94
Hà Nội, tháng 10/2016 BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO BÁO CÁO KHẢO SÁT THỰC TRẠNG VÀ CƠ CHẾ QUẢN LÝ NHÓM TRẺ ĐỘC LẬP TƯ THỤC TẠI VIỆT NAM (Nghiên cứu tại khu đông dân cư, khu công nghiệp và khu vực dân tộc thiểu số)

BÁO CÁO KH˜O SÁT TH˜C TR˚NG VÀ CƠ CH˝ QU˙N LÝ · PDF filehà n˜i, tháng 10/2016 bỘ giÁo dỤc ĐÀo tẠo bÁo cÁo kh˜o sÁt th˜c tr˚ng vÀ cƠ ch˝ qu˙n lÝ nhÓm

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: BÁO CÁO KH˜O SÁT TH˜C TR˚NG VÀ CƠ CH˝ QU˙N LÝ · PDF filehà n˜i, tháng 10/2016 bỘ giÁo dỤc ĐÀo tẠo bÁo cÁo kh˜o sÁt th˜c tr˚ng vÀ cƠ ch˝ qu˙n lÝ nhÓm

Hà Nội, tháng 10/2016

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO

BÁO CÁO KHẢO SÁTTHỰC TRẠNG VÀ CƠ CHẾ QUẢN LÝ

NHÓM TRẺ ĐỘC LẬP TƯ THỤCTẠI VIỆT NAM

(Nghiên cứu tại khu đông dân cư, khu công nghiệpvà khu vực dân tộc thiểu số)

C

M

Y

CM

MY

CY

CMY

K

Page 2: BÁO CÁO KH˜O SÁT TH˜C TR˚NG VÀ CƠ CH˝ QU˙N LÝ · PDF filehà n˜i, tháng 10/2016 bỘ giÁo dỤc ĐÀo tẠo bÁo cÁo kh˜o sÁt th˜c tr˚ng vÀ cƠ ch˝ qu˙n lÝ nhÓm
Page 3: BÁO CÁO KH˜O SÁT TH˜C TR˚NG VÀ CƠ CH˝ QU˙N LÝ · PDF filehà n˜i, tháng 10/2016 bỘ giÁo dỤc ĐÀo tẠo bÁo cÁo kh˜o sÁt th˜c tr˚ng vÀ cƠ ch˝ qu˙n lÝ nhÓm

VIỆN KHOA HỌC GIÁO DỤC VIỆT NAM

TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU GIÁO DỤC MẦM NON

BÁO CÁO KHẢO SÁT

THỰC TRẠNG VÀ CƠ CHẾ QUẢN LÝ

NHÓM TRẺ ĐỘC LẬP TƯ THỤC TẠI VIỆT NAM

(Nghiên cứu tại khu đông dân cư, khu công nghiệp và khu vực dân tộc thiểu số)

Hà Nội, tháng 10/2016

Page 4: BÁO CÁO KH˜O SÁT TH˜C TR˚NG VÀ CƠ CH˝ QU˙N LÝ · PDF filehà n˜i, tháng 10/2016 bỘ giÁo dỤc ĐÀo tẠo bÁo cÁo kh˜o sÁt th˜c tr˚ng vÀ cƠ ch˝ qu˙n lÝ nhÓm
Page 5: BÁO CÁO KH˜O SÁT TH˜C TR˚NG VÀ CƠ CH˝ QU˙N LÝ · PDF filehà n˜i, tháng 10/2016 bỘ giÁo dỤc ĐÀo tẠo bÁo cÁo kh˜o sÁt th˜c tr˚ng vÀ cƠ ch˝ qu˙n lÝ nhÓm

1

LỜI NÓI ĐẦU

Nghiên cứu này được thực hiện bởi Trung tâm nghiên cứu Giáo dục Mầm non, Viện

Khoa học Giáo dục Việt Nam, dưới sự tài trợ về kỹ thuật và tài chính của tổ chức UNICEF Việt

Nam trong khuôn khổ Dự án Giáo dục cho Trẻ em, ký kết giữa Bộ GD&ĐT với UNICEF giai

đoạn 2012-2016.

Thông tin của đơn vị nghiên cứu

Trung tâm nghiên cứu Giáo dục mầm non, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam

Trải qua chặng đường 30 năm nghiên cứu xây dựng và trưởng thành, Trung tâm nghiên cứu

Giáo dục Mầm non (sau đây gọi tắt là Trung tâm) đã có nhiều đóng góp to lớn cho phát triển

ngành học và nâng cao chất lượng GDMN, đáp ứng với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của

đất nước qua việc thực hiện nhiều đề tài nghiên cứu (đề tài cấp Bộ, cấp Bộ trọng điểm, cấp Viện),

một số dự án, nhiệm vụ cấp Nhà nước, cấp Bộ, Viện.

Giai đoạn trước năm 1995 đã thực hiện 05 dự án, nhiệm vụ, đề tài cấp Nhà nước; 06 đề tài cấp

Bộ và 25 đề tài cấp Viện.

Giai đoạn từ năm 1995-2000 đã thực hiện 02 dự án, 09 đề tài cấp Bộ.

Giai đoạn từ năm 2000 đến 2012 đã thực hiện 07 dự án, 01 đề tài cấp Nhà nước, 20 đề tài cấp Bộ

và 24 đề tài cấp Viện;

Giai đoạn từ 2012 đến nay đã và đang thực hiện 3 đề tài, nhiệm vụ cấp Bộ, 4 nhiệm vụ cấp Viện,

tham gia nhiều hoạt động nghiên cứu dưới sự tài trợ của tổ chức UNICEF, PLAN và WB, tham gia

viết tài liệu hướng dẫn và tập huấn nâng cao năng lực cho CBQL, GVMN các địa phương.

Các thành tựu nghiên cứu của Trung tâm đã góp phần:

- Cung cấp căn cứ khoa học để xây dựng chương trình GDMN mới phù hợp yêu cầu thời kì đổi

mới, hội nhập. Kết quả nghiên cứu đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức các hoạt động giáo

dục trong trường mầm non, đổi mới môi trường giáo dục, tích cực hoá hoạt động của trẻ, tăng

cường hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm được áp dụng trong các cơ sở GDMN đã tạo một bước

chuyển biến mạnh mẽ về đổi mới phương pháp GDMN, góp phần đáng kể cho việc nâng cao chất

lượng CS - GD trẻ trong trường mầm non vào những năm đầu của thế kỷ 21.

- Các nghiên cứu về chiến lược và chính sách/ mô hình và giải pháp phát triển GDMN nông

thôn; về phát triển các loại hình CSGDMN ngoài công lập đã đáp ứng yêu cầu thực tiễn phát

triển GDMN và phục vụ cho công tác chỉ đạo phát triển ngành học. Kết quả nghiên cứu về các

giải pháp chuyển đổi trường mầm non bán công sang các loại hình trường khác (công lập, dân

lập, tư thục) thực hiện Luật GD 2005 (sửa đổi, 2009) đã góp phần làm cơ sở cho việc định

hướng chuyển đổi các loại hình trường phù hợp điều kiện thực tế của từng địa phương...

Page 6: BÁO CÁO KH˜O SÁT TH˜C TR˚NG VÀ CƠ CH˝ QU˙N LÝ · PDF filehà n˜i, tháng 10/2016 bỘ giÁo dỤc ĐÀo tẠo bÁo cÁo kh˜o sÁt th˜c tr˚ng vÀ cƠ ch˝ qu˙n lÝ nhÓm

2

Kết quả nghiên cứu về thực trạng và cơ chế quản lý các loại hình nhóm trẻ ĐLTT theo

hướng lồng ghép - chi phí thấp cho trẻ dưới 36 tháng ở khu đông dân cư, khu công nghiệp và

khu vực dân tộc thiểu số được công bố trong tài liệu này một lần nữa khẳng định vai trò của

Trung tâm trong cung cấp luận cứ khoa học phục vụ công tác chỉ đạo phát triển GDMN Việt

Nam.

Thông tin về nhóm cán bộ nghiên cứu và chuyên gia

Chủ trì nghiên cứu: PGS.TS. Nguyễn Thị Mỹ Trinh, Giám đốc TT nghiên cứu GDMN

Nhóm nghiên cứu: Các cán bộ nghiên cứu của TT nghiên cứu GDMN

Các chuyên gia hỗ trợ nghiên cứu:

1- TS. Trần Thị Tố Oanh, nguyên cán bộ nghiên cứu của Viện KHGD Việt Nam

2- Th.S. Lương Thị Bình, nguyên cán bộ nghiên cứu, Viện KHGD Việt Nam

3- Th.S. Nguyễn Thị Quyên, nguyên cán bộ nghiên cứu, Viện KHGD Việt Nam

4- TS. Nguyễn Thị Hồng Thuận, cán bộ nghiên cứu, Viện KHGD Việt Nam

5- Th.S Hoàng Thị Thu Hương, nguyên cán bộ nghiên cứu, Viện KHGD Việt Nam

6- Th.S. Vũ Yến Khanh, nguyên cán bộ nghiên cứu, Viện KHGD Việt Nam

7- Th.S. Mai Thị Mai, cán bộ nghiên cứu, Viện KHGD Việt Nam

Page 7: BÁO CÁO KH˜O SÁT TH˜C TR˚NG VÀ CƠ CH˝ QU˙N LÝ · PDF filehà n˜i, tháng 10/2016 bỘ giÁo dỤc ĐÀo tẠo bÁo cÁo kh˜o sÁt th˜c tr˚ng vÀ cƠ ch˝ qu˙n lÝ nhÓm

3

MỤC LỤC

Lời cảm ơn ................................................................................................................................ 4

Giải thích thuật ngữ ................................................................................................................ 5

Chữ viết tắt ................................................................................................................................ 9

Tóm tắt kết quả nghiên cứu ................................................................................................... 10

PHẦN A. Giới thiệu chung .................................................................................................... 13

PHẦN B. Kết quả nghiên cứu................................................................................................ 18

I. Các chính sách và văn bản luật ở Việt Nam liên quan đến nhóm trẻ ĐLTT ........................ 18

II. Nhu cầu chăm sóc giáo dục trẻ dưới 36 tháng và khả năng đáp ứng nhu cầu của cơ sở giáo

dục mầm non ............................................................................................................................ 25

III. Thực trạng hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ ở nhóm trẻ ĐLTT ...................................... 32

IV. Thực trạng quản lý nhóm trẻ ĐLTT của chủ nhóm ........................................................... 44

V. Thực trạng cơ chế quản lý nhóm trẻ ĐLTT ......................................................................... 59

PHẦN C. Những rào cản và đề xuất các biện pháp khắc phục rào cản trong cơ chế quản

lý nhóm trẻ ĐLTT theo hướng lồng ghép–chi phí thấp ở Việt Nam.................................. 75

I. Các rào cản trong cơ chế quản lý nhóm trẻ ĐLTT ở Việt Nam ............................................ 75

II. Đề xuất các biện pháp khắc phục rào cản trong cơ chế quản lý nhóm trẻ ĐLTT theo hướng

lồng ghép–chi phí thấp ở Việt Nam .......................................................................................... 80

PHẦN D. Kết luận và khuyến nghị ....................................................................................... 83

Page 8: BÁO CÁO KH˜O SÁT TH˜C TR˚NG VÀ CƠ CH˝ QU˙N LÝ · PDF filehà n˜i, tháng 10/2016 bỘ giÁo dỤc ĐÀo tẠo bÁo cÁo kh˜o sÁt th˜c tr˚ng vÀ cƠ ch˝ qu˙n lÝ nhÓm

4

LỜI CẢM ƠN

Nhóm nghiên cứu chân thành cảm ơn sự nhiệt tình trao đổi thông tin, chia sẻ ý kiến của

chính quyền địa phương và các Sở GD&ĐT Hà Nội, Lào Cai, Vĩnh Phúc, Nghệ An, Gia Lai và

Bình Dương, Ủy ban nhân dân các huyện/thị, các Phòng GD&ĐT, cơ quan đoàn thể của các

huyện/thị được khảo sát, các cán bộ quản lý và giáo viên ở các trường mầm non, các tổ trưởng

tổ dân phố, cha mẹ, chính quyền thôn, xã, cán bộ cộng đồng và tất cả những người tham gia

cung cấp thông tin về nhóm trẻ và quản lý nhóm trẻ độc lập tư thục (ĐLTT) trong 12 phường,

xã thuộc 6 tỉnh khảo sát nêu trên.

Nhóm nghiên cứu bày tỏ sự cảm ơn tới các cán bộ Chương trình Giáo dục của Quỹ Nhi

đồng Liên hợp quốc UNICEF Việt Nam đã hỗ trợ đắc lực cho chúng tôi về cả chuyên môn và

kinh phí để thực hiện nghiên cứu. Đặc biệt, nhóm chân thành cảm ơn sự quan tâm sâu sắc của

bà Joyce Patricia Bheeka, trưởng Chương trình Giáo dục và cô Lê Anh Lan, cán bộ Giáo dục

hòa nhập của UNICEF trong toàn bộ quá trình khảo sát, xử lý thông tin và hoàn thiện báo cáo.

Nhóm nghiên cứu xin cảm ơn sự tạo điều kiện của Lãnh đạo Viện KHGD Việt Nam và sự ủng

hộ của Vụ Giáo dục Mầm non, Vụ Kế hoạch & Tài chính, Bộ GD&ĐT cho thực hiện nghiên

cứu này.

Cuối cùng, nhóm nghiên cứu xin được dành lời cảm ơn đặc biệt tới tất cả các cá nhân

và tổ chức đã nhiệt tình tham gia cung cấp những thông tin xác thực, hữu ích. Chúng tôi không

thể hoàn thành nghiên cứu này nếu không có sự giúp đỡ quý báu của mọi người. Hy vọng kết

quả nghiên cứu sẽ đóng góp thiết thực cho việc xây dựng và điều chỉnh chính sách mang lại sự

chăm sóc và giáo dục tốt nhất cho trẻ em dưới 36 tháng ở Việt Nam, tạo dựng những thay đổi

lớn lao, mang tính nền tảng bền vững cho tương lai của các em.

Trân trọng cảm ơn!

Nhóm Nghiên cứu

Page 9: BÁO CÁO KH˜O SÁT TH˜C TR˚NG VÀ CƠ CH˝ QU˙N LÝ · PDF filehà n˜i, tháng 10/2016 bỘ giÁo dỤc ĐÀo tẠo bÁo cÁo kh˜o sÁt th˜c tr˚ng vÀ cƠ ch˝ qu˙n lÝ nhÓm

5

GIẢI THÍCH THUẬT NGỮ ĐƯỢC SỬ DỤNG TRONG BÁO CÁO

1. Nhóm trẻ độc lập tư thục

Theo Văn bản số 04/VBHN-BGDĐT ngày 27/1/2014, theo điều 2, Quy chế tổ chức và

hoạt động Trường mầm non tư thục1, nhóm trẻ ĐLTT là CSGDMN thuộc hệ thống giáo

dụcquốc dân của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, do tổ chức xã hội, tổ chức xã hội

- nghề nghiệp, tổ chức kinh tế hoặc cá nhân thành lập khi được cơ quan nhà nước có thẩm

quyền cho phép. Nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và bảo đảm kinh phí hoạt động là

nguồn ngoài ngân sách nhà nước. Nhóm trẻ ĐLTT thực hiện nhiệm vụ chăm sóc –giáo dục trẻ

từ 3 tháng tuổi đến 36 tháng tuổi theo chương trình GDMN do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào

tạo ban hành. Trong nhóm trẻ ĐLTT, trẻ em được tổ chức thành các nhóm trẻ theo độ tuổi với

số lượng tối đa trong mỗi nhóm trẻ là: 15 trẻ với nhóm trẻ 3-12 tháng; 20 trẻ với nhóm trẻ 13-

24 tháng; 25 trẻ với nhóm trẻ 25-36 tháng. Nếu số lượng trẻ em trong mỗi nhóm không đủ 50%

so với số trẻ tối đa được quy định thì được tổ chức thành nhóm trẻ ghép2. Số trẻ trong nhóm

ĐLTT không quá 50 trẻ3

2. Nhóm trẻ gia đình

Nhóm trẻ gia đình là nhóm trẻ do gia đình thành lập một cách tự phát nhằm đáp ứng

nhu cầu chăm sóc- giáo dục trẻ của các thành viên trong gia đình, họ hàng hay cộng đồng gần

gũi. Người chăm sóc – giáo dục trẻ thường là người nhiều tuổi, có kinh nghiệm nuôi dưỡng trẻ

em, đồng thời là người có thời gian và tình yêu đối với trẻ nhỏ. Nhóm trẻ gia đình thường tận

dụng cơ sở vật chất của gia đình, sử dụng nguồn thực phẩm chung với gia đình, nhiều khi cũng

nhận sự đóng góp bằng thực phẩm hay tiền bạc từ các thành viên khác 1 cách tự nguyện. Nhóm

trẻ gia đình chưa được thừa nhận như 1 loại hình cơ sở GDMN thuộc hệ thống giáo dục quốc

dân.

3. Quản lý cơ sở giáo dục

Quản lý cơ sở giáo dục là hệ thống những tác động có hướng đích của chủ thể quản lý

đến khách thể (đối tượng quản lý) nhằm đưa cơ sở giáo dục vận hành theo nguyên tắc giáo dục

để thực hiện được mục tiêu giáo dục đặt ra.4

1 Ban hành theo kèm theo Quyết định số 41/2008/QĐ-BGDĐTngày 25 tháng 7 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ

Giáo dục và Đào tạo 2 Điều 13 điều 22 – Điều lệ Trường Mầm non và điều 14, 16 - Quy chế tổ chức và hoạt động trường mầm non tư

thục 3 Điều 14 Quy chế tổ chức và hoạt động trường MN tư thục 4 Khoa học quản lý giáo dục, Trần Kiểm, NXB GD 2008

Page 10: BÁO CÁO KH˜O SÁT TH˜C TR˚NG VÀ CƠ CH˝ QU˙N LÝ · PDF filehà n˜i, tháng 10/2016 bỘ giÁo dỤc ĐÀo tẠo bÁo cÁo kh˜o sÁt th˜c tr˚ng vÀ cƠ ch˝ qu˙n lÝ nhÓm

6

Như vậy, cơ sở giáo dục chịu sự quản lý bên trong (đại diện là Hiệu trưởng hay chủ nhóm,

lớp) và bên trên và bên ngoài (đại diện của các cấp quản lý theo ngành: Bộ, Sở, Phòng.. và đại diện

của chính quyền địa phương...). Cơ sở giáo dục muốn vận hành hiệu quả cần có cơ chế quản lý phù

hợp

4. Cơ chế quản lý

Cơ chế (mécanisme) theo Từ điển Le Petit Larousse (1999) là "cách thức hoạt động của

một tập hợp các yếu tố phụ thuộc vào nhau". "Cơ chế" là cách vận hành, cách hoạt động bao

gồm nhiều bước để có được công việc cụ thể. “cơ chế là cách thức mà theo đó một quá trình

được thực hiện”5.

Cơ chế quản lí là cách thức mà theo đó thực hiện việc quản lý, điều hành. Cơ chế quản

lý nhà nước là mối quan hệ, điều phối, phối hợp giữa các bộ, ngành liên quan, giữa bộ, ngành

đó với Chính phủ và các cơ quan công quyền cũng như với người dân. Quốc hội xây dựng các

luật, trong đó có các đạo luật về tổ chức hoạt động của Quốc hội, của các cơ quan của Quốc

hội, của Chính phủ... Chính phủ ra các nghị định về cơ cấu, tổ chức và hoạt động của các bộ,

ngành. Bộ trưởng ra các văn bản, quy chế điều hành, quản lý công công việc của bộ và các cơ

quan trực thuộc. Các bộ, ngành ra các thông tư liên ngành quy định cơ chế phối hợp giữa các

bộ, ngành đó.

Cơ chế quản lý 1 hệ thống nào đó chính là mối quan hệ trong quản lý đối với hệ thống

đó, trên cơ sở phân cấp, phối hợp giữa các chủ thể quản lý bên trên, bên ngoài với bên trong

hệ thống nhằm làm cho hệ thống vận hành hiệu quả, đạt được mục tiêu quản lý đề ra.

Cơ chế quản lý giáo dục bao gồm hệ thống các chính sách, nguyên tắc, quy chế, chế

độ...quy định các mối quan hệ, cách thức vận hành các hoạt động quản lý ở các cấp giữa chủ

thể và đối tượng quản lý trong hoạt động giáo dục6. Cơ chế quản lý cơ sở giáo dục thể hiện

rõ ở sự phân cấp và ủy quyền giữa các cấp và chủ thể quản lý đối với đối tượng bị quản lý.

5. Phân cấp

Phân cấp có sự chuyển giao quyền lực quản lý xuống các cấp dưới để thực hiện cho sát

với tình hình thực tiễn, đồng thời, để giảm bớt khối lượng cho cấp trên không phải trực tiếp

giải quyết những việc sự vụ. Việc phân cấp phải gắn trách nhiệm với quyền hạn rõ ràng và bảo

đảm tính thống nhất từ trung ương đến cơ sở. Có quan niệm khác cho rằng, phân cấp có thể

theo hai hướng: một hướng nằm ngang là sự phân chia căn cứ vào sự khác nhau giữa các công

5 Từ điển Tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ học biên soạn và xuất bản năm 2000 6 Khoa học quản lý giáo dục, Trần Kiểm, NXB GD 2008

Page 11: BÁO CÁO KH˜O SÁT TH˜C TR˚NG VÀ CƠ CH˝ QU˙N LÝ · PDF filehà n˜i, tháng 10/2016 bỘ giÁo dỤc ĐÀo tẠo bÁo cÁo kh˜o sÁt th˜c tr˚ng vÀ cƠ ch˝ qu˙n lÝ nhÓm

7

việc của một cấp; hướng nằm dọc (thẳng đứng) là sự phân chia theo cơ cấu thứ bậc công việc

giữa các cấp khác nhau.

Hiện nay, căn cứ vào cách phân chia đơn vị hành chính - lãnh thổ mà ở Việt Nam hình

thành các cấp chính quyền: trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã. Phân cấp quản lý nhà

nước, trước hết được hiểu là phân cấp giữa trung ương với chính quyền cấp tỉnh; đồng thời,

còn bao hàm cả phân cấp giữa các cấp chính quyền địa phương với nhau.

Việc chuyển giao nhiệm vụ, quyền hạn chỉ có thể được tiến hành một khi thẩm quyền

và trách nhiệm của cấp chuyển giao và cấp được chuyển giao đã được xác định hết sức rõ ràng

(phân định thẩm quyền). Phân định thẩm quyền là tiền đề cho việc chuyển giao nhiệm vụ,

quyền hạn (hoặc rộng hơn nữa, điều chỉnh khối lượng nhiệm vụ, quyền hạn cho phù hợp với

khả năng và điều kiện thực tế của mỗi cấp chính quyền).

Phân cấp quản lý nhà nước là sự phân định thẩm quyền, trách nhiệm giữa các cấp chính

quyền trên cơ sở bảo đảm sự phù hợp giữa khối lượng và tính chất thẩm quyền với năng lực và

điều kiện thực tế của từng cấp nhằm tăng cường chất lượng, hiệu lực và hiệu quả của hoạt động

quản lý nhà nước.

6. Ủy quyền

Ủy quyền là việc cán bộ quản lý cấp trên cho phép cán bộ cấp dưới có quyền ra quyết

định về những vấn đề thuộc quyền hạn của mình, trong khi người cho phép vẫn đứng ra chịu

trách nhiệm. Sự ủy quyền có thể thể hiện dưới hai hình thức:

- Ủy quyền chính thức: Qua sơ đồ cấu tạo bộ máy (mỗi bộ phận có những chức năng

và quyền hạn rõ ràng).

- Ủy quyền không chính thức: Qua sự tín nhiệm cá nhân (Giám đốc ký quyết định uỷ

quyền cho cấp dưới có được quyền hạn và trách nhiệm nào đó).

Để việc ủy quyền được thành công, trước hết phải được tiến hành một cách có ý thức

từ 2 phía: người uỷ quyền và người được uỷ quyền. Người uỷ quyền phải rất hiểu bản thân

và cấp dưới thì mới thực hiện được sự uỷ quyền, có bản giao việc phù hợp với chức năng,

nhiệm vụ của họ, có đánh giá kết quả công việc. Cấp dưới được uỷ quyền phải xác định được

trách nhiệm trước cấp trên khi được giao quyền và phải thấy rõ những giới hạn trong quyền

lực của mình để không vượt qua giới hạn đó. Người uỷ quyền một mặt đòi hỏi hệ thống chỉ

huy phải rõ ràng, nhưng không nên đòi hỏi sự tuân thủ máy móc của người được uỷ quyền,

phải cho họ được linh hoạt giải quyết công việc, thậm chí được phép điều chỉnh, sửa đổi nội

dung công việc khi cần thiết. Người ủy quyền cũng phải biết chấp nhận một vài thất bại do

người được uỷ quyền phạm phải.

Page 12: BÁO CÁO KH˜O SÁT TH˜C TR˚NG VÀ CƠ CH˝ QU˙N LÝ · PDF filehà n˜i, tháng 10/2016 bỘ giÁo dỤc ĐÀo tẠo bÁo cÁo kh˜o sÁt th˜c tr˚ng vÀ cƠ ch˝ qu˙n lÝ nhÓm

8

Việc uỷ quyền cần sử dụng các nguyên tắc sau:

- Nguyên tắc các giới hạn về kiểm tra: Sự uỷ quyền phải ngừng lại với các giới hạn về

kiểm tra thực tế. Không nên giao trách nhiệm và quyền lực cho người khác nếu không thể

kiểm tra được công việc của họ và các quyết định của họ.

- Nguyên tắc về quyền hạn duy nhất: Quyền hạn phải được chuyển giao tương ứng

cùng một lúc với các trách nhiệm về công việc, đồng thời mỗi cấp dưới chỉ nên giao 1 quyền

hạn nhất định

- Nguyên tắc về trách nhiệm kép: Người cấp trên bao giờ cũng chịu trách nhiệm về các

hoạt động của người cấp dưới giúp việc cho mình mặc dù họ đã uỷ quyền cho cấp dưới.

Phân biệt ủy quyền với phân quyền và phân cấp:

Phân quyền là giao quyền cho người cấp dưới. Phân quyền mang tính chất tập thể. Chế

độ uỷ quyền nếu thực hiện có thời gian dài sẽ biến thành phân quyền.

Phân cấp là phân chia quyền hành giữa CBQL các cấp (cấp cao, cấp trung và cấp thấp)

sao cho mỗi cấp quản lí đều được giao nhiệm vụ và quyền hạn nhất định. Nếu kiểm soát thường

xuyên thì phân cấp thấp, nếu ít kiểm soát thì phân cấp mạnh mẽ.

7. Tổ chức xã hội

Các tổ chức xã hội là hình thức tổ chức tự nguyện của người lao động vì những mục

đích nhất định. Ðó là những tổ chức tập hợp những thành viên của mình dựa vào những đặc

điểm nghề nghiệp, độ tuổi, giới tính ... Các tổ chức xã hội rất đa dạng về hình thức, tên gọi,

được chia thành các tổ chức chính trị xã hội, các tổ chức tự quản, các tổ chức xã hội nghề

nghiệp và các tổ chức quần chúng, như: Ðảng Cộng sản Việt Nam, Ðoàn Thanh niên Cộng sản

Hồ Chí Minh, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Hội liên hiệp phụ nữ Việt nam, Trọng tài

kinh tế, Hội nhà văn, Hội nhà báo, Hội Luật gia...

Các tổ chức xã hội được tổ chức và hoạt động theo Điều lệ do các thành viên trong tổ chức

xây dựng nên hoặc theo các quy định của nhà nước. Ðặc trưng cơ bản của mối quan hệ tương

hỗ giữa các tổ chức xã hội và các cơ quan Nhà nước là sự hợp tác trong lĩnh vực thực hiện pháp

luật: Quan hệ kiểm tra lẫn nhau, mối quan hệ này thể hiện ở hai chiều.

Page 13: BÁO CÁO KH˜O SÁT TH˜C TR˚NG VÀ CƠ CH˝ QU˙N LÝ · PDF filehà n˜i, tháng 10/2016 bỘ giÁo dỤc ĐÀo tẠo bÁo cÁo kh˜o sÁt th˜c tr˚ng vÀ cƠ ch˝ qu˙n lÝ nhÓm

9

CHỮ VIẾT TẮT

BHXH : Bảo hiểm xã hội

CBQL

CSVC

CS-GD

CSGDMN

CM

: Cán bộ quản lý

: Cơ sở vật chất

: Chăm sóc- giáo dục

: Cơ sở giáo dục mầm non

: Cha mẹ

ĐLTT : Độc lập tư thục

GV : Giáo viên

GD : Giáo dục

GD&ĐT : Giáo dục và đào tạo

GDMN : Giáo dục mầm non

GVMN

MN

: Giáo viên mầm non

: Mầm non

NV : Nhân viên

TX : Thị xã

UBND : Ủy ban nhân dân

Page 14: BÁO CÁO KH˜O SÁT TH˜C TR˚NG VÀ CƠ CH˝ QU˙N LÝ · PDF filehà n˜i, tháng 10/2016 bỘ giÁo dỤc ĐÀo tẠo bÁo cÁo kh˜o sÁt th˜c tr˚ng vÀ cƠ ch˝ qu˙n lÝ nhÓm

10

TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Trong những năm gần đây các nhóm trẻ ĐLTT phát triển với số lượng lớn nhằm đáp

ứng nhu cầu gửi trẻ dưới 36 tháng tuổi trong điều kiện các trường MN công lập không đủ điều

kiện nhận lứa tuổi này. Quản lý hoạt động của các nhóm trẻ ĐLTT như thế nào nhằm đảm bảo

chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ không những là vấn đề của các nhà quản lý

ngành mà còn là vấn đề đặt ra với các nhà nghiên cứu, các cấp chính quyền, tổ chức xã hội

trong sự mong đợi của người dân đặc biệt là các bậc CM có con trong độ tuổi này.

Năm 2015, Trung tâm Nghiên cứu GDMN, Viện KHGD Việt Nam được sự hỗ trợ của

Quỹ nhi đồng Liên hợp quốc UNICEF Việt Nam, đã triển khai nghiên cứu về Thực trạng và

cơ chế quản lý các nhóm trẻ ĐLTT, làm căn cứ để đề xuất các biện pháp khắc phục rào cản

trong cơ chế quản lý theo hướng lồng ghép - chi phí thấp nhằm góp phần nâng cao chất lượng

CS-GD trẻ dưới 3 tuổi ở Việt Nam.

Nghiên cứu được thực hiện tại các khu vực đông dân cư, khu công nghiệp và khu vực dân tộc

thiểu số của Việt Nam. Khảo sát thực địa được giới hạn ở 6 tỉnh: Lào Cai, Hà Nội, Nghệ An,

Vĩnh Phúc, Bình Dương, Gia Lai. Nghiên cứu tập trung vào 4 vấn đề:

1/Thực trạng hoạt động của các nhóm trẻ ĐLTT

2/Thực trạng quản lý nhóm trẻ ĐLTT của chủ nhóm,

3/Thực trạng cơ chế quản lý hiện hành, sự tham gia và phối hợp trong quản lí nhóm trẻ

ĐLTT của cơ quan quản lý nhà nước, các tổ chức xã hội và gia đình trẻ,

4./Đề xuất các biện pháp khắc phục rào cản trong cơ chế quản lý nhóm trẻ ĐLTT theo

hướng lồng ghép- chi phí thấp

Các phương pháp nghiên cứu được sử dụng gồm: Nghiên cứu tài liệu thứ cấp qua các

báo cáo, tài liệu của Phòng Mầm non, Sở GD&ĐT các tỉnh; Phòng GD&ĐT các địa phương;

Phỏng vấn sâu, thảo luận nhóm; Quan sát các hoạt động GD, môi trường GD, các điều kiện

phục vụ CS-GD trẻ...

CÁC PHÁT HIỆN CHÍNH

- Các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến công tác quản lý nhà nước về giáo dục

và quản lý nhóm trẻ ĐLTT cho thấy: Đảng và Nhà nước đã khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi

cho các tổ chức, cá nhân thành lập các CSGDMN tư thục, trong đó có nhóm trẻ ĐLTT.

- Hệ thống các CSGDMN công lập hiện này chưa đáp ứng được nhu cầu gửi trẻ dưới 36

tháng tuổi, sự ra đời của các nhóm trẻ ĐLTT là tất yếu và phù hợp. Tuy nhiên, chất lượng chăm

sóc, nuôi dưỡng và giáo dục của các nhóm trẻ này còn nhiều hạn chế. Các nhóm trẻ chú trọng vào

Page 15: BÁO CÁO KH˜O SÁT TH˜C TR˚NG VÀ CƠ CH˝ QU˙N LÝ · PDF filehà n˜i, tháng 10/2016 bỘ giÁo dỤc ĐÀo tẠo bÁo cÁo kh˜o sÁt th˜c tr˚ng vÀ cƠ ch˝ qu˙n lÝ nhÓm

11

chăm sóc, nuôi dưỡng hơn là giáo dục, nhưng chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng và đảm bảo an

toàn cho trẻ trong các nhóm trẻ này cũng khó kiểm soát. Nội dung và hoạt động giáo dục trẻ theo

yêu cầu của Chương trình GDMN chưa được thực hiện nghiêm túc trong các nhóm trẻ ĐLTT,

do thiếu và yếu về các điều kiện đảm bảo chất lượng GD như CSVC; Tài chính; Nhân sự; Chế

độ và chính sách thu hút, giữ chân và đãi ngộ đối với đội ngũ GV, NV trong nhóm trẻ ĐLTT.

Việc bảo đảm chi phí thấp phù hợp với khả năng chi trả của người dân lại đang là rào cản trong

đảm bảo chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ và phát triển bền vững nhóm trẻ.

- Bộ GD&ĐT và các Sở GD&ĐT các tỉnh/TP đã có nhiều công văn chỉ đạo các địa

phương tăng cường quản lý các cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập, đặc biệt chú trọng

kiểm tra cấp phép đối với các nhóm trẻ ĐLTT trên địa bàn. Tuy nhiên, phần lớn chính quyền

cấp tỉnh, thành phố thường giao hẳn trách nhiệm giám sát, quản lí các nhóm trẻ ĐLTT cho

ngành giáo dục, nên gây nhiều khó khăn cho ngành giáo dục trong việc phối hợp với chính

quyền, các tổ chức xã hội tại địa phương.

Việc quản lí nhóm trẻ ĐLTT đã được các cấp chính quyền quan tâm, hỗ trợ, hướng dẫn

khi thành lập nhóm, đặc biệt là Phòng GD&ĐT cấp huyện và UBND Phường, xã, nhưng việc

quản lý nhóm sau cấp phép chưa thực sự hiệu quả, do thiếu sự phối hợp, phân cấp và ủy quyền

hợp lý giữa các bên. Trên thực tế, việc phân cấp nhiệm vụ chưa đồng bộ với phân cấp thẩm

quyền, trách nhiệm quản lý tài chính, nhân sự và các vấn đề khác nên đã tạo ra sự lúng túng

không đáng có trong thực hiện phân cấp của chính quyền địa phương.

- Phân cấp chưa phù hợp với tình hình quản lý ở địa phương, đặc biệt chưa phù hợp với

năng lực (vượt quá khả năng) của chính quyền địa phương. Phân cấp thực hiện nhiệm vụ diễn

ra quá nhanh, trong khi cấp dưới chưa đủ năng lực, đặc biệt là đội ngũ cán bộ, công chức lãnh

đạo, quản lý còn thiếu về số lượng và yếu về chất lượng. Khi phân cấp chưa tính đến các điều

kiện và đặc thù về KT-XH tại các địa phương. Phân cấp chưa đi đôi với nâng cao chất lượng

quy hoạch và tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát của cấp trên, gắn quyền hạn với trách

nhiệm được giao; chưa thực hiện nghiêm túc việc tự báo cáo, tự giải trình và còn thiếu những

cơ chế để bảo đảm sự quản lý thống nhất của cấp trên.

Page 16: BÁO CÁO KH˜O SÁT TH˜C TR˚NG VÀ CƠ CH˝ QU˙N LÝ · PDF filehà n˜i, tháng 10/2016 bỘ giÁo dỤc ĐÀo tẠo bÁo cÁo kh˜o sÁt th˜c tr˚ng vÀ cƠ ch˝ qu˙n lÝ nhÓm

12

CÁC RÀO CẢN TRONG CƠ CHẾ QUẢN LÝ NHÓM TRẺ ĐLTT

Nghiên cứu đã phát hiện các rào cản từ các chính sách, các quy định, chế độ mang

tính pháp quy về quản lý nhóm trẻ ĐLTT ở cấp trung ương và cấp địa phương: nhiều văn bản

chưa quy định rõ chức năng nhiệm vụ của lực lượng tham gia hỗ trợ quản lý các nhóm trẻ, 1

số quy định mang tính một chiều, một số văn bản quy định diễn đạt chung chung, chưa rõ ràng

gây khó khăn khi triển khai, thiếu 1 số chính sách để đảm bảo công bằng cho trẻ học ở các

CSGDMN ngoài công lập, trẻ dưới 3 tuổi...

