35
Mục lục trang A. Mở đầu 2 B. Các phương pháp xử lý 2 I. Định nghĩa 3 II. Các phương pháp xử lý 4 1. Phương phá trung hòa 4 2. Phương pháp khử trùng 10 3. Phương pháp oxoxi hóa khử 17 4. Phương pháp kết tủa hóa học 19 5. Phương pháp tuyển nổi 20 1

Các phương pháp xử lý nước thải

Embed Size (px)

DESCRIPTION

 

Citation preview

Page 1: Các phương pháp xử lý nước thải

Mục lục

trang

A. Mở đầu 2 B. Các phương pháp xử lý 2

I. Định nghĩa 3II. Các phương pháp xử lý 4

1. Phương phá trung hòa 42. Phương pháp khử trùng 103. Phương pháp oxoxi hóa khử 174. Phương pháp kết tủa hóa học 195. Phương pháp tuyển nổi 20 6. Phương pháp hóa học 207. Phương pháp trao đổi Ion 218. Phương pháp tách bằng màng 229. Phương pháp điện hóa 23

1

Page 2: Các phương pháp xử lý nước thải

Các Phương Pháp Xử Lý Nước Thải

A. Mở ĐầuÔ nhiễm nước thải do sinh hoạt, công nghiệp có xu hướng gia tăng, đặc biệt là

những khu vực có số lượng dân cư sinh sống đông đúc, không những ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống của người dân sống xung quanh mà còn ẩn chứa nhiều mầm bệnh nguy hiểm tới sức khỏe con người.

Nước ta có nền công nghiệp chưa phát triển mạnh, các khu công nghiệp và các đô thị chưa đông lắm nhưng tình trạng ô nhiễm nước đã xảy ra ở nhiều nơi với các mức độ nghiêm trọng khác nhau.

Nông nghiệp là ngành sử dụng nhiều nước nhất dùng tưới lúa và hoa màu, chủ yếu là ở đồng bằng sông Cửu Long và sông Hồng. Việc sử dụng nông dược và phân bón hóa học càng góp thêm phần ô nhiễm môi trường nông thôn.

Công nghiệp là ngành làm ô nhiễm nước quan trọng, mỗi ngành có một loại nước thải khác nhau. Khu công nghiệp Thái Nguyên thải nước biến Sông Cầu thành màu đen, mặt nước sủi bọt trên chiều dài hàng chục cây số. Khu công nghiệp Việt Trì xả mỗi ngày hàng ngàn mét khối nước thải của nhà máy hóa chất, thuốc trừ sâu, giấy, dệt... xuống Sông Hồng làm nước bị nhiễm bẩn đáng kể. Khu công nghiệûp Biên Hòa và TP HCM tạo ra nguồn nước thải công nghiệp và sinh hoạt rất lớn, làm nhiễm bẩn tất cả các sông rạch ở đây và cả vùng phụ cận.

Nước dùng trong sinh hoạt của dân cư ngày càng tăng nhanh do dân số và các đô thị. Nước cống từ nước thải sinh hoạt cộng với nước thải cuả các cơ sở tiểu thủ công nghiệp trong khu dân cư là đặc trưng ô nhiễm của các đô thị ở nước ta.Ðiều đáng nói là các loại nước thải đều được trực tiếp thải ra môi trường, chưa qua xử lý gì cả, vì nước ta chưa có hệ thống xử lý nước thải nào đúng nghĩa như tên gọi.

Nước ngầm cũng bị ô nhiễm, do nước sinh hoạt hay công nghiệp và nông nghiệp. Việc khai thác tràn lan nước ngầm làm cho hiện tượng nhiễm mặn và nhiễm phèn xảy ra ở những vùng ven biển sông Hồng, sông Thái Bình, sông Cửu Long, ven biển miền Trung....

