11
CÁC HỆ THỐNG SINH THÁI NHÂN VĂN NHẠY CẢM TRONG PHÁT TRIỂN PTS. NGUYỄN ĐÌNH HOÈ Khoa Môi trường, ĐHQG Hà Nội GIỚI THIỆU CHUNG Hiện nay, trong chiến lược bảo vệ môi trường nhằm phát triển bền vững, những nội dung điều tra, nghiên cứu xây dựng chương trình kế hoạch nhằm bảo vệ đa dạng sinh học nói chung và bảo vệ các vùng nhạy cảm sinh thái (tự nhiên) nói riêng đang được quan tâm. Hàng loạt các dự án bảo vệ các vùng nhạy cảm sinh thái và đa dạng sinh học đã và sẽ được triển khai. Tuy nhiên hầu hết nếu không nói là tất cả các "Vùng nhạy cảm sinh thái" hiện nay ở nước ta đều không hoàn toàn là các vùng sinh thái tự nhiên: Ở nhiều mức độ khác nhau, chúng đều được các cộng đồng bản địa sử dụng và bảo vệ, thậm chí sử dụng và bảo vệ từ hàng ngàn năm qua. Sự có mặt hoạt động sống của con người đã mặc nhiên biến các vùng sinh thái tự nhiên đó thành các vùng sinh thái nhân văn. Việc đối xử với các vùng sinh thái nhân văn theo kiểu sinh thái tự nhiên đã dẫn đến việc bỏ qua lãng phí các giá trị sinh thái và làm cho các cộng đồng bản địa bị tổn thương trong phát triển. Cần phải đánh giá lại các hệ thống sinh thái nhân văn nhạy cảm này và phát triển sử dụng chúng một cách phù hợp. 1.Xác định khái niệm Sinh thái nhân văn (Human Ecology) trước hết là lĩnh vực nghiên cứu tương tác giữa cộng đồng và hệ sinh thái tự nhiên trong hoạt động sống của con người. Các hệ thống sinh thái nhân văn (STNV), vì vậy trước hết là các hệ thống kinh tế - văn hoá - sinh thái mang đậm bản sắc văn hoá của cộng đồng bản địa và dấu ấn của hệ tự nhiên bản địa. Trong một hệ thống STNV yếu tố tự nhiên và yếu tố cộng đồng gắn bó chặt chẽ, nương tựa vào nhau mà việc tách rời hai yếu tố đó đều gây thiệt hại cho mỗi phía. Việc nghiên cứu và quản lý các hệ thống sinh thái nhân văn trước hết là sự tôn trọng mối quan hệ hữu cơ này. Quản lý môi trường hiện nay nhiều khi chỉ chú ý đến phân hệ sinh thái tự nhiên (được gọi là "Môi trường sinh thái") hoặc chỉ chú ý đến phân hệ xã hội nhân văn (được gọi là "môi trường nhân văn") thực ra là chỉ chú trọng đến từng bộ phận riêng lẻ của hệ thống môi trường. Tổ chức bảo tồn thiên nhiên quốc tế (IUCN) (1996) đã được đua ra mô hình quả trừng để mô tả Hệ thồng môi trường với xác định thực chất hệ thống môi trường chính là hệ thống sinh thái nhân văn. Trong đó, phân hệ xã hội nhân văn được ví như lòng đỏ, phân hệ sinh thái tự nhiên (hệ nuôi dưỡng sự sống) được biểu thị bằng lòng trắng, còn phân hệ hoạt động kinh tế chính là điều kiện xẩy ra tương tác giữa hai phân hệ trên. 1

CÁC HỆ THỐNG SINH THÁI NHÂN VĂN NHẠY CẢM TRONG PHÁT TRIỂN

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: CÁC HỆ THỐNG SINH THÁI NHÂN VĂN NHẠY CẢM TRONG PHÁT TRIỂN

CÁC HỆ THỐNG SINH THÁI NHÂN VĂN NHẠY CẢM TRONG PHÁT TRIỂN

PTS. NGUYỄN ĐÌNH HOÈ

Khoa Môi trường, ĐHQG Hà Nội 

GIỚI THIỆU CHUNG

Hiện nay, trong chiến lược bảo vệ môi trường nhằm phát triển bền vững, những nội dung điều tra, nghiên cứu xây dựng chương trình kế hoạch nhằm bảo vệ đa dạng sinh học nói chung và bảo vệ các vùng nhạy cảm sinh thái (tự nhiên) nói riêng đang được quan tâm. Hàng loạt các dự án bảo vệ các vùng nhạy cảm sinh thái và đa dạng sinh học đã và sẽ được triển khai. Tuy nhiên hầu hết nếu không nói là tất cả các "Vùng nhạy cảm sinh thái" hiện nay ở nước ta đều không hoàn toàn là các vùng sinh thái tự nhiên: Ở nhiều mức độ khác nhau, chúng đều được các cộng đồng bản địa sử dụng và bảo vệ, thậm chí sử dụng và bảo vệ từ hàng ngàn năm qua. Sự có mặt hoạt động sống của con người đã mặc nhiên biến các vùng sinh thái tự nhiên đó thành các vùng sinh thái nhân văn.

