35
1 ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN LẬP THẠCH Số: /BC UBND CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Lập Thạch, ngày tháng 12 năm 2020 BÁO CÁO Kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển KTXH giai đoạn 2016 - 2020 phương hướng, nhiệm vụ giai đoạn 2021 - 2025 Phần thứ nhất KẾT QUẢ THỰC HIỆN NHIỆM VỤ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI GIAI ĐOẠN 2016 2020 Bước vào thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội 5 năm 2016 - 2020 trong điều kiện toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế tiếp tục được đẩy mạnh; nhiều nghị quyết, chương trình, cơ chế, chính sách của TW, tỉnh, huyện được ban hành phát huy hiệu quả; cơ sở vật chất kỹ thuật, kết cấu hạ tầng được quan tâm đầu tư, an ninh chính trị ổn định; trật tự an toàn xã hội đảm bảo; tiềm năng lợi thế từng bước được khơi dậy, phát huy; thu hút đầu tư bước đầu đạt kết quả. Cấp ủy Đảng, chính quyền từ huyện đến cơ sở đoàn kết, thống nhất, sáng tạo trong chỉ đạo điều hành; nhân dân đồng thuận trong thực hiện các chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước và nỗ lực trong phát triển kinh tế - xã hội là những tiền đề, động lực quan trọng để thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ đã đề ra. Bên cạnh những thuận lợi, còn có khó khăn và thách thức như: Tình hình thiên tai, dịch bệnh Covid – 19 diễn biến bất thường; ngành công nghiệp chế biến, chế tạo có chỉ số tồn kho cao; có thời điểm giá thịt lợn xuống thấp kỷ lục đã ảnh hưởng lớn đến chăn nuôi; nguồn thu ngân sách trên địa bàn huyện thấp, nhu cầu đầu tư lớn, trong khi nợ XDCB còn nhiều,...ảnh hưởng, tác động đến tình hình thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu đề ra. Nhận thức được những thuận lợi và khó khăn đó, trong 05 năm qua , huyện đã tập trung chỉ đạo một cách quyết liệt, sáng tạo, toàn diện các cấp, các ngành, cùng sự nỗ lực vượt bậc của các tầng lớp nhân dân trong huyện để từng bước phấn đấu thực hiện thắng lợi các mục tiêu mà kế hoạch đã đề ra. Kinh tế của huyện tăng trưởng khá so với bình quân chung của tỉnh, văn hóa – xã hội ngày càng tiến bộ, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo. A. KẾT QUẢ PHÁT TRIỂN CÁC NGÀNH, LĨNH VỰC: I. SẢN XUẤT NÔNG - LÂM NGHIỆP - DỊCH VỤ, TIỂU THỦ CÔNG NGHIỆP: 1. Sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, chăn nuôi: Tích cực chỉ đạo triển khai các cơ chế, chính sách hỗ trợ thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2016- 2020. Tuy nhiên do điều kiện thời tiết có những diễn biến bất thường, gây ngập úng thời gian dài; chăn nuôi lợn phát triển nóng vào năm 2016 – 2017 dẫn đến dư thừa cung nghiêm

BÁO CÁO 2016 - 2020 2021 - 2025 2016 2020

  • Upload
    others

  • View
    6

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: BÁO CÁO 2016 - 2020 2021 - 2025 2016 2020

1

ỦY BAN NHÂN DÂN

HUYỆN LẬP THẠCH

Số: /BC – UBND

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Lập Thạch, ngày tháng 12 năm 2020

BÁO CÁO

Kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển KTXH giai đoạn 2016 - 2020

phương hướng, nhiệm vụ giai đoạn 2021 - 2025

Phần thứ nhất

KẾT QUẢ THỰC HIỆN NHIỆM VỤ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI

GIAI ĐOẠN 2016 – 2020

Bước vào thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội 5 năm 2016 - 2020 trong

điều kiện toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế tiếp tục được đẩy mạnh;

nhiều nghị quyết, chương trình, cơ chế, chính sách của TW, tỉnh, huyện được

ban hành phát huy hiệu quả; cơ sở vật chất kỹ thuật, kết cấu hạ tầng được quan

tâm đầu tư, an ninh chính trị ổn định; trật tự an toàn xã hội đảm bảo; tiềm năng

lợi thế từng bước được khơi dậy, phát huy; thu hút đầu tư bước đầu đạt kết quả.

Cấp ủy Đảng, chính quyền từ huyện đến cơ sở đoàn kết, thống nhất, sáng tạo

trong chỉ đạo điều hành; nhân dân đồng thuận trong thực hiện các chủ trương

chính sách của Đảng, Nhà nước và nỗ lực trong phát triển kinh tế - xã hội là

những tiền đề, động lực quan trọng để thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ đã đề ra.

Bên cạnh những thuận lợi, còn có khó khăn và thách thức như: Tình hình

thiên tai, dịch bệnh Covid – 19 diễn biến bất thường; ngành công nghiệp chế

biến, chế tạo có chỉ số tồn kho cao; có thời điểm giá thịt lợn xuống thấp kỷ lục

đã ảnh hưởng lớn đến chăn nuôi; nguồn thu ngân sách trên địa bàn huyện thấp,

nhu cầu đầu tư lớn, trong khi nợ XDCB còn nhiều,...ảnh hưởng, tác động đến

tình hình thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu đề ra.

Nhận thức được những thuận lợi và khó khăn đó, trong 05 năm qua,

huyện đã tập trung chỉ đạo một cách quyết liệt, sáng tạo, toàn diện các cấp, các

ngành, cùng sự nỗ lực vượt bậc của các tầng lớp nhân dân trong huyện để từng

bước phấn đấu thực hiện thắng lợi các mục tiêu mà kế hoạch đã đề ra. Kinh tế

của huyện tăng trưởng khá so với bình quân chung của tỉnh, văn hóa – xã hội

ngày càng tiến bộ, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo.

A. KẾT QUẢ PHÁT TRIỂN CÁC NGÀNH, LĨNH VỰC:

I. SẢN XUẤT NÔNG - LÂM NGHIỆP - DỊCH VỤ, TIỂU THỦ CÔNG

NGHIỆP:

1. Sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, chăn nuôi:

Tích cực chỉ đạo triển khai các cơ chế, chính sách hỗ trợ thực hiện tái cơ

cấu ngành nông nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2016- 2020. Tuy nhiên do điều

kiện thời tiết có những diễn biến bất thường, gây ngập úng thời gian dài; chăn

nuôi lợn phát triển nóng vào năm 2016 – 2017 dẫn đến dư thừa cung nghiêm

Page 2: BÁO CÁO 2016 - 2020 2021 - 2025 2016 2020

2

trọng làm giá lợn hơi giảm mạnh, người chăn nuôi bị thua lỗ nặng (ước năm

2017 lỗ 286,5 tỷ đồng theo giá năm 2016); đến năm 2019, 2020 tình hình dịch tả

Lợn Châu Phi xuất hiện ở nhiều địa phương trong huyện, tỉnh,... Song huyện đã

chỉ đạo quyết liệt, kịp thời nên ngành nông nghiệp tiếp tục phát triển ổn định.

Ước tổng giá trị sản xuất ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản (theo giá so

sánh năm 2010) năm 2020 đạt 1.439 tỷ đồng, tăng 25,0 tỷ đồng (trong đó trồng

trọt 503,7 tỷ đồng, chăn nuôi 791,2 tỷ đồng, lâm nghiệp, thủy sản, dịch vụ nông

nghiệp 144,1 tỷ đồng). Tổng giá trị sản xuất ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản

(theo giá hiện hành) đạt 2.349 tỷ đồng, tăng 458,0 tỷ đồng (trong đó trồng trọt

818,8 tỷ đồng, chăn nuôi 1.286,2 tỷ đồng, lâm nghiệp, thủy sản, dịch vụ nông

nghiệp 244,0 tỷ đồng). Bình quân giá trị sản xuất/ha canh tác hàng năm đạt 90,0

triệu đồng/1 ha, tăng 16,0 triệu đồng/1 ha so với năm 2015.

1.1. Về trồng trọt:

Tổng diện tích gieo trồng bình quân hàng năm đạt 12,92 nghìn ha/năm,

giảm 35ha so với giai đoạn 2010 – 2015, nguyên nhân do nhu cầu chuyển mục

đích để phát triển công nghiệp, thương mại, cơ sở hạ tầng giao thông, hạ tầng

dân cư mới; giá trị sản xuất nông nghiệp thấp hơn nhiều so với các ngành nghề

khác nên người dân không mặn mà với sản xuất nông nghiệp dẫn đến tình trạng

đất bỏ trống nhiều. Cụ thể: Diện tích lúa trung bình đạt 6,86 nghìn ha/năm, giảm

340 ha SCK; 2.171ha ngô, tăng 168,0ha; sắn 797ha, tăng 9ha; cây có hạt chứa

dầu 940ha, giảm 167ha; rau, đậu, hoa 893,7ha, tăng 56ha,... Năng suất hầu hết

các loại cây trồng hàng năm đều tăng: Năng suất lúa bình quân đạt 57,20 tạ/ha,

tăng 5,73 tạ/ha so với giai đoạn 2010 – 2015; năng suất ngô bình quân đạt 41,7

tạ/ha, tăng 4,6 tạ/ha so với giai đoạn 2010 – 2015; lạc đạt 18,3 tạ/ha, tăng 0,7

tạ/ha so với giai đoạn 2010 – 2016,... Tổng sản lượng lương thực bình quân

hàng năm đạt 48,14 nghìn tấn, tăng 3,4 nghìn tấn so với giai đoạn 2010 – 2015.

Chỉ đạo triển khai thực hiện Nghị quyết số 02 – NQ/HU ngày 26/7/2016

về phát triển chăn nuôi, thủy sản và cây hàng hóa có giá trị kinh tế cao giai đoạn

2016 – 2020. Trong thời gian qua huyện đã chỉ đạo triển khai trồng mới 35,0 ha

bưởi ở các xã Thái Hòa, Liễn Sơn, Quang Sơn; 3,0 ha cam CS1 tại xã Hợp Lý;

0,5ha nho xạ đen không hạt tại xã Xuân Hòa; 10 ha cây trám đen ở các xã Thái

Hòa, Liên Hòa, Liễn Sơn; thực hiện mô hình thí điểm trồng cây Dổi xanh ghép

với diện tích 0,5 ha tại xã Xuân Hòa; mô hình trồng 2,0 ha cây Sachi ở xã Thái

Hòa; triển khai trồng 198,03 ha vùng trồng trọt sản xuất hàng hoá tập trung

VietGap.… Nhìn chung, đến nay một số mô hình đã cho thu hoạch, ước giá trị

thu nhập cao hơn gấp 1,5 – 2 lần so với gieo trồng theo mô hình truyền thống.

Đặc biệt, trong thời gian qua, tỉnh đã phê duyệt "Chương trình thí điểm

đầu tư phát triển vùng sản xuất thanh long ruột đỏ bền vững phục vụ xuất khẩu

và tiêu thụ nội địa theo mô hình chuỗi liên kết sản xuất – tiêu thụ tại huyện" giai

đoạn 2017 - 2020 tại các xã Vân Trục, Xuân Hòa, Ngọc Mỹ, Quang Sơn, Hợp

Lý với quy mô cải tạo 100 ha thanh long hiện có, trồng mới 200 ha với nguồn

ngân sách tỉnh hỗ trợ 96,6 tỷ đồng. Đến nay đã cải tạo 59,713 ha/100ha đạt

59,91% KH (xã Xuân Hòa 13,785 ha, Ngọc Mỹ 10,097 ha, Vân Trục 35,831

Page 3: BÁO CÁO 2016 - 2020 2021 - 2025 2016 2020

3

ha); trồng mới 200 ha/200 ha KH (xã Quang Sơn 34ha, Ngọc Mỹ 48,069ha, Vân

Trục 22 ha, Hợp Lý 32,426 ha, Xuân Hòa 63,5 ha); xây dựng được 4 vùng sản

xuất nông nghiệp tốt (VietGAP) với tổng diện tích 25,92 ha (Vân Trục 7,12 ha,

Ngọc Mỹ 5,9 ha, Quang Sơn 6,9 ha, Xuân Hòa 6 ha), thành lập được 4 HTX,...

Nhìn chung, trong quá trình triển khai thực hiện Chương trình ở giai đoạn đầu

gặp nhiều khó khăn vướng mắc nên đến cuối năm 2019 huyện Lập Thạch mới

chính thức triển khai thực hiện được, do vậy đến nay một số hạng mục chưa

thực hiện xong và khó có thể thực hiện hết trong năm 2020 như: chứng nhận sản

xuất VietGAP, hỗ trợ chăm sóc năm thứ 2 cho một số diện tích trồng mới và cải

tạo, lắp đặt hệ thống tưới, hỗ trợ thuê cán bộ kỹ thuật...Trên cơ sở đó UBND

huyện đã có văn bản đề nghị UBND tỉnh cho kéo dài thực hiện Chương trình

sang năm 2021.

Chú trọng các hoạt động quảng bá, xúc tiến đầu tư; đến nay sản phẩm

thanh long ruột đỏ đã được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và công nghệ) cấp

mã vạch, mã code; đã thực hiện xuất khẩu thành công sản phẩm thanh long ruột

đỏ sang thị trường Úc và Malaisya; hiện nay huyện đang tiếp tục đẩy mạnh các

hoạt động xúc tiến thương mại để xuất khẩu thanh long sang thị trường Nhật

Bản và Nga, Ấn Độ. Ngoài ra, huyện tăng cường định hướng, đẩy mạnh, khuyến

khích các hoạt động liên kết sản xuất, đến nay sản phẩm Thanh long đã được

siêu thị Big C, Coopmart, Vincom, và một số nhà hàng lớn chấp nhận tiêu thụ

sản phẩm tạo nguồn thu nhập và thị trường ổn định trong nhân dân.

Nhìn chung, ngành trồng trọt đang từng bước chuyển theo hướng sản xuất

hàng hóa. Cơ cấu cây trồng tiếp tục chuyển dịch theo hướng giảm diện tích các

loại cây có giá trị kinh tế thấp, tăng dần diện tích các loại cây có giá trị kinh tế

cao. Nhiều giống cây trồng mới có năng suất, chất lượng cao được UBND huyện

định hướng đưa vào sản xuất. Đặc biệt tỷ lệ giống lúa chất lượng và chất lượng

cao đạt trên 73% tổng diện tích gieo trồng (bình quân toàn tỉnh đạt 70%). Tuy

nhiên, việc thực hiện chuyển dịch cơ cấu cây trồng vẫn còn chậm, triển khai các

mô hình trồng trọt còn mang tính dàn trải; ngoài ra việc nhân rộng các mô hình

sản xuất có năng suất, chất lượng cao còn hạn chế; chưa xây dựng được nhiều

sản phẩm thương hiệu nông nghiệp của huyện; việc phát triển ưu tiên ngành

hàng rau quả đã được quan tâm nhưng chưa tương xứng với tiềm năng, diện tích

trồng rau xanh hàng năm mặc dù tăng, nhưng tăng chậm; việc triển khai trồng

hoa, cây cảnh chiếm tỷ lệ thấp, ước năm 2020 đạt 7,0 ha; thu hút công nghiệp

chế biến, tiêu thụ nông sản trong nước và xuất khẩu chưa thực hiện được.

1.2 Về chăn nuôi và thú y:

Chăn nuôi tiếp tục được xác định là mũi nhọn trong phát triển kinh tế

nông nghiệp. Tuy nhiên, trong thời gian qua ngành chăn nuôi gặp nhiều khó

khăn về dịch bệnh, giá cả đầu ra. Hiện nay, trên địa bàn huyện có 104 trang trại

hoạt động ổn định, hiệu quả; ngoài ra còn có một số mô hình chăn nuôi theo quy

mô công nghiệp và bán công nghiệp đem lại hiệu quả như: Mô hình trạng trại

VietGap chăn nuôi bò sữa ở Thái Hoà; 4 trang trại VietGap chăn nuôi lợn,... Sản

lượng GSCC xuất chuồng hàng năm tăng, ước năm 2020 sản lượng thịt hơi gia

Page 4: BÁO CÁO 2016 - 2020 2021 - 2025 2016 2020

4

súc, gia cầm xuất chuồng đạt 18.726 tấn, tăng 1.146 tấn SCK (trong đó đàn trâu

xuất chuồng 481 tấn, tăng 51,3 tấn; đàn bò 1.336 tấn, tăng 86,2 tấn; đàn lợn

13.860 tấn, tăng 799 tấn; gia cầm 3.048 tấn, tăng 210 tấn). Ước tỷ trọng chăn

nuôi theo giá thực tế trong cơ cấu nông nghiệp năm 2020 chiếm 54,7%.

Tăng cường các hoạt động liên kết sản xuất chăn nuôi, trong thời gian qua

có nhiều hộ gia đình, cá nhân liên kết sản xuất với công ty SyDay, công ty APE,

công ty Jafa, công ty Golden Star,… bước đầu thu được nhiều kết quả quan

trọng. Tuy nhiên thu hút doanh nghiệp đầu tư dự án chăn nuôi quy mô lớn, sản

xuất giống và xây dựng nhà máy gia công, chế biến các sản phẩm từ chăn nuôi

vẫn còn nhiều khó khăn.

Tăng cường công tác vệ sinh, phòng chống dịch bệnh cho đàn GSGC. Tổ

chức tốt các đợt tiêm phòng vắcxin cho đàn GSGC đạt trên 80% tổng đàn và

phun khử trùng tiêu độc ở các khu vực chợ, các hộ gia đình. Trong 5 năm, trên

địa bàn đã xuất hiện một số bệnh truyền nhiễm theo mùa như bệnh LMLM, tụ

huyết trùng, dịch tả lợn Châu phi xảy ra ở hầu hết các xã, thị trấn trên địa bàn

huyện đã gây thiệt hại về kinh tế cho người chăn nuôi. UBND huyện đã chủ

động, kịp thời chỉ đạo, khống chế, không để lây lan dịch bệnh ra diện rộng; đảm

bảo môi trường để người dân yên tâm sản xuất.

1.3. Về thủy sản: Việc đổi mới mô hình chăn nuôi thủy sản được huyện

quan tâm chỉ đạo, đã có 128,1 ha mô hình nuôi cá giống mới, trong đó: Cá chép

lai ba máu 53,5 ha; mô hình nuôi cá Rô phi đơn tính (dòng Đường nghiệp) 52,3

ha và mô hình nuôi Cá rô phi đơn tính nuôi ghép với cá chép 22,3ha,... Bên

cạnh đó triển khai mô hình nuôi cá lồng tại sông Phó Đáy xã Thái Hoà, đập

Đồng Mồ xã Liễn Sơn và nuôi cá chép giòn, trắm giòn tại xã Thái Hòa, Vân

Trục đã được nhân dân ngày càng nhân rộng. Theo đánh giá bước đầu cá dễ

nuôi, sinh trưởng, phát triển tốt, phù hợp với điều kiện nuôi trồng, đem lại hiệu

quả kinh tế cao, cho thu nhập từ 180-200 triệu đồng/ha. Tổng sản lượng thủy sản

hàng năm đều tăng, bình quân đạt 1,48 nghìn tấn/năm, tăng 144 tấn so với giai

đoạn 2011 - 2015.