Ô nhiễm chủ yếu do các rác thải và nước thải công nghiệp bằng nhiều con đường khác nhau tập trung hoặc chảy vào sông hồ ,hồ ,biển, hoặc ngấm suống tầng chứa nước ngầm .Nói chung,tuỳ theo từng ngành công nghiệp mà nước thải

2

Page 3: Các phương pháp xử lý nước thải

công nghiệp có thành phần khác nhau .vd : Nước thải công nghiệp của ngành thực phẩm,sx sữa ,sản xuất giấy ,công nghiệp dệt ,... có thành phần tương tự như như nước thải sinh hoạt với đặc điểm là có chứa nhiều chất ô nhiễm hữu cơ ,khi xả vào nguồn nước sẽ tiêu hao lượng lớn oxy hoà tan trong nước do quá trình phân huỷ sinh học. Các kim loại nặng như Ni, Se, Ag, Zn, Hg, Pb, Ba, Cd,Cr,As ,..thường có mặt trong nước dưới dạng ion tự do,hay hợp chất.

Nước thải công nghiệp khác như : nhà máy hoá chất ,nhà máy luyện kim, các xí nghiệp mạ điện..... có nhiều hoá chất độc hại , các kim loại nặng , khi xả vào môi trường nước nhiều chất khó phân huỷ sẽ gây độc tố đối với các loại sinh vật trong nước . Nhiềuchất ô nhiễm trong đó có các kim loại nặng có khả năng tích tụ sinh học qua dây truyền thức ăn ảnh hưởng đến các loại thuỷ sinh và đến đa dạng sinh học của hệ sinh thái.

Nước thải công nghiệp khi xả vao nguồn nước với khối lượng lớn có thể làm thay đổi các tính chất vật lý của nguồn nước như thay đổi nhiệt độ nước , làm tăng lượng chất rắn hoà tan , lượng chất rắn lơ lửng , ảnh hưởng đến màu sắc , mùi vị nước ....Những thay đổi đó làm giảm giá trị sử dụng của nguồn nước ,nhất là cho mục đích vui chơi giả trí.

B. Các Phương Pháp Xử Lý Nước Thải

I. Định nghĩa: Là phương pháp dung các tác nhân hóa học để loại bỏ hoặc chuyển hóa (làm

thay đổi bản chất) chất ô nhiễm trong nước thải.Công đoạn xử lý hóa học thường gắn liền với công đoạn xử lý hóa học hoặc xử lý sinh học.

Đây là phương pháp sử dụng trong thực tế tuy nhiên phương pháp này có hai bất lợi: hạn chế phạm vi ứng dụng(vì có thể tạo ra chất ô nhiễm thứ cấp) và giá thành xử lý cao (hóa chất và năng lượng).Các phương pháp xử lý hóa học bao gồm:

- Phương pháp trung hòa.- Phương pháp khử trùng .- Phương pháp oxi hóa khử.-Phương pháp kết tủa hóa học.-Phương pháp tuyển nổi hóa học.-Phương pháp hấp phụ hóa học.- Phương pháp trao đổi ion- Phương pháp tách bằng màng .

3

Page 4: Các phương pháp xử lý nước thải

- Phương pháp điện hóa.

II. Các phương pháp xử lý.

1. Phương pháp trung hòa

a.Khái niệm

Phương pháp trung hòa thường được dung trước công đoạn xử lý sinh học (vì ở độ pH trung tính thường là điều kiện tối ưu cho các quá trình phân hủy chất ô nhiễm) hay công đoạn cuối trước khi xả nước thải vào nguồn tiếp nhận. Mục tiêu của trung hòa: dùng tác nhân hóa học để khử tính acid (hoặc kiềm) của nước thải, đưa nước thải về khoảng trung tính (pH 6,5-8,5).

b. Nguyên lý Bản chất của phương pháp trung hoà:

Là phản ứng hóa học giữa axit và kiềm hoặc giữa muối với axit hoặc kiềm có trong nước thải. Chất được chọn để thực hiện phản ứng với các axit hoặc kiềm có trong nước thải gọi là tác nhân trung hoà hoá học. Quá trình trung hoà có thể thực hiện theo phương thức gián đoạn hoặc liên tục. Các tác nhân trung hoà thường được dùng để xử lý chất thải:

- Chất thải chứa axit: NaOH,KOH, Na2CO3, NH4OH, CaCO3, MgCO3, xi măng, vôi thường (hay dung vì rẻ tiền…)

- Chất thải chứa kiềm: H2SO4, HNO3, HCl, các muối acid. - Tách kim loại nặng (Zn, Ni, Cu, Fe, Pb…): CaO, CaOH, Na2CO3, NaOH.