Việc đối xử với các vùng sinh thái nhân văn theo kiểu sinh thái tự nhiên đã dẫn đến việc bỏ qua lãng phí các giá trị sinh thái và làm cho các cộng đồng bản địa bị tổn thương trong phát triển. Cần phải đánh giá lại các hệ thống sinh thái nhân văn nhạy cảm này và phát triển sử dụng chúng một cách phù hợp.

1.Xác định khái niệm

Sinh thái nhân văn (Human Ecology) trước hết là lĩnh vực nghiên cứu tương tác giữa cộng đồng và hệ sinh thái tự nhiên trong hoạt động sống của con người. Các hệ thống sinh thái nhân văn (STNV), vì vậy trước hết là các hệ thống kinh tế - văn hoá - sinh thái mang đậm bản sắc văn hoá của cộng đồng bản địa và dấu ấn của hệ tự nhiên bản địa. Trong một hệ thống STNV yếu tố tự nhiên và yếu tố cộng đồng gắn bó chặt chẽ, nương tựa vào nhau mà việc tách rời hai yếu tố đó đều gây thiệt hại cho mỗi phía. Việc nghiên cứu và quản lý các hệ thống sinh thái nhân văn trước hết là sự tôn trọng mối quan hệ hữu cơ này.

Quản lý môi trường hiện nay nhiều khi chỉ chú ý đến phân hệ sinh thái tự nhiên (được gọi là "Môi trường sinh thái") hoặc chỉ chú ý đến phân hệ xã hội nhân văn (được gọi là "môi trường nhân văn") thực ra là chỉ chú trọng đến từng bộ phận riêng lẻ của hệ thống môi trường. Tổ chức bảo tồn thiên nhiên quốc tế (IUCN) (1996) đã được đua ra mô hình quả trừng để mô tả Hệ thồng môi trường với xác định thực chất hệ thống môi trường chính là hệ thống sinh thái nhân văn. Trong đó, phân hệ xã hội nhân văn được ví như lòng đỏ, phân hệ sinh thái tự nhiên (hệ nuôi dưỡng sự sống) được biểu thị bằng lòng trắng, còn phân hệ hoạt động kinh tế chính là điều kiện xẩy ra tương tác giữa hai phân hệ trên. Vỏ mỏng manh của quả trứng phản ánh tính dễ bị biến đổi, dễ bị phá huỷ của hệ thống môi trường (hình 1).

Phân hệ điều khiểu tác động (phân hệ kinh tế ) 

Các vùng nhạy cảm sinh thái (ecologically sensitive areas) là nơi cư trú (habitat) thuộc phân hệ sinh thái tự nhiên (lòng trắng) có một trong các đặc tính sau đây:

Định vị trên các vùng đất dốc dễ bị xói mòn, vùng đầu nguồn.

Vùng tự nhiên sẽ có năng suất thấp nếu chuyển đổi mục đích sử dụng.

1

Page 2: CÁC HỆ THỐNG SINH THÁI NHÂN VĂN NHẠY CẢM TRONG PHÁT TRIỂN

Vùng có chức năng điều hoà và làm sạch dòng chảy.

Vùng phân bố các loài cây thuốc và nguồn gen có giá trị.

Vùng cư trú tự nhiên của các loài quý, loài đặc sản.

Vùng cư trú của các loài đang bị đe doạ.

Những vùng như trên dễ chuyển đổi mục đích sử dụng sẽ có hại cho đa dạng sinh học và giảm giá trị tự nhiên (IUCN, 1996).

Các hệ thông sinh thái nhân văn nhạy cảm (SNN) là những hệ thống và cộng đồng bản địa mang tính chất sau :

Không gian cư trú là các vùng nhạy cảm sinh thái. Nguồn sống chủ yếu dựa vào nguồn lợi phi thị trường của các vùng đó.

