40
BẢN TIN THỦY SẢN (Thứ Ba, ngày 26 tháng 12 năm 2017) VẤN ĐỀ TRỌNG TÂM, NỔI CỘM, BỨC XÚC ...................................................................... 2 Quảng Ninh: Cần giải quyết dứt điểm kiến nghị của người dân vùng nuôi trồng thủy sản ở Cẩm Phả ............................................................................................................................... 2 Quảng Ngãi: Kiến nghị đưa hải sâm vào danh mục các loài hải sản cấm khai thác ................ 6 Đà Nẵng: Giải cứu 4 thuyền viên bị mua bán cho tàu cá để bắt ép làm việc ........................... 6 Nhiều tàu cá đang tìm ngư dân Phú Yên mất tích ở Trường Sa ............................................... 9 CHÍNH SÁCH - QUẢN LÝ......................................................................................................... 9 Nghiêm túc cấm biển đến khi bão tan ....................................................................................... 9 Đại sứ quán VN thăm các ngư dân bị bắt tại Indonesia .......................................................... 10 THƢƠNG MẠI ........................................................................................................................... 11 Thủy sản cần nỗ lực thoát "thẻ vàng" từ EU ........................................................................... 11 NUÔI TRỒNG THỦY SẢN ...................................................................................................... 12 Bình Thuận: Kiểm tra, thống kê và hỗ trợ thiệt hại cho các hộ dân nuôi trồng thủy sản tại huyện Phú Quý ................................................................................................................... 12 Lươn đồng đẻ nhân tạo thành công, cơ hội làm giàu cho nhà nông xứ Huế .......................... 13 Khánh Hòa: Mong có chính sách hỗ trợ người nuôi trồng thủy sản ....................................... 14 Nuôi cá nheo Hoa Kỳ ở ao đất Bắc Ninh, gần 0,5ha cho thu hơn 1 tỷ ................................... 15 Cà Mau: Cư dân nuôi lồng bè có nguy cơ thiệt hại nặng........................................................ 16 Quảng Ninh: Ngã mũ trước “ông trùm” nuôi tôm vùng biên giới thu hơn 3,5 tỷ/năm .......... 17 Khánh Hòa: Lao động trên các lồng bè nuôi thủy sản - Cần được quản lý chặt chẽ .............. 19 KHAI THÁC THỦY SẢN ......................................................................................................... 20 Hậu Giang: Bắt vụ sử dụng xung điện đánh bắt thủy sản ....................................................... 20 Quảng Trị: Chữ tín giữa biển khơi .......................................................................................... 20 Quảng Bình: Ngư dân Cảnh Dương xây dựng tổ đội vươn khơi, bám biển ........................... 22 Khánh Hòa: Nhiều tàu đánh bắt cá ngừ đại dương thua lỗ do bão Tembin ........................... 24 Kiên Giang: Săn “thần dược” ở Phú Quốc ............................................................................. 26 CỨU HỘ - CỨU NẠN ................................................................................................................ 28 Bình Thuận: Đồi mồi nặng 7,2kg được về với biển ............................................................... 28 DỊCH VỤ - HẬU CẦN ............................................................................................................... 28 Tàu cá tránh bão Tembin ken đặc Phú Quốc – Kiên Giang ................................................... 28 Quảng Ngãi: Cửa biển được đầu tư trăm tỷ thành 'huyệt tử' rình rập ngư dân ....................... 29

BẢN TIN THỦY SẢN tin thy sn 26-12-2017.pdfLiên quan tới khu vực nuôi hàu của 15 hộ dân tại khu vực phía đông hòn Ót, phường Cẩm Thành, TP Cẩm Phả,

  • Upload
    others

  • View
    1

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: BẢN TIN THỦY SẢN tin thy sn 26-12-2017.pdfLiên quan tới khu vực nuôi hàu của 15 hộ dân tại khu vực phía đông hòn Ót, phường Cẩm Thành, TP Cẩm Phả,

BẢN TIN THỦY SẢN

(Thứ Ba, ngày 26 tháng 12 năm 2017)

VẤN ĐỀ TRỌNG TÂM, NỔI CỘM, BỨC XÚC ...................................................................... 2

Quảng Ninh: Cần giải quyết dứt điểm kiến nghị của người dân vùng nuôi trồng thủy sản ở

Cẩm Phả ............................................................................................................................... 2

Quảng Ngãi: Kiến nghị đưa hải sâm vào danh mục các loài hải sản cấm khai thác ................ 6

Đà Nẵng: Giải cứu 4 thuyền viên bị mua bán cho tàu cá để bắt ép làm việc ........................... 6

Nhiều tàu cá đang tìm ngư dân Phú Yên mất tích ở Trường Sa ............................................... 9

CHÍNH SÁCH - QUẢN LÝ ......................................................................................................... 9

Nghiêm túc cấm biển đến khi bão tan ....................................................................................... 9

Đại sứ quán VN thăm các ngư dân bị bắt tại Indonesia .......................................................... 10

THƢƠNG MẠI ........................................................................................................................... 11

Thủy sản cần nỗ lực thoát "thẻ vàng" từ EU ........................................................................... 11

NUÔI TRỒNG THỦY SẢN ...................................................................................................... 12

Bình Thuận: Kiểm tra, thống kê và hỗ trợ thiệt hại cho các hộ dân nuôi trồng thủy sản tại

huyện Phú Quý ................................................................................................................... 12

Lươn đồng đẻ nhân tạo thành công, cơ hội làm giàu cho nhà nông xứ Huế .......................... 13

Khánh Hòa: Mong có chính sách hỗ trợ người nuôi trồng thủy sản ....................................... 14

Nuôi cá nheo Hoa Kỳ ở ao đất Bắc Ninh, gần 0,5ha cho thu hơn 1 tỷ ................................... 15

Cà Mau: Cư dân nuôi lồng bè có nguy cơ thiệt hại nặng........................................................ 16

Quảng Ninh: Ngã mũ trước “ông trùm” nuôi tôm vùng biên giới thu hơn 3,5 tỷ/năm .......... 17

Khánh Hòa: Lao động trên các lồng bè nuôi thủy sản - Cần được quản lý chặt chẽ .............. 19

KHAI THÁC THỦY SẢN ......................................................................................................... 20

Hậu Giang: Bắt vụ sử dụng xung điện đánh bắt thủy sản ....................................................... 20

Quảng Trị: Chữ tín giữa biển khơi .......................................................................................... 20

Quảng Bình: Ngư dân Cảnh Dương xây dựng tổ đội vươn khơi, bám biển ........................... 22

Khánh Hòa: Nhiều tàu đánh bắt cá ngừ đại dương thua lỗ do bão Tembin ........................... 24

Kiên Giang: Săn “thần dược” ở Phú Quốc ............................................................................. 26

CỨU HỘ - CỨU NẠN ................................................................................................................ 28

Bình Thuận: Đồi mồi nặng 7,2kg được về với biển ............................................................... 28

DỊCH VỤ - HẬU CẦN ............................................................................................................... 28

Tàu cá tránh bão Tembin ken đặc Phú Quốc – Kiên Giang ................................................... 28

Quảng Ngãi: Cửa biển được đầu tư trăm tỷ thành 'huyệt tử' rình rập ngư dân ....................... 29

Page 2: BẢN TIN THỦY SẢN tin thy sn 26-12-2017.pdfLiên quan tới khu vực nuôi hàu của 15 hộ dân tại khu vực phía đông hòn Ót, phường Cẩm Thành, TP Cẩm Phả,

2

THỊ TRƢỜNG ............................................................................................................................ 32

Bùng nổ thị trường cá cảnh ..................................................................................................... 32

Thu hoạch tôm chạy bão, người dân Bạc Liêu bị thương lái ép giá ....................................... 34

DOANH NGHIỆP ...................................................................................................................... 35

Cty thủy sản, chế biến bột cá Kiên Hùng chính thức niêm yết 10,7 triệu cổ phiếu ............... 35

Nhà thầu Hồng Hà trúng cùng lúc 3 gói thầu tại Cục Kiểm ngư ............................................ 37

CHẾ BIẾN ................................................................................................................................... 37

Nước mắm sá sùng Cái Rồng: Tinh túy biển khơi Vân Đồn .................................................. 37

XÃ HỘI........................................................................................................................................ 40

Bạc Liêu: DN thủy sản cho người dân mượn kho lạnh trữ tôm thu hoạch tránh bão ............. 40

VẤN ĐỀ TRỌNG TÂM, NỔI CỘM, BỨC XÚC

Quảng Ninh: Cần giải quyết dứt điểm kiến nghị của ngƣời dân vùng nuôi trồng thủy sản ở

Cẩm Phả

Người dân nuôi nuôi hàu tại khu vực phía đông hòn Ót, phường Cẩm Thành, TP Cẩm

Phả vô cùng bất bình trước quyết định di dời ra khỏi vùng nuôi trồng của thành phố.

Lấy cớ dự án “ép” người nuôi trồng ra khỏi vùng nuôi?

Liên quan tới khu vực nuôi hàu của 15 hộ dân tại khu vực phía đông hòn Ót, phường Cẩm

Thành, TP Cẩm Phả, trước đó Báo Gia Đình Việt Nam đã có bài phản ánh "Người nuôi trồng

thủy sản ở Quảng Ninh đứng trước nguy cơ vỡ nợ".

Người dân tại vùng nuôi trồng cương quyết bám trụ tại khu vực nuôi trồng thuận lợi này,

trong khi đó UBND TP Cẩm Phả vẫn chưa có hướng giải quyết hợp lòng dân. Theo như

thông báo của UBND TP Cẩm Phả hạn cuối để địa phương giải quyết khúc mắc khu vực nuôi

trồng cho bà con tại khu vực phía đông hòn Ót là cuối tháng 12/2017.

Anh Nguyễn Văn Phương, một hộ nuôi trồng hàu ở phía đông hòn Ót bức xúc cho biết: “Thời

gian gần đây phía Môi trường và Đô thị TP Cẩm Phả chạy tàu ra khu vực nuôi trồng của bà

con để kéo mảng đi tiêu hủy. Ngày 6/12, các hộ dân đã làm đơn thư gửi lên các cấp chính

quyền của thành phố và tỉnh. Người dân cũng đã lên tỉnh để cầu cứu các cấp. Ngày 15/12,

các hộ dân vùng nuôi trồng đã lên trực tiếp phòng tiếp dân của thành phố để gặp các lãnh

đạo. Trực tiếp ông Hoàng Hồng Quân, Trưởng phòng Kinh tế thành phố trả lời vùng này

người dân không được nuôi trồng phải di dời phục vụ dự án”.

Page 3: BẢN TIN THỦY SẢN tin thy sn 26-12-2017.pdfLiên quan tới khu vực nuôi hàu của 15 hộ dân tại khu vực phía đông hòn Ót, phường Cẩm Thành, TP Cẩm Phả,

3

Người dân lo lắng trước nguy cơ con giống bị chết do lệnh cấm thả của thành phố

Cũng theo các hộ nuôi trồng ở đây thì toàn bộ thông báo di dời, tiêu hủy mảng bè của thành

phố đều chỉ là thông báo bằng lời chứ không có giấy tờ cụ thể. Toàn bộ người dân nằm trong

khu nuôi đều không nhận được văn bản cụ thể nào về vấn đề trên.

Anh Phương cho biết thêm: “Vùng nuôi này bà con đã phải bỏ ra bao tiền của, công sức để

gây dựng. Đùng một cái thành phố ra thông báo ép dân chúng tôi di dời ra khỏi vùng nuôi,

trong khi đó khu vực nuôi có tới hàng nghìn mảng hàu. Thông báo một cách đột xuất, người

dân không biết xoay xở ra sao. Bao công sức đứng trước nguy cơ đổ sông đổ biển, dân cũng

không biết kêu ai”.

Cũng theo người dân, trước khẳng định chắc chắn của phòng Kinh tế thì khu vực phía đông

hòn Ót sẽ trở thành bãi tắm phục vụ cho nhân dân TP Cẩm Phả. Nhưng trên thực tế thì dự

án này người dân cũng không biết bao giờ mới được triển khai.

Bà Ngô Thị Hằng, một hộ nuôi hàu ở vùng này cũng không khỏi bất bình: “Chúng tôi có thắc

mắc đến bao giờ dự án vào, thời gian dự án khởi công công khai để dân được biết. Chỉ vì bãi

tắm mà ép dân nuôi trồng đi chỗ khác thì dân chúng tôi không nghe. Khi người dân hỏi bao

giờ dự án khởi công và chính xác dự án gì thì ông Quân, Trưởng phòng Kinh tế thành phố trả

lời có nói thì người dân cũng không biết chỉ có chúng tôi mới biết”.

Page 4: BẢN TIN THỦY SẢN tin thy sn 26-12-2017.pdfLiên quan tới khu vực nuôi hàu của 15 hộ dân tại khu vực phía đông hòn Ót, phường Cẩm Thành, TP Cẩm Phả,

4

Trên thực tế cách khu vực hòn Ót đã có hai bãi tắm nhưng hoạt động không hiệu quả vì dọc

tuyến này không thích hợp để mở bãi tắm bởi ảnh hưởng của hoạt động khai thác than và

nhà máy xi-măng.

“Ngồi trên đống lửa”

Đứng trước lệnh cấm thả giống nuôi trồng của thành phố đã đẩy các hộ dân vào con đường

cùng. Hàng loạt vỏ giống hàu đã được nhà cung cấp giống đưa về, trong khi đó con giống

không được thả gây thiệt hại vô cùng lớn cho bà con.

Anh Trần Văn Hạnh, một hộ nuôi có lượng con giống lớn nhất vùng cho biết: “Nhà cung cấp

giống hàu họ đã đưa giống về cho các hộ nuôi trồng mà giống năm nay rất cao và rất khó

khăn để có được đủ giống nhưng giờ ở trên cấm không được thì dân cũng đành chịu. Nhà

nào ít nhất cũng có tới 30 vạn con giống tương đương với số tiền mua là 330 triệu đồng, nhà

nhiều lên tới khoảng 60 vạn với số tiền là 660 triệu đồng. Thực sự thành phố cấm đoán thả

giống thì dân chúng tôi không biết tính sao với số giống trên, nếu không thả thì con giống sẽ

chết”.

Đề cập tới vị trí nuôi trồng anh Hạnh khẳng định: “Con hàu không phải vị trí nào cũng nuôi thả

được. Người dân cũng thử nuôi ở các vùng xung quanh nhưng không thể nuôi được. Riêng

khu vực phía đông hòn Ót vô cùng thuận lợi cho việc nuôi hàu, trước hết là được bao bọc là

núi nên rất kín gió, an toàn cho người và tài sản. Thứ hai khu vực này gần bờ thuận lợi cho

việc di chuyển. Thứ ba là nguồn nước, dòng chảy, phù du ở khu vực rất thuận lợi cho hàu

phát triển”.

Page 5: BẢN TIN THỦY SẢN tin thy sn 26-12-2017.pdfLiên quan tới khu vực nuôi hàu của 15 hộ dân tại khu vực phía đông hòn Ót, phường Cẩm Thành, TP Cẩm Phả,

5

Vùng phía đông hòn Ót có vị trí thuận lợi cho việc nuôi trồng

Đứng trước nguy cơ bị phá sản, rời bỏ vùng nuôi đã khiến cho các hộ dân nuôi trồng hoang

mang và lo lắng. Người dân mong đợi một phương hướng giải quyết thấu tình đạt lý từ các

cấp chính quyền địa phương để họ an tâm bám biển.

Bà Ngô Thị Hà, hộ nuôi trồng ở đây cho hay: “Nguồn vốn gia đình vay mượn để đầu tư con

hàu lên tới 600 triệu, trước quyết định di dời khỏi vùng nuôi gia đình tôi không biết làm gì để

trả nợ. Một điều nghịch lý là khi các hộ chúng tôi nuôi trồng thì không có một ai ra cấm đoán,

giờ đùng một cái trên thành phố ra bắt di dời trong khi người dân đầu tư hàng nghìn mảng

xuống biển”.

Nói đến vị trí di dời mà thành phố đưa ra, bà Hà ngậm ngùi nói: “Hiện tại một số hộ không

dám bốc chỗ để di dời, cũng có nhà đã bốc chỗ nhưng không dám đi vì những khu vực đó chỉ

có một phần sống, chín phần chết. Chúng tôi cũng chỉ mong mỏi các cấp chính quyền tạo

điều kiện để bà con được ổn định tại vùng nuôi phía đông hòn Ót”.

Điều đáng nói, ngày 15/12, trong buổi tiếp công dân khu nuôi trồng ông Hoàng Hồng Quân,

Trưởng phòng Kinh tế thành phố trả lời khu vực phía đông hòn Ót sẽ triển khai dự án bãi tắm

theo định hướng du lịch. Trước đó trao đổi với phóng viên thi ông Quân cũng khẳng định khu

vực phía đông hòn Ót không có dự án gì, thành phố có chủ trương di dời các hộ vào khu nuôi

trồng tập chung? (Gia Đình Việt Nam 26/12, Văn Hùng) đầu trang

Page 6: BẢN TIN THỦY SẢN tin thy sn 26-12-2017.pdfLiên quan tới khu vực nuôi hàu của 15 hộ dân tại khu vực phía đông hòn Ót, phường Cẩm Thành, TP Cẩm Phả,

6

Quảng Ngãi: Kiến nghị đƣa hải sâm vào danh mục các loài hải sản cấm khai thác

Tỉnh Quảng Ngãi kiến nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đưa hải sâm vào danh mục

các loài hải sản cấm khai thác.

Tỉnh Quảng Ngãi vừa xây dựng quy hoạch phát triển nghề khai thác thủy sản theo hướng hạn chế những

nghề xâm hại đến nguồn lợi và môi trường sinh thái; đồng thời duy trì, phát triển nghề có tính thân thiện với

môi trường như lưới vây khơi, rê khơi, nghề câu khơi kết hợp chụp mực…

Quảng Ngãi là địa phương có lượng thợ lặn chuyên khai thác hải sâm ở ngư trường Trường Sa khá lớn.

