16
153 CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ PHƯƠNG PHÁP LUẬN XÂY DỰNG QUY HOẠCH TỔNG THỂ BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC VIỆT NAM Phạm Bình Quyền Trung tâm Nghiên cứu Tài nguyên và Môi trường, Đại học Quốc gia Hà Nội Lê Thanh Bình Cục Bảo tồn Đa dạng Sinh học, Tổng cục Môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường Tóm tắt Các cơ sở khoa học và thực tiễn, đặc biệt quy trình chung xây dựng Quy hoạch tổng thể Bảo tồn Đa dạng sinh học của cả nước đã được trình bày trong báo cáo, tuy là kết quả ban đầu, nhưng bảo đảm tính khoa học, hệ thống, nhất là tạo được cơ sở để thời gian tới trực tiếp thực hiện việc quy hoạch bảo tồn. Quy hoạch Đa dạng sinh học là xác định khung về nội dung, phân bố không gian và kế hoạch thực hiện bảo tồn đa dạng sinh học theo thời gian của các hoạt động bảo tồn khác. Quy hoạch Đa dạng sinh học là công cụ thiết yếu để quản lý hiệu quả từng khu bảo tồn và cả toàn bộ hệ thống bảo tồn thiên nhiên quốc gia. Quy hoạch Bảo tồn Đa dạng sinh học của cả nước phải căn cứ vào Chiến lược Phát triển Kinh tế-xã hội, quốc phòng, an ninh quốc gia; Chiến lược Bảo vệ Môi trường quốc gia; Quy hoạch Sử dụng đất của cả nước; quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực. Quá trình lập quy hoạch thường được chia thành 5 bước: chuẩn bị; đề xuất quy hoạch; lập quy hoạch; phê duyệt; thực hiện và giám sát. Có 3 nhóm, 3 chủ thể chính tham gia xây dựng quy hoạch bảo tồn với vai trò và trách nhiệm khác nhau: Cơ quan thẩm quyền, Tổ công tác liên ngành và Cộng đồng. 1. MỞ ĐẦU Tài nguyên sinh vật phong phú với số loài mới cho khoa học được phát hiện chiếm khoảng 6,5% số loài so với thế giới, Việt Nam được công nhận là nước có tính đa dạng sinh học (ĐDSH) cao vào hạng thứ 16 và là một trong những quốc gia được ưu tiên cho bảo tồn toàn cầu. Sự đa dạng về địa hình, đất đai, cảnh quan và khí hậu là cơ sở thuận lợi tạo nên tính đa dạng các hệ sinh thái (HST), loài và nguồn gen ở Việt Nam. Ở môi trường trên cạn, đã xác định được khoảng 95 kiểu hệ sinh thái (Bộ TN&MT, 2007, 2008) thuộc 8 vùng địa lý khí hậu, đã phát hiện được trên 13.700 loài thực vật, 11.100 loài động vật. Trong các vùng đất ngập nước (ĐNN), đã xác định được 28 kiểu hệ sinh thái (HST) (Bộ TN&MT, 2008), là môi trường sống của hơn 3.000 loài thủy sinh vật. Trong môi trường biển, đã

CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ PHƯƠNG PHÁP LUẬN XÂY DỰNG …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/10230/1/Phạm Bình Quyền & Lê Thanh Bình... · Các cơ sở khoa học

  • Upload
    others

  • View
    5

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

153

CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ PHƯƠNG PHÁP LUẬN XÂY DỰNG QUY

HOẠCH TỔNG THỂ BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC VIỆT NAM

Phạm Bình Quyền

Trung tâm Nghiên cứu Tài nguyên và Môi trường,

Đại học Quốc gia Hà Nội

Lê Thanh Bình

Cục Bảo tồn Đa dạng Sinh học, Tổng cục Môi trường,

Bộ Tài nguyên và Môi trường

Tóm tắt

Các cơ sở khoa học và thực tiễn, đặc biệt quy trình chung xây dựng Quy hoạch tổng thể

Bảo tồn Đa dạng sinh học của cả nước đã được trình bày trong báo cáo, tuy là kết quả ban

đầu, nhưng bảo đảm tính khoa học, hệ thống, nhất là tạo được cơ sở để thời gian tới trực

tiếp thực hiện việc quy hoạch bảo tồn.

Quy hoạch Đa dạng sinh học là xác định khung về nội dung, phân bố không gian và kế

hoạch thực hiện bảo tồn đa dạng sinh học theo thời gian của các hoạt động bảo tồn khác.

Quy hoạch Đa dạng sinh học là công cụ thiết yếu để quản lý hiệu quả từng khu bảo tồn và

cả toàn bộ hệ thống bảo tồn thiên nhiên quốc gia.

Quy hoạch Bảo tồn Đa dạng sinh học của cả nước phải căn cứ vào Chiến lược Phát triển

Kinh tế-xã hội, quốc phòng, an ninh quốc gia; Chiến lược Bảo vệ Môi trường quốc gia;

Quy hoạch Sử dụng đất của cả nước; quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực.

Quá trình lập quy hoạch thường được chia thành 5 bước: chuẩn bị; đề xuất quy hoạch; lập

quy hoạch; phê duyệt; thực hiện và giám sát.

Có 3 nhóm, 3 chủ thể chính tham gia xây dựng quy hoạch bảo tồn với vai trò và trách

nhiệm khác nhau: Cơ quan thẩm quyền, Tổ công tác liên ngành và Cộng đồng.

1. MỞ ĐẦU

Tài nguyên sinh vật phong phú với số loài mới cho khoa học được phát hiện chiếm khoảng 6,5%

số loài so với thế giới, Việt Nam được công nhận là nước có tính đa dạng sinh học (ĐDSH) cao

vào hạng thứ 16 và là một trong những quốc gia được ưu tiên cho bảo tồn toàn cầu. Sự đa dạng

về địa hình, đất đai, cảnh quan và khí hậu là cơ sở thuận lợi tạo nên tính đa dạng các hệ sinh thái

(HST), loài và nguồn gen ở Việt Nam.

Ở môi trường trên cạn, đã xác định được khoảng 95 kiểu hệ sinh thái (Bộ TN&MT, 2007, 2008)

thuộc 8 vùng địa lý khí hậu, đã phát hiện được trên 13.700 loài thực vật, 11.100 loài động vật.

Trong các vùng đất ngập nước (ĐNN), đã xác định được 28 kiểu hệ sinh thái (HST) (Bộ

TN&MT, 2008), là môi trường sống của hơn 3.000 loài thủy sinh vật. Trong môi trường biển, đã

154

xác định được 20 kiểu HST cùng với trên 11.000 loài sinh vật. Việt Nam là một trong 12 trung

tâm nguồn gốc giống cây trồng thế giới, với trên 800 loài, thuộc 16 nhóm cây trồng khác nhau.

