48

Đ/c Phạm Viết Thanh - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh

  • Upload
    others

  • View
    7

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Đ/c Phạm Viết Thanh - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh
Page 2: Đ/c Phạm Viết Thanh - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh

Đ/c Phạm Viết Thanh - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh chủ trì cuộc họp Ban Chỉ đạo tổ chức các hoạt động kỷ niệm 30 năm Ngày thành lập

tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu

Đ/c Nguyễn Thị Yến - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh; đ/c Nguyễn Văn Thọ - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh tặng hoa chúc mừng các đại biểu được bầu giữ chức danh Chủ tịch, Phó Chủ tịch và Trưởng, Phó các Ban HĐND tỉnh

nhiệm kỳ 2021-2026

Page 3: Đ/c Phạm Viết Thanh - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh

THÔNG TINSINH HOẠT CHI BỘ

MỤC LỤC

Địa chỉ: 198 Bạch Đằng, Thành phố Bà RịaĐT: 0254.3852229 - 0254.3727449Email: [email protected]

Ảnh bìa 1: Lãnh đạo tỉnh nhấn nút khai trương Cổng thông tin điện tử Đảnbg bộ tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.

In 4.000 cuốn khổ 16 x 24 cm tại Xí nghiệp in tổng hợp Vũng Tàu.

Giấy phép xuất bản số 01/GP-XBBT do Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu cấp ngày 11/1/2021.

XÂY DỰNG ĐẢNG, CHÍNH QUYỀNMột số kết quả chủ yếu qua 05 năm thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị “về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”.Đưa vào vận hành Cổng thông tin điện tử Đảng bộ tỉnh Bà Rịa-Vũng TàuKết quả cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021 – 2026.Đổi mới, nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục lý luận chính trị, nghị quyết của Đảng trong Đảng bộ tỉnh.Lan tỏa những thông điệp bồi dưỡng tình yêu quê hương đất nước qua Cuộc thi tìm hiểu “Bà Rịa-Vũng Tàu 30 năm xây dựng và phát triển (1991-2021)”.KINH TẾTăng cường các giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp nước ta trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 còn diễn biến phức tạp.Châu Đức thực hiện hiệu quả công tác giảm nghèo bền vững.VĂN HÓA - XÃ HỘITiếp tục thực hiện tốt chính sách đối với người có công với cách mạng.Kết quả một số hoạt động chào mừng kỷ niệm 30 năm thành lập tỉnh (12/8/1991-12/8/2021).Bà Rịa-Vũng Tàu tích cực hưởng ứng tháng vận động bảo hiểm xã hội toàn dânQUỐC PHÒNG - AN NINHLLVT tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu: “Gắn bó nghĩa tình” với Nhân dân.HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TƯ TƯỞNG, ĐẠO ĐỨC, PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINHThiếu tá năng động, sáng tạo, gương mẫu trong việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.Định hướng nội dung sinh hoạt Chỉ thị 05-CT/TW.Hỏi - đáp về tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.ĐỊNH HƯỚNG TUYÊN TRUYỀNTRAO ĐỔI - HỎI ĐÁPChính sách cán bộ.TIN THẾ GIỚIMột số kết quả Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao Hợp tác Mekong - Lan Thương lần thứ 6.Mỹ ban hành đạo luật cấm kỳ thị người Mỹ gốc Á.VĂN BẢN MỚITăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý về đất đai, quy hoạch và xây dựng trên địa bàn tỉnh.

07

2021

4.

8.

10.

13.

16.

17.

19.

21.

44.

39.

40.

42.

24.

25.

27.

29.

31.34.35.

LÊ VĂN MINH

NGUYỄN VĂN XINH

NGUYỄN VĂN THẮNG

Chịu trách nhiệm xuất bản:

Chỉ đạo thực hiện

Biên tập:

Page 4: Đ/c Phạm Viết Thanh - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh

4 Thông tin SINH HOẠT CHI BỘ - SỐ 07/2021

XÂY DỰNG ĐẢNG, CHÍNH QUYỀN

Một số kết quả chủ yếu qua 05 năm thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị “về đẩy mạnh học tập

và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”

Thực hiện Nghị quyết Đại hội XII của Đảng, ngày 15/5/2016, Bộ Chính trị

đã ban hành Chỉ thị số 05-CT/TW“Về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”(sau đây gọi tắt là Chỉ thị 05). Qua 05 năm, các cấp ủy, tổ chức đảng đã lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện Chỉ thị 05, gắn với thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa

XI, XII) về xây dựng, chỉnh đốn Đảng, đạt được nhiều kết quả rất quan trọng, khá toàn diện, với nhiều cách làm mới, sáng tạo, thiết thực, ngày càng đi vào thực chất, chiều sâu, từng bước trở thành nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên của mỗi tổ chức đảng và từng cán bộ, đảng viên, tạo ra những thay đổi tích cực trong toàn hệ thống chính trị, toàn xã hội, góp phần xây dựng,

Học Bác bằng những hành động thiết thực, CLB Thầy thuốc trẻ hằng năm đều tổ chức ra quân, khám chữa bệnh cho người dân vùng xa. Trong ảnh: CLB Thầy thuốc trẻ tỉnh khám bệnh cho bà con nhân dân huyện Châu Đức

Page 5: Đ/c Phạm Viết Thanh - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh

5Thông tin SINH HOẠT CHI BỘ - SỐ 07/2021

XÂY DỰNG ĐẢNG, CHÍNH QUYỀN

chỉnh đốn Đảng và được Đại hội XIII của Đảng ghi nhận1.

Việc xây dựng cam kết, kế hoạch rèn luyện, tu dưỡng theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh gắn với trách nhiệm nêu gương được triển khai đồng bộ, sâu rộng, ngày càng trở thành việc làm chủ động, thường xuyên của mỗi cán bộ, đảng viên và tổ chức đảng, góp phần nâng cao chất lượng công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, ngăn chặn tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá” trong đội ngũ cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầu các tổ chức, cơ quan, đơn vị; xây dựng đội ngũ cán bộ, đặc biệt là cán bộ cấp chiến lược có bản lĩnh chính trị vững vàng, phẩm chất đạo đức trong sáng, có trách nhiệm và động cơ đúng đắn, tiên phong, gương mẫu; đấu tranh có hiệu quả trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, phản bác các quan điểm sai trái, thù địch.

1. “Việc triển khai Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị về học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh được thực hiện đồng bộ với các quy định của Đảng về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên theo phương châm chức vụ càng cao càng phải gương mẫu” (trích Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2021, tập 1, tr.74).

Công tác giáo dục, tuyên truyền tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh và gương người tốt, việc tốt, mô hình hay, cách làm hiệu quả trong học tập và làm theo Bác ngày càng đổi mới, phong phú, đa dạng, có sức hấp dẫn, lôi cuốn, lan tỏa trong xã hội, làm cho tư tưởng, đạo đức, phong cách của Người dần trở thành nền tảng tinh thần vững chắc của đời sống xã hội. Công tác đôn đốc, kiểm tra, giám sát được chú trọng, thực hiện bài bản, thực chất, kịp thời, nghiêm túc.

Tuy nhiên, bên cạnh kết quả đạt được, việc tổ chức triển khai thực hiện Chỉ thị 05 còn bộc lộ một số tồn tại, hạn chế cần khắc phục như: Công tác lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện có nơi, có lúc chưa quyết liệt, chưa kịp thời, chưa sát thực tế. Việc tu dưỡng, rèn luyện, làm theo Bác, nhất là trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, đặc biệt người đứng đầu chưa thường xuyên; một số cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, vi phạm các quy định của Đảng, vi phạm pháp luật. Đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch có lúc còn bị động, kết quả chưa cao. Công tác kiểm tra, giám sát của nhiều cấp ủy đối với việc tu dưỡng, rèn luyện đạo đức,

Page 6: Đ/c Phạm Viết Thanh - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh

6 Thông tin SINH HOẠT CHI BỘ - SỐ 07/2021

XÂY DỰNG ĐẢNG, CHÍNH QUYỀN

lối sống của cán bộ, đảng viên chưa thường xuyên, thiếu quyết liệt, phạm vi, đối tượng còn hẹp, hiệu quả cảnh báo, phòng ngừa vi phạm chưa đạt yêu cầu…

Để việc thực hiện Chỉ thị 05 của Bộ Chính trị về học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh thời gian tới đạt hiệu quả thiết thực, ngày 18/5/2021, Bộ Chính trị đã ban hành Kết luận số 01-KL/TW về việc tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW, ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị khóa XII “Về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”, trong đó yêu cầu các cấp uỷ, tổ chức đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội, cán bộ, đảng viên phải quán triệt, tập trung làm tốt ba nội dung: Học tập, làm theo Bác và nêu gương của cán bộ, đảng viên, trong đó có một số nhiệm vụ và giải pháp trọng tâm sau: (1) Tiếp tục nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên về nội dung, giá trị và ý nghĩa to lớn của tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. (2) Kết hợp chặt chẽ giữa học tập với làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong thực hiện nhiệm vụ chính trị của mỗi địa phương, đơn vị và công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng;

giải quyết hiệu quả các khâu đột phá và các vấn đề trọng tâm, bức xúc trong thực tiễn. Thực hiện đồng bộ giữa “xây” và “chống”; “xây” là nhiệm vụ cơ bản, chiến lược, lâu dài, “chống” là nhiệm vụ quan trọng, cấp bách. (3) Trong quá trình tổ chức thực hiện, phải đề cao việc phát huy vai trò, trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầu, trước hết là các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng. Nghiêm túc tự phê bình và phê bình, thấy đúng phải cương quyết bảo vệ, thấy sai phải quyết liệt đấu tranh. (4) Đổi mới mạnh mẽ nội dung, phương pháp, hình thức học tập, tuyên truyền về tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong cán bộ, đảng viên và nhân dân, nhất là cho thế hệ trẻ, cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài. Đẩy mạnh việc phát hiện, bồi dưỡng, biểu dương, tuyên truyền, nhân rộng các tấm gương, điển hình tiên tiến trong học tập và làm theo Bác. (5) Tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả việc nghiên cứu, vận dụng và phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới;... (6)

Page 7: Đ/c Phạm Viết Thanh - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh

7Thông tin SINH HOẠT CHI BỘ - SỐ 07/2021

XÂY DỰNG ĐẢNG, CHÍNH QUYỀN

Coi trọng công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện Chỉ thị 05 gắn với thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI, XII) về xây dựng, chỉnh đốn Đảng. Phát huy vai trò giám sát của các cơ quan dân cử, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội, báo chí và nhân dân đối với cán bộ, đảng viên trong thực hiện quy định nêu gương…

Nhằm lan tỏa những kết quả đã đạt được của việc thực hiện Chỉ thị 05 trong 05 năm qua, thời gian tới, công tác tuyên truyền cần chú trọng một số nội dung sau:

Một là, thông tin, tuyên truyền những kết quả đã đạt được và những hạn chế trong 05 năm thực hiện Chỉ thị 05, qua đó tiếp tục nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên về ý nghĩa, tầm quan trọng của việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện nay.

Hai là, thông tin, tuyên truyền những nhiệm vụ và giải pháp trọng tâm được nêu trong Kết luận số 01-KL/TW, ngày 18/5/2021 của Bộ Chính trị về việc tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW, trong đó nhấn mạnh việc cần kết hợp chặt chẽ giữa học tập với làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh

với việc thực hiện các nghị quyết về xây dựng, chỉnh đốn Đảng (khóa XI, XII) và trong thực hiện nhiệm vụ chính trị của mỗi địa phương, đơn vị.

Ba là, thông tin, tuyên truyền, giới thiệu chuyên đề năm 2021 “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh về ý chí tự lực, tự cường và khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc”. Đây là chuyên đề toàn khóa, đồng thời là chuyên đề năm 2021 với nội dung có tính khái quát cao. Vì vậy, quá trình tuyên truyền cần chú trọng việc lựa chọn nội dung cụ thể để triển khai tổ chức thực hiện sát với tình hình ở các địa phương, đơn vị.

Bốn là, tiếp tục đẩy mạnh việc tuyên truyền gương các tập thể, cá nhân điển hình tiên tiến qua 05 năm thực hiện Chỉ thị 05, tạo sự lan tỏa trong toàn Đảng, toàn xã hội, động viên toàn Đảng, toàn dân, toàn quân tiếp tục ra sức thi đua yêu nước, đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững quốc phòng - an ninh, xây dựng Đảng và xây dựng hệ thống chính trị - xã hội trong sạch, vững mạnh, đáp ứng niềm tin, sự mong đợi của Nhân dân.

(Nguồn: Ban Tuyên giáo Trung ương)

Page 8: Đ/c Phạm Viết Thanh - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh

8 Thông tin SINH HOẠT CHI BỘ - SỐ 07/2021

XÂY DỰNG ĐẢNG, CHÍNH QUYỀN

Đưa vào vận hành Cổng thông tinđiện tử Đảng bộ tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu

Ngày 29/6/2020, Tỉnh ủy ban

hành Đề án số 10-ĐA/TU về xây dựng Cổng thông tin điện tử Đảng bộ tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, giao cho Ban Tuyên giáo làm chủ đầu tư và chủ trì triển khai thực hiện các nội dung tại Đề án. Qua quá trình triển khai thực hiện các nội dung liên quan theo đúng quy trình và quy định của pháp luật. Sáng ngày 09/7/2021, tại Hội trường B, Trung tâm hội nghị tỉnh, Tỉnh ủy đã tổ chức khai trương và đưa vào vận hành Cổng thông tin điện tử Đảng bộ tỉnh, đúng vào dịp chào mừng kỷ niệm 30 năm thành lập tỉnh (12/8/1991 – 12/8/2021).

Toàn cảnh lễ khai trương Cổng Thông tin điện tử Đảng bộ tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu

Đây là Cổng thông tin chính thức của Đảng bộ tỉnh và kết nối với các trang thông tin của Ủy ban nhân dân tỉnh, các sở, ban ngành, đoàn thể và các địa phương. Giới thiệu cơ cấu tổ chức, bộ máy làm việc của các cơ quan Đảng, Nhà nước, Mặt trận và các đoàn thể chính trị-xã hội của tỉnh. Xây dựng cơ sở dữ liệu, lưu trữ hình ảnh, tư liệu lịch sử về tỉnh qua các thời ky. Cung cấp thông tin tình hình thời sự trong nước và quốc tế; hệ thống văn bản của các cơ quan, đơn vị; phản ánh các hoạt động, sự kiện chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng an ninh, công tác xây dựng Đảng; công tác lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh. Quảng bá, giới thiệu hình ảnh, nét đẹp truyền thống, văn hóa của địa phương, con người và các hoạt động của tỉnh trên tất cả các lĩnh vực…

Cán bộ, đảng viên và Nhân dân có thể tiếp cận, truy cập và tra cứu thông tin tại địa chỉ: https://baria-vungtau.dcs.vn.

