12
BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2016 – 2017

BÁO CÁO - childfund.org.vnchildfund.org.vn/sites/default/files/Filedownload/2017/11/21/...thêm thu nhập cho cộng đồng. ... việc lập các kế hoạch ngắn và dài

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: BÁO CÁO - childfund.org.vnchildfund.org.vn/sites/default/files/Filedownload/2017/11/21/...thêm thu nhập cho cộng đồng. ... việc lập các kế hoạch ngắn và dài

BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN

2016 – 2017

Page 2: BÁO CÁO - childfund.org.vnchildfund.org.vn/sites/default/files/Filedownload/2017/11/21/...thêm thu nhập cho cộng đồng. ... việc lập các kế hoạch ngắn và dài

ChildFund Việt Nam là văn phòng đại diện của ChildFund Australia – một tổ chức phát triển quốc tế độc lập và phi tôn giáo, hoạt động vì mục tiêu giảm nghèo cho trẻ em tại các quốc gia đang phát triển.

ChildFund Australia là một thành viên của Liên minh ChildFund – một mạng lưới toàn cầu gồm 11 tổ chức đang hỗ trợ cho hơn 9 triệu trẻ em và gia đình tại hơn 50 quốc gia trên thế giới. ChildFund Australia đã đăng ký hoạt động, là thành viên của Hội đồng Phát triển Quốc tế Australia và được chính thức công nhận bởi Bộ Ngoại giao và Thương mại – cơ quan quản lý các chương trình viện trợ nước ngoài của Chính phủ Australia.

ChildFund bắt đầu làm việc tại Việt Nam từ năm 1995 và làm việc trong mối quan hệ hợp tác với trẻ em, cộng đồng và các cơ quan ban ngành tại địa phương nhằm tạo ra sự thay đổi bền vững, ứng phó với các trường hợp nhân đạo khẩn cấp và thúc đẩy quyền trẻ em. ChildFund triển khai các dự án phát triển cộng đồng tại các tỉnh miền núi phía Bắc, bao gồm Bắc Kạn, Cao Bằng và Hòa Bình, nơi đa số là người dân tộc thiểu số, vốn dễ bị tổn thương và yếu thế trong xã hội.

Với việc tập trung vào các lĩnh vực giáo dục, nước sạch – vệ sinh môi trường, sinh kế bền vững, quyền trẻ em và bảo vệ trẻ em, an ninh lương thực, chăm sóc y tế cho bà mẹ và trẻ em, bao gồm hoạt động phòng chống HIV, ChildFund Việt Nam cũng ưu tiên việc xây dựng khả năng tự lực cho thanh thiếu niên bằng cách tạo cơ hội cho các em tham gia các hoạt động thể thao, đào tạo nghề và học tập kỹ năng sống, đồng thời hỗ trợ các em tham gia vào các quá trình ra quyết định tại địa phương.

ChildFund Việt NamĐịa chỉ: Tầng 5, Tòa nhà Vinafor, 127 Lò Đúc, Hai Bà Trưng, Hà NộiĐT: +84 24 3944 6449Website: www.childfund.org.vn

ChildFund AustraliaĐịa chỉ: Level 8, 162 Goulburn St., Surry Hills NSW 2010ĐT: 1800 023 600Email: [email protected]: www.childfund.org.au

Biên soạn: Nguyễn Thị Kiều Trang Chụp ảnh: cán bộ ChildFund, Trần Trọng Đức, Nguyễn Văn HiếuBìa trước: Ngân, 4 tuổi, Việt Nam

2 CHILDFUND MYANMAR ANNUAL REPORT 2016 – 2017

Page 3: BÁO CÁO - childfund.org.vnchildfund.org.vn/sites/default/files/Filedownload/2017/11/21/...thêm thu nhập cho cộng đồng. ... việc lập các kế hoạch ngắn và dài

của em Ngân (ảnh trong bìa trước) và gia đình em. Cũng giống như bao người dân sống ở nông thôn khác, bố mẹ Ngân đang phải chật vật kiếm sống do quỹ đất canh tác hạn hẹp và điều kiện thời tiết bất lợi đang ngày một xấu đi do biến đổi khí hậu ảnh hưởng tới mùa màng.

Chúng tôi sẽ tiếp tục làm việc để điều phối tất cả các nguồn tài trợ và thể chế quản lý dù là công hay tư, cũng như thúc đẩy mối quan hệ hợp tác đa phương như trọng tâm nhằm đảm bảo khả năng tài chính dồi dào và ổn định cho sự phát triển của trẻ em và sự trao quyền cho thanh thiếu niên.