1.4 Công tác khuyến nông - chuyển giao tiến bộ kỹ thuật và bảo vệ

thực vật:

Tích cực tuyên truyền cho bà con nông dân nâng cao kỹ thuật trong sản

xuất, áp dụng tiến bộ KHKT vào sản xuất. Mở 162 lớp tập huấn về kỹ thuật

trồng, chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh cho cây trồng, vật nuôi, có 9.440 lượt

người tham gia. Triển khai 44 mô hình trình diễn (31 mô hình trồng trọt, 13 mô

hình chăn nuôi GSGC, thuỷ sản). Nhìn chung các nhiệm vụ khuyến nông được

đảm bảo theo kế hoạch, tuy nhiên việc nhân rộng các mô hình còn chậm được

thực hiện.

Hoạt động của các ngành dịch vụ nông nghiệp đáp ứng tốt cho sản xuất.

Cung ứng kịp thời giống cây trồng, vật nuôi các loại phân bón, thức ăn chăn

nuôi,... đảm bảo về số lượng, chất lượng. Công tác phòng chống dịch bệnh trên

cây trồng, vật nuôi đạt kết quả tốt; dự thính, dự báo tình hình sâu bệnh kịp thời

và có biện pháp xử lý triệt để, không lây lan ra diện rộng. Tỷ lệ thiệt hại do sâu

bệnh hàng năm chiếm tỷ lệ thấp, dưới 1,0%.

Page 5: BÁO CÁO 2016 - 2020 2021 - 2025 2016 2020

5

2. Sản xuất lâm nghiệp:

Công tác trồng, chăm sóc và bảo vệ rừng được duy trì thực hiện tốt. Trồng

mới 768,99ha rừng tập trung đạt 102,6% KH; 921.000 cây phân tán đạt 153,5%

KH, nâng độ che phủ rừng đến năm 2020 đạt 25%, tăng 1,0% so với năm 2016.

Tích cực tuyên truyền, vận động người dân duy trì, thực hiện công tác PCCCR -

BVR, tuy nhiên do một bộ phận chủ rừng, người dân còn chủ quan trong công

tác bảo vệ rừng nên trong 05 năm qua đã xảy ra 10 vụ cháy (giảm 02 vụ cháy so

với giai đoạn trước), diện tích thiệt hại 9,12ha, chủ yếu là các loại cây bụi, cây

bạch đàn chồi,...Duy trì công tác kiểm tra, kiểm soát việc khai thác, buôn bán,

vận chuyển lâm sản, qua kiểm tra phát hiện 22 vụ vi phạm lâm luật, giảm 27 vụ

so với giai đoạn trước.

3. Công tác thủy lợi, PCLB & TKCN:

Công tác thủy lợi: hệ thống hạ tầng và các trang thiết bị thủy lợi được đầu

tư, nâng cấp, nạo vét, sửa chữa đảm bảo cho việc vận hành, khai thác an toàn có

hiệu quả. Thực hiện việc cung cấp nước tưới tiêu cơ bản đủ, đúng khung thời vụ

đáp ứng yêu cầu sinh trưởng và phát triển cây trồng, đồng thời cung cấp đủ nước

cho nuôi thủy sản. Tuy nhiên, chính quyền một số địa phương chưa thật sự sát

sao đối với công tác dịch vụ, thủy lợi; chưa quyết liệt trong chỉ đạo, điều hành;

hầu hết các xã, thị trấn chưa phân loại cụ thể số diện tích để làm căn cứ hợp

đồng nghiệm thu; chưa phát huy được vai trò giám sát của Trưởng thôn, TDP

đối với việc cung ứng dịch vụ thủy lợi của Công ty TNHH MTV thủy lợi; việc

ký hợp đồng, nghiệm thu, thanh lý thực hiện chưa chặt chẽ, diện tích tưới được

nghiệm thu còn xuê xoa, chưa sát với thực tế; công tác sửa chữa, vệ sinh, nạo

vét, khơi thông dòng chảy, kênh mương chưa thường xuyên theo vụ, hoặc làm

qua loa chiếu lệ, lãng phí nước tưới,...

Công tác PCTT – TKCN: Hàng năm xây dựng và triển khai kế hoạch

PCTT và TKCN; thành lập Ban chỉ huy PCTT và phân công nhiệm vụ cụ thể

cho từng thành viên. Chỉ đạo kiểm tra các hệ thống các công trình thủy lợi, điểm

sung yếu, các mục tiêu, đê, kè, cống; xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch

đảm bảo đúng quy định. Trong thời gian qua, trên địa bàn đã xảy ra một số cơn

bão làm ảnh hưởng đến nhà cửa, hệ thống đường giao thông, thủy lợi, sản xuất

nông nghiệp,... tuy nhiên mức độ thiệt hại thấp.

4. Công tác quản lý tài nguyên và môi trường:

- Công tác quản lý nhà nước về đất đai được các cấp, các ngành quan tâm

và dần đi vào nề nếp. Chỉ đạo thực hiện các quy định về thu hồi đất, giao đất,

cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, bồi thường GPMB. Trong giai đoạn

2016 - 2020 tổng diện tích thu hồi, bồi thường GPMB để thực hiện các công

trình dự án gần 200 ha; giao đất cho 1.007 trường hợp,... Triển khai công tác đo

đạc, lập hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận QSDĐ, đã bàn giao bản đồ địa

chính cho 20/20 xã thị trấn, hiện nay đang thực hiện các thủ tục cấp đổi giấy

chứng nhận quyền sử dụng đất theo bản đồ địa chính.

Công tác chỉ đạo giải quyết các tồn tại về đất đai tiếp tục được quan tâm,

trong năm 2020 đã giải quyết được 347 trường hợp vi phạm đất đai, đến nay còn

1.192 trường hợp vi phạm, UBND huyện đang tiếp tục chỉ đạo, thực hiện. Tiếp

Page 6: BÁO CÁO 2016 - 2020 2021 - 2025 2016 2020

6

tục thực hiện chính sách chi trả đất dịch cho các hộ gia đình, cá nhân, đến nay đã

giải quyết xong 11,25/11,25 ha đạt 100% KH đề ra.

Thí điểm thực hiện công tác dồn thửa đổi ruộng ở xã Đồng Ích, kết quả:

Đến nay phê duyệt quy hoạch lại đồng ruộng, đã di chuyển 850 ngôi mộ về các

nghĩa trang theo quy hoạch, làm mới 13km đường nội đồng, 8,7km mương nội

đồng, đã san gạt 40ha/76,6 ha, dự kiến hoàn thành và giao ruộng cho các hộ dân

trong tháng 12/2020.

- Công tác quản lý nhà nước về tài nguyên, khoáng sản: Tăng cường chỉ

đạo, quản lý việc khai thác tài nguyên trên địa bàn, tuy nhiên, trong thời gian

qua tình trạng khai thác tài nguyên, khoáng sản trái phép còn diễn ra ở một số

địa phương (chủ yếu là khai thác đất san lấp), qua kiểm tra, phát hiện, xử lý 81

vụ = 97 đối tượng theo quy định.

Xây dựng, triển khai Đề án bảo vệ môi trường huyện đến năm 2020, tầm

nhìn đến năm 2030, kết quả: 100% các xã, thị trấn đã thành lập Hợp tác xã dịch

vụ môi trường hoặc tổ thu gom rác thải; 100% các xã, thị trấn đã có bãi tập kết,

xử lý rác thải trên địa bàn (trong đó có 05 xã, thị trấn có lò đốt rác thải (thị trấn

Lập Thạch, xã Thái Hoà, xã Xuân Hoà, xã Sơn Đông, xã Văn Quán); xác nhận

cam kết bảo vệ môi trường, kế hoạch bảo vệ môi trường cho 52 dự án. Công tác

xây dựng rãnh thoát nước thải vượt chỉ tiêu kế hoạch đề ra, đến nay đã xây mới

được 148,9/145 km rãnh thoát nước thải đạt 103%, xây mới 1.674/1.460 hố thu

gom nước, tổng số rãnh cải tạo là 475m.

Bên cạnh những mặt đạt được, công tác tài nguyên và môi trường còn

những tồn tại, hạn chế như: Công tác GPMB ngày càng khó khăn, phức tạp; việc

xử lý giải quyết các tồn tại về đất đai còn chậm; chưa có nhiều giải pháp để đổi

mới hoạt động của HTX môi trường; hiệu quả hoạt động của các HTX môi

trường chưa cao; tình trạng ô nhiễm môi trường nhất là ở khu vực nông thôn vẫn

còn nhiều, còn tình trạng xả thải nước sinh hoạt trực tiếp ra kênh mương thủy lợi

nhưng chưa được xử lý, chưa có hệ thống thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt tập

trung; công tác quản lý tài nguyên khoáng sản chưa chặt chẽ, còn có nhiều vụ

việc phải xử lý vi phạm hành chính. Nguyên nhân do nhận thức của người dân

đôi khi chưa đầy đủ về công tác chi trả kinh phí GPMB, cá biệt một số hộ dân

lợi dụng dân chủ để trục lợi cá nhân; nhiều dạng vi phạm đất đai trên địa bàn

chưa đủ hành lang pháp lý để giải quyết; việc chi trả kinh phí cho cán bộ làm

công tác vệ sinh môi trường thấp, tuyên truyền về bảo vệ môi trường chưa hiệu

quả, ý thức tự giác của người dân về bảo vệ môi trường chưa cao; công tác quản

lý tài nguyên khoáng sản gặp nhiều khó khăn do việc tổ chức công khai quy

hoạch, tuyên truyền, phổ biến pháp luật về khoáng sản chưa đạt hiệu quả.

II. CHƯƠNG TRÌNH XÂY DỰNG NTM:

Sau 10 năm triển khai thực hiện các nội dung chương trình xây dựng NTM,

huyện Lập Thạch đã có sự chuyển mình trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, chính

trị. Thành công của Chương trình là kết quả của sự đoàn kết, nỗ lực của cả hệ

thống chính trị trong việc “chung tay xây dựng NTM”, đặc biệt có vai trò then

chốt của nhà nước, nhân dân, doanh nghiệp. Đến nay có 1818 xã được công

Page 7: BÁO CÁO 2016 - 2020 2021 - 2025 2016 2020

7

nhận đạt chuẩn NTM, với tổng kinh phí thực hiện giai đoạn 2010 – 2020 ước đạt

1.793 tỷ đồng, trong đó: Ngân sách Trung ương là 24,3 tỷ đồng; ngân sách tỉnh

709,8 tỷ đồng; ngân sách huyện 395,7 tỷ đồng đồng; ngân sách xã 216,4 tỷ

đồng; nguồn vốn tín dụng 241,2 tỷ đồng; doanh nghiệp 37,7 tỷ đồng; người dân

đầu tư và đóng góp là 170,6 tỷ đồng.

Trên cơ sở những kết quả đó, huyện đang khẩn trương tập trung các nguồn

lực để hoàn thiện các tiêu chí của huyện NTM. Đến nay đã đạt 8/9 tiêu chí (còn

01 chỉ tiêu về văn hóa chưa đạt do chưa xây dựng được sân vận động và nhà thi

đấu nên chưa đảm bảo các tiêu chí của huyện Nông thôn mới). Do vậy, trong

thời gian tới UBND huyện tiếp tục huy động các nguồn lực để xây dựng các

hạng mục trên.

Hiện nay, tỉnh đã chọn 02 xã của huyện Vĩnh Tường để xây dựng đạt

chuẩn xã nông thôn nâng cao, thôn dân cư NTM kiểu mẫu trong năm 2020. Do

vậy đối với 02 xã, 02 thôn của huyện đang thí điểm triển khai xây dựng sẽ lùi

thời gian thẩm định, đề nghị công nhận. Tuy nhiên, thực tế hiện nay tiến độ thực

hiện còn chậm, đến nay cả 2 xã mới đạt 2/5 tiêu chí (còn các tiêu chí chưa đạt là:

Giáo dục&ĐT; văn hóa; hệ thống chính trị, hành chính công). Trong thời gian

tới, yêu cầu các cấp, các ngành chủ động vào cuộc, hoàn thiện các tiêu chí còn

thiếu và tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc để hoàn thành các tiêu chí, phấn

đấu hoàn thành trong năm 2021.

III. CÔNG TÁC QUY HOẠCH, GIAO THÔNG, XÂY DỰNG, CÔNG

NGHIỆP, TIỂU THỦ CÔNG NGHIỆP, ĐIỆN VÀ THƯƠNG MẠI DỊCH

VỤ:

Tổng giá trị công nghiệp và xây dựng, thương mại năm 2020 theo giá so

sánh đạt 6.089,5 tỷ đồng, tăng 251,3 tỷ đồng so với năm 2019, trong đó công

nghiệp, xây dựng đạt 4.010,5 tỷ đồng, tăng 250,8 tỷ đồng SCK (công nghiệp đạt

2.504,5 tỷ đồng, tăng 158,0 tỷ đồng SCK, xây dựng đạt 1.506 tỷ đồng, tăng 92,8

tỷ đồng SCK); các ngành thương mại dịch vụ đạt 2.079 tỷ đồng, tăng 0,5 tỷ

đồng SCK.

Tổng giá trị công nghiệp và xây dựng, thương mại năm 2020 theo giá

thực tế đạt 8.512,9 tỷ đồng, tăng 401,1 tỷ đồng so với năm 2019, trong đó công

nghiệp, xây dựng đạt 5.439,8 tỷ đồng, tăng 350,6 tỷ đồng SCK (công nghiệp đạt

3.357,6 tỷ đồng, tăng 222,3 tỷ đồng SCK, xây dựng đạt 2.082,2 tỷ đồng, tăng

128,3 tỷ đồng SCK); các ngành thương mại dịch vụ đạt 3.073,1 tỷ đồng, tăng

53,5 tỷ đồng SCK.

1. Công tác quy hoạch:

Huyện Lập Thạch nằm trong quy hoạch vùng phía Tây đô thị Vĩnh Phúc,

đến nay toàn huyện đã được phủ kín bằng những quy hoạch vùng, quy hoạch

chung, quy hoạch phân khu và quy hoạch chi tiết. Đến nay thị trấn Lập Thạch đã

có quy hoạch chi tiết tỉ lệ 1/500 được UBND tỉnh phê duyệt; thị trấn Hoa Sơn và

xã Sơn Đông có quy hoạch chung đô thị; các xã đã được tỉnh phê duyệt quy

hoạch chung đô thị Xuân Lôi, Văn Quán, Bàn Giản, Hợp Lý tỉ lệ 1/5000; các xã

còn lại có quy hoạch nông thôn mới. Ngoài ra huyện đã được tỉnh phê duyệt quy

Page 8: BÁO CÁO 2016 - 2020 2021 - 2025 2016 2020

8

hoạch 03 khu công nghiệp; quy hoạch chung phát triển du lịch; quy hoạch ngành

điện; quy hoạch sử dụng đất,… Nhìn chung việc thực hiện quy hoạch có nhiều

chuyển biến tích cực, đồng bộ. Tuy nhiên công tác quy hoạch còn một số khó

khăn, còn có đồ án đánh giá chưa đầy đủ về tiềm năng, hiện trạng của địa

phương nên khi thực hiện còn phải điều chỉnh

2. Công tác giao thông, xây dựng:

Chỉ đạo triển khai thực hiện Chương trình đầu tư xây dựng, cải tạo, nâng

cấp hạ tầng kỹ thuật và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực để thu hút đầu tư

phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ, du lịch. Hạ tầng giao

thông tiếp tục được quan tâm đầu tư. Trong 5 năm qua, huyện đã huy động

nhiều nguồn lực của TW, tỉnh, huyện và nhân dân trong huyện để đầu tư, hoàn

thành một số công trình trọng điểm như: Cầu Phú Hậu; đường Ngọc Mỹ -

Quang Sơn - QL2C (giai đoạn 1), Đường từ ĐT.307 - Xuân Hòa đi hồ Vân Trục

đi Ngọc Mỹ; Đường Xuân Hòa - Bắc Bình - QL2C; Cải tạo, sửa chữa mặt

đường ĐT.306 đoạn từ cầu Bì La đến trung tâm thị trấn Lập Thạch; Đường từ

nút giao Văn Quán đi cầu Phú Hậu,… Hiện nay huyện tiếp tục chỉ đạo triển khai

đầu tư xây dựng nhiều công trình giao thông trọng điểm như: Đường Ngọc Mỹ -

Quang Sơn - QL 2C (Giai đoạn 2); đường Hợp Châu – Đồng Tĩnh (Giai đoạn 1);

Đường vành đai thị trấn Lập Thạch từ ĐT.306 đi Như Thụy, Đường từ nút giao

cao tốc Nội Bài - Lào Cai tại xã Văn Quán đi thị trấn Lập Thạch, Xây dựng khu

công viên cây xanh - quảng trường và hệ thống điện chiếu sáng của huyện...

Trong 05 năm qua, UBND huyện làm chủ đầu tư 125 dự án, đến nay 72

dự án đã hoàn thành, đưa vào sử dụng (đã quyết toán 48 dự án; 24 dự án đang

hoàn thiện hồ sơ quyết toán); 53 dự án đang triển khai thi công. Tổng mức đầu

tư giai đoạn 2016 – 2019 là 2.500 tỷ đồng, nguồn vốn đã cấp là 1.655 tỷ đồng,

trong đó nguồn TW 92,2 tỷ đồng, ngân sách tỉnh 1.221,5 tỷ đồng, ngân sách

huyện 341,8 tỷ đồng; đến nay đã thanh toán được 1.342,4 tỷ đồng (trong đó

ngân sách TW là 92,2 tỷ đồng, ngân sách tỉnh 925,7 tỷ đồng, ngân sách huyện

324,5 tỷ đồng), còn lại 313,2 tỷ đồng chuyển sang giai đoạn 2020 – 2025. Đối

với các công trình do UBND cấp xã làm chủ đầu tư đã và đang được triển khai

đảm bảo theo kế hoạch.

Với những kết quả đó, đến nay đã hoàn thành việc cứng hóa các tuyến

đường huyện lộ, đạt 100% kế hoạch đề ra; cứng hóa được 189/189 km đường

trục chính của xã đạt 100%; 105,3/177 km đường trục chính giao thông nội đồng

đạt 59,5%; đường liên thôn, xóm cứng hóa ước hết năm 2020 đạt 251/293km đạt

85,6%.