Page 9: Đ/c Phạm Viết Thanh - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh

9Thông tin SINH HOẠT CHI BỘ - SỐ 07/2021

XÂY DỰNG ĐẢNG, CHÍNH QUYỀN

Cách 1: Cài App từ trang chính của cổng

Truy cập vào địa chỉ https://baria-vungtau.dcs.vn.

Kéo xuống cuối trang, nhấp vào biểu tượng IOS hoặc Android

Tin cậy (Trust) “MOBIWORK VIETNAM TECHNOLOG”

Bước 3: Trở ra màn hình chính nhấp vào biểu tượng cờ Đảng để truy cập vào cổng

* Đối với thiết bị dùng hệ điều hành Android:

Bước 1: Nhấp vào biểu tượng Android mở cài đặt. Biểu tượng sẽ xuất hiện ngoài màn hình chính.

Bước 2: Trở ra màn hình chính nhấp vào biểu tượng cờ Đảng truy cập vào cổng

Cách 2: Cài App từ App Store (đối với thiết bị dùng hệ điều hành IOS), từ CH Play (đối với hệ điều hành Android)

Bước 1: Mở App Store hoặc CH Play, vào mục tìm kiếm gõ Bà Rịa - Vũng Tàu. Nhấp vào biểu tượng dưới để cài đặt.

* Đối với thiết bị dùng hệ điều hành IOS:

Bước 1: Nhấp vào biểu tượng IOS Cài đặt (Install), biểu tượng sẽ xuất hiện ngoài màn hình chính.

Bước 2: Nhấp vào biểu tượng Cài đặt (Setting) Cài đặt chung (General)

Bước 2: Trở ra màn hình chính nhấp vào biểu tượng cờ Đảng truy cập vào cổng

Quản lý thiết bị (Device Management )

MOBIWORK VIETNAM TECHNOLOG…

Hướng dẫn cài đặt App Cổng thông tin điện tử Đảng bộ tỉnh trên thiết bị di động

Nguồn: Ban Biên tập Cổng Thông tin điện tử Đảng bộ tỉnh

Page 10: Đ/c Phạm Viết Thanh - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh

10 Thông tin SINH HOẠT CHI BỘ - SỐ 07/2021

XÂY DỰNG ĐẢNG, CHÍNH QUYỀN

Với sự chuẩn bị rất kỹ lưỡng theo đúng tinh thần Chỉ thị 45 của Bộ Chính trị về lãnh đạo, chỉ đạo cuộc bầu cử trong

toàn quốc; sự cố gắng, nỗ lực của Hội đồng Bầu cử quốc gia, các cấp ủy Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, Ủy ban bầu cử các cấp của các địa phương; sự đồng hành và hưởng ứng của toàn thể nhân dân, cuộc Bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm ky 2021 - 2026 đã thành công rất tốt đẹp.

Theo kết quả Hội đồng Bầu cử quốc gia công bố ngày 10/6/2021, cử tri cả nước đã bầu đủ 500 đại biểu Quốc hội khóa XV. Tuy nhiên, trong quá trình xem xét theo quy định của pháp luật, tại Phiên họp thứ 6, Hội đồng Bầu cử quốc gia đã quyết định không xác nhận tư cách của một người trúng cử đại biểu Quốc hội khóa XV, do không bảo đảm tư cách đại

Kết quả cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân

các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026

Các đại biểu biểu quyết thông qua Nghị quyết về kế hoạch tổ chức các kỳ họp thường lệ của HĐND tỉnh năm 2021 tại Kỳ họp thứ Nhất HĐND tỉnh khóa VII, nhiệm kỳ 2021-2026

biểu Quốc hội khóa XV tại đơn vị bầu cử số 1 của tỉnh Bình Dương. Do vậy, đã có 499 người trúng cử đại biểu Quốc hội khóa XV, đạt 99,8% số đại biểu cần bầu. Lần đầu tiên trong các nhiệm ky Quốc hội, tỷ lệ đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách trúng cử cao, đạt 38,6% tổng số đại biểu Quốc hội. Các cơ cấu kết hợp như: tỷ lệ đại biểu trẻ tuổi, đại biểu là người dân tộc thiểu số, đại biểu tái cử đều đạt hoặc vượt so với chỉ tiêu đặt ra. Đặc biệt, cũng lần đầu tiên từ nhiệm ky Quốc hội khóa VI trở lại đây, tỷ lệ đại biểu Quốc hội là phụ nữ đạt trên 30% - cao nhất từ khóa VI đến nay.

Page 11: Đ/c Phạm Viết Thanh - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh

11Thông tin SINH HOẠT CHI BỘ - SỐ 07/2021

XÂY DỰNG ĐẢNG, CHÍNH QUYỀN

Về kết quả bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân (HĐND) các cấp nhiệm ky 2021 - 2026: Theo báo cáo của 63 tỉnh, thành phố (cập nhật đến ngày 09/6/2021), có hơn 266 nghìn người trúng cử đại biểu HÐND các cấp: HĐND cấp tỉnh: 3.721 đại biểu; HĐND cấp huyện: 22.549 đại biểu; HĐND cấp xã: 239.752 đại biểu.

Theo quy định của Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND các cấp, sau khi công bố kết quả bầu cử, Hội đồng, Ủy ban bầu cử các cấp tiếp tục tiếp nhận đơn thư khiếu nại, tố cáo về kết quả bầu cử và phải giải quyết trong vòng 30 ngày để có cơ sở xác nhận tư cách đại biểu Quốc hội trúng cử. Hội đồng Bầu cử quốc gia sẽ họp Phiên thứ 8 (dự kiến vào ngày 12/7/2021) để xem xét kết quả giải quyết khiếu nại, tố cáo (nếu có), đồng thời xem xét thông qua nghị quyết về xác nhận tư cách đại biểu Quốc hội khóa XV, làm thủ tục cấp thẻ đại biểu Quốc hội và báo cáo Quốc hội tại Ky họp thứ nhất (dự kiến khai mạc ngày 20/7/2021).

Tiếp theo thành công của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, thành công tốt đẹp của cuộc Bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm ky 2021 - 2026 có

ý nghĩa hết sức quan trọng. Có được sự thành công này là do các yếu tố sau: (1) Công tác chuẩn bị kỹ lưỡng, khoa học, hiệu quả; (2) Các hội nghị hiệp thương được thực hiện dân chủ, công khai và đúng pháp luật; (3) Việc niêm yết danh sách cử tri và danh sách tiểu sử của những người ứng cử được thực hiện kịp thời, thuận tiện cho cử tri và nhân dân nghiên cứu, theo dõi; (4) Việc tổ chức các hội nghị tiếp xúc cử tri vận động bầu cử được thực hiện theo đúng tiến độ; (5) Các khiếu nại, tố cáo liên quan bầu cử được giải quyết kịp thời, đúng luật định; tình hình an ninh chính trị, trật tự - an toàn xã hội được bảo đảm; cơ sở vật chất phục vụ cuộc bầu cử được chuẩn bị chu đáo, khoa học; (6) Đặc biệt, công tác nhân sự được thực hiện tốt, bảo đảm phát huy dân chủ và sự lãnh đạo tập trung, thống nhất của Đảng trong công tác cán bộ, cơ bản giới thiệu được những người tiêu biểu về đức, tài, xứng đáng đại diện cho ý chí, nguyện vọng, quyền làm chủ của Nhân dân.

Để góp phần lan tỏa ý nghĩa của cuộc Bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm ky 2021 - 2026, trong thời gian tới, công tác tuyên truyền cần tập trung vào các nội dung sau:

Page 12: Đ/c Phạm Viết Thanh - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh

Một là, thông tin, tuyên truyền về kết quả tốt đẹp của cuộc bầu cử, trong đó nhấn mạnh: Mặc dù cuộc bầu cử diễn ra trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, lây lan nhanh ở nhiều địa phương nhưng toàn dân và cả hệ thống chính trị đã nỗ lực, cố gắng vượt qua mọi khó khăn, tổ chức cuộc bầu cử thành công tốt đẹp, dân chủ, đúng pháp luật, tiết kiệm, tuyệt đối an toàn.

Hai là, tập trung thông tin, tuyên truyền về người trúng cử đại biểu Quốc hội và đại biểu HÐND các cấp, qua đó khẳng định những người trúng cử là những người tiêu biểu về đức, tài, xứng đáng đại diện cho ý chí, nguyện vọng, quyền làm chủ của Nhân dân.

Ba là, công tác thông tin, tuyên truyền nhấn mạnh các nguyên nhân thành công của cuộc bầu cử; đồng thời đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, lệch lạc về cuộc bầu cử của các đối tượng thù địch, phản động nhằm chống phá Đảng và Nhà nước ta.

(Nguồn: Ban Tuyên giáo Trung ương)

Công tác giáo dục lý luận chính trị là một bộ phận cơ bản trong công tác tư tưởng

của Đảng nhằm xây dựng cho cán bộ, đảng viên và Nhân dân nhận thức tư tưởng đúng đắn, bản lĩnh chính trị vững vàng; năng lực hoạt động thực tiễn đáp ứng yêu cầu của từng thời ky phát triển đất nước. Công tác giáo dục lý luận chính trị còn góp phần trong việc bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái của các thế lực thù địch. Nhận thức rõ điều này, trong nhiệm ky qua Đảng bộ tỉnh luôn chú trọng đến công tác tuyên truyền giáo dục, đặc biệt là công tác giáo dục lý luận chính trị, chỉ đạo cấp uỷ các cấp tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ, đảng viên được học tập lý luận chính trị, đưa việc học tập lý luận chính trị trở thành quyền lợi và trách nhiệm của mỗi cán bộ, đảng viên. Tuy nhiên, qua thực tiễn vẫn còn một số cơ quan chưa tạo điều kiện cho cán bộ, công chức, viên chức học tập lý luận chính trị; ý thức, thái độ học tập lý luận chính trị của một số cán bộ, công chức, viên chức chưa cao; nội dung học tập lý luận chính trị còn trùng lắp, ít đổi mới, cập nhật, bổ sung kiến thức... Do đó, trong nhiệm ky tới cần thực hiện một số giải pháp nhằm đổi mới, nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục lý luận chính trị, nghị quyết như sau:

XÂY DỰNG ĐẢNG, CHÍNH QUYỀN

12 Thông tin SINH HOẠT CHI BỘ - SỐ 07/2021

Page 13: Đ/c Phạm Viết Thanh - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh

Đổi mới, nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục lý luận chính trị, nghị quyết

của Đảng trong Đảng bộ tỉnh

Đ/c Nguyễn Văn Xinh-Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy phát biểu tại Hội nghị công tác tuyên giáo 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm.

Thứ nhất: Tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác lý luận chính trị, nghị quyết của Đảng.

- Xây dựng và ban hành Quy định về chế độ học tập lý luận chính trị đối với cán bộ, đảng viên. Trong đó, cấp ủy các cấp cần thường xuyên coi trọng công tác giáo dục lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng nhằm trang bị lý luận rộng rãi cho đội ngũ cán bộ, đảng viên ở cơ sở.

- Cấp uỷ các cấp hàng năm có kế hoạch đưa đi đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị cho cán bộ, đảng viên trong diện quy hoạch, có biện pháp cụ thể nhằm khuyến khích đảng viên tự học, tự nghiên cứu; kịp thời biểu dương, khen thưởng cán bộ, đảng viên có thành tích học tập.

- Cần phát huy hơn nữa vai trò của các đồng chí Bí thư cấp ủy, đội ngũ báo cáo viên từ tỉnh đến cơ sở trong việc truyền đạt Nghị quyết. Người đứng đầu phải xây

XÂY DỰNG ĐẢNG, CHÍNH QUYỀN

13Thông tin SINH HOẠT CHI BỘ - SỐ 07/2021

Page 14: Đ/c Phạm Viết Thanh - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh

14 Thông tin SINH HOẠT CHI BỘ - SỐ 07/2021

XÂY DỰNG ĐẢNG, CHÍNH QUYỀN

dựng kế hoạch và triển khai thực hiện có hiệu quả việc nghiên cứu, vận dụng và phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, chỉ thị, nghị quyết, đường lối, quan điểm của Đảng gắn kết chặt chẽ với việc thực hiện nhiệm vụ chính trị tại địa phương, cơ quan, đơn vị.

- Quan tâm chỉ đạo và tạo điều kiện trang bị các phương tiện nghe, nhìn hiện đại, các tài liệu, sách tham khảo phục vụ cho công tác nghiên cứu, giảng dạy và học tập.

Thứ hai: Đổi mới nội dung, phương pháp đào tạo, bồi dưỡng phù hợp với từng loại chức danh cán bộ.

- Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, xây dựng phần mềm quản lý công tác đào tạo, bồi dưỡng, nghiên cứu và vận dụng những kết quả nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực lý luận chính trị trên phạm vi toàn tỉnh.

- Tiếp tục thực hiện đa dạng hóa các loại hình đào tạo, bồi dưỡng để cán bộ, đảng viên vừa tham gia học tập, vừa hoàn thành tốt nhiệm vụ. Từng bước vận dụng các phương pháp, hình thức đào tạo, bồi dưỡng phù hợp với từng đối tượng.

- Tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong học tập lý luận chính trị. Đổi mới hình thức và phương pháp thi, kiểm tra và đánh giá kết quả đào tạo đảm bảo thực chất; lấy kết quả học tập và vận dụng lý luận chính trị làm một trong những căn cứ để quy hoạch, bổ nhiệm để đánh giá, xếp loại cán bộ, đảng viên cuối năm.

Thứ ba: Kiện toàn đội ngũ giảng viên, báo cáo viên.

- Thường xuyên bồi dưỡng, tập huấn để cán bộ giảng viên, báo cáo viên được cập nhật về nội dung và phương pháp; có cơ chế, chính sách phù hợp nhằm khuyến khích, động viên đội ngũ giảng viên, báo cáo viên tự học tập, nâng cao trình độ chính trị.

