nghiệp

này bao gồm:

Thay thế các lò nung không hiệu

quả (ví dụ lò đứng, khí nóng đi

xuống), và thay bằng lò tunnel

hoặc lò con thoi hoặc lò nung

nhanh (lò con lăn chạy liên tục).

Trong công nghiệp sản xuất sản

phẩm sứ vệ sinh nên sử dụng loại

lò con lăn chạy liên tục, đặc biệt

khi sản xuất với số lượng ít khuôn

mẫu;

Thay thế dầu đốt nặng và dầu đặc

bằng nhiên liệu sạch (ví dụ khí

thiên nhiên hoặc LPG);

Tăng cường việc trát kín lò để giảm

thất thoát nhiệt do dòng không khí

quá mức (ví dụ bọc kim loại và cát

hoặc nước bịt kín lò tunnel và lò

trung gian);

Tăng cường cách nhiệt cho lò để

giảm thất thoát nhiệt;

Sử dụng vật liệu cách nhiệt nhiệt

lượng thấp trong lò sấy không liên

tục;

Sử dụng xe goòng đẩy vào lò sấy

thấp để cải thiện hiệu suất tổng thể

(ví dụ sử dụng vật liệu mulit

cocdielit, silimanit và silicon carbit

tái kết tinh) cũng như giảm thiểu

tải trọng phụ khác;3

3 Xe goòng của lò nung thấp cho phép tiết kiệm nhiên

liệu trong lò tunnel và do đó tăng diện tích cho sản

phẩm. Đồng thời nó tạo điều kiện kết dính tốt hơn với

nhiệt độ sấy sơ bộ và nhiệt độ làm nguội và giảm thiểu

sự sốc nhiệt đối với sản phẩm.

Sử dụng ngọn lửa dài để nhận

được hiệu quả đốt tốt và truyền

nhiệt hơn ;

Tối ưu hóa nhiệt độ đầu ngọn lửa

của lò nung và đặt máy tính để

kiểm soát ngọn lửa lò;

Tối ưu hóa việc chuyển vật liệu

khô từ lò sấy sang lò nung, và nếu

có thể được thì sử dụng zon nung

sơ bộ của lò nung để hoàn thành

quá trình sấy (để tránh vật liệu đã

sấy bị nguội trước khi nung);

Thu hồi lại nhiệt tỏa ra của lò nung,

đặc biệt của zon làm nguội, để sử

dụng cho việc làm nóng thiết bị sấy

và để sấy sơ bộ sản phẩm;

Thu hồi lại nhiệt tỏa của khí xả từ

lò nung để làm nóng không khí để

đốt lò.

Các biện pháp tiết kiệm năng lượng

trong thiết bị phun sấy bao gồm:

Lựa chọn thiết bị phun sấy với vòi

phun tối ưu;

Lắp đặt vật liệu cách nhiệt cho thiết

bị phun sấy;

Sử dụng quạt hút thích hợp và lắp

đặt bộ kiểm soát tốc độ khác nhau

hơn là sử dụng quạt có tốc độ cố

định và bộ giảm âm;

Các biện pháp tiết kiệm năng lượng

khác bao gồm:

Sử dụng máy ép thủy lực công suất

lớn trong sản xuất gạch gốm;

Sử dụng công nghệ đúc ép trong

các nhà máy sứ vệ sinh;

Page 34: Bia tong hop

Hướng dẫn về Môi trường, Sức khoẻ và An toàn

NGÀNH SẢN XUẤT GẠCH GỐM VÀ SỨ VỆ SINH

28

Tối ưu hóa thời gian nghiền trong

máy nghiền bi;

Tối ưu hóa lượng nước trộn trong

máy trộn;

Giới hạn tải điện trong lò bằng

cách sử dụng môtơ điện 2 tốc độ

hoặc môtơ điện có khớp nối thay

đổi;

Sử dụng bộ cảm biến độ ẩm cho

việc kiểm tra hiệu quả sấy và đổ

lớp phủ trong sản xuất gạch gốm;

Sử dụng máy phát điện và nhiệt

liên hợp để phát điện bằng nhiệt

thải từ các tuabin chạy bằng khí

dùng cho máy phun sấy.

Chlorua và Fluorua

Các muối của clo và flo là các chất ô

nhiễm tìm thấy trong khí thải của các

lò nung gốm và sinh ra từ vật liệu đất

sét bị ô nhiễm. Việc sử dụng phụ gia

và nước có chứa clo trong khi chuẩn bị

nguyên liệu có thể làm sinh ra phát

thải axit clohydric (HCl). Axit

hydrofloric (HF) có thể được sinh ra

từ sự phân hủy đất sét chứa flosilicat.

Các biện pháp phòng ngừa và kiểm

soát phát thải của clorua và florua

được khuyến nghị bao gồm:

Sử dụng nguyên liệu ít florua và

phụ gia có thể làm loãng phát thải

trong vật liệu khi xử lý;

Sử dụng thiết bị lọc khô. Có thể

kiểm soát HF và HCl bằng chất

hấp thụ, bao gồm sodium

bicarbonate (NaHCO3), calcium

hydroxide [Ca(OH)2], và vôi trong

điều kiện ướt hoặc khô.

Kim loại

Hàm lượng kim loại nặng trong hầu

hết nguyên liệu gốm thường thấp và ít

liên quan, ngoại trừ có trong nguyên

liệu men màu cho gốm. Để giảm phát

thải kim loại cần thực hiện:

Sử dụng loại men kính sẵn có

thông dụng không chứa chì hoặc

kim loại độc hại. Tránh sử dụng bột

màu crom và chất màu chứa

antimony, bari, coban, chì, lithium,

mangan hoặc vanadium;

Sử dụng hỗn hợp màu (ví dụ bột

màu chứa chất biến màu) bền vững

ở nhiệt độ cao và thường trơ trong

hệ silicat. Nguy cơ kim loại bay hơi

của loại men kính này có thể giảm

được bằng các chu kỳ nung ngắn

hơn;

Sử dụng công nghệ thu bụi hiệu

suất cao (ví dụ túi vải lọc bụi).

Nước thải

Nước thải quy trình công nghiệp

Nước thải chủ yếu được sinh ra từ

nước rửa trong quá trình chuẩn bị và

từ khuôn đúc, và từ một loạt các hoạt

động khác (ví dụ như phủ men kính,

trang trí, đánh bóng và nghiền ướt).

Nước thải đăc trưng bằng độ đục và

màu sắc do rất nhiều hạt rất mịn lơ

lửng của men kính và khoáng sét. Ô

nhiễm tiềm tàng gồm các chất rắn lơ

lửng (ví dụ đất sét và silicat không

tan) kim loại nặng không tan và lơ

Page 35: Bia tong hop

Hướng dẫn về Môi trường, Sức khoẻ và An toàn

NGÀNH SẢN XUẤT GẠCH GỐM VÀ SỨ VỆ SINH

29

lửng (ví dụ chì và kẽm), các muối

sunfat, bo (boron) và vết của chất hữu

cơ. Các biện pháp cụ thể để ngăn ngừa

và giảm thiểu sự phát sinh nước thải

trong lĩnh vực công nghiệp này bao

gồm:

Sử dụng hệ thống làm sạch bằng

khí khô thay cho hệ thống làm sạch

bằng khí ướt;

Nếu có thể, nên lắp đặt hệ thống

thu hồi nước thải men kính;

Lắp đặt hệ thống đường ống vận

chuyển;

Tách dòng nước thải khỏi các công

đoạn sản xuất và áp dụng hệ thống

sử dụng lại nước tuần hoàn khép

kín.4

Xử lý nước thải

Kỹ thuật xử lý nước thải công nghiệp

trong lĩnh vực này bao gồm việc cân

bằng tải và dòng với việc điều chỉnh

độ pH; Làm lắng cặn lơ lửng bằng các

bể lắng hoặc chất làm trong; lọc nhiều

lần để giảm các cặn lơ lửng không

lắng được; khử nước và chất thải trong

các hố chôn; hoặc nếu đó là chất thải

nguy hại thì đưa đến địa điểm của chất

thải nguy hại. Có thể bổ sung kỹ thuật

kiểm soát cho việc loại bỏ kim loại

cao cấp có sử dụng màng lọc hoặc

công nghệ xử lý hóa/lý khác.

Quản lý nước thải công nghiệp và các

ví dụ xử lý cụ thể được nêu trong

Hướng dẫn chung EHS. Thông qua

4 Tái sử dụng nước trong các cơ sở sản xuất gạch gốm

thông thường là 70-80 % và 30-50 % cho các cơ sở sản

xuất sứ vệ sinh.

việc sử dụng các công nghệ này và kỹ

thuật thực hành tốt cho việc quản lý

nước thải, các thiết bị phải đáp ứng

các giá trị hướng dẫn cho việc thải

nước thải như nêu trong các Bảng liên

quan trong Phần 2 của tài liệu này.

Các nguồn nước thải khác và việc tiêu

thụ nước

Hướng dẫn quản lý nước thải không bị

ô nhiễm từ các hoạt động thiết thực,

nước mưa không ô nhiễm, và nước

thải vệ sinh được quy định trong

Hướng dẫn chung EHS. Nguồn nước

bị ô nhiễm được gom lại vào hệ thống

xử lý đối với nước thải công nghiệp.

Khuyến nghị nhằm giảm tiêu thụ

nước, đặc biệt ở những nơi nguồn

nước thiên nhiên bị hạn chế, được quy

định trong Hướng dẫn chung EHS.

Chất thải rắn

Nước thải của các nhà máy sản xuất

sản phẩm gốm phần lớn chứa các loại

bùn khác nhau, bao gồm bùn từ quá

trình xử lý nước thải và bùn từ các

hoạt động phủ men kính, trát vữa,

nghiền. Các chất thải khác bao gồm

mảnh vỡ trong quá trình sản xuất (ví

dụ tạo hình, sấy và nung); các mảnh

vật liệu chịu lửa vỡ; chất rắn sau khi

xử lý bụi (ví dụ làm sạch bằng thổi khí

và hút bụi); vữa đổ khuôn thừa, tác

nhân hấp phụ thừa (ví dụ hạt đá vôi và

bột đá vôi); và chất thải của bao gói

(ví dụ nhựa, gỗ, kim loại, giấy).

Các biện pháp quản lý chất thải rắn

được khuyến nghị như sau:

Page 36: Bia tong hop

Hướng dẫn về Môi trường, Sức khoẻ và An toàn

NGÀNH SẢN XUẤT GẠCH GỐM VÀ SỨ VỆ SINH

30

Giảm phế thải sản xuất thông qua

cải tiến quy trình như sau:

o Thay thế khuôn đúc thạch cao

bằng bộ đúc ép (ép đẳng tĩnh)

bằng khuôn polymer;

o Tăng tuổi thọ khuôn thạch cao

(ví dụ sử dụng khuôn thạch cao

cứng hơn bằng cách sử dụng

máy trộn thạch cao tự động

hoặc máy trộn thạch cao chân

không);

o Lắp đặt thiết bị điện tử kiểm

soát đường cong nung đốt (để

tối ưu hóa quá trình và giảm sản

phẩm vỡ);

o Lắp đặt cabin phun men kính để

thu hồi được men thừa.

Giảm phế thải bằng cách tái sử dụng

các mảnh cắt, sản phẩm vỡ, khuôn

đã qua sử dụng, các sản phẩm phụ,

kể cả bùn, bằng kỹ thuật sau:

o Dùng lại bùn vào khuôn gốm,

đặc biệt vào các thiết bị trong

đó nguyên liệu được chuẩn bị

theo quy trình ướt;

o Tái sử dụng bùn của quá trình

sản xuất gốm cao cấp và sản

phẩm sứ vệ sinh hoặc làm phụ

gia cho sản xuất gạch hoặc cốt

liệu bằng đất sét xốp;

o Tái sử dụng bụi thu hồi trong

các hệ thống hút bụi và qua các

hoạt động khác để sử dụng như

nguyên liệu, cùng với các mảnh

vụn và rơi vãi khác của quá

trình.

Đối với vật liệu không thể tái sử

dụng, việc thải bỏ phải theo quy

định về quản lý chất thải công

nghiệp trong Hướng dẫn chung

EHS.

1.2 An toàn và sức khỏe nghề

nghiệp

Tác động về an toàn và sức khỏe nghề

nghiệp trong quá trình xây dựng và

ngừng hoạt động của các nhà máy sản

xuất gạch gốm và sản phẩm sứ vệ sinh

cũng tương tự như của hầu hết các cơ

sở công nghiệp và việc kiểm soát và

ngăn ngừa các tác động này được nêu

trong Hướng dẫn chung EHS. Các

vấn đề về an toàn và sức khỏe nghề

nghiệp liên quan đến các quá trình

hoạt động sản xuất gạch gốm và sứ vệ

sinh chủ yếu bao gồm:

Nguy hiểm về đường ô hấp

Phơi nhiễm ở nhiệt độ cao

Phơi nhiễm với tiếng ồn/rung chấn

Nguy hiểm về thân thể

Nguy hiểm về điện

Nguy hiểm về đường hô hấp

Nơi làm việc bị phơi nhiễm với các

hạt bụi nhỏ trong không khí ở dạng

bụi silic (SiO2), sinh ra từ cát thạch

anh và trường thạch, là mối nguy hiểm

nghề nghiệp chủ yếu của ngành công

nghiệp này. Các nguy hiểm tiềm ẩn

khác có thể sinh ra từ việc tráng men

kính, bụi trong không khí của vật liệu

Page 37: Bia tong hop

Hướng dẫn về Môi trường, Sức khoẻ và An toàn

NGÀNH SẢN XUẤT GẠCH GỐM VÀ SỨ VỆ SINH

31

chịu lửa và sản phẩm phụ khi đốt.

Khuyến nghị kỹ thuật kiểm soát và

ngăn ngừa mối nguy hiểm này bao

gồm:

Phân tách kho nguyên liệu với các

khu vực hoạt động khác;

Lắp đặt hệ thống các quạt hút có bộ

phận lọc bụi (ví dụ fettling hoods);

Lắp đặt hệ thống thông gió cho lò

(ví dụ sử dụng quạt điều chỉnh

được gắn vào đỉnh lò) tạo điều kiện

cho việc nạp và dỡ tải lò;

Thường xuyên loại bỏ bụi trên các

bề mặt (ví dụ thiết bị làm sạch chân

không với bộ lọc bụi hạt trong

không khí công suất cao [HEPA];

Thực hiện quét bằng chân không,

ống hút phía dưới hoặc quét ướt,

thay cho việc quét khô;

Nếu có thể, trộn sơ bộ vật liệu để

giảm thời gian trộn. Hạn chế dùng

xẻng xúc bột liệu khô và bố trí tiếp

thu nguyên liệu vào các côngtenơ

lớn khi vận chuyển bằng thiết bị

nâng;

Vận chuyển nguyên liệu bằng các

băng tải kín hoặc bằng đường ống;

Thực hiện việc phun men kính

trong khu vực thông gió tốt và lắp

đặt các cabin phun. Tránh sử dụng

men kính kém tan, có chứa chì và

các kim loại nặng khác;

Trang bị thiết bị bảo hộ cá nhân

(PPE) (ví dụ áo khoác bảo hộ, kính

mắt, găng tay, mặt nạ) cho người

lao động khi đang phải làm việc

trong môi trường bụi và môi trường

đang phun men kính).

Phơi nhiễm ở nhiệt độ cao

Phơi nhiễm ở nhiệt độ cao xảy ra trong

quá trình hoạt động và bảo dưỡng lò

nung và thiết bị nhiệt khác. Phơi

nhiễm với nhiệt tỏa ra và thay đổi

nhiệt độ, và với độ ẩm xung quanh cao

là một mối nguy hiểm đặc thù của

ngành này. Khuyến nghị các kỹ thuật

kiểm soát và ngăn ngừa sự phơi nhiễm

với nhiệt độ cao bao gồm:

Đảm bảo thông gió tốt tại nơi làm

việc (ví dụ thổi không khí sạch, tạo

ra sự thông gió ngang và lắp đặt

quạt hút);

Cần có phòng điều hòa không khí

cho người lao động nghỉ giải lao;

Cần sử dụng thiết bị chắn mặt cho

người lao động khi phải làm việc

gần thiết bị tỏa nhiệt;

Giảm thời gian phải làm việc trong

môi trường nhiệt độ cao (cắt ngắn

ca sản xuất tại vị trí này);

Sử dụng PPE (ví dụ găng cách

nhiệt, giày và mặt nạ cung cấp

dưỡng khí) đặc biệt trong các hoạt

động bảo dưỡng.

Tiếng ồn và rung chấn

Nguồn tiếng ồn bao gồm việc chuẩn bị

nguyên liệu (ví dụ đập, nghiền, nung,

trộn khô và ướt, sàng và phân loại),

quy trình ép và tạo hạt, cắt, mài và

Page 38: Bia tong hop

Hướng dẫn về Môi trường, Sức khoẻ và An toàn

NGÀNH SẢN XUẤT GẠCH GỐM VÀ SỨ VỆ SINH

32

đánh bóng, quạt lửa trong lò và hoạt

động đóng gói. Hướng dẫn quản lý

tiếng ồn được quy định trong Hướng

dẫn chung EHS.

Nguy hiểm thân thể

Các hoạt động liên quan đến vận hành

và bảo dưỡng thiết bị (ví dụ máy

nghiền, máy nghiền tách và băng

truyền) là nguồn phơi nhiễm với các

tác động đến thân thể, đặc biệt là trong

quá trình khởi động và tắt thiết bị. Các

mối nguy hiểm điển hình khác bao

gồm xử lý với vật liệu sắc, nhấc các

vật thể nặng, thực hiện các động tác

lặp lại. Hướng dẫn kiểm soát và ngăn

ngừa các mối nguy hiểm đến được mô

tả trong Hướng dẫn chung EHS.

Nguy hiểm về điện

Người lao động có thể bị phơi nhiễm

với mối nguy hiểm về điện do tiếp xúc

với thiết bị điện trong suốt quá trình

sản xuất gạch gốm và sản phẩm sứ vệ

sinh. Các khuyến nghị về kiểm soát và

phòng ngừa nguy hiểm điện giật được

quy định trong Hướng dẫn chung

EHS.

1.3 An toàn và sức khỏe cộng

đồng

Các tác động về an toàn và sức khỏe

cộng đồng trong quá trình xây dựng,

vận hành và phá dỡ nhà máy sản xuất

sản phẩm gốm thường là những tác

động của thiết bị công nghiệp và được

nêu trong Hướng dẫn chung EHS.

Page 39: Bia tong hop

Hướng dẫn về Môi trường, Sức khoẻ và An toàn

NGÀNH SẢN XUẤT GẠCH GỐM VÀ SỨ VỆ SINH

33

2.0 Các chỉ số thực hiện và việc

giám sát

2.1 Môi trường

Hướng dẫn phát thải khí và xả thải

lỏng

Bảng 1 và 2 đưa ra các hướng dẫn

phát thải khí và xả thải của lĩnh vực

công nghiệp này. Các chỉ số hướng

dẫn này thể hiện thực hành công

nghiệp tốt như đã được phản ánh trong

các tiêu chuẩn trong hệ thống pháp

luật ở một số nước. Các mức hướng

dẫn này có thể đạt được ở điều kiện

hoạt động bình thường của cơ sở sản

xuất thông qua việc áp dụng các biện

pháp kỹ thuật ngăn ngừa và kiểm soát

ô nhiễm đã được bàn đến ở những

phần trước của hướng dẫn này. Các

định mức này cần đạt được, mà không

pha loãng, ít nhất 95% thời gian cơ sở

sản xuất hoạt động, và có thể tính

bằng tỷ lệ giờ hoạt động hằng năm.

Mức chênh lệch với các giá trị hướng

dẫn do điều kiện của dự án cụ thể cần

được giải trình trong báo cáo đánh giá

môi trường.

Hướng dẫn về phát thải được áp dụng

cho quá trình phát thải khí thải. Hướng

dẫn phát thải của nguồn đốt nhiên liệu

kết hợp với các hoạt động sinh nhiệt

và phát điện từ những nguồn có công

suất nhiệt đầu vào bằng hoặc thấp hơn

50 MWth được đề cập trong Hướng

dẫn chung EHS, với phát thải nguồn

điện lớn hơn được đề cập đến trong

Hướng dẫn EHS cho nhà máy nhiệt

điện. Hướng dẫn xem xét môi trường

xung quanh dựa trên tổng thải lượng

khí thải được cung cấp trong Hướng

dẫn chung EHS.

Hướng dẫn về xả thải được áp dụng

cho xả thải trực tiếp nước thải đã xử lý

vào nguồn tiếp nhận là nước mặt có

mục đích sử dụng chung. Mức thải đặc

thù theo từng địa điểm có thể được

thành lập ra dựa trên điều kiện sẵn có

và thực trạng sử dụng của hệ thống thu

gom và xử lý nước thải chung, hoặc

nếu thải trực tiếp vào nguồn nước mặt

thì sự phân loại thủy vực tiếp nhận

nước theo mục đích sử dụng được đề

cập đến trong Hướng dẫn chung

EHS.

Bảng 1:

Mức phát thải không khí trong sản xuất gạch

gốm

Ô nhiễm Đơn vị Giá trị

hướng dẫn

Bụi hạt mg/Nm3 50a

SO2 mg/Nm3 400b

NOX mg/Nm3 600b

HCl mg/Nm3 30

HF mg/Nm3 5

Chì mg/Nm3 0,5

Cadimium mg/Nm3 0,2

TOC mg/Nm3 20

CHÚ THÍCH: a ống khói lò sấy và lò nung; b hoạt động của lò (ở 10% O2)

Page 40: Bia tong hop

Hướng dẫn về Môi trường, Sức khoẻ và An toàn

NGÀNH SẢN XUẤT GẠCH GỐM VÀ SỨ VỆ SINH

34

Bảng 2:

Mức xả thải trong sản xuất gạch gốm

Ô nhiễm Đơn vị Giá trị

hướng dẫn

pH S.U. 6-9

BOD5 mg/L 50

TSS mg/L 50

Dầu mỡ mg/L 10

Chì mg/L 0,2

Cadmium mg/L 0,1

Chromium

(tổng)

mg/L 0,1

Cobalt mg/L 0,1

Đồng mg/L 0,1

Nikel mg/L 0,1

Kẽm mg/L 2

Mức tăng nhiệt

độ

oC <3a

a Tại rìa của vùng hòa trộn mang tính khoa học, có

tính đến chất lượng nước xung quanh, việc sử dụng

nước, khả năng thu nhận và đồng hóa.

Nguồn sử dụng

Các bảng 3 và 4 cung cấp các ví dụ

về tiêu thụ nguồn và chỉ số tải trong

lĩnh vực công nghiệp này. Các giá

trị ngành này chỉ mang tính tham

khảo để so sánh và các dự án cụ thể

cần có kế hoạch cải tiến liên tục

trong lĩnh vực này.

Bảng 3:

Tiêu thụ năng lượng

Đầu vào trên một

đơn vị sản phẩm

Đơn vị Chuẩn công

nghiệp

Sản xuất gạch gốm – tiêu thụ năng lượng

Nhiệt năng:

Quy trình phun sấy

kJ /kg 980-2200

Nhiệt năng:

Quy trình sấy

kJ /kg 250-750

Nhiệt năng:

nung đốt: gạch qua lửa

một lần (lò tunnel)

kJ /kg 5400-6300

Nhiệt năng:

nung đốt :gạch qua lửa

hai lần (lò tunnel)

kJ /kg 6000-7300

Nhiệt năng:

nung đốt: gạch qua lửa

một lần

(lò nung con lăn liên

tục)

kJ /kg 1900-4800

Nhiệt năng:

nung đốt :gạch qua lửa

hai lần

(lò nung con lăn liên

tục)

kJ /kg 3400-4600

Điện năng:

Quá trình ép

kW/kg 50-150

Điện năng:

Sấy

kW/kg 10-40

Điện năng:

Nung đốt

kW/kg 20-150

Sản xuất SP sứ vệ sinh - tiêu thụ năng lượng

Lò nung tunnel thông

thường

kJ /kg 9100-12000

Lò tunnel với vật liệu

cách nhiệt bằng sợi

nhẹ

kJ /kg 4200-6500

Lò nung con lăn liên

tục kJ /kg 3500-5000

Lò hiện đại kiểu con

thoi kJ /kg 8500-11000

Nguồn: EU BREF (2005)

Page 41: Bia tong hop

Hướng dẫn về Môi trường, Sức khoẻ và An toàn

NGÀNH SẢN XUẤT GẠCH GỐM VÀ SỨ VỆ SINH

35

Bảng 4:

Phát sinh chất thải

Đầu ra trên một

đơn vị sản phẩm

Đơn vị Chuẩn công

nghiệp

Thải tráng men sinh

ra trong quá trình

tráng men bề mặt SP

g/m2 của bề

mặt gạch

100

Bùn thải g/m2 của bề

mặt

90-150

Chất thải rắn - các

mảnh cắt và gạch phế

phẩm

g/m2 của bề

mặt gạch

700-1300

Tái chế và sử dụng lại

men kính trong sản

xuất sứ vệ sinh

m3/ngày 0,08-0,1

men kính đã sử dụng

trên một đơn vị sản

phẩm sứ vệ sinh

kg/sản phẩm 1,5-3

Quan trắc môi trường

Các chương trình quan trắc môi trường

cho ngành công nghiệp này cần được

thực hiện để giải quyết tất cả các hoạt

động đã được xác định có khả năng tác

động đáng kể đến môi trường, trong

thời gian hoạt động bình thường và

trong điều kiện bị trục trặc. Hoạt động

quan trắc môi trường phải dựa trực tiếp

hoặc gián tiếp vào các chỉ báo được áp

dụng đối với từng dự án cụ thể.

Tần suất quan trắc phải đủ để cung cấp

dữ liệu đại diện cho thông số đang được

theo dõi. Quan trắc phải do những

người được đào tạo tiến hành theo các

quy trình giám sát và lưu giữ biên bản

và sử dụng thiết bị được hiệu chuẩn và

bảo dưỡng đúng cách thức. Dữ liệu

quan trắc môi trường phải được phân

tích và xem xét theo các khoảng thời

gian định kỳ và được so sánh với các

tiêu chuẩn vận hành để sao cho có thể

thực hiện mọi hiệu chỉnh cần thiết.

Hướng dẫn bổ sung về áp dụng phương

pháp lấy mẫu và phân tích khí thải và

nước thải được cung cấp trong Hướng

dẫn chung EHS.

2.2 An toàn và sức khỏe nghề

nghiệp

Hướng dẫn an toàn và sức khỏe nghề

nghiệp

Hướng dẫn thực hiện sức khỏe và an

toàn lao động cần phải được đánh giá

dựa trên các hướng dẫn về mức tiếp xúc

an toàn được công nhận quốc tế, ví dụ

như hướng dẫn về Giá trị ngưỡng phơi

nhiễm nghề nghiệp (TLV ®) và Chỉ số

phơi nhiễm sinh học (BEIs ®) được

công bố bởi Hội nghị của các nhà vệ

sinh công nghiệp Hoa Kỳ (ACGIH),5

Cẩm nang Hướng dẫn về các mối nguy

Hóa chất do Viện vệ sinh, an toàn lao

động quốc gia Hoa Kỳ xuất bản

(NIOSH),6 Giới hạn phơi nhiễm (PELs)

do Cục sức khỏe và an toàn nghề

nghiệp Hoa Kỳ xuất bản (OSHA),7

Giá

trị giới hạn phơi nhiễm nghề nghiệp

được công bố bởi các quốc gia thành

viên Liên minh Châu Âu,8 hoặc các

nguồn tài liệu tương tự khác.

Tỷ lệ tai nạn và rủi ro

5 Có sẵn tại: http://www.acgih.org/TLV/ và

http://www.acgih.org/store/ 6 Có sẵn tại: http://www.cdc.gov/niosh/npg/ 7 Có sẵn tại:

http://www.osha.gov/pls/oshaweb/owadisp.show_docu

ment?p_table=STANDARDS&p_id=9.992 8 Có sẵn tại:

http://europe.osha.eu.int/good_practice/risks/ds/oel/

Page 42: Bia tong hop

Hướng dẫn về Môi trường, Sức khoẻ và An toàn

NGÀNH SẢN XUẤT GẠCH GỐM VÀ SỨ VỆ SINH

36

Dự án phải cố gắng giảm số vụ tai nạn

trong số công nhân tham gia dự án (bất

kể là sử dụng lao động trực tiếp hay

gián tiếp) xuống tỷ lệ bằng không, đặc

biệt là các vụ tai nạn gây ra mất ngày

công lao động và mất khả năng lao

động ở các mức độ khác nhau, hoặc

thậm chí bị tử vong. Tỷ lệ này của cơ sở

sản xuất có thể được so sánh với hiệu

quả thực hiện về vệ sinh an toàn lao

động trong ngành công nghiệp này của

các quốc gia phát triển thông qua tham

khảo các nguồn thống kê đã xuất bản

(ví dụ Cục thống kê lao động Hoa Kỳ

và Cơ quan quản lý về An toàn và Sức

khỏe Liên hiệp Anh).9

Giám sát an toàn và sức khỏe nghề

nghiệp

Môi trường làm việc phải được giám sát

để xác định kịp thời những mối nguy

nghề nghiệp tương ứng với dự án cụ

thể. Việc giám sát phải được thiết kế

chương trình và do những người chuyên

nghiệp thực hiện10

như là một phần của

chương trình giám sát an toàn sức khỏe

lao động. Cơ sở sản xuất cũng phải lưu

giữ bảo quản các biên bản về các vụ tai

nạn lao động và các loại bệnh tật, sự cố

nguy hiểm xảy ra. Hướng dẫn bổ sung

về các chương trình giám sát sức khỏe

lao động và an toàn được cung cấp

9 Có sẵn tại: http://www.bls.gov/iif/ và

http://www.hse.gov.uk/statistics/index.htm

10 Các chuyên gia được công nhận có thể gồm Chứng nhận vệ sinh công nghiệp, Vệ sinh lao động đã được

đăng ký, hoặc Chứng nhận chuyên nghiệp về an toàn

hoặc tương đương

trong Hướng dẫn chung EHS.

Page 43: Bia tong hop

Hướng dẫn về Môi trường, Sức khoẻ và An toàn

NGÀNH SẢN XUẤT GẠCH GỐM VÀ SỨ VỆ SINH

37

3.0 Tài liệu tham khảo và các

nguồn tài liệu khác

Assopiastrelle and Snam. 1998. Rapporto Integrato

Ambiente Energia Sicurezza Salute Qualità, Industria

Italiana delle Piastrelle di Ceramica e dei Materiali

Refrattari. Sassuolo, Italy: Assopiastrelle and Snam.

Department for Environment, Food, and Rural Affairs

(DEFRA), United Kingdom. 2004. Integrated Pollution

Prevention and Control. Secretary of State’s Guidance

for the A2 Ceramics Sector including Heavy Clay,

Refractories, Calcining Clay and Whiteware. Sector

Guidance Note IPPC SG7. London: DEFRA.

Available at

www.defra.gov.uk/environment/ppc/localauth/pubs/gu

idance/notes/sgnotes/

Environment Australia. 1998. National Pollutant

Inventory, Emissions Estimation Technique Manual

for Bricks, Ceramics, and Clay Product Manufacturing.

Camberra, Australia: Environment Australia.

Government of Hong Kong, Environmental Protection

Department. 1994. Air Management Group. A

Guidance Note on the Best Practicable Means for

Ceramic Works. BPM4. Hong Kong: Government of

Hong Kong. Available at

http://www.epd.gov.hk/epd/english/environmentinhk/a

ir/guide_ref/guide_best_pract.html

European Commission. 2005. European Integrated

Pollution Prevention and Control Bureau (EIPPCB).

Reference Document on Best Available Techniques

(BREF) for Ceramics. Seville: EIPPCB. Available at

http://eippcb.jrc.es/pages/FActivities.htm

European Commission. 1996. Corinair90. Emission

Inventory Guidebook. Fine Ceramics Production.

Activities 030320. Copenhagen: EC. Available at

http://reports.eea.europa.eu/EMEPCORINAIR4/en/B33

20vs2.1.pdf

European Environment Agency (EEA). 2001. Joint

EMEP/CORINAIR Atmospheric Emission Inventory

Guidebook, Third Edition. Copenhagen: EEA.

Available at

http://reports.eea.europa.eu/EMEPCORINAIR4/en/pa

ge012.html

German Federal Ministry for the Environment, Nature

Conservation, and Nuclear Safety (BMU). 2002. First

General Administrative Regulation Pertaining the

Federal Immission Control Act (Technical Instructions

on Air Quality Control- TA Luft). Berlin: BMU.

Available at

http://www.bmu.de/english/air_pollution_control/ta_luf

t/doc/36958.php

German Federal Ministry for the Environment, Nature

Conservation, and Nuclear Safety (BMU). 2004.

Promulgation of the New Version of the Ordinance on

Requirements for the Discharge of Waste Water into

Waters (Waste Water Ordinance - AbwV) of 17. June

2004. Berlin: BMU. Available at :

http://www.bmu.de/english/water_management/downlo

ads/doc/3381.php

Ireland Environmental Protection Agency (EPA). 1996.

BATNEEC Guidance Note - Coarse Ceramics. Class

13.4, Draft 3. Dublin: Ireland EPA. Available at

http://www.epa.ie/Licensing/BATGuidanceNotes/

.

Page 44: Bia tong hop

Hướng dẫn về Môi trường, Sức khoẻ và An toàn

NGÀNH SẢN XUẤT GẠCH GỐM VÀ SỨ VỆ SINH

38

Phụ lục A: Mô tả chung về các hoạt động công nghiệp

Các sản phẩm gốm sứ được sản xuất

từ gạch đất sét và vật liệu vô cơ phi

kim khác. Gạch gốm là những tấm

mỏng dùng để ốp và lát tường. Gạch

được tạo hình theo phương pháp đùn

hoặc ép khô ở nhiệt độ môi trường,

sau đó được sấy và nung để duy trì

hình dáng lâu bền. Sản phẩm gốm

dùng cho mục đích vệ sinh (lavabo,

chậu rửa, bệ xí và vòi nước uống)

thường là những bộ sản phẩm sứ vệ

sinh và chủ yếu được sản xuất từ sứ

thủy tinh (bán sứ) hoặc sành. Công

suất chung để sản xuất gốm sứ khoảng

từ 10 đến 50 tấn/ngày đối với sứ cao

cấp và 450 đến 500 tấn/ngày đối với

gạch gốm ốp lát.

Các hoạt động sản xuất gốm sứ thông

thường bao gồm nguyên liệu khoáng

sét với phụ gia khoáng và quy trình

nung/thiêu kết. Trong quy trình

nung/thiêu kết nguyên liệu được

chuyển sang pha thủy tinh (thủy tinh

hóa) ở nhiệt độ giữa 1000 và 1400oC.

Quá trình thủy tinh hóa sản phẩm gốm

sứ sẽ có những chỉ tiêu hóa lý đặc

trưng, bao gồm cường độ và độ bền

chịu nhiệt, chịu lửa và bền hóa. Quy

trình sản xuất chính được nêu trong

hướng dẫn này gồm lưu trữ và chuẩn

bị nguyên liệu, tạo hình, sấy, xử lý bề

mặt (phun men kính hoặc tráng men)

nung, xử lý (ví dụ đánh bóng) và đóng

gói. Hình A.1 mô tả quy trình chung

về sản xuất sản phẩm gốm.

Xử lý và lưu giữ nguyên liệu

Các sản phẩm của ngành công nghiệp

gốm sứ chủ yếu gồm hỗn hợp của

khoáng sét (aluminum silicate ở dạng

vật liệu dẻo) phối hợp với các khoáng

khác (ví dụ phụ gia, chất độn và chất

trợ dung [vật liệu không dẻo], và các

thành phần thủy tinh). Xem Bảng A.1.

Các thành phần để chế tạo xương

thường được chuyển đến kho nguyên

liệu theo dạng rời và được lưu giữ

dạng đổ đống hoặc trong các

côngtenơ/silo để hạn chế việc sinh bụi

và tác động tương hỗ với tác nhân môi

trường. Nguyên liệu được chuẩn bị

qua một số các quá trình (ví dụ đập

thô và đập tinh, nghiền, sàng, nghiền

khô nghiền ướt, sàng khô, phun sấy,

canxi hóa), trộn, ép và đùn hoặc đúc

khuôn (tạo hình/tạo dáng). Việc chuẩn

bị men kính được chuẩn bị với silica

(thành phần chính của men), chất trợ

dung (ví dụ kiềm, kiềm thổ, bo, chì),

chất tạo độ đục (ví dụ zircon và titan)

chất tạo màu (ví dụ sắt, crom, coban

và mangan). Nước thường được sử

dụng để hỗ trợ quá trình trộn và tạo

hình, tiếp theo là giai đoạn sấy. Có thể

áp dụng việc xử lý và trang trí bề mặt

của sản phẩm đất sét. Sau đó sản phẩm

được đưa vào lò để nung / thủy tinh

hóa.

Page 45: Bia tong hop

Hướng dẫn về Môi trường, Sức khoẻ và An toàn

NGÀNH SẢN XUẤT GẠCH GỐM VÀ SỨ VỆ SINH

39

Bảng A.1

Nguyên liệu tạo ra sản phẩm gồm

Các phụ gia cao lanh, đá vôi

Nguyên liệu cơ bản

(nguyên liệu thạch

cao)

kaolinit, montmorillonit

halloysit

Chất làm đầy và trợ

dung (vật liệu không

phải chất dẻo)

cát thạch anh,trường thạch, đá

vôi, dolomite wollastonite,

sắt oxit, thạch cao, steatite,

bột talc.

Các thành phần của

men kính

silica, kiềm, chì, bo, zircon,

sắt, crom, coban

Quá trình nung đốt

Quá trình nung tạo ra sự kết tinh sản

phẩm đất sét đã được tạo hình và sấy.

Việc nung bao gồm nung liên tục hoặc

gián đoạn. Lò tunnel và lò bánh xe lăn

là lò liên tục. Lò tunnel là lò làm bằng

vật liệu chịu lửa có đường ray để xe

goòng chạy trong lò. Xe goòng có nắp

vòm bằng vật liệu chịu lửa, trong đó sản

phẩm đã sấy được xếp lên các tấm đế

vững vàng. Xe được đẩy vào lò trong

một khoảng thời gian đặt trước, cho

phép không khí được thổi vào và khí xả

được hút ra. Hầu hết các lò nung đều

dùng khí ga. Nguyên liệu khô trên xe

được làm nóng sơ bộ nhờ khí nóng hút

ra từ vùng nung, trong khi không khí

thổi vào làm nguội vật liệu đã nung và

được nóng lại trước khi đốt cháy. Một

phần của không khí từ vùng làm nguội

thường được hút ra để điều chỉnh máy

sấy. Để giảm thời gian nung và tiêu hao

năng lượng cần phải có một buồng

nung kín khí và do đó buồng nung và xe

lò thường được làm kín phần bên của lò

tunnel bằng cát (hoặc bằng nước hoặc

giải pháp cơ khí khác) đối với không

khí phục hồi.

Lò nung có bánh xe lăn trần là thông

dụng nhất trong sản xuất gạch gốm ốp

lát. Dọc hai bên thành lò có bố trí các

nguồn lửa đốt dùng khí ga thiên nhiên.

Quy trình nung đốt giảm còn ít hơn 40

phút và gạch được chuyển trên các con

lăn. Cơ chế truyền nhiệt chính là đối lưu

và bức xạ nhiệt. Kiểu lò có các con lăn

ở đáy lò đôi khi cũng được sử dụng cho

việc sản xuất ngói đất sét và sản phẩm

sứ vệ sinh.

Lò trung gian bao gồm loại lò con thoi

và kiểu có nắp trên cơ sở các khoang

đơn được bịt kín, bên trong có chứa sản

phẩm gốm đã sấy khô, sau đó được

nung theo chu kỳ xác định. Lò thông

thường được trang bị ngọn lửa khí ga,

và lò trung gian đôi khi được sử dụng

để sản xuất sản phẩm sứ vệ sinh đặc

biệt có số lượng ít.

Hoàn thiện sản phẩm

Một số công việc xử lý sản phẩm được

thực hiện sau khi nung đốt để hoàn

thiện sản phẩm. Các công việc xử lý

này bao gồm mài (khô hoặc ướt), cưa

cát, và đánh bóng. Có thể bổ sung các

vật liệu phụ trợ đối với sản phẩm cụ thể.

Phân loại, bao gói, và lưu kho sản phẩm

gốm là những công việc tiếp theo của

quá trình sản xuất gốm sứ thông

thường.

Page 46: Bia tong hop

Hướng dẫn về Môi trường, Sức khoẻ và An toàn

NGÀNH SẢN XUẤT GẠCH GỐM VÀ SỨ VỆ SINH

40

Hình A.1: Quy trình điển hình về sản xuất gạch gốm

Hình A.2: Quy trình điển hình về sản xuất sản phẩm sứ vệ sinh

Kho nguyên

liệu

Chuẩn bị làm xương

Làm khuôn

Nung Xử lý bề

mặt

(tráng men)

Sấy,

cạo/làm

sạch

Đúc xương,

trang trí,

gọt mài

Hoàn thiện

sản phẩm Phân loại Bao gói Lưu giữ

hoặc xuất

kho

Kho

nguyên liệu

Chuẩn bị nguyên liệu (quy trình khô hoặc ướt đối

với bột ép) tiếp theo là nghiền, trộn và phun sấy

Nung Xử lý bề mặt (phun men kính cho

gạch men)

Sấy Tạo hình

Hoàn thiện

sản phẩm Phân loại Bao gói

Lưu kho và

xuất hàng

Làm khuôn

Page 47: Bia tong hop

Hướng dẫn về Môi trường, Sức khoẻ và An toàn

TRONG KHAI THÁC VẬT LIỆU XÂY DỰNG

41

HƯỚNG DẪN VỀ MÔI TRƯỜNG, SỨC KHỎE VÀ AN TOÀN

TRONG KHAI THÁC VẬT LIỆU XÂY DỰNG

Giới thiệu

Hướng dẫn về Môi trường, Sức khỏe

và An toàn là các tài liệu kỹ thuật

tham khảo cùng với các ví dụ công

nghiệp chung và công nghiệp đặc thù

của Thực hành công nghiệp quốc tế tốt

(GIIP).1 Khi một hoặc nhiều thành

viên của Nhóm Ngân hàng Thế giới

tham gia vào trong một dự án, thì

Hướng dẫn về Môi trường, Sức khỏe

và An toàn (EHS) này được áp dụng

tương ứng như là chính sách và tiêu

chuẩn được yêu cầu của dự án. Hướng

dẫn EHS của ngành công nghiệp này

được biên soạn để áp dụng cùng với

tài liệu Hướng dẫn chung EHS là tài

liệu cung cấp cho người sử dụng các

vấn đề về EHS chung có thể áp dụng

được cho tất cả các ngành công

nghiệp. Đối với các dự án phức tạp thì

cần áp dụng các hướng dẫn cho các

ngành công nghiệp cụ thể. Danh mục

đầy đủ về hướng dẫn cho đa ngành

công nghiệp có thể tìm trong trang

web:

www.ifc.org/ifcext/enviro.nsf/Content

1 Được định nghĩa là phần thực hành các kỹ năng

chuyên nghiệp, chăm chỉ, thận trọng và dự báo trước

từ các chuyên gia giàu kinh nghiệm và lành nghề

tham gia vào cùng một loại hình và thực hiện dưới

cùng một hoàn cảnh trên toàn cầu. Những hoàn cảnh

mà những chuyên gia giàu kinh nghiệm và lão luyện

có thể thấy khi đánh giá biên độ của việc phòng ngừa

ô nhiễm và kỹ thuật kiểm soát có sẵn cho dự án có

thể bao gồm, nhưng không giới hạn, các cấp độ đa

dạng về thoái hóa môi trường và khả năng đồng hóa

của môi trường cũng như các cấp độ về mức khả thi

tài chính và kỹ thuật.

/EnvironmentalGuidelines

Tài liệu Hướng dẫn EHS này gồm các

mức độ thực hiện và các biện pháp nói

chung được cho là có thể đạt được ở

một cơ sở công nghiệp mới trong công

nghệ hiện tại với mức chi phí hợp lý.

Khi áp dụng Hướng dẫn EHS cho các

cơ sở sản xuất đang hoạt động có thể

liên quan đến việc thiết lập các mục

tiêu cụ thể với lộ trình phù hợp để đạt

được những mục tiêu đó.

Việc áp dụng Hướng dẫn EHS nên chú

ý đến việc đánh giá nguy hại và rủi ro

của từng dự án được xác định trên cơ

sở kết quả đánh giá tác động môi

trường mà theo đó những khác biệt với

từng địa điểm cụ thể, như bối cảnh của

nước sở tại, khả năng đồng hóa của

môi trường và các yếu tố khác của dự

án đều phải được tính đến. Khả năng

áp dụng những khuyến cáo kỹ thuật cụ

thể cần phải được dựa trên ý kiến

chuyên môn của những người có kinh

nghiệm và trình độ.

Khi những quy định của nước sở tại

khác với mức và biện pháp trình bày

trong Hướng dẫn EHS, thì dự án cần

tuân theo mức và biện pháp nào

nghiêm ngặt hơn. Nếu quy định của

nước sở tại có mức và biện pháp kém

nghiêm ngặt hơn so với những mức và

biện pháp tương ứng nêu trong Hướng

dẫn EHS, theo quan điểm của điều

kiện dự án cụ thể, mọi đề xuất thay đổi

khác cần phải được phân tích đầy đủ

và chi tiết như là một phần của đánh

Page 48: Bia tong hop

Hướng dẫn về Môi trường, Sức khoẻ và An toàn

TRONG KHAI THÁC VẬT LIỆU XÂY DỰNG

42

giá tác động môi trường của địa điểm

cụ thể. Các phân tích này cần phải

chứng tỏ rằng sự lựa chọn các mức

thực hiện thay thế có thể bảo vệ môi

trường và sức khỏe con người.

Khả năng áp dụng

Tài liệu này bao gồm các thông tin

liên quan các hoạt động khai thác vật

liệu xây dựng như cốt liệu, đá vôi, đá

phiến, cát, sỏi, đất sét, thạch cao,

trường thạch, cát, đá thạch anh, cũng

như khai thác đá khối lớn. Tài liệu này

áp dụng cho các dự án độc lập và các

hoạt động khai thác phụ trợ cho xây

dựng, xây dựng dân dụng và các dự án

xi măng. Mặc dù các hướng dẫn khai

thác vật liệu xây dựng nhấn mạnh đến

các mô hình khai thác tổng thể và lớn,

tài liệu cũng có thể áp dụng cho các

hoạt động quy mô nhỏ. Tài liệu này

bao gồm những phần như sau:

Phần 1.0 - Các tác động đặc thù của

ngành công nghiệp và việc quản lý.

Phần 2.0 - Các chỉ số thực hiện và việc

giám sát.

Phần 3.0 - Các tài liệu tham khảo và

các nguồn bổ sung.

Phụ lục A - Mô tả chung về các hoạt

động công nghiệp.

Page 49: Bia tong hop

Hướng dẫn về Môi trường, Sức khoẻ và An toàn

TRONG KHAI THÁC VẬT LIỆU XÂY DỰNG

43

1.0 Các tác động đặc thù của

ngành công nghiệp và việc quản

Phần này cung cấp tóm tắt các vấn đề

môi trường, sức khỏe và an toàn EHS

liên quan đến khai thác vật liệu xây

dựng phát sinh trong quá trình hoạt

động, xây dựng, và ngừng hoạt động,

cùng với các khuyến nghị quản lý. Các

khuyến nghị về quản lý môi trường,

sức khỏe và an toàn EHS thông

thường trong hầu hết các dự án lớn đã

được quy định trong Hướng dẫn

chung EHS.

1.1 Môi trường

Các vấn đề về môi trường của quá

trình hoạt động xây dựng và ngừng

hoạt động trong khai thác vật liệu xây

dựng bao gồm các vấn đề chính sau:

Phát thải vào không khí

Tiếng ồn và rung chấn

Nước

Chất thải

Chuyển đổi đất

Phát thải khí

Phát thải dạng hạt

Phát thải dạng hạt (PM) được sinh ra

trong các quá trình khai thác và chế

biến vật liệu (như xúc, xới, khoan, nổ

mìn, vận chuyển, đập, nghiền, sàng, và

đổ đống). Nguồn phát thải dạng hạt

PM chính bao gồm đập-nghiền, khoan,

nổ mìn và vận chuyển. Tác động của

phát thải dạng hạt liên quan đến kích

cỡ hạt (ví dụ kể cả đường kính nhỏ

hơn 2,5micron), thành phần chính của

nó (ví dụ silic dioxit, silic oxit,

cacbonat) cũng như độ tinh khiết của

đá và thành phần vết (ví dụ sợi

amiăng).

Kỹ thuật kiểm soát và phòng ngừa ô

nhiễm bụi phát thải phải tính đến độc

tố sinh thái học của bụi và ảnh hưởng

đến con người, và bao gồm:

Việc dọn sạch đất, loại bỏ đất bề

mặt và vật liệu thừa, làm đường, đổ

và đánh đống, phá nổ mìn, phải

được quy hoạch theo những yếu tố

khí tượng (ví dụ như lượng mưa,

nhiệt độ, hướng gió, và tốc độ)

cũng như theo vị trí đặt của các

cảm biến;

Cần thiết kế và lắp đặt một hệ

thống xử lý vật liệu đơn giản và

hợp lý để giảm thiểu điểm vận

chuyển (ví dụ như nhà máy chế

biến phải nằm gần mỏ đá);

Phát thải bụi từ các hoạt động

khoan phải được kiểm soát tại

nguồn phát thải bằng các thiết bị

thông gió, hút bụi, lọc bụi và phải

thực hiện quá trình khoan và chế

biến theo quy trình ướt, nếu có thể;

Bụi phát thải từ các thiết bị chế

biến (ví dụ như máy đập, máy

nghiền, máy sàng) phải được kiểm

soát tốt bằng thiết bị hút bụi, quy

trình ướt, hoặc phun nước. Việc

Page 50: Bia tong hop

Hướng dẫn về Môi trường, Sức khoẻ và An toàn

TRONG KHAI THÁC VẬT LIỆU XÂY DỰNG

44

kiểm soát bụi phải cân nhắc đến

việc sử dụng vật liệu đã khai thác

(ví dụ nên áp dụng quá trình chế

biến ướt khi vật liệu ướt hoặc hàm

lượng ẩm không ảnh hưởng đến

việc sử dụng vật liệu đó);

Phải áp dụng quy trình giảm thiểu

rơi vật liệu từ trên cao;

Sử dụng băng chuyền và băng tải

cố định cũng như di động để vận

chuyển vật liệu đến xe tải qua các

đưỡng dẫn nội bộ (nên dùng băng

tải bằng cao su có gắn bộ phận làm

sạch);

Đường dẫn nội bộ phải thông

thoáng, được thường xuyên nâng

cấp và bảo dưỡng;

Cần giới hạn tốc độ của xe tải;

Sử dụng hệ thống tưới nước hoặc

vòi phun để thực hiện việc phun

nước và sử dụng chất xử lý bề mặt

(ví dụ chất hút ẩm như canxi clorua

và tác nhân hóa học liên kết đất)

đối với đường đi và lên các đống

vật liệu;

Thực hiện thảm thực vật trên bề

mặt phơi nhiễm của đống vật liệu.

Các chất ô nhiễm không khí khác

Các chất phụ sinh ra sau quá trình đốt

cháy của phương tiện và các nguồn

khác phát tán trong không khí tại nơi

khai thác. Các biện pháp ngăn ngừa và

kiểm soát ô nhiễm đối với các tác

động này được quy định trong Hướng

dẫn chung EHS.

Các loại khí độc và không độc thường

là sản phẩm phụ sinh ra từ các hoạt

động nổ mìn, không liên quan đến vật

liệu nổ được sử dụng. Khí phát thải

NO2, CO, and NO được sinh ra trong

quá trình nổ mìn.

Kỹ thuật kiểm soát và ngăn ngừa ô

nhiễm được khuyến nghị như sau:

Thay thế phương pháp nổ mìn bằng

sử dụng búa thủy lực hoặc phương

pháp cơ khí khác;

Nếu cần thiết phải nổ mìn thì phải

quy hoạch việc nổ mìn (bố trí,

đường kính, chiều sâu và hướng

của lỗ nổ mìn);

Việc khai hỏa chính xác, thành

phần đặc trưng của hỗn hợp

ammonium nitrate với dầu đốt phải

được đảm bảo bằng cách giảm

thiểu lượng nước dư thừa, tránh

việc trộn hỗn hợp vật liệu nổ không

chuẩn hoặc không kỹ.

Tiếng ồn và rung chấn

Tiếng ồn

Phát thải âm thanh thông thường liên

quan đến các hoạt động khai thác, bao

gồm cả khai thác vật liệu xây dựng và

đá khối lớn. Tiếng ồn được sinh ra

trong tất cả các quá trình khai thác và

chế biến (ví dụ như xúc, chải, khoan,

nổ mìn, cắt bằng vòi phun lửa, vận

chuyển, nghiền, xay, sàng phân loại

kích thước, và đánh đống vật liệu).

Nguồn tiếng ồn chủ yếu liên quan đến

việc khoan, đập, di chuyển trong xử

lý, sàng và vận chuyển. Trong khai

Page 51: Bia tong hop

Hướng dẫn về Môi trường, Sức khoẻ và An toàn

TRONG KHAI THÁC VẬT LIỆU XÂY DỰNG

45

thác đá khổ lớn, nếu phun lửa để cắt2

thì đây là nguồn tiếng ồn đặc trưng.

Các kỹ thuật kiểm soát và giảm thiểu

phát thải tiếng ồn được khuyến nghị

như sau:

Giảm tiếng ồn của dàn khoan dầu

khí bằng thiết bị khoan dầu chuyên

dụng hoặc khoan thủy lực;

Thực hiện hoạt động chế biến trong

các nhà máy kín hoặc có che phủ;

Lắp đặt các vật chắn tiếng ồn hữu

dụng và (hoặc) các vật ngăn để

ngăn tiếng ồn với hàng rào vây

quanh và vải màn che tại hoặc gần

thiết bị gây ồn (máy đập, máy

nghiền và sàng);

Sử dụng vải cao su hoặc vải ngăn

tiếng ồn phủ lên bề mặt thiết bị chế

biến (máy sàng, máy đập, điểm vận

chuyển và máy bơm);

Sử dụng băng tải và băng chuyền

bằng cao su;

Đặt rào chắn thiên nhiên tại các

gianh giới thiết bị (ví dụ như bức

màn thực vật hoặc bờ đê bằng đất);

Tối ưu hóa các con đường nội bộ,

cụ thể là giảm thiểu sử dụng các

con đường hai chiều (giảm thiểu

tiếng ồn từ các phương tiện ngược

chiều) và tăng tối đa khoảng cách

điểm tiếp nhận gần nhất;

Phải thận trọng khi sử dụng máy

móc khởi động bằng điện;

2 Gia công cắt dùng vòi lửa được sử dụng chủ yếu ở

nơi chật hẹp và khó lắp ráp máy khoan cơ khí

Phải giới hạn tốc độ cho xe tải;

Tránh gia công cắt đá có sử dụng

vòi lửa;

Xây các đê chắn để ngăn tầm nhìn

và ngăn tiếng ồn.

Rung chấn

Phát thải rung nhiều nhất thường liên

quan đến các hoạt động nổ mìn, trong

khi phát thải rung từ thiết bị đập đá lại

nhỏ hơn. Kỹ thuật kiểm soát và giảm

thiểu các phát thải liên quan đến nổ

mìn (như rung, ép, đá bắn) được

khuyến nghị như sau:

Áp dụng sơ đồ nổ mìn đặc thù; quy

trình khởi nổ và truyền nổ chính

xác; Sử dụng kíp nổ chậm, chậm

chính xác và kíp nổ điện; thử nổ tại

hiện trường (việc khởi nổ bằng kíp

nổ chậm ngắn cải thiện được các

mảnh vỡ và giảm rung chấn trong

lòng đất);

Nghiên cứu thiết kế nổ mìn, bao

gồm khảo sát bề mặt nổ mìn, để

tránh khởi nổ quá chậm và khảo sát

kỹ lỗ nổ mìn để kiểm tra độ lệch

dẫn đến phải tính toán lại việc nổ

mìn;

Kiểm soát rung chấn ngầm và ép

quá mức bằng sơ đồ lỗ khoan thích

hợp (chiều dài và đường kính lỗ

khoan, hướng bề mặt nổ) và khởi

nổ và quy trình nhồi thuốc vào lỗ

khoan phù hợp, để giới hạn khả

năng đá bay và nổ trong;

Ưu tiên dùng phương pháp đập

bằng búa thủy lực hoặc phương

Page 52: Bia tong hop

Hướng dẫn về Môi trường, Sức khoẻ và An toàn

TRONG KHAI THÁC VẬT LIỆU XÂY DỰNG

46

pháp cơ khí khác để cải thiện các

mảnh đá vỡ và giảm thiểu nguy cơ

đá bay, thay vì sử dụng nổ thứ sinh

(nổ bù);

Sử dụng phương pháp cưa cắt cơ

khí được ưu tiên hơn để hạn chế

hoặc tránh sử dụng phương pháp

nổ mìn;

Các nguồn rung chấn khác bao

gồm đầu tiên là máy đập và sàng

lắc ngang. Việc thiết kế nền thật tốt

cho các thiết bị này giúp giảm được

rất nhiều loại rung chấn này.

Nước

Tiêu thụ nước

Các hoạt động cưa cắt dùng lưỡi cưa

kim cương, các phân xưởng rửa cốt

liệu, và các hoạt động khai thác đá

khối lớn đòi hỏi một nguồn nước lớn.

Ngoài các hướng dẫn về sử dụng nước

quy định trong Hướng dẫn chung

EHS, việc sử dụng nước phải được

hạn chế thông qua hệ thống tuần hoàn

và sử dụng lại, triển khai hệ thống bể

lắng khép kín cho quá trình khai thác.

Nếu phải sử dụng nhiều nước, đặc biệt

là ở các vùng khô cằn hay bán khô

cằn, cần đánh giá sự sẵn có của nguồn

nước và tác động đến nguồn nước hiện

có.

Thủy văn

Chế độ nước mặt có thể bị thay đổi do

các dòng chảy chuyển hướng, sự tiêu

thụ nước và việc thay đổi mạng lưới

thoát nước. Các kỹ thuật ngăn ngừa,

giảm thiểu, hoặc kiểm soát tác động

đối với chế độ thủy văn do các hoạt

động khai thác, bao gồm:

Lưu lượng mưa đỉnh không được

vượt quá mức đỉnh đã tính toán

trước cho một cơn mưa cụ thể;

Đưa nước đã qua xử lý, nước tháo,

trở lại dòng chảy để duy trì dòng

chảy;

Để nước đã qua xử lý thấm vào

tầng nước ngầm. Cách khác là để

nước đã qua xử lý thấm vào tầng

nước ngầm thông qua các giếng rót

hoặc rãnh để nước thâm nhập, miễn

sao tránh được ô nhiễm mạch nước

ngầm;

Các hoạt động nạo vét hố để khai

thác phải được nghiên cứu và thực

hiện để giảm thiểu sự rút nước và

cân nhắc về tác động tiềm ẩn đến

dòng chảy của nguồn nước mặt và

nước ngầm, và các tác động khác

kể cả các tác động về thủy văn;

Sau thời gian khai thác nạo vét, hố

khai thác phải đảm bảo một mực

nước đủ sâu để có thể phát triển

bền vững nuôi trồng thủy sản.

Xả nước thải

Việc khử nước của các hố khai thác,

việc cưa cắt dùng lưỡi cưa kim cương,

và việc tháo nước mặt có thể sinh xả

ra nước thải với hàm lượng chất rắn lơ

lửng cao.3 Để tránh hoặc giảm thiểu

cặn lơ lửng trong nước xả, cần thực

hiện các công việc sau:

3 Khai thác bằng thủy lực trên đất liền chỉ được áp

dụng trong chu trình kín và không xả chất thải

Page 53: Bia tong hop

Hướng dẫn về Môi trường, Sức khoẻ và An toàn

TRONG KHAI THÁC VẬT LIỆU XÂY DỰNG

47

Xây dựng các bể lắng, hố chứa và

hầm chứa để nước thải có thời gian

lắng đọng. Hầm chứa phải được

hàn kín bằng vật liệu trơ, nếu cần,

và phải thực hiện đủ chương trình

lưu giữ trong hầm lắng, bao gồm

ổn định bùn loãng, bảo trì và vệ

sinh đường ống và tháo bỏ cặn lắng;

Tái chế nước đã sử dụng cho chế

biến/cưa cắt;

Xây dựng mạng lưới thoát nước

chuyên dụng;

Tăng cường việc làm lắng bằng

cách sử dụng bông kết hoặc biện

pháp cơ học, đặc biệt tại những nơi

diện tích hạn chế không thể sử

dụng hầm chứa;

Lắp các bẫy cặn dọc theo đường

ống thoát nước, bao gồm bó cừ

(fascin), bùn cản và bẫy thực vật. Ở

những nơi sử dụng phương pháp nổ

mìn thì tại đó sẽ tiềm ẩn khả năng

có cặn nitrat và amoni, đặc biệt

trong nước ngầm. Điều này có thể

kiểm soát được thông qua thiết kế

và quy trình nổ mìn, bao gồm việc

đảm bảo khai hỏa chính xác, như

được nêu trên đây trong phần “Các

chất ô nhiễm không khí khác”.

Vật liệu nguy hại

Hoạt động và bảo dưỡng thiết bị khai

thác vật liệu xây dựng, kể cả việc sử

dụng, lưu giữ và vận chuyển một

lượng lớn nhiên liệu và dầu nhờn đa

dạng, được quản lý theo chỉ dẫn thích

hợp nêu trong Hướng dẫn chung

EHS.

Nước thoát có chứa axit

Nước thoát có chứa axit liên quan đến

nước thoát mỏ axit hoặc đá axit (AMD

hoặc ARD), có thể xuất hiện khi mỏ

có chứa sunfua và lưu huỳnh nguyên

tố bị phơi nhiễm trong môi trường

chịu ảnh hưởng của ôxy và nước. Mặc

dù hiện tượng này rất phổ biến ở các

mỏ khai thác kim loại, nhưng nếu nó

xuất hiện nhiều trong quá trình

đào/hoặc khai quật đá khoáng chất thì

phải coi đó là một phần của hoạt động

khai thác vật liệu xây dựng. Các thông

tin bổ sung về quản lý nước thoát chứa

axit được nêu trong Hướng dẫn

chung EHS.

Chất thải

Chất thải rắn

Đá thải và đất bề mặt bị loại bỏ là chất

thải trơ chủ yếu sinh ra từ các hoạt

động khai thác. Chất thải nguy hại

thường sinh ra từ các thành phần bẩn

và thành phần vết, bao gồm đá (thải)

đã được khai thác (ví dụ amiăng hoặc

kim loại nặng mà có thể dẫn đến thải

chứa axit). Phương pháp kiểm soát và

phòng ngừa để giảm chất thải bao

gồm:

Thiết kế hoạt động và lập kế hoạch

phải bao gồm quy trình giảm phế

thải (ví dụ trộn lẫn đá có chất

lượng cao với đá chất lượng thấp);

Lớp đất ở trên cùng, lớp đất đè và

vật liệu kém phẩm chất phải được

loại bỏ, đánh đống và dự trữ cho tái

sử dụng;

Page 54: Bia tong hop

Hướng dẫn về Môi trường, Sức khoẻ và An toàn

TRONG KHAI THÁC VẬT LIỆU XÂY DỰNG

48

Kế hoạch quản lý chất thải nguy

hại và không nguy hại phải được

phát triển và thực hiện trong quá

trình nghiên cứu và lập kế hoạch.

Các tác động liên quan đến các chỉ

tiêu hóa học/hoặc vật lý của vật

liệu khai thác ra phải được xem xét

từ giai đoạn thiết kế, và ảnh hưởng

từ đá thải nhiễm bẩn phải được

kiểm soát đầy đủ và giảm nhẹ bằng

cách trộn chất thải với đất không

nhiễm bẩn.

Việc quản lý chất thải khác sinh ra

trong quá trình khai thác (ví dụ đất

nhiễm bẩn, nhiễm dầu được hớt do

tràn dầu hoặc nhiên liệu, vụn kim loại,

vật liệu nổ) được quy định trong

Hướng dẫn chung EHS.

Chuyển đổi đất

Các hoạt động phá dỡ tại địa điểm

khai thác vật liệu xây dựng thường

liên quan nhiều đến thay đổi địa hình

và đất phủ, thường bao gồm việc giải

tỏa thảm thực vật có trước đó. Kỹ

thuật để giảm thiểu tác động chuyển

đổi đất bao gồm:

Lựa chọn phương pháp khai thác

thích hợp (ví dụ phá dỡ, khai thác,

và nạo vét) ít tác động nhất mà

phương pháp đó tạo được đường

bao quanh khu vực khai thác đảm

bảo nguyên tắc phục hồi môi

trường sống và sử dụng đất cuối

cùng;

Thiết lập vùng đệm từ các đường

giáp ranh của khu vực khai thác, có

tính đến các đặc tính môi trường

sống tự nhiên và loại hoạt động

khai thác;

Để giảm tiêu thụ diện tích đất và

kèm theo là mất đất, tốt nhất là việc

khai thác phải đem lại lớp trầm tích

dày hơn (điều này phải được cố

gắng thực hiện đúng và một cách

hợp lý);

Nên áp dụng kỹ thuật di dời và xây

dựng lại thảm thực vật. Lớp phủ

thảm thực vật, ví dụ như thực vật

tự nhiên của địa phương, lớp đất

trên cùng, lượng đất đá đào lên hữu

ích cho phát triển bền vững, phải

được di chuyển riêng và lưu giữ

riêng để sử dụng sau này trong quá

trình phục hồi mỏ khai thác, và vật

liệu sử dụng quá trình phục hồi mỏ

phải được đánh đống và bảo vệ

tránh gió và nước xâm nhập, cũng

như tránh nhiễm bẩn;

Trong quá trình khai thác, môi

trường sinh thái học phải được gìn

giữ và bảo vệ theo cách tốt nhất có

thể;

Các mỏ khai thác nhỏ, tuổi thọ

ngắn4 phải được phục hồi ngay, các

mỏ lớn hơn với tuổi thọ từ 3 đến 5

năm, phải có kế hoạch phục hồi

song song với việc khai thác;

Việc quản lý phát triển các mỏ tiếp

theo phải dựa trên sự khảo sát

thường xuyên về địa hình và đất;

Trong quá trình phục hồi, phải

phân loại đất bị ảnh hưởng, phải

xới đều trước khi phủ lớp đất mới,

4 Ví dụ như lỗ đào

Page 55: Bia tong hop

Hướng dẫn về Môi trường, Sức khoẻ và An toàn

TRONG KHAI THÁC VẬT LIỆU XÂY DỰNG

49

phục hồi cây xanh ở những nơi cần

thiết (chiều dày tổng cộng của lớp

đất mặt và lớp thảm thực vật không

nhỏ hơn chiều dày lớp đất đó ở

vùng không bị khai thác);

Lớp đất bị ảnh hưởng phải được

phục hồi để có thể sử dụng được

phù hợp với quy hoạch của địa

phương hoặc vùng. Đất không có

mục đích sử dụng cụ thể cho cộng

đồng phải được gieo hạt lại và

trồng mới các loài thực vật của địa

phương;

Các hố thử nghiệm, các con đường

tạm (nội bộ và liên thông), các tòa

nhà, thiết bị và kết cấu không có

mục đích sử dụng phải được loại

bỏ, và đất phải được phục hồi thích

hợp. Hệ thống thủy văn phải được

giữ gìn để duy trì dòng chảy;

Phải tận dụng mọi cơ hội để tạo dựng

môi trường sống có giá trị (ví dụ các

hồ ao nhỏ với một hệ thống đường ven

bờ và vùng nước nông, sau khi nạo

vét, hoặc mặt bằng cho sự phát triển

thiên nhiên tiếp theo.

1.2 An toàn và sức khỏe nghề

nghiệp

Nguy hiểm về an toàn và sức khỏe

nghề nghiệp phát sinh trong các giai

đoạn hoạt động của các dự án khai

thác vật liệu xây dựng và bao gồm chủ

yếu:

Nguy hiểm đường hô hấp

Tiếng ồn

Nguy cơ vật lý

Quản lý việc phơi nhiễm với các mối

nguy hiểm về thân thể và hóa học

được mô tả trong Hướng dẫn chung

EHS.

Nguy hiểm đường hô hấp

Phơi nhiễm trong nghề nghiệp với bụi

và ô nhiễm dạng hạt nhỏ liên quan đến

tất cả các quá trình của hoạt động khai

thác (ví dụ như xúc, nạo vét, khoan,

cắt dùng tia lửa, vận chuyển, đập,

nghiền, sàng và đổ đống). Đặc biệt,

phơi nhiễm với bụi khó chịu (các hạt

nhỏ không phân loại được, được biết

đến là PNOC) và bụi silic liên quan

đến các hoạt động khai thác vật liệu

xây dựng. Người lao động phải tiếp

xúc trong một thời gian dài với bụi hạt

mịn (ví dụ PNOC) bị nguy hiểm về

bệnh phổi lành tính, bệnh khí thũng,

viêm phế quản, và xơ hóa. Phơi nhiễm

trong thời gian dài với bụi silica sẽ dẫn

đến bệnh bụi phổi. Bên cạnh các biện

pháp kiểm soát và ngăn ngừa bụi mô

tả trong Phần 1.1 của tài liệu này,

khuyến nghị các biện pháp bổ sung

sau:

Máy xúc, xe ben tự đổ, máy ủi,

máy khoan dạng xe đẩy, và thiết bị

tự động khác mà có người điều

khiển thì phải được trang bị cabin

có điều hòa không khí, chống bụi

và chống tiếng ồn;

Sử dụng các thiết bị cá nhân để bảo

vệ phổi (ví vụ mặt nạ, khẩu trang),

như mô tả trong Hướng dẫn

chung EHS.

Page 56: Bia tong hop

Hướng dẫn về Môi trường, Sức khoẻ và An toàn

TRONG KHAI THÁC VẬT LIỆU XÂY DỰNG

50

Tiếng ồn

Người lao động có thể phơi nhiễm với

mức ồn quá ngưỡng trong các hoạt

động khai thác (ví dụ xúc, nạo vét,

khoan, nổ mìn, cắt dùng vòi phun lửa,

vận chuyển, đập và nghiền). Hướng

dẫn quản lý tiếng ồn được nêu trong

Hướng dẫn chung EHS.

Nguy cơ vật lý

Thương tích có thể xảy ra trong các

hoạt động khai thác vật liệu xây dựng

và các hoạt động bảo dưỡng thiết bị

(ví dụ trượt, vấp và ngã, đá rơi, tác

động của thiết bị đang chuyển động

như máy nạp liệu, máy khoan, máy

đập và băng chuyền). Khuyến nghị các

biện pháp phòng ngừa và kiểm soát

bao gồm:

Đào tạo người lao động cụ thể về

quản lý an toàn nơi làm việc;

Thực hiện chương trình quan trắc

địa chất-địa kỹ thuật;

Đánh giá chính xác vị trí làm việc

bằng cách đo kích thước từng bề

mặt đá tiếp xúc với người lao động

để phòng ngừa đá rơi bất chợt và /

hoặc sụt lở đất, đặc biệt sau khi nổ

mìn;

Sử dụng các rào cản tự nhiên, rào

chắn tạm thời, hoặc các tín hiệu

cảnh báo nguy hiểm đặc trưng dọc

theo gờ đá hoặc vùng hố nơi thực

hiện công việc ở độ cao lớn hơn

2m kể từ mặt đất;

Bảo dưỡng bãi, đường ô tô và

đường đi bộ, đảm bảo đủ hệ thống

thoát nước và phòng ngừa trơn

trượt bằng loại bề mặt dùng cho

mọi thời tiết, ví dụ như trải sỏi

Sử dụng máy móc/thiết bị và sự an

toàn

Nguy hiểm liên quan đến khai thác đá tảng và các loại khai thác khác, bao

gồm phơi nhiễm với rung chấn từ các

thiết bị khoan cầm tay; bị thương ở tay

và cánh tay do dụng cụ thường dùng để cắt và xẻ đá khối (ví dụ búa và

đục); đá bay liên quan từ nổ mìn

(thường là lần nổ mìn phá đá lần thứ

hai do lần thứ nhất chưa khai thác đủ đá mảnh, để giảm thể tích của khối đá

kém chất lượng phải thải bỏ); và các

chấn thương liên quan đến các hoạt động cắt xẻ đá dùng dây kim cương.

Các biện pháp phòng ngừa và kiểm

soát mối nguy hiểm liên quan đến thiết

bị máy móc áp dụng như sau:

Sử dụng thiết bị khoan cố định,

hoặc khoan di động, tránh sử dụng

máy khoan cầm tay hoặc dụng cụ khoan có cán cầm;

Sử dụng kích thủy lực và đệm hơi

để tách hoặc nâng nhấc đá;

Sử dụng kìm hoặc búa thủy lực để

tránh nổ thạch cao;

Sử dụng máy cắt dây có bảo vệ

và/hoặc thiết bị kiểm soát điều khiển từ xa.

Chất nổ

Các mối nguy hiểm nghề nghiệp có

liên quan đến các hoạt động nổ mìn

Page 57: Bia tong hop

Hướng dẫn về Môi trường, Sức khoẻ và An toàn

TRONG KHAI THÁC VẬT LIỆU XÂY DỰNG

51

thể hiện trong các vụ nổ bất ngờ. Các

biện pháp phòng ngừa và kiểm soát

nguy hiểm nổ bao gồm các hoạt động

sau:

Thực hiện nổ mìn đúng kế hoạch,

giảm thiểu sự thay đổi thời gian;

Áp dụng các thiết bị cảnh báo (ví

dụ thiết bị âm thanh và ánh sáng

nhấp nháy) và quy trình thực hiện

trước mỗi vụ nổ, để báo nguy cho

tất cả người lao động và bên thứ ba

ở các vùng xung quanh (ví dụ cộng

đồng địa phương). Quy trình cảnh

báo phải bao gồm giới hạn tốc độ

dọc theo các tuyến đường địa

phương và đường tàu hỏa;

Thực hiện chương trình đào tạo

nhân sự cụ thể về xử lý vật liệu nổ

và quản lý an toàn;

Thực hiện quy trình nổ an toàn cho

tất cả những người làm việc với vật

liệu nổ (ví dụ xử lý, vận chuyển,

khai hỏa, và phá hủy vật liệu nổ

không sử dụng nữa và vật liệu

thừa);

Vị trí nổ mìn phải được kiểm tra

sau khi nổ bởi những người đúng

chức năng và không thuộc tổ chức

nổ mìn khai thác, trước khi tiếp tục

công việc.

1.3 An toàn và sức khỏe cộng đồng

Các vấn đề về an toàn và sức khỏe

cộng đồng liên quan đến xây dựng,

hoạt động và phá dỡ thường là những

vấn đề của hầu hết các lĩnh vực sản

xuất công nghiệp nêu trong Hướng

dẫn chung EHS. Các vấn đề an toàn

và sức khỏe cộng đồng riêng trong các

dự án khai thác vật liệu xây dựng bao

gồm:

Đất bất ổn định

Nước

An toàn nổ

Phá dỡ di dời

Các nguy cơ tiềm ẩn khác đối với an

toàn và sức khỏe cộng đồng bao gồm

nguy cơ về xe cộ không kiểm soát

được tại công trường xây dựng, các tai

nạn đường thủy, nước dâng, và các tai

nạn từ sự hình thành của nước ngập,

và việc phơi nhiễm vì phương tiện vận

chuyển vật liệu gia tăng. Hướng dẫn

kiểm soát và phòng tránh các loại

nguy cơ này được nêu trong Hướng

dẫn chung EHS.

Đất bất ổn định

Một lượng lớn phế thải của vật liệu đổ

nát, vũng nước lớn hoặc vùng đất đã

khai thác có thể dẫn đến lở đất hoặc

sụt đất, gây thảm họa quanh vùng dân

cư. Các biện pháp giảm thiểu nguy cơ

cộng đồng bao gồm:

Các chương trình kiểm soát địa

chất và địa vật lý trong vùng rộng

lớn, đặc biệt tập trung vào vùng đất

bất ổn định;

Quan trắc địa chất của địa điểm

thải, dốc và hệ thống thoát nước

bằng hệ thống kiểm soát quan trắc

điều khiển từ xa, nếu có thể.

Page 58: Bia tong hop

Hướng dẫn về Môi trường, Sức khoẻ và An toàn

TRONG KHAI THÁC VẬT LIỆU XÂY DỰNG

52

Nước

Các dự án khai thác vật liệu xây dựng

có thể làm thay đổi đáng kể chế độ

nước mặt và nước ngầm mà dân cư địa

phương sử dụng làm nước cấp sinh

hoạt, nuôi cá và làm nguồn nước cho

kinh doanh và sản xuất nhỏ. Cuộc

sống và sức khỏe người dân có thể bị

ảnh hưởng do thay đổi chất lượng

nước có nguyên nhân từ nước thải ra

sau các hoạt động tuyển, thải nước

mưa, làm giảm lượng nước hiện có từ

việc lãng phí nước và mực nước ngầm

hạ thấp do sử dụng nước vào tuyển.

Các ảnh hưởng này thường rất khó

đoán trước và có thể thay đổi theo thời

gian do khai thác thiết bị và mở rộng

nhà máy.

Người khai thác vật liệu xây dựng

phải hiểu biết về bản chất và quy mô

của nguồn nước sử dụng trong dân cư,

và các ảnh hưởng tiềm ẩn đến chất

lượng và sự tồn tại của nguồn nước đó

bắt nguồn từ các hoạt động sử dụng

nước tuyển hoặc lãng phí nước.

An toàn nổ

Các hoạt động nổ mìn có thể gây ra tai

nạn nổ và ảnh hưởng các vùng dân cư

xung quanh. Bên cạnh các biện pháp

kiểm soát và phòng ngừa nêu trong

Phần 1.2 của tài liệu này, khuyến nghị

một số biện pháp như sau:

Trong tất cả các quá trình xử lý vật

liệu nổ, phải đặc biệt chú ý để tránh

tình trạng mất trộm hoặc sử dụng

sai mục đích;

Việc nổ mìn phải thực hiện theo

đúng kế hoạch định trước. Nếu có

sự thay đổi kế hoạch, cần phải báo

ngay cho những người dân gần đó

về sự thay đổi này;

Tăng cường sự hiểu biết trong dân

chúng, tính sẵn sàng trong ứng cứu

và kế hoạch ứng phó phải được

thực hiện, bao gồm cả việc kiểm

soát của bên thứ 3 vào vùng nổ

mìn;

Rung chấn sinh ra do nổ mìn gây

tác động tiềm ẩn trong dân cư. Việc

giám sát (ví dụ khảo sát trước khi

xây dựng công trình, hạ tầng và kết

cấu, bao gồm cả chụp hình và quay

phim) phải được thực hiện để đảm

bảo sự hư hỏng nhà tiềm ẩn do các

hoạt động của Dự án gây ra phải

được nhận biết và quản lý đầy đủ.

Các tác động về an toàn và sức khỏe

cộng đồng gây ra do phát thải trong

không khí từ bụi, phương tiện vô tình

đi vào vùng nguy hiểm; phơi nhiễm

với các tai nạn đường thủy, lũ quét

hoặc các tai nạn liên quan đến nước;

và phơi nhiễm với tai nạn của phương

tiện gia tăng, đều được nêu trong

Hướng dẫn chung EHS.

Phá dỡ di dời

Các hoạt động ngừng và phục hồi

công trường khai thác tốt nhất phải

được tính đến từ giai đoạn thiết kế và

lập kế hoạch. Các nhà tài trợ dự án

phải chuẩn bị kế hoạch phục hồi và

đóng cửa có tính đến các yếu tố như

ngừng sản xuất và tuổi thọ tổng thể

Page 59: Bia tong hop

Hướng dẫn về Môi trường, Sức khoẻ và An toàn

TRONG KHAI THÁC VẬT LIỆU XÂY DỰNG

53

của mỏ, nhưng tất cả các mỏ phải

tham gia vào các hình thức tích cực

phục hồi ngay trong quá trình hoạt

động. Vì sự cần thiết, các kế hoạch có

thể bị thay đổi trong quá trình xây

dựng và các giai đoạn hoạt động,

nhưng các kế hoạch cũng phải bao

gồm kế hoạch dự phòng đối với việc

ngừng tạm thời và việc sớm chấm dứt

hoàn toàn các hoạt động, đồng thời

phải tuân thủ các mục tiêu sau:

Tính toàn vẹn về thể chất

Tất cả các kết cấu phải giữ được ổn

định sao cho nó không gây ra nguy

hiểm về an toàn và sức khỏe cộng

đồng do hư hỏng về thể chất hoặc suy

thoái thể chất. Các kết cấu phải tiếp

tục thực hiện được các chức năng như

đã được thiết kế. Các kết cấu không

được bị ăn mòn hoặc dịch chuyển khỏi

vị trí khi chịu tác động quá lớn hoặc

lực va đập liên tục.

Đối với nguy hiểm thể chất ví dụ như

những con đường không được canh

giữ, mỏ đá, và các ổ voi, phải chặn

người dân đến từ mọi hướng một cách

lâu dài và phù hợp, cho đến khi mỏ

được chuyển đổi sang mục đích sử

dụng mới trên cơ sở các điều kiện tại

mỏ đã được thay đổi cũng như được

sử dụng cho các mục đích khác bởi

người dân địa phương hoặc các con

đường phục vụ ngành công nghiệp

khác, tòa nhà hoặc công trình và các

kết cấu khác.

Tính toàn vẹn hóa học

Nước mặt và nước ngầm phải được

bảo vệ đối với các tác động môi

trường bất lợi do các hoạt động đào

bới và chế biến. Sự thẩm thấu hóa chất

vào môi trường không được phép gây

nguy hiểm cho an toàn và sức khỏe

hoặc làm ảnh hưởng đến chất lượng

nước mặt và hệ thống mạch nước

ngầm.

Tính toàn vẹn môi trường sinh thái

học

Mặc dù tính toàn vẹn về môi trường

sinh thái học được xác định bằng các

hệ số đã nêu ở trên (ví dụ vấn đề vật lý

như ổn định độ dốc) và vấn đề hóa học

(ví dụ như ô nhiễm kim loại), tính toàn

vẹn đó cũng phải phù hợp với sự thay

đổi môi trường sống phù hợp với sự sử

dụng sinh thái trong tương lai.

Page 60: Bia tong hop

Hướng dẫn về Môi trường, Sức khoẻ và An toàn

TRONG KHAI THÁC VẬT LIỆU XÂY DỰNG

54

2.0 Các chỉ số thực hiện và việc

giám sát

2.1 Môi trường

Hướng dẫn phát thải khí và phát

thải lỏng

Các hoạt động khai thác vật liệu xây

dựng không phải là nguồn điểm sinh

ra phát thải khí hoặc xả thải lỏng trừ

một ngoại lệ là thải lỏng có chứa chất

rắn lơ lửng. Thực hiện chiến lược

kiểm soát và ngăn ngừa tổng chất rắn

lơ lửng (TSS) phải hướng đến nồng độ

mục tiêu là 50 mg/l tại thời điểm thải.

Dòng nước mưa phải được quản lý

theo hướng dẫn quản lý dòng nước

mưa nêu trong Hướng dẫn chung

EHS.

Mục tiêu kiểm soát thải đối với thải

khử nước và nước mưa phải ngăn

ngừa được các tác động đối với chất

lượng nước xung quanh như mô tả

trong Hướng dẫn chung EHS. Nguồn

cơ bản của phát thải trong không khí

là bụi thoát ra từ các công việc liên

quan đến đất và xử lý vật liệu và các

hoạt động vận chuyển. Mục tiêu kiểm

soát và ngăn ngừa phát thải trong

không khí được nêu trong Hướng dẫn

chung EHS.

Hướng dẫn phát thải của nguồn đốt

nhiên liệu kết hợp với các hoạt động

sinh nhiệt và phát điện từ những

nguồn có công suất nhiệt đầu vào bằng

hoặc thấp hơn 50 MWth được đề cập

trong Hướng dẫn chung EHS, với

phát thải nguồn điện lớn hơn được đề

cập đến trong Hướng dẫn EHS cho

nhà máy nhiệt điện.

Quan trắc môi trường

Các chương trình quan trắc môi

trường cho ngành công nghiệp này cần

được thực hiện để giải quyết tất cả các

hoạt động đã được xác định có khả

năng tác động đáng kể đến môi

trường, trong thời gian hoạt động bình

thường và trong điều kiện bị trục trặc.

Hoạt động quan trắc môi trường phải

dựa trực tiếp hoặc gián tiếp vào các

chỉ báo được áp dụng đối với từng dự

án cụ thể. Tần suất quan trắc phải đủ

để cung cấp dữ liệu đại diện cho thông

số đang được theo dõi. Quan trắc phải

do những người được đào tạo tiến

hành theo các quy trình giám sát và

lưu giữ biên bản và sử dụng thiết bị

được hiệu chuẩn và bảo dưỡng đúng

cách thức. Dữ liệu quan trắc môi

trường phải được phân tích và xem xét

theo các khoảng thời gian định kỳ và

được so sánh với các tiêu chuẩn vận

hành để sao cho có thể thực hiện mọi

hiệu chỉnh cần thiết. Hướng dẫn bổ

sung về áp dụng phương pháp lấy mẫu

và phân tích khí thải và nước thải

được cung cấp trong Hướng dẫn

chung EHS.

2.2 An toàn và sức khỏe nghề

nghiệp

Hướng dẫn an toàn và sức khỏe

nghề nghiệp

Page 61: Bia tong hop

Hướng dẫn về Môi trường, Sức khoẻ và An toàn

TRONG KHAI THÁC VẬT LIỆU XÂY DỰNG

55

Hướng dẫn thực hiện sức khỏe và an

toàn lao động cần phải được đánh giá

dựa trên các hướng dẫn về mức tiếp

xúc an toàn được công nhận quốc tế,

ví dụ như hướng dẫn về Giá trị

ngưỡng phơi nhiễm nghề nghiệp (TLV

®) và Chỉ số phơi nhiễm sinh học

(BEIs ®) được công bố bởi Hội nghị

của các nhà vệ sinh công nghiệp Hoa

Kỳ (ACGIH),5 Cẩm nang Hướng dẫn

về các mối nguy Hóa chất do Viện vệ

sinh, an toàn lao động quốc gia Hoa

Kỳ xuất bản (NIOSH),6 Giới hạn phơi

nhiễm (PELs) do Cục sức khỏe và an

toàn nghề nghiệp Hoa Kỳ xuất bản

(OSHA),7

Giá trị giới hạn phơi nhiễm

nghề nghiệp được công bố bởi các

quốc gia thành viên Liên minh Châu

Âu,8 hoặc các nguồn tài liệu tương tự

khác.

Tỷ lệ tai nạn và rủi ro

Dự án phải cố gắng giảm số vụ tai nạn

trong số công nhân tham gia dự án

(bất kể là sử dụng lao động trực tiếp

hay gián tiếp) đến tỷ lệ bằng không,

đặc biệt là các vụ tai nạn gây ra mất

ngày công lao động và mất khả năng

lao động ở các mức độ khác nhau,

hoặc thậm chí bị tử vong. Tỷ lệ này

của cơ sở sản xuất có thể được so sánh

với hiệu quả thực hiện về vệ sinh an

5 Có sẵn tại: http://www.acgih.org/TLV/ và

http://www.acgih.org/store/ 6 Có sẵn tại: http://www.cdc.gov/niosh/npg/ 7 Có sẵn tại:

http://www.osha.gov/pls/oshaweb/owadisp.show_docu

ment?p_table=STANDARDS&p_id=9.992 8 Có sẵn tại:

http://europe.osha.eu.int/good_practice/risks/ds/oel/

toàn lao động trong ngành công

nghiệp này của các quốc gia phát triển

thông qua tham khảo các nguồn thống

kê đã xuất bản (ví dụ Cục thống kê lao

động Hoa Kỳ và Cơ quan quản lý về

An toàn và Sức khỏe Liên hiệp Anh).9

Giám sát sức khỏe và an toàn nghề

nghiệp

Môi trường làm việc phải được giám

sát để xác định kịp thời những mối

nguy nghề nghiệp tương ứng với dự án

cụ thể. Việc giám sát phải được thiết

kế chương trình và do những người

chuyên nghiệp thực hiện10

như là một

phần của chương trình giám sát an

toàn sức khỏe lao động. Cơ sở sản

xuất cũng phải lưu giữ bảo quản các

biên bản về các vụ tai nạn lao động và

các loại bệnh tật, sự cố nguy hiểm xảy

ra. Hướng dẫn bổ sung về các chương

trình giám sát sức khỏe lao động và an

toàn được cung cấp trong Hướng dẫn

chung EHS.

9 Có sẵn tại: http://www.bls.gov/iif/ và

http://www.hse.gov.uk/statistics/index.htm 10 Các chuyên gia được công nhận có thể gồm Chứng

nhận vệ sinh công nghiệp, Vệ sinh lao động đã được

đăng ký, hoặc Chứng nhận chuyên nghiệp về an toàn

hoặc tương đương

Page 62: Bia tong hop

Hướng dẫn về Môi trường, Sức khoẻ và An toàn

TRONG KHAI THÁC VẬT LIỆU XÂY DỰNG

56

3.0 Tài liệu tham khảo và các

nguồn bổ sung

American Conference of Governmental Industrial

Hygienists (ACGIH). 2005. Threshold Limit Values

(TLV) for Chemical Substances and Physical Agents

and Biological Exposure Indices. Cincinnati, OH:

ACGIH. Available athttp://www.acgih.org/TLV/

Brodkom, F. 2000. Good Environmental Practice in

the European Extractive Industry: A Reference Guide.

Tournai: Centre Terre et Pierre. Available at

http://ec.europa.eu/enterprise/steel/non-energy-

extractiveindustry/good_env_practice_eu_extractive_i

ndustry.htm

British Standards Institution (BSI). 1969. Methods for

the Measurement of Air Pollution. Deposit Gauges.

British Standard (BS) 1747-1:1969. London: BSI.

http://www.bsi-global.com/

BSI. 1990. Evaluation and Measurement for Vibration

in Buildings. Part 1: Guide for Measurement of

Vibrations and Evaluation of Their Effects on

Buildings. BS7385: Part 1:1990. London: BSI.

http://www.bsi-global.com/

BSI. 1999. Occupational Health and Safety

Assessment Series (OSHAS). OHSAS 18001: 1999.

Occupational health and safety management

systems. Specification. London: BSI. Available at

http://www.bsi-global.com/en/Standards-and-

Publications/Industry-Sectors/Health-and-Safety/H-

-S-Products/OHSAS-180011999/

Department of Natural Resources and Environment

(now Department of Sustainability and

Environment and Department of Primary

Industries), State of

Victoria, Australia. 2001. Environmental

Guidelines. Ground Vibration and Airblast Limits

for Blasting in Mines and Quarries. Blasting Limit

Guidelines v.1.2. Victoria: Department of Natural

Resources and Environment. Available at

http://www.dpi.vic.gov.au/dpi/

German Federal Ministry for the Environment,

Nature Conservation, and Nuclear Safety (BMU).

2002. First General Administrative Regulation

Pertaining the Federal Immission Control Act

(Technical Instructions on Air Quality Control - TA

Luft). Berlin: BMU. Available at

http://www.bmu.de/english/air_pollution_control/ta

_luft/doc/36958.php

International Labour Organization (ILO). 1991.

Safety and Health in Open Cast Mines. Geneva:

ILO. Available at

http://www.ilo.org/public/english/protection/safewo

rk/cops/english/index.htm

Ireland Environmental Protection Agency (EPA).

2003. Environmental Management in the Extractive

Industry (Non-Scheduled Minerals). 2000-MS-11-

M1, Draft, November. Dublin: EPA. Available at

http://www.epa.ie/NewsCentre/ReportsPublications

/Guidance/

Mineral Industry Research Organization (MIRO).

Goodquarry. University of Leeds.

www.goodquarry.com

Nova Scotia Environment and Labour,

Environmental and Natural Areas Management.

2002. Pit and Quarry Guidelines. Guide to

Preparing an EA Registration Document for Pit and

Quarry Developments in Nova Scotia (including

revised May 1999). Available at

http://www.gov.ns.ca/enla/ea/docs/EAGuidePitQua

rry.pdf

National Stone, Sand and Gravel Association

(NSSGA). 2006. National Pollution Discharge

Elimination System Permitting. Mineral Mining

and Processing Facilities Sector. Alexandria, VA:

NSSGA. Available at

http://www.nssga.org/environme

nt/npdes.cfm

Piovano, G. 1994. Esplosivi e Abbattimento -

Vibrazioni, vol. 1. Turín: Associazione Georisorse e

Ambiente. Scottish Executive. 2000. Planning

Advice Note (PAN) 50 Annex D: Controlling the

Environmental Effects of Surface Mineral

Workings. Annex D: The Control of Blasting at

Surface Mineral Workings. Edinburgh: Scottish

Executive. Available at

http://www.scotland.gov.uk/Publications/2000/02/p

an50-annex-d

Siskind, D.E., M.S. Stagg, J.W. Kopp and C.H.

Dowding. 1980. Structure Response and Damage

Produced by Ground Vibration from Surface Mine

Blasting. US Bureau of Mines (USBM) Report of

Investigations RI 8507.

Pittsburgh, PA: USBM.

Siskind, D.E., V.J. Stachura, M.S. Stagg and J.W.

Kopp. 1980. Structure Response and Damage

Produced by Airblast from Surface Mining. Report

Page 63: Bia tong hop

Hướng dẫn về Môi trường, Sức khoẻ và An toàn

TRONG KHAI THÁC VẬT LIỆU XÂY DỰNG

57

of Investigations RI 8485. Pittsburgh, PA: USBM.

South Africa Department of Water Affairs and

Forestry (DWAF). 2002. Prevention and

Management of Water Pollution from Small Scale

Mining Practices. Best Practice Guideline 2.1a.

Pretoria: DWAF. Available at

http://www.dwaf.gov.za/

United Kingdom (UK) Environment Agency. 2003.

Monitoring of Particulate Matter in Ambient Air

Around Waste Facilities: Technical Guidance

Document (Monitoring) M17. Bristol: Environment

Agency. Available at

http://publications.environment-agency.gov.uk

UK Office of the Deputy Prime Minister (ODPM).

2005a. Minerals Policy Statement 2, Controlling

and Mitigating the Environmental Effects of

Mineral Working. Wetherby: ODPM Publications.

UK Office of the Deputy Prime Minister. 2005b.

Minerals Policy Statement 2, Controlling and

Mitigating the Environmental Effects of Mineral

Extraction in England. Annex 1, Dust. Wetherby:

ODPM Publications.

UK Office of the Deputy Prime Minister. 2005c.

Minerals Policy Statement 2, Controlling and

Mitigating the Environmental Effects of Mineral

Extraction in England. Annex 2. Noise. Wetherby:

ODPM Publications.

United States (US) Department of Labor. Mine

Safety and Health Administration (MSHA).

www.msha.gov/

US Department of Labor. Mine Safety and Health

Administration (MSHA). 30 Code of Federal

Regulations Parts 48, 56, 58, 62, and 715.

Washington, DC: US Department of Labor.

Available at

http://www.msha.gov/30CFR/0.0.HTM

US Environmental Protection Agency (EPA). Code

of Federal Regulation Title 40 - Protection of

Environment. Part 436. Mineral Mining and

Processing Point Source Category. 40 Code of

Federal Regulations Part 436, Washington, DC: US

EPA. Available at

http://www.access.gpo.gov/nara/cfr/waisidx_03/40c

fr436_03.html

US National Institute for Occupational Safety and

Health (NIOSH). Available at

www.cdc.gov/niosh/mining/

US National Institute for Occupational Safety and

Health (NIOSH). 2005. Pocket Guide to Chemical

Hazards. Publication No. 2005-149, September

2005. Washington, DC: NIOSH. Available at

http://www.cdc.gov/niosh/npg/

World Health Organization (WHO). 1999.

Guidelines for Community Noise. Eds. B.

Berglund, T. Lindvall, D.H. Schwela. Geneva:

WHO. Available at

http://www.who.int/docstore/peh/noise/guidelines2.h

tml

Page 64: Bia tong hop

Hướng dẫn về Môi trường, Sức khoẻ và An toàn

TRONG KHAI THÁC VẬT LIỆU XÂY DỰNG

58

Phụ lục A: Mô tả chung về các hoạt động công nghiệp

Khai thác vật liệu xây dựng

Các hoạt động khai thác vật liệu xây

dựng (ví dụ như đá vôi, đất sét, thạch

cao và trường thạch) thường liên quan

đến khai thác quặng, nghiền và vận

chuyển đến người sử dụng bao gồm cả

nhà máy xi măng, các ngành sản xuất

khác và công nghiệp xây dựng. Trong

trường hợp cốt liệu (ví dụ sỏi và cát)

vật liệu được khai thác thường được

phân loại theo kích cỡ, được đánh

đống và vận chuyển trực tiếp đến

người sử dụng (ví dụ xưởng trộn bê

tông).

Để giảm thiểu chi phí vận chuyển, các

mỏ khai thác đá sét, cát và sỏi thường

được đặt ngay tại nơi chế biến và tại

nơi kinh doanh. Vì giá trị tương đối

cao hơn và hiếm hơn, các vật liệu khác

như trường thạch, cát thạch anh, đất

sét và thạch cao, để kinh tế, thường

được khai thác xa hơn tính từ thiết bị

chế biến và/hoặc thị trường. Nếu mỏ

khai thác nằm kề bên hoặc gần bờ

sông và việc vận chuyển có thể thực

hiện bằng xà lan, thì có thể được

chuyển đi xa hơn.

Hoạt động xây dựng liên quan đến vật

liệu xây dựng bao gồm di dời đất mặt,

đất thừa, cây cối và thảm thực vật.

Việc đánh đống các vật liệu này phải

được thực hiện một cách chắc chắn, có

bảo vệ và được giám sát cho việc sử

dụng sau này. Các công việc chuẩn bị

trước khi khai thác bao gồm thiết kế

và xây dựng hệ thống cống rãnh thoát

nước, các con đường nội bộ và liên

thông, các rìa đất và việc chuẩn bị vật

liệu nổ. Cần lên kế hoạch dự phòng

trong quá trình chuẩn bị này để đảm

bảo độ nghiêng hầm lò là chấp nhận

được trong quá trình hoạt động cũng

như khôi phục.

Quản lý và khai thác khoan nổ mìn,

bao gồm việc giảm thiểu các tác động

gây ra do bụi, tiếng ồn, rung chấn và

đá văng, là rất cần thiết trong quá trình

xây dựng và các giai đoạn hoạt động.

Lập kế hoạch kế tiếp và thực hiện việc

khôi phục mỏ được thực hiện trong

các quá trình hoạt động. Các hoạt

động liên quan đến đóng mỏ, phục hồi

và khôi phục mỏ bao gồm sự phá bỏ

kết cấu xây dựng, di dời thiết bị phía

trên và phía dưới mặt đất, và sự đảm

bảo đóng cũng như phục hồi các con

đường nội bộ và liên thông. Phải đặc

biệt thực hiện ổn định độ dốc và san

phẳng bề mặt, ngoài ra phải khôi phục

đất mặt và thảm thực vật, bao gồm

gieo trồng hỗn hợp loài hoặc tốt nhất

là loài cây bản địa. Cần khai thác các

cơ hội thiết lập môi trường sinh thái

giàu giá trị. Cần phải giữ gìn hệ thống

nước của địa phương. Việc nạo vét

hoặc đào phía dưới bình nguyên nước

ở địa phương phải được phục hồi, bao

gồm cả việc tạo ra các giếng nước phù

hợp.

Khai thác đá tảng

Khai thác đá tảng liên quan đến việc

sử dụng vật liệu nổ và/hoặc cắt đá

Page 65: Bia tong hop

Hướng dẫn về Môi trường, Sức khoẻ và An toàn

TRONG KHAI THÁC VẬT LIỆU XÂY DỰNG

59

bằng dây kim cương, công tác vận

chuyển mỏ và lưu giữ, phân loại, cắt

và vận chuyển đá khối đến người sử

dụng, hoặc cắt và mài. Hầu hết các

vấn đề liên quan đến thiết kế, xây

dựng, hoạt động và các giai đoạn phá

dỡ di dời của việc khai thác vật liệu

xây dựng đều áp dụng đối với khai

thác đá tảng. Các hoạt động chính bao

gồm khai thác bằng phương pháp cơ

khí (ví dụ như cưa cắt bằng dây kim

cương) hoặc khoan và nổ mìn (ví dụ

nổ êm và nổ dìm), tách đá khối, phân

loại, dùng kích nâng để di dời đá, và

vận chuyển đá khối.

Page 66: Bia tong hop

Hướng dẫn về Môi trường, Sức khoẻ và An toàn

ĐỐI VỚI CÁC NHÀ MÁY ĐÚC

60

HƯỚNG DẪN VỀ MÔI TRƯỜNG, SỨC KHỎE VÀ AN TOÀN

ĐỐI VỚI CÁC NHÀ MÁY ĐÚC

Giới thiệu

Hướng dẫn về Môi trường, Sức khỏe

và An toàn là các tài liệu kỹ thuật tham

khảo cùng với các ví dụ công nghiệp

chung và công nghiệp đặc thù của Thực

hành công nghiệp quốc tế tốt (GIIP).1

Khi một hoặc nhiều thành viên của

Nhóm Ngân hàng Thế giới tham gia

vào trong một dự án, thì Hướng dẫn về

Môi trường, Sức khỏe và An toàn

(EHS) này được áp dụng tương ứng

như là chính sách và tiêu chuẩn được

yêu cầu của dự án. Hướng dẫn EHS

của ngành công nghiệp này được biên

soạn để áp dụng cùng với tài liệu

Hướng dẫn chung EHS là tài liệu

cung cấp cho người sử dụng các vấn đề

về EHS chung có thể áp dụng được cho

tất cả các ngành công nghiệp. Đối với

các dự án phức tạp thì cần áp dụng các

hướng dẫn cho các ngành công nghiệp

cụ thể. Danh mục đầy đủ về hướng dẫn

cho đa ngành công nghiệp có thể tìm

trong trang web:

1 Được định nghĩa là phần thực hành các kỹ năng

chuyên nghiệp, chăm chỉ, thận trọng và dự báo trước

từ các chuyên gia giàu kinh nghiệm và lành nghề

tham gia vào cùng một loại hình và thực hiện dưới

cùng một hoàn cảnh trên toàn cầu. Những hoàn cảnh

mà những chuyên gia giàu kinh nghiệm và lão luyện

có thể thấy khi đánh giá biên độ của việc phòng ngừa

ô nhiễm và kỹ thuật kiểm soát có sẵn cho dự án có

thể bao gồm, nhưng không giới hạn, các cấp độ đa

dạng về thoái hóa môi trường và khả năng đồng hóa

của môi trường cũng như các cấp độ về mức khả thi

tài chính và kỹ thuật.

www.ifc.org/ifcext/enviro.nsf/Content

/EnvironmentalGuidelines

Tài liệu Hướng dẫn EHS này gồm các

mức độ thực hiện và các biện pháp nói

chung được cho là có thể đạt được ở

một cơ sở công nghiệp mới trong công

nghệ hiện tại với mức chi phí hợp lý.

Khi áp dụng Hướng dẫn EHS cho các

cơ sở sản xuất đang hoạt động có thể

liên quan đến việc thiết lập các mục

tiêu cụ thể với lộ trình phù hợp để đạt

được những mục tiêu đó.

Việc áp dụng Hướng dẫn EHS nên chú

ý đến việc đánh giá nguy hại và rủi ro

của từng dự án được xác định trên cơ

sở kết quả đánh giá tác động môi trường mà theo đó những khác biệt với

từng địa điểm cụ thể, như bối cảnh của

nước sở tại, khả năng đồng hóa của môi trường và các yếu tố khác của dự

án đều phải được tính đến. Khả năng

áp dụng những khuyến cáo kỹ thuật cụ

thể cần phải được dựa trên ý kiến chuyên môn của những người có kinh

nghiệm và trình độ.

Khi những quy định của nước sở tại khác với mức và biện pháp trình bày

trong Hướng dẫn EHS, thì dự án cần

tuân theo mức và biện pháp nào

nghiêm ngặt hơn. Nếu quy định của nước sở tại có mức và biện pháp kém

nghiêm ngặt hơn so với những mức và

biện pháp tương ứng nêu trong Hướng dẫn EHS, theo quan điểm của điều

kiện dự án cụ thể, mọi đề xuất thay đổi

khác cần phải được phân tích đầy đủ

Page 67: Bia tong hop

Hướng dẫn về Môi trường, Sức khoẻ và An toàn

ĐỐI VỚI CÁC NHÀ MÁY ĐÚC

61

và chi tiết như là một phần của đánh

giá tác động môi trường của địa điểm

cụ thể. Các phân tích này cần phải

chứng tỏ rằng sự lựa chọn các mức thực hiện thay thế có thể bảo vệ môi

trường và sức khỏe con người.

Khả năng áp dụng

Tài liệu Hướng dẫn về môi trường, sức

khỏe và an toàn EHS đối với các Nhà

máy đúc bao gồm các thông tin liên

quan đến các dự án và các cơ sở đúc

kim loại đen (sắt, thép) và kim loại

màu (chủ yếu là nhôm, đồng, kẽm,

chì, thiếc, niken, magiê, và titan). Kim

loại màu được đúc kết hợp với nhau

hoặc kết hợp với hơn bốn mươi

nguyên tố khác để tạo thành một dải

rộng các sản phẩm hợp kim màu.

Hướng dẫn này chú trọng vào quá

trình đúc khuôn cát, bao gồm cả việc

chuẩn bị và tái sinh cát đúc, và đúc

nhôm, kẽm, và magiê tại áp suất cao

và thấp. Ngoài các quy trình, tài liệu

này bao gồm cả việc xem xét công

nghệ Disamatic (DISA). Nó không

bao gồm quá trình chế biến tiếp theo

của các bán thành phẩm. Tài liệu này

bao gồm những phần như sau:

Phần 1.0 - Các tác động đặc thù của

ngành công nghiệp và việc quản lý.

Phần 2.0 - Các chỉ số thực hiện và việc

giám sát.

Phần 3.0 - Các tài liệu tham khảo và

các nguồn bổ sung.

Phụ lục A - Mô tả chung về các hoạt

động công nghiệp.

Page 68: Bia tong hop

Hướng dẫn về Môi trường, Sức khoẻ và An toàn

ĐỐI VỚI CÁC NHÀ MÁY ĐÚC

62

1.0 Các tác động đặc thù của

ngành công nghiệp và việc quản lý

Phần này cung cấp tóm tắt các vấn đề

môi trường, sức khỏe và an toàn EHS

liên quan đến khai thác vật liệu xây

dựng phát sinh trong quá trình hoạt

động, xây dựng, và ngừng hoạt động,

cùng với các khuyến nghị quản lý. Các

khuyến nghị về quản lý môi trường,

sức khỏe và an toàn EHS thông

thường trong hầu hết các dự án lớn đã

được quy định trong Hướng dẫn

chung EHS.

1.1 Môi trường

Các vấn đề về môi trường trong quá

trình hoạt động xây dựng và ngừng

hoạt động liên quan đến công nghiệp

đúc bao gồm các vấn đề chính sau:

Phát thải vào không khí

Chất thải rắn

Nước thải

Tiếng ồn

Phát thải vào không khí

Phát thải dạng hạt

Bụi và bụi dạng hạt sinh ra từ quá

trình sản xuất với các mức khác nhau

của các ôxít khoáng, kim loại (chủ yếu

là mangan và chì), và ôxít kim loại.

Phát thải bụi sinh từ nhiệt (ví dụ như

lò nung chảy) và các quá trình hóa/lý

(như sản xuất đúc khuôn và lõi), và

các hoạt động cơ khí (như xử lý

nguyên liệu thô, chủ yếu là cát, và

thao tác lắc dỡ và quá trình hoàn thiện

sản phẩm).

Khuyến nghị các biện pháp kiểm soát

và ngăn ngừa để giảm thiểu phát thải

bụi bao gồm:

Sử dụng hệ thống truyền khí nén,

đặc biệt khi vận chuyển và nhập

các chất phụ gia quy trình sản xuất;

Sử dụng các băng tải kèm theo

cùng các điểm chuyển giao kiểm

soát được bụi, đặc biệt là khi

chuyển cát vào xưởng tạo khuôn;

Rửa sạch băng tải quay vòng của

hệ thống băng tải để làm sạch hết

bụi;

Bảo quản nguyên liệu trong nhà

hoặc được che phủ hoặc khi buộc

phải để ngoài trời thì sử dụng hệ

thống phun nước, các biện pháp

ngăn bụi, gió, và các biện pháp

quản lý kỹ thuật khác;

Sử dụng silo để lưu trữ vật liệu

dạng bột;

Thực hiện tốt và thường xuyên

công tác bảo trì, vệ sinh nhà máy

để kiểm soát các rò rỉ nhỏ và hạn

chế hiện tượng tràn đến mức tối

thiểu.

Trong quá trình nóng chảy, lượng phát

thải dạng hạt (PM), các chất mang tính

kim loại, khói ôxít kim loại, khác nhau

tùy theo việc sử dụng loại lò, nhiên

liệu, kim loại cho nóng chảy và các

đặc tính chảy. Các lò cao dạng vòm

Page 69: Bia tong hop

Hướng dẫn về Môi trường, Sức khoẻ và An toàn

ĐỐI VỚI CÁC NHÀ MÁY ĐÚC

63

sinh ra lượng phát thải tạp chất hạt

nhiều nhất (ví dụ: cốc, tro bay, silic, gỉ

và đá vôi). Các lò quang điện (EAF)

cũng là nguồn đáng kể phát thải bụi

dạng hạt trong quá trình nạp, ngay khi

bắt đầu nóng chảy, khi bơm ôxy, và

trong suốt các pha xử lý carbon. Tỷ lệ

phát thải thấp hơn thường thấy ở các

loại lò nóng chảy khác, đặc biệt là lò

cảm ứng. Chất phát thải dựa trên

lượng chất thải kim loại nóng chảy có

thể dao động từ các giá trị không đáng

kể đối với một số kim loại màu đến

trên 10 kg/tấn (kg/tấn) để nóng chảy

gang, sử dụng lò dạng vòm.2

Khuyến nghị biện pháp ngăn ngừa ô

nhiễm bao gồm:

Nên sử dụng lò cảm ứng;

Việc sử dụng các lò cao kiểu mở

đã không còn được coi là thực tiễn

tốt cho quá trình nóng chảy kim

loại, và nên bỏ;

Tránh dùng công nghệ lò cao kiểu

vòm truyền thống. Nếu áp dụng

công nghệ này, thì cần cải tiến để

tăng hiệu quả năng lượng cho lò và

giảm cốc nạp vào, bao gồm:

o Áp dụng biện pháp phun ôxy

hoặc làm giàu luồng không khí;

o Gia nhiệt nhanh luồng không

khí trong vòm lò;

o Sử dụng ít cốc khi kim loại nạp

được gia nhiệt bằng quá trình

đốt cháy của khí đốt tự nhiên.

2 Ủy ban Châu Âu. 2005. Kiểm soát và ngăn ngừa ô

nhiễm tích hợp (IPPC) BAT Tài liệu kỹ thuật tiêu

chuẩn (BREF) đối với công nghiệp rèn và đúc.

Áp dụng công nghệ lò nung chảy

cho phép giảm tiêu hao năng lượng

(ví dụ lắp đặt các đèn đốt bằng

nhiên liệu ôxy, thực hành tốt quá

trình tạo bọt kết xỉ trong các lò

EAF, hoặc bơm ôxy khi có điều

kiện);

Lắp đặt tủ hood gom khí dư tại các

vòm cho lò quang điện (EAF), và

kiểm soát khai thác đối với lò cảm

ứng để giảm lượng khí phát thải ra.

Lắp đặt hệ thống hood thích hợp có

thể tạo điều kiện cho việc hút được

đến 98 phần trăm bụi lò;3

Áp dụng các công nghệ kiểm soát

bụi, điển hình là lắp đặt các bộ túi

lọc và cyclon để kiểm soát khí phát

thải từ các quá trình nóng chảy. Sử

dụng các bộ lọc hơi đốt ướt có thể

giữ được các hợp chất không tan

trong nước (như sulfur dioxide và

clorua). Việc áp dụng cyclon được

coi là quá trình tiền xử lý và việc

sử dụng các bộ túi lọc có thể giữ

mức phát thải bằng hoặc nhỏ hơn

10 mg/Nm3.4

Lượng lớn cát sử dụng trong khuôn

đúc tạo ra lượng khí thải bụi trong các

giai đoạn đúc khác nhau, và sinh ra

các hạt phi kim, các hạt ôxít kim loại,

và kim loại sắt. Các hạt phi kim phát

thải ra từ quá trình đúc, lắc và các quá

trình hoàn thiện sản phẩm.

Khuyến nghị các biện pháp kỹ thuật

kiểm soát và ngăn ngừa sự sinh ra các

bụi dạng hạt từ quá trình đúc và tạo

3 EC BREF (2005) 4 Như trên

Page 70: Bia tong hop

Hướng dẫn về Môi trường, Sức khoẻ và An toàn

ĐỐI VỚI CÁC NHÀ MÁY ĐÚC

64

khuôn bao gồm:

Áp dụng công nghệ thu gom cát

khô (như các bộ túi lọc và cyclon)

thay cho các bộ lọc hơi đốt ướt, đặc

biệt trong các phân xưởng chuẩn bị

cát. Công nghệ khô cho phép thu

gom bụi dễ dàng, dễ vận chuyển,

và có thể tuần hoàn lại vào quá

trình trộn cát, như vậy tránh được

sự tạo ra chất phát thải từ các bộ

lọc hơi đốt;

Sử dụng các bộ lọc phát thải đặc

biệt trong quá trình đúc và tại các

xưởng hoàn thiện sản phẩm;

Sử dụng biện pháp làm sạch bằng

chân không trong khâu tạo khuôn

và đúc;

Lắp đặt các thiết bị khử bụi trong

các khu vực sản xuất.

Ôxít nitơ

Chất phát thải ôxít nitơ (NOX) sinh ra

từ nhiệt độ cao của lò và quá trình ôxy

hóa nitơ. Các biện pháp kỹ thuật để

kiểm soát và ngăn ngừa sự sinh ra

NOX được nêu trong tài liệu Hướng

dẫn chung EHS. Có thể giảm phát

thải qua các biện pháp cải tiến quy

trình chính và kỹ thuật xử lý cuối

đường ống thứ cấp. Các biện pháp kỹ

thuật kiểm soát và ngăn ngừa ô nhiễm

bao gồm:

Giảm thiểu tỷ lệ không khí/nhiên

liệu trong quá trình đốt;

Sử dụng biện pháp làm giàu ôxy

trong quá trình đốt;

Sử dụng các đèn đốt có NOX thấp

trong các lò đốt bằng nhiên liệu,

khi có điều kiện;

Lắp đặt các bộ kiểm soát thứ cấp

(chủ yếu trong các lò đúc đứng, các

lò EAF, và các lò quay) như các lò

đốt chất xúc tác, nếu cần.5

Ôxít lưu huỳnh

Sự có mặt của ôxít lưu huỳnh (SOx)

trong các khí thải từ các lò nung chảy

phụ thuộc vào hàm lượng lưu huỳnh

của nhiên liệu và quá trình cốc.

Sulfure dioxide (SO2) phát thải ra từ

các khí thải của lò quay và lò đúc. Các

nguồn phát thải khác gồm khí từ quá

trình làm cứng trong tạo khuôn và lõi

kết dính hóa học với cát và khi magiê

(Mg) nóng chảy.

Khuyến nghị các biện pháp kỹ thuật

kiểm soát và ngăn ngừa để giảm khí

phát thải SO2 bao gồm:

Chọn nguyên liệu và phế liệu có

hàm lượng lưu huỳnh thấp;

Sử dụng nhiên liệu có hàm lượng

lưu huỳnh thấp như khí ga tự

nhiên;

Lắp đặt hệ thống lọc hơi đốt ướt

trước các bộ lọc hơi đốt khô như

một phần của hệ thống thu gom và

khử bụi.

Carbon Monoxide

Các nguồn phát thải carbon monoxide

(CO) đáng kể nhất là khí dư từ các lò

cao và EAF. Sự có mặt của CO là do

5 Như trên

Page 71: Bia tong hop

Hướng dẫn về Môi trường, Sức khoẻ và An toàn

ĐỐI VỚI CÁC NHÀ MÁY ĐÚC

65

quá trình hoạt động của bản thân lò.

Trong các lò EAF, CO phát thải từ quá

trình ôxy hóa của các điện cực than

chì và carbon từ các bể kim loại trong

giai đoạn nóng chảy, tinh chế. Carbon

monoxide cũng phát ra khi lõi và

khuôn cát tiếp xúc với kim loại nóng

chảy trong quá trình rót kim loại.

Khuyến nghị các biện pháp kỹ thuật

kiểm soát và ngăn ngừa để giảm khí

phát thải CO bao gồm:

Sử dụng các lò cảm ứng;

Cải thiện hiệu suất nhiệt của các

quá trình (ví dụ bơm ôxy hoặc sử

dụng các đèn đốt bằng nhiên liệu

ôxy trong các lò đúc);

Áp dụng quá trình tạo bọt xỉ trong

các lò EAF;

Lắp đặt khoang đốt sau trong các

thiết bị khử bụi của vòm lò và khí

dư của lò EAF;

Rót kim loại trong các khoang kín.

Clorua và florua

Clorua và florua tồn tại với các lượng

nhỏ trong khí thải từ các lò nung chảy

và được tạo ra từ chất gây cháy. Việc

ngăn ngừa và kiểm soát khí thải clorua

và florua phải được thực hiện như một

phần của kỹ thuật khử bụi khô hoặc

lọc hơi đốt, được lắp đặt để kiểm soát

chất thải dạng hạt và lượng phát thải

ôxít lưu huỳnh.

