124
BÁO CÁO CUI CÙNG PHÂN VÙNG SINH THÁI LÂM NGHIP VIT NAM Cơ quan thc hin: RCFEE Chtrì và ñiu phi: Vũ Tn Phương Thư ký: Nguy n ThuMLinh Các chuyên gia tham gia: GS.TS. Nguy n Ngc Lung GS.TSKH. ðỗ ðình Sâm GS.TS. Nguy n Xuân Quát PGS.TS. Trn Vit Lin PGS.TS. Ngô ðình Quế PGS.TS. Trn Văn Con PGS.TS. Nguy n ðình KTS. Li Vĩnh Cm TS. ðỗ Hu Thư ThS. Ngô Tin Giang ThS. Hoàng Vit Anh ThS. ðinh Thanh Giang ThS. Phm Ngc Thành

BÁO CÁO CU ỐI CÙNG - vietnam-redd.org projects/UN-REDD VN/Tieng... · bÁo cÁo cu Ối cÙng phÂn vÙng sinh thÁi lÂm nghi Ệp Ở vi Ệt nam

  • Upload
    others

  • View
    6

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: BÁO CÁO CU ỐI CÙNG - vietnam-redd.org projects/UN-REDD VN/Tieng... · bÁo cÁo cu Ối cÙng phÂn vÙng sinh thÁi lÂm nghi Ệp Ở vi Ệt nam

BÁO CÁO CUỐI CÙNG

PHÂN VÙNG SINH THÁI LÂM NGHIỆP

Ở VIỆT NAM

Cơ quan thực hiện: RCFEE

Chủ trì và ñiều phối: Vũ Tấn Phương

Thư ký: Nguyễn Thuỳ Mỹ Linh

Các chuyên gia tham gia:

GS.TS. Nguyễn Ngọc Lung

GS.TSKH. ðỗ ðình Sâm

GS.TS. Nguyễn Xuân Quát

PGS.TS. Trần Việt Liễn

PGS.TS. Ngô ðình Quế

PGS.TS. Trần Văn Con

PGS.TS. Nguyễn ðình Kỳ

TS. Lại Vĩnh Cẩm

TS. ðỗ Hữu Thư

ThS. Ngô Tiền Giang

ThS. Hoàng Việt Anh

ThS. ðinh Thanh Giang

ThS. Phạm Ngọc Thành

Page 2: BÁO CÁO CU ỐI CÙNG - vietnam-redd.org projects/UN-REDD VN/Tieng... · bÁo cÁo cu Ối cÙng phÂn vÙng sinh thÁi lÂm nghi Ệp Ở vi Ệt nam

ii

Mục lục

1 ðặt vấn ñề ....................................................................................2

2 Tổng quan các phân vùng liên quan...............................................3

2.1 Phân vùng lãnh thổ .....................................................................................................3

2.1.1 Cơ sở pháp lý ..........................................................................................................3

2.1.2 Cấp phân vị và tên gọi ............................................................................................5

2.2 Phân vùng sinh thái.....................................................................................................6

2.2.1 Phương pháp luận trong phân vùng sinh thái ......................................................6

2.2.2 Những công trình phân vùng sinh thái ở Việt Nam ..............................................8

2.3 Phân vùng sinh thái lâm nghiệp .................................................................................9

3 Thảm thực vật rừng Việt Nam và ñặc trưng phân bố.......................9

3.1 Giới thiệu về rừng và tài nguyên ðDSH ....................................................................9

3.1.1 Những nhân tố ảnh hưởng và phân bố tự nhiên của rừng .................................9

3.1.2 Tài nguyên ðDSH rừng ........................................................................................11

3.2 Các hệ sinh thái rừng, cơ sở khoa học của phân loại và áp dụng........................12

3.2.1 Khái niệm về HSTR...............................................................................................12

3.2.2 Các cấp bậc (hợp phần) của sinh thái học .........................................................14

3.2.3 Các HSTR chủ yếu ở Việt Nam ...........................................................................14

3.3 Các hệ thống phân loại rừng ....................................................................................23

3.3.1 Hệ thống phân loại rừng theo hiện trạng ............................................................23

3.3.2 Phân loại thảm thực vật rừng theo các nhân tố sinh thái phát sinh..................24

3.3.3 Phân loại các hệ sinh thái theo ñai cao và ñiều kiện sinh thái ..........................25

3.3.4 Thang phân loại rừng của UNESCO ...................................................................26

3.3.5 Phân loại HSTR tự nhiên theo Cẩm nang ngành Lâm nghiệp..........................27

3.3.6 Các kiểu rừng sử dụng trong phân vùng STLN ..................................................28

4 Cơ sở khoa học của các tiêu chí cho phân vùng STLN ...................29

4.1 Khí hậu - thủy văn .....................................................................................................30

4.1.1. Kinh nghiệm quốc tế ................................................................................................30

4.1.2. Phân vùng lãnh thổ theo khí hậu............................................................................31

4.4.3. Phân vị ......................................................................................................................31

4.4.3. Tiêu chí và các khuyến nghị phân vùng STLN......................................................31

4.2 ðịa hình-ñịa mạo .......................................................................................................33

4.2.1 Kinh nghiệm quốc tế và Việt Nam........................................................................33

4.2.2 Phân loại ................................................................................................................33

4.2.3 Phân vị ...................................................................................................................34

4.2.4 Tiêu chí và khuyến nghị phân vùng STLN ..........................................................35

Page 3: BÁO CÁO CU ỐI CÙNG - vietnam-redd.org projects/UN-REDD VN/Tieng... · bÁo cÁo cu Ối cÙng phÂn vÙng sinh thÁi lÂm nghi Ệp Ở vi Ệt nam

iii

4.3 Thổ nhưỡng - lập ñịa.................................................................................................35

4.3.1 Kinh nghiệm quốc tế và Việt Nam........................................................................35

4.3.2 Phân loại ................................................................................................................36

4.3.3 Phân vùng ñịa lý thổ nhưỡng ...............................................................................37

4.3.4 Phân vùng lập ñịa..................................................................................................37

4.3.5 Tiêu chí và khuyến nghị phân vùng STLN ..........................................................37

4.4 Phân vùng STLN .......................................................................................................40

4.4.1 Kinh nghiệm quốc tế và Việt Nam........................................................................40

4.4.2 Phân loại ................................................................................................................42

4.4.3 Luận giải về lựa chọn phân vị ..............................................................................42

4.4.4 Tiêu chí phân vùng sinh thái lâm nghiệp.............................................................43

5 Bộ tiêu chí phân vùng STLN và phương pháp xây dựng bản ñồ phân vùng STLN........................................................................................44

5.1 Tiêu chí phân vùng STLN .........................................................................................44

5.2 Phương pháp xây dựng bản ñồ và dữ liệu phân vùng STLN................................45

6 Kết quả và thảo luận ...................................................................48

6.1 Phân vùng STLN .......................................................................................................48

6.2 Xây dựng cơ sở dữ liệu cho vùng STLN.................................................................52

6.3 Bản ñồ phân vùng STLN...........................................................................................61

6.4 Bình luận về kết quả và khuyến nghị sử dụng........................................................63

Tài liệu tham khảo............................................................................64

Phụ lục 1. Tên ñất theo tên Việt Nam và FAO-UNESCO.............................................69

Phụ lục 2. Bản ñồ ñất Việt Nam theo FAO/UNESCO....................................................71

Phục lục 3. Bản ñồ nhiệt ñộ, lượng mưa và chỉ số ẩm ................................72

Phụ lục 4. Chi tiết các ñặc trưng của vùng và tiểu vùng STLN .....................74

Phụ lục 5. Bản ñồ phân vùng STLN vùng Tây Bắc .....................................................112

Phụ lục 6. Bản ñồ phân vùng STLN vùng ðông Bắc..................................................113

Phụ lục 7. Bản ñồ phân vùng STLN vùng ðồng bằng Bắc bộ .................................114

Phụ lục 8. Bản ñồ phân vùng STLN vùng Bắc Trung bộ...........................................115

Phụ lục 9. Bản ñồ phân vùng STLN vùng Nam Trung bộ.........................................116

Phụ lục 10. Bản ñồ phân vùng STLN vùng Tây Nguyên...........................................117

Phụ lục 11. Bản ñồ phân vùng STLN vùng ðông Nam bộ .......................................118

Phụ lục 12. Bản ñồ phân vùng STLN vùng Tây Nam bộ...........................................119

Page 4: BÁO CÁO CU ỐI CÙNG - vietnam-redd.org projects/UN-REDD VN/Tieng... · bÁo cÁo cu Ối cÙng phÂn vÙng sinh thÁi lÂm nghi Ệp Ở vi Ệt nam

iv

Danh mục các bảng

Bảng 1. Sự thay ñổi diện tích rừng Việt Nam, 1943 - 2009........................ 10

Bảng 2. Trữ lượng rừng gỗ theo các vùng sinh thái (1000m3) ..................... 11

Bảng 3. Các kiểu rừng chính ở Việt Nam ................................................. 29

Bảng 4. Tiêu chí về khí hậu cho mỗi phân vị phân vùng STLN.................... 32

Bảng 5. Tiêu chí về ñịa chất/ñịa mạo ñể phân vùng STLN .......................... 35

Bảng 6. ðề xuất tiêu chí phân chia thổ nhưỡng trong phân vùng STLN........ 39

Bảng 7. Tổng hợp bộ tiêu chí phân vùng STLN ở Việt Nam ......................... 45

Bảng 8. Sự khác biệt giữa phân vùng sinh thái nông nghiệp và lâm nghiệp... 48

Bảng 9. Tên và diện tích vùng và tiểu vùng sinh thái lâm nghiệp................. 51

Bảng 10. Tóm tắt ñặc trưng của các vùng và tiểu vùng sinh thái lâm nghiệp. 53

Page 5: BÁO CÁO CU ỐI CÙNG - vietnam-redd.org projects/UN-REDD VN/Tieng... · bÁo cÁo cu Ối cÙng phÂn vÙng sinh thÁi lÂm nghi Ệp Ở vi Ệt nam

v

Lời cảm ơn

Nghiên cứu này là một trong những hoạt ñộng của Chương trình UN-REDD Việt Nam nhằm tổng hợp và ñưa ra các vùng sinh thái lâm nghiệp phục vụ cho Chương trình REDD Việt Nam.

ðể hoàn thành nghiên cứu này, thay mặt cơ quan thực hiện xin cảm ơn sự hỗ trợ to lớn về tàu chính và kỹ thuật của Chương trình UN-REDD Việt Nam, ñặc biệt cảm ơn sự ñóng góp của các chuyên gia quốc tế, bà Inoguchi Akiko, TS. Patrick Van Laake.

Xin cảm ơn sự tham gia tích cực của các chuyên gia trong nhóm nghiên cứu, cảm ơn sự hỗ trợ kịp thời và có hiệu quả của Văn phòng UN-REDD Việt Nam, các cơ quan và các chuyên gia trong việc tham gia ñóng góp ý kiến cho việc hoàn thiện báo cáo này.

Mặc dù Nhóm nghiên cứu ñã có nhiều cố gắng, song do hạn chế về thời gian và nguồn lực, nên chắc chắn báo cáo không tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế. Rất mong sự ñóng góp của các cơ quan và các chuyên gia ñể việc phân vùng sinh thái lâm nghiệp ngày càng ñược hoàn thiện.

Page 6: BÁO CÁO CU ỐI CÙNG - vietnam-redd.org projects/UN-REDD VN/Tieng... · bÁo cÁo cu Ối cÙng phÂn vÙng sinh thÁi lÂm nghi Ệp Ở vi Ệt nam

vi

Các từ viết tắt

C & I Bộ tiêu chí và chỉ số sinh thái ñể phân vùng

COP Hội nghị các bên

ðDSH ða dạng sinh học

ðTQHR ðiều tra quy hoạch rừng

FAO Tổ chức Nông lương thế giới

FSIV Viện Khoa học lâm nghiệp Việt Nam

GHG Khí nhà kính

HST Hệ sinh thái

HSTR Hệ sinh thái rừng

IPCC Ủy ban liên chính phủ về biến ñổi khí hậu

IUCN Liên minh Bảo tồn thiên nhiên quốc tế

KHNN Khí hậu nông nghiệp

LHQ Liên hợp quốc

MRV ðo ñếm, lập báo cáo và thẩm ñịnh

NN-PTNT Nông nghiệp và phát triển nông thôn

REDD Giảm phát thải do mất rừng và suy thoái rừng

REL Mức phát thải tham khảo

RCFEE Trung tâm nghiên cứu sinh thái và môi trường rừng

RTN Rừng tự nhiên

RT Rừng trồng

STLN Sinh thái lâm nghiệp

TCLN Tổng cục lâm nghiệp

UBND Ủy ban nhân dân

UNESCO Tổ chức khoa học, giáo dục và văn hóa của liên hiệp quốc

UNFCCC Công ước khung của Liên hiệp quốc về biến ñổi khí hậu

UNDP Chương trình phát triển của Liên hiệp quốc

UNEP Chương trình môi trường của liên hiệp quốc

UN-REDD Chương trình giảm phát thải do mất rừng và suy thoái rừng của LHQ

UNESCO Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hoá Liên hiệp quốc

WWF Quỹ Quốc tế bảo tồn thiên nhiên

Page 7: BÁO CÁO CU ỐI CÙNG - vietnam-redd.org projects/UN-REDD VN/Tieng... · bÁo cÁo cu Ối cÙng phÂn vÙng sinh thÁi lÂm nghi Ệp Ở vi Ệt nam

2

1 ðặt vấn ñề

Tăng phát thải khí nhà kính là nguyên nhân gây nên hiện tượng nóng lên toàn cầu, làm biến

ñổi khí hậu rõ nét trong những năm gần ñây và vấn ñề này ñang ñược tất cả các quốc gia trên

thế giới quan tâm. ðể hạn chế phát thải khí nhà kính, chủ yếu là khí các bon níc (CO2) một

mặt các nước phát triển cần cam kết giảm phát thải, mặt khác cần bảo vệ phát triển rừng nhất

là ở các nước nhiệt ñới nơi tập trung lớn diện tích rừng nhiệt ñới và là bể hấp thụ và lưu trữ

khí các bon níc. Với ý nghĩa ñó tại Hội nghị các bên lần thứ 13 (COP 13) diễn ra tại Bali,

Indonesia vào tháng 12/2007, các bên liên quan ñã thông qua Kế hoạch Hành ñộng Bali

(Bali Action Plan) trong ñó có ñề xuất lộ trình xây dựng và ñưa REDD trở thành một cơ chế

chính thức thuộc hệ thống các biện pháp hạn chế biến ñổi khí hậu trong tương lai, ñặc biệt là

sau khi giai ñoạn cam kết ñầu tiên của Nghị ñịnh thư Kyoto hết hiệu lực vào năm 2012.

REDD là viết tắt cụm từ tiếng Anh Reducing Emission from Deforestation and Forest

Degradation in Developing Countries – nghĩa là Giảm phát thải do mất rừng và suy thoái

rừng ở các nước ñang phát triển.

Ở Việt Nam, REDD ñược thực hiện thông qua 3 tổ chức của Liên hiệp quốc là UNDP, FAO

và UNEP và ñược gọi tắt là chương trình UN-REDD. Một trong những mục tiêu chính của

UN-REDD Việt Nam là hỗ trợ Tổng Cục Lâm Nghiệp thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển

Nông thôn và các cơ quan ñầu mối thiết lập ñược và quản lý các công cụ ñể thực hiện một

chương trình REDD hiệu quả, minh bạch, công bằng. ðảm bảo rằng các cơ quan ñầu mối có

khả năng ño lường giảm phát thải từ phá rừng và suy thoái rừng một cách chính xác và tuân

thủ ñúng các tiêu chuẩn quốc tế.

Trong các hoạt ñộng liên quan ñến tính toán giảm phát thải thì việc xây dựng mức phát thải tham khảo (Reference Emision Level = REL) và hệ thống ño ñếm, lập báo cáo và thẩm ñịnh (Measurement, Reporting and Verification = MRV) là hết sức quan trọng. Ở cấp ñộ ñánh giá mức quốc gia (Tier 1), các tính toán về hấp thụ và phát thải chủ yếu dựa trên số liệu về phân vùng sinh thái của các kiểu rừng cơ bản của Việt Nam. Trên cơ sở các kiểu rừng trong một phân vùng sinh thái có năng suất sinh học tương ñối ñồng nhất, chúng ta có thể tính toán sơ bộ mức hấp thụ/ phát thải toàn quốc cho lĩnh vực lâm nghiệp.

Cho tới nay chưa có hệ thống phân vùng sinh thái lâm nghiệp nào tại Việt Nam. Có chăng

chỉ là các hệ thống phân loại rừng, hay phân chia các kiểu thảm thực vật rừng, mà không

ñịnh vị ñược các kiểu ñó ñược phân bố tự nhiên tại ñâu? trung tâm vùng phân bố, phạm vi

phân bố, và dự báo tiềm năng năng suất của mỗi vùng, ứng với mỗi kiểu rừng ra sao ? Các

câu hỏi này chính là nội dung của việc phân vùng sinh thái lâm nghiệp nhằm mục ñích làm

cơ sở cho việc xây dựng các Mức phát thải tham khảo (REL), và ño ñếm, lập báo cáo, thẩm

ñịnh (MRV).

Page 8: BÁO CÁO CU ỐI CÙNG - vietnam-redd.org projects/UN-REDD VN/Tieng... · bÁo cÁo cu Ối cÙng phÂn vÙng sinh thÁi lÂm nghi Ệp Ở vi Ệt nam

3

ðể xây dựng chiến lược phát triển ngành 10 năm, 15 năm, hay lập quy hoạch lâm nghiệp

cho từng kế hoạch 5 năm khi chưa phân vùng STLN, ngành lâm nghiệp thường dùng khái

niệm 8 vùng kinh tế lâm nghiệp, xuất hiện vào ñầu thập kỷ 70 của thế kỷ trước. Từ thập kỷ

90 sau khi hợp nhất các bộ Lâm nghiệp, Nông nghiệp, Thủy lợi, Ngành lâm nghiệp thường

sử dụng có hiệu quả hệ thống 7 vùng sinh thái nông nghiệp, với các tiêu chí xác ñịnh về ñịa

hình, khí hậu, ñất ñai, kiểu rừng .

Song, một mặt các tiêu chí và chỉ số về khí hậu, thủy văn, ñất ñai, v.v, ñể phân vùng sinh

thái nông nghiệp khác với các hệ sinh thái rừng, cho dù nó có chung ý nghĩa về vùng phân

bố và năng suất tạo ra sản phẩm nông lâm nghiệp phục vụ nhu cầu tiêu dùng của xã hội, sự

khác nhau của hệ sinh thái rừng ngoài sản xuất sản phẩm tiêu dùng, lại còn phải tạo ra một

dạng sản phẩm quan trọng hơn nữa, ñó là dịch vụ môi trường sinh thái bảo vệ sự sống còn

trên trái ñất, mà REDD chính là 1 dạng dịch vụ ñang ñược chú ý ñể góp phần chống biến ñổi

khí hậu toàn cầu, trong ñó Việt Nam và cả vùng lưu vực sông Mê Kông ñược dự báo là một

trong các vùng chịu tác ñộng lớn nhất.

Lần ñầu tiên phân vùng sinh thái lâm nghiệp Việt Nam ñược thực hiện trong hoàn cảnh các

hệ sinh thái rừng nguyên sinh ñã bị phá hủy quá nhiều, lại không tiến hành nghiên cứu khảo

sát, tuy vậy ñã thừa kế ñược nhiều kinh nghiệm, nhiều số liệu của các công trình phân vùng

tại Việt Nam về khí hậu-thủy văn, thổ nhưỡng-lập ñịa, ñịa hình-ñịa chất, sinh thái nông

nghiệp…

Mục ñích của nghiên cứu này là xây dựng cơ sở khoa học và ñề xuất tiêu chí phân vùng sinh

thái cho lãnh thổ Việt Nam ñể có ñược sự ñồng nhất tương ñối về các kiểu rừng cho từng

vùng. Sự ñồng nhất tương ñối này về các kiểu rừng có ý nghĩa quan trọng trong việc giảm

sai số và tăng ñộ tin cậy trong quá trình ño ñếm trữ lượng các bon của rừng ñể xây dựng mức

phát thải tham khảo và thực hiện MRV.

Trong các phương pháp truyền thống ñã ñược chọn lọc và thừa kế, trong trường hợp này

phương pháp chuyên gia tỏ ra rất hiệu quả, nhưng ñòi hỏi các nhà sinh thái lâm nghiệp lâm

nghiệp có nhiều kinh nghiệm thực tiễn.

2 Tổng quan các phân vùng liên quan

2.1 Phân vùng lãnh thổ

2.1.1 Cơ sở pháp lý

Những cơ sở pháp lý ñầu tiên của nhà nước về phân vùng lãnh thổ của các ngành kinh tế, các ngành chuyên môn từ những năm 60,70 của thế kỷ trước là thông tư 193/UB/VP ngày 11/2/1963 của Ban phân vùng kinh tế thuộc Ủy Ban Kế hoạch nhà nước, và Quyết ñịnh 270/CP ngày 30/9/1977 của Hội ñồng Chính Phủ, nay là Chính phủ ñã hướng dẫn và thực

Page 9: BÁO CÁO CU ỐI CÙNG - vietnam-redd.org projects/UN-REDD VN/Tieng... · bÁo cÁo cu Ối cÙng phÂn vÙng sinh thÁi lÂm nghi Ệp Ở vi Ệt nam

4

hiện việc phân vùng kinh tế theo các chuyên ngành cụ thể dưới ñây:

1. Kinh tế

2. ðịa lý tự nhiên

3. ðịa chất công trình

4. Kinh tế ngành

5. ðịa lý kinh tế

6. Sinh thái nông nghiệp

7. Các chuyên ngành kinh tế khác

Các chuyên ngành ñã tiến hành phân vùng dựa trên một hoặc nhiều phương án mục tiêu, và sử dụng kết quả phân vùng trong nhiều năm nay. Dưới ñây mô tả một số phân vùng có liên quan ñến nghiên cứu này.

1) Phân vùng kinh tế ngành: Phân chia lãnh thổ ñất nước theo chiều dọc thành các vùng kinh tế ngành, làm căn cứ cho nhà nước, tổ chức, quản lý theo ngành.

Phân vùng kinh tế ngành nhằm mục ñích xác ñịnh hợp lý phương hướng phát triển chủ yếu của ngành trong vùng, hiện tại cũng như tương lai, kết hợp ñúng ñắn giữa các ngành trong kế hoạch hóa và trong tổ chức quản lý nền kinh tế quốc dân theo ngành và theo lãnh thổ, phân vùng kinh tế ngành còn là cơ sở cho quy hoạch vùng kinh tế.

Có hai dạng phân vùng kinh tế ngành là phân vùng công nghiệp và phân vùng nông nghiệp. Mỗi dạng lại chia ra các phân ngành như trong công nghiệp có phân vùng khai thác than, dầu mỏ, hơi ñốt, phân vùng luyện kim ñen… còn trong nông nghiệp có phân vùng trồng trọt, chăn nuôi…

2) Phân vùng ñịa lý tự nhiên: Ngành ñịa lý tự nhiên chuyên nghiên cứu, phát hiện hệ thống các khu vực tự nhiên ñồng nhất về phát sinh, do ñó mà có những ñặc thù riêng, không lặp lại trong không gian.

Có hai nhân tố phát sinh chủ yếu, một là nhân tố ñịa ñới chi phối bởi sự phân bố năng lượng mặt trời không ñồng ñều trên trái ñất, tạo ra các vành ñai nóng, ôn hòa, lạnh, và các ñới rừng, xa van, hoang mạc. Hai là nhân tố phi ñịa ñới chi phối bởi năng lượng kiến tạo trong lòng ñất, hình thành các châu lục, vùng núi, cao nguyên, ñồng bằng, các miền ñịa chất - ñịa hình phân hóa chi tiết trong các xứ.

Tại các khu vực ñịa lý nhỏ hơn nữa, có sự thống nhất của cả hai nhân tố, tạo nên các tổng thể lãnh thổ có sự ñồng nhất cao. Phân vùng ñịa lý tự nhiên bao gồm cả hai khâu phân vị và phân loại. Ngoài phân vùng tổng hợp nói trên còn có phân vùng từng thành phần ñịa lý tự nhiên như phân vùng ñịa mạo, phân vùng khí hậu thủy văn, phân vùng thổ nhưỡng, phân vùng sinh vật, các phân vùng này sẽ bổ sung cho nhau làm tăng thêm tính khoa học và tính thực tiễn cho mỗi loại phân vùng thành phần.

3) Phân vùng ñịa lý kinh tế: Ngành ñịa lý kinh tế chuyên nghiên cứu và phát hiện hoặc dự ñoán sự hình thành hệ thống các vùng kinh tế hoàn chỉnh với chức năng sản xuất chuyên

Page 10: BÁO CÁO CU ỐI CÙNG - vietnam-redd.org projects/UN-REDD VN/Tieng... · bÁo cÁo cu Ối cÙng phÂn vÙng sinh thÁi lÂm nghi Ệp Ở vi Ệt nam

5

môn hóa và phát triển tổng hợp. Dựa vào phân vùng ñịa lý kinh tế, nhà nước có thể nắm ñược ñầy ñủ tiềm năng về các mặt tự nhiên, kinh tế, xã hội của các bộ phận lãnh thổ khác nhau trên ñất nước nhằm xác ñịnh chiến lược và các chương trình phát triển kinh tế - xã hội.

Có phân vùng ñịa lý kinh tế tổng hợp, nghiên cứu liên ngành ñể phát hiện các vùng kinh tế ña dạng, phức tạp, và có phân vùng ñịa lý kinh tế theo từng ngành như nông nghiệp, công nghiệp, du lịch ñể phát hiện các vùng chuyên môn hóa hẹp.

4) Phân vùng ñịa chất công trình: Phân chia lãnh thổ nghiên cứu theo các ñiều kiện ñịa chất công trình. Thường sử dụng các phân vị miền – theo ñịa kiến tạo; vùng - theo ñịa mạo; khu – theo sự phân bố các phức hệ ñịa tầng và nguồn gốc; khoảnh – theo một trong những yếu tố ñặc trưng khác: Các hiện tượng và quá trình ñịa chất ñộng lực công trình, ñịa chất thủy văn, tính chất cơ lý của ñất ñá.v.v.

Xét tổ hợp các ñiều kiện ñịa chất công trình ñể ñánh giá mức ñộ thuận lợi của từng phân vị ñối với xây dựng. Tùy theo tỷ lệ bản ñồ ñược thành lập và ñặc ñiểm của lãnh thổ, có thể phân nhỏ hơn nữa các phân vị trên, hoặc gộp chúng lại. Bản ñồ phân vùng ñược lập riêng hoặc biểu thị chung trên bản ñồ ñịa chất công trình.

5) Phân vùng khí hậu thủy văn: Hệ thống phân vị sơ ñồ phân vùng khí hậu dựa trên hai ñặc trưng, một là phân hóa về tài nguyên nhiệt, hai là phân hóa về tài nguyên ẩm. Hiện nay ñang sử dụng phổ thông phân vị hai cấp là miền khí hậu và vùng khí hậu (Nguyễn ðức Ngữ, 2008).

• Miền khí hậu: phân ñịnh theo tài nguyên nhiệt (biên ñộ/năm, tổng bức xạ/năm); hiện có hai miền là miền bắc và miền nam.

• Vùng khí hậu: Trên mỗi miền, theo chỉ tiêu mưa ẩm (mùa mưa, ba tháng mưa cao nhất) ñã phân vùng lãnh thổ thành 7 vùng khí hậu thủy văn sau ñây: vùng Tây Bắc, vùng ðông Bắc, vùng ðồng bằng Bắc Bộ, vùng Bắc trung Bộ, vùng Nam Trung Bộ, vùng Tây nguyên, vùng Nam bộ.

6) Phân vùng sinh thái nông nghiệp: Bộ NN&PTNT phân chia lãnh thổ Việt Nam thành 7 vùng ñể phục vụ cho việc quy hoạch, phát triển nông nghiệp. Các vùng sinh thái nông nghiệp gồm: Trung du và miền núi phía Bắc; ñồng bằng sông Hồng; duyên hải bắc Trung bộ; duyên hải Nam Trung bộ; Tây Nguyên; ðông Nam bộ và ðồng bằng sông Cửu Long.

Như vậy có sự khác nhau trong việc phân chia lãnh thổ theo ngành chuyên môn so với phân vùng sinh thái nông nghiệp, hoặc vùng sinh thái lâm nghiệp mà chúng ta ñang nghiên cứu kể cả tên gọi của phân vị cơ bản là vùng, ví dụ vùng ðồng bằng Bắc bộ hay vùng ðồng bằng Sông Hồng, vì trong vùng còn có hệ thống sông Thái Bình.

2.1.2 Cấp phân vị và tên gọi

Hiện chưa có sự nhất quán trong tên gọi, số lượng và khái niệm của các cấp phân vị không

phải chỉ do mục ñích của sự phân vùng, mà còn tùy thuộc vào quan niệm và phương pháp

của tác giả hay nhóm tác giả phân vùng.

Page 11: BÁO CÁO CU ỐI CÙNG - vietnam-redd.org projects/UN-REDD VN/Tieng... · bÁo cÁo cu Ối cÙng phÂn vÙng sinh thÁi lÂm nghi Ệp Ở vi Ệt nam

6

Các văn bản nói trên ñã hướng dẫn 7 cấp phân vị cảnh quan sinh thái (CQST) từ cấp thấp

nhất, ñó là:

1. Diện Cảnh quan sinh thái

2. Dạng cảnh quan sinh thái

3. Cảnh quan sinh thái

4. Vùng sinh thái

5. Khu sinh thái

6. Miền sinh thái

7. Xứ sinh thái

Trong thực tiễn, phân vùng lãnh thổ của từng ngành kinh tế hay từng lĩnh vực chuyên môn,

không nhất thiết phải sử dụng 7 cấp phân vị kể trên, mà căn cứ mục ñích của việc phân vùng.

Ví dụ Phân vùng ñịa mạo Việt Nam và các nước lân cận của Lê ðức An (1985) trên bản ñồ

1/1.000.000 ñã dùng 4 cấp phân vị vĩ mô và gọi tên gần như theo hệ thống hành chính là: i)

Nước ñịa mạo; ii) Tỉnh ñịa mạo; iii) Miền ñịa mạo; iv) Vùng ñịa mạo.

Hội khoa học ñất phân vùng ñịa lý thổ nhưỡng Việt Nam (1996) trên bản ñồ tỷ lệ

1/1.000.000 cũng ñã dùng 4 cấp phân vị vĩ mô và ñặt tên sát với tên trong thông tư 193/ UB-

VP năm 1963 của Ban phân vùng kinh tế là: i) 2 miền; ii) 6 á miền; iii) 16 khu; iv) 142

vùng.

2.2 Phân vùng sinh thái

Phân vùng sinh thái cũng là một dạng phân vùng lãnh thổ như vừa mô tả tại tiết tại mục 2.1,

nhưng nội dung phân vùng lại là các hệ sinh thái khác nhau.

2.2.1 Phương pháp luận trong phân vùng sinh thái

Phân vùng sinh thái có vai trò hết sức quan trọng trong việc phân ñịnh ñịa lý tự nhiên, không

gian môi trường, xác ñịnh các quy luật sinh thái ñặc thù của từng vùng, tiểu vùng. Phân vùng

hiểu một cách ñơn giản là sự phân chia lãnh thổ thành những ñơn vị nhỏ hơn, nhưng có

chung một hoặc một vài tiêu chí ñã chọn. Có rất nhiều loại phân vùng khác nhau ví dụ: Phân

vùng ñịa lý tự nhiên; phân vùng ñịa chất; phân vùng khí hậu; phân vùng thủy văn; phân vùng

sinh thái nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy lợi;…

Trong tổng quan này sẽ tổng hợp các hệ thống phân vùng lâm nghiệp từ trước ñến nay làm

cơ sở lựa chọn các tiêu chí phân vùng sinh thái lâm nghiệp ở Việt Nam. Trước hết, cần phải

tìm hiểu một số khái niệm làm cơ sở cho việc phân vùng sinh thái:

• Cảnh quan sinh thái là tổng thể lãnh thổ hiện tại, có cấu trúc cảnh quan ñịa lý và có chức

Page 12: BÁO CÁO CU ỐI CÙNG - vietnam-redd.org projects/UN-REDD VN/Tieng... · bÁo cÁo cu Ối cÙng phÂn vÙng sinh thÁi lÂm nghi Ệp Ở vi Ệt nam

7

năng sinh thái của hệ sinh thái (HST) ñang tồn tại và phát triển ở trên ñó.

• Cấu trúc của cảnh quan sinh thái gồm có cấu trúc của cảnh quan và cấu trúc của HST

lồng vào nhau trong một thể thống nhất. Ví dụ về cấu trúc cảnh quan: nền ñá, ñịa hình,

thổ nhưỡng, sinh vật, thủy văn, khí hậu…; về cấu trúc HST: vật chất vô cơ, hữu cơ, sinh

vật sản xuất, sinh vật tiêu thụ và sinh vật phân hủy.

• Dạng cảnh quan sinh thái ñược ñặc trưng bởi sự ñồng nhất nền ñá và các thể hình thái về

tiểu hoặc trung ñịa hình ñơn giản; tiểu hoặc khí hậu ñịa phương; các ñặc ñiểm thủy văn

quy mô tương ứng; các ñơn vị ñất; các quần xã thực vật.

• Chức năng sinh thái là sự vận ñộng và biến ñổi vật chất, năng lượng và hình thái của các

thành phần cấu trúc trên. Ví dụ: ngọn núi, ñồng bằng, các mô hình sản xuất nông nghiệp,

lâm nghiệp, v.v.

• Vùng sinh thái là một ñơn vị lãnh thổ có cấu trúc ñồng nhất tương ñối bởi tính trội phát

sinh của một kiến trúc ñịa chất thuộc một ñới ñịa chất; Tập hợp các thể hình thái ñại ñịa

hình ñược ñặc trưng tổng hợp tất cả các hợp phần tự nhiên: khí hậu, thủy văn, thổ

nhưỡng, sinh vật, v.v, ví dụ: vùng sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, v.v.

• Khu sinh thái ñược hình thành bởi một ñới cấu trúc ñịa chất có chung lịch sử phát triển

và ñặc ñiểm kiến tạo là tập hợp các thể hình thái ñại ñịa hình lớn hơn vùng sinh thái, có

cùng ñặc ñiểm về khí hậu, thủy văn, thổ nhưỡng, sinh vật, v.v, ví dụ: vùng kinh tế, tỉnh,

v.v.

• Miền sinh thái ñược hình thành trong miền ñịa chất hay khu vực ñịa chất có chung ñặc

ñiểm của cấu trúc lớp vỏ trái ñất chi phối các miền khí hậu và cùng với thảm thực vật

ứng với miền khí hậu ñó. Ví dụ: miền xích ñạo, ôn ñới, nhiệt ñới, v.v.

• Xứ sinh thái: Là cấp phân vị lớn nhất, quy mô lục ñịa và ñại dương ñược ñặc trưng bởi

phần lãnh thổ gồm nhiều miền sinh thái. Xứ sinh thái thường ñề cập ñến từng lục ñịa.

• Hệ sinh thái là ñơn vị cơ bản của cảnh quan tự nhiên. Theo Odum, hệ thống cảnh quan tự

nhiên bao gồm bốn kiểu hệ sinh thái cơ bản: i) Các hệ thống sản xuất, ở ñó diễn thế ñược

con người kiểm soát liên tục nhằm duy trì mức năng suất cao; ii) Các hệ thống bảo tồn

hay tự nhiên, nơi cho phép hay tạo ñiều kiện cho quá trình diễn thế tự nhiên tiến tới trạng

thái bền vững; iii) Các hệ thống liên hợp, trong ñó kết hợp cả hai kiểu trạng trên; và iv)

Các hệ thống ñô thị và khu công nghiệp hay những khu vực không thật quan trọng về

mặt sinh học.

Trên thế giới có các dạng phân vùng như sau: i) Phân vùng sinh thái phục vụ cho nghiên cứu

Page 13: BÁO CÁO CU ỐI CÙNG - vietnam-redd.org projects/UN-REDD VN/Tieng... · bÁo cÁo cu Ối cÙng phÂn vÙng sinh thÁi lÂm nghi Ệp Ở vi Ệt nam

8

các hệ sinh thái và khai thác tài nguyên; ii) Phân vùng cảnh quan tổng hợp các vấn ñề có liên

quan ñến việc nghiên cứu các nguyên nhân phân hóa và tách biệt của môi trường ñịa lý (N.I.

Mikhailov, 1955). Là sự phân chia bề mặt trái ñất mà trong ñó khu vực ñược phân chia giữ

nguyên tính toàn vẹn lãnh thổ và sự ñồng nhất bên trong bắt nguồn từ sự chung nhất của sự

phát triển, vị trí ñịa lý, quá trình ñịa chất…(A.G. Ixatsenko, 1965); iii) Phân vùng ñịa lý tự

nhiên là việc hợp nhất các lãnh thổ hoặc thủy vực tương ñối ñồng nhất về một dấu hiệu ñược

thừa nhận ở một mức ñộ nhất ñịnh và tách chúng ra khỏi những khu vực không có dấu hiệu

ñó; iv) Phân vùng kinh tế là sự phân chia lãnh thổ thành hệ thống các loại vùng và cấp vùng

kinh tế khác nhau nhằm mục ñích xác ñịnh ñúng ñắn phương hướng phát triển kinh tế xã hội

của vùng.

Phân vùng mang những ñặc tính là: i) tính toàn vẹn lãnh thổ (không lặp lại); ii) tính ước ñịnh

ranh giới (có thể xác ñịnh hoặc không); và iii) tính chủ quan trong phân vùng thể hiện mục

ñích của phân vùng theo ý thức mong muốn của con người.

Phân vùng phải bảo ñảm các nguyên tắc: i) Có sự ñồng nhất tương ñối của sự phân hóa các

chỉ tiêu phân vùng; ii) Có sự lựa chọn các nhân tố trội trong khi xem xét các biểu hiện mang

tính ổn ñịnh của HST tự nhiên; iii) Bảo ñảm toàn vẹn lãnh thổ tiện cho việc khai thác, bảo vệ

và quản lý vùng.

2.2.2 Những công trình phân vùng sinh thái ở Việt Nam

1) Phân vùng sinh thái ñất trồng ngô (Trần An Phong và nnk, 2000). Lãnh thổ ñất liền Việt

Nam ñược chia thành 3 miền và 9 vùng.

2) Phân vùng sinh thái thủy lợi Miền trung (Viện thủy lợi miền Nam, 2008) ñã phân chia

miền trung thành 4 vùng sinh thái là: Cát ven biển, ñồng bằng, gò ñồi trung du, núi cao.

3) Phân vùng sinh thái nông nghiệp vùng ñồng bằng sông Hồng (Cao Liêm, 1990). Trong 3

loại ñất là bạc màu, chua mặn, úng trũng, ñã phân chia 8 vùng, 13 tiểu vùng, thể hiện trên

bản ñồ tỷ lệ 1/250.000.

4) Phân vùng sinh thái nuôi trồng thủy sản 8 tỉnh ven biển ñồng bằng sông Cửu Long

(ðHQG TP HCM) trên bản ñồ tỷ lệ 1/250.000 ñến 1/100.000 v.v.

5) ðược sử dụng hiệu quả và rộng rãi nhất là công trình “Phân vùng sinh thái nông nghiệp”.

Sự phân chia lãnh thổ thành các vùng sản xuất nông nghiệp khác nhau, dựa trên cơ sở các

ñiều kiện sinh thái như ñất, nước, khí hậu khác nhau. Phân vùng sinh thái nông nghiệp tạo cơ

sở cho việc sử dụng tài nguyên nông nghiệp có hiệu quả tối ưu, phát huy ñầy ñủ tiềm năng

của từng vùng nhằm lựa chọn ñúng các loại hình sử dụng ñất nông -lâm nghiệp.

Page 14: BÁO CÁO CU ỐI CÙNG - vietnam-redd.org projects/UN-REDD VN/Tieng... · bÁo cÁo cu Ối cÙng phÂn vÙng sinh thÁi lÂm nghi Ệp Ở vi Ệt nam

9

Việt nam ñã hoàn thành việc phân vùng sinh thái nông nghiệp, toàn lãnh thổ ñược chia thành

7 vùng là: miền núi và trung du Bắc bộ, ñồng bằng sông Hồng, duyên hải Bắc Trung bộ,

Duyên hải Nam Trung bộ, Tây Nguyên, ðông Nam bộ và ñồng bằng sông Cửu Long.

Phân vùng sinh thái nông nghiệp ở Việt nam ñã làm cơ sở tốt cho việc xây dựng quy hoạch

tổng thể các vùng kinh tế cũng như quy hoạch sử dụng ñất của các tỉnh trong toàn quốc.

Phân vùng sinh thái nông nghiệp gắn kết rất chặt chẽ với phân vùng sinh thái lâm nghiệp, và

ñôi khi ñã ñược sử dụng cho quy hoạch phát triển lâm nghiệp. Tám vùng lâm nghiệp chỉ

khác 7 vùng sinh thái nông nghiệp là có thêm vùng Tây Bắc (Bắc bộ), song vấn ñề ñang cần

nghiên cứu tiếp là sự phát sinh và phát triển của các hệ sinh thái rừng khác với các hệ ngắn

ngày của cây lương thực và bản thân HSTR còn phải cung cấp dịch vụ bảo vệ môi trường,

cần ñược lựa chọn tiêu chí khác và phân vị khác với phân vùng sinh thái nông nghiệp .

2.3 Phân vùng sinh thái lâm nghiệp

Cho ñến nay, chưa có công trình xây dựng ñược hệ thống phân vùng STLN, nên vẫn tạm

dùng 8 vùng lâm nghiệp, mà không gọi tên là vùng sinh thái, hay vùng kinh tế. Năm 2006

khi xây dựng Chiến lược phát triển lâm nghiệp giai ñoạn 2006-2020 thì ñã sát nhập vùng

Trung Tâm với vùng ðông Bắc (Bắc bộ) vì không còn cần thiết giữ lại một vùng Trung tâm

có các tiêu chí về khí hậu, ñất ñai, ñịa hình gần tương tự với vùng bên cạnh, mà chỉ ưu tiên

phát triển trên dưới 100.000 ha rừng nguyên liệu cho nhà máy giấy Bãi Bằng, nên chỉ còn 8

vùng lâm nghiệp.

Hệ sinh thái rừng bao gồm các kiểu thảm thực vật rừng trong cả nước ñược phân chia và sử

dụng theo các phương pháp, các mục ñích khác nhau, mà sẽ trình bày kỹ trong tiết trong mục

3.2 ở phần tiếp theo. Cho tới nay, chưa có công trình phân vùng STLN nào ở Việt Nam ñược

thực hiện, vì vậy quan tâm ñầu tiên là cơ sở khoa học của “Phương pháp luận trong phân

vùng sinh thái” ñược trình bày tại mục 4.

3 Thảm thực vật rừng Việt Nam và ñặc trưng phân bố 3.1 Giới thiệu về rừng và tài nguyên ðDSH

3.1.1 Những nhân tố ảnh hưởng và phân bố tự nhiên của rừng

Lãnh thổ Việt Nam nằm hoàn toàn trong ñai nhiệt ñới, và thuộc vùng có khí hậu gió mùa. Tuy vậy các kết quả nghiên cứu phân vùng khí hậu tự nhiên lại cho thấy có sự chênh lệch ñáng kể về các tiêu chí chi phối sự phát sinh, phát triển của các hệ sinh thái rừng, và hệ sinh thái nông nghiệp, ñó là: tổng nhiệt ñộ năm, biên ñộ ngày và biên ñộ năm, có 1 mùa ñông. Các tiêu chí này tạo ra sự chênh lệch ñáng kể về kích thước (ñường kính, chiều cao, thể tích cây, trữ lượng gỗ và sinh khối, ñặc biệt là ở các hệ sinh thái rừng hỗn loại thường xanh nhiệt ñới và hệ sinh thái rừng ngập mặn.

Page 15: BÁO CÁO CU ỐI CÙNG - vietnam-redd.org projects/UN-REDD VN/Tieng... · bÁo cÁo cu Ối cÙng phÂn vÙng sinh thÁi lÂm nghi Ệp Ở vi Ệt nam

10

Trong khi nhân tố vĩ ñộ, và nhân tố ñịa ñới ảnh hưởng không rõ rệt ñến các hệ sinh thái rừng và năng suất sinh học của chúng, thì sự chênh lệch theo ñộ cao lại có ảnh hưởng lớn tới việc hình thành các hệ sinh thái ôn ñới núi cao (các kiểu phụ theo ñộ cao), và năng suất sinh học của chúng, thông qua nhiệt ñộ, lượng mưa, giờ chiếu sáng, thổ nhưỡng, ñịa mạo. Mô tả chi tiết về các kiểu rừng ñược nêu trong mục 3. Ba phần tư diện tích lãnh thố Việt Nam là ñồi núi, trong ñó phân bố thực vật từ ñộ cao 1.000 m là có thay ñổi rõ nét, trong khi các dãy Bi-ñúp, Chư-yang-sin, Ngọc Linh ở miền Nam có ñộ cao trên 2.000 m, còn ở miền Bắc thì nhiều dãy núi tương tự hoặc cao hơn và cao nhất là dãy Hoàng Liên, có ñỉnh Phan-xi-păng cao khoảng 3.143 m.

Năm 1943 số liệu diện tích rừng Việt Nam ñầu tiên ñược công bố là 14,3 triệu ha (P. Maurant, 1943), khi ñó toàn bộ diện tích rừng là rừng tự nhiên và ña số là rừng nguyên sinh. Qua hai cuộc chiến tranh 1945 -1954, và 1965-1975 diện tích Việt Nam ñã giảm xuống còn 11,2 triệu ha. Tốc ñộ giảm diện tích rừng nhanh nhất là 15 năm sau khi ñất nước thống nhất (1975) và ñến năm 1990 diện tích rừng ñạt mức thấp nhất là 9,17 triệu ha, chiếm khoảng 64% diện tích rừng thống kê vào năm 1943. Từ năm 1990 trở ñi, thông qua các chương trình 327, dự án trồng mới 5 triệu ha rừng và ñiều kiện giảm thiểu sức ép lương thực, củi ñốt, nên diện tích rừng ñã tăng lên 11,3 triệu ha vào năm 2000 và 13,3 triệu ha năm 2009, ñạt xấp xỉ 93% diện tích rừng ban ñầu. Tuy nhiên, diện tích rừng tăng chủ yếu là 3 triệu ha rừng trồng, còn rừng tự nhiên phục hồi chậm hơn, các hệ sinh thái nguyên sinh chỉ còn lại trong vùng lõi của các khu bảo tồn hoặc các vườn quốc gia. Bảng 1 chỉ rõ xu thế thay ñổi diện tích rừng của Việt Nam trong 60 năm qua.

Bảng 1. Sự thay ñổi diện tích rừng Việt Nam, 1943 - 2009

Diện tích rừng, triệu ha Thay ñổi so với 1990

Năm

Tự nhiên Trồng Tổng

Rừng bao phủ %

Ha/ người

ha %

1943 14,300 0 14,300 43,0 0,70

1976 11,077 92 11,169 33,8 0,22 1980 10,186 422 10,608 32,1 0,19

1985 9,038 584 9,892 30,0 0,16

1990 8,430 745 9,175 27,8 0,14

1995 8,252 1,050 9,302 28,2 0,12

2000 9,444 1,471 10,915 33,2 0,14 2005 10,283 2,334 12,617 36,4 0,15 + 2,432 +15,4

2009 10,339 2,920 13,259 39,1 0,15 + 4,084 + 36,4

Nguồn: Tổng Cục Lâm Nghiệp, 2010

Tổng trữ lượng gỗ cũng giống như tổng sinh khối cây sống ñều có chung quy luật giảm trong

thời gian nói trên, nhưng phục hồi thì lại chậm hơn. Năm 1990 tổng trữ lượng gỗ là 657 triệu

m3, năm 2000 là 782 triệu m3 và năm 2005 là 812 triệu m3.

Page 16: BÁO CÁO CU ỐI CÙNG - vietnam-redd.org projects/UN-REDD VN/Tieng... · bÁo cÁo cu Ối cÙng phÂn vÙng sinh thÁi lÂm nghi Ệp Ở vi Ệt nam

11

Khi phân vùng STLN thì tổng trữ lượng gỗ sẽ ñược thống kê theo vùng, nhưng nó chỉ phản

ánh khối lượng hiện trạng của rừng, chứ chưa thể dự báo tiềm năng năng suất của các hệ

sinh thái sẽ ñược phục hồi. Bảng 2 là kết quả kiểm kê năm 2005 về trữ lượng gỗ của các loại

rừng theo 8 vùng sinh thái.

Bảng 2. Trữ lượng rừng gỗ theo các vùng sinh thái (1000m3)

Hạng mục

Toàn quốc

Tây Bắc

ðông Bắc

ðồng bằng sông Hồng

Bắc Trung

Bộ

Nam Trung

Bộ

Tây nguyên

ðông Nam Bộ

ðồng bằng sông Cửu Long

Tổng 811.678 43.030 65.777 4.763 192.321 145.714 288.559 66.005 5.509

RTN 758.134 41.320 50.332 3.152 183.274 130.436 285.663 63.186 770

% RTN 93,4 96,0 76,5 66,2 95,3 89,5 99,0 95,7 14,0

RT 53.545 1.710 15.444 1.611 9.048 15.278 2.896 2.819 4.739

% RT 6,6 4,0 23,5 33,8 4,7 10,5 1,0 4,3 86,0

Nguồn: Bộ NN-PTNT, Qð 1267 ngày 05-05-2009.

3.1.2 Tài nguyên ðDSH rừng

ðiều kiện sinh thái có ảnh hưởng quyết ñịnh ñến tính ña dạng của HSTR. Lãnh thổ lục ñịa

Việt Nam trải dài từ vĩ tuyến 8O35’ Bắc ñến vĩ tuyến 23O24’ Bắc, phía Nam tiếp cận gần với

vùng xích ñạo, phía Bắc giáp với ñai Á nhiệt ñới. Việt Nam có khí hậu nhiệt ñới gió mùa, có

mùa ñông lạnh và cận xích ñạo. Bờ biển dài 3.260 km từ Móng Cái ñến Hà Tiên, nơi có rừng

ngập mặn, nơi có rừng phi lao trên cát. ðịa hình ñồi núi chiếm ba phần tư lãnh thổ, từ vùng

ven biển ñến ñồng bằng, trung du, cao nguyên, vùng núi. Chính ñiều kiện ñịa hình này ñã

làm cho Việt Nam không chỉ có khí hậu nhiệt ñới gió mùa mà còn có cả khí hậu á nhiệt ñới

và ôn ñới núi cao. Không kể miền khí hậu biển ðông, khí hậu lục ñịa có 3 miền khí hậu

(phía Bắc, ðông Trường Sơn, phía Nam) với 10 vùng khí hậu ñặc trưng cho các vùng sinh

thái khác nhau (Phạm Ngọc Toàn, Phan Tất ðắc, 1978). ðiều kiện ñịa hình và khí hậu trên

ñây ñã tạo nên nhiều quá trình hình thành ñất khác nhau. Việt Nam không chỉ có những lớp

ñất nhiệt ñới ñiển hình như ñất Feralit, ñất nâu và ñất ñen nhiệt ñới, v.v. mà còn có cả lớp ñất

á nhiệt ñới, lớp ñất phụ á nhiệt ñới vùng núi và cả ñất vàng alít pốtzôn hoá trên núi cao.