- Tăng cường cập nhật, đổi mới nội dung, vận dụng phương pháp mới; tôn trọng các khâu lên lớp, thảo luận, tổ chức thi cũng như viết thu hoạch; trao đổi kinh nghiệm xử lý tình huống, liên hệ lý luận với thực tiễn để củng cố nhận thức.

- Quan tâm đào tạo, bồi dưỡng, kiện toàn đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên tinh gọn, có trình độ, năng lực và kinh nghiệm thực tiễn, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.

Page 15: Đ/c Phạm Viết Thanh - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh

15Thông tin SINH HOẠT CHI BỘ - SỐ 07/2021

XÂY DỰNG ĐẢNG, CHÍNH QUYỀN

Thứ tư: Đổi mới nội dung và phương thức tuyên truyền, quán triệt Nghị quyết.

- Nội dung phổ biến, quán triệt theo hướng đi sâu những vấn đề cốt lõi, cơ bản và những vấn đề mới của Nghị quyết; chú trọng phần liên hệ và bám sát tình hình thực tiễn của địa phương, cơ quan, đơn vị.

- Xây dựng hệ thống đường truyền trực tuyến từ tỉnh đến cơ sở, để toàn đảng bộ có thể trực tiếp nghe phổ biến, quán triệt chỉ thị, nghị quyết, nói chuyện thời sự, học tập chuyên đề trong cùng một thời điểm sẽ tiết kiệm thời gian, kinh phí và tạo điều kiện cho mọi cán bộ, đảng viên được tham gia học tập, nghiên cứu để đạt chỉ tiêu “100% cán bộ, đảng viên được học tập, quán triệt Nghị quyết” được đề ra trong Nghị quyết Đại hội VII.

Thứ năm: Tăng cường công tác nghiên cứu, vận dụng và phát triển các môn lý luận chính trị

- Quan tâm, đầu tư cho công tác nghiên cứu, tổng kết lý luận. Các đề tài, đề án nghiên cứu phải bám sát thực tế địa phương, đơn vị; có thể áp dụng vào thực tiễn của tỉnh, mang lại hiệu quả thiết thực, ý nghĩa.

- Khuyến khích và tạo điều kiện để tổ chức, cá nhân thực hiện các

đề tài nghiên cứu, tổng kết thực tiễn việc vận dụng chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, chỉ thị, nghị quyết, đường lối, quan điểm của Đảng vào các lĩnh vực phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh và hội nhập quốc tế của tỉnh.

- Tích cực thực hiện các đề tài khoa học đánh giá lại kết quả sau đào tạo, bồi dưỡng. Cập nhật, chia sẻ các tài liệu, công trình nghiên cứu có giá trị về lý luận trên Cổng thông tin điện tử của Tỉnh, Thư viện tỉnh, Thư viện Trường Chính trị...

Thứ sáu: Thực hiện tốt công tác kiểm tra, giám sát:

Tăng cường kiểm tra, giám sát công tác giáo dục lý luận chính trị, triển khai học tập nghị quyết của Đảng ở trường chính trị tỉnh, ban tuyên giáo cấp huyện, thị, thành ủy các cơ quan, đơn vị, địa phương để kịp thời phát hiện những cách làm hay nhằm nhân rộng mô hình, đồng thời có biện pháp chấn chỉnh các địa phương, đơn vị chậm triển khai nghị quyết và chậm xây dựng chương trình, kế hoạch hành động.

(Nguồn: Tham luận của Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tại Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ VII, nhiệm kỳ 2020-2025)

Page 16: Đ/c Phạm Viết Thanh - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh

16 Thông tin SINH HOẠT CHI BỘ - SỐ 07/2021

XÂY DỰNG ĐẢNG, CHÍNH QUYỀN

Thực hiện sự chỉ đạo của UBND tỉnh, Hội Khoa học Lịch sử tỉnh chủ trì, phối hợp với sở Văn hóa và Thể thao, sở Giáo dục

và Đào tạo, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tỉnh, Báo Bà Rịa-Vũng Tàu, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh tổ chức cuộc thi tìm hiểu “Bà Rịa-Vũng Tàu 30 năm xây dựng và phát triển (1991-2021)”. Đối tượng tham gia dự thi: công dân Việt Nam sinh sống, làm việc tại tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu. Nội dung và hình thức thi, người dự thi trả lời 10 câu hỏi với nội dung về quá trình xây dựng và phát triển của tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu trong 30 năm (1991-2021) trên

Lan tỏa những thông điệp bồi dưỡng tình yêu quê hương đất nước qua Cuộc thi tìm

hiểu “Bà Rịa-Vũng Tàu 30 nămxây dựng và phát triển (1991-2021)”

các mặt: chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng…bằng hình thức viết. Đặc biệt, trong bài dự thi, bằng trách nhiệm và tình yêu quê hương Bà Rịa-Vũng Tàu của mình, các tác giả dự thi hiến kế những giải pháp thiết thực góp phần xây dựng Bà Rịa-Vũng Tàu giàu đẹp, hiện đại, văn minh.

Với những ý nghĩa tốt đẹp, cuộc thi đã nhận được gần hơn 9.400 bài dự thi. Qua vòng sơ khảo, cuộc thi

Cuộc thi tìm hiểu “Bà Rịa-Vũng Tàu 30 năm xây dựng và phát triển (1991-2021)” nằm trong chuỗi sự kiện chào mừng 30 năm ngày thành lập tỉnh theo Kế hoạch số 49/KH-UBND tỉnh, ngày 28/3/2019 của UBND tỉnh1. Cuộc thi đã góp phần nâng cao nhận thức của các cán bộ, đảng viên và Nhân dân về lịch sử hình thành và phát triển của tỉnh trong 30 năm, qua đó khơi dậy tình yêu quê hương, đất nước, lòng tự hào về những thành quả mà Đảng bộ, dân và quân tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đã đạt được.

1. Kế hoạch về việc tổ chức các hoạt động kỷ niệm 30 năm ngày thành lập tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu (12/8/1991-12/8/2021).

Page 17: Đ/c Phạm Viết Thanh - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh

17Thông tin SINH HOẠT CHI BỘ - SỐ 07/2021

KINH TẾ

Tăng cường các giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động

sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp nước ta trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19

còn diễn biến phức tạp

đã tuyển chọn được hơn 60 bài vào vòng chung khảo. Đến nay, cuộc thi cơ bản đã hoàn thành, dự kiến tổng kết, trao giải thưởng cho tập thể, cá nhân đạt kết quả xuất sắc nhất vào dịp kỉ niệm 30 năm thành lập tỉnh. Cuộc thi đã góp phần lan tỏa những thông điệp ý nghĩa về trách nhiệm đối với quê hương, đất nước; khẳng định quyết tâm của Đảng bộ, quân và dân tỉnh thực hiện các nhiệm vụ chính trị, thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ VII (nhiệm ky 2020-2025).

(Nguồn: Hội Khoa học Lịch sử

tỉnh)

Kể từ khi dịch Covid-19 bùng phát đến nay, Việt Nam là một trong số ít quốc gia thực hiện được nhiệm vụ kép: vừa

kiểm soát dịch bệnh, đồng thời vẫn duy trì sự phát triển kinh tế. Tuy nhiên, tác động nghiêm trọng nhiều mặt của dịch Covid-19 đã khiến một số doanh nghiệp trong nước bị ảnh hưởng rất nặng nề, nhất là các doanh nghiệp trong các ngành: dịch vụ, du lịch, giải trí, giao thông - vận tải, dệt may... Theo báo cáo của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) công bố tháng 3/2021, có tới 87,2% trong số gần 10.200 doanh nghiệp trên toàn quốc được khảo sát cho biết, chịu ảnh hưởng ở mức “phần lớn” hoặc “hoàn toàn tiêu cực” bởi đại dịch Covid-19. Chỉ 11% doanh nghiệp cho rằng họ “không bị ảnh hưởng gì” và gần 2% ghi nhận tác động “hoàn toàn tích cực” hoặc “phần lớn tích cực”. Theo Tổng cục Thống kê, tính chung 5 tháng đầu năm 2021, cả nước có 59,8 nghìn doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có thời hạn, ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể và hoàn tất thủ tục giải thể, tăng 23% so với cùng ky năm 20201.

1. Bao gồm: 31,8 nghìn doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có thời hạn, tăng 22,3% so với cùng kỳ năm trước; 20 nghìn doanh nghiệp ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể, tăng 20,7%; 8 nghìn doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể, tăng 32,3%. Trung bình mỗi tháng có gần 12 nghìn doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường.

Page 18: Đ/c Phạm Viết Thanh - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh

18 Thông tin SINH HOẠT CHI BỘ - SỐ 07/2021

KINH TẾ

Công nhân Công ty TNHH Nitori BR-VT trong giờ làm việc

Trước tình hình trên, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các bộ, ban, ngành, địa phương đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, kịp thời tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, bảo đảm an sinh xã hội được đông đảo người dân và doanh nghiệp đồng tình ủng hộ, như: Chính phủ đã chỉ đạo đồng bộ, xuyên suốt và cụ thể các giải pháp vừa chống dịch nhưng vẫn phải duy trì sản xuất để phát triển kinh tế. Chủ trương “không ngăn sông cấm chợ”, “khoanh vùng hẹp” để bảo đảm sản xuất, duy trì phát triển kinh tế được thực hiện đồng bộ ở các địa phương, giúp hạn chế đến mức thấp nhất tác động tiêu cực của dịch đối với hoạt động của doanh nghiệp. Đặc biệt, ngày 19/4/2021, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 52/2021/NĐ-CP về gia hạn thời hạn nộp thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân và tiền thuê đất trong năm 2021… Bên cạnh đó, bản thân các doanh nghiệp cũng rất chủ động ứng phó với dịch Covid-19, như tìm thị trường mới, chuyển

đổi số và áp dụng khoa học kỹ thuật để duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh trong giai đoạn khó khăn… Tuy nhiên, do tình hình dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến phức tạp trên thế giới cũng như ở Việt Nam, hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp dự báo trong thời gian tới vẫn sẽ gặp nhiều khó khăn.

Nhằm góp phần giúp các doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh trong tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, công tác tuyên truyền trong thời gian tới cần tập trung vào một số vấn đề sau:

Thứ nhất, thông tin, tuyên truyền các chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước trong việc hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi giúp doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh. Qua đó, ổn định tâm trạng,

Page 19: Đ/c Phạm Viết Thanh - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh

19Thông tin SINH HOẠT CHI BỘ - SỐ 07/2021

Châu Đức thực hiện hiệu quả công tác giảm nghèo

bền vững

Xác định công tác giảm nghèo bền vững là một trong những nhiệm vụ quan trọng góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội tại địa

phương, những năm vừa qua, Đảng bộ, chính quyền huyện Châu Đức tập trung mọi nguồn lực thực hiện chủ trương xóa đói giảm nghèo, thu hẹp dần khoảng cách trên mọi lĩnh vực. Nhờ vậy, công tác giảm nghèo trên địa bàn huyện trong những năm qua đạt được kết quả tích cực, nhiều hộ dân không chỉ thoát nghèo bền vững mà còn vươn lên làm giàu.

Với mục tiêu không để hộ nghèo nào bị bỏ lại phía sau, huyện đã chủ động lồng ghép những chính sách, dự án của Trung ương và của tỉnh để tập trung đầu tư phát triển ở những xã khó khăn, kết nối phát triển kinh tế - xã hội giữa các vùng trong địa bàn huyện. Bên cạnh đó, UBND huyện cũng quan tâm chỉ đạo ngành chức năng triển khai các nguồn vốn tín dụng ưu đãi cho hộ

Hội LHPN huyện Châu Đức đã trao 100 con gà giống cho 2 hội viên (mỗi hộ 50 con) có hoàn cảnh khó khăn

tư tưởng, tạo niềm tin cho các doanh nghiệp tiếp tục sản xuất, kinh doanh và có những đóng góp hiệu quả cho nền kinh tế.

Thứ hai, tiếp tục thông tin, tuyên truyền nhấn mạnh sự nỗ lực của các doanh nghiệp và những kết quả đã đạt được của các doanh nghiệp trong việc tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 dự báo tiếp tục diễn biến phức tạp; đồng thời tuyên truyền nâng cao nhận thức cho các doanh nghiệp trong việc đẩy mạnh đầu tư khoa học và công nghệ, chuyển đổi số để nâng cao năng lực, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh, không trông chờ, ỷ lại.

(Nguồn: Ban Tuyên giáo Trung ương)

KINH TẾ

Page 20: Đ/c Phạm Viết Thanh - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh

20 Thông tin SINH HOẠT CHI BỘ - SỐ 07/2021

KINH TẾ

nghèo, hộ cận nghèo đến tận từng đối tượng thụ hưởng chính sách, đồng thời chú ý tính hiệu quả của việc sử dụng nguồn vốn; thực hiện điều chỉnh đối tượng, mức vay, lãi suất cho vay phù hợp theo quy định của Nhà nước, gắn với chính sách khuyến nông, khuyến công, khuyến lâm, khuyến ngư, chuyển giao khoa học kỹ thuật. Xây dựng, nhân rộng mô hình thoát nghèo gắn kết với cộng đồng dân cư trên địa bàn. Bằng các nguồn vốn ưu đãi, toàn huyện đã hỗ trợ 312 hộ nghèo, cận nghèo vay trên 11 tỷ đồng cùng nhiều cây, con giống để sản xuất kinh doanh; triển khai hàng chục dự án nuôi bò thịt, dê sinh sản, nuôi thỏ với kinh phí đầu tư hàng chục tỷ đồng. Huyện cũng hỗ trợ xây dựng nhà ở cho 111 hộ nghèo với tổng kinh phí trên 6 tỷ đồng; cấp miễn phí gần 1.400 thẻ BHYT trị giá gần 9 tỷ đồng, hỗ trợ lắp điện nước sinh hoạt cho 136 hộ với mức đầu tư gần 1 tỷ đồng. Bên cạnh đó, công tác chăm lo đời sống cho đồng bào dân tộc thiểu số, công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn và giải quyết việc làm được triển khai tích cực, trong 5 năm qua, huyện đã giải quyết việc làm mới cho hơn 6.000 lao động. Thực hiện Chương trình 135 và Đề án phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số với tổng nguồn vốn thực hiện khoảng 115 tỷ đồng.