Các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi

(VOC) và các chất độc hại khác gây ô

nhiễm không khí

Phát thải VOCs, chủ yếu bao gồm các

dung môi (ví dụ: BTEX-benzene,

toluene, ethyl benzene, và xylene) và

các chất hữu cơ khác (như phenol và

formaldehyde) chủ yếu tạo ra do việc

sử dụng các loại nhựa, dung môi hữu

cơ, hoặc các lớp phủ hữu cơ khi tạo

khuôn và lõi. Các chất hữu cơ độc hại

gây ô nhiễm không khí (HAP) cũng

có thể được phát thải trong quá trình

rót, làm nguội, và súc đổ cát tươi hoặc

khuôn không nung, kết quả từ sự phân

hủy nhiệt của các hợp chất hữu cơ (các

phụ gia chứa carbon trong khuôn cát

và các chất kết dính lõi khác nhau)

trong quá trình rót kim loại.6

Hệ thống hộp lạnh sử dụng dung môi

hữu cơ có thể tạo ra lượng phát thải

VOC trong quá trình sản xuất và bảo

quản các lõi khuôn đúc. Amin là lượng

khí thải đáng kể nhất, và có thể có các

nguy hiểm tiềm ẩn do các ngưỡng phát

hiện mùi thấp và có giới hạn phơi

nhiễm thấp. Các chất ô nhiễm không

khí nguy hại phát ra khi sử dụng hệ

thống hóa chất kết dính trong quá trình

tạo cứng, sơn và sấy khô, trong đó có

formaldehyde, methylene diphenyl

diisocyanat (MDI), isopropyl alcohol,

phenol, amin (như triethylamin),

ethanol, benzen, toluen, cresol/cresylic

acid, naphthalene và các hợp chất

cyanide và polycyclic hữu cơ khác.7

Khuyến nghị các biện pháp kỹ thuật

ngăn ngừa và kiểm soát các phát thải

VOC và các chất ô nhiễm không khí

độc hại khác gồm:

6 EC BREF (2005) 7 Như trên

Page 72: Bia tong hop

Hướng dẫn về Môi trường, Sức khoẻ và An toàn

ĐỐI VỚI CÁC NHÀ MÁY ĐÚC

66

Giảm sử dụng nhựa và chất kết

dính qua việc tối ưu hóa kiểm soát

quá trình và xử lý vật liệu khi trộn

và thông qua việc kiểm soát nhiệt

độ;

Tối ưu hóa việc kiểm soát nhiệt độ

khi tạo lõi;

Thay việc phủ bằng chất có gốc

cồn (như isopropyl alcohol) bằng

lớp phủ bằng chất có gốc nước;

Sử dụng các dung môi không có

chất thơm (ví dụ: methyl ester dầu

thực vật hoặc các silicate ester)

trong quá trình sản xuất hộp lõi;

Giảm thiểu sử dụng khí dùng cho

"chất kết dính hộp lạnh”;

Kết hợp máy dập khuôn hoặc tạo

lõi cũng như các khu vực bảo quản

lõi tạm thời;

Sử dụng các hệ thống hộp lạnh (ví

dụ hấp phụ carbon hoạt tính, thiêu

đốt, lọc hơi đốt hóa học hoặc lọc

sinh học) để xử lý các amin;

Sử dụng hệ thống thu gom (ví dụ

như tủ hút vòm) để bẫy VOC sinh

ra từ quá trình chuẩn bị cát liên kết

hóa, ngoài ra còn từ quá trình rót,

làm nguội và súc đổ. Khi cần, có

thể sử dụng hấp phụ than hoạt tính,

ôxy hóa xúc tác, hoặc xử lý bằng

lọc sinh học.

Dioxin và Furan8

Các chất phát thải dibenzodioxin

và dibenzofuran được khử trùng

8 EC BREF (2005)

bằng clo (dioxin và furans, hoặc

PCDD/F) có thể phát ra trong quá

trình nóng chảy. Trong các nhà

máy đúc kim loại đen, dioxin có

thể sinh ra trong lò đúc, lò EAF, và

các lò quay. PCDD/F có thể sinh ra

nếu các ion clorua, các hợp chất

clo, hữu cơ carbon, các chất xúc

tác, ôxy, và mức nhiệt độ nhất định

tồn tại đồng thời trong quá trình

luyện kim. Nguy cơ hình thành

dioxin tại các nhà máy đúc kim loại

màu là rất thấp.

Các biện pháp kỹ thuật chính để ngăn

ngừa lượng khí thải dioxin trong quá

trình nóng chảy là quá trình đốt sau

của khí dư lò tại nhiệt độ trên 1200°C,

và tối đa hóa thời gian lưu ở nhiệt độ

này. Quá trình này được hoàn thành

với quá trình tôi nhanh để giảm thiểu

thời gian trong dải nhiệt độ tái tạo

dioxin. Các biện pháp khuyến nghị

khác bao gồm:

Sử dụng phế liệu sạch;

Bơm các bột phụ gia (ví dụ: carbon

hoạt tính) vào dòng khí để hấp phụ

dioxin và khử bụi bằng các bộ lọc

vải;

Trang bị các bộ lọc vải có hệ thống

ôxy hóa xúc tác kết hợp.

Kim loại

Phải kiểm soát lượng phát thải kim

loại trong quá trình nóng chảy và quá

trình đúc. Lượng phát thải kim loại có

thể phát ra qua quá trình bay hơi và

ngưng tụ các kim loại nóng chảy đổ

vào khuôn. Trong các hạt bụi sinh ra

Page 73: Bia tong hop

Hướng dẫn về Môi trường, Sức khoẻ và An toàn

ĐỐI VỚI CÁC NHÀ MÁY ĐÚC

67

từ các nhà máy đúc kim loại có thể

chứa kim loại nặng, như kẽm (chủ yếu

khi sử dụng phế liệu thép mạ kẽm),

cadimium, chì (ví dụ từ phế liệu phủ

sơn), nickel, và crom (hai chất cuối có

trong sản xuất đúc thép hợp kim) tùy

thuộc vào loại thép được sản xuất và

phế liệu sử dụng.

Phát thải dạng hạt liên quan đến sản

xuất kim loại màu có thể chứa đồng,

nhôm, chì, thiếc, và kẽm. Sự hiện diện

của hạt kim loại trong khí thải có thể

là đặc biệt đáng kể trong các hoạt

động sản xuất hợp kim và trong quá

trình nạp các phụ gia vào. Ví dụ, việc

bổ sung magiê cho kim loại nóng chảy

để sản xuất gang dẻo có thể gây ra

phản ứng phát thải magiê ôxít và thải

hơi khói kim loại.

Cần áp dụng các biện pháp kỹ thuật

hiệu quả để giảm bớt bụi (như đã giải

thích trong phần 'Bụi và phát thải dạng

hạt' của Hướng dẫn này) để kiểm soát

phát thải các hạt kim loại. Lượng phát

thải kim loại dạng khí phải được kiểm

soát thông qua việc lắp đặt các thiết bị

hút hơi đốt loại khô và bán khô, kết

hợp với kỹ thuật khử giảm bụi.

Các loại khí nhà kính (GHGs)

Quá trình đúc là quá trình sử dụng

nhiều năng lượng và thải ra đáng kể

lượng carbon dioxide (CO2), liên quan

chủ yếu đến quá trình đốt nhiên liệu.

Hầu hết năng lượng được sử dụng cho

quá trình nung chảy (40-60 phần trăm

của tổng số năng lượng đầu vào). Dải

năng lượng đầu vào cho quá trình

nung chảy này cần từ 500 đến 1200

kilowat giờ trên tấn (KWh/t) kim loại

nạp vào đối với sản xuất kim loại đen

và 400-1200 kWh/t kim loại nạp vào

đối với sản xuất nhôm.

Khuyến nghị các biện pháp kỹ thuật

để ngăn ngừa và kiểm soát lượng khí

thải carbon dioxide (CO2) bao gồm:9

Thay thế các lò đúc thông thường

bằng lò cảm ứng, hoặc bằng các lò

loại bơm ôxy. Sử dụng năng lượng

điện có tần số trung bình trong các

lò cảm ứng;

Hạn chế tiêu thụ năng lượng và

tăng hiệu quả năng lượng thông

qua các biện pháp chính bao gồm,

nhưng không giới hạn:

o Các bề mặt được cách ly đủ để

hạn chế sự phân tán nhiệt;

o Kiểm soát chính xác tỷ lệ của

không khí/nhiên liệu giảm sự dư

O2;

o Áp dụng các hệ thống thu hồi

nhiệt;

o Sử dụng các tính chất về nhiệt

của khí thải, thông qua thiết bị

trao đổi nhiệt thích hợp, để sản

xuất nước nóng, không khí

nóng, và/hoặc hơi nước;

Thực hiện các công nghệ đốt có

sẵn tốt nhất (ví dụ: làm giàu ôxy

trong không khí lò, sấy sơ bộ vật

liệu nạp, và điều khiển tự động các

thông số của quá trình đốt cháy);

Thực hiện vận hành và bảo trì thiết

9 Như trên

Page 74: Bia tong hop

Hướng dẫn về Môi trường, Sức khoẻ và An toàn

ĐỐI VỚI CÁC NHÀ MÁY ĐÚC

68

bị, và tránh tải từng phần của thiết

bị;

Gia nhiệt phế liệu trước khi sử

dụng;

Giảm tiêu thụ nhiên liệu khi gia

nhiệt các gàu múc và xử lý nhiệt

kim loại nóng chảy thông qua việc

thu hồi khí và/hoặc kiểm soát quá

trình đốt cháy;

Chọn nhiên liệu với tỷ lệ thấp hơn

giữa hàm lượng carbon và nhiệt giá

trị (ví dụ: khí tự nhiên [CH4]). Khí

phát thải CO2 từ quá trình đốt cháy

của CH4 là ít hơn khoảng 60 phần

trăm so với lượng khí thải từ than

đá hoặc cốc.

Các thông tin thêm về quản lý khí

nhà kính được giải thích trong

Hướng dẫn chung EHS.

Chất thải rắn

Chất thải rắn bao gồm chất thải cát, xỉ

từ quá trình khử lưu huỳnh và từ quá

trình nung chảy, bụi thu gom được

trong hệ thống kiểm soát khí thải, chất

thải vật liệu chịu lửa, các chất lỏng và

cặn bùn của thiết bị lọc hơi đốt (xem

phần 'Nước thải' của Hướng dẫn này).

Các biện pháp kỹ thuật chung để quản

lý các chất thải tạo ra do các nhà máy

đúc bao gồm việc lựa chọn, thiết kế và

xây dựng khu vực kho lưu trữ các loại

kim loại, bụi thải từ các bộ lọc, vật

liệu chịu lửa chất thải, xỉ, và chất thải

cát, với việc xem xét các điều kiện địa

chất và địa chất thuỷ văn để ngăn chặn

khả năng ô nhiễm tiềm ẩn từ quá trình

lọc kim loại nặng. Các điểm vận

chuyển và các khu vực kho lưu trữ hóa

chất (ví dụ như các loại nhựa và chất

kết dính) phải được thiết kế để giảm

thiểu các rủi ro tràn. Hướng dẫn bổ

sung về việc quản lý chất thải rắn và

chất thải nguy hại, và các vật liệu

nguy hại, được nêu trong Hướng dẫn

chung EHS.

Cát thải

Cát thải từ quá trình sử dụng của các

nhà máy đúc khuôn cát là một khối

lượng thải đáng kể. Quá trình tạo

khuôn và lõi cát tạo ra 65-80 phần

trăm của tổng số chất thải từ các nhà

máy này.10

Cát được liên kết về mặt

hóa học để tạo lõi hoặc khuôn thì sẽ

khó khăn hơn để tái sử dụng có hiệu

quả và có thể được loại bỏ như chất

thải chỉ sau một lần sử dụng. Các chất

thải cát từ đồng thau và quá trình đúc

bằng đồng thường nguy hại và cần

được xử lý đúng cách.

Khuyến nghị các biện pháp phòng

ngừa và kiểm soát chất thải cát bao

gồm:11

Tái sử dụng tối đa cát trong nhà

máy;

o Cần nghiên cứu việc tái sử dụng

cát thải cho các cơ sở ngoài nhà

máy, (ví dụ: trộn bê tông và sản

xuất vật liệu lát hè, dùng cho

công nghiệp sản xuất gạch xây,

10 Cơ quan thanh tra của EPA Hoa Kỳ. 1998. Dự án

công nghiệp. Giới thiệu về ngành công nghiệp đúc

kim loại. 11 Như trên

Page 75: Bia tong hop

Hướng dẫn về Môi trường, Sức khoẻ và An toàn

ĐỐI VỚI CÁC NHÀ MÁY ĐÚC

69

làm phụ gia cho bê tông, và san

lấp nền công trình);

o Cát tươi dùng trong quá trình

đúc nên được sử dụng lại khi đã

loại ra khỏi các mảnh kim loại

và được tái sinh. Các phương

pháp thu hồi cát bao gồm tái

sinh ban đầu (như rung, quay

hoặc nổ) và tái sinh thứ cấp

(như chế biến cát để loại dư

lượng các chất kết dính, cũng

như cơ khí nguội và các phương

pháp xử lý nhiệt, hoặc phương

pháp hút lọc hơi đốt ướt. Các

thiết bị xử lý nhiệt được sử

dụng để cải tiến cát có liên kết

về hóa học.)

Bụi từ các thiết bị kiểm soát

Bụi từ các thiết bị kiểm soát khí thải

có thể chứa kẽm, chì, nickel, cadmium

đồng, nhôm, thiếc, crôm, và kim loại

khác, và có thể được coi là chất thải

nguy hại. Bụi từ thiết bị kiểm soát phát

thải tại các nhà máy đúc kim loại màu

thường chứa các mức của các loại kim

loại đủ để thực hiện việc thu hồi kim

loại, có tính khả thi về mặt kinh tế. Bộ

lọc bụi nên được áp dụng nhiều lần có

thể trong lò nung. Điều này cho phép

thu hồi kim loại thông qua các quá

trình tái chế bụi, và do đó giảm thiểu

chất thải vào các bãi rác.

Chất thải xỉ

Chất thải xỉ thường có thành phần hóa

học phức tạp và chứa nhiều chất gây ô

nhiễm từ các kim loại phế liệu. Nó có

thể chiếm khoảng 25% của dòng chất

thải rắn từ một xưởng đúc. Thành

phần xỉ thường bao gồm các ôxít kim

loại, vật liệu chịu lửa nóng chảy, cát,

và tro than cốc (nếu sử dụng cốc).

Chất khử tạp chất cũng có thể được

cho vào để giúp loại bỏ xỉ từ lò cao. Xỉ

có thể là nguy hại nếu nó có chứa chì,

cadimium, hoặc crôm từ thép hoặc kim

loại màu nóng chảy.12

Các biện pháp phòng ngừa và kiểm

soát chất thải xỉ bao gồm:

Sản xuất xỉ nên được giảm thiểu

thông qua các biện pháp tối ưu hóa

các quá trình bao gồm:

o Phân loại phế liệu sẽ giúp cải

thiện chất lượng kim loại và giảm

khả năng phát thải và khả năng

sinh ra xỉ bị ô nhiễm. Phế liệu từ

các sản phẩm điện tử, sơn phế

liệu, và phế liệu từ các phương

tiện được sử dụng là các nguồn ô

nhiễm tiềm ẩn và cần được kiểm

tra và phân loại cẩn thận;

o Hạ thấp nhiệt độ nóng chảy kim

loại;

o Tối ưu hóa việc sử dụng các chất

khử và lớp lót vật liệu chịu lửa.

Xỉ nên được tái sử dụng, và các

kim loại có giá trị nên được chiết

xuất. Các phương án tái sử dụng

tùy thuộc vào đặc điểm xỉ, bao gồm

quá trình tạo khối, xây dựng nền

đường, và dùng làm vật liệu thô.

Xử lý bùn vữa

12 Cơ quan thanh tra của EPA Hoa Kỳ. 1998. Dự án

công nghiệp. Giới thiệu về ngành công nghiệp đúc

kim loại.

Page 76: Bia tong hop

Hướng dẫn về Môi trường, Sức khoẻ và An toàn

ĐỐI VỚI CÁC NHÀ MÁY ĐÚC

70

Bùn từ quá trình xử lý nước thải có thể

chứa kim loại nặng (ví dụ như crôm,

chì, kẽm, và nicken) và dầu, mỡ. Một

phần nhỏ của bùn từ quá trình xử lý

nước thải có thể được tái chế nội bộ,

tuy nhiên đại đa số dùng làm vật liệu

san lấp. Quá trình lọc kim loại là quan

trọng và cần được đánh giá liên quan

đến việc thiết lập khả năng tái sử

dụng, và có liên quan đến việc sử dụng

và kiểm soát các vật liệu san lấp. Việc

tái sử dụng bùn có thể cần giai đoạn

tiền xử lý, trong đó thường bao gồm

quá trình ép, sấy, và các hoạt động tạo

hạt. Các biện pháp khuyến nghị về

quản lý bùn nguy hại được quy định

tại Hướng dẫn chung EHS.

Xử lý chất thải khi ngừng hoạt động

Các vấn đề môi trường cụ thể của

ngành công nghiệp này sinh ra trong

quá trình ngừng hoạt động bao gồm xử

lý và tiêu hủy các vật liệu cách nhiệt

có chứa amiăng và đất/nước ngầm bị ô

nhiễm từ các khu vực như kho lưu trữ

nguyên vật liệu hay than. Cần ngăn

chặn các tác động thông qua việc áp

dụng các thực hành tốt về môi trường

như đã nêu trong Hướng dẫn này. Đối

với hướng dẫn về quản lý tài nguyên

mà có thể dẫn đến ô nhiễm nguồn

nước ngầm và nước bề mặt, tham khảo

các quy định trong Hướng dẫn chung

EHS.

Nước thải

Nước thải công nghiệp

Việc sử dụng nước nhiều nhất trong

các nhà máy đúc là các hệ thống làm

mát của lò điện (cảm ứng hoặc quang

điện), lò vòm, và trong các hệ thống

khử giảm bụi ướt. Trong hầu hết các

nhà máy đúc, biện pháp quản lý sử

dụng nước bằng quá trình tuần hoàn

nội bộ của nước sẽ giúp tối thiểu hóa

khối lượng nước thải. Sử dụng các kỹ

thuật khử bụi ướt có thể làm tăng việc

sử dụng nước và hậu quả là phải xử lý

nước thải. Trong quá trình tạo lõi, nơi

các bộ lọc hơi đốt được sử dụng, các

dung dịch từ các hộp lạnh và hộp

nóng, quá trình tạo lõi sẽ chứa các

amin phân huỷ sinh học và phenol.

Trong quá trình đúc ở áp suất cao,

dòng nước thải được hình thành, và

trước khi thải chúng cần được xử lý để

loại bỏ các hợp chất hữu cơ (ví dụ như

phenol, dầu). Trong nước thải có chứa

kim loại và chất rắn lơ lửng, các chất

này có thể được tạo ra nếu khuôn được

làm lạnh bằng nước. Nếu sử dụng các

lõi muối hòa tan, sẽ sinh ra nước thải

có chứa các chất rắn lơ lửng và các

chất rắn hòa tan và có độ pH thấp.

Nước thải có thể được tạo ra bởi các

hoạt động hoàn thiện nhất định như tôi

và cắt ba via, và thể chứa hàm lượng

dầu cao cũng như các chất rắn lơ

lửng.13

Khuyến nghị các biện pháp kỹ thuật

để ngăn ngừa các nguồn thải từ các

nhà máy đúc gồm:

Lắp đặt vòng tuần hoàn nước làm

mát để giảm nước tiêu thụ và lượng

thải;

13 Cơ quan thanh tra của EPA Hoa Kỳ. 1998. Dự án

các ngành công nghiệp. Giới thiệu về ngành công

nghiệp đúc kim loại.

Page 77: Bia tong hop

Hướng dẫn về Môi trường, Sức khoẻ và An toàn

ĐỐI VỚI CÁC NHÀ MÁY ĐÚC

71

Tái sử dụng nước chảy bằng cách

lắng hoặc ly tâm sau quá trình lọc;

Bảo quản phế liệu và các vật liệu

khác (ví dụ như than đá và than

cốc) dưới mái che và/hoặc trong

khu vực có tường bao để hạn chế ô

nhiễm nước mưa và tạo điều kiện

thu thoát nước.

Xử lý nước thải quá trình

Kỹ thuật xử lý nước thải công nghiệp

trong lĩnh vực này bao gồm phân tách

nguồn gốc và sử dụng các biện pháp

tiền xử lý dòng thải, sử dụng quá trình

kết tủa, đông và keo tụ hóa học để làm

giảm các kim loại nặng v.v. Các bước

xử lý nước thải đặc trưng bao gồm: sử

dụng các bẫy thu gom mỡ, các thiết bị

tách hoặc lọc tách dầu nước để tách

riêng dầu và các chất rắn nổi, áp dụng

quá trình lọc để tách các chất rắn có

thể lọc được; cân bằng lưu lượng và

tải trọng; sử dụng thiết bị lắng để giảm

chất rắn lơ lửng, làm trong, sạch dòng

thải; gạn và xử lý cặn trong bãi chôn

lấp chất thải nguy hại. Có thể cần bổ

sung các biện pháp kỹ thuật kiểm soát

để (i) loại bỏ các kim loại khó xử lý

bằng cách sử dụng màng lọc hoặc

công nghệ xử lý lý/hóa; (ii) loại bỏ các

chất hữu cơ khó xử lý bằng cách sử

dụng carbon hoạt tính hoặc bằng quá

trình ôxy hóa; (iii) loại các chất dưỡng

hóa học hoặc sinh học trong nitơ; và

(iv) sử dụng công nghệ thích hợp để

giảm tính độc hại của dòng thải (như

thẩm thấu ngược, trao đổi ion, dùng

than hoạt tính v.v.).

Các biện pháp quản lý nước thải công

nghiệp và các ví dụ về các phương án

xử lý được nêu trong Hướng dẫn

chung EHS. Thông qua các công

nghệ đã nêu và các biện pháp kỹ thuật

thực hành tốt, các cơ sở sản xuất phải

đảm bảo đáp ứng các giá trị hướng dẫn

xả nước thải như ghi trong bảng tương

ứng nêu tại Phần 2 của tài liệu này.

Các dòng nước thải khác & tiêu thụ

nước

Hướng dẫn về quản lý nước thải

không bị ô nhiễm từ các hoạt động

hữu ích, nước mưa không bị ô nhiễm,

và nước thải vệ sinh được nêu trong

Hướng dẫn chung EHS. Các dòng

nước thải bị ô nhiễm phải được

chuyển đến hệ thống xử lý nước thải

công nghiệp. Các khuyến nghị để

giảm sự tiêu thụ nước, đặc biệt đối với

các nơi khan hiếm nguồn nước tự

nhiên, cũng được nêu trong Hướng

dẫn chung EHS.

Nước mưa từ khu vực lưu trữ than

ngoài trời có thể bị ô nhiễm do có tính

axít cao, chứa hydrocarbon thơm đa

vòng (PAH) và các kim loại nặng. Các

khuyến nghị đối với lĩnh vực công

nghiệp cụ thể bao gồm:

Tiến hành lát xung quanh khu vực

này, tách riêng nước mưa bị ô

nhiễm và không bị ô nhiễm, và có

kế hoạch kiểm soát các hiện tượng

tràn. Tạo đường dẫn cho nước mưa

từ các khu vực sản xuất vào khu

vực xử lý nước thải;

Thiết kế hệ thống thu gom nước lọc thải và định vị các kho lưu trữ để ngăn chặn các ảnh hưởng xấu đến

Page 78: Bia tong hop

Hướng dẫn về Môi trường, Sức khoẻ và An toàn

ĐỐI VỚI CÁC NHÀ MÁY ĐÚC

72

đất và các nguồn nước. Tiến hành lát xung quanh khu vực kho lưu trữ để tách riêng nước mưa bị ô nhiễm đến khu tiền xử lý và xử lý tại khu vực xử lý nước thải.

Tiếng ồn

Quá trình đúc tạo ra tiếng ồn từ các nguồn khác nhau, bao gồm từ xử lý phế liệu, nạp lò và quá trình nóng chảy của EAF, đốt nhiên liệu, lắc và vào khuôn/lõi, và từ quá trình vận chuyển, cũng như từ các hệ thống thông gió.

Khuyến nghị các biện pháp kỹ thuật quản lý tiếng ồn bao gồm:

Ngăn tiếng ồn xung quanh các phân xưởng sản xuất và/hoặc tách riêng các khu vực này;

Che chắn và xây bao khu vực lưu trữ phế liệu và các khu vực xử lý, cũng như các quá trình lắc khuôn và cắt ba via;

Sử dụng các hệ thống quạt mát, tách riêng các đường ống thông gió và sử dụng các thiết bị giảm âm;

Thực hiện các biện pháp kiểm soát, bao gồm việc hạn chế xử lý phế liệu và vận chuyển vào ban đêm.

Các biện pháp giảm tiếng ồn phải đạt được mức ồn cho phép đối với môi trường xung quanh nêu trong Hướng

dẫn chung EHS.

1.2 An toàn và sức khỏe nghề

nghiệp

Sức khỏe nghề nghiệp và các vấn đề an toàn trong khi xây dựng, vận hành, bảo trì, và ngừng hoạt động của các cơ sở công nghiệp lớn nói chung, và các biện pháp phòng ngừa và kiểm soát được nêu trong Hướng dẫn chung

EHS.

Ngoài ra, các vấn đề liên quan đến an

toàn và sức khỏe nghề nghiệp có thể

gặp trong quá trình hoạt động của các

cơ sở đúc như:

Nguy hiểm về thân thể

Nguy hiểm do bức xạ

Nguy hiểm về hô hấp

Nguy hiểm về điện

Tiếng ồn

Nguy hiểm khi chôn chất thải

Nguy hiểm cháy, nổ

Nguy hiểm về thân thể

Các khuyến nghị về phòng ngừa và

kiểm soát các mối nguy hiểm thân thể

được nêu trong Hướng dẫn chung

EHS. Các mối nguy hiểm về thân thể

của các ngành công nghiệp cụ thể

được nêu dưới đây.

Mối nguy hiểm về thân thể trong các

hoạt động của cơ sở đúc có thể do xử

lý nguyên liệu và sản phẩm lớn, nặng,

nóng (ví dụ như nạp liệu vào lò); các

tai nạn liên quan đến vận chuyển cơ

khí loại nặng (ví dụ như xe lửa, xe tải

và xe nâng hàng); các vết thương có

thể sinh ra do mài, nghiền và các hoạt

động về cắt (ví dụ như tiếp xúc với vật

Page 79: Bia tong hop

Hướng dẫn về Môi trường, Sức khoẻ và An toàn

ĐỐI VỚI CÁC NHÀ MÁY ĐÚC

73

liệu phế liệu bị văng ra từ máy công

cụ) và chấn thương do té ngã từ độ cao

(ví dụ như các giàn cao, thang, và cầu

thang).

Nâng hạ/Vận chuyển các tải trọng

năng

Trong các cơ sở đúc công tác nâng, hạ và vận chuyển các vật nặng ở độ cao bằng cách sử dụng các giàn cần cẩu thủy lực luôn tiềm ẩn các nguy hiểm đáng kể liên quan đến an toàn nghề nghiệp. Khuyến nghị các biện pháp ngăn chặn và kiểm soát các nguy hiểm tiềm ẩn thương tích cho người lao động như sau:

Có biển báo rõ treo trong tất cả các hành lang, các khu vực giao thông và làm việc;

Thiết kế và bố trí phù hợp cơ sở sản xuất để tránh chồng chéo các hoạt động khác nhau và thiết lập lưu đồ các quá trình sản xuất hợp lý;

Thực hiện đúng các quy trình xử lý và nâng, hạ các tải trọng trong đó có:

Mô tả về tảiđược nâng lên (kích thước, khối lượng, vị trí trọng tâm);

Hệ thống dây, móc và các thông số

về độ bền;

Đào tạo nhân viên trong việc xử lý, vận hành thiết bị nâng, hạ và điều khiển thiết bị cơ khí giao thông vận tải;

Các khu vực hoạt động của thiết bị

cốđịnh (ví dụ: cần trục, các giàn cao) không được bố trí ngang trên

đầu người lao động và trên các khu lắp ráp sơ bộ;

Bảo vệ và che chắn thích hợp đối với các chất lỏng nóng, cũng như các bộ phận kim loại rắn;

Thực hiện công tác xử lý vật liệu và sản phẩm trong khu vực có sự giám sát, với sự quan tâm đặc biệt đến khoảng cách với dây cáp điện/thiết bị điện;

Phải tiến hành thường xuyên bảo dưỡng và sửa chữa thiết bị nâng, hạ, thiết bị điện, và thiết bị vận tải.

Xử lý sản phẩm

Ngăn ngừa và kiểm soát các thương tích liên quan đến quá trình xử lý, các thao tác nghiền và các hoạt động cắt, và sử dụng phế liệu, bao gồm:

Định vị vị trí các máy công cụ ở khoảng cách an toàn đối với các khu vực sản xuất khác và lối đi. Bố trí các vị trí làm việc để ngăn ngừa các tai nạn có thể xảy ra do các thao tác cắt ba via hoặc thao tác của máy nghiền;

Tiến hành kiểm tra và sửa chữa máy công cụ thường xuyên, trang bị các tấm chắn bảo vệ đặc biệt và các thiết bị/dụng cụ an toàn;

Bố trí các đường ray dọc theo tấm di chuyển, có các cửa tự đóng và chỉ mở cửa khi máy không hoạt động;

Đào tạo nhân viên để vận hành đúng các máy công cụ, và sử dụng thiết bị bảo vệ cá nhân thích hợp (PPE).

Page 80: Bia tong hop

Hướng dẫn về Môi trường, Sức khoẻ và An toàn

ĐỐI VỚI CÁC NHÀ MÁY ĐÚC

74

Nhiệt và chất lỏng nóng bắn ra

Nhiệt độ cao và bức xạ hồng ngoại

trực tiếp (IR) là mối nguy hiểm

thường gặp tại các cơ sở đúc. Nhiệt độ

cao có thể gây mệt mỏi và mất nước.

Bức xạ hồng ngoại trực tiếp cũng gây

nguy hiểm cho mắt. Tiếp xúc với kim

loại nóng hoặc nước nóng có thể gây

bỏng nặng.

Khuyến nghị các biện pháp phòng,

chống và kiểm soát tiếp xúc với nhiệt

và chất lỏng/vật liệu nóng bao gồm:

Che chắn, bảo vệ các bề mặt, nơi

gần với thiết bị nóng hoặc nơi có

thể các vật liệu nóng bắn ra (ví dụ

trong vòm lò, EAF, các gàu múc

vật liệu nóng chảy cảm ứng, và quá

trình đúc);

Có các vùng đệm an toàn để tách

các khu vực riêng ra, nơi vật liệu

nóng và các sản phẩm được xử lý

hoặc lưu trữ tạm thời. Cần bố trí

lan can vịn bảo vệ xung quanh

những khu vực cần thiết, với cửa tự

đóng để kiểm soát việc ra, vào các

khu vực này trong thời gian đang

làm việc;

Sử dụng PPE thích hợp (ví dụ như

găng tay và giày dép cách điện,

kính bảo hộ để bảo vệ chống bức

xạ hồng ngoại và tử ngoại, và quần

áo để bảo vệ chống bức xạ nhiệt);

Thực hiện các ca làm việc ngắn

hơn đối với công việc trong môi

trường có nhiệt độ không khí cao;

Thường xuyên giải lao và cung cấp

nước uống cho công nhân tại các

khu vực nóng;

Lắp đặt hệ thống thông gió làm mát

để khống chế nhiệt độ cực đại.

Tiếp xúc với bức xạ

Công nhân có thể phải tiếp xúc với các

tia gamma và các rủi ro liên quan đến

phơi nhiễm bức xạ ion hóa. Những

biện pháp kỹ thuật sau đây có thể sử

dụng để hạn chế nguy cơ rủi ro cho

người lao động:

Tiến hành thử nghiệm tia gamma

trong khu vực có kiểm soát nghiêm

ngặt, sử dụng dụng cụ bảo hộ phù

hợp. Không có các hoạt động khác

thực hiện trong khu vực thử

nghiệm này;

Tất cả các phế liệu chuyển đến phải

được kiểm tra tính phóng xạ trước

khi đem sử dụng làm nguyên liệu;

Nếu khu vực thử nghiệm là gần

ranh giới của nhà máy, thử nghiệm

siêu âm (UT) nên được xem là kỹ

thuật thay thế cho các tia gamma;

Tiến hành thường xuyên bảo dưỡng

và sửa chữa các thiết bị thử

nghiệm, bao gồm cả kiểm tra các

tấm chắn bảo vệ.

Tiếp xúc với các nguy hiểm về hô

hấp

Vật liệu cách điện

Trong các cơ sở đúc việc sử dụng vật

liệu cách điện là rất phổ biến và việc

xử lý các vật liệu này trong quá trình

xây dựng và bảo trì có thể phát thải

các loại sợi và đây cũng là mối nguy

hiểm mang tính nghề nghiệp cho sức

Page 81: Bia tong hop

Hướng dẫn về Môi trường, Sức khoẻ và An toàn

ĐỐI VỚI CÁC NHÀ MÁY ĐÚC

75

khỏe. Amiăng và các sợi khoáng khác

sử dụng rộng rãi trong các nhà máy cũ

có thể làm cho mọi người phải đối mặt

với những nguy cơ gây ung thư. Để

hạn chế phát thải các sợi này, phải áp

dụng các nguyên tắc thực hành phù

hợp đối với từng loại vật liệu cụ thể.

Bụi và khí

Bụi tạo ra trong các cơ sở đúc bao

gồm các bụi sắt và kim loại, trong đó

có bụi trong quá trình nung chảy, đúc

và quá trình hoàn thiện sản phẩm; và

các bụi gỗ và bụi cát, có tại các xưởng

đúc khuôn. Trước đây công nhân tiếp

xúc với sắt ôxít, và bụi silic mà có thể

bị nhiễm các kim loại nặng như crôm

(Cr), niken (Ni), chì (Pb), và mangan

(Mn). Bụi sinh ra từ các quá trình đúc

và quá trình nung chảy và từ các thao

tác ở nhiệt độ cao, và kích thước hạt

mịn, và khói trong quá trình luyện

kim, tạo ra các nguy cơ nghiêm trọng

cho đường hô hấp. Trong các xưởng

tạo khuôn, công nhân tiếp xúc với bụi

cát, bụi có thể chứa kim loại nặng, và

bụi gỗ, bụi này có thể gây ung thư, đặc

biệt nếu sử dụng các loại gỗ cứng.

Khuyến nghị các biện pháp ngăn ngừa

sự tiếp xúc với bụi và khí bao gồm:

Tách và khoanh vùng sinh ra bụi và

khí ô nhiễm;

Thiết kế các thiết bị thông gió để

tối đa hóa lưu thông không khí.

Lọc không khí đầu ra trước khi thải

vào môi trường;

Lắp đặt hệ thống thông khí thải tại

các trọng điểm của nguồn phát thải

bụi và khí, đặc biệt tại các xưởng

nóng chảy;

Sử dụng thiếtbị tự động, đặc biệt

đối với quá trình cắt ba via;

Nếu cần, lắp cabin kín với điều hòa

không khí được lọc;

Tạo điều kiện tách riêng đối với

việc ăn uống, để có thể tắm rửa

trước khi ăn;

Tạo điều kiện để quần áo làm việc

được tách riêng khỏi quần áo cá

nhân và thuận tiện cho tắm/rửa sau

khi làm việc và trước khi ăn;

Thực hiện chính sách kiểm tra sức

khỏe định kỳcho nhân viên;

Sửdụng các biện pháp để kiểm

soát các nguy hiểm về hô hấp khi

không thể tránh được việc phải tiếp

xúc với các phương tiện khác;

chẳng hạn các hoạt động tạo khuôn

cát; các thao tác thủ công như mài

hoặc sử dụng máy công cụ riêng và

trong thời gian bảo trì đặc biệt và

các hoạt động sửa chữa.

Các khuyến nghị về bảo vệ đường hô

hấp baogồm:

Sử dụng mặt nạ phòng độc khi tiếp

xúc với bụi cứng (vídụ thao tác cắt

ba via);

Đối với bụi và khí kim loại, cần sử

dụng các khẩu trang để đảm bảo

không khí trong lành. Ngoài ra, có

thể sử dụng mặt nạ (hoặc mũ bảo

hiểm chịu áp cao), và trang bị hệ

thống thông gió bằng điện;

Khi phải tiếp xúc với khí carbon

Page 82: Bia tong hop

Hướng dẫn về Môi trường, Sức khoẻ và An toàn

ĐỐI VỚI CÁC NHÀ MÁY ĐÚC

76

monoxide (CO), phải lắp đặt thiết

bị phát hiện để cảnh báo nguy hiểm

cho các khu vực xung quanh.

Trong trường hợp cần phải can

thiệp khẩn cấp ở những vùng có

CO ở mức cao, công nhân cần

được trang bị các thiết bị phát hiện

CO xách tay, và cung cấp mặt nạ

phòng độc.

Tiếng ồn

Quá trình xử lý nguyên vật liệu và sản

phẩm (ví dụ như chất thải kim loại,

tấm, thanh), đầm nén cát, chế biến gỗ-

mô hình, cắt ba via và quá trình hoàn

thiện có thể tạo ra tiếng ồn. Khuyến

nghị các biện pháp ngăn ngừa và kiểm

soát tiếng ồn được nêu trong Hướng

dẫn chung EHS.

Các nguy hiểm về điện

Công nhân có thể phải tiếp xúc với các

mối nguy hiểm về điện gây ra do hoạt

động của các thiết bị điện nặng trong

toàn nhà máy đúc. Các biện pháp

khuyến nghị để ngăn ngừa và kiểm

soát tiếp xúc với mối nguy hiểm điện

được nêu trong Hướng dẫn chung

EHS.

Tai nạn bất ngờ

Công nhân tạo khuôn cát thường bị

tiếp xúc với nguy cơ do cát bị sụp đổ

bất ngờ tại các khu vực lưu trữ và

trong khi thực hiện các hoạt động bảo

trì. Các biện pháp ngăn chặn hiện

tượng bị chôn vùi do cát bao gồm việc

áp dụng các tiêu chuẩn về nguyên tắc

lưu trữ vật liệu như mô tả trong tài liệu

Hướng dẫn chung EHS.

Các nguy hiểm cháy, nổ

Quá trình xử lý kim loại chất lỏng có

thể gây ra các nguy cơ nổ, nung chảy

trào, và bỏng, đặc biệt khi nếu độ ẩm

bị tích tụ trong không gian kín và tiếp

xúc với kim loại nóng chảy. Các mối

nguy hiểm khác bao gồm hỏa hoạn

gây ra do kim loại nóng chảy, nhiên

liệu lỏng và các hóa chất dễ cháy.

Ngoài ra, xỉ sắt đúc có thể phản ứng

mạnh nếu sử dụng calcium carbine để

khử lưu huỳnh.

Khuyến nghị các biện pháp kỹ thuật

để ngăn ngừa và kiểm soát các mối

nguy hiểm cháy, nổ bao gồm:

Thiết kế sơ đồ bố trí cơ sở sản xuất

để đảm bảo khoảng cách đủ để

cách ly các loại khí dễ cháy và

đường ống dẫn khí ôxy, và các bồn

chứa xa nguồn nhiệt;

Tách riêng các vật liệu và chất lỏng

dễ cháy cách xa khu vực nóng và

các nguồn bắt lửa (ví dụ như bảng

điện);

Bảo quản/bảo vệ khí dễ cháy và

đường ống dẫn khí ôxy và các bồn

chứa trong thời gian thực hiện các

hoạt động bảo trì “công việc nóng”;

Hướng dẫn về chuẩn bị ứng phó

khẩn cấp và thực hiện các ứng cứu

được nêu trong Hướng dẫn chung

EHS.

Page 83: Bia tong hop

Hướng dẫn về Môi trường, Sức khoẻ và An toàn

ĐỐI VỚI CÁC NHÀ MÁY ĐÚC

77

1.3 An toàn và sức khỏe cộng

đồng

Các ảnh hưởng đến an toàn và sức

khỏe cộng đồng trong quá trình xây

dựng, vận hành, và ngừng hoạt động

của các cơ sở đúc là các vấn đề thường

gặp trong hầu hết các cơ sở công

nghiệp, và đã được quy định cùng với

các khuyến nghị về hoạt động quản lý

để phòng ngừa và kiểm soát, trong

Hướng dẫn chung EHS.

Page 84: Bia tong hop

Hướng dẫn về Môi trường, Sức khoẻ và An toàn

ĐỐI VỚI CÁC NHÀ MÁY ĐÚC

78

2.0 Các chỉ số thực hiện và việc

giám sát

2.1 Môi trường

Hướng dẫn về phát thải khí và xả

thải

Bảng 1 và Bảng 2 nêu các hướng dẫn

về mức phát thải khí và xả thải đối với

lĩnh vực công nghiệp đúc. Các chỉ số

hướng dẫn này thể hiện thực hành

công nghiệp tốt như đã được phản ánh

trong các tiêu chuẩn trong hệ thống

pháp luật ở một số nước. Các mức

hướng dẫn này có thể đạt được ở điều

kiện hoạt động bình thường của cơ sở

sản xuất thông qua việc áp dụng các

biện pháp kỹ thuật ngăn ngừa và kiểm

soát ô nhiễm đã được bàn đến ở những

phần trước của hướng dẫn này. Hướng

dẫn phát thải của nguồn đốt nhiên liệu

kết hợp với các hoạt động sinh nhiệt

và phát điện từ những nguồn có công

suất nhiệt đầu vào bằng hoặc thấp hơn

50 MWth được đề cập trong Hướng

dẫn chung EHS, với phát thải nguồn

điện lớn hơn được đề cập đến trong

Hướng dẫn EHS cho nhà máy nhiệt

điện. Hướng dẫn xem xét môi trường

xung quanh dựa trên tổng thải lượng

khí thải được cung cấp trong Hướng

dẫn chung EHS.

Hướng dẫn về xả thải được áp dụng

cho xả thải trực tiếp nước thải đã xử lý

vào nguồn tiếp nhận là nước mặt có

mục đích sử dụng chung. Mức thải đặc

thù theo từng địa điểm có thể được

thành lập ra dựa trên điều kiện sẵn có

và thực trạng sử dụng của hệ thống thu

gom và xử lý nước thải chung, hoặc

nếu thải trực tiếp vào nguồn nước mặt

thì sự phân loại thủy vực tiếp nhận

nước theo mục đích sử dụng được đề

cập đến trong Hướng dẫn chung

EHS. Các định mức này cần đạt được,

mà không pha loãng, ít nhất 95% thời

gian cơ sở sản xuất hoạt động, và có

thể tính bằng tỷ lệ giờ hoạt động hằng

năm. Mức chênh lệch với các giá trị

hướng dẫn do điều kiện của dự án cụ

thể cần được giải trình trong báo cáo

đánh giá môi trường.

Bảng 1 – Mức xả thải đối với các cơ sở đúc

Chất thải Đơn vị Giá trị hướng

dẫn

pH - 6-9

Tổng chất rắn lơ lửng mg/l 35

Dầu và mỡ mg/l 10

Gia tăng nhiệt độ oC 3a

COD mg/l 125

Phenol mg/l 1

Cadimi mg/l 0,01

Crom tổng mg/l 0,5

Đồng mg/l 0,5

Chì mg/l 0,2

Niken mg/l 0,5

Kẽm mg/l 0,5

Thiếc mg/l 2

Amoniac mg/l (N) 5

Florua mg/l (F) 5

Sắt mg/l 5

Nhôm kg/t 0,02b

CHÚ THÍCH:

a Tại ranh giới của khu vực trộn được lập mang tính

khoa học, có tính đến chất lượng nước xung quanh,

sử dụng nước tiếp nhận, thụ nhân tiềm năng và khả

năng đồng hóa. b Nung chảy và đúc nhôm

Page 85: Bia tong hop

Hướng dẫn về Môi trường, Sức khoẻ và An toàn

ĐỐI VỚI CÁC NHÀ MÁY ĐÚC

79

Bảng 2. Mức phát thải khí đối với các cơ sở

đúc(1)

Khí thải

Đơn vị Giá trị

hướng dẫn

Tạp chất dạng

hạt

mg/Nm3 20(2)

50(3)

Sương dầu mg/Nm3 5

NOX

mg/Nm3 400 (4)

120 (5)

150 (6)

SO2

mg/Nm3 400(8)

50(9)

120(7)

VOC

mg/Nm3 20(10)

30

150(11)

PCDD/F Ng TEQ/Nm3 0,1

CO mg/Nm3 200(12)

150 (13)

Amin mg/Nm3 5(14)

Clo mg/Nm3 5(15)

Pb, Cd và các

hợp chất của

chúng

mg/Nm3 1-2(16)

Ni, Co, Cr, Sn

và (*)

mg/Nm3 5

Cu và (*) mg/Nm3 5-20(17)

Clorua mg/Nm3 5(18)

Florua mg/Nm3 5(19)

H2S ppm v/v 5

CHÚ THÍCH:

1. Điều kiện chuẩn để xác định các giới hạn. Đối

với các loại khí đốt: khô, nhiệt độ 273K (0°C),

áp suất 101,3 kPa (1 atm.), ôxy 3% khô cho các

loại nhiên liệu lỏng, khí, 6% khô cho nhiên liệu

rắn. Đối với các loại khí không cháy: không có

hiệu chỉnh cho hơi nước hoặc ôxy, nhiệt độ

273K (0°C), áp suất 101,3 kPa (1 atm.).

2. Chất thải dạng hạt khi có các kim loại độc hại

3. Chất thải dạng hạt khi có các kim loại độc hại

4. Nóng chảy kim loại đen. Mức tối đa lượng

khí thải xem xét trên cơ sở BAT và dựa trên lò

vòm không có cốc

5. Nóng chảy kim loại màu (lò trục)

6. Từ các hệ thống cải tạo nhiệt cát/các thiết bị

tái sinh

7. Mức tối đa lượng khí thải xem xét trên cơ sở

BAT và dựa trên lò đúc lạnh vòm

8. Nóng chảy kim loại màu (lò trục)

9. Nóng chảy kim loại đen (lò đúc)

10. Nóng chảy kim loại màu (lò trục)

11. Nóng chảy kim loại đen (lò EAF). Lò đúc

có thể có mức khí phát thải cao hơn (đến 1000

mg/N3)

12. Nóng chảy kim loại màu (lò trục)

13. Xưởng tạo khuôn hộp lạnh và xưởng tạo lỗi

14. Nóng chảy kim loại màu (nhôm)

15.Hệ thống cải tạo nhiệt cát và dung môi đúc

mạ, tạo vỏ, và vận hành

16. Có thể áp dụng giá trị cao hơn đối với các cơ

sở đúc kim loại màu từ phế liệu

17. Có thể áp dụng giá trị cao hơn đối với đồng

và quá trình sản xuất hợp kim của nó

18. Khí thải của lò khi sử dụng clorua

19. Khí thải của lò khi sử dụng florua

Quan trắc môi trường

Các chương trình quan trắc môi

trường cho ngành công nghiệp này cần

được thực hiện để giải quyết tất cả các

hoạt động đã được xác định có khả

năng tác động đáng kể đến môi

trường, trong thời gian hoạt động bình

thường và trong điều kiện bị trục trặc.

Hoạt động quan trắc môi trường phải

dựa trực tiếp hoặc gián tiếp vào các

chỉ báo được áp dụng đối với từng dự

án cụ thể.

Tần suất quan trắc phải đủ để cung cấp

dữ liệu đại diện cho thông số đang

được theo dõi. Quan trắc phải do

những người được đào tạo tiến hành

theo các quy trình giám sát và lưu giữ

biên bản và sử dụng thiết bị được hiệu

chuẩn và bảo dưỡng đúng cách thức.

Dữ liệu quan trắc môi trường phải

được phân tích và xem xét theo các

khoảng thời gian định kỳ và được so

sánh với các tiêu chuẩn vận hành để

sao cho có thể thực hiện mọi hiệu

chỉnh cần thiết. Hướng dẫn bổ sung về

Page 86: Bia tong hop

Hướng dẫn về Môi trường, Sức khoẻ và An toàn

ĐỐI VỚI CÁC NHÀ MÁY ĐÚC

80

áp dụng phương pháp lấy mẫu và phân

tích khí thải và nước thải được cung

cấp trong Hướng dẫn chung EHS.

2.2 An toàn và sức khỏe nghề

nghiệp

Hướng dẫn về an toàn và sức khỏe

nghề nghiệp

Hướng dẫn thực hiện sức khỏe và an

toàn lao động cần phải được đánh giá

dựa trên các hướng dẫn về mức tiếp

xúc an toàn được công nhận quốc tế, ví

dụ như hướng dẫn về Giá trị ngưỡng

phơi nhiễm nghề nghiệp (TLV ®) và

Chỉ số phơi nhiễm sinh học (BEIs ®)

được công bố bởi Hội nghị của các nhà

vệ sinh công nghiệp Hoa Kỳ

(ACGIH),14

Cẩm nang Hướng dẫn về

các mối nguy Hóa chất do Viện vệ

sinh, an toàn lao động quốc gia Hoa Kỳ

xuất bản (NIOSH),15

Giới hạn phơi

nhiễm (PELs) do Cục sức khỏe và an

toàn nghề nghiệp Hoa Kỳ xuất bản

(OSHA),16

Giá trị giới hạn phơi nhiễm

nghề nghiệp được công bố bởi các quốc

gia thành viên Liên minh Châu Âu,17

hoặc các nguồn tài liệu tương tự khác.

Tỷ lệ về rủi ro và tai nạn

14 Có sẵn tại: http://www.acgih.org/TLV/ và

http://www.acgih.org/store/ 15 Có sẵn tại: http://www.cdc.gov/niosh/npg/ 16 Có sẵn tại:

http://www.osha.gov/pls/oshaweb/owadisp.show_docu

ment?p_table=STANDARDS&p_id=9.992 17 Có sẵn tại:

http://europe.osha.eu.int/good_practice/risks/ds/oel/

Dự án phải cố gắng giảm số vụ tai nạn

trong số công nhân tham gia dự án

(bất kể là sử dụng lao động trực tiếp

hay gián tiếp) đến tỷ lệ bằng không,

đặc biệt là các vụ tai nạn gây ra mất

ngày công lao động và mất khả năng

lao động ở các mức độ khác nhau,

hoặc thậm chí bị tử vong. Tỷ lệ này

của cơ sở sản xuất có thể được so sánh

với hiệu quả thực hiện về vệ sinh an

toàn lao động trong ngành công

nghiệp này của các quốc gia phát triển

thông qua tham khảo các nguồn thống

kê đã xuất bản (ví dụ Cục thống kê lao

động Hoa Kỳ và Cơ quan quản lý về

An toàn và Sức khỏe Liên hiệp Anh).18

Giám sát về an toàn và sức khỏe

nghề nghiệp

Môi trường làm việc phải được giám

sát để xác định kịp thời những mối

nguy nghề nghiệp tương ứng với dự án

cụ thể. Việc giám sát phải được thiết kế

chương trình và do những người

chuyên nghiệp thực hiện19

như là một

phần của chương trình giám sát an toàn

sức khỏe lao động. Cơ sở sản xuất cũng

phải lưu giữ bảo quản các biên bản về

các vụ tai nạn lao động và các loại bệnh

tật, sự cố nguy hiểm xảy ra. Hướng dẫn

bổ sung về các chương trình giám sát

sức khỏe lao động và an toàn được

cung cấp trong Hướng dẫn chung EHS.

18 Có sẵn tại: http://www.bls.gov/iif/ và

http://www.hse.gov.uk/statistics/index.htm 19 Các chuyên gia được công nhận có thể gồm Chứng

nhận vệ sinh công nghiệp, Vệ sinh lao động đã được

đăng ký, hoặc Chứng nhận chuyên nghiệp về an toàn

hoặc tương đương

Page 87: Bia tong hop

Hướng dẫn về Môi trường, Sức khoẻ và An toàn

ĐỐI VỚI CÁC NHÀ MÁY ĐÚC

81

3.0. Tài liệu tham khảo và các

nguồn bổ sung

Australian Government, Department of the

Environment and Heritage. 2004. National Pollutant

Inventory (NPI), Emission Estimation Technique

Manual for Ferrous Foundries, Version 1.2. 3

September 2004. Canberra: Commonwealth of

Australia. Available at

http://www.npi.gov.au/handbooks/approved_handbo

oks/f2ferr.html

Government of India Ministry of Environment &

Forests, Central Pollution Control Board (CPCB).

2005. Annual Report 2004 - 2005. Delhi: CPCB.

Available at

http://www.cpcb.nic.in/annualreport04-05/ar2004-

ch10.htm

European Commission. European Integrated

Pollution Prevention and Control Bureau (EIPPCB).

2005. Integrated Pollution Prevention and Control

(IPPC). Best Available Technique Reference (BREF)

Document on the Smitheries and Foundries Industry.

Seville: EIPPCB. Available at

http://eippcb.jrc.es/pages/FActivities.htm

German Federal Ministry for the Environment,

Nature Conservation and Nuclear Safety

(Bundesministerium f?r Umwelt, Naturschutz und

Reaktorsicherheit

(BMU)). 2002. First General Administrative

Regulation Pertaining the Federal Immission Control

Act (Technical Instructions on Air Quality Control -

TA Luft). Berlin: BMU. Available at

http://www.bmu.de/english/air_pollution_control/ta_

luft/doc/36958.php

Irish Environmental Protection Agency (EPA). 1996.

BATNEEC Guidance Note Class 3.3 Ferrous Metals

Foundries (Draft 3). Dublin: EPA Ireland. Available

at

http://www.epa.ie/Licensing/BATGuidanceNotes/

Irish Environmental Protection Agency. 1996.

BATNEEC Guidance Note Class 3.4 Recovery or

Processing of Non-Ferrous Metals (Draft 3). Dublin:

EPA Ireland. Available at

http://www.epa.ie/Licensing/BATGuidanceNotes/

North Carolina Department of Environment and

Natural Resources (DPPEA). Primary Metals Ferrous

and Non-Ferrous Foundry. Available at

http://www.p2pays.org/ref/01/text/00778/chapter3.ht

m

UK Department of Trade and Industry (DTI) and

Department of the Environment. Environmental

Technology Best Practice Programme.

Environmental Management Systems in Foundries.

London: UK Government.

UK Department of Trade and Industry (DTI) and

Department of the Environment. Environmental

Technology Best Practice Programme. 1998.

Optimising Sand Use in Foundries. London: UK

Government.

United Kingdom (UK) Department for

Environmental Food and Rural Affairs (DEFRA).

2004. Secretary’s State Guidance for Copper and

Copper Alloy

Processes. Process Guidance Note 2/8 (04). London:

DEFRA. Available at

http://www.defra.gov.uk/environment/airquality/LAP

C/pgnotes/

UK DEFRA. 2004. Secretary’s State Guidance for

Electrical, Crucible and Reverberatory Furnaces.

Process Guidance Note 2/3 (04). London: DEFRA.

Available at

http://www.defra.gov.uk/environment/airquality/LAP

C/pgnotes/

UK DEFRA. 2004. Secretary’s State Guidance for

Hot and Cold Blast Cupolas and Rotary Furnaces.

Process Guidance Note 2/5 (04). London: DEFRA.

Available at

http://www.defra.gov.uk/environment/airquality/LAP

C/pgnotes/

UK DEFRA. 2004. Secretary’s State Guidance for

Furnaces for the Extraction of Non-Ferrous Metal

from Scrap. Process Guidance Note 2/1 (04).

London: DEFRA. Available at

http://www.defra.gov.uk/environment/airquality/LAP

C/pgnotes

Page 88: Bia tong hop

Hướng dẫn về Môi trường, Sức khoẻ và An toàn

ĐỐI VỚI CÁC NHÀ MÁY ĐÚC

82

Phụ lục A: Mô tả chung về các hoạt động của ngành công nghiệp

Các nhà máy đúc sản xuất các sản

phẩm đúc kim loại đen và màu. Sản

phẩm đúc kim loại đen bao gồm sắt và

thép, trong đó các sản phẩm đúc kim

loại màu chủ yếu gồm nhôm, đồng,

kẽm, chì, thiếc, niken, magiê, và titan.

Các sản phẩm đúc được sản xuất bằng

cách nung chảy, đổ khuôn, và đúc các

kim loại đen và màu. Nhiều nhà máy

đúc cả hai loại vật liệu này.

Các sản phẩm đúc kim loại đen bao

gồm:

Gang có các đặc tính giảm sóc tốt

và có thể gia công cơ khí, nhưng độ

bền thấp hơn;

Gang dẻo, có chứa một lượng nhỏ

carbon, silic, mangan, phốt pho,

lưu huỳnh và các hợp kim kim loại;

Gang graphite dạng cầu (SG), thu

được bằng cách loại bỏ lưu huỳnh

từ gang nóng chảy;

Thép đúc carbon (thấp-trung-cao),

có cường độ cao, dẻo, chịu nhiệt,

và tính hàn cao so với các sản

phẩm sắt đúc.

Kim loại màu được sản xuất phải đáp

ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật sản phẩm,

như các tính chất cơ học, chịu ăn mòn,

có thể gia công cơ khí, nhẹ, và dẫn

nhiệt, điện tốt.

Các sản phẩm đúc kim loại màu bao

gồm nhiều hợp chất không màu, như:

nhôm và hợp kim nhôm, đồng và hợp

kim đồng, kẽm và các hợp kim kẽm;

magiê và các hợp kim magiê; hợp kim

gốc coban; niken, hợp kim niken; titan

và hợp kim titan; zirconium và các

hợp kim zirconium, và các sản phẩm

đúc kim loại tổng hợp.

Hợp kim màu thường gặp bao gồm:

hợp kim kẽm - đồng (đồng thau); hợp

kim thiếc - đồng (đồng); các hợp kim

niken - đồng (monel/cupronickel); các

hợp kim niken-crom-sắt (inox); các

hợp kim nhôm - đồng, các hợp kim

nhôm - silic, các hợp kim nhôm -

magiê và các hợp kim titan.

Quá trình đúc

Có nhiều kỹ thuật đúc khác nhau. Tất

cả đều liên quan đến kết cấu của vật

chứa (khuôn), điều cốt yếu là kỹ thuật

nung chảy kim loại và kỹ thuật đổ

khuôn.

Hai nhóm quá trình đúc cơ bản được

dựa trên nguyên tắc đúc theo khuôn có

thể tiêu hủy và không tiêu hủy. Công

nghệ đúc bằng khuôn có thể tiêu hủy

được áp dụng điển hình đối với công

nghiệp đúc kim loại đen, mặc dù

phương pháp này cũng được ứng dụng

trong công nghiệp kim loại màu,

khuôn sử dụng tiêu hủy (ví dụ: khuôn

cát). Công nghệ đúc bằng khuôn

không tiêu hủy, chủ yếu ứng dụng

trong công nghệ đúc kim loại màu, sử

dụng khuôn cố định (ví dụ đúc chết).

Các khuôn hủy được tách từ vật đúc

và bị phá hủy trong giai đoạn lắc dỡ

khuôn, sau đó khuôn được sử dụng lại.

Rất nhiều các loại hình kỹ thuật được

sử dụng trong hai quy trình đúc này,

nhưng các quá trình đều phụ thuộc vào

Page 89: Bia tong hop

Hướng dẫn về Môi trường, Sức khoẻ và An toàn

ĐỐI VỚI CÁC NHÀ MÁY ĐÚC

83

các hệ thống thiết bị làm nóng chảy,

đúc khuôn và tạo lõi, và áp dụng các

phương pháp kỹ thuật để hoàn thiện

sản phẩm.

Một quy trình đúc điển hình được nêu

tại Hình A.1, bao gồm các hoạt động

cơ bản sau: nung chảy và xử lý kim

loại trong quá trình nung chảy; chuẩn

bị khuôn và lõi trong xưởng tạo

khuôn; đúc kim loại nung chảy vào

khuôn, làm nguội tạo cứng, và loại bỏ

vật đúc từ khuôn trong xưởng đúc, và

hoàn thiện các vật đúc tại xưởng hoàn

thiện sản phẩm.

Xưởng nung chảy

Các loại lò nung chảy kim loại và

phương pháp xử lý được sử dụng để

sản xuất vật liệu kim loại đen và kim

loại màu, phụ thuộc vào loại kim loại

tham gia vào quá trình sản xuất.

Gang thường được nung chảy trong lò

vòm, lò cảm ứng (IF), lò quang điện

(EAF), hoặc lò quay. Sử dụng lò cảm

ứng (lò cảm ứng kiểu không lõi dùng

để nung chảy và loại có kênh cảm

ứng) được ưa dùng hơn lò vòm do

hiệu suất môi trường tốt hơn. Thông

thường lò EAF được sử dụng ít hơn.

Thép đúc thường nóng chảy trong lò

quang điện hoặc lò điện cảm ứng

không lõi. Phương pháp xử lý thép đúc

kim loại bao gồm quá trình tinh chế

(ví dụ: loại bỏ carbon, silic, lưu huỳnh

và hoặc phốt pho) và quá trình khử

ôxy, tùy thuộc vào tính kim loại và

chất lượng yêu cầu của sản phẩm đúc.

Kim loại nung chảy có thể cần các

biện pháp xử lý như khử lưu huỳnh,

khử xỉ. Để loại bỏ các tạp chất trong

kim loại chảy, cho chất gây cháy vào

lò hoặc vào kim loại nóng chảy. Chất

gây cháy sẽ kết hợp với các tạp chất

để tạo thành cặn hoặc xỉ, có thể lấy ra

trước khi đổ khuôn.

Lò đúc

Các lò đúc dạng vòm là loại phổ biến,

thường sử dụng để nung chảy gang và

là loại cổ nhất được sử dụng trong các

nhà máy đúc. Đó là một lò hình trụ

trục lót bằng vật liệu chịu lửa. Lò sử

dụng than cốc làm nhiên liệu và khí

đốt. Sắt nóng chảy chảy xuống lò

trong khi khí đốt di chuyển lên trên, ra

khỏi lò qua ống khói của lò. Khi quá

trình nóng chảy tiếp diễn, vật liệu mới

được thêm vào từ phía trên của trục

qua cửa nạp. Chất tạo cháy kết hợp với

các tạp chất phi kim loại trong sắt để

tạo xỉ, chất này nhẹ hơn sắt nóng chảy

và nổi trên kim loại nóng chảy bảo vệ

quá trình ôxy hóa. Các kim loại lỏng

được lấy qua lỗ-vòi tại đáy lớp cát và

được thu gom vào lò nồi và/hoặc được

giữ trong lò. Xỉ được loại bỏ qua lỗ

mở bố trí ở mức cao hơn. Cốc chiếm

khoảng 8-16 phần trăm tổng vật liệu

nạp vào để cấp lượng nhiệt cần thiết

làm nung chảy kim loại. Công suất của

lò thường đạt khoảng từ 3 đến 25

tấn/giờ.

Lò đúc đòi hỏi giảm không khí để

ngăn quá trình ôxy hóa của sắt khi bị

tan chảy. Giảm thiểu quá trình ôxy hóa

bằng cách đảm bảo sự có mặt của khí

carbon monoxide (CO) trong khí đốt

(khoảng 11-14 phần trăm hàm lượng

CO). Kỹ thuật này có thể dẫn đến sử

Page 90: Bia tong hop

Hướng dẫn về Môi trường, Sức khoẻ và An toàn

ĐỐI VỚI CÁC NHÀ MÁY ĐÚC

84

dụng năng lượng không hiệu quả có

sẵn trong than cốc, và thải đáng kể

lượng khí thải CO ra môi trường. Có

thể sử dụng công nghệ khác thay thế

để nâng cao hiệu quả của lò và giảm

lượng phát thải CO.20

Chúng bao gồm

sấy sơ bộ không khí đốt lên đến 600°C

như là thực hiện trong lò cao; làm giàu

ôxy; hoặc phun trực tiếp nhanh ôxy

tinh khiết.

Quá trình hoạt động của lò đúc cũng

thải một lượng đáng kể hạt phát thải.

Hệ thống kiểm soát khí thải thông

thường đòi hỏi sử dụng máy hút khí

đốt năng lượng cao loại ướt hoặc các

hệ thống túi lọc khô (vải lọc).

Lò quang điện (EAF)

EAF là lò sản xuất theo mẻ, thường

được dùng trong các nhà máy đúc thép

lớn. Việc ứng dụng của lò này đối với

sản xuất gang ít gặp hơn. Các lò EAF

có hình dạng như một lò nồi. Nhiệt

cần thiết để làm nung chảy kim loại

được sinh ra bằng quang điện từ các

điện cực, được định vị ban đầu trên

cửa nạp. Lò được khai thác bằng cách

nghiêng và đẩy các kim loại nóng

chảy chảy ra qua vòi. Đối diện vòi là

cửa điều hành, cho phép thực hiện các

thao tác tháo xỉ và lấy mẫu.

Lò cảm ứng

Lò cảm ứng (IF) sử dụng để nung

chảy các kim loại đen và kim loại

màu. Quá trình nung chảy được thực

hiện thông qua một từ trường mạnh

được tạo ra bằng cách cho chạy qua

20 EC BREF (2001) Công nghiệp thiêu kết và đúc

dòng điện xoay chiều qua cuộn dây

quấn quanh lò và do đó tạo ra dòng

điện chạy qua kim loại. Điện trở của

kim loại tạo nhiệt làm nung chảy

chính kim loại đó. Những lò này cho

phép kiểm soát tốt về mặt luyện kim

và hầu như không gây ô nhiễm.

Hầu hết các khí thải được phát ra từ lò

IF đều liên quan đến độ sạch của vật

liệu nạp vào lò sinh ra phát thải bụi và

khói (hữu cơ hoặc kim loại). Còn các

loại khí thải khác sinh ra từ các phản

ứng hóa học trong quá trình lưu giữ và

hoặc điều chỉnh các thành phần kim

loại có xuất xứ từ khói của quá trình

luyện kim.21

Lò phản xạ hoặc lò sưởi

Lò phản xạ (lò lửa quặt) hoặc lò sưởi

được sử dụng cho quá trình nóng chảy

kim loại màu. Đây là loại lò tĩnh, gia

nhiệt trực tiếp và bao gồm lớp lót bằng

vật liệu chịu lửa, bể hình chữ nhật

hoặc hình tròn, lò được đốt bằng các

đèn gắn trên tường hoặc mái. Không

khí nóng và khí đốt được thổi qua kim

loại nạp vào và sau đó thoát ra khỏi lò.

Ngoài các đèn đốt bằng dầu hoặc bằng

khí đốt nhiên liệu, các đèn đốt bằng

ôxy cũng có thể được sử dụng để tăng

tốc độ tan chảy. Những lò này thường

sử dụng cho quy mô sản xuất nhỏ vì

việc kiểm soát khí thải cũng gặp khó

khăn.

Lò (nồi) nấu kim loại

Lò nấu kim loại được sử dụng chủ yếu

để làm nung chảy các lượng nhỏ kim

21 EC BREF (2001) Công nghiệp thiêu kết và đúc

Page 91: Bia tong hop

Hướng dẫn về Môi trường, Sức khoẻ và An toàn

ĐỐI VỚI CÁC NHÀ MÁY ĐÚC

85

loại màu. Các nồi nấu hoặc khoang

chứa làm bằng vật liệu chịu lửa được

gia nhiệt trong lò đốt bằng khí thiên

nhiên, nhiên liệu lỏng (ví dụ propan),

hoặc bằng điện. Nồi nấu được nghiêng

theo phương pháp thủ công bằng cần

cẩu, hoặc theo phương pháp tự động,

để đổ kim loại nóng chảy vào khuôn.22

Lò quay

Các lò quay bao gồm một bình hình

trụ ngang trong đó kim loại nạp vào

được gia nhiệt bằng đèn đốt định vị ở

một mặt của lò. Khí lò thoát khỏi lò

qua phía đối diện. Khi kim loại được

nấu chảy, và sau khi kiểm tra thành

phần và điều chỉnh, lỗ vòi ở phía trước

của lò mở ra và lượng nung chảy trong

lò được thải ra các nồi. Lò quay được

sử dụng đối với các khối lượng từ 2

đến 20 tấn, với công suất sản xuất điển

hình bằng từ 1 đến 16 tấn/giờ. Việc

kiểm soát khí thải thường rất khó

khăn.

Lò quay đã được sử dụng nhiều năm

trong quy trình nóng chảy kim loại

màu. Trong loại lò này, các đèn đốt

bằng dầu truyền thống có thể cấp nhiệt

độ nóng chảy tương đối thấp. Sự phát

triển của đèn đốt bằng không khí ôxy

đã cho phép sử dụng trong công

nghiệp sản xuất gang, dùng một số

lượng lớn thép phế liệu và ứng dụng

than chì đối với quá trình cacbua hóa

(carburization).

Lò trục

Chỉ sử dụng lò trục cho quá trình nung

22 EC BREF (2001) Công nghiệp thiêu kết và đúc

chảy kim loại màu, chủ yếu dùng cho

nhôm. Đây là một lò đứng đơn giản có

bộ thu nhiệt (trong hoặc ngoài lò) hệ

thống đèn đốt gắn tại đầu dưới, và hệ

thống nạp liệu trên đỉnh. Các đèn

thường được đốt bằng khí. Khí đốt

thường lấy ra và làm sạch. Đôi khi

dùng thùng đốt phụ để xử lý carbon

monoxide, dầu, các hợp chất hữu cơ

dễ bay hơi (VOC), hoặc các chất

dioxin sinh ra.

Lò bức xạ

Lò bức xạ chủ yếu sử dụng trong các

xưởng đúc chết cao áp, dùng cho kim

loại màu (nhôm) với các thiết bị làm

nóng chảy tập trung. Các lò bức xạ là

lò giữ năng lượng thấp, có thiết kế

dạng hộp cách nhiệt tốt. Các thiết bị

điển hình có công suất từ 250 đến

1000 kilogram (kg).23

Xưởng tạo khuôn

Trước khi đúc kim loại, cần thực hiện

khâu tạo khuôn, sau đó đổ kim loại

nung chảy vào và làm nguội. Các

khuôn thường bao gồm khuôn trên và

dưới, có chứa các khoang, kim loại

nóng chảy được đổ vào đó để tạo ra

sản phẩm đúc. Để có được các đường

rãnh hoặc các lỗ hổng trong khuôn đã

hoàn thiện (hoặc hình thành bên trong

vật đúc hoặc một phần của vật đúc mà

không thể tạo được bằng mô hình)

dùng cát hoặc chèn kim loại vào và

được gọi là "lõi" bên trong. Vật liệu sử

dụng để tạo khuôn phụ thuộc vào loại

23 EC BREF (2001) Công nghiệp thiêu kết và đúc

Page 92: Bia tong hop

Hướng dẫn về Môi trường, Sức khoẻ và An toàn

ĐỐI VỚI CÁC NHÀ MÁY ĐÚC

86

kim loại đem đúc, hình dạng mong

muốn cuối cùng của sản phẩm và phụ

thuộc vào kỹ thuật đúc. Có thể phân

khuôn thành hai loại lớn:24

Khuôn hủy (khuôn sử dụng một

lần): Đây là những việc được thực

hiện đặc biệt cho từng sản phẩm

đúc và khuôn sẽ bị tiêu hủy sau quá

trình dỡ sản phẩm ra. Những khuôn

thường được làm từ cát và đất sét

kết dính, hoặc khuôn được kết dính

về mặt hóa học, hoặc đôi khi còn

áp dụng phương pháp bao đúc bằng

sáp (sáp tiêu) cũng có thể được bao

gồm trong loại này;

Khuôn vĩnh cửu (khuôn sử dụng

nhiều lần): Đây là các khuôn được

sử dụng cho phương pháp đúc

trọng lực và đúc áp suất thấp, đúc

chết cao áp, và đúc ly tâm. Thông

thường các khuôn này được làm

bằng kim loại.

Cát là vật liệu đúc phổ biến nhất được

sử dụng. Hạt cát dính liền với nhau để

tạo hình dạng mong muốn. Việc lựa

chọn công nghệ sử dụng chất kết dính

phụ thuộc vào các yếu tố như kích

thước đúc, các loại cát sử dụng, tốc độ

sản xuất, các kim loại đổ, và các đặc

tính lấy sản phẩm này. Nói chung, các

phương thức dính khác nhau có thể

được phân loại là cát kết dính bằng sét

(cát tươi) hoặc cát kết dính bằng hóa

học. Sự khác biệt trong các phương

thức kết dính có thể có tác động vào

lượng và độc tính của chất phát thải và

24 Cùng cuốn sách đó

khí thải ảnh hưởng đến môi trường.25

Cát tươi, là hỗn hợp của cát, đất sét,

vật liệu carbon, và nước, được sử dụng

làm khuôn và chiếm đến 85 phần trăm

trong công nghiệp đúc. Cát đảm bảo

kết cấu cho khuôn, sét kết dính với

cát, và các vật liệu carbon ngăn ngừa

rỉ sét. Nước được sử dụng để kích hoạt

sét. Khuôn phải khô, nếu ướt có thể

gây nguy cơ nổ. Không sử dụng cát

tươi để tạo lõi, vì chúng yêu cầu các

tính chất vật lý khác so với khuôn. Lõi

phải đủ bền để chịu được các kim loại

nóng chảy và để có thể gỡ bỏ được từ

các mảnh kim loại sau khi làm nguội.

Lõi, thường được tạo từ cát silic và

các hóa chất kết dính tốt đặt trong

khoang lõi. Quá trình tạo cứng hoặc

xử lý của hệ thống kết dính hóa chất

được thông qua các phản ứng xúc tác

hóa học hoặc bằng nhiệt. Các lõi cát

và khuôn cát kết dính hóa học thường

được xử lý bằng chất có gốc nước

hoặc gốc cồn để cải thiện các tính chất

bề mặt. Những ưu điểm khi sử dụng

khuôn kết dính hóa học so với khuôn

cát tươi là thời gian bảo quản lâu hơn,

nhiệt độ khi rót kim loại có khả năng

thấp hơn, và đảm bảo sự ổn định tốt

hơn, cũng như khả năng hoàn thiện bề

mặt khuôn tốt. Nhưng cũng có các

nhược điểm là chi phí cho chất kết

dính hóa chất và năng lượng sử dụng

trong quá trình này cao hơn; cần tái sử

dụng cát, cần xử lý các vấn đề liên

quan đến môi trường, an toàn lao

động, khí phát thải từ hóa chất kết

dính trong quá trình xử lý và đổ kim

25 US EPA Cơ quan đánh giá sự phù hợp. 1998. Dự án

ngành: Công nghiệp đúc kim loại

Page 93: Bia tong hop

Hướng dẫn về Môi trường, Sức khoẻ và An toàn

ĐỐI VỚI CÁC NHÀ MÁY ĐÚC

87

loại.26

Cát đúc liên quan đến việc sử dụng

khối lượng lớn cát, với tỷ lệ khối

lượng cát-kim loại lỏng thường khác

nhau từ 1:1 đến 20:1. Sau quá trình tạo

cứng, các khuôn tách ra khỏi mảnh

kim loại trong quá trình gọi là "lắc dỡ"

(shake-out) nhờ đó mà khuôn cát tách

ra từ các bộ phận kim loại. Hầu hết cát

được sử dụng từ khuôn cát tươi được

tái sử dụng để làm các khuôn sau này.

Hỗn hợp cát tái sử dụng cũng thường

được sử dụng để tạo lõi.

Tuy nhiên, một phần của cát sẽ mất

công dụng sau một số lần dùng và cần

phải được xử lý. Vì lý do này, quá

trình tạo khuôn và lõi tạo thành một

nguồn lớn các chất thải của quá trình

đúc. Quá trình đúc sản phẩm còn được

gọi là quá trình sáp bị tiêu đi, là một

trong những quy trình sản xuất lâu đời

nhất. Quy trình này sử dụng để làm

các bộ phận có hình dạng phức tạp

hoặc để đúc kim loại cần độ chính xác

cao. Khuôn sản phẩm thu được bằng

cách đổ sáp xung quanh (sản phẩm)

hoặc mô hình dẻo nóng, hỗn hợp vữa

sẽ hợp với hình dạng khuôn mẫu và

sau đó tạo thành khuôn sản phẩm. Sau

khi khuôn đã khô, mẫu được đốt hay

nung chảy ra khỏi khoang khuôn và

khuôn đã sẵn sàng để sử dụng.

Khuôn kim loại vĩnh cửu thường được

sử dụng trong các cơ sở đúc sản xuất

với số lượng lớn các sản phẩm cùng

loại. Các khuôn này có thể sử dụng

26 US EPA Cơ quan đánh giá sự phù hợp. 1998. Dự án

ngành: Công nghiệp đúc kim loại

cho đúc kim loại màu và kim loại đen

miễn là khuôn kim loại có điểm nóng

chảy cao hơn kim loại đúc. Các khuôn

đúc kim loại được sử dụng trong quá

trình đúc trong lực, áp suất thấp và

cao, đúc-chết, và đúc ly tâm. Lõi cho

khuôn cố định có thể được làm bằng

cát, thạch cao, kim loại, hoặc các muối

hòa tan.

Xưởng đúc

Đổ rót kim loại nóng chảy là hoạt

động quan trọng nhất trong quá trình

đúc. Các hệ thống khác nhau được sử

dụng, tùy theo khuôn và loại kim loại

dùng để đúc. Các khuôn có thể được

chứa đầy kim loại lỏng theo nguyên

tắc trọng lực (khuôn hủy) hoặc bằng

cách bơm vào dưới áp suất thấp hoặc

cao (đúc chết), hoặc bằng các lực ly

tâm. Dạng lò để đổ kim loại thường sử

dụng trong công nghệ đúc tự động.27

Các loại lò này được tự động nạp

khuôn vào và rót kim loại lỏng vào tại

các khoảng thời gian cố định. Kim loại

khi rót vào được phân phối trong

khuôn bằng bộ cột và các kênh bên

trong (“hệ thống chạy" hoặc "hệ thống

nạp"). Sự co rút (sự chênh lệch về khối

lượng giữa chất lỏng và kim loại rắn)

được bù lại bằng lượng nạp chứa đủ

trong khoang ("đứng sẵn”). Sau khi

đổ, sản phẩm đúc được làm nguội để

tạo cứng (làm nguội lần đầu) và sau đó

tháo khỏi khuôn để tiếp tục làm nguội

có kiểm soát (làm nguội lần thứ hai).

Trong các cơ sở đúc sử dụng cát, các

27 EC BREF (2001) Công nghệ thiêu kết và đúc

Page 94: Bia tong hop

Hướng dẫn về Môi trường, Sức khoẻ và An toàn

ĐỐI VỚI CÁC NHÀ MÁY ĐÚC

88

sản phẩm đúc được tiếp tục thực hiện

quá trình lắc dỡ để bỏ khuôn sau quá

trình làm cứng. Trong quá trình lắc dỡ,

bụi và khói được thu gom bằng thiết bị

kiểm soát bụi. Các khuôn, lớp vỏ

khuôn sẽ bị phá hủy trong quá trình gỡ

bỏ, quá trình này tạo ra chất thải rắn.

Khi áp dụng kỹ thuật sử dụng khuôn

vĩnh cửu, khuôn (chết) được mở ra và

sản phẩm đúc được rút mà không phá

hủy khuôn sau khi sản phẩm đã

cứng.28

Một vài cơ sở đúc xử lý khuôn

và lõi cát bằng nhiệt để thải các chất

kết dính và các tạp chất hữu cơ trước

khi được đưa trở lại xưởng tạo khuôn.

Do sử dụng các loại phụ gia khác nhau

trong quá trình tạo khuôn và lõi để kết

dính với cát trong quá trình rót kim

loại, nên sẽ sinh ra phản ứng và các

sản phẩm phân hủy, gồm các hợp chất

hữu cơ và vô cơ (amin và VOC). Sự

sinh ra các sản phẩm phân hủy (chủ

yếu là VOC) sẽ còn tiếp tục trong quá

trình đúc, làm nguội, và khi thực hiện

các thao tác tháo khuôn. Vì các sản

phẩm phân hủy có thể gây nguy hiểm

cho sức khỏe và có mùi khó chịu, nên

cần được chiết tách và làm sạch trước

khi phát thải ra môi trường.

Xưởng hoàn thiện sản phẩm

Tất cả các hoạt động còn lại cần để tạo

ra một sản phẩm xuất xưởng được

thực hiện tại các xưởng hoàn thiện.

Tùy thuộc vào quá trình sử dụng, các

bước khác nhau có thể được yêu cầu

như loại bỏ hệ thống chạy và nạp, loại

28 Như trên

bỏ cát đúc dư từ bề mặt và lõi vẫn còn

trong vật đúc, loại bỏ các ba via khi

đổ, gia công các vật đúc lỗi, và chuẩn

bị cho công đoạn xử lý cơ học sau đúc,

lắp ráp, xử lý nhiệt, và làm nguội.29

Các mảnh kim loại được làm sạch

bằng cách sử dụng bi thép, đá mạt,

hoặc các dụng cụ làm sạch cơ học

khác để loại bỏ cát đúc bám dính còn

lại, kim loại lạ, hoặc ôxít. Các dụng cụ

cắt và các dụng cụ quang khí carbon

cũng có thể sử dụng cho mục đích này.

Các vật nhỏ được thường được đổ

xuống đất, được thực hiện bằng cách

xoay hoặc rung. Điều này thường gồm

việc bổ sung nước, trong đó có thể có

các chất hoạt động bề mặt. Vật liệu

chịu lửa còn sót lại và ôxít thường

được loại bỏ bằng cách phun cát hoặc

bi thép, mà cũng có thể sử dụng để tạo

cho vật đúc có bề mặt phẳng đều hơn.

Có thể cần công đoạn hàn để kiên kết

các vật đúc, cũng như để sửa các lỗi

sai khi đúc. Việc làm sạch vật đúc

bằng hóa chất có thể thực hiện trước

khi sơn để đảm bảo lớp phủ sẽ bám

dính vào kim loại.

Công nghệ DISA

Công nghệ Disamatic (DISA) là một

quá trình đúc khuôn cát tươi được thiết

kế để tự động tạo khuôn mẫu và bơm

kim loại. Các khuôn DISA được chế

tạo với sự trợ giúp của hệ thống nén

thủy lực, cải thiện sản xuất và chất

lượng của cát đầm. DISA cho phép

đúc các cấu hình khác nhau, bao gồm

cả công nghệ tạo khuôn dọc, khuôn

29 Như trên

Page 95: Bia tong hop

Hướng dẫn về Môi trường, Sức khoẻ và An toàn

ĐỐI VỚI CÁC NHÀ MÁY ĐÚC

89

ngang, và công nghệ đúc dẹt. Các cấu

hình khuôn thẳng đứng là phổ biến

nhất, vì dung sai đúc thấp. Trong quá

trình này, các khoang đúc di chuyển

và đạt được bằng hai khuôn đối diện

nhau (khuôn đẩy và quay). Điều này

cho phép cát thổi trong khoang đúc để

được nén và sau đó tách ra từ khoang

này.

Công nghệ DISA là một biện pháp

hiệu quả tạo ra một loạt khuôn (không

cần khung kim loại hoặc gỗ cứng). Đó

là sự lựa chọn điển hình cho phương

thức sản xuất hàng loạt tạo các sản

phẩm đúc sắt hoặc nhôm có dung sai

thấp. Các vấn đề về môi trường liên

quan đến công nghệ DISA tương tự

như những vấn đề khi áp dụng công

nghệ đúc các sản phẩm sắt bằng khuôn

cát, nhưng thường bao gồm và xử lý

như một phần của hệ thống tự động

này.

Page 96: Bia tong hop

Hướng dẫn về Môi trường, Sức khoẻ và An toàn

ĐỐI VỚI CÁC NHÀ MÁY ĐÚC

90

Hình A.1: Quy trình điển hình về sản xuất gạch gốm

Bảo quản

Vận chuyển

Xưởng hoàn thiện

Bắn bi

Mài

Giũa

Xử lý bằng nhiệt

Kiểm tra/thử nghiệm

Tái sử dụng kim

loại

Đóng gói

Ghi nhãn

Thu hồi cát và tái sử

dụng

Xưởng đúc

Đổ

Làm nguội

Lắc dỡ/Lấy ra

Xưởng nấu chảy Nung chảy kim loại

Lưu kim loại nóng chảy

Xử lý kim loại nóng chảy

Xưởng tạo khuôn Tạo khuôn

Tạo lõi

Nguyên liệu

Bảo quản nguyên liệu (Kim loại, cát, gỗ, các hóa chất, nhựa, chất kết dính, phụ gia)

Page 97: Bia tong hop

Hướng dẫn về Môi trường, Sức khoẻ và An toàn

NGÀNH SẢN XUẤT THỦY TINH

91

HƯỚNG DẪN VỀ MÔI TRƯỜNG, SỨC KHỎE VÀ AN TOÀN

NGÀNH SẢN XUẤT THỦY TINH

Giới thiệu

Hướng dẫn về Môi trường, Sức khỏe

và An toàn là các tài liệu kỹ thuật

tham khảo cùng với các ví dụ công

nghiệp chung và công nghiệp đặc thù

của Thực hành công nghiệp quốc tế tốt

(GIIP).1 Khi một hoặc nhiều thành

viên của Nhóm Ngân hàng Thế giới

tham gia vào trong một dự án, thì

Hướng dẫn về Môi trường, Sức khỏe

và An toàn (EHS) này được áp dụng

tương ứng như là chính sách và tiêu

chuẩn được yêu cầu của dự án. Hướng

dẫn EHS của ngành công nghiệp này

được biên soạn để áp dụng cùng với

tài liệu Hướng dẫn chung EHS là tài

liệu cung cấp cho người sử dụng các

vấn đề về EHS chung có thể áp dụng

được cho tất cả các ngành công

nghiệp. Đối với các dự án phức tạp thì

cần áp dụng các hướng dẫn cho các

ngành công nghiệp cụ thể. Danh mục

đầy đủ về hướng dẫn cho đa ngành

công nghiệp có thể tìm trong trang

web:

1 Được định nghĩa là phần thực hành các kỹ năng

chuyên nghiệp, chăm chỉ, thận trọng và dự báo trước

từ các chuyên gia giàu kinh nghiệm và lành nghề

tham gia vào cùng một loại hình và thực hiện dưới

cùng một hoàn cảnh trên toàn cầu. Những hoàn cảnh

mà những chuyên gia giàu kinh nghiệm và lão luyện

có thể thấy khi đánh giá biên độ của việc phòng ngừa

ô nhiễm và kỹ thuật kiểm soát có sẵn cho dự án có

thể bao gồm, nhưng không giới hạn, các cấp độ đa

dạng về thoái hóa môi trường và khả năng đồng hóa

của môi trường cũng như các cấp độ về mức khả thi

tài chính và kỹ thuật.

www.ifc.org/ifcext/enviro.nsf/Content

/EnvironmentalGuidelines

Tài liệu Hướng dẫn EHS này gồm các

mức độ thực hiện và các biện pháp nói

chung được cho là có thể đạt được ở

một cơ sở công nghiệp mới trong công

nghệ hiện tại với mức chi phí hợp lý.

Khi áp dụng Hướng dẫn EHS cho các

cơ sở sản xuất đang hoạt động có thể

liên quan đến việc thiết lập các mục

tiêu cụ thể với lộ trình phù hợp để đạt

được những mục tiêu đó.

Việc áp dụng Hướng dẫn EHS nên chú

ý đến việc đánh giá nguy hại và rủi ro

của từng dự án được xác định trên cơ

sở kết quả đánh giá tác động môi

trường mà theo đó những khác biệt với

từng địa điểm cụ thể, như bối cảnh của

nước sở tại, khả năng đồng hóa của

môi trường và các yếu tố khác của dự

án đều phải được tính đến. Khả năng

áp dụng những khuyến cáo kỹ thuật cụ

thể cần phải được dựa trên ý kiến

chuyên môn của những người có kinh

nghiệm và trình độ.

Khi những quy định của nước sở tại

khác với mức và biện pháp trình bày

trong Hướng dẫn EHS, thì dự án cần

tuân theo mức và biện pháp nào

nghiêm ngặt hơn. Nếu quy định của

nước sở tại có mức và biện pháp kém

nghiêm ngặt hơn so với những mức và

biện pháp tương ứng nêu trong Hướng

dẫn EHS, theo quan điểm của điều

kiện dự án cụ thể, mọi đề xuất thay đổi

Page 98: Bia tong hop

Hướng dẫn về Môi trường, Sức khoẻ và An toàn

NGÀNH SẢN XUẤT THỦY TINH

92

khác cần phải được phân tích đầy đủ

và chi tiết như là một phần của đánh

giá tác động môi trường của địa điểm

cụ thể. Các phân tích này cần phải

chứng tỏ rằng sự lựa chọn các mức

thực hiện thay thế có thể bảo vệ môi

trường và sức khỏe con người.

Khả năng áp dụng

Hướng dẫn EHS cho ngành công

nghiệp sản xuất thủy tinh bao gồm cả

các thông tin liên quan đến các thiết bị

sản xuất thủy tinh. Tài liệu này không

bao gồm việc khai thác nguyên liệu -

đã được nêu trong Hướng dẫn EHS về

khai thác vật liệu xây dựng. Phụ lục A

mô tả đầy đủ các hoạt động công

nghiệp trong lĩnh vực này. Tài liệu này

bao gồm những phần như sau:

Phần 1.0 - Các tác động đặc thù của

ngành công nghiệp và việc quản lý.

Phần 2.0 - Các chỉ số thực hiện và việc

giám sát.

Phần 3.0 - Các tài liệu tham khảo và

các nguồn bổ sung.

Phụ lục A - Mô tả chung về các hoạt

động công nghiệp.

Page 99: Bia tong hop

Hướng dẫn về Môi trường, Sức khoẻ và An toàn

NGÀNH SẢN XUẤT THỦY TINH

93

1.0 Các tác động đặc thù của

ngành công nghiệp và việc quản lý

Phần dưới đây cung cấp tóm tắt các

vấn đề về EHS gắn liền với ngành sản

xuất thủy tinh có thể xảy ra trong các

giai đoạn hoạt động cùng với các

khuyến nghị về việc quản lý các vấn

đề đó. Các khuyến nghị về quản lý các

vấn đề an toàn sức khỏe và môi trường

EHS thông thường ở hầu hết các dự án

lớn trong quá trình xây dựng và ngừng

hoạt động được quy định trong Hướng

dẫn chung EHS

1.1 Môi trường

Các vấn đề về môi trường trong sản

xuất thủy tinh chủ yếu bao gồm:

Phát thải vào không khí

Nước thải

Chất thải rắn

Phát thải vào không khí

Sản xuất thủy tinh là một hoạt động

tiêu tốn năng lượng và nhiệt độ cao,

dẫn đến các phát thải sau quá trình đốt

cháy (lưu huỳnh dioxide, carbon

dioxide và nitrogen oxide) và sự ôxy

hóa ở nhiệt độ cao của nitơ trong môi

trường. Phát thải của các lò nung bao

gồm phát thải dạng hạt (PM) và một

lượng nhỏ kim loại. Các lò nấu chảy

thủy tinh đóng góp từ 80 đến 90 phần

trăm phát thải ô nhiễm vào không khí

của cơ sở sản xuất thủy tinh. Các phát

thải từ các quá trình tạo hình và hoàn

thiện liên quan đến sự đa dạng của quá

trình sản xuất thủy tinh. Các máy ép

và thổi sinh ra khí thải chủ yếu do sự

tiếp xúc của thủy tinh nóng chảy

“gob” và các loại dầu bôi trơn thiết bị.

Việc sản xuất kính thủy tinh, thủy tinh

bao bì, thủy tinh dân dụng và trang trí

cũng sinh ra phát thải liên quan đến sự

đốt cháy của quá trình ủ khi thủy tinh

được duy trì ở nhiệt độ 500-550°C của

quá trình làm nguội có kiểm soát trong

“lò ủ”.

Nhà sản xuất phải cân nhắc sản xuất

thủy tinh bao bì và dân dụng theo cách

hiệu quả nhất để giảm các tác động

môi trường bằng cách tăng số lượng

sản phẩm được sản xuất từ một lượng

thủy tinh nấu chảy xác định.

Phát thải dạng hạt

Phát thải dạng hạt là nguồn ô nhiễm

đáng kể sinh ra qua các thiết bị sản

xuất thủy tinh. Tất cả các khâu trong

ngành công nghiệp sản xuất thủy tinh

đều liên quan đến việc sử dụng nguyên

liệu dạng bột, hạt hoặc bụi. Việc lưu

giữ nguyên liệu hoặc trộn là các hoạt

động thông thường trong tất cả cơ sở

sản xuất thủy tinh. Phát thải bụi sinh

ra từ quá trình vận chuyển, xử lý, lưu

giữ và trộn nguyên liệu. Bụi sinh ra

trong các quá trình nêu trên thường là

bụi thô hơn so với bụi sinh ra từ quá

trình nung đốt với kích thước nhỏ hơn

1 µm, nhưng các hạt bụi nhỏ này

nhanh chóng kết tụ lại thành các hạt

lớn hơn. Trong khi bụi phát thải từ các

quá trình xử lý chủ yếu gây ra các vấn

đề về an toàn và sức khỏe nghề nghiệp

Page 100: Bia tong hop

Hướng dẫn về Môi trường, Sức khoẻ và An toàn

NGÀNH SẢN XUẤT THỦY TINH

94

(OHS) thì bụi PM sinh ra từ các quá

trình nung đốt trong các phân xưởng

lại là vấn đề môi trường tiềm ẩn.

Khuyến nghị về các kỹ thuật ngăn

ngừa và kiểm soát để giảm phát thải

bụi và giảm thiểu tác động tiềm ẩn từ

việc vận chuyển, xử lý, lưu giữ và trộn

bao gồm:

Cách ly khu vực lưu giữ và khu

vực chuẩn bị khỏi các khu vực hoạt

động khác;

Sử dụng các silo kín để lưu giữ vật

liệu rời;

Giảm số lượng các hạt mịn trong

khối vật liệu rời bằng cách làm ẩm

bằng nước hoặc với các dung dịch

kiềm (ví dụ natri hydroxide

[NaOH], natri cacbonat [Na2CO3])

hoặc bằng cách thiêu kết sơ bộ, vê

viên hoặc đóng bánh;

Thực hiện các thao tác chất và dỡ

tải một cách chính xác;

Vận chuyển vật liệu rời đến lò

nung trong băng chuyền kín;

Thực hiện việc kiểm soát trong khu

vực cấp liệu vào lò nung (ví dụ độ

ẩm liệu, cân chỉnh hoạt động lò

nung để giữ áp suất ổn định (<10

Pa) tạo hiệu quả cháy tốt nhất và

giới hạn khả năng bụi phát thải;

tách bụi bằng các thiết bị lọc bụi;

sử dụng các thiết bị cấp liệu kín; và

thiết bị cấp liệu kiểu túi kín).

Nguồn phát thải chính của bụi dạng

hạt PM ra ngoài không khí của quá

trình nung chảy, bao gồm sự kết hợp

của các thành phần bay hơi từ các mẻ

liệu và nóng chảy với lưu huỳnh ôxít

để sinh ra một hỗn hợp tụ lại trong khí

thải của lò nung, sự dịch chuyển của

vật liệu mịn trong mẻ liệu và sự đốt

cháy của các nhiên liệu hóa thạch.

Các biện pháp ngăn ngừa và kiểm soát

để giảm phát thải bụi dạng hạt bao

gồm:

Tăng cường sử dụng thủy tinh vụn;

Tối ưu hóa việc thiết kế lò nấu thủy

tinh và không gian để có thể giảm

được nhiệt độ trong lò;

Sử dụng nhiên liệu có hàm lượng

lưu huỳnh thấp;

Nghiên cứu kiểu nạp liệu hợp lý,

cân đối giữa cỡ hạt và độ ẩm.

Ứng dụng hiệu quả các biện pháp

kiểm soát cỡ hạt như đã mô tả ở trên

có thể đem lại kết quả là nồng độ phát

thải trong khí thải lò nhỏ hơn 100

mg/Nm3. Phát thải dạng hạt không suy

giảm mà tăng lên theo tuổi thọ của lò

giống việc xuống cấp của vật liệu chịu

lửa đòi hỏi phải tăng năng lượng đầu

vào, dẫn đến tăng nhanh sự đốt cháy

sản phẩm đưa vào lò.

Các kỹ thuật ngăn ngừa và kiểm soát

cuối đường ống để giảm bụi phát thải

bao gồm việc lắp đặt thiết bị phun

sương tĩnh điện (ESP) hoặc túi lọc bụi.

Sử dụng thiết bị ESP2 có thể thu hồi

toàn bộ số bụi từ 95 đến 99 phần trăm

và có thể thu được nồng độ phát thải

2 Lắp đặt loại thiết bị này được coi là kỹ thuật tốt nhất

hiện tại theo quy định của Liên minh Châu Âu.

Page 101: Bia tong hop

Hướng dẫn về Môi trường, Sức khoẻ và An toàn

NGÀNH SẢN XUẤT THỦY TINH

95

20 mg/m3. Tuy nhiên giá

3 của các thiết

bị này cao nên thường chỉ được lắp đặt

cho các cơ sở sản xuất thủy tinh tương

đối lớn có từ 2 lò nấu trở lên để tận

dụng lợi thế về quy mô. Giá của các

thiết bị ESP và của túi lọc có thể rất

khác nhau tùy thuộc chủ yếu vào công

suất và thể tích khí thải. Túi lọc được

dùng cho lượng khí thải thấp, điển

hình là đến 20000 - 30000 Nm3/h khí

thải, trong khi thiết bị ESP cao hơn

mức bình thường với tốc độ dòng khí

thải cao hơn. Hệ thống thiết bị lọc

(được biết đến như „túi lọc‟ hoặc „vải

lọc‟)4 có hiệu quả cao hơn, với hiệu

quả thu hồi từ 95 đến 99 phần trăm.

Ôxít nitơ

Nguồn phát thải chính của các ôxít

nitơ (NOX) là sự phát sinh của NOX

nhiệt sinh ra do nhiệt độ cao của các lò

nấu, sự phân rã của hợp chất nitơ trong

các mẻ liệu và ôxít nitơ có trong nhiên

liệu. Sự thay đổi quá trình thông

thường dựa trên các kỹ thuật sau đây

3 Chi phí đầu tư (bao gồm cả việc lọc khí chứa axit)

thường trong khoảng 1,0 đến 1,5 triệu euro với lò công

suất 50-100 tấn/ngày (cho cả túi lọc hoặc ESP),và từ

2,5 đến 3,5 triệu euro cho lò công suất 500 tấn/ngày

(điển hình là lò ESP). Chi phí hoạt động hàng năm

trong khoảng từ 50000 dến 250000 euro nếu có sử

dụng lại sản phẩm phụ trong quá trình nấu chảy với

điều kiện sản phẩm cùng một màu. Chi phí cho việc

thải bỏ sản phẩm phụ rất cao và có thể cao gấp đôi chi

phí hoạt động. Chi phí đầu tư để lắp đặt hệ thống xử lý

đầu ra ở các cơ sở có sẵn thường cao hơn các cơ sở

mới, đặc biệt là ở những nơi hạn chế về diện tích. 4 Mặc dù túi lọc bụi hiệu quả hơn ở nhiệt độ thấp

nhưng việc kiểm soát nhiệt độ là rất cần thiết. Việc

kiểm soát này là cần thiết để ngăn ngừa sự ăn mòn do

axít ngưng tụ khi nhiệt độ thấp và để đảm bảo bộ lọc

không bị tổn hại do nhiệt phá hủy nguyên nhân của

nhiệt độ cao quá mức. Các thông tin bổ sung về các kỹ

thuật thực hiện kiểm soát PM được nêu trong Hướng

dẫn chung EHS.

hoặc một sự kết hợp: giảm tỷ lệ không

khí/nhiên liệu, đốt cháy từng giai

đoạn, vòi đốt bịt kín và lựa chọn nhiên

liệu. Các biện pháp bổ sung có hiệu

quả là cho lò hoạt động trong điều

kiện có áp nhỏ.

Điều quan trọng là phải giảm thiểu

việc cấp không khí vào lò nhằm tăng

hiệu quả năng lượng và hạn chế việc

hình thành NOX. Tốt nhất là duy trì

được từ 0,7% đến 1% ôxy trong mỗi

nồi nấu và từ 1 đến 2% ôxy trong lò

nấu thông khí, được đo tại đầu ra của

buồng đốt, và để giám sát mức carbon

monoxide (CO) và duy trì sao cho

thấp nhất có thể (200-300 ppm đến tối

đa 1000 ppm CO).

Các biện pháp công nghệ phù hợp

khác bao gồm lựa chọn nấu chảy thủy

tinh bằng nhiên liệu đốt (đốt hoàn toàn

bằng O2 hoặc một phần O2), như được

nêu trong Phụ lục A, và việc lựa chọn

lò nấu có NOx thấp.5

Kỹ thuật kiểm soát ô nhiễm cuối

đường ống thứ yếu để giảm phát thải

NOX trong sản xuất thủy tinh nêu dưới

đây, được áp dụng trong trường hợp

các biện pháp ban đầu không thể đạt

được mức NOX theo yêu cầu:

5 Một số lò nấu chảy thủy tinh loại mới được thiết kế

với nhiều tính năng để đạt được việc xử lý khí thải

NOX. Loại lò có NOX thấp và loại lò FlexMelter được

đặc trưng bởi công suất dòng khí thải của khu vực lò bị

chia ra thành các khu vực đốt lò để đạt được điều kiện

“đốt từng giai đoạn”. Kỹ thuật khác là “hệ thống

cascade” sinh ra trong miệng đốt. Việc đốt trước một

phần nhiên liệu xảy ra trước quá trình đốt cuối cùng,

cho phép đốt không khí có tỷ lệ phần trăm O2 thấp hơn.

Loại kỹ thuật này thường có giá thành cao hơn các giải

pháp đốt thông thường và cần phải so sánh về chi phí và

hiệu quả với các loại lò khác có thiết kế chuẩn và hệ

thống xử lý cuối đường ống.

Page 102: Bia tong hop

Hướng dẫn về Môi trường, Sức khoẻ và An toàn

NGÀNH SẢN XUẤT THỦY TINH

96

Khử hóa chất bằng nhiên liệu (ví

dụ quy trình 3R);

Sử dụng chất khử xúc tác tuyển

chọn (SCR).

Việc sử dụng chất khử không xúc tác

tuyển chọn không phải là biện pháp

được chấp nhận rộng rãi trong ngành

sản xuất thủy tinh. Thông tin bổ sung

về khả năng và việc kiểm soát phát

thải NOX được quy định trong Hướng

dẫn chung EHS.

Lưu huỳnh ôxít

Sự có mặt của lưu huỳnh ôxít (SOX)

trong khí thải từ các lò nấu thủy tinh

phụ thuộc vào hàm lượng lưu huỳnh

có trong nhiên liệu và hàm lượng

sulfite/ sulfate/sulfide trong nguyên

liệu, đặc biệt có bổ sung natri sunfat

hoặc canxi sunfat cho sự ôxy hóa thủy

tinh.

Khuyến nghị các kỹ thuật kiểm soát ô

nhiễm để giảm phát thải lưu huỳnh

ôxít bao gồm:

Sử dụng nhiên liệu có hàm lượng

lưu huỳnh thấp, cụ thể là sử dụng

khí thiên nhiên;

Giảm natri và canxi sunfat trong

nguyên liệu.

Nhìn chung, nếu sử dụng nhiên liệu là

khí thiên nhiên thì hàm lượng SOx

trong khí xả sẽ thấp. Nếu có yêu cầu

tiếp tục giảm phát thải khí axit, ví dụ

nếu sử dụng nhiên liệu chứa lưu huỳnh,

thì phải thực hiện các kỹ thuật sau:

Phun bụi khô có gốc là vật liệu

canxi hoặc natri6 vào dòng khí

trong ống khói trước khi lọc khí

thải;

Đặt bộ lọc hơi bán ướt (bộ lọc hoạt

tính hoặc chất phản ứng) đặc trưng

bằng việc cho thêm một số hóa

chất kiềm phản ứng (của canxi và

natri) mà các chất này sẽ tan trong

nước rửa.

Nếu sử dụng quy trình hấp thụ khô (ví

dụ chất hấp phụ SO2 và /hoặc clo

hydric [HCl] hoặc flo hydric [HF] với

sodium bicarbonate [NaHCO3] hoặc

hydrated lime [Ca(OH)2]), thì túi lọc

thường là hiệu quả hơn lọc bụi tĩnh

điện ESP, bởi vì túi lọc có bề mặt tiếp

xúc rộng và thời gian tiếp xúc với khí

chứa chất rắn dài.

Clorua và florua

Loại ô nhiễm này tăng lên trong khí

thải của các lò nấu chảy thủy tinh do

sự nhiễm bẩn của nguyên liệu và

lượng ô nhiễm này thường không

nhiều.

Ngoại trừ trong trường hợp sản xuất thủy tinh opal và thủy tinh sợi dài

trong đó mức florua/ HF trước khi xử

lý có thể đạt 1,000 mg/Nm3 hoặc

nhiều hơn qua việc bổ sung khoáng

6 Hợp chất của natri được sử dụng nhiều nhất là sodium

bicarbonate (NaHCO3), được sử dụng ở trạng thái khô

trong quy trình NEUTREC. NaHCO3 được nghiền mịn

đến cỡ hạt nhỏ hơn 15µm và sau đó được đưa vào dòng

khí thải. Ở nhiệt độ cao hơn 107°C (thường cao hơn

140°C), NaHCO3 phân hủy thành sodium carbonate

(Na2CO3) và nước. Na2CO3 tinh khiết với bề mặt tiếp

xúc rộng có nhiều khả năng phản ứng với hợp chất axit.

Điều này làm giảm tương đối lượng hóa chất phản ứng

cũng như sản phẩm phụ.

Page 103: Bia tong hop

Hướng dẫn về Môi trường, Sức khoẻ và An toàn

NGÀNH SẢN XUẤT THỦY TINH

97

chất flospa vào mẻ liệu.

Kỹ thuật phun khô và bán khô thường

được sử dụng để xử lý phát thải HF.

Nếu thủy tinh dễ bị xâm thực (ví dụ thủy tinh opal có thành phần của flo),

thì lựa chọn lò nấu bằng điện là thích

hợp hơn cả.

Trừ trường hợp sản xuất thủy tinh đặc

biệt, nguồn phát thải HF và HCl

thường liên quan đến nguyên liệu

nhiễm bẩn (ví dụ natri clorua hoặc canxi clorua), và đôi khi có một lượng

nhỏ canxi florua (CaF2) trong mẻ liệu.

Cả hai loại phát thải HF và HCl đều có

thể kiểm soát được khi sử dụng kỹ thuật giảm bớt (abatement) như đã nêu

ở trên về xử lý phát thải SO2.

Kim loại

Phát thải kim loại là một vấn đề quan

trọng trong một số lĩnh vực sản xuất

thủy tinh (ví dụ sản phẩm pha lê chì và

frit), tuy nhiên loại phát thải này cũng có mặt trong các lĩnh vực sản xuất thủy

tinh khác nhưng mức độ nhẹ hơn. Kim

loại nặng có thể có như một sự nhiễm bẩn nhỏ trong một số nguyên liệu, vụn

thủy tinh và trong nhiên liệu. Chì và

cadmium thường được dùng trong các

tác nhân tạo màu và hạ điểm nóng chảy trong công nghiệp frit. Các hạt nhỏ từ

việc sản xuất pha lê chì có thể có hàm

lượng chì từ 20 đến 60%. Các cơ sở sản xuất thủy tinh đặc biệt có thể giải

phóng ra arsen, antimomy, selenium

(tác nhân tạo màu trong thủy tinh màu

nâu hoặc tác nhân tẩy màu trong một vài loại thủy tinh trong suốt).

Kỹ thuật giảm bụi hiệu quả cao cần

được sử dụng để giảm phát thải dạng

hạt có chứa kim loại. Khí phát thải có

chứa kim loại (ví dụ khi sử dụng

selenium) thông qua việc lắp đặt thiết

bị phun bụi khô hoặc bán khô kết hợp

với kỹ thuật tóm bắt bụi.

Khí thải gây hiệu ứng nhà kính (GHG)

Sản xuất thủy tinh sinh ra khí gây hiệu

ứng nhà kính (GHG) một cách đáng

kể, đặc biệt là carbon dioxide (CO2).

Việc sản xuất 1kg thủy tinh trong một

lò được đốt bằng khí ga sinh ra khoảng

0,6kg CO2, trong đó 0,45 kg sinh ra từ

nhiên liệu hóa thạch và 0,15 kg từ việc

phân tách carbonate trong nguyên liệu

(CaCO3 và dolomit) đã sử dụng trong

mẻ liệu. Sản xuất khí gây hiệu ứng nhà

kính GHG liên quan trực tiếp đến loại

thủy tinh, loại nhiên liệu hóa thách đã

sử dụng, quy trình tiết kiệm năng

lượng và việc sử dụng vụn thủy tinh.

Do yêu cầu cao về chất lượng sản

phẩm của một số sản phẩm thủy tinh

nhất định (ví dụ thủy tinh dùng trong

sản xuất dược và mỹ phẩm, thủy tinh

dùng cho phòng thử nghiệm và thủy

tinh chiếu sáng), cơ hội sử dụng vụn

thủy tinh là rất hạn chế.

Ngoài các khuyến nghị về chiến lược

quản lý khí gây hiệu ứng nhà kính

GHG đã nêu trong Hướng dẫn chung

EHS, các biện pháp đặc biệt để ngăn

ngừa và kiểm soát phát thải khí GHG

bao gồm:

Các biện pháp tăng hiệu quả sử

dụng năng lượng (như mô tả dưới

đây);

Sử dụng nhiên liệu chứa hàm lượng

carbon thấp (ví dụ nếu có thể thì

Page 104: Bia tong hop

Hướng dẫn về Môi trường, Sức khoẻ và An toàn

NGÀNH SẢN XUẤT THỦY TINH

98

thay thế khí thiên nhiên cho việc sử

dụng nhiên liệu dầu đốt hoặc nhiên

liệu hóa thạch rắn);

Tối đa hóa việc sử dụng vụn thủy

tinh để tăng hiệu quả sử dụng nhiên

liệu và giảm sử dụng nguyên liệu

đá vôi, đặc biệt trong sản xuất thủy

tinh bao bì. Cơ hội sử dụng một tỷ

lệ lớn vụn thủy tinh trong mỗi mẻ

liệu đặc biệt tốt cho việc sản xuất

bao bì thủy tinh màu xanh lá cây.

Ứng với mỗi 1% vụn thủy tinh sử

dụng cho một mẻ liệu có thể giảm

được khoảng 0,15-0,3 % nhiên liệu

sử dụng;7

Sử dụng thiết bị điều khiển chuyển

đổi nhiều tốc độ với quạt không khí

đốt và quạt gió làm nguội lớn;

Thu hồi nhiệt thải của lò nấu thủy

tinh: Nhiệt có thể sử dụng để sấy

mẻ liệu hoặc vụn thủy tinh (xem

dưới đây), hoặc cung cấp nhiệt cho

các mục đích sưởi hoặc cung cấp

hơi nóng;

Công nghệ mới để thu hồi nhiệt là

dạng hơi nước áp suất cao để chạy

động cơ phát điện;

Các kỹ thuật làm tăng hiệu suất lò bao

gồm:8

o Cỡ lò: Lò có công suất nhỏ hơn

50 tấn/ngày có sự thất thoát cao

do kết cấu, liên quan đến sử

7 Ở Châu Âu (EU) sử dụng vụn thủy tinh trong sản xuất

bao bì với tỷ lệ < 20 % đến >90 %, trung bình ở các

nước EU là 48 %, đối với thủy tinh màu hổ phách là 25

- 60 %.

8 EU BREF (2001).

dụng năng lượng để nấu chảy

thủy tinh và do đó không hiệu

quả;

o Lựa chọn kỹ thuật nấu chảy

thủy tinh: Lò tái sinh nhiệt có

hiệu quả năng lượng cao hơn lò

phục hồi nhiệt do việc gia nhiệt

không khí đốt tốt hơn;

o Áp dụng các kỹ thuật và vật liệu

cách nhiệt tốt hơn;

o Các biện pháp kiểm soát việc

đốt;

o Tối đa hóa việc sử dụng vụn

thủy tinh;

o Sấy trước mẻ liệu và vụn thủy

tinh trước khi đưa vào lò bằng

nhiệt thu hồi từ khí thải của lò.

Nước thải

Nước thải của quá trình sản xuất

Quá trình làm nguội và rửa vụn thủy

tinh sử dụng nước nhiều nhất. Phát

thải lỏng bao gồm nước thải sau quá

trình làm nguội, nước rửa, nước thải

trên bề mặt. Cần sử dụng hệ thống sử

dụng nước khép kín để giảm thiểu thất

thoát nước. Lượng phát thải lỏng của

quá trình sản xuất thủy tinh là không

đáng kể so với các lĩnh vực công

nghiệp khác và chỉ giới hạn trong từng

khâu sản xuất (ví dụ nước để làm

nguội kim loại và nước lạnh sử dụng

khi cắt). Chất thải có thể bị ảnh hưởng

bởi các mảnh cứng của thủy tinh, của

vật liệu chế tạo thủy tinh tan được (ví

dụ sodium sulfate), một số hợp chất vô

Page 105: Bia tong hop

Hướng dẫn về Môi trường, Sức khoẻ và An toàn

NGÀNH SẢN XUẤT THỦY TINH

99

cơ, các hóa chất xử lý cho hệ thống

nước làm nguội (ví dụ muối tan và các

hóa chất xử lý nước).

Xử lý nước thải của quá trình sản xuất

Kỹ thuật xử lý nước thải công nghiệp

trong lĩnh vực sản xuất thủy tinh bao

gồm sử dụng thiết bị tách dầu trong

nước; cân bằng dòng và tải bằng điều

chỉnh pH; lọc và làm lắng để giảm các

hạt rắn lơ lửng qua bể lắng hoặc chất

làm trong; lọc nhiều tầng để giảm các

hạt rắn lơ lửng không lắng; khử nước

và cặn thải của hố chôn rác, hoặc của

các chất nguy hiểm trong các bãi rác

chỉ định là nguy hiểm. Có thể cần

kiểm soát kỹ thuật bổ sung các bước

xử lý sơ bộ để xử lý nước đã làm

nguội kim loại, muối tan, hóa chất hữu

cơ và hóa chất xử lý nước.

Việc quản lý nước thải công nghiệp và

các ví dụ về việc xử lý được nêu trong

Hướng dẫn chung EHS. Mặc dù ứng

dụng các công nghệ này và kỹ thuật

thực hành tốt trong việc quản lý nước

thải, các thiết bị cũng phải đáp ứng các

giá trị hướng dẫn cho xả nước thải như

chỉ ra trong bảng ở Mục 2 trong tài

liệu chuyên ngành này. Nước thải ra từ

quá trình gia công cơ khí thủy tinh cần

phải được tái chế.

Dòng nước thải khác & việc tiêu thụ

nước

Hướng dẫn về quản lý nước thải

không ô nhiễm từ các hoạt động tiện

ích, nước mưa không ô nhiễm và nước

thải vệ sinh được quy định trong

Hướng dẫn chung EHS. Dòng nước

ô nhiễm được gom vào hệ thống xử lý

nước thải công nghiệp. Khuyến nghị

về giảm tiêu thụ nước, đặc biệt ở

những nơi bị hạn chế nguồn nước

thiên nhiên, được quy định trong

Hướng dẫn chung EHS.

Chất thải rắn

Hầu hết các hoạt động của ngành công

nghiệp thủy tinh đều sinh ra chất thải

ở mức độ thấp. Chất thải rắn sinh ra từ

quá trình sản xuất thủy tinh chủ yếu ở

khu vực bốc dỡ. Vệ sinh và giữ gìn

khu vực giao nhận có thể giảm được

chất thải và cho phép bổ sung các

đống vật liệu đã được thu gom vào

làm nguyên liệu.

Việc lát khu vực giao nhận cho phép

việc thu gom và làm vệ sinh được dễ

dàng và hiệu quả và vật liệu đổ đống

được dễ dàng nhận biết, chia tách và

tái sử dụng vào quá trình.

Chất thải rắn thu được từ quá trình nấu

chảy thủy tinh bao gồm bụi từ thiết bị

tái sinh nhiệt (phục hồi nhiệt) phải bị

loại bỏ trong quá trình làm sạch bằng

cơ khí hoặc bằng nhiệt, và vật liệu

chịu lửa thải bỏ từ việc bảo dưỡng, sửa

chữa lò thường kỳ và từ việc tháo dỡ

bỏ (khoảng 500-2000 tấn/nhà máy,

thường được thực hiện 5-15 năm một

lần), kể cả vật liệu chịu lửa giàu crôm

và zircon. Các chất thải khác bao gồm

bụi thu gom được từ các thiết bị lọc

bụi.

Các biện pháp ngăn ngừa ô nhiễm bao

gồm:

Tối đa hóa việc sử dụng vụn thủy

Page 106: Bia tong hop

Hướng dẫn về Môi trường, Sức khoẻ và An toàn

NGÀNH SẢN XUẤT THỦY TINH

100

tinh cho cấp liệu;

Tái chế chất thải vật liệu chịu lửa

như nguyên liệu làm gạch (kỹ thuật

này không làm ảnh hưởng đến chất

lượng sản phẩm cuối cùng);

Thay thế gạch chịu lửa theo chu kỳ

6-12 năm (tương ứng với tuổi thọ

của loại vật liệu này, được xác định

khi thực hiện cải tạo sửa chữa lò

nấu/lò ủ);

Sử dụng lại bụi thu hồi trong mẻ

liệu, tạo màu.

1.2 An toàn và sức khỏe nghề

nghiệp

Mối nguy lớn nhất về an toàn và sức

khỏe nghề nghiệp sinh ra trong các

giai đoạn hoạt động của các dự án sản

xuất thủy tinh chủ yếu bao gồm:

Phơi nhiễm nhiệt

Phơi nhiễm tiếng ồn

Phơi nhiễm với nguy cơ đường hô

hấp

Nguy hiểm thể chất

Nguy hiểm về điện

Phơi nhiễm nhiệt

Sự phơi nhiễm với nhiệt sinh ra trong

quá trình vận hành và bảo dưỡng lò

nấu thủy tinh hoặc các thiết bị nhiệt

khác. Các biện pháp ngăn ngừa và

kiểm soát bao gồm:

Giảm thiểu thời gian yêu cầu công

việc tại nơi môi trường nhiệt độ

không khí cao, thông qua việc thực

hiện ca sản xuất ngắn hơn tại các vị

trí đó;

Để ngăn ngừa nhiệt độ quá ngưỡng

tại vị trí làm việc, cần trang bị đầy

đủ quạt và không khí mát để xua đi

khói và bụi khỏi xưởng sản xuất;

Nếu cần thiết, phải luôn có sẵn và

sử dụng máy thở cung cấp ôxy

hoặc không khí;

Thực hiện việc che chắn các bề mặt

nơi người lao động phải tiếp xúc

với thiết bị nhiệt và sử dụng các

thiết bị bảo vệ cá nhân nếu cần, kể

cả giày và găng tay cách nhiệt.