Công tác quản lý nhà nước về lĩnh vực xây dựng được tăng cường, tiến

hành đầu tư xây dựng và cải tạo sửa chữa các công trình như: Xây dựng mới

trường THCS và trường Tiểu học xã Liễn Sơn đưa vào sử dụng năm học 2019-

2020; Cải tạo trung tâm giáo dục thường xuyên huyện thành trường tiểu học

Kim Đồng thị trấn Lập Thạch; Cải tạo, sửa chữa và xây dựng mới nhà lớp học

bổ sung cho các trường Mầm non, trường Tiểu học, trường THCS trên địa bàn

huyện; Cải tạo sửa chữa trụ sở UBND các xã: Triệu Đề, Đồng Ích, Đình Chu,

Thị trấn Hoa Sơn…..

Page 9: BÁO CÁO 2016 - 2020 2021 - 2025 2016 2020

9

Nhìn chung, trong thời gian qua, huyện đã tập trung chỉ đạo, thực hiện có

hiệu quả công tác đầu tư xây dựng trên địa bàn: Nhiều tuyến đường giao thông

huyết mạch của huyện đã, đang được triển khai đầu tư, xây dựng cơ sở hạ tầng

kỹ thuật của huyện; hệ thống hạ tầng xã hội như các trung tâm y tế, trường học

được cải tạo, nâng cấp,… đã tạo điều kiện thuận lợi trong việc giao lưu kinh tế,

văn hóa giữa các vùng miền; đồng thời phục vụ nhu cầu học tập, khám chữa

bệnh của nhân dân; tạo điều kiện thuận lợi để thu hút các nhà đầu tư. Tuy nhiên,

hiện nay một số tuyến đường do đưa vào sử dụng đã lâu nên đã hư hỏng, xuống

cấp cần duy tu, sửa chữa; một số tuyến đường huyết mạch của huyện cần đầu tư

để mở rộng mặt đường như: Đường Tử Du đi Tiên Lữ; Nâng cấp đường ĐT.307

từ Thị trấn Lập Thạch – Thái Hòa hiện nay đã quá tải do lưu lượng xe lớn; mở

mới 26,63km đường liên khu vực và 20 tuyến đường huyện với mặt cắt từ 7,5 -:-

26m theo quy hoạch phát triển GTVT tỉnh Vĩnh Phúc…

3. Về công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và điện dân dụng:

- Về công nghiệp tiểu thủ công nghiệp: Đến nay huyện có 3 khu công

nghiệp (khu công nghiệp Lập Thạch I thuộc thị trấn Lập Thạch và Xuân Lôi;

khu công nghiệp Lập Thạch 2 thuộc các xã Bàn Giản và Đồng ích; khu công

nghiệp Thái Hòa – Liễn Sơn – Liên Hòa (trong đó khu vực 1 gồm Thái Hòa –

Bắc Bình; khu vực 2 gồm Thị trấn Hoa Sơn – Liễn Sơn – Liên Hòa – Tử Du); 06

cụm công nghiệp gồm Đình Chu, Tử Du, Triệu Đề, Xuân Lôi, Xuân Hòa và thị

trấn Lập Thạch). Trong thời gian qua, huyện đã tích cực triển khai nhiều giải

pháp để thúc đẩy công nghiệp phát triển, công nghiệp tiếp tục duy trì, tạo động

lực cho tăng trưởng của huyện, trong 05 năm qua, một số công ty đi vào hoạt

động như Công ty cổ phần công nghiệp Á Mỹ, công ty TNHH Lợi Tín, công ty

TNHH FWKK đi vào sản xuất góp phần giải quyết trên 11.000 lao động cho thu

nhập ổn định.

Công tác thu hút đầu tư được quan tâm, trong thời gian qua đã thu hút

được một số nhà đầu tư vào đầu tư tại huyện, Ngoài ra còn có nhiều dự án đã

được UBND tỉnh phê duyệt chủ trương đầu tư, một số dự án của nhà đầu tư

đang được tỉnh xem xét quyết định đầu tư.

Sản xuất tiểu thủ công nghiệp, làng nghề tập trung chủ yếu sản xuất các

sản phẩm truyền thống mây tre đan, kinh doanh sinh vật cảnh ở xã Triệu Đề,

Văn Quán, thu hút trên 1.000 lao động.

Nhìn chung huyện vẫn có mức phát triển công nghiệp thấp của tỉnh; các

khu, cụm công nghiệp chưa thu hút được các nhà đầu tư, tuy nhiên hạ tầng kỹ

thuật, hệ thống hạ tầng ngoài hàng rào khu công nghiệp chưa được đầu tư đồng

bộ và chưa có mặt bằng sạch nên khó hấp dẫn các nhà đầu tư. Các nghề tiểu thủ

công nghiệp hoạt động tương đối ổn định, nhưng quy mô, giá trị sản phẩm làng

nghề truyền thống số lượng chưa nhiều, hiệu quả kinh tế còn hạn chế, giá trị sản

phẩm làm ra chưa đủ mạnh để cạnh tranh.

Về điện: Hệ thống lưới điện được đầu tư nâng cấp, chất lượng phục vụ

ngày càng được nâng lên từng bước đáp ứng tốt nhu cầu tiêu dùng, phát triển

KTXH, hoàn thiện mạng lưới điện nông thôn, lắp đặt thêm 12 trạm biến áp; xây

mới 17,1km đường dây trung thế, 22,5 km đường dây hạ thế; công tác điều phối

Page 10: BÁO CÁO 2016 - 2020 2021 - 2025 2016 2020

10

điện hoạt động tốt, ổn định. Tiến hành kiểm tra, duy tu, sửa chữa hệ thống điện

đảm bảo nhu cầu tiêu dùng và sản xuất kinh doanh.

4. Về thương mại và quản lý thị trường:

Kinh doanh thương mại trên địa bàn huyện có sự phát triển khá so với

cùng kỳ, đến nay trên địa bàn huyện có 310 doanh nghiệp và hơn 6.430 cơ sở

kinh doanh dịch vụ thương mại; sơ sở hạ tầng phục vụ kinh doanh thương mại

tiếp tục được đầu tư, mở rộng. Khối lượng lưu chuyển hàng hoá và dịch vụ tiêu

dùng đảm bảo đáp ứng tốt nhu cầu cho sản xuất và tiêu dùng của đời sống nhân

dân. Dịch vụ du lịch tiếp tục được huyện quan tâm, UBND huyện đã đồng ý đề

xuất triển khai dự án sân golf kết hợp với khu vui chơi giải trí, biệt thự, nhà

vườn sinh thái, nghỉ dưỡng khu vực hồ Vân Trục của Liên danh Công ty Cổ

phần Phát triển và Kinh doanh nhà – Công ty cổ phần Đầu tư HNS Việt Nam,

ngoài ra hạ tầng phục vụ du lịch đã và đang được tập trung đầu tư, từng bước

hoàn thiện tạo cơ sở vật chất phục vụ cho các hoạt động du lịch của huyện trong

thời gian tới. Dịch vụ tín dụng, ngân hàng đáp ứng tốt nhu cầu phát triển: Hiện

nay trên địa bàn có 04 ngân hàng hoạt động trên địa bàn gồm Ngân hàng Nông

nghiệp & PTNT (Agribank), ngân hàng Thương mại cổ phần công thương Việt

Nam (Viettinbank), ngân hàng thương mại cổ phẩn Bưu điện Liên Việt, Ngân

hàng chính sách xã hội huyện (tăng 02 tổ chức so với nhiệm kỳ trước) tạo nên sự

cạnh tranh, tạo điều kiện thuận lợi để người dân lựa chọn các dịch vụ theo nhu

cầu, nhìn chung các tổ chức tín dụng thực hiện nhiều biện pháp huy động vốn,

tập trung cho vay vào các lĩnh vực ưu tiên như nông nghiệp, nông thôn, cho vay

hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa,... Tổng ngồn vốn tín dụng của các ngân hàng

hàng năm đều tăng, tỷ lệ nợ quá hạn chiếm dưới 0,3%. Dịch vụ giáo dục, đào

tạo, y tế có nhiều chuyển biến tích cực, phù hợp xu thế phát triển: Hiện nay trên

địa bàn đã hình thành một số cơ sở trông giữ trẻ hoạt động với hệ thống cơ sở

vật chất khang trang, đầy đủ, giáo viên có trình độ chuyên môn đã đáp ứng nhu

cầu chăm sóc, giáo dục trẻ em đồng thời nhằm giảm tải cho các trường Mầm

non công lập; đối với dịch vụ y tế, hiện nay trên địa bàn huyện hiện có 32 cơ sở

hoạt động y tế tư nhân đã được đầu tư trang thiết bị hiện đại cùng đội ngũ bác sỹ

có tay nghề cao góp phần chăm sóc sức khỏe cho nhân dân ngày càng tốt hơn.

Dịch vụ vận tải cơ bản đáp ứng nhu cầu sản xuất, kinh doanh và đi lại của nhân

dân, khối lượng luân chuyển, vận chuyển hàng hóa và hành khách hàng năm đều

tăng; mở rộng các tuyến xe chạy dịch vụ. Dịch vụ thông tin và truyền thông phát

triển mạnh mẽ, với các loại hình dịch vụ, đa dạng, phong phú; phạm vi cung ứng

dịch vụ bưu chính viễn thông rộng khắp trên địa bàn huyện, chất lượng phục vụ

ngày càng nâng cao. Hiện nay trên địa bàn huyện có tổng số 75 trạm BTS; có

68% dân số của huyện đăng ký sử dụng thuê bao di động, 25% đăng ký sử dụng

mạng internet; có 19/20 điểm bưu điện văn hóa xã ; 01 bưu cục xã Triệu Đề; tỷ

lệ phục vụ đạt 94,4%; các xã, thị trấn đều được phủ sóng mạng 3G, 4 G và hệ

thống cáp quang rộng khắp.

Các hệ thống chợ nông thôn, cửa hàng tự chọn ngày càng được đầu tư, phục

vụ nhu cầu của nhân dân, hiện nay trên địa bàn có 14 chợ đã hoàn thiện, đi vào

hoạt động đáp ứng nhu cầu trao đổi hàng hóa trong nhân dân, tuy nhiên đối với

việc nâng cấp, cải tạo Chợ thị trấn Lập Thạch vẫn còn khó khăn, đã có nhiều nhà

Page 11: BÁO CÁO 2016 - 2020 2021 - 2025 2016 2020

11

đầu tư đến làm việc, khảo sát, tuy nhiên do kinh phí thực hiện lớn, nguồn kinh

phí xã hội hóa nên đến nay việc triển khai chưa thực hiện được.

5. Công tác khoa học và công nghệ:

Tích cực triển khai một số đề tài nghiên cứu khoa học, áp dụng các tiến bộ

khoa học kỹ thuật vào cuộc sống. Phối hợp với Sở Khoa học Công nghệ triển

khai đề tài sử dụng điện chiếu sáng để thanh long ruột đỏ ra quả trái vụ vào dịp

Tết nguyên đán; đề tài tưới nhỏ giọt cho chanh đào; đề tài sản xuất sirô và rượu

vang từ nước ép quả thanh long đã được UBND tỉnh phê duyệt năm 2018 với

tổng kinh phí trên 850,0 triệu đồng để triển khai thực hiện. Nhìn chung các đề

tài đạt kết quả và hiệu quả ứng dụng cao.

Triển khai thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác chỉ đạo,

điều hành. Triển khai thực hiện phần mềm quản lý văn bản và điều hành theo

quy định, đến nay 100% các văn bản đi, đến đều được xử lý trên phần mềm.

Hàng năm tổ chức cho các đơn vị, cá nhân trên địa bàn huyện đăng ký, nghiên

cứu, ứng dụng các đề tài khoa học áp dụng vào sản xuất và hoạt động của các cơ

quan, đơn vị. Tuy nhiên chất lượng các đề tài nghiên cứu chưa cao, còn chung

chung, thiếu tính thực tiễn, khả năng ứng dụng còn hạn chế.

IV. CÔNG TÁC THUẾ, TÀI CHÍNH VÀ KHO BẠC NHÀ NƯỚC:

1. Công tác thuế:

Ngành Thuế chủ động, tích cực đôn đốc khai thác các nguồn thu; đổi mới

công tác quản lý, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp. Trong

5 năm các khoản thu trên địa bàn tăng khá, tổng thu giai đoạn 2016 - 2020 ước

đạt 525,0 tỷ đồng = 147% KH. Công tác kiểm tra hồ sơ kê khai, quyết toán thuế

và xác minh hóa đơn được tăng cường. Triển khai có hiệu quả phần mềm kê

khai, nộp thuế điện tử đảm bảo nhanh chóng, thuận tiện, chính xác.

Xây dựng và triển khai kế hoạch kiểm tra các đơn vị, doanh nghiệp, áp

dụng các biện pháp cưỡng chế nợ đọng thuế qua tài khoản ngân hàng,… Năm

2020, triển khai thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về khoanh nợ, xóa nợ, xóa

tiền phạt chậm nộp, trong năm Chi cục Thuế đã khoanh nợ cho 86 doanh nghiệp

với số tiền 3,1 tỷ đồng, xóa nợ cho 99 doanh nghiệp với số tiền 3,2 tỷ đồng. Đến

nay số nợ thuế của các doanh nghiệp trên địa bàn là 26,0 tỷ đồng. Nguyên nhân

chủ yếu là do một số doanh nghiệp có số nợ lớn đang trong thời gian chờ cơ

quan chức năng xử lý và nợ không có khả năng thu, số thuế phạt chậm nộp tăng

cao,…

2. Công tác Tài chính - kế hoạch:

- Công tác tài chính: Thực hiện tốt công tác quản lý tài chính ngân sách

theo quy định, tích cực áp dụng các biện pháp khai thác tốt các nguồn thu để

tăng thu ngân sách. Trong 05 năm, tổng thu ngân sách nhà nước ước đạt 6.432 tỷ

đồng; bình quân hàng năm thu NSNN ước đạt 1.286 tỷ đồng, trong đó riêng thu

nội địa bình quân đạt 112,0 tỷ đồng, đạt 106% KH; tổng chi NSNN ước đạt

6.318 tỷ đồng, bình quân hàng năm chi đạt 1.048 tỷ đồng.

- Công tác Kế hoạch - Đầu tư: Hàng năm xây dựng kế hoạch phát triển

KT-XH đảm bảo quy định, phù hợp với quy hoạch và tình hình thực tế địa

Page 12: BÁO CÁO 2016 - 2020 2021 - 2025 2016 2020

12

phương; hoàn thành việc xây dựng kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm giai

đoạn 2016-2020. Tăng cường công tác quản lý đầu tư XDCB, thực hiện nghiêm

Luật Đầu tư công, Nghị quyết 11 của Chính phủ, Chỉ thị 1792 của Thủ tướng

Chính phủ về thắt chặt đầu tư công để kiềm chế lạm phát, tránh nợ XDCB.

Tổng vốn đầu tư trong giai đoạn 2016-2020 đạt 2.249.400 triệu đồng cho

838 dự án, trong đó: Nguồn do tỉnh quản lý 861.957 triệu đồng; nguồn do huyện

quản lý 1.222.921 triệu đồng; nguồn do xã quản lý 164.522 triệu đồng. Riêng

đối với nguồn do huyện quản lý 1.222.921 triệu đồng cho 592 công trình, trong

đó: Thanh toán nợ XDCB: 338.850 triệu đồng cho 225 công trình; 504.216 triệu

đồng để đầu tư cho 125 công trình chuyển tiếp; đầu tư 379.855 triệu đồng cho

242 công trình mới. Đối với các nguồn do tỉnh và xã quản lý được phân bổ theo

phân cấp quản lý, đảm bảo đúng quy định.

Trong giai đoạn 2016 – 2020 thực hiện điều chuyển vốn của 36 dự án

không có khả năng giải ngân sang cho các dự án có khả năng giải ngân tốt hơn,

tổng nguồn vốn điều chỉnh trong giai đoạn là 18.635 triệu đồng.

Tính đến nay đã có 258 dự án hoàn thành đưa vào sử dụng, còn 109 dự án

đang thi công sở dang (trong đó cấp huyện làm chủ đầu tư 29 dự án, 80 dự án do

cấp xã làm chủ đầu tư). Tổng số vốn giải ngân ước đạt 1.799.520 triệu đồng đạt

80% kế hoạch giao.

Trong giai đoạn 2016 – 2020 đã phê duyệt chủ trương đầu tư cho 73 dự án

với tổng mức đầu tư là 683.331 triệu đồng; công tác đấu thầu được thực hiện

nghiêm theo quy định. Công tác xử lý nợ XDCB được quan tâm, đến nay cấp

huyện, cấp xã đã thanh toán xong nợ từ 31/12/2014 trở về trước.

3. Hoạt động của Kho bạc Nhà nước:

Công tác quản lý ngân quỹ của Kho bạc Nhà nước đảm bảo chặt chẽ, an

toàn về tiền, tài sản của nhà nước, đáp ứng đầy đủ, kịp thời nhu cầu thanh toán

NSNN trên địa bàn. Theo dõi, hạch toán đầy đủ, kịp thời các khoản thu vào

NSNN.

V. CÔNG TÁC VĂN HÓA, XÃ HỘI

1. Công tác văn hóa thông tin :

Công tác quản lý nhà nước về lĩnh vực văn hoá – thông tin được thực hiện

tốt. Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” gắn với việc

thực hiện Chỉ thị 27, 03 và Chỉ thị 11 của Tỉnh ủy được triển khai rộng khắp,

đem lại hiệu quả tích cực. Chỉ đạo tổ chức các hoạt động văn hóa thể thao mừng

Đảng, mừng xuân được các cấp, các ngành chức năng và các địa phương; tuyên

truyền về phòng chống dịch Covid- 19; tuyên tuyền Đại hội Đảng bộ các cấp

tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng. Công tác xây dựng đời

sống văn hóa cơ sở được chú trọng, việc tổ chức bình xét các danh hiệu văn hóa

được thực hiện kịp thời. Đặc biệt, trong năm 2020 ngành văn hóa các cấp đã làm

tốt công tác thông tin, tuyên truyền về phòng chống dịch bệnh Covid-19, treo

trên 7.603 pano, áp phích; 527 băng zôn; 86.880 tờ rơi tuyên truyền, 21 đĩa CD

về công tác phòng chống dịch, Trung tâm Văn hóa – thông tin thể thao huyện

thực hiện phát thanh, truyền thanh về tình hình, diễn biến dịch, các biện pháp

Page 13: BÁO CÁO 2016 - 2020 2021 - 2025 2016 2020

13

phòng chống dịch bệnh tối thiểu 02 lần/ngày; tuyên truyền cổ động trên các

tuyến đường bằng xe lưu động hàng ngày trên địa bàn toàn huyện. Cổng thông

tin giao tiếp điện tử huyện đã đăng tải 604 tin, bài; cung cấp nhiều thông tin

mang tính chỉ đạo, điều hành trên các lĩnh vực, phản ánh kịp thời các hoạt động

trên địa bàn huyện.