Các vùng nhạy cảm sinh thái có những giá tri kinh tế phi thị trường to lớn, giá trị này không thể chuyển đổi bằng tiền mmột cách ồ ạt nhanh chóng. Tuy nhiên nó cung cấp những lợi nhuận bền vững và từ từ cho công đồng bản địa. Các nhà nghiên cứu thuộc Đại học Mariland Hoa Kỳ (1996) đã xác định các giá trị phi thị trường của các hệ tự nhiên như sau:

Đại dương và biển có giá trị 252 USD/ha/năm

Vùng ven biển có giá trị 4.052 USD/ha/năm

Rừng nhiệt đới có giá trị 2.007 USD/ha/năm

Đồng cỏ tự nhiên có giá trị 232 USD/ha/năm

Bãi lầy có giá trị 14.785 USD/ha/năm

Hồ, Sông có giá trị 8.498 USD/ha/năm

Khi chuyển đổi phương thức sử dụng, các giá trị phi thị trường bị tổn thất, huỷ hoại và điều đó tác động xấu ngay đến cộng đồng bản địa.

Các cộng đồng bản địa cư trú trong các hệ thống SNN thường nghèo và có trình độ học vấn thấp. Điều này hạn chế số đông trong cộng đồng khó chuyển đổi nghề nghiệp và chậm thích nghi với nhịp độ nhanh của quá trình công nghiệp hoá và quốc tế hoá. Khi qua trình xảy ra, phần đông thành viên của cộng đồng bản địa mất đi lối sống truyền thống của mình, trở thành những người làm công rẻ mạt và dễ bị gạt ra ngoài lề của sự phát triển. Quá trình không mong muốn này cần được điều chỉnh bằng các chính xã hội phù hợp, tuy nhiên các chính sách này thường đến chậm hơn .

Trong những cộng đồng như vậy, việc điều chỉnh hành vi của các thành viên bằng luật tục đóng vai trò rất quan trọng, mặc dù nhiều điều khoản của luật tục chỉ là những câu truyền miệng. Tuy nhiên quy định của luật tục ngày nay đã không còn phù hợp, nhưng phải xác nhận rằng có rất nhiều điểm trong luật tục là những trí thức bản địa quý giá cần phải coi là

2

Page 3: CÁC HỆ THỐNG SINH THÁI NHÂN VĂN NHẠY CẢM TRONG PHÁT TRIỂN

tài sản quốc gia, vì nó được đúc kết trên cơ sở lối sống bền vững, hoà hợp với phân hệ nuôi dưỡng sự sống trong rất nhiều thế hệ. (Hoàng Xuân Tý và NHK..., 1998).

2.Đánh giá hệ thống môi trường trên quan điểm sinh thái-nhân văn.

2..Thước đo tính bền vững.

Mô hình quả trứng của IUCN trên đây có thể được sử dụng để đánh giá tính bền vững của một hệ thống môi trường. IUCN đưa ra một kiểu thước đo bền vững của hệ thống, bao gồm các phúc lợi nhân văn tương đương và bình đẳng. Thước này cổ vũ cho sự đánh giá phát triển công khai và nghiêm khắc. Thước đo gồm hai hệ htống chỉ thị song hành, mỗi hệ thống gồm 5 bộ chỉ thị (bảng 1).

Hệ thống phúc lợi sinh thái: Đất, Nước, Không khí, Đa dạng sinh học, Sử dụng hợp lý tài nguyên

Hệ thống phúc lợi nhân văn: Dân số và sức khoẻ, Điều kiện sống, Tri thức, Hành vi và tổ chức, Bình đẳng xã hội

Bảng 1: Thước đo tính bền vững của các hệ thống môi trường.

Mỗi hệ thống (gồm 5 bộ chỉ thị ) được đánh giá 50 chất lượng của hệ thống môi trường. Việc thiết lập các Chỉ thị và lượng hoá bộ chỉ thị để xác lập vị trí của hệ thống môi trường trong toạ độ cực của biểu đồ Downjone sinh thái đã được trình bày chi tiết trong tạp chí Bảo vệ môi trường số 2/1999 (Nguyễn Đình Hoè: Phương hướng giải các bài toán môi trươòng không chuẩn).

2.2.Biểu đồ không gian pha (phase space).

Để đánh giá sự biến động của hệ thống sinh thái nhân văn nhạy cảm dưới tác động của một chương trình hay dự án phát triển có thể sử dụng biểu đồ không gian pha của hệ thống (thingyinSon và Murphy, 1998). Trong phương pháp này, thingyinSon và Murphy chỉ đề xuất phương hướng sử dụng biểu đồ không gian pha mà không chỉ rõ thông số cần lựa chọn để đánh giá một hệ thống sinh thái nhân văn cụ thể. Trong thực tiễn nghiên cứu, chúng tôi xây dựng sơ đồ không gian pha hai tứ nguyên (Dimensions) với hai trục được định vị bằng chỉ số nghèo (PI) và chỉ số Downjone sinh thái DI (Ecological Downjone Index) hình 2).

