15
1/15 Cơ Sở Bo Tn Di Sản Văn Hóa Phật Giáo NHIÊN ĐĂNG Website: www.dipkar.com/vi/ www.facebook.com/dipkarvn/ Email : [email protected] TO KHÁC BIT CHO CUC SNG Tôn sư Khangser Rinpoche Hà Ni, ngày 12 tháng 02 năm 2014 Đầu tiên, tôi gi lời chào đến tt cquý v! Tôi xin li vì tôi không thnói chuyn trc tiếp bng tiếng Vit vi quý v. Người phiên dch sdch sang tiếng Vit. Khi tôi đến nhiều nơi ở Vit Nam và có nhng bui chia s, tôi tht sước mình nói được tiếng Vit. min Nam, có mt người nói vi tôi rng anh ta rt mun trò chuyn vi tôi bng tiếng Vit. Tôi không biết đến khi nào mình mới nói được tiếng Vit, nhưng tôi tht shy vng và ước mình có thnói tiếng Vit. Tôi không rõ lm vchđề hôm nay. Có ltôi snói vphương pháp tạo khác bit cho cuc sng trên nhiu khía cnh khác nhau. Sau đó là phn hỏi đáp. Tôi luôn nghĩ chđề này rt quan trọng. Tôi đã đi rất nhiều nơi và thường nói mt điều. Khi quý vmua máy vi tính, quý vsnhận được sách hướng dn sdng máy vi tính; khi quý vmua điện thoại di động, quý vscó sách hướng dn sdng chiếc điện thoại đó. Sách hướng dn sdng chính là một thông điệp. Chúng ta nên biết một điều quan trng: Có rt nhiu vic xy ra trong cuc sng, nếu chúng ta biết cách đối mt vi chúng theo cách khác bit, dù chkhác mt ít thôi, thì cũng sẽ có những thay đổi to ln. Có rt nhiu vic xy ra trong cuộc đời ca chúng ta, điều duy nht cn biết là chúng ta nên phn ng li nhng hoàn cảnh đó như thế nào. Điều này rt quan trng. Các trung tâm giáo dc hiện đại có thcung cp cho chúng ta nhng gì? Kinh tế hc, khoa hc, hay bt kmôn hc nào. Tuy nhiên, nn giáo dc hiện đại không dy chúng ta phi sống như thế nào. Nn giáo dc hiện đại chcho chúng ta kiế n

Cơ Sở Bảo Tồn Di Sản Văn Hóa Phật Giáo NHIÊN ĐĂNGdownload.dipkar.com/vietnamese/viet-nam/2014/Ha-Noi/tao-khac-biet-cuoc...Khi những điều này đã được đáp

  • Upload
    others

  • View
    1

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Cơ Sở Bảo Tồn Di Sản Văn Hóa Phật Giáo NHIÊN ĐĂNGdownload.dipkar.com/vietnamese/viet-nam/2014/Ha-Noi/tao-khac-biet-cuoc...Khi những điều này đã được đáp

1/15

Cơ Sở Bảo Tồn Di Sản Văn Hóa Phật Giáo

NHIÊN ĐĂNG

Website: www.dipkar.com/vi/

www.facebook.com/dipkarvn/

Email : [email protected]

TẠO KHÁC BIỆT CHO CUỘC SỐNG

Tôn sư Khangser Rinpoche

Hà Nội, ngày 12 tháng 02 năm 2014

Đầu tiên, tôi gửi lời chào đến tất cả quý vị!

Tôi xin lỗi vì tôi không thể nói chuyện trực tiếp bằng tiếng Việt với quý vị.

Người phiên dịch sẽ dịch sang tiếng Việt. Khi tôi đến nhiều nơi ở Việt Nam và có

những buổi chia sẻ, tôi thật sự ước mình nói được tiếng Việt. Ở miền Nam, có một

người nói với tôi rằng anh ta rất muốn trò chuyện với tôi bằng tiếng Việt. Tôi

không biết đến khi nào mình mới nói được tiếng Việt, nhưng tôi thật sự hy vọng và

ước mình có thể nói tiếng Việt.

Tôi không rõ lắm về chủ đề hôm nay. Có lẽ tôi sẽ nói về phương pháp tạo

khác biệt cho cuộc sống trên nhiều khía cạnh khác nhau. Sau đó là phần hỏi đáp.

Tôi luôn nghĩ chủ đề này rất quan trọng. Tôi đã đi rất nhiều nơi và thường nói một

điều. Khi quý vị mua máy vi tính, quý vị sẽ nhận được sách hướng dẫn sử dụng

máy vi tính; khi quý vị mua điện thoại di động, quý vị sẽ có sách hướng dẫn sử

dụng chiếc điện thoại đó. Sách hướng dẫn sử dụng chính là một thông điệp. Chúng

ta nên biết một điều quan trọng: Có rất nhiều việc xảy ra trong cuộc sống, nếu

chúng ta biết cách đối mặt với chúng theo cách khác biệt, dù chỉ khác một ít thôi,

thì cũng sẽ có những thay đổi to lớn. Có rất nhiều việc xảy ra trong cuộc đời của

chúng ta, điều duy nhất cần biết là chúng ta nên phản ứng lại những hoàn cảnh đó

như thế nào. Điều này rất quan trọng.

Các trung tâm giáo dục hiện đại có thể cung cấp cho chúng ta những gì? Kinh

tế học, khoa học, hay bất kỳ môn học nào. Tuy nhiên, nền giáo dục hiện đại không

dạy chúng ta phải sống như thế nào. Nền giáo dục hiện đại chỉ cho chúng ta kiến

Page 2: Cơ Sở Bảo Tồn Di Sản Văn Hóa Phật Giáo NHIÊN ĐĂNGdownload.dipkar.com/vietnamese/viet-nam/2014/Ha-Noi/tao-khac-biet-cuoc...Khi những điều này đã được đáp

2/15

thức cần thiết để sống, nhưng lại không dạy chúng ta cách sống. Đó là sự khác biệt

lớn. Cho đến bây giờ, thông thường quý vị chỉ làm việc vì những nhu cầu của cuộc

sống, nhưng quý vị không biết cách sống. Phật giáo bắt nguồn từ đây. Phật giáo có

những phương pháp hướng dẫn chúng ta nên sống như thế nào trong cuộc đời này.

Đó là điểm khởi đầu của Phật giáo.

Quý vị đã bao giờ nghe đến "Tháp nhu cầu của Maslow" chưa? Theo tháp

này, đầu tiên con người cần thực phẩm, nơi ở, v.v..., đây là nhu cầu cơ bản. Trên

nền tảng đó, con người cần có thêm danh tiếng, sự xa hoa v.v... Khi những điều

này đã được đáp ứng, nhu cầu mới sẽ nảy sinh. Vậy, câu hỏi đặt ra là khi nào chúng

ta mới thật sự hạnh phúc? Hạnh phúc hiện diện trong quá trình phấn đấu để thỏa

mãn nhu cầu trong tháp, hay ta chỉ có được hạnh phúc sau khi tất cả nhu cầu đã

được thỏa mãn? Đó là hai câu hỏi. Rất nhiều người nghĩ rằng họ chỉ có thể hạnh

phúc sau khi đã thỏa mãn tất cả nhu cầu. Trên thực tế, chúng ta có thể sống hạnh

phúc trong lúc cố gắng hiện thực hóa những nhu cầu đó hay không? Có hai điều

xảy ra. Quý vị hiểu ý tôi không? Nhiều người đã sai lầm về điểm này. Trong quá

trình cố gắng để thỏa mãn các nhu cầu, họ đã bỏ quên thời gian và rất nhiều thứ

khác. Có một câu nói, “Trong cuộc sống đôi lúc chúng ta khá ngu ngốc. Chúng ta

nghĩ rằng mình sẽ hạnh phúc nếu đạt được điều này hay điều kia." Nếu nghĩ như

vậy thì chúng ta đang làm một phép tính sai lầm. Chúng ta đang làm cho hạnh

phúc của mình trở nên rất đắt đỏ. Quý vị có thể làm mọi thứ trở nên đắt đỏ, nhưng

đối với hạnh phúc của bản thân, quý vị không nên khiến nó trở nên đắt đỏ như vậy.