Phong trào văn hóa văn nghệ ở cơ sở phát triển mạnh mẽ: Đến nay toàn

huyện có 108 câu lạc bộ văn hóa, văn nghệ, 13 câu lạc bộ thơ, 80 câu lạc bộ thể

dục, thể thao, 28 câu lạc bộ gia đình phát triển bền vững. Thói quen luyện tập

thể dục thể thao hàng ngày đã trở thành hoạt động rèn luyện thân thể lành mạnh,

các môn thể dục dưỡng sinh, đi bộ, cầu lông, bóng chuyền hơi,... phát triển ở

nhiều nơi; ước số người thường xuyên luyện tập TDTT trên 42% dân số của

huyện. Tổ chức thành công Đại hội thể dục thể thao cấp huyện, cấp xã lần thứ

V, tham gia Đại hội TDTT cấp tỉnh, đứng thứ 4 toàn tỉnh. Ngoài ra trong thời

gian qua huyện, xã đã tổ chức nhiều hoạt động văn hóa nghệ thuật, vui chơi giải

trí diễn ra sôi nổi, rộng khắp, đúng quy định.

Chỉ đạo các xã, thị trấn đẩy mạnh xây dựng kết cấu hạ tầng, kết quả: 100%

các xã, thị trấn đã quy hoạch, xây dựng khu trung tâm văn hóa, thể thao xã, thị

trấn đủ diện tích đất từ 10.000 đến 24.300 m2; xây dựng được 19/20 Trung tâm

văn hóa - thể thao xã, thị trấn còn Trung tâm văn hóa thị trấn Hoa Sơn đã được

quy hoạch diện tích xây dựng nhưng đến nay vẫn chưa có nguồn kinh phí để xây

dựng; 18/18 nhà luyện tập thể thao với quy mô diện tích đảm bảo theo quy định

(thị trấn Hoa Sơn và Thị trấn Lập Thạch chưa xây dựng); 19/20 sân vận động

xã, thị trấn (còn thị trấn Hoa Sơn đã làm xong sân vận động nhưng chưa đưa vào

sử dụng); 19/20 xã, thị trấn được xây dựng nhà văn hóa sử dụng chung với hội

trường UBND xã, nằm trong khuân viên UBND xã, riêng NVH thị trấn Lập

Thạch được xây dựng nằm ngoài trụ sở UBND; có 181/214 nhà văn hóa thôn, tổ

dân phố được xây dựng mới, nâng cấp, mở rộng diện tích, còn lại các nhà văn

hóa thôn, tổ dân phố đảm bảo diện tích theo quy định đạt chuẩn nông thôn mới

và xây dựng làng văn hóa trọng điểm không phải xây dựng và nâng cấp mở

rộng.

Tiếp tục đôn đốc triển khai Kế hoạch số 6530/KH-UBND ngày

28/12/2012 của UBND tỉnh về thực hiện Chiến lược Gia đình Việt Nam tỉnh

Vĩnh Phúc đến năm 2020, định hướng đến năm 2030. Xây dựng thí điểm mô

hình CLB gia đình phát triển bền vững xã Thái Hoà, Tử Du, đến nay, 100% các

xã, thị trấn có CLB gia đình phát triển bền vững với tổng số có 29 CLB, 173 địa

chỉ tin cậy ở cộng đồng; 20/20 xã, thị trấn thành lập đường dây nóng,... Thường

xuyên tuyên truyền phòng chống bạo lực gia đình trên địa bàn, tuy nhiên tình

trạng bạo lực gia đình vẫn còn xảy ra tại một số địa phương.

Công tác bảo vệ, tôn tạo các di tích lịch sử được quan tâm. Trong giai đoạn

2016 đến nay có 75 di tích được tu bổ, tôn tạo (trong đó có 09 di tích Quốc gia,

31 di tích cấp tỉnh, 35 di tích chưa xếp hạng), kinh phí tu bổ từ nguồn ngân sách

nhà nước và nguồn xã hội hóa với số tiền 47.543.100.000đ. Hướng dẫn, kiểm tra

công tác tổ chức lễ hội truyền thống của các xã, thị trấn đảm bảo theo đúng quy

định của pháp luật. Theo thống kê trên địa bàn huyện có 43 lễ hội được duy trì

Page 14: BÁO CÁO 2016 - 2020 2021 - 2025 2016 2020

14

hàng năm. UBND huyện thành lập Hội đồng thẩm định kịch bản lễ hội, đến nay

có 29 kịch bản lễ hội đã được UBND huyện phê duyệt.

Hoạt động cơ quan tuyên truyền, Cổng thông tin điện tử đã bám sát định

hướng tuyên truyền và làm tốt công tác thông tin, tuyên truyền các chủ đề trọng

tâm của đất nước và của tỉnh, huyện qua đó nâng cao khả năng tiếp cận thông tin

và trình độ dân trí trong huyện.

Nhìn chung công tác văn hóa - thông tin có nhiều chuyển biến tích cực. Tuy

nhiên việc thực hiện nếp sống văn hóa trong việc cưới, việc tang, lễ hội, mừng

thọ ở một số địa phương chưa tốt, chưa đảm bảo an ninh, trật tự, an toàn giao

thông thậm chí còn để xảy ra vi phạm pháp luật trong đám cưới. Một số thiết chế

văn hóa, thể thao chưa được khai thác có hiệu quả, chưa đồng bộ, cơ sở vật chất,

trang thiết bị của các nhà văn hóa ở một số địa phương còn thiếu, đã cũ, hỏng.

Chưa có nhiều các công trình văn hóa, khu vui chơi giải trí đáp ứng nhu cầu

luyện tập TDTT của nhân dân. Nhiều di tích lịch sử, văn hóa trên địa bàn đã

xuống cấp rất cần được đầu tư; song nguồn ngân sách địa phương và các nguồn

lực huy động khác khó khăn, hạn chế. Chưa có nhiều giải pháp trong triển khai

công tác gia đình, việc phát hiện và xử lý hành vi bạo lực gia đình còn khó khăn.

Hoạt động kinh doanh dịch vụ văn hóa, thể thao ngày càng gia tăng, phức tạp,

khó quản lý.

2. Công tác giáo dục – đào tạo:

Hoạt động giáo dục và đào tạo tiếp tục được triển khai thực hiện quyết liệt

và sâu rộng theo Nghị quyết 29 của Trung ương Đảng và Chương trình hành

động của Tỉnh ủy về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo: Mạng lưới

trường lớp đã thực hiện giảm 07 trường đúng chỉ tiêu tỉnh giao theo Đề án số

01/ĐA-TU, hiện nay toàn huyện còn 63 trường (Mầm non có 21 trường, giảm

02 trường; Tiểu học 21 trường, giảm 05 trường; THCS 21 trường). Về chất

lượng cán bộ quản lý và giáo viên: Có 100% CBQL trình độ chuyên môn trên

chuẩn (năm 2016 đạt 100%).

Công tác đầu tư, xây dựng trường lớp được quan tâm: Tính từ 2016 đến

nay có 35 trường được đầu tư cải tạo khuôn viên sân chơi bãi tập (15 trường

Mầm non; 09 trường Tiểu học và 11 trường THCS); 11 trường được đầu tư xây

dựng nhà giáo dục thể chất; 266 phòng học đã hoàn thiện và đưa vào sử dụng;

90 phòng học đang xây dựng chưa hoàn thiện; 16 trường được đầu tư xây dựng

nhà điều hành, trong đó có 9 trường đã hoàn thiện đưa vào sử dụng. Tỷ lệ phòng

học kiên cố ở các cấp học không ngừng được nâng lên. Cùng với đó hệ thống

các công trình phụ trợ như nhà vệ sinh, công trình nước sạch, hệ thống bếp ăn

một chiều, hệ thống sân chơi bãi tập…; các trang thiết bị phục vụ cho dạy và

học tiếp tục được quan tâm đầu tư ngày càng hoàn thiện. Đến nay có 66/66

trường đạt chuẩn quốc gia mức độ I (21/21 trường Mầm non; 21/21 trường Tiểu

học; 21/21 trường THCS; 3/3 trường THPT), tăng 16 trường so với năm 2016

(trong đó Mầm non 03 trường; Tiểu học 04 trường, THCS 07 trường; THPT 02

trường). Đồng thời, đã tiến hành sắp xếp lại mạng lưới các trường học theo

hướng tinh gọn, kết quả toàn huyện đã thực hiện xong việc sáp nhập 20 trường

thành 10 trường theo kế hoạch tỉnh giao, trong đó mầm non giảm 02 trường,

Page 15: BÁO CÁO 2016 - 2020 2021 - 2025 2016 2020

15

Tiểu học giảm 05 trường, THPT giảm 03 trường.

Chất lượng giáo dục đại trà có nhiều tiến bộ. Chất lượng mũi nhọn học

sinh giỏi được nâng lên rõ rệt. Tổng số học sinh bậc Tiểu học hoàn thành chương

trình đạt 98,6% ; học sinh lớp 5 Hoàn thành chương trình Tiểu học: 2306/2306 =

100%; tốt nghiệp THCS đạt 97,57%. Chất lượng mũi nhọn học sinh giỏi có sự

chuyển biến mạnh mẽ cả về số lượng và chất lượng: năm học 2014-2015 xếp thứ

7/9 huyện thị, đến năm học 2018-2019 xếp thứ 5/9 huyện thị, chất lượng thi vào

lớp 10 THPT cũng có nhiều tiến bộ, điểm trung bình trung các môn thi tăng từ

4,45 điểm (năm 2016) lên 6,02 (năm 2020). Điểm sàn của huyện năm 2020 đạt

24 điểm xếp thứ 4 toàn tỉnh. Thứ tự xếp hạng của một số trường tăng nhiều so

với mặt bằn trung của tỉnh.

Nhìn chung công tác giáo dục - đào tạo đã đạt được những kết quả đáng

kể, công tác đổi mới giáo dục được quan tâm và triển khai có hiệu quả. Tuy

nhiên chất lượng giáo dục đại trà một số trường còn hạn chế, giáo dục mũi nhọn

một số trường chưa cao, các hoạt động ngoại khóa chưa được thường xuyên và

chưa có chiều sâu. Cơ sở vật chất trang thiết bị hạy học được đầu tư nhưng còn

thiếu nhiều so với yêu cầu đổi mới giáo dục.

3. Công tác y tế, Dân số KHHGĐ:

- Về y tế: Công tác chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân được duy trì thực

hiện đúng quy định, không có dịch bệnh xảy ra trên địa bàn. Đội ngũ cán bộ y tế

tiếp tục được nâng lên về số lượng và chất lượng, 100% trạm y tế có bác sỹ, ước

đến năm 2020 có 8,0 bác sỹ/1 vạn dân đạt mục tiêu kế hoạch (năm 2015 đạt 4,5

Bs/vạn dân); 20/20 xã đạt chuẩn quốc gia về y tế. Công tác quản lý, bảo đảm an

toàn vệ sinh an toàn thực phẩm tiếp tục có chuyển biến tích cực, trong thời gian

qua không có vụ ngộ độc thực phẩm nào xảy ra trên địa bàn. Từ năm 2016 đến

nay, huyện đã thành lập 13 đoàn kiểm tra liên ngành về vệ sinh ATTP, kiểm tra

được 322 lượt cơ sở. Qua kiểm tra phát hiện 85 cơ sở chưa thực hiện đúng quy

định về vệ sinh ATTP (các cơ sở kinh doanh không có không lưu mẫu thực

phẩm, không có sổ kiểm thực 3 bước, không thực hiện khám sức khỏe định kỳ

…), đoàn kiểm tra đã kịp thời nhắc nhở.

Ngành y tế đã chủ động kiểm tra, giám sát các bệnh dịch; trong đó đã xây

dựng kế hoạch phòng chống dịch; tổ chức truyền thông hướng dẫn nhân dân các

biện pháp phòng, chống, tiêm phòng các loại vắcxin, vệ sinh môi trường vệ

sinh an toàn thực phẩm, vệ sinh trong nhà trường (đặc biệt là lứa tuổi nhà trẻ,

mẫu giáo)... do vậy trên địa bàn không có dịch lớn xảy ra, chỉ rải rác một số ca

bệnh do chuyển mùa. Năm 2020, ngay khi trên địa bàn tỉnh xuất hiện những ca

bệnh Covid-19 đầu tiên, thực hiện chỉ đạo của tỉnh, UBND huyện đã chỉ đạo các

cấp, các ngành vào cuộc mạnh mẽ, quyết liệt với phương châm “chống dịch như

chống giặc"; ban hành nhiều văn bản lãnh, chỉ đạo cả hệ thống chính trị từ

huyện đến cơ sở vào cuộc, huy động mọi nguồn lực tập trung phòng chống dịch

bằng nhiều biện pháp; nhanh chóng thành lập Ban chỉ đạo phòng chống dịch các

cấp; kiên quyết xử lý cán bộ, công chức thiếu trách nhiệm, chậm trễ trong việc

thực hiện nhiệm vụ; cho dừng tất cả các hoạt động chưa cấp thiết của các cơ

quan nhà nước để tập trung cao nhất cho công tác phòng chống dịch bệnh; thành

Page 16: BÁO CÁO 2016 - 2020 2021 - 2025 2016 2020

16

lập khu vực cách ly tại Phòng khám đa khoa Bắc Bình quy mô 50 giường; tổ

chức đưa 95 trường hợp đi cách ly tập trung (trong đó cách ly tại tỉnh 78 trường

hợp, cách ly tại huyện là 17 trường hợp; cách ly, theo dõi tại nhà 900 trường

hợp,... Đến nay trên địa bàn huyện chưa ghi nhận trường hợp nào mắc Covid –

19.

Chất lượng dịch vụ khám, chữa bệnh từng bước được cải thiện. Ứng dụng

một số kỹ thuật hiện đại trong chẩn đoán và điều trị tiếp tục được triển khai;

công suất sử dụng giường bệnh hàng năm đều tăng. Việc thực hiện các quy chế

bệnh viện, quy trình kỹ thuật chuyên môn được thực hiện nghiêm túc từ khâu

đón người bệnh, làm hồ sơ bệnh án, chẩn đoán, theo dõi, tiên lượng và điều trị.

Cán bộ, y, bác sỹ đã nêu cao tinh thần trách nhiệm, tận tình chăm sóc, phục vụ

người bệnh, đã được người bệnh và gia đình người bệnh hài lòng.

Các chương trình mục tiêu như tiêm chủng mở rộng, chương trình sức

khỏe sinh sản, phòng chống suy dinh dưỡng, chương trình phòng chống các

bệnh lây nhiễm, các bệnh không lây, bảo vệ sức khỏe tâm thần cộng đồng, y tế

học đường, chương trình dân số kế hoạch hóa gia đình, phòng chống HIV tiếp

tục được duy trì, triển khai hiệu quả. Đến nay tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5

tuổi (về cân nặng) chiếm 7,0%, giảm 2,9% so với năm 2015.

- Về công tác dân số - KHHGĐ: Đẩy mạnh tuyên truyền Nghị quyết số

21-NQ/TW ngày 25/10/2017, Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương

Đảng khóa XII về công tác dân số trong tình hình mới; triển khai nhiều hội nghị

tuyên truyền, mở các đợt tuyên truyền lưu động. Đến nay, tỷ lệ tăng dân số tự

nhiên còn 1,21%; tỷ lệ sinh con thứ 3 chiếm 19,4%, nguyên nhân do số phụ nữ

trong độ tuổi sinh đẻ nhiều, tâm lý của người dân muốn sinh nhiều con; chênh

lệch giới tính khi sinh cao, hiện nay 126 trẻ nam/100 trẻ nữ.

Nhìn chung trong thời gian qua ngành y tế đã có nhiều cố gắng trong việc

thực hiện các nhiệm vụ được giao. Tuy nhiên chất lượng khám chữa bệnh ban

đầu tuyến xã còn hạn chế, trình độ chuyên môn của cán bộ chưa đồng đều.

Trung tâm y tế huyện còn thiếu bác sỹ chuyên khoa; trang thiết bị phục vụ công

tác khám chữa bệnh còn thiếu, chưa đáp ứng được yêu cầu của nhân dân; công

tác kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm, các cơ sở hành nghề y, dược tư nhân

chưa quyết liệt, còn mang tính hình thức, xử lý chủ yếu mang tính nhắc nhở,

chưa có biện pháp cứng rắn, quyết liệt; tỷ lệ chênh lệch giới tính và sinh con thứ

3 vẫn duy trì ở mức cao; tỷ lệ sinh con thứ 3 có chiều hướng tăng mạnh.

4. Công tác LĐ - TBXH và Bảo hiểm:

- Triển khai có hiệu quả Nghị quyết số 06 - NQ/HU ngày 20/01/2017 của

Huyện ủy Lập Thạch về nâng cao chất lượng nguồn lao động để thu hút đầu tư

phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ, du lịch giai đoạn 2017 -

2020 định hướng đến năm 2030, kết quả: Duy trì số lượng lao động có việc làm

thường xuyên là 75.837 người, chiếm tỷ lệ 96,14%; số người chưa có việc làm

thường xuyên và mất khả năng lao động là 3.045 người, chiếm tỷ lệ 3,9%. Từ

năm 2016 đến 2020 đã giải quyết việc làm cho 17.680 lao động, bình quân mỗi

năm giải quyết việc làm cho 3.536 lao động, tăng so với giai đoạn 2010 – 2016

Page 17: BÁO CÁO 2016 - 2020 2021 - 2025 2016 2020

17

từ 300 đến 600 lao động/năm. Cơ cấu lao động ở các ngành công nghiệp, tiểu thủ

công nghiệp và xây dựng tăng từ 26% năm 2016 lên 37,2% vào năm 2020, tỷ lệ

lao động làm việc ở các ngành kinh tế thương mại dịch vụ tăng từ 17% năm

2016 lên 23,6% vào năm 2020, tỷ lệ lao động làm việc ở các ngành kinh tế nông

nghiệp, nông thôn giảm từ 47,8% năm 2016 xuống còn 35,3% năm 2020. Trong

5 năm có 961 lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài, bình quân mỗi năm

có 192 lao động (chỉ tiêu từ 150 – 200 người/năm). Công tác đào tạo, dạy nghề

luôn được huyện quan tâm chỉ đạo có hiệu quả. Trung tâm Giáo dục nghề

nghiệp & GDTX huyện đã tổ chức được nhiều lớp học nghề ngắn hạn, tập huấn

nghề và bồi dưỡng nâng cao kiến thức cho người lao động, tổ chức mở 99 lớp

đào tạo sơ cấp nghề với 2.638 học viên, đến hết năm 2019 tỷ lệ lao động qua đào

tạo, bồi dưỡng và truyền nghề chiếm khoảng 60,47% tăng 6,4% so với năm

2015. Chất lượng nguồn lao động được nâng lên rõ rệt (lao động có tay nghề cao

từ trình độ sơ cấp trở lên chiếm 33,5%).