Nhằm bảo tồn và sử dụng bền vững ĐDSH, bắt đầu từ những năm 1960, Chính phủ Việt Nam đã

ban hành các văn bản pháp luật và chính sách bảo tồn ĐDSH.Từ đó đến nay, việc cải cách thể

chế và luật pháp đã phát triển nhanh với sự ra đời của nhiều bộ luật liên quan, đặc biệt là Luật Đa

dạng sinh học ban hành vào năm 2008.

Đến nay, một số thành tựu trong lĩnh vực bảo tồn ĐDSH được ghi nhận như độ che phủ rừng

tăng lên đến 39,5% (Bộ NN&PTNT, 2011), hệ thống các khu bảo tồn trên cạn được xây dựng

gồm 128 khu (30 vườn quốc gia (VQG), 18 khu dự trữ thiên nhiên, 30 khu bảo vệ cảnh quan),

với diện tích gần 2,5 triệu hecta, chiếm 7,6% diện tích lãnh thổ; 45 khu bảo tồn vùng nước nội

địa đã được Chính phủ phê duyệt vào năm 2008; hệ thống 15 khu bảo tồn biển đã được quy

hoạch trình Chính phủ phê duyệt; 2 khu di sản thiên nhiên thế giới, 4 khu di sản thiên nhiên

ASEAN, 4 khu Ramsar, 6 khu dự trữ sinh quyển được quốc tế công nhận.

Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khác nhau, ĐDSH của Việt Nam vẫn còn bị đe dọa và đang bị

suy thoái. Việc gia tăng dân số và mức tiêu dùng là áp lực dẫn tới khai thác quá mức tài nguyên

thiên nhiên. Sự phát triển kinh tế-xã hội thiếu quy hoạch, sự thay đổi mục đích và phương thức

sử dụng đất, xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển trồng cao su, cà phê, phát triển thủy điện, đã làm

tổn hại nhiều HST, các sinh cảnh; diện tích và chức năng rừng phòng hộ bị giảm sút, chức năng

các HST bị biến đổi, nơi ở của nhiều loài sinh vật bị suy giảm, bị phá hủy, bị phân mảnh chia

cắt, cách ly.

Bên cạnh đó, việc quản lý ĐDSH ở Việt Nam cũng còn nhiều bất cập, thể hiện ở cơ quan Nhà

nước quản lý ĐDSH còn phân tán và chưa đủ mạnh; các quy định pháp luật về bảo vệ ĐDSH

thiếu đồng bộ, chưa huy động đúng mức sự tham gia của cộng đồng, quy hoạch bảo tồn ĐDSH

còn yếu, đầu tư cho bảo tồn và phát triển bền vững ĐDSH còn nhiều hạn chế.

Vì vậy, để đạt được mục tiêu bảo tồn, sử dụng bền vững và phát triển ĐDSH một cách bài bản

và dài hạn, góp phần thực hiện Luật Đa dạng sinh học (2008), đòi hỏi cấp thiết phải xây dựng

Quy hoạch tổng thể Bảo tồn đa dạng sinh học quốc gia.

2. CÁC KHÁI NIỆM, QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU VÀ MỐI QUAN HỆ CỦA QUY HOẠCH BẢO

TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC QUỐC GIA

2.1. Các khái niệm, phạm trù liên quan

Quy hoạch ĐDSH là sự tổ chức lập các kế hoạch dài hạn, xây dựng hệ thống bảo tồn ĐDSH trên

cơ sở điều tra, tính toán, dự báo xu thế, đặc điểm, vai trò của ĐDSH cũng như nhu cầu và nguồn

lực, nhằm cụ thể hóa chính sách bảo tồn, góp phần phục vụ cho phát triển bền vững. Như vậy, có

thể hiểu Quy hoạch ĐDSH là xác định khung về nội dung, phân bố không gian và kế hoạch thực

hiện bảo tồn ĐDSH theo thời gian của các hoạt động bảo tồn (Chính phủ CHXHCNVN, 2008a).

Quy hoạch Bảo tồn ĐDSH là công cụ thiết yếu để quản lý hiệu quả từng khu bảo tồn và toàn bộ

hệ thống bảo tồn thiên nhiên quốc gia.

Theo Chiến lược Bảo tồn thế giới (IUCN, UNEP và WWF, 1980), Quy hoạch Bảo tồn ĐDSH là

sự tổ chức quy hoạch sử dụng sinh quyển một cách hiệu quả phục vụ lợi ích của các thế hệ hiện

155

tại và các thế hệ tương lai; tổ chức hoạt động bảo vệ, duy trì, sử dụng, phục hồi và cải thiện môi

trường thiên nhiên, bảo tồn tài nguyên sinh học và các tài nguyên khác có liên quan, duy trì các

quá trình sinh thái và các hệ hỗ trợ, bảo tồn nguồn gen, sử dụng bền vững các loài và các HST.

Với khái niệm như vừa nêu, quy hoạch bảo tồn ĐDSH về thực chất là quy hoạch hệ thống các

khu bảo tồn tại chỗ trên cạn, đất ngập nước và biển, cùng biện pháp bảo tồn chuyển chỗ cũng

như bảo tồn ngoài khu bảo tồn. Theo nghĩa khái quát, quy hoạch tổng thể hệ thống là tổ chức lập

kế hoạch quản lý ở tầm vĩ mô các khu bảo tồn (WCPA, 1998).

Quy hoạch, thiết kế, thực hiện và quản lý là một quá trình liên tục nhằm giải quyết tổng thể tất cả

các vấn đề của bảo tồn ĐDSH.

Quy hoạch là quá trình liên quan tới hệ thống các vấn đề được xem xét toàn diện với mục đích

xác định các giải pháp tối ưu cho các vấn đề đó.

Thiết kế, thực hiện là quá trình từ quy hoạch trong đó các giải pháp được kiểm nghiệm và thực

hiện một cách sáng tạo.

Quản lý là quá trình kiểm soát và hướng dẫn thực hiện các giải pháp đã đề ra nhằm đạt được mục

tiêu quy hoạch và thiết kế.

Quy hoạch, thiết kế, thực hiện và quản lý là quy hoạch hệ thống, gồm các quá trình tương tác và

lệ thuộc lẫn nhau, nhằm mục đích giải quyết các vấn đề bảo tồn thông qua tổng hợp tất cả các

yếu tố liên quan như tác động của chuyển đổi cơ cấu kinh tế, phát triển công nghiệp, du lịch, khai

thác tài nguyên, phát triển cơ sở hạ tầng liên quan tới bảo tồn ĐDSH. Quy hoạch hệ thống xem

xét các vấn đề:

+ Xác định hệ thống khu bảo tồn thiên nhiên, các khu bảo tồn ưu tiên có tầm quan trọng quốc

gia, xác định các đơn vị, kiểu loại các khu bảo tồn và các loại hình bảo tồn.