Có một người đàn ông đang chạy xe thì xe bị hỏng. Ông ta xuống xe và thấy

một người khác đang ngồi thư giãn dưới gốc cây. Ông ta hỏi người ngồi dưới gốc

cây, “Anh đang làm gì vậy?” Người này trả lời, “Tôi đang ngồi thư giãn.” Người

đàn ông nói, “Anh đang làm một việc rất ngu ngốc. Anh không nên ngồi thư giãn

như vậy, anh nên làm việc thật chăm chỉ." Người ngồi dưới gốc cây đáp, “Nếu tôi

làm việc thì điều gì sẽ xảy ra?” Người đàn ông trả lời, “Nếu anh làm việc, anh sẽ

có tiền lương, làm việc càng chăm chỉ thì lương càng cao. Khi đó, anh sẽ có một

khoản tiết kiệm kha khá trong ngân hàng.” “Được thôi, nếu tôi có số tiền kha khá

trong ngân hàng thì điều gì sẽ xảy ra?” người đàn ông ngồi dưới gốc cây tiếp tục

hỏi. “Nếu anh có tiền trong ngân hàng thì khi nghỉ hưu, anh sẽ được nghỉ ngơi thư

giãn.” Sau khi nghe câu trả lời này, người ngồi dưới gốc cây nói, “Tại sao tôi phải

chờ đến khi nghỉ hưu mới thư giãn, trong khi tôi đang ngồi thư giãn ngay lúc này

đây?”

Page 3: Cơ Sở Bảo Tồn Di Sản Văn Hóa Phật Giáo NHIÊN ĐĂNGdownload.dipkar.com/vietnamese/viet-nam/2014/Ha-Noi/tao-khac-biet-cuoc...Khi những điều này đã được đáp

3/15

Ở đây có một câu hỏi lớn, “Khi nào chúng ta có thể sống hạnh phúc?” Có lẽ

câu hỏi này khá phức tạp, nhưng câu trả lời rất đơn giản. Ngay lúc này chính là

thời điểm để chúng ta sống hạnh phúc. Khi làm việc, hãy hạnh phúc. Hãy hạnh

phúc trong lúc làm việc. Hãy thực hiện hai điều này cùng lúc, nếu không quý vị sẽ

chỉ làm việc và làm việc, để rồi tinh thần càng lúc càng căng thẳng và phiền muộn.

Bây giờ chính là lúc chúng ta sống hạnh phúc. Quý vị đừng nghĩ rằng mình sẽ

hạnh phúc khi đạt được điều này hay điều kia. Quý vị có thể hạnh phúc ngay lúc

này. Rất nhiều người đã tính toán sai lầm. Đa số con người tính toán sai về hạnh

phúc của mình. Họ đã làm gì để có được hạnh phúc? Họ tham gia tiệc tùng, uống

bia, rượu, đi vũ trường v.v... Đây không phải là những phương pháp đúng đắn để

hạnh phúc.

Làm thế nào để sống hạnh phúc ngay lúc này? Tôi sẽ hướng dẫn quý vị một

vài bước. Có hàng ngàn lý do để chúng ta hạnh phúc ngay trong giờ phút hiện tại,

nhưng quý vị không nhìn vào mặt tích cực đó mà chỉ nhìn vào mặt tiêu cực, nhìn

vào những nguyên nhân khiến quý vị lo lắng, buồn rầu. Chúng ta cần thay đổi một

điều nho nhỏ. Như tôi đã nói, những thay đổi nhỏ sẽ mang đến khác biệt lớn cho

cuộc sống. Đó không phải là những thay đổi từ bên ngoài mà từ chính nơi tâm

chúng ta. Các thầy phong thủy luôn nói về việc thay đổi ngoại cảnh, nhưng tôi là

người nói về thay đổi bên trong. Ở đây có sự khác biệt. Thay đổi từ bên trong sẽ

mang lại khác biệt lớn. Tôi nghĩ thay đổi bên ngoài sẽ không mang lại khác biệt.

Chúng ta cần dùng một chút trí tuệ để có thể thay đổi từ bên trong.

Tôi sẽ hướng dẫn quý vị một số bước có thể tạo nên sự khác biệt cho cuộc

sống. Đây là những gì tôi đã áp dụng và cuộc đời tôi thật sự đã thay đổi rất nhiều.

Đầu tiên, chúng ta cần thay đổi những gì? Tôi sẽ bắt đầu bằng câu chuyện về một

vận động viên ở Châu Âu (tôi không nhớ rõ là Ba Lan hay Hungary) đã đạt huy

chương vàng môn bắn súng chỉ với một cánh tay trái. Tôi từng rất kinh ngạc khi

đọc câu chuyện của anh ta. Tôi không nhớ rõ thời gian, có lẽ là vào năm 1940. Ban

đầu, anh ta luyện tập bắn súng trong quân đội và rất giỏi môn này. Anh ta đã giành

huy chương vàng quốc gia môn bắn súng và sau đó tiếp tục giành huy chương

vàng tại Thế vận hội Olympic hai hay ba lần. Tuy nhiên, sau đó anh ta đã gặp tai

nạn trong một vụ nổ mìn và bị mất cánh tay phải. Đối với một người bình thường,

nếu mất cánh tay phải thì giấc mơ giành huy chương Olympic xem như hoàn toàn

sụp đổ. Mất cánh tay phải thì làm sao có thể bắn súng được? Tuy nhiên, khi đó anh

ta vẫn không nản chí. Anh đã bỏ ra rất nhiều năm để cố gắng tập bắn súng bằng tay

trái và muốn chứng minh rằng anh vẫn có thể giành được huy chương vàng với tay

Page 4: Cơ Sở Bảo Tồn Di Sản Văn Hóa Phật Giáo NHIÊN ĐĂNGdownload.dipkar.com/vietnamese/viet-nam/2014/Ha-Noi/tao-khac-biet-cuoc...Khi những điều này đã được đáp

4/15

trái. Cả thế giới đã chứng kiến người vận động viên ấy giành huy chương vàng

Olympic môn bắn súng bằng tay trái. Đó chính là bước đầu tiên để thay đổi cuộc

sống: Tập trung vào những gì chúng ta đang sở hữu, không nên chỉ nhìn vào những

gì mình không có. Đối với người đàn ông này, khi mất đi cánh tay phải, thay vì

nhìn vào sự mất mát, anh ta đã tập trung vào những gì mình đang sở hữu. Nếu anh

ta cứ nghĩ về cánh tay phải đã mất, tất cả ước mơ của anh sẽ tan vỡ. Thực tế, anh ta

không làm như vậy mà chỉ tập trung nghĩ về những gì anh ta đang có, đó là cánh

tay trái. Đây chính là bước đầu tiên chúng ta cần áp dụng. Tôi vẫn thường hay nói

rằng, vấn đề lớn nhất nơi tâm con người là chúng ta chỉ nhìn vào những gì mình

không có mà không nhìn vào những gì mình đang sở hữu. Đây là điều đầu tiên

chúng ta cần thay đổi. Khi áp dụng quy tắc này, quý vị sẽ thấy được nhiều lý do để

tận hưởng niềm vui, hạnh phúc trong cuộc sống. Luôn nhìn những thứ mình không

có chính là lý do khiến chúng ta buồn bã, đau khổ. Thấy rõ mình đang sở hữu

những gì chính là lý do giúp quý vị luôn cảm thấy hạnh phúc. Đây chính là quy tắc

thứ nhất, nó rất đơn giản, quý vị có hiểu không? [Đại chúng trả lời: Dạ hiểu ạ!].

