39
Chương 1 TỔNG QUAN VỀ NHÀ MÁY XỬ LÝ NƯỚC THẢI BÌNH HƯNG 1.1. Giới thiệu về nhà máy xử lý nước thải Bình Hưng Hình 1.1 Nhà máy xử lý nước thải Bình Hưng - Nhà máy xử lý nước thải Bình Hưng là đơn vị quản lý vận hành thuộc công ty thoát nước đô thị.Nhà máy được xây dựng tại ấp 5, xã Bình Hưng, huyện Bình Chánh, TP HCM, xung quanh được bao bọc bởi kinh Tắc Bến Rô. - Nhà máy xử lý nước thải Bình Hưng thuộc gói thầu E, có giá trị đầu tư lớn hơn 1.400 tỷ đồng. Thuộc giai đoạn I của dự án cải thiện môi trường nước lưu vực kênh Tàu Hủ-Bến Nghé, sử dụng nguồn vốn viện trợ phát triển (ODA) của chính phủ Nhật Bản. Đây là dự án do ban quản lý Đông-Tây và môi trường

Bình Hưng

  • Upload
    bac-cai

  • View
    214

  • Download
    0

Embed Size (px)

DESCRIPTION

Thực tập

Citation preview

Page 1: Bình Hưng

Chương 1

TỔNG QUAN VỀ NHÀ MÁY XỬ LÝ NƯỚC

THẢI BÌNH HƯNG

1.1. Giới thiệu về nhà máy xử lý nước thải Bình Hưng

Hình 1.1 Nhà máy xử lý nước thải Bình Hưng

- Nhà máy xử lý nước thải Bình Hưng là đơn vị quản lý vận hành thuộc công ty thoát

nước đô thị.Nhà máy được xây dựng tại ấp 5, xã Bình Hưng, huyện Bình Chánh, TP

HCM, xung quanh được bao bọc bởi kinh Tắc Bến Rô.

- Nhà máy xử lý nước thải Bình Hưng thuộc gói thầu E, có giá trị đầu tư lớn hơn 1.400 tỷ

đồng. Thuộc giai đoạn I của dự án cải thiện môi trường nước lưu vực kênh Tàu Hủ-Bến

Nghé, sử dụng nguồn vốn viện trợ phát triển (ODA) của chính phủ Nhật Bản. Đây là dự

án do ban quản lý Đông-Tây và môi trường nước TPHCM là chủ đầu tư, với tổng mức

đầu tư lớn hơn 4.163 tỷ đồng, trong đó vốn (ODA) là hơn 3.213 tỷ đồng, vốn đối ứng là

950 tỷ đồng.

- Nhà máy được khởi công từ tháng 11/2004 và hoàn thành vào tháng 12/2008 do nhà

thầu là Liên Danh NES(Nishimatsu construction Co, Ltd, Ebara corporation và shimizu

construction của Nhật Bản)thi công.

Page 2: Bình Hưng

- Nước thải ban đầu được thu gom từ hệ thống cống bao của các cửa xả dọc theo sông Sài

Gòn-Bến Nghé-Tàu Hủ. Sau đó, trạm bơm Đồng Diều chuyển tiếp nước thải về nhà máy

bằng đường ống được đặt ở dưới hầm(dài 3 km)

- Chất lượng nước sau xử lý thải ra kênh rạch đạt giới hạn Loại B(TCVN-5945-2005

BTNMT)

Công Suất của nhà máy gồm 3 giai đoạn:

+ Giai đoạn I: 141.000 m3/ngày (giai đoạn hiện nay) xử lý toàn bộ nước thải của

dân cư thuộc phạm vi gần 1000 hecta, cụ thể là các Quận 1, 3, 5, và 10.

+ Giai đoạn II: 469.000 m3/ngày.Nhà máy sẽ xử lý toàn bộ nước thải đô thị của lưu

vực rộng hơn gần 3000 ha thuộc 11 quận, Huyện, trong đó tại các quận trung tâm

như 1, 3, 5, 6, 7, 8, 10, 11…sẽ không còn xả trực tiếp xuống kênh rạch như hiện nay

mà được thu gom bằng hệ thống cống bao,đưa về nhà máy xử lý thành nước sạch

trước khi đổ ra kênh.

+ Giai đoạn III: 512.000 m3/ngày. Cải tiến chất lượng nước thải đầu ra đạt tiêu

chuẩn xã thải Loại A TCVN 5945-2005.

1.2. Lịch sử thành lập và phát triển nhà máy xử lý nước Bình Hưng .

- Nhà máy xử lý nước thải Bình Hưng là một trong năm gói thầu trong dự án cải thiện

môi trường nước thành phố. Được biết đây mới là giai đoạn một xây dựng nhà máy giai

đoạn hai nhà thầu sẽ làm các tuyến các cống bao phía quận 4, 8 chạy dọc kênh đôi-kênh

tẻ. Theo kế hoạch đến năm 2020 có tất cả chín nhà máy xử lý môi trường nước được xây

dựng. Nhà máy xử lý nước thải ở Bình Chánh là nhà máy đầu tiên trong chín nhà máy,

hiện có 4 nhà máy xử lý nước thải khác cũng đang trong giai đoạn mời thầu

- Dự kiến năm 2020-2025 Tp.HCM sẽ xin chính phủ xây dựng thêm tám nhà máy xử lý

nước thải tương tự lúc này toàn thành phố có 17 nhà máy xử lý nước thải và đi đôi là môi

trường nước bị ô nhiễm sẽ được cải thiện tốt hơn.

- Nhà máy này khởi công xây dựng từ tháng 11-2004 do ban quản lý đại lộ Đông tây và

môi trường nước TP làm chủ đầu tư và do nhà thầu là liên doanh N.E.S (Nishimatsu

Construction Co.,Ltd,Ebara corporation và Shimizu Corporation của nhật bản)thi công. -

Page 3: Bình Hưng

Đây là nhà máy xử lý có quy mô lớn nhất nước hiện nay, nước thải sau xử lý sẽ đạt loại B

trước khi thải ra môi trường.

