4
BỘ NÔNG NGHIỆP CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số: /TB-BNN-VP Hà Nội, ngày tháng năm 2020 THÔNG BÁO Kết lun ca Thtrưởng Lê Quc Doanh ti Hi nghThúc đẩy phát trin bn vững cây ăn quả có múi ti các tnh phía Bc Ngày 10/11/2020, BNông nghip và PTNT phi hp vi UBND tnh Hòa Bình tchc Hi ngh“Thúc đẩy phát trin bn vững cây ăn quả có múi ti các tnh phía Bc”, Thtrưởng BNông nghip và PTNT Lê Quc Doanh và Chtch UBND tnh Hòa Bình Bùi Văn Khánh đồng chtrì hi ngh. Tham dhi nghđại din VNông nghiệp (Văn phòng Chính phủ), BKhoa hc và Công ngh, Lãnh đạo các đơn vị thuc BNông nghip và PTNT: các Cc: Trng trt, Chế biến và PTTTNS, Bo vthc vt, Qun lý Chất lượng NLS&TS; các V: Kế hoch, Khoa hc Công nghvà Môi trường; Trung tâm khuyến nông Quc gia; các Vin: Khoa hc nông nghip Vit Nam, Bo vthc vt, Nghiên cu rau qu, Di truyn nông nghip, KHKTNLN min núi phía Bc, Quy hoch và Thiết kế nông nghip, Chính sách và Chiến lược phát trin nông nghip nông thôn; Hc vin nông nghip Vit Nam; đại din Lãnh đạo Trung ương Hội làm vườn Vit Nam; SNông nghip và PTNT, Chi cc TTBVTV, Trung tâm Khuyến nông các tnh sn xut cây có múi chyếu ti phía Bc; đại din UBND các huyn, doanh nghip, HTX, nông dân sn xut cây có múi tiêu biểu trên địa bàn tnh Hòa Bình và phóng viên các cơ quan thông tấn báo chí trung ương và địa phương. Sau khi nghe báo cáo ca các Cc: Trng trt, Bo vthc vt và Vin Bo vthc vt, ý kiến tham lun ca đại din các địa phương, doanh nghip, hp tác xã và nông dân tham d, Thtrưởng Lê Quc Doanh kết lun như sau: 1. Cây có múi (cam, quýt, bưởi, chanh) là cây ăn quả phổ biến, phân bố rộng khắp trong sản xuất tại các vùng, địa phương ở nước ta và hin là nhóm cây ăn quả có din tích, sản lượng ln nht vi tng din tích 256,86 nghìn ha (chiếm 24,07% tng diện tích cây ăn quả cnước), tng sản lượng đạt hơn 2,46 triu tn (chiếm khong 20% tng sản lượng cây ăn quả cnước); Cam, bưởi, chanh, quýt cũng thuộc nhóm 15 loi qucó din tích ln nht (trên 20 nghìn ha mi loi) của nước ta và hin có vtrí đáng kể trên thế gii (cây bưởi đứng th2 - chsau Trung Quốc, cây cam đứng th11 trên thế gii, đứng đầu khu vực Đông Nam á). Din tích, sản lượng cây có múi cnước liên tục tăng trong những năm gần đây, với tốc độ tăng trưởng cao. Trong đó tại phía Bắc, trong 10 năm từ 2009 đến 2019, tốc độ tăng trưởng cây có múi bình quân 10%/năm về din tích

BỘ NÔNG NGHIỆP CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM VÀ …

  • Upload
    others

  • View
    4

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

BỘ NÔNG NGHIỆP CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Số: /TB-BNN-VP

Hà Nội, ngày tháng năm 2020

THÔNG BÁO

Kết luận của Thứ trưởng Lê Quốc Doanh tại Hội nghị Thúc đẩy phát triển bền vững cây ăn quả có múi tại các tỉnh phía Bắc

Ngày 10/11/2020, Bộ Nông nghiệp và PTNT phối hợp với UBND tỉnh

Hòa Bình tổ chức Hội nghị “Thúc đẩy phát triển bền vững cây ăn quả có múi tại

các tỉnh phía Bắc”, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Lê Quốc Doanh và

Chủ tịch UBND tỉnh Hòa Bình Bùi Văn Khánh đồng chủ trì hội nghị.

Tham dự hội nghị có đại diện Vụ Nông nghiệp (Văn phòng Chính phủ),

Bộ Khoa học và Công nghệ, Lãnh đạo các đơn vị thuộc Bộ Nông nghiệp và

PTNT: các Cục: Trồng trọt, Chế biến và PTTTNS, Bảo vệ thực vật, Quản lý

Chất lượng NLS&TS; các Vụ: Kế hoạch, Khoa học Công nghệ và Môi trường;

Trung tâm khuyến nông Quốc gia; các Viện: Khoa học nông nghiệp Việt Nam,

Bảo vệ thực vật, Nghiên cứu rau quả, Di truyền nông nghiệp, KHKTNLN miền

núi phía Bắc, Quy hoạch và Thiết kế nông nghiệp, Chính sách và Chiến lược

phát triển nông nghiệp nông thôn; Học viện nông nghiệp Việt Nam; đại diện

Lãnh đạo Trung ương Hội làm vườn Việt Nam; Sở Nông nghiệp và PTNT, Chi

cục TTBVTV, Trung tâm Khuyến nông các tỉnh sản xuất cây có múi chủ yếu tại

phía Bắc; đại diện UBND các huyện, doanh nghiệp, HTX, nông dân sản xuất

cây có múi tiêu biểu trên địa bàn tỉnh Hòa Bình và phóng viên các cơ quan

thông tấn báo chí trung ương và địa phương.