Một điều rất rõ ràng, quý vị hãy nhìn mọi người xung quanh, ai cũng mong

muốn hạnh phúc, không ai muốn đau khổ. Mỗi người có một phương pháp khác

nhau trong quá trình tìm cầu hạnh phúc. Tuy nhiên, chúng ta cần tự hỏi bản thân

rằng, ta có chắc con đường mình đang đi để tìm hạnh phúc là con đường đúng đắn

hay không? Quý vị phải đặt câu hỏi đó cho mình. Tôi thường nói một điều, tôi là

một tu sĩ không có địa chỉ nhà chính xác, nghĩa là khi ai đó muốn gửi gì cho tôi, tôi

phải hỏi họ muốn gửi vào tháng mấy. Nếu họ gửi vào tháng này thì cần gửi vào địa

chỉ này; gửi vào tháng khác thì cần gửi đến địa chỉ khác. Tôi không có một nơi ở

cố định, tôi là một tu sĩ lang thang [Rinpoche cười]. Đối với nơi ở, có thể tôi là một

tu sĩ lang thang nhưng đối với việc đi tìm hạnh phúc trong cuộc đời, tôi chắc chắn

mình đang đi đúng hướng. Lý do duy nhất là tôi biết phương pháp thay đổi cách

suy nghĩ của mình. Vì thế, tôi khẳng định đây là con đường chắc chắn nhất mang

lại hạnh phúc nơi tâm tôi. Tuy nhiên, quý vị cũng không nên hiểu lầm một điều.

Tôi không hề nói rằng để hạnh phúc chúng ta phải xuất gia trở thành tu sĩ, tôi

không nói như vậy. Để sống hạnh phúc, quý vị cần làm một việc nhỏ: Thay đổi từ

trong tâm quý vị. Chỉ có vậy thôi [Rinpoche cười]. Quý vị đã nắm được nguyên tắc

thứ nhất chưa?

Nguyên tắc thứ hai là thay đổi không khí gia đình. Ở đây, tôi không nói về

thay đổi theo phong thủy. Khi tôi đang ở Nam Ấn, một người có kiến thức về

phong thủy cho tôi biết tất cả mọi sắp đặt trong nhà tôi hoàn toàn sai phong thủy.

Page 5: Cơ Sở Bảo Tồn Di Sản Văn Hóa Phật Giáo NHIÊN ĐĂNGdownload.dipkar.com/vietnamese/viet-nam/2014/Ha-Noi/tao-khac-biet-cuoc...Khi những điều này đã được đáp

5/15

Tôi đã nói với người này rằng từ khi tôi sống ở căn nhà đó đến nay, tôi đã đạt được

tất cả những gì mình muốn. Vậy tôi phải làm gì? Nếu xây nhà theo phong thủy, có

lẽ tôi đã thất bại trong nhiều việc rồi [Rinpoche cười]. Vì vậy, quy tắc thứ hai là

thay đổi không khí gia đình. Thay đổi không khí nghĩa là gì? Quý vị cần hiểu rõ

thay đổi không khí gia đình nghĩa là khi chúng ta đã mệt mỏi sau một ngày làm

việc tại công ty, chúng ta trở về nhà, đó là nơi chúng ta cần thay đổi không khí.

Khi quý vị về nhà, nơi ở của gia đình mình, quý vị cần tạo không khí ấm cúng.

Đây là điều quan trọng nhất. Khi còn nhỏ, tôi đã chứng kiến nhiều cuộc cãi vã và

bắt lỗi lẫn nhau trong gia đình mình. Điều này thật sự rất đau lòng. Do đó, quý vị

cần mang đến cho gia đình mình bầu không khí thật sự ấm cúng. Tôi sẽ hướng dẫn

quý vị phương pháp thay đổi.

Tôi không nói về những phương pháp khoa học như hóa học, mà đây chính là

môn khoa-học-về-cuộc-đời mà đạo Phật đã truyền dạy. Đâu là điều quan trọng

giúp không khí gia đình ấm cúng hơn? Đó chính là sự hợp tác, thấu hiểu, và quan

trọng nhất là sự quan tâm chân thành dành cho nhau. Quý vị cần hiểu và thực hiện

thật cẩn thận. Quý vị có biết điều gì là quan trọng nhất để có thể quan tâm chân

thành? điều gì là quan trọng nhất để thấu hiểu lẫn nhau? và điều gì là quan trọng

nhất để xây dựng không khí hòa hợp trong gia đình? Tôi muốn nghe câu trả lời từ

quý vị. Đây không phải là một câu hỏi mang tính triết học, cũng không phải câu

hỏi khoa học phức tạp. Đây là một câu hỏi rất đơn giản. [Một người trả lời: Theo

con, thứ nhất là giao tiếp, thứ hai là ứng xử, thứ ba là đoàn kết, bởi đoàn kết là

sức mạnh. Người trong gia đình không đoàn kết, không thương yêu lẫn nhau thì

không làm được việc gì cả]. Trong những điều bạn nói, giao tiếp, ứng xử v.v... có

một điều rất quan trọng, đó là chúng ta cần dành nhiều thời gian hơn cho gia đình

mình. Việc này rất đơn giản. Hiện tại, khi về đến nhà, quý vị dành bao nhiêu thời

gian cho con trẻ? bao nhiêu thời gian cho vợ hoặc chồng mình? Tôi nghĩ khi về

đến nhà, quý vị chỉ xem ti-vi, lên mạng Internet hoặc sử dụng điện thoại mà thôi.

Vậy lúc nào mới là thời gian để chia sẻ, đoàn kết và thấu hiểu? Chẳng có lúc nào

cả. Quý vị chỉ dành thời gian để thấu hiểu ti-vi, máy vi tính và điện thoại mà thôi.

Tôi nói có đúng không? [Rinpoche cười] Tôi biết điều đó. Tôi nghĩ trước khi kết

hôn, quý vị dành rất nhiều thời gian tâm sự với nhau, nhưng sau khi kết hôn thì

càng ngày càng dành ít thời gian cho nhau; thay vào đó, quý vị dành thời gian cho

ti-vi nhiều hơn. Những điều sai lầm này đang thật sự diễn ra. Quý vị cần dành

nhiều thời gian hơn cho gia đình mình. Đây là một câu chuyện có thật tôi từng

chứng kiến. Trong một nhà hàng ở Đài Bắc, tôi thấy có hai cặp nam nữ đang ngồi

ở hai góc khác nhau. Một cặp để điện thoại sang một bên và nói chuyện với nhau

Page 6: Cơ Sở Bảo Tồn Di Sản Văn Hóa Phật Giáo NHIÊN ĐĂNGdownload.dipkar.com/vietnamese/viet-nam/2014/Ha-Noi/tao-khac-biet-cuoc...Khi những điều này đã được đáp

6/15

rất nhiều. Ngược lại, cặp kia đang sử dụng điện thoại di động và nói chuyện rất ít.