- Trong đó tổng vốn đầu tư xây dựng 100triệu USD. Nhà máy cũng là một trong những

hạng mục chính thuộc dự án cải thiện môi trường nước Tp.HCM lưu vực kênh Tàu Hủ-

Bến nghé-kênh đôi-kênh tẻ được sự tài trợ của cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản(JICA)

do PMU ĐLĐT & MTN làm chủ đầu tư với tổng mức đầu tư 4.163 tỷ đồng.

- Trong đó, vốn vay ODA của nhật bản là 23.994 triệu yên (3.213 tỷ đồng),còn lại là vốn

đối ứng của Nhà nước

1.3.Địa điểm xây dựng, nguồn tiếp nhận, và các quy chuẩn:

- Địa điểm: Xã Bình Hưng-Bình Chánh- Tp.HCM

- Khi nhận nước thải từ trạm bơm Đồng Diều(quận 8) nước sẽ đi qua bể lắng,bể sục khí,

bể lắng thứ cấp sau đó qua bể khử trùng trước khi thải ra song rạch

- Mục tiêu chính của dự án là cải thiện môi trường nước và chất lượng nước song ngòi lưu

vực phía Bắc kênh Tàu Hũ-Bế Nghé thuộc địa bàn quận 1,3,5,10.

● Sơ đồ thu gom nước thải

Hình 1.1 Sơ đồ tuyền cống thu gom nước thải

- Hằng ngày nhà máy tiến hành 2 đợt kiểm tra,đo nhanh chất lượng nước tại bể sục khí để

phát hiện và khắc phục sự cố kịp thời.

Page 4: Bình Hưng

- Các thiết bị tại nhà máy hầu hết là vận hành theo cơ chế tự động.Do đó nhân viên vận

hành luôn quan sát để kịp thời khắc phục sự cố xảy ra.

- Một tuần,nhân viên phòng quản lý môi trường thuộc công ty thoát nước đô thị sẽ có 2

lần xuống nhà máy lấy mẫu mang về phân tích các chỉ tiêu chất lượng nước.Mẫu được lấy

tại các vị trí nước đầu vào tại bể phân phối, đầu ra tại bể lắng sơ cấp, đầu ra bể sục khí,

đầu ra bể lắng cuối, đầu ra bể khử trùng,đầu vào và đầu ra bể cô đặc bùn trọng lực.

- Kết quả phân tích của nhà máy sẽ so với QCVN 24-2009 BTNMT. Tuy xử lý nước thải

sinh hoạt nhưng Nhà Máy Nước Thải Bình Hưng được xem như là một đơn vị sản xuất,

nên nước thải đầu ra sẽ so với quy chuẩn về nước thải công nghiệp chứ không so với quy

chuẩn QCVN 14-2009/BTNMT-Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt.

Bảng 1.2 Tính chất của nước thải

Thông số Đầu vào (mg/l) Đầu ra (mg/l)

BOD5 ≤165 ≤50

SS ≤165 ≤100

1.4. Sơ đồ bố trí mặt bằng nhà máy(hệ thống xử lý)

Với diện tích xây dựng là 14 ha sơ đồ bố trí nhà máy như sau:

Hình 1.2 Sơ đồ bố trí nhà máy

Nhà tách nước

Nhà khử trùng

Trạm bơm nâng

Nhà điều hành chính

Nhà thổi khí

Nhà kho

Nhà ủ phân

Bể lắng

Bể sục khí

Page 5: Bình Hưng

Chương 2

QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ XỬ LÍ NƯỚC THẢI

2.1 SƠ ĐỒ CÔNG NGHỆ

Bùn tươi

Bùn dư

Chú thích:

Đường nước

Đường bùn

Bể lắng sơ cấp

Bể sục khí

Rác

Nước tách bùn

Bể bùn dưBể lắng thứ cấp

Bể khử trùng

Kênh tắc Bến Rô

Máy thổi khí

Châm giaven

Bể hỗn hợp

thiết bị tách nước ly tâm

Phân compost

Nước thải

Scr

Trạm bơm năng

Bể phân phối nước

Xử lý riêng

Bể nước tái quay vòng

Bể cô đặc trọng lực

Thiết bị cô đặc bùn ly

tâm

Page 6: Bình Hưng

2.2 THUYẾT MINH SƠ ĐỒ CÔNG NGHỆ:

- Nước thải thu gom từ các quận về trạm bơm Đồng Diều. Được dẫn đên trạm bơm nâng

của nhà máy qua song chắn rác thô rác được mang xử lí riêng nước đưa hệ thống phân

phối đều nước đến bể lắng sơ cấp. Tại bể lắng sơ cấp cặn bẩn có thể lắng và một phần

của BOD không tan được loại bỏ trong bể, bùn lắng trong bể này gọi là bùn tươi và

được đưa đến bể cô đặc trọng lực. Nước từ bể lắng sơ cấp đưa qua bể sục khí để xử lí

sinh học. Tại bể sục khí các chất ô nhiễm sẽ được loại bỏ bởi bùn hoạt tính trong điều

kiện hiếu khí. Nước thải được trộn với bùn tuần hoàn từ bể lắng thứ cấp. Nước tiếp tục

qua bể lắng thứ cấp(bể lắng cuối) để thu sinh khối, sinh khí, vi sinh vật và bùn hoạt tính.

Một phần bùn hoạt tính từ bể lắng thứ cấp được tuần hoàn trở lại bể sục khí mục đích

giữ nồng độ bùn hoạt tính(MLSS). Phần bùn còn lại trong bể lắng thứ cấp gọi là bùn

hoạt tính dư(bùn dư) đưa tới thiết bị cô đặc bùn ly tâm. Sau khi ra khỏi bể lắng thứ cấp

được đưa qua bể khử trùng, nước được khử trùng bằng hóa chất giaven. Thời gian lưu

nuoc1 trong bể tối thiểu khoảng 30 phút. Nước sau khi đánh giá đạt tiêu chuẩn nước thỉa

theo QCVN 24:2009/BTNMT cột B. Cuối cùng nước thải ra ngoài kênh Tắc Bến Rô

theo của xả.

