54
Các giải pháp cải thiện cán cân vãng lai của Việt Nam TS. Mai Thu Hiền và Cao Thị Thanh Thủy[*] Thực trạng cán cân vãng lai của Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2000 đến 2011 chỉ thặng dư trong hai năm đầu 2000 và 2001, những năm còn lại đều trong trạng thái thâm hụt. Từ năm 2007, thâm hụt cán cân vãng lai tăng cao gấp 2 - 5 lần mức thâm hụt bình quân của 5 năm về trước 2002 - 2006. Từ việc trình bày thực trạng thâm hụt cán cân vãng lai giai đoạn 2000 - 2011, bài viết sẽ phân tích nguyên nhân gây thâm hụt cán cân vãng lai, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm cải thiện tình trạng thâm hụt cán cân vãng lai. 1. Thực trạng cán cân vãng lai giai đoạn 2000 - 2011 Sau 2 năm liên tiếp cán cân vãng lai đạt trạng thái thặng dư, giai đoạn từ 2002 đến nay cán cân vãng lai của Việt Nam đã bắt đầu thâm hụt trở lại. Ðặc biệt, năm 2008, do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới, mức thâm hụt tài khoản vãng lai đạt mức kỷ lục là 10,79 tỷ USD, chiếm 11,9% GDP, cao nhất trong cả giai đoạn (bảng 1). Nguyên

Các giải pháp cải thiện cán cân vãng lai của Việt Nam

Embed Size (px)

DESCRIPTION

Thực trạng cán cân vãng lai của Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2000 đến 2011 chỉ thặng dư trong hai năm đầu 2000 và 2001, những năm còn lại đều trong trạng thái thâm hụt. Từ năm 2007, thâm hụt cán cân vãng lai tăng cao gấp 2 - 5 lần mức thâm hụt bình quân của 5 năm về trước 2002 - 2006. Từ việc trình bày thực trạng thâm hụt cán cân vãng lai giai đoạn 2000 - 2011, bài viết sẽ phân tích nguyên nhân gây thâm hụt cán cân vãng lai, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm cải thiện tình trạng thâm hụt cán cân vãng lai.

Citation preview

Page 1: Các giải pháp cải thiện cán cân vãng lai của Việt Nam

Các giải pháp cải thiện cán cân vãng lai của Việt Nam

TS. Mai Thu Hiền và Cao Thị Thanh Thủy[*]

 

Thực trạng cán cân vãng lai của Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2000 đến 2011

chỉ thặng dư trong hai năm đầu 2000 và 2001, những năm còn lại đều trong trạng thái

thâm hụt. Từ năm 2007, thâm hụt cán cân vãng lai tăng cao gấp 2 - 5 lần mức thâm hụt

bình quân của 5 năm về trước 2002 - 2006. Từ việc trình bày thực trạng thâm hụt cán cân

vãng lai giai đoạn 2000 - 2011, bài viết sẽ phân tích nguyên nhân gây thâm hụt cán cân

vãng lai, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm cải thiện tình trạng thâm hụt cán cân vãng

lai.

 

1. Thực trạng cán cân vãng lai giai đoạn 2000 - 2011

Sau 2 năm liên tiếp cán cân vãng lai đạt trạng thái thặng dư, giai đoạn từ 2002 đến

nay cán cân vãng lai của Việt Nam đã bắt đầu thâm hụt trở lại. Ðặc biệt, năm 2008, do

ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới, mức thâm hụt tài khoản vãng lai đạt

mức kỷ lục là 10,79 tỷ USD, chiếm 11,9% GDP, cao nhất trong cả giai đoạn (bảng 1).

Nguyên nhân chính dẫn đến thâm hụt cán cân vãng lai là tình trạng thâm hụt của cán cân

thương mại. Ðể hiểu rõ hơn tình hình cán cân vãng lai của Việt Nam giai đoạn 2000 -

2011, chúng ta sẽ phân tích trạng thái của các cán cân tiểu bộ phận.

Bảng 1. Cán cân vãng lai của Việt Nam giai đoạn 2000-2011

Năm 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011

Cán cân vãng lai (tỷ USD)

0,64 0,67 -0,67 -1,93 -1,56 -0,49 -0,16 -6,99 -10,79 -6,1 -4,3 -0,7

%GDP 2,1 2,2 -1,9 -4,9 -3,4 -0,9 -0,3 -9,8 -11,9 -6,6 -4,1 -0,5

Nguồn: IMF Country Report Vietnam No 03/382, 06/423, 07/386, 09/110, 10/281, 12/165.

Cán cân thương mại

Trong hai năm liên tiếp 2000 - 2001, cán cân thương mại Việt Nam ở trạng thái

thặng dư, hoạt động xuất khẩu khởi sắc và đạt được những kết quả hết sức khả quan. Từ

Page 2: Các giải pháp cải thiện cán cân vãng lai của Việt Nam

năm 2002 trở lại đây, cán cân thương mại Việt Nam lại rơi vào tình trạng thâm hụt.

Nguyên nhân không phải do sự giảm sút trong xuất khẩu mà do nhập khẩu tăng quá

nhanh. Kim ngạch nhập khẩu tăng từ 17,76 tỷ USD năm 2002 lên đến mức kỷ lục 97,4 tỷ

USD vào năm 2011. Tương tự, kim ngạch xuất khẩu cũng tăng lên nhanh chóng nhưng

nhìn chung cho cả giai đoạn, kim ngạch nhập khẩu luôn vượt trội so với kim ngạch xuất

khẩu dẫn đến cán cân thương mại vẫn thường xuyên trong trạng thái thâm hụt. (Bảng 2)

Bảng 2. Cán cân thương mại của Việt Nam giai đoạn 2000-2011

Năm 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011

Kim ngạch xuất khẩu

Giá trị (Tỷ USD) 14,45 15,03 16,71 20,15 26,49 32,45 39,83 48,56 62,69 57,1 72,2 96,9

Tăng trưởng (%)

25,2 4,0 11,2 20,6 31,4 22,5 22,7 21,9 29,1 -8,9 26,4 34,2

Kim ngạch nhập khẩu

Giá trị (Tỷ USD)

14,07 14,4 17,76 22,73 28,77 34,89 42,6 58,92 75,47 65,4 77,3 97,4

Tăng trưởng (%)

34,5 3,4 22,1 28,0 26,6 21,2 22,1 38,3 28,1 -13,3 18,3 25,9

Cán cân thương mại (Tỷ USD)

0,38 0,63 -1,05 -2,58 -2,28 -2,44 -2,77 -10,36 -12,78 -8,3 -5,1 -0,4

Nguồn: IMF Country Report Vietnam No 03/382, 06/423, 07/386, 09/110, 10/281, 12/165.

 

Về mặt hàng xuất khẩu, cơ cấu xuất khẩu mặc dù đã có chuyển biến tích cực

nhưng vẫn dựa chủ yếu vào các sản phẩm thô. Mặc dù xuất khẩu sản phẩm thô và sơ chế

có giảm đi (năm 2011 là 38,87% kim ngạch xuất khẩu so với mức 55,78% năm 2000),

xuất khẩu nhóm hàng chế biến có tăng lên (năm 2011 là 59,92% kim ngạch xuất khẩu so

với mức 44,17% năm 2000) nhưng tạo ra giá trị gia tăng thấp và tỷ trọng nhóm hàng chế

biến vẫn ở mức thấp so với các nước láng giềng (Tổng cục Thống kê, 2011). 

Về thị trường xuất khẩu, Việt Nam phụ thuộc quá nhiều vào một nhóm nhỏ các

quốc gia gồm EU, ASEAN, Nhật Bản, Trung Quốc, Mỹ. Năm 2000, tỷ trọng xuất khẩu

vào các thị trường này lần lượt là EU (19,64%), ASEAN (18,08%), Nhật Bản (17,78%),

Trung Quốc (10,61%), Mỹ (5,06%). Ðến năm 2011, Mỹ đã trở thành thị trường xuất

khẩu lớn nhất của Việt Nam. Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào 5 thị trường lớn

trên đã lên đến trên 71,03%, riêng Mỹ chiếm 17,4% (Tổng cục Thống kê, 2011). Việc tập

trung vào một số thị trường làm cho xuất khẩu của Việt Nam rất dễ rủi ro khi có những

biến động bất lợi từ các thị trường này. Trong những tháng cuối năm 2008 và đầu năm

Page 3: Các giải pháp cải thiện cán cân vãng lai của Việt Nam

2009, xuất khẩu Việt Nam đã trải qua một thời gian lao đao khi các nước và khu vực trên

thu hẹp nhập khẩu do tác động của khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu.

Bảng 3. Cơ cấu nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam phân theo nhóm hàng 2000-2011

(Đơn vị: %)

Nhóm hàng 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011Tư liệu sản xuấtMáy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùngNguyên, nhiên, vật liệu

93,830,6

 63,2

92,130,5

 61,6

92,129,8

 62,3

 

92,231,6

 60,6

93,328,8

 64,5

89,625,3

 64,4

88,024,6

 63,4

 

90,528,6

 61,9

88,828,0

 60,9

90,229,3

 60,9

 

90,029,2

 60,8

90,6- -

sHàng tiêu dùngLương thựcThực phẩmHàng y tếHàng khác

6,20,01,92,22,1

7,9 

3,02,03,0

7,90,02,51,83,6

7,80,02,41,63,8

6,70,02,41,42,9

8,20,03,01,43,7

7,80,02,81,33,7

7,40,02,51,23,7

7,80,02,71,14,0

9,3 8,8--

1,5-

7,6----

Vàng phi tiền tệ           2,2 4,2 2,1 3,4 0,5 1,2 1,8Nguồn: Tổng cục Thống kê, Cổng thông tin điện tử Chính phủ.

 

Về mặt hàng nhập khẩu, Việt Nam chủ yếu nhập tư liệu sản xuất. Tư liệu sản xuất

chiếm tỷ trọng gần như tuyệt đối trong kim ngạch nhập khẩu, lên đến 90% (bảng 3). Một

trong những nguyên nhân gây ra tình trạng nhập khẩu tư liệu sản xuất quá lớn là cơ cấu

công nghiệp Việt Nam còn mất cân đối và thiếu tính bền vững, đặc biệt là sự yếu kém

của các ngành công nghiệp hỗ trợ. Thêm vào đó, phần lớn các mặt hàng xuất khẩu của

Việt Nam là mặt hàng gia công, bởi thế khi xuất khẩu tăng cũng đồng nghĩa với nguyên,

nhiên vật liệu nhập khẩu cũng tăng theo. Trong số các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu của

Việt Nam thời gian qua, đứng đầu là mặt hàng máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng; tiếp

theo là mặt hàng xăng dầu. Ngoài ra, một số mặt hàng có kim ngạch nhập khẩu khá lớn

là: máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện; sắt thép; vải các loại, chất dẻo; nguyên

phụ liệu dệt may, da giày (Tổng cục Hải quan, 2009, 2010, 2011). Kim ngạch nhập khẩu

các mặt hàng này tăng nhanh qua các năm đã ảnh hưởng tới trạng thái cán cân thương

mại và cán cân vãng lai.

Ngoài ra, bảng 3 cho thấy nhập khẩu hàng tiêu dùng tuy chiếm tỷ trọng nhỏ

(khoảng 7% - 9%) nhưng danh mục hàng hóa lại đa dạng dẫn đến việc quản lý nhập

khẩu, hạn chế nhập siêu trở nên phức tạp hơn. Thêm vào đó, trong cơ cấu nhập khẩu

hàng tiêu dùng trước đây đã có nhập khẩu thực phẩm, vốn đã bất hợp lý với một quốc gia

Page 4: Các giải pháp cải thiện cán cân vãng lai của Việt Nam

có lợi thế cạnh tranh nông nghiệp như Việt Nam, giờ đây lại xuất hiện nhiều hàng tiêu

dùng xa xỉ, tuy tỷ trọng còn nhỏ trong kim ngạch nhập khẩu nhưng cũng chiếm đến 50%

tỷ trọng hàng tiêu dùng (nằm trong khoản mục hàng khác của bảng 3) khiến cho tình

trạng nhập siêu càng thêm trầm trọng.

Về thị trường nhập khẩu, châu Á (đặc biệt là các nước ASEAN và APEC) vẫn

chiếm đa số do lợi thế về khoảng cách, chất lượng và giá cả hàng hóa phù hợp. Năm

2000, ASEAN là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam, chiếm 28,45% kim ngạch

nhập khẩu, theo sau là Nhật Bản (14,71%), Hàn Quốc (11,21%), Trung Quốc (8,96%).

Năm 2011, các thị trường chiếm thị phần lớn nhất trong tổng kim ngạch nhập khẩu của

Việt Nam (khoảng 84,8%), bao gồm Trung Quốc (23,25%), ASEAN (19,75%), Hàn

Quốc (12,29%), Nhật Bản (9,64%), EU (7,09%), Hoa Kỳ (4,06%) (Tổng cục Thống kê,

2011).

Cán cân dịch vụ

Cán cân dịch vụ của Việt Nam giai đoạn 2000-2011 liên tục trong trạng thái thâm

hụt. Trừ năm 2006, cán cân dịch vụ gần đạt trạng thái cân bằng (thâm hụt rất nhỏ, 8 triệu

USD) do những ảnh hưởng tích cực từ chỉ thị về phát triển dịch vụ của Chính phủ năm

2005 nhằm chuẩn bị cho quá trình mở cửa tự do hóa dịch vụ của Việt Nam theo Hiệp định

thương mại Việt - Mỹ và tiến tới gia nhập WTO, từ năm 2007 đến nay, thâm hụt cán cân

dịch vụ ngày càng tăng với tốc độ nhanh, năm 2007 mức thâm hụt là 0,894 tỷ USD, đến

năm 2011 là 2,98 tỷ USD. (Bảng 4)

Bảng 4. Cán cân dịch vụ của Việt Nam giai đoạn 2000-2011

(Đơn vị: Triệu USD)

Năm 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011

Khoản thu 2695 2810 2948 3272 3867 4176 5100 6030 7041 5766 7460 8879

Khoản chi 3310 3382 3697 4050 4739 4395 5108 6924 7956 6895 9900 11859

Dịch vụ ròng -615 -572 -749 -778 -871 -219 -8 -894 -915 -1129 -2440 -2980

Nguồn: IMF Country Report Vietnam No 03/382, 06/423, 07/386, 09/110, 10/281,12/165

Tổng cục Thống kê, 2011

 

Page 5: Các giải pháp cải thiện cán cân vãng lai của Việt Nam

Xuất khẩu dịch vụ tuy có tăng nhưng quy mô xuất khẩu còn rất nhỏ. Tỷ trọng kim

ngạch xuất khẩu dịch vụ trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ vừa nhỏ lại

vừa có xu hướng giảm đi (từ 15,7% năm 2000 xuống còn khoảng 8,4% năm 2011). Trong

khi đó, chi phí nhập khẩu dịch vụ tăng rất nhanh qua các năm khiến cho nước ta luôn ở

trong tình trạng nhập siêu. Chi dịch vụ tăng phần lớn là do kim ngạch nhập khẩu tăng đã

làm tăng các chi phí về vận tải, bảo hiểm bởi hầu hết các giao dịch nhập khẩu của Việt

Nam đều thực hiện theo điều kiện CIF.