Các rào cản trong thực hiện các quy định, chính sách hiện hành như các điều kiện về

nhân lực; tài chính; nhận thức; thái độ đánh giá của chính đội ngũ GV, NV, của các cấp quản

lý và chính quyền, của người dân, sự tham gia và phối hợp của các bên...cũng như còn nhiều

quy định ràng buộc khiến cho các chính sách không khả thi trong thực tiễn.

CÁC BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC RÀO CẢN TRONG CƠ CHẾ QUẢN LÝ

NHÓM TRẺ ĐLTT THEO HƯỚNG LỒNG GHÉP- CHI PHÍ THẤP Ở VIỆT NAM

Từ việc phát hiện ra các rào cản, chúng tôi đề xuất các biện pháp cụ thể hướng tới việc hạn chế

và xóa bỏ rào cản trong công tác quản lý nhóm trẻ ĐLTT theo cơ chế lồng ghép - chi phí thấp:

Nhóm biện pháp về chính sách và tổ chức hành chính, Nhóm biện pháp kinh tế - công nghệ,

Nhóm các biện pháp xã hội - con người.

KHUYẾN NGHỊ

Trên cơ sở các kết quả nghiên cứu, chúng tôi đưa ra những khuyến nghị cụ thể đối với các cấp

quản lý từ trung ương đến địa phương trong việc nghiên cứu điều chỉnh chính sách, các văn

bản luật cũng như cách thức triển khai, phối hợp, huy động sự tham gia tích cực của các cấp,

các tổ chức, cộng đồng và cá nhân trong thực tiễn quản lý nhóm trẻ ĐLTT nhằm nâng cao chất

lượng CS-GD trẻ.

Page 17: BÁO CÁO KH˜O SÁT TH˜C TR˚NG VÀ CƠ CH˝ QU˙N LÝ · PDF filehà n˜i, tháng 10/2016 bỘ giÁo dỤc ĐÀo tẠo bÁo cÁo kh˜o sÁt th˜c tr˚ng vÀ cƠ ch˝ qu˙n lÝ nhÓm

13

PHẦN A. GIỚI THIỆU CHUNG

1. Mục đích và phương pháp nghiên cứu

1.1. Mục đích nghiên cứu

Đánh giá thực trạng cơ chế quản lý các loại hình nhóm trẻ ĐLTT tại Việt Nam, làm căn

cứ để đề xuất các biện pháp khắc phục rào cản trong cơ chế quản lý theo hướng lồng ghép - chi

phí thấp nhằm góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ dưới 3 tuổi ở Việt nam.

1.2. Nội dung nghiên cứu

- Thực trạng hoạt động của các nhóm trẻ ĐLTT

- Thực trạng quản lý nhóm trẻ ĐLTT của chủ nhóm,

- Thực trạng cơ chế quản lý hiện hành, sự tham gia và phối hợp trong quản lí nhóm trẻ

ĐLTT của cơ quan quản lý nhà nước, các tổ chức xã hội và gia đình trẻ

- Đề xuất các biện pháp khắc phục rào cản trong cơ chế quản lý nhóm trẻ ĐLTT

1.3. Phương pháp nghiên cứu

Nghiên cứu tài liệu thứ cấp qua các báo cáo, tài liệu của Phòng Mầm non, Sở GD&ĐT

các tỉnh; Phòng GD&ĐT các địa phương về phát triển GDMN nói chung và các nhóm trẻ

ĐLTT nói riêng trong 3 năm học gần đây.

Phỏng vấn sâu, thảo luận nhóm với các đối tượng liên quan

Quan sát các hoạt động GD, môi trường GD, các điều kiện phục vụ CS-GD trẻ...nhằm

góp phần đánh giá khách quan và toàn diện về thực trạng hoạt động CS-GD trẻ, thực trạng

quản lý và cơ chế quản lý các nhóm trẻ ĐLTT ở Việt nam, từ đó đề xuất các biện pháp khắc

phục rào cản trong cơ chế quản lý hiện hành đối với nhóm trẻ ĐLTT

1.4. Phạm vi, thời gian nghiên cứu và đối tượng khảo sát

Khảo sát thực địa được giới hạn ở 6 tỉnh: Lào Cai, Hà Nội, Nghệ An, Vĩnh Phúc, Bình

Dương, Gia Lai, đại diện cho 3 khu vực: khu vực đông dân cư ở đồng bằng Bắc và Bắc Trung

bộ; khu vực công nghiệp ở phía Bắc và phía Nam Việt Nam và khu vực dân tộc thiểu số ở miền

núi Tây bắc và Tây nam bộ.

Page 18: BÁO CÁO KH˜O SÁT TH˜C TR˚NG VÀ CƠ CH˝ QU˙N LÝ · PDF filehà n˜i, tháng 10/2016 bỘ giÁo dỤc ĐÀo tẠo bÁo cÁo kh˜o sÁt th˜c tr˚ng vÀ cƠ ch˝ qu˙n lÝ nhÓm

14

Bảng 1.1. Các khu vực được chọn khảo sát ở Việt Nam

Khu vực Tỉnh Quận/Huyện Xã/Phường

KV Đông dân cư

Hà Nội Q. Hoàng Mai

P. Lĩnh Nam

P. Thanh Trì

Nghệ An TP. Vinh

P. Quán Bàu

P. Lê Lợi

KV Công nghiệp

Bình Dương Thị xã Bến Cát

P. Mỹ Phước

P. Thới Hòa

Vĩnh Phúc Thị xã Phúc Yên

P Trưng Nhị

P.Hùng Vương

KV Dân tộc thiểu số

Lào Cai TP. Lào Cai

P. Cốc Lếu

Xã Tả Phời

Gia Lai Huyện Chư Sê

Xã Alba

Xã Iahlop

Thời gian nghiên cứu:

- Xây dựng khung nghiên cứu và công cụ khảo sát: Quý I năm 2015

- Nghiên cứu tài liệu thứ cấp và tiến hành khảo sát tại 6 tỉnh: Quý II năm 2015

- Xử lý số liệu và viết báo cáo nhánh về kết quả khảo sát ở 3 khu vực: Quý III năm

2015

- Viết báo cáo chung và tổ chức góp ý chuyên gia, chỉnh sửa báo cáo: Quý IV năm

2015 đến quý I năm 2016

- Tổ chức Hội thảo công bố kết quả khảo sát: Quý II năm 2016

Page 19: BÁO CÁO KH˜O SÁT TH˜C TR˚NG VÀ CƠ CH˝ QU˙N LÝ · PDF filehà n˜i, tháng 10/2016 bỘ giÁo dỤc ĐÀo tẠo bÁo cÁo kh˜o sÁt th˜c tr˚ng vÀ cƠ ch˝ qu˙n lÝ nhÓm

15

Bảng 1.2. Các nhóm ĐLTT được chọn khảo sát

TT Các nhóm ĐLTT Loại Địa bàn

1 Nhóm Cầu Vồng có phép Hoàng Mai, Hà Nội

2 Baby Star có phép Hoàng Mai, Hà Nội

3 Tuổi Thơ của Bé chưa có phép Hoàng Mai, Hà Nội

4 Nhóm Sao Việt chưa có phép Hoàng Mai, Hà Nội

5 Nhóm Ánh Kim có phép Vinh, Nghệ An

6 Hồng Lê có phép Vinh, Nghệ An

7 Nhóm Hoa Hồng chưa có phép Vinh, Nghệ An

8 Nhóm Cô Ngọc chưa có phép Vinh, Nghệ An

9 Nhóm Sáng Mãi chưa có phép Bến Cát, Bình Dương

10 Nhóm Hoàng Gia chưa có phép Bến Cát, Bình Dương

11 Nhóm Tuổi Thơ có phép Phúc Yên, Vĩnh Phúc

12 Nhóm Phương Liên có phép Phúc Yên, Vĩnh Phúc

13 Nhóm trẻ Vành Khuyên có phép Phường Cốc Lếu, Lào Cai

14 Nhóm Thu Hằng chưa có phép P. Phố Mới, Lào Cai

15 Nhóm Hoa Ngọc Lan có phép xã Alba, Chư Sê, Gia Lai

16 Nhóm Tuổi Thơ có phép xã Iahlop, Chư Sê, Gia Lai

Các đối tượng khảo sát ở mỗi địa phương:

- CBQL cấp Sở, Phòng GDMN, Sở GD&ĐT; Phòng GD&ĐT cấp huyện

- CBQL của UBND cấp huyện, cấp xã

- Đại diện một số cơ quan quản lí nhà nước cấp huyện (Y tế, Hội phụ nữ…)

- Đại diện một số tổ chức xã hội cấp xã: tổ dân phố, phụ nữ, đoàn thanh niên…

- Hiệu trưởng Trường MN công lập được giao quản lý nhóm trẻ ĐLTT

Page 20: BÁO CÁO KH˜O SÁT TH˜C TR˚NG VÀ CƠ CH˝ QU˙N LÝ · PDF filehà n˜i, tháng 10/2016 bỘ giÁo dỤc ĐÀo tẠo bÁo cÁo kh˜o sÁt th˜c tr˚ng vÀ cƠ ch˝ qu˙n lÝ nhÓm

16

- Các chủ nhóm trẻ ĐLTT, các GVMN được chọn khảo sát

- Một số cha mẹ có con gửi và chưa gửi ở các nhóm trẻ ĐLTT được chọn khảo sát

Bảng 1.3. Mẫu khảo sát

TT Đối tượng cung cấp thông tin PVS TLN Quan sát

1 Cán bộ Sở GD-ĐT phụ trách MN 6

2 Cán bộ Phòng GD-ĐT phụ trách MN 6

3 Phó chủ tịch UBND cấp tỉnh phụ trách văn xã 1

4 Phó chủ tịch UBND phụ trách văn xã cấp quận/ huyện 4

5 Phó chủ tịch phụ trách văn xã cấp phường, xã 12

6 Đại diện HPN và y tế cấp Quận, huyện 6 6

7 Đại diện Đoàn thanh niên CS Hồ Chí Minh cấp huyện 6

8 Cán bộ văn hoá, y tế, HPN, ĐTN và Bí thư phường, xã 12

9 Hiệu trưởng các trường MN công lập 12

10 Chủ nhóm trẻ ĐLTT, nhóm trẻ gia đình 6 6

11 GVMN ở trường MN công lập 5

12 GVMN, bảo mẫu ở các nhóm trẻ 5 6

13 Cha mẹ trẻ có con đi học ở nhóm trẻ 12 6

14 Cha, mẹ trẻ chưa cho con đi học 6

Tổng mẫu 77 38 6

Page 21: BÁO CÁO KH˜O SÁT TH˜C TR˚NG VÀ CƠ CH˝ QU˙N LÝ · PDF filehà n˜i, tháng 10/2016 bỘ giÁo dỤc ĐÀo tẠo bÁo cÁo kh˜o sÁt th˜c tr˚ng vÀ cƠ ch˝ qu˙n lÝ nhÓm

17

2. Thực hiện Tiêu chuẩn đạo đức trong nghiên cứu

Các công cụ nghiên cứu được xây dựng và gửi lấy ý kiến của các chuyên gia về GDMN,

và cán bộ địa phương để đảm bảo phù hợp với đối tượng cung cấp thông tin trước khi triển

khai nghiên cứu ở thực địa.

Nghiên cứu thực địa đã phép chính quyền địa phương và sự chấp thuận về mục đích, nội

dung, tiến trình nghiên cứu và các nhóm đối tượng khảo sát để địa phương bố trí và tạo điều

kiện thuận lợi cho nghiên cứu.

Trước các cuộc phỏng vấn và thảo luận nhóm, cán bộ nghiên cứu nêu rất rõ mục đích của

nghiên cứu, các loại thông tin cần thu thập, cách sử dụng thông tin trong nghiên cứu và tính

bảo mật thông tin để người tham gia cung cấp thông tin tự quyết định về việc tham gia của họ

trong nghiên cứu. Trong quá trình triển khai nghiên cứu ở thực địa, việc chụp ảnh cho các hoạt

động liên quan đến nghiên cứu đều được xin ý kiến đồng ý của người cung cấp thông tin. Các

tranh ảnh chỉ được sử dụng cho việc minh hoạ các nhận định đưa ra trong nghiên cứu.

Các thông tin trong băng gỡ hoàn toàn được xoá bỏ các thông tin cá nhân như tên, địa điểm,

đơn vị/tổ chức công tác... và được mã hoá trong quá trình xử lý và phân tích thông tin. Thông

tin đưa vào báo cáo hoàn toàn không chỉ đích danh người cung cấp thông tin nhằm đảm bảo

tính bảo mật thông tin và an toàn cho người cung cấp thông tin.

3. Hạn chế của nghiên cứu

Do thời gian và nguồn lực có hạn, việc chọn điểm nghiên cứu ở 6 tỉnh đại diện cho 3 khu

vực (đông dân cư, khu công nghiệp và khu vực dân tộc thiểu số) chưa thể phản ánh 1 cách đầy

đủ, trọn vẹn về thực trạng vấn đề nghiên cứu ở Việt Nam.

Mặc dù đã được báo cáo và xin phép trước, tuy nhiên, vì nhiều lý do khách quan mà nhóm

nghiên cứu chỉ gặp được 1/6 cán bộ UBND các tỉnh, 4/6 quận, huyện được chọn khảo sát, vì

thế, thông tin có liên quan đến cơ chế quản lý nhóm trẻ ĐLTT từ cấp Tỉnh, Quận/ huyện chủ

yếu được thu thập qua các báo cáo thứ cấp.

Thời gian nghiên cứu ngắn (5 ngày/ tỉnh), trong khi vấn đề về thực trạng và cơ chế quản lý

nhóm trẻ ĐLTT khá phức tạp, liên quan đến nhiều đối tượng, nhiều cấp quản lý khác nhau đã

phần nào ảnh hưởng đến chất lượng các nhận định được rút ra trong nghiên cứu

Ngoài ra, phương pháp nghiên cứu chủ yếu là định tính, do vậy, chưa đảm bảo các nhận

định mang tính chiều rộng (do thông tin định lượng mang lại) vẫn thường sử dụng trong nghiên

cứu về khoa học giáo dục nói chung và GDMN nói riêng.

Page 22: BÁO CÁO KH˜O SÁT TH˜C TR˚NG VÀ CƠ CH˝ QU˙N LÝ · PDF filehà n˜i, tháng 10/2016 bỘ giÁo dỤc ĐÀo tẠo bÁo cÁo kh˜o sÁt th˜c tr˚ng vÀ cƠ ch˝ qu˙n lÝ nhÓm

18

PHẦN B. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

I. CÁC CHÍNH SÁCH VÀ VĂN BẢN LUẬT Ở VIỆT NAM LIÊN QUAN

ĐẾN NHÓM TRẺ ĐLTT

Trên cơ sở nghiên cứu các văn bản quy phạm pháp luật đã được ban hành liên quan đến

công tác quản lý nhà nước về giáo dục và quản lý nhóm trẻ ĐLTT theo danh mục (ở phần phụ

lục), chúng tôi nhận thấy: các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước đã khuyến khích, tạo

điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân thành lập các CSGDMN dân lập, tư thục trong đó có

nhóm trẻ ĐLTT. Tuy nhiên, cần có sự quy hoạch mạng lưới các CSGDMN ngoài công lập của mỗi

địa phương, trong đó có quy hoạch mạng lưới nhóm trẻ ĐLTT cho phù hợp với thực tiễn, cùng ban

hành và cụ thể hơn các chủ trương khuyến khích sự phát triển các CSGDMN tư thục, nhóm trẻ

ĐLTT tại các khu vực có nhu cầu gửi trẻ cao.

1. Chính sách khuyến khích thành lập và hỗ trợ các CSGDMN ngoài công lập trong

đó có nhóm trẻ ĐLTT

Các chính sách khuyến khích, XHH giáo dục của Đảng và Nhà nước được thể hiện trong

nhiều văn bản quy phạm pháp luật (Hiến pháp 2013, văn kiện của Đảng từ Đại hội VI đến Đại

hội XII, Luật Giáo dục, 2005 (sửa đổi 2009), Nghị quyết của Chính phủ số 05/2005/NQ-CP,

Quy chế tổ chức và hoạt động trường mầm non tư thục) là cơ sở pháp lý để phát triển giáo dục,

tạo điều kiện để các CSGDMN ngoài công lập trong đó có nhóm trẻ ĐLTT được thành lập và phát

triển. Có thể nêu:

- Chính sách ưu đãi đối với các cơ sở giáo dục ngoài công lập:

Đảng và Chính phủ Việt Nam đã có những chính sách hỗ trợ nhằm khuyến khích đối với

các CSGDMN ngoài công lập. Cụ thể:

Đối với người học: Điều 68 Luật Giáo dục 2005 quy định: Trường dân lập, tư thục được

Nhà nước bảo đảm kinh phí để thực hiện chính sách đối với người học. Tuy nhiên, vấn đề đảm

bảo đối xử bình đẳng giữa trẻ em độ tuổi nhà trẻ và mẫu giáo, giữa trẻ gặp khó khăn, trẻ em

con nhà nghèo, trẻ khuyết tật...trong các CSGDMN ngoài công lập còn đòi hỏi Chính phủ Việt

nam tiếp tục xây dựng các chính sách cụ thể, sát thực hơn nữa.

Đối với các CSGDMN ngoài công lập: Nghị định của Chính phủ số 53/2006/NĐ-CP đã đề

cập tới các chính sách khuyến khích về cơ sở vật chất và đất đai: Các CSGDMN ngoài công lập

được thuê dài hạn với giá ưu đãi cơ sở hạ tầng, nhà cửa, được giao đất để xây dựng các công trình

hoạt động theo các hình thức (1) Giao đất không thu tiền sử dụng đất. (2) Giao đất miễn thu tiền sử

Page 23: BÁO CÁO KH˜O SÁT TH˜C TR˚NG VÀ CƠ CH˝ QU˙N LÝ · PDF filehà n˜i, tháng 10/2016 bỘ giÁo dỤc ĐÀo tẠo bÁo cÁo kh˜o sÁt th˜c tr˚ng vÀ cƠ ch˝ qu˙n lÝ nhÓm

19

dụng đất. (3) Cho thuê đất và miễn tiền thuê đất; Các chính sách miễn giảm về thuế, phí, lệ phí

cho các trường ngoài công lập và cho người đầu tư, khuyến khích các nguồn thu để phát triển

GD; các loại hình ưu đãi tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước theo quy định của phát luật;

Đối với những khoản thu phí, lệ phí Nhà nước không quy định mức thu, CSGDMN ngoài công

lập được tự quyết định. Nghị định số 59/2014/NĐ-CP (sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị

định số 69/2008/NĐ-CP) về chính sách khuyến khích XHH đối với các hoạt động trong lĩnh

vực giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hoá, thể thao, môi trường cùng Thông tư số 156/2014/TT-BTC

hướng dẫn thực hiện quy định nhà nước, xã hội coi trọng và đối xử bình đẳng đối với các sản phẩm

và dịch vụ của cơ sở thực hiện XHH. Các cơ sở thực hiện XHH hoạt động trong lĩnh vực giáo dục,

dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao, môi trường được miễn phí trước bạ khi đăng ký quyền sử dụng

đất, quyền sở hữu tài sản gắn với đất; được miễn các khoản phí, lệ phí khác liên quan đến quyền

sử dụng đất, tài sản gắn với đất. Nghị định số 218/2013/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành Luật sửa

đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế TNDN quy định về việc các doanh nghiệp thực hiện dự án

đầu tư trong lĩnh vực XHH (giáo dục - đào tạo, dạy nghề, y tế, văn hoá, thể thao và môi trường)

được giảm trừ thuế thu nhập từ thực hiện hoạt động XHH.

Các chính sách hỗ trợ này góp phần tích cực thúc đẩy công tác XHH giáo dục nói chung

và tạo những điều kiện thuận lợi cho sự ra đời và phát triển của các cơ sở giáo dục ngoài công

lập trong đó có nhóm trẻ độc lập tư thục.

- Đối với các CSGDMN ngoài công lập tại các vùng miền; khu vực, đặc biệt ở khu

công nghiệp, khu chế xuất:

Tại các khu vực đô thị: Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khoá XI cũng chỉ rõ: khuyến khích

phát triển các loại hình trường ngoài công lập đáp ứng yêu cầu xã hội về giáo dục chất lượng cao

ở khu vực đô thị. Tuy nhiên, đến nay chưa có hướng dẫn cụ thể nào về phát triển giáo dục mầm

non chất lượng cao tại khu vực đô thị.

Tại các khu công nghiệp, khu chế xuất: Ngày 20/3/2014 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành

quyết định số 404/QĐ-TTg phê duyệt đề án “Hỗ trợ phát triển nhóm trẻ độc lập tư thục ở khu công

nghiệp, khu chế xuất đến 2020”. Đây là đề án mang tính toàn diện đã hỗ trợ tương đối đồng bộ để

kiện toàn nhóm trẻ tại cộng đồng; hỗ trợ nâng cao năng lực cho người quản lý, giáo viên, bảo mẫu

của các nhóm trẻ và các bà mẹ, người chăm sóc trẻ dưới 36 tháng tuổi tại khu công nghiệp, khu

chế xuất; tuyên truyền nâng cao nhận thức cộng đồng; tăng cường vai trò của các tổ chức Đoàn

Hội và giám sát việc thực hiện. Ngày 22/5/2015 Thủ tướng Chính phủ ban hành chỉ thị số 09/CT-

Page 24: BÁO CÁO KH˜O SÁT TH˜C TR˚NG VÀ CƠ CH˝ QU˙N LÝ · PDF filehà n˜i, tháng 10/2016 bỘ giÁo dỤc ĐÀo tẠo bÁo cÁo kh˜o sÁt th˜c tr˚ng vÀ cƠ ch˝ qu˙n lÝ nhÓm

20

TTg về việc đẩy mạnh thực hiện các giải pháp giải quyết vấn đề trường, lớp mầm non ở các khu

công nghiệp, khu chế xuất.

Tại các vùng khó khăn, dân tộc thiểu số, Nhiều chính sách ưu đãi cho trẻ em, giáo viên tại khu

vực này đã được triển khai như hỗ trợ tiền ăn trưa cho trẻ 5 tuổi tại các CSGDMN theo Quyết định

số 239/QĐ-TTg ngày 09 tháng 02 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ và thông tư liên tịch

Số: 29/2011/TTLT-BGDĐT-BTC; Quyết định số 60/2011/QĐ-TTg. Quyết định số 2123/QĐ-TTG

ngày 22/11/2010 Phê duyệt đề án phát triển giáo dục đối các dân tộc rất ít người giai đoạn 2010 -

2015 cũng đưa ra những hỗ trợ cụ thể cho trẻ em vùng này tại Điều 1: “Trẻ em dân tộc rất ít người

thuộc hộ nghèo, học mẫu giáo tại các trường, lớp mầm non công lập được hưởng mức hỗ trợ bằng

30% mức lương tối thiểu chung/trẻ/tháng”. Như vậy, những hỗ trợ này mới chỉ áp dụng đối với trẻ

em dân tộc rất ít người, trẻ em 5 tuổi học mẫu giáo tại các CSGDMN ngoài công lập mà chưa đề

cập đến đối tượng trẻ ở các nhóm trẻ.

2. Quy định của nhà nước về phân cấp quản lý nhóm trẻ độc lập tư thục

Các vấn đề liên quan đến quản lý các CSGDMN ngoài công lập trong đó có nhóm trẻ

ĐLTT tập trung chủ yếu trong Luật Giáo dục 2005 (sửa đổi 2009), Điều lệ trường mầm non

(ban hành theo QĐ số 05/VBHN-BGDĐT ngày 13/2/2014), Quy chế Tổ chức và hoạt động

trường mầm non tư thục (ban hành theo văn bản số 04/VBHN-BGDĐT ngày 27/1/2014–văn

bản hợp nhất QĐ số 41/2008/QĐ- BGDĐT và thông tư số 28/2011/TT-BGDĐT ) và qua một

số nghị định, thông tư khác. Các văn bản này thể hiện hệ thống tổ chức quản lý giáo dục từ

trung ương đến cơ sở.

Ở cấp trung ương: Trách nhiệm quản lý nhà nước về giáo dục tại từ điều 4 đến điều10

(Nghị định số 115/2010/NĐ-CP) quy định trách nhiệm quản lý nhà nước về giáo dục của Bộ Giáo

dục và Đào tạo; Trách nhiệm quản lý nhà nước về giáo dục của các Bộ, cơ quan ngang Bộ.

Ở cấp tỉnh: Chủ tịch UBND cấp tỉnh dự thảo quyết định thành lập, cho phép thành lập, sáp

nhập, chia, tách, giải thể các cơ sở giáo dục trực thuộc Sở GD&ĐT (khoản 1b điều 7 Nghị định

số 115/2010/NĐ-CP); Sở GD&ĐT chịu trách nhiệm quản lý về mặt chuyên môn giáo dục với

UBND cấp tỉnh.

Ở cấp huyện: UBND cấp huyện chịu trách nhiệm trước UBND cấp tỉnh về phát triển

GDMN (khoản 2, Điều 8-Nghị định số 115/2010/NĐ-CP). Trong đó: Chỉ đạo, hướng dẫn, tổ

chức thực hiện và kiểm tra giám sát các cơ sở giáo dục thuộc thẩm quyền quản lý trong việc

thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về giáo dục và thực hiện XHH giáo dục (khoản

2,3,4,8); Quyết định cho phép thành lập, sáp nhập, chia, tách, đình chỉ hoạt động, giải thể đối

Page 25: BÁO CÁO KH˜O SÁT TH˜C TR˚NG VÀ CƠ CH˝ QU˙N LÝ · PDF filehà n˜i, tháng 10/2016 bỘ giÁo dỤc ĐÀo tẠo bÁo cÁo kh˜o sÁt th˜c tr˚ng vÀ cƠ ch˝ qu˙n lÝ nhÓm

21

với các CSGDMN ngoài công lập trong đó có các nhóm trẻ ĐLTT thuộc thẩm quyền quản lý

của UBND cấp huyện (khoản 6), Phòng GD&ĐT quản lý các CSGDMN trực thuộc trên địa

bàn; hướng dẫn tổ chức thực hiện chuyên môn và phối hợp với UBND huyện cho phép hoạt động

giáo dục đối với nhóm trẻ ĐLTT (khoản 1, 2,8 điều 9).

Ở cấp xã: UBND xã cho phép thành lập nhóm trẻ độc lập tư thục theo tiêu chuẩn do Bộ

Giáo dục và Đào tạo quy định; bảo đảm và chịu trách nhiệm kiểm tra các nhóm trẻ ĐLTT trên

địa bàn hoạt động đúng quy định pháp luật (khoản 2), thực hiện công tác XHH giáo dục (khoản

3) và phối hợp với phòng giáo dục quản lý các CSGDMN (khoản 6).

Nhóm trẻ ĐLTT chịu sự quản lý trực tiếp của UBND xã/phường/ thị trấn (UBND cấp xã)

và Phòng giáo dục và đào tạo (điều 5- Quy chế tổ chức và hoạt động trường MN tư thục). Tuy

nhiên việc kiểm tra giám sát không chỉ thuộc trách nhiệm của các cơ quan quản lý giáo dục mà

bản thân các nhóm trẻ ĐLTT cũng có trách nhiệm thường xuyên thực hiện việc tự kiểm tra các

hoạt động theo quy định hiện hành (Điều 32- Quy chế tổ chức và hoạt động trường mầm non

tư thục).

Như vậy, chúng ta thấy rất rõ nhóm trẻ ĐLTT chịu sự quản lý phụ thuộc vào nhiều cơ quan,

đối tượng khác nhau: hoạt động chịu sự quản lý trực tiếp của UBND cấp xã; chuyên môn chịu

sự quản lý của ngành giáo dục mà trực tiếp là Phòng GD&ĐT; cơ sở vật chất phụ thuộc vào

chủ đầu tư; kinh phí hoạt động do chủ đầu tư quy định và thỏa thuận với phụ huynh. Bên cạnh

đó, tính đặc thù của nhóm trẻ ĐLTT (nói riêng) và của bậc học mầm non (nói chung) được thể

hiện rõ ở việc gắn chặt sự tồn tại và phát triển của mình với các sinh hoạt của cộng đồng, cần

sự tham gia phối hợp với các tổ chức xã hội, gia đình và cộng đồng cũng như sự gắn bó liên

ngành giữa giáo dục, y tế, hội phụ nữ… trong công tác chăm sóc, giáo dục trẻ. Nhưng trong

các văn bản nêu trên chưa cụ thể về vai trò, trách nhiệm và sự phối hợp giữa các đơn vị, tổ

chức trong cộng đồng trong quản lý nhóm trẻ ĐLTT.

3. Quy định về tổ chức và hoạt động của nhóm trẻ độc lập tư thục

Nhóm trẻ ĐLTT được thành lập, hoạt động tuân theo các quy định trong Điều lệ trường

mầm non (ban hành theo QĐ số 05/VBHN-BGDĐT ngày 13/2/2014) và Quy chế Tổ chức và

hoạt động trường mầm non tư thục (ban hành theo văn bản số 04/VBHN-BGDĐT ngày

27/1/2014 - văn bản hợp nhất QĐ số 41/2008/QĐ- BGDĐT và thông tư số 28/2011/TT-

BGDĐT; Thông tư 13/2015/TT- BGDĐT).

a. Về việc thành lập, giải thể: Thẩm quyền thành lập, giải thể đối với nhóm trẻ ĐLTT thuộc

về UBND xã và Phòng GD&ĐT cấp huyện với người chịu trách nhiệm là chủ tịch UBND xã và

Page 26: BÁO CÁO KH˜O SÁT TH˜C TR˚NG VÀ CƠ CH˝ QU˙N LÝ · PDF filehà n˜i, tháng 10/2016 bỘ giÁo dỤc ĐÀo tẠo bÁo cÁo kh˜o sÁt th˜c tr˚ng vÀ cƠ ch˝ qu˙n lÝ nhÓm

22

trưởng phòng GD&ĐT. Tuy nhiên, chưa có những quy định rõ ràng về trách nhiệm hỗ trợ các

cơ sở này từ phía chính quyền các cấp.

Điều 12 – Điều lệ trường mầm non và điều 11 Quy chế tổ chức hoạt động trường mầm non

tư thục. Trong đó, thẩm quyền thành lập và cho phép thành lập, thu hồi quyển định thành lập

nhóm trẻ ĐLTT là “Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã cấp phép trên cơ sở có ý kiến bằng văn

bản của phòng giáo dục và đào tạo đối với các nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập” – điều 12 Điều

lệ trường Mầm non và “Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định sáp nhập, chia, tách

nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập tư thục” khoản 7b - điều 11 Quy chế hoạt động trường mầm

non tư thục; “Trưởng phòng giáo dục và đào tạo cho phép hoạt động giáo dục hoặc đình chỉ

hoạt động giáo dục đối với nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập tư thục” khoản 6b - điều 11 Quy

chế tổ chức hoạt động trường mầm non tư thục.

b. Về độ tuổi của trẻ được nhận vào nhóm trẻ ĐLTT: Điều lệ trường mầm non quy

định “Trẻ em từ 03 tháng tuổi đến 06 tuổi được nhận vào nhà trường, nhà trẻ, nhóm trẻ, lớp

mẫu giáo độc lập” (điều 42). Tuy nhiên, trong thực tế hầu hết các trường công lập chỉ nhận trẻ

từ 24 tháng tuổi trở lên, các CSGDMN ngoài công lập đón nhận trẻ dưới 24 tháng và các nhóm

trẻ ĐLTT- rất phát triển đặc biệt là ở các khu công nghiệp, khu chế xuất và khu vực đông dân

cư- hầu như không nhận trẻ dưới 12 tháng tuổi.

Do đó, cần có những chính sách và sự hỗ trợ, đầu tư riêng về cơ sở vật chất, đội ngũ giáo

viên, nhân viên, các chế độ y tế cho các CSGDMN nhận trẻ dưới 12 tháng tuổi cũng như có

quy định về kiểm tra chất lượng đối với các cơ sở này.

c. Về chế độ chăm sóc, giáo dục trẻ tại các nhóm trẻ ĐLTT

Quy định về phòng nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ em:

Căn cứ theo Thông tư 04/VBHN- BGD ĐT quy định Nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập không

bị dột nát, được xây dựng kiên cố hoặc bán kiên cố, an toàn, đủ ánh sáng tự nhiên, thoáng và

sắp xếp gọn gàng. Nền nhà láng xi măng, lát gạch màu sáng hoặc bằng gỗ. Theo quy định hiện

nay tại điều 14, Thông tư 13/2015/TT BGD ĐT quy định phòng nuôi dưỡng chăm sóc trẻ với

các nhóm trẻ ĐLTT, diện tích phòng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em: đảm bảo ít nhất

1,5 m2/trẻ. Có chỗ chơi, có hàng rào và cổng bảo vệ an toàn cho trẻ, có phòng vệ sinh ít nhất

0,4 m2 cho một trẻ và phương tiện phù hợp với lứa tuổi và đủ phục vụ vệ sinh cho cô và trẻ.

Nếu nhóm trẻ có 1 trẻ khuyết tật hòa nhập thì số trẻ của nhóm được giảm 5 trẻ so với quy

định, mỗi nhóm trẻ không quá hai trẻ cùng loại khuyết tật (điều 19 Quy chế tổ chức và hoạt

động trường mầm non tư thục)

Page 27: BÁO CÁO KH˜O SÁT TH˜C TR˚NG VÀ CƠ CH˝ QU˙N LÝ · PDF filehà n˜i, tháng 10/2016 bỘ giÁo dỤc ĐÀo tẠo bÁo cÁo kh˜o sÁt th˜c tr˚ng vÀ cƠ ch˝ qu˙n lÝ nhÓm

23

Nếu xét theo các điều kiện nêu trong Quy chế trên, các nhóm trẻ ĐLTT tại các thành phố

khó có thể đảm bảo một số yêu cầu đặc biệt là về diện tích phòng lớp, diện tích nhà vệ sinh. Vì

vậy, cần có những hướng dẫn cụ thể, sát thực tiễn hơn đối với điều kiện của nhóm trẻ ĐLTT,

đặc biệt là những vùng khó khăn và khu đông dân cư.

Những quy định về vấn đề y tế trong các CSGDMN: Bộ GD&ĐT đã ban hành Quy định về

hoạt động y tế trong các CSGDMN (Ban hành kèm theo quyết định số 58/2008/QĐ-BGDĐT

ngày 17/10/2008 của Bộ trưởng GD & ĐT), trong đó quy đinh rõ “hoạt động y tế trong các cơ

sở giáo dục mầm non nhằm đảm bảo an toàn, vệ sinh phòng bệnh và chăm sóc sức khỏe cho

trẻ em, giúp trẻ em phát triển về thể chất”. Ngoài ra, các bộ/ngành còn ban hành thông tư liên

tịch hướng dẫn việc phối hợp triển khai công tác tiêm chủng mở rộng tại các CSGDMN và tiểu

học (Thông tư số 12/2001/TTLT/BHYT-BGDĐT ngày 7/6/2001 giữa bộ Y tế và Bộ GD&ĐT).

Các thông tư này đều có những quy định nhằm khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho các

CSGDMN hoạt động tốt.

Về thời gian đón - trả trẻ: Mặc dù Điều lệ trường mầm non không quy định cụ thể thời gian

đón - trả trẻ nhưng một thực tế gây khó khăn cho các bậc phụ huynh hiện nay là hầu hết các

CSGDMN đều quy định CM gửi con từ 7h/7h30 và đón con trước 17h. Trước nhu cầu thực

tiễn của đa số phụ huynh, các CSGDMN ngoài công lập đã rất linh hoạt thực hiện thêm dịch

vụ đón sớm, trả muộn và nhận giữ trẻ ngày thứ 7, chủ nhật theo nhu cầu của CM.

d. Quy định đối với Chủ nhóm trẻ ĐLTT: được quy định tại điều 16 - Quy chế Tổ chức và

hoạt động trường mầm non tư thục. Trong đó có quy định về trình độ văn hóa: Có trình độ văn

hoá tốt nghiệp trung học cơ sở trở lên; có chứng chỉ bồi dưỡng chuyên môn GDMN ít nhất là 30

ngày hoặc chứng chỉ bồi dưỡng CBQL. Như vậy, trình độ văn hóa của chủ nhóm quá thấp, không

thể quản lý chuyên môn của nhóm trẻ, cũng như khó khăn trong học tập và bồi dưỡng những kiến

thức và kỹ năng quản lý hoạt động CS-GD trẻ. Ngoài ra, chưa thực sự rõ ràng về yêu cầu đối với

người “chủ nhóm” với tư cách là nhà đầu tư với “chủ nhóm” với tư cách là Hiệu trưởng/trưởng nhóm

(cần có trình độ đào tạo chuyên ngành GDMN ở mức tối thiểu- trung cấp sư phạm để ngang bằng

với trình độ đào tạo của GVMN)

e. Quy định đối với giáo viên và nhân viên:

Về chuyên môn nghiệp vụ: Điều 22 Quy chế Tổ chức và hoạt động trường mầm non tư thục

quy định yêu cầu về chuyên môn như sau: GV trông giữ trẻ là người có bằng tốt nghiệp trung

cấp sư phạm mầm non, những người có bằng trung cấp sư phạm khác phải có chững chỉ bồi

dưỡng sư phạm mầm non ít nhất là 30 ngày. Nhóm trẻ, lớp mẫu giáo có trẻ dân tộc thiểu số,

Page 28: BÁO CÁO KH˜O SÁT TH˜C TR˚NG VÀ CƠ CH˝ QU˙N LÝ · PDF filehà n˜i, tháng 10/2016 bỘ giÁo dỤc ĐÀo tẠo bÁo cÁo kh˜o sÁt th˜c tr˚ng vÀ cƠ ch˝ qu˙n lÝ nhÓm

24

người nuôi dạy trẻ phải nói tiếng Việt và có khả năng giao tiếp với trẻ bằng tiếng dân tộc. NV

trong trường cũng được quy định rõ về trình độ chuyên môn: NV y tế học đường được đào tạo

chuẩn là có bằng tốt nghiệp trung cấp theo chuyên môn; thủ quỹ, thư viện, văn thư, nấu ăn, bảo

vệ phải được bồi dưỡng về nghiệp vụ.