Tỉnh Quảng Ngãi kiến nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đưa hải sâm vào danh mục các loài hải

sản cấm khai thác.

Ông Dương Văn Tô, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Ngãi cho biết, sắp tới địa

phương sẽ cấm theo lộ trình đối với các nghề lưới kéo và nghề lặn, đồng thời có hướng chuyển đổi nghề cho

ngư dân. (Dân Sinh 25/12, Đông Hải) đầu trang

Đà Nẵng: Giải cứu 4 thuyền viên bị mua bán cho tàu cá để bắt ép làm việc

Ngày 25/12, Đại tá Tôn Quốc Khánh, Chỉ huy trưởng Bộ đội Biên phòng Đà Nẵng chính thức thông tin về

việc đơn vị vừa giải cứu 4 thuyền viên, bắt 3 đối tượng có liên quan trong vụ án mua bán người vừa diễn ra

trên địa bàn TP. Đà Nẵng,

Page 7: BẢN TIN THỦY SẢN tin thy sn 26-12-2017.pdfLiên quan tới khu vực nuôi hàu của 15 hộ dân tại khu vực phía đông hòn Ót, phường Cẩm Thành, TP Cẩm Phả,

7

4 thuyền viên đã được giải cứu

Kết quả điều tra bước đầu thể hiện, vào lúc 20h ngày 16/12/2017, tại khu vực Trạm kiểm soát biên phòng Công

trình 15 (thuộc phường Thọ Quang, quận Sơn Trà), lực lượng phòng chống ma túy và tội phạm, Bộ Chỉ huy Bộ đội

Biên phòng Đà Nẵng phối hợp với Đoàn 2, Cục phòng chống ma túy và tội phạm Bộ đội Biên phòng tiếp cận tàu cá

BV5969. Tàu do Trần Thế Tây (SN 1986, ngụ tại ấp Tân Điền, xã Mỹ Lâm, Hòn Đất, Kiên Giang) làm chủ.

Trên tàu có 4 thuyền viên đang giam giữ, cưỡng ép lao động gồm: Nguyễn Văn Huy Tâm (SN 1984, ngụ tại ấp Tân

Thuận, xã Tân Lợi, huyện Tịnh Biên, An Giang), Sơn Thương (SN 1988, ngụ tại thị trấn A, huyện Hòa Bình, tỉnh

Bạc Liêu), Lê Hữu Thành (SN 1987, ngụ xã An Châu, huyện Châu Thành, tỉnh An Giang), và Phạm Văn Cảnh (SN

N 1976, ngụ tại xã Trà Ôn, huyện Phú Thành, tỉnh Vĩnh Long).

Page 8: BẢN TIN THỦY SẢN tin thy sn 26-12-2017.pdfLiên quan tới khu vực nuôi hàu của 15 hộ dân tại khu vực phía đông hòn Ót, phường Cẩm Thành, TP Cẩm Phả,

8

Một trong những đối tượng có hành vi mua bán, bắt giữ người trái luật vừa bị bắt

Tại cơ quan điều tra, các thuyền viên khai, khoảng đầu tháng 11/2017, các thuyền viên từ quê lên TP. Hồ Chí Minh

tìm việc làm. Tại bến xe An Sương, cả 4 gặp một số xe ôm làm quen, giới thiệu chỗ có việc làm nhẹ, lương cao.

Các thuyền viên đồng ý và được chở đến TP. Vũng Tàu với giá 3 triệu đồng/ người.

Do không có tiền nên các thuyền viên được 1 người phụ nữ tên Vân và Trần Văn Vũ (SN 1990, ngụ tại 215/12A

đường Lưu Chí Hiếu , phường 10, TP Vũng Tàu) cho vay, bắt ép viết giấy vay nợ. Sau đó, Vũ đưa các thuyền viên

vào một căn phòng nhỏ, khóa cửa, cử người trông coi, không cho đi lại, tiếp xúc với người ngoài.

Đến ngày 3/12, Vũ và Vân giao 4 thuyền viên trên cho Nguyễn Ngọc Trung (SN 1988, ngụ tại 105/120/15 đường Lê

Lợi, TP Vũng Tàu) đi xe ra Đà Nẵng, bán cho Trần Thế Tây với giá 15 triệu đồng/ 1 người. Sau khi nhận 4 thuyền

viên từ Nguyễn Ngọc Trung, Tây khống chế đưa họ xuống tàu BV5969TS, để đi khai thác hải sản trên biển lấy công

trừ tiền mà Vũ đã bỏ ra.

Bằng biện pháp nghiệp vụ, ngay khi có được thông tin, Đại tá Tôn Quốc Khánh, Chỉ huy trưởng Bộ đội Biên phòng

Đà Nẵng chỉ đạo lực lượng đánh án phải tổ chức “câu móc” đối tượng Trần Văn Vũ và Nguyễn Ngọc Trung ra Đà

Nẵng.

Đến ngày 20/12, khi Trung và Vũ vừa đặt chân tới Đà Nẵng, lập tức bị lực lượng đánh án bắt

giữ. (Pháp Luật Việt Nam 25/12, Vũ Vân Anh) đầu trang

Page 9: BẢN TIN THỦY SẢN tin thy sn 26-12-2017.pdfLiên quan tới khu vực nuôi hàu của 15 hộ dân tại khu vực phía đông hòn Ót, phường Cẩm Thành, TP Cẩm Phả,

9

Nhiều tàu cá đang tìm ngƣ dân Phú Yên mất tích ở Trƣờng Sa

Nhiều tàu cá Phú Yên và Khánh Hòa đang tổ chức tìm kiếm một ngư dân mất tích trên biển Trường Sa trong điều kiện sóng to gió lớn.

Ngày 25.12, trực ban tác chiến Bộ đội Biên phòng Phú Yên cho biết, đơn vị đã phối hợp thông tin tìm kiếm cứu nạn đối với ngư dân Võ Thành Công (28 tuổi, trú xã Hòa Trị, huyện Phú Hòa, Phú Yên) đang bị mất tích.

Theo tin báo từ tàu cá PY-90015, đêm 24.12, một số ngư dân của tàu xuống thúng chai đi câu mực. Đến 1h ngày 25.12, cả tàu phát hiện ngư dân Công đã mất tích giữa biển. Khu vực ngư dân Công gặp nạn ở tọa độ 13°20'00N - 115°30'00E, cách đảo Song Tử Tây (Trường Sa) 133 hải lý về hướng Đông Đông Bắc.

Ngày 25.12, vùng biển Trường Sa chịu ảnh hưởng nặng nề của cơn bão số 16. (Trong ảnh, bão số 16 tràn vào đảo Phan Vinh, Trường Sa).

Hệ thống Thông tin Duyên hải Việt Nam đã phát thông báo đến các đơn vị tìm kiếm cứu nạn và các tàu hoạt động trong khu vực trên tăng cường quan sát và trợ giúp tìm kiếm người bị nạn.

Trong ngày 25.12, đã có 4 tàu cá Phú Yên (PY-90015, PY-90531, PY-90198, PY-92115) và một số tàu cá Khánh Hóa đang tổ chức tìm kiếm xung quanh hiện trường ngư dân mất tích.

Việc tìm kiếm hết sức khó khăn do vùng biển này đang có sóng to gió lớn.

Đến chiều tối cùng ngày, vẫn chưa tìm thấy tung tích anh Công. (Dân Việt 25/12, Hùng Phiên) đầu trang

CHÍNH SÁCH - QUẢN LÝ

Nghiêm túc cấm biển đến khi bão tan

Đây là tinh thần chỉ đạo được Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đưa ra khi cùng đoàn công tác

của Chính phủ kiểm tra công tác ứng phó với bão Tembin (bão số 16) tại Cà Mau và Bạc Liêu

ngày 25/12.

Lãnh đạo các tỉnh không được chủ quan

Page 10: BẢN TIN THỦY SẢN tin thy sn 26-12-2017.pdfLiên quan tới khu vực nuôi hàu của 15 hộ dân tại khu vực phía đông hòn Ót, phường Cẩm Thành, TP Cẩm Phả,

10

Đánh giá cao công tác chủ động ứng phó với bão số 16 của tỉnh Bạc Liêu, tuy nhiên Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng yêu

cầu lãnh đạo tỉnh Bạc Liêu không được chủ quan, trong đó bảo đảm tính mạng người dân là ưu tiên số 1 và khi bão vào,

những nơi người dân cần giúp đỡ phải cử lực lượng hỗ trợ ngay.

Chiều cùng ngày, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đã kiểm tra công tác ứng phó với bão Tembin tại cửa biển Sông Đốc,

thị trấn Trần Văn Thời (Cà Mau) và sau đó có buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Cà Mau.

“Tôi đề nghị tiếp tục quyết liệt giữ nguyên tinh thần không chủ quan, chủ động, không để xảy ra điều bất ngờ. Chúng ta

phải chủ động trên mọi tình huống về phương tiện, lực lượng nhằm chỉ huy ứng phó mọi tình huống. Mục tiêu đảm bảo

an toàn tính mạng, tài sản cho người dân, tài sản cho Nhà nước”, Phó Thủ tướng nhấn mạnh và yêu cầu thực hiện

nghiêm túc việc cấm biển báo hiệu trên biển cho đến khi bão tan. Đồng thời, rà soát lại việc tránh trú của tàu trên biển

của các địa phương khác nói chung, Cà Mau nói riêng.

Đối với các hộ dân sinh sống ven biển, Phó Thủ tướng đặc biệt nhấn mạnh cần phải sơ tán triệt để, đưa đến nơi an toàn

và đề nghị Ủy ban Quốc gia ứng phó và tìm kiếm cứu nạn cùng các Bộ, ngành, Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống

thiên tai, lực lượng vũ trang và quân đội phải giữ vai trò nồng cốt, chủ lực sẵn sàng ứng phó hỗ trợ địa phương, giúp đỡ

người dân. Song song đó, các đơn vị cần tiếp tục theo dõi kỹ diễn biến của bão.

Nhiều tàu không vào bờ tránh bão vì sợ thuyền viên bỏ trốn

Chiều 25/12, ông Mai Văn Huỳnh, Phó chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang cho biết, sau thời gian vận động cùng sự kiên

quyết của lực lượng chức năng, tất cả 18 tàu thuyền neo đậu ngoài khơi cửa biển Xẻo Nhàu (huyện An Minh, Kiên

Giang) đã chịu vào bờ tránh bão.

Theo các cơ quan chức năng tỉnh Kiên Giang, trưa cùng ngày, lực lượng cứu hộ đã phát hiện các tàu này vẫn neo đậu

ngoài khơi và đã đến vận động. Tuy nhiên, các chủ tàu viện nhiều lý do, không chịu vào khiến các cơ quan chức năng

phải tính tới phương án cưỡng chế, kéo tàu vào bên trong cảng cá Xẻo Nhàu neo đậu. Tương tự, tại huyện đảo Kiên Hải,

nhiều tàu cá ở khác tỉnh khác cũng neo đậu ngoài khơi bất chấp sự cảnh báo của các cơ quan chức năng. Trước tình

trạng này, trưa cùng ngày, lực lượng công an, biên phòng phải dùng tàu chuyên dụng ra tận nơi thuyết phục, yêu cầu các

chủ tàu vào nơi neo đậu và đưa toàn bộ ngư phủ lên bờ đảm bảo an toàn…

Còn tại Bến Tre, Đồn biên phòng Hàm Luông, Hải đội Biên phòng 2 (Bộ chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh Bến Tre) phối hợp

Phòng Cảnh sát đường thủy Công an tỉnh Bến Tre đi kiểm tra và phát hiện hơn 120 tàu, ghe đánh cá đang neo đậu giữa

sông Hàm Luông và khu vực gần bờ. Ngay sau đó, đoàn kiểm tra đã vận động, giải thích và yêu cầu các chủ tàu đưa

phương tiện vào bờ trú bão.

Theo giải thích của các chủ tàu này, nguyên nhân họ ngại đưa tàu vào bờ là lo sợ thuyền viên

trốn bởi trước đó, các thuyền viên này đã nhận tiền cọc của các chủ tàu trước khi xuất bến đi

đánh bắt dài ngày. (Giao Thông 26/12, Nhóm PV) đầu trang

Đại sứ quán VN thăm các ngƣ dân bị bắt tại Indonesia

Đại sứ quán Việt Nam vừa tổ chức đoàn cán bộ đi thăm hỏi và gặp gỡ các ngư dân Việt Nam mà phía Indonesia

đang tạm giữ tại một số đảo của nước này.

Theo TTXVN, đây là chuyến công tác thứ chín thăm ngư dân của cán bộ Đại sứ quán Việt Nam tại Indonesia trong năm 2017 và là lần thứ ba trong vòng chưa đầy một tháng đoàn công tác đại sứ quán đã đến làm việc tại Natuna, thăm lãnh sự các ngư dân chờ xét xử.

Tại cuộc gặp các ngư dân, đoàn công tác đã giải thích và động viên các ngư dân chấp hành tốt các nội quy của phía bạn, chú ý giữ gìn sức khỏe. Với năm thuyền trưởng đang kháng án, Tham tán Trần Minh

Page 11: BẢN TIN THỦY SẢN tin thy sn 26-12-2017.pdfLiên quan tới khu vực nuôi hàu của 15 hộ dân tại khu vực phía đông hòn Ót, phường Cẩm Thành, TP Cẩm Phả,

11

Cừ khẳng định Đại sứ quán Việt Nam tại Indonesia sẽ tiếp tục đồng hành cùng các thuyền trưởng trong suốt tiến trình pháp lý để bảo vệ các quyền lợi chính đáng của công dân Việt Nam.

Được biết từ đầu năm 2017 đến nay đã có 110 tàu cá Việt Nam vi phạm đánh bắt cá trong vùng

biển của Indonesia và tổng cộng khoảng 1.270 ngư dân bị bắt giữ. (Pháp Luật TP.HCM 26/12,

N.Anh) đầu trang

THƢƠNG MẠI

Thủy sản cần nỗ lực thoát "thẻ vàng" từ EU

Cuối tháng 10 vừa qua, Liên minh châu Âu (EU) đã chính thức rút "thẻ vàng” đối với hải

sản Việt Nam, vì những nỗ lực của Việt Nam chƣa đủ để chống khai thác bất hợp pháp,

cũng nhƣ đáp ứng quy định của EU (IUU). Theo đó, sau 6 tháng, nếu Việt Nam không có

những biện pháp khắc phục thì EU sẽ rút “thẻ đỏ”, đồng nghĩa với việc Việt Nam bị

cấm xuất khẩu các mặt hàng hải sản sang thị trƣờng EU.

Cuối tháng

10 vừa qua, EU đã chính thức rút "thẻ vàng” đối với hải sản Việt Nam. Nguồn: internet

Nhiều hệ lụy Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), việc EU chính thức rút “thẻ vàng” đối với hải sản Việt Nam là một thách thức lớn đối với ngành khai thác và chế biến xuất khẩu hải sản Việt Nam. Điều này có thể dẫn đến uy tín và thương hiệu của ngành hải sản bị ảnh hưởng; hải sản xuất khẩu sang thị trường EU bị sụt giảm, đồng thời tác động xấu đến việc xuất khẩu sang các thị trường khác như Mỹ - nước chuẩn bị áp dụng hệ thống kiểm soát thủy sản từ 01/01/2018. Mặt khác, trong thời gian bị “thẻ vàng”, 100% lô hàng hải sản của Việt Nam xuất khẩu sang EU sẽ bị giữ lại để kiểm tra nguồn gốc khai thác, việc này làm mất thời gian và chi phí cho DN xuất khẩu. Đáng lo ngại nhất là hàng bị trả về

Page 12: BẢN TIN THỦY SẢN tin thy sn 26-12-2017.pdfLiên quan tới khu vực nuôi hàu của 15 hộ dân tại khu vực phía đông hòn Ót, phường Cẩm Thành, TP Cẩm Phả,