Sau đó, tôi phát hiện ra rằng cặp đôi này khá lớn tuổi, có lẽ họ đã trải qua mối quan

hệ rất lâu dài và đang dần trở thành bạn bè bình thường của nhau [Rinpoche cười].

Đây là những gì đang xảy ra trong cuộc sống chúng ta.

Trong gia đình, quý vị cần dành nhiều thời gian hơn cho con cái. Quá trình

khôn lớn, trưởng thành của con trẻ phụ thuộc rất nhiều vào những chỉ dạy của quý

vị. Nếu quý vị dành nhiều thời gian xem ti-vi, con cái dành nhiều thời gian cho

điện thoại thì làm sao quý vị có thể nuôi dạy con mình? Trong tu viện cũng vậy,

mỗi người thầy đều có trách nhiệm dành nhiều thời gian cho đệ tử. Đây là điểm thứ

hai, dành thời gian chia sẻ cùng nhau. Trong một ngày, quý vị dành bao nhiêu thời

gian để xem ti-vi? quý vị dùng bao nhiêu thời gian cho Internet và Facebook? Hãy

thử tính toán một ngày và nhân lên cho bảy ngày, khi đó quý vị sẽ biết mình đã phí

phạm thời gian vào những việc không cần thiết như thế nào. Tôi nghĩ quý vị đều

nghe qua câu nói "thời gian là tiền bạc." Tiêu pha thời gian vào những việc không

cần thiết thì đáng tiếc hơn cả phí phạm tiền bạc. Lần này, quý vị phải biết cách đầu

tư thời gian một cách đúng đắn. Tôi nghĩ quý vị đều đã biết cách đầu tư tiền bạc,

tôi sẽ chia sẻ với quý vị cách đầu tư thời gian hợp lý. Quý vị có rõ nguyên tắc thứ

hai chưa? Nguyên tắc thứ hai chính là tạo không khí ấm áp trong gia đình. Để làm

được điều đó, quý vị cần dành nhiều thời gian hơn cho gia đình mình. Không

những vậy, quý vị còn phải tôn trọng vợ, chồng, con cái và những thành viên khác.

Muốn làm được những điều này, quý vị cần nghĩ về những phẩm tính tốt đẹp của

họ. Tôi biết sau khi kết hôn và sống chung qua thời gian dài, quý vị sẽ bắt đầu thấy

những điểm xấu, những mặt tiêu cực của nhau. Quý vị không cần thiết phải nói ra

những mặt xấu. Quan trọng là phải thấy được những phẩm chất tốt đẹp, những mặt

tích cực của họ. Hôm nay, khi trở về nhà, hãy mua hoa hay một món quà nào đó

tặng chồng hoặc vợ của quý vị. Đây là một hành động thể hiện sự tôn trọng. Rồi

quý vị sẽ thấy những thay đổi đến với gia đình mình. Chúng ta thường không nhận

biết được những điều đơn giản ở gần chúng ta. Người Tây Tạng có một câu nói,

"Chúng ta không thể thấy được những gì ở quá gần mắt mình, cũng giống như lông

mày gần với mắt nên mắt sẽ không thấy được lông mày." Cũng như vậy, người

thân trong gia đình quá gần gũi với chúng ta nên chúng ta không thể thấy những

phẩm tính tốt đẹp của họ. Bây giờ, khi trở về nhà, quý vị hãy dành ra vài phút để

suy nghĩ về những đức tính tốt của vợ, chồng hoặc con cái và bày tỏ sự trân trọng

họ bằng cách tặng hoa, bánh kẹo hoặc bất kỳ món quà nào. Quý vị sẽ thấy hành

động này tạo sự khác biệt như thế nào. Tuy nhiên, khi bày tỏ sự trân trọng, quý vị

không nên giả dối mà phải thật sự chân thành.

Page 7: Cơ Sở Bảo Tồn Di Sản Văn Hóa Phật Giáo NHIÊN ĐĂNGdownload.dipkar.com/vietnamese/viet-nam/2014/Ha-Noi/tao-khac-biet-cuoc...Khi những điều này đã được đáp

7/15

Chúng ta đã hoàn tất bao nhiêu nguyên tắc? [Đại chúng trả lời hai nguyên

tắc]. Thật ra đây không phải là quy tắc mà là các bước. Chúng ta đã xong hai bước.

Bước thứ ba là kiểm soát cơn giận. Mỗi khi giao tiếp, các thành viên trong gia

đình hãy cố gắng thấu hiểu lẫn nhau. Điều quan trọng nhất là kiểm soát cơn giận

trong lúc ứng xử. Để bắt đầu giao tiếp hòa hợp với nhau, như tôi đã nói, chúng ta

cần thấu hiểu lẫn nhau. Để thấu hiểu, quý vị cần giao tiếp tốt. Giao tiếp tốt sẽ giúp

cho hai phía có thể thoải mái trò chuyện với nhau. Khi không thể kiểm soát thái độ

của mình thì không thể giao tiếp. Khi không thể giao tiếp thì chuyện gì sẽ xảy ra?

Không thể thấu hiểu. Không thấu hiểu nghĩa là không hòa hợp, quý vị sẽ đánh mất

tất cả. Do đó, ở bước thứ ba này, quý vị cần học cách kiểm soát cơn giận. Khi

không kiểm soát được cảm xúc hay cơn giận của mình, quý vị không thể lắng nghe

mà chỉ cố gắng nói mà thôi. Vấn đề là, cơn giận không những làm tổn thương quý

vị mà còn hủy hoại an lạc, hạnh phúc của gia đình. Để giao tiếp tốt trong gia đình,

chúng ta cần phải lắng nghe nhiều hơn và nói ít lại. Đó là lý do con người chúng ta

có một miệng và hai tai [Rinpoche cười].

Có một số cách để kiểm soát cơn giận. Bước đầu tiên, bất cứ khi nào quý vị

nhận biết mình đang nổi giận, hãy hít một hơi thở thật sâu, đừng suy nghĩ gì cả mà

chỉ tập trung vào hơi thở rồi đếm từ một đến mười. Người ta thường phản ứng như

thế nào khi tức giận? Họ thường la hét, đập vỡ đồ đạc. Có thể quý vị nghĩ đó là

phản ứng rất bình thường của một người đang tức giận, nhưng thật sự đó không

phải là lối hành xử tự nhiên. Đó là thái độ rất sai lầm mà quý vị đang dung dưỡng.

Nếu hôm nay nóng giận quý vị đập vỡ một cái ly thì ngày mai quý vị có thể đập vỡ

hai cái ly, ngày kia sẽ đập vỡ ba cái ly. Khi tức giận, quý vị đừng nói hay làm bất

cứ điều gì, chỉ cần hít thật sâu và tập trung vào hơi thở của mình. Nếu chúng ta

không kiểm soát được cơn giận, ngay cả trong sở làm, mọi thứ sẽ rối tung lên.