Quyền của giáo viên và nhân viên: Được quy định trong điều 37 – Điều lệ trường mầm non 2008;

Điều 22 – Quy chế Tổ chức và hoạt động trường mầm non tư thục. Trong đó nêu rõ các nhiệm vụ về

chăm sóc nuôi dưỡng trẻ, về tu dưỡng đạo đức nâng cao chuyên môn và và giữ gìn uy tín nhà giáo,

về tuyên truyền hỗ trợ CM trong công tác. Các quyền của GV về chế độ tiền lương, bảo hiểm, được

xét danh hiệu thi đua khen thưởng.

Quy định về chế độ làm việc đối với GVMN (Thông tư số 48/2011/TTBGD ĐT) tại điều 4

ghi rõ giờ dạy của GVMN đối với các nhóm trẻ học 2 buổi/ngày, mỗi GV dạy trên lớp đủ

6h/ngày và thực hiện các công việc chuẩn bị cho giờ dạy trên lớp cũng như các công việc khác

để quy đổi đảm bảo 40h/tuần. Như vậy, nếu tính trung bình theo quy định, mỗi ngày GV sẽ

được tính làm việc 8h. Trên thực tế, số giờ làm việc của GVMN nhiều hơn con số này (GV

phải đến sớm vệ sinh lớp và chuẩn bị đón trẻ, thực hiện vệ sinh dọn dẹp sau khi trẻ ra về, chuẩn

bị các đồ dùng trực quan để dạy trẻ…) và những trách nhiệm về sức khỏe và tính mạng của trẻ

đối với GVMN là rất cao thì chưa được xem xét và đưa ra những quy định rõ ràng để hỗ trợ,

khuyến khích hay giảm tải công việc cho GVMN.

f. Quy định về quản lý tài sản, tài chính: Thực hiện theo điều 21 – Điều lệ trường mầm

non: (1) Quản lý tài sản của nhà trường, nhà trẻ tuân theo các quy định của pháp luật. Mọi

thành viên trong nhà trường, nhà trẻ có trách nhiệm giữ gìn, bảo vệ tài sản nhà trường, nhà trẻ.

(2) Việc quản lý thu, chi từ các nguồn tài chính của nhà trường, nhà trẻ thực hiện theo quy định

hiện hành của Bộ Tài chính và Bộ Giáo dục và Đào tạo. Cụ thể: nhóm trẻ ĐLTT tự đảm bảo

thu chi và chịu trách nhiệm về quản lý tài chính đối với hoạt động của mình theo Thông tư số

44/2000/TTLT/BTC-BGDĐT-BLĐTBXH Hướng dẫn chế độ quản lý tài chính đối với các đơn

vị ngoài công lập hoạt động trong lĩnh vực GD&ĐT.

g. Quy định về sự phối hợp với các đơn vị, tổ chức, cá nhân trong cộng đồng trong công

tác chăm sóc giáo dục trẻ tại nhóm trẻ ĐLTT: Vấn đề này được quy định trong điều 21 - Quy

chế Tổ chức và hoạt động trường mầm non tư thục và điều 46, 47, 48- Điều lệ trường mầm

non. Tuy nhiên, ở đây mới chỉ là quy định về mối quan hệ giữa nhóm trẻ ĐLTT với gia đình

và xã hội mà chưa đưa ra được trách nhiệm cụ thể của các bên trong công tác quản lý nhóm trẻ

ĐLTT.

Page 29: BÁO CÁO KH˜O SÁT TH˜C TR˚NG VÀ CƠ CH˝ QU˙N LÝ · PDF filehà n˜i, tháng 10/2016 bỘ giÁo dỤc ĐÀo tẠo bÁo cÁo kh˜o sÁt th˜c tr˚ng vÀ cƠ ch˝ qu˙n lÝ nhÓm

25

h.Về thanh tra, kiểm tra, khen thưởng và xử lý vi phạm: được quy định tại chương VI -

Quy chế Tổ chức và hoạt động trường mầm non tư thục từ điều 32, 33, 34). Trong đó, tập thể,

thành viên thuộc nhóm trẻ ĐLTT khi có thành tích sẽ được khen thưởng theo luật thi đua khen

thưởng. Và sẽ bị xử lý khi vi phạm các quy định của pháp luật.

II. NHU CẦU CHĂM SÓC GIÁO DỤC TRẺ DƯỚI 36 THÁNG VÀ KHẢ

NĂNG ĐÁP ỨNG NHU CẦU CỦA CƠ SỞ GIÁO DỤC MẦM NON

2.1. Nhu cầu xã hội về CS-GD trẻ dưới 36 tháng ở các cơ sở giáo dục mầm non

2.1.1. Số lượng trẻ dưới 36 tháng tuổi cần được CS-GD

Số lượng lớn trẻ dưới 36 tháng cần được CS-GD

Theo kết quả khảo sát, tính đến năm học 2014-2015, số trẻ dưới 36 tháng tuổi cần được

chăm sóc giáo dục là 76.493 trẻ (trong đó khu công nghiệp có 32.400 trẻ - nhiều gấp đôi so với

ở khu vực dân tộc thiểu số -16.031 trẻ).

Biều đồ 1. Số trẻ dưới 36 tháng tuổi theo khu vực (năm 2012-2015)7

Số trẻ dưới 36 tháng tăng cơ học hằng năm ở các địa phương khá cao

Theo số liệu từ các báo cáo của các địa phương, số trẻ tăng cơ học hằng năm (tính theo 5

năm học gần nhất) ở các địa phương phổ biến ở mức trên 10% (trong đó khu vực dân tộc thiểu

số và khu công nghiệp có mức độ tăng dần đều, khu đông dân cư có mức tăng không ổn định,

năm 2013-2014 tăng 15,9% so với năm 2012-2013 nhưng đến năm 2014-2015 lại giảm 5,05%

so với năm học trước). Dù có sự biến động tăng, giảm về mặt số lượng, tuy nhiên, số lượng

7 Nguồn: Số liệu doPhòng GDMN – Sở GD&ĐT, Phòng GD&ĐT các quận/huyện trong diện khảo sát cung cấp

tại thời điểm khảo sát.

25436

294812806227737

29079

32400

1266814438

16031

0

5000

10000

15000

20000

25000

30000

35000

2012-2013 2013-2014 2014-2015

KV đông dân cư KV công nghiệp KV dân tộc thiểu số

Page 30: BÁO CÁO KH˜O SÁT TH˜C TR˚NG VÀ CƠ CH˝ QU˙N LÝ · PDF filehà n˜i, tháng 10/2016 bỘ giÁo dỤc ĐÀo tẠo bÁo cÁo kh˜o sÁt th˜c tr˚ng vÀ cƠ ch˝ qu˙n lÝ nhÓm

26

đông đảo trẻ dưới 3 tuổi vẫn là thách thức đối với hệ thống CSGDMN địa phương trong việc

đáp ứng nhu cầu được gửi con để được CS-GD của các bậc CM.

2.1.2. Việc làm của CM ở các khu vực

Theo số liệu từ “Báo cáo điều tra lao động việc làm” của Bộ Kế hoạch và đầu tư8 thì:

tỷ trọng lực lượng lao động và tỷ lệ tham gia lực lượng lao động theo khu vực (thành thị/nông

thôn) ở Trung du và miền núi phía Bắc là 13,5%, vùng Đồng bằng sông Hồng là 21,9 (trong

đó riêng Hà Nội là 7,0%); vùng Đông Nam bộ là 17,2.

Đối với việc phân bố lao động có việc làm theo nhóm ngành kinh tế và loại hình kinh

tế, cho thấy: Đông Nam bộ (có tỉnh Bình Dương thuộc địa bàn khảo sát) là vùng có cơ cấu kinh

tế phát triển theo hướng hiện đại nhất, với tỷ trọng lao động làm việc trong lĩnh vực công

nghiệp, xây dựng và dịch vụ chiếm ưu thế (86,2% và 97,7%).

Ở các khu công nghiệp (tỉnh Bình Dương, Vĩnh phúc), đa số công nhân lao động tại các

nhà máy, xí nghiệp là dân nhập cư và đa số là nữ (trên 80% công nhân là người ngoại tỉnh,

trong đó 60-70% là lao động nữ, ở vào độ tuổi từ 18-35- độ tuổi sinh con). Những công nhân

này chuyển từ nhiều tỉnh khác nhau đến làm ăn, sống tạm trú trong các khu nhà trọ chật hẹp,

sau thời gian nghỉ thai sản, người mẹ phải đi làm nên nhu cầu gửi con vào các CSGDMN

(trường MN công lập, trường tư thục, trường MN trong công ty hoặc trong khu công nghiệp,

nhóm trẻ ĐLTT và nhóm trẻ gia đình) rất lớn.

Ở các khu vực miền núi và ven biển, tỷ trọng lao động làm việc trong khu vực "Nông,

lâm nghiệp và thuỷ sản" còn khá cao. Tây Nguyên (tỉnh Gia Lai thuộc địa bàn khảo sát) hiện

vẫn là vùng có tỷ trọng lao động làm việc trong khu vực “Nông, lâm nghiệp và thủy sản” cao

nhất (76,5%), tiếp theo là Trung du và miền núi phía Bắc (68,8%), và Bắc Trung Bộ và Duyên

hải miền Trung (52,7%).

Ở khu đông dân cư với đặc thù tăng cơ giới về dân số rất mạnh (Ví dụ: quận Hoàng Mai

- Hà Nội, số dân tăng hơn gấp đôi sau gần 10 năm), số trẻ trong độ tuổi rất đông (xem bảng ở phần

a). Tại khu vực này, phần đông là dân nhập cư, chủ yếu sống bằng nghề lao động phổ thông. Chính

vì vậy, CM trẻ ở khu vực này có nhu cầu cao trong việc gửi trẻ dưới 36 tháng tuổi đến các

CSGDMN với thời gian đưa/đón linh hoạt.

1.1.3. Mong muốn của CM đối với việc chăm sóc, giáo dục trẻ dưới 36 tháng

- Về địa chỉ gửi trẻ dưới 36 tháng

8 Tổng cục thống kê, 2015

Page 31: BÁO CÁO KH˜O SÁT TH˜C TR˚NG VÀ CƠ CH˝ QU˙N LÝ · PDF filehà n˜i, tháng 10/2016 bỘ giÁo dỤc ĐÀo tẠo bÁo cÁo kh˜o sÁt th˜c tr˚ng vÀ cƠ ch˝ qu˙n lÝ nhÓm

27

Đa số CM được khảo sát ở 3 khu vực đều có nhu cầu gửi con dưới 36 tháng tuổi vào

các CSGDMN công lập

CM cho biết lý do: loại hình này được nhà nước đầu tư CSVC; kinh phí đóng góp ít;

đội ngũ CB, GV được đào tạo bài bản đúng chuyên ngành GDMN, các chế độ được đảm bảo

nên đội ngũ ổn định, an tâm công tác.

“Hầu hết họ đều muốn con được học tại trường mầm non công lập, vì trường được nhà

nước đầu tư CSVC; kinh phí đóng góp ít; đội ngũ CBGV được đào tạo bài bản về chuyên ngành

mầm non, các chế độ được đảm bảo nên đội ngũ ổn định, an tâm công tác”9.

“Tôi muốn cho con học ở trường công lập vì cơ sở vật chất tốt, rộng rãi, thoáng mát,

sạch sẽ, nhà nước quan tâm về chế độ cho trẻ, giáo viên có trình độ chuyên môn”10

Sẽ phải gửi con vào nhóm trẻ ĐLTT, nhóm trẻ gia đình trên địa bàn sinh sống, thậm

chí cả nhóm trẻ chưa được cấp phép nếu CM không gửi được con vào CSGDMN công lập.

Tuy nhiên, CM còn băn khoăn về chất lượng chăm sóc, giáo dục trong nhóm trẻ ĐLTT chưa

được cấp phép

“Mặc dù được biết là nhóm trẻ tự phát, chủ nhóm chỉ chăm sóc theo kinh nghiệm, chưa qua

đào tạo chuyên môn về mầm non, do đó cũng không tổ chức các hoạt động cho trẻ mà chỉ

chăm sóc về ăn ngủ, nhưng vì không có người trông con cho nên phải đi gửi con”11.

Một bộ phận CM quyết định để con ở nhà

Vì các lý do:

- Điều kiện kinh tế còn khó khăn (Thu nhập của gia đình không đủ trang trải cho việc

gửi con đến các CSGDMN).

“Chúng tôi thường đi làm nương, rẫy ở xa nhà, chỉ có đủ cơm ăn chứ không có tiền

đóng học cho con”12

- Có người hỗ trợ trông nom, chăm sóc trẻ nhỏ (Có ông/bà chăm sóc cháu và rất yên

tâm vì ông/ bà có nhiều kinh nghiệm chăm cháu).

9 Ý kiến của PCT UBND phường Thanh Trì và phường Lĩnh Nam, Quận Hoàng Mai, Hà Nội 10 Ý kiến CM xã Iahnop, huyện Chư Sê 11 Ý kiến TLN CM ở phường Cốc Lếu, thành phố Lào Cai 12 Ý kiến của CM ở xã Alba, huyện Chư Sê, Gia Lai

Page 32: BÁO CÁO KH˜O SÁT TH˜C TR˚NG VÀ CƠ CH˝ QU˙N LÝ · PDF filehà n˜i, tháng 10/2016 bỘ giÁo dỤc ĐÀo tẠo bÁo cÁo kh˜o sÁt th˜c tr˚ng vÀ cƠ ch˝ qu˙n lÝ nhÓm

28

- Chưa yên tâm về chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ khi gửi trẻ đến các CSGDMN

(giáo viên có chuyên môn hay không, có đánh đập hay đối xử không công bằng với con của họ

hay không? con có được ăn ngủ tốt như ở nhà không, cô có quan tâm, chăm sóc tốt cho con

hay không, con có thích nghi tốt hay không?...).

- Cho rằng trẻ nhỏ dưới 36 tháng tuổi chưa cần đi học.

“Tôi chưa cho con đi học vì e ngại con còn nhỏ, đi học chưa biết gì, chưa biết nói,

chưa tự ăn, chưa tự vệ sinh được13...

- Về sự hỗ trợ đối với việc chăm sóc, giáo dục trẻ dưới 36 tháng

Nhiều CM ở khu công nghiệp và khu vực dân tộc thiểu số mong muốn được phổ biến

kiến thức và kĩ năng CS-GD trẻ dưới 36 tháng tuổi tại gia đình.

Cụ thể:

- Về nội dung: cách chăm sóc sức khỏe, dinh dưỡng, cách phòng bệnh, phòng ngừa tai

nạn thương tích, rèn nền nếp, thói quen, các quy tắc hành vi, kĩ năng sống, phát triển nhận

thức,...

- Về hình thức: được tuyên truyền, tập huấn, hỗ trợ trực tiếp của các tổ chức chính trị

xã hội như: Hội phụ nữ, Hội khuyến học hoặc qua truyền thông loa đài...

-Về phương pháp: qua phát phiếu tuyên truyền, qua các tờ rơi của các hãng sữa, quảng

bá của các cơ sở GDMN...

"Tôi không biết cho trẻ ăn thế nào là tốt và đủ nên muốn được hướng dẫn cách nấu ăn và

chăm sóc trẻ" 14

Mong muốn được Chính phủ hỗ trợ tiền ăn cho trẻ dưới 36 tháng như trẻ trên 3 tuổi

gửi tại các CSGDMN, đảm bảo bình đẳng giữa trẻ học ở nhóm ĐLTT và các CSGDMN

công lập

Mong muốn này là chính đáng bởi qua tìm hiểu chúng tôi thấy: Hiện tại, trẻ học tại các

nhóm ĐLTT hoàn toàn không được hưởng bất kì chế độ chính sách nào từ ngành giáo dục cũng

như từ chính quyền địa phương, tổ chức đoàn thể...Tất cả các khoản chi phí cho việc trông giữ,

chăm sóc giáo dục trẻ đều do CM trẻ đóng góp bao gồm học phí, tiền ăn, tiền cơ sở vật chất,

tiền học liệu, tiền trông muộn... Với một số gia đình khó khăn, mức sống thấp thì số tiền này

là quá lớn đối với họ nên muốn được hỗ trợ tiền ăn, miễn giảm học phí (Lào Cai, Gia Lai, Bình

13 Ý kiến PVS cha mẹ trẻ mầm non ở phường Cốc Lếu, Lào Cai và Bình Dương 14 Ý kiến CM chưa có con đi học của xã Alba, huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai

Page 33: BÁO CÁO KH˜O SÁT TH˜C TR˚NG VÀ CƠ CH˝ QU˙N LÝ · PDF filehà n˜i, tháng 10/2016 bỘ giÁo dỤc ĐÀo tẠo bÁo cÁo kh˜o sÁt th˜c tr˚ng vÀ cƠ ch˝ qu˙n lÝ nhÓm

29

Dương, Vĩnh Phúc) để đảm bảo bình đẳng giữa trẻ dưới 36 tháng với trẻ trên 3 tuổi, giữa trẻ

gửi ở nhóm ĐLTT với gửi ở các CSGDMN công lập.

1.2. Mức độ đáp ứng nhu cầu của các cơ sở giáo dục mầm non

Kết quả phân tích các báo cáo của địa phương trong 3 năm (2012-2015) được thể hiện

qua biểu đồ sau:

Biểu đồ 2. Số trẻ được CS-GD ở các CSGDMN tại 3 khu vực khảo sát

Như vậy:

- Xét theo loại hình cơ sở GD: Các CSGDMN công lập (trường MN) và nhóm trẻ ĐLTT

mới chỉ thu hút được trẻ dưới 36 tháng với tỷ lệ khá khiêm tốn, trong khi trẻ được CM cho ở

nhà chiếm tỷ lệ lớn. Ngoài ra, tỷ lệ trẻ đến nhóm trẻ ĐLTT khá tương đương với trường MN ở

khu vực đông dân cư và khu vực dân tộc thiểu số (riêng ở khu công nghiệp, số trẻ học nhóm

ĐLTT là 36,1 % thấp hơn so với 45,1% học ở trường MN).

- Xét theo khu vực cho thấy: Tỷ lệ trẻ dưới 36 tháng được CS-GD tại nhà- cao nhất ở

khu vực dân tộc thiểu số và thấp hơn- khu vực đông dân cư; Tỷ lệ trẻ dưới 36 tháng gửi ở

trường MN và nhóm trẻ ĐLTT - Khu công nghiệp có tỉ lệ cao nhất 81,2 %, khu vực miền núi

và dân tộc có tỉ lệ nhập học thấp nhất 17,1%.

Các CSGDMN công lập không đáp ứng nhu cầu chăm sóc, giáo dục trẻ dưới 36

tháng

Có tỷ lệ thấp trẻ dưới 36 tháng tuổi được nhận vào trường MN, đặc biệt thấp ở khu

vực dân tộc thiểu số và khu vực đông dân cư (Biểu đồ 2)

0

10

20

30

40

50

60

70

80

90

trẻ ở nhà trẻ học trường MN trẻ học nhóm lớp ĐLTT

82.9

7.1 10

61.8

17.6 20.618.8

45.1

36.1KV dân tộc

KV đông dân cư

KV công nghiệp

Page 34: BÁO CÁO KH˜O SÁT TH˜C TR˚NG VÀ CƠ CH˝ QU˙N LÝ · PDF filehà n˜i, tháng 10/2016 bỘ giÁo dỤc ĐÀo tẠo bÁo cÁo kh˜o sÁt th˜c tr˚ng vÀ cƠ ch˝ qu˙n lÝ nhÓm

30

Biểu đồ 3. Số trẻ dưới 36 tháng được CS-GD trong các trường MN

Nguyên nhân số lượng ít ỏi trẻ dưới 36 tháng được CS-GD trong trường MN:

- Số lượng ít, quy mô nhỏ của trường MN công lập trên địa bàn dân cư (mỗi xã/phường

chỉ có 1 trường MN công lập)

- Nhiều trường MN công lập không nhận trẻ dưới 36 tháng tuổi hoặc chỉ nhận một

lượng giới hạn trẻ từ 24 tháng tuổi (vì thiếu CSVC nhóm, lớp so với nhu cầu gửi trẻ MN, nên

nhà trường thường ưu tiên nhận trẻ mẫu giáo, đặc biệt, trẻ 5 tuổi để thực hiện được chỉ tiêu phổ

cập; vì thiếu GV, đặc biệt là GV chăm sóc, giáo dục trẻ dưới 36 tháng...). Các trường MN ngoài

công lập không nhận trẻ dưới 12, 15 tháng

“Không có cơ sở chăm sóc giáo dục trẻ nào nhận trông giữ các cháu độ tuổi dưới

12 tháng. Các cơ sở không nhận trẻ chưa biết đi, chưa biết nói, chưa tự vệ sinh cá nhân”.

- Thủ tục nhập học cho trẻ vào các trường MN công lập có những qui định mà nhiều

CM khó thực hiện, như đối tượng tuyển sinh đầu tiên là những cháu có hộ khẩu thường trú trên

địa bàn hoặc có giấy tạm trú KT2, KT3 được chính quyền địa phương xác nhận từ 2 năm trở

lên. Sau khi tuyển sinh hết số trẻ theo điều kiện trên, nếu còn “chỉ tiêu”, các trường MN công

lập mới xét tuyển các cháu “trái tuyến”. Đây là một vấn đề gây khó khăn cho hầu hết CM là

công nhân (đối tượng lao động nhập cư tại các công ty, xí nghiệp, sống tạm trú trên địa bàn).

- Thời gian chăm sóc trẻ tại các trường MN công lập chưa thật phù hợp với chế độ lao

động của CM làm việc theo ca kíp ở các khu công nghiệp.

Nhóm trẻ ĐLTT ngày càng thể hiện vai trò trong việc đáp ứng nhu cầu chăm sóc,

giáo dục trẻ dưới 36 tháng

2483

40774945

1191412426

14618

879 939 1141

0

2000

4000

6000

8000

10000

12000

14000

16000

2012-2013 2013-2014 2014-2015

KV đông dân cư KV công nghiệp KV dân tộc thiểu số

Page 35: BÁO CÁO KH˜O SÁT TH˜C TR˚NG VÀ CƠ CH˝ QU˙N LÝ · PDF filehà n˜i, tháng 10/2016 bỘ giÁo dỤc ĐÀo tẠo bÁo cÁo kh˜o sÁt th˜c tr˚ng vÀ cƠ ch˝ qu˙n lÝ nhÓm

31

Tỷ lệ trẻ dưới 36 tháng được CS-GD trong các nhóm trẻ ĐLTT có nhỉnh hơn so với ở

các trường MN.

Biểu đồ 4. Số trẻ dưới 36 tháng được CS-GD trong nhóm trẻ ĐLTT

Số trẻ được CS-GD trong các nhóm ĐLTT có xu hướng tăng lên trong năm học gần

đây, đặc biệt rõ ở khu công nghiệp và khu vực đông dân cư.

Những ưu thế của nhóm ĐLTT trong thu hút trẻ dưới 36 tháng:

- Các nhóm trẻ ĐLTT có nhận trẻ từ 12 tháng

- Thời gian đón, trả trẻ linh hoạt

- Giáo viên phục vụ nhiệt tình, chăm sóc trẻ tốt, đáp ứng yêu cầu đa dạng của CM

- Số lượng trẻ trong mỗi nhóm ít hơn so với ở trường công lập.

- Thủ tục nhập học của các nhóm trẻ ĐLTT dễ dàng (chỉ cần đầy đủ giấy tờ là được vào

học), không phụ thuộc vào hộ khẩu.

- Mức đóng góp tương đối hợp lý với thu nhập của CM.

Tuy nhiên, sự phát triển nhóm trẻ ĐLTT ở các địa phương gặp nhiều khó khăn

Đa số các nhóm trẻ ĐLTT nhận trẻ từ 24 tháng. Các địa phương (Hoàng Mai, Lào Cai)

có một số ít nhóm ĐLTT nhận trẻ 18-24 tháng. Các địa phương khác đã phát triển loại hình

nhóm ghép độ tuổi (Vinh, Bến Cát…)

Một số nhóm trẻ ĐLTT hiện nay số lượng trẻ vượt xa so với định mức cho phép nên

cũng khó nhận được thêm các cháu. Phường Lĩnh Nam, Hoàng Mai có 27 nhóm trẻ ĐLTT được

cấp phép, số lượng trẻ trong mỗi nhóm đông và một số nhóm có số trẻ vượt quá quy định, trong đó

có 10 nhóm có từ trên 50- 120 trẻ nhưng lại không đủ điều kiện thành lập trường tư thục

Chủ trương không phát triển thêm các nhóm trẻ ĐLTT ở nhiều địa phương nên mức độ

đáp ứng nhu cầu gửi trẻ dưới 36 tháng trong tương lai vẫn ở mức khiêm tốn.

36174075

5777

8385

9721

11700

1598 1287 1598

0

2000

4000

6000

8000

10000

12000

14000

2012-2013 2013-2014 2014-2015

KV đông dân cư KV công nghiệp KV dân tộc thiểu số

Page 36: BÁO CÁO KH˜O SÁT TH˜C TR˚NG VÀ CƠ CH˝ QU˙N LÝ · PDF filehà n˜i, tháng 10/2016 bỘ giÁo dỤc ĐÀo tẠo bÁo cÁo kh˜o sÁt th˜c tr˚ng vÀ cƠ ch˝ qu˙n lÝ nhÓm

32

“Trong tương lai sẽ không phát triển thêm nhóm lớp ĐLTT nhưng sẽ phát triển thêm

số nhóm tại các nhóm lớp này nhằm đáp ứng nhu cầu của người dân”15.

CM chưa thực sự yên tâm về chất lượng CS-GD trẻ dưới 3 tuổi

Như vậy, các CSGDMN công lập chưa đáp ứng được nhu cầu gửi con của các bậc CM.

Vì thế, phát triển số lượng nhóm trẻ ĐLTT, đảm bảo quản lý tốt chất lượng chăm sóc, giáo dục

trẻ dưới 36 tháng cần được coi là giải pháp hiệu quả trong thực hiện mục tiêu phát triển GDMN

ở Việt Nam trong giai đoạn sắp tới.

III. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHĂM SÓC, GIÁO DỤC TRẺ Ở

NHÓM TRẺ ĐLTT

3.1. Hoạt động chăm sóc- nuôi dưỡng trẻ

Chăm sóc trẻ ngay từ giai đoạn đầu đời (0-3 tuổi) có ý nghĩa đặc biệt và có tác dụng

phi thường đối với sự phát triển toàn diện của trẻ em. Các bằng chứng khoa học cũng cho thấy

sự tương tác tích cực và mối quan hệ hỗ trợ, ổn định với cha mẹ và người chăm sóc gần gũi

khác là những yếu tố quan trọng đối với trẻ sơ sinh và trẻ mới biết đi để phát triển thành những

người khỏe mạnh về mặt xã hội và tình cảm. (Anda& Brown,2010, Hội đồng khoa học Quốc

gia vì trẻ em đang phát triển, 2007, Zero to Three, 2009).

Qua khảo sát chúng tôi nhận thấy:

Các nhóm trẻ ĐLTT có xu hướng quan tâm nhiều đến hoạt động chăm sóc, nuôi

dưỡng và đảm bảo an toàn cho trẻ

Tại cả 3 khu vực khảo sát cho thấy đây là ưu tiên hàng đầu của các nhóm trẻ ĐLTT.

Điều đó được thể hiện qua:

- Chế độ sinh hoạt /ngày của trẻ được hầu hết các nhóm thực hiện như các ở các

trường MN công lập trên địa bàn

- Các nhóm đều có và công khai thực đơn hàng ngày phù hợp với trẻ các độ tuổi trong

nhóm. Số bữa ăn của trẻ một ngày tại nhóm từ 3-4 bữa (gồm 2 bữa chính và 1 bữa

phụ) một số nhóm cho trẻ ăn bữa sáng theo yêu cầu của CM

- Hàng ngày, trẻ được chăm sóc vệ sinh sạch sẽ, mỗi năm được cân đo thể lực từ 2-3

lần (đầu năm học, giữa năm học và cuối năm học), một số nhóm có tổ chức khám

sức khoẻ cho trẻ (1 năm /1 lần). Kết quả cân hàng tháng đều cho thấy trẻ trong nhóm

15 Ý kiến của Phó chủ tịch phường Hùng Vương - Phúc Yên –Vĩnh Phúc.

Page 37: BÁO CÁO KH˜O SÁT TH˜C TR˚NG VÀ CƠ CH˝ QU˙N LÝ · PDF filehà n˜i, tháng 10/2016 bỘ giÁo dỤc ĐÀo tẠo bÁo cÁo kh˜o sÁt th˜c tr˚ng vÀ cƠ ch˝ qu˙n lÝ nhÓm

33

tăng cân đều. Nhiều ý kiến của GV cho biết: Chủ nhóm thường xuyên nhắc nhở và

giám sát chặt chẽ việc GV thực hiện vệ sinh đảm bảo sức khỏe cho trẻ.

- Việc chăm sóc sức khỏe và đảm bảo an toàn cho trẻ tại khu vực đông dân cư và khu

công nghiệp được quan tâm hơn so với khu vực dân tộc thiểu số, như cố gắng khắc

phục những yếu tố có nguy cơ để đảm bảo an toàn cho trẻ (Chăng lưới cầu thang,

chắn cầu thang mỗi tầng, có hàng rào, có cổng kín). Tại mỗi nhóm, đều có tủ thuốc

trang bị một số loại thuốc thông dụng (Hạ sốt, si rô ho,...) và các dụng cụ sơ cứu

ban đầu (Bông băng, gạc, cồn,...). Giáo viên cân đo cho trẻ hàng tháng và thông báo

kịp thời qua trao đổi với phụ huynh hoặc dán công khai ở nhóm trẻ.

- Về số lần ngủ và thời gian ngủ cho trẻ nhìn chung đáp ứng được yêu cầu độ tuổi.

Ở khu vực đông dân cư ngoài thời gian ngủ đủ, mỗi cháu có đủ gối, chiếu riêng. Ở khu

công nghiệp và khu vực dân tộc thiểu số, trẻ trong nhóm lớp ghép các độ tuổi ngủ chung

nên ảnh hưởng đến thời gian ngủ của từng trẻ.

- Việc bảo đảm thực phẩm sạch, an toàn được nhiều chủ nhóm quan tâm và thực hiện

khá linh hoạt. Thực phẩm cho bếp ăn ở nhiều nhóm được cung cấp từ vườn gia đinh

của chủ nhóm, từ vườn các CM trẻ trong nhóm, hoặc từ các địa chỉ tin cậy ở địa

phương đảm bảo sạch, an toàn (Khu công nghiệp và khu đông dân cư), bởi việc kí

kết hợp đồng cung ứng thực phẩm sạch khó thực hiện vì khối lượng thực phẩm của

nhóm ít và không có cơ quan cung ứng tại địa phương (Khu vực miền núi).

CM trẻ lại khá hài lòng với chế độ nuôi dưỡng trẻ ở nhóm ĐLTT được cấp phép

Qua khảo sát chúng tôi thấy đa số CM lại tỏ ra khá hài lòng về chế độ chăm sóc, nuôi

dưỡng trẻ ở các nhóm trẻ ĐLTT, đồng thời, tỏ ra biết rõ về số bữa ăn, thức ăn của con qua trao

đổi với giáo viên hoặc xem ở bảng tin của lớp.

“Thực tế con gửi ở đây thấy ngoan, lên cân, khỏe mạnh, ít ốm, ăn uống tốt. Nếu con ốm gửi

thuốc đến lớp, được các cô cho uống đầy đủ, nói chung là thấy yên tâm”16

“Nếu gửi con đến tối thì cả ngày gồm: 2 bữa chính là bữa trưa và tối; 3 bữa phụ 9h sáng, 14h

và 16h chiều”17

Chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc sức khỏe và đảm bảo an toàn cho trẻ tại các nhóm

ĐLTT khó kiểm soát và vẫn còn tồn tại những bất cập.

Chăm sóc dinh dưỡng chưa đảm bảo yêu cầu độ tuổi:

16 Ý kiến của CM trẻ ở Vĩnh Phúc 17 Ý kiến của CM ở nhóm trẻ SM, phường Trưng Nhị, Phúc Yên, Vĩnh Phúc

Page 38: BÁO CÁO KH˜O SÁT TH˜C TR˚NG VÀ CƠ CH˝ QU˙N LÝ · PDF filehà n˜i, tháng 10/2016 bỘ giÁo dỤc ĐÀo tẠo bÁo cÁo kh˜o sÁt th˜c tr˚ng vÀ cƠ ch˝ qu˙n lÝ nhÓm

34

- Chất lượng thực phẩm không được tính toán đảm bảo đủ chất và lượng calo cần

thiết cho trẻ (nghiên cứu các thực đơn của nhóm trẻ cho thấy hầu hết chưa đảm bảo

chế độ dinh dưỡng theo độ tuổi, cũng như chưa cân bằng các chất dinh dưỡng trong

khẩu phần ăn của trẻ);

- Thực phẩm cho bếp ăn ở một số nhóm chưa rõ nguồn gốc nên khó đảm bảo vệ sinh

an toàn thực phẩm

- Nhà bếp không thực hiện theo thực đơn đã xây dựng.

- Điều kiện vệ sinh của bếp ăn chưa đảm bảo; Phương tiện, đồ dùng phục vụ ăn trưa

ở nhóm trẻ thiếu và không đảm bảo vệ sinh (thiếu bàn, ghế, thiếu đĩa ăn và khăn,

giấy lau…)

- Khó kiểm soát việc thực hiện thực đơn. Việc lưu nghiệm thức ăn chưa được thực

hiện nghiêm túc tại một số địa phương (thành phố Vinh, Nghệ An và khu vực dân tộc

thiểu số)

Trao đổi với CBQL Sở GD&ĐT Bình Dương cho thấy:

“Chất lượng bữa ăn chưa đảm bảo, thiếu công khai minh bạch với Cha mẹ trẻ trong chi

tiêu ăn uống hằng ngày, chưa quan tâm tuyệt đối đến vệ sinh môi trường, vệ sinh nhóm lớp

và vệ sinh cho trẻ (nhà vệ sinh chật hẹp, hôi khai, ẩm ướt)”

“Vẫn còn những cơ sở chưa đảm bảo chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng, chưa đảm bảo

chế độ dinh dưỡng, nguy cơ gây rủi ro còn cao”18.

Cán bộ của UBND phường ở khu vực dân tộc thiểu số cũng nhận định rằng: chất lượng

chăm sóc sức khoẻ, dinh dưỡng, vệ sinh an toàn thực phẩm cho trẻ trong các nhóm trẻ ĐLTT

còn nhiều bất cập. Chất lượng bữa ăn chưa đảm bảo.

Nguyên nhân:

- Chủ nhóm chưa có khả năng xây dựng khẩu phẩn thực đơn cho trẻ.

- Chi phí cho bữa ăn của trẻ thấp và do chủ nhóm tự cân đối thu-chi trên cơ sở kinh doanh

có lãi

- Người nấu ăn cho trẻ đa số thiếu các chứng chỉ cần thiết để hành nghề.

- Sự kiểm soát khẩu phần, chất lượng bữa ăn chủ yếu được cơ quan quản lý kiểm tra dựa

trên sổ sách và bảng thực đơn của nhóm lớp được dán công khai, không thường xuyên kiểm

tra thực tế việc thực hiện thực đơn và kiểm tra mẫu thực phẩm.

18 Ý kiến của cán bộ phòng GDMN – Sở GD&ĐT tỉnh Bình Dương

Page 39: BÁO CÁO KH˜O SÁT TH˜C TR˚NG VÀ CƠ CH˝ QU˙N LÝ · PDF filehà n˜i, tháng 10/2016 bỘ giÁo dỤc ĐÀo tẠo bÁo cÁo kh˜o sÁt th˜c tr˚ng vÀ cƠ ch˝ qu˙n lÝ nhÓm

35

- Thiếu các điều kiện CSVC cần thiết cho hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ trong

nhóm ĐLTT

Hình 1: Trẻ ăn trưa trên chiếu ở nhóm ĐLTT xã Albá, huyện Chư Sê, Gia Lai

Chưa đảm bảo về chăm sóc sức khỏe, an toàn và phòng tránh tai nạn thương tích cho

trẻ trong các nhóm trẻ ĐLTT, nhóm trẻ gia đình, đặc biệt ở khu công nghiệp.

- Số GV ít, phụ trách nhiều cháu ở nhiều độ tuổi nên không thể bao quát được tất cả

trẻ trong nhóm.

- Điều kiện cơ sở vật chất trong nhóm lớp chưa đảm bảo an toàn và phòng tránh tuyết

đối tai nạn thương tích vì thường là cơ sở thuê mướn, cải tạo từ nhà dân.