Thứ nguyên DI phản ánh khoảng cách giữa giá trị chất lượng môi trường tổng hợp hiện tại tính từ thước đo tính bền vuững so với giá trị kỳ vọng, trong đó.

DI =0 : Chất lượng đạt giá trị kỳ vọng.

0< DI <30: Khoảng an toàn

DI =30 : Ngưỡng an toàn

30< DI < 70: Môi trường suy thoái, có vấn đề 

DI =70: Ngưỡng tai biến

70< DI <100: Trạng thái sự cố

3

Page 4: CÁC HỆ THỐNG SINH THÁI NHÂN VĂN NHẠY CẢM TRONG PHÁT TRIỂN

DI =100: Hệ thống môi trường bị huỷ hoại

Thứ nguyên chỉ số nghèo khổ PI (Poverty Index) phản ảnh tình trạng chưa thành công của phát triển, được đo đạc bằng 1 trong 3 đại dương sau đây:

-Chỉ số nghèo thu nhập IPI (Income Poverty Index) được đo bằng tỷ lệ % dân số có tổng thu nhập tính ra gạo từ 15 kg/tháng/đầu người trở xuống (tiêu chuẩn UNDP).

-Chỉ số nghèo tổng hợp HPI (Human Poverty Index). Theo UNDP, HPI được tính là tỷ lệ % trung bình cộng của ba đại dương.

-Tỷ lệ % số người mệnh yểu (chết tự nhiên dưới 40 tuổi).

-Tỷ lệ % số người lớn (trên 15 tuổi) mù chữ.

-Trung bình cộng 3 đại lượng: % số người không được dùng nước sạch, % số người không được hưởng dịch vụ y tế và % trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng.

-Chỉ số nghèo tiềm năng CPM (Capability Poverty Measure) là trung bình cộng của 3 đại lượng đều liên quan đến phụ nữ trong cộng đồng:

-Tỷ lệ % trẻ dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng.

-Tỷ lệ % số ca sinh đẻ mà người mẹ không được chăm sóc bơie cán bộ hộ sinh được đào tạo.

-Tỷ lệ % số phụ nữa trên 15 tuổi mù chữ.

Giá trị nghèo khổ như sau PI

PI=0 : Không có người nghèo

0<PI<30: Cộng đồng khá

PI=30 : Ngưỡng nghèo của cộng đồng

30<PI< 70: Cộng đồng nghèo 

PI=70: Ngưỡng nghèo kiệt (bần cùng)

70<PI<100: Cộng đồng nghèo kiệt (bần cùng)

PI=100: Bần cùng tột bậc

Trong hình 2, giả sử một vùng SNN có các chỉ số DI=20 (an toàn môi trường) và PI=80 (cộng đồng nghèo kiệt) thì hệ thống sinh thái nhân văn ở đây được xác định điểm A trong không gian pha. Với những hệ thống SNN vùng sâu vùng xa, vị trí A có lẽ ổn dịnh từ hàng trăm năm qua. Khi vùng SNN này được chuyển đổi mục đích sử dụng (ví dụ có một dự án hay chương trình phát triênr nào đó), hệ thống sẽ biến động trong khoảng không ian pha giữa các tuyến AA1 và AA3. Trong đó có các tuyến giới hạn sau:

4

Page 5: CÁC HỆ THỐNG SINH THÁI NHÂN VĂN NHẠY CẢM TRONG PHÁT TRIỂN

- AA1: Giảm chỉ số nghèo mà vẫn giữ được an toàn của hệ thống môi trường. Đây là phát triển bền vững.

- AA2: Giảm chỉ số ghèo song hành với suy thoái hệ thống môi trường. Đây là xu thế lấy tăng trưởng kinh tế làm trọng tâm của phát triển. Với các cộng dồng SNN, tuyến biến động này chỉ đúng với bộ phận rất nhỏ trong toàn bộ cộng đồng.

- AA3: Độ nghèo khổ không giảm mà còn tăng lên. Môi trường bị uy thoái. Bộ phận này chiếm đại đa số cộng đồng. Kết quả là an ninh môi trường bị huỷ hoại, xảy ra tị nạn môi trường và hệ thống SNN bị phá huỷ. Theo chương trình của môi trường LHQ (UNDP0 năm 1995 trên thế giới có 25 triệu người là dân tị nạn môi trường, trong đó Châu Phi chiếm 16 triệu, Trung Quốc 6 triệu và Mê hi cô 2 triệu. Nói cách khác, cứ 225 người có 1 người phải tị nạn môi trường. Tị nạn môi trường là thước đo của sự mất ổn dịnh, phản ánh sự quản lý kém hiệu quả và là một trong những nguyên nhân dẫn đến xung đột.