Tôi sẽ đặt một câu hỏi đơn giản. Quý vị có nghĩ con hổ săn mồi trong lúc nó

đang nóng giận không? [Đại chúng trả lời "Không"]. Đúng vậy, con hổ vẫn săn

mồi nhưng nó không tức giận, bởi vì nếu nóng giận nó sẽ bỏ lỡ con mồi. Điều này

cho thấy rất rõ ràng rằng dù ở công sở hay ở nhà, khi muốn làm việc gì thật chính

xác, quý vị không nên nổi giận. Khi nóng giận, quý vị sẽ phá hỏng mọi thứ. Những

suy nghĩ tiêu cực làm cho cơn nóng giận sinh khởi bởi nhiều lý do khác nhau;

trong đó, lý do chủ yếu là có ai đó làm những việc chúng ta không muốn. Quý vị

cần hiểu rằng tức giận cũng không giúp mọi việc tốt đẹp hơn. Do đó, bất cứ khi

Page 8: Cơ Sở Bảo Tồn Di Sản Văn Hóa Phật Giáo NHIÊN ĐĂNGdownload.dipkar.com/vietnamese/viet-nam/2014/Ha-Noi/tao-khac-biet-cuoc...Khi những điều này đã được đáp

8/15

nào nóng giận, quý vị đừng biểu hiện thành hành động nào cả, cũng đừng nói gì,

mà chỉ tập trung vào hơi thở.

Tôi sẽ hướng dẫn quý vị một số bước. Tôi hy vọng những bước này sẽ mang

đến vài thay đổi nhỏ trong vòng một tuần.

Bây giờ hãy nhắm mắt lại, đừng mở mắt ra, chúng ta sẽ chơi một trò chơi nhỏ.

[Đại chúng nhắm mắt lại]. Vị nào nổi giận hơn ba lần một ngày, xin hãy giơ tay!

Hãy nhắm mắt lại, đây chỉ là một trò chơi thôi. [Một số người giơ tay]. Hãy giơ tay

nếu quý vị nổi giận hơn hai lần một ngày [Vài người nữa giơ tay]. Vậy có ai không

hề nổi giận trong suốt nhiều tuần hay nhiều tháng không? Được rồi, bây giờ hãy

mở mắt ra và nhìn mọi người xung quanh. [Đại chúng mở mắt, nhìn xung quanh và

không thấy ai giơ tay.] Quý vị có thể thấy một điều rất rõ ràng, đây là vấn đề của

tất cả mọi người, không của riêng ai. Do đó, nóng giận là vấn đề ai cũng gặp phải,

không phải chỉ riêng quý vị mới nóng giận. Điều quan trọng là chúng ta phải học

cách kiểm soát và quản lý được cơn giận. Đây là bước thứ ba. Trong bước thứ ba

này, điều đầu tiên là bất cứ khi nào cơn giận phát sinh, hãy nhắm mắt lại, đừng nói

gì và cũng đừng làm gì, chỉ hít thở thật sâu và tập trung vào hơi thở. Cũng giống

như vậy, khi chúng ta có những suy nghĩ không cần thiết hay nỗi bất an, lo lắng,

bồn chồn thì đừng nghĩ về chúng, chỉ cần nhắm mắt lại và tập trung vào hơi thở.

Quý vị có thể thực hành phương pháp này vào buổi sáng hoặc buổi tối. Bất cứ khi

nào rảnh rỗi, hãy hít một hơi thật sâu, tập trung vào hơi thở và đếm hơi thở, hít vào

đếm một, thở ra đếm hai, quý vị có thể thực hành như vậy.

Tâm của chúng ta rất đặc biệt. Hiện tại, tâm đang kiểm soát chúng ta. Khi

thực hành luyện tâm, quý vị sẽ kiểm soát được tâm mình. Ở giai đoạn này, tâm

đang kiểm soát quý vị; nhưng với một chút thay đổi, quý vị có thể kiểm soát được

tâm mình. Khi có thể kiểm soát được cơn giận 10–20%, cuộc sống của quý vị sẽ

thay đổi rất nhiều. Nếu kiểm soát được cơn giận 100%, quý vị đã thành Phật. Quý

vị có thể làm được điều này, quý vị có thể thành Phật. Theo quan điểm Phật giáo,

tất cả mọi người đều có thể thành Phật, mỗi người đều có tiềm năng thành Phật, có

nghĩa là ai cũng có thể hoàn toàn kiểm soát mọi cảm xúc tiêu cực, sân giận, hay lo

lắng, bất an, v.v... Đây là những điều được nói đến trong đạo Phật. Đừng nghĩ rằng

mình không thể nào kiểm soát cơn giận. Quý vị có thể làm được, quý vị có thể

giảm thiểu và loại bỏ sân giận. Vào buổi sáng, bất cứ lúc nào rảnh rỗi, hãy hít thở

thật sâu và tập trung vào hơi thở trong vòng vài phút. Có một bí mật trong việc tập

trung vào hơi thở. Khi chú tâm vào hơi thở, quý vị đang cho trí não một bài tập thể

Page 9: Cơ Sở Bảo Tồn Di Sản Văn Hóa Phật Giáo NHIÊN ĐĂNGdownload.dipkar.com/vietnamese/viet-nam/2014/Ha-Noi/tao-khac-biet-cuoc...Khi những điều này đã được đáp

9/15

dục tốt. Chúng ta đã có những bài tập cho thân thể khỏe mạnh, bây giờ chúng ta có

bài tập cho não bộ. Đôi khi não bộ phải hoạt động quá nhiều. Quý vị có biết đâu là

bài tập tốt nhất cho trí não không? Rất đơn giản! Đối với tôi, tôi luôn xem giấc ngủ

là bài tập tốt nhất [Rinpoche cười]. Chúng ta không thể không ngủ suốt hai hoặc ba

ngày. Giấc ngủ rất quan trọng. Vì sao? Vì giấc ngủ sẽ giúp não bộ được nghỉ ngơi,

thư giãn. Cũng như vậy, khi quý vị tập trung vào hơi thở, khi hít vào và thở ra, quý

vị sẽ dừng suy nghĩ về những điều không cần thiết. Đây là một cách giúp não bộ

thư giãn. Suốt một ngày, từ khi thức dậy, đi làm đến lúc trở về nhà, quý vị luôn

phải lo lắng, căng thẳng và suy nghĩ rất nhiều thứ. Quý vị đang tạo rất nhiều áp lực

cho cuộc sống của mình. Quý vị cần thoát khỏi các áp lực này. Để thoát khỏi áp

lực, quý vị phải buông bỏ những suy nghĩ không cần thiết trong tâm. Do đó, khi có

thời gian rảnh, trong vòng vài phút, đừng suy nghĩ gì cả mà chỉ tập trung vào hơi

thở. Hãy thử áp dụng trong vòng một tuần. Ở công sở, khi có hai hoặc ba phút nghỉ

ngơi, quý vị hãy nhắm mắt lại và tập trung vào hơi thở. Nếu quý vị biết câu chú

nào thì có thể đọc, nếu không biết thì không đọc cũng tốt thôi, đâu có ai quan tâm!

[Rinpoche cười]. Quý vị chỉ cần tập trung vào hơi thở trong vài phút. Trong vài

phút đó, việc tập trung vào hơi thở sẽ chặn đứng tất cả suy nghĩ, giúp não bộ và

tâm trí được thư giãn. Bất cứ khi nào cơn giận, nỗi lo lắng hay sự căng thẳng phát

khởi, dù là ở nhà hay ở công sở, quý vị cũng đừng nghĩ về chúng, chỉ cần chú tâm

vào hơi thở, hít vào thở ra trong vài phút. Lý do chính khiến quý vị cảm thấy căng

thẳng hay áp lực là do quý vị đang tập trung quá mức vào một điểm. Việc tập trung

mạnh mẽ vào một điểm một cách không cần thiết hoặc tập trung quá mức vào

những chuyện làm quý vị buồn rầu sẽ càng dày vò quý vị hơn nữa, quý vị sẽ cảm

thấy căng thẳng, lo lắng hơn nữa. Lúc ấy, đừng tiếp tục suy nghĩ về chúng mà hãy

tập trung vào hơi thở. Sau khi tinh thần đã thư giãn trở lại, quý vị có thể tiếp tục

suy nghĩ đến những vấn đề đó.