Tính ðDSH của rừng Việt Nam ñược ñánh giá là rất cao, không chỉ trong vùng mà cả trên

thế giới. Về khu hệ thực vật, ngoài những yếu tố bản ñịa, ñặc hữu, Việt Nam còn là nơi hội

tụ của 3 luồng thực vật di cư từ Trung Quốc, Ấn ðộ - Himalaya, Malayxia - Inñônêxia và

các vùng khác kể cả ôn ñới.

Tính ña dạng về loài cây và ñộng vật là một trong những nhân tố quyết ñịnh tính ña dạng về

Page 17: BÁO CÁO CU ỐI CÙNG - vietnam-redd.org projects/UN-REDD VN/Tieng... · bÁo cÁo cu Ối cÙng phÂn vÙng sinh thÁi lÂm nghi Ệp Ở vi Ệt nam

12

hệ sinh thái rừng tự nhiên của Việt Nam (Phùng Ngọc Lan, 2006). Về khu hệ thực vật, ngoài

những yếu tố bản ñịa, ñặc hữu, Việt Nam còn là nơi hội tụ của 3 luồng thực vật di cư từ

Trung Quốc, Ấn ðộ - Himalaya, Malaixia - Inñônêxia và các vùng khác kể cả ôn ñới. Theo

Nguyễn Nghĩa Thìn (2008), nước ta có khoảng 19.357 loài thực vật thuộc 2524 chi và 378

họ, trong ñó có 1600 loài nấm, 368 loài vi khuẩn lam, 2175 loài tảo, 793 loài rêu, 2 loài

khuyết lá thông, 57 loài thông ñất, 2 loài thân ñốt (cỏ tháp bút), 691 loài dương xỉ, 69 loài

hạt trần và 1300 loài hạt kín. Các nhà thực vật học dự ñoán con số loài thực vật ở nước ta

còn có thể lên ñến 25.000 loài. Trong các loài cây nói trên có khoảng 15.000 loài thực vật có

mạch, số loài thực vật ñặc hữu của Việt Nam chiếm khoảng 30% tổng số loài thực vật ở

miền Bắc và chiếm khoảng 25% tổng số loài thực vật trên toàn quốc (Lê Trần Chấn, 1997),

có ít nhất 1.000 loài cây ñạt kích thước lớn, 354 loài cây có thể dùng ñể sản xuất gỗ thương

phẩm. Các loài tre nứa ở Việt Nam cũng rất phong phú, trong ñó có ít nhất 40 loài có giá trị

thương mại. Sự phong phú về loài cây ñã mang lại cho rừng Việt Nam những giá trị to lớn

về kinh tế và khoa học. Theo thống kê của Viện Dược liệu (2003), hiện nay ñã phát hiện

ñược 3.850 loài cây dùng làm dược liệu chữa bệnh, trong ñó chữa ñược cả những bệnh nan y

hiểm nghèo. Theo thống kê ban ñầu, ñã phát hiện ñược 76 loài cây cho nhựa thơm, 600 loài

cây cho tananh, 500 loài cây cho tinh dầu và 260 loài cây cho dầu béo.

Về ñộng vật, theo tư liệu của IUCN/CNPPA (1986) khu hệ ñộng vật Việt Nam khá giàu về

thành phần loài và có mức ñộ cao về tính ñặc hữu so với các nước trong vùng phụ ðông

Dương. Trong số 21 loài khỉ có trong vùng phụ này thì Việt Nam có 15 loài, trong ñó có 7

loài và phân loài ñặc hữu (Eudey 1987). Theo Mackinon, trong vùng phụ có 49 loài chim

ñặc hữu thì Việt Nam ñã có 33 loài trong ñó có 10 loài ñặc hữu của Việt Nam. Năm 2011,

Nguyễn Nghĩa Thìn ñã thống kê ñược số lượng các loài ñộng vật ở Việt Nam là 9.325 loài,

trong ñó có 5500 loài côn trùng, 2476 loài cá, 800 loài chim, 80 loài lưỡng cư, 180 loài bò

sát và 295 loài thú.

3.2 Các hệ sinh thái rừng, cơ sở khoa học của phân loại và áp dụng

3.2.1 Khái niệm về HSTR

Sinh thái học (Ecology), theo ðỗ Hữu Thư (2010), bắt nguồn từ chữ Hy Lạp “Oikos”có nghĩa là nơi sống, nhà ở, “Logos” là môn học, khoa học. Theo nghĩa này nó là khoa học về nơi ở của sinh vật.

ðã từ lâu trong ý thức của nhiều nhà khoa học và trong một số công trình của mình ñã có nội dung sinh thái học. Ví dụ trong công trình của Conrad von Gesner (1555), công trình của J.Ray (1717), A.v.Haller (1732), J.P.de Tournefort (1727) ñã chỉ ra ảnh hưởng của ñộ cao và vĩ ñộ ñến phân bố của các loài thực vật. J.G. Gmelin (1750) ñã so sánh sự giống nhau và khác nhau của hệ thực vật vùng Siberi với vùng núi Châu Âu. P.S. Pallas (1741) ñã chỉ ra sự phụ thuộc của một số thảm thực vật vào khí hậu. C.L. Willdenow (1792) ñã chỉ ra mối quan

Page 18: BÁO CÁO CU ỐI CÙNG - vietnam-redd.org projects/UN-REDD VN/Tieng... · bÁo cÁo cu Ối cÙng phÂn vÙng sinh thÁi lÂm nghi Ệp Ở vi Ệt nam

13

hệ giữa thực vật với môi trường. Ông ñã tìm cách chia Châu Âu thành các tỉnh hệ thực vật khác nhau, nhưng mãi ñến năm 1823 J.F. Schouw mới hoàn thành công trình chia thảm thực vật trên trái ñất thành các vựng (tỉnh).

Công trình ñịa thực vật (Geobotanik) của A.F. Humboldt (1807) “Ideen zu einer Geographie der Pflanzen” ñã ñề cập rất sâu về mối quan hệ giữa thảm thực vật với các yếu tố môi trường. Công trình của J.Liebig (1840, 1843) ñã chỉ ra mối quan hệ giữa phân bón với năng suất một số cây trồng. Từ công trình này tác giả ñã ñưa ra ñịnh luật tối thiểu, một trong những ñịnh luật cơ bản của sinh thái học hiện ñại. Tuy nhiên thuật ngữ sinh thái học (Ecology) chỉ mới xuất hiện lần ñầu tiên vào năm 1858 trong bức thư của nhà văn người Mỹ Henry David Thoreau và ñến năm 1866 nó mới ñược E.Haeckel ñưa ra ñịnh nghĩa trong cuốn sách về “hình thái chung của các cơ thể”. Theo tác giả thì sinh thái học là khoa học chung về mối quan hệ giữa sinh vật và môi trường. Từ năm 1870 tác giả chỉnh lý bổ sung làm sáng tỏ thêm ñịnh nghĩa sinh thái học.

Bên cạnh ñịnh nghĩa của E.Haeckel ñưa ra, còn nhiều ñịnh nghĩa khác như nhà khoa học Mỹ F.Clement (1920) cho rằng: Sinh thái học là khoa học về các quan hệ. Nhà sinh thái học cũng người Mỹ H.T.Odum (1959) ñưa ra ñịnh nghĩa: Sinh thái học là khoa học nghiên cứu về cấu trúc của thiên nhiên. Nhà khoa học Xô Viết X.Svartx (1972) ñịnh nghĩa: Sinh thái học là khoa học về các quy luật ñiều khiển ñời sống của thực vật, ñộng vật trong môi trường sống tự nhiên.

Chúng ta gặp rất nhiều ñịnh nghĩa tương tự trong các công trình nghiên cứu khác nhau. ðiều chung nhất của các ñịnh nghĩa ñó là mối quan hệ tác ñộng lẫn nhau giữa sinh vật và môi trường. Ở ñây chúng tôi theo ñịnh nghĩa sau: sinh thái học là một hợp phần của khoa học về sự sống, là khoa học nghiên cứu các ñiều kiện sinh tồn và phát triển của sinh vật, các mối quan hệ tác ñộng qua lại giữa sinh vật với môi trường và giữa sinh vật với nhau trong quá trình tồn tại phát triển và tiến hoá của chúng. Ở ñây con người ñược coi là yếu tố sinh vật, nhưng là nhân tố ñặc biệt, bởi lẽ nó có tính chất xã hội cao mà không một sinh vật nào có ñược. Mặt khác con người hiện ñại ñã làm biến ñổi cơ bản môi trường. Do ñó con người ñã tự nó vượt ra khỏi phạm vi khái niệm môi trường nguyên thuỷ và ñứng ở vị trí ñộc lập trong hệ thống tự nhiên - con người. Cũng từ ñây xuất hiện sinh thái học nhân văn (Human Ecology). Con người là ñối tượng trung tâm trong hệ sinh thái này, mọi nghiên cứu ñều hướng tới phục vụ lợi ích cao nhất của con người. Cũng cần nhấn mạnh rằng dù con người có tiến bộ ñến ñâu cũng không thể tách mình khỏi tự nhiên. Nếu tách con người ra khỏi tự nhiên con người sẽ bị diệt vong. Cách ñây gần 50 năm nhà khoa học Pháp ñã viết “.... con người ñã mắc phải một sai lầm rất lớn khi lên mặt cho rằng có thể tách rời khỏi thiên nhiên và phớt lờ các quy luật của nó. Giữa con người và môi trường tự nhiên bao quanh nó từ rất lâu ñã có sự gián ñoạn. Bản “hiệp ước cũ gắn bó người nguyên thuỷ với nơi sinh sống của nó ñã bị một bên là con người huỷ bỏ ngay sau khi nó tự cảm thấy ñã ñủ mạnh ñể từ ñó về sau chỉ thừa nhận các quy luật do chính nó ñề ra. Cần phải xem xét lại hoàn toàn quan ñiểm ñó và ký kết một hiệp ước mới với thiên nhiên - hiệp ước mang lại cho con người khả năng sống hài hoà hoàn toàn với thiên nhiên” (Trích theo V.Dejkin 1985). Sinh thái học ñang chuẩn bị văn bản cho hiệp ước ñó. Trong công trình này, sinh thái học cũng ñược hiểu là khoa học về mối quan hệ giữa sinh vật và môi trường.

Page 19: BÁO CÁO CU ỐI CÙNG - vietnam-redd.org projects/UN-REDD VN/Tieng... · bÁo cÁo cu Ối cÙng phÂn vÙng sinh thÁi lÂm nghi Ệp Ở vi Ệt nam

14

3.2.2 Các cấp bậc (hợp phần) của sinh thái học

Từ bậc cơ thể trở lên, các nhà sinh thái học kinh ñiển ñã chia sinh thái học thành 5 cấp (theo R.Schubert 1986, H.J. Mueller 1988) theo trình tự từ thấp ñến cao:

• Cá thể (Autecology) thuật ngữ do J. Schroeter ñưa ra năm 1896.

• Quần thể (Populationecology = Demecology) do F.Schwerdtfeger, 1968

• Quần xã (Biogeocenos = Synecology= community) do Schroeter, 1902.

• Quần hệ hay Hệ sinh thái (Ecosystem= Biome)

• Sinh quyển (biophere).

Do tiếng Việt ñược biên dịch từ tiếng hán, nên khó nhớ, khó phân biệt các cấp bậc. ðiều cần nhớ ở ñây là ñơn vị cấp quần xã (biogeocenos hoặc community), và cấp bậc quần hệ hay hệ sinh thái, là các ñơn vị ñược sử dụng thường xuyên.

ðiều khác biệt giữa sinh thái học cá thể và sinh lý học cần ñược nhấn mạnh là: STH cá thể nghiên cứu phản ứng của toàn bộ cơ thể sinh vật với môi trường, cũng ngược lại, sinh lý học nghiên cứu phản ứng của từng bộ phận cơ thể sinh vật (theo Dương Hữu Thời, 1998). Tất nhiên sinh lý học luôn gắn với nhau.

Hiện nay cũng có nhiều tác giả cho rằng chỉ có khái niệm môi trường, chứ không có khái niệm môi trường sinh thái. Thế nhưng H.J.Mueller (1988) ñã phân biệt rất rõ khái niệm môi trường (Umwelt, Environment) với môi trường sinh thái (Oekologische Umwelt).

3.2.3 Các HSTR chủ yếu ở Việt Nam

Trừ các HSTR thuần loài có cấu trúc giản ñơn, chiếm tỷ trọng diện tích nhỏ trên lãnh thổ

như rừng lá kim, rừng tràm, rừng tre nứa, và nay có thêm các HST rừng trồng, ña số rừng

nhiệt ñới là rừng hỗn loài, rừng hỗn loài nguyên sinh hoặc ít bị tác ñộng, rất cần cho nghiên

cứu dự báo năng suất sinh học ñều chỉ còn phân bố trong các khu Bảo tôn thiên nhiên, vườn

quốc gia, những nơi chưa mở mang ñường xá, và vùng sâu, vùng xa, núi cao hẻo lánh. Dưới

ñây tổng hợp các hệ sinh thái rừng tự nhiên ñiển hình:

1. Hệ sinh thái rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt ñới (Evergreen closed tropical humid

forest)

Những hệ sinh thái rừng thuộc kiểu thảm thực vật này rất phong phú và ña dạng, phân bố ở các tỉnh: Quảng Ninh, Cao Bằng, Lạng Sơn, Phú Thọ, Yên Bái, Tuyên Quang, Lào Cai, Ninh Bình (Cúc Phương), Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, ThừaThiên Huế, Quảng Nam, Tây Nguyên, v.v. Phân bố theo ñộ cao so với mực nước biển cho thấy HSTR này phân bố ở ñộ cao dưới 700 m ở miền Bắc và dưới 1.000 m ở miền Nam.

HSTR này thường có cấu trú tầng thứ có 5 tầng:

• Tầng vượt tán (Upper storey) A1: cây gỗ cao ñến 40 - 50 m, thuộc họ Dầu

Page 20: BÁO CÁO CU ỐI CÙNG - vietnam-redd.org projects/UN-REDD VN/Tieng... · bÁo cÁo cu Ối cÙng phÂn vÙng sinh thÁi lÂm nghi Ệp Ở vi Ệt nam

15

(Dipterocarpaceae), họ Dâu tằm (Moraceae), họ ðậu (Leguminosae), v.v.

• Tầng ưu thế sinh thái (Ecological dominance storey) A2: phần lớn là những loài cây thường xanh thuộc các họ Dẻ (Fagaceae), họ Re (Lauraceae), họ Vang (Caesalpiniaceae), họ Trinh nữ (Mimosaceae), họ Cánh bướm (Papilionaceae), họ Bồ hòn (Sapindaceae), họ Xoan (Meliaceae), họ Mộc lan (Magnoliaceae), họ Trám (Burseraceae), v.v.

• Tầng dưới tán (Lower storey) A3: cao từ 8 - 15 m, mọc rải rác dưới tán rừng, thuộc các họ Bứa (Clusiaceae), họ Du (Ulmaceae), họ Máu chó (Myristicaceae), họ Na (Annonaceae), họ Mùng quân (Flacourtiaceae), v.v.

• Tầng cây bụi (Bushes storey) B: cao từ 2 - 8 m. thuộc các họ Cà phê (Rubiaceae), họ Trúc ñào (Apocynaceae), họ Cam quýt (Rutaceae), họ Na (Annonaceae), họ Mua (Melastomaceae), họ Nhân sâm (Araliaceae), họ Thầu dầu (Euphorbiaceae), v.v.

• Tầng cỏ quyết (Climber storey) C: cao không quá 2 m. thuộc các họ Ô rô (Acanthaceae), họ Gai (Urticaceae), họ Môn ráy (Araceae), họ Gừng (Zingiberaceae), họ Hành tỏi (Liliaceae) và những loài dương xỉ, v.v.

Các kiểu phụ miền thực vật trong HSTR này gồm:

• Khu hệ thực vật Nam Việt Nam – Malaixia – Inñônêxia (Flora of Sothern Vietnam – Malaysia and Indonesia), ưu hợp họ Dầu (Dipterocarpaceae):

ðặc trưng cơ bản dễ nhận biết của kiểu phụ này là ñộ ưu thế của các loài cây họ Dầu (Dipterocarpaceae) ở các tầng trên. Phần lớn các loài cây rừng ñều thường xanh như Sao ñen (Hopea odorata), Kiền kiền (Hopea pierrei), Săng ñào (Hopea ferrea ), Táu mặt quỉ (Hopea mollissima), Táu lá nhỏ (Vatica tonkinensis), Táu muối (Vatica

fleuryana), Chò ñen (Parashorea stallata), v.v. Ở miền Nam, ñặc biệt là Tây Nguyên, loài cây tiêu biểu cho họ Dầu là Dầu rái (Dipterocarpus alatus), Dầu ñồng (Dipterocarpus turberculatus).

Ngoài cây họ Dầu (Dipterocarpaceae), còn có những loài cây bản ñịa thường xanh thuộc các chi: Gụ (Sindora), Ràng ràng (Ormosia), Muồng (Cassia), v.v, thuộc họ ðậu (Leguminosae); Dẻ ñá (Lithocarpus), Dẻ (Castanopsis), Sồi (Quercus) v.v, thuộc họ Dẻ (Fagaceae); Trâm (Syzygium), Eugenia thuộc họ Sim (Myrtaceae); Trà (Camellia), Huỳng nương (Terstoemia), Vối thuốc (Schima) thuộc họ Chè (Theaceae); Bứa (Garcinia), Vắp (Mesua), Cà lồ (Calophyllum) thuộc họ Bứa (Clusiaceae); Sấu (Dracotomelum), Xoài mủ (Bouea), v.v, thuộc họ Xoài (Anacardiaceae); Gội (Aglaia), Gội gác (Aphanamixis), Chặc khế (Dysoxylon),

Quyếch (Chisocheton) thuộc họ Xoan (Meliaceae).

Các ưu hợp (dominant groups) chính bao gồm: ưu hợp Sao ñen (Hopea odorata); ưu hợp Kiền kiền (Hopea pierrei); ưu hợp Chò chỉ ( Parashorea chinensis); ưu hợp Chò nâu (Dipterocarpus tonkinensis); ưu hợp Dầu rái (Dipterocarpus alatus); các ưu hợp táu (Vatica sp.); ưu hợp Vên vên (Anisoptera costata).

Page 21: BÁO CÁO CU ỐI CÙNG - vietnam-redd.org projects/UN-REDD VN/Tieng... · bÁo cÁo cu Ối cÙng phÂn vÙng sinh thÁi lÂm nghi Ệp Ở vi Ệt nam

16

• Khu hệ thực vật Bắc Việt Nam - Nam Trung Hoa (Flora of Northern Vietnam – South of China): Kiểu phụ miền này thường ở vùng thấp, ở miền Bắc dưới ñộ cao

700 m so với mực nước biển và trên ñường ñẳng nhiệt tháng lạnh nhất 20oC; ở miền

Nam ở vùng thấp ẩm, ở ñộ cao dưới 1.000 m so với mực nước biển thuộc dãy Trường Sơn.

Các ưu hợp chính bao gồm: ưu hợp họ Re (Lauraceae); ưu hợp họ Dẻ (Fagaceae);

ưu hợp họ Xoan (Meliaceae); ưu hợp họ Dâu tằm (Moraceae); ưu hợp họ Mộc lan

(Magnoliaceae); ưu hợp họ ðậu (Leguminosae); ưu hợp họ Xoài (Anacardiaceae);

ưu hợp họ Trám (Burseraceae); ưu hợp họ Bồ hòn (Sapindaceae); ưu hợp họ Hồng xiêm (Sapotaceae), v.v.

2. Hệ sinh thái rừng kín nửa rụng lá ẩm nhiệt ñới (Semi-deciduous closed tropical humid

forest)

Hệ sinh thái rừng này phân bố ở Quảng Ninh, Bắc Giang, Bắc Kạn, Tuyên Quang, Phú Thọ, Yên Bái, Sơn La, Lai Châu, Thanh Hoá, Nghệ An, Tây Nguyên, miền ñông Nam Bộ, v.v. Theo ñộ cao so với mực nước biển, HSTR này thường phân bố dưới 700 ở miền Bắc và dưới 1.000 m ở miền Nam.

Cấu trúc rừng gồmtầng cây gỗ (A1, A2 và A3). ðiển hình là hai loài cây rụng lá: Săng lẻ (Lagerstroemia tomentosa ) và Sau sau (Liquidambar formosana). Ngoài ra còn có các loài cây thuộc họ Dầu (Dipterocarpaceae), Xoan (Meliaceae), ðậu (Leguminosae), ða tích (Datiscaceae), Dâu tằm (Moraceae), ðào lộn hột (Anacardiaceae), Bàng (Combretaceae), Long não (Lauraceae), Trám (Burseraceae), Nhãn (Sapindaceae), v.v. Chiều cao quần thể ñạt ñến 40 m, nhiều loài cây có bạnh vè. Các kiểu phụ miền gồm:

• Kiểu phụ miền thực vật thân thuộc với khu hệ Malaixia - Inñônêxia và khu hệ Ấn ðộ - Myanma: Kiểu phụ này phát hiện ở Mường Xén, Con Cuông (Nghệ An), ñiển hình là cây Săng lẻ (Lagerstroemia tomentosa) mọc hỗn giao với Lim xanh (Erythrophoeum fordii), Lim xẹt (Peltophorum tonkinensis), Sến mật (Madhuca

pasquieri) . Ngoài ra còn có nhiều loài cây rụng lá khác như các loài dẻ (Quercus

acutissima, Quercus serrata, Quercus griffithii), Bồ ñề (Styrax tonkinensis), Xoan ta (Melia azedarach), Lim xẹt (Peltophorum tonkinensis). Có quần thể tổ thành loài cây rụng lá gần như thuần loài như Săng lẻ (Lagerstroemia tomentosa) ở Con Cuông (Nghệ An), Sau sau (Liquidamba formosana ) ở Hữu Lũng (Lạng Sơn) và Biển ðộng (Bắc Giang) Khu hệ thực vật Việt Nam có nhiều loài cây rụng lá thuộc các họ: họ Dầu (Dipterocarpaceae), họ ðậu (Leguminosae), Bàng (Combretaceae), ða tích (Datiscaceae), Trôm (Sterculiaceae), ðào lộn hột (Anacardiaceae), Xoan (Meliaceae), Nhãn (Sapindaceae), ðinh (Bignoniaceae), Du (Ulmaceae), Dâu tằm (Moraceae), Cỏ roi ngựa (Verbenaceae).

• Kiểu phụ miền thực vật thân thuộc với khu hệ bản ñịa Bắc Việt Nam - Nam Trung Hoa và khu hệ di cư Ấn ðộ - Myanma: Kiểu phụ miền này có các loài cây rụng lá thuộc các họ Xoan (Meliaceae), Nhãn (Sapindaceae), ðậu (Leguminosae), Xoài

Page 22: BÁO CÁO CU ỐI CÙNG - vietnam-redd.org projects/UN-REDD VN/Tieng... · bÁo cÁo cu Ối cÙng phÂn vÙng sinh thÁi lÂm nghi Ệp Ở vi Ệt nam

17

(Anacardiaceae), Dẻ (Burseraceae), Cỏ roi ngựa (Verbenaceae).

3. Hệ sinh thái rừng lá rộng thường xanh trên núi ñá vôi (Evergreen broad leaved forests on

limestone)

Núi ñá vôi phân bố trong 24 tỉnh và thành phố nhưng chủ yếu tập trung ở các tỉnh phía Bắc và Bắc Trung Bộ. Các tỉnh có núi ñá vôi là: ðiện Biên, Lai Châu, Sơn La, Hòa Bình, Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Hải Phòng, Ninh Bình, Thanh Hóa, Thái Nguyên, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình. Có thể phân vùng núi ñá vôi thành 5 vùng như sau: vùng Cao Bằng - Lạng Sơn; vùng Tuyên Quang - Hà Giang; vùng Tây Bắc - Tây Hoà Bình - Thanh Hoá; vùng Trường Sơn Bắc và vùng quần ñảo.

Phân bố theo vĩ ñộ thì HSTR này phân bố từ Hà Tiên ñến Cao Bằng (23oB), chủ yếu từ

Quảng Bình (17o B) trở ra. Phân bố theo ñai ñộ cao từ vài chục mét lên ñến 1.200 m so với

mực nước biển. Cấu trúc tầng thứ và tổ thành loài cây khá phong phú. Có thể chia HSTR này theo ñộ cao như sau:

3.1. Rừng núi ñá vôi ở ñai thấp dưới 700 m (Forests on limstone below 700m)

a) Rừng kín thường xanh chân núi ñá vôi (Evergreen closed forest on foot of limestone): Cấu trúc rừng phức tạp, có 5 tầng:

• Tầng vượt tán (A1): Cây cao trên 40 m thuộc các họ Leguminosae hay Combretaceae, Dipterocarpaceae và các loài phổ biến như: Sấu (Dracontomelum duperreanum), Thung (Tetrameles nudiflora), Sâng (Pometia pinnata), Chò nhai (Anogeissus acuminata).

• Tầng ưu thế sinh thái (A2): gồm những cây gỗ cao từ 20 ñến 30m thuộc các họ: Dẻ (Fagaceae), Long não (Lauraceae), Vang (Caesalpiniaceae), Trinh nữ (Mimosaceae), ðậu (Fabaceae), Bồ hòn (Sapindaceae), Mộc lan (Magnoliaceae), Xoan (Meliaceae) và các loài Sao xiêm (Hopea siamensis), Máu chó (Knema sp), Sao (Hopea sp).

• Tầng dưới tán (A3): gồm những cây cao dưới 15 m, mọc rải rác thuộc các họ: Bứa (Clusiaceae), Du (Ulmaceae), Na (Annonaceae) cùng với các chi: Lọ nồi (Hydnocarpus sp.), Trôm (Sterculia sp.), Mang (Pterospermum sp.), Dâu da (Baccaurea ramiflora) và các loài ñặc trưng Ruối ô rô (Streblus ilicifolius), mạy tèo (Streblus macrophyllus), v.v.

• Tầng bụi (B): gồm những cây bụi, gỗ nhỏ cao dưới 8 m thuộc các họ: Trúc ñào (Apocynaceae), Cà phê (Rubiaceae), Mua (Melastomataceae), Ngũ gia bì (Araliaceae), Thầu dầu (Euphorbiaceae), Ô rô (Acanthaceae), v.v.

• Tầng thảm tươi (C): gồm các cây thân thảo thấp (dưới 2 m) thuộc các họ: Araceae, Acanthaceae, Urticaceae, Zingiberaceae, Begoniaceae, Convallariaceae, v.v. Thực vật ngoại tầng gồm dây leo thuộc các họ: Nho (Vitaceae), ðậu (Fabaceae), Mồng gà (Connaraceae) và các cây bì sinh, kí sinh thuộc họ Phong lan (Orchidaceae), Tầm gửi (Loranthaceae), họ Ráy (Araceae),v.v.

Page 23: BÁO CÁO CU ỐI CÙNG - vietnam-redd.org projects/UN-REDD VN/Tieng... · bÁo cÁo cu Ối cÙng phÂn vÙng sinh thÁi lÂm nghi Ệp Ở vi Ệt nam

18

b) Rừng thường xanh sườn núi ñá vôi (Evergreen forests on limestone slopes):

Các loài cây của rừng thường xanh sườn núi ñá vôi gồm có: Ruối ô rô (Streblus ilicifolius), Mạy tèo (Streblus macrophyllus), Quất hồng bì (Clausena lansium), Lòng tong (Walsura sp.), Arytera sp, Sếu (Celtis sp.), Trai (Garcinia fagraeoides), Phoebe sp, Lát hoa (Chukrasia

tabularis), Táo vòng (Drypetes perreticulata), An phong (Alphonsea sp.), Mại liễu (Miliuisa

balansae), cơm rượu (Glycosmis sp.), Thị (Diospyros sp.), Búng báng (Arenga pinnata), Máu chó (Knema sp.), Cách hoa (Cleistanthus sumatranus), nhọc (Polyalthia sp.), Bình linh (Vitex sp.), gội (Aglaia gigantea), Dâu da xoan (Spondias lakonensis), v.v.

c) Rừng kín thường xanh ñỉnh núi ñá vôi (Evergreen forests on top of limstones)

Cấu trúc rừng ñơn giản thường chỉ 1 ñến 2 tầng gồm những cây cao từ 8 - 15m như: Chân chim (Schefflera spp.), Sầm (Memecylon spp.), Sến ñất (Sinosideroxylon sp.), Bông mộc (Boniodendron sp.), Bì tát (Pistasia cucphuongensis.), Cánh kiến (Mallotus philippensis). Thực vật tầng thấp là những loài cây bụi như Mua (Melastoma spp.), Trâm (Syzygium spp.) và lớp thảm tươi như Ráng cánh bần (Dryopteris spp.), Ráng cổ lí (Colysis cucphuongensis), Ráng yểm dực (Tectaria spp.), Quyển bá (Selaginella spp.), Riềng (Alpinia spp), Thu hải ñường (Begonia spp), Bóng nước (Impatiens spp.), thuốc bỏng (Kalanchoe sp.) với các loài cây thuộc họ Phong lan (Orchidaceae), Tầm gửi (Loranthus spp.), dây leo như Vằng (Jasminum sp.), Mảnh bát (Coccinia grandis), ðại hái (Hodgsonia macrocarpa), v.v.

3.2. Rừng núi ñá vôi ở ñai cao 700 - 1.000 m (Forests on limstones with elevation of 700 – 1000m)

Khu vực núi ñá vôi có ñộ cao trên 700m, phân bố chủ yếu ở miền Bắc, tập trung ở khu vực ðông Bắc mà ñại diện là Cao Bằng, Hà Giang, Lạng Sơn, v.v. Ngoài ra, còn một số ñỉnh núi ñá vôi rải rác ở Bắc Trung Bộ dọc theo biên giới Việt - Lào như: Pu Xai, Lai Leng, Pù Hoạt, Pù Huống, Xuân Liên. Các kiểu rừng chính gồm:

a) Rừng cây lá rộng thường xanh thung lũng và chân núi ñá vôi (Evergreen broad leaved forests on valley and foots of limestone):

Phổ biến có các loài thuộc Gội (Aglaia sp.), Chò nâu (Dipterocarpus retusus), Chò chỉ (Shorea chinensis), Táu ruối (Vatica diospyroides), Giẻ (Quercus spp.), Sồi (Lithocarpus spp.), Mộc lan (Michelia sp.), Mỡ (Manglietia sp.) và Long não như Litsea spp, Cryptoccarya spp., Machilus spp. ở tấng 1 và các loài: Thị (Dipspyros spp), Chẹo (Engelhardtia sp.), Nhội (Bischofia javanica), Cà muối (Cipadessa baccifera), Nhọ nồi (Hydnocarpus clemensorum), Lòng mang (Pterospermum sp.), Sếu (Celtis cinamomea), Sơn trà (Eriobotrya poilanei), Re (Cinnamomum bonii), Xoan hôi (Toona sinensis), Lát núi (Koelreuteria sp.) ở tấng 2 và thị (Diospyros spp.), ngát (Gironniera subaequalis), nhọc (Polyalthia sp), mắc mật (Clausena spp.) ở tấng 3.

b) Rừng cây lá rộng thường xanh sườn núi ñá vôi:

Phổ biến loài nghiến (Burretiodendron), nhô lên với ñường kính 70 - 80 cm, Trai (Garcinia sp.), ðinh (Marchantia sp.), Lòng mang (Pterospermum heterophyllum), Trâm (Syzygium spp), Thị (Diospyros sp.), Kháo (Phoebe sp), Nhọc (Polyalthia sp), Thôi ba (Alangium

chinense).

Page 24: BÁO CÁO CU ỐI CÙNG - vietnam-redd.org projects/UN-REDD VN/Tieng... · bÁo cÁo cu Ối cÙng phÂn vÙng sinh thÁi lÂm nghi Ệp Ở vi Ệt nam

19

c) Rừng hỗn giao cây lá rộng, lá kim ở ñỉnh núi ñá vôi (Mixed broad and needle leave forests on top of limestone)

Chủ yếu là các loài cây ða, Sanh (Ficus sp.), Trâm (Syzygium spp), Chân chim ñá vôi (Schefflera octophylla), Hồ ñào núi (Juglans sp.), Du ñá vôi (Ulmus sp.), pít tô (Pittosporum sp.). Chân chim hạ long (Schefflera halongensis). Ngoài các loài cây lá rộng như trên, còn có các loài như: các loài Tuế (Cycas spp.), Hoàng ñàn (Cupressus torulosa), Hoàng ñàn giả (Dacrydium elatum), Kim giao (Nageia fleuryi), Thông tre lá ngắn (Podocarpus pilgeri), Thông Pà Cò (Pinus kwangtungensis), Du sam ñá vôi (Keteleeria davidiana var. davaniana), Sam bông sọc nâu (Amentotaxus hatuyenensis), Sam bông sọc trắng (Amentotaxus

yunnanensis), Thông ñỏ (Taxus chinensis), Sam kim hỷ (Pseudotsuga chinensis), Bách vàng (Xanthocyparis vietnamensis). Tầng thấp chủ yếu là các loài cây như Thanh hương (Pistacia

weimanifolia), Cồng (Calophyllum bonii), Mắc mật (Clausena indica), Huyết giác (Dracaena cambodiana), Han (Laportea sp.), Thu hải ñường (Begonia sp.), Mã hồ (Mahonia

nepalensis), Cỏ lá tre (Setaria palmifolia), v.v.

d) Rừng lùn cây lá rộng ñỉnh núi ñá vôi (Short broadleave forest on top of limestone)

Cấu trúc rừng chỉ có một tầng với những cây gỗ nhỏ chiều cao khoảng 6-10 m. Các loài ñặc trưng như: Tuế (Cycas spp.), Thiết sam giả (Pseudotsuga chinensis), Thiết sam giả lá ngắn (P. brevifolia ), Thiết sam ñông bắc (Tsuga chinensis), Hồi núi (Illicium griffithii), các loài Ngũ gia bì (Schefflera spp), Dẻ (Quercus spp., Lithocarpus spp.), Chè núi (Ternstroemia japonica), Pistacia weimanifolia), ðỗ quyên (Ericaceae) như: Rhododendron spp., Vaccinium dunalianum và các loài re (Cinnamomum sp.), Lài núi (Jasminum lanceolarium), Câng (Tirpitrzia sinensis), v.v.

4. Hệ sinh thái rừng lá kim tự nhiên (Natural needle leave forests)

Hệ sinh thái rừng lá kim gồm 2 dạng: hệ sinh thái rừng lá kim á nhiệt ñới núi thấp phân bố chủ yếu ở vùng núi như Yên Châu, Mộc Châu (Sơn La), Nghệ An, Hà Giang, ðà Lạt (Lâm ðồng), v.v, và hệ sinh thái rừng lá kim ôn ñới núi cao trung bình phân bố chủ yếu ở Sa Pa (Lào Cai), Tuần Giáo (Lai Châu) Hà Giang, Tây Côn Lĩnh (Cao Bằng), Chư Yang Sinh (Nam Trung Bộ), Lâm ðồng, v.v. Các hệ sinh thái rừng lá kim tự nhiên gồm:

a) Hệ sinh thái rừng lá kim á nhiệt ñới núi thấp (Lowland sub-tropical needle leave forest)

Ở miền Nam, tầng cây gỗ chủ yếu Thông nhựa (Pinus merkusii), Thông ba lá (Pinus kesiya) mọc lẫn với Trà beng (Dipterocarpus obtusifolius). Ở miền Bắc, ñiển hình là cây Du sam (Keteleeria davidiana), Thông nhựa (Pinus merkusii). Có 2 kiểu phụ thuộc hệ sinh thái này:

• Kiểu phụ miền thân thuộc với khu hệ thực vật Ấn ðộ - Myanma: Ở miền Nam ñặc trưng rừng thông nhựa (Pinus merkusii) tự nhiên với các loài mọc xen lẫn như Dầu trà beng (Dipterocarpus obtusifolius), Dẻ ñá (Lithocarpus harmandii), Giổi bà (Michelia bailonii), v.v. Tầng cây bụi thấp thường có loài Chua nem (Vaccinium

chevalierri) và Vối thuốc (Schima crenata). Tầng thảm tươi gồm có cỏ Guột (Dicranopteris linearis), Quyết (Nephrolepis hirsuta). v.v.

• Ở miền Bắc, tại Quảng Yên (Quảng Ninh), có các loài mọc xen như Lim xanh

Page 25: BÁO CÁO CU ỐI CÙNG - vietnam-redd.org projects/UN-REDD VN/Tieng... · bÁo cÁo cu Ối cÙng phÂn vÙng sinh thÁi lÂm nghi Ệp Ở vi Ệt nam

20

(Erythrophoeum fordii Olive), Dẻ gai (Castanopsis tribuloides), Re (Cinnamomun sp). Tầng cây bụi gồm có chua nem (Vaccinium chevalierri), Hoắc quang (Wendlandtis glabrata)

• Kiểu phụ miền thực vật thân thuộc với khu hệ thực vật Himalaya - Vân Nam - Quí

Châu: ðặc trưng là rừng Thông ba lá (Pinus kesiya) mọc xen lẫn với các loài dẻ như Quercus helferiana, Lithocarpus dealbata, Lithocarpus pynostachya, v.v. Ngoài ra còn có các loài trong họ ðỗ quyên (Ericaceae).

Ở cao nguyên Mộc Châu (Sơn La), Thuận Châu (Lai Châu), v.v, có Du sam (Keteleeria davidiana) chiếm ưu thế ở tầng trên với các loài dẻ rụng lá như Quercus

griffthii, Quercus serrata, Quercus acutissima v.v…và các loài cây trong họ Re (Lauraceae).

b) Hệ sinh thái rừng lá kim ôn ñới núi cao trung bình (Temperate needle leave forests on medium mountain):

Trong vành ñai này, rừng cây lá kim mọc thuần loài như Pơ mu (Fokienia hodginsii), Sa mu (Cunninghamia lanceolata), Thông nàng (Podocarpus imbricatus). Mọc xen với Pơ mu còn có Thông lá dẹp (Ducampopimus krempfii ), Thông năm lá ðà lạt (Pinus dalatnensis). Ngoài ra, ở vành ñai ôn ñới núi cao thuộc dãy núi Phan Xi Păng trên ñộ cao 2.400 - 2.900 m còn có Thiết sam (Tsuga yunnanensis ), ở ñộ cao trên 2,600 m (Abies pindrow ), v.v.

Kiểu phụ cho hệ sinh thái này là kiểu phụ miền thực vật thân thuộc với khu hệ thực vật Bắc Việt Nam - Nam Trung Hoa. Kiểu phụ này ñược phát hiện ở Mường Phăng, ñộ cao 1335 m so với mực nước biển với 3 tấng chính ưu thế là Tô hạp (Calocedrus macrolepis) cao ñến 35 m. mọc hỗn loài với Actinodaphne sinensis, Phoebe sp, Litsea baviensis v.v… thuộc họ Re (Lauraceae), và dẻ gai (Castanopsis hickelii) thuộc họ Dẻ (Fagaceae). Tầng A2 cao từ 10 - 20 m bao gồm một số loài cây thuộc họ Re (Lauraceae), họ Bồ hòn (Sapindaceae), họ Máu chó (Myristicaceae) và họ Du (Ulmaceae). Tầng B gồm một số loài cây Blastus sp, Cau rừng (Pinanga baviensis ), loài Lasianthus sp, dương xỉ thân gỗ (Gymnosphoera podophylla ), Sặt (Arundinaria sp).

5. Hệ sinh thái rừng thưa cây họ dầu (Dry dipterocarp forest)

Rừng khộp phân bố tập trung ở tỉnh ðắc Lắc, Gia Lai. Ngoài ra còn có ở Di Linh (Lâm ðồng) và những ñám rừng khộp nhỏ phân bố ở Ninh Thuận, Bình Thuận, Sông Bé, Tây

Ninh. Về vĩ ñộ, rừng khộp phân bố từ vĩ ñộ 14oB (Gia Lai) ñến vĩ ñộ 11

o B (Tây Ninh). Về

ñộ cao so với mực nước biển, rừng khộp phân bố tập trung ở ñộ cao từ 400 - 800 m.

Khu hệ thực vật rừng khộp có liên quan ñến khu hệ thực vật Malaixia - Inñônêxia với tổ thành loài cây họ Dầu (Dipterocarpaceae) chiếm ưu thế. Khu hệ thực vật rừng khộp bao gồm 309 loài cây thuộc 204 chi, 68 họ, trong ñó có hơn 90 loài cây gỗ với 54 loài cây gỗ lớn, gỗ trung bình.

Ngoài những loài cây họ Dầu chiếm ưu thế còn có: Cẩm xe (Xylia xylocarpa) thuộc họ Trinh nữ (Mimosaceae), Lọng bàng (Dilleniahe terosepala) thuộc họ Dilleniaceae, ðẻn (Vitex pendencularia) thuộc họ Verbenaceae, Mà ca (Buchanania arborescens) thuộc họ

Page 26: BÁO CÁO CU ỐI CÙNG - vietnam-redd.org projects/UN-REDD VN/Tieng... · bÁo cÁo cu Ối cÙng phÂn vÙng sinh thÁi lÂm nghi Ệp Ở vi Ệt nam

21

Anacardiaceae v.v. Ở ñiều kiện lập ñịa tốt, có thể xuất hiện một số loài cây có giá trị như Giáng hương (Pterocarpus macrocarpus), Cẩm lai (Dalbergia bariensis), v.v. Dưới ñây giới thiệu 4 ưu hợp cây họ dầu phổ biến.

• Ưu hợp cẩm liên (Shorea siamensis): Cẩm liên mọc hỗn giao với hai loài cây phổ biến là dầu ñồng (Dipterocarpus tuberculatus) và Giáng hương (Pterocarpus

macrocarpus). Ngoài ra còn có các loài cây Cà chít (Shorea obtusa), Gáo (Nauclea spp.), Sang lẻ (Lagestroemia spp.), v.v.

• Ưu hợp cà chít (Shorea obtusa): Cà chít chiếm ưu thế ñến 50% cá thể. Ngoài ra còn mọc hỗn giao với Cẩm liên (Shorea siamensis), Dầu trà beng (Dipterocarpus

obtusifolius), v.v.

• Ưu hợp dầu ñồng (Dipterocarpus tuberculatus): Ba loài cây phổ biến hỗn giao với dầu ñồng là chiêu liêu lông, cẩm liên liên (Shorea siamensis), cà chít (Shorea

obtusa), trong ñó dầu ñồng và cẩm liên ñóng góp phần lớn vào trữ lượng rừng.

• Ưu hợp dầu trà beng (Dipterocarpus obtusifolius): Ưu hợp này phân bố tập trung ở ñộ cao so với mực nước biển từ 600 - 900 m thuộc các tỉnh ðắc Lắc, Gia Lai, Lâm ðồng.

6. Hệ sinh thái rừng ngập mặn (Mangrove forests)

Hệ sinh thái rừng ngập mặn phân bố dọc bờ biển Việt Nam thuộc 28 tỉnh và thành phố. Phan Nguyên Hồng (1999) ñã chia vùng phân bố rừng ngập mặn Việt Nam thành 4 khu vực với 12 tiểu khu và xác ñịnh ñiều kiện sinh thái cho từng tiểu khu: khu vực I - ven biển ðông Bắc; khu vực II - ven biển ñồng bằng Bắc Bộ; khu vực III - ven biển Trung Bộ từ mũi Lạch Trường ñến mũi Vũng Tầu; và khu vực IV - ven biển từ Vũng Tàu ñến ñến mũi Nãi, Hà Tiên (ven biển phía tây bán ñảo Cà Mau).

Các ñại diện cho hệ sinh thái này chủ yếu các cây ưa mặn: ðước (Rhizophora apiculata), ðước ñôi (R. Mucronata), Vẹt khang (Brugyeria parviflora), Vẹt trụ (B. Gymnorhiza), Trang

(Kandelia ovata) thuộc họ ðước (Rhizophoraceae); Mắm biển (Avicennia marina). Mắm trắng (A. Alba), Mắm ñen (A. Oficinalis) thuộc họ mắm (Avicenniaceae); Bần chua

(Sonneratia alba), Bần sẻ (S. Caseolaris) thuộc họ Bần (Sonneratiaceae); Chà là (Phoenix

paludosa) thuộc họ Dừa (Palmae).

7. Hệ sinh thái rừng tràm (Melaleuca cajuputi)

Hệ sinh thái này phân bố tập trung ở 7 tỉnh ñồng bằng sông Cửu Long, hình thành nên ba vùng sau ñây: i) vùng ðồng Tháp Mười thuộc ba tỉnh Long An, Tiền Giang và ðồng Tháp ; ii) vùng Tứ Giác Long Xuyên thuộc hai tỉnh An Giang và Kiên Giang ; và iii) vùng U Minh Thượng và U Minh Hạ thuộc tỉnh Cà Mau và Kiên Giang.

Trước ñây, loài tràm ñược xác ñịnh tên khoa học là Melaleuca leucodendron. Từ năm 1993, tên khoa học loài tràm ñã ñược xác ñịnh lại là Melaleuca cajuputi (Scott Poynton, 1993). Loài tràm ở Việt Nam có ít nhất 4 chủng (variete) là tràm cừ, tràm gió, tràm bụi và tràm bưng. Tràm cừ và tràm gió phân bố tự nhiên trên ñất phèn ở ñồng bằng sông Cửu Long.

Page 27: BÁO CÁO CU ỐI CÙNG - vietnam-redd.org projects/UN-REDD VN/Tieng... · bÁo cÁo cu Ối cÙng phÂn vÙng sinh thÁi lÂm nghi Ệp Ở vi Ệt nam

22

Tràm bụi và tràm bưng phân bố tự nhiên ở Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế. Do hệ sinh thái rừng tràm hình thành trong ñiều kiện môi trường ñặc biệt là úng phèn, chỉ có một số loài cây thích nghi tồn tại ñược nên cấu trúc rừng ñơn giản hơn nhiều so với hệ sinh thái rừng hỗn loài thường xanh.

8. Hệ sinh thái rừng tre nứa (Bamboo forest.)

Tre nứa là tên gọi chung cho các loài thực vật thuộc phân họ Tre ( Bambusoidae), họ Hoà thảo (Gramineae hay Poaceae). Tre nứa phân bố rộng từ vùng nhiệt ñới, á nhiệt ñới ñến ôn

ñới, từ 51o vĩ ñộ bắc ñến 47

o vĩ ñộ nam. Trên thế giới có khoảng 1.300 loài thuộc hơn 70 chi,

phân bố ở 3 vùng chính: Châu á Thái Bình Dương, Châu Mỹ và Châu Phi, trong ñó vùng Châu Á Thái Bình Dương là trung tâm phân bố tre nứa chiếm khoảng 80% tổng số loài và diện tích toàn thế giới (Lin, 2000).

Việt Nam là một trong những vùng trung tâm phân bố tre nứa trên thế giới. Tre nứa ở Việt Nam có 133 loài thuộc 24 chi. Các HSTR tre nứa Việt Nam gồm các dạng như sau:

• Hệ sinh thái rừng luồng (Dendrocalamus barbatus)

Luồng có tên khoa học là Dendrocalamus barbatus Hsueh et Li, trước ñây ñược gọi là Dendrocalamus membranaceus. Luồng phân bố ở nhiều ở các tỉnh như Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Sơn La, v.v, nhưng tập trung nhiều nhất ở Thanh Hoá. Luồng mọc tự nhiên mới ñược ghi nhận có ở dọc sông Mã, Sơn La, còn lại hầu hết là rừng luồng trồng.

• Hệ sinh thái rừng vầu (Acidosasa và Indosasa)

Vầu là tên gọi chung cho một số loài tre mọc tản thuộc chi Acidosasa và Indosasa, bao gồm một số loài chính như: vầu ñắng (Indosasa sp.), vầu lá nhỏ (Indosasa

amabilis), vầu ngọt (Acidosasa sp.), vầu xanh (Acidosasa sp.), v.v. Trong các loài vầu ở nước ta thì vầu ñắng có ý nghĩa lớn nhất, do diện tích tương ñối rộng, phân bố khá tập trung, kích thước lớn và giá trị kinh tế cao. Do ñó, trong phần này sẽ giới thiệu về loài vầu ñắng. Vầu phân bố nhiều ở các tỉnh Lào Cai, Yên Bái, Hà Giang, Tuyên Quang, Bắc Kạn, Phú Thọ, Thái Nguyên, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Sơn La, Hoà Bình, Thanh Hoá, v.v.

• Hệ sinh thái rừng nứa (Neohouzeaua forest)

Nứa là tên gọi chung cho một số loài mọc cụm thuộc chi Schizostachyum, trước ñây ñược xếp vào chi Neohouzeaua, trong ñó loài nứa lá to (Schizostachyum funghomii) và nứa lá nhỏ (Schizostachyum pseudolima) có phân bố rộng, diện tích lớn và có nhiều ý nghĩa kinh tế. Nứa lá nhỏ phân bố rộng hầu khắp cả nước, nhưng tập trung nhiều ở vùng Trung tâm Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ.

• Hệ sinh thái rừng lồ ô (Bambusa balcoa)

Lồ ô có nhiều tên gọi khác nhau nhưng hiện nay thống nhất như sau (Bambusa

balcoa Roxb.). Lồ ô phân bố khá rộng ở Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và ðông Nam bộ, nhưng tập trung nhiều nhất ở vùng ðông Nam Bộ, nhất là tỉnh Bình Phước.

Page 28: BÁO CÁO CU ỐI CÙNG - vietnam-redd.org projects/UN-REDD VN/Tieng... · bÁo cÁo cu Ối cÙng phÂn vÙng sinh thÁi lÂm nghi Ệp Ở vi Ệt nam

23

3.3 Các hệ thống phân loại rừng

Nửa thế kỷ vừa qua trên các cơ sở khoa học khác nhau, mục tiêu sử dụng khác nhau , rừng

Việt nam ñược phân loại theo các phương pháp luận cũng khác nhau, và cho các kết quả rất

phong phú và ñã ñược áp dụng trong thực tiễn kinh doanh rừng, quy hoạch-quản lý rừng

trong cả nước. Các cơ sở lý thuyết và phương pháp luận cũng ñược tham khảo, nghiên cứu,

giảng dạy ñạt ñược cũng ở các mức ñộ khác nhau.