Cuối cùng, mọi công việc của chúng tôi đều hướng đến sự thay đổi trong cuộc sống, và hỗ trợ xây dựng những cộng đồng, nơi trẻ em và thanh thiếu niên có thể tham gia, biểu đạt ý tưởng và hành động trong các vấn đề có liên quan đến các em. Điều này chắc chắn sẽ không thể thực hiện được nếu thiếu đi sự hỗ trợ quý báu của tất cả quý vị. Thay mặt cho ChildFund Việt Nam, tôi xin cảm ơn sự cống hiến không ngừng nghỉ của quý vị trong năm vừa qua, và trong những năm tiếp theo.

Trân trọng,

Deborah LeaverGiám đốc Quốc giaChildFund Việt Nam

THƯ NGỎ TỪ GIÁM ĐỐC

Trong năm 2017, chúng tôi hướng tới một chương trình phát triển bền vững mới dành cho trẻ em và thanh niên, tập trung vào việc cải thiện khả năng thực hành và thúc đẩy các cộng đồng lành mạnh.

Chúng tôi hi vọng rằng báo cáo này sẽ cung cấp tới quý vị những ví dụ cụ thể minh chứng cho những tác động của các chương trình phát triển do ChildFund

thực hiện, ở cấp quốc gia hay đến từng cá nhân. ChildFund Việt Nam tự hào được đóng góp một phần vào việc tăng cường khả năng tiếp cận các dịch vụ xã hội, an ninh lương thực và các cơ hội tạo thêm thu nhập cho cộng đồng.

Một trong những trọng tâm ChildFund hướng tới là tập trung cải thiện các cơ hội học tập cho trẻ em ở những vùng miền hẻo lánh thông qua việc sử dụng công nghệ và tăng cường sự tham gia của học sinh và phụ huynh trong các hoạt động của nhà trường.

Xã hội dân sự, bao gồm các tổ chức phi chính phủ tại địa phương và các nhóm cùng sở thích vẫn là những đối tác chính trong những nỗ lực của chúng tôi, từ việc tìm hiểu nhu cầu của cộng đồng cho tới việc lập các kế hoạch ngắn và dài hạn và triển khai các hoạt động tại thực địa.

Phân bổ nguồn lực và đầu tư dành riêng cho phát triển trẻ em trở nên cấp thiết hơn bao giờ. Chúng tôi không thể làm ngơ khi đứng trước hoàn cảnh

3

Page 4: BÁO CÁO - childfund.org.vnchildfund.org.vn/sites/default/files/Filedownload/2017/11/21/...thêm thu nhập cho cộng đồng. ... việc lập các kế hoạch ngắn và dài

TÔIAN TOÀN

TÔI ĐƯỢC GIÁO DỤC

XÂY DỰNG SÂN CHƠI AN TOÀN CHO HỌC SINHGiờ đây, các em học sinh ở vùng hẻo lánh của tỉnh Cao Bằng đã có thêm niềm vui khi tới trường nhờ có một sân chơi an toàn do 31 vị phụ huynh xây dựng nên. “Em rất thích đến trường vì trường đã có thêm nhiều đồ chơi và đồ dùng mới,” Nhi, một trong số những học sinh tại phân trường tiểu học Lũng Đẩy vui vẻ cho biết.

ChildFund hỗ trợ dự án xây dựng sân chơi này bằng cách cung cấp cho các vị phụ huynh những kiến thức, kỹ năng, công cụ và cơ hội làm việc với các kỹ sư đến từ trường Đại học Xây dựng. Các kỹ sư đã hướng dẫn cho các phụ huynh cách làm đồ chơi cơ bản và tư vấn về mặt kỹ thuật cách chọn lựa những loại nguyên liệu có sẵn tại địa phương, đồng thời thích hợp với điều kiện tự nhiên.

Tu, một trong số những phụ huynh đã tham gia dự án chia sẻ rằng người dân tại cộng đồng đã rất

phấn khởi khi biết sân chơi sẽ trở thành điểm vui chơi an toàn cho trẻ em trong nhiều năm nữa.

“Giờ đây, chúng tôi đã biết cách tự bảo quản các trang thiết bị và giữ gìn sân chơi luôn sạch đẹp để con cái chúng tôi có chỗ vui chơi lâu dài”, anh Tu cho biết. “Chúng tôi xin cám ơn các nhà tài trợ của ChildFund đã mang lại cơ hội này cho con em chúng tôi. Những người làm cha mẹ như chúng tôi giờ đây đã có thể yên tâm hơn khi làm việc trong khi con cái mình đã có sân chơi an toàn và vui vẻ.”

ĐỒNG HÀNH CÙNG HỌC SINHNhiều học sinh ở những vùng hẻo lánh của Việt Nam thường nói tiếng mẹ đẻ - ngôn ngữ của một dân tộc thiểu số bản địa - khi ở nhà. Các em nói tiếng Việt rất hạn chế cho đến khi chuẩn bị đi học lớp 1, vì thế một số em khi đến lớp rất khó theo kịp chương trình của lớp học.