Tôi sẽ dừng lại ở ba bước thực hành. Tôi cầu nguyện và hy vọng ba bước này

sẽ mang đến nhiều thay đổi cho cuộc sống của quý vị. Ba bước này rất đơn giản,

quý vị có thể thử thực hiện. Nếu có tác dụng thì hãy tiếp tục. Nếu không giúp ích

được gì thì có thể bỏ đi, rất đơn giản [Rinpoche cười].

Bây giờ đến phần hỏi đáp.

Page 10: Cơ Sở Bảo Tồn Di Sản Văn Hóa Phật Giáo NHIÊN ĐĂNGdownload.dipkar.com/vietnamese/viet-nam/2014/Ha-Noi/tao-khac-biet-cuoc...Khi những điều này đã được đáp

10/15

HỎI - ĐÁP

Hỏi: Khi vợ chồng cảm thấy không sống được với nhau nữa thì việc chia tay

có phải là giải pháp tốt nhất? Hai người có nên tha thứ cho nhau và cố gắng tiếp

tục sống với nhau không?

Rinpoche: Tôi sẽ nói một điều. Ở Mông Cổ, có một cặp vợ chồng đến gặp tôi

và nhờ tôi gieo quẻ để xem họ còn sống được với nhau nữa hay không. Đó là điều

rất ngu ngốc. Khi nói đến vấn đề ly hôn hoặc chia tay, chúng ta cần phải suy nghĩ

thật cẩn thận. Việc ly hôn có rất nhiều lý do. Lý do chính các cặp chia tay là suy

nghĩ không hợp nhau, đây không phải là một vấn đề lớn. Điều quan trọng là chúng

ta cần phải cố gắng để hiểu người khác suy nghĩ như thế nào. Có một câu nói, “Khi

có sự khác biệt trong suy nghĩ, quý vị phải biết cách chấp nhận suy nghĩ của người

khác” Việc không thể chấp nhận lối suy nghĩ của người khác sẽ tạo thêm nhiều vấn

đề khó khăn.

Điều thứ hai, tôi đã thấy rất nhiều cặp vợ chồng quá tin vào lời đồn đại bên

ngoài. Quá tin vào dư luận sẽ gây ra rắc rối không cần thiết trong gia đình. Các cặp

quan tâm quá nhiều vào lời đồn. Đừng tin vào những lời đồn. Quý vị hãy dùng trí

thông minh của mình để phân tích kỹ lưỡng. Cuộc sống cộng đồng bên ngoài tu

viện có một sự khác biệt rất lớn, họ nói chuyện phiếm, phao tin đồn, nói xấu lẫn

nhau một cách không cần thiết. Bạn của người vợ có thể nói với người vợ rằng

"chồng của cô đang làm chuyện gì đó;" bạn của người chồng nói với người chồng

rằng "tôi thấy vợ của anh đang làm chuyện gì đó;” rồi cả hai phía vợ và chồng đều

quá tin vào những lời đồn, làm như vậy không đúng.

Trong cuộc sống vợ chồng, khi chúng ta đã có con thì ly hôn phải là giải pháp

cuối cùng chúng ta nghĩ đến. Quý vị phải nghĩ ly hôn là cách giải quyết sau cùng.

Bản thân quý vị có thể cảm thấy việc ly hôn khá dễ dàng, nhưng việc đó lại ảnh

hưởng rất nặng nề đến con cái quý vị. Quý vị phải hiểu được điều đó và suy nghĩ

thật cẩn thận. Trong tiếng Anh có một câu nói, “Nếu bạn thật sự yêu thương các

con mình, hãy yêu thương mẹ của chúng.” Về phía người vợ, tôi sẽ thay đổi một

chút, đó là: "Nếu bạn thật sự yêu thương các con mình, hãy yêu thương cha của

chúng." [Rinpoche cười].

Tôi chia sẻ với quý vị một kinh nghiệm trong cuộc đời tôi. Đến bây giờ, khi

đã trưởng thành, tôi vẫn xem cảnh tượng cha mẹ mình ngày xưa nắm tay đi cùng

Page 11: Cơ Sở Bảo Tồn Di Sản Văn Hóa Phật Giáo NHIÊN ĐĂNGdownload.dipkar.com/vietnamese/viet-nam/2014/Ha-Noi/tao-khac-biet-cuoc...Khi những điều này đã được đáp

11/15

nhau là hình ảnh vô cùng hạnh phúc và xúc động. Những cảm xúc đó của cha mẹ

tôi có thể không còn nữa, nhưng đối với tôi, cảnh tượng đó vô cùng hạnh phúc. Do

đó, đức Phật đã đặt ra những giới luật cho hàng cư sĩ, trong đó có hai giới là

"không uống rượu” và “không tà dâm." Thật vậy, nếu quý vị giữ hai giới này đúng

đắn, ly hôn sẽ không xảy ra. Hầu hết các trường hợp ly hôn đều xuất phát từ hai lý

do này. Như tôi đã nói, việc cha mẹ ly hôn sẽ khiến con cái rất đau khổ, rất đáng

buồn. Do đó, ly hôn chỉ nên là giải pháp cuối cùng. Hãy cố gắng hết sức để hiểu

nhau và cố gắng hết sức cùng nhau làm điều này. Ly hôn luôn luôn là lựa chọn

cuối cùng. Lý do chủ yếu khiến cả hai không thể sống được với nhau chính là bản

ngã của mỗi người. Trong những tình huống như vậy, chúng ta cần phải dẹp bỏ

bản ngã của mình.

Hỏi : Có những người sinh ra đã rất may mắn, đạt được tất cả mọi thứ mà

không cần phải cố gắng nhiều. Tuy nhiên, cũng có những người gặp rất nhiều khó

khăn để đạt được thành công hay hạnh phúc. Dường như cuộc sống không công

bằng. Điều này có thể lý giải như thế nào để những người luôn thấy mình gặp khó

khăn có niềm tin vào sự công bằng và tin rằng mình sẽ được hạnh phúc?

Rinpoche: Như bạn nói, có rất nhiều sự bất công trong cuộc sống. Đức Phật

đã nói một điều cho trường hợp này, "Đó là luân hồi!" Bạn có thể thấy rằng có

những thứ đang diễn ra rất tốt đẹp, nhưng cũng có nhiều việc không mấy tốt đẹp.

Nhiều người làm việc rất chăm chỉ nhưng không gặt hái được bất kỳ điều gì. Trong

khi đó, nhiều người lại đạt được tất cả những gì họ muốn. Do đó, bạn cần nhìn

nhận vấn đề trên phương diện bạn đang có một thứ gì đó. Bạn đang có rất nhiều

thứ mà hàng triệu người không có được. Bạn không nên quên mình may mắn thế

nào. Đôi lúc chúng ta quên mình đang may mắn thế nào. Quý vị nên nhớ một điều,

đó là chúng ta may mắn như thế nào! Quý vị không nên quên điều này.