Về cơ cấu xuất khẩu dịch vụ, dịch vụ du lịch luôn chiếm vai trò chủ chốt trong

tổng giá trị xuất khẩu dịch vụ. Năm 2005, dịch vụ du lịch chiếm 53,93% tổng kim ngạch

xuất khẩu dịch vụ, năm 2011, dịch vụ du lịch ngày càng tăng và tiếp tục chiếm tỷ trọng

cao nhất (chiếm 63,3% tổng kim ngạch xuất khẩu dịch vụ), ước đạt 6.014.032 lượt, tăng

19,1% so với năm 2010 (Tổng cục Du lịch, 2011). Ðứng thứ hai là ngành dịch vụ vận tải

(chiếm 27,36% năm 2005 và 28,21% năm 2011 trong kim ngạch xuất khẩu dịch vụ) được

coi là lĩnh vực đem lại lợi nhuận cao mà nhiều doanh nghiệp, tập đoàn nhắm tới, song ở

Việt Nam, hiện chưa có cơ sở nào đủ tầm cỡ kinh doanh logistics theo đúng nghĩa mà

mới chỉ tham gia được một vài công đoạn của chuỗi dịch vụ này. Ngoài ra, một số ngành

dịch vụ khác còn chiếm tỷ trọng rất nhỏ như dịch vụ tài chính chiếm 5,16% năm 2005 và

2,57% năm 2011, dịch vụ bưu chính viễn thông (2,34% năm 2005 và 1,84% năm 2011),

dịch vụ chính phủ (0,77% năm 2005 và 1,41% năm 2011), dịch vụ bảo hiểm chỉ chiếm

1,06% năm 2005 và 0,94% năm 2011.

Khác với xuất khẩu dịch vụ, kim ngạch nhập khẩu dịch vụ chứng kiến sự vượt trội

trong nhập khẩu dịch vụ vận tải (49,21% kim ngạch nhập khẩu dịch vụ năm 2005 và tăng

lên 69,37% năm 2011) so với nhập khẩu dịch vụ du lịch (chiếm 20,22% năm 2005 và

giảm xuống còn 14,42% năm 2011). Các ngành dịch vụ bảo hiểm, dịch vụ tài chính, dịch

vụ chính phủ, dịch vụ bưu chính viễn thông vẫn chỉ chiếm tỷ trọng rất nhỏ lần lượt là

4,85%, 1,97%, 1,51%, 0,8% tổng kim ngạch nhập khẩu dịch vụ năm 2011 (Tổng cục

Thống kê).

Cán cân thu nhập

Page 6: Các giải pháp cải thiện cán cân vãng lai của Việt Nam

Bảng 5. Cán cân thu nhập của Việt Nam 2000-2011

(Đơn vị: Tỷ USD)

Năm 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011

Các khoản thu 

0,19 0,16 0,17 0,13 0,19 0,36 0,67 1,09 1,36 0,8 0,5 0,4

Các khoản chi 

0,78 0,8 0,96 0,94 10,8 1,58 2,1 3,26 5,76 3,8 5,0 5,4

Thu nhập ròng -0,59 -0,64 -0,79 -0,81 -0,89 -1,22 -1,43 -2,17 - 4,4 -3,0 -4,6 -5,1

Nguồn: IMF Country Report Vietnam No 03/382, 06/423, 07/386, 09/110, 10/281, 12/165.

 

Theo nguyên tắc chung của IMF, cán cân thu nhập của Việt Nam bao gồm các

khoản thu nhập của người lao động (các khoản tiền lương, tiền thưởng) và thu nhập của

nhà đầu tư (lãi từ hoạt động đầu tư trực tiếp, gián tiếp) thuộc các đối tượng người Việt

Nam cư trú ở nước ngoài và người không cư trú ở Việt Nam. Nhưng do thiếu sót thống

kê, các số liệu về thu nhập lao động không có sẵn. Do đó, trong cán cân thanh toán quốc

tế của Việt Nam cũng như các nước khác thường chỉ tổng hợp và cung cấp số liệu về thu

nhập ròng nói chung và thu nhập ròng đầu tư. (Bảng 5)

Thâm hụt cán cân thu nhập gia tăng do phần thu của các hạng mục thu nhập đầu tư

(gồm thu lãi tiền gửi của hệ thống ngân hàng, thu cổ tức từ hoạt động đầu tư trực tiếp của

Việt Nam ra nước ngoài và đầu tư vào chứng khoán do người không cư trú phát hành)

tăng với tốc độ thấp hơn tốc độ tăng chi của các khoản mục này.

Các khoản thu được phản ánh trong cán cân thu nhập còn bao gồm cả các khoản

tiền lương, tiền thưởng của người cư trú làm việc tại nước ngoài. Trong những năm gần

đây thì số lượng người Việt Nam làm việc tại nước ngoài tăng lên nhanh chóng do những

chính sách khuyến khích xuất khẩu lao động của Nhà nước. Giai đoạn 2003 - 2005, cả

nước đã đưa được 173.000 lao động đi làm việc ở nước ngoài, năm 2006 đạt 78.855

người, năm 2007 tăng lên 79.950 người. Năm 2011, nước ta đã xuất khẩu trên 88.000 lao

động với 4 thị trường xuất khẩu trọng điểm là: Ðài Loan, Hàn Quốc, Malaysia và Nhật

Bản (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, 2011). Ðây là một trong những biện pháp

giúp tạo công ăn việc làm đồng thời tạo nguồn thu ngoại tệ đáng kể bổ sung và bù đắp

cán cân thu nhập và cán cân vãng lai của Việt Nam.

Page 7: Các giải pháp cải thiện cán cân vãng lai của Việt Nam

Cán cân chuyển giao vãng lai một chiều

Hạng mục chuyển giao vãng lai một chiều bao gồm các khoản chuyển giao bằng

tiền, hiện vật mang ý nghĩa là quà tặng, viện trợ, bồi thường của tư nhân và chính phủ.

Bảng 6 cung cấp số liệu về tình hình cán cân chuyển giao vãng lai một chiều của Việt

Nam trong giai đoạn 2000 - 2011.

Trong giai đoạn 2000 - 2011, cán cân chuyển giao vãng lai của Việt Nam tăng

trưởng nhanh (bình quân tăng trưởng cả giai đoạn là 18,61%), trong đó năm 2007, mức

chuyển giao vãng lai ròng tăng đột biến 58,8% so với năm 2006. Nguyên nhân lượng

kiều hối tăng đột biến là do Việt Nam chính thức trở thành thành viên của WTO cộng với

sự ổn định về chính trị, tăng trưởng kinh tế đứng ở mức cao, sự sôi động của thị trường

chứng khoán và thị trường bất động sản, sự cải thiện mạnh mẽ về môi trường đầu tư, thị

trường xuất khẩu lao động khởi sắc và mức độ hội nhập kinh tế quốc tế cao lên. Từ năm

2007 đến nay, chuyển giao vãng lai ròng luôn ở mức trên 6,4 tỷ USD. Các khoản chuyển

giao, đặc biệt là các khoản chuyển giao của tư nhân, đã góp phần không nhỏ vào việc cải

thiện cán cân vãng lai cũng như cán cân tổng thể. Từ số liệu bảng 6 có thể thấy các

khoản chuyển giao vãng lai của khu vực tư nhân chiếm tỷ trọng lớn trong tổng mức

chuyển giao vãng lai ròng hàng năm của Việt Nam (trên 90%), trong đó các khoản

chuyển giao của tư nhân chủ yếu là các khoản kiều hối của người Việt Nam ở nước

ngoài.

Bảng 6. Cán cân chuyển giao vãng lai một chiều của Việt Nam 2000-2011

(Đơn vị: Tỷ USD)

Năm 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011

Chuyển giao tư nhân (ròng)

1,34 1,10 1,77 2,10 2,31 3,15 3,80 6,18 6,80 6,02 7,6 7,6

Chuyển giao chính thức (ròng)

0,14 0,15 0,15 0,14 0,18 0,23 0,25 0,25 0,51 0,4 0,3 0,3

Chuyển giao vãng lai ròng

1,48 1,25 1,92 2,24 2,49 3,38 4,05 6,43 7,31 6,42 7,9 7,9

Nguồn: IMF Country Report Vietnam No 03/382, 06/423, 07/386, 09/110, 10/281, 12/165.

 

Nhìn chung, cán cân thương mại có tác động quan trọng nhất đến trạng thái của

cán cân vãng lai và thâm hụt cán cân thương mại là nguyên nhân chính gây nên tình trạng

Page 8: Các giải pháp cải thiện cán cân vãng lai của Việt Nam

thâm hụt cán cân tài khoản vãng lai. Ngoài ra, cán cân dịch vụ, cán cân thu nhập và

chuyển giao vãng lai một chiều cũng có những tác động nhất định tới cán cân vãng lai

của Việt Nam. Ðặc biệt, mức thặng dư trong chuyển giao vãng lai một chiều đã giúp cải

thiện một phần tình trạng thâm hụt của cán cân vãng lai.

2. Nguyên nhân thâm hụt cán cân vãng lai

Ðối với cán cân thương mại

Tình trạng thâm hụt cán cân thương mại bắt nguồn từ những nguyên nhân sau:

Thứ nhất, tăng trưởng nhập khẩu nhanh hơn xuất khẩu

Qua số liệu bảng 2, ta thấy tốc độ tăng trưởng xuất khẩu khá cao nhưng nhìn

chung vẫn thấp hơn tốc độ tăng trưởng nhập khẩu. Trong giai đoạn 2000 - 2011, tốc độ

tăng trưởng bình quân của kim ngạch xuất khẩu là

20,02%/năm trong khi đó, kim ngạch nhập khẩu đạt mức tăng trưởng 21,27%/năm. Xuất

khẩu của Việt Nam tuy tăng trưởng tương đối cao nhưng không vững chắc, thành phần

xuất khẩu của Việt Nam chưa đa dạng và phụ thuộc nhiều vào nguồn nguyên liệu đầu vào

nhập từ nước ngoài và một số mặt hàng chủ lực với giá trị gia tăng thấp. Tình trạng đó dẫn

đến kết quả tất yếu là cán cân thương mại rơi vào trạng thái thâm hụt.

Thứ hai, nhu cầu nhập khẩu và chi phí nhập khẩu tăng cao

Nền kinh tế Việt Nam đang trong giai đoạn chuyển đổi. Việc đẩy mạnh công

nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đã khiến cho nhu cầu nhập khẩu máy móc, thiết bị,

phụ tùng để mở rộng sản xuất của các doanh nghiệp, các ngành đều tăng mạnh. Trong cơ

cấu hàng nhập khẩu của Việt Nam giai đoạn 2000 - 2011, nhóm hàng tư liệu sản xuất luôn

chiếm tỷ trọng rất cao, trên 90%. Bên cạnh đó, sau khi Việt Nam gia nhập WTO, việc dỡ bỏ

các rào cản thương mại đã khuyến khích đầu tư nước ngoài vào Việt Nam tăng lên, các loại

hàng tiêu dùng của nước ngoài đồng loạt đổ bộ vào chiếm lĩnh thị trường Việt Nam. Lượng

hàng hóa và dịch vụ nhập khẩu cũng tăng mạnh so với trước đó.

Thứ ba, chính sách tỷ giá của Việt Nam

Chế độ tỷ giá của Việt Nam chưa đảm nhiệm được chức năng điều chỉnh cán cân

thương mại. Trong các năm 2006, 2007 và 2009, tốc độ nhập siêu ngày càng tăng mạnh

Page 9: Các giải pháp cải thiện cán cân vãng lai của Việt Nam

nhưng tỷ giá thì hầu như không thay đổi. Hơn nữa, việc Việt Nam tăng tỷ trọng nhập khẩu ở

những thị trường mà đồng bản tệ tăng giá so với đồng USD cũng là một trong những tác

nhân gây ra tình trạng thâm hụt cán cân thương mại. Do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài

chính toàn cầu năm 2008, Chính phủ Mỹ đã chuyển sang chính sách đồng USD yếu dẫn đến

việc đồng EUR, JPY và CNY tăng giá so với USD. Trong khi Mỹ là thị trường tiêu thụ hàng

xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam thì thị trường nhập khẩu chủ yếu của Việt Nam lại là các

nước Ðông Nam Á, Nhật Bản, Trung Quốc và EU, do đó, khiến Việt Nam bị thiệt một khoản

đáng kể khi thanh toán trên thị trường quốc tế bằng đồng USD.

Ðối với cán cân dịch vụ

Việt Nam nằm ở khu vực có vị trí địa lý và khí hậu thuận lợi, nhiều danh lam

thắng cảnh cùng truyền thống lịch sử hào hùng rất thích hợp để phát triển ngành du lịch.

Tuy nhiên, Việt Nam chưa có một chiến lược lâu dài và toàn diện trong việc phát triển

ngành du lịch và giới thiệu hình ảnh đất nước đến bạn bè thế giới: chưa đầu tư nhiều vào

tôn tạo cảnh quan, bảo vệ môi trường, chưa có nhiều chiến dịch quy mô để quảng bá về

đất nước, con người Việt Nam, các địa phương nơi có địa điểm du lịch mới chỉ chú trọng

đến khâu thu hút khách mà chưa chú trọng đến việc giữ chân khách hàng bằng chất lượng

và thái độ phục vụ… Ðây là những điểm cần khắc phục để thu hút nhiều lượt khách du

lịch đến Việt Nam hơn.

Bên cạnh đó, các ngành dịch vụ như vận tải, bảo hiểm, bưu chính viễn thông, tài

chính, ngân hàng ở trong nước chưa được phát triển do thời gian hội nhập với quốc tế

chưa lâu, hơn nữa, lại gặp phải sự cạnh tranh gay gắt từ phía các công ty nước ngoài

cung cấp giá cả rẻ hơn, đã có nhiều kinh nghiệm trong các lĩnh vực dịch vụ này và tạo

dựng được uy tín trên thị trường. Vì vậy, nhập khẩu dịch vụ của nước ta vẫn còn khá cao,

gây ra khoản thâm hụt lớn trong cán cân dịch vụ cũng như cán cân vãng lai.

Ðối với cán cân thu nhập

Trạng thái thâm hụt cao của cán cân vãng lai ngoài nguyên nhân do cán cân

thương mại và cán cân dịch vụ thâm hụt còn có một phần do thâm hụt cán cân thu nhập

gây nên. Như đã phân tích ở trên, các khoản thu nhập ròng từ đầu tư đóng vai trò đáng kể

Page 10: Các giải pháp cải thiện cán cân vãng lai của Việt Nam

trong cán cân thu nhập. Việt Nam là nước có nền kinh tế đang phát triển, cơ sở hạ tầng

còn yếu nên rất cần nguồn vốn đầu tư thông qua hình thức đầu tư trực tiếp và vay nợ

nước ngoài. Trong khi thu nhập từ đầu tư của Việt Nam không lớn (chủ yếu là lãi của các

khoản tiền gửi của người Việt Nam tại các ngân hàng ở nước ngoài nhưng số lượng và

giá trị các khoản tiền này không đáng kể, số lượng các dự án đầu tư trực tiếp của Việt

Nam ra nước ngoài cũng rất ít và giá trị không lớn) thì việc luồng vốn FDI và vay nợ

nước ngoài thu hút được trong thời gian qua tăng nhanh sau khi Việt Nam gia nhập WTO

sẽ khiến các khoản lãi đến hạn phải trả và các khoản lợi nhuận phải chia cho các nhà đầu

tư nước ngoài tăng mạnh, dẫn đến sự thâm hụt trong cán cân thu nhập.

Ðối với các khoản thu nhập của người lao động ở nước ngoài, mặc dù số lượng lao

động xuất khẩu của Việt Nam sang các nước khác tăng nhanh qua các năm nhưng hầu

hết lao động đều chỉ ở trình độ phổ thông nên thu nhập từ tiền lương của họ rất thấp.

Trong khi đó, các lao động là người không cư trú ở Việt Nam chủ yếu là đội ngũ lao

động có chất lượng cao từ các nước phát triển nên khoản thu nhập mà phía Việt Nam

phải chi trả cho họ là không nhỏ. Ðây cũng là một nguyên nhân gây nên tình trạng thâm

hụt cán cân thu nhập của Việt Nam.