Tiếng ồn

Người lao động có thể bị phơi nhiễm

với tiếng ồn trong quá trình sản xuất

thủy tinh. Mất khả năng nghe

(hypoacusia) là căn bệnh nghề nghiệp

điển hình trong ngành công nghiệp

này, đặc biệt trong sản xuất thủy tinh

bao bì. Trong quá trình tạo hình bao bì

thủy tinh, áp lực cao trong quy trình

tạo khuôn nguội có thể sinh ra phát

thải tiếng ồn một cách đáng kể. Mức

ồn từ các máy ép thủy tinh có thể lên

tới 100 dexiben hoặc lớn hơn, nhiều

khả năng gây mất khả năng nghe. Các

khuyến nghị về bảo vệ và kiểm soát sự

phơi nhiễm với tiếng ồn, bao gồm cả

việc sử dụng thiết bị bảo vệ tai nghe

và PPE được nêu trong Hướng dẫn

chung EHS.

Page 107: Bia tong hop

Hướng dẫn về Môi trường, Sức khoẻ và An toàn

NGÀNH SẢN XUẤT THỦY TINH

101

Nguy hiểm đường hô hấp

(Phơi nhiễm với bụi, khói, hóa chất

độc hại)

Nguy cơ sức khỏe nghề nghiệp trong

sản xuất thủy tinh, tại vị trí làm việc,

liên quan đến sự có mặt của bụi không

khí dạng hạt mịn PM. Bụi PM có thể

chứa bụi silic, sinh ra từ cát, trường

thạch và một vài hóa chất độc hại (ví

dụ như chì ôxít, hợp chất của bo,

arsen, thiếc, kẽm, coban). Nơi làm

việc của các cơ sở sản xuất thủy tinh

bao bì và dân dụng thông thường có

mùi dầu mỡ, khói sinh ra từ dầu nhờn

bôi khuôn. Bụi hạt sinh ra từ việc sản

xuất thủy tinh pha lê chì có chứa đến

20% - 60% chì. Một số quy trình sản

xuất thủy tinh đặc biệt có thể sinh ra

HCl, HF, arsen, antimomy, và

selenium ở mức độ cao tại nơi làm

việc.

Việc xử lý bề mặt có sử dụng hợp chất

của thiếc, titan như thiếc clorua hoặc

hợp chất hữu cơ của thiếc clorin, có

thể sinh ra phát thải bụi giàu thiếc,

titan và HCl. Các phương pháp ngăn

ngừa và kiểm soát phơi nhiễm bao

gồm:

Tách các kho nguyên liệu và khu

vực chuẩn bị phối liệu khỏi các khu

vực làm việc;

Thực hiện các thao tác dỡ và chất

tải thật chính xác;

Cấp liệu vào lò bằng các băng

chuyền kín/hoặc bằng đường ống;

Sử dụng hệ thống quạt thông gió.

Nguy hiểm thân thể

Bị thương ở mắt do thủy tinh vỡ và

mảnh thủy tinh văng là các nguy cơ

thường gặp nhất trong các cơ sở sản

xuất thủy tinh và phải được phòng

ngừa bằng việc sử dụng kính an toàn

cho tất cả người lao động và khách

đến thăm. Các chấn thương do cắt có

thể tăng nếu kính bị vỡ trong quá trình

xử lý. Tự động hóa việc xử lý kính, sử

dụng găng tay và tạp dề an toàn cho

người lao động khi cắt kính, để giảm

thiểu các nguy cơ bị thương.

Nguy hiểm điện giật

Người lao động có thể bị phơi nhiễm

với nguy cơ bị điện giật do tiếp xúc

với thiết bị điện trong toàn bộ quá

trình sản xuất. Khuyến nghị các biện

pháp phòng ngừa và kiểm soát nguy

cơ điện giật được nêu trong Hướng

dẫn chung EHS.

1.3 An toàn và sức khỏe cộng

đồng

Các tác động về an toàn và sức khỏe

cộng đồng trong các quá trình xây

dựng, hoạt động và ngừng hoạt động

các nhà máy sản xuất thủy tinh cũng

tương tự như những tác động của các

ngành công nghiệp lớn khác như đã

nêu trong Hướng dẫn chung EHS.

Page 108: Bia tong hop

Hướng dẫn về Môi trường, Sức khoẻ và An toàn

NGÀNH SẢN XUẤT THỦY TINH

102

2.0 Các chỉ số thực hiện và việc

giám sát

2.1 Môi trường

Hướng dẫn về phát thải khí và xả

thải

Bảng 1 và 2 đưa ra hướng dẫn phát

thải khí và xả thải trong lĩnh vực sản

xuất thủy tinh. Các giá trị hướng dẫn

này thể hiện thực hành công nghiệp tốt

như đã được phản ánh trong các tiêu

chuẩn trong hệ thống pháp luật ở một

số nước. Các mức hướng dẫn này có

thể đạt được ở điều kiện hoạt động

bình thường của cơ sở sản xuất thông

qua việc áp dụng các biện pháp kỹ

thuật ngăn ngừa và kiểm soát ô nhiễm

đã được bàn đến ở những phần trước

của hướng dẫn này. Các định mức này

cần đạt được, mà không pha loãng, ít

nhất 95% thời gian cơ sở sản xuất hoạt

động, và có thể tính bằng tỷ lệ giờ

hoạt động hằng năm. Mức chênh lệch

với các giá trị hướng dẫn do điều kiện

của dự án cụ thể cần được giải trình

trong báo cáo đánh giá môi trường.

Hướng dẫn về xả thải được áp dụng

cho xả thải trực tiếp nước thải đã xử lý

vào nguồn tiếp nhận là nước mặt có

mục đích sử dụng chung. Mức thải đặc

thù theo từng địa điểm có thể được

thành lập ra dựa trên điều kiện sẵn có

và thực trạng sử dụng của hệ thống thu

gom và xử lý nước thải chung, hoặc

nếu thải trực tiếp vào nguồn nước mặt

thì sự phân loại thủy vực tiếp nhận

nước theo mục đích sử dụng được đề

cập đến trong Hướng dẫn chung EHS.

Hướng dẫn về phát thải được áp dụng

cho quá trình phát thải khí thải. Hướng

dẫn phát thải của nguồn đốt nhiên liệu

kết hợp với các hoạt động sinh nhiệt

và phát điện từ những nguồn có công

suất nhiệt đầu vào bằng hoặc thấp hơn

50 MWth được đề cập trong Hướng

dẫn chung EHS, với phát thải nguồn

điện lớn hơn được đề cập đến trong

Hướng dẫn EHS cho nhà máy nhiệt

điện. Hướng dẫn xem xét môi trường

xung quanh dựa trên tổng thải lượng

khí thải được cung cấp trong Hướng

dẫn chung EHS.

Bảng 1. Mức phát thải khí trong sản xuất

thủy tinh

Ô nhiễm Đơn vị Giá trị

hướng dẫn

Bụi dạng hạt

Khí gas 100a

Các nhiên liệu khác

mg/Nm3

100a

50a

SO2 mg/Nm3 700-1500b

NOx mg/Nm3 1000

HCl mg/Nm3 30

Fluorides mg/Nm3 5

Chì mg/Nm3 5

Cadium mg/Nm3 0,2

Arsenic mg/Nm3 1

Các kim loại nặng khác

(Tổng)

mg/Nm3 5c

a Không vượt quá 20 mg/Nm3 ở nơi có kim loại độc

hại . Để đạt được phát thải bụi là 50 mg/Nm3 cần lắp

đặt hệ thống xử lý phụ (túi lọc bụi hoặc lọc tĩnh

điện). Các điều kiện vận hành tốt của lò và áp dụng

các biện pháp tích cực có thể đạt được mức phát thải

100 mg/Nm3. b 700 mg/Nm3 khi đốt bằng khí ga; 1500 mg/Nm3

bằng nhiên liệu hóa thạch; c 1 mg/Nm3 bằng selenium.

Page 109: Bia tong hop

Hướng dẫn về Môi trường, Sức khoẻ và An toàn

NGÀNH SẢN XUẤT THỦY TINH

103

Bảng 2. Mức xả thải trong sản xuất thủy

tinh

Ô nhiễm Đơn vị Giá trị

hướng dẫn

pH S.U. 6-9

Tổng chất rắn lơ

lửng

mg/L 30

COD mg/L 130

Dầu và mỡ mg/L 10

Chì mg/L 0,1

Antimony mg/L 0,3

Arsenic mg/L 0,1

Fluorides mg/L 5

Axit Boric mg/L 2

Mức tăng nhiệt độ oC < 3a

a tại rìa của vùng trộn mang tính khoa học có tính đến

chất lượng nước xung quanh, sử dụng nước tiếp

nhận, thụ nhân tiềm năng và khả năng đồng hóa.

Quan trắc môi trường

Các chương trình quan trắc môi

trường cho ngành công nghiệp này cần

được thực hiện để giải quyết tất cả các

hoạt động đã được xác định có khả

năng tác động đáng kể đến môi

trường, trong thời gian hoạt động bình

thường và trong điều kiện bị trục trặc.

Hoạt động quan trắc môi trường phải

dựa trực tiếp hoặc gián tiếp vào các

chỉ báo được áp dụng đối với từng dự

án cụ thể. Tần suất quan trắc phải đủ

để cung cấp dữ liệu đại diện cho thông

số đang được theo dõi. Quan trắc phải

do những người được đào tạo tiến

hành theo các quy trình giám sát và

lưu giữ biên bản và sử dụng thiết bị

được hiệu chuẩn và bảo dưỡng đúng

cách thức. Dữ liệu quan trắc môi

trường phải được phân tích và xem xét

theo các khoảng thời gian định kỳ và

được so sánh với các tiêu chuẩn vận

hành để sao cho có thể thực hiện mọi

hiệu chỉnh cần thiết. Hướng dẫn bổ

sung về áp dụng phương pháp lấy mẫu

và phân tích khí thải và nước thải

được cung cấp trong Hướng dẫn

chung EHS.

Sử dụng nguồn và tải phát thải

Bảng 3 và 4 cung cấp các ví dụ về các

chỉ báo về nguồn và tiêu thụ năng

lượng và nước, cùng với tải lượng

phát thải của lĩnh vực sản xuất thủy

tinh. Các giá trị hướng dẫn của ngành

chỉ là để tham khảo so sánh và mỗi dự

án phải tự thiết lập mục tiêu nâng cao

trong lĩnh vực này.

Page 110: Bia tong hop

Hướng dẫn về Môi trường, Sức khoẻ và An toàn

NGÀNH SẢN XUẤT THỦY TINH

104

Bảng 3. Nguồn và tiêu thụ năng lượng a,d

Đầu vào trên đơn vị

sản phẩm

Đơn vị Chuẩn so

sánh của

nghành

Nhiên liệu

Tiêu thụ nhiên liệu cho

lò sinh nhiệt SX TT bao

bì một miệng đốt công

suất > 200 tấn/ngày

GJ/tấn TT

nóng chảy

3,9b

Tiêu thụ nhiên liệu cho

lò nổi với công suất

400-500 tấn/ngày

GJ/tấn TT

nóng chảy

5,5

Tiêu thụ nhiên liệu cho

lò đơn SX TT

borosilicate công suất

10-15 tấn/ngày

GJ/tấn TT

nóng chảy

9

Điện năng

Điện năng tiêu tốn

kWh/tấn

TT

nóng chảy

110

Nước

Tiêu thụ nước trên một

đơn vị sản phẩm

m3/tấn TT

nóng chảy

4c

a Tiêu thụ năng lượng liên quan đáng kể đến kích

thước, công suất, tải trọng, tuổi và sử dụng vụn TT.

Các lò nhỏ và lò hoạt động với công suất nhỏ hơn

bình thường, thường không có hiệu quả, do thất

thoát nhiệt lớn. Tiêu thụ năng lượng phụ thuộc vào

chất lượng thủy tinh (To nóng chảy), tỷ lệ vụn TT,

và tuổi lò. Dải giá trị thấp có thể đạt được bằng các

loại lò hiện đại và sử dụng vụn TT tốt đa, lắp đặt lò

đúng và điều kiện vận hành tốt (nhưng không vượt

quá nhiệt độ vận hành kiểm soát đốt thật tốt). Các

số liệu về sử dụng nhiên liệu thừa nhận không gia

nhiệt tăng cường bằng điện. Các số liệu sử dụng

điện cũng tương tự trừ việc sử dụng điện trực tiếp

trong lò nấu, nhưng có sử dụng cho quạt thổi không

khí đốt. b Tiêu thụ năng lượng cho lò sinh nhiệt và lò nhiên

liệu-ôxy không sản xuất O2 và cho SX thủy tinh

bao bì thấp hơn là tiêu thụ năng lượng cho SX kính

và TT dân dụng.

c Các giá trị có sẵn trong sản xuất sợi thủy tinh. d Trong SX thủy tinh natri-canxi carbonate, tăng sử

dụng 10% vụn TT cho phép giảm tiêu thụ năng

lượng khoảng 3 % tương ứng 22 đến 30 kcal/kg

(0,09-0,13 GJ/tấn)

Bảng 4: Tải phát thải

Đầu ra

trên đơn

vị sản

phẩm

Đơn vị Lò nấu

kính

phẳng

Lò nấu

thủy

tinh dân

dụng

Bụi dạng

hạt

kg/thủy

tinh nóng

chảy

mg/Nm3

0,02-0,1

5,0-40

0,002-

0,22

1-35

NOX kg/thủy

tinh nóng

chảy

mg/Nm3

1,1-2,9

495-1250

<0,75

<400

SOx kg/thủy

tinh nóng

chảy

mg/Nm3

0,54-4,0

200-

1,700

0,2-3,5

100-

1,650

HCl kg/thủy

tinh nóng

chảy

mg/Nm3

<0,01-

0,08

4,0-30

0,01-

0,07

7-30

HF kg/thủy

tinh nóng

chảy

mg/Nm3

<0,002-

0.01

<1,0-4,0

=0,02

=1-6

Kim loại kg/thủy

tinh nóng

chảy

mg/Nm3

<0,001

<1,0

<0,001

<1,0

a Các dữ liệu được cung cấp trong tài liệu EU

(2005) có sử dụng kỹ thuật tóm bắt chính và phụ.

Các dữ liệu áp dụng cho cả lò đốt bằng khí và

bằng dầu.

2.2 An toàn và sức khoẻ nghề

nghiệp

Hướng dẫn về an toàn sức khỏe

nghề nghiệp

Hướng dẫn thực hiện sức khỏe và an

toàn lao động cần phải được đánh giá

dựa trên các hướng dẫn về mức tiếp

xúc an toàn được công nhận quốc tế, ví

dụ như hướng dẫn về Giá trị ngưỡng

Page 111: Bia tong hop

Hướng dẫn về Môi trường, Sức khoẻ và An toàn

NGÀNH SẢN XUẤT THỦY TINH

105

phơi nhiễm nghề nghiệp (TLV ®) và

Chỉ số phơi nhiễm sinh học (BEIs ®)

được công bố bởi Hội nghị của các nhà

vệ sinh công nghiệp Hoa Kỳ

(ACGIH),9 Cẩm nang Hướng dẫn về

các mối nguy Hóa chất do Viện vệ

sinh, an toàn lao động quốc gia Hoa Kỳ

xuất bản (NIOSH),10

Giới hạn phơi

nhiễm (PELs) do Cục sức khỏe và an

toàn nghề nghiệp Hoa Kỳ xuất bản

(OSHA),11

Giá trị giới hạn phơi nhiễm

nghề nghiệp được công bố bởi các quốc

gia thành viên Liên minh Châu Âu,12

hoặc các nguồn tài liệu tương tự khác.

Tỷ lệ tai nạn và rủi ro

Dự án phải cố gắng giảm số vụ tai nạn

trong số công nhân tham gia dự án

(bất kể là sử dụng lao động trực tiếp

hay gián tiếp) đến tỷ lệ bằng không,

đặc biệt là các vụ tai nạn gây ra mất

ngày công lao động và mất khả năng

lao động ở các mức độ khác nhau,

hoặc thậm chí bị tử vong. Tỷ lệ này

của cơ sở sản xuất có thể được so sánh

với hiệu quả thực hiện về vệ sinh an

toàn lao động trong ngành công

nghiệp này của các quốc gia phát triển

thông qua tham khảo các nguồn thống

kê đã xuất bản (ví dụ Cục thống kê lao

động Hoa Kỳ và Cơ quan quản lý về

9 Có sẵn tại: http://www.acgih.org/TLV/ và

http://www.acgih.org/store/ 10 Có sẵn tại: http://www.cdc.gov/niosh/npg/ 11 Có sẵn tại:

http://www.osha.gov/pls/oshaweb/owadisp.show_docu

ment?p_table=STANDARDS&p_id=9.992 12 Có sẵn tại:

http://europe.osha.eu.int/good_practice/risks/ds/oel/

An toàn và Sức khỏe Liên hiệp Anh).13

Giám sát an toàn và sức khỏe nghề

nghiệp

Môi trường làm việc phải được giám

sát để xác định kịp thời những mối

nguy nghề nghiệp tương ứng với dự án

cụ thể. Việc giám sát phải được thiết

kế chương trình và do những người

chuyên nghiệp thực hiện14

như là một

phần của chương trình giám sát an

toàn sức khỏe lao động. Cơ sở sản

xuất cũng phải lưu giữ bảo quản các

biên bản về các vụ tai nạn lao động và

các loại bệnh tật, sự cố nguy hiểm xảy

ra. Hướng dẫn bổ sung về các chương

trình giám sát sức khỏe lao động và an

toàn được cung cấp trong Hướng dẫn

chung EHS.

13 Có sẵn tại: http://www.bls.gov/iif/ và

http://www.hse.gov.uk/statistics/index.htm 14 Các chuyên gia được công nhận có thể gồm Chứng

nhận vệ sinh công nghiệp, Vệ sinh lao động đã được

đăng ký, hoặc Chứng nhận chuyên nghiệp về an toàn

hoặc tương đương

Page 112: Bia tong hop

Hướng dẫn về Môi trường, Sức khoẻ và An toàn

NGÀNH SẢN XUẤT THỦY TINH

106

3.0 Tài liệu tham khảo và các

nguồn bổ sung

Australian Government. Department of the

Environment and Heritage. 2004. Emissions

Estimation Technique Manual for Glass and Glass

Fibre Manufacturing — Version 2.0. Camberra,

Australia.

European Commission. 2001. Integrated Pollution

Prevention and Control (IPPC) Reference Document

on Best Available Techniques in the Glass

Manufacturing Industry. Sevilla, Spain.

European Union. 2005. Corinair. Emission Inventory

Guidebook.

Eurosil. 2005. Potential Socio-Economic Effects of

Setting an EU Occupational Exposure Limit for

Respirable Crystalline Silica.

International Labour Organization (ILO). 2001.

Safety in the Use of Synthetic Vitreous Fibre

Insulation Wools. Geneva, Switzerland.

State of New Jersey, Department of Environmental

Protection, Air Quality Permitting Program. 1997.

State of the Art (SOTA) Manual for the Glass

Industry Section 3.15. Trenton, New Jersey.

UNECE/EMEP Task Force on Emission Inventories

and Projections. 2005. EMEP/CORINAIR Emission

Inventory Guidebook — 2005. Glass Production.

Activities 030314-030317 & 040613. European

Environment Agency. Copenhagen, Denmark.

US Department of Labor, Bureau of Labor Statistics.

2003 and 2004. Nonfatal Occupational Injuries and

Illnesses for Glass and Glass Product Manufacturing

(Code 327200) and for Glass Container

Manufacturing (Code 327213). Washington, DC.

US Environmental Protection Agency (US EPA).

2005. Standards of Performance for New Stationary

Sources. Subpart CC - Standards of Performance for

Glass Manufacturing Plants, 40 CFR Part 60.

Washington, DC.

US EPA. 2004. National Emission Standards for

Hazardous Air Pollutants. Subpart N - National

Emission Standards for Inorganic Arsenic Emissions

from Glass Manufacturing Plants, 40 CFR Part 61.

Washington, DC.

US EPA. 1995a. AP-42 Section 11.15, Glass

Manufacturing. Washington, DC.

US EPA, Office of Compliance. 1995b. Profile of the

Stone, Clay, Glass and Concrete Products Industry.

Sector Notebook Project. Washington, DC.

US EPA. 1995c. Glass Manufacturing Point Source

Category. Subpart E -Float Glass Manufacturing

Subcategory40 CFR Part 426. Washington, DC.

US EPA. 1995.40 CFR Part 426. Glass

Manufacturing Point Source Category. Subpart H -

Glass Container Manufacturing Subcategory, 40

CFR Part 426. Washington, DC.

Page 113: Bia tong hop

Hướng dẫn về Môi trường, Sức khoẻ và An toàn

NGÀNH SẢN XUẤT THỦY TINH

107

Phụ lục A: Mô tả chung về các hoạt động công nghiệp

Ngành công nghiệp thủy tinh bao gồm

các cơ sở sản xuất thủy tinh và sản

phẩm khác nhau. Các sản phẩm thủy

tinh được sản xuất từ các nguồn nguyên liệu khác nhau trong đó quan

trọng nhất là cát, mảnh thủy tinh vụn,

và các vật liệu trung gian/làm biến đổi như sodium carbonate, đá vôi,

dolomite và trường thạch. Sự sẵn có

của nguyên liệu là một tiêu chí quan

trọng để thiết kế và đặt vị trí nhà máy. Một nguồn nguyên liệu rẻ, dồi dào và

giá thành của sản phẩm được sản xuất

tương đối thấp là các yếu tố nền tảng

trong việc lựa chọn vị trí nhà máy thích hợp, sao cho giảm được khoảng

cách vận chuyển cho nguyên liệu và

sản phẩm. Điều này đặc biệt quan trọng đối với sản xuất sản phẩm thủy

tinh bao bì, khu vực sản xuất lớn nhất

trong ngành công nghiệp thủy tinh.

Hơn 90% sản phẩm thủy tinh được bán cho các ngành công nghiệp khác.

Sản xuất thủy tinh phụ thuộc rất nhiều

vào ngành xây dựng, sản xuất ô tô, công nghiệp sản xuất thức ăn và đồ

uống. Tuy nhiên cũng có những khu

vực rất nhỏ sản xuất ra sản phẩm tiêu

dùng và kỹ thuật có giá trị cao. Khu vực thủy tinh đặc biệt bao gồm một số

các loại sản phẩm như đèn ống thủy

tinh tia catot (cathode) và tia X ray, thủy tinh chiếu sáng (đèn tuýp và bóng

đèn), thủy tinh cho công nghệ điện-

điện tử, thủy tinh để lót và cách điện,

thủy tinh bosilicat (bao bì dược phẩm và đồ dùng nhà bếp), gốm thủy tinh,

thủy tinh quang học, thủy tinh bọt,

thủy tinh để xây dựng và trang trí.

Sau khi cát, đá vôi, sodium carbonate

và các nguyên liệu khác được đưa về

nhà máy, chúng được bảo quản trong

kho riêng biệt. Trước khi nấu chảy, nguyên liệu được đưa vào băng cân

định lượng và vào hệ thống trộn tại đó

phối liệu được trộn với thủy tinh vụn để đảm bảo tính đồng nhất cần thiết.

Hỗn hợp liệu được chuyển trên băng

tải đến kho lưu giữ và từ đó được cấp

vào lò nấu chảy. Trong lò nguyên liệu được nung chảy ở nhiệt độ từ 1500

oC

đến 1650oC, qua một loạt các phản

ứng hóa học vật liệu chuyển sang thủy

tinh nóng chảy. Thủy tinh nóng chảy được “đẩy” từ lò nấu sang “buồng đốt

điều hòa nhiệt” để đảm bảo đạt được

các đặc tính đặc trưng tốt nhất cho giai đoạn tiếp theo. Sau quá trình tạo hình

thủy tinh được ủ trong “lò ủ” để loại

bỏ ứng lực không mong muốn trong

thủy tinh qua quá trình kiểm tra thử nghiệm tiếp sau đó. Giai đoạn bao gói

cuối cùng sẵn sàng cho sản phẩm hoàn

thiện được lưu kho và vận chuyển. Hình A-1 mô tả một quy trình sản xuất

thủy tinh điển hình.

Nguyên liệu

Ứng với các lĩnh vực thủy tinh và các

nhà máy thủy tinh khác nhau sử dụng

các nguyên liệu khác nhau. Nguyên liệu chính bao gồm nguyên liệu tạo

nên thủy tinh (ví dụ cát, thủy tinh

vụn), nguyên liệu trung gian/biến đổi

(ví dụ natri cacbonat, đá vôi, trường thạch và dolomite) và các tác nhân tạo

màu/khử màu (ví dụ crom, sắt ôxít,

Page 114: Bia tong hop

Hướng dẫn về Môi trường, Sức khoẻ và An toàn

NGÀNH SẢN XUẤT THỦY TINH

108

coban ôxít, selen, và selenit kẽm). Để

sản xuất thủy tinh đặc biệt, thủy tinh

kỹ thuật, chì ôxít, potash, kẽm ôxít và

các ôxít kim loại khác được sử dụng. Các tác nhân làm trong bao gồm arsen

và antimony ôxít, nitrat và sulfat. Có 3

đến 4 nguyên liệu có trong 95% nguyên liệu sản xuất thủy tinh (cát,

sodium carbonate, đá vôi và

dolomite), tuy nhiên một vài nguyên

liệu được sử dụng trong tạo hình sản phẩm, nguyên liệu trung gian/biến đổi

và các tác nhân tạo màu thủy tinh.

Tiêu thụ năng lượng và nhiên liệu

Sản xuất thủy tinh là hoạt động tiêu tốn năng lượng và nó phải tuân thủ

nghiêm ngặt các biện pháp sử dụng

năng lượng hiệu quả, đặc biệt trong giai đoạn thiết kế thiết bị nấu chảy

thủy tinh. Quá trình nấu chảy là quá

trình tiêu tốn năng lượng nhiều nhất,

chiếm 60 đến 80% tổng tiêu thụ năng lượng trong sản xuất thủy tinh. Các

đặc tính của lò (cụ thể là kiểu và cỡ lò)

ảnh hưởng hiệu suất năng lượng riêng. Năng lượng còn được sử dụng trong

sản xuất thủy tinh ở các khâu đốt điều

hòa nhiệt, quá trình tạo hình, ủ và

cung cấp nhiệt trong nhà máy ở các khâu khác. Đốt và quạt gió làm mát

cũng sử dụng năng lượng một cách

đáng kể. Lợi ích trong giảm tiêu thụ năng lượng và phát thải trong không

khí trên một đơn vị đầu ra có thể nhận

được từ các hoạt động nhằm giảm

khối lượng sản phẩm, cụ thể đối với thủy tinh bao bì. Điều này có thể đạt

được qua việc tối ưu hóa thiết kế, tối

ưu hóa quá trình tạo hình và thực hiện xử lý sau tạo hình.

Quy trình nấu chảy

Việc lựa chọn nguồn năng lượng, kỹ

thuật cấp nhiệt và phương pháp thu

hồi nhiệt là trung tâm của thiết kế lò nấu chảy thủy tinh. Việc lựa chọn này

là một trong những yếu tố quan trọng

nhất ảnh hưởng đến tính năng môi trường và hiệu suất năng lượng của

hoạt động nấu chảy thủy tinh, và dẫn

đến hiệu suất năng lượng chung của

toàn bộ quá trình sản xuất thủy tinh. Căn cứ vào nguồn nhiên liệu sử dụng

cho lò và phương pháp cấp nhiệt, các

lò nấu chảy thủy tinh được phân thành

4 loại sau: lò tái sinh nhiệt (regenerative), lò phục hồi nhiệt

(recuperative), lò đơn (unit melter) và

lò điện (electric melter). Các lò tái sinh, phục hồi và nồi nấu có thể được

đốt bằng khí ga, dầu đốt hoặc nhiên

liệu rắn dạng bột. Nhiên liệu sử dụng

là một yếu tố quan trọng về phát thải khí GHG, phát thải dạng hạt PM và

phát thải SO2. Quyết định nhiên liệu

sử dụng phải tính đến yếu tố môi trường của địa điểm xây dựng nhà

máy.

Lò tái sinh nhiệt

Loại lò này tận dụng hệ thống thu hồi nhiệt sinh ra để sấy không khí đốt. Vòi

đốt thường được đặt ở trong hoặc bên

dưới cổng thông không khí đốt/cổng khí thải. Lò được đốt lửa ở một phía

vào một lúc. Khí nóng của lò đi qua và

làm nóng vật liệu chịu lửa trong buồng

tái sinh. Sau một thời gian thích hợp, đốt lửa ở phía ngược lại và không khí

nóng được dẫn đến buồng tái sinh

nhiệt đã được đốt nóng từ trước bằng khí thải. Nhiệt độ đốt sơ bộ thông

Page 115: Bia tong hop

Hướng dẫn về Môi trường, Sức khoẻ và An toàn

NGÀNH SẢN XUẤT THỦY TINH

109

thường từ 1100 oC đến 1350

oC, cung

cấp hiệu suất nhiệt năng cao nhất cho

lò đốt bằng nhiên liệu hóa thạch.

Có hai loại lò tái sinh nhiệt là lò đốt ngang (cross-fired) và lò đốt một đầu

(end-fired).

Lò tái sinh đốt ngang có miệng đốt được đặt dọc theo cạnh lò, trong khi

buồng sinh nhiệt được đặt ở cạnh bên

kia của lò. Lò đốt một đầu có hai

buồng sinh nhiệt đặt tại một đầu của lò và nó chỉ có duy nhất một miệng đốt.

Lò đốt một đầu (hoặc lò một cổng đốt)

được sử dụng nhiều nhất ở các cơ sở

nhỏ vì nó có kích thước rất gọn và tiện dụng và ít thất thoát nhiệt và tiêu thụ

năng lượng cũng như chi phí xây dựng

thấp. Tuy nhiên kiểu lò này có đặc điểm là ngọn lửa đi theo hình chữ U từ

một buồng sinh nhiệt sang buồng liền

kề do đó khó khăn trong việc “bao

trùm nhiệt” đều trên các bề mặt rộng của thủy tinh (tổng diện tích bề mặt

lớn nhất khoảng 110-120 m2 với công

suất khoảng 400-450 tấn/ngày. Đối với bề mặt thủy tinh rộng hơn, sử dụng

lò đốt ngang (miệng đốt bên cạnh) thì

tốt hơn. Hầu hết các lò nấu thủy tinh

cho sản xuất kính đều có miệng đốt bên cạnh.

Lò phục hồi nhiệt / lò đơn

Lò phục hồi nhiệt sử dụng thiết bị trao đổi nhiệt bằng kim loại để thu hồi

nhiệt và sử dụng khí thải để sấy liên

tục không khí để đốt lò. Các tính năng

của vật liệu giới hạn nhiệt độ sấy không khí trong khoảng 750°C đến

800°C, nhưng cũng có những cải tiến

cho loại lò này cho phép sấy đến

900oC và cao hơn, tuy nhiên vẫn trong

giai đoạn thử nghiệm. Do nhiệt độ sấy

không khí thấp hơn nên công suất nấu

chảy thủy tinh của loại lò này (trên một đơn vị diện tích lò đơn) khoảng

30% thấp hơn so với lò tái sinh nhiệt.

Loại lò này được dùng chủ yếu ở các cơ sở đòi hỏi sản xuất linh hoạt và bị

hạn chế về vốn đầu tư ban đầu. Ở các

cơ sở sản xuất nhỏ, việc sử dụng lò tái

sinh nhiệt là không kinh tế. Lò phục hồi nhiệt thường được sử dụng cho các

cơ sở có công suất nhỏ, mặc dù cũng

có lò công suất cao hơn (đến 400

tấn/ngày). Lò đơn (hoặc lò đốt trực tiếp) không cần thiết phải gắn liền với

thiết bị thu hồi nhiệt, nhưng hiện tại

hầu hết là gắn liền. Lò nấu thủy tinh kiểu phục hồi nhiệt và lò đơn không bị

hạn chế trong thi công lắp đặt.

Lò ôxy

Nấu chảy thủy tinh bằng ôxy nhiên liệu liên quan đến việc thay thế không

khí đốt bằng ôxy. Việc loại nitơ khỏi

không đốt sẽ giảm được khối lượng khí thải và tránh phải sử dụng hệ

thống thu hồi nhiệt. Việc sử dụng năng

lượng cho lò nung sẽ giảm do hệ thống

gia nhiệt cho ôxy nhanh hơn là cho không khí (trong đó có 80% là nitơ).

Một số lò ôxy nhiên liệu sử dụng khí

thải để sấy nguyên liệu và vụn thủy tinh. Việc sản sinh NOx đặc trưng

giảm đáng kể, nhưng do dòng khí thải

giảm, nồng độ NOx (kg/kg thủy tinh)

cao hơn nhiều so với bình thường. Lò ôxy nhiên liệu có thiết kế cơ bản

tương tự lò đơn đặc trưng bởi một loạt

họng lửa ở mặt bên và có một cổng khí xả. Áp dụng loại lò này cần được

Page 116: Bia tong hop

Hướng dẫn về Môi trường, Sức khoẻ và An toàn

NGÀNH SẢN XUẤT THỦY TINH

110

cân nhắc về hiệu quả chi phí đầu tư

như sẽ được nhắc đến ở mục tiếp theo.

Lò điện

Lò điện có kết cấu vật liệu chịu lửa, bao gồm các điện cực cắm vào ở bên

cạnh, ở trên trần hoặc thường dùng

nhất là ở đáy của lò. Lò điện thường nhỏ và được dùng để sản xuất thủy

tinh đặc biệt. Gia nhiệt bằng điện loại

bỏ được sự hình thành sản phẩm phụ

do đốt lửa bằng cách thay thế nhiên liệu hóa thạch và do đó phát thải của

lò đốt giảm đi rất nhiều. Đồng thời, lò

điện được gắn kín bền vững và do đó

được ưu tiên sử dụng hơn khi phát thải khí từ mẻ liệu gây ô nhiễm.

Nồi nấu thủy tinh theo từng mẻ

Loại nồi nấu này được sử dụng khi cần một lượng thủy tinh nhỏ, đặc biệt

trong trường hợp thường xuyên phải

thay đổi về công thức. Nồi nấu hoặc

bể nấu ngày được sử dụng cho các mẻ liệu của một loại nguyên liệu. Một số

nồi nấu thủy tinh có gắn thiết bị thu

hồi nhiệt, có dạng hình trụ đứng và đạt được nhiệt độ sấy không khí từ 300°C

đến 400°C. Tuy nhiên, hầu hết các loại

nồi nấu thủy tinh đều không lắp đặt hệ

thống gia nhiệt không khí.

Lò gia nhiệt bằng điện và bằng ôxy

Hiện có lò gia nhiệt hoàn toàn bằng điện, nhưng gia nhiệt tăng cường bằng điện thường được sử dụng nhiều hơn để gia nhiệt bổ sung cho lò đốt bằng nhiên liệu loại tái sinh hoặc phục hồi. Gia nhiệt tăng cường bằng điện cần thiết để gia nhiệt cho các zon thủy tinh cụ thể mà khó gia nhiệt bằng ngọn lửa

bình thường (ngọn lửa phía dưới) hoặc khi cần phải có chế độ nhiệt đặc biệt. Như vậy năng lượng điện có thể được sử dụng khi việc sản xuất ngắn hạn tăng lên hoặc khi cần tăng công suất lò mà vẫn đạt được, không cần cải tạo lò. Năng lượng điện cần thiết trong gia nhiệt tăng cường bằng điện thông thường chiếm từ 4 đến 10% tổng năng lượng sử dụng. Tương tự như vậy, gia nhiệt tăng cường bằng ôxy (thay thế không khí đốt bằng ôxy với số họng lửa giới hạn). Biện pháp này được sử dụng để tăng công suất lò trong một hoàn cảnh nhất định. Thường thường, có khoảng từ 10 đến 30% không khí đốt được thay bằng ôxy. Lò điện và lò ôxy nhiên liệu cho thấy giảm sử dụng nhiên liệu cho lò một cách thích hợp, và do không cần thiết hệ thống thu hồi nhiệt thải với lượng khí thải giảm, chi phí đầu tư cũng giảm. Tuy nhiên, cần nghiên cứu chính xác việc cân đối về các khía cạnh tài chính, năng lượng và môi trường của các công nghệ này, có tính đến khía cạnh năng lượng và môi trường liên quan đến sản xuất điện và ôxy. Chi phí một cách tương đối về điện và nhiên liệu hóa thạch là vấn đề lớn chi phối khả năng tài chính của các kỹ thuật trên và phải được cân nhắc trên cơ sở từng trường hợp cụ thể.

Page 117: Bia tong hop

Hướng dẫn về Môi trường, Sức khoẻ và An toàn

NHÀ MÁY THÉP LIÊN HỢP

111

HƯỚNG DẪN VỀ MÔI TRƯỜNG, SỨC KHỎE VÀ AN TOÀN

NHÀ MÁY THÉP LIÊN HỢP

Giới thiệu

Hướng dẫn về Môi trường, Sức khỏe

và An toàn là các tài liệu kỹ thuật

tham khảo cùng với các ví dụ công

nghiệp chung và công nghiệp đặc thù

của Thực hành công nghiệp quốc tế tốt

(GIIP).1 Khi một hoặc nhiều thành

viên của Nhóm Ngân hàng Thế giới

tham gia vào trong một dự án, thì

Hướng dẫn về Môi trường, Sức khỏe

và An toàn (EHS) này được áp dụng

tương ứng như là chính sách và tiêu

chuẩn được yêu cầu của dự án. Hướng

dẫn EHS của ngành công nghiệp này

được biên soạn để áp dụng cùng với

tài liệu Hướng dẫn chung EHS là tài

liệu cung cấp cho người sử dụng các

vấn đề về EHS chung có thể áp dụng

được cho tất cả các ngành công

nghiệp. Đối với các dự án phức tạp thì

cần áp dụng các hướng dẫn cho các

ngành công nghiệp cụ thể. Danh mục

đầy đủ về hướng dẫn cho đa ngành

công nghiệp có thể tìm trong trang

web:

1 Được định nghĩa là phần thực hành các kỹ năng

chuyên nghiệp, chăm chỉ, thận trọng và dự báo trước

từ các chuyên gia giàu kinh nghiệm và lành nghề

tham gia vào cùng một loại hình và thực hiện dưới

cùng một hoàn cảnh trên toàn cầu. Những hoàn cảnh

mà những chuyên gia giàu kinh nghiệm và lão luyện

có thể thấy khi đánh giá biên độ của việc phòng ngừa

ô nhiễm và kỹ thuật kiểm soát có sẵn cho dự án có

thể bao gồm, nhưng không giới hạn, các cấp độ đa

dạng về thoái hóa môi trường và khả năng đồng hóa

của môi trường cũng như các cấp độ về mức khả thi

tài chính và kỹ thuật.

www.ifc.org/ifcext/enviro.nsf/Content

/EnvironmentalGuidelines

Tài liệu Hướng dẫn EHS này gồm các

mức độ thực hiện và các biện pháp nói

chung được cho là có thể đạt được ở

một cơ sở công nghiệp mới trong công

nghệ hiện tại với mức chi phí hợp lý.

Khi áp dụng Hướng dẫn EHS cho các

cơ sở sản xuất đang hoạt động có thể

liên quan đến việc thiết lập các mục

tiêu cụ thể với lộ trình phù hợp để đạt

được những mục tiêu đó.

Việc áp dụng Hướng dẫn EHS nên chú

ý đến việc đánh giá nguy hại và rủi ro

của từng dự án được xác định trên cơ

sở kết quả đánh giá tác động môi

trường mà theo đó những khác biệt với

từng địa điểm cụ thể, như bối cảnh của

nước sở tại, khả năng đồng hóa của

môi trường và các yếu tố khác của dự

án đều phải được tính đến. Khả năng

áp dụng những khuyến cáo kỹ thuật cụ

thể cần phải được dựa trên ý kiến

chuyên môn của những người có kinh

nghiệm và trình độ.

Khi những quy định của nước sở tại

khác với mức và biện pháp trình bày

trong Hướng dẫn EHS, thì dự án cần

tuân theo mức và biện pháp nào

nghiêm ngặt hơn. Nếu quy định của

nước sở tại có mức và biện pháp kém

nghiêm ngặt hơn so với những mức và

biện pháp tương ứng nêu trong Hướng

dẫn EHS, theo quan điểm của điều

kiện dự án cụ thể, mọi đề xuất thay đổi

khác cần phải được phân tích đầy đủ

Page 118: Bia tong hop

Hướng dẫn về Môi trường, Sức khoẻ và An toàn

NHÀ MÁY THÉP LIÊN HỢP

112

và chi tiết như là một phần của đánh

giá tác động môi trường của địa điểm

cụ thể. Các phân tích này cần phải

chứng tỏ rằng sự lựa chọn các mức

thực hiện thay thế có thể bảo vệ môi

trường và sức khỏe con người.

Khả năng áp dụng

Tài liệu hướng dẫn về môi trường, sức

khỏe và an toàn EHS của Nhà máy

thép liên hợp bao gồm các thông tin

liên quan đến sắt thoi và nguyên liệu

thô hoặc thép hợp kim-thấp từ quặng

sắt và các hợp kim sắt, bao gồm áp

dụng đối với sản xuất cốc luyện kim;

sắt nguyên khai và sản xuất thép trong

lò cao và lò thổi ôxy thông thường (BF

và BOF); tái chế phế liệu kim loại

trong quá trình của lò hồ quang điện

(EAF); sản xuất sản phẩm bán thành

phẩm; và các quá trình cán nóng và

cán nguội. Hướng dẫn này không áp

dụng cho chiết xuất nguyên liệu thô và

gia công tiếp theo các sản phẩm bán

thành phẩm thành các sản phẩm xuất

xưởng. Các lò nung vôi (các lò này có

thể có tại các nhà máy thép liên hợp)

có thể áp dụng các quy định trong

Hướng dẫn EHS đối với công nghiệp

sản xuất xi măng và vôi. Tài liệu này

bao gồm những phần như sau:

Phần 1.0 - Các tác động đặc thù của

ngành công nghiệp và việc quản lý.

Phần 2.0 - Các chỉ số thực hiện và việc

giám sát.

Phần 3.0 - Các tài liệu tham khảo và

các nguồn bổ sung.

Phụ lục A - Mô tả chung về các hoạt

động công nghiệp.

Page 119: Bia tong hop

Hướng dẫn về Môi trường, Sức khoẻ và An toàn

NHÀ MÁY THÉP LIÊN HỢP

113

1.0 Các tác động đặc thù của

ngành công nghiệp và việc quản lý

Phần sau đây cung cấp bản tóm tắt các

ấn phẩm EHS liên quan đến sản xuất

thép, trong giai đoạn hoạt động, cùng

với các khuyến nghị về quản lý. Các

khuyến nghị về quản lý môi trường,

sức khỏe và an toàn EHS thông

thường trong hầu hết các dự án lớn

trong suốt quá trình hoạt động cũng

như khi ngừng hoạt động đã được quy

định trong Hướng dẫn chung EHS.

1.1 Môi trường

Các vấn đề về môi trường liên quan

đến công nghiệp sản xuất thép bao

gồm các vấn đề chính sau:

Phát thải vào không khí

Chất thải rắn

Nước thải

Tiếng ồn

Phát thải vào không khí

Ngoài quá trình phát thải không khí sẽ

được đề cập dưới đây, phát thải không

khí có thể sinh ra từ các nhà máy điện

nhiên liệu với khí là sản phẩm phụ (ví

dụ như khí lò cốc [COG], khí lò cao

[BF], và khí lò ôxy thông thường

[BOF]). Hướng dẫn về quản lý khí

phát thải từ các nguồn đốt nhỏ có công

suất lên đến 50 megawat nhiệt

(MWth), bao gồm các Bản hướng dẫn

về khí phát thải động cơ, nêu trong các

tài liệu Hướng dẫn chung EHS. Tài

liệu về Hướng dẫn cho các trạm phát

điện với công suất vượt quá 50 MWth

được nêu trong Hướng dẫn EHS cho

nhà máy nhiệt điện.

Phát thải dạng hạt

Phát thải dạng hạt (PM) có thể sinh ra

trong từng bước của quá trình, và có

thể có các nồng độ khác nhau về ôxít

khoáng, kim loại (ví dụ như arseni

cadimi, thủy ngân, chì, niken, crôm,

kẽm, mangan), và ôxít kim loại. Các

nguồn bao gồm các hoạt động nóng

chảy và tinh chế (BF, BOF, EAF) và

các lò gia nhiệt (phụ thuộc vào loại

nhiên liệu sử dụng); các tác động cơ

khí (ví dụ soi và mài); và xử lý vật liệu

(ví dụ như nguyên liệu, phụ gia, các

vật liệu thải và tái chế, và các sản

phẩm phụ). Ngoài các nguồn phát thải

dạng hạt (PM) ra, lượng phát thải bao

gồm lưu trữ than đá, vận chuyển, tải,

luyện cốc, ra lò, và làm nguội nhanh.

Các quá trình nhiệt: phát thải tạp chất

dạng hạt có thể phát sinh từ quá trình

nhiệt bao gồm cả luyện cốc, thiêu kết,

tạo viên, và hoàn nguyên trực tiếp.

Các nhà máy luyện cốc là nguồn đáng

kể sinh ra phát thải dạng hạt. Phát thải

dạng hạt liên tục có thể sinh ra từ quá

trình đốt thải ra qua ống khói. Lượng

phát thải liên tục và gián đoạn có thể

phát sinh từ một số lượng lớn các

nguồn bao gồm lò và các cửa lò, các

van, và các miệng nạp. Các nguồn

phát thải khác có thể sinh ra từ các

hoạt động ra lò, làm nguội nhanh và

công đoạn sàng (phát thải gián đoạn)

và từ việc xử lý của lò luyện cốc

Page 120: Bia tong hop

Hướng dẫn về Môi trường, Sức khoẻ và An toàn

NHÀ MÁY THÉP LIÊN HỢP

114

(COG). Các biện pháp để ngăn ngừa

và kiểm soát phát thải tạp chất dạng

hạt từ các nhà máy luyện cốc bao

gồm:2

Lắp đặt tủ hood cho lò than cốc;

Bảo dưỡng và làm sạch tất cả các

nguồn phát thải gián đoạn liên kết

với lò cốc (ví dụ: khoang lò, cửa lò,

cửa nâng, các van, các miệng nạp

và khung bịt các đầu ống khói) cần

đặc biệt chú ý làm sạch và đảm bảo

thao tác an toàn;

Quản lý vận hành tốt để đạt được

trạng thải hoạt động ổn định, ví dụ

tránh gây hỏng hóc;

Áp dụng phương pháp nạp "không

khói";

Áp dụng hệ thống làm nguội khô

cốc (CDQ);

Áp dụng các ắc quy không thu hồi

cốc;

Giảm nạp cốc cho lò cao, bao gồm

việc sử dụng phun than nghiền.

Trong các nhà máy thép liên hợp, các

phân xưởng thiêu kết có thể tạo ra số

lượng đáng kể chất phát thải dạng hạt.

Trong phân xưởng thiêu kết chất phát

thải chủ yếu sinh ra từ quá trình xử lý

vật liệu, quá trình này sinh ra phát thải

dạng hạt trong không khí, và từ phản

ứng cháy. 3

Khuyến cáo các biện pháp để ngăn

2 EC BREF (2001) Công nghiệp sản xuất sắt và thép 3 Sự phân bố cỡ hạt của PM từ quá trình thiêu kết trước

khi xử lý bao gồm hai loại: PM thô (có cỡ hạt khoảng

100 µm) và PM mịn (0.1-1 µm). EC BREF (2001)

Công nghiệp sản xuất sắt và thép).

ngừa và kiểm soát phát thải dạng hạt

từ phân xưởng thiêu kết bao gồm:

Tùy theo chất lượng và năng suất

thiêu kết, áp dụng một phần hoặc

toàn phần phương pháp tuần hoàn

khí thải trong phân xưởng thiêu

kết;

Sử dụng bộ kết tủa tĩnh điện (ESP)

hệ thống mạch, bộ lọc ESP, hoặc

sử dụng hệ thống hút bụi trước

(ESP hoặc cyclon), ngoài ra còn sử

dụng bộ giảm bụi khí thải đối với

hệ thống mài ướt áp suất cao.

Trong bụi mịn bao gồm chủ yếu là

các chất kiềm và clorua chì, có thể

hạn chế hiệu quả của ESP.

Quá trình tạo viên quặng sắt (phương

pháp thiêu kết khác) cũng có thể sinh

bụi và các chất phát thải dạng hạt từ

quá trình nghiền nguyên liệu, từ quá

trình đốt sợi cứng, và từ các thao tác

sàng và công đoạn xử lý. Các biện

pháp khuyến cáo để ngăn ngừa và

kiểm soát chất phát thải dạng hạt của

quá trình tạo viên cũng tương tự như

quá trình thiêu kết nêu trên.

Quá trình nóng chảy: Chất phát thải

dạng hạt sinh ra từ phân xưởng lò cao

(BF) bao gồm chất phải từ xưởng đúc

(chủ yếu các hạt ôxít sắt và graphit) và

quá trình làm sạch khí lò cao đọng trên

đỉnh lò. Các biện pháp để ngăn ngừa

và kiểm soát chất phát thải dạng hạt từ

lò cao bao gồm việc sử dụng các hệ

thống giảm bụi, điển hình là các bộ lọc

hơi đốt và các bộ kết tủa tĩnh điện

(ESP), trước khi tái sử dụng khí dư.

Trong quá trình hoàn nguyên trực tiếp

Page 121: Bia tong hop

Hướng dẫn về Môi trường, Sức khoẻ và An toàn

NHÀ MÁY THÉP LIÊN HỢP

115

(hoàn nguyên trực tiếp là một phương

pháp khác trong công nghiệp sản xuất

thép nguyên khai và có thể giảm toàn

bộ phát thải và phần lớn các chất ô

nhiễm khác), bụi cũng phát thải ra

theo cách tương tự, mặc dù ít hơn so

với khí lò cao.

Chất phát thải dạng hạt từ lò ôxy

(BOF) sinh ra từ quá trình tiền xử lý

kim loại nóng (bao gồm quá trình di

chuyển kim loại nóng, khử lưu huỳnh

và quá trình tạo xỉ); các thao tác nạp;

ôxy cuốn đi làm giảm mức cacbon và

ôxy hóa các tạp chất; và các thao tác

tạo ren.

Các biện pháp khuyến cáo để ngăn

ngừa và kiểm soát chất phát thải dạng

hạt từ BOF bao gồm:

Sử dụng các hệ thống kiểm soát

ban đầu khí qua ống hơi của lò

BOF, bao gồm các ống venturi với

phương pháp cháy hoàn toàn hoặc

không hoàn hoàn; 4

Lắp đặt hệ thống kiểm soát thứ cấp

để thu khí dư thoát ra từ quá trình

của lò BOF;

Thu gọn các dòng kim loại chảy

bằng các bộ hứng phù hợp.

Các lò quang điện (EAFs) tạo ra chất

phát thải dạng hạt từ quá trình nóng

4 Ống Venturi có thể đạt tới nồng độ tạp chất dạng hạt

bằng 5-10 mg/Nm3, mặc dù nồng độ cũng có thể đạt

tới 50 mg/Nm3. Điều này tương ứng với lượng phát

thải tạp chất dạng hạt bằng 1 gram trên tấn (g/t) sắt

dạng lỏng (LS). Khi sử dụng phương pháp đốt hoàn

toàn, các chất phát thải dạng hạt thải vào môi trường trong khoảng từ 25 đến 100 mg/Nm

3 sau khi xử lý, tương

ứng với tải trọng phát thải tạp chất dạng hạt bằng đến 180 g/t LS. EC BREF (2001) Công nghiệp sản xuất sắt và thép.

chảy, bơm ôxy và các công đoạn khử

carbon (khí ga phát thải ban đầu), và

nạp /tạo ren (khí ga phát thải thứ cấp).

Các biện pháp khuyến cáo để ngăn

ngừa và kiểm soát phát thải dạng hạt

từ EAFs bao gồm:

Làm nguội nhanh khí ga sau các bộ

lọc túi. Các bộ lọc có thể mồi bằng

các chất hấp thụ (ví dụ vôi hoặc

than) để bẫy các cặn bay hơi;

Sử dụng ống hút ga dư trực tiếp,

vòm hút và các phương pháp làm

sạch;

Trong khu vực đúc (đúc thỏi và đúc

rút), các tạp chất kim loại và các hạt

tạp chất sinh ra từ việc di chuyển thép

đúc đến khuôn và từ khâu cắt theo

chiều dài sản phẩm bằng đèn ôxy

trong quá trình đúc liên tục. Đối với

khí thải phải trang bị bộ lọc và các

thiết bị thu, giảm khác phù hợp, đặc

biệt là trong quá trình đúc, cán, và tại

xưởng hoàn thiện sản phẩm.

Bộ lọc túi và ESP có hiệu quả thu gom

tạp chất cao hơn, trong khi mài ướt

cũng cho phép thu bẫy các hợp chất

tan trong nước (ví dụ như lưu huỳnh

dioxide [SO2] và clorua). Các bộ lọc

túi thường được lắp đặt để kiểm soát

lượng khí thải nóng chảy. Chúng

thường lắp trước bằng cyclon để hoạt

động như các bộ tách tia lửa.5

Tác động cơ học: Các hoạt động soi và

nghiền có thể sinh ra các chất phát thải

5 Sử dụng ESP hoặc/và cyclon, như các biện pháp tiền xử

lý, và các bộ lọc túi có thể là phương pháp điển hình để đạt được các mức khí phát thải từ 10 đến 20 mg/Nm

3.

Page 122: Bia tong hop

Hướng dẫn về Môi trường, Sức khoẻ và An toàn

NHÀ MÁY THÉP LIÊN HỢP

116

dạng hạt. Các chất thải phải phù hợp

với các bộ lọc đã chọn dựa trên các

hoạt động cụ thể.

Xử lý nguyên liệu thô: Để giảm được

các chất phát thải dạng hạt tức thời

trong quá trình xử lý nguyên liệu,

khuyến nghị sử dụng các kỹ thuật

kiểm soát và phòng ngừa sau:

Sử dụng kho chứa có mái che hoặc

nhà kho hoặc, nếu ở ngoài trời, thì

dùng hệ thống tưới nước (không

dùng nước biển, xem phần „Clorua‟

dưới đây), nếu không ngăn được

bụi thì dùng biện pháp hàng rào

chắn gió, và các kỹ thuật khác về

quản lý kho;

Thiết kế các dụng cụ đơn giản,

thẳng tuyến với các thao tác xử lý

vật liệu để giảm sự cần thiết đối

với các điểm di chuyển nhiều lần;

Sử dụng tối đa các silo kèm theo để

chứa lượng bột lớn;

Kèm theo các điểm vận chuyển

bằng băng tải có bộ kiểm soát bụi;

Làm sạch các băng tải quay vòng

trong các hệ thống băng tải để tẩy

hết các bụi bẩn sót lại;

Hàng ngày thực hiện các biện pháp

bảo trì/bảo dưỡng phân xưởng và

thực hiện các công việc quản lý tốt

để giảm thiểu các lỗ rò rỉ nhỏ và sự

tràn ra của vật liệu;

Thực hiện tốt các thao tác chất tải

và dỡ tải.

Cần chú ý lượng lớn các chất phát thải

tức thời của bụi than. Các khuyến nghị

để phòng ngừa và kiểm soát các chất

phát thải bụi than tức thời trong quá

trình vận chuyển, bảo quản và các thao

tác chuẩn bị đối với than bao gồm:

Giảm thiểu chiều cao khi đổ than

thành đống;

Sử dụng các hệ thống tưới nước và

các lớp phủ bằng polymer để giảm

thiểu sự tạo thành bụi từ việc lưu

trữ than (ví dụ trong các kho than);

Sử dụng các bộ lọc túi hoặc thiết bị

kiểm soát hạt tạp chất đối với chất

phát thải bụi than từ các công đoạn

đập/sàng;

Lắp các bộ thu gom ly tâm (cyclon)

sau các ống venturi lọc khói công

suất cao tại các thiết bị sấy có khí

nóng bốc lên;

Lắp các bộ thu gom ly tâm (cyclon)

sau công đoạn lọc đối với các thao

tác và thiết bị hơi làm sạch than;

Sử dụng các băng tải kèm theo kết

hợp với thiết bị lọc và chiết để

ngăn ngừa chất thải bụi tại các

điểm di chuyển băng tải;

Sử dụng các hệ thống vận chuyển

hợp lý để giảm thiểu sự lan truyền

bụi tại công trình.

Các hợp chất nitơ

Chất phát thải ôxít nitơ (NOx) sinh ra

từ nhiệt độ cao của lò và ôxy hóa nitơ.

Chất phát thải NOx liên quan đến các

thao tác thiêu kết;6 các vận hành của

xưởng tạo viên; quá trình đốt nhiên

6 EC BREF (2001) Công nghiệp sản xuất sắt và thép

Page 123: Bia tong hop

Hướng dẫn về Môi trường, Sức khoẻ và An toàn

NHÀ MÁY THÉP LIÊN HỢP

117

liệu để đốt cốc bao gồm việc đốt khí

tuần hoàn lò cốc; cowper và các lò sấy

nóng trong lò BF; sử dụng các khí của

quá trình hoặc nhiệt độ cao khi đốt

không khí trong lò gia nhiệt lại và lò

tôi; và từ axit hỗn hợp.

Các biện pháp được khuyến nghị để

ngăn ngừa và kiểm soát sự tạo thành

NOx được nêu tại Hướng dẫn chung

EHS. Các khuyến nghị về biện pháp

cụ thể khác để ngăn ngừa và kiểm soát

các chất phát thải NOx trong công

nghiệp sản xuất thép bao gồm:

Áp dụng phương pháp tái sử dụng

khí thải;

Sử dụng ắc quy lò cùng các hệ

thống cấp khí nhiều giai đoạn;

Áp dụng phương pháp cháy triệt để

trong lò BOF.

Dioxit lưu huỳnh

Chất phát thải dioxide lưu huỳnh

(SO2) chủ yếu liên quan đến sự đốt

cháy các hợp chất lưu huỳnh khi thiêu

kết, chủ yếu sinh ra do cám cốc.7 Các

chất phát thải SO2 cũng sinh ra trong

quá trình tạo viên cứng, và từ quá trình

đốt lò cốc.8 Mức chất phát thải SO2

trong các khí thải từ các lò nung lại và

lò tôi phụ thuộc vào hàm lượng lưu

huỳnh trong nhiên liệu đang dùng.

Các biện pháp khuyến nghị kỹ thuật

7 EC BREF (2001) Công nghiệp sản xuất sắt và thép 8 Mức các chất phát thải SO2 có liên quan đến hàm

lượng lưu huỳnh của nhiên liệu (Khí lò cao được làm

giàu hoặc khí lò cốc) và hàm lượng lưu huỳnh trong

khí lò cốc phụ thuộc vào hiệu suất khử lưu huỳnh của

phân xưởng xử lý khí lò cốc.

chung để ngăn ngừa và kiểm soát sự

tạo thành các chất phát thải SO2 được

nêu trong Hướng dẫn chung EHS.

Các khuyến nghị về kỹ thuật cụ thể

khác để ngăn ngừa và kiểm soát các

chất phát thải SO2 bao gồm:

Lựa chọn nguyên liệu có hàm

lượng lưu huỳnh thấp;

Giảm thiểu hàm lượng lưu huỳnh

trong nhiên liệu dùng;

Cho thêm các chất hấp thụ như vôi

hydrat hóa [Ca(OH)2], ôxít canxi

(CaO), hoặc tro bay có hàm lượng

CaO cao bơm vào đầu ra của khí xả

trước khi lọc;

Lắp hệ thống lọc hơi đốt bằng khí

ướt trong hệ thống giảm bụi và thu

gom chuyên dụng;

Sử dụng phương pháp bơm khí lọc

ướt của hỗn hợp loãng có chứa

canxi cacbonat (CaCO3), CaO,

hoặc Ca(OH)2;9

Nếu cần, sử dụng máy lọc hơi

đốt.10

Cacbon Monoxide

Các nguồn carbon monoxide (CO) bao gồm các khí thải từ sợi thiêu kết, lò cốc, BOF, BF và lò EAF. CO được sinh ra từ quá trình ôxy hóa cốc trong quá trình nóng chảy và hoàn nguyên,

9 Kỹ thuật này có thể đạt được hiệu suất khử SO2 đến

90%. Việc ứng dụng này cũng cho phép giảm clorua

hydro (HCl), florua hydro (HF), amoniac (NH3), và

chất phát thải kim loại.. 10 Biện pháp này đắt hơn, và vì vậy kỹ thuật này ít

thông dụng hơn so với kỹ thuật lọc hơi đốt ướt

Page 124: Bia tong hop

Hướng dẫn về Môi trường, Sức khoẻ và An toàn

NHÀ MÁY THÉP LIÊN HỢP

118

và từ quá trình ôxy hóa các điện cực graphit và cacbon từ bể kim loại trong quá trình nóng chảy và từ các giai đoạn tinh lọc trong EAFs. Các biện pháp khuyến nghị ngăn ngừa ô nhiễm và kỹ thuật kiểm soát để giảm các chất phát thải CO bao gồm:

Bẫy thu toàn bộ khí dư từ lò cốc, BF và BOF;

Tuần hoàn khí có chứa CO;

Sử dụng các biện pháp bọt xỉ trong quá trình EAF.

Clorua và florua

Clorua và florua có trong quặng và có xu hướng tạo thành axit hydrofluoric (HF), axit hydrochloric (HCl), và clorua kiềm trong quá trình thiêu kết và tạo viên. HF và HCl có thể sinh ra từ khí dư trong quá trình EAF, phụ thuộc vào chất lượng của phế liệu nạp vào. Các chất phát thải clorua hydro sinh ra từ các dòng dung dịch axit (loại HCl), và cần phải sử dụng các hệ thống thu hồi HCl. Các biện pháp khuyến nghị ngăn ngừa ô nhiễm và kỹ thuật kiểm soát bao gồm:

Áp dụng kỹ thuật khử bụi khô hoặc lọc hơi đốt ướt, các thiết bị này được lắp đặt điển hình để kiểm soát các chất phát thải dạng hạt và ôxít lưu huỳnh;

Kiểm soát đầu vào clo thông qua nguyên liệu thô qua quá trình chọn lựa nguyên liệu; Không phun bằng nước biển;

Nếu cần loại clo ra khỏi hệ thống,

thì phần mịn giàu clo của bụi bộ

lọc không được quay vòng về

nguyên liệu thiêu kết, (mặc dù nó

thường thuận lợi để tái chế tất cả

các cặn chứa sắt của quá trình).

Các VOC và HAP hữu cơ

Các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi

(VOC) và các hydrocacbon thơm đa

nhân (PAH) có thể phát thải từ nhiều

bước khác nhau trong quá trình sản

xuất thép, bao gồm cả khí dư của quá

trình thiêu kết và tạo viên do dầu thâm

nhập vào (chủ yếu thông qua việc

nâng cấp/bổ sung quy mô của nhà

máy); từ các lò cốc, từ công đoạn tôi,

từ sản phẩm phụ của nhà máy, và từ

EAF, đặc biệt là khi than được thêm

vào như một 'tổ' vào rổ phế liệu. PAH

cũng có thể có mặt trong phế liệu đầu

vào EAF, nhưng cũng có thể được

hình thành trong quá trình thao tác

EAF.11

Hydrocacbon và khí thải dầu

dạng sương cũng có thể phát sinh từ

các hoạt động của nhà máy cán nguội

(nhà máy cán).

Khuyến nghị các kỹ thuật phòng ngừa

và kiểm soát khí thải VOC bao gồm

các biện pháp kết hợp của quá trình

như sau:

Tiền xử lý quy mô của nhà máy

thông qua các hoạt động như áp

suất rửa để giảm hàm lượng dầu;

Tối ưu hóa các hoạt động, đặc biệt

là khâu kiểm soát sự đốt cháy và

nhiệt độ;

Giảm thiểu dầu đầu vào dựa theo

lượng bụi và quy mô của nhà máy,

11 EC BREF (2001) Công nghiệp sản xuất sắt và thép

Page 125: Bia tong hop

Hướng dẫn về Môi trường, Sức khoẻ và An toàn

NHÀ MÁY THÉP LIÊN HỢP

119

sử dụng kỹ thuật “quản lý tốt”

trong nhà máy cán thép;

Sử dụng hệ thống thiết bị tiên tiến

để thu gom và loại bỏ chất phát thải

(ví dụ các túi lọc);

Tuần hoàn khí dư;

Xử lý lượng khí dư giữ được qua

quá trình đốt cháy, lọc hơi đốt hóa

học, hoặc lọc sinh học.

Dioxin và Furan

Các nhà máy thiêu kết là nguồn gốc

đáng kể tiềm ẩn lượng khí thải

dibenzodioxin olychlorinated và

dibenzofuran (dioxin và furan hoặc

PCDD/F). PCDD/F có thể sinh ra nếu

có các ion clorua, các hợp chất clo,

cacbon hữu cơ, các chất xúc tác, ôxy,

và các mức nhiệt độ nhất định tồn tại

đồng thời trong quá trình luyện kim.

Ngoài ra, sử dụng hàm lượng dầu cao

trong nhà máy có thể làm gia tăng sự

phát thải của PCDD/F. Nguồn phát

thải PCDD/F tiềm ẩn khác là khí-dư

trong EAF. Sự hiện diện của

polychlorinated biphenyl (PCB), PVC,

và các chất hữu cơ khác trong phế liệu

đầu vào (vụn phế liệu chủ yếu là thu

được từ các thiết bị cũ) có thể là một

nguồn đáng quan tâm, do sự tiềm ẩn

cao để tạo thành PCDD/F.12

Khuyến nghị các kỹ thuật để ngăn

ngừa và kiểm soát các chất phát thải

PCDD/F bao gồm:

Tuần hoàn khí thải có thể. Có thể

làm giảm chất gây ô nhiễm phát

12 Như trên

thải và làm giảm lượng khí đốt cần

xử lý tại các đầu ống;

Nguyên liệu nạp loại mịn (ví dụ

dạng bụi) nên được đóng bánh;

Trong các nhà máy thiêu kết: giảm

thiểu đầu vào clorua; sử dụng các

chất như vôi tôi; và kiểm soát hàm

lượng dầu của nhà máy (<1%);

Loại trừ các phần mịn giàu clo của

bụi lọc từ việc tái chế trong các

nguồn cấp thiêu kết;

Sử dụng phế liệu sạch cho nóng

chảy;

Sử dụng đốt khí dư của EAF để đạt

được nhiệt độ trên 1200°C, và tối

đa hóa thời gian hoạt động tại nhiệt

độ này. Quá trình kết thúc bằng

việc tôi nhanh để giảm thiểu thời

gian trong dải nhiệt độ tái tạo

dioxin;

Áp dụng biện pháp bơm ôxy để

đảm bảo cháy triệt để;

Bơm các bột phụ gia (ví dụ cacbon

hoạt tính) vào dòng khí để hấp phụ

dioxin trước khi loại bụi ra bằng

phương pháp lọc (cùng cách xử lý

tiếp theo như đối với chất thải nguy

hiểm);

Lắp các bộ lọc cùng các hệ thống

ôxy hóa xúc tác.

Kim loại

Kim loại nặng có thể có trong khói khí

dư từ các quá trình nhiệt. Lượng khí

phát thải kim loại phụ thuộc vào từng

loại quá trình cụ thể và phụ thuộc vào

Page 126: Bia tong hop

Hướng dẫn về Môi trường, Sức khoẻ và An toàn

NHÀ MÁY THÉP LIÊN HỢP

120

thành phần của các nguyên liệu (quặng

sắt và các mảnh vụn). Các hạt tạp chất

từ phân xưởng thiêu kết, BF, BOF, và

EAF có thể chứa kẽm (có hệ số phát

thải cao nhất trong EAFs, đặc biệt nếu

sử dụng mảnh vụn thép mạ kẽm);

cadimi; chì; niken; thủy ngân;

mangan; và crom.13

Chất phát thải kim loại dạng hạt phải

được kiểm soát bằng các phương pháp

kỹ thuật khử bụi công suất cao áp

dụng cho việc kiểm soát chất thải dạng

hạt đã nêu trên. Chất phát thải kim loại

dạng khí được kiểm soát một cách

điển hình qua phương pháp làm nguội

khí sau các túi lọc.

Các loại khí nhà kính (GHGs)

Các cơ sở sản xuất thép là nơi tập

trung năng lượng và có thể phát ra một

lượng đáng kể lượng khí cacbon

dioxide (CO2). Lượng phát thải khí

nhà kính từ các nhà máy thép liên hợp

chủ yếu được tạo ra từ việc đốt nhiên

liệu hóa thạch như than đá lấy năng

lượng (nhiệt), hoàn nguyên quặng, sản

xuất năng lượng điện, và việc sử dụng

vôi làm nguyên liệu. Giá trị trung bình

của carbon dioxide trong phân xưởng

này ước chừng khoảng 0,4 t C/t của

thép nguyên liệu. Ngoài các thông tin

bổ sung cụ thể cho phân xưởng này

dưới đây, trong Hướng dẫn chung

EHS nêu các khuyến nghị về hiệu suất

năng lượng và phương pháp quản lý

khí nhà kính.

Khuyến nghị các biện pháp kỹ thuật

13 EC BREF (2001) Công nghiệp sản xuất sắt và thép;

EC BREF (2001) Công nghiệp chế biến kim loại sắt

phòng ngừa và kiểm soát khí phát thải

carbon dioxide (CO2) bao gồm:

Giảm thiểu sự tiêu thụ năng lượng

và tăng hiệu suất năng lượng thông qua các biện pháp cơ bản, bao gồm,

nhưng không chỉ giới hạn ở việc:

o Tách bề mặt đủ để giới hạn sự phân tán nhiệt;

o Kiểm soát tỷ lệ nhiên liệu/khí

để giảm lưu lượng dòng khí;

o Sử dụng các hệ thống thu hồi nhiệt;

o Sử dụng khí thải qua hệ thống

trao đổi nhiệt để thu hồi năng lượng khí nhiệt, và sử dụng khí

đốt để tạo ra nước và khí nóng,

và/hoặc hơi hoặc điện năng.

Áp dụng biện pháp thực hành tốt quá trình đốt, như làm giàu ôxy

hoặc gia nhiệt trước không khí lò

và kiểm soát tự động các thông số của quá trình đốt;

Gia nhiệt trước các mảnh vụn sạch;

Giảm sự tiêu hao năng lượng trong quá trình đốt và xử lý nhiệt bằng

cách sử dụng khí ga thu hồi

và/hoặc áp dụng biện pháp kiểm

soát tốt công đoạn đốt;

Chọn nhiên liệu có tỷ số hàm lượng

cacbon và giá trị nhiệt lượng thấp,

như khí ga tự nhiên (CH4). Các chất phát thải CO2 từ quá trình đốt

CH4 chiếm khoảng 60% lượng khí

thải từ than đá hoặc than cốc;

Thu hồi năng lượng từ bất cứ nơi nào có thể, sử dụng tất cả các loại

Page 127: Bia tong hop

Hướng dẫn về Môi trường, Sức khoẻ và An toàn

NHÀ MÁY THÉP LIÊN HỢP

121

ga công nghệ (ví dụ như khí than

cốc, khí lò cao, lò khí ôxy), và cài

đặt tua bin khí thu hồi áp suất khí

(TRT) trong lò cao;

Tối ưu hóa khâu vận chuyển lưu

trữ trung gian để cho phép tỷ lệ tối

đa sức nạp nóng, nạp trực tiếp hoặc cán trực tiếp, do đó làm giảm nhu

cầu gia nhiệt;

Sử dụng quy trình đúc dạng sát-

thực và đúc tấm mỏng, tùy theo từng điều kiện.

Chất thải rắn và các sản phẩm phụ

Hầu hết chất thải cặn từ các khu vực liên hợp và sắt thép là tái chế được để

có giá trị gia tăng từ các loại sản phẩm

phụ, xỉ, vảy và bụi. Vật liệu thải có thể

bao gồm xỉ từ BF; bụi mịn và bùn từ việc làm sạch khí BF; bụi mịn từ việc

làm sạch khí BOF; một số xỉ BOF;

clorua kiềm cao và clorua kim loại nặng từ các chất kết tủa tĩnh điện; và

xử lý khí dư từ quá trình thiêu kết sợi.

Hắc ín và các hợp chất hữu cơ khác (ví

dụ như BTX) thu hồi từ COG trong nhà máy xử lý khí lò cốc phải được

quản lý để tránh rò rỉ hoặc phát thải

ngẫu nhiên, áp dụng theo hướng dẫn về bảo quản vật liệu nguy hiểm nêu

trong Hướng dẫn chung EHS, và

được tái chế vào trong cốc vận hành

quy trình 14 hoặc bán để sử dụng trong các ngành công nghiệp khác.

Hướng dẫn bổ sung về quản lý chất

thải độc hại và chất thải rắn được nêu trong Hướng dẫn chung EHS.

14 Chất thải độc hại có chứa các chất hữu cơ có thể tái

chế vào các lò cốc.

Xỉ

Cặn xỉ có thể được bán dưới dạng các

sản phẩm phụ (ví dụ xỉ từ BF hay từ

BOF để sử dụng trong xây dựng dân

dụng, xây dựng đường bộ, và trong

ngành công nghiệp xi măng). EAFs

sinh ra một số lượng đáng kể xỉ sắt.

Trường hợp tái sử dụng của EAF xỉ

không có tính khả thi về tài chính hoặc

kỹ thuật, cần được xử lý, cùng với bụi

từ việc xử lý khí dư, trong bãi chôn

chất thải khi thiết kế có xem xét đến xỉ

và các đặc điểm/tính chất của bụi.

Điều kiện địa chất của địa phương

cũng cần được xem xét khi định vị các

đống xỉ thải.

Chất thải kim loại

Chất thải kim loại và các sản phẩm

phụ từ quá trình cán và hoàn thiện sản

phẩm (ví dụ như quy trình xoi/phay,

bụi từ khâu xoi phay, quy trình cán, xử

lý nước và bùn của nhà máy, xục bùn,

và dầu/mỡ) nên được tái sử dụng trong

quá trình chế biến. Một số sản phẩm

phụ (ví dụ xưởng dầu và bùn từ nhà

máy xử lý nước), phải được xử lý điều

hòa trước khi đưa vào tái chế nội bộ,

như giảm hàm lượng dầu và phải tuỳ

theo yêu cầu của quá trình. Kim loại từ

bộ lọc bụi, xỉ, và các chất thải kim loại

phải được thu hồi và tái chế cho nguồn

cấp thiêu kết.

Axit

Trong nhà máy thép, bùn tẩy axit tái

sinh có thể được tái chế (EAF và lò

cao) hoặc được chế biến để sản xuất

ôxít sắt. Các ôxít sắt từ tái sinh axit

hydroclorua có thể được sử dụng trong

Page 128: Bia tong hop

Hướng dẫn về Môi trường, Sức khoẻ và An toàn

NHÀ MÁY THÉP LIÊN HỢP

122

một số ngành công nghiệp như là một

đầu vào có chất lượng cao (ví dụ sản

xuất vật liệu sắt từ, bột sắt, hoặc vật

liệu xây dựng, bột màu, thủy tinh và

gốm sứ).15

Xử lý bùn

Bùn từ quá trình xử lý nước thải có thể

chứa kim loại nặng (ví dụ như crôm,

chì, kẽm, và nicken) và dầu, mỡ. Một

phần của bùn từ quá trình xử lý nước

thải có thể tái chế nội bộ hoặc để lắng

tại các bãi chôn lấp đặc biệt. Tái sử

dụng bùn có thể yêu cầu giai đoạn xử

lý trước, mà thường bao gồm ép, sấy,

và tạo hạt.

Xử lý chất thải ngừng hoạt động

Việc ngừng thải các chất thải tại các

cơ sở sản xuất thép có thể bao gồm vật

liệu cách nhiệt/điện có chứa amiăng,

cũng như ô nhiễm đất và các môi

trường nước ngầm từ các khu vực như

các kho lưu trữ than, lò than cốc, và

nhà máy xử lý khí lò cốc. Hướng dẫn

về quản lý chất thải, ngừng các hoạt

động thải, và ô nhiễm đất được nêu

trong Hướng dẫn chung EHS.

Nước thải

Dòng thải bình thường trong lĩnh vực

sản xuất này bao gồm nước làm mát,

nước mưa, nước rửa, và nhiều dòng

thải của các quá trình khác nhau. Nước

làm mát thường được tuần hoàn trong

quy trình. Nước rửa có thể chứa các

15 EC BREF (2001) Công nghiệp chế biến kim loại sắt

chất rắn lơ lửng, bụi, váng dầu, và các

chất ô nhiễm khác, tùy thuộc vào quá

trình sản xuất.

Các biện pháp khuyến nghị để phòng

ngừa sự sinh ra chất thải từ các hoạt

động dùng nước làm mát và nước rửa

bao gồm:

Chuẩn bị phương án tuần hoàn

nước với quy mô lớn để tối đa hóa

hiệu quả sử dụng nước. Thông

thường đạt được hơn 95% nước

tuần hoàn;

Các biện pháp kỹ thuật khô để loại

bỏ bụi từ các nhà xưởng và các

thiết bị của nhà máy phải được sử

dụng khi có thể, và nước rửa phải

được thu gom và xử lý trước khi xả

hoặc tái sử dụng;

Thu hồi lượng nước tràn và nước

rò rỉ (ví dụ: sử dụng hố ga an toàn

và hệ thống thoát).

Quy trình xử lý nước thải công nghiệp

Các nguồn thải bao gồm xưởng lò than

cốc, quá trình cán và xưởng tẩy.

Xưởng lò than cốc: Các dòng thải ra

trong xưởng lò cốc bao gồm nước từ

thiết bị tách hắc ín/nước (bao gồm hơi

nước được hình thành trong quá trình

luyện cốc và nước ngưng được sử

dụng làm mát và làm sạch các COG);

nước từ hệ thống khử lưu huỳnh ôxy

hóa ướt; và nước từ hệ thống làm mát

kín.

Chất thải từ thiết bị tách hắc ín/nước

có chứa amoniac nồng độ cao. Chất

thải này phải được xử lý bằng bộ khử

ammoniac, và dòng sinh ra có chứa

Page 129: Bia tong hop

Hướng dẫn về Môi trường, Sức khoẻ và An toàn

NHÀ MÁY THÉP LIÊN HỢP

123

các chất hữu cơ khác nhau (như

phenol) và các hợp chất vô cơ (như

ammonia dư và cyanide). Phương

pháp xử lý sinh học đặc thù cho

phenol phải được sử dụng tại xưởng

than cốc.

Lượng phát thải vào nước có thể sinh

ra trong một số trường hợp bởi quá

trình tôi/dập cốc ướt. Nước dập thừa

phải được thu gom và được sử dụng

cho quá trình tiếp theo.

Chất thải từ các quá trình khử lưu

huỳnh ôxy hóa ướt có thể chứa các

chất rắn lơ lửng (bao gồm các kim loại

nặng), PAHs, các hợp chất lưu huỳnh,

và florua/clorua, tùy thuộc vào hệ

thống khử bụi được sử dụng. Dòng

thải này có thể có ảnh hưởng bất lợi

cho nhà máy xử lý nước thải sinh học.

Khí gián tiếp làm mát nước tái tuần

hoàn và không ảnh hưởng đến số

lượng nước thải. Trong trường hợp

làm mát khí đốt trực tiếp, nước làm

mát cần được xem như là một chất

lỏng để rửa và cuối cùng thoát nước

thông qua thiết bị cất.16

Quá trình cán: Ngoài lớp rỉ thô ra,

dòng chất thải còn chứa chất rắn lơ

lửng và dầu nhũ tương. Biện pháp xử

lý gồm có bể lắng, trong đó chất rắn,

chủ yếu là sắt ôxít, được phép lắng

đọng dưới đáy bể và các chất ô nhiễm

dầu trên bề mặt bị loại bỏ bằng dụng

cụ hớt thu vào các bể gom. Nước làm

mát từ các quá trình cán phải được thu

gom và xử lý trước khi tái sử dụng.

Các xưởng tẩy: Các xưởng tẩy sinh ra

16 EC BREF (2001) Công nghiệp sản xuất sắt và thép

ba dòng chất thải, bao gồm nước rửa,

các nước của bể tẩy sau sử dụng, và

các nước thải khác (ví dụ như hơi

nước từ những chất hấp thụ khói của

hệ thống xả tẩy bồn chứa và nước

phun từ xưởng làm sạch). Khối lượng

lớn nhất nước thải sinh ra từ công

đoạn rửa, trong khi lượng ô nhiễm

đáng kể nhất sinh ra từ sự thay đổi liên

tục hoặc theo đợt của các bể tẩy.17

Các biện pháp kỹ thuật khuyến cáo để

phòng ngừa chất thải từ các xưởng tẩy

bao gồm:

Lắp đặt bộ thu hồi và tái chế axít;

Giảm lượng chất thải và giảm thiểu

lượng ô nhiễm của các dòng thải

thông qua việc tối ưu hóa quy trình

tẩy;

Áp dụng phương pháp đo dòng

chảy, và trong một số trường hợp,

tái chế lượng nước thải tẩy axit vào

xưởng tái tạo axit.

Xử lý nước thải

Kỹ thuật xử lý nước thải công nghiệp

trong quá trình này bao gồm sự phân

tách nguồn gốc và tiền xử lý các dòng

nước thải để (i) giảm ammoniac sử

dụng khí tẩy, (ii) giảm các chất hữu cơ

độc hại, chẳng hạn như phenol bằng

cách sử dụng phương pháp xử lý sinh

học, và (iii) giảm kim loại nặng bằng

cách sử dụng chất kết tủa hóa học, làm

đông lại và keo tụ v.v, các biện pháp

điển hình xử lý nước thải bao gồm

tách dầu hoặc nước hoặc tách không

khí hòa tan để tách dầu và các chất rắn

17 EC BREF (2001) Công nghiệp chế biến kim loại sắt

Page 130: Bia tong hop

Hướng dẫn về Môi trường, Sức khoẻ và An toàn

NHÀ MÁY THÉP LIÊN HỢP

124

có thể nổi; lọc để tách các chất rắn có

thể lọc được; tạo cân bằng lưu lượng

và tải trọng; làm lắng để giảm chất rắn

lơ lửng, sử dụng phương pháp làm

trong, sạch; thoát nước và xử lý các

cặn trong các bãi chôn lấp chất thải

nguy hại. Có thể sử dụng các kiểm

soát kỹ thuật bổ sung: (i) loại bỏ các

kim loại, sử dụng màng lọc hoặc công

nghệ xử lý hóa/lý khác, (ii) loại bỏ các

chất hữu cơ, sử dụng than hoạt tính

hoặc các quá trình ôxy hóa hóa học

tiên tiến, và (iv) giảm độc tính thải, sử

dụng công nghệ thích hợp (chẳng hạn

như thẩm thấu ngược, trao đổi ion,

than hoạt tính v.v.). Các phương pháp

xử lý nước thải thường bao gồm tạo

đông/keo tụ/lắng kết tủa, bằng cách sử

dụng vôi hoặc natri hydroxide; hiệu

chỉnh pH/trung hòa; lắng/lọc/ tuyển

nổi và tách dầu; và carbon hoạt tính.18

Hướng dẫn bổ sung về kỹ thuật quản

lý nước thải được nêu trong bản

Hướng dẫn chung EHS.

Các cách tiếp cận về quản lý nước thải

công nghiệp và các ví dụ về xử lý

được giải thích trong các Hướng dẫn

chung EHS. Qua việc sử dụng các

công nghệ này và các biện pháp kỹ

thuật thực hành tốt về quản lý nước

thải, các điều kiện kỹ thuật phải đáp

ứng và phù hợp các giá trị hướng dẫn

về nước thải nêu trong Bảng tương

ứng của Phần 2 của tài liệu này.

Các loại nước thải khác và sự tiêu thụ

nước

Các hướng dẫn về quản lý nước thải

18 EU IPPC BREF Tài liệu về BAT trong Công

nghiệp sản xuất sắt và thép

không ô nhiễm từ các hoạt động công

cộng, nước mưa không ô nhiễm, và

nước thải vệ sinh được nêu trong

Hướng dẫn chung EHS. Các dòng

thải bị ô nhiễm phải cho chảy qua hệ

thống xử lý nước thải công nghiệp.

Nước mưa bị ô nhiễm cũng có thể sinh

ra từ than, cốc và các khu vực kho

chứa vật liệu.19

Đất phủ ngoài các khu

vực kho chứa than cũng có thể bị tác

động do nước lọc có tính axit cao chứa

hydrocacbon thơm đa vòng (PAH) và

các kim loại nặng. Các khuyến nghị

cho ngành công nghiệp cụ thể bao

gồm:

Bảo quản các mảnh vụn và các vật

liệu khác, (ví dụ: cốc và than) dưới

mái che và/hoặc được bảo quản

trong khu vực chôn lấp để hạn chế

sự ô nhiễm nước mưa và thu gom

nước thoát;

Tạo đường đi cho các khu vực sản

xuất, tách nước mưa bị ô nhiễm và

không bị ô nhiễm, và áp dụng các

biện pháp kiểm soát nước tràn.

Dẫn nước mưa từ các khu vực sản

xuất vào nơi xử lý nước thải;

Thiết kế hệ thống thu gom nước

lọc và định vị các nhà kho chứa

than để phòng ngừa các ảnh hưởng

đối với đất và nguồn nước. Phải

tạo đường phân chia các khu vực

chứa than để tách lượng nước mưa

có nguy cơ bị ô nhiễm đến nơi tiền

xử lý và đến nơi xử lý nước thải.

Các khuyến nghị để giảm sự tiêu thụ

nước, đặc biệt đối với các nơi hạn chế

19 EC BREF (2001) Công nghiệp sản xuất sắt và thép

Page 131: Bia tong hop

Hướng dẫn về Môi trường, Sức khoẻ và An toàn

NHÀ MÁY THÉP LIÊN HỢP

125

nguồn tài nguyên thiên nhiên cũng

được nêu trong bản Hướng dẫn

chung EHS.

Tiếng ồn

Các cơ sở sản xuất thép liên hợp gây

ra tiếng ồn từ các nguồn khác nhau,

bao gồm việc bảo quản, xử lý các

mảnh vụn và sản phẩm; chất thải hoặc

do các quạt khí của sản phẩm phụ; quá

trình làm nguội và quạt gió, thiết bị

quay nói chung; các hệ thống giảm

bụi; các quá trình nóng chảy EAF; đốt

nhiên liệu; các quá trình cắt; các thiết

bị kéo dây; các hệ thống vận chuyển

và thông gió.

Các biện pháp kỹ thuật để giảm, ngăn

ngừa và kiểm soát tiếng ồn bao gồm:

Che phủ các nhà xưởng và/hoặc

tách các kết cấu;

Che phủ và thu gom các mảnh vụn

và bảo quản các tấm/đập dẹt và các

khu vực xử lý;

Che phủ quạt gió, tách các ống

thông gió, và sử dụng các bộ giảm

âm;

Áp dụng biện pháp tạo bọt xỉ trong

lò EAF;

Hạn chế việc xử lý các mảnh vụn

và vận chuyển trong đêm, tại các

nơi có yêu cầu.

Các biện pháp giảm tiếng ồn phải đảm

bảo đạt được tới mức cho phép về

tiếng ồn trong môi trường xung quanh

quy định tại Hướng dẫn chung EHS.

1.2 An toàn và sức khỏe nghề

nghiệp

Các tài liệu về an toàn và sức khỏe

nghề nghiệp trong xây dựng, vận

hành, duy tu bảo dưỡng và ngừng hoạt

động của các cơ sở sản xuất thép liên

hợp là những vấn đề phổ biến áp dụng

cho các cơ sở sản xuất công nghiệp

lớn, và các biện pháp phòng ngừa và

kiểm soát cũng được nêu trong Hướng

dẫn chung EHS.

Ngoài ra, các quy định dưới đây về an

toàn và sức khỏe nghề nghiệp dành

riêng cho công nghiệp sản xuất thép

bao gồm:

Nguy cơ vật lý

Nhiệt và các chất lỏng nóng

Phóng xạ

Các nguy hiểm về hô hấp

Nguy cơ hóa học

Các nguy hiểm về điện

Tiếng ồn

Các nguy hiểm tiềm ẩn

Các nguy hiểm về cháy, nổ

Nguy cơ vật lý

Các khuyến nghị để phòng ngừa và

kiểm soát các nguy hiểm về thân thể

nói chung được nêu trong Hướng dẫn

chung EHS. Các nguy cơ vật lý đặc

thù của ngành này được nêu dưới đây.

Các nguy hiểm vật lý trong các thao

tác vận hành của nhà máy sản xuất

thép liên hợp có liên quan đến việc xử

Page 132: Bia tong hop

Hướng dẫn về Môi trường, Sức khoẻ và An toàn

NHÀ MÁY THÉP LIÊN HỢP

126

lý các sản phẩm, nguyên liệu thô nặng

với khối lượng lớn (ví dụ lò cao và

quá trình nạp EAF, bảo quản và vận

chuyển thép thanh và thép tấm dày, di

chuyển các gầu lớn múc sắt và thép

lỏng); vận tải cỡ nặng (ví dụ: tàu hỏa,

ô tô tải, và xe tải nâng chuyên dụng);

các hoạt động nghiền, cắt (ví dụ tiếp

xúc với vật liệu vụn đẩy ra bằng các

dụng cụ cơ học); các quá trình cán (ví

dụ quá trình đập, cán tốc độ cao và

quá trình gia công); và làm việc ở các

độ cao (ví dụ trên các giàn, thang, và

trên các bậc cao).

Tải trọng nặng/ Nghiền & Cắt/Cán

Trong các nhà máy sản xuất thép, các

tải trọng nâng và chuyển động tại các

độ cao gia tăng, sử dụng các giàn thủy

lực và cần cẩu đều có các nguy cơ lớn

về an toàn nghề nghiệp. Các biện pháp

khuyến cáo để phòng ngừa và kiểm

soát các nguy cơ tổn thương tiềm ẩn

cho người lao động bao gồm:

Có biển báo rõ ràng tại tất cả các

tuyến, đường vận chuyển và tại các

khu vực lao động;

Thiết kế và lắp đặt phù hợp tất cả

các thiết bị, tránh chồng chéo các

hoạt động khác nhau, và đặc biệt

phải tuân thủ theo đúng quy trình;

Áp dụng các quy trình cụ thể trong

xử lý tải và nâng tải, bao gồm:

o Mô tả tải trọng cần nâng (các

kích thước, khối lượng, trọng

tâm của tải trọng)

o Các tiêu chuẩn kỹ thuật của cần

cẩu sẽ sử dụng (tải trọng nâng

tối đa, các kích thước);

o Đào tạo đội ngũ nhân viên làm

việc trong quá trình xử lý, vận

hành các thiết bị nâng và sử

dụng các thiết bị vận chuyển cơ

học;

Khu vực vận hành thiết bị xử lý cố

định (ví dụ: các cần cẩu, các giàn,

các giàn nâng) không được chạy

ngang trên đầu, trên khu vực người

lao động và khu vực lắp ráp sơ bộ;

Xử lý vật liệu và sản phẩm trong

khu vực quy định, có sự giám sát

cẩn thận;

Thường xuyên thực hiện công tác

bảo trì và sửa chữa các thiết bị

nâng, điện và vận chuyển.

Phòng chống thương tích liên quan

đến các hoạt động mài, cắt, và sử dụng

phế liệu, bao gồm:

Định vị các máy công cụ làm việc

tại khoảng cách an toàn với các khu

vực làm việc khác và an toàn với

các đường đi nội bộ;

Thực hiện kiểm tra và sửa chữa

thường xuyên các máy công cụ làm

việc, sử dụng các tấm chắn bảo vệ

đặc biệt và thiết bị/dụng cụ an toàn;

Đào tạo cán bộ công nhân viên sử

dụng thành thạo các máy, dụng cụ,

và sử dụng thiết bị bảo hộ lao động

cá nhân phù hợp (PPE).

Các biện pháp phòng ngừa và kiểm

soát các nguy cơ liên quan đến hoạt

động và các quá trình cán bao gồm:

Page 133: Bia tong hop

Hướng dẫn về Môi trường, Sức khoẻ và An toàn

NHÀ MÁY THÉP LIÊN HỢP

127

Lắp đặt lưới xung quanh và các

tấm chắn nơi cán vật liệu, phòng

ngừa có thể bất ngờ trượt hướng

dẫn cán;

Lắp đặt đường ray dọc theo tấm

vận chuyển có các cửa khóa liên

động, các cửa này chỉ mở cửa khi

máy không hoạt động.

Nhiệt và các chất lỏng nóng

Nhiệt độ cao và tia hồng ngoại (IR)

bức xạ trực tiếp là mối nguy hiểm phổ

biến trong các nhà máy thép liên hợp.

Nhiệt độ cao có thể gây ra mệt mỏi và

mất nước. Sự bức xạ trực tiếp cũng

gây nguy hiểm cho mắt. Sự tiếp xúc

tiềm ẩn với kim loại nóng hoặc nước

nóng có thể xảy ra từ khu phun làm

mát của quá trình đúc liên tục, từ kim

loại nóng chảy phun ra, và khi tiếp xúc

với các bề mặt nóng.

Khuyến nghị các biện pháp phòng

ngừa và kiểm soát việc tiếp xúc với

nhiệt và các chất lỏng/vật liệu nóng

bao gồm:

Che chắn các bề mặt khi có sự tiếp

xúc gần với thiết bị nóng hoặc có

thể bị phun từ các vật liệu nóng (ví

dụ trong các xưởng lò cốc, lò cao,

lò BOF, EAF, đúc liên tục và lò gia

nhiệt trong các phân xưởng cán, và

các gàu múc);

Sử dụng các khu vực đệm an toàn

để tách các khu vực có vật liệu và

các vật khác (ví dụ các thép thanh,

thép tấm dày, hoặc các gàu múc)

đang được xử lý hoặc lưu trữ tạm

thời. Có đường ray bảo vệ xung

quanh khu vực này, và trang bị các

cửa khóa liên động để kiểm soát

việc ra vào các khu vực đang trong

quá trình hoạt động;

Sử dụng thiết bị bảo hộ lao động

phù hợp PPE (ví dụ găng tay bảo

hộ cách điện/nhiệt, kính bảo hộ để

bảo vệ chống bức xạ hồng ngoại và

tử ngoại, và quần áo để bảo vệ

chống bức xạ nhiệt và các tia bắn

thép lỏng);

Lắp đặt hệ thống làm mát thông

thoáng để kiểm soát nhiệt độ cực

đại;

Thực hiện chế độ luân phiên làm

việc, giải lao đều đặn, vào khu giải

lao mát mẻ và có nước uống.

Phóng xạ

Yêu cầu thử nghiệm tia Gamma đối

với các thiết bị của nhà máy thép và

các sản phẩm trong khi vận hành

thường để xác định thành phần thép và

tính nguyên vẹn. Các biện pháp kỹ

thuật sau có thể sử dụng để hạn chế

nguy cơ rủi ro cho công nhân:

Tiến hành thử nghiệm tia Gamma

trong khu vực được kiểm soát

nghiêm ngặt, sử dụng áo bảo vệ

chuyên dụng. Không được thực

hiện các hoạt động khác trong khu

vực thử nghiệm này;

Tất cả các phế liệu đầu vào phải

được thử nghiệm phóng xạ trước

khi sử dụng làm nguyên liệu cấp;

Page 134: Bia tong hop

Hướng dẫn về Môi trường, Sức khoẻ và An toàn

NHÀ MÁY THÉP LIÊN HỢP

128

Nếu khu vực thử nghiệm gần ranh

giới của Nhà máy, việc kiểm tra

siêu âm (UT) phải được xem là một

biện pháp thay thế cho các kỹ thuật

tia gamma;

Thường xuyên tiến hành bảo trì và

sửa chữa các thiết bị thử nghiệm,

bao gồm cả các áo bảo vệ chuyên

dụng.

Các nguy hiểm về hô hấp

Vật liệu cách điện

Amiăng và các sợi khoáng khác đã

được sử dụng rộng rãi trong các nhà

máy cũ và có thể gây ra rủi ro do hít

phải các chất gây ung thư. Khuyến cáo

các kỹ thuật thực hành quản lý bao

gồm:

Phải thực hiện kế hoạch quản lý và

khảo sát toàn nhà máy về các vật

liệu amiăng có chứa vật liệu cách

điện do các chuyên gia chứng nhận

tiến hành;

Vật liệu bị hư hỏng hoặc bị bở, vụn

phải được xử lý hoặc loại bỏ, và

các vật liệu khác có thể được theo

dõi và quản lý tại chỗ. Quá trình xử

lý các vật liệu cách điện được coi

là có chứa amiăng hoặc chứa bất kỳ

chất độc hại khác phải do các nhà

thầu được chứng nhận và các nhân

viên được đào tạo phù hợp thực

hiện theo đúng các quy trình quốc

tế được chấp nhận để xử lý hoặc

loại bỏ;

Tránh sử dụng amiăng trong các

công trình lắp đặt mới hoặc nâng

cấp;

Đặt tấm LDPE dưới vật được cách

điện (ví dụ ống hoặc tàu) và xếp

vật liệu cách điện theo lớp, để ngăn

chặn ô nhiễm với bề mặt sợi.

Bụi và khí

Bụi sinh ra trong các nhà máy thép

liên hợp bao gồm bụi kim loại và bụi

sắt, và chủ yếu ở các lò BF, BOF,

EAF, các xưởng đúc liên tục, xưởng

thiêu kết và tạo viên, và các bụi

khoáng chủ yếu có khi lưu trữ nguyên

liệu thô, BF, và xưởng lò cốc.

Trước đây, công nhân có thể phải tiếp

xúc với ôxít sắt và bụi silica, có thể bị

nhiễm các kim loại nặng như crom

(Cr), nickel (Ni), chì (Pb), và mangan

(Mn), kẽm (Zn), và thủy ngân (Hg).

Bụi phần lớn có trong các quá trình

nóng chảy và đúc (ví dụ: BF, BOF,

đúc liên tục), trong đó bụi sinh ra do

các hoạt động ở nhiệt độ cao, bụi này

mịn hơn và dễ hít vào hơn so với bụi

sinh ra từ các quá trình cán. Trong quá

trình lưu trữ nguyên liệu, trong các

xưởng lò cao và lò cốc, các công nhân

phải tiếp xúc với bụi khoáng, trong đó

có thể chứa các kim loại nặng. Ngoài

ra, BF còn sinh ra chất thải graphite.

Trong các quá trình nóng chảy và đúc,

nơi thực hiện các thao tác ở nhiệt độ

cao, các công nhân có nguy cơ hít phải

các khí độc hại chứa các kim loại

nặng. Trong BF, BOF và xưởng lò

cốc, các công nhân nguy cơ hít phải

các khí độc hại chứa các kim loại nặng

carbon monoxide. Ngoài ra các khí

độc hại khác trong xưởng lò cốc còn

Page 135: Bia tong hop

Hướng dẫn về Môi trường, Sức khoẻ và An toàn

NHÀ MÁY THÉP LIÊN HỢP

129

có các ôxít lưu huỳnh và các hợp chất

hữu cơ dễ bay hơi (VOC). Trong

xưởng tinh chế COG có các nguy

hiểm về hô hấp, có thể hít phải các

chất thải như ammoniac, các

hydrocarcbon thơm, naphthalene và

các hydrocarbon thơm đa mạch

(PAH).

Các biện pháp khuyến nghị để ngăn

ngừa tiếp xúc với khí và bụi bao gồm:

Tách và khoanh lại các nguồn sinh

bụi và khí thải;

Thiết kế hệ thống thông gió để tối

đa sự tuần hoàn khí. Phải lọc không

khí đầu ra trước khi thải ra môi

trường xung quanh;

Lắp đặt hệ thống thông gió tại các

điểm trọng yếu gây phát thải bụi và

khí, đặc biệt tại khu vực đỉnh lò

BF, BOF hoặc EAF;

Trong khu vực bị ô nhiễm, cần lắp

đặt các cabin kín có điều hòa

không khí lọc cho người vận hành;

Có các khu ăn uống tách riêng, để

người công nhân có thể tắm, rửa

trước khi vào ăn;

Có các điều kiện để đảm bảo quần

áo lao động được tách riêng khỏi

quần áo mặc bình thường, và có thể

tắm/giặt sau giờ làm việc;

Thực hiện kế hoạch kiểm tra sức

khỏe định kỳ;

Phải áp dụng các biện pháp kiểm

soát nguy hiểm về hô hấp khi

không tránh được sự tiếp xúc, mặc

dù sử dụng các phương tiện bảo hộ

khác, như các hoạt động nạp lại lò

cốc, các thao tác thủ công như

nghiền hoặc sử dụng các máy công

cụ riêng, và trong các hoạt động

sửa chữa, bảo trì cụ thể.

Các khuyến nghị về bảo vệ đường hô

hấp bao gồm:

Sử dụng mặt nạ lọc khi tiếp xúc với

bụi (ví dụ: các thao tác tung, hứng);

Đối với các khí và bụi kim loại

nhẹ, sử dụng các măt nạ cung cấp

không khí sạch. Ngoài ra, có thể

dùng mặt nạ khí che kín mặt (hoặc

đội mũ bảo hiểm “áp suất cao”),

hoặc trang bị thông gió bằng điện;

Khi phải tiếp xúc với carbon

monoxide (CO) cần lắp đặt thiết bị

để cảnh báo ở các phòng kiểm soát

và nhân viên. Trong trường hợp

cần can thiệp khẩn cấp tại các khu

vực có mức độ CO cao, công nhân

cần được cung cấp các thiết bị xách

tay phát hiện CO, và các mặt nạ

cung cấp không khí trong lành.

Các nguy cơ hóa học

Ngoài mối nguy hiểm về hô hấp đã nêu

trên, công nhân trong các nhà máy thép

liên hợp có thể phải tiếp xúc và phơi

nhiễm từ các hợp chất hóa học, đặc biệt

trong lò cốc và nhà máy lọc dầu COG,

nơi có naphthalene, các hợp chất dầu

nặng, và các hydrocarbon thơm. Các

biện pháp khuyến nghị để ngăn ngừa sự

tiếp xúc hoặc ăn, uống các chất hóa

học, các khuyến nghị được nêu trong

Hướng dẫn chung EHS.

Page 136: Bia tong hop

Hướng dẫn về Môi trường, Sức khoẻ và An toàn

NHÀ MÁY THÉP LIÊN HỢP

130

Các nguy hiểm về điện

Công nhân có thể phải chịu các nguy

hiểm về điện, do sự có mặt của các

thiết bị điện nặng sử dụng trong toàn

nhà máy sản xuất thép liên hợp. Các

biện pháp khuyến nghị để ngăn ngừa

và kiểm soát được nêu trong Hướng

dẫn chung EHS.

Tiếng ồn

Xử lý nguyên vật liệu và sản phẩm (ví

dụ: quặng, chất thải kim loại, thép

tấm, và thép thanh), cũng như bản thân

các quy trình sản xuất (ví dụ như lò

cao, BOF, EAF, đúc, cán liên tục, v.v)

có thể tạo ra tiếng ồn quá mức cho

phép. Các biện pháp khuyến nghị để

ngăn ngừa và kiểm soát tiếng ồn được

nêu trong Hướng dẫn chung EHS.

Nguy hiểm tiềm ẩn

Các nguy hiểm có thể xảy ra trong khu

vực lưu trữ và đặc biệt trong khi vận

hành bảo dưỡng (ví dụ bên trong

khoang khoáng sản lớn). Các biện

pháp đề phòng bao gồm:

Bảo đảm có tường ngăn các đống

khoáng sản;

Bảo đảm khoảng cách giữa các

đống nguyên liệu và tuyến đường

vận chuyển;

Xây dựng và thông qua các quy

trình riêng về an toàn để áp dụng

khi làm việc bên trong các khoang

(ví dụ như hệ thống kiểm định/quy

trình dừng băng tải nạp và đóng

các cửa nạp);

Đào tạo nhân viên khi làm việc để

tạo thành các đống nguyên liệu

đảm bảo ổn định và tuân thủ theo

đúng các quy trình quy định.

Các nguy hiểm cháy, nổ

Xử lý kim loại lỏng có thể dẫn đến các

vụ nổ làm tràn nguyên liệu nung chảy,

gây bỏng, đặc biệt khi độ ẩm bị bẫy lại

trong không gian kín. Các mối nguy

hiểm khác bao gồm các đám cháy gây

ra do kim loại nóng chảy, và sự có mặt

của nhiên liệu lỏng và hoá chất dễ

cháy khác.

Các biện pháp kỹ thuật khuyến nghị

để phòng ngừa và kiểm soát nguy

hiểm cháy, nổ bao gồm:

Đảm bảo vật liệu khô hoàn toàn

trước khi tiếp xúc với các sắt và

thép dạng lỏng;

Bố trí, thiết kế để đảm bảo cách ly

hoàn toàn khí dễ bắt lửa, đường

ống dẫn ôxy và tách các chất lỏng

cũng như vật liệu dễ cháy khỏi các

khu vực nóng và các nguồn gây

cháy (ví dụ các bảng điện);

Bảo quản khí dễ bắt lửa, đường ống

dẫn ôxy và các chất lỏng cũng như

vật liệu dễ cháy trong khi thực hiện

các hoạt động bảo trì “công việc

nóng”;

Thiết kế các thiết bị điện để phòng

ngừa nguy cơ cháy trong từng khu

vực của nhà máy (ví dụ yêu cầu về

điện áp/ampe và khả năng cách

Page 137: Bia tong hop

Hướng dẫn về Môi trường, Sức khoẻ và An toàn

NHÀ MÁY THÉP LIÊN HỢP

131

điện của cáp khi tiếp xúc chất lỏng

nóng, sử dụng loại cáp phù hợp để

giảm thiểu cháy lan);

Các hướng dẫn chuẩn bị và ứng

phó khẩn cấp được nêu trong

Hướng dẫn chung EHS.

Than là vật liệu dễ cháy tự phát do

nhiệt trong quá trình ôxy hóa tự nhiên

của các bề mặt than mới.20,21

Bụi than

cũng là loại vật liệu dễ cháy, tiềm ẩn

nguy cơ nổ trong các cơ sở xử lý than,

liên quan đến các nhà máy sản xuất

thép liên hợp.

Các biện pháp kỹ thuật khuyến nghị

để phòng ngừa và kiểm soát các nguy

cơ nổ trong quá trình bảo quản, xử lý

than cám bao gồm:

Phải giảm thiểu thời gian lưu trữ

than;

Không để các đống than trên các

nguồn nhiệt như các đường ống

dẫn hơi;

Các nhà kho chứa than được làm từ

các vật liệu không cháy;

Các nhà kho chứa than được thiết

kế để giảm thiểu diện tích bề mặt,

tại đó bụi than có thể đọng lại và

cần có các hệ thống hút bụi;

Giảm tối đa các nguồn gây cháy,

trang bị các thiết bị tiếp đất phù

hợp để giảm thiểu các nguy hiểm

20 NFPA 850: Khuyến nghị thực hành về phòng cháy

đối với các nhà máy điện và các trạm cao áp chuyển

đổi dòng điện một chiều (phiên bản 2000). 21 NFPA 120: Tiêu chuẩn kiểm soát và phòng cháy

đối với các mỏ than (phiên bản 2004).

về điện tĩnh. Tất cả các thiết bị điện

và máy trong khu vực kho phải

được kiểm tra phê duyệt trước khi

sử dụng trong các khu vực nguy

hiểm và được trang bị các động cơ

chống tia lửa.

1.3 An toàn và sức khỏe cộng

đồng

Các quy định về an toàn và sức khỏe

cộng đồng trong quá trình xây dựng,

hoạt động, và ngừng hoạt động của

các nhà máy thép liên hợp được áp

dụng phổ biến rộng rãi trong hầu hết

các cơ sở công nghiệp. Các biện pháp

quản lý, kiểm soát và các hành động

phòng ngừa cũng được nêu trong bản

Hướng dẫn chung EHS.

Page 138: Bia tong hop

Hướng dẫn về Môi trường, Sức khoẻ và An toàn

NHÀ MÁY THÉP LIÊN HỢP

132

2.0 Các chỉ số thực hiện và việc

giám sát

2.1 Môi trường

Hướng dẫn phát thải và xả thải

Các Bảng 1 và Bảng 2 quy định về phát thải xả thải cho ngành này. Các chỉ số hướng dẫn này thể hiện thực hành công nghiệp quốc tế tốt như đã được phản ánh trong các tiêu chuẩn trong hệ thống pháp luật ở một số nước. Các mức hướng dẫn này có thể đạt được ở điều kiện hoạt động bình thường của cơ sở sản xuất thông qua việc áp dụng các biện pháp kỹ thuật ngăn ngừa và kiểm soát ô nhiễm đã được bàn đến ở những phần trước của hướng dẫn này.

Hướng dẫn về phát thải được áp dụng cho quá trình phát thải khí thải. Hướng dẫn phát thải của nguồn đốt nhiên liệu kết hợp với các hoạt động sinh nhiệt và phát điện từ những nguồn có công suất nhiệt đầu vào bằng hoặc thấp hơn 50 MWth được đề cập trong Hướng dẫn

chung EHS, với phát thải nguồn điện lớn hơn được đề cập đến trong Hướng dẫn

EHS cho nhà máy nhiệt điện. Hướng dẫn xem xét môi trường xung quanh dựa trên tổng thải lượng khí thải được cung cấp trong Hướng dẫn chung EHS.

Hướng dẫn về xả thải được áp dụng cho xả thải trực tiếp nước thải đã xử lý vào nguồn tiếp nhận là nước mặt có mục đích sử dụng chung. Mức thải đặc thù theo từng địa điểm có thể được thành lập ra dựa trên điều kiện sẵn có và thực trạng sử dụng của hệ thống thu gom và xử lý nước thải chung, hoặc

nếu thải trực tiếp vào nguồn nước mặt thì sự phân loại thủy vực tiếp nhận nước theo mục đích sử dụng được đề cập đến trong Hướng dẫn chung

EHS. Các định mức này cần đạt được, mà không pha loãng, ít nhất 95% thời gian cơ sở sản xuất hoạt động, và có thể tính bằng tỷ lệ giờ hoạt động hằng năm. Mức chênh lệch với các giá trị hướng dẫn do điều kiện của dự án cụ thể cần được giải trình trong báo cáo đánh giá môi trường.

Quan trắc môi trường

Các chương trình quan trắc môi trường cho ngành công nghiệp này cần được thực hiện để giải quyết tất cả các hoạt động đã được xác định có khả năng tác động đáng kể đến môi trường, trong thời gian hoạt động bình thường và trong điều kiện bị trục trặc. Hoạt động quan trắc môi trường phải dựa trực tiếp hoặc gián tiếp vào các chỉ báo được áp dụng đối với từng dự án cụ thể.

Tần suất quan trắc phải đủ để cung cấp dữ liệu đại diện cho thông số đang được theo dõi. Quan trắc phải do những người được đào tạo tiến hành theo các quy trình giám sát và lưu giữ biên bản và sử dụng thiết bị được hiệu chuẩn và bảo dưỡng đúng cách thức. Dữ liệu quan trắc môi trường phải được phân tích và xem xét theo các khoảng thời gian định kỳ và được so sánh với các tiêu chuẩn vận hành để sao cho có thể thực hiện mọi hiệu chỉnh cần thiết. Hướng dẫn bổ sung về áp dụng phương pháp lấy mẫu và phân tích khí thải và nước thải được cung cấp trong Hướng dẫn chung EHS.

Page 139: Bia tong hop

Hướng dẫn về Môi trường, Sức khoẻ và An toàn

NHÀ MÁY THÉP LIÊN HỢP

133

Sử dụng tài nguyên và khí thải/chất

phát thải

Bảng 3 nêu các ví dụ về các chỉ số tiêu thụ tài nguyên năng lượng và nước cho lĩnh vực này, Bảng 4 nêu các ví dụ về các chỉ số phát thải và chất thải. Các giá trị này của ngành công nghiệp chỉ dùng cho mục đích so sánh và từng dự án cần có mục tiêu cải tiến liên tục trong các lĩnh vực này.

Bảng 1. Mức phát thải khí đối với

nhà máy thép liên hợpc Chất ô nhiễm Đơn vị Giá trị

hướng dẫn

Bụi mg/Nm3 20-50

Sương dầu mg/Nm3 15

NOx mg/Nm3 500

750 (lò cốc)

SO2 mg/Nm3 500

VOC mg/Nm3 20

PCDD/F ng TEQ/Nm3 0,1

Cacbon

monoxide (CO)

mg/Nm3 100 (EAF)

300 (lò cốc)

Crom (Cr) mg/Nm3 4

Cadimi (Cd) mg/Nm3 0,2

Chì (Pb) mg/Nm3 2

Niken (Ni) mg/Nm3 2

Clorua hydro

(HCl)

mg/Nm3 10

Florua mg/Nm3 5

Florua hydro(HF) mg/Nm3 10

H2S mg/Nm3 5

Amoni mg/Nm3 30

Benzopiren mg/Nm3 0,1

Khói nhựa

đườngb

mg/Nm3 5

CHÚ THÍCH: a Giá trị thấp hơn khi có mặt các kim loại độc hại. b Khói nhựa đường được đo bằng chất hữu cơ có thể

chiết xuất bằng dung môi từ toàn bộ tạp chất thu gom

được bằng màng lọc. c Các giới hạn tiêu chuẩn . Đối với các khí đốt: khô,

nhiệt độ 273K (0°C), áp suất 101.3 kPa (1 atmosphere),

hàm lượng ôxy 3% khô đối với chất lỏng và nhiên liệu

dạng khí, 6% khô đối với nhiên liệu rắn. Đối với các

loại khí không cháy: không hiệu chỉnh hàm lượng ôxy

và hơi nước, nhiệt độ 273K (0°C), áp suất 101.3 kPa (1

atmosphere).

Bảng 2. Nước thải đối với nhà máy thép liên

hợp Chất ô nhiễm Đơn vị Giá trị hướng

dẫn

pH 6-9

TSS mg/l 35

Dầu và mỡ mg/l 10

nhiệt độ tăng oC <3 a

COD mg/l 250

Phenol mg/l 0,5

Cadimi mg/l 0,01

Crom (tổng số) mg/l 0,5

Crom (VI) mg/l 0,1

Đồng mg/l 0,5

Chì mg/l 0,2

Thiếc mg/l 2

Thuỷ ngân mg/l 0,01

Niken mg/l 0,5

Kẽm mg/l 2

Cyanua (tự do) mg/l 0,1

Cyanua (tổng

số)

mg/l 0,5

Tổng Nitơ mg/l 30

Amoni mg/l

(tính theo N)

5

Tổng phospho mg/l 2

Florua mg/l

(tính theo F)

5

Sunfua mg/l 0,1

Sắt mg/l 5

PAH mg/l 0,05

Độc tố được xác định trong từng trường

hợp

a Tại rìa vùng pha trộn thiết lập một cách khoa

học có xem xét đến chất lượng nước xung

quanh, sử dụng nước thu nhận, thu nhận tiềm năng và khả năng đồng hóa.

Page 140: Bia tong hop

Hướng dẫn về Môi trường, Sức khoẻ và An toàn

NHÀ MÁY THÉP LIÊN HỢP

134

Bảng 3. Tiêu thụ tài nguyên và năng lượng (1) Đầu vào

trên

đơn vị

sản

phẩm

Khối

lượng

tải

trọng

đơn vị

Ngành công nghiệp

Thiêu

kết

cốc

BF BOF EAF Cán

Điện

một

chiều

MJ/t sản

phẩm

90-

120

20-

170

270-

370

40-

120

1250-

1800

70-

140

kWh/

t

Nhiên

liệu

MJ/t sản

phẩm

60-

200

3200-

3900

1050-

2700

20-55 - 1100-

2200

Nước m3/t sản

phẩm

0,01-

0,35

1-10 1-50 0,5-5 3 1-15

Nguồn 1. Ủy ban Châu Âu, IPPC, “BREF Tài liệu về công nghiệp sản xuất sắt và thép” và “Tài liệu tiêu chuẩn trong BAT trong công nghiệp chế biến kim loại sắt”. 12/ 2001 2. Cơ quan môi trường Anh Quốc. 2001, 2002. Hướng dẫn

kỹ thuật. IPPC S2.01, S2.04. So sánh các giá trị

Bảng 4. Phát thải/chất thải

Đầu vào

trên đơn

vị sản

phẩm

Đơn vị Ngành công nghiệp

Thiêu

kết

cốc

BF BOF EAF Cán

Phát thải (1) (2)

Bụi Kg/t sản

phẩm

0,04-

0,4

0,05-

3,5

0,005 0,2 0,02 0,002

-

0,040

CO Kg/t sản

phẩm

12-40 0,40-

4,5

0,8-

1,75

1,5-8 0,75-

4

0,005

-0,85

Nox Kg/t sản

phẩm

0,4-

0,65

0,45-

0,7

0,01-

0,6

- 0,12-

0,25

0,08-

0,35

VOC Kg/t sản

phẩm

0,15 0,12-

0,25

- - - -

PCDD/F µgl-

TEQ/T

sản phẩm

1-10 - - - 0,07-

9

-

Chất

thải(1)

Thiê

u kết

cốc

BF BOF EAF Cán

Chất thải

rắn

Kg/t sản

phẩm

0,9-

15

- 200-

300

85-

110

110-

180

70-

150

Bùn Kg/t sản

phẩm

0,3 - 3-5 - - -

Nước thải m3/t sản

phẩm

0,06 0,3-

0,4

0,1-3 - - 0,8-

15

Nguồn 1. Ủy ban Châu Âu, IPPC, “BREF Tài liệu về công nghiệp sản xuất

sắt và thép” và “Tài liệu tiêu chuẩn trong BAT trong công nghiệp chế biến kim loại sắt”. 12/ 2001

2. Cơ quan môi trường Anh Quốc. 2001, 2002. Hướng dẫn kỹ

thuật. IPPC S2.01, S2.04.

So sánh các giá trị

2.2 An toàn và sức khỏe nghề

nghiệp

Hướng dẫn về an toàn và sức khỏe

nghề nghiệp

Hướng dẫn thực hiện sức khỏe và an

toàn lao động cần phải được đánh giá

dựa trên các hướng dẫn về mức tiếp xúc

an toàn được công nhận quốc tế, ví dụ

như hướng dẫn về Giá trị ngưỡng phơi

nhiễm nghề nghiệp (TLV ®) và Chỉ số

phơi nhiễm sinh học (BEIs ®) được

công bố bởi Hội nghị của các nhà vệ

sinh công nghiệp Hoa Kỳ (ACGIH),22

Cẩm nang Hướng dẫn về các mối nguy

Hóa chất do Viện vệ sinh, an toàn lao

động quốc gia Hoa Kỳ xuất bản

(NIOSH),23

Giới hạn phơi nhiễm

(PELs) do Cục sức khỏe và an toàn

nghề nghiệp Hoa Kỳ xuất bản

(OSHA),24

Giá trị giới hạn phơi nhiễm

nghề nghiệp được công bố bởi các quốc

gia thành viên Liên minh Châu Âu,25

hoặc các nguồn tài liệu tương tự khác.