Hệ thống kiểm tra phản ứng nhanh do ChildFund giới thiệu đã giúp các giáo viên xác định năng lực của những em học sinh gặp khó khăn trong vấn đề học tập để từ đó giúp giáo viên xây dựng những bài giảng phù hợp với nhu cầu của từng học sinh.

“Mỗi em học sinh đều có những khó khăn riêng trong việc đọc hiểu bài học. Bằng cách quan sát năng lực của từng em, chúng tôi có thể giúp các em giải quyết các vấn đề của mình”, cô Nhật, một giáo viên tiểu học cho biết.

Đây là một bước tiến lớn hướng tới công cuộc hiện đại hóa phương pháp giảng dạy tại vùng nông thôn, nơi vốn áp dụng phương pháp sư phạm cổ điển, ít tính tới học lực của từng học sinh. Trong năm đầu tiên của dự án, hơn 40% học sinh tham gia hoạt động đã đạt kết quả tốt trong các kỳ thi đánh giá, cao hơn so với tỉ lệ 18% ở giai đoạn đầu thử nghiệm hệ thống.

4 CHILDFUND MYANMAR ANNUAL REPORT 2016 – 2017

Page 5: BÁO CÁO - childfund.org.vnchildfund.org.vn/sites/default/files/Filedownload/2017/11/21/...thêm thu nhập cho cộng đồng. ... việc lập các kế hoạch ngắn và dài

TÔI CÓTƯƠNG LAI

TÔI ĐƯỢCLẮNG NGHE

BÓNG BẦU DỤC GIÚP TRẺ EM GÁI CẤT LÊN TIẾNG NÓIThảo tham gia khóa tập huấn dành cho huấn luyện viên bóng bầu dục do chương trình ChildFund Pass It Back tổ chức vì Thảo rất muốn được truyền đạt những kỹ năng lãnh đạo mình học được cho những trẻ em gái. Tuy nhiên, trên thực tế, cô gái 18 tuổi này cũng đang được hưởng lợi từ chương trình cũng như những học trò của mình.

“Em cảm thấy ngày càng tự tin hơn nhờ tham gia vào chương trình ChildFund Pass It Back”, Thảo cho biết. “Thông qua chương trình, chúng em được học về những giá trị như tình đoàn kết và sự tôn trọng, cũng như các kỹ năng lãnh đạo. Chúng em có thể áp dụng những giá trị và kỹ năng này trong cuộc sống của bản thân.

ChildFund Pass It Back là một chương trình thể thao vì sự phát

triển với sáng kiến trang bị những kiến thức về bóng bầu dục và kỹ năng sống cho thanh thiếu niên ở những cộng đồng khó khăn ở châu Á. Hơn một nửa số thành viên tham gia chương trình là nữ giới, trong đó có Thảo và người cô của em, chị Huyền. Chị Huyền đã rất ấn tượng với sức mạnh mà thể thao mang lại trong việc thúc đẩy sự bình đẳng.“

“Trong xã hội hiện nay, thanh niên, đặc biệt là nữ giới ít có cơ hội tham gia các hoạt động”, chị Huyền chia sẻ. “Tuy nhiên, với chương trình ChildFund Pass It Back, những người trẻ tuổi đã có thêm nhiều cơ hội tham gia và quan trọng là cả nam giới và nữ giới đều có cơ hội như nhau”.

NGÂN HÀNG BÒ Ở CAO BẰNGDiệu, 8 tuổi hiện sống ở một vùng hẻo lánh của tỉnh Cao Bằng. Diệu tin tưởng giờ đây bố mẹ em đã có thể trang trải chi phí việc học hành của em nhờ việc tham gia vào mô hình Ngân hàng Bò của ChildFund.

Hầu hết thu nhập của các gia đình ở nơi Diệu sống đều phụ thuộc vào các công việc đồng áng quy mô nhỏ và không ổn định. Ngân hàng

Bò đã giúp họ đa dạng hóa nguồn thu nhập và đầu tư cho một tương lai tươi sáng hơn.

“Đầu tiên, gia đình em đã nhận được một con bò, và nó đã sinh ra con bê con này vào tháng Sáu năm 2016”, Diệu cho biết. “Kể từ đó, gia đình em đã chăm sóc cho hai mẹ con chu đáo. Mới đây, con bò mẹ đã được chuyển sang cho một gia đình khác cũng đang cần được giúp đỡ. Mọi người trong nhà em đều rất vui vì giờ đây chúng em đã có một con bê khỏe mạnh và mau lớn.”

Nhiều gia đình như nhà em Diệu đã được trao cơ hội đầu tư bò, giúp công việc làm nông trở nên hiệu quả hơn và bước đầu giúp tăng thu nhập từ lợi nhuận do bán bò. Anh Liêm, trưởng thôn nơi Diệu sống cho biết ngân hàng bò đã giúp cho nhiều gia đình trong thôn xây dựng được tương lai tươi sáng hơn cho con cái họ. “Chúng tôi giúp đỡ cho những người đang thực sự thiếu thốn, chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ họ nhằm đảm bảo việc đầu tư mang lại những kết quả tốt đẹp,” ông Liêm chia sẻ.