12

rất cao, khi đó, một container hàng hải sản xuất sang EU phải chịu chi phí tăng thêm 5.000 - 10.000 Euro (khoảng 270 triệu đồng/container). Bên cạnh đó, việc này cũng có khả năng gây tâm lý lo ngại đến các nhà nhập khẩu ở các thị trường khác, đặc biệt là đối với các thị trường nhập nguyên liệu của Việt Nam để tái xuất sang thị trường EU và các nước có quy định áp dụng nghiêm ngặt các biện pháp chống khai thác IUU. VASEP cũng cho biết, Việt Nam có 6 tháng để khắc phục các thiếu sót. Nếu vấn đề này được giải quyết thì EU sẽ ban hành “thẻ xanh”, đồng nghĩa với việc xóa cảnh cáo. Ngược lại, nếu vấn đề không được khắc phục thì Việt Nam sẽ nhận chiếc “thẻ đỏ” kèm theo một số biện pháp trừng phạt bao gồm lệnh cấm thương mại đối với các mặt hàng hải sản vào thị trường EU. Tuy nhiên, theo các chuyên gia về hải sản, việc EU rút “thẻ vàng” cũng là cơ hội để ngành khai thác hải sản đánh giá lại thực trạng, tổ chức lại sản xuất, hoàn thiện hệ thống quản lý nghề cá để hướng tới mục tiêu phát triển bền vững, từng bước xây dựng thương hiệu hải sản Việt Nam. Mục tiêu trước mắt là đến tháng 4/2018, Việt Nam vẫn giữ được “thẻ vàng”, tránh bị “thẻ đỏ”, từ đó làm tiền đề lấy lại “thẻ xanh”. Tìm giải pháp gỡ “thẻ vàng” Tại Hội nghị “Nhập khẩu nguyên liệu thủy sản để sản xuất xuất khẩu - hiện trạng và giải pháp” được tổ chức vừa qua, Phó Tổng Thư ký VASEP Nguyễn Hoài Nam cho biết, mỗi năm, các DN Việt Nam nhập khẩu hơn 1 tỷ USD nguyên liệu thủy - hải sản để chế biến xuất khẩu. Dự báo đến năm 2020, nhập khẩu nguyên liệu sẽ là 2 tỷ USD. Trước nhu cầu lớn về nguồn nguyên liệu, VASEP đề nghị Nhà nước cần quản lý chặt chẽ hơn tình trạng các DN tạm nhập tái xuất hay nhập khẩu để tiêu thụ nội địa nhưng không quan tâm đến quy định của IUU, bất chấp nguồn gốc nguyên liệu có hợp pháp hay không. Vì điều này sẽ ảnh hưởng đến việc EU xem xét thái độ của Việt Nam trong việc hợp tác về IUU. Với những tàu nước ngoài vi phạm IUU về cập cảng, nếu cơ quan chức năng của Việt Nam phát hiện buộc tái xuất, xử phạt và thông báo cho EU biết, thể hiện sự hợp tác toàn diện IUU quốc tế. Ngoài ra, Cục Thú y - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) cần xây dựng sổ tay hướng dẫn về thủ tục nhập khẩu thủy sản để chế biến xuất khẩu sang EU. Nhiều ý kiến cũng cho rằng, để gỡ được “thẻ vàng” của EU, điều quan trọng là kiểm soát sao cho nguyên liệu IUU không vào được Việt Nam. Hiện EU có dữ liệu đầy đủ về các tàu IUU. Do đó, cơ quan chức năng của Việt Nam cần nhanh chóng liên hệ với EU để nắm các thông tin này, từ đó, có cơ sở kiểm soát chặt chẽ đầu vào, chặn các tàu IUU ngay tại cảng xuất. Liên quan đến vấn đề này, tại buổi họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 11/2017, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Vũ Văn Tám cho biết, Bộ đã xây dựng kế hoạch hành động với những giải pháp cụ thể, chi tiết để thực hiện 9 khuyến cáo của EU đối với hải sản Việt Nam. Để EU rút lại “thẻ vàng”, hải sản Việt Nam phải hoàn thành cả 9 khuyến cáo nhưng có 3 nhóm giải pháp chính. Trước hết, cần hoàn thiện thể chế phù hợp với quy định của quốc tế, trong đó có EU. Tại Kỳ họp Quốc hội vừa qua, Luật Thuỷ sản (sửa đổi) đã được thông qua, trong đó đã đưa vào tối đa các khuyến cáo của EU. Bộ NN&PTNT cũng đang khẩn trương triển khai sửa đổi các nghị định, thông tư hướng dẫn thực hiện Luật Thuỷ sản. Bên cạnh đó, cần nâng cao năng lực thực thi của hệ thống quản lý nhà nước và ngư dân. Đây là vấn đề yếu nhất hiện nay và không thể đáp ứng ngay trong thời gian ngắn nhưng Việt Nam cần cố gắng làm những việc cấp bách

trước mắt để EU sớm gỡ “thẻ vàng” đối với mặt hàng hải sản. (Tạp Chí Tài Chính 26/12, Lê Hòa) đầu trang

NUÔI TRỒNG THỦY SẢN

Bình Thuận: Kiểm tra, thống kê và hỗ trợ thiệt hại cho các hộ dân nuôi trồng thủy sản tại

huyện Phú Quý

Trong các ngày 19 và 20/12/2017, do ảnh hưởng của gió Đông Bắc, vùng biển Bình Thuận có gió mạnh cấp 7 - 8, giật cấp 9 - 10. Biển động mạnh gây sóng cao từ 3,50 – 5,00 mét; có lúc cao 5,00 – 6,00 mét.Sóng và gió với cường độ mạnh

Page 13: BẢN TIN THỦY SẢN tin thy sn 26-12-2017.pdfLiên quan tới khu vực nuôi hàu của 15 hộ dân tại khu vực phía đông hòn Ót, phường Cẩm Thành, TP Cẩm Phả,

13

đã làm hư hỏng, gây thiệt hại cho 16 hộ dân có lồng, bè nuôi trồng thủy sản trên biển. Ước tính giá trị thiệt hại khoảng hơn 2 tỷ đồng.

Để nhanh chóng khắc phục hậu quả, giúp đỡ các hộ dân bị thiệt hại ổn định đời sống; Chủ tịch UBND tỉnh đã có công văn giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với UBND huyện Phú Quý khẩn trương kiểm tra, thống kê, đánh giá thiệt hại đối với các hộ nuôi trồng thủy sản bị ảnh hưởng do đợt gió mùa Đông Bắc mạnh vừa qua để đề xuất kinh phí hỗ trợ thiệt hại theo quy định hiện hành. Kết quả thực hiện báo cáo UBND tỉnh trước ngày 30/12/2017.

(Cổng Thông Tin Điện Tử Tỉnh Bình Thuận 25/12, Hữu Trí) đầu trang

Lƣơn đồng đẻ nhân tạo thành công, cơ hội làm giàu cho nhà nông xứ Huế

Mô hình“Sinh sản lươn đồng bằng phương pháp bán nhân tạo” (SSLĐBPPBNT) vừa được

Trung tâm Khuyến nông (TTKN) tỉnh Thừa Thiên Huế thực hiện thành công, mở ra cơ hội mới,

đa dạng hóa nuôi trồng thủy sản (NTTS), giảm áp lực khai thác nguồn lươn tự nhiên.

Ông Hoàng Huế ở thị trấn Sịa (Quảng Điền) được TTKN tỉnh chọn triển khai mô hình SSLĐBPPBNT với quy mô diện tích 30m2. Có kinh nghiệm nuôi tôm, cá từ nhiều năm nay nên ông Huế dễ dàng tiếp cận, ứng dụng mô hình nuôi lươn đồng.

Sinh sản lươn đồng nhân tạo thành công tại gia đình ông Hoàng Huế ở thị trấn Sịa, huyện Quảng Điền (Thừa Thiên Huế).

“Ban đầu cũng khá lúng túng vì mô hình còn mới, nhưng được sự hướng dẫn tận tình của cán bộ khuyến nông, chỉ trong thời gian ngắn tui đã tiếp thu các quy trình kỹ thuật và ứng dụng vào sản xuất giống lươn đồng”, ông Huế chia sẻ. Sau 8 tháng nuôi, ông Huế đã thu được 44 tổ trứng với số lượng ước chừng 15.360 trứng, tỉ lệ nở 72,9%; tỉ lệ ương từ bột lên giống đạt 64,4%, số lươn giống thu được là 7.209 con giống.

Những năm gần đây, NTTS trên đầm phá Tam Giang ngày càng gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng biến đổi khí hậu (BĐKH), ô nhiễm môi trường. Các đối tượng nuôi khó thích nghi môi trường thay đổi đột ngột, nhất là nuôi tôm thường xảy ra dịch bệnh, thua lỗ. Mô hình lươn đồng tuy mới nhưng khá dễ nuôi, thích nghi tốt với điều kiện khí hậu, môi trường ở nhiều địa phương. Đây chính là cơ hội cho người dân vùng đầm phá trong việc đa dạng hóa các đối tượng NTTS trong điều kiện ứng phó BĐKH.

Ngoài đa dạng mô hình NTTS, giá trị kinh tế cao, mô hình nuôi lươn đồng không đòi hỏi diện tích lớn, có thể tận dụng sân vườn nuôi tại chỗ. Vốn đầu tư cho mỗi mô hình khá thấp, với mỗi bể nuôi khoảng 30m2, kể cả giống, thức

Page 14: BẢN TIN THỦY SẢN tin thy sn 26-12-2017.pdfLiên quan tới khu vực nuôi hàu của 15 hộ dân tại khu vực phía đông hòn Ót, phường Cẩm Thành, TP Cẩm Phả,

14

ăn, xây dựng bể chỉ khoảng 20-30 triệu đồng. Khó khăn lớn nhất hiện nay là chưa chủ động được nguồn lươn giống, chủ yếu mua ở các tỉnh phía nam, giá thành cao và tỷ lệ sống thấp.

Lươn đồng hiện nay ngày càng khan hiếm do khai thác quá mức, trong khi thị trường tiêu thụ mạnh, giá trị kinh tế cao. Giá bình quân mỗi kg lươn đồng dao động từ 150-200 ngàn đồng, trong khi các loại cá chỉ 50-100 ngàn đồng; kể cả tôm sú cũng chỉ từ 100 ngàn đồng đến 150 ngàn đồng/kg. Lươn đồng không chỉ được người tiêu dùng ưa chuộng, làm thức ăn hằng ngày mà còn được các nhà hàng, khách sạn chế biến nhiều món ăn hấp dẫn.

Do nhu cầu tiêu thụ lớn nên người dân khai thác quá mức nên nguồn lươn đồng trên các vùng đầm phá có nguy cơ cạn kiệt gây mất cân bằng sinh thái. Vậy nên mô hình nuôi lươn đồng khi được nhân rộng sẽ giảm áp lực khai thác nguồn lươn tự nhiên, góp phần bảo vệ môi trường.

Ông Châu Ngọc Phi, Phó Giám đốc TTKN tỉnh đánh giá, mô hình SSLĐBPPBNT tại thị trấn Sịa bước đầu thử nghiệm thành công, tạo điều kiện cho người dân tiếp cận được quy trình sản xuất giống lươn đồng; góp phần từng bước chủ động nguồn giống lươn cho nuôi thương phẩm có chất lượng và phù hợp với điều kiện tự nhiên, khí hậu tại nhiều địa phương. Lâu nay, mô hình nuôi lươn chủ yếu theo mùa, thường từ tháng 3 đến tháng 9; sắp đến sẽ nghiên cứu sản xuất giống để nuôi quanh năm. TTKN tỉnh đang tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện quy trình kỹ thuật sản xuất giống lươn đồng, sau đó tổ chức các lớp tập huấn, chuyển giao cho người dân.

Theo ông Phi, để nhân rộng mô hình sản xuất giống, cũng như nuôi lươn đồng thương phẩm cần xã hội hóa trong việc đầu tư nguồn lực tài chính. Các địa phương chủ động đầu tư kinh phí, quy hoạch, định hướng và có chính sách hỗ trợ người dân nhân rộng mô hình. Cơ quan chức năng, TTKN có trách nhiệm hỗ trợ kỹ thuật cho người nuôi. Lâu dài, Nhà nước cần xây dựng các cơ sở ương giống tại một số địa phương để cung ứng nhu cầu sản xuất

cho người dân. (Báo Thừa Thiên – Huế/ Dân Việt 25/12, Hoàng Triều) đầu trang

Khánh Hòa: Mong có chính sách hỗ trợ ngƣời nuôi trồng thủy sản

Cơn bão số 12 đã khiến ngành nuôi trồng thủy sản (NTTS) trên địa bàn tỉnh bị thiệt hại nặng nề, nhất là ngư dân

nuôi tôm, cá ở các lồng bè. Bên cạnh sức gió lớn, nguyên nhân khiến các lồng bè bị thiệt hại nặng là do cơ sở vật

chất các lồng bè quá sơ sài, chưa được đầu tư bài bản nên không có sức chịu đựng bão lớn. Để có vốn đầu tư cơ

sở vật chất, ngư dân phải vay ngân hàng. Nhưng đa số ngân hàng không dám cho vay vì hoạt động NTTS tiềm ẩn

nhiều rủi ro, trong khi chính sách hỗ trợ của Nhà nước đối với NTTS hầu như chưa có.

Nghị định 67 về một số chính sách phát triển thủy sản và Nghị định 89 sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định

67 đã giúp hàng trăm ngư dân trên cả nước nói chung và ngư dân Khánh Hòa nói riêng được tiếp cận nguồn vốn

vay với lãi suất ưu đãi đóng mới tàu cá để vươn khơi. Những chiếc tàu kiên cố, hiện đại, trị giá hàng chục tỷ đồng

được đóng mới đã giúp ngư dân bám biển dài ngày, bảo quản thủy sản tốt hơn, làm kinh tế thuận lợi hơn.

Trong khi đó, ngư dân NTTS phải tự bỏ vốn đóng lồng bè. Do nguồn vốn hạn hẹp nên họ chỉ có thể đóng những

chiếc lồng, bè đơn giản, sơ sài. Sau cơn bão số 12, ngành Nông nghiệp tỉnh gợi ý ngư dân ứng dụng công nghệ làm

lồng bằng nhựa HDPE (kiểu lồng Na Uy) với nhiều tính năng vượt trội. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

cũng đang xây dựng mô hình nuôi tôm hùm bằng lồng nhựa HDPE tại các vùng nuôi chính như: huyện Vạn Ninh,

TP. Nha Trang và TP. Cam Ranh để người dân nắm bắt và tham quan học tập. Đây là một tin vui. Tuy nhiên, điều

mà ngư dân quan tâm hiện nay là vốn ở đâu để đóng được những chiếc lồng kiểu Na Uy có giá thành khá cao? Ngư

dân đang mong một chiến lược dài hơi với những chính sách ưu đãi để phát triển từ các bộ, ngành Trung ương.

Tâm huyết với vấn đề này, ông Lê Bền - Phó Giám đốc Công ty TNHH Trí Tín đề nghị tỉnh

kiến nghị Chính phủ quan tâm hơn đối với ngành NTTS, nhất là nuôi xa bờ. Ông Bền đặt câu

hỏi: “Tại sao ngành đánh bắt xa bờ được hỗ trợ vốn đóng tàu còn ngành nuôi xa bờ thì không?

Page 15: BẢN TIN THỦY SẢN tin thy sn 26-12-2017.pdfLiên quan tới khu vực nuôi hàu của 15 hộ dân tại khu vực phía đông hòn Ót, phường Cẩm Thành, TP Cẩm Phả,

15

Ngư dân NTTS rất mong được tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi giống như ngành đánh bắt xa bờ.

Bên cạnh đó, ngư dân cũng có nhu cầu được cấp sổ chứng nhận quyền sở hữu mặt nước, có

ranh giới, thời hạn cấp cụ thể, rõ ràng. Bởi việc này có thể giúp ngư dân mang sổ thế chấp ngân

hàng lấy vốn làm ăn, yên tâm đầu tư cơ sở vật chất, lồng bè kiên cố. Ngoài ra, cần hình thành cơ

chế, chính sách bảo hiểm cho nuôi trồng. Có như vậy, ngân hàng mới yên tâm cho người NTTS

vay vốn”. (Báo Khánh Hòa 26/12, Văn Kỳ) đầu trang

Nuôi cá nheo Hoa Kỳ ở ao đất Bắc Ninh, gần 0,5ha cho thu hơn 1 tỷ

Ông Đỗ Văn Nên ở thôn Cáp Trên, xã Trung Kênh, huyện Lương Tài (Bắc Ninh) cho biết, năm

2016, gia đình tham gia nuôi thử nghiệm 7.650 con cá nheo Mỹ thương phẩm. Thực tế cho thấy,

sau 14 tháng , cá nheo Mỹ cho thu hoạch với trọng lượng trung bình 2,5 kg/con, sản lượng đạt

gần 18 tấn, với giá thị trường khoảng 75.000-80.000 đồng/kg như hiện nay gia đình có thu nhập

hơn 1 tỷ đồng...

Để nâng cao năng suất, tăng hiệu quả kinh tế trên một đơn vị diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản, từ tháng 7 năm 2016, Trung tâm Khuyến nông tỉnh Bắc Ninh triển khai mô hình: “Thử nghiệm nuôi cá nheo Mỹ thương phẩm trong ao đất bằng thức ăn công nghiệp” tại các huyện: Gia Bình và Lương Tài. Sau hơn 1 năm triển khai, có thể khẳng định nuôi cá nheo Mỹ là hướng đi mới giúp cho người nuôi trồng thủy sản nâng cao thu nhập, hiệu quả kinh tế...

Mô hình nuôi cá Nheo Mỹ của gia đình ông Đỗ Văn Nên ở xã Trung Kênh, huyện Lương Tài (Bắc Ninh) đạt hiệu quả kinh tế cao gấp 3-4 lần nuôi các giống cá truyền thống.

Theo thống kê của ngành Nông nghiệp, toàn tỉnh hiện có 5.350 ha mặt nước đủ điều kiện nuôi trồng thuỷ sản. Để khai thác tốt tiềm năng, những năm qua, ngành Nông nghiệp chỉ đạo các đơn vị đẩy mạnh xây dựng mô hình, đưa giống thuỷ sản mới cho năng suất và hiệu quả kinh tế cao vào nuôi trồng như: nuôi cá rô phi đơn tính, nuôi lươn không bùn, nuôi ếch, ba ba…

Tháng 7-2016, Trung tâm Khuyến nông tỉnh triển khai mô hình “Thử nghiệm nuôi cá nheo Mỹ thương phẩm trong ao đất bằng thức ăn công nghiệp” tại các huyện Gia Bình và Lương Tài. Mô hình được triển khai với quy mô 9.000 m2, thả 15.300 con giống tại 2 hộ thuộc xã Bình Dương (Gia Bình) và Trung Kênh (Lương Tài). Trung tâm Khuyến

Page 16: BẢN TIN THỦY SẢN tin thy sn 26-12-2017.pdfLiên quan tới khu vực nuôi hàu của 15 hộ dân tại khu vực phía đông hòn Ót, phường Cẩm Thành, TP Cẩm Phả,

16

nông phối hợp với các xã khảo sát chọn hộ tham gia; kiểm tra công tác chuẩn bị ao nuôi, xử lý ao trước khi thả giống; tập huấn kỹ thuật cho hộ dân xây dựng mô hình và cung ứng con giống, thức ăn theo mức hỗ trợ.

Ông Đỗ Văn Nên ở thôn Cáp Trên, xã Trung Kênh (Lương Tài), một trong 2 hộ tham gia mô hình cho biết: “Với diện tích 4.500 m2 mặt nước, gia đình từng nuôi nhiều loại cá truyền thống như cá trôi, mè, chim, rô phi…nhưng hiệu quả kinh tế không cao, mỗi năm chỉ cho thu nhập khoảng 70-80 triệu đồng, trừ chi phí còn lãi khoảng 30 triệu đồng.