Tỷ lệ tại nạn và rủi ro

Dự án phải cố gắng giảm số vụ tai nạn

trong số công nhân tham gia dự án (bất

kể là sử dụng lao động trực tiếp hay

gián tiếp) đến tỷ lệ bằng không, đặc biệt

là các vụ tai nạn gây ra mất ngày công

lao động và mất khả năng lao động ở

22 Có sẵn tại: http://www.acgih.org/TLV/ và

http://www.acgih.org/store/ 23 Có sẵn tại: http://www.cdc.gov/niosh/npg/ 24 Có sẵn tại:

http://www.osha.gov/pls/oshaweb/owadisp.show_docu

ment?p_table=STANDARDS&p_id=9.992 25 Có sẵn tại:

http://europe.osha.eu.int/good_practice/risks/ds/oel/

Page 141: Bia tong hop

Hướng dẫn về Môi trường, Sức khoẻ và An toàn

NHÀ MÁY THÉP LIÊN HỢP

135

các mức độ khác nhau, hoặc thậm chí bị

tử vong. Tỷ lệ này của cơ sở sản xuất có

thể được so sánh với hiệu quả thực hiện

về vệ sinh an toàn lao động trong ngành

công nghiệp này của các quốc gia phát

triển thông qua tham khảo các nguồn

thống kê đã xuất bản (ví dụ Cục thống

kê lao động Hoa Kỳ và Cơ quan quản lý

về An toàn và Sức khỏe Liên hiệp

Anh).26

Giám sát an toàn và sức khỏe nghề

nghiệp

Môi trường làm việc phải được giám sát

để xác định kịp thời những mối nguy

nghề nghiệp tương ứng với dự án cụ

thể. Việc giám sát phải được thiết kế

chương trình và do những người chuyên

nghiệp thực hiện27

như là một phần của

chương trình giám sát an toàn sức khỏe

lao động. Cơ sở sản xuất cũng phải lưu

giữ bảo quản các biên bản về các vụ tai

nạn lao động và các loại bệnh tật, sự cố

nguy hiểm xảy ra. Hướng dẫn bổ sung

về các chương trình giám sát sức khỏe

lao động và an toàn được cung cấp

trong Hướng dẫn chung EHS.

26 Có sẵn tại: http://www.bls.gov/iif/ và

http://www.hse.gov.uk/statistics/index.htm 27 Các chuyên gia được công nhận có thể gồm Chứng

nhận vệ sinh công nghiệp, Vệ sinh lao động đã được

đăng ký, hoặc Chứng nhận chuyên nghiệp về an toàn

hoặc tương đương

Page 142: Bia tong hop

Hướng dẫn về Môi trường, Sức khoẻ và An toàn

NHÀ MÁY THÉP LIÊN HỢP

136

3.0 Tài liệu tham khảo và các

nguồn bổ sung

Australian Government Department of the Environment

and Heritage. 1999. NPI National Pollutant Inventory.

Emission Estimation Technique Manual for Iron and

Steel Production. Canberra: Environment Australia.

Available at

http://www.npi.gov.au/handbooks/approved_handbooks/pubs/fironste.pdf

Environment Canada. 2002. National Office of

Pollution Prevention (NOPP). Environmental Code of

Practice for Integrated Steel Mills. Section 4

Recommended Environmental Protection Practices.

EPS 1/MM/7 - March 2001. Ottawa, ON: Environment

Canada. Available at http://www.ec.gc.ca/nopp/docs/cp/1mm7/en/cov.cfm

European Commission. 2001. European Integrated Pollution Prevention and Control Bureau (EIPPCB).

Reference (BREF) Document on Best Available Techniques (BAT) on the Production of Iron and Steel.

Seville: EIPPCB.

European Commission. 2001. European Integrated

Pollution Prevention and Control Bureau (EIPPCB).

Reference (BREF) Document on Best Available

Techniques (BAT) in the Ferrous Metal Processing

Industry. Seville: EIPPCB.

German Federal Ministry for the Environment, Nature Conservation and Nuclear Safety (Bundesministerium f?r Umwelt, Naturschutz und Reaktorsicherheit

(BMU)). 2002. First General Administrative Regulation Pertaining the Federal Immission Control

Act (Technical Instructions on Air Quality Control - TA Luft). Berlin: BMU. Available at

http://www.bmu.de/english/air_pollution_control/ta_luft/doc/36958.php

German Federal Ministry for the Environment, Nature

Conservation and Nuclear Safety. 2004. Promulgation of the New Version of the Ordinance on Requirements

for the Discharge of Waste Water into Waters (Waste Water Ordinance - AbwV) of 17. June 2004. Berlin:

BMU. Available at http://www.bmu.de/english/water_management/downlo

ads/doc/3381.php

Helsinki Commission (Helcom). 2003. Reduction of Emissions and Discharges from the Iron and Steel Industry. Recommendation 24/4. Helsinki: Helcom.

Available at

http://www.helcom.fi/Recommendations/en_GB/rec24_4/

International Labour Organization (ILO). 2005. Safety and Health in the Iron and Steel Industry. ILO Codes

of Practice (2nd edition). Geneva: ILO. Available at http://www.ilo.org/public/english/support/publ/textoh.ht

m

Irish Environmental Protection Agency (EPA). 1996. BATNEEC Guidance Note for Forges, Drawing Plants and Rolling Mills and For Pressing, Drawing and

Stamping of Large Castings (Draft 3). Classes 3.2 & 3.8. Draft 3. Dublin: EPA. Available at

http://www.epa.ie/Licensing/BATGuidanceNotes/

Irish EPA. BATNEEC Guidance Note for Production

of Iron or Steel. Class 3.1. Draft 2. Dublin: EPA.

Available at

http://www.epa.ie/Licensing/BATGuidanceNotes/

Italian Interministerial Commission. 2006. Produzione e Trasformazione dei Metalli Ferrosi, Linee Guida per

le BAT (Production and Manufacturing of Iron - Best Available Techniques Guidelines, Draft). Rome.

Paris Commission (Parcom; now OSPARCOM). 1992.

Recommendation 92/2 Concerning Limitation of Pollution from New Primary Iron and Steel Production

Installations. Paris: OSPAR.

Parcom. 1992. Recommendation 92/3 Concerning Limitation of Pollution from New Secondary Steel

Production and Rolling Mills. Paris: OSPAR.

United Kingdom (UK) Department for Environment,

Food and Rural Affairs

(DEFRA). 2004. Secretary‟s State Guidance for Iron Steel and Non-Ferrous Metal Process. Process

Guidance Note 2/4 (04). London: DEFRA. Available at http://www.defra.gov.uk/environment/airquality/lapc/p

gnotes/pdf/pg2-04.pdf

UK Department for Environment Her Majesty's

Inspectorate of Pollution (HMIP). 1995. Processes

Subject to Integrated Pollution Control. S2 1.06:

Carbonisation Processes: Coke Manufacture. London:

HMSO.

UK Environmental Agency. 2002. IPPC S2.03. Technical Guidance for Non-Ferrous Metals and the Production of Carbon and Graphite Sector. Version 1:

January 2002. Bristol: Environmental Agency.

Page 143: Bia tong hop

Hướng dẫn về Môi trường, Sức khoẻ và An toàn

NHÀ MÁY THÉP LIÊN HỢP

137

Available at

http://www.environmentagency.gov.uk/business/44430

4/444369/673298/?version=1&lang=_e

UK Environmental Agency. 2004. Integrated Pollution

Prevention and Control (IPPC). S2.01: Guidance for

the Production of Coke, Iron and Steel. Issue 1: June

2004. Bristol: Environment Agency. Available at

http://www.environment-

agency.gov.uk/business/444304/444369/673298/?versi

on=1&lang=_e

UK Environmental Agency. 2004. IPPC S2.04. Guidance for the Hot Rolling of Ferrous Metals and Associated Activity Sector. Issue 1: February 2004.

Bristol: Environmental Agency. Available at http://www.environmentagency.gov.uk/business/44430

4/444369/673298/?version=1&lang=_e

University of Karlsruhe, French-German Institute for

Environmental Research. 1997. Report on Best

Available Techniques (BAT) in the Electric

Steelmaking Industry. Karlsruhe: University of

Karlsruhe. Available at

http://www.umweltdaten.de/publikationen/fpdf-

l/2488.pdf

United States (US) Environmental Protection Agency (EPA). 1983. 40CFR Part 60. Subpart AAa—Standards of Performance for Steel Plants: Electric Arc Furnaces

and Argon-Oxygen Decarburization Vessels Constructed After August 17, 1983. Washington, DC:

US EPA.

US EPA. 1983. 40CFR Part 60. Subpart Na—Standards

of Performance for Secondary Emissions from Basic

Oxygen Process Steelmaking Facilities for Which

Construction is Commenced After January 20, 1983.

Washington, DC:

US EPA.

US EPA. 1995. Office of Compliance. Sector Notebook Project Profile of the Iron and Steel Industry. EPA/310-R-95-005. Washington, DC: US

EPA. Available at http://www.epa.gov/compliance/resources/publications

/assistance/sectors/noteb ooks/ironstlpt1.pdf

US EPA. 1995. Technology Transfer Network.

Clearinghouse for Inventories and Emissions Factors &

AP 42. Volume 1, Fifth Edition. Chapter 12:

Metallurgical Industry. Washington, DC: US EPA.

Available at

http://www.epa.gov/ttn/chief/ap42/

US EPA. 1999. 40CFR Part 63: National Register Environmental Protection. Subpart CCC: National

Emission Standards for Hazardous Air Pollutants for Steel Pickling - HCl Process Facilities and

Hydrochloric Acid Regeneration Plants. Washington, DC: EPA.

US EPA. 2002. 40CFR Part 420. Iron and Steel

Manufacturing Point Source Category. Washington,

DC: US EPA.

US EPA. 2003. 40CFR Part 63: National Register

Environmental Protection. National Emission

Standards for Hazardous Air Pollutants: Integrated

Iron and

Steel Manufacturing. May 20, 2003. Washington, DC: US EPA. Available at:

http://www.epa.gov/ttn/atw/iisteel/fr20my03.pdf

US EPA. 2003. 40CFR Part 63: National Register

Environmental Protection. National Emission

Standards for Hazardous Air Pollutants for Coke

Ovens: Pushing, Quenching and Battery Stacks.

Final Rule. April 14, 2003.

Washington, DC: US EPA.. Available at: http://www.epa.gov/ttn/oarpg/t3/fr_notices/copqbs_fr.pdf

US EPA. 2005. 40CFR 63: National Register

Environmental Protection Agency: National Emission Standards for Coke Oven Batteries. April 15, 2005. Washington, DC: US EPA. Available at: http://epa.gov/ttncaaa1/t3/fr_notices/15318cokeovenfin.pdf

US National Fire Protection Association (NFPA).

2000. NFPA 850: Recommended Practice for Fire

Protection for Electric Generating Plants and

High Voltage Direct Current Converter Stations,

2000 Edition. Quincy, MA: NFPA. Available at http://www.nfpa.org/aboutthecodes/list_of_codes_and_standards.asp

US NFPA. 2004. NFPA 120: Standard for Fire

Prevention and Control in Coal Mines, 2004 Edition. Quincy, MA: NFPA. Available at http://www.nfpa.org/aboutthecodes/list_of_codes_and_standards.asp

Page 144: Bia tong hop

Hướng dẫn về Môi trường, Sức khoẻ và An toàn

NHÀ MÁY THÉP LIÊN HỢP

138

Phụ lục A: Mô tả chung về các hoạt động công nghiệp

Các phương pháp chính được sử dụng

trong sản xuất sắt và thép bao gồm: lò

cao/lò ôxy (sản xuất thép liên hợp),

nung chảy trực tiếp sắt vụn, sắt nguyên

khai (lò quang điện), và các phương

pháp sử dụng ít thông dụng hơn là quy

trình hoàn nguyên sắt trực tiếp (DRI).

Quy trình sản xuất thép liên hợp là

một quá trình phức tạp và liên quan

đến vật liệu và năng lượng giữa các đơn

vị sản xuất khác nhau, bao gồm cả việc

thiêu kết hoặc tạo viên, các lò than cốc,

các lò cao (BF), các lò ôxy cơ bản

(BOF), và đúc liên tục. Các phôi thép

sau đó được cán (lạnh và/hoặc nóng) để

sản xuất ra sản phẩm cuối cùng.

Xưởng thiêu kết 28

Việc thực hiện bước chuẩn bị về tính

chất lý học và luyện kim của quặng là

bắt buộc để cải thiện khả năng thẩm

thấu từ và hoàn nguyên. Trước quá

trình thiêu kết, nguyên liệu được pha

trộn và có thể thêm vào một số vật liệu

tạo chảy. Sau khi trộn, quặng đã trộn

được chuyển từ các boongke chuẩn bị

vào các boongke lưu. Cốc mịn (cốc loại

nhỏ với kích thước hạt <5 mm) là nhiên

liệu thông dụng nhất được dùng cho

quá trình thiêu kết. Các quặng pha trộn

và cốc mịn được trộn lẫn và làm ướt để

tăng cường sự hình thành các viên nhỏ,

quá trình này cải thiện độ thấm khi đặt

trên tầng thiêu kết.

Xưởng thiêu kết cơ bản bao gồm một

28 EC BREF (2001) Công nghiệp sản xuất sắt và thép

ghi lò lớn bằng gang chịu nhiệt. Các vật

liệu được thiêu kết được xếp thành các

lớp để tạo thành tầng sâu 400-600 mm,

mặc dù các tầng nông được dùng phổ

biến trong các xưởng cũ, được đặt trên

một lớp thiêu kết tái chế mỏng. Lớp

dưới đáy này bảo vệ ghi lò tránh nhiệt

trực tiếp của hỗn hợp cháy. Ghi lò đi

qua các đèn đốt và đốt cốc trong hỗn

hợp đã trộn, và bắt đầu quá trình thổi

gió qua toàn bộ chiều dài tầng thiêu kết.

Khi hỗn hợp thiêu kết dọc theo ghi lò,

thì quá trình đốt cháy dồn xuống dưới

qua hỗn hợp. Điều này tạo ra nhiệt đủ

(1300-1480°C) để thiêu kết các hạt mịn

cùng nhau chảy vào clinker rỗng được

gọi là thiêu kết. Các khí phát thải được

xử lý để loại bỏ bụi trước khi phát thải

ra môi trường. Các sản phẩm thiêu kết

sau đó được nghiền nát và đập để có

kích thước thích hợp sử dụng cho lò

cao.

Xưởng tạo viên29

Tạo viên là một quá trình chuẩn bị khác

của ôxít sắt nguyên liệu cho sắt nguyên

khai và chế biến thép. Viên được hình

thành từ các nguyên liệu (quặng tinh và

các chất phụ gia có kích thước <0,05

mm) cho vào các khối cầu 9-16 mm, sử

dụng nhiệt độ cao, thông thường tại các

mỏ khai thác, hoặc tại bến vận chuyển

quặng.

Quá trình tạo viên bao gồm nghiền và

sấy khô hoặc giảm nước, đóng cục và

29 EC BREF (2001) Công nghiệp sản xuất sắt và thép

Page 145: Bia tong hop

Hướng dẫn về Môi trường, Sức khoẻ và An toàn

NHÀ MÁY THÉP LIÊN HỢP

139

tạo cứng. Trước khi tạo viên, các quặng

được đập và nghiền để đạt được các

tính chất cần thiết để tạo viên. Độ ẩm

được điều chỉnh đến 8%-9%. Vật liệu

làm viên được pha trộn với phụ gia và

sau đó chế biến thành các viên tròn 9-16

mm (màu xanh) sau đó gia nhiệt đến

khoảng 1250°C (tạo cứng) trong suốt

quá trình ôxy hóa và thiêu kết để có

được các viên có cường độ cao. Trước

khi kết thúc quá trình tạo cứng, các

viên được làm nguội bằng không khí.

Các viên bị vỡ hoặc sai kích thước

thường được tái chế.

Chế biến cốc

Nhà máy sản xuất thép liên hợp sản

xuất thép bằng cách hoàn nguyên

quặng sắt trong lò cao cần được cấp ổn

định than cốc. Chức năng chính của

cốc là hoàn nguyên về mặt hóa học

ôxít sắt thành sắt kim loại trong lò cao.

Cốc hoạt động như nhiên liệu, cung

cấp sự hỗ trợ vật lý, và cho phép dòng

khí chảy tự do vào lò. Do đó sản xuất

cốc gắn liền với các nhà máy thép liên

hợp có sử dụng quặng sắt. Cốc là sản

phẩm của quá trình nhiệt phân (như

quá trình đốt không có không khí) loại

than phù hợp.

Trong quá trình tạo cốc, than bitum

được đưa vào một loạt các lò (ắc quy),

và chúng được làm kín và nung ở nhiệt

độ cao, không có không khí. Quá trình

vận hành bao gồm các bước sau: nạp

than, gia nhiệt/đốt cháy trong các

khoang, tạo cốc, ra lò và làm nguội

nhanh cốc.30

Các khoang lò cốc được tách riêng

bằng các tường gia nhiệt. Chúng bao

gồm một lượng nhất định nhiên liệu

đốt với vòi phun cấp nhiên liệu và với

một hoặc nhiều khoang không khí đầu

vào. Thông thường, dùng khí đốt lò

cốc đã được làm sạch làm nhiên liệu,

nhưng các loại khí khác như khí lò cao

(đã làm giàu) cũng có thể sử dụng

được. Các thiết bị tái tạo nhiệt được

đặt trong lò, để gia nhiệt không khí và

khí đốt nhiên liệu bằng khí lò, và cải

thiện hiệu quả năng lượng.

Quá trình carbon hóa bắt đầu ngay sau

khi nạp than vào lò. Các hợp chất hữu

cơ dễ bay hơi (VOC) được loại bỏ từ

than, và tạo thành khí lò cốc (COG).

Carbon rắn còn lại trong lò, đó chính

là cốc. Tùy thuộc vào chiều rộng lò và

các điều kiện gia nhiệt, quá trình tạo

cốc kéo dài khoảng 14-24 giờ. Sau đó

cốc được đẩy ra khỏi lò vào một thùng

chứa nhờ ram của thiết bị đẩy. Thùng

chứa chuyển cốc nóng vào tháp làm

nguội nhanh, tại đó cốc được làm

nguội bằng khí khô bao gồm sự tuần

hoàn của khí trơ (nitơ).31

Nếu áp dụng

phương pháp làm nguội ướt (thường ở

các nhà máy cũ), nên sử dụng phương

pháp xử lý nước thải (không phenol).

Quá trình này cũng bao gồm cả việc

xử lý sản phẩm phụ khí lò cốc (COG)

để loại bỏ nhựa đường, ammonia

(thường được thu lại ở dạng

ammonium sulfate), phenol,

30 EC BREF (2001) Công nghiệp sản xuất sắt và thép 31 Như trên.

Page 146: Bia tong hop

Hướng dẫn về Môi trường, Sức khoẻ và An toàn

NHÀ MÁY THÉP LIÊN HỢP

140

naphthalene, BTX, dầu nhẹ và lưu

huỳnh, trước khi COG được dùng làm

nhiên liệu đốt lò hoặc sử dụng vào các

quá trình khác trong nhà máy.

Để giảm tác động của quá trình chế

biến cốc đối với môi trường, nên tránh

dùng than non (than chưa carbon hóa

hoàn toàn) và than có hàm lượng lưu

huỳnh thấp hoặc than đã khử lưu

huỳnh (đã rửa) là được ưa dùng nhất.

Trong quá trình cốc các loại khí và

nhựa đường phải được thu gom lại, và

sử dụng khí làm sạch sulful dioxide

(SO2), đặc biệt khi sử dụng các loại

than có hàm lượng lưu huỳnh cao.

Lò cao (BF)

Lò cao (BF) là một hệ thống khép kín

mà các nguyên vật liệu được nạp từ

đỉnh xuống, trong khi các sản phẩm

(sắt nóng chảy, xỉ) được khai thác từ

đáy (của lò). Các nguyên liệu hỗn hợp

của vật liệu có chứa sắt (quặng sắt,

quặng thiêu kết và/hoặc viên) và các

chất phụ gia (tạo xỉ, như đá vôi) được

gọi là "vật liệu nặng". Vật liệu nặng và

cốc được đưa vào đỉnh lò qua hệ thống

nạp kín để ngăn ngừa sự thất thoát các

loại khí lò. Vật liệu nặng rắn di

chuyển xuống dưới, gặp hơi bốc lên

của khí giảm nóng. Khí giảm nóng

được cung cấp bởi các lò nóng và rất

cần để chuyển giao nhiệt đến vật liệu

nặng rắn mục đích làm tăng nhiệt độ

cho phản ứng. Các khí BF với nhiệt trị

riêng thu được từ đỉnh lò được xử lý

và sử dụng.32

Lò cao được mở định kỳ để loại bỏ

gang và xỉ nóng chảy qua lỗ cửa mở

trên tường lò. Các kim loại ra lò có

nhiệt độ khoảng 1440-1500°C. Trong

các lò cao hiện đại, gang và xỉ được ra

lò cùng nhau (thường là xỉ tiếp sau

kim loại nóng). Các xỉ và sắt bẩn từ lò

chảy dọc theo vật liệu chịu lửa hoặc xi

măng mác thấp và sau đó được tách ra

tại gàu hớt bọt trong xưởng đúc, sau

đó mỗi loại tiếp tục chảy riêng biệt.

Gang nóng chảy được đổ vào các gàu

múc hoặc xe chuyên dụng. Xỉ chuyển

đến xưởng tạo hạt, đến các gàu múc

xỉ, hoặc vào một hố mở. Tại cuối chu

kỳ đúc, các lỗ mở được đóng lại bằng

cách bơm hỗn hợp đất sét chịu nhiệt

vào miệng lỗ, cách này gọi là "ống

bùn”.33

Các phát thải chính từ BF xảy ra trong

quá trình ra lò và chủ yếu tạo thành

các hạt ôxít sắt và than chì. Những hạt

này thường được kiểm soát bằng hệ

thống hoot tại chỗ trong xưởng đúc và

khí thải được dẫn đến bộ lọc vải. Các

lượng khác nhau của sulfua hydro và

SO2 phát thải ra từ quá trình làm mát

và xử lý xỉ. Một số chất phát thải thất

thoát, bao gồm các ôxít sắt và than chì,

xảy ra trong khi vận chuyển kim loại

nóng đến xưởng làm chảy thép. Bụi và

bùn thu gom được từ hệ thống khí làm

sạch có thể chuyển đến xưởng thiêu

kết hoặc chuyển vào khu chứa chất

thải rắn.

32 Như trên. 33 EC BREF (2001) Công nghiệp sản xuất sắt và thép

Page 147: Bia tong hop

Hướng dẫn về Môi trường, Sức khoẻ và An toàn

NHÀ MÁY THÉP LIÊN HỢP

141

Nước thải phát sinh ra từ quá trình làm

sạch khí BF, làm mát xỉ, và các hoạt

động chế biến. Nước này sẽ được sử

dụng lại và phần còn lại sẽ được xử lý

để loại bỏ chất thải rắn, kim loại, và

dầu. Xỉ là sản phẩm phụ dạng rắn

chính. Nó có thể được chế biến theo

nhiều cách, bao gồm việc nghiền

thành hạt nhỏ và tạo viên, hoặc nó có

thể được làm nguội, đập, và sàng. Xỉ

được bán như một sản phẩm phụ, chủ

yếu sử dụng trong công nghiệp xi

măng và xây dựng.

Lò ôxy (BOF)34

Quy trình của các lò ôxy BOF và lò

quang điện (EAF) bao gồm các

phương pháp thường được dùng để

chuyển đổi gang được sản xuất theo

BF thành thép. Ôxy sẽ ôxy hóa các tạp

chất không mong muốn có trong

nguyên liệu kim loại. Các nguyên tố

chính được chuyển đổi thành ôxít là

cacbon, silic, mangan, phốt pho, và

lưu huỳnh. Quá trình ôxy hóa làm

giảm hàm lượng carbon đến mức quy

định (từ khoảng 4% đến dưới 1%,

nhưng thường thấp hơn), và loại bỏ

các tạp chất. Việc sản xuất thép theo

quy trình BOF là một quá trình không

liên tục bao gồm tiền xử lý kim loại

nóng (khử lưu huỳnh); ôxy hóa trong

BOF (khử lưu huỳnh và ôxy hóa các

tạp chất); Quá trình xử lý thứ cấp sau

BOF trong lò gàu múc, và đúc (liên

tục và/hoặc đúc thỏi).

Quá trình khử lưu huỳnh được thực

34 Như trên.

hiện tại các tram xử lý riêng trước

BOF. Các phương pháp khử lưu huỳnh

của kim loại phổ biến nhất dựa trên

cacbua canxi, thổi vào kim loại nóng

với sự trợ giúp của nitơ. Các lưu

huỳnh bị lưu trong xỉ, nổi lên phần

trên của kim loại nóng. Sau đó xỉ được

loại ra. Trong một số trường hợp, cần

loại bỏ xỉ lần hai, sử dụng biện pháp

chọc xỉ. Sau đó gang được nạp vào

BOF.35

Hoạt động của lò ôxy BOF bao gồm

một loạt các thao tác. Một chu trình

hoàn chỉnh bao gồm các giai đoạn sau

đây: nạp phế liệu và gang nóng chảy;

thổi ôxy; lấy mẫu và ghi nhiệt độ; và

ra lò. Trong công nghiệp sản xuất thép

hiện đại, khoảng 300 tấn thép được

sản xuất trong một chu kỳ 30-40 phút.

Trong suốt quá trình một số phụ gia

được sử dụng để đáp ứng chất lượng

thép và hình thành xỉ. Năng lượng cần

thiết để tăng nhiệt độ và làm tan chảy

các vật liệu đầu vào được cung cấp bởi

các phản ứng ôxy hóa tỏa nhiệt khi

được thổi ôxy, vì vậy không cần bổ

sung nhiệt đầu vào và không cần thêm

phế liệu hoặc quặng để cân bằng nhiệt.

Lượng ôxy tiêu thụ phụ thuộc vào

thành phần của kim loại lỏng (ví dụ

như chủ yếu là hàm lượng carbon,

silica và phốt pho). Khi chất lượng

thép đáp ứng yêu cầu, ngừng quá trình

thổi ôxy và thép thô khai thác từ lò

BOF đưa vào gàu lò.

Quá trình ôxy hóa trong BOF thường

là theo sau quy trình hậu xử lý, bao

35 Như trên.

Page 148: Bia tong hop

Hướng dẫn về Môi trường, Sức khoẻ và An toàn

NHÀ MÁY THÉP LIÊN HỢP

142

gồm các hoạt động luyện kim khác

nhau, và gọi là “luyện kim thứ cấp".

Giai đoạn hậu xử lý đã được áp dụng

để đáp ứng yêu cầu chất lượng ngày

càng cao. Các mục tiêu chính của giai

đoạn luyện kim thứ cấp bao gồm trộn

và làm đồng nhất; điều chỉnh thành

phần hóa học; điều chỉnh nhiệt độ; khử

ôxy; loại bỏ các loại khí không mong

muốn (ví dụ như hydro và nitơ); và

nâng cao độ tinh khiết của ôxít bằng

cách tách biệt các thành phần phi kim

loại. Các hoạt động này được thực

hiện trong gàu lò hoặc gàu, trong hệ

thống chân không, hoặc trong lò có

thiết kế đặc biệt. Sau quá trình hậu xử

lý, thép nóng chảy được vận chuyển

đến máy đúc.36

Lò quang điện (EAF)

Có thể chế biến thép từ thép vụn phế

liệu trong lò quang điện (EAF), trong

đó phế liệu được nấu chảy. Thông

thường trước khi nấu trong lò chuyên

dụng, phế liệu được xử lý trước và

được nạp cùng với vôi hoặc dololime,

sử dụng để tạo xỉ, bình thường chiếm

khoảng 50%-60% phế liệu ban đầu.

Các điện cực này sau đó được hạ

xuống phế liệu. Trong khoảng cách

20-30 mm trên phế liệu bắt đầu quá

trình quang điện. Sau khi phần nạp

liệu đầu tiên được nấu chảy, cho tiếp

phần phế liệu còn lại.37

Trong chu kỳ đầu của quá trình nung

chảy, dùng điệp áp ở mức thấp để

36 EC BREF (2001) Công nghiệp sản xuất sắt và thép 37 EC BREF (2001) Công nghiệp sản xuất sắt và thép

phòng ngừa nguy cơ làm hỏng các

tường và mái lò do bức xạ, trong khi

các điện cực tác động vào phế liệu.

Ngay sau khi quang điện được bao bởi

các phế liệu xung quanh, điện năng

được tăng lên để hoàn tất quá trình

nung chảy. Thường sử dụng ôxy

và/hoặc các đèn đốt bằng ôxy để hỗ

trợ trong giai đoạn đầu nung chảy.

Ôxy có thể được thêm vào thép lỏng

bằng các đầu phun riêng ở phía dưới

hoặc tường bên của EAF. Nhiên liệu

bao gồm khí thiên nhiên và dầu đốt.

Các phát thải nhất thời từ quá trình

nạp phế liệu, thổi ôxy, ra lò kim loại

lỏng nóng, và xử lý xỉ thường được

thu gom tại hệ thống hood tại chỗ và

khử bụi trong các bộ lọc vải. Lượng

phát thải của các hạt bụi nhỏ phát sinh

từ quá trình luyện kim và khử khí chân

không và chúng thường được thu gom

và làm sạch bằng các bộ lọc vải.

Một số nước thải có thể sinh ra do quá

trình khử khí. Các chất thải rắn chính

bao gồm thép sọ, xỉ, và chất thải vật

liệu chịu lửa. Các chất thải rắn khác

bao gồm nước bùn sau xử lý nước thải

và bụi từ thiết bị thu gom bụi khô. Bụi

có thể chứa dioxin và furan do tiêu thụ

phần lớn phế liệu từ bên ngoài (bẩn).

Thép sọ thường được tái chế, xỉ được

đập và sàng dùng để tái chế hoặc bán,

và chất thải rắn khác được tái chế, khi

thích hợp, hoặc xử lý làm vật liệu lấp.

Quy trình EAF sử dụng một lượng lớn

năng lượng điện.

Công nghệ lò-mở, còn được gọi là quy

trình Siemens-Martins, đã lỗi thời và

không còn được coi là thực hành tốt

Page 149: Bia tong hop

Hướng dẫn về Môi trường, Sức khoẻ và An toàn

NHÀ MÁY THÉP LIÊN HỢP

143

của ngành công nghiệp. Công nghệ

này gây ảnh hưởng bất lợi về chất

lượng thép và tác động đáng kể đến

môi trường.

Hoàn nguyên trực tiếp

Trong quá trình hoàn nguyên trực tiếp,

các viên sắt ôxít và quặng sắt được

hoàn nguyên (ôxy bị loại) thành sắt

kim loại trong trạng thái rắn bằng một

chất khí giảm. Nhiệt độ của quá trình

nhỏ hơn 1000°C. Sản phẩm được chế

biến ra là sản phẩm cứng, được gọi là

sắt hoàn nguyên trực tiếp (DRI). Về

khía cạnh môi trường, quá trình này có

ưu điểm, chủ yếu vì nó cho phép sử

dụng quặng cục hoặc viên, tuy nhiên,

quá trình này sử dụng chủ yếu cho các

loại thép đặc biệt hoặc nơi khí tự nhiên

có sẵn với giá cả cạnh tranh hợp lý.

Đúc, cán và hoàn thiện sản phẩm

Quá trình chế biến thép tiếp theo bao

gồm đúc, cán nóng, tạo sản phẩm, tẩy,

cán nguội, kéo, và phủ. Quá trình đúc

liên tục bỏ qua một vài bước của quá

trình phôi thép thông thường bằng

cách đúc trực tiếp thành tấm hoặc

thanh và thường đạt 10%-12% năng

suất cao hơn. Thép nóng được chuyển

theo kích thước và hình dạng qua cán

nóng và các công đoạn tạo hình để sản

xuất thép bán thành phẩm và thép sản

phẩm.

Thép lỏng sau luyện thứ cấp được

chuyển đến gọi là "gàu chuyên dụng"

của máy đúc liên tục (CCM). Đây là

gàu trung gian có đầu ra được kiểm

soát. Các gàu được xử lý trước, trước

khi nhận nạp thép lỏng để tránh phân

tầng nhiệt độ trong gàu. Khi thép lỏng

đã đạt đến nhiệt độ mong muốn sẽ

được đổ vào gàu. Từ gàu chuyển đến

khuôn bằng đồng làm mát bằng nước,

trong đó không có không khí và luôn

dao động để ngăn không cho thép

dính. Các khuôn tạo cho kim loại có

các hình dạng mong muốn. Khi kim

loại ra khỏi khuôn, “da” của thép được

hóa cứng và nhiều đường dẫn phôi

thép cuộn với đường cong nhẹ theo

hướng ngang. Tại thời điểm này, thép

đúc liên tục được cắt thành các đoạn

bằng máy cắt. Thép tấm, thỏi và phôi

thép được đúc theo cách này.

Trong đúc phôi, thép lỏng được đúc

trong các khuôn đúc. Sau khi làm mát,

các phôi được lấy ra khỏi khuôn đúc

và chuyển đến xưởng cán. Sau đó, tiếp

theo công đoạn gia nhiệt trước, các

thỏi được cán thành tấm, thỏi hoặc

thanh. Công nghệ đúc phôi hiện đang

thay thế phần lớn bằng công nghệ đúc

liên tục trừ những sản phẩm có yêu

cầu đúc phôi để đạt được chất lượng

cần thiết (ví dụ sản xuất các quả cân

nặng).

Quá trình cán nóng bao gồm tấm gia

nhiệt (cũng như phôi thép và đúc thỏi),

cán, và các hoạt động tạo hình. Một

vài nhà máy cán nóng (sơ cấp, tiết

diện, tấm dẹt, đường ống và ống, dây,

thép cây, và thép profile) sản xuất ra

các sản phẩm thép đa dạng. Các sản

phẩm dài được sản xuất bằng phôi

thép cán nóng thành các thanh cứng,

hoặc cho cán thêm và rút thành dây và

đôi khi còn thêm quá trình phủ. Để

chuẩn bị cho thép cán nguội hoặc rút,

Page 150: Bia tong hop

Hướng dẫn về Môi trường, Sức khoẻ và An toàn

NHÀ MÁY THÉP LIÊN HỢP

144

cần xử lý bằng axít (axít vô cơ và các

dụng dịch nước với axít sulfuric hoặc

hydrochloric) để loại bỏ các ôxít từ bề

mặt của thép. Các phương pháp khác

để loại bỏ rỉ sắt bao gồm phương pháp

tẩy bằng muối và điện phân.

Công đoạn cán nguội tiếp sau hoạt

động cán nóng, để sản xuất các dải

thanh mỏng hoặc thanh sản phẩm có

chất lượng cao. Sử dụng dầu bôi trơn

được nhũ tương hóa trong nước để đạt

được chất lượng bề mặt cao và để

phòng ngừa hiện tượng quá nhiệt. Sử

dụng nước, dầu, hoặc các bể chì để

làm mát và để tạo các tính năng mong

muốn.

Các phát thải chứa bụi dạng hạt và các

kim loại phát sinh ra trong quá trình

chuyển giao thép nóng chảy vào

khuôn và cắt các sản phẩm theo chiều

dài bằng các đèn đốt ôxy. Các phát

thải không khí từ quá trình làm nóng

bao gồm các chất khí sinh ra bởi quá

trình đốt cháy nhiên liệu trong lò và

VOC từ quá trình cán và từ các loại

dầu bôi trơn. Các phát thải không khí

quan trọng khác bao gồm các axit

phun ra từ các quá trình tẩy và xưởng

tái chế axit, nếu sử dụng quy trình này.

Nước thải sinh ra trong quá trình làm

nguội kim loại lỏng và bao gồm cả các

hạt vẩy và dầu sinh ra từ công đoạn

tẩy cặn thép nóng bằng nước có áp

suất cao, cũng như các chất rắn lơ

lửng, dầu và mỡ. Các nguồn chính xả

nước thải là nước tẩy rửa axít, hơi khói

axít, hơi từ các xưởng tái chế axít làm

sạch kiềm. Chất thải rắn sinh ra trong

khi cắt thép, nhưng điều này thường là

được tái chế trong nhà máy.

Page 151: Bia tong hop

Hướng dẫn về Môi trường, Sức khoẻ và An toàn

NHÀ MÁY THÉP LIÊN HỢP

145

Page 152: Bia tong hop

Hướng dẫn về Môi trường, Sức khoẻ và An toàn

NHÀ MÁY THÉP LIÊN HỢP

146

Thép tấm

và tấm

mỏng

Xưởng

cán

nóng

Tấm

dẹt

Ống

Page 153: Bia tong hop

Hướng dẫn về Môi trường, Sức khoẻ và An toàn

NGÀNH SẢN XUẤT CÁC SẢN PHẨM KIM

LOẠI, NHỰA VÀ CAO SU

147

HƯỚNG DẪN VỀ MÔI TRƯỜNG, SỨC KHỎE VÀ AN TOÀN

NGÀNH SẢN XUẤT CÁC SẢN PHẨM KIM LOẠI, NHỰA VÀ CAO SU

Giới thiệu

Hướng dẫn về Môi trường, Sức khỏe

và An toàn là các tài liệu kỹ thuật tham khảo cùng với các ví dụ công

nghiệp chung và công nghiệp đặc thù

của Thực hành công nghiệp quốc tế tốt (GIIP).

1 Khi một hoặc nhiều thành

viên của Nhóm Ngân hàng Thế giới

tham gia vào trong một dự án, thì

Hướng dẫn về Môi trường, Sức khỏe và An toàn (EHS) này được áp dụng

tương ứng như là chính sách và tiêu

chuẩn được yêu cầu của dự án. Hướng dẫn EHS của ngành công nghiệp này

được biên soạn để áp dụng cùng với

tài liệu Hướng dẫn chung EHS là tài

liệu cung cấp cho người sử dụng các vấn đề về EHS chung có thể áp dụng

được cho tất cả các ngành công

nghiệp. Đối với các dự án phức tạp thì cần áp dụng các hướng dẫn cho các

ngành công nghiệp cụ thể. Danh mục

đầy đủ về hướng dẫn cho đa ngành công nghiệp có thể tìm trong trang

web:

1 Được định nghĩa là phần thực hành các kỹ năng

chuyên nghiệp, chăm chỉ, thận trọng và dự báo trước

từ các chuyên gia giàu kinh nghiệm và lành nghề

tham gia vào cùng một loại hình và thực hiện dưới

cùng một hoàn cảnh trên toàn cầu. Những hoàn cảnh

mà những chuyên gia giàu kinh nghiệm và lão luyện

có thể thấy khi đánh giá biên độ của việc phòng ngừa

ô nhiễm và kỹ thuật kiểm soát có sẵn cho dự án có

thể bao gồm, nhưng không giới hạn, các cấp độ đa

dạng về thoái hóa môi trường và khả năng đồng hóa

của môi trường cũng như các cấp độ về mức khả thi

tài chính và kỹ thuật.

www.ifc.org/ifcext/enviro.nsf/Content

/EnvironmentalGuidelines

Tài liệu Hướng dẫn EHS này gồm các

mức độ thực hiện và các biện pháp nói

chung được cho là có thể đạt được ở một cơ sở công nghiệp mới trong công

nghệ hiện tại với mức chi phí hợp lý.

Khi áp dụng Hướng dẫn EHS cho các

cơ sở sản xuất đang hoạt động có thể liên quan đến việc thiết lập các mục

tiêu cụ thể với lộ trình phù hợp để đạt

được những mục tiêu đó.

Việc áp dụng Hướng dẫn EHS nên chú

ý đến việc đánh giá nguy hại và rủi ro

của từng dự án được xác định trên cơ

sở kết quả đánh giá tác động môi trường mà theo đó những khác biệt với

từng địa điểm cụ thể, như bối cảnh của

nước sở tại, khả năng đồng hóa của môi trường và các yếu tố khác của dự

án đều phải được tính đến. Khả năng

áp dụng những khuyến cáo kỹ thuật cụ thể cần phải được dựa trên ý kiến

chuyên môn của những người có kinh

nghiệm và trình độ.

Khi những quy định của nước sở tại khác với mức và biện pháp trình bày

trong Hướng dẫn EHS, thì dự án cần

tuân theo mức và biện pháp nào nghiêm ngặt hơn. Nếu quy định của

nước sở tại có mức và biện pháp kém

nghiêm ngặt hơn so với những mức và biện pháp tương ứng nêu trong Hướng

dẫn EHS, theo quan điểm của điều

kiện dự án cụ thể, mọi đề xuất thay đổi

Page 154: Bia tong hop

Hướng dẫn về Môi trường, Sức khoẻ và An toàn

NGÀNH SẢN XUẤT CÁC SẢN PHẨM KIM

LOẠI, NHỰA VÀ CAO SU

148

khác cần phải được phân tích đầy đủ

và chi tiết như là một phần của đánh giá tác động môi trường của địa điểm

cụ thể. Các phân tích này cần phải

chứng tỏ rằng sự lựa chọn các mức thực hiện thay thế có thể bảo vệ môi

trường và sức khỏe con người.

Khả năng áp dụng

Hướng dẫn EHS cho các lĩnh vực

công nghiệp sản xuất các sản phẩm

kim loại, nhựa và cao su được áp dụng cho tất cả các ngành công nghiệp sản

xuất, tiêu thụ các mặt hàng kim loại,

nhựa và cao su. Nó không bao gồm

việc khai thác nguyên liệu (kim loại, nhựa và mủ cao su), đúc hoặc cán kim

loại, chế tạo, tổng hợp các loại

polymer dẻo nóng hay các phụ gia khác v.v.

Tài liệu này bao gồm những phần như

sau:

Phần 1.0 - Các tác động đặc thù của

ngành công nghiệp và việc quản lý.

Phần 2.0 - Các chỉ số thực hiện và việc

giám sát.

Phần 3.0 - Các tài liệu tham khảo và

các nguồn bổ sung.

Phụ lục A - Mô tả chung về các hoạt động công nghiệp.

Page 155: Bia tong hop

Hướng dẫn về Môi trường, Sức khoẻ và An toàn

NGÀNH SẢN XUẤT CÁC SẢN PHẨM KIM

LOẠI, NHỰA VÀ CAO SU

149

1.0 Các tác động đặc thù của ngành

công nghiệp và việc quản lý

Phần dưới đây tổng hợp tóm tắt những

vấn đề EHS trong các lĩnh vực sản xuất các sản phẩm kim loại, nhựa và

cao su, trong giai đoạn hoạt động,

cùng với các khuyến nghị về quản lý.

Các khuyến nghị về quản lý môi trường, sức khỏe và an toàn EHS

thông thường trong hầu hết các dự án

lớn trong suốt quá trình hoạt động cũng như khi ngừng hoạt động đã

được quy định trong Hướng dẫn

chung EHS.

1.1 Môi trường

1.1.1 Kim Loại

Những vấn đề về môi trường đối với

ngành sản xuất kim loại bao gồm:

Phát thải vào không khí

Nước thải và chất thải thể lỏng

Chất thải rắn

Phát thải vào không khí

Bảng số 1 liệt kê danh sách những loại

phát thải khí thường gặp trong các

công nghệ chế kim. Quá trình nung kết tạo ra các sản phẩm phụ trong khoang

đốt và tạo ra khí nhà kính. Các chất vô

cơ và hữu cơ dễ bay hơi có thể được tạo ra từ các loại ôxít, bụi và chất bôi

trơn được nạp vào trước quá trình nén

đốt (ví dụ như sáp bôi trơn hoặc

graphite). Điều khiển kích thước các

hạt nhỏ kim loại (đường kính 1μm) có

thể tạo ra bụi kim loại. Phát thải từ quá trình đúc kim loại đã được đề cập

trong Hướng dẫn EHS đối với công

nghiệp đúc. Hơi và bụi dầu mỡ có thể hình thành trong quá trình vận hành

các dụng cụ cơ khí. Phát thải từ quá

trình đúc kim loại đã được đề cập

trong Hướng dẫn EHS đối với công

nghiệp đúc.

Phát thải từ công đoạn tạo khuôn có

thể bao gồm dung môi và các dung dịch làm mát/dầu nhớt mà các thiết bị

dùng, hay hơi được sản sinh ra từ quá

trình tôi luyện (chẳng hạn sau tạo

khuôn nóng hoặc sau nung). Hơi và sương dầu và mỡ cũng có thể thoát ra

từ các công cụ cơ khí tự động.

Page 156: Bia tong hop

Hướng dẫn về Môi trường, Sức khoẻ và An toàn

NGÀNH SẢN XUẤT CÁC SẢN PHẨM KIM

LOẠI, NHỰA VÀ CAO SU

150

Bảng 1 - Phát thải khí trong công nghiệp kim khí

Quá trình Bụi khí phát sinh

Nung kết

Khói tan, hạt nhỏ, CO, SO2,

NO2, Cl2 và các hợp chất muối

fluoride, VOC (các hợp chất

hữu cơ dễ bay hơi – như bụi

polystyrene, các hydrocarbon),

khói bụi kim loại (kim loại bay

hơi và ôxít kim loại).

Sự tạo hình kim loại

Quá trình cắt, nghiền

hoặc tạo khuôn (bao

gồm rèn, kéo sợi, nén,

ép và các quá trình

khác)

Bụi kim loại và hơi chất lỏng

trong khi cắt (trong các quá

trình cắt, tra dầu, nguồn chất

lỏng làm mát bị gia nhiệt – kéo

sợi). Trong môi trường nhiệt

độ cao hoặc bị bào mòn quá

trình tra dầu, bôi trơn dễ tạo

các sản phẩm VOC.

Quá trình gia nhiệt

Tôi thép, ủ thiêu kết

và các quá trình

thường gặp khác.

Hơi khí thải, VOC/ dung môi,

khói kim loại, các loại hạt nhỏ

(ví dụ như bụi chromium hoặc

nickel ôxít).

Gia công bề mặt

Tạo nhám (ví dụ như

bắn phá bề mặt, tạo

nhám bằng cát)

Bụi, các hạt bụi trong quá trình

tạo nhám, kim loại và các loại

ôxít kim loại.

Bôi trơn và tạo nhũ

tương, tẩy rửa axit và

các alkaline.

Dung môi (bao gồm những

dung môi bôi trơn và dung môi

rửa nhũ tương), VOC, hơi kim

loại, các loại axit và bụi

alkaline chứa ammonia,

NH4Cl.

Hàn

Bụi hạt, bụi CrO2 và NiO2,

ozone (O3), bụi kim loại và

ôxít của chì, Cd, kẽm, thiếc,

sắt, molybdene, Mn, Co, Va,

Si và silicate, muối fluoride,

NO2, CO, CO2, muối

phosphine.

Hoàn thiện bề mặt

Ôxy hóa anod, hóa

phủ, điện hóa

Các loại bụi ion kim loại và

bụi axit, HCl, H2SO4,NH3,

NH4Cl, ZnO, bụi dạng hạt, Pb,

Cu, chlorine.

Sơn Các loại dung môi

Các phương pháp

khống chế bằng kim

loại khác (bao gồm

mài, nhiệt phủ, vv…)

Các loại hơi kim loại, hơi axit,

ZnO (trong nước tôi thép),

VOC, NO2, bụi dạng hạt, SO3

(trong bể gia nhiệt kẽm).

Các quá trình xử lý nhiệt trong công

đoạn ủ thiêu kết và tôi hóa có thể tạo bụi trong lò nung (ví dụ các sản phẩm

phụ trong lò nung, và bụi khí hình

thành trong quá trình đốt dầu, mỡ hình thành trên thành của lò). Các quá trình

này cũng tạo ra chất bụi thải dạng dung

dịch (ví dụ các hóa phụ phẩm trộn với

nước hoặc dầu) như bụi và dầu mỡ.

Trong khi hàn, bụi khí sinh ra tùy thuộc

vào phương pháp hàn và vật liệu dùng

khi hàn. Cụ thể là bụi khí có thể sinh ra trong các bể nung chảy, trong lớp chắn

hơi, phản ứng của phần ngoài điện cực

lõi với không khí và trong quá trình đốt

dầu mỡ với các loại nguyên liệu. Cũng cần phải lưu ý thêm quá trình tạo bụi

trong khi bọc các kim loại cơ bản.

Trong công đoạn làm sạch bề mặt kim loại, bụi khí có thể hình thành khi bốc

hơi các hóa chất phục vụ tẩy nhờn, làm

sạch, sục rửa. Các bụi hạt nhỏ dễ tạo ra bởi quá trình làm nhám bề mặt bằng cát

hoặc làm khô bề mặt. Những quá trình

kể trên đều có thể tạo ra các loại bụi

kim loại hoặc ôxít kim loại khác nhau.

Xử lý bề mặt điện hóa cũng gây ra các

loại bụi, hơi kim loại, bọt khí gia nhiệt

chứa kim loại hoặc dung môi sinh ra trong quá trình làm mát. Quá trình sơn,

các loại bụi khí có chứa các hợp chất

hữu cơ cũng đóng phần tạo ra ô nhiễm

bụi. Bên cạnh đó, ô nhiêm bụi còn tìm thấy trong các quá trình lưu trữ, pha

trộn, làm khô các loại sơn.

Các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi VOC

Việc quản lý những hợp chất VOC cần

phải lưu ý những phần việc sau đây:

Page 157: Bia tong hop

Hướng dẫn về Môi trường, Sức khoẻ và An toàn

NGÀNH SẢN XUẤT CÁC SẢN PHẨM KIM

LOẠI, NHỰA VÀ CAO SU

151

Lắp đặt hệ thống làm lạnh (cả

những bộ phận phụ khác) phục vụ

cho tẩy nhờn;

Cần lắp đặt hệ thống thổi (thoát) khí

cho hệ thống tẩy nhờn, không được

vượt quá 40 m/phút;

Thao tác lần lượt các bộ phận trong

quá trình tẩy nhờn cần tuân thủ theo

các bước sau:

o Lắp đặt hệ thống gia nhiệt vào các ống và tăng dung môi;

o Lắp các lớp lọc trực tiếp trước

khi xây dựng toàn bộ hệ thống theo khuôn mẫu đặc trưng;

o Sử dụng các loại dung môi để

rửa sạch các chất VOC có thể gây ô nhiễm trên các ống dẫn;

o Sử dụng than hoạt tính để bọc

hấp thụ các lớp bụi tạo ra từ dung môi.

Nếu việc tẩy nhờn xảy ra trong hệ

thống hàn và bọc kim thì bề mặt kim loại cần phải đảm bảo thật sạch;

Trước khi hàn, các kim loại hỗ trợ

tạo mối hàn cần tước bỏ lớp bọc

bằng cách tẩy rửa cơ học trong môi trường dung môi phù hợp (ví dụ:

phá cơ bằng các viên CO2).

Bụi

Những điều cần lưu ý khi xử lý bụi:

Lắp đặt các máy hút bụi có các bộ

phận lọc vào các mối khớp. Có thể sử dụng bộ lắng điện tử;

Nếu có thể nên làm ướt bề mặt kim

loại để giảm sự tạo bụi.

Các chất bụi và hơi chứa kim loại hoặc

axit

Việc quản lý các loại chất bụi và hơi

chứa axit hoặc kim loại bao gồm:

Trong các bể điện hóa gắn vật liệu

ngăn cản bụi hơi để giảm ô nhiễm bụi trên các điện cực kim loại (ví

dụ: Crôm);

Lắp các hệ thống hút có các màng

lọc đặc hiệu đối với các loại axit;

Đối với các kim loại hoặc các ôxít

kim loại, nên lắp đặt thêm các màng lọc đặc trưng để khống chế việc tạo

bụi;

Loại bỏ cẩn thận các lớp bọc ở mỏ

hàn giúp giảm thiểu các bụi ô nhiễm do hơi kim loại (bao gồm kim loại,

ôxít kim loại và khói bẩn phát sinh

khi đốt cháy dầu). Các dung môi

chlorinated hydrocarbon không nên loại bỏ bằng phương pháp này, vì

nó tạo ra khí độc phosgene.

Nước và chất thải dạng lỏng

Nguồn của các loại nước thải trong

công nghiệp luyện kim thường thấy từ các nguồn nước làm sạch, nước lọc lắc;

nước làm mát hoặc từ nguồn khép kín,

nước thải hình thành trong khi cắt, mài,

làm nhám; và nguồn nước xử lý kim khí. Bảng số 2 liệt kê các sản phẩm

nước thải hoặc chất thải ở dạng lỏng

thường xuất hiện trong công nghiệp chế kim.

Page 158: Bia tong hop

Hướng dẫn về Môi trường, Sức khoẻ và An toàn

NGÀNH SẢN XUẤT CÁC SẢN PHẨM KIM

LOẠI, NHỰA VÀ CAO SU

152

Bảng 2: Chất thải dạng lỏng trong công nghiệp chế

kim.

Quá trình Các loại nước thải

Thiêu kết

Ôxít kim loại, phenol, dầu bôi trơn,

dung môi hòa tan và chất rắn hoặc

kim loại hòa tan (bùn mang kim

loại).

Quá trình bào kim loại

Cắt, nghiền

và/hoặc tạo

khuôn

Chất thải lỏng từ máy (ví dụ:

ethylene glycol, hỗn hợp dầu, nhũ

tương dầu nước, nhũ tương nhân

tạo) và axit (HCl, H2SO4, HNO3),

alkaline, và dung môi được thải ra.

Chuẩn bị bề mặt

Dung môi và

nhũ tương tẩy

nhờn, alkaline,

và axit tẩy rửa.

Chất bề mặt, nhũ tương, chất tẩy

rửa, terpene, alkaline hoặc chất thải

axit, muối kim loại, những vật liệu

cơ bản bị hòa tan.

Hàn Dung dịch dập tắt sau khi hàn.

Hoàn thiện bề mặt

Ôxy hóa anod,

hóa phủ, điện

hóa

Chất thải axit và alkaline, kim loại,

muối kim loại, kẽm, Crom (IV),

cyanide.

Sơn Chất thải dung môi, phần còn đọng

lại ở đáy.

Các phương

pháp khống

chế bằng kim

loại khác (bao

gồm mài, nhiệt

phủ, v.v.)

Kim loại (ví dụ: kẽm, Crom [IV])

và các loại chất thải chứa alkaline.

Gia nhiệt và những công việc ở nhiệt

độ cao, bao gồm hàn nhiệt, có thể được thực hiện trong môi trường chất

lỏng. Tôi luyện kim đóng vai trò quan

trọng trong các quá trình tạo khuôn

hay thiêu kết. Những thông tin đầy đủ hơn về quá trình thiêu kết có thể tìm

thấy trong chương về Thao đúc của

Hướng dẫn EHS cho công nghiệp đúc. Sử dụng bể tôi thường cần có

nước hoặc sử dụng các loại hóa chất

trong môi trường chất lỏng (ví dụ:

dung môi hữu cơ, phenol, dầu và mỡ). Sử dụng bể tôi có thể tạo ra một số sản

phẩm phụ, chất rắn không mong muốn

và bụi kim loại (ví dụ: các loại ôxít tạo thành khi hóa rắn kim loại).

Các quá trình lọc ướt (nhằm điều

khiển lượng khói bụi) dễ phát sinh các

loại nước thải trong có chứa kim loại, phenol; thường có nồng độ alkaline

hay axit cao và cần phải làm trung tính

trước khi tháo dỡ. Ta có thể dùng các hệ thống giảm nhiệt để giảm bớt ô

nhiễm nhiệt trong khi tháo dỡ các bộ

phận không được làm mát, ví dụ như sử dụng nước làm mát tuần hoàn từ

những tháp nước.

Các loại chất lỏng hình thành từ quá

trình cắt, nghiền ép hay tạo khuôn trở nên nhiễm bẩn trong suốt quá trình sử

dụng hoặc tái sử dụng nhiều lần. Các

loại chất lỏng trong máy luyện kim có thể ở dạng dầu, vi nhũ tương dầu-

nước, hoặc vi nhũ tương tổng hợp.

Chúng có thể bị phân hủy thành các

phần riêng rẽ trong quá trình sử dụng hoặc tái sử dụng và chứa nhiều loại

hợp chất khác nhau; gồm những chất

bị rơi khỏi từ các bộ phận máy móc như kim loại hoặc các ôxít kim loại bị

trộn lẫn dạng lỏng. Các loại chất lỏng

sử dụng trong luyện kim có nồng độ kim loại cao (sắt, đồng, nhôm v.v),

Page 159: Bia tong hop

Hướng dẫn về Môi trường, Sức khoẻ và An toàn

NGÀNH SẢN XUẤT CÁC SẢN PHẨM KIM

LOẠI, NHỰA VÀ CAO SU

153

nồng độ axit cao (HCl, H2SO4, HNO3),

và chứa lượng lớn các loại hợp chất hữu cơ (ethylene glycol, acetic

aldehyde, formaldehyde hay các loại

dầu, dung môi hữu cơ, chất lỏng tổng hợp, và các loại nước thải).

Nước thải cũng thường được hình

thành trong quá trình cọ rửa chuẩn bị

bề mặt. Chất tẩy rửa dạng lỏng đều là các hóa chất chứa nước, được chia làm

hai loại tùy theo tính axit hay tính

bazơ. Cả hai loại kể trên đều chứa dung môi (chất hoạt động bề mặt),

chất chuyển thể sữa (dùng trong tẩy

rửa dầu mỡ), chất tẩy rửa và tecpinen

(với các chất tẩy rửa dạng sánh). Các loại chất thải dạng lỏng hình thành

trong khi tẩy rửa alkaline hay axit đều

không chứa dung môi, cần xử lý tức thời.

Công nghệ bọc nóng nhiệt độ cao (như

mạ) thường dùng nước trong quá trình rửa thô hay quá trình tôi sau khi bọc.

Công nghệ này tạo ra các loại chất thải

dạng rắn, các lớp ôxít bám lên trên

thành các tank nước. Những quá trình như vậy thường xuyên tạo ra nước thải

có hàm lượng kim loại cao. Dung dịch

khắc axit bao gồm các loại axit khác nhau (HNO3), thậm chí các loại ba-zơ.

Chính vì vậy các loại muối cũng xuất

hiện trong công nghệ khắc axit (như

ammonium persulphate, sắt chloride). Bởi vậy việc sử dụng các dung dịch

khắc axit cần để ý tới những loại nước

thải chứa axit hoặc muối kim loại. Cũng có thể kể đến các loại nước thải

chứa hỗn hợp kim loại như Cadmium,

Chromium, đồng, chì hay Nikel, thậm chí nước thải chứa hợp chất cyanide

trong công nghệ tạo bản kim loại và

trong các kiểu hình chất thải khác.

Sơn kim đóng vai trò không nhỏ trong

việc tạo ra chất thải có chứa các loại

dung môi, và các loại chất thải dạng lỏng trực tiếp (ví dụ như benzene,

methyl-ethyl-ketone, methyl-isobutyl-

ketone, toluene và các loại xylene).

Công nghệ này còn tạo ra các loại nước thải trong khi sắp đặt, loại bỏ các

thùng sơn, bình xịt đang/đã sử dụng.

Mạ điện tạo ra các loại nước thải có chứa nikel acetate và các chất thải

dạng viên phi nikel. Các loại chất thải

khác bao gồm hệ tổng hợp hoặc các

kim loại có thể được tổng hợp từ quá trình khống chế bề mặt hoặc xử lý trực

tiếp thông qua phương pháp kết tủa

hydroxide (đồng kết tủa). Công nghệ sử dụng hóa tính có chứa chromium

như khử muối hóa trị 6 của chromium

sang hóa trị 3, thường tạo ra các loại chất thải chứa chromium. Song song

đó, các công nghệ xử lý cổ truyền

thường đem theo những sản phẩm phụ

độc hại và các chất thải kim loại khác nhau.

Các dòng chất thải khác có chứa các

loại chất thải khác biệt, bao gồm nước thải chứa hỗn hợp dầu, dung môi;

nước thải chứa các loại chất hoạt động

bề mặt; hoặc nước thải có chứa các

loại kim loại khác nhau. Các phép đo và phòng ngừa các loại chất thải cần

được phù hợp hóa theo các loại như

sau:

Các dòng thải dầu:

Tách lọc các dòng thải khỏi nước

Page 160: Bia tong hop

Hướng dẫn về Môi trường, Sức khoẻ và An toàn

NGÀNH SẢN XUẤT CÁC SẢN PHẨM KIM

LOẠI, NHỰA VÀ CAO SU

154

thải và xử lý đặc biệt nếu như

không thể tái sử dụng;

Đưa ra chuẩn sử dụng cho các loại

dầu và lập thành văn bản nêu cách

sử dụng đối với mỗi loại dầu khác

nhau;

Thông qua lọc ly tâm có thể gia

hạn thêm thời gian sử dụng các loại

chất lỏng làm mát, đề ra các mốc

thời gian phân tích, kiểm định, sử

dụng các loại màng lọc đặc trưng và loại bỏ các loại dầu khỏi đĩa

hoặc đai hớt váng. Sử dụng các

công nghệ quản lý phù hợp ngăn cản các loại dầu lẫn vào trong dung

môi;

Các loại dầu dùng trong tôi kim

cần phải liên tục lọc sạch kim loại

trước khi tái sử dụng;

Các loại chất lỏng chứa kim loại

cần được thu gom lại trên các chảo

thu gom để ở dưới các loại máy

móc;

Trong các công nghệ làm lạnh hoặc

các công nghệ có sự có mặt của

dầu; trong các hệ thống tự động bôi

trơn cần phải liên tục kiểm tra việc đọng két váng dầu mỡ. Đối với các

quá trình gia nhiệt cần sử dụng các

loại dầu bôi trơn đặc biệt.

Các dòng thải nước hoặc dung môi

Các loại dung môi cần phải được

xử lý cẩn thận trước khi thải hay

loại bỏ. Phương pháp quản lý và xử

lý các loại dung môi được nêu trong Hướng dẫn chung EHS;

Các loại chất thải ít độc hại như

petroleum, chất rửa rau quả, VCA,

CO2 bột, hoặc các loại nước rửa alkaline cần được lưu ý, bên cạnh

sử dụng đúng cách và theo trình tự

(chia làm hai bước: rửa thô với dung môi bẩn, sau đó rửa tinh với

dung môi sạch, mới). Không được

dùng các loại alkaline không chứa

VOC cho việc rửa các chất thải có kim loại. Bởi một số các loại chất

tẩy rửa này rất dễ kết tủa khi tiếp

xúc với kim loại;

Các loại dung môi thải ra đều nên

tái sử dụng ngay trong hệ; tái sử

dụng các dung môi đã được chưng

cất;

Trước khi thải các loại bột bẩn, nên

sử dụng các loại khoáng tái chế để làm sạch ở nhiệt độ thường;

Các loại axit trong nước thải có thể

lọc bỏ thông qua phương pháp bốc

bay;

Sử dụng các chất hoạt động bề mặt

hoặc sử dụng các chất hoạt động bề

mặt hoặc các chất tẩy rửa ướt khác

để khử các chất thải trong quá trình súc rửa;

Nên sử dụng các phương pháp tẩy

rửa cơ học hơn là việc sử dụng hóa

chất nếu có thể (ví dụ có thể dùng

rung siêu âm hơn là ngâm axit để loại bỏ ôxít titanium; sử dụng chổi

quét máy để phủi sạch các bảng

đồng);

Lắng lọc các ion kim loại bằng

phương pháp khử (ví dụ khử

molybdene bằng các hệ thống tạo

kết tủa; sử dụng các chất tẩy không

Page 161: Bia tong hop

Hướng dẫn về Môi trường, Sức khoẻ và An toàn

NGÀNH SẢN XUẤT CÁC SẢN PHẨM KIM

LOẠI, NHỰA VÀ CAO SU

155

chứa chromate để tẩy rửa tạp chất

chứa nhôm; sử dụng H2SO4 hoặc peroxide thay cho cyanide và acid

chromic trong quá trình làm sáng

bề mặt đồng;

Nên thay thế các loại axit dùng

trong tẩy rửa bằng các loại vật liệu

tẩy rửa đặc hiệu (ví dụ dùng các sợi

tẩy tính chua để loại bỏ các chất dễ

bị thối rữa; sử dụng các loại cồn pha lẫn H2SO4 để loại bỏ các sợi

đồng còn bám lại, cần phải lưu ý

đảm bảo an toàn với môi sinh và đặc biệt là phòng chống cháy nổ);

Trong hệ thống rửa lắc cần lắp đặt

hệ thống theo dõi, điều khiển dòng

chảy và chân đạp điều khiển (trong

các hệ thống tự động cần có mắt thần điều khiển);

Các loại nước thải có thể tái sử

dụng hoặc xử lý bằng các phương

pháp trao đổi ion, thẩm thấu ngược, điện phân hoặc điện ly trao đổi ion.

Nước thải của khâu xử lý và hoàn

thiện bề mặt

Nên thay thể các loại chất có hoạt

tính mạnh như EDTA hay có độc

như NPE hay PFOS bằng các loại

hợp chất phù hợp ít độc hại hơn;

Sử dụng điện ly muối aluminate để

loại bỏ các hợp chất chứa kim loại (như nhôm) hình thành từ quá trình

mạ phủ;

Giới hạn khu vực chứa các loại kim

loại đã dùng xong bằng các kệ chứa;

Trong các công việc liên quan đến

sơn, nên lựa chọn kỹ nghệ sơn

phun để giảm các loại nước thải (ví

dụ súng phun áp suất hoặc bình phun sơn tĩnh điện);

Thay thế các hoạt chất tẩy rửa có

chứa chlorinate (như carbon

tetrachloride, methylene chloride, 1,1,1-trichloroethanol, hay

perchloromethylene) bằng các hoạt

chất không độc hoặc ít độc hơn;

Thay thế chromic acid và trisodium

phosphate bởi các hợp chất ít độc hơn (như H2SO4, H2O2), và thay

các chất rửa chứa cyanide bằng

ammonia;

Nên sử dụng các thành phần ít độc

hại trong dung dịch ngâm (như

kẽm thay cho cadmium trong dung

dịch chứa alkaline/saline; nitric và

HCl thay cho cyaninde trong dung dịch ngâm tẩm, kẽm chloride thay

cho kẽm cyanide);

Sau khi ngâm rửa cần xây dựng các

vách ngăn, thùng tank chứa hoặc các tấm chắn.

Kim loại trong nước thải

Việc xử lý nước thải có vai trò

quan trọng tiên quyết, không chỉ trong giảm hao phí nguyên liệu đầu

vào mà còn giảm thiểu mất mát của

chúng ra môi trường. Các quy trình

tốt và việc giảm bớt hao phí là chìa khóa cho việc cân giảm sự thất

thoát các nguyên liệu độc hại;

Các loại nước thải chứa kim loại dễ

hòa tan cần được loại bỏ khỏi nước thải thông thường. Kim loại có thể

lọc bỏ khỏi dung dịch (ví dụ dùng

Page 162: Bia tong hop

Hướng dẫn về Môi trường, Sức khoẻ và An toàn

NGÀNH SẢN XUẤT CÁC SẢN PHẨM KIM

LOẠI, NHỰA VÀ CAO SU

156

các cell điện ly hoặc kết tủa

hydroxide);

Có thể áp dụng phương pháp điện

ly dung dịch trong các quá trình

ngâm rửa bằng axit để thu gom kim

loại thừa;

Dùng các phương pháp phù hợp để

gom các hạt, vụn kim loại hình

thành trong quá trình nóng chảy (ví

dụ sử dụng hệ trao đổi đối với

đồng, muối phosphate tạch biệt để xử lý lõi nhôm);

Sử dụng các dung dịch ngâm

nitrogen lỏng hoặc corundum để

thay thế cho các loại có chứa cyanide;

Trong trường hợp không được sử

dụng các loại dây dẫn hoặc bể khử

mùi, nên sử dụng các tấm khử mùi

thay thế cho muối chromium hóa trị IV.

Quá trình xử lý nước thải

Trong sản xuất kim khí, nhựa và cao su nguyên liệu, hóa chất và phương

pháp sử dụng rất đa dạng nên việc xử

lý nước thải trở thành một bộ phận không thể thiếu được trong dây

chuyền sản xuất.

Phần này đề cập đến các công nghệ

nhằm giảm thiểu và tiền xử lý nước thải nồng độ cao. Các bước thường

gặp trong một quá trình xử lý nước

thải bao gồm: cô lập dầu mỡ, gạn lắng, hòa tan chất nổi hoặc sử dụng các chất

tách để sàng lọc dầu hoặc các chất nổi

dạng rắn, dùng màng lọc, trung hòa các dung dịch, sử dụng các phương

pháp gạn lắng, xử lý sinh học, xử lý

khuẩn ưa khí, giảm các loại chất hữu cơ dễ hòa tan (BOD), loại bỏ dưỡng

chất sinh học trước khi khử trong

nitrogen hoặc phosphorus, khử bằng chlorine hóa, rửa và loại bỏ một số

chất độc hại được chỉ định.

Các kỹ thuật xử lý khác bao gồm (i)

xử lý các vật liệu hữu cơ dễ bay hơi hình thành trong một số các đơn vị

vận hành thuộc hệ thống xử lý nước

thải, (ii) loại bỏ phụ phẩm kim loại bằng các tấm lọc hoặc các kỹ thuật xử

lý hóa lý, (iii) loại bỏ các chất hữu cơ

khó xử lý bằng than hoạt tính hoặc

một vài hóa chất có tính ôxy hóa, (iv) sử dụng phương pháp hóa khử hoặc

hấp thụ để lọc bỏ các phẩm mầu dư,

(v) sử dụng các phương pháp đặc biệt để loại bỏ các chất độc hại (ví dụ hấp

thụ ngược, trao đổi ion, than hoạt tính

v,v.), (vi) khử loại TDS trong chất thải bằng hấp thụ ngược hoặc bốc bay, và

(vii) trung hòa các hợp chất có mùi

gây hại.

Các ví dụ phương pháp quản lý nước thải công nghiệp được thảo luận trong

Hướng dẫn chung EHS. Thông qua

việc sử dụng các công nghệ và những thực hành tốt trong quản lý nước thải,

các cơ sở sản xuất cần đạt được các

giá trị hướng dẫn về xả nước thải được

liệt kê trong Phần 2 của tài liệu này.

Các loại nước thải và nước sinh hoạt

khác

Hướng dẫn về quản lý nước thải không nhiễm bẩn, nước sản xuất

không nhiễm bẩn, và chất thải phù hợp

vệ sinh cũng được ghi trong Hướng

Page 163: Bia tong hop

Hướng dẫn về Môi trường, Sức khoẻ và An toàn

NGÀNH SẢN XUẤT CÁC SẢN PHẨM KIM

LOẠI, NHỰA VÀ CAO SU

157

dẫn chung EHS. Các loại nước nhiễm

bẩn (ví dụ như nước thải ra trong quá trình cắt kim loại) cần được đưa vào

các hệ thống xử lý nước thải công

nghiệp. Việc xử lý nước sinh hoạt, đặc biệt là nơi có các nguồn nước tự nhiên

đều được đề cập đến trong Hướng

dẫn chung EHS.

Chất thải rắn

Luyện kim và một số quá trình vận

hành khác (như xử lý nước thải, khử khói bụi) thường tạo ra các loại chất

thải dạng rắn. Bảng 3 liệt kê các chất

thải rắn chính thường gặp và nguồn

hình thành của chúng.

Nung kết kim loại tạo ra rất nhiều chất

thải dạng này. Các chất thải thường có

liên quan đến nguyên liệu sử dụng hoặc dùng trong các thao tác (ví dụ

các loại hạt, bột và bụi nhiễm bẩn dầu

cháy). Các ôxít hình thành trong các quá trình xử lý nhiệt (nung thiêu kết).

Khi nghiền hoặc làm mát, các vụn kim

loại cũng có thể hình thành.

Quá trình tạo khuôn kim loại tạo ra một lượng lớn các loại vụn, sợi cắt, và

váng kim loại. Các mảnh vụn kim loại

đa phần được văng ra từ các sản phẩm thứ cấp (ví dụ thép), và có thể chứa

những dung dịch sử dụng trong các

quá trình (làm lạnh bằng chất lỏng).

Các loại mảnh vụn này thường được tái sản xuất để trở thành nguyên liệu.

Các vụn hoặc bột chứa nhiều loại ôxít

hình thành trong quá trình hàn và lớp vỏ bọc que hàn.

Các quá trình xử lý bề mặt cũng tạo

chất thải dạng rắn (ví dụ xử lý nước

thải dạng đặc quánh, súc rửa đáy hoặc thành các tank chứa, cặn nước thải

máy). Bọc kim loại bằng các phương

pháp hóa hoặc mạ điện thậm chí sơn tạo ra rất nhiều loại nước thải khác

nhau. Sản phẩm phụ của các quá trình

xử lý này đều bao gồm các loại chất

thải ở dạng rắn.

Làm bóng, nhiệt bọc, khắc hoặc các quá trình ổn định bề mặt khác bên cạnh cho các sản phẩm phụ như trong quá trình xử lý âm cực; còn có thêm các bụi làm bóng, và các loại vụn, sợi hình thành ở đáy tank chứa và từ quá trình khắc.

Các phép đo phòng chống và xử lý ô nhiễm:

Tách bỏ các bụi kim loại theo từng loại để tái sử dụng;

Loại bỏ và xử lý các loại xỉ chứa các loại ôxít từ các quá trình như hàn, rèn, v.v;

Xử lý thích hợp các kim loại đã được lọc từ nước để vứt bỏ hoặc tái sử dụng;

Đối với các chất thải không thể tái sử dụng, cần được xử lý loại bỏ theo các tiêu chuẩn đưa ra trong Hướng dẫn chung EHS.

Page 164: Bia tong hop

Hướng dẫn về Môi trường, Sức khoẻ và An toàn

NGÀNH SẢN XUẤT CÁC SẢN PHẨM KIM

LOẠI, NHỰA VÀ CAO SU

158

Bảng 3 – Các loại chất thải rắn trong công

nghiệp luyện kim

Quá trình Chất thải rắn

Nung kết Hạt, bột

Tạo hình

Cắt, nghiền và tạo

khuôn

Hạt kim loại (ví dụ hạt, vụn sắt

hoặc hình thành mạt trong khi

máy hoạt động), sợi vụn kim

loại, và chất thải tan lắng đọng ở

đáy.

Xử lý bề mặt

Tẩy nhờn và rửa

nhũ tương,

alkaline và các

loại axit.

Các vật liệu lắng đọng trong quá

trình.

Hàn

Ôxít kim loại (Ví dụ: của Ti, Al,

Fe, Ni, Cr, Cu, Zn hoặc của Sn)

và xỉ.

Ổn định bề mặt

Xử lý âm cực, bọc

hóa, mạ tấm

Chất lắng cặn, các chất tổng hợp

từ kim loại hoặc phụ phẩm.

Sơn Phần dư ở đáy, chất lắng cặn,

sơn và các kim loại.

Các kỹ thuật khác

(làm bóng, khắc

axit, nhiệt bọc).

Bụi làm bóng, sợi kim loại (Zn,

Cr), bụi khắc, sợi ôxít, bụi kim

loại.

1.1.2. Nhựa và cao su

Những vấn đề về an toàn môi trường

đối với công nghiệp sản xuất nhựa và cao su bao gồm:

Phát thải khí

Nước thải và chất thải thể lỏng

Chất thải rắn

Các quá trình có thể tạo chất độc gây

hại đến môi trường bao gồm nghiền, pha trộn/ tổng hợp nhựa thông, tạo

hình, và hoàn thiện. Do sự khác biệt

trong điều khiển, đặc biệt là trong các quá trình pha trộn/tổng hợp và tạo

hình nên trong văn bản này sản xuất

nhựa và cao su được tách thành một

phần riêng. Do tính tương đồng trong

vận hành quy trình nghiền và hoàn thiện trong sản xuất nhựa nhiệt

polymer nhiệt hóa và cao su, những

vấn đề này sẽ được đề cập chung trong hướng dẫn này.

Phát thải khí

Nhựa

Bụi bẩn có thể bao gồm các hạt nhỏ và

các chất hữu cơ dễ bay hơi (VOC).

Bụi dạng hạt thường thoát ra trong quá trình xử lý và trộn các gia chất khô,

nghiền polymer. Bên cạnh đó, các quá

trình nhiệt trong khi tổng hợp và tạo

hình đều có thể hình thành sol khí.

Những yêu cầu trong quản lý và phòng

chống ô nhiễm do các hạt bụi trong

sản xuất nhựa:

Tối ưu hóa các điều kiện xử lý và trộn các gia chất khô, nhiệt độ, và nghiện polymer;

Sử dụng phòng lọc hoặc ống hút trong khu vực nghiền và xử lý vật liệu;

Dùng phòng lọc, ống hút thứ cấp hoặc bằng kết tĩnh điện để thu gom các loại bụi bẩn thoát ra.

VOC, là các gia chất hoặc dung môi có khối lượng phân tử nhẹ, thường

thoát ra từ quá trình trộn và tạo khuôn,

đặc biệt là khi có gia nhiệt. Trong khi tạo hình nhựa không hoạt tính, các

polymer gốc thường bền, vì vậy cần

phải gia nhiệt ở các chế độ đặc biệt.

Quá trình này yêu cầu phải cho thêm các gia chất có nhiệt độ sôi thấp, tuy

Page 165: Bia tong hop

Hướng dẫn về Môi trường, Sức khoẻ và An toàn

NGÀNH SẢN XUẤT CÁC SẢN PHẨM KIM

LOẠI, NHỰA VÀ CAO SU

159

nhiên ở các giai đoạn nhiệt độ cao

nhất một số monomer của polymer cũng hình thành. Bảng 4 đưa ra một số

các polymer thường gặp và các sản

phẩm phụ hình thành ở nhiệt độ cao. Không giống như các quá trình nhiệt

khác, sản xuất polystyrene đàn hồi

(EPS) cần nguyên liệu sơ cấp là sản

phẩm có được sau khi ép. Vì vậy, trong khi sản xuất loại sản phẩm này,

một phần nhỏ vật liệu có nhiệt độ

nóng chảy thấp (khoảng 3% đến 8% khối lượng), được sử dụng như tác

nhân trộn khí.2

Bảng 4 – Các loại phụ phẩm hình thành ở

nhiệt độ cao

Plastic Các phụ phẩm đo

được

PVC-polyvinyl chloride Hydrogen chloride,

Vinyl chloride

monomer

ABS-Acrylonitric-

Butadience-Styrene

copolymer

Styrene, phenol,

butadiene

PP-Polypropylene Aldehyde, Butane,

alkane khác, alkene.

POM-Acetals Formaldehyde

LDPE,MDPE,HDPE

Polyethylene (low,

medium and high density)

Aldehyde, Butane, các

loại alkane và alkene

PS-Polystyrene Styrene, aldehyde

PET-Polyethylene

terephthate

Formaldehyde,

methoxy benzene,

benaldehyde và nhiều

VOC khác.

Những yêu cầu trong quản lý và phòng chống ô nhiễm trong xử lý các hợp

2 CFC được dùng rất nhiều trong các quá trình này, mặc

dù là chúng không được coi là thực hành công nghiệp

tốt trong sản xuất công nghiệp bởi sản phẩm phụ của

chúng là fluorocarbon; là chất gây hiệu ứng nhà kính và

ảnh hưởng đến tầng ozone.

chất VOC:

Tất cả các dung môi, chất tẩy rửa

và chất phản ứng có nhiệt độ sôi thấp đều được chứa trong các bình

chứa có nắp kín;

Lắp đặt hệ thống quạt khí trên các

dây chuyền máy đặc biệt là những nơi có nhiệt độ cao;

Xây dựng hệ thống thông gió và

các hệ thống hấp phụ bằng than

hoạt tính;

Xây dựng hệ thống nhiệt ôxy hóa

và xúc tác ôxy hóa có khả năng phục hồi, hoặc các màng lọc sinh

học;

Hình thành và phát triển kế hoạch

quản lý hệ thống dung môi.

Cao su

Các chất thải nhất thời bắt nguồn từ

các gia chất có thể xuất hiện tại khu

vực tổng hợp. Trong khi cân, một lượng khá lớn bụi chất thải nhất thời

bám ở trong bình chứa khi mở ra.

Ngay cả khi các gia chất được đưa vào bình trộn cũng có thể phát sinh loại

bụi ô nhiễm này.

Những yêu cầu trong quản lý và phòng chống ô nhiễm bao gồm:

Sử dụng các hóa chất đã được cân

trước vào các túi nhỏ có định lượng

cho một lần dùng để giảm thiểu

lượng bụi;

Bụi bẩn hình thành bên trong các

cối trộn cần được lọc cẩn thận. Khí

thoát ra cần được thu gom vào các

túi lọc, đảm bảo cho việc xử lý, bụi

Page 166: Bia tong hop

Hướng dẫn về Môi trường, Sức khoẻ và An toàn

NGÀNH SẢN XUẤT CÁC SẢN PHẨM KIM

LOẠI, NHỰA VÀ CAO SU

160

hạt, các hợp chất nửa bay hơi,3

ammonia, và kim loại (kẽm, nickel,

selenium, chì, cadmium, antimony

và titanium oxide);

Bụi bẩn và các hạt cao su nhỏ được

hình thành trong quá trình nghiền có thể kiểm soát thông qua hệ thống

hút bụi sơ cấp và các màng/túi lọc

thứ cấp, hoặc bằng các hệ thống ngưng tụ tĩnh điện hai lớp.

Không thể loại bỏ sự có mặt của các

loại chất bụi VOC hoặc không khí độc

hại. Trong các quá trình xử lý, gia công cao su có thể dùng các loại dung

môi hòa tan với yêu cầu về dung

lượng khác nhau. Công nghệ xử lý các chất thải có chứa VOC cần tuân thủ

theo các mục sau:

Các loại dung môi cần được quản lý

cẩn thận để ngăn cản các bụi bẩn và chất thải dễ tan. Các chỉ tiêu bảo

quản và kiểm soát các loại dung môi

và các vật liệu độc hại có thể tìm

thấy trong Hướng dẫn chung EHS;

Nên hạn chế dùng các loại dung

môi và nếu có thể nên sử dụng

nước, silicon hoặc các loại chất thải

không tan.

Đối với phát thải khí có hàm lượng

VOC cao, ta có thể sử dụng các thiết

bị làm giảm bớt ô nhiễm. Trong khi lưu hóa cao su để có được sản phẩm

có chất lượng cao, các bụi khí thải còn

có thêm thành phần sulfur dioxide

3 Ethylene thiourea, diethanolamine, hydroquinone,

phenol, alpha naphthylamine, p-phenylenediamine,

benzol peroxide, dibutyl phthalate, dioctyl phthalate, và

bis (2-ethylhexyl) adipate.

(SO2). Ta có thể dùng máy lọc để kiểm

soát các loại chất thải dạng này.

Nước thải

Các dòng nước thải có thể bao gồm dung môi, dầu, các hợp chất hữu cơ

tan và không tan trong nước; và các

hạt nhỏ có kích thước trong khoảng

micron tới vài millimeter.

Nhựa

Nước thải hình thành trong quá trình

ép và tạo khuôn nhựa có thể chia làm ba loại chính: (i) nước làm mát hoặc

gia nhiệt cho cả quá trình chế tạo, (ii)

nước rửa bề mặt dùng cho cả việc tẩy

rửa mặt sản phẩm cũng như tẩy rửa máy móc, và (iii) nước sử dụng trong

quá trình ổn định bề mặt để loại bỏ các

tạp chất còn dính lại trên sản phẩm.

Nước làm mát hoặc gia nhiệt có thể trở thành nguồn ô nhiễm nhiệt khi thải ra. Các hợp chất có tính độc hại cao có chứa các hợp chất phthalate (như bis [2-ethylhexyl] phthalate) được phát hiện ở trong hệ thống nước làm mát hoặc gia nhiệt khi chúng được thải ra trực tiếp từ máy.

Các nước tẩy rửa thường đòi hỏi hàm lượng các chất ôxy sinh hóa (BOD) và chất ôxy hóa (COD), các chất có khả năng hòa tan chất rắn (TSS), chất hữu cơ (TOC), dầu mỡ, phenol và kẽm rất cao. Các dung dịch ổn định bề mặt lại cần có hàm lượng TSS và các gia chất tan trong nước lớn.

Những yêu cầu trong quản lý và phòng chống ô nhiễm bao gồm:

Page 167: Bia tong hop

Hướng dẫn về Môi trường, Sức khoẻ và An toàn

NGÀNH SẢN XUẤT CÁC SẢN PHẨM KIM

LOẠI, NHỰA VÀ CAO SU

161

Lựa chọn những phương pháp quản lý tối ưu;

Đối với nước tiếp xúc trực tiếp với máy và nước thải sau khi ổn định bề mặt, cần xây dựng hệ thống lọc bằng than hoạt tính để loại bỏ các chất độc hòa tan có hàm lượng phthalate cao (đặc biệt quan trọng trong sản xuất nhựa PVC);

Nên sử dụng các loại hợp chất tổng hợp tự hủy sinh học;

Tái sử dụng hệ thống nước rửa và nước ổn định bề mặt thông qua các hệ thống lắng đọng, và loại bỏ dầu mỡ và các chất tan dạng rắn.

Nước làm mát cũng như nước gia nhiệt có thể mang theo hàm lượng lớn các chất độc hại, dioxide, và các chất chống gỉ. Phương pháp quản lý nước làm nguội được đề cập đến trong Hướng dẫn chung EHS.

Cao su

Nước thải đều có thể xuất hiện trong hầu hết các quá trình làm nguội, gia

nhiệt, nung chảy và làm sạch. Thành

phần của chúng bao gồm các dạng huyền phù, dầu mỡ, và vết kim loại

(như kẽm). Ngoài ra nước thải còn

được thải ra trong cả quá trình sản xuất (như làm sạch bể chứa mủ, quay

ly tâm v.v.). Chất ô nhiễm cũng được

tìm thấy trong cả quá trình nhúng các

chất hỗ trợ (gia chất) để làm tăng tính chất phù hợp cho cao su. Việc xử lý

không tốt nước thải có thể gây ra mùi

khó chịu.

Các phương pháp xử lý bao gồm việc

bố trí vật liệu rắn, chỉnh độ pH và sử

dụng các hệ thống loại bỏ dầu mỡ. Sử

dụng các máng cao su để bẫy nước thải, và dẫn chúng vào khu vực xử lý

tái chế. Nên thành lập kế hoạch xử lý

nước thải; hoặc có thể sử dụng nguồn nước làm nguội (gia nhiệt) khép kín.

Chất thải rắn

Sản xuất nhựa và cao su không tạo ra nhiều loại chất thải ở dạng này. Đa

phần các mẩu nhỏ vật liệu là kết quả

của quá trình tạo hình và ổn định đều có thể tái sử dụng. Các giăm nhỏ cao

su xuất hiện trong khi trộn, cuộn, cán

là chất thải chính dạng này, bên cạnh

đó có thể kể đến cao su thừa trong quá trình nung chảy mủ cao su, hoặc các

hạt vụn nhỏ tìm thấy ở các túi lọc

trong quá trình trộn, cán, Banbury, v.v.

Những thông tin thêm về hướng dẫn

quản lý và xử lý chất thải công nghiệp có thể tìm thấy trong Hướng dẫn

chung EHS, những phương pháp quản

lý được khuyến nghị như sau:

Tách các dòng thải theo công đoạn

(ví dụ cao su chưa xử lý, cao su đã qua xử lý, sản phẩm không đạt tiêu

chuẩn kỹ thuật);

Cao su chưa xử lý hoặc thải cao su

sau xử lý có thể tái chế trong thiết bị trộn Banbury;

Thải cao su đã xử lý và sản phẩm

không đạt tiêu chuẩn kỹ thuật có

thể được tái chế tại cơ sở hoặc sử dụng lại (sau khi được cắt nhỏ) để

làm các sản phẩm khác;

Page 168: Bia tong hop

Hướng dẫn về Môi trường, Sức khoẻ và An toàn

NGÀNH SẢN XUẤT CÁC SẢN PHẨM KIM

LOẠI, NHỰA VÀ CAO SU

162

Các mẩu nhỏ polymer dẻo nóng có

thể nghiền nhỏ và đem trộn với

nguyên liệu thô ban đầu;

Nếu không thể tái sử dụng hay tái

chế (các mẩu cao su, nhựa đã bị đốt

cháy), chất thải cần phải được xử lý

tuân theo các hướng dẫn về xử lý rác thải công nghiệp trong Hướng

dẫn chung EHS.

1.2 An toàn và sức khỏe nghề

nghiệp

An toàn sức khỏe nghề nghiệp được

áp dụng trong công nghiệp chế tạo

kim loại, nhựa và cao su có thể áp

dụng trong hầu hết các ngành công nghiệp và được nêu đầy đủ trong

Hướng dẫn chung EHS.

1.2.1. Kim loại

Các vấn đề về an toàn sức khỏe nghề nghiệp trong công nghiệp kim khí bao

gồm:

Nguy cơ hóa học

Nguy cơ vật lý

Tiếng ồn

Phóng xạ

Nguy cơ hóa học

Công nhân làm việc trong môi trường

này có rủi ro hít hoặc tiếp xúc với các chất hóa học; cụ thể là trong các quá

trình thiêu kết, xử lý bề mặt, và ổn

định bề mặt sản phẩm. Trong đó, có nguy cơ hít phải bụi khói có chứa kim

loại, ôxít kim loại, các hợp chất vô cơ

và hữu cơ, hạt nhỏ, bụi và các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi VOC. Trong

rủi ro do tiếp xúc có thể kể đến các

nguyên tố gây dị ứng (như Cr, Ni, chì và beryllium). Rủi ro do tiếp xúc hóa

học có thể hạn chế bằng phân tích an

toàn công việc, vệ sinh an toàn tổng

hợp và áp dụng các hướng dẫn nghề nghiệp được nêu trong Hướng dẫn

chung EHS. Có thể xác định, đo

lường độ an toàn thông qua việc đào tạo nhân công, cấp giấy phép lao

động, và sử dụng các phương tiện

phòng hộ cá nhân (PPE). Những yêu

cầu đặc biệt trong kiểm soát an toàn y tế và sức khỏe nghề nghiệp nên tuân

theo các mục sau:

Tự động hóa máy móc. Nếu như

cần có công nhân điều hành thì cần phải có nắp và hệ thống thông khí

đầy đủ;

Sử dụng các phương tiện bảo hộ,

mặt nạ di động trong công việc khi công nhân đang thực hiện các công

việc được cho là nguy hiểm (ví dụ

như hàn);

Sử dụng hệ thống giảm bụi khí và

tái chế (ví dụ trong quá trình tôi thép hoặc ổn định bề mặt).

Nguy cơ vật lý

Nguy cơ vật lý thường gặp với các

máy cắt kim loại, tạo khuôn và với các

máy có thể tiếp xúc trực tiếp với tay hoặc do bụi kim loại bắn ra ảnh hưởng

đến an toàn của mắt. Các quá trình

nhiệt, làm nguội hoặc liên quan đến

Page 169: Bia tong hop

Hướng dẫn về Môi trường, Sức khoẻ và An toàn

NGÀNH SẢN XUẤT CÁC SẢN PHẨM KIM

LOẠI, NHỰA VÀ CAO SU

163

thiết kế dây chuyền đều có thể dễ dàng

gây thương tích vật lý. Các vật nặng hay những thùng chứa nhiều vật nặng

thường được di chuyển bởi cần cẩu

hoặc xe tải có hệ thống máy nâng. Phương thức quản lý và đảm bảo an

toàn đối với các nguy cơ vật lý đều

được đề cập đến trong Hướng dẫn

chung EHS.

Tiếng ồn

Sản xuất kim khí với các máy có khối

lượng, kích thước lớn đều tạo ra ô

nhiễm âm thanh. Hướng dẫn quản lý ô nhiễm âm thanh được đề cập đến trong

Hướng dẫn chung EHS.

Phóng xạ

Công nhân có thể bị nhiễm phóng xạ

trong quá trình hàn. Các quá trình hàn

thông thường (như hàn điện, huỳnh quang, hàn laser, hàn plasma, v.v) đều

sử dụng năng lượng lớn và thường tạo

ra tia phóng xạ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người lao động. Tự động

hóa hoặc sử dụng các công cụ phòng

hộ cá nhân để chắn các tia phóng xạ là

những biện pháp hữu hiệu. Một trong những nguồn gây phóng xạ chính là

việc sử dụng tia X trong việc theo dõi,

kiểm định chất lượng sản phẩm. Những hướng dẫn cần thiết cho an

toàn phóng xạ có thể tìm thấy trong

Hướng dẫn chung EHS.

1.2.2. Nhựa và cao su

Các vấn đề an toàn sức khỏe nghề nghiệp trong công nghiệp chế tạo nhựa

và cao su bao gồm:

Nguy cơ vật lý

Nguy cơ hóa học

Nguy cơ vật lý

Rất nhiều rủi ro do tiếp xúc vật lý trong

phần này giống với trong phần thuộc về công nghiệp chế kim và có thể tìm thấy

trong Hướng dẫn chung EHS.

Tuy nhiên, do tính chất đặc trưng của ngành nên cần phải lưu ý những điểm

sau:

Sử dụng hệ thống ngắt điện và hãm

cơ học với những trường hợp công nhân làm việc gần máy;

Lắp đặt hệ thông khóa ngắt khẩn cấp

trên mỗi máy hoặc vị trí làm việc;

Tại các điểm gần với trục quay, cán

quay, cánh khuấy đều dùng hệ

thống phòng ngừa rủi ro, và có cửa mở ra trong quá trình thao tác. Lập

hệ thống khóa an toàn liên động

đối với các quá trình nghiền, kết luyện và đúc, ép;

Sử dụng các màn chắn các mảnh

kim loại bay ra mỗi khi mở máy;

Ứng dụng quy trình cảnh báo an

toàn Lock out - Tag out, sau khi đã áp dụng các biện pháp ngăn ngừa và

kiểm soát nguy cơ vật lý đã cung

cấp trong Hướng dẫn chung EHS.

Nguy cơ hóa học

Nguy cơ cháy nổ

Cháy nổ trong công nghiệp sản xuất nhựa thường tạo ra khói cay và khí

Page 170: Bia tong hop

Hướng dẫn về Môi trường, Sức khoẻ và An toàn

NGÀNH SẢN XUẤT CÁC SẢN PHẨM KIM

LOẠI, NHỰA VÀ CAO SU

164

độc có chứa carbon monoxide (CO). Các đám cháy có thể lan rộng rất

nhanh và rất khó để dập tắt. Nguồn cháy có thể kiểm soát bằng khói bột và các công việc về hàn xì cần phải đặt ở những vị trí có mức báo động thấp.

Những thông tin về an toàn, rủi ro cháy nổ có thể tìm thấy trong Hướng

dẫn chung EHS.

Bụi polymer: Bụi máy nghiền thường

ở dạng mịn và rất dễ cháy. Ở nồng độ cao trong không khí và trong môi trường dễ cháy, chúng rất dễ gây ra hiện tượng nổ. Các bụi polymer

thường tập trung với nồng độ cao gần những máy xử lý bụi plastic cứng và các máy sàng lọc hạt. Các hạt bụi mịn rất dễ tập trung thành lớp ở các tường

đứng hoặc nằm ngang, cách xa với khu vực được kiểm soát đúng mực. Bên cạnh đó, một số loại bụi cũng

hình thành và chỉ có độc tính khi chúng ở dạng rắn (ví dụ như nếu chúng đông đặc ở nhiệt độ trong phòng). Các loại vật liệu dạng bọt

thường được kiểm tra ngặt nghèo hơn bởi tính dễ vỡ vụn của chúng.

Các biện pháp cho việc phòng chống và kiểm soát rủi ro như sau:

Tạo điều kiện nhằm hạn chế hoặc ngăn ngừa sự hình thành các bề mặt, không cho các loại bụi

polymer bám, hoặc tích tụ (ví dụ có thể dùng lực tĩnh điện);

Phòng chống sự hình thành bụi

bằng cách thường xuyên vệ sinh dao cắt và các bộ kít máy;

Giảm tối thiểu các nguồn dễ cháy

nổ. Sử dụng lực điện để kết lắng

các hạt bụi kim loại. Nghiêm cấm đốt lửa hoặc xả khói. Có thể dùng

hệ thống tách từ để ngăn cản không cho bụi kim loại thâm nhập vào máy nghiền.

Pentane: Nguyên liệu hạt polystyrene

đàn hồi (EPS) đều chứa pentane; đây

là một chất rất dễ cháy. Pentane hình thành trong quá trình chuyên trở, lưu

trữ EPS và hình thành trong khoảng

thời gian ngắn ngay sau khi hình thành

sản phẩm. Các chỉ tiêu quản lý loại chất độc hại này tuân thủ theo các mục

dưới đây:

Chỉ có những hệ thống được cho

phép mới được lắp đặt xung quanh khu vực lưu trữ EPS;

Nghiêm cấm tất cả các loại khói

xung quanh khu vực lưu trữ, sản

xuất cũng như sử dụng EPS;

Trong quá trình nén sơ chế, cần

phải trộn thêm các chất lỏng làm

giảm khả năng cháy của pentane.

Nên sử dụng bột pentane;

Lắp đặt hệ thống ống dẫn, và dẫn

khí với vận tốc thấp để ngăn cản sự hình thành dòng điện ma sát;

Các hạt đàn hồi và nguyên liệu sơ

chế cần được bảo quản tại nơi

thoáng mát. Trong các silo hóa cứng, bộ phận dễ cháy nổ cần phải

được lắp đặt tại không gian bên

trên. Các silo chứa cần phải quạt thoáng và lắp đặt tại những nơi có

độ an toàn cháy nổ cao hơn mức

cho phép của pentane. Sau khi ép,

thành phẩm cần phải đặt tại những nơi thoáng mát và được kiểm định;

Page 171: Bia tong hop

Hướng dẫn về Môi trường, Sức khoẻ và An toàn

NGÀNH SẢN XUẤT CÁC SẢN PHẨM KIM

LOẠI, NHỰA VÀ CAO SU

165

Công tắc điện, hệ thống chiếu sáng,

mô tơ và quạt các loại cần phải đặt

ở những vị trí thích hợp trong khu vực có sự xuất hiện của bột dễ cháy;

Quá trình cắt nóng sợi cũng dễ gây

cháy. Vì vậy hệ thống chuyển khối cần phải lắp các khóa liên động, để khi băng tải ngưng chuyển động thì điện cung cấp cho quá trình gia

nhiệt sợi cũng ngưng;

Lắp đặt hệ thống theo dõi gas để

theo dõi định mức và các điểm nóng của pentane cũng như nồng độ của chất này;

Khu vực xử lý, chế tạo EPS cần

được thiết kế phù hợp với các phân tích độc hại.

Chất lượng không khí và phơi nhiễm da

Bụi bẩn có thể hình thành trong quá trình sử dụng máy kết thúc việc sửa chữa, hoặc trong lúc sửa chữa các phần bị hỏng. Quá trình trộn không hoạt hóa

ở nhiệt độ phòng có thể tạo ra bụi trong không khí. Loại bụi này có thể rất mịn và rất dễ hấp thụ. Các monomer không

có hoạt tính này liên quan đặc biệt đến nhựa thông có styrene.

Nguồn gốc của các chất VOC là sản phẩm của các quá trình nhiệt phân

hoặc tổng hợp các hợp chất không bền. Nồng độ các chất VOC tăng rõ rệt khi nhiệt độ tăng.

Các polymer dẻo nóng thường không

ảnh hưởng đến sức khỏe cơ thể. Việc cho thêm nhựa thông vào trong các quá trình phản ứng đôi khi tạo ra các vật liệu có độc tố cao. Các loại epoxy

hoặc các hợp chất làm cứng thường

không gây ra ô nhiễm không khí trừ khi chúng được trộn vào các dung dịch

dùng để phun. Tuy nhiên các hợp chất có chứa amine thơm rất độc hại với cơ thể và nên sử dụng găng tay khi làm việc với chúng.

Các chất chứa isocyanate, thường có mặt trong các polyurethane, có thể gây

ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ tiêu

hóa, cũng như độc hại do tiếp xúc. Đối với các hợp chất phenolic hoặc nhựa

thông chứa amino, cả phenol và

formaldehyde đều rất dễ cháy. Tương tự vậy với urea và melamine-

formaldehyde. Cần phải đặc biệt lưu ý

đến sự hình thành các loại polyurea-

thane trong các quá trình hàn điện, dùng nhiệt để khử véc-ni, hoặc quá

trình cắt sợi các loại chất xốp.

Lượng lớn các dung môi hình thành trong quá trình xử lý nhiệt. Chúng có

thể là sản phẩm phụ của quá trình làm

sạch, hình thành từ nhựa thông hoặc

các chất xử lý.

Các biện pháp phòng chống và kiểm

soát phơi nhiễm nghề nghiệp này như

sau:

Trong sản xuất nhựa và cao, hệ

thống cách ly (như kho cách ly,

những khu vực sản xuất riêng rẽ,

khu vực khép kín) hệ thống thoát khí cần được lắp đặt đầu tiên như là

biện pháp kiểm soát cơ khí đầu

tiên. Những biện pháp kiểm soát

này cần được thực hiện tại các khu vực lắp đặt hệ trộn, hệ xử lý nhiệt

kể cả các lò hấp, khu vực hoàn

thiện và sửa chữa, và kiểm soát khí thải từ hệ tỏa nhiệt;

Page 172: Bia tong hop

Hướng dẫn về Môi trường, Sức khoẻ và An toàn

NGÀNH SẢN XUẤT CÁC SẢN PHẨM KIM

LOẠI, NHỰA VÀ CAO SU

166

Kết hợp hệ thống lọc và quạt hút khí

với các tấm lọc than hoạt tính để

hấp thụ các loại bụi bẩn, chất độc và chất sợi. Việc lắp đặt này cần phải

đảm bảo luân chuyển không khí

không ít hơn 6 lần mỗi giờ;

Lắp đặt hệ thống lọc và quạt hút

sao cho nồng độ của isocyanate

luôn đạt dưới 25%, đảm bảo không

gây độc hại;

Thời gian cư trú cũng như nhiệt độ

lưu trữ của công thức polymer đã sử dụng trong thùng cần được xác

định ở mức để giảm thiểu hiện

tượng quá tải nhiệt và quá trình hình thành khói;

Việc sử dụng các đầu phun đốt

trong, các van vận chuyển, kim

phun, các tấm lọc có màng ngăn,

và vật liệu cứng bị đốt bỏ cần tuân thủ theo quy trình chiết xuất; sử

dụng phương pháp nhiệt phân hoặc

các phương thức khác để ngăn cản việc tạo khói;

Trong mọi quá trình sản xuất tạo

các vật liệu dễ bắt nhiệt (như

acetal, PVC), cần làm sạch các sản phẩm nguy hiểm, thậm chí có thể

tính kế hoạch chuyển đến một nơi

khác an toàn hơn. Polymer trong

các bình chứa có thể phân hủy trực tiếp thành các sản phẩm như HCl,

hay formaldehyde;

Liên tục theo dõi nhiệt độ tại tất cả

mọi vị trí trên dây chuyền sản xuất. Có thể sử dụng các loại cặp nhiệt

điện để đo nhiệt. Sử dụng phương

pháp Cân xứng -Vi sai- Tích hợp

(PDI) hoặc PC để điều khiển quá

trình gia nhiệt nhằm giảm thiểu biến động nhiệt quay vòng có thể

gây bất ổn định quá trình sản xuất,

cũng như thải khói bụi;

Khi làm việc với các loại nhựa và

các dung môi, cần sử dụng các

dụng cụ bảo hộ cá nhân (PPE) như

găng tay, quần áo bảo hộ, kính bảo

hiểm, v.v;

Lựa chọn đúng loại, liên tục bảo trì,

làm sạch các dụng cụ bảo hộ cá nhân

(PPE). Việc sử dụng găng tay đầy đủ

rất quan trọng do đặc tính thẩm thấu của các hóa chất công nghiệp;

Ở những nơi có mức độ bụi cao (ví

dụ như không gian trộn nhựa, ổn

định và sửa chữa sản phẩm), hoặc ở

những nơi bề mặt phơi nhiễm lớn và nhiều công việc trực tiếp bằng

tay, các nơi xử lý nhiệt, hoặc ở

những nơi hình thành và xử lý các vật liệu chứa polyurethane cần phải

sử dụng các loại mặt nạ đặc biệt;

Người điều khiển cần phải được cung

cấp đầy đủ các dữ liệu về an toàn (MSDS) từ phía nhà cung cấp/phân

phối về các công thức sử dụng.

1.3 An toàn và sức khỏe cộng

đồng

An toàn và sức khỏe cộng đồng trong

các ngành công nghiệp luyện kim, sản

xuất nhựa và cao su giống như trong hầu hết các ngành công nghiệp khác

và được đề cập trong Hướng dẫn

chung EHS.

Page 173: Bia tong hop

Hướng dẫn về Môi trường, Sức khoẻ và An toàn

NGÀNH SẢN XUẤT CÁC SẢN PHẨM KIM

LOẠI, NHỰA VÀ CAO SU

167

2.0 Các chỉ số thực hiện và việc

giám sát

2.1 Môi trường

Hướng dẫn phát thải và xả thải

Bảng 5 và 6 liệt kê các chỉ số về phát thải và xả thải cho phép trong công

nghiệp luyện kim, sản xuất nhựa và

cao su. Các chỉ số hướng dẫn này thể hiện thực hành công nghiệp tốt như đã

được phản ánh trong các tiêu chuẩn

trong hệ thống pháp luật ở một số

nước. Các mức hướng dẫn này có thể đạt được ở điều kiện hoạt động bình

thường của cơ sở sản xuất thông qua

việc áp dụng các biện pháp kỹ thuật ngăn ngừa và kiểm soát ô nhiễm đã

được bàn đến ở những phần trước của

hướng dẫn này. Các định mức này cần

đạt được, mà không pha loãng, ít nhất 95% thời gian cơ sở sản xuất hoạt

động, và có thể tính bằng tỷ lệ giờ

hoạt động hàng năm. Mức chênh lệch với các giá trị hướng dẫn do điều kiện

của dự án cụ thể cần được giải trình

trong báo cáo đánh giá môi trường.

Hướng dẫn về xả thải được áp dụng

cho xả thải trực tiếp nước thải đã xử lý

vào nguồn tiếp nhận là nước mặt có

mục đích sử dụng chung. Mức thải đặc thù theo từng địa điểm có thể được lập

ra dựa trên điều kiện sẵn có và thực

trạng sử dụng của hệ thống thu gom và xử lý nước thải chung, hoặc nếu thải

trực tiếp vào nguồn nước mặt thì sự

phân loại thủy vực tiếp nhận nước theo mục đích sử dụng được đề cập

đến trong Hướng dẫn chung EHS.

Hướng dẫn về phát thải được áp dụng

cho quá trình phát thải khí thải. Hướng dẫn phát thải của nguồn đốt nhiên liệu

kết hợp với các hoạt động sinh nhiệt

và phát điện từ những nguồn có công suất nhiệt đầu vào bằng hoặc thấp hơn

50 MWth được đề cập trong Hướng

dẫn chung EHS, với phát thải nguồn

điện lớn hơn được đề cập đến trong

Hướng dẫn EHS cho nhà máy nhiệt

điện. Hướng dẫn xem xét môi trường

xung quanh dựa trên tổng thải lượng khí thải được cung cấp trong Hướng

dẫn chung EHS.

Page 174: Bia tong hop

Hướng dẫn về Môi trường, Sức khoẻ và An toàn

NGÀNH SẢN XUẤT CÁC SẢN PHẨM KIM

LOẠI, NHỰA VÀ CAO SU

168

Bảng 5 – Mức phát thải khí trong sản xuất kim khí, nhựa và cao su

Chất thải Đơn vị Giá trị

Các loại VOC

- Tẩy rửa bề mặt mg/Nm

3 20-75

(1)

Các loại VOC

- Bọc nhựa, kim loại

mg/Nm3

100 (dung môi nhỏ

hơn 15 tấn/năm)

75 (dung môi lớn hơn 15 tấn/năm)

50 (quá trình khô)

Các loại VOC

- Tổng hợp cao su mg/Nm

3 20

(2)

TOC

- Lưu hóa cao su mg/Nm

3 80

Các loại khí halogen

Hydrocarbon dễ tan

- Xử lý bề mặt kim

loại

mg/Nm3 20

Các loại chất thải

hạt

- Xử lý bề mặt kim loại

mg/Nm3 5

Các loại chất thải

hạt

- Quá trình nhựa

mg/Nm3 3

Hydrogen chloride mg/Nm3 10

Nitrogen oxide (3)

mg/Nm3 350

Amonia mg/Nm3 50

1Tính trung bình 30 phút lắng đọng. 20 mg/Nm

3 ứng với

các loại khí thải ra từ trong công đoạn làm sạch bề mặt

có dùng VOC nằm trong danh sách dễ gây ung thư, đột

biến hoặc có độc (giá trị độc tố R45, R46,R49, R60, R61

với vận tốc chảy nhỏ hơn hoặc bằng 10 g/h, và các loại

halogene cấp độ độc tố là R40 với tốc độ chảy là

100g/h); 75 mg/Nm3 ứng với các quá trình làm sạch bề

mặt khác.

2 Giành cho các cơ sở có công suất hoạt động lớn hơn 15

tấn/năm.

3 Trong điều kiện không khí khô chứa 11% O2.

Bảng 6 – Mức xả thải dạng lỏng trong sản xuất kim khí, nhựa và cao su

Chất thải Đơn vị Giá trị

pH S.U. 6 - 9

COD mg/l 250

TSS mg/l

50

25 (xử lý điện bề

mặt)

Dầu mỡ mg/l 10

Nhôm mg/l 3

Asen mg/l 0,1

Cadmium mg/l 0,1

Crôm (tổng) mg/l 0,5

Crôm (hóa trị 6) mg/l 0,1

Đồng mg/l 0,5

Sắt mg/l 3

Chì mg/l 0,2

Thủy ngân mg/l 0,01

Nickel mg/l 0,5

Bạc mg/l 0,2

Tin mg/l 2

Kẽm mg/l 2

Cyanide (tổng) mg/l 1

Cyanide (tự do) mg/l 0,2

Ammonia mg/l

10

20 (xử lý điện bề

mặt)

Flo mg/l 20

Phenol mg/l 0,5

Tổng ni tơ mg/l 15

Tổng phosphore mg/l 5

Sulfide mg/l 1

Hữu cơ halogen

dễ tan (VOX) mg/l 0,1

Chất độc Tùy vào các trường hợp đặc biệt.

Tốc độ tăng nhiệt oC <3

a

a Ở rìa khu vực trộn phục vụ thiết lập một cách khoa học

có tính đến chất lượng nước xung quanh, việc sử dụng

nước tiếp nhận các thụ nhân tiềm tàng và khả năng

đồng hóa.

Page 175: Bia tong hop

Hướng dẫn về Môi trường, Sức khoẻ và An toàn

NGÀNH SẢN XUẤT CÁC SẢN PHẨM KIM

LOẠI, NHỰA VÀ CAO SU

169

Năng lượng tiêu thụ

Bảng 7 đưa các ví dụ về chỉ số định

hướng tiêu thụ năng lượng và nước

trong ngành này. Các giá trị ngành này chỉ mang tính tham khảo để so sánh và

các dự án cụ thể cần có kế hoạch cải

tiến liên tục trong lĩnh vực này.

Bảng 7 - Tiêu thụ điện và nguyên liệu

Giá trị trên đơn vị

sản phẩm Đơn vị tính Giá trị

Năng lượng (chế tạo kim loại)

Năng lượng luyện

kim

GJ/thời gian

thực hiện 28-30

Làm mát/Gia nhiệt GJ/thời gian

thực hiện 40-42

Rèn GJ/thời gian

thực hiện 60

Hoạt động máy GJ/thời gian

thực hiện 80

Nhiệt dung – rèn

thép MJ/Tấn.K 7

Tiêu thụ điện – gia

nhiệt kim loại Kg/KWh 2,7-3,5

Hàn điện kJ/m 500-2500

Năng lượng (tiêu

thụ cho các sản phẩm

nhựa)

kWh/kg 2,8-3,0

Trộn kWh/kg 0,6-1,0

Cán phim kWh/kg 1,0

Tiếp ng.liệu và ép kWh/kg 3,0

Tạo khuôn chân

không kWh/kg 6,0-6,5

Loại bỏ xỉ kWh/kg 0,3

Cao su – Tiêu thụ năng lượng đặc trưng

Điện năng kWh/tấn 750

Nhiệt năng Mcals/tấn 125

Nước

Tiêu thụ nước

(trung bình theo dự

án)

Ml/ngày 2-3

Nguồn:

Tiêu chuẩn Mỹ năm 2003, Hiệp hội Cao su Canada

1997, US EPA 2005, EIPPCB 2006.

Quan trắc môi trường

Các chương trình quan trắc môi trường cho ngành công nghiệp này cần

được thực hiện để giải quyết tất cả các

hoạt động đã được xác định có khả năng tác động đáng kể đến môi

trường, trong thời gian hoạt động bình

thường và trong điều kiện bị trục trặc.

Hoạt động quan trắc môi trường phải dựa trực tiếp hoặc gián tiếp vào các

chỉ báo được áp dụng đối với từng dự

án cụ thể. Tần suất quan trắc phải đủ để cung cấp dữ liệu đại diện cho thông

số đang được theo dõi. Quan trắc phải

do những người được đào tạo tiến

hành theo các quy trình giám sát và lưu giữ biên bản và sử dụng thiết bị

được hiệu chuẩn và bảo dưỡng đúng

cách thức. Dữ liệu quan trắc môi trường phải được phân tích và xem xét

theo các khoảng thời gian định kỳ và

được so sánh với các tiêu chuẩn vận hành để sao cho có thể thực hiện mọi

hiệu chỉnh cần thiết. Hướng dẫn bổ

sung về áp dụng phương pháp lấy mẫu

và phân tích khí thải và nước thải được cung cấp trong Hướng dẫn

chung EHS.

2.1 An toàn và sức khỏe nghề

nghiệp

Hướng dẫn về an toàn và sức khỏe

nghề nghiệp

Hướng dẫn thực hiện sức khỏe và an toàn lao động cần phải được đánh giá

dựa trên các hướng dẫn về mức tiếp

xúc an toàn được công nhận quốc tế,

ví dụ như hướng dẫn về Giá trị

Page 176: Bia tong hop

Hướng dẫn về Môi trường, Sức khoẻ và An toàn

NGÀNH SẢN XUẤT CÁC SẢN PHẨM KIM

LOẠI, NHỰA VÀ CAO SU

170

ngưỡng phơi nhiễm nghề nghiệp (TLV

®) và Chỉ số phơi nhiễm sinh học (BEIs ®) được công bố bởi Hội nghị

của các nhà vệ sinh công nghiệp Hoa

Kỳ (ACGIH),4 Cẩm nang Hướng dẫn

về các mối nguy Hóa chất do Viện vệ

sinh, an toàn lao động quốc gia Hoa

Kỳ xuất bản (NIOSH),5 Giới hạn phơi

nhiễm (PELs) do Cục sức khỏe và an toàn nghề nghiệp Hoa Kỳ xuất bản

(OSHA),6

Giá trị giới hạn phơi nhiễm

nghề nghiệp được công bố bởi các quốc gia thành viên Liên minh Châu

Âu,7 hoặc các nguồn tài liệu tương tự

khác.

Tỷ lệ tai nạn và tử vong

Dự án phải cố gắng giảm số vụ tai nạn

trong số công nhân tham gia dự án (bất kể là sử dụng lao động trực tiếp

hay gián tiếp) đến tỷ lệ bằng không,

đặc biệt là các vụ tai nạn gây ra mất ngày công lao động và mất khả năng

lao động ở các mức độ khác nhau,

hoặc thậm chí bị tử vong. Tỷ lệ này

của cơ sở sản xuất có thể được so sánh với hiệu quả thực hiện về vệ sinh an

toàn lao động trong ngành công

nghiệp này của các quốc gia phát triển thông qua tham khảo các nguồn thống

kê đã xuất bản (ví dụ Cục thống kê lao

động Hoa Kỳ và Cơ quan quản lý về

4 Có sẵn tại: http://www.acgih.org/TLV/ và

http://www.acgih.org/store/ 5 Có sẵn tại: http://www.cdc.gov/niosh/npg/

6 Có sẵn tại:

http://www.osha.gov/pls/oshaweb/owadisp.show_docu

ment?p_table=STANDARDS&p_id=9.992 7 Có sẵn tại:

http://europe.osha.eu.int/good_practice/risks/ds/oel/

An toàn và Sức khỏe Liên hiệp Anh).8

Giám sát An toàn và Sức khỏe Lao

động

Môi trường làm việc phải được giám sát để xác định kịp thời những mối

nguy nghề nghiệp tương ứng với từng

dự án cụ thể. Việc giám sát phải được

thiết kế chương trình và do những người chuyên nghiệp thực hiện

9 như là

một phần của chương trình giám sát an

toàn sức khỏe lao động. Cơ sở sản xuất cũng phải lưu giữ bảo quản các

biên bản về các vụ tai nạn lao động và

các loại bệnh tật, sự cố nguy hiểm xảy

ra. Hướng dẫn bổ sung về các chương trình giám sát sức khỏe lao động và an

toàn được cung cấp trong Hướng dẫn

chung EHS.