- Phần xử lí bùn: Bùn tươi từ bể lắng sơ cấp tới bể cô đặc trọng lực, tại bể bùn được

phân tách bằng trọng lực tạo ra bùn và nước, bùn cô đặc tiếp tục được đưa tới bể bùn

hỗn hợp, còn nước đưa về trạm bơm nâng. Bùn hoạt tính dư từ bể lắng thứ cấp đưa đến

bể bùn dư. Bùn từ bể bùn dư đưa qua thiết bị cô đặc bùn ly tâm bùn đưa tiếp đến bể bùn

hỗn hợp. Tại bể bùn hỗn hợp bùn cô đặc được trộn lẫn với bùn tươi cô đặc và được đưa

qua thiết bị tách nước bùn ly tâm. Tại thiết bị tách nước bùn ly tâm hỗn hợp bùn tạo

bông cặn châm polime, bùn đã tách nước tạo ra bánh bùn và đưa tới hạng mục làm

phâm compost còn nước đưa qua bể nước tái quay vòng sau đó bơm về trạm bơm nâng.

2.3 CÁC HẠNG MỤC CÔNG TRÌNH CHÍNH

Trạm bơm nâng Đồng Diều

Là trạm bơm trung chuyển nước thải từ các tuyến cống bao trong lưu vực Tàu Hủ - Bến Nghé – Kênh Đôi – Kênh Tẻ về nhà máy xử lý nước thải Bình Hưng.

Page 7: Bình Hưng

Nước thải được thu gom sẽ tới Trạm bơm Đồng Diều (khu Đồng Diều, P.4, Q.8), tại đây sẽ có hệ thống máy bơm để bơm nước sang nhà máy tại Bình Chánh. Đường ống truyền tải này có đường kính Ø2200mm, chiều dài 3km.

Diện tích mặt bằng xây dựng: 0,6 ha. Cao trình trạm bơm: H = -15m.

Công suất trạm bơm:

Giai đoạn 1: 133,3 m3/phút (192.000 m3/ngày). Gồm 3 bơm chìm, công suất mỗi bơm là 66.7 m3/phút. Trong đó 2 bơm hoạt động, 1 bơm dự phòng khi có sự cố, các bơm hoạt động 24/23.

Giai đoạn 2: 400 m3/phút (576.000 m3/ngày). Lắp đặt thêm 3 bơm chìm công suất mỗi bơm là 133 m3/phút.

Hố thu

Nước thải từ trạm bơm Đồng Diều được đưa về hố thu, từ đây nước thải sẽ đi qua các cửa phân phối tới mương phân phối nước đến các bể lắng sơ cấp.

Các cửa phân phối nước

Các đặc điểm của của cửa phân phối như sau:

Số lượng: 4 cửa

Kiểu: cửa tràn di động

Chế độ vận hành: thủ công

Kích thước: 1.000 mm x 1.000 mm.

2.3.1 TRẠM BƠM NÂNG

Trong nhà máy xử lý nước thải, nước thải sau khi loại bỏ Chất rắn lơ lửng ( SS) và BOD

bằng quá trình vật lý hoặc sinh học sẽ được xả thải ra ngoài nhà máy. Bùn tạo ra trong

quá trình xử lý sau khi được cô đọng và tách nước sẽ được ủ làm phân. Sản phẩm phân

compost sẽ được đưa ra khỏi nhà máy.

Trạm bơm nâng:

Trong công tác xử lý nước thải, nước thải được xử lý sơ bộ tại Trạm bơm nâng.

Ngăn tách cát

Page 8: Bình Hưng

Các thành phần hạt vô cơ như cát và hạt nặng khác có thể chìm trong nước sẽ lắng ở đây

và được loại bỏ ra ngoài. Nếu không được loại bỏ ở phần xử lý sơ bộ, các hạt cát trong

bể lắng sơ bộ hoặc bộ phận phía sau có thể gây mài mòn bất thường các thiết bị cơ khí

hoặc bơm bùn và có thể gây tắc ống do lắng đọng trong đó.

Giếng bơm

Nước thải sau khi được loại bỏ cát cùng với nước thải rửa lọc sẽ được bơm tới hạng

mục xử lý nước thải.

2.3.2 HẠNG MỤC XỬ LÍ NƯỚC THẢI

Các chất rắn có thể lắng dễ dàng được loại bỏ ở bể lắng. Thông qua quá trình oxi hóa

sinh học chất hòa tan và quá trình phân giải bằng xử lý sinh học trong bể hiếu khí, BOD

và SS được loại bỏ. Sau đó nước thải được khử trùng bằng clo và nước thải sau khi xử

lý được thải ra ngoài.

Bể lắng sơ bộ Bể sục khí Bể lắng cuối Bể khử trùng

Hình 2.1 Loại bỏ BOD và SS trong hạng mục xử lý nước thải

Bảng 2.1 Các chất ô nhiễm quan trọng trong nước thải và công nghệ xử lý được sử dụng để loại

bỏ chất ô nhiễm:

Loại bỏ BOD và SS

Loại bỏ BOD Loại bỏ BOD và SS

Khử trùng

Page 9: Bình Hưng

Chât ô nhiễm Lý do quan trọng Công nghệ

Chất rắn lơ lửng

( SS)

Chất rắn lơ lửng có thể dẫn đến tích đọng bùn

và hình thành điều kiện kỵ khí khi nước thải

không xử lý được thải ra môi trường nước.

Lắng

Song chắn

Lọc

Các chất hữu cơ

có thể phân hủy

sinh học

Bao gồm chủ yếu là protein, cacbonhydrat và

chất béo, các chất hữu cơ có thể phân hủy sinh

học được định lượng phổ biến nhất bằng chỉ số

BOD (nhu cầu oxi sinh học) và COD (nhu cầu

oxi hóa học).

Nếu thải bỏ nước thải chưa xử lý ra môi trường,

quá trình ổn định sinh học sẽ dẫn đến suy kiệt

nguồn oxi tự nhiên và tạo ra sự phát triển của

điều kiện phân hủy kỵ khí.