Năm 2016, gia đình Ông Nên tham gia nuôi thử nghiệm 7.650 con cá nheo Mỹ thương phẩm. Thực tế sản xuất cho thấy, cá Nheo Mỹ dễ nuôi, ít bị nhiễm bệnh, tỷ lệ sống đạt từ 90% trở lên. Sau 14 tháng nuôi, cá nheo cho thu hoạch với trọng lượng trung bình 2,5 kg/con, sản lượng đạt gần 18 tấn, với giá thị trường khoảng 75.000-80.000 đồng/kg như hiện nay gia đình có thu nhập hơn 1 tỷ đồng, trừ chi phí cho thu lãi hơn 100 triệu đồng, gấp 3-4 lần so với nuôi các giống cá truyền thống”.

Ông Vũ Thái Ninh, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông tỉnh cho biết: “Cùng với mô hình nuôi lươn không bùn, nuôi cá trắm đen, kết quả khả quan của mô hình nuôi cá nheo Mỹ thương phẩm trong ao đất bằng thức ăn công nghiệp đã mở ra triển vọng đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người chăn nuôi. Không chỉ mang lại nguồn thu nhập có giá trị, mô hình còn bổ sung cơ cấu giống thuỷ sản của tỉnh, hướng tới mục tiêu đa dạng nguồn hàng hoá thương phẩm, đáp ứng yêu cầu tiêu dùng ngày càng cao của người dân...".

Từ hiệu quả của mô hình thử nghiệm cần khuyến khích người dân đẩy mạnh khai thác mặt nước để nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là với các loại cá đặc sản như cá nheo Mỹ, cá lăng để tăng thu nhập cho người chăn nuôi, đồng thời tạo việc làm cho lao động nhàn rỗi ở nông thôn.

Theo ông Vũ Thái Ninh, cá nheo Mỹ cũng là nguồn tạo ra sản phẩm có ý nghĩa xã hội cao, nguồn thực phẩm đáp ứng thị hiếu của người tiêu dùng trong nước và có giá trị xuất khẩu cao. Tuy nhiên, nuôi cá nheo Mỹ cần vốn đầu tư lớn cho con giống, thức ăn, thuốc, hóa chất… vì vậy, để nhân rộng mô hình, ngoài việc cung ứng con giống tốt, khỏe mạnh, tập huấn chuyển giao kỹ thuật chăm sóc nuôi trồng, cần có cơ chế, chính sách hỗ trợ để người chăn

nuôi dễ dàng tiếp cận được với nguồn vốn vay ưu đãi. (Báo Bắc Ninh/Dân Việt 26/12, Nguyễn Tuấn) đầu trang

Cà Mau: Cƣ dân nuôi lồng bè có nguy cơ thiệt hại nặng Thông tin từ đảo Hòn Chuối, sáng 25/12, cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Hòn Chuối tiếp tục tập trung lực lượng giúp dân chằng chống nhà cửa, di dời tài sản có giá trị và người lên đồn tránh trú.

Đồng thời, lực lượng hỗ trợ người dân dời lồng bè cá, bao lưới và thu hoạch cá. Tuy nhiên, do lượng cá nhiều nên cư dân không thể bán được nên đành chấp nhận bỏ lại trong bè. Ước tính số cá còn lại trong bè khoảng 10.000 con.

Thượng tá Nguyễn Quốc Thái, Đồn trưởng Đồn Biên phòng Hòn Chuối cho biết, đến thời điểm hiện tại, tình hình di dời dân đã ổn định, toàn bộ người già, trẻ em, phụ nữ đã được bố trí ăn ở tại đồn.

Tại cửa biển Sông Đốc, Đồn Biên phòng Sông Đốc vẫn duy trì các tổ, đội công tác tuần tra, kêu gọi, sắp xếp tàu thuyền vào bến neo đậu. Những trường hợp cố tình không chịu dời tàu sẽ bị xử lý sau bão.

Trên các địa bàn huyện Ngọc Hiển, U Minh, Đầm Dơi, Năm Căn, các đồn biên phòng đều phối hợp chặt chẽ các lực lượng và địa phương làm tốt công tác di dời dân về đơn vị trú tránh và kêu gọi, sắp xếp bến neo đậu cho tàu thuyền của ngư dân vào neo đậu.

Thượng tá Đào Xuân Ninh, Đồn trưởng Đồn Biên phòng Tam Giang Tây (huyện Ngọc Hiển) cho biết, trong suốt mấy ngày qua, cán bộ, chiến sĩ toàn đơn vị tập trung giúp dân ở các địa bàn ven biển, những gia đình sống nhà tạm vào nơi an toàn, hiện đồn đã tiếp nhận bố trí nơi ăn, nghỉ cho trên 1.000 người.

Hiện tại, gió bắt đầu hơi mạnh, vài nơi có mưa nhỏ, biển đã có sống lớn. Mọi công tác chuẩn bị

sẵn sàng ứng phó với bão số 16 được Tỉnh uỷ, UBND tỉnh Cà Mau đặc biệt quan tâm và chỉ đạo

sâu sát, chặt chẽ.. (Báo Cà Mau 25/12, Lê Khoa) đầu trang

Page 17: BẢN TIN THỦY SẢN tin thy sn 26-12-2017.pdfLiên quan tới khu vực nuôi hàu của 15 hộ dân tại khu vực phía đông hòn Ót, phường Cẩm Thành, TP Cẩm Phả,

17

Quảng Ninh: Ngã mũ trƣớc “ông trùm” nuôi tôm vùng biên giới thu hơn 3,5 tỷ/năm

Trong giới nuôi tôm ở Móng Cái (Quảng Ninh), cái tên Bùi Ngọc Liêm được biết đến như một “ông trùm”. Bởi ông là người thúc đẩy xây dựng nhãn hiệu tập thể "Tôm thẻ chân trắng Móng Cái" và tiên phong đưa ứng dụng khoa học mới trong nuôi tôm công nghiệp. Nhiều hội viên được ông Liêm giúp đỡ đã trở thành những ông chủ nuôi tôm giàu có vùng biên giới.

Thắng lớn từ “canh bạc” đầu tiên

Khác với phong cách của một “ông trùm”, Bùi Ngọc Liêm giản dị, dễ gần và mang đậm chất mộc mạc của người nông dân. Nhìn cơ ngơi gần 7ha khu vực nuôi tôm đã đầu tư lên tới hơn 80 tỉ đồng, với tổng sản lượng tôm nuôi đạt hơn 40 tấn, doanh thu hơn 3,5 tỉ đồng/năm... ít người biết bao nhiêu mồ hôi, nước mắt ông Liêm đã rơi trên mảnh đất nuôi tôm ở khu 9, phường Hải Hòa, TP.Móng Cái này.

Tôm thẻ chân trắng nuôi vụ Đông tại cơ sở của ông Bùi Ngọc Liêm. Ảnh: Nguyễn Quý

Ông Liêm quê Nam Định, là bộ đội chuyển ngành, làm cán bộ công nhân viên cơ quan nhà nước, rồi về nghỉ chế độ. Đến năm 1991, khi cơ chế bao cấp không còn, Bùi Ngọc Liêm quyết tâm ra Móng Cái để mưu sinh. Ông làm đủ mọi việc kiếm sống, nhưng luôn nung nấu những dự định, ý tưởng làm giàu.

Năm 2001, hay tin Móng Cái thực hiện Dự án quốc phòng 327, với mục đích đưa dân ra vùng biên làm kinh tế, ông Liêm là một trong những người đầu tiên đăng ký. “Khi đó, nghề nuôi tôm cũng đã phát triển tại một số nơi, sau nhiều năm kinh doanh, sẵn chút vốn trong tay, nên tôi cũng muốn thử sức mình…”, ông Liêm kể lại.

Nuôi tôm theo hình thức công nghiệp tại gia đình ông Bùi Ngọc Liêm. Ảnh: TL

Page 18: BẢN TIN THỦY SẢN tin thy sn 26-12-2017.pdfLiên quan tới khu vực nuôi hàu của 15 hộ dân tại khu vực phía đông hòn Ót, phường Cẩm Thành, TP Cẩm Phả,

18

Với ông Liêm, tiêu chuẩn 2ha để nuôi trồng thủy sản nằm trong dự án khi ấy là quá ít, trong khi với các hộ không chủ động về tài chính thì 2ha lại là quá nhiều. Chính vì vậy, ông Liêm đã mua lại tiêu chuẩn của một số hộ, gom lại được gần 10ha, sau đó tập trung vốn và vay tiền ngân hàng để thuê máy đắp ao.

Không một chút kiến thức nuôi tôm trong tay, khởi sự bằng cả 100.000m2 đất ven biển ngập đầy lau sậy; điện lưới lại chưa có, quạt nước phải chạy bằng máy nổ, một máy chỉ chạy được cho 1 ao... Bao nhiêu khó khăn có lúc tưởng như làm cho ông Liêm nản chí. Nhưng có vốn kiến thức cơ khí, ông Liêm mày mò làm bánh răng đảo chiều sử dụng cho hai ao nên đã giảm được đáng kể chi phí đầu tư và nhiên liệu chạy máy. Ông còn tranh thủ học hỏi kỹ thuật nuôi tôm từ bên Trung Quốc.

Trời không phụ lòng người, những năm đầu nuôi tôm sú, tôm he Nhật Bản, nhờ chịu khó học hỏi và tìm hiểu kỹ thuật nên các vụ nuôi tôm đầu tiên của ông trúng lớn, thành công ngoài mong đợi.

Một ao nuôi tôm thẻ chân trắng theo hình thức khép kín của ông Bùi Ngọc Liêm. Ảnh: Nguyễn Quý

Đầu tư nhiều, nhưng rủi ro ít

Đường vào trang trại nuôi tôm của ông Liêm giờ đây đã trải nhựa, ôtô tải chạy bon bon, điện lưới kéo đến tận nơi. Ông cho biết: Hiện nay, hạ tầng nuôi toàn bộ gần 7ha khu nuôi tôm của gia đình đã được đầu tư hiện đại, với tổng mức đầu tư đến thời điểm này đã lên tới hơn 80 tỉ đồng, đảm bảo tiêu chuẩn VietGAP.

Hơn 10 năm nuôi tôm, Bùi Ngọc Liêm nức tiếng là người chưa từng gặp thất bại. Nhưng: “Tính mình không thích kêu ca nhiều. Vừa áp dụng khoa học, vừa từ kinh nghiệm bản thân để xem xét, nhìn nhận mỗi khi gặp rủi ro, thất bại khi nuôi tôm, rồi rút ra bài học cho vụ tới”, ông Liêm tâm sự.

Theo ông Liêm, trong những vụ nuôi năm 2015, cơ sở nuôi tôm của gia đình ông cùng với nhiều hộ nuôi khác tại Móng Cái đã chịu ảnh hưởng nghiêm trọng của tình hình dịch bệnh. Trong khi người nuôi tôm chỉ quan tâm đến các loại dịch bệnh như: Đầu vàng, đốm trắng, gan, tụy… nhưng qua quan trắc, kiểm soát dịch bệnh tại cơ sở nuôi tôm của gia đình, ông đã phát hiện ra một loại vi trùng ký sinh khá phổ biến gây dịch bệnh trên tôm nuôi, rồi kiến nghị ngành chức năng tìm hướng xử lý dứt điểm.

Chính vì nguy cơ dịch bệnh với tôm lớn, từ năm 2016 ông Liêm chuyển sang đầu tư nuôi tôm trong nhà bạt, được thiết kế một cách khoa học từ hệ thống bể cấp

nước, ao nuôi, khu xử lý môi trường… theo hình thức khép kín. Theo ông Liêm, mô hình nuôi tôm khép kín mặc dù mức đầu tư cao từ 600-700 triệu đồng/ao nuôi có diện tích 2.000m2, song hình thức nuôi này sẽ hạn chế được rủi ro đối với người nuôi tôm. Thời gian cho mỗi vụ nuôi cũng giảm đáng kể, vụ đông chỉ từ 90-100 ngày, vụ hè chỉ từ 70-80 ngày.

Như vậy, mỗi năm người nuôi tôm có thể nuôi được 3 vụ và năng suất tôm nuôi cũng cao hơn; năng suất bình quân đạt trên 10 tấn/ha khi nuôi chính vụ, còn nuôi trái vụ (vụ thu - đông) sẽ đạt 6-7 tấn/ha. Cái lợi khi nuôi tôm trái vụ là mặc dù sản lượng không lớn nhưng vào thời điểm đó tôm bán được giá hơn (khoảng 250.000 đồng/kg).

Không phải vụ nuôi nào trong nhà khép kín cũng thành công, hiệu quả cao. Quan trọng nhất vẫn là chất lượng con giống, kỹ thuật cho người nuôi, chăm sóc thú y và không thể loại bỏ yếu tố thời tiết”.

Ông Bùi Ngọc Liêm.

Page 19: BẢN TIN THỦY SẢN tin thy sn 26-12-2017.pdfLiên quan tới khu vực nuôi hàu của 15 hộ dân tại khu vực phía đông hòn Ót, phường Cẩm Thành, TP Cẩm Phả,

19

Ông Liêm nhận định: Nhiều năm nữa thị trường Trung Quốc vẫn “khát” tôm thẻ chân trắng Móng Cái. Chính vì điều

này nên người nuôi càng phải giữ vững thương hiệu. (Dân Việt 25/12, Nguyễn Quý) đầu trang

Khánh Hòa: Lao động trên các lồng bè nuôi thủy sản - Cần đƣợc quản lý chặt chẽ

Nhiều năm qua, ngành nuôi trồng thủy sản (NTTS) trên biển phát triển khá mạnh. Do đó, lao động làm

thuê trên các lồng bè ngày một tăng. Thế nhưng, lực lượng lao động này lại chưa được quản lý chặt

chẽ, phát sinh nhiều vấn đề phức tạp.

Những ngày này, trở lại khu vực biển Đầm Môn (xã Vạn Thạnh, huyện Vạn Ninh, Khánh Hòa), đa số các lồng bè

đang trong quá trình được sửa chữa, gia cố. Ngoài ra còn có nhiều lồng bè đã thả nuôi tôm, cá trở lại nên lượng lao

động trên các lồng bè khá đông. Ông Trần Diên (thôn Đầm Môn) cho biết: “Để khắc phục lại lồng bè và chăm sóc

thủy sản, gia đình phải thuê 3 lao động với mức lương 5 triệu đồng/người/tháng. Số lao động này chỉ hợp đồng

miệng, không phải trình báo với chính quyền địa phương và xưa nay cũng không thấy đơn vị chức năng nào hỏi,

yêu cầu kê khai”.

Lao động trên các bè tôm ở Vạn Ninh

Chúng tôi đến lồng tôm của ông Nguyễn Thành Tâm - người có hơn 10 năm nuôi tôm hùm ở khu vực Bãi Giếng

(thôn Khải Lương, xã Vạn Thạnh). Ông Tâm cho biết, nhiều năm qua, gia đình ông chủ yếu thuê lao động ở Vạn

Giã và tỉnh Đắk Lắk với mức lương 6 triệu đồng/người/tháng để trông coi và chăm sóc tôm. Ông Nguyễn Văn Tình

(quê Đắk Lắk) làm thuê trên bè ông Tâm cho biết: “Tôi làm thuê ở đây được gần 2 tháng. Chúng tôi được ông chủ

bao ăn ngày 3 bữa; hàng ngày ở trên lồng bè trông coi và cho tôm ăn. Mỗi tháng được nghỉ 3 ngày về thăm nhà”.

Được biết, 3 lao động mà ông Tâm thuê đều không có hợp đồng lao động và chưa bao giờ phải khai báo với cơ

quan chức năng, địa phương. “Vì không có hợp đồng nên số người làm cho gia đình cũng vô ra thường xuyên, có

người làm được vài tháng rồi bỏ”, ông Tâm nói.

Tương tự, ở vịnh Cam Ranh, các chủ lồng bè nuôi tôm, cá ở đây cũng đều thuê mướn lao động trông coi, chăm sóc

thủy sản với mức công từ 4 đến 7 triệu đồng/người/tháng. Ông Huỳnh Tấn Khanh (phường Cam Phúc Nam, TP.

Page 20: BẢN TIN THỦY SẢN tin thy sn 26-12-2017.pdfLiên quan tới khu vực nuôi hàu của 15 hộ dân tại khu vực phía đông hòn Ót, phường Cẩm Thành, TP Cẩm Phả,

20

Cam Ranh) cho biết, gia đình ông có 1 bè nuôi cá bớp với 50 ô lồng, ông phải thuê 2 lao động để trông coi và chăm

cá. Cũng như bao hộ nuôi khác, việc thuê mướn lao động chỉ nói miệng và cũng không phải khai báo với chính

quyền địa phương. Sau khi thỏa thuận, người lao động nhận việc để làm, cuối tháng nhận lương theo mức thỏa

thuận ban đầu.

Theo lãnh đạo UBND xã Vạn Thạnh và UBND thị trấn Vạn Giã (huyện Vạn Ninh), nhiều năm qua, hoạt động NTTS ở

địa phương đều mang tính tự phát nên không thể thống kê chính xác số lao động làm trên các lồng bè. Chủ lồng

khi thả nuôi và thuê lao động không đăng ký, khai báo với địa phương.

Ông Võ Khắc Én - Phó Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản tỉnh cho biết, hiện nay, toàn tỉnh có khoảng 54.000 lồng bè

NTTS trên biển. Trung bình mỗi chủ bè thường thuê từ 2 đến 10 lao động. Họ làm việc không có giao kết hợp đồng

mà chỉ thỏa thuận với nhau về chế độ tiền công. Hầu hết những lao động này không được chủ bè khai báo, đăng

ký với cơ quan chức năng, chính quyền địa phương. Do chưa được quản lý chặt chẽ nên đợt cơn bão số 12 vừa

qua, các địa phương không thể nắm bắt chính xác còn bao nhiêu lao động trên bè tôm, cá để áp dụng biện pháp

cưỡng chế vào bờ.