Hệ thống phân loại dựa trên cơ sở hệ sinh thái, với 5 nhân tố chính chi phối việc phát sinh, phát triển của rừng nhiệt ñới Việt Nam ñạt tiếng vang trong thập kỷ 60, nhưng 14 kiểu rừng, ngoài giá trị lý thuyết, lại không ñược áp dụng ñáng kể. Trong khi hệ thống phân chia hiện trạng rừng thành 4 loại của nước ðức chuyển giao vào Việt Nam cuối thập kỷ 50 không kèm theo phương pháp luận nào, thì lại ñược sử dụng rộng rãi, liên tục, do tính ñơn giản, tính bao quát thực tế, lại gắn với phân cấp trữ lượng gỗ, ñã có nhiều lần bổ sung cải tiến cho ñến ngày nay. Trong báo cáo này, 5 hệ thống phân loại rừng chính ñược trình bày như sau.

3.3.1 Hệ thống phân loại rừng theo hiện trạng

Năm 1959, hệ thống phân loại rừng của Cộng hòa dân chủ ðức do Loeschau chuyển giao vào Việt nam gồm 4 loại rừng:

Loại IV: Rừng nguyên sinh hoặc bị tác ñộng chưa ñáng kể, gồm các hệ sinh thái tự nhiên, có kết cấu ñược coi là sản phẩm của các nhân tố sinh thái phát sinh, có trữ lượng, sản lượng và chủng loại lâm sản cao tự nhiên, mà không theo phương hướng chọn lọc của nền kinh tế. Rừng loại IV gồm IVa và IVb biểu thị rừng nguyên sinh và rừng trồng ñến tuổi thành thục.

Loại III: Rừng tự nhiên ñã bị tác ñộng ở các mức ñộ khác nhau, vì thế chúng ñang trong giai ñoạn phân hóa (hoặc ñang phục hồi, hoặc ñang thoái hóa). Tùy theo mức ñộ tác ñộng nhiều hay ít, rừng loại III ñược chia nhỏ thành 3 mức ñộ:

• IIIa: Mức ñộ tác ñộng lớn, rừng bị thoái hóa, không còn kết cấu tầng tán bình thường, sản lượng, trữ lượng lâm sản bị suy thoái nghiêm trọng ở các dạng rất nghiêm trọng (IIIa1), dạng thứ 2 bị tác ñộng mạnh, nhưng rừng còn khả năng phục hồi tự nhiên (IIIa2). Sau này trong sản xuất ñã quy ñịnh thêm loại IIIa3 trên mức của IIIa2.

• IIIb: Mức ñộ tác ñộng trung bình thường là khai thác rừng thành thục (loại IV), hoặc rừng sau khai thác (dạng IIIa) ñã phục hồi tuân thủ các quy trình quy phạm nên về cấu trúc, về sản lượng ñã ñáp ứng các cường ñộ khai thác cho phép.

• IIIc: Loại này biểu thị sự tác ñộng ít hoặc nhẹ của con người vào rừng loại IV hoặc rừng loại III ñã phục hồi ñầy ñủ. Loại rừng IIIc ít ñược phân hạng và thông dụng so với IIIa và IIIb.

Loại II: Là rừng non/rừng sào, bao gồm:

• IIa rừng non phục hồi tự nhiên sau khi mất rừng do cháy hoặc do làm nương rẫy.

• IIb là rừng non/rừng sào nhân tạo ñã khép tán, trữ lượng gỗ chưa ñáng kể.

Page 29: BÁO CÁO CU ỐI CÙNG - vietnam-redd.org projects/UN-REDD VN/Tieng... · bÁo cÁo cu Ối cÙng phÂn vÙng sinh thÁi lÂm nghi Ệp Ở vi Ệt nam

24

Loại I: ðất trống ñồi núi trọc, chưa hề có rừng, hoặc ñã mất rừng do khai thác quá mức, lửa rừng hoặc các nguyên nhân khác. Tuy nhiên trừ các bãi cát trắng, trên ñất trống, ñồi núi trọc bao giờ cũng tồn tại thảm cỏ, cây bụi, các cây gỗ tái sinh từ hạt hoặc chồi có chiều cao bằng chiều cao thảm cỏ hoặc chiều cao thảm cây bụi. Trong sử dụng thực tiễn, Viện ðTQHR ñã bổ sung thêm 3 loại phụ, và ñược sử dụng rộng rãi cho ñến ngày nay:

• Ia: ðất trống trọc: Thảm cỏ hoặc cây bụi thưa thớt, ñộ che phủ mặt ñất dưới 30%.

• Ib: ðất trống ñược che phủ bởi thảm cỏ hoặc thảm cây bụi hoặc hỗn hợp giữa chúng, có ñộ che phủ mặt ñất lớn hơn 30%.

• Ic: ðất trống ñồi trọc của dạng Ib nhưng có nhiều cây gỗ non tái sinh. Loại Ic mới ñược quy ñịnh thêm khi chương trình 327 (1992-1997) có hướng dẫn giải pháp khoanh nuôi phục hồi hoặc xúc tiến tái sinh tự nhiên tại những lập ñịa ñã có cây gỗ tái sinh có triển vọng trở thành rừng tự nhiên loại IIa.

Hệ thống phân loại này ñã ñược sử dụng rộng rãi trong sản xuất lâm nghiệp từ giữa thế kỷ XX cho tới ngày nay và ñã ñược ngành lâm nghiệp bổ sung và hoàn thiện dần theo nhu cầu phát triển của ngành. Lần bổ sung mới nhất là ñịnh nghĩa lại rừng theo Thông tư 34/2009/BNN năm 2009. Tuy nhiên hệ thống phân loại này chỉ nhằm mục ñích phục vụ việc phân loại rừng theo trữ lượng hiên tại ñể kinh doanh rừng, khai thác gỗ, mà không dựa vào cơ sở sinh thái, phát sinh, phát triển, hoặc cấu trúc tổ thành của các thảm thực vật.

3.3.2 Phân loại thảm thực vật rừng theo các nhân tố sinh thái phát sinh

Tiếp cận học thuyết “sinh-ñịa-quần lạc” (biogeoceology) của viện sỹ V.N. Sucasov (1957),

và lý thuyết “hệ sinh thái” (ecosystem) của A.G.Tansley (1930), Thái Văn Trừng (1963,

1999) ñã căn cứ vào quan ñiểm sinh thái phát sinh quần thể thực vật ñể phân loại thảm thực

vật rừng Việt Nam. Tư tưởng học thuật của quan ñiểm này là trong một môi trường sinh thái

cụ thể chỉ có thể xuất hiện một kiểu thảm thực vật nguyên sinh nhất ñịnh. Trong môi trường

sinh thái ñó, có 5 nhóm nhân tố sinh thái phát sinh ảnh hưởng quyết ñịnh ñến tổ thành loài

cây rừng, hình thái, cấu trúc và hình thành nên những kiểu thảm thực vật rừng tương ứng.

Căn cứ vào cơ sở lí luận trên, Thái Văn Trừng ñã dùng 5 nhân tố (khí hậu, ñịa hình, thổ

nhưỡng, hệ thực vật, nhân tác) ñể phân loại thảm thực vật rừng Việt Nam thành 14 kiểu rừng

có trên ñất lâm nghiệp như sau:

Các kiểu rừng kín vùng thấp

I. Kiểu rừng kín thường xanh, mưa ẩm nhiệt ñới

II. Kiểu rừng kín nửa rụng lá, ẩm nhiệt ñới

III. Kiểu rừng kín rụng lá, hơi ẩm nhiệt ñới

IV. Kiểu rừng kín lá cứng, hơi khô nhiệt ñới

Các kiểu rừng thưa

V. Kiểu rừng thưa cây lá rộng, hơi khô nhiệt ñới

Page 30: BÁO CÁO CU ỐI CÙNG - vietnam-redd.org projects/UN-REDD VN/Tieng... · bÁo cÁo cu Ối cÙng phÂn vÙng sinh thÁi lÂm nghi Ệp Ở vi Ệt nam

25

VI. Kiểu rừng thưa cây lá kim, hơi khô nhiệt ñới

VII. Kiểu rừng thưa cây lá kim, hơi khô á nhiệt ñới núi thấp

Các kiểu trảng, truông

VIII. Kiểu trảng cây to, cây bụi, cỏ cao khô nhiệt ñới

IX. Kiểu truông bụi gai, hạn nhiệt ñới

Các kiểu rừng kín vùng cao

X. Kiểu rừng kín thường xanh, mưa ẩm á nhiệt ñới núi thấp

XI. Kiểu rừng kín hỗn hợp cây lá rộng lá kim, ẩm á nhiệt ñới núi thấp

XII. Kiểu rừng kín cây lá kim, ẩm ôn ñới ấm núi vừa

Các kiểu quần hệ khô lạnh vùng cao

XIII. Kiểu quần hệ khô vùng cao

XIV. Kiểu quần hệ lạnh vùng cao

Trong mỗi kiểu thảm thực vật lại chia thành các kiểu phụ miền (phụ thuộc vào tổ thành thực vật), kiểu phụ thổ nhưỡng (phụ thuộc vào ñiều kiện ñất), kiểu phụ nhân tác (phụ thuộc vào tác ñộng của con người) và trong mỗi kiểu phụ ñó tuỳ theo ñộ ưu thế của loài cây mà hình thành nên những phức hợp, ưu hợp và quần hợp tự nhiên khác nhau. Như vậy, bức tranh hệ sinh thái rừng nước ta rất ña dạng và phong phú thông qua hệ thống phân loại của Thái văn Trừng.

3.3.3 Phân loại các hệ sinh thái theo ñai cao và ñiều kiện sinh thái

Trần Ngũ Phương (1970) ñã ñề xuất bảng phân loại rừng miền bắc Việt Nam theo các yếu tố ñất ñai, khí hậu, ñộ cao, và nhân tố ñặc trưng của rừng ñể phân loại rừng miền bắc thành 3 ñai rừng. Trong mỗi ñai, chứa ñựng một hoặc một số kiểu rừng cơ bản:

A. ðai rừng nhiệt ñới mưa mùa:

• Kiểu rừng nhiệt ñới lá rộng thường xanh ngập mặn

• Kiểu rừng nhiệt ñới mưa mùa lá rộng thường xanh

• Kiểu rừng nhiệt ñới ẩm lá rộng thường xanh

• Kiểu rừng nhiệt ñới lá rộng thung lũng

• Kiểu rừng nhiệt ñới lá rộng thường xanh núi ñá vôi

B. ðai rừng á nhiệt ñới mưa mùa:

• Kiểu rừng á nhiệt ñới lá rộng thường xanh

• Kiểu rừng á nhiệt ñới lá kim trên núi ñá vôi

• Kiểu rừng á nhiệt ñới lá kim trên núi ñất

Page 31: BÁO CÁO CU ỐI CÙNG - vietnam-redd.org projects/UN-REDD VN/Tieng... · bÁo cÁo cu Ối cÙng phÂn vÙng sinh thÁi lÂm nghi Ệp Ở vi Ệt nam

26

C. ðai rừng á nhiệt ñới mưa mùa núi cao

• ðai này có 3 loại hình: Pơ mu (Fokienia hodginsii), Sa mộc (Cunninghamia lanceolata), ðỗ quyên (Rhododendron simsii).

Hệ phân loại này là thành quả bước ñầu nghiên cứu lâm sinh học rừng miền Bắc Việt Nam, báo cáo tại Hội nghị lâm nghiệp Bắc Kinh 1967, xuất bản 1970.

3.3.4 Thang phân loại rừng của UNESCO

UNESCO (1973) ñã phân loại thảm rừng nói chung thành 4 lớp quần hệ. Tại Việt nam chỉ có 2 lớp là: lớp quần hệ rừng rậm và lớp quần hệ rừng thưa.

Mỗi lớp quần hệ lại chia thành các phân lớp, mỗi phân lớp lại chia thành các nhóm quần hệ và sau ñó mới ñến ñơn vị quần hệ. Mỗi quần hệ lại ñược chia thành các phân quần hệ và dưới ñó là quần hợp. Căn cứ vào nguyên tắc phân loại như trên, thảm thực vật rừng Việt Nam ñược phân loại khá phức tạp như sau:

I. Lớp quần hệ rừng rậm gồm 3 phân lớp chính là: rừng thường xanh, rừng rụng lá và rừng khô.

1. Phân lớp quần hệ rừng thường xanh nhiệt ñới:

a) Nhóm quần hệ rừng mưa thường xanh

b) Nhóm quần hệ rừng mưa mùa thường xanh:

• Rừng ñất thấp

• Rừng núi thấp

• Rừng núi vừa

• Rừng núi cao

• Rừng núi ñá vôi thấp

• Rừng núi ñá vôi trung bình

• Rừng bãi cát ven biển

• Rừng trên ñất phù sa

• Rừng ngập nước

• Rừng sú vẹt

• Rừng thông trên núi thấp

• Rừng tre nứa trên núi thấp

c) Nhóm quần hệ rừng nửa rụng lá nhiệt ñới:

• Rừng nửa rụng lá nhiệt ñới trên ñất thấp

• Rừng nửa rụng lá nhiệt ñới trên núi thấp

Page 32: BÁO CÁO CU ỐI CÙNG - vietnam-redd.org projects/UN-REDD VN/Tieng... · bÁo cÁo cu Ối cÙng phÂn vÙng sinh thÁi lÂm nghi Ệp Ở vi Ệt nam

27

• Rừng nửa rụng lá nhiệt ñới trên núi ñá vôi

• Rừng nửa rụng lá nhiệt ñới trên núi cao trung bình

2. Phân lớp quần hệ rừng rụng lá nhiệt ñới

• Rừng rụng lá nhiệt ñới

3. Phân lớp quần hệ rừng khô nhiệt ñới

a) Nhóm quần hệ rừng lá cứng khô

b) Nhóm quần hệ rừng gai:

• Rừng gai nửa rụng lá

• Rừng gai rụng lá

II. Lớp quần hệ: Rừng thưa

Lớp quần hệ này có 3 phân lớp quần hệ:

1. Phân lớp quần hệ rừng thưa thường xanh:

a) Nhóm quần hệ rừng thưa lá rộng:

• Rừng trên ñất thấp

• Rừng trên núi thấp

b) Nhóm quần hệ rừng lá kim

2. Phân lớp quần hệ lá rộng rụng lá vùng núi và vùng ñất thấp

3. Phân lớp quần hệ rừng thưa khô:

a) Nhóm quần hệ rừng thưa lá cứng khô

b) Nhóm quần hệ rừng thưa có gai:

• Rừng gai nửa rụng lá

• Rừng gai thường xanh

Phân loại thảm thực vật rừng của Thái Văn Trừng, Trần Ngũ Phương và UNESCO ñã khẳng

ñịnh tính ña dạng của hệ sinh thái rừng Việt Nam, với 5 nhân tố sinh thái, nhưng ñến nay vẫn

chỉ là các công trình lý thuyết, chưa ñược sử dụng nhiều, hoặc mới ñược sử dụng từng phần

trong thực tiễn sản xuất.

3.3.5 Phân loại HSTR tự nhiên theo Cẩm nang ngành Lâm nghiệp

Trên cơ sở 5 nhóm nhân tố sinh thái ñã mô tả trên, Phùng Ngọc Lan và cs (2006) ñã hệ thống lại, sắp xếp lại thành 8 hệ sinh thái chủ yếu theo ñiều kiện sinh thái và ñặc ñiểm cấu trúc nội tại mỗi kiểu. Mỗi hệ ñược coi là một kiểu rừng chính, mỗi kiểu rừng còn có các kiểu phụ miền và các ưu hợp chỉ thị. Mỗi hệ sinh thái ñược mô tả kỹ các ñặc tính: Phân bố, sinh thái và cấu trúc. Các hệ sinh thái rừng tự nhiên là:

Page 33: BÁO CÁO CU ỐI CÙNG - vietnam-redd.org projects/UN-REDD VN/Tieng... · bÁo cÁo cu Ối cÙng phÂn vÙng sinh thÁi lÂm nghi Ệp Ở vi Ệt nam

28

• Rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt ñới

• Rừng kín nửa rụng lá ẩm nhiệt ñới

• Rừng lá rộng thường xanh trên núi ñá vôi

• Rừng lá kim tự nhiên

• Rừng thưa cây họ dầu

• Rừng ngập mặn

• Rừng tràm

• Rừng tre nứa

Cách phân chia các hệ sinh thái tự nhiên này phần nào ñó giống như phân loại hiện trạng, nhưng ñược giải thích kỹ ñặc ñiểm kết cấu nội tại khu rừng và hoàn cảnh phát sinh phát triển của chúng. ðây cũng chính là cơ sở ñể công trình này tiếp cận.

3.3.6 Các kiểu rừng sử dụng trong phân vùng STLN

Các HSTR nguyên sinh là bằng chứng quan trọng chứng minh các ñiều kiện sinh thái ñã

hình thành và ñảm bảo sự tồn tại lâu ñời của chúng trên các vùng lãnh thổ Việt Nam. Song,

trong quá trình phát triển lâu ñời, chính các nhân tố sinh thái cũng thay ñổi hoặc từ từ, hoặc

ñột xuất, ñặc biệt là nhân tố con người (nhân tác) ñã ñể lại cho thế hệ chúng ta một bức khảm

phong phú nhưng quá phức tạp các loại rừng, ña phần là thứ sinh hoặc nhân tạo, mà vừa

ñược trình bày tóm tắt cả phương pháp luận, cả hiệu quả áp dụng của từng hệ thống ñể có ñủ

cơ sở chọn lọc các kiểu rừng chính (tương ñương hệ sinh thái) trong phân vùng lãnh thổ.

Trong 10 kiểu rừng ñã chọn lọc lần này ñã bao gồm ñầy ñủ các kiểu rừng tự nhiên, của hệ

thống phân loại theo Cẩm nang ngành lâm nghiệp, ñồng thời bổ sung ñầy ñủ các kiểu rừng

thứ sinh ñang trong quá trình diễn thế, và cũng ñã ñưa vào cả các hệ rừng trồng, các loại

thảm thực vật chưa thành rừng (trảng, truông theo Thái văn Trừng, 1963; Ib, Ic theo phân

loại hiện trạng bổ sung) ñể bao quát mọi hình thái thảm thực vật rừng hiện có.

Bảng 3 liệt kê tên 10 kiểu rừng chính và ký hiệu (mã số) mỗi kiểu rừng, với 4 kiểu phụ cho khối rừng tự nhiên hỗn loại.

Page 34: BÁO CÁO CU ỐI CÙNG - vietnam-redd.org projects/UN-REDD VN/Tieng... · bÁo cÁo cu Ối cÙng phÂn vÙng sinh thÁi lÂm nghi Ệp Ở vi Ệt nam

29

Bảng 3. Các kiểu rừng chính ở Việt Nam

Ký hiệu Kiểu rừng

I. Rừng kín, hỗn loài, lá rộng thường xanh mưa ẩm. Các kiểu phụ gồm:

- I1: vùng thấp < 700 m ở miền Bắc và < 1000 m ở miền Nam

- I2: vùng thấp Nam Bộ, ưu hợp họ Dầu

- I3: ðồi (<300m), núi thấp (300-700m), trung bình (700-1500m) ở miền Bắc; núi thấp (500 – 1000m); núi trung bình (1000-2000m) ở miền Nam (theo cẩm nang)

- I4: Núi cao > 1500m ở miền Bắc, >2000m ở miền Nam

II Rừng hỗn loài nửa rụng lá

III Rừng hỗn loài trên núi ñá vôi

IV Rừng lá kim, hỗn loài lá rộng lá kim

V Rừng thưa, khô lá rộng rụng lá theo mùa, ưu thế họ Dầu (khộp)

VI Rừng ngập mặn ven biển

VII Rừng úng phèn (rừng Tràm)

VIII Rừng tre nứa và hỗn loài cây gỗ + tre nứa

IX Rừng trồng các loại

4 Cơ sở khoa học của các tiêu chí cho phân vùng STLN

Về lý thuyết, tiêu chí quan trọng nhất ñể phân vùng STLN là sự phân bố tự nhiên của của các

HST (hay kiểu rừng trên phạm vi ñơn vị phân chia, vì vậy nếu ñã có HST nguyên sinh, mà

cao ñỉnh gọi là climax nào ñó, thì các nhân tố sinh thái chỉ còn là hệ thống lý thuyết tạo ra

hoàn cảnh môi trường hình thành nên HST ñó ñể tham khảo. Song trong ña số trường hợp tại

cấp phân vị thấp, như tiểu vùng, khi HST nguyên sinh không còn nữa thì cần tới các tiêu chí

tạo ra môi trường phát sinh và phát triển của HST ñó theo nguyên lý “hoàn cảnh sinh thái

nào thì tạo ra kiểu rừng ñó”. ðây chính là cơ sở ñể dự báo hoặc tại ñây ñã từng tồn tại HST

nguyên sinh này, hoặc diễn thế thứ sinh các kiểu rừng hiện tại ñang theo xu hướng phục hồi

lại nguyên mẫu HST nguyên sinh ñó.

Trong phạm vi công trình chuyên sâu về sinh thái rừng, khi xem xét 5 nhân tố sinh thái phát

sinh thì nhân tố thứ 5 “nhân tác” là ý chí con người, thân thiện hay tàn phá thiên nhiên, nó ñã

từng học ñược nhiều bài học và quyết ñịnh hướng ñi cho tương lai. Nhân tố “khu hệ thực

vật” là chân lý thực tiễn xác nhận tính ñúng ñắn của sự phân bố tự nhiên các kiểu rừng

nguyên sinh, nhưng nay bị thay bằng các kiểu trung gian, hoặc ñang suy thoái, hoặc ñang

phục hồi, và phải ñược coi là các ñối tượng hiện thực khách quan của lý thuyết phân vùng.

Ba tiêu chí sinh thái còn lại, gọi tắt là khí hậu, ñịa hình, thổ nhưỡng là ba hệ thống quan

Page 35: BÁO CÁO CU ỐI CÙNG - vietnam-redd.org projects/UN-REDD VN/Tieng... · bÁo cÁo cu Ối cÙng phÂn vÙng sinh thÁi lÂm nghi Ệp Ở vi Ệt nam

30

trọng nhất ñể tạo ra môi trường phát sinh của các kiểu rừng mà ta phân vùng, song trong

từng phân vị (cấp phân vùng), từng trường hợp cụ thể nhân tố nào là chủ ñạo, nhân tố nào ít

gây tác ñộng lại là do tính quy luật của các kết quả nghiên cứu, hoặc kinh nghiệm chuyên gia

chỉ ra. Ví dụ các chỉ tiêu khí hậu khác nhau rõ rệt và chi phối rõ trong phạm vi các phân vị

lớn như Miền, vùng, trong khi ñó các chỉ tiêu về ñất lại ảnh hưởng rõ rệt trong các phân vị

nhỏ như vùng, tiểu vùng hoặc nhỏ hơn nữa.

Ba lĩnh vực này là 3 ngành chuyên môn ñộc lập, ñã từng ñược nghiên cứu ñầy ñủ, ñược phân

vùng tự nhiên trên lãnh thổ Việt Nam, hoặc phân vùng ứng dụng theo từng lĩnh vực cho các

ngành kinh tế liên quan khác (mô tả chi tiết trong mục 2.1 về phân vùng lãnh thổ, hoặc như

ngành khí hậu ngoài phân vùng khí hậu tự nhiên, còn có phân vùng khí hậu ứng dụng cho

nông nghiệp, xây dựng – tại tiết mục 4.1 dưới ñây. Như vậy, so với phân vùng STLN, các

ngành chuyên môn này ñã tiến một bước xa hơn, và chúng tôi ghi nhận trong các phần dưới

ñây là tóm tắt các thành tựu chính của mỗi lĩnh vực về phân vùng lãnh thổ.

Trong sự liên quan như một nhân tố sinh thái của sự hình thành và phát triển các HSTR, mỗi

nhân tố ñã kiến nghị các tiêu chí và chỉ tiêu (C&I) hỗ trợ cho ngành lâm nghiệp lựa chọn,

các khuyến nghị cho mỗi phân vị khi phân vùng STLN.

4.1 Khí hậu - thủy văn

4.1.1. Kinh nghiệm quốc tế

Trên thế giới có nhiều hệ thống, nhiều phương pháp phù hợp cho các ñiều kiện khác nhau, thường phân loại khí hậu theo các hệ thống sau ñây:

• Phân loại của Koppen (1918-1936). Trên cơ sở kết hợp chỉ số nhiệt ñộ, lượng mưa. Sau này Trewartha bổ sung kết hợp thành hệ thống Koppen-Trewartha, tạo ra hệ thống phân loại khí hậu thế giới 7 nhóm từ A ñến H, từ vùng quá nóng ñến vùng cực lạnh, ñặc trưng bởi chỉ số : “số tháng có nhiệt ñộ trung bình bằng hoặc trên 18OC, từ nhóm C thì so với nhiệt ñộ trên 10OC.

• Hệ Thornthwaite: Là hệ thống Koppen có kết hợp giám sát sự bốc thoát hơi nước trong một khu vực. Nó cũng sử dụng chỉ số ẩm và ñộ khô cằn ñể biết lượng ẩm ñã ñược thảm thực vật sử dụng.

• Phân loại của Holdridge (1947, 1967). ðây là hệ thống “sinh khí hậu” ñể phân loại ñất ñai và lập bản ñồ, áp dụng trên toàn cầu. Hệ thống ñược tích hợp từ 3 chỉ số là: Nhiệt ñộ sinh học, vĩ ñộ, ñai cao.

• Ngyên tắc phân vùng sinh thái của FAO (Zhu, 1997; Preto, 1998). ðây là hệ thống phân loại khí hậu có yếu tố sinh thái rừng.

Page 36: BÁO CÁO CU ỐI CÙNG - vietnam-redd.org projects/UN-REDD VN/Tieng... · bÁo cÁo cu Ối cÙng phÂn vÙng sinh thÁi lÂm nghi Ệp Ở vi Ệt nam

31

4.1.2. Phân vùng lãnh thổ theo khí hậu

Việt Nam ñã nghiên cứu việc phân vùng lãnh thổ theo chuyên ngành khí hậu gọi tên là Phân vùng khí hậu miền Bắc Việt Nam (1964), Phân vùng khí hậu tự nhiên (Nguyễn Hữu Tài, 1985, Nguyễn ðức Ngữ & Nguyễn Trọng Hiệu, 2004). Hệ thống này ñang ñược sử dụng rộng rãi trong cả nước, với 7 vùng khí hậu là: ðông Bắc, Tây Bắc, ðồng bằng Bắc bộ, Bắc Trung Bộ, Duyên hải Nam Trung bộ, Tây nguyên và Nam bộ.

Nhiều công trình nghiên cứu về Phân vùng khí hậu cho nhiều chuyên ngành khác như Phân vùng khí hậu xây dựng (Trần Việt Liễn, 1984, 2002); Phân vùng khí hậu nông nghiệp (Lê Quang Huỳnh, 1985)

4.4.3. Phân vị

Các sơ ñồ phân vùng khí hậu tự nhiên Việt Nam của Nguyễn Hữu Tài (1985), Nguyễn ðức Ngữ & Nguyễn Trọng Hiệu (2004) có một hệ thống chỉ tiêu khá tương ñồng, có thể mô tả tóm tắt như sau:

• Miền khí hậu: là cấp phân vị dùng ñể thể hiện sự khác biệt về khí hậu có liên quan ñến ảnh hưởng của gió mùa mùa ñông trong ñó sự hạ thấp của nhiệt ñộ mùa ñông dẫn ñến hình thành 2 mùa nóng lạnh có vai trò quyết ñịnh.

• Vùng khí hậu: là cấp cơ sở của sơ ñồ, thể hiện sự khác nhau về khí hậu có liên quan ñến ảnh hưởng của gió mùa mùa hè dẫn ñến sự khác nhau về mùa mưa ở các vùng.

• Tiểu vùng khí hậu: là cấp phân vị bổ xung nhằm thể hiện chi tiết hơn sự phân hóa khí hậu trong mỗi vùng, ñược biểu hiện qua nhiều ñặc trưng khí hậu khác nhau.

4.4.3. Tiêu chí và các khuyến nghị phân vùng STLN

• Miền khí hậu:

Chỉ tiêu chính ñể phân vùng miền khí hậu là biên ñộ năm của nhiệt ñộ (∆tOC). Chỉ số sử

dụng ñể phân chia 2 miền là (∆t=8OC). Ngoài ra còn 2 chỉ tiêu kết hợp là nhiệt ñộ trung

bình tháng thâấ nhất (Tnam = 20OC), tổng nhiệt ñộ năm (Q = 9000OC) và tổng số giờ nắng năm (S=2000 giờ).

• Vùng khí hậu:

Phân chia vùng khí hậu sử dụng 2 tiêu chí là: biên ñộ nhiệt năm và biên ñộ nhiệt ngày; và nhiệt ñộ trung bình tháng thấp nhất. Có 8 vùng khí hậu trên cả nước và mỗi vùng có chỉ số riêng cho phân vùng.

• Tiểu vùng khí hậu:

Tiêu chí ñược sử dụng gồm: Lượng mưa trung bình năm, mùa, nhiệt ñộ trung bình năm và cực trị và chỉ số ẩm. Các thông số này ñược tính toán từ số liệu các trạm quan trắc.

• Khuyến nghị cho phân vùng STLN:

Số liệu là cở sở quan trọng ñể thử nghiệm mô hình, xây dựng hệ thống chỉ tiêu và ñịnh các

Page 37: BÁO CÁO CU ỐI CÙNG - vietnam-redd.org projects/UN-REDD VN/Tieng... · bÁo cÁo cu Ối cÙng phÂn vÙng sinh thÁi lÂm nghi Ệp Ở vi Ệt nam

32

ñường ranh giới. Với tỷ lệ khá lớn 1/250.000, số liệu sử dụng buộc phải là số liệu lưới với mật ñộ ñủ dầy (với ñộ phân giải cỡ 1-5km). Việc xử lý, hiệu chỉnh theo số liệu quan trắc có vai trò ñặc biệt quan trọng.

Phương pháp phân vùng hướng chính vào các phương pháp truyền thống thuộc nhóm các phương pháp ñịa lý khí hậu như ñã phân tích ở trên. Hệ thống phân vị sẽ theo quy hoạch chung của dự án với 2 cấp cơ bản là vùng và tiểu vùng. Các phương pháp và hệ thống chỉ tiêu của các sơ ñồ phân loại khí hậu thế giới của Koppen, Köppen-Trewartha, Holdridge; các bản ñồ phân vùng khí hậu Việt Nam cùng với hệ thống phân vị và chỉ tiêu phân vùng là tài liệu tham khảo quan trọng. Việc nghiên cứu các chỉ tiêu khí hậu sinh thái cũng như việc tổ hợp các ñặc trưng khí hậu cơ bản tạo thành các phức hợp phản ánh ñược mối quan hệ giữa khí hậu với sinh trưởng, năng suất cây rừng sẽ là hướng phát triển hệ thống phân vị và chỉ tiêu phân vùng.

Như ñề xuất phân vùng khí hậu cho lâm nghiệp gồm 3 phân vị là miền, vùng và tiểu vùng. Các tiêu chí và chỉ số cho mỗi phân vị ñược ñề xuất trong bảng 4. Cách phân vùng này cho thấy khí hậu ảnh hưởng lớn tới phân chia Miền và Vùng nhưng khí hậu ảnh hưởng ít tới phân chia tiểu vùng. Dưới ñây là các tiêu chí ñề xuất cho phân vùng STLN (Trần Việt Liễn và cs, 2011).

Bảng 4. Tiêu chí về khí hậu cho mỗi phân vị phân vùng STLN

Cấp phân vị Tiêu chí

Miền - Biên ñộ nhiệt ñộ trung bình năm (∆T) là 8oC - Tổng nhiệt ñộ năm là 9000oC - Tổng số giờ nắng là 2000 giờ

Vùng - Nhiệt ñộ trung bình tháng thấp nhất

- Biên ñộ nhiệt ñộ trung bình năm

- Biên ñộ nhiệt ñộ trung bình ngày

Tiểu vùng - Nhiệt ñộ trung bình năm

- Nhiệt ñộ trung bình các tháng mùa lạnh

- Nhiệt ñộ trung bình các tháng mùa hè

- Lượng mưa bình quân năm

- Lượng mưa trung bình mùa mưa

- Lượng mưa trung bình mùa khô

- Tiềm năng bốc hơi (PET)

- Chỉ số ẩm (HI)

Thực ra, ảnh hưởng của các nhân tố khí hậu ñến các phân vị lớn của phân vùng STLN là rất

mạnh, cho ñến cấp Tiểu vùng ñã khó xác ñịnh chế ñộ khí hậu ñặc thù cho tiểu vùng, do ñó

thường mô tả ñặc ñiểm trung bình của các yếu tố phổ biến nhất như nhiệt ñộ, lượng mưa.

Page 38: BÁO CÁO CU ỐI CÙNG - vietnam-redd.org projects/UN-REDD VN/Tieng... · bÁo cÁo cu Ối cÙng phÂn vÙng sinh thÁi lÂm nghi Ệp Ở vi Ệt nam

33

4.2 ðịa hình-ñịa mạo

4.2.1 Kinh nghiệm quốc tế và Việt Nam

Nhóm nhân tố ñịa chất/ñịa mạo là những nhân tố có sự hình thành lâu dài trong lịch sử kiến tạo của Trái ðất, quyết ñịnh sự hình thành các ñại dương và các lục ñịa, hình thái và thành phần vật chất của vỏ Trái ðất. Tuy nhóm nhân tố ñịa chất/ñịa mạo không ảnh hưởng trực tiếp ñến thành phần các kiểu thảm thực vật, nhưng chúng lại là những nhân tố có tác dụng chi phối ảnh hưởng của những nhân tố khác như khí hậu, thuỷ văn, ñá mẹ, thổ nhưỡng… ñến các hệ sinh thái lâm nghiệp. Nhóm nhân tố ñịa chất/ñịa mạo ảnh hưởng ñến sự hình thành, thành phần loài, v.v, và phân bố của hệ sinh thái lâm nghiệp thông qua những yếu tố sau:

• ðộ lục ñịa: là khoảng cách từ vùng ñó ñến biển ảnh hưởng ñến tiểu khí hậu, hình thành nên các khu vực có khí hậu lục ñịa và khí hậu ñại dương.

• ðộ cao, hướng sườn, ñộ dốc: là những nhân tố ảnh hưởng ñến chế ñộ tiểu khí hậu. ðộ cao hình thành nên các ñai ñộ cao với ñặc trưng khí hậu, thổ nhưỡng khác nhau ảnh hưởng ñến phân bố các loài thực vật. Trong ñiều kiện Việt Nam, giới hạn vành ñai á nhiệt ñới vùng núi thấp ở miền Bắc là 600 - 700m, ở miền Nam là 1.000m do miền Nam gần xích ñạo hơn miền Bắc. Thái Văn Trừng (1978, 1999) phân chia thảm thực vật trong một vùng thành hai nhóm lớn: nhóm các quần thể thực vật theo ñộ vĩ và nhóm các quần thể thực vật theo ñộ cao;

• Nền tảng ñá mẹ khác nhau dẫn ñến hình thành các loại ñất khác nhau;

Nhóm nhân tố ñịa chất/ñịa mạo ở nước ta có ảnh hưởng hệ sinh thái lâm nghiệp qua các tính chất sau:

• Trong lịch sử lâu dài và phức tạp của quá trình vận ñộng kiến tạo, có nơi có lúc ñã tạo ñiều kiện thuận lợi bảo tồn những kiểu thảm thực vật nguyên thuỷ,

• Hệ thống núi của Việt Nam là sự kéo dài từ hệ thống núi ở miền nam Trung Quốc và chân dãy núi Hymalaya, liên tục từ bắc vào nam, tạo ñiều kiện thuận lợi cho các luồng di cư thực vật vào lãnh thổ Việt Nam.

• Hướng ưu thế của ñịa hình là hướng Tây Bắc - ðông Nam, vuông góc với hướng gió mùa ðông Bắc ngăn cản bớt không khí lạnh từ phía Bắc tràn về.

• Mặt cắt ngang của dãy Trường Sơn không ñối xứng, sườn tây dốc thoải, sườn ñông dốc cao ngay gần bờ biển. Do vậy, việc phòng hộ là rất quan trọng cho miền Trung.

• Do tính hiểm trở của hệ thống núi ñá vôi của Việt Nam nên hiện nay vẫn còn có một hệ sinh thái rừng nhiệt ñới ñặc hữu mà không phải nước nào cũng có.

• Việt Nam kéo dài hơn 15 ñộ vĩ nên giới hạn dưới của vành ñai á nhiệt ñới vùng núi ở hai miền nam bắc khác nhau. Ở miền Bắc là 600 - 700 m, ở miền Nam là 1.000 m.

4.2.2 Phân loại

Nghiên cứu sớm nhất về phân vùng ñịa mạo ở miền Bắc Việt Nam do Nguyễn ðức Chính,

Page 39: BÁO CÁO CU ỐI CÙNG - vietnam-redd.org projects/UN-REDD VN/Tieng... · bÁo cÁo cu Ối cÙng phÂn vÙng sinh thÁi lÂm nghi Ệp Ở vi Ệt nam

34

Vũ Tự Lập thực hiện năm 1963, sau ñó M.A.Zubasenco thực hiện năm 1967, và Lê ðức An nghiên cứu năm 1972, 1974, 1985.

Hai chỉ tiêu quan trọng nhất trong phân vùng lãnh thổ theo ñịa hình/ñịa mạo là: Kiến trúc hình thái (KTHT), Trạm trổ (Bức khảm) hình thái (TTHT).

Lê ðức An ñã tiến hành phân vùng ñịa mạo Bắc Việt Nam và chia ra 57 vùng. Sau khi nước nhà thống nhất, ông tiếp tục nghiên cứu và xây dựng sơ ñồ phân vùng ñịa mạo thống nhất cho toàn lãnh thổ Việt Nam, mà trước hết là phần lục ñịa (Lê ðức An, 1979,1985). Phân vùng ñịa mạo ñược Lê ðức An tiến hành theo 2 chỉ tiêu nói trên ( KTHT) và (CTHT), bởi lẽ khi phân chia các ñơn vị ñịa mạo cấp bậc khác nhau, ông dựa vào quan hệ giữa cấu trúc kiến tạo với ñịa hình, lịch sử phát triển của nó, các phức hợp thạch học, cũng như ñặc ñiểm của các quá trình ngoại sinh, và cuối cùng là kết quả tác ñộng qua lại của các yếu tố ñó, thể hiện ở hình thái và vị trí ñộ cao của lãnh thổ.

4.2.3 Phân vị

Hệ thống 4 phân vị của Lê ðức An (1985) gồm: Nước ñịa mạo; tỉnh ñịa mạo và tỉnh phụ; miền ñịa mạo và miền phụ. Vùng ñịa mạo ñược Hội khoa học ðất (1993) phân ra làm 4 phân vị là: miền (2 miền), á miền (6 á miền), khu (16 khu) và vùng (142 vùng). Chỉ tiêu phân chia các vùng ñịa mạo, ñịa lý tự nhiên và thổ nhưỡng của các tác giả trên rất phong phú, ña dạng và ñược khái quát như sau:

• Vùng ñịa mạo: dựa trên ñặc ñiểm trạm trổ hình thái, và kiến trúc hình thái

• Vùng ñịa lý tự nhiên: ñặc trưng bởi một dạng ñịa hình, một kiểu khí hậu, một dạng thổ nhưỡng, một thảm thực vật tương ñối ñồng nhất.

• Vùng ñịa lý thổ nhưỡng là lãnh thổ toàn vẹn, ñồng nhất về cấu trúc lớp phủ thổ nhưỡng, nằm trong một vùng ñất ñai nông nghiệp, một vùng ñịa lý thổ nhưỡng, thường một loại ñất chính quyết ñịnh phương hướng sản xuất .

• Tiêu chí ñể phân chia các vùng ñịa mạo, ñịa lý tự nhiên, ñịa lý thổ nhưỡng tương ñối khác nhau nhưng ñều liên quan ñến ñịa chất/ñịa mạo. ðấy là sự thống nhất về ñộ cao và hình thái ñịa hình (vùng ñịa mạo) hay cùng một dạng ñịa hình tương ñối ñồng nhất (vùng ñịa lý tự nhiên) hoặc một lãnh thổ toàn vẹn (vùng ñịa lý thổ nhưỡng).

• Vùng sinh thái lâm nghiệp và vùng sinh thái nông nghiệp có diện tích lớn hơn rất nhiều so với các vùng ñịa mạo (và cả vùng ñịa lý tự nhiên, vùng ñịa lý thổ nhưỡng), thậm chí lớn hơn cả miền ñịa mạo hoặc khu ñịa lý thổ nhưỡng hoặc khu ñịa lý tự nhiên Tây Nguyên.

• Các tỷ lệ phân vùng ñều là tỷ lệ nhỏ (1/1.000.000 và 1/500.000) nếu so với tỷ lệ dự kiến của ñề tài là phân vùng sinh thái lâm nghiệp tỷ lệ 1/250.000.

• Trong sơ ñồ phân vùng ñịa mạo của Lê ðức An, có 9 miền, với 16 phụ miền. So sánh với sơ ñồ phân vùng ðịa lý thổ nhưỡng của Hội Khoa học ñất Việt Nam, cũng cùng có 16 khu ñịa lý thổ nhưỡng nhưng ranh giới phân bố của các phụ miền ñịa mạo và các khu ñịa

Page 40: BÁO CÁO CU ỐI CÙNG - vietnam-redd.org projects/UN-REDD VN/Tieng... · bÁo cÁo cu Ối cÙng phÂn vÙng sinh thÁi lÂm nghi Ệp Ở vi Ệt nam

35

lý thổ nhưỡng có khác nhau.

• Từ 16 phụ miền ñịa mạo, Lê ðức An phân thành 92 vùng ñịa mạo. Trong khi ñó từ 16 khu ñịa lý thổ nhưỡng, các tác giả Hội Khoa học ñất Việt Nam chia thành 142 vùng ñịa lý thổ nhưỡng bởi vì phân vùng ñịa mạo là phân vùng ñơn ngành. Như vậy, khi phân vùng sinh thái lâm nghiệp cần sự ñồng nhất của nhiều yếu tố tự nhiên hơn thì rõ ràng số lượng các ñơn vị sinh thái lâm nghiệp ở cấp tương ñương vùng ñịa mạo có thể tăng lên.

• Trong sơ ñồ phân vùng ñịa lý thổ nhưỡng, khu vực Tây Nguyên có 3 khu ñịa lý thổ nhưỡng và 20 vùng ñịa lý thổ nhưỡng. Ranh giới các khu và các vùng ñịa lý thổ nhưỡng gần như trùng với 3 khu ñịa lý tự nhiên và 21 vùng ñịa lý tự nhiên mặc dù công tác nghiên cứu ñược tiến hành ở hai tỷ lệ khác nhau với hai ñối tượng nghiên cứu khác nhau. Cả hai dạng phân vùng này có tính tổng hợp cao hơn so với phân vùng ñịa mạo.

4.2.4 Tiêu chí và khuyến nghị phân vùng STLN

Bảng 5. Tiêu chí về ñịa chất/ñịa mạo ñể phân vùng STLN

Cấp phân vị Tiêu chí

Miền Thống nhất về nguồn gốc ñịa hình và ñặc ñiểm kiến tạo.

Vùng Thống nhất về hình thái ñịa hình (núi, ñồi, cao nguyên, ñồng bằng...)

Tiểu vùng Tập hợp thống nhất của nham thạch, kiểu ñịa hình, ñai cao.

Nguồn: Nguyễn ðình Kỳ, Lại Vĩnh Cẩm, 2011

4.3 Thổ nhưỡng - lập ñịa

Thổ nhưỡng và lập ñịa là 2 nhân tố khác nhau nhưng liên quan mật thiết với nhau nên

thường ñược nghiên cứu trong cùng 1 nhân tố sinh thái. Mặt khác, phân loại ñất hay thổ

nhưỡng và phân loại lập ñịa cũng thuộc 2 hệ thống lý thuyết khác nhau, và ở ñây, công trình

này quan tâm chủ yếu ñến tác ñộng của thổ nhưỡng và phân vùng thổ nhưỡng ñến các tiêu

chí và hệ thống phân vùng sinh thái lâm nghiệp trên lãnh thổ Việt Nam.

4.3.1 Kinh nghiệm quốc tế và Việt Nam

Theo các ðỗ ðình Sâm, Nguyễn Xuân Quát, ðinh Thanh Giang (2011) thì phân loại ñất trên thế giới có 3 khuynh hướng chính là:

• Phân loại ñất theo phát sinh (của Docutraep V.V, còn gọi là phương pháp ñịa lý so sánh) với 5 yếu tố phát sinh khí hậu, ñịa hình, ñá mẹ, sinh vật và tuổi ñịa chất là 5 tiêu chí quan trọng ñầu tiên trong phân loại ñất tự nhiên.

• Phân loại ñất Soil Taxanomy (Mỹ) theo quan ñiểm ñịnh lượng tính chất và chuẩn ñoán ñịnh lượng tầng phát sinh dựa trên cơ sở quan hệ giữa tính chất ñất và hình thái phẫu diện ñể phân loại ñất.

Page 41: BÁO CÁO CU ỐI CÙNG - vietnam-redd.org projects/UN-REDD VN/Tieng... · bÁo cÁo cu Ối cÙng phÂn vÙng sinh thÁi lÂm nghi Ệp Ở vi Ệt nam

36

• Phân lọai ñất theo FAO – UNESCO là hệ thống phân loại mang tính quốc tế trên cơ sở tiêu chuẩn của Soil Texonomy dựa vào ñịnh lượng các tính chất ñất, các dấu hiệu chuẩn ñoán phân loại ñất theo nhóm, loại...

Ở Việt Nam, phân loại ñất (thực ra cũng ñã là phân vùng) tiến hành qua 3 giai ñoạn:

• Trước 1954, chủ yếu là các công trình của người Pháp cũng ñã bắt ñầu hướng vào ñiều kiện phát sinh phát triển tính chất ñất phân chia các nhóm ñất, lấy ví dụ như nhóm ñất ñỏ latêritic và nhóm ñất phù sa của Castagnol E.M (1950).

• Từ 1954 ñến 1975, ở miền Bắc có phân loại ñất theo ñịa lý phát sinh của Fritlan V.M và các nhà thổ nhưỡng Việt Nam (1959); ở miền Nam có phân loại ñất chịu ảnh hưởng của trường phái Soil Taxanomy do Moormann F.R chủ biên (1960).

• Từ 1975 ñến 2010 ñã xây dựng phân loại ñất toàn quốc dùng cho bản ñồ ñất VN tỷ lệ 1/1000.000 (1980) hoàn thiện theo quan ñiểm phát sinh học có 13 nhóm với 30 loại và bảng phân loại ñất quốc gia theo phương pháp ñịnh lượng FAO–UNESCO–WRB (1998) vừa có quan hệ gắn bó với phân loại trên, vừa ñể hội nhập.

Hệ thống phân loại ñất ở Việt Nam theo hệ thống 4 cấp: Nhóm – loại (ñơn vị) – loại phụ (ñơn vị phụ ) – biến chủng. Nhóm và loại theo quan ñiểm và chỉ tiêu như phân loại ñất quốc tế và phù hợp với thực trạng ñất Việt Nam. Loại phụ ñược thể hiện cả mức ñộ và ñộ sâu xuất hiện kết von, glây nhiều - ít, nông - sâu. Biến chủng sử dụng quan hệ thành phần cơ giới ñất có quan hệ với ñá mẹ theo 3 cấp hoặc 6 cấp.

Về phân loại lập ñịa, ảnh hưởng vào Việt Nam cũng có 3 xu hướng, chúng khác nhau ở cấp bậc phân loại, tiêu chí và chỉ số xác ñinh:

• Phương pháp phân vùng lập ñịa lâm nghiệp với 4 cấp phân vị do chuyên gia Cộng hoà dân chủ ðức chuyển giao từ 1970, ñã và ñang ñược sử dụng có hiệu quả trong cả nước cho ñến nay.

• Trường phái Liên xô cũ do Tchertov (1977, 1981) áp dụng thử với 3 tiêu chí: ñá mẹ, ñịa hình, ñộ thoát nước.

• ðề xuất từ nghiên cứu và thực tiễn phân loại 6 cấp lập ñịa của Nguyễn văn Khánh (1996).

4.3.2 Phân loại

Hai hệ thống phân loại ñất ở Việt Nam là: i) Phân loại theo phát sinh tỷ lệ 1/1.000.000 (Ban biên tập bản ñồ ñất Việt Nam, 1976). Hệ thống này ñưa ra 13 nhóm ñất và 30 loại ñất; và ii) Hệ thống phân loại theo FAO-UNESCO (Viện Quy hoạch Thiết kế Nông nghiệp 1998). Hệ

thống phân loại của FAO-UNESCO có 4 cấp sau:

• Nhóm ñất chính (Major soil groupings)

• ðơn vị ñất (Soil units) tương ñương loại ñất theo phân loại phát sinh

• ðơn vị phụ (Soil Sub-units)

Page 42: BÁO CÁO CU ỐI CÙNG - vietnam-redd.org projects/UN-REDD VN/Tieng... · bÁo cÁo cu Ối cÙng phÂn vÙng sinh thÁi lÂm nghi Ệp Ở vi Ệt nam

37

• Pha ñất hay tướng ñất (Phase)

“ðơn vị ñất” là ñơn vị phân loại cơ bản. Bảng phân loại có 21 nhóm ñất chính và 61 ñơn vị

ñất. Trong 61 ñơn vị ñất thì có 28 ñơn vị ñất liên quan ñến sản xuất lâm nghiệp. Chi tiết về tên nhóm ñất và ñơn vị ñất xem ở Phụ lục 1 và bản ñồ phân bố các ñơn vị ñất ở Phụ lục 2.

4.3.3 Phân vùng ñịa lý thổ nhưỡng

Hệ thống phân vùng ñịa lý thổ nhưỡng gồm 4 cấp là: Miền, á miền, khu và vùng. Dựa trên bản ñồ ñất phân loại theo phát sinh tỷ lệ 1/1.000.000, Ban biên tập bản ñồ ñất Việt Nam ñã xây dựng dự thảo phân vùng ñịa lý thổ nhưỡng. Các ñặc ñiểm của phân vùng này gồm:

• Miền: chia ra 2 miền ñịa lý thổ nhưỡng với ranh giới tự nhiên là ñèo Hải Vân là miền ñịa lý thổ nhưỡng phía Bắc và miền ñịa lý thổ nhưỡng phía Nam.

• Á miền: Chia ra 6 á miền trong phạm vi của 2 miền, khác nhau về khí hậu, thủy văn, thổ nhưỡng và sinh vật. Miền Bắc có 3 á miền, miền Nam cũng có 3 á miền.

• Khu: ðược chia ra trong phạm vi á miền dựa trên sự khác nhau về ñịa chất ñịa mạo và ñặc ñiểm sử dụng ñất nông nghiệp. Miền Bắc ñược chia ra 8 khu và miền Nam cũng có 8 khu.

• Vùng: Là ñơn vị phân vùng cơ sở thấp nhất. Dựa trên bản ñồ ñất Việt Nam tỷ lệ 1/1.000.000 xây dựng năm 1976 cho cả nước thì có 142 vùng của 16 khu ñịa lý tự nhiên.