Các dạng của công nghệ

bùn hoạt tính

● Bể lắng sơ cấp

Hình 2.1 Bể lắng sơ cấp

a. Nhiệm vụ:

Page 10: Bình Hưng

Bể lắng sơ cấp có nhiệm vụ loại bỏ cặn lớn và cát, đồng thời cũng loại bỏ các váng nổi

trên bề mặt bể. Tại bể có thanh gạt bùn, thanh gạt ván nỗi, hệ thống ống phá bọt và thu

nước bằng máng răng cưa.

Tại nhà máy xử lý nước Bình Hưng xây dựng 10 bể lắng ngang. Các bể này hoạt động song song, nước thải được đưa tới bằng bốn cửa phân phối nước.

Thông số thiết kế mỗi bể là (dài x rộng x cao = 13 x 10 x 3), thể tích chứa nước mỗi bể là W = 325m3. Thời gian lưu nước của bể 1,5 – 2h.

b. Nguyên lí hoạt động:

- Nước thải đi vào vùng phân phối nước ở đầu bể, để phân phối đều nước trên toàn bộ

diện tích ngang của vùng lắng.

- Các hạt cặn tách ra khởi nước bằng trọng lực xảy ra ở vùng lắng.

- Nước sau khi lắng được thu về các máng đặt ở cuối bể.

- Cặn lắng tích lũy trong vùng chứa cặn được tấm gạt cặn chạy bằng dây xích đặt ngập

trong bể, gạt dồn về máng thu đặt ở đầu bể.

-Bơm hút cặn đặt gần máng đầu bể để hút cặn về bể cô đặc trọng lực.

c. Ưu và nhược điểm:

- Ưu điểm:

+ Dễ thiết kế xậy dựng và vận hành

+ Áp dụng cho lưu lượng lớn

-Nhược điểm:

+Chiếm mặt bằng và diện tích xậy dựng khá cao.

● Bể sục khí

Phương pháp sinh học xử lý nước thải là phương pháp đặc biệt quan trọng trong công

nghệ xử lý nước thải:

Page 11: Bình Hưng

.

Hình 2.2 Bể sục khí

Chất hữu cơ có trong nước thải sẽ được xử lý bằng quá trình bùn hoạt tính hiếu khí dạng

lơ lửng, nồng độ MLVSS duy trì trong bể 1.500 – 2.000 mg/l. Bể có hệ thống sục khí, hệ

thống ống phun nước phá bọt và có đường ống nhận bùn tuần hoàn từ bể lắng thứ cấp.

Kích thước của bể thổi khí là (dài x rộng x cao) = (28m x 10.5m x 5.5m). Thể tích nước chứa: 1470m2. Thời gian lưu nước: 2.75h

Do bùn được cào đi và một phần theo nước thải sang bể lắng thứ cấp nên lượng vi sinh trong bể sẽ giảm đi, điều này dẫn tới việc giảm khả năng xử lý sinh học. Để tránh tình trạng thiếu vi sinh trong bể thổi khí thì cần tuần hoàn một lượng bùn từ bể lắng thứ cấp về bể sục khí. Tại nhà máy xử lý nước thải Bình Hưng, lượng bùn tuần hoàn là 25%.

Điểm nổi bật của sơ đồ công nghệ xử lý nước thải tại Bình Hưng là hệ thống bể sục khí. Các bể sục khí sử dụng công nghệ bùn hoạt tính cải tiến giúp giảm thời gian lưu từ 6h – 8h còn 2.75h, điều này cũng có nghĩa là tiết kiệm được diện tích mặt bằng rất lớn.

Page 12: Bình Hưng

● Bế lắng thứ cấp

Hình 2.3 Bể lắng thứ cấp

a. Nhiệm vụ:

Bể lắng thứ cấp dùng để lắng bùn từ bể thổi khí và 1 phần bùn từ bể lắng thứ cấp sẽ được bơm tuần hoàn về bể thổi khí. Bể có thanh gạt bùn, thanh gạt váng nổi, hệ thống phá bọt và thu nước bằng máng răng cưa. Thời gian lưu nước của bể 2 giờ.

Thông số thiết kế bể lắng thứ cấp:

Dạng: bể lắng ngang Kích thước mỗi bể: dài x rộng x cao = 26m x 10m x 2.5m. Thể tích chứa mỗi bể: 780m2.

Thời gian lưu nước: 2.2h

b. Nguyên lý hoạt động:-Nước thải đi vào vùng phân phối nước ở đầu bể, để phân phối đều nước trên toàn diện

tích ngang của vùng lắng.

-Các hạt cặn tách ra khỏi nước bằng trọng lực xảy ra ở vùng lắng.

-Nước sau khi lắng được thu về các máng thu đặt ở cuối bể.

-Căn lắng tích lũy trong vùng chứa cặn được các tấm gạt cặn chạy bằng dây xích đặt

ngập trong bể, gạt dồn về máng thu đặt ở đầu bể.

Page 13: Bình Hưng

-Bùn hoạt tính trong bể được tuần hoàn trở lại bể sục khí và lượng bùn dư hằng ngày

đưa về thiết bị cô đặc ly tâm.

c. Ưu nhược điểm:

-Ưu:

+Dễ thiết kế xây dựng và vận hành

+Áp dụng cho lưu lượng lớn.

-Nhược:

+Chiếm mặt bằng và diện tích xậy dựng khá cao.

+Hậu quả xử lý thấp hơn bể lắng tròn.

● Bể khử trùng

a.Nhiệm vụ:

Nước sau khi lắng từ bể lắng thứ cấp sẽ chảy đến bể khử trùng, tại đây bằng NaClO,

lượng Clo sử dụng là 3g/m2. Nước sau khi khử trùng đã đạt chuẩn để xả ra môi trường,

nguồn tiếp nhận nước sau xử lý là kênh Tắc Bến Rô.

Các thông số cửa dẫn nước vào bể khử trùng:

Hình dạng: vuông Kích thước: 2.200mm x 2.200mm

Page 14: Bình Hưng

Số lượng: 1. Chế độ vận hành: bằng tay.

b.Nguyên lý:

- Nước ra khỏi bể thứ cấp đưa qua bể khử trùng bởi đường ống dẫn nước vào. Nước

phân bố đều cho các ngăn của bể theo dòng chảy zic zắc. Hóa chất Javen 12% được

châm vào tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình tiếp xúc giữa nước thải và hóa chất khử

trùng. Nước lưu trong bể rồi cuối cùng đưa ra ngoài kênh Tắc Bến Rô qua cống xả.

c.Ưu nhược điểm:

-Ưu điểm:

+Thuận lợi cho quá trình tiếp xúc giữa nước thải và hóa chất.