3. Các biện pháp cải thiện cán cân vãng lai

Ðể giải quyết tình trạng thâm hụt cán cân vãng lai, có thể tiếp cận các biện pháp theo

hai hướng: thứ nhất, xác định các biện pháp cụ thể nhằm cải thiện từng cán cân bộ phận

trong cán cân vãng lai; thứ hai, nâng cao các biện pháp quản lý kinh tế vĩ mô của Chính phủ.

Biện pháp cải thiện cán cân thương mại

Thứ nhất, thúc đẩy xuất khẩu được coi là biện pháp chủ đạo để cải thiện cán cân

thương mại trong dài hạn. Mục tiêu thúc đẩy xuất khẩu có thể thực hiện qua một số biện

pháp sau:

- Chuyển dịch cơ cấu hàng hóa xuất khẩu theo hướng công nghiệp hóa, gia tăng tỷ

trọng hàng công nghiệp chế biến và nguyên liệu chứa nhiều hàm lượng kỹ thuật, phát

triển các ngành chế biến và các lĩnh vực công nghệ hiện đại nhất như: công nghệ phần

mềm, dữ liệu, lắp ráp điện tử… Về lâu dài, cần có chiến lược phát triển xuất khẩu chủ

Page 11: Các giải pháp cải thiện cán cân vãng lai của Việt Nam

động thông qua việc xác định các ngành công nghiệp mũi nhọn, ưu tiên đầu tư cơ sở hạ

tầng và các điều kiện thúc đẩy tăng trưởng xuất khẩu trong tương lai.

- Thực hiện đồng bộ các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng hàng hóa xuất khẩu

tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu thông qua việc tăng cường đầu tư phát triển các ngành

công nghiệp hỗ trợ. Ða số các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam phụ thuộc vào

nguồn nguyên vật liệu nhập khẩu đầu vào. Vì vậy, phát triển các ngành công nghiệp hỗ

trợ là một trong những biện pháp quan trọng để giảm nhập khẩu nguyên vật liệu và phụ

kiện, nâng cao sức cạnh tranh của hàng xuất khẩu đồng thời tạo điều kiện thu hút nguồn

vốn nước ngoài.

- Cùng với nâng cao chất lượng hàng hóa xuất khẩu, cần quan tâm đến việc đa

dạng hóa các mặt hàng, đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại, tìm kiếm và mở rộng

thị trường.

- Nâng cao hiệu quả và năng lực sản xuất nhằm giảm giá thành sản phẩm.

Thứ hai, với mục tiêu điều chỉnh cán cân vãng lai ở mức độ hợp lý mà vẫn đảm

bảo được cân bằng bên trong nền kinh tế, Việt Nam cần phải thực hiện tốt những biện

pháp kiểm soát và hạn chế nhập khẩu, bao gồm:

- Ðiều chỉnh cơ cấu hàng nhập khẩu theo hướng giảm đến mức tối đa nhập khẩu

hàng tiêu dùng, đặc biệt là những mặt hàng trong nước có thể sản xuất được như may

mặc, đồ uống, hoa quả… đồng thời hạn chế và kiểm soát chặt chẽ việc nhập khẩu các

mặt hàng xa xỉ.

- Kiểm soát việc nhập khẩu của các doanh nghiệp theo hướng hạn chế tối đa việc

cho phép nhập khẩu hàng tiêu dùng theo phương thức vay trả chậm (thông qua phương

thức thanh toán L/C trả chậm), một trong những nguyên nhân khiến nhập siêu tăng cao.

Các cơ quan, Bộ, ngành chức năng cần kiểm tra chặt chẽ việc nhập khẩu theo các dự án

đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và các dự án hỗ trợ phát triển chính thức (ODA). Ðối

với các dự án FDI, việc kiểm tra này là nhằm tránh tình trạng nhập khẩu gian lận. Với

các dự án ODA, giải pháp này nhằm giúp cho các nguồn vốn vay có thể tái tạo nguồn

ngoại tệ, đảm bảo khả năng thanh toán trong tương lai.

Page 12: Các giải pháp cải thiện cán cân vãng lai của Việt Nam

- Áp dụng các rào cản  phi thuế quan đối với hàng nhập khẩu. Khi Việt Nam là

thành viên WTO, phải cam kết không tăng thuế vượt mức đã cam kết đối với phần lớn

các mặt hàng trong biểu thuế nhập khẩu. Cam kết này được gọi là cam kết “ràng buộc

thuế quan”. Trên thực tế, từ sau Vòng đàm phán Uruguay, các thành viên WTO đã cam

kết ràng buộc tới 98% số dòng thuế đối với hàng công nghiệp và 100% đối với hàng

nông nghiệp. Như vậy, số dòng thuế ngoại lệ là rất ít. Mặt khác, qua nhiều vòng đàm

phán căng thẳng, mức thuế suất đối với hàng công nghiệp chỉ còn trung bình 3,8%. Với

các sản phẩm nông nghiệp thì các nước phát triển và đang phát triển đều phải cắt giảm

thuế quan tương ứng 36% và 24%. Do đó, để vừa thực hiện đúng cam kết không tăng

thuế, vừa đạt được mục tiêu điều tiết nhập khẩu, Việt Nam có thể áp dụng các rào cản phi

thuế quan. Trong khuôn khổ WTO, trong một chừng mực nào đó, các biện pháp phi thuế

quan có thể được phép áp dụng, nếu nó tuân theo những tiêu chí của WTO và không

được gây cản trở hay bóp méo thương mại.

- Ðặc biệt, trong vòng vài năm trở lại đây nhập siêu với Trung Quốc ngày càng cao

(chiếm tỷ lệ trên 80% trong “giỏ nhập siêu”) là một thách thức trong bài toán giảm nhập

siêu của Việt Nam. Việt Nam cần tăng cường kiểm soát chất lượng hàng hóa, an toàn

thực phẩm đối với hàng nhập từ Trung Quốc và tăng cường công tác quản lý chống nhập

lậu, buôn lậu tại các vùng biên giới giáp với Trung Quốc.

Biện pháp cải thiện cán cân dịch vụ

Thứ nhất, du lịch là một ngành dịch vụ có tiềm năng phát triển ở nước ta, mang lại

nguồn thu ngoại tệ lớn. Bởi vậy, để cải thiện cán cân dịch vụ, cần đẩy mạnh phát triển

ngành du lịch thông qua một số biện pháp:

- Thực hiện chủ trương đa dạng hóa các sản phẩm và hình thức du lịch, không nên

chỉ dựa vào du lịch cảnh quan thiên nhiên đơn thuần, nên kết hợp các hình thức du lịch

với nhau như du lịch sinh thái kết hợp với du lịch văn hóa, du lịch ẩm thực…

- Nhà nước nên có chiến lược khai thác hiệu quả các điểm du lịch vốn đã có tiếng và

được nhiều du khách nước ngoài biết đến. Các địa phương có địa điểm du lịch phải có kế

Page 13: Các giải pháp cải thiện cán cân vãng lai của Việt Nam

hoạch phát triển và nâng cấp hệ thống cơ sở lưu trú và công trình dịch vụ du lịch để phục vụ

mọi đối tượng khách du lịch.

- Mặt khác, cần nâng cao trình độ quản lý, nghiệp vụ du lịch cho đội ngũ cán bộ,

lao động, hướng dẫn viên trong ngành du lịch song song với việc tuyên truyền giáo dục

nhận thức cho nhân dân để mỗi người dân phải có thái độ thiện chí và lòng hiếu khách,

chú trọng đến công tác tuyên truyền quảng bá về đất nước, văn hóa, con người Việt Nam.

Thứ hai, nguyên nhân cơ bản dẫn đến tình trạng thâm hụt cán cân dịch vụ của Việt

Nam là do nước ta phải nhập khẩu rất nhiều dịch vụ từ nước ngoài, đặc biệt là các dịch

vụ liên quan tới ngoại thương như vận tải, bảo hiểm, ngân hàng, tài chính… Với một nền

kinh tế còn non trẻ như Việt Nam thì năng lực cạnh tranh của các ngành dịch vụ còn yếu

so với thế giới là điều dễ hiểu. Trong thời gian tới, Việt Nam cần có những biện pháp

nhằm nâng cao sức cạnh tranh của các ngành dịch vụ non trẻ đó, trong đó tập trung đầu

tư trang thiết bị, cơ sở hạ tầng.

Biện pháp cải thiện cán cân thu nhập

Thứ nhất, đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu lao động. Hoạt động xuất khẩu lao động

không những giúp giải quyết tình trạng thất nghiệp trong nền kinh tế mà còn tạo ra khoản

thu không nhỏ trong cán cân thu nhập của Việt Nam. Ðể thúc đẩy hoạt động xuất khẩu

phát triển hơn nữa cả về số lượng và chất lượng, Việt Nam cần thực hiện một số biện

pháp sau:

- Ðẩy mạnh xuất khẩu lao động trên nhiều lĩnh vực. Xây dựng, đánh bắt thủy sản,

thợ mộc, cơ khí… là những lĩnh vực được xem là truyền thống đối với lao động xuất

khẩu của Việt Nam. Với sự phát triển về nhu cầu cuộc sống như ngày nay thì ngoài việc

phát triển các lĩnh vực truyền thống, Việt Nam cần phải chú ý các lĩnh vực mới mà lao

động Việt Nam có thể đáp ứng tốt như nhân viên tạp vụ nhà hàng, công nhân làm trong

các khu công nghệ cao, sản xuất hàng trang trí nội thất cao cấp…

- Cùng với việc xuất khẩu lao động trên nhiều lĩnh vực và hình thức khác nhau, Việt

Nam cần thực hiện đa dạng hóa thị trường lao động, chủ động tìm kiếm những thị trường

mới nhiều tiềm năng. Trong đó, cần giữ vững những thị trường truyền thống như Ðài Loan,

Page 14: Các giải pháp cải thiện cán cân vãng lai của Việt Nam

Malaysia, Hàn Quốc, Nhật Bản… và đẩy mạnh xuất khẩu lao động vào các thị trường tiềm

năng như Mỹ, châu Âu, Trung Ðông, đây là những thị trường có nền kinh tế phát triển và có

chế độ đãi ngộ tốt, mức lương trả cho lao động cao.

- Tăng cường chất lượng nguồn lao động. Muốn có thu nhập cao thì người lao

động phải có trình độ tay nghề vững, có tinh thần trách nhiệm và ý thức kỷ luật tốt. Vì

vậy, Nhà nước và các doanh nghiệp xuất khẩu lao động cần phải tuyển chọn, bồi dưỡng

và đào tạo bài bản cho người lao động để có thể đáp ứng được yêu cầu, đòi hỏi ngày càng

khắt khe của các thị trường xuất khẩu, đặc biệt là các thị trường giàu tiềm năng nhưng

khó tính như Mỹ, Nhật, các nước châu Âu.

Thứ hai, khuyến khích hoạt động đầu tư ra nước ngoài. Một hạng mục khác trong

cán cân thu nhập mà nếu được quan tâm phát triển đúng mức sẽ mang lại nguồn lợi

nhuận rất lớn đó là các khoản thu nhập từ đầu tư. Tại Việt Nam hiện nay, các hoạt động

đầu tư ra nước ngoài của các doanh nghiệp trong nước còn rất khiêm tốn do hạn chế về

nguồn vốn. Vì vậy, để khuyến khích hoạt động đầu tư ra nước ngoài, trong thời gian tới

Nhà nước ta cần phải hoàn thiện các chính sách và hành lang pháp lý để hỗ trợ quá trình

triển khai dự án và bảo vệ quyền lợi của doanh nghiệp khi đầu tư tại nước ngoài.

Biện pháp thúc đẩy chuyển giao vãng lai một chiều

Trong các bộ phận của cán cân tài khoản vãng lai Việt Nam, chỉ có duy nhất cán

cân chuyển giao vãng lai một chiều là liên tục thặng dư và góp phần đáng kể vào việc cải

thiện tình trạng thâm hụt cán cân vãng lai. Trong các khoản chuyển giao vãng lai của

Việt Nam thì nguồn kiều hối có vai trò rất quan trọng. Bởi vậy, muốn thúc đẩy chuyển

giao vãng lai một chiều, cần phải có những chính sách ưu đãi nhằm thu hút nguồn kiều

hối từ nước ngoài như xóa bỏ thuế thu nhập đối với các khoản kiều hối. Các chính sách

liên quan đến việc chuyển tiền và nhận tiền phải tiện lợi và mở rộng hơn nữa. Các ngân

hàng thực hiện nghiệp vụ chuyển tiền, chi trả kiều hối cần mở rộng mạng lưới chi nhánh

rộng khắp, kết hợp với các ngân hàng ở nước ngoài để thiết lập các kênh chuyển kiều hối

để tăng cường lượng kiều hối chuyển về theo con đường chính thức. Hơn nữa, Nhà nước

Page 15: Các giải pháp cải thiện cán cân vãng lai của Việt Nam

cần có những chính sách đãi ngộ về tâm lý, tình cảm của kiều bào, tạo điều kiện thuận lợi

cho Việt kiều về thăm quê hương, đầu tư hoặc thực hiện các hoạt động xã hội khác.

Các biện pháp quản lý kinh tế vĩ mô của Chính phủ

Bên cạnh các biện pháp cụ thể nhằm cải thiện từng cán cân bộ phận trong cán cân tài

khoản vãng lai như đã nêu ở trên, Chính phủ còn có thể áp dụng các chính sách kinh tế vĩ

mô phù hợp nhằm cải thiện tình trạng thâm hụt cán cân vãng lai nhưng cần lưu ý các

chính sách này phải phù hợp với các cam kết quốc tế song phương và đa phương mà Việt

Nam đã ký kết, đặc biệt là các cam kết khi Việt Nam gia nhập WTO.

Thứ nhất, các chính sách nhằm điều tiết nhập khẩu, khuyến khích xuất khẩu phải

phù hợp với Ðiều XVIII:B (Article XVIII, Section B) của Hiệp định chung về thuế quan

và mậu dịch (GATT) thường được biết đến như là điều khoản BOP dành cho các nước

đang phát triển. Theo mục 2, 3 và 4 của điều VIII, các nước thành viên của IMF cam kết

không áp dụng những hạn chế trong thanh toán và chuyển tiền đối với những giao dịch

quốc tế vãng lai và không tiến hành hoặc không cho phép bất kỳ tổ chức tài chính nào áp

dụng bất kỳ hình thức phân biệt đối xử về tiền tệ hoặc chế độ đa đồng tiền, trừ khi được

IMF chấp nhận (IMF, 2005).

Thứ hai, việc điều tiết cán cân vãng lai thông qua các chính sách tỷ giá, chính sách tài

khóa và chính sách tiền tệ phải phù hợp với tình hình hiện tại và các đặc điểm riêng của nền

kinh tế Việt Nam.

- Về chính sách tỷ giá, đối với nền kinh tế đang phát triển và còn nhiều bất ổn như

Việt Nam, cần duy trì chế độ tỷ giá linh hoạt có sự can thiệp của Nhà nước , điều chỉnh

dần theo mức tăng của giá cả, hướng tỷ giá chính thức của Việt Nam sát với giá trị thực

của nó. Trong điều kiện Việt Nam hiện nay, không nên thực hiện chính sách phá giá

đồng Việt Nam quá nhiều để bù đắp thâm hụt cán cân thương mại thông qua việc đẩy

mạnh xuất khẩu, bởi vì ngoài yếu tố tỷ giá, việc thúc đẩy xuất khẩu còn phụ thuộc vào

nhiều yếu tố khác như: chất lượng, cơ cấu hàng xuất khẩu… Mặt khác, việc tăng tỷ giá sẽ

làm giá các yếu tố nhập khẩu đầu vào tăng lên, dẫn đến giá thành sản phẩm tăng, giảm

sức cạnh tranh và đến lượt nó là yếu tố cản trở tăng xuất khẩu. Tỷ giá tăng cũng là

Page 16: Các giải pháp cải thiện cán cân vãng lai của Việt Nam

nguyên nhân trực tiếp làm cho gánh nặng về nợ của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu và

các nhà đầu tư tăng lên.