8 Có sẵn tại: http://www.bls.gov/iif/ và

http://www.hse.gov.uk/statistics/index.htm 9 Các chuyên gia được công nhận có thể gồm Chứng

nhận vệ sinh công nghiệp, Vệ sinh lao động đã được

đăng ký, hoặc Chứng nhận chuyên nghiệp về an toàn

hoặc tương đương

Page 177: Bia tong hop

Hướng dẫn về Môi trường, Sức khoẻ và An toàn

NGÀNH SẢN XUẤT CÁC SẢN PHẨM KIM

LOẠI, NHỰA VÀ CAO SU

171

3.0 Tài liệu tham khảo và các

nguồn khác

Environment Australia. 1999. National Pollution

Inventory. Emission EstimationTechnique Manual for

Galvanizing, Version 1.1, 8 February 2001. Canberra:

Commonwealth of Australia.

http://www.npi.gov.au/handbooks/approved_handbook

s/pubs/galvanising.pdf

Environment Australia. 1999. National Pollution

Inventory. Emission Estimation Technique Manual for

Electroplating and Anodising. Canberra:

Commonwealth of Australia.

http://www.npi.gov.au/handbooks/approved_handbook

s/pubs/felectro.pdf

European Commission. 1999. European Union

Council Directive 1999/13/EC of 11 March 1999 on

the Limitation of Emissions of Volatile Organic

Compounds due to the Use of Organic Solvents in

Certain Activities and Installations.Brussels: European

Commission.

http://europa.eu/scadplus/leg/en/lvb/l28029b.htm

Environment Australia. 1999. National Pollution

Inventory. Emission Estimation Technique Manual for

Surface Coating. Canberra: Commonwealth of

Australia.

http://www.npi.gov.au/handbooks/approved_handbook

s/pubs/fsurfc.pdf

European Integrated Pollution Prevention and Control

Bureau (EIPPCB). 2001. Integrated Pollution

Prevention and Control (IPPC) Reference Document

on Best Available Techniques in the Ferrous Metal

Processing Industry. Seville: EIPPCB.

http://eippcb.jrc.es/pages/FActivities.htm

European Integrated Pollution Prevention and Control

Bureau (EIPPCB). 2001. IPPC Reference Document

on Best Available Techniques in the Non-Ferrous

Metals Processes. Seville: EIPPCB.

http://eippcb.jrc.es/pages/FActivities.htm

European Integrated Pollution Prevention and Control

Bureau (EIPPCB). 2006. IPPC Reference Document

on Best Available Techniques (BAT) in the Surface

Treatment of Metals and Plastics. Seville: EIPPCB.

http://eippcb.jrc.es/pages/FActivities.htm

European Integrated Pollution Prevention and Control

Bureau (EIPPCB). 2007. IPPC Reference Document

on Best Available Techniques (BAT) on Surface

Treatment using Organic Solvents. Seville: EIPPCB.

http://eippcb.jrc.es/pages/FActivities.htm

Helsinki Commission (HELCOM). 2002. Reduction of

Discharges and Emissions from Metal Surface

Treatment. Recommendation 23/7. Helsinki:

HELCOM.

http://www.helcom.fi/Recommendations/en_GB/rec23

_7/

Industrial Accident Prevention Association (IAPA).

An Industry Analysis by Firm Size (2002 versus 2001),

EIW Snapshot Data as of 12/2002 and 12/2001.

Mississauga, ON: IAPA.

http://www.iapa.ca/business/sb_industry_stats.asp#indu

stry

NorthEast Waste Management Officials Association

(NEWMOA). 1998. Pollution Prevention in Metal

Painting and Coating Operations. Boston, MA:

NEWMOA.

http://www.newmoa.org/publications/#hw

NorthEast Waste Management Officials Association

(NEWMOA). 1998. Pollution Prevention in Metal

Finishing. Boston, MA: NEWMOA

http://www.newmoa.org/publications/#hw

NorthEast Waste Management Officials Association

(NEWMOA). 1998. Pollution Prevention in the

Primary Metals Industry. Boston, MA: NEWMOA.

http://www.newmoa.org/publications/#hw

The Rubber Association of Canada. 1997. Energy

Efficiency Opportunities in the Canadian Rubber

Industry. In collaboration with Natural Resources

Canada. Mississauga, Canada.

http://oee.nrcan.gc.ca/infosource/pdfs/M92- 137-

1997E.pdf

United Kingdom Health and Safety Executive (HSE).

2005. Table 1: List of approved workplace exposure

limits. EH40/2005 Workplace exposure limits.

London: HSE.

http://www.hse.gov.uk/coshh/

United States (US) Department of Energy. 2003.

Supporting Industries Energy and Environmental

Page 178: Bia tong hop

Hướng dẫn về Môi trường, Sức khoẻ và An toàn

NGÀNH SẢN XUẤT CÁC SẢN PHẨM KIM

LOẠI, NHỰA VÀ CAO SU

172

Profile. Prepared for Oak Ridge National Laboratory

and US Department of Energy, Industrial Technologies

Program.

http://www.eere.energy.gov/industry/energy_systems/p

dfs/si_profile.pd f

US EPA. 1974. Code of Federal Regulations, Title 40:

Protection of Environment. Part 428 - Rubber

Manufacturing Point Source Category. Washington,

DC. Office of the Federal Register.

http://www.epa.gov/epacfr40/chapt-I.info/

US EPA. 1981. Code of Federal Regulations, Title 40:

Protection of Environment. Part 413 - Electroplating

Point Source Category. Washington, DC.

Office of the Federal Register.

http://www.epa.gov/epacfr40/chapt-I.info/

US EPA. 1983. Code of Federal Regulations, Title 40:

Protection of Environment. Part 433 - Metal Finishing

Point Source Category. Washington, DC. Office of the

Federal Register. Available at

http://www.epa.gov/epacfr40/chapt-I.info/

US EPA. 1984. Code of Federal Regulations, Title 40:

Protection of Environment. Part 463 - Plastics Molding

and Forming Point Source Category. Washington, DC.

Office of the Federal Register.

http://www.epa.gov/epacfr40/chapt-I.info/

US EPA. 1993. Code of Federal Regulations. Title 40:

Protection of Environment. Part 60 - Standards of

Performance for New Stationary Sources. July 1,

1993. Washington, DC. Office of the Federal Register.

http://www.epa.gov/epacfr40/chapt-I.info/

US EPA. 1994. Code of Federal Regulations, Title 40:

Protection of Environment. Part 63 - National Emission

Standards for Hazardous Air Pollutants for Source

Categories. Washington, DC. Office of the Federal

Register.

http://www.epa.gov/epacfr40/chapt-I.info/

US EPA. 1995. Profile of the Fabricated Metal

Products Industry. EPA Office of Compliance Sector

Notebook Project. EPA/310-R-95-007. Washington,

DC: US EPA. Available at

http://www.epa.gov/compliance/resources/publication

s/assistance/sectors/noteb ooks/fabmetsnpt1.pdf

United States (US) Environmental Protection Agency

(EPA). 2005. Profile of the Rubber and Plastics

Industry. 2nd Edition. EPA Office of Compliance

Sector Notebook Project. Profile EPA/310-R-05-003.

Washington, DC: US EPA.

http://www.epa.gov/compliance/resources/publication

s/assistance/sectors/noteb ooks/rubplasn.pdf

Page 179: Bia tong hop

Hướng dẫn về Môi trường, Sức khoẻ và An toàn

NGÀNH SẢN XUẤT CÁC SẢN PHẨM KIM

LOẠI, NHỰA VÀ CAO SU

173

Phụ lục A: Mô tả chung về các hoạt động công nghiệp

Sản xuất các sản phẩm kim khí

Các quá trình sản xuất kim loại được

chia ra thành hai phần chính bao gồm tạo khuôn (trong đó có xử lý nhiệt) và

hoàn thiện sản phẩm (bao gồm gia

công bề mặt, làm sạch kim loại và sơn). Đúc kim được đề cập trong

Hướng dẫn EHS cho công nghiệp

đúc.

Các quá trình xử lý nhiệt và tạo

khuôn

Xử lý nhiệt liên quan đến các quá trình sửa đổi các tính chất vật lý của sản

phẩm kim loại thông qua các chu trình

gia nhiệt và làm nguội (ví dụ như tôi,

luyện và chuẩn hóa). Có thể sử dụng các kỹ thuật nung nóng, làm nguội

hoặc cả hai trong sản xuất. Trong quá

trình biến dạng lạnh, có thể cần thêm một quá trình xử lý nhiệt trung gian

(như ủ thiêu kết) để loại trừ các phần

cứng, và duy trì cho vật liệu dễ dàng tạo khuôn; bước này có thể lặp đi lặp

lại một số lần tùy thuộc vào đặc điểm

của hợp kim. Sau khi xử lý nhiệt bề

mặt được làm sạch để loại bỏ xỉ và phế liệu. Trong các quy trình chế tạo

kim loại có thể sử dụng các ngưng

chất (ví dụ ethylene glycol), các chất tẩy rửa hoặc dầu mỡ để làm sạch các

dung môi, axit, kiềm và kim loại. Các

loại dầu cũng được dùng trong quá trình cắt và tạo khuôn kim loại.

Hàn

Hàn là kỹ thuật chính để gắn các bộ

phận kim loại. Hiện tại có hơn 20 loại kỹ thuật hàn khác nhau, nhưng có thể

chia làm hai nhóm công nghệ chính:

hàn hồ quang chiếm khoảng 70% các phương pháp hàn như hàn hồ quang

điện (sử dụng thông lượng đột biến

dòng thông qua tiếp xúc), hàn hồ

quang khí kim loại (như TIG hoặc MIG/MAG). Các que hàn được bao

bọc bởi một lớp chắn không cho tiếp

xúc với không khí. Các loại hàn khác bao gồm hàn laser, hàn đuốc plasma,

hàn khò bằng khí oxyacetylene và sử

dụng chum electron.

Gia công bề mặt

Trước công đoạn hoàn thiện bề mặt

(như sơn, bọc, lắng đọng hóa học) bề mặt kim loại cần được gia công thông

qua việc làm sạch hoặc áp dụng các kỹ

thuật khác nhằm tạo môi trường cho các chất hóa học dễ dàng hoạt động.

Gia công bề mặt có thể đơn giản là sử

dụng nước áp suất cao đề phun mài

mòn (hoặc bột mài mòn như bột nhôm, hoặc silic), hoặc với giấy mài

(có thể sử dụng nước để bôi trơn, làm

mát).

Làm sạch bằng các giải pháp kiềm hóa

có thể chia làm ba phần chính (1) tạo

lập (ví dụ kiềm hydroxide, carbonate) có độ sạch cao nhất, (2) sử dụng các

chất hữu cơ hoặc các phụ gia vô cơ,

trong đó có thể là các chất xúc tác thúc

Page 180: Bia tong hop

Hướng dẫn về Môi trường, Sức khoẻ và An toàn

NGÀNH SẢN XUẤT CÁC SẢN PHẨM KIM

LOẠI, NHỰA VÀ CAO SU

174

đẩy cho quá trình làm sạch được tốt

hơn, (3) làm sạch bề mặt khỏi các loại alkaline, có thể cần phải có sự hỗ trợ

của cơ khí như siêu âm, hoặc bằng

điện (ví dụ như làm sạch bằng điện phân). Làm sạch bằng kiềm có thể sử

dụng để loại bỏ các chất hữu cơ đóng

cục.

Làm chua hoặc là làm sạch bằng axit, là phương pháp làm sạch bằng hóa học

để loại bỏ kim loại hoặc ôxít kim loại

dư từ bề mặt của kim loại. Các loại axit thường được sử dụng bao gồm:

acid chlohydric, sulfuric, HF, và acid

nitric. Ví dụ, đối với hầu hết các thép

carbon đều sử dụng phương pháp làm chua với acid sulfuric hoặc HCl, trong

khi thép không gỉ lại được ngâm trong

HCl hoặc HF. Phương pháp này thường được áp dụng trong các nhà

máy sản xuất bán thành phẩm, và được

sử dụng như bước cuối cùng trước khi hoàn thiện bề mặt như mạ điện, sơn …

Cuối cùng, nhiều phương pháp gia

công bề mặt khác cũng được áp dụng

để loại bỏ dầu mỡ có trên bề mặt kim loại bằng các dung môi hữu cơ. Ví dụ

làm sạch bằng phương pháp vi nhũ

tương, sử dụng dung môi hữu cơ thông thường (dầu hỏa, dầu khoáng,

và các loại glycol) phân tán trong môi

trường dung dịch.

Hoàn thiện

Mạ âm cực

Mạ âm cực là quá trình điện phân để chuyển hóa lớp mỏng kim loại thành

lớp ôxít không hòa tan. Nhôm là chất

mạ âm cực thường được dùng nhất.

Mạ âm cực nhôm thường có trong môi trường các acid chromic, sulfuric, và

boric-sulfuric. Sau khi mạ kim loại bề

mặt thường được rửa sạch trước khi niêm kín. Chất niêm kín thường bao

gồm acid chromic, sulfuric, boric-

sulfuric và nước nóng.

Phủ hóa học

Phủ hóa học bao gồm các quá trình

chromating, phosphating, phủ kim loại

màu hoặc hoạt hóa bề mặt. Phủ chromate được ứng dụng trên nền các

kim loại khác nhau thông qua các hóa

chất hoặc điện hóa. Dung môi, thường

độc hại, có chứa chromium 6, và các loại hợp chất khác phản ứng với bề

mặt kim loại để tạo ra một lớp bề mặt

có chứa chrom, các thành phần khác và kim loại cơ bản. Phủ phosphate là

phương pháp ngâm sắt thép trong các

dung dịch có pha muối phosphate loãng, acid phosphoric hoặc các cơ

chất hoạt hóa bề mặt khác cho mục

đích tiếp tục tái chế.

Mạ điện

Mạ điện là phương pháp phủ một lớp

mỏng kim loại khác lên bề mặt thông

qua điện hóa. Các quá trình này liên quan đến việc mạ một số chất vô cơ

lên bề mặt kim loại. Phổ biến nhất là

tạo các tấm mạ kim bao gồm

cadmium, đồng, crom, vàng, nickel, bạc, thiếc và kẽm. Trong quá trình mạ

điện, các ion kim loại được khử và

bám vào bề mặt các tấm kim loại. Các ion kim loại có thể được bổ sung bằng

giải pháp điện phân dương cực tan,

hoặc bằng cách trực tiếp bổ xung muối

Page 181: Bia tong hop

Hướng dẫn về Môi trường, Sức khoẻ và An toàn

NGÀNH SẢN XUẤT CÁC SẢN PHẨM KIM

LOẠI, NHỰA VÀ CAO SU

175

của các kim loại. Cyanide, thường ở

dạng natrium hoặc kalium cyanide, được sử dụng như những chất bổ sung

trong các quá trình mạ vàng, bạc hoặc

thấp hơn là kẽm và đồng.

Sơn

Sơn là quá trình sử dụng các chất màu

hữu cơ đính lên bề mặt kim loại, phục

vụ cho việc bảo quản hoặc trang trí. Sơn có thể tìm thấy ở rất nhiều dạng

khác nhau như ở dạng khô, bột hoặc

pha loãng với các loại dung môi hữu cơ, thậm chí với nước. Có nhiều

phương pháp sơn khác nhau (lăn, phun

áp suất cao, phun tĩnh điện …)

Các kỹ thuật hoàn thiện khác

Đánh bóng là một trong những kỹ thuật

được áp dụng để làm mịn hoặc loại bỏ

các chất có ảnh hưởng xấu đến chất lượng kim loại. Các quá trình đánh

bóng, làm mịn có thể thải ra khá nhiều

nước nhiễm bẩn, hoặc bụi ô nhiễm. Phủ nhiệt kim loại tạo ra một lớp mỏng kim

loại bảo vệ thông qua ngâm sản phẩm

vào dung môi kim loại nóng chảy. Mạ

kẽm (nhúng nóng kẽm) là một trong những hình thức phủ nhiệt kim. Sau khi

tôi, dùng nước để rửa sạch bề mặt kim

loại. Các quá trình kể trên đều tạo ra nước thải ô nhiễm có chứa các thành

phần kim loại khác nhau.

Sản xuất các sản phẩm nhựa và cao

su

Nhựa

Sản xuất nhựa có thể xảy ra các phản

ứng giữa các thành phần. Trong quá

trình không có phản ứng ở các vật liệu nhựa dẻo sản phẩm thu được thông

qua loạt xử lý nhiệt vật liệu thô cho

đến khi nóng chảy; hình thành thông qua việc đổ khuôn, tạo rãnh; và làm

mát ở nhiệt độ phòng để có được

thành phẩm dạng rắn.

Các quá trình không xảy ra phản ứng là quá trình trùng hợp các phân tử có

khối lượng nhẹ có trong khuôn

(monomer hoặc tiền polymer) với sự có mặt của các chất xúc tác hoặc phụ

gia phù hợp. Trong tổng hợp polymer,

các quá trình phản ứng không thể

thiếu. Sản xuất các polyamit bằng cách cho trùng hợp nhanh các vòng

lactam thông qua quá trình phun tạo

khuôn (RIM). Tiêu biểu cho hai họ sản phẩm trên bao gồm:

Vật liệu nhiệt dẻo: Polyolefins:

polyethylenes (HDPE,LDPE,

LLDPE), polypropylenes, styrenics (HIPS, ABS), vinyls (PVC),

acrylics (PMMA), cellulosics,

fluoroplastics (Teflon, PVDF),

polyesters (PET, PBT), polycarbonates, polyethers,

polyamides (Nylon 6, Nylon 6,6),

polyacetals, thermoplastic rubbers (SBS, SIS) and polyimides;

Chất dẻo nhiệt rắn: Polyurethanes,

unsaturated polyesters, epoxydes,

phenolics.

Quá trình sản xuất nhựa không phản

ứng

Đây là quá trình cơ bản trong sản xuất

các loại polymer bao gồm tất cả các

Page 182: Bia tong hop

Hướng dẫn về Môi trường, Sức khoẻ và An toàn

NGÀNH SẢN XUẤT CÁC SẢN PHẨM KIM

LOẠI, NHỰA VÀ CAO SU

176

bước xử lý trong đó sản phẩm thu

được thông qua các bước không có phản ứng hóa học. Các nguyên liệu

chính là các polymer được cung cấp ở

dạng bột hoặc dạng viên được tổng hợp từ các quá trình riêng, thường

được sản xuất ở các cơ sở với quy mô

lớn. Nếu các nguyên liệu không cần bổ

sung các chất phụ gia, các hợp chất tiền polymer có thể cấu trúc đặc biệt

phù hợp với việc cán và thường chỉ

được cán ở các mặt khác nhau.

Các chất phụ gia được trộn với nguyên

liệu nhựa ở trong các cối trộn với các

tỉ lệ, các bước riêng biệt để thành

phẩm cuối cùng có tính chất phù hợp với mong muốn (một số chất phụ gia

còn dùng để pha trộn với sản phẩm đã

thành hình ngay trong quá trình hoàn thiện). Tính chất của thành phẩm phụ

thuộc vào các loại phụ gia được liệt kê

ở các mục sau:

Các hợp chất dầu mỡ có thể làm

giảm nhiệt độ trong các quá trình

nghiền ép;

Các chất chống ôxy hóa hạn chế

quá trình ôxy hóa trong vật liệu;

Các chất truyền dẫn diện truyền

điện, chống tích tụ điện trên bề mặt nhựa;

Các chất tạo bọt tạo ra cấu trúc

hổng cellular trong giữa các lớp

nhựa;

Các chất dẫn màu để tạo màu cho

nhựa;

Các hạt ổn định tăng cường tốc độ

kiên cố hóa trong quá trình làm

nguội polymer nóng chảy và rõ

ràng cấu trúc của sản phẩm đối với các loại polymer tinh thể;

Các vật liệu kị nhiệt làm giảm rủi

ro cháy nổ vật liệu;

Các phụ gia ổn định nhiệt có các

tính chất lý hóa phù hợp cho việc ổn định nhiệt và bảo vệ sản phẩm

khỏi những tác động nhiệt;

Các phụ gia làm giảm độ giòn, tăng

độ dẻo của vật liệu;

Các chất hữu cơ peroxide kiểm soát

tỷ lệ trùng hợp các loại vật liệu dẻo nhiệt cứng và nhựa nhiệt;

Chất tạo dẻo làm tăng hoạt tính đàn

hồi của các vật liệu nhựa trong khi

thi công;

Các chất ổn định tia cực tím (vật

liệu hấp thụ tia cực tím) hấp thụ

hoặc phản xạ tia cực tím, ngăn chặn

quá trình lão hóa sản phẩm do tia cực tím gây ra.

Quy trình chính trong sản xuất các sản

phẩm nhựa dẻo nóng bao gồm: (1)

nghiên cứu tính tích hợp của nhựa thông với các phụ gia hóa học; (2)

chuyển đổi các vật liệu nhựa dạng

viên, hột, bột, phiến, chất lỏng, hoặc các dạng tiền cấu trúc thành các hình

dạng hoặc các phần dạng trung gian

hoặc dạng cuối cùng thông qua quá

trình đúc khuôn; và (3) các bước xử lý cuối cùng cho sản phẩm. Các máy

nghiền hột nhỏ được dùng để giảm

kích thước các hạt và nghiền các nguyên liệu thừa thành các lát mỏng

hoặc các viên với kích thước thích hợp

Page 183: Bia tong hop

Hướng dẫn về Môi trường, Sức khoẻ và An toàn

NGÀNH SẢN XUẤT CÁC SẢN PHẨM KIM

LOẠI, NHỰA VÀ CAO SU

177

cho việc tái sử dụng trong các máy

đúc ép (được trộn với vật liệu mới cung cấp cho máy).

Sau khi thêm các phụ gia cần thiết, các

hỗn hợp nhựa được định hình thành các sản phẩm nhựa trung gian hoặc

hoặc thành phẩm. Để tổng hợp các sản

phẩm nhựa rắn, các quy trình đúc

thường sử dụng được miêu tả dưới đây:

Đúc khuôn phun: các viên hoặc các

hột nhựa được nung nóng và làm đồng chất bằng một cánh quạt Ác-si-mét,

quay trong một trục lăn nhiệt (thùng),

trục này cũng đồng thời bơm polymer

nóng chảy vào cuối cánh quạt. Khi đủ độ lỏng, một pittông thủy lực phun nó

vào 1 khuôn lạnh tương ứng, nơi mà

nhựa được định dạng theo khuôn khi nó cứng lại.

Quy trình đẩy ra: các viên và hột nhựa

được hóa lỏng, làm đồng nhất, và được hình thành một cách liên tục; rồi

được máy đẩy chuyển qua một khuôn

kéo. Quy trình đẩy thường được kết

hợp với một vài quy trình khác (ví dụ như thổi, định hình nhiệt hoặc khoan

dập).

Đúc khuôn thổi: Trong đúc khuôn thổi, một ống nhựa đặt trong một

khuôn rỗng. Không khí nén được phun

nhựa nóng chảy để ra khuôn để tạo

hình. Sau khi định hình, các sản phẩm rắn được đổ ra khỏi khuôn.

Các mạng lưới được tạo thành bằng

cách đẩy một ống, sau đó bơm đầy không khí vào ống để tạo thành một

bong bóng màng thẳng đứng mỏng, và

được làm lành và lăn cho quá trình

tiếp theo.

Định hình nhiệt: các phiến nhựa đặt

trên khuôn đựợc nén ép và nhiệt (hoặc

chân không) để định hình các phiến theo hình dạng khuôn.

Khuôn lăn: Các loại bột mịn được

nung nóng trong một khuôn quay để

thu dung dịch nóng chảy có độ nhớt thấp. Khi mặt trong của khuôn xoay

được bao bọc với nhựa nóng chảy,

khuôn được làm lạnh và một sản phẩm rỗng không đầu thừa được tạo ra.

Đúc ép và dịch chuyển: Một nhựa

hoặc phần nhựa tiền định hình được

đưa vào một khoang khuôn của khuôn và được nén ép với áp suất và nhiệt

đến khi nó có hình dạng của khoang.

Đúc dịch chuyển cũng tương tự, ngoại trừ rằng nhựa được hóa lỏng trong một

buồng và sau đó được phun vào một

khoang khuôn đóng bằng pittông thủy lực.

Cán lá: các phần nhựa được cán bởi 2

trục lăn để tạo ra một màng mỏng liên

tục.

Các quy trình sản xuất nhựa phản ứng

Để sản xuất một nguyên liệu nhựa

phản ứng nóng, nhựa lỏng được kết hợp với một chất xúc tác. Việc trộn

các thành phần được thực hiện thông

quá một bước xử lý để tạo ra một phần

đã được xử lý. Một khi đã được xử lý, phần đó không thể thay đổi hoặc tái

định hình, ngoại trừ để các phương

pháp xử lý lần cuối. Nhựa dẻo đã được dùng cho các sản phẩm nhựa phản ứng

nóng bao gồm: urethane, epoxy,

Page 184: Bia tong hop

Hướng dẫn về Môi trường, Sức khoẻ và An toàn

NGÀNH SẢN XUẤT CÁC SẢN PHẨM KIM

LOẠI, NHỰA VÀ CAO SU

178

polyester, acrylic, phenolic và amino

resins. Các chất lấp đầy và phụ gia được thêm vào hỗn hợp nhựa - là tác

nhân xúc tác trước khi đúc để tăng độ

bền và hiệu suất của sản phẩm và để giảm giá thành. Hầu hết các sản phẩm

nhựa phản ứng nóng chứa lượng lớn

chất làm đầy (lên tới 70% trọng

lượng). Các chất làm đầy thông thường bao gồm sợi vô cơ, đất sét, sợi

thủy tinh, thớ gỗ và bồ hóng than. Một

vài các thành phần khác được dùng bao gồm các chất xử lý, chất gia tốc,

chất làm loãng phản ứng và các chất

màu.

Một loạt các lựa chọn đúc được dùng để tạo ra các sản phẩm phản ứng nhiệt

trung gian hoặc cuối cùng, bao gồm

đúc chân không, đúc ép và đúc quay, cán mỏng bằng tay, đúc và bao kín,

cán mỏng phun, đúc đẩy nhựa dẻo,

cuộn sợi, đúc phun, đúc phun phản ứng và cán đẩy.

Nhựa sủi

Sản xuất các sản phẩm nhựa sủi có các

quy trình tạo hình hơi khác nhau không đáng kẻ so với các quy trình

được miêu tả ở trên. Ba loại nhựa sủi

là bọt thổi, bọt syntactic, và cấu trúc. Bọt thổi là một khuôn được trải ra,

tương tự như bọt biển tự nhiên. Bọt cú

pháp là hữu cơ rỗng hoặc khối cầu vô

cơ cực nhỏ gói gọn trong khuôn cối nhựa, và bọt cấu trúc là lõi có bọt

được bao quanh bởi một lớp vỏ rắn

bên ngoài.

Tất cả ba loại nhựa sủi có thể sản xuất

sử dụng các quy trình như đúc phun,

đúc đẩy và đúc nén ép để tạo ra các

sản phẩm sủi với nhiều hình dáng như

các sản phẩm nhựa rắn. Nhựa bọt cấu trúc dược tạo ra bằng phương pháp

đúc phun nhựa dẻo lỏng chứa các chất

thổi hóa học. Sau khi dạng nhựa rắn hoặc sủi được tạo ra, công đoạn hậu

định hình như hàn, kết dính, gia công

cơ khí và trang trí bề mặt (như vẽ)

được tiến hành để hoàn thiện sản phẩm.

Cao su

Mặc dù việc sản xuất các sản phẩm

cao su là rất phong phú, có một vài

quy trình cơ bản thông thường như

sau.

Trộn: Việc sản xuất sản phẩm cao su

bắt đầu với việc sản xuất 1 hỗn hợp

cao su từ polymer (như cao su tự nhiên và cao su tổng hợp), bồ hóng than

(chất làm đầy chính sử dụng trong việc

tạo ra hỗn hợp cao su), dầu và các hóa chất đa tính. Các hóa chất đa tính bao

gồm các chất hỗ trợ quy trình, chất lưu

hóa, chất hoạt hóa, chất gia tốc, chất

chống lão hóa, chất làm đầy, chất làm xốp và các nguyên liệu chuyên dụng

khác (bao gồm các chất ức chế, chất

màu, chất thổi, chất phủi bụi và chất khử thơm, một số loại khác).

Các hỗn hợp cao su khác nhau phụ

thuộc vào các tính chất mong muốn ở

sản phẩm. Các thành phần thích hợp được cân đo và cho vào các một máy

trộn trong được biết đến là máy trộn

“Banbury”. Khu vực các hóa chất được cân đo và và thêm vào hỗn hợp

được gọi là khu vực hóa chất. Các

Page 185: Bia tong hop

Hướng dẫn về Môi trường, Sức khoẻ và An toàn

NGÀNH SẢN XUẤT CÁC SẢN PHẨM KIM

LOẠI, NHỰA VÀ CAO SU

179

polymer và các hóa chất khác thông

thường được đưa vào qua một phễu trộn, trong khi bồ hóng than và dầu

thường được phun trực tiếp vào buồng

hỗn hợp từ hệ dự trữ khối. Sau khi trộn, cao su được làm nguội.

Cán: Khối lượng của cao su được trộn

đưa một máy cán hoặc các bộ phận

khác của thiết bị mà định hình nó dạng mành, phiến dài. Sau đó, cao su nóng,

hơi dính được cho qua một dung dịch

chống dính có nguồn gốc từ nước để bảo vệ các phiến cao su khỏi dính với

nhau khi làm lạnh xuống nhiệt độ

phòng. Các phiến cao su được đặt trực

tiếp lên một băng tải dài và cho chạy qua các hệ thống làm lạnh không khí,

hoặc làm lạnh nước để hạ nhiệt độ của

các phiến cao su. Các máy cán này làm nóng cao su cho các quá trình sau

đó trên các máy đùn và các máy cán

lá. Một vài máy đùn có thể làm lạnh các phiến cao su được đưa vào. Điều

này làm cho bước cán là không cần

thiết.

Đẩy ra: Các máy đùn biến đổi cao su thành nhiều hình dạng hoặc mặt

nghiêng khác nhau bằng cách đẩy

chúng đi qua khuôn kéo thông qua một cánh quạt quay. Máy đùn làm

nóng cao su, cao su sẽ được duy trì

nóng đến khi đi vào một bể nước hoặc

băng tải phun để làm lạnh.

Cán lá: Các mành nóng được cán lá từ

công đoạn cán và sau đó được đưa qua

các sợi được gia cố hoặc các khuôn cối sợi vải áo; do đó ta có thể định

hình các phiến mỏng vật liệu bọc cao

su. Cán lá cũng được sử dụng để sản

xuất các phiến cao su không gia cố,

được kiểm soát độ dày.

Xây dựng: thành phần cao su được đẩy

và cán lá thường kết hợp (dạng lớp

hoặc xây trên) với dây, polyete, aramid và các vật liệu gia cố khác để

sản xuất các sản phẩm cao su.

Các chất dính, còn được gọi là xi-

măng, thỉnh thoảng được dùng để tăng liên kết các lớp sản phẩm khác nhau,

hoặc các mặt cao su được khắc axit

dùng các dung dịch để tăng cường tính kết dính. Các sản phẩm liên kết kim

loại – cao su (như các bộ phần giảm

xóc tự động, các khung động cơ) cũng

được gắn liền trong công đoạn này.

Lưu hóa: Hầu hết các sản phẩm cao su

cần được lưu hóa hoặc liên kết thập.

Quy trình này xuất hiện trong các máy đúc nén nhiệt, các ống nén nóng dòng

(nồi hấp), các lò vi sóng và khí nóng,

hoặc các bộ phận nấu chảy và hóa lỏng. Sản phẩm lắp ráp (như lốp) cần

duy trì ở nhiệt độ cao trong khuôn cần

lưu hóa sau khi quá trình lắp ráp đạt

hình dạng của khuôn. Trong suốt quá trình lưu hóa, các polymer liên kết

trong liên kết thập khuôn cối cao su để

hình thành một sản phẩm cao su bền, đàn hồi, phản ứng nhiệt cuối cùng.

Các liên kết thập trong khuôn cối cao

su cung câp nguyên liệu với các đặc

tính co giãn thuận nghịch cao riêng biệt.

Hoàn thiện: Công đoạn hoàn thiện sẽ

chuẩn bị sản phẩm đưa đến tay người dùng cuối cùng. Công đoạn hoàn thiện

cho việc làm lốp bao gồm cân bằng,

tán, in, rửa, lau sạch và đánh bóng.

Page 186: Bia tong hop

Hướng dẫn về Môi trường, Sức khoẻ và An toàn

NGÀNH SẢN XUẤT CÁC SẢN PHẨM KIM

LOẠI, NHỰA VÀ CAO SU

180

Công nghệ ngâm nhựa mủ

Các sản phẩm cao su (như găng tay cao su, ống thông đường tiểu và các

sản phẩm phẫu thuật khác) được sản

xuất sử dụng công nghệ ngâm nhựa mủ với các lưới cao su metyl butadien

tự nhiên. Nhựa mủ đặc được sản xuất

qua 4 công đoạn là ly tâm, bốc hơi,

làm mịn và gạn điện. Tính mềm và các tính chất của cao su khác của mủ cao

su tự nhiên được phát triển và dùng

nhiều, đặc biệt với các găng tay. Nó bao gồm cao su nitry, mủ tổng hợp

(không có protein), polyvinyl chloride

(PVC), chất đàn hồi xitiren, polyure-

thane và silicon.

Đối với mủ cao su tự nhiên và cao su

tổng hợp, các thành phần phụ (nhu

chất cán lá, chất gia tốc cán lá, chất hoạt hóa, chất ức chế, chất chống ôxy

hóa, chất ổn định, chất làm dày và chất

làm đông) được trộn với mủ để đạt được loại có chất lượng sản phẩm

thích hợp.

Page 187: Bia tong hop

Hướng dẫn về Môi trường, Sức khoẻ và An toàn

CÔNG NGHIỆP IN ẤN

181

HƯỚNG DẪN VỀ MÔI TRƯỜNG, SỨC KHỎE VÀ AN TOÀN

CÔNG NGHIỆP IN ẤN

Giới thiệu

Hướng dẫn về Môi trường, Sức khỏe

và An toàn là các tài liệu kỹ thuật

tham khảo cùng với các ví dụ công

nghiệp chung và công nghiệp đặc thù

của Thực hành công nghiệp quốc tế tốt

(GIIP).1 Khi một hoặc nhiều thành

viên của Nhóm Ngân hàng Thế giới

tham gia vào trong một dự án, thì

Hướng dẫn về Môi trường, Sức khỏe

và An toàn (EHS) này được áp dụng

tương ứng như là chính sách và tiêu

chuẩn được yêu cầu của dự án. Hướng

dẫn EHS của ngành công nghiệp này

được biên soạn để áp dụng cùng với

tài liệu Hướng dẫn chung EHS là tài

liệu cung cấp cho người sử dụng các

vấn đề về EHS chung có thể áp dụng

được cho tất cả các ngành công

nghiệp. Đối với các dự án phức tạp thì

cần áp dụng các hướng dẫn cho các

ngành công nghiệp cụ thể. Danh mục

đầy đủ về hướng dẫn cho đa ngành

công nghiệp có thể tìm trong trang

web:

1 Được định nghĩa là phần thực hành các kỹ năng

chuyên nghiệp, chăm chỉ, thận trọng và dự báo trước

từ các chuyên gia giàu kinh nghiệm và lành nghề

tham gia vào cùng một loại hình và thực hiện dưới

cùng một hoàn cảnh trên toàn cầu. Những hoàn cảnh

mà những chuyên gia giàu kinh nghiệm và lão luyện

có thể thấy khi đánh giá biên độ của việc phòng ngừa

ô nhiễm và kỹ thuật kiểm soát có sẵn cho dự án có

thể bao gồm, nhưng không giới hạn, các cấp độ đa

dạng về thoái hóa môi trường và khả năng đồng hóa

của môi trường cũng như các cấp độ về mức khả thi

tài chính và kỹ thuật.

www.ifc.org/ifcext/enviro.nsf/Content/

EnvironmentalGuidelines

Tài liệu Hướng dẫn EHS này gồm các

mức độ thực hiện và các biện pháp nói

chung được cho là có thể đạt được ở

một cơ sở công nghiệp mới trong công

nghệ hiện tại với mức chi phí hợp lý.

Khi áp dụng Hướng dẫn EHS cho các

cơ sở sản xuất đang hoạt động có thể

liên quan đến việc thiết lập các mục

tiêu cụ thể với lộ trình phù hợp để đạt

được những mục tiêu đó.

Việc áp dụng Hướng dẫn EHS nên chú

ý đến việc đánh giá nguy hại và rủi ro

của từng dự án được xác định trên cơ

sở kết quả đánh giá tác động môi

trường mà theo đó những khác biệt với

từng địa điểm cụ thể, như bối cảnh của

nước sở tại, khả năng đồng hóa của

môi trường và các yếu tố khác của dự

án đều phải được tính đến. Khả năng

áp dụng những khuyến cáo kỹ thuật cụ

thể cần phải được dựa trên ý kiến

chuyên môn của những người có kinh

nghiệm và trình độ.

Khi những quy định của nước sở tại

khác với mức và biện pháp trình bày

trong Hướng dẫn EHS, thì dự án cần

tuân theo mức và biện pháp nào

nghiêm ngặt hơn. Nếu quy định của

nước sở tại có mức và biện pháp kém

nghiêm ngặt hơn so với những mức và

biện pháp tương ứng nêu trong Hướng

dẫn EHS, theo quan điểm của điều

kiện dự án cụ thể, mọi đề xuất thay đổi

khác cần phải được phân tích đầy đủ

Page 188: Bia tong hop

Hướng dẫn về Môi trường, Sức khoẻ và An toàn

CÔNG NGHIỆP IN ẤN

182

và chi tiết như là một phần của đánh

giá tác động môi trường của địa điểm

cụ thể. Các phân tích này cần phải

chứng tỏ rằng sự lựa chọn các mức

thực hiện thay thế có thể bảo vệ môi

trường và sức khỏe con người.

Khả năng áp dụng

Các hướng dẫn EHS cho công nghiệp

in ấn gồm thông tin liên quan đến các

phương tiện in ấn và các kỹ thuật in

chủ yếu bao gồm in thạch bàn/in ốp-

xét, in bản kẽm/khắc ảnh quay, in nổi

khuôn mềm, in phông và in chữ trên

hình. Tài liệu này không cung cấp

thông tin liên quan đến công nghiệp in

ấn không có bản kẽm như các máy in

kỹ thuật số để in nhanh với kích thước

tối đa là DINA3, hoặc các thiết bị tĩnh

điện, từ tính và nhiệt. Phụ lục A miêu

tả đầy đủ vè các hoạt động công

nghiệp trong lĩnh vực này. Tài liệu này

được trình bày theo các mục sau:

Phần 1.0 - Các tác động đặc thù của

ngành công nghiệp và việc quản lý.

Phần 2.0 - Các chỉ số thực hiện và việc

giám sát.

Phần 3.0 - Các tài liệu tham khảo và

các nguồn bổ sung.

Phụ lục A - Mô tả chung về các hoạt

động công nghiệp.

Page 189: Bia tong hop

Hướng dẫn về Môi trường, Sức khoẻ và An toàn

CÔNG NGHIỆP IN ẤN

183

1.0 Các tác động đặc thù của

ngành công nghiệp và việc quản

Mục sau đưa ra bản tóm tắt các vấn đề

EHS liên quan đến công nghiệp in ấn

trong suốt quá trình hoạt động cùng

với các khuyến cáo cho việc quản lý.

Các khuyến nghị về quản lý môi

trường, sức khỏe và an toàn EHS

thông thường trong hầu hết các dự án

lớn đã được quy định trong Hướng

dẫn chung EHS.

1.1 Môi trường

Các vấn đề môi trường trong những

phương tiện in ấn cơ bản bao gồm:

Phát thải khí

Nước thải

Quản lý các chất nguy hiểm

Rác thải

Phát thải

Các hợp chất hữu cơ bay hơi (VOC-

Volatile Organic Compounds)

Các chất VOC thải ra không khí chiếm

xấp xỉ 98% đến 99% lượng chất thải

trong ngành công nghiệp in ấn. Các

nguồn phát thải VOC chính trong các

hoạt động in ấn là từ việc bay hơi của

các dung dịch nguồn (ví dụ isopropyl

alcohol và ethanol) và các dung dịch

tẩy rửa (ví dụ các dung môi hữu cơ)

được dùng trong các xưởng in.2 Lượng

chất thải VOC đáng kể có thể tạo

thành từ việc sơn quét với các loại sơn

gốc dung môi và dát mỏng với các

chất bám dính có nguồn gốc từ dung

môi. Một số nguồn khác của khí VOC

là từ các quá trình đóng gói, cán mỏng,

bọc phủ và làm khô, cũng như là từ

hoạt động làm sạch, dự trữ và hòa

mực, ép dập bản in. Các khí VOC (khí

Alcohol) có thể được thải ra khi tạo

bản in trong quy trình in ốp-xét và in

chữ: từ việc sử dụng perchloroethylene

để rửa các bảng in ảnh polymer trong

kỹ thuật in khắc, hay từ quá trình làm

sạch màn trong kỹ thuật in khung, và

từ quá trình tráng và làm khô suốt quy

trình in khắc axit bằng trục quay trong

thuật khắc ảnh trên bản kẽm.

Mặc dù không có lượng khí VOC đáng

kể trong quá trình in thử và làm ảnh,

thuốc tráng phim và chất hãm hình có

thể sinh các chất thải Sulfur, axit

axetic và ammonia từ việc in phơi

xanh cũng như mùi, đặc biệt là từ các

quá trình cũ trước đây. Phụ lục B giới

thiệu danh sách các chất độc tiềm tàng

bao gồm các khí VOC liên quan đến

ngành công nghiệp in ấn.

Các biện pháp khuyến nghị để phòng

chống và kiểm soát phát thải VOC bao

gồm các phương án sau:

Chọn các nguyên liệu và các quy

trình không hoặc ít đòi hỏi sử dụng

2 Toluene, metyl ethyl ketone (MEK) xylenes và

trichloroethane -111 đại diện tiêu biểu những chất

độc hóa học dễ bay hơi phổ biến nhất trong lĩnh vực

này. Các máy in quay lớn có thể tiêu thụ hơn 200 tấn

dung dịch một năm.

Page 190: Bia tong hop

Hướng dẫn về Môi trường, Sức khoẻ và An toàn

CÔNG NGHIỆP IN ẤN

184

các sản phẩm có chứa VOC. Ví dụ

như:

o Sử dụng các dung dịch bôi trơn

có nguồn gốc từ nước để thay

cho các dung dịch khử trùng

bằng clo cho khuôn tô màn lụa;

o Giảm thiểu việc sử dụng các

dung dịch có chứa Benzen,

Toluene các loại hydrocarbon

thơm, cũng như là axit axetic;

o Sử dụng các loại mực in có

nguồn gốc từ nước hoặc từ thực

vật (ví dụ như đậu nành, hạt

lanh...) và các loại mực chống

tia UV;

o Sử dụng các dung dịch nguồn

và dung dịch tẩy rửa với các

thành phần ít bay hơi (như thành

phần benzen ít hơn 0,1%,

toluene và xylene ít hơn 1%)

hoặc các chất tẩy có nguồn gốc

từ dầu thực vật khi thay thế các

dung môi hữu cơ, giảm thiểu và

thay thế alcohol isopropyl;

o Sử dụng bất cứ khi nào có thể

các chất làm sạch có nguồn gốc

từ xà phòng hoặc các dung dịch

tẩy quần áo và các loại dầu thực

vật được este hóa với cồn cho

quá trình tẩy rửa dung môi. Các

chất làm sạch này có điểm bắt

cháy thấp nhất 100 oC để đảm

bảo an toàn cháy nổ;

o Sử dụng các dung môi làm sạch

in ấn với điểm bắt cháy thấp

nhất là 55 o

C (ví dụ: các hợp

chất hydrocarbon ít bay hơi, các

axit chanh không VOC, các dầu

thực vật và các este của nó);

o Sử dụng công nghệ CTP

(computer-to-plate: từ máy tính

đến bản in) trong việc làm ảnh

trong công đoạn làm bản khắc

kẽm;

o Thay thế dichloromethane

(methylene chloride) cho việc

loại bỏ mực khô;

o Sử dụng các loại sơn có nguồn

gốc từ nước và chống tia UV;

o Thay thế các chất dính có nguồn

gốc từ dung môi bằng các loại

chất dính với thành phần dung

môi thấp, các hệ chống tia UV,

hoặc các chất dính có nguồn gốc

từ nước hoặc lá nhiệt

(thermofoiling);

o Sử dụng kỹ thuật in ốp-xét

không nước;

o Giảm độ dày khắc axit của bản

in kẽm trong kỹ thuật khắc ảnh

quay khi các chi tiết có thể được

in với mực có nguồn gốc từ đậu

nành và rau củ (chẳng hạn như

làm ảnh trực tiếp bằng laze

nhiệt thay thế cho việc sử dụng

bút trâm kim cương hoặc khắc

axit hóa học với sắt clorua). Hệ

thống khắc bản kẽm nhiệt có thể

kết hợp với công nghệ tách bỏ

điện phân đồng. Đây là công

nghệ điều khiển tự động độ dày

từng ô cho phép sử dụng các

loại mực có gốc nước;

Page 191: Bia tong hop

Hướng dẫn về Môi trường, Sức khoẻ và An toàn

CÔNG NGHIỆP IN ẤN

185

o Sử dụng các quá trình làm tan

băng khô để tẩy.

Tránh hoặc giảm thiểu tối đa sự

thất thoát VOC thông qua quá trình

thay đổi và khôi phục hơi dung môi

bao gồm:

o Sử dụng các hệ thống rửa tự

động và hệ thống giặt lớp phủ tự

động;

o Sử dụng hệ thống bơm chuyển

để đổ đầy lại các ống mực trong

các máy ép khuôn in nổi lớn;

o Sử dụng các phương tiện truyền

được làm lạnh để kiểm soát chất

thải isopropyl alcohol từ các

dung dịch nguồn trong kỹ thuật

in khắc;

o Sử dụng hệ thống dao cạo kín

hoặc hồi phục VOC bằng

carbon hoạt tính trong in nổi

khuôn mềm;

o Bổ sung các hệ thống khôi phục

và tái sử dụng dung môi, bao

gồm các máy lọc nội tuyến cho

các dung dịch nguồn và các bộ

trưng cất cho các dung môi;

o Sử dụng kho lưu trữ đóng cho

tất cả các dung môi và dung

dịch tẩy rửa, cũng như các loại

giẻ bị nhiễm bẩn;

o Quản lý chất lượng các

côngtenơ và các thùng chứa các

chất dễ bay hơi (như mực, sơn

và các giẻ lau nhiều dung môi),

bảo đảm chúng được bọc kín và

cách ly trong các phòng hoặc

khu vực thông hơi.

o Thực hiện các kiểm soát thứ yếu

(nếu cần) để đánh dấu các chất

thải còn dư, bao gồm:

o Chất hấp thụ than hoạt tính

(không thích hợp cho loại mực

có nguồn gốc từ xêton trong kỹ

thuật khắc ảnh quay hoặc các

phương tiện khắc ảnh quay/in

khắc nổi sử dụng các loại mực

đa dạng cùng với các hợp chất

dung môi khác nhau);

o Sử dụng các buồng đốt sau làm

khô (heatset), các máy ôxy hóa

bằng nhiệt tái sinh, các máy ôxy

hóa nhiệt phục hồi (tương thích

với hầu hết các loại mực sử

dụng trong việc in quay và việc

in nổi, nhưng cần nhiều năng

lượng);

o Sử dụng các chất xúc tác, hoặc

các máy ôxy hóa bằng chất xúc

tác tái sinh (thích hợp cho các

phương tiện chuyên dụng cho

quá trình sản xuất lâu dài cho

một số loại riêng biệt, nhưng

không phù hợp cho một số loại

mực nhất định với các chất phụ

dung môi được khử trùng bằng

clo);

o Thiêu hủy khí thải nếu sử dụng

các loại sơn có nguồn gốc từ

dung môi;

o Phát triển và thực thi một kế

hoạch quản lý dung môi, trong

đó bao gồm các quá trình làm

giảm việc sử dụng dung môi

thông qua:

Page 192: Bia tong hop

Hướng dẫn về Môi trường, Sức khoẻ và An toàn

CÔNG NGHIỆP IN ẤN

186

o Rà soát việc tuân thủ các giới

hạn phát thải, đưa ra các định

lượng về chất thải từ tất cả các

nguồn (bao gồm chất thải rắn,

nước thải và khí thải);

o Xác định các lựa chọn giảm

thiểu cho tương lai, bao gồm lộ

trình thực hiện;

o Ghi lại việc lưu giữ số lượng

tiêu thụ dung môi hàng năm và

chất thải dung môi.

Các hướng dẫn cho quá trình tiêu thụ

và dự trữ các chất nguy hiểm được đề

cập đến trong Hướng dẫn chung

EHS.

Các chất độc khác

Mạ crôm điện và bể khử crôm trong

quá trình làm trục lăn khi in khắc bản

kẽm có thể là nguồn chất thải của một

vài các chất độc bao gồm Crôm hoá trị

VI (Crôm VI), axit clohyđric (HCl), và

isocyanates. Các chiến lược ngăn chặn

và kiểm soát được khuyến cáo cho các

loại chất thải này bao gồm:

Cài đặt các máy tách vách ngăn với

các màn phun để hạn chế các chất

thải của Crôm VI từ các bể mạ

crôm;

Duy trì độ đậm đặc của axit

clohydric ở 10% thể tích trong các

bể khử crôm và nút các đầu của các

trục lăn để tránh việc phơi ở phía

trong đối với HCl, do vậy giảm tối

đa phát thải HCl;

Tránh và giảm thiểu tối đa chất thải

isocyanate được hình thành trong

quá trình tiêu thụ, nạp và pha trộn

liên quan đến việc bọc có sử dụng

isocyanate, trong việc mua bán và

cất giữ các rác thải nhiễm

isocyanate, và trong quá trình bọc

và làm khô khi in có sử dụng lớp

phủ chứa isocyanate. Các kỹ thuật

ngăn chặn và kiểm soát bao gồm:

o Sử dụng các bơm tự động để

truyền chất lỏng isocyanate từ

các thùng chứa, côngtenơ dự trữ

để xử lý các thùng đựng;

o Lựa chọn và sử dụng các hợp

chất isocyanate có chứa các

isocyanate kém tự do và ít bay

hơi hơn;

o Sử dụng các hỗn hợp đi kèm và

các thùng đựng dự trữ.

Bụi giấy

Quá trình xẻ, gấp và cắt giấy tạo ra bụi

giấy. Việc thải bụi giấy vào không khí

hoặc việc tiếp xúc trực tiếp của các

công nhân nên được tránh hoặc giảm

thiểu thông qua việc áp dụng các biện

pháp ngăn ngừa và kiểm soát thích

hợp, bao gồm:

Giảm và loại bỏ các chất thải dạng

bụi ngay tại nguồn thông qua:

o Loại bỏ bụi từ bảng tiền cắt giấy

sử dụng hệ thống chân không tại

các ống dẫn trong nén;

o Cài đặt các bộ góp bụi gắn liền

với các thiết bị có khả năng tạo ra

bụi (như các máy gấp/cắt lớn

hoặc các điểm in đè);

o Sử dụng các chất ổn định độ ẩm.

Page 193: Bia tong hop

Hướng dẫn về Môi trường, Sức khoẻ và An toàn

CÔNG NGHIỆP IN ẤN

187

Thu thập các bụi nhất thời từ các

khu vực sản xuất thông qua:

o Duy trì áp lực âm trong các

vùng xác định (như các vùng cắt

và các vùng ép);

o Cài đặt các chất cách ly sàn và

các cửa để giúp cô lập các vùng

cắt từ các vùng in;

o Sử dụng các bộ quạt lọc;

o Loại bỏ bụi từ các hệ thống thu

thập và hút thải thông qua việc

sử dụng các máy hút bụi và các

máy lọc bụi không khí hiệu suất

cao (nếu cần) để hút giữ lại các

hạt nhỏ mịn.

Các sản phẩm cháy phụ

Các phương tiện in ấn có thể có các

nồi chưng cất và các lò đun chất lỏng

nhiệt để tạo ra sức nóng trong một số

quá trình nhất định như trong kỹ thuật

in nổi bằng khuôn mềm. Hướng dẫn

phát thải của nguồn đốt nhiên liệu kết

hợp với các hoạt động sinh nhiệt và

phát điện từ những nguồn có công suất

nhiệt đầu vào bằng hoặc thấp hơn 50

MWth, bao gồm cả chuẩn phát thải

khí thải, được đề cập trong Hướng

dẫn chung EHS.

Nước thải

Nước thải công nghiệp

Các nguồn nước thải trong công

nghiệp in ấn liên quan đến các hoạt

động gia công ảnh và bản kẽm. Các

quá trình làm ảnh, tiền ép với các tấm

phim ảnh, bây giờ ít được sử dụng, có

sử dụng các muối nhạy sáng, các bể

axit hoặc kiềm, và các chất hóa học

khác dùng trong quá trình in đen trắng

(như n-hexane, Natri thiosunfat,

ammoniac, hydroquinon, diethanolamin

và các hợp chất của kẽm).

Nước thải từ các quá trình công nghiệp

có thể chứa các hợp chất kim loại (như

bạc và thủy ngân) và dung dịch làm

sạch có thể chứa các chất màu, axit và

các dung môi (như toluen).

Các hóa chất khắc axit trong kỹ thuật

khắc bản kẽm có thể chứa axit nitric,

perchloroethylene, và butan. Thêm

vào đó, các hợp chất đồng và crôm,

cũng như ethylene glycol, các glycol

ether và methanol, có thể tìm thấy

trong các quá trình này.

Chất thải lỏng tiền in, làm ảnh gồm có

thuốc tráng phim đã qua sử dụng,

nước sục rửa đã qua sử dụng, và các

chất hãm hình đã qua sử dụng, chủ yếu

từ các công đoạn xử lý để thu hồi các

hóa chất như bạc. Nước sục từ các

khuôn hình tráng ảnh trong quá trình

in khung chứa các acrylic phản ứng là

chất độc đối với các sinh vật biển, và

có thể gây ra hiệu ứng nitrat hóa.

Nước sục sử dụng để làm trục lăn khi

in khắc bản kẽm (có thể chứa đồng,

crôm và niken) có tính axit. Nước sục

được tạo ra trong thời gian hiện ảnh

bọc bản kẽm nhạy sáng có thể chứa

các lượng nhất định các chất làm phai

lớp bọc với nhu cầu ôxy hóa học COD

xấp xỉ 300 mg/l.

Các chiến lược ngăn ngừa nước thải

được khuyến nghị nên bao gồm sự

thay thế các hợp chất có tiềm năng

Page 194: Bia tong hop

Hướng dẫn về Môi trường, Sức khoẻ và An toàn

CÔNG NGHIỆP IN ẤN

188

nguy hiểm và việc làm giảm bớt lượng

nước thải cần xử lý.

Các kỹ thuật để giảm thiểu sự phát

sinh nước thải bao gồm:

Giảm lượng hóa chất trong các bể

hóa chất dùng các phim ảnh không

chứa bạc và các hệ thống sản xuất

không rửa;

Sử dụng các phim và bản kẽm

tráng nước;

Sử dụng dòng ngược (countercurrent)

thay vì các công đoạn sục song song

để làm giảm lượng nước rửa sử dụng;

Làm giảm việc sử dụng crôm, chì

và bari trong các chất màu và sử

dụng các phương pháp bọc khác

(như tráng bột tĩnh điện, các loại

sơn khác không độc). Nếu cần sử

dụng các ứng dụng crôm, áp dụng

các công nghệ phục hồi lượng ra và

giảm thiểu, hoặc bay hơi, hoặc

thẩm thấu ngược;

Sử dụng các sơn phủ có nguồn gốc

từ nước cho các quá trình in đè;

Sử dụng các chất dính hòa tan

trong nước trong công đoạn liên kết

hoặc các keo ít VOC khi cần. Chấp

thuận công nghệ CTP trong việc

làm bản kẽm;

Tăng cường tối đa khả năng tái sử

dụng các dòng đã xử lý.

Xử lý nước thải công nghiệp

Từ khi ngành công nghiệp in ấn có

một loạt sản phẩm sử dụng các loại vật

liệu thô, hóa chất và các công đoạn sản

xuất đa dạng, việc xử lý nước thải

được yêu cầu sử dụng quy trình riêng

biệt cho quá trình sản xuất đang dùng

và các chất gây ô nhiễm đặc trưng.

Các công nghệ xử lý nước thải công

nghiệp trong mục này bao gồm (i) chia

tách nguồn và tiền xử lý các dòng

nước thải chứa nồng độ cao các hợp

chất không có vi khuẩn làm thối rữa sử

dụng việc tách pha, ví dụ như các quá

trình phục hồi hòa tan, tẩy không khí,

ôxy hóa hóa chất, hấp thụ, v.v… (ii)

giảm các kim loại nặng dùng trong

việc kết tủa hóa học, làm đông và kết

bông, phục hồi điện hóa, trao đổi iôn,

v.v… và (iii) loại bỏ phần dư tại các

bãi rác thải nguy hiểm được chỉ định.

Các kiểm soát kỹ thuật phụ có thể

được yêu cầu đối với (i) việc loại bỏ

kim loại tiên tiến sử dụng màng lọc

hoặc các kỹ thuật xử lý hóa lý, (ii) việc

loại bỏ các chất hữu cơ ngoan cố và

các chất hữu cơ họ Halogen, (iii) giảm

độ độc của dòng thải sử dụng công

nghệ thích hợp (ví dụ như thẩm thấu

ngược, trao đổi iôn, than hoạt tính…),

(iv) việc loại bỏ các chất tạo màu còn

dư sử dụng phương pháp hấp thụ hoặc

ôxy hóa hóa học và (v) ngăn chặn và

xử lý các chất hữu cơ dễ bay hơi được

dỡ từ các đơn vị hoạt động khác nhau

trong hệ thống xử lý nước thải.

Quản lý nước thải công nghiệp và các

ví dụ về các phương pháp xử lý được

thảo luận trong Hướng dẫn chung

EHS. Thông qua việc sử dụng các

công nghệ này và các thực hành công

nghiệp tốt trong quản lý nước thải, các

cơ sở sản xuất có thể đạt được giá trị

Page 195: Bia tong hop

Hướng dẫn về Môi trường, Sức khoẻ và An toàn

CÔNG NGHIỆP IN ẤN

189

hướng dẫn về xả thải trong mục 2 của

tài liệu hướng dẫn này.

Nguồn nước thải khác và việc tiêu thụ

nước

Hướng dẫn quản lý nước thải không

nhiễm bẩn từ các quá trình hữu ích,

nước mưa không nhiễm bẩn và nước

thải vệ sinh được cung cấp trong

Hướng dẫn chung EHS. Các nguồn

nhiễm bẩn nên được đưa qua các hệ

thống xử lý cho nước thải công

nghiệp. Các khuyến cáo để giảm thiểu

sự tiêu thụ nước, đặc biệt tại những

nơi có nguồn tài nguyên thiên nhiên

hạn chế, cũng được tìm thấy trong

Hướng dẫn chung EHS.

Quản lý các chất nguy hiểm

Công nghiệp in ấn sử dụng rất nhiều

các chất nguy hiểm bao gồm các dung

môi và các chất hóa học khác. Hướng

dẫn quản lý các chất nguy hiểm, bao

gồm việc mua bán, dự trữ và vận

chuyển, được cung cấp trong Hướng

dẫn chung EHS.

Chất thải

Chất thải lỏng từ việc in ấn bao gồm

các loại cặn mực (chứa kẽm, crom,

barium, chì, mangan, benzene, dibutyl/

ethyl acetate); rác thải các dung dịch

nguồn và các dung dịch tẩy (như các

dung môi hữu cơ đã qua sử dụng bao

gồm trichloroethane, methylen cloride,

carbob tetrachloride, aceton,

methanol); các dung môi khác và các

chất cặn thùng chứa (như toluene,

xylene, glycol ether, methyl ethyl

ketone và ethanol). Các loại mực có

gốc nước có thể chứa biôxit và các

chất tạo hình. Các chất thải hậu in có

thể bao gồm kẽm, bari và catmi từ

giấy thải, và n-hexane, methanol, và

1,1,1-trichloroethane từ các cặn thùng

chứa. Các chất thải rắn có thể gồm có

giấy thải và các chất nền khác, các bản

kẽm in đã phai, chất thải của quá trình

in khắc axit trục quay, giẻ lau nhiễm

bẩn, các côngtenơ và các bao bì3.

Hướng dẫn dự trữ, mua bán và tiêu

hủy các chất thải nguy hiểm và không

nguy hiểm được cung cấp trong

Hướng dẫn chung EHS. Các phương

pháp quản lý chất thải phụ được

khuyến cáo riêng biệt cho lĩnh vực này

bao gồm:

Làm giảm sự phát sinh các chất

thải nguy hiểm và không nguy

hiểm thông qua:

o Sử dụng hệ thống dẫn mực điều

khiển điện tử và các máy cài đặt

số để giảm số lượng tấm khuôn

đúc chữ;

o Tái chế các bản kẽm bằng việc

nấu chảy lại và ưu tiên sử dụng

các bản kẽm polymer thế hệ

mới;

o Sử dụng các bản kẽm in dung

tích lớn;

o Sử dụng phương pháp trổ khắc

thay vì phương pháp ăn mòn

axit cho các trục quay in khắc;

o Tái pha trộn các mực thải;

3 Lượng giấy trung bình mất đi trong các phương tiện

in ấn sử dụng giấy như nguyên liệu nền xấp xỉ 6%.

Page 196: Bia tong hop

Hướng dẫn về Môi trường, Sức khoẻ và An toàn

CÔNG NGHIỆP IN ẤN

190

o Sử dụng các loại mực và dung

môi đã dùng rồi như chất đốt bổ

sung.

1.2 An toàn và sức khỏe lao động

Các mối nguy hiểm về an toàn và sức

khỏe lao động trong việc kết cấu và

khử chức năng của các phương tiện in

ấn là các vấn đề thường gặp đối với

hầu hết các phương tiện công nghiệp,

và các biện pháp kiểm soát và ngăn

ngừa cũng được thảo luận trong

Hướng dẫn chung EHS. Các mối

nguy về an toàn và sức khỏe lao động

trong suốt giai đoạn hoạt động và cụ

thể cho ngành công nghiệp in ấn chủ

yếu bao gồm:

Mối nguy hóa học

Mối nguy vật lý

Tiếng ồn

Mối nguy hóa học

Phần lớn các mối nguy hóa học thông

thường trong công nghiệp in ấn liên

quan đến khả năng tiếp xúc trực tiếp

với các dung môi và các VOC, kể cả

bụi. Hướng dẫn về các phương pháp

ngăn chặn và kiểm soát các mối nguy

hóa học có thể được tìm thấy trong

mục an toàn và sức khỏe lao động của

Hướng dẫn chung EHS. Các thông

tin bổ sung tiếp theo mang tính đặc thù

cho các cơ sở in ấn.

Nguy cơ qua đường hô hấp

Các hoá chất nguy hiểm có thể hít phải

có ở tất cả các khâu trong quá trình in:

việc bay hơi của cồn hoặc dung môi

trong môi trường làm việc hoặc (đặc

biệt hơn) là sự giải phóng ozon do các

đèn UV hoặc xử lý điện hoá cho các

mặt phim nhựa. Một nguồn khác cũng

sản sinh ra các chất có thể hít phải là

các loại bụi khác nhau được tạo thành

trong một số công đoạn của quá trình

in. Các biện pháp phòng chống và

kiểm soát được khuyến cáo cho các

hiểm họa hít phải VOC và ozone bao

gồm:4

Chọn các vật liệu sản xuất ít nguy

hại như các dung dịch tẩy rửa

không có thành phần gây hại. Một

số thay thế khác gồm có các chất

tẩy rửa, các chất tráng ít bay hơi

(như áp suất hơi của các hỗn hợp

VOC nhỏ hơn 10 mmHg ở 20 oC)

hoặc các loại mực có nguồn gốc từ

nước hoặc thực vật;

Phòng chống việc phát tán vào môi

trường làm việc thông qua việc lắp

đặt các hệ thống hút khí thải cục bộ

thông với bên ngoài, đặc biệt tại

những nơi có khí thải chính bao

gồm:

o Các phòng dập;

o Các bộ phận có sử dụng các loại

mực có nguồn gốc từ socyanate;

o Các vùng hoặc các công đoạn

yêu cầu phải có sự pha trộn

mực;

4 Hướng dẫn ngăn chặn và kiểm soát sự phát tán của

bụi được đưa ra cùng với các khuyến cáo về việc

quản lý các loại bụi dễ gây cháy nổ.

Page 197: Bia tong hop

Hướng dẫn về Môi trường, Sức khoẻ và An toàn

CÔNG NGHIỆP IN ẤN

191

o Các công đoạn có dùng giàn sấy

hoặc lò sấy.

Làm giảm bớt, lưu giữ và làm cạn

ozone liên quan đến các bộ UV

thông qua các kỹ thuật:

o Kiểm soát sự tạo thành ozone

trong suốt quá trình lắp đặt và

vận hành các bộ UV khi in

khắc;

o Sử dụng các bộ UV làm mát

bằng nước (chúng có thể tạo ra

ít ozone hơn các bộ làm mát

bằng khí);

o Che chắn các bộ phận có giải

phóng UV khi in màn với các

loại mực chống UV và bọc với

lớp vỏ cố định và khoá liên

động;

o Che chắn các bộ UV bằng các

cửa sập, mành và rèm che xung

quanh khi sản xuất các bản kẽm

polymer quang;

o Lắp đặt các bộ thông gió hút cục

bộ cho các khu vực kín xung

quanh các đèn UV làm mát bằng

không khí thông thường.

Duy trì các lò dùng để làm khô

mực dưới mức áp suất không khí

khi sử dụng;

Hạn chế việc ra vào các phòng in

dập và các khu vực có thể sản sinh

chất độc.

Nguy cơ tiếp xúc với da

Việc sử dụng các vật liệu nguy hiểm

khi in ấn có thể gây ra khả năng gây

nguy hiểm cho công nhân qua tiếp xúc

trực tiếp giữa da và các chất lỏng, chất

rắn nguy hiểm và có khả năng ăn mòn

(như dạng hơi hoặc dạng sương). Sự

tiếp xúc có thể xảy ra trong công đoạn

tiền dập nén (ví dụ như các bể axit để

tráng phim và sửa bằng tay các bản

khắc). Một nguồn khác có khả năng

xảy ra tiếp xúc bao gồm alcohol

isopropyl trong các dung dịch nguồn

và các dung dịch làm sạch máy nén,

các loại mực không có nguồn gốc từ

nước và các mực chống UV trong suốt

công đoạn in dập và hậu in. Các tiêu

chuẩn đánh giá việc phòng chống và

kiểm soát được khuyến cáo cho việc

tiếp xúc trực tiếp với da bao gồm:

Trang bị các thiết bị bảo hộ lao

động gồm có các loại găng tay

chuyên dụng, các bộ áo liền quần,

trang thiết bị bảo vệ mắt và mặt nạ

dùng để bảo vệ hóa học;

Thay thế ngay quần áo bảo vệ nếu

bị nhiễm bẩn mực chưa xử lý;

Kiểm tra định lượng các triệu

chứng về bệnh viêm da hoặc các

chỉ số khác về các khả năng tiếp

xúc với hóa học qua da.

Các mối nguy hiểm về cháy nổ (bột,

bụi và các vật liệu khác)

Bột chống đánh giây mực, thường

được dùng khi in dập ốp-xét từng

trang, là loại bột khá tốt và không độc

phát ra từ quá trình lăn cuối cùng.5 Bột

này chứa tinh bột bắp, calcium

carbonate và tripolite. Nó có thể đọng

5 Kỹ thuật mực in khô UV khi in offset không cần

dùng các loại bột chông đáng giây mực.

Page 198: Bia tong hop

Hướng dẫn về Môi trường, Sức khoẻ và An toàn

CÔNG NGHIỆP IN ẤN

192

lại trên bề mặt trong các phòng dập

nén, và được coi như một loại bụi

nguy hiểm có khả năng gây nổ.

Các kỹ thuật bảo vệ và kiểm soát các

loại bột chống đánh giây mực bao

gồm:

Bảo dưỡng và sửa chữa các dây

chuyền in phun để giảm lượng bột

sử dụng;

Sử dụng hệ thống thông gió khí

thải cục bộ được kiểm soát bằng

các túi lọc.

Sự dịch chuyển và phát nổ của các bụi

lưu cữu là một mối nguy hiểm quan

trọng cho tính an toàn trong công

nghiệp in ấn. Các đám mây bụi nhỏ từ

giấy có thể bắt lửa và làm cho bụi lưu

cữu dịch chuyển và gây nổ.6 Trong các

bộ phận gấp và cắt lớn, bụi có thể lưu

cữu trên các mặt ngang. Điều này đặc

biệt nguy hiểm khi gặp lửa. Các biện

pháp phòng chống và kiểm soát bụi

liên quan đến các rủi ro cháy nổ bao

gồm:

Kiểm soát lượng bụi lắng đọng trên

các mặt ngang và loại bỏ nó bằng

các máy làm sạch hút chân không

để tránh việc sử dụng khí nén và

các hệ thống tác động mạnh;

Nâng cao các hệ thống thông gió và

hạn chế sự phát tán các khí VOC

và bụi trên toàn các vùng sản xuất;

Lắp đặt các bộ lọc bụi;

6 Hạn mức nổ dưới (LEL) cho bụi là khoảng 50-

100g/m3 và hạn mức nổ trên (UEL) cho bụi là 2-

3kg/m3.

Lắp đặt thiết bị chống bụi và cháy

nổ, chăng dây và cố định đồ đạc

trong các khu vực có rủi ro nổ cao.

Các chất như mực, hóa chất, giấy,

bảng, đồ nhựa và các chất nền khác có

thể trở nên nguy hiểm khi gặp lửa (ví

dụ: do sự phát sinh của các hơi độc

bốc lên và gây ra khả năng nổ lớn).

Nguyên nhân chủ yếu của việc phát

hỏa trong các phòng in dập là do nhiệt

từ ma sát, tĩnh điện và các tia lửa. Các

tiêu chuẩn phòng chống và kiểm soát

được khuyến cáo gồm có:

Lắp đặt các thiết bị khử tĩnh điện;

Nối đất tất cả các máy in dập để

tránh tĩnh điện giữa súc giấy và các

trục lăn dập;

Sử dụng các công-te-nơ chống

cháy chứa các giẻ lau đã nhiễm

bẩn;

Duy trì lượng tối thiểu các chất dễ

cháy trong các phòng in dập và

cung cấp các thùng chống cháy để

đựng mực và dung môi;

Lắp đặt các thiết bị phòng chống

cháy trong các phòng in dập gồm

có các hệ thống dập lửa (ví dụ như

hệ thống phát hiện và phun nước,

thêm vào đó là các hệ thống chặn

lửa);

Tránh lưu giữ các thùng lớn, các

vật liệu dễ cháy, và nếu có thể nên

trang bị các kho chứa chống cháy

bên ngoài các xưởng in chính;

Sử dụng các bức tường lửa để tách

rời các khu vực sản xuất với lượng

Page 199: Bia tong hop

Hướng dẫn về Môi trường, Sức khoẻ và An toàn

CÔNG NGHIỆP IN ẤN

193

lớn các dung môi (ví dụ như khu

vực in quay);

Sử dụng một phòng chống cháy

chuyên dụng (chẳng hạn như có tốc

độ cách ly lửa là 30 phút) để trộn

hoặc pha loãng các loại mực, và

trang bị các hệ thống dập lửa thích

hợp.

Mối nguy vật lý

Các mối nguy hiểm thân thể trong mục

này đặc biệt liên quan đến khả năng

tổn thương tay nghiêm trọng bao gồm

cả việc cắt đứt trong khi sử dụng các

loại máy cắt và gấp (ví dụ như máy

xén, các dao cắt giấy, máy cắt dây),

các máy đóng sách và trong suốt quá

trình vận hành và bảo dưỡng các máy

dập in. Các rủi ro thường xuyên xảy ra

nhưng ít nguy hiểm gồm việc cắt phải

tay chân hoặc căng cơ khi mang vác

và vận chuyển nguyên vật liệu để in,

thêm vào đó là khả năng trượt ngã do

các bề mặt quá trơn.

Bên cạnh đó các tiêu chuẩn phòng

chống và kiểm soát các nguy hiểm đến

thân thể được giới thiệu trong Hướng

dẫn chung EHS như các khuyến cáo

an toàn máy móc, các biện pháp phòng

chống và kiểm soát mang tính đặc thù

công nghiệp cho các nguy hiểm đến

thân thể gồm có:

Lắp đặt các thiết bị buộc, gấp và

cắt với các thiết bị an toàn hoàn

chỉnh (ví dụ như các khóa liên

động, quang điện, các máy xén vận

hành bằng tay) hoặc trang bị thêm

vào các thiết bị hiện có với các

thiết bị an toàn phù hợp;

Lắp đặt các máy móc hiện đại hoặc

trang bị thêm với các hệ thống

“làm sạch khóa bước dừng” (inch-

stop-lock-clean), “làm sạch bước

dừng” (inch-stop-clean), “giữ để

chạy/kéo chậm” (hold-to-run/slow

crawl), và thiết bị cảnh báo trước

khi khởi động có thể nghe thấy, các

nút dừng khẩn cấp, và các công tắc

khóa;

Lắp đặt các hệ thống rửa tự động;

Bổ sung các biển cảnh cáo để ngăn

các trường hợp để tay vào các bộ

phận chuyển động của máy dập in

và các thiết bị khác trong quá trình

hoạt động.

Tiếng ồn

Máy móc in ấn công nghiệp, bao gồm

cả các hệ thống thông gió, có thể là

nguyên nhân của các nguồn tiếng ồn

liên tục hoặc gián đoạn. Bên cạnh các

biện pháp phòng chống và kiểm soát

tiếng ồn trong Hướng dẫn chung

EHS, các biện pháp quản lý tiếng ồn

trong các hoạt động in ấn bao gồm:

Lắp đặt các mành rèm PVC phủ lên

(loại có thể giảm độ ồn lên đến 10

dB thang độ A hoặc các cửa đóng

mở tự động;

Rào lại các bộ phận của các máy

gia công bằng hàng rào âm trong

các phòng in dập;

Page 200: Bia tong hop

Hướng dẫn về Môi trường, Sức khoẻ và An toàn

CÔNG NGHIỆP IN ẤN

194

Sử dụng các vật liệu hấp thụ âm

thanh cho tường và trần.

1.3 An toàn và sức khỏe cộng đồng

An toàn và sức khỏe cộng đồng trong

quá trình xây dựng, vận hành và các

giai đoạn khử chức năng của các

phương tiện in công nghiệp thường

giống với các phương tiện trong hầu

hết các ngành công nghiệp và được

giới thiệu trong Hướng dẫn chung

EHS.

Page 201: Bia tong hop

Hướng dẫn về Môi trường, Sức khoẻ và An toàn

CÔNG NGHIỆP IN ẤN

195

2.0 Các chỉ số thực hiện và việc

giám sát

2.1 Môi trường

Các hướng dẫn về phát thải và xả

thải

Bảng 1 và 2 giới thiệu các hướng dẫn

cho mục này. Các giá trị hướng dẫn

cho phát thải và xả thải cho ngành

công nghiệp này thể hiện thực hành

công nghiệp quốc tế tốt tương ứng với

các tiêu chuẩn liên quan trong khung

pháp lý của các nước. Các giá trị

hướng dẫn này có thể đạt được trong

các điều kiện vận hành thông thường

với các phương tiện được thiết kế và

vận hành một cách thích hợp thông

qua các kỹ thuật phòng chống và kiểm

soát ô nhiễm đã nêu trong phần trước

của tài liệu này.

Hướng dẫn về phát thải được áp dụng

cho quá trình phát thải khí thải. Hướng

dẫn phát thải của nguồn đốt nhiên liệu

kết hợp với các hoạt động sinh nhiệt

và phát điện từ những nguồn có công

suất nhiệt đầu vào bằng hoặc thấp hơn

50 MWth được đề cập trong Hướng

dẫn chung EHS, với phát thải nguồn

điện lớn hơn được đề cập đến trong

Hướng dẫn EHS cho nhà máy nhiệt

điện. Hướng dẫn xem xét môi trường

xung quanh dựa trên tổng thải lượng

khí thải được cung cấp trong Hướng

dẫn chung EHS.

Hướng dẫn về xả thải được áp dụng

cho xả thải trực tiếp nước thải đã xử lý

vào nguồn tiếp nhận là nước mặt có

mục đích sử dụng chung. Mức thải đặc

thù theo từng địa điểm có thể được

thành lập ra dựa trên điều kiện sẵn có

và thực trạng sử dụng của hệ thống thu

gom và xử lý nước thải chung, hoặc

nếu thải trực tiếp vào nguồn nước mặt

thì sự phân loại thủy vực tiếp nhận

nước theo mục đích sử dụng được đề

cập đến trong Hướng dẫn chung

EHS. Các định mức này cần đạt được,

mà không pha loãng, ít nhất 95% thời

gian cơ sở sản xuất hoạt động, và có

thể tính bằng tỷ lệ giờ hoạt động hàng

năm. Mức chênh lệch với các giá trị

hướng dẫn do điều kiện của dự án cụ

thể cần được giải trình trong báo cáo

đánh giá môi trường.

Page 202: Bia tong hop

Hướng dẫn về Môi trường, Sức khoẻ và An toàn

CÔNG NGHIỆP IN ẤN

196

Bảng 1: Mức độ phát thải khí thải trong

công nghiệp in ấn

Chất thải Đơn vị Giá trị

khuyến cáo

Các chất VOC mg/Nm3

100a,b

20a,c

75a,d

100a,e

Bụi dạng hạt mg/Nm3 50f

NOx mg/Nm3 100 - 500g

Isocyanate mg/Nm3 0,1h

CHÚ THÍCH: a. Được tính như tổng carbon b. Dùng với lưới in làm khô trong kỹ thuật in ốp-xét

tiêu thụ 15-25 tấn dung môi/1 năm c. Dùng với lưới in làm khô trong kỹ thuật in ốp-xét

tiêu thụ >25 tấn dung môi/1 năm d. Dùng cho kỹ thuật in quay tiêu thụ >25 tấn dung

môi/ 1 năm e. Dùng cho các kỹ thuật in quay, in nổi, in màn

xoay, các bộ phận dát mỏng hoặc tráng men quay

(sử dụng >15 tấn dung môi/1 năm), kỹ thuật in màn

trên bảng, tấm dệt (tiêu thụ >30 tấn dung môi/1

năm) f. Với trung bình 30 phút cho các nguồn thu được và

từ tất cả các công đoạn, hoạt động g. Với trung bình 30 phút cho các nguồn thu được và

từ các tuabin, các động cơ qua lại hoặc các lò hơi sử

dụng các thiết bị hủy VOC h. Với trung bình 30 phút cho các nguồn thu, loại trừ

dạng hạt và các chất như NCO. Từ tất cả các công

đoạn và hoạt động sử dụng isocyanate.

Bảng 2: Mức độ dòng nước thải trong công

nghiệp in ấn

Chất thải Đơn vị Giá trị

khuyến cáo

pH --- 6 - 9

COD mg/L 150

BOD5 mg/L 30

Tổng Phốtpho mg/L 2

Tổng rắn lơ lửng mg/L 50

Dầu mỡ mg/L 10

Nhôm mg/L 3

Catmi mg/L 0,1

Crom

Crom - VI

Tổng cộng

mg/L

0,1

0,5

Đồng mg/L 0,5

Sắt mg/L 3

Chì mg/L 1

Bạc mg/L 0,5

Kẽm mg/L 0,5

Xyanua mg/L 0,2

Hợp chất halogen

liên kết hữu cơ dễ

hấp thụ

mg/L 1

Độ độc Được xác định dựa trên

các trường hợp cụ thể

Độ tăng nhiệt độ oC

<

3a

CHÚ THÍCH: a. Tại biên của khu vực trộn thiết lập một cách khoa

học tính đến chất lượng nước xung quanh, việc sử

dụng nước được nhận, các thu nhận có thể có và khả

năng đồng hóa.

Page 203: Bia tong hop

Hướng dẫn về Môi trường, Sức khoẻ và An toàn

CÔNG NGHIỆP IN ẤN

197

Sử dụng nguồn tài nguyên và rác

thải

Bảng 3 đưa ra các ví dụ về các chỉ số

tiêu thụ năng lượng, nước và các vật

liệu thô và việc phát sinh rác thải. Các

giá trị chuẩn công nghiệp được đưa ra

chỉ với mục đích so sánh và các dự án

riêng lẻ cần cải tiến liên tục các giá trị

này.

Bảng 3: Sử dụng các nguồn tài nguyên

và chất thải a

Đầu vào trên đơn vị sản

phẩm

Đơn

vị

Tiêu

chuẩn

công

nghiệp

Năng lượng

Năng lượng tiêu thụ

MWh/

tấn 0,52-0,77 b

Nước

Lượng tiêu thụ nước/ số

giấy dùng

m3/ tấn 0,62-2,09 c

Nguyên liệu

Lượng tiêu thụ tổng cộng

Các vật liệu không tái chế

(phim, bản kẽm, dầu có

nguồn gốc khoáng chất

trong mực in, Mực UV và

nhựa)

Các vật liệu nguy hiểm

kg/tấn

kg/tấn

kg/tấn

1.110-

1.370

0,50-11

0-1,2

Đầu ra trên đơn vị sản

phẩm

Đơn

vị

Tiêu

chuẩn

công

nghiệp

Chất thải

Chất thải VOC kg/tấn 0,17-0,69

CHÚ THÍCH: a. Dữ liệu từ 1998-2000 cho ngành công nghiệp

thương mại in ấn Thụy Điển, loại trừ những nơi khác

không được nhắc đến. Nguồn: Enroth (2001) b. Bao gồm các số liệu thống kê của Phần Lan: 130

công ty in ấn trong năm 2000. Nguồn:

O.Ö.Energiesparverband (2003) c. Số liệu từ năm 2000 cho 130 công ty in ấn tại Phần

Lan. Giá trị thấp hơn cho các máy in làm khô nhiệt và

giá trị cao hơn cho các máy in từng trang. Các máy in

làm khô lạnh có giá trị trung gian. Nguồn:

O.Ö.Energiesparverband (2003)

Quan trắc môi trường

Các chương trình quan trắc môi trường

cho ngành công nghiệp này cần được

thực hiện để giải quyết tất cả các hoạt

động đã được xác định có khả năng tác

động đáng kể đến môi trường, trong

thời gian hoạt động bình thường và

trong điều kiện bị trục trặc. Hoạt động

quan trắc môi trường phải dựa trực

tiếp hoặc gián tiếp vào các chỉ báo

được áp dụng đối với từng dự án cụ

thể.

Tần suất quan trắc phải đủ để cung cấp

dữ liệu đại diện cho thông số đang

được theo dõi. Quan trắc phải do

những người được đào tạo tiến hành

theo các quy trình giám sát và lưu giữ

biên bản và sử dụng thiết bị được hiệu

chuẩn và bảo dưỡng đúng cách thức.

Dữ liệu quan trắc môi trường phải

được phân tích và xem xét theo các

khoảng thời gian định kỳ và được so

sánh với các tiêu chuẩn vận hành để

sao cho có thể thực hiện mọi hiệu

chỉnh cần thiết. Hướng dẫn bổ sung về

áp dụng phương pháp lấy mẫu và phân

tích khí thải và nước thải được cung

cấp trong Hướng dẫn chung EHS.

2.2 An toàn và sức khỏe lao động

Hướng dẫn về an toàn và sức khỏe

lao động

Hướng dẫn thực hiện sức khỏe và an

toàn lao động cần phải được đánh giá

dựa trên các hướng dẫn về mức tiếp

xúc an toàn được công nhận quốc tế,

ví dụ như hướng dẫn về Giá trị

ngưỡng phơi nhiễm nghề nghiệp (TLV

Page 204: Bia tong hop

Hướng dẫn về Môi trường, Sức khoẻ và An toàn

CÔNG NGHIỆP IN ẤN

198

®) và Chỉ số phơi nhiễm sinh học

(BEIs ®) được công bố bởi Hội nghị

của các nhà vệ sinh công nghiệp Hoa

Kỳ (ACGIH),7 Cẩm nang Hướng dẫn

về các mối nguy Hóa chất do Viện vệ

sinh, an toàn lao động quốc gia Hoa

Kỳ xuất bản (NIOSH),8 Giới hạn phơi

nhiễm (PELs) do Cục sức khỏe và an

toàn nghề nghiệp Hoa Kỳ xuất bản

(OSHA),9

Giá trị giới hạn phơi nhiễm

nghề nghiệp được công bố bởi các

quốc gia thành viên Liên minh Châu

Âu,10

hoặc các nguồn tài liệu tương tự

khác.

Tỷ lệ tai nạn và rủi ro

Dự án phải cố gắng giảm số vụ tai nạn

trong số công nhân tham gia dự án (bất

kể là sử dụng lao động trực tiếp hay

gián tiếp) đến tỷ lệ bằng không, đặc

biệt là các vụ tai nạn gây ra mất ngày

công lao động và mất khả năng lao

động ở các mức độ khác nhau, hoặc

thậm chí bị tử vong. Tỷ lệ này của cơ

sở sản xuất có thể được so sánh với

hiệu quả thực hiện về vệ sinh an toàn

lao động trong ngành công nghiệp này

của các quốc gia phát triển thông qua

tham khảo các nguồn thống kê đã xuất

bản (ví dụ Cục thống kê lao động Hoa

Kỳ và Cơ quan quản lý về An toàn và

7 Có sẵn tại: http://www.acgih.org/TLV/ và

http://www.acgih.org/store/ 8 Có sẵn tại: http://www.cdc.gov/niosh/npg/ 9 Có sẵn tại:

http://www.osha.gov/pls/oshaweb/owadisp.show_docu

ment?p_table=STANDARDS&p_id=9.992 10 Có sẵn tại:

http://europe.osha.eu.int/good_practice/risks/ds/oel/

Sức khỏe Liên hiệp Anh).11

Giám sát về an toàn và sức khỏe

nghề nghiệp

Môi trường làm việc phải được giám

sát những mối nguy nghề nghiệp

tương ứng với dự án cụ thể. Việc giám

sát phải được thiết kế chương trình và

do những người chuyên nghiệp thực

hiện12

như là một phần của chương

trình giám sát an toàn sức khỏe lao

động. Cơ sở sản xuất cũng phải lưu

giữ bảo quản các biên bản về các vụ

tai nạn lao động và các loại bệnh tật,

sự cố nguy hiểm xảy ra. Hướng dẫn bổ

sung về các chương trình giám sát sức

khỏe lao động và an toàn được cung

cấp trong Hướng dẫn chung EHS.

11 Có sẵn tại: http://www.bls.gov/iif/ và

http://www.hse.gov.uk/statistics/index.htm 12 Các chuyên gia được công nhận có thể gồm Chứng

nhận vệ sinh công nghiệp, Vệ sinh lao động đã được

đăng ký, hoặc Chứng nhận chuyên nghiệp về an toàn

hoặc tương đương

Page 205: Bia tong hop

Hướng dẫn về Môi trường, Sức khoẻ và An toàn

CÔNG NGHIỆP IN ẤN

199

3.0. Tài liệu tham khảo và các

nguồn bổ sung

Australian Environment Business Network and

Printing Industries Association. 2003. Waste

Reduction in the Printing Industry. Project Report.

Australia.

Decreto Legislativo 3 Aprile 2006, No. 152. Norme

in Materia Ambientale. Gazzetta Ufficiale della

Repubblica Italiana, No. 96/L. 14 April 2006. Rome,

Italy.

Enroth, M. 2001. Licentiate Thesis. Tools for Eco-

efficiency in the Printing Industry. Royal Institute of

Technology. Stockholm, Sweden.

Environment Australia. 1998. Emissions Estimation

Technique Manual for Printing, Publishing, and

Packaging. National Pollutant Inventory. Camberra,

Australia.

European Union Council Directive 1999/13/EC of 11

March 1999 on the Limitation of Emissions of

Volatile Organic Compounds due to the Use of

Organic Solvents in Certain Activities and

Installations. Brussels, Belgium.

German Federal Ministry for the Environment,

Nature Conservation and Nuclear Safety. 2004.

Promulgation of the New Version of the Ordinance

on Requirements for the Discharge of Waste Water

into Waters (Waste Water Ordinance - AbwV) of 17.

June 2004. Berlin, Germany.

Health and Safety Commission. 2005. Table 1, List

of Approved Workplace Exposure Limits.

EH40/2005 Workplace Exposure Limits. London,

UK

Health and Safety Commission, Health and Safety

Executive. 2000. UK Printing Solvent Substitution

Scheme. London, UK

Health and Safety Executive. Risk Assessment

Section of the Health and Safety Laboratory (HSL).

2005. Accident Analysis in the Printing Industries.

London, UK

Health and Safety Executive. 2000. Printing

Information Sheet No. 1. Safe Systems of Work for

Cleaning Sheet-fed Offset Lithographic Printing

Presses. London, UK.

Health and Safety Executive. 2000. Printing

Information Sheet No. 2. Safe Systems of Work for

Cleaning Web-fed Offset Lithographic Printing

Presses. London, UK.

Health and Safety Executive. 2000. Printing

Information Sheet No. 3. Safe Systems of Work for

Cleaning Flexographic, Rotary Letterpress and

Gravure

Printing Presses. London, UK

Health and Safety Executive. 2000. Control of

Chemicals in Printing: COSHH Essentials for

Printers. Norwich, United Kingdom.

IMPEL Network. 2000. Good Practice Fact Sheet –

Printers. European Union Network for the

Implementation and Enforcement of the

Environmental Law. Brussels, Belgium.

Japan International Center for Occupational Safety

and Health (JICOSH). 2001-2002. Accident

Frequency Rates and Severity Rates by Industry.

Tokyo, Japan.

O.Ö. Energiesparverband. 2003. Report on Overview

of Benchmarking in Europe Including Best Practice

in Benchmarking. European Commission

(Directorate-General for Energy and Transport).

Contract no. NNE5/2002/52:

OPET CHP/DH Cluster. Linz, Austria.

Printers' National Environmental Assistance Center

(PNEAC). Paper Dust Regulations and Fire Safety.

Available at

http://www.pneac.org/listserv/printreg/0286.html

Printing Industries Association of Australia (PIAA).

2004. Environmental Management Manual. Auburn,

Australia.

UK Secretary of State, Welsh Assembly

Government, and Scottish Ministers. 2004. Secretary

of State's Guidance for Printing. Process Guidance

Note 6/16(04). London, UK.

UK Secretary of State, Welsh Assembly

Government, and Scottish Ministers. 2004. Secretary

of State's Guidance for Printing of Flexible

Packaging. Process Guidance Note 6/17(04).

London, UK.

UK Secretary of State, Welsh Assembly

Government, and Scottish Ministers. 2004. Secretary

of State's Guidance for Paper Coating. Process

Guidance Note 6/18(04). London, UK.

Page 206: Bia tong hop

Hướng dẫn về Môi trường, Sức khoẻ và An toàn

CÔNG NGHIỆP IN ẤN

200

US Bureau of Labor Statistics. Occupational Injuries

and Illnesses: Industry Data. Available at

http://www.bls.gov

US Environmental Protection Agency. 2000.

Emergency Planning and Community Right-To-

Know Act Section 313 Reporting Guidance for the

Printing, Publishing, and Packaging Industry. EPA

745-B-00-005. Washington, DC.

US Environmental Protection Agency, Office of

Compliance. 1995. Sector Notebook Project. Profile

of the Printing and Publishing Industry. EPA/310-R-

95- 014. Washington, DC.

US Environmental Protection Agency. 1994. Federal

Environmental Regulations Potentially Affecting the

Commercial Printing Industry. EPA 744B-94-001.

Washington, DC.

Page 207: Bia tong hop

Hướng dẫn về Môi trường, Sức khoẻ và An toàn

CÔNG NGHIỆP IN ẤN

201

Phụ lục A: Mô tả chung về các hoạt động công nghiệp

Phần lớn các công ty in ấn có quy mô

nhỏ (ít hơn 5 người) hoặc trung bình

(ít hơn 20 người), phục vụ cho thị

trường địa phương hoặc khu vực.

Chúng thường được đặt tại các khu

vực trong thành phố, trung tâm kinh

doanh hoặc các vùng công nghiệp.

Các công ty cỡ trung bình thường đặt

gần các cơ sở đóng sách và hậu in, và

các công ty bưu chính để giảm chi phí

vận chuyển. Các công ty in lớn thường

có các sản phẩn in nổi khuôn mềm và

khắc ảnh trên bản kẽm, và cung cấp

cho thị trường quốc gia và quốc tế.

Nguyên liệu thô chủ yếu dùng trong

công nghiệp in ấn bao gồm giấy và

bảng đã tráng bọc hoặc chưa tráng

bọc, cũng như các nền dễ in khác (ví

dụ nhựa, kim loại, thủy tinh, gỗ và một

số loại khác), hóa chất, bản kẽm, mực,

các ống bột màu, sơn phủ, keo, chất

dính, chỉ khâu, khuyên vòng, dây và

và vật liệu bọc gói sách khác. Việc sử

dụng các phim khắc ảnh bản kẽm

(trước đây là một trong những nguyên

liệu quan trọng trong quá trình tiền in

dập, làm ảnh) đang dần dần giảm bớt.

Công đoạn tiền in dập, làm ảnh

Công đoạn tiền in dập và làm ảnh là

công đoạn tạo ra ảnh chủ để thông qua

các thiết bị điện tử và phần mềm để in.

Tiến trình công việc làm ảnh hiện đại

bao gồm kiểm tra các bản in thử màu;

chuyển các file ảnh đến công đoạn làm

bản kẽm tự động; chuyển dữ liệu cuối

cùng đến các máy chế tạo bản kẽm

laze tự động, và các bản kẽm, các file

kiểm soát mực tự động để in dập.

Quá trình làm bản kẽm truyền thông

sử dụng các phim ảnh được tráng, làm

hoàn chỉnh và rửa ảnh (bây giờ phần

lớn đã được loại bỏ). Các bản in thử

ướt được chế tạo trước khi mạ và các

bản kẽm được tạo ra trước khi dập.

Các nguyên liệu thô dùng trong công

đoạn tiền in dập và làm ảnh bao gồm

kẽm, nhôm, nhựa, giấy, trục lăn bản

kẽm đồng, cao su dẻo hoặc khuôn

nhựa, mắt lưới polyester rỗ (nguyên

liệu không nguy hiểm), thêm vào đó là

các loại axit, dung môi và các chất

hãm hình (nguyên liệu nguy hiểm).

Công đoạn in dập

Tùy theo loại bản kẽm sử dụng, công

nghệ in dập có thể chia thành các loại

sau: (i) In thạch bản/ in ốp-xét; (ii) in

ảnh trên bản kẽm và in quay; (iii) in

nổi khuôn mềm; (iv) in màn và (v) dập

chữ. Các công nghệ CTP thay thế từng

phần việc tạo bản kẽm truyền thông

trong tất cả các lĩnh vực. Các nguyên

liệu thô được dùng trong công đoạn in

ảnh dập bao gồm một vài các bề mặt

có thể in (như giấy, vải dệt, nhựa và

kim loại), thêm vào đó là các loại

mực, dung môi làm sạch, và các dung

dịch có nguồn gốc từ nước và có

nguồn gốc từ dung môi.

In thạch bản, in ốp-xét

Page 208: Bia tong hop

Hướng dẫn về Môi trường, Sức khoẻ và An toàn

CÔNG NGHIỆP IN ẤN

202

In ốp-xét sử dụng các bản kẽm in từ

mặt phẳng, các mực in khắc có nguồn

gốc từ dầu. Một tấm cao su chuyển

ảnh từ bản kẽm đến các nền, và các

cùng ảnh/không ảnh cũng ở trên cùng

bản kẽm. Các bản (thông thường được

làm từ kẽm, nhôm nhựa và giấy) được

tráng bọc một hóa chất nhậy sáng mà

dễ tiếp thu mực khi được phơi sáng.

Phim âm bản được phơi sáng, thay đổi

hóa học ở các vùng phơi và tạo ra

vùng có ảnh dễ ướt mực (không thấm

nước) trong khi các vùng không ảnh

lại trở nên dễ ướt nước (và không

thấm mực). Một dung dịch nước của

isopropyl alcohol (thông thường là

15% alcohol, nhưng có thể lên tới

30%), được gọi là dung dịch nguồn

hoặc dung dịch làm ướt, dùng để làm

ướt các vùng không ảnh trên bản mẫu.

Các dung dịch nguồn chứa ít VOC

hoặc các chất thay thế cồn được dùng

nhiều hơn, đặc biệt trong công nghiệp

báo chí. In ốp-xét cần các dung dịch

làm sạch để tẩy các máy in dập và các

bộ phận khác. Thông thường, đây là

các dung dịch có nguồn gốc dung môi,

nhưng các dung dịch làm sách ít hoặc

không dung môi đang được phát triển

gần đây và sẵn có. Nhìn chung, các

sản phẩm in thạch bàn chính bao gồm

sách, sách nhỏ quảng cáo, ảnh minh

họa và in các tạp chí, cũng như các

ứng dụng về bao bì. Các quy trình in

thạch bàn bao gồm các lựa chọn sau:

In ốp-xét tờ rời, trong đó các nền

được đưa vào từng tờ một, và chủ

yếu sử dụng để in sách, sách quảng

cáo, ảnh minh họa, tạp chí và các

danh mục liệt kê. Nó thích hợp cho

việc vận hành với chất lượng cao từ

1.000 đến 100.000 bản copy với

vận tốc máy lên đến 15.000

vòng/giờ.

In lưới ốp-xét làm khô lạnh, trong

đó giấy được in từ 1 cuộn, và được

sử dụng chủ yếu để in báo và dạng

văn bản kinh doanh.

In lưới ốp-xét làm khô nhiệt,

thường được dùng chủ yếu để in

các tạp chí chất lượng và các danh

mục. Cả in lưới ốp-xét làm khô

lạnh và làm khô nhiệt đều thích

hợp in với chất lượng trung bình và

cao từ 20.000 đến 1.000.000 bản

copy với tốc độ máy lên đến

100.000 vòng/giờ.

In khắc ảnh trên bản kẽm và in quay

In khắc ảnh trên bản kẽm và in quay là

một quy trình in trong đó ảnh được ăn

mòn axit hoặc (thông thường hơn)

khắc điện cơ lên bề mặt trục lăn. Nó

thường hoạt động với các máy in dập

liên tục và sử dụng các trục lăn được

mạ đồng. Cả mực có nguồn gốc dung

môi và mực có nguồn gốc từ nước đều

được dùng. Mực thường được dùng để

phủ lên các trục lăn và mực dư được

cạo đi bởi một dao gạt mực. Các máy

làm khô không khí nóng được dùng để

làm khô mực và dung môi. Công nghệ

này thường được dùng cho việc in chất

lượng trung bình (ví dụ như các danh

mục hoặc các tạp chí bỏ chữ rộng, phụ

trương báo, bao bì và giấy dán tường).

Quy trình in khắc ảnh trên bản kẽm, in

quay thích hợp cho việc vận hành từ

300.000 đến 5.000.000 bản copy với

tốc độ 55.000 bản/giờ.

In nổi khuôn mềm

Page 209: Bia tong hop

Hướng dẫn về Môi trường, Sức khoẻ và An toàn

CÔNG NGHIỆP IN ẤN

203

In nổi khuôn mềm là in từng tờ hoặc

(thường xuyên hơn) in chuỗi, và sử

dụng các bản dẻo được phơi đã được

gia công trong bể axit với các ảnh đắp

nổi xuất hiện khi tiếp xúc với nền

trong suốt quá trình in. Các bản có thể

dùng trực tiếp cho các phần chữ trong

tranh ảnh hoặc đúc các vật cao su hoặc

nhựa dẻo. Mực có nguồn gốc từ cồn

thường được dùng. In nổi khuôn mềm

được dùng cho việc vận hành cần

nhiều màu với thời gian trung bình

hoặc dài trên các nền đa dạng (ví dụ

như giấy nặng, sợi thủy tinh, lá kim

loại và lá nhựa). Nền được đưa vào

dập từ một cuộn tròn và chạy qua một

chuỗi các bước mà mỗi bước in một

màu riêng biệt. Các máy làm khô ở

phía trên làm khô mực và một đường

ống cuối cùng ở phía trên (gần điểm

tua lại) sẽ loại bỏ các dung môi. Việc

sử dụng các loại mực đặc biệt cho

phép áp dụng trên các nền không hút

nước (ví dụ như nhựa, phim và các

mặt kim loại) và trên các nền hút nước

có khả năng chịu nén (ví dụ như giấy

và bìa cứng). In nổi khuôn mềm được

dùng để in các bao bì mềm, các bao bì

bằng bìa cứng, các loại túi nhiều vách

ngăn, hộp thức ăn bìa cứng, cốc và đĩa

giấy, giấy gói quà. Nó thích hợp cho

việc vận hành từ 10.000 đến 15.000

bản với vận tốc 100 m/phút.

In màn

Công nghệ in màn dùng lưới polyester

rỗ với một khuôn tô được dùng như

ảnh để in. Mực được dùng phụ thuộc

vào nền in (như vải dệt, nhựa, kim loại

và giấy). Mực có thể có nguồn gốc

dung môi, có nguồn gốc từ nước và

chống UV. Công nghệ CTP có thể

được dùng trong các thiết bị trung

bình hoặc lớn.

In chữ trên ảnh

In chữ trên tranh ảnh là một công nghệ

cũ và bây giờ thường được thay thế

bằng công nghệ in thạch bàn hoặc in

nổi khuôn mềm. Giống với in nổi

khuôn mềm, nó dùng các bản đắp nổi

kim loại hoặc nhựa (bản in nổi). In

chữ trên tranh ảnh sử dụng các mực in

có nguồn gốc từ dung môi (khoảng

40% thể tích), nhớt và làm khô nhiệt,

giống như in thạch bàn. Nó chủ yếu

dùng cho việc in ngắn như in sách, thẻ

kinh doanh và đồ dùng văn phòng.

Hậu in và hoàn tất

Coating

Coating được dùng cho các sản phẩm

có yêu cầu đặc biệt về độ sáng hoặc

cần bảo vệ. Các nền đã in được tô vẽ

qua quá trình in đè dưới các lớp bọc

trục lăn chuyên dụng. Các sơn phủ

chống UV, có nguồn gốc từ nước và

dung môi có thể được sử dụng.

Cán laminate

Các sản phẩm in, thông thường là các

sản phẩm đóng gói, thường được cán

laminate theo các phương pháp dưới

đây:

Hệ có nguồn gốc từ dung môi,

trong đó các màng mỏng được bọc

nhựa nối với các vật được in thông

quá một lò trước khi in dập;

Page 210: Bia tong hop

Hướng dẫn về Môi trường, Sức khoẻ và An toàn

CÔNG NGHIỆP IN ẤN

204

Hệ có nguồn gốc từ nước, trong đó

một máy phủ nhỏ sẽ phủ nhũ tương

polymer lên phim, sau đó đưa qua

thiết bị hồng ngoại;

Phim nhiệt (được in dập trên sản

phẩm in ở nhiệt độ cao);

Các hợp chất Urethane (phản ứng

để tạo ra các phim tráng);

Các bước cắt, gấp và khoan đục lỗ

thường hoàn tất công đoạn sản

xuất.

Đóng gói

Tùy thuộc vào độ dày và loại sản

phẩm, việc đóng gói có thể sử dụng

các chất dính phong phú (ví dụ như

dính nóng, dính nước hoặc nhựa tổng

hợp polyurethane), cũng như một vài

loại bộ phận đóng sách bằng nhựa

hoặc kim loại (ví dụ như chỉ khâu kim

loại, khuyên kim loại hoặc nhựa và

các dây).

Page 211: Bia tong hop

Hướng dẫn về Môi trường, Sức khoẻ và An toàn

CÔNG NGHIỆP IN ẤN

205

Hình A.1: Nguyên liệu đầu vào và rác thải đầu ra chủ yếu trong công

nghiệp in ấn

NGUYÊN LIỆU CÔNG ĐOẠN RÁC THẢI ĐẦU RA

Các dung môi

Mực; Phim

Thuốc tráng phim

Chất hãm hình

(Fixer)

Nền in thử

Dung dịch tráng và

Chất hãm hình

Nền bản kẽm

Nền in thử

Nền

Mực

Dung môi

Dung dịch

Chất dính

Lớp bọc tráng

Làm ảnh

Tiền in

(không sử

dụng CTP)

Làm ảnh

Tiền in

(sử dụng

CTP)

In dập

Hậu in

Chất thải khí

Nước thải

Chất thải rắn

Nước thải

Chất thải rắn

Chất thải khí

Dung môi đã

qua sử dụng

Thùng mực đã

qua sử dụng

Chất thải khí

Chất thải rắn

(mùn cưa)

Nguồn: Sửa đổi từ Cục bảo vệ môi trường Hoa Kỳ

(2000)

Page 212: Bia tong hop

Hướng dẫn về Môi trường, Sức khoẻ và An toàn

CÔNG NGHIỆP IN ẤN

206

Phụ lục B: Các hóa chất có trong các hoạt động in ấn

Lớp bọc và mực có nguồn gốc từ nước:

Ammonia, kẽm

Mực có nguồn gốc từ nước – dung môi: Ethyl-benzene, Ethylene-glycol, các Glycol-

ether, các Toluene diisocyanate

Lớp bọc (coating) và mực có nguồn gốc dung

môi: Hexane, Methyl-ethyl-ketone (MEK), Methanol,

Propylene Oxide, Xylenes, Methyl-isobutyl-

ketone (MIBK), Isopropyl Alcohol, Ethyl

Acetate, Ethanol, Propyl Acetate, Butanol, 2-Butoxyethanol, Acetone

Chất màu:

Barium, Cadmium, Crom, Đồng, Chì Cromat,

Mangan, Kẽm

Dung dịch mực:

n-Butyl alcohol, Isophorone

Các xúc tác mực hoặc chất làm chậm để sấy

khô: Mangan, Methyl Chloroform-1,1,1,

Trichloroethane, Xylenes

Thành phần trong các dung dịch làm sạch:

Benzene, Cumene, Cyclohexane, Ethyl-benzene, Hexane, Methyl Chloroform-1,1,1,

Trichloroethane, Methyl-ethyl-ketone,

Methylene Chloride, Naphthalene, Toluene,

Xylenes, 1,2,4 Trimethylbenzene, Isopropyl Alcohol

Thành phần trong các phụ gia dung dịch

nguồn làm sạch hòa tan:

Các Diethylene-glycol, các Ethylene-glycol, các Glycol Ether, Axit Phốtphoric

Thành phần trong dung dịch tráng đồng: Ethylene-glycols, Methylene Chloride

Các chất dính và chất dính phun: Cyclohexane, Hexane, Methyl Chloroform-1,1,1,

Trichloroethane, Vinyl Acetate, Isopropyl Alcohol

Chất làm mềm trong mực và lớp bọc: Dibutyl Phthalate

Thuốc tráng phim: Diethanolamine, Formaldehyde, Hydroquinone,

Phenol

Thuốc tráng bản: Perchloroethylene, Phenol

Thuốc tẩy phim:

Hexane, Methylene Chloride

Chất làm sạch và ăn mòn axit: Axit Nitric, Axit Phốtphoric, Perchloroethylene

Nước rửa tấm và trục lăn:

Cumene, Ethylbenzene, Naphthalene, Methanol,

Methyl Chloroform-1,1,1-Trichloroethane, Methylene Chloride, Toluene,

Xylenes,

NGUỒN: Môi trường Australia 1998

Bộ Ngoại giao Vương quốc Anh, Hội đồng chính phủ xứ Wales và các Bộ trưởng Scotland. 2004.

Hướng dẫn của Bộ Ngoại Giao về in ấn. Hướng dẫn quy trình 6/16(04). London, Vương quốc Anh.

Cơ quan bảo vệ môi trường. Văn phòng tuân thủ. 1995

Page 213: Bia tong hop

Hướng dẫn về Môi trường, Sức khoẻ và An toàn

SẢN XUẤT THIẾT BỊ BÁN DẪN VÀ CÁC THIẾT

BỊ ĐIỆN TỬ KHÁC

207

HƯỚNG DẪN VỀ MÔI TRƯỜNG, SỨC KHỎE VÀ AN TOÀN

SẢN XUẤT THIẾT BỊ BÁN DẪN VÀ CÁC THIẾT BỊ ĐIỆN TỬ KHÁC

Giới thiệu

Hƣớng dẫn về Môi trƣờng, Sức khỏe

và An toàn là các tài liệu kỹ thuật

tham khảo cùng với các ví dụ công

nghiệp chung và công nghiệp đặc thù

của Thực hành công nghiệp quốc tế tốt

(GIIP).1 Khi một hoặc nhiều thành

viên của Nhóm Ngân hàng Thế giới

tham gia vào trong một dự án, thì

Hƣớng dẫn về Môi trƣờng, Sức khỏe

và An toàn (EHS) này đƣợc áp dụng

tƣơng ứng nhƣ là chính sách và tiêu

chuẩn đƣợc yêu cầu của dự án. Hƣớng

dẫn EHS của ngành công nghiệp này

đƣợc biên soạn để áp dụng cùng với

tài liệu Hướng dẫn chung EHS là tài

liệu cung cấp cho ngƣời sử dụng các

vấn đề về EHS chung có thể áp dụng

đƣợc cho tất cả các ngành công

nghiệp. Đối với các dự án phức tạp thì

cần áp dụng các hƣớng dẫn cho các

ngành công nghiệp cụ thể. Danh mục

đầy đủ về hƣớng dẫn cho đa ngành

công nghiệp có thể tìm trong trang

web:

1 Đƣợc định nghĩa là phần thực hành các kỹ năng

chuyên nghiệp, chăm chỉ, thận trọng và dự báo trƣớc

từ các chuyên gia giàu kinh nghiệm và lành nghề

tham gia vào cùng một loại hình và thực hiện dƣới

cùng một hoàn cảnh trên toàn cầu. Những hoàn cảnh

mà những chuyên gia giàu kinh nghiệm và lão luyện

có thể thấy khi đánh giá biên độ của việc phòng ngừa

ô nhiễm và kỹ thuật kiểm soát có sẵn cho dự án có

thể bao gồm, nhƣng không giới hạn, các cấp độ đa

dạng về thoái hóa môi trƣờng và khả năng đồng hóa

của môi trƣờng cũng nhƣ các cấp độ về mức khả thi

tài chính và kỹ thuật.

www.ifc.org/ifcext/enviro.nsf/Content

/EnvironmentalGuidelines

Tài liệu Hƣớng dẫn EHS này gồm các

mức độ thực hiện và các biện pháp nói

chung đƣợc cho là có thể đạt đƣợc ở

một cơ sở công nghiệp mới trong công

nghệ hiện tại với mức chi phí hợp lý.

Khi áp dụng Hƣớng dẫn EHS cho các

cơ sở sản xuất đang hoạt động có thể

liên quan đến việc thiết lập các mục

tiêu cụ thể với lộ trình phù hợp để đạt

đƣợc những mục tiêu đó.

Việc áp dụng Hƣớng dẫn EHS nên chú

ý đến việc đánh giá nguy hại và rủi ro

của từng dự án đƣợc xác định trên cơ

sở kết quả đánh giá tác động môi

trƣờng mà theo đó những khác biệt với

từng địa điểm cụ thể, nhƣ bối cảnh của

nƣớc sở tại, khả năng đồng hóa của

môi trƣờng và các yếu tố khác của dự

án đều phải đƣợc tính đến. Khả năng

áp dụng những khuyến cáo kỹ thuật cụ

thể cần phải đƣợc dựa trên ý kiến

chuyên môn của những ngƣời có kinh

nghiệm và trình độ.

Khi những quy định của nƣớc sở tại

khác với mức và biện pháp trình bày

trong Hƣớng dẫn EHS, thì dự án cần

tuân theo mức và biện pháp nào

nghiêm ngặt hơn. Nếu quy định của

nƣớc sở tại có mức và biện pháp kém

nghiêm ngặt hơn so với những mức và

biện pháp tƣơng ứng nêu trong Hƣớng

dẫn EHS, theo quan điểm của điều

kiện dự án cụ thể, mọi đề xuất thay đổi

khác cần phải đƣợc phân tích đầy đủ

Page 214: Bia tong hop

Hướng dẫn về Môi trường, Sức khoẻ và An toàn

SẢN XUẤT THIẾT BỊ BÁN DẪN VÀ CÁC THIẾT

BỊ ĐIỆN TỬ KHÁC

208

và chi tiết nhƣ là một phần của đánh

giá tác động môi trƣờng của địa điểm

cụ thể. Các phân tích này cần phải

chứng tỏ rằng sự lựa chọn các mức

thực hiện thay thế có thể bảo vệ môi

trƣờng và sức khỏe con ngƣời.

Khả năng áp dụng

Các hƣớng dẫn EHS đối với lĩnh vực

sản xuất chất bán dẫn và các thiết bị

điện khác bao gồm các thông tin liên

quan tới các dự án/cơ sở sản xuất chất

bán dẫn và các thiết bị điện tử. Hƣớng

dẫn không bao gồm thông tin về việc

chiết xuất các nguyên liệu thô, lắp ráp

các linh kiện chung, việc sản xuất các

màn screen cho việc lắp ráp các linh

kiện ở bên trong cấu trúc plastic, hay

việc sản xuất các bộ nối chuẩn. Phụ

lục A bao gồm bản mô tả đầy đủ các

hoạt động của ngành công nghiệp này.

Tài liệu này bao gồm những mục nhƣ

sau:

Phần 1.0 - Các tác động đặc thù của

ngành công nghiệp và việc quản lý.

Phần 2.0 - Các chỉ số thực hiện và việc

giám sát.

Phần 3.0 - Các tài liệu tham khảo và

các nguồn bổ sung.

Phụ lục A - Mô tả chung về các hoạt

động công nghiệp.

Page 215: Bia tong hop

Hướng dẫn về Môi trường, Sức khoẻ và An toàn

SẢN XUẤT THIẾT BỊ BÁN DẪN VÀ CÁC THIẾT

BỊ ĐIỆN TỬ KHÁC

209

1.0 Tác động đặc trưng của

ngành công nghiệp và việc quản

Mục sau đây cung cấp bản tóm tắt các

vấn đề EHS liên quan tới việc sản xuất

chất bán dẫn và các thiết bị điện tử

khác có thể xảy ra trong quá trình vận

hành, cùng với các đề xuất về phƣơng

pháp quản lý. Các đề xuất về phƣơng

pháp quản lý vấn đề EHS thƣờng xảy

ra đối với đa số cơ sở sản xuất trong

giai đoạn xây dựng và tháo dỡ đƣợc

trình bày trong Hướng dẫn chung

EHS.

1.1. Môi trường

Vấn đề Môi trƣờng trong các dự án

sản xuất thiết bị bán dẫn và các thiết bị

điện tử khác về cơ bản bao gồm:

Quản lý sử dụng nguyên liệu nguy

hại và chất thải

Phát thải khí thải

Nƣớc thải

Sử dụng năng lƣợng

Các điều chỉnh cho quá trình sản

xuất.

Nguyên liệu nguy hại và Chất thải

Hầu hết các quá trình sản xuất chất

bán dẫn và các thiết bị điện tử đều sản

sinh ra chất thải nguy hại hoặc có tiềm

năng nguy hại, ví dụ nhƣ nƣớc khử iôn

hóa đã qua sử dụng (chứa các axit vô

cơ), các dung môi và thuốc hiện ảnh

đã dùng (nhƣ iso-paraffinic

hydrocarbon), các dung dịch tẩy rửa,

cặn bùn từ quá trình xử lý nƣớc thải,

nhựa epoxy (bảng mạch in PCB và

trong sản xuất bán dẫn), dung dịch

cyanide trong mạ điện, chất tẩy mối

hàn và cặn kim loại (dây chuyền lắp

ráp bảng mạch in lắp ráp PCBA).

Ngoài các phƣơng pháp quản lý liên

quan nguyên liệu nguy hại đƣợc trình

bày trong Hướng dẫn chung EHS,

các kỹ thuật chuyên ngành nhằm

phòng ngừa ô nhiễm bao gồm các điều

chỉnh quá trình sản xuất và phƣơng

pháp thay thế đƣợc trình bày nhƣ sau:2

Thực hiện các điều chỉnh về quá

trình sản xuất hoặc thiết bị nhƣ

sau:3

o Tái sử dụng dung dịch mạ tráng

kim loại bằng cách lọc bằng

carbon hoạt tính để loại bỏ các ô

nhiễm hữu cơ, giảm khối lƣợng

dung dịch mạ tráng bị thải bỏ và

giảm lƣợng hóa chất mới cần

dùng.

o Sử dụng hệ thống kiểm soát

2 Sử dụng lead, mercury, cadmium, chromium (Cr VI),

polybrominated biphenyls, và polybrominated

diphenyl ethers cần đƣợc giới hạn và giảm dần nhƣ

trong mô tả bởi European Union (2003a and 2003b).

Việc sử dụng chlorofluorocarbons và trichloroethylene

phải đƣợc giảm dần. Hạn chế sử dụng perfluorooctane

sulfonates đang đƣợc xem xét trong Sửa đổi Hƣớng dẫn

của Hội đồng Liên Minh Châu Âu 76/769/EEC

(COM/2005/0618 final - COD 2005/0244).

Các phƣơng pháp thử nghiệm nhằm hạn chế sự sử

dụng perfluorooctane sulfonates đã đƣợc chấp nhận

bởi Hội đồng Bán dẫn Thế giới WSC và Tổ chức Thiết

bị và Vật liệu Bán dẫn Quốc tế SEMI). 3 Thông tin bổ sung đƣợc trình bày trong Phụ lục A.

Page 216: Bia tong hop

Hướng dẫn về Môi trường, Sức khoẻ và An toàn

SẢN XUẤT THIẾT BỊ BÁN DẪN VÀ CÁC THIẾT

BỊ ĐIỆN TỬ KHÁC

210

gas tự động để kiểm soát sự

thoát gas từ các cylinders,

thƣờng xảy ra trong các quá

trình thay đổi.

o Thay thế hàn chì bằng các

chất khác, ví dụ nhƣ hợp kim

thiếc hoặc các chất hàn không

chì.

Sử dụng nguyên liệu thô thay thế hoặc loại trừ: ví dụ: thay thế dung dịch mạ bằng cyanide (trong việc mạ vàng cho PCB) bằng acid sulfate copper, gold sulfite hoặc nikel tĩnh điện, thay thế dung dịch mạ Cr VI bằng CrIII (trong sản xuất các PCB, mặc dù sự sử dụng dung dịch mạ chrom đã lỗi thời)

Cách ly, tách riêng và xử lý chất độc hại và chất thải, ví dụ: Cách ly nƣớc thải khỏi các chất kim loại gây ô nhiễm sẽ nâng cao khả năng phục hồi nƣớc thải; lƣu trữ các hóa chất tráng mạ để cách ly các chất kỵ nhau nhƣ cách ly cyanide khỏi axit, các chất ôxy hóa khỏi các chất dễ gây cháy.

Phục hồi chất kim loại và tái sử dụng, trƣớc hết trong lĩnh vực sản xuất chất bán dẫn và PCBA, nhƣ phục hồi kim loại đồng và các kim loại quý bằng phƣơng pháp điện phân, tách và phục hồi kim loại đồng, thiếc từ các bảng mạch bằng kết tủa điện phân hóa học, phục hồi arsenic và gallium từ quá trình xử lý chất thải Gallium arsenide (Ga As), thông qua phƣơng pháp tách nhiệt chất thải rắn Ga As và thải của nƣớc láng bóng).

Giảm sự thải perfluorooctane sulfonate (PFOS) trong sản xuất chất bán dẫn bằng cách rút dần việc sử dụng các chất chứa PFOS không cần thiết, ví dụ đối với một số hỗn hợp cho khắc axit, thì có một số chất có thể thay thế. Còn trong các trƣờng hợp sử dụng PFOS là cần thiết và không có chất thay thế, nhƣ kỹ thuật bƣớc sóng ngắn trong sản xuất bán dẫn, thì việc kiểm soát loại bỏ chất thải cần đƣợc thực hiện, đặc biệt trong trƣờng hợp yêu cầu thiêu huỷ.