- Việc theo dõi sức khỏe của trẻ chưa đúng quy trình. Việc khám sức khỏe định kì

cho trẻ chủ yếu là “cân” mà ít “đo”. Nhiều nhóm trẻ không thực hiện việc thăm

khám sức khỏe cho trẻ, hầu hết không có sự theo dõi và đánh giá sự phát triển thể

lực của trẻ bằng biểu đồ tăng trưởng, trong khi đây là yêu cầu bắt buộc đối với chăm

sóc sức khỏe cho trẻ dưới 36 tháng ở các CSGDMN.

Chưa quan tâm đến vấn đề vệ sinh môi trường, vệ sinh nhóm lớp: Các nhóm lớp chưa

quan tâm nhiều đến vệ sinh môi trường, vệ sinh nhóm lớp. Công tác này cũng chưa được sự

giám sát chặt chẽ của Phòng GD&ĐT, UBND cấp xã và các lực lượng xã hội khác.

Các nhóm lớp chưa quan tâm đến vệ sinh môi trường, vệ sinh nhóm lớp và vệ sinh cho

trẻ. Hoạt động chăm sóc giáo dục còn chưa được phòng GD&ĐT và trường mầm non công

lập quản lý sát sao nên không giám sát được chất lượng. Bản thân UBND cấp xã không có

chuyên môn về vấn đề này.19

19 Ý kiến của UBND thành phố Lào Cai và huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai

Page 40: BÁO CÁO KH˜O SÁT TH˜C TR˚NG VÀ CƠ CH˝ QU˙N LÝ · PDF filehà n˜i, tháng 10/2016 bỘ giÁo dỤc ĐÀo tẠo bÁo cÁo kh˜o sÁt th˜c tr˚ng vÀ cƠ ch˝ qu˙n lÝ nhÓm

36

Cán bộ của UBND các phường (Khu vực dân tộc thiểu số và khu công nghiệp) cũng

thừa nhận: các điều kiện vệ sinh chưa đảm bảo ở một số nhóm ĐLTT, nhóm trẻ gia đình, nhiều

trẻ phải dùng chung cốc, khăn mặt, không có vòi nước phù hợp để trẻ rửa tay ...

3.2. Hoạt động giáo dục trẻ

Các nhóm trẻ ĐLTT đã thực hiện hoạt động GD trẻ theo chế độ sinh hoạt quy định,

tuy nhiên nội dung và các hoạt động GD (theo yêu cầu của Chương trình GDMN) chưa

đảm bảo nghiêm túc, đặc biệt là hoạt động học, hoạt động ngày hội, ngày lễ và chất lượng

các hoạt động giáo dục chưa thực sự đáp ứng yêu cầu.

Kết quả khảo sát ở cả 3 khu vực cho thấy: mặc dù Chương trình GDMN hiện hành đã

được chỉ đạo thống nhất sử dụng trong nhóm trẻ ĐLTT với sự hướng dẫn, theo dõi, giám sát

của trường MN công lập, tuy nhiên, việc thực hiện Chương trình GDMN tại nhóm trẻ ĐLTT

theo hướng: Đơn giản hóa, cắt giảm các hoạt động, thậm chí không hề thực hiện Chương trình

GDMN.

- Chương trình GDMN hiện chưa được sử dụng thống nhất, đồng bộ tại các nhóm

trẻ ĐLTT:

+ Phần lớn các nhóm có phép thực hiện Chương trình giáo dục mầm non theo hướng

dẫn, tư vấn của trường mầm non công lập (trong đó có những nhóm vẫn đang sử dụng

Chương trình đổi mới hình thức tổ chức hoạt động).

+ Một số nhóm được cấp phép, nhỏ lẻ, hoặc chưa được cấp phép thì không thực hiện

đúng yêu cầu của Chương trình giáo dục mầm non

+ Các nhóm trẻ gia đình không biết đến Chương trình giáo dục mầm non, chưa nói gì

đến thực hiện

- Các hoạt động giáo dục trẻ có thực hiện nhưng không đảm bảo đầy đủ các hoạt

động, chưa đáp ứng yêu cầu về nội dung, phương pháp, hình thức, và chất lượng

theo kết quả mong đợi của độ tuổi

+ Cắt xén nhiều hoạt động giáo dục trẻ theo yêu cầu của Chương trình: hầu như không

có các hoạt động giáo dục để phát triển tình cảm-xã hội và thẫm mỹ, ít quan tâm đến

hoạt động phát triển vận động, phát triển nhận biết và rèn luyện các giác quan…

+ Các hoạt động giáo dục được thực hiện khá thường xuyên là dạy trẻ hát, đọc

thơ…nhưng phương pháp và hình thức tổ chức không sát với khả năng của độ tuổi (phù

hợp với trẻ mẫu giáo hơn), đặc biệt, chưa chú trọng giáo dục trẻ trong các hoạt động tự

phục vụ (phát triển ngôn ngữ, giáo dục hành vi văn hóa, kỹ năng tự phục vụ…)

Page 41: BÁO CÁO KH˜O SÁT TH˜C TR˚NG VÀ CƠ CH˝ QU˙N LÝ · PDF filehà n˜i, tháng 10/2016 bỘ giÁo dỤc ĐÀo tẠo bÁo cÁo kh˜o sÁt th˜c tr˚ng vÀ cƠ ch˝ qu˙n lÝ nhÓm

37

“Giáo viên sử dụng các phương pháp tổ chức hoạt động giáo dục còn lúng túng, gượng

ép chưa phát huy được tính tích cực của trẻ; Lên lớp thiếu đồ dùng giảng dạy; soạn bài nội

dung sơ sài, chưa đầy đủ; Trang trí nhóm, lớp đơn điệu chưa nổi bật chủ đề đang thực hiện;

Chưa chú ý đến môi trường học tập, vui chơi, ăn ngủ của trẻ, việc sắp xếp bàn ghế chưa

đúng qui định; Đồ chơi còn thiếu nhiều, chưa chú ý đến việc làm đồ dùng, đồ chơi tự tạo”20

+ Nhiều nhóm cho trẻ tự chơi hoặc xem tivi thay cho giờ hoạt động giáo dục

Các hoạt động giáo dục chưa được chú ý, hầu hết trẻ ngồi thụ động tại chỗ, ít được hoạt

động vì không có đồ chơi hoặc có rất ít đồ chơi, GV không tổ chức các hoạt động giáo dục

theo Chương trình GDMN, chủ yếu là giữ trẻ và cho trẻ ngồi một chỗ.21

+ Các hoạt động giáo dục được các nhóm tự biên soạn với tư vấn của các trường mầm

non công lập phụ trách, song chỉ mang tính hình thức.

+ Không có cá nhân, tổ chức nào kiểm soát hay giám sát nghiêm túc về chất lượng giáo

dục trẻ trong nhóm ĐLTT. Nếu có tổ chức, chỉ mang tính hình thức.

“Nhóm có 10 cháu, nhiều độ tuổi khác nhau, chế độ ăn ngủ khác nhau nên em không dạy

bài bản, chỉ cho các bé coi tranh ảnh và hát, coi ti vi” Không có chương trình dạy, vì các bé

còn nhỏ quá, chủ yếu là trông giữ; chủ yếu mua tranh về cho bé xem, tập hát một số bài.

Các hoạt động giáo dục trẻ được tổ chức hàng ngày ở nhóm qua: cho trẻ ăn, coi ti vi, coi

tranh ảnh, hát. Buổi chiều nếu mát thì em cho cháu ra sân chơi, nếu nóng thì ở trong nhà

coi tranh ảnh, ti vi rồi hát múa vài bài...”22

Đặc biệt, ở các nhóm trẻ gia đình (hiện tồn tại rất nhiều tại Vĩnh Phúc) mặc dù qua báo

cáo của CBQL là có sự kiểm tra giám sát về chuyên môn, tuy nhiên trên thực tế việc quản lý

loại hình này còn tồn tại bất cập, khó kiểm soát. Các nhóm trẻ này hoạt động dưới hình thức

“Bà trông cháu”, mỗi nhóm thường xuyên có khoảng 3-5 cháu, không ổn định (Nay cháu này,

mai cháu khác). Người trông giữ trẻ đa số là những người phụ nữ có tuổi đời trung bình trên

50, tận dụng thời gian rảnh ở nhà để trông giữ trẻ theo nhu cầu của CM trẻ. Vì vậy, hầu như

các bà chỉ giữ trẻ, cho ăn uống và “Dạy” trẻ theo kinh nghiệm của bản thân, hầu như không có

20 Báo cáo của UBND thị xã Phúc Yên, Vĩnh phúc 21 Báo cáo của UBND phường Thới Hòa, bến Cát, Bình Dương 22 Ý kiến của CM ở nhóm trẻ SM, phường Trưng Nhị, Phúc Yên, Vĩnh Phúc

Page 42: BÁO CÁO KH˜O SÁT TH˜C TR˚NG VÀ CƠ CH˝ QU˙N LÝ · PDF filehà n˜i, tháng 10/2016 bỘ giÁo dỤc ĐÀo tẠo bÁo cÁo kh˜o sÁt th˜c tr˚ng vÀ cƠ ch˝ qu˙n lÝ nhÓm

38

hoặc có rất ít kiến thức về nuôi dạy trẻ khoa học, không được đào tạo bồi dưỡng về chuyên

môn.

Mặc dù còn nhiều hạn chế như trên trong thực tiễn thực hiện Chương trình GDMN,

trong báo cáo của các Phòng GD&ĐT tại 3 khu vực được khảo sát lại cho biết: có 100% số

nhóm trẻ đạt yêu cầu về thực hiện Chương trình GDMN, chế độ chăm sóc nuôi dưỡng trẻ, kiểm

tra đánh giá chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ. Như vậy, cần xem xét lại việc thực hiện trách

nhiệm của Phòng GD&ĐT, trường MN công lập trong thực hiện nhiệm vụ giám sát, kiểm tra

và hỗ trợ chuyên môn cho các nhóm trẻ ĐLTT trên địa bàn.

Nguyên nhân hạn chế của nhóm trẻ ĐLTT trong thực hiện Chương trình GDMN:

- Nhiều chủ nhóm không có chuyên môn về GDMN, không nắm được nội dung Chương

trình, kinh nghiệm quản lí chưa có, thiếu cập nhật thông tin khiến cho việc chủ nhóm quản lý

về chuyên môn trong nhóm trẻ còn gặp khó khăn.

- Việc hỗ trợ chuyên môn từ các trường MN công lập không thường xuyên, chưa hiệu quả;

- Giáo viên nhóm trẻ thiếu về số lượng, chưa đảm bảo về chất lượng, thiếu cập nhật Chương

trình, thiếu kinh nghiệm trong dạy nhóm ghép nhiều độ tuổi, thiếu sự an tâm công tác và cống

hiến

- Về cơ sở vật chất còn thiếu thốn, không đảm bảo cho việc thực hiện nội dung và hoạt

động giáo dục theo yêu cầu của Chương trình.

- Các nhóm trẻ còn chưa chú trọng đến công tác tuyên truyền phổ biến kiến thức về nuôi

dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ cho CM và cộng đồng; CM hầu như không biết đến Chương

trình và yêu cầu thực hiện Chương trình giáo dục cho trẻ dưới 36 tháng

Chủ nhóm và GV đều cho biết họ hầu như không thực hiện hoạt động này một cách chủ

động, có kế hoạch. Kết quả khảo sát cho thấy CM quan tâm nhiều đến việc trẻ khỏe mạnh, lên

cân, trẻ lễ phép và biết nhiều bài hát, bài thơ...còn việc trẻ được giáo dục những nội dung gì và

giáo dục như thế này thì hầu hết CM không chú ý đến.

3.3. Các điều kiện phục vụ hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ

CSVC là yếu tố rất quan trọng góp phần tạo ra chất lượng CS-GD trẻ. CSVC tốt được

thể hiện ở hai bình diện: Số lượng (đủ theo quy định) và chất lượng (đảm bảo các yếu tố thuộc

về tiêu chuẩn, quy cách kĩ thuật của mỗi sản phẩm thiết bị theo quy định).

Điều kiện CSVC, trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi tại các nhóm, lớp trẻ ĐLTT, nhóm

trẻ gia đình còn thiếu thốn, còn tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn cho trẻ.

- Cơ sở hạ tầng của các nhóm lớp ĐLTT được cải tạo lại từ nhà ở (thuê địa điểm hoặc sử

dụng nhà của gia đình) nên chưa hoàn toàn phù hợp với trẻ MN. Các nhóm lớp thuộc khu công

Page 43: BÁO CÁO KH˜O SÁT TH˜C TR˚NG VÀ CƠ CH˝ QU˙N LÝ · PDF filehà n˜i, tháng 10/2016 bỘ giÁo dỤc ĐÀo tẠo bÁo cÁo kh˜o sÁt th˜c tr˚ng vÀ cƠ ch˝ qu˙n lÝ nhÓm

39

nghiệp thường không đảm bảo yêu cầu về diện tích 1,5m2/trẻ theo qui định23. Các lớp của

nhóm trẻ ĐLTT đều không đủ các phòng chức năng, mỗi lớp học chỉ có 1 phòng được sử dụng

đa chức năng (học, chơi, ăn, ngủ).

Hình 3: Nhóm trẻ chưa cấp phép ở Vĩnh Phúc

Phòng học đa năng (học, chơi, ăn, ngủ, hoạt động) nhưng vẫn còn thiếu đồ chơi cho trẻ

Theo đánh giá của Phó chủ tịch UBND phường Lĩnh Nam (phụ trách Văn hóa –Xã hội), đại

diện các ban ngành, tổ chức xã hội và hiệu trưởng các trường MN công lập đều cho rằng: Đa

số các nhóm trẻ ĐLTT trên địa bàn đều không đủ điều kiện về cơ sở hạ tầng. Tại TP Vinh, tuy

có đến 76% nhóm trẻ có phép đạt chuẩn về quy mô và diện tích tôi thiếu, trong đó mỗi phường

vẫn có 1 nhóm trẻ ĐLTT mượn nhà văn hóa của khu phố.

Theo báo cáo của Sở GD&ĐT tỉnh Bình Dương, tính đến thời điểm tháng 3/2015, có

đến 18,4% phòng sinh hoạt cho nhóm trẻ là thuê mướn (sinh hoạt chung với gia đình)

- Nhà vệ sinh trong các nhóm lớp ĐLTT đều chưa phù hợp (diện tích nhỏ, thiết bị vệ sinh

dùng chung của người lớn, nhà vệ sinh ẩm thấp, trơn trượt...). Tại khu vực đông dân cư, các

nhóm lớp được điều tra đều có nhà vệ sinh khép kín trong lớp trong khi đó các nhóm lớp thuộc

khu công nghiệp và khu vực dân tộc thiểu số đa số không có nhà vệ sinh khép kín, 1 khu vệ

sinh được dung chung cho rất nhiều trẻ. Một số nhóm lớp bố trí nhà vệ sinh cách xa lớp học

không thuận tiện cho trẻ đi vệ sinh (vùng dân tộc thiểu số).

Hình 4: Nhóm trẻ ĐLTT ở Vĩnh Phúc

Nhà vệ sinh dùng chung, chật chội, ẩm

thấp, thiếu ánh sáng tự nhiên

23 Văn bản hợp nhất Số: 05/VBHN-BGDĐT-Quyết định Ban hành điều lệ trường MN ngày 13 tháng 02 năm

2014, điều 28 về Phòng nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ em

Page 44: BÁO CÁO KH˜O SÁT TH˜C TR˚NG VÀ CƠ CH˝ QU˙N LÝ · PDF filehà n˜i, tháng 10/2016 bỘ giÁo dỤc ĐÀo tẠo bÁo cÁo kh˜o sÁt th˜c tr˚ng vÀ cƠ ch˝ qu˙n lÝ nhÓm

40

Theo báo cáo của một số Sở GD&ĐT: tổng số nhóm trẻ có nhà vệ sinh đạt 87,3% (Tỉnh

Bình Dương); Chỉ có khoảng 20% số nhóm trẻ ĐLTT có công trình vệ sinh đạt tiêu chuẩn24

(Tỉnh Vĩnh Phúc).

Đặc biệt, ở khu công nghiệp có những nhóm trẻ hiện đang thuê mướn, cải tạo nhà ở

thành lớp học thì toàn bộ các tầng sử dụng thành các phòng học, chỉ có duy nhất 1 nhà vệ sinh

nằm ở tầng 1 (với diện tích khoảng từ 2 đến 3m2), trong đó chỉ có duy nhất 1 bệ vệ sinh dành

cho người lớn và 2,3 cái bô cho trẻ. Giáo viên cho biết nếu trẻ ở các tầng trên có nhu cầu vệ

sinh thì tự đi xuống, nếu là trẻ nhỏ thì giáo viên phải bế/dắt trẻ xuống hoặc cho trẻ đi vệ sinh

vào bô đặt ở hành lang ở các tầng trên (Bình Dương), không đảm bảo an toàn, vệ sinh cho trẻ.

- Bếp ăn của các nhóm được khảo sát đa số chưa đảm bảo là bếp 1 chiều. Các nhóm trẻ

gia đình đều sử dụng chung với bếp ăn gia đình.

Ở khu vực đông dân cư và dân tộc thiểu số, hầu hết các nhóm trẻ ĐLTT đều chưa có

bếp ăn riêng, thường sử dụng chung với bếp gia đình, thiếu các đồ dùng, dụng cụ cần thiết

trong bếp ăn dành cho nhóm trẻ. Đối với tất cả nhóm trẻ gia đình, toàn bộ phòng sinh hoạt của trẻ,

công trình vệ sinh, bếp nấu đều dùng chung với gia đình. Tủ đựng bát còn để ngay gần nhà vệ sinh,

ẩm ướt.

Hình 5: Nhóm trẻ ĐLTT ở Vĩnh Phúc

Chạn bát và đồ dùng phục vụ chăm sóc dinh dưỡng cho các cháu -không đảm bảo yêu

cầu vệ sinh

Ở các nhóm trẻ ĐLTT quy mô lớn tại Vĩnh Phúc tuy có bếp ăn riêng, đa số bếp 1 chiều,

nhưng do diện tích chật hẹp nên việc bố trí, sắp xếp các đồ dùng trong khu bếp (tủ đựng bát,

chỗ chế biến thực phẩm sống, thực phẩm chín...) còn chưa thật sự đảm bảo vệ sinh;

Ở Bình Dương: Bếp ăn về cơ bản đảm bảo yêu cầu an toàn, vệ sinh, diện tích khu bếp

rộng rãi, trang thiết bị trong bếp khá đầy đủ. Nhà bếp của một số cơ sở xây mới có quy mô

24 Báo cáo của Sở GD&ĐT tỉnh Vĩnh Phúc

Page 45: BÁO CÁO KH˜O SÁT TH˜C TR˚NG VÀ CƠ CH˝ QU˙N LÝ · PDF filehà n˜i, tháng 10/2016 bỘ giÁo dỤc ĐÀo tẠo bÁo cÁo kh˜o sÁt th˜c tr˚ng vÀ cƠ ch˝ qu˙n lÝ nhÓm

41

tương đối lớn (từ 50 trẻ trở lên) nhìn chung được xây dựng khá bài bản, đảm bảo các yếu tố về

vệ sinh, an toàn. Trang thiết bị phục vụ cho việc lưu trữ thực phẩm được trang bị đầy đủ, đảm

bảo (tủ lạnh)

- Sân chơi: Ở cả 3 khu vực, các cơ sở thiếu sân chơi, hoặc khu vực chơi ngoài trời diện

tích rất chật hẹp thậm chí nhiều nhóm lớp không có sân chơi. Đồ chơi ngoài trời hầu như không

có hoặc có nhưng rất ít và thường không sử dụng được (khu vực dân tộc thiểu số). Hàng rào

của các nhóm lớp được chủ yếu là tường xây bao quanh nhà, không được thiết kế tạo độ thoáng

và đảm bảo tính thẩm mĩ cho cơ sở GDMN. Vùng dân tộc thiểu số, một số nhóm lớp hàng rào

thấp, không đảm bảo, trẻ có thể trèo ra, trèo vào được, không đảm bảo an toàn cho trẻ. Tại khu

công nghiệp, nhiều nhóm lớp không có rào chắn bảo vệ.

Theo báo cáo của Phòng GD&ĐT ở các khu vực được chọn khảo sát: Khoảng 40% các

nhóm ở TP Vinh (Nghệ An), 68,8% ở Bình Dương, và đa số nhóm trẻ ĐLTT huyện Chư Sê

(Gia Lai) có sân chơi ngoài trời rộng, thoáng mát, sạch sẽ với một số đồ chơi ngoài trời như

xích đu, cầu trượt, bập bênh cho trẻ tham gia hoạt động ngoài trời. Còn lại ở các nhóm ĐLTT

khác đều thiếu sân chơi hoặc có khu vực chơi ngoài trời nhưng diện tích rất chật hẹp (khu đông

dân cư Hoàng Mai, Hà Nội).

Hình 6: Các nhóm trẻ ĐLTT ở Vĩnh Phúc

Thiếu ảnh sáng, thiếu không gian vận động, chơi ngoài trời cho trẻ

- Bên trong phòng lớp, những khu vực có thể gây nguy hiểm cho trẻ như các chắn song

cầu thang thưa, lan can chắn thấp… đã được các nhóm lớp thuộc khu đông dân cư chú ý thực

hiện các biện pháp đảm bảo an toàn, các nhóm lớp ở đây còn được trang bị tương đối tốt hệ

thống phòng cháy chữa cháy. Tuy vậy, tại khu công nghiệp và khu vực dân tộc thiểu số, các

nhóm được khảo sát chưa thực hiện được các yêu cầu này.

- Đồ dùng, đồ chơi, thiết bị dạy học tại các nhóm lớp được khảo sát chưa đảm bảo về số

lượng và chất lượng đặc biệt thiếu đồ chơi vận động cơ bản, vận động tinh và giác quan như:

Page 46: BÁO CÁO KH˜O SÁT TH˜C TR˚NG VÀ CƠ CH˝ QU˙N LÝ · PDF filehà n˜i, tháng 10/2016 bỘ giÁo dỤc ĐÀo tẠo bÁo cÁo kh˜o sÁt th˜c tr˚ng vÀ cƠ ch˝ qu˙n lÝ nhÓm

42

bộ xâu hạt, bộ xâu dây, bộ lồng hộp, bóng, gậy thể dục, vòng thể dục...Một số thiết bị dạy học,

đồ chơi và học liệu như: đất nặn, bút sáp màu mặc dù có nhưng không đủ về số lượng theo quy

định, hơn nữa về chất lượng chưa đảm bảo: đất nặn bị cứng, bút sáp màu ngắn, cũ kĩ khiến cho

trẻ sử dụng khó khăn. Đồ dùng cá nhân dành cho trẻ ở nhóm lớp (khăn rửa mặt, ca cốc...) tương

đối đầy đủ về số lượng tuy nhiên phần nhiều cũ và ít có kí hiệu riêng hoặc có kí hiệu song trẻ

vẫn dùng chung lẫn lộn (khu công nghiệp, khu đông dân cư), đồ dùng cá nhân của trẻ ở các

nhóm lớp vùng dân tộc thiểu số thiếu rất nhiều và cũ.

- Chưa chú trọng xây dựng môi trường giáo dục: Các nhóm trẻ gia đình, nhóm trẻ thuộc

khu vực dân tộc thiểu số chưa biết xây dựng môi trường giáo dục phù hợp với trẻ dưới 36

tháng. Ở khu đông dân cư, khu công nghiệp nhiều nhóm trẻ đã có chú ý đến việc trang trí phòng

lớp, tuy nhiên, việc trang trí chưa đảm bảo tính giáo dục, chưa phù hợp với mục tiêu giáo dục

và yêu cầu phát triển của trẻ (đang nặng tính biểu diễn); Về việc sắp xếp các khu vực hoạt

động: Do diện tích phòng lớp chật hẹp chỉ đảm bảo diện tích tối thiểu nên thiếu các khu vực để

trẻ tập vận động, hoạt động với đồ vật, chơi thao tác vai... Các phòng lớp được trang bị đồ dùng

đồ chơi tối thiểu, tuy nhiên giáo viên chưa chú ý đến việc sắp xếp sao cho thuận lợi để trẻ dễ

thao tác, hoạt động với các đồ dùng đồ chơi đó mà phần lớn sắp xếp sao cho gọn gàng.

Nước sạch được đảm bảo tốt nhất ở cả 3 khu vực khảo sát

Ở tất cả các nhóm trẻ ĐLTT, nước sạch tương đối đầy đủ, có sử dụng nước máy kèm hệ

thống lọc nước ở tất cả các khu vực khảo sát như kết quả thụ hưởng của chương trình nước

sạch quốc gia. Tuy nhiên qua khảo sát thực tế, hệ thống bể dự trữ nước nhiều nơi còn nhỏ, chưa

đảm bảo, có nơi không có (dùng trực tiếp nước vòi) cho nên các cơ sở này không chủ động

được mỗi khi mất nước.

Đánh giá chung về thực trạng CSVC của nhóm trẻ ĐLTT

Để có thể đánh giá CSVC các nhóm lớp ĐLTT ở cả 3 khu vực, chúng tôi đã sử dụng 5

tiêu chí (An toàn, vệ sinh, giáo dục, thẩm mĩ, quy mô và số lượng phù hợp với nhóm trẻ). Mỗi

tiêu chí được chia thành 4 mức độ như sau:

Đáp ứng tốt: 4 điểm; Đáp ứng tương đối tốt: 3 điểm; Đáp ứng được yêu cầu: 2 điểm,

Không đáp ứng: 1 điểm; Mỗi tiêu chí có số điểm tối đa là 20 điểm, một nhóm trẻ có điểm tối

đa về CSVC là 200 điểm.

Page 47: BÁO CÁO KH˜O SÁT TH˜C TR˚NG VÀ CƠ CH˝ QU˙N LÝ · PDF filehà n˜i, tháng 10/2016 bỘ giÁo dỤc ĐÀo tẠo bÁo cÁo kh˜o sÁt th˜c tr˚ng vÀ cƠ ch˝ qu˙n lÝ nhÓm

43

Biểu đồ 5. Xếp hạng các tiêu chí về cơ sở vật chất của nhóm trẻ độc lập tư thục

Theo số liệu của biểu đồ 5, các tiêu chí đồ dùng, đồ chơi nhà vệ sinh, sân chơi đều đạt

kết quả rất thấp, vừa thiếu về số lượng, không đủ chủng loại, vừa không đáp ứng tiêu chuẩn an

toàn và vệ sinh (Xếp thứ bậc từ 1 đến 5 theo mức độ điểm tăng dần). Duy nhất có tiêu chí nước

sạch đạt điểm tối đa ở cả 3 khu vực. Về tổng thể, các tiêu chí cơ sở vật chất đều đạt ở mức thấp

119.2 điểm/200 đ.

Biểu đồ 6. Đánh giá cơ sở vật chất của nhóm ĐLTT theo khu vực

Biểu đồ 6 cho thấy: CSVC nghèo nàn, thiếu thốn và không đảm bảo an toàn, vệ sinh ở

các nhóm lớp ĐLTT thuộc về khu vực dân tộc thiểu số; Khu vực đông dân cư và khu công

nghiệp khá tương đồng nhau; Sự khác biệt giữa các địa phương trong cùng khu vực khá rõ rệt

(Lào Cai: 109 điểm, Chư Sê – Gia Lai 126 điểm).

12.8

10.5

9.9

12.7

10

12.2

7.9

9.8

13.6

20

0 5 10 15 20 25

Phòng học/ sinh hoạt chung

Sân chơi

Nhà vệ sinh

Nhà bếp

Phòng ngủ

Tủ thuốc

Đồ dùng, đồ chơi trong lớp

Đồ chơi ngoài lớp

Hàng rào

Nước sạch

109

126

117.5

120.5

116.8

123.7

117

126

121.5

100

105

110

115

120

125

130

Lào Cai Chư Sê

TB khu vực

HoàngMai

Vinh TB khu vực

PhúcYên

Bến Cát TB khu vực

Page 48: BÁO CÁO KH˜O SÁT TH˜C TR˚NG VÀ CƠ CH˝ QU˙N LÝ · PDF filehà n˜i, tháng 10/2016 bỘ giÁo dỤc ĐÀo tẠo bÁo cÁo kh˜o sÁt th˜c tr˚ng vÀ cƠ ch˝ qu˙n lÝ nhÓm

44

Nguyên nhân về thực trạng hạn chế của CSVC trong nhóm trẻ ĐLTT

- Nhóm trẻ không ổn định nên chủ nhóm thường không dám đầu tư lâu dài

- Mức thu thấp trên trẻ/tháng không đủ đầu tư, cải tạo nâng cấp phòng nhóm, bổ sung

đồ dùng đồ chơi cho trẻ

- Không có sự hỗ trợ về đồ dùng, đồ chơi của các trường MN công lập phụ trách

- Khó vận động CM, các tổ chức đoàn thể, chính quyền hỗ trợ, giúp đỡ hay quyên góp

cho các cháu.

“Nếu đầu tư lớn thì sẽ phải thu học phí cao. Học phí cao thì công nhân sẽ không gửi

con, từ đó số trẻ trong nhóm bị giảm, ảnh hưởng đến nguồn thu của chủ nhóm”25

IV. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÓM TRẺ ĐLTT CỦA CHỦ NHÓM

4.1. Quản lý hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục

4.1.1. Lập kế hoạch hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ

Lập kế hoạch các hoạt động chăm sóc, giáo dục là một trong những yêu cầu quan trọng

đối với các cơ sở giáo dục mầm non, đã được quy định trong nhiệm vụ của chủ nhóm và GV

trong nhóm trẻ (khoản 3 điều 15 và khoản 2 điều 17–Thông tư 13/2015/TT-BGDĐT). Quá

trình thực hiện các hoạt động chuyên môn nghiệp vụ của các CSGDMN nói chung sẽ nhận

được sự hướng dẫn của Phòng GD&ĐT (khoản 2 điều 9 – Nghị định 115/2010/NĐ-CP).

Kết quả trao đổi với các CBQL, các chủ nhóm, GVMN và thực tế khảo sát hồ sơ giáo

án của các nhóm trẻ cho thấy:

Ưu điểm:

- Các nhóm có kế hoạch theo năm học, theo tháng, theo tuần về giáo dục, chăm sóc nuôi

dưỡng và các hoạt động giáo dục khác.

- Các chủ nhóm trẻ ở các khu vực tham gia khảo sát đều nhận được sự hướng dẫn và hỗ trợ

trong công tác quản lý chuyên môn từ phòng GD và trường MN công lập. Đặc biệt, ở khu công

nghiệp, sự hỗ trợ từ trường MN công lập được thực hiện khá sát sao

“Nhóm trẻ ĐLTT có triển khai hoạt động gì đều lên kế hoạch, sau đó báo sang trường

công lập, trường công lập sang duyệt kế hoạch và cùng tham dự.”

25 Ý kiến của các chủ nhóm ở khu vực đông dân cư và khu công nghiệp

Page 49: BÁO CÁO KH˜O SÁT TH˜C TR˚NG VÀ CƠ CH˝ QU˙N LÝ · PDF filehà n˜i, tháng 10/2016 bỘ giÁo dỤc ĐÀo tẠo bÁo cÁo kh˜o sÁt th˜c tr˚ng vÀ cƠ ch˝ qu˙n lÝ nhÓm

45

Hạn chế:

- Đa số chủ nhóm chưa có kỹ năng lập kế hoạch hoạt động phù hợp cho nhóm của mình:

Các bản kế hoạch đa số sơ sài, mang tính hình thức, hoặc giống như kế hoạch của trường MN, có

nhiều điểm không phù hợp với nhóm trẻ ĐLTT, không khả thi về nguồn lực thực hiện.

- Ở nhiều nhóm trẻ, GV hoàn toàn không được tự chủ trong việc soạn kế hoạch chăm

sóc giáo dục mà buộc phải thực hiện theo kế hoạch do chủ nhóm soạn (ý kiến GV khu đông

dân cư).

- Các nhóm trẻ chưa nhận được sự hỗ trợ phù hợp, hiệu quả từ các trường MN công lập do

nhiều nguyên nhân khác nhau:

+ Do đặc điểm của trường MN công lập rất khác với nhóm trẻ ĐLTT, nên họ cũng gặp khó

khăn và hạn chế kinh nghiệm để tư vấn và hỗ trợ về chuyên môn cho các nhóm trẻ ĐLTT: Không có

nhóm/lớp ghép; không có nhóm trẻ độ tuổi bé (dưới 24 hoặc dưới 12 tháng tuổi); không có nhóm/lớp

bán trú.

Ví dụ: Trường MN công lập ở phường Thới Hòa, Bến Cát không có lớp ghép, không có

lớp nhà trẻ; Trường MN công lập huyện Chư Sê, Gia Lai không tổ chức ăn tại trường.

+ Do số lượng trường MN công lập ít nhưng phải hỗ trợ cho một số lượng lớn nhóm trẻ

ĐLTT trên địa bàn, nên hạn chế trong việc hỗ trợ chuyên môn, giám sát hoạt động CS, nuôi

dưỡng trẻ:

Ví dụ: Phường Lĩnh Nam (Hoàng Mai, HN): 1 trường MN công lập phụ trách đến 28

nhóm trẻ ĐLTT; Phường Lê Lợi và Quán Bàu (TP Vinh): 1 trường MN công lập phụ trách đến

2 nhóm trẻ ĐLTT.

4.1.2. Tổ chức và chỉ đạo thực hiện hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục

Căn cứ vào khoản 3 điều 15, Thông tư 13/2015/TT-BGDĐT, chủ nhóm trẻ là người có

trách nhiệm chỉ đạo và tổ chức thực hiện CS-GD ở nhóm trẻ của mình và báo cáo kết quả hoạt

động theo quy định của UBND cấp xã và Phòng GD&ĐT. Qua trao đổi với các CBQL, các chủ

nhóm, GVMN của các nhóm trẻ có thể rút ra một số nhận định về việc chỉ đạo và tổ chức thực

hiện kế hoạch tại các nhóm trẻ ĐLTT như sau:

Ưu điểm:

- Về hình thức, các nhóm đảm bảo chế độ sinh hoạt như các trường MN công lập.

- Những vấn đề về chuyên môn trong nhóm đều được thông qua chủ nhóm. Với các chủ

nhóm có chuyên môn GDMN, chủ nhóm tổ chức các hoạt độngCS-GD trẻ của giáo viên trong

nhóm dựa vào những nội dung đã được trường mầm non công lập thông qua. Việc thực hiện

chương trình cũng được chủ nhóm giám sát, điều chỉnh khi chủ nhóm thấy có vấn đề. Một số

Page 50: BÁO CÁO KH˜O SÁT TH˜C TR˚NG VÀ CƠ CH˝ QU˙N LÝ · PDF filehà n˜i, tháng 10/2016 bỘ giÁo dỤc ĐÀo tẠo bÁo cÁo kh˜o sÁt th˜c tr˚ng vÀ cƠ ch˝ qu˙n lÝ nhÓm

46

chủ nhóm không có chuyên môn MN đã thuê người quản lý về chuyên môn, và ủy quyền phụ

trách chuyên môn. GV sẽ trao đổi trực tiếp với người này (Ví dụ: ở Bến Cát, Bình Dương).

Hạn chế:

Việc chỉ đạo, tổ chức thực hiện và hỗ trợ GV trong quá trình chăm sóc, giáo dục trẻ

của các chủ nhóm còn nhiều hạn chế như thả nổi hoặc dập khuôn cứng nhắc theo khuôn mẫu

của trường MN công lập.

Chủ nhóm chỉ đạo giáo viên thực hiện phiên chế nội dung chương trình theo hướng dẫn

của trường MN công lập và các văn bản, hướng dẫn, chỉ đạo quản lý nhóm trẻ ĐLTT của Phòng

GD&ĐT. Tuy nhiên, việc chỉ đạo và tổ chức của chủ nhóm còn nhiều hạn chế:

- Những chủ nhóm không có chuyên môn GDMN hầu như để GV tự quyết định các

việc liên quan đến chuyên môn, họ không nắm chắc nội dung chương trình, nên không thể hỗ

trợ và kiểm soát được việc thực hiện chương trình của GV.

- Nhiều chủ nhóm không có khả năng chỉ đạo hoạt động của nhóm phù hợp tình hình

cụ thể về nhân sự hoặc mức độ phát triển của trẻ trong nhóm của mình, mà họ thường cứng

nhắc rập khuôn theo hướng dẫn của trường MN công lập.

Cũng có những nhóm lớp “Chủ nhóm xếp lịch dạy như thế nào thì cứ dạy như thế, chủ

nhóm tham khảo chương trình của trường MN công lập Thới Hòa”26

Nhóm thực hiện Chương trình GDMN của Bộ GD&ĐT. Các nhóm phải nhờ tư vấn, hướng dẫn của

trường mầm non công lập Trưng Nhị. Chủ nhóm soạn kế hoạch năm, tháng, tuần. Giáo viên soạn

giáo án. Hoặc cơ sở xin kế hoạch của trường công lập Trưng Nhị, sau đó giáo viên soạn đưa thêm

các nội dung đặc thù năng khiếu như Tiếng Anh và đàn ooc gan vào.27

- Nhiều chủ nhóm chỉ tập trung yêu cầu GV về chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ, ít chú trọng đến

hoạt động giáo dục, thực hiện chương trình GDMN. Hơn nữa CM trẻ khi gửi con vào các

nhóm trẻ ĐLTT cũng thường coi trọng việc chăm sóc, nuôi dưỡng hơn việc giáo dục trẻ tại

nhóm trẻ ĐLTT (CM cảm thấy yên tâm và hài lòng khi thấy GV có thái độ cởi mở, ân cần với

trẻ, trẻ khỏe mạnh, lên cân...).