Với nhiều giải pháp triển khai thiết thực, hiệu quả, tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo ở Châu Đức giảm qua từng năm. Đến cuối năm 2019, số hộ nghèo, cận nghèo của huyện Châu Đức giảm xuống chỉ còn 727 hộ, chiếm tỷ lệ 1,81%; trong đó có nhiều hộ vươn lên làm giàu, tự nguyện xin rút khỏi danh sách hộ nghèo của địa phương. Tiêu biểu là gia đình chị Võ Thị Phương Tâm, thuộc diện hộ nghèo nhiều năm ở thôn Hữu Phước, xã Suối Nghệ. Trước đây, gia đình chị Tâm không có đất sản xuất, để giúp cho gia đình chị cải thiện sinh kế, chính quyền đã tạo điều kiện cho chị Tâm vay vốn Ngân hàng chính sách xã hội 30 triệu đồng, giới thiệu chị Tâm tham gia Tổ may gia công của Hội LHPN xã Suối Nghệ với mức lương hơn 3 triệu đồng/tháng. Hai người con trong gia đình chị cũng được giới thiệu việc làm với thu nhập khoảng 6 triệu đồng/người/tháng. Nhờ vậy, gia đình chị Tâm ổn định cuộc sống, tích góp đầu tư mua đất sản xuất nông nghiệp, vươn lên thoát nghèo. Vào đầu tháng 11/2019, gia đình chị Võ Thị Phương Tâm đã làm đơn tự nguyện xin rút ra khỏi danh sách hộ nghèo.

Đẩy mạnh chính sách, chương trình, dự án xóa đói giảm nghèo, huyện luôn xác định phải đảm bảo cho người nghèo thoát nghèo bền vững, quan trọng nhất là khơi

Page 21: Đ/c Phạm Viết Thanh - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh

Tiếp tục thực hiện tốt chính sách đối với người có công với cách mạng

Chính sách đối với người có công (NCC) với cách mạng là một trong những chính sách xã hội cơ bản và

đặc biệt quan trọng ở Việt Nam, góp phần to lớn vào việc ổn định và phát triển xã hội. Thực hiện chính sách đối với NCC chính là thực hiện đạo lý, truyền thống cao quý của dân tộc “uống nước nhớ nguồn”, “đền ơn đáp nghĩa”…

Trong nhiều năm qua, với sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ cùng với sự tham gia tích cực, trách nhiệm của các bộ, ban, ngành, đoàn thể, địa phương và các tầng lớp nhân dân, việc thực hiện chính sách ưu đãi NCC và thân nhân NCC ngày

Huyện Đoàn Long Điền tổ chức chương trình “Tết đoàn viên” tại Trung tâm Điều dưỡng thương binh và người có công Long Đất (ảnh: Đ/c Đỗ Minh Tân, Bí thư Huyện Đoàn Long Điền tặng quà các thương bệnh binh tại Trung tâm Điều dưỡng Thương binh và người có công Long Đất trong chương trình)

dậy tinh thần tự lực vươn lên, chủ động thoát nghèo của chính người nghèo. Bên cạnh những giải pháp đã được thực hiện hiệu quả, huyện Châu Đức đang tập trung vào 3 nhóm chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho người nghèo, hỗ trợ hiệu quả cho người nghèo tiếp cận dịch vụ xã hội cơ bản, ưu tiên các nội dung thuộc giảm nghèo đa chiều như: y tế, giáo dục, nhà ở, nước sạch, vệ sinh, thông tin, phát triển hạ tầng ở các vùng khó khăn, có tỷ lệ hộ nghèo cao. Huyện cũng đẩy mạnh xã hội hóa công tác giảm nghèo, huy động nguồn lực giảm nghèo các vùng đồng bào dân tộc thiểu số, gắn chương trình giảm nghèo với “xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”.

(Nguồn: Trung tâm VHTT-TT

huyện Châu Đức)

VĂN HÓA - XÃ HỘI

21Thông tin SINH HOẠT CHI BỘ - SỐ 07/2021

Page 22: Đ/c Phạm Viết Thanh - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh

22 Thông tin SINH HOẠT CHI BỘ - SỐ 07/2021

VĂN HÓA - XÃ HỘI

càng đi vào chiều sâu và đạt những kết quả quan trọng. Đặc biệt, trong năm 2020, mặc dù chịu nhiều ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, nhưng chính sách ưu đãi NCC với cách mạng vẫn được thực hiện đầy đủ, cụ thể là:

Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội đã rà soát, tổng hợp tình hình giải quyết tồn đọng hồ sơ đề nghị xác nhận NCC tại các địa phương; ban hành Kế hoạch và tổ chức triển khai các hoạt động Kỷ niệm 73 năm ngày Thương binh - Liệt sĩ. Tiếp tục thực hiện Đề án xác định danh tính hài cốt liệt sĩ còn thiếu thông tin1; tổ chức gắn bia ghi tên trên mộ liệt sĩ và báo tin tới thân nhân liệt sĩ; phối hợp với Bộ Xây dựng hỗ trợ nhà ở cho NCC với cách mạng có khó khăn về nhà ở2.

1. Trong năm 2020 đã tiếp nhận để giám định ADN 5.982 mẫu (gồm: 5.339 mẫu hài cốt liệt sĩ và 643 mẫu thân nhân liệt sĩ); đã phân tích được 2.268 mẫu (gồm 1.888 mẫu hài cốt liệt sĩ và 380 mẫu thân nhân liệt sĩ). Kết quả đã xác định danh tính 211 hài cốt liệt sĩ, gồm: 137 hài cốt liệt sĩ bằng phương pháp thực chứng và 74 hài cốt liệt sĩ bằng phương pháp giám định ADN.

2. Cả nước có 393.707 hộ (trong đó, đề nghị xây mới là 184.695 hộ, sửa chữa là 209.012 hộ). Bộ Tài chính đã cấp đủ kinh phí cho các địa phương thực hiện với số tiền là 10.654 tỷ đồng. Tính đến ngày 31/12/2020, cả nước đã hoàn thành hỗ trợ được 328.494 hộ (với 156.541 hộ xây mới và 171.953 hộ sửa chữa); tổng số hộ loại khỏi Đề án là 41.704 hộ do các hộ này đã được xây dựng từ các nguồn xã hội hóa hoặc hộ không còn

Bên cạnh đó, các hoạt động huy động nguồn lực của xã hội, cộng đồng chăm lo đời sống NCC với cách mạng3; phong trào nhận phụng dưỡng các Bà mẹ Việt Nam Anh hùng được tiếp tục đẩy mạnh, góp phần tích cực chăm lo đời sống của các đối tượng và gia đình có công với cách mạng. Tính đến tháng 7/2020, cả nước có 4.952/138.337 Bà mẹ Việt Nam Anh hùng được các đơn vị nhận phụng dưỡng. Các hoạt động điều dưỡng, thăm hỏi, tiếp đón NCC ở các tỉnh, thành phố được thực hiện chu đáo. Ngân sách Nhà nước đã hỗ trợ trên 500 tỷ đồng để tu sửa, nâng cấp mộ liệt sĩ, các công trình nghĩa trang liệt sĩ, đài tưởng niệm đảm bảo khang trang. Đến cuối năm 2020, có 99,7% hộ gia đình NCC có mức sống bằng hoặc cao hơn mức sống trung bình của Nhân dân nơi cư trú; 99,5% xã, phường, thị trấn làm tốt công tác thương binh, liệt sĩ, NCC. Đặc biệt, trong năm 2020, Bộ Lao động, Thương đủ điều kiện để hỗ trợ (gồm 11.676 hộ xây mới, 13.216 hộ sửa chữa). Tổng số hộ còn lại đang thực hiện hỗ trợ là 23.509 hộ đang được các địa phương khẩn trương triển khai theo chỉ đạo của Chính phủ.

3. Quỹ Đền ơn đáp nghĩa cả nước vận động được hơn 2.580 tỷ đồng. Phong trào tặng sổ tiết kiệm của cả nước đạt 52.242 sổ với tổng kinh phí là hơn 86,76 tỷ đồng. Xây dựng mới 32.850 nhà tình nghĩa trị giá 1.518 tỷ đồng, sửa chữa 21.655 nhà tình nghĩa trị giá gần 475 tỷ đồng.

Page 23: Đ/c Phạm Viết Thanh - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh

23Thông tin SINH HOẠT CHI BỘ - SỐ 07/2021

VĂN HÓA - XÃ HỘI

binh và Xã hội đã hướng dẫn các địa phương tặng quà Tết của Chủ tịch nước cho 1,7 triệu đối tượng NCC với cách mạng nhân dịp Tết Nguyên đán Canh Tý năm 2020 với tổng kinh phí hơn 358 tỷ đồng; tặng quà nhân dịp ngày 27/7 với kinh phí hơn 330 tỷ đồng4.

Tuy nhiên, việc xây dựng, thực hiện chính sách ưu đãi đối với NCC với cách mạng vẫn còn gặp một số khó khăn, bất cập như: Hệ thống văn bản hướng dẫn một số nội dung thực hiện chính sách cho NCC còn chưa cụ thể. Công tác xác nhận đối tượng NCC còn gặp khó khăn, vẫn còn một số trường hợp đối tượng chính sách NCC chưa được giải quyết. NCC còn gặp nhiều khó khăn về đời sống vật chất. Lực lượng cán bộ làm công tác chính sách NCC ở các cấp vẫn còn thiếu, trình độ chuyên môn và nghiệp vụ chưa cao, một số cán bộ phải kiêm nhiệm nhiều công việc dẫn đến một số nhiệm vụ công tác thực hiện còn chậm…

Để thực hiện tốt hơn nữa chính sách NCC với cách mạng, trong thời gian tới, công tác tuyên truyền cần tập trung thực hiện tốt một số nội dung sau:

4. Nguồn: Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội.

Thứ nhất, thông tin, tuyên truyền sâu rộng đường lối, chủ trương của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước đối với NCC; những cống hiến to lớn, ý nghĩa của NCC đối với cách mạng của dân tộc và địa phương, trong đó chú trọng quán triệt, nâng cao nhận thức của cấp ủy, chính quyền các cấp trong việc nắm vững nội dung, yêu cầu, thực hiện hướng dẫn cụ thể, kịp thời về các chính sách đối với NCC cho thân nhân NCC.

Thứ hai, tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền sâu rộng trong các tầng lớp nhân dân nhằm nâng cao nhận thức sâu sắc về mục đích, giá trị to lớn, ý nghĩa nhân văn của việc thực hiện tốt chính sách đối với NCC với cách mạng ở nước ta.

Thứ ba, đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, tổ chức nhiều chương trình, hoạt động tri ân tình nghĩa, thiết thực; tăng cường hơn nữa sự quan tâm, giúp đỡ về vật chất, động viên về tinh thần đối với các gia đình chính sách gặp hoàn cảnh khó khăn, các gia đình thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sĩ và NCC với cách mạng để ổn định đời sống, phát triển sản xuất kinh doanh.

(Nguồn: Ban Tuyên giáo Trung ương)

Page 24: Đ/c Phạm Viết Thanh - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh

24 Thông tin SINH HOẠT CHI BỘ - SỐ 07/2021

VĂN HÓA - XÃ HỘI

Các đồng chí lãnh đạo tỉnh, sở ngành thực hiện nghi thức động thổ khởi công dự án Trung tâm phục vụ hành chính công tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu và trụ sở làm việc của Đoàn Đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân tỉnh (công trình chào mừng 30 năm ngày thành lập tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu (1991-2021)

Hướng đến chào mừng kỷ niệm 30 năm thành lập tỉnh, mặc dù có nhiều hạn chế do sự bùng phát đợt 4 của

đại dịch Covid-19 song các hoạt động văn hóa, văn nghệ chào mừng trên địa bàn tỉnh đã diễn ra sôi nổi, có trọng tâm, trọng điểm, đảm bảo yêu cầu phòng, chống dịch nhưng không mất đi ý nghĩa, sự cần thiết cần có.

Công tác tuyên truyền cổ động trực quan và thông tin truyền thông được Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh thường xuyên thực hiện lồng ghép trong các chương trình, bản tin thời sự và các chuyên mục; đăng tải trên 100 clip phát thanh, truyền hình trên trang thông tin điện tử và các kênh mạng xã hội của Đài tuyên truyền về thành tựu của tỉnh trên tất cả lĩnh vực; phối hợp VTV xây dựng phim tài

Kết quả một số hoạt động chào mừng kỷ niệm 30 năm thành lập tỉnh

(12/8/1991-12/8/2021)liệu “Dấu ấn hành trình 30 năm”… Báo Bà Rịa-Vũng Tàu mở chuyên mục “kỷ niệm 30 năm thành lập tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu”, đăng tải tin, bài liên tục về các hoạt động hướng đến chào mừng; phát động cuộc thi phóng sự, ký sự nhằm thu hút những bài viết có chiều sâu về thành tựu của tỉnh; đề xuất in Đặc san “Bà Rịa-Vũng Tàu, 30 năm hình thành và phát triển” tổng hợp hình ảnh về các lĩnh vực trong 30 năm qua… Sở Văn hóa và Thể thao chọn lọc 32 mẫu maket tranh cổ động triển khai cho các huyện, thị, thành phố thực hiện tuyên truyền trực quan.

Bên cạnh đó, nhiều hoạt động có ý nghĩa được tổ chức

Page 25: Đ/c Phạm Viết Thanh - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh

25Thông tin SINH HOẠT CHI BỘ - SỐ 07/2021

VĂN HÓA - XÃ HỘI

và thu hút sự quan tâm, tham gia của các tầng lớp nhân dân như: Cuộc thi “Vận động sáng tác và phổ biến các ca khúc về Bà Rịa - Vũng Tàu” đã thu hút 140 tác phẩm của 99 tác giả dự thi. Chung khảo đã có 19 ca khúc đạt giải, trong đó có 03 giải A, 05 giải B và 11 giải C. Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh tổ chức sản xuất và ghi hình 19 ca khúc nhằm quảng bá rộng rãi trong Nhân dân. Trại Sáng tác điêu khắc đá với 129 mẫu phác thảo tham gia và thống nhất chọn ra 40 tác phẩm đặt tại Công viên Quảng trường 27/4, thành phố Bà Rịa và 13 tác phẩm đặt tại công viên

Nghĩa trang Hàng Keo, huyện Côn Đảo. Cuộc thi tìm hiểu “Bà Rịa-Vũng Tàu 30 năm xây dựng và phát triển 1991-2021” với 9.148 cá nhân và tập thể gửi bài tham gia. Ban Tổ chức đã triển khai chấm sơ khảo, chung khảo, đến nay cũng đã lựa chọn các bài dự thi đạt điểm cao trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt và tổ chức trao giải vào tháng 7/2021.