4

Quản lý các nguyên liệu độc hại đƣợc

thảo luận trong Hướng dẫn chung

EHS. Một số phƣơng pháp cụ thể cho

lĩnh vực này bao gồm:

Lƣu trữ hóa chất độc hại trong quá

trình sản xuất cần đƣợc kiểm tra

thƣờng xuyên nhằm phát hiện sự rò

rỉ.

Ống dẫn chìm dƣới đất phải là ống

dẫn hai lớp, kèm theo thiết bị phát

hiện rò rỉ từ ống dẫn bên trong.

Hệ thống ống dẫn nguyên liệu độc

hại cần đƣợc xây dựng từ các vật

chất phù hợp và đƣợc nâng đỡ chắc

chắn, ghi nhãn rõ ràng, và các mối

4 PFOS đƣợc liệt kê trong danh sách các chất hóa

học có tính độc hại, lâu bền và tích tụ, do đó đƣợc

xem xét để liệt kê trong danh sách các chất gây ô

nhiễm có tính hữu cơ lâu bền (POPs) của Công ƣớc

Stockholm. Các tổ chức của ngành: WSC và SEMI

đã hoàn thành bản thoả thuận Quốc tế tự nguyện

trong đó mô tả việc loại trừ hoàn toàn sự sử dụng

PFOS, trừ những sử dụng cần thiết không thể thay

thế và yêu cầu thiêu hủy phát thải của cả các chất

không ở dạng nƣớc và có chứa PFOS. Nội dung thỏa

thuận có thể tìm thấy tại http://www.sia-

online.org/pre_stat.cfm?ID=294

Page 217: Bia tong hop

Hướng dẫn về Môi trường, Sức khoẻ và An toàn

SẢN XUẤT THIẾT BỊ BÁN DẪN VÀ CÁC THIẾT

BỊ ĐIỆN TỬ KHÁC

211

nối chất lƣợng cao. Các ống dẫn

cần đƣợc thiết kế vòi xả thấp, lỗ

thông hơi cao và van cách ly

khoảng cách tối đa 30m một van.

Nên sử dụng các khay ngăn tràn

chất thải.

Quản lý Chất thải rắn và nguy hại

đƣợc bàn thảo trong Hướng dẫn

chung EHS. Trong lĩnh vực này bao

gồm tất các các chất thải có tính độc

hại (nhƣ nƣớc đã ôxy hóa khử, các

dung môi, cặn bẩn từ xử lý nƣớc thải,

epoxy, dung dịch cyanide, và các chất

thải khác) cần đƣợc ghi nhãn rõ ràng

và lƣu trữ tách biệt khỏi các chất thải

nói chung tại một khu vực chuyên biệt

có tính bền hóa học (có khả năng chịu

đƣợc tác động hóa học). Việc lƣu trữ

an toàn là cần thiết vì khả năng phản

ứng cùng độc tính cao của chất thải

công nghiệp và các sản phẩm phụ, phế

phẩm cũng đƣợc thảo luận trong phần

an toàn sức khỏe nghề nghiệp.

Phát thải khí thải

Các khí thải chính đƣợc quan tâm

trong sản xuất chất bán dẫn và thiết bị

điện tử bao gồm khí nhà kính, khí độc,

khí có khả năng phản ứng và ăn mòn

(nhƣ hơi axit, tạp chất, khí chất tẩy

rửa, và các hợp chất hữu cơ dễ bay

hơi, phát sinh từ quá trình khuếch tán,

làm sạch và khắc axit ƣớt.5 Có 3 loại

hệ thống làm giảm thiểu khí độc hại:

5 Gần 30 chất gây ô nhiễm không khí nguy hiểm

đƣợc xác định bởi Cơ quan Bảo Vệ Môi Trƣờng Mỹ

trong sản xuất Bán dẫn, mặc dù ƣớc lƣợng rằng

khoảng hơn 90% khí thải là hydrochloric acid,

Hệ thống điểm-sử-dụng (Point-of-

use: POU) tƣơng đối nhỏ và thiết

kế chuyên biệt cho thiết bị sản xuất

đơn lẻ. Hệ thống này có thể loại bỏ

99,99% khí phát ra. Ví dụ, bộ phận

lọc hơi của POU có thể loại bỏ

đƣợc arsine đến mức thấp hơn

50ppb. 6 phƣơng pháp kỹ thuật cơ

bản đƣợc sử dụng cho hệ thống

POU giảm thiểu khí thải độc hại,

bao gồm cả hợp chất

perfluorocarbon (PFC):

o Phƣơng pháp lọc ƣớt đƣợc

sử dụng trong sản xuất chất

bán dẫn, mặc dù phƣơng

pháp này có phạm vi xử lý

hạn chế. Phƣơng pháp lọc

ƣớt cũng đƣợc sử dụng để

xử lý các khí axit và phế

phẩm trong quá trình xử lý

bằng đốt/ôxy hóa;

o Phƣơng pháp tầng hóa chất

nóng (Hot Chemical Bed)

trong quá trình sản xuất bán

dẫn;

o Đốt nóng/ôxy hóa bằng lò

đốt nhiên liệu hoặc lò đốt

điện, thƣờng kết hợp với lọc

ƣớt (trong sản xuất bán dẫn

và PCBA);

o Phƣơng pháp lò phản ứng

Plasma (Plasma reactor)

trong sản xuất chất bán dẫn,

mặc dù phƣơng pháp này có

phạm vi xử lý hạn chế, và

phải có thêm bộ phận làm

hydrofluoric acid, propylene glycol ethers và các

acetates của chúng, methanol, xylenes.

Page 218: Bia tong hop

Hướng dẫn về Môi trường, Sức khoẻ và An toàn

SẢN XUẤT THIẾT BỊ BÁN DẪN VÀ CÁC THIẾT

BỊ ĐIỆN TỬ KHÁC

212

giảm downstream.

o Phƣơng pháp sử dụng máy

hút bám lạnh trong sản xuất

PCBA;

o Phƣơng pháp giữ, lọc, hút

xoáy, đông tụ (kết tủa) trong

sản xuất PCBA để loại bỏ

các chất rắn và các hơi khí

đông đặc từ ống hút thông

khí.

Hệ thống House thƣờng lớn hơn và

đƣợc đặt bên ngoài xƣởng sản xuất

chất bán dẫn (semiconductor

foundry fab) và có thể xử lý khối

lƣợng lớn dòng khí thải ra từ nhiều

nguồn khác nhau.

Máy lọc khẩn cấp khí thoát ra sẽ

phù hợp cho việc xử lý một khối

lƣợng lớn khí độc hại thoát ra bất

ngờ. Máy đƣợc thiết kế chuyên

dụng cho bộ phận quạt thông gió

tại khu vực lƣu trữ các bình khí.

Máy lọc khẩn cấp khí độc có mục

đích ngăn ngừa những sự thoát khí

không kiểm soát đƣợc. Tuy nhiên,

các khí độc nhất có thể đƣợc kiểm

soát trong một buồng đặc biệt,

đƣợc lọc và loại bỏ ra ngoài không

khí sau khi đƣợc kiểm tra chặt chẽ

để đảm bảo rằng khí đó thoát ra

ngoài sẽ không có ảnh hƣởng có

hại tới sức khoẻ và môi trƣờng.

Hợp chất Perfluorocarbon và các khí

nhà kính khác

Các PFC bao gồm CF4, C2F6, và C3F8-

-nitrogen trifluoride (NF3), HFC-23

(CHF3), và sulfur hexafluoride (SF6)

đƣợc sử dụng trong sản xuất chất bán

dẫn là các khí làm sạch trong hệ thống

ngƣng tụ hóa học từ hơi (chemical

vapor deposition (CVD)) trong quá

trình khắc khí lỏng (plasma etching),

và đƣợc sử dụng trong sản xuất màn

hình tinh thể lỏng (TFT-LCD). Vấn đề

môi trƣờng chính liên quan tới các

PFC là chúng có nguy cơ cao gây ra

hiệu ứng ấm lên toàn cầu (GWP),

nguyên nhân là khả năng tồn tại lâu

dài của chúng trong bầu khí quyển.6

Các kỹ thuật nhằm giảm thiểu và kiểm

soát khí thải PFC đƣợc liệt kê sau

đây:7

Tối ƣu hóa quá trình sản xuất, đặc

biệt trong quá trình vệ sinh bằng hệ

thống CVD;

Sử dụng các hóa chất thay thế, ví

dụ c-C4F8 or NF3 là loại khí vệ sinh

có thể thay thế cho C2F6 trong hệ

thống CVD đã đƣợc điều chỉnh, để

tối thiểu hóa khí khải PFC;

Giảm thiểu bằng khác phân tách

các phân tử để tạo ra các phế phẩm

không chứa PFC, nhƣ bằng phƣơng

pháp thiêu đốt, phân hủy có xúc

tác, hoặc hệ thống phân hủy sử

dụng plasma (phƣơng pháp này

đƣợc áp dụng cho các thiết bị khắc,

nhỏ hơn hoặc bằng 200mm). Kỹ

thuật phân huỷ bằng nhiệt cũng có

6 Tháng 5/2005,các thành viên của Hội Đồng Bán Dẫn

Thế Giới (the World Semiconductor Council ) đã đồng

ý việc giảm mức thải PFC ít nhất 10 % so với mức

quy định (năm 1995 của Liên Hiệp Châu Âu, Mỹ và

Nhật; 1997 của Liên hiệp Hàn Quốc; và1998 của Đài

Loan ) vào năm 2010. 7 Thông tin bổ sung về Giảm khí thải các PCF bằng các

đa dạng các phƣơng pháp kỹ thuật đƣợc trình bày trong

Hội đồng liên chính phủ về Thay đổi Khí hậu (2000)

Page 219: Bia tong hop

Hướng dẫn về Môi trường, Sức khoẻ và An toàn

SẢN XUẤT THIẾT BỊ BÁN DẪN VÀ CÁC THIẾT

BỊ ĐIỆN TỬ KHÁC

213

thể đƣợc áp dụng cho lò vệ sinh

hoặc quá trình khắc trong fab lò đúc

(sử dụng thiết bị POU) hoặc bên

ngoài fab (thiết bị cuối đƣờng ống);

Giữ lại và tái sử dụng các PFC từ

các ống hút xả hiện nay vẫn đang là

thách thức về mặt kinh tế và khoa

học;

Các thông tin khác về quản lý khí

nhà kính đƣợc thảo luận trong

Hướng dẫn chung EHS.

Khí axit

Nguy cơ các khí axit (chủ yếu là acid

hydrochloric và acid hydrofluoric)

thoát ra liên quan đến các quá trình

sau trong quá trình sản xuất chất bán

dẫn và PCBA:

Quá trình vệ sinh, khắc, và loại bỏ

chất bảo vệ trong quá trình sản xuất

chất bán dẫn;

Quá trình khắc, trong đó khí

hydrogen chloride có thể thoát ra;

Quá trình vệ sinh và chuẩn bị bề

mặt, quá trình khắc đồng chloride

và sản xuất PCB.

Phát thải hơi acid sulfuric cũng liên

quan tới quá trình xử lý các lát bán

dẫn wafer bằng các hỗn hợp khắc axit.

Các hỗn hợp thông thƣờng đƣợc dung

là acid sulfuric and hydrogen

peroxide.

Phát thải aerosol axit đƣợc giảm thiểu

bằng cách lắp đặt các máy lọc ẩm

ngang dòng (cross-flow) hoặc đứng

dòng (counter-flow). Các phƣơng

pháp phòng ngừa ô nhiễm bao gồm:

Sử dụng máy triệt hơi ẩm tại các bề

mặt các dung dịch tráng và sử dụng các tác nhân làm ƣớt (surfactant);

Tái chế acid sulfuric đã đƣợc sử

dụng trong quá trình sản xuất lát bán dẫn bằng cách làm nóng và

chƣng cất để tinh chế hơi axit, sau

đó sẽ đƣợc phục hồi và bơm ngƣợc

trở lại các máy làm ƣớt;

Lắp đặt các nắp chắn cho dung dịch

tráng và các thiết bị khử hơi ẩm.

Các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi

Các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi VOC

chủ yếu đƣợc sử dụng trong lĩnh vực

sản xuất chất bán dẫn và PCBA. VOC

có thể thoát ra từ đa số các quá trình vệ sinh và quá trình in ảnh litho, trong

quá trình làm khô lớp bảo vệ, và quá

trình loại bỏ lớp bảo vệ. Thông thƣờng, sự thoát ra của VOC đƣợc hấp

thụ bởi hệ thống than hoạt tính để làm

thuận lợi cho quá trình phục hồi hoặc

đƣợc xử lý bởi máy ôxy hóa bằng nhiệt. Các kỹ thuật kiểm soát ô nhiễm

đƣợc áp dụng hoặc các thiết bị đƣợc

lắp thêm để kiểm soát sự thoát ra bao gồm các nội dung sau:

Sử dụng các máy ôxy hóa nhiệt để

phục hồi, thƣờng đƣợc sử dụng khi

mức thể tích của dòng khí đƣợc hút xả trong quá trình sản xuất đạt trên

3000 scfm;

Máy cô đặc (sử dụng rotor zeolite) cùng với máy ôxy hóa nhiệt giúp

phục hồi, thƣờng đƣợc sử dụng để

cô đặc hơi VOC loãng trƣớc khi

đƣa chúng tới thiết bị phục hồi hoặc để hủy bỏ;

Page 220: Bia tong hop

Hướng dẫn về Môi trường, Sức khoẻ và An toàn

SẢN XUẤT THIẾT BỊ BÁN DẪN VÀ CÁC THIẾT

BỊ ĐIỆN TỬ KHÁC

214

Hấp thụ bằng tầng carbon cố định

kết hợp tách bỏ hơi để phục hồi

VOC (để tái sử dụng hoặc tái chế);

Hấp thụ bằng carbon tầng sôi kết

hợp loại bỏ nitrogen nóng và phục

hồi VOC (để tái sử dụng hoặc tái

chế);

Hấp thụ bằng polymer tầng sôi kết

hợp tái tạo nitrogen nóng và phục

hồi VOC nếu khả thi hoặc kết hợp

máy ôxy hóa nhiệt có khả năng thu

hồi.

Các Nitrogen Oxide

Nhƣ trong các ngành công nghiệp

khác, sự thoát ra các khí NOx trong

lĩnh vực sản xuất chất bán dẫn bao

gồm các phế phẩm từ quá trình đốt

cháy. Những phế phẩm này phát sinh

từ các hệ thống làm nóng, các máy

phát điện trong trƣờng hợp khẩn cấp

và các máy ôxy hóa nhiệt nhằm làm

giảm sự thải VOC. Các kỹ thuật nhằm

ngăn ngừa và kiểm soát sự phát thải

các NOx đƣơc trình bày trong Hướng

dẫn chung EHS.

Bụi

Quá trình khoan và routing trong sản

xuất mạch in PCB thƣờng phát sinh số

lƣợng lớn bụi, trong khi đó việc sản

xuất chất bán dẫn và mạch in PCBA

không sản sinh ra lƣợng bụi đáng kể.

Lƣợng bụi hữu hạn thƣờng phát sinh

ra trong quá trình cắt laser, rũa gọt,

đánh bóng và backgrinding trong sản

xuất chất bán dẫn, cũng nhƣ trong sản

xuất các thiết bị từ và các linh kiện thụ

động. Các phƣơng pháp kiểm soát bao

gồm:

Hệ thống lắng cặn bằng nƣớc

Giảm thiểu bằng túi lọc hoặc ngƣng

tụ tĩnh điện.

Tiêu thụ năng lượng

Do có rất nhiều quá trình sử dụng

nhiệt và việc xử lý các lát bán dẫn

wafer đƣợc cơ khí hóa nên sản xuất

chất bán dẫn đòi hỏi sự tiêu thụ năng

lƣợng đáng kể, vì vậy cần thiết phải có

sự tối ƣu hóa sử dụng năng lƣợng.

Việc sử dụng các thiết bị chuyên dụng

có ƣu thế cả về hiệu quả sử dụng và

hiệu quả năng lƣợng là cần thiết, ví dụ:

Thiết bị kiểm soát không khí có

chức năng kiểm soát nhiệt độ và độ

ẩm, có thể tiết kiệm tới 25% năng

lƣợng;

Các máy làm lạnh hiệu năng cao;

Hồi phục nhiệt từ các bình ngƣng

nƣớc có sử dụng thiết bị trao đổi

nhiệt có thể giúp một nhà máy hiện

đại tiết kiệm đến 40% nhu cầu năng

lƣợng.

Các kỹ thuật tiên tiến trong việc giảm

thiểu khí thải cũng đã tạo ra các thiết

bị mới có hiệu suất giảm thải cao và

tiêu thụ năng lƣợng thấp hơn.

Nước thải

Nước thải của quá trình công nghiệp

Nƣớc thải ra có thể bị ảnh hƣởng bởi

các hợp chất hữu cơ và vô cơ nhƣ kim

loại, các axit và alkalis, cyanides và

các chất rắn lơ lửng. Để giảm thiểu

Page 221: Bia tong hop

Hướng dẫn về Môi trường, Sức khoẻ và An toàn

SẢN XUẤT THIẾT BỊ BÁN DẪN VÀ CÁC THIẾT

BỊ ĐIỆN TỬ KHÁC

215

mức sử dụng nƣớc và các nguy cơ ảnh

hƣởng của nƣớc thải, nƣớc rửa cần

đƣợc phục hồi để sau khi xử lý có thể

đƣợc tái sử dụng.

Nƣớc thải trong quá trình sản xuất có

thể bao gồm các hợp chất hữu cơ, đặc

biệt là các dung môi không khử trùng

bằng clo, nhƣ dung môi gốc pyrrole,

amine, chất phủ gốc fluoro/ether,

isopropyl alcohol, và tetramethy-

lammonium hydroxide, từ một số

bƣớc trong quy trình sản xuất chất bán

dẫn và PCBA nhƣ quá trình vệ sinh,

làm khô lớp bảo vệ, loại bỏ lớp bảo

vệ, hiện ảnh, các kim loại từ quá trình

mạ kim và quá trình CMP, các axit và

alkalis từ các dung dịch vệ sinh, quá

trình khắc, vệ sinh, mạ kim, cyanides

từ quá trình mạ kim và các chất rắn lơ

lửng của cặn film, và các phân tử kim

loại phát sinh từ các quá trình in ảnh

(photolithography), mạ kim (metallic-

zation), mài (backgrinding), và cắt

vuông (dicing).

Xử lý nước thải

Do hoạt động sản xuất chất bán dẫn và

thiết bị điện tử sử dụng đa dạng các

nguyên liệu thô, hóa chất và quy trình

sản xuất nên việc xử lý nƣớc thải có

thể yêu cầu sử dụng các đơn vị xử lý

chuyên dụng phù hợp với các quy

trình sản xuất và các chất gây ô nhiễm

cụ thể. Các kỹ thuật xử lý nƣớc thải

trong lĩnh vực này bao gồm: cách ly

nguồn và tiền xử lý dòng nƣớc thải có

chứa mật độ cao các hợp chất không

thể phân hủy hữu cơ, có sử dụng

phƣơng pháp tách theo từng giai đoạn,

nhƣ phục hồi dung môi, tách khí, ôxy

hóa hóa học, hấp thụ .., giảm thiểu kim

loại nặng sử dụng phƣơng pháp lắng

hóa học, đông lạnh hoặc kết bong,

phục hồi hóa điện, trao đổi ion…(iii)

ôxy hóa cyanides và (iv) tách nƣớc và

vứt bỏ các phần cặn dƣ ở khu vực

chuyên biệt chứa rác thải độc hại.

Có thể cần thêm các kiểm soát kỹ

thuật cho: (i) công nghệ tách bỏ kim

loại hiện đại có sử dụng màng lọc

hoặc các kỹ thuật xử lý hóa học/vật lý

học khác, (ii) công nghệ loại bỏ các

chất hữu cơ khó phân hủy hoặc các

chất hữu cơ bị halogen hóa sử dụng

carbon hoạt tính hoặc kỹ thuật ôxy hóa

hóa học tân tiến, (iii) giảm thiểu sự

thoát thải chất độc bằng kỹ thuật phù

hợp (nhƣ thẩm thấu ngƣợc (reverse

osmosis), trao đổi ion, carbon hoạt

tính…) và (iv) giữ lại và xử lý các chất

hữu cơ dễ bay hơi đƣợc loại bỏ từ rất

nhiều đơn vị hoạt động trong hệ thống

xử lý nƣớc thải.

Quản lý nƣớc thải công nghiệp và các

phƣơng pháp xử lý đƣợc thảo luận

trong Hướng dẫn chung EHS. Bằng

việc sử dụng những công nghệ và

những kỹ thuật thực hành tốt về xử lý

nƣớc thải, các nhà máy sản xuất cần

đáp ứng đƣợc các giá trị hƣớng dẫn về

xả nƣớc thải đƣợc trình bày trong bảng

liên quan tại phần 2 trong tài liệu

hƣớng dẫn này.

Các nguồn nước thải khác và việc tiêu

dùng nước

Hƣớng dẫn về quản lý nƣớc thải

không bị ô nhiễm từ các đơn vị sản

xuất, nƣớc mƣa không bị ô nhiễm, và

Page 222: Bia tong hop

Hướng dẫn về Môi trường, Sức khoẻ và An toàn

SẢN XUẤT THIẾT BỊ BÁN DẪN VÀ CÁC THIẾT

BỊ ĐIỆN TỬ KHÁC

216

nƣớc thải vệ sinh đƣợc đề cập trong

Hướng dẫn chung EHS. Các nguồn

thải ô nhiễm cần đƣợc dẫn tới hệ

thống xử lý nƣớc thải công nghiệp.

Các khuyến nghị về việc giảm thiểu

mức tiêu thụ nƣớc, đặc biệt ở những

nơi nƣớc sạch là nguồn tài nguyên

hiếm, đƣợc hƣớng dẫn trong Hướng

dẫn chung EHS.

Sản xuất mạch in PCB - Printed

Circuit Board (PCB)

Nhiều phƣơng pháp ngăn ngừa ô

nhiễm đƣợc sử dụng trong quá trình

sản xuất mạch in PCB, đƣợc mô tả

trong phụ lục A. Ví dụ về các điều

chỉnh quá trình sản xuất đem lại các

giá trị lợi ích cho môi trƣờng:

Sản xuất bảng mạch: Sử dụng

phƣơng pháp lắp bề mặt (surface

mount technology - SMT) thay vì

phƣơng pháp mạ xuyên lỗ (plated

through hole), phôi bơm đúc, mạ

ghép;

Quá trình vệ sinh và chuẩn bị bề

mặt: sử dụng các chất tẩy rửa

không gây phản ứng, kéo dài thời

gian ngâm, cải thiện hiệu quả súc

rửa, sử dụng phƣơng pháp rửa

ngƣợc dòng, tái sử dụng các thiết bị

vệ sinh, thiết bị súc rửa;

In mạch và masking: sử dụng các

chất cản màu ƣớt có thể chế biến

đƣợc, in màn thay vì in litho, in

phun, sử dụng quang trở khô, tái sử

dụng các dung môi dùng cho loại

bỏ quang trở, cách ly dòng, và phục

hồi kim loại;

Mạ điện và mạ không điện: thay

thế bằng việc sản xuất các bảng cơ

khí, không sử dụng dung dịch

cyanide, kéo dài thời gian ngâm,

cải thiện hiệu quả súc rửa, sử dụng

phƣơng pháp rửa ngƣợc dòng, tái

sử dụng các thiết bị vệ sinh, thiết bị

súc rửa;

Khắc: sử dụng cách mạ khác, dùng

chất ăn mòn không phản ứng và

không chrome, in mạch thay vì mạ

bảng, phƣơng pháp ghép thay vì

phƣơng pháp ăn mòn, tái sử

dụng/tái chế các chất khắc ăn mòn;

Phục hồi kim loại bằng phƣơng

pháp tái sinh electrowinning và

phƣơng pháp trao đổi ion, kết quả

là sự thải ra ở mức zero của các

dòng chứa kim loại đƣợc cách ly.

Các kim loại nặng đƣợc phục hồi

thành các tấm kim loại, mà có thể

loại trừ đƣợc 95% lƣợng cặn thải

bỏ. Các cặn chứa kim loại không

đƣợc xử lý để phục hồi kim loại

cần đƣợc chôn bỏ ở khu vực đƣợc

đảm bảo.

1.2 Sức khỏe và an toàn nghề

nghiệp

Các nguy cơ đối với sức khỏe và an

toàn nghề nghiệp trong lĩnh vực sản

xuất chất bán dẫn và điện tử về cơ bản

bao gồm những mục sau:

Do phải tiếp xúc trực tiếp với các

nguyên liệu thải ra từ chất nền

trong suốt quá trình xử lý hoặc thao

tác bằng tay;

Page 223: Bia tong hop

Hướng dẫn về Môi trường, Sức khoẻ và An toàn

SẢN XUẤT THIẾT BỊ BÁN DẪN VÀ CÁC THIẾT

BỊ ĐIỆN TỬ KHÁC

217

Do phải tiếp xúc với các chất hóa

học độc hại trong quá trình sản

xuất, bao gồm cả bột kim loại;

Ảnh hƣởng độc hại đến cơ thể và

nguy cơ từ các nguồn năng lƣợng

độc hại (động năng, điện năng, khí

năng, thủy năng);

Nguy cơ từ tiếp xúc với các nguồn

phóng xạ ion hóa/không ion hóa và

các nguồn laser.

Chất nền (Substrate)

Trong khi các chất nền (phôi) chất bán

dẫn đƣợc tạo bằng silicon (silicon

dioxide) không độc hại thì các bụi

phát sinh trong quá trình sản xuất và

trong quá trình sử dụng chúng có thể

gây độc hại. Tuy nhiên, các chất nền

phôi GaAs và indium phosphide (InP)

gây ra các ảnh hƣởng nghiêm trọng

hơn tới sức khỏe và cơ thể. Con đƣờng

phơi nhiễm GaA và InP thƣờng thấy

nhất là qua đƣờng hô hấp - hít vào các

phân tử đó. Do độc tính rất cao của

arsenic và indium nên những hợp chất

này có yêu cầu cấp độ phơi nhiễm

thấp. InP có thể gây cháy và có thể

phản ứng với hơi nƣớc và axit để tạo

ra phosphine, một hơi khí độc và dễ

cháy. GaA độc hại khi đƣợc mài, cắt

hoặc đánh bóng.

Phòng ngừa và kiểm soát các chất nguy

hiểm đòi hỏi việc sử dụng kỹ thuật và

các nhân viên kiểm soát an toàn.

Các phƣơng pháp phòng ngừa trong

quá trình sản xuất sau đây thƣờng

đƣợc áp dụng.

Sử dụng phƣơng pháp rút hút tại

chỗ trong quá trình mài hoặc mài

ƣớt. Vận hành phƣơng pháp này

cần phải thực hiện trong môi

trƣờng nƣớc (ƣớt) và các cặn bám

cần thiết đƣợc súc rửa cẩn thận.

Cần tránh việc mài khô GaA;

Rút và hút thông gió trong tất cả

các quá trình sản xuất có liên quan

tới các substrate, nhƣ cắt, mài, đánh

bóng, khắc;

Quần áo định kỳ đƣợc làm sạch để

ngăn ngừa nhiễm bẩn, các thực

hiện tốt vệ sinh cần đƣợc phổ biến;

Cần tránh các mức nhiệt độ nóng

quá mức, và các tiếp xúc với các

tác nhân làm giảm axit mạnh để sản

xuất khí arsine hoặc phosphine có

độc tính cao;

Các nguyên liệu Arsine và

phosphine cho quá trình sản xuất

cần đƣợc lƣu trữ trong các thùng

chứa áp suất thấp.

Các chất hóa học nguy hại trong

quá trình sản xuất

Quá trình sản xuất chất bán dẫn và các

thiết bị điện tử có thể liên quan tới

nhiều các chất hóa học độc hại.8 Bột

8 Danh sách các hóa chất độc hại bao gồm: aceton,

ammoni, ammonium hydroxide, arsen, boron

trifluorid, carbon dioxid chlorin, chlorine trifluorid,

diboran, dichlorosilan, disilan, fluorua, gallium

arsenic, germane, hydrochloric acid, hydrofluoric

acid, hydro, indium phosphid, methan, nitric acid,

nitric oxid, nitro fluorid, nitrous oxid, ozon,

phosphorus oxychlorid, phosphin, phosphoric acid,

silan, sulfuric acid, tetrafluoro methan, trichlorosilan,

trimethyl arsenic, và trimethyl Indium

Page 224: Bia tong hop

Hướng dẫn về Môi trường, Sức khoẻ và An toàn

SẢN XUẤT THIẾT BỊ BÁN DẪN VÀ CÁC THIẾT

BỊ ĐIỆN TỬ KHÁC

218

kim loại thƣờng đƣợc tìm thấy trong

quá trình sản xuất các linh kiện thụ

động và các thiết bị điện từ. Các

chƣơng trình nhằm bảo vệ các chất

hóa học chuyên dụng cần đƣợc phát

triển và thực hiện nhƣ đƣợc mô tả chi

tiết trong Hướng dẫn chung EHS.

Công nhân cần đƣợc bảo vệ để tránh

phơi nhiễm với các chất hóa học trong

quá trình sản xuất, bao gồm nhƣng

không giới hạn trong các mục sau: các

axit, bazơ, dung môi, bột kim loại, cặn

kim loại, cùng các khí gas độc, khí

cryogenic, pyrophyric. Ngoài ra, một

số gợi ý khác nhƣ sau:

Thay thế một số nguyên liệu độc

hại, ví dụ nhƣ glycol ethers gốc

ethylene bằng các nguyên liệu ít

độc hại hơn trong sản xuất bán dẫn;

Nếu silane (SiH4) hoặc các chất khí

độc hại khác (nhƣ HF, H2) đƣợc

dùng trong sản xuất chất bán dẫn,

cần thiết lắp đặt một hệ thống tích

hợp thiết bị phát hiện khí thoát và

hệ thống báo động đƣợc thiết lập

theo giới hạn an toàn của ngành ;

Sử dụng hệ thống sản xuất đƣợc

cách ly, đƣợc tự động hóa để phòng

ngừa phơi nhiễm hóa chất độc hại

đối với công nhân, trong trƣờng

hợp các chất hóa học thay thế

không khả thi trong sản xuất chất

bán dẫn và lắp ráp PCB;

Sử dụng các kiểm soát kỹ thuật nhƣ

hút rút bụi và hơi khí, nên lắp đặt

hệ thống thông gió để loại bỏ các

hợp chất trong không khí tại các

khu vực sản xuất trong lĩnh vực sản

xuất bán dẫn và lắp ráp PCB.

Nguy cơ vật lý và nguy cơ năng

lượng

Các nguy cơ vật lý trong sản xuất chất

bán dẫn và các thiết bị điện tử bao

gồm sự di chuyển các vật thể nặng,

nhƣ các máy vận chuyển wafer lớn

(đặc biệt là các wafer kích cỡ 300

mm), và các sản phẩm cuối cùng đƣợc

đóng gói, làm việc trong khoảng cách

gần với các thiết bị tự động. Các đề

xuất chung cho việc phòng ngừa và

quản lý nguy cơ vật lý và năng lƣợng

nơi làm việc đƣợc trình bày trong

Hướng dẫn chung EHS.

Các phóng xạ ion hóa và không ion

hóa, và tia laser

Quá trình sản xuất có thể bao gồm các

nguồn của phóng xạ ion hóa nhƣ tia x,

tia gamma, các hạt alpha và beta, đều

có đặc tính bƣớc sóng ngắn và chứa

năng lƣợng cao. Các loại phóng xạ

không ion hóa có trong quá trình sản

xuất có thể bao gồm các phóng xạ tần

số radio (đƣợc sử dụng trong thiết bị

sản xuất plasma), phóng xạ UV, tia

hồng ngoại, ánh sáng nhìn thấy. Phóng

xạ không ion hóa có thể đƣợc sản xuất

từ một số loại máy sinh nhiệt, các thiết

bị thí nghiệm, và các antennas năng

suất cao.

Tia laser đƣợc phân chia thành các

loại tùy theo khả năng gây hại tới mắt

hoặc da. Nếu laser đƣợc chiếu hoặc

Page 225: Bia tong hop

Hướng dẫn về Môi trường, Sức khoẻ và An toàn

SẢN XUẤT THIẾT BỊ BÁN DẪN VÀ CÁC THIẾT

BỊ ĐIỆN TỬ KHÁC

219

phản chiếu vào một vật thể, thì ánh

sáng laser có thể đƣợc hấp thụ một

phần, gây nên sự tăng nhiệt độ và gây

ra sự biến đổi trong các vật chất có sự

tiếp xúc.

Sự tiếp xúc với các nguồn phóng xạ

nên đƣợc phòng ngừa bằng cách sử

dụng các biện pháp rào chắn bảo vệ và

khóa liên động cho các thiết bị nguồn,

và đào tạo công nhân về tầm quan

trọng cũng nhƣ cách thức bảo dƣỡng

các rào chắn bảo vệ và hệ thống khóa.

Các thông tin thêm về khả năng phơi

nhiễm phóng xạ đƣợc trình bày trong

Hướng dẫn chung EHS.

Các kiểm soát kỹ thuật, nhƣ bảo vệ

nhà xƣởng bằng hệ thống khóa liên

động, lắp đặt các máy lọc bảo vệ, và

hệ thống khóa, cần đƣợc triển khai để

ngăn ngừa các nguy hiểm phóng xạ.

1.3 Sức khỏe và an toàn cộng

đồng

Các ảnh hƣởng tới sức khỏe và an toàn

cộng đồng xảy ra trong giai đoạn hoạt

động, xây dựng và tháo dỡ các nhà

máy sản xuất bán dẫn và các thiết bị

điện tử thì tƣơng tự nhƣ đa số các cơ

sở sản xuất công nghiệp khác và đƣợc

thảo luận trong Hướng dẫn chung

EHS.

Page 226: Bia tong hop

Hướng dẫn về Môi trường, Sức khoẻ và An toàn

SẢN XUẤT THIẾT BỊ BÁN DẪN VÀ CÁC THIẾT

BỊ ĐIỆN TỬ KHÁC

220

2.0 Các chỉ số thực hiện và việc

giám sát.

2.1 Môi trường

Hướng dẫn phát thải và xả thải

Bảng 1 và bảng 2 thể hiện các hƣớng dẫn về chất thải và xả trong lĩnh vực này. Các chỉ số hƣớng dẫn này thể hiện thực hành công nghiệp tốt nhƣ đã đƣợc phản ánh trong các tiêu chuẩn trong hệ thống pháp luật ở một số nƣớc. Các mức hƣớng dẫn này có thể đạt đƣợc ở điều kiện hoạt động bình thƣờng của cơ sở sản xuất thông qua việc áp dụng các biện pháp kỹ thuật ngăn ngừa và kiểm soát ô nhiễm đã đƣợc bàn đến ở những phần trƣớc của hƣớng dẫn này. Các định mức này cần đạt đƣợc, mà không pha loãng, ít nhất 95% thời gian cơ sở sản xuất hoạt động, và có thể tính bằng tỷ lệ giờ hoạt động hằng năm. Mức chênh lệch với các giá trị hƣớng dẫn do điều kiện của dự án cụ thể cần đƣợc giải trình trong báo cáo đánh giá môi trƣờng.

Hƣớng dẫn về xả thải đƣợc áp dụng cho xả thải trực tiếp nƣớc thải đã xử lý vào nguồn tiếp nhận là nƣớc mặt có mục đích sử dụng chung. Mức thải đặc thù theo từng địa điểm có thể đƣợc thành lập ra dựa trên điều kiện sẵn có và thực trạng sử dụng của hệ thống thu gom và xử lý nƣớc thải công cộng, hoặc nếu thải trực tiếp vào nguồn nƣớc mặt thì sự phân loại thủy vực tiếp nhận nƣớc theo mục đích sử dụng đƣợc đề cập đến trong Hướng dẫn chung EHS.

Hƣớng dẫn về phát thải đƣợc áp dụng cho quá trình phát thải khí thải. Hƣớng

dẫn phát thải của nguồn đốt nhiên liệu kết hợp với các hoạt động sinh nhiệt và phát điện từ những nguồn có công suất nhiệt đầu vào bằng hoặc thấp hơn 50 MWth đƣợc đề cập trong Hướng dẫn

chung EHS, với phát thải nguồn điện lớn hơn đƣợc đề cập đến trong Hướng

dẫn EHS cho nhà máy nhiệt điện. Hƣớng dẫn xem xét môi trƣờng xung quanh dựa trên tổng thải lƣợng khí thải đƣợc cung cấp trong Hướng dẫn chung

EHS.

Bảng 1: Mức nước thải

Chất gây ô nhiễm Đơn vị

tính

Giá trị

hướng dẫn

pH mg/L 6-9

COD mg/L 160

BOD5 mg/L 50

Tổng chất rắn lơ lửng mg/L 50

Chất dầu và mỡ mg/L 10

Tổng Phosphorus mg/L 2

Fluoride mg/L 5

Ammonia mg/L 10

Cyanide (tổng số) mg/L 1

Cyanide (tự do) mg/L 0,1

AOX (absorbable

organic bound halogen)

mg/L 0,5

Arsenic (Asen) mg/L 0,1

Chrom (VI) mg/L 0,1

Chromium (tổng số) mg/L 0,5

Cadmium mg/L 0,1

Đồng mg/L 0,5

Chì mg/L 0,1

Thủy ngân mg/L 0,01

Nicken mg/L 0,5

Thiếc mg/L 2

Bạc mg/L 0,1

Selen mg/L 1

Kẽm mg/L 2

Độ tăng nhiệt độ °C <3 (a)

(a): Tại rìa vùng pha trộn mang tính khoa học có tính

đến chất lƣợng nƣớc xung quanh, sử dụng nƣớc tiếp

nhận, thụ nhân tiềm năng và khả năng đồng hóa.

Page 227: Bia tong hop

Hướng dẫn về Môi trường, Sức khoẻ và An toàn

SẢN XUẤT THIẾT BỊ BÁN DẪN VÀ CÁC THIẾT

BỊ ĐIỆN TỬ KHÁC

221

Sử dụng tài nguyên và phát sinh

rác thải

Bảng 3 cung cấp ví dụ về chỉ số sử

dụng tài nguyên nƣớc và năng

lƣợng, bổ sung cho các chỉ số về sự

phát sinh rác thải trong lĩnh vực

này. Các giá trị hƣớng dẫn của

ngành đƣợc cung cấp phục vụ mục

đích so sánh và từng dự án nên

luôn luôn đặt ra các mục tiêu cải

thiện trong lĩnh vực sản xuất này.

Bảng 2: Mức khí thải (c) Chất gây ô nhiễm Đơn vị Giá trị

mẫu

VOC (a) mg/Nm3 20

HAP hữu cơ (b) Ppmv 20

HAP vô cơ (b) Ppmv 0,42

HCL mg/Nm3 10

HF mg/Nm3 5

Phosphine mg/Nm3 0,5

Hợp chất Arsin và

As

mg/Nm3 0,5

Ammoni mg/Nm3 30

Axeton mg/Nm3 150

Chú ý:

(a): Áp dụng trong quá trình vệ sinh bề mặt

(b): Các chất khí ô nhiễm nguy hiểm đặc trƣng

của ngành (HAP) bao gồm: hợp chất antimony,

hợp chất arsenic, arsin, carbon tetrachlorid,

catechol, chlorin, chromium compounds, ethyl

acrilat, ethylbenzen, ethylen glycol, hydrochloric

acid, hydrofluoric acid, lead compounds,

methanol, methyl isobutyl keton, methylen

chlorid, nickel compounds, perchloroethylen,

phosphin, phosphorous, toluene, 1,1,1-

trichloroethan, trichloroethylen (phased-out),

xylenes.

Hiện nay ngành này không sử dụng

ethylbenzene, toluene, xylen, methylen chlorid,

carbon tetrachlorid, chromium compounds,

perchloroethylen, 1,1,1-trichloroethan, or

trichloroethylen.

(c): tại 3% O2.

Bảng 3: Nước và Năng lượng tiêu thụ /

phát sinh chất thải

Đầu vào trên mỗi

đơn vị sản phẩm

Đơn vị Giá trị

mẫu

Nƣớc sạch sử dụng

cho bàn máy ƣớt

l/300-mm

wafer đi

qua

42

Nƣớc siêu sạch sử dụng

l/200-mm

wafer

4000-8000

Lƣợng nƣớc cấp ròng

Net feed water use

l/cm3 8-10

Nƣớc siêu sạch

sử dụng cho Fab

l/cm3 4-6

Năng lƣợng

Toàn bộ thiết bị

của fab

kWh/cm3,

trên mỗi

wafer đầu

ra

0,3-0,4

Toàn bộ hệ thống

hỗ trợ của fab

0,5-0,6

Đầu ra mỗi sản phẩm Đơn vị Giá trị

mẫu

Chất thải (a)

Tái chế/Tái sử dụng

chất thải lỏng nguy hiểm

% 80

Tái chế/Tái sử dụng

chất thải rắn

% 85

Ghi chú: (a) Ngành sản xuất bán dẫn cần hƣớng tới

các nhà máy có mức thải là 0

(zero waste plant)

Quan trắc môi trường

Các chƣơng trình quan trắc môi

trƣờng cho ngành công nghiệp này cần

đƣợc thực hiện để giải quyết tất cả các

hoạt động đã đƣợc xác định có khả

năng tác động đáng kể đến môi

trƣờng, trong thời gian hoạt động bình

thƣờng và trong điều kiện bị trục trặc.

Hoạt động quan trắc môi trƣờng phải

dựa trực tiếp hoặc gián tiếp vào các

Page 228: Bia tong hop

Hướng dẫn về Môi trường, Sức khoẻ và An toàn

SẢN XUẤT THIẾT BỊ BÁN DẪN VÀ CÁC THIẾT

BỊ ĐIỆN TỬ KHÁC

222

chỉ báo đƣợc áp dụng đối với từng dự

án cụ thể. Tần suất quan trắc phải đủ

để cung cấp dữ liệu đại diện cho thông

số đang đƣợc theo dõi. Quan trắc phải

do những ngƣời đƣợc đào tạo tiến

hành theo các quy trình giám sát và

lƣu giữ biên bản và sử dụng thiết bị

đƣợc hiệu chuẩn và bảo dƣỡng đúng

cách thức. Dữ liệu quan trắc môi

trƣờng phải đƣợc phân tích và xem xét

theo các khoảng thời gian định kỳ và

đƣợc so sánh với các tiêu chuẩn vận

hành để sao cho có thể thực hiện mọi

hiệu chỉnh cần thiết. Hƣớng dẫn bổ

sung về áp dụng phƣơng pháp lấy mẫu

và phân tích khí thải và nƣớc thải

đƣợc cung cấp trong Hướng dẫn

chung EHS.

2.2 An toàn và sức khỏe nghề

nghiệp

Hướng dẫn an toàn và sức khỏe

nghề nghiệp

Hƣớng dẫn thực hiện sức khỏe và an

toàn lao động cần phải đƣợc đánh giá

dựa trên các hƣớng dẫn về mức tiếp

xúc an toàn đƣợc công nhận quốc tế,

ví dụ nhƣ hƣớng dẫn về Giá trị

ngƣỡng phơi nhiễm nghề nghiệp (TLV

®) và Chỉ số phơi nhiễm sinh học

(BEIs ®) đƣợc công bố bởi Hội nghị

của các nhà vệ sinh công nghiệp Hoa

Kỳ (ACGIH),9 Cẩm nang Hƣớng dẫn

về các mối nguy Hóa chất do Viện vệ

sinh, an toàn lao động quốc gia Hoa

9 Có sẵn tại: http://www.acgih.org/TLV/ và

http://www.acgih.org/store/

Kỳ xuất bản (NIOSH),10

Giới hạn phơi

nhiễm (PELs) do Cục sức khỏe và an

toàn nghề nghiệp Hoa Kỳ xuất bản

(OSHA),11

Giá trị giới hạn phơi nhiễm

nghề nghiệp đƣợc công bố bởi các

quốc gia thành viên Liên minh Châu

Âu,12

hoặc các nguồn tài liệu tƣơng tự

khác.

Tỷ lệ tai nạn và tử vong

Dự án phải cố gắng giảm số vụ tai nạn

trong số công nhân tham gia dự án

(bất kể là sử dụng lao động trực tiếp

hay gián tiếp) đến tỷ lệ bằng không,

đặc biệt là các vụ tai nạn gây ra mất

ngày công lao động và mất khả năng

lao động ở các mức độ khác nhau,

hoặc thậm chí bị tử vong. Tỷ lệ này

của cơ sở sản xuất có thể đƣợc so sánh

với hiệu quả thực hiện về vệ sinh an

toàn lao động trong ngành công

nghiệp này của các quốc gia phát triển

thông qua tham khảo các nguồn thống

kê đã xuất bản (ví dụ Cục thống kê lao

động Hoa Kỳ và Cơ quan quản lý về

An toàn và Sức khỏe Liên hiệp Anh).13

Giám sát An toàn Và Sức khỏe nghề

nghiệp

Môi trƣờng làm việc phải đƣợc giám

10 Có sẵn tại: http://www.cdc.gov/niosh/npg/ 11 Có sẵn tại:

http://www.osha.gov/pls/oshaweb/owadisp.show_docu

ment?p_table=STANDARDS&p_id=9.992 12 Có sẵn tại:

http://europe.osha.eu.int/good_practice/risks/ds/oel/ 13 Có sẵn tại: http://www.bls.gov/iif/ và

http://www.hse.gov.uk/statistics/index.htm

Page 229: Bia tong hop

Hướng dẫn về Môi trường, Sức khoẻ và An toàn

SẢN XUẤT THIẾT BỊ BÁN DẪN VÀ CÁC THIẾT

BỊ ĐIỆN TỬ KHÁC

223

sát để xác định kịp thời những mối

nguy nghề nghiệp tƣơng ứng với dự án

cụ thể. Việc giám sát phải đƣợc thiết

kế chƣơng trình và do những ngƣời

chuyên nghiệp thực hiện14

nhƣ là một

phần của chƣơng trình giám sát an

toàn sức khỏe lao động. Cơ sở sản

xuất cũng phải lƣu giữ bảo quản các

biên bản về các vụ tai nạn lao động và

các loại bệnh tật, sự cố nguy hiểm xảy

ra. Hƣớng dẫn bổ sung về các chƣơng

trình giám sát sức khỏe lao động và an

toàn đƣợc cung cấp trong Hướng dẫn

chung EHS.

14 Các chuyên gia đƣợc công nhận có thể gồm Chứng

nhận vệ sinh công nghiệp, Vệ sinh lao động đã đƣợc

đăng ký, hoặc Chứng nhận chuyên nghiệp về an toàn

hoặc tƣơng đƣơng

Page 230: Bia tong hop

Hướng dẫn về Môi trường, Sức khoẻ và An toàn

SẢN XUẤT THIẾT BỊ BÁN DẪN VÀ CÁC THIẾT

BỊ ĐIỆN TỬ KHÁC

224

3.0 Các tài liệu tham khảo và

nguồn bổ sung

Australian National Pollutant Inventory. 1999.

Emission Estimation Technique

Manual for the Electronics and Computer Industry.

Queensland, Australia.

Eastern Research Group. 1999. Preferred and

Alternative Methods for Estimating Air Emissions

from Semiconductors Manufacturing. Prepared for

US EPA, Point Sources Committee. Morrisville,

North Carolina.

European Commission. 2005. Reference Document

on Best Available

Techniques for Surface Treatment of Metals and

Plastics. Sevilla, Spain

European Union. 2003a. Directive 2002/95/EC on

Restriction of the Use of

Certain Hazardous Substances in Electrical and

Electronic Equipment. Brussels,

Belgium.

European Union. 2003b. Directive 2002/96/EC on

Waste Electrical and Electronic Equipment (WEEE).

Brussels, Belgium.

Geng, Hwaiyu. 2005. Semiconductor Manufacturing

Handbook. McGraw-Hill. New York, New York.

German Federal Government. 2002. First General

Administrative Regulation Pertaining the Federal

Immission Control Act (Technical Instructions on

Air Quality Control - TA Luft). Berlin, Germany.

German Federal Ministry for the Environment,

Nature Conservation and Nuclear Safety. 2004.

Promulgation of the New Version of the Ordinance

on Requirements for the Discharge of Waste Water

into Waters (Waste Water Ordinance - AbwV) of 17.

June 2004. Berlin, Germany.

Harper, C.A. 1997. Passive Electronic Component

Handbook. McGraw-Hill. New York, New York.

Helsinki Commission (Helcom). 2002. Reduction of

Discharges and Emissions

from the Metal Surface Treatment. Recommendation

23/7. Helsinki, Finland.

Intel. 2004. Environmental, Health and Safety

Report. Available at

http://www.intel.com/intel/other/ehs/ (accessed on

March 2006)

Intergovernmental Panel on Climate Change (IPCC).

2000. Good Practice and

Uncertainty Management in National Greenhouse

Gas Inventories. Available at

http://www.ipcc-nggip.iges.or.jp/public/gp/english/

(accessed on June 2006)

International Technology Roadmap for

Semiconductors. 2005. Environmental,

Safety and Health. Available at http://public.itrs.net/

(accessed on March 2006).

Ireland Environmental Protection Agency. 1996.

Integrated Pollution Control Licensing. Batneec

Guidance Note for the Manufacture of Integrated

Circuits and Printed Circuit Boards. Ardcavan,

Ireland.

McLyman, Colonel Wm. T. 2002. High Reliability

Magnetic Devices: Design and Fabrication. CRC

Edition. London, United Kingdom.

New York State Department of Environmental

Conservation, Pollution

Prevention Unit. 1999. Environmental Compliance

and Pollution Prevention

Guide for the Electronics and Computer Industry.

New York, New York.

Semiconductor Equipment and Materials

International (SEMI). Guideline F5-90. Guide for

Gaseous Exhaust Emissions. Available at

http://wps2a.semi.org/wps/portal/_pagr/118/_pa.118/

190 (accessed on March

2006).

Semiconductor Industry Association. 2000.

Occupational Health System 2000

Annual Survey of Work Injuries and Illnesses. San

Jose, California.

US Environmental Protection Agency (EPA). 1995.

Electronic and Computer Industry, Sector Notebook

Project. Washington, DC.

US EPA. 1998. Reduction of Arsenic Wastes in the

Semiconductor Industry. EPA/600/R-02/089.

Washington, DC.

US EPA. 2001. Proposed Air Toxics Rule for

Semiconductor Manufacturing. Fact Sheet.

Washington, DC.

Page 231: Bia tong hop

Hướng dẫn về Môi trường, Sức khoẻ và An toàn

SẢN XUẤT THIẾT BỊ BÁN DẪN VÀ CÁC THIẾT

BỊ ĐIỆN TỬ KHÁC

225

US EPA. 2002. 40 CFR Part 63 National Emission

Standards for Hazardous Air Pollutants for

Semiconductor Manufacturing. Washington, DC.

US EPA. Design of the Environment. Printed Wiring

Board. Section A, Clean Air Act Requirements.

Washington, DC. Available at

http://www.epa.gov/oppt/dfe/pubs/index.htm#pwb

(accessed on March 2006)

US EPA. 40 CFR Part 413. Electroplating Point

Source Category. Washington,

DC.

US EPA. 40 CFR Part 433. Metal Finishing Point

Source Category. Washington,

DC.

US EPA. 40 CFR Part 469. Electrical and Electronic

Components Point Source Category. Washington,

DC.

World Semiconductor Council (WCS). 1999.

Position Paper Regarding PFC Emissions Reduction

Goal, April 26, 1999. Fiuggi, Italy.

World Semiconductor Council (WSC). 2005. Joint

Statement on the Ninth Meeting. May 19, 2005,

Kyoto, Japan.

WSC and SEMI. 2006. Agreement for PFOS.

Voluntary Semiconductor Industry Commitment.

Available at http://www.sia-

online.org/pre_stat.cfm?ID=294 (accessed on April

2007)

Page 232: Bia tong hop

Hướng dẫn về Môi trường, Sức khoẻ và An toàn

SẢN XUẤT THIẾT BỊ BÁN DẪN VÀ CÁC THIẾT

BỊ ĐIỆN TỬ KHÁC

226

Phụ lục A: Mô tả chung về các hoạt động của ngành công nghiệp

Ngành công nghiệp điện tử bao gồm sản

xuất chất bán dẫn, các loại mạch in PCB,

bó mạch PWA, các màn hình, các linh

kiện thụ động và các thiết bị điện từ.

Sản xuất các chất bán dẫn

Sản xuất chất bán dẫn: sử dụng silicon,

silicon carbide, gallium arsenide, kim

loại, hóa chất, nƣớc và năng lƣợng. Các

nguyên liệu cần có sự tinh khiết cao, vì

vậy cần thiết phải có hệ thống khí

chuyên dụng, hệ thống xử lý hóa chất

tự động, hệ thống sấy khô không khí

CDA, các phòng sản xuất cấp độ sạch,

đặc biệt trong in ảnh litho. Hệ thống

nƣớc siêu sạch (UPW) cũng rất cần

thiết, vì sự sản xuất chất bán dẫn cần

một lƣợng lớn nƣớc siêu sạch, chủ yếu

ở quá trình làm sạch bằng phƣơng pháp

ẩm, sau đó trong quá trình khắc axit,

hòa tan trong dung môi, quá trình làm

sạch công cụ. Nhiều các xƣởng sản

xuất kiểu mới làm giảm mức tiêu thụ

nƣớc bằng cách tái sử dụng một phần

lớn của nƣớc xả thải từ các bƣớc súc

rửa. Quá trình này không tăng thêm

đáng kể lƣợng ô nhiễm nƣớc, vì hiện

nay các mạch tích hợp ngày càng trở

nên nhỏ hơn, sự kiểm soát rung và thiết

kế nền của các cơ sở sản xuất ngày

càng trở nên có tầm quan trọng.

Quá trình sản xuất bao gồm hàng trăm

vận hành đƣợc thực hiện từng lớp từng

lớp trên nguyên liệu tinh thể rắn, phần

lớn là silicon, và gần đây silicon

carbide đƣợc sử dụng. GaA đƣợc sử

dụng cho nhiều thiết bị trong quân đội

và thƣơng mại, bao gồm các laser, điốt

(diode) phát sáng (LED), và các thiết

bị thông tin liên lạc (nhƣ các cell

phone sử dụng chip GaA làm máy tạo

dao động sóng ngắn)

Sản xuất chất bán dẫn bao gồm 2 loạt

vận hành cơ bản: sản xuất các wafer

bán dẫn và quá trình Lắp ráp, đóng gói

và thử nghiệm (APT), trong đó lắp ráp

các wafer vào các mạch tích hợp có

thể sử dụng.

Hình 1 (trang cuối) tóm tắt các bƣớc

chính trong sản xuất chất bán dẫn,

nhấn mạnh các đầu vào của hóa chất

và các chất lỏng khác, và các điểm

phát sinh thoát xả, thải.

Sản xuất wafer bán dẫn yêu cầu

silicon có cấu trúc nhiều tầng tinh thể

thống nhất (silicon wafer), mà có thể

đạt đƣợc bằng cách sử dụng các kỹ

thuật đƣợc kiểm soát, nhƣ phƣơng

pháp kết tụ hơi hóa học (CVD) hoặc

kỹ thuật mọc ghép chùm phân tử

(MBE). Sau đó, một lớp mỏng của

silicon dioxide, có tác dụng cách nhiệt

và bảo vệ silicon, đƣợc tạo trên silicon

wafer bằng xử lý nhiệt tại lò nung

nhiệt độ cao (900°C to 1200°C). Sau

đó, wafer đƣợc bao bọc đồng nhất

bằng một lớp chất cảm quang, đƣợc

gọi là photoresist-polymer nhạy sáng

(dƣơng hoặc âm) và sau đó đƣợc tiếp

xúc với ánh sáng cực tím hoặc tia x đi

qua một mặt nạ kính (glass mask).

Page 233: Bia tong hop

Hướng dẫn về Môi trường, Sức khoẻ và An toàn

SẢN XUẤT THIẾT BỊ BÁN DẪN VÀ CÁC THIẾT

BỊ ĐIỆN TỬ KHÁC

227

Các photoresist dƣơng trở nên tan

đƣợc tại các khu vực tiếp xúc và bị

loại bỏ bởi các chất hiện ảnh hóa học,

hiện ra các chi tiết mạch photoresist

tạo bởi mặt nạ trên lớp silicon dioxide

(quá trình hiện ảnh). Silicon dioxide

sau đó đƣợc loại bỏ đi bằng khắc khô

hoặc ƣớt, Khắc ƣớt sử dụng dung dịch

axit, bazơ hoặc kiềm ăn da. Khắc khô

còn đƣợc gọi là khắc plasma, sử dụng

khí ion hóa có khả năng phản ứng cao,

có khả năng phân giải cao hơn và ít

thải hơn. Các photoresist thừa cuối

cùng sẽ đƣợc loại bỏ bởi dung môi

hoặc rửa bằng plasma. Bằng cách lặp

lại (từ 25 tới 30 lần ) sự ôxy hóa

silicon bằng cách loại bỏ photoresist

và sử dụng các mặt nạ khác nhau, các

khu vực khác nhau đƣợc hình thành

trên các lớp và đƣợc cách điện khỏi

nhau. Toàn bộ quá trình này đƣợc gọi

là in ảnh litho (photolithography hay

microlithography).

Sử dụng khắc plasma của silicon

nitride, là một quá trình khô, trong

công nghệ MOS-(metal oxide

semiconductor), cho phép thay thế quá

trình sử dụng acid phosphoric nóng có

sức ăn mòn cao, và là quá trình ƣớt, và

làm giảm sự sinh chất thải, an toàn hơn

cho công nhân và cũng làm giảm các

bƣớc vận hành trong quy trình sản xuất.

Để thay đổi suất dẫn của các khu vực

silicon, các dopant (chất kích thích)

đƣợc đƣa vào bằng khuếch tán hoặc

gắn ion. Khuếch tán có thể là khí, hoặc

không phải là khí, và đƣợc thực hiện

trong môi trƣờng nhiệt độ cao. Gắn ion

là sự dội ào ạt các ion đƣợc gia tốc vào

các khu vực tiếp xúc của silicon. Các

liên kết nối chọn lọc giữa các khu vực

khác biệt và các lớp của wafer thực

hiện đƣợc thông qua phƣơng pháp mạ

kim: các chất điện môi đƣợc đặt vào và

tạo các mạch in trong quá trình mạ, sau

đó các mạch in đƣợc trám bằng hợp

kim nhôm trong chân không hoặc bằng

đồng mạ điện hoặc bằng hóa mạ điện

(ECD). Lƣợng đồng thừa đƣợc loại bỏ

bằng phƣơng pháp đánh bóng cơ khí sử

dụng chất hóa học (chemical

mechanical polishing - CMP) hoặc

phƣơng pháp san phẳng (planaration).

Các công nghệ mạ kim khác, đặc biệt

sử dụng đồng, bao gồm kỹ thuật kết tủa

hơi vật lý (PVD) hoặc công nghệ ALD

(atomic layer deposition). Cuối cùng,

một lớp bề mặt bằng oxide hoặc

polyamide đƣợc tráng lên bề mặt của

wafer bằng phƣơng pháp thụ động hóa

để bảo vệ cho các vi mạch.

Hiện nay các thiết bị mới đang cần các

bán dẫn siêu mỏng, vì thế nên độ dày

của wafer đƣợc làm giảm bằng

backgrinding hoặc giảm độ căng

(stress relief). Mỗi wafer đƣợc hoàn

thiện có thể bao gồm hàng trăm chip

đã đƣợc thử nghiệm về điện trƣớc khi

bị chia cắt thành các chip độc lập với

một mặt lát kim cƣơng siêu mỏng và

đƣợc đánh dấu. Sau khi kiểm tra về

điện, mỗi chip đƣợc gắn vào khung

kim loại hoặc gốm, đƣợc kết nối bởi

các dây vàng mỏng, và đƣợc bọc vỏ để

bảo vệ khỏi các tác nhân cơ học và

môi trƣờng xung quanh. Đóng gói

cuối cùng có thể bao gồm một hay

nhiều chip đƣợc kết nối.

Công nghệ nano và hệ thống vi điện

cơ MEMS.

Page 234: Bia tong hop

Hướng dẫn về Môi trường, Sức khoẻ và An toàn

SẢN XUẤT THIẾT BỊ BÁN DẪN VÀ CÁC THIẾT

BỊ ĐIỆN TỬ KHÁC

228

Công nghệ Nano liên quan tới việc tạo

ra các cấu trúc chức năng ở quy mô

nguyên tử hoặc phân tử, với ít nhất

một đặc tính kích thƣớc đƣợc đo bằng

đơn vị nanometer. Sự bốc hơi của một

số bột ôxít kim loại (ZnO, Ga2O3,

SnO2) tại nhiệt độ cao cho phép tổng

hợp nano-belt và nano-wire của cùng

ôxít kim loại. Các chất bán dẫn thƣờng

đƣợc sử dụng trong cảm biến, máy

biến năng hoặc các áp dụng khác trong

các thiết bị điện tử hoặc quang tử điện.

Hệ thống vi điện cơ MEMS cơ bản đƣợc tạo ra bởi các máy biến năng vi mô, ví dụ cảm biến vi mô nhiệt độ, áp suất, các chất hóa học và phóng xạ. Các kỹ thuật sản xuất chúng tƣơng tự nhƣ những kỹ thuật cho sản xuất chip. Các nguyên liệu sử dụng cho sản xuất MEMS đa dạng, với các đặc tính điện tử đặc trƣng, nhƣng chúng đều có các đặc tính chọn lọc về cơ, nhiệt hoặc hóa học. Silicon thƣờng đƣợc sử dụng nhiều nhất.

Công nghệ sản xuất thông dụng nhất cho các thiết bị MEMS là đúc và tạo mạch in lớp silicon oxide, theo sau đó là đúc và tạo mạch in lớp đa silicon và loại bỏ lớp oxide, cho phép lớp đa silicon dịch chuyển nhƣ một dầm chìa (cantilever), thƣờng đƣợc thực hiện trong hỗn hợp acid hydrofluoridric.

Quá trình cắt và phân tách cũng rất quan trọng, bởi các phần có thể dịch chuyển trên thiết bị MEMS rất mỏng manh, Thử nghiệm thiết bị cần chuyên biệt và sự lắp ráp thiết bị MEMS thƣờng đƣợc yêu cầu chất lƣợng cao vì tính dễ gãy vỡ của chúng. Khâu đóng gói cũng yêu cầu đặc trƣng, nhƣng tất cả đóng gói đều có mục đích bảo vệ

khuôn khỏi các tác động của môi trƣờng, không ngăn cản sự tiếp xúc với các thƣớc đo môi trƣờng mà rất cần thiết cho sự vận động bình thƣờng (ví dụ: ứng dụng trong cảm biến áp suất ở túi khí). Thiết bị MEMS đƣợc sử dụng trong nhiều hạng mục công nghiệp, bao gồm và không giới hạn trong các ngành: ô tô, kiểm soát công nghiệp, thiết bị văn phòng, ngành vũ trụ, y học, và viễn thông.

Sản xuất mạch in PCB

Sản xuất PCB liên quan đến khắc và

mạ các mạch in bảng mạch trên nền

nguyên liệu thƣờng đƣợc chia thành

các lớp. PCB thƣờng là một mặt, hai

mặt , nhiều lớp và linh động.

Các phƣơng pháp ghép thêm, bán

ghép, hoặc phƣơng pháp ăn mòn có

thể đƣợc sử dụng mặc dù phƣơng pháp

ăn mòn thƣờng đƣợc áp dụng nhiều

nhất. Việc chuẩn bị bảng mạch bao

gồm các công đoạn: Vệ sinh, cán

mỏng, và khoan hốc, vệ sinh bằng hóa

chất hoặc cơ học là cần thiết trƣớc khi

thực hiện mạ điện. Bƣớc vẽ ảnh cho

phép các hình vẽ mạch in đƣợc

chuyển đến bảng bằng quá trình

photolitho hoặc in trên màn, mạ điện

(thƣờng là đồng mạ điện) sau đó đƣợc

sử dụng để làm dày lớp dẫn và bảo vệ

chúng khỏi bị ăn mòn hoặc xói mòn.

Trong quá trình bọc hợp kim (hoặc san

phẳng hợp kim trong khí nóng), PCB

đƣợc nhấn chìm trong hợp kim nấu

chảy, thƣờng là hợp kim có điểm nóng

chảy thấp, ví dụ hợp kim thiếc không

chứa chì. Phần hợp kim thừa đƣợc loại

Page 235: Bia tong hop

Hướng dẫn về Môi trường, Sức khoẻ và An toàn

SẢN XUẤT THIẾT BỊ BÁN DẪN VÀ CÁC THIẾT

BỊ ĐIỆN TỬ KHÁC

229

bỏ bằng cách san phẳng trong khí

nóng. Sản xuất PCB bao gồm các

bƣớc cuối cùng của quá trình sản xuất

là kiểm tra về điện, kiểm tra kích

thƣớc, kiểm tra cảm quan và thực hiện

việc đóng gói, dán nhãn.

Sản xuất mạch in lắp ráp PCBA

Về cơ bản đƣợc tạo từ một chất nền,

thƣờng đƣợc làm từ nhựa epoxy ép,

Teflon, fiberglass, hoặc ceramic, trên

đó các bán dẫn (silicon, silicon carbide,

or GaAs) và các linh kiện thụ động

đƣợc lắp đặt. Các thành phần điện đặc

trƣng đƣợc gắn kèm và đƣợc hàn trên

PCB. Một dòng hóa chất thƣờng đƣợc

sử dụng để vệ sinh bảng, và làm thuận

lợi cho các mối hàn sau. Có thể có một

số phƣơng pháp hàn khác nhau, bao

gồm hàn sóng, SMT hoặc hàn thủ công

bằng tay. Trong quá trình lắp ráp PCB,

hiện nay đã các phƣơng pháp thay thế

không làm suy yếu ozone , cho quá

trình vệ sinh mạch in lắp ráp PCBA,

bao gồm: các dung môi hữu cơ, các

hỗn hợp hydrocarbon/surfactant,

alcohols, các hỗn hợp dung môi hữu

cơ. Hiện tại, các cặn của luồng hóa chất

sẽ đƣợc loại bỏ bởi nƣớc khử ion,

Freon 113 (CFC-113) và

trichloroethane (TCA), trƣớc đây đƣợc

sử dụng nhƣng nay đã bị cấm. Ngành

công nghiệp này đã chứng minh đƣợc

rằng những lắp ráp PCB phức tạp nhất

có thể đƣợc tạo ra mà không cần quá

trình vệ sinh bằng cách sử dụng các

dòng hóa chất ít cặn và để lại rất ít chất

gây ô nhiễm trên bảng mạch.

Sản xuất linh kiện thụ động

Công nghệ chính để sản xuất linh kiện

thụ động là nén và/hoặc nung kết bột

nhôm (Al2O3), nhôm nitride (AIN) và

các chất khác để có đƣợc chất liệu

gốm có các đặc tính: cách điện, dẫn

điện, áp điện. Quá trình sản xuất thông

dụng nhất là sản xuất chất nền bằng

gốm cách điện (Al2O3, AIN) cho các

vi mạch tích hợp.

Đối với các chất nền công suất cao,

AlSiC or CuSiC đƣợc sử dụng để nâng

cao tính dẫn nhiệt, so với Al2O3 tiêu

chuẩn. Trộn thêm các chất phụ gia vào

bazơ carbon hoặc SiC, sẽ sản xuất ra

điện trở với bất kỳ kích thƣớc và giá

trị ohmic nào. Tính chất áp điện đƣợc

chủ yếu sử dụng trong lĩnh vực cảm

biến áp lực (trong ngành ôtô), cảm

biến lực căng, trong các cleaner bằng

siêu âm trong công nghiệp, hoặc để

phát sóng siêu âm trong chuẩn đoán

bệnh bằng siêu âm. Gốm kẽm ôxít đặc

biệt đƣợc sử dụng cho các điện trở

biến thiên (varistors).

Sản xuất các thiết bị từ

Quá trình sản xuất các thiết bị từ dựa

trên cơ sở hòa trộn các bột từ (sắt hoặc

các nguyên tố hiếm trong đất) để sản

xuất màng phim từ hoặc băng từ sử

dụng cho lƣu giữ dữ liệu trong ngành

công nghiệp thông tin, và gốm và kim

loại đƣợc nung kết có các tính chất từ

mạnh, đƣợc sử dụng cho việc sản xuất

lõi của máy biến thế xung nhỏ, hoặc các

nam châm công suất lớn đặc biệt cho

ngành công nghiệp motor hoặc dùng

cho các thiết bị từ tĩnh cộng hƣởng.

Page 236: Bia tong hop

Hướng dẫn về Môi trường, Sức khoẻ và An toàn

SẢN XUẤT THIẾT BỊ BÁN DẪN VÀ CÁC THIẾT

BỊ ĐIỆN TỬ KHÁC

230

ĐÖC HỢP CHẤT SILICON

PHỦ LỚP POLYME NHẠY SÁNG

(PHOTORESIST)

CHIẾU TIA UV

HIỆN ẢNH

KHẮC ĂN MÕN

RỬA BẰNG NƢỚC KHỬ ION

THÊM CHẤT PHỤ GIA

GẮN ION KHUẾCH TÁN

RỬA AXIT, DUNG MÔI

KẾT TỦA KIM LOẠI

THỤ ĐỘNG HÓA

MÀI (BACKGRINDING) ĐỐI VƠI CÁC THIẾT BỊ MỚI

THẢI AXIT

ALKALINIC ĐÃ DÙNG

CHẤT THẢI LỎNG

THẢI NƢỚC

HÖT THẢI KHÍ

DUNG MÔI AXIT ĐÃ

DÙNG

BỤI BỘT

SILICON CHIA CẮT THÀNH CHIP

KIỂM TRA, ĐÁNH DẤU

LẮP RÁP

BÁN DẪN

HOÀN THIỆN

2-2

0 / 3

0 L

ẦN

SILICON WAFER

CHẤT HIỆN ẢNH HÓA

HỌC

KHÍ ION PHẢN ỨNG

(AXIT/BAZƠ)

KHÍ POCL3, AsH3

DUNG MÔI AXIT

CHẤT ĐIỆN MÔI (Cu)

NƢỚC KHỬ ION HÓA

* Các bƣớc trung gian có thể đƣợc

thực hiện trong các

pha khác nhau của

quá trình này.

Nguồn: Theo Kho dữ liệu về các chất ô nhiễm quốc gia của Öc (có sửa đổi), năm 1999.

Hình A.1: Sơ đồ quá trình sản xuất chất bán dẫn

Page 237: Bia tong hop

Hƣớng dẫn về Môi trƣờng, Sức khoẻ và An toàn

QUÁ TRÌNH NUNG CHẢY VÀ TINH LUYỆN

KIM LOẠI CƠ BẢN

231

HƢỚNG DẪN VỀ MÔI TRƢỜNG, SỨC KHỎE VÀ AN TOÀN

QUÁ TRÌNH NUNG CHẢY VÀ TINH LUYỆN KIM LOẠI CƠ BẢN

Giới thiệu

Hướng dẫn về Môi trường, Sức khỏe

và An toàn là các tài liệu kỹ thuật

tham khảo cùng với các ví dụ công

nghiệp chung và công nghiệp đặc thù

của Thực hành công nghiệp quốc tế tốt

(GIIP).1 Khi một hoặc nhiều thành

viên của Nhóm Ngân hàng Thế giới

tham gia vào trong một dự án, thì

Hướng dẫn về Môi trường, Sức khỏe

và An toàn (EHS) này được áp dụng

tương ứng như là chính sách và tiêu

chuẩn được yêu cầu của dự án. Hướng

dẫn EHS của ngành công nghiệp này

được biên soạn để áp dụng cùng với

tài liệu Hƣớng dẫn chung EHS là tài

liệu cung cấp cho người sử dụng các

vấn đề về EHS chung có thể áp dụng

được cho tất cả các ngành công

nghiệp. Đối với các dự án phức tạp thì

cần áp dụng các hướng dẫn cho các

ngành công nghiệp cụ thể. Danh mục

đầy đủ về hướng dẫn cho đa ngành

công nghiệp có thể tìm trong trang

web:

1 Được định nghĩa là phần thực hành các kỹ năng

chuyên nghiệp, chăm chỉ, thận trọng và dự báo trước

từ các chuyên gia giàu kinh nghiệm và lành nghề

tham gia vào cùng một loại hình và thực hiện dưới

cùng một hoàn cảnh trên toàn cầu. Những hoàn cảnh

mà những chuyên gia giàu kinh nghiệm và lão luyện

có thể thấy khi đánh giá biên độ của việc phòng ngừa

ô nhiễm và kỹ thuật kiểm soát có sẵn cho dự án có

thể bao gồm, nhưng không giới hạn, các cấp độ đa

dạng về thoái hóa môi trường và khả năng đồng hóa

của môi trường cũng như các cấp độ về mức khả thi

tài chính và kỹ thuật.

www.ifc.org/ifcext/enviro.nsf/Content

/EnvironmentalGuidelines

Tài liệu Hướng dẫn EHS này gồm các

mức độ thực hiện và các biện pháp nói

chung được cho là có thể đạt được ở

một cơ sở công nghiệp mới trong công

nghệ hiện tại với mức chi phí hợp lý.

Khi áp dụng Hướng dẫn EHS cho các

cơ sở sản xuất đang hoạt động có thể

liên quan đến việc thiết lập các mục

tiêu cụ thể với lộ trình phù hợp để đạt

được những mục tiêu đó.

Việc áp dụng Hướng dẫn EHS nên chú

ý đến việc đánh giá nguy hại và rủi ro

của từng dự án được xác định trên cơ

sở kết quả đánh giá tác động môi

trường mà theo đó những khác biệt với

từng địa điểm cụ thể, như bối cảnh của

nước sở tại, khả năng đồng hóa của

môi trường và các yếu tố khác của dự

án đều phải được tính đến. Khả năng

áp dụng những khuyến cáo kỹ thuật cụ

thể cần phải được dựa trên ý kiến

chuyên môn của những người có kinh

nghiệm và trình độ.

Khi những quy định của nước sở tại

khác với mức và biện pháp trình bày

trong Hướng dẫn EHS, thì dự án cần

tuân theo mức và biện pháp nào

nghiêm ngặt hơn. Nếu quy định của

nước sở tại có mức và biện pháp kém

nghiêm ngặt hơn so với những mức và

biện pháp tương ứng nêu trong Hướng

dẫn EHS, theo quan điểm của điều

kiện dự án cụ thể, mọi đề xuất thay đổi

Page 238: Bia tong hop

Hƣớng dẫn về Môi trƣờng, Sức khoẻ và An toàn

QUÁ TRÌNH NUNG CHẢY VÀ TINH LUYỆN

KIM LOẠI CƠ BẢN

232

khác cần phải được phân tích đầy đủ

và chi tiết như là một phần của đánh

giá tác động môi trường của địa điểm

cụ thể. Các phân tích này cần phải

chứng tỏ rằng sự lựa chọn các mức

thực hiện thay thế có thể bảo vệ môi

trường và sức khỏe con người.

Khả năng áp dụng

Các hướng dẫn EHS bao gồm các

thông tin liên quan tới lĩnh vực nung

chảy và tinh luyện kim loại cơ bản bao

gồm: chì, kẽm, đồng, nickel và nhôm.

Hướng dẫn này không bao gồm thông

tin về việc khai thác và cô đặc nguyên

liệu thô, những thông tin này đã được

trình bày trong Hướng dẫn EHS cho

Khai thác Mỏ. Phụ lục A bao gồm bản

mô tả đầy đủ các hoạt động của ngành

trong lĩnh vực này.

Tài liệu này được sắp xếp theo các

phần sau:

Phần 1.0 - Các tác động đặc thù của

ngành công nghiệp và việc quản lý.

Phần 2.0 - Các chỉ số thực hiện và việc

giám sát.

Phần 3.0 - Các tài liệu tham khảo và

các nguồn bổ sung.

Phụ lục A - Mô tả chung về các hoạt

động công nghiệp.

Page 239: Bia tong hop

Hƣớng dẫn về Môi trƣờng, Sức khoẻ và An toàn

QUÁ TRÌNH NUNG CHẢY VÀ TINH LUYỆN

KIM LOẠI CƠ BẢN

233

1.0 Các tác động đặc thù của

ngành công nghiệp và việc quản

Phần dưới đây cung cấp bản tóm tắt

các vấn đề EHS liên quan tới quá trình

nung chảy và tinh luyện kim loại cơ

bản có thể xảy ra trong quá trình vận

hành, cùng với các đề xuất về phương

pháp quản lý. Các đề xuất về phương

pháp quản lý vấn đề EHS thường xảy

ra đối với đa số cơ sở sản xuất trong

giai đoạn xây dựng và tháo dỡ được

trình bày trong Hƣớng dẫn chung

EHS.

1.1 Môi trƣờng

Những vấn đề môi trường đáng quan

tâm trong quá trình nung chảy và tinh

luyện kim loại cơ bản bao gồm:

Khí thải

Nước thải

Nguyên liệu độc hại

Cặn và chất thải.

Tiếng ồn

Khí thải

Bụi dạng hạt2

Sự phát thải bụi dạng hạt (có thể chứa

2 Các thải dạng hạt (bụi) được phân loại thành hạt toàn

phần với kích thước trên 100 µm (TPM), hạt kích thước

dưới µ10 m, hạt kích thước dưới 2.5 µm. Ảnh hưởng

của các thải dạng hạt phụ thuộc vào kích thước và bản

chất của hạt (ví dụ hạt có đường kính 2.5 µm có thể hít

thở vào được), tính có thể hòa tan của chúng, mật độ và

độc tính của các chất có chứa trong các hạt.

kim loại) có thể xuất phát từ các

nguồn nhất thời và nguồn điểm, bao

gồm tiếp nhận, giữ ở nhiệt độ thích

hợp, xử lý và vận chuyển (ví dụ: trên

băng chuyền, hoặc bằng các phương

tiện giao thông), và lưu giữ quặng,

quặng tuyển và các nguyên liệu thô

thứ cấp (ví dụ bằng cách chất đống

ngoài trời); từ các nguồn khí nóng

trong hóa trình hỏa luyện (thiêu kết,

nấu chảy, nung và chuyển hóa); trong

quá trình lọc (ví dụ: xử lý nguyên liệu

khô, lọc, lưu giữ các cặn lọc); trong

quá trình nhiệt tinh chế (trong quá

trình nung và vận chuyển các nguyên

liệu nóng); trong quá trình tập hợp và

vận chuyển các thành phần của hệ

thống giảm thiểu thải (như buồng túi

lọc baghouse); trong quá trình nấu

chảy và casting (xử lý kim loại nấu

chảy và xử lý xỉ). Các phát thải nhất

thời có thể lớn hơn lượng thải được

thu thập và giảm thiểu, do đó, việc

kiểm soát nguồn phát thải nhất thời là

rất quan trọng.

Các phương pháp ngăn ngừa và kiểm

soát khí thải dạng hạt bao gồm các nội

dung sau:

Phân tích tính chất các nguyên liệu

đầu vào dựa trên khả năng giảm

thiểu nguy hại;

Lưu giữ các nguyên liệu có khả

năng gây ra bụi hạt trong các kho

hoặc container kín và vận chuyển

bằng các hệ thống băng chuyền kín

hoặc nén khí. Các phương tiện vận

chuyển đều cần được bao bọc kín;

Giảm thiểu khối lượng nguyên liệu

phải chuyên chở, và khoảng cách

Page 240: Bia tong hop

Hƣớng dẫn về Môi trƣờng, Sức khoẻ và An toàn

QUÁ TRÌNH NUNG CHẢY VÀ TINH LUYỆN

KIM LOẠI CƠ BẢN

234

chuyên chở, bằng thiết kế nhà máy

một cách hiệu quả;

Giảm thiểu lượng khí thải bất cứ

khi nào có thể (như sử dụng quá

trình nấu chảy bằng ôxy);

Thiết kế sự vận hành liên tục bất cứ

khi nào có thể, và đảm bảo rằng hệ

thống kiểm soát môi trường là phù

hợp cho việc tối ưu hóa các vận

hành trôi chảy và nhất quán;3

Sử dụng các lò nung được hàn kín

và các lò phản ứng có áp suất thấp,

hoặc các lò nung đã được cải tiến

(ví dụ: sử dụng ―lỗ thứ bốn‖ trên

nóc của lò hồ quang điện để hút khí

trong quá trình sản xuất một cách

hiệu quả nhất có thể);

Rào chắn, chặn lại hoặc sử dụng

các nắp đậy để thu thập các khí thải

từ các ống dẫn của quá trình sản

xuất, tại các điểm tiếp liệu và các

điểm xả thải, và từ hệ thống băng

chuyền;

Sử dụng hệ thống duy trì các mối

hàn và nắp đậy trong quá trình

chuyển nguyên vật liệu, như trong

khi bổ sung nguyên liệu cho điện

cực, bổ sung nguyên liệu qua vòi

phun (ống bễ) hoặc các ống nhỏ, và

sử dụng van xoay trong hệ thống

tiếp liệu;

Sử dụng hệ thống van khói có lá

chắn để thay đổi các điểm hút xả

3 Ví dụ: Giai đoạn chuyển hóa được sử dụng trong quá

trình chảy tia lửa điện/chuyển hóa bằng tia lửa điện liên

tục của Mitsubishi và Outokumpu/Kennecott không yêu

cầu chuyển tải gầu múc và do đó có thể loại trừ nguồn

bay hơi thứ cấp.

một cách tự động trong các giai

đoạn khác nhau của quá trình sản

xuất, để hướng đích các thiết bị hút

xả tới nguồn hơi và bằng cách đó,

giảm thiểu sự tiêu hao năng lượng.

Hút khí thải tại các quạt thông gió

chỉ nên là phương án cuối cùng vì

tiêu hao nhiều năng lượng và hiệu

suất thu hồi khí thấp hơn;

Kiểm soát thải bụi dạng hạt sử

dụng máy lắng tụ tĩnh điện, các túi

lọc, các máy lọc ướt, hoặc máy hút

xoáy cần thích hợp đối với đặc tính

của từng dòng hút xảm (ví dụ: cần

xem xét về nhiệt độ, kích thước

hạt);4

4 Thông tin được dựa trên tài liệu của Ủy ban châu Âu

(2001). Tài liệu tham khảo về các kỹ thuật tốt nhất hiện

tại (BREF) đối với ngành Luyện kim phi sắt. Hệ thống

lọc bằng vải sợi được sử dụng rộng rãi trong ngành, vì

có hiệu suất cao trong việc kiểm soát bụi nhỏ li ti thường

gặp trong quá trình nấu chảy. Vì lọc bằng vải sợi thường

có xu hướng bị bịt kín và dễ cháy, nên lọc vải sợi không

thể phù hợp với tất cả các phương pháp sản xuất/tình

huống sản xuất. Cần sắp xếp và làm mát phòng lọc và sử

dụng các nồi nước nhằm thu hồi nhiệt độ của thải trước

khi lọc bụi sẽ giảm thiểu khả năng gây cháy, và để thuận

tiện cho lọc hạt, và để thu hồi nhiệt của khí thải trước khi

lọc. Máy lắng tụ tĩnh điện (EP) cũng được sử dụng rộng

rãi trong ngành và có khả năng vận hành trong phạm vi

rộng về điều kiện nhiệt độ, áp suất và độ bụi. Lắng tụ

tĩnh điện không đặc biệt nhạy cảm với kích thước hạt, và

thu nhận được cả bụi trong điều kiện khô hoặc ướt. Các

chất chống ăn mòn và bào mòn được đưa vào thiết kế.

Tuy nhiên, hệ thống lắng tụ tĩnh điện (EP) không thể đạt

được mức nồng độ bụi cuối cùng thấp như mức của hệ

thống lọc bằng vải sợi. Lắng tụ tĩnh điện ướt được dùng

khi làm sạch hệ thống khí ẩm và nồng độ hạt bão hòa

(như khí thải từ sản xuất kẽm và đồng sơ cấp, có chứa

đựng bụi và sulphur dioxide, sẽ được làm sạch bằng

cách sử dụng máy lọc ướt và máy lắng tụ tĩnh điện ướt.

Máy lọc ướt ghép tầng thường được dùng để khử bụi

của khí thải nhiều CO từ các lò hồ quang kín, khí được

sử dụng là như một khí có giá trị nhiệt cao. Máy lọc ướt

ghép tầng cũng được sử dụng để xử lý khí từ máy thiêu

kết đai thép, nơi mà bụi có tính ăn mòn cao nhưng dễ bị

làm ẩm, và sử dụng máy lọc ướt cho phép làm nguội khí

Page 241: Bia tong hop

Hƣớng dẫn về Môi trƣờng, Sức khoẻ và An toàn

QUÁ TRÌNH NUNG CHẢY VÀ TINH LUYỆN

KIM LOẠI CƠ BẢN

235

Duy trì hệ thống nắp đậy, ống dẫn,

bộ lọc của thiết bị thu khí, để đảm

bảo rằng mức thu khí hoặc mức hút

xả đạt được mức trong thiết kế;

Che đậy các phương tiện chuyên chở,

kho lưu giữ và các thiết bị sản xuất;

Sử dụng một hệ thống phun nước

để tối thiểu hóa các bụi dạng hạt

gây ô nhiễm không khí, từ các

đường vận chuyển trong nhà máy,

các đống quặng thô và các nguồn

khác;

Giữ gìn vệ sinh nhà xưởng và cung

cấp các thiết bị rửa các phương tiện

nhằm ngăn ngừa sự di chuyển của

các bụi bẩn trong và ngoài khu vực

nhà máy.

Kim loại

Ngoài các kim loại cơ bản, các tiếp

liệu có thể còn chứa đựng một lượng

nhỏ các kim loại khác (ví dụ: nhôm,

arsen, antimon, bismuth, cadmium,

chrom, đồng, germanium, vàng,

indium, chì, thủy ngân, nicken,

selenium, bạc, thallium, thiếc và kẽm.)

Sự phát thải kim loại ở nhiều loại hình

và nhiều loại hợp chất mà có thể di

chuyển và trở thành các chất gây ô

nhiễm, như bụi dạng hạt, dạng sương,

đồng thời với thời điểm khử bụi. Máy hút xoáy

(cyclone) thường không phù hợp cho việc kiểm soát khí

thải trực tiếp từ quá trình sản xuất của ngành này. Hiệu

suất thu thập bụi nhỏ li ti quá thấp để có thể đáp ứng

hiệu quả đối với thải của lò nung. Những kinh nghiệm

vận hành cho thấy rằng máy hút xoáy không thể đáp ứng

các tiêu chuẩn thải hiện thời. Vì vậy, máy hút xoáy được

sử dụng hiệu quả nếu là máy hút bụi ở giai đoạn sơ cấp,

sau đó phải kết hợp các kỹ thuật khác, đặc biệt trong quy

mô sản xuất lớn mà lượng nguyên liệu đầu vào có thể

thay đổi.

hơi khí hay chất lỏng và có thể được

thải ra trong suốt các quá trình sản

xuất như quá trình nhiệt luyện (như

một khối lượng lớn khí phát sinh bao

gồm dạng hạt, hơi kim loại trong quá

trình thiêu kết, nóng chảy, nung và

chuyển hóa), trong quá trình nhiệt tinh

luyện (chẳng hạn như dạng hạt tinh và

hơi kim loại trong quá trình nung

trong lò và vận chuyển nguyên liệu

nóng), quá trình điện tinh luyện (bao

gồm cả hơi sương acid thoát ra từ

dung dịch điện phân), trong quá trình

nấu chảy và đổ khuôn (ví dụ: hơi kim

loại thoát ra từ kim loại nấu chảy và

xử lý xỉ, và các hạt từ buồng túi lọc

baghouse). Mức độ ảnh hưởng tới môi

trường từ những kim loại này phụ

thuộc vào hình dạng, độc tính và mật

độ của chúng.5

Thải kim loại được kiểm soát bằng

cách áp dụng các phương pháp kiểm

soát bụi hạt.

Thủy ngân: Cần đặc biệt lưu ý đến

dạng phát thải kim loại phát sinh trong

quá trình nung chảy và tinh luyện kim

loại mà có nguy cơ giải phóng ra thủy

ngân. Trong khi hầu hết các dòng thải

được hút ra có chứa kim loại sẽ được

kiểm soát một cách hiệu quả bằng

phương pháp giảm thiểu, thủy ngân

vẫn còn ở trạng thái hơi ở nhiệt độ

môi trường xung quanh, và có thể

vượt qua một số thiết bị kiểm soát.

Cần phải làm lạnh ống dẫn khí vào của

hệ thống kiểm soát khí dạng hạt để

đảm bảo việc giữ lại thủy ngân một

5 Ủy ban châu Âu (2001). Tài liệu tham khảo về các kỹ

thuật tốt nhất hiện tại (BREF) đối với ngành Luyện kim

phi sắt.

Page 242: Bia tong hop

Hƣớng dẫn về Môi trƣờng, Sức khoẻ và An toàn

QUÁ TRÌNH NUNG CHẢY VÀ TINH LUYỆN

KIM LOẠI CƠ BẢN

236

cách hiệu quả hoặc phải sử dụng than

hoạt tính để hấp thụ thủy ngân.6

Sulfure dioxide

Sulfure dioxide (SO2) được tạo ra từ

quá trình đốt cháy nhiên liệu hóa thạch

và khi sulphide kim loại cô đặc được

nung, thiêu kết, nấu chảy, chuyển hóa

và tinh chế. Mật độ của SO2 trong

dòng khí thải là một đặc tính quan

trọng cho sự quản lý khí thải SO2. Với

mật độ từ 5-7 % trong dòng khí thải

thô, SO2 có thể được chế biến để trở

thành sulphuric acid. Với mật độ thấp

hơn trong dòng khí thải, …..Quá trình

nấu chảy dùng ôxy sẽ giúp giảm khối

lượng khí thải và tăng mật độ của SO2,

kết quả sẽ đem đến hiệu quả chuyển

đổi cao hơn và giảm thải chất gây ô

nhiễm xuống mức thấp.

Các phương pháp ngăn ngừa và kiểm

soát thải sulphur dioxide bao gồm các

mục sau:

Xử lý/chế biến khí sulphur để lưu

trữ một cách an toàn/hoặc sử dụng

chúng như một sản phẩm (ví dụ:

acid sulphuric, dung dịch sulphur

dioxide, phân bón hoặc sulphur cơ

bản);

Xem xét các lựa chọn công nghệ để

giảm thiểu lượng khí và tăng nồng

6 Thông tin chi tiết thêm về công nghệ và phương

pháp kiểm soát thải thủy ngân, và sự quản lý các chất

còn dư lại (như thủy ngân chlorua hoặc calomel từ hệ

thống kiểm soát thủy ngân Boliden/Norzink và

Outukumpu) được trình bày trong tài liệu của UB

Châu Âu. Tài liệu tham khảo về các ứng dụng kỹ

thuật hiện đại nhất cho ngành Luyện kim loại phi sắt,

trang 135.

độ SO2;7

Sử dụng hệ thống kiểm soát để đảm

bảo sự vận hành nhất quán.

Lắp đặt hệ thống lọc ướt khi thải để

loại bỏ SO2 từ các dòng thải có mật

độ SO2 thấp;

Rào chắn các thiết bị và đường ống

của quá trình sản xuất để ngăn ngừa

các khí thải không bền;

Sử dụng phương pháp tiền xử lý (ví

dụ phương pháp tách đãi) để loại bỏ

các sulphide không mong muốn và

giảm sulphur đầu vào;

Sử dụng các nhiên liệu chứa ít

sulphur (ví dụ khí tự nhiên thay vì

dầu nặng hay coke) và các nguyên

liệu thô chứa ít sulphur.

Nitrogen Oxides

Khí thải Nitrogen Oxide liên quan chủ

yếu tới sự đốt nhiên liệu (ví dụ: đốt

than cho nấu chảy, khí đốt tự nhiên

trong quá trình tinh chế). NOX có thể

được hình thành từ các thành phần

Nitrogen có mặt trong nhiên liệu hoặc

các quặng tuyển, hoặc NOX nhiệt.

Trong sản xuất nhôm, NOX được sinh

ra trong quá trình điện phân do sự có

7 Có hai quy trình nung chảy cơ bản hiện nay đang

được sử dụng, đó là nung chảy kiểu dung dịch và nung

chảy kiểu tia lửa điện. Nung chảy kiểu tia lửa điện

thường sử dụng một lượng lớn ôxy làm giàu để tạo ra

sự giữ nhiệt tự động và không tốn thêm nhiên liệu.

Nung chảy kiểu dung dịch thường sử dụng một cấp độ

thấp hơn của oxy làm giàu. Sự sử dụng ôxy cũng giúp

tạo được nồng độ sulphur dioxide phù hợp, việc này

giúp cho sự thu thập khí hiệu quả hơn nếu sử dụng một

trong các hệ thống hồi phục sulphur (thường sẽ dùng hệ

thống sản xuất acid sulphuric hay sulphur dioxide

lỏng).Tài liệu tham khảo về các ứng dụng kỹ thuật hiện

đại nhất cho ngành Luyện kim loại phi sắt.

Page 243: Bia tong hop

Hƣớng dẫn về Môi trƣờng, Sức khoẻ và An toàn

QUÁ TRÌNH NUNG CHẢY VÀ TINH LUYỆN

KIM LOẠI CƠ BẢN

237

mặt của nitrogen ở anode.

Tối thiểu hóa sự sinh ra NOX bằng

cách sử dụng các lò đốt khí NOX

thấp và các lò hỏa luyện dùng khí

đốt cháy được cấp theo giai đoạn,

và các thiết bị đốt cháy khác;

Xử lý khí thải quá trình nung để

loại bỏ NOX (ví dụ: dùng máy lọc

ướt có tính ôxy hóa nếu thấy sự

hiện diện nồng độ cao của NOX, để

nâng cao chất lượng và tính khả

dụng của acid sulfuric được sản

xuất từ khí thải có chứa SO2;

Sử dụng các lò đốt nhiên liệu có thể

giảm sự hình thành NOX. Khi sử

dụng ôxy làm giàu, nên tính đến

việc sử dụng dòng ôxy đầu vào cho

lò đốt nếu như nhiệt độ tăng cao do

ôxy làm giàu có thể làm gia tăng sự

hình thành NOX.

Dioxin và Furan

Polychlorinated dibenzodioxins

(PCDDs) và dibenzofurans (PCDFs)

có thể được sinh ra trong quá trình sản

xuất kim loại (ví dụ trong quá trình

hỏa luyện), đặc biệt trong sản xuất các

nguyên liệu thứ cấp hoặc trong quá

trình có cần đến chrolin hóa. Các tạp

chất trong phế liệu có thể dẫn tới sự

hình thành PCDD/F trong quá trình

đốt chưa hoàn toàn hoặc quá trình tái

tổng hợp.8

8 Sự hiện diện của dầu và các chất hữu cơ khác trong

phế liệu hoặc các nguồn carbon khác (một phần là các

nhiên liệu đã đốt hoặc than cốc), có thể sản sinh ra các

hạt carbon li ti mà có thể phản ứng với chloride vô cơ

hoặc liên kết với chlorine một cách hữu cơ tại mức

nhiệt độ từ 250oC đến 500°C để tạo ra dioxin. Quá

trình này được biết như quá trình tái tổng hợp và được

Phương pháp để ngăn ngừa và kiểm

soát dioxin và furan bao gồm:

Chọn lọc các phế liệu kim loại để

loại trừ hoặc tối thiểu hóa sự hiện

diện của các nguyên liệu hữu cơ (ví

dụ: nhựa hoặc gỗ) trước khi cho

vào đốt cháy hoặc nung;

Thực hiện các quy trình vận hành

và bảo dưỡng thiết bị để đảm bảo

hiệu suất đốt cháy tại nhiệt độ thiết

kế và thời gian ổn định để đảm bảo

sự phá hủy dioxin, và tránh tái hình

thành như các khí lạnh;

Xem xét sự sử dụng than hoạt tính

trong một lớp cố định hoặc lớp

phản ứng có thể dịch chuyển, hoặc

có thể được bơm vào dòng khí, và

sau đó được dọn đi bằng cách lọc

bụi.

Các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi

(VOCs)

Các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi

(VOC) được sinh ra trong các quá

trình đốt cháy sơ sài và trong các hoạt

động như: khử dầu mỡ cho các thành

phần, chiết xuất dung môi, và hoạt

động vệ sinh thông gió cho các bồn

chứa dung môi hay nhiên liệu. VOC

cũng có thể phát sinh ra trong quá

trình nung chảy và tinh luyện các kim

loại thứ cấp nếu trong các tiếp liệu có

chứa chất hữu cơ.

Các phương pháp đề xuất để ngăn

ngừa, tối thiểu hóa hoặc kiểm soát sự

xúc tác bởi sự có mặt của kim loại như đồng và sắt. Ủy

ban châu Âu (2001). Tài liệu tham khảo về các kỹ thuật

tốt nhất hiện tại (BREF) đối với ngành Luyện kim phi

sắt.

Page 244: Bia tong hop

Hƣớng dẫn về Môi trƣờng, Sức khoẻ và An toàn

QUÁ TRÌNH NUNG CHẢY VÀ TINH LUYỆN

KIM LOẠI CƠ BẢN

238

phát thải VOC bao gồm:

Sử dụng các dung môi nền nước khi

có thể, hoặc sử dụng dung môi ít

độc hại nhất có thể áp dụng cho quá

trình sản xuất;

Giữ lại các khí thải (ví dụ dùng các

thiết bị hàn kín hoặc được có mui

che);

Sử dụng các máy trộn/bể lắng mà

có thể tối thiểu các tiếp xúc với

không khí nhằm giảm thiểu thấp

nhất sự bay hơi của các VOC;

Kiểm soát thải các VOC bằng sử

dụng các buồng đốt sau (nối tiếp),

các máy lọc, ướt, các máy lọc chất

hữu cơ, các lò phản ứng hữu cơ,

giàn carbon hoạt tính, hoặc máy

làm lạnh, hệ thống làm đặc tụ,...tùy

thuộc vào sự cấu thành của các

VOC;

Sử dụng quạt gió phía sau cho các

phương tiện vận chuyển khi bơm

dung môi hoặc các bồn xăng, và sử

dụng đóng khóa tự động cho các

điểm nối cấp để ngăn ngừa sự rỉ

chảy.

Hơi acid và Arsin

Quá trình chiết xuất bằng điện và các

quá trình khác như lọc áp suất, và sản

xuất acid sulphuric có thể tạo ra các

hơi acid chứa đựng các kim loại tan

trong đó. Hơi acid có thể phát sinh

trong khi ngắt bỏ các pin acid chì. Khí

arsin có thể được sinh ra khi những vi

kim loại (hàm lượng rất nhỏ) được hòa

trộn với acid (trong quá trình lọc). Hơi

acid có thể được sinh ra bởi các phản

ứng trong bể chiết xuất sử dụng điện,

và bởi bất kỳ sự nạp khí hoặc một sự

hòa trộn năng động nào và/hoặc các

phản ứng hóa học trong các quá trình

phụ trợ, hoặc tại các điểm chất lỏng

được nhỏ giọt.

Các phương pháp nhằm ngăn ngừa và

kiểm soát thải hơi acid và arsin bao

gồm:

Kiểm soát các thiết bị đo theo dõi

quá trình để giảm thiểu và loại trừ

các trường hợp xấu;

Lắp đặt mui che cho các bồn chứa,

duy trì một lớp bọt phù hợp trên

mặt của dung dịch điện phân, và xử

lý khí và hơi mù được hút ra bằng

các thiết bị kiểm soát (ví dụ: như

dùng máy lọc ướt);

Sử dụng lọc ống khói hoặc lọc dạng

nến (lọc giấy nến) để kiểm soát thải

hơi acid trong các cơ sở sản xuất

acid sulphuric;

Thu thập và xử lý hơi acid sinh ra

trong quá trình nghiền hoặc ngắt

pin (sử dụng máy lọc ướt hoặc lọc

ẩm).

Carbon Monoxide

Một vài quá trình hỏa luyện kim (ví

dụ: quá trình nhiệt - carbon sản xuất

hợp kim sắt trong lò hồ quang điện

kín) sản sinh ra khí thải giàu carbon

monoxide như một sản phẩm phụ.

Lượng CO biến thiên lớn phụ thuộc

vào bản chất kim loại và quá trình sản

xuất. Các phương pháp kiểm soát và

giảm thiểu khí thải CO bao gồm thu

thập và làm sạch khí giàu CO (sử dụng

Page 245: Bia tong hop

Hƣớng dẫn về Môi trƣờng, Sức khoẻ và An toàn

QUÁ TRÌNH NUNG CHẢY VÀ TINH LUYỆN

KIM LOẠI CƠ BẢN

239

máy lọc ướt ghép tầng) và sử dụng

hoặc bán khí này như một chất đốt.

CO cũng được sinh ra trong quá trình

đốt không toàn toàn của nung chảy là

tinh luyện các nguồn nguyên liệu thứ

cấp có chứa tạp chất hữu cơ. Kiểm

soát CO từ những nguồn này cũng

tương tự như đối với các VOC ở trên.

Khí nhà kính

Carbon dioxit (CO2): Khối lượng lớn

Carbon dioxide được sinh ra trong

quá trình nung chảy và tinh luyện.9

Các nguồn thải CO2 chủ yếu bao gồm:

nung chảy quặng tuyển, đốt cháy trực

tiếp các nhiên liệu hóa thạch để phát

sinh nhiệt độ và năng lượng, và các

thải từ sử dụng các nhiên liệu hóa

thạch để phát điện cho cơ sở sản xuất

(ví dụ: trong nung chảy nhôm bằng

điện phân). Sử dụng các thuốc thử hóa

học cũng đóng góp một phần thải khí

nhà kính đáng kể trong quá trình sản

xuất tại các cơ sở ngoại vi, và gián tiếp

ảnh hưởng đến lượng khí nhà kính của

lĩnh vực này.

Cơ hội để giảm thiểu khí nhà kính có

liên quan mật thiết tới các phương

pháp làm tăng hiệu quả sử dụng năng

lượng và giảm tiêu hao năng lượng, cả

hai nội dung này được trình bày trong

mục ― Tiêu hao năng lượng và Hiệu

suẩt sử dụng‖ dưới đây. Các đề xuất

thêm về phương pháp quản lý khí nhà

9 Carbon dioxide được hình thành trong sản xuất

nhôm ở quá trình điện phân bằng phản ứng giữa

anode carbon và oxy tạo bởi điện phân và bằng phản

ứng thứ cấp với không khí. Sự thải này thấp hơn rất

nhiều so với thải CO2 tạo bởi quá trình đốt cháy

nhiên liệu hóa thạch để phát sinh điện cho quá trình

điện phân

kính được thảo luận trong Hướng dẫn

chung EHS.

Perfluorocarbons (trong sản xuất

nhôm)10,11: Hai khí perfluorocarbons

(PFC), tetra-fluoromethane (CF4) và

hexa fluoroethane (C2F6) được tạo

thành trong giai đoạn bất cân bằng tạm

thời giữa tốc độ tiếp liệu và tốc độ sản

xuất nhôm tại anode trong quá trình sản

xuất nhôm, và một khi đã được hình

thành, các khí này rất khó bị loại bỏ khỏi

dòng khí bằng các công nghệ hiện tại.

Giai đoạn bất cân bằng tạm thời của

anode xảy ra khi hàm lượng alumina

của chất điện phân thấp hơn 1-2%, dẫn

đến sự hình thành một màng khí trên

điện cực. Sự hình thành màng trên

anode dẫn đến ngừng sản xuất kim

loại và tăng điện pin từ 4-5 volt lên tới

8-50 volt. Sự sinh ra các PFC phụ

thuộc vào tần số và độ dài thời gian

10 Trong 6 khí nhà kính cần phải được giảm thiều

theo công ước Kyoto, 2 khí Perfluorocarbon (PFC),

là tetra-fluoromethane (CF4) và hexa fluoroethane

(C2F6) là những phế phẩm của quá trình nung chảy

nhôm. GWP ( Global Warming Potential) là kỹ thuật

đo để xác định sự đóng góp tương đối của mỗi khí nhà

kính đồi với sự ấm nóng của khí quyển. GWP có thể

được tính toán cho chu kỳ thời gian đặc trưng và với

mức độ của nồng đồ khí nhà kính đã cho (ví dụ như

theo hiện tại). Những ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp

đều được xem xét. Ảnh hưởng gián tiếp bao gồm thay

đổi thành phần hóa học tầng khí quyển như sự hình

thành ozone và thay đổi hơi nước ở tầng bình lưu. CO2

được coi là 1 đơn vị CO2 để làm mức so sánh các khí

nhà kính khác .GWP của tetra-fluoromethane bằng

6500 lần so với CO2 (chu kỳ thời gian 100 năm), hexa

fluoroethane (C2F6) bằng 9200 lần so với CO2. Theo

Công ước Khung của Liên Hợp Quốc về Biến đổi khí

hậu (UNFCCC). 11 Viện nghiên cứu Nhôm quốc tế. Công ước về khí nhà

kính. Kiểm soát và báo cáo thải khí nhà kính ngành

công nghiệp luyện nhôm, tháng 10 năm 2006. Tài liệu

có tại www.world-

aluminium.org/environment/climate/ghg_protocol.pdf.

Page 246: Bia tong hop

Hƣớng dẫn về Môi trƣờng, Sức khoẻ và An toàn

QUÁ TRÌNH NUNG CHẢY VÀ TINH LUYỆN

KIM LOẠI CƠ BẢN

240

của giai đoạn này.12

Phương pháp để kiểm soát

perfluorocarbons và tổng thải khí nhà

kính bao gồm các nội dung sau:13

Tăng sử dụng nhôm tái chế (sử

dụng nhôm tái chế yêu cầu một

lượng nhỏ hơn đáng kể năng lượng

so với sản xuất nhôm sơ cấp);

Tăng hiệu quả biến đổi điện;

Giảm sự bất cân bằng tại anode để

tránh sản sinh ra PFS:

o Bằng cách điều chỉnh điện áp

và sự tiếp liệu alumina;

o Sử dụng điểm cấp alumina

bán liên tục, kết hợp với kiểm

soát quá trình.

Thay đổi công nghệ hóa khử để

giảm thiểu sự sử dụng carbon hóa

thạch.14

Tiêu hao năng lượng và Hiệu suất sử

dụng: Các nhà máy nung chảy và tinh

luyện cần tiêu hao một lượng lớn năng

lượng, đặc biệt là sử dụng nhiên liệu

cho quá trình sấy, đun nóng, nung

chảy, xông hơi, nấu chảy và vận

chuyển, và điện năng sử dụng trong

quá trình điện phân và chạy các loại

máy móc thiết bị. Hướng dẫn chung

EHS bao gồm các hướng dẫn để cải

12 Ủy ban Châu Âu (2001). Tài liệu tham khảo về các

kỹ thuật tốt nhất hiện tại (BREF) đối với ngành Luyện

kim phi sắt. 13 Viện nghiên cứu Nhôm quốc tế. Tài liệu: ―Khí thải

PFC - Diễn tiến của một thập kỷ‖. Tài liệu có tại

http://www.world-

aluminium.org/environment/climate/index.html 14 Công nghệ khử không sử dụng carbon hiện nay

đang trong giai đoạn thử nghiệm phát triển.

tiến hiệu suất tiêu dùng năng lượng.

Các đề xuất sau đây chỉ dành riêng cho

ngành này.

Đánh giá các công nghệ nung chảy

và chế biến có thể thay thế để tối ưu

hóa quá trình sử dụng năng lượng

(ví dụ như nung chảy dùng tia lửa

điện chỉ yêu cầu một nửa năng

lượng so với nung chảy bằng lò đốt

thông thường, và sử dụng nhôm tái

chế thường chỉ cần một lượng năng

lượng nhỏ hơn rất đáng kể so với

sản xuất nhôm sơ cấp);

Sử dụng các kỹ thuật phục hồi nhiệt

và năng lượng để tối đa hóa mức sử

dụng (ví dụ: dùng các nồi hơi nhiệt

thải, bộ trao đổi nhiệt, các thiết bị

chạy hơi nước…),15

chẳng hạn như

thu hồi nhiệt từ các khí thoát ra

trong quá trình hoả luyện kim. Các

phương pháp thu hồi nhiệt sẽ khác

nhau giữa các nhà máy nhưng có

thể có điểm chung là sử dụng ôxy

làm giàu để giảm tiêu hao năng

lượng, sử dụng nồi bốc hơi nước để

giữ lại các khí thoát ra trong quá

trình nung nóng và nung chảy, và

dùng nhiệt phát sinh trong quá trình

nung chảy và tinh luyện để nấu

chảy các nguyên liệu thứ cấp.

Nickel Carbonyl (sản xuất nickel)

Sự sản xuất nickel carbonyl là một

bước trung gian trong sản xuất nickel

tinh khiết. Tùy thuộc vào quá trình,

những carbonyl khác như cobalt và

15 Hướng dẫn chi tiết về hiệu quả năng lượng cho

ngành luyện kim có trong tài liệu của Uỷ ban châu Âu

(2001). Tài liệu tham khảo về các kỹ thuật tốt nhất hiện

tại (BREF) đối với ngành Luyện kim phi sắt

Page 247: Bia tong hop

Hƣớng dẫn về Môi trƣờng, Sức khoẻ và An toàn

QUÁ TRÌNH NUNG CHẢY VÀ TINH LUYỆN

KIM LOẠI CƠ BẢN

241

carbonyl sắt có thể được hình thành.

Các dòng khí có chứa đầy carbonyl

cần được thiêu cháy để chuyển hóa

carbonyl kim loại thành các ôxít kim

loại gốc và carbon dioxide. Các kỹ

thuật kiểm soát cần được sử dụng để

giữ lại ôxít kim loại gốc và carbon

dioxide thoát ra từ quá trình thiêu cháy

các luồng khí chứa carbonyl.

Flouride (trong luyện nhôm)

Nguồn thải chính của fluoride dạng

khí là các nồi (bể) điện phân. Phần lớn

các fluoride dạng khí được sản xuất là

hydrogen fluoride, là kết quả của sự

phản ứng giữa alumium fluoride và

cryolite với hydrogen.

Có thể kiểm soát thải fluoride bằng

cách giữ lại hơi bốc lên. Hơi được giữ

lại (thường ở mức trên 98 % tổng hơi)

có thể được làm sạch bằng cách phun

alumina vào để hấp thụ fluoride, sau

đó sử dụng túi lọc (bụi sẽ cho quay lại

hệ thống bể điện phân) hoặc máy lọc

ướt (hiệu suất thường đạt tới 99.5% -

99.9%)

Hắc ín và Hydrocarbon thơm đa vòng

(Polycyclic Aromatic Hydrocarbons)

(trong luyện nhôm)

Hắc ín và Hydrocarbon thơm đa vòng

PAH có thể được thải ra (chủ yếu từ

các phân xưởng sản xuất anode).

Phương pháp ngăn ngừa và kiểm soát

thải bao gồm:

Nâng cao hiệu suất đốt cháy;

Chuyển sang kiểu loại anode khác;

Loại bỏ hắc ín và các PAH bằng cách sử dụng máy lọc ướt alumina

và lọc vải sợi;

Sử dụng hỗn hợp anode khô và duy trì các đầu anode tại nhiệt độ lạnh để giảm thiểu thải PAH.

Chế tạo Anode (trong luyện nhôm)

Quá trình điện phân alumina thành alumium dẫn tới kết quả là sẽ tiêu hao anode, trong suốt quá trình đó khí ôxy thoát ra sẽ đốt cháy carbon. Những anode này thường được chuẩn bị ngay trong nhà máy, tại phân xưởng sản xuất anode (bằng cách ‗nướng lò‘), ở đó, những nguyên liệu có chứa carbon (bao gồm nhựa dầu mỏ) được gắn kèm với lõi kim loại và được ―nướng‖ để tăng sức bền. Quá trình ―nướng‖ sẽ sinh ra các hydrocarbon không bền và những chất gây ô nhiễm như sulfur từ các nguyên liệu thô. Nếu khả thi, thì nhiệt độ từ thải các chất dễ bay hơi có thể được sử dụng để đốt cháy các chất này trong ―lò nướng‖. Những khí thải từ phân xưởng ―lò nướng anode‖ này cần được xử lý bằng cách lọc khí hoặc bằng hấp thụ, sau đó được lọc trong phân xưởng có nối kết với lò nung alumium sơ cấp, nơi hydrocarbon được quay trở lại quá trình sản xuất, các buồng đốt phụ có thể được sử dụng tùy thuộc vào quy mô của sản xuất.

Nƣớc thải

Nước thải quá trình sản xuất

Nguồn chính của nước thải trong lĩnh vực nung chảy và tinh luyện bao gồm nước từ các quá trình thủy luyện (ví dụ như quá trình làm sạch khí quá trình nung, quá trình lọc, tinh chế, điện

Page 248: Bia tong hop

Hƣớng dẫn về Môi trƣờng, Sức khoẻ và An toàn

QUÁ TRÌNH NUNG CHẢY VÀ TINH LUYỆN

KIM LOẠI CƠ BẢN

242

phân), quá trình làm sạch khí ướt, nghiền xỉ, nước lạnh và nước xối bề mặt. Nước thải thường bao gồm các hợp chất kim loại tan và không tan, dầu và chất hữu cơ. Những tiếp xúc trực tiếp nước lạnh (ví dụ cho quá trình đổ khuôn) có thể chứa một lượng lớn kim loại và chất rắn lơ lửng, và cần được dẫn tới hệ thống xử lý nước thải.

Xử lý nước thải

Công nghệ xử lý nước thải quá trình sản xuất ngành này bao gồm sự tách

riêng và xử lý sơ bộ các dòng nước thải

để giảm thiểu kim loại nặng, bằng cách sử dụng lắng tụ hóa chất, làm đông và

kết tủa dạng bông,...Bước cơ bản để xử

lý nước thải bao gồm: tách nước dầu

hoặc sử dụng bọt không khí để tách dầu và các chất rắn nổi; lọc để tách các chất

rắn có thể lọc; cân bằng dòng và khối

lượng; lắng cặn và dùng thiết bị gạn làm giảm chất rắn lơ lửng; khử nước và

thải bỏ các chất dư thửa tại khu vực

chứa thải chuyên biệt. Cần thêm các

kiểm soát kỹ thuật như: (i) lọc bỏ kim loại sử dụng lọc màng, điện phân hoặc

các công nghệ xử lý lý học/hóa học

khác (ii), loại bỏ các chất hữu cơ khó phân hủy bằng sử dụng carbon hoạt

tính hoặc phản ứng ôxy hóa, và (iii)

giảm thiểu sự thoát thải chất độc bằng

sử dụng kỹ thuật phù hợp (như thẩm thấu ngược RO - reverse osmosis, trao

đổi ion, carbon hoạt tính…).

Quản lý nước thải công nghiệp và các minh hoạ về phương pháp xử lý được

thảo luận trong Hƣớng dẫn chung

EHS. Bằng việc sử dụng những công

nghệ và những kỹ thuật thực hành tốt về xử lý nước thải, các nhà máy sản

xuất cần đáp ứng được các giá trị

hướng dẫn về nước thải được trình bày trong bảng liên quan tại phần 2 trong

tài liệu hướng dẫn này.

Các nguồn nước thải khác và việc tiêu

dùng nước.

Hướng dẫn về quản lý nước thải không

bị ô nhiễm từ các đơn vị sản xuất, nước

mưa (stormwater) không bị ô nhiễm, và

nước thải vệ sinh được hướng dẫn

trong Hƣớng dẫn chung EHS. Hệ

thống nước làm lạnh không tiếp xúc

trong ngành nung chảy và luyện kim có

thể được thiết kế chạy thẳng (làm lạnh

một lần) hoặc là đường tuần hoàn sử

dụng tháp làm lạnh bốc hơi. Nước từ hệ

thống nước làm lạnh một lần thường

được xả ra bề mặt nước sau khi xem

xét phù hợp hay sau khi làm giảm ảnh

hưởng của nhiệt độ cho nước tiếp nhận.

Nước xối rửa có thể nhiễm bẩn vì có sự

tiếp xúc với nguyên liệu và các chất

gây ô nhiễm có trong không khí.

Hướng dẫn về quản lý nước xối rửa

được cung cấp trong hướng dẫn chung

EHS. Các nguồn ô nhiễm cần được dẫn

tới hệ thống xử lý nước thải công

nghiệp. Các gợi ý về việc giảm thiểu

mức tiêu thụ nước, đặc biệt ở những

nơi nước sạch là nguồn tài nguyên

hiếm, được hướng dẫn trong Hướng

dẫn chung EHS

Các nguyên liệu nguy hiểm

Ngành nung chảy và tinh luyện kim

loại sử dụng một số các loại acid,

alkalis và các thuốc thử hóa học (trong

quá trình lọc và lắng tự kim loại, và

Page 249: Bia tong hop

Hƣớng dẫn về Môi trƣờng, Sức khoẻ và An toàn

QUÁ TRÌNH NUNG CHẢY VÀ TINH LUYỆN

KIM LOẠI CƠ BẢN

243

trong hệ thống kiểm soát ô nhiễm); và

các khí của quá trình sản xuất như ôxy,

carbon dioxide, argon, nitrogen,

chlorine, hydrogen và một số khí

khác). Hướng dẫn về lưu trữ và vận

chuyển an toàn, và cách sử dụng

nguyên liệu nguy hiểm được trình bày

trong Hướng dẫn chung EHS

Cặn và chất thải

Các nguồn cặn và thải nguy hiểm hoặc

không nguy hiểm trong quá trình nung

chảy và tinh luyện16

bao gồm xỉ quặng,

bã quặng, matte, và các chất hớt ra

trong quá trình nhiệt luyện kim, các

lớp lót và vật liệu chịu nhiệt trong các

lò nung, thải từ hệ thống giảm thiểu (ví

dụ : bụi từ các ống khói, cặn, các

nguyên liệu đã dùng cho máy lọc), cặn

bùn từ hệ thống xử lý nước thải (ví dụ:

từ hệ thống lọc ướt và xử lý nước có

thể chứa đựng gypsum (CaSO4) và các

hydroxide kim loại, các sulphide và

cặn từ quá trình lọc, tinh chế hay điện

phân).