- Chính sách giảm nghèo tiếp tục được quan tâm thực hiện. Các cấp, các

ngành đã tổ chức thực hiện tốt các cơ chế, chính sách phát triển sản xuất, tiếp

cận các dịch vụ xã hội cơ bản của hộ nghèo, hộ cận nghèo; triển khai xây dựng

nhà đại đoàn kết cho 67 hộ nghèo có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn; 100% người

nghèo được cấp thẻ BHYT miễn phí, hỗ trợ giáo dục, tiền điện; hỗ trợ vay vốn

phát triển sản xuất (với tổng số tiền là 91,6 tỷ đồng). Do vậy đời sống của hộ

dân được cải thiện, tỷ lệ điều tra hộ nghèo dự kiến cuối năm 2020 theo tiêu chí

đa chiều (kết quả điều tra sơ bộ) là 636/42.757 hộ chiếm tỷ lệ 1,49%, giảm

4,43% so với cuối năm 2015, bình quân mỗi năm giảm 0,89% theo tiêu chí mới

- bình quân toàn tỉnh giảm 0,65-0,7%.

Các chế độ chính sách đối với người có công, thân nhân người có công

được thực hiện hiệu quả. Tính từ năm 2016 đến nay đã xây mới được 209 nhà

tình nghĩa, sửa 524 nhà cho các đối tượng với tổng kinh phí là 18,7 tỷ đồng; xây

dựng các công trình ghi công liệt sỹ; tổ chức tốt các hoạt động chăm sóc sức

khỏe, kỷ niệm, gặp mặt, thăm hỏi, tặng quà các đối tượng chính sách nhân các

ngày lễ, tết, kỷ niệm ngày TBLS 27/7,... được thực hiện hiệu quả, đời sống vật

chất, tinh thần của người có công được nâng lên, nhà ở được cải thiện, hiện nay

trên địa bàn huyện không còn hộ chính sách NCC là hộ nghèo.

Công tác xét duyệt và chi trả trợ cấp xã hội được thực hiện tốt, công khai,

dân chủ, đúng đối tượng. Công tác bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em: 100% trẻ

em dưới 6 tuổi được cấp bảo hiểm y tế miễn phí; tổ chức các lớp truyền thông

kiến thức, kỹ năng phòng chống tai nạn thương tích; các chương trình khám

chữa bệnh miễn phí được triển khai đồng bộ; tuyên truyền công tác bảo vệ,

chăm sóc trẻ em đặc biệt là phòng chống bạo hành, xâm hại trẻ em, phòng chống

đuối nước trẻ em; tiếp tục triển khai xây dựng mô hình “Xã, phường phù hợp

với trẻ em”.

Công tác xét duyệt và chi trả trợ cấp xã hội được thực hiện tốt, công khai,

dân chủ, đúng đối tượng. Trong 05 năm qua, đã xét duyệt và quyết định cho

2.864 đối tượng hưởng chế độ; 100% đối tượng bảo trợ xã hội được cấp thẻ

BHYT miễn phí; thường xuyên nắm chắc tình hình đời sống của nhân dân, kịp

thời cứu trợ đột xuất cho các đối tượng có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn nhân dịp

Page 18: BÁO CÁO 2016 - 2020 2021 - 2025 2016 2020

18

Tết nguyên đán và thiên tai, bão lũ xảy ra, tình hình đời sống nhân dân luôn ổn

định, không có đối tượng thiếu đói.

Nhìn chung công tác lao động – thương binh xã hội đã đạt được nhiều kết

quả quan trọng: tỷ lệ lao động có việc làm, xuất khẩu lao động hàng năm tăng;

công tác đảm bảo an sinh xã hội được thực hiện kịp thời. Tuy nhiên nguồn lao

động của huyện mang tính đặc thù (chủ yếu lao động nữ làm việc ở các ngành

nghề may mặc, dày da là chủ yếu) nên số lượng lao động nam được giải quyết

việc làm chiếm tỷ lệ thấp; xuất khẩu lao động mặc dù đã đạt được những kết quả

tích cực song còn thấp so với nhu cầu thực tế; lực lượng lao động có tay nghề

cao để đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa

nông nghiệp, nông thôn còn thiếu; trong nhiều năm qua công tác kiểm tra, chỉ

đạo, điều hành thực hiện các chế độ chính sách chưa thường xuyên, chưa

nghiêm nên còn có sai sót và đã được khắc phục; một bộ phận gia đình, trẻ em

chủ quan, mất cảnh giác trong mùa mưa bão nên vẫn xảy ra một số vụ việc trẻ

em bị đuối nước.

- Công tác BHXH: Chỉ đạo tiếp tục tổ chức thực hiện hiệu quả Chương

trình hành động số 49-CTr/TU của Tỉnh ủy về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng

đối với công tác BHXH, BHYT giai đoạn 2012-2020. Công tác phát triển đối

tượng tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế được xác định là nhiệm vụ trọng

tâm của ngành Bảo hiểm xã hội, tập trung vào đối tượng bảo hiểm xã hội tự

nguyện. Ước đến năm 2020, tỷ lệ người dân tham gia BHXH đạt trên 92%.

Công tác giải quyết chế độ, chính sách bảo hiểm xã hội và chi trả chế độ bảo

hiểm xã hội được thực hiện tốt.

5. Công tác dân tộc - tôn giáo:

Tuyên truyền vận động đồng bào dân tộc thiểu số thực hiện các chủ

trương của Đảng, chính sách pháp luật Nhà nước. Thực hiện tốt các chế độ,

chính sách đối với đồng bào dân tộc thiểu số. Chỉ đạo các xã, thị trấn thuộc khu

vực miền núi rà soát xác định thôn đặc biệt khó khăn, xã thuộc vùng dân tộc và

miền núi giai đoạn 2016 – 2020, kết quả trên địa bàn huyện có 14/20 xã, thị trấn

được công nhận thuộc khu vực I miền núi, không có thôn đặc biệt khó khăn. Chỉ

đạo, triển khai chính sách hỗ trợ đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt cho các hộ

dân tộc thiểu số theo Quyết định 620/QĐ – UBND của UBND tỉnh đảm bảo

theo yêu cầu.

Các hoạt động tôn giáo diễn ra bình thường, thuần túy, đúng quy định,

công tác chỉ đạo ngăn chặn đạo lạ rất chủ động nên đã đem lại niềm tin và kết

quả tốt. Tuy nhiên vẫn còn tình trạng kiện tụng, phản ánh không tốt trong một số

lĩnh vực hoạt động (đây là vấn đề mới từ trước tới nay chưa có); đồng thời trong

thời gian qua có một số đối tượng hoạt động lén lút theo các đạo chưa được cấp

phép như “Giáo hội lạc Hồng”, “Pháp luân công”, “pháp môn Diệu âm”, “Long

hoa di lặc”. UBND huyện đã chỉ đạo các cơ quan liên quan tăng cường công tác

phòng ngừa, đấu tranh, ngăn chặn đạo lạ trong đó tập trung tuyên truyền, nâng

cao nhận thức của nhân dân về phương thức truyền đạo, qua kiểm tra chưa phát

hiện có trường hợp nào bị tuyên truyền, lôi kéo, tham gia đạo chưa được cấp

phép làm ảnh hưởng đến an ninh trật tự. Hướng dẫn các xã, thị trấn, các cơ sở

Page 19: BÁO CÁO 2016 - 2020 2021 - 2025 2016 2020

19

tôn giáo tổ chức các buổi lễ theo đúng quy định; đồng thời tổ chức đoàn đi thăm

và tặng quà một số cơ sở tôn giáo, chức sắc, chức việc tiêu biểu nhân dịp các

ngày lễ trọng.

VI. CÔNG TÁC NỘI CHÍNH:

Cùng với sự phát triển kinh tế, xã hội, hiện nay không gian mạng internet

phát triển mạnh nên đã có nhiều đối tượng lợi dụng để lôi kéo, kích động nhiều

nên khó khăn trong công tác quản lý Nhà nước về an ninh trật tự trên địa bàn.

Ngoài ra mâu thuẫn lợi ích (chủ yếu giữa công nhân với chủ doanh nghiệp về

chế độ chính sách còn nhiều vấn đề bất cập, chưa thống nhất); ý thức, trình độ

hiểu biết pháp luật của người lao động còn hạn chế dẫn đến tiềm ẩn nguy cơ gây

mất an ninh, trật tự. Đồng thời trong xã hội xuất hiện nhiều loại tội phạm, trong

đó có những loại tội phạm nguy hiểm, phức tạp, manh động, tự phát. Song dưới

sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền và sự tham gia phối hợp của các

ban, ngành, đoàn thể. Đặc biệt là sự chủ động, quyết liệt của các cơ quan khối

nội chính, trong 05 năm qua đã đạt được nhiều kết quả cụ thể:

1. An ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội và PCCC:

Chỉ đạo triển khai thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 03 –NQ/HU ngày

01/12/2016 của BCH Đảng bộ huyện lần thứ XX về nâng cao chất lượng phong

trào toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc giai đoạn 2016 – 2020. Tình hình an ninh

chính trị luôn được giữ vững, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn ổn định. Các

hoạt động của người nước ngoài cơ bản diễn ra đúng chương trình đăng ký, qua

theo dõi không có dấu hiệu ảnh hưởng đến an ninh quốc gia,... Tình hình an ninh

nông thôn ổn định, 100% các xã, thị trấn đảm bảo là địa bàn loại I về ANNT.

Phong trào toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc được đẩy mạnh, triển khai đồng bộ

các biện pháp nghiệp vụ, phòng ngừa, phát hiện, đấu tranh ngăn chặn, trấn áp tội

phạm và tệ nạn xã hội. Tuy nhiên, từ năm 2016 đến nay trên địa bàn còn xảy ra

một số vụ việc, cụ thể:

Phạm pháp hình sự xảy ra 212 vụ (giảm 64 vụ so với giai đoạn 2010 –

2015), điều tra làm rõ 193 vụ đạt tỷ lệ 90,5%, thu hồi tài sản trị giá 1,23 tỷ đồng.

Bắt 187 vụ đánh bạc (tăng 53 vụ so giai đoạn 2010 – 2015) = 512 đối tượng

(tăng 197 đối tượng so với năm 2010 – 2015); bắt 111 vụ về ma túy (tăng 26 vụ)

= 160 đối tượng (tăng 57 đối tượng); bắt 06 vụ mại dân (tăng 10 vụ so giai đoạn

2010 – 2016) = 13 đối tượng (tăng 37 đối tượng); xảy ra 22 vụ tai nạn giao

thông làm chết 22 người, bị thương 44 người (tăng so với 2010 – 2015 lần lượt

là 8 vụ, 08 người, 36 người), phát hiện 20.905 trường hợp vi phạm Luật giao

thông đường bộ, xử phạt 9,55 tỷ đồng nộp NSNN.

Thành lập và duy trì hoạt động có hiệu quả mô hình 141, thường xuyên

kiểm tra trên các địa bàn trọng điểm về an ninh trật tự. Tăng cường kiểm tra các

cơ sở kinh doanh có điều kiện, phát hiện 164 lượt cơ sở vi phạm, trong đó đình

chỉ hoạt động 42 cơ sở, xử phạt hành chính 133 lượt cơ sở, nhắc nhở 02 trường

hợp; lập hồ sơ đưa 199 đối tượng vào quản lý theo Nghị định 111 của Chính

phủ, bắt và vận động 11 đối tượng truy nã, đưa 80 đối tượng vào Trung tâm 06;

02 đối tượng vào Trung tâm 05,... Xây dựng, duy trì, củng cố hoạt động 12 mô

hình điểm về an ninh trật tự; 1.485 tổ liên gia tự quản, 225 tổ an ninh nhân dân,

Page 20: BÁO CÁO 2016 - 2020 2021 - 2025 2016 2020

20

216 tổ hòa giải, 81 tổ thanh niên xung kích, 228 tổ liên gia tiêu biểu ở tất cả các

thôn, TDP.

Phối hợp với các ngành, các cấp triển khai thực hiện có hiệu quả phương

án kiểm soát, cách ly, đảm bảo an ninh, trật tự phục vụ phòng, chống dịch bệnh

Covid-19, cử cán bộ tham gia các chốt kiểm soát, rà soát các trường hợp có

nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh đi từ các vùng dịch về địa phương,… Phát hiện, xử

lý các trường hợp đăng tin sai sự thật về dịch bệnh trên các trang mạng xã hội,

gây tâm lý hoang mang, lo sợ cho người dân. Phối hợp kiểm tra, tuyên truyền,

ký cam kết không tăng giá các mặt hàng: khẩu trang y tế, nước rửa tay y tế,...

đối với các cơ sở kinh doanh. Ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với

01 trường hợp về cung cấp, chia sẻ thông tin sai sự thật lên mạng xã hội về công

tác phòng chống dịch bệnh Covid-19 với số tiền 5.000.000 đồng.

Công tác phòng chống cháy nổ được quan tâm. Các hình thức tuyên

truyền về phòng chống cháy nổ được triển khai sâu rộng, đa dạng qua hệ thống

phát thanh; đồng thời đẩy mạnh thực hiện cuộc vận động “Toàn dân tham gia

phòng cháy chữa cháy” nhằm nâng cao ý thức trách nhiệm của cộng đồng trong

công tác phòng cháy chữa cháy… Triển khai công tác huấn luyện, bồi dưỡng

nghiệp vụ về phòng cháy chữa cháy. Thường xuyên kiểm tra, phát hiện và xử

phạt nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm quy định phòng cháy chữa cháy theo

quy định của pháp luật.

Nhìn chung tình hình ANCT, trật tự ATXH được giữ vững, tình hình an

ninh nông thôn, dân tộc, tôn giáo ổn định; tỷ lệ điều tra phá án đạt kết quả cao;

tinh thần, trách nhiệm của cán bộ chiến sỹ lực lượng công an được nâng cao;

công tác chỉ đạo, triển khai thực hiện các giải pháp trong phòng chống dịch bệnh

Covid – 19 được thực hiện tốt. Tuy nhiên công tác nắm tình hình có lúc chưa

sâu sát, nhất là nắm tình hình các công ty có vốn đầu tư nước ngoài, nên trong

thời gian qua còn xảy ra một số vụ đình công, lãn công ở các công ty có vốn đầu

tư nước ngoài; hầu hết các vi phạm pháp luật về hình sự, tệ nạn ma túy, cờ

bạc,… có xu hướng tăng nhất là tội phạm đánh bạc; tỷ lệ thanh thiếu niên nghiện

ma túy, tình trạng sử dụng ma túy tổng hợp có chiều hướng tăng; vi phạm luật

an toàn giao thông còn diễn ra nhiều nhất là lứa tuổi thanh thiếu niên.

2. Công tác quân sự địa phương:

Duy trì, thực hiện tốt công tác xây dựng, củng cố nền quốc phòng toàn

dân, xây dựng khu vực phòng thủ vững chắc. Xây dựng kế hoạch khu vực phòng

thủ của huyện giai đoạn 2016 - 2020. Tổ chức thành công cuộc diễn tập khu vực

phòng thủ cấp huyện, huấn luyện đạt kết quả tốt, đảm bảo an toàn tuyệt đối.

Công tác tuyển quân hàng năm đều đạt 100% chỉ tiêu kế hoạch, trong 5 năm qua

đã tuyển chọn được 1.313 tân binh lên đường nhập ngũ. Công tác giáo dục quốc

phòng được quan tâm, bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh cho 1.881 đối

tượng 3, 4. Đặc biệt trong năm 2019 đã chỉ đạo tổ chức triển khai diễn tập khu

vực phòng thủ 1 bên 2 cấp được tỉnh đánh giá đạt xuất sắc. Công tác xây dựng

lực lượng vũ trang được chú trọng: Tập huấn, huấn luyện cho 9.079 lượt đối

tượng là lực lượng thường trực và lực lượng dân quân tự vệ, dự bị động viên kết

quả 100% đều đạt yêu cầu, trong đó khá, giỏi chiếm tỷ lệ 80%. Chỉ đạo các đơn

Page 21: BÁO CÁO 2016 - 2020 2021 - 2025 2016 2020

21

vị làm tốt công tác đăng ký, phúc tra, rà soát nguồn động viên trong toàn huyện

đảm bảo theo quy định. Duy trì thực hiện tốt các chính sách hậu phương quân

đội, giải quyết chế độ cho 11.405 trường hợp hưởng trợ cấp theo quyết định 142

và 62 của Thủ tướng Chính phủ với tổng kinh phí 28,82 tỷ đồng, đảm bảo chặt

chẽ, công khai, đúng đối tượng.

Công tác quân sự quốc phòng đã hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao,

phát huy sức mạnh tổng hợp và sức chiến đấu của lực lượng vũ trang, xây dựng

lực lượng vũ trang ngày càng vững mạnh đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ bảo vệ Tổ

quốc trong tình hình mới. Tuy nhiên công tác tuyển quân ở một số xã, thị trấn

còn hạn chế, thiếu quyết liệt, chưa xử lý nghiêm những thanh niên có biểu hiện

trốn tránh thực hiện Luật nghĩa vụ quân sự; một số xã triển khai việc lập hồ sơ

và giải quyết chế độ chính sách theo Quyết định 62, Quyết định 49 của Thủ

tướng Chính phủ còn chậm.

3. Công tác thanh tra, tiếp dân, phòng chống tham nhũng, Tư pháp,

Thi hành án dân sự:

- Công tác thanh tra: Trong 05 năm qua đã thực hiện 47 cuộc thanh tra tại

125 đơn vị, trong đó thanh tra đột xuất 17 cuộc tại 38 đơn vị; thanh tra theo kế

hoạch 30 cuộc tại 87 đơn vị. Qua thanh tra phát hiện một số sai phạm và đã đề

xuất, xử lý theo quy định.

- Công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo được quan tâm. 5

năm qua, toàn huyện đã tổ chức tiếp công dân 2.456 lượt người (tăng 1.627 lượt

người so với giai đoạn 2010 - 2016), trong đó cấp huyện tiếp 998 lượt người

(tăng 821 lượt người so với nhiệm kỳ trước); cấp xã tiếp 1.458 lượt người (tăng

806 lượt người so với nhiệm kỳ trước).

Tiếp nhận 978 đơn, giảm 190 đơn so với giai đoạn 2010 – 2016 (khiếu nại

8 đơn; tố cáo 28 đơn; kiến nghị, phản ánh 942 đơn), trong đó UBND huyện tiếp

nhận 534 đơn (giảm 4 đơn); UBND các xã, thị trấn tiếp nhận 444 đơn (giảm 186

đơn); thuộc thẩm quyền giải quyết của cấp huyện 371 đơn (tố cáo 16 đơn, khiếu

nại 4 đơn, kiến nghị phản ánh 351 đơn), xã 607 đơn (tố cáo 12 đơn; khiếu nại 4

đơn; kiến nghị phản ánh 591 đơn). Kết quả cấp huyện giải quyết được 358 đơn

(4/4 đơn khiếu nại, 16/16 đơn tố cáo, 338/351 đơn kiến nghị phản ánh); cấp xã

giải quyết được 586 đơn (4/4 đơn khiếu nại, 12/12 đơn tố cáo, 570/591 đơn kiến

nghị, phản án). Các đơn còn lại đang tiếp tục giải quyết theo luật định.