(Nguồn: Báo cáo số 82/BC-SVHTT, ngày 26/5/2021 của Sở Văn hóa và Thể thao về báo cáo tiến độ triển khai thực hiện các

hoạt động kỷ niệm 30 năm ngày thành lập tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu)

Nhằm hưởng ứng “Tháng vận động triển khai BHXH toàn dân, tuyên

truyền, vận động người dân tham gia BHXH tự nguyện”, tỉnh cũng đã ban hành kế hoạch số 87-KH/UBND, ngày 10/6/2021

tổ chức lễ ra quân nhằm tuyên truyền, vận động Nhân dân tham gia BHXH gắn với tuyên truyền chủ đề năm 2021 “BHXH cho tất cả mọi người”. Đồng thời, ngành BHXH tỉnh triển khai tuyên truyền người dân thực hiện Bảo

Bà Rịa-Vũng Tàu tích cực hưởng ứng tháng vận động bảo hiểm xã hội toàn dânNgày 21/11/2019, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1676/QĐ-TTg phê duyệt đề án đổi mới toàn diện nội dung, hình thức và phương pháp tuyên truyền bảo hiểm xã hội (BHXH), trong đó, quy định tháng 5 hàng năm là tháng vận động triển khai BHXH toàn dân. Để thực hiện tốt quyết định của Thủ tướng Chính phủ, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đã tích cực triển khai các hoạt động hưởng ứng Tháng vận động BHXH toàn dân…

Page 26: Đ/c Phạm Viết Thanh - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh

26 Thông tin SINH HOẠT CHI BỘ - SỐ 07/2021

VĂN HÓA - XÃ HỘI

BHXH tỉnh phối hợp với các đơn vị tài trợ, UBND xã, phường trên địa bàn Thành phố Bà Rịa tổ chức trao tặng 837 thẻ BHYT cho người dân tại 6 xã, phường vào tháng 01/2021.

hiểm xã hội số (VssID) và sử dụng hình ảnh thẻ BHYT trên ứng dụng VssID để đi khám, chữa bệnh thay thế cho việc sử dụng thẻ BHYT giấy từ ngày 01/6/2021.

Tại các huyện, thị xã, thành phố, cơ quan BHXH phối hợp với các cơ quan, ngành cùng cấp triển khai treo băng rôn, khẩu hiệu, áp phích, tranh cổ động với thông điệp “BHXH là đầu tư cho tương lai”, “Chính sách BHXH-Điểm tựa an sinh của người lao động và nhân dân”, “Đảng và Nhà nước chăm lo cuộc sống nhân dân thông qua chính sách BHXH”, “BHXH hướng tới công bằng và xã hội phát triển”, “BHXH giúp bạn an hưởng tuổi già”…

Tính đến ngày 31/12/2020, số đối tượng tham gia BHXH toàn tỉnh: 213.090 người, chiếm tỷ lệ 33,74% so với lực lượng lao động. Đối tượng tham gia BHTN: 196.028 người, chiếm tỷ lệ 31,04% so với lực lượng lao động. Đối tượng tham gia BHYT là 1.005.907 người, đạt tỷ lệ bao phủ BHYT 87,6% dân số.

Trong thời gian tới, bám sát những mục tiêu, nội dung Thủ tướng Chính phủ đã phê

duyệt tại Quyết định 1676, Bà Rịa-Vũng Tàu tiếp tục chủ động, linh hoạt, sáng tạo trong công tác tuyên truyền, vận động Nhân dân tham gia bảo hiểm xã hội đạt kết quả cao, như: tổ chức hội nghị tuyên truyền trực tiếp; tổ chức các nhóm nhỏ đến từng gia đình, khu dân cư, cơ sở kinh doanh để tuyên truyền, vận động; phát huy vai trò của các đại lý thu cơ sở trong tuyên truyền, vận động người dân tham gia BHXH tự nguyện, BHYT hộ gia đình, tập trung vào nhóm đối tượng là người dân và người lao động trong khu vực phi chính thức…

(Nguồn: Kế hoạch số 87-KH/UBND,

ngày 10/6/2021 của UBND tỉnh;

Báo cáo số 95-BC/BTGTU-BHXH, ngày 22/4/2021).

Page 27: Đ/c Phạm Viết Thanh - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh

27Thông tin SINH HOẠT CHI BỘ - SỐ 07/2021

QUỐC PHÒNG - AN NINH

Lực lượng vũ trang tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu:

“Gắn bó nghĩa tình” với Nhân dân

Lực lượng vũ trang tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu hỗ trợ người dân gặp khó khăn trên địa bàn.

Ngày 09/3/1946, thực hiện Quyết định của Hội nghị Long Mỹ về xây dựng lực lượng vũ trang (LLVT), từ nòng cốt là Đội tự vệ

chiến đấu xã Long Phước, đội vũ trang tập trung đầu tiên của tỉnh Bà Rịa (nay là tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu) với tên gọi là Đội du kích Quang Trung ra đời. Đây là đơn vị đầu tiên của LLVT tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.

Trải qua 75 năm chiến đấu, xây dựng và trưởng thành, LLVT tỉnh đã đóng góp nhiều công lao vào thắng lợi chung của cả dân tộc, xây dựng và bảo vệ vững chắc địa bàn chiến lược, viết nên truyền thống vẻ vang: “Trung thành vô hạn, chủ động sáng tạo, đoàn kết kỷ luật, gắn bó nghĩa tình, thắng lợi vẻ vang”.

Một trong những nét truyền thống nổi bật ấy là “gắn bó nghĩa tình”. Điều này được thể hiện sâu sắc ở mối quan hệ đoàn kết, giúp đỡ nhân dân trong những lúc thiên tai, địch họa, dịch bệnh, khó khăn... LLVT tỉnh luôn là chỗ dựa vững chắc, tin cậy của cấp ủy, chính quyền, nhân dân địa phương

trong mọi hoàn cảnh. Điển hình như năm 2020, đại dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, tác động tiêu cực đến đời sống xã hội trên địa bàn. Với trách nhiệm và truyền thống gắn bó nghĩa tình, ngoài nhiệm vụ huấn luyện, SSCĐ, LLVT tỉnh còn đóng vai trò quan trọng trong việc tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương lựa chọn, bố trí các khu cách ly y tế tập trung theo yêu cầu của Ban chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh của Quân khu 7 và của tỉnh; tổ chức kiểm soát, ngăn chặn, quản lý các khu cách ly tập trung, bảo đảm chặt chẽ, an toàn. Đơn vị đã tiếp nhận, cách ly y tế 10 đợt/2.763 người, hỗ trợ chăm lo chu đáo cho đối tượng cách ly. Cũng chính trong bối cảnh dịch bệnh phức tạp, thực hiện mô hình “LLVT tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu lan tỏa yêu thương, ấm tình quân-dân”, Bộ CHQS tỉnh và các địa phương đã phối hợp tổ chức hơn 10 “Phiên chợ

Page 28: Đ/c Phạm Viết Thanh - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh

28 Thông tin SINH HOẠT CHI BỘ - SỐ 07/2021

QUỐC PHÒNG - AN NINH

0 đồng”, “Siêu thị 0 đồng” với tổng kinh phí hơn 2 tỷ đồng, hỗ trợ lương thực, thực phẩm, khẩu trang, nước sát khuẩn... giúp bà con nghèo, người lao động có hoàn cảnh khó khăn, bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19 và đồng bào ở nước ngoài về cách ly y tế tại Trung đoàn Minh Đạm. Đây là mô hình mới, sáng tạo về phương pháp và cách thức tổ chức, mang ý nghĩa chính trị, nhân văn sâu sắc, huy động được nhiều tổ chức, cá nhân tham gia, góp phần củng cố, tăng cường mối quan hệ đoàn kết quân dân keo sơn, gắn bó.

Bên cạnh đó, với những cách làm thiết thực trong công tác dân vận, ở các cơ quan, đơn vị LLVT tỉnh đã xuất hiện nhiều mô hình, điển hình thực hiện tốt Phong trào thi đua “Dân vận khéo”, xây dựng “Đơn vị dân vận tốt”. Nổi bật là mô hình “Bộ CHQS tỉnh đồng hành cùng giáo xứ xây tặng nhà tình nghĩa quân-dân” và “Tặng nhà đồng đội, nhà tình nghĩa, nhà đại đoàn kết”. Nhiều căn nhà nghĩa tình đã được trao tặng đồng bào có đạo; nhiều công trình văn hóa, thể thao đã được bàn giao cho các giáo xứ trên địa bàn; những buổi giao lưu văn nghệ, thể thao giữa LLVT tỉnh với tuổi trẻ địa phương, thanh niên công giáo đã tạo ấn tượng tốt trong mối quan hệ quân dân, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc, đoàn kết giữa LLVT với các tôn giáo, góp phần giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn.

Một hoạt động có ý nghĩa mà LLVT tỉnh thực hiện trong nhiều năm qua là phong trào thi đua “LLVT

tỉnh chung sức xây dựng nông thôn mới”. Sau 10 năm triển khai thực hiện, LLVT tỉnh đã phối hợp với các đơn vị quân đội đứng chân trên địa bàn và các ban, ngành, đoàn thể chính trị-xã hội tỉnh hỗ trợ 45 xã xây dựng nông thôn mới; huy động hàng nghìn ngày công lao động giúp nhân dân sửa chữa, khơi thông cống, rãnh, phát quang hàng trăm tuyến đường giao thông liên thôn, liên ấp; làm mới nhiều trục đường bê tông theo tiêu chí nông thôn mới; tư vấn chăm sóc sức khỏe, cấp thuốc miễn phí cho hàng chục nghìn người dân và gia đình chính sách... Các đơn vị LLVT tỉnh đã nhận đỡ đầu gần 30 học sinh từ lớp 6 đến lớp 12 (mỗi tháng 500.000 đồng/người) theo chương trình “Nâng bước em tới trường”. Mấy năm nay, cán bộ, chiến sĩ LLVT tỉnh thường xuyên tham gia giúp dân thu hoạch nông sản chín rộ, giảm tối đa thiệt hại cho bà con nông dân, bảo đảm canh tác gối vụ thuận lợi...

Thông qua những việc làm tình nghĩa này, LLVT tỉnh đã kết hợp thực hiện tốt công tác tuyên truyền đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đến với người dân; củng cố niềm tin của nhân dân đối với cấp ủy, chính quyền, LLVT, góp phần xây dựng khu vực phòng thủ và “thế trận lòng dân” vững chắc, tô thắm thêm truyền thống “Trung thành vô hạn, chủ động sáng tạo, đoàn kết kỷ luật, gắn bó nghĩa tình, thắng lợi vẻ vang” của LLVT tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.

(Nguồn: Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh)

Page 29: Đ/c Phạm Viết Thanh - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh

29Thông tin SINH HOẠT CHI BỘ - SỐ 07/2021

HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TƯ TƯỞNG, ĐẠO ĐỨC, PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH

Thiếu tá năng động, sáng tạo, gương mẫu trong việc học tập và làm theo tư tưởng,

đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh

Đ/c Phạm Hồng Quân tặng quà cho các ngư dân trong chương trình “Đồng hành cùng ngư dân vươn khơi bám biển – Bảo vệ chủ quyền biển đảo của Tổ quốc”

Với cương vị là Phó Đồn trưởng Đồn Biên phòng Phước Tỉnh – Bộ đội

Biên phòng tỉnh – đồng chí Phạm Hồng Quân đã luôn năng động, sáng tạo, gương mẫu trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, phát huy tốt chức trách, nhiệm vụ được giao. Đồng chí Phạm Hồng Quân đã chỉ đạo và trực tiếp tham gia bắt giữ 10 vụ/14 đối tượng về tội phạm ma túy, thu giữ được 3.999,52 gam ma túy tổng hợp, dạng đá; phát hiện, đấu tranh bắt giữ 09 vụ gian lận thương mại, thu giữ 72.000 lít xăng giả.

Bên cạnh thực hiện tốt nhiệm vụ chuyên môn, đồng chí còn luôn tích cực thực hiện tốt công tác vận động quần chúng, quan tâm chăm lo cho gia đình chính sách và neo đơn trên địa bàn. Nhân dịp Tết Nguyên đán năm 2021 đã vận động các mạnh thường quân trao tặng 220 phần quà cho 220 hộ nghèo (trị giá 620.000 đồng/1 suất gồm tiền mặt và hiện vật); tặng 1.400 kg gạo, 60 phần quà cho Trung tâm Điều dưỡng thương binh và người có công Long Đất; tặng 400kg gạo và 30 phần quà cho Trại trẻ mồ côi xã Phước Tỉnh.

Page 30: Đ/c Phạm Viết Thanh - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh

30 Thông tin SINH HOẠT CHI BỘ - SỐ 07/2021

HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TƯ TƯỞNG, ĐẠO ĐỨC, PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH

Đ/c Phạm Hồng Quân (bên trái) thăm hỏi, tặng quà cho các thương binh Long Đất

Phối hợp tổ chức thành công Chương trình “Đồng hành cùng ngư dân vươn khơi bám biển – Bảo vệ chủ quyền biển đảo của Tổ quốc”, trong Chương trình đã tặng 200 phao tròn nhựa, 200 áo phao, 100 khẩu trang và 200 bộ tài liệu tuyên truyền biển đảo cho 100 ngư dân trên địa bàn với tổng kinh phí 70.000.000 đồng.

Trong cuộc sống thường ngày đồng chí Phạm Hồng Quân là một tấm gương không ngừng học tập, rèn luyện nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ; có lối sống trong sạch, lành mạnh, giản dị và luôn hòa đồng với đồng chí, đồng đội trong đơn vị.