“Hơn bao giờ hết, các cấp, ngành, địa phương cần sớm triển khai quy hoạch vùng NTTS. Từ đó, đưa ra quy định

cho những chủ lồng bè trong việc khai báo mức độ, quy mô, đối tượng thả nuôi cũng như lao động trên lồng bè. Có

như vậy, khi xảy ra sự cố thiên tai, dịch bệnh thì ngành chức năng, địa phương mới có phương án ứng cứu kịp thời.

Trong trường hợp để xảy ra tai nạn lao động, chết người thì chủ thuê lao động phải có trách nhiệm”, ông Én nói.

Có thể nói, những người lao động tự do chiếm một số lượng lớn trong lực lượng lao động của

tỉnh đang đòi hỏi cần sự quản lý mới phù hợp. Quản lý lao động, rộng hơn là quản lý công dân,

cần phải có bộ công cụ khoa học hơn. (Báo Khánh Hòa 25/12, Văn Giang) đầu trang

KHAI THÁC THỦY SẢN

Hậu Giang: Bắt vụ sử dụng xung điện đánh bắt thủy sản Rạng sáng ngày 23-12, trong lúc tuần tra vũ trang, Công an phường III, thành phố Vị Thanh, bắt quả tang 2 đối tượng đang sử dụng xung điện đánh bắt thủy sản tại khu vực 1, phường III.

Đó là Quách Văn Nghiệp, sinh năm 1990 và Nguyễn Trường Giang, sinh năm 1989, cùng ngụ

ấp 6, xã Vị Tân, thành phố Vị Thanh. Công an phường III đã tiến hành lập biên bản vi phạm,

mời các đối tượng về trụ sở cơ quan làm việc. Đồng thời, thu giữ 2 vỏ máy composite, 2 máy

thủy động cơ hiệu Honda 13HP, 2 bộ xung điện do Trung Quốc sản xuất, 2 bình ắc quy 150

ampe và nhiều dụng cụ liên quan dùng để đánh bắt thủy sản cùng khoảng 40kg cá các loại.

Trong đó, có nhiều cá còn non, nhỏ. (Báo Hậu Giang 25/12, Mai Phúc) đầu trang

Quảng Trị: Chữ tín giữa biển khơi Để mua đƣợc những mẻ cá, mực, tôm…mới đánh bắt đƣợc, những ngƣời làm nghề thu mua thủy, hải sản trên biển của

thị trấn Cửa Việt, xã Gio Việt (huyện Gio Linh) phải quần thảo khắp các ngƣ trƣờng. Hàng chục tấn thủy, hải sản đƣợc

những ngƣời thu mua của ngƣ dân định giá ngay trên biển rồi chở vào bờ mà không cần trả tiền ngay. Ngƣời mua và

ngƣời bán tin tƣởng nhau bằng chữ tín giữa biển khơi…

Page 21: BẢN TIN THỦY SẢN tin thy sn 26-12-2017.pdfLiên quan tới khu vực nuôi hàu của 15 hộ dân tại khu vực phía đông hòn Ót, phường Cẩm Thành, TP Cẩm Phả,

21

Anh Phan Văn Thắng ở khu phố 2 (thị trấn Cửa Việt, Gio Linh) trở về sau chuyến ra khơi thu mua thủy hải sản

Chỉ đến khi đợt áp thấp nhiệt đới hoạt động mạnh trên biển khiến biển động dữ dội, tôi mới gặp được anh Phan Văn Thắng ở khu phố 2, thị trấn Cửa Việt, Gio Linh. Anh Thắng cho biết, mấy hôm trước tranh thủ trời yên, biển lặng, tàu anh mang đá lạnh cùng một số nhu yếu phẩm ra khơi cung cấp cho ngư dân, rồi thu mua cá cơm, nục… về để vợ anh hấp sấy bán cho thương lái. Về mùa này thường xuyên có bão, áp thấp nhiệt đới hoành hành trên biển nên không chỉ ngư dân mà nhưng người làm nghề thu mua thủy, hải sản trên biển như anh cũng phải tranh thủ thời tiết thuận lợi ra khơi hành nghề. Với ngư dân, muốn ra biển làm nghề phải mua sắm ngư lưới cụ rồi làm việc cật lực mới có thu nhập. Còn làm nghề như anh Thắng thì chỉ dong tàu theo các tàu, thuyền của ngư dân để thu mua cá, mực đánh bắt được. Muốn đóng mới một chiếc tàu có thể chở được từ 15 - 20 tấn cá, mực các loại, người làm nghề thu mua phải đầu tư từ 600 - 900 triệu đồng. Hiện tại, thị trấn Cửa Việt, xã Gio Việt có khoảng 10 - 12 tàu thu mua thủy hải sản trên biển. Tôi gặp anh Võ Ngọc Hạnh ở thôn Xuân Lộc, xã Gio Việt, Gio Linh trên bến cá xã Gio Việt sau chuyến ra khơi. Biết tôi có ý định tìm hiểu về nghề mà anh đang làm, anh Hạnh bộc bạch, sở dĩ có nghề thu mua thủy, hải sản trên biển là bởi sức chứa của nhiều tàu, thuyền đánh bắt thủy, hải sản có hạn. Mỗi lần ra biển, đa số tàu, thuyền đều mang theo thực phẩm, nhiên liệu, đá lạnh…đủ dùng trong khoảng 10 - 15 ngày. Trong khoảng thời gian ấy, các tàu, thuyền nếu “trúng đậm” cá, mực, đạt sức chứa tối đa của tàu, thuyền…và ngư dân lại tiếp tục phát hiện luồng cá mới thì tàu không kham nổi. Lúc này ngư dân cần đến “đội quân” thu mua thủy, hải sản trên biển “giải phóng” sức chứa của tàu, thuyền; mua thêm nhiên liệu, thực phẩm để ở lại tiếp tục bám biển. Muốn gắn bó lâu dài với nghề thu mua thủy, hải sản trên biển thì phải có mối quan hệ mật thiết với các chủ tàu, thuyền đánh bắt thủy, hải sản để khi chủ tàu, thuyền đến đánh bắt ở ngư trường nào đó, nếu họ “trúng” những mẻ cá, mực lớn thì sẽ chủ động gọi điện thoại, Icom thông báo tọa độ, ngư trường để những người làm nghề thu mua thủy hải sản cho tàu đến tận nơi thu mua rồi mang vào bờ bán lại, người bán cũng không tốn chi phí nhiên liệu vào bờ. Những thứ như thức ăn, nước uống rồi đá lạnh để ướp cá, mực hoặc các linh kiện, phụ tùng máy móc trên tàu, thuyền bị hỏng hóc chỉ cần có yêu cầu là những người làm nghề thu mua thủy, hải sản đều chở ra phục vụ tận ngư trường mà họ đang đánh bắt. Để tôi hình dung công việc cụ thể của những người làm nghề thu mua thủy, hải sản trên biển, anh Thắng cho biết: “Sau khi chất đầy nhiên liệu, thực phẩm, đá lạnh, cứ khoảng 4 - 5 giờ chiều là tàu của gia đình tôi bắt đầu ra khơi. Ngư trường quen thuộc là xung quanh đảo Cồn Cỏ. Mất khoảng 3 - 4 giờ đồng hồ, tàu bắt đầu ra đến ngư trường. Lúc ấy, từ chủ tàu cho đến thuyền viên đều tập trung vào máy Icom, điện thoại…để có tàu, thuyền nào thông báo vị trí bán cá, mực hoặc cần nhiên liệu, thực phẩm, đá lạnh… là lập tức dong tàu đến ngay. Nếu thu mua thủy, hải sản trên bờ phải “tiền trao, cháo múc”, trên biển thì ngược lại. Bởi biển rộng bao la với bao bất trắc, hiểm nguy nên những người thu mua thủy, hải sản trên biển không tiện mang theo nhiều tiền mặt. Tàu thu mua cặp vào tàu ngư dân, cá, mực… thống nhất giá cả rồi nhanh chóng sang mạn. Nếu thủy, hải sản có giá là 10 - 20 triệu đồng, những người thu mua chỉ trả tượng trưng khoảng 1 - 2 triệu. Số tiền còn lại sẽ được thanh toán hết khi tàu ngư dân cập bến.

Page 22: BẢN TIN THỦY SẢN tin thy sn 26-12-2017.pdfLiên quan tới khu vực nuôi hàu của 15 hộ dân tại khu vực phía đông hòn Ót, phường Cẩm Thành, TP Cẩm Phả,

22

Nói về những khó khăn khi làm nghề thu mua thủy, hải sản trên biển, anh Nguyễn Khai ở khu phố 1, thị trấn Cửa Việt nhẫm tính: “Mỗi chuyến ra biển rồi vào bờ với chiếc tàu có công suất 340 CV như tàu của gia đình tôi phải mất khoảng 3 ngày, nên tiền mua dầu, thức ăn hết khoảng trên dưới 10 triệu đồng. Chi phí chừng đó tiền thì phải mua được khoảng 7 - 9 tấn cá, mực các loại mới mong có chút lãi để chia cho anh em trên tàu. Hiện tại, công việc thu mua thủy, hải sản của các chủ tàu trên biển để kiếm lãi ngày càng khó khăn vì dù đang đánh bắt trên biển nhưng qua hệ thống Icom, điện thoại, các chủ tàu vẫn có thể nắm được giá cả thị trường của các loại cá, mực. Việc các chủ tàu chịu bớt một vài giá so với giá bán trên bờ để những người thu mua thủy, hải sản trên biển có lãi cũng là vì tàu chúng tôi cung cấp những nhu yếu phẩm cần thiết cho chuyến biển dài ngày của họ thì họ mới bán. Những người làm nghề thu mua thủy, hải sản trên biển phải biết chấp nhận những rủi ro, ví như nhiều hôm chủ tàu gọi điện thoại, Icom thông báo nhưng khi tàu anh em tôi đến ngư trường họ đang đánh bắt, hai bên không thỏa thuận được với nhau về giá cả và chủ tàu không chịu bán là anh em tôi xem như mất không tiền dầu. Rồi có hôm chỉ thu mua không đủ số lượng cá, mực phải ở lại dài ngày trên biển chờ mua đủ số lượng, khi vào đến bờ thấy cá, mực không còn tươi hoặc gặp hôm trời mưa, các chủ lò sấy hấp bớt giá, hạ giá là những người thu mua thủy hải sản bị lỗ nặng… Gần đây, nhiều chủ tàu thu mua thủy, hải sản đã mở thêm lò hấp sấy nên thu mua số lượng nhiều hay ít đều tập trung hấp sấy rồi xuất thẳng cho thương lái chứ không qua khâu trung gian. Có làm như vậy, anh em thu mua thủy, hải sản mới sống được với nghề”.

Khi những chiếc tàu đánh bắt xa bờ, trung bờ của xã Gio Việt, thị trấn Cửa Việt ra đến ngư

trường buông lưới thì trên bờ, người làm nghề thu mua thủy hải sản cũng bắt đầu chuẩn bị cho

chuyến ra khơi. Và họ chính là “cầu nối”, là “hậu cần” vững chắc giữa đất liền với biển khơi để

những chủ tàu đánh bắt xa bờ, trung bờ yên tâm bám biển dài ngày. Và lâu nay, giữa những

người thu mua thủy, hải sản trên biển với ngư dân đánh bắt thủy, hải sản luôn gắn bó với nhau

bởi chữ tín rất đáng trân trọng. (Báo Quảng Trị 25/12, Sỹ Hoàng) đầu trang

Quảng Bình: Ngƣ dân Cảnh Dƣơng xây dựng tổ đội vƣơn khơi, bám biển

Việc đánh bắt thủy hải sản trên biển ngày càng trở nên khó khăn, chính vì vậy bà con ngư dân

xã Cảnh Dương (huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình) đã thành lập các tổ đội đoàn kết trên

biển để giúp đỡ, hỗ trợ nhau vươn khơi, bám biển mưu sinh và khẳng định chủ quyền biển đảo

Tổ quốc.

Sau những khó khăn biển Cảnh Dương đã hoạt động sôi nổi trở lại

Xã Cảnh Dương là địa phương trọng điểm về phát triển nghề biển của huyện Quảng Trạch. Toàn xã hiện có

khoảng 725 phương tiện tàu, thuyền các loại, trong đó có 21 chiếc công suất trên 800 CV, 400 tàu loại nhỏ thường

Page 23: BẢN TIN THỦY SẢN tin thy sn 26-12-2017.pdfLiên quan tới khu vực nuôi hàu của 15 hộ dân tại khu vực phía đông hòn Ót, phường Cẩm Thành, TP Cẩm Phả,

23

xuyên đi câu khơi… Sau những khó khăn do sự cố môi trường biển vào năm 2015 cùng với ảnh hưởng từ cơn bão

số 10 vừa qua, hoạt động đánh bắt khai thác hải sản của ngư dân xã Cảnh Dương đã sôi động trở lại và đạt được

nhiều thành tích. Để có thể vượt qua nhiều khó khăn như vậy là nhờ sự chịu khó và hỗ trợ, giúp đỡ nhau từ các mô

hình tổ, đội đoàn kết.

Theo các ngư dân đã gắn bó lâu đời với nghề biển, từ khi tổ, đội đoàn kết trên biển được thành lập, những chuyến

ra khơi ngày càng hiệu quả và tiết kiệm được nhiều nhiên liệu hơn. Nhờ có mô hình này mà các tàu đã mạnh dạn

vươn ra những ngư trường lớn, tàu thuyền đánh bắt xa bờ ngày một nhiều hơn. Từ những hiệu quả đó, nhiều chủ

tàu đã chủ động, tích cực tham gia nhằm góp phần đẩy mạnh sự phát triển của mô hình này.

Ngư dân vá lưới để tiếp tục ra khơi mưu sinh

Từ tổ, đội đoàn kết đánh bắt thủy sản đầu tiên được thành lập vào những ngày đầu năm 2012, đến nay xã Cảnh

Dương có 14 tổ Biển xa với hơn 170 phương tiện tham gia. Ngoài ra, các ngư dân còn thành lập 10 tổ hợp tác, 18

tổ đoàn kết, 28 tập đoàn câu riêng và 5 tổ đoàn thúng máy. Việc thành lập các tổ, đội khai thác hải sản trên biển

vừa mang lại hiệu quả kinh tế thiết thực, vừa giúp các ngư dân tự hỗ trợ lẫn nhau để yên tâm hơn mỗi khi ra khơi

đánh bắt.

Ngư dân Nguyễn Anh Tuấn (34 tuổi, ở thôn Đông, xã Cảnh Dương) chia sẻ, trong một chuyến ra khơi xa đánh cá,

vì thời tiết xấu nên tàu của anh đã bị chết máy. Cũng may nhờ có sự hỗ trợ tích cực, kịp thời của các thành viên

trong tổ, đội đoàn kết đã nhanh chóng đưa tàu vào bờ an toàn.

“Việc thành lập các tổ, đội đoàn kết giúp bà con ngư dân yên tâm hơn mỗi khi ra khơi. Chúng tôi dễ dàng giúp đỡ

lẫn nhau khi xảy ra sự cố trên biển, bên cạnh đó việc đánh bắt cũng thuận lợi hơn. Vì vậy, các tàu và ngư dân đã

tích cực tham gia tổ, đội đoàn kết trên biển trên tinh thần tự nguyện” – anh Tuấn cho biết.

Page 24: BẢN TIN THỦY SẢN tin thy sn 26-12-2017.pdfLiên quan tới khu vực nuôi hàu của 15 hộ dân tại khu vực phía đông hòn Ót, phường Cẩm Thành, TP Cẩm Phả,

24

Các ngư dân luôn giúp đỡ hỗ trợ lẫn nhau cùng bám biển, vươn khơi

Ông Hồ Quang – Phó chủ tịch Hội ngư dân xã Cảnh Dương cho hay, mỗi tổ đội có khoảng 9 – 10 tàu, thuyền. Họ

cùng giúp đỡ nhau đánh bắt trên biển. Nhờ đó mà các ngư dân đánh bắt xa bờ dài ngày trở nên yên tâm hơn.

“Nhờ cùng nhau liên kết bám biển, ngư dân đã tạo được sức mạnh trong khai thác thủy sản, cùng hỗ trợ nhau

trong lúc hoạn nạn. Trong năm 2017, sản lượng khai thác toàn xã đạt gần 4.000 tấn cao hơn 1.000 tấn so với cùng

kỳ năm trước, đem về doanh thu hơn 300 tỷ đồng. Thu nhập bình quân lao động cũng tăng lên từ 5 – 6 triệu

đồng/tháng. Nhờ đó đã giải quyết được việc làm thường xuyên cho nhiều lao động, góp phần đẩy nhanh tiến độ

công tác xóa đói giảm nghèo trên địa bàn” – ông Quang cho biết.

Với tinh thần can trường bám biển và sự hỗ trợ của các cấp, các ngành chức năng hàng trăm

ngư dân xã Cảnh Dương đã tạo mối liên kết chặt chẽ với nhau để ngày đêm vươn khơi, bám

biển. Với họ ra khơi là không chỉ để mưu sinh mà còn góp phần bảo vệ chủ quyền biển đảo

thiêng liêng của Tổ quốc. (Môi Trường Và Cuôc Sống 25/12, Duy Ninh) đầu trang

Khánh Hòa: Nhiều tàu đánh bắt cá ngừ đại dƣơng thua lỗ do bão Tembin Sáng 25/12, ông Nguyễn Trung Hiếu, trưởng ban quản lý cảng cá Hòn Rớ (TP Nha Trang, Khánh Hòa), cho

biết, do ảnh hưởng của bão Tembin nên hàng loạt tàu cá phải bỏ biển chạy về bờ tránh bão.