5

Page 6: BÁO CÁO - childfund.org.vnchildfund.org.vn/sites/default/files/Filedownload/2017/11/21/...thêm thu nhập cho cộng đồng. ... việc lập các kế hoạch ngắn và dài

2700 trẻ em, phụ huynh và cán bộ bảo vệ trẻ em tham gia các khóa tập huấn và truyền thông về luật trẻ em, phòng tránh xâm hại trẻ em và quản lý ca. Các chương trình nói chuyện theo chủ đề và diễn đàn trẻ em đã được tổ chức ở cấp xã, huyện và tỉnh để nâng cao hiểu biết về sự tham gia của trẻ em cũng như tác động của mạng internet tới sự phát triển của trẻ. Thông qua các chương trình này, cha mẹ và trẻ em có thêm hiểu biết về bảo vệ trẻ em khỏi các nguy cơ.

555 học sinh cấp II tại Cao Bằng và Bắc Kạn tham gia hoạt động trại kỹ năng và các buổi truyền thông về bảo vệ trẻ em. Tại các chương trình này, các em được học về phòng tránh xâm hại tình dục, kỹ năng làm việc nhóm, an toàn mạng, kỹ năng truyền thông, đặt mục tiêu, ra quyết định và kỹ năng giải quyết xung đột.

145 thanh thiếu niên tham gia các khóa tập huấn để trở thành huấn luyện viên tại cộng đồng. Các em sau đó trở thành thành viên nòng cốt của 9 câu lạc bộ thể thao tại cộng đồng và thúc đẩy sự tham gia của trẻ em và thanh thiếu niên trong khu vực.

1770 bộ sách vở và 714 áo ấm đã được trao tặng cho trẻ em tại các xã dự án. Những món quà nhỏ này đã phần nào giúp chia bớt gánh nặng về chi phí cho giáo dục và chăm sóc y tế cho gia đình các em.

CON SỐ BIẾT NÓI

1432 cầu thủ (53,7% nữ) tham gia vào chương trình ChildFund Pass It Back. Mỗi tháng, các em đều có 5 buổi tập với các hoạt động luyện tập chơi bóng bầu dục và rèn luyện kỹ năng sống.

30 huấn luyện viên (17 nữ) được đào tạo kỹ năng cứu thương, an toàn trẻ em, đo lường hiệu quả, thúc đẩy sự tham gia của thanh thiếu niên và kỹ năng luyện tập bóng bầu dục.

12 nhóm gồm 300 thanh thiếu niên tham gia hoạt động của dự án xây dựng kỹ năng lãnh đạo ở trẻ em. Áp dụng mô hình tập huấn đồng đẳng và các phương tiện truyền thông đa phương tiện, các nhóm hoạt động hướng tới hướng dẫn và tăng cường sự tham gia của trẻ em vào các quá trình ra quyết định, giải quyết vấn đề, tư duy phản biện và giải quyết các vấn đề tâm lý và căng thẳng.

679 học sinh tiểu học tham gia thực hiện một sáng kiến cải thiện khả năng làm bài tập làm văn. Ở hoạt động này, 78 giáo viên được tập huấn kỹ năng dạy học lấy trẻ làm trọng tâm để chuẩn bị và thực hiện bài giảng hiệu quả hơn. Thông qua hoạt động này, khả năng học tập cũng như kết quả cuối cùng của học sinh đã được cải thiện.

230 học sinh tiểu học đã tham gia các nhóm đồng sở thích tại trường học và câu lạc bộ trẻ em. Thông qua hoạt động của

Trong năm tài chính 2016-2017, ChildFund Việt Nam đã thực hiện các chương trình phát triển cộng động nhằm cải thiện đời sống của trẻ em và gia đình các em tại các tỉnh Bắc Kạn, Cao Bằng và Hòa Bình. Dưới đây là những thành tựu nổi bật từ các chương trình phát triển chúng tôi hiện đang hỗ trợ cộng đồng triển khai

6 CHILDFUND MYANMAR ANNUAL REPORT 2016 – 2017

Page 7: BÁO CÁO - childfund.org.vnchildfund.org.vn/sites/default/files/Filedownload/2017/11/21/...thêm thu nhập cho cộng đồng. ... việc lập các kế hoạch ngắn và dài

các nhóm này, các em được tham gia các bài học kỹ năng mềm và áp dụng kiến thức vào việc dẫn dắt các hoạt động ở trường học.

Phụ huynh tham gia các chương trình tập huấn kỹ năng xây dựng sân chơi cộng đồng. ChildFund đã hỗ trợ một phần nguyên vật liệu để cha mẹ xây dựng 5 sân chơi với nhiều đồ chơi được làm từ vật liệu có sẵn ở địa phương. Hơn 300 trẻ em được hưởng lợi từ các sân chơi an toàn này.