Với thành tích đạt được đồng chí Phạm Hồng Quân được tặng Bằng khen của Thủ tướng Chính Phủ; Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh; Chứng nhận của Tỉnh ủy về điển hình tiêu biểu học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh tại Hội nghị Đánh giá 50 năm thực hiện Di chúc gắn với sơ kết 03 năm thực hiện Chỉ thị 05-CT/TW của Bộ Chính trị “Về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức phong cách Hồ Chí Minh” năm 2019. Bộ Tư

lệnh Bộ đội Biên phòng tặng Chứng nhận là một trong 10 gương mặt trẻ tiêu biểu Bộ đội Biên phòng; Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh tặng Giấy khen đạt Giải nhất Hội thi tuyên truyền viên “học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”. Năm 2019, 2020 đồng chí được công nhận là đảng viên hoàn thành suất sắc nhiệm vụ và đạt Danh hiệu chiến sỹ thi đua cấp cơ sở. Với những kết quả đạt được đồng chí Phạm Hồng Quân xứng đáng là một trong những tấm gương điển hình, tiêu biểu trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.

(Nguồn: Bộ đội biên phòng tỉnh)

Page 31: Đ/c Phạm Viết Thanh - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh

31Thông tin SINH HOẠT CHI BỘ - SỐ 07/2021

HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TƯ TƯỞNG, ĐẠO ĐỨC, PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH

ĐỊNH HƯỚNGNỘI DUNG SINH HOẠT CHỈ THỊ 05-CT/TW

Sinh hoạt chi bộ tháng 8 năm 2021, đề nghị các chi, đảng

bộ quan tâm thảo luận xung quanh nội dung:

Nắm vững tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền làm chủ của Nhân dân. Đây là một yêu cầu quan trọng trong quá trình xây dựng ý thức phát huy dân chủ hiện nay.

Tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền làm chủ của nhân dân bao gồm những nội dung thể hiện ở 3 khía cạnh chủyếu như sau:

(1) Nhân dân làm chủ những gì?

Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Nước ta là nước dân chủ. Bao nhiêu lợi ích đều

vì dân. Bao nhiêu quyền hạn đều của dân... Nói tóm lại, quyền hành và lực lượng đều ở nơi dân”1. Nhân dân giữ vai trò quyết định trên tất cả các lĩnh vực: kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội... Người dân có quyền làm chủ bản thân, có quyền tự do ngôn luận, tự do học hành, lao động... Nhân dân có quyền làm chủ các tổ chức chính trị - xã hội, đoàn thể thông qua bầu cử, bãi miễn. Cán bộ từ trung ương đến địa phương là “đầy tớ” của Nhân dân, do Nhân dân bầu ra và nhân dân có quyền bãi miễn nếu cán bộ không làm tròn bổn phận, chức trách của mình.

(2) Vì sao Nhân dân có quyền làm chủ?

ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị:

Page 32: Đ/c Phạm Viết Thanh - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh

32 Thông tin SINH HOẠT CHI BỘ - SỐ 07/2021

HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TƯ TƯỞNG, ĐẠO ĐỨC, PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH

Chủ tịch Hồ Chí Minh giải thích: nước lấy dân làm gốc; Mọi quyền hành và lực lượng đều ở dân; Dân là quý nhất, mạnh nhất.

Theo tư tưởng Hồ Chí Minh, cách mạng là sự nghiệp của nhân dân. Nhân dân đã cung cấp cho cách mạng những con người ưu tú nhất. Lực lượng cách mạng có lớn mạnh được hay là nhờ dân. Nhân dân là người không tiếc máu xương để xây dựng và bảo vệ đất nước. Nước mà không có dân thì không thành nước.

Làm chủ là nguyện vọng thiêng liêng, cao đẹp nhất của Nhân dân và Hồ Chí Minh coi đó là mục tiêu cơ bản nhất, xuyên suốt của cách mạng. Đảng và Nhân dân ta đã anh dũng chiến đấu, hy sinh, đánh đổ đế quốc, phong kiến để giành lại chính quyền về tay Nhân dân, đưa Nhân dân lên địa vị làm chủ nước nhà. Hồ Chí Minh luôn nhấn mạnh rằng chế độ xã hội của chúng ta là do Nhân dân lao động làm chủ; Dân chủ là dân làm chủ và dân là chủ. Người chỉ rõ: “Nước ta là nước dân chủ, nghĩa là nước nhà do nhân dân làm chủ”1, và “Chế độ ta là

1. Hồ Chí Minh toàn tập, tập 7, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000, tr.452.

chế độ dân chủ. Tức là Nhân dân làm chủ. Tức là cán bộ và nhân viên từ cấp trên đến cấp dưới đều là đầy tớ của Nhân dân, đều phải một lòng một dạ phục vụ Nhân dân”2.

(3) Vậy làm thế nào để Nhân dân thực hiện được quyền làm chủ của mình?

Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, người dân chỉ thực sự trở thành người làm chủ khi họ được giáo dục và nhận thức được rõ ràng đâu là quyền lợi họ được hưởng, đâu là nghĩa vụ họ phải làm.

Một mặt, bản thân người dân phải có ý thức vươn lên học tập, lao động. Mặt khác, các tổ chức đoàn thể giúp đỡ, động viên, khuyến khích Nhân dân. “Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu”, nếu Nhân dân không có giáo dục, không được giáo dục thì không thể thực hiện được quyền làm chủ của mình.

Nhân dân muốn thực hiện được quyền làm chủ của mình cần có một cơ chế đảm bảo quyền làm chủ của họ.

Trước hết, quyền làm chủ của Nhân dân được xác lập trong các bản Hiến pháp của nước Cộng hòa xã hội chủ

2. Hồ Chí Minh toàn tập, tập 10, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000, tr.251.

Page 33: Đ/c Phạm Viết Thanh - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh

33Thông tin SINH HOẠT CHI BỘ - SỐ 07/2021

HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TƯ TƯỞNG, ĐẠO ĐỨC, PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH

Danh ngôn tư tưởng, đạo đức Hồ Chí MinhLý luận cũng như cái tên. Thực hành cũng như cái đích

để bắn. Có tên mà không bắn, hoặc bắn lung tung, cũng như không có tên.

(Sửa đổi lối làm việc, tháng 10/1947, Hồ Chí Minh toàn tập, t.5, tr.275)

nghĩa Việt Nam. Đặc biệt, Hiến pháp năm 2013 thấm nhuần tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền làm chủ của Nhân dân và kế thừa các bản Hiến pháp trước đó, nêu: Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam do Nhân dân làm chủ; tất cả quyền lực Nhà nước thuộc về Nhân dân, nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và tầng lớp trí thức. “Nhân dân thực hiện quyền làm chủ thông qua hoạt động của Nhà nước, của cả hệ thống chính trị và các hình thức dân chủ trực tiếp, dân chủ đại diện”3.

Ngoài ra, xây dựng Nhà nước của dân, do dân, vì dân là thể hiện quyền làm chủ của Nhân dân, lấy việc bảo vệ

3. Đảng Cộng sản Việt Nam, Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độđi lên chủ nghĩa xã hội (Bổsung phát triển năm 2011), Nxb. Chính trị quốc gia,Hà Nội, 2011.

quyền lợi của Nhân dân làm mục tiêu hàng đầu. Mọi hoạt động của Nhà nước luôn đảm bảo quyền làm chủ trực tiếp và gián tiếp của Nhân dân. Nhà nước công khai minh bạch các chính sách, chủ trương, cơ chế để Nhân dân thuận tiện công việc và kiểm tra, giám sát, thực thi quyền làm chủ của mình. Nhà nước xây dựng hệ thống chính sách, pháp luật,cơ chế thực thi dân chủ; tạo lập các yếu tố, tiền đề kinh tế -xã hội thực thi dân chủ; có các chính sách, biện pháp nâng cao dân trí, phát triển văn hóa dân chủ... Xây dựng đội ngũ cán bộ, Đảng viên xứng đáng là người lãnh đạo, đầy tớ trung thành của Nhân dân.

(Nguồn: Tài liệu Hỏi và đáp học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí

Minh về đại đoàn kết toàn dân tộc, xây dựng hệ thống

chính trị vững mạnh)

Page 34: Đ/c Phạm Viết Thanh - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh

Câu hỏi: Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, để công tác xây

dựng Đảng về chính trị góp phần xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh cần lưu ý những vấn đề gì?

Trả lời: Xây dựng Đảng được Chủ tịch Hồ Chí

Minh coi là một quy luật tồn tại và phát triển của Đảng. Trong công tác xây dựng Đảng, Người đặc biệt lưu ý một số nội dung liên quan đến xây dựng Đảng về chính trị, nhất là những nội dung công tác xây dựng Đảng về chính trị góp phần xâydựng hệ thống chính trị vững mạnh.

Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ rằng Đảng Cộng sản Việt Nam cầm quyền có vai trò định hướng phát triển cho toàn xã hội. Đảng thực hiện vai trò lãnh đạo chính trị của mình chủ yếu bằng việc đề ra cương lĩnh, đường lối chiến lược, phương hướng phát triển kinh tế - xã hội cũng như sách lược và quy định những mục tiêu phát triển của xã hội theo hướng lâu dài cũng như từng giai đoạn. Đảng muốn xây dựng đường lối chính trị đúng đắn cần phải coi trọng những vấn đề: đường lối chính trị phải dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin,

vận dụng nó vào hoàn cảnh cụ thể của nước ta trong từng thời ky. Để có đường lối chính trị đúng đắn Đảng phải thật sự là đội tiên phong dũng cảm, là bộ tham mưu sáng suốt của giai cấp công nhân, của nhân dân lao động và dân tộc.

Công tác xây dựng Đảng về chính trị bao gồm nhiều nội dung, trong đó cần phải đặc biệt lưu ý xây dựng đường lối chính trị, bảo vệ chính trị, xây dựng và thực hiện nghị quyết, xây dựng và phát triển hệ tư tưởng chính trị, củng cố lập trường chính trị, nâng cao bản lĩnh chính trị... Trong đó, đường lối chính trị là một vấn đề cốt tử trong sự tồn tại và phát triển của Đảng. Do vậy, xây dựng đường lối chính trị là một trong những vấn đề cực ky quan trọng trong xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam trong sạch, vững mạnh như mong muốn cả đời của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

(Nguồn: tài liệu hỏi và đáp học tập và làm theo tư tưởng đạo đức phong cách Hồ Chí Minh về đại đoàn kết toàn dân tộc; xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh)

VỀ TƯ TƯỞNG, ĐẠO ĐỨC, PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINHHỎI ĐÁP

?

HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TƯ TƯỞNG, ĐẠO ĐỨC, PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH

34 Thông tin SINH HOẠT CHI BỘ - SỐ 07/2021

Page 35: Đ/c Phạm Viết Thanh - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh

35Thông tin SINH HOẠT CHI BỘ - SỐ 07/2021

ĐỊNH HƯỚNG TUYÊN TRUYỀN

ĐỊNH HƯỚNG TUYÊN TRUYỀN

1. Về Chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch Covid-19

Bộ Chính trị đã họp cho ý kiến về một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch Covid-19. Do đó, tổ chức, quán triệt, tuyên truyền chủ trương của Bộ Chính trị đồng ý tiếp tục ban hành chính sách hỗ trợ cho người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19, trên cơ sở bám sát tinh thần chỉ đạo của Bộ Chính trị tại Kết luận số 07-KL/TW, ngày 11/6/2021 về một số nhiệm vụ trọng tâm tăng cường công tác phòng, chống dịch Covid-19 và phát triển kinh tế - xã hội; rút kinh nghiệm từ việc thực hiện Nghị quyết số 42/NQ-CP của Chính phủ và các biện pháp hỗ trợ của các nước để tập trung rà soát, xác định đúng đối tượng cần hỗ trợ một cách cụ thể, xây dựng định mức hỗ trợ phù hợp, bảo đảm

chặt chẽ, công bằng, công khai, minh bạch, hiệu quả, thiết thực.

Tuyên truyền nhấn mạnh ý kiến chỉ đạo của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về việc Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch Covid-19, các bộ, ngành, địa phương bám sát tình hình thực tiễn và diễn biến dịch bệnh để có biện pháp xử lý kịp thời; tăng cường các biện pháp kiểm tra, giám sát chặt chẽ, xử lý nghiêm các vi phạm, không để xảy ra tiêu cực, thất thoát, lãng phí trong quá trình thực hiện chính sách.

2.Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác giảm nghèo bền vững đến năm 2030

Ngày 23/6/2021, Ban Bí thư Trung ương ban hành Chỉ thị số 05-CT/TW “về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác giảm nghèo bền vững đến năm 2030”.

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức và trách nhiệm của cán bộ,

Tháng 8/2021, đề nghị chi, đảng bộ tập trung tuyên truyền nội dung sau:

Page 36: Đ/c Phạm Viết Thanh - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh

36 Thông tin SINH HOẠT CHI BỘ - SỐ 07/2021

ĐỊNH HƯỚNG TUYÊN TRUYỀN

đảng viên, nhất là người đứng đầu trong công tác giảm nghèo; phát huy mạnh mẽ truyền thống đoàn kết, tinh thần “tương thân tương ái” của dân tộc ta đối với người nghèo. Động viên, hướng dẫn người nghèo, hộ nghèo có kiến thức, kinh nghiệm trong lao động, sản xuất, chủ động vươn lên thoát nghèo, không trông chờ, ỷ lại vào sự giúp đỡ của Nhà nước và xã hội; giới thiệu, biểu dương các cá nhân, tập thể, mô hình, kinh nghiệm hay trong giảm nghèo bền vững.

3. Bộ quy tắc ứng xử trên mạng xã hội

Ngày 17/6/2021, Bộ Thông tin và Truyền thông đã ban hành Bộ quy tắc ứng xử trên mạng xã hội (kèm theo Quyết định số 874/QĐ-BTTTT). Đội ngũ báo cáo viên các cấp tuyên truyền mục đích của việc ban hành Bộ quy tắc là nhằm tạo điều kiện phát triển lành mạnh mạng xã hội tại Việt Nam, đảm bảo quyền tự do cá nhân, quyền tự do kinh doanh, không phân biệt đối xử nhà cung cấp dịch vụ trong và ngoài nước, phù hợp với chuẩn mực, thông lệ và các điều ước quốc tế mà Việt Nam đã tham gia; xây dựng chuẩn mực đạo đức về hành vi, ứng

xử trên mạng xã hội, giáo dục ý thức, tạo thói quen tích cực trong các hành vi ứng xử của người dùng trên mạng xã hội, góp phần xây dựng môi trường mạng an toàn, lành mạnh tại Việt Nam.