Sau khi nghe báo cáo của các Cục: Trồng trọt, Bảo vệ thực vật và Viện

Bảo vệ thực vật, ý kiến tham luận của đại diện các địa phương, doanh nghiệp,

hợp tác xã và nông dân tham dự, Thứ trưởng Lê Quốc Doanh kết luận như sau:

1. Cây có múi (cam, quýt, bưởi, chanh) là cây ăn quả phổ biến, phân bố

rộng khắp trong sản xuất tại các vùng, địa phương ở nước ta và hiện là nhóm cây

ăn quả có diện tích, sản lượng lớn nhất với tổng diện tích 256,86 nghìn ha

(chiếm 24,07% tổng diện tích cây ăn quả cả nước), tổng sản lượng đạt hơn 2,46

triệu tấn (chiếm khoảng 20% tổng sản lượng cây ăn quả cả nước);

Cam, bưởi, chanh, quýt cũng thuộc nhóm 15 loại quả có diện tích lớn nhất

(trên 20 nghìn ha mỗi loại) của nước ta và hiện có vị trí đáng kể trên thế giới

(cây bưởi đứng thứ 2 - chỉ sau Trung Quốc, cây cam đứng thứ 11 trên thế giới,

đứng đầu khu vực Đông Nam á).

Diện tích, sản lượng cây có múi cả nước liên tục tăng trong những năm

gần đây, với tốc độ tăng trưởng cao. Trong đó tại phía Bắc, trong 10 năm từ

2009 đến 2019, tốc độ tăng trưởng cây có múi bình quân 10%/năm về diện tích

2

(tương ứng 7,3 nghìn ha/năm), 12,5%/năm về sản lượng (69,4 nghìn tấn/năm);

diện tích cây có múi hiện có 121,97 nghìn ha, chiếm 47,5% so cả nước; chiếm

29,09% so tổng diện tích cây ăn quả Miền Bắc;

Cơ cấu giống trong sản xuất cây có múi nước ta rất phong phú, với các

giống đặc sản địa phương, giống mới chọn tạo, nhập nội. Đặc biệt, cơ cấu giống

rải vụ đã và đang hình thành rõ nét trong sản xuất cam, bưởi; tại nhiều vùng tập

trung, thời vụ thu hoạch cam, bưởi hiện kéo dài từ tháng 8, 9 đến tháng 2, 3 năm

sau, góp phần thuận lợi hơn cho tiêu thụ.

Một số TBKT đã được nghiên cứu, áp dụng thành công trong sản xuất cây

có múi như: Nhân giống cây có múi sạch bệnh bằng kỹ thuật vi ghép đỉnh sinh

trưởng và sản xuất cây giống theo hệ thống nhà lưới 3 cấp (S0, S1, S2), kỹ thuật

thụ phấn bổ sung khắc phục hiện tượng ra hoa nhưng không đậu quả, kỹ thuật

phòng trừ sâu bệnh hại, tưới nước tiết kiệm, bao quả…

Sản xuất cây có múi đã mang lại hiệu quả kinh tế, thu nhập cao, làm giàu

cho nông dân, góp phần xóa đói giảm nghèo tại nhiều vùng, địa phương.

Về giá trị xuất khẩu, tuy có vị trí khiêm tốn so tổng giá trị xuất khẩu rau

quả của cả nước, nhưng sản xuất quả có múi đã đóng góp tích cực phục vụ nhu

cầu tiêu thụ nội địa, giảm nhập khẩu, đóng góp vào thặng dư thương mại ngành

hàng rau quả Việt Nam trong thời gian qua; trong đó xuất khẩu chủ yếu là chanh,

bưởi.

2. Bên cạnh các kết quả đạt được, sản xuất cây có múi nước ta hiện đứng

trước khá nhiều hạn chế, thách thức, đòi hỏi cần tập trung các giải pháp đồng bộ

cho phát triển hiệu quả, bền vững.

Trước hết là tình trạng gia tăng diện tích nhanh đối với cây cam, bưởi, đặc

biệt là tại các vùng chưa phù hợp, hiệu quả sản xuất chưa cao; bên cạnh đó hệ

thống sản xuất, cung ứng giống chất lượng, sạch bệnh còn hạn chế;

Các TBKT trong canh tác chưa được áp dụng đồng bộ, sâu bệnh hại, cùng

với tác động của biến đổi khí hậu ngày càng diễn biến phức tạp, đã và đang ảnh

hưởng đến sản xuất cây có múi hiện nay;

Tổ chức liên kết sản xuất, liên kết sản xuất - tiêu thụ và công nghiệp chế

biến chưa phát triển, giá trị gia tăng chưa cao; thị trường tiêu thụ nội địa là chủ

yếu, thị trường xuất khẩu còn nhiều hạn chế.