4.3.4 Phân vùng lập ñịa

Lập ñịa là một phạm vi lãnh thổ nhất ñịnh với tất cả những yếu tố của ngoại cảnh ảnh hưởng tới sinh trưởng của sinh vật mà chủ yếu là thực vật. Theo nghĩa hẹp lập ñịa bao gồm 3 thành phần: khí hậu, ñịa hình, thổ nhưỡng; theo nghĩa rộng nó bao gồm 4 thành phần: khí hậu, ñịa hình, thổ nhưỡng, thế giới ñộng thực vật.

Phân vùng lập ñịa lâm nghiệp của chuyên gia Cộng hòa dân chủ ðức ở Việt Nam, 1970 gồm 4 cấp phân vị:

• Vùng sinh trưởng

• Khu sinh trưởng

• Phạm vi bức khảm

• Dạng lập ñịa.

Các tác giả ñã phân miền Bắc thành 7 vùng sinh trưởng và 22 khu sinh trưởng.

ðề xuất phân vùng lập ñịa của Nguyễn Văn Khánh (1996) gồm 6 cấp phân vị là: miền, á miền, vùng, tiểu vùng, dạng ñất ñai và dạng lập ñịa.

4.3.5 Tiêu chí và khuyến nghị phân vùng STLN

Các chuyên gia ñất và lập ñịa thấy rằng phân vị Miền phân chia theo chiều dài 15 vĩ ñộ do ñã tạo ra 2 vùng khí hậu khác nhau là vùng nhiệt ñới ñiển hình ở MN, và nhiệt ñới không ñiển

Page 43: BÁO CÁO CU ỐI CÙNG - vietnam-redd.org projects/UN-REDD VN/Tieng... · bÁo cÁo cu Ối cÙng phÂn vÙng sinh thÁi lÂm nghi Ệp Ở vi Ệt nam

38

hình (có mùa lạnh 1-3 tháng) ở MB, nhưng sự khác nhau về phân loại ñất và lập ñịa thì không rõ nét, so với chênh lệch về ñộ cao ñể hình thành lớp ñất nhiệt ñới và á nhiệt ñới ñiển hình. Do vậy, sự ñóng góp của nhân tố ñất – lập ñịa ñối với phân vùng STLN chủ yếu vào phân vị nhỏ hơn là vùng và tiểu vùng thông qua tiêu chí phân loại theo phát sinh 13 nhóm ñất (lớp phụ) và 30 loại ñất.

Ba cơ sở ñể ñề xuất tiêu chí ñất - lập ñịa tham gia phân vùng STLN là:

• Phân loại các kiểu rừng hay hệ sinh thái tự nhiên.

• Các cấp phân vị ñã chọn theo mục tiêu nghiên cứu.

• Quan hệ giữa loại ñất và loại rừng, nói cách tổng quát là giữa ñất ñai và quần xã thực vật.

Hai cơ sở ñầu ñã ñược xác ñịnh trong các mô tả trên, cơ sở thứ 3 chính là quy luật phù hợp giữa sinh vật và ngoại cảnh. Mỗi loại ñất chỉ có thể phù hợp cho một hay một số loại rừng, ngược lại mỗi loại rừng cũng chỉ mọc ñược trên một hoặc một số loại ñất giới hạn nào ñó.

Tổng hợp kết quả ñề xuất phân chia của các nhóm, lựa chọn, thống nhất các cấp phân vị, và ñề xuất dựng bản ñồ.

Nguyên tắc chọn phân vị:

Ba phân vị lựa chọn là miền, vùng và tiểu vùng, trong ñó vùng và tiểu vùng là các phân vị chủ yếu. Phân vùng sinh thái cần phải dựa trên một ñơn vị cơ bản, từ ñơn vị cơ bản này sẽ có các ñơn vị cấp trên và ñơn vị cấp dưới theo hệ thống phân cấp. Như vậy theo nhiệm vụ của dự án thì ñơn vị vùng sinh thái lâm nghiệp phải là ñơn vị cơ bản. ðơn vị cấp trên có thể gọi là khu và trên nữa là miền. Trong bảng ñề xuất này tạm coi tiểu vùng là ñơn vị cơ bản và ñơn vị trên ñó là vùng và miền. Vì nếu gọi tiểu vùng là vùng thì vùng phải gọi là khu (sẽ không quen với những người lâm nghiệp hiện nay).

Các tiêu chí ñể phân chia vùng:

• Có sự ñồng nhất tương ñối về một kiểu kiến trúc ñịa chất – ñịa mạo, cùng lịch sử phát triển tạo nên một hình thái ñại ñịa hình ñược ñặc trưng bởi sự phân hóa không lớn về khí hậu, thổ nhưỡng dưới sự tác ñộng tương hỗ của hoàn lưu và ñịa hình.

• Có những ñặc ñiểm tương ñồng về nguồn gốc phát sinh, lịch sử phát triển và cấu trúc của các quần hệ thực vật.

• Có chung ñặc ñiểm cộng ñồng dân tộc tạo nên mức ñộ tương ñồng về tác ñộng kỹ thuật vào tự nhiên.

• Có tính toàn vẹn lãnh thổ (không lặp lại), tương ñối thống nhất về ranh giới ñịa chính cấp tỉnh (một tỉnh không nên nằm trong hai vùng).

Các tiêu chí phân chia tiểu vùng:

• Có cùng một dạng cảnh quan ñồng nhất tương ñối về nền ñá mẹ và hình thái ñịa hình; tiểu khí hậu; ñơn vị ñất và các quần xã thực vật.

• Tương ñối ñồng nhất nền nhiệt ẩm và các nhân tố chủ ñạo hình thành kiểu rừng và năng suất

Page 44: BÁO CÁO CU ỐI CÙNG - vietnam-redd.org projects/UN-REDD VN/Tieng... · bÁo cÁo cu Ối cÙng phÂn vÙng sinh thÁi lÂm nghi Ệp Ở vi Ệt nam

39

• Có ranh giới nằm gọn trong 1 vùng sinh thái lâm nghiệp và bảo ñảm không tách biệt về mặt không gian ñối với một tiểu vùng.

• Có sự ñồng nhất về phương thức sử dụng ñất.

Bảng 6. ðề xuất tiêu chí phân chia thổ nhưỡng trong phân vùng STLN

Cấp phân vị Tiêu chí Mô tả

Vùng Lựa chọn ít nhất 3 nhóm ñất chính (theo FAO/UNESCO)

trong 13 nhóm.

I. ðất cát (Arenosols); II. ðất mặn (Solochats); III.ðất phù sa (Fluvisols); IV. ðất phèn (Thionic Fluvisols); V. ðất gley (Gleysols); VI. ñất than bùn (Hitosols); VII. ðất ñen (Luvisols); VIII. ðất nâu (Lixisols); IX. ðất tích vôi (Calcisols); X. ðất xám (Acrisols); XI. ðất ñỏ (Ferralsols); XII. ðất mùn alit núi cao (Alisols); XIII. ðất xói mòn trơ sỏi ñá (Leptosols).

Tiểu vùng Lựa chọn ít nhất 2 ñơn vị ñất chính (soil Units) theo FAO- UNESCO trong số 28 ñơn vị ñất.

1. Cồn cát trắng vàng (Luvic Arenosols); 2. Cồn cát ñỏ (Rhodic Arenosols); 3. Cát ñiển hình (Haplic Arenosols); 4. ðất mặn sú vẹt (Gleyic Solochats); 5. ðất phèn tiềm tàng (Proto-thionic Gleysoils); 6. ðất phèn hoạt ñộng (Orthi-thionic Fluvisols); 7. ðất gley chua (Dystric Gleysols); 8. ðất lầy (Umbric Gleysols); 9. ðất than bùn (Fibric Histosols); 10. ðất than bùn phèn tiềm tàng (Thionic Histosols); 11. ðất ñen có tầng kết von dày (Ferric Luvisols); 12. ðất ñen Cacbonat (Calcic Luvisols); 13. ðất nâu thẫm (Chromic Luvisols); 14. ðất nâu thẫm tích vôi (Luvic Calcisols); 15. ðất vàng tích vôi (Haplic Calcisols);16. ðất xám bạc màu (Haplic Acrisols); 17. ðất xám Ferralit (Ferralic Acrisols); 18. ðất potdon glây (Gleyic Podzoluvisols); 19. ðất nâu ñỏ (Rhodic Ferallsols); 20. ðất nâu vàng (Xanthic Ferrasols); 21. ðất vàng ñỏ vàng sét loang lổ (Plinthic Ferrasols); 22. ðất mùn vàng ñỏ trên núi (Humic Ferrasols); 23. ðất xám mùn trên núi (Humic Arisols); 24. ñất mùn alit núi cao (Humic Alisols); 25. ñất mùn alit núi cao gley (Gleyic Alisols); 26. ðất mùn than bùn núi cao (Histric Alisols); 27. ðất nâu tím (Haplic Nitisols); 28. ðất xói mòn trơ sỏi ñá (Lithic Leptosols).

Page 45: BÁO CÁO CU ỐI CÙNG - vietnam-redd.org projects/UN-REDD VN/Tieng... · bÁo cÁo cu Ối cÙng phÂn vÙng sinh thÁi lÂm nghi Ệp Ở vi Ệt nam

40

4.4 Phân vùng STLN

4.4.1 Kinh nghiệm quốc tế và Việt Nam

Phân vùng sinh thái lâm nghiệp tuy rất gần với phân vùng sinh thái nông nghiệp vì cùng mục tiêu bảo tồn và sử dụng bền vững ñất ñai, tăng năng suất các hệ sinh thái thực vật, cùng sử dụng các tài nguyên thiên nhiên và nguồn lực xã hội.

Ở các nước nhiêu rừng, ñặc biệt là các nước phát triển, mà kinh tế lâm nghiệp có tỷ trọng cao trong nền kinh tế quốc dân như Thụy ðiển, Na Uy, Phần Lan, Liên xô cũ, Canada, Mỹ,v.v, thì thường việc phân vùng lãnh thổ ñược hoàn thành và ñưa vào sử dụng ngay từ ñầu và giữa thế kỷ XX. Sự khác nhau của công tác phân vùng là mục tiêu, nội dung và phạm vi lãnh thổ cho nên ñã có các tên gọi khác nhau như: Phân vùng lâm nghiệp, phân vùng kinh tế lâm nghiệp, phân vùng sinh thái lâm nghiệp v.v.

Liên xô cũ là quốc gia nhiều rừng và nhiều thành tựu về phân vùng lãnh thổ lâm nghiệp, mọi chuyên ñề không chỉ cho Liên bang, mà còn cho các nước cộng hòa.

Theo Lại Vĩnh Cẩm thì vùng sinh thái ñược ñịnh nghĩa là vùng ñịa lý xác ñịnh, nhỏ hơn ñới sinh thái nhưng lớn hơn hệ sinh thái. Omernik (2004) ñưa ra ñịnh nghĩa vùng sinh thái như sau: vùng sinh thái là vùng mà trong ñó có ñồng nhất không gian về các ñặc trưng ñịa lý gắn với sự phân hóa về chất lượng, sức khỏe và sự toàn vẹn của các hệ sinh thái. Các ñặc trưng ñịa lý có thể gồm ñịa chất, ñịa lý tự nhiên, thực vật, khí hậu, thủy văn. Các hệ ñộng vật trên cạn và thủy vực, ñất và có thể có hoặc không có tác ñộng của con người (ví dụ sử dụng ñất, sự thay ñổi thảm thực vật…).

Năm 2001, WWF ñã hoàn thành hệ thống phân loại phân vùng sinh thoái toàn cầu (Ecoregions of the World). Hệ thống này bao gồm các các ñơn vị vùng tương ñối lớn có những ñặc ñiểm riêng về mặt ñịa lý, ñiều kiện khí hậu và có các quần thể tự nhiên ñặc trưng. Vùng sinh thái cần phản ánh sự phân bố tự nhiên của loài và quần thể sinh vật trước khi có sự tác ñộng của con người. Hệ thống bản ñồ phân vùng sinh thái toàn cầu có rất nhiều ứng dụng trong các nghiên cứu về sinh thái và ña dạng sinh học:

• Cung cấp cơ sở về ñịa lý sinh học cho các chiến lược bảo tồn ở quy mô lớn;

• Cung cấp bản ñồ làm cơ sở cho việc hoạch ñịnh các dự án bảo tổn ở mức toàn cầu và mức vùng;

• Cung cấp cơ sở khoa học về ñiều kiện tự nhiên của các vùng sinh thái bao gồm khí hậu, ñất ñai, thảm thực vật, ñộng vật, tình trạng hiện tại và các mối nguy hại tác ñộng tới hệ sinh thái tự nhiên.

Theo phân vùng này, WWF chia bề mặt phần ñất nổi của trái ñất thành 8 ñới sinh thái (ecozone) với 867 vùng sinh thái và khoảng 450 vùng sinh thái thủy vực trên toàn thế giới. Việt Nam có 13 vùng sinh thái (ecoregions) như sau:

Page 46: BÁO CÁO CU ỐI CÙNG - vietnam-redd.org projects/UN-REDD VN/Tieng... · bÁo cÁo cu Ối cÙng phÂn vÙng sinh thÁi lÂm nghi Ệp Ở vi Ệt nam

41

1. Rừng thường xanh á nhiệt ñới Nam Trung Hoa – Việt Nam

2. Rừng mưa núi cao Luang Prabang

3. Rừng mưa Bắc Annamites

4. Rừng á nhiệt ñới Bắc Indochina

5. Rừng ñầm lầy nước ngọt sông Hồng

6. Rừng ngập mặn Indochina

7. Rừng mưa ñất thấp Bắc Việt Nam

8. Rừng khô trung tâm Indochina

9. Rừng mưa núi cao Nam Annamites

10. Rừng thường xanh khô Tây Nam Indochina

11. Rừng ñầm lầynước lợ Tonle Sap-Mekong

12. Rừng ñầm lầy nước ngọt Tonle Sap

13. Rừng khô ñất thấp Nam Việt Nam

Hệ thống phân vùng của WWF cho thấy các kết quả trên ñược thực hiện ở quy mô lớn (toàn cầu) nên cũng chỉ mang tính khái quát. Do vậy, các nhà khoa học thuộc nhiều quốc gia ñang tiếp tục nghiên cứu chi tiết hơn và phân chia ở tỷ lệ lớn hơn. Việc xem xét, ñánh giá các kết quả nghiên cứu này có ý nghĩa to lớn cho công tác nghiên cứu phân vùng sinh thái lâm nghiệp ở nước ta.

Tại Việt Nam, trước năm 1975, Tổng cục lâm nghiệp thường sử dụng khái niệm “vùng lâm nghiệp” với ý nghĩa là một ñơn vị hành chính có nhiều hoạt ñộng lâm nghiệp tập trung ñể quản lý và quy hoạch phát triển, ñiển hình nhất là vùng lâm nghiệp sông Hiếu (huyện Quỳ Châu và Quỳ Hợp) tỉnh Nghệ An.

Sau năm 1975 một loạt vùng lâm nghiệp tương tự ñược thành lập tại miền Nam Việt Nam sau ngày thống nhất ñất nước. Các vùng này ñem tính chất khu kinh tế lâm nghiêp và an ninh, sau ñồng loạt chuyển thành các Liên hiệp sản xuất (corporation). Không có phương pháp, tiêu chí ñể phân vùng, mà chỉ quy hoạch cho những nơi giàu gỗ nên không ñem tính chất phân vùng lãnh thổ.

Khái niệm thứ hai là 9 vùng lâm nghiệp bao trùm toàn lãnh thổ cũng ñã ñược sử dụng từ thập niên 1970 cho ñến ngày nay trong việc quy hoạch vĩ mô, quản lý ngành. Nó rất gần khái niệm phân vùng lãnh thổ theo ngành kinh tế lâm nghiêp. Song vì không có công trình phân vùng, không có phương pháp luận và không có tiêu chí phân vùng, cũng không ñược 1 cấp thẩm quyền nào phê duyệt, ban bố, ñó cũng là 1 nghịch lý tồn tại lâu năm, có thể do nó rất giống 7 vùng sinh thái nông nghiệp, và giống 7 vùng tự nhiên của khí hậu nên vẫn phát huy hiệu quả sử dụng.

Tóm lại, số lượng ñơn vị cấp tỉnh và tên tỉnh trong mỗi vùng ñã từng thay ñổi do quá trình

Page 47: BÁO CÁO CU ỐI CÙNG - vietnam-redd.org projects/UN-REDD VN/Tieng... · bÁo cÁo cu Ối cÙng phÂn vÙng sinh thÁi lÂm nghi Ệp Ở vi Ệt nam

42

tách tỉnh, nhập tỉnh, hiện nay chúng như sau:

• Vùng Tây Bắc: gồm 4 tỉnh là Hòa Bình, Sơn La, ðiện Biên, Lai Châu.

• Vùng ðông Bắc: gồm 12 tỉnh: Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Cạn, Thái Nguyên, Quảng Ninh, Bắc Giang, Lào Cai, Yên Bái, Hà Giang, Tuyên Quang, Phú Thọ, Vĩnh Phúc.

• Vùng ñồng bằng Bắc Bộ: gồm 9 ñơn vị tỉnh: Hải Phòng, Hải Dương, Bắc Ninh, Hưng Yên, Hà Nội, Thái Bình, Nam ðịnh, Hà Nam, Ninh Bình.

• Vùng Bắc Trung bộ: gồm 6 ñơn vị tỉnh: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế.

• Vùng Nam Trung bộ: gồm 8 ñơn vị tỉnh: ðà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình ðịnh, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận.

• Vùng Tây Nguyên: gồm 5 ñơn vị tỉnh: Lâm ðồng, ðak Nông, ðak Lak, Gia Lai, Kon Tum.

• Vùng ðông Nam bộ: gồm 6 ñơn vị tỉnh: Bà Rịa-Vũng Tàu, ðồng Nai, Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh, thành phố Hồ Chí Minh.

• Vùng Tây Nam bộ: gồm 13 ñơn vị tỉnh: Long An, Bến Tre, ðồng Tháp, Sóc Trăng, Vĩnh Long, Cần Thơ, Hậu Giang, Tiền Giang, Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang, An Giang, Trà Vinh.

4.4.2 Phân loại

Nội dung của công trình này là phân vùng lãnh thổ Việt Nam thành các cấp ñơn vị diện tích

nhỏ hơn nhưng thuần nhất hơn về HSTR, và cung cấp các cơ sở dự báo năng suất sinh học

của hệ sinh thái và của lập ñịa khi chưa có rừng, do vậy, ngay ở mục 4.2 ñã phân loại các

công trình phân vùng sinh thái ở Việt Nam. Tại mục 3.3 ñã trình bày các phương pháp, kết

quả và phạm vi ứng dụng các hệ thống phân loại rừng, và luận giải việc lựa chọn hệ thống

các HSTR phân loại theo Cẩm nang ngành lâm nghiêp (có bổ sung các hệ sinh thái ñang

hiện hữu trên lãnh thổ Việt Nam) do tính khoa học và tính hiện thực của hệ thống.

4.4.3 Luận giải về lựa chọn phân vị

Vấn ñề lý thuyết ñặt ra ở ñây là chọn các phân vị thế nào ñể ñáp ứng mục tiêu phục vụ xác

ñịnh ñường phát thải tham khảo (REL) và hỗ trợ công tác giám sát, báo cáo, ñánh giá

(MRV), ñồng thời có thể sử dung cho quy hoạch phát triển ngành và quản lý vĩ mô, mà

không ñể phục vụ việc xác ñịnh tổng sinh khối hay lượng phát thải, của các ñơn vị quản lý

rừng, kinh doanh rừng cụ thể. Do ñó trong hệ thống 7 cấp phân vị hướng dẫn trong thông tư

193/UB-VP, công trình ñã chọn cấp Vùng và cấp Tiểu vùng (tương ñương cấp cảnh quan

sinh thái), ñây là 2 cấp trung bình và ñược nhiều công trình tương tự, thực tế cấp vùng ñã

ñược tất cả mọi công trình coi là cấp cơ bản.

Page 48: BÁO CÁO CU ỐI CÙNG - vietnam-redd.org projects/UN-REDD VN/Tieng... · bÁo cÁo cu Ối cÙng phÂn vÙng sinh thÁi lÂm nghi Ệp Ở vi Ệt nam

43

Trước hết so sánh số lượng phân vị vùng giữa 8 vùng sinh thái lâm nghiêp, 7 vùng sinh thái nông nghiệp, 7 vùng khí hậu tự nhiên:

Bắc Bộ cũ - Lâm nghiệp có 3 vùng (Tây Bắc, ðông Bắc, ðồng bằng)

- Nông nghiệp có 2 vùng (Trung du - Miền núi, ðồng bằng)

- Khí hậu có 3 vùng (Tây Bắc, ðông Bắc, ðồng bằng)

Trung Bộ - Cả 3 ngành có 3 vùng (Bắc trung bộ, Nam trung bộ, Tây nguyên)

Nam Bộ - Lâm nghiệp có 2 vùng (ðông Nam bộ, Tây Nam bộ)

- Nông nghiệp có 2 vùng (ðông Nam bộ, Tây Nam bộ)

- Khí hậu có 1 vùng ( Nam bộ)

Các hệ sinh thái cơ bản của rừng tự nhiên ñược hình thành từ xa xưa, phát triển và suy thoái ñều phụ thuộc ñiều kiện ngoại cảnh. Việc phân vùng sinh thái lâm nghiệp không thể tách rời với các kết quả phân vùng khí tượng-thủy văn, ñịa chất-ñịa hình, ñất ñai-lập ñịa và những công trình này ñã ñược nghiên cứu so sánh chi tiết ở mục 4.1 và 4.2.

Và vì vậy, các tiêu chí phân vùng sinh thái lâm nghiệp nói chung, và tiêu chí phân chia mỗi cấp vị, ñều liên quan với tiêu chí tương ứng của các phân vùng nói trên, ñường ranh giới mỗi phân vị cũng ña phần tương ñương hoặc trùng hợp nhau, ñó là thuận lợi cho các công trình phân vùng sau.

Các nhà sinh thái rừng ñều phát hiện có sự chênh lệch ñáng kể về kích thước (chiều cao, ñường kính, năng suất sinh học) và tốc ñộ sinh truởng theo mùa (thể hiện bởi vòng năm) của nhiều loài cây, nhiều kiểu rừng giữa hai miền Bắc và Nam, ví dụ như HST rừng ngập mặn, HST rừng hỗn loại lá rộng thường xanh vùng thấp Tây nguyên và ðông Nam Bộ. Vì vậy, nhóm nghiên cứu chọn phân vị miền là cấp phân vị ñầu tiên của hệ thống phân vùng sinh thái lâm nghiệp trong nghiên cứu này.

Sử dụng cơ sở khoa học ñể chia 2 miền ñã ñược nêu trong phân vùng khí hậu tại mục 4.1, kết hợp với nhịp ñộ sinh trưởng theo mùa của cây rừng, chúng tôi ñề xuất ranh giới miền sinh thái lâm nghiệp là dãy núi Bạch Mã (ranh giới giữa Thừa Thiên Huế và Quảng Nam, Thành phố ðà Nẵng).

4.4.4 Tiêu chí phân vùng sinh thái lâm nghiệp

Sinh thái rừng ñược quan niệm là 1 lĩnh vực quan hệ chặt chẽ với khái niệm cảnh quan sinh thái nói chung, và là bộ phận quan trọng của cảnh quan sinh thái, vì vậy, ngoài các chức năng riêng, sinh thái rừng cũng có các chức năng của cảnh quan sinh thái trong hướng dẫn sau ñây:

• Chức năng tự nhiên: sự tồn tại và biến ñổi các thành phần cảnh quan như khí hậu, thủy văn, ñất, ñịa hình, ñịa chất, v.v.

• Chức năng môi trường sống tự nhiên và nhân tạo thuộc các thành phần cấu trúc cảnh quan như trên;

• Chức năng năng suất sinh học, sự chuyển hóa vật chất và chức năng trong hệ;

Page 49: BÁO CÁO CU ỐI CÙNG - vietnam-redd.org projects/UN-REDD VN/Tieng... · bÁo cÁo cu Ối cÙng phÂn vÙng sinh thÁi lÂm nghi Ệp Ở vi Ệt nam

44

• Chức năng kinh tế xã hội: chức năng cung cấp;

• Chức năng thẩm mỹ: tạo những cảnh quan ñẹp của tự nhiên và nhân tạo;

• Chức năng chứa ñựng, chuyển hóa chất thải.

Trong việc sử dụng kết quả phân vùng sinh thái các phân vị có ý nghĩa thực tiễn ñược sử dụng cho công tác quy hoạch vĩ mô về chiến lược và các chương trình là ñơn vị vùng sinh thái, ñơn vị sử dụng cho các quy hoạch kế hoạch hoặc chương trình dự án nhỏ thường là cấp tiểu vùng, cấp tiểu vùng tương ñương phân vị dạng cảnh quan và cảnh quan sinh thái. Ngoài ra, ñặc thù của lãnh thổ không chỉ trong phân vùng sinh thái lâm nghiệp mà còn nhiều loại phân vùng khác là cấp phân vị “Miền sinh thái”, ñó là miền bắc và miền nam có ranh giới là ñèo Hải Vân.

Các tiêu chí ñể phân miền sinh thái (Ecological zone):

• Sử dụng hệ thống tiêu chí và chỉ số phân chia Miền của các công trình Phân vùng khí hậu tự nhiên là ñầy ñủ (∆t=8oC, tổng nhiệt ñộ năm Q= 9000OC, số giờ nắng S=2000 giờ).

• Trong phân vùng sinh thái lâm nghiệp, 2 ñơn vị vùng và tiểu vùng ñược ñề xuất làm các phân vị chính.

Các tiêu chí ñể phân chia vùng sinh thái (Ecological region):

• Có tính toàn vẹn lãnh thổ (không lặp lại);

• Có sự ñồng nhất tương ñối về một kiểu kiến trúc ñịa chất tạo nên một hình thái ñại ñịa hình ñược ñặc trưng bởi sự phân hóa không lớn về khí hậu, thổ nhưỡng và thảm thực vật rừng;

• Có một hoặc hai hệ sinh thái rừng ñặc trưng cho vùng phân bố theo vĩ ñộ và ñộ cao (thêm);

• Có sự ñồng nhất tương ñối trong quy hoạch phát triển lâm nghiệp.

Các tiêu chí phân chia tiểu vùng sinh thái (Ecological sub-regions):

• Có cùng một dạng cảnh quan ñồng nhất tương ñối về nền ñá mẹ và hình thái ñịa hình; tiểu khí hậu; ñơn vị ñất và các quần xã thực vật;

• Có tính toàn vẹn lãnh thổ (không lặp lại) trong nội bộ vùng;

• Tương ñối ñồng nhất về kiểu rừng và năng suất;

• Có ranh giới nằm gọn trong một vùng sinh thái lâm nghiệp;

• Có sự ñồng nhất về phương thức sử dụng ñất.

5 Bộ tiêu chí phân vùng STLN và phương pháp xây dựng bản

ñồ phân vùng STLN

5.1 Tiêu chí phân vùng STLN

Các nhân tố sinh thái ñược coi là phát sinh ñối với sự hình thành và phát triển của các HSTR ñều ñã ñược nghiên cứu và lựa chọn. Theo ñó các tiêu chí ñược xem xét trong quá trình phân vùng STLN gồm: i) khí hậu; ii) ñịa hình ñịa mạo; iii) ðất - lập ñịa; và iv) ðặc trưng thảm thực vật rừng. Trên cơ sở phân tích từng tiêu chí cho phân vùng STLN nêu ở mục 4, nhóm

Page 50: BÁO CÁO CU ỐI CÙNG - vietnam-redd.org projects/UN-REDD VN/Tieng... · bÁo cÁo cu Ối cÙng phÂn vÙng sinh thÁi lÂm nghi Ệp Ở vi Ệt nam

45

nghiên cứu tổng hợp lại thành bộ tiêu chí cho phân vùng STLN. Bộ tiêu chí phân vùng ñược nêu tại bảng 7 và sử dụng ñể phân vùng theo 3 cấp phân vị là miền sinh thái, vùng sinh thái và tiểu vùng sinh thái.

Bảng 7. Tổng hợp bộ tiêu chí phân vùng STLN ở Việt Nam

Phân vị Tiêu chí Chỉ tiêu Ý nghĩa lý thuyết và thực tiễn

Miền Khí hậu

- Biên ñộ nhiệt ñộ trung bình năm1 (∆T) là 8oC - Tổng nhiệt ñộ năm là 9000oC - Tổng số giờ nắng là 2000 giờ

- Khí hậu nhiệt ñới ñiển hình - Sinh trưởng cây rừng liên tục - Năng suất sơ cấp HST

Khí hậu

- Cùng một vùng khí hậu vùng

- Xây dựng ñặc ñiểm khí hậu vùng

ðịa hình - Cùng hình thái ñịa hình - Tính ñặc thù ñịa phương

Hệ sinh thái rừng

- Tính toàn vẹn, không lặp lại HST - 1-2 kiểu chính/các kiểu phụ - Có truyền thống quy hoạch, quản lý

- Phân bố tự nhiên HST - Phương hướng quy hoạch, phát triển, quản lý vĩ mô.

Vùng

ðất ñai - Có ít nhất 2 nhóm ñất trong 13 nhóm ñất (theo FAO/UNESCO)

- Ảnh hưởng ñến phân bố và năng suất HST rừng

Khí hậu

- Có khí hậu ñặc thù

- ðầu tư xây dựng ñặc ñiểm khí hậu sinh thái tiểu vùng

ðất ñai

- Có ít nhất 3 ñơn vị ñất ñai trong 28 ñơn vị ñất (theo FAO/UNESCO)

- Tài nguyên ñất ñai ñể quy hoạch phát triển

ðịa hình

- Cùng ñiều kiện ñịa hình ñai cao

- Dễ nhận biết, phản ánh sự phân bố của HST

Tiểu vùng

Hệ sinh thái rừng

- Tính toàn vẹn, không lặp lại HST - Có 1-2 kiểu rừng chính ñể quy hoạch, phát triển

- Nghiên cứu ñường REL - Cơ sở ñể phát triển lâm nghiệp, bảo tồn các HST.

Tiểu vùng là ñơn vị cơ bản ñể xác ñịnh các kiểu rừng ñặc trưng, có tính ñồng nhất tương ñối, làm cơ sở cho việc tính toán giảm phát thải và xây dựng ñường phát thải tham khảo và ñồng thời là cơ sở ñể hỗ trợ hệ thống giám sát ñánh giá (MRV).

5.2 Phương pháp xây dựng bản ñồ và dữ liệu phân vùng STLN Trong quá trình phân tích số liệu, nhóm nghiên cứu ñã tìm hiểu khả năng xác ñịnh các vùng sinh thái bằng phương pháp phân tích không gian (spatial analysis) và phân tích ña tiêu chí (multi-criteria analysis). Tuy nhiên qua quá trình thử nghiệm và thảo luận trong nhóm chuyên gia chúng tôi thấy hai phương pháp trên có một số hạn chế và khó ñưa vào sử dụng trong nghiên cứu này vì các lý do sau:

1 Nhiệt ñộ trung bình tháng cao nhất trừ nhiệt ñộ trung bình tháng cao nhất

Page 51: BÁO CÁO CU ỐI CÙNG - vietnam-redd.org projects/UN-REDD VN/Tieng... · bÁo cÁo cu Ối cÙng phÂn vÙng sinh thÁi lÂm nghi Ệp Ở vi Ệt nam

46

• Tính khảm (patchiness character) và không ñồng nhất của vùng sinh thái: mỗi vùng sinh thái có diện tích tương ñối lớn (diện tích trung bình lớn hơn 1 tỉnh) vì vậy trong nội tại một vùng ñã có rất nhiều biến ñộng cả về mặt ñiều kiện tự nhiên và các hệ sinh thái. Nếu dùng các giá trị ñịnh lượng tuyệt ñối, theo cách tiếp cận của phân tích không gian, thì sẽ tạo ra rất nhiều vùng nhỏ và rất khó phát hiện và tổng hợp lại thành các vùng sinh thái lớn có tính ñại diện trên một khu vực ñịa lý.

• Phương pháp phân tính không gian và cho ñiểm theo trọng số sẽ cho ra kết quả theo dạng ñiểm số hoặc chỉ số. Dảng bản ñồ ñiểm số/chỉ số này có thể rất có ích trong các nghiên cứu phân hạng (cao, thấp, trung bình) hoặc các bản ñồ sử dụng ñường ñẳng trị như khí hậu. Tuy nhiên với công tác phân vùng thì việc chuyển các ñiểm số này thành các vùng không thực sử khả thi.

Vì các lý do nêu trên, nhóm nghiên cứu ñã quyết ñịnh sử dụng phương pháp chuyên gia ñể xác ñịnh các vùng và tiểu vùng. Sau khi ñã có vị trí tương ñối của các vùng, tiểu vùng, dữ liệu GIS sẽ ñược sử dụng ñể xác ñịnh ranh giới chính xác trên bản ñồ dựa trên các yếu tố hạn chế. Các bước cơ bản ñể xây dựng bản ñồ phân vùng theo phương pháp chuyên gia, kết hợp số liệu GIS như sau:

Bước 1 – Phân miền sinh thái

Việc phân miền sinh thái dựa vào yếu tố khí hậu và lấy tiêu chí biên ñộ nhiệt trung bình năm

là 8OC ñể phân chia. Ngoài ra còn sử dụng thêm các tiêu chí hỗ trợ như tổng nhiệt ñộ năm là

9000OC và tổng số giờ nắng là 2000 giờ. Các tiêu chí này phản ánh rõ nét ñặc trưng khí hậu

của 2 miền là miền Bắc và miền Nam và do ñó cũng ñược phản ánh rất cụ thể quan sự sinh

trưởng của thảm thực vật rừng ở 2 vùng. Việc phân chia 2 miền này là rất rõ nét và ñược

nhiều ngành sử dụng.

Bước 2 – Phân vùng sinh thái

Việc phân 8 vùng sinh thái chủ yếu dựa vào yếu tố khí hậu (xem mục phân vùng khí hậu tại

4.1). Sau khi ñã có 8 vùng khí hậu, chúng tôi sử dụng kiến thức chuyên gia ñể ñiều chỉnh lại

ranh giới tự nhiên của các vùng này.

Ví dụ vùng Tây Bắc chúng tôi ñã ñưa khối núi Hoàng Liên Sơn nằm trọn trong vùng Tây

Bắc, trong khi với phân vùng khí hậu nông nghiệp cũ thì núi Hoàng Liên Sơn nằm một nửa ở

vùng Tây Bắc và một nửa ở vùng ðông Bắc.

Bước 3 – Phân vùng tiểu vùng sinh thái

Sau khi ñã xác ñịnh ñược ranh giới vùng, việc xác ñịnh tiểu vùng ñược thực hiện dựa trên

kiến thức chuyên gia. Trong mỗi vùng có diện tích không quá lớn nhóm sẽ thảo luận và ñưa

ra các lựa chọn khác nhau về tiểu vùng và khoanh vẽ một cách tương ñối lên bản ñồ. Trên cơ

sở các tiểu vùng sơ bộ nhóm sẽ khảo sát sâu hơn về các yếu tố thành phần như ñịa mạo, ñịa

chất, khí hậu, hệ sinh thái và tiến hành tách nhập các tiểu vùng cho ñến khi ñạt ñược các tiêu

chí nêu trong bảng (tên bảng) và có sự thống nhất trong toàn nhóm.

Việc xác ñịnh ranh giới cụ thể của các nhóm ñược thực hiện trên GIS trên cơ sở sử dụng các

Page 52: BÁO CÁO CU ỐI CÙNG - vietnam-redd.org projects/UN-REDD VN/Tieng... · bÁo cÁo cu Ối cÙng phÂn vÙng sinh thÁi lÂm nghi Ệp Ở vi Ệt nam

47

yếu tố hạn chế. Ví dụ: i) với tiểu vùng Mường Xén có ñặc ñiểm khô hạn do ảnh hưởng của

gió Lào, chúng tôi sử dụng ñường ñẳng trị của chỉ số khô hạn ñể xác ñịnh ranh giới; ii) với

tiểu vùng núi ñá vôi Phong Nha - Kẻ Bảng chúng tôi sử dụng ranh giới của khối ñá vôi trên

bản ñồ ñịa chất ñể xác ñịnh ranh giới; iii) với các tiểu vùng thượng nguồn sông ðà, sông Mã

chúng tôi sử dụng ñường phân thủy ñể xác ñịnh ranh giới lưu vực; iv) với các tiểu vùng có

sự phân chia giữa ñồng bằng, gò ñồi và vùng núi cao chúng tôi sử dụng mô hình ñộ cao số

ñể xác ñịnh ranh giới giữa các dạng ñịa hình.

Bước 4 - Xây dựng bảng dữ liệu mô tả vùng và tiểu vùng sinh thái.

Sau khi ñã hoàn thiện bản ñồ vùng và tiểu vùng, chúng tôi tiến hành xây dựng bản dữ liệu

về các yếu tố thành phần cho từng vùng và từng tiểu vùng bao gồm: khí hậu, ñịa mạo/ ñịa

chất, thổ nhưỡng, ñặc ñiểm sinh thái. Các thông tin này ñược chiết xuất từ CSDL GIS ñối

với các yếu tố khí hậu và thổ nhưỡng, còn lại các yếu tố khác mang tính mô tả như ñịa mạo/

ñịa chất, sinh thái thì ñược từng nhóm viết theo kiến thức chuyên gia của chuyên ngành

mình.

Phân vùng sinh thái Phân vùng khí hậu lâm nghiệp

Hiệu chỉnh theo ranh giới tự nhiên

Phân vùng các tiểu vùng sinh thái sơ bộ Phân theo kiến thức chuyên gia ñối với từng vùng

Phân vùng Tiểu vùng sinh thái chính thức Chưa xác ñịnh ranh giới tuyệt ñối trên bản ñồ

Hiệu chỉnh, tách nhập các tiểu vùng

Tiểu vùng sinh thái chính thức CSDL các yếu tố thành phần

Xác ñịnh ranh giới TV theo yếu tố hạn chế

CSDL GIS: DEM, ñịa chất,

khí hậu, ñất, thực vật rừng

Page 53: BÁO CÁO CU ỐI CÙNG - vietnam-redd.org projects/UN-REDD VN/Tieng... · bÁo cÁo cu Ối cÙng phÂn vÙng sinh thÁi lÂm nghi Ệp Ở vi Ệt nam

48

6 Kết quả và thảo luận

6.1 Phân vùng STLN

Dựa trên bộ tiêu chí và phương pháp phân vùng STLN mô tả ở mục 5 nêu trên, Nhóm nghiên cứu ñã tiến hành phân vùng STLN cho toàn lãnh thổ Việt Nam. Kết quả phân vùng ñược tóm tắt như sau:

• Lãnh thổ Việt Nam chia ra làm 2 miền sinh thái, ranh giới giữa 2 miền sinh thái là ñèo hải vân thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế, Quảng Nam và thành phố ðà Nẵng;

• Có 8 vùng sinh thái lâm nghiệp là i) vùng Tây Bắc gồm các tỉnh ðiện Biên, Lai Châu, Sơn La và Hoà Bình; ii) vùng ðông Bắc gồm các tỉnh Lào Cai, Yên Bái, Hà Giang, Tuyên Quang, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Quảng Ninh và Bắc Giang; iii) vùng ðồng bằng Bắc bộ gồm các tỉnh Hải Phòng, Hải Dương, Bắc Ninh, Hưng Yên, Thái Bình, Nam ðịnh, Hà Nội, Hà Nam và Ninh Bình; iv) vùng Bắc Trung bộ gồm các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế; v) vùng Nam Trung bộ gồm các tỉnh Quảng Nam, thành phố ðà Nẵng, Quảng Ngãi, Bình ðịnh, Phú Yên, Khánh Hoà, Ninh Thuận và Bình Thuận; vi) vùng Tây Nguyên gồm các tỉnh Kon Tum, Gia Lai, ðắc Lắk, ðắc Nông và Lâm ðồng; vii) vùng ðông Nam bộ gồm các tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, ðồng Nai, Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh và thành phố Hồ Chí Minh; và viii) vùng Tây Nam bộ gồm các tỉnh Long An, Bến Tre, ðồng Tháp, Sóc Trăng, Vĩnh Long, Cần Thơ, Hậu Giang, Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang và Trà Vinh.

Về cơ bản 8 vùng sinh thái lâm nghiệp trong nghiên cứu này tương ñối ñồng nhất với

8 vùng sinh thái nông nghiệp ñã ñược sử dụng trước ñây. Tuy nhiên nhóm nghiên

cứu có thực hiện 1 số thay ñổi ñể phù hợp hơn với ñiều kiện tự nhiên, tại một số vùng

chúng tôi ñã ñưa ranh giới vùng theo ranh giới tự nhiên chứ không theo ranh giới

hành chính. Chi tiết xem mô tả ở Bảng 8 và bản ñồ dưới ñây.

Bảng 8. Sự khác biệt giữa phân vùng sinh thái nông nghiệp và lâm nghiệp

Vùng Vùng sinh thái nông nghiệp

Vùng sinh thái lâm nghiệp

Tây Bắc Ranh giới giữa Tây Bắc và ðông Bắc là ranh giới hành chính giữa các tỉnh Lai Châu, Lào cai, Sơn La

ðưa toàn bộ dẫy núi Hoàng Liên Sơn về vùng Tây Bắc. Vùng Tây Bắc gồm cả 1 phần của Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ. Từ quan ñiểm sinh thái, việc ñưa toàn bộ dẫy Hoàng Liên Sơn về 1 vùng là phù hợp hơn cả về mặt khí hậu, ñịa chất/ ñịa hình và phân bố của các hệ sinh thái

Page 54: BÁO CÁO CU ỐI CÙNG - vietnam-redd.org projects/UN-REDD VN/Tieng... · bÁo cÁo cu Ối cÙng phÂn vÙng sinh thÁi lÂm nghi Ệp Ở vi Ệt nam

49

ðông Bắc Ranh giới giữa Tây Bắc và ðông Bắc là ranh giới hành chính giữa các tỉnh Lai Châu, Lào cai, Sơn La

Gồm diện tích như vùng ðông Bắc cũ trừ ñi phần dẫy núi Hoàng Liên Sơn ñã chuyển sang vùng Tây Bắc

ðồng Bằng Bắc Bộ

Hà Tây, Hà Nội, Hưng Yên, Hải Dương, Hải Phòng, Hà Nam, Thái Bình, Nam ðịnh

Về cơ bản vẫn giống như phân vùng cũ, nhưng lấy thêm tỉnh Bắc Ninh và 1 phần ñất thấp có tính chất ñồng bằng của tỉnh Bắc Giang

Bắc Trung Bộ

Không thay ñổi

Nam Trung Bộ

ðà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình ðịnh, Phú Yên, Khánh Hòa

Thêm tỉnh Ninh Thuận, và 1 phần tỉnh Bình Thuận. Theo nhóm nghiên cứu 2 tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận có các ñặc ñiểm của giải bờ biển hẹp của Nam Trung Bộ như cồn cát xen kẽ với các giải ñồng bằng hẹp, khí hậu có tính khô hạn và chịu bức xạ mặt trời lớn, vì vậy nên ñưa vào Nam Trung Bộ là phù hợp hơn so với ðông Nam Bộ

Tây Nguyên Kon Tum, Gia Lai, ðắk Lắc, ðắk Nông

Thêm tỉnh Lâm ðồng vào Tây Nguyên, như vậy cũng phù hợp hơn với ñịa hình núi cao và ñịa chất có nhiều ñá bazan của Tây Nguyên.

ðông Nam Bộ

Tây Ninh, Bình Phước, Lâm ðồng, ðồng Nai, Bình Thuận, Bà Rịa – Vũng Tầu, TP. HCM, Bình Dương

Chuyển Lâm ðồng samg Tây Nguyên và 1 phần tỉnh Bình Thuận có khí hậu khô hạn sang Nam Trung Bộ

Tây Nam Bộ

Không thay ñổi

• Có 47 tiểu vùng sinh thái ñược xác ñịnh, trong ñó vùng Tây Bắc ñược chia ra thành 6 tiểu vùng (TV1, TV2, TV3, TV4, TV5 và TV6); vùng ðông Bắc gồm 10 tiểu vùng (TV7, TV8, TV9, TV10, TV11, TV12, TV13, TV14, TV15 và TV16); vùng ðồng Bằng Bắc bộ gồm 2 tiểu vùng (TV17 và TV18); vùng Bắc Trung bộ gồm 6 tiểu vùng (TV19, TV20, TV21, TV22, TV23 và TV24); vùng Nam Trung bộ gồm 4 tiểu vùng (TV25, TV26, TV27 và TV28); vùng Tây Nguyên gồm 11 tiểu vùng (TV29, TV30, TV31, TV32, TV33, TV34, TV35, TV36, TV37, TV38 và TV39); vùng ðông Nam bộ gồm 5 tiểu vùng (TV40, TV41, TV42, TV43 và TV44); và vùng Tây Nam bộ gồm 3 tiểu vùng (TV45, TV46 và TV47).

Trong số 47 tiểu vùng thì có 4 tiểu vùng là ñảo và quần ñảo, ñó là TV15 (quần ñảo ðông Bắc); TV28 (quần ñảo Hoàng Sa và Trường Sa); TV44 (Côn ðảo) và TV47 (Hải ñảo Tây Nam bộ).

Page 55: BÁO CÁO CU ỐI CÙNG - vietnam-redd.org projects/UN-REDD VN/Tieng... · bÁo cÁo cu Ối cÙng phÂn vÙng sinh thÁi lÂm nghi Ệp Ở vi Ệt nam

50

Chi tiết về tên và diện tích của vùng sinh thái và tiểu vùng sinh thái ñược nêu tại Bảng 9 và

bản ñồ phân vùng STLN ñược trình bày ở phần dưới ñây.

Page 56: BÁO CÁO CU ỐI CÙNG - vietnam-redd.org projects/UN-REDD VN/Tieng... · bÁo cÁo cu Ối cÙng phÂn vÙng sinh thÁi lÂm nghi Ệp Ở vi Ệt nam

51

Bảng 9. Tên và diện tích vùng và tiểu vùng sinh thái lâm nghiệp

Vùng Mã tiểu vùng

Tên tiểu vùng Diện tích (ha)

I. Tây Bắc 4,586,350

TV1 Thượng nguồn sông ðà 1,782,913

TV2 Thượng nguồn sông Mã 381,064

TV3 Cao nguyên Sơn La - Mộc Châu 364,912

TV4 Thung lũng sông ðà 699,692

TV5 Khối núi Hoàng Liên Sơn 935,104

TV6 Gò ñồi Hòa Bình, Ninh Bình 422,664

II. ðông Bắc 5,698,492

TV7 Thung lũng sông Hồng, sông Chảy 436,154

TV8 Núi trung bình Hoàng Su Phì 388,928

TV9 Thượng nguồn sông Lô, sông Gâm 918,815

TV10 Núi thấp Bảo Lạc, Ba Bể 1,105,941

TV11 Khối núi ñá vôi ðồng Văn 384,386

TV12 Trung du Phú Thọ, Thái Nguyên, Vình Phúc, Bắc Giang 896,377

TV13 Khối núi ñá vôi Bắc Sơn 393,098

TV14 ðồi núi thấp Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh 931,841

TV15 Rừng ngập mặn ven biển ðông Bắc 151,947

TV16 ðảo ðông Bắc Bộ 91,005

III. ðồng Bằng Bắc bộ 1,352,475

TV17 ðồng bằng Bắc Bộ 1,318,140

TV18 Rừng ngập mặn ñồng bằng Bắc Bộ 34,335

IV. Bắc Trung bộ 5,063,188

TV19 Mường Xén 301,798

TV20 Vùng núi tây Thanh Nghệ Tĩnh 1,943,353

TV21 Gò ñồi Bắc Trung Bộ 1,090,979

TV22 ðồng bằng và cát ven biển Bắc Trung Bộ 827,413

TV23 Khối núi ñá vôi Phong Nha, Kẻ Bàng 148,573

TV24 Khối núi tây Bình Trị Thiên 751,073

V. Nam Trung bộ 3,686,832

TV25 Vùng núi tây Quảng Nam, Quảng Ngãi 412,209

TV26 Gò ñồi Nam Trung Bộ 2,536,153

TV27 ðồng bằng và cát ven biển Nam Trung Bộ 738,469

TV28 Hoàng Sa, Trường Sa n/a

VI. Tây Nguyên 5,327,223 TV29 Vùng cực hạn Nam Trung Bộ 309,456

Page 57: BÁO CÁO CU ỐI CÙNG - vietnam-redd.org projects/UN-REDD VN/Tieng... · bÁo cÁo cu Ối cÙng phÂn vÙng sinh thÁi lÂm nghi Ệp Ở vi Ệt nam

52

Vùng Mã tiểu vùng

Tên tiểu vùng Diện tích (ha)

TV30 Khối núi Ngọc Linh 591,057

TV31 Núi thấp Sa Thầy 652,742

TV32 Cao nguyên bazan Pleiku, Kon Hà Nừng 550,492

TV33 Núi thấp An Khê 284,810

TV34 Bán bình nguyên Cheo Reo, Phú Bổn, Ea Súp 838,988

TV35 Cao nguyên bazan Buôn Mê Thuột 573,120

TV36 Khối núi Man Drắk 396,339

TV37 Cao nguyên ðắk Nông, ðắk Min 385,342

TV38 Khối núi Chư Ang Sin và sơn nguyên ðà Lạt 744,877

TV39 Cao nguyên Di Linh, Bảo Lộc 389,852

VII. ðông Nam bộ 2,768,152

TV40 Núi thấp ðông Nam Bộ 1,136,314

TV41 Gò ñồi ðông Nam Bộ 881,050

TV42 ðồng bằng ðông Nam Bộ 594,852

TV43 Rừng ngập mặn ven biển ðông Nam Bộ 150,731

TV44 Côn ðảo 5,206

VIII. Tây Nam bộ 3,982,679

TV45 ðồng Bằng Nam Bộ 3,696,309

TV46 Rừng ngập mặn Tây Nam Bộ 230,349

TV47 Hải ñảo Tây Nam Bộ 56,020

6.2 Xây dựng cơ sở dữ liệu cho vùng STLN

Bảng dữ liệu là kết quả của mọi hoạt ñộng cả về lý thuyết lẫn thừa kế số liệu và kinh nghiệm của các chuyên gia ñầu ngành Việt Nam của nhóm nghiên cứu về khí hậu thủy văn, ñịa chất - ñịa mạo, ñất - lập ñịa và thảm thực vật rừng. Do hạn chưa có thời gian, kinh phí ñể khảo sát, kiểm nghiệm kết quả phân vùng STLN, vì vậy, ñương nhiên nó vẫn ñem theo tính chủ quan và chưa toàn diện.