Công tác phòng, chống tham nhũng được triển khai thường xuyên. Các

cấp, các ngành, đơn vị thực hiện đúng quy định về công khai, minh bạch trong

hoạt động. Trong 5 năm qua trên địa bàn huyện chưa phát hiện có vi phạm về

việc sử dụng tài sản công, tặng quà và nhận quà tặng không đúng quy định, chưa

phát hiện, xử lý hành vi tham nhũng của cá nhân, tổ chức nào.

Nhìn chung công tác tiếp dân, giải quyết đơn thư KNTC của công dân

được thực hiện đúng luật, số lượng đơn thư giảm, nguyên nhân do cấp huyện,

cấp xã đã thực hiện tốt công tác giải quyết chính sách liên quan đến người dân;

phân loại đơn được thực hiện tốt nên đã giải quyết dứt điểm các nội dung đơn

thư, không để đơn thư kéo dài; lãnh đạo các cấp thường xuyên sâu sát tình hình

cơ sở, kịp thời chỉ đạo, giải quyết các kiến nghị, phản ánh của nhân dân. Tuy

Page 22: BÁO CÁO 2016 - 2020 2021 - 2025 2016 2020

22

vậy, số lượt tiếp dân tăng mạnh so với giai đoạn 2010 - 2015 nguyên nhân do

trên địa bàn triển khai thực hiện nhiều công trình, dự án phải thu hồi đất ảnh

hưởng trực tiếp đến quyền lợi của người dân; một số địa phương giải quyết chế

độ chính sách chưa đảm bảo công khai theo quy định; việc thực hiện quy chế

dân chủ ở cơ sở chưa thực hiện đầy đủ,... Việc thực hiện kết luận sau thanh tra

đối với một số vụ việc chưa triệt để, thiếu kiên quyết. Công tác đôn đốc, kiểm

tra chưa được thực hiện thường xuyên.

- Công tác Tư pháp: Chỉ đạo tổ chức triển khai thực hiện Nghị quyết số

209/2016/NQ-HĐND ngày 22/12/2016 của HĐND tỉnh Vĩnh Phúc về tăng

cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật giai đoạn 2016-2020. Phối hợp với

Sở Tư pháp tổ chức 118 lớp tuyên truyền giáo dục pháp luật cho trên 17.000

lượt cán bộ và nhân dân trong trong huyện, tổ chức tốt các cuộc thi tuyên truyền

pháp luật, phối hợp cấp phát băng, đĩa, qua hệ thống truyền thanh cấp huyện,

cấp xã, công tác hoà giải ở cơ sở được chú trọng, tỷ lệ hòa giải thành đạt 87%,

tăng 0,24% so với giai đoạn 2010 - 2015. Công tác đăng ký và quản lý hộ tịch

được chỉ đạo triển khai thực hiện tốt, đảm bảo quy định, đáp ứng yêu cầu của

nhân dân. Xây dựng kế hoạch kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa văn bản QPPL,

trong 5 năm toàn huyện ban hành được 92 văn bản QPPL (trong đó cấp huyện

07 văn bản; HĐND – UBND cấp xã 85 văn bản). Nhìn chung các văn bản được

ban hành đều đúng thể thức, thẩm quyền, cá biệt có một số văn ban do HĐND,

UBND cấp xã ban hành không đúng quy định đã được UBND huyện yêu cầu

sửa đổi, bổ sung kịp thời.

- Thi hành án dân sự: Chi cục Thi hành án Dân sự huyện tích cực phối

hợp với các cấp, các ngành nhằm nâng cao hiệu quả công tác thi hành án. Trong

05 năm qua đã thi hành xong 3.040 việc đạt 75,5%, án chưa thi hành là 984 việc.

Nhìn chung công tác THA đã đạt được kết quả nhất định, tuy nhiên số lượng án

tồn còn nhiều. Nguyên nhân do ý thức chấp hành pháp luật của người dân chưa

cao, một số vụ việc phức tạp, nhiều đối tượng phải thi hành án có hoàn cảnh rất

khó khăn đã ảnh hưởng đến hiệu quả thi hành án.

4. Công tác nội vụ:

Hoạt động của các cơ quan, đơn vị thuộc UBND huyện và bộ máy chính

quyền địa phương từng bước đáp ứng tốt yêu cầu công tác quản lý, điều hành,

xây dựng và phát triển KTXH. Hội đồng nhân dân các xã, thị trấn tổ chức kỳ

họp, ban hành các Nghị quyết đảm bảo đúng luật, phù hợp với tình hình của địa

phương. Tổ chức các kỳ họp HĐND, cuộc tiếp xúc cử tri đảm bảo đúng quy

định, khách quan, dân chủ và công khai; hoạt động giám sát được quan tâm. Tuy

nhiên việc xây dựng, triển khai và thực hiện nghị quyết của một số xã, thị trấn

còn chậm, đạt hiệu quả thấp. UBND các xã, thị trấn thực hiện tốt chức năng

quản lý, điều hành; bộ máy chính quyền cơ sở được kiện toàn kịp thời, đúng

luật.

Thực hiện tốt công tác tuyển dụng, bổ nhiệm, luân chuyển và sử dụng cán

bộ, công chức, viên chức cấp huyện, cấp xã đảm bảo đúng trình tự, thủ tục theo

quy định của pháp luật. Công tác bổ nhiệm, luân chuyển cán bộ được thực hiện

Page 23: BÁO CÁO 2016 - 2020 2021 - 2025 2016 2020

23

tốt đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Tuy nhiên công tác chuyển đổi vị trí công tác của

cán bộ, công chức, viên chức còn nhiều khó khăn.

Tập trung triển khai thực hiện Đề án số số 01-ĐA/TU ngày 30/11/2016

của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về sắp xếp tổ chức, bộ máy, tinh giản biên chế và

nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức các cơ quan đơn vị

giai đoạn 2016-2021, kết quả: Đã giảm được 01 phòng chuyên môn (do giải thể

phòng Y tế, chuyển chức năng, nhiệm vụ về Văn phòng HĐND & UBND

huyện); sáp nhập Đài truyền thanh với Trung tâm Văn hóa - TTTT; Chuyển

Trung tâm Dân số - KHHGĐ huyện về Trung tâm Y tế huyện; tinh giản 04 lãnh

đạo cấp phòng, trong đó: 01 Trưởng Đài, 01 Phó trưởng Đài truyền thanh huyện;

01 Giám đốc, 01 phó Giám đốc Trung tâm DSKHHGĐ. Tinh giản được 176 cán

bộ, công chức, viên chức, trong đó cấp huyện 08 người; cấp xã 112 người; ngành

giáo dục 56 người. Tiếp tục tuyên truyền, quán triệt thực hiện Nghị quyết 22 của

HĐND tỉnh về cán bộ không chuyên trách, đã tinh giản được 1.834 người đạt

100,32%, trong đó cấp xã giảm 327/327 người, ở thôn 1.507/1.501 người (vượt

06 người).

Chỉ đạo thực hiện việc sáp nhập thôn (TDP), đến nay số thôn, TDP còn lại

sau khi thực hiện sáp nhập là 189 thôn, TDP (giảm 25 thôn, TDP so với trước

khi sáp nhập); triển khai thực hiện việc sắp xếp cán bộ không chuyên trách sau

khi sáp nhập thôn, tổ dân phố trên địa bàn huyện. Chỉ đạo thực hiện Đề án thí

điểm bố trí công an chính quy đảm nhiệm chức danh Trưởng công an cấp xã ở

20/20 xã, thị trấn. Quyết định ủy quyền cho một số phòng chuyên môn quản lý

các hội đặc thù của huyện. Công tác cải cách hành chính được quan tâm, góp

phần củng cố, kiện toàn tổ chức và nâng cao hiệu quả hoạt động của chính

quyền các cấp. Xây dựng triển khai kế hoạch cải cách hành chính hàng năm đạt

kết quả tốt. Tiếp tục duy trì hoạt động của mô "một cửa" cấp huyện, cấp xã, nhìn

chung chất lượng, hiệu quả từng bước được nâng lên, tỷ lệ hồ sơ đúng hạn đạt

trên 85%. Chỉ đạo thực hiện tốt quy chế văn hoá công sở, quy tắc ứng xử của

cán bộ, công chức, viên chức; trình độ, tinh thần, trách nhiệm, thái độ trong

công việc của cán bộ, công chức được nâng lên, từng bước đáp ứng yêu cầu

nhiệm vụ. Chỉ đạo thực hiện Đề án thí điểm bố trí sắp xếp công an chính quy tại

20 xã, thị trấn đảm nhiệm vị trí Trưởng công an cấp xã. Xây dựng kế hoạch và

thành lập đoàn kiểm tra trách nhiệm thực thi công vụ năm 2020.

Việc thực hiện quy chế dân chủ được các cơ quan, đơn vị, địa phương duy

trì thực hiện tốt, các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước được thông tin

kịp thời đến mọi tầng lớp nhân dân; các chương trình, dự án được các địa

phương đưa ra nhân dân bàn bạc đảm bảo công khai, dân chủ; việc giám sát của

người dân đối với hoạt động của cấp ủy, chính quyền thực hiện tốt,... Do đó đã

góp phần quan trọng đảm bảo tình hình an ninh trật tự, thúc đẩy KTXH phát

triển. Công tác thi đua, khen thưởng được thực hiện kịp thời.

5. Hoạt động của các tổ chức Hội: Duy trì thực hiện tốt hoạt động của

các tổ chức Hội trên địa bàn, trong 05 năm qua, các tổ chức Hội đã tích cực

tuyên truyền, vận động sự tham gia, đóng góp của các nhà hảo tâm trong và

ngoài huyện để hỗ trợ các đối tượng có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn huyện,

Page 24: BÁO CÁO 2016 - 2020 2021 - 2025 2016 2020

24

kết quả đã tổ chức trao trên 10.000 xuất quà cho các đối tượng có hoàn cảnh khó

khăn,...Cụ thể:

Hội Chữ thập đỏ đã tích cực tuyên truyền, vận động và phát triển hội, đến

nay có trên 17.000 hội viên, tình nguyện viên và thanh thiếu niên; các hoạt động

xã hội được triển khai thực hiện có hiệu quả: Vận động, hỗ trợ cho 17 hộ gia

đình có hoàn cảnh khó khăn xây nhà với tổng kinh phí 400,0 triệu đồng, tặng

quà cho trẻ em mồ côi, khuyết tật, nạn nhân chất độc da cam, vận động các đối

tượng tham gia hiến máu nhân đạo,.... Hội bảo trợ NTT & TEMC huyện phối

hợp với Hội Bảo trợ NTT tỉnh tổ chức trao tặng xe lăn cho các đối tượng khuyết

tật, vận động và trao tặng sổ tiết kiệm cho các đối tượng có hoàn cảnh đặc biệt

khó khăn; cho các hội viên vay vốn từ quỹ bảo trợ để phát triển sản xuất. Hội

người mù huyện phối hợp với Hội người mù tỉnh tổ chức xây nhà đại đoàn kết,

tặng sổ tiết kiệm cho một số hội viên. Hội Nạn nhân chất độc da cam - Diôxin

tặng 31 xe lăn cho các nạn nhân chất độc da cam, tổ chức nhiều hoạt động thăm

hỏi, tặng quà, cấp thuốc miễn phí cho các nạn nhân da cam,... Nhìn chung hoạt

động của các tổ chức hội đảm bảo đúng quy định của pháp luật và Điều lệ hội,

làm tốt công tác xây dựng, phát triển tổ chức hội và giúp đỡ các hội viên có

hoàn cảnh khó khăn vươn lên trong cuộc sống.

ĐÁNH GIÁ CHUNG

1. Kết quả đạt được và nguyên nhân của kết quả:

1.1. Kết quả:

Sau 05 năm thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội còn gặp

những khó khăn, thách thức, nhưng với sự nỗ lực, quyết tâm cao của cả hệ thống

chính trị, nhân dân và các doanh nghiệp trên địa bàn huyện nên có nhiều chỉ tiêu

đã hoàn thành đạt và vượt kế hoạch. Hoạt động xúc tiến đầu tư tiếp tục được đẩy

mạnh; thu ngân sách nhà nước tăng cao so với giai đoạn 2010- 2015; lĩnh vực

sản xuất, các ngành công nghiệp, xây dựng và dịch vụ có tốc độ tăng trưởng

khá. Các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao, du lịch được tổ chức

phong phú, đa dạng; chế độ an sinh xã hội được thực hiện đầy đủ, kịp thời, đời

sống tinh thần và vật chất của nhân dân được cải thiện. An ninh chính trị, trật tự

an toàn xã hội được bảo đảm.

1.2. Nguyên nhân của kết quả:

- Các chủ trương, cơ chế, chính sách của Đảng, Nhà nước ban hành đi vào

cuộc sống; đồng thời có sự quan tâm, giúp đỡ thường xuyên của Tỉnh ủy,

HĐND - UBND tỉnh cùng các sở, ban, ngành của tỉnh.

- Sự vận dụng sáng tạo, cụ thể hóa các cơ chế, chính sách của TW, Tỉnh

vào phát triển kinh tế - xã hội của huyện cùng với sự lãnh đạo, chỉ đạo sát sao,

kịp thời của Thường trực Huyện ủy, Ban Thường vụ Huyện ủy và BCH Đảng bộ

huyện trên các lĩnh vực.

- Có sự chỉ đạo, sâu sát của các cấp, các ngành trong việc tháo gỡ khó

khăn, vướng mắc trong triển khai thực hiện, đặc biệt là trong lĩnh vực đất đai,

xây dựng cơ bản, nông thôn mới.

Page 25: BÁO CÁO 2016 - 2020 2021 - 2025 2016 2020

25

- Tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ổn định; sự đồng thuận

của các dân tộc trong huyện; các cấp ủy Đảng, chính quyền, phát huy tính năng

động, sáng tạo tạo ra sự nhất trí cao, vượt qua khó khăn, thách thức thực hiện

thắng lợi mục tiêu phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2016 - 2020.

2. Hạn chế và nguyên nhân của hạn chế:

2.1. Hạn chế:

- Chuyển dịch cơ cấu cây trồng chậm, việc nhân rộng các mô hình sản

xuất có năng suất, chất lượng cao còn ít. Việc xây dựng, phát triển các vùng sản

xuất hàng hóa còn nhỏ, phân tán chưa đảm bảo về diện tích theo quy định hỗ trợ

của tỉnh, chưa chủ động trong việc tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm. Chưa

xây dựng được nhiều sản phẩm thương hiệu nông nghiệp của huyện. Việc phát

triển diện tích trồng rau quả, cây ăn quả, cây dược liệu còn chưa tương xứng với

tiềm năng.

- Xây dựng NTM của huyện và xây dựng xã NTM nâng cao, thôn dân cư

kiểu mẫu còn nhiều khó khăn.

- Vi phạm trong quản lý sử dụng đất, khai thác khoáng sản trái phép còn

diễn biến phức tạp, chưa được sự quan tâm xử lý đúng mức của cấp có thẩm

quyền... Công tác thanh tra, xử lý vi phạm trong công tác quản lý đất đai,

khoáng sản của chính quyền cơ sở chưa hiệu quả... Thu gom, xử lý rác thải ở

nhiều địa phương, nhất là ở nông thôn còn bất cập. Ô nhiễm môi trường khu

vực nông thôn, làng nghề chậm được khắc phục.

- Công tác lập, thực hiện và quản lý quy hoạch, đầu tư xây dựng hệ thống

kết cấu hạ tầng kỹ thuật chưa đáp ứng so với yêu cầu phát triển, hệ thống cơ sở

hạ tầng kỹ thuật còn thiếu và chưa đồng bộ. Việc thu hút các doanh nghiệp vào

đầu tư còn hạn chế, tiểu thủ công nghiệp, làng nghề chưa phát huy hết tiềm

năng. Hoạt động của các doanh nghiệp và HTX dịch vụ chưa mạnh.

- Công tác quản lý, duy trì trật tự đô thị tuy có tiến bộ nhưng chưa được

duy trì thường xuyên, liên tục. Hiện tượng tái lấn chiếm lòng đường, vỉa hè và

hành lang một số tuyến đường có chiều hướng gia tăng ở một số địa phương.

- Việc thực hiện nếp sống văn hóa trong việc cưới, việc tang, lễ hội, mừng

thọ ở một số địa phương chưa tốt, chưa đảm bảo an ninh, trật tự. Một số thiết

chế văn hóa, thể thao chưa được khai thác có hiệu quả, chưa đồng bộ. Chưa có

nhiều các công trình văn hóa, khu vui chơi giải trí đáp ứng nhu cầu luyện tập

TDTT của nhân dân. Nhiều di tích lịch sử, văn hóa trên địa bàn đã xuống cấp.

Hoạt động kinh doanh dịch vụ văn hóa, thể thao ngày càng gia tăng, phức tạp,

khó quản lý.

- Một số trường mầm non có số trẻ trên lớp đông so quy định. Thiếu giáo

viên mầm non, nhân viên quản lý thiết bị. Việc khai thác sử dụng thiết bị dạy

học đã đầu tư ở một số trường còn hạn chế.

- Chất lượng khám chữa bệnh tuyến xã chưa đáp ứng được yêu cầu. Nhu

cầu đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị cho ngành rất lớn, nhưng công tác xã hội hóa

trong lĩnh vực y tế còn hạn chế. Số lượng cơ sở sản xuất, kinh doanh, chế biến

thực phẩm, dịch vụ ăn uống chưa đảm bảo về vệ sinh an toàn thực phẩm còn ở

Page 26: BÁO CÁO 2016 - 2020 2021 - 2025 2016 2020

26

mức cao.

- Công tác giải quyết việc làm gặp nhiều khó khăn, chưa bền vững; xuất

khẩu lao động còn thấp so với nhu cầu thực tế. Lực lượng lao động tuy đông

nhưng do doanh nghiệp chỉ tuyển lao động đặc thù (như may, điện tử, da giầy

chỉ tuyển lao động nữ và là lao động phổ thông) nên nguồn cung lao động của

huyện vẫn không đủ đáp ứng yêu cầu doanh nghiệp.

- Tội phạm về trật tự xã hội, ma túy, cầm đồ, hoạt động “tín dụng đen”, cờ

bạc, trật tự an toàn giao thông tuy được kiềm chế song vẫn tiềm ẩn khó lường.