+Áp dụng cho lưu lượng lớn.

+Dễ thiết kế.

-Nhược điểm: chiếm mặt bằng và diện tích xậy dựng cao.

2.3.3 Hạng mục cấp nước

Một phần nước thải đã khử trùng được sử dụng trong nhà máy xủ lí nước thải.

1) Dòng ra thứ cấp

Một phần nước thải đã khử trùng đi vào bể dòng ra thứ cấp, một phần trong đó được lọc

cát, phần còn lại được đưa tới hạng mục xử lí nước thải và hạng mục xử lí bùn và được

quay vòng lại.

2) Bể lọc cát

Phương pháp lọc cát bao gồm phương pháp lọc trọng lực và lọc áp lực. Ở đây sử dụng

phương pháp lọc áp lực. Nồng độ chất rắn lơ lửng trong nước đã xử lí đầu ra được giảm

xuống dưới 20 mg/l. Khi chênh áp tăng trong quá trình lọc, bể lọc sẽ rửa lọc định kì.

Nước trong bể nước đã lọc được sử dụng để rửa lọc bể lọc cát định kì.

3) Bể nước đã lọc

Page 15: Bình Hưng

Chứa nước rửa lọc bể lọc cát hoặc đưa tới thiết bị cô đặc bùn trọng lực, tách nước bùn

li tâm, máy thổi khí và bể hóa chất.

4) Bể nuớc thải rửa lọc

Nước thải rửa lọc từ bể lọc cát được đưa tới bể nước thải rủa lọc, lưu giữ tại đây và sau

đó được bơm tới giếng bơm (tại trạm bơm nâng) để xử lí.

2.3.4 Hạng mục xử lí bùn

Xử lí và thải bỏ chất rắn và bùn phát sinh từ xử lí nước thải là một trong những công

nghệ quan trọng nhất. Công nghệ cô đặc được sử dụng để giảm thể tích bùn. Công

nghệ tách nước cũng được sử dụng để giảm thể tích bùn.

Bùn lắng Bùn cô đặc Bánh bùn

Nhiệm vụ:

Bùn tươi được đưa ra từ bể lắng sơ cấp tới bể cô đặc bùn trọng lực. Tại bể này bùn được

tách bằng trọng lực. Bùn cô đặc được đưa tới bể bùn hỗn hợp.

1)Bể cô đặc bùn trọng lực

Bùn tươi được đưa từ bể lắng sơ cấp tới bể cô đặc bùn trọng lực. Tại bể này bùn được

phân tách bằng trọng lực. Bùn cô đặc được đưa tới bể bùn hỗn hợp.

2)Thiết bị cô đặc bùn li tâm

Bởi vì bùn hoạt tính dư có bùn sinh học nên nó không dễ dàng cô đặc bởi trọng lực.

Thiết bị cô đặc bùn li tâm tạo ra bùn cô đặc (bùn dư) trong dải hàm lượng bùn khoảng

4%.

3)Bể bùn hỗn hợp

Hàm lượng ẩm 99%

Hàm lượng bùn 1%

Hàm lượng ẩm 97%

Hàm lượng bùn 3%

Hàm lượng ẩm 80%

Hàm lượng bùn 20%

Page 16: Bình Hưng

Bùn tươi cô đặc và bùn hoạt tính dư cô đặc được trộn lẫn với nhau trong bể bùn hỗn

hợp. Nó tạo ra bùn có thể tách nước ổn định nhờ hòa trộn đều. Hỗn hợp bùn được đưa

tới thiết bị tách nước.

4)Thiết bị tách nước bùn li tâm

Hỗn hợp bùn sau khi tạo bông nhờ châm polime sẽ được quay li tâm trong thiết bị tách

nước bùn li tâm và được tách nước. Polime tốt nhất cho tách nước rát khác nhau tùy

thuộc vào tính chất của bùn. Qúa trình này tạo ra bánh bùn với hàm lượng bùn 20%

hoặc hơn, tùy thuộc vào tính chất của bùn. Bùn đã tách nước được đưa tới hạng mục

làm phân compost.

5)Bể tách nước quay vòng

Nước tách ra từ thiết bị cô đặc bùn và tách nước bùn li tâm được dưa tới bể nước tái

quay vòng sau đó bơm tới giếng bơm (tại trạm bơm nâng).

2.3.5 Hạng mục làm phân compost

Qúa trình làm phân compost được sử dụng để tạo ra vật liệu giống mùn có thể sử dụng

như chất cải tạo đất. Ủ phân compost là quá trình ổn định của chất rắn hữu cơ ẩm bởi

quá trình sinh học tự nhiên khi chất hữu cơ được tạo đống và tạo điều kiện thông khí.

Bên cạnh việc phân hủy chất hữu cơ có thể bị thối rữa, mục tiêu của ủ phân compost

còn là tiêu diệt vi sinh vật gây bệnh và giảm khối lượng, thể tích chất thải.

1)Nhà lên men sơ cấp:

Phân compost tuần hoàn được trộn với bùn tách nước để tạo giống cho vi sinh vật lên

men. Thêm nữa trấu cũng được trộn vào để điều chỉnh độ ẩm và tăng độ rỗng khí. Lên

men diễn ra trong điều kiện hiếu khí để tạo thuận lợi cho sự phân giải của vi sinh vật.

Qúa trình ủ diễn ra trong nhà nhằm tiêu diệt vi sinh vật như khuẩn hình que và giảm độ

ẩm.

2)Nhà lên men thứ cấp:

Page 17: Bình Hưng

Lên men diễn ra trong điều kiện hiếu khí, sự phân hủy của vi sinh vật được tăng cường

ở đây, vật liệu mùn được tạo ra và hiệu chỉnh đươc hàm lượng độ ẩm. Qúa trình lên men

dần ổn định và đạt tới độ ngấu.