+ Xây dựng tầm nhìn chiến lược hoàn thiện hệ thống bảo tồn ĐDSH.

+ Xác định các chủ thể và vai trò của các chủ thể liên quan đến hệ thống bảo tồn ĐDSH quốc

gia.

+ Xác định các tác động hiện có, dự báo xu thế và các tác động tiềm ẩn đến hệ thống khu bảo

tồn ĐDSH từ các khu vực xung quanh và ngược lại.

+ Tạo điều kiện thuận lợi mở rộng hợp tác bảo tồn ĐDSH xuyên biên giới.

Như vậy, quy hoạch hệ thống bảo tồn là tập hợp ý tưởng được trình bày dưới dạng các báo cáo

kèm theo các bản đồ và những thông tin nền tương ứng. Bản báo cáo quy hoạch mô tả hiện trạng,

các yếu tố chiến lược và lộ trình thực hiện. Báo cáo quy hoạch cung cấp những hướng dẫn về cơ

chế, thể chế và các quy trình điều hành hệ thống khu bảo tồn ĐDSH gắn với các hoạt động sử

dụng đất, phát triển kinh tế-xã hội của quốc gia. Báo cáo cũng xác định các giải pháp điều hành

phù hợp giữa cấp trung ương và địa phương, giữa các vùng khác nhau và từng khu bảo tồn.

Ngoài ra, quy hoạch hệ thống còn đề cập đến cách tiếp cận đa ngành và liên ngành, nhằm giải

quyết tốt nhất mâu thuẫn lợi ích xảy ra trong quá trình quy hoạch, thiết kế và quản lý hệ thống

khu bảo tồn thiên nhiên.

156

2.2. Các quan điểm, nguyên tắc xây dựng Quy hoạch Bảo tồn Đa dạng sinh học

Căn cứ theo Luật ĐDSH (2008), một số quan điểm và nguyên tắc được đề xuất:

+ Quy hoạch Bảo tồn ĐDSH phải phù hợp với quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch môi trường,

đảm bảo phát triển bền vững kinh tế-xã hội; phù hợp với các quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh

tế-xã hội liên quan của các ngành và các địa phương.

+ Quy hoạch Bảo tồn ĐDSH phải mang tính hệ thống, bao gồm bảo tồn các HST, loài, nguồn

gen; chú trọng duy trì, bảo vệ phát triển chức năng và các khả năng chịu tải của HST, ưu tiên chú

trọng các HST đặc trưng, dễ bị tổn thương, nhạy cảm đã bị suy thoái.

+ Quy hoạch Bảo tồn ĐDSH phải gắn kết sử dụng khoa học, hợp lý, bền vững tài nguyên

ĐDSH.

+ Quy hoạch Bảo tồn ĐDSH đảm bảo thích ứng với BĐKH toàn cầu, vận dụng các quan điểm,

chiến lược mới về bảo tồn.

+ Quản lý ĐDSH của Việt Nam có sự gắn kết, hòa nhập với bảo tồn ĐDSH quốc tế và khu vực.

+ Quy hoạch ĐDSH phải dựa trên cơ sở phát huy tối đa vai trò cộng đồng, có sự quản lý chặt

chẽ của Nhà nước.

+ Quy hoạch Bảo tồn ĐDSH cần áp dụng tối đa các phương pháp quy hoạch, khoa học công

nghệ tiên tiến, thích hợp.

Tuy vậy, quan điểm, nguyên tắc xây dựng Quy hoạch Bảo tồn ĐDSH của cả nước và của các

ngành, các địa phương không thể không phù hợp với các nguyên tắc và chính sách bảo tồn và

phát triển bền vững ĐDSH đã được nhiều văn kiện của Đảng và Nhà nước nêu rõ như Chiến

lược Phát triển bền vững Việt Nam giai đoạn 2011-2020 (2012), Chiến lược Bảo vệ Môi trường

quốc gia đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 (2012). Đặc biệt, tại các Điều 4 và Điều 5 của

Luật ĐDSH, các nguyên tắc và chính sách đó được thể hiện như sau:

“1. Bảo tồn đa dạng sinh học là trách nhiệm của Nhà nước và mọi tổ chức, cá nhân.

2. Kết hợp hài hòa giữa bảo tồn với khai thác, sử dụng hợp lý đa dạng sinh học với việc xóa đói,

giảm nghèo.

3. Bảo tồn tại chỗ là chính, kết hợp bảo tồn tại chỗ với bảo tồn chuyển chỗ.

4. Tổ chức, cá nhân hưởng lợi từ việc khai thác, sử dụng đa dạng sinh học phải chia sẻ lợi ích

với các bên có liên quan; bảo đảm hài hòa giữa lợi ích của Nhà nước với lợi ích của tổ chức, cá

nhân.

5. Bảo đảm quản lý rủi ro do sinh vật biến đổi gen, mẫu vật di truyền của sinh vật biến đổi gen

gây ra đối với đa dạng sinh học”.

Chính sách của Nhà nướcViệt Nam về bảo tồn và phát triển bền vững ĐDSH được quy định tại

Điều 5 của Luật ĐDSH như sau:

“1. Ưu tiên bảo tồn hệ sinh thái tự nhiên quan trọng, đặc thù hoặc đại diện cho một vùng sinh

thái, bảo tồn loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ; bảo đảm kiểm

soát việc tiếp cận nguồn gen.

157

2. Bảo đảm kinh phí cho hoạt động điều tra cơ bản, quan trắc, thống kê, xây dựng cơ sở dữ liệu

về đa dạng sinh học và quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học; đầu tư cơ sở vật chất-kỹ thuật cho

khu bảo tồn, cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học của Nhà nước; bảo đảm sự tham gia của nhân dân

địa phương trong quá trình xây dựng và thực hiện quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học.

3. Khuyến khích và bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân đầu tư, áp dụng tiến

bộ khoa học, công nghệ, tri thức truyền thống vào việc bảo tồn, phát triển bền vững đa dạng sinh

học.

4. Phát triển du lịch sinh thái gắn với việc xóa đói, giảm nghèo, bảo đảm ổn định cuộc sống của

hộ gia đình, cá nhân sinh sống hợp pháp trong khu bảo tồn; phát triển bền vững vùng đệm của

khu bảo tồn.

5. Phát huy nguồn lực trong nước, ngoài nước để bảo tồn và phát triển bền vững đa dạng sinh

học”.

Từ những nội dung vừa trình bày, áp dụng trực tiếp vào lĩnh vực quy hoạch tổng thể bảo tồn

ĐDSH, có thể nêu lên các quan điểm chính sau đây:

2.2.1. Tuân thủ phù hợp

Quy hoạch Bảo tồn ĐDSH phải tuân thủ các quy định liên quan của pháp luật; phù hợp với các

chủ trương đường lối chung về phát triển kinh tế-xã hội, phát triển bền vững và bảo vệ môi

trường (BVMT) trong các chiến lược quốc gia, các kế hoạch hành động quốc gia liên quan.