Cuộc sống rất kỳ lạ. Nếu chúng ta mua vé số và trúng giải 100 ngàn đô-la,

chúng ta không bao giờ tự hỏi vì sao là tôi mà không phải là người khác thắng giải.

Tuy nhiên, khi thất bại, chúng ta lại tự hỏi vì sao không phải là người khác mà là

tôi thất bại. Khi quý vị chiến thắng, quý vị không bao giờ nghĩ tại sao là tôi chứ

không phải người khác chiến thắng. Lối suy nghĩ đó rất kỳ lạ, nhưng nó đang diễn

ra trong cuộc sống chúng ta. Đó chính là luân hồi. Đức Phật đã giảng về luân hồi

và nghiệp. Nếu chúng ta có thiện ngiệp từ đời trước thì đời này chúng ta sẽ thành

công. Nếu đời trước chúng ta tạo ác nghiệp thì đời này phải gánh chịu hậu quả. Đó

Page 12: Cơ Sở Bảo Tồn Di Sản Văn Hóa Phật Giáo NHIÊN ĐĂNGdownload.dipkar.com/vietnamese/viet-nam/2014/Ha-Noi/tao-khac-biet-cuoc...Khi những điều này đã được đáp

12/15

là bản tính của luân hồi. Trong cõi luân hồi này, chúng ta đang sở hữu những thứ

hàng triệu người không có. Nhìn vào điểm này, chúng ta sẽ biết mình may mắn

như thế nào. Ví dụ, có lần tôi đến một thị trấn ở vùng Nam Ấn. Lúc đó tôi đang

mang một đôi giày khá chật nên cảm thấy không thoải mái lắm. Tôi nghĩ rằng

mình đã chọn lầm một đôi giày. Khi tôi đến thị trấn ở vùng Nam Ấn, tôi đã nhìn

thấy một người đàn ông, ông ta đi từ ngôi làng của mình lên thị trấn bằng chân

trần. Khi tôi thấy người đàn ông không có giày hay dép dưới chân, tôi nghĩ mình

thật may mắn, ít ra tôi cũng có giày để mang. Nếu không nhìn nhận vấn đề như vậy

thì quý vị không thể nào cảm thấy hạnh phúc. Cũng như Alexander Đại đế, ông đã

chinh phạt một nửa thế giới nhưng vẫn không thỏa mãn và hạnh phúc. Vì vậy, tất

cả đều tùy thuộc vào quý vị, tùy thuộc vào cách nhìn nhận của quý vị.

Hỏi: Ở công ty con có một đồng nghiệp đang phải trải qua giai đoạn khó

khăn. Anh ấy mất tất cả sức sống và niềm tin vào bản thân mình. Đôi lúc, anh ấy

đưa ra ý tưởng nhưng không ai lắng nghe, hoặc có nhiều vấn đề quá sức đối với

anh ta. Vậy, làm sao để giúp người này có thêm năng lượng, sự tự tin, tin tưởng

vào chính mình để có thể giải quyết được công việc tốt hơn?

Rinpoche: Trường hợp này phụ thuộc rất nhiều yếu tố. Việc đầu tiên, bất cứ

khi nào anh ta nói chuyện, bạn phải lắng nghe với thái độ đầy hứng khởi. Tùy bạn

có muốn thực hiện hay không, điều này nằm trong tay của bạn. Khi anh ta nói

chuyện hay chia sẻ ý tưởng, bạn phải lắng nghe một cách say mê, hứng thú. Khi

một người chia sẻ ý tưởng mà bị người bác bỏ thì họ sẽ mất tự tin. Nếu bạn thật sự

muốn giúp anh ta, bạn không cần phải thực hiện tất cả những gì anh ta nói, nhưng

tối thiểu hãy lắng nghe với thái độ hào hứng hoặc có thể đặt câu hỏi về những gì

anh ta đã chia sẻ. Đây là điều đầu tiên bạn có thể thực hiện.

Điều thứ hai, khi nhận xét những ý tưởng của anh ta, bạn không nên nói rằng

"Như vậy không đúng," đừng dùng những từ ngữ tiêu cực với anh ta. Hãy quan sát

một đứa trẻ đang cầm một ly nước nóng, chúng ta không nên nói với chúng "Đừng

làm vỡ ly!", chúng ta phải nói "Hãy cầm ly nước cẩn thận!" Hai cách nói này gần

như nhau, nhưng để lại dấu ấn rất khác biệt trong tâm đứa trẻ. Do đó, khi giao tiếp

với người đồng nghiệp đó, bạn đừng nói "Không được làm như vậy!", thay vào đó

hãy bảo anh ta cẩn thận. Nói chung là như vậy.

Nếu bạn thật sự tin vào đạo Phật thì sẽ có những phương pháp cầu nguyện.

Nếu không tin đạo Phật thì bạn không cần phải quan tâm đến những vấn đề đó.

Page 13: Cơ Sở Bảo Tồn Di Sản Văn Hóa Phật Giáo NHIÊN ĐĂNGdownload.dipkar.com/vietnamese/viet-nam/2014/Ha-Noi/tao-khac-biet-cuoc...Khi những điều này đã được đáp

13/15

Hỏi: Đạo Phật dạy không tham, sân, si nhưng khi đi làm mình vẫn cố làm tốt

để mong được thưởng. Như vậy có phải là tham hay không?

Rinpoche: Khi chúng ta làm việc chăm chỉ, cố gắng để có nhiều tiền lương

hơn thì đó không phải là tham lam. Nếu quý vị nói, "Tôi sẽ mua điện thoại cho tôi,

mua xe cho tôi" thì đó là tham. Tuy nhiên, nếu với số tiền lương đó, quý vị nói

rằng mình sẽ mua điện thoại cho các con, mua một chiếc máy vi tính cho chồng thì

đó là quyết định đúng đắn. Chỉ có quý vị mới biết cách mình sử dụng tiền lương đó

có phải là tham hay không. Cố gắng làm việc để kiếm được nhiều tiền hơn là một

điều tốt. Tuy nhiên, chính quý vị phải suy nghĩ mình sẽ sử dụng số tiền đó như thế

nào. Khi chi tiêu cho bản thân ít lại, đóng góp cho gia đình nhiều hơn thì không

phải là tham, đó là Pháp thanh tịnh. Thông thường, với tiền lương ban đầu, đầu tiên

quý vị sẽ mua những loại nước hoa bình thường. Khi lương cao hơn, quý vị sẽ nghĩ

đến việc mua các loại nước hoa phương Tây đắt tiền như Gucci, Armani v.v... Đó

mới thật sự là tham. Khi quý vị sử dụng nước hoa thông thường nhưng nghĩ rằng

nước hoa Armani sẽ hợp với chồng mình, hoặc nước hoa Gucci sẽ hợp với vợ

mình thì đó không phải là tham, đó là nghĩ cho người khác. Làm việc chăm chỉ để

có nhiều tiền là một điều đúng đắn. Khi đã có tiền, quý vị nên sử dụng cho người

khác hoặc cho các thành viên gia đình nhiều hơn. Khi đó, hành động của quý vị sẽ

trở thành việc thực hành Pháp chân chính, mang lại lợi lạc cho người khác.