- Về chính sách tài khóa, Việt Nam có thể tăng các rào cản phi thuế quan đối với

hàng nhập khẩu như sử dụng biện pháp cấp phép nhập khẩu, hạn ngạch thuế quan (theo

cam kết gia nhập WTO, Việt Nam đã bảo lưu được quyền áp dụng hạn ngạch thuế quan đối

với 4 nhóm mặt hàng là: đường, trứng gia cầm, lá thuốc lá và muối), các loại phí phụ thu…

Tuy nhiên, việc áp dụng các biện pháp này phải được xem xét trong bối cảnh Việt Nam đã

là thành viên của WTO và phải tuân thủ lộ trình giảm thuế đã cam kết. Bên cạnh đó, kiểm

soát chi tiêu của Chính phủ, nâng cao hiệu quả đầu tư công cũng là biện pháp quan trọng

phải tính đến.

- Về chính sách tiền tệ, do tỷ giá được điều chỉnh linh hoạt theo hướng sát với giá

trị thực của nó, vai trò của tỷ giá như là chiếc neo danh nghĩa nhằm kiểm soát lạm phát

không còn nữa, đồng thời để hướng tới mục tiêu phát triển bền vững, Việt Nam nên thực

hiện chính sách tiền tệ hướng vào mục tiêu kiểm soát lạm phát (áp dụng chính sách mục

tiêu lạm phát); trong đó đặc biệt lưu ý vai trò của lãi suất là công cụ điều hành của chính

sách tiền tệ.

Tóm lại, tình trạng nhập siêu kéo dài và ngày càng trầm trọng của cán cân vãng lai

Việt Nam chủ yếu do thâm hụt cán cân thương mại gây ra, cộng với thâm hụt cán cân

dịch vụ và thu nhập. Tuy mức thặng dư trong chuyển giao vãng lai một chiều đã giúp cải

thiện một phần tình trạng thâm hụt tài khoản vãng lai nhưng chỉ đóng vai trò rất nhỏ, cán

cân vãng lai vẫn tiếp tục thâm hụt lớn hơn với tốc độ tăng trưởng nhập khẩu nhanh

chóng, chi phí nhập khẩu cao do VND ngày càng mất giá. Mô hình kiểm định tác động

của tỷ giá hối đoái đến cán cân thương mại đã giải thích về tình trạng thâm hụt cán cân

thương mại, nguyên nhân chính dẫn đến thâm hụt tài khoản vãng lai. Một sự phá giá

VND sẽ có tác dụng kích thích xuất khẩu, nhưng cũng làm cho kim ngạch nhập khẩu

tăng lên lớn hơn nhiều so với xuất khẩu, làm trầm trọng hơn tình trạng nhập siêu. Việt

Nam cần có nhiều biện pháp đồng bộ nhằm điều tiết mức thâm hụt thương mại, dịch vụ

và thu nhập, đồng thời thúc đẩy các chuyển giao vãng lai một chiều. Trong đó, quan

Page 17: Các giải pháp cải thiện cán cân vãng lai của Việt Nam

trọng nhất là các giải pháp thúc đẩy xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu, kết hợp với các chính

sách kinh tế vĩ mô của Chính phủ nhằm nâng cao sức cạnh tranh của nội tại nền kinh tế.

Tuy nhiên, các giải pháp này phải đảm bảo tuân thủ theo những cam kết quốc tế song

phương và đa phương mà Việt Nam đã ký kết trong quá trình hội nhập kinh tế thế giới.

 

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (2011), “Tổng kết công tác năm 2011 và

triển khai nhiệm vụ năm 2012”.

2. Cổng thông tin điện tử Chính phủ (2011), “Tình hình kinh tế - xã hội 12 tháng

năm 2011”.

3. Hiệp hội Ngân hàng (2010), “Tổng quan kinh tế Việt Nam năm 2010 và triển

vọng năm 2011”.

4. IMF (2012), IMF Country Report Vietnam No 12/165.

5. IMF (2011), “IMF Executive Board Concludes 2001 Article IV Consultation

with Vietnam”, Public Information Notice (PIN) No. 11/81.

6. IMF (2010), IMF Country Report Vietnam No 10/281.

7. IMF (2009), IMF Country Report Vietnam No 09/110.

8. IMF (2007), IMF Country Report Vietnam No 07/386.

9. IMF (2006), “Article VIII Acceptance by IMF Members: Recent Trends and

Implications for the Fund”.

10. IMF (2005), “Article VIII Obligations” about free convertibility of members’

currencies for payments and transfers for current internantional transactions.

11. IMF (2003), Country Report Vietnam No 03/382.

12. Số liệu thống kê từ Tổng cục Thống kê.

13. Tổng cục Thống kê (2010), “Kinh tế - xã hội thời kỳ 2006-2010 qua số liệu một

số chỉ tiêu thống kê chủ yếu”.

14. Tổng cục Thống kê (2011), “Tình hình kinh tế xã hội 12 tháng năm 2011”.

15. Tổng cục Hải quan (2011), “Xuất khẩu hàng hóa tháng 12/2011”.

Page 18: Các giải pháp cải thiện cán cân vãng lai của Việt Nam

16. World Bank (2011), “Selected Indicators 2011 - WDR”.

Những thách thức với cán cân thanh toán 20134:05 PM, 16/01/2013(Chinhphu.vn) - Sau 5 năm, thặng dư cán cân thanh toán của Việt Nam mới đạt đỉnh 10 tỷ USD, một kết quả tích cực về kinh tế vĩ mô năm 2012, qua đó, tạo cơ sở kỳ vọng cho năm 2013.

Trong tứ giác mục tiêu (tăng trưởng cao, lạm phát thấp, thặng dư cán cân thanh toán, thất nghiệp ít), cán cân thanh toán là đỉnh quan trọng. Năm 2012, nội dung quan trọng của cân đối kinh tế vĩ mô này đạt kết quả tích cực nhưng trong năm 2013 có nhiều thách thức.

Theo trang web của Ngân hàng Nhà nước, trong buổi gặp mặt cuối năm với các tổ chức tài chính, tiền tệ quốc tế và các tổ chức tín dụng nước ngoài tại Việt Nam, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Lê Minh Hưng cho biết, cán cân tổng thể năm 2012 ước đạt thặng dư 10 tỷ USD.

Cán cân thanh toán tổng thể từ năm 2004 đến nay (tỷ USD) Nguồn: Ngân hàng Nhà nướcTrước đây, cán cân tổng thể đạt thặng dư kỷ lục vào năm 2007, năm đầu tiên Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Nhưng sau đó, thặng dư cán cân thanh toán giảm mạnh vào năm 2008, khi CPI lên mức cao nhất kể từ năm 1992, cộng với khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế thế giới. Cán cân tổng thể thâm hụt kỷ lục vào năm 2009. Đến năm 2011, cán cân tổng thể mới thặng dư trở lại với 2,5 tỷ USD. Mức thặng dư năm 2012 cao hơn nhiều so với các dự báo từ đầu năm cho tới gần đây. Đầu năm, Ngân hàng Nhà nước dự báo thặng dư khoảng 3 tỷ USD.

Cán cân tổng thể thặng dư do nhiều yếu tố.

Đầu tiên, cán cân vãng lai cũng thặng dư khá. Cán cân vãng lai có 4 nội dung là cán cân thương mại, cán cân dịch vụ, cán cân thu nhập đầu tư và cán cân chuyển tiền. Trong đó, cán cân thương mại và cán cân chuyển tiền đạt thặng dư.

Cán cân thương mại bao gồm xuất khẩu và nhập khẩu hàng hoá. Nếu tính xuất khẩu tính theo giá FOB, nhập khẩu tính theo giá CIF, các năm trước, Việt Nam nhập siêu khá lớn (năm 2007 là 14,2 tỷ USD, năm 2008 :18 tỷ USD, năm 2009  là 12,9 tỷ USD, năm 2010  là 12,6 tỷ USD, năm 2011 : 9,8 tỷ USD) nhưng năm 2012  đã xuất siêu 284 triệu USD.

Nhưng nếu xuất nhập khẩu đều tính theo giá FOB (giá CIF cao hơn giá FOB bình quân khoảng 8%), mức xuất siêu lớn hơn nhiều và cán cân thương mại thặng dư khoảng 9,4 tỷ USD.

Page 19: Các giải pháp cải thiện cán cân vãng lai của Việt Nam

Nguồn thu chuyển tiền cũng thặng dư khá, nhờ lượng kiều hối cả năm có thể đạt gần 10 tỷ USD, cao nhất từ trước tới nay. Trong khi đó, cán cân dịch vụ và cán cân thu nhập đầu tư thâm hụt. Theo Tổng cục Thống kê, nhập siêu dịch vụ năm 2012 ước 3,1 tỷ USD, trong đó dịch vụ du lịch xuất siêu 4,7 tỷ USD, dịch vụ vận tải nhập siêu 6,6 tỷ USD, các dịch vụ khác nhập siêu 1,2 tỷ USD).

Thứ hai, cán cân vốn đạt thặng dư, gồm 6 khoản (đầu tư trực tiếp, vay trung, dài hạn, vay ngắn hạn, đầu tư vào giấy tờ có giá, tiền và tiền gửi, tài sản khác). Trong số đó, 5 khoản đầu đạt thặng dư. Đầu tư trực tiếp đạt thặng dư lớn nhất nhờ đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt khá (12,2 tỷ USD, cao nhất từ trước tới nay), so với đầu tư trực tiếp của Việt Nam ra nước ngoài (ước 1,2 tỷ USD).

Vay trung, dài hạn sau khi trừ đi phần trả nợ gốc, cũng đạt thặng dư. Vay ngắn hạn, sau khi trừ đi phần trả nợ gốc, cũng đạt thặng dư. Đầu tư vào giấy tờ có giá của nước ngoài, sau khi trừ đi phần đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài, cũng đạt thặng dư.

Cán cân tổng thể đạt thặng dư lớn đã góp phần tích cực cho ổn định kinh tế vĩ mô, góp phần làm tăng sức mạnh tài chính quốc gia. Nhờ vậy, mặc dù Ngân hàng Nhà nước cung ứng ra thị trường một lượng lớn nội tệ để mua ngoại tệ (tốc độ tăng tổng phương tiện thanh toán ở mức khá cao) nhưng không gây áp lực lạm phát, mà trái lại lạm phát năm nay thấp hơn nhiều so với năm trước, vừa góp phần chống "đô la hoá".

Tỷ giá giảm trong nhiều tháng, tính chung cuối năm 2012 giảm 0,96% so với cuối năm trước, góp phần giảm áp lực tâm lý kỳ vọng lạm phát, vừa không làm khuếch đại lạm phát trong nước.

Cán cân tổng thể thặng dư là kết quả nổi bật trong năm 2012, tạo cơ sở kỳ vọng cho năm 2013. Tuy nhiên, đây mới chỉ là kết quả bước đầu, chưa vững chắc.

Năm 2012, một số khoản cấu thành trong cán cân thanh toán vẫn thâm hụt như cán cân dịch vụ, cán cân thu nhập đầu tư, cán cân tài sản khác. Bên cạnh đó, một số khoản năm 2012 có thặng dư lớn nhưng có thể sang năm 2013 sẽ không đạt được như vậy, thậm chí có thể thâm hụt.  Trong đó, một số điểm rất đáng lưu ý. Xuất nhập khẩu hàng hoá năm 2012 xuất siêu nhưng theo kế hoạch năm 2013 lại nhập siêu do tốc độ tăng xuất khẩu thấp hơn nhiều so với nhập khẩu.

Về xuất nhập khẩu dịch vụ, Việt Nam vẫn nhập siêu lớn do thâm hụt thương mại về dịch vụ vận tải, dịch vụ bảo  hiểm… và dù có xuất siêu về dịch vụ du lịch nhưng cũng không bù đắp được.

Về vay và trả nợ gốc, kể cả trung dài hạn và ngắn hạn, hiện tại có thặng dư, nhưng có một số điểm cần lưu ý. Thứ nhất, Việt Nam có tỷ lệ nợ nước ngoài không cao nhưng phần trả nợ gốc đã chiếm tỷ lệ khá cao trong tổng số vay mới (khoảng 80%), tức là vay mới nếu trừ đi trả nợ gốc chỉ còn 20% được sử dụng, có nghĩa thặng dư trong cân đối vay và trả nợ sẽ không còn lớn. Thứ hai, khi Việt Nam chuyển sang nước có thu nhập trung bình, ưu đãi về lãi suất và thời gian ân hạn sẽ giảm. Thứ ba, hiệu quả đầu tư có tầm quan trọng trong sử dụng nợ nhưng chưa cải thiện nhiều.

http://baodientu.chinhphu.vn/Home/Nhung-thach-thuc-voi-can-can-thanh-toan-

2013/20131/159668.vgp

Thặng dư cán cân thanh toán quốc tế

Page 20: Các giải pháp cải thiện cán cân vãng lai của Việt Nam

8:09 AM, 09/10/2012(Chinhphu.vn) – Cán cân tổng thể của Việt Nam đã có sự chuyển vị thế quan trọng, từ thâm hụt trong 2 năm 2009, 2010 sang vị thế thặng dư trong năm 2011 và tiếp tục giữ vị thế thặng dư trong quý I, quý II/2012…

Hầu như nước nào cũng phấn đấu cho 4 mục tiêu- còn gọi là tứ giác mục tiêu- đó là tăng trưởng nhanh, lạm phát thấp, cán cân thanh toán có số dư và thất nghiệp ít. Có chăng chỉ khác nhau ở thứ tự ưu tiên và liều lượng của từng mục tiêu, trong từng thời gian mà thôi.

Đối với Việt Nam, 4 mục tiêu cũng gần như tương ứng, đó là: ưu tiên kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, tăng trưởng hợp lý, bảo đảm an sinh xã hội. Cán cân thanh toán tổng thể còn gọi là cán cân thanh toán quốc tế, là tổng hoà của cán cân vãng lai, cán cân vốn và tài chính, trừ đi lời và sai sót trong tính toán, là quan hệ cân đối cơ bản, tổng hợp nhất của các quan hệ cân đối kinh tế vĩ mô.

Cán cân thanh toán tổng thể có vai trò quan trọng để thay đổi tổng dự trữ ngoại hối, thay đổi nợ quá hạn và gia hạn nợ- thể hiện sức mạnh tài chính của quốc gia.

Ngân hàng Nhà nước vừa công bố chi tiết và có hệ thống số liệu về các cân đối trong cán cân thanh toán quốc tế.

Theo công bố của Ngân hàng Nhà nước, cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam trong quý I và quý II/2012 như sau:

Cán cân thanh toán (triệu USD) - Nguồn: Ngân hàng Nhà nước

Nhìn tổng quát, cán cân tổng thể của Việt Nam đã có sự chuyển vị thế quan trọng, từ bị thâm hụt trong 2 năm 2009, 2010 sang vị thế thặng dư trong năm 2011 và tiếp tục giữ vị thế thặng dư trong quý I (4282 triệu USD) và quý II (2169 triệu USD), tính chung 6 tháng 2012 đã thặng dư 6451 triệu USD. Đây là sự chuyển dịch vị thế rất quan trọng, làm cho dự trữ ngoại hối của Việt Nam đã phục hồi dần trở lại, phục hồi sức mạnh tài chính của quốc gia, góp phần ổn định tỷ giá, góp phần giảm sức ép đối với tâm lý kỳ vọng lạm phát.