2.2.2. Kế thừa

Quy hoạch Bảo tồn ĐDSH phải kế thừa các quy hoạch liên quan về sử dụng đất, quy hoạch phát

triển ngành, lĩnh vực, vận dụng được các kết quả điều tra cơ bản về ĐDSH, về điều kiện tự

nhiên, kinh tế-xã hội và kết quả thực hiện quy hoạch bảo tồn ĐDSH đã có.

2.2.3. Thực tế, linh hoạt

Quy hoạch Bảo tồn ĐDSH cần phải thiết thực, khả thi, trên cơ sở phân tích, đánh giá nguồn lực

thực hiện quy hoạch, đánh giá thực trạng và nhu cầu khai thác sử dụng ĐDSH và các sản phẩm

của chúng, kể cả nhu cầu trong và ngoài nước liên quan, có thể thích nghi được với các biến

động về kinh tế, xã hội và môi trường.

2.2.4. Bảo đảm quyền lợi nhiều bên

Quy hoạch Bảo tồn ĐDSH phải bảo đảm quyền lợi quốc gia, đồng thời chú trọng thỏa đáng tới

lợi ích các ngành, các địa phương và đặc biệt là lợi ích cộng đồng và người dân bản địa.

2.2.5. Khoa học và khách quan

Quy hoạch Bảo tồn ĐDSH cần được xây dựng một cách khoa học, khách quan, bằng các phương

pháp hiện đại, kết hợp với các phương pháp truyền thống và đảm bảo đạt được sự đồng thuận

càng cao càng tốt.

158

2.3. Mục tiêu Quy hoạch Bảo tồn Đa dạng sinh học quốc gia

2.3.1. Mục tiêu lâu dài

Xây dựng hệ thống khu bảo tồn thiên nhiên, nhằm bảo vệ các hệ sinh thái, các loài, nguồn gen

phong phú vào bậc nhất trên thế giới và đặc sắc của Việt Nam, đảm bảo đến mức cao nhất an

ninh sinh thái, góp phần thực hiện Luật ĐDSH năm 2008, phục vụ sự nghiệp BVMT, phát triển

bền vững đất nước và thực hiện các điều ước quốc tế liên quan.

2.3.2. Mục tiêu trước mắt

Xây dựng được Quy hoạch tổng thể Bảo tồn ĐDSH của cả nước phù hợp với Quy hoạch Phát

triển Kinh tế-xã hội quốc gia và BVMT, đóng góp thiết thực việc bảo tồn và phát triển bền vững

ĐDSH, đảm bảo an ninh sinh thái và làm cơ sở để các ngành, các lĩnh vực, các địa phương xây

dựng quy hoạch bảo tồn ĐDSH thuộc trách nhiệm của mình theo luật định:

+ Điều tra, nghiên cứu, xây dựng cơ sở khoa học và phương pháp luận, nhằm đề xuất phương

hướng Quy hoạch Bảo tồn ĐDSH của Việt Nam.

+ Đề xuất Quy hoạch Bảo tồn ĐDSH Việt Nam đến năm 2020.

+ Bảo tồn, phát triển và sử dụng bền vững ĐDSH về các nguồn gen, loài sinh vật và hệ sinh thái

phong phú của Việt Nam; quản lý an toàn sinh học một cách có hiệu quả để đảm bảo sức khỏe

nhân dân, BVMT và bảo tồn ĐDSH.

+ Xây dựng hoàn chỉnh hệ thống các khu bảo tồn, từng bước phục hồi và phát triển bền vững

các HST tự nhiên.

+ Tạo lập các căn cứ khoa học và thực tiễn để các ngành, các địa phương xây dựng quy hoạch

bảo tồn ĐDSH thuộc phạm vi trách nhiệm của mình.

+ Tạo cơ sở để góp phần hoàn thiện tổ chức, cơ chế, chính sách quản lý ĐDSH, nâng cao vai trò

và nhận thức cộng đồng về bảo tồn ĐDSH và an toàn sinh học.

+ Thiết thực đóng góp vào việc bảo tồn ĐDSH khu vực và toàn cầu, thực hiện các điều ước

quốc tế liên quan.

2.3.3. Tiêu chí lựa chọn

Căn cứ theo mục tiêu, các nhân tố và các tiêu chí dưới đây được đề xuất sử dụng để lựa chọn các

khu vực xây dựng các khu bảo tồn , xác định ranh giới của các khu đó, được quốc tế thừa nhận:

+ Tính tự nhiên nguyên sơ: chưa bị con người xâm phạm.

+ Tầm quan trọng địa sinh vật: có vị trí đặc biệt và là khu vực đại diện trong phân vùng

địa sinh vật, có các đặc điểm địa lý độc đáo hoặc đặc hữu.

+ Tầm quan trọng sinh thái: khu vực có vị trí và vai trò quan trọng trong các quá trình sinh thái,

sinh học, trong chu kỳ sống của sinh vật, nhất là đối với các loài đang bị đe dọa, nơi nuôi dưỡng

ấu trùng, nơi sinh cư duy nhất của một loài sinh vật, nơi đa dạng về loài và có mặt nhiều sinh cư

của các loài.

+ Tầm quan trọng kinh tế: có giá trị sử dụng, khai thác nguồn lợi hiện có hoặc ở dạng tiềm

năng, là nơi cư trú của các loài có giá trị kinh tế.

159

+ Tầm quan trọng xã hội: có ý nghĩa lịch sử, văn hóa quốc gia và quốc tế.

+ Tầm quan trọng khoa học: có giá trị về mặt nghiên cứu khoa học và giám sát.

+ Ý nghĩa quốc gia và quốc tế: có khả năng được công nhận là di sản, khu dự trữ thiên nhiên

mức quốc gia hoặc quốc tế, có thể là đối tượng của một hiệp ước/thỏa thuận quốc tế, quốc gia.

+ Tính thực tiễn: mức độ tách biệt với các tác động hủy hoại từ bên ngoài, có điều kiện thực tế

để bảo vệ, được ủng hộ về mặt chính trị và xã hội, được hỗ trợ của cộng đồng địa phương, có

khả năng thích ứng với cách sử dụng của dân địa phương, dễ quản lý và thích hợp với các chế độ

quản lý hiện hành.

Các tiêu chí trên đây bằng cách so sánh sẽ là cơ sở để xác định mức độ quan trọng, vị trí ưu tiên

của từng khu bảo tồn trong hệ thống khu bảo tồn thiên nhiên của cả nước và của địa phương.