Các dữ liệu về khí hậu, ñịa hình ñịa mạo, ñất và kiểu rừng ñặc trưng ñược xây dựng cho từng vùng và tiểu vùng sinh thái. Với các thông tin về khí hậu, nhóm nghiên cứu ñã tính toán trên các phần mềm chuyên dụng WOLDCLIM và dựa vào số liệu của 40 trạm quan trắc khí tượng ở Việt Nam. Kết quả phân tich các ñặc ñiểm về khí hậu ñược thể hiện trên bản ñồ phân bố nhiệt ñộ, lượng mưa và chỉ số ẩm nêu tại Phụ lục 3.

Tóm tắt các ñặc trưng này cho vùng và tiểu vùng sinh thái ñược trình bày tại bảng 9 dưới ñây. Số liệu tổng hợp chi tiết về các ñặc ñiểm phân vùng sinh thái lâm nghiệp gồm các ñặc trưng về khí hậu thủy văn; ñịa chất ñịa mạo; thổ nhưỡng và thảm thực vật rừng ñược nêu chi tiết trong Phụ lục 4.

Page 58: BÁO CÁO CU ỐI CÙNG - vietnam-redd.org projects/UN-REDD VN/Tieng... · bÁo cÁo cu Ối cÙng phÂn vÙng sinh thÁi lÂm nghi Ệp Ở vi Ệt nam

53

Bảng 10. Tóm tắt các ñặc trưng của các vùng và tiểu vùng sinh thái lâm nghiệp

MIỀN Vùng

Tiểu vùng Ranh giới

Các ñặc trưng của các tiêu chí

A. MIỀN BẮC Khí hậu Tnăm: 16-22oC; Rnăm 1100-2800mm ðịa hình, ñịa mạo

Núi trung bình 1000-1500m I. Tây Bắc ðiện Biên Lai Châu Sơn La Hoà Bình

Nhóm ñất chính/phụ

Alisols/Leptosols

TV1. Thượng nguồn sông ðà

ðiện Biên, Lai Châu

Kiểu rừng chính/phụ

Rừng kín hỗn loài thường xanh mưa ẩm á nhiệt ñới núi cao/Rừng lá kim + hỗn loài lá rộng, lá kim/Rừng tre nứa + hỗn loài cây gỗ, tre nứa

Khí hậu Tnăm: 16-22oC; Rnăm 1100-2800mm ðịa hình,

ñịa mạo Trên 1000m

Nhóm ñất chính/phụ

Alisols/Leptosols

TV2. Thượng nguồn sông Mã

Huyện sông Mã, Sơn La

Kiểu rừng chính/phụ

Rừng kín, hỗn loài, lá rộng thường xanh mưa ẩm nhiệt ñới/Rừng hỗn loài nửa rụng lá

Khí hậu Tnăm: 18-22oC; Rnăm:1400-1600mm ðịa hình,

ñịa mạo Núi trung bình 500 – 1000m

Nhóm ñất chính/phụ

Acrisols/Alisols/Leptosols

TV3. Cao nguyên Sơn La -Mộc Châu

Sơn La, Mộc Châu

Kiểu rừng chính/phụ

Rừng kín hỗn loài thường xanh mưa ẩm nhiệt ñới mưa núi trung bình/Rừng tre nứa + hỗn loài cây gỗ, tre nứa

Khí hậu Tnăm: 20-23 oC; Rnăm:1100-2200mm ðịa hình,

ñịa mạo Trũng, thung lũng

Nhóm ñất chính/phụ

Ferralsols/Alisols

TV4. Thung lũng Sông ðà.

Các huyện vùng thấp Hòa Bình, Sơn La. Kiểu rừng

chính/phụ Rừng kín hỗn loài thường xanh mưa ẩm nhiệt ñới ñồi núi thấp/Rừng kín hỗn loài trên núi và thung lũng ñá vôi/Rừng tre nứa + hỗn loài cây gỗ, tre nứa

Khí hậu Tnăm: 11-23oC; Rnăm: 1600-3500 mm ðịa hình,

ñịa mạo Núi cao trên 1500m

TV5. Khối núi Hoàng Liên Sơn

Lào Cai – Lai Châu

Nhóm ñất chính/phụ

Calcisols/Ferralsols

Page 59: BÁO CÁO CU ỐI CÙNG - vietnam-redd.org projects/UN-REDD VN/Tieng... · bÁo cÁo cu Ối cÙng phÂn vÙng sinh thÁi lÂm nghi Ệp Ở vi Ệt nam

54

MIỀN Vùng

Tiểu vùng Ranh giới

Các ñặc trưng của các tiêu chí

Kiểu rừng chính/phụ

Rừng kín hỗn loài trên núi và thung lũng ñá vôi/Rừng tre nứa + hỗn loài cây gỗ, tre nứa

Khí hậu Tnăm: 22-24oC; Rnăm:1600-2200 mm ðịa hình,

ñịa mạo Núi thấp

Nhóm ñất chính/phụ

Acrisols/Ferralsols/Leptosols

TV6. Gò ñồi Hòa Bình – Ninh Bình

Các huyện vùng thấp

Kiểu rừng chính/phụ

Rừng kín hỗn loài thường xanh mưa ẩm/Rừng tre nứa + hỗn loài cây gỗ, tre nứa

Khí hậu Tnăm: 22-24oC; Rnăm:1600-2000 mm ðịa hình, ñịa mạo

300 – 700m

Nhóm ñất chính/phụ

Acrisols/Ferralsols

TV7. Thung lũng sông Hồng – sông Chảy

Lào Cai, Yên Bái

Kiểu rừng chính/phụ

Rừng kín hỗn loài thường xanh mưa ẩm/Rừng tre nứa + hỗn loài cây gỗ, tre nứa

Khí hậu Tnăm: 16-23oC; Rnăm: 1400-1800 mm ðịa hình, ñịa mạo

Núi cao trên 700m

Nhóm ñất chính/phụ

Alisols/Ferralsols

TV8. Núi trung bình Hoàng Su Phì

Hoàng Su Phì - Hà Giang

Kiểu rừng chính/phụ

Rừng lá kim + hỗn loài lá rộng, lá kim

Khí hậu Tnăm:21-23oC; Rnăm:1800-4500 mm ðịa hình, ñịa mạo

Núi cao trên 1000m

Nhóm ñất chính/phụ

Alisols/Ferralsols

II ðông Bắc Lào Cai, Yên Bái, Hà Giang, Tuyên Quang, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Cạn, Thái Nguyên Quảng Ninh, Bắc Giang

TV9. Thượng nguồn sông Lô - Gâm

Thượng nguồn sông Gâm, sông Lô, Khối núi Putaca.

Kiểu rừng chính/phụ

Rừng kín hỗn loài thường xanh mưa ẩm á nhiệt ñới núi cao/Rừng lá kim + hỗn loài lá rộng, lá kim/Rừng tre nứa + hỗn loài cây gỗ, tre nứa

Khí hậu Tnăm: 15-22oC; Rnăm:1200-1600 mm

ðịa hình, ñịa mạo

Trên 700m

Nhóm ñất chính/phụ

Calcisols/Ferralsols

TV10. Khối núi ñá vôi Bảo Lạc, Ba Bể

Bảo Lạc, Ba Bể

Kiểu rừng chính/phụ

Rừng hỗn loài trên núi ñá vôi

TV11. ðồng Khí hậu Tnăm: 15-22oC; Rnăm:1200-1600 mm

Page 60: BÁO CÁO CU ỐI CÙNG - vietnam-redd.org projects/UN-REDD VN/Tieng... · bÁo cÁo cu Ối cÙng phÂn vÙng sinh thÁi lÂm nghi Ệp Ở vi Ệt nam

55

MIỀN Vùng

Tiểu vùng Ranh giới

Các ñặc trưng của các tiêu chí

ðịa hình, ñịa mạo

Trên 700m

Nhóm ñất chính/phụ

Calcisols/Ferralsols

Kiểu rừng chính/phụ

Rừng kín hỗn loài trên núi và thung lũng ñá vôi/Rừng kín hỗn loài thường xanh mưa ẩm/Rừng tre nứa + hỗn loài cây gỗ, tre nứa

Khí hậu Tnăm: 23-24oC; Rnăm:1400-1600 mm ðịa hình,

ñịa mạo 100 – 300m

Nhóm ñất chính/phụ

Calcisols/Ferralsols

TV12. Trung du Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Thái Nguyên, Bắc Giang

Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Thái Nguyên, Bắc Giang

Kiểu rừng chính/phụ

Rừng kín hỗn loài trên núi và thung lũng ñá vôi/Rừng kín hỗn loài thường xanh mưa ẩm

Khí hậu Tnăm: 20-22oC; Rnăm:1400-1600 mm ðịa hình,

ñịa mạo Trên 700m

Nhóm ñất chính/phụ

Calcisols/Ferralsols

TV13. Khối núi ñá vôi Bắc Sơn.

Bắc Sơn – Lạng Sơn

Kiểu rừng chính/phụ

Rừng kín hỗn loài trên núi và thung lũng ñá vôi/Rừng kín hỗn loài thường xanh mưa ẩm

Khí hậu Tnăm: 18-23oC; Rnăm:1100-1800 mm ðịa hình,

ñịa mạo 300m – 700m

Nhóm ñất chính/phụ

Acrisols/Ferralsols/Alisols

TV14. ðồi núi thấp Cao Bằng- Lạng Sơn- Quảng Ninh

ðông triều, Lạng Sơn, Trùng Khánh, Thất Khê.

Kiểu rừng chính/phụ

Rừng kín hỗn loài thường xanh mưa ẩm/Rừng tre nứa + hỗn loài cây gỗ, tre nứa

Khí hậu Tnăm: 22-23oC; Rnăm:2000-2800 mm ðịa hình,

ñịa mạo Vùng thấp

Nhóm ñất chính/phụ

Solochats/Gleysols

TV15. Rừng ngập mặn ven biển ðông Bắc

Các huyện ven biển Quảng Ninh

Kiểu rừng chính/phụ

Rừng ngập mặn

Khí hậu Tnăm: 23-24oC; Rnăm:1100-1600 mm ðịa hình,

ñịa mạo Vùng thấp

TV16. ðảo ðông bắc bộ

Bạch Long vĩ, Vân ðồn, Cô Tô, Kế Bào.

Nhóm ñất chính/phụ

Ferralsols/Solochats/Gleysols

Page 61: BÁO CÁO CU ỐI CÙNG - vietnam-redd.org projects/UN-REDD VN/Tieng... · bÁo cÁo cu Ối cÙng phÂn vÙng sinh thÁi lÂm nghi Ệp Ở vi Ệt nam

56

MIỀN Vùng

Tiểu vùng Ranh giới

Các ñặc trưng của các tiêu chí

Kiểu rừng chính/phụ

Rừng kín hỗn loài thường xanh mưa ẩm nhiệt ñới ñồi núi thấp/Rừng ngập mặn

Khí hậu Tnăm: 23-24oC; Rnăm:1500-1800 mm ðịa hình, ñịa mạo

Vùng thấp

Nhóm ñất chính/phụ

Fluvisol/Gleysols/Acrisols

TV17. ðồng bằng Bắc Bộ

9 tỉnh

Kiểu rừng chính/phụ

Rừng trồng

Khí hậu Tnăm: 23-24oC; Rnăm:1600-1800 mm ðịa hình, ñịa mạo

Vùng thấp

Nhóm ñất chính/phụ

Solochats/Gleysols

III. ðồng bằng Bắc Bộ Hải Phòng, Hải Dương, Bắc Ninh, Hưng Yên, Hà Nội, Thái Bình, Nam ðịnh, Hà Nam, Ninh Bình

TV18. Ngập mặn ñồng bằng Bắc Bộ

Ven biển 4 tỉnh: Hải Phòng, Thái Bình, Nam ðịnh, Ninh Bình.

Kiểu rừng chính/phụ

Rừng ngập mặn

Khí hậu Tnăm: 19-24oC;Rnăm:1400-3000 mm ðịa hình, ñịa mạo

300 – 700m

Nhóm ñất chính/phụ

Acrisols/Ferralsols/Leptosols

TV19. Mường Xén

Kỳ Sơn, Tương Dương - Nghệ An

Kiểu rừng chính/phụ

Rừng kín, hỗn loài, lá rộng thường xanh mưa ẩm nhiệt ñới, có các kiểu phụ: vùng thấp, dưới 500m; vùng thấp, ưu hợp họ Dầu

Khí hậu Tnăm: 18-23oC; Rnăm: 1100-1400 mm ðịa hình, ñịa mạo

Trên 700m

Nhóm ñất chính/phụ

Ferralsols/Alisols/Leptosols

IV. Bắc Trung bộ Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế TV20.

Vùng núi tây Thanh – Nghệ - Tĩnh

Núi phía tây 3 tỉnh

Kiểu rừng chính/phụ

Rừng kín hỗn loài thường xanh mưa ẩm nhiệt ñới mưa núi trung bình/Rừng tre nứa + hỗn loài cây gỗ, tre nứa

Khí hậu Tnăm: 22-24oC; Rnăm: 1600-4000 mm ðịa hình,

ñịa mạo Núi thấp – trung bình

TV21. Gò ñồi Bắc Trung Bộ

Trung du 6 tỉnh

Nhóm ñất chính/phụ

Acrisols/Ferralsols/Leptosols

Page 62: BÁO CÁO CU ỐI CÙNG - vietnam-redd.org projects/UN-REDD VN/Tieng... · bÁo cÁo cu Ối cÙng phÂn vÙng sinh thÁi lÂm nghi Ệp Ở vi Ệt nam

57

MIỀN Vùng

Tiểu vùng Ranh giới

Các ñặc trưng của các tiêu chí

Kiểu rừng chính/phụ

Rừng kín hỗn loài thường xanh mưa ẩm nhiệt ñới ñồi núi thấp/Rừng tre nứa + hỗn loài cây gỗ, tre nứa/Rừng trồng

Khí hậu Tnăm: 23-25oC; Rnăm:1600-3000 mm ðịa hình,

ñịa mạo Vùng thấp

Nhóm ñất chính/phụ

Fluvisol/Acrisols/Gleysols

TV22. ðồng bằng và cát ven biển Bắc Trung Bộ

6 tỉnh

Kiểu rừng chính/phụ

Rừng trồng các loại

Khí hậu Tnăm: 20-22oC; Rnăm:2000-3500 mm ðịa hình,

ñịa mạo Núi trung bình

Nhóm ñất chính/phụ

Calcisols/Ferralsols

TV23. Khối núi ñá vôi Phong Nha-Kẻ Bàng

Phong Nha-Kẻ Bàng

Kiểu rừng chính/phụ

Rừng kín hỗn loài trên núi và thung lũng ñá vôi/Rừng kín hỗn loài thường xanh mưa ẩm nhiệt ñới ñồi núi thấp

Khí hậu Tnăm: 18-23oC; Rnăm:1100-1400 mm ðịa hình,

ñịa mạo Trên 700m

Nhóm ñất chính/phụ

Alisols/Ferralsol

TV24. Khối núi Tây Bình Trị Thiên

3 tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế

Kiểu rừng chính/phụ

Rừng kín hỗn loài thường xanh mưa ẩm á nhiệt ñới núi cao/Rừng tre nứa + hỗn loài cây gỗ, tre nứa

B. MIỀN NAM

Khí hậu Tnăm: 19-22oC; Rnăm:2800-4000 mm

ðịa hình, ñịa mạo

Núi cao trên 700m

Nhóm ñất chính/phụ

Alisols/Ferralsol

TV25. Vùng núi tây Quảng Nam-Quảng Ngãi

Tây Quảng Nam, Quảng Ngãi

Kiểu rừng chính/phụ

Rừng kín hỗn loài thường xanh mưa ẩm á nhiệt ñới núi cao/Rừng tre nứa + hỗn loài cây gỗ, tre nứa

Khí hậu Tnăm: 23-26oC; Rnăm:1600-3000 mm

ðịa hình, ñịa mạo

Núi thấp

Nhóm ñất chính/phụ

Acrisols/Ferralsols/Leptosols

V. Duyên hải Nam Trung Bộ: ðà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình ðịnh, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận

TV26. Gò ñồi Nam Trung Bộ

Dọc thềm gò ñồi trung du 7 tỉnh

Kiểu rừng chính/phụ

Rừng kín hỗn loài thường xanh mưa ẩm nhiệt ñới ñồi núi thấp/Rừng trồng

Page 63: BÁO CÁO CU ỐI CÙNG - vietnam-redd.org projects/UN-REDD VN/Tieng... · bÁo cÁo cu Ối cÙng phÂn vÙng sinh thÁi lÂm nghi Ệp Ở vi Ệt nam

58

MIỀN Vùng

Tiểu vùng Ranh giới

Các ñặc trưng của các tiêu chí

Khí hậu Tnăm: 26-27oC; Rnăm:1300-2800 mm ðịa hình,

ñịa mạo Vùng thấp

Nhóm ñất chính/phụ

Arenosols/Gleysols/Solochats

TV27. ðồng bằng và cát ven biển Nam Trung Bộ

Dọc bờ biển 7 tỉnh

Kiểu rừng chính/phụ

Rừng trồng

Khí hậu Tnam: 26-27oC; Rnam: 700-1400 mm (Phan Rang: Rnăm (1958 - 1993): 693mm)

ðịa hình, ñịa mạo

Vùng thấp

Nhóm ñất chính/phụ

Haplic lixisols/ Chromic lixisols

TV28. Hoàng Sa, Trường Sa

Khánh Hòa

Kiểu rừng chính/phụ

Thảm thực vật phổ biến là trảng, truông cây bụi khô hạn với các ñặc trưng cơ bản là các loài thực vật chiu hạn.

Khí hậu Tnăm: 26-27oC; Rnăm:1200-2400 mm ðịa hình,

ñịa mạo Khô hạn

Nhóm ñất chính/phụ

Luvisols/Alisols

TV29. Vùng cực hạn Nam Trung Bộ

Phan Rang-Phan Rí (Ninh Thuận, Bình Thuận)

Kiểu rừng chính/phụ

Rừng thưa ưu thế cây họ Dầu (Rừng khộp)/Rừng kín hỗn loài nửa lá rụng

Khí hậu Tnăm: 17-22oC; Rnăm:2200-4000 mm ðịa hình, ñịa mạo

Núi cao trên 1000m

Nhóm ñất chính/phụ

Alisols/Ferralsols/Leptosols

TV30. Khối núi Ngọc Linh

Khối núi Ngọc Linh.

Kiểu rừng chính/phụ

Rừng kín hỗn loài thường xanh mưa ẩm á nhiệt ñới núi cao/Rừng kín hỗn loài nửa lá rụng

Khí hậu Tnăm: 20-26oC; Rnăm:1600-2000 mm ðịa hình, ñịa mạo

Núi thấp

Nhóm ñất chính/phụ

Ferralsols/Acrisols/Leptosols

VI. Tây Nguyên Kon Tum, Gia Lai, ðak Lak, ðak Nông, Lâm ðồng

TV31. Núi thấp Sa Thầy

Sa Thầy, bắc Tây Nguyên

Kiểu rừng chính/phụ

Rừng kín hỗn loài thường xanh mưa ẩm nhiệt ñới ñồi núi thấp/Rừng tre nứa + hỗn loài cây gỗ, tre nứa

Khí hậu Tnăm: 20-24oC; Rnăm:1800-2200 mm

TV32. Cao nguyên bazan PleiKu,

Kon Hà Nừng, Pleiku, An Khê

ðịa hình, ñịa mạo

Cao nguyên

Page 64: BÁO CÁO CU ỐI CÙNG - vietnam-redd.org projects/UN-REDD VN/Tieng... · bÁo cÁo cu Ối cÙng phÂn vÙng sinh thÁi lÂm nghi Ệp Ở vi Ệt nam

59

MIỀN Vùng

Tiểu vùng Ranh giới

Các ñặc trưng của các tiêu chí

Nhóm ñất chính/phụ

Ferralsols/Acrisols

Kiểu rừng chính/phụ

Rừng kín hỗn loài thường xanh mưa ẩm nhiệt ñới ñồi núi thấp/Rừng tre nứa + hỗn loài cây gỗ, tre nứa

Khí hậu Tnăm: 25-27oC; Rnăm:1200-1800 mm ðịa hình,

ñịa mạo 600-700m

Nhóm ñất chính/phụ

Acrisols/Ferralsols/Gleysols

TV33. Núi thấp An Khê

Kiểu rừng chính/phụ

Rừng thưa ưu thế cây họ Dầu (Rừng khộp)/Rừng tre nứa + hỗn loài cây gỗ, tre nứa

Khí hậu Tnăm: 23-25oC; Rnăm:1500-2000 mm ðịa hình,

ñịa mạo Vùng trũng, thấp

Nhóm ñất chính/phụ

Acrisols/Ferralsols/Gleysols

TV34. Bán bình nguyên Cheo reo- Phú Bổn- EaSúp

Cheo reo, Phú bổn, Kon Chro-Chư sê -Easup

Kiểu rừng chính/phụ

Rừng thưa ưu thế cây họ Dầu (Rừng khộp)/Rừng tre nứa + hỗn loài cây gỗ, tre nứa

Khí hậu Tnăm: 23-25oC; Rnăm:1600-2000 mm ðịa hình,

ñịa mạo Cao nguyên

Nhóm ñất chính/phụ

Ferralsols

TV35. Cao nguyên bazan Buôn Ma Thuột

Buôn Hồ - Buôn Mê Thuột

Kiểu rừng chính/phụ

Rừng kín hỗn loài thường xanh mưa ẩm nhiệt ñới núi trung bình.

Khí hậu Tnăm: 22-24oC; Rnăm:1600-2600 mm ðịa hình,

ñịa mạo 700-800m

Nhóm ñất chính/phụ

Acrisols/Ferralsols

TV36. Khối núi Ma ðrak

Kiểu rừng chính/phụ

Rừng kín hỗn loài thường xanh mưa ẩm nhiệt ñới núi trung bình/Rừng thưa ưu thế cây họ Dầu (Rừng khộp)/Rừng lá kim + hỗn loài lá rộng, lá kim

Khí hậu Tnăm: 22-24oC; Rnăm:1600-2200 mm ðịa hình,

ñịa mạo Cao nguyên

TV37. Cao Nguyên ðak Nông-ðak Min

ðak Nông, Bảo Lộc

Nhóm ñất chính/phụ

Acrisols/Ferralsols

Page 65: BÁO CÁO CU ỐI CÙNG - vietnam-redd.org projects/UN-REDD VN/Tieng... · bÁo cÁo cu Ối cÙng phÂn vÙng sinh thÁi lÂm nghi Ệp Ở vi Ệt nam

60

MIỀN Vùng

Tiểu vùng Ranh giới

Các ñặc trưng của các tiêu chí

Kiểu rừng chính/phụ

Rừng kín hỗn loài thường xanh mưa ẩm nhiệt ñới mưa núi trung bình/Rừng thưa ưu thế cây họ Dầu (Rừng khộp)/Rừng lá kim + hỗn loài lá rộng, lá kim

Khí hậu Tnăm: 16-25oC; Rnăm:1500-2200 mm ðịa hình,

ñịa mạo Trên 1000m

Nhóm ñất chính/phụ

Alisols/Ferralsols/Leptosols

TV38. Khối Chư Yan Sin, Sơn nguyên ðà lạt

Khối núi Chư Yan Sin–ðà Lạt

Kiểu rừng chính/phụ

Rừng kín hỗn loài thường xanh mưa ẩm á nhiệt ñới núi cao/Rừng kín hỗn loài nửa lá rụng

Khí hậu Tnăm: 20-22oC; Rnăm:1500-2800 mm ðịa hình,

ñịa mạo Trên 700m

Nhóm ñất chính/phụ

Ferralsols/Acrisols

TV39. Cao nguyên Di Linh, Bảo Lộc

Lâm ðồng

Kiểu rừng chính/phụ

Rừng kín hỗn loài thường xanh mưa ẩm á nhiệt ñới núi cao/Rừng kín hỗn loài nửa lá rụng

Khí hậu Tnăm: 25-27oC; Rnăm:1800-2800 mm ðịa hình, ñịa mạo

Núi thấp

Nhóm ñất chính/phụ

Acrisols/Ferralsols

TV40. Núi thấp ðông Nam Bộ

Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh

Kiểu rừng chính/phụ

Rừng kín hỗn loài thường xanh mưa ẩm nhiệt ñới ñồi núi thấp/Rừng thưa ưu thế cây họ Dầu (Rừng khộp)

Khí hậu Tnăm: 26-27oC; Rnăm:1600-2200 mm ðịa hình, ñịa mạo

Vùng thấp

VII. ðông nam bộ Bà Rịa-Vũng Tàu, ðồng Nai, Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh, TP. Hồ Chí Minh

Nhóm ñất chính/phụ

Fluvisol/Acrisols/Gleysols

TV41. Gò ñồi ðông Nam Bộ

Các huyện ñồng bằng

Kiểu rừng chính/phụ

Rừng trồng

Khí hậu Tnăm: 26-27OC; Rnăm: 1400-2000 ðịa hình,

ñịa mạo ðồng bằng (dưới 10m)

Nhóm ñất chính/phụ

Fluvisol/Gleysols

TV42. ðồng bằng ðông Nam Bộ

ðông Nam Bộ

Kiểu rừng chính/phụ

Rừng kín lá rộng thường xanh ưu thế cây họ Dầu vùng thấp/Rừng trồng

TV43. Ven biển Khí hậu Tnăm: 26-27oC; Rnăm:1400-2000 mm

Page 66: BÁO CÁO CU ỐI CÙNG - vietnam-redd.org projects/UN-REDD VN/Tieng... · bÁo cÁo cu Ối cÙng phÂn vÙng sinh thÁi lÂm nghi Ệp Ở vi Ệt nam

61

MIỀN Vùng

Tiểu vùng Ranh giới

Các ñặc trưng của các tiêu chí

ðịa hình, ñịa mạo

Ven biển

Nhóm ñất chính/phụ

Solochats/Hitosols

Kiểu rừng chính/phụ

Rừng ngập mặn

Khí hậu Tnăm: 26-27 oC; Rnăm:1400-1800 mm ðịa hình,

ñịa mạo ðảo

Nhóm ñất chính/phụ

Acrisols/Ferralsols/Solochats

TV44. Côn ðảo

Côn ðảo

Kiểu rừng chính/phụ

Rừng kín hỗn loài thường xanh mưa ẩm nhiệt ñới ñồi núi thấp/Rừng ngập mặn

Khí hậu Tnăm: 26-27 oC; Rnăm:1400-1900 mm ðịa hình, ñịa mạo

ðồng bằng (dưới 10m)

Nhóm ñất chính/phụ

Fluvisol/Gleysols/Hitosols

TV45. ðồng bằng Nam Bộ

Vùng ñồng bằng

Kiểu rừng chính/phụ

Rừng trồng/Rừng tràm

Khí hậu Tnăm: 27-28 oC; Rnăm:2000-3500mm ðịa hình, ñịa mạo

Ven biển

Nhóm ñất chính/phụ

Solochats/Hitosols/Gleysols

TV46. Ngập mặn Tây Nam Bộ

Bến Tre, Trà Vinh, Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang Kiểu rừng

chính/phụ Rừng ngập mặn

Khí hậu Tnăm: 26-27 oC; Rnăm:1400-1900 mm ðịa hình, ñịa mạo

ðảo

Nhóm ñất chính/phụ

Acrisols/Ferralsols/Solochats

VIII. Tây Nam Bộ Long An, Bến Tre, ðồng Tháp, Sóc Trăng, Vĩnh Long, Cần Thơ, Hậu Giang, Tiền Giang, Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang, Trà Vinh

TV47. Hải ñảo Tây Nam Bộ

Phú Quốc

Kiểu rừng chính/phụ

Rừng kín hỗn loài thường xanh mưa ẩm/Rừng ngập mặn

Ghi chú: Tnăm là nhiệt ñộ trung bình năm (oC); Rnăm là lượng mưa trung bình năm (mm).

6.3 Bản ñồ phân vùng STLN

Trên cơ sở các tiêu chí xây dựng cho phân vùng STLN và phươnp pháp phân vùng như ñã nêu ở trên, bản ñồ phân vùng STLN ñược xây dựng ở tỷ lệ 1/1.000.000 cho toàn quốc và tỷ lệ 1/250.000 cho 8 vùng sinh thái ñã xác ñịnh. Các bản ñồ này bao gồm các lớp thông tin về khí hậu, ñịa hình, ñịa mạo và ñất. Bản ñồ phân vùng sinh thái lâm nghiệp cho các vùng ñược nêu tại Phụ lục 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11 và 12.

Page 67: BÁO CÁO CU ỐI CÙNG - vietnam-redd.org projects/UN-REDD VN/Tieng... · bÁo cÁo cu Ối cÙng phÂn vÙng sinh thÁi lÂm nghi Ệp Ở vi Ệt nam

62

Vùng sinh thái

Tiểu vùng sinh thái

Page 68: BÁO CÁO CU ỐI CÙNG - vietnam-redd.org projects/UN-REDD VN/Tieng... · bÁo cÁo cu Ối cÙng phÂn vÙng sinh thÁi lÂm nghi Ệp Ở vi Ệt nam

63

6.4 Bình luận về kết quả và khuyến nghị sử dụng

Số liệu thu thập và thừa kế tuy rất phong phú, ña dạng và ñược dựa trên cơ sở lý thuyết của

các nghiên cứu trước ñây và kinh nghiệm của các chuyên gia. Tuy nhiên do hạn chế về thời

gian và nguồn lực nên chưa có ñiều kiện ñể kiểm chứng.

Lần ñầu tiên có công trình phân vùng STLN ñược xem xét một cách nghiêm túc và khá

công phu. Việc phân vùng sinh thái lâm nghiệp ñược dựa trên các cơ sở về khí hậu, thủy

văn; ñịa chất ñịa mạo; thổ nhưỡng và ñặc ñiểm các hệ sinh thái rừng ở Việt Nam. Tuy

nhiên, các tác giả rất tiếc không có cơ hội nghiên cứu ñầy ñủ hơn, toàn diện hơn ñể mở

rộng phục vụ cho các mục ñích thiết thực khác, như quy luật diễn thế thứ sinh và ñịnh

hướng phục hồi rừng, v.v. Trong nghiên cứu này cũng chưa có ñiều kiện ñể nghiên cứu

năng suất hiện tại và năng suất tiềm năng của các tiểu vùng STLN.

Các tiểu vùng sinh thái là ñơn vị cơ bản do có sự ñồng nhất tương ñối về khí hậu, ñịa chất

ñịa mạo, thổ nhưỡng và phản ánh những ñặc trưng chủ yếu của các hệ sinh thái rừng. ðây

là cơ sở cho việc tính toán sinh khối và trữ lượng các bon của rừng và lập quy hoạch phát

triển lâm nghịêp ở Việt Nam.

Do hạn chế về nguồn lực, các số liệu phục vụ cho phân vùng sinh thái không ñồng bộ về

thời gian và nguồn cung cấp và không ñược kiểm chứng. Vì vậy người sử dụng lưu ý các

nhược ñiểm này, mặc dù ñây là lần ñầu có công trình nghiên cứu.

Page 69: BÁO CÁO CU ỐI CÙNG - vietnam-redd.org projects/UN-REDD VN/Tieng... · bÁo cÁo cu Ối cÙng phÂn vÙng sinh thÁi lÂm nghi Ệp Ở vi Ệt nam

64

Tài liệu tham khảo

Tài liệu tiếng Việt:

1. Lê ðức An, 1985. ðịa mạo Việt Nam (Phần lục ñịa), Liên ñoàn bản ñồ ñịa chất, Hà Nội.

2. Alisov B.P, Pantarac B.V, 1965. Khí hậu học, Nxb Các trường ðại học (Bản dịch tiếng Việt).

3. Ban phân vùng kinh tế (UBKHNN), 1963. Thông tư số 193/UB/VP ngày 12/02/1993 về hướng dẫn phân vùng kinh tế.

4. Nguyễn Tiến Bân và nnk, 2003-2005. Danh lục các loài thực vật Việt Nam, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội

5. Lê Thái Bạt, 2000. Phong hóa và quá trình hình thành ñất, ðất Việt Nam, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

6. Nguyễn Ngọc Bình, Trần Văn Con, 2010. Xác ñịnh các ñơn vị lập ñịa trồng rừng chủ yếu ở Việt Nam, Hà Nội.

7. Bộ Giáo dục ðào tạo, 2000. Nghiên cứu tổng hợp ñịa lý phát sinh và thoái hóa ñất phục vụ mục ñích sử dụng hợp lý tài nguyên ñất và phòng tránh thiên tai khu vực Bình Trị Thiên, Hà Nội.

8. Bộ Nông nghiệp và PTNT, 2009. Thông tư số 34/2009/BNN ngày 10/6/2009 của Bộ NN&PTNT về Quy ñịnh tiêu chí xác ñịnh và phân loại rừng.

9. Võ Văn Chi, 2007. Sách tra cứu tên cây cỏ Việt Nam, Nxb Giáo dục, TP. Hồ Chí Minh

10. Nguyễn Duy Chinh, 1984. Phân vùng khách quan khí hậu xây dựng trên cơ sở chỉ số giống nhau, Tạp chí Khoa học kỹ thuật, số 11, 12.

11. Tôn Thất Chiểu, 2000. Tổng quan về nghiên cứu ñất Việt Nam, ðất Việt Nam, Nxb Nông nghiệp Hà Nội.

12. Tôn Thất Chiểu, Lê Thái Bạt, 2000. Phân loại và bản ñồ ñất, ðất Việt Nam, Nxb Nông nghiệp Hà Nội.

13. Chương trình ñiều tra cơ bản Tây nguyên, 1984. Các báo cáo khoa học của Chương trình ñiều tra Tổng hợp vùng Tây Nguyên 1976-1980, Ủy ban KHKT Nhà nước, Hà Nội.

14. Fridland V.M, 1964. ðất và vỏ phong hóa nhiệt ñới ẩm, Nxb Khoa học Mascơva.

15. Phạm Hoàng Hộ, 2000. Cây cỏ Việt Nam, quyển 1-3, Nxb trẻ Thành phố Hồ Chí Minh

16. Hội khoa học ñất Việt Nam, 1996. ðất Việt Nam (phần chú giải bản ñồ ñất tỷ lệ 1/1000.000), NxbNông nghiệp, Hà Nội.

17. Nguyễn ðình Kỳ và Lại Vĩnh Cẩm, 2011. Báo cáo chuyên ñề về Tổng quan phân vùng ñịa chất ñịa mạo và ñề xuất tiêu chí cho phân vùng sinh thái lâm nghiệp. Trung tâm nghiên cứu sinh thái và môi trường rừng, Hà Nội.

18. Nguyễn Văn Khánh, 1976. Góp phần nghiên cứu phân vùng lập ñịa lâm nghiệp Việt Nam, Trường ðại học Lâm nghiệp, Hà Nội.

19. Hội ñồng chính phủ, 1977. Quyết ñịnh số 270/CP ngày 30/09/1977 về phân vùng lãnh thổ theo chuyên ngành.

20. Phùng Ngọc Lan, Phan Nguyên Hồng, Triệu Văn Hùng, Nguyễn Nghĩa Thìn, Lê Trần

Page 70: BÁO CÁO CU ỐI CÙNG - vietnam-redd.org projects/UN-REDD VN/Tieng... · bÁo cÁo cu Ối cÙng phÂn vÙng sinh thÁi lÂm nghi Ệp Ở vi Ệt nam

65

Chấn, 2006. Hệ sinh thái rừng tự nhiên Việt Nam, Cẩm nang ngành Lâm Nghiệp, Chương trình hỗ trợ ngành Lâm nghiệp & ñối tác, Dự án GTZ-REFAS, Bộ NN & PTNT.

21. Trần Việt Liễn, 1984. Phân vùng khí hậu xây dựng Việt Nam (phục vụ xây dựng thiết kế ñiển hình nhà ở), Báo cáo tổng kết ñề tài cấp Nhà nước “Phân vùng khí hậu Xây dựng Việt Nam và các giải pháp kiến trúc” (1975-1980), Bộ Xây Dựng, Hà Nội.

22. Trần Việt Liễn, 1995. Tiềm năng xói mòn lưu vực sông ðà và mối quan hệ của nó với lớp phủ thực vật, Chương trình ñiều tra, ñánh giá và theo dõi diễn biến tài nguyên rừng toàn quốc thời kỳ 1996-2000, Viện ðiều tra Quy hoạch Rừng.

23. Trần Việt Liễn, 1999. Hệ sinh thái rừng với khí hậu thuỷ văn khu vực Tây nguyên, Chương trình ñiều tra, ñánh giá và theo dõi diễn biến tài nguyên rừng toàn quốc thời kỳ 1996-2000, Viện ðiều tra Quy hoạch Rừng.

24. Trần Việt Liễn, 2002. Phân vùng khí hậu phục vụ việc xác ñịnh các vùng sinh thái kiến trúc ñặc trưng ở Việt Nam, Chuyên ñề thuộc ñề tài nghiên cứu ñộc lập cấp nhà nước Mô hình và giải pháp quy hoạch kiến trúc các vùng sinh thái ñặc trưng của Việt Nam, Trường ðại học Kiến trúc, Bộ Xây Dựng (91 tr).

25. Trần Việt Liễn, 2007. Chỉ số gió mùa và việc sử dụng nó ñể ñánh giá mối quan hệ giữa mưa và gió mùa ở các vùng của Việt nam, Tập báo cáo Hội nghị Khoa học lần 10 của Viện KTTV (tr 186-192).

26. Trần Việt Liễn, Ngô Tiền Giang, 2011. Báo cáo chuyên ñề về Tổng quan phân vùng khí hậu và ñề xuất tiêu chí phân vùng khí hậu cho sinh thái lâm nghiệp. Trung tâm nghiên cứu sinh thái và môi trường rừng, Hà Nội.

27. Nguyễn Ngọc Lung, Ngô ðình Quế, ðỗ Hữu Thư và Trần Văn Con, 2011. Báo cáo chuyên ñề về Phân vùng sinh thái và các ñặc trưng thảm thực vật rừng Việt Nam. Trung tâm nghiên cứu sinh thái và môi trường rừng, Hà Nội.

28. Nguyễn ðức Ngữ, 2008. Biến ñổi khí hậu, GEF/SGP, CHMEST, Nxb Khoa học kỹ thuật, Hà Nội.

29. Nguyễn ðức Ngữ, Nguyễn Trọng Hiệu, 2004. Khí hậu và Tài nguyên Khí hậu Việt Nam, Nxb Nông nghiệp.

30. Trần An Phong, 2000. Phân vùng ñịa lý thổ nhưỡng với mối quan hệ phân vùng kinh tế và phân vùng sinh thái Việt Nam, ðất Việt Nam, Nxb Nông nghiệp Hà Nội.

31. Trần Ngũ Phương, 1970. Bước ñầu nghiên cứu rừng miền Bắc Việt nam, Nxb Khoa học kỹ thuật, Hà Nội.

32. Vũ Tấn Phương, 2005. Vai trò của rừng trong bảo vệ môi trường. Trung tâm Nghiên cứu Sinh thái và Môi trường rừng (RCFEE), Website: www.rcfee.org.vn.

33. ðỗ ðình Sâm, Ngô ðình Quế, Vũ Tấn Phương, 2005. Hệ thống ñánh giá ñất Lâm nghiệp, Nxb KHKT, Hà Nội.

34. ðỗ ðình Sâm , Nguyễn Xuân Quát và ðinh Thanh Giang, 2011. Báo cáo chuyên ñề về Tổng quan phân loại ñất - lập ñịa và ñề xuất tiêu chi phân vùng sinh thái lâm nghiệp. Trung tâm nghiên cứu sinh thái và môi trường rừng, Hà Nội.

35. Nguyễn Hữu Tài, 1985. Phân vùng Khí hậu Việt Nam, Tổng kết ñề tài Nghiên cứu cấp Tổng Cục, Tổng cục Khí tượng Thủy văn.

36. Nguyễn Nghĩa Thìn, 2008. Hiện trạng ña dạng sinh học ở Việt Nam và ván ñề bảo tồn. Báo cáo Khoa học Hội nghị toàn quốc lần thứ 1: Hệ thống bảo tàng thiên nhiên Việt

Page 71: BÁO CÁO CU ỐI CÙNG - vietnam-redd.org projects/UN-REDD VN/Tieng... · bÁo cÁo cu Ối cÙng phÂn vÙng sinh thÁi lÂm nghi Ệp Ở vi Ệt nam

66

Nam. Hà Nội tháng 4 năm 2011. NXB Khoa học Tự nhiên và Công nghệ. 89-96..

37. Phạm Ngọc Toàn, Phan Tất ðắc, 1992. Khí hậu Việt Nam, Nxb Khoa học kỹ thuật Hà Nội.

38. Tổng cục Lâm nghiệp, 1959. Phân loại rừng theo hiện trạng (quy trình do chuyên gia CHDC ðức, chuyển giao).

39. Thái Văn Trừng, 1962. Ecologie et classification de la vegetation forestiere au Vietnam, These de doctorat es sciences biologiques, Leningrad, USSR.

40. Thái Văn Trừng, 1970. Thảm thực vật rừng Việt Nam, Nxb khoa học kỹ thuật, Hà Nội.

41. Thái Văn Trừng, 1999. Những hệ sinh thái rừng nhiệt ñới Việt Nam, Nxb Khoa học kỹ thuật, Hà nội.

42. Nguyễn Xiển, Phạm Ngọc Toàn, Phan Tất ðắc, 1968. ðặc ñiểm Khí hậu Miền Bắc Việt Nam, Nxb Khoa học kỹ thuật Hà Nội.

Tài liệu tiếng nước ngoài:

43. Alexandru Nedelea, Laura Comanescu and Razvan Opre, 2009. The ecoclimatic indexes specific for the Arges valley (Fagaras Mountains, the Southern Carpathians, Romania), International Journal of Physical Sciences Vol. 4 (12), pp. 796-805, December, 2009, ISSN 1992 - 1950 © 2009

44. Bala S.K, B.U. Choudhuryb, Anil Soodc, G.S. Bainsa and J. Mukherjee , 2005. Characterization of Agro-ecological Zones of Punjab State using remote sensing and GIS tools, ISPRS Archives XXXVIII-8/W3 Workshop Proceedings: Impact of Climate Change on Agriculture.

45. David M. Olson et al., 2001. Terrestrial Ecoregions of the World: A New Map of Life on Earth. Vol. 51 No. 11 BioScience, (p:933- 938).

46. Didier Leibovici, Gilbert Quilevere, 2008. Extracting Dynamics of Multiple Indicators for Spatial recognition of Ecoclimatic zones in Circum-Saharan Africa. Centre for Geospatial Sciences, University of Nottingham, Nottingham NG7 2RD, U.K.

47. Didier Leibovici, Mike Jackson, 2008. Multiscale Integration for Spatio-Temporal Ecoclimatic Ecoregioning Delineation, Centre for Geospatial Sciences, University of Nottingham, UK.

48. Duncan Ray, 2001. Ecological Site Classification. A PC-based Decision Support System for British Forests. User’s Guide. Version 1.7.

49. FAO, UNDP, UNEP, 2010. Perspectives on REDD+, UN-REDD Programme, Geneva, Switzerland.

50. Findlay, B.F., 1976. Recent developments in ecoclimatic classifications, pp. 1211128 in J. Thie and G. Ironside, eds, Land Classification in Canada, Ottawa: Canada Dept. of the Environment, Lands Directorate, Ecological Land Classification Series, No. 1.

51. FRA, 2000. A concept and strategy for ecological zoning for the global Forest, FAO Corporate Document Repotory.

52. FRA, 2000. Global Ecological Zones Mapping, Workshop Report Cambridge, Rome, 28-30 July 1999.

53. Hazeu G.W., B.S. Elbersen, C.A. van Diepen, B. Baruth, M.J. Metzger, 2006. Regional typologies of ecological and biophysical context, Partners involved: SEAMLESS No. 010036 Deliverable number: PD4.3.3 08 June 2006.

54. Jean-Pierre Saucier, Jean Bégin, 2009. Zoning the forest productivity and site

Page 72: BÁO CÁO CU ỐI CÙNG - vietnam-redd.org projects/UN-REDD VN/Tieng... · bÁo cÁo cu Ối cÙng phÂn vÙng sinh thÁi lÂm nghi Ệp Ở vi Ệt nam

67

constraints or where to increase silvicultural efforts in Québec, XIII World Forestry Congress Buenos Aires, Argentina, 18 – 23 October 2009.

55. Kraskov T-Alexander, Harald St¨ogbauer, Ralph G. Andrzejak, and Peter Grassberger, 2008. Hierarchical Clustering Based on Mutual Information, John-von-Neumann Institute for Computing, Forschungszentrum J¨ulich,D-52425 J¨ulich, Germany.

56. Kocmánková1 E., M. Trnka1, Z. Žalud1 and M. Dubrovský, 2004. Agroclimatological model climex and its application for mapping of Colorado potato beatle occurrence, Institute of Agrosystems and Bioclimatology, Mendel University of Agriculture and Forestry in Brno, Czech Republic.

57. Kocmánková1 E., M. Trnka1, J. Eitzinger, H. Formayer, M. Dubrovsk, D. Semerádová1, Z. Zalud, J. Juroch, M. Mozny, 2010. Estimating the impact of climate change on the occurrence of selected pests in the Central European region. CLIMATE RESEARCH Clim Res. Vol. 44: 95–105.

58. Krishnaswamy J., Kiran M. C., Ganeshaiah K. N., 2004. Tree model based eco-climatic vegetation classification and fuzzy mapping in diverse tropical deciduous ecosystems using multi-season NDVI. Revue/Journal Title International journal of remote sensing ISSN 0143-1161 2004 , vol. 25, no6, (pp. 1185-1205).

59. Madan P. Pariyar , Gajendra Singh, 1994. GIS Based Model for Agro- Ecological Zoning: A Case Study of Chitwan District, Nepal, GISdevelopment.net, AARS ACRS 1994, Agriculture/Soil.

60. Majid Soufi, 2004. Morpho-climatic classification of gullies in pars province southwest of I.R. Iran, 13th International Soil Conservation Organisation Conference – Brisbane, July 2004.

61. Olfert O., R.M.Weiss, D. Kriticos, 2010. Application of General Circulation Models to Assess the Potential Impact of Climate Change on Potential Distribution and Relative Abundance ofMelanoplus sanguinipes (Fabricius) (Orthoptera: Acrididae) in North America. Hindawi Publishing Corporation Psyche Volume 2011, Article ID 980372, 9 pages.

62. Paul A. Knapp, Henri D. Grissino-Mayer, Peter T. Soul, 2002. Climatic Regionalization and the Spatio-Temporal Occurrence of Extreme Single-Year Drought Events (1500–1998) in the Interior Pacific Northwest, USA.

63. Peel M. C., B. L. Finlayson, and T. A. McMahon, 2007. Updated world map of the K¨ oppen-Geiger climate classification. Hydrol. Earth Syst. Sci., 11, 1633–1644.

64. Richard Hawkins, 2001. Typology - Key Concepts. ICRA Learning Materials. ICRA learning resources, website: www.icra-edu.org.

65. Rudolf S. de Groot, Matthew A. Wilson and Roelof M. J. Boumans, 2002. A Typology for the classification, Description and valuation of ecosystem functions, goods and services, Special Issue on “The Dynamics and Value of Ecosystem Services: Integrating Economic and Ecological Perspectives”, International Centre for Integrative Studies (ICIS), Maastricht University & Environmental Systems Analysis Group, Wageningen University, The Netherlands.

66. Silvio Griguolo, 2002. The African side of the mediterranean basion, A Pixel- by-Pixel eco-climatic classification, Istituto Universitario di Architettura - Dipartimento di Pianificazione. S.Croce 1957 – 30135 Venezia (Italy).

67. Strzepeb K. M., J.B.Smith, 1995. As Climate change: International Impacts and

Page 73: BÁO CÁO CU ỐI CÙNG - vietnam-redd.org projects/UN-REDD VN/Tieng... · bÁo cÁo cu Ối cÙng phÂn vÙng sinh thÁi lÂm nghi Ệp Ở vi Ệt nam

68

Implications, Cambridge University Press.

68. Stefaan Lhermitte, Jan Verbesselt, Kris Nackaerts, Pol Coppin, 2005. A Segmentation of vegetation-soil-climate complex for south Africa based on spot vegetation time series Proceedings of the Second International VEGETATION User Conference.

69. UN-REDD, 2007. Reducing emissions from deforestation in developing countries: approaches to stimulate action, Decision 1/CP.13.

70. Vreugdenhil, D., Terborgh, J., Cleef, A.M., Sinitsyn, M., Boere, G.D., Archaga, V.L., Prins, H.H.T., 2003. Comprehensive Protected Areas System Composition and Monitoring, WICE, USA, Shep- herdstown, 2003, 106 pages

71. WMO, 1995. Multive Vocabulary, Geneve.

72. Woodall C. W, Greg C Liknes, 2008. Climatic regions as an indicator of forest coarse and fine woody debris carbon stocks in the United States, USDA Forest Service, Northern Research Station, 1992 Folwell Avenue, St. Paul, MN 55108, USA.

73. Zdeněk Lipský, Dušan Romportl, 2008. Classification and typology of cultural landscapes: methods and applications. Charles University Prague, Faculty of Science, Czech Republic.