Có nhiều nguyên nhân góp phần tạo nên sự cải thiện cán cân thanh toán tổng thể. Có nguyên nhân quan trọng do sự chuyển đổi tư duy trong việc xác định mục tiêu chủ yếu. Đó là ưu tiên kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, tăng trưởng hợp lý, bảo đảm an sinh xã hội, đồng thời với việc xúc tiến cơ cấu lại kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng.

Page 21: Các giải pháp cải thiện cán cân vãng lai của Việt Nam

Việc kiềm chế lạm phát đã chuyển từ thụ động sang chủ động kiềm chế lạm phát theo mục tiêu: ngay cả khi CPI tăng thấp và giảm 2 tháng liền, Chính phủ không chạy theo mục tiêu tăng trưởng mà vẫn kiên định và nhất quán với mục tiêu kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô...

Có nguyên nhân do tỷ lệ đầu tư/GDP đã giảm nhanh từ 42,7% trong những năm 2006- 2010 xuống còn 34,6% năm 2011 và mục tiêu 2012 còn giảm xuống 33,5%. Tỷ trọng vốn đầu tư khu vực nhà nước trong tổng vốn đầu tư toàn xã hội đã giảm từ 38,9% năm 2011 xuống còn 37,2% trong 9 tháng 2012.

Có nguyên nhân do bội chi ngân sách/GDP đã giảm từ 6,9% năm 2008 xuống còn 4,9% năm 2011 và 4,8% theo mục tiêu năm 2012. Có nguyên nhân do cán cân vãng lai và cán cân vốn và tài chính đạt thặng dư.

Cán cân vãng lai đạt thặng dư trong quý I, quý II và tính chung 6 tháng đầu năm đã thặng dư 4773 triệu USD. Cán cân vãng lai bao gồm 4 nội dung cụ thể, đó là cán cân thương mại, dịch vụ, thu nhập đầu tư, chuyển tiền.

Cán cân thương mại đã đạt thặng dư 2191 triệu USD trong quý I, 1930 triệu USD trong quý II và tính chung đã thặng dư 4121 triệu USD trong 6 tháng đầu năm 2012, trong khi 6 tháng cùng kỳ năm trước bị thâm hụt 2 tỷ USD.

Đạt được kết quả này, do cùng tính theo giá FOB, xuất khẩu đã cao hơn nhập khẩu. Đây là một trong những kết quả nổi bật trong 6 tháng đầu năm.

Cán cân chuyển tiền đạt thặng dư ở cả khu vực tư nhân và khu vực Chính phủ, trong đó khu vực tư nhân chiếm số lượng lớn nhất. Cụ thể quý I đạt thặng dư 2132 triệu USD; quý II đạt thặng dư 1966 triệu USD, tính chung 6 tháng đầu năm đã thặng dư 4098 triệu USD (trong đó riêng khu vực tư nhân đạt thặng dư 3951 triệu USD).

Cán cân tổng thể của Việt Nam thặng dư 6,4 tỷ USD trong 6 tháng đầu năm 2012 - Ảnh minh họa

Cán cân vốn và tài chính đạt thặng dư trong quý I, quý II và tính chung trong 6 tháng đầu năm đã đạt thặng dư 2781 triệu USD. Cán cân vốn và tài chính bao gồm 6 khoản, trong đó có một số khoản 6 tháng đầu năm đã đạt thặng dư (như trả nợ 1831 triệu USD, vay ngắn hạn 1357 triệu USD, đầu tư vào giấy tờ có giá 1171 triệu USD, tiền và tiền gửi 335 triệu USD).

Nhờ cán cân thanh toán tổng thể đạt thặng dư, nên đã làm cho dự trữ ngoại hối quý I tăng 4282 triệu USD, quý II tăng 2169 triệu USD, tính chung 6 tháng tăng 6471 triệu USD.

Page 22: Các giải pháp cải thiện cán cân vãng lai của Việt Nam

Với “tiến độ” trong 6 tháng đầu năm, dự đoán khả năng cán cân tổng thể sẽ tiếp tục đạt thặng dư trong 9 tháng và cả năm 2012, do cán cân vãng lai tiếp tục đạt thặng dư, trong đó Việt Nam tiếp tục xuất siêu và lượng kiều hối tiếp tục về Việt Nam.

Tuy đạt được nhiều kết quả tích cực, nhưng về cán cân thanh toán quốc tế hiện cũng còn một số hạn chế, bất cập. Một số khoản còn bị thâm hụt, như cán cân dịch vụ quý I tuy thặng dư nhẹ, nhưng quý II thâm hụt lớn, nên tính chung 6 tháng bị thâm hụt 1243 triệu USD; thu nhập đầu tư quý I bị thâm hụt 1084 triệu USD, quý II bị thâm hụt 1119 triệu USD, tính chung 6 tháng bị thâm hụt 2203 triệu USD; cán cân tài sản khác quý I bị thâm hụt 2059 triệu USD, quý II bị thâm hụt 3853 triệu USD, tính chung 6 tháng bị thâm hụt 3853 triệu USD.

Cán cân thương mại thặng dư chưa vững chắc do có một phần do nhu cầu đầu tư, sản xuất, tiêu dùng bị co lại. Dự trữ ngoại hối tuy tăng cao trong quý I, nhưng đã tăng thấp hơn trong quý II; mặc dầu tính chung trong 6 tháng đã tăng khá, nhưng vẫn còn thấp hơn mức 12 tuần nhập khẩu.

Những yếu tố tác động trong thời gian tới, dự đoán khả năng cán cân tổng thể và dự trữ ngoại hối của Việt Nam trong quý III và quý IV tiếp tục được thặng dư. Tuy nhiên, mức thặng dư có thể thấp hơn so với quý I, quý II.

Tác giả bài viết cho rằng, cần phải có nhiều giải pháp đồng bộ và quyết liệt để duy trì đà thặng dư đã đạt được như giữ được thặng dư cán cân thương mại trên cơ sở giữ được tốc độ tăng về kim ngạch xuất khẩu (18,9%) như 9 tháng, tiếp tục kiềm chế tốc độ tăng nhập khẩu những mặt hàng cần hạn chế, cần kiểm soát, không khuyến khích nhập khẩu; kiểm tra giám sát chặt chẽ tình trạng tạm nhập, tái xuất...

Giảm thiểu thâm hụt cán cân dịch vụ trên cơ sở vươn lên đảm nhận những phần đang còn bị nhập siêu lớn, như dịch vụ vận tải, dịch vụ bảo hiểm; giảm thiểu thâm hụt cán cân thu nhập đầu tư, thâm hụt cán cân tài sản khác. Thu hút tốt hơn lượng kiều hối, khách quốc tế đến Việt Nam... Giảm thiểu chênh lệch cao hơn của giá vàng trong nước so với giá vàng thế giới để đề phòng và ngăn chặn nguy cơ nhập khẩu vàng chính ngạch (để can thiệp) hoặc nhập lậu (để hưởng lợi về giá).

http://baodientu.chinhphu.vn/Home/Thang-du-can-can-thanh-toan-quoc-te/201210/150983.vgp

NHNN: Thặng dư cán cân thanh toán 2012 dự kiến 8 tỷ USD

(Dân trí) - Phó Th ng đ c Đào Minh Tú cũng th a nh n, h th ng ngân hàngố ố ừ ậ ệ ố

ph i đ i di n v i nh ng v n đ đe d a đ n tính n đ nh toàn h th ng v thanhả ố ệ ớ ữ ấ ề ọ ế ổ ị ệ ố ề

kho n, sai l ch kép c c u th i h n và c c u đ ng ti n, t l n x u gia tăng.ả ệ ở ơ ấ ờ ạ ơ ấ ồ ề ỷ ệ ợ ấ

"Tính ổn định toàn hệ thống bị đe dọa"

Chia sẻ tại buổi tiệc trưa của Hội nghị Ổn định tài chính khu vực Đông Á đang diễn ra tại Hà Nội ngày 27/11, Phó

thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Đào Minh Tú nhìn nhận, do những điểm yếu mang tính cơ cấu tồn đọng

từ giai đoạn trước nên đã ảnh hưởng trực tiếp đến hiểu quả của nền kinh tế hiện nay.

Page 23: Các giải pháp cải thiện cán cân vãng lai của Việt Nam

Điều đó thể hiện qua tình trạng lạm phát kéo dài, tăng trưởng không ổn định và thấp hơn thời kỳ trước, đi kèm

với thâm hụt kép từ khu vực thương mại và ngân sách ở ngưỡng cao, cơ cấu kinh tế dễ bị tổn thương.

Theo đánh giá của Phó Thống đốc, trong nhiều năm qua, Việt Nam là nước có tỷ lệ lạm phát cao nhất châu Á, tỷ

giá chịu áp lực phá giá đồng tiền, thị trường tài chính biến động với biên độ cao.

Đồng thời, lãnh đạo NHNN cũng thừa nhận, hệ thống ngân hàng Việt Nam đối diện với các vấn đề lớn đe dọa

đến tính ổn định của toàn hệ thống về thanh khoản, sai lệch kép ở cơ cấu thời hạn và cơ cấu đồng tiền, tỷ lệ nợ

xấu gia tăng.

Trước thực tế này, cơ quan điều hành tiền tệ đã buộc phải sử dụng chính sách tiền tệ chặt chẽ, thận trọng nhằm

kiềm chế đà tăng của lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô và lành mạnh hóa hệ thống ngân hàng.

Theo đó, NHNN đã tiến hành điều chỉnh tăng các mức lãi suất điều hành ở mức hợp lý nhằm tạo hành lang lãi

suất phù hợp với định hướng kiểm soát tốc độ tăng trưởng tín dụng.

Đồng thời, đặt mục tiêu và kiểm soát các chỉ tiêu tiền tệ, tín dụng ở mức thấp so với các năm trước đây; chuyển

đổi cơ cấu tín dụng theo hướng thúc đẩy dòng vốn vào khu vực sản xuất thực, kiểm soát chặt chẽ dòng vốn vào

các lĩnh vực rủi ro.

Cùng với đó, ổn định tỷ giá và thị trường ngoại hối để hạn chế các tác động tiêu cực của tỷ giá đối với lạm phát,

cải thiện cán cân thanh toán quốc tế, tăng dự trữ ngoại hối Nhà nước và ổn định thị trường vàng, củng cố lòng

tin vào đồng Việt Nam...

Page 24: Các giải pháp cải thiện cán cân vãng lai của Việt Nam

Cán cân vãng lai sau khi thâm hụt liên tục trong giai đoạn 2007 - 2010 thì sang năm 2012 đã chuyển

sang thặng dư lớn.

Sẽ tạo điều kiện thuận lợi để đẩy nhanh quá trình tái cấu trúc hệ thống

Riêng trong năm 2012, cùng với sự điều chuyển linh hoạt mục tiêu cả Chính phủ, NHNN trong điều hành vẫn cố

gắng thận trọng để đảm bảo không tạo áp lực lên mục tiêu kiềm lạm phát và tình trạng đô la hóa hay vàng hóa.

Phó Thống đốc cho rằng, cơ quan điều hành đã đưa ra những lựa chọn chính sách đúng đắn và đạt được những

thành công, thể hiện qua thực tế, các nguy cơ bị tổn thương đối với nền kinh tế đã bị giảm đi nhiều so với các

năm trước đây.

Ông dẫn số liệu, lạm phát ước cả năm 2012 đạt dưới 8%. Cán cân vãng lai sau khi thâm hụt liên tục trong giai

đoạn 2007 – 2010 thì sang năm 2012 đã chuyển sang thặng dư lớn, giúp cán cân thanh toán thặng dư cao, ước

cả năm 2012 đạt khoảng 8 tỷ USD.

NHNN đã mua được lượng ngoại hối lớn, tăng dự trữ ngoại hối lên mức cao nhất từ trước tới nay, qua đó củng

cố tiềm lực tài chính quốc gia và uy tín của Việt Nam đối với các nhà đầu tư nước ngoài.

Mặt bằng lãi suất đồng Việt Nam giảm dần về xấp xỉ mức lãi suất của năm 2007, là thời điểm trước khi diễn ra

cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu. Tỷ giá ổn định, yếu tố đầu cơ được triệt tiêu, giúp

giảm mạnh tình trạng đô la hóa.

Page 25: Các giải pháp cải thiện cán cân vãng lai của Việt Nam

Huy động vốn vào hệ thống ngân hàng liên tục tăng, nhất là đối với tiền gửi có kỳ hạn dài, giúp ổn định thanh

khoản cho các tổ chức tín dụng, giảm rủi ro thanh khoản và rủi ro kỳ hạn.

Phó Thống đốc cũng đưa ra đánh giá, cho rằng, mặc dù tăng trưởng kinh tế năm nay đạt thấp hơn so với các

năm trước nhưng đã dần được cải thiện qua các quý, chất lượng tăng trưởng được chú trọng.

Cụ thể, hiệu quả sử dụng vốn đầu tư được nâng cao, chỉ số ICOR năm 2011 đã giảm xuống mức 6,96 lần so với

mức trên 8 lần của năm 2009, độ sâu tài chính tăng lên mạnh mẽ.

Nhận định về thời gian trước mắt, Phó thống đốc cho rằng, nền kinh tế thế giới có thể sẽ có nhiều diễn biến

phức tạp, các nhiệm vụ trung hạn nhằm tạo lập nền tảng cho ổn định vĩ mô và tăng trưởng bền vững mới ở giai

đoạn khởi động, thách thức còn ở phía trước.

Lãnh đạo NHNN khẳng định, cơ quan này sẽ tiếp tục kiên trì mục tiêu kiềm chế lạm phát và ổn định kinh tế vĩ

mô. Theo đó, điều hành chính sách tiền tệ chặt chẽ, thận trọng, linh hoạt, duy trì sự ổn định của thị trường tiền

tệ và hoạt động ngân hàng.

NHNN cũng sẽ "tạo điều kiện thuận lợi để đẩy nhanh quá trình tái cấu trúc hệ thống các tổ chức tín dụng, hướng

tới hoạt động an toàn, hiệu quả, vững chắc", theo Phó Thống đốc.

http://dantri.com.vn/kinh-doanh/nhnn-thang-du-can-can-thanh-toan-2012-du-kien-8-ty-usd-

667614.htm

Phân tích thâm h t cán cân th ng m i c a Vi t Nam giai đo n hi n nay ụ ươ ạ ủ ệ ạ ệ

13:41 Thứ sáu, 25 Tháng 11 2011 |

Trong mấy năm gần đây, nền kinh tế nước ta đã trải qua những thăng trầm do ảnh hưởng

của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu cũng như xuất phát từ nội tại của nền kinh tế: tăng trưởng

cao nhưng chưa ổn định, lạm phát tăng cao (năm 2008) và đặc biệt hơn nữa đó là tình trạng thâm

hụt cán cân vãng lai bắt nguồn từ thâm hụt cán cân thương mại ngày càng gia tăng. Bên cạnh đó,

do tác động của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu và hiện trạng môi trường đầu tư của Việt

Nam chưa được cải thiện như mong đợi, dòng vốn đầu tư trực tiếp và gián tiếp nước ngoài vào Việt

Nam chưa tăng trưởng vững chắc. Hiện trạng này chắc chắn sẽ gây sức ép không nhỏ đến cán cân

thanh toán quốc tế về khả năng chống đỡ các cú sốc bên ngoài và tính bền vững của nền kinh tế

khi dự trữ ngoại hối của Việt Nam có xu hướng thu hẹp. Từ thực trạng trên, bài viết này với mong

muốn làm rõ đâu là nguyên nhân sâu xa tác động đến trạng thái của cán cân vãng lai và sức chịu

đựng thâm hụt của nó đối với cán cân thanh toán quốc tế để từ đó đưa ra giải pháp cải thiện.