3)Bể lọc khử mùi qua đất:

Khí gây mùi từ nhà lên men được hút bằng quạt và dược cấp vào từ phía dưới bể lọc

khử mùi qua đất. Khí gây mùi đi qua bể và thành phân gây mùi được loại bỏ nhờ hoạt

động của vi sinh vật trong đất. Sau khi khử mùi, khí thoát ra ngoài khí quyển.

Page 18: Bình Hưng

Chương 3

ƯU VÀ NHƯỢC ĐIỂM CỦA NHÀ MÁY

3.1 Ưu điểm

Hệ thống xử lý hiện đại, quy mô lớn; xử lý nước đạt chất lượng tốt.

Nhà máy xây dựng quy trình xử lý rất tốt: xử lý nước, bùn, khí.

Hệ thống xây dựng đường ống, nhà điều khiển, bơm ngầm, điều này giúp tiết kiệm mặt bằng rất tốt trong điều kiện thiếu đất như hiện nay.

Đường ống dẫn nước cũng như cao trình các hạng mục được tính toán để nước tự chảy tối đa, giúp tiết kiệm năng lượng tiêu thụ.

Tận dụng ánh sáng mặt trời để chiếu sáng trong tầng ngầm, tiết kiệm điện.

Công nghệ bùn hoạt tính cải tiến giúp giảm thời gian lưu, giảm diện tích mặt bằng và tăng năng suất sử lý.

Có đội ngũ quản lý, kỹ sư, công nhân trẻ, giàu kinh nghiệm, năng động, nhiệt huyết.

3.2 Nhược điểm

Cần có bể điều hòa để điều chỉnh lưu lượng và nồng độ chất ô nhiễm khi có biến động.

Thiết bị tách nước ly tâm đang trong tình trạng không đáp ứng được công suất thải bùn, cần bổ sung thêm máy ly tâm tách nước.

Giai đoạn làm phân compost đang trong giai đoạn nghiên cứu, cần nhanh chóng triển khai nghiên cứu ứng dụng để giải quyết bùn lưu trữ.

Cũng cần tìm nguồn đầu ra cho sản phẩm compost.

Chương 4

Page 19: Bình Hưng

CÁC VẤN ĐỀ AN TOÀN TRONG VẬN HÀNH

TẠI NHÀ MÁY

4.1 Sự cố thường gặp và cách khắc phục:

Xử cố sự cố cho kiểm soát sử lý nước và xử lý bùn. Cách sử lý sự cố

dưới đây là biện pháp xử lý cho bất kỳ vấn đề cụ thể nào phát sinh tại bất

kỳ điểm nào trong nhà máy.

Triệu chứng Nguyên nhân có thể Biện pháp xử lý

Trạm bơm nâng

- Mức nước giếng

bơm “HH”.

- Cửa đầu vào có thể không

được đóng hoàng toàn do

vướng phải vật cản trở.

- Thiếu mỡ cho trục của

cửa.

- Loại bỏ vật cản trở ra khỏi

cửa đầu vào.

- Bổ sung mỡ cho trục của

cửa đầu vào.

Bể lắng sơ cấp

- pH quá thấp.

- Dòng chảy tắt.

- Ống tắt thường

xuyên do bùn tươi độ

đặc cao.

- Bùn lên men.

- Đặt cửa tràn đầu vào

không đều.

- Tích tụ bùn tươi trong bể

lắng sơ cấp do thời gian lưu

quá dài.

- Cát quá nhiều trong bùn.

- Cánh gạt bùn bị mòn hoặc

hư hỏng cần trở gạt bùn

- Tăng số lượng rút bùn ra.

- Hiệu chỉnh đặt cửa tràn

đầu vào.

- Tăng số lượng chu kỳ rút

bùn ra.

- Kiểm tra chất lượng hàm

lượng cát trong bùn. Kiểm

tra hệ thống loại bỏ cát.

- Tháo cạn bể và kiểm tra độ

Page 20: Bình Hưng

- Bùn nổi lên mặt.

- Bùn rút ra rất

loãng .

- Bùn thỉnh thoảng

đặc, thỉnh thoảng

loãng.

xuống hố thoát.

- Đường ống xả bùn tươi bị

tắc.

- Van bùn tươi không mở

hoàn toàn.

- Bùn bắt đầu phân hủy.

- Có thể bùn được rút ra quá

nhanh hoặc bơm bùn tươi

vận hành trong thời gian quá

dài.

- Bể lắng sơ cấp quá tải thủy

lực.

- Chảy tắt trong bể lắng sơ

cấp.

- Tích tụ bùn trong bể lắng

sơ cấp không ổn định do

thay đổi lồng độ chất rắn lơ

lửng trong nước đầu vào.

- cánh gạt bùn bị mòn hoặc

hư hỏng cản trở gạt được

bùn xuống hố thoát. Do đó

dẫn đến thời gian lưu bùn

quá dài..

- Thời gian lưu bùn quá dài.

- Đường ống xả bùn tươi bị

tắc.

nở hoặc thay thế cánh gạt

nếu cần

- Thông đường ống bằng khí

hoặc phun nước áp lực cao.

- Kiểm tra và hiệu chỉnh

van.

- Tăng số lượng chu kỳ rút

bùn ra

- Giảm số lượng chu kỳ rút

bùn ra

- Đo lưu lượng nước vào bể

- Kiểm tra mức của từng

cửa tràn đầu vào để lưu

lượng nước vào bể lắng sơ

cấp đều nhau.

- Cần thay đổi chu kỳ rút

bùn ra.Bởi vậy chu kỳ cần

được thiết lập cho từng ngày

trong tuần. Cần kiểm tra

thường xuyên xem chu kỳ

thiết lập đã phù hợp chưa.

- Làm cạn bể và kiểm tra độ

hở hoặc thay thế cánh gạt

nếu cần thiết.

Page 21: Bình Hưng

- Bùn hoặc nước thải

đen và có mùi ( bùn

lên men ).

- Váng bọt tích tụ trên

bề mặt bể.