Tình trạng thanh thiếu niên tụ tập tại các cơ sở nhà nghỉ, karaoke để sử dụng trái

phép chất ma túy có xu hướng tăng. Tội phạm đánh bạc, mại dâm vẫn xảy ra ở

nhiều nơi. Tội phạm và vi phạm về quản lý kinh tế, môi trường tiềm ẩn phức tạp

nhất là tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại, buôn bán hàng giả, hàng cấm,

lợi dụng đấu thầu, đấu giá để phạm tội…

- Công tác CCHC và thực hiện quy chế dân chủ, kiểm soát TTHC còn có

những hạn chế nhất định.

3. Nguyên nhân của hạn chế:

3.1. Nguyên nhân khách quan:

- Đại dịch Covid-19 xảy ra tác động nghiêm trọng đến mọi mặt của đời

sống kinh tế - xã hội toàn cầu. Đối với tỉnh Vĩnh Phúc nói chung và huyện Lập

Thạch nói riêng do tính tự chủ và khả năng chống chịu còn hạn chế nên đại dịch

đã không chỉ gây thiệt hại về kinh tế mà còn ảnh hưởng mạnh đến tâm lý và đời

sống nhân dân.

- Hệ thống các văn bản pháp luật của Nhà nước còn nhiều bất cập, chồng

chéo, chậm được hướng dẫn triển khai đã và đang ảnh hưởng đến quá trình thực

thi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

- Trình tự, thủ tục đầu tư, đất đai, môi trường một số dự án lớn thuộc thẩm

quyền thẩm định và phê duyệt của các cơ quan cấp trên còn phức tạp về quy

trình nên tiến độ còn chậm nhất là việc chuyển đổi mục đích đất lúa, đất rừng,

thủ tục đầu tư xây dựng cơ bản,...

- Giá cả, thời tiết, dịch bệnh trong chăn nuôi diễn biến phức tạp, biến đổi

khí hậu khó lường. Đầu tư vào sản xuất nông nghiệp hiệu quả thấp, thị trường

đầu ra không ổn định, khó khăn về tiếp cận đất đai,... nên không hấp dẫn các

doanh nghiệp đầu tư.

- Một số quy định của Trung ương chưa được điều chỉnh kịp thời dẫn đến

việc sáp nhập, tổ chức lại các cơ quan, đơn vị gặp khó khăn, không thống nhất.

3.2. Nguyên nhân chủ quan:

- Sự phối hợp của các ngành, các cấp trong quản lý nhà nước có lúc, có

nơi còn chưa được nhịp nhàng, chặt chẽ. Trách nhiệm của một bộ phận cán bộ,

công chức chưa cao, còn thiếu kinh nghiệm về chuyên môn nghiệp vụ, kiến thức

pháp luật và kỹ năng hành chính, dẫn đến lúng túng trong giải quyết công việc;

công tác tham mưu của một số cơ quan, đơn vị có lúc chưa kịp thời, hiệu quả

Page 27: BÁO CÁO 2016 - 2020 2021 - 2025 2016 2020

27

công việc đạt được chưa cao. Sự phối hợp giữa các cơ quan, ban, ngành có lúc

chưa đồng bộ. Chậm triển khai thực hiện các văn bản chỉ đạo.

- Nhận thức của một bộ phận cán bộ và người dân về chuyển dịch cơ cấu

kinh tế chậm, chưa mạnh dạn, sáng tạo đổi mới trong việc khai thác tiềm năng,

thế mạnh của địa phương. Nhiều nông dân coi ruộng đất là tài sản, không xác

định là tư liệu sản xuất nên không phát huy sản xuất. Năng lực, trình độ của một

số cán bộ trong việc tổ chức thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, nhà

nước chưa cập, chưa đáp ứng kịp yêu cầu nhiệm vụ, một số xã, thị trấn chưa

quyết liệt trong công tác chỉ đạo, điều hành trên một số lĩnh vực quản lý.

- Một số địa phương chưa chủ động khai thác, huy động các nguồn lực tại

chỗ để xây dựng các công trình hạ tầng xã hội tại địa phương, còn trông chờ vào

nguồn ngân sách cấp trên, công tác xã hội hóa còn hạn chế.

- Một số tồn tại, vướng mắc trong XDCB vẫn chưa được chỉ đạo khắc

phục kịp thời triệt để. Năng lực quản lý, tinh thần trách nhiệm của một số chủ

đầu tư còn hạn chế. Chưa kiên quyết xử lý đối với các nhà thầu làm chậm tiến

độ triển khai dự án.

- Công tác thu thập, xử lý thông tin và dự báo tình hình của một số cơ

quan, đơn vị phục vụ chỉ đạo, điều hành của huyện còn hạn chế. Khâu tổ chức

thực hiện các chủ trương, chính sách ở một số đơn vị, địa phương còn chậm.

Chưa phát huy tốt vai trò người đứng đầu ở một số cơ quan, đơn vị, địa phương

trong kiểm tra, đôn đốc thực hiện nhiệm vụ được giao.

- Một số chính quyền, đoàn thể ở địa phương chưa tích cực vào cuộc

trong công tác giải phóng mặt bằng, thiếu sự phối hợp chặt chẽ để giải quyết các

khó khăn vướng mắc trong quá trình thực hiện các dự án. Một bộ phận người

dân chưa đồng thuận trong công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng dẫn đến

chậm tiến độ đầu tư. Công tác xác định giá đất, tài sản trên đất, kiểm kê thu hồi

đất mất nhiều thời gian.

4. Một số bài học kinh nghiệm:

Một là, phải tạo được sự đoàn kết nhất trí trong công tác lãnh, chỉ đạo của

các cấp, các ngành và sự đồng thuận của nhân dân. Cùng với xây dựng được kế

hoạch lâu dài, phải xác định rõ nhiệm vụ cụ thể cần tập trung lãnh đạo, chỉ đạo

thực hiện trong từng giai đoạn, từng năm để tạo bước đột phá cho sự phát triển.

Hai là, xác định rõ những thuận lợi, thời cơ, tiềm năng cũng như những

khó khăn, thách thức trong quá trình phát triển. Năng động, sáng tạo vận dụng

các chủ trương, đuờng lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước phù

hợp với điều kiện cụ thể của huyện trong chỉ đạo, điều hành.

Ba là, quá trình chỉ đạo thực hiện phải toàn diện, quyết liệt, đồng thời có

trọng tâm, trọng điểm; huy động, cân đối, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực,

nhất là nguồn lực con người, tài chính; ưu tiên đầu tư cho mục tiêu, nhiệm vụ

chiến lược để tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội của huyện.

Bốn là, kịp thời phát triển và nhân rộng các điển hình, mô hình có hiệu

quả của các thành phần kinh tế; chú trọng việc học tập kinh nghiệm của các địa

phương để vận dụng có chọn lọc vào tình hình thực tế của huyện.

Page 28: BÁO CÁO 2016 - 2020 2021 - 2025 2016 2020

28

Năm là, thường xuyên kiểm tra, giám sát, đôn đốc, huy động sức mạnh

tổng hợp của cả hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân dân thực hiện. Thường

xuyên sơ kết, tổng kết để kịp thời bổ sung, điều chỉnh, xây dựng các cơ chế,

chính sách mang tính đặc thù của huyện, tạo động lực phát triển.

Phần thứ hai

PHƯƠNG HƯỚNG, NHIỆM VỤ PHÁT TRIỂN

KINH TẾ - XÃ HỘI 5 NĂM GIAI ĐOẠN 2021 - 2025

I. NHẬN ĐỊNH CHUNG:

1. Lợi thế phát triển trong giai đoạn 2021 - 2025:

- Tình hình kinh tế thế giới, khu vực và trong nước đang từng bước phục

hồi, phát triển, Vĩnh Phúc là một trong những tỉnh đang có tốc độ phát triển

nhanh, chuyển đổi cơ cấu tích cực.

- Đảng bộ, chính quyền và nhân dân trong huyện có truyền thống cách

mạng, đoàn kết, cần cù, chịu khó; có tinh thần đổi mới, sáng tạo, đảm bảo đáp

ứng yêu cầu phát triển của huyện trong tương lai.

- Tiềm năng đất đai của huyện rất thuận lợi cho phát triển các ngành, lĩnh

vực phi nông nghiệp và thu hút đầu tư. Đồng thời, huyện có nguồn lao động dồi

dào, đặc biệt là lao động trẻ, tỷ lệ dân số trong độ tuổi lao động cao, là điều kiện

thuận lợi để thu hút các doanh nghiệp vào đầu tư tại huyện.

- Cơ sở hạ tầng được quan tâm đầu tư cơ bản đáp ứng yêu cầu của sự đổi

mới, phát triển; đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai đi qua địa bàn huyện Lập

Thạch với nút giao thông lên xuống ở xã Văn Quán; Cầu Phú Hậu; Cầu Bì La

mở rộng; đường Hợp Châu – Đồng Tĩnh,.... đã và sẽ tạo điều kiện thuận lợi về

lưu thông hàng hóa và thu hút đầu tư vào địa bàn và một số dự án đang xin cấp

phép đầu tư vào các khu, cụm công nghiệp của huyện sẽ là điều kiện thuận lợi

để phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội và giải quyết việc làm cho người lao động.

- Các dịch vụ công như hệ thống Trường học, Trung tâm Y tế cấp huyện,

cấp xã,... ngày càng được quan tâm đầu tư, nâng cấp, hoàn thiện; hoạt động bộ

máy công quyền, đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức không ngừng được nâng

cao.

- Tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ổn định; 100% các xã,

thị trấn được công nhận đảm bảo về ANTT.

2. Hạn chế phát triển:

- Dự báo tình hình thế giới, khu vực tiếp tục diễn biến phức tạp, khó

lường, trong đó tăng trưởng kinh tế, thương mại quốc tế bị ảnh hưởng bởi chiến

tranh thương mại giữa các cường quốc; bảo hộ thương mại gia tăng; cạnh tranh

giữa các nước lớn và xung đột ở nhiều nơi gay gắt; thiên tai, dịch bệnh, biến đổi

khí hậu, an toàn thông tin, an ninh mạng và tội phạm ngày càng gia tăng. Đặc

biệt, biến động về dịch bệnh Covid – 19, tiếp tục gây ra những hiệu ứng bất lợi

đối với nền kinh tế thế giới.

- Ở trong nước, tình hình chính trị, xã hội ổn định nhưng nền kinh tế vẫn còn những hạn chế, bất cập và tiếp tục gặp nhiều khó khăn, thách thức; các tác

Page 29: BÁO CÁO 2016 - 2020 2021 - 2025 2016 2020

29

động tiêu cực từ bên ngoài đến kinh tế trong nước nhanh và mạnh hơn; các vấn đề văn hóa, xã hội, môi trường đang tạo áp lực lớn đến phát triển bền vững trong bối cảnh hội nhập ngày càng sâu rộng. Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 sẽ mang lại nhiều cơ hội nhưng cung đem lại không ít thách thức; đồng thời những áp lực cạnh tranh trong thu hút đầu tư từ các địa phương lân cận, các địa phương có cùng điều kiện lợi thế ngày càng gia tăng… sẽ là những yếu tố không thuận lợi tác động tới tăng trưởng và phát triển kinh tế - xã hội của huyện trong giai đoạn tới.

- Hệ thống hạ tầng đã được đầu tư và có sự phát triển nhưng chưa đồng

bộ, một số tuyến đường giao thông chính chưa đáp ứng phát triển công nghiệp;

nợ XDCB còn nhiều.

- Cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội, lực lượng lao động có chất lượng

trong sản xuất nông nghiệp có xu hướng chuyển dần sang các ngành công

nghiệp dịch vụ; một số tệ nạn xã hội còn diễn biến phức tạp, chất lượng nguồn

lao động còn thấp, tình trạng ô nhiêm môi trường ngày càng gia tăng,...

II. QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ PHÁT TRIỂN

1. Quan điểm phát triển:

- Phát triển kinh tế - xã hội của huyện Lập Thạch phải đặt trong quan hệ

tổng thể phát triển kinh tế - xã hội cả tỉnh và của vùng, đảm bảo an sinh xã hội

và bảo vệ môi trường.

- Phát triển toàn diện, chú trọng khai thác lợi thế, tiềm năng của huyện;

lấy phát triển hiệu quả và bền vững làm cơ sở để hướng tới việc nâng cao đời

sống của nhân dân.

- Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, tập trung thực hiện các

cơ chế, chính sách của TW, tỉnh nhằm tạo điều kiện cho các hoạt động kinh tế -

xã hội của huyện phát triển.

- Quan tâm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, phát huy cao nhất nội

lực, nguồn lực trong huyện, tích cực huy động các nguồn lực bên ngoài để phát

triển nhanh, tạo mọi điều kiện cần thiết để thu hút các doanh nghiệp vào đầu tư

tại huyện.

2. Mục tiêu:

2.1: Mục tiêu tổng quát: Khai thác, quản lý, sử dụng có hiệu quả các

nguồn lực của nền kinh tế; Tạo môi trường thông thoáng, thuận lợi cho đầu tư,

sản xuất kinh doanh. Phát triển kinh tế đi đôi với phát triển toàn diện, đồng bộ

các lĩnh vực văn hóa, xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân;

tăng cường quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường, phòng chống thiên tai, ứng

phó biến đổi khí hậu. Đẩy mạnh cải cách hành chính, tinh gọn bộ máy, tinh giản

biên chế; nâng cao hiệu lực, hiệu quả chỉ đạo điều hành và thực thi pháp luật;

quyết liệt phòng chống tham nhũng, lãng phí; xây dựng bộ máy liêm chính, hành

động, phục vụ người dân, doanh nghiệp. Củng cố quốc phòng, an ninh, bảo đảm

trật tự an toàn xã hội.

2.2. Các chỉ tiêu chủ yếu (có biểu chi tiết kèm theo):

III. MỘT SỐ NHIỆM VỤ, ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CÁC

Page 30: BÁO CÁO 2016 - 2020 2021 - 2025 2016 2020

30

NGÀNH, LĨNH VỰC:

1. Về phát triển kinh tế:

1.1. Sản xuất nông - lâm nghiệp và quản lý tài nguyên môi trường:

- Về trồng trọt: Tổ chức và chỉ đạo tốt sản xuất nông nghiệp. Rà soát

chuyển đổi cơ cấu cây trồng cho phù hợp với nhu cầu thị trường, thích ứng với

biến đổi khí hậu. Đẩy mạnh cơ giới hóa trong sản xuất; chuyển giao các cây

trồng mới có chất lượng, giá trị cao vào sản xuất và áp dụng các tiến bộ kỹ thuật

thâm canh tăng năng suất. Phát triển các vùng sản xuất nông nghiệp hàng hóa

tập trung, quy mô lớn, tổ chức sản xuất theo chuỗi đối với sản phẩm chủ lực như

rau quả, cây ăn quả, cây dược liệu…; khuyến khích phát triển nông nghiệp sạch,

nông nghiệp hữu cơ. Phấn đấu năng suất lúa bình quân đạt 58tạ/ha. Tiếp tục tổ

chức triển khai thực hiện Chương trình thanh long ruột đỏ. Nâng cao năng lực

giám sát và dự báo, phòng trừ hiệu quả sâu bệnh.

- Về chăn nuôi, thú y và thủy sản: Tiếp tục xác định chăn nuôi là mũi

nhọn trong phát triển kinh tế. Chuyển từ chăn nuôi quy mô hộ gia đình, nhỏ lẻ,

phân tán sang chăn nuôi trang trại, tập trung ra khỏi khu dân cư theo vùng và xã

trọng điểm. Khuyến khích chăn nuôi theo hình thức công nghiệp và công nghệ

cao, an toàn dịch bệnh. Cơ cấu lại lĩnh vực chăn nuôi; ứng dụng tiến bộ kỹ thuật

tăng năng suất, chất lượng đàn vật nuôi để đảm bảo nguồn cung thực phẩm; tổ

chức sản xuất liên kết trong chăn nuôi, giết mổ, chế biến và tiêu thụ sản phẩm,

quan tâm thu hút các doanh nghiệp đầu tư xây dựng nhà máy gia công, chế biến

các sản phẩm từ GSGC tại huyện. Làm tốt công tác tiêm phòng GSGC đạt trên

80% tổng đàn. Phát triển nuôi trồng thủy sản theo hướng bền vững, hiệu quả; đa

dạng hóa đối tượng nuôi, mở rộng diện tích nuôi thâm canh, bán thâm canh với

những loài có hiệu quả kinh tế cao. Thí điểm giai đoạn 2021-2025 thực hiện 01

dự án xây dựng hạ tầng kỹ thuật vùng nuôi trồng thủy sản tập trung tại các xã

Đồng Ích, Tiên Lữ, Xuân Lôi, Văn Quán, Triệu Đề, Sơn Đông.

Chỉ đạo thực hiện tốt công tác trồng rừng, nâng cao chất lượng trong việc

đầu tư trồng rừng, sử dụng các giống cây có năng suất cao, đầu tư thâm canh đi

đôi với PCCCR-BVR. Phấn đấu trồng mới 500 ha rừng tập trung, 100.000 cây

phân tán các loại.

Chỉ đạo các xã phối hợp chặt chẽ với các công ty thuỷ lợi xây dựng lộ

trình kiên cố hoá kênh mương. Thường xuyên kiểm tra hệ thống các công trình

thuỷ lợi, nạo vét, tu sửa, kịp thời; cung cấp nước tưới đảm bảo sản xuất. Thực

hiện tốt công tác PCLB&TKCN, có phương án đối phó với tình hình hạn hán,

ngập úng, lũ lụt.

- Công tác quản lý tài nguyên và môi trường: Tiếp tục thực hiện hiệu quả

công tác quản lý nhà nước về đất đai; thực hiện tốt công tác GPMB; tập trung

giải quyết tồn tại về đất đai. Tăng cường quản lý, sử dụng tài nguyên trên địa

bàn. Tổ chức đấu giá SDĐ ở các khu vực phù hợp. Triển khai kế hoạch và tổ

chức dồn thửa đổi ruộng ở những địa phương có điều kiện thuận lợi. Tiếp tục

triển khai các cơ chế, chính sách hỗ trợ về thu gom, xử lý rác thải. Từng bước

khắc phục và xử lý ô nhiễm môi trường nhất là ô nhiễm môi trường nông thôn,

đô thị và khu, cụm công nghiệp. Nghiên cứu, khảo sát đề xuất tỉnh đầu tư xây

Page 31: BÁO CÁO 2016 - 2020 2021 - 2025 2016 2020

31

dựng nhà máy cung cấp nước sạch tập trung phục vụ nhu cầu sinh hoạt của

người dân nông thôn trên địa bàn huyện. Chỉ đạo các xã, thị trấn tổ chức triển

khai hiệu quả Nghị quyết của HĐND tỉnh về hỗ trợ đầu tư xây dựng rãnh thoát

nước thải. Tích cực tuyên truyền, tạo sự đồng thuận trong nhân dân và phối hợp

với nhà đầu tư để triển khai đầu tư nhà máy xử lý rác thải tập trung.