Page 26: Các giải pháp cải thiện cán cân vãng lai của Việt Nam

Diễn biến cán cân vãng lai

Cán cân thanh toán quốc tế Việt Nam được theo dõi và ghi nhận theo Sổ tay Cán cân thanh

toán quốc tế của IMF (IMF’s Balance of Payments Manual 5- 1993). Là một bộ phận chính yếu trong

cán cân thanh toán quốc tế, cán cân vãng lai ghi nhận các giao dịch thương mại quốc tế về hàng

hóa và dịch vụ, thu nhập và chuyển giao ròng từ nước ngoài. Kể từ năm 1989, khi nền kinh tế bắt

đầu có những chuyển đổi quan trọng, tình trạng thâm hụt cán cân vãng lai của Việt Nam giảm

nhanh. Sau năm 1993, Việt Nam bắt đầu tìm kiếm các nguồn tài trợ từ nhiều nước và cán cân vãng

lai bắt đầu thâm hụt trở lại với mức độ ngày càng lớn cho đến năm 1996, khi mức thâm hụt lên tới

9,9% so với GDP. Mức thâm hụt được co hẹp trở lại trong hai năm 1997 - 1998 và đạt thặng dư

trong năm 1999. Nguyên nhân là do nỗ lực của Chính phủ nhằm kiểm soát nhập khẩu. Hơn nữa,

cuộc khủng hoảng tài chính khu vực đã có những ảnh hưởng tiêu cực đến dòng vốn đầu tư nước

ngoài FDI vào Việt Nam. Số lượng và mức giải ngân các dự án FDI mới giảm mạnh sau năm 1998. Vì

vậy, máy móc, thiết bị nhập khẩu thuộc khối FDI cũng giảm theo. Như vậy, sau một thời gian dài

trạng thái cán cân vãng lai luôn ở trong tình trạng thâm hụt, năm 1999, lần đầu tiên cán cân này

chuyển về trạng thái thặng dư. Trong những năm tiếp theo, tốc độ tăng nhập khẩu cao hơn tốc độ

tăng xuất khẩu nên thặng dư cán cân vãng lai dần thu hẹp lại và chuyển sang trạng thái thâm hụt

ngày càng rộng ra, đặc biệt trong những năm gần đây (biểu đồ 1).

Biểu đồ 1.  Các cấu phần trong Cán cân vãng lai của Việt Nam giai đoạn 1997 -

2008

Nguồn: Tác giả tổng hợp từ CEIC Database

Nhìn từ biểu đồ 1 cho thấy, trạng thái cán cân vãng lai của Việt Nam chịu tác động chủ yếu

từ trạng thái cán cân thương mại do các giao dịch về hàng hóa chiếm tỷ trọng lớn trong tổng thu và

chi của tài khoản vãng lai (chiếm khoảng 70% - 85%). Trong khi đó, cán cân chuyển giao vốn vãng

lai ròng (bao gồm viện trợ và kiều hối) có tác động tích cực đến cán cân vãng lai. Trong những năm

gần đây, diễn biến xuất nhập khẩu của Việt Nam chịu tác động quá nhanh và mạnh mẽ từ việc gia

nhập WTO. Mặc dù kim ngạch xuất khẩu có mức tăng trưởng khá nhanh nhưng vẫn không bì kịp với

tốc độ tăng trưởng nhập khẩu khi rào cản thuế quan dần dần được xóa bỏ, đã làm hàng hóa nước

ngoài tràn vào Việt Nam trong khi để tăng tốc độ xuất khẩu không phải là việc đơn giản mà đòi hỏi

Page 27: Các giải pháp cải thiện cán cân vãng lai của Việt Nam

phải có thời gian lâu dài. Sự gia tăng nhập khẩu tác nhân của nhiều nguyên nhân khác, như nhu

cầu của kinh tế,... Chính hoàn cảnh này đã đẩy cán cân thương mại Việt Nam vào tình thế ngày

càng thâm hụt, lên tới 13,67% so với GDP vào năm 2008. Thêm vào đó, theo các chuyên gia kinh

tế[1], nguồn gốc sâu xa của tình trạng trên đó chính là năng lực xuất khẩu của hàng hóa Việt Nam

khi chưa thực sự tham gia vào chuỗi cung ứng của khu vực cũng như trên thế giới. Giá trị gia tăng

trong nhóm hàng xuất khẩu thấp và chỉ tập trung vào một số mặt hàng chủ lực chính nên rất dễ bị

tổn thương khi có các cú “shock” từ bên ngoài. Trong khi đó, nhu cầu nhập khẩu để chế biến hàng

xuất khẩu, phục vụ xây dựng cơ sở hạ tầng,... trong những năm qua tùng nhanh đáng kể.

Tình trạng thâm hụt cán cân vãng lai được bù đắp đáng kể bởi nguồn thu nhập từ chuyển

giao vốn vãng lai (viện trợ và kiều hối) và các giao dịch kinh tế khác thuộc cán cân vốn và tài chính.

Biểu đồ 1 ở trên cho thấy, lượng kiều hối chuyển về Việt Nam và các dòng vốn chảy vào Việt Nam

đóng vai trò quan trọng để bù đắp thiếu hụt của cán cân vãng lai trong thời gian qua, đặc biệt là

trong hai năm 2007 - 2008. Tuy nhiên, do tác động của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm

2008, lượng kiều hối chuyển về nước có phần giảm sút mạnh thời gian qua tạo nên sức ép thâm hụt

đối với cán cân vãng lai cũng như cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam. Nguồn vốn đầu tư

nước ngoài trực tiếp, đầu tư gián tiếp và vay nợ nước ngoài dài hạn, ổn định cũng là những hình

thức được sử dụng để bù đắp cho sự thiếu hụt cán cân thương mại, cán cân vãng lai và có vai trò

quyết định đến khả năng chịu đựng thâm hụt cán cân vãng lai trong thời gian qua. Đặc biệt là vai

trò của nguồn vốn hỗ trợ chính thức ODA và FDI trong việc bù đắp thâm hụt cán cân vãng lai và cải

thiện dự trữ ngoại hối. Tỷ trọng nguồn vốn vay ODA hằng năm luôn chiếm tới 73 đến 78% trong

tổng nợ nước ngoài của Chính phủ Việt Nam.

Nguyên nhân thâm hụt cán cân vãng lai

Có thể nói, nguyên nhân sâu xa của tình trạng thâm hụt cán cân vãng lai đều xuất phát từ

sự mất cân đối, chênh lệch giữa tiết kiệm và đầu tư trong nước. Trong thời gian qua, mức thâm hụt

cán cân vãng lai trở nên nghiêm trọng hơn là kết quả của nhu cầu đầu tư tăng cao hơn so với mức

tiết kiệm trong nền kinh tế, trong đó có cả khu vực nhà nước. Tình trạng tỷ lệ tiết kiệm thấp, trong

khi đó, tỷ lệ đầu tư cao, 41,5% GDP (2008) và 41,6% (2007) (xem bảng 1) dẫn đến đầu tư phụ

thuộc nhiều vào nguồn lực bên ngoài. Hay nói cách khác, nền kinh tế Việt Nam phụ thuộc nhiều vào

dòng vốn đầu tư nước ngoài. Tình trạng này là nguyên nhân quan trọng gây nên hiện tượng thâm

hụt cán cân vãng lai trong thời gian qua (bảng 1).

Bảng 1. Tỷ lệ tiết kiệm và đầu tư so với GDP của Việt Nam giai đoạn 1999-2009 và

dự báo năm 2010   

Năm 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010f

G

DP (Tỷ

USD)28.7 31.2 32.7 35.1 39.6 45.5 52.9 60.9 71.1 89.4 94.05 101

Đầu tư/GDP (%)

27.6 29.6 31.2 33.2 35.4 35.5 35.6 36.8 41.6 41.5 42.4 46.1

T

iết

32.1 31.7 33.2 32 30.6 32 34.5 36.5 31.8 30.8 25.1 26.8

Page 28: Các giải pháp cải thiện cán cân vãng lai của Việt Nam

kiệm/GDP

(%)

Nguồn: Tác giả tổng hợp từ IMF Country Report 09/110 (tr.24), Moody’s Investors Service-

Global Credit Research, May 2010

Thứ nhất, với chính sách tỷ giá được coi là “cố định linh hoạt” của Việt Nam gắn với đồng

đôla Mỹ, diễn biến tỷ giá một số thời điểm chưa theo kịp với thực tế của thị trường trong điều kiện

chính sách tiền tệ nới lỏng, tỷ giá hầu như cố định đã góp phần làm giảm kim ngạch xuất khẩu,

tăng kim ngạch nhập khẩu. Biểu đồ 2 cho thấy, mặc dù tỷ giá danh nghĩa USD/VND có xu hướng

tăng lên theo thời gian và biên độ giao động được điều chỉnh linh hoạt tùy từng hoàn cảnh kinh tế

cụ thể. Tuy nhiên, diễn biến tỷ giá thực RER và REER có xu hướng giảm dần trong những năm gần

đây do chênh lệch tốc độ lạm phát của Việt Nam so với Mỹ và các nước đối tác thương mại chính đã

góp phần làm giảm sức cạnh tranh về giá hàng hóa Việt Nam trên thị trường thế giới. Thực tế này

một phần lý giải tình trạng thâm hụt cán cân thương mại của Việt Nam trong thời gian qua trở nên

lớn hơn (biểu đồ 2).

Biểu đồ 2: Tỷ giá thực song phương, đa phương và tỷ lệ xuất khẩu so với nhập

khẩu (X/M) của Việt Nam trong thời gian qua

Nguồn: Tác giả tính toán  dựa trên số liệu của CEIC Database

Thứ hai, hiện tượng tăng trưởng nóng của thị trường chứng khoán Việt Nam trong thời gian

2007 làm cho luồng tiền đầu tư gián tiếp chảy vào Việt Nam. Sự biến động này là do chênh lệch lãi

suất của trái phiếu chính phủ Việt Nam với trái phiếu chính phủ các nước khác. Vì vậy, luồng tiền

này vô hình chung làm cho nhu cầu đầu tư và tiêu dùng của Việt Nam tăng lên, trong khi xu hướng

tiết kiệm của người Việt Nam đang giảm rõ nét. Ngoài ra, kể từ khi Việt Nam gia nhập WTO, dòng

vốn đầu tư trực tiếp FDI chảy vào Việt Nam, đặc biệt là các dự án đầu tư bất động sản khi liên quan

đến nhập khẩu mà không tạo ra giá trị gia tăng xuất khẩu trực tiếp, cũng đã góp phần làm cho tình

trạng thâm hụt cán cân vãng lai, cán cân thương mại trở nên nghiêm trọng trong thời gian qua.

Thứ ba, vấn đề thâm hụt ngân sách nhà nước cũng thường đi kèm với thâm hụt cán cân

vãng lai. Cũng như Mỹ, tình trạng thâm hụt cán cân vãng lai của Việt Nam có phần xuất phát từ

nguyên nhân thâm hụt ngân sách nhà nước. Thâm hụt ngân sách cao (năm 2009: 6,9% GDP) cộng

Page 29: Các giải pháp cải thiện cán cân vãng lai của Việt Nam

với nợ công (và nợ công có bảo đảm) tăng lên 45% so với GDP là minh chứng cho sự thâm hụt cán

cân vãng lai ngày càng gia tăng của Việt Nam (biểu đồ 3).

Biểu đồ 3. Mức thâm hụt ngân sách nhà nước so với GDP trong thời gian qua

%GDP

Nguồn: IMF Country Report No 09/110, Tham vấn điều IV của IMF, Working Paper ,Tháng

4/2009

Phân tích khả năng chịu đựng thâm hụt cán cân vãng lai

Để đo lường mức thâm hụt cán cân vãng lai và đánh giá khả năng chịu đựng thâm hụt cán

cân này của nền kinh tế, thường có hai cách tiếp cận chủ yếu. Cách tiếp cận thứ nhất dựa vào các

chỉ số kinh tế vĩ mô, tài chính và nợ nước ngoài. Tuy nhiên cách tiếp cận này có những hạn chế vì

các chỉ số không thể nói lên “chuẩn mực” là bao nhiêu và “xếp hạng” như thế nào để có thể đưa ra

được nhận định chính xác về tình trạng thâm hụt cán cân vãng lai. Cách tiếp cận thứ hai dựa vào

khả năng thanh toán. Chính vì vậy, cách tiếp cận này thường dựa vào các chỉ tiêu nợ khi so sánh

với nguồn lực sử dụng để trả nợ như cán cân vãng lai/GDP (%) hay chỉ tiêu cán cân vãng lai/xuất

khẩu (%). Mức thâm hụt cán cân vãng lai trên 5% so với GDP thường được coi là đáng báo động và

nhiều nhà kinh tế cho rằng, mức thâm hụt tối đa này nên chỉ dừng lại trước 20% trước khi bắt đầu

cho cuộc khủng hoảng. Tuy nhiên, việc đánh giá khả năng chịu đựng thâm hụt cán cân này cần gắn

với việc phân tích các nguồn gốc được coi là nguyên nhân của thâm hụt. Trong bối cảnh tỷ lệ thâm

hụt cán cân vãng lai so với GDP cao, mức thâm hụt được cho là có khả năng chịu đựng nếu nó là

kết quả của mức tăng đầu tư của quốc gia đó cao chứ không phải do mức tiết kiệm giảm, đặc biệt

là khi tiết kiệm quốc gia ở mức thấp. Cho dù tốc độ tăng đầu tư cao, nhất là đầu tư của khu vực tư

nhân vào vốn sản xuất có thể gây ra thâm hụt cán cân vãng lai, nhưng trong tương lai, chúng lại

góp phần tăng năng lực sản xuất và thu nhập từ xuất khẩu, do đó, cải thiện khả năng trả nợ nước

ngoài.

Page 30: Các giải pháp cải thiện cán cân vãng lai của Việt Nam

Ngoài ra, ngày nay, các nhà phân tích kinh tế thường dựa vào mô hình phân tích nợ của

Jaime De Pine’s (1989) khi sử dụng 4 chỉ tiêu cơ bản để đánh giá khả năng trả nợ từ tình trạng thâm

hụt cán cân vãng lai và mức độ rủi ro đến các giao dịch tài khoản vốn của một quốc gia. Đó là, lãi

suất/tăng trưởng xuất khẩu; tăng trưởng nhập khẩu/tăng trưởng xuất khẩu; nợ gốc/xuất khẩu và tỷ

lệ nhập khẩu/xuất khẩu. Mô hình này chỉ ra rằng, nếu tỷ lệ nợ/xuất khẩu có xu hướng tăng theo

theo gian, tín hiệu này cho thấy quốc gia đó đều ở trong tình trạng nợ và thâm hụt cán cân thanh

toán không bền vững, nguy hiểm. Ngược lại, khi chỉ số này theo chiều hướng giảm xuống, sẽ là tín

hiệu tốt về khả năng trả nợ nước ngoài của quốc gia đó. Ở góc độ bài viết này tập trung phân tích

theo cách tiếp cận thứ hai.      

Mức thâm hụt cán cân vãng lai so với GDP (biểu đồ 4)

Biểu đồ 4. Mức thâm hụt cán cân vãng lai, cán cân thương mại của Việt nam

(1991-2009)

Nguồn: Tác giả tổng hợp từ số liệu của CEIC Database

Biểu đồ 2 ở trên cho thấy, bước sang năm 2002 trở đi, tình trạng thâm hụt cán cân vãng lai

lại tiếp tục tiếp diễn. Tuy nhiên, mức thâm hụt có xu hướng giảm dần và ở mức không đáng kể cho

đến năm 2006. Đáng chú ý, trong 3 năm trở lại đây (2007 - 2009), khi nền kinh tế Việt Nam hội

nhập sâu hơn vào nền kinh tế thế giới, thâm hụt cán cân vãng lai tăng đột biến, đạt mức kỉ lục là

10,3% năm 2008 và cán cân này thâm hụt lên tới 9,2 tỷ USD. Đây là mức thâm hụt cao nhất trong

hơn 10 năm trở lại đây, được coi là đáng báo động vì theo chuẩn mực quốc tế (khả năng chịu đựng

của cán cân vãng lai nằm trong khoảng 5% GDP). Tương tự, cán cân thương mại Việt Nam trong

thời gian qua cũng ở mức 14-15% so với GDP trong khi mức chuẩn mực quốc tế là 10%. Thâm hụt

lớn về thương mại và cán cân vãng lai trong những năm gần đây chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến khả

năng bền vững của nền kinh tế, đặc biệt sẽ tạo nên áp lực giảm giá đồng nội tệ.