Theo ông Hiếu, do đang đánh bắt dở dang, chưa đạt sản lượng như mong muốn nên rất nhiều tàu cá đã bị thua

lỗ sau chuyến biển này. Theo đó, qua ghi nhận những tàu cá về bờ sớm đa phần là các tàu hành nghề lưới cản,

đánh bắt cá ngừ sọc dưa, cá thu, cá cam, cá cày…

Theo ông Mai Thành Phúc, Ngư đội trưởng ngư đội Trường Sa Lớn, Chủ tịch nghiệp đoàn nghề cá xã Phước

Đồng (TP Nha Trang), chuyến này các tàu hành nghề lưới cản đạt trung bình 7-10 tấn/tàu.

Trong khi đó, các tàu hành nghề câu cá ngừ đại dương đa phần bị thua lỗ từ 30-50 triệu đồng mỗi chiếc. “2 cơn

bão liên tiếp nên ngư dân phải chạy đi tránh, không làm ăn được gì”, ông Phúc nói.

Theo bà con ngư dân, do ảnh hưởng của bão Tembin, sóng biển dữ dội nên các tàu cá di chuyển rất chậm chạp.

Vì thế, có nhiều lúc sóng biển vỗ vào tàu, tràn xuống khoang gây hư hỏng cá. “Sóng vỗ quá nên tàu cá bị sàng,

cá hư hết”, ông Mai Thành Phúc cho biết thêm.

Page 25: BẢN TIN THỦY SẢN tin thy sn 26-12-2017.pdfLiên quan tới khu vực nuôi hàu của 15 hộ dân tại khu vực phía đông hòn Ót, phường Cẩm Thành, TP Cẩm Phả,

25

Trong khi đó, bà Nguyễn Thị Thu Thanh, Giám đốc Công ty Hải sản Bền Vững (Khánh Hòa), doanh nghiệp

chuyên thu mua cá ngừ đại dương, cho biết, trong 2 ngày qua nhiều tàu cá đánh bắt cá ngừ đại dương đã về bờ

để tránh bão Tembin nhưng sản lượng rất ít, không đạt.

Theo bà Thanh, đa phần các tàu cá Bình Định đạt trung bình từ 10-12 con cá ngừ đại dương, còn tàu nhiều nhất

mà doanh nghiệp này thu mua là 23 con. Trong khi đó, tại Nha Trang (Khánh Hòa), có tàu chỉ đạt sản lượng 8

con cá ngừ đại dương sau chuyến biển này.

Theo bà Nguyễn Thị Thu Thanh, do đa phần ngư dân đánh bắt không đạt, sản lượng giảm nên nhiều khả năng

giá cá ngừ đại dương có thể đạt từ 125.000-130.000 đồng/kg (cá loại 1).

Hoạt động thu mua cá ngừ đại dương tại Cảng cá Hòn Rớ (TP Nha Trang, Khánh Hòa)

Theo Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Khánh Hòa, đến sáng 25/12, tỉnh Khánh Hòa hiện có 17 tàu cá cùng

128 lao động đang hoạt động đánh bắt ở các vùng biển ven bờ. Hiện nay, các tàu cá này đã nắm được thông tin

về cơn bão Tembin, đồng thời có kế hoạch chủ động di chuyển, phòng tránh.

Riêng các tàu hoạt động ở khu vực phía nam Trường Sa và vùng biển phía Nam đang chạy ra khỏi vùng nguy

hiểm. Được biết, trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa có hơn 9.400 tàu cá, với hơn 29.600 lao động.

Theo Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Khánh Hòa, trước đó vào khoảng 17h ngày 24/12, bão Tembin đã đổ

bộ trực tiếp vào khu vực đảo Trường Sa Lớn với cường độ rất mạnh.

Tuy nhiên, quân và dân trên đảo được đảm bảo an toàn; toàn bộ số ngư dân, phương tiện vào neo đậu, tránh trú

bão tại đảo Trường Sa Lớn và đảo Đá Tây A đảm bảo an toàn. Theo cơ quan này, số tàu cá neo đậu tránh trú

bão tại đảo Trường Sa Lớn, đảo Đá Tây A gồm 35 phương tiện với 329 người. Ngay sau đó, các ngư dân đã

được đưa lên đảo để bố trí nơi nghỉ ngơi.

Theo Chi Cục khai thác & Bảo vệ nguồn lợi thủy sản tỉnh Khánh Hòa, hiện trên địa bàn tỉnh

này có 450 tàu cá chuyên đánh bắt ở vùng biển xa, bao gồm cả vùng biển Hoàng Sa và Trường

Sa. Trong đó, số tàu cá đánh bắt cá ngừ đại dương chiếm hơn 200 tàu cá, đánh bắt ở ngoài khơi.

Theo Chi cục này, hiện nay do thời tiết thay đổi liên tục, phức tạp đã gây ra không ít khó khăn

Page 26: BẢN TIN THỦY SẢN tin thy sn 26-12-2017.pdfLiên quan tới khu vực nuôi hàu của 15 hộ dân tại khu vực phía đông hòn Ót, phường Cẩm Thành, TP Cẩm Phả,

26

trong công tác dự báo luồng đi của dòng cá ngừ đại dương trên biển. (Dân Trí 25/12, Viết Hảo) đầu trang

Kiên Giang: Săn “thần dƣợc” ở Phú Quốc

Đảo Phú Quốc (tỉnh Kiên Giang) không những nổi tiếng bởi những bãi biển đẹp mà còn bởi những sản vật

độc đáo, trong đó phải kể đến những món hàng được coi là “thần dược”, có khả năng làm tăng bản lĩnh

đàn ông như hải mã (cá ngựa), hải sâm, hải long, pín hải cẩu... Thậm chí, những loại “thần dược” này còn

được bày bán, tập hợp thành những khu chợ vô cùng sôi động.

Món quà đại dương

Tại làng chài Hàm Ninh (xã Hàm Ninh, Phú Quốc), một trong những làng chài lâu đời và nổi tiếng nhất của hòn đảo

này, có hàng chục điểm bày bán các loại thần dược. Trong đó, thông dụng nhất là hải mã và hải long, hai loài xuất

hiện nhiều ở vùng biển tự nhiên quanh đảo.

Bà Nguyễn Thị Mai, chủ một sạp hàng, đon đả quảng cáo: “Tôi bán hải long với hải mã ở đây đã hơn mười năm.

Tất cả đều là hàng tự nhiên, được ngư dân trong vùng đánh bắt.

Rất nhiều trong số chúng vẫn còn sống. Một số được ướp lạnh và có cả các loại khô, loại một nắng... Vì là hải sản

từ tự nhiên nên chúng rất tốt, có nhiều công dụng xương khớp và tăng cường khả năng sinh lý. Ai tới Hàm Ninh mà

không mua chục cặp hải sản này coi như chưa tới vậy”.

Cũng theo bà Mai, hải mã có giá là 130.000 đồng/cặp (loại nhỏ), 150.000 đồng/cặp loại vừa và 200.000 đồng/cặp

loại lớn nhất với các loại hàng khô và ướp lạnh.

Nếu là hàng còn sống, đang bơi thì giá gần gấp đôi. Riêng hải long, một loại hải sản khá hiếm, được bán với giá

khoảng 100.000 đồng/cặp vì chúng có kích cỡ nhỏ hơn hải mã. Dù không có công dụng mạnh như hải mã nhưng

hải long cũng được nhiều người ưa thích vì nó là hàng hiếm. Nếu hải long được ngâm rượu chung với hải mã thì

vừa có nhiều công dụng, lại vừa đẹp mắt, giàu tính thẩm mỹ nên chúng được ngâm chung để bán.

Hầu như ngoài vùng biển phía Tây ở tỉnh Kiên Giang, rất ít nơi có thể đánh bắt được hải long với số lượng lớn như

ở đây. Ngoài làng chài Hàm Ninh, ở làng chài An Thới, Dương Đông hay Cửa Cạn… cũng có khá nhiều điểm bày

bán các loại “thần dược” này.

Ngoài hải mã, hải long, nhiều người tới Phú Quốc còn lùng mua hải sâm, pín của hải cẩu và san hô đen… hầu hết

chúng đều là các vị thuốc quý trong các sách dân gian.

Tuy nhiên, đây lại là các loại khó đánh bắt nên giá của chúng rất cao. Như hải sâm khô có giá vài triệu đồng/kg còn

san hô đen thì cao hơn nữa. Riêng pín (bộ phận sinh dục) của hải cẩu thì rất hiếm, chỉ một số ít địa điểm mới có

hàng để phục vụ nhu cầu của khách.

Thận trọng khi dùng

Anh Nguyễn Văn Hòa, 31 tuổi, một ngư dân ở xã Gành Dầu, có nhiều năm làm nghề lặn bắt hải mã, nói: hải mã với

hải long ở Phú Quốc có rất nhiều, nhất là ở Gành Dầu, Bãi Thơm, Rạch Vẹm. Chúng xuất hiện quanh năm nhưng

rộ nhất là từ tháng 12 cho tới tháng 4 năm sau.

Page 27: BẢN TIN THỦY SẢN tin thy sn 26-12-2017.pdfLiên quan tới khu vực nuôi hàu của 15 hộ dân tại khu vực phía đông hòn Ót, phường Cẩm Thành, TP Cẩm Phả,

27

Ngoài sử dụng lưới, nhiều ngư dân ở đây thường lặn để bắt hải mã, hải long. Dụng cụ hỗ trợ cho việc lặn chỉ là một

ống thở đơn giản.

“Tuy có nhiều công dụng nhưng hải mã cũng như hải long quý nhất là tuyến nước bọt và đôi mắt của chúng. Nghĩa

là khi ngâm rượu, chúng phải còn sống thì mới tiết nước bọt ra. Đó là lý do vì sao hải mã, hải long đã chết, thường

được sấy khô lại rẻ hơn so với các loại tươi sống. Khi mua, nên chọn những con mà đôi mắt vẫn nguyên vẹn, màu

sắc còn tươi mới để tránh những con đã bị ngâm rượu rồi nhưng nhiều người phơi lại, trộn với hàng mới để bán

cho khách du lịch”, anh Hòa kể thêm.

Có một nghịch lý là tuy các loại hải sản này được bán cho du khách với giá rất cao, lên đến vài trăm ngàn/cặp

nhưng các vựa thu mua của ngư dân chỉ ở giá vài chục ngàn mỗi cặp. Nếu như chúng đã chết thì giá cũng chẳng

cao hơn ốc, ghẹ là bao vì chủ vựa thu mua theo ký, không tính con nữa.

Bày bán các sản phẩm “thần dược”

Phú Quốc thu hút hàng triệu lượt khách du lịch mỗi năm và có xu hướng năm sau tăng hơn năm trước nên nhu cầu

tiêu thụ các loại thần dược trên tăng đột biến.

Để đáp ứng nhu cầu và thu lợi cao, nhiều người buôn bán ở đây đã trộn các loại sản phẩm không đạt chất lượng,

thậm chí còn đem hải mã, pín hải cẩu, hải long hay hải sâm được đánh bắt ở nơi khác đến rồi quảng cáo đó là đặc

sản của Phú Quốc.

Lương y Tăng Văn Quang, Chủ tịch Hội Đông y huyện Hóc Môn (TPHCM), người có nhiều năm nghiên cứu về các

loại đông y, cho biết: các loại hải mã, hải sâm, hải long đều là những vị thuốc tốt, được bào chế từ nhiều đời nay.

Chúng có tác dụng tráng dương, cường thận cũng như bồi bổ hệ xương khớp. Tuy nhiên, khi bào chế (bằng cách

ngâm rượu) cũng cần phải đúng phương pháp và khi sử dụng cũng phải đúng liều lượng cho phép.

Page 28: BẢN TIN THỦY SẢN tin thy sn 26-12-2017.pdfLiên quan tới khu vực nuôi hàu của 15 hộ dân tại khu vực phía đông hòn Ót, phường Cẩm Thành, TP Cẩm Phả,

28

Ngoài ra, cũng như nhiều vị thuốc khác, chúng cũng có đặc tính xung khắc với những thể chất

người sử dụng nhất định. Vì thế, không phải bất kỳ ai cũng có thể sử dụng được thuốc và nếu

muốn sử dụng, mọi người nên tìm hiểu kỹ và tốt nhất, cũng như thuốc Tây, cần có lời khuyên

và đơn thuốc từ những người có chuyên môn. (Giáo Dục Và Thời Đại 25/12, Đoàn Xá) đầu

trang

CỨU HỘ - CỨU NẠN

Bình Thuận: Đồi mồi nặng 7,2kg đƣợc về với biển

Theo thông tin trên báo Bình Thuận, cán bộ Khu Bảo tồn biển Hòn Cau – Tuy Phong cho biết:

Một con đồi mồi quý nặng 7,2kg vừa được hai ngư dân thả về với biển.

Đồi mồi quý được thả về với biển

Đó là 2 ngư dân – Trần Hữu Phúc và Trần Hữu Chính, họ đã cùng nhau thả một con đồi mồi quý nặng 7,2 kg về

biển tại bãi biển xã Hòa Phú dù trước đó họ được chủ nậu trả với giá rất cao nhưng đã kiên quyết không bán.

Hành động của họ cho thấy ý thức bảo vệ môi trường sinh thái biển, đặc biệt là đối với các loài

động vật quý của ngư dân ngày càng được nâng lên. (Môi Trường Và Cuôc Sống 26/12, Gia

Hân) đầu trang

DỊCH VỤ - HẬU CẦN

Tàu cá tránh bão Tembin ken đặc Phú Quốc – Kiên Giang

Tàu thuyền các tỉnh miền Trung vào trú bão nhiều khiến rạch Cầu Sấu quá tải, UBND huyện

đảo Phú Quốc đã chỉ đạo hướng dẫn tàu thuyền của ngư dân vào Quân cảng Hải quân vùng 5 và

Cảnh sát biển vùng 4.

Page 29: BẢN TIN THỦY SẢN tin thy sn 26-12-2017.pdfLiên quan tới khu vực nuôi hàu của 15 hộ dân tại khu vực phía đông hòn Ót, phường Cẩm Thành, TP Cẩm Phả,

29

Tàu thuyền ngư dân ken đặc rạch Cầu Sấu, Phú Quốc - Ảnh: ĐINH QUANG THIỀU

Có mặt tại cảng An Thới cùng đoàn chỉ đạo của UBND huyện Phú Quốc trưa 25-12, Tuổi Trẻ ghi nhận biển đã

bắt đầu có sóng lớn.

Đến thời điểm này, 2.600 tàu cá của ngư dân Phú Quốc và khoảng 300 tàu cá ngoài tỉnh đã được kêu gọi vào

nơi tránh trú bão tại các điểm sông Dương Đông, cảng Vịnh Đầm, rạch Cầu Sấu an toàn.

Tuy nhiên, tại khu vực cảng An Thới vẫn còn 1 số tàu cá cố tình neo đậu ngoài biển chưa chịu vào nơi tránh trú.

Trên các lồng bè vẫn có người cố nán lại với lý do bảo vệ tài sản.

Những trường hợp này đều sẽ bị cưỡng chế buộc phải di dời phương tiện và rời khỏi lồng bè để đảm bảo an

toàn tính mạng.

Hơn 60 lồng bè nuôi thủy hải sản đã được neo đậu an toàn và đến thời điểm này không còn người dân nào ở

dưới các lồng bè.

Cũng theo thông tin từ Đồn biên phòng An Thới, sáng cùng ngày, rạch Cầu Sấu - nơi neo đậu tàu thuyền của

ngư dân Phú Quốc đã không thể tiếp nhận tàu thuyền thêm nữa do tàu thuyền các tỉnh miền Trung vào tránh bão

quá nhiều.

Trước tình hình đó, UBND huyện Phú Quốc đã chỉ đạo cơ quan chức năng hướng dẫn các tàu thuyền vào neo

đậu tại Quân cảng Hải quân vùng 5 và Cảnh sát biển vùng 4.

Tại xã đảo Hòn Thơm và các đảo lân cận phía nam Phú Quốc, đoàn công tác do ông Huỳnh Quang Hưng - phó

chủ tịch UBND huyện Phú Quốc - trực tiếp chỉ đạo đã đến triển khai phòng chống bão.

Ông Dương Thanh Vân - chủ tịch UBND xã Hòn Thơm - cho biết nhà cửa bà con xã đảo đa số tạm bợ nên

phương án di dời 2.800 dân vào trụ sở UBND xã và trường học đang được gấp rút chuẩn bị.

Các địa bàn dễ bị ảnh hưởng bão như xã Hàm Ninh, Bãi Thơm, Gành Dầu, thị trấn An Thới... người dân đã

được hỗ trợ chằng chống nhà cửa.

Tại những nơi bố trí dân tránh bão, chính quyền huyện đã yêu cầu bố trí sẵn máy phát điện, lương thực, thực

phẩm, nước uống, thuốc men… (Tuổi Trẻ 25/12, Đinh Quang Thiều – Duy Khánh – Hoa Nam) đầu trang

Quảng Ngãi: Cửa biển đƣợc đầu tƣ trăm tỷ thành 'huyệt tử' rình rập ngƣ dân

Cửa biển Mỹ Á (xã Phổ Quang, huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi) đã “ngốn” hơn 100 tỷ đồng đầu tư của

Nhà nước nhằm mục đích để tàu thuyền ra vào thuận lợi, phát triển hậu cần nghề cá. Thế nhưng, chưa kịp

vui mừng thì ngư dân lại sống trong nỗi lo bất an, bởi “cửa biển tử thần” này luôn rình rập “nuốt” người,

đồng thời gây thiệt hại hàng tỷ đồng cho ngư dân.