3. Về định hướng phát triển cây có múi trong thời gian tới

- Không tiếp tục mở rộng diện tích cây có múi, nhất là cây cam, bưởi. Tập

trung rà soát, điều chỉnh diện tích cây có múi hiện có theo hướng bố trí cơ cấu

chủng loại, giống chất lượng, rải vụ, phát huy tối đa tiềm năng lợi thế điều kiện

tự nhiên của từng vùng, địa phương;

- Tập trung thâm canh cây có múi theo hướng sản xuất an toàn, phòng trừ

sâu bệnh hại tổng hợp IPM, tăng năng suất, chất lượng; mở rộng áp dụng quy

3

trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt VietGAP, hữu cơ, xây dựng thương

hiệu, phát triển các sản phẩm OCOP;

- Mở rộng, phát triển các chuỗi liên kết sản xuất, chế biến, tiêu thụ;

- Phát triển công nghiệp chế biến nhằm nâng cao giá trị gia tăng, mở rộng

thị trường tiêu thụ, xuất khẩu.

4. Tổ chức thực hiện

a) Cục Trồng trọt:

- Chủ trì hướng dẫn các địa phương rà soát, điều chỉnh cơ cấu chủng loại,

giống cây có múi theo định hướng, kế hoạch chung;

- Chủ trì, phối hợp Viện KHNN Việt Nam xây dựng, ban hành quy trình

canh tác cây cam, bưởi bền vững;

- Phối hợp Vụ Kế hoạch triển khai hiệu quả chương trình giống, trong đó

có cây có múi;

- Chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương đơn vị triển khai sản xuất giống cây

có múi theo hệ thống nhà lưới 3 cấp.

b) Cục Bảo vệ thực vật:

- Khẩn trương chỉ đạo các địa phương tập trung công tác phòng trừ bệnh

hại cây có múi, lồng ghép chương trình IPM…;

- Chủ trì xây dựng, sớm ban hành Quy trình phòng trừ bệnh Greening,

vàng lá thối rễ cây có múi;

c) Cục Chế biến và PTTTNS:

Rà soát, đề xuất các nội dung liên quan chế biến quả có múi trong xây

dựng dự thảo Đề án phát triển ngành chế biến rau quả giai đoạn 2021 - 2030

(trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt).

d) Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường:

Đề xuất đặt hàng một số đề tài liên quan ưu tiên đối với cây có múi, trước

mắt là nghiên cứu hoàn thiện Quy trình tái canh cây có múi (cây cam) cho một

số vùng sản xuất trọng điểm;

đ) Trung tâm Khuyến nông Quốc gia:

Quan tâm xây dựng các mô hình vườn cây có múi kiểu mẫu, mô hình sản

xuất cây có múi hữu cơ;

e) Các Viện nghiên cứu thuộc Bộ:

Rà soát, đề xuất các nhiệm vụ nghiên cứu, chuyển giao phát triển cây có

múi; phối hợp với các Cục thực hiện các nhiệm vụ phát triển cây có múi hiệu

quả, bền vững;

g) Các Hiệp hội, doanh nghiệp:

4

Tăng cường liên kết các hợp tác xã, nông dân tại các vùng tập trung theo

chuỗi giá trị sản xuất, chế biến, tiêu thụ quả có múi hiệu quả cao, bền vững;

h) Sở Nông nghiệp và PTNT các tỉnh, thành phố:

- Xây dựng kế hoạch sản xuất cây có múi trên địa bàn theo định hướng

chung, gắn với cơ cấu giống rải vụ thu hoạch, chế biến, tiêu thụ, đảm bảo hiệu

quả; hạn chế phát triển tự phát, đặc biệt là tại các vùng không phù hợp;

- Tăng cường công tác quản lý sản xuất, kinh doanh giống cây có múi,

đảm bảo cây giống có nguồn gốc rõ ràng, chất lượng, sạch bệnh;

- Quan tâm phổ biến, hướng dẫn kỹ thuật trồng, thâm canh, phòng trừ sâu

bệnh hại tổng hợp cây có múi, đảm bảo năng suất, chất lượng, ATTP và hiệu

quả theo hướng bền vững.

Bộ Nông nghiệp và PTNT thông báo để các cơ quan, đơn vị và các địa

phương biết, phối hợp thực hiện./.

Nơi nhận: - Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường (để b/c);

- Thứ trưởng Lê Quốc Doanh (để b/c);

- UBND các tỉnh phía Bắc;

- Sở NN&PTNT các tỉnh phía Bắc;

- Các Cục: TT, BVTV, CB&PTTTNS;

- Các Vụ: KH, KHCN&MT;

- Trung tâm KNQG;

- Các Viện: KHNNVN, NCRQ, BVTV, DTNN;

- Lưu: VT, VP.

TL. BỘ TRƯỞNG

CHÁNH VĂN PHÒNG

Lê Văn Thành