* Thâm hụt cán cân vãng lai và khả năng trả nợ của nền kinh tế

Xét theo tiêu chí này, có thể thấy, chỉ số nợ nước ngoài so với GDP của Việt Nam có xu

hướng ổn định giao động từ 30 đến 35%. Năm 2008, chỉ số này có xu hướng cải thiện hơn so với

năm 2007 và ở mức 29,8%. Nếu xét theo chuẩn mực quốc tế, ngưỡng an toàn 40% thì đây là mức

khá an tâm. Hơn nữa, tốc độ tăng của nợ nước ngoài và nghĩa vụ trả nợ trong thời gian tới dự kiến

thấp hơn tốc độ tăng trưởng kinh tế hằng năm. Theo tiêu chí này, thâm hụt cán cân vãng lai được

Page 31: Các giải pháp cải thiện cán cân vãng lai của Việt Nam

coi là có khả năng chịu đựng. Bên cạnh đó, chỉ tiêu nghĩa vụ trả nợ nước ngoài so với xuất khẩu

nằm ở trong ngưỡng an toàn và có xu hướng giảm. Nếu như năm 2004, tỷ lệ này là 5,5% thì đến

năm 2008, tỷ lệ này giảm xuống còn 3,3% (biểu đồ 5).

Biểu đồ 5  Tỷ lệ nợ nước ngoài so với GDP và Kim ngạch xuất khẩu

Tác giả tổng hợp từ số liệu CEIC Database và IMF, Báo cáo triển vọng kinh tế thế giới 9/2009

(WEO)

* Số tuần nhập khẩu của dự trữ ngoại hối

Xét theo tiêu chí về mức dự trữ ngoại hối so với số tuần nhập khẩu, thực tế cho thấy, nguồn

dự trữ ngoại hối của Việt Nam hầu hết đều ở trong trạng thái khan hiếm, duy trì ở mức thấp chỉ

tương đương hơn 2 tháng nhập khẩu. Kể từ năm 2007, khi niềm tin của nhà đầu tư quốc tế về triển

vọng nền kinh tế Việt Nam sau khi gia nhập WTO khá lên, lượng vốn đầu tư đổ vào Việt Nam trong

hai năm 2007 - 2008 lên tới 17,5 tỷ và 9,1 tỷ đôla (tương ứng) đã phần nào giúp Việt Nam cải thiện

được mức dự trữ ngoại hối của mình. Trong hai năm 2007, 2008, mức dự trữ ngoại hối tương đương

với số tháng nhập khẩu đã được cải thiện đáng kể, hơn 3 tháng, nằm ở ngưỡng trên của mức an

toàn cho phép. Tuy nhiên, do tình trạng thâm hụt cán cân thương mại kể từ năm 2008 trở lại đây

càng lớn, lượng kiều hối tăng không như kỳ vọng, đầu tư vào Việt Nam giảm làm cho dự trữ ngoại

hối của nước ta càng trở nên thấp hơn và dự báo chỉ đáp ứng đủ 9 tuần nhập khẩu[2] (biểu đồ 6).

Biểu đồ 6. Mức dự trữ ngoại hối của Việt Nam và số tháng nhập khẩu

Page 32: Các giải pháp cải thiện cán cân vãng lai của Việt Nam

Nguồn: Paul Baker, Vietnam’s Balance of Payments: Short and Medium Term Perspectives

and suggested economic policy measures, Hội thảo Bộ Công thương 9/2009

Tóm lại, kết quả phân tích tình trạng thâm hụt và khả năng chịu đựng thâm hụt của cán cân

vãng lai ở trên cho thấy, thâm hụt cán cân vãng lai của Việt Nam bắt nguồn từ thâm hụt cán cân

thương mại. Nguyên nhân sâu xa của thực trạng này là do năng lực sản xuất hàng xuất khẩu Việt

Nam còn quá thấp so với khu vực, trong khi đó nhu cầu nhập khẩu để chế biến xuất khẩu với giá trị

gia tăng thấp, nhu cầu nhập khẩu cho xây dựng cơ sở hạ tầng (tăng theo FDI) làm cho tăng trưởng

nhập khẩu Việt Nam luôn vượt quá tốc độ tăng trưởng xuất khẩu. Nguồn bù đắp thâm hụt cán cân

vãng lai chủ yếu  từ chuyển giao vốn vãng lai, đầu tư nước ngoài (FDI, FPI) và vay nợ nước ngoài.

Trong ngắn hạn, tình trạng thâm hụt cán cân vãng lai của Việt Nam sẽ gây sức ép đến cán cân

thanh toán và dự trữ ngoại hối. Để cải thiện tình trạng thâm hụt cán cân vãng lai bắt nguồn từ

thâm hụt cán cân thương mại, Việt Nam cần có nhiều biện pháp đồng bộ nhằm nâng cao năng lực

sản xuất và cạnh tranh đối với hàng xuất khẩu Việt Nam. Để thực hiện được mục tiêu này, các

chính sách về tỷ giá, chính sách phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ, tái cơ cấu ngành sản xuất,

chính sách khuyến khích đầu tư có chọn lọc... cần được rà soát lại theo hướng nâng cao sức cạnh

tranh của hàng hóa xuất khẩu Việt Nam trên cả 2 phương diện về giá cả và chất lượng, thương

hiệu. Có như vậy, Việt Nam mới có khả năng cải thiện cán cân thương mại, cán cấn vãng lai, từ đó

giảm sức ép đối với cán cân thanh toán và dự trữ ngoại hối của Việt Nam trong dài hạn.

Bài viết thể hiện quan điểm của cá nhân tác giả, không đại diện cho ý kiến chính thức của

Ngân hàng Nhà nước

ThS. Nguyễn Thị Hiền-Đại học Ngoại thương, Tạp chí Ngân hàng (Số 23/2010)

[1] Paul Baker, Vietnam’s Balance of Payments: Short and Medium Term Perspectives and suggested economic

policy measures, Tài liệu hội thảo phân tích thâm hụt cán cân thương mại của Việt Nam và những quy định về cán cân thanh

toán quốc tế của WTO, Bộ Công thương, tháng 9/2009

[2] Nguồn: http://www.bbc.co.uk/vietnamese/business/2010/09/100909_vn_foreign_reserves.shtml

Tài liệu tham khảo:

Page 33: Các giải pháp cải thiện cán cân vãng lai của Việt Nam

[1]. Aristovnik, Aleksander (2007), How sustainable are current account deficits in selected transition economies?

MPRA Paper No 485, psted 07. 

[2]. Atish Ghosh and Uma Ramakrishnan (2006), Do Current account deficits matter? Finance & Development, A

quartely magazine of the IMF, December, Volume 43

[3]. Atish Ghosh, Manuela Goretti, Bikas Joshi, Uma Ramakrishnan,Alun Thomas, and Juan Zalduendo (2008),

Capital inflows and balance of payments pressures - Tailoring Policy Responses in emerging market economies, IMF policy

Discussion Paper,  page 6-8.

http://www.vnbaorg.info/?option=com_content&view=article&id=1515&catid=43&Itemid=90

Cán cân thương mại 2012 và những vấn đề đặt ra

(04/01/2013 08:59:00)

Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, tính đến ngày 15/11/2012, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu

của cả nước đạt 197.280 triệu USD, tăng 12,2% so với cùng kỳ năm 2011. Trong đó, xuất khẩu đạt 98.555

triệu USD, tăng 18,7% và nhập khẩu là 98.730 triệu USD, tăng 6,4%, nhập siêu của cả nước là 175 triệu

USD, bằng 0,2% kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Về tổng thể, cán cân thương mại đã có sự cải thiện rõ

rệt, tuy nhiên phân tích sâu diễn biến hoạt động xuất nhập khẩu 2012 sẽ thấy còn nhiều vấn đề cần phải

được quan tâm giải quyết.

Cải thiện rõ rệt

Xuất khẩu năm 2012 diễn biến theo hướng tích cực, tăng trưởng xuất khẩu đã vượt mức kế hoạch đề ra và cao hơn so với kim ngạch xuất khẩu của năm 2011. Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, tính đến ngày 15/11/2012, xuất khẩu đạt 98.555 triệu USD, tăng 18,7% so với cùng kỳ năm 2011, trong đó, kim ngạch xuất khẩu của khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt 54.718 triệu USD chiếm tới 55,5% tổng giá trị kim ngạch của cả nước và tăng 35,3% so với cùng kỳ năm 2011. Trong bối cảnh kinh tế thế giới gặp nhiều khó khăn khiến cho cầu hàng xuất khẩu giảm thì tốc độ tăng trưởng xuất khẩu năm 2012 của Việt Nam dù thấp hơn so với cùng kỳ năm 2011 (tăng 34,7%) vẫn là một kết quả tương đối tốt.

Xét về cơ cấu, trong số các mặt hàng chủ lực, dệt may vẫn là ngành đóng góp lớn nhất vào tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2012. Theo Tổng cục Hải quan, tính đến ngày 15/11/2012, kim ngạch xuất khẩu của ngành dệt may đạt 13.089 triệu USD, chiếm tới 13,28% tổng kim ngạch xuất khẩu, tăng 7,8% so cùng kỳ năm 2011. Tiếp theo đó là những mặt hàng xuất khẩu có hàm lượng công nghệ cao như mặt hàng máy tính, sản phẩm điện tử và linh kiện; mặt hàng điện thoại các loại và linh kiện cũng đạt kim ngạch xuất khẩu lần lượt là 6.502 triệu USD, tăng 68,6% so cùng kỳ và 10.674 triệu USD, tăng 92,8% so cùng kỳ năm 2011. Những mặt hàng này đã đạt được tốc độ tăng trưởng cao hơn rất nhiều so với năm 2011, góp mặt vào nhóm 10 mặt hàng có giá trị xuất khẩu lớn nhất trong năm 2012.

Trong khi nhóm hàng công nghiệp tiếp tục đóng vai trò quan trọng vào tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu thì kim ngạch xuất khẩu của ngành nông lâm nghiệp thủy sản lại có xu hướng giảm sút. Các mặt hàng chủ lực của ngành này như gạo, cao su đều có mức tăng trưởng thấp hơn so với cùng kỳ năm 2011. Cụ thể, 11 tháng đầu năm 2012, kim ngạch xuất khẩu gạo chỉ đạt 3.247 triệu USD so với mức 3.463 triệu USD của 11 tháng năm 2011, kim ngạch xuất cao su chỉ đạt 2.416 triệu USD so với mức 2.778 triệu USD của cùng kỳ năm 2011. Xuất khẩu thủy sản mặc dù không giảm song tốc độ tăng tương đối khiêm tốn với giá trị kim ngạch chỉ đạt 5.331 triệu USD, tăng 1,8% so với cùng kỳ năm 2011. Nguyên nhân khiến kim ngạch xuất khẩu của các mặt hàng này giảm chủ yếu do giá trên thị trường thế giới giảm, nên mặc dù khối lượng xuất khẩu vẫn tăng, song giá trị kim ngạch xuất khẩu vẫn thấp.

Nhập khẩu 11 tháng đạt 98.729 triệu USD, tăng 6,4% so với cùng kỳ năm 2011, trong đó, kim ngạch nhập khẩu của khối doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đạt 52.037 triệu USD, chiếm tới 52,7% kim ngạch nhập khẩu của cả nước và tăng 23,8% so với cùng kỳ năm 2011.

Page 34: Các giải pháp cải thiện cán cân vãng lai của Việt Nam

Về cơ cấu mặt hàng nhập khẩu, các mặt hàng thuộc ngành công nghiệp chế biến như máy móc thiết bị, dụng cụ và phụ tùng khác; máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện; điện thoại các loại và linh kiện... chiếm tỷ trọng lớn và có tốc độ tăng trưởng khá cao, trong khi đó kim ngạch nhập khẩu các mặt hàng nguyên phụ liệu ngành dệt may, da giày và các mặt hàng sắt thép, kim loại đều giảm so với cùng kỳ năm 2011. Đây là dấu hiệu cho thấy các ngành công nghiệp chế biến đã có xu hướng phục hồi trong khi đó những khó khăn ngành dệt may và ngành xây dựng vẫn còn.

Nếu như thị trường xuất khẩu của Việt Nam chủ yếu là các đối tác từ EU và Mỹ thì ngược lại thị trường nhập khẩu chủ yếu lại từ Trung Quốc (25% tổng kim ngạch nhập khẩu), Hàn quốc (13,4%) và các thị trường trong khu vực ASEAN (18,5%).

Một số vấn đề đặt ra

Do tốc độ tăng trưởng của xuất khẩu cao hơn so với nhập khẩu nên nhập siêu tính đến ngày 15/11/2012 chỉ ở mức 175 triệu USD, bằng 0,2% kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Nhìn tổng thể cán cân thương mại năm 2012 có thể nhận thấy sự cải thiện rõ rệt so với những năm trước. Tuy nhiên, đi sâu vào phân tích thì diễn biến xuất nhập khẩu 2012 vẫn còn nhiều vấn đề cần quan tâm. Cụ thể, cơ cấu hàng xuất khẩu dù có sự cải thiện, song mức thay đổi vẫn còn chậm. Hiện nay, xuất khẩu của các nhóm hàng nông sản và tài nguyên khoáng sản vẫn chiếm tỷ trọng lớn, khoảng 27% tổng giá trị kim ngạch và xuất khẩu vẫn dựa nhiều vào nhóm hàng gia công, chế biến, lắp ráp vừa có giá trị gia tăng thấp vừa thâm dụng lao động. Thực trạng này cũng phản ánh hiện tượng ngành công nghiệp hỗ trợ thiếu và yếu ở nước ta.

Xuất khẩu một số mặt hàng chủ lực như dệt may, gạo, cao su, thủy sản… đứng trước nhiều thách thức, dự báo sẽ khó có khả năng đạt được mức kim ngạch cao hơn so với kim ngạch năm 2011.

Đáng chú ý là xuất khẩu của khối doanh nghiệp FDI có tốc độ tăng trưởng cao, chiếm tới 55,5% tổng kim ngạch xuất khẩu, 52,7% tổng kim ngạch nhập khẩu, nguyên nhân một phần là nhờ những dự án về sản xuất linh kiện, điện tử đã đi vào hoạt động, song nguyên nhân chính vẫn là khối doanh nghiệp này đang có nhiều ưu thế hơn hẳn doanh nghiệp trong nước, cả về thị trường tiêu thụ ổn định, lẫn vốn vay lãi suất thấp.

Mặc dù nhập siêu ở mức thấp, song 10 tháng năm 2012 Việt Nam nhập siêu từ Trung Quốc đã lên đến 13.223 triệu USD, cao hơn rất nhiều lần so với lượng nhập siêu của cả nước. Trong khi đó, Việt Nam nhập khẩu từ Trung Quốc các mặt hàng máy móc, thiết bị và các nguyên vật liệu đầu vào cho sản xuất trong nước và xuất khẩu chủ yếu các mặt hàng nông lâm nghiệp, các mặt hàng thâm dụng lao động và tài nguyên thiên nhiên như dầu thô, cao su, than đá….