Trên thực tế, biến động của các hệ thống SNN hiện nay củ yếu diễn ra trong khoảng không gian AA2A3 lý do chủ yếu là các chiến lược phát triển phần lớn chỉ chú trọng đến việc tăng GDP.

3.Giá trị của các hệ thống SNN trong phát triển.

3.1.Tri thức bản địa là tài sản quốc gia.

Các cộng đồng sống trong hệ thống SNN thường tích luỹ được những tri thức bản địa rất giá trị, đảm bảo cho họ sống hoà nhập với thiên nhiên. Hoàng Xuân Tý và cộng sự (1998) đã tổng kết hàng loạt tri thức của các nhóm dân tộc thiểu số Việt Nam như bộ giống cây trồng và vật nuôi ở Lâm Đồng, kinh nghiệm trồng quế của người Cà Dong Quảng Nam, kinh nghiệm canh tác hốc đá của người H,Mong Hà Giang, cách xác định nhanh chất lượng đất và biện pháp chống cỏ gianh của người Thái Tây Bắc... và ông cũng cảnh báo đến sự lãng phí nguồn tài sản quốc gia này trong xu thế phát triển miền núi hiện nay.

Các cộng đồng đánh cá ven biển Hải Phòng đã có những quy định truyền thống rất chặt chẽ trong đánh bắt hải sản như quy định về ngư cụ, quy định về mùa cấm đánh bắt một số loài trong kỳ sinh sản, quy định vùng đánh bắt... Những quy định này ngày nay đang bị lãng quên do sự đánh bắt xô bồ.

3.2.Đa dạng văn hoá.

Nếu coi văn hoá là mục tiêu cao nhất của phát triển thì đa dạng văn hoá là một loại tài sản quý của cộng đồng. Chính các cộng đồng trong các hệ thống SNN đã tạo ra những bản sắc văn hoá rất phong phú, đặc sản và đa dạng. Quan niệm cho rằng thế giới tồn tại và phát triển trong đa dạng ngày nay đang bị khủng khoảng do xu thế nhất thể hoá trong phát triển và cho phát triển.

3.3.Nguồn lao động và lực lượng bảo vệ tại chổ của các vùng nhạy cảm sinh thái.

Cộng đồng SNN cung ứng một nguồn lao động tại chổ rất đa dạng với giá rẻ. Mặt khác vì chính họ là chủ nhân của các vùng nhạy cảm sinh thái nên chỉ có họ mới thực sự bảo vệ được các vùng này. Các quy chế kiểm soát áp đặt từ ngoài vào khiến học không tham gia

5

Page 6: CÁC HỆ THỐNG SINH THÁI NHÂN VĂN NHẠY CẢM TRONG PHÁT TRIỂN

được vào bảo vệ các vùng nhạy cảm sinh thái, rất có thể lại biến họ thành lực lượng phá hoại các vùng này vì miếng cơm manh áo của chính mình và trước hết vì họ không còn quyền sở hữu hay sử dụng không gian môi trường như trước.

4.Nguy cơ đe doạ các hệ thống SNN

Ngoài xu thế nhất thể hoá văn hoá trong phát triển, lãng phí tri thức bản đại và phá huỷ tài nguyên do đói nghèo như đã nêu ở trên, thì tước đoạt sinh thái là nguy cơ quan trọng hàng đầu của các hệ thống SNN.

Không gian môi trường, nơi các cộng đồng bản địa cư trú và hoạt động sản xuất thường là khu vực ít sinh lợi theo ý nghĩa thị trường, bởi lẽ phần lớn giá trị của không gian này là phi thị trường. Vì thế việc chuyển đổi mục tiêu sử dụng để sản xuất hàng hoá tạo thu nhập nhanh là xu thế phổ biến. Bãi triều lầy được quai đê sản xuất nông nghiệp: rừng ngập mặn được đấu thầu khai hoang làm đầm nuôi hoặc san lấp để xây dựng. Rừng đặc dụng được khai hoang làm nương rẫy, trồng cây công nghiệp. Nhiều khu vực đất dốc, đất ngập nước...được chuyển đổi để xây dựng cơ sở hạ tầng. Những mặt bằng thuận lợi, tiện giao thông và sẵn nguồn nước được ưu tiên xây dựng các khu chế xuất, khu liên doanh với khu nước ngoài... Nhiều diện tích trong các vùng SNN được sử dụng để chứa chất thải hoặc làm nơi đón nhận các xí nghiệp công nghiệp lỗi thời bị di chuyển từ khu đô thị đến... 