4.1.3. Kiểm tra, đánh giá việc thực hiện các hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ

Khoản 1, điều 24 - Thông tư 13/2015/TT-BGDĐT quy định việc các CSGDMN có

trách nhiệm thường xuyên thực hiện tự kiểm tra các hoạt động theo quy định hiện hành. Qua

26 Ý kiến của GVMN ở nhóm lớp ĐLTT 27 TLN các chủ nhóm cơ sở mầm non tự thục, phường Trưng Nhị, Phúc Yên, Vĩnh Phúc

Page 51: BÁO CÁO KH˜O SÁT TH˜C TR˚NG VÀ CƠ CH˝ QU˙N LÝ · PDF filehà n˜i, tháng 10/2016 bỘ giÁo dỤc ĐÀo tẠo bÁo cÁo kh˜o sÁt th˜c tr˚ng vÀ cƠ ch˝ qu˙n lÝ nhÓm

47

trao đổi với CBQL, chủ các nhóm trẻ ĐLTT và GVMN về công tác kiểm tra đánh giá của các

nhóm trẻ ĐLTT có thể đưa ra một số nhận định sau:

Ưu điểm:

- Chủ nhóm có thực hiện kiểm tra đánh giá trong nhóm của mình

- Ở một số nhóm lớp chủ nhóm có chuyên môn về GDMN: Việc kiểm tra, giám sát của chủ

nhóm đối với GV trong nhóm trẻ ĐLTT được thực hiện khá chặt chẽ: Chủ nhóm kiểm tra, giám

sát, đánh giá toàn bộ các hoạt động chuyên môn, giáo án của từng GV (đầu tháng GV đưa giáo

án, chủ nhóm duyệt giáo án, dự giờ hoạt động chăm sóc, giáo dục, qua quan sát các hoạt động

hàng ngày).

“Chủ nhóm cùng tham gia vào chăm sóc giáo dục trẻ; chính vì vậy, chủ nhóm thường xuyên

dự giờ, quan sát các cô trong các hoạt động tại nhóm trẻ”28.

Đối với nhân viên bếp, tạp vụ (nếu có) thì chủ nhóm trẻ ĐLTT trực tiếp kiểm tra, đánh

giá chất lượng nấu ăn, tính thẩm mĩ hoặc dựa trên kết quả đánh giá của ban giám hiệu trường

công lập khi họ đến kiểm tra, giám sát định kì...

Hạn chế:

- Việc đánh giá của các chủ nhóm chưa dựa trên các tiêu chí do Bộ GD&ĐT ban hành:

Kết quả khảo sát cho thấy chủ nhóm chưa đánh giá chất lượng giáo dục theo các tiêu chí do Bộ

GD&ĐT ban hành, mà đánh giá chất lượng CS-GD trẻ của từng giáo viên dựa theo một số tiêu

chí, chủ yếu đáp ứng những yêu cầu của cha mẹ khi gửi trẻ, cụ thể như: tỉ lệ trẻ/nhóm phụ trách

tăng cân, khỏe mạnh, đi học đều, không bỏ lớp..., từ đó có những hình thức động viên khen

thưởng cũng như nhắc nhở kịp thời.

- Chất lượng kiểm tra đánh giá và các hoạt động sau kiểm tra của chủ nhóm phụ thuộc

nhiều vào trình độ chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp của mỗi chủ nhóm

Chủ nhóm trực tiếp giám sát và điều chỉnh việc thực hiện chương trình. Nếu chủ nhóm

có trình độ chuyên môn về GDMN, việc giám sát, điều chỉnh được thực hiện khá hiệu quả

(Phường Phố Mới, Thành phố Lào Cai).

Đối với các nhóm chủ nhóm không có chuyên môn về GDMN, chủ nhóm thuê lại một

nhân viên chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động chuyên môn, giám sát việc thực hiện của GV.

Tần suất kiểm tra, dự giờ khoảng 1 lần/1 tuần/1 lớp. Qua kiểm tra, hồ sơ sổ sách của chủ nhóm,

của GV khá đầy đủ. Tuy nhiên, khi nghiên cứu các giáo án của giáo viên (Bến Cát, Bình Dương)

28 Ý kiến của chủ nhóm có phép TT, Phường Trưng Nhị - Vĩnh Phúc

Page 52: BÁO CÁO KH˜O SÁT TH˜C TR˚NG VÀ CƠ CH˝ QU˙N LÝ · PDF filehà n˜i, tháng 10/2016 bỘ giÁo dỤc ĐÀo tẠo bÁo cÁo kh˜o sÁt th˜c tr˚ng vÀ cƠ ch˝ qu˙n lÝ nhÓm

48

thực tế giáo án còn sơ sài và kế hoạch chưa thể hiện đầy đủ các hoạt động theo ngày/ tuần/

tháng.

Ở khu vực đông dân cư, các nhóm trẻ ĐLTT bước đầu đã thực hiện chương trình, nhưng

còn sơ sài, chưa được bài bản như các trường MN công lập. Tuy nhiên, phần lớn chủ nhóm

không nắm chắc nội dung chương trình, nên không thể hỗ trợ và kiểm soát được việc thực hiện

chương trình của giáo viên. Ví dụ: Quận Hoàng Mai, chỉ có 3/9, TP Vinh có 4/8 chủ nhóm trẻ

ĐLTT có phép tham gia khảo sát có thể nêu đầy đủ các hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ theo

chế độ sinh hoạt, nhưng dành cho trẻ mẫu giáo. Còn lại các chủ nhóm khác không nêu được

tên các hoạt động CS-GD trẻ dưới 36 tháng được thực hiện tại nhóm của mình, tuy nhiên trong

các lịch sinh hoạt được dán trong nhóm thì khá bài bản.

4.2. Quản lý nhân sự

4.2.1. Số lượng và chất lượng đội ngũ chủ nhóm, GVMN trong nhóm trẻ ĐLTT

Đối chiếu thông tin thu được từ khảo sát với quy định trình độ đào tạo của chủ nhóm

và GVMN làm việc tại nhóm trẻ ĐLTT (Thông tư 13/2015/TT-BGDĐT) và quy định về số

lượng GV/trẻ trong các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan, chúng tôi có 1 số nhận định

sau:

Đối với chủ nhóm

Nhiều chủ nhóm có trình độ đạo tạo chuyên môn từ Trung cấp sư phạm mầm non trở

lên, vượt xa yêu cầu theo quy định hiện hành. Tuy nhiên, mức độ khác nhau ở các địa phương

Biểu đồ 7. Trình độ của chủ nhóm ĐLTT (từ Trung cấp Sư phạm trở lên)

Nhìn vào biểu đồ 7 cho thấy chủ nhóm đạt trình độ đào tạo từ Trung cấp sư phạm trở

lên khá cao ở các địa phương. Cao nhất là Vĩnh Phúc 84,4%, Lao Cai: 76,5%, Hoàng Mai, Tp

50.00

61.60

52.30

84.00

76.50

25.00

0.00

10.00

20.00

30.00

40.00

50.00

60.00

70.00

80.00

90.00

Hoàng Mai Tp Vinh Bình dương Vĩnh phúc Lào cai Gia lai

Page 53: BÁO CÁO KH˜O SÁT TH˜C TR˚NG VÀ CƠ CH˝ QU˙N LÝ · PDF filehà n˜i, tháng 10/2016 bỘ giÁo dỤc ĐÀo tẠo bÁo cÁo kh˜o sÁt th˜c tr˚ng vÀ cƠ ch˝ qu˙n lÝ nhÓm

49

Vinh và Bình Dương- khá tương đồng ở mức trung bình. Thấp nhất ở Gia lai, chỉ 25% chủ

nhóm có trình độ trung cấp sư phạm mầm non trở lên. Chủ nhóm trình độ đào tạo chuyên môn

nếu hơn hoặc bằng GVMN thì công tác quản lý hoạt động CS, GD trẻ trong nhóm trẻ ĐLTT

sẽ diễn ra thuận lợi và đạt chất lượng cao hơn.

Tuy nhiên, khi tìm hiểu thực tế cho thấy đa số chủ nhóm qua đào tạo chắp vá, liên thông

từ sơ cấp lên trung cấp và cao hơn ở các hệ: tại chức và từ xa. Ở Gia Lai và Lào Cai, nhiều chủ

nhóm tuổi cao (65-70 tuổi) nên hạn chế trong việc tiếp cận, cập nhật kiến thức mới, công nghệ

thông tin, đổi mới phương pháp CS-GD trẻ.

Một bộ phận không nhỏ chủ nhóm có trình độ đào tạo đáp ứng yêu cầu trong Thông tư

13/2015/ TT- BGDĐT song với trình độ trung học sơ cở có chứng chỉ GDMN hoặc quản lý

GDMN (có thời gian 30 ngày đào tạo) các chủ nhóm sẽ gặp nhiều khó khăn trong hoạt động

quản lí nhóm, ảnh hưởng đến việc nâng cao chất lượng GDMN. Nhiều CBQL cấp trường và

Phòng GD&ĐT, Sở GD&ĐT các tỉnh đều có chung quan điểm rằng: "Người quản lí nhóm ĐLTT

không có chuyên môn về giáo dục mầm non thì không thể làm tốt được các công tác quản lý

chuyên môn tại các nhóm. Ví dụ như lập và hướng dẫn thực hiện kế hoạch năm học, giám sát,

hỗ trợ, kiểm tra và đánh giá chuyên môn của GV...".

Nhiều chủ nhóm thực hiện tốt chức năng quản lý nhóm trẻ, tuy nhiên một bộ phận còn

hạn chế về năng lực quản lý chuyên môn và quản trị nhân sự trong nhóm

Kết quả khảo sát cho thấy nếu chủ nhóm có trình độ chuyên môn sẽ quản lý tốt hoạt động

CS-GD trẻ (như phần đã trình bày) và quản lý hiệu quả đội ngũ GV, NV trong nhóm. Họ biết

phân công và sử dụng nhân sự phù hợp với yêu cầu thực hiện nhiệm vụ và tình hình thực tế của

nhóm trẻ. Tùy theo trình độ đào tạo, năng lực chuyên môn và kinh nghiệm làm việc của các

GV, NV mà chủ nhóm có các biện pháp sử dụng nhân sự khác nhau: phân công GV/ bảo mẫu

lớn tuổi, có kinh nghiệm chăm sóc trẻ và tận tâm với cháu vào phụ trách nhóm trẻ nhỏ, GV trẻ

tuổi, năng động và sáng tạo được giao phụ trách nhóm trẻ lớn hơn, phân công bảo mẫu và nhân

viên hỗ trợ cho GV cũng có sự cân nhắc đảm bảo công việc trong các nhóm diễn ra thuận lợi…

Tuy nhiên, nhiều chủ nhóm với trình độ đào tạo trung học cơ sở và chứng chỉ về GDMN

theo quy định của Thông tư 13/2015 sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong công tác quản lý chuyên

môn và quản trị nhân sự của nhóm trẻ. Thực tế, nhiều chủ nhóm hoặc tùy GV tự thực hiện Chương

trình GDMN hoặc lựa chọn giải pháp tham khảo ý kiến tư vấn của CBQL phòng GD&ĐT, hay

trực tiếp của Hiệu trưởng trường MN công lập trên cùng địa bàn. Rõ ràng, sự hỗ trợ này khó

thường xuyên và hiệu quả trước yêu cầu phải giải quyết các tình huống quản lý diễn ra sôi động,

hàng ngày trong nhóm trẻ.

Page 54: BÁO CÁO KH˜O SÁT TH˜C TR˚NG VÀ CƠ CH˝ QU˙N LÝ · PDF filehà n˜i, tháng 10/2016 bỘ giÁo dỤc ĐÀo tẠo bÁo cÁo kh˜o sÁt th˜c tr˚ng vÀ cƠ ch˝ qu˙n lÝ nhÓm

50

Đối với GVMN

Thiếu GVMN đạt chuẩn trình độ đào tạo về chuyên ngành GDMN

Biểu đồ 8: Số GVMN chưa đạt chuẩn trình độ đào tạo theo quy định

Nhìn vào biểu đồ trên cho thấy: Ở Hoàng Mai và Tp Vinh có 100% GVMN ở các nhóm

trẻ có trình độ đào tạo đáp ứng Chuẩn. Tuy nhiên, theo kết quả PVS, TLN và phiếu kê khai

thông tin của các chủ nhóm thì còn một số chủ nhóm và nhiều GV trình độ chuyên môn chưa

đáp ứng yêu cầu tối thiểu theo quy định. Việc tuyển GV đúng trình độ chuyên môn đạt chuẩn

gặp khó khăn và chi phí tiền lương cao nên nhiều chủ nhóm đã thuê người lao động không có

chuyên môn MN đảm nhận vai trò GV29. Hay có thể hiểu: có 1 bộ phận GVMN đủ trình độ có

tên trong hồ sơ báo cáo của chủ nhóm được thay thế bằng 1 bộ phận người không đủ trình độ

lại làm việc trực tiếp ở các nhóm ĐLTT.

Bình Dương là điểm nóng về thiếu GVMN đạt chuẩn trình độ đào tạo nhất (35,5%).

Để khắc phục hiện trạng này Bình Dương đã đề xuất sử dụng bảo mẫu (tốt nghiệp phổ thông

cơ sở, có chứng chỉ đào tạo bảo mẫu) để thay GVMN ở các nhóm trẻ ĐLTT. Qua tìm hiểu thực

tế cho thấy tại Bến Cát, Bình Dương, người trông giữ trẻ phần nhiều là cán bộ hưu trí, công

nhân hoặc người thân của công nhân tận dụng khoảng thời gian rảnh rỗi mở nhóm trẻ gia đình

để tăng thêm thu nhập. Đa số họ có tuổi đời khá cao (trên dưới 50 tuổi), trình độ văn hóa thấp,

một số được học các lớp bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho bảo mẫu nên việc chăm sóc trẻ chủ

yếu theo kinh nghiệm, không đáp ứng được yêu cầu chất lượng.

Các địa phương còn lại khá tương đồng và tương đối thấp về số GVMN chưa đạt chuẩn

trình độ đào tạo (Vĩnh phúc: 14,9%; Lào Cai: 16,9% và Gia Lai: 12,9%)

29 PVS chủ nhóm Quận Hoàng Mai

0 0

35.5

14.916.9

12.5

0

5

10

15

20

25

30

35

40

Hoàng mai TP Vinh Bình dương Vĩnh phúc Lào cai Gia lai

Page 55: BÁO CÁO KH˜O SÁT TH˜C TR˚NG VÀ CƠ CH˝ QU˙N LÝ · PDF filehà n˜i, tháng 10/2016 bỘ giÁo dỤc ĐÀo tẠo bÁo cÁo kh˜o sÁt th˜c tr˚ng vÀ cƠ ch˝ qu˙n lÝ nhÓm

51

Số lượng GV/nhóm trẻ chưa đáp ứng quy định. Đa số GV tuổi đời trẻ, thiếu kinh

nghiệm công tác

Trung binh chung có từ 1-3 GV/ nhóm trẻ, tuổi đời từ 18 - 30 tuổi và số năm kinh

nghiệm từ 1 - 5 năm. Ở khu đông dân cư và khu công nghiệp đội ngũ GV chủ yếu là người

ngoại tỉnh, mới ra trường, tuổi còn trẻ, chưa có nhiều kinh nghiệm chăm sóc, giáo dục trẻ dưới

36 tháng.

Ở khu vực dân tộc thiểu số như Gia Lai và Lào Cai cũng có điểm tương đồng: Ngoài

đội ngũ không ổn định, ở đây hầu hết chỉ 1 GV/nhóm trẻ, như vậy còn thiếu rất nhiều GV theo

quy định. Việc được đi tập huấn, được cập nhật kiến thức chuyên môn cũng như việc bồi dưỡng

chuyên môn nghiệp vụ cho các GV cũng gặp khó khăn do không có người đứng lớp.

“Đội ngũ chưa đầy đủ về số lượng, chưa qua trường lớp theo đúng quy định, chưa bài bản, chưa

đáp ứng tiêu chuẩn”30.

4.2.2. Việc quản lý nhân sự của chủ nhóm

Chủ nhóm gặp nhiều khó khăn trong quản lý nhân sự do đội ngũ GV ở các nhóm

ĐLTT là luôn trong tình trạng vừa thiếu vừa không ổn định

“Hiện nay, chưa có cơ chế hay chế tài nào quy định chặt chẽ, cụ thể về việc ràng

buộc trách nhiệm của GV khi làm việc ở các nhóm trẻ ĐLTT. Mặc dù hợp đồng lao động ký

kết giữa chủ nhóm với GV có quy định về khoảng thời gian GV cần phải báo trước với chủ

nhóm khi muốn chấm dứt hợp đồng lao động nhưng trên thực tế, GV (đặc biệt là bảo mẫu)

thường nghỉ tùy tiện mà không phải chịu bất kì trách nhiệm gì về mặt pháp lý.”31

Thực trạng này do những nguyên nhân sau:

- Dư luận xã hội chưa ghi nhận vị trí và tầm quan trọng của GV làm việc trong nhóm trẻ

ĐLTT, tạo ra những mặc cảm nhất định ở người GV.

- GV thường muốn làm việc ở các trường công lập hoặc làm việc ở những CSGDMN tư

thục khác có mức lương, thưởng cao hơn, được hưởng chế độ bảo hiểm lao động, y tế Theo ý

kiến của chủ nhóm đánh giá thì “GV hay có tâm lý đứng núi này trông núi nọ”32.

- GV làm việc tại các nhóm trẻ ĐLTT đa số không phải là người địa phương mà là người

ngoại tỉnh vì vậy họ có thể bỏ việc để hợp lý hóa việc gia đình (khi kết hôn, sinh đẻ...)

30 Ý kiến của PCT UBND thị xã Bến Cát 31 Ý kiến chủ nhóm ở Bình Dương 32 Chủ nhóm quận Hoàng Mai, HN

Page 56: BÁO CÁO KH˜O SÁT TH˜C TR˚NG VÀ CƠ CH˝ QU˙N LÝ · PDF filehà n˜i, tháng 10/2016 bỘ giÁo dỤc ĐÀo tẠo bÁo cÁo kh˜o sÁt th˜c tr˚ng vÀ cƠ ch˝ qu˙n lÝ nhÓm

52

- Đa số GV làm việc ở nhóm trẻ ĐLTT trẻ về tuổi đời, non về tuổi nghề, chưa thích nghi

và đáp ứng ngay được các yêu cầu công việc tại nhóm trẻ, chủ nhóm cần phải kèm cặp và giám

sát chặt chẽ.

- Chăm sóc trẻ ở các nhóm trẻ ĐLTT thường vất vả hơn do những đòi hỏi và sự kiểm soát

khắt khe của CM trẻ, nhất là gần đây 1 số hiện tượng bạo hành trẻ bị phát hiện đều xảy ra trong

các nhóm trẻ chưa được cấp phép.

- Trẻ theo học trong nhóm ĐLTT phần nhiều là con em người lao động, công nhân không

ổn định chỗ làm việc, loại công việc và thời gian làm việc. Đây là nguyên nhân cơ bản dẫn đến

hiện tượng không ổn định về số trẻ trong các nhóm ĐLTT dẫn đến mất ổn định về kế hoạch

duy trì và phát triển nhóm của chủ nhóm.

“Trẻ chỉ học mấy tháng lại chuyển đi theo ba mẹ chuyển chỗ làm khác hoặc trẻ học tại các

nhóm trẻ ĐLTT một thời gian có nề nếp thì Cha mẹ trẻ lại xin con vào các trường công lập

trên địa bàn. Nếu công ty làm ăn thua lỗ hoặc phá sản, công nhân chuyển chỗ làm sang địa

bàn khác thì số trẻ cũng thay đổi theo, vì thế việc rèn nề nếp cho trẻ còn khó khăn. GV vừa tạo

được nếp cho trẻ thì trẻ cũ chuyển đi, lại nhận trẻ mới vào,GV lại phải rèn nề nếp lại từ đầu”33

- Bản thân các nhóm ĐLTT (đặc biệt là các nhóm có quy mô nhỏ) cũng hoạt động trong

tình trạng bấp bênh, hôm nay thành lập, mai có thể bị giải thể bởi nhiều CBQL ở các địa phương

tỏ rõ quan điểm rằng việc tồn tại nhóm trẻ ĐLTT chỉ mang tính tạm thời.

Chính vì thế, GV ít gắn bó với các nhóm trẻ ĐLTT (họ thường làm để lấy kinh nghiệm),

có tâm lý coi công việc đang làm ở các nhóm ĐLTT chỉ là “tạm thời, khi có cơ hội tốt hơn sẽ

chuyển”34

4.2.3. Chính sách và chế độ làm việc của GV, NV

Theo quy định tại khoản 2 điều 17 Thông tư 13/2015/TT-BGDĐT, GV, NV trong các nhóm

trẻ được hưởng chế độ tiền công, tiền lương, đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm

thất nghiệp; có quyền được tham gia các tổ chức xã hội, đoàn thể và các quyền lợi khác theo

quy định pháp luật. Tuy nhiên trên thực tế, các quyền lợi này của GV, NV chưa được đảm bảo

tốt.

33 ý kiến của Cha mẹ trẻ ở Bình Dương

34 Ý kiến GV ở nhóm Vành Khuyên, phường Cốc Lếu, Lào Cai).

Page 57: BÁO CÁO KH˜O SÁT TH˜C TR˚NG VÀ CƠ CH˝ QU˙N LÝ · PDF filehà n˜i, tháng 10/2016 bỘ giÁo dỤc ĐÀo tẠo bÁo cÁo kh˜o sÁt th˜c tr˚ng vÀ cƠ ch˝ qu˙n lÝ nhÓm

53

Khối lượng công việc nhiều, áp lực lớn, nhưng mức lương của GV và nhân viên không

cao, không đủ chi trả cho cuộc sống của họ

Việc trả lương cho GV, NV tại các nhóm trẻ ĐLTT phụ thuộc vào mức thu học phí của

từng nhóm và số lượng trẻ, theo đó đa số các chủ nhóm thu học phí thấp, dẫn đến tình trạng trả

lương cho GV, NV thấp.

Qua khảo sát ở cả 3 khu vực cho thấy:

- Mức chi trả cho GV, NV dựa vào thỏa thuận giữa chủ nhóm và người lao động theo

hợp đồng lao động.

- Mức chi trả thấp nhất cho GV/ tháng là 1,5 triệu; cao nhất là 5 triệu, dao động trung

bình khoảng 3 triệu.

- Mức chi trả cho GV/ tháng ở nhóm trẻ được cấp phép và quy mô số trẻ trên 50 cháu

cao hơn và ổn định hơn nhóm trẻ chưa được cấp phép và số trẻ /nhóm ít.

- Mức chi trả trên ở nhóm trẻ ĐLTT có quy mô lớn chưa bao gồm tiền trông trẻ ngoài

giờ hành chính (đón sớm, trả muộn sau 17h, tiền nghỉ lễ, tết....). Tuy nhiên, ở nhóm

ĐLTT với quy mô nhỏ hay nhóm trẻ chưa được cấp phép, tiền lương được coi là

toàn bộ thu nhập/ tháng của GVMN

Theo số liệu từ “Báo cáo điều tra lao động việc làm” của Bộ Kế hoạch và đầu tư35 thì:

Tiền lương bình quân của lao động làm công ăn lương ở thành thị là 5.723.000đ/tháng, ở nông

thôn là 4.190.000đ/tháng. Như vậy, với mức lương/ thu nhập như trên của GVMN là khá thấp

so với mặt bằng chung thu nhập của người lao động ở Việt nam.

Đa số các chủ nhóm chưa thực hiện đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, chế độ thai

sản theo quy định cho GV, nhân viên.

Qua báo cáo và trao đổi trực tiếp với CBQL, chủ nhóm được khảo sát, cho thấy ngoài

đồng lương nhận được hàng tháng, đa số GV, nhân viên chưa được đóng bảo hiểm xã hội, bảo

hiểm y tế, không được hưởng chế độ thai sản theo quy định,... Mặc dù nhiều chủ nhóm trẻ

ĐLTT có phép muốn đóng BHXH cho GV/ NV của mình nhằm tạo nên sự ràng buộc với người

lao động, để người lao động yên tâm và làm việc ổn định. Để làm được điều đó họ phải tìm

nhiều cách: gửi đóng BH cho GV/NV vào doanh nghiệp hay công ty có tư cách pháp nhân;

Nhờ UBND phường can thiệp; Gửi đóng BH vào trường MN công lập…nhưng họ cho biết vẫn

còn rất nhiều rào cản trong vấn đề này.

35 Tổng cục thống kê, 2015

Page 58: BÁO CÁO KH˜O SÁT TH˜C TR˚NG VÀ CƠ CH˝ QU˙N LÝ · PDF filehà n˜i, tháng 10/2016 bỘ giÁo dỤc ĐÀo tẠo bÁo cÁo kh˜o sÁt th˜c tr˚ng vÀ cƠ ch˝ qu˙n lÝ nhÓm

54

Nguyên nhân:

- Theo qui định của Chính sách Bảo hiểm xã hội hiện nay đối với các doanh nghiệp,

tổ chức phải từ 10 người trở nên mới được tham gia đóng bảo hiểm. Qui định này

thực sự gây khó khăn, là rào cản cản trở quyền lợi thiết thực của GV.

- Do một số chủ nhóm, thường nhóm nhỏ lẻ, nguồn thu ít nên không đóng BH cho

GV/NV (Mức hỗ trợ GV đóng BHXH của chủ nhóm trẻ ĐLTT có phép thường là

50-60%.)

- Do nhiều GV thu nhập/ tháng không đủ chi tiêu, nên không không đóng BH được

- Do GV không muốn ràng buộc lâu dài với nhóm trẻ ĐLTT, muốn dễ dàng chuyển

đi khi tìm được nơi làm việc tốt hơn

Những rào cản nêu trên về chế độ đóng BH cho GV/NV trong nhóm trẻ ĐLTT đã ảnh

hưởng lớn đến việc duy trì sự ổn định cũng như sự gắn bó với nghề của đội ngũ giáo viên tại

các nhóm trẻ ĐLTT. Bởi nếu so sánh một cách tương đối thì mức lương ở trường công lập

(trình độ Trung cấp, lương khởi điểm khoảng 1,7tr/tháng, được đóng bảo hiểm) thấp hơn so

với trường tư thục (trình độ Trung cấp, lương khoảng 3,1 - 3,5 tr/tháng, không được đóng bảo

hiểm). Nhiều GV cho biết, nếu được đóng bảo hiểm, GV sẵn sàng trích lương để cùng chủ

nhóm đóng (GV có thể trích đóng 50% giá trị của BH).

"Nếu có cơ hội, em sẽ xin vào trường công vì làm việc trường công ổn định hơn, chế độ đầy

đủ hơn. Nếu trường tư có đầy đủ chế độ thì em sẽ gắn bó lâu dài"36.

4.2.4. Bồi dưỡng chuyên môn

Được tham gia các lớp bồi dưỡng về chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ quản lý là quyền

lợi của các chủ nhóm trẻ ĐLTT (điều 15-thông tư 13/2015/TT-BGDTT) và được bồi dưỡng

nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ là quyền và nhiệm vụ của GV (điều 72,73 luật Giáo

dục sửa đổi 2009). Theo CBQL, chủ nhóm và các GV, công tác bồi dưỡng chuyên môn có ưu

điểm là được Phòng GD tổ chức hàng năm cho các nhóm trẻ ĐLTT tuy vậy công tác này vẫn

còn nhiều hạn chế:

Các đợt tập huấn thường tổ chức trong giờ GV còn phải làm việc (đa số các nhóm trông

trẻ cả thứ 7) do đó hầu như GV ít được tham dự, chủ yếu chỉ có chủ nhóm và 1 GV đi dự sau

đó các nội dung tập huấn sẽ được chia sẻ lại vì thể việc tiếp nhận của các GV/BM cũng bị hạn

chế nhiều.

36 Ý kiến của GV nhóm ĐLTT quả táo xanh, phương Bến cát, Bình Dương

Page 59: BÁO CÁO KH˜O SÁT TH˜C TR˚NG VÀ CƠ CH˝ QU˙N LÝ · PDF filehà n˜i, tháng 10/2016 bỘ giÁo dỤc ĐÀo tẠo bÁo cÁo kh˜o sÁt th˜c tr˚ng vÀ cƠ ch˝ qu˙n lÝ nhÓm

55

Các nhóm trẻ đa số là ghép độ tuổi tuy nhiên các đợt tập huấn chưa có nội dung này vì

vậy chưa hỗ trợ thiết thực về chuyên môn và kĩ năng CS-GD trẻ cho các nhóm. Theo chia sẻ

của chủ nhóm, việc bồi dưỡng chuyên môn (chủ yếu là kĩ năng nghề) chủ yếu diễn ra trực tiếp

tại lớp, GV học nghề của nhau dần thích ứng được với yêu cầu công việc (TLN chủ nhóm ở

Hoàng Mai).

4.3. Quản lý tài chính, hành chính

4.3.1. Quản lý tài chính

Theo quy định về tài chính cho các nhóm trẻ ĐLTT tại chương 4, điều 20, 21, 22 Thông

tư 13/2015/TT-BGDĐT: chủ nhóm được quyền quyết định và chịu trách nhiệm các khoản chi,

mức chi trên cơ sở đảm bảo tuân thủ quy định của nhà nước. Định kỳ hàng quý, hàng năm phải

có báo cáo hoạt động tài chính cho cơ quan quản lý ngành, cơ quan tài chính và cơ quan thuế

cùng cấp theo chế độ kế toán hiện hành. Hàng năm phải thực hiện công khai hoạt động tài

chính gồm mức thu học phí, các khoản thu, các khoản chi.

Qua trao đổi với các chủ nhóm, Cha mẹ trẻ và qua khảo sát các hồ sơ sổ sách của nhóm,

chúng tôi nhận định về công tác quản lý thu chi của các nhóm lớp hiện nay như sau

Quản lý thu

Quản lý thu trong các nhóm trẻ do các chủ nhóm tự quản, thực hiện khác nhau, nhưng

trong cùng địa bàn thì khá tương đồng với nhau và đều dựa trên sự thỏa thuận của chủ nhóm

với CM trẻ.

Kết quả khảo sát cho thấy đa số chủ các nhóm trẻ ĐLTT là người trực tiếp thực hiện

các khoản thu từ CM trẻ mà không tuyển người chuyên trách kế toán hay thủ quỹ. Mỗi chủ

nhóm có sự quản lý và lựa chọn các số thu khác nhau.

Các khoản thu và mức thu

- Mức thu có sự thỏa thuận của chủ nhóm với CM

- Mức thu/tháng bao gồm 2 khoản chính: tiền ăn (10.000 đ- 20.000 đ/ngày), tiền học

phí (300.000đ- 400.000đ)

- Mức thu theo năm (có nơi thu, nơi không): tiền học phẩm (120.000 đ/năm với trẻ

nhà trẻ), tiền đồng phục

Họ có tổ chức chị ạ nhưng để có thể sắp xếp cho các cô đi là khó vì toàn rơi vào giờ

trông trẻ của bọn em. Lớp thì có camera theo dõi nên CM sẽ thắc mắc nếu không thấy đủ cô

giáo trên lớp. Vì vậy bọn em chỉ cố gắng sắp xếp được 1 bạn đi. Nếu không trường không

đảm bảo được an toàn cho trẻ. (TLN chủ nhóm ở Hoàng Mai)

Page 60: BÁO CÁO KH˜O SÁT TH˜C TR˚NG VÀ CƠ CH˝ QU˙N LÝ · PDF filehà n˜i, tháng 10/2016 bỘ giÁo dỤc ĐÀo tẠo bÁo cÁo kh˜o sÁt th˜c tr˚ng vÀ cƠ ch˝ qu˙n lÝ nhÓm

56

- Mức thu thấp, về cơ bản tạm đủ chi phí, phù hợp với điều kiện gia đình trẻ

CM trẻ cho biết “Mức thu không cao, phù hợp với điều kiện kinh tế của các Cha mẹ

trẻ hầu hết là công nhân trẻ, thu nhập thấp”.

Quản lý chi

Kết quả khảo sát cũng cho thấy đa số chủ nhóm là người trực tiếp quản lý chi và các

khoản chi của nhóm, tự ghi chép và cân đối. Hiện nay các khoản chi tại nhóm trẻ ĐLTT rất đa

dạng:

- Chi hàng tháng: chi lương cho GV và NV (GV/ tháng: 3,0 triệu đồng; BM,

NV/tháng: 2,0 triệu - 2,5 triệu đồng); tiền ăn hàng ngày của trẻ

- Trả tiền thuê mặt bằng CSVC nhóm trẻ: theo tháng, 6 tháng hay theo năm; Số tiền

chi trả tùy theo diện tích và vị trí mặt bằng thuê, mướn (9 triệu đồng/ tháng- ở Bình

Dương)

- Chi tiền điện, nước, điện thoại, tiền sửa chữa nhỏ…

- Tiền thuế môn bài: 1 triệu đồng/ năm (trả cho UBND phường ở Bình Dương)

- Một số cơ sở có thưởng chuyên cần, trách nhiệm cho GV/ tháng hoặc quý; thưởng tiền

tết/ năm

Cân đối thu- chi

Các nhóm trẻ gặp nhiều khó khăn trong hoạch toán và cân đối thu-chi

Căn cứ vào thông tin kê khai của các chủ nhóm, nếu với mức thu trên trẻ và với mức

chi đúng các đầu khoản như hiện nay, số trẻ không quá 50, với 2 GV, 2 bảo mẫu, tối thiểu 1

nhân viên nấu ăn, 1 CBQL thì sẽ có nguy cơ chủ nhóm không thu được nguồn lợi nào từ dịch

vụ này, thậm chí phải bù lỗ nếu phải thuê nhà.

Chi phí thì cao, nguồn thu thấp (do chủ yếu là con công nhân), cho nên hàng tháng phải bù

lỗ. Nếu thu cao thì Cha mẹ trẻ sẽ chọn gửi con tại nhóm trẻ khác có mức thu thấp hơn37.

Như vậy, trong việc quản lí thu, chi chủ nhóm với quy định tối đa 50 trẻ/nhóm như hiện

nay khó có thể đảm bảo thu đủ để chi phí, đạt chất lượng CS-GD trẻ và phát triển bền vững của

nhóm trẻ.

Công khai, minh bạch tài chính chỉ mới thực hiện về mặt hình thức, chưa có sự giám sát,

kiểm tra về thu chi tài chính của chủ nhóm.

Công khai, minh bạch được thể hiện:

37 PVS của 1 chủ nhóm tại phường Thới Hòa- Bến Cát – Bình Dương:

Page 61: BÁO CÁO KH˜O SÁT TH˜C TR˚NG VÀ CƠ CH˝ QU˙N LÝ · PDF filehà n˜i, tháng 10/2016 bỘ giÁo dỤc ĐÀo tẠo bÁo cÁo kh˜o sÁt th˜c tr˚ng vÀ cƠ ch˝ qu˙n lÝ nhÓm

57

- Các khoản thu và mức thu được thống nhất theo thỏa thuận giữa chủ nhóm với CM

- Các khoản chi rất rõ ràng, có ghi sổ sách

- Thông báo tới CM trẻ thông qua bảng tài chính công khai và phiếu thu (có ghi rõ các

khoản thu theo tháng).

Tuy nhiên, như ở phần trên đã nêu: với mức thu và khoản thu thấp như trên, mức chi và

khoản chi đa dạng, rõ ràng chủ nhóm có thể thu không đủ chi, thậm chí bị lỗ. Vậy, có cơ sở nào

để biết chắc chắn rằng các khoản chi đúng đối tượng, đúng mục đích và định mức như trong sổ

sách và thông báo công khai của chủ nhóm?! Và tại sao chủ nhóm làm kinh doanh lại chịu thua

lỗ kéo dài?! Như vậy, nếu không có sự giám sát chặt chẽ của chính quyền, CM và cộng đồng về

các khoản thu- chi thì chúng ta không bao giờ trả lời được 2 câu hỏi trên được.

Xin trích dẫn lời của một lãnh đạo doanh nghiệp trao đổi trong một cuộc phỏng vấn sâu

ở Thới Hòa, Bình Dương khi bàn về chất lượng CS-GD trong các nhóm trẻ ĐLTT trên địa bàn

này “...thực sự thì không có cái gì vừa ngon, vừa bổ lại vừa rẻ cả...”

4.3.2. Quản lý cơ sở vật chất và quản lý hành chính

Qua khảo sát thực trạng về quản lý CSVC và hành chính tại các nhóm trẻ chúng tôi

thấy rằng:

Việc quản lí CSVC của chủ nhóm trẻ ĐLTT chưa đảm bảo theo quy định như khi

đăng ký cấp phép

Nhiều hạng mục về hạ tầng và trang thiết bị chưa đảm bảo quản lý đúng theo qui định

như khi đăng kí cấp phép. Ngay từ khi xây dựng đề án để xin được cấp phép, chủ nhóm đã chỉ

ra các hạng mục CSVC và xây dựng hồ sơ bổ sung thay thế theo chu kỳ. Tuy nhiên, hiện tại

CSVC của các nhóm trẻ ĐLTT trong diện khảo sát hầu hết đều không đáp ứng được yêu cầu

về khuôn viên, diện tích, phòng học, sân chơi, đồ dùng, đồ chơi …, nhà bếp và khu vệ sinh

(như phần II đã phân tích). Việc quản lí CSVC đều do chủ nhóm tự quyết định và đa số theo

kiểu “thấy đồ dùng nào thiếu thì mua thay thế, chỗ nào hỏng thì sửa”.