74. WWF, 2001. Ecoregions of the World.

Page 74: BÁO CÁO CU ỐI CÙNG - vietnam-redd.org projects/UN-REDD VN/Tieng... · bÁo cÁo cu Ối cÙng phÂn vÙng sinh thÁi lÂm nghi Ệp Ở vi Ệt nam

69

Phụ lục 1. Tên ñất theo tên Việt Nam và FAO/UNESCO

TT Ký hiệu Tên Việt Nam Ký hiệu Tên theo FAO – UNESCO

I 1 2 3 4 5 6 7

C Cc Cñ C Cb Co Cg Cf

ðất cát ðất cồn cát trắng vàng ðất cồn cát ñỏ ðất cát ñiển hình ðất cát mới biến ñổi ðất cát potzon ðất cát glây ðất cát feralit

AR ARl ARr ARh ARb ARa ARg ARo

Arenosols Luvic arenosols Rhodic arenosols Haplic arenosols Cambic arenosols Albic arenosols Gleyic arenosols Feralit arenosols

II 8 9 10

M Mm Mn M

ðất mặn ðất mặn sú vẹt ñước ðất mặn nhiều ðấtmặn trung bình và ít

SC SCg SCh SCm

Solonchaks Gley solonchaks Haplic solonchaks Mollic solonchaks

III

11 12

S p Sj

ðất phèn ðất phèn tiềm tàng ðất phèn hoạt ñộng

FLt GLt GLtp GLto

Thionic fluvisols Thionic gleysols Protothionicgleysols Orthithionicfluvisols

IV 13 14 15 16 17

P P Pc Pg Pu Pb

ðất phù sa ðất phù sa trung tính ít chua ðất phù sa chua ðất phù sa glây ðất phù sa mùn ðát phù sa có ñốm rỉ

FL FLe FLd FLg FLu FLb

Fluvisols Eutric fluvisols Distric fluvisols Gleyic fluvisols Umbric fluvisols Cambic fluvisols

V 18 19 20

GL GL GLc GLu

ðất glây ðất glâytrung tính ít chua ðất glây chua ðất lầy

GL GLe GLd GLu

Gleysols Eutric gleysols Distric gleysols Umbric gleysols

VI 21 22

T T Ts

ðất than bùn ðất than bùn ðất than bùn tiềm tàng

HS HSf HSt

Histosols Fibric histosols Thionic histosols

VII 23 24

MK MK MKg

ðât mặn kiềm ðất mặn kiềm ðất mặn kiềm glây

SN SNh SNg

Solonetz Hạplic solonetz Gleyic solonetz

VIII 25 26

CM CM CMc

ðất mới biến ñổi ðất mới biến ñổi ít chua ðất mới biến ñổi chua

CM CMe CMd

Cambisols Eutric cambisols Diystric cambisols

IX 27 28

RK RK RKh

ðất ñá bọt ðất ñá bọt ðất ñá bọt mùn

AN ANh ANm

Andosols Haplic andosols Mollic andosols

Page 75: BÁO CÁO CU ỐI CÙNG - vietnam-redd.org projects/UN-REDD VN/Tieng... · bÁo cÁo cu Ối cÙng phÂn vÙng sinh thÁi lÂm nghi Ệp Ở vi Ệt nam

70

TT Ký hiệu Tên Việt Nam Ký hiệu Tên theo FAO – UNESCO

X 29 30 31 32 33

R Rf Rg Rv Ru Rq

ðất ñen ðấtñen tầng kết von dày ðất ñen glây ðất ñen cácbonat ðất nâu thẫm bazan ðất ñen tầng mỏng

LV LVf LVg LVk LVx LVq

Luvisols Ferric luvisols Gleyic luvisols Calcic luvisols Chromic luvisols Lithic luvisols

XI 34 35

N Ne Nd

ðất nứt nẻ ðất nứt nẻ trung tính ít chua ðất nứt nẻ chua

VR VRe VRd

Vertisols Eutric vertisols Dystric vertisols

XII 36 37 38

XK XK XKd XKh

ðất nâu ðất nâu vàng bán khô hạn ðất ñỏ vàng bán khô hạn ðất nâu vàng vùng khác

LX LXh LXx LVh

Lixisols Haplic lixisols Chromic lixisols Haplic lixisols

XIII 39 40

V V Vu

ðất tích vôi ðất vàng tích vôi ðất nâu thẫm tích vôi

CL CLh CLl

Calcisols Haplic calcisols Luvic calcisols

XIV 41 42 43

L Lc La Lu

ðất có tầng sét loang lổ ðất sét loang lổ chua ðất sét loang lổ rửa trôi mạnh ðất sét loang lổ giàu mùn

PT PTd PTa PTu

Plinthosols Dystric plinthosols Albic plinthosols Humic plinthosols

XV 44 45

O Oc Og

ðất podzolic ðất podzolic chua ðất podzolic glây

PD PDd PDg

Podzoluvisols Dystricpodzoluvisols Gleyic podzoluvisols

XVI 46 47 48 49 50

X X Xl Xg Xf Xh

ðất xám ðất xám bạc màu ðất xám loang lổ ðất xám glây ðất xám feralit ðất xám mùn trên núi

AC ACh ACp ACg ACf ACu

Acrisols Haplic acrisols Plinthic acrisols Gleyic acrisols Ferralic acrisols Humic acrisols

XVII 51 52

B B Bd

ðất nâu tím ðất nâu tím ðất nâu tím ñỏ

NT NTh NTr

Nitisols Haplic nitisols Rhodic nitisols

XVIII 53 54 55 56

F Fd Fx Fl Fh

ðất ñỏ ðất nâu ñỏ ðất nâu vàng ðất ñỏ vàng sét loang lổ ðấtmùn vàng ñỏ trên núi

FR FRe FRx FRp FRu

Ferralsols Rhodic ferralsols Xanthic ferralsols Plinthic ferralsols Humic ferralsols

XIX 57 58 59

A A Ag AT

ðất mùn alit núi cao ðât mùn alit núi cao ðất mùn alit núi cao glây ðất mùn than bùn núi cao

AL ALh ALg ALu

Alisols Humic alisols Gleyic alisols Histric alisols

XX 60

E E

ðất XM trơ sỏi ñá ðất xói mòn trơ sỏi ñá

LP LPq

Leptosols Lithic leptosols

XXI 61

N N

ðất nhân tác ðất nhân tác

AT AT

Anthrosols Anthrosols

Page 76: BÁO CÁO CU ỐI CÙNG - vietnam-redd.org projects/UN-REDD VN/Tieng... · bÁo cÁo cu Ối cÙng phÂn vÙng sinh thÁi lÂm nghi Ệp Ở vi Ệt nam

71

Phụ lục 2. Bản ñồ ñất Việt Nam theo FAO/UNESCO

Page 77: BÁO CÁO CU ỐI CÙNG - vietnam-redd.org projects/UN-REDD VN/Tieng... · bÁo cÁo cu Ối cÙng phÂn vÙng sinh thÁi lÂm nghi Ệp Ở vi Ệt nam

72

Phục lục 3. Bản ñồ nhiệt ñộ, lượng mưa và chỉ số ẩm

Page 78: BÁO CÁO CU ỐI CÙNG - vietnam-redd.org projects/UN-REDD VN/Tieng... · bÁo cÁo cu Ối cÙng phÂn vÙng sinh thÁi lÂm nghi Ệp Ở vi Ệt nam

73

Page 79: BÁO CÁO CU ỐI CÙNG - vietnam-redd.org projects/UN-REDD VN/Tieng... · bÁo cÁo cu Ối cÙng phÂn vÙng sinh thÁi lÂm nghi Ệp Ở vi Ệt nam

74

Phụ lục 4. Tổng hợp các ñặc trưng của vùng và tiểu vùng

sinh thái lâm nghiệp

Vùng/Tiểu vùng Chỉ tiêu ðặc ñiểm chủ yếu

Khí hậu Chịu ảnh hưởng yếu của không khí lạnh cực ñới biến tính, ảnh hưởng sớm của không khí nhiệt ñới từ phía tây và khá mạnh của các luồng không khí nhiệt ñới biển từ phía ñông. ðịa hình chia cắt mạnh và ñộ cao khá lớn nên vẫn có mùa ñông lạnh và khí hậu phân hóa cao. Tnăm biến ñộng 11-23oC; BDnăm: 8-11oC; Tmin có thể xuống dưới 0oC ở phía bắc và dưới 5oC ở phía nam, có khả năng xuất hiện băng giá, mưa tuyết ở các khu vực núi cao phía bắc thuộc Hoàng Liên Sơn. Ở các thung lũng thấp thời tiết khô nóng xuất hiện sớm, có thể xảy ra Tmax > 40oC, Rnăm dao ñộng 1100-3500mm. Có nhiều trung tâm mưa lớn với Rnăm: 2000-3500mm nhưng cũng có những khu vực ít mưa Rnăm: 1200-1400mm/năm. Không chịu ảnh hưởng trực tiếp của biển, khí hậu mang nhiều tính chất lục ñịa, biên ñộ nhiệt ñộ ngày lớn, BDTngày: 8-13oC. Hàng năm có một mùa khô kéo dài vào thời kỳ ñông-xuân, không có mùa mưa phùn. Trên các vành ñai núi cao có mùa ñông rất lạnh, mùa hè mát. Bức xạ mặt trời lớn. Chịu ảnh hưởng ít của gió bão nhưng dông lốc nhiều.

ðịa mạo Núi khối tảng cao, trung bình và thấp phát triển trên nhiều loại ñá, xen với các thung lũng sông ðà, sông Mã, trong ñó chiếm phần lớn diện tích là núi trung bình và thấp. ðịa hình phân cắt mạnh, ñộ dốc sườn lớn.

ðất Chủ yếu có các loại ñất xám mùn, xám, feralit nâu ñỏ, nâu vàng hình thành trên nền ñá phiến mica, gnai, phiến sét, ñá vôi, granit. Tầng dày và ñộ phì trung bình tới khá và có xu thế giảm theo ñai cao ñến thấp.

I. Vùng Tây Bắc

Thảm thực vật rừng

Do ñịa hình chia cắt mạnh và phân hóa khí hậu cao, thảm thực vật rừng vùng Tây Bắc rất ña dạng. Kiểu rừng chủ yếu trong vùng là Rừng kín, hỗn loài, lá rộng thường xanh mưa ẩm (với các kiểu phụ là: rừng kín, hỗn loài, lá rộng thường xanh mưa ẩm vùng thấp <700m; rừng kín, hỗ loài, lá rộng thường xanh mưa ẩm vùng thấp Nam bộ, ưu hợp cây họ Dầu; rừng kín hỗn loài, lá rộng thường xanh mưa ẩm vùng ñồi, núi thấp và trung bình 500-1500m). Rừng hỗn loài nửa rụng lá; rừng lá kim, hỗn loài lá rộng lá kim; rừng tre nứa và hỗn loài cây gỗ + tre nứa và rừng trồng các loại là các kiểu rừng có phân bố trong các tiểu vùng sinh thái. Nhìn chung rừng trong vùng Tây Bắc ñã bị tác ñộng mạnh, rừng nguyên sinh hầu như không còn, chủ yếu là các trạng thái thứ sinh nhân tác. Trữ lượng và năng suất của rừng trong vùng tương ñối thấp (bình quân: 80-245 m3/ha). Rừng trong vùng có vai trò phòng hộ ñầu nguồn rất lớn, giá trị lớn nhất của rừng là dịch vụ môi trường và lâm sản ngoài gỗ.

TV 1: Khí hậu Tnăm: 16-22oC; Rnăm 1100-2800mm

Page 80: BÁO CÁO CU ỐI CÙNG - vietnam-redd.org projects/UN-REDD VN/Tieng... · bÁo cÁo cu Ối cÙng phÂn vÙng sinh thÁi lÂm nghi Ệp Ở vi Ệt nam

75

Vùng/Tiểu vùng Chỉ tiêu ðặc ñiểm chủ yếu

ðịa mạo Kiểu ñịa hình núi khối tảng trung bình và núi thấp xen các thung lũng nhỏ, trên nhiều loại ñá khác nhau, ñộ cao trung bình trên 1000m. ðịa hình có ñộ phân cắt mạnh, nhiều ñỉnh cao trên 2000m, ñộ dốc lớn trên 30 ñộ.

ðất Chủ yếu có ñất xám feralit, xám mùn, nâu ñỏ trên nền ñá trầm tích chua ñược hình thành do quá trình alit, mùn và feralit. Tầng dày trung bình, ñộ phì và mùn còn khá.

Thảm thực vật rừng

Kiểu rừng phổ biến là rừng kín, hỗn loài, lá rộng thường xanh mưa ẩm (với các kiểu phụ: rừng kín, hỗn loài, lá rộng thường xanh mưa ảm vùng thấp < 700m; rừng kín, hỗn loài, lá rộng thường xanh mưa ẩm vùng ñồi, núi thấp trung bình 500-1500m) và kiểu rừng hỗn loài nửa rụng lá. Kiểu rừng hỗn loài nửa rụng lá ở khu vực này phát sinh trên nền khí hậu của một số vùng thấp của huyện Mường La, Thuận Châu (Sơn La); Mường Nhé (ðiện Biên) và Mường Tè (Lai Châu) chủ yếu do sự biến ñổi của các ñiều kiện sinh thái (mà chủ yếu là sự suy kiệt và thoái hóa của lớp phủ thổ nhưỡng). Kết quả ñã tạo nên các quần xã thực vật mà trong ñó các loài ưa sáng có khả năng chịu hạn cao, thích nghi với ñiều kiện môi trường khắc nghiệt bằng khả năng giảm bốc hơi nước thông qua hiện tượng rụng lá, như các loài Sau sau (Liquidamba formosana), Bồ ñề (Styrax tonkinensis), Mạy sang (Dendrocalamus sericeus), Dẻ rụng lá (Quercus griffithii,

Q. serrata, Q. acutissima), Chẹo rụng lḠ(Engelhardtia

colebrookiana), Mạy châu bắc bộ (Carya tonkinensis), Mạy thồ lộ (Schima wallichiana)... chiếm ưu thế. Trữ lượng bình quân: 80-180 m3/ha.

Khí hậu Tnăm: 16-22oC; Rnăm 1100-2800mm TV 2: Thượng nguồn sông Mã

ðịa mạo Kiểu ñịa hình núi thấp phát triển trên nhiều loại ñá, chạy theo hướng Tây Bắc – ðông Nam ñộ phân cắt mạnh, ñộ cao trung bình trên 1000m. Phần trung tâm là kiểu ñịa hình bãi bồi tương ñối bằng phẳng.

ðất Chủ yếu có ñất xám feralit, xám mùn, nâu ñỏ trên nền ñá trầm tích chua ñược hình thành do quá trình alit, mùn và feralit. Tầng dày trung bình, ñộ phì và mùn còn khá.

Thảm thực vật rừng

Kiểu rừng phổ biến là rừng kín, hỗn loài, lá rộng thường xanh mưa ẩm (với các kiểu phụ: rừng kín, hỗn loài, lá rộng thường xanh mưa ẩm vùng thấp <700m; rừng kín hỗn loài, lá rộng thường xanh mưa ẩm vùng ñồi, núi thấp và trung bình 500-1500m) và kiểu rừng hỗn loài nửa rụng lá.

Page 81: BÁO CÁO CU ỐI CÙNG - vietnam-redd.org projects/UN-REDD VN/Tieng... · bÁo cÁo cu Ối cÙng phÂn vÙng sinh thÁi lÂm nghi Ệp Ở vi Ệt nam

76

Vùng/Tiểu vùng Chỉ tiêu ðặc ñiểm chủ yếu

Kiểu rừng hỗn loài nửa rụng lá ở khu vực này phát sinh trên nền khí hậu của một số vùng thấp của huyện Mường La, Thuận Châu (Sơn La); Mường Nhé (ðiện Biên) và Mường Tè (Lai Châu) chủ yếu do sự biến ñổi của các ñiều kiện sinh thái (mà chủ yếu là sự suy kiệt và thoái hóa của lớp phủ thổ nhưỡng). Kết quả ñã tạo nên các quần xã thực vật mà trong ñó các loài ưa sáng có khả năng chịu hạn cao, thích nghi với ñiều kiện môi trường khắc nghiệt bằng khả năng giảm bốc hơi nước thông qua hiện tượng rụng lá, như các loài Sau sau (Liquidamba formosana), Bồ ñề (Styrax tonkinensis), Mạy sang (Dendrocalamus sericeus), Dẻ rụng lá (Quercus griffithii,

Q. serrata, Q. acutissima), Chẹo rụng lá (Engelhardtia

colebrookiana), Mạy chấu bắc bộ (Carya tonkinensis), Mạy thồ lộ (Schima wallichiana)... chiếm ưu thế. Trữ lượng bình quân: 80-180 m3/ha.

Khí hậu Tnăm: 18-22oC; Rnăm: 1400-1600mm

ðịa mạo Cao nguyên ñá vôi xen kẹp các ñỉnh núi sót trên các loại ñá khác. Cao nguyên có hướng Tây Bắc – ðông Nam, ñộ cao trung bình 600-700m.

ðất Chủ yếu có ñất xám mùn, xám feralit, nâu ñỏ trên nền ñá biến chất và ñá vôi ñược hình thành do quá trình feralit và mùn hóa. Tầng dày, mùn nhiều, ñộ phì cao.

TV 3: Cao nguyên Sơn La – Mộc Châu

Thảm thực vật rừng

- Kiểu rừng phổ biến là rừng kín, hỗn loài, lá rộng thường xanh mưa ẩm vùng ñồi, núi thấp và trung bình 500-1500m và kiểu rừng lá kim, hỗn loài lá rộng lá kim. - Kiểu phụ rừng kín, hỗn loài, lá rộng thường xanh mưa ẩm vùng ñồi, núi thấp và trung bình 500-1500m ở khu vực này phát triển trên ñất do ñá vôi phong hóa, tầng ñất thường mỏng, giàu mùn, thoát nước nhanh. Các loài ưu thế gồm: Ô rô (Taxotrophis illicifolia), Nghiến (Excentrodendron

tonkinense), một số loài Dẻ (Quercus acutissima, Q. serrata), Mạy chấu (Carya tonkinensis, C. chinensis), Chẹo (Engelhardtia spp.) và một số loài Re (Phoebe, Actinodaphne,

Litsea)... Các loài ñi theo và thường gặp dưới tán là Xoan ñào (Prunus arborea), Ngát (Gironiera subaequalis), Lát hoa (Chukrasia tabularis), Cà ổi (Castanopsis indica), Cà ổi Trung Hoa (C. chinensis), Cánh kiến (Mallotus phillipinensis)... Năng suất bình quân: 100-200 m3/ha.

- Kiểu rừng lá kim, hỗn loài lá rộng lá kim phân bố rải rác trên các ñỉnh dông, ñỉnh núi ñá. Ngoài các cây lá rộng thường gặp như kiểu phụ rừng kín, hỗn loài, lá rộng thường xanh mưa ẩm vùng ñồi, núi thấp và trung bình 500-1500m nói trên, trong tầng ưu thế còn gặp một số loài lá kim như Du sam (Keteleria

davidiana), Thông nàng (Dacrycarpus imbricatus), Kim giao (Nageia spp.), Thông hai lá (Pinus merkusii)... ñây là hệ sinh thái rừng có giá trị kinh tế và khoa học trong tiểu vùng. Trữ lượng bình quân: 120-220 m3/ha.

Page 82: BÁO CÁO CU ỐI CÙNG - vietnam-redd.org projects/UN-REDD VN/Tieng... · bÁo cÁo cu Ối cÙng phÂn vÙng sinh thÁi lÂm nghi Ệp Ở vi Ệt nam

77

Vùng/Tiểu vùng Chỉ tiêu ðặc ñiểm chủ yếu

Khí hậu Tnăm: 20-23 oC; Rnăm: 1100-2200mm

ðịa mạo Kiểu ñịa hình núi chiếm ưu thế ở phía bắc, bao gồm các dãy núi dạng tuyến theo hướng Tây Bắc – ðông Nam, ñộ cao tuyệt ñối có nhiều ñỉnh trên 2000m; phía ðông Nam, kiểu ñịa hình ñồi, ñồi bát úp chiếm ưu thế. Phần trung tâm là kiểu ñịa hình thung lũng gồm bãi bồi và các bậc thềm tương ñối bằng phẳng.

ðất Chủ yếu có ñất xám feralit, nâu ñỏ, ñất ngập nước trên nền ñá trầm tích và phún xuất chua ñược hình thành do quá trình feralit. Tầng dày trung bình, ñộ phì và mùn còn khá.

TV4: Thung lũng sông ðà

Thảm thực vật rừng

- Kiểu rừng chủ yếu ưu thế thuộc về các chi Bời lời (Litsea),

Kháo Machilus (thuộc họ Long não – Lauraceae), Dẻ cau (Lithocarpus), chi Castanopsis (thuộc họ Dẻ - Fagaceae)… và một số loài khác như Nghiến (Excentrodendron tonkinense), Ô rô (Taxotrophis illicifolia), Trai (Garcinia fagraeoides), Sếu (Celtis spp.) Các loài có giá trị thương mại thường bị khai thác kiệt; các loài ñi theo thường là Gội (Aglaia spp.), Lòng mang (Pterospermum spp.), Mạy tèo (Streblus macrophyllus)... Trong thành phần họ thực vật ở ñây vẫn còn có nhiều loài có giá kinh tế như Nghiến, Trai, ðinh (Markhamia stipulata), Lát hoa (Chukrasia tabularis), Mạy tèo (Streblus

macrophyllus), Ô rô (Taxotrophis illicifolia), Teo nồng (Streblus tonkinensis). Trữ lượng bình quân: 80-150 m3/ha. - Kiểu rừng trồng các loại với các loài ñược trồng chủ yếu là Keo (Acasia spp.), Bạch ñàn (Eucalyptus spp.), Luồng (Bambusa spp.) và một số cây bản ñịa lá rộng khác. Năng suất bình quân: 8-12 m3/ha/năm.

Khí hậu Tnăm: 11-23 oC; Rnăm: 1600-3500 mm

ðịa mạo Kiểu ñịa hình núi khối tảng trung bình và núi cao, trên nhiều loại ñá khác nhau, chạy theo hướng Tây Bắc-ðông Nam. ðộ cao từ 1500m trở lên. ðịa hình phân cắt mạnh, sườn dốc, nhiều ñỉnh trên 2000m, ñỉnh cao nhất là ñỉnh Phanxiphang cao nhất Việt Nam (3143m).

ðất Chủ yếu có ñất xám feralit, xám mùn trên nền ñá biến chất và ñá phún xuất chua ñược hình thành do quá trình feralit, mùn háo và alit hóa. Tầng dày trung bình, ñộ phì và mùn còn khá, xòi mòn và rửa trôi mạnh.

TV 5: Khối núi Hoàng Liên Sơn

Thảm thực vật rừng

- Rừng kín, hỗn loài, lá rộng thường xanh mưa ẩm với hai kiểu phụ là rừng kín, hỗn loài, lá rộng thường xanh mưa ẩm vùng ñồi, núi thấp và trung bình 500-1500m và kiểu phụ rừng kín, hỗn loài, lá rộng thường xanh mưa ẩm vùng núi cao trên 1500m.

Page 83: BÁO CÁO CU ỐI CÙNG - vietnam-redd.org projects/UN-REDD VN/Tieng... · bÁo cÁo cu Ối cÙng phÂn vÙng sinh thÁi lÂm nghi Ệp Ở vi Ệt nam

78

Vùng/Tiểu vùng Chỉ tiêu ðặc ñiểm chủ yếu

+ Kiểu phụ rừng kín, hỗn loài, lá rộng thường xanh mưa ẩm vùng ñồi, núi thấp vầ trung bình 500-1500m có ưu thế của một số loài Dẻ núi cao thuộc chi Dẻ (Lithocarpus), chi Sồi (Quercus) thuộc họ Dẻ (Fagaceae); Hồi núi (Illicium spp) họ Iliciaceae; các loài trong chi Súm (Eurya), Trà (Camelia), Chè cánh (Hartia) thuộc họ Chè (Theaceae); một số loài trong chi Thích (Acer) thuộc họ Phong (Aceraceae); Tống quá sủ (Alnus

nepalensis) thuộc họ Cáng lò (Betulaceae); chi Giổi (Magnolia) gồm Mỡ (Manglietia) thuộc họ Ngọc lan (Magnoliaceae), chi Rụm (Diplopanax) họ Cam tùng (Araliaceae); chi Năm lá (Pentaphylax) thuộc họ Pentaphyllaceae, chi Hồng quang (Rhodoleia) thuộc họ Hồng quang ( Rhodoleiaceae), v.v. Hoặc hỗn giao với lá kim như Pơ mu (Fokienia hodginsii) thuộc họ Hoàng ñàn (Cupressaceae), Thiết sam (Tsuga yunnanensis) và Vân sam (Abies delavayi)

thuộ họ Thông (Pinaceae). Trong kiểu rừng này thảm thực vật nổi trội bởi các loài trong họ ðỗ quyên (Ericaceae) mà chủ yếu nằm trong chi ðỗ quyên (Rhododendron) với khoảng 6-10 loài, chi Cà di (Lyonia) khoảng 2-3 loài, chi Châu thụ (Gaultheria) khoảng 2-3 loài. + Kiểu phụ rừng kín, hỗn loài, lá rộng thường xanh mưa ẩm vùng núi cao >1500m ở khu vực này phát triển trên nền ñất chua và mỏng, sương mù quanh năm, nhiệt ñộ thấp lượng mưa từ 1800-3200mm/năm. Kiểu rừng này ñược tạo thành bởi các cây gỗ lùn bao gồm các loài thuộc các họ ðỗ quyên (Ericaceae), Hồi (Illiciaceae), Hoa hông (Rosaceae), Chè (Theaceae), v.v, mọc lẫn với Thiết sam (Tsuga yunnanensis), Vân sam (Abies delavayi) và một số loài tre trúc thuộc chi Tiểu trúc (Arundinaria), Trúc ba vì (A. amabilis = A.

baviensis = A. petelotii), v.v. - Kiểu rừng tre nứa và hỗn loài cây gỗ + tre nứa có nguồn gốc thứ sinh từ kiểu rừng kín, hỗn loài, lá rộng thường xanh mưa ẩm vùng ñồi, núi thấp và trung bình 500-1500m ñại diện là các loài trúc nhỏ thuộc các chi Tiểu trúc (Arundinaria) và Trúc (Phyllostachys) với chiều cao không quá 1,5-2m.

Khí hậu Tnăm: 22-24 oC; Rnăm:1600-2200 mm

ðịa mạo Núi thấp và gò ñồi, xen kẹp giữa ñá vôi và các loại ñá trầm tích khác, cao trung bình từ 300- 700m.

TV 6: Gò ñồi Hòa Bình – Ninh Bình

ðất Chủ yếu có ñất nâu vàng, vàng nâu, xám feralit trên nền ñá trầm tích, biến chất, poocphia ñược hình thành do quá trình feralit. Tầng ñất từ trung bình ñến mỏng, ñộ phì và mùn trung bình, xói mòn rửa trôi mạnh.

Page 84: BÁO CÁO CU ỐI CÙNG - vietnam-redd.org projects/UN-REDD VN/Tieng... · bÁo cÁo cu Ối cÙng phÂn vÙng sinh thÁi lÂm nghi Ệp Ở vi Ệt nam

79

Vùng/Tiểu vùng Chỉ tiêu ðặc ñiểm chủ yếu

Thảm thực vật rừng

- Kiểu rừng kín, hỗn loài, lá rộng thường xanh mưa ẩm vùng thấp dưới 700m, tuy nhiên rất ít gặp kiểu rừng này ở trạng thái nguyên sinh mà chủ yếu là dạng thứ sinh nhân tác (sau nương rẫy). Tầng ưu thế sinh thái của kiểu này thường ñược tạo thành bởi các loài: Sao (Hopea odorata), Táu muối (Vatica

fleuryana), Trám trắng (Canarium album), Hoàng linh (Pelthophorum sp.) và nhiều loài cây gỗ khác với ñộ tàn che 60-70%, chiều cao trung bình 25-30m. - Kiểu rừng tre nứa và hỗn loài cây gỗ + tre nứa là kết quả của quá trình suy thoái mạnh hơn và ở những nơi có khí hậu khô hạn hơn về mùa khô. Tầng ưu thế ñược tạo thành bởi các loài Tre (Bambusa spp.), Mạy sang (Dendrocalamus sericeus), Vầu ñắng (Indosasa amabilis), Vầu lá mập (I. crassiflora), Giang (Ampelocalamus patellaris), Nứa (Neohouzeana

dulloa)... mọc cùng Ngát (G. subaequalis), Dẻ gai (Castanopsis indica), Thành ngạnh (Cratoxylon spp.), Chẹo (Engelhardtia spp.), Nhựa ruồi (Ilex spp.),v.v. - Kiểu rừng trồng trong tiểu vùng có các loại rừng trồng chủ yếu là các loài Keo (Acacia spp.), Bạch ñàn (Eucalyptus spp.), Luồng (Dendrocalamus spp.),v.v. - Ngoài ra, ở tiểu vùng này còn có khoảng 20 loài với ưu thế thuộc về các chi Phalaris (Sậy trổ), Themeda (Lô), Paspalum

(Cỏ ñắng), Imperata (Cỏ tranh), Arundinella (Trúc thảo), Eragrostis (Cỏ bông) (họ Hòa thảo - Poaceae), Artemisia

(Ngải cứu), Chromolaena (Cỏ lào), Cirsum (ðại kế) và

Ageratum (Cỏ hôi) (Asteraceae), Rubus (Ngấy), Fragaria

(Dâu ñất) (Rosaceae), Melastoma (Mua) và Blastus (Bo rừng) (họ Mua - Melastomataceae), Carex (họ Cói - Cyperaceae)... cũng có thể gặp một số loài cây gỗ dạng bụi thuộc các chi Salix (Liễu) (họ Liễu - Salicaceae), Wendlandia (Hoắc quang) (họ Cà phê - Rubiaceae), Mallotus (Chi Ruối) và Macaranga

(chi Ba soi) (họ Thầu dầu - Euphorbiaceae), Eurya (họ Chè - Theaceae).

Page 85: BÁO CÁO CU ỐI CÙNG - vietnam-redd.org projects/UN-REDD VN/Tieng... · bÁo cÁo cu Ối cÙng phÂn vÙng sinh thÁi lÂm nghi Ệp Ở vi Ệt nam

80

Vùng/Tiểu vùng Chỉ tiêu ðặc ñiểm chủ yếu

Khí hậu Chịu ảnh hưởng mạnh của không khí lạnh cực ñới, của các khối không khí nhiệt ñới và xích ñạo biển. Là vùng có mùa ñông lạnh nhất nước ta. Tmin có thể xuống tới dưới 0oC, có khả năng xuất hiện sương muối, băng giá thậm chí mưa tuyết trên các khu vực núi cao phía bắc. Khí hậu phân hóa mạnh. Tnăm ở khoảng 15-23oC; BDTngày: 8-10oC, BDTnăm: 11-14oC. Ở các thung lũng thấp có khả năng xuất hiện nhiệt ñộ trên 40oC vào ñầu mùa nóng. Trừ một thời gian ngắn khô hanh ñầu mùa lạnh, khí hậu nói chung ẩm ướt. Mưa nhiều, có nhiều trung tâm mưa lớn với 2000-3000mm/năm, riêng Bắc Quang, 3000-4500mm/năm. Cũng có một số khu vực ít mưa chỉ 1200-1400mm/năm thuộc Cao Bằng-Lạng Sơn. Có một mùa ẩm khá ñặc trưng với mưa phùn vào mùa xuân. Chịu ảnh hưởng ít của gió bão, trừ ven biển Quảng ninh. Bức xạ mặt trời tương ñối lớn, giảm mạnh vào thời kỳ ñông xuân. Trên các vành ñai núi cao khí hậu mùa ñông rất lạnh, mùa hè mát mẻ.

ðịa mạo Núi khối tảng trung bình và núi thấp phát triển trên nhiều loại ñá khác nhau. Nhiều dãy núi theo hình cánh cung, sườn dốc, chia cắt mạnh.

ðất Chủ yếu có các loại ñất xám feralit, xám glây, xám mùn, nâu vàng, nâu ñỏ hình thành trên nền ñá phiến mica, ñá sét, ñá vôi, granit, liparit, ñá cát. Xói mòn và rửa trôi mạnh, tầng ñât từ dày ñến trung bình, ñộ phì và mùn còn khá, tiềm năng sản xuất trung bình.

II. Vùng ðông Bắc

Thảm thực vật rừng

- Kiểu rừng ñặc trưng cho vùng là các kiểu rừng kín, hỗn loài, lá rộng thường xanh mưa ẩm vùng thấp <700m với các loài ñại diện như Sao (Hopea spp.), Táu muối (Vatica spp.), Trám trắng (Canarium alba); kiểu rừng kín, hỗn loài, lá rộng thường xanh mưa ẩm vùng ñồi, núi thấp và trung bình 500-1500m với các loài Dẻ (Castanopsis spp.), Dẻ ñá (Lithocarpus spp.), Sồi (Quercus spp.), Mắc niễng (Eberhardtia tonkinensis) và ñặc biệt là kiểu rừng lá kim, hỗn loài lá rộng lá kim với Thông ba lá (Pinus kesyia). - Rừng trồng trong vùng chủ yếu là các loài Sa mu (Cunningamia lanceolata), Mỡ (Mangleitia spp.), Keo (Acacia spp.), Bạch ñàn (Eucalyptus spp.), Bồ ñề (Styrax tonkinensis) với mục tiêu cung cấp gỗ trụ mỏ, gỗ nguyên liệu...

Khí hậu Tnăm: 22-24 oC; Rnăm:1600-2000 mm

ðịa mạo Kiểu ñịa hình núi chiếm ưu thế ở phía bắc, bao gồm các dãy núi dạng tuyến theo hướng Tây Bắc – ðông Nam, ñộ cao tuyệt ñối nhiều ñỉnh > 2000m; phía ðông Nam, kiểu ñịa hình ñồi, ñồi bát úp chiếm ưu thế. Phần trung tâm là kiểu ñịa hình thung lũng gồm bãi bồi và các bậc thềm tương ñối bằng phẳng.

TV 7: Thung lũng sông Hồng, sông Chảy

ðất Chủ yếu có ñất xám feralit trên nền ñá phiến mica, gnai, ñá trầm tích và phún xuất chua ñược hình thành do quá trình feralit. Tầng dày, ñộ phì và mùn trung bình.

Page 86: BÁO CÁO CU ỐI CÙNG - vietnam-redd.org projects/UN-REDD VN/Tieng... · bÁo cÁo cu Ối cÙng phÂn vÙng sinh thÁi lÂm nghi Ệp Ở vi Ệt nam

81

Vùng/Tiểu vùng Chỉ tiêu ðặc ñiểm chủ yếu

Thảm thực vật rừng

- Kiểu rừng kín, hỗn loài, lá rộng thường xanh mưa ẩm vùng thấp <700m thường gặp trên các loại ñất phong hóa từ các ñá mẹ như phiến thạch, sa thạch, granít, ñaxit trừ ñá vôi. Trạng thái nguyên sinh hầu như vắng mặt thay vào ñó là các trạng thái thứ sinh nhân tác với các mức ñộ tác ñộng khác nhau và ñang trong các giai ñoạn diễn thế ñi lên hoặc ñi xuống. Ở các quần xã ñã phục hồi ñến giai ñoạn ổn ñịnh, tầng ưu thế sinh thái bao gồm các loài: Sao (Hopea odorata), Táu muối (Vatica

fleuryana), Trám trắng (Canarium album), Hoàng linh (Pelthophorum spp.) và nhiều loài cây gỗ khác với ñộ tàn che 60-70% và chiều cao trung bình tán rừng từ 25-30m. Ở các pha diễn thế trước giai ñoạn ổn ñịnh có thể gặp các loài Ngát (Gironniera subaequalis) + Bứa (Garcinia oblongifolia) + Bùm bụp (Mallotus spp.); Xoan ñào (Prunus arborea) + Ràng ràng (Ormosia spp.) + Chò chỉ (Parashorea chinensis), Giổi (Michelia spp.) + Gội (Aglaia gigantea) + Sâng (Pometia

pinata).

- Kiểu rừng kín, hỗn loài, lá rộng thường xanh mưa ẩm ñồi núi thấp và trung bình (ñộ cao trên 500m): có sự khác nhau trong cấu trúc thành phần loài ở các ñai ñộ cao khác nhau. Từ 900m trở lên, thấy xuất hiện các loài á nhiệt ñới thuộc các chi Mắc niễng -Eberhardtia (Sapotaceae), chi - Acer (Aceraceae), Sơn trà - Eriobotrya (Rosaceae), Giổi - Michelia (Magnoliaceae)... Ở ñộ cao trên 1000m có thêm các loài lá kim, ñặc biệt là Pơ mu (Fokienia hodginsii). Tuy nhiên, ưu thế sinh thái trong kiểu rừng thuộc các loài Dẻ (Fagaceae): Dẻ sừng nai (Castanopsis ceratacantha), Cà ổi trung hoa (C. Chinensis), Dẻ flơri C. fleuryi...), một số loài Chẹo (Engelhardtia spp.), Bộp lông (Actinodaphne pilosa), Bồ ñề (Styrax tonkinensis), Cáng lò (Betula alnoides), một số loài Giổi thuộc các chi Giổi (Michelia spp.), Giổi xương (Paramichelia spp.).... - Kiểu rừng tre nứa và hỗn loài cây gỗ + tre nứa ưu thế là Luồng (Dendrocalamus membraceus), Mạy sang (D.

sericeus), Tre mỡ (Bambusa vulgaris), Giang (Ampelocalamus

patellaris), Tre sóc (Arundinaria spp.), Nứa (Neozheana

dulloa), Vầu ñắng (I. amabilis), Vầu lá mập (I. crassiflora)... hỗn giao với một số loài cây gỗ tiên phong mọc rãi rác như Dẻ gai (Castanopsis indica), Sồi ñá (Lithocarpus corneus), Ngát (Gironniera subaequalis), Bùng bục (Mallotus

barbatus), Cánh kiến (Mallotus philipinensis), Ba soi (Macanga denticulata), Màng tang (Litsea cubeba)...

TV8: Khí hậu Tnăm: 16-23 oC; Rnăm: 1400-1800 mm

Page 87: BÁO CÁO CU ỐI CÙNG - vietnam-redd.org projects/UN-REDD VN/Tieng... · bÁo cÁo cu Ối cÙng phÂn vÙng sinh thÁi lÂm nghi Ệp Ở vi Ệt nam

82

Vùng/Tiểu vùng Chỉ tiêu ðặc ñiểm chủ yếu

ðịa mạo Kiểu ñịa hình khối núi khối tảng trên nền nguyên sinh, phân cắt sâu và phân cắt ngang mạnh, sườn dốc. ðịa hình có xu hướng thấp dần từ phía bắc xuống phía nam, từ ñông bắc sang tây nam. ðộ cao của tiểu vùng ñược lấy từ ñai 1600-1700m trở lên ở phía bắc, từ 1000m trở lên phía Tây Nam (bao gồm các khối núi trung bình và núi thấp). Trong vùng nhiều ñỉnh nhô cao trên 2000m.

ðất Chủ yếu có ñất xám feralit, xám mùn trên nền ñá phún xuất chua và ñá biến chất ñược hình thành do quá trình feralit mùn và feralit. Tầng dày trung bình, ñộ phì và mùn còn khá.

Thảm thực vật rừng

ðặc trưng bởi kiểu rừng rừng lá kim với loài ưu thế là Thông ba lá (Pinus keysia). Trong tiểu vùng này còn có kiểu rừng kín, hỗn loài, lá rộng thường xanh mưa ẩm ñồi núi thấp và trung bình 500-1500m và kiểu rừng kín, hỗn loài, lá rộng thường xanh mưa ẩm núi cao trên 1500m.

Khí hậu Tnăm: 21-23 oC; Rnăm: 1800-4500 mm

ðịa mạo Kiểu ñịa hình núi chiếm ưu thế trên toàn tiểu vùng, bao gồm các dãy núi dạng tuyến theo hướng Tây Bắc – ðông Nam, ñộ cao tuyệt ñối có nhiều ñỉnh trên 2000m; phía Nam, kiểu ñịa hình ñồi, ñồi bát úp xen kẽ các thung lũng nhỏ tương ñối bằng phẳng.

ðất Chủ yếu có ñất xám feralit, xám glây, nâu ñỏ trên nền ñá biến chất ñược hình thành do quá trình feralit. Tầng ñất dày, ñộ phì và mùn còn khá.

TV 9: Thượng nguồn sông Lô, sông Gâm

Thảm thực vật rừng

Kiểu rừng kín, hỗn loài, lá rộng thường xanh vùng thấp dưới 700m và kiểu rừng kín hỗn loài, lá rộng thường xanh ñồi, núi thấp và trung bình 500-1500m với các loài ưu thế thuộc họ Dẻ (Fagaceae), họ Thầu dầu (Euphorbiaceae), họ Long não (Lauraceae), họ Dâu tằm (Moraceae)… Ngoài ra còn có mặt của một số loài cây lá kim như Thông tre lá dài (Podocarpus

neriifolius), Kim giao núi ñất (Decussocarpus wallichianus), Pơ mu (Fokienia hodginsii).

Khí hậu Tnăm: 15-22oC; Rnăm:1200-1600 mm

ðịa mạo Kiểu ñịa hình khối núi khối tảng, phân cắt sâu và phân cắt ngang mạnh, sườn dốc. ðộ cao trung bình từ 1000-1500m.

TV 10: Núi thấp Bảo Lạc, Ba Bể

ðất Chủ yếu ñất mùn trên núi (xám mùn), ñất mùn Feralit trên nền ñá trầm tích, ñất Feralit vàng ñỏ. Tầng ñất trung bình và mỏng. ðộ phì ñất thấp và trung bình.

Page 88: BÁO CÁO CU ỐI CÙNG - vietnam-redd.org projects/UN-REDD VN/Tieng... · bÁo cÁo cu Ối cÙng phÂn vÙng sinh thÁi lÂm nghi Ệp Ở vi Ệt nam

83

Vùng/Tiểu vùng Chỉ tiêu ðặc ñiểm chủ yếu

Thảm thực vật rừng

- Kiểu rừng ñặc trưng cho tiểu vùng là kiểu rừng hỗn loài trên núi ñá vôi trên ñịa hình dốc, nền ñất mỏng lại thường xuyên thiếu nước nên thành phần thực vật ở ñây tương ñối nghèo nàn nhưng do cấu trúc ñịa hình phức tạp, sự ña dạng trong cách sắp xếp ñá của mặt nền cộng với sự phân hoá của khí hậu nên thành phần thực vật phân bố trong những khu vực khác nhau cũng có sự phân hoá rõ rệt. Ở những nơi sườn dốc thẳng ñứng thực vật chủ yếu là các loài cây nhỏ, dây leo, có gai, chịu hạn như dây Móng bò (Bauhinia spp.), Vuốt hùm (Caesalpinia

minax)... Những nơi sườn dốc thoải phân bố các loài như Ô rô (Taxotrophis ilicifolius), Hèo ñá (Rhaphis micrantha), Thấu lĩnh bắc bộ (Alphonsea tonkinensis), Chân chim (Schefflera

leucantha), ðại phong tử (Hydrocarpus annamensis)... Các loài có kích thước lớn mọc rải rác theo các hang hốc, kè ñá như Nghiến (Burretiodendron hsienmu), Trai (Garcinia

fagracoides), Lát hoa (Chukrasia tabularis), Chò vẩy (Dysoxylum hainanense var. glaberrimum), Bản xe (Adenanthera lucida), Sâng (Pometia pinnata), Trường mật (Paviesia annamensis), v.v. Các ưu hợp chủ yếu là: Thị (Diospyros sylvatica); Dẻ lá tre (Quercus bambusaefolia); ðỗ quyên (Rhododendron spp.); Nghiến (Brretiodendron

hsienmu; Dẻ (Lithocarpus spp.)

Khí hậu Tnăm: 15-22 oC; Rnăm: 1200-1600 mm

ðịa mạo Kiểu ñịa hình núi ñá vôi dốc ñứng, không liên tục xen kẹp với kiểu ñịa hình núi thấp khối tảng trên các loại ñá khác. ðộ cao thay ñổi thấp dần từ Bắc xuống Nam (khu Bắc Sơn).

ðất Chủ yếu có ñất nâu vàng, nâu ñỏ, xám feralit trên nền ñá vôi, ñá trầm tích chua ñược hình thành do quá trình feralit mùn. Tầng ñất từ mỏng ñến trung bình, xói mòn rửa trôi mạnh, nhiều ñá lộ ñầu, ñộ phì và mùn còn khá.

TV 11: Khối núi ñá vôi ðồng Văn

Thảm thực vật rừng

- Kiểu rừng ñặc trưng cho tiểu vùng là kiểu rừng hỗn loài trên núi ñá vôi trên ñịa hình dốc, nền ñất mỏng lại thường xuyên thiếu nước nên thành phần thực vật ở ñây tương ñối nghèo nàn nhưng do cấu trúc ñịa hình phức tạp, sự ña dạng trong cách sắp xếp ñá của mặt nền cộng với sự phân hoá của khí hậu nên thành phần thực vật phân bố trong những khu vực khác nhau cũng có sự phân hoá rõ rệt. Ở những nơi sườn dốc thẳng ñứng thực vật chủ yếu là các loài cây nhỏ, dây leo, có gai, chịu hạn như dây Móng bò (Bauhinia sp.), Vuốt hùm (Caesalpinia

minax), v.v. Những nơi sườn dốc thoải phân bố các loài như Ô rô (Taxotrophis ilicifolius), Hèo ñá (Rhaphis micrantha), Thấu lĩnh bắc bộ (Alphonsea tonkinensis), Chân chim (Schefflera leucantha), ðại phong tử (Hydrocarpus annamensis), v.v.

Page 89: BÁO CÁO CU ỐI CÙNG - vietnam-redd.org projects/UN-REDD VN/Tieng... · bÁo cÁo cu Ối cÙng phÂn vÙng sinh thÁi lÂm nghi Ệp Ở vi Ệt nam

84

Vùng/Tiểu vùng Chỉ tiêu ðặc ñiểm chủ yếu

- Các loài có kích thước lớn mọc rải rác theo các hang hốc, kè ñá như Nghiến (Burretiodendron hsienmu), Trai (Garcinia

fagracoides), Lát hoa (Chukrasia tabularis), Chò vẩy (Dysoxylum hainanense var. glaberrimum), Bản xe (Adenanthera lucidor), Sâng (Pometia pinnata), Trường mật (Paviesia annamensis).... - Các ưu hợp chủ yếu là: Thị (Diospyros sylvatica); ðỗ quyên (Rhododendron spp.); Dẻ lá tre (Quercus bambusaefolia); Dẻ (Castanopsis spp.); Nghiến (Brretiodendron hsienmu)

Khí hậu Tnăm: 23-24 oC; Rnăm: 1400-1600 mm

ðịa mạo Kiểu ñịa hình gò ñồi xen kẽ có ñộ cao tương ñối ñến 100-120m, có ñỉnh là vòm thoải hay liên kết các vòm với các trũng giữa ñồi tương ñối rộng và bằng phẳng. Hướng của các dãy ñồi không rõ ràng thể hiện qua sự loạn hướng của mạng lưới thủy văn trong tiểu vùng.

ðất Chủ yếu có ñất xám feralit trên nền ñá phiến mica, nai, ñá trầm tích chua, phù sa cổ ñược hình thành do quá trình feralit. Tầng ñất từ trung bình ñến mỏng, xói mòn và latêrit hóa rất mạnh, nhiều kết von ñá ong, ñộ phì và mùn nghèo ở những nơi rừng bị phá.

TV12: Trung du Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Thái Nguyên, Bắc Giang

Thảm thực vật rừng

- Kiểu rừng kín, hỗn loài, lá rộng thường xanh vùng thấp dưới 700m: phần lớn ñã bị tác ñộng mạnh chỉ còn lại các trạng thái phục hồi thứ sinh với các loài thường gặp là: Dẻ gai (Castanopsis spp.), Trâm (Syzygium spp.), Ràng ràng (Ormosia balansae), Re (Cinnamomum spp.), Bứa (Garcinia

boni), Tai chua (Garcinia cowa), Máu chó (Knema sp.), Côm (Elaeocarpus spp.), Trám (Canarium album), Ngát (Gironniera subaequalis), Chẹo (Engelhartia

roxburghiana),… Tầng cây bụi cao 4- 5m khá rậm rạp, thường gặp các loài cây thuộc họ Cà phê (Rubiaceae), họ ðơn nem (Myrsinaceae), họ Trôm (Elaeocarpaceae), họ Côm (Sterculiaceae), Trung quân (Ancistrocladaceae), họ Cam (Rutaceae), họ Thầu dầu (Euphorbiaceae), họ Dung (Symplocaceae), họ Mua (Melastomataceae), Trúc sặt (Arundina sp.), Nứa (Neohouzeana dullosa),… Thảm tươi chủ yếu các loài cây thuộc họ Ráy (Araceae), họ Ô rô (Acanthaceae), họ Riềng (Zingiberaceae), họ Cỏ (Poaceae), họ Cói (Cyperaceae). Dây leo thường gặp là các loài thuộc họ Nho (Vitaceae), họ ðậu (Fabaceae), họ Cáp (Capparadaceae), v.v.

Page 90: BÁO CÁO CU ỐI CÙNG - vietnam-redd.org projects/UN-REDD VN/Tieng... · bÁo cÁo cu Ối cÙng phÂn vÙng sinh thÁi lÂm nghi Ệp Ở vi Ệt nam

85

Vùng/Tiểu vùng Chỉ tiêu ðặc ñiểm chủ yếu

- Kiểu rừng tre nứa và hỗn loài cây gỗ + tre nứa : với thành phần chính là nứa, giang, vầu, tre gai, sặt…xen kẽ với các loài gỗ Nến (Macaranga denticulata), Bồ ñề (Styrax tonkinensis), Ràng ràng (Ormosia balansae), Chẹo (Engelhartia

roxburghiana), Hu ñay (Trema orientalis), Dẻ gai (Castanopsis spp.), Ngát (Gironniera subaequalis), Re (Cinnamomum spp.), Kháo (Machilus spp.), Bứa (Garcinia

boni), Tai chua (Garcinia cowa), Sau sau (Liquidambar

formosana), v.v. - Ngoài ra, ở khu vực này còn phân bố các cây cỏ chịu hạn như Lách (Saccharum spontaneum), Chít (Thysanolaena

maxima) và cỏ tranh (Imperata cylindrica) hình thành trên ñất sau nương rẫy bị thoái hóa hoặc trồng rừng bị thất bại. Thành phần cây bụi chủ yếu có các loài Me rừng (Phyllanthus

emblica), Thẩu tấu (Aporosa sphaerosperma), Hoắc quang (Wendlandia paniculata), Thành ngạnh (Cratoxylum

polyanthum), Thừng mực (Wrightia pubescens), Găng (Randia

spinosa), Sim (Rhodomyrtus tomentosa), Mua (Melastoma

tomentosa),… Cây gỗ rãi rác có: Sau sau (Liquidambar

formosana), Thôi chanh (Alangium kuzii), Thôi ba (Alangium

chinense), Côm (Elaeocarpus spp.), Trôm (Sterculia sp), Muối (Rhus chinenis), Màng tang (Litsea cubeba), Bời lời (Litsea sp.), v.v. - Rừng trồng trong tiểu vùng này chủ yếu là nhóm loài Bạch ñàn (Eucalytus spp.), Keo (Acacia spp.), Thông mã vĩ (Pinus

masoninus) và một số loài cây bản ñịa khác.

Khí hậu Tnăm: 20-22 oC; Rnăm: 1400-1600 mm

ðịa mạo Kiểu ñịa hình núi thấp karst có sườn dốc ñứng, không liên tục xen kẹp với kiểu ñịa hình núi thấp bóc mòn xâm thực trên các loại ñá khác. ðộ cao thay ñổi thấp dần từ Bắc xuống Nam (khu Bắc Sơn)

TV 13: Khối núi ñá vôi Bắc Sơn

ðất Chủ yếu có ñất nâu ñỏ, nâu vàng, xám feralit trên nền ñá vôi xen kẽ ñá acgili, phiến sét, phấn sa ñược hình thành do quá trình feralit. Xói mòn rửa trôi mạnh, nhiều ñá lộ ñầu, tầng ñất từ mỏng ñến trung bình.