2.3.4. Căn cứ lập Quy hoạch Bảo tồn ĐDSH quốc gia

Cơ sở pháp lý Quy hoạch Bảo tồn ĐDSH được Luật ĐDSH quy định tại Điều 8 “Căn cứ lập Quy

hoạch tổng thể Bảo tồn ĐDSH của cả nước” như sau:

1. Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội, quốc phòng, an ninh;

2. Chiến lược bảo vệ môi trường;

3. Quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực;

4. Kết quả điều tra cơ bản về đa dạng sinh học, điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội;

5. Kết quả thực hiện quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học trước đó;

6. Thực trạng và dự báo nhu cầu khai thác, sử dụng đa dạng sinh học;

7. Nguồn lực để thực hiện quy hoạch.

Theo đó, Quy hoạch Bảo tồn ĐDSH của cả nước phải căn cứ vào chiến lược phát triển kinh tế-xã

hội, quốc phòng, an ninh quốc gia; Chiến lược BVMT quốc gia; Quy hoạch Sử dụng đất của cả

nước; quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực (Hình 2.1).

QUY HOQUY HOẠẠCHCH

BBẢẢO TO TỒỒNN

ĐA DĐA DẠẠNGNG

SINH HSINH HỌỌCC

ChiChiếếnn lưlượợcc

PTKTXHPTKTXH

QP, ANQP, AN

ChiChiếếnn lưlượợcc

BVMTBVMT

QHSDĐQHSDĐ,,

QH QH ngngàànhnh,,

llĩĩnhnh vvựựcc

HiHiệệnn trtrạạngng

ĐDSHĐDSH, TN,, TN,

KTXHKTXH

NguNguồồnn llựựccDDựự bbááoo

nhunhu ccầầuu

ssửử ddụụngng

KQ THKQ TH

QHBTĐDSHQHBTĐDSH

trưtrướớcc đđóó

Hình 2.1. Căn cứ lập Quy hoạch Bảo tồn Đa dạng sinh học

160

2.3.5. Mối quan hệ của Quy hoạch Bảo tồn Đa dạng sinh học với các chiến lược và quy

hoạch liên quan

Mối quan hệ của Quy hoạch Bảo tồn ĐDSH với các chiến lược và quy hoạch liên quan đã được

Điều 8 Luật ĐDSH quy định như sau (Hình 2.2):

+ Chiến lược Phát triển kinh tế-xã hội, quốc phòng, an ninh.

+ Chiến lược BVMT.

+ Quy hoạch Sử dụng đất, quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực.

+ Kết quả điều tra cơ bản về ĐDSH, điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội.

+ Kết quả thực hiện Quy hoạch Bảo tồn ĐDSH trước đó.

+ Thực trạng và dự báo nhu cầu khai thác, sử dụng ĐDSH.

+ Nguồn lực để thực hiện quy hoạch.

Hình 2.2. Sơ đồ nguyên tắc mối quan hệ giữa Quy hoạch Bảo tồn Đa dạng sinh học

và các chiến lược, quy hoạch liên quan

(a) Quan hệ với Chiến lược Phát triển Kinh tế-xã hội, quốc phòng, an ninh quốc gia:

Chiến lược Phát triển Kinh tế-xã hội, quốc phòng, an ninh, thông qua Chiến lược BVMT, Quy

hoạch Sử dụng đất và quy hoạch ngành, lĩnh vực tác động trực tiếp đến Quy hoạch Bảo tồn

ĐDSH. Tất nhiên, quá trình xây dựng Chiến lược Phát triển Kinh tế-xã hội, quốc phòng, an ninh

đã có tham vấn và đồng thuận với Chiến lược BVMT (và ngược lại), nhưng mối quan hệ với quy

hoạch bảo tồn ĐDSH không vì thế mà giảm đi bởi mối quan hệ này còn phát huy qua các quy

hoạch sử dụng đất và quy hoạch ngành, lĩnh vực.

(b) Quan hệ với Chiến lược Bảo vệ Môi trường quốc gia:

Chiến lược BVMT quốc gia đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 đã được soạn thảo vào năm

2012. Các mục tiêu cụ thể đến 2020 cho thấy, các chỉ tiêu liên quan trực tiếp gồm:

Chiến lược phát triển

KT - XH - QP - AN

Chiến lược

BVMT

Quy hoạch sử

dụng đất

Quy hoạch ngành,

lĩnh vực

Quy hoạch bảo

tồn ĐDSH

161

+ Bảo đảm cân bằng sinh thái ở mức cao.

+ Đáp ứng các yêu cầu về môi trường để hội nhập kinh tế quốc tế và hạn chế các tác động tiêu

cực từ mặt trái của toàn cầu hóa.

Rất nhiều các chỉ tiêu còn lại có liên quan gián tiếp tới quy hoạch bảo tồn, sẽ phân tích cụ thể các

giai đoạn tiếp theo. Tất cả các nội dung thuộc nhóm ”trực tiếp” và một số nội dung thuộc nhóm

”gián tiếp” đặt ra các ”đầu vào” quan trọng đối với việc xây dựng quy hoạch bảo tồn.

(c) Quan hệ với Quy hoạch Sử dụng đất:

Trong hệ thống tất cả các quy hoạch liên quan đến tài nguyên, môi trường, quy hoạch sử dụng

đất luôn đóng vai trò đặc biệt. Trước hết, đất là nền tảng mà tất cả các quy hoạch phải sử dụng để

xây dựng. Các quy hoạch bảo vệ, khai thác, sử dụng tài nguyên, môi trường, đến lượt mình, lại

tác động đến Quy hoạch Sử dụng đất, nhằm đạt được sự hợp lý, đồng thuận tối đa có thể. Tỷ lệ

bản đồ Quy hoạch Sử dụng đất trong nhiều trường hợp quyết định tỷ lệ bản đồ của các quy hoạch

khác. Quy trình xây dựng Quy hoạch Sử dụng đất cũng được tham chiếu để thiết lập trình tự xây

dựng các quy hoạch khác, bao gồm cả Quy hoạch Bảo tồn ĐDSH.

(d) Quan hệ với các quy hoạch ngành, lĩnh vực:

Quy hoạch ngành, lĩnh vực, nhất là các quy hoạch giao thông, quy hoạch xây dựng, quy hoạch

đô thị, quy hoạch sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, diêm nghiệp, quy hoạch phát triển

công nghiệp, v.v.. có quan hệ qua lại mật thiết với Quy hoạch Bảo tồn ĐDSH. Quy hoạch ngành,

lĩnh vực một mặt đặt ra những hạn chế cho Quy hoạch Bảo tồn ĐDSH, nhưng cũng không ít khi

tạo ra cơ hội cho Quy hoạch Bảo tồn. Đồng thời, các quy hoạch ngành, lĩnh vực cũng phải đồng

thuận tới mức cao nhất với Quy hoạch Bảo tồn ĐDSH.