Tuyên truyền nhấn mạnh, các tổ chức, cá nhân phải chia sẻ thông tin chính thống, đáng tin cậy; không thực hiện các hành vi: đăng tải thông tin xúc phạm danh dự, nhân phẩm, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân; sử dụng ngôn ngữ phản cảm, vi phạm thuần phong mỹ tục; tung tin giả, tin sai sự thật; quảng cáo, kinh doanh dịch vụ trái phép...

4. Tuyên truyền kỷ niệm các ngày lễ lớn và sự kiện lịch sử quan trọng

- Tiếp tục tuyên truyền các hoạt động chào mừng kỷ niệm 30 năm thành lập tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu 1991-2021.

Tuyên truyền về quá trình thành lập và phát triển tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu thông qua các chủ trương, chính sách phát triển của tỉnh từ các ky Đại hội đảng bộ tỉnh, đặc biệt nhấn mạnh sự chuyển biến về nhận

Page 37: Đ/c Phạm Viết Thanh - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh

37Thông tin SINH HOẠT CHI BỘ - SỐ 07/2021

ĐỊNH HƯỚNG TUYÊN TRUYỀN

thức để đề ra chủ trương phát triển tỉnh từ Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ I đến Đại hội lần thứ VII trên cơ sở tiềm năng thế mạnh của tỉnh.

Tuyên truyền đến cán bộ đảng viên về các hoạt động chào mừng kỷ niệm 30 năm thành lập tỉnh (8/1991 – 8/2021)

- Tuyên truyền Kỷ niệm 74 năm Ngày Thương binh Liệt sỹ (27/7/1947 - 27/7/2021)

Tuyên truyền sâu rộng để mọi người dân nhận thức sâu sắc ý nghĩa của Ngày Thương binh Liệt sỹ và công lao to lớn của các liệt sỹ, thương binh, người có công với cách mạng, từ đó xác định trách nhiệm và có hành động thiết thực trong thực hiện chính sách ưu đãi đối với người có công, tích cực tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới.

Tuyên truyền truyền thống tốt đẹp “Uống nước nhớ nguồn”, “Ăn quả nhớ người trồng cây” của dân tộc; thể hiện lòng biết ơn của Đảng, Nhà nước và Nhân dân ta đối với các thương binh, liệt sỹ và người có công với cách mạng. Đảng, Nhà nước ta luôn trân trọng và đánh giá cao những cống hiến, hy sinh to

lớn của đồng bào, chiến sĩ đối với Tổ quốc.

- Tuyên truyền Kỷ niệm 130 năm Ngày sinh đồng chí Võ Văn Tần (8/1891 - 8/2021)

Tuyên truyền cuộc đời và sự nghiệp của đồng chí Võ Văn Tần - người chiến sĩ cách mạng thuộc lớp đảng viên đầu tiên của Đảng, người cộng sản kiên cường, luôn tận trung với nước, tận hiếu với dân, đã cống hiến trọn đời mình vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, vì tự do, hạnh phúc của Nhân dân; tấm gương sáng ngời về đạo đức cách mạng của đồng chí Võ Văn Tần, nói đi đôi với làm, lý luận gắn với thực tiễn, tinh thần tự giác học tập, rèn luyện.

- Tuyên truyền Kỷ niệm 100 năm Ngày sinh đồng chí Lê Quang Đạo, Chủ tịch Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (08/8/1921 - 08/8/2021)

Tuyên truyền cuộc đời, sự nghiệp, quá trình hoạt động cách mạng và cống hiến to lớn cho sự nghiệp cách mạng Việt Nam của đồng chí Lê Quang Đạo - người chiến sĩ cộng sản mẫu mực, một nhà lãnh đạo có uy tín lớn của Đảng, Nhà nước

Page 38: Đ/c Phạm Viết Thanh - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh

38 Thông tin SINH HOẠT CHI BỘ - SỐ 07/2021

ĐỊNH HƯỚNG TUYÊN TRUYỀN

và Nhân dân ta; tập trung nêu bật những đóng góp quan trọng đối với công tác chính trị, tư tưởng trong Quân đội nhân dân Việt Nam, công tác khoa giáo của Đảng; công tác lập hiến, lập pháp của Quốc hội và tổ chức, hoạt động của Quốc hội cũng như trong xây dựng Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân và tinh thần đoàn kết quốc tế.

5. Đẩy nhanh việc tiêm chủng vaccine phòng Covid-19, phấn đấu đạt miễn dịch cộng đồng

Ngày 18/6/2021, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Trưởng Ban chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch Covid-19 đã chủ trì cuộc họp của Thường trực Ban Chỉ đạo (BCĐ) yêu cầu Bộ Y tế rà soát công tác chuẩn bị chiến dịch tiêm chủng vaccine phòng Covid-19, bổ sung đối tượng ưu tiên tiêm; tìm kiếm, tiếp cận, đàm phán các nguồn vaccine trên thế giới; các dự án nghiên cứu, đầu tư sản xuất vaccine trong nước… phối hợp với các bộ, ngành sớm trình Chính phủ thống nhất chủ trương, phấn đấu từ nay đến cuối năm 2021 đạt miễn dịch cộng đồng.

Công tác tuyên truyền cần chú trọng một số nội dung sau:

Một là, đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền mục tiêu của Chính phủ trong việc triển khai thực hiện tiêm chủng cho người dân nhằm tạo ra miễn dịch cộng đồng đối với chủng virut SARS-CoV-2; thông tin, tuyên truyền nhấn mạnh đây là một mục tiêu lớn, đòi hỏi sự quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị và sự đồng thuận của Nhân dân.

Hai là, tuyên truyền nhấn mạnh sự nỗ lực của Chính phủ, ngành Y tế và các cơ quan chức năng liên quan trong việc bảo đảm có đủ nguồn vaccine để thực hiện tiêm chủng cho người dân.

Ba là, tiếp tục thông tin, tuyên truyền nâng cao nhận thức của các tầng lớp nhân dân trong việc tham gia tích cực vào hoạt động tiêm chủng, đồng thời phải tiếp tục thực hiện khuyến cáo 5K của Bộ Y tế để chủ động phòng, chống dịch Covid-19.

(Nguồn: Ban Tuyên giáo Trung ương)

Page 39: Đ/c Phạm Viết Thanh - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh

Câu hỏi: Ông Nguyễn Văn A, sinh năm 1926,

tham gia cách mạng trong các năm 1939-1945 (giao thông liên lạc cho cán bộ cách mạng, nuôi giấu bảo vệ cán bộ cách mạng), được Nhà nước tặng Huy chương Kháng chiến hạng Nhì, Huân chương Kháng chiến chống Mỹ cứu nước hạng Ba. Ông Nguyễn Văn A bị thất lạc giấy tờ nên đến nay chưa được hưởng chế độ. Quá trình hoạt động cách mạng của ông A được một số đồng chí đã được công nhận lão thành cách mạng biết và xác nhận. Vậy ông Nguyễn Văn A có đủ điều kiện để xét, công nhận là người hoạt động cách mạng trước ngày 01/01/1945 hay không?

Trả lời: Hiện nay, căn cứ xác nhận đối với

người hoạt động cách mạng trước ngày 01/01/1945 còn sống (Khoản 1, Điều 6, Nghị định số 31/2013/NĐ-CP ngày 09/4/2013 của Chính phủ quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh Ưu đãi người có công với

cách mạng) là một trong các giấy tờ sau đây: Lý lịch của cán bộ, đảng viên khai từ năm 1962 trở về trước do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền quản lý; Lý lịch khai trong Cuộc vận động bảo vệ Đảng theo Chỉ thị số 90-CT/TW ngày 01/3/1965 của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa III); Lý lịch đảng viên khai năm 1975, 1976 theo Thông tri số 297/TT-TW ngày 20/4/1974 của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa III) đối với người hoạt động cách mạng được kết nạp vào Đảng sau năm 1969 và người hoạt động liên tục ở các chiến trường B, K từ năm 1954 đến ngày 30/4/1975.

Hồ sơ của ông Nguyễn Văn A không có một trong các giấy tờ theo quy định trên đây nên chưa có cơ sở để xem xét, công nhận là người hoạt động cách mạng trước ngày 01/01/1945. Giấy xác nhận của một số cụ lão thành cách mạng không được quy định là căn cứ xem xét.

(Nguồn: Tạp chí Xây dựng Đảng)

CHÍNH SÁCH CÁN BỘ

?

39Thông tin SINH HOẠT CHI BỘ - SỐ 07/2021

TRAO ĐỔI - HỎI ĐÁP

Page 40: Đ/c Phạm Viết Thanh - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh

40 Thông tin SINH HOẠT CHI BỘ - SỐ 07/2021

TIN THẾ GIỚI

Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao Hợp tác Mekong – Lan Thương (MLC) lần thứ 6 được tổ chức ngày

08/6/2021 tại Trùng Khánh, Trung Quốc. Tham dự Hội nghị có Bộ trưởng Ngoại giao các nước: Campuchia, Lào, Myanmar, Thái Lan, Trung Quốc và Việt Nam. Hội nghị lần này đánh dấu 5 năm hình thành và phát triển của MLC, đồng thời đề ra các định hướng cho giai đoạn tiếp theo.

Tại Hội nghị, các Bộ trưởng đánh giá cao những kết quả hợp tác đã đạt được trong 5 năm qua, đồng thời khẳng định trong thời gian tới sẽ thúc đẩy MLC theo hướng củng cố quan hệ láng giềng hữu nghị, đóng góp tích cực cho phát triển kinh tế - xã hội của các nước thành viên, xây dựng Cộng đồng ASEAN và thực hiện các Mục tiêu phát triển bền vững 2030. Các Bộ trưởng nhấn mạnh những nguyên tắc hợp tác cơ bản gồm đồng thuận, bình đẳng, tham vấn lẫn nhau, chia sẻ lợi ích, tôn trọng Hiến chương Liên Hợp

Toàn cảnh hội nghị

quốc, Hiến chương ASEAN và luật pháp quốc tế, cũng như phù hợp với các quy định và luật pháp mỗi nước.

Hội nghị đã thông qua 03 văn kiện về tăng cường hợp tác phát triển bền vững, khuyến khích hợp tác giữa các địa phương và hợp tác y học cổ truyền. Theo đó MLC sẽ chú trọng các nội dung:

- Hợp tác nguồn nước và môi trường, Hội nghị khẳng định tầm quan trọng sống còn của hợp tác quản lý nguồn nước sông Mekong – Lan Thương và thống nhất: (i) Đẩy mạnh phối hợp trong giải quyết các vấn đề nguồn nước chung của khu vực như: bảo vệ môi trường sinh thái, quản lý thiên tai, ứng phó biến đổi khí hậu; (ii) Giảm thiểu tác động của lũ lụt và hạn hán, bảo đảm dịch vụ vệ sinh và nước sạch; giám sát và chia sẻ thông tin

MỘT SỐ KẾT QUẢ HỘI NGHỊ BỘ TRƯỞNG NGOẠI GIAO HỢP TÁC

MEKONG – LAN THƯƠNG LẦN THỨ 6

Page 41: Đ/c Phạm Viết Thanh - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh

41Thông tin SINH HOẠT CHI BỘ - SỐ 07/2021

TIN THẾ GIỚI

nguồn nước; nâng cao năng lực quản lý và phát triển bền vững nguồn nước, và phát triển các cơ sở hạ tầng về nước; (iii) Triển khai nghiên cứu chung giữa MRC và Trung tâm nguồn nước MLC về diễn biến thuỷ văn của lưu vực sông Mekong và chiến lược thích ứng. Các Bộ trưởng nhất trí đẩy nhanh hợp tác về môi trường, đặc biệt là trong bảo tồn đa dạng sinh học, nước sạch và chất lượng không khí, cơ sở hạ tầng bền vững; xây dựng trung tâm tri thức MLC về hạ tầng xanh, phát thải thấp và bền vững; quản lý tài nguyên rừng.

- Tăng cường hợp tác ứng phó dịch Covid-19, đặc biệt là trong bảo đảm nguồn cung thiết bị và vật liệu y tế cần thiết; sản xuất và chuyển giao công nghệ vaccine; thúc đẩy hợp tác y học cổ truyền.

- Phục hồi kinh tế sau đại dịch thông qua thúc đẩy thương mại và đầu tư giữa 6 nước, phát triển kinh tế số, hợp tác nông nghiệp, du lịch, giáo dục, tăng cường kết nối khu vực; phối hợp xây dựng Vành đai phát triển kinh tế Mekong – Lan Thương và gắn kết với các hành lang kinh tế đã có tại khu vực.

- Khuyến khích hợp tác giữa chính quyền địa phương 6 nước để phát huy tiềm năng và lợi thế cạnh tranh của các địa phương và nâng cao hiệu quả chung của MLC.

Tại Hội nghị, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã có bài phát

biểu khẳng định sự coi trọng và đóng góp hiệu quả của Việt Nam đối với MLC ngay từ những ngày đầu thành lập. Trong bối cảnh hiện nay, Bộ trưởng cho rằng, MLC cần giải quyết 3 yêu cầu cấp bách là: ứng phó thành công dịch Covid-19, duy trì tăng trưởng kinh tế và ngăn chặn suy thoái môi trường. Theo đó, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đề xuất 4 nhóm biện pháp chính gồm: (1) Hợp tác chia sẻ thông tin, kinh nghiệm về phòng, chống Covid-19; chuyển giao công nghệ về sản xuất vaccine một cách thiết thực, hiệu quả; (2) Tạo thuận lợi cho lưu thông hàng hóa qua biên giới, đặc biệt là những mặt hàng nông thủy sản, trái cây tươi; thông tin kịp thời cho doanh nghiệp về các yêu cầu và tiêu chuẩn tiếp cận thị trường; (3) Đẩy mạnh hợp tác quản lý và sử dụng bền vững nguồn nước sông Mekong thông qua tăng cường chia sẻ số liệu thủy văn, tham vấn xây dựng chính sách tài nguyên nước; thực hiện dự án chung về biến đổi khí hậu, thiên tai, xâm nhập mặn và tăng cường hợp tác giữa MLC và Ủy hội sông Mê Công (MRC); (4) Thúc đẩy phối hợp giữa MLC với ASEAN và các cơ chế hợp tác khu vực và tiểu vùng khác; khuyến khích sự tham gia của các địa phương vào các chương trình, hoạt động của MLC.