Page 91: BÁO CÁO CU ỐI CÙNG - vietnam-redd.org projects/UN-REDD VN/Tieng... · bÁo cÁo cu Ối cÙng phÂn vÙng sinh thÁi lÂm nghi Ệp Ở vi Ệt nam

86

Vùng/Tiểu vùng Chỉ tiêu ðặc ñiểm chủ yếu

Thảm thực vật rừng

Thảm thực vật chủ yếu là kiểu rừng hỗn loài trên núi ñá vôi. Tuy nhiên các hệ sinh thái rừng trong tiểu vùng ñã bị tác ñộng mạnh. Trên các sườn núi ñá vôi, thảm thực vật ñược tạo thành chủ yếu là các loài cây như Nghiến (Brretiodendron hsienmu), Trai (Garcinia fagracoides), Trường mật (Paviesia

annamensis), Trâm (Syzygium spp.), v.v, chiếm 25-30% tổ thành cây ñứng. Các loài cây chịu hạn chiếm tỷ lệ lớn, tầng dưới tán hình thành tương ñối rõ rệt, thường là các cây có thân không thẳng, chia cành sớm thuộc các loài Săng quít (Xanthophyllum sp.), Ô rô (Taxotrophis ilicifolius), Chè báo... chiếm 30-40% tổ thành. Trên các ñỉnh núi ñá vôi thảm thực vật khá thưa thớt và ñược hình thành chủ yếu bởi các loài như Ô rô (Taxotrophis ilicifolius), Trường (Paviesia annamensis), Vải (Nephelium spp.), Nhãn (Euphoria sp.).

Khí hậu Tnăm: 18-23 oC; Rnăm: 1100-1800 mm

ðịa mạo Kiểu ñịa hình khối núi khối tảng, phân cắt sâu và phân cắt ngang mạnh, sườn dốc. ðộ cao trung bình từ 1000-1500m. Các dãy núi trong tiểu vùng có dạng cánh cung theo các hướng khác nhau, trong ñó chủ ñạo là Tây Bắc – ðông Nam.

ðất Chủ yếu có ñất xám feralit nâu ñỏ trên nền ñá acgilit, phiến sét, phiến biến chất, ñá vôi, granit, liparit, ñá cát.. ñược hình thành do quá trình feralit. Tầng ñất dày từ trung bình ñến mỏng, xói mòn và rửa trôi mạnh, ñộ phì và mùn thấp.

TV 14: ðồi núi thấp Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh

Thảm thực vật rừng

- Kiểu rừng kín, hỗn loài, lá rộng thường xanh mưa ẩm vùng thấp dưới 700m với nhiều loài cây gỗ có giá trị như Lim (Erythrophloeum fordii), Táu (Vatica tonkinensis), Sến mật (Madhuca pasquieri), Gụ (Sindora tonkinensis), v.v. - Kiểu rừng tre nứa và hỗn loài cây gỗ + tre nứa phát triển rộng trong tiểu vùng như là kết quả của suy thoái kiểu rừng kín, hỗn loài, lá rộng thường xanh mưa ẩm. - Các loại rừng trồng với các loài chủ yếu trong tiểu vùng là Keo (Acacia), Thông mã vĩ (Pinus massoniana), Sa mộc (Cunningamia sp.), Mỡ (Mangleitia glauca), Bồ ñề (Styrax

tonkinensis), v.v. - Ngoài ra, ở tiểu vùng này còn bao gồm các thảm cây bụi chủ yếu là những loài ưa sáng, chịu hạn với nhiều loài có lá cứng và có gai. Thảm cỏ cao chủ yếu là các loài Cỏ mía (Saccharum

spontaneum), Chè vè (Miscanthus japonicus), Chít (Thysanolena maxima), v.v. Thảm cỏ thấp chủ yếu là thảm cỏ Tranh (Imperata cylindrica).

Khí hậu Tnăm: 22-23 oC; Rnăm: 2000-2800 mm

ðịa mạo Nhỏ hơn 10m, bãi triều bằng phẳng vật liệu mịn.

TV 15: Rừng ngập mặn ven biển ðông Bắc

ðất Chủ yếu có ñất ngập mặn trên nền trầm tích tại chỗ ñược hình thành do tác ñộng của thủy triều. Tầng mỏng, nhiều ñá lộ ñầu, nghèo bùn sét, chua, phèn tiềm tàng.

Page 92: BÁO CÁO CU ỐI CÙNG - vietnam-redd.org projects/UN-REDD VN/Tieng... · bÁo cÁo cu Ối cÙng phÂn vÙng sinh thÁi lÂm nghi Ệp Ở vi Ệt nam

87

Vùng/Tiểu vùng Chỉ tiêu ðặc ñiểm chủ yếu

Thảm thực vật rừng

- Kiểu rừng ngập mặn ven biển: ðặc ñiểm của các quần xã rừng ngập mặn vùng ðông Bắc là có một hệ thực vật ngập mặn tương ñối phong phú, gồm những loài chịu mặn cao, không có các loài ưa nước lợ ñiển hình, trừ ở các bãi lầy nằm sâu trong nội ñịa như ở Yên Lập và một phần phía nam sông Bạch ðằng do chịu ảnh hưởng của hệ thống sông lớn. Các quần xã rừng ngập mặn chủ yếu là: + Quần thể Mắm biển (Avicennia marina) mọc thuần loại trên bãi mới bồi. + Quần xã hỗn hợp Rhizophora stylosa (ðâng), Kandelia

candel (Trang), Bruguiera gymnorrhiza (Vẹt dù) trên các bãi ngập triều trung bình. + Quần thể R. gymnorrhiza (Vẹt dù) trên các bãi ngập triều cao, + Quần xã hỗn hợp Excoecaria agllocha (Giá), Lumnitzera

racemosa (Cóc trắng), Scyphyphora sp. (Côi), Myoporum

bontioides (Chọ) trên các bãi ngập triều thật cao, trên các bờ ñầm ít khi ngập triều gặp quần xã cây chịu mặn không chịu tác ñộng trực tiếp của thuỷ triều gồm các loài chủ yếu như Xylocarpus obovatus (Xu ổi), Heritiera littoralis (Cui), Hibiscus tiliaceus (Tra làm chiếu), Cerbera manghas (Mướp xác), Thespesia populnea (Tra bồ ñề), Scaevola tâccda (Hếp), Clerodendron inerme (Ngọc nữ biển)…

Khí hậu Tnăm: 23-24 oC; Rnăm: 1100-1600 mm

ðịa mạo Trên các ñảo thường có các dạng ñịa hình xen kẹp núi thấp, ñồi, các bãi cát. ðộ cao thay ñổi theo các ñảo khác nhau.

ðất Chủ yếu có ñất phù sa mới không ñược bồi hàng năm của hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình ít chua hoặc trung tính. ðộ phì khá cao xen ít ñất phù sa chua, glây, phù sa cổ, ñất xám feralit xói mòn và rửa trôi mạnh, ñộ phì kém.

TV 16: ðảo ðông Bắc Bộ (gồm Cát Bà, Bạch Long Vĩ)

Thảm thực vật rừng

- Kiểu rừng ngập mặn ven biển thường tạo thành những quần xã hỗn hợp gồm chủ yếu là các loài ðâng (Rhizophora

stylosa), Vẹt dù (Bruguiera gymnorrhiza), Trang (Kandelia

canden)… Tầng tán rừng thường cao khoảng 2-3m, dưới tán rừng là các loài cây gỗ nhỏ và cây bụi như Sú (Aegiceras

corniculatum), Mắm biển (Avicennia marima)… tạo thành lớp thảm cao trên dưới 1m.

Page 93: BÁO CÁO CU ỐI CÙNG - vietnam-redd.org projects/UN-REDD VN/Tieng... · bÁo cÁo cu Ối cÙng phÂn vÙng sinh thÁi lÂm nghi Ệp Ở vi Ệt nam

88

Vùng/Tiểu vùng Chỉ tiêu ðặc ñiểm chủ yếu

- Kiểu phụ rừng kín thường xanh dưới 700 m trên các sườn núi và vách ñá. Các loài cây gỗ thường gặp là Cọ hạ long (Livistona halongensis), Me nước (Dalbergia candenatensis), Sung hạ long (Ficus alongensis), Màng kiêng (Pterospermum

truncatolobatum), Sảng cánh (Sterculia lanceolata)… Những loài cây bụi và dạng bụi thường là Thiên tuế hạ long (Cycas

trophophylla), Phất dụ núi (Dracaena cambodiana), Dứa dại (Pandanus odoratissima)… mọc thành từng ñám thuần loại. Kiểu rừng hỗn loài trên núi ñá vôi ở khu vực này phân bố chủ yếu trên ñảo Cát Bà ñặc trưng bởi kiểu rừng kín thường xanh và tương ñối giàu có về thành phần loài. ðã ghi nhận có ít nhất là gần 900 loài thực vật bậc cao có mạch có mặt trong kiểu rừng này.

Khí hậu Chịu ảnh hưởng khá mạnh của không khí lạnh cực ñới và thường xuyên của các khối không khí nhiệt ñới biển; khí hậu nóng ẩm có mùa ñông khá lạnh. ðịa hình tương ñối ñồng nhất nên khí hậu phân hóa ít. Tnăm ở khoảng 23-24oC. Tmin ít có khả năng xuống dưới 0oC ở phía Bắc và dưới 5oC ở phía Nam. Mùa hè nóng, Tmax có thể ñạt tới 40oC vào ñầu mùa nóng ở một số nơi, riêng phần phía nam có thể chịu ảnh hưởng của thời tiết khô nóng. Có ảnh hưởng trực tiếp của biển nên biên ñộ nhiệt ñộ ngày tương ñối thấp (<8oC). Mưa nhiều, cường ñộ mưa khá lớn, Rnăm khoảng 1600-1800mm/năm với 2 mùa mưa và ít mưa khác nhau rõ rệt. Có một mùa ẩm ướt khá ñặc trưng với thời tiết mưa phùn, nồm ẩm vào mùa ñông xuân. Bức xạ mặt trời khá lớn nhưng giảm mạnh vào thời kỳ ñông-xuân. Chịu ảnh hưởng trực tiếp và mạnh mẽ của bão, ñặc biệt là khu vực ven biển.

ðịa mạo Kiểu ñịa hình gò ñồi và ñồng bằng châu thổ.

ðất Chủ yếu có ñất phù sa mới không ñược bồi hàng năm thuộc hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình, ít chua và trung tính, ñộ phì khá cao.

III. Vùng ñồng bằng Bắc Bộ

Thảm thực vật rừng

Chủ yếu là các kiểu rừng kín, hỗn loài, lá rộng thường xanh mưa ẩm ở tiểu vùng Trung du Phú Thọ-Bắc Giang; kiểu rừng tre nứa và hỗn loài cây gỗ + tre nứa; các loại rừng trồng ở tiểu vùng ðồng bằng và kiểu rừng ngập mặn ven biển ở tiểu vùng ngập mặn vùng ñồng bằng bắc bộ. Trọng tâm phát triển lâm nghiệp của vùng là xây dựng và củng cố hệ thống rừng phòng hộ môi trường công nghiệp, khu ñô thị và ven biển.

Khí hậu Tnăm: 23-24 oC; Rnăm: 1500-1800 mm

ðịa mạo ðồng bằng châu thổ sông Hồng và sông Thái Bình, ñộ cao dưới 10m.

TV 17: ðồng bằng Bắc Bộ

ðất Chủ yếu có ñất phù sa mới không ñược bồi hàng năm của hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình ít chua hoặc trung tính. ðộ phì khá cao xen ít ñất phù sa chua, glây, phù sa cổ, ñất xám feralit xói mòn và rửa trôi mạnh, ñộ phì kém.

Page 94: BÁO CÁO CU ỐI CÙNG - vietnam-redd.org projects/UN-REDD VN/Tieng... · bÁo cÁo cu Ối cÙng phÂn vÙng sinh thÁi lÂm nghi Ệp Ở vi Ệt nam

89

Vùng/Tiểu vùng Chỉ tiêu ðặc ñiểm chủ yếu

Thảm thực vật rừng

- Rừng trồng các loại bao gồm cả hệ thống cây phân tán, cây vườn nhà. - Ngoài ra còn phân bố các trảng cây bụi.

Khí hậu Tnăm: 23-24 oC; Rnăm: 1600-1800 mm

ðịa mạo Bãi triều ven biển ngập theo thủy triều, vật liệu mịn, tạo thành các dải không lớn.

ðất Chủ yếu có ñất mặn trung bình, ñất phù sa glây trên nền sản phẩm bồi tụ ven biển và cửa sông Hồng và sông Thái Bình. Ngập triều hàng ngày, nhiều bùn sét, ñộ phì còn khá.

TV 18: Ngập mặn ñồng bằng Bắc Bộ

Thảm thực vật rừng

Kiểu rừng ngập mặn ven biển: với tính ña dạng thấp hơn ở khu vực ðông Bắc Bộ do ñiều kiện tự nhiên không thuận lợi cho sự ñịnh cư và phát triển của các loài cây ngập mặn. Quần xã cây ngập mặn chủ yếu ở vùng này ñặc trưng bởi những loài ưa nước lợ như Bần chua (Sonneratia caseolaris). Dưới tán của Bần chua là Sú (Avicennium. corniculatum), Ô rô (Acanthuss

ilicifolius) tạo thành tầng cây bụi, nhiều chỗ có xen lẫn Trang (Kandelia candel) hay Cói (Cyperus malaccensis) mọc thành từng ñám nhỏ.

Khí hậu Mùa ñông chịu ảnh hưởng của không khí lạnh cực ñới, cường ñộ giảm nhanh nhất là sau ñèo Ngang. Hiệu ứng fơn ñã làm biến tính mạnh các dòng không khí nhiệt ñới từ phía tây. Tính chất cơ bản của khí hậu là nóng ẩm nhưng có thời kỳ khô nóng khá ñiển hình. Phân hóa khí hậu khá mạnh. Tnăm: 18-25oC. Mùa ñông tương ñối lạnh, giảm nhanh sau ñèo Ngang, tới Huế mưa phùn vẫn còn nhưng nhiệt ñộ tháng lạnh nhất ñã ñạt sấp sỉ 20oC. Sự thịnh hành thời tiết khô nóng trên các vùng thấp nhất là những khu vực phía trước các ñèo hút gió tây nam làm nhiệt ñộ tăng cao, Tmax > 40oC, thậm chí có thể tới 42-43oC. Nằm ở sườn ñông của Trường Sơn nên chịu ảnh hưởng mạnh của biển, BDTngày: 7-9 oC. Mưa lớn nhưng không ñều. Rnăm biến ñộng 1100-4000mm/năm với 2 trung tâm mưa lớn có Rnăm: 2000-4000mm và một khu vực ít mưa với Rnăm 1100-1400mm. Mùa mưa dịch dần về phía mùa thu khác hẳn với các vùng khác thuộc Bắc Bộ. Bức xạ mặt trời khá lớn, phân bố không ñều. Chịu ảnh hưởng mạnh của bão.

ðịa mạo ðịa hình phân bậc rõ từ tây sang ñông. Phía Tây là núi thấp khối tảng phát triển trên nhiều loại ñá, chuyển xuống vùng gò ñồi và sau cùng là dải ñồng bằng và các dải cát ven biển. Núi, ñịa hình phân cắt mạnh, ñộ dốc sườn lớn.

IV. Vùng Bắc Trung Bộ

ðất Chủ yếu có các loại ñất xám feralit, xám glây, xám mùn, nâu ñỏ, nâu vàng, ñất xói mòn trơ sỏi ñá, phù sa chua và cát ven biển. Xói mòn rửa trôi và latêrit hóa mạnh, chua, ñộ phì và tiềm năng sản xuất thấp.

Page 95: BÁO CÁO CU ỐI CÙNG - vietnam-redd.org projects/UN-REDD VN/Tieng... · bÁo cÁo cu Ối cÙng phÂn vÙng sinh thÁi lÂm nghi Ệp Ở vi Ệt nam

90

Vùng/Tiểu vùng Chỉ tiêu ðặc ñiểm chủ yếu

Thảm thực vật rừng

Các kiểu rừng ñặc trừng bao gồm: - Kiểu rừng kín, hỗn loài, lá rộng thường xanh mưa ẩm vùng thấp dưới 700m và rừng kín, hỗn loài, lá rộng thường xanh mưa ẩm ñồi, núi thấp và trung bình 500-1500m với ña dạng sinh học khá cao như ở các VQG Pù Mát, Vũ Quang, Phong Nha Kẻ Bàng. - Kiểu rừng hỗn loài nửa rụng lá với các loài ñại diện thuộc các họ Tử vi (Lytraceae), họ Bàng (Combretaceae), họ Ngọc lan (Magnoliaceae), họ Bồ hòn (Sapindaceae) ở tiểu vùng khô hạn Mường Xén. Trọng tâm phát triển lâm nghiệp là củng cố hệ thống rừng phòng hộ ñầu nguồn, rừng chống cát bay ven biển và xây dựng các khu nguyên liệu gỗ và lâm sản ngoài gỗ.

Khí hậu Tnăm: 18-23 oC; Rnăm: 1100-1400mm

ðịa mạo Kiểu ñịa hình khối núi khối tảng, phân cắt sâu và phân cắt ngang mạnh, sườn dốc. ðộ cao trung bình từ 1000-1500m.

ðất Chủ yếu có ñất nâu vàng bán khô hạn, ñất xám feralit, xám mùn trên nền ñá acgilit, phiến sét, phấn sa, phiến biến chất ñược hình thành do quá trình feralit và feralit mùn. Tầng dày trung bình, ñộ phì và mùn còn khá.

TV 19: Mường Xén

Thảm thực vật rừng

Kiểu rừng hỗn loài nửa rụng lá ñược ñặc trưng bởi hệ thực vật di cư từ phía tây khô nóng sang hình thành nên kiểu quần hệ rừng nhiệt ñới rụng lá mùa khô với những trạng thái thảm thực vật nguyên sinh hay thứ sinh thưa cây và rụng lá về mùa khô. Hệ thực vật ñược tạo thành chủ yếu bởi các loài trong họ Tử vi (Lythraceae), họ Bàng (Combretaceae), họ Ngọc lan (Magnoliaceae), họ Bồ hòn (Sapindaceae), họ Dung (Symplocaceae), họ Cà phê (Rubiaceae), họ Sim (Myrtaceae), họ Thung (Datiscaceae), họ Thầu dầu (Euphorbiaceae), họ Ban (Hypericaceae)… và nhiều loài tre nứa. Các loài cây chiếm ưu thế trong tổ thành thực vật là các loài trong chi Săng lẻ - Lagestroemia (Lythraceae), chi Lành ngạnh - Cratoxylon (Hypericaceae), chi Hoắc quang - Wendlandia (Rubiaceae), chi Thầu tấu - Aporosa (Euphorbiaceae). ðây là những loài cây thích nghi cao ñộ với ñiều kiện sống khô và nóng.

Khí hậu Tnăm: 19-24 oC; Rnăm: 1400-3000 mm

ðịa mạo Kiểu ñịa hình khối núi khối tảng, phân cắt sâu và phân cắt ngang mạnh, sườn dốc. ðộ cao trung bình từ 1000-1500m.

TV 20: Vùng núi tây Thanh Nghệ Tĩnh

ðất Chủ yếu có ñủ các loại ñất xám feralit, xám glây, xám mùn, ñất nâu ñỏ, ñất cacbonat trên nền ñá acgilit, phiến sét, gnai, ñá vôi, granit ñược hình thành do quá trình feralit và feralit mùn. Tầng dày trung bình, ñộ phì và mùn còn khá.

Page 96: BÁO CÁO CU ỐI CÙNG - vietnam-redd.org projects/UN-REDD VN/Tieng... · bÁo cÁo cu Ối cÙng phÂn vÙng sinh thÁi lÂm nghi Ệp Ở vi Ệt nam

91

Vùng/Tiểu vùng Chỉ tiêu ðặc ñiểm chủ yếu

Thảm thực vật rừng

- Kiểu rừng phổ biến là rừng kín, hỗn loài, lá rộng thường xanh mưa ẩm (vùng thấp dưới 700m và ñồi, núi thấp và trung bình 500-1500m) với tính ña dạng thực vật rất cao. Trên lãnh thổ tiểu vùng này ñã biết ñược ít nhất 2500 loài thực vật bậc cao có mạch, trong ñó có 23 loài ñược ghi trong Sách ðỏ Việt Nam 2007. Khu vực có tính ña dạng thực vật giàu có nhất là tại Vườn quốc gia Pù Mát, nơi ñây ñã thống kê ñược 2.461 loài thực vật bậc cao có mạch, trong số ñó có một số loài mới cho khoa học. Kiểu rừng này ưu thế với các loài cây họ Dầu (Dipterocarpaceae): Hopea spp. (Sao) và Dipterocarpus spp.(Dầu), họ Dẻ ( Fagaceae): Quercus spp.(Sồi), Lithocarpus spp.(Dẻ ñá) và Castanopsis spp.(Dẻ), họ Long não (Lauraceae): Cinnamomum spp.(Quế) và Litsea spp. (Màng tang)…. Trên các ñai cao hơn, rừng thường xanh trên núi thấp bắt ñầu xuất hiện. Dưới 1.500m, kiểu rừng này ưu thế bởi các loài họ Dẻ (Fagaceae), họ Long não (Lauraceae) và họ Sim (Myrtaceae), tuy vậy vẫn thấy một vài loài thuộc họ Dầu (Dipterocarpaceae) xuất hiện. Ở ñộ cao trên 1500m, các loài cây họ Dầu (Dipterocarpaceae) hoàn toàn không thấy xuất hiện, thảm thực vật ñặc trưng bởi các loài hạt trần Sa-mu dầu (Cunninghamia konishii), Pơ-mu (Fokienia hodginsii) và Kim giao (Decussocarpus wallichianus). Những vùng rừng chưa bị tác ñộng của kiểu rừng này phân bố dọc theo các núi cao ở phía tây bắc của tiểu vùng. Trữ lượng bình quân 150-250 m3/ha. - Ngoài ra còn có kiểu rừng tre nứa và hỗn giao cây gỗ + tre nứa là kết quả của suy thoái rừng.

Khí hậu Tnăm: 22-24 oC; Rnăm: 1600-4000 mm

ðịa mạo Kiểu ñịa hình gò ñồi xen kẽ có ñộ cao tương ñối ñến 100-120m, có ñỉnh là vòm thoải hay liên kết các vòm với các trũng giữa ñồi tương ñối rộng và bằng phẳng. Hướng của các dãy ñồi thường không không rõ ràng. Các dãy ñồi thường còn phân cách bởi các dãy núi thấp.

ðất Chủ yếu có ñất xám feralit, ñất xói mòn trơ sỏi ñá, ñất ñen cacbonat trên nền ñá trầm tích, ñá vôi, granit, liparit, poocphia, badan ñược hình thành do quá trình feralit. Xói mòn rửa trôi và latêrit hóa rất mạnh, tầng ñất trung bình và mỏng, chua, nhiều kết von ñá ong, ñộ phì kém.

TV 21: Gò ñồi Bắc Trung Bộ (6 tỉnh)

Thảm thực vật rừng

- Kiểu rừng kín, hỗn loài, lá rộng thường xanh mưa ẩm vùng thấp dưới 700m, tuy nhiên trạng thái rừng nguyên sinh của kiểu này không còn nhiều, chủ yếu là rừng thứ sinh phục hồi sau tác ñộng mạnh của con người, rừng thứ sinh mới ñược khoanh nuôi, bảo vệ. Cũng có một số khu rừng tự nhiên còn khá tốt như Rừng Lim-Sến ở Tam Quy, Hà Tân, Hà Trung, Thanh Hoá, rừng Gõ-Huỷnh ở chân núi Ba Rền, khu Rú Lình ở Vĩnh Linh, Quảng Trị.

Page 97: BÁO CÁO CU ỐI CÙNG - vietnam-redd.org projects/UN-REDD VN/Tieng... · bÁo cÁo cu Ối cÙng phÂn vÙng sinh thÁi lÂm nghi Ệp Ở vi Ệt nam

92

Vùng/Tiểu vùng Chỉ tiêu ðặc ñiểm chủ yếu

- ðất không có rừng ñặc trưng bỏi trảng cỏ, thảm cây bụi chiếm một diện tích lớn trên vùng gò ñồi Bắc Trung Bộ. - Rừng trồng các loại chủ yếu là là các hệ sinh thái rừng trồng bằng các loài cây gỗ như Thông (Pinus), Bạch ñàn (Eucalyptus), Keo (Acacia) các loại. Các cây trồng lâu năm như Cà phê (Cofea sp.), Tiêu (Piper nigrum), Chè (Thea

sinensis), cây ăn quả và cây trồng nông nghiệp Sắn- Manihot, ngô- Zea mays, ñậu - Phaseolus…) ñang dần thay thế các hệ sinh thái tự nhiên trên vùng gò ñồi.

Khí hậu Tnăm: 23-25 oC; Rnăm: 1600-3000 mm

ðịa mạo Kiểu ñịa hình ñồng bằng ven biển chủ yếu có ñộ cao dưới 10 mét, mặc dù ñôi chỗ có thể dưới 20m. Bao gồm các dạng chính: ñồng bằng cát ven biển, ñồng bằng cát biển nội ñồng, ñồng bằng tích tụ sông, ñồng bằng sông-biển và ñồng bằng thềm nhiều nguồn gốc.

ðất Chủ yếu có ñất cát biển, ñất phù sa chua xen ít ñất xói mòn trơ sỏi ñá trên nền ñá trầm tích chua, Xói mòn do gió và nước rất mạnh, nghèo dinh dưỡng.

TV 22: ðồng bằng và cát ven biển Bắc Trung Bộ

Thảm thực vật rừng

- Kiểu rừng kín, hỗn loài, lá rộng thường xanh mưa ẩm vùng thấp <700m: chủ yếu là các Rú ñược tạo thành bởi các loài cây gỗ thấp, có kích thước trung bình, phân cành thấp, thường có bộ lá cứng. Thành phần loài chủ yếu là các loài thuộc các họ Sim (Myrtaceae), họ Long não (Lauraceae), họ Bứa (Clusiaceae), họ Thầu dầu (Euphorbiaceae) và một số loài cây thuộc họ Dầu (Dipterocarpaceae), họ Dẻ (Fagceae), họ Mùng quân (Flacourtiaceae)… Các ưu hợp thực vật thường gặp trên vùng cát: Ưu hợp Mộc hương (Xylosma controversum) + Trâm bù (Syzygium chalos); ưu hợp Dẻ sừng nai (Castanopsis

ceratacantha); Dẻ cát (Lithocarpus concentricus); ðỏ ngọn (Cratoxylon prunifolium); ưu hợp Táu duyên hải (Vatica

obtusifolia); Dẻ sừng nai (C. ceratacantha), Dẻ cát (L.

sabulicolus), Dẻ núi dinh (L. dinhensis); Tràm (Melaleuca

cajeputi). - Rừng trồng chủ yếu là rừng trồng Phi lao và các loài Keo chịu hạn.

Khí hậu Tnăm: 22-25 oC; Rnăm: 2000-2200 mm

ðịa mạo Kiểu ñịa hình núi ñá vôi, sườn dốc ñứng, xen kẹp là các thung lũng nhỏ tương ñối bằng phẳng. ðộ cao phổ biến là dưới 1000m.

TV 23: Khối núi ñá vôi Phong Nha – Kẻ Bàng

ðất Chủ yếu có ñất xám feralit, nâu ñỏ, nâu vàng trên nền ñá vôi, acgilit, phiến sét, phấn sa, phiến biến chất. Tầng mỏng ñến trung bình, nhiều ñá lộ ñầu, ít chua, ñộ phì và mùn còn khá.

Page 98: BÁO CÁO CU ỐI CÙNG - vietnam-redd.org projects/UN-REDD VN/Tieng... · bÁo cÁo cu Ối cÙng phÂn vÙng sinh thÁi lÂm nghi Ệp Ở vi Ệt nam

93

Vùng/Tiểu vùng Chỉ tiêu ðặc ñiểm chủ yếu

Thảm thực vật rừng

- Kiểu rừng ñặc trưng là rừng hỗn loài trên núi ñá vôi: các hệ sinh thái rừng trên núi ñá vôi phân bố rộng khắp trong vùng và chứa ñựng nguồn tài nguyên sinh vật ña dạng và giàu có ở khu vực. Tổ thành thực vật chủ yếu là các cây lá rộng thuộc các họ Dẻ (Fagaceae), họ Long não (Lauraceae), họ Thầu dầu (Euphorbiaceae), họ Mộc Lan (Magnoliaceae), họ ðậu (Fabaceae), họ Hồng xiêm (Sapotaceae). Các loài cây có số lượng lớn, ưu thế ñóng vai trò lập quần, ñáng chú ý là các loài Cà ổi (Castanopsis indica), Sồi (Lithocarpus dussaudi), Dẻ ñá (Lithocarpus coachilus), Dẻ cau (Quercus fleury) thuộc họ Dẻ (Fagaceae). Khu vực này cũng là vùng phân bố của nhiều loài họ Long não (Lauraceae) thuộc chi Re (Cinnamomum); ñây cũng là khu vực có nhiều loài gỗ quý thuộc họ Mộc Lan (Magnoliaceae) như Giổi thơm (Tsoogiodendron odorum), Vàng tâm (Manglietia dandy)... Ở ñộ cao từ 1000m trở lên thuộc về một số loài khác như Dẻ lá tre (Quercus

bambusaefolia); Cứt ngựa (Archidendron tonkinense), nhiều loài thuộc chi Re (Cinnamomum) họ Long não (Lauraceae). ðáng lưu ý ở ñộ cao này còn gặp nhiều loài Hạt trần (Gymnospermae) như Thông nàng (Dacrycarpus imbricatus), Hoàng ñàn giả (Dacrydium elatum), Thông tre lá dài (Podocarpus neriifolius); ở ñây còn gặp loài Bách xanh núi ñá (Calocedrus rupestris), Những loài cây Hạt trần thường nằm trong tầng vượt, cây gỗ lớn dễ nhận ra từ xa, tạo nên một kiểu rừng cây hỗn giao cây lá rộng và lá kim. Trên khối núi ñá vôi Phong Nha-Kẻ Bàng ñã thống kê ñược ít nhất là 1214 loài thực vật bậc cao có mạch nằm trong 581 chi và 158 họ thực vật.

Khí hậu Tnăm: 20-22 oC; Rnăm: 2000-3500 mm

ðịa mạo Kiểu ñịa hình khối núi khối tảng, phân cắt sâu và phân cắt ngang mạnh, sườn dốc. ðộ cao của tiểu vùng ñược lấy từ ñai 1000m trở lên.

TV 24: Khối núi Tây Bình Trị Thiên

ðất Chủ yếu có ñất xám feralit, xám glây, xám mùn, ñất xói mòn trơ sỏi ñá trên nền ñá acgilit, phiến sét, phấn sa, phiến biến chất, granit ñược hình thành do quá trình feralit và feralit mùn. Tầng dày trung bình, ñộ phì và mùn còn khá.

Page 99: BÁO CÁO CU ỐI CÙNG - vietnam-redd.org projects/UN-REDD VN/Tieng... · bÁo cÁo cu Ối cÙng phÂn vÙng sinh thÁi lÂm nghi Ệp Ở vi Ệt nam

94

Vùng/Tiểu vùng Chỉ tiêu ðặc ñiểm chủ yếu

Thảm thực vật rừng

- Kiểu rừng kín, hỗn loài, lá rộng thường xanh mưa ẩm vùng thấp dưới 700m và ñồi, núi thấp và trung bình 500-1500m: mang những nét ñặc trưng khu hệ thực vật bản ñịa ñặc hữu Việt Bắc – Hoa Nam (Bắc Việt Nam và Nam Trung Quốc) ñược thể hiện bởi sự có mặt của các họ Long não (Lauraceae); họ Dâu tằm (Moraceae); họ Dẻ (Fagaceae); họ ðậu (Fabaceae); họ Thị (Ebenaceae); họ Mộc lan (Magnoliaceae); họ Trôm (Sterculiaceae); họ Xoan (Meliaceae); họ Bồ hòn (Sapindaceae); họ Hồng xiêm (Sapotaceae); họ Măng cụt (Clusiaceae); họ Hoàng ñàn (Cupressaceae).... ðồng thời khu vực này còn là nơi hội tụ của 3 luồng thực vật di cư lớn, ñưa vào nhiều nhân tố của những hệ thực vật này. + Kiểu rừng kín, hỗn loài, lá rộng thường xanh mưa ẩm ñồi, núi thấp và trung bình phân bố từ ñộ cao 700m ñến 1500m và nằm trên các dãy núi dọc theo tuyến ñường Trường Sơn. ðây là kiểu rừng còn ít bị tác ñộng, giữ ñược ít nhiều tính chất nguyên sinh. Các hệ sinh thái rừng kiểu này gặp chủ yếu ở khu vực giáp với Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng, Khu bảo tồn thiên nhiên Bắc Hướng Hoá (tỉnh Quảng Trị); Khu bảo tồn thiên nhiên ðakrông (tỉnh Quảng Trị), một ít diện tích thuộc khu vực ðèo PeKe huyện A Lưới tỉnh Thừa Thiên Huế, khu vực A Roàng phần tiếp giáp của tỉnh Thừa Thiên Huế với Quảng Nam. + Kiểu rừng kín, hỗn loài, lá rộng thường xanh mưa ẩm vùng thấp dưới 700m gặp nhiều ở Khu bảo tồn thiên nhiên ðacrông, bắc Hướng Hóa và một số nơi khác trong tiểu vùng. - Kiểu rừng tre nứa và hỗn loài cây gỗ + tre nứa hình thành sau nương rẫy và khai thác kiệt có nguồn gốc từ rừng kín, hỗn loài, lá rộng thường xanh mưa ẩm vùng thấp dưới 700m nói trên. - Rừng trồng các loại: có diện tích lớn tập trung thường là rừng Keo tai tượng (Acacia mangium), Keo lá tràm (Acacia spp.), Bạch ñàn trắng (Eucalyptus camdulensis), Bạch ñàn tía (E. europhyllus) và Thông các loại (Pinus spp.), và cả rừng kết quả Cao su (Hevea brasilliensis) và Cà phê (Coffea spp.).

Page 100: BÁO CÁO CU ỐI CÙNG - vietnam-redd.org projects/UN-REDD VN/Tieng... · bÁo cÁo cu Ối cÙng phÂn vÙng sinh thÁi lÂm nghi Ệp Ở vi Ệt nam

95

Vùng/Tiểu vùng Chỉ tiêu ðặc ñiểm chủ yếu

Khí hậu Chịu ảnh hưởng chủ yếu của các khối không khí nhiệt ñới và xích ñạo biển, không khí cực ñới biến tính có ảnh hưởng không ñáng kể. Khí hậu có tính chất nhiệt ñới khá ñiển hình, không có mùa lạnh. Mức ñộ phân hóa khí hậu trong vùng tương ñối cao. Tnăm : 20-26oC. Hiệu ứng fơn ñối với các luồng không khí thổi tới từ phía tây làm xuất hiện thời kỳ khô nóng ở các vùng thấp, Tmax > 38oC. Chịu ảnh hưởng mạnh của biển, BDTngày: 7-9oC, BDTnăm: 6-8oC. Mưa lớn, Rnăm: 700-4000. Trung tâm mưa phía Bắc liên kết với bắc Tây Nguyên hình thành vùng mưa rất lớn với Rnăm: 2000-4000mm. Riêng phần cực nam Trung Bộ từ Khánh Hoà tới Bình Thuận là vùng khô hạn, có lượng mưa hàng năm thấp nhất cả nước, Rnăm: 700-1400mm. Mùa mưa dịch hẳn về phía mùa thu-ñông. Bức xạ mặt trời lớn, nhất là vùng Ninh Thuận-Bình Thuận. Bão có ảnh hưởng mạnh trên vùng ven biển từ Khánh Hoà ñến ðà Nẵng.

ðịa mạo ðịa hình phân bậc rõ từ tây sang ñông. Phía Tây là núi thấp khối tảng phát triển trên nhiều loại ñá, chuyển xuống vùng gò ñồi và sau cùng là dải ñồng bằng và các dải cát ven biển. Dải ñồng bằng ven biển bị chia cắt mạnh bởi các dãy núi ñâm ngang ra biển. Núi, ñịa hình phân cắt mạnh, ñộ dốc sườn lớn.

ðất Chủ yếu có ñất xám feralit, xám nâu, phù sa chua và cát biển xen ít ñất mùn xám và xám glây. Xói mòn rửa trôi và latêrit hóa mạnh. ðộ phì và tầng dày giảm, cát và kết von tăng từ ñai cao ñến ñai thấp.

V. Vùng Nam Trung Bộ

Thảm thực vật rừng

- Kiểu rừng kín, hỗn loài, lá rộng thường xanh mưa ẩm ñổi, núi thấp và trung bình 700-2000m: phân bố chủ yếu ở tiểu vùng núi phía tây Quảng Nam-Quảng Ngãi. - Kiểu rừng thưa, khô lá rộng rụng lá theo mùa, ưu thế họ Dầu (khộp) xuất hiện ở tiểu vùng gò ñồi Nam duyên hải nơi tiếp giáp với vùng cực hạn. - Ngoài ra, ở tiểu vùng còn phân bố các trảng cây bụi chịu hạn. Trọng tâm phát triển lâm nghiệp là rừng phòng hộ ñầu nguồn, phòng hộ chóng cát bay và phòng hộ chống sa mạc hóa ở vùng cực hạn.

Khí hậu Tnăm: 19-22 oC; Rnăm: 2800-4000 mm

ðịa mạo Kiểu ñịa hình khối núi khối tảng, phân cắt sâu và phân cắt ngang mạnh, sườn dốc. ðộ cao của tiểu vùng ñược lấy từ ñai 1000m trở lên.

TV 25: Vùng núi tây Quảng Nam- Quảng Ngãi ðất Chủ yếu có ñất xám feralit, xám mùn trên nền ñá phiến biến

chất, gnai, acgilit, phiến sét, granit ñược hình thành do quá trình feralit. Tầng dày trung bình, ñộ phì và mùn còn khá.

Page 101: BÁO CÁO CU ỐI CÙNG - vietnam-redd.org projects/UN-REDD VN/Tieng... · bÁo cÁo cu Ối cÙng phÂn vÙng sinh thÁi lÂm nghi Ệp Ở vi Ệt nam

96

Vùng/Tiểu vùng Chỉ tiêu ðặc ñiểm chủ yếu

Thảm thực vật rừng

Kiểu rừng ñặc trưng là rừng kín, hỗn loài, lá rộng thường xanh mưa ẩm ñồi, núi thấp và trung bình 700-2000m với nhiều trạng thái khác nhau, kể cả trạng thái nguyên sinh (chưa bị tác ñộng), các kết quả nghiên cứu cho thấy trên lãnh thổ tiểu vùng núi phía Tây Quảng Nam-Quảng Ngãi có ít nhất 731 loài thực vật bậc cao có mạch nằm trong các chi thuộc 130 họ của 5 ngành thực vật bậc cao là: ngành Thông ñất (Lycopodiophyta), ngành Cỏ tháp bút (Equisetophyta), ngành Dương xĩ (Polypodiophyta), ngành Thông (Pinophyta) và ngành Mộc lan (Magnoliophyta).

Khí hậu Tnăm: 23-26 oC; Rnăm: 1600-3000 mm

ðịa mạo Kiểu ñịa hình gò ñồi xen kẽ có ñộ cao tương ñối ñến 100-120m, có ñỉnh là vòm thoải hay liên kết các vòm với các trũng giữa ñồi tương ñối rộng và bằng phẳng. Hướng của các dãy ñồi không rõ ràng. Các dãy ñồi thường còn phân cách bởi các dãy núi thấp chạy ñâm ngang ra biển.

ðất Chủ yếu có ñất phù sa chua xen ñất xám feralit, xám glây, ñất xói mòn trơ sỏi ñá trên nền ñá acgilit, phiến sét, nai, granit, gabrô ñược hình thành do quá trình feralit. Tầng ñất dày trung bình ñến mỏng, xói mòn rửa trôi và latêrit hóa mạnh, ñộ phì kém, chua, nhiều kết von.

TV 26: Gò ñồi Nam Trung bộ

Thảm thực vật rừng

- Kiểu rừng thưa, khô lá rộng rụng lá theo mùa, ưu thế họ Dầu (khộp): phân bố chủ yếu ở ñộ cao dưới 300m, trên ñất phù sa cổ tầng mỏng và nghèo chất dinh dưỡng. Cấu trúc rừng khá ñơn giản, thường chỉ có 2-3 tầng, một tầng cây gỗ chiếm ưu thế sinh thái cao khoảng 15m, có ñộ tàn che thấp, một tầng cây bụi và một tầng thảm tươi. Thành phần loài ưu thế thuộc họ Dầu (Dipterocarpaceae) với ñại diện các loài: Cà chít (Shorea

obtusa), Cẩm liên (Shorea siamensis), Dầu chai (Dipterocarpus intricatus), Dầu trà beng (D. tuberculatus), Dầu ñồng (D. obtusifolius), và các loài như: Giáng hương (Pterocarpus macrocarpus), Chiêu liêu khế (Terminalia alata

= T.tomentosa), Trắc ñen (Dalbergia nigrescens), Mô ca

(Buchanaria reticulata), Kơ nia (Irvingia oliveri), Dẻ gai (Castanopsis indica), Bồ an nup la (Colona nubla), Bộp lông (Actinodaphne pilosa), Hoàng linh bắc bộ (Peltophorum

tonkinense), ðẻn trắng (Vitex penduncularis) ...

Page 102: BÁO CÁO CU ỐI CÙNG - vietnam-redd.org projects/UN-REDD VN/Tieng... · bÁo cÁo cu Ối cÙng phÂn vÙng sinh thÁi lÂm nghi Ệp Ở vi Ệt nam

97

Vùng/Tiểu vùng Chỉ tiêu ðặc ñiểm chủ yếu

- Kiểu rừng tre nứa và hỗn loài cây gỗ + tre nứa: chủ yếu ñược hình thành sau khai thác trắng, bị cháy hoặc sau nương rẫy bỏ hóa. Thường là các thảm rừng Le với các loài chủ yếu là: Le núi ñinh (Oxytenanthera dinhensis), Le khánh hòa (O.

hosseusii), Le poilan (O. poilanei). Ngoài ra còn gặp các loài tre nứa khác như Tre gai (Bambusa agrestis = B.

arundinacea), Tre là ngà (B. blumeana), Tre ngay (B.

lineate), Tre poilan (Dendrocalamus poilanei), Mậy sang (D.

sericeus = D. sinuate), Tre nam bộ (Gigantochloa

cochinchinensis), Tre bà bộ (G. multicaulis), Giang ñặc

(Melocalamus compactiflorus), Nứa tai = Lồ ô (Schizostachyum zollingeri)... cùng mọc hỗn giao là các loài cây gỗ như Bằng lăng (Lagestroemia calyculata = L.

angustifolia), Bằng lăng cuống (L. petiolaris), Căm xe (Xylia

= xylocarpa = X. dolabriformis), Giáng hương (Pterocarpus

macrocarpus), Bình linh lông (Vitex pinnata), Ràng ràng (Ormosia spp.). - Rừng trồng các loại: chủ yếu là rừng trồng các nhóm loài Keo (Acacia spp.), Bạch ñàn (Eucalyptus spp.), Thông (Pinus spp.) và một số loài cây bản ñịa như Sao ñen (Hopea odorata), Sến trung (Mimosops elengi), Lim xanh (Erytrophoelum

fordii), Lim xẹt (Peltophorum dasyrrhachis),...do các dự án tài trợ.

Khí hậu Tnăm: 26-27 oC; Rnăm: 1300-2800 mm

ðịa mạo Kiểu ñịa hình ñồng bằng ven biển chủ yếu có ñộ cao dưới 10m, mặc dù ñôi chỗ có thể dưới 20m. Bao gồm các dạng chính: ñồng bằng cát ven biển, ñồng bằng cát biển nội ñồng, ñồng bằng tích tụ sông, ñồng bằng sông-biển và ñồng bằng thềm nhiều nguồn gốc.

ðất Chủ yếu có ñất cát biển, ñất xám feralit và phù sa chua xen kẽ nhiều loại ñất khác diện tích manh mún. Xói mòn rửa trôi mạnh, tầng mỏng, nhiều cát, nghèo dinh dưỡng.

TV 27: ðồng bằng và cát ven biển Nam Trung Bộ

Thảm thực vật rừng

- Thảm thực vật ñặc trưng ở khu vực này là thảm cỏ thứ sinh trên cát ven biển với các loài ưu thế trong các chi Fimbristylis (F. paucifolia, F. sericea, F. subsspicata...), Eragrostis, Chrysogogon, Germainia, Cyperus, Tribulus (T. terrestris), Cỏ chông (Spinifex littorerus), Rau muống biển (Ipomea pes-

caprae)...

Page 103: BÁO CÁO CU ỐI CÙNG - vietnam-redd.org projects/UN-REDD VN/Tieng... · bÁo cÁo cu Ối cÙng phÂn vÙng sinh thÁi lÂm nghi Ệp Ở vi Ệt nam

98

Vùng/Tiểu vùng Chỉ tiêu ðặc ñiểm chủ yếu

- Trảng cây bụi thường xanh trên ñất cát ven biển cao 20m thuộc các chi và loài như sau: ðinh (Markhamia), ða tử biển (Limnocitrus littorale), Giây cam ñường (Pleiospermium), ðại kích (Euphoria), Xương rồng bà (Opuntia dellenii), Sống rắn: (Albizia), Tran (Gluta megalocarpa), Dẻ gai (Castanopsis

ceratacantha, C. armata), Lộc vừng (Barringtonia asiatica), Mướp sát (Cerbera manghas), Trôm (Syzygium bracteatum). - Các loại rừng trồng chủ yếu là rừng trồng Phi lao (Casuarina

equisetifolia), các loài Keo chịu (Acasia spp.) và Bạch ñàn (Eucalyptus spp.).

Khí hậu Tnăm: 26-27 oC; Rnăm: 1200-2400 mm

ðịa mạo Kiểu ñịa hình ñảo nổi và các bãi chìm thuộc 2 quần ñảo Hoàng Sa và Trường Sa

ðất ðất trên quần ñảo Hoàng sa chủ yếu là ñất cát vàng (Hoàng sa) và rất nhiều bãi ñá ngầm san hô. Quần ñảo Trường sa cũng chủ yếu là ñất cát biển, các bãi cát ngầm, ñảo san hô.

TV 28: Hoàng Sa, Trường Sa

Thảm thực vật rừng

- Thảm thực vật ñặc trưng là thảm cỏ trên ñảo ñược tạo thành chủ yếu từ một số loài cây thân thảo trong họ Cỏ Poaceae, như Ba nui trung quốc (Aristida chinensis), Lục giẻ dài (Chloris

dolichostachya), Túc hình dị hoa (Digitaria heterantha), Tinh thảo cót (Eragrostis alopecuroides), Dị thảo vặn (Heteropogon contortus)… Tổng số các loài ñã ghi nhận trong sinh cảnh thảm cỏ có ít nhất là 64 loài, trong ñó họ Poaceae chiếm ña số. - Kiểu quần xã thực vật ở dải ñất cát ven bờ ñảo. Dải ñất cát ven bờ biển là nơi tiếp giáp với nước biển và thường bị ngập khi triều lên. Ở ñây chủ yếu gặp các loài cây thâm thảo thuộc họ Cói Cyperaceae như U du cát (Cyperus arenarius L.), Cú biển (C. stoloriferus Vahl.), Mao thư bạc (Fimbristylis

argentea (Rottb.) Vahl.), Mao thư tơ (F. sericea (Poir.) R.Br.), Hoàng thảo trung (Scirpus annamicus Roymond), Hến biển (S.

littoralis Schrab). Các loài thực vật ở ñây thường mọc rải rác, như các loài mướp xác, bạc biển hay bọt ếch biển hoặc mọc tập trung thành những cụm ñơn lẻ như ñối với các loài thuộc họ Cói Cyperaceae. - Kiểu quần xã ở vùng ngập nước sát ven bờ ñảo thường gặp một số cá thể của các loài Ô rô (Acanthus eberacteatus Vahn.) (họ Ô rô Acanthaceae), Hếp (Scaevola taccada (Gaertn.) Roxb.) (họ Hếp Goodeniaceae), loài Na biển (Annona glabra L.) (họ Na Annonaceae), hoặc loài Tra biển (Thespesia

populnea (L.) Soland ex Correa) (họ Bông Malvaceae). Những loài này thường mọc rải rác, không tạo thành những quần xã thực vật.

TV 29: Vùng cực hạn Nam

Khí hậu Tnăm: 26-27 oC; Rnăm: 700-1400 mm; (Phan Rang: Rnăm(1958...1993): 693mm)

Page 104: BÁO CÁO CU ỐI CÙNG - vietnam-redd.org projects/UN-REDD VN/Tieng... · bÁo cÁo cu Ối cÙng phÂn vÙng sinh thÁi lÂm nghi Ệp Ở vi Ệt nam

99

Vùng/Tiểu vùng Chỉ tiêu ðặc ñiểm chủ yếu

ðịa mạo ðịa hình chủ yếu là các dải cát ven biển, nhiều nơi tạo thành các ñụn cát cao ñến trên 50m.

ðất Chủ yếu có ñất nâu ñỏ bán khô hạn, cát ñỏ, cát trắng và cồn cát, ñất xám glây, xám feralit, phù sa chua xen kẽ nhiều loại ñất khác. Xói mòn rửa trôi mạnh, tầng mỏng, giàu cát, nghèo dinh dưỡng, khô hạn. ðất có phản ứng trung tính, ít chua

Thảm thực vật rừng

Thảm thực vật phổ biến là trảng, truông cây bụi khô hạn với các ñặc trưng cơ bản là các loài thực vật chiu hạn, tiêu biểu là các loài: thuộc họ Na (Annonaceae) như Mao quả mốc (Dasymaschalon glaucum), Dất mèo (D. macrocalyx), Dây nhung (D. rostratum), Bát ñài (Cyathocalyx annamensis), Mao ñài (Mitrephora thorellii). Họ Mùng quân (Flacourtiaceae) có các loài Gai hòn (Scolopia cinnamomifolia), Gai hom (S.

sinensis). Họ Cáp (Capparaceae) có các loài Cáp vàng (Capparis flavicans), Cáp nhiều hoa (C. florobunda), Cáp ba gân (C. trinerva), Cáp bán nao (C. radula). Họ Thầu dầu (Euphorbiaceae) có các loài Chùm ruột (Phyllanthus

distichus), Me rừng P. emblica, Vảy ốc (P. fasciculatus), phèn ñen (P. reticulatus). Họ Cam quýt (Rutaceae) có các loài Quýt hôi (Atalantia bilocularis), Chanh rừng (A. citriode)s, Tiểu quất lá tròn (A. rotundifolia), Quýt gai (A. roxburghiana), Dây cam ñường (Citrus annamensis). Họ Dâu tằm (Moraceae) có các loài Duối nhám (Pseudostreblus indica), Ô rô núi (Taxotrophis ilicifolius), Ô rô gai (T. eberhardtia).