Hầu hết các chủ nhóm đều xác nhận có đầu tư khoản kinh phí hằng năm cho việc mua

sắm, trang bị cơ sở vật chất cho nhóm lớp, chủ yếu là dành cho việc trang bị học liệu, học phẩm

cho các hoạt động của trẻ. Còn lại khoản đầu tư về trang thiết bị CSVC, cải tạo sửa chữa nâng

cấp phòng nhóm hoặc trang bị đồ dùng đồ chơi chung cho trẻ lại ít được đầu tư. Kết quả khảo

sát tại các nhóm lớp ĐLTT cũng cho thấy việc tái đầu tư tại đây không đáp ứng đủ quy mô

phát triển của chính họ. Nếu đầu tư lớn thì sẽ phải thu học phí cao, CM sẽ không gửi được, số

trẻ bị giảm, việc kinh doanh của chủ nhóm bị ảnh hưởng. Vì thế, việc cải tạo cơ sở vật chất,

nâng cao chất lượng chăm sóc và giáo dục trẻ còn gặp nhiều khó khăn.

Page 62: BÁO CÁO KH˜O SÁT TH˜C TR˚NG VÀ CƠ CH˝ QU˙N LÝ · PDF filehà n˜i, tháng 10/2016 bỘ giÁo dỤc ĐÀo tẠo bÁo cÁo kh˜o sÁt th˜c tr˚ng vÀ cƠ ch˝ qu˙n lÝ nhÓm

58

Quản lý hành chính chưa hiệu quả, mang tính hình thức. Số lượng và yêu cầu của

một số loại sổ được đánh giá là không phù hợp với nhóm trẻ. Cụ thể:

Hồ sơ chủ nhóm gồm 8 sổ: Sổ kế hoạch năm học, sổ kế hoạch tháng; Sổ chất lượng, Sổ

nhân sự, Sổ họp, Sổ thanh toán lương, Sổ chi tiết chi, sổ thu thanh toán;

Hồ sơ y tế gồm 5 đầu sổ: Sổ theo dõi sử dụng thuốc, sổ theo dõi xuất nhập thuốc, sổ theo

dõi dịch, sổ họp ban chỉ đạo, sổ theo dõi vệ sinh an toàn thực phẩm;

Hồ sơ thực phẩm gồm 6 sổ: sổ tính khẩu phần ăn, sổ giao nhận thực phẩm, sổ kho, thực

đơn, sổ lưu nghiệm thức ăn, sổ thức ăn chín; và rất nhiều các văn bản chỉ đạo hoạt động của các

nhóm trẻ ĐLTT được cập nhật theo thời gian.

“Các đầu sổ giống hệt như trường công. Chúng em có lực lượng như trường công đâu, CBQL

phải làm hết các đầu sổ đó. Nếu các chị cứ giữ và bắt làm thì bọn em cũng làm được thôi

nhưng chắc chắn sẽ mang tính đối phó.”38

Nguyên nhân: Điều lệ trường MN lại chỉ nêu yêu cầu về hồ sơ sổ sách đối với nhà trường và

GV, chưa có quy định về vấn đề này cho các nhóm ĐLTT. Vì thế, một số địa phương đưa ra yêu

cầu về Hồ sơ sổ sách cho nhóm ĐLTT giống như trường MN

Việc quản lý hồ sơ, sổ sách trong nhóm ĐLTT, nhóm trẻ gia đình còn bất cập do bản

thân chủ nhóm hạn chế về trình độ, nghiệp vụ chuyên môn và kinh nghiệm quản lý hành chính.

Các nhóm trẻ ĐLTT khi mới đi vào hoạt động đều cho biết họ gặp khó khăn trong việc thực

hiện đầy đủ các quy định về hồ sơ sổ sách theo yêu cầu của Phòng GD&ĐT.

Nhiều yêu cầu về quản lý hồ sơ không phù hợp với thực tế nhóm trẻ ĐLTT:

“Nhóm trẻ bọn em không thể có 1 cán bộ y tế chuyên phụ trách. Các chị bắt em có sổ theo dõi

thuốc trong khi chúng em chỉ được sử dụng nước muối sinh lý, thuốc nhỏ mắt nhỏ mũi Khi

nhận thuốc chúng em không được nhận thuốc kháng sinh thế thì có cần giữ 2 đầu sổ này không,

các chị nên xem xét. 5 đầu sổ y tế học đường, chúng em chỉ sử dụng cuốn nhật kí nhận thuốc

từ bố mẹ thôi. Yêu cầu về thành lập ban chỉ đạo y tế học đường là không hợp lý, chúng em có

vài cô thì ai chỉ đạo ai”39

Đối với các nhóm trẻ ĐLTT có quy mô tương đối lớn (khoảng trên 30 trẻ) và hoạt động

ổn định thì việc quản lý các hồ sơ sổ sách khá tốt. Hồ sơ có đầy đủ các thông tin cần thiết về

nhóm lớp, GV và số trẻ, điểm danh đầy đủ theo ngày, theo tháng và cả năm. Những nhóm trẻ

ĐLTT (Bình Dương, Vĩnh Phúc) có quy mô nhỏ khoảng 10-20 trẻ, ghép các độ tuổi từ 13 tháng

38 TLN chủ nhóm quận Hoàng Mai 39 TNL chủ nhóm quận Hoàng Mai

Page 63: BÁO CÁO KH˜O SÁT TH˜C TR˚NG VÀ CƠ CH˝ QU˙N LÝ · PDF filehà n˜i, tháng 10/2016 bỘ giÁo dỤc ĐÀo tẠo bÁo cÁo kh˜o sÁt th˜c tr˚ng vÀ cƠ ch˝ qu˙n lÝ nhÓm

59

đến 30 tháng thì không có sổ sách chuyên môn về giáo dục trẻ. Đặc biệt, trong các nhóm trẻ

gia đình thường không quan tâm và không có hồ sơ quản lý trẻ và nhóm trẻ.

4.4. Đánh giá chung

- Nhiều chủ nhóm không có chuyên môn về GDMN, kinh nghiệm quản lí, thiếu cập

nhật thông tin khiến cho việc quản lý chuyên môn trong nhóm trẻ gặp khó khăn khi thực hiện

các chức năng quản lí, từ lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, giám sát, chỉ đạo và kiểm tra đánh

giá mọi nội dung hoạt động trong nhóm từ trẻ em đến GV. Việc quản lí các hoạt động chuyên

môn phụ thuộc vào sự chỉ đạo của các trường MN công lập, tuy nhiên việc hỗ trợ chuyên môn

từ các trường công lập không được thường xuyên và chưa thực sự phù hợp do sự khác biệt về

đặc điểm giữa 2 loại hình CSGDMN;

- Đội ngũ GV có trình độ chuyên môn không đồng đều, thiếu về số lượng, chưa đảm

bảo về chất lượng, thiếu cập nhật chương trình. Do hạn chế về chế độ và chính sách đãi ngộ

(lương, BHXH, cơ hội thăng tiến…) nên đội ngũ GV không ổn định, thường xuyên thay đổi,

ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục trẻ và gây khó khăn cho việc quản lí của chủ nhóm, đến

việc nâng cao trình độ chuyên môn cho GV. GV ít có cơ hội tham gia bồi dưỡng chuyên môn

- Mức thu thấp và không ổn định ảnh hưởng đến việc nâng cấp, sửa chữa CSVC, cải

thiện chế độ phúc lợi với GV. Khả năng quản lí tài chính hạn chế của các chủ nhóm khiến các

chủ nhóm không có khả năng tính toán một cách phù hợp khi lập dự án thành lập nhóm, khi

duy trì nhóm để phát triển tốt hơn.

- Những thủ tục hành chính như hồ sơ sổ sách không phù hợp với nhóm trẻ cũng gây

những bất ổn trong quản lí của chủ nhóm.

V. THỰC TRẠNG CƠ CHẾ QUẢN LÝ NHÓM TRẺ ĐỘC LẬP TƯ THỤC

5.1. Thực hiện các chính sách của Nhà nước, Bộ, Ngành tại địa phương về quản lý nhóm

trẻ ĐLTT

Các địa phương triển khai thực hiện nghiêm túc các văn bản qui định chung của

Nhà nước, Bộ, Ngành về quản lý nhóm trẻ ĐLTT.

Các địa phương đã thực hiện nghiêm túc các chính sách, quy định của Nhà nước, của

Bộ GD&ĐT, của Ngành về quản lý CSGDMN ngoài công lập trong đó có nhóm trẻ ĐLTT40.

Cụ thể như:

40 Thông tư số 13/2015/TT-BGDĐT Ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động trường mầm non tư thục, quy

định về phân cấp quản lý; Văn bản hợp nhất 05/VBHN-BGDĐT Quyết định về điều lệ trường mầm non do Bộ

Giáo dục và Đào tạo ban hành ngày 13 tháng 2 năm 2014

Page 64: BÁO CÁO KH˜O SÁT TH˜C TR˚NG VÀ CƠ CH˝ QU˙N LÝ · PDF filehà n˜i, tháng 10/2016 bỘ giÁo dỤc ĐÀo tẠo bÁo cÁo kh˜o sÁt th˜c tr˚ng vÀ cƠ ch˝ qu˙n lÝ nhÓm

60

- Thực hiện nghiêm túc việc phân cấp quản lý giáo dục tại địa phương, tăng cường các

biện pháp quản lý, chỉ đạo đối với các CSGDMN ngoài công lập, trong đó có nhóm trẻ ĐLTT.

- Phòng GD&ĐT các quận/huyện phối hợp với UBND xã/phường rà soát, kiểm tra điều

kiện thành lập, hoạt động của các nhóm trẻ ĐLTT trên địa bàn; cấp phép hoạt động cho các

nhóm có đủ điều kiện; hỗ trợ các nhóm chưa đủ các điều kiện tiếp tục hoàn thiện để được cấp

quyết định thành lập và giấy phép hoạt động theo quy định; đình chỉ các nhóm không đủ điều

kiện hoạt đông theo quy định.

- Các CSGDMN công lập tham mưu với UBND xã/phường về việc thực hiện công tác

quản lý đối với các nhóm trẻ ĐLTT trên địa bàn, đồng thời thực hiện nhiệm vụ hướng dẫn,

giúp đỡ về chuyên môn, nghiệp vụ cho các nhóm trẻ ĐLTT được phân công quản lý.

- Đội ngũ giáo viên, nhân viên và chủ nhóm của các nhóm trẻ ĐLTT được cán bộ nghiệp

vụ của Phòng GD&ĐT cấp quận/huyện, trường MN công lập tại địa bàn hỗ trợ, bồi dưỡng về

chuyên môn, nghiệp vụ, và đạo đức nghề nghiệp.

- Có sự phối hợp của các tổ chức, ban, ngành liên quan, chính quyền địa phương trong

thanh tra, kiểm tra (thường xuyên, đột xuất) hoạt động của các nhóm trẻ ĐLTT (chú trọng đặc

biệt vào kiểm tra điều kiện đội ngũ, vệ sinh môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm, chất lượng

bữa ăn, việc đảm bảo an toàn cho trẻ...).

- Tăng cường vai trò trách nhiệm của các khối xóm dân cư, Hội Phụ nữ và các tổ chức

đoàn thể khác tại các xã/phường trong công tác giám sát, phát hiện, ngăn ngừa tiêu cực trong

hoạt động CS-GD ở các nhóm trẻ ĐLTT.

- Tuyên truyền, thông báo công khai các CSGDMN ngoài công lập trên địa bàn đã được

cấp phép và chưa được cấp phép cho cha mẹ trẻ được biết để lựa chọn nhóm lớp đảm bảo điều

kiện CS-GD cho con em mình. Đồng thời tuyên truyền cho nhân dân trong khu dân cư, tổ dân

phố giám sát, phát hiện các nhóm trẻ ĐLTT cố tình hoạt động trái quy định, không đảm bảo

an toàn cho trẻ, đề nghị chính quyền địa phương xử lý theo quy định.

- Thúc đẩy công tác XHH giáo dục, khuyến khích các cá nhân, tổ chức có điều kiện mở

các CSGDMN ngoài công lập nhằm đáp ứng nhu cầu gửi con của các bậc cha mẹ, góp phần

tăng tỉ lệ huy động trẻ ra lớp.

Mỗi địa phương có các hướng dẫn thực hiện chính sách của nhà nước trong quản lý

nhóm trẻ ĐLTT phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương mình

Các địa phương ở các khu vực đều ban hành một số văn bản chỉ đạo, hướng dẫn cụ thể

nhằm tăng cường quản lý các CSGDMN ngoài công lập trong đó có nhóm trẻ ĐLTT:

Tại Hà Nội: Sở GD&ĐT Hà Nội tham mưu với UBND thành phố ban hành các văn bản tăng

cường công tác quản lý hoạt động của các CSGDMN ngoài công lập trong đó có nhóm trẻ

Page 65: BÁO CÁO KH˜O SÁT TH˜C TR˚NG VÀ CƠ CH˝ QU˙N LÝ · PDF filehà n˜i, tháng 10/2016 bỘ giÁo dỤc ĐÀo tẠo bÁo cÁo kh˜o sÁt th˜c tr˚ng vÀ cƠ ch˝ qu˙n lÝ nhÓm

61

ĐLTT và khuyến khích XHH GD như: Chỉ thị 25/2013/CT-UBND ngày 11/11/2013; Nghị

quyết số 06/2009/NQ-HĐND ngày 17/7/2009 về việc đẩy mạnh XHH GD&ĐT, y tế của TP

Hà Nội giai đoạn 2009 -2015; Đề án 104/ĐA-UBND ngày 30/7/2009 của UBND TP đẩy mạnh

XHH GD&ĐT TP Hà Nội giai đoạn 2009-2015; Quyết định số 11/2015/QĐ-UBND ngày

19/5/2015 về chính sách khuyến khích XHH trong lĩnh vực GD; Quyết định 22/2012/QĐ-

UBND ngày 28/8/2012 về miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập, cơ chế thu, sử dụng học

phí đối với các cơ sở GD thuộc hệ thống giáo dục quốc dân …

Tại Nghệ An: Sở GD&ĐT tỉnh Nghệ An ban hành các công văn chỉ đạo tăng cường công

tác quản lý hoạt động của các cơ sở ngoài công lập trong đó có nhóm trẻ ĐLTT: Công văn số

499/SGD-GDMN ngày 28/3/2013, công văn số 1811/SGDĐT- GDMN ngày 26/9/2013, công

văn số 2546/SGDĐTT-GDMN ngày 20/12/2013. UBND TP Vinh đã ban hành công văn về:

(1) Tăng cường, chấn chỉnh công tác quản lý các CSGDMN ngoài công lập: Công văn số

3587/UBND-GD ngày 15/8/2013, Công văn số 5969/UBND-GD ngày 23/12/2013, Công văn

số 5399/UBND-GD ngày 31/10/2014; (2) Hỗ trợ các nhóm trẻ ĐLTT về chuyên môn nghiệp

vụ: Công văn số 362 /PGDĐT – MN ngày 06/ 9/2013, Công văn số 656 /PGDĐT – MN ngày

20/10/2014, Công văn số 108/PGD&ĐT-MN ngày 04/3/2015, Công văn số 375/PGDĐT ngày

13/9/2013 v/v Hướng dẫn các trường MN công lập thực hiện nhiệm vụ hỗ trợ các nhóm lớp

ĐLTT; Công văn số 512/PGDĐT- MN v/v Hướng dẫn các trường MN công lập tăng cường hỗ

trợ quản lý các CSGDMN ngoài công lập năm học 2014-2015

Tỉnh Bình Dương: Sở GD&ĐT tỉnh Bình Dương ban hành văn bản hướng dẫn cụ thể để

tăng cường công tác quản lý, kiểm tra các nhóm trẻ ĐLTT, tăng cường các điều kiện, nâng cao

chất lượng giáo dục trong các CSGDMN ngoài công lập phù hợp với thực tế như Công văn số

1449/SGDĐT-GDMN ngày 20/9/2013 về bảo đảm an toàn tuyệt đối về thể chất và tinh thần cho

trẻ tại các cơ sở GDMN; Công văn số 1612/SGDĐT-MN ngày 22/9/2014 về việc tăng cường quản

lý, chỉ đạo phát triển GDMN ngoài công lập.

Tỉnh Vĩnh Phúc: Sở GD&ĐT Vĩnh Phúc và Phòng GD&ĐT xây dựng một số văn bản

chỉ đạo tăng cường quản lý các CSGDMN ngoài công lập: Công văn số 497/GDĐT ngày

23/12/2013, Công văn số 240/GDĐT ngày 10/6/2014.

Tỉnh Lào Cai: UBND thành phố Lào Cai và Phòng GD&ĐT thành phố Lào Cai phối hợp

ban hành công văn số 1172/UBND-PGD ngày 27/12/2013; Công văn số 305/UBND-PGD ngày

06/4/2015; Công văn số 763/UBND-PGD ngày 09/4/2015 về việc tăng cường quản lý, chỉ đạo

các CSGDMN ngoài công lập trong đó có nhóm trẻ ĐLTT.

Tỉnh Gia Lai: UBND tình và Phòng GD&ĐT ban hành các công văn liên quan đến việc

thực hiện công tác quản lý nhóm trẻ ĐLTT như: số 1192/SGDĐT-GDMN v/v đảm bảo an toàn

Page 66: BÁO CÁO KH˜O SÁT TH˜C TR˚NG VÀ CƠ CH˝ QU˙N LÝ · PDF filehà n˜i, tháng 10/2016 bỘ giÁo dỤc ĐÀo tẠo bÁo cÁo kh˜o sÁt th˜c tr˚ng vÀ cƠ ch˝ qu˙n lÝ nhÓm

62

cho trẻ em tại các cơ sở GDMN ngày 11/09/2013; Số 1282/ SGDĐT-GDMN v/v tăng cường

kiểm tra công tác CS, nuôi dưỡng và GD trẻ tại các CSGDMN tư thục ngày 14/10/2013; 1673/

SGDĐT-GDMN v/v tăng cường công tác quản lý các CSGDMN ngoài công lập ngày

27/12/2013; Số 13/UBND-VHXH v/v tăng cường công tác quản lý các CSGDMN ngoài công

lập ngày 2/01/2014.

Chỉ có Bình dương và Vĩnh phúc xây dựng chính sách riêng với nhóm trẻ ĐLTT:

Trên cơ sở Đề án “Hỗ trợ, phát triển nhóm trẻ ĐLTT ở khu vực khu công nghiệp, khu

chế xuất đến 2020” đã được Thủ tướng Chính phủ ký theo Quyết định số 404/QĐ-TTg ngày

20 tháng 3 năm 2014, chính quyền tỉnh Bình Dương và tỉnh Vĩnh Phúc đã có những định hướng

về chính sách để hỗ trợ cho các nhóm trẻ ĐLTT tại các khu công nghiệp.

Tại tỉnh Bình Dương đã thành lập Ban chỉ đạo đề án “Hỗ trợ, phát triển nhóm trẻ ĐLTT

ở khu vực khu công nghiệp, khu chế xuất đến 2020”41 .

Tại tỉnh Vĩnh Phúc: xây dựng đề án của tỉnh về “Nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi

dưỡng giáo dục trẻ 3-36 tháng tuổi giai đoạn 2015-2020”

Đề án của tỉnh Vĩnh Phúc đã nêu trách nhiệm của các cấp quản lí từ xây dựng cơ chế

phối hợp trong xây dựng kế hoạch phát triển và kiểm tra đánh giá của các cấp từ tỉnh đến huyện,

xã phường và các trường mầm non công lập;

Đề án cũng qui định những nội dung và mức hỗ trợ tài chính và chỉ rõ nguồn kinh phí. Một

số nội dung hỗ trợ:

+ Hỗ trợ tiền ăn cho trẻ (từ 6 đến 36 tháng tuổi trong các các CSGDMN bao gồm nhóm

trẻ ĐLTT được cấp phép và nhóm trẻ trong trường MN cả công lập và tư thục) ở xã đặc biệt

khó khăn, trẻ mồ côi, con hộ nghèo, trẻ khuyết tật: 120.000đ/trẻ/tháng (bằng mức hỗ trợ theo

qui định của Chính phủ đối với trẻ mẫu giáo diện chính sách). Hỗ trợ tiền ăn cho trẻ (đối tượng

còn lại) trong các nhóm trẻ ĐLTT được cấp phép và nhóm trẻ trong các cơ sở giáo dục mầm

non với mức 50.000đồng/ trẻ/ tháng.

+ Hỗ trợ kinh phí từ ngân sách tỉnh đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất

nghiệp (22% trong đó bảo hiểm xã hội 18%, bảo hiểm y tế 3%, bảo hiểm thất nghiệp 1%) theo

trình độ chuyên môn cho GV dạy trong các CSGDMN tư thục (nhóm trẻ ĐLTT được cấp phép

và trường mầm non tư thục); Hỗ trợ kinh phí bồi dưỡng cho chủ cơ sở, GV, bảo mẫu các nhóm

trẻ ở các nhóm trẻ ĐLTT và nhóm trẻ gia đình mỗi lớp tập huấn là 60 triệu đồng/lớp.

41Quyết định số 404/QĐ-TTg ngày 20 tháng 3 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ) do UBND tỉnh Bình Dương

làm Trưởng ban chỉ đạo đề án.

Page 67: BÁO CÁO KH˜O SÁT TH˜C TR˚NG VÀ CƠ CH˝ QU˙N LÝ · PDF filehà n˜i, tháng 10/2016 bỘ giÁo dỤc ĐÀo tẠo bÁo cÁo kh˜o sÁt th˜c tr˚ng vÀ cƠ ch˝ qu˙n lÝ nhÓm

63

+ Khuyến khích các tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện thành lập các CSGDMN tư thục

trên địa bàn theo quy hoạch; Đối với tổ chức, cá nhân thành lập nhóm trẻ ĐLTT (có dự án được

cơ quan chức năng thẩm định, phê duyệt theo quy định của pháp luật) được hỗ trợ 100% lãi xuất

vay trong 12 tháng đầu với mức vay tối đa là 200 triệu đồng từ ngân sách tỉnh, ủy thác qua ngân

hàng Chính sách xã hội; Hỗ trợ đồ dùng, đồ chơi thiết yếu cho các nhóm trẻ ĐLTT được cấp phép

với mức 32 triệu đồng/ nhóm; Thực hiện các chính sách ưu đãi khác theo qui định của pháp luật.

Như vậy, với đặc trưng của khu vực công nghiệp, khu chế xuất, Bình Dương và Vĩnh

Phúc đã có những chính sách, đề án, dự án riêng để phát triển, mở rộng mạng lưới nhóm trẻ

ĐLTT trên địa bàn nhằm đáp ứng nhu cầu cấp thiết của thực tiễn về CS-GD trẻ dưới 36 tháng

tuổi tại khu vực.

Khu vực đông dân cư và dân tôc thiểu số chưa xây dựng quy định riêng cho sự phát

triển của nhóm trẻ ĐLTT

Tỉnh Lào Cai và Gia Lai đều chưa có đề án hay chính sách riêng để nâng cao chất

lượng CS-GD trẻ dưới 36 tháng tuổi cũng như phát triển nhóm trẻ ĐLTT. Tại Hà Nội và Nghệ

An, chính quyền cấp tỉnh/TP không có chính sách riêng đối với nhóm trẻ ĐLTT. Hà Nội khuyến

khích phát triển trường mầm non tư thục nhưng không khuyến khích mở các nhóm lớp độc lập

tư thục. UBND Thành phố Hà Nội chỉ đạo UBND các quận/huyện hạn chế tối đa mở nhóm lớp

ĐLTT.

Các địa phương còn gặp khó khăn trong việc chỉ đạo triển khai thực hiện các văn bản về

quản lý nhóm trẻ ĐLTT như hướng dẫn các nhóm trẻ ĐLTT trong việc đóng bảo hiểm cho GV do

các nhóm trẻ không có tư cách pháp nhân dù đã được cấp phép. GV phải đóng bảo hiểm theo phương

thức tự nguyện.

Tóm lại: Các địa phương tham gia khảo sát đã thực hiện nghiêm túc các văn bản qui định của

Chính phủ, Bộ, Ngành về quản lý nhóm trẻ ĐLTT. Mỗi địa phương đã có những qui định cụ thể

nhằm thực hiện những văn bản của cấp trên trong công tac quản lý nhóm trẻ ĐLTT phù hợp với thực

tế địa phương.

5.2. Cơ chế quản lý, phân cấp, phối hợp trong quản lý nhóm trẻ ĐLTT tại địa phương

5.2.1. Quản lí và phân cấp quản lý của UBND cấp xã và Phòng GD&ĐT cấp huyện

Việc quản lí và phân cấp quản lý của UBND cấp xã và Phòng GD&ĐT cấp huyện đối

với các nhóm trẻ ĐLTT hiện nay hợp lý về mặt hình thức.

Kết quả khảo sát ở cả ba khu vực đều cho thấy hiện nay việc quản lý, phân cấp, phối

hợp và ủy quyền của các chủ thể quản lí đối với nhóm trẻ ĐLTT đều thực hiện theo quy định,

thể hiện ở sơ đồ sau:

Page 68: BÁO CÁO KH˜O SÁT TH˜C TR˚NG VÀ CƠ CH˝ QU˙N LÝ · PDF filehà n˜i, tháng 10/2016 bỘ giÁo dỤc ĐÀo tẠo bÁo cÁo kh˜o sÁt th˜c tr˚ng vÀ cƠ ch˝ qu˙n lÝ nhÓm

64

Sơ đồ 1. Cơ chế quản lí nhóm Độc lập tư thục

a/ UBND cấp xã/phường

UBND cấp xã/phường dưới sự chỉ đạo trực tiếp của UBND cấp huyện/quận tổ chức

quản lý việc cấp/ thu hồi giấy phép và tham gia kiểm tra, giám sát hoạt động của các nhóm trẻ

ĐLTT trên địa bàn.

Theo quy định tại các văn bản chỉ đạo42, việc quản lý các nhóm trẻ ĐLTT hiện nay trên

cả ba khu vực khảo sát đều cho thấy: UBND cấp xã/phường thực hiện theo đúng các văn bản

chỉ đạo chung. Trong đó UBND cấp xã/phường có trách nhiệm hướng dẫn hồ sơ thủ tục xin

phép hoạt động; Tiếp nhận hồ sơ xin cấp phép thành lập của chủ nhóm; Rà soát các điều kiện

của nhóm, có biên bản và hồ sơ gửi lên Phòng GD&ĐT quận/huyện sau đó ra quyết định cấp

phép thành lập và hoạt động cho nhóm trẻ ĐLTT trên cơ sở kết quả thẩm định điều kiện hoạt

động do Phòng GD&ĐT cấp huyện cung cấp; Phối hợp, giám sát quá trình hoạt động của nhóm

trẻ ĐLTT.

Kết quả khảo sát cho thấy thực hiện các văn bản chỉ đạo của Nhà nước về quản lý nhóm

trẻ ĐLTT có gặp nhiều khó khăn, cụ thể:

- Do đặc thù có nhiều nhóm trẻ ĐLTT trong địa bàn phải quản lý trong khi lực lượng

cán bộ của UBND phường, xã mỏng, phải kiêm nhiệm nhiều việc lại không có chuyên môn và

thiếu chế tài đủ mạnh nên quản lý các nhóm trẻ ĐLTT chưa thực sự hiệu quả ở khu vực đông

dân cư và khu công nghiệp

- Đa số UBND phường, xã giao toàn bộ trách nhiệm quản lý giám sát hoạt động của

nhóm trẻ ĐLTT sau cấp phép cho Phòng GD&ĐT và trường MN công lập trên địa bàn, tuy

nhiên, thiếu các quy định phân công trách nhiệm và quyền lợi rõ ràng.

42 Điều 5 Thông tư số 13/2015/TT-BGDĐT Ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động trường mầm non tư thục, quy

định về phân cấp quản lý; Điều 4, Văn bản hợp nhất 05/VBHN-BGDĐT ngày 13 tháng 2 năm 2014 Quyết định

về điều lệ trường mầm non do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành

Page 69: BÁO CÁO KH˜O SÁT TH˜C TR˚NG VÀ CƠ CH˝ QU˙N LÝ · PDF filehà n˜i, tháng 10/2016 bỘ giÁo dỤc ĐÀo tẠo bÁo cÁo kh˜o sÁt th˜c tr˚ng vÀ cƠ ch˝ qu˙n lÝ nhÓm

65

- Địa phương khó kiểm soát thông tin về chủ nhóm do thiếu cơ chế giám sát và thiếu

các chế tài để xử phạt. Hiện nay ở các địa phương, đặc biệt là khu vực đông dân cư và khu

công nghiệp có hiện tượng 1 chủ nhóm quản lý nhiều cơ sở ở nhiều địa điểm khác nhau. Khi

thành lập rồi, có hiện tượng mua đi, bán lại các nhóm cho người quản lý khác…Mặt khác, khi

không thu hút được trẻ, nhóm giải thể thì chủ nhóm cũng không thông báo với chính quyền, vì

thế, gây rất nhiều khó khăn cho địa phương trong việc giải quyết các thủ tục liên quan cấp/thu

hồi giấy phép hoạt động và quản lý chủ nhóm, nhóm trẻ.

b/ Quản lí của Phòng GD& ĐT cấp huyện

Phòng GD&ĐT dưới sự chỉ đạo của Sở GD&ĐT, chỉ đạo trường MN công lập trực tiếp

hỗ trợ về chuyên môn cho nhóm trẻ ĐLTT, hỗ trợ UBND xã/phường trong quản lý nhóm trẻ

ĐLTT

Theo quy định tại các văn bản chỉ đạo43 việc quản lý các nhóm trẻ ĐLTT hiện nay tại

các khu vực được Phòng GD&ĐT thực hiện theo đúng quy định của Nhà nước. Trong đó,

Phòng GD&ĐT chịu trách nhiệm thẩm định các điều kiện đảm bảo hoạt động giáo dục của

nhóm trẻ ĐLTT khi có hồ sơ thành lập nhóm trẻ theo đề nghị của UBND cấp xã/phường; giúp

UBND cấp xã/phường có căn cứ để ra quyết định thành lập nhóm trẻ ĐLTT và kiến nghị giải thể

khi nhóm không đáp ứng các điều kiện; Hỗ trợ, tư vấn cho các nhóm trẻ ĐLTT về các điều kiện hoàn

thiện để được cấp phép; Phòng GD&ĐT tham gia giám sát, kiểm tra, đánh giá các hoạt động

chuyên môn của nhóm trẻ ĐLTT thường kì và đột xuất trong năm học; Phân công trường

MNCL cùng quản lý, giám sát, hỗ trợ chuyên môn cho các nhóm trẻ ĐLTT trên địa bàn.

Kết quả khảo sát cho thấy một số Phòng GD&ĐT đã có những tham mưu tốt cho Sở

GD&ĐT, từ đó giải quyết được phần nào những vấn đề tồn đọng trong quản lý các nhóm trẻ

ĐLTT:

- Ở khu công nghiệp: tỉnh Bình Dương đã đưa nghề bảo mẫu vào danh sách 16 nghề nông

thôn tại tỉnh. Tính đến tháng 8/2015, Thị xã Bến Cát đã đào tạo, cấp chứng chỉ Bảo mẫu được

cho 80 người trong đó ưu tiên những người có hộ khẩu tại tỉnh và những người hiện đang chăm

sóc trẻ tại các nhóm trẻ ĐLTT.

Phúc Yên kiên quyết giải tán nhóm trẻ gia đình không đủ điều kiện, tuy nhiên cũng có khó khăn

vì nếu giải tán các nhóm trẻ này thì các gia đình có con nhỏ khoảng 6 - 12 tháng không có nơi

nào gửi con để đi làm. Hơn nữa các điểm trông giữ họ khẳng định đây là tôi trông cháu tôi,

hàng xóm chỉ gửi con một lúc 44.

43 Điều 5 Thông tư số 13/2015/TT-BGDĐT Ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động trường mầm non tư thục, quy

định về phân cấp quản lý; Văn bản hợp nhất 05/VBHN-BGDĐT năm 2014 Quyết định về điều lệ trường mầm

non do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành 44 Ý kiến của cán bộ quản lý trường MN Trưng Nhị, TX Phúc Yên – Vĩnh Phúc

Page 70: BÁO CÁO KH˜O SÁT TH˜C TR˚NG VÀ CƠ CH˝ QU˙N LÝ · PDF filehà n˜i, tháng 10/2016 bỘ giÁo dỤc ĐÀo tẠo bÁo cÁo kh˜o sÁt th˜c tr˚ng vÀ cƠ ch˝ qu˙n lÝ nhÓm

66

Ở khu vực dân tộc thiểu số, Phòng GD&ĐT tích cực tham mưu với UBND huyện về vấn

đề quy hoạch phát triển trường lớp tại địa phương nhằm nâng cao tỉ lệ nhập học mầm non cho

trẻ.

Mỗi xã sẽ thành lập một trường mầm non công lập, hiện nay có trường mẫu giáo nhưng chưa

có điều kiện thu hút trẻ độ tuổi nhà trẻ. 4 xã đang được đầu tư xây dựng nông thôn mới bắt

buộc phải đầu tư xây dựng trường mầm non45.

Phòng GD&ĐT cấp huyện ở cả 3 khu vực thực hiện tổ chức các khóa bồi dưỡng chuyên môn

và hỗ trợ chuyên môn cho GV nhóm trẻ ĐLTT, tuy nhiên số lượng giáo viên, bảo mẫu được tham

gia các hoạt động này còn chưa nhiều

Trong 2 năm làm việc tại nhóm chưa được tham dự bất kì hoạt động bồi dưỡng chuyên

môn nào của Phòng GD&ĐT huyện cũng như của trường MNCL46.

Có những giáo viên từ khi làm việc tại nhóm lớp 2- 3 năm, mới được tham gia 1 lần

bồi dưỡng chuyên môn do Phòng GD&ĐT tổ chức. Một số GV, bảo mẫu chưa được tham

gia bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ gì 47.

Kết quả khảo sát cho thấy: Hiện các Phòng GD&ĐT chưa tổ chức được các lớp bồi

dưỡng dành riêng về quản lí cho Chủ nhóm trẻ ĐLTT, đặc biệt là quản lí về tài chính. Việc hỗ

trợ, bồi dưỡng chuyên môn của Phòng GD&ĐT còn chưa được thường xuyên, chưa đạt hiệu

quả cao.

Những hạn chế chung trong công tác quản lý chuyên môn của Phòng GD&ĐT là:

- Nội dung tập huấn, bồi dưỡng chưa sát, chưa phù hợp với điều kiện và nhu cầu thực tế

ở nhóm lớp ĐLTT (với các lớp ghép là chủ yếu).

- Số lượng các chuyên đề được bồi dưỡng còn chưa nhiều do đó nội dung kiến thức được

giáo viên, bảo mẫu được học chưa thực sự đầy đủ, hệ thống.

- Thời gian tổ chức bồi dưỡng chưa phù hợp.

Giáo viên mong muốn được học cách chăm trẻ, cách cho trẻ ăn, ngủ, thay tã.48

45 Ý kiến của chị A, phòng MN huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai 46 Ý kiến chị VPAĐ tại huyện Chư Sê, Gia Lai 47 Theo ý kiến của Nguyễn K L ở Cốc Lếu - Lào Cai, 31 tuổi học hết lớp 10 48 Ý kiến của chị Trần Thị B V, 41 tuổi, học hết lớp 10, hiện đang làm bảo mẫu với mức lương 3 triệu/tháng.

Page 71: BÁO CÁO KH˜O SÁT TH˜C TR˚NG VÀ CƠ CH˝ QU˙N LÝ · PDF filehà n˜i, tháng 10/2016 bỘ giÁo dỤc ĐÀo tẠo bÁo cÁo kh˜o sÁt th˜c tr˚ng vÀ cƠ ch˝ qu˙n lÝ nhÓm

67

Nguyên nhân: Các Phòng GD&ĐT số lượng chuyên viên mỏng, địa bàn quản lý rộng,

chưa có chuyên viên chuyên trách về nhóm trẻ ĐLTT. Ngoài ra, các cấp quản lý chưa thực sự

coi trọng việc phát triển và đảm bảo chất lượng CS-GD trẻ dưới 36 tháng tuổi trong nhóm trẻ

ĐLTT, nhóm trẻ gia đình.

Trường mầm non công lập

Trường MN công lập hỗ trợ về chuyên môn cho nhóm trẻ ĐLTT trong phạm vi

xã/phường trường phụ trách, dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Phòng GD&ĐT.

Kết quả khảo sát trên cả ba khu vực cho thấy, trường MN công lập thực hiện chức năng

hướng dẫn lập kế hoạch và giám sát, kiểm tra trong một số lĩnh vực hoạt động chuyên môn của

nhóm trẻ ĐLTT như: lập kế hoạch và thực hiện Chương trình chăm sóc và giáo dục tại nhóm

lớp; gửi các phiên chế nội dung hoạt động năm, tháng, tuần, thậm chí cả thực đơn cho nhóm

lớp ĐLTT; hướng dẫn hồ sơ sổ sách hành chính trong nhóm lớp; kiểm tra cơ sở vật chất; tham

gia kiểm tra điều kiện đảm bảo an toàn cho trẻ; chất lượng khẩu phần ăn,…Điều này thể hiện

rõ nét ở Vĩnh Phúc khi mà toàn bộ hoạt động chuyên môn dành cho trẻ ở các nhóm trẻ ĐLTT

(từ nội dung chăm sóc nuôi dưỡng cho đến hoạt động giáo dục cho trẻ) đều được xây dựng

giống như ở trường MN công lập.

Một số trường MN công lập (Vĩnh Phúc) đã tổ chức tập huấn lại cho giáo viên nhóm

trẻ ĐLTT sau khi được tham dự tập huấn của do Phòng GD&ĐT. Một số nội dung tập huấn đã

được giáo viên, chủ nhóm trẻ ĐLTT đánh giá là rất bổ ích.

Trường MN Trưng Nhị (Vĩnh Phúc) đã tổ chức bồi dưỡng cho giáo viên các nhóm trẻ ĐLTT

về Đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, vệ sinh và dinh dưỡng cho trẻ; Phòng cháy chữa cháy,

và Tổ chức chế độ sinh hoạt cho trẻ tại trường mầm non49.

Tuy nhiên, sự hỗ trợ chuyên môn của trường MNCL chưa sát thực, chưa phù hợp với

nhóm trẻ ĐLTT.

- Đội ngũ CBQL trường MN công lập ít trong khi số lượng nhóm trẻ ĐLTT trên địa bàn

nhiều, gây khó khăn cho việc thực hiện quản lý, giám sát nhóm trẻ ĐLTT một cách thường xuyên

(khu công nghiệp, khu đông dân cư)

Phường Thới Hòa (Bến Cát- Bình Dương) có 01 trường MN công lập nhưng hỗ trợ hơn 25 nhóm

trẻ ĐLTT thuộc phường; Trường Sao Mai (thành phố Vinh, Nghệ An) hỗ trợ 12 nhóm trẻ ĐLTT

của cả 2 phường Quán Bàu và Lê Lợi; Trường MN Lĩnh Nam (Hoàng Mai, Hà Nội) hỗ trợ 27

nhóm trẻ 50.

49 Ý kiến Hiệu trưởng trường mầm non Trưng Nhị - Vĩnh Yên – Vĩnh Phúc 50 Kết quả tại thời điểm khảo sát

Page 72: BÁO CÁO KH˜O SÁT TH˜C TR˚NG VÀ CƠ CH˝ QU˙N LÝ · PDF filehà n˜i, tháng 10/2016 bỘ giÁo dỤc ĐÀo tẠo bÁo cÁo kh˜o sÁt th˜c tr˚ng vÀ cƠ ch˝ qu˙n lÝ nhÓm

68

- Đa số trường MN công lập thực hiện bồi dưỡng chuyên môn không thường xuyên và nếu

có, tổ chức trong giờ hành chính nên không phù hợp với GV nhóm ĐLTT.

Giáo viên (ở Bến Cát, Bình Dương) từ khi làm việc tại nhóm lớp (3 năm), mới được

tham gia 1 lần bồi dưỡng chuyên môn do trường MN công lập trên địa bàn tổ chức.

- Đa số trường MN công lập không có nhóm trẻ, hoặc có nhưng được tổ chức theo độ

tuổi, nên việc hướng dẫn chuyên môn cho nhóm trẻ ĐLTT ghép các độ tuổi nhà trẻ gặp rất

nhiều khó khăn.

- Chưa có chế độ hỗ trợ cho Ban giám hiệu trường MN công lập trong việc tham gia quản

lý hướng dẫn về chuyên môn đối với nhóm trẻ ĐLTT (ngoại trừ Bình Dương có chế độ của

tỉnh hỗ trợ với mức tính 4 ngày công/1 người/1 tháng cho các CBQL ở trường MNCL đang

thực hiện việc hỗ trợ cho các nhóm trẻ ĐLTT trong địa bàn trường quản lý).

Như vậy, việc quản lý nhóm trẻ ĐLTT ở các địa phương đã theo đúng các văn bản quản

lý chỉ đạo về mặt hình thức, tuy nhiên, trên thực tế còn gặp nhiều khó khăn, bất cập gây ảnh

hưởng đến phát triển nhóm trẻ và đảm bảo chất lượng CS-GD trẻ tại các nhóm trẻ ĐLTT hiện

nay.

5.2.2. Cơ chế phối hợp trong quản lý nhóm trẻ ĐLTT của các tổ chức chính trị, xã hội tại

cơ sở

Việc phối hợp và tham gia của các tổ chức chính trị, xã hội vào quản lý nhóm trẻ

ĐLTT phụ thuộc vào quy định phân công của UBND xã/ phường dưới sự tham mưu của

trường MN công lập và phòng GD&ĐT trong đó trách nhiệm chủ yếu vẫn thuộc về Phòng

GD&ĐT, trường MN công lập.

Do hạn chế về chuyên môn và quản lí nhóm trẻ ĐLTT, đồng thời chưa có những qui

định phân chia trách nhiệm rõ ràng nên chưa phát huy tối đa sự tham gia và vai trò của các

bên

Hiện nay chưa có văn bản quản lý hành chính nào nêu cụ thể về quyền hạn, trách nhiệm của

các tổ chức chính trị xã hội, cá nhân trong cộng đồng trong việc tham gia, phối hợp, tư vấn giám

sát nhóm trẻ ĐLTT. Mặc dù vậy, kết quả khảo sát ở cả ba khu vực cho thấy: các tổ chức chính

trị xã hội trên địa bàn, dưới sự chỉ đạo của UBDN cấp phường, xã đã tham gia và phối hợp ở

mức độ khác nhau trong việc quản lý nhóm trẻ ĐLTT, trong đó đáng kể nhất là vai trò của Tổ

dân phố và Hội phụ nữ.

Tổ dân phố thể hiện là tổ chức cộng đồng tham gia tích cực nhất vào quản lý nhóm trẻ

ĐLTT tại các địa phương được khảo sát. Tổ trưởng dân phố được giao trách nhiệm báo lên

Page 73: BÁO CÁO KH˜O SÁT TH˜C TR˚NG VÀ CƠ CH˝ QU˙N LÝ · PDF filehà n˜i, tháng 10/2016 bỘ giÁo dỤc ĐÀo tẠo bÁo cÁo kh˜o sÁt th˜c tr˚ng vÀ cƠ ch˝ qu˙n lÝ nhÓm

69

UBND phường/ xã về tình hình hoạt động của các nhóm ĐLTT, nhóm trẻ gia đình để phối hợp

với Phòng GD&ĐT thành lập đoàn kiểm tra liên ngành, kiểm tra các điều kiện của nhóm lớp,

hỗ trợ các thủ tục để thành lập nhóm lớp và giám sát trong quá trình hoạt động. Bên cạnh đó,

tổ dân phố còn thể hiện vai trò chủ động trong việc vận động, tổ chức và phối hợp với các Hội

phụ nữ, Đoàn thanh niên trong việc quyên góp ủng hộ và tặng quà cho trẻ em trên địa bàn trong

các dịp lễ, tết hay trong các hoạt động chăm sóc sức khỏe cộng đồng.

“Tổ trưởng dân phố vận động các nhà tài trợ (mạnh thường quân) ở khu phố, kết hợp

với đoàn thanh niên lập danh sách Tặng vở cho trẻ có hoàn cảnh khó khăn chuẩn bị vào học

lớp 1: 700 cuốn + 100 cây bút chì (mỗi cháu 5 cuốn vở + 1 cây bút chì)”51.

Hội phụ nữ là tổ chức có sự phối hợp và thể hiện vai trò tương đối rõ nét trong việc cùng

tham gia quản lý nhóm trẻ ĐLTT. Ví dụ: Tại TP Vinh, Nghệ An, Hội Phụ nữ đã khá chủ động và

tích cực trong việc tham gia quản lí nhóm trẻ ĐLTT. Hội nhận phụ trách một nhóm trẻ ĐLTT

trên địa bàn phường và xây dựng thành mô hình giám sát về chế độ dinh dưỡng đối với trẻ;

nhân lực và cơ sở vật chất; công tác quản lý của chủ nhóm.

Tại Phúc Yên, Vĩnh Phúc, việc quản lý nhóm trẻ ĐLTT hoàn toàn do trường MN công lập

phụ trách, không thấy vai trò của tổ dân phố và các tổ chức chính trị xã hội khác trong các hoạt

động phối hợp quản lý nhóm trẻ ĐLTT.

Các tổ chức chính trị xã hội khác đã bước đầu thể hiện sự phối hợp trong quản lý nhóm

trẻ ĐLTT với mức độ khác nhau, cụ thể:

+ Ủy ban dân số, Mặt trận tổ quốc phối hợp với các ban ngành, trường MN công lập phụ trách

giám sát nhóm trẻ gia đình trên địa bàn.

+ Đoàn thanh niên tham gia phối hợp trong giám sát hoạt động của nhóm nhưng vai trò

mờ nhạt hơn. “Việc hỗ trợ các nhóm trẻ ĐLTT không có trong chức năng, nhiệm vụ của Đoàn

Thanh niên, vì vậy Đoàn Thanh niên không thể hỗ trợ gì”52.

+ Trung tâm y tế cộng đồng phối hợp trong việc kiểm tra, tư vấn, kiểm tra đột xuất việc

chăm sóc giáo dục trẻ dưới 36 tháng của nhóm lớp ĐLTT dưới hình thức kiểm tra sức khỏe 2

lần/năm, phối hợp khám sức khỏe toàn diện theo định kì, kiểm tra bếp ăn, cơ sở vật chất và vấn đề

vệ sinh an toàn thực phẩm. Trung tâm y tế phối hợp trong việc quản lý, kiểm tra giám sát các

51Ý kiến của ông THT, trưởng ban điều hành khu phố 3 phường Mỹ Phước, TX Bến Cát – Bình Dương 52Ý kiến của Đại diện Đoàn Thanh niên quận HM, TP Hà Nội

Page 74: BÁO CÁO KH˜O SÁT TH˜C TR˚NG VÀ CƠ CH˝ QU˙N LÝ · PDF filehà n˜i, tháng 10/2016 bỘ giÁo dỤc ĐÀo tẠo bÁo cÁo kh˜o sÁt th˜c tr˚ng vÀ cƠ ch˝ qu˙n lÝ nhÓm

70

hoạt động của các CSGDM, tuy nhiên, chỉ khi có nội dung liên quan và chỉ phối hợp được 1

vài cơ sở, do số lượng CSGDMN ngoai công lập nhiều.

Như vậy, các tổ chức chính trị xã hội bước đầu đã có sự tham gia vào việc quản lý

nhóm trẻ ĐLTT, tuy nhiên, mức độ và hiệu quả của sự tham gia khác nhau. Tổ dân phố tham

gia giám sát khá hiệu quả nhưng không đều khắp ở các địa phương. Hội phụ nữ (ở khu công

nghiệp và khu vực dân tộc thiểu số) Hội cựu giáo chức, Hội khuyến học.. chỉ tham gia khi được

mời và thể hiện sự hỗ trợ vào các dịp lễ tết, tuy nhiên, Đoàn thanh niên (đặc biệt là ở khu công

nghiệp) có sự tham gia rất khiêm tốn. Giữa doanh nghiệp và các tổ chức ban ngành tại địa

phương chưa có sự phối hợp trong việc hỗ trợ các nhóm lớp ĐLTT....

Một số hạn chế cản trở sự tham gia của các tổ chức chính trị xã hội, cá nhân trong cộng

đồng:

- Chưa có văn bản cụ thể chỉ rõ quyền hạn, trách nhiệm của các tổ chức chính trị xã hội, cá

nhân trong cộng đồng trong việc tham gia, phối hợp, tư vấn giám sát nhóm trẻ ĐLTT.

- Các tổ chức xã hội không có chuyên môn về GDMN, chưa nắm rõ các vấn đề để tham

gia hỗ trợ, tư vấn, giám sát nhóm trẻ ĐLTT. Vì vậy, nếu được mời tham gia thì việc đóng góp

nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ tại nhóm trẻ ĐLTT còn hạn chế.

- Mức độ tham gia hỗ trợ, giám sát của chính quyền, các tổ chức xã hội đối với quản lý

nhóm trẻ ĐLTT còn rất hạn chế, mới chỉ tập trung được một số nhóm trẻ có số trẻ tương đối

đông, còn những nhóm nhỏ lẻ thì chưa được quan tâm.

- UBND xã nhiều việc, chỉ 1 cán bộ văn xã lại kiêm nhiều việc. Số lượng cán bộ của các

tổ chức chính trị xã hội rất mỏng, phải đảm nhiệm nhiều công việc.

- Bản thân các nhóm trẻ ĐLTT cũng chưa có sự chủ động trong việc thu hút sự tham gia, hỗ

trợ và phối hợp với chính quyền địa phương, các tổ chức chính trị xã hội trên địa bàn.

Như vậy, rất cần có cơ chế, chính sách rõ ràng hơn để tạo điều kiện phát huy sức mạnh của

mỗi tổ chức xã hội trong việc tham gia góp phần nâng cao chất lượng CS-GD trẻ tại nhóm ĐLTT,

nhóm trẻ gia đình.

5.3. Sự tham gia của Cha, Mẹ trẻ trong quản lý nhóm trẻ ĐLTT

Cha mẹ trẻ sẵn sàng cùng tham gia các hoạt động của nhóm ĐLTT. Tuy nhiên, đa

số Cha, Mẹ không biết rõ những chính sách của Nhà nước, Bộ, ngành, địa phương dành

cho trẻ dưới 36 tháng tuổi, không tham gia với vai trò quản lý, giám sát hoạt động của nhóm

trẻ ĐLTT.

Kết quả khảo sát ở cả ba khu vực đều cho thấy rất ít CM trẻ biết được một số chính sách

của Nhà nước về chăm sóc sức khỏe cho trẻ từ 0 – 6 tuổi như Chế độ bảo hiểm y tế; khám sức

Page 75: BÁO CÁO KH˜O SÁT TH˜C TR˚NG VÀ CƠ CH˝ QU˙N LÝ · PDF filehà n˜i, tháng 10/2016 bỘ giÁo dỤc ĐÀo tẠo bÁo cÁo kh˜o sÁt th˜c tr˚ng vÀ cƠ ch˝ qu˙n lÝ nhÓm

71

khỏe và tiêm chủng mở rộng miễn phí53. Các ngày lễ Tết: Tết trung thu, Quốc tế Thiếu nhi 1.6,

trẻ cũng được quà (bánh kẹo) 54. Tất cả CM trẻ đều không biết và không quan tâm về các chính

sách nhà nước dành cho trẻ trong độ tuổi dưới 36 tháng học tại các CSGDMN.

Tôi không biết chính sách gì cả. Con tôi đi học không được hưởng chế độ chính sách gì.

Tôi đóng toàn bộ chi phí ăn học ở trường cho con.55

Cha mẹ trẻ chưa thể hiện vai trò như một thành phần trong việc tham gia quản lí,

giám sát hoạt động của các nhóm trẻ ĐLTT.

Theo điều 48 của Quyết định Ban hành Điều lệ trường Mầm non số 05/VBHN-BGDĐT

của Bộ Giáo dục và Đào tạo, ngày 13 tháng 02 năm 2014 chỉ rõ: “1) …Các nhóm trẻ, lớp mẫu

giáo độc lập có Ban đại diện cha mẹ trẻ em của từng nhóm trẻ, lớp mẫu giáo.2) Ban đại diện

cha mẹ trẻ em được tổ chức và hoạt động theo Điều lệ Ban đại diện cha mẹ học sinh do Bộ

trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.” Tuy nhiên trên thực tế khảo sát ở cả ba khu vực

đều có điểm chung đó là, Ban đại diện Cha mẹ trẻ ở các nhóm ĐLTT chưa được tổ chức và

hoạt động đúng chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn theo qui định.

Nhiều nhóm ĐLTT được khảo sát (trong đó,100% các nhóm ĐLTT ở vùng DTTS) đều

không có Ban đại diện cha mẹ trẻ.

Trường không có Ban đại diện cha mẹ trẻ. 56

Trường chưa có ban phụ huynh vì trường mới mở.57

Chỉ số ít các nhóm ĐLTT hoạt động lâu năm, có quy mô lớn và ổn định (ở khu vực

đông dân cư và khu công nghiệp thuộc địa bàn Nghệ An, Hà Nội, Bình Dương) có thành lập

ban đại diện CM trẻ để làm cầu nối giúp truyền tải các ý kiến của CM tới chủ nhóm và GV,

giúp điều chỉnh các hoạt động trong nhóm. Ở các nhóm ĐLTT này, các hoạt động có sự tham

gia của Ban đại diện CM chủ yếu là hỗ trợ GV tổ chức các ngày lễ, sinh nhật hoặc thăm hỏi

sức khỏe cô giáo và trẻ trong lớp. Ban Đại diện CM hoàn toàn không tham gia vào Ban kiểm

soát theo qui định 58

53TLN Cha mẹ trẻ ở phường Mỹ Phước, Bình Dương 54TLN Cha mẹ trẻ ở phường Hùng Vương – Vĩnh Phúc 55PVS Cha mẹ trẻ ở phường Mỹ Phước, Bình Dương 56TLN Cha Mẹ trẻ có con đi học tại nhóm ĐLTT, phường Lê Lợi, TP. Vinh, Nghệ An 57TLN cha mẹ trẻ ở nhóm ĐLTT chưa có phép tại Thị Xã Phúc Yên, Vĩnh Phúc 58Điều 48, Quyết định Ban hành Điều lệ trường Mầm nonVăn bản hợp nhất Số 05/VBHN-BGDĐT, ngày 13 tháng

2 năm 2014 ; Điều 12,Quy chế tổ chức và hoạt động của trường mầm non tư thục

Page 76: BÁO CÁO KH˜O SÁT TH˜C TR˚NG VÀ CƠ CH˝ QU˙N LÝ · PDF filehà n˜i, tháng 10/2016 bỘ giÁo dỤc ĐÀo tẠo bÁo cÁo kh˜o sÁt th˜c tr˚ng vÀ cƠ ch˝ qu˙n lÝ nhÓm

72

Có đại diện ban Cha mẹ trẻ của từng độ tuổi. Ban đại diện cha mẹ đứng ra thông báo

và tổ chức các ngày lễ, sinh nhật, thăm hỏi lúc ốm đau của cô và trẻ.59

Hàng năm, nhiều nhóm có tổ chức họp Cha mẹ trẻ, qua đó các ý kiến của cha mẹ về

chăm sóc, giáo dục, tổ chức môi trường sư phạm...cũng được tiếp thu và kịp thời điều chỉnh.60

Ở một số nhóm ĐLTT có Ban đại diện CM chỉ mang tính hình thức61. CM trẻ trong các

nhóm ĐLTT (ở địa bàn Tp. Vinh, Nghệ An và Bến Cát, Bình Dương) không có liên hệ hoặc

trao đổi gì với nhau về các vấn đề liên quan đến CS-GD trẻ, mỗi CM cũng không thấy mình có

trách nhiệm, quyền lợi gì trong việc tham gia quản lí, giám sát nhóm trẻ ĐLTT.

Trường có Ban đại diện Cha mẹ trẻ nhưng tôi không biết Ban đại diện Cha mẹ trẻ có

hoạt động gì và cũng chưa từng được nhận thông tin gì từ Ban đại diện Cha mẹ trẻ. Các cha mẹ

không có liên hệ gì với nhau.62

Những quan tâm và mong muốn của CM về quản lý nhóm trẻ ĐLTT

- Một số Cha mẹ trẻ tại các nhóm trẻ ĐLTT ở Bình Dương mong muốn thành lập Ban

đại diện Cha mẹ trẻ để thay mặt Cha mẹ trẻ phối hợp với chủ nhóm/ giáo viên về các công tác

liên quan đến tổ chức hoạt động nhóm lớp và chăm sóc giáo dục trẻ.

Mong muốn Ban Cha mẹ trẻ làm tốt công tác thông tin, phối hợp giữa các Cha mẹ trẻ với

nhau trong những công việc liên quan đến nhóm trẻ mà con đang theo học vì như hiện tại có Cha

mẹ trẻ chưa có việc gì liên quan, phối hợp với Ban đại diện Cha mẹ trẻ.63

- Thông tin được CM quan tâm nhất là chất lượng giáo viên, chất lượng chăm sóc trẻ,

địa điểm, thời gian nhận và trả trẻ thuận tiện đưa đón, mức đóng góp phù hợp với điều kiện

kinh tế của gia đình, bởi họ quan niệm "Ở đâu cô giáo tốt, chất lượng chăm sóc tốt (trẻ đi học

ngoan, tăng cân đều) và thuận tiện đưa đón thì gửi."64

- CM chỉ quan tâm đến việc ăn uống và học hành của cháu hàng ngày, không biết và

cũng không quan tâm đến vấn đề thực hiện công khai tài chính trong sử dụng các khoản thu và

chi của nhóm trẻ:

59TLN Cha mẹ trẻ tại nhóm ĐLTT, phường Lê Lợi, TP. Vinh, Nghệ An 60TLN Cha mẹ trẻ có con đi học tại nhóm ĐLTT, phường Thanh Trì, Hoàng Mai, Hà Nội 61PVS Cha Mẹ trẻ có con đi học tại nhóm ĐLTT, phường Lê Lợi, TP. Vinh, Nghệ An 62PVS Cha mẹ trẻ có con đi học tại nhóm ĐLTT, phường Mỹ Phước, Bến Cát, Bình Dương 63PVS Cha mẹ trẻ có con đi học tại nhóm ĐLTT có phép QTX, phường Mỹ Phước, Bến Cát, Bình Dương

Page 77: BÁO CÁO KH˜O SÁT TH˜C TR˚NG VÀ CƠ CH˝ QU˙N LÝ · PDF filehà n˜i, tháng 10/2016 bỘ giÁo dỤc ĐÀo tẠo bÁo cÁo kh˜o sÁt th˜c tr˚ng vÀ cƠ ch˝ qu˙n lÝ nhÓm

73

Không để ý nhiều đến bảng tài chính công khai của nhà trường mà thường hỏi con xem

cháu được ăn uống, học hành những gì ở trường và cháu cũng biểu diễn lại những gì học được

cho Cha mẹ trẻ xem.”65

- Đa số các CM đều biết (nhưng không thực sự tường minh) về các cơ quan chức năng

chịu trách nhiệm quản lý hoạt động của các nhóm trẻ ĐLTT. Hầu hết Cha mẹ trẻ trong các khu

vực khảo sát đều cho biết nếu có vấn đề gì xảy ra với con cái họ (đặc biệt các vấn đề đảm bảo

an toàn về thể chất và tâm lý cho trẻ) thì họ sẽ phản ánh trực tiếp với giáo viên và người chủ

trường, ít CM lựa chọn phản ánh lên cơ quan quản lý địa phương .

Như vậy, qua khảo sát cho thấy: Ban đại diện Cha mẹ trẻ chưa được tổ chức hoạt động

đúng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn cần có. CM chưa tham gia trong kiểm tra, giám sát hoạt

động của các nhóm ĐLTT. Các vấn đề quản lý như điều kiện pháp lý hoạt động của các nhóm

ĐLTT, tài chính, thực hiện công khai tài chính... CM không biết và cũng không quan tâm nhiều.

Tuy nhiên, một số CM cũng thể hiện mong muốn phối hợp tốt hơn với GV, chủ nhóm thông

qua Ban đại diện CM để các nâng cao chất lượng CS-GD con em mình trong nhóm trẻ

5.4. Đánh giá chung

5.4.1. Thành công

- Các văn bản về quản lý nhóm trẻ ĐLTT được ban hành là căn cứ pháp lý để thực

hiện quản lý nhóm trẻ ĐLTT. Trên cơ sở đó ngành GD tại địa phương đã kịp thời tham mưu

cho chính quyền địa phương có các văn bản chỉ đạo tăng cường công tác quản lý các CSGDMN

ngoài công lập nói chung, các nhóm trẻ ĐLTT trên địa bàn nói riêng.

- Ngành GD phối hợp chặt chẽ với chính quyền phường/xã quản lý nhóm trẻ ĐLTT

theo từng nội dung cụ thể. Các trường MN công lập tích cực thực hiện nhiệm vụ hỗ trợ các

nhóm lớp ĐLTT trên địa bàn.

- Đã có sự phối hợp (ở mức độ khác nhau) giữa các tổ chức chính trị xã hội, tổ chức

xã hội trong việc cùng tham gia vào việc quản lý các nhóm trẻ ĐLTT trên địa bàn.

5.4.2. Hạn chế

- Các cấp chính quyền (tỉnh/TP, quận/huyện) còn chưa vào cuộc, việc quản lý các

nhóm trẻ ĐLTT chủ yếu thuộc về Sở GD&ĐT, UBND phường/xã, Phòng GD&ĐT

Quận/huyện và trường MN công lập chịu trách nhiệm chính, vai trò phối hợp quản lí, giám sát

của chính quyền địa phương cấp trên (đặc biệt là các tổ chức xã hội) còn rất mờ nhạt.

65 Ý kiến của CM có con đi học tại phường Hùng Vương - Vĩnh Phúc

Page 78: BÁO CÁO KH˜O SÁT TH˜C TR˚NG VÀ CƠ CH˝ QU˙N LÝ · PDF filehà n˜i, tháng 10/2016 bỘ giÁo dỤc ĐÀo tẠo bÁo cÁo kh˜o sÁt th˜c tr˚ng vÀ cƠ ch˝ qu˙n lÝ nhÓm

74

- Các văn bản quy phạm pháp chế, các thông tư, công văn của các cấp quản lí thường

là loại đơn hành, nghĩa là chỉ dùng một lần, nhằm mục đích nhắc nhở, kiểm tra, phối hợp, do

đó, không có giá trị hướng dẫn cao.

- Chưa có các quy định cụ thể của Nhà nước về cơ chế phối hợp giữa các ban ngành,

tổ chức chính trị - xã hội và cộng đồng theo hướng tăng cường sự tham gia phối hợp của các

tổ chức này trong quản lý nhóm trẻ ĐLTT.

- Sự tham gia chưa thực sự tích cực của các cá nhân, tổ chức xã hội, thậm chí vai trò

của UBND xã/phường, vai trò của các tổ chức xã hội hoàn toàn chưa thể hiện nhiều trong việc

giám sát, tư vấn các nhóm trẻ ĐLTT.

- Cán bộ UBND phường, xã còn gặp khó khăn trong quản lý các nhóm trẻ ĐLTT do

lực lượng còn ít, thiếu chuyên môn về GDMN, đồng thời cán bộ phụ trách văn hóa– xã hội lại

quá nhiều việc kiêm nhiệm.

- Chuyên viên của các Phòng GD&ĐT cấp quận /huyện/thị xã còn mỏng, địa bàn quản

lý khá rộng, …do đó công tác kiểm tra, phối hợp với các ban, ngành địa phương trong việc

quản lý trường, nhóm lớp ĐLTT còn hạn chế.

- Chế độ chính sách còn bất cập so với yêu cầu hỗ trợ chuyên môn và quản lý của

trường MN công lập. Chưa có chế độ hỗ trợ cho trường MN công lập trong thực hiện trách

nhiệm quản lý nhóm trẻ ĐLTT trên địa bàn. Bên cạnh đó, ở nhiều khu vực một trường MN

công lập phụ trách quá nhiều nhóm trẻ ĐLTT nên việc hỗ trợ không thường xuyên, kịp thời

dẫn đến hạn chế về chất lượng cũng như hiệu quả hỗ trợ.

Page 79: BÁO CÁO KH˜O SÁT TH˜C TR˚NG VÀ CƠ CH˝ QU˙N LÝ · PDF filehà n˜i, tháng 10/2016 bỘ giÁo dỤc ĐÀo tẠo bÁo cÁo kh˜o sÁt th˜c tr˚ng vÀ cƠ ch˝ qu˙n lÝ nhÓm

75

PHẦN C. NHỮNG RÀO CẢN VÀ CÁC BIỆN PHÁP GIẢM RÀO CẢN

TRONG CƠ CHẾ QUẢN LÝ NHÓM TRẺ ĐLTT Ở VIỆT NAM THEO

HƯỚNG LỒNG GHÉP- CHI PHÍ THẤP

I. CÁC RÀO CẢN TRONG CƠ CHẾ QUẢN LÝ NHÓM TRẺ ĐLTT Ở

VIỆT NAM

1.1. Các chính sách, các quy định trong văn ban luật về quản lý nhóm trẻ ĐLTT

1.1.1. Cấp trung ương

- Quản lý các CSGDMN nói chung và nhóm trẻ ĐLTT nói riêng theo cơ chế phân cấp và

đã có quy định trách nhiệm, quyền hạn ở từng cấp song thấy rất rõ sự quản lý theo ngành dọc

từ cấp Trung ương xuống cấp địa phương theo 1 chiều.

Ví dụ: điều 12 – Điều lệ trường mầm non và điều 11 Quy chế tổ chức hoạt động trường

mầm non tư thục quy định thẩm quyền thành lập, giải thể đối với nhóm trẻ ĐLTT thuộc về

UBND xã và PGD huyện với người chịu trách nhiệm là chủ tịch UBND xã và trưởng PGD&ĐT

huyện nhưng chưa có những quy định rõ ràng về trách nhiệm hỗ trợ các cơ sở này từ phía chính

quyền các cấp.

- Trách nhiệm quản lý nhà nước về giáo dục theo liên ngành cũng đã được đề cập tới.

Tuy nhiên quy định trách nhiệm và quy tắc phối hợp giữa các bên liên quan còn chưa rõ ràng.

Theo sự phân cấp quản lý hiện nay thì nhóm trẻ độc lập tư thục chịu sự quản lý phụ thuộc

vào nhiều cơ quan, đối tượng khác nhau: hoạt động chịu sự quản lý của UBND cấp xã; chuyên

môn chịu sự quản lý của nghành giáo dục mà trực tiếp là phòng giáo dục; cơ sở vật chất phụ

thuộc vào chủ đầu tư; kinh phí hoạt động do chủ đầu tư quy định và thỏa thuận với phụ huynh.

Vì vậy ảnh hưởng của phân cấp quản lý đối với loại hình này cũng sẽ có nhiều điểm khác với

các loại hình khác. Bên cạnh đó, tính đặc thù của nhóm trẻ ĐLTT (nói riêng) và của bậc học

MN (nói chung) được thể hiện rõ ở việc gắn chặt sự tồn tại và phát triển của mình với các sinh

hoạt của cộng đồng, cần sự tham gia phối hợp với các tổ chức xã hội, gia đình và cộng đồng

cũng như sự gắn bó liên ngành giữa giáo dục, y tế, hội phụ nữ… trong công tác chăm sóc giáo

dục trẻ. Nếu không có cơ chế đảm bảo sự phối kết hợp có hiệu quả giữa chính quyền, các ban

ngành địa phương, các cơ quan giáo dục, các trường mầm non công lập với các nhóm trẻ độc

lập tư thục thì việc quản lý nhóm trẻ độc lập tư thục sẽ còn gặp nhiều khó khăn đặc biệt là với

các nhóm trẻ chưa được cấp phép.

Page 80: BÁO CÁO KH˜O SÁT TH˜C TR˚NG VÀ CƠ CH˝ QU˙N LÝ · PDF filehà n˜i, tháng 10/2016 bỘ giÁo dỤc ĐÀo tẠo bÁo cÁo kh˜o sÁt th˜c tr˚ng vÀ cƠ ch˝ qu˙n lÝ nhÓm

76

- Còn thiếu các văn bản mang tính quy chuẩn, được sử dụng nhiều lần, làm cơ sở cho

các nhóm trẻ chủ động trong việc tự đánh giá, kiểm định trong quá trình thành lập và duy trì

hoạt động của nhóm.

Nhiều quy định trong các văn bản luật còn diễn đạt chung chung, chưa rõ ràng gây khó

khăn trong quá trình triển khai:

+ Sử dụng các từ khó định lượng rõ “có đủ thiết bị tối thiểu cho trẻ...”,

+ Quy định về số GV/số trẻ trong nhóm lớp: khoản đ Điều 13, điều lệ trường MN số 04-

VBHN-BGDĐT, tháng 12/2015 quy định “mỗi nhóm trẻ, lớp MG có đủ số lượng giáo viên

theo quy định hiện hành. Nếu nhóm, lớp có từ 2 GV trở lên thì phải có 1 GV phụ trách chính”.

Theo thông tư 06/2015/TTLT-BGDĐT-BNV quy định về số trẻ/số GV là “những nơi bố trí đủ

số trẻ tối đa theo nhóm trẻ theo quy định thì GV được định mức là 2,5 GV/nhóm. Những nơi

không đủ số trẻ để bố trí theo nhóm quy định thì định mức giáo viên mầm non sẽ tính trên số

trẻ bình quân theo từng độ tuổi của từng nhóm trẻ, cụ thể: 01 giáo viên nuôi dạy 06 trẻ từ 3 đến

12 tháng tuổi hoặc 08 trẻ từ 13 đến 24 tháng tuổi hoặc 10 trẻ từ 25 đến 36 tháng tuổi ». Như

vậy nếu theo các quy định này, có những nhóm trẻ ở quy mô nhỏ sẽ được phép chỉ có 1 GV và

như vậy sẽ không đảm bảo an toàn cho trẻ.

+ Quy định về hồ sơ sổ sách trong các nhóm lớp ĐLTT chưa rõ ràng: khoản 2 điều 16

thông tư 13/2015TT- BGDĐT Quy chế tổ chức và hoạt động trường MN tư thục quy định “Hệ

thống hồ sơ, sổ sách, tổ chức hoạt động và đánh giá kết quả nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục

trẻ em thực hiện theo quy định tại Điều lệ trường MN” tuy nhiên trong Điều lệ trường MN lại

chỉ có quy định về hồ sơ, sổ sách của trường và GV Trường MN (điều 25)

Một số quy định đối với việc thành lập và hoạt động của các nhóm trẻ ĐLTT chưa phù

hợp:

+ Quy định trong các văn bản yêu cầu chủ nhóm phải có chuyên môn về GDMN đôi

khi gây nên những khó khăn nhất định, làm hạn chế sự phát triển các nhóm lớp đặc biệt là ở

những vùng có nhu cầu gửi còn cao như khu công nghiệp, khu chế xuất; Hạn chế nguồn đầu tư

nâng cao chất lượng CSVC cho các nhóm trẻ. Nhà đầu tư (chủ nhóm) có khi chỉ đơn thuần là

người có khả năng tài chính đầu tư vào lĩnh vực này nhưng họ có thể hợp tác với người có

chuyên môn GDMN để phụ trách chuyên môn trong nhóm.

+ Quy định về trình độ chuyên môn GDMN của chủ nhóm ở mức thấp hoặc chỉ cần có

chứng chỉ QL đã hạn chế khả năng quản lý, giám sát và hỗ trợ chuyên môn trong nhóm.

+ Một số điều kiện để cấp phép hoạt động cho các nhóm trẻ ĐLTT còn khó đạt được:

quy định về diện tích phòng học, phòng vệ sinh/số trẻ

Page 81: BÁO CÁO KH˜O SÁT TH˜C TR˚NG VÀ CƠ CH˝ QU˙N LÝ · PDF filehà n˜i, tháng 10/2016 bỘ giÁo dỤc ĐÀo tẠo bÁo cÁo kh˜o sÁt th˜c tr˚ng vÀ cƠ ch˝ qu˙n lÝ nhÓm

77

+ Các nhóm trẻ ĐLTT, đặc biệt là các nhóm lớp ghép độ tuổi khó khăn trong triển khai

thực hiện Chương trình GDMN hiện hành

- Còn thiếu chế độ chính sách ưu đãi cho trẻ dưới 3 tuổi cản trở việc đảm bảo sự bình

đẳng về giáo dục cho mọi trẻ.

- Các quy định về chế độ làm việc đối với GVMN chưa tính đến đặc thù công việc: tại

điều 4 của Thông tư số 48/2011/TTBGD ĐT ghi rõ “giờ dạy của GVMN đối với các nhóm trẻ

học 2 buổi/ngày mỗi giáo viên dạy trên lớp đủ 6h/ngày và thực hiện các công việc chuẩn bị

cho giờ dạy trên lớp cũng như các công việc khác để quy đổi đảm bảo 40h/tuần”. Như vậy nếu

tính trung bình theo quy định, mỗi ngày GV sẽ được tính làm việc 8h. Trên thực tế, số giờ làm

việc của GV nhiều hơn con số này (GV phải đến sớm vệ sinh lớp và chuẩn bị đón trẻ, thực hiện

vệ sinh dọn dẹp sau khi trẻ ra về, chuẩn bị các đồ dùng trực quan để dạy trẻ…) và những trách

nhiệm về sức khỏe và tính mạng của trẻ đối với GVMN là rất cao thì chưa được xem xét và

đưa ra những quy định rõ ràng để hỗ trợ, khuyến khích hay giảm tải công việc cho GVMN.

- Chính sách phân bổ kinh phí chưa đảm bảo sự công bằng cho trẻ giữa các CSGDMN:

chỉ phân bổ cho trẻ trường công lập mà không phân bổ cho ở các cơ sở ngoài công lập.

1.1.2. Cấp địa phương

- Nhiều địa phương có khu công nghiệp, khu chế xuất đã có nhiều qui định riêng hỗ trợ

cho các nhóm trẻ ĐLTT trên địa bàn (theo tinh thần Quyết định 404/QĐ TTg) như miễn thuế,

hỗ trợ tiền cho nhóm, tập huấn bồi dưỡng chuyên môn, hỗ trợ tiền ăn cho trẻ con em công nhân

trong các khu CN, hỗ trợ tài chính cho trường công lập trong việc hỗ trợ nhóm ĐLTT... tuy

nhiên khu đông dân cư, khu vực dân tộc thiểu số chưa có các chính sách, hay quy định riêng

để hỗ trợ hay phát triển các nhóm ĐLTT

- Thiếu quy hoạch, cho phép các nhóm trẻ mọc lên với mật độ quá dày làm ảnh hưởng

đến khả năng phát triển, thu hút trẻ và tăng thu nhập của các nhóm. Gây nên tình trạng nhiều

nhóm cùng tồn tại lắt lay (khu đông dân cư)

- Trẻ nhập cư chịu nhiều thiệt thòi: Một số địa phương khu công nghiệp (Bình Dương,

Vĩnh Phúc) có hỗ trợ ăn trưa chi phí học tập cho trẻ nhưng chỉ cho trẻ có hộ khẩu, nên trẻ nhập

cư (không có nhà đất, không hộ khẩu) không được hưởng chính sách hỗ trợ gì.

- Chủ trương thực hiện Phổ cập trẻ 5 tuổi được các địa phương thực hiện nghiêm túc và

dành mọi ưu tiên về GV, trường lớp cho trẻ độ tuổi này, trẻ dưới 36 tháng còn chưa được quan

tâm nhiều gây nên sự thiếu công bằng giữa trẻ ở các độ tuổi.

Page 82: BÁO CÁO KH˜O SÁT TH˜C TR˚NG VÀ CƠ CH˝ QU˙N LÝ · PDF filehà n˜i, tháng 10/2016 bỘ giÁo dỤc ĐÀo tẠo bÁo cÁo kh˜o sÁt th˜c tr˚ng vÀ cƠ ch˝ qu˙n lÝ nhÓm

78

- Qui định về số trẻ/nhóm và các yêu cầu để thành lập trường MN TT gây ra khó khăn

trong quy hoạch và QL: nhiều nhóm ở khu vực đông dân cư vượt quá con số quy định song các

điều kiện về CSVC lại không đảm bảo lên trường. Yêu cầu trả bớt trẻ thì trẻ không có chỗ gửi.

- Còn thiếu văn bản hướng dẫn quản lý về một số trường hợp sau (tương đối phổ biến ở các

khu công nghiệp, khu đông dân cư): Sang, nhượng quyền quản lý nhóm trẻ; 1 chủ nhóm quản

lý nhiều nhóm trẻ ở nhiều Quận/Huyện khác nhau; Chủ nhóm tự giải thể nhóm không thông

báo cho Phường; nhóm trẻ gia đình hoạt động theo nhu cầu của phụ huynh theo thời vụ, hoặc

hoạt động lẫn trong khu dân cư theo hình thức “trông con cháu”, rất khó kiểm soát.

1.2. Việc thực hiện chế độ, chính sách trong quản lý nhóm trẻ ĐLTT

- Khó khăn khi cụ thể hóa các quy định của nhà nước tại địa phương

+ Các khu công nghiệp, Khu đông dân cư khó khăn về quĩ đất dành cho việc mở trường

MN

+ Các chính sách hỗ trợ về vấn đề tài chính cho các nhóm trẻ ĐLTT (ví dụ hỗ trợ cho

thuê đất, cho thuê nhà, cho mua trả chậm, cho vay dài hạn với lãi suất thấp..) còn những khó

khăn, chưa được triển khai đồng bộ. Những điều kiện rằng buộc trong các quy định khiến cho

các chính sách không khả thi. Nhiều chủ nhóm muốn vay vốn nhưng không đủ điều kiện chứng

minh tài chính hay tài sản thế chấp nên vẫn không vay được. Điều này khiến cho các nhóm trẻ

ĐLTT đang phải đương đầu giải quyết bài toán kinh tế giữa kinh doanh có lợi nhuận với đảm

bảo yêu cầu về chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ.

+ Các chính sách hỗ trợ về kinh phí cho việc bảo đảm chế độ lương và phúc lợi xã hội,

BHXH, BHYT và các khoản kinh phí hỗ trợ xây dựng các nguồn tài liệu bồi dưỡng nâng cao

tay nghề sư phạm, chế độ khen thưởng cho các GV thuộc nhóm trẻ ĐLTT chưa được triển

khai đồng bộ. Điều này ảnh hưởng tới sự ổn định nhân sự ở các nhóm lớp ĐLTT, gián tiếp ảnh

hưởng tới chất lượng CS, GD trẻ ở các nhóm lớp.

+ Thực hiện các chính sách công nhận và tôn vinh các CBQL, GV, NV các nhóm trẻ

ĐLTT còn chưa thực sự bình đẳng với CBQL, GV các trường công lập.

+ Do đặc thù đội ngũ GV/bảo mẫu của các nhóm trẻ ít, không ổn định, thời gian làm

việc cả tuần nên các địa phương khó khăn trong việc tổ chức các đợt tập huấn bồi dưỡng nghiệp

vụ để đảm bảo các GV/BM đều có thể tham gia. Tuy nhiên sau khi đào tạo có thể GV/BM lại

chuyển đi nơi khác.

Page 83: BÁO CÁO KH˜O SÁT TH˜C TR˚NG VÀ CƠ CH˝ QU˙N LÝ · PDF filehà n˜i, tháng 10/2016 bỘ giÁo dỤc ĐÀo tẠo bÁo cÁo kh˜o sÁt th˜c tr˚ng vÀ cƠ ch˝ qu˙n lÝ nhÓm

79

+ Công tác tuyên truyền định hướng dư luận xã hội để tạo sự quan tâm, hỗ trợ và tham

gia tích cực vào các chính sách giáo dục của các CSGDMN ngoài công lập, hiểu đúng vai trò

và sự đóng góp của các nhóm trẻ ĐLTT còn chưa được thực hiện thường xuyên, mạnh mẽ.

+ Thực hiện yêu cầu về sự hỗ trợ chuyên môn của trường MN công lập cho các nhóm

trẻ ĐLTT trên địa bàn không thường xuyên và khó đạt hiệu quả

- Còn bất cập về điều kiện thực hiện các chế độ, chính sách của nhà nước trong

quản lý nhóm trẻ ĐLTT

+ Về nhân lực

Lực lượng chuyên trách của Phòng GD&ĐT, UBND cấp xã, phường còn mỏng và

phải đảm trách nhiều công việc trên một địa bàn rộng nên sự giám sát, hỗ trợ cho các nhóm

trẻ ĐLTT thường không kịp thời và hiệu quả.

Lực lượng phối hợp kiểm tra giám sát các CSGDMN ngoài công lập thuộc các tổ chức

xã hội không được quy định trách nhiệm rõ ràng, nếu họ được giao nhiệm vụ thì việc kiểm tra

nhiều khi mang tính hình thức vì người kiểm tra không có chuyên môn về giáo dục mầm non.

Trình độ chuyên môn của chủ nhóm và GV/bảo mẫu hạn chế nên việc thực hiện các quy

định về quản lý và hoạt động của các nhóm trẻ ĐLTT chưa hiệu quả

Chưa đảm bảo bình đẳng về chế độ làm việc, chế độ lương, BHXH cho đội ngũ GV của

các nhóm trẻ ĐLTT khiến đội ngũ GV luôn trong tình trạng không ổn định và an tâm công tác

+ Về tài chính

Khó khăn trong thu hút nguồn tài chính nên nhiều chủ nhóm không có điều kiện

đầu tư nâng cấp CSVC cho các nhóm lớp.

Chưa có kinh phí hỗ trợ cho các lực lượng tham gia quản lý, hỗ trợ các nhóm trẻ

ĐLTT (trường MN công lâph, chuyên trách văn xã của UBND cấp xã, phường, cán bộ các tổ

chức xã hội)

- Chủ các nhóm trẻ chưa nắm rõ các văn bản luật quy định về quyền hạn, trách

nhiệm các bên, các yêu cầu trong việc cấp phép và quản lý đối với hoạt động của nhóm trẻ

ĐLTT, do đó họ thường mang tâm lý đối phó, thiếu tự tin khi tiếp xúc với các cấp QLNN và

QL ngành và không chủ động đề xuất, tham mưu và phối hợp với chính quyền và tổ chức xã

hộ, cha mẹ trẻ để nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ ở nhóm trẻ ĐLTT

- Hạn chế về nhận thức, thái độ ứng xử của các cấp chính quyền, các tổ chức xã

hội, CM trong quản lý nhóm trẻ ĐLTT

Page 84: BÁO CÁO KH˜O SÁT TH˜C TR˚NG VÀ CƠ CH˝ QU˙N LÝ · PDF filehà n˜i, tháng 10/2016 bỘ giÁo dỤc ĐÀo tẠo bÁo cÁo kh˜o sÁt th˜c tr˚ng vÀ cƠ ch˝ qu˙n lÝ nhÓm

80

Công tác quản lý các nhóm trẻ ĐLTT ở nhiều địa phương vẫn chưa được các cấp

chính quyền các tổ chức XH vào cuộc một cách tích cực. Trách nhiệm được giao hoàn toàn

cho Phòng GD&ĐT cấp xã, phường.

CM chưa nhận thức được trách nhiệm và quyền được tham gia quản lý các hoạt

động chăm sóc giáo dục của các nhóm trẻ.

Cộng đồng dân cư ở một số địa bàn chưa ý thức được trách nhiệm hoặc còn tâm lý

e ngại/sợ sệt trong việc chủ động phát hiện tố giác các nhóm trẻ có sai phạm (nhóm trẻ chưa

cấp phép, bạo hành, gây mất an toàn, mất vệ sinh...). Điều này một phần xuất phát từ việc tuyên

truyền nâng cao nhận thức cho người dân còn ít, mặt khác chính quyền đại phương chưa có

chính sách khuyến khích (bảo vệ, giữ an toàn, khen thưởng...) cho những người tố giác.

II. ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP GIẢM RÀO CẢN TRONG QUẢN LÝ

NHÓM TRẺ ĐLTT Ở VIỆT NAM THEO HƯỚNG LỒNG GHÉP- CHI PHÍ

THẤP

2.1. Nhóm biện pháp về chính sách và tổ chức hành chính

- Tập trung rà soát, bổ sung và hoàn thiện hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật có

liên quan:

+ Nhà nước xem xét và thay đổi một số quy định về trách nhiệm và quyền hạn của từng

cấp để việc quản lý vừa đảm bảo theo phân cấp, phân quyền hợp lý và đảm bảo giám sát, kiểm

tra và đánh giá có căn cứ. Muốn như vậy cần xây dựng các chuẩn, tiêu chí, quy định thực hiện

nhiệm vụ rõ ràng đối với từng cấp.

+ Các cơ quan Nhà nước các cấp có văn bản quy định về cơ chế quản lí, phân cấp, phối

hợp và ủy quyền của các cơ quan quản lý nhà nước cấp trung ương, trong đó nêu rõ chế độ

trách nhiệm (các quy tắc phối hợp, phân công trách nhiệm...) trong việc quản lý các nhóm trẻ

ĐLTT.

+ Có văn bản về cơ chế phối hợp cấp địa phương, chỉ rõ vai trò, quyền hạn, trách nhiệm

của mỗi tổ chức trong việc phối hợp quản lý các nhóm trẻ ĐLTT, tăng cường vai trò quản lý

giám sát tại chỗ cho các cá nhân, tổ chức tại địa bàn.

+ Hạn chế các văn bản đơn hành. Ban hành các VB có thể sử dụng nhiều lần: các chuẩn

đánh giá các nhóm lớp TT theo các lĩnh vực cơ sở vật chất, chăm sóc nuôi dưỡng, giáo dục,

nhân sự, hướng dẫn về các loại sổ sách, về chương trình giáo dục cho trẻ nhà trẻ dạng lớp

ghép...Các văn bản pháp quy và các VB hướng dẫn dưới luật giúp các nhóm trẻ chủ động trong

việc tự đánh giá, kiểm định trong quá trình thành lập và duy trì hoạt động của nhóm.

Page 85: BÁO CÁO KH˜O SÁT TH˜C TR˚NG VÀ CƠ CH˝ QU˙N LÝ · PDF filehà n˜i, tháng 10/2016 bỘ giÁo dỤc ĐÀo tẠo bÁo cÁo kh˜o sÁt th˜c tr˚ng vÀ cƠ ch˝ qu˙n lÝ nhÓm

81

+ Loại bỏ tối đa cơ chế thỏa thuận, chấp thuận hoặc cho ý kiến đối với những vấn đề

đã được quy định bằng tiêu chuẩn, quy trình, điều kiện và đã được phân cấp quản lý

+ Định kỳ đánh giá các nội dung phân cấp quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực để kịp

thời điều chỉnh nếu cần thiết; rà soát, sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật cho phù

hợp với điều kiện thực tế thực hiện phân cấp trong từng giai đoạn.

- Các địa phương cần làm tốt công tác quy hoạch mạng lưới cơ sở GDMN trong và ngoài

công lập. Công khai số lượng, yêu cầu quy mô để những cá nhân có ý định mở trường/nhóm/lớp

có hướng triển khai.

- Thành lập Trung tâm kiểm định chất lượng độc lập tại các tỉnh sẽ kiểm tra và cấp giấy

thẩm định đạt hay không đạt cho các CSGDMN xin cấp phép. UBND cấp phương, xã và Phòng

GD&ĐT dựa trên kết quả kiểm định của Trung tâm kiểm định chất lượng độc lập để cấp 1 loại

giấy phép cho phép các nhóm lớp thành lập và hoạt động. Đồng thời, hàng năm có kiểm tra,

đánh giá và xếp hạng chất lượng giáo dục của nhóm trẻ trên địa bàn, làm căn cứ cho các cấp

quản lý ra quyết định biểu dương, khen thưởng hay trách phạt, cắt phép hoạt động của các

nhóm trẻ.

- Nâng cao yêu cầu về trình độ chuyên môn của chủ nhóm với tư cách là nhà quản lý

nhóm trẻ ĐLTT.

+ Phân biệt và tách riêng 2 vai trò: Chủ nhóm với vị trí nhà đầu tư (hiện chỉ cần trình độ

trung học cơ sở) và chủ nhóm với tư cách là nhà quản lý chuyên môn của nhóm trẻ (hiện chỉ

yêu cầu có chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm mầm non, thời gian đào tạo tối thiếu 30 ngày). Khi

tách riêng vai trò của nhà đầu tư (chủ nhóm) thì có thể thu hút những người có khả năng tài

chính nhưng không có chuyên môn GDMN tham gia mở nhóm trẻ ĐLTT.

+ Nâng cao yêu cầu quy định về trình độ chuyên môn của chủ nhóm với tư cách là

người phụ trách chuyên môn trong nhóm lớp ĐLTT- tối thiếu phải có trình độ trung cấp sư

phạm mầm non.

- Đáp ứng đúng nhu cầu của đối tượng tập huấn bằng cách tăng cường thanh tra, kiểm

tra, kiểm soát, giám sát để đánh giá, phân loại các nhóm ĐLTT, xác định vấn đề cần ưu tiên

khi thanh tra, giám sát, tư vấn hoạt động các nhóm ĐLTT cho hiệu quả hơn, lựa chọn thời gian

và nội dung bồi dưỡng đáp ứng đúng nhu cầu của từng nhóm, không áp đặt và không cào bằng.

- Xây dựng các chính sách quy định các chủ nhóm phải bảo đảm chế độ lương, BHXH

của GV, NV các nhóm trẻ ĐLTT được hưởng tối thiểu như GV, NV các trường công lập. Có

văn bản hướng dẫn, hỗ trợ chủ nhóm trong việc giải quyết vấn đề BHXH, BHYT cho GV, NV

các nhóm trẻ ĐLTT.

Page 86: BÁO CÁO KH˜O SÁT TH˜C TR˚NG VÀ CƠ CH˝ QU˙N LÝ · PDF filehà n˜i, tháng 10/2016 bỘ giÁo dỤc ĐÀo tẠo bÁo cÁo kh˜o sÁt th˜c tr˚ng vÀ cƠ ch˝ qu˙n lÝ nhÓm

82

- Xây dựng các chế độ chính sách hỗ trợ cho trẻ dưới 3 tuổi được đảm bảo bình đẳng

như trẻ trên 3 tuổi, không phụ thuộc vào việc cháu học ở CSGDMN nào. Có chế độ về ưu đãi

giáo dục cho trẻ nhập cư giống như trẻ có hộ khẩu.

2.2. Nhóm biện pháp kinh tế - công nghệ

- Xây dựng chính sách hỗ trợ về vốn…(cho thuê đất, cho thuê nhà, cho mua trả chậm,

cho vay dài hạn với lãi suất thấp..) cho các nhóm trẻ ĐLTT để giải quyết khó khăn lớn nhất

hiện nay là sự yếu kém về CSVC của các nhóm trẻ ĐLTT ở cả 3 vùng hiện nay.

- Hỗ trợ GV nhóm trẻ ĐLTT tham gia BHXH, BHYT để họ yên tâm làm việc, gắn bó

với công việc chăm sóc trẻ nhiều hơn, tạo sự ổn định trong nhân sự các nhóm lớp ĐLTT, gián

tiếp góp phần giảm mức đóng góp của CM và nâng cao hiệu quả CS- GD trẻ ở các nhóm lớp.

- Hỗ trợ việc đào tạo, bồi dưỡng nâng cao tay nghề sư phạm cho các GV và NV các

CSGDMN ngoài công lập, bồi dưỡng về nghiệp vụ quản lí cho các chủ nhóm, đặc biệt là nghiệp

vụ quản lý tài chính.

- Thực hiện chế độ khen thưởng hàng năm với các chủ nhóm, GV giỏi của các

CSGDMN ngoài công lập như đối với CBQL, GV các trường MN công lập.

- Xây dựng các nguồn tài liệu bồi dưỡng chuyên môn (web, facebook...) trong nhiều

lĩnh vực thông qua các chủ đề có tính thời sự, cần thiết để CBQL, GV có thể tự định hướng,

khai thác, sử dụng và tương tác, trao đổi về các vấn đề quan tâm cần tìm hiểu, cần hỗ trợ.

- Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý nhóm trẻ ĐLTT

2.3. Nhóm các biện pháp xã hội - con người

- Tổ chức truyên truyền định hướng dư luận để tạo sự quan tâm, hỗ trợ và tham gia tích

cực vào các chính sách giáo dục đối với các nhóm trẻ ĐLTT, hiểu đúng vai trò và sự đóng góp

của các nhóm trẻ.

- Tổ chức tập huấn cho cộng đồng, các tổ chức xã hội về công tác chăm sóc giáo dục

trẻ dưới 36 tháng.

- Khuyến khích các trường sư phạm, các trường MN và nhóm trẻ TT chất lượng cao

tham gia việc bồi dưỡng và đào tạo lại cho GV, NV các nhóm trẻ ĐLTT.

- Phát triển các hiệp hội CSGDMN ngoài công lập với vai trò là tổ chức kết nối, phát

hiện, tư vấn, hỗ trợ chuyên môn, chia sẻ nhân sự cho các thành viên các CSGDMN ngoài công

lập cùng phát triển.

Page 87: BÁO CÁO KH˜O SÁT TH˜C TR˚NG VÀ CƠ CH˝ QU˙N LÝ · PDF filehà n˜i, tháng 10/2016 bỘ giÁo dỤc ĐÀo tẠo bÁo cÁo kh˜o sÁt th˜c tr˚ng vÀ cƠ ch˝ qu˙n lÝ nhÓm

83

PHẦN D. KẾT LUẬN VÀ MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ

I. KẾT LUẬN

1.1. Các địa phương đều có nhu cầu gửi trẻ vào các CSGDMN, đặc biệt là khu đông dân

cư và khu công nghiệp. Tuy nhiên mức độ đáp ứng nhu cầu gửi trẻ rất khác nhau ở các loại

hình CSGDMN công lập và ngoài công lập. Các nhóm trẻ ĐLTT có vai trò quan trọng trong

việc góp phần chia sẻ, giải tỏa sức ép về nhu cầu cao gửi trẻ lứa tuổi nhà trẻ, khi các trường

công lập không đáp ứng được (đặc biệt là trẻ lứa tuổi dưới 24 tháng). Phần lớn các nhóm trẻ

ĐLTT thực hiện tốt nhiệm vụ nuôi dưỡng, bảo đảm an toàn cho trẻ, tuy nhiên chất lượng giáo

dục trẻ chưa được chú trọng, đặc biệt là vấn đề CSVC, chất lượng nhân sự, chế độ và chính

sách với đội ngũ GV, NV nhóm lớp ĐLTT. Việc bảo đảm chi phí phù hợp với các nhóm trẻ

ĐLTT là điều khó khăn khi mức thu phù hợp với khả năng chi trả của người dân nhưng lại

không đáp ứng khả năng phát triển bền vững của nhóm trẻ.

1.2. Việc quản lí nhóm trẻ ĐLTT đã được các cấp chính quyền quan tâm, hỗ trợ, hướng

dẫn khi thành lập nhóm, đặc biệt là PGD&ĐT cấp huyện và UBND Phường, xã. Tuy nhiên

việc quản lí các nhóm thực hiện chưa hiệu quả, đặc biệt là việc phối hợp, phân cấp và ủy quyền

trong quản lí. Trên thực tế, việc phân cấp nhiệm vụ chưa đồng bộ với phân cấp thẩm quyền,

trách nhiệm quản lý tài chính, nhân sự và các vấn đề khác. Vừa qua, mới chủ yếu thực hiện

phân cấp về nhiệm vụ, còn thiếu quy định các điều kiện thực hiện nhiệm vụ. Từ đó, đã tạo ra

sự lúng túng không đáng có trong phân cấp, nhất là ở chính quyền cấp dưới khi được phân cấp.

1.3. Bộ GD&ĐT và các Sở GD&ĐT các tỉnh/TP đã có nhiều công văn chỉ đạo các địa

phương tăng cường quản lý các CSGDMN ngoài công lập, đặc biệt chú trọng kiểm tra cấp phép

đối với các nhóm trẻ ĐLTT trên địa bàn. Tuy nhiên, phần lớn chính quyền cấp tỉnh, thành phố

thường giao hẳn trách nhiệm giám sát, quản lí các nhóm trẻ ĐLTT cho ngành giáo dục, nên

gây nhiều khó khăn cho ngành giáo dục trong việc phối hợp với chính quyền, các tổ chức xã

hội tại địa phương.

1.4. Phân cấp chưa phù hợp với tình hình quản lý ở địa phương, đặc biệt chưa tương xứng

với năng lực (vượt quá khả năng) của chính quyền cấp dưới. Thực tế ở nhiều lĩnh vực, phân

cấp nhiệm vụ diễn ra quá nhanh, trong khi cấp dưới chưa đủ năng lực, đặc biệt là đội ngũ cán

bộ, công chức lãnh đạo, quản lý còn thiếu về số lượng và yếu về chất lượng (PGD&ĐT huyện,

UBND Phường, Trường MN công lập). Khi phân cấp chưa tính đến các điều kiện và đặc thù

về kinh tế - xã hội tại các địa phương. Thực tế cho thấy, không thể phân cấp đồng loạt giống

Page 88: BÁO CÁO KH˜O SÁT TH˜C TR˚NG VÀ CƠ CH˝ QU˙N LÝ · PDF filehà n˜i, tháng 10/2016 bỘ giÁo dỤc ĐÀo tẠo bÁo cÁo kh˜o sÁt th˜c tr˚ng vÀ cƠ ch˝ qu˙n lÝ nhÓm

84

nhau giữa các địa phương, mà cần tính đến sự phù hợp với các đặc thù để đảm bảo tính khả thi

trong thực hiện phân cấp.

1.5. Phân cấp chưa đi đôi với nâng cao chất lượng quy hoạch và tăng cường thanh tra,

kiểm tra, giám sát của cấp trên, gắn quyền hạn với trách nhiệm được giao; chưa thực hiện

nghiêm túc việc tự báo cáo, tự giải trình và còn thiếu những cơ chế để bảo đảm sự quản lý

thống nhất của cấp trên. Ví dụ, cơ chế giám sát, đánh giá từ cấp trên để kịp thời đưa ra các

quyết định điều chỉnh cần thiết; cơ chế kết hợp giữa báo cáo của cấp dưới với việc giám sát từ

cấp trên là rất cơ bản, có ý nghĩa bảo đảm thực hiện phân cấp có hiệu quả. Việc đẩy mạnh phân

cấp, nêu cao trách nhiệm độc lập tự quyết định chỉ được tiến hành và thực hiện tốt khi xây dựng

được chế độ báo cáo, giải trình để có thông tin cho việc quản lý và giám sát, đánh giá.

II. KHUYẾN NGHỊ

2.1. Đối với cấp trung ương:

- Nhà nước có văn bản chỉ đạo về quản lý Nhà nước từ tỉnh-huyện-xã cụ thể từ quản lý hoạt

động đến hỗ trợ các nhóm trẻ ĐLTT trên địa bàn, có quy chế phối hợp giữa các ban ngành, tổ

chức xã hội trong công tác này. Gắn chặt trách nhiệm của chính quyền địa phương với việc quản

lý các nhóm trẻ ĐLTT, từ đó quy trách nhiệm liên đới trong công tác quản lý hoạt động của các nhóm

trẻ ĐLTT trên địa bàn. Đưa vào tiêu chí thi đua của địa phương (tỉnh/ huyện/ xã) về tỷ lệ huy động

trẻ lứa tuổi nhà trẻ được CS-GD trong các CSGDMN, khuyến khích tăng tỷ lệ huy động trẻ ngoài

công lập.

- Nhà nước xem xét và thay đổi một số quy định về trách nhiệm và quyền hạn của từng cấp

để việc quản lý đảm bảo theo cơ chế phân cấp, phân quyền nhưng đảm bảo 2 chiều trong kiểm

tra giám sát.

- Quản lý nhà nước và quản lý ngành tại các địa phương tăng cường thanh, kiểm tra định

kì, đặc biệt kiểm tra đột xuất hoạt động của các nhóm trẻ ĐLTT trên địa bàn, kịp thời phát hiện,

xử lý nghiêm các hành vi vi phạm và đình chỉ hoạt động các nhóm trẻ ĐLTT không đảm bảo

điều kiện nuôi dưỡng, CS-GD trẻ. Công khai vấn đề chất lượng cũng như uy tín của các nhóm

trẻ ĐLTT trên loa phát thanh của phường và trong các cuộc họp của phường/tổ dân

phố/thôn/bản. Tương ứng với các đợt kiểm tra định kì của cấp trên, Nhà nước cũng quy định

cho các lãnh đạo địa phương, lãnh đạo ngành tổ chức lấy phiếu đánh giá và ý kiến góp ý của

các chủ nhóm lớp, các CSGDMN ngoài công lập về công tác quản lý và hỗ trợ các CS- GD

trên địa bàn.

Page 89: BÁO CÁO KH˜O SÁT TH˜C TR˚NG VÀ CƠ CH˝ QU˙N LÝ · PDF filehà n˜i, tháng 10/2016 bỘ giÁo dỤc ĐÀo tẠo bÁo cÁo kh˜o sÁt th˜c tr˚ng vÀ cƠ ch˝ qu˙n lÝ nhÓm

85

- Nhà nước có CS và chế độ hỗ trợ về tài chính, nhân sự cho các nhóm trẻ ĐLTT với sự

phân cấp và chia sẻ trách nhiệm, nguồn lực từ các cấp QL và các lực lượng xã hội, với mức độ

phù hợp theo vùng miền.

- Nhà nước có cơ chế phối hợp liên ngành để cùng điều chỉnh lại các quy định, điều kiện

được vay vốn, thuê đất…phù hợp với khả năng đáp ứng của chủ nhóm để các chính sách hỗ

trợ theo quy định của nhà nước không chỉ là sự hỗ trợ trên giấy.

- Nhà nước có điều chỉnh chế độ làm việc, trợ cấp (phụ cấp trách nhiệm) cho GVMN trong

và ngoài công lập

- Xây dựng Chương trình GD phù hợp và tài liệu hướng dẫn các hoạt động CS-GD trẻ trong

nhóm trẻ ĐLTT ghéo nhiều độ tuổi, tài liệu hướng dẫn CS-GD trẻ trong nhóm trẻ gia đình.

2.2. Đối với từng địa phương

- Các địa phương nghiên cứu, phân tích tình hình địa phương mình để lựa chọn triển khai

thí điểm các biện pháp giảm rào cản trong cơ chế quản lý nhóm trẻ ĐLTT (theo lộ trình phù

hợp).

- Mỗi địa phương cần phát huy vai trò của tổ dân khu phố, của gia đình, nhân dân khu dân

cư trong việc giám sát, phát hiện các nhóm, lớp tư thục đang hoạt động trái quy định hoặc có

hành vi bạo hành đối với trẻ em, không đảm bảo an toàn.

- UBND phường, xã phân công trách nhiệm cụ thể hơn cho các ban ngành, tổ chức xã hội,

tăng tính chủ động, thường xuyên tìm hiểu tình hình hoạt động của các nhóm trẻ trên địa bàn

Phường/xã: Trong các cuộc giao ban tại phường, khi báo cáo về các vấn đề phụ trách, các ban

ngành và tổ chức xã hội cần dành một mục báo cáo về vấn đề tình hình hoạt động của các nhóm

trẻ ĐLTT trên địa bàn.

- Phường/xã đẩy mạnh tuyên truyền về quyền trẻ em, phổ biến kiến thức, kỹ năng chăm

sóc, giáo dục, bảo vệ an toàn trẻ cho các bậc cha mẹ và cộng đồng.

Page 90: BÁO CÁO KH˜O SÁT TH˜C TR˚NG VÀ CƠ CH˝ QU˙N LÝ · PDF filehà n˜i, tháng 10/2016 bỘ giÁo dỤc ĐÀo tẠo bÁo cÁo kh˜o sÁt th˜c tr˚ng vÀ cƠ ch˝ qu˙n lÝ nhÓm

86

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Báo cáo thực trạng và cơ chế quản lý nhóm trẻ ĐLTT trên địa bàn huyện Chư Sê,

tỉnh Gia Lai của phòng GD huyện Chư Sê tháng 7 năm 2015

2. Báo cáo thực trạng và cơ chế quản lý nhóm trẻ ĐLTT trên địa bàn thành phố Lào

Cai, tỉnh Lào Cai của phòng GD thành phố Lào Cai tháng 7 năm 2015

3. Báo cáo tình hình và kết quả thực hiện nhiệm vụ chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em dưới

36 tháng tuổi tại các cơ sở GDMN tỉnh Bình Dương, tháng 3/2015

4. Báo cáo thực trạng và cơ chế quản lý nhóm trẻ ĐLTT trên địa bàn Thị xã Bến Cát,

tỉnh Bình Dương

5. Báo cáo Thực trạng và cơ chế quản lý nhóm trẻ ĐLTT của UBND Phường Thới

Hòa, tỉnh Bình Dương

6. Báo cáo Thực trạng và cơ chế quản lý nhóm trẻ ĐLTT của UBND Phường Mỹ

Phước, tỉnh Bình Dương

7. Báo cáo thực trạng và cơ chế quản lý nhóm trẻ ĐLTT trên địa bàn Thị xã Phúc Yên,

tỉnh Vĩnh Phúc, 30/7/2015

8. Báo cáo thực trạng và cơ chế quản lý nhóm trẻ ĐLTT (thời điểm tháng 8/2015),

UBND phường Trưng Nhị, thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc

9. Báo cáo thực trạng và cơ chế quản lý nhóm trẻ ĐLTT, UBND phường Hùng Vương,

thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc (2015)

10. Chỉ thị số 09/CT-TTg ngày 22 tháng 5 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc

đẩy mạnh thực hiện các giải pháp giải quyết vấn đề trường, lớp mầm non ở các khu công

nghiệp.

11. Chương trình hành động thực hiện Kết luận số 29-KL/TW hội nghị lần thứ 8

BCHTW Đảng (Khóa IX) về “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu

cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường, định hướng xã hội chủ

nghĩa và hội nhập quốc tế” tỉnh ủy Lào Cai, 2013

12. Dự thảo (lần thứ 10) Đề án “Nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục

trẻ 6-36 tháng tuổi, giai đoạn 2015-2020” của UBND tỉnh Vĩnh Phúc, tháng 4/2014

13. Kế hoạch tổng thể Triển khai Đề án “Hỗ trợ, phát triển nhóm trẻ ĐLTT ở khu vực

khu công nghiệp, khu chế xuất đến 2020” của UBND tỉnh Bình Dương.

14. Hội thảo quy hoạch phát triển giáo dục và đào tạo tỉnh Gia Lai giai đoạn 2012 –

2020, định hướng đến năm 2030.

Page 91: BÁO CÁO KH˜O SÁT TH˜C TR˚NG VÀ CƠ CH˝ QU˙N LÝ · PDF filehà n˜i, tháng 10/2016 bỘ giÁo dỤc ĐÀo tẠo bÁo cÁo kh˜o sÁt th˜c tr˚ng vÀ cƠ ch˝ qu˙n lÝ nhÓm

87

15. Điều lệ trường mầm non, Ban hành kèm theo quyết định số 14/2008/QQD-BGDĐT

ngày 07/4/2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo

16. Nghị định Số: 29/2008/NĐ-CP ngày 14 tháng 3 năm 2008 của Chính phủ Quy định

về khu công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế

17. Nghị định 115/2010/NĐ-CP ngày 24/12/2010 Quy định trách nhiệm quản lý nhà

nước về giáo dục;

18. Nghị định số 36/1997/NĐ-CP và Nghị định số 29/2008/NĐ-CP của Chính phủ

19. Quyết định số 404/QĐ-TTg ngày 20 tháng 3 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ

về Hỗ trợ, phát triển nhóm trẻ ĐLTT ở khu vực khu công nghiệp, khu chế xuất đến 2020

20. QĐ 41/2008/QĐ-BGD ĐT ngày 25/7/2008 của Bộ GD và ĐT quy định tiêu chuẩn

của Chủ nhóm trẻ-lớp MG ĐLTT

21. Quyết định số 41/2008/QĐ-BGDĐT ngày 25 tháng 7 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ

Giáo dục và Đào tạo ban hành quy chế tổ chức và hoạt động trường MN tư thục.

22. Thông tư số 28/2011/TT-BGDĐT ngày 15/7/2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và

Đào tạo về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế tổ chức và hoạt động trường mầm

non tư thục

23. Thông tư 32/2012/TT-BGDĐTNgày 14 tháng 9 năm 2012 về ban hành Danh mục

thiết bị và đồ chơi ngoài trời chho GDMN

24. Thông tư 02/2010/TT-BGDĐT ngày 11 tháng 2 năm 2010 về Danh mục đồ dùng,

đồ chơi, thiết bị dạy học tối thiểu dùng cho GDMN

25. Thông tư số 13/2010/TT-BG ban hành các quy định về xây dựng trường học an

toàn, phòng chống tai nạn thương tích trong cơ sở GDMN

26. Thông tư liên tịch số 22/2013/TTLT-BGDĐT-BYT ngày 18/6/2013 quy định đánh

giá công tác y tế tại các cơ sở GDMN

27. Thông tư số 09/2009/TT-BGDĐT ngày 07 tháng 5 năm 2009 của Bộ Giáo dục và

Đào tạo về Quy chế thực hiện công khai đối với cơ sở giáo dục của hệ thống giáo dục quốc dân

28. Văn bản hợp nhất Số 05/VBHN-BGDĐT, ngày 13 tháng 2 năm 2014 về Điều lệ

trường mầm non.

Page 92: BÁO CÁO KH˜O SÁT TH˜C TR˚NG VÀ CƠ CH˝ QU˙N LÝ · PDF filehà n˜i, tháng 10/2016 bỘ giÁo dỤc ĐÀo tẠo bÁo cÁo kh˜o sÁt th˜c tr˚ng vÀ cƠ ch˝ qu˙n lÝ nhÓm
Page 93: BÁO CÁO KH˜O SÁT TH˜C TR˚NG VÀ CƠ CH˝ QU˙N LÝ · PDF filehà n˜i, tháng 10/2016 bỘ giÁo dỤc ĐÀo tẠo bÁo cÁo kh˜o sÁt th˜c tr˚ng vÀ cƠ ch˝ qu˙n lÝ nhÓm
Page 94: BÁO CÁO KH˜O SÁT TH˜C TR˚NG VÀ CƠ CH˝ QU˙N LÝ · PDF filehà n˜i, tháng 10/2016 bỘ giÁo dỤc ĐÀo tẠo bÁo cÁo kh˜o sÁt th˜c tr˚ng vÀ cƠ ch˝ qu˙n lÝ nhÓm

Hà Nội, tháng 10/2016

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO

BÁO CÁO KHẢO SÁTTHỰC TRẠNG VÀ CƠ CHẾ QUẢN LÝ

NHÓM TRẺ ĐỘC LẬP TƯ THỤCTẠI VIỆT NAM

(Nghiên cứu tại khu đông dân cư, khu công nghiệpvà khu vực dân tộc thiểu số)

C

M

Y

CM

MY

CY

CMY

K