- Về chương trình xây dựng NTM: Tích cực tuyên truyền, vận động nhân

dân thực hiện các nội dung của Chương trình xây dựng NTM. Nâng cao chất

lượng các tiêu chí đã đạt chuẩn nông thôn mới, xây dựng các thôn ở các xã đạt

chuẩn thành các thôn dân cư kiểu mẫu.

1.2. Công tác Giao thông, xây dựng, quy hoạch, tiểu thủ công nghiệp,

thương mại và KHCN:

Chỉ đạo, đôn đốc các nhà thầu đẩy nhanh tiến độ thi công các công trình

phục vụ cho phát triển kinh tế, xã hội, sinh hoạt của người dân. Tập trung nguồn

vốn đầu tư xây dựng, hoàn thành các công trình trọng điểm trên địa bàn như khu

công viên cây xanh trung tâm huyện, đường Hợp Châu đi thị trấn Lập Thạch,

đường nút giao Văn Quán – thị trấn Lập Thạch,... Hoàn thiện quy hoạch mạng

lưới giao thông ở các xã, thị trấn. Tiếp tục được thực hiện lập đề án công nhận

các đô thị: Xuân Lôi, Bàn Giản, Văn Quán, Hợp Lý là đô thị loại V tiến tới

trong tương lai chở thành thị xã Lập Thạch; hoàn thành xây dựng hạ tầng kỹ

thuật khu công nghiệp Thái Hòa, Liễn Sơn, Liên Hòa khu vực II và thu hút các

doanh nghiệp vào sản xuất; kêu gọi đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật

400ha khu công Lập Thạch I và Khu công nghiệp Lập Thạch II theo quy hoạch;

hoàn thiện vào quy hoạch phân khu XD tỷ lệ 1/2000 phát triển du lịch, dịch vụ

khu vực xung quanh hồ Vân Trục, huyện Lập Thạch,…

Đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước.

Ưu tiên thu hút các dự án đầu tư về công nghiệp công nghệ cao, công nghệ sạch.

Kiên quyết từ chối tiếp nhận, cấp phép cho những dự án sử dụng công nghệ lạc

hậu, có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường, sinh thái. Tập trung các nguồn lực để

từng bước xây dựng hoàn thiện, đồng bộ hệ thống kết cấu hạ tầng ở các khu,

cụm công nghiệp hiện có. Tạo môi trường kinh doanh thuận lợi để thu hút thêm

các nhà đầu tư.

Thu hút đầu tư phát triển mạnh các loại dịch vụ đi đôi với việc nâng cao

chất lượng sản phẩm để có các dịch vụ chất lượng cao. Ưu tiên phát triển dịch

vụ ngân hàng, thương mại, khoa học công nghệ, vận tải; nâng cao chất lượng

các dịch vụ thông tin và truyền thông; tổ chức, sắp xếp lại mạng lưới thương mại

gắn với quy hoạch đô thị. Khuyến khích phát triển thương mại tư nhân, siêu thị,

chợ kinh doanh tổng hợp, gắn với chuyển đổi mô hình quản lý chợ; mạng lưới

dịch vụ cung ứng vật tư, kỹ thuật và khoa học công nghệ; mở rộng dịch vụ tài

chính, tín dụng nông thôn; phát triển dịch vụ ăn uống, dịch vụ vui chơi, giải trí.

Triển khai các biện pháp quản lý thị trường, chống buôn lậu và gian lận thương

mại, đảm bảo quyền lợi người tiêu dùng; ngăn chặn đầu cơ, tăng giá bất hợp lý

nhất là các mặt hàng thiết yếu.

1.3. Công tác thuế, tài chính- kế hoạch và hoạt động của kho bạc nhà

nước:

Page 32: BÁO CÁO 2016 - 2020 2021 - 2025 2016 2020

32

Chủ động khai thác các nguồn thu hiện có; khai thác các nguồn thu mới

phát sinh tránh để thất thu ngân sách. Tăng cường công tác quản lý thuế, giảm số

lượng nợ đọng của các doanh nghiệp. Tích cực kiểm tra quyết toán thuế, nhất là

các DN xây dựng. Thực hiện tốt quy trình quản lý, thu hồi nợ, tổ chức tốt việc

kiểm tra, cưỡng chế,thu hồi nhằm giải quyết hiệu quả tình trạng nợ đọng thuế.

Tập trung cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư kinh doanh, tạo sức hấp

dẫn về thu hút đầu tư vào địa bàn huyện; tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng

mắc, giải quyết kịp thời các đề xuất, kiến nghị của doanh nghiệp, cơ sở sản xuất

kinh doanh trên địa bàn. Công khai các thủ tục hành chính, rút ngắn thời gian

giải quyết cho các doanh nghiệp, tổ chức và công dân. Tiếp tục tăng cường hơn

nữa công tác quản lý tài chính ngân sách, đảm bảo nguồn ngân sách được sử

dụng có hiệu quả, không lãng phí. Tập trung chỉ đạo hoàn thành kế hoạch đầu tư

công hàng năm; xử lý xong nợ xây dựng cơ bản, không để phát sinh nợ đọng

xây dựng. Thu hút tối đa và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn đầu tư phát triển

nền kinh tế, đầu tư hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội thiết yếu. Khuyến

khích tạo điều kiện phát triển mô hình hợp tác xã kiểu mới theo Luật Hợp tác xã;

khuyến khích nông dân liên kết với các doanh nghiệp, hợp tác xã để sản xuất.

Kho bạc Nhà nước quản lý tốt quỹ NSNN trên địa bàn huyện, đảm bảo

tiết kiệm, chống lãng phí, an toàn tiền và tài sản nhà nước.

2. Về Văn hóa - xã hội:

2.1.Công tác văn hóa - thông tin: Tích cực chỉ đạo triển khai thực hiện

Nghị quyết số 33/NQ – TW về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt

Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước, trong đó chú trọng văn hóa

con người Lập Thạch hướng tới “Văn minh, thân thiện”. Tiếp tục đẩy mạnh thực

hiện quy định nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội, mừng thọ,…

Xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, văn minh, khắc phục các biểu hiện

xuống cấp về đạo đức xã hội; bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc,

đồng thời khuyến khích tự do sáng tạo trong hoạt động văn hóa, văn học, nghệ

thuật. Đẩy mạnh xã hội hóa các hoạt động văn hóa, thể dục, thể thao. Tăng

cường quản lý các lễ hội; hạn chế tối đa việc sử dụng ngân sách nhà nước để tổ

chức lễ hội. Tiếp tục xây dựng các thiết chế văn hóa gắn với xây dựng nông thôn

mới. Làm tốt công tác thông tin tuyên truyền theo hướng thông tin chính thức,

công khai, minh bạch, kịp thời về các chủ trương chính sách của Đảng, Nhà

nước và tình hình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, huyện. Xây dựng biểu

tượng văn hóa Lập Thạch; đẩy mạnh hoạt động du lịch gắn với dịch vụ du lịch.

Hoàn thiện cơ sở vật chất Trung tâm văn hóa thông tin thể thao huyện, tăng

cường cơ sở vật chất cho thiết chế văn hóa, thông tin trên toàn huyện đáp ứng

nhu cầu sinh hoạt của nhân dân.

2.2. Công tác giáo dục – đào tạo: Thực hiện tốt nhiệm vụ dạy và học theo

hướng đổi mới căn bản toàn diện, chú trọng hình thành và phát triển phẩm chất,

năng lực người học. Chuẩn bị tốt các điều kiện cho việc thực hiện đổi mới

chương trình, sách giáo khoa phổ thông bắt đầu thực hiện từ năm học 2020-

2021. Làm tốt công tác hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau trung học cơ sở.

Chú trọng xây dựng mối quan hệ giáo dục giữa nhà trường, gia đình và xã hội

Page 33: BÁO CÁO 2016 - 2020 2021 - 2025 2016 2020

33

trong giáo dục học sinh; nâng cao chất lượng giáo dục kỹ năng sống cho học

sinh và xây dựng quy tắc ứng xử văn hoá trường học.

Tiếp tục quan tâm đầu tư cơ sở vật chất trường lớp học và trang thiết bị

cho các cấp học từ bậc học mầm non đến THCS theo tiêu chuẩn trường chuẩn

Quốc gia phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương. Đẩy mạnh công tác xã

hội hóa giáo dục; công tác khuyến học khuyến tài; xây dựng xã hội học tập.

2.3. Công tác y tế, Dân số KHHGĐ: Tổ chức thực hiện các văn bản về

công tác y tế, dân số. Triển khai xây dựng Bệnh viện đa khoa khu vực Lập

Thạch theo kế hoạch. Đẩy mạnh hướng dẫn nhân dân trong việc phòng chống

dịch bệnh, vệ sinh môi trường. Chủ động giám sát dịch bệnh, phòng chống dịch

bệnh sớm, không để các dịch bệnh lớn xảy ra, kiểm soát các bệnh dịch nguy

hiểm và các bệnh dịch mới phát sinh. Đẩy mạnh xã hội hóa công tác chăm sóc

sức khỏe nhân dân, khuyến khích phát triển cơ sở y tế ngoài công lập. Nâng cao

vai trò quản lý nhà nước trong lĩnh vực an toàn VSTP, y dược tư nhân. Tiếp tục

chỉ đạo các đơn vị tăng cường đổi mới công tác quản lý, nâng cao chất lượng,

hiệu quả khám chữa bệnh. Cải tiến quy trình khám chữa bệnh, tăng cường nhận

chuyển giao gói kỹ thuật của các Bệnh viện tuyến trên để triển khai các kỹ thuật

mới. Thực hiện khám chữa bệnh Bảo hiểm y tế đúng quy định. Kiểm soát tốc độ

tăng dân số hợp lý, giảm chênh lệch giới tính khi sinh và từng bước nâng cao

chất lượng dân số, giảm tỷ lệ sinh con thứ 3 trên địa bàn. Xây dựng đội ngũ cán

bộ nhân viên y tế tốt về y đức, giỏi về chuyên môn nghiệp vụ và quản lý. Tăng

cường quản lý đối với các cơ sở y tế và quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm, dược

phẩm, vắc xin.

2.4. Công tác LĐ - TBXH: Tiếp tục triển khai đồng bộ các giải pháp, thực

hiện tốt Nghi quyết số 06-NQ/HU ngày 20/01/2017 về nâng cao chất lượng

nguồn lao động để thu hút đầu tư phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp,

dịch vụ du lịch giai đoạn 2017-2020 định hướng đến năm 2030. Đẩy mạnh công

tác tuyên truyền, tư vấn xuất khẩu lao động, giải quyết việc làm và đào tạo nghề

cho người lao động. Quan tâm thực hiện tốt chính sách ưu đãi đối với người có

công. Tạo điều kiện thuận lợi để hộ nghèo, hộ cận nghèo, tiếp cận tốt hơn các

dịch vụ xã hội cơ bản, đặc biệt là dịch vụ cho vay vốn. Tổ chức thực hiện lồng

ghép có hiệu quả các dự án, chương trình giảm nghèo gắn với chương trình xây

dựng nông thôn mới đảm bảo an sinh xã hội. Tăng cường công tác trẻ em, các

hoạt động phòng chống tai nạn thương tích trẻ em, chăm sóc sức khỏe và dinh

dưỡng trẻ em. Thực hiện tốt công tác bình đẳng giới; phòng chống tệ nạn xã hội

trên địa bàn huyện.

2.5. Công tác Bảo hiểm xã hội: Đẩy mạnh thực hiện công tác thu bảo

hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp; mở rộng và phát triển các đối

tượng tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế; đảm bảo đầy đủ quyền lợi của

người tham gia và thụ hưởng các chế độ bảo hiểm; quản lý quỹ bảo hiểm y tế an

toàn, hiệu quả.

3. Công tác nội chính:

3.1. An ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội và PCCC:

Page 34: BÁO CÁO 2016 - 2020 2021 - 2025 2016 2020

34

Lực lượng công an chủ động nắm chắc tình hình, kịp thời phát hiện, kiên

quyết đấu tranh để bảo vệ vững chắc chính trị nội bộ, an ninh kinh tế, an ninh tư

tưởng, an ninh mạng, các sự kiện chính trị, ngày lễ lớn, hội nghị, các mục tiêu

trọng điểm về an ninh. Tăng cường mở các cao điểm tấn công, trấn áp, truy nã

các loại tội phạm, nhất là tội phạm có tổ chức, tội phạm sử dụng vũ khí, hung

khí, hoạt động theo kiểu “xã hội đen”, núp bóng doanh nghiệp, siết nợ, đòi nợ

thuê, cho vay nặng lãi, tội phạm kinh tế, tham nhũng, môi trường, tội phạm công

nghệ cao nhằm tạo chuyển biến tích cực, rõ nét về trật tự, an toàn xã hội; từng

bước đẩy lùi, làm giảm các điều kiện nảy sinh các loại tội phạm và vi phạm pháp

luật. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về an ninh, trật tự phục vụ

phát triển kinh tế xã hội, quản lý tốt các ngành, nghề kinh doanh có điều kiện về

an ninh, trật tự, quản lý vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ. Tập trung triển khai

các giải pháp bảo đảm trật tự an toàn giao thông, phấn đấu đạt mục tiêu kiềm

chế và giảm tai nạn giao thông trên cả ba tiêu chí. Đẩy mạnh công tác phòng,

chống cháy nổ. Huy động và phát huy hơn nữa sức mạnh của cả hệ thống chính

trị nhất là ở cơ sở và toàn dân tham gia phòng, chống tội phạm, giữ gìn an ninh,

trật tự ngay tại cơ sở. Duy trì, thực hiện tốt công tác phòng cháy chữa cháy.

3.2. Công tác quân sự địa phương:

Xây dựng nền quốc phòng toàn dân vững mạnh, xây dựng thế trận quốc

phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân, tăng cường tiềm lực quốc

phòng. Nâng cao trình độ và duy trì nghiêm các chế độ SSCĐ của LLVT cấp

huyện, xã. Tiếp tục quán triệt, thực hiện có hiệu quả các Nghị quyết của TW về

khu vực phòng thủ (KVPT). Chỉ đạo, tổ chức các lớp huấn luyện, luyện tập, diễn

tập theo quy định. Hoàn thành chỉ tiêu tuyển chọn và gọi thanh niên nhập ngũ.

Tiếp tục xây dựng lực lượng DQTV, DBĐV vững mạnh về chính trị. Chỉ đạo

các địa phương bổ sung, hoàn thiện kế hoạch mở rộng lực lượng DQTV trong

các trạng thái SSCĐ. Tổ chức bồi dưỡng kiến thức QP&AN cho các đối tượng

theo phân cấp. Thực hiện tốt chính sách hậu phương quân đội.

3.3. Công tác thanh tra, tiếp dân:

Triển khai đồng bộ, quyết liệt các giải pháp phòng chống tham nhũng,

lãng phí; tăng cường thanh tra, kiểm tra nhất là các lĩnh vực dễ phát sinh tiêu

cực và xử lý nghiêm các vi phạm. Nâng cao hiệu quả công tác thực hành tiết

kiệm, chống lãng phí trong các lĩnh vực và trên toàn xã hội; trước hết là trong

các cơ quan hành chính nhà nước. Thực hiện đồng bộ các giải pháp nâng cao

hiệu quả công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo; thực hiện nghiêm

trách nhiệm tiếp công dân của người đứng đầu. Tiếp nhận, giải quyết kịp thời và

công khai kết quả giải quyết phản ánh, kiến nghị của người dân, doanh nghiệp.

Tăng cường kiểm tra, rà soát, giải quyết dứt điểm các vụ khiếu nại, tố cáo phức

tạp, kéo dài, dư luận xã hội quan tâm. Nghiêm túc tổ chức thực hiện các quyết

định giải quyết khiếu nại, quyết định xử lý tố cáo đã có hiệu lực pháp luật.

3.4. Công tác Tư pháp:

Đẩy mạnh cải cách, nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ quan tư

pháp; 100% văn bản quy phạm được thẩm định đảm bảo về chất lượng và tiến

độ; kiểm tra công tác xây dựng, kiểm tra, rà soát văn bản quy phạm pháp luật;

Page 35: BÁO CÁO 2016 - 2020 2021 - 2025 2016 2020

35

rà soát, công bố các văn bản hết hiệu lực; đẩy mạnh theo dõi thi hành pháp luật

gắn với kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật; huy động sự tham gia rộng rãi

của các thành phần kinh tế đối với công tác phổ biến pháp luật; sử dụng hiệu

quả phần mềm đăng ký, quản lý hộ tịch; ứng dụng công nghệ thông tin trong

hoạt động chứng thực.

3.5. Công tác thi hành án dân sự:

Chỉ đạo thi hành dứt điểm đối với những vụ việc có điều kiện. Tăng

cường hơn nữa công tác tuyên truyền, vận động và tích cực phối hợp với các cơ

quan chức năng, chính quyền cơ sở chỉ đạo quyết liệt, giải quyết những vụ việc

phức tạp ảnh hưởng đến trật tự an toàn xã hội.

3.6. Công tác Nội vụ, dân tộc và tôn giáo::

- Đẩy mạnh sắp xếp, kiện toàn cơ cấu tổ chức bộ máy theo Đề án số 01-

ĐA/TU của Ban thường vụ Tỉnh ủy; thực hiện tinh giản biên chế theo mục tiêu,

lộ trình. Triển khai các biện pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công

chức, viên chức. Quản lý chặt chẽ biên chế công chức, viên chức với tiêu

chuẩn, chức danh, vị trí việc làm. Siết chặt kỷ luật, kỷ cương hành chính. Tiếp

tục thực hiện các kế hoạch về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức

trên địa bàn; thực hiện luân chuyển cán bộ theo quy định. Tiếp tục thực hiện tốt

nhiệm vụ cải cách thủ tục hành chính, triển khai có hiệu quả cơ chế một cửa,

một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính cấp xã; tập trung nâng

cao hiệu quả cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4. Tiếp tục tuyên

truyền, thực hiện các chế độ chính sách của Đảng và Nhà nước đối với đồng

bào dân tộc thiểu số. Quản lý tốt các hoạt động tôn giáo trên địa bàn.

Trên đây là Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển KTXH giai

đoạn 2016 - 2020 phương hướng, nhiệm vụ giai đoạn 2021 - 2025. UBND

huyện trân trọng báo cáo./.

Nơi nhận:

- UBND tỉnh;

- TT HU, HĐND, UBND huyện;

- Các phòng ban, cơ quan trên địa bàn;

- CPVP, CVTH;

- Các xã, thị trấn;

- Lưu: VT.

--------

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN

KT.CHỦ TỊCH

PHÓ CHỦ TỊCH

Nguyễn Mạnh Tưởng