Cơ hội tái chế các phế phẩm và chất

thải (ví dụ: các xỉ, matte, các chất váng

hớt ra, các chất lót trong nồi nung, lò

nung) trong các vận hành nung chảy

và tinh luyện để sử dụng lại trong sản

xuất cần được tối ưu hóa. Phần lớn

khối lượng xỉ quặng sản sinh trong quá

trình nung chảy và tinh luyện có thể

được chế biến (ví dụ: xông hơi để

16 Hướng dẫn chi tiết về các cơ hội giảm thiểu chất

thải, tái chế và tái sử dụng có thể tham khảo tại tài

liệu tham khảo về các kỹ thuật tốt nhất cho ngành

công nghiệp luyện kim màu của Ủy ban Châu Âu

(2001).

phục hồi các cặn kim loại) để sản xuất

ra các hạt nguyên liệu trơ, có thể bán

được cho các ngành sản xuất khác như

sản xuất xi măng, sản xuất vật liệu

cách điện. Chất thải từ hệ thống giảm

thiểu, và cặn bùn từ hệ thống lọc và xử

lý nước thải có thể được tái chế đưa

vào giai đoạn nhiệt luyện, phụ thuộc

vào mức độ tích hợp của quá trình sản

xuất. Cặn bùn từ anode và đáy bể chứa

có thể tái chế cho quá trình phục hồi

kim loại dư ra. Hướng dẫn quản lý và

thải bỏ an toàn các chất thải độc hại

hay không độc hại của ngành được

trình bày trong Hướng dẫn chung

EHS. Sự phát sinh và phương pháp

quản lý chất thải được chọn lọc của

quá trình nung chảy và tinh luyện các

kim loại không chứa sắt được mô tả

dưới đây:

Các cathode đã sử dụng (trong luyện

nhôm)

Các cathode đã sử dụng (spent

potlining) là nguồn thải chính của quá

trình sản xuất nhôm sơ cấp. Một

cathode đã qua sử dụng chứa một phần

carbon vốn là cathode của bể điện

phân, và nguyên liệu chịu nhiệt bao

gồm nhiều loại vật liệu cách điện.

Cathode đã qua sử dụng chứa đựng

các fluoride và cyanide có thể tan, và

có thể sản sinh ra alkaline hòa tan nếu

những nguyên liệu này được xử lý

ướt. Cathode đã qua sử dụng cần

được xử lý để tái sử dụng (ví dụ trong

các lò hỏa luyện, trong sản xuất

cryolite, ngành xi măng hoặc được sử

dụng như một chất đốt) nếu có thể,

hoặc được loại bỏ đi , theo hướng dẫn

về quản lý thải nguy hiểm trong

Page 250: Bia tong hop

Hƣớng dẫn về Môi trƣờng, Sức khoẻ và An toàn

QUÁ TRÌNH NUNG CHẢY VÀ TINH LUYỆN

KIM LOẠI CƠ BẢN

244

Hƣớng dẫn chung EHS.

Bùn đỏ (trong luyện nhôm)

Bùn đỏ phát sinh trong quá trình chiết

xuất nhôm từ bauxite và đó là một

chất alkaline cần được lưu giữ kiểm

soát, thông thường ở trong một ao kín,

để tối thiểu hóa nguy cơ gây ô nhiễm

cho nguồn nước và nước bề mặt. Nước

thừa từ bùn đỏ được sử dụng lại trong

quá trình sản xuất.

Tiếng ồn

Quá trình vận hành nung chảy và tinh

luyện kim loại luôn có tiếng ồn sinh ra

bởi khối lượng lớn các thiết bị cơ khí,

các phương tiện vận tải, các hoạt động

vật lý, sự tiêu dùng năng lượng,và số

lượng đáng kể các lò nung và hơi khí.

Các nguồn tiếng ồn chính là vận

chuyển, xử lý nguyên liệu thô và sản

phẩm, quá trình sản xuất liên quan tới

nhiệt luyện kim, mài, nghiền, hoạt

động của các máy bơm và quạt, hệ

thống thông gió, sự hiện diện của hệ

thống báo động. Hướng dẫn về quản

lý tiếng ồn được trình bày trong

Hƣớng dẫn chung EHS.

1.2 An toàn lao động và sức khỏe

nghề nghiệp

Vấn đề an toàn sức khỏe nghề nghiệp

và an toàn lao động nên được xem xét

như một phần của bản đánh giá tổng

thể độc hại và nguy hiểm của ngành,

bao gồm, ví dụ: Phương pháp nhận

diện mối nguy (HAZID), Phân tích

mối nguy và khả năng vận hành

(HAZOP), hoặc các nghiên cứu đánh

giá nguy cơ khác. Các kết quả các thể

được sử dụng cho kế hoạch quản lý an

toàn, cho thiết kế của cơ sở sản xuất và

hệ thống an toàn lao động, và cho sự

chuẩn bị và phổ biến quy trình sản

xuất an toàn.

Thiết kế tổng quan của cơ sở sản xuất, quá trình vận hành và các phương pháp kiểm soát nhằm quản lý các rủi ro chính đối với sức khỏe nghề nghiệp và an toàn lao động được trình bày trong Hướng dẫn chung EHS. Hướng dẫn tổng quát cho các hoạt động xây dựng và tháo dỡ nhà máy cũng được cung cấp cùng với hướng dẫn về đào tạo an toàn sức khỏe và an toàn lao động, các thiết bị bảo vệ cá nhân và sự quản lý các nguy hiểm vật lý học, hóa học, sinh học và phóng xạ, vốn là các vấn đề chung cho tất cả ngành công nghiệp.

Các vấn đề về an toàn sức khỏe và lao động cần thêm sự xem xét trong quá trình nung chảy và tinh luyện kim loại, bao gồm:

Phơi nhiễm hóa chất (tiếp xúc trực tiếp với các hóa chất)

Nguy cơ vật lý

Tiếng ồn

Phóng xạ

Làm việc trong không gian kín và chật hẹp.

Phơi nhiễm hóa chất

Ngành nung chảy và tinh luyện kim loại sử dụng một số lượng lớn các nguyên liệu độc hại bao gồm acid,

Page 251: Bia tong hop

Hƣớng dẫn về Môi trƣờng, Sức khoẻ và An toàn

QUÁ TRÌNH NUNG CHẢY VÀ TINH LUYỆN

KIM LOẠI CƠ BẢN

245

alkalis, và các chất phản ứng (reagent- thuốc thử) (ví dụ trong quá trình lọc và lắng tụ kim loại, hay trong hệ thống kiểm soát ô nhiễm) và các khí trong quá trình sản xuất (bao gồm ôxy, carbon dioxide, nitrogen, chlorine, hydrogen và các chất khác). Công nhân có thể bị tiếp xúc với các nguyên liệu độc hại trong các bụi hữu cơ, bụi vô cơ, hơi, khí, sương và khói thoát ra từ các quá trình vận hành hoặc các hoạt động của con người trong tất cả các giai đoạn sản xuất và bảo trì.

Các nguyên liệu vô cơ độc hại thông

thường bao gồm các kim loại cơ bản có

thể tan hoặc không tan (ví dụ như

nickel, đồng, và các chất vi lượng gây ô

nhiễm như arsen, antimony, thallium,

mercury, và cadmium, cùng các chất

khác). Các chất vi lượng gây ô nhiễm

và kim loại của chúng phụ thuộc vào

bản chất của quặng được xử lý và quá

trình đặc trưng được sử dụng. Sự phơi

nhiễm khí acid có thể xảy ra trong quá

trình lọc và tinh chế sử dụng điện. Phơi

nhiễm các nguyên liệu hữu cơ có thể

bao gồm dioxin và furan, các cặn dung

môi hữu cơ như các thuốc thử, các

polycyclic aromatic liên quan đến khói

và bụi hắc ín (ví dụ như ở các điện cực

carbon và quy trình khử nhôm). Phơi

nhiễm khí có thể bao gồm khí sulphur

dioxide, ammonia, carbon monoxide,

oxygen, arsine, chlorine, và fluoride,và

các chất khác. Một vài khí có bản chất

là kim loại tự nhiên như cobalt, sắt,

and nickel carbonyl.

Hướng dẫn về quản lý khả năng phơi

nhiễm hóa chất và các nguyên liệu độc

hại, bao gồm sự sử dụng các thiết bị

bảo vệ cá nhân (PPE), được trình bày

trong Hƣớng dẫn chung EHS. Ngoài

ra, các phương pháp sau đây được đề

xuất nhằm ngăn ngừa, tối thiểu hóa và

kiểm soát các khả năng phơi nhiễm

hóa chất:

Rào chắn và cách biệt các nguồn

có tiềm năng thải khí ở mức có

thể thực hiện được;

Kiểm soát liên tục tại khu vực mà ở đó, các nguy cơ bất ngờ và đột

nhiên có thể xảy ra (ví dụ: khu

vực mà khí arsen hoặc hydrogen cyanide có thể được sinh ra);

Kiểm soát phơi nhiễm cho công

nhân sử dụng các thiết bị lấy mẫu vệ sinh cá nhân;

Đào tạo và khuyến khích thực

hiện tốt vệ sinh cá nhân, cấm hút

thuốc và ăn uống tại khu vực sản xuất;

Sử dụng các quá trình tự động

hóa vận hành và xử lý nguyên liệu ở mức có thể thực hiện được

và cung cấp các rào chắn bảo vệ

cho người vận hành;

Sử dụng các quạt thông gió để hạn chế khả năng phơi nhiễm, ví dụ

sulfur dioxide, carbon monoxide,

and hơi sương sulfuric acid .

Nguy cơ vật lý

Các nguy cơ vật lý, bao gồm sự tiếp

xúc trực tiếp với nhiệt độ từ lò nung và các kim loại nóng chảy, và các căng

thẳng trong lao động, có thể có kết quả

là gây thương tật cho cơ thể (liên quan

đến vận hành thiết bị), bỏng và cháy

Page 252: Bia tong hop

Hƣớng dẫn về Môi trƣờng, Sức khoẻ và An toàn

QUÁ TRÌNH NUNG CHẢY VÀ TINH LUYỆN

KIM LOẠI CƠ BẢN

246

nổ liên quan đến làm việc với các kim

loại nóng chảy (ví dụ trong các quá trình nhiệt luyện ), acid, caustic (kiềm

ăn da), dung môi, dung dịch lọc, và

các dung dịch sử dụng cho điện tinh

chế. Hướng dẫn về quản lý các nguy cơ vật lý được cung cấp trong Hƣớng

dẫn chung EHS. Ngoài ra, các

phương pháp sau đây được đề xuất nhằm ngăn ngừa, tối thiểu hóa và kiểm

soát các nguy cơ bệnh tật liên quan

đến nhiệt độ cao.

Sử dụng màn chắn bằng nước

trước lò nung;

Làm lạnh tại chỗ nếu cần thiết;

Lắp đặt các booth (phòng nhỏ) có

máy điều hòa cho người vận

hành;

Sử dụng quần áo cách nhiệt, quần

áo có chứa khí lạnh;

Cho phép lượng thời gian đủ để

làm quen với môi trường khí

nóng, và cho phép thời gian giải

lao tại các khu vực mát và cung

cấp lượng phù hợp nước giải khát

cho việc uống nước thường xuyên.

Tiếng ồn

Các công nhân ngành nung chảy và

tinh luyện kim loại có nguy cơ tiếp

xúc với tiềng ồn mức độ cao từ hoạt

động của các thiết bị nặng và các lò

nung. Hầu hết các nguồn tiếng ồn đều

không thể ngăn ngừa, do đó cần sử

dụng các biện pháp kiểm soát như

thiết bị bảo vệ tai nghe cho những

người có nguy cơ và thực hiện chế độ

phân công công việc luân phiên để

tránh khả năng tích lũy nguy cơ nhiễm

bệnh. Các đề xuất bổ sung cho quản lý

tiếng ồn được cung cấp trong Hƣớng

dẫn chung EHS.

Phóng xạ

Khả năng phơi nhiễm phóng xạ có thể

xảy ra từ nguồn gây phóng xạ trong

một số thiết bị (như cảm biến load cell

hay thiết bị kiểm soát bụi dạng hạt) và

các thiết bị phòng thí nghiệm. Các

khuyến nghị quản lý phơi nhiễm

phóng xạ được trình bày trong Hƣớng

dẫn chung EHS.

Không gian hạn chế

Các nhà máy nung chảy và tinh luyện

có các thiết bị và các tình huống yêu

cầu sự làm việc trong các khu vực kín

chật hẹp. Các nhà máy cần phát triển

và thực hiện các quy trình làm việc tại

khu vực kín, như được mô tả trong

Hƣớng dẫn chung EHS.

Từ trƣờng và điện trƣờng

Từ trường và điện trường là các dòng

lực không thể nhìn thấy, phát ra và

bao quanh thiết bị điện. Điện trường

được sinh ra từ điện áp và điện trường

sẽ mạnh hơn nếu như điện áp tăng. Từ

trường sinh ra sự chuyển động của

dòng điện và từ trường sẽ mạnh hơn

nếu dòng điện tăng. Điện trường có

thể được chắn bởi chất dẫn điện và các

vật chất khác, như cây cối hay nhà

cửa. Từ trường có thể vượt qua mọi

Page 253: Bia tong hop

Hƣớng dẫn về Môi trƣờng, Sức khoẻ và An toàn

QUÁ TRÌNH NUNG CHẢY VÀ TINH LUYỆN

KIM LOẠI CƠ BẢN

247

chất liệu và rất khó để che chắn. Cả từ

trường và điện trường đều giảm nhanh

chóng bởi khoảng cách.

Nguồn điện cung cấp cho bể khử điện

phân là dòng một chiều, và trường

điện từ phát sinh từ potroom chủ yếu

là loại trường điện từ tĩnh và đứng.

Những loại trường như vậy, đối ngược

với trường điện từ tần số thấp, cho thấy

khả năng gây ra các ảnh hưởng lâu dài

hoặc ảnh hưởng đến sức khoẻ sinh sản là

thấp hơn. Cấp độ luồng của từ trường

được đo tại các phòng điện phân thường

được thấy nằm trong giá trị giới hạn cho

từ tĩnh, tần số radio thứ cấp, và điện

trường tĩnh. Sự tiếp xúc trực tiếp với

điện từ trường tần số siêu thấp có thể

xảy ra ở các bể khử, đặc biệt ở gần các

phòng máy tinh cất. Cấp độ luồng điện

từ trường tìm thấy ở các phòng lò đốt

thường nhỏ và ở dưới mức tiêu chuẩn.17

Sự tiếp xúc với các điện từ trường cũng

có thể xảy ra khi tiếp xúc với hồ quang

điện và các thiết bị điện tử khác.18

1.3 Sức Khỏe Cộng Đồng

Các nhà máy nung chảy và luyện kim là các nơi sản sinh ra lượng đáng kể các

chất gây ô nhiễm, mà có thể là mối

nguy hiểm đối với sức khỏe và sự an toàn cho cộng đồng xung quanh. Mối

nguy hiểm đáng kể liên quan tới sự tích

lũy các hạt kim loại tinh chế gây ô

17 Tổ chức Lao động Quốc tế, Từ điển bách khoa về

An toàn sức khỏe nghề nghiệp. Tập III. Phần XIII,

chương 82. Tài liệu có tại:

http://www.ilo.org/encyclopedia/. 18 Những người có sử dụng máy trợ tim không được

tiếp xúc với quá trình khử vì từ trường có thể ảnh

hưởng gây loạn nhịp.

nhiễm cho nhà ở và đất sinh sống của

cộng đồng, và sự phơi nhiễm hóa chất và ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của

người dân và hệ sinh thái xung quanh.

Sự thải bỏ kim loại (ví dụ: cadmium,

đồng, chì, kẽm, mangan) và các chất gây ô nhiễm khác cũng có nguy cơ ảnh

hưởng đến sự sản xuất mùa màng và

gia cầm , và chất lượng của sản phẩm nông nghiệp tại khu vực xung quanh.

Các nhà máy nung chảy và tinh luyện

cần phát triển và duy trì chương trình

tổng thể nhằm bảo vệ môi trường, sức khỏe, và an toàn lao động, thông qua

quá trình hợp tác với các bên liên

quan, bao gồm cả những người dân ở cộng đồng xung quanh. Chương trình

cần bao gồm các nội dung sau:

Nâng cao giáo dục và nhận thức

cho cộng đồng về các nguy cơ

đối với sức khỏe liên quan đến

các quá trình luyện kim;

Điều tra, đánh giá về sức khỏe,

nếu cần thiết;

Nghiên cứu các di chứng lâu dài

tại các khu vực ô nhiễm, bao gồm

cả các đánh giá và các chiến lược

cứu chữa, phục hồi;

Xây dựng kế hoạch chuẩn bị và

phản hồi nhanh, với sự tham gia

của cộng đồng bị ảnh hưởng và

các cơ quan quản lý liên quan;

Hƣớng dẫn chung EHS cung

cấp thêm những hướng dẫn về các

vấn đề sức khoẻ cộng đồng khác.

Page 254: Bia tong hop

Hƣớng dẫn về Môi trƣờng, Sức khoẻ và An toàn

QUÁ TRÌNH NUNG CHẢY VÀ TINH LUYỆN

KIM LOẠI CƠ BẢN

248

2.0 Các chỉ số thực hiện và việc

giám sát

2.1 Môi Trƣờng

Bảng 1 và bảng 2 thể hiện các hướng

dẫn về chất thải và xả trong lĩnh vực

này. Các chỉ số hướng dẫn này thể

hiện thực hành công nghiệp tốt như đã

được phản ánh trong các tiêu chuẩn

trong hệ thống pháp luật ở một số

nước. Các mức hướng dẫn này có thể

đạt được ở điều kiện hoạt động bình

thường của cơ sở sản xuất thông qua

việc áp dụng các biện pháp kỹ thuật

ngăn ngừa và kiểm soát ô nhiễm đã

được bàn đến ở những phần trước của

hướng dẫn này. Các định mức này cần

đạt được, mà không pha loãng, ít nhất

95% thời gian cơ sở sản xuất hoạt

động, và có thể tính bằng tỷ lệ giờ

hoạt động hằng năm. Mức chênh lệch

với các giá trị hướng dẫn do điều kiện

của dự án cụ thể cần được giải trình

trong báo cáo đánh giá môi trường.

Hướng dẫn về phát thải được áp dụng

cho quá trình phát thải khí thải. Hướng

dẫn phát thải của nguồn đốt nhiên liệu

kết hợp với các hoạt động sinh nhiệt

và phát điện từ những nguồn có công

suất nhiệt đầu vào bằng hoặc thấp hơn

50 MWth được đề cập trong Hƣớng

dẫn chung EHS, với phát thải nguồn

điện lớn hơn được đề cập đến trong

Hƣớng dẫn EHS cho nhà máy nhiệt

điện. Hướng dẫn xem xét môi trường

xung quanh dựa trên tổng thải lượng

khí thải được cung cấp trong Hƣớng

dẫn chung EHS.

Hướng dẫn về xả thải được áp dụng

cho xả thải trực tiếp nước thải đã xử lý

vào nguồn tiếp nhận là nước mặt có

mục đích sử dụng chung. Mức thải đặc

thù theo từng địa điểm có thể được

thành lập ra dựa trên điều kiện sẵn có

và thực trạng sử dụng của hệ thống thu

gom và xử lý nước thải chung, hoặc

nếu thải trực tiếp vào nguồn nước mặt

thì sự phân loại thủy vực tiếp nhận

nước theo mục đích sử dụng được đề

cập đến trong Hƣớng dẫn chung

EHS. Các định mức này cần đạt được,

mà không pha loãng, ít nhất 95% thời

gian cơ sở sản xuất hoạt động, và có

thể tính bằng tỷ lệ giờ hoạt động hằng

năm. Mức chênh lệch với các giá trị

hướng dẫn do điều kiện của dự án cụ

thể cần được giải trình trong báo cáo

đánh giá môi trường.

Sử dụng tài nguyên

Bảng 3 cung cấp ví dụ về chỉ số tiêu

dùng tài nguyên nước và năng lượng

trong một số quá trình sản xuất của

ngành nung và tinh luyện kim, những

chỉ số này được coi là các chỉ thị về

hiệu quả của ngành và có thể được sử

dụng để kiểm soát sự thực hiện theo

thời kỳ.

Quan trắc môi trƣờng

Các chương trình quan trắc môi

trường cho ngành công nghiệp này cần

được thực hiện để giải quyết tất cả các

hoạt động đã được xác định có khả

năng tác động đáng kể đến môi

trường, trong thời gian hoạt động bình

Page 255: Bia tong hop

Hƣớng dẫn về Môi trƣờng, Sức khoẻ và An toàn

QUÁ TRÌNH NUNG CHẢY VÀ TINH LUYỆN

KIM LOẠI CƠ BẢN

249

thường và trong điều kiện bị trục trặc.

Hoạt động quan trắc môi trường phải

dựa trực tiếp hoặc gián tiếp vào các

chỉ báo được áp dụng đối với từng dự

án cụ thể. Tần suất quan trắc phải đủ

để cung cấp dữ liệu đại diện cho thông

số đang được theo dõi. Quan trắc phải

do những người được đào tạo tiến

hành theo các quy trình giám sát và

lưu giữ biên bản và sử dụng thiết bị

được hiệu chuẩn và bảo dưỡng đúng

cách thức. Dữ liệu quan trắc môi

trường phải được phân tích và xem xét

theo các khoảng thời gian định kỳ và

được so sánh với các tiêu chuẩn vận

hành để sao cho có thể thực hiện mọi

hiệu chỉnh cần thiết. Hướng dẫn bổ

sung về áp dụng phương pháp lấy mẫu

và phân tích khí thải và nước thải

được cung cấp trong Hƣớng dẫn

chung EHS.

Page 256: Bia tong hop

Hƣớng dẫn về Môi trƣờng, Sức khoẻ và An toàn

QUÁ TRÌNH NUNG CHẢY VÀ TINH LUYỆN

KIM LOẠI CƠ BẢN

250

Bảng 1: KHÍ THẢI CỦA QUÁ TRÌNH NUNG CHẢY VÀ TINH LUYỆN NICKEL, ĐỒNG, CHÌ,

KẼM VÀ NHÔM*

Chất ô

nhiễm

NGUỒN THẢI (Sắp xếp theo chủng loại kim loại và quá trình nung chảy) Đơn vị Giá trị

mẫu

SO2 Đồng: quá trình nung chảy và chuyển hóa sơ cấp

Chì và Kẽm: quá trình nung chảy sơ cấp, nung và thiêu kết

Kẽm: trong quá trình nung, nung chảy quặng tuyển và các chất trung gian

>99.1% hiệu suất chuyển đổi (cho ~ 1- 4% khí thải SO2 ) >99.7 % hiệu suất chuyển

đổi (cho >5% khí thải SO2 )

Đồng: Quá trình nung chảy và chuyển hóa thứ cấp, tinh luyện bằng lửa sơ cấp và thứ cấp,

vệ sinh cặn điện và nấu chảy.

Nhôm: Quá trình giữ nhiệt và khử khí cho kim loại nóng chảy trong sản xuất nhôm sơ cấp và thứ cấp

Chì và Kẽm: quá trình gia công sơ bộ nguyên liệu, nung chảy thứ cấp, nhiệt tinh luyện,

nấu chảy, hơi cặn, và vận hành lò nung Waelz.

mg/Nm3

<50- 2001,2,3

NOX Đồng: nung chảy và chuyển hóa thứ cấp, quá trình luyện lửa sơ cấp và thứ cấp, quá trình vệ sinh cặn và nung chảy.

Nhôm: Quá trình giữ nhiệt và khử khí cho kim loại nóng chảy trong sản xuất nhôm sơ

cấp và thứ cấp, gia công sơ bộ nguyên liệu, và trong khi làm chảy, nung chảy nhôm thứ cấp.

Chì và Kẽm: từ quá trình nấu chảy nguyên liệu sạch, hợp kim, và bụi kẽm; từ quá trình

gia công sơ bộ nguyên liệu, nung chảy thứ cấp, nhiệt tinh luyện, nấu chảy, hơi cặn, và vận hành lò nung Waelz.

Nickel: Quá trình lọc, chiết xuất hóa học, và tinh luyện, chiết xuất bằng điện và chiết xuất

dung môi; từ quá trình gia công sơ bộ bằng đốt nóng, đốt trong buồng đốt phụ, quá trình nung, nung chảy, nhiệt luyện và nấu chảy.

mg/Nm3 100 - 300

4,5,6

Hơi mù acid

Đồng: quá trình luyện kim bằng nước hoặc chiết xuất bằng điện.

Chì và Kẽm: Tinh luyện bằng hóa chất, chiết xuất bằng điện hoặc bằng dung môi

Nickel: Lọc, chiết xuất bằng hóa chất, và tinh luyện, chiết xuất bằng điện hoặc bằng dung môi

mg/Nm3 50

1,7

VOC/

dung

môi

Đồng: quá trình luyện kim bằng nước hoặc chiết xuất bằng điện.

Chì và Kẽm: Tinh luyện bằng hóa chất, chiết xuất bằng điện hoặc bằng dung môi

Nickel: Lọc, chiết xuất bằng hóa chất, và tinh luyện, chiết xuất bằng điện hoặc bằng dung môi.

mg/Nm3 5 - 15

9

Bụi22

Đồng: Quá trình nung chảy và chuyển hóa thứ cấp, tinh luyện bằng lửa sơ cấp và thứ cấp,

vệ sinh cặn điện và nấu chảy, hệ thống thu khí thứ cấp, quá trình sấy.

Nhôm: Quá trình điện phân sơ cấp, giữ nhiệt và khử khí cho kim loại nóng chảy của nhôm

sơ cấp và thứ cấp, gia công sơ bộ nguyên liệu, và từ quá trình nấu chảy, nung chảy nhôm thứ cấp.

Chì và Kẽm: từ quá trình nấu chảy nguyên liệu sạch, hợp kim, và bụi kẽm; từ quá trình gia công sơ bộ nguyên liệu, nung chảy thứ cấp, nhiệt tinh luyện, nấu chảy, hơi cặn, và vận

hành lò nung Waelz.

Nickel: quá trình gia công sơ bộ bằng đốt nóng, đốt trong buồng đốt phụ, quá trình nung, nung chảy, nhiệt luyện và nấu chảy.

mg/Nm3 1 - 5

3,10,11

TOC Đồng: Quá trình nung chảy và chuyển hóa thứ cấp, tinh luyện bằng lửa sơ cấp và thứ cấp,

vệ sinh cặn điện và nấu chảy.

Nhôm: Gia công sơ bộ nguyên liệu, quá trình nấu chảy/nung chảy nhôm thứ cấp

Nickel: quá trình gia công sơ bộ bằng đốt nóng, hoặc đốt trong buồng đốt phụ, quá trình

nung, nung chảy, nhiệt luyện và nấu chảy.

mg/Nm3 5 - 50

12,13

Dioxin Đồng: nung chảy và chuyển hóa thứ cấp, tinh luyện bằng lửa sơ cấp và thứ cấp, vệ sinh cặn điện và nấu chảy, hệ thống thu khí thứ cấp, quá trình sấy.

Nhôm: Gia công sơ bộ nguyên liệu, quá trình nấu chảy/nung chảy nhôm thứ cấp

Chì và Kẽm: từ quá trình nấu chảy nguyên liệu sạch, hợp kim, và bụi kẽm; từ quá trình

gia công sơ bộ nguyên liệu, nung chảy thứ cấp, nhiệt tinh luyện, nấu chảy, hơi cặn, và vận hành lò nung Waelz.

Nickel: gia công sơ bộ bằng đốt nóng, hoặc đốt trong buồng đốt phụ, quá trình nung, nung chảy, nhiệt luyện và nấu chảy.

mg/Nm3 0,1 –

0,53,10,14,15,16

Bảng 1: KHÍ THẢI CỦA QUÁ TRÌNH NUNG CHẢY VÀ TINH LUYỆN NICKEL, ĐỒNG, CHÌ,

Page 257: Bia tong hop

Hƣớng dẫn về Môi trƣờng, Sức khoẻ và An toàn

QUÁ TRÌNH NUNG CHẢY VÀ TINH LUYỆN

KIM LOẠI CƠ BẢN

251

KẼM VÀ NHÔM*

Chất gây ô nhiễm NGUỒN THẢI (Sắp xếp theo chủng loại kim loại và quá trình

nung chảy)

Đơn vị Giá trị

mẫu

Ammonia Nickel: Lọc, chiết xuất bằng hóa chất, và tinh luyện, chiết xuất bằng

điện hoặc bằng dung môi

mg/Nm3 517

Chlorine mg/Nm3 0,52,18

CO và Carbonyls mg/Nm3 519

Arsine Chì và Kẽm: Tinh luyện bằng hóa chất, chiết xuất bằng điện hoặc

bằng dung môi

mg/Nm3 0,56

Thuỷ ngân Tất cả các loại hình của quá trình nung chảy kim loại. mg/Nm3 0,02

Hydrogen Chloride Nhôm: Quá trình giữ nhiệt và khử khí cho kim loại nóng chảy trong

sản xuất nhôm sơ cấp và thứ cấp, gia công sơ bộ nguyên liệu, và

trong khi làm chảy, nung chảy nhôm thứ cấp.

mg/Nm3 51

Hydrogen Fluoride Nhôm: Điện phân nhôm sơ cấp, gia công sơ bộ nguyên liệu, và trong

khi làm chảy, nung chảy nhôm thứ cấp.

Nhôm: Điện phân nhôm sơ cấp.

mg/Nm3 0,510,20

Fluoride toàn phần mg/Nm3 0,810,22

Polyfluorinated

hydrocarbon

0,1

(anode / cell / ngày)

1. Lọc ướt Alkalu (lọc bán khô hoặc lọc sợi, lọc ướt hoặc lọc hai lần alkali, sử dụng vôi, magnesium hydroxide,

sodium hyđroxide)

2. Kết hợp sodium hoặc alumia,alumium sulphate cùng với vôi

3. Đối với nung chảy đồng, nồng độ SO2 thải 500mg/m3 có thể đạt được bằng cách sử dụng lọc sợi cùng với vôi

phun vào.

Nguồn: Dựa trên một phần trong EU BREF trong hội

thảo Ngành sản xuất Kim loại phi sắt (2001). *Khí

thải ra không khí được đưa ra là số liệu trung bình

dựa trên sự kiểm soát liên tục và điều kiện tiêu chuẩn

273K, 101.3kPa, nồng độ ôxy và khí khô được đo

mà không pha loãng khí cùng trong không khí.

Trong trường hợp việc kiểm soát liên tục không thực

hiện được, thì giá trị nên là giá trị trung bình trong

khoảng thời gian lấy mẫu. Nếu hệ thống làm sạch

bằng nhiệt và hệ thống nhiệt phân được sử dụng để

phá hủy các sản phẩm của quá trình đốt (như VOC

và dioxin), hàm lượng oxygen 6 % nguyên chất.

4. Lò đốt NOx thấp

5. Lò đốt sử dụng ôxy và nhiên liệu.

6. Lọc ôxy hóa

7. Máy Khử sương

8. không bao gồm quá trình nung chảy nhôm

9. Lưu giữ, cô đặc lọc carbon và chất sinh học.

10. Lọc sợi

11. Kiểm soát nhiệt độ

12. Buồng đốt phụ

13. Đốt cháy tối ưu.

14. Buồng đốt phụ và làm nguội.

15. Hấp thụ bởi carbon hoạt tính

16. Xúc tác ôxy hóa

17. Lọc ướt acid

18. Thu thập và tái sử dụng

19. Kiểm soát quá trình và các lò phản ứng được hàn kín

20. Lọc ướt Alumina

21. Không bao gồm nung chảy Alumium

22. Thải kim loại phụ thuộc vào sự tích hợp bụi sinh ra trong quá trình sản xuất. Sự tích hợp bụi khác biệt tuỳ thuộc vào nguồn tạo ra bụi và loại nguyên liệu được chế biến.

Page 258: Bia tong hop

Hƣớng dẫn về Môi trƣờng, Sức khoẻ và An toàn

QUÁ TRÌNH NUNG CHẢY VÀ TINH LUYỆN

KIM LOẠI CƠ BẢN

252

Bảng 2: MỨC NƢỚC THẢI TRONG QUÁ

TRÌNH NUNG CHẢY VÀ TINH LUYỆN

NICKEL, ĐỒNG, CHÌ, KẼM VÀ NHÔM

Chất ô nhiễm Phương

pháp nung

chảy

Đơn

vị

Giá trị

mẫu

pH Tất cả S.U. 6 – 9

Tổng chất rắn lơ

lửng

Tất cả mg/l 20

COD Tất cả mg/l 50

Fluoride Nhôm mg/l 5

Hydrocarbons Nhôm mg/l 5

Nhôm Nhôm mg/l 0,2

Đồng (Cu) Đồng mg/l 0,1

Chì (Pb) Đồng, chì,

kẽm

mg/l 0,1

Arsenic (As) Đồng, chì,

kẽm

mg/l 0,05

Nickel (Ni) Nickel,

đồng

mg/l 0,1

Cadmium (Cd) Đồng, chì

kẽm

mg/l 0,05

Kẽm (Zn) mg/l 0,2

Thuỷ ngân (Hg) Tất cả mg/l 0,01

Tăng nhiệt độ Tất cả oC < 3a

Độc tính Được xác định trên từng trường

hợp đặc trưng

Nguồn: Dựa một phần trên EU BREF: Tài liệu tham

khảo về các kỹ thuật tốt nhất hiện tại (BREF) đối với

ngành Luyện kim phi sắt

a: Tại biên của khu vực trộn được thiết lập một cách

khoa học, có tính đến chất lượng nước xung quanh, sử

dụng của vùng nước tiếp nhận, các thụ nhân tiềm năng

và khả năng đồng hóa.

Bảng 3: SỬ DỤNG NĂNG LƢỢNG VÀ NƢỚC

LOẠI HÌNH CƠ SỞ SẢN XUẤT Tiêu hao

năng lượng

(GJ/T)a

Đồng- sản xuất từ quặng tuyển 14 - 20

Đồng- điện tinh luyện 1.1 - 1.4

Sản xuất nhôm 8 - 13.5

Sản xuất nhôm sơ cấp (điện phân, bao

gồm sản xuất anode)

53 - 61

Sản xuất chì- lò đứng, sơ cấp 6,8 - 10,3b

Sản xuất chì- lò đứng, thứ cấp 4,4 - 5,5b

Sản xuất chì- lò quay, thứ cấp, cùng

hệ thống CX và sản xuất Na2SO4 4,0 - 4,7b

Chì – QSL 2,3 - 3,5b

Chì- Kivcet 4,9b

Chì- Lò chuyển hóa xoay, thổi đỉnh 4,0 - 4,4b

Kẽm- Điện phân 15

Kẽm- lò nung chảy lớn và máy chứng

cất New Jersey. 44b

Kẽm—lò Waelz 26b,c

Kẽm—thổi hơi cặnk 7,7b,d

Nickel- matte từ quặng

sulfide chứa 4 - 15% Ni

25 - 65

Tinh luyện Nickel 17 - 20

LOẠI HÌNH CƠ SỞ SẢN

XUẤT

Tiêu dùng

nước (kg/t)

Sản xuất nhôm 1000 -

6000

Sản xuất nhôm sơ cấp (điện phân,

bao gồm sản xuất anode) 200 -

12000

Nguồn: Dựa một phần trên EU BREF: Tài liệu tham khảo về các kỹ thuật tốt nhất hiện tại (BREF) đối với ngành Luyện kim phi sắt

Ghi chú:

a Gigajoules (109 Joules) trên mét tấn

b Được tính dựa trên số lượng than

cốc, than đá, khí tự nhiên, và điện

được sử dụng và giá trị nhiệt đặc trưng

của khí đốt tự nhiên (xăng dầu)

c Trên mỗi tấn Waelz oxide được lọc

d Trên mỗi tấn xỉ.

Page 259: Bia tong hop

Hƣớng dẫn về Môi trƣờng, Sức khoẻ và An toàn

QUÁ TRÌNH NUNG CHẢY VÀ TINH LUYỆN

KIM LOẠI CƠ BẢN

253

2.2 An toàn và sức khỏe nghề

nghiệp

Hướng dẫn thực hiện sức khỏe và an

toàn lao động cần phải được đánh giá

dựa trên các hướng dẫn về mức tiếp xúc

an toàn được công nhận quốc tế, ví dụ

như hướng dẫn về Giá trị ngưỡng phơi

nhiễm nghề nghiệp (TLV ®) và Chỉ số

phơi nhiễm sinh học (BEIs ®) được

công bố bởi Hội nghị của các nhà vệ

sinh công nghiệp Hoa Kỳ (ACGIH),19

Cẩm nang Hướng dẫn về các mối nguy

Hóa chất do Viện vệ sinh, an toàn lao

động quốc gia Hoa Kỳ xuất bản

(NIOSH),20

Giới hạn phơi nhiễm

(PELs) do Cục sức khỏe và an toàn

nghề nghiệp Hoa Kỳ xuất bản

(OSHA),21

Giá trị giới hạn phơi nhiễm

nghề nghiệp được công bố bởi các quốc

gia thành viên Liên minh Châu Âu,22

hoặc các nguồn tài liệu tương tự khác.

Tỷ lệ tai nạn và tử vong

Dự án phải cố gắng giảm số vụ tai nạn

trong số công nhân tham gia dự án (bất

kể là sử dụng lao động trực tiếp hay

gián tiếp) đến tỷ lệ bằng không, đặc biệt

là các vụ tai nạn gây ra mất ngày công

lao động và mất khả năng lao động ở

các mức độ khác nhau, hoặc thậm chí bị

tử vong. Tỷ lệ này của cơ sở sản xuất có

19 Có sẵn tại: http://www.acgih.org/TLV/ và

http://www.acgih.org/store/ 20 Có sẵn tại: http://www.cdc.gov/niosh/npg/ 21 Có sẵn tại:

http://www.osha.gov/pls/oshaweb/owadisp.show_docu

ment?p_table=STANDARDS&p_id=9.992 22 Có sẵn tại:

http://europe.osha.eu.int/good_practice/risks/ds/oel/

thể được so sánh với hiệu quả thực hiện

về vệ sinh an toàn lao động trong ngành

công nghiệp này của các quốc gia phát

triển thông qua tham khảo các nguồn

thống kê đã xuất bản (ví dụ Cục thống

kê lao động Hoa Kỳ và Cơ quan quản lý

về An toàn và Sức khỏe Liên hiệp

Anh).23

Giám sát an toàn và sức khỏe nghề

nghiệp

Môi trường làm việc phải được giám sát

để xác định kịp thời những mối nguy

nghề nghiệp tương ứng với dự án cụ

thể. Việc giám sát phải được thiết kế

chương trình và do những người chuyên

nghiệp thực hiện24

như là một phần của

chương trình giám sát an toàn sức khỏe

lao động. Cơ sở sản xuất cũng phải lưu

giữ bảo quản các biên bản về các vụ tai

nạn lao động và các loại bệnh tật, sự cố

nguy hiểm xảy ra. Hướng dẫn bổ sung

về các chương trình giám sát sức khỏe

lao động và an toàn được cung cấp

trong Hƣớng dẫn chung EHS.

23 Có sẵn tại: http://www.bls.gov/iif/ và

http://www.hse.gov.uk/statistics/index.htm 24 Các chuyên gia được công nhận có thể gồm Chứng

nhận vệ sinh công nghiệp, Vệ sinh lao động đã được

đăng ký, hoặc Chứng nhận chuyên nghiệp về an toàn

hoặc tương đương

Page 260: Bia tong hop

Hƣớng dẫn về Môi trƣờng, Sức khoẻ và An toàn

QUÁ TRÌNH NUNG CHẢY VÀ TINH LUYỆN

KIM LOẠI CƠ BẢN

254

3.0 Tài liệu tham khảo và các

nguồn bổ sung

American Council of Government Industrial Hygienists

(ACGIH). 2006.Threshold Limit Values (TLV) and

Biological Exposure Indices (BEI). Cincinnati, OH.

Available at:

http://www.acgih.org/TLV

Ayres, R. U., L.W. Ayres and I. Rade. 2002. The Life

Cycle of Copper its Co-Products and By-Products.

Mining, Minerals and Sustainable Development Report,

International Institute for Environment and

Development (IIED). London:

IIED. Available at:

http://www.iied.org/mmsd/mmsd_pdfs/ayres_lca_main.

pdf

Bergsdahl, H., A.H. Stomman, E.G. Hertwich. 2004.

The Aluminum Industry. Environment Technology and

Production. Available at:

http://www.indecol.ntnu.no/indecolwebnew/publication

s/reports/rapport04/rappor t8_04web.pdf

Environment Canada. 2006. Environmental Code of

Practice. Canadian Environmental Protection Act, 1999.

Base Metals Smelters and Refineries. Document EPS

1/MM/11E. Gatineau, Québec: Environment Canada.

Available at

http://199.212.18.76/ceparegistry/documents/code/smelt

ers/toc.cfm

European Agency for Safety and Health at Work

(OSHA). Occupational Exposure Limits. Available at:

http://osha.europa.eu/good_practice/risks/ds/oel/

European Commission. 2001. European Integrated

Pollution Prevention and Control Bureau (EIPPCB).

Reference Document on Best Available Techniques

(BREF) in the Non-Ferrous Metals Industries. Seville:

EIPPCB. Available at:

http://eippcb.jrc.es/pages/FActivities.htm

European Union. 1999. Directory of Community

Legislation. EurLex. EU Council Directive 1999/30/EC

of 22 April 1999 relating to limit values for sulphur

dioxide, nitrogen dioxide and oxides of nitrogen,

particulate matter and lead in ambient air. Brussels: EU.

Available at: http://eur-

lex.europa.eu/LexUriServ/LexUriServ.do?uri=CELEX:

31999L0030:EN:HTML

Indian Central Pollution Control Board (CPCB).

National Air Quality Monitoring Programme (NAMP).

National Ambient Air Quality Standards. Delhi: CPCB.

Available at: http://www.cpcb.nic.in/as.htm

Indian Central Pollution Control Board, Environmental

Standards, Inorganic Chemical Industry, Wastewater

Standard. Available at:

http://www.cpcb.nic.in/index.php

International Finance Corporation (IFC) World Bank

Group. 2006a. Draft General Environmental Health and

Safety Guidelines. Available at:

http://www.ifc.org/ifcext/policyreview.nsf/Content/EH

SGuidelinesUpdate_Comm

ents

International Organization for Standardization (ISO).

ISO 14001 Environmental Management Systems

Standards Available at:

http://www.iso.org/iso/en/stdsdevelopment/whowhenho

w/how.html

National Institute for Occupational Safety and Health

(NIOSH). 2005. NIOSH Pocket Guide to Chemical

Hazards. NIOSH Publication No. 2005-149. Available

at: http://www.cdc.gov/niosh/npg/

Natural Resources Canada. 2006. Guide to Energy

Efficiency Opportunities in Canadian Foundries. In

Partnership with the Canadian Foundry Association.

Available at:

http://oee.nrcan.gc.ca/cipec/ieep/newscentre/foundry/in

dex.cfm?attr=24

The Nickel Institute. 2003. Lifecycle Assessment Data.

Overall Inventories and Potential Impacts: Ferronickel,

Nickel Oxide, and Class I Nickel. Last revised 31

October 2003. Available at:

http://www.nickelinstitute.org/index.cfm/ci_id/317.htm

Norgate, T. E. & Rankin, W. J., 2002. 'An

Environmental Assessment of Lead and Zinc

Production Processes' , Proceedings, Green Processing

2002, International Conference on the Sustainable

Processing of Minerals, May 2002, pp 177-184.

Available at:

http://www.minerals.csiro.au/sd/CSIRO_Paper_LCA_P

bZn.pdf

Occupational Health and Safety Administration

(OHSA). 2006. Standards - 29 CFR TABLE Z-1

Limits for Air Contaminants. - 1910.1000 TABLE Z-1

Permissible Exposure Limits. Available at:

http://www.osha.gov/pls/oshaweb/owadisp.show_docu

ment?p_table=STANDAR DS&p_id=9992

Occupational Health and Safety Administration

(OHSA). Occupational Health

and Safety Administration System 18001 Occupational

Page 261: Bia tong hop

Hƣớng dẫn về Môi trƣờng, Sức khoẻ và An toàn

QUÁ TRÌNH NUNG CHẢY VÀ TINH LUYỆN

KIM LOẠI CƠ BẢN

255

Health and Safety Management System. Available at:

http://www.ohsas-18001-occupational-

health-and-safety.com

Price, L. Worrell, J.S., Sinton, J and J. Yun. 2001.

Industrial energy efficiency policy in China. The

Proceedings of the 2001 ACEEE Summer Study on

Energy Efficiency in Industry. Available at:

http://ies.lbl.gov/iespubs/50452.pdf

United Kingdom (UK) Department of Environment

Food and Rural Affairs. 2000. The Air Quality

Strategy for England, Scotland, Wales and Northern

Ireland. January 2000. Working Together for Clean Air.

Available at:

http://www.defra.gov.uk/environment/airquality/strateg

y/strategy.htm

UK Health and Safety Executive. 2006a. Health and

Safety Commission. Health and Safety Statistics

2005/06. Available online at:

http:/www.hse.gov.uk/statistics/index.htm

UK Health and Safety Executive. 2006b. Health and

Safety Commission. Statistics of Fatal Injuries 2005/06.

Available at:

http:/www.hse.gov.uk/statistics/index.htm

United States (US) Department of Labor. 2003. Bureau

of Statistics. Injuries, Illness and Fatalities

Program.Table R8. Incidence rates for nonfatal

occupational injuries and illnesses involving days

away from work per 10,000 full-time workers by

industry and selected events or exposures leading to

injury

or illness, 2003. Available at:

http://www.bls.gov/iif/oshwc/osh/case/ostb1386.pdf

United States (US) Environmental Protection Agency

(EPA). 2006a. Air Toxics. Final Rules. Emission

Standards for Hazardous Air Pollutants. Washington,

DC: US EPA. Available at:

http://www.epa.gov/ttn/atw/mactfnlalph.html

US EPA. 2006b. Proposed National Emission

Standards for Hazardous Air Pollutants for Area

Sources: Polyvinyl Chloride & Copolymers

Production, Primary Copper Smelting, Secondary

Copper Smelting, & Primary Nonferrous

Metals Zinc, Cadmium and Beryllium. Washington,

DC: US EPA. Available at:

http://www.epa.gov/ttn/atw/mactfnlalph.html

US EPA. 2005. Final Rule National Emission

Standards for Hazardous Air Pollutants for Primary

Aluminum Reduction Plants: Final rule; amendments.

Washington, DC: US EPA. Available at

http://www.epa.gov/ttn/atw/alum/alumpg.html

US EPA. 2002. Final Rule. National Emission

Standards for Hazardous AirPollutants for Primary

Copper Smelting-Final rule. Washington, DC: US EPA.

Available at:

http://www.epa.gov/ttn/atw/copper/copperpg.html

US EPA. 2000. Federal Register Effluent Limitations

Guidelines 40 CFR 125.30 - 125.32. Effluent

Limitations Guidelines, Pretreatment Standards, and

New Source Performance Standards for the Commercial

Hazardous Waste

Combustor Subcategory of the Waste Combustors Point

Source Category. Washington, DC: US EPA. Available

at: http://www.epa.gov/fedrgstr/EPA-

WATER/2000/January/Day-27/w2019.htm

US EPA. 1999. Final Rule. National Emission

Standards for Hazardous Air Pollutants Primary Lead

Smelting. Washington, DC: US EPA. Available at:

http://www.epa.gov/ttn/atw/leadp/leadppg.html

U.S. National Institute of Environmental Health

Sciences. 2002. EMF Questions

and Answers. EMF Rapid. Electric and Magnetic Fields

Research and Public Information and Dissemination

Program .Available online at:

http://www.niehs.nih.gov/emfrapid/booklet.

World Health Organization (WHO). 2005. Air Quality

Guidelines Global Update. Geneva: WHO. Available

at: http://www.euro.who.int/Document/E87950.pdf

WHO. 2000. Air Quality Guidelines for Europe. 2nd

Edition. Geneva: WHO.

http://www.euro.who.int/document/e71922.pdf

Page 262: Bia tong hop

Hƣớng dẫn về Môi trƣờng, Sức khoẻ và An toàn

QUÁ TRÌNH NUNG CHẢY VÀ TINH LUYỆN

KIM LOẠI CƠ BẢN

256

Phụ lục A: Mô tả chung về các hoạt động của ngành công nghiệp

Nung chảy và Tinh luyện kim loại

cơ bản

Các bước trong quá trình nung chảy

và tinh luyện kim loại cơ bản (bao

gồm đồng, chì, kẽm và nickel) tương

tự như nhau và được trình bày trong

hình A1. Quá trình luyện nhôm được

mô tả sau đây trong phụ lục này. Tùy

vào cấp độ của quặng và loại quặng

(ví dụ quặng sulphidic hay quặng

lateritic), sẽ có tiềm năng có những

kim loại dư ra bao gồm vàng, bạc,

cadmium, arsenic, selenium v.v. có

thể được phục hồi như những sản

phẩm phụ. Một bản mô tả ngắn gọn

các bước của mỗi quá trình được cung

cấp dưới đây:

Xử lý sơ bộ (gia công sơ bộ)

Xử lý sơ bộ bao gồm việc làm giàu

quặng bằng cách nghiền quặng và làm

khô quặng tuyển, và phân loại, phân

tách các mảnh quặng để trở thành các

nguyên liệu đầu vào phù hợp cho các

quá trình sau đó.

Nung (Roasting)

Nung là một quá trình nhiệt luyện kim

mà ở đó, quặng tuyển được nung

nóng/làm khô và ôxy hóa để đạt được

hàm lượng sulphur tối ưu cho quá

trình nấu chảy. Nung chưa hoàn thiện

được dùng để sơ chế đồng và nickel

sulphide cho nung chảy matte (matte

smelting), trong khi đó nung hoàn thiện

sẽ loại bỏ hết sulphur và được dùng để

sản xuất ra ôxít kim loại (1) cho quá

trình khử bằng carbon hoặc carbon

monoxide hoặc (2) lọc trong dung dịch

acid sulphuric, sau đó là quá trình chiết

xuất bằng điện (electro-winning).

Sulphur dioxide thải ra trong quá trình

nung được phục hồi thành acid

sulphuric hoặc lỏng hóa sulphur

dioxide nếu hiệu quả về mặt chi phí,

hoặc sulphur dioxide được loại bỏ bằng

phương pháp xử lý khí thải.

Nung chảy (Smelting)

Quá trình nung chảy sẽ tạo ra các kim

loại được nung chảy và được sử dụng

để phân tách các kim loại giá trị ra

khỏi các kim loại ít giá trị và các tạp

chất, bằng quá trình gia thêm chất trợ

cháy (fluxing). Kim loại được cô đặc

từ quá trình nung (roasting) được cho

vào lò nung, cùng với các chất trợ

cháy, nhiên liệu và ôxy. Quá trình

thiêu cháy và oxi hóa xảy ra trong lò

và khiến cho kim loại nóng chảy và

phân tách không toàn bộ. Quá trình

nung chảy tạo ra loại hình matte nóng

chảy (đồng, nikel, kẽm) và thỏi (chì) .

Matte có thể được đúc khuôn và làm

nguội trước khi tiếp tục các quá trình

chế biến tiếp theo. Khí thải của quá

trình sản xuất được giữ lại bằng hệ

thống ống dẫn của lò hoặc vòm lò, và

sau đó được xử lý để loại bỏ sulphur

dioxide, các hạt bụi, hơi.... Các xỉ cặn

Page 263: Bia tong hop

Hƣớng dẫn về Môi trƣờng, Sức khoẻ và An toàn

QUÁ TRÌNH NUNG CHẢY VÀ TINH LUYỆN

KIM LOẠI CƠ BẢN

257

của lò nung thường được xử lý để

phục hồi bất cứ kim loại dư nào có

giá trị.

Chuyển hóa (Converting)

Chuyển hóa là quá trình loại bỏ sắt và

sulphur còn dư trong matte đồng và

nickel. Các phế liệu kim loại có chất

lượng cao cũng có thể được xử lý trong

các lò chuyển hóa. Các khí từ quá trình

sản xuất được làm nguội và sau đó

được loại bỏ các hạt bằng thiết bị làm

sạch khí. Lò chuyển đổi theo lô hoặc lò

chuyển hóa liên tục đều được sử dụng;

lò chuyển hóa liên tục cho phép sự giữ

lại tốt hơn các khí thải của quá trình và

sản xuất và có thể sử dụng ôxy thay vì

sử dụng không khí, kết quả là có thể

giữ lại hàm lượng sulphur dioxide cao

hơn để tái sản xuất thành acid

sulphuric.Các matte (đồng-sắt

sulphide) từ quá trình nung chảy được

tiếp vào các lò chuyển hóa nơi mà

nguyên liệu nóng chảy được oxide hóa

trong môi trường không khí để loại bỏ

các tạp chất sắt và sulphur (các tạp chất

trở thành xỉ cặn của lò). Các ôxít tạo

thành xỉ cặn sẽ được chọn để lấy đi các

phần tốt nhất. Xỉ cặn có hàm lượng

đồng/nickel cao phát sinh trong quá

trình chuyển hóa sẽ được quay trở lại

quá trình nung chảy để phục hồi đồng

và nickel. Xỉ cặn có thể được xử lý

trong lò nung điện trước khi được

chuyển đi để phục hồi nickel.

Hỏa luyện hoặc tinh luyện Anode:

Hỏa luyện được sử dụng để loại bỏ

các tạp chất và làm giảm mức độ

sulphur và ôxy trong đồng đen trước

khi đổ khuôn hoặc tinh chế bằng điện.

Đồng đen được tinh luyện trở thành

đồng tinh luyện bằng lửa hoặc bằng

anode (đạt tới 99,5 % đồng nguyên

chất), sau đó lại được dùng tiếp trong

quá trình tinh luyện bằng điện phân.

Đồng đen nóng chảy được đặt vào

trong các lò luyện lửa, có thể cho

thêm chất trợ cháy và không khí được

thổi qua hỗn hợp nóng chảy để loại bỏ

sulphur dư thừa.Thổi khí có thể dẫn

đến ôxy dư thừa, và được loại bỏ bởi

sự thêm vào khí tự nhiên, propane,

ammonia hay gỗ. Đồng tinh luyện

bằng lửa được đổ khuôn thành các

anode để tinh chế thêm bằng quá trình

điện phân, hoặc đổ khuôn thành hình

khối để đem bán.

Điện tinh luyện (Electrorefining)

Quá trình điện tinh luyện được sử

dụng cho tinh luyện đồng, nickel, và

chì để sản xuất kim loại tinh khiết hơn

từ kim loại không tinh khiết. Một bể

điện phân, trong đó anode là một loại

kim loại, được sử dụng để hoà tan kim

loại vào trong dung dịch điện phân có

axít hoặc vào trong muối nóng chảy.

Kim loại tinh sẽ mạ vào hoặc gắn vào

tấm mạ điện có vai trò là cathode. Các

tạp chất kim loại được hoà tan trong

quá trình điện phân sẽ lắng tụ và hình

thành nên cặn bùn. Cặn của anode

phát sinh trong quá trình sản xuất có

chứa kim loại có giá trị sẽ được phục

hồi. Các kim loại gắn vào cathode

được đổ thành khuôn hình. Dung dịch

Page 264: Bia tong hop

Hƣớng dẫn về Môi trƣờng, Sức khoẻ và An toàn

QUÁ TRÌNH NUNG CHẢY VÀ TINH LUYỆN

KIM LOẠI CƠ BẢN

258

điện phân có lẫn tạp chất sẽ được làm

sạch để loại bỏ các chất không mong

muốn và cho quay trở lại quá trình

điện tinh luyện. Các tạp chất được loại

bỏ được tiếp tục xử lý để phục hồi các

kim loại có giá trị.

Tinh luyện carbonyl

Quá trình tinh luyện carbonyl được

sử dụng để tinh chế nickel oxid thô.

Carbon monoxide được thêm vào

nickel oxide thô, vừa dưới áp suất

cao, hình thành nên nickel carbonyl.

Nickel carbonyl rất dễ bay hơi và do

đó, sẽ tách rời ra khỏi các tạp chất rắn

và được phục hồi lại từ dòng khí thải.

Thêm độ nóng, carbon monoxide

được giải phóng và bột hay các hạt

nhỏ nickel tinh được tạo thành. Khí

thải carbon monoxide được sử dụng

trong quá trình sản xuất.

Lọc (Leaching)

Quá trình Lọc xảy ra trước khi tinh

chế hay chiết xuất bằng điện, liên

quan tới quá trình tan rã của kim loại

của quặng thô/quặng tuyển trong axít

hay dung môi. Kim loại sử dụng cho

quá trình lọc thường ở dạng oxide.

Quặng sulphidic ít khi được lọc hơn

vì chúng cần có điều kiện để thuận lợi

cho quá trình oxid hóa. Dung dịch tạo

thành, được gọi là dung dịch chứa

chất, và được xử lý bằng chiết xuất từ

dung môi và sau đó được làm sạch

trước khi trải qua quá trình chiết xuất

bằng điện và tinh chế.

Chiết xuất bằng điện

(Electrowinning)

Chiết xuất bằng điện được sử dụng để

tinh luyện đồng, nickel, và liên quan

tới sự phục hồi kim loại mà được tan

rã trong dung dịch chứa chất

(pregnant solution) trong suốt quá

trình lọc. Dung dịch điện phân từ quá

trình lọc được đặt vào bể điện phân

có anode trơ và cathode khởi động.

Các iôn kim loại tan trong dung dịch

sẽ gắn vào cathode sau khi dòng điện

được nối vào bể điện phân. Quá trình

chiết xuất bằng điện sản sinh ra khí

ôxy, hơi acid, và chất điện phân đã sử

dụng (mà sau đó được quay trở lại

quá trình lọc để tái sử dụng). Cathode

thường được bán đi hoặc kim loại

được gỡ ra và đúc khuôn.

Đúc khuôn (Casting)

Trong quá trình đúc khuôn, kim loại

được nấu chảy và chạy qua một lò giữ

nhiệt, và sau đó đổ vào khuôn đúc nơi

có các hình dạng kim loại cần được

sản xuất. Đúc khuôn có thể là quá

trình liên tục hoặc quá trình tĩnh.

Đúc tĩnh thường sử dụng một guồng

quay bao gồm một loạt các khuôn

được làm lạnh bởi các vòi phun nước.

Đúc liên lục thường để sản xuất các

sợi kim loại. Ống dẫn được kéo dài ra

từ các phôi nóng. Các tấm hoặc mảnh

kim loại được sản xuất từ các phôi dẹt

được làm nóng từ trước và được cuốn

thành hình. Quá trình đúc sử dụng

khuôn cố định được dùng để sản xuất

các thỏi kim loại.

Page 265: Bia tong hop

Hƣớng dẫn về Môi trƣờng, Sức khoẻ và An toàn

QUÁ TRÌNH NUNG CHẢY VÀ TINH LUYỆN

KIM LOẠI CƠ BẢN

259

Sản xuất nhôm

Quá trình sản xuất nhôm bắt đầu bằng

khai thác mỏ và làm giàu quặng

bauxite. Tại khu vực mỏ, quặng

bauxite được chuyển tới máy nghiền,

sau đó những quặng đã nghiền được

sàng lọc và được sắp xếp sẵn sàng cho

việc chuyển tới các nhà máy sản xuất

nhôm. Trong một vài trường hợp,

quặng được cải thiện chất lượng bằng

quá trình làm giàu (bao gồm rửa, phân

loại kích cỡ, tách biệt rắn/lỏng) để

loại bỏ các tạp chất không mong

muốn như đất sét và silica.

Tại nhà máy sản xuất, quặng bauxite

tiếp tục được nghiền thêm hoặc tán để

đặt được kích thước tiêu chuẩn phù

hợp cho quá trình chiết xuất nhôm

hiệu quả bằng cách dùng dung dịch

sodium hydroxide nóng . Sau khi loại

bỏ được một hỗn hợp các oxide kim

loại, thường được gọi là ―bùn đỏ‖ và

những chất rắn nhỏ từ quá trình trên,

các tinh thể aluminum trihydrate được

lắng tụ và nung khô trong lò nung

quay hoặc lò nung khô tầng sôi để sản

xuất ra alumina (nhôm oxide)

Một số quá trình xử lý alumina bao

gồm bước tinh chế bằng chất lỏng.

Chất nhôm cơ bản được sản xuất bằng

cách điện phân alumina. Alumina

nóng chảy được phân ly để tạo thành

nên nhôm lỏng tại cathode và ôxy tại

anode. Ôxy sau đó phản ứng với

carbon ở điện cực để tạo thành carbon

dioxide và carbon monoxide. Nhôm

nóng chảy được tập hợp ở đáy bể hay

nồi điện phân và được lấy ra bằng các

hút chân không (vacuum tapping).

Quá trình điện phân được tiến hành ở

quy mô lớn, với một số lượng lớn các

nồi được nối liền nhau thành seri và

kết quả là tạo ra một từ trường mạnh

trong khu vực sản xuất.

Nguyên liệu thô cho quá trình sản xuất

nhôm thứ cấp là các phế liệu, mảnh vỡ

kim loại, xỉ cặn. Bước sơ chế phế liệu

bao gồm cắt nhỏ, sàng tách bằng từ

tính, làm khô...để loại bỏ các tạp chất

không mong muốn, mà có thể ảnh

hưởng tới cả chất lượng nhôm lẫn khí

thải. Kỹ thuật sản xuất nhôm thứ cấp

thường được sử dụng là nấu chảy

trong lò nung quay, được phủ bằng

một lớp muối. Xỉ muối có thể được xử

lý và tái sử dụng. Một số kỹ thuật

khác, như nấu chảy trong lò cảm ứng

hay lò đáy bằng sẽ cần ít, hoặc không

cần sử dụng muối, và tiêu tốn ít năng

lượng hơn. Tuy nhiên, các kỹ thuật đó

chỉ phù hợp với các phế liệu có chất

lượng cao. Tùy theo mục đích sử dụng

nhôm, có thể cần thêm các bước tinh

chế.

Page 266: Bia tong hop

Hƣớng dẫn về Môi trƣờng, Sức khoẻ và An toàn

QUÁ TRÌNH NUNG CHẢY VÀ TINH LUYỆN

KIM LOẠI CƠ BẢN

260

Hình A.1: Các bƣớc của Quá trình Nung chảy và Tinh luyện

Quặng

tuyển

Nguyên liệu

tái sử dụng

Nguyên liệu

đồng thời xử lý

Xử lý nguyên

liệu tái sử dụng Xử lý sơ bộ

Thiêu kết và

Nung chảy Lọc áp lực Nung và

lọc

Lọc

Hỏa

tinh luyện

Điện

tinh luyện

Lọc điện Tinh luyện

Carbonyl Hóa

tinh luyện

Phế phẩm

hóa học

Nấu chảy và

đổ khuôn

Phế phẩm

kim loại

Vận chuyển

Page 267: Bia tong hop

Hướng dẫn về Môi trường, Sức khoẻ và An toàn

CÔNG NGHIỆP THUỘC DA VÀ HOÀN THIỆN DA

261

HƯỚNG DẪN VỀ MÔI TRƯỜNG, SỨC KHỎE VÀ AN TOÀN

CÔNG NGHIỆP THUỘC DA VÀ HOÀN THIỆN DA

Giới thiệu

Hướng dẫn về Môi trường, Sức khỏe

và An toàn là các tài liệu kỹ thuật tham

khảo cùng với các ví dụ công nghiệp

chung và công nghiệp đặc thù của Thực

hành công nghiệp quốc tế tốt (GIIP).1

Khi một hoặc nhiều thành viên của

Nhóm Ngân hàng Thế giới tham gia

vào trong một dự án, thì Hướng dẫn về

Môi trường, Sức khỏe và An toàn

(EHS) này được áp dụng tương ứng

như là chính sách và tiêu chuẩn được

yêu cầu của dự án. Hướng dẫn EHS

của ngành công nghiệp này được biên

soạn để áp dụng cùng với tài liệu

Hướng dẫn chung EHS là tài liệu

cung cấp cho người sử dụng các vấn đề

về EHS chung có thể áp dụng được cho

tất cả các ngành công nghiệp. Đối với

các dự án phức tạp thì cần áp dụng các

hướng dẫn cho các ngành công nghiệp

cụ thể. Danh mục đầy đủ về hướng dẫn

cho đa ngành công nghiệp có thể tìm

trong trang web:

1 Được định nghĩa là phần thực hành các kỹ năng

chuyên nghiệp, chăm chỉ, thận trọng và dự báo trước

từ các chuyên gia giàu kinh nghiệm và lành nghề

tham gia vào cùng một loại hình và thực hiện dưới

cùng một hoàn cảnh trên toàn cầu. Những hoàn cảnh

mà những chuyên gia giàu kinh nghiệm và lão luyện

có thể thấy khi đánh giá biên độ của việc phòng ngừa

ô nhiễm và kỹ thuật kiểm soát có sẵn cho dự án có

thể bao gồm, nhưng không giới hạn, các cấp độ đa

dạng về thoái hóa môi trường và khả năng đồng hóa

của môi trường cũng như các cấp độ về mức khả thi

tài chính và kỹ thuật.

www.ifc.org/ifcext/enviro.nsf/Content

/EnvironmentalGuidelines

Tài liệu Hướng dẫn EHS này gồm các

mức độ thực hiện và các biện pháp nói

chung được cho là có thể đạt được ở

một cơ sở công nghiệp mới trong công

nghệ hiện tại với mức chi phí hợp lý.

Khi áp dụng Hướng dẫn EHS cho các

cơ sở sản xuất đang hoạt động có thể

liên quan đến việc thiết lập các mục

tiêu cụ thể với lộ trình phù hợp để đạt

được những mục tiêu đó.

Việc áp dụng Hướng dẫn EHS nên chú

ý đến việc đánh giá nguy hại và rủi ro

của từng dự án được xác định trên cơ

sở kết quả đánh giá tác động môi

trường mà theo đó những khác biệt với

từng địa điểm cụ thể, như bối cảnh của

nước sở tại, khả năng đồng hóa của

môi trường và các yếu tố khác của dự

án đều phải được tính đến. Khả năng

áp dụng những khuyến cáo kỹ thuật cụ

thể cần phải được dựa trên ý kiến

chuyên môn của những người có kinh

nghiệm và trình độ.

Khi những quy định của nước sở tại

khác với mức và biện pháp trình bày

trong Hướng dẫn EHS, thì dự án cần

tuân theo mức và biện pháp nào

nghiêm ngặt hơn. Nếu quy định của

nước sở tại có mức và biện pháp kém

nghiêm ngặt hơn so với những mức và

biện pháp tương ứng nêu trong Hướng

dẫn EHS, theo quan điểm của điều

kiện dự án cụ thể, mọi đề xuất thay đổi

Page 268: Bia tong hop

Hướng dẫn về Môi trường, Sức khoẻ và An toàn

CÔNG NGHIỆP THUỘC DA VÀ HOÀN THIỆN DA

262

khác cần phải được phân tích đầy đủ

và chi tiết như là một phần của đánh

giá tác động môi trường của địa điểm

cụ thể. Các phân tích này cần phải

chứng tỏ rằng sự lựa chọn các mức

thực hiện thay thế có thể bảo vệ môi

trường và sức khỏe con người.

Khả năng áp dụng

Các Hướng dẫn EHS đối với Thuộc

Da và Hoàn thiện Da bao gồm các

thông tin phù hợp với các dự án và các

phương tiện thuộc da và hoàn thiện da,

cụ thể liên quan đến xử lý sơ bộ da

sống, các quá trình thuộc da và sau

thuộc da, và sản xuất sản phẩm hoàn

thiện.

Phụ lục A bao gồm bản mô tả đầy đủ

các hoạt động công nghiệp trong lĩnh

vực này. Các khía cạnh liên quan đến

việc giết mổ động vật được đề cập đến

trong cuốn Các Hướng dẫn về EHS

đối với ngành Chế Biến Thịt. Cuốn tài

liệu này được tổ chức theo các mục

sau đây:

Phần 1.0 - Các tác động đặc thù của

ngành công nghiệp và việc quản lý.

Phần 2.0 - Các chỉ số thực hiện và việc

giám sát.

Phần 3.0 - Các tài liệu tham khảo và

các nguồn bổ sung.

Phụ lục A - Mô tả chung về các hoạt

động công nghiệp.

Page 269: Bia tong hop

Hướng dẫn về Môi trường, Sức khoẻ và An toàn

CÔNG NGHIỆP THUỘC DA VÀ HOÀN THIỆN DA

263

1.0 Các tác động đặc thù của

ngành công nghiệp và việc quản lý

Phần sau đây sẽ cung cấp tóm tắt các

vấn đề về EHS liên quan đến thuộc da

và hoàn thiện da, diễn ra trong quá

trình thực hiện, cùng với những

khuyến nghị cho việc quản lý chúng.

Các khuyến nghị về quản lý các vấn

đề an toàn sức khỏe và môi trường

EHS của các cơ sở công nghiệp từ vừa

đến lớn trong quá trình xây dựng và

tháo dỡ được quy định trong Hướng

dẫn chung EHS.

1.1 Môi trường

Các vấn đề về Môi trường liên quan

đến quá trình thuộc da và hoàn thiện

da bao gồm:2

Nước thải

Khí thải

Chất thải rắn

Các vật liệu nguy hại

Nước thải

Nước thải của quy trình sản xuất công

nghiệp

Lượng nước tiêu thụ cũng như lượng

2 Số lượng và chất lượng của các khí thải và

chất thải do các xưởng thuộc da tạo nên phụ

thuộc rất lớn vào loại da được xử lý, nguồn

gốc các bộ da sống và da được lột, và các kỹ

thuật được áp dụng. Một lượng lớn các loại

hóa chất khác nhau và các sản phẩm thích hợp

được sử dụng trong các quá trình này.

nước xả thải rất khác nhau giữa các

xưởng thuộc da khác nhau, phù thuộc

vào các quy trình liên quan, các

nguyên liệu thô, và các sản phẩm. Nói

chung nước được tiêu thụ nhiều nhất ở

các khu vực trước thuộc da, tuy nhiên

một lượng nước đáng kể cũng được

tiêu thụ trong các quy trình sau thuộc

da.

Nước thải từ các hoạt động trong nhà

xưởng (chẳng hạn như ngâm, nạo thịt,

cạo lông, và ngâm vào nước vôi) và từ

quá trình rửa sạch thường được tích

tập trung lại. Nó có thể chứa các chất

da sống, bụi, máu hoặc phân - tức là

một khối lượng lớn các chất hữu cơ và

các chất rắn lơ lửng.

Nước thải từ các công đoạn ở xưởng

thuộc da, khử vôi và ngâm mềm có thể

chứa các muối sunphua và amoni và

các muối canxi và thường có kiềm

nhẹ. Sau các công đoạn tẩy nhờn và

thuộc, các tạp chất chính từ nước thải

phụ thuộc vào các kỹ thuật được sử

dụng. Các nước thải từ quá trình hoàn

thiện có thể chứa các polyme sừng,

các chất dung môi, các chất nhuộm

màu và các chất làm đông.

Khả năng tăng hiệu suất tăng thông

qua sự thay đổi quy trình sản xuất là

rất tiềm năng và việc này nên được

thực hiện ngay từ khâu thiết kế cơ sở

sản xuất và quy trình sản xuất. Các

biện pháp quản lý nước thải và tối ưu

hóa quy trình sản xuất ở các cơ sở

thuộc da cần hướng đến mục tiêu giảm

nhu cầu và tải xử lý cuối đường ống

thông qua việc sử dụng các biện pháp

phòng ngừa nước thải sau:

Page 270: Bia tong hop

Hướng dẫn về Môi trường, Sức khoẻ và An toàn

CÔNG NGHIỆP THUỘC DA VÀ HOÀN THIỆN DA

264

Giảm việc tiêu thụ nước, thông qua

tái chế các dòng công đoạn;

Sử dụng việc rửa theo “mẻ” thay

cho việc dùng vòi chảy;

Việc tách các dòng nước thải

(chẳng hạn dung dịch ngâm, dung

dịch vôi giầu sunphua và dung dịch

có chứa crôm) để cải thiện tốc độ

và hiệu quả xử lý. Việc tách các

dòng nước còn giúp cô lập các hợp

chất tập trung đặc biệt hoặc độc

hại, để sau đó chúng có thể bị loại

bỏ riêng và có thể được phục hồi

để tái sử dụng;

Dùng các phao ngắn (chẳng hạn

dung tích nước thấp) trong chu kỳ

thuộc da (ví dụ bè dùng 20-40%

nước so với các bè bình thường),

điều này cho phép tiết kiệm nước tới

70% và tạo thuận lợi cho việc kết tủa

crôm (khi kết hợp với nhiệt độ tăng

vào cuối quá trình thuộc da);

Việc thay thế các chất hóa học để

có các chất hóa học ít độc hơn và

có khả năng phân hủy sinh học cao

hơn; như được nêu ra dưới đây;

Chia ra từng phần da sống trước

khi khử vôi và thuộc, nếu có thể

được, nhằm cho phép tăng cường

sự thẩm thấu của các hóa chất

thuộc da vào các cấu trúc xơ, nhờ

vậy giảm việc sử dụng hóa chất.

Một số biện pháp bổ sung nhằm làm

giảm sự phát sinh của các chất gây độc

hại cụ thể trong dòng xả nước thải bao

gồm:

COD/BOD và các Chất Rắn Lơ lửng

Khoảng 75% khối lượng hữu cơ (đo

bằng nhu cầu ôxy sinh hóa [BOD] và

nhu cầu ôxy hóa học [COD]) được tạo

ra trong nhà sản xuất beamhouse, chủ

yếu từ các quá trình ngâm vôi và cạo

lông. Quá trình cạo lông cũng là tác

nhân chính tạo ra các chất rắn lơ lửng.

Một nguồn phụ tạo ra COD/BOD nữa

là quá trình tẩy mỡ. Tổng lượng tập

trung COD/BOD có thể lên tới

200.000 mg/l.

Các biện pháp nhằm làm giảm lượng

các dòng chất thải này bao gồm như

sau:

Lọc nước thải để khử những chất

rắn lớn;

Sử dụng quá trình cạo lông men

enzim và tái tạo lông để bán, làm

giảm lượng COD tới 40-50%;

Nếu quá trình ngâm vôi theo

truyền thống được sử dụng thì lọc

nước thải để tái tạo lông trước khi

phân hủy. Cách này có thể làm

giảm 15-20% COD và tổng lượng

nitơ tới 25-30% trong hỗn hợp thải

ra từ quá trình thuộc da.

Tái chế các phao ngâm vôi có

thể làm giảm COD từ 30-40%,

nitơ tới 35%, việc sử dụng sunphua

tới 40% và sử dụng vôi đến 50%;

Sử dụng dễ dàng các chất cồn

béo ethoxyl hóa đã bị biến chất,

thay cho các alkylphenol đã bị

ethoxyl hóa, như là các hoạt chất

bề mặt trong quá trình khử mỡ;

Sử dụng carbon dioxide (CO2) để tách

vôi (chẳng hạn đối với da bò mỏng

Page 271: Bia tong hop

Hướng dẫn về Môi trường, Sức khoẻ và An toàn

CÔNG NGHIỆP THUỘC DA VÀ HOÀN THIỆN DA

265

hơn 3mm). Đối với các loại da dày

hơn, quá trình này đòi hỏi tăng nhiệt

độ nổi (tới 35°C) và/hoặc quãng thời

gian của công đoạn, và/hoặc thêm một

lượng nhỏ các phụ kiện tách vôi.

Muối và các Chất Rắn Hòa tan

Việc xử lý bằng muối và các quá trình

thuộc da khác góp phần vào sự hiện

diện của muối / các chất điện giải

trong dòng nước thải, được đo bằng

Tổng các Chất Rắn Hòa tan (TDS).

Khoảng 60% tổng clorua được tạo ra

từ muối dùng để xử lý, và cuối cùng

lượng clorua này được thải ra trong

dòng xả thải. Phần còn lại được tạo ra

chủ yếu từ các quá trình tẩy bằng axít

và, với mức độ ít hơn từ các quá trình

thuộc da và nhuộm. Các nhân tố khác

góp phần vào TDS bao gồm việc sử

dụng ammonium chloride và sodium

sulfate. Nồng độ của TDS có thể lên

tới 15000 mg/l trong lượng xả thuộc

da. Việc hòa tan trong chất điện giải

nước trung tính là một thách thức đáng

kể đối với việc sản xuất hàng da, đặc

biệt đối với những cơ sở ở các vùng

hạn chế về đất đai. Các biện pháp làm

giảm lượng TDS từ quá trình bảo quản

và xử lý nguyên liệu thô bao gồm như

sau:

Sử dụng việc làm khô tự nhiên các

miếng da nhỏ ở các cơ sở có khí

hậu ấm và khô phù hợp.

Sử dụng làm lạnh để bảo quản

trong thời gian ngắn đảm bảo da

động vật đã qua xử lý tươi, và /

hoặc sử dụng các chất khử trùng để

tăng thời gian cất trữ;

Tiến hành cắt tỉa và nơi nào có thể

thì lọc thịt trước khi xử lý hoặc các

thao tác trước thuộc da khác;

Dùng biện pháp cơ khí hoặc thủ

công để khử muối khỏi da và bì

trước khi ngâm;

Lắp đặt hệ thống tẩy rửa bằng axít

không muối, và dùng các axít

sunphonic pôlyme không nở ra

(Điều này có thể ảnh hưởng tới các

đặc tính của da);

Sử dụng các nhân tố lọc vôi không

có chất amôni (chẳng hạn các axít

yếu hoặc các este) hoặc khử vôi

bằng CO2 thay cho các muối

amôni;

Dùng các tấm bè nổi ngắn trong

thuộc da để làm giảm lượng hóa

chất. Sự ngưng kết crôm trong quá

trình thuộc da được tăng cường nhờ

sử dụng các kỹ thuật quá trình

thuộc da hút cao bao gồm các phao,

nhiệt độ tăng, thời gian thuộc tăng,

sự kiềm hóa tăng và giảm độ muối

trung tính3.

Tái chế trực tiếp phao tẩy, ở những

nơi có thể thực hiện được (nếu qua

trình thuộc da được thực hiện trong

phao, chỉ có thể tái chế một phần

bể thuộc đã hút cạn.

3 Tỉ lệ ngưng kết crôm có thể tăng lên khi dùng các kỹ

thuật này, và được kết hợp với các hợp chất crôm tự

kiềm hóa và axít dicacbonxyl. Kỹ thuật thuộc da hút

khí cao có thể cho phép làm giảm từ 80-98% crôm từ

dung dịch, giảm nồng độ crôm trong dòng xả (4-25

mg/lít). Có thể đạt được mức giảm thải crôm trong

dòng xả từ 5-6kg crôm trên 1 tấn da sống (sử dụng kỹ

thuật thuộc da truyền thống) tới 0,2 - 0,5 kg trên 1 tấn

(sử dụng kỹ thuật thuộc da hút khí cao).

Page 272: Bia tong hop

Hướng dẫn về Môi trường, Sức khoẻ và An toàn

CÔNG NGHIỆP THUỘC DA VÀ HOÀN THIỆN DA

266

Tái chế trực tiếp các phao thuộc;4

Tái chế phần nổi từ việc tái sinh

crôm để tăng cường sự ngưng kết

crôm;

Sử dụng các chất nhuộm và syntans

dưới dạng dung dịch

Các sunphua

Các sunphua vô cơ (NaHS or Na2S) và

việc xử lý vôi được sử dụng trong quá

trình cạo lông, điều này có thể dẫn đến

có các chất lỏng có chứa sunphua

trong xả nước thải. Mặc dù tổng lượng

chất thay thế các sunphua được dùng

trong quá trình này không đáng kể,

đặc biệt là đối với các da bò, tuy nhiên

các biện pháp sau được khuyến cáo sử

dụng nhằm làm giảm việc sử dụng và

thải sunphua:

Sử dụng quá trình cạo lông enzim;

Đối với các quá trình cạo lông

dùng vôi truyền thống, sử dụng

sunphua và vôi trong một dung

dịch tổng thể 20-50%;

Duy trì nước thải có chứa sunphua

ở nồng độ pH (>10). Việc xử lý

truyền thống là quá trình ôxy hóa

nước thải sunphua và đá vôi (các

bể ôxy hóa xúc tác hoặc các bể sục

khí). Cần phải chú ý để tránh sự

thoát hydrogen sulfide (H2S) có giá

trị phụ thuộc ngẫu nhiên (pH<7),

xuất hiện chẳng hạn từ việc kết hợp

4 Kỹ thuật này có thể làm giảm đáng kể mức xả crôm

từ thuộc da (tới 20% lượng crôm dùng trong quá trình

thuộc da truyền thống và tới 50% đối với da cừu có

len). Lượng crôm dư thừa chứa trong dung dịch mà

không dễ tái chế thì có thể làm cho kết tủa rồi tái chế.

không phù hợp giữa các dòng kiềm

và axít, và sự thoát không kiểm

soát được từ các bước khử nitơ.

Các Hợp chất Nitơ

Lượng nitơ đáng kể và việc thải nitơ

amoni đặc biệt gắn liền với các quá

trình thuộc da. Việc sử dụng các muối

amoni trong quá trình là nguồn chính

của nitơ amoni trong quá trình xả từ

xưởng thuộc da (lên tới 40%). Các

nguồn khác của ammonia nitrogen là

từ quá trình nhuộm và từ các chất đạm

của động vật tạo được tạo ra từ các

thao tác trong nhà xử lý. Phần lớn tổng

chất nitơ (được đo bằng Tổng Nitơ

Kjeldahl TKN) được thải ra từ quá

trình ngâm vôi trong các thao tác trong

nhà xử lý, điều này, xét về tổng thể,

chiếm khoảng 85% tổng lượng TKN

từ một xưởng thuộc da.

Các biện pháp phòng và chống làm

giảm lượng hữu cơ (COD / BOD5) có

thể cũng làm giảm lượng nitơ trong

quá trình xả, bao gồm:

Dùng các nhân tố khử vôi không có

amoni (Chẳng hạn axít yếu hoặc

este) nếu không thực hiện việc khử

vôi CO2;

Nơi nào việc thải amoni có thể ảnh

hưởng tiêu cực đến vùng nước tiếp

nhận thì cần đưa quy trình khử nitơ

vào quá trình xử lý nước thải để

chuyển ammonia nitrogen thành

các nitrat, mặc dù cũng cần phải

khống chế và quản lý cẩn thận để

hạn chế nguy cơ sản sinh H2S.

Crôm và Các Nhân tố Thuộc Da khác

Page 273: Bia tong hop

Hướng dẫn về Môi trường, Sức khoẻ và An toàn

CÔNG NGHIỆP THUỘC DA VÀ HOÀN THIỆN DA

267

Các muối crôm có hóa trị ba (Cr III) là

một trong số các nhân tố thuộc da

được sử dụng phổ biến nhất - chiếm

khoảng 75% lượng crôm trong dòng

nước thải. Phần còn lại chủ yếu được

tạo ra từ các quá trình ướt sau thuộc

da, rút và vắt nước. Việc làm giảm các

đặc tính của cặn thuộc da giúp cho ổn

định lượng Cr III trong hàm lượng

crôm có hóa trị sáu (Cr VI), kết quả

của sự hiện diện của chất hữu cơ và

sunphua.5

Các biện pháp sau đây cần được tiến

hành để hạn chế việc sử dụng và thải

chất crôm:

Cân nhắc việc sử dụng các nhân tố

thuộc da thay thế cho hoặc bổ sung

cho crôm, có tính đến tính độc và

tính bền của các nhân tố thay thế

cũng như việc sử dụng và các đặc

tính mong muốn của sản phẩm da.6

Tránh việc sử dụng crôm (VI),

bằng cách hạn chế loại crôm sử

dụng trong crôm (III);

Tái chế các phao thuộc da crôm.

5 Ủy ban Môi trường của Liên minh Quốc tế hiệp hội

các nhà công nghệ và hoá chất ngành da (ULTCS) cho

rằng, với một xưởng thuộc da khép kín, sơ chế từ da

sống tới nhuộm xanh ướt là 5000 mg Cr (III) trên một

kg chất rắn trong chất cặn hỗn hợp của xưởng thuộc

da, điều này có thể đạt được nhờ việc sử dụng các

thực hành và các kỹ thuật tốt nhất. 6 Các chất khoáng thay thế có thể là nhôm, titanium

dioxide và ziconium. Các chất thuộc da hữu cơ có thể

bao gồm các chất thuộc da rau, syntan, nhựa,

polyacrylate và aldehyde. Các chất thuộc da thực vật

có độ rủi ro về môi trường, sức khỏe và an toàn thấp.

Một số chất syntan, nhựa, polyacrylate và aldehyde có

thuộc tính phân hủy sinh học thấp và có thể gồm nitơ

và các hợp chất có độc tố cho con người và thủy sinh

chẳng hạn như formaldehyde, glutarldehyde hay

monomer (ví dụ axít acrylic).

Điều này có thể làm giảm việc sử

dụng crôm tới 20% trong quá trình

thuộc da truyền thống và tới 50%

trong thuộc da cừu có len. Dung

dịch chứa crôm dư có thể được làm

cho kết tủa, axít hóa rồi tái chế.7

Giảm nồng độ crôm trong phao

nước thải bằng cách sử dụng các

muối crôm có độ hút cao và các sản

phẩm kiềm và/ hoặc tăng nhiệt độ

phao;

Tránh sử dụng crôm vì nó có thể

hấp thụ vào bề mặt các phân tử hữu

cơ với các kích cỡ khác nhau và có

thể không kết tủa trong dung dịch.

Cần phải cẩn thận là các phân tử

này không được hòa vào dòng thải

xả ra từ xưởng thuộc da và sử dụng

công nghệ chất đa điện phân;

Tránh thải bùn cặn thuộc da crôm

thông qua thiêu đốt, do điều kiện

của alkaline và sự có mặt của ôxy

thừa có thể dẫn đến chuyển hóa từ

Cr (III) thành Cr (VI) độc hơn.

Các Hóa chất sau Thuộc Da

Các thao tác sau thuộc da liên quan

đến việc sử dụng một số loại hóa chất

bao gồm các chất dung dịch béo, các

hợp chất clo hữu cơ, các chất tẩm, các

chất để tách, các chất để lọc và các

7 Các chất làm kết tủa có thể được dùng đặc biệt là

sodium carbonate, sodium hydroxide và magnesium

oxide. Việc thêm các chất đa điện phân có thể làm tăng

sự lên bông. Cặn rác sau khi lắng đọng và lọc có thể

cho hòa tan lại trong sulfuric acid. Trong phương pháp

thuộc da truyền thống, quá trính tái chế này giúp làm

trong chất xả, chỉ chứ dưới 10 mg/l crôm (được biểu thị

là Cr). Chất xả được làm trong này có thể được dùng lại

cho việc tẩy rửa, phao thuộc (tanning float), phao

ngâm (soaking float);

Page 274: Bia tong hop

Hướng dẫn về Môi trường, Sức khoẻ và An toàn

CÔNG NGHIỆP THUỘC DA VÀ HOÀN THIỆN DA

268

chất nhuộm. Các chất để tẩm được

dùng để làm tăng cường các đặc tính

mòn, đạt được các đặc tính kỵ dầu

hoặc chống tĩnh điện, giảm độ thấm,

giảm sự mài mòn và chậm bắt lửa. Các

chất hỗ hợp khác (ví dụ carbonxylic

acid, di-carbonxylic acid và các muối

tương ứng của chúng) được dùng như

các chất lọc trong quá trình thuộc

crôm (một số phthalate nhất định,

chẳng hạn di-sodium phthalate (DSP)

cũng được dùng làm các chất lọc).

Các biện pháp nhằm ngăn chặn các

hóa chất này khỏi vào dòng nước thải

bao gồm như sau:

Tránh dùng các hợp chất halogen

hóa (chẳng hạn trong dung dịch

béo);

Hồi phục các chất tẩm từ dòng

thải;

Tránh dùng các chất khử và làm

ướt với các hợp chất có khả năng

phân hủy sinh học thấp (ví dụ

ethylen-diamin-tetraacetate);

Tránh dùng các di-carbonxylic

acid cho việc làm kết tủa crôm

trong quá trình xử lý trước xả;

Tránh dùng các zadye với các

carcinogenic amine (ví dụ

diphenil-4amine, benzidine);8

Thay thế các chất nhuộm gốc

dung môi hữu cơ bằng các chất

nhuộm không bị halogen hóa và

dung môi/ dùng nước và hòa tan

8 Theo Chỉ thị của Quốc Hội Châu Âu và của Hội

đồng Điều chỉnh Châu Âu 76/769/EEC

được trong nước cho các thao tác

nhuộm và hoàn thiện.

Bioxit

Bioxit thường tham gia vào hầu hết

các công thức hóa chất lỏng như

nhuộm, dung dịch béo, và các chất

hoàn thiện cazein. Bioxit thường tiềm

ẩn độc tố và bao gồm các chất diệt

khuẩn và các chất diệt nấm. Các chất

diệt khuẩn thường chủ yếu dùng ở giai

đoạn đầu của quá trình sản xuất da,

trong các giai đoạn xử lý và ngâm.

Các chất diệt nấm chủ yếu dùng từ

giai đoạn tẩy đến giai đoạn nhuộm, vì

các điều kiện pH trong các quá trình

này là lý tưởng cho sự phát triển nấm

mốc. Ngoài ra, thuốc bảo vệ thực vật

cũng được dùng ở trang trại chăn nuôi

động vật (ví dụ như chất diệt ký sinh

ngoài) cũng có thể thấy trong các bộ

lông và da sống.

Bioxit dùng trong ngành công nghiệp

thuộc da là các bioxit không ôxy hóa,

và được xếp vào loại các hợp chất

amoni bậc bốn, isothiazole,

thiocarbamate và các hợp chất khác

(chẳng hạn các dị vòng có chứa

sunphua như các chất phái sinh của

benzothiazole, chẳng hạn, 2-

(thiocyanatomethylthio)–1,3-

benzothiazole [TCMTB], và

glutaraldehyde). Các chất diệt nấm

gồm các chất phái sinh của phenol

(ortho-phenylphenol, TCMTB,

carbamate và các chất khác). Các hợp

chất hữu cơ halogen hóa (chẳng hạn

bronopol (2-bromo-2-nitro-propan-

1.3-diol] cũng có thể được dùng.

Các biện pháp sau được khuyến cáo

Page 275: Bia tong hop

Hướng dẫn về Môi trường, Sức khoẻ và An toàn

CÔNG NGHIỆP THUỘC DA VÀ HOÀN THIỆN DA

269

nhằm làm giảm các tác động của các

bioxit trong nước thải:

Tránh sử dụng các loại phenol clo

hóa /halogen hóa bị cấm cũng như

các loại bioxit bị cấm và phân hủy

sinh học kém có chứa các chất

asen, thủy ngân và clo hoá.9

Giám sát việc sử dụng bioxit bằng

cách thống kê các đầu vào và đầu

ra bioxit.

Các biện pháp quản lý đối với việc

xử lý các hóa chất nguy hiểm được

cung cấp trong Hướng dẫn chung

EHS.

Quá trình Xử lý Nước thải

Các kỹ thuật để xử lý nước thải công

nghiệp trong mục này bao gồm việc

phân nguồn và tiền xử lý để khử/phục

hồi clo, gạn và tách mỡ, tách dầu hoặc

tách dầu, nước để tách các chất rắn có

thể nổi được; việc lọc để tách các chất

rắn có thể lọc được, cân bằng lưu

lượng và tải trọng; làm kết tủa để làm

giảm các chất rắn lơ lửng dùng các

chất làm trong; xử lý sinh học, đặc biệt

là xử lý háo khí, để làm giảm các chất

hữu cơ có thể hòa tan (BOD); khử

dinh dưỡng sinh học để làm giảm nitơ

và phốtpho; khử trùng chất xả bằng

clo khi có yêu cầu khử trùng; khử

nước và loại các phần trong các đống

rác thải có nguy hiểm được chỉ định.

Có thể yêu cầu các biện pháp điều

khiển cơ khí bổ sung để (i) khử các

kim loại cao sử dụng màng lọc hoặc

9 Theo Công ước Stockhom về Các chất gây ô nhiễm

Hữu cơ Bền vững

các công nghệ xử lý lý/hóa khác, (ii)

giảm tính độc xả dùng công nghệ phù

hợp (chẳng hạn sự thẩm thấu ngược,

trao đổi ion, cácbon hoạt tính ...) (iii)

giảm TDS trong chất xả dùng thẩm

thấu ngược hoặc làm bốc hơi, và (iv)

ngăn chặn và trung hòa các mùi độc.

Việc quản lý nước thải công nghiệp và

các ví dụ về các biện pháp xử lý được

đề cập đến trong Hướng dẫn chung

EHS. Qua việc sử dụng các công nghệ

và các kỹ thuật thực hành tốt đối với

việc quản lý nước thải, các cơ sở nên

đáp ứng các Giá Trị Hướng dẫn đối

với việc xả nước thải như chỉ ra trong

bảng tương ứng ở mục 2 của tài liệu

ngành công nghiệp này.

Các dòng nước thải khác và sự tiêu

thụ nước

Hướng dẫn về việc quản lý nước thải

không ô nhiễm từ các hoạt động tiện

ích, nước xả không ô nhiễm và nước

thải vệ sinh được cung cấp trong

Hướng dẫn chung EHS. Các dòng bị

ô nhiễm phải được chuyển đến hệ

thống xử lý nước thải công nghiệp.

Các khuyến cáo nhằm làm giảm việc

tiêu thụ nước, đặc biệt ở những nơi

nước là nguồn tài nguyên hạn chế

được cung cấp trong Hướng dẫn

chung EHS.

Khí thải

Các khí thải từ các cơ sở thuộc da bao

gồm các dung môi hữu cơ từ các hoạt

động thuộc và hoàn thiện da; sunphua

từ khu sản xuất beamhouse và khâu xử

lý nước thải; ammonia từ khu sản xuất

Page 276: Bia tong hop

Hướng dẫn về Môi trường, Sức khoẻ và An toàn

CÔNG NGHIỆP THUỘC DA VÀ HOÀN THIỆN DA

270

beamhouse, các hoạt động thuộc da và

hậu thuộc da; bụi/toàn bộ chất hạt từ

các hoạt động xử lý khác nhau; và các

mùi. Phát thải sulfur dioxide diễn ra

trong quá trình tẩy trắng, các hoạt

động hậu thuộc da, hoặc khử vôi CO2,

nhưng chúng không phải là nguồn khí

thải chủ yếu.

Các Dung Môi Hữu cơ

Các dung môi hữu cơ được dùng trong

các quá trình khử dầu và hoàn thiện.

Lượng khí thải dung môi hữu cơ chưa

được xử lý từ quá trình hoàn thiện có

thể khác nhau giữa 800 và 3500

mg/m³ trong các quy trình truyền

thống. Khoảng 50% lượng khí thải

VOC xuất hiện từ các máy phun hoàn

thiện, và 50% còn lại từ các máy sấy

khô. Các hợp chất hữu cơ clo hóa có

thể được sử dụng và các khí thải thoát

ra từ các quá trình ngâm, khử dầu, khử

chất béo và hoàn thiện.

Các biện pháp phòng chống ô nhiễm

bao gồm như sau:

Xem xét việc sử dụng các công

thức có nước (chứa lượng dung

môi thấp) để nhuộm phun;

Sử dụng các kỹ thuật hoàn thiện

tiết kiệm dung môi hữu cơ chẳng

hạn như các máy mạ con lăn và các

máy mạ màn cửa ở những nơi có

thể áp dụng được (ví dụ áp dụng

với những lớp hoàn thiện nặng), và

nếu không thì dùng các máy phun

với các thiết bị tiết kiệm và các

súng phun công suất cao/áp suất

thấp;

Cấm sử dụng các loại dung môi đã

bị cấm trên quốc tế;10

Khống chế sự bốc khí thải VOC

thông qua việc áp dụng các kỹ

thuật điều khiển phụ như được

miêu tả trong Hướng dẫn chung

EHS. Các ví dụ về ngành công

nghiệp đặc trưng này bao gồm các

thiết bị làm sạch ướt) bao gồm cả

việc sử dụng một chất ôxy hóa để

ôxy hóa formaldehyde), sự hút

thấm cácbon đã kích hoạt, các bộ

lọc sinh học để khử các mùi), việc

xử lý đông lạnh và ôxy hóa xúc tác

và nhiệt.

Các Sulfua

Các Sulfua được dùng trong quá trình

cạo lông. Hydrogen sulfide (H2S) có

thể được thoát ra khi các chất lỏng có

chứa Sulfua được axít hóa và trong quá

trình các hoạt động thao tác bình

thường (ví dụ mở các tang trống trong

quá trình khử vôi, các thao tác làm

sạch/loại các chất cặn bã trong các

máng và trong các khe, và khi cấp

lượng lớn các dung dịch axít và crôm

được bơm vào các bình chứa với các

dung dịch natri sulfua). H2S là một chất

kích thích và là một chất gây ngạt.

Các biện pháp phòng và tránh sự thoát

khí sunphua bao gồm như sau:

Duy trì độ pH cơ bản hơn 10 trong

các phương tiện bể cân bằng và bể

ôxy hóa sunphua;

Ngăn ngừa các điều kiện kỵ khí

10 Xem Danh mục các dung môi bị cấm theo Hiệp ước

Montreal về các chất làm phá hủy tầng Ôzôn. Lộ trình

để cấm sử dụng các dung môi cụ thể phụ thuộc vào

quy định của nước sở tại.

Page 277: Bia tong hop

Hướng dẫn về Môi trường, Sức khoẻ và An toàn

CÔNG NGHIỆP THUỘC DA VÀ HOÀN THIỆN DA

271

trong các dung dịch có chứa

sunphua và chất cặn bã;

Bổ sung thêm các sunphat mangan

để xử lý chất xả nếu cần nhằm tạo

điều kiện thuận lợi cho việc ôxy

hóa các sunphua;

Nơi nào có sự hình thành H2S, sử

dụng việc thông gió đầy đủ để giữ

lại các khí bay ra, sau đó xử lý

bằng các thiết bị làm sạch ướt và

các bộ lọc sinh học (đặc biệt các

thiết bị xử lý nước thải),

Ammonia

Việc bay các khí amoni có thể phát

sinh từ một số bước xử lý ướt (chẳng

hạn khử vôi hoặc cạo lông, hoặc trong

khi sấy khô nếu nó được sử dụng để

giúp cho việc thấm nhuộm trong các

quá trình tạo mầu).

Việc phòng và chống thoát khí

ammonia có thể đạt được thông qua

việc sử dụng thông gió đầy đủ, sau đó

làm sạch ướt với dung dịch axit.

Bụi

Bụi/ tất cả các chất dạng hạt có thể

được sinh ra từ rất nhiều hoạt động (ví

dụ như lưu giữ và sử dụng các chất

hóa học dạng bột, bào gỗ/kim loại,

đánh bóng, các máy hút bụi, và đóng

cọc). Bụi cần được kiểm soát bởi một

hệ thống hội tụ, dùng gió xoáy, máy

lọc hoặc những túi lọc nếu cần.

Mùi

Mùi có thể phát ra từ thịt hoặc da thô

thối rữa, và từ các nguồn khác như

sulfide, mercaptan và các chất hữu cơ.

Việc ngăn ngừa và kiểm soát những

nguồn phát mùi bao gồm:

Nhanh chóng xử lý da tươi;

Giảm bớt thời gian các nước bùn

đọng trong các chất cô đặc, rút hết

tất cả nước bùn bằng máy ly tâm

hoặc hệ thống lọc áp suất, và làm

khô những chất thu lại được. Phần

nước bùn còn lại chứa ít hơn 30%

phần rắn có thể tạo ra những mùi đặc

biệt mạnh;

Lọc không khí ở xưởng thuộc da và

kiểm soát những chất thải từ những

khu phát ra mùi (ví dụ nơi làm cô

đặc các nước bùn) bằng cách sử

dụng các hệ thống lọc sinh học

và/hoặc một máy lọc hơi nước với

axit, kiềm hoặc chất ôxy hóa.

Các chất thải rắn

Các chất thải rắn bao gồm muối từ bụi

của da/da lông thô, các chất phụ của

da / da lông, lông từ quá trình cạo

lông/ngâm nước vôi - có thể kèm theo

bụi vôi và sulfide, và thịt thô. Các chất

thải rắn khác bao gồm các mảnh bào

da wet-blue, có chứa chromium oxide

(Cr2O3); các phần phụ của da wet-

blue, được tạo ra từ các công đoạn

hoàn tất và chứa chromium oxide,

syntan và thuốc nhuộm; và bụi từ da,

cũng chứa ôxit crôm, syntan và thuốc

nhuộm. Việc làm giảm các tính chất

của nước thải từ xưởng thuộc da bao

gồm việc biến crôm hóa trị III thành

crôm hóa trị IV, sử dụng các chất hữu

cơ và sunfit.

Các phương pháp ngăn ngừa và kiểm

soát chất thải rắn:

Page 278: Bia tong hop

Hướng dẫn về Môi trường, Sức khoẻ và An toàn

CÔNG NGHIỆP THUỘC DA VÀ HOÀN THIỆN DA

272

Giảm các thành phần thêm vào

trong các quá trình (đặc biệt các

chất tạo kết tủa trong xử lý nước

thải) tới một mức độ nhất định;

Tách các loại chất thải/ phần cặn

thành các miếng nhỏ để có thể dễ

dàng tái chế và tái sử dụng (ví dụ

để làm đồ chơi, thức ăn cho thú,

vật liệu cách nhiệt bằng da);

Tái chế nước thải bằng các máy

trộn phân/đất hoặc quy trình kỵ khí

(anaerobic digestion) để tạo ra

năng lượng. Các nước thải có thể

trở thành phân bón sau khi xem xét

đến các chất gây ô nhiễm và những

chất có nguy cơ tiềm tàng cho

nguồn nước ngầm hoặc đất trồng.11

Tách riêng các chất thải không thể

tái chế hoặc tái sử dụng bằng các

phương pháp hợp lý, dựa trên phân

loại mức độ nguy hại của chất thải,

như đã miêu tả trong Hướng dẫn

chung về EHS.12

Các chất nguy hại

Quá trình thuộc và hoàn tất thuộc da

cần sử dụng nhiều chất hóa học nguy

hiểm. Các hướng dẫn để kiểm soát các

chất nguy hiểm, bao gồm xử lý, lưu

trữ và vận chuyển đều được nêu trong

Hướng dẫn chung EHS.

11 Cần phải tham khảo các yêu cầu của nước sở tại đối

với các giới hạn các chất nguy hại trong nước bùn nông

nghiệp 12 Việc đốt ra tro chỉ nên tiến hành theo thực hành tốt

về công nghiệp đối với nhiệt độ, thời gian cư trú và các

điều kiện cần thiết khác để tránh việc bốc hơi các chất

độc (ví dụ Crôm (VI), diôxin/ furans)

1.2 An toàn và Sức khỏe nghề

nghiệp

Các vấn đề an toàn và sức khỏe nghề

nghiệp liên quan tới việc xây dựng và

tháo dỡ các cơ sở thuộc da/hoàn thiện

da rất phổ biến trong hầu hết các nhà

máy lớn và được chỉ rõ trong Hướng

dẫn chung EHS. Các vấn đề cụ thể

liên quan tới quá trình thuộc và sau

khi thuộc da phần lớn nằm trong hai

vấn đề sau đây:

Phơi nhiễm hóa học

Phơi nhiễm chất độc sinh học

Nguy cơ hóa học

Công nhân thuộc da có thể tiếp xúc

với các chất độc hóa học trong quá

trình thu gom, bốc dỡ, vận chuyển và

trộn các chất hóa học; hoặc trong quá

trình cọ rửa, bốc dỡ côngtenơ, và trong

khi xử lý và thải các chất thải hóa học.

Các chất hóa học nguy hại cần phải

được quản lý theo những hướng dẫn

trong Hướng dẫn chung EHS. Các

khuyến nghị bổ sung có thể áp dụng

được trong các xưởng thuộc da và

hoàn thiện da bao gồm như sau:

Thay thế các chất hóa học gốc

dung môi hữu cơ bằng các chất hóa

học gốc nước trong các công đoạn

tẩy dầu nhờn và hoàn thiện;

Hạn chế tiếp xúc các chất hóa học

nguy hại bằng cách tăng cường các

thủ tục xử lý hóa chất, sử dụng các

hệ thống tự động khép kín một

phần hoặc toàn phần cho các khâu

Page 279: Bia tong hop

Hướng dẫn về Môi trường, Sức khoẻ và An toàn

CÔNG NGHIỆP THUỘC DA VÀ HOÀN THIỆN DA

273

đóng và chuyển các hóa chất;

Sử dụng các thủ tục quản lý và điều

khiển đối với việc xả các bè nổi từ

mái chèo và trống;

Sử dụng các trang thiết bị và kỹ

thuật (chẳng hạn phủ con lăn) để

hạn chế ô nhiễm không khí trong

nhà (chẳng hạn trong quá trình

phun và việc áp dụng chung các xử

lý hoàn thiện);

Sử dụng các hệ thống hút không

khí và thông gió trong các khu vực

/ máy móc để cạo lông khô, đánh

bóng, khử bụi, phun và cân (ví dụ

các hóa chất);

Sử dụng các thiết bị bảo vệ cá nhân

(găng tay, kính, ủng, tạp dề, mặt

nạ, mũ trùm đầu, mặt nạ phòng hơi

độc), đặc biệt trong các khu vực

hoạt động ướt của xưởng thuộc da.

Các mặt nạ phòng hơi độc / mặt nạ

với các hệ lọc và kính đặc biệt nên

được sử dụng khi xử lý các chất

hóa học dạng bột và dạng lỏng.

Lưu giữ và sử dụng hóa chất

Ngoài các biện pháp xử lý các vật liệu

nguy hại được nêu trong Hướng dẫn

chung EHS, cần thực hiện thêm các

biện pháp sau cho các nhà máy thuộc

da và hoàn tất thuộc da:

Các chất tạo ra phản ứng cần được

tách riêng. Cụ thể là, axit cần cất

cách xa ammonium sulfide, và

kiềm cách xa khỏi muối amoni, để

tránh sự trộn lẫn và giải phóng các

khí ga nguy hiểm (như H2S, NH3);

Các đường ống, van và các dụng cụ

khác cần được thiết kế để ngăn

ngừa những phản ứng hóa học sai

hoặc không thích hợp (ví dụ dẫn

xuất sai từ một bể chứa tới một bể

chứa khác, đặc biệt là từ axit tới

một nơi chứa dung dịch sunfit);

Các bình chứa nhỏ (chứa thuốc

nhuộm hoặc chất mỡ) cần được cất

giữ cẩn thận trên các giá và ngăn.

Các bình chứa hóa học nặng hơn

(đặc biệt là các bình chứa những

hóa chất lỏng như axit) cần được

giữ trong các bình nhựa hoặc gỗ ở

trên mặt đất;

Các chất hóa học cần được xếp

tránh khỏi các lối đi dẫn tới khu

sản xuất và các thùng chứa da

thuộc/sau khi thuộc. Những lối đi

này cần được trang bị các bể chứa

nối với các trục có bánh xe.

Nguy cơ sinh học

Các công nhân có thể tiếp xúc với các

mầm bệnh như vi khuẩn, nấm, vi sinh

vật và ký sinh trùng ở trong da hoặc

trong các quá trình sản xuất. Các

phương pháp có thể áp dụng để tránh

các hậu quả có hại cho công nhân tiếp

xúc với mầm bệnh là:

Cảnh báo cho công nhân những

mối nguy hiểm tiềm tàng của việc

tiếp xúc với các chất sinh học và

huấn luyện họ nhận biết và giảm

bớt những nguy hiểm trên;

Cung cấp các thiết bị bảo hộ cá

nhân để giảm bớt việc tiếp xúc với

Page 280: Bia tong hop

Hướng dẫn về Môi trường, Sức khoẻ và An toàn

CÔNG NGHIỆP THUỘC DA VÀ HOÀN THIỆN DA

274

những vật chất có thể chứa mầm

bệnh;

Bảo đảm rằng những người có thể

dị ứng với các chất sinh học không

làm việc với các chất đó.

Các hướng dẫn khác về ngăn ngừa và

kiểm soát các chất độc sinh học cũng

được nêu trong Hướng dẫn chung

EHS.

1.3 An toàn và Sức khỏe Cộng

đồng

Các ảnh hưởng tới an toàn và sức khỏe

cộng đồng trong quá trình thuộc da và

sau khi thuộc cũng tương tự như ở các

nhà máy công nghiệp, và được thảo

luận trong Hướng dẫn chung EHS.

Các ảnh hưởng trên bao gồm an toàn

giao thông và an toàn trong quản lý

các vật chất nguy hại trong quá trình

từ vận chuyển các vật liệu thô và vận

chuyển các thành phẩm.

Ngay cả khi mùi từ việc thuộc da

không quá nguy hiểm, chúng có thể

tạo thành một sự khó chịu cho cộng

đồng xung quanh. Ngoài việc bảo vệ

và kiểm soát mùi như đã nói ở trên,

khi triển khai các dự án mới cần xem

xét địa điểm và khoảng cách giữa nhà

máy với khu vực dân sinh hoặc cộng

đồng.

Page 281: Bia tong hop

Hướng dẫn về Môi trường, Sức khoẻ và An toàn

CÔNG NGHIỆP THUỘC DA VÀ HOÀN THIỆN DA

275

2.0 Các chỉ số thực hiện và việc

giám sát

2.1 Môi trường

Hướng dẫn về nước thải và khí thải

Bảng 1 đưa ra các hướng dẫn về nước

thải đối với ngành này. Các giá trị

hướng dẫn đối với phát thải khí và

phát thải lỏng trong lĩnh vực này biểu

thị Thực hành Công nghiệp Quốc tế

tốt như phản ánh trong các Tiêu chuẩn

liên quan trong khuôn khổ pháp luật

của các nước. Các hướng dẫn này có

thể đạt được trong điều kiện hoạt động

bình thường trong các cơ sở được thiết

kế phù hợp qua việc áp dụng các kỹ

thuật kiểm soát và ngăn ngừa ô nhiễm

đã được nêu trong các phần đã nêu ở

trên của tài liệu này. Các mức này có

thể đạt được, mà không cần làm loãng,

ít nhất 95 % thời gian hoạt động của

nhà máy hoặc cơ sở, tính theo tỷ lệ số

giờ hoạt động hàng năm. Chênh lệch

giữa các mức này theo điều kiện riêng

của địa phương thực hiện dự án, phải

được giải thích trong các bản đánh giá

tác động môi trường.

Hướng dẫn nguồn phát thải do đốt

cháy liên quan đến các hoạt động của

nhà máy điện và hơi nước từ các

nguồn công suất đầu vào bằng hoặc

nhỏ hơn 50 MWth được nêu trong

Hướng dẫn chung EHS, với các

nguồn phát thải lớn hơn tham khảo

Hướng dẫn EHS cho nhà máy nhiệt

điện. Hướng dẫn môi trường xung

quanh dựa trên tổng tải lượng phát thải

quy định trong Hướng dẫn chung EHS.

Bảng 1- Giới hạn nước thải đối với công

nhiệp thuộc da và hoàn thiện da

Chất ô nhiễm Đơn vị Giá trị

hướng dẫn

pH S.U. 6-9

BOD5 mg/l 50

COD mg/l 250

Tổng chất rắn

lơ lửng

mg/l 50

Sunfua mg/l 1,0

Crom (VI) mg/l 0,1

Crom tổng số mg/l 0,5

Clorua mg/l 1000

Sunphat mg/l 300

Amoni mg/l 10

Dầu và mỡ mg/l 10

Tổng nitơ mg/l 10

Tổng phospho mg/l 2

Phenol mg/l 0,5

Tổng colifom MPNa/100 ml 400

Nhiệt độ tăng oC <3b

Chú thích

a MNP = Số xác suất lớn nhất có thể

b Ở mép rìa vùng pha trộn được hình thành một cách khoa học có tính đến đặc tính chất lượng nước xung quanh, việc sử dụng nước tiếp nhận, vật nhận tiềm ẩn và khả năng đồng hóa.

Bảng 2 - Mức phát thải khí đối với công

nghiệp hoàn thiện da

Chất ô nhiễm (kg HAP bay hơi

trên 100 mét

vuông của công

nghệ da)

Da vật liệu (=4 gam bổ sung/1

feet vuông)

1,3/0,2

Da vật liệu (<4 gam bổ sung/1

feet vuông)

3,3/1,2

Da chịu nước/Da đặc biệt 2,7/2,4

Da không chịu nước 1,8/1,1

Nguồn: Các chất độc hại ô nhiễm không khí như quy

định trong US.40 CFR, Phần 63, mục TTTT.

Page 282: Bia tong hop

Hướng dẫn về Môi trường, Sức khoẻ và An toàn

CÔNG NGHIỆP THUỘC DA VÀ HOÀN THIỆN DA

276

Các hướng dẫn về nước thải có thể áp

dụng được đối với các quá trình thải

trực tiếp các dòng thải đã được xử lý

vào nước bề mặt để sử dụng chung. Các

cấp độ thải tại các địa điểm cụ thể có

thể được xây dựng dựa vào sự sẵn có và

các điều kiện đang sử dụng các hệ

thống thu gom và xử lý nước thải công

cộng, hoặc nếu thải trực tiếp ra các tầng

nước bề mặt ở phần nước nhận được thì

sử dụng việc phân loại như mô tả trong

Hướng dẫn chung EHS.

Sử dụng nguồn tài nguyên

Các bảng dưới đây, từ bảng 2 tới bảng 7

cung cấp các ví dụ về việc tiêu thụ các

nguồn dự trữ và các định mức tạo ra

chất thải trong ngành này. Các giá trị

định mức chỉ dùng cho mục đích so

sánh và các dự án phải đặt mục tiêu cải

thiện liên tục trong các lĩnh vực này.

Page 283: Bia tong hop

Hướng dẫn về Môi trường, Sức khoẻ và An toàn

CÔNG NGHIỆP THUỘC DA VÀ HOÀN THIỆN DA

277

Bảng 3 - Tải lượng từ quá trình thuộc da a,b,c

Giá trị trên tấn của

da sống

Nước

(m3/t)

COD

(kg/t)

BOD5

(kg/t)

SS

(kg/t)

Crom (III)

(kg/t)

Sunfua

(kg/t)

Xử lý da sống của

bò đã ướp muốid

12-50 145-230 48-68 85-155 3-7 2-9

Bì lợn 32-69 140-320 52-115 70-135 3-6 3-7

Da cừu (ướp muối

ướt) 110-265 330-1005 135-397 175-352 9-15 6-20

Da cừu có len 360 780 220 195 20 -

Chú thích: aLượng ô nhiễm điển hình dưới các điều kiện thực hành tốt. Chúng bao gồm tải lượng ô nhiễm từ nhà sản xuất, các thao

tác thuộc, các thao tác sau thuộc và nhuộm, hoàn thiện. b Tất cả các giá trị được chỉ ra liên quan đến quá trình xử lý ở các điều kiện thực hành tốt. IUE báo cáo rằng các phạm vi

phản ánh các biến số trong các vật liệu thô và các công đoạn. c Tính đến tầm quan trọng ngày càng tăng của việc bảo tồn nước, IUE chỉ ra rằng, việc thực hành này dẫn đến mức độ ô

nhiễm cao hơn về nồng độ. Vì lý do này, Ủy ban IUE đã yêu cầu các nhà chức trách ra quy định giới hạn thải về mặt khối

lượng chứ không phải là nồng độ. d Da dê tạo ra một lượng giống như da bò.

Nguồn: IUE (2004); EC IPPC (2001)

Bảng 4 - Tải lượng từ quá trình thuộc da a,b,c (tiếp theo)

Giá trị trên tấn của

da sống

TKN (kg/t) Clorua (kg/t) SO4 (kg/t) Dầu/mỡ (kg/t) TDS (kg/t)

Xử lý da sống của bò

đã ướp muối d 10-17

145-220

45-110 9-18

300-520

Bì lợn 12-20 80-240 40-100 34-71 180-500

Da cừu (ướp muối

ướt) 21-44 210-640 45-110 40-150 -

Da cừu có len 21 90 - 40-150 1520

Chú thích: aLượng ô nhiễm điển hình dưới các điều kiện thực hành tốt. Chúng bao gồm tải lượng ô nhiễm từ nhà sản xuất, các thao

tác thuộc, các thao tác sau thuộc và nhuộm, hoàn thiện. b Tất cả các giá trị được chỉ ra liên quan đến quá trình xử lý ở các điều kiện thực hành tốt. IUE báo cáo rằng các phạm vi

phản ánh các biến số trong các vật liệu thô và các công đoạn. c Tính đến tầm quan trọng ngày càng tăng của việc bảo tồn nước, IUE chỉ ra rằng, việc thực hành này dẫn đến mức độ ô

nhiễm cao hơn về nồng độ. Vì lý do này, Ủy ban IUE đã yêu cầu các nhà chức trách ra quy định giới hạn thải về mặt khối

lượng chứ không phải là nồng độ. d Da dê tạo ra một lượng giống như da bò.

Nguồn: IUE (2004); EC IPPC (2001)

Page 284: Bia tong hop

Hướng dẫn về Môi trường, Sức khoẻ và An toàn

CÔNG NGHIỆP THUỘC DA VÀ HOÀN THIỆN DA

278

Bảng 5. Sự tạo bùn khô từ xử lý nước thải

thuộc da

Thông số Bùn

kg/DS/tấn da

sống

Bùn (tổng số) 200a

Xử lý sơ bộ

Trộn + Lắng 80

Trộn + Xử lý hoá học + Lắng 150-200

Trộn + Xử lý hoá học + Tuyển nổi 150-200

Xử lý sinh học

Sơ bộ hoặc hoá học + sục khí mở

rộng

70-150b

Sơ bộ hoặc hoá học + sục khí với

quá trình nutrat hoá và khử nitrat hoá

130-150b

Sơ bộ hoặc hoá học + Bể sục khí tùy

chọn

100-140

Xử lý yếm khí (bể hoặc UASB)c 60-100

Bể xử lý sinh học màng ngăn (MBR) d

Chú thích a 500 kg (khoảng 40 % lượng chất khô) b không có xử lý hoá học c Trộn với 75% nước thải sinh hoạt, UASB = Lớp xử lý

bùn yếm khí dòng ngược d Khoảng 7% COD chuyển hoá được kết hợp vào bùn

dư thừa, có thể so sánh với 30-50% trong hệ thống xử

lý bùn hoạt hoá theo quy ước.