Page 30: BẢN TIN THỦY SẢN tin thy sn 26-12-2017.pdfLiên quan tới khu vực nuôi hàu của 15 hộ dân tại khu vực phía đông hòn Ót, phường Cẩm Thành, TP Cẩm Phả,

30

Ngư dân Trứ và con tàu mắc cạn của mình ở cửa biển Mỹ Á

“Cửa biển tử thần”

Khoảng 22h ngày 23/11, tàu cá QNg 98016 TS, công suất 715 CV của ngư dân Trần Công Trứ (ngụ thôn Hải Tân,

xã Phổ Quang) cùng 11 thuyền viên đang trên đường chạy vào cửa biển Mỹ Á để tránh gió.

Khi vừa đến đầu cửa biển, sóng lớn đánh mạnh chết máy, tàu bị hư hỏng nặng và mắc cạn ngay ở cửa biển. Tàu bị

sóng lớn đánh làm thuyền viên Nguyễn Cao Nguyên (ngụ thôn Hải Tân) mất tích. Sau hơn 3 ngày đêm mất tích,

những ngư dân câu cá ven biển phát hiện thi thể anh Nguyên tấp vào bờ.

Theo ngư dân Trứ, thời điểm xảy ra vụ việc, sóng đánh dữ dội làm chiếc tàu chao đảo, anh Nguyên và anh Nguyễn

Hữu Đảm bị hất văng xuống biển, giàn lưới phía trước tàu rơi xuống nước quấn chặt chân vịt khiến tàu không thể

hoạt động. Những thuyền viên trên tàu vội ném dây thừng xuống. Anh Đảm may mắn bắt được sợi dây nên thoát

chết, còn anh Nguyên bị sóng nhấn chìm.

Anh Nguyên ra đi bỏ lại người vợ trẻ và 3 con thơ dại, cháu nhỏ nhất vừa chào đời chưa kịp cảm nhận tình yêu

thương của người cha qua vòng tay ôm ấp, vỗ về.

Anh Trứ cho biết thêm, tàu mắc cạn, sóng lớn xô đẩy tàu vào đá bể tan tành, bây giờ chỉ mong lấy được máy tàu.

Thiệt hại ước tính khoảng 3 tỷ đồng. Cả anh Trứ và anh em bạn chài không biết lấy gì ra khơi đánh bắt để kiếm

sống trong thời gian sắp tới.

Theo tìm hiểu của chúng tôi, từ khi công trình cảng neo trú tàu thuyền ở cửa biển Mỹ Á được hoàn thành vào năm

2011 đến nay đã có 15 tàu cá của ngư dân gặp nạn khi ra vào cửa biển. Trong đó, có 3 tàu cá công suất lớn bị hư

hại hoàn toàn với khoản thiệt hại gần 10 tỷ đồng.

Ngư dân Nguyễn Văn Tư (ngụ xã Phổ Quang, chủ tàu cá QNg 98783 TS, công suất 165 CV) cho biết: “Khoảng

4h30 ngày 8/10/2016, do ảnh hưởng của bão nên tôi đưa tàu chạy vào cửa biển Mỹ Á tránh. Tuy nhiên, gặp phải

Page 31: BẢN TIN THỦY SẢN tin thy sn 26-12-2017.pdfLiên quan tới khu vực nuôi hàu của 15 hộ dân tại khu vực phía đông hòn Ót, phường Cẩm Thành, TP Cẩm Phả,

31

sóng lớn nên khi mới vào cửa biển, tàu bị hất văng vào đá ngầm. Sau đó, tôi cùng lực lượng cứu hộ chèn thùng

phuy nhựa rỗng vào thân tàu, hy vọng sóng lớn đánh văng khỏi đá ngầm, dạt vào bên trong cửa biển nhưng không

được. Tôi bị thiệt hại gần 2 tỷ đồng”.

Trước đó, vào ngày 16/11/2011, tàu cá QNg 48909 TS, công suất 80 CV của ngư dân Hành Văn Hoá (ngụ xã Phổ

Quang) xuất bến. Chưa kịp ra khỏi cửa biển Mỹ Á thì tàu bị sóng đánh chìm cùng toàn bộ ngư dân. Thấy vậy, tàu

của ngư dân Trần Cu Ly quay lại cứu nạn, thì bị va vào đá ngầm, khiến ngư dân Võ Minh Châu rơi xuống biển, hôm

sau mới tìm thấy xác cách đó 20km.

“Bao nhiêu năm đi biển thuê tích góp đóng được con tàu trị giá 500 triệu đồng, mới được vài phiên biển đã mất

trắng. Sau đó, tôi chạy vạy vay tiền đóng con tàu khác, nhưng tôi nguyền sẽ không bao giờ xuất phát từ cửa biển

Mỹ Á và cũng không đưa tàu về đây neo đậu, dù tốn kém thêm”, anh Hóa cho biết.

Ông Nguyễn Xếch - Trưởng Vạn chài thôn Hải Tân, cho biết: “Từ khi công trình cảng neo trú tàu thuyền ở cửa biển

Mỹ Á hoàn thành cho đến nay đã có 15 tàu có gặp nạn, nhiều ngư dân thiệt mạng và hàng trăm lượt tàu trễ lịch ra

khơi, do cửa biển bị bồi lấp. Cũng vì vậy mà ngư dân ở đây gọi cửa biển Mỹ Á là “cửa biển tử thần”, khác với tên

gọi “cửa biển trăm tỷ” khi mới hoàn thành”.

Đầu tư hơn trăm tỷ nhưng cửa biển Mỹ Á lại là “cửa biển tử thần” đối với ngư dân

Nghịch cảnh cửa biển trăm tỷ, tàu đi neo trú nơi khác

Theo tìm hiểu của chúng tôi, đầu năm 2009, UBND tỉnh Quảng Ngãi đầu tư kinh phí xây dựng công trình cảng neo

trú tàu thuyền ở cửa biển Mỹ Á giai đoạn 1. Công trình bao gồm các hạng mục chủ yếu gồm đê bắc, đê nam, đê

chắn cát ngăn lũ, vũng neo đậu tàu thuyền, luồng ra vào và bến cá.

Page 32: BẢN TIN THỦY SẢN tin thy sn 26-12-2017.pdfLiên quan tới khu vực nuôi hàu của 15 hộ dân tại khu vực phía đông hòn Ót, phường Cẩm Thành, TP Cẩm Phả,

32

Theo thiết kế, khi đưa vào sử dụng thì công trình sẽ đảm bảo cho 400 tàu cá với công suất mỗi chiếc lên đến 400

CV ra vào cửa biển và neo trú an toàn trong mọi tình huống thời tiết. Đến cuối năm 2011, công trình hoàn thành và

đưa vào sử dụng với kinh phí lên đến 117 tỷ đồng.

Sau đó, UBND tỉnh Quảng Ngãi đã ra quyết định thu hồi số tiền sai phạm hơn 712 triệu đồng. Nguyên nhân được

xác định là do việc lập dự toán chưa chính xác dẫn đến nghiệm thu, thanh toán tăng so với thiết kế và thực tế thi

công, áp sai đơn giá và nội dung công việc, ký hợp đồng sai đơn giá dự toán bổ sung được duyệt dẫn đến thanh

toán sai. UBND tỉnh cũng đã yêu cầu Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh tổ chức kiểm điểm đối với những tổ chức, cá

nhân liên quan.

Theo ông Võ Xuân Cẩm - Phó chủ tịch Nghiệp đoàn nghề cá xã Phổ Quang, xã hiện có 202 tàu cá với tổng công

suất hơn 90.000 CV cùng gần 1.900 ngư dân đánh bắt trên biển. Sản lượng hải sản khai thác hàng năm trên

12.000 tấn, doanh thu khoảng 360 tỷ đồng. Mục tiêu của công trình cảng neo trú tàu thuyền ở cửa biển Mỹ Á là

phát triển kinh tế biển, tạo thuận lợi cho tàu cá 400 CV ra vào cửa biển an toàn.

“Tuy nhiên, sau khi đưa vào sử dụng, nhiều tàu cá đã bị mắc cạn, bị sóng đánh chìm gây thiệt hại hàng tỷ đồng.

Điều ám ảnh là nhiều ngư dân bị thiệt mạng ở “cửa biển tử thần” này. Bây giờ chưa tới một nửa tàu, chủ yếu là

công suất nhỏ neo đậu ở đây, còn tàu công suất lớn phải neo ở nơi khác”, ông Cẩm cho biết.

Ông Võ Văn Xinh - Chủ tịch UBND xã Phổ Quang, cho biết: “Sau khi hoàn thành giai đoạn 1,

công trình cảng neo trú tàu thuyền ở cửa biển Mỹ Á vẫn chưa được thông thoáng và còn nhiều

tảng đá ngầm gây nguy hiểm cho tàu thuyền qua lại, nhất là khi đến mùa mưa bão. Chúng tôi

mong muốn cấp trên sớm đầu tư kinh phí xây dựng giai đoạn 2 để tạo điều kiện thuận lợi cho

việc khai thác hải sản của ngư dân”. (Pháp Luật Việt Nam 26/12, Nhuận Oanh) đầu trang

THỊ TRƢỜNG

Bùng nổ thị trƣờng cá cảnh Cá cảnh ngày càng chứng tỏ lợi thế trong nền nông nghiệp đô thị ở TPHCM. Mặc dù có bƣớc khởi động

khá chậm, nhƣng khi đời sống ngƣời dân đƣợc cải thiện, nhu cầu nuôi cá cảnh để trang trí, thƣ giãn ngày

càng phổ cập ở nhiều đối tƣợng.

Page 33: BẢN TIN THỦY SẢN tin thy sn 26-12-2017.pdfLiên quan tới khu vực nuôi hàu của 15 hộ dân tại khu vực phía đông hòn Ót, phường Cẩm Thành, TP Cẩm Phả,

33

Gian hàng cá cảnh và sinh vật cảnh tại Hội chợ Nông nghiệp công nghệ cao và công nghiệp thực phẩm lần 6

(Hi-Tech Agro 2017) Nội địa vẫn là chủ yếu Là người có thâm niên với nghề nuôi cá cảnh, ông Tống Hữu Châu, chủ Trại cá cảnh Châu Tống (quận 12), kể lại câu chuyện trước đây ông chỉ quan tâm đến việc nuôi cá để xuất khẩu. Có lần tình cờ đến cửa hàng bán cá cảnh gần một khu công nghiệp, ông thấy có nhiều công nhân vào xem. Lân la hỏi chuyện, các cô cho biết chọn mua vài con về nuôi để khi rảnh rỗi nhìn cá bơi tung tăng trong hồ nhỏ nhắn cũng giúp thư thái tâm hồn, nhẹ nhàng đầu óc, giảm bớt căng thẳng sau những giờ làm việc. Lúc đó, ông Hữu Châu mới nghiệm ra thêm một điều, cá cảnh không chỉ dành cho giới có tiền, nuôi những con cá giá trị hàng triệu đồng; trước đây là các loại cá rồng như kim long, hồng long… còn gần đây có cá Koi - cá chép Nhật Bản. Như vậy, đối tượng nuôi cá giải trí đã được mở rộng, phổ cập nhiều hơn ở thị trường nội địa. Những nhà cung cấp cá cảnh cho biết, hiện thị trường bán lẻ rất mạnh, không chỉ ở TPHCM hay vài TP lớn như Hà Nội, Cần Thơ, Đà Nẵng hay Hải Phòng mà nhu cầu đã xuất hiện ở nhiều TP nhỏ thuộc các tỉnh, kể cả khu vực Tây Nguyên như Buôn Ma Thuột, Pleiku.. Đó chính là điều kiện giúp ngành cá cảnh phát triển mạnh hơn. Tiềm năng còn nhiều nhưng theo ông Lê Như Phú, chủ Cơ sở cá cảnh Phú Khang (quận 12, TPHCM), hạn chế của nghề nuôi cá cảnh hiện nay là quy mô cực nhỏ và siêu nhỏ. Vì vậy, dù có nhiều người nuôi (285 cơ sở với sản lượng 135 triệu con) nhưng không mạnh. Các cơ sở hay trang trại nuôi manh mún, quá ít sản phẩm để chào hàng. Với nghề này, PGS-TS Vũ Cẩm Lương, Đại học Nông Lâm TPHCM, nhận xét xu hướng tiêu dùng của ngành này đòi hỏi phải luôn mới và lạ. Trong khi các cơ sở sản xuất, nuôi cá cảnh đa phần sản xuất giống thuần túy có sẵn, một số loại giá trị bị suy thoái về chất lượng con giống. Bên cạnh đó, một số loài cá cảnh trong tự nhiên đã gần như tuyệt chủng như cá Thái Hổ... Nguồn giống vì vậy thiếu đa dạng và hiện chỉ tập trung vài loại đã có thương hiệu tốt như cá dĩa. Việc lai tạo chọn các loại giống cá mới là vấn đề cần quan tâm. Ông Lê Hữu Thiện, Giám đốc Công ty cổ phần Sinh vật cảnh Thiên Đức (huyện Củ Chi), cho biết ngày càng phát sinh thêm nhiều dòng cá cảnh nằm trong danh mục của Cites ở dòng cá nước ngọt, đặc biệt là trên một số loại sinh vật biển. Điều này càng đặt ra việc nhân giống, lai tạo sinh sản là vô cùng cần thiết cho ngành cá cảnh để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng và thị hiếu thường xuyên thay đổi của thị trường. Việc đa dạng loài là nhu cầu lớn và không kém phần thách thức. Vì vậy, nhập một số cá cảnh từ nước ngoài về bán và làm giống là phổ biến. Những năm gần đây, Công ty Saigon Aquarium, Công ty Hải Thanh chuyên về cá chép Koi, Công ty CP Sinh vật cảnh Thiên Đức... và một số hộ mua cá từ nước ngoài về để sản xuất giống mới. Đa phần con giống mới được cung cấp thị trường trong nước giúp phong phú và đa dạng hơn giống loài cho thú chơi cá cảnh của người dân, nhưng danh mục con giống cá cảnh được nhập còn hạn chế. Việc Tổng cục Thủy sản chỉ cho đăng ký 2 lần/năm, gây khó cho người làm giống khi muốn nhập khẩu nếu phát hiện nhu cầu của thị trường. Các nhà sản xuất cá cảnh cũng đề xuất cách tính thuế nhập khẩu cá cảnh về làm giống cần thật sự ưu đãi, dễ dàng, giúp nghề nuôi cá cảnh còn khá non trẻ có điều kiện làm mới con giống, đáp ứng nhu cầu mới và lạ trên thị trường. Cá cảnh và sinh vật cảnh

Page 34: BẢN TIN THỦY SẢN tin thy sn 26-12-2017.pdfLiên quan tới khu vực nuôi hàu của 15 hộ dân tại khu vực phía đông hòn Ót, phường Cẩm Thành, TP Cẩm Phả,

34

“Vài năm nữa khi thuế suất bằng 0%, cá cảnh từ các nước ASEAN như Thái Lan... có thể sẽ xuất hiện ở Việt Nam, tham gia vào thị trường bán lẻ. Đó là viễn cảnh rất gần. Vì vậy, phải đứng vững “trận địa” trong nước trước khi nói đến xuất khẩu”, ông Tống Hữu Châu nêu ý kiến. Theo ông Châu, thị trường nội địa cần được tổ chức lại, tránh tình trạng mạnh ai nấy làm vì nếu không có sự liên kết hay hợp tác sẽ làm rối loạn thị trường, người sản xuất bị ép giá. TPHCM đã có các chính sách phát triển nghề nuôi cá cảnh, cũng như hỗ trợ kỹ thuật, vốn vay cho các hộ gia đình và doanh nghiệp trong quá trình sản xuất, nhưng mức độ phát triển nghề nuôi cá cảnh, tỷ trọng xuất khẩu vẫn còn khá thấp so với khả năng và tiềm lực. Ông Lê Hữu Thiện cho rằng, trình độ tay nghề của Việt Nam không thua các nước nhưng lại yếu về tổ chức và xúc tiến thương mại. Mặc dù rất muốn sản xuất cá cảnh tập trung để có điều kiện hợp tác, nhưng theo ông Lê Như Phú, trong bối cảnh hiện nay, mô hình vệ tinh là khả thi. Liên kết hình thành giữa doanh nghiệp và các cơ sở sản xuất nhỏ để bán cái thị trường cần thay vì bán cái người nuôi có. Là người nghiên cứu về thị trường cá cảnh, PGS-TS Vũ Cẩm Lương cho rằng, cần hình dung đầy đủ về thị trường cá cảnh để mở rộng thị trường nội địa. Đề cập đến công thức 10-90, PGS-TS Vũ Cẩm Lương so sánh giá trị cá cảnh chỉ khoảng 10% với người chơi cá cảnh, 90% còn lại là khâu thiết kế ao bể, trang thiết bị, tư vấn dịch vụ, chăm sóc khách hàng... Đó là những dịch vụ giúp gia tăng giá trị thị trường cá cảnh nói chung. Ngay cả thiết bị cho hồ cá cũng rất cần đa dạng như bao bạt, bể đất, lu hũ, chum vại, bể kính, cây thủy sinh... Vì vậy, mở rộng thị trường bằng việc đáp ứng nhu cầu và thị hiếu người tiêu dùng, có sự tương hỗ lẫn nhau, dần hình thành tour du lịch cá cảnh và sớm có chợ đầu mối sinh vật cảnh là điều cần thiết để nghề nuôi và thú chơi cá cảnh phát triển. (Sài

Gòn Giải Phóng 25/12, Công Phiên) đầu trang

Thu hoạch tôm chạy bão, ngƣời dân Bạc Liêu bị thƣơng lái ép giá

Trong 2 ngày qua, rất đông số hộ dân Bạc Liêu tổ chức thu hoạch tôm. Có hộ do không nắm

được chủ trương của tỉnh đã bị thương lái ép giá. Mỗi tấn tôm người dân mất hàng chục triệu

đồng. Cụ thể, tại huyện Hòa Bình, hiện giá tôm sú loại 25 con/kg trở xuống có giá từ 200.000 - 250.000

đồng/kg, nhưng thương lái ép giá mua với giá 200.000 đồng/kg. Do nhiều hộ dân quá lo sợ, nên bán

tháo chạy bão số 16, vô tình “tiếp tay” trục lợi cho thương lái.