- Cơ cấu cào bùn bị

ngắt ra

- Mài mòn quá mức

- Thời gian quay của cào

bùn quá chậm

- Tần xuất loại bỏ váng củ

thiết bị thu váng chưa đủ

- Mô men xoắn vượt quá giá

trị thiết kế tác động tới cơ

cấu cào bùn

- Bánh xe không được căn

chỉnh thẳng

- Đường chạy bị bẩn.

- Động cơ có thể bị lỗi..

- Khớp nối bị vỡ.

- Đường hút bị tắc.

- Đường ống xả bị tắc.

- Vải rách… tắc bánh công

tắc hoặc bánh công tắc bị

mòn.

- Tăng số lượng chu kỳ rút

bùn.

- Thông ống bawngd cách

xử dụng khí nén hoặc vòi

phùn nước áp lực.

- Tăng tốc độ quay.

- Tăng tần xuất loại bỏ váng

của thiết bị thu váng.

- Kiểm tra tỉ trọng bùn và

giảm nó nếu yêu cầu.

- Kiểm tra động cơ.

- Kiểm tra cài đặt thiết bị

bảo vệ.

- Làm cạn bể lắng sơ cấp và

kiểm tra tắc cào bùn trong

bể.

- Căn chỉnh thẳng bánh xe.

- Làm sạch bề mặt trên đó

bánh xe chạy.

- Kiểm tra động cơ.

- Thay thế khớp nối.

- Thông tắc sử dụng khí nén

hoặc vòi phun áp lực cao.

- Thông đường ống bằng khí

nén hoặc vòi phun nước áp

Page 22: Bình Hưng

bánh xe cào bùn

- Bơm bùn không

bơm bùn

- Van một chiều trên đường

ống xả tắc đóng .

- Van cách ly đóng.

lực.

-Làm sạch bánh công tác và

thay thế nếu cần.

-Làm sạch van.

- Kiểm tra tất cả van đều mở

Bể sục khí.

- Tình trạng xấu của

bùn hoạt tính.

- pH quá thấp.

- Bùn màu nâu đen

hoặc đen.

- Đông tụ không tốt

- Bông bùn nhỏ hoặc nhẹ

- Xả ra nitorat hóa.

- Thời gian lưu bùn hoạt

tính trong bể sục khí quá

lâu.

- Kiểm tra nồng độ oxy hòa

tan trong bể sục khí.

- Hiệu chỉnh lưu lượng khí.

- Nồng độ oxy hòa tan thấp.

- Tăng lưu lượng khí.

- Nồng độ oxy hòa tan cao.

- Giảm lưu lượng khí.

- Lưu lượng khí được kiểm

soát ( giảm giá trị nồng độ

oxy hòa tan ).

- Giảm nồng độ MLSS bằng

cách tăng nước thải cho đến

khi tình trạng được cải

Page 23: Bình Hưng

- Váng trắng hoặc bọt

trên bể sục khí.

- Mức nồng độ oxy hòa tan

thấp.

- Tuổi bùn quá ngắn dưới

điều kiện MLSS thấp.

thiện.

- Tăng cường sục khí.

- Tăng tuổi bùn.

Bể lắng thứ cấp.

- Chỉ số SVI cao dẫn

đến chất rắn đi theo

nước.

- Nồng độ chất rắn

cao trong nước ra.

- Bùn tuần hoàn quá

đặc dẫn đến ống bị

tắc.

- Bùn rất loãng được

rút ra.

- Tuổi bùn có thể quá ngắn

hoặc quá dài .

- Nồng độ oxy hòa tan thấp

trong bể sục khí.

- Bể lắng cuối bị quá tải

thủy lực.

- Tỷ lệ quay vòng bùn tuần

hoàn quá thấp.

- Tải chất rắn trong bể lắng

cuối quá lớn.

- Nồng độ MLSS quá cao.

- Bùn dư tích tụ trong bể

lắng cuối

- Cánh gạt bùn bị hư hỏng

ngăn cản gạt bùn được

xuống hố thoát.

- Bùn được rút ra quá nhanh

tại bể lắng cuối.

- Tần suất loại bỏ váng của

- Thay đổi tuổi bùn bằng

cách thay đổi nồng độ

MLSS.

- Tăng cường sục khí.

- Kiểm tra lưu lượng tới bể

lắng cuối và giảm nó nếu có

thể.

- Tăng tỷ lệ quay vòng bùn

tuần hoàn.

- Giảm nồn độ MLSS trong

bể sục khí.

- Giảm nồng độ MLSS.

- Tăng tỷ lệ bùn tuần hoàn.

- Làm cạn bể và kiểm tra tay

gạt.

- Giảm tỷ lệ quay vòng bùn

tuần hoàn.

- Tăng tần suất loại bỏ váng

Page 24: Bình Hưng

- Váng tích tụ trên bề

mặt.

thiết bị thu váng không . bởi thiết bị thu váng.

Xử lý bùn.

Bể cô đặc bùn

trọng lực

- Nước tách ra có

nhiều chất rắn.

- Mùi.

- Cô đặc không đủ.

- Bơm ngắt quá tải.

- Tách nước bùn

không tốt.

- Vách tràn không bằng.

- Tải quá mức lên bể cô đặc.

- Bùn phân hủy..

- Tỷ lệ chảy tràn cao.

- Tỷ lệ rút bùn cao.

- Chảy tắt của dòng chảy

tràn.

- Tắc ống rút bùn.

- Gioăng không đúng.

- Vật lạ trong bơm.

- Bùn quá đặc.

- Lựa chọn polyme không

đúng.

- Tỷ lệ cấp hóa chất không

đúng.

- Hiệu chỉnh polyme bị

giảm sau thời gian lưu giữ

lại.

- Polyme được hòa trộn ở tỷ

- Chỉnh bằng vách tràn.

- Giảm thời gian cấp bùn

trong ngày tới bể cô đặc.

- Tăng tỷ lệ rút bùn ra.

- Giảm tỷ lệ chảy tràn.

- Giảm tye lệ rút bùn ra.

Chỉnh bằng vách tràn dòng

ra.

- Thông tắc.

- Hiệu chỉnh gioăng.

- Làm sạch bơm..

- Tăng tỷ lệ rút bùn ra.

- Lựa chọn polyme đúng

theo tiêu chuẩn bùn.