Khí hậu Tây Nguyên có ñặc ñiểm cơ bản của khí hậu vùng núi nhiệt ñới, với ảnh hưởng chủ yếu của các khối không khí nhiệt ñới và xích ñạo biển. Không khí cực ñới biến tính tuy có ảnh hưởng phần nào tới vùng núi phía bắc, song mức ñộ lạnh chủ yếu do ñộ cao ñịa hình quyết ñịnh. Nằm ở sườn tây Trường Sơn, khí hậu phần nào có tính lục ñịa, BDTngày 8- 11oC, BDTnăm: 6-8oC. Khí hậu phân hóa mạnh, Tnăm: 16-26oC. Các khu vực núi cao nhiệt ñộ tháng thấp nhất < 18oC, cao hơn vùng ðông Bắc từ 6 ñến 7oC ở cùng ñộ cao. Trên vành ñai núi cao Tmin : 0 - 5oC. Dưới khu vực thấp, mùa hè nóng, Tmax > 38oC. Mưa nhiều, Rnăm: 1300-4000mm. Hai trung tâm mưa lớn ở bắc và nam Tây Nguyên, Rnăm: 2000-4000mm. Khu vực tương ñối khô nằm ở vùng giữa Rnăm: 1200-1400mm. Mùa mưa và mùa khô tương phản nhau rõ rệt. Mùa xuân là thời kỳ nóng và khô nhất. Bức xạ mặt trời lớn. Ít chịu ảnh hưởng của gió bão.

ðịa mạo Kiểu ñịa hình khối tảng trung bình và núi thấp xen kẽ các cao nguyên bazan và các vùng trũng, bán bình nguyên.

VI. Vùng Tây Nguyên

ðất Chủ yếu có các loại ñất nâu ñỏ, nâu vàng, mùn xám, xám mùn, xám fe ralit trên nền các loại ñá granit, phiến sét, badan, phù sa cổ. Diện tích ñất nâu ñỏ trên bazan lớn nhất ở Việt Nam. ðộ phì, mùn và tầng dày còn khá, có xu thế tăng theo ñai thấp lên ñai cao.

Page 105: BÁO CÁO CU ỐI CÙNG - vietnam-redd.org projects/UN-REDD VN/Tieng... · bÁo cÁo cu Ối cÙng phÂn vÙng sinh thÁi lÂm nghi Ệp Ở vi Ệt nam

100

Vùng/Tiểu vùng Chỉ tiêu ðặc ñiểm chủ yếu

Thảm thực vật rừng

ðây là vùng còn nhiều rừng tự nhiên và tỷ lệ rừng giàu cao nhất cả nước. Các kiểu rừng chính là rừng kín, hỗn loài, lá rộng thường xanh mưa ẩm vùng thấp <1000m; ñồi, núi thấp và trung bình 700-2000m và núi cao >2000m với ña dạng sinh học rất cao tập trung ở các VQG Chư Yang Sin, Bidoup núi Bà, Kon Ka Kinh, Chư Mom Ray, Ngọc Linh... và ñặc biệt là nơi tập trung của hệ sinh thái rừng khộp rất ñặc thù (kiểu 5) với các loài ưu thế như Dầu trà beng (Dipterocarpus

obtusifolius), Dầu ñồng (D.tuberculatus), Cà chít (Shorea

roxburghii) và Cẩm liên (Shorea siamensis) với ñại diện là VQG Yok ðôn. Rừng lá kim, hỗn loài lá rộng lá kim với ñại diện thông ba lá tập trung ở cao nguyên ðà Lạt và Komplong, ðak Gley. Trọng tâm phát triển lâm nghiệp của vùng là bảo vệ ña dạng sinh học, ñầu nguồn và là vùng trọng ñiểm sản xuất nguyên liệu gỗ lớn.

Khí hậu Tnăm: 17-22 oC; Rnăm: 2200-4000 mm

ðịa mạo Kiểu ñịa hình khối núi khối tảng trên nền nguyên sinh, phân cắt sâu và phân cắt ngang mạnh, sườn dốc. ðịa hình có xu hướng thấp dần từ phía bắc xuống phía nam, từ ðông Bắc sang Tây Nam. ðộ cao của tiểu vùng ñược lấy từ ñai 1600-1700m trở lên ở phía bắc, từ 1000m trở lên phía tây nam (bao gồm các khối núi trung bình và núi thấp).

ðất Chủ yếu có ñất mùn vàng ñỏ, các loại ñất xám mùn, xám glây, xám feralit trên nền granit, liparit, gnai ñược hình thành do quá trình feralit mùn và quá trình alit. Tầng dày trung bình, ñộ phì và mùn khá.

TV 30: Khối núi Ngọc Linh cao trên 1000m

Thảm thực vật rừng

- Kiểu rừng chính là rừng kín, hỗn loài, lá rộng thường xanh mưa ẩm ñồi, núi thấp và trung bình 700-2000m và núi trên 2000m: ở ñộ cao dưới 1000m thường bị tác ñộng mạnh. Kiểu rừng kín, hỗn loài, lá rộng thường xanh mưa ẩm ñồi, núi thấp và trung bình 700-2000m ñược tạo thành bởi các loài cây gỗ lá rộng thường xanh chủ yếu ở các họ Dẻ (Fagaceae), họ Long não (Lauraceae) với các loài ưu thế như Dẻ ñá (Lithocarpus spp.), Sồi (Quercus spp.), Re (Cinnamomum

spp.). ðộ che phủ lớn 70-80%, trữ lượng gỗ cao (180-250m3/ha, năng suất 12-14m3/ha/năm).

Page 106: BÁO CÁO CU ỐI CÙNG - vietnam-redd.org projects/UN-REDD VN/Tieng... · bÁo cÁo cu Ối cÙng phÂn vÙng sinh thÁi lÂm nghi Ệp Ở vi Ệt nam

101

Vùng/Tiểu vùng Chỉ tiêu ðặc ñiểm chủ yếu

- Kiểu rừng kín, hỗn loài, lá rộng thường xanh mưa ẩm núi cao trên 2000m hầu như ít bị tác ñộng, còn giữ ñược nhiều tính chất nguyên sinh, ñược tạo thành bởi nhiều loài trong các họ Long não (Lauraceae), họ Dẻ (Fagaceae), họ Chè (Theaceae), họ Nhân sâm (Araliaceae), họ Mộc lan (Magnoliaceae), họ Thích (Aceraceae)… Các loài ưu thế là Pentaphylax spp.,

Quercus spp., Lithocarpus spp., Castanopsis spp., De vòng (Litsea verticilata), Dung sạn (Symplocos cochinchinensis), Súm (Eurya japonica), Côm (Elaeocarpus spp)., Chắp tay (Exbucklandia tonkinensis), (E. populnea), Sơn hương viên (Turpinia montana)… Ngoài ra, trong kiểu rừng này còn gặp một số loài cây hạt trần như Thông nàng (Podocarpus

imbricatus), (P. neriifolius), Thông ñà lạt (Pinus dalatensis), Hoàng ñàn giả (Dacrydium elatum), Sam bông (Amentotaxus

poilanei)… ðộ che phủ 60-70%, trữ lượng gỗ cao (130-150m3/ha), năng suất 7-8m3/ha/năm. Từ ñộ cao 1800-2000m trở lên phát triển quần hợp ðỗ quyên (Rhododendron spp.), Pơ mu (Forkienia hodginsii), Hồi núi (Illicium spp.), Trúc lùn. Trữ lượng thấp: 70-90m3/ha.

Khí hậu Tnăm: 20-26 oC; Rnăm: 1600-2000 mm

ðịa mạo Bao gồm các dãy núi thấp chạy theo hướng ðông Bắc- Tây Nam. Kiểu ñịa hình núi thấp khối tảng, ñộ cao chủ yếu từ 600-700m, nhưng cũng có một số ñỉnh nhô cao trên dưới 1000m, phân cắt mạnh, ñộ dốc lớn.

ðất Chủ yếu có ñất nâu ñỏ, xám feralit, xám mùn trên nền ñá acgilit, phiến sét, phiến biến chất, granit, phù sa cổ ñược hình thành do quá trình feralit. Tầng dày, ñộ phì và mùn trung bình.

TV 31: Núi thấp sa thầy

Thảm thực vật rừng

- Rừng kín, hỗn loài, lá rộng thường xanh mưa ẩm ñồi, núi thấp và trung bình 700-2000m trên dãy núi thấp Sa Thầy, với các quần hợp chủ yếu như Trám (Canarium spp.), Côm (Elaeocarpus spp.), Trường mật (Paviesia annamensis), Ngát (Gironiera subaequalis), Gội (Agalia spp.) và các chi thuộc họ Long não (Lauraceae), Ràng ràng (Ormosia spp.), Thành ngạnh (Cratoxylon spp.)... ðộ che phủ 60-70%. Trữ lượng bình quân: 130-160m3/ha. - Rừng kín, hỗn loài, lá rộng thường xanh mưa ẩm vùng thấp dưới 1000m phân bố ở Trũng Kon Tum, xen kẽ với kiểu rừng hỗn loài nửa rụng lá (rừng hành lang ven sông suối) và kiểu rừng tre nứa và hỗn loài cây gỗ + tre nứa là kết quả của thoái hóa từ kiểu rừng kín, hỗn loài, lá rộng thường xanh mưa ẩm vùng thấp nói trên do tác ñộng của con người. Trữ lượng bình quân của kiểu 1a: 140-180m3/ha.

Khí hậu Tnăm: 20-24oC; Rnăm: 1800-2200 mm TV 32: Cao nguyên bazan PleiKu, Kon Hà

ðịa mạo Gồm hai cao nguyên: i) Cao nguyên Pleiku là cao nguyên bazan trẻ, chia cắt trung bình ñến hơi yếu, ñộ cao trung bình 700m – 800m; ii) Cao nguyên Kon Hà nừng là cao nguyên bazan cổ, chia cắt mạnh, ñộ cao trung bình 900-1000m.

Page 107: BÁO CÁO CU ỐI CÙNG - vietnam-redd.org projects/UN-REDD VN/Tieng... · bÁo cÁo cu Ối cÙng phÂn vÙng sinh thÁi lÂm nghi Ệp Ở vi Ệt nam

102

Vùng/Tiểu vùng Chỉ tiêu ðặc ñiểm chủ yếu

ðất Chủ yếu có ñất nâu thẫm, xám mùn, xám feralit trên nền ñá bazan, granit, ñá bọt, acgilit, phiến sét ñược hình thành do quá trình feralit và feralit mùn. Tầng ñất từ dày ñến trung bình, ñộ phì và mùn còn khá.

Thảm thực vật rừng

- Kiểu rừng kín, hỗn loài, lá rộng thường xanh mưa ẩm ñồi, núi thấp và trung bình 700-2000m phân bố chủ yếu ở cao nguyên Kon Hà Nừng với số loài khá phong phú: từ ñộ cao 500-800 m các loài ưu thế thuộc họ Mộc lan (Mangnoliaceae) là Giổi xanh (Michelia mediocris), Giổi nhung (Aglaia

balansae)..., Họ Xoan (Meliaceae) như Gội (Aglaia spp.), Dai,... họ ðào lộn hột (Anacardiaceae) như Trâm nâu (Gluta spp.), họ ðậu (Fabaceae) như Xoay.(Dialium

cochinchinense)... Từ ñộ cao 600-2000m ñược ñặc trưng ở sự chuyển tiếp giữa các họ phân bố vùng thấp thành các họ thích nghi vùng cao hơn như họ Long não (Lauraceae), họ Sồi Dẻ (Fagaceae) và hiếm dần các loài họ Xoan (Meliaceae), họ Dầu (Dipterocarpaceae). Trữ lượng bình quân của kiểu rừng này khá cao 160-250 m3/ha. - Kiểu rừng kín, hỗn loài, lá rộng thường xanh mưa ẩm núi cao trên 2000m với thành phần chủ yếu là các loài ưa ẩm, chịu lạnh như Sồi (Quercus spp.), ðỗ quyên (Ericaceae), họ Chè (Theaceae) là cây thường lùn và cong queo, trữ lượng thấp dưới 80 m3/ha. - Kiểu rừng hỗn loài nửa rụng lá phân bố ở vùng ñồi thấp trên ñất có thành phần cát chiếm ưu thế. Các loài ñặc trưng thuộc họ Dầu (Dipterocarpaceae) như Sao ñen (Hopea odorata), Kiền kiền (Hopea spp.)..., họ ðậu (Fabaceae) như Gõ (Sindora spp.), Giáng hương (Pterocarpus macrocarpus ), họ Tử vi (Ericaceae) như Bằng lăng (Lagestroemia spp.),... với trữ lượng bình quân 100-200 m3/ha. Trên cao nguyên Pleiku thảm thực vật bị thoái hoá nhiều, kiểu rừng chủ yếu là rừng nhiệt ñới ẩm rụng lá và các savan thứ sinh với ưu thế các loài: Dẻ (Lithocarpus spp.), Săng lẻ (Lagerstroemia spp.), Dầu trà beng (Dipterocarpus

obtusifolius), Cẩm liên (Shorea siamensis)... Năng suất: 6-7m3/ha/năm. - Rừng trồng phổ biến là rừng trồng các loài Keo (Acasia spp.), bạch ñàn (Eucalyptus spp.), Thông ba lá (Pinus kesyia), Bời lời ñỏ (Litsea sp.)...

Khí hậu Tnăm: 23-25 oC; Rnăm: 1500-2000 mm

ðịa mạo Kiểu ñịa hình núi thấp khối tảng trên các ñá xâm nhập và phun trào, ñộ cao chủ yếu 600-700m, có một số ñỉnh cao trên - dưới 1000m, phân cắt mạnh, ñộ dốc lớn.

TV 33: Núi thấp An Khê (núi Trian)

ðất Chủ yếu có ñất xám mùn, xám glây, phù sa chua trên nền granit, phù sa cổ, phiến biến chất, acgilit, phiến sét ñược hình thành do quá trình feralit và feralit mùn. Tầng ñất từ trung bình ñến mỏng, ñộ phì và mùn kém, xói mòn mạnh, chua.

Page 108: BÁO CÁO CU ỐI CÙNG - vietnam-redd.org projects/UN-REDD VN/Tieng... · bÁo cÁo cu Ối cÙng phÂn vÙng sinh thÁi lÂm nghi Ệp Ở vi Ệt nam

103

Vùng/Tiểu vùng Chỉ tiêu ðặc ñiểm chủ yếu

Thảm thực vật rừng

- Kiểu rừng kín, hỗn loài, lá rộng thường xanh mưa ẩm vùng thấp <1000m và ñồi, núi thấp và trung bình 700-2000m với các loài ưu thế sinh thái như Vên vên, Re, Gội. - Kiểu rừng thưa, khô lá rộng rụng lá theo mùa, ưu thế họ Dầu (khộp) và kiểu rừng hỗn loài nửa rụng lá (là kiểu rừng chuyển tiếp giữa rừng kín, hỗn loài, lá rộng thường xanh mưa ẩm vùng thấp nói trên và rừng thưa, khô lá rộng rụng lá theo mùa, ưu thế cây họ Dầu).

Khí hậu Tnăm: 25-27 oC; Rnăm: 1200-1800 mm

ðịa mạo Kiểu ñịa hình ñồng bằng bóc mòn-tích tụ, ít bị chia cắt, có ñộ cao trung bình từ 500-1000m. Khu vực Cheo Reo - Phú Túc có các dạng ñịa hình bậc thềm và bãi bồi chiếm ưu thế.

ðất Chủ yếu có ñất phù sa chua, xám glây, nâu thẫm trên nền phù sa cổ, acgilit, phiến sét, bazan, granit ñược hình thành do quá trình feralit và bồi tụ. Tầng ñất, mùn và ñộ phì trung bình.

TV 34: Bán bình nguyên Cheo Reo – Phú Bổn – Ea sup

Thảm thực vật rừng

- Kiểu rừng thưa, khô lá rộng rụng lá theo mùa, ưu thế họ Dầu (khộp) với ưu thế các loài họ Dầu thích nghi khí hậu khô như: Dầu trà beng (Dipterocarpus obtusifolius) Dầu ñồng (D.

tuberculatus), Cà chít (Shorea roxburghii), Cẩm liên (S.

siamensis) và một số loài họ Bàng như Chiêu liêu ñen (Terminalia triptera) , Chiêu liêu ổi (T. corticosa). Rừng có cấu trúc ñơn giản 1-2 tầng cây gỗ, mật ñộ thưa. Trữ lượng bình quân 40-80m3/ha. - Kiểu rừng hỗn loài trên núi ñá vôi: là rừng chuyển tiếp (hành lang) dọc các sông suối lớn với thành phần ưu thế của các loài Săng lẻ (Lagestroemea spp.), Gõ ñỏ (Sindora

cochinchinensis), Giáng hương (Pterocarpus indicus).

Khí hậu Tnăm: 23-25 oC; Rnăm: 1600-2000 mm

ðịa mạo Cao nguyên bazan trẻ, ít bị chia cắt, ñộ cao trung bình 500m-600m, thoải dần từ Bắc xuống Nam, từ Tây sang ðông.

ðất Chủ yếu có ñất xám feralit, xám gley, nâu ñỏ trên nền ñá bazan, phù sa cổ, granit, acgilit, phiến sét ñược hình thành do quá trình feralit. Tầng ñất dày ñến trung bình, ñộ phì và mùn còn khá.

TV 35: Cao nguyên bazan Buôn Ma Thuột

Thảm thực vật rừng

- Thảm rừng tự nhiên còn lại rất ít chủ yếu là các quần hợp Săng lẻ (Lagestroemia spp.), Dầu trà beng (Dipterocarpus

obtusifolius).. thuộc kiểu 2 và 5. - Rừng trồng chủ yếu là rừng trồng các loài Thông ba lá (Pinus

keisya), Keo (Acacia spp.), Muồng ñen (Senna siamea), Tếch (Tectona grandis).

Khí hậu Tnăm: 22-24 oC; Rnăm: 1600-2200 mm TV 36: Khối núi M’Drak

ðịa mạo ðịa hình chủ yếu là ñồi lượn sóng ñộ cao trung bình 400m. Trong tiểu vùng có các khối núi ở phía ñông cao 700-800m.

Page 109: BÁO CÁO CU ỐI CÙNG - vietnam-redd.org projects/UN-REDD VN/Tieng... · bÁo cÁo cu Ối cÙng phÂn vÙng sinh thÁi lÂm nghi Ệp Ở vi Ệt nam

104

Vùng/Tiểu vùng Chỉ tiêu ðặc ñiểm chủ yếu

ðất Chủ yếu có ñất xám feralit, xám glây, xám mùn trên nền granit, acgilit, phiến sét, phiến biến chất, phù sa cổ ñược hình thành do quá trình feralit và feralit mùn. Tầng ñất từ trung bình ñến mỏng, xói mòn mạnh, có ñá lộ ñầu, ñộ phì và mùn trung bình.

Thảm thực vật rừng

- Kiểu rừng kín, hỗn loài, lá rộng thường xanh mưa ẩm ñồi, núi thấp và trung bình 700-2000m phân bố chủ yếu ở ñộ cao trên 700m, tổ thành thực vật ưu thế thuộc các họ Dầu (Dipterocarpaceae), họ Tử vi (Lythraceae), họ Dẻ (Fagaceae), ho Long não (Lauraceae), họ Sim (Myrtaceae), họ Thầu dầu (Euphoribiaceae), họ ðậu (Fabaceae)... Ở ñộ cao trên 1000m, vai trò lập quần thuộc về các loài Dẻ lá tre (Quercus

bambusaefolia), Cứt ngựa (A. tonkinense), Re (một số loài thuộc các chi Litsea, Cinnamomnm), Côm tầng (Elaeocarpus

dubius), các loài Giổi (Michelia spp.). Càng lên cao xuất hiện kiểu rừng 4 với sự góp mặt của các loài lá kim như Thông nàng (Dacrycarpus imbricatus) và Hoàng ñàn giả (Dacrydium

elatum). - Kiểu rừng kín, hỗn loài, thường xanh mưa ẩm vùng thấp dưới 1000m với ưu thế của các họ Xoan (Meliaceae), họ Thầu dầu (Euphorbiaceae) họ Long não (Lauraceae), họ Cam (Rutaceae), họ Hoa hồng (Rosaceae), họ ðậu (Fabaceae), họ Sồi dẻ (Fagaceae), họ Dâu tằm (Moraceae)... ở ñây còn có ñại diện của các họ Bàng (Combretaceae) và một số loài rụng lá như Săng lẻ (Lagerstroemia tomentosa) thuộc họ Tử vi (Lythraceae), thung (Tetrameles nudiflora) thuộc họ Thung (Datiscaceae). - Kiểu rừng tre nứa và hỗn loài cây gỗ + tre nứa phục hồi sau nương rẫy và khai thác kiệt thành phần chủ yếu là loài Le (Pseudoxytenanthera nigrociliata, P. hosseusii)), Lồ ô (Bambusa procera), Nứa (Neohouzeana dulloa) và rải rác cây lá rộng còn sót lại như các loài Dẻ (Quercus, Lithocarpus,

Castanopsis), Vạng trứng (Endospermun chinense), Lim xẹt (Piterocellobium clyapea), Lõi thọ (Gnema ), Trám (Canarium sinense), Ngát (Gironniera subaequalis), Ba soi (Macaranga denticulata)... - Ngoài ra, còn phân bố các thảm cỏ trên ñất xương xẩu, trơ sỏi ñá với các loài thực vật chịu hạn như Chè vè (Miscanthus

sinensis), Sầm (Memecylon fruticosum), Mua (Melastoma

candidum), cỏ tranh (Imperata cylindrica), Lau (Erianthus

arundinaceus), Sậy ñồi (Phragmites sp.).

Khí hậu Tnăm: 22-24 oC; Rnăm: 1600-2600 mm TV 37: Cao nguyên ðăk Nông – ðăk Min

ðịa mạo Kiểu ñịa hình cao nguyên bazan cổ bị xâm thực, chia cắt mạnh. ðộ cao trung bình 700-800m, ñiểm cao nhất là 1187m. Là khối cao nguyên dạng vòm nên ñịa hình thấp dần về các phía.

Page 110: BÁO CÁO CU ỐI CÙNG - vietnam-redd.org projects/UN-REDD VN/Tieng... · bÁo cÁo cu Ối cÙng phÂn vÙng sinh thÁi lÂm nghi Ệp Ở vi Ệt nam

105

Vùng/Tiểu vùng Chỉ tiêu ðặc ñiểm chủ yếu

ðất Chủ yếu có ñất xám feralit, nâu vàng, nâu ñỏ trên ñá acgilit, phiến sét, phiến biến chất, granit, bazan, ñá bọt ñược hình thành do quá trình feralit. Tầng dày ñến trung bình, ñộ phì và mùn còn khá.

Thảm thực vật rừng

- Rừng kín, hỗn loài, lá rộng thường xanh mưa ẩm vùng thấp dưới 1000m và ñồi, núi thấp và trung bình 700-2000m chỉ còn lại rất ít phân bố rãi rác trên dãy núi Chư Dju ñến dãy Vọng Phu với các loài như Kiền kiền (Hopea spp.), Sao (Shorea spp.), Giổi (Michelia spp), Dầu (Dipterocarpus spp.)... Trữ lượng: 120-150m3/ha. - Rừng trồng các loại chủ yếu các loài thuộc nhóm Keo (Acacia spp.), Bạch ñàn (Eucalyptus spp.) và Thông (Pinus spp.).

Khí hậu Tnăm: 16-25 oC; Rnăm: 1500-2200 mm

ðịa mạo Kiểu ñịa hình khối núi khối tảng, phân cắt sâu và phân cắt ngang mạnh, sườn dốc (khối núi Chư Yang Sin), và kiểu ñịa hình bình sơn nguyên bóc mòn (sơn nguyên ðà Lạt). ðịa hình thấp dần từ bắc xuống nam. ðộ cao của tiểu vùng ñược lấy từ ñai 1000 m trở lên, ñộ cao trung bình 1000-1700m, tuy nhiên có một số ñỉnh nhô cao trên 2000m.

ðất Chủ yếu có ñất xám feralit, xám mùn xen kẽ ñất phù sa chua, nâu vàng, nâu ñỏ trên nền acgilit, phiến sét, phiến biến chất ñược hình thành do quá trình feralít mùn, quá trình alit. Tầng ñất dày và trung bình, ñộ phì và mùn còn khá.

TV 38: Khối núi Chư Ang Sin và sơn nguyên ðà Lạt

Thảm thực vật rừng

- Ở ñộ cao dưới 800m là kiểu rừng kín, hỗn loài, lá rộng thường xanh mưa ẩm vùng thấp với các loài ưu thế như Sao ñen (Hopea odorata), Dầu rái (Dipterocarpus alatus) và Dầu con quay (D. turbinatus). Kiểu rừng 2 với các loài tiêu biểu là Bằng lăng ổi (Lagestroemia calyculata) và Chiêu liêu gân ñen (Terminalia nigrovenulosa). Ở ñộ cao trên 800m là kiểu rừng kín, hỗn loài, lá rộng thường xanh ñồi, núi thấp và trung bình phân bố rộng rãi trong khu vực và ñược ñặc trưng bởi các loài ưu thế thuộc về họ Dẻ Fagaceae và họ Long não Lauraceae. Kiểu rừng lá kim, hỗn loài lá rộng lá kim ñặc trưng bởi khu hệ cây lá kim rất phong phú như Thông ñà lạt (Pinus dalatensis), Thông lá dẹt (P. krempfii), Thông ba lá (P. kesiya var.

langbianensis), Thông nàng (Podocarpus imbricatus), Pơ mu (Fokienia hodginsii). Trên các ñỉnh núi và các sườn giông cao xuất hiện hệ sinh thái rừng lùn với ưu thế thuộc về các loài Cà di nam bộ (Lyonia annamensis), Cà di lá xoan (L. ovalifolia) và một số loài Sặt nhỏ (Arundinaria spp.). Một trạng thái rừng thứ sinh khá ñặc sắc ở vùng này là trạng thái rừng cây lá kim hơi khô với loài ưu thế là Thông ba lá (P. kesiya ). Rừng thứ sinh tre nứa trong vùng cũng phát triển khá rộng với hai loài ưu thế là Le (Oxytenanthera nigrociliata) và Lồ ô (Bambusa

procera).

Page 111: BÁO CÁO CU ỐI CÙNG - vietnam-redd.org projects/UN-REDD VN/Tieng... · bÁo cÁo cu Ối cÙng phÂn vÙng sinh thÁi lÂm nghi Ệp Ở vi Ệt nam

106

Vùng/Tiểu vùng Chỉ tiêu ðặc ñiểm chủ yếu

Khí hậu Tnăm: 20-22 oC; Rnăm: 1500-2800 mm

ðịa mạo Kiểu ñịa hình cao nguyên bazan bóc mòn xen kẹp các ñồi núi sót. ðộ cao trung bình 850-1000m, thấp dần từ ñông bắc xuống tây nam. Dạng ñịa hình tương ñối bằng phẳng chiếm diện tích chủ yếu (trên ¾ tổng diện tích toàn tiểu vùng).

ðất Chủ yếu có ñất nâu ñỏ, xám feralit, xám glây trên nền ñá bazan, granit. acgilit, phiến sét, phiến biến chất ñược hình thành do quá trình feralit mùn. Tầng ñất dày, ñộ phì và mùn khá.

TV 39: Cao nguyên Di Linh, Bảo Lộc

Thảm thực vật rừng

- Rừng lá kim, hỗn loài lá rộng lá kim với ñặc trưng là Thông ba lá (Pinus kesiya), thỉnh thoảng hỗn giao với một số cây lá rộng như Dầu trà beng (Dipterocarpus obtusifolius), Dẻ (Quercus spp.),... - Kiểu phụ rừng lá rộng thường xanh mưa ẩm ở ñộ cao trên 700 m với ưu thế các loài thuộc họ Dẻ (Fagaceae), ho Thầu dầu (Euphorbiaceae), họ Long não (Lauraceae), họ ðậu (Fabaceae),...

Khí hậu Chịu ảnh hưởng chủ yếu của các khối không khí nhiệt ñới và xích ñạo biển. Khí hậu thuộc loại nhiệt ñới ñiển hình không có mùa lạnh, mùa xuân là thời kỳ nóng nhất. Khí hậu phân hóa tương ñối lớn, Tnăm: 24-27oC. Biển có ảnh hưởng mạnh từ phía ñông và nam. BDTngày : 7-10 oC; BDTnăm: 4-6oC. Mưa lớn, Rnăm: 1400-2800mm, giảm dần từ bắc xuống nam, với 2 mùa tương phản nhau rõ rệt, mùa khô khá khắc nghiệt, kéo dài vào thời kỳ ñông xuân. Ít chịu ảnh hưởng của bão.

ðịa mạo ðịa hình có tính phân bậc rõ với kiểu ñịa hình núi thấp ở phía bắc, chuyển tiếp xuống gò ñồi và sau cùng là ñồng bằng sông ðồng Nai, sông Sài gòn.

ðất Chủ yếu có các loại ñất nâu, nâu ñỏ, xám feralit bị xói mòn rửa trôi và latêrit hóa mạnh. Ngoài ra còn có ñất phù sa chua, gley ñều có ñộ phì và tiềm năng sản xuất suy giảm.

VII. Vùng ðông Nam Bộ

Thảm thực vật rừng

- ðặc trưng với kiểu rừng kín, hỗn loài, lá rộng thường xanh mưa ẩm vùng thấp dưới 1000m với ưu thế các loài họ dầu vùng thấp với ñại diện là Dầu rái, Dầu song nàng, Sao, Kiền kiền, vên vên, trữ lượng và năng suất gỗ rất cao. Ở tiểu vùng ñồi núi thấp ðông nam bộ. Kiểu rừng ngập mặn ven biển với các loài ñặc trưng là ðước. - Rừng trồng các loại với các loài chủ ñạo thuộc nhóm keo (Acacia spp.), bạch ñàn (Eucalyptus spp.), Tếch (Tectona

grandis), Sao dầu (Dipterocarpus spp.)... với năng suất cao hơn các vùng khác. Trọng tâm phát triển lâm nghiệp của vùng là củng cố hệ thống rừng phòng hộ ñầu nguồn, phòng hộ ñô thị và phát triển vùng nguyên liệu gỗ giấy và gỗ xẻ phục vụ các cụm công nghiệp chế biến trong vùng.

TV 40: Khí hậu Tnăm: 25-27 oC; Rnăm: 1800-2800 mm

Page 112: BÁO CÁO CU ỐI CÙNG - vietnam-redd.org projects/UN-REDD VN/Tieng... · bÁo cÁo cu Ối cÙng phÂn vÙng sinh thÁi lÂm nghi Ệp Ở vi Ệt nam

107

Vùng/Tiểu vùng Chỉ tiêu ðặc ñiểm chủ yếu

ðịa mạo Kiểu ñịa hình khối núi khối tảng, phân cắt sâu và phân cắt ngang trung bình, sườn dốc. ðộ cao chủ yếu dưới 1000m.

ðất Chủ yếu có ñất nâu vàng, nâu ñỏ, xám feralit trên nền acgilit, phiến sét, phiến biến chất, phù sa cổ, granit, bazan ñược hình thành do quá trình feralit. Xói mòn rửa trôi và latêrit hóa mạnh, tầng ñất trung bình và mỏng, ñộ phì và mùn trung bình.

Thảm thực vật rừng

- Kiểu rừng kín, hỗn loài, lá rộng thường xanh mưa ẩm vùng thấp dưới 1000m và ưu thế họ Dầu vùng thấp với các loài ñặc trưng như Dầu rái (D. alatus), Dầu song nàng (D. dyeri), Sao ñen (Hopea odorata), Kiền kiền (Hopea spp.)... - Rừng trồng các loại với các loài chủ yếu là Keo (Acacia

spp.), Bạch ñàn (Eucalyptus spp.), Sao ñen (Hopea odorata), Tếch (Tectona grandis)... Năng suất rừng trồng có thể ñạt từ 20-30 m3/ha/năm.

Khí hậu Tnăm: 26-27 oC; Rnăm: 1600-2200 mm

ðịa mạo Kiểu ñịa hình gò ñồi xen kẽ có ñộ cao tương ñối ñến 100-120m, có ñỉnh là vòm thoải hay liên kết các vòm với các trũng giữa ñồi tương ñối rộng và bằng phẳng. Hướng của các dãy ñồi không rõ ràng thể hiện qua sự loạn hướng của mạng lưới thủy văn trong tiểu vùng.

ðất Chủ yếu có ñất xám feralit xen kẽ các loại ñất khác trên nền granit, phù sa cổ, badan, acgilit ñược hình thành do quá trình feralit. Tầng ñất dày trung bình ñến mỏng, xói mòn rửa trôi và latêrit hóa rất mạnh, chua, nhiều kết von ñá ong, ñộ phì và mùn kém.

TV 41: Gò ñồi ðông Nam Bộ

Thảm thực vật rừng

- Rừng kín, hỗn loài, lá rộng thường xanh mưa ẩm vùng thấp Nam Bộ, ưu hợp cây họ Dầu với ñại diện các loài họ dầu vùng thấp như Dầu rái (Dipterocarpus alatus), Dầu song nàng (D.

dyeri), Sao ñen (Hopea odorata), Kiền kiền (Hopea spp.). - Tuy nhiên rừng ñã bị tác ñộng và suy thoái mạnh thành các kiểu thứ sinh nhân tác và chủ yếu chuyển thành rừng trồng với các loài chủ yếu là Bạch ñàn (Eucalyptus), Keo (Acacia), Tếch (Tectona grandis), và một số loài bản ñịa khác. Năng suất rừng trồng trong tiểu vùng có thể ñạt 20-30m3/ha/năm.

Khí hậu Tnăm: 26-27 oC; Rnăm: 1400-2000 mm

ðịa mạo ðồng bằng châu thổ sông ðồng Nai, sông Sài Gòn ñộ cao dưới 10m.

TV 42: ðồng bằng ðông Nam Bộ

ðất Chủ yếu có các loại ñất phù sa glây, phù sa chua, xen kẽ ñất xám feralit, xám glây, ñất phèn tiềm tàng, chua, ñộ phì kém, diện tích nhỏ bé manh mún.

Page 113: BÁO CÁO CU ỐI CÙNG - vietnam-redd.org projects/UN-REDD VN/Tieng... · bÁo cÁo cu Ối cÙng phÂn vÙng sinh thÁi lÂm nghi Ệp Ở vi Ệt nam

108

Vùng/Tiểu vùng Chỉ tiêu ðặc ñiểm chủ yếu

Thảm thực vật rừng

Kiểu rứng kín, hỗn loài lá rộng thường xanh mưa ẩm vùng thấp <1000m và họ Dầu vùng thấp với các loài ñặc trưng như Dầu rái (D. alatus), Dầu song nàng (D. ), Sao ñen (Hopea

odorata), Kiền kiền. (Hopea spp.).. Rừng trồng các loại với các loài chủ yếu là Sao ñen (Hopea

odorata), Keo, Bạch ñàn (Eucalyptus spp.), Tếch (Tectona

grandis)... Năng suất rừng trồng có thể ñạt từ 20-30m3/ha/năm.

Khí hậu Tnăm: 26-27 oC; Rnăm: 1400-1800 mm

ðịa mạo Bãi triều ven biển ngập theo thủy triều, vật liệu mịn, tạo thành dải lớn.

ðất Chủ yếu có ñất cát ñỏ, ñất phèn, mặn và mặn sú vẹt xen một số loại ñất khác trên nền phù sa ven biển và cửa sông vùng Cần Giờ-Bà Rịa Vũng Tàu. ðất chua, glây, ñộ phì và mùn trung bình.

TV 43: Ngập mặn ven biển ðông Nam Bộ (Cần Giờ)

Thảm thực vật rừng

- Kiểu rừng ngập mặn ven biển với các quần xã và quần thể bao gồm: Quần thể thuần loài Bần trắng (Sonneratia alba) tiên phong trên bãi mới bồi ngập triều sâu, Quần xã ðước (Rhizophora apiculata) và Bần chua (S. alba) trên bãi bồi ñã ổn ñịnh, Quần xã ðước (R. apiculata) và Xu (Xylocarpa

granatum) trên ñất ngập sâu 2-2,5m (ñây là quần xã phổ biến nhất trong vùng), Quần xã ðước (R. apiculata) và Dà vôi (Ceriops tagal) trên ñất ngập triều cao, Quần xã Mắm (Avicenia officinalis) và (C. decandra) trên ñất ngập triều cao, Quần xã Giá (Excoecaria agalocha) và Chà là (Phoenix

paludosa) trên ñất ngập triều thật cao. Quần xã cây nước lợ phân bố dọc theo các mép sông, gồm: Quần thể Bần chua S.

caseolaris ở những nơi ngập triều từ 1 ñến 1,5m, Quần xã Mái dầm (Cryptocoryne ciliate), Ô rô (A. eberacteatus) và Dừa nước Nypa fruticans ở những nơi ngập triều từ 1,5m-2m, Quần xã Mãng cầu (Annona reticulata) và Mây nước (Flagellaria indica) ở những nơi ngập triều 2m-3m, Quần xã Mua (Melastoma polyanthum) và Sưa biển (Dalbergia

candenatensis) ở những nơi ngập triều ñến 4m.

Khí hậu Tnăm: 25-27 oC; Rnăm: 1800-2200 mm

ðịa mạo ðịa hình trên ñảo xen kẹp giữa ñịa hình núi thấp, ñồi và các bãi cát ven biển.

TV 44: Côn ðảo

ðất Chủ yếu là ñất feralit ñỏ vàng, ñất ngập mặn sú vẹt, ñất chua phèn. ðộ phì ñất trung bình.

Page 114: BÁO CÁO CU ỐI CÙNG - vietnam-redd.org projects/UN-REDD VN/Tieng... · bÁo cÁo cu Ối cÙng phÂn vÙng sinh thÁi lÂm nghi Ệp Ở vi Ệt nam

109

Vùng/Tiểu vùng Chỉ tiêu ðặc ñiểm chủ yếu

Thảm thực vật rừng

- Kiểu rừng kín, hỗn loài, lá rộng thường xanh mưa ẩm vùng thấp dưới 1000m với các loài ñặc trưng và ñược mang tên của ñảo như Dầu côn sơn (Dipterocarpus condorensis), Bùi côn sơn (Ilex condorensis), Dọt sành côn sơn (Pavetta

condorensis), Lấu côn sơn (Psychotrya condorensis)… - Kiểu rừng ngập mặn ven biển phân bố chủ yếu ở xung quanh Hòn Ba và dọc bờ biển phía tây của Côn ðảo. Rừng ngập mặn vùng Côn ðảo ñược ñặc trưng bởi các loài Vẹt (Bruguiera

gymnorhiza), Mắm (Avicennia alba) và ðước ñôi (Rhizophora

mucronata).

Khí hậu Chịu ảnh hưởng của các khối không khí nhiệt ñới và xích ñạo biển trong cơ chế gió mùa. Khí hậu có tính chất nhiệt ñới gió mùa ñiển hình, không có mùa lạnh. ðịa hình ñồng nhất, mức phân hóa khí hậu thấp. Tnăm: 26.5-27.5oC. Tmin > 10oC, Tmax < 40oC. Do ảnh hưởng trực tiếp của biển từ nhiều phía, BDTngày: 6-8oC, BDTnăm<4oC. Mưa lớn, Rnăm: 1400-3500mm, tăng dần theo chiều ñông bắc - tây nam, hình thành một trung tâm mưa lớn trên vùng ven biển phía tây. Hàng năm có 2 mùa khô - ẩm tương phản nhau rõ rệt, phù hợp với sự hoạt ñộng của 2 mùa Gió mùa. Tuy quá nửa phần biên giới là biển song ảnh hưởng của bão ít, cường ñộ nhỏ. Bức xạ mặt trời lớn, chênh nhau không nhiều giữa các khu vực và giữa các mùa.

ðịa mạo ðồng bằng châu thổ, ñịa hình bằng phẳng, chia cắt bởi các sông rạch, ñộ cao dưới 10m.

ðất Chủ yếu có ñất phù sa châu thổ sông Cửu Long, ñộ phì cao và ñất ngập mặn, ngập phèn nhiệt ñới giàu tiềm năng.

VIII. Vùng Tây Nam Bộ

Thảm thực vật rừng

Chủ yếu là rừng ngập mặn ven biển và rừng úng phèn (rừng Tràm). Trọng tâm là xây dựng hệ thống rừng phòng hộ chắn sóng ven biển..

Khí hậu Tnăm: 26-27 oC; Rnăm: 1400-1900 mm

ðịa mạo ðồng bằng châu thổ sông Mêkông, ñộ cao dưới 10m.

TV 45: ðồng bằng Nam Bộ

ðất Chủ yếu có ñất phù sa không có hoặc có glây, ñất phèn ngập theo mùa trên nền phù sa chủ yếu là châu thổ sông Mêkông, ñộ phì và mùn khá. Có một diện tích than bùn tại Cà Mau, Kiên Giang.

Page 115: BÁO CÁO CU ỐI CÙNG - vietnam-redd.org projects/UN-REDD VN/Tieng... · bÁo cÁo cu Ối cÙng phÂn vÙng sinh thÁi lÂm nghi Ệp Ở vi Ệt nam

110

Vùng/Tiểu vùng Chỉ tiêu ðặc ñiểm chủ yếu

Thảm thực vật rừng

- Kiểu rừng úng phèn - rừng Tràm (Melaleuca cajuputi). Dưới tán rừng Tràm là Sậy (Phragmites vallatoria) và một số loài thuộc chi Năn (Năng) (Eleocharis spp.). Thảm thực vật thân thảo là những thảm cỏ ngập nước theo mùa hay ngập nước thường xuyên có thể chia thành 4 nhóm chính: - Thảm cỏ trong những vùng ñất ngập nước ngọt sâu và kéo dài với ưu thế thuộc về các loài Năn (Eleocharis dulcis), Lúa ma (Oryza rufipogon) và Sậy (P. vallatoria). Trạng thái thảm thực vật này thường gặp ở những vùng ñất ngậm phèn hoặc hơi phèn. - Thảm cỏ trên ñất phèn nặng với ưu thế bởi các loài Năn (E.

dulcis), (E. ochrostachya), Cỏ mồm (Ischaemum rugosum) và (Lepironia articulata). Những vùng ñất này thường bị ngập nước sâu theo mùa. - Thảm cỏ trên ñất cát hoặc phù sa cổ với ưu thế thuộc về các loài Eragrostis atrovirens, Setaria viridis, Mnesithea laevis,

Panicum repnes. ðây là những vùng ñất chỉ ngập nước trong thời gian ngắn. - Thảm cỏ bị ảnh hưởng bởi nước lợ với ưu thế thuộc về các loài Paspalum vaginatum, Scirpus littoralis, Zoysia matrella,

E. dulcis, E. spiralis. ðây là những vùng ñất có thể bị ngập nước lợ theo ngày do thuỷ triều.

Khí hậu Tnăm: 26-27 oC; Rnăm: 1800-2000 mm

ðịa mạo Bãi triều ven biển ngập theo thủy triều, vật liệu mịn, tạo thành các dải lớn liên tục bao quanh ñồng bằng châu thổ.

ðất Chủ yếu có ñất mặn, mặn sú vẹt giàu sét trên nền phù sa ngập triều ven biển và cửa sông Cửu Long. ðộ phì và mùn khá.

TV 46: Ngập mặn Tây Nam Bộ

Thảm thực vật rừng

- Rừng ngập mặn ven biển với ñặc trưng có tính ña dạng thực vật ngập mặn cao nhất ở Việt Nam, cả về số lượng loài (phong phú nhất), kích thước cây (to lớn nhất) và sự phong phú của hệ sinh thái rừng ngập mặn (ña dạng nhất). Các quần xã rừng ngập mặn chủ yếu ở ñây là: Quần xã Mắm biển (Avicennia

marina) trên nền ñất cát bùn sét, ngập triều trung bình hoặc cao; Quần thể Mắm lưỡi ñòng (A. officinalis) trên nền ñất bùn sét hơi chặt ngập triều trung bình; Quần xã Mắm trắng (A.

alba) trên ñất mới bồi, nền ñất là bùn mềm, ngập triều thấp; Quần xã ðước (Rhizophora apiculata )- Vẹt khang (Brugiera

parviflora) trên nền ñất sét hơi chặt, ven kênh rạch, ngập triều trung bình; Quần xã Mắm trắng (Avicennia alba) - ðước (Rhizophora apiculata) trên nền ñất bùn sét hơi nhão, ngập triều trung bình ở gần biển, nơi cửa sông, kênh rạch; Quần xã Cóc vàng (Lumnitzea racemosa) – Dà vôi (Ceriops tagal) trên những vùng ñất cao; Quần thể Giá (Excoecaria agallocha) trên vùng ñất cao gần biển, Quần xã Chà là (Phoenix

paludosa) trên nền ñất sét hơi rắn ít khi ngập triều; Quần thể Dừa nước (Nipa fruticans) nằm sâu trong các kênh rạch, nơi nước lợ là chủ yếu.

Page 116: BÁO CÁO CU ỐI CÙNG - vietnam-redd.org projects/UN-REDD VN/Tieng... · bÁo cÁo cu Ối cÙng phÂn vÙng sinh thÁi lÂm nghi Ệp Ở vi Ệt nam

111

Vùng/Tiểu vùng Chỉ tiêu ðặc ñiểm chủ yếu

Khí hậu Tnăm: 27-28 oC; Rnăm:2000-3500mm

ðịa mạo Kiểu ñịa hình ñiển hình là núi thấp xen ñịa hình ñồi, và các bãi cát ven biển.

ðất Chủ yếu có ñât xám feralit, xám glây, nâu vàng trên nền ñá acgilit, phiến sét, phấn sa, phù sa cổ, granit, phiến biến chất ñược hình thành do quá trình feralit. Tầng dất dày và trung bình, ñộ phì và mùn còn khá.

TV 47: Hải ñảo Tây Nam Bộ (ñảo Phú Quốc)

Thảm thực vật rừng

- Rừng kín, hỗn loài, lá rộng thường xanh mưa ẩm vùng thấp Nam Bộ với ưu thế các loài họ Dầu (Dipterocarpaceae) gặp trên ñất feralit phát triển trên sa thạch, có tầng ñất dày, ẩm, tập trung ở 3 khu vực: khu vực suối Kỳ ñà, trên dãy núi Hàm Ninh và núi Cháo. thành phần chủ yếu là Sao ñen (Hopea odorata), Dầu (Dipterocarpus dyerii), Dàu mít (D. costata), Cám (Parinaria annamensis), Trâm (Syzygium spp.), Sổ (Dillenia

ovata)… - Rừng ngập mặn, phân bố thành từng vệt ở các cửa rạch, tập trung chủ yếu ở khu rạch Tràm. Các loài cây ngập mặn chủ yếu là ðước ñôi (Rhizophora apiculata), Vẹt (Bruguiera

gymnorhiza), Bần (Sonneratia alba), Cóc (Lumnitzera

racemosa), Giá (Excoecaria agallocha). ðặc biệt chỉ nơi ñây mới thấy xuất hiện loài Cóc ñỏ (Lumnitzera rosea) mà không nơi nào ở vùng ñồng bằng sông Cửu Long có loài này. - Rừng úng phèn - rừng Tràm (Melaleuca cajuputi) ở ñây phân bố ở 3 dạng ñịa hình: ở những vùng ñất trũng ngập nước thường xuyên (Tràm ở ñây mọc dày nhưng có kích thước nhỏ); trên vùng ñất phù sa cát pha sét ngập nước vào mùa mưa (Tràm mọc chung với các loài cỏ chịu hạn và có kích thước lớn); trên giồng cát cố ñịnh không bị ngập nước (Tràm mọc chung với các loài cây khác và có kích thước nhỏ). - Rừng hỗn loài trên núi ñá vôi phân bố trên ñịa hình ñồi núi cao, dốc lớn nhiều ñá, gặp trên ñỉnh núi Cháo, ñỉnh núi Hàm Ninh, ñỉnh núi Hàm Rồng ở ñộ cao trên 250m. Rừng còn nhiều tính chất nguyên sinh nhưng cây có kích thước nhỏ do ñiều kiện sống khắc nghiệt. Thường gặp 3 ưu hợp chính: Ưu hợp Ổi rừng-Cồng-Kiền kiền (Psidium - Calophyllum -

Hopea); Ưu hợp Cồng-Trâm-Kiền kiền (Calophyllum –

Syzygium – Hopea); Ưu hợp cây bụi Sầm-Găng (Memecylon -

Aidia)

Ghi chú:

Tnăm là nhiệt ñộ trung bình năm (oC); Tmin là nhiệt ñộ tối thấp (oC); Tmax là nhiệt ñộ tối cao (oC); BDTngày là biên ñộ nhiệt ñộ ngày (oC); BDTnăm là biên ñộ nhiệt ñộ năm (oC); Rnăm là tổng lượng mưa trung bình năm (mm).

Page 117: BÁO CÁO CU ỐI CÙNG - vietnam-redd.org projects/UN-REDD VN/Tieng... · bÁo cÁo cu Ối cÙng phÂn vÙng sinh thÁi lÂm nghi Ệp Ở vi Ệt nam

112

Phụ lục 5. Bản ñồ phân vùng STLN vùng Tây Bắc

Page 118: BÁO CÁO CU ỐI CÙNG - vietnam-redd.org projects/UN-REDD VN/Tieng... · bÁo cÁo cu Ối cÙng phÂn vÙng sinh thÁi lÂm nghi Ệp Ở vi Ệt nam

113

Phụ lục 6. Bản ñồ phân vùng STLN vùng ðông Bắc

Page 119: BÁO CÁO CU ỐI CÙNG - vietnam-redd.org projects/UN-REDD VN/Tieng... · bÁo cÁo cu Ối cÙng phÂn vÙng sinh thÁi lÂm nghi Ệp Ở vi Ệt nam

114

Phụ lục 7. Bản ñồ phân vùng STLN vùng ðồng bằng Bắc bộ

Page 120: BÁO CÁO CU ỐI CÙNG - vietnam-redd.org projects/UN-REDD VN/Tieng... · bÁo cÁo cu Ối cÙng phÂn vÙng sinh thÁi lÂm nghi Ệp Ở vi Ệt nam

115

Phụ lục 8. Bản ñồ phân vùng STLN vùng Bắc Trung bộ

Page 121: BÁO CÁO CU ỐI CÙNG - vietnam-redd.org projects/UN-REDD VN/Tieng... · bÁo cÁo cu Ối cÙng phÂn vÙng sinh thÁi lÂm nghi Ệp Ở vi Ệt nam

116

Phụ lục 9. Bản ñồ phân vùng STLN vùng Nam Trung bộ

Page 122: BÁO CÁO CU ỐI CÙNG - vietnam-redd.org projects/UN-REDD VN/Tieng... · bÁo cÁo cu Ối cÙng phÂn vÙng sinh thÁi lÂm nghi Ệp Ở vi Ệt nam

117

Phụ lục 10. Bản ñồ phân vùng STLN vùng Tây Nguyên

Page 123: BÁO CÁO CU ỐI CÙNG - vietnam-redd.org projects/UN-REDD VN/Tieng... · bÁo cÁo cu Ối cÙng phÂn vÙng sinh thÁi lÂm nghi Ệp Ở vi Ệt nam

118

Phụ lục 11. Bản ñồ phân vùng STLN vùng ðông Nam bộ

Page 124: BÁO CÁO CU ỐI CÙNG - vietnam-redd.org projects/UN-REDD VN/Tieng... · bÁo cÁo cu Ối cÙng phÂn vÙng sinh thÁi lÂm nghi Ệp Ở vi Ệt nam

119

Phụ lục 12. Bản ñồ phân vùng STLN vùng Tây Nam bộ