Quá trình xây dựng các quy hoạch ngành, lĩnh vực, tốt nhất là được diễn ra đồng thời với quá

trình xây dựng Quy hoạch Bảo tồn ĐDSH và tham chiếu lẫn nhau. Rất tiếc, việc này không xảy

ra thường xuyên và đấy là một trong những nguyên nhân cơ bản gây ra các mâu thuẫn, xung đột

giữa bảo tồn và phát triển. Nhiều khi, các mâu thuẫn, xung đột này không phát sinh ở tầm vĩ mô:

tầm điều tiết bởi các chiến lược (Chiến lược Phát triển Kinh tế-xã hội, quốc phòng, an ninh,

Chiến lược BVMT), nhưng lại phát sinh rất phổ biến từ cấp quy hoạch trở xuống.

Những sự kiện như việc xây dựng đường giao thông xuyên qua các VQG ,việc quy hoạch các

nhà máy thủy điện hủy hoại HST rừng và làm ngập một số diện tích các khu bảo tồn, việc phá bỏ

thay thế HST rừng Khộp đặc thù bằng rừng cao su, việc phá hủy HST rừng ngập mặn để nuôi

trồng thủy sản, việc phá rừng phi lao phòng hộ ven biển để khai thác quặng titan imenit, việc dự

kiến phát triển du lịch cao cấp tại vùng lõi VQG... là những bài học đáng ghi nhớ cho công tác

quy hoạch nói chung, cho Quy hoạch Bảo tồn ĐDSH nói riêng. Vấn đề đặt ra là, làm thế nào để

giảm thiểu những mâu thuẫn, xung đột loại này, tránh những tổn thất to lớn về tiền của, thời

gian, các mối quan hệ trong ngoài, trên dưới mà suy cho cùng, chỉ có môi trường và người dân bị

thiệt.

(e) Quan hệ với các quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học địa phương:

Luật ĐDSH không quy định việc xây dựng Quy hoạch tổng thể Bảo tồn ĐDSH của cả nước phải

căn cứ vào các quy hoạch bảo tồn ĐDSH của các địa phương, nhưng yêu cầu các địa phương xây

162

dựng quy hoạch của mình và thực hiện các nhiệm vụ liên quan của quy hoạch tổng thể. Việc này

là rất cần thiết, bảo đảm tính tập trung, đặt quyền lợi quốc gia về bảo tồn lên trên hết.

Tuy vậy, các địa phương có vai trò quan trọng trong xây dựng Quy hoạch tổng thể Bảo tồn

ĐDSH, thể hiện đặc biệt rõ ràng trong quá trình xây dựng, nhất là ở bước tìm sự đồng thuận cao

nhất cho các phương án quy hoạch. Có nghĩa là, các yêu cầu, các mục tiêu của địa phương về

bảo tồn đã được tích hợp tối đa (theo khả năng có thể) vào quy hoạch chung. Mặt khác, đối với

những mục tiêu đặc thù về bảo tồn của địa phương mà không mâu thuẫn với quy hoạch chung,

địa phương vẫn quy hoạch thực hiện.

Lý luận là vậy, nhưng thực tế luôn phức tạp hơn nhiều. Vì vậy, việc phát huy các quan hệ lý

thuyết trong thực tế xây dựng Quy hoạch tổng thể Bảo tồn ĐDSH luôn phải được quan tâm giải

quyết.

3. XÁC ĐỊNH CÁC CHỦ THỂ VÀ VAI TRÒ CỦA TỪNG CHỦ THỂ

Theo kinh nghiệm của nhiều quốc gia, việc xây dựng Quy hoạch tổng thể Bảo tồn ĐDSH thường

áp dụng quy trình quy hoạch của các lĩnh vực khác, cụ thể là Quy hoạch Môi trường, Quy hoạch

Quản lý Tài nguyên và sử dụng đất. Quy hoạch Môi trường rất gần với Quy hoạch Bảo tồn

ĐDSH, nhưng bản thân còn nhiều tồn tại, do vậy, kinh nghiệm Quy hoạch Quản lý Tài nguyên

và sử dụng đất thường được đánh giá cao hơn.

Thông thường, có 3 nhóm, 3 chủ thể chính tham gia xây dựng Quy hoạch Bảo tồn với vai trò và

trách nhiệm khác nhau: cơ quan thẩm quyền, tổ công tác liên ngành và cộng đồng.

3.1. Cơ quan thẩm quyền về Quy hoạch tổng thể Bảo tồn Đa dạng sinh học

Cơ quan thẩm quyền chịu trách nhiệm khởi xướng quá trình Quy hoạch Bảo tồn ĐDSH sau khi

đã có quyết định của cấp trên (đối với Quy hoạch Bảo tồn ĐDSH của cả nước là quyết định của

Chính phủ). Cơ quan thẩm quyền chịu trách nhiệm phê duyệt kế hoạch xây dựng Quy hoạch, bảo

đảm nguồn lực và kinh phí cho việc thực hiện kế hoạch này. Cơ quan cũng chịu trách nhiệm cử

người tham gia trực tiếp vào việc xây dựng kế hoạch. Cơ quan chịu trách nhiệm tổng kết quá

trình xây dựng và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt quy hoạch.

Hiện nay, Bộ Tài nguyên và Môi trường giao nhiệm vụ cho Tổng cục Môi trường, Tổng cục Môi

trường lại giao cho Cục Bảo tồn ĐDSH thực hiện trọng trách xây dựng Quy hoạch Bảo tồn.

3.2. Tổ công tác liên ngành về Quy hoạch Bảo tồn ĐDSH

Quy hoạch Bảo tồn ĐDSH về thực chất là một quy hoạch liên ngành đa lĩnh vực, do đó, việc cần

có một tổ chức chủ thể xây dựng Quy hoạch mang tính liên ngành là tất yếu. Có thể thành lập Tổ

công tác liên ngành về Quy hoạch Bảo tồn ĐDSH.

Tổ liên ngành bao gồm đại diện của Cơ quan thẩm quyền, các chuyên gia là đại diện của các bộ

ngành có liên quan và một số chuyên gia am hiểu công tác quy hoạch. Cơ quan thẩm quyền ra

quyết định hành chính về tổ chức và hoạt động của Tổ liên ngành.