(Nguồn: Ban Tuyên giáo Trung ương)

Page 42: Đ/c Phạm Viết Thanh - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh

42 Thông tin SINH HOẠT CHI BỘ - SỐ 07/2021

TIN THẾ GIỚI

MỸ BAN HÀNH ĐẠO LUẬT CẤM KỲ THỊ NGƯỜI MỸ GỐC Á

Kể từ khi đại dịch Covid-19 bùng phát, tại Mỹ, tỷ lệ các vụ tấn công thù hận nhằm vào người Mỹ gốc Á đã tăng vọt.

Theo Trung tâm Nghiên cứu về hận thù và chủ nghĩa cực đoan của Đại học bang California (Mỹ), tội phạm thù hận nhằm vào người Mỹ gốc Á ở 16 thành phố lớn nhất ở Mỹ trong năm 2020 đã tăng gần 150% và tăng 169%, trong quý I/2021 so với cùng ky năm 2020. Riêng tại thành phố New York, nơi có đông người gốc Á sinh sống, tội phạm ky thị, thù hận người gốc Á thậm chí còn tăng tới 223%. Đáng chú ý, ngày 16/3/2021, tại thành phố Atlanta, thủ phủ tiểu bang Georgia đã xảy ra vụ tấn công xả súng nhằm vào người Mỹ gốc Á khiến 08 người tử vong.

Trong số các nạn nhân nêu trên, số người được xác định là người Trung Quốc chiếm khoảng 44% các vụ thù hận; người Hàn Quốc, Philippines và Việt Nam lần lượt chiếm khoảng 17,9 và 8%. Các hình thức ky thị bao gồm: lăng nhục, né tránh, tấn công thân thể,

Tổng thống Mỹ Joe Biden

quấy rối trực tuyến, hay vi phạm quyền công dân…

Nhằm ngăn chặn số vụ hành hung, ky thị và phạm tội nhằm vào người Mỹ gốc Á trong bối cảnh đại dịch Covid-19 bùng phát tại Mỹ, ngày 20/5/2021, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã ký ban hành Đạo luật về các tội ác thù hận Covid-191. Đạo luật lên án mạnh mẽ các hành vi phân biệt đối xử nhằm vào các cộng đồng người gốc châu Á tại Mỹ, quy định thành lập một đơn vị mới tại Bộ Tư pháp có nhiệm vụ xem xét các đánh giá về nguy cơ hành vi tội ác đối với người gốc

1. Đạo luật này trước đó đã được thông qua tại Hạ viện Mỹ với 364 phiếu ủng hộ và 62 phiếu chống; tại Thượng viện, tỷ lệ này là 94-1

Page 43: Đ/c Phạm Viết Thanh - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh

43Thông tin SINH HOẠT CHI BỘ - SỐ 07/2021

TIN THẾ GIỚI

Á. Đạo luật cũng yêu cầu cung cấp nguồn tài trợ cho các bang lập đường dây nóng để báo cáo các tội ác thù hận và đào tạo cơ quan thực thi pháp luật về cách ngăn chặn và xác định tội phạm thù hận, đồng thời chỉ đạo các cơ quan liên bang làm việc với các tổ chức cộng đồng để nâng cao nhận thức về tội ác thù hận trong đại dịch.

Ngày 20/5/2021, phát biểu tại Nhà Trắng khi đặt bút ký vào Đạo luật, Tổng thống Mỹ Joe Biden cho biết: “Trong năm qua, đã có nhiều người Mỹ gốc Á mỗi ngày thức dậy đều lo sợ về sự an toàn của mình, ngay cả việc chỉ mở cửa và đi xuống phố”. Từ đó, ông Joe Biden kêu gọi người Mỹ: “Chúng ta cần đoàn kết như một dân tộc, một quốc gia, một nước Mỹ. Sự căm ghét không có chỗ ở Mỹ”.

Theo các chuyên gia, mặc dù hành trình chống lại hành vi bạo lực với người gốc Á nói riêng và nạn ky thị chủng tộc nói chung ở Mỹ vẫn còn rất dài, song việc Tổng thống Mỹ ban hành Đạo luật về tội ác thù hận trong đại dịch Covid-19, đã đánh dấu một bước chuyển quan trọng trong quá trình hiện thực hóa các nỗ lực của chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden nhằm bảo vệ cộng đồng người gốc Á, đồng thời

tạo thêm động lực mới thúc đẩy những hành động mạnh mẽ hơn trên hành trình bảo đảm công lý cho mọi người dân.

Việc Tổng thống Mỹ Joe Biden ký Đạo luật nhằm nghiêm cấm kỳ thị người Mỹ gốc Á, người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng nhấn mạnh: “Việt Nam hết sức quan tâm và coi trọng việc bảo đảm đời sống ổn định, an ninh, an toàn, và bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài. Trên tinh thần đó, chúng tôi hoan nghênh việc Tổng thống Hoa Ky ký ban hành Đạo luật về các tội ác thù hận Covid-19 để ngăn chặn các tội ác nhằm vào cộng đồng người Mỹ gốc Á.

Việt Nam mong muốn cộng đồng người gốc Việt và công dân Việt Nam đang sinh sống, làm việc, học tập tại Hoa Ky, cũng như toàn thể cộng đồng người gốc Á và kiều dân các nước tại Hoa Ky, được bảo đảm an toàn, tiếp cận bình đẳng các dịch vụ y tế, giáo dục, việc làm để tiếp tục đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội của mỗi nước cũng như quan hệ Đối tác Toàn diện Việt Nam - Hoa Ky”.

(Nguồn: Ban Tuyên giáo Trung ương)

Page 44: Đ/c Phạm Viết Thanh - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh

TĂNG CƯỜNG SỰ LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG ĐỐI VỚI CÔNG TÁC QUẢN LÝ VỀ ĐẤT ĐAI, QUY HOẠCH VÀ XÂY DỰNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH

Ngày 16/4/2021, Ban Thường vụ Tỉnh ủy ban hành Chỉ thị 14-CT/TU về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng

đối với công tác quản lý về đất đai, quy hoạch và xây dựng trên địa bàn tỉnh. Trong đó yêu cầu các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân thực hiện một số nội dung cụ thể như sau:

1. Người đứng đầu cấp uỷ, chính quyền, thủ trưởng các cơ quan, đơn vị và địa phương, cấp phó của người đứng đầu phụ trách quản lý đất đai, xây dựng

Phải chủ động, thường xuyên nắm chắc tình hình, chỉ đạo thực hiện tốt công tác quản lý đất đai, quy hoạch, xây dựng tại đơn vị, địa phương mình. Nêu cao vai trò trách nhiệm, bảo đảm mọi hành vi vi phạm pháp luật về đất đai, quy hoạch và xây dựng phải được phát hiện sớm, ngăn chặn, xử lý kịp thời, cương quyết theo đúng quy định của pháp luật. Đơn vị, địa phương nào để xảy ra tình trạng vi phạm về đất đai, quy hoạch và xây dựng hoặc buông lỏng trong lãnh đạo,

Quang cảnh một góc thành phố Bà Rịa

quản lý và thực hiện công vụ, chậm phát hiện hoặc không cương quyết xử lý sau khi phát hiện thì phải chịu hoàn toàn trách nhiệm.

2. Cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức của hệ thống chính trị trong toàn tỉnh

Phải gương mẫu chấp hành pháp luật về đất đai, quy hoạch và xây dựng. Nghiêm cấm cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức lợi dụng chức vụ, vị trí công tác hoặc để người thân của mình tiếp tay, bao che cho các hành vi vi phạm pháp luật về đất đai, quy hoạch và xây dựng.

3. Giao Ban cán sự đảng UBND tỉnh chỉ đạo

- Theo dõi, nắm bắt thông tin, diễn biến tình hình, kịp thời thực hiện các

44 Thông tin SINH HOẠT CHI BỘ - SỐ 07/2021

VĂN BẢN MỚI

Page 45: Đ/c Phạm Viết Thanh - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh

biện pháp quản lý đất đai, quy hoạch và trật tự xây dựng trên địa bàn đúng quy định pháp luật. Tổ chức đo đạc, cắm mốc, lập lại bản đồ địa chính của một số địa phương có sai sót; khắc phục việc chồng lấn ranh giới đất rừng, các hồ thủy lợi với đất dân đang sử dụng; xử lý quyết liệt đối với các trường hợp lấn chiếm, xây dựng trái phép ven công trình thủy lợi, ven sông (suối), lòng hồ, sông (suối), mặt nước biển và đất rừng do nhà nước quản lý.

- Thực hiện số hóa và thiết lập phần mềm hệ thống dữ liệu về đất đai và quy hoạch trên phạm vi toàn tỉnh để phục vụ công tác quản lý và công bố công khai, cung cấp thông tin cho người dân có nhu cầu tra cứu, truy cập. Thời gian thực hiện hoàn thành trong năm 2021 để quý II năm 2022 công bố.

- Rà soát toàn bộ các quy hoạch chung, quy hoạch ngành, quy hoạch đô thị, để trong quý III năm 2021 kịp thời điều chỉnh, bổ sung, tích hợp vào quy hoạch tỉnh. Đôn đốc hoàn thành đúng thời hạn các quy hoạch, điều chỉnh quy hoạch theo các kết luận của Thường trực Tỉnh ủy làm việc với Ban Thường vụ các huyện, thị, thành ủy.

- Rà soát lại bộ thủ tục hành chính về đất đai, quy hoạch, xây

dựng để rút ngắn thời gian giải quyết cho các tổ chức và cá nhân trong tháng 6 năm 2021.

- Triển khai hệ thống đường dây nóng ở các huyện, thị xã, thành phố ngay trong tháng 4 năm 2021 để ghi nhận và xử lý kịp thời những ý kiến phán ánh của người dân. Tập trung nâng cao chất lượng thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về đất đai, quy hoạch và xây dựng. Phải bảo đảm các kết luận thanh tra, kiểm tra có kế hoạch khắc phục và kết thúc đúng hạn.

- Thực hiện nghiêm việc chuyển đổi vị trí công tác đối với cán bộ, công chức, viên chức làm công tác quản lý đất đai, quy hoạch và xây dựng theo quy định. Rà soát, chấn chỉnh đội ngũ nhân sự làm công tác quản lý đất đai, quy hoạch và xây dựng.

4. Đảng ủy, Ban Giám đốc Công an tỉnh

Khẩn trương chỉ đạo rà soát, nắm chắc địa bàn, kịp thời phát hiện, có biện pháp quyết liệt ngăn chặn ngay từ đầu các đối tượng vi phạm phát luật về đất đai, quy hoạch, xây dựng hoặc báo cáo cấp thẩm quyền xử lý theo thẩm quyền. Lập chuyên án đấu tranh, triệt phá các băng nhóm tội phạm bảo kê cho các hoạt động xây dựng, san lấp đất đai không phép, trái phép; điều tra phát hiện và làm

45Thông tin SINH HOẠT CHI BỘ - SỐ 07/2021

VĂN BẢN MỚI

Page 46: Đ/c Phạm Viết Thanh - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh

rõ những cán bộ, công chức thoái hóa, biến chất, câu kết tiếp tay cho vi phạm để xử lý; có phương án bảo vệ an toàn cán bộ, công chức thực hiện công vụ.

5. Các cấp uỷ đảng, chính quyền, Đảng đoàn Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể, Ban Thường vụ Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tỉnh, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, địa phương

Tổ chức tuyên truyền sâu rộng, tạo sự thống nhất trong nhận thức và hành động trong cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức; sự đồng thuận, ủng hộ của nhân dân trong việc siết chặt kỷ luật, kỷ cương đối với công tác quản lý đất đai, quy hoạch và xây dựng trên địa bàn; kịp thời biểu dương khen thưởng, nhân rộng các điển hình trong công tác quản lý về đất đai, quy hoạch, xây dựng. Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ triển khai thực hiện trong tháng 5 năm 2021.

6. Đảng đoàn Hội đồng nhân dân tỉnh

Chỉ đạo Hội đồng nhân dân tỉnh đưa nội dung của Chỉ thị vào Chương trình giám sát của Hội đồng nhân dân tỉnh; tổ chức giám sát theo từng nhóm chuyên đề trong chương trình giám sát năm 2021 và những năm tiếp theo. Báo cáo kế hoạch giám sát về Ban Thường vụ Tỉnh ủy.

7. Các đảng đoàn, ban cán sự đảng, Ban Thường vụ các huyện ủy, thị ủy, thành ủy, đảng ủy trực thuộc Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tỉnh

Xây dựng chương trình, kế hoạch cụ thể trong tháng 5 năm 2021 để lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện; tổ chức kiểm điểm, đánh giá kết quả trong các cuộc họp giao ban định ky của cơ quan, đơn vị, địa phương mình và gửi báo cáo về Thường trực Tỉnh ủy.

8. Ban Tổ chức Tỉnh ủyXây dựng Kế hoạch, hướng

dẫn các chi, đảng bộ cơ sở gắn nội dung Chỉ thị với thực hiện phong trào “Đảng viên tình nguyện xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh” và sinh hoạt định ky hàng tháng của chi bộ cơ sở. Thời gian hoàn thành trong tháng 5/2021.

9. Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra,

giám sát việc triển khai thực hiện Chỉ thị này; thông qua các cuộc kiểm tra, giám sát năm 2021, nếu tiếp nhận đơn thư hoặc phát hiện có dấu hiệu vi phạm trong quản lý đất đai, quy hoạch, xây dựng thì tiến hành kiểm tra tổ chức đảng và đảng viên có dấu hiệu vi phạm theo quy định. (Nguồn: Chỉ thị 14-CT/TU, ngày

16/4/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy)

46 Thông tin SINH HOẠT CHI BỘ - SỐ 07/2021

VĂN BẢN MỚI

Page 47: Đ/c Phạm Viết Thanh - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh

Xe chuyên dụng phun khử khuẩn, tiêu độc trên các trục đường, con hẻm liên quan đến ca nhiễm SARS-CoV-2 tại xã Phước Tỉnh (huyện Long Điền)

Đ/c Nguyễn Huy Dũng, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông (bìa phải) và đ/c Nguyễn Văn Thọ, Chủ tịch UBND tỉnh (bìa trái) trao Quyết định cho đ/c Lê Văn Tuấn, Phó Cục trưởng Cục Viễn thông, Bộ Bộ Thông tin và Truyền thông được phân công giữ chức vụ

Giám đốc Sở Bộ Thông tin và Truyền thông tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu

Page 48: Đ/c Phạm Viết Thanh - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh