26
1 BÁO CÁO RÀ SOÁT HOẠT ĐỘNG CỦA ĐỐI TÁC NÔNG NGHIỆP BỀN VỮNG VIỆT NAM (PSAV) I. ĐÁNH GIÁ CHUNG HOẠT ĐỘNG CỦA PSAV 1.1. Mục tiêu hoạt động PSAV được thành lập từ năm 2010 theo “Sáng kiến tầm nhìn mới cho nông nghiệp 2020” hướng tới mục tiêu 20-20-20, là tăng 20% năng suất, giảm 20% đói nghèo, và giảm 20% phát thải. PSAV tập trung vào kết nối các tác nhân trong ngành nông nghiệp để chia sẻ kinh nghiệm, cùng hợp tác phát triển chuỗi giá trị các mặt hàng nông sản chủ lực của Việt Nam theo hình thức Đối tác công tư (PPP). Các mục tiêu cụ thể bao gồm: - Nâng cao tiêu chuẩn nông nghiệp bền vững, xây dựng, hỗ trợ chính sách và các phương thức canh tác nông nghiệp tốt tại Việt Nam. - Thúc đẩy quan hệ đối tác giữa Bộ Nông nghiệp & PTNT và các đối tác, bao gồm, các cơ quan nhà nước, các tổ chức quốc tế và cơ quan phi chính phủ, nhà tài trợ, viện nghiên cứu và các doanh nghiệp để cùng phát triển nông nghiệp bền vững. - Đóng góp xây dựng phương thức quản lý phát triển bền vững dựa trên cơ sở khoa học và sự chấp hành của các đối tác thành viên. - Phổ biến thông tin được cập nhật và đáng tin cậy về canh tác và phát triển nông nghiệp bền vững - Liên kết với các tổ chức cùng trong lĩnh vực đối tác công tư (PPP) nông nghiệp để chia sẻ kinh nghiệm và cùng hợp tác. Đại diện cho Việt Nam tham gia các tổ chức quốc tế về PPP 1.2. Các kết quả đạt được của PSAV và các Nhóm công tác PPP Tới thời điểm hiện tại 1 , PSAV có 7 Nhóm công tác PPP ngành hàng, bao gồm các Nhóm về cà phê, chè, rau quả, thủy sản, gạo, gia vị và hồ tiêu, hóa chất nông nghiệp, được thành lập và hoạt động với sự tham gia của 64 tổ chức, gồm các cơ quan Chính phủ, các công ty, hiệp hội ngành hàng, viện nghiên cứu, các tổ chức quốc tế và phi Chính phủ. Trong bối cảnh phát triển mới, một số nhóm hoạt động chưa hiệu quả hoặc không còn phù hợp, vì vậy PSAV đã tiến hành tái cấu trúc lại các Nhóm công tác PPP ngành hàng; trong đó, Nhóm công tác PPP về tài chính nông nghiệp tạm thời dừng hoạt động, 1 Tháng 3/2018

BÁO CÁO RÀ SOÁT HOẠT ĐỘNG CỦA ĐỐI TÁC NÔNG NGHIỆP …psav-mard.org.vn/upload/document-vn/REVIEW-REPORT-ON-THE-PERFORMAN… · của Unilever). - Tạo dựng được

  • Upload
    others

  • View
    1

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: BÁO CÁO RÀ SOÁT HOẠT ĐỘNG CỦA ĐỐI TÁC NÔNG NGHIỆP …psav-mard.org.vn/upload/document-vn/REVIEW-REPORT-ON-THE-PERFORMAN… · của Unilever). - Tạo dựng được

1

BÁO CÁO RÀ SOÁT HOẠT ĐỘNG CỦA ĐỐI TÁC NÔNG NGHIỆP

BỀN VỮNG VIỆT NAM (PSAV)

I. ĐÁNH GIÁ CHUNG HOẠT ĐỘNG CỦA PSAV

1.1. Mục tiêu hoạt động

PSAV được thành lập từ năm 2010 theo “Sáng kiến tầm nhìn mới cho nông nghiệp

2020” hướng tới mục tiêu 20-20-20, là tăng 20% năng suất, giảm 20% đói nghèo, và

giảm 20% phát thải. PSAV tập trung vào kết nối các tác nhân trong ngành nông nghiệp

để chia sẻ kinh nghiệm, cùng hợp tác phát triển chuỗi giá trị các mặt hàng nông sản chủ

lực của Việt Nam theo hình thức Đối tác công tư (PPP). Các mục tiêu cụ thể bao gồm:

- Nâng cao tiêu chuẩn nông nghiệp bền vững, xây dựng, hỗ trợ chính sách và các

phương thức canh tác nông nghiệp tốt tại Việt Nam.

- Thúc đẩy quan hệ đối tác giữa Bộ Nông nghiệp & PTNT và các đối tác, bao gồm,

các cơ quan nhà nước, các tổ chức quốc tế và cơ quan phi chính phủ, nhà tài trợ,

viện nghiên cứu và các doanh nghiệp để cùng phát triển nông nghiệp bền vững.

- Đóng góp xây dựng phương thức quản lý phát triển bền vững dựa trên cơ sở khoa

học và sự chấp hành của các đối tác thành viên.

- Phổ biến thông tin được cập nhật và đáng tin cậy về canh tác và phát triển nông

nghiệp bền vững

- Liên kết với các tổ chức cùng trong lĩnh vực đối tác công tư (PPP) nông nghiệp để

chia sẻ kinh nghiệm và cùng hợp tác. Đại diện cho Việt Nam tham gia các tổ chức

quốc tế về PPP

1.2. Các kết quả đạt được của PSAV và các Nhóm công tác PPP

Tới thời điểm hiện tại1, PSAV có 7 Nhóm công tác PPP ngành hàng, bao gồm các

Nhóm về cà phê, chè, rau quả, thủy sản, gạo, gia vị và hồ tiêu, hóa chất nông nghiệp,

được thành lập và hoạt động với sự tham gia của 64 tổ chức, gồm các cơ quan Chính phủ,

các công ty, hiệp hội ngành hàng, viện nghiên cứu, các tổ chức quốc tế và phi Chính phủ.

Trong bối cảnh phát triển mới, một số nhóm hoạt động chưa hiệu quả hoặc không

còn phù hợp, vì vậy PSAV đã tiến hành tái cấu trúc lại các Nhóm công tác PPP ngành

hàng; trong đó, Nhóm công tác PPP về tài chính nông nghiệp tạm thời dừng hoạt động,

1 Tháng 3/2018

Page 2: BÁO CÁO RÀ SOÁT HOẠT ĐỘNG CỦA ĐỐI TÁC NÔNG NGHIỆP …psav-mard.org.vn/upload/document-vn/REVIEW-REPORT-ON-THE-PERFORMAN… · của Unilever). - Tạo dựng được

2

Nhóm công tác PPP về hàng hóa chung (khoai tây) được sát nhập vào Nhóm công tác

PPP về rau quả, Nhóm công tác về chăn nuôi đang trong quá trình chuẩn bị thành lập.

Ban Thư ký PSAV đã tổ chức các hoạt động thường xuyên chia sẻ thông tin và tạo

điều kiện để các thành viên của các Nhóm công tác PPP trao đổi, phối hợp trong xử lý

các vấn đề nông nghiệp Việt Nam đang cần giải quyết, một số kết quả nổi bật như sau:

- Tạo ra nhiều mô hình trình diễn canh tác bền vững, thân thiện mới môi trường và

tăng thu nhập cho nông dân (như mô hình sản xuất cà phê của Nestle, sản xuất chè

của Unilever).

- Tạo dựng được một số chuỗi giá trị liên kết bền vững như chuỗi sản xuất và chế

biến khoai tây của Pepsico, chuỗi gạo của Bayer và Vinafood 2, chuỗi chè của

Unilever, IDH và Hiệp hội chè, chuỗi hồ tiêu, với các sản phẩm đáp ứng tiêu

chuẩn của thị trường nhập khẩu.

- Phối hợp với doanh nghiệp để xây dựng các bộ tài liệu hướng dẫn sản xuất bền

vững cho cà phê, chè, hồ tiêu, đáp ứng tiêu chuẩn của thị trường thế giới; thông

qua các dự án PPP đã tiến hành đào tạo cho gần 2 triệu lượt nông dân về phương

thức canh tác bền vững.

- Kết nối với các tổ chức cấp chứng chỉ quốc tế như 4C, Utz, Rainforest Alliance để

hỗ trợ các hộ sản xuất và doanh nghiệp lấy chứng nhận quốc tế, qua đó tăng xuất

khẩu ra thị trường thế giới, đặc biệt là các thị trường có yêu cầu cao.

1.3. Những hạn chế và khó khăn chung trong hoạt động của PSAV

- Định hướng mục tiêu 20-20-20 mới chỉ dừng lại ở các mô hình thí điểm, chưa

được nhân rộng trong thực tiễn các dự án đầu tư theo mô hình PPP

- Chưa thu hút được nhiều các doanh nghiệp trong nước tham gia; đặc biệt các

doanh nghiệp đầu đàn dẫn dắt chuỗi giá trị của các ngành hàng chủ lực quốc gia.

- Chưa kết nối chặt chẽ giữa các nhóm công tác PPP với chính quyền địa phương;

giữa các doanh nghiệp lớn với doanh nghiệp vừa và nhỏ, và với các tổ chức nông

dân tại địa phương.

- Chưa có mô hình mẫu hoặc hướng dẫn tổ chức thực hiện dự án PPP nên một số

các dự án hiện nay đều tự thực hiện theo nhu cầu của doanh nghiệp.

- Chưa thu hút được các doanh nghiệp đầu tư và chuyển giao khoa học công nghệ

vào sản xuất và chế biến nông sản tại Việt Nam

- Mặc dù dự án của các doanh nghiệp hiện nay thực hiện theo mô hình “công – tư”

nhưng phía Nhà nước chưa sẵn sàng nguồn ngân sách đủ lớn hoặc gói hỗ trợ chính

sách dành riêng cho các doanh nghiệp tham gia các nhóm công tác PPP.

Page 3: BÁO CÁO RÀ SOÁT HOẠT ĐỘNG CỦA ĐỐI TÁC NÔNG NGHIỆP …psav-mard.org.vn/upload/document-vn/REVIEW-REPORT-ON-THE-PERFORMAN… · của Unilever). - Tạo dựng được

3

- Chưa có cơ chế để các Đồng chủ trì đại diện khu vực “công” (là các đơn vị trong

Bộ) tích cực thúc đẩy hoạt động của các Nhóm.

- Ban Thư ký PSAV chưa có đủ nguồn lực về tài chính và nhân lực để điều phối các

hoạt động hiệu quả.

II. ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG CÁC NHÓM CÔNG TÁC NGÀNH HÀNG PPP

2.1. Ngành cà phê

2.1.1. Thông tin chung về ngành hàng

Trong những thập niên gần đây, ngành cà phê Việt Nam đã phát triển vượt bậc về

diện tích, năng suất và sản lượng. Năng suất đạt 23,5 tạ/ha cao gấp 2,9 lần năng suất

trung bình cà phê thế giới (theo FAO, 2011). Tốc độ tăng trưởng bình quân của năng suất

trong giai đoạn 2010-2017 đạt 2,0%/năm, đặc biệt đối với những vườn cà phê tái canh sử

dụng giống mới tại khu vực Tây Nguyên, năng suất cà phê Robusta tái canh có thể đạt

mức 45-60 tạ/ha, có những vườn đạt tới trên 80 tạ/ha (MARD). Việt Nam đã xuất khẩu cà

phê tới gần 100 quốc gia trên thế giới với tổng kim ngạch hàng năm trên 2 tỷ USD trong

giai đoạn 2011-2017. Cùng với xuất khẩu, tốc độ tiêu thụ cà phê nội địa cũng tăng khá

nhanh. Đến năm 2017, tiêu thụ cà phê trong nước đã tăng 3,3 lần so với năm 2005, đạt

khoảng 138 nghìn tấn, chiếm 8% tổng sản lượng cà phê Việt Nam (Số liệu thống kê của

ICO).

Dù đã đạt được rất nhiều thành tựu trong thời gian qua, ngành hàng cà phê vẫn

phải đối mặt với một số hạn chế sau:

- Quy mô hộ sản xuất nhỏ, phân tán, trình độ thâm canh chưa đồng đều đặc biệt là

việc lạm dụng các yếu tố đầu vào như nước tưới, phân bón và thuốc BVTV.

- Tập quán canh tác bền vững, sơ chế bảo quản của hộ dân đã được cải thiện nhưng

còn nhiều hạn chế, đặc biệt trong bối cảnh hiện nay khi phần lớn doanh nghiệp đã

bỏ thưởng giá cho cà phê có xác nhận, chứng nhận bền vững

- Liên kết kết nối trực tiếp người sản xuất với thị trường còn nhiều hạn chế, quá

nhiều khâu trung gian

- Đầu tư của doanh nghiệp vào công nghệ chế biến sâu, chế biến tinh còn yếu

- Chất lượng cà phê xuất khẩu chưa cao, chủ yếu là xuất khẩu nguyên liệu thô.

Page 4: BÁO CÁO RÀ SOÁT HOẠT ĐỘNG CỦA ĐỐI TÁC NÔNG NGHIỆP …psav-mard.org.vn/upload/document-vn/REVIEW-REPORT-ON-THE-PERFORMAN… · của Unilever). - Tạo dựng được

4

2.1.2. Đánh giá hoạt động Nhóm công tác PPP cà phê

a) Cơ cấu tổ chức, mục tiêu

Nhóm Công tác PPP cà phê được thành lập từ tháng 5/2010, dưới sự đồng chủ trì

của Cục Trồng trọt và Nestle Việt Nam. Nhóm công tác PPP cà phê gồm 22 thành viên,

hoạt động trên nền tảng tiền cạnh tranh, hướng đến mục tiêu phát triển chuỗi giá trị cà

phê nhằm nâng cao chất lượng, giá trị gia tăng và phát triển bền vững cà phê, tăng thu

nhập cho người nông dân.

b) Kết quả chính đạt được

Trong những năm qua, nhóm công tác PPP cà phê rất nỗ lực và đạt được những

thành quả đáng ghi nhận trong hỗ trợ phát triển cà phê bền vững và các chương trình, đề

án của Bộ như chương trình tái canh vườn cà phê. Nhóm công tác PPP cà phê hướng dẫn

nông dân về các phương pháp sản xuất tốt, nâng cao chất lượng, năng suất và tính bền

vững về môi trường và kinh tế cho người sản xuất. Các nhóm nông dân được hình thành

để khai thác hiệu quả thị trường, nâng cao kiến thức về công nghệ, liên kết với các tổ

chức tài chính và các công ty thu mua sản phẩm. Những hoạt động này mang lại những

lợi ích rõ rệt cho nông dân, tăng khả năng sinh lời và góp phần giảm phát thải khí nhà

kính.

Từ năm 2010 đến nay, nhóm đã triển khai được tổng cộng 256 mô hình vườn mẫu

và 3 hợp tác xã PPP tại 4 tỉnh (Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng và Gia Lai). Mô hình đã

tiến hành các lớp tập huấn ToT cho 65 nhóm trưởng đại diện cho 12.004 nông dân tại 4

tỉnh để chia sẻ kinh nghiệm, giải quyết các khó khăn và tăng cường năng lực cho mạng

lưới khuyến nông; tổ chức 1.200 hội thảo đầu bờ cho nông dân tại 4 tỉnh. Ước tính diện

tích cà phê và số người trồng cà phê thụ hưởng từ các hoạt động hỗ trợ kỹ thuật của

chương trình lên tới 130 nghìn ha (20% tổng diện tích cà phê cả nước), và gần 250 nghìn

lượt người (trong tổng số trên 500 nghìn hộ trồng cà phê). Năng suất cà phê vườn mẫu

tăng thêm 12% trong giai đoạn 2010 – 2014 và tăng hơn 17% trong giai đoạn 2015 –

2016. Mức thu nhập trung bình (tính trong 5 năm) của người nông dân trồng cà phê tăng

lên khoảng 14%. Mô hình PPP cũng giúp làm tăng kích cỡ trái cà phê và phương pháp

canh tác giúp cây cà phê khỏe mạnh hơn. Mô hình giúp giảm 55% lượng phát thải nhà

kính nhờ sử dụng phân bón hợp lý.

Page 5: BÁO CÁO RÀ SOÁT HOẠT ĐỘNG CỦA ĐỐI TÁC NÔNG NGHIỆP …psav-mard.org.vn/upload/document-vn/REVIEW-REPORT-ON-THE-PERFORMAN… · của Unilever). - Tạo dựng được

5

c) Hạn chế, khó khăn

- Các hoạt động mới dừng mở mức mô hình, chậm được nhân rộng. Thách thức lớn

nhất hiện nay của PPP cà phê là tập hợp được nguồn lực để đẩy mạnh hoạt động,

mở rộng quy mô của các mô hình thành công một cách bền vững, hiệu quả.

- Chưa đẩy mạnh được hoạt động kết nối thị trường nên giảm tính bền vững cho các

mô hình; chưa kết nối mạnh mẽ với các chương trình/dự án của các tổ chức khác

có liên quan trong ngành; hoạt động truyền thông cũng chưa được đẩy mạnh.

- Chưa chú ý đến việc huy động đối tác công – tư phát triển công nghiệp chế biến cà

phê, xây dựng các chuỗi giá trị cà phê hoàn thiện, phát triển cà phê chất lượng cao;

- Chưa thu hút sự tham gia của đông đảo doanh nghiệp trong nước cũng như phát

huy vai trò hỗ trợ của nhóm công.

- Chậm tiến độ thực hiện một số hoạt động (ký MoU, NSC cập nhật, ToF & ToT).

- Nguồn đóng góp (đặc biệt là nguồn đóng góp bằng tiền mặt) cho các hoạt động

triển khai hiện nay còn nhiều hạn chế dẫn tới một số hoạt động triển khai chậm,

khó khăn trong việc mở rộng hoạt động/quy mô.

2.1.3. Đề xuất kế hoạch hoạt động

- Nâng cao khả năng tiếp cận thị trường của sản phẩm cà phê Việt Nam: phối hợp

với một số Viện nghiên cứu và Hiệp hội cà phê cacao tổ chức nghiên cứu và chia

sẻ rộng rãi thông tin về thị hiếu, tiêu chuẩn hàng rào kỹ thuật của các thị trường cà

phê chính; tham gia xây dựng và triển khai các chương trình xúc tiến thương mại

trong và ngoài nước, chương trình phát triển các thương hiệu cà phê chất lượng

cao;

- Phối hợp với các tổ chức chứng nhận xây dựng và phổ biến rộng rãi các tiêu chuẩn

và quy chuẩn quốc gia về cà phê, đặc biệt đối với cà phê chế biến;

- Lựa chọn một số doanh nghiệp lớn, phối hợp với Hiệp hội cà phê cacao và các địa

phương rà soát lại quy hoạch và chiến lược phát triển ngành, đề xuất quy hoạch

phát triển cơ sở hạ tầng cho các cụm liên kết ngành gắn sản xuất, chế biến, thương

mại cà phê;

- Huy động thêm sự tham gia của các doanh nghiệp lớn trong nước. Lựa chọn một

số doanh nghiệp tiêu biểu xây dựng mô hình hoàn thiện về liên kết chuỗi giá trị cà

phê từ sản xuất đến chế biến và phân phối. Lựa chọn một số tổ nhóm nông

dân/HTX tiêu biểu để nâng cao năng lực, hỗ trợ tham gia vào mô hình liên kết

chuỗi giá trị. Lấy đây làm cơ sở để xây dựng quy trình phát triển chuỗi giá trị cà

phê cho các doanh nghiệp, địa phương và các đối tác khác nhân rộng.

Page 6: BÁO CÁO RÀ SOÁT HOẠT ĐỘNG CỦA ĐỐI TÁC NÔNG NGHIỆP …psav-mard.org.vn/upload/document-vn/REVIEW-REPORT-ON-THE-PERFORMAN… · của Unilever). - Tạo dựng được

6

- Xây dựng hệ thống thông tin ngành hàng, môi trường đầu tư, địa bàn đầu tư, các

doanh nghiệp và tổ chức nông dân tiềm năng; hỗ trợ kết nối chuỗi giá trị giữa các

đối tác trong ngành cà phê.

- Phối hợp với Dự án VnSAT, cơ quan khuyến nông, các địa phương, chương

trình/dự án, hiệp hội, tổ chức nông dân tiếp tục đẩy mạnh sản xuất cà phê bền

vững: phổ biến NSC, đầu tư chọn tạo giống tốt, áp dụng tưới tiết kiệm, xây dựng

cảnh quan vườn cà phê bền vững.

2.2. Ngành hàng chè

2.2.1. Thông tin chung về ngành hàng

Việt Nam đứng thứ 5 về diện tích và thứ 6 về sản lượng chè trên thế giới. Năm

2017, Việt Nam có diện tích trồng chè là 129,3 nghìn ha với sản lượng 1.048,8 nghìn tấn

chè tươi. Việt Nam tiếp tục là quốc gia xuất khẩu chè lớn thứ 5 thế giới với tỷ trọng xuất

khẩu chiếm khoảng 7% tổng lượng chè xuất khẩu của thế giới. Năm 2017, Việt Nam xuất

khẩu 140 nghìn tấn chè khô, đạt 229 triệu USD, tăng 7,2% về khối lượng và giảm 5,6%

về giá trị so với năm 2016.

Hiện nay, ngành chè đang tồn tại nhiều hạn chế, bao gồm: (i) Quy mô sản xuất nhỏ,

bình quân khoảng 0,2 ha/hộ nên rất khó tiếp cận các thiết bị kỹ thuật mới và chứng nhận

chè an toàn; (ii) Đầu tư cơ sở hạ tầng còn hạn chế, chè có tưới mới chiếm khoảng 7%

diện tích cả nước nên chưa phát huy được tiềm năng của các giống chè mới (chiếm đến

54% diện tích cả nước); (iii) Chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm (dư lượng thuốc bảo

vệ thực vật) của ngành chè chưa đáp ứng được yêu cầu của các thị trường các nước phát

triển trong khi các quy định về dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trong chè (MRL) tại thị

trường EU, Mỹ, và Nga càng ngày càng nghiêm ngặt; (iv) Nhiều cơ sở chế biến được cấp

giấy phép xây dựng nhưng không có vùng nguyên liệu; trình độ tay nghề chế biến thấp,

chất lượng chè không cao; (v) Liên kết giữa sản xuất và chế biến còn lỏng lẻo, chỉ có

10% trong số các công ty/nhà máy chế biến chè có vùng nguyên liệu riêng để phục vụ

chế biến, (vi) Diện tích trồng chè ngày càng bị thu hẹp vì người dân sử dụng đất để trồng

cây công nghiệp khác và (vii) Việc bảo tồn các giống chè quý hiếm chưa được quan tâm

đầy đủ.

2.2.2. Đánh giá hoạt động nhóm công tác PPP chè

a) Cơ cấu tổ chức, mục tiêu

Nhóm công tác PPP chè được thành lập từ năm 2010 do công ty Unilever và Cục

Trồng trọt đồng chủ trì. Các thành viên khác bao gồm: Rainforest Alliance, Syngenta

Page 7: BÁO CÁO RÀ SOÁT HOẠT ĐỘNG CỦA ĐỐI TÁC NÔNG NGHIỆP …psav-mard.org.vn/upload/document-vn/REVIEW-REPORT-ON-THE-PERFORMAN… · của Unilever). - Tạo dựng được

7

Asia Pacific, Yara International, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia,Viện Chính sách và

Chiến lược PTNN-NT (IPSARD), Hiệp hội Chè Việt Nam, Solidaridad và IDH.

Nhóm công tác PPP chè tập trung hỗ trợ hộ sản xuất nhỏ cải thiện các tiêu chuẩn

sản phẩm, cùng hợp tác với chính phủ, các tổ chức phi chính phủ và khối tư nhân, xây

dựng năng lực toàn diện ở cấp độ quốc gia, sự bền vững về mặt kinh tế, môi trường và xã

hội lâu dài của thị trường chè Việt Nam tăng khả năng tiếp cận thị trường xuất khẩu của

chè Việt Nam.

b) Kết quả chính đạt được

Trong những năm qua, nhóm công tác PPP chè đã đạt được những thành tựu đáng

kể trong việc lồng ghép hướng dẫn kỹ thuật canh tác và chế biến nâng cao chất lượng chè

Việt Nam xuất khẩu. Các doanh nghiệp tham gia nhóm PPP chè đã đầu tư 440.000 Euro

để đào tạo và liên kết mô hình sản xuất với hơn 23.000 nông dân ở 6 tỉnh.

Nhóm công tác PPP chè của PSAV đang cộng tác với nhóm công tác hoá chất nông

nghiệp phát triển dự án về chuỗi giá trị để hướng dẫn các hộ sản xuất nhỏ và giúp họ cải

thiện các tiêu chuẩn. Cùng hợp tác với chính phủ, các tổ chức phi chính phủ và khối tư

nhân, nhóm công tác PPP chè đang xây dựng các phương pháp sản xuất tốt (xây dựng và

đào tạo năng lực cho nông dân sản xuất chè bền vững, sử dụng đúng hóa chất nông

nghiệp được cho phép, hướng đến đạt các chứng nhận như chứng nhận Rainforest

Alliance, chứng nhận UTZ,..) để lồng ghép vào chương trình quốc gia.

Từ 2015, PSAV đã triển khai hai Dự án2 hỗ trợ sản xuất bền vững cho hộ trồng chè

Việt Nam. Đến cuối năm 2017, hai dự án đã tập huấn và triển khai phương pháp sản xuất

mới tại 13 công ty chè, 1.207 nhóm trưởng được tập huấn, đến với 19.000 nông hộ, 29

đội bảo vệ thực vật được thành lập, 19 nhà máy được chứng nhận, đã tập huấn và chứng

nhận 4.125 nông hộ, 12.706 tấn chè được chứng nhận, 3.931 héc ta trồng chè được chứng

nhận và 39 trưởng nhóm nông hộ được tập huấn; thiết lập các tổ đội nông nghiệp để kiểm

soát việc sử dụng các yếu tố đầu vào hợp lý.

Cục Trồng trọt, Trung tâm Khuyến nông quốc gia, Viện KHKTNLN miền núi phía

Bắc, Hiệp hội Chè Việt Nam, IDH và các doanh nghiệp đang phối hợp triển khai xây

dựng Bộ tài liệu hướng dẫn sản xuất chè bền vững.

2 Bao gồm: (i) Dự án “Chất lượng và bền vững của ngành chè Việt”, trong đó IDH Hà Lan tài trợ 40% kinh phí,

60% là các doanh nghiệp tham gia đóng góp, Hiệp hội Chè Việt Nam là đơn vị thực hiện. Thời gian từ tháng 9 năm

2015 đến tháng 9 năm 2017; và (ii) Dự án "Thúc đẩy các nông hộ chè tham gia vào chuỗi cung ứng chè bền vững và

chất lượng - giai đoạn 2", IDH Hà Lan tài trợ kinh phí, Tập đoàn Unilever và Bộ NN & PTNT. Hiệp hội Chè Việt

Nam là đơn vị thực hiện. Thời gian thực hiện bắt đầu từ tháng 7 năm 2016 đến tháng 12 năm 2017.

Page 8: BÁO CÁO RÀ SOÁT HOẠT ĐỘNG CỦA ĐỐI TÁC NÔNG NGHIỆP …psav-mard.org.vn/upload/document-vn/REVIEW-REPORT-ON-THE-PERFORMAN… · của Unilever). - Tạo dựng được

8

c) Hạn chế, khó khăn

- Các mô hình trình diễn hiện mới chỉ ở quy mô đầu tư nhỏ nên khó nhân rộng, chưa

tạo được động lực cho doanh nghiệp và người dân tham gia.

- Kết nối doanh nghiệp trong và ngoài nước tham gia mở rộng mô hình còn hạn chế

(chẳng hạn, dự án “Thúc đẩy các nông hộ chè tham gia vào chuỗi cung ứng chè

bền vững và chất lượng - giai đoạn 2” mới huy động được 8 doanh nghiệp tham

gia, còn thiếu so với mục tiêu dự án).

- Sự tham gia của khối công chưa như mong đợi. Nguồn lực hỗ trợ khối công cho

các hoạt động có tính chất đột xuất trong hoạt động PPP còn hạn chế. Chưa hình

thành được mạng lưới chuyên gia trong việc thúc đẩy dự án và mở rộng mô hình.

2.2.3. Đề xuất kế hoạch hoạt động

- Nâng cao khả năng tiếp cận thị trường cho các sản phẩm chè Việt Nam: phối hợp

với các Viện nghiên cứu và Hiệp hội chè Việt Nam thu thập và chia sẻ các thông

tin về tiêu chuẩn và thị hiếu của các thị trường; xây dựng và triển khai các hoạt

động xúc tiến thương mại trong và ngoài nước.

- Hoàn thiện bộ tiêu chuẩn sản xuất chè bền vững. Các thành viên trong nhóm phối

hợp và lấy ý kiến của các công ty xây dựng bộ tiêu chuẩn sản xuất chè bền vững,

hỗ trợ nông dân áp dụng các mô hình sản xuất bền vững được chứng nhận (giống

mới, sử dụng phân bón hợp lý và kiểm soát hóa chất sử dụng).

- Xây dựng dự án hợp tác công tư trong nghiên cứu lựa chọn và bảo tồn giống chè

đặc sản, phát triển giống chè mới; xây dựng dự án hợp tác công tư về phát triển

cảnh quan vùng chè bền vững phối hợp với du lịch.

- Huy động thêm sự tham gia của các doanh nghiệp chè lớn trong nước. Phối hợp

với Hiệp hội Chè lựa chọn một số doanh nghiệp tiêu biểu xây dựng mô hình hoàn

thiện về liên kết chuỗi giá trị chè từ sản xuất đến chế biến và xuất khẩu. Lựa chọn

một số tổ nhóm nông dân/HTX tiêu biểu để nâng cao năng lực, hỗ trợ tham gia

vào mô hình liên kết chuỗi giá trị. Lấy đây làm cơ sở để xây dựng quy trình phát

triển chuỗi giá trị chè cho các doanh nghiệp, địa phương nhân rộng.

- Lựa chọn một số doanh nghiệp lớn, phối hợp với Hiệp hội Chè và các địa phương

rà soát lại quy hoạch và chiến lược phát triển ngành, nghiên cứu đề xuất phát triển

thương hiệu và chuỗi phân phối chè của Việt Nam.

- Xây dựng hệ thống thông tin cho ngành chè gồm thông tin ngành hàng, thị trường,

môi trường đầu tư, địa bàn đầu tư, hồ sơ doanh nghiệp tiềm năng và các chính

sách ưu đãi trong ngành; hỗ trợ kết nối giữa các đối tác trong ngành chè.

Page 9: BÁO CÁO RÀ SOÁT HOẠT ĐỘNG CỦA ĐỐI TÁC NÔNG NGHIỆP …psav-mard.org.vn/upload/document-vn/REVIEW-REPORT-ON-THE-PERFORMAN… · của Unilever). - Tạo dựng được

9

2.3. Ngành hồ tiêu

2.3.1. Thông tin chung về ngành hàng

Chiếm khoảng 55% sản lượng và 60% thị phần thương mại toàn cầu, hồ tiêu là

mặt hàng nông sản của Việt Nam hiện nay có vị thế có thể dẫn dắt thị trường quốc tế.

Trong năm 2017, diện tích gieo trồng hồ tiêu đạt 152 nghìn ha, tăng 22,7 nghìn ha so năm

2016; trong đó, Tây Nguyên (94.356 ha) và Đông Nam Bộ (49.493 ha) là 2 vùng có diện

tích hồ tiêu lớn nhất cả nước. Sản lượng hồ tiêu năm 2017 đạt 241,5 nghìn tấn, tăng 25,1

nghìn tấn. Xuất khẩu hồ tiêu năm 2017 đạt khoảng 230 ngàn tấn, giá trị ước đạt 1,11 tỷ

USD giảm 21% so với năm 2016.