163

3.3. Cộng đồng

Được biết

để thể hiện

Được

trao đổi

thông

tin

Được

hỏi ý

kiến

Cùng

xác

định

vấn đề

Thẩm tra

quy

hoạch

Tìm

kiếm

đồng

thuận

Được

giao

nhiệm vụ

Hình thức

phương

pháp tham

gia

Thông báo

về quy

hoạch

Điều

tra, thu

thập

thông

tin

Họp

cộng

đồng

Hội

thảo

Lập nhóm

chuyên

gia

Lập nhóm

tư vấn

Tham gia

Tổ liên

ngành

Vai trò của

chủ thể

cộng đồng

Tăng theo mức độ tham gia

Hình 3.1. Sơ đồ về mức độ và hình thức tham gia của cộng đồng vào

Quy hoạch Bảo tồn Đa dạng sinh học

Cộng đồng là chủ thể đặc biệt, đại diện cho nhóm những người dân có lợi ích trong Quy hoạch

Bảo tồn. Vai trò của chủ thể cộng đồng trong xây dựng Quy hoạch có thể rất khác nhau từ việc

cho ý kiến tham khảo đến việc thực hiện đầy đủ quy hoạch mà đúng hơn là một hoặc một số nội

dung quy hoạch. Theo kinh nghiệm một số nước và qua thực tế của chúng tôi, sự phân chia trách

nhiệm giữa chủ thể tổ liên ngành và chủ thể cộng đồng có thể được thể hiện ở sơ đồ như ở Hình

3.1. Việc lựa chọn mức độ tham gia của cộng đồng phụ thuộc vào một số yếu tố như nội dung

Quy hoạch (một phần của Quy hoạch Bảo tồn), chủ trương Chính phủ, vào các nguồn lực, kinh

phí có được và đương nhiên, vào sự quan tâm của bản thân cộng đồng. Mức độ tham gia của

cộng đồng càng tăng thì trách nhiệm trực tiếp của Tổ liên ngành càng giảm tương xứng. Vấn đề

này nếu được xác định ngay từ đầu, quá trình quy hoạch thì sẽ thuận lợi hơn.

4. LẬP QUY HOẠCH TỔNG THỂ BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC

Quá trình lập quy hoạch thường được chia thành 5 bước, gồm: chuẩn bị; đề xuất quy hoạch; lập

quy hoạch; phê duyệt; thực hiện và giám sát. Sơ đồ sau đây (Hình 4.1) chỉ rõ các kết quả/sản

phẩm chính của việc lập Quy hoạch tổng thể Bảo tồn ĐDSH của cả nước.

4.1. Bước 1: Chuẩn bị

Bước chuẩn bị tập trung vào việc xác định những vấn đề chủ yếu liên quan đến Quy hoạch, để

làm cơ sở cho Quy hoạch như Quy hoạch Sử dụng đất, hiện trạng ĐDSH, Quy hoạch Lâm

nghiệp, Quy hoạch Thủy sản, tình hình phát triển đô thị....

Một trong những kỹ năng cơ bản của quy hoạch ngày nay là sử dụng hệ thống thông tin địa lý

(GIS). GIS có khả năng nhập và quản lý những dung lượng lớn các thông tin liên quan, quản lý

và phân tích thông tin không gian và như vậy, GIS đã được thực tế chứng minh là công cụ quy

hoạch rất có giá trị và hữu ích. Trong bước chuẩn bị, cần thực hiện việc thu thập thông tin, nói

164

khác đi, cần tiến hành nghiên cứu nhu cầu thông tin, cả thông tin viết và nhất là thông tin không

gian, bản đồ.

Các bước quy hoạch Các sản phẩm chính

Bước 1: Chuẩn bị Xác định nhu cầu thông tin

Bước 2: Đề xuất Nêu rõ mục đích quy hoạch

Bước 3

Lập quy hoạch

Xử lý thông tin Dữ liệu thông tin

Báo cáo thông tin

Xây dựng các kịch bản Kịch bản

Bản đánh giá các kịch bản

Tìm kiếm đồng thuận Quy hoạch trình duyệt quy hoạch

Bước 4: Phê duyệt Quyết định phê duyệt quy hoạch

Bước 5: Thực hiện và giám sát Báo cáo giám sát kết quả thực hiện quy

hoạch

Hình 4.1. Sơ đồ về các bước của quy hoạch và sản phẩm chính

Tóm lại, bước chuẩn bị cần thực hiện các công việc sau:

+ Xác định những vấn đề chủ yếu liên quan đến quy hoạch;

+ Thành lập Tổ liên ngành và Tổ ĐMC;

+ Tiến hành nghiên cứu nhu cầu thông tin;

+ Bắt đầu thu thập thông tin;

+ Tiếp xúc các chủ thể cộng đồng liên quan.

Việc nghiên cứu nhu cầu thông tin thường được tiến hành theo sơ đồ (Hình 4.2) có tính nguyên

tắc sau:

4.2. Bước 2: Đề xuất

Ở bước 2, các nội dung, phạm vi quy hoạch cũng như vai trò và sự tham gia của các chủ thể phải

được xác định và cụ thể hóa với các hoạt động sau đây cần được hoàn thành:

+ Xây dựng kế hoạch thực hiện;

+ Xác định các nội dung lập quy hoạch và phạm vi từng nội dung;

+ Hoàn thành bộ tài liệu cơ sở;

+ Khẳng định và phân công trách nhiệm các chủ thể tham gia;

+ Ghi nhận ý kiến của các chủ thể đối với các nội dung quy hoạch đã được xác định;

+ Trong điều kiện có thể, bắt đầu bổ sung các thông tin ban đầu theo các định hướng quy hoạch.

165

4.3. Bước 3: Lập quy hoạch

Bước lập quy hoạch là bước quan trọng nhất để đưa ra Quy hoạch Bảo tồn, thường gồm 3 loại

hoạt động sau:

Hình 4.2. Sơ đồ nguyên tắc nghiên cứu nhu cầu thông tin

+ Hoàn chỉnh thông tin (tư liệu, bản đồ, số liệu...);

+ Phân tích, phát triển kịch bản Quy hoạch;

+ Hoàn chỉnh Quy hoạch (phương án lựa chọn cuối cùng).

+ Trên cơ sở của tất cả các thông tin đã có, Tổ liên ngành đưa ra kịch bản ban đầu (kịch bản

“0”) để chính thức thực hiện quá trình lập Quy hoạch.

Việc phân tích, phát triển kịch bản ban đầu được thực hiện theo nhiều cách khác nhau, nhưng

nhìn chung bao gồm các công việc cụ thể sau đây:

+ Xác định các đối tượng, đơn vị quy hoạch và ranh giới của chúng, ví dụ: các khu bảo tồn, các

VQG, các hành lang ĐDSH, các cơ sở bảo tồn chuyển vị...;

+ Tóm lược các giá trị chính của các đối tượng, đơn vị quy hoạch;

+ Làm rõ mục tiêu cho từng loại hoặc từng đơn vị quy hoạch;

+ Nếu có thể, phân vùng hoặc nhóm theo các giới hạn khác nhau (theo địa giới hành chính, theo

các phân vùng khác);

Xác định các sản phẩm

cần có từ thông tin

Thu thập thông tin

hiện có

Hệ GIS quản lý thông tin

Xác định các loại thông tin

cần thiết Mục đích quy hoạch

Thu thập dữ liệu

Đánh giá thông tin

Đánh giá thông tin hiện có

xác định các "lỗ hổng"

166

+ Đánh giá tác động môi trường và đánh giá tác động của kịch bản đối với mục tiêu bảo tồn và

với các yếu tố kinh tế, xã hội và môi trường khác;

+ Cuối cùng là tổng hợp kết quả phân tích, trình Tổ liên ngành và các chủ thể để phát triển

thành kịch bản tiếp theo (kịch bản 1, 2, v.v...).