Tôi sẽ nói một điều, tuy không liên quan nhiều đến vấn đề này. Đây là cách

tôi suy nghĩ, nó là kinh nghiệm của tôi. Tôi sinh ra ở Nepal, một đất nước rất

nghèo. Năm nay tôi trở về Nepal để làm lại hộ chiếu. Văn phòng làm hộ chiếu mở

cửa lúc 8, 9 giờ sáng, nhưng mọi người đã đứng xếp hàng từ 5 giờ sáng. Tôi rất

may mắn vì có người đứng xếp hàng thay tôi, cho đến khoảng 8 giờ thì họ gọi tôi

ra để lấy hộ chiếu. Lúc đó có đến bốm trăm đến năm trăm người đứng xếp hàng,

nhưng chỉ có một người làm việc phát số và vé để đi vào làm hộ chiếu. Chúng tôi

có đến bốn, năm trăm người đang đứng xếp hàng, vậy mà chỉ có một nhân viên

giải quyết công việc. Trong khi đứng đợi, tôi đã hỏi mọi người cảm giác của họ

như thế nào. Có người kể với tôi rằng hai, ba ngày trước họ từ một làng quê lên thủ

đô Kathmandu để làm hộ chiếu. Họ không có người thân ở Kathmandu nên phải

đứng xếp hàng từ hôm trước, nhưng vẫn chưa đến lượt lượt họ. Hôm đó là ngày

thứ hai của họ. Thật sự tôi gần như bật khóc khi nghe câu chuyện này. Vì vậy, tôi

nghĩ rằng nếu chính phủ có thể bổ nhiệm thêm một nhân viên ở quầy làm hộ chiếu

thì sẽ giải quyết được rất nhiều vấn đề. Tôi đã nói chuyện với một trong những học

trò của mình, anh ta làm việc trong văn phòng chính phủ. Tôi nói với anh ta rằng

Page 14: Cơ Sở Bảo Tồn Di Sản Văn Hóa Phật Giáo NHIÊN ĐĂNGdownload.dipkar.com/vietnamese/viet-nam/2014/Ha-Noi/tao-khac-biet-cuoc...Khi những điều này đã được đáp

14/15

xin hãy bổ nhiệm một nhân viên nữa và tôi xin trả lương cho nhân viên đó. Số tiền

đó không lớn, chỉ khoảng 60 đến 70 đô-la một tháng. Tôi hỏi anh ta rằng anh có

thể tìm thêm một nhân viên nữa hay không, việc này sẽ giúp cho rất nhiều người.

Tôi đã đề nghị như vậy nhưng cho đến nay tôi vẫn chưa nhận được câu trả lời rõ

ràng từ phía họ.

Câu chuyện này không mấy liên quan ở đây, nhưng ý tôi là nếu quý vị có thể

dùng tiền lương để hỗ trợ cho người nghèo hoặc hỗ trợ giáo dục cho trẻ em nghèo

thì thật sự rất tốt.

Hỏi: Mong muốn con mình học giỏi nhất lớp thì có phải là tham hay không?

Rinpoche: Khi chúng ta muốn con cái đạt vị trí đứng đầu trong lớp thì đó

không phải là tham. Nhưng quý vị phải cẩn thận trong việc áp dụng thực tế. Thông

thường, khi các em mang bảng điểm về nhà, phụ huynh sẽ chỉ so sánh điểm của

con mình với điểm của con nhà hàng xóm. Quý vị không nên làm như vậy. Quý vị

chỉ nên động viên con mình cố gắng đạt điểm tốt nhất trong khả năng các em, đừng

yêu cầu các em phải đạt điểm cao nhất ở trường. Nếu con quý vị đạt 6/10 thì hãy

bảo các em cố gắng đạt được 8/10. Khi con quý vị đạt điểm 8, hãy động viên để

chúng được điểm 9. Đừng khuyên con mình phải vượt qua đứa trẻ này hay đứa trẻ

khác; khi đó bạn bè sẽ trở thành mục tiêu của con quý vị, và những vấn đề rắc rối

lại xảy ra. Việc quý vị cần làm là hãy khuyến khích các em đạt điểm cao hơn. Khi

con mình đạt 9/10 thì động viên chúng đạt 10/10. Khi con quý vị đạt 10/10 thì quý

vị phải giữ im lặng [Rinpoche cười]. Sự im lặng này gọi là sự im lặng cao quý. Khi

đức Phật giác ngộ, Ngài đã giữ im lặng suốt 49 ngày. Một số người gọi đó là sự im

lặng cao quý. Khi con quý vị đạt được 10/10 thì hãy giữ sự im lặng cao quý

[Rinpoche cười].

Hỏi: Gia đình con theo đạo Thiên Chúa. Từ nhỏ, con đã đọc rất nhiều Kinh

Thánh nhưng con không biết lý do con lại không hiểu được những lý lẽ của đạo

Thiên Chúa. Khi con trưởng thành, con thường hay cáu kỉnh với bạn con và khách

hàng. Năm ngoái, con đã tham dự khóa thiền ở công ty và cảm thấy rất phù hợp,

rất hạnh phúc. Cho nên, con muốn hỏi Thầy con có gì sai trong tinh thần tôn giáo

không?

Page 15: Cơ Sở Bảo Tồn Di Sản Văn Hóa Phật Giáo NHIÊN ĐĂNGdownload.dipkar.com/vietnamese/viet-nam/2014/Ha-Noi/tao-khac-biet-cuoc...Khi những điều này đã được đáp

15/15

Rinpoche: Tôi nghĩ bạn phải chọn lựa. Tôi không có gì để nói. Bạn nên nhìn

và quan sát, bạn làm bất cứ điều gì là quyền của bạn. Bạn có thể quyết định bất cứ

điều gì phù hợp với bạn. Đây không phải là vấn đề đúng và sai. Chỉ là bạn phải

chọn lựa, bạn phải tự tìm ra câu trả lời cho mình. Tôi sẽ ăn táo hay ăn cam, chính

tôi sẽ phải chọn lựa, tôi sẽ không hỏi bất kỳ ai rằng tôi nên ăn cam hay ăn táo.

Cũng như vậy, bạn có thể chọn lựa. Bất cứ điều gì bạn chọn đều đúng, không có gì

sai cả. Tôi sẽ ăn táo, điều này đúng. Tôi sẽ ăn cam, điều này cũng đúng. Tùy thuộc

vào tâm trạng mà tôi sẽ ăn cam hay táo. Tương tự, sự lựa chọn nào của bạn cũng

đúng, bạn có thể chọn bất cứ điều gì bạn muốn.

Tôi sẽ dừng ở đây. Cảm ơn quý vị!

*Ban Biên Tập Dipkar Việt Nam dịch và hiệu đính lần thứ hai @ 22/05/2014.

Nguyện cho các Bậc Thầy kính yêu phúc thọ an khang,

Nguyện cho cơn mưa to Mật pháp tối thượng thấm nhuần khắp mọi nơi,

Nguyện cho Mật nhũ Kim Cang Thừa xuôi dòng Cửu Long đến tận quê hương tôi,

Nguyện cho giáo pháp diệu thâm của Đức Thích Ca chiếu sáng đời đời.

Tôn sư Khangser Rinpoche khuyến khích tất cả mọi người tham gia thảo luận và

chia sẻ kinh nghiệm tu học tại trang facebook Gia đình Dipkar Việt Nam theo địa

chỉ: http://www.facebook.com/dipkarvn/ Do đó, nếu có bất cứ thắc mắc nào về bài

giảng, hoặc khi gặp vấn đề khó khăn trong cuộc sống, các bạn có thể đặt câu hỏi

và chia sẻ với Gia đình Dipkar Việt Nam để cùng nhau thảo luận tại trang

facebook trên. Gia đình Dipkar Việt Nam hoan nghênh mọi chia sẻ từ các bạn!