273 giáo viên tham gia các khóa tập huấn tổ chức hoạt động góc cho trẻ mầm non và đã áp dụng được các kiến thức đã học trong công việc, giảng dạy tại trường cho hơn 1500 học sinh.

170 giáo viên tiểu học tại Hòa Bình đã được đào tạo kỹ năng dạy học theo chu trình trải nghiệm. Giáo viên đã áp dụng những kiến thức học được trong quá trình giảng dạy phân môn tập đọc và tập làm văn. Học sinh thấy hứng thú với bài học hơn. Quy trình giảng dạy này đã được nhân rộng tại các trường tiểu học ở 16 xã khác ở huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn. Đây là một minh chứng cho thành công của phương pháp do ChildFund giới thiệu tại các vùng dự án trong năm năm gần đây.

1721 học sinh tiểu học tham gia thực hiện bài kiểm tra môn đọc hiểu theo mô hình hệ thống hỗ trợ kịp thời. Dựa trên kết quả bài kiểm tra, giáo viên có thể ứng dụng các phương pháp giảng dạy để cải thiện sự tham gia của học sinh vào bài học. Phương pháp này cũng đem lại một hệ thống bộ công cụ để đánh giá khả năng đọc hiểu của học sinh lớp ba và bốn và chỉ ra phương pháp giảng dạy tích cực đối với các em. Căn cứ vào hiệu quả của phương

pháp, một bộ công cụ thực hành cho học sinh lớp hai và năm đang được thiết kế.

1890 học sinh tham gia các bài học về an toàn mạng và các em giờ đây đã có thể sử dụng mạng internet để phục vụ học tập an toàn. 164 giáo viên được tập huấn kỹ năng sử dụng máy tính để truy cập các nguồn tài liệu trực tuyến, phục vụ việc soạn giáo án.

250 học sinh tại trường mầm non xã Hợp Đồng giờ đây có thể ăn trưa tại trường vì trường đã có một căn bếp mới xây. Điều này giúp tiết kiệm thời gian đi lại đưa đón cho cha mẹ và trẻ cũng có thể ở cả ngày an toàn ở trường.

82 bộ máy tính cá nhân và 6 bộ máy chiếu được lắp đặt tại sáu trường học, tạo điều kiện cho hơn 2500 học sinh và giáo viên được tiếp cập công nghệ thông tin, nâng cao chất lượng trải nghiệm học tập và giảng dạy.

2111 mét kênh mương tưới tiêu được kiên cố hóa, cung cấp nước tưới cho hơn 38 hecta ruộng của 107 hộ dân. Giờ đây người dân đã có thể canh tác hai vụ lúa trên cùng một thửa ruộng vì đã có đủ nước tưới.

Người dân địa phương đã đóng góp ngày công để xây dựng 14 công trình cầu, đường quy mô nhỏ và ChildFund hỗ trợ vật liệu. Những công trình này đã cải thiện điều kiện đi lại tại các vùng núi cho trẻ em, đặc biệt là trong mùa mưa.

7

Page 8: BÁO CÁO - childfund.org.vnchildfund.org.vn/sites/default/files/Filedownload/2017/11/21/...thêm thu nhập cho cộng đồng. ... việc lập các kế hoạch ngắn và dài

350 thanh niên tham gia các khóa đào tạo nghề như cơ khí, điện và sau các khóa học 60% trong số đó đã tìm được việc làm với thu nhập ổn định để phụ giúp gia đình.

417 nông dân tham gia các khóa tập huấn cải thiện kỹ năng canh tác. Các kỹ thuật mới cùng dụng cụ bảo quản nông sản sau thu hoạch đã giúp nâng cao kết quả vụ mùa cho nông hộ.

79 hộ dân được hỗ trợ thực hiện mô hình nuôi lợn nái và 102 hộ được hỗ trợ thông qua mô hình ngân hàng bò, nâng tổng số hộ dân tham gia mô hình này lên con số 247.

48 hộ dân và trường học đã được cấp bể chứa nước để dự trữ nước sạch, phục vụ sinh hoạt hàng ngày.

951 hộ dân được hỗ trợ vật liệu để xây dựng nhà vệ sinh và nhà tắm, góp phần cải thiện vệ sinh và môi trường sống. Với sự tham gia của thanh niên trong các hoạt động thúc đẩy thực hành vệ sinh và cung cấp nước sạch, các mô hình nhà vệ sinh giá rẻ đã được triển khai, sử dụng nguyên vật liệu sẵn có tại địa phương. Kết quả là ngày càng nhiều hộ dân có thể có được các công trình vệ sinh và cải thiện được môi trường sống sạch sẽ hơn.

13 nhóm thanh niên đã được đào tạo kĩ thuật xây dựng bể lọc cát sinh học. Các nhóm này đã sản xuất thành công 1253 bể lọc, cung cấp tới các hộ gia đình sử dụng để cải thiện chất lượng nước sinh hoạt.

114 chuồng trâu bò dưới gầm sàn đã được di chuyển ra ngoài, giúp cải thiện điều kiện vệ sinh hộ gia đình. ChildFund đã cung cấp một phần vật liệu và các hộ dân đối ứng phần vật liệu còn lại cũng như công xây dựng các công trình chuồng trại này.

Thêm 65 hộ gia đình có được nước sạch để sử dụng tại nhà nhờ vào 3 công trình cấp nước mới được xây dựng. Người dân địa phương đóng góp công xây dựng và tự vận hành bảo trì các hệ thống này.

6 công trình nhà vệ sinh và cấp nước được xây mới ở các trường mầm non và tiểu học, tạo điều kiện cho hơn 600 học sinh được thực hành vệ sinh ở trường học.

1500 học sinh cấp II tham gia các buổi nói chuyện chuyên đề và sinh hoạt tại các góc thân thiện ở trường học, thảo luận về các vấn đề liên quan tới sức khỏe sinh sản vị thành niên.

Kiến thức về chăm sóc bà mẹ và trẻ em được truyền đạt thường xuyên đã góp phần cải thiện sức khỏe của bà mẹ và trẻ em. Trong năm tài chính vừa qua, có hơn 40 chương trình truyền thông về các chủ đề liên quan đã được tổ chức ở các câu lạc bộ dinh dưỡng, thu hút hơn 1400 người chăm sóc trẻ tham gia. Không chỉ các bà mẹ, giờ đây các ông bố cũng được khuyến khích tham gia các chương trình này. Một mặt, các hoạt động giúp nâng cao hiểu biết cho người chăm sóc trẻ. Mặt khác, các ông bố cũng được khuyến khích tham gia tích cực vào các hoạt động chăm sóc trẻ cũng như góp phần vào việc phát triển tình cảm gắn kết với con.

1184 trẻ em tại hai huyện dự án tại Cao Bằng đã được thăm khám sức khỏe định kỳ và được cung cấp thuốc chữa bệnh.

4 nhân viên y tế tại các trạm y tế xã được đào tạo kỹ thuật siêu âm và sử dụng máy điện tim. Sau khóa tập huấn, các cán bộ này đã có thể tự tin cung cấp các dịch vụ tại nơi làm việc.

8 CHILDFUND MYANMAR ANNUAL REPORT 2016 – 2017

Page 9: BÁO CÁO - childfund.org.vnchildfund.org.vn/sites/default/files/Filedownload/2017/11/21/...thêm thu nhập cho cộng đồng. ... việc lập các kế hoạch ngắn và dài

CON SỐBIẾT NÓI

19 bộ thiết bị y tế được cấp cho các trạm y tế và bệnh viện tại Hòa Bình và Bắc Kạn nhằm cải thiện chất lượng dịch vụ tại điểm. Với đội ngũ cán bộ y tế được đạo tạo, giờ đây các phòng khám đã có thể cung cấp dịch vụ tốt cho trẻ em và người dân với giá cả phải chăng.

42 sáng kiến thanh niên tạo lập sinh kế hộ gia đình đã tham gia cuộc thi “Sáng kiến Thanh niên” do ChildFund phối hợp với đoàn thanh niên tổ chức; 11 trong số đó đã được hỗ trợ vốn ban đầu để thực hiện. Mỗi nhóm có từ năm tới sáu hộ gia đình tham gia hoạt động hướng tới mục tiêu cải thiện sinh kế hộ gia đình trong dài hạn.

6 cán bộ y tế được tham gia các khóa tập huấn hòa nhập cho người khuyến tật. Sau khóa học, 10 gia đình có người khuyết tật đã được hỗ trợ, hướng dẫn các dịch vụ chăm sóc sức khỏe và theo dõi bởi các chuyên gia từ các bệnh viện đầu ngành.

2 cán bộ y tế tại huyện Ngân Sơn được tập huấn các kiến thức chăm sóc sức khỏe bà mẹ và phụ nữ mang thai. Nhiều cán bộ làm việc tại các vùng hẻo lánh và với kiến thức học được, họ sẽ cải thiện chất lượng dịch vụ chăm sóc sức khỏe phụ nữ tại chỗ ví dụ như những trường hợp phụ nữ mang thai sinh con mà không thể đến bệnh viện hay trạm xá.

80 giáo viên từ các trường trung học phổ thông và trung học cơ sở được tham gia các khóa học về hướng nghiệp, tạo điều kiện hướng dẫn cho hơn 900 học sinh năm cuối phổ thông trung học có định hướng về việc làm hiệu quả hơn.

45 thanh niên tham gia các khóa tập huấn về lập kế hoạch kinh tế hộ và quản lý dự án. Lần đầu tiên các thanh niên này được học về chuỗi giá trị, rủi ro thị trường và các cách bắt đầu khởi nghiệp cũng như quản lý dự án để hỗ trợ gia đình.

1000 hộ gia đình tham gia và được hưởng lợi từ hoạt động của các quỹ tín dụng và tiết kiệm do ChildFund hỗ trợ. Hộ gia đình vay vốn và đầu tư vào các hoạt động sản xuất nông nghiệp đã cải thiện được thu nhập cũng như có thể trang trải các chi phí sinh hoạt hàng ngày.

4600 người trong đó có 1300 trẻ em giờ đây có thể sử dụng các dịch vụ y tế có chất lượng cao hơn nhờ đội ngũ cán bộ y tế được đào tạo và một trạm y tế mới được xây dựng với 10 phòng chức năng.

Học sinh tham dự ngày hội tư vấn nghề nghiệp

9

Page 10: BÁO CÁO - childfund.org.vnchildfund.org.vn/sites/default/files/Filedownload/2017/11/21/...thêm thu nhập cho cộng đồng. ... việc lập các kế hoạch ngắn và dài

TÔI CÓTƯƠNG LAI

ChildFund đang hỗ trợ cho việc đào tạo một thế hệ cán bộ y tế và y tá mới, hướng tới giải quyết vấn đề tử vong cao ở trẻ sơ sinh tại tỉnh Hòa Bình. Số ca tử vong ở trẻ sơ sinh hiện đang chiếm gần một nửa trong tổng số ca tử vong ở trẻ em trong toàn tỉnh.

Chị Tứ, trạm trưởng một trạm y tế ở một xã của tỉnh Hòa Bình cho biết tình trạng cơ sở vật chất nghèo nàn và nhận thức của cộng đồng về chăm sóc sức khỏe cho trẻ em còn hạn chế đã dẫn đến việc trẻ sơ sinh khi mắc bệnh không được điều trị kịp thời.

“Chúng tôi đã gặp một trường hợp, bà mẹ đóng kín cửa sổ để tránh gió cho con gái mới sinh trong khi cháu bé lại đang mắc bệnh vàng da”, chị Tứ chia sẻ. Người mẹ này đã không biết cách chữa trị phù hợp cho con. Cho đến khi cháu bé được đưa vào viện thăm khám thì bác sỹ đã chẩn đoán cháu bị mắc bệnh về thần kinh không thể chữa khỏi được”.

Những câu chuyện kể trên còn đang rất phổ biến ở những vùng nông thôn ở Việt Nam. Điều này lý giải cho những mong muốn của

CẢI THIỆN CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ Y TẾđội ngũ cán bộ y tế như chị Tứ về việc cải thiện cơ sở vật chất và nhận thức của cộng đồng về vấn đề sức khỏe trẻ em.

Vào tháng Năm năm 2017, chị Tứ tham dự Hội thảo Hoạt động Lồng ghép Chăm sóc Trẻ bệnh ( Integrated Management of Childhood Illness - IMCI) nhằm thúc đẩy việc chăm sóc sức khỏe cho bà mẹ và trẻ em tại nhà và tại cộng đồng.

Trong suốt buổi Hội thảo, các cán bộ y tế và chuyên gia đến từ viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương, vụ Sức khỏe Bà mẹ và Trẻ em, bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình và các trạm y tế cấp huyện, xã đã cùng nhau thảo luận về việc triển khai IMCI tại địa bàn.

Sau hội thảo, chị Tứ và 11 cán bộ y tế cấp huyện và xã khác đã hiểu rõ hơn về các cách chẩn đoán, chữa trị và phân loại bệnh ở trẻ em.

“Tôi cảm thấy tự tin hơn rất nhiều khi đánh giá các triệu chứng và lên phác đồ điều trị bệnh”, chị Tứ cho biết.

Chị Huyền, giảng viên các lớp tập huấn về IMCI chia sẻ rằng những cán bộ y tế tại địa phương như chị

Tứ đóng vai trò quan trọng trong việc giảm thiểu số ca tử vong ở trẻ sơ sinh.

“Tìm hiểu IMCI là việc làm cần thiết đối với các cán bộ y tế cấp cơ sở để giúp họ nâng cao các kiến thức và kỹ năng chuyên môn, từ đó quản lý các bệnh ở trẻ em tốt hơn”, chị Huyền cho biết. “Việc làm này sẽ giúp giảm thiểu thời gian và chi phí điều trị, đặc biệt là những tác động xấu đối với trẻ em do việc thăm khám muộn hoặc điều trị không đúng cách.”

Vào tháng 12 năm 2016, ChildFund đã giúp trạm y tế của chị Tứ xây dựng mười phòng khám mới và cung cấp các trang thiết bị y tế cần thiết như máy thở oxy. Chị Tứ và các cán bộ y tế đã tổ chức các buổi tập huấn về IMCI để truyền đạt lại những kiến thức và kỹ năng đã thu nhận được nhằm nâng cao chất lượng khám chữa bệnh tại trạm.