Nguồn: IUE (2004), EC IPPC (2001)

Bảng 6 – Chất thải rắn

Đầu ra trên đơn vị sản

phẩm

Đơn vị

tải khối

lượng

Ngành

Công

nghiệp

Chất thải rắn (Nguy

hại/không nguy hại)

(Xử lý da bò sống được ướp muối, thuộc da truyền thống

dùng crôm)

kg/tấn 450-730

Khí thải (dung môi hữu cơ)

(Xử lý da bò sống được ướp muối, thuộc da truyền thống

dùng crôm)

kg/tấn Khoảng

40

Nguồn: EC IPPC (2001)

Bảng 7 – Tiêu thụ tài nguyên và năng lượng

Đầu vào trên đơn vị

sản phẩm

Đơn vị tải

khối lượng

Ngành Công

nghiệp

Năng lượng/Nhiên

liệu

Tiêu thụ năng lượng

trên đơn vị sản xuất (Xử lý da bò sống được ướp

muối, thuộc da truyền

thống dùng crôm)

GJ/tấn 9,3-42

Vật liệu

Tiêu thụ hoá chất (Xử lý

da bò sống được ướp

muối, thuộc da truyền

thống dùng crôm)

kg/tấn Khoảng 50

Nguồn: EC IPPC (2001)

Quan trắc Môi trường

Các chương trình quan trắc môi trường cho ngành công nghiệp này cần được thực hiện để giải quyết tất cả các hoạt động đã được xác định có khả năng tác động đáng kể đến môi trường, trong thời gian hoạt động bình thường và trong điều kiện bị trục trặc. Hoạt động quan trắc môi trường phải dựa trực tiếp hoặc gián tiếp vào các chỉ báo được áp dụng đối với từng dự án cụ thể. Tần suất quan trắc phải đủ để cung cấp dữ liệu đại diện cho thông số đang được theo dõi. Quan trắc phải do những người được đào tạo tiến hành theo các quy trình giám sát và lưu giữ biên bản và sử dụng thiết bị được hiệu chuẩn và bảo dưỡng đúng cách thức. Dữ liệu quan trắc môi trường phải được phân tích và xem xét theo các khoảng thời gian định kỳ và được so sánh với các tiêu chuẩn vận hành để sao cho có thể thực hiện mọi hiệu chỉnh cần thiết. Hướng dẫn bổ sung về áp dụng phương pháp lấy mẫu và phân tích khí thải và nước thải được cung cấp trong Hướng

dẫn chung EHS.

Page 285: Bia tong hop

Hướng dẫn về Môi trường, Sức khoẻ và An toàn

CÔNG NGHIỆP THUỘC DA VÀ HOÀN THIỆN DA

279

2.2 An toàn và Sức khỏe Nghề

nghiệp

Hướng dẫn về An toàn và Sức khỏe

Nghề nghiệp

Hướng dẫn thực hiện sức khỏe và an

toàn lao động cần phải được đánh giá

dựa trên các hướng dẫn về mức tiếp

xúc an toàn được công nhận quốc tế, ví

dụ như hướng dẫn về Giá trị ngưỡng

phơi nhiễm nghề nghiệp (TLV ®) và

Chỉ số phơi nhiễm sinh học (BEIs ®)

được công bố bởi Hội nghị của các nhà

vệ sinh công nghiệp Hoa Kỳ

(ACGIH),1 Cẩm nang Hướng dẫn về

các mối nguy Hóa chất do Viện vệ

sinh, an toàn lao động quốc gia Hoa Kỳ

xuất bản (NIOSH),2 Giới hạn phơi

nhiễm (PELs) do Cục sức khỏe và an

toàn nghề nghiệp Hoa Kỳ xuất bản

(OSHA),3

Giá trị giới hạn phơi nhiễm

nghề nghiệp được công bố bởi các quốc

gia thành viên Liên minh Châu Âu,4

hoặc các nguồn tài liệu tương tự khác.

Các tỉ lệ Tai Nạn và Tử vong

Dự án phải cố gắng giảm số vụ tai nạn trong số công nhân tham gia dự án (bất kể là sử dụng lao động trực tiếp hay gián tiếp) đến tỷ lệ bằng không,

1 Có sẵn tại: http://www.acgih.org/TLV/ và

http://www.acgih.org/store/ 2 Có sẵn tại: http://www.cdc.gov/niosh/npg/

3 Có sẵn tại:

http://www.osha.gov/pls/oshaweb/owadisp.show_d

ocument?p_table=STANDARDS&p_id=9.992 4 Có sẵn tại:

http://europe.osha.eu.int/good_practice/risks/ds/oel/

đặc biệt là các vụ tai nạn gây ra mất ngày công lao động và mất khả năng lao động ở các mức độ khác nhau, hoặc thậm chí bị tử vong. Tỷ lệ này của cơ sở sản xuất có thể được so sánh với hiệu quả thực hiện về vệ sinh an toàn lao động trong ngành công nghiệp này của các quốc gia phát triển thông qua tham khảo các nguồn thống kê đã xuất bản (ví dụ Cục thống kê lao động Hoa Kỳ và Cơ quan quản lý về An toàn và Sức khỏe Liên hiệp Anh).

5

Giám sát An toàn và Sức Khỏe

Nghề nghiệp

Môi trường làm việc phải được giám sát để xác định kịp thời những mối nguy nghề nghiệp tương ứng với dự án cụ thể. Việc giám sát phải được thiết kế chương trình và do những người chuyên nghiệp thực hiện

6 như là một phần của chương

trình giám sát an toàn sức khỏe lao động. Cơ sở sản xuất cũng phải lưu giữ bảo quản các biên bản về các vụ tai nạn lao động và các loại bệnh tật, sự cố nguy hiểm xảy ra. Hướng dẫn bổ sung về các chương trình giám sát sức khỏe lao động và an toàn được cung cấp trong Hướng

dẫn chung EHS.

5 Có sẵn tại: http://www.bls.gov/iif/ và

http://www.hse.gov.uk/statistics/index.htm 6 Các chuyên gia được công nhận có thể gồm Chứng

nhận vệ sinh công nghiệp, Vệ sinh lao động đã được

đăng ký, hoặc Chứng nhận chuyên nghiệp về an toàn

hoặc tương đương

Page 286: Bia tong hop

Hướng dẫn về Môi trường, Sức khoẻ và An toàn

CÔNG NGHIỆP THUỘC DA VÀ HOÀN THIỆN DA

280

3.0 Tài liệu tham khảo

COTANCE (Confederation of Tanning Industries of

the European Union). 2002. zthe European Tanning

Industry Sustainability Review. Brussels, Belgium:

COTANCE

Environment Australia. 1999. National Pollutant

Inventory. Emission Estimation Technique Manual for

Leather Tanning and Finishing. Canberra, Australia:

European Commission, Directorate General JRC,

Integrated Pollution

Prevention and Control (IPPC). 2001. Reference

Document on Best Available Techniques for the

Tanning of Hides and Skins. BREF. May. Sevilla,

Spain: IPPC

International Union of Leather Technologists and

Chemists Societies (IULTCS), IU Commission

Environment (IUE). 2004. Technical Guidelines for

Environmental Protection Aspects for the World

Leather Industry. Pembroke,

UK: IULTCS. Available at

http://www.iultcs.org/environment.asp

Japan International Center for Occupational Safety and

Health (JICOSH). 2001-02. Accident Frequency Rates

and Severity Rates by Industry. Tokyo, Japan: JICOSH

Organization for Economic Co-operation and

Development (OECD),

Environmental Directorate. 2004. Emission Scenario

Document on Leather

Processing. ENV/JM/MONO(2004)13. Paris, France:

OECD

United Nations Industrial Development Organization

(UNIDO). 2000. Pollutants in Tannery Effluents.

Regional Program for Pollution Control in the Tanning

Industry in South-East Asia. Prepared by M. Bosnic, J.

Buljan and R.P. Daniels. US/RAS/92/120.: UNIDO

United Nations Industrial Development Organization

(UNIDO). 2000.

Occupational Safety and Health Aspects of Leather

Manufacture - Guidelines

and Recommendations for Managers and Supervisors

of Tanneries and Effluent Treatment Plants. Prepared

by J. Buljan, A. Sahasranaman, and J. Hannak. India:

RePO-UNIDO and Council for Leather Exports (CLE)

US Department of Labor, Bureau of Labor Statistics.

1995-2003. Leather

Tanning and Finishing, Occupational Injuries and

Illnesses: Industry Data, Years 1995-2003.

Washington, DC: US Department of Labor US Environmental Protection Agency (US EPA).

1997. AP-42 Emission Factors. Leather Tanning.

Section 9.15. Washington, DC: US EPA

US Environmental Protection Agency (US EPA).

Effluent Limitations Guidelines, Leather Tanning and

Finishing Point Source Category. 40 CFR Part 425.

Washington, DC: US EPA

US Environmental Protection Agency (US EPA). 2002

National Emission

Standards for Hazardous Air Pollutants for Leather

Finishing Operations; Final Rule. 40 CFR Part 63,

Subpart TTTT. February 2002. Washington, DC: US

EPA

Page 287: Bia tong hop

Hướng dẫn về Môi trường, Sức khoẻ và An toàn

CÔNG NGHIỆP THUỘC DA VÀ HOÀN THIỆN DA

281

Phụ lục A: Miêu tả chung về các hoạt động công nghiệp

Nói chung, thuộc da và hoàn thiện da là

chuyển da thô sống và/hoặc da lông

thành da thuộc, sau đó được hoàn thành

và được sử dụng để sản xuất một loạt

sản phẩm khác nhau. Thuộc da là quá

trình ổn định hóa da thô hoặc da lông,

chuyển thành da thuộc, một sản phẩm

không bị thối rữa hoặc phân hủy.

Phần hướng dẫn này tập trung vào da

lông của bò và cừu. Nói chung, quy

trình hoạt động của một xưởng thuộc

da có thể được chia thành bốn phần

chính, bao gồm 1) lưu trữ da và da

lông và các hoạt động liên quan tới

khu phơi sấy, 2) thuộc da, 3) công

đoạn sau khi thuộc và 4) hoàn tất.

Chuẩn bị và lưu trữ da lông, và các

hoạt động phơi sấy

Những loại da và da lông điển hình

thường được thu mua từ những chợ da

lông hoặc trực tiếp từ những lò mổ, và

chuyển tới những xưởng thuộc da

hoặc nhà buôn da (những nơi xử lý da

và da lông, đặc biệt là da cừu, trước

khi thuộc). Việc xử lý da và da lông

thường diễn ra trước khi chuyển chúng

tới xưởng thuộc da hoặc nhà buôn để

ngăn quá trình thối rữa. Tại xưởng

thuộc da hoặc nhà buôn, da và da lông

sẽ được phân loại sơ, cắt tỉa, xử lý hóa

học và lưu trữ.

Phân loại và cắt tỉa

Việc phân loại da và da lông được

quản lý dựa trên những cấp độ về kích

cỡ, khối lượng, chất lượng và giới

tính. Việc cắt tỉa thường diễn ra trong

quá trình phân loại.

Xử lý và lưu trữ

Nếu da và da lông không thể được

thuộc ngay lập tức, chúng sẽ được xử

lý để ngăn ngừa thối rữa. Các phương

pháp xử lý để bảo quản lâu dài (tới 6

tháng) bao gồm ướp muối, ngâm vào

nước muối, phơi khô trong bóng tối

hoặc phơi khô với muối. Xử lý để bảo

quản ngắn (thường là 2 đến 5 ngày)

bao gồm làm lạnh với đá nhuyễn hoặc

tủ lạnh, ướp biôxit / chất khử trùng /

chất diệt nấm (ví dụ 2-

thyocynatomethylthio-1,3

benzothiazole có trong TCMTB,

isothiazolone, potassium dimethyl

dithiocarbamate, sodium chlorite

benzalkonium chloride, natri florua,,

và axít boric). Một trong những chất

trên được sử dụng trong quá trình

ngâm, dầm, và ngâm thuốc tím để bảo

quản.

Mặc dù công đoạn xử lý hóa học

thường được tiến hành ở lò mổ hay ở

chợ da lông, nhưng nó có thể được lặp

lại ở xưởng thuộc da để lưu trữ da

lông được lâu và tốt hơn. Da và da

lông thường được lưu giữ ở các bàn

nâng, trong các phòng có quạt thông

gió hoặc máy làm lạnh. Từ kho lưu

trữ, da và da lông sẽ được đưa đến khu

phơi sấy. Các quá trình thông thường

diễn ra trong khu phơi sấy ở một

xưởng thuộc da là ngâm tẩm, cạo sạch

lông, ngâm nước vôi, nạo thịt; trong

Page 288: Bia tong hop

Hướng dẫn về Môi trường, Sức khoẻ và An toàn

CÔNG NGHIỆP THUỘC DA VÀ HOÀN THIỆN DA

282

khi các nhà buôn da lông chỉ thực hiện

những quá trình tương tự với da cừu.

Ngâm tẩm

Ngâm tẩm giúp da và da lông hút lại những phần nước bị mất khi bị lột da, cũng như để rửa trôi những bụi bẩn. Quá trình ngâm tẩm thường diễn ra trong các bình chứa chuyên dụng (như máy trộn, thùng ống) qua hai bước, một bước ngâm để loại bỏ muối và chất bẩn và bước ngâm chính. Bồn ngâm được thay nước 8 tiếng một lần để chống mốc. Các chất trong dung dịch ngâm bao gồm các chất sunphat, enzym, thuốc sát trùng và chất kiềm.

Cạo lông và ngâm nước vôi đối với da bò

Cạo lông và ngâm nước vôi là công đoạn để loại bỏ các lông tơ, sợi nhỏ, và khai thông cấu trúc sợi trong da. Các công đoạn trên được thực hiện trong các bể kín (ví dụ như thùng dạng ống, máy ngâm (một bể kín có máy trộn), máy trộn, hoặc hầm. Việc cạo lông liên quan tới cả sử dụng chất hóa học và máy móc, với sự có mặt hoặc đôi khi không có máy cạo. Để loại bỏ các chất sừng (lông, chân lông, lông tơ) và chất béo khỏi tấm da cần phải có các sunfit vô cơ (NaHS hoặc Na2S) và ngâm nước vôi. Cũng có thể sử dụng các hợp chất hữu cơ như mercaptan hay sodium thioglycolate kết hợp với kiềm mạnh và hỗn hợp axit amin thay cho dùng sunfit. Có thể chuẩn bị thêm enzym và đưa vào để đẩy mạnh việc tẩy lông, so với các quy trình cạo lông và ngâm nước vôi truyền thống, cách làm này sạch hơn nhiều.

Sơn và ngâm nước vôi đối với da cừu

Sơn là quá trình giúp làm bật các chân

sợi len trên da cừu để dễ lấy sợi lông

từ tấm da hơn. Chất sơn thường chứa

hỗn hợp dạng keo của sodium sulfide

và vôi, được phun lên phần thịt của

tấm da bằng máy phun hoặc phết trực

tiếp, sau đó phơi trong vài tiếng. Len

sẽ được gỡ ra khỏi tấm da, bằng tay

hoặc bằng máy. Sau khi rút sợi len ra,

tấm da được ngâm trong các bể vôi,

như với da bò.

Nạo thịt

Nạo thịt là quá trình dùng máy móc

để loại bỏ các chất hữu cơ khỏi tấm da

(như chuỗi mô hay chất béo). Máy nạo

thịt gồm một máy quay và dao xoáy

dạng xoắn ốc để nạo tấm da. Nếu nạo

thịt sau khi ngâm tẩm chất hóa học thì

gọi là “nạo tươi”. Nếu nạo thịt được

tiến hành sau khi cạo lông và ngâm

nước vôi thì gọi là “nạo nước vôi”.

Công đoạn thuộc da

Công đoạn thuộc da biến da đã được

xử lý thành da thuộc, và thường bao

gồm cạo cặn, ngâm mềm, tẩy nhờn,

ngâm dầm, chuẩn bị thuộc, thuộc, làm

khô/sấy/phơi lên, cắt ra, và bào. Cạo

cặn, ngâm mềm và ngâm dầm có thể

được thực hiện ở chợ da, nơi bán các

tấm da đã được tẩy nhờn như món

hàng hạng trung

Cạo cặn

Việc cạo cặn liên quan tới cạo các chất

vôi còn dính lại trên tấm da và chuẩn

bị da để ngâm mềm. Phương pháp

Page 289: Bia tong hop

Hướng dẫn về Môi trường, Sức khoẻ và An toàn

CÔNG NGHIỆP THUỘC DA VÀ HOÀN THIỆN DA

283

truyền thống là làm giảm nồng độ pH

bằng việc lau rửa và cho thêm các chất

tẩy cặn (ví dụ như ammonium sulfate

[(NH4)2SO4], ammonium chloride

[NH4Cl], sodium bíulfide [NaHSO3];

tăng nhiệt độ; và cuối cùng là loại bỏ

các chất tẩy và làm giảm các chất

trong tấm da.

Cũng có một cách khác sử dụng

Carbon dioxide (CO2) để tẩy cặn, hoặc

dùng các chất giải phóng ammoni

(như axit yếu hay Este), những chất có

thể thay thế hoàn toàn hoặc phần nào

muối amoni dùng trong các phương

pháp truyền thống. Với các tấm da

dày, nhiệt độ cần tăng thêm (lên tới 35

độ), thời gian cho công đoạn này cũng

lâu hơn, và sử dụng ít chất phụ gia

hơn. Thông thường, việc nạo cặn được

tiến hành trong các bình kín (như

thùng ống, máy trộn).

Ngâm mềm

Việc ngâm mềm giúp giảm bớt lượng

protein không kết dính, sử dụng các

hợp chất enzym, và tăng kết cấu hạt

trên tấm da, chuẩn bị cho kéo căng

tấm da thuộc. Các chất khác (như lỗ

chân lông hoặc các chất không cần có)

cũng được loại bỏ trong bước này. Số

lượng enzym dùng là nhân tố quan

trọng để xác định tính chất của da

thuộc về độ cứng (cần ít enzym tập

trung) hay mềm (cần nhiều enzym tập

trung) của sản phẩm cuối cùng.

Tẩy nhờn

Việc tẩy nhờn giúp loại bỏ các chất

nhờn thừa trong những tấm da béo

(như da cừu hoặc lợn) để ngăn ngừa

việc tạo ra các chất kiềm crôm hoặc

các chất nhờn (như các vết mỡ trắng

trên bề mặt tấm da thuộc) ở các công

đoạn sau. Chất béo trên da rất khó gột

rửa vì sự tồn tại của ceride và cần có

nhiệt độ cao để làm tan chảy mỡ. Có 3

phương pháp thường được sử dụng để

tẩy nhờ là tẩy nhờn bằng dung dịch

sunfat không chứa ion với các chất tẩy

nhờn nồng độ trung bình; hoặc dung

dịch gồm các chất hữu cơ hòa tan,

sunphat không chứa ion và chất tẩy

nhờn nồng độ trung bình, hoặc tẩy

nhờn bằng dung dịch chứa các chất

hữu cơ hòa tan nồng độ trung bình.

Chất hòa tan dùng trong tẩy nhờn (như

paraffin, chất tẩy trắng, butyl oxitol,

ethylic oxitol, TCE, PCE, mono-cloro-

benzene và per-cloro-benzene) có thể

được khôi phục lại, các chất muối đã

phân hủy có thể được sử dụng lại, và

các các chất mỡ cũng được giữ lại để

dùng cho các việc khác. Để làm được

điều đó, cần giảm nồng độ sunphat và

tăng nồng độ hữu cơ hòa tan.

Ngâm dầm

Ngâm dầm da để làm giảm độ pH của

miếng da trước khi thuộc bằng nước

crôm hoặc các chất hữu cơ (ví dụ chất

thuộc crôm, glutơđêhit, các chất thuộc

thực vật, chất thuộc nhân tạo hoặc

tổng hợp). Thường thì việc thuộc

được xử lý ngay trong khi ngâm dầm.

Các miếng da đã được ngâm tẩm cũng

có thể được bán và phun thuốc diệt

nấm để ngăn ngừa nấm có thể xuất

hiện khi lưu trữ. Nước ngâm dầm

(chất lỏng dùng để ngâm tẩm miếng

da) thường được tạo thành bởi muối

Page 290: Bia tong hop

Hướng dẫn về Môi trường, Sức khoẻ và An toàn

CÔNG NGHIỆP THUỘC DA VÀ HOÀN THIỆN DA

284

nồng độ cao, sau đó nồng độ được làm

giảm bằng axit (ví dụ các axit không

đặc như các aromatic sulfonic acid)

Ngâm trắng trước khi thuộc

Giai đoạn chuẩn bị thuộc sẽ làm thay

đổi tính chất vật lý và hóa học của da

thuộc, làm tăng chất lượng da thuộc,

làm cho da săn chặt, hấp thu crôm, qua

đó làm giảm lượng crôm. Các thành tố

để chuẩn bị thuộc da bao gồm muối

nhôm, muối nhôm kết hợp với

polyacrylate, dẫn xuất glutaraldehyde,

syntan tổng hợp (tanin này được tạo ra

từ chất thơm, như cresol, phenol,

naphthalene, kết hợp với với

formaldehyde và sulfuric acid), oxit

titan và muối, hoặc keo silicat.

Zirconium là một chất rất hữu hiệu để

có được miếng da màu trắng.

Một vài chất trong quá trình này có thể

làm tăng đáng kể nhiệt độ co của chất

tạo keo. Các miếng da sau khi được

chuẩn bị thuộc có thể được cắt và bào,

để chống sự ăn mòn của crôm và làm

giảm lượng crôm trên sản phẩm da.

Một số chất trước khi thuộc có thể kết

hợp với các chất thuộc không chứa

crôm để sản xuất da không có crôm.

Tuy nhiên, những chất không chứa

crôm này có thể không được dùng nếu

nhà sản xuất muốn da thuộc chịu tác

động của các chất thuộc chứa crôm,

hoặc việc sử dụng các chất này dẫn

đến những tác động không thể chấp

nhận được lên màu sắc của miếng da.

Thuộc da

Khoảng 90% số da được thuộc với

muối crôm hóa trị 3, đặc biệt là crôm

(III) sunphat. Việc thuộc da bằng chất

từ thực vật không thể thay thế cho chất

crôm, vì hai quá trình tạo ra hai sản

phẩm khác nhau. Sản phẩm thuộc da

bằng chất thực vật sẽ có màu đậm

hoặc nâu nhạt, và sẽ tối đi dưới ánh

sáng mặt trời. Chất thuộc da thực vật

thường được dùng để sản xuất da ở đế,

thắt lưng và các sản phẩm khác.

Trừ khi được xử lý đặc biệt, các sản

phẩm loại này có độ ổn định thủy-

nhiệt thấp, chỉ chịu được nước có giới

hạn và thường hút nước. Việc tái tạo

các miếng da bị thấm nước thường cần

đến máy siêu lọc.

Thuộc da với các chất hữu cơ, dùng

polymer hay polyphenol đặc với

aldehyde liên kết chéo có thể tạo ra

miếng da thuộc không chứa crôm. Tuy

nhiên, các chất thuộc da hữu cơ

thường căng phồng hơn (như miếng da

với những khe hở được làm đầy bằng

các chất khác) và hút nước nhiều hơn

bằng da thuộc bằng crôm. Một số chất

thuộc da bán kim cũng có thể tạo ra da

không chứa crôm với độ ổn định thủy-

nhiệt cao hơn. Quá trình thuộc da này

được thực hiện bằng hỗn hợp muối

kim loại - thường là (nhưng không

nhất thiết phải là) nhôm hóa trị III - và

một chuỗi polyphenol chứa các nhóm

pyrogallol, thường có trong các chất

tanin có thể tan trong nước.

Hút nước và giũa

Sau khi thuộc, da sẽ được hút nước,

vắt kiệt và được treo lên cho chín hoặc

dỡ xuống các hộp và xếp lại sau đó

(ví dụ cho đến khi các miếng da đều ở

trong trạng thái nửa khô, (còn khoảng

Page 291: Bia tong hop

Hướng dẫn về Môi trường, Sức khoẻ và An toàn

CÔNG NGHIỆP THUỘC DA VÀ HOÀN THIỆN DA

285

50-60% lượng nước, cần thiết cho các

công đoạn hoàn tất, việc này được

thực hiện bằng máy sammy hoặc vắt

bằng máy quay tạo áp lực) để làm

giảm bớt lượng chất ẩm trước khi thực

hiện các động tác kỹ thuật khác. Việc

giũa (thực hiện trên bề mặt thớ của da

ẩm để loại bỏ nước cặn, xóa các vết

nhăn và các hạt nhỏ, khiến miếng da

tốt và có thể kéo căng để các miếng da

dày được phẳng) có thể cần thiết để

miếng da căng.

Cắt

Chức năng của công đoạn này là thái

các miếng da/ da thuộc theo một độ

dày nhất định. Nếu miếng da đủ dày,

có thể cắt thành một lớp da và một lớp

thịt có thể được sử dụng thành da

thuộc. Công đoạn cắt lớp có thể được

thực hiện trước khi thuộc, sau khi

thuộc, hoặc sau khi phơi khô, nhưng

thường thì người ta làm sau khi thuộc.

Bào

Việc bào da là để tạo ra một độ dày

cho da thuộc hoặc da thô. Người ta

thường bào khi không thể cắt lớp hoặc

cần chỉnh sửa nhỏ trên da.

Các công đoạn sau khi thuộc

Các công đoạn sau khi thuộc bao gồm

làm trung tính hóa và tẩy trắng, sau đó

là thuộc một lần nữa, nhuộm màu và

bôi mỡ. Các công đoạn trên thường

được thực hiện trong một bình. Các

hoạt động đặc biệt có thể được thực

hiện để đưa thêm những tính chất khác

vào sản phẩm da (như không thấm

nước hoặc chống nước, chống dầu,

thấm được, chịu lửa, chống mài mòi

và chống tĩnh điện).

Trung tính hóa

Trung tính hóa là công đoạn làm cho

miếng da được thuộc có độ pH phù

hợp để thuộc lần nữa, nhuộm và bôi

mỡ. Công đoạn này được thực hiện

với kiềm yếu (như sodium hoặc

ammonium bicarbonate, fomiate hoặc

acetate). Sau khi được trung tính hóa,

miếng da có thể được phơi khô, tạo ra

một hàng hóa bậc trung gọi là da vỏ

trắng.

Tẩy trắng

Các da được thuộc bằng chất thuộc từ

thực vật hoặc da có sợi bông hoặc lông

cần được tẩy trắng để loại bỏ những

vết sạm hoặc giảm độ màu trước khi

được thuộc lại và nhuộm. Làm cho

màu nhạt đi bằng chất hóa học (các

chất tẩy trắng) hoặc phơi ở ngoài trời,

dưới nắng và gió.

Thuộc lại

Công đoạn thuộc lại được thực hiện để

đẩy mạnh các tính chất của miếng da

và làm cho miếng da ẩm thêm lần nữa

(như đổ chất lỏng, như nước, lên

miếng da hoặc miếng da thuộc đã

khô). Việc này cần thiết để tối ưu hóa

công đoạn nhuộm màu. Có thể sử

dụng rất nhiều chất hóa học để thuộc

lại, bao gồm chất từ chiết xuất thực

vật, syntan, anđêhit, nhựa thông hoặc

chất thuộc crôm.

Nhuộm

Nhuộm làm cho miếng da có màu sấc.

Page 292: Bia tong hop

Hướng dẫn về Môi trường, Sức khoẻ và An toàn

CÔNG NGHIỆP THUỘC DA VÀ HOÀN THIỆN DA

286

Thuốc nhuộm điển hình là thuốc

nhuộm axit dạng nước. Các thuốc

nhuộm cơ bản lại thường ít được sử

dụng, Có một cơ số các thuốc nhuộm

với tính chất và có tác dụng chống tác

động vật lý hóa học khác nhau (ví dụ

tác động với ánh sáng, nhựa PVC, với

mồ hôi và các phản ứng khác).

Bôi mỡ

Bôi mỡ là quá trình miếng da được

thoa mỡ để tạo ra các tính chất cụ thể

cho miếng da thuộc và để tái tạo phần

mỡ bị mất trong các quá trình trước

đó. Dầu mỡ có thể từ động vật hoặc

thực vật, hoặc sản phẩm nhân tạo từ

dầu mỏ. Nhồi là một kỹ thuật cũ chủ

yếu dùng cho các miếng da nặng dùng

chất thuộc thực vật. Các miếng da đã

làm ráo được xử lý trong một bình

chứa mỡ đã nấu chảy ra. Các miếng da

đã được thuộc lại, nhuộm và bôi mỡ

sau đó sẽ được ngâm formic acid để

sửa chữa và thường được rửa trước khi

treo lên để mỡ ngấm vào bên trong

tấm da.

Làm khô

Mục đích của việc làm khô là làm khô

da thuộc để tối ưu chất lượng da. Các

kỹ thuật làm khô bao gồm làm ráo, sắp

đặt, dùng máy ly tâm, phơi lên, vắt,

xâu dây (miếng da được làm khô bằng

cách xâu dây và căng ra trên các

khung), dán (cách làm khô sử dụng

cho các miếng da chất lượng cao với

những thớ da được sắp đặt) và đưa lên

cao. Việc làm ráo và sắp đặt bằng máy

để làm giảm độ ẩm trước khi áp dụng

kỹ thuật làm khô khác. Sau khi được

làm khô, miếng da có thể được coi

như một „miếng vỏ cứng‟, có thể được

mua bán và lưu trữ như hàng hóa hạng

trung.

Các công đoạn hoàn tất

Các công đoạn hoàn tất làm tăng hình

thức của miếng da và mang lại những

đặc tính mong muốn cho miếng da

thuộc như màu sắc, độ bóng, cảm giác,

độ đàn hồi và độ dính, cũng như các

tính chất khác như khả năng căng, rạn

vỡ, hút ẩm và hút ánh sáng, thấm ẩm

và chống nước. Các công đoạn hoàn

tất có thể được chia làm hai: các công

đoạn sử dụng máy và các công đoạn

phủ thêm lớp ngoài vào bề mặt da

Các công đoạn sử dụng máy

Rất nhiều các công đoạn sử dụng máy

hoàn tất được thực hiện để cải thiện

hình thức cũng như cảm giác của

miếng da. Sau đây là danh sách các

hoạt động thường được tiến hành

trong giai đoạn cuối của thuộc da, mặc

dù không quá đầy đủ và còn một số

công đoạn đặc biệt khác cho những

miếng da đặc biệt:

Điều hòa độ ẩm (làm tối ưu độ ẩm

trong da cho các hoạt động sau)

Đóng dập (làm mềm và làm căng

miếng da)

Đánh bóng / làm bóng (cọ hoặc

mài và loại bỏ các bụi bẩn trên bề

mặt da)

Cán ép (làm mềm da bằng máy)

Đánh xi

Page 293: Bia tong hop

Hướng dẫn về Môi trường, Sức khoẻ và An toàn

CÔNG NGHIỆP THUỘC DA VÀ HOÀN THIỆN DA

287

Khắc/Chạm (Khắc hoặc in một

hình nào đó lên miếng da)

Các hoạt động này có thể được thực

hiện trước hoặc sau hoặc trong quá

trình làm lớp ngoài cho da.

Làm bọc cho da

Có rất nhiều phương pháp bọc da,

trong đó có:

Độn hoặc chải các hỗn hợp lên bề

mặt da

Phun lên bề mặt: dùng máy tạo áp

suất trong phòng phun phun vật

chất nào đó lên da

Làm bọc: đưa miếng da đưa qua

một lớp bọc từ một vật liệu khác

Quay da: quay miếng da trong một

máy quay để bọc lớp ngoài

Đính: Đính một vật trang trí lên

miếng da đã được phết chất dính

trước đó

Các chất dùng trong giai đoạn này bao

gồm sơn poliuretan, các chất hóa học

từ acrylic, silicon, các chất dầu và

đánh bóng và các chất khác.

Page 294: Bia tong hop

Hướng dẫn về Môi trường, Sức khoẻ và An toàn

NGÀNH DỆT MAY

288

HƯỚNG DẪN VỀ MÔI TRƯỜNG, SỨC KHỎE VÀ AN TOÀN

NGÀNH DỆT MAY

Giới thiệu

Hướng dẫn về Môi trường, Sức khỏe

và An toàn là các tài liệu kỹ thuật tham

khảo cùng với các ví dụ công nghiệp

chung và công nghiệp đặc thù của Thực

hành công nghiệp quốc tế tốt (GIIP).1

Khi một hoặc nhiều thành viên của

Nhóm Ngân hàng Thế giới tham gia

vào trong một dự án, thì Hướng dẫn về

Môi trường, Sức khỏe và An toàn

(EHS) này được áp dụng tương ứng

như là chính sách và tiêu chuẩn được

yêu cầu của dự án. Hướng dẫn EHS

của ngành công nghiệp này được biên

soạn để áp dụng cùng với tài liệu

Hướng dẫn chung EHS là tài liệu cung

cấp cho người sử dụng các vấn đề về

EHS chung có thể áp dụng được cho tất

cả các ngành công nghiệp. Đối với các

dự án phức tạp thì cần áp dụng các

hướng dẫn cho các ngành công nghiệp

cụ thể. Danh mục đầy đủ về hướng dẫn

cho đa ngành công nghiệp có thể tìm

trong trang web:

1 Được định nghĩa là phần thực hành các kỹ năng

chuyên nghiệp, chăm chỉ, thận trọng và dự báo trước

từ các chuyên gia giàu kinh nghiệm và lành nghề

tham gia vào cùng một loại hình và thực hiện dưới

cùng một hoàn cảnh trên toàn cầu. Những hoàn cảnh

mà những chuyên gia giàu kinh nghiệm và lão luyện

có thể thấy khi đánh giá biên độ của việc phòng ngừa

ô nhiễm và kỹ thuật kiểm soát có sẵn cho dự án có

thể bao gồm, nhưng không giới hạn, các cấp độ đa

dạng về thoái hóa môi trường và khả năng đồng hóa

của môi trường cũng như các cấp độ về mức khả thi

tài chính và kỹ thuật.

www.ifc.org/ifcext/enviro.nsf/Content

/EnvironmentalGuidelines

Tài liệu Hướng dẫn EHS này gồm các

mức độ thực hiện và các biện pháp nói

chung được cho là có thể đạt được ở

một cơ sở công nghiệp mới trong công

nghệ hiện tại với mức chi phí hợp lý.

Khi áp dụng Hướng dẫn EHS cho các

cơ sở sản xuất đang hoạt động có thể

liên quan đến việc thiết lập các mục

tiêu cụ thể với lộ trình phù hợp để đạt

được những mục tiêu đó.

Việc áp dụng Hướng dẫn EHS nên chú

ý đến việc đánh giá nguy hại và rủi ro

của từng dự án được xác định trên cơ

sở kết quả đánh giá tác động môi

trường mà theo đó những khác biệt với

từng địa điểm cụ thể, như bối cảnh của

nước sở tại, khả năng đồng hóa của

môi trường và các yếu tố khác của dự

án đều phải được tính đến. Khả năng

áp dụng những khuyến cáo kỹ thuật cụ

thể cần phải được dựa trên ý kiến

chuyên môn của những người có kinh

nghiệm và trình độ.

Khi những quy định của nước sở tại

khác với mức và biện pháp trình bày

trong Hướng dẫn EHS, thì dự án cần

tuân theo mức và biện pháp nào

nghiêm ngặt hơn. Nếu quy định của

nước sở tại có mức và biện pháp kém

nghiêm ngặt hơn so với những mức và

biện pháp tương ứng nêu trong Hướng

dẫn EHS, theo quan điểm của điều

kiện dự án cụ thể, mọi đề xuất thay đổi

Page 295: Bia tong hop

Hướng dẫn về Môi trường, Sức khoẻ và An toàn

NGÀNH DỆT MAY

289

khác cần phải được phân tích đầy đủ

và chi tiết như là một phần của đánh

giá tác động môi trường của địa điểm

cụ thể. Các phân tích này cần phải

chứng tỏ rằng sự lựa chọn các mức

thực hiện thay thế có thể bảo vệ môi

trường và sức khỏe con người.

Khả năng áp dụng

Hướng dẫn EHS cho công nghiệp dệt

may bao gồm các thông tin liên quan

đến các dự án dệt may và các cơ sở

sản xuất sợi tự nhiên hay sợi tổng hợp

(chế tạo hoàn toàn từ hóa chất) và sợi

tái sinh (chế tạo từ vật liệu tự nhiên

bằng quá trình xử lý vật liệu này để

tạo dạng sợi). Tài liệu này không bao

gồm sản phẩm polimer tổng hợp hay

sản xuất vật liệu thô tự nhiên. Phụ lục

A đưa ra mô tả đầy đủ hoạt động công

nghiệp cho lĩnh vực này.

Tài liệu này bao gồm những mục như

sau:

Phần 1.0 - Các tác động đặc thù của

ngành công nghiệp và việc quản lý.

Phần 2.0 - Các chỉ số thực hiện và việc

giám sát.

Phần 3.0 - Các tài liệu tham khảo và

các nguồn bổ sung.

Phụ lục A - Mô tả chung về các hoạt

động công nghiệp.

Page 296: Bia tong hop

Hướng dẫn về Môi trường, Sức khoẻ và An toàn

NGÀNH DỆT MAY

290

1.0 Tác động đặc trưng của ngành

công nghiệp và việc quản lý

Phần này cung cấp một cách tóm tắt

về các điều khoản EHS liên quan đến

công nghiệp dệt, diễn ra trong quá

trình vận hành cùng với những khuyến

nghị để quản lý chúng. Các khuyến

nghị về việc quản lý các vấn đề về

EHS cho hầu hết các cơ sở công

nghiệp lớn trong các giai đoạn xây

dựng và ngừng hoạt động được đề cập

đến trong cuốn Hướng dẫn chung

EHS.

1.1. Môi trường

Các vấn đề môi trường trong giai đoạn

vận hành của sản xuất dệt may bao

gồm như sau:

Quản lý vật liệu nguy hại

Nước thải

Phát thải vào không khí

Tiêu thụ năng lượng

Chất thải rắn và chất thải lỏng

Quản lý vật liệu nguy hại

Chọn và sử dụng hóa chất

Các hoạt động của ngành dệt may bao

gồm sử dụng các hóa chất độc hại

trong tiền xử lý, nhuộm và các quy

trình khác để cung cấp sản phẩm cuối

cùng với các tính chất bề mặt và chức

năng như mong muốn. Khuyến nghị

để tránh hoặc khi không tránh được,

phải giảm thiểu tối đa việc sử dụng

các vật liệu nguy hại, gồm những chất

sau đây:

Các chất hoạt động bề mặt độc hại

tiềm năng sẽ được thay thế bằng

các hợp chất sinh học dễ phân hủy

hoặc chất sinh học không sinh ra

chất độc hại tiềm năng;

Cần tránh sử dụng các chất không

dễ phân hủy sinh học hoặc các chất

ít có khả năng thay thế sinh học và

các hóa chất phức trong quá trình

tiền xử lý và nhuộm (như chọn các

hợp chất ít nguy hại hoặc thay đổi

quá trình để cho phép loại bỏ

cation sắt và kiềm);

Cần tránh sử dụng ngọn lửa không

cố định và hóa chất liên kết chéo

với mức độ formaldehyde cao;

Cần thay thế các hóa chất bảo quản

hữu cơ và vô cơ độc hại và bền

vững (như hợp chất có brôm và

blo, hoặc các chất dieldrin, asen,

thủy ngân) được sử dụng trong bảo

quản vải và thảm, chống nhậy cắn

và các quá trình hoàn thiện cuối

cùng bằng các chất dễ phân hủy

sinh học;

Cần tránh sử dụng hoặc giảm thiểu

các chất có khả năng tác động

chống tạo bọt thông qua quay

vòng, ngăn ngừa sự quay vải hoặc

chọn các chất dễ phân hủy sinh học

hay chất hạn chế tác hại.

Các hóa chất sau đây cần tránh sử

dụng:

Page 297: Bia tong hop

Hướng dẫn về Môi trường, Sức khoẻ và An toàn

NGÀNH DỆT MAY

291

Hóa chất bị cấm bởi Tiêu chuẩn

Oeko-Tex 1000;2

Hợp chất benzene nặng sử dụng

trong nhũ tương đậm đặc của quá

trình in mầu;

Chất dichromate là chất ôxy hóa,

trừ trường hợp không thể thay thế

được vì đặc thù của vải và yêu cầu

về độ bền của mầu;

Các dung môi chứa clo và flo trông

hệ hở.

Nước thải

Nước thải quá trình công nghiệp

Các chất thải lỏng đặc trưng của ngành

này liên quan đến quá trình vận hành

ướt ở các khâu khác nhau của quá

trình sản xuất dệt may. Nước thải quá

trình sản xuất dệt may đặc trưng là

kiềm và có BOD cao (từ 700 đến 2000

mg/l) và tải COD lớn. Các chất gây ô

nhiễm trong chất thải lỏng dệt may

gồm các chất rắn lơ lửng, dầu khoáng

chất, như chất chống tạo bọt, mỡ, chất

bôi trơn máy xe sợi, chất hoạt tính bề

mặt không hoặc ít bị phân hủy sinh

học [alkyl-phenol etho-xylates APEO,

nonyl-phenol etho-xylates], và các hợp

chất hữu cơ khác, gồm phenol từ các

quá trình ướt cuối cùng (như nhuộm),

và các chất hữu cơ có halogen từ dung

môi sử dụng trong tẩy rửa. Dòng nước

thải từ quá trình nhuộm đặc trưng là

nóng, có mầu và có thể chứa nồng độ

2 Hóa chất bị cấm được liệt kê trong mục 6.21 của Tiêu

chuẩn 1000 của Hiệp hội Oeko-Tex (Hiệp hội Oeko-

Tex, 2006c).

đáng kể kim loại nặng (như crom,

đồng, kẽm, chì hoặc nickel).

Nước thải quá trình công nghiệp từ xử

lý vải tự nhiên có thể chứa thuốc trừ

sâu sử dụng trong quá trình trước khi

thu hoạch (như trồng bông và các sản

phẩm lông gia súc), các chất ô nhiễm

vi sinh có thể có (như vi khuẩn, nấm

và các tác nhân gây bệnh khác), và các

chất gây ô nhiễm khác (như chất

nhuộm đánh dấu cừu). Điều này đặc

biệt đáng kể trong xử lý lông gia súc.

Các biện pháp quản lý dòng nước thải

cụ thể trong sản xuất dệt may được

thảo luận dưới đây.

Tẩy rửa: Sợi (đặc biệt là lông thú)

được tẩy với nước nóng và các chất

tẩy rửa để lấy đi đất, tạp chất thực vật,

mỡ (mỡ lông cừu) và các chất gây ô

nhiễm khác từ sợi. Tẩy sạch lông thú

thường dùng nước và kiềm, mặc dù có

thể tẩy rửa với dung môi hữu cơ. Tẩy

rửa với chất kiềm phá vỡ dầu mỡ tự

nhiên, các chất hoạt động bề mặt và

tạp chất lơ lửng trong bồn rửa. Chất

thải lỏng tẩy rửa có tính kiềm mạnh và

một phần lớn BOD5 và tải COD từ sản

xuất dệt may tăng lên từ quá trình tẩy

rửa. Các biện pháp ngăn ngừa và kỹ

thuật kiểm soát ô nhiễm gồm:

Thiết kế hệ thống tẩy rửa để loại bỏ

liên tục các chất rắn nặng có khả

năng lắng đọng; tăng thu hồi mỡ

lông cừu (để bán); thu hồi nhiệt từ

dòng thải lỏng cuối cùng; và kiểm

Page 298: Bia tong hop

Hướng dẫn về Môi trường, Sức khoẻ và An toàn

NGÀNH DỆT MAY

292

soát việc sử dụng nước;3

Sử dụng chất tẩy rửa hoặc chất hoạt

động bề mặt dễ phân huỷ sinh học

mà không làm phát sinh chất

chuyển hóa độc hại. (APEO cần

thay thế bằng rượu nhóm ethoxyl);

Tối ưu hóa quá trình loại bỏ nước

trước quá trình sấy khô;

Thêm các hợp chất hữu cơ ít bay

hơi (VOC) sinh ra dung môi rửa để

loại bỏ dầu mỡ không tan trong

nước.

Đối với tẩy rửa lông thú bằng nước,

loại bỏ chất bẩn hay vòng thu hồi mỡ

có thể sử dụng ít nước (2 - 4 l/kg lông

mỡ) và giảm tải hữu cơ trong chất thải

lỏng.

Kiểm tra nhiệt độ nước (tối ưu ở

65°C) và dùng bộ cảm biến chuyên

dụng để khống chế độ ẩm sấy tự động

sẽ tiết kiệm năng lượng.

Quá trình tẩy rửa lông thú dùng dung

môi hữu cơ dẫn đến tiêu thụ năng

lượng thấp và loại bỏ gần như hoàn

toàn thuốc bảo vệ thực vật từ lông thú,

tuy nhiên, sự phát thải tạm thời và

nước bị ô nhiễm với các dung môi có

thể được tạo ra và cần được xử lý.

Thao tác hoàn thiện: Quá trình xử lý

ướt hay hoàn thiện bao gồm các quá

trình chính của chuẩn bị sợi như rũ hồ

vải, tẩy, tẩy trắng, nhuộm, in và các xử

lý đặc biệt khác. Các công đoạn xử lý

sợi vải gắn với hóa chất và nước này

3 Ví dụ của phương pháp là hệ thống tẩy rửa toàn diện

của Tổ chức nghiên cứu len New Zealand (WRONZ) -

là dạng cải tiến của chất tẩy rửa nhũ tương.

thường yêu cầu các bước rửa vài lần,

quay vắt và sấy, tạo ra lượng nước thải

lớn.

Biện pháp ngăn ngừa ô nhiễm và kỹ

thuật quản lý cho các bước tiền xử lý

hoàn thiện gồm những nội dung dưới

đây:

Chọn chất bôi trơn có thể tan trong

nước và dễ phân hủy sinh học cho

vải dệt kim thay cho dầu mỡ

khoáng và rửa chúng với nước;

Dùng dung môi hữu cơ để rửa các

chất bôi trơn không tan trong nước;

Bước ổn nhiệt có thể thực hiện

trước khi rửa. Khí phát thải từ các

lò cần được xử lý bằng bộ lọc điện

khô. Dầu tách ra cần được thu hồi

để hạn chế ô nhiễm thải lỏng;

Cần hạn chế dư lượng dung dịch

rửa bằng cách giảm lượng dùng,

giảm thể tích của bể và sử dụng

quay vòng dầu mỡ đệm;

Sử dụng thiết bị cơ học khử nước

để giảm lượng nước của sợi vải và

giảm tiêu thụ năng lượng trong lò

ngọn lửa.

Rũ hồ: Hoạt động rũ hồ vải có thể tạo

ra chất thải lỏng với nồng độ đáng kể

các chất hữu cơ và chất rắn. BOD5 và

tải COD từ quá trình rũ hồ vải có thể

lớn (35-50% của toàn bộ tải) và nồng

độ COD có thể lên tới 20000 mg/l

được tạo ra.4 Biện pháp ngăn ngừa và

kỹ thuật kiểm soát ô nhiễm gồm

những nội dung sau:

4 Ủy ban Châu Âu, 2003 b

Page 299: Bia tong hop

Hướng dẫn về Môi trường, Sức khoẻ và An toàn

NGÀNH DỆT MAY

293

Chọn vật liệu thô với kỹ thuật bổ

xung thấp (như làm ướt trước sợi

dọc);

Chọn chất hồ vải có thể phân hủy

sinh học (như các loại hồ, tinh bột,

sữa hồ, rượu polyvinyl và một số

loại polyacrylate);5

Áp dụng rũ hồ vải enzyme hoặc

ôxy hóa cho các chất hồ vải tinh

bột hay tinh bột cải tiến, tiếp theo

bằng hệ thống rửa;

Tích hợp các bước rũ hồ hay tẩy

rửa và tẩy trắng trong một bước để

giảm bớt thải (như tái sử dụng chất

tẩy rửa nước trong rũ hồ);

Phục hồi và tái sử dụng những chất

hồ tổng hợp đặc biệt có thể tan

trong nước (ví dụ như PVA,

polyacrylate và carboxymethyl

cellulose) bằng siêu lọc.

Tẩy trắng: chất tẩy trắng thông

thường bao gồm hydrogen peroxide,

sodium hypochlorite, sodium chlorite,

và khí sulfur dioxide (SO2). Hydrogen

peroxide là chất được dùng phổ biến

để tẩy trắng cho vải bông và hay dùng

với dung dịch kiềm. Sử dụng các chất

tẩy có dẫn xuất của clo có thể tạo ra

các halogen hữu cơ (do phản ứng thứ

cấp) và gây nên nồng độ đáng kể của

halogen hữu cơ có khả năng hấp thụ

(AOX), đặc biệt là chất trichloro-

methane trong nước thải. Chất sodium

hypochlorite đại diện cho mối quan

5 Mức độ phân hủy sinh học nên được> 80 phần trăm

sau 7 ngày dựa trên phương pháp thử OECD 302 B, đề

nghị trong tài liệu IPPC nguồn BREF cho ngành công

nghiệp dệt (Ủy ban Châu Âu, 2003b).

tâm lớn nhất, sự tạo thành (AOX) thấp

sẽ xảy ra nếu dùng chất tẩy sodium

chlorite. Nước thải mang tính kiềm.

Khuyến nghị cho phòng chống ô

nhiễm và kỹ thuật quản lý gồm những

nội dung sau:

Dùng hydrogen peroxide làm chất

tẩy trắng thay cho các chất tẩy có

lưu huỳnh và clo;

Hạn chế sử dụng sodium

hypochlorite;6

Quản lý các chất ổn định bằng cách

dùng sản phẩm phân hủy sinh học

khi có thể và tránh dùng chất phức

hợp khó loại bỏ bằng sinh học (như

ethylenediaminetetraacetic acid

[EDTA], hoặc diethylenetriamine-

pentaacetic acid [DTPA]).

Ngâm kiềm: Trong quá trình ngâm

kiềm, sợi vải bông phản ứng với dung

dịch ăn da, và xử lý rửa nước nóng sẽ

loại bỏ chất này khỏi vải. Dung dịch

ăn da còn lại trong vải sẽ được trung

hòa với axít, sau đó rửa nhiều lần để

loại bỏ axít. Nước thải từ quá trình

ngâm kiềm có độ kiềm cao vì chứa xút

ăn da. Khuyến nghị cho phòng chống

ô nhiễm và kỹ thuật quản lý bao gồm

phục hồi và tái sử dụng kiềm từ chất

thải lỏng kiềm, đặc biệt là nước rửa,

có bị giới hạn mầu sắc, có thể dùng

cho vải dệt từ sợi đã được ngâm kiềm

và nhuộm.

6 Chất này chỉ dành cho lanh và các loại sợi vỏ, không

thể tẩy trắng được với hydrogen peroxide. Xem xét

một quá trình hai bước với giai đoạn một dùng

hydrogen peroxide để loại bỏ tạp chất, nó hoạt động

như một tiền thân để tạo AOX, tiếp theo là tẩy trắng

bằng chất không có chlo.

Page 300: Bia tong hop

Hướng dẫn về Môi trường, Sức khoẻ và An toàn

NGÀNH DỆT MAY

294

Nhuộm: Nước thải từ quá trình

nhuộm có thể chứa sắc tố mầu halogen

(đặc biệt ở trong thùng, phân tán và

các thuốc nhuộm hoạt tính), các kim

loại (như đồng, crôm, kẽm, coban và

nickel), các amin (được tạo ra trong

quá trình nhuộm vô cơ trong điều kiện

khử) trong thuốc nhuộm đã dùng và

các hóa chất khác sử dụng như là phụ

trợ trong công thức thuốc nhuộm (như

các chất phân tán và chống tạo bọt) và

trong quá trình nhuộm (như các chất

kiềm, muối, và các chất oxy hóa/khử.

Nước thải của quá trình nhuộm được

đặc trưng bởi giá trị BOD và COD

tương đối cao, cho COD thường trên

5000 mg/l. Nồng độ muối (như trường

hợp phản ứng nhuộm), có thể từ 2000-

30007 ppm. Biện pháp ngăn ngừa ô

nhiễm và kỹ thuật quản lý gồm những

nội dung sau:

Sử dụng hệ thống tự động để định

lượng và pha chế thuốc nhuộm;

Khi có thể áp dụng sẽ dùng quá

trình nhuộm liên tục hoặc bán liên

tục để giảm tiêu thụ nước đối với

quá trình nhuộm truyền thống;

Sử dụng hệ thống tẩy (như vòi

phun hoặc bộ thuốc nhuộm và kỹ

thuật bộ lót), nó giảm tỷ lệ chất

lỏng/vải;

Sử dụng máy với bộ kiểm tra tự

động nhiệt độ và các thông số chu

trình nhuộm;

Tối ưu hóa kích thước máy liên

7 Quy trình nhuộm sợi cotton thường sử dụng một

lượng muối lớn - từ 20% đến 80% trọng lượng sợi

cần nhuộm.

quan đến kích thước vải mà được

xử lý nhiều;

Thực hiện chiết xuất chất lỏng

bằng cơ học để giảm chất lỏng

nhuộm và cải tiến quá trình rửa

hiệu quả;

Thông qua quá trình tối ưu hóa chu

trình và thủ tục để giảm thời gian

chu kỳ; tái sử dụng nước rửa cho

nhuộm tiếp theo, hoặc dòng nước

đối lưu rửa trong các máy liên tục;

khôi phục lại và tái sử dụng bồn

nhuộm;

Thay thế các chất mang thuốc

nhuộm truyền thống và các chất

định mầu bằng các hợp chất ít độc

hại hơn trên cơ sở benzylbenzoate

và N-alkylphthalimide. Các chất

mang có chứa các hợp chất hữu cơ

dẫn xuất clo, phenyl, và bi-phenyl

nên tránh;

Dùng các sợi nhựa polyester có thể

nhuộm mà không có chất mang

mầu;

Tiến hành nhuộm ở điều kiện nhiệt

độ cao không có chất mang;

Thay thế sodium dithionite bằng

các chất giảm trên cơ sở dẫn xuất

của axit sunfit (sulfinic acid);

Thay thế bột truyền thống và thuốc

nhuộm lưu huỳnh lỏng bằng các

chất nhuộm ổn định và được giảm

lưu huỳnh trước đó hoặc bằng công

thức nhuộm đã giảm chất lỏng có

nồng độ sulfite nhỏ hơn 1%;

Dùng hệ thống và biện pháp có khả

Page 301: Bia tong hop

Hướng dẫn về Môi trường, Sức khoẻ và An toàn

NGÀNH DỆT MAY

295

năng cho phép chỉ lượng ít nhất của

chất giảm được tiêu thụ để giảm

chất nhuộm;

Sử dụng chất nhuộm phân tán mà

có thể được làm sạch trong môi

trường kiềm bằng thủy phân thay

vì giảm nó;

Sử dụng công thức thuốc nhuộm có

chứa chất phân huỷ sinh học phân

tán cao (ví dụ như dựa trên các este

axit béo hoặc các sunfonic acid

thơm biến đổi);

Thay thế chất nhuộm chứa crôm

bằng chất nhuộm hoạt tính. Cần

tránh thuốc nhuộm chứa benzidine,

kim loại nặng và clo cũng như các

chất nhuộm vô cơ có thể tạo ra các

amin thơm gây ung thư;

Dùng kỹ thuật nhuộm có muối

thấp, đặc biệt là chất nhuộm hoạt

tính;

Dùng quá trình nhuộm được kiểm

soát độ pH (như dùng chất nhuộm

axít và bazơ có thể khống chế độ

pH);

Xử lý nước thải nhuộm tại các

phân xưởng xử lý với các kỹ thuật

sẵn có, chẳng hạn như điện phân,

siêu lọc và thẩm thấu ngược, bùn

kích hoạt, keo tụ, và quá trình ôxy

hóa khử;

In ấn: Các thành phần bột in nhão

gồm chất mầu đậm đặc, dung môi và

nhựa kết dính. Chất mầu đậm đặc

chứa sắc tố (các hạt không hòa tan)

hoặc thuốc nhuộm. Các dung môi hữu

cơ được dùng chuyên cho chất mầu.

Các chất không tạo bọt và nhựa để

tăng độ bền mầu. Tấm đệm in (vật liệu

vải để hấp thụ bột in nhão còn thừa),

được rửa với nước trước khi in, có thể

tạo nước thải với lượng đáng kể hợp

chất hữu cơ dễ bay hơi (VOC) và có

dầu từ dung môi (chất khoáng đặc

trưng) được dùng trong bột in nhão.

Biện pháp ngăn ngừa ô nhiễm và kỹ

thuật quản lý gồm:

Giảm sự mất mát bột in nhão trong

in màn hình quay bằng cách giảm

tối đa thể tích của dòng cung cấp

bột in nhão và phục hồi, quay vòng

bột in nhão ở mỗi cuối lần in;

Tái sử dụng nước tráng còn thừa từ

khâu rửa bản in;

Sử dụng cách in truyền cho các loại

vải tổng hợp và máy in phun kỹ

thuật số để sản xuất nhanh sợi vải;

Tránh sử dụng urê bằng cách bổ

xung độ ẩm được kiểm soát hoặc

bằng phương pháp in hai bước;

Sử dụng bột in nhão không có hoặc

có hợp chất VOC bay hơi thấp (ví

dụ, bột in nhão bằng nước, các chất

không có APEO, bột in nhão chứa

hàm lượng ammonia thấp).

Chống nhậy: Các chất chống nhậy

bao gồm: các chất trên cơ sở thẩm

thấu, chế phẩm sinh học, tiềm năng là

các hợp chất có độc tính cao với thủy

sinh. Biện pháp ngăn ngừa ô nhiễm và

kỹ thuật quản lý gồm:

Thực hiện quy trình xử lý trong pha

chế và vận chuyển các chất chống

nhậy đậm đặc để giảm thiểu rò rỉ

Page 302: Bia tong hop

Hướng dẫn về Môi trường, Sức khoẻ và An toàn

NGÀNH DỆT MAY

296

trong các nhà máy nhuộm;

Thực hiện các thao tác kỹ thuật để

đảm bảo tối đa hiệu quả (đưa các

chất chống côn trùng vào sợi vải)

và dư lượng chất nhuộm hoạt động

thấp nhất trong thuốc nhuộm và

nước rửa, ví dụ như:

o Đảm bảo rằng độ pH thấp hơn

4,5 đến công đoạn cuối cùng.

Nếu không đạt được, chất chống

côn trùng sẽ được sử dụng như

một bước riêng biệt, tái sử dụng

bể nhuộm;

o Tránh dùng các chất phụ trợ

nhuộm (như các chất trung hòa)

mà có thể làm chậm sự hấp thụ

chất chống nhậy.

Xử lý nước thải quá trình

Do hoạt động sản xuất dệt may dùng

nhiều loại nguyên vật liệu, hóa chất và

các quá trình, vì vậy xử lý nước thải

có thể yêu cầu sử dụng những quy

trình riêng trong các khâu sản xuất. Kỹ

thuật xử lý nước thải trong phần này

gồm việc phân tách nguồn và tiền xử

lý dòng nước thải như sau: (i) dòng có

tải COD cao chứa hợp chất không

phân hủy sinh học dùng ôxy hóa bằng

phương pháp hóa học, (ii) giảm các

kim loại nặng bằng việc sử dụng hóa

chất để kết tủa, đông tụ hay tạo keo.

v.v và (iii) xử lý dòng có mầu đậm đặc

và tổng chất rắn hòa tan (TDS) cao

bằng phương pháp thẩm thấu ngược.

Các bước xử lý nước thải điển hình

gồm: bẫy gạn dầu mỡ, gạn váng bẩn

hoặc tách nước dầu để tách vật rắn

nổi; hoặc tách các chất rắn có thể lọc

được; cân bằng tải và dòng; lắng đọng

để giảm các chất rắn lơ lửng bằng chất

lọc, xử lý sinh học, xử lý sinh khí đặc

trưng để giảm các chất hữu cơ hòa tan

(BOD), lấy các chất dưỡng sinh học để

khử ni-tơ, phốtpho, clo của chất thải

lỏng khi cần thiết khử trùng, tách nước

và nghiền chất dư thừa trong các bãi

chôn lấp chất thải nguy hại.

Các kiểm soát kỹ thuật bổ xung có thể

đưa ra để (i) loại bỏ kim loại được cải

tiến bằng cách sử dụng màng lọc hoặc

công nghệ xử lý vật lý hay hóa học

khác, (ii) lấy các chất hữu cơ khó xử

lý, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật và

các chất dẫn xuất clo hữu cơ bằng

dùng carbon hoạt tính hoặc ôxy hóa

bằng phương pháp hóa học tiên tiến,

(iii) lấy lượng dư các chất mầu bằng

hấp thụ hay ôxy hóa bằng phương

pháp hóa học, (iv) giảm độ độc hại

trong chất thải lỏng bằng cách dùng kỹ

thuật phù hợp (như thẩm thấu ngược,

trao đổi iôn, carbon hoạt tính, v.v, (v)

giảm tổng chất rắn hòa tan (TDS)

trong chất thải lỏng dùng thẩm thấu

ngược hay bay hơi, và (vi) ngăn chặn

và trung hòa các chất gây mùi khó

chịu.

Quản lý nước thải công nghiệp và các

ví dụ về phương pháp xử lý được thảo

luận trong Hướng dẫn chung EHS.

Thông qua việc sử dụng công nghệ

này và các kỹ thuật thực hành tốt, các

cơ sở cần đáp ứng các giá trị hướng

dẫn xả nước thải như đã chỉ ra trong

bảng liên quan của Phần 2 của tài liệu

ngành công nghiệp này.

Các dòng nước thải khác

Page 303: Bia tong hop

Hướng dẫn về Môi trường, Sức khoẻ và An toàn

NGÀNH DỆT MAY

297

Hướng dẫn về quản lý nước thải

không bị ô nhiễm từ các hoạt động

tiện ích, nước mưa không bị ô nhiễm,

và nước thải vệ sinh được quy định

trong tài liệu Hướng dẫn chung EHS.

Dòng bị ô nhiễm phải được chuyển

đến hệ thống xử lý nước thải công

nghiệp.

Tiêu thụ nước

Tiêu thụ nước trong sản xuất dệt may

có tác động môi trường rất lớn, liên

quan đến nhu cầu nước ngọt, nước thải

hay sản phẩm bùn và năng lượng dùng

trong sưởi ấm. Khuyến nghị để giảm

tiêu thụ nước, đặc biệt ở những nơi

nguồn nước tự nhiên hạn chế được quy

định trong tài liệu Hướng dẫn chung

EHS. Các biện pháp có thể áp dụng:

Tái sử dụng bể nhuộm;

Dùng máy giặt đứng liên tục và

giặt ngang phun hoặc dọc hoặc rửa

chế kép thẳng đứng;

Áp dụng giặt đối lưu (như tái sử

dụng nước ít bị nhiễm bẩn nhất từ

lần rửa cuối cùng cho lần rửa trước

đó);

Sử dụng thiết bị kiểm soát dòng

nước để đảm bảo rằng nước chỉ

chảy vào khi cần thiết;

Tái sử dụng nước của công đoạn

chuẩn bị và kết thúc.

Phát thải vào không khí

Các hoạt động sản xuất dệt may và

hoàn thiện có thể sinh ra nguồn đáng

kể các chất ô nhiễm không khí (như

hoạt động phủ và nhuộm). Các nguồn

đáng kể khác gây phát thải khí của sản

xuất dệt may gồm sấy, in, chuẩn bị vải

và xử lý chất cặn của nước thải. Dung

môi có thể được phát ra từ quá trình

phủ hoặc xử lý cuối cùng, làm khô lò,

sấy khô và xử lý ở nhiệt độ cao. Các

phát thải tiềm năng khác bao gồm

formadelhyde, các axít (đặc biệt là

acetic acid) và các hợp chất dễ bay hơi

khác, chẳng hạn như các chất mang và

các dung môi, phát ra trong quá trình

hoạt động nhuộm và từ nước thải của

các hoạt động xử lý. Hơi dung môi có

thể chứa các hợp chất độc hại như

acetaldehyde, chlorofluorocarbon,

dichlorobenzene, ethyl acetate,

methylnaphthalene, chlorotoluene,

trong số những chất khác khác.

Bụi

Phát thải bụi trong sản xuất dệt may

diễn ra trong quá trình chế tạo sợi chỉ

và sợi tự nhiên. Sợi vải (nhất là sợi

bông) và kho giữ hàng là nguồn bụi,

đặc biệt tại nơi làm việc. Nguồn chính

là máy tháo dỡ kiện hàng, nạp nguyên

liệu tự động, tách và mở, băng tải cơ

khí, kẹp nhặt hàng và các thẻ. Biện

pháp ngăn ngừa và kiểm soát những

nguồn phát thải bụi chính gồm:

Che phủ các thiết bị sinh bụi và sử

dụng quạt hút thông gió tại chỗ;

Sử dụng máy hút bụi và hệ thống

tái chế hút bụi ra khỏi nơi làm việc;

Lắp đặt phin lọc bằng vải để tránh

phát tán bụi ra ngoài;

Page 304: Bia tong hop

Hướng dẫn về Môi trường, Sức khoẻ và An toàn

NGÀNH DỆT MAY

298

Dùng sợi amiăng như là nguồn tự

nhiên trong sản xuất vải sợi là thực

hành không tốt và cần tránh.

Các chất ô nhiễm không khí từ sản

xuất dệt may

Quá trình sản xuất sợi tái sinh (visco)

và polymer nhân tạo (sợi nylon và

acrylic) có thể kèm theo phóng thích

hóa chất (như carbon disulfide,

hydrogen sulfide, hexamethylene

diamine và nitric acid). Các biện pháp

ngăn ngừa và kiểm soát ô nhiễm gồm:

Không khí được quạt hút ra từ các

quá trình được chuyển đến hệ

thống phục hồi;

Sử dụng kỹ thuật kiểm soát phát

thải (như hấp thụ hay cọ rửa bằng

hóa chất).

Hợp chất bay hơi hữu cơ VOC và

sương dầu

Phát thải hợp chất bay hơi hữu cơ

VOC liên quan đến các dung môi hữu

cơ trong các hoạt động như quá trình

in, làm sạch vải, tẩy rửa len và xử lý

nhiệt (như cố định nhiệt, sấy khô và

xử lý bảo quản). Nguồn phát tán khác

là bay hơi hoặc quá trình giảm nhiệt

của các hóa chất sử dụng trong vật liệu

vải (như các chất dầu chống tạo bọt,

chất làm dẻo và chất ở công đoạn

cuối). Nguồn chính thường là khung

giá sử dụng trong sấy khô. Các chất

phát thải tiềm năng lớn khác được sử

dụng trong quá trình in gồm ammonia,

formaldehyde, methanol và các loại

rượu, ester, hydrocarbon béo và vài

loại đơn hợp (monomer).

Biện pháp ngăn ngừa và kiểm soát ô

nhiễm gồm:

Lắp đặt và điều chỉnh thiết bị để

giảm sử dụng dung môi;

Dùng các biện pháp sử dụng nước

để loại bỏ dầu mỡ từ vải thay vì

dùng dung môi bay hơi;

Thay thế dung môi làm sạch bằng

các dung môi ít độc hại hơn, đặc

biệt là các dung môi có clo;

Phục hồi VOC thông qua các thiết

bị phục hồi hơi và dùng hệ thống

có đai đóng kín, đặc biệt nếu làm

sạch với dung môi hữu cơ có clo

mà không tránh được (như sợi vải

có tải dầu silicon lớn);

Sử dụng các công nghệ kiểm soát

(như làm lệch các phát tán đám qua

các chất đun sôi; lắp đặt máy lọc

hơi đốt với bùn than hoạt tính; hoặc

thiêu đốt các hơi tách ra trong hệ

thống khoang đốt).

Khí xả

Đốt cháy các nguồn thải cho nhu cầu

phát điện và quá trình sưởi ấm đang

phổ biến trong ngành công nghiệp

này. Hướng dẫn cho việc quản lý các

sản phẩm đốt cháy phát sinh từ các

nguồn có công suất nhiệt đầu vào lên

đến 50 megawatt bao gồm cả tiêu

chuẩn phát thải khí, được cung cấp

trong Hướng dẫn chung EHS. Hướng

dẫn áp dụng đối với nguồn phát thải

khí lớn hơn được trình bày trong

Hướng dẫn EHS cho Nhà máy nhiệt

điện.

Page 305: Bia tong hop

Hướng dẫn về Môi trường, Sức khoẻ và An toàn

NGÀNH DỆT MAY

299

Mùi

Mùi có thể sinh ra trong sản xuất dệt

may, đặc biệt trong quá trình nhuộm

và các quá trình hoàn thiện khác và

khi sử dụng dầu, dung môi bay hơi,

formaldehyde, hợp chất lưu huỳnh và

ammonia. Kỹ thuật để tránh và giảm

thiểu tối đa mùi từ các nguồn này gồm:

Thay thế các chất gây mùi nhiều

bằng các hợp chất ít ảnh hưởng hơn

(như các chất nhuộm mầu chứa lưu

huỳnh và các chất khử bằng các

chất nhuộm không sinh ra sulfide

tự do; sodium dithionite trong

nhuộm sau xử lý với các dẫn xuất

của sulfinic acid mạch ngắn);

Lắp đặt và thay đổi thiết bị để giảm

việc sử dụng các hóa chất gây mùi;

Thu hồi và tái chế các khí thải từ

quá trình (như lắp đặt hệ thống thu

hồi nhiệt);

Dẫn các đám phát thải thông qua lò

hơi để giảm mùi khí phát thải.

Tiêu thụ năng lượng

Sản xuất dệt may có thể cần tiêu thụ

năng lượng lớn. Tiêu thụ nhiệt là đặc

biệt lớn trong sấy khô và các hoạt

động bảo quản lâu dài, các hoạt động

trong xử lý ướt. Bổ xung cho các biện

pháp bảo tồn năng lượng được thảo

luận trong Hướng dẫn chung EHS,

các kỹ thuật sau đây là riêng biệt cho

lĩnh vực này:

Dùng nhuộm bể tỷ lệ thấp (như

nhuộm kiểu phun và kiểu trọn gói)

để giảm tiêu thụ năng lượng, mà

điều đó phụ thuộc vào thể tích bể;

Dùng công đoạn nhuộm mẻ lót

(lạnh) cho bông, tơ nhân tạo và sợi

pha để bảo tồn năng lượng và nước

(bổ xung cho chất nhuộm và các

hóa chất khác);

Coi trọng sự kết hợp hiệu quả các

thao tác như tẩy rửa và tẩy trắng để

tiết kiệm năng lượng và nước;

Sử dụng quá trình tẩy kết hợp liên

tục thay cho thiết bị chuẩn bị theo

từng mẻ;

Sử dụng nhiệt thu hồi từ quá trình

nhuộm và tẩy liên tục để làm nóng

nước cấp vào và thu hồi nhiệt

thông qua tái sử dụng nước lạnh và

bằng trao đổi nhiệt từ chất thải lỏng

thải ra bằng máy nhuộm.

Chất thải

Chất thải đặc trưng cho các ngành

công nghiệp dệt bao gồm các thử

nghiệm, làm đường viền, trang trí, cắt

vải, và sợi; thuốc nhuộm đã sử dụng,

bột màu, và bột in nhão; bùn từ quá

trình xử lý nước thải có chứa chủ yếu

là sợi và mỡ.

Chất thải rắn và lỏng tạo ra trong

ngành công nghiệp dệt may phải được

tái chế, tái sử dụng hiệu quả trong quá

trình hoặc ở bên ngoài (ví dụ: sợi thải,

cắt, và trang trí có thể được tái chế

như là một nguyên liệu cho các hoạt

động khác, bao gồm sản phẩm cấp

thấp không dệt, cách điện, và vải địa

kỹ thuật). Quản lý và đốt chất thải

Page 306: Bia tong hop

Hướng dẫn về Môi trường, Sức khoẻ và An toàn

NGÀNH DỆT MAY

300

nguy hại, không độc hại nên được tiến

hành tuân theo Hướng dẫn chung

EHS.

1.2 An toàn và Sức khỏe nghề

nghiệp

Các chất nguy hại cho an toàn và sức

khỏe nghề nghiệp trong giai đoạn hoạt

động của dự án sản xuất dệt may chủ

yếu bao gồm sau đây:

Mối nguy hóa học

Mối nguy vật lý

Nhiệt

Tiếng ồn

Quá trình phóng xạ i-on hóa và phi

i-on hóa

Mối nguy hóa học

Chất nguy hại tiếp xúc với da và hô

hấp

Bụi: Tiếp xúc với các hạt mịn chủ yếu

liên quan đến sợi tự nhiên và quá trình

sản xuất sợi được mô tả trong Mục 1.1

của tài liệu này. Bụi bông, tạo ra trong

quá trình xử lý và chế biến bông, chứa

sợi bông và các chất gây ô nhiễm tiềm

năng hóa học và vi sinh vật (ví dụ như

vi khuẩn, nấm, thuốc trừ sâu và thuốc

diệt cỏ). Tiếp xúc với bụi bông có thể

tạo ra mối nguy hiểm cho đường hô hấp

(ví dụ bệnh phổi nhiễm bụi bông trong

sản xuất bông, viêm phế quản mãn tính,

hen suyễn, và bệnh khí thũng).

Phòng, chống và kiểm soát các chất

nguy hại có đối với sức khỏe và an

toàn nghề nghiệp liên quan đến bụi sợi

tự nhiên bao gồm:

Lắp đặt hệ thống thu hút bụi, tái

chế và thông gió để loại bỏ bụi từ

các khu vực làm việc, đặc biệt là

trong các nhà máy bông;

Sử dụng kỹ thuật làm sạch chân

không các bề mặt thay vì kỹ thuật

không khí nén "quét";

Thường xuyên vệ sinh, đặc biệt là

trong khu vực có các ―túm‖ len hay

bong;

Sử dụng các phương pháp cơ học

để xử lý bông và bông thải;

Sử dụng các thiết bị bảo hộ cá nhân

(PPE) cho công nhân tiếp xúc với

bông như mặt nạ và máy thở nếu

cần thiết.

Nơi làm việc tiếp xúc với bụi amiăng

trong sản xuất sợi sẽ có nguy cơ ung

thư phổi (u trung biểu mô) và thương

tích các ống phế quản. Sử dụng sợi

amiăng đã bị cấm.8 Hệ thống hút bụi

thích hợp trong các cơ sở chế biến sợi

vô cơ tự nhiên cần được thực hiện (ví

dụ như sử dụng các bộ lọc sợi mỏng

nano).

Hợp chất hữu cơ dễ bay hơi (VOC):

Tiếp xúc với VOC phán tán liên quan

đến sử dụng dung môi trong quá trình

in, làm sạch vải và xử lý nhiệt (như cố

định nhiệt, sấy khô và xử lý bảo quản).

Công nhân tiếp xúc với các chất này

8 Sử dụng amiăng là thực hành công nghiệp không tốt

và đã có tên trong danh mục cấm của IFC.

Page 307: Bia tong hop

Hướng dẫn về Môi trường, Sức khoẻ và An toàn

NGÀNH DỆT MAY

301

có thể bị ảnh hưởng đến da và hệ hô

hấp. Tiếp xúc với hợp chất nhất định

(ví dụ như carbon disulfide trong sản

xuất tơ nhân tạo) có thể có hiệu ứng

độc hại đáng kể, bao gồm cả hệ thần

kinh và bệnh tim mạch.

Kỹ thuật phòng, chống và kiểm soát

để giảm tiếp xúc nguy hại với VOC

bao gồm những nội dung sau:

Sử dụng mũ trùm đầu và thiết bị

đóng kín;

Sử dụng phòng thông gió có một

chút áp lực gió cho những người

điều khiển quá trình và các công

nhân khác tại nơi làm việc;

Sử dụng chiến lược thay đổi và

luân chuyển công việc cho người

lao động để giảm thiểu tiếp xúc với

VOC;

Lắp đặt hệ thống tái chế và hút khí

để loại bỏ VOC từ các khu vực làm

việc với việc sử dụng công nghệ

giảm thích hợp (như sử dụng thiết

bị hút có than hoạt tính) hoặc

chuyển hơi được tách ra đến hệ

thống đốt cháy;

Sử dụng các thiết bị bảo vệ cá nhân

(PPE) như máy thở là điều cần thiết.

Crôm: là nguyên nhân chính gây viêm

da tiếp xúc dị ứng cho công nhân nhà

máy nhuộm và công nhân thực hiện

nhuộm và xử lý thuốc nhuộm có chứa

crôm. Phòng, chống và kiểm soát mối

nguy hại tiềm năng này bao gồm giảm

tỷ lệ crôm hòa tan trong thuốc nhuộm

và việc sử dụng đầy đủ các thiết bị bảo

vệ cá nhân (PPE) để ngăn chặn tiếp

xúc với da, được mô tả trong Hướng

dẫn chung EHS.

Nổ

Bụi hữu cơ, bao gồm cả bụi bông là

những chất dễ cháy và tạo nên tiềm

năng nguy cơ cháy nổ. Mối nguy hiểm

này được kiểm soát có hiệu quả thông

qua các biện pháp ngăn ngừa tích tụ

bụi như đã nêu ở trên. Ngoài ra, tất cả

các nguồn có thể bắt lửa tại nơi bụi

hữu cơ có thể tạo thành các đám mây

hoặc được tích lũy, cần được loại bỏ.

Sử dụng VOC, chẳng hạn như dung

môi, có thể tạo thành hỗn hợp có khả

năng nổ trong không khí. Thiết bị điện

tại các khu vực này nên được liệt vào

diện vần phòng chống lửa.

Mối nguy vật lý

Các hoạt động liên quan đến hoạt

động bảo dưỡng thiết bị công nghiệp

cụ thể (ví dụ như thẻ, máy quay,

khung dệt, và giá đỡ) có thể tiếp xúc

với công nhân gây tác động đến thể

chất, đặc biệt có thể kể đến các bề mặt

nóng và thiết bị di chuyển. Phòng,

chống và kiểm soát những tác động

này bao gồm thực hiện các biện pháp

bảo vệ chung (ví dụ như máy tính bảo

vệ, hệ thống và thủ tục khóa-đóng-thẻ-

đóng (lock-out-tag-out), như mô tả

trong Hướng dẫn chung EHS.

Nhiệt

Nguy cơ đáng kể nhất của tiếp xúc với

Page 308: Bia tong hop

Hướng dẫn về Môi trường, Sức khoẻ và An toàn

NGÀNH DỆT MAY

302

nhiệt độ và độ ẩm cao xảy ra trong khi

chế biến ướt và hoạt động hoàn thiện

khô. Nguy cơ này gây ra bởi việc sử

dụng hơi nước và các chất lỏng nóng

trong các quá trình này. Khuyến nghị

để kiểm soát và phòng chống được

trình bày trong Hướng dẫn chung

EHS

Tiếng ồn

Các nguồn tiếng ồn chính trong nhà

máy dệt liên quan đến chế biến sợi (ví

dụ kết cấu bề mặt dệt, xoắn chập đôi)

và sản xuất vải dệt. Quản lý tiếng ồn,

gồm cả cách bảo vệ thính giác công

nhân được miêu tả trong Hướng dẫn

chung EHS.

Bức xạ iôn hóa và không iôn hóa

Thỉnh thoảng trạm phát tia X được sử

dụng để giám sát độ dày bọt trong

nhuộm bọt liên tục và cho các hệ

thống kiểm soát cấp độ bể nhuộm.

Người điều hành thiết bị này nên được

bảo vệ thông qua việc sử dụng các

biện pháp bảo vệ bức xạ iôn hoá để

hạn chế mức độ phơi nhiễm, như miêu

tả trong Hướng dẫn chung EHS.

1.3 An toàn và sức khỏe cộng đồng

Tác động đến an toàn và sức khỏe

cộng đồng trong quá trình xây dựng và

ngừng hoạt động của nhà máy sản xuất

dệt may, cũng tương tự như của hầu

hết các cơ sở công nghiệp khác, đã

được mô tả trong Hướng dẫn chung

EHS.

Tác động tiềm năng đặc trưng trong

các hoạt động bao gồm mùi được tạo

ra do một số nguồn trong sản xuất dệt

may. Mùi này thường được tạo ra

trong quá trình nhuộm và các quy

trình hoàn thiện khác bằng dầu, hơi

dung môi, formaldehyde, các hợp chất

lưu huỳnh và ammonia. Những chất

này cần được kiểm soát thích đáng

như thảo luận trong Mục 1.1 của tài

liệu này nhằm tránh trở thành mối lo

cho cộng đồng.

Ngoài ra, vấn đề an toàn và sức khỏe

cộng đồng quan tâm đến sử dụng hoá

chất và nguy cơ tiềm năng của chúng

đối với sức khỏe người tiêu dùng các

loại hàng dệt may. Cần cân nhắc cho

từng trường hợp cụ thể để đảm bảo

rằng các sản phẩm này an toàn cho

con người sử dụng. Các nhà sản xuất

nên tránh sử dụng thuốc nhuộm gây dị

ứng và thuốc nhuộm từ các hợp chất

gây ung thư. Cần thử nghiệm đầy đủ

các tính chất của sản phẩm như pH,

thuốc trừ sâu, kim loại nặng,

formaldehyde, clo, phenol, các chất

chứa clo-hữu cơ, và hoạt tính sinh học

cuối cùng để đánh giá phẩm chất hàng

dệt theo điều kiện điển hình của việc

sử dụng chúng trước khi đưa ra thị

trường.9

9 Hướng dẫn cụ thể có thể tìm thấy trong Tiêu chuẩn

Oeko-Tex (2006a, 2006b, 2006c).

Page 309: Bia tong hop

Hướng dẫn về Môi trường, Sức khoẻ và An toàn

NGÀNH DỆT MAY

303

2.0 Các chỉ số thực hiện và việc

giám sát

2.1 Môi trường

Hướng dẫn phát thải khí và dòng

thải

Bảng 1 và 2 trình bày hướng dẫn cho

phát thải và xả thải cho ngành này. Các

chỉ số hướng dẫn này thể hiện thực

hành công nghiệp quốc tế tốt như đã

được phản ánh trong các tiêu chuẩn

trong hệ thống pháp luật ở một số

nước. Các mức hướng dẫn này có thể

đạt được ở điều kiện hoạt động bình

thường của cơ sở sản xuất thông qua

việc áp dụng các biện pháp kỹ thuật

ngăn ngừa và kiểm soát ô nhiễm đã

được bàn đến ở những phần trước của

hướng dẫn này. Các định mức này cần

đạt được, mà không pha loãng, ít nhất

95% thời gian cơ sở sản xuất hoạt

động, và có thể tính bằng tỷ lệ giờ hoạt

động hằng năm. Mức chênh lệch với

các giá trị hướng dẫn do điều kiện của

dự án cụ thể cần được giải trình trong

báo cáo đánh giá môi trường.

Hướng dẫn về xả thải được áp dụng

cho xả thải trực tiếp nước thải đã xử lý

vào nguồn tiếp nhận là nước mặt có

mục đích sử dụng chung. Mức thải đặc

thù theo từng địa điểm có thể được

thành lập ra dựa trên điều kiện sẵn có

và thực trạng sử dụng của hệ thống thu

gom và xử lý nước thải chung, hoặc

nếu thải trực tiếp vào nguồn nước mặt

thì sự phân loại thủy vực tiếp nhận

nước theo mục đích sử dụng được đề

cập đến trong Hướng dẫn chung EHS.

Hướng dẫn về phát thải được áp dụng

cho quá trình phát thải khí thải. Hướng

dẫn phát thải của nguồn đốt nhiên liệu

kết hợp với các hoạt động sinh nhiệt

và phát điện từ những nguồn có công

suất nhiệt đầu vào bằng hoặc thấp hơn

50 MWth được đề cập trong Hướng

dẫn chung EHS, với phát thải nguồn

điện lớn hơn được đề cập đến trong

Hướng dẫn EHS cho nhà máy nhiệt

điện. Hướng dẫn xem xét môi trường

xung quanh dựa trên tổng thải lượng

khí thải được cung cấp trong Hướng

dẫn chung EHS.

Bảng 1. Mức phát thải khí đối với công nghiệp

dệt mayd

Chất ô nhiễm Đơn vị Giá trị hướng

dẫn

VOCs mg/Nm3 2 / 20 / 50 / 75

/ 100 / 150 a,b

Clo mg/Nm3 5

Formaldehyde mg/Nm3 20

Ammonia mg/Nm3 30

Bụi (hạt lơ lửng) mg/Nm3 50c

H2S mg/Nm3 5

CS2 mg/Nm3 150

Chú ý: a Tính toán theo tổng carbon b Trung bình 30 phút phát thải khói. Khả năng ứng dụng

giá trị hướng dẫn:

- 2 mg/Nm3 đối với loại VOC như gây ung thư hoặc đột

biến gien với thông lượng lớn hơn hoặc bằng 10 g/giờ

- 20 mg/Nm3 đối với việc xả VOC halogen có thông

lượng bằng hoặc lớn hơn 100 g/giờ

- 50 mg/Nm3 đối với khí thải do sấy khô đối với thiết bị

lớn (tiêu thụ dung môi >15 tấn/năm)

- Nếu dung môi là được thu hồi từ khí thải và tái sử

dụng, giá trị giới hạn là 150 mg/Nm3. c Trung bình 30 phút xả khí thải d Giá trị hướng dẫn có thể áp dụng cho việc lắp đặt với

lượng tiêu thụ dung môi > 5 tấn/năm.

Page 310: Bia tong hop

Hướng dẫn về Môi trường, Sức khoẻ và An toàn

NGÀNH DỆT MAY

304

Bảng 2. Mức độ xả thải đối với

công nghiệp dệt maya

Chất ô nhiễm Đơn vị Giá trị hướng

dẫn

pH -- 6 - 9

BOD mg/L 30

COD mg/L 160

AOX mg/L 1

TSS mg/L 50

Dầu và mỡ mg/L 10

Hoá chất bảo

vệ thực vật

mg/L 0,05 – 0,1b

Cd mg/L 0,02

Tổng Cr mg/L 0,5

Crom hóa trị

VI

mg/L 0,1

Co mg/L 0,5

Cu mg/L 0,5

Ni mg/L 0,5

Zn mg/L 2

Phenol mg/L 0,5

Sulfide mg/L 1

Tổng P mg/L 2

Amoni mg/L 10

Tổng N mg/L 10

Màu sắc m-1 7 (436 nm, vàng)

5 (525 nm, đỏ)

3 (620 nm, xanh)

Độc hại cho

trứng cá

T.U. 96 giờ 2

Sự tăng nhiệt oC <3

Khuẩn

coliform

MPN/100

ml

400

a Tại mép của vùng trộn lẫn được thiết lập một cách

khoa học mà đã tính đến chất lượng nước ở vùng

xung quanh, nơi dùng nhận nước, vật nhận tiềm

năng, khả năng không tương đồng. b 0,05 mg/l cho tổng lượng thuốc trừ sâu (không kể

thuốc trừ sâu loại phốt-pho hữu cơ): 0,1 mg/L đối

với loại phốt pho hữu cơ (organophosphorous)

Sử dụng tài nguyên

Bảng 3 và 4 cung cấp các ví dụ về chỉ

thị của công nghiệp đặc thù đối với

việc tiêu thụ năng lượng và tài nguyên

và sản sinh chất thải. Các giá trị ngành

này chỉ mang tính tham khảo để so sánh

và các dự án cụ thể cần có kế hoạch cải

tiến liên tục trong lĩnh vực này.

Bảng 3. Tiêu thụ tài nguyên và năng lượng

a

Chế biến Năng

lượng

điện

(kWh/kg

)

Năng

lượng

nhiệt

(MJ/kg)

Tiêu thụ

nước

(l/kg)

Tẩy len 0,3 3,5 2 - 6

Hồ sợi dệt 70 - 120

Nhuộm

màu sợi

0,8 – 1,1 13 - 16 15 – 30

(nhuộm)

30 – 50

(se sợi)

Se sợi lỏng

Nhuộm

màu

0,1 – 0,4 4 - 14 4 – 15

(nhuộm)

4 – 20 (se

sợi)

Hồ vải dệt

kim

1 - 6 10 – 60 b 70 - 120

Hồ vải dệt

tấm

0,5 – 1,5 30 – 70 c 50 – 100

Hồ nhuộm

vải tấm

- - <200

a Hội đồng Châu Âu (2003). Dữ liệu cho điểm

công nghiệp nguyên thủy chỉ một số thiết bị giới

hạn b Các giá trị cao hơn cho các phân xưởng có se sợi

hoặc cuộn lô c Các giá trị cao hơn cho các phân xưởng có se sợi,

kết sợi, cuộn lô

Page 311: Bia tong hop

Hướng dẫn về Môi trường, Sức khoẻ và An toàn

NGÀNH DỆT MAY

305

Quan trắc môi trường

Các chương trình quan trắc môi

trường cho ngành công nghiệp này cần

được thực hiện để giải quyết tất cả các

hoạt động đã được xác định có khả

năng tác động đáng kể đến môi

trường, trong thời gian hoạt động bình

thường và trong điều kiện bị trục trặc.

Hoạt động quan trắc môi trường phải

dựa trực tiếp hoặc gián tiếp vào các

chỉ báo được áp dụng đối với từng dự

án cụ thể. Tần suất quan trắc phải đủ

để cung cấp dữ liệu đại diện cho thông

số đang được theo dõi. Quan trắc phải

do những người được đào tạo tiến

hành theo các quy trình giám sát và

lưu giữ biên bản và sử dụng thiết bị

được hiệu chuẩn và bảo dưỡng đúng

cách thức. Dữ liệu quan trắc môi

trường phải được phân tích và xem xét

theo các khoảng thời gian định kỳ và

được so sánh với các tiêu chuẩn vận

hành để sao cho có thể thực hiện mọi

hiệu chỉnh cần thiết. Hướng dẫn bổ

sung về áp dụng phương pháp lấy mẫu

và phân tích khí thải và nước thải

được cung cấp trong Hướng dẫn

chung EHS.

2.2. An toàn và Sức khỏe nghề

nghiệp

Hướng dẫn an toàn và sức khỏe

nghề nghiệp

Hướng dẫn thực hiện sức khỏe và an

toàn lao động cần phải được đánh giá

dựa trên các hướng dẫn về mức tiếp

xúc an toàn được công nhận quốc tế,

ví dụ như hướng dẫn về Giá trị

ngưỡng phơi nhiễm nghề nghiệp (TLV

®) và Chỉ số phơi nhiễm sinh học

(BEIs ®) được công bố bởi Hội nghị

của các nhà vệ sinh công nghiệp Hoa

Kỳ (ACGIH),10

Cẩm nang Hướng dẫn

về các mối nguy Hóa chất do Viện vệ

sinh, an toàn lao động quốc gia Hoa

Kỳ xuất bản (NIOSH),11

Giới hạn phơi

10 Có sẵn tại: http://www.acgih.org/TLV/ và

http://www.acgih.org/store/ 11 Có sẵn tại: http://www.cdc.gov/niosh/npg/

Bảng 4. Sự phát thảia

Đầu ra cho mỗi

đơn vị sản phẩm

Đơn vị Điểm công

nghiệp

Nước thải tẩy len l/kg 2 – 6 b

Nước thải hồ bột len l/kg 35 - 45

Nước thải hồ vải

bông

l/kg 100 - 120

Nước thải hồ sợi

tổng hợp

l/kg 65 - 85

Nước thải hồ sợi dệt

kim len

l/kg 60 - 70

Nước thải hồ sợi dệt

kim cotton

l/kg 60 - 135

Nước thải hồ sợi dệt

kim tổng hợp

l/kg 35 - 80

Nước thải hồ vải

cotton tấm

l/kg 50 - 70

Nước thải hồ vải

cotton tấm + in

l/kg 150 - 80

Nước thải hồ vải

tấm sợi tổng hợp

l/kg 100 - 180

Bùn từ xử lý nước

thải

kg/m3 nước

thải xử lý

1 – 5 c

a Ủy ban Châu Âu (2002b) b BAT là 2 - 4 l/kg cho các xưởng len lông cừu trung

bình và lớn (15.000 tấn/năm len) và 6 l/kg cho các

xưởng nhỏ c Thể tích bùn sinh ra sau khi khử nước 1-5 kg/m3

nước thải

Page 312: Bia tong hop

Hướng dẫn về Môi trường, Sức khoẻ và An toàn

NGÀNH DỆT MAY

306

nhiễm (PELs) do Cục sức khỏe và an

toàn nghề nghiệp Hoa Kỳ xuất bản

(OSHA),12

Giá trị giới hạn phơi nhiễm

nghề nghiệp được công bố bởi các

quốc gia thành viên Liên minh Châu

Âu,13

hoặc các nguồn tài liệu tương tự

khác.

Tỷ lệ tai nạn và rủi ro

Dự án phải cố gắng giảm số vụ tai nạn

trong số công nhân tham gia dự án

(bất kể là sử dụng lao động trực tiếp

hay gián tiếp) đến tỷ lệ bằng không,

đặc biệt là các vụ tai nạn gây ra mất

ngày công lao động và mất khả năng

lao động ở các mức độ khác nhau,

hoặc thậm chí bị tử vong. Tỷ lệ này

của cơ sở sản xuất có thể được so sánh

với hiệu quả thực hiện về vệ sinh an

toàn lao động trong ngành công

nghiệp này của các quốc gia phát triển

thông qua tham khảo các nguồn thống

kê đã xuất bản (ví dụ Cục thống kê lao

động Hoa Kỳ và Cơ quan quản lý về

An toàn và Sức khỏe Liên hiệp Anh).14

Giám sát an toàn và sức khỏe nghề

nghiệp

Môi trường làm việc phải được giám

sát để xác định kịp thời những mối

nguy nghề nghiệp tương ứng với dự án

12 Có sẵn tại:

http://www.osha.gov/pls/oshaweb/owadisp.show_docu

ment?p_table=STANDARDS&p_id=9.992 13 Có sẵn tại:

http://europe.osha.eu.int/good_practice/risks/ds/oel/ 14 Có sẵn tại: http://www.bls.gov/iif/ và

http://www.hse.gov.uk/statistics/index.htm

cụ thể. Việc giám sát phải được thiết

kế chương trình và do những người

chuyên nghiệp thực hiện15

như là một

phần của chương trình giám sát an

toàn sức khỏe lao động. Cơ sở sản

xuất cũng phải lưu giữ bảo quản các

biên bản về các vụ tai nạn lao động và

các loại bệnh tật, sự cố nguy hiểm xảy

ra. Hướng dẫn bổ sung về các chương

trình giám sát sức khỏe lao động và an

toàn được cung cấp trong Hướng dẫn

chung EHS.

15 Các chuyên gia được công nhận có thể gồm Chứng

nhận vệ sinh công nghiệp, Vệ sinh lao động đã được

đăng ký, hoặc Chứng nhận chuyên nghiệp về an toàn

hoặc tương đương

Page 313: Bia tong hop

Hướng dẫn về Môi trường, Sức khoẻ và An toàn

NGÀNH DỆT MAY

307

3.0 Tài liệu tham khảo và các

nguồn bổ sung

Denton, M. J., and P. N. Daniels. 2002. Textile Terms

and Definitions. Cambridge: Woodhead Publishing Ltd.

Environment Australia. 1999. National Pollutant

Inventory: Emission Estimation Technique Manual for

Textile and Clothing Industry. Canberra, Australia.

European Commission. 2002. Decision 2002/371/EC of

15 May 2002 Establishing the Ecological Criteria for

the Award of the Community Eco-label to

Textile Products and Amending Decision 1999/178/EC.

Brussels, Belgium.

European Commission. 2003a. Integrated Pollution

Prevention and Control (IPPC), Reference Document

on Best Available Techniques for Common Waste

Water and Waste Gas Treatment and Management

Systems in the Chemical Sector. Seville, Spain

European Commission. 2003b. Integrated Pollution

Prevention and Control (IPPC), Reference Document

on Best Available Techniques for the Textile Industry.

Seville, Spain.

European Union. 1999. Council Directive 1999/13/EC

of 11 March 1999 on the Limitation of Emissions of

Volatile Organic Compounds due to the Use of

Organic Solvents in Certain Activities and

Installations. Brussels, Belgium.

European Union. 2002.Council Directive 2002/61/EC

of 19 July 2002 Amending for the Nineteenth Time

Council Directive 76/769/EEC Relating to Restriction

on the Marketing and Use of Certain Dangerous

Substances and Preparations (Azocolourants). Brussels,

Belgium.

German Federal Government. 2002. First General

Administrative Regulation Pertaining to the Federal

Emission Control Act (Technical Instructions on Air

Quality Control—TA Luft). Berlin, Germany.

German Federal Ministry for the Environment, Nature

Conservation and Nuclear Safety. 2004. Promulgation

of the New Version of the Ordinance on Requirements

for the Discharge of Waste Water into Waters (Waste

Water Ordinance—AbwV) of 17 June 2004. Berlin,

Germany.

Helsinki Commission. 2002. Reduction of Discharges

and Emissions from Production of Textiles.

Recommendation 23/12. Helsinki, Finland.

Japan International Center for Occupational Safety and

Health. 2001-2002. Accident Frequency Rates and

Severity Rates by Industry (2001-2002). Tokyo,

Japan.

North Ireland Department of the Environment. 2004.

Textile and Fabric Coating and Finishing. Process

Guidance Note NIPG 6/8 (Version 2). Belfast,

Northern Ireland, U.K.

Oeko-Tex Association, International Association for

Research and Testing in the Field of Textile Ecology.

2006a. Oeko-Tex Standard 100. Available at

http://www.oeko-tex.com/en/main.html

Oeko-Tex Association, International Association for

Research and Testing in the Field of Textile Ecology.

2006b. Oeko-Tex Standard 200. Available at

http://www.oeko-tex.com/en/main.html

Oeko-Tex Association, International Association for

Research and Testing in the Field of Textile Ecology.

2006c. Oeko-Tex Standard 1000. Available at

http://www.oeko-tex.com/en/main.html

Organization for Economic Co-operation and

Development (OECD). 2004. Emission Scenario

Document on Textile Finishing Industry. OECD Series

on Emission Scenario Documents, Number 7. Doc.

ENV/JM/MONO(2004)12. Paris, France.

Oslo and Paris Conventions for the Prevention of

Marine Pollution, Joint Meeting. 1997. PARCOM

Recommendation 97/1 Concerning Reference Values

for Effluent Discharges from Wet Processes in the

Textile Processing Industry. Brussels, Belgium

Republic of Italy. 1999. Decreto Legislativo 11 Maggio

1999. No. 152. Disposizioni sulla Tutela delle Acque

dall’Inquinamento e Recepimento della Direttiva

1/271/CEE Concernente il Trattamento delle Acque

Reflue Urbane e della Direttiva 91/676/CEE Relativa

alla Protezione delle Acque dall’Inquinamento

Provocato dai Nitrati Provenienti da Fonti Agricole.

Gazzetta Ufficiale della Repubblica Italiana, No. 124.

Rome, Italy.

Republic of Italy. 2006. Decreto Legislativo 3 Aprile

2006, No. 152. Norme in Materia Ambientale.

Gazzetta Ufficiale della Repubblica Italiana, No. 96/L.

Rome, Italy.

State Government of Victoria, Environmental

Protection Authority. 1998. Environmental Guidelines

for the Textile Dyeing and Finishing Industry.

Page 314: Bia tong hop

Hướng dẫn về Môi trường, Sức khoẻ và An toàn

NGÀNH DỆT MAY

308

Melbourne, Australia.

U.K. Environmental Agency. Scottish Environmental

Protection Agency. Environmental and Heritage

Service. 2002. Guidance for the Textile Sector. Sector

Guidance Note IPPC S6.05. London, U.K.

United Kingdom. Health and Safety Commission.

2005. Workplace Exposure Limits. Table 1: List of

Approved Workplace Exposure Limits. EH40/2005.

London, U.K.

U.S. Department of Health and Human Services

(DHHS). National Institute for Occupational Safety

and Health. 1988. Occupational Safety and Health

Guideline for Cotton Dust. Washington, DC: U.S.

DHHS.

U.S. Environmental Protection Agency. Office of

Compliance. 1997. Sector Notebook Project. Profile of

the Textile Industry. EPA/310-R-97-009. Washington,

DC: U.S. EPA..

U.S. Environmental Protection Agency (EPA). 2000.

Emergency Planning and Community Right-To-Know

Act. Section 313, Reporting Guidance for the Textile

Processing Industry. EPA 745-B-00-008. Washington,

DC: U.S. EPA.

U.S. Environmental Protection Agency. 40 CFR Part

410. Protection of Environment - Textile Mills Point

Source Category. Washington, DC: U.S. EPA.

Page 315: Bia tong hop

Hướng dẫn về Môi trường, Sức khoẻ và An toàn

NGÀNH DỆT MAY

309

Phụ lục A: Mô tả chung về các hoạt động công nghiệp

Công nghiệp dệt bao gồm các sản

phẩm sợi, dệt, hồ vải. Nhà máy dệt sẽ

nhận và chuẩn bị các sợi thô; chuyển

sợi đến se sợi, kéo sợi và dệt; chuyển

đổi sợi đến sản xuất; nhuộm, hồ và các

vật liệu đi kèm trong các công đoạn

khác nhau của sản phẩm. Các vật liệu

thô được dùng trong sản xuất dệt kể cả

sợi tự nhiên (vô cơ và hữu cơ), các sợi

hóa học và các sợi được sản xuất, các

hóa chất, nước và năng lượng. (xem

bảng A-1)16

Bảng A1. Sợi dệt

Sợi tự

nhiên

Hữu

Sợi thực

vật

Bông

Lanh, Gai

Đay, Siđan, Cây

đậu chổi

Sợi động

vật

Len

Tơ tằm

Sợi vô

Sợi

khoáng

vật

Badan

Amiăng

Sợi

nhân

tạo

Sợi hữu cơ tái sinh Cenlulô tổng hợp

Viscô

Cupro

Cellulose acetate

Cellulose

triacetate

Polymer hữu cơ

tổng hợp

Polyamide

Polyester

Polyolefin

Polyacrylate

Sợi vô cơ Thủy tinh

Carbon

16 Các thuật ngữ và định nghĩa cụ thể được dùng

trong công nghiệp dệt may có thể tìm trong cuốn

Thuật ngữ và định nghĩa ngành dệt may Xuất bản lần

thứ 11, 2002.

Sản xuất và chuẩn bị gia công sợi

Công nghiệp dệt sử dụng hai loại sợi,

tự nhiên và nhân tạo. Các sợi tự nhiên

được biết như sợi kết từ thực vật và

động vật (ví dụ như sợi bông, tơ tằm

và len). Trước khi các tơ có thể se

thành sợi, một loạt các giai đoạn

chuẩn bị, bao gồm gỡ sợi, tách sợi,

pha sợi, tẩy sợi, chải thô, chải mịn và

guồng sợi được thực hiện. Các sợi

khoáng tự nhiên bao gồm sợi badan

(cả hai loại tơ philamăng liên tục và

sợi ngắn) và sợi amiăng (sợi ngắn) đã

biết. Sợi nhân tạo bao gồm vật liệu

hữu cơ tổng hợp từ công nghiệp hóa

dầu (ví dụ như sợi polyamide,

polyester, polyolefin, và polyacrylate)

và các sợi hữu cơ tự nhiên tái sinh bao

gồm celluose (visco, dạng cupro),

cellulose acetate và cellulose triacetate

được chế tạo từ các sợi gỗ. Sợi nhân

tạo có thể được chế biến thành các sợi

philamăng hoặc các sợi có độ dài ngắn

để dễ dàng gỡ ra. Các sợi nhân tạo vô

cơ bao gồm sợi thủy tinh và sợi carbon

là các sợi tơ dài và sợi ngắn. Loại thớ

ngắn của cả hai loại vật liệu này được

dùng làm nỉ và hỗn hợp. Các sợi thủy

tinh được gia công bằng cách se lại,

xoắn và định cỡ. Các sợi carbon dài

được chế tạo bằng nhiệt phân.

Chế biến sợi

Các sợi ngắn (kể cả tự nhiên, tái tạo và

nhân tạo) là được chuyển thành sợi dệt

thông qua thao tác gộp lại và vặn lại.

Các sợi khác được chế biến bằng thao

Page 316: Bia tong hop

Hướng dẫn về Môi trường, Sức khoẻ và An toàn

NGÀNH DỆT MAY

310

tác se sợi. Sản xuất sợi dệt bao gồm

các thao tác sau:

Sợi thực vật: gỡ ra, tách sợi, cào,

chải, se sợi (cuộn để hở một đầu),

xoắn;

Sợi động vật: tẩy rửa, tách, cào,

chải, se sợi, và xoắn;

Sợi khoáng vật: se lại, xoắn và định

cỡ;

Sợi tự nhiên tái sinh: cào, chải, se

sợi và xoắn;

Sợi nhân tạo: cào, chải, se sợi

(guồng hoặc để mở) và xoắn.

Các sợi tơ dài có thể sử dụng trực tiếp

hoặc thay đổi theo thao tác sau:

Sợi tự nhiên (ví dụ như tơ tằm)

xoắn lại;

Sợi tự nhiên tái sinh: se và xoắn

lại;

Sợi nhân tạo: se, xoắn lại và dệt;

Các sợi vô cơ: se lại (sợi thủy tinh)

hoặc nhiệt phân (cacbon), xoắn lại

và định cỡ.

Sản xuất vải

Guồng sợi

Guồng sợi gồm chuyển sợi từ một bọc

thành loại khác để dễ dàng gia công

tiếp theo. Máy cuộn chính xác là được

ưu tiên cho các loại sợi mảnh và các

gói sản phẩm dạng cuộn nhiều cạnh.

Cuộn tang trống được dùng chính cho

cuộn sợi.

Sợi dọc trên khung cửi

Căng sợi gồm guồng một phần của

toàn bộ số đầu mút của cuộn bằng độ

rộng của trục cuốn chỉ sau.

Sợi ngang

Sợi ngang là một phương pháp cơ

giới để chuẩn bị cuộn vào trục. Quá

trình gồm guồng theo chiều ngang

trên ống sợi và dỡ dọc khỏi ống đưa

vào trục cuộn.

Căng trục

Căng trục là một hoạt động trong suốt

quá trình dệt tại các đầu tấm, được rút

ra khỏi giá vải thô, được đặt cuộn vào

trục theo độ dài của khung cửi. Một

vài loại trục tương tự (được biết như

bộ trục sau) cung cấp toàn bộ số các

đầu mút theo yêu cầu trong việc mắc

sợi dệt. Việc quấn trục thường được

thực hiện cho sản phẩm vải dệt lớn.

Việc cuộn lô trực tiếp là một phương

pháp đơn tầng đặc biệt.

Định cỡ

Định cỡ gồm việc áp dụng tổ hợp

định cỡ để giữ cho sợi dệt được săn

bề mặt sợi không bị sơ trong suốt quá

trình dệt. Hỗn hợp định cỡ bao gồm

hồ, gelatin, dầu, sáp ong, và các cao

phân tử (như polyvinyl, cồn,

polystyrel, polyacrylic acid, và

polyacetate).

Phương pháp chuốt từng lô sợi

chuyển sợi từ một lô sợi đến trục của

khung cửi. Các sợi đã được chuốt

được sấy khô bằng khí nóng hoặc

bằng tiếp xúc với ống trụ có hơi nước

Page 317: Bia tong hop

Hướng dẫn về Môi trường, Sức khoẻ và An toàn

NGÀNH DỆT MAY

311

nóng suốt giai đoạn chuyển đến

khung dệt.

Dệt vải

Phương pháp quan trọng nhất để sản

xuất vải là dệt thoi và dệt kim. Dệt

thoi được thực hiện bằng sử dụng

khung cửi (một bộ thiết bị bất kỳ cho

phép các sợi được kéo căng và mép

vải sẽ được tạo dạng với sự hỗ trợ của

một dây go). Có rất nhiều loại khung

cửi gồm dệt thoi, dệt phóng

(projectile), mũi kiếm (rapier), phun

(fluid jet). Dệt thoi được dùng một

thiết bị chèn ngang sợi chạy ngang

sợi dọc trên khung dệt (trên và dưới).

Dệt phóng sử dụng một mũi phóng

mang sợi ngang thông qua mép vải và

bỏ lại sau nó một vệt sợi. Dệt mũi

kiếm chứa các sợi ngang từ trong bọc

sợi qua mép vải. Loại dệt mũi kiếm là

đơn giản và nhiều tác dụng hơn dệt

thoi tuy nhiên tốc độ dệt chậm. Hai

loại dệt phun là phun khí và phun

nước.

Dệt kim là phương pháp chuyển các

sợi thành vải bằng các vòng đan được

tạo hình với sự trợ giúp của các kim

dệt. Hai kỹ thuật dệt kim luồn sợi

ngang được dùng bao gồm bản phẳng

(sử dụng một vật liệu định cỡ nặng

hơn) và vòng tròn. Các công nghệ sợi

dệt kim gồm dây (ví dụ như đăng ten,

sợi đan nhẹ), dệt lưới ngang (ví dụ

như đăng ten, khăn trải bàn, vải kỹ

thuật), đan móc (vải kỹ thuật).

Tạo nhung là quá trình dùng để sản

xuất thảm. Các vải không dệt được

sản xuất bằng sử dụng máy dán cơ

học, dán nước, dán khí. Sản phẩm bện

là một công nghệ đan trong đó hai

cuộn sợi dài đan xen nhau đồng bộ

xung quanh một trục.

Công đoạn hồ vải

Vải dệt thoi và dệt kim thường không

đưa vào ngành may hoặc thành phẩm

cho đến khi vải chưa nhuộm và hoàn

thiện được biết như là vải xám (dệt

thoi) hoặc vải thô (dệt kim), được đưa

qua một vài tầng gia công ướt. Các

công đoạn này chuyển chúng thành

vải thành phẩm, nâng cao cảm quan,

độ bền và sự tiện dụng. Công đoạn

ướt hoặc công đoạn hoàn thiện bao

gồm công đoạn chính của sản xuất

vải gọi là nhuộm màu, in và các xử lý

đặc biệt. Giai đoạn này xử lý vải bằng

hóa chất và ngâm rượu và thường yêu

cầu một vài bước giặt, vắt sấy khô.

Chuẩn bị

Bước chuẩn bị (cũng được biết như là

tiền xử lý) cho việc nhuộm, in hoặc

vải thành phẩm bao gồm một loạt các

bước xử lý và giặt giũ có tính quyết

định cho các công đoạn gia công

hoàn thiện tiếp theo. Tẩy rửa thường

được dùng để loại bỏ các chất bẩn tự

nhiên hoặc là hóa chất có thể gây rắc

rối cho việc nhuộm, in và hoàn thiện.

Việc xử lý ban đầu gồm chuốt vải, tẩy

rửa, tẩy trắng cũng như các gia công

khác (ví dụ như phun khí, đốt lông

hoặc ngâm bóng kiềm) được dự kiến

để làm biến đổi đặc tính hóa và lý của

vải. Một số chất ô nhiễm sinh ra trong

Page 318: Bia tong hop

Hướng dẫn về Môi trường, Sức khoẻ và An toàn

NGÀNH DỆT MAY

312

giai đoạn này có thể là kết quả của

quá trình loại bỏ tồn dư hóa chất và

nông sản. Nước thải có thể bao gồm

kim loại, chất hữu cơ và phốtpho

chứa trong chất hoạt động bề mặt và

chất tẩy rửa.

Bỏ định cỡ

Bỏ định cỡ là bước chuẩn bị, thông

thường để loại bỏ vật liệu định cỡ đã

được dùng trước khi dệt. Các sợi

nhân tạo nhìn chung chất định cỡ hòa

tan được trong nước, việc loại bỏ

được làm là giặt trong nước nóng

hoặc gia công tẩy rửa. Các sợi tự

nhiên phần lớn thường là tinh bột

hoặc hỗn hợp tinh bột và các vật liệu

khác không tan trong nước. Việc loại

bỏ thường được thực hiện thông qua

việc sử dụng các enzym có khả năng

chuyển hóa tinh bột thành đường tan

trong nước. Sau đó đường được loại

bỏ bằng cách giặt trước khi tẩy vải.

Thổi khí hoặc đốt lông

Thổi khí hoặc đốt lông là việc đưa

các sợi thòi ra từ cuộn sợi hoặc vải

qua bản đồng nóng hoặc ngọn lửa để

đốt bỏ.

Se sợi

Se sợi là tạo thành các sợi dài từ vật

liệu sợi thô. Se sợi đặc hoặc chặt là

thay đổi công đoạn quay sợi cho phép

ít sản phẩm phế liệu, độ bền lớn hơn,

nâng cao mặt vải và giảm các xơ sợi

trong vải.

Ngâm kiềm

Ngâm kiềm dùng để xử lý sợi dệt

cellulose (cả sợi và vải) với dung dịch

đậm đặc xút ăn da. Việc xử lý cho

phép sợi đẹp và tăng độ bền và hút

các vật liệu màu. Một cách gia công

khác là xử lý bằng dung dịch amôni

cũng cho hiệu ứng ngâm kiềm.

Tẩy trắng

Tẩy trắng là một quá trình cải thiện

độ trắng của vật liệu dệt, chúng

thường dùng chất tẩy có clo (sodium

hypochlorite, sodium chloride) hoặc

hydrogen peroxide. Chất tẩy trắng

peracetic acid đôi lúc được dùng để

tẩy sợi tổng hợp do không thể dùng

hydrogen peroxide (ôxy già) để tẩy

(ví dụ như polyamide).

Nhuộm màu

Nhuộm màu được áp dụng và cố định

màu của vải. Công nghiệp dệt sử

dụng một số kỹ thuật nhuộm (ví dụ

như nhuộm bó sợi, nhuộm từng đoạn,

nhuộm phun, nhúng [chải] và con sợi

[cuộn] và các máy (như tời, phun,

cánh quạt, dòng chảy) để nhuộm màu

vải thông qua chất lỏng. Nhuộm màu

được thực hiện bởi các nhà máy dệt

hoặc các xưởng chuyên nhuộm. Vải

dệt được nhuộm khi sử dụng một số

lớn các hóa chất và vật liệu màu. Chất

màu thường là các phân tử tổng hợp

và được bán dưới dạng bột, hạt, hồ

hoặc phân tán trong chất lỏng. Việc

nhuộm có thể được thực hiện theo

từng mẻ hoặc liên tục. Trong việc

nhuộm theo mẻ, một lượng vải được

chất vào trong máy nhuộm và cho nó

tiếp xúc với nước màu. Hóa chất bổ

trợ và điều kiện nhúng được sử dụng

để tăng tốc độ nhuộm màu. Chất màu

sau đó được cố định bằng cách sấy

Page 319: Bia tong hop

Hướng dẫn về Môi trường, Sức khoẻ và An toàn

NGÀNH DỆT MAY

313

nóng hoặc hóa chất, và rồi giặt gỡ bỏ

các chất màu không dính vào và các

hóa chất từ các sợi dệt hoặc vải. Tỷ lệ

chất lỏng màu (tỷ số trọng lượng giữa

tổng vật liệu khô và nước màu) của

thiết bị được sử dụng là một thông số

quan trọng trong quá trình nhuộm

không liên tục. Tỷ số này trong

khoảng từ 3:1 (cần ít nước cho mỗi

đơn vị trọng lượng nguyên liệu dệt)

đến hơn 50:1 (đặc trưng cho chất màu

có ái lực thấp và hiệu suất nhuộm

thấp hoặc cần gia công nhuộm lâu

hơn). Máy nhuộm trục và máy tời

treo sử dụng tỷ lệ cao hơn loại nhuộm

phun, nhuộm cuộn và kỹ thuật nhuộm

từng mẻ tấm. Quá trình nhuộm liên

tục đưa vải vào trong máy nhuộm tại

đó chất màu được đựng trong một bể,

cố định màu bằng làm nóng hoặc hóa

chất và được giặt điều khiển với tốc

độ 50 đến 250 m/phút.

In

Quá trình in tạo ra các mẫu thiết kế

hay mô típ trên vải bằng cách sử dụng

chất tạo màu hay các tác nhân khác,

thường là dưới dạng paste hoặc mực.

Kỹ thuật sử dụng gồm có in lưới

(screen printing) trong đó paste in

được đưa qua một lưới in khi tiếp xúc

với chất nền), in chuyển nhiệt

(sublimation printing) trong đó sử

dụng màu đã được sublime và in

phun (ink-jet printing).

Stentering

Đây là quá trình kéo thẳng và làm

khô sản phẩm sử dụng khí nóng để có

được khổ vải theo ý muốn.

Phủ ngoài và dát mỏng

Phủ ngoài gồm việc sử dụng vật liệu

sền sệt trên một hoặc hai mặt của vật

liệu dệt. Làm khô và lưu hóa khi cần

thiết dạng vật liệu phủ ngoài liên kết

với vải. Kỹ thuật bao gồm phủ trực

tiếp (ví dụ như trải lớp phủ cùng dệt

kim) ; phủ quay (sử dụng một trục lô

để di chuyển vải nền) ; phủ truyền (sử

dụng một nền tạm thời và thêm vào

một lớp hồ dán cho phép truyền đến

nền mong muốn). Ngọn lửa mảnh

thường được dùng rộng rãi cho các

tấm mỏng, chịu nhiệt (ví dụ như poly

urêtan) được phơi trong đầu đốt ngọn

lửa rộng đặt trước trục quay nén.

Gia công ướt sản xuất một lượng

đáng kể khí thải và rác thải trong vận

hành dệt. Thêm vào đó, một lượng

đáng kể năng lượng cần thiết cho đốt

nóng và tắm lạnh và cho làm khô vải

và sợi dệt. Các phương pháp sử dụng

thay đổi phụ thuộc vào sản phẩm cuối

cùng và cách áp dụng, thực tế sản

xuất tại chỗ, và loại sợi. Phương pháp

gia công có thể khác nhau trên cơ sở

các đặc tính mong muốn, như là độ

căng kéo, tính mềm dẻo, tính chất

đồng đều, độ bóng.

Vải sản xuất ra thường được chuyển

từ nơi dệt đến nơi nhuộm và cửa hàng

thành phẩm để gia công ướt, mặc dù

các nhà máy dệt lớn có thể tích hợp

công đoạn gia công ướt trong vận

hành của họ.

Page 320: Bia tong hop

Hướng dẫn về Môi trường, Sức khoẻ và An toàn

NGÀNH DỆT MAY

314

Sản xuất sản phẩm cuối cùng

Sản xuất sản phẩm dệt cuối cùng gồm

việc trang trí vải thành phẩm như

thêu ren, may áo quần, vật trong nhà

và các sử dụng công nghiệp các vải

thành phẩm. Thêu là một nghệ thuật

trang trí vải hoặc vật liệu khác thiết

kế theo một chủ đề bằng kim với các

sợi hoặc chỉ. Việc thêu có thể không

kèm theo các vật liệu khác như mảnh

kim loại, ngọc trai... Ngành lắp ráp

may mặc là ngành sử dụng nhiều lao

động.

Page 321: Bia tong hop
Page 322: Bia tong hop

--------------------------

---

In 300 bản khổ 17 x 24cm tại Công ty Cổ phần In Bắc Sơn. Đăng ký kế hoạch xuất

bản số: 209-2011/CXB/668-08/NN. Quyết định xuất bản số: 272/QĐ-NN ngày

29/12/2011. In xong và nộp lưu chiểu quý I/2012.

Page 323: Bia tong hop
Page 324: Bia tong hop