Triển vọng năm 2013 và một số gợi ý chính sách

Xuất khẩu và nhập khẩu năm 2013 nhìn chung vẫn phụ thuộc rất lớn vào diễn biến của kinh tế thế giới. Quỹ Tiền tệ Quốc tế dự báo trong năm 2013, nền kinh tế thế giới vẫn chưa có dấu hiệu phục hồi, đồng thời hạ dự báo tăng trưởng toàn cầu năm 2013 từ 3,9% (trong báo cáo tháng 4/2012) xuống còn 3,6% (trong báo cáo tháng 10/2012). Kinh tế thế giới tăng trưởng thấp sẽ tác động tiêu cực đến hoạt động xuất nhập khẩu và tăng trưởng kinh tế của Việt Nam 2013. Do vậy, cần thiết phải chú trọng đến các giải pháp tháo gỡ cho khăn cho hoạt động xuất nhập khẩu.

Nguyễn Thị Hải Thu (Trích TTTC Số 24/2012)

http://nif.mof.gov.vn/portal/page/portal/nif/Newdetail?

p_page_id=1&pers_id=42972397&item_id=81491507&p_details=1

Cán cân thương mại năm 2012 và những quan ngại

Lâu nay, Việt Nam luôn đặt mục tiêu cân bằng cán cân thương mại và tiến tới xuất siêu. Tuy nhiên, trong bối cảnh hiện nay, nhập siêu lại là điều cần thiết.

Page 35: Các giải pháp cải thiện cán cân vãng lai của Việt Nam

Trong 10 tháng, đã có 22 mặt hàng đạt kim ngạch XK từ 1 tỷ USD trở lên, trong đó có 6 mặt hàng đạt từ 5 tỷ USD trở lên (tăng 1 mặt hàng so với 9 tháng), cao nhất là dệt may 12,54 tỷ USD, tiếp đến là điện thoại các loại và linh kiện 9,93 tỷ USD, dầu thô trên 7 tỷ USD, máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện gần 6,1 tỷ USD, giày dép gần 5,7 tỷ USD, thuỷ sản trên 5 tỷ USD

Tháng 10: Nhập siêu trở lại

Sau 4 tháng liên tiếp xuất siêu, tháng 10, Việt Nam quay trở lại tình trạng nhập siêu. Theo số liệu của Bộ Công Thương, trong tháng 10, kim ngạch XK của Việt Nam ước đạt 9,9 tỷ USD, tăng 4,4% so với tháng 9 và tăng 17,4% so với cùng kỳ năm 2011. Trong số này, XK của các DN FDI (không kể dầu thô) ước đạt 5,6 tỷ USD, tăng 5,7% so với tháng 9 và tăng 17,7% so với cùng kỳ năm trước.

Tính chung 10 tháng đầu năm, kim ngạch XK ước đạt hơn 93,45 tỷ USD, tăng 18,4% so với cùng kỳ. Trong kết quả đó, XK của DN FDI (không kể dầu thô) đã lên tới 51,55 tỷ USD, tăng 34,9%. Đặc biệt, trong số các mặt hàng chủ lực về XK, dệt may tiếp tục đứng ngôi đầu với giá trị XK đạt 1,4 tỷ USD trong tháng 10. Các sản phẩm khác như điện thoại các loại và linh kiện điện tử cũng có kim ngạch khá, đạt 1,3 tỷ USD trong tháng 10.

Tháng 10, kim ngạch NK hàng hoá của Việt Nam ước đạt 10,4 tỷ USD, tăng 11,7% so với tháng 9 và tăng 12,6% so với tháng 10-2011, trong đó, kim ngạch NK của các DN FDI ước đạt 5,6 tỷ USD, tăng 11,1% so với tháng 9 và tăng 23,1% so với tháng 10-2011. Tính chung 10 tháng, kim ngạch NK ước đạt 93,81 tỷ USD, tăng 6,8% so với cùng kỳ, trong đó, kim ngạch NK của các DN 100% vốn trong nước ước đạt 44,62 tỷ USD, giảm 7,3% so với cùng kỳ, chiếm tỷ trọng gần 47,7% tổng kim ngạch NK. Như vậy, con số nhập siêu tháng 10 và 10 tháng lần lượt là 500 triệu USD và 357 triệu USD.

Đại diện Vụ Kế hoạch (Bộ Công Thương) nhìn nhận, tốc độ tăng trưởng NK trong 10 tháng tiếp tục thấp hơn so với tốc độ tăng trưởng XK góp phần cải thiện cán cân thương mại. Tuy nhiên, NK của khối DN trong nước giảm, trong khi NK của khối DN FDI vẫn tăng cao. Điều này đồng nghĩa với việc, khu vực DN trong nước vẫn tiếp tục gặp khó khăn, trong khi các DN FDI có ưu thế về vốn, về kỹ thuật - công nghệ, về năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh, về quảng cáo, tiếp thị, về sự hỗ trợ của các công ty mẹ với mạng lưới chi nhánh rộng khắp trên thế giới.

Theo dõi diễn biến

Việc Việt Nam chuyển từ trạng thái xuất siêu trong 9 tháng sang nhập siêu trong 10 tháng là tín hiệu đáng mừng, bởi đây là dấu hiệu cho thấy thị trường đang dần hồi phục. Tốc độ tăng trưởng NK trong 10 tháng năm 2012 tiếp tục thấp hơn so với tốc độ tăng trưởng XK (XK tăng 18,4%, NK tăng 6,8%) góp phần cải thiện cán cân thương mại.

Nếu NK trong 2 tháng cuối năm bằng với mức của tháng 10 (10,4 tỷ USD), thì cả năm sẽ ở mức 114,6 tỷ USD, khi đó nhập siêu cả năm sẽ là 1,3 tỷ USD, thấp hơn rất nhiều so với mức trên 9,84 tỷ USD của năm 2011 và tỷ lệ nhập siêu so với XK sẽ là 1,1%, thấp xa so với tỷ lệ 10,2% tương ứng của năm 2011. Như vậy, mục tiêu kiềm chế nhập siêu trong năm hoàn thành ngoài sự mong đợi.

Tuy nhiên, Bộ Công Thương vẫn quan ngại, việc NK của nhóm hàng cần NK (gồm nguyên nhiên vật liệu và máy móc thiết bị) tăng trưởng thấp cũng gây ra những khó khăn đối với việc đầu tư, phát triển sản xuất trong nước và sản xuất, gia công, chế biến hàng XK.

Bởi trên thực tế, các ngành công nghiệp ở Việt Nam vẫn chủ yếu dựa vào NK từ bên ngoài, khi nhu cầu nhập nguyên nhiên liệu sụt giảm cũng đồng nghĩa với việc các ngành sản xuất đang gặp nhiều khó khăn. Ngoài ra, việc giảm NK nhóm hàng tiêu dùng là do kinh tế khó khăn, tồn kho lớn, sức mua giảm chứ không phải do các biện pháp kiềm chế nhập siêu mang tính chất hành chính đã phát huy tác dụng.

Do đó, khi nền kinh tế được phục hồi thì vấn đề kiềm chế nhập siêu lại trở nên “nóng”, cần thiết có biện pháp để kiềm chế. Ngoài các biện pháp hành chính, các bộ, ngành cần xây dựng các hàng rào kỹ thuật, có sự phân tích về cơ cấu mặt hàng để biết những mặt hàng nào trực tiếp phục vụ sản xuất và những mặt hàng gì chỉ phục vụ cho cuộc sống hàng ngày của người dân. Nhất là khi Việt Nam chủ yếu nhập siêu, thậm chí quá phụ thuộc vào một số thị trường như Trung Quốc, Hàn Quốc…

Page 36: Các giải pháp cải thiện cán cân vãng lai của Việt Nam

 (HQ)

http://vinanet.vn/tin-thi-truong-hang-hoa-viet-nam.gplist.294.gpopen.207392.gpside.1.gpnewtitle.can-

can-thuong-mai-nam-2012-va-nhung-quan-ngai.asmx

Cân bằng cán cân thương mại: Mừng mà lo

Thứ Sáu 06:12 14/12/2012

Tin liên quan

Nâng cao hiệu quả hỗ trợ doanh nghiệp Kim ngạch xuất khẩu tăng 18,4% Kim ngạch xuất khẩu tăng cao: Chưa hết âu lo

(HNM) - Với tốc độ tăng trưởng xuất khẩu (XK) tiếp tục cao hơn so với tăng trưởng nhập khẩu (NK), cán cân thương mại của Việt Nam đã được cải thiện khi xuất siêu 11 tháng đạt 14 triệu USD, bằng 0,01% kim ngạch nhập khẩu (KNNK). Tuy nhiên, theo Bộ Công thương, đây lại là thách thức lớn cho năm 2013. 

Nhóm hàng công nghiệp chế biến

đóng góp đáng kể vào kim ngạch xuất khẩu năm

2012. Ảnh: Danh Lam

Cán cân thương mại không âm: Không phải bản chất của nền kinh tế

Theo Bộ Công thương, tổng KNXK 11 tháng của cả nước đạt 104 tỷ USD, tăng 18,4% so với cùng kỳ, trong đó KNXK của doanh nghiệp (DN) FDI (không kể dầu thô) chiếm gần 57,85 tỷ USD, tăng 34,5%. Đóng góp đáng kể vào tăng tổng KNXK là nhóm hàng công nghiệp chế biến với giá trị gần 67 tỷ USD, chiếm tỷ trọng hơn 64%; nhóm điện thoại và linh kiện, máy vi tính, sản phẩm điện tử đóng góp 8,5 tỷ

Page 37: Các giải pháp cải thiện cán cân vãng lai của Việt Nam

USD. Dự kiến, tổng KNXK cả năm sẽ đạt 114,5 tỷ USD, tăng 18,2% so với năm 2011. Trong khi đó, KNNK 11 tháng đạt 103,9 tỷ USD, tăng 6,8% so với cùng kỳ (DN trong nước NK 49,03 tỷ USD, giảm 7,8% so với cùng kỳ, DN FDI NK 54,96 tỷ USD, tăng 24,3% so với cùng kỳ và chiếm tỷ trọng gần 53% tổng KNNK cả nước). Đáng chú ý, KNNK của nhóm hàng cần kiểm soát đã giảm hơn 35%, nhóm hàng hạn chế đã giảm 5,5% nhưng tổng giá trị NK của hai nhóm này vẫn là 8,62 tỷ USD. Việt Nam vẫn nhập siêu chủ yếu từ Trung Quốc (15 tỷ USD), Hàn Quốc (9,1 tỷ USD) và ASEAN (3,4 tỷ USD)…

Dưới góc độ ổn định kinh tế vĩ mô, cán cân thương mại cân bằng là chỉ tiêu đáng mừng của nền kinh tế. Tuy nhiên, với đặc thù là nước đang phát triển và sản xuất công nghiệp vẫn chủ yếu gia công, lắp ráp từ điện tử đến dệt may, thời gian qua Việt Nam chủ yếu nhập nguyên nhiên liệu đầu vào để đáp ứng 80% nhu cầu phục vụ sản xuất. Vì vậy, việc KNNK nguyên vật liệu đầu vào của khối DN trong nước tiếp tục giảm trong khi KNNK của khối DN FDI vẫn tăng cao, cho thấy sản xuất trong nước vẫn đang rất khó khăn, cũng như thị trường tiêu thụ hàng hóa chưa có đầu ra. Đây là tín hiệu đặc biệt lưu ý trong quá trình quản lý, điều hành vĩ mô, bởi cán cân thương mại không âm không phải là bản chất của nền kinh tế nước ta hiện nay.

Theo nhận định của các chuyên gia, hàng hóa NK tạo tài sản cố định và nguyên liệu cho năm 2013 đang ở mức độ đáng lo ngại, bởi trước đây con số này tăng trưởng khoảng 15%/năm với kim ngạch khoảng 1,3 tỷ USD/tháng. Nếu không có chính sách tốt về vốn ngắn hạn cho NK và vốn dài hạn cho đầu tư lâu dài thì các mục tiêu kế hoạch về XNK từ nay đến 2015 sẽ khó hoàn thành.

Chưa hết, Hiệp hội Chế biến và XK thủy sản (VASEP) cho biết, doanh số XK thủy sản của các DN không giảm, thậm chí tăng so với năm 2011, nhưng vẫn khó khăn do tôm chết liên tục trong khi các rào cản thương mại cho XK tôm Việt Nam vào thị trường tiêu thụ mạnh nhất là Nhật Bản vẫn chưa được hóa giải. Thêm vào đó, mặc dù lãi suất vay vốn đã giảm nhưng DN vẫn khó khăn trong tiếp cận vốn vay do các điều kiện bảo lãnh vay ngặt nghèo. Hiệp hội Lương thực Việt Nam cũng cho biết, XK gạo đang đối mặt với khó khăn khi giá trị XK gạo bị giảm 43 USD/tấn. Thêm vào đó, các hợp đồng XK chủ yếu là hợp đồng thương mại (chiếm 79%) trong khi thiếu các đơn hàng lớn, giá trị cao. Ngoài ra, dư nợ của DN XK gạo lại tăng cao khi phải tập trung đầu tư kho bãi, nhà xưởng bảo đảm tiêu chí bắt buộc với DN XK gạo.  

Sản xuất linh kiện tại Công ty

Page 38: Các giải pháp cải thiện cán cân vãng lai của Việt Nam

Santomas Việt Nam. Ảnh: Yến Ngọc

Mối quan tâm hàng đầu: Vốn và giảm tồn kho

Để hỗ trợ DN "nội", nhất là DN XK, Chính phủ cần tiếp tục có các chính sách hạ lãi suất đi kèm với việc đơn giản hóa thủ tục vay vốn để DN dễ dàng tiếp cận. Theo các DN, lãi suất cho vay chỉ nên ở mức 9% với vốn VND và Chính phủ cần tiếp tục gia hạn chính sách cho DN được vay ngoại tệ của ngân hàng đến hết năm 2013 nhằm giúp DN tháo gỡ khó khăn về vốn vay cũng như nâng cao sức cạnh tranh cho DN "nội". Thực tế cho thấy, DN FDI đã có thị trường tốt do tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu nhưng quan trọng hơn cả là khối DN này được vay vốn của công ty mẹ và ngân hàng nước ngoài với lãi suất thấp (3-5%/năm), nên chi phí vốn rẻ hơn nhiều so với DN "nội". Đặc biệt, Chính phủ cần tiếp tục gia hạn chính sách cho DN sản xuất công nghiệp và XK vay ngoại tệ với lãi suất hợp lý để DN ổn định hoạt động. Mặt khác, Bộ Tài chính cần xem xét đưa thuế NK nguyên liệu phục vụ chế biến XK về 0% để bảo đảm nguyên liệu đầu vào cũng như tăng sức cạnh tranh cho thủy sản XK của Việt Nam trong điều kiện cạnh tranh gay gắt như hiện nay. Ngoài ra, việc ban hành chính sách thuế suất ưu đãi cho XK hàng thủy sản chế biến sâu, có giá trị gia tăng cao cần sớm được áp dụng để hạn chế XK thô thủy hải sản.

Nhằm tháo gỡ khó khăn cho XK gạo, Bộ Công thương đã có phương án trình Thủ tướng Chính phủ tháo gỡ bất cập trong việc khống chế đầu mối XK gạo. Theo đó, Bộ đề xuất khống chế bằng thành tích XK khoảng 500 tấn/tháng/DN khi quy hoạch thương nhân. Tuy nhiên, các DN cần chủ động khai thác tốt năng lực sản xuất và nhu cầu thị trường trong nước, củng cố hệ thống phân phối để sản phẩm đến tay người tiêu dùng ở mức giá thấp nhất. DN cũng cần thực hiện tốt thỏa thuận ưu tiên sử dụng sản phẩm lẫn nhau nhằm giảm lượng hàng tồn kho.  

http://hanoimoi.com.vn/Tin-tuc/Kinh-te/569356/can-bang-can-can-thuong-mai-mung-ma-lo