“Với việc cải thiện dịch vụ khám chữa bệnh cho trẻ em tại địa phương, tôi hi vọng rằng trạm y tế xã sẽ trở thành địa chỉ đáng tin cậy cho các gia đình khi đưa con đến thăm khám”, chị Tứ chia sẻ. “Có như vậy, trẻ em mới được sống khỏe mạnh trong một môi trường thuận lợi với các dịch vụ chăm sóc y tế có chất lượng.”10 CHILDFUND MYANMAR ANNUAL REPORT 2016 – 2017

Page 11: BÁO CÁO - childfund.org.vnchildfund.org.vn/sites/default/files/Filedownload/2017/11/21/...thêm thu nhập cho cộng đồng. ... việc lập các kế hoạch ngắn và dài

HỢP TÁC ĐỂ TẠO RA SỰ THAY ĐỔIChúng tôi xin chân thành cảm ơn những tổ chức và cá nhân đã nhiệt tình ủng hộ và hỗ trợ ChildFund Việt Nam triển khai các hoạt động:

• ACDC • Bộ Ngoại giao và Thương mại của Chính phủ Australia • Family Run Marathon • Tập đoàn Bảo hiểm Hanwha Life • iSEE • Chính quyền địa phương và các văn phòng trực thuộc của các huyện Bạch Thông và Na Rì, tỉnh Bắc Kạn, Việt Nam • Chính quyền địa phương và các văn phòng trực thuộc của các huyện Quảng Uyên và Trà Lĩnh, tỉnh Cao Bằng, Việt Nam • Chính quyền địa phương và các văn phòng trực thuộc của các huyện Cao Phong, Kỳ Sơn, Kim Bôi và Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình, Việt Nam • Ông Nguyễn Duy Luân, Phó Chủ tịch UBND huyện Bạch Thông • Ông Doanh Thiêm Huy, Phó Chủ tịch UBND huyện Ngân Sơn • Ông Hoàng Văn Hưng, Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông tỉnh Bắc Kạn • Ông Nông Quang Kế, Chủ tịch UBND huyện Na Rì • Ông Đinh Huy Giáp – Chủ tịch UBND huyện Quảng Uyên • Ông Trịnh Trường Huy – Chủ tịch UBND huyện Trà Lĩnh • Ông Vũ Khắc Quang – Thư ký Tỉnh đoàn Cao Bằng • Ông Hà Minh Trang – Giám đốc Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh Cao Bằng • Ông Phạm Việt Công – Phó Giám đốc Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh Cao Bằng• Bà Nguyễn Mai Phương – Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Cao Bằng• Ông Lê Đức Hùng – Phó Chủ tịch UBND huyện Kim Bôi• Ông Phạm Văn Long, Chủ tịch UBND huyện Cao Phong • Ông Nguyễn Văn Bá, Phó Chủ tịch UBND huyện Trà Lĩnh • Bà Nguyễn Thị Hạnh, Phó Chủ tịch UBND huyện Kỳ Sơn • Ông Bùi Văn Tính, Phó Chủ tịch UBND huyện Tân Lạc • Ông Nông Bình Cường, Thư ký Tỉnh đoàn Bắc Kạn • Chương trình Viện trợ của Chính phủ New Zealand • Ban Điều phối Viện trợ Nhân dân - PACCOM • Bộ Giáo dục và Đào tạo • Bộ Ngoại giao• Bộ Y tế • Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội• Trung tâm Dữ liệu các tổ chức PCP • Cục Phục vụ ngoại giao đoàn• Quỹ Smilegate • Liên hiệp các Tổ chức Hữu nghị Việt Nam – VUFO

LỜI CẢM TẠ

10/2/2017 https://www.unenfantparlamain.org/wp-content/themes/un-enfant-par-la-main/img/ueplm-new.svg

https://www.unenfantparlamain.org/wp-content/themes/un-enfant-par-la-main/img/ueplm-new.svg 1/1

BÁO CÁO TÀI CHÍNHBáo cáo tài chính tính tới ngày 30 tháng Sáu năm 2017

THU NHẬP 2017 (VND ‘000)

2016 (VND ‘000)

Thu nhập 106,643,813 92,151,665

Chi phi 97,711,345 96,359,421

Thặng dư/ (Thâm hụt)

8,932,468 (4,207,756)

BẢNG CÂN ĐỐI 30/06/2017 (VND’000)

30/06/2016 (VND’000)

Tổng tài sản 90,888,759 74,504,185

Tổng nợ 17,027,501 18,006,673

Tổng tài sản ròng 73,861,258 56,497,512

11

Page 12: BÁO CÁO - childfund.org.vnchildfund.org.vn/sites/default/files/Filedownload/2017/11/21/...thêm thu nhập cho cộng đồng. ... việc lập các kế hoạch ngắn và dài

www.childfund.org.vn