Cùng với sự phát triển, ngành tiêu vẫn đang tồn tại một số hạn chế: (i) Đa phần

giống hồ tiêu vẫn trôi nổi, chưa thể kiểm soát được chất lượng; (ii) Bùng nổ diện tích hồ

tiêu vượt quy hoạch, gây nguy cơ phát triển thiếu bền vững; (iii) Sản xuất nhỏ, manh

mún, thiếu liên kết; (iv) Tình trạng lạm dụng phân bón vô cơ và các loại thuốc BVTV vẫn

còn xảy ra, khiến độ phì đất bị suy giảm nghiêm trọng, độ pH thấp, vi sinh vật có lợi bị

tiêu diệt, sức đề kháng hồ tiêu kém, khiến dịch bệnh về rễ có điều kiện bùng phát; (v)

Thu hoạch thủ công, bảo quản sau thu hoạch còn yếu; (vi) Quản lý chất lượng sản phẩm

kém, chưa có thương hiệu; (vii) Tiêu xuất khẩu dạng sơ chế hiện đang chiếm tỉ lệ cao,

ước tính lên đến hơn 80% tổng kim ngạch xuất khẩu tiêu. Chính vì vậy, giá trị xuất khẩu

cũng như lợi thế cạnh tranh của tiêu Việt Nam còn chưa cao. Xuất khẩu tiêu của Việt

Nam cũng gặp nhiều khó khăn khi áp lực gia tăng hàng rào kỹ thuật của các nước nhập

khẩu ngày càng lớn như dư lượng hóa chất tối thiếu. Do đó, để đạt được những yêu cầu

về kỹ thuật của những thị trường nhập khẩu chính, Việt Nam sẽ phải chú trọng hơn nữa

về vấn đề chất lượng đối với sản phẩm tiêu.

2.3.2. Đánh giá hoạt động Nhóm công tác PPP gia vị và hồ tiêu

a) Cơ cấu tổ chức, mục tiêu

Nhóm công tác PPP gia vị và hồ tiêu được thành lập năm 2015 do Cục Bảo vệ

thực vật, IDH và Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam đồng chủ trì. Ngoài ra, còn có sự tham gia

của các tổ chức phi Chính phủ, các công ty tư nhân trong nước và nước ngoài.

Mục tiêu của nhóm là kết nối nguồn lực của các đối tác trong chuỗi cung ứng hồ

tiêu/gia vị Việt Nam nhằm giải quyết các vấn đề phát triển bền vững của ngành hàng. Cụ

thể, hoạt động của nhóm công tác nhằm tăng cường quan hệ hợp tác giữa khối nhà nước

và khối doanh nghiệp, thúc đẩy ngành hồ tiêu Việt Nam phát triển mạnh mẽ và bền vững

thông qua việc sản xuất hồ tiêu an toàn, đáp ứng yêu cầu xuất khẩu, tạo ra giá trị và

Page 10: BÁO CÁO RÀ SOÁT HOẠT ĐỘNG CỦA ĐỐI TÁC NÔNG NGHIỆP …psav-mard.org.vn/upload/document-vn/REVIEW-REPORT-ON-THE-PERFORMAN… · của Unilever). - Tạo dựng được

10

thương hiệu tốt hơn cho hồ tiêu Việt Nam, giúp tăng năng lực cạnh tranh, hội nhập quốc

tế ngành hàng hồ tiêu Việt Nam.

b) Kết quả chính đạt được

Mặc dù mới được thành lập trong vài năm gần đây nhưng hoạt động của Nhóm

công tác PPP gia vị và hồ tiêu đã có những kết quả tốt. Cụ thể:

- Xây dựng 5 hợp phần đầu tiên về “Hướng dẫn sản xuất hồ tiêu bền vững”.

- Tập huấn cho hơn 120.000 nông dân về sản xuất hồ tiêu bền vững.

- Phối hợp giữa Cục Bảo vệ Thực vật, Hiệp hội và doanh nghiệp để xây dựng các bộ

tài liệu hướng dẫn sản xuất bền vững cho hồ tiêu, đáp ứng yêu cầu của thị trường

thế giới.

- Hỗ trợ và phối hợp với nhóm hóa chất nông nghiệp theo dõi cảnh báo về xuất khẩu

Hồ tiêu của các nước và tổ chức nhập khẩu. Đang xúc tiến việc thành lập Ban điều

phối ngành hàng hồ tiêu do IDH và Cục BVTV chủ trì việc triển khai.

c) Hạn chế, khó khăn trong hoạt động nhóm PPP gia vị và hồ tiêu

- Chưa thu hút được nhiều các doanh nghiệp trong nước tham gia, đặc biệt các

doanh nghiệp lớn có liên kết với người sản xuất.

- Chưa kết nối chặt chẽ giữa nhóm công tác PPP với chính quyền địa phương, giữa

các doanh nghiệp lớn với doanh nghiệp vừa và nhỏ, tổ chức nông dân tại địa

phương.

- Các nội dung hoạt động của nhóm còn chưa sát với những vấn đề cấp bách của

ngành (phát triển sản xuất vượt quy hoạch, kiểm soát và nâng cao chất lượng

giống, áp dụng nhân rộng phương thức sản xuất bền vững, tổ chức chuỗi giá trị

sản xuất hồ tiêu bền vững, nâng cao tỷ lệ chế biến sâu, xây dựng thương hiệu, v.v.)

2.3.3. Đề xuất kế hoạch hoạt động

- Nâng cao khả năng tiếp cận thị trường của các sản phẩm tiêu Việt Nam: nghiên

cứu và chia sẻ rộng rãi thông tin về tiêu chuẩn kỹ thuật, dự báo, cảnh báo thị

trường tiêu, các thông tin về xử lý tranh chấp tại các thị trường chính;

- Lựa chọn một số doanh nghiệp lớn, phối hợp với Hiệp hội Hồ tiêu và các địa

phương rà soát ổn định quy hoạch lại diện tích trồng tiêu tại các vùng có lợi thế

cạnh tranh, đề xuất quy hoạch phát triển cơ sở hạ tầng cho các cụm liên kết ngành

gắn sản xuất, chế biến, thương mại hồ tiêu; phối hợp với một số doanh nghiệp lớn

và Hiệp hội Hồ tiêu nghiên cứu xây dựng thương hiệu và phát triển sàn giao dịch

tiêu tại Việt Nam.

Page 11: BÁO CÁO RÀ SOÁT HOẠT ĐỘNG CỦA ĐỐI TÁC NÔNG NGHIỆP …psav-mard.org.vn/upload/document-vn/REVIEW-REPORT-ON-THE-PERFORMAN… · của Unilever). - Tạo dựng được

11

- Hoàn thiện và áp dụng bộ tài liệu quốc gia về quản lý hồ tiêu bền vững; cấp chứng

chỉ cho các sản phẩm đạt tiêu chuẩn. Tổ chức đối thoại chính sách, trao đổi kinh

nghiệm sản xuất bền vững, mô hình liên kết và có kế hoạch nhân rộng.

- Xây dựng dự án hợp tác công tư trong nghiên cứu lựa chọn, bình tuyển giống tiêu,

phát triển giống hồ tiêu mới có khả năng kháng bệnh và chất lượng cao

- Huy động thêm sự tham gia của các doanh nghiệp hồ tiêu lớn trong nước. Phối

hợp với Hiệp hội Hồ tiêu lựa chọn một số doanh nghiệp tiêu biểu xây dựng mô

hình hoàn thiện về liên kết chuỗi sản xuất và cung ứng hồ tiêu bền vững. Lựa chọn

các tổ nhóm nông dân/HTX tiêu biểu tham gia mô hình liên kết chuỗi giá trị.

- Xây dựng hệ thống thông tin cho ngành hồ tiêu gồm thông tin ngành hàng, thị

trường, môi trường đầu tư, địa bàn đầu tư, hồ sơ doanh nghiệp tiềm năng và các

chính sách ưu đãi trong ngành; hỗ trợ kết nối giữa các đối tác.

2.4. Ngành rau quả

2.4.1. Thông tin chung về ngành hàng

Ngành rau quả đạt được những kết quả ấn tượng trong ngành nông nghiệp Việt

Nam. Kim ngạch xuất khẩu rau quả đạt 3,6 tỷ USD năm 2017, chiếm hơn 10% giá trị

xuất khẩu nông lâm thủy sản. Năm 2017, kim ngạch xuất khẩu NLTS tăng gần 4,2 tỷ

USD so với năm 2016 thì riêng ngành rau quả tăng khoảng 929 triệu USD. Ngành rau

quả đã vượt qua cà phê, lúa gạo, và cao su để trở thành một trong những ngành hàng xuất

khẩu chủ lực của Việt Nam. Tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu bình quân đạt

27%/năm giai đoạn 2007 – 2017. Rau quả Việt Nam đã được xuất khẩu ra nhiều thị

trường trên thế giới, trong đó có 10 thị trường lớn nhất, trên 20 triệu USD, bao gồm:

Trung Quốc (chiếm 70,8% thị phần), Mỹ (3,4%), Hàn Quốc (3,4%), Nhật (3,1%), tiếp

đến là Hà Lan, Malaysia, Đài Loan, Thái Lan, Singapore và Úc (lần lượt từ 2,2 - 1,1%).

Tuy nhiên, ngành rau quả Việt Nam còn tồn tại nhiều nút thắt, vướng mắc về sản

xuất, chế biến, thị trường. Quy mô nhỏ lẻ chiếm tỷ trọng cao, các khu vực sản xuất tập

trung quy mô lớn dần được hình thành nhưng vẫn dựa trên các nông hộ nhỏ lẻ và phân

tán gây khó khăn trong việc đầu tư, quản lý chất lượng và tiêu thụ sản phẩm. Diện tích

rau quả tăng nhanh nhưng chưa có quy hoạch, tổ chức liên kết sản xuất còn yếu, chất

lượng sản phẩm chưa cao. Chi phí sản xuất cao, thất thoát lớn. Công nghệ bảo quản và xử

lý sau thu hoạch chậm được đầu tư cải thiện và ít được chú ý đầu tư trong lĩnh vực chế

biến rau quả. Các sản phẩm chỉ dừng ở chế biến thô, chế biến sâu gần như không có. Thị

trường của rau quả Việt Nam phụ thuộc lớn vào Trung Quốc. Vấn đề về vệ sinh an toàn

thực phẩm cũng khá nghiêm trọng cả ở thị trường trong nước và xuất khẩu.

Page 12: BÁO CÁO RÀ SOÁT HOẠT ĐỘNG CỦA ĐỐI TÁC NÔNG NGHIỆP …psav-mard.org.vn/upload/document-vn/REVIEW-REPORT-ON-THE-PERFORMAN… · của Unilever). - Tạo dựng được

12

2.4.2. Đánh giá hoạt động Nhóm công tác PPP rau quả

a) Cơ cấu tổ chức, mục tiêu

Nhóm công tác PPP rau quả, do Pepsico/ Syngenta/ Bungee và Cục Trồng trọt

đồng chủ trì. Hoạt động của nhóm nhằm tập trung nguồn lực của các đối tác để phát triển

ngành rau quả Việt Nam đồng thời theo đuổi mục tiêu chung 20-20-20, vừa tăng sản

lượng, thu nhập cho nông dân, tạo thêm việc làm và giảm phát thải. Nhóm đã kết nối

doanh nghiệp cùng hợp tác với các cơ quan chính phủ, các tổ chức phi chính phủ để giúp

các hộ sản xuất nhỏ áp dụng thực hành nông nghiệp tốt (GAP), đầu tiên tập trung vào

trồng khoai tây tại tỉnh Lâm Đồng (Miền Nam), và ở Hải Dương, Bắc Giang, Vĩnh Phúc

và Hà Nội (Miền Bắc), tiến tới mở rộng cho các loại rau, quả khác vì sự phát triển bền

vững chung của ngành hàng.

b) Kết quả chính đạt được

Hoạt động nhóm PPP rau quả tập trung chủ yếu vào khoai tây do công ty Pepsico

Việt Nam thực hiện. Sau một thời gian, mô hình sản xuất khoai tây đã thu được nhiều

thành công về tăng năng suất và thu nhập cho nông dân. Cụ thể:

- Dự án khoai tây của PepsiCo Việt Nam giúp tăng năng suất lên 2,2 lần so với năm

2011, tăng lãi ròng 6,5 lần (tương đương 65 triệu đồng), tăng số lượng nông hộ

hợp tác lên 500 nông hộ, tăng diện tích trồng lên 4,5 lần.

- Thực hiện mô hình tưới nước phun sương, tiết kiệm trên 1 triệu mét khối nước.

- Đào tạo hơn 1,6 triệu lượt nông dân về sản xuất bền vững.

- Đưa vào thử nghiệm 05 giống mới và kí hợp đồng bao tiêu cho khoảng 1.000 nông

hộ.

c) Hạn chế, khó khăn

- Số lượng thành viên của nhóm rất hạn chế, hoạt động của nhóm còn ở quy mô khá

nhỏ, mới chỉ tập trung ở khoai tây, ngô mà chưa mở rộng ra các ngành hàng khác.

Quy mô dự án thí điểm trên khoai tây cũng nhỏ, chưa mở rộng được diện tích ở

các tỉnh khác và các công ty khác cùng áp dụng.

- Trong khi đó, ngành rau quả là ngành có tiềm năng phát triển với giá trị xuất khẩu

không ngừng tăng nhanh. Điều này đặt ra thách thức cho Nhóm công tác cần mở

rộng lĩnh vực hoạt động, cùng đóng góp vào sự phát triển của ngành rau quả Việt

Nam.

Page 13: BÁO CÁO RÀ SOÁT HOẠT ĐỘNG CỦA ĐỐI TÁC NÔNG NGHIỆP …psav-mard.org.vn/upload/document-vn/REVIEW-REPORT-ON-THE-PERFORMAN… · của Unilever). - Tạo dựng được

13

2.4.3. Đề xuất kế hoạch hoạt động

- Nhanh chóng tổ chức lại nhóm, huy động các doanh nghiệp và nhà đầu tư lớn

trong nước tham gia, đặc biệt các đối tác liên quan tới sản xuất và chế biến trái

cây, ưu tiên ứng dụng công nghệ cao.

- Lựa chọn một số doanh nghiệp lớn, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và PTNT và các

địa phương rà soát lại quy hoạch lại diện tích rau quả tại các vùng có lợi thế cạnh

tranh, đề xuất quy hoạch phát triển cơ sở hạ tầng cho các cụm liên kết ngành gắn

sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, chế biến, logistic, chuỗi lạnh, thương mại sản

phẩm rau quả.

- Phối hợp giữa các thành viên trong nhóm và lấy ý kiến doanh nghiệp sửa đổi, hoàn

thiện và phổ biến bộ tiêu chuẩn sản xuất rau quả bền vững.

- Xây dựng dự án hợp tác công tư trong phục tráng giống đặc sản và phát triển

giống mới đối với rau quả.

- Lựa chọn một số doanh nghiệp tiêu biểu tham gia liên kết với các tổ nhóm nông

dân/HTX để xây dựng mô hình liên kết chuỗi giá trị gắn sản xuất với chế biến,

chuỗi lạnh, logistic cho các sản phẩm chiến lược, lấy đây làm cơ sở để nhân rộng

ra các sản phẩm và các địa phương khác.

- Xây dựng hệ thống thông tin cho ngành hàng rau quả với các thông tin như thị

trường, môi trường đầu tư, địa bàn đầu tư, hồ sơ doanh nghiệp tiềm năng và các

chính sách ưu đãi trong ngành; xây dựng cơ chế hỗ trợ kết nối giữa các đối tác

trong ngành rau, hoa quả.

2.5. Ngành thủy sản

2.5.1. Thông tin chung về ngành hàng

Năm 2017, xuất khẩu thủy sản cán đích trên 8,3 tỷ USD, tăng gần 19% so với năm

2016. Trong đó, tôm chiếm tỷ trọng lớn nhất với 46% tổng xuất khẩu, tăng 21%; cá tra

chiếm 21%, tăng gần 4%. Xuất khẩu cá ngừ và mực, bạch tuộc đều đạt gần 600 triệu

USD, tăng 16% và 42% so với năm 2016. Xuất khẩu các loại cá biển đạt 1,3 tỷ USD,

tăng gần 17%. Trung Quốc đã vượt Mỹ trong nhóm thị trường nhập khẩu cá tra và tôm

của Việt Nam. Với mức tăng 37% trong năm 2017 và giá trị nhập khẩu lên đến 420 triệu

USD, Trung Quốc đang dẫn đầu các thị trường mua cá tra, và là thị trường nhập khẩu

tôm lớn thứ 3 sau EU và Nhật Bản với giá trị 677 triệu USD, tăng trên 60% so với năm

2016. Năng lực chế biến thủy sản trong nước ngày càng phát triển, đạt 3 triệu tấn sản

phẩm/năm. Nếu trước đây Việt Nam chỉ xuất khẩu các sản phẩm dạng thô thì hiện nay tỉ

lệ sản phẩm có giá trị gia tăng cao ngày càng tăng (ước đạt khoảng 35%). Các sản phẩm

Page 14: BÁO CÁO RÀ SOÁT HOẠT ĐỘNG CỦA ĐỐI TÁC NÔNG NGHIỆP …psav-mard.org.vn/upload/document-vn/REVIEW-REPORT-ON-THE-PERFORMAN… · của Unilever). - Tạo dựng được

14

như sushi, sashimi, surimi... đã được sản xuất ở hầu hết nhà máy chế biến thủy sản xuất

khẩu.

Mặc dù có tăng trưởng mạnh trong những năm gần đâu nhưng ngành thủy sản còn

một số hạn chế. Nhiều diện tích nuôi phân tán, thiếu quy hoạch, việc quản lý giống và tạo

chọn giống kém hiệu quả, chất lượng con giống ngày càng thấp. Thức ăn chăn nuôi phụ

thuộc phần lớn vào các doanh nghiệp nước ngoài. Dịch bệnh thường xuyên xảy ra; ô

nhiễm môi trường vùng nuôi ngày càng trầm trọng. Liên kết giữa các tác nhân trong

ngành kém; hiện chưa có mô hình liên kết nào thành công. Bên cạnh đó, hệ thống hạ tầng

vùng nuôi chưa đáp ứng nhu cầu của việc nuôi thả và vận chuyển thu hoạch (hệ thống

điện, cấp thoát nước, vận chuyển…). Nhiều sản phẩm như cá tra, tôm xuất khẩu chưa đáp

ứng được yêu cầu của các thị trường xuất khẩu.

2.5.2. Đánh giá hoạt động Nhóm công tác PPP thủy sản

a) Cơ cấu tổ chức, mục tiêu

Nhóm công tác PPP thủy sản được thành lập năm 2010, Tổng Cục Thủy sản (D-

FISH) và Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) hiện là đồng Chủ

trì của Nhóm. Các thành viên của Nhóm bao gồm: Hội Nghề cá Việt Nam (VINAFIS),

Viện Kinh tế và Quy hoạch thủy sản (VIFEP), Tổ chức Hợp tác quốc tế Đức (GIZ), Tổ

chức Sáng kiến Thương mại bền vững (IDH), Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên

(WWF). Ban Thư ký gồm 3 thành viên là đại diện của Tổng cục Thủy sản, Tổ chức

WWF và IDH.

Mục tiêu hoạt động của nhóm là huy động nguồn lực từ các đối tác nhằm xây

dựng chuỗi cung ứng thủy sản chất lượng cao được sản xuất bền vững theo tiêu chuẩn vệ

sinh an toàn thực phẩm quốc tế.

b) Kết quả chính đạt được

- Kết nối với các doanh nghiệp trong ngành thủy sản và các thành viên khác để tiến

hành rà soát, điều chỉnh hoạt động của nhóm và đề ra các nội dung hoạt động

trọng điểm

- Rà soát các chính sách, chiến lược phát triển ngành thủy sản Việt Nam để đề xuất

những hướng đi đúng nhằm phát triển thủy sản bền vững. Bên cạnh đó, GIZ tiếp

tục mở rộng nội dung trong các đối thoại bàn tròn (vốn là sáng kiến do GIZ đưa ra

trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản), hàng năm đưa ra các chủ đề ưu tiên nhằm bàn

các vấn đề sát thực, cần thiết đối với ngành thủy sản.

Page 15: BÁO CÁO RÀ SOÁT HOẠT ĐỘNG CỦA ĐỐI TÁC NÔNG NGHIỆP …psav-mard.org.vn/upload/document-vn/REVIEW-REPORT-ON-THE-PERFORMAN… · của Unilever). - Tạo dựng được

15

- IDH định hướng nghiên cứu phát triển bền vững thức ăn trong nuôi trồng thủy sản,

nghiên cứu và áp dụng mô hình dịch tễ học góp phần giảm thiểu thiệt hại về dịch

bệnh gây ra trong nuôi trồng thủy sản. IDH có kế hoạch xây dựng hai nội dung

này có sự tham gia mạnh mẽ từ phía doanh nghiệp, người nông dân và phát triển

thành một hệ thống bền vững.

- WWF Việt Nam lại quan tâm và tập trung đến các vấn đề cụ thể hơn: Hỗ trợ nghề

đánh bắt cá ngừ đại dương, ghẹ xanh ở Kiên Giang đạt được các chứng nhận mà

quốc tế đưa ra. Hỗ trợ tăng cường năng lực, phát triển khung quản lý đối với việc

đánh bắt cá mập. Bám sát chương trình quốc gia về bảo vệ rùa biển. Bên cạnh đó,

WWF cũng tiếp nhận sự hỗ trợ của tổ chức DANIDA (Đan Mạch) để giúp người

nông dân Việt Nam trong hoạt động nuôi cá tra bền vững. Ngoài ra, WWF cũng sẽ

tham gia vào hoạt động rà soát quy hoạch, chính sách phát triển, tập trung vào các

sản phẩm có trách nhiệm, hỗ trợ người nuôi đạt chứng nhận MSC cho nghề nuôi

ngao…

c) Hạn chế, khó khăn

- Mô hình nhóm công tác PPP thủy sản hiện nay chưa có sự tham gia của các doanh

nghiệp thủy sản trong nước

- Các hoạt động của nhóm công tác PPP trong những năm vừa qua chưa rõ nét, chưa

xác định được các hoạt động cụ thể để kết nối với các doanh nghiệp thủy sản

- Chưa có định hướng lâu dài về hoạt động của nhóm PPP

2.5.3. Đề xuất kế hoạch hoạt động

- Nhanh chóng tổ chức lại nhóm với sự tham gia của các doanh nghiệp lớn trong

nước có khả năng quản trị tốt và năng lực vốn cao.

- Nâng cao khả năng tiếp cận thị trường của sản phẩm thủy sản Việt Nam: thông

qua Hiệp hội và các tổ chức trong Nhóm PPP kết nối với các doanh nghiệp nước

ngoài để mở cửa thị trường mới, tăng thị phần tại các thị trường hiện có.

- Hội nhập, truyền thông: Hoàn thiện kế hoạch tham gia Nhóm công tác thủy sản

toàn cầu - STF của các doanh nghiệp Việt Nam; tham gia Hội chợ Thủy sản toàn

cầu để xúc tiến thương mại; tổ chức đối thoại chính sách về các chủ đề khác nhau

để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và người sản xuất. Tổ chức thực hiện

chương trình truyền thông về chống đánh bắt thủy sản theo hình thức IUU nhằm

cải thiện hình ảnh của Việt Nam trong việc giải quyết vấn đề khai thác IUU.

Page 16: BÁO CÁO RÀ SOÁT HOẠT ĐỘNG CỦA ĐỐI TÁC NÔNG NGHIỆP …psav-mard.org.vn/upload/document-vn/REVIEW-REPORT-ON-THE-PERFORMAN… · của Unilever). - Tạo dựng được

16

- Phối hợp chặt chẽ với Tổng cục Thủy sản, Bộ Nông nghiệp và PTNT tham gia

đàm phán, với Hiệp hội trong xử lý tranh chấp.

- Phối hợp với Viện nghiên cứu, các công ty để đảm bảo nguồn giống có chất lượng

cao và nguồn thức ăn thủy sản tại các vùng nuôi chính trên cả nước

- Huy động thêm sự tham gia của các doanh nghiệp, các tổ nhóm nông dân/HTX

tham gia xây dựng mô hình liên kết chuỗi giá trị, áp dụng quy trình nuôi đạt chất

lượng, chú trọng tới kiểm soát chất lượng môi trường tại các vùng nuôi chính.

- Xây dựng hệ thống thông tin ngành hàng, môi trường đầu tư, địa bàn đầu tư, các

doanh nghiệp và tổ chức nông dân tiềm năng; hỗ trợ kết nối chuỗi giá trị giữa các

đối tác trong ngành thủy sản

2.6. Ngành gạo

2.6.1. Thông tin chung về ngành hàng

Lúa gạo là ngành đóng vai trò quan trọng trong về kinh tế, chính trị - xã hội, và môi

trường ở Việt Nam. Lúa gạo chiếm 88,6% tổng sản lượng lương thực có hạt và chiếm

khoảng 7,3% tổng giá trị xuất khẩu nông, lâm, thủy sản của Việt Nam (MARD, 2017).

Năm 2017, Việt Nam xuất khẩu khoảng 5,9 triệu tấn gạo, đạt 2,66 tỷ USD, tăng 22,4% về

khối lượng, và 23,3% về giá trị so với năm 2016. Giai đoạn 2013-2017, xuất khẩu gạo

Việt Nam tăng trưởng âm -2,77%/năm về lượng và -2,32%/năm về giá trị do ảnh hưởng

của chính sách xả kho dự trữ của Thái Lan (bắt đầu từ tháng 4/2015) và nhu cầu nhập

khẩu một số thị trường truyền thống giảm.

Trong những năm qua, chuỗi giá trị ngành lúa gạo đối mặt với những thách thức

lớn, bao gồm: (i) tăng trưởng chủ yếu theo chiều rộng, suy giảm khả năng cạnh tranh, sản

xuất – kinh doanh kém bền vững, chậm cải cách tổ chức sản xuất - thể chế, và không có

thương hiệu trên thị trường quốc tế; (ii) Thu nhập của nông dân trồng lúa còn thấp, không

tương xứng so với các tác nhân khác tham gia kinh doanh lúa gạo và do đó, không tạo

động lực để người nông dân đầu tư phát triển sản xuất lúa gạo; (iii) Sản xuất lúa gạo gây

ra nhiều tác động tiêu cực tới môi trường do sử dụng nhiều tài nguyên và lạm dụng phân

bón và thuốc trừ sâu trong thâm canh; (iv) Giá xuất khẩu, khả năng cạnh tranh chưa cao,

chưa đáp ứng nhu cầu đa dạng của thị trường nội địa và quốc tế; hiệu quả sản xuất, kinh

doanh còn thấp, chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế.

Trong định hướng tái cơ cấu ngành lúa gạo, doanh nghiệp được xác định đứng ở vị

trí trung tâm điều phối và thúc đẩy chuỗi giá trị ngành lúa gạo Việt Nam theo hướng phát

triển ngành lúa gạo chất lượng cao, giá trị cao và bền vững. Hoạt động thu hút đầu tư

Page 17: BÁO CÁO RÀ SOÁT HOẠT ĐỘNG CỦA ĐỐI TÁC NÔNG NGHIỆP …psav-mard.org.vn/upload/document-vn/REVIEW-REPORT-ON-THE-PERFORMAN… · của Unilever). - Tạo dựng được

17

doanh nghiệp vào ngành lúa gạo hiện tập trung vào phát triển các cánh đồng lớn, liên kết

trực tiếp với nông dân sản xuất – kinh doanh lúa gạo bền vững, có truy xuất nguồn gốc và

xây dựng thương hiệu mạnh để tăng khả năng cạnh tranh dài hạn trên cả thị trường nội

địa và quốc tế.

2.6.2. Đánh giá hoạt động Nhóm công tác PPP gạo

a) Cơ cấu tổ chức, mục tiêu

Nhóm PPP lúa gạo Việt Nam mới được thành lập năm 2017 do Viện Chính sách

và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn và công ty Bayer Việt Nam đồng chủ trì.

Các thành viên chủ chốt trong giai đoạn đầu mới thiết lập bao gồm: Công ty cơ khí Bùi

Văn Ngọ, Tập đoàn Lộc Trời, Công ty Giống Thái Bình, Tổ chức GIZ, Tổ chức SNV,

Trung tâm Khuyến nông quốc gia, Cục Trồng trọt, Cục Chế biến và phát triển thị trường

nông sản.

Nhóm đang tích mở rộng thêm thành viên, gồm các doanh nghiệp trong và ngoài

nước, lãnh đạo địa phương, HTX/tổ nhóm nông dân, các viện nghiên cứu và trường đại

học, các tổ chức quốc tế nhằm đẩy mạnh hoạt động, thúc đẩy sự phát triển của ngành

hàng lúa gạo Việt Nam.

Mục tiêu hoạt động của nhóm công tác PPP gạo:

- Nắm bắt và truyền tải các vấn đề khó khăn trong chuỗi đến các nhà hoạch định

chính sách nhằm tìm giải pháp tháo gỡ

- Tham mưu, đề xuất cho Bộ Nông nghiệp và PTNT trong hoạch định chính sách

phát triển chuỗi giá trị lúa gạo bền vững.

- Huy động các đối tác xây dựng và triển khai các chương trình/dự án thúc đẩy phát

triển chuỗi giá trị lúa gạo bền vững, nâng cao chất lượng gạo và thu nhập cho nông

dân.

- Cung cấp, chia sẻ thông tin, xúc tiến thương mại, xúc tiến hợp tác công tư và nâng

cao năng lực cho các tác nhân trong ngành hàng gạo.

- Kết nối các tác nhân trong chuỗi một cách hiệu quả.

- Tìm kiếm cơ hội xuất khẩu, tăng cường tiếp cận thị trường cho các doanh nghiệp

và cơ hội giới thiệu các sản phẩm lúa gạo sản xuất theo tiêu chuẩn bền vững

- Phổ biến quy trình sản xuất lúa gạo bền vững cho nông dân và khuyến khích mở

rộng sản xuất theo quy trình.

Page 18: BÁO CÁO RÀ SOÁT HOẠT ĐỘNG CỦA ĐỐI TÁC NÔNG NGHIỆP …psav-mard.org.vn/upload/document-vn/REVIEW-REPORT-ON-THE-PERFORMAN… · của Unilever). - Tạo dựng được

18

b) Kết quả chính đạt được

Do mới thành lập, nên trong năm qua Nhóm công tác PPP gạo chủ yếu tập trung

hoàn thiện về cơ cấu tổ chức, thành viên và xây dựng điều lệ hoạt động của nhóm.

Đã có một số dự án thí điểm được triển khai tại địa phương như dự án của Công ty

Bayer phối hợp cùng Vinafood2 và dự án canh tác lúa giảm phác thải khí nhà kính do

SNV tài trợ. Dự án của Bayer mới ở giai đoạn bắt đầu trong khi dự án do SNV thực hiện

đã mang lại những hiệu quả tích cực về năng suất, chất lượng và giảm phát thải khí nhà

kính. Tuy nhiên, các dự án mới ở giai đoạn thí điểm với quy mô khiêm tốn.

Trong thời gian tới, nhóm công tác sẽ tập trung mở rộng hoạt động của nhóm

trong việc xây dựng và áp dụng bộ tiêu chuẩn sản xuất lúa gạo bền vững, triển khai các

dự án thí điểm xây dựng chuỗi giá trị lúa gạo bền vững và thu hút thêm các doanh nghiệp

tham gia, đặc biệt là các doanh nghiệp trong nước.

c) Hạn chế, khó khăn

Nhóm công tác PPP gạo mới thành lập năm 2017 nên hoạt động còn nhiều khó

khăn, bao gồm:

- Về thành viên: số lượng thành viên tham gia còn hạn chế.

- Các dự án thí điểm còn đang ở quy mô rất nhỏ. Các hoạt động đang ở giai đoạn

khởi động nên chưa có kết quả cụ thể.

- Chưa có cơ chế và nguồn lực để kết nối với dự án đã có kết quả ban đầu như dự án

AgResult của SNV.

2.6.3. Đề xuất kế hoạch hoạt động

- Tăng cường khả năng tiếp cận thị trường cho các sản phẩm gạo Việt Nam: thu

thập và phổ biến thông tin về tiêu chuẩn của những thị trường nhập khẩu, cảnh báo

những thay đổi về tiêu chuẩn hàng rào kỹ thuật (tiêu chuẩn, dư lượng hóa chất)

của các thị trường; tham gia tích cực vào công tác xúc tiến thương mại và phát

triển thương hiệu gạo quốc gia.

- Hoàn thiện tổ chức, thể chế của nhóm công tác PPP gạo; huy động nguồn lực và

mở rộng thành viên, huy động sự tham gia tích cực của Hiệp hội lương thực Việt

Nam (VFA).

- Xây dựng và phổ biến rộng rãi bộ tiêu chuẩn quốc gia về sản xuất lúa gạo bền

vững; tổ chức cấp chứng nhận cho các sản phẩm đạt tiêu chuẩn. Phối hợp chặt chẽ

với dự án VnSAT trong các triển khai các mô hình sản xuất lúa gạo bền vững.

Page 19: BÁO CÁO RÀ SOÁT HOẠT ĐỘNG CỦA ĐỐI TÁC NÔNG NGHIỆP …psav-mard.org.vn/upload/document-vn/REVIEW-REPORT-ON-THE-PERFORMAN… · của Unilever). - Tạo dựng được

19

- Huy động và lựa chọn một số doanh nghiệp tiêu biểu xây dựng mô hình hoàn thiện

về liên kết chuỗi giá trị hoàn thiện với các tổ nhóm nông dân/HTX, áp dụng quy

trình sản xuất lúa gạo bền vững.

- Xây dựng hệ thống thông tin ngành hàng, môi trường đầu tư, địa bàn đầu tư, các

doanh nghiệp và tổ chức nông dân tiềm năng; hỗ trợ kết nối chuỗi giá trị giữa các

đối tác trong ngành lúa gạo.

- Phối hợp với các tổ chức để rà soát, sửa đổi, hoàn thiện một số chính sách liên

quan như: chính sách đất lúa, chính sách thu hút đầu tư, chính sách khuyến khích

liên kết doanh nghiệp – người sản xuất, chính sách phát triển thị trường cho lúa

gạo.

2.7. Hóa chất nông nghiệp

2.7.1. Thông tin chung về ngành hàng

Việt Nam hiện nằm trong nhóm những quốc gia sử dụng nhiều thuốc BVTV và

khó kiểm soát. Thị trường thuốc BVTV trong nước hiện đang khá loạn với danh mục

hoạt chất được phép sử dụng quá dài (hơn 1.700 hoạt chất) và hơn 4.000 tên thương

phẩm khác nhau. Cùng với đó là tình trạng nhập khẩu thuốc BVTV ồ ạt kèm theo lạm

dụng thuốc trừ sâu của nông dân đã và đang gây ra những hệ lụy đối với rau, củ quả sản

xuất trong nước, cũng như gây không ít rào cản cho doanh nghiệp trong việc đưa ra các

quyết định sản xuất kinh doanh. Việc quản lý chất lượng thuốc BVTV cũng còn rất nhiều

bất cập. Theo báo cáo nghiên cứu sử dụng và quản lý thuốc BVTV của Fresh Studio, có

nhiều loại thuốc được dãn nhãn chưa đúng, thành phần chưa được liệt kê đầy đủ. Ngoài

ra, các loại thuốc BVTV có quá nhiều tên thương mại khác nhau gây nhầm lẫn cho người

sử dụng. Vấn đề rác thải từ vỏ thuốc BVTV cũng đang gây ảnh hưởng lớn đến chất lượng

môi trường.

2.7.2. Đánh giá hoạt động Nhóm công tác PPP hóa chất nông nghiệp

a) Cơ cấu tổ chức, mục tiêu

Nhóm công tác PPP hóa chất nông nghiệp đã được thành lập vào tháng 9 năm

2015 do Cục Bảo vệ Thực vật, tổ chức CropLife và tổ chức Sáng kiến Thương Mại Bền

vững (IDH) đồng chủ trì.

Nhóm công tác này có chức năng kết nối các đối tác liên quan, tăng cường đối

thoại công-tư, phân bổ nguồn lực hợp lý và phối hợp với các nhóm công tác ngành hàng

nhằm quản lý sử dụng hóa chất trong các ngành hàng quan trọng như hồ tiêu/gia vị, chè,

cà phê, rau quả. Tính tới hiện tại, nhóm công tác đã thu hút các đại diện từ Cục trồng trọt,

Page 20: BÁO CÁO RÀ SOÁT HOẠT ĐỘNG CỦA ĐỐI TÁC NÔNG NGHIỆP …psav-mard.org.vn/upload/document-vn/REVIEW-REPORT-ON-THE-PERFORMAN… · của Unilever). - Tạo dựng được

20

ICD, IPSARD, Hiệp hội chè, Hiệp hội hồ tiêu, công ty Dow, Đại diện Dupont, đại diện

Harris Freeman, Mc Comick, JDE, Monsanto, Neddspices, OLAM, Rainforest Alliance,

Syngenta, Fresh Studio, Unilever.

b) Kết quả chính đạt được

- Phối hợp với nhóm công tác PPP chè để tham gia kiểm soát đánh giá dư lượng

thuốc BVTV thông qua mô hình Agri-team; kết quả là 5/12 doanh nghiệp đã hoàn

toàn không còn tìm thấy dư lượng thuốc BVTV trên cây chè, phần còn lại vẫn nằm

trong mức độ cho phép của thị trường Đài Loan và Âu – Mỹ.

- Xây dựng và hoàn thiện bộ tài liệu quốc gia về sản xuất chè bền vững. Đã tổ chức

các lớp giảng thử; hoàn thiện và trình phê duyệt bộ tài liệu quốc gia về sản xuất

chè bền vững (NSC chè) và đang triển khai các hoạt động in ấn, phổ biến bộ tài

liệu này.

- Các thành viên của nhóm như Hiệp hội Chè Việt Nam tiếp tục phối hợp với Cục

Bảo vệ thực vật biên soạn chính thức bộ “Hướng dẫn thành lập tổ đội bảo vệ thực

vật tập trung” để nhân rộng mô hình này lên toàn ngành chè, dự kiến vào năm

2018.

- Tổ chức Sáng kiến Thương mại Bền vững (IDH) phối hợp cùng Cục Bảo vệ thực

vật xây dựng ứng dụng “Phần mềm tra cứu thuốc BVTV” và có thể tra cứu thông

tin trên giao diện website hoặc điện thoại. Phần mềm này được kì vọng sẽ cung

cấp thông tin giúp cho người nông dân, các đại lý kinh doanh thuốc BVTV và các

cơ quan quản lý Nhà nước trong việc quản lý và sử dụng thuốc BVTV hiệu quả và

hợp lý. Phần mềm này sẽ được áp dụng thử nghiệm cho các nhóm ngành hàng như

cà phê, chè và hồ tiêu.

- Thực hiện báo cáo kết quả điều tra tình hình phân phối thuốc bảo vệ thực vật sử

dụng trên cây cà phê và cây trồng xen (bơ, tiêu, sầu riêng) trong vườn cà phê và

các đề xuất giải pháp thay thế hoạt chất thuốc thân thiện hơn với môi trường (Chi

cục BVTV tỉnh Lâm Đồng phối hợp công ty LDC, Syngenta thực hiện vào tháng

6/2017).

- Hoàn thiện nghiên cứu đánh giá về hiện trạng quản lý, sử dụng thuốc BVTV tại

tỉnh Lâm Đồng dành cho cà phê và chè. Đã tổ chức hội thảo tham vấn nghiên cứu

này và đề xuất một số giải pháp can thiệp phù hợp vào tháng 8/2017, tại Bảo Lộc,

Lâm Đồng. Trong đó, các thành viên tham gia hội thảo đề xuất giải pháp xây dựng

hệ thống phần mềm điện thoại cung cấp thông tin về thuốc BVTV.

- Theo dõi các cảnh báo liên quan đến dư lượng hóa chất nông nghiệp của thị trường

xuất khẩu cà phê, chè và hồ tiêu.

Page 21: BÁO CÁO RÀ SOÁT HOẠT ĐỘNG CỦA ĐỐI TÁC NÔNG NGHIỆP …psav-mard.org.vn/upload/document-vn/REVIEW-REPORT-ON-THE-PERFORMAN… · của Unilever). - Tạo dựng được

21

c) Hạn chế, khó khăn

- Hoạt động của nhóm PPP hóa chất nông nghiệp liên quan đến nhiều nhóm và

ngành hàng khác nhưng chưa có cơ chế phối hợp hiệu quả

- Chưa có nguồn lực tài chính thường xuyên để duy trì các hoạt động của nhóm

- Các hoạt động của nhóm mới ở quy mô nhỏ, chưa được nhân rộng

2.7.3. Đề xuất kế hoạch hoạt động

- Phối hợp với các tổ chức thực hiện kiểm soát hóa chất trong sản xuất nông nghiệp:

Hoàn thiện và phổ biến bộ tài liệu quốc gia về sản xuất bền vững – hợp phần hóa

chất nông nghiệp; tập huấn và áp dụng tài liệu sản xuất bền vững về hóa chất nông

nghiệp; phát triển hoạt động của các tổ, đội dịch vụ BVTV tại địa phương.

- Tích cực tham gia các chương trình phát triển phân bón hữu cơ, phát triển nông

nghiệp xanh, sạch của Bộ Nông nghiệp và PTNT

- Phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước tổ chứciểm soát chặt khâu đăng ký

nhãn mác và thành phần thuốc; đổi mới cơ cấu các nhóm thuốc trong danh mục,

tăng tỷ trọng thuốc sinh học, thuốc thế hệ mới an toàn, thân thiện môi trường; xây

dựng chính sách hỗ trợ và ưu đãi các doanh nghiệp sản xuất thuốc BVTV sinh học

từ các nguyên liệu tại chỗ để thay thế dần các sản phẩm từ hóa chất công nghiệp;

xây dựng hàng rào kỹ thuật đối với nhập khẩu các loại thuốc BVTV có độc tố cao.

- Thông tin, truyền thông: Xây dựng phần mềm điện thoại cung cấp thông tin về

thuốc BVTV được phép sử dụng và cấm sử dụng tại Việt Nam; tuyên truyền nâng

cao nhận thức, hiểu biết pháp luật và ý thức trách nhiệm của người sản xuất, người

buôn bán, sử dụng thuốc.

III. ĐỀ XUẤT VÀ KIẾN NGHỊ CHUNG

1. Tiếp tục thúc đẩy hoạt động của các Nhóm công tác ngành hàng, qua đó thúc

đẩy việc mở rộng các dự án phát triển sản xuất theo chuỗi, bền vững và thân thiện với

môi trường để thực hiện cam kết của Việt Nam hiện thực hoá các mục tiêu đặt ra trong

Tầm nhìn mới trong Nông nghiệp 2020 của WEF. Tập trung thúc đẩy liên kết giữa các

doanh nghiệp đa quốc gia với các doanh nghiệp trong nước, tổ chức nông dân và chính

quyền địa phương để kết nối các sản phẩm chủ lực quốc gia với chuỗi giá trị toàn cầu.

Kiến nghị Bộ trưởng chỉ đạo tập trung nguồn lực để xây dựng các chuỗi giá trị

hoàn thiện thông qua hợp tác công – tư đối với các ngành hàng cà phê, tiêu, rau quả.

Kiến nghị Bộ trưởng chỉ đạo các đơn vị trong Bộ đồng chủ trì các nhóm công tác PPP

Page 22: BÁO CÁO RÀ SOÁT HOẠT ĐỘNG CỦA ĐỐI TÁC NÔNG NGHIỆP …psav-mard.org.vn/upload/document-vn/REVIEW-REPORT-ON-THE-PERFORMAN… · của Unilever). - Tạo dựng được

22

chủ động huy động sự tham gia của các doanh nghiệp, đặc biệt các doanh nghiệp lớn

trong nước; đồng thời chỉ đạo các nhóm công tác PPP xây dựng kế hoạch hành động cụ

thể, bám sát các đề xuất đã nêu cho từng nhóm ở trên nhằm thúc đẩy phát triển chuỗi giá

trị ngành hàng bền vững.

2. Kết nối các bên (doanh nghiệp, các Cục chuyên ngành như Trồng trọt, BVTV,

Trung tâm KNQG, các tổ chức NGOs, người sản xuất, các tổ chức cấp chứng nhận sản

xuất bền vững) xây dựng các quy trình sản xuất bền vững cho hồ tiêu, cà phê, chè, rau

quả để thúc đẩy quá trình cấp chứng chỉ cho các sản phẩm, qua đó tăng cường xuất khẩu

ra thị trường thế giới. Đẩy nhanh việc thành lập Nhóm công tác PPP Chăn nuôi và xem

xét khả năng thành lập nhóm công tác PPP Ca cao.

Kiến nghị Bộ trưởng chỉ đạo các đơn vị được giao đồng Chủ trì các Nhóm công

tác PPP (các Cục, Vụ thuộc Bộ) tích cực phối hợp với các đồng chủ trì (công ty) tăng

cường áp dụng các quy trình sản xuất bền vững, hỗ trợ doanh nghiệp có môi trường đầu

tư và kinh doanh thông thoáng, thông qua các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư tại Việt

Nam để hỗ trợ ta tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu và mở rộng thị trường nông sản.

3. Đẩy mạnh áp dụng công nghệ số trong phát triển chuỗi giá trị và phát triển thị

trường cho từng ngành hàng trên cơ sở học hỏi kinh nghiệm ở một số quốc gia đã và đang

thành công ở trong khu vực và trên thế giới để kiểm soát chất lượng, sản lượng và giá trị

cho nông sản, cũng như thúc đẩy các doanh nghiệp nông nghiệp phát triển thương mại

điện tử.

Kiến nghị Bộ trưởng chỉ đạo đồng Chủ trì các Nhóm công tác PPP ngành hàng

phối hợp với các đơn vị liên quan của Bộ tổ chức nghiên cứu đề xuất thúc đẩy áp dụng

công nghệ số trong phát triển chuỗi giá trị và phát triển thị trường cho từng ngành hàng.

Giao Ban thư ký PSAV giám sát, đôn đốc và phối hợp với các Nhóm công tác PPP ngành

hàng tổ chức thực hiện.

4. Tăng cường công tác truyền thông, tổ chức các hội thảo chuyên đề cho từng

ngành hàng để giới thiệu các mô hình thành công, các ưu điểm và lợi ích của hợp tác

công tư PPP trong nông nghiệp để thu hút các doanh nghiệp trong nước và quốc tế tham

gia PSAV.

Kiến nghị Bộ trưởng giao cho Ban thư ký PSAV phối hợp với các thành viên tổ

chức thực hiện các hội thảo chuyên đề, soạn thảo và phát hành các ấn phẩm đặc biệt;

phối hợp chặt chẽ với chương trình truyền thông chung của Bộ.

Page 23: BÁO CÁO RÀ SOÁT HOẠT ĐỘNG CỦA ĐỐI TÁC NÔNG NGHIỆP …psav-mard.org.vn/upload/document-vn/REVIEW-REPORT-ON-THE-PERFORMAN… · của Unilever). - Tạo dựng được

23

5. Ban thư ký PSAV thời gian qua đã đạt được một số kết quả khả quan. Để đáp

ứng được những yêu cầu trong bối cảnh mới, cần có những thay đổi để nâng cao nguồn

lực về tài chính và nhân lực cho ban thư ký.

Kiến nghị Bộ trưởng chỉ đạo tổ chức nghiên cứu để điều chỉnh quy mô, chức năng

nhiệm vụ của Ban thư ký PSAV. Mục tiêu nhằm thúc đẩy vai trò của Ban thư ký trong

công tác kết nối chặt chẽ giữa các nhóm công tác PPP với chính quyền địa phương; khâu

nối giữa các doanh nghiệp lớn với doanh nghiệp vừa và nhỏ, với các tổ chức nông dân

tại địa phương; cung cấp thông tin, giải đáp thắc mắc chính sách liên quan cho các

doanh nghiệp đầu tư theo hình thức PPP trong ngành nông nghiệp.

6. Năm 2018, Chính phủ Việt Nam sẽ chủ trì tổ chức Diễn đàn WEF Đông Á tại

Việt Nam từ 10 – 13/9/2018, theo đó Bộ Nông nghiệp và PTNT sẽ phải chủ trì tổ chức

Diễn đàn Tăng trưởng Châu Á trong Nông nghiệp vào ngày 11/9/2018. Dự kiến sẽ có 150

khách mời cấp cao tham dự và có ít nhất 4-5 phiên thảo luận chung và nhiều cuộc họp

bên lề.

Kiến nghị Bộ trưởng chỉ đạo kiện toàn Ban thư ký PSAV và hỗ trợ nguồn lực cho

Ban thư ký để tổ chức tốt Diễn đàn Tăng trưởng Châu Á nói riêng và các công việc của

PSAV nói chung; đồng thời Bộ trưởng giữ lịch để tham dự và chủ trì Diễn đàn này.

Page 24: BÁO CÁO RÀ SOÁT HOẠT ĐỘNG CỦA ĐỐI TÁC NÔNG NGHIỆP …psav-mard.org.vn/upload/document-vn/REVIEW-REPORT-ON-THE-PERFORMAN… · của Unilever). - Tạo dựng được

24

IV. PHỤ LỤC

Danh mục một số doanh nghiệp để lựa chọn xây dựng mô hình chuỗi giá trị hoàn

thiện theo nhóm ngành hàng

1. Ngành chè

- Công ty Bayer

- Công ty Cổ phần chè Cầu Đất

- Công ty Cổ phần chè Cờ Đỏ Mộc Châu

- Công ty Cổ phần Chè Lâm Đồng

- Công ty Cổ phần chè Mỹ Lâm

- Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Thái Nguyên

- Công ty CropLife International

- Công ty Henry P. Thompson Inc

- Công ty TNHH Chè Á Châu

- Công ty TNHH Một thành viên Ðầu tư Phát triển Chè Nghệ An

- Công ty TNHH Thế Hệ Mới Vĩnh Phúc

- Công ty TNHH Trà Hoàng Long

- Công ty Unilever

- Tổ chức Chứng nhận Rainforest Alliance

- Tổ chức Sáng kiến Thương mại Bền vững IDH

- Tổng công ty Chè Việt Nam

2. Ngành Tiêu

- Công ty Cổ phần Phúc Sinh

- Công ty Cổ phần Tập đoàn Intimex

- Công ty Cổ Phần XNK Petrolimex

- Công ty Harris Freeman

- Công ty McCormick

- Công ty NED Spice

- Công ty Netafim

- Công ty Olam International

- Công ty Syngenta

- Công ty TNHH 1TV Nông sản DK

- Công ty TNHH 1TV TM XNK Phúc Lợi

- Công ty TNHH Gia vị Liên Hiệp

- Công ty TNHH Hương gia vị Sơn Hà

- Công ty TNHH Một TV Xuất nhập khẩu 2-9 Đăklăk

- Công ty TNHH TM SX DV Trường Lộc

- Công ty Unilever

- Tổ chức Chứng nhận Rainforest Alliance

- Tổ chức Phát triển Hà Lan SNV

- Tổ chức Sáng kiến Thương mại Bền vững IDH

Page 25: BÁO CÁO RÀ SOÁT HOẠT ĐỘNG CỦA ĐỐI TÁC NÔNG NGHIỆP …psav-mard.org.vn/upload/document-vn/REVIEW-REPORT-ON-THE-PERFORMAN… · của Unilever). - Tạo dựng được

25

3. Ngành cà phê

- Công ty Bayer

- Công ty CP Dịch vụ Phú Nhuận

- Công ty CP Phúc Sinh

- Công ty CP Tập đoàn Intimex

- Công ty Nestlé

- Công ty Syngenta

- Công ty TNHH 1TV Xuất nhập khẩu 2-9 Đắk Lắk

- Công ty TNHH Minh Huy

- Công ty TNHH Thương phẩm Atlantic Việt Nam

- Công ty TNHH Trung Hiếu

- Công ty TNHH Vĩnh Hiệp

- Công ty tư vấn E.D.E

- Công ty Yara International

- Hiệp hội 4C/Diễn đàn Cà phê toàn cầu

- Tổ chức Chứng nhận Rainforest Alliance

- Tổ chức Phát triển Hà Lan SNV

- Tổ chức Sáng kiến Thương mại Bền vững IDH

- Tổng công ty cà phê Việt Nam (Vinacafe)

- Tổng công ty Tín Nghĩa

4. Ngành rau quả

- Công ty cổ phần Nafoods Group

- Công ty CP Nông sản thực phẩm Quảng Ngãi

- Công ty CP XNK Bến Tre

- Hoàng Anh Gia Lai

- Công ty cổ phần Lavifood

- Công ty cổ phần thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao

- Công ty cổ phần Xuất Nhập khẩu Rau quả

- Công ty CP TM Bắc Hồng Lam

- Công ty PepsiCo

- Công ty Syngenta

- Fresh Studio

- TH True Milk

5. Ngành thủy sản

- Công ty Cargill

- Công ty Cổ phần chế biến và dịch vụ thủy sản Cà Mau (CASES)

- Công ty Cổ phần Nam Việt

- Công ty Cổ phần Tập đoàn Thủy sản Minh Phú

- Công ty Cổ phần thủy sản Minh Phú - Hậu Giang

- Công ty Cổ phần thủy sản sóc trăng (Stapimex)

- Công ty MM MEGA MARKET

- Công ty TNHH Hùng Cá

- Công ty TNHH Thông Thuận

Page 26: BÁO CÁO RÀ SOÁT HOẠT ĐỘNG CỦA ĐỐI TÁC NÔNG NGHIỆP …psav-mard.org.vn/upload/document-vn/REVIEW-REPORT-ON-THE-PERFORMAN… · của Unilever). - Tạo dựng được

26

- Công ty TNHH Thủy sản Biển Đông

- Công ty TNHH Kinh Doanh Chế Biến Thủy Sản và Xuất Nhập Khẩu Quốc Việt

- CTCP Vĩnh Hoàn

- Tổ chức Hợp tác phát triển Đức (GIZ)

- Tổ chức Sáng kiến Thương mại Bền vững IDH

- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên (WWF)

6. Ngành gạo

- Công ty Bayer

- Công ty BV TV An Giang

- Công ty Cổ phần Quốc Tế Gia

- Công ty Cổ phần tập đoàn Intimex

- Công ty Cổ phần Gentraco

- Công ty Lương thực Đồng Tháp

- Công ty Lương thực Tiền Giang

- Công ty TNHH 1TV XNK Kiên Giang

- Công ty TNHH Tân Thạnh An

- Tổng công ty Lương thực miền Bắc

- Tổng công ty Lương thực miền Nam