Cũng cần nói thêm là việc phân tích, tìm kiếm sự đồng thuận thường không đơn giản, vì phụ

thuộc nhiều vào các ngành, các địa phương, các quyền lợi và trách nhiệm của các chủ thể và các

nhóm quyền lợi khác nhau. Người ta đôi khi sử dụng các ma trận tương thích nhằm cố gắng nêu

lên và đánh giá (ở mức định lượng tương đối) sự tương thích giữa các nhu cầu bảo tồn khác

nhau, chỉ ra những mảng/lĩnh vực chưa tương thích để cùng cố gắng tìm kiếm sự tương đồng.

Việc này có thể lặp đi lặp lại nhiều lần, nhưng không bao giờ được coi nhẹ.

4.4. Bước 4: Phê duyệt

Việc phê duyệt Quy hoạch Bảo tồn thường được tiến hành theo các quy định phân cấp có sẵn.

4.5. Bước 5: Thực hiện và giám sát

Bản Quy hoạch đã được phê duyệt sẽ được chuyển đến các cơ quan liên quan để tổ chức thực

hiện, nhằm bảo đảm Quy hoạch được triển khai trên thực tế và nhằm rút kinh nghiệm cho các lần

quy hoạch tiếp theo.

Hiện nay, có 2 loại giám sát quy hoạch: thường xuyên và định kỳ. Loại giám sát thường xuyên

tiến hành đánh giá việc bảo đảm tiến độ thực hiện Quy hoạch, gọi là giám sát quá trình. Loại

giám sát định kỳ (có thể là 5 năm/lần) tiến hành đánh giá kết quả của Quy hoạch và tác động của

nó đến mục tiêu đặt ra ban đầu, gọi là giám sát hiệu quả. “Thực hiện và Giám sát” gồm các hành

động sau:

+ Tổ chức thực hiện các nội dung của Quy hoạch đã được phê duyệt;

+ Lên kế hoạch giám sát việc thực hiện Quy hoạch;

+ Tiến hành giám sát quá trình và/hoặc;

+ Tiến hành giám sát hiệu quả;

+ Tổng kết rút kinh nghiệm nhằm hoàn thiện Quy hoạch.

5. SẢN PHẨM CHÍNH CỦA QUY HOẠCH BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC

+ Bản Quy hoạch được phê duyệt bao gồm sự phân công nhiệm vụ và các bản đồ đi kèm.

+ Cơ sở dữ liệu GIS về các thông tin liên quan đến Quy hoạch.

+ Các sản phẩm khác, bao gồm một số tài liệu sử dụng trong quá trình quy hoạch, các tài liệu

giám sát và những tài liệu liên quan khác.

6. KẾT LUẬN

1. Các cơ sở khoa học và thực tiễn, đặc biệt quy trình chung xây dựng Quy hoạch tổng thể Bảo

tồn ĐDSH của cả nước đã được trình bày, tuy là kết quả ban đầu, nhưng bảo đảm tính khoa học,

hệ thống, nhất là tạo được cơ sở để thời gian tới trực tiếp thực hiện việc Quy hoạch Bảo tồn.

167

2. Quy hoạch ĐDSH là xác định khung về nội dung, phân bố không gian và kế hoạch thực hiện

bảo tồn ĐDSH theo thời gian của các hoạt động bảo tồn khác.

Quy hoạch ĐDSH là công cụ thiết yếu để quản lý hiệu quả từng khu bảo tồn và toàn bộ hệ thống

bảo tồn thiên nhiên quốc gia.

3. Quy hoạch Bảo tồn ĐDSH của cả nước phải căn cứ vào Chiến lược Phát triển Kinh tế-xã hội,

quốc phòng, an ninh quốc gia; Chiến lược BVMT quốc gia; Quy hoạch Sử dụng đất của cả nước;

quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực.

4. Quá trình lập Quy hoạch thường được chia thành 5 bước: chuẩn bị; đề xuất quy hoạch; lập quy

hoạch; phê duyệt; thực hiện và giám sát.

5. Có 3 nhóm, 3 chủ thể chính tham gia xây dựng quy hoạch bảo tồn với vai trò và trách nhiệm

khác nhau: cơ quan thẩm quyền, tổ công tác liên ngành và cộng đồng.

TÀI LIỆU THAM KHẢO CHÍNH

1. Bộ NN&PTNT, 2011. Diện tích rừng toàn quốc tính đến 31/12/2010, kèm theo Quyết định

1828/QĐ-BNN-TCLN ngày 11/8/2011.

2. Bộ TN&MT, 2007. Kế hoạch Hành động quốc gia về Đa dạng sinh học đến năm 2010 và

định hướng đến năm 2020 thực hiện Công ước Đa dạng sinh học và Nghị định thư

Cartagena về An toàn sinh học.

3. Bộ TN&MT, 2008. Báo cáo quốc gia lần thứ 4 về thực hiện Công ước ĐDSH. Cục Bảo tồn.

4. Chính phủ CHXHCNVN, 2008a. Luật Đa dạng sinh học. NXB Hồng Thái.

5. IUCN, UNEP and WWF, 1980. World Conservation Strategy.

6. WCPA (World Commission on Protected Areas), 1998.

168

Summary

SCIENTIFIC BASIS AND METHODOLOGY FOR CONSTRUCTING A MASTER PLAN

OF BIODIVERSITY CONSERVATION OF VIET NAM

Phạm Bình Quyền

Centre for Natural Resources and Evironmental Studies, VNU, Hanoi

Le Thanh Binh

Biodiversity Conservation Agency, VEA, MONRE

In this paper, scientific and practical basis, especially the common process to build general

planning for national biodiversity conservation has been presented. Although this is the first

result, scientific and systematic bases of conservation planning are ensured.

Biodiversity Planning includes determining the content, apportionment of space and action plan

along with the time of other conservation activities.

Biodiversity Planning is an essential tool in order to manage nature reserve and the national

reserve system efficiently.

National Biodiversity Planning must rely on National Socio-economic Development and

National Defence, Security Strategy, Environmental Protection Strategy, Land Use Planning, and

Field Development Planning.

The process of establishing the Planning is divided into five steps: preparing, proposing,

establishing, approving, carrying out and monitoring.

With different roles and responsibilities, Biodiversity Planning is established by three groups

together: State agencies, Interdisciplinary working group and Community.