Vốn dĩ có trình độ học vấn thấp, thiếu vốn và kinh nghiệm sản xuất mới phi truyền thống, chỉ có rất ít thành viên của cộng đồng bản địa là gia nhập được vào hoạt động kinh tế sau chuyển đổi. Phần đông còn lại, mất không gian sản xuất truyền thống, mất nguồn lợi phi thị trường của các nơi cư trú nhạy cảm, trở nên dễ bị tổn thương trong phát triển thậm chí bị gạt ra ngoài sự phát triển nếu không có chính sách xã hội phù hợp.

Ngoài những tác động trực tiếp nêu trên, còn một nguy cơ gián tiếp khác xuất phát từ mặt traid của nền kinh tế thị trường, đó là sự cổ vũ cho lối sống tiêu thụ do quảng cáo và tiếp thị thiếu trách nhiệm. Một trong nhiều đặc trưng của nền kinh tế thị trường là sản xuất thật nhiều hàng hoá và tiêu tịu càng nhiều càng tốt. Trong bối cảnh đó, kiểm tra tiền và mua sắm các hàng hoá tiêu dùng đắt tiền trở thành mốt thời thượng. Sở hữu nhiều vật dụng có giá, nhà cửa sang trọng-hay nói cách khác là "giàu có"- nhiều nguy cơ trở thành tiêu chuẩn đánh giá sự thành đạt của một người. Lối sống tiêu thụ đó kích tích khai thác tài nguyên vội vã và không có giới hạn, và đã thúc đẩy cộng đồng bản địa bóc lột tài nguyên của chính họ để chuyển thành tiền thông qua những hợp đồng mua bán không bình đẳng với các công ty thương mại. Và ngay cả khi hợp đồng đó là " bình đẳng", thì giá cả cũng chỉ tính theo-Ví dụ: mét khối gỗ được khai thác chứ không thể trang trải hết các giá trị sinh thái mà bản thân cây gỗ đó khi còn xanh tươi tạo ra. Trong lúc đó quyền sở hữu không gian môi trường lại không rõ, nhiều chổ không xác lập và chuyển nhượng được, không cưỡng chế được, khiến cho việc khai thác kiệt quệ không gian môi trường trở thành khó kiểm soát. Ví dụ việc không xác định được quyền sở hữu đối với vùng biển nông sát bờ-vùng lộng-khiến cho không thể kiểm soát được việc đánh bắt bằng các biện pháp huỷ diệt.

Tước đoạt sinh thái, từ những lý do trên, trở thành ngày càng phổ biến và là lý do dẫn đến việc suy thoái các hệ htống SNN ngày càng lan roọng. Nghèo đói là một mặt, điều không kém phần quan trọng là các vùng nhạy cảm sinh thái với nguồn đa dạng sinh học phong phú

6

Page 7: CÁC HỆ THỐNG SINH THÁI NHÂN VĂN NHẠY CẢM TRONG PHÁT TRIỂN

ngày càng bị phá huỷ, đe doạ đến chiến lược phát triển bền vững của vùng và quốc gia, và đến an ninh môi trường.

5.Phương hướng quản lý và sử dụng bền vững các hệ thống SNN

Các hệ htống SNN không đứng ngoài lề sự phát triển. Các nguồn tài nguyên quý giá của chúng ta (cả tài nguyên thiên nhiên lẫn nhân văn) cần phải được sử dụng bền vững trong chiến lược phát triển quốc gia. Nhưng bởi vì những đặc điểm chuyên biệt của các hệ thống SNN, việc quản lý và sử dụng chúng cũng không hề giống như quản lý và sử dụng các vùng sinh thái nhân văn khác.

5.1.Sinh thái hoá phát triển.

Thông tin đại chúng đã dần quen với các thuật ngữ 'du lịch sinh thái", "nông nghiệp sinh thái", "sinh thái hoá công nghiệp", "xanh hoá phát triển"... các hình thái phát triển mới này hướng tới sự bền vững thông qua việc bảo tồn tính đa dạng sinh thái của địa phương, quay vòng-tái chế để giảm chất thải và đặc biệt là tôn trọng đến cộng đồng bản đại như một chủ thể quản lý và thực hành phát triển. Sự tham gia của cộng đồng địa phương vào quy hoạch, quyết định chính sách và hoạt động kinh tế (được sinh thái hoá) giúp cho việc bảo tồn các giá trị phi thị trường của các hệ sinh thái và bản sắc văn hoá truyền thống của họ. Sự bảo tồn kết hợp với phát triển kinh tế theo kiểu "sinh thái hoá phát triển" mang lại lợi ích lâu dài nhưng lại yêu cầu công nghệ quản lý ở trình độ cao và không đáp ứng được nhu cầu tăng GDP nhanh như nhiều đại phương mong muốn.

5.2.Tiếp cận mềm trong quản lý môi trươòng và phát triển

Quản lý môi trường và phát triển trong các hệ thống SNN cũng là một dạng của "Bài toán môi trường không chuẩn' (Nguyễn Đình Hoè, 1999)-Chúng có nét chung là không có cách giải sẵn và cứng nhắc. Tuy nhiên trong trường hợp phát triển các hệ thống SNN, thì cả mục tiêu đặt đặt ra cũng chưa thực sự rõ ràng ngay từ đầu. Ví dụ chương trình "Xoá đói giảm nghèo cộng đồng vùng đệm vườn Quốc gia X" là một chương tình định hướng đúng, nhưng mục tiêu lại chưa rõ ở chổ quan niệm về nghèo lại thực sự không thống nhất. UNDP đã thống kê được đến gần 40 định nghĩa về nghèo đang được thể hiện trong các chương trình phát triển của thế giới thứ 3. Quan niệm về nghèo đói ở các cộng đồng khác nhau cũng rất khác nhau. Với những mục tiêu quản lý như vậy người ta phải dùng tiếp kiệm mềm (soft approach). Các hệ thống sinh thái nhân văn thường là các hệ thống mềm, vì các hệ thống có sự tham gia của con người luôn luôn có tính đa giá trị.

Tiếp cận mềm bao gồm việc xác định và tái xác định mục tiêu bằng cách xây dựng các mô hình, phát triển các tiêu chuẩn đánh giá, mô hình với hiện trạng-và cả hai việc tái cấu trấu mô hình và giải quyết hiện trạng phải được thực hiện trong một quá trình đòi hỏi liên tục phản hồi, liên tục quy trở lại từ đầu và liên tục lặp lại. Tiếp cận mềm đòi hỏi nhiều phản hồi hơn tiếp cận cứng để làm rõ dần các yếu tố "mù mờ" vốn rất sẵn trong các hệ thống sinh thái nhân văn.

Tiếp cận hệ thống mềm có những đặc trưng sau cần xác định.

Sự biến đối đầu vào thành đầu ra: xác định các dòng vào, đi xuyên qua và ra khỏi hệ thống.

7

Page 8: CÁC HỆ THỐNG SINH THÁI NHÂN VĂN NHẠY CẢM TRONG PHÁT TRIỂN

Quyền lực của hệ thống: xác định những người lập quyết định và những nhóm quyền lợi.

Tác nhân trong hệ thống: xác định các cộng đồng tham gia vào hay ảnh hưởng đến hệ thống.

Khách hàng của hệ thống: xác định các nhu cầu mà con người tạo ra từ hệ thống, nhằm so sánh về sau với mục tiêu được đề xuất của hệ thống.

Sức ép môi trường của hệ thống: xác định toàn bộ các trở ngại từ các phân hệ của hệ thống môi trường, tức là từ các phân hệ sinh thái tự nhiên, kinh tế và xã hội nhân văn.

Hoàn cảnh: Thảo luận và làm rõ quan điểm, kỳ vọng của những người tham gia, chủ sở hữu, tác nhân và khách hàng của hệ thống.

Trong các hệ thống sinh thái nhân văn, các yếu tố như vai trò, quy tắc, giá trị khái niệm và sử dụng quyền lực là yếu tố quan trọng hàng đầu. Làm rõ các vấn đề này hay che dấu hoặc bỏ qua chúng trong quá trình ra quyết định chính là thành công hay thất bại của quản lý. Yêu cầu đó được giải quyết bằng cơ chế đảm bảo sự tham gia tối đa của cộng đồng.

6.Trường hợp nghiên cứu: Hệ thống sinh thái nhân văn đánh bắt và biến hải sản X Thành phố Y.

X là một làng có nghề đánh cá và chế biến hải sản (làm nước mắm, tôm tép, cá khô...) nổi tiếng từ lâu đời của Thành phố Y, cho đến vào năm gần đây vẫn được coi là một trong 3 trung tâm nghề cá của thành phố. Nghề cá ở X chủ yếu là đánh bắt gần bờ (từ độ sâu 6-7 sải nước- khoảng 12m trở lại). Từ năm 1991 đến nay, nghề cá truyền thống của làng ngày một suy tàn vì sản lượng cá ven bờ bị giảm sút do đánh bắt quá mức, do quai đê làm mất phần lớn diện tích rừng ngập mặn. Trong số 1000 lao động chính, chỉ còn khoảng 300 người sống bằng nghề cá . Số còn lại chuyển sang bán quán, đạp xích lô, xe dịch vụ du lịch hoặc nữa thật nghiệp. Số tàu đánh cá của làng nghề đầu là loại công suất nhỏ 15-20CV, sau khi bán bớt 28 chiếc vào đầu năm 1998, hiện chỉ còn 40 chiếc. Thu nhập từ nghề cá giảm còn 20% so với năm 1990. Mặc dù dân làng cá đã chuyển đổi nghề nghiệp với thu nhập chủ yếu từ tham gia vào dịch vụ trong khu du lịch, khiến đời sống kinh tế, văn hoá đã khá hơn trước, nhưng những hộ bám vào nghề cá đã nghèo đi, với thu nhập bình quân dưới 50.000 đ/người/tháng..

Đánh giá hiện trạng hệ thống môi trường của làng X được trình bày tóm tắt trong khung lôgic dưới đây (bảng 2). Các thứ nguyên trong khung lôgic được cải biên chút ít so vơia đề xuất của IUCN (1996).

Vị trí không gian pha (hình 3).

Xác định chỉ số nghèo tổng hợp HPI (1998).

a.Tỷ lệ người chết tự nhiên dưới 40 tuổi » 0%

b.Tỷ lệ % số người mù chữ 0%

c.Tỷ lệ % số người không được dùng nước sạch: 100%

d.Tỷ lệ % số người không được hưởng dịch vụ y tế; %

8

Page 9: CÁC HỆ THỐNG SINH THÁI NHÂN VĂN NHẠY CẢM TRONG PHÁT TRIỂN

e.Tỷ lệ % trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng: 20%

HPI= 1/3 { a-b+1/3 (c+ e)} » 13,3%

Theo tháng độ nghèo thì cộng đồng X thuộc loại khá. Nhưng như trên đã phân tích, khoảng 80% thu nhập và phúc lợi công cộng của cộng đồng hiện nay kông phải từ nghề cá.

www.nea.gov.vn/tapchi/Toanvan/04-99-18.htm

Nhận xét :

Quá trình chuyển đổi kinh tế từ 1991 đến nay đã gây biến đổi sâu sắc đến cấu trúc hệ thống STNV làng X. Do có điều kiện chuyển đổi từ nghề cá truyền thống sang dịch vụ du lịch (dịch vụ giản đơn), chất lượng cuộc sống của cộng đồng X vẫn đảm bảo khá về mức sống ở trạng thái "có vấn đề" về môi trường. Đó là những vấn đề về chất lượng nước sinh hoạt, vệ sinh và sức khoẻ cộng đồng, tệ nạn xã hội, và suy giảm nguồn hải sản . Tuy nhiên vấn đề lớn hơn là ở chổ nghề cá truyền thống đang suy tàn. Chiến lược kinh tế đến 2010 của Thành phố Y đã đặt mục tiêu khôi phục X thành một trung tâm nghề lớn chắn chắn là một chiến lược khó thưc hiện, vì một lẽ giản đơn là: một hệ thống đang suy tàn để biến đổi thành một hệ thống khác là quá trình khó đảo ngược.

Kết luận:

Các hệ thống sinh thái nhân văn nhạy cảm (SNN) là một loại hệ thống mờ đa giá trị, dễ bị suy tàn do phát triển, trước hết vì phần lớn giá trị sinh thái là giá trị phi thị trường. Hệ thống này đòi hỏi cách đánh giá và quản lý riêng, trong đó các phúc lợi sinh thái và phúc lợi nhân văn cần được coi trọng ngang nhau.

Tiếp cận mềm, biểu đồ không gian pha của hệ thống và thước đo tổng hợp bền vững hệ thống tuy là công cụ quản lý sắc sảo nhưng chắc chắn vẫn cần được hoàn chỉnh và bổ sung thêm những công cụ khác.

Tài liệu tham khảo

Nguyễn Đình Hoè. Phương hướng giải các bài toán môi trường không chuẩn. Tạp chí bảo vệ môi trường N02 1999

Hoàng Xuân Tý-Lê Trọng Cúc (chủ biên). Kiến thức bản địa của đồng bảo vùng cao trong nông nghiệp và quản lý tài nguyên thiên nhiên. NXB Nông nghiệp, Hà Nội, 1998.

IUCN. Assessing progress toward sustainability. Mêthod and Field Experience 1996.

ADB Minimum quality criteria for ecological sensitive areas. Env.Paper N04, 1991

9