Nhằm hạn chế xảy ra tình trạng trên, ngành chức năng tỉnh Bạc Liêu đã tăng cường kiểm tra, giám sát

và xử lý nghiêm cá nhân, tập thể lợi dụng mưa bão ép giá, trục lợi bất chính hàng hóa nông, thủy sản

người dân.

Trong 2 ngày qua, tỉnh Bạc Liêu đã tuyền truyền, khuyến khích người dân khẩn trương thu hoạch diện

tích nuôi tôm, diện tích lúa để tránh bão. Tỉnh chỉ đạo các địa phương đẩy mạnh tuyên truyền, hướng

dẫn, khuyến khích người dân nhanh chóng thu hoạch diện tích nuôi trồng thủy sản, nhất là diện tích

nuôi tôm công nghiệp, siêu thâm canh; ao tôm sắp đến ngày thu hoạch hoặc thu hoạch sớm để tránh

những thiệt hại khi xảy ra bão.

Cùng với đó, tỉnh, ngành nông nghiệp cũng chỉ đạo các địa phương vùng ngọt hóa, vùng phía Bắc quốc

lộ 1A cũng đẩy nhanh tiến độ thu hoạch lúa, hoa màu tránh bão.

Để tránh bị thương lái ép giá khiến người dân phải bán tháo để chạy bão, UBND tỉnh Bạc Liêu chỉ đạo

ngành công thương liên hệ với các công ty, doanh nghiệp thu mua, dự trữ hàng hóa nông sản cho người

dân. Tuy nhiên, việc thu mua phải đảm bảo giá cả hợp lý, hoặc dự trữ hàng giúp dân trong thời điểm

diễn ra bão.

Ông Phan Văn Sáu, Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Bạc Liêu, cho biết, qua liên hệ, tính đến ngày

25/12, đã có 3 công ty, doanh nghiệp cam kết mua, dự trữ hàng cho nông dân, gồm doanh nghiệp Âu

Vững (Đông Hải), doanh nghiệp Trang Khanh, (thành phố Bạc Liêu) và doanh nghiệp Việt Cường

(thành phố Bạc Liêu) cam kết cho người dân mượn kho lạnh tạm trữ tôm nếu có nhu cầu.

Page 35: BẢN TIN THỦY SẢN tin thy sn 26-12-2017.pdfLiên quan tới khu vực nuôi hàu của 15 hộ dân tại khu vực phía đông hòn Ót, phường Cẩm Thành, TP Cẩm Phả,

35

Còn đối người trồng lúa, tỉnh đã chỉ đạo các địa phương khẩn trương cùng nông dân thu hoạch, phơi

sấy, dự trữ lại những nơi đảm bảo an toàn. Tuyệt đối không để thương lái, tiểu thương lợi dụng mưa

bão ép giá nông dân.

Theo báo cáo, trên đồng ruộng tỉnh Bạc Liêu đang canh tác hơn 150.000 ha nuôi trồng thủy sản, lúa,

hoa màu; trong đó, hơn 76.000 ha tôm đang nuôi hoặc sắp cho thu hoạch, nhất là diện tích nuôi tôm

công nghiệp, siêu thâm canh với sản lượng lớn cần thu hoạch trước bão hoặc gia cố, tháo dỡ nhà kính

để giảm thiệt hại. Riêng diện tích trồng lúa, lo lắng nhất là các trà lúa đang làm đòng, trổ bông, khả

năng thiệt hại rất nặng, trong khi chưa có giải pháp nào hữu hiệu để ứng phó. (Tin Tức/ Cafef 25/12,

Huỳnh Sử) đầu trang

DOANH NGHIỆP

Cty thủy sản, chế biến bột cá Kiên Hùng chính thức niêm yết 10,7 triệu cổ phiếu Ngày 26/12, CTCP Kiên Hùng (mã KHS) chính thức niêm yết 10,7 triệu cổ phiếu trên HNX. Trước ngày lên sàn, Công ty đã có buổi gặp mặt, đối thoại với các nhà đầu tư tại Hà Nội vào chiều 25/12.

Ông Nguyễn Ngọc Anh, Thành viên Hội đồng Quản trị, kiêm Giám đốc Nhà máy đông lạnh- Công ty Cổ phần Kiên Hùng cho biết, Công ty CP Kiên Hùng đứng đầu cả nước về công suất chế biến bột cá (nguyên liệu đầu vào sản xuất thức ăn chăn nuôi) với quy mô lên tới 33.000 tấn/năm. Ngoài ra, Công ty cũng là đơn vị đi đầu trong xuất khẩu mực sushi và cá đông lạnh của tỉnh Kiên Giang.

Ông Nguyễn Ngọc Anh - Thành viên HĐQT kiêm Giám đốc nhà máy đông lạnh CTCP Kiên Hùng chia sẻ tại

hội thảo

Thành lập năm 2009 với vốn điều lệ ban đầu hơn 56 tỷ đồng, sau 2 lần tăng vốn, hiện tại Kiên Hùng có vốn 107 tỷ đồng.

Doanh thu của Kiên Hùng đến từ 2 mảng chính: bán bột cá và thủy sản đông lạnh. Năm 2016, trong 904 tỷ đồng doanh thu thì có 487 tỷ đồng là bột cá (chiếm 53,9%, chủ yếu tiêu thụ nội địa và xuất khẩu sang Nhật, Thái Lan).

Doanh thu từ bán thành phẩm đông lạnh đạt 405 tỷ đồng (chiếm 44,83%). Thành phẩm đông lạnh xuất khẩu tăng gần 17% so với năm 2015; chủ yếu tập trung tại 2 thị trường Nhật Bản và EU với khoảng 85% sản lượng.

Page 36: BẢN TIN THỦY SẢN tin thy sn 26-12-2017.pdfLiên quan tới khu vực nuôi hàu của 15 hộ dân tại khu vực phía đông hòn Ót, phường Cẩm Thành, TP Cẩm Phả,

36

Lợi nhuận sau thuế năm 2016 của Công ty đạt 29,2 tỷ đồng, tương ứng với mức EPS 3.900 đồng/cp. Mức cổ tức chi trả đạt 20%.

Thực hiện chiến lược mở rộng hoạt động kinh doanh, trong tháng 10/2017, Công ty đã khởi công xây dựng dự án nhà máy đông lạnh tại KCN Thạnh Lộc. Dự án có tổng vốn đầu tư 141 tỷ đồng, công suất 3.000 tấn/năm, nâng năng lực chế biến tăng gấp đôi so với hiện tại. Dự án dự kiến được hoàn thiện và bắt đầu cho ghi nhận doanh thu từ Q4/2018.

Hội thảo "Giới thiệu cơ hội đầu tư Công ty Cổ phần Kiên Hùng" thu hút hơn 150 nhà đầu tư tham gia

Ngoài ra, KHS hiện đang triển khai 1 dự án nuôi tôm, cá với tổng diện tích vùng nuôi là 32ha.

Tính riêng năm 2017, doanh số của Công ty ước đạt khoảng trên 1.000 tỷ đồng, kim ngạch xuất khẩu trên 25 triệu USD tới 11 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Lợi nhuận sau thuế ước đạt 32,6 tỷ đồng, vượt kế hoạch đề ra và tăng trưởng 13% so với năm 2016.

Nói về Cơ hội đầu tư cổ phiếu KHS, ông Đặng Trần Hải Đăng – Phó Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu – CTCP Vietinbank cho rằng, việc đa dạng hóa sản phẩm đã giúp Công ty cổ phần Kiên Hùng giảm thiểu rủi ro trong bối cảnh khó khăn chung của từng ngành hàng.

Việc đi đầu trong hoạt động tìm kiếm, tiếp cận nguồn nguyên liệu nhập khẩu, cộng với tiềm lực tài chính đã giúp KHS duy trì được mối quan hệ bền vững với các nhà cung cấp lớn và uy tín. Đây được xem là lợi thế cạnh tranh của Công ty so với các DN cùng ngành trong bối cảnh khan hiếm về nguyên liệu, đặc biệt là nguyên liệu chất lượng cao.

Dư địa tăng trưởng của Công ty còn nhiều, điều này có được là nhờ các thị trường tiềm năng và các dự án đầu tư nâng quy mô và hiệu quả hoạt động.

Theo Kế hoạch kinh doanh giai đoạn 2018-2020, với đóng góp chính từ mảng thủy sản khi Nhà máy đông lạnh mới đi vào hoạt động từ cuối năm 2018, tăng công suất lên gấp đôi đạt 3.000 tấn/năm, tốc độ tăng trưởng doanh thu và

lợi nhuận sau thuế công ty mẹ dự phòng lần lượt đạt 15% và 20%. (Infonet 26/12, D.Thùy) đầu trang

Page 37: BẢN TIN THỦY SẢN tin thy sn 26-12-2017.pdfLiên quan tới khu vực nuôi hàu của 15 hộ dân tại khu vực phía đông hòn Ót, phường Cẩm Thành, TP Cẩm Phả,

37

Nhà thầu Hồng Hà trúng cùng lúc 3 gói thầu tại Cục Kiểm ngƣ

Cục Kiểm ngƣ thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa thông báo đã lựa chọn đƣợc nhà thầu

thực hiện 3 gói thầu trị giá gần 90 tỷ đồng do Cục làm bên mời thầu. Nhà thầu trúng liên tiếp các gói

thầu này là Công ty TNHH MTV Đóng tàu Hồng Hà (gọi tắt là Nhà thầu Hồng Hà).

Điểm chung của các gói thầu này là đều sử dụng ngân sách trung ương do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý; lựa

chọn nhà thầu theo hình thức đấu thầu rộng rãi trong nước. Tỷ lệ tiết kiệm thông qua đấu thầu của các gói thầu đều thấp dưới

1%.

Tại Gói số 08 Sửa chữa, nâng cấp, cải hoán tàu KN582 thuộc Dự án Sửa chữa, nâng cấp 03 tàu cá đã qua sử dụng của Nhật Bản

viện trợ thành tàu kiểm ngư, Nhà thầu Hồng Hà có giá trúng thầu là 30,814 tỷ đồng, giảm 25 triệu đồng so với giá gói thầu

(30,839 tỷ đồng), tỷ lệ tiết kiệm là 0,08%.

Tiếp đó, tại Gói thầu số 9 Sửa chữa, nâng cấp, cải hoán tàu KN585 thuộc dự án nêu trên, Nhà thầu Hồng Hà trúng thầu với giá

29,381 tỷ đồng, giảm 7 triệu đồng so với giá gói thầu (29,388 tỷ đồng), tương đương với tỷ lệ tiết kiệm 0,02%.

Còn tại Gói thầu số 10 Sửa chữa, nâng cấp, cải hoán tàu KN586 thuộc cùng Dự án, Nhà thầu Hồng Hà trúng thầu với giá trúng

thầu là 28,875 tỷ đồng, giảm khoảng 14 triệu đồng so với giá gói thầu (28,889 tỷ đồng), tương đương với tỷ lệ tiết kiệm 0,04

%.

Công ty TNHH MTV Đóng tàu Hồng Hà có địa chỉ đăng ký tại TP. Hải Phòng, có vốn điều lệ 334,5 tỷ đồng. (Đấu Thầu 26/12,

Trung Hiếu) đầu trang

CHẾ BIẾN

Nƣớc mắm sá sùng Cái Rồng: Tinh túy biển khơi Vân Đồn

Xuất phát từ cuộc thi OCOP, ý tưởng sáng tạo mới của CTCP Thủy sản Cái Rồng đã ra đời, tạo

nên một sản phẩm độc đáo, đó là Nước mắm sá sùng Cái Rồng. Sản phẩm này được Ban Điều

hành đề án OCOP tỉnh Quảng Ninh công nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng 4 sao.

Ông Đào Đức Yêm, Giám đốc CTCP Thủy sản Cái Rồng chia sẻ, ngày khi là Phó giám đốc phụ trách kỹ thuật của Cty, khi được tham gia lớp tập huấn về OCOP của Ban Xây dựng Nông thôn mới tỉnh Quảng Ninh, ông đã suy nghĩ phải làm cách nào đó để tạo ra một sản phẩm độc đáo tham gia OCOP, chứ không chỉ là nước mắm truyền thống Vân Đồn.

Page 38: BẢN TIN THỦY SẢN tin thy sn 26-12-2017.pdfLiên quan tới khu vực nuôi hàu của 15 hộ dân tại khu vực phía đông hòn Ót, phường Cẩm Thành, TP Cẩm Phả,

38

Công nhân công ty CP Thủy sản Cái Rồng đang dán tem nhãn cho sản phẩm

Thử nghiệm nguyên liệu sá sùng

Thế mạnh của Vân Đồn là có được vùng nguyên liệu thủy hải sản phong phú, ngon vào bậc nhất cả nước. Trong đó, sá sùng là một trong những sản vật vô cùng quý giá bởi nó giàu chất dinh dưỡng, mang vị ngọt đặc trưng, chứa nhiều nguyên tố khoáng, đạm tự nhiên rất có ích cho cơ thể.

Trong khi đó, Nước mắm Vân Đồn là sản phẩm truyền thống có từ lâu đời, được làm từ cá nhâm, cá cơm của vùng biển Vân Đồn, tuy được nhiều người biết đến nhưng cũng phải cạnh tranh rất khắc nghiệt với nước mắm Cát Hải, nước mắm Phú Quốc… Vì vậy, khi ý tưởng kết hợp giữa nước mắm Vân Đồn và đặc sản sá sùng Vân Đồn lóe lên trong đầu, ông Yêm bắt tay ngay vào thử nghiệm.

Page 39: BẢN TIN THỦY SẢN tin thy sn 26-12-2017.pdfLiên quan tới khu vực nuôi hàu của 15 hộ dân tại khu vực phía đông hòn Ót, phường Cẩm Thành, TP Cẩm Phả,

39

Sản phẩm nước mắm sá sùng Cái rồng đạt tiêu chuẩn OCOP 4 sao

Ông Yêm cho biết, công đoạn chế biến sá sùng khá tỉ mỉ. Đầu tiên, sá sùng Vân Đồn tươi ngon phải được rửa sạch, sấy khô, sau đó cho vào nước mắm cá đã ngâm được hai tháng để tạo hương vị. Công đoạn làm nước mắm bao đời nay cũng tỉ mỉ không kém. Mỗi sáng, người công nhân phải mở miệng ang chứa cá để đón ánh nắng mặt trời, đánh đều cá để cá ngấu tự nhiên. Và họ cứ làm thế trong suốt…hơn 2 năm trời. Sản phẩm nước mắm cốt quyện với mùi hương sá sùng cực kỳ thơm ngon bổ dưỡng, lại có màu vàng cánh dán rất đẹp mắt. Thành công ngoài mong đợi

Sau 3 năm thử nghiệm và tiến hành sản xuất, quy trình sản xuất sản phẩm nước mắm sá sùng của CTCP Thủy sản Cái Rồng đã hoàn thiện và đi vào sản xuất với số lượng lớn, tiêu thụ rộng rãi tại nhiều tỉnh thành trong cả nước như Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội, Hải Dương, Hưng Yên,... Sản phẩm làm ra đến đâu, hết đến đó, tiêu thụ đặc biệt mạnh trong những dịp lễ, tết.

Nước mắm sá sùng nguyên chất sóng sánh vàng như mật ong. Khi ăn, hãy để vị mắm thấm dần nơi đầu lưỡi, bạn sẽ cảm nhận được vị ngọt tuyệt vời của sá sùng Cái Rồng, vị đậm đà thơm ngậy khó cưỡng của nước cốt cá biển.

Sản phẩm nước mắm sá sùng Cái rồng đã được đăng ký bảo hộ độc quyền thương hiệu. Được

biết, trung bình mỗi năm, Cty này tiêu thụ khoảng trên 100.000 chai nước mắm sá sùng. Dự

Page 40: BẢN TIN THỦY SẢN tin thy sn 26-12-2017.pdfLiên quan tới khu vực nuôi hàu của 15 hộ dân tại khu vực phía đông hòn Ót, phường Cẩm Thành, TP Cẩm Phả,

40

kiến trong thời gian tới, Cty sẽ đẩy mạnh sản xuất cũng như mở rộng mạng lưới tiêu thụ trên

toàn quốc. (Diễn Đàn Doanh Nghiệp 25/12, Thu Duyên) đầu trang

XÃ HỘI

Bạc Liêu: DN thủy sản cho ngƣời dân mƣợn kho lạnh trữ tôm thu hoạch tránh bão Bạc Liêu còn hàng chục ngàn ha diện tích nuôi tôm, trong đó, có hàng chục ha đang thu hoạch. Để chia sẻ

khó khăn với ngƣời dân, các doanh nghiệp (DN) cam kết không mua ép giá, cho mƣợn kho lƣu trữ tôm.

Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu Dương Thành Trung cho biết, trước nguy cơ ảnh hưởng bão số 16,

Bạc Liêu kêu gọi các DN cùng chia sẻ khó khăn với người nuôi tôm. Đến nay, nhiều DN sẵn sàng

mua tôm cho người dân theo giá thị trường, không ép giá. Một số DN cho người dân mượn kho

lạnh nếu người dân thu hoạch trước tránh bão.

Cụ thể, các doanh nghiệp Âu Vững (huyện Đông Hải), Trang Khanh (thành phố Bạc Liêu), Việt

Cường (thành Phố Bạc Liêu) sẵn sàng cho người dân mượn kho lạnh để trữ tôm bán sau bão...

Các DN thu mua lúa tại Bạc Liêu cũng sẵn sàng giữ giá cho người nông dân, cam kết không ép giá

khi người dân thu hoạch lúa chạy bão. (Lao Động 25/12, Nhật Hồ) đầu trang./.