- Hiệu chỉnh tỷ lệ cấp hóa

chất theo tính chất bùn.

- Kiểm tra tình trạng lưu trữ

polyme.

- Kiểm tra nồng độ polyme.

Page 25: Bình Hưng

lệ không định trước.

Hạng mục khử

trùng.

- Rò rỉ hóa chất

NaclO.

- Lưu lượng xả không

đủ

( Thấp hơn thiết kế ).

- Kiểm tra gioăng và màng

của bơm nước javen.

- Tắc khí hoặc khí hóa của

nước javen.

-Thay thế gioăng hoặc

màng.

- Xả khí.

Hạng mục cấp nước.

- Rửa lọc bể lọc cát

khởi động thường

xuyên.

- Tắc cát bởi chất rắn lơ

lửng.

- Kiểm tra lưu lượng rửa lọc

và rửa khí đúng.

Page 26: Bình Hưng

4.2 Bảo dưỡng:

-Kiểm tra hàng ngày và định kì các thiết bị xử lí nước, xử lí bùn, nhà ủ phân compost,

trạm bơm Đồng Diều. Nắm được các dấu hiệu xự cố để kịp thời khắc phục, lập kế hoạch

sủa chữa làm tăng tuổi thọ nhà máy. Theo dõi chất lượng bùn khi đã tách nước và phân ủ,

diều chỉnh lượng polime cho phù hợp.

-Công tác bảo dưỡng: thay dầu và chất bôi trơn, thay vật liệu tiêu dùng, phụ tùng…, chỉnh

độ căng của xích tải, điều chỉnh phốt lam kín, trao đổi vận hành thiết bị, vận hành định kì

máy phát điện, sơn bảo dưỡng…

-Công tác sửa chữa nhỏ: sửa chữa phòng ngừa sự cố, thực hiện công tác sửa chữa, ghi lai

lý lịch sửa chữa, kiểm soát an toàn trong khi sửa chữa…

-Công tác vệ sinh: vệ sinh đường nước thải, các bể lắng. Vệ sinh các điện cực, các thiết bị

cơ điện và phần xung quanh, vệ sinh hoặc thay thế bộ lọc thiết bị và dụng cụ, vệ sinh cơ

sở vật chất và cảnh quan.

Page 27: Bình Hưng

Chương 5

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

5.1 Kết luận :

Sau hơn hai tháng thực tập tại xí nghiệp xử lí nước thải Bình Hưng, em có một số kết luận

như sau:

- Môi trường làm việc tốt, an toàn lao động và phòng chống cháy nổ luôn được chú trọng.

- Môi trường xung quanh nhà máy thoáng mát có nhiều cây xanh.

- Hệ thống điều hành có đội ngũ cán bộ điều khiển và tuân thủ theo các quy định nghiêm

ngặt.

- Xử lí được một lượng lớn nước thải sinh hoạt của thành phố nhằm giải quyết vấn đề ô

nhiễm hiện nay.

- Nhiều thiết bị hiện đại sử dụng để vận hành công việc xử lý nước thải.

- Bố trí ống thu váng trên mỗi bể ở cả sơ cấp và thứ cấp nhằm giảm lượng váng bọt.

- Nhà máy có máy phát điện nhưng khi mất điện vẫn không đủ công suất để phục vụ công

tác làm việc.

- Việc tự động hóa các thiết bị máy móc giúp quá trình vận hành được chuyên môn hóa và

dễ dàng, chính xác.

- Đội ngũ cán bộ nhân viên được hỗ trợ để học những phương pháp, cách thức vận hành

máy móc thông qua các chuyên gia từ nước ngoài.

- Bên cạnh những thuận lợi, thành công mà nhà máy xử lí nước Bình Hưng đã đạt được

và những lợi ích mang lại cho người dân thành phố cũng như ý nghĩa to lớn về việc bảo

vệ môi trường thì nhà máy cũng đã gặp không ít khó khăn trong công nghệ, thiết bị, quản

lí.

- Chi phí xử lý cao: điện năng thổi khí nhiều.

- Nhà máy XLNT Bình Hưng được xây dựng đã làm giảm bớt gánh nặng về ô nhiễm

nguồn nước mà các sông phải gánh chịu. Đồng thời góp phần không nhỏ trong việc cải

Page 28: Bình Hưng

thiện chất lượng môi trường nước tại Tp.hcm,với công nghệ bùn sinh học cải tiến,hiệu

quả xử lý cao.Chất lượng nước đầu ra của nhà máy đảm bảo theo quy chuẩn môi

trường.mặc dù công suất thiết kế của giai đoạn hiện nay là 141.000m3 /ngày ,nhưng công

suất thực tế của nhà máy còn lớn hơn nữa. Mong nhà máy sẽ nhận thêm được nhiều sự

quan tâm của các cơ quan chức năng để mở rộng thêm quy mô xử lý, tiếp nhận nước thải

từ nhiều quận khác, góp phần quan trọng trong việc đảm bảo xử lý có hiệu quả với lượng

nước thải sinh hoạt ngày càng tăng.

- An toàn lao động và công tác phòng cháy chữa cháy được quan tâm hàng đầu

5.2 Kiến nghị :

Sau 2 tháng thực tập tại nhà máy với sự hiểu biết còn hạn chế Em xin đưa ra một vài

ý kiến :

- Với diện tích của dự án xây dựng là 40 ha nhưng mới chỉ quy hoạch xây dựng và đi

vào hoạt động là 14 ha. Nhà máy nên mở rộng để có thể xử lý được nhiều nước thải hơn .

- Nhà máy xử lý nước thải Bình Hưng đã được thiết kế và vận hành ổn định,bên cạnh đó

do dân số ngày càng tăng và nhu cầu sinh hoạt của người dân cũng tăng nên tính chất và

lưu lượng nước thải ngày càng có nhiều biến động theo sự thay đổi của các hoạt động sinh

hoạt và sản xuất trong thành phố. Do đó nên thường xuyên làm công tác theo dõi tính chất

và lưu lượng nước thải để đảm bảo việc hoạt động ổn định của nhà máy.

Page 29: Bình Hưng