Chọn tác nhân trung hoà và phương pháp trung hoà thích hợp phải dựa trên một số yếu tố cơ bản sau:

- Lượng nước thải cần xử lý.

- Loại nước thải (nước thải chứa axít hay kiềm

- Chất lượng nước thải (độ pH, các chất có trong nước thải và nồng độ của nó, v.v...).

- Yêu cầu cần xử lý (độ pH cần đạt).

- Tác nhân trung hoà cần rẻ tiền, dễ kiếm.

- Thiết bị đơn giản, dễ vận hành và dễ chế tạo.

- Tổng chi phí sao cho nhỏ nhất.

- Mục đích sử dụng nước sau khi trung hòa.

4

Page 5: Các phương pháp xử lý nước thải

Lựa chọn các tác nhân trung hoà có nhiều loại:

- Loại khuấy trộn: Khuấy cơ khí hoặc sục khí.

- Loại tháp: Tháp phun, tháp chảy màng hoặc tháp địa.

c. Các phương pháp trung hòa:

- Trộn lẫn nước thải: trộn lẫn nước thải acid và kiềm từ các công đoạn sản xuất hoặc hai xí nghiệp gần nhau.

- Bổ sung tác nhân hóa học: dung các tác nhân gây kiềm (hoặc acid) để trung hòa nước, có thể ở lỏng hoặc khí.

- Lọc qua vật liệu: dung các vật liệu gây kiềm (hoặc acid) để trung hòa nước thải acid (hoặc kiềm).

- Dùng khí trung hòa: dung khí thải để trung hòa nước thải

Phương pháp trộn nước thải :

Phương pháp đơn giản nhất và kinh tế nhất là trộn các loại nước thải chứa axit và kiềm với nhau. Tùy theo công nghệ sản xuất của từng xí nghiệp, nhà máy mà nước thải của nó có thể mang tính axit, tính kiềm hoặc cả hai.

Phụ thuộc vào chế độ thải, lượng nước thải và chất lượng của từng loại nước thải mà thực hiện quá trình trung hoà 2 loại nước thải có tính chất khác nhau (tính axit và kiềm) theo phương thức trộn gián đoạn hay liên tục, thực hiện trong một ngăn hay nhiều ngăn nối tiếp nhau có khuấy trộn.

Nếu chế độ thải không đều đặn hoặc nồng độ axit hay kiềm trong nước thải quá cao thì dòng chất thải đó phải được điều hoà lưu lượng cũng như nồng độ trong các thiết bị điều hòa. Như vậy, đảm bảo chế độ làm việc ổn định trong các thiết bị trung hòa. Nếu một xí nghiệp thải ra cả hai loại nước thải chứa axit và kiềm, quá trình trộn được thực hiện trong một thời gian thích hợp ở trong các thiết bị trung hoà đặt ngay trong trạm xử lý nước thải của xí nghiệp. Mặt khác, cũng có thể thực hiện quá trình trộn các dòng thải có tính chất khác nhau của các xí nghiệp công nghiệp ở gần nhau. Chẳng hạn một xí nghiệp chỉ thải ra nước thải chứa kiềm. Nước thải này được bơm đến trạm xử lý của xí nghiệp khác gần đó mà xí nghiệp này chỉ thải ra nước thải mang tính axit.

5

Page 6: Các phương pháp xử lý nước thải

Thí dụ: Xí nghiệp chuyên sản xuất vật liệu xây dựng thải ra nước thải mang tính kiềm dưới dạng bùn vôi. Bùn vôi này sẽ được trộn với nước thải mang tính axit của một nhà máy hoá chất gần đó.

Phương pháp trộn các nước thải mang tính chất khác nhau là phương pháp xử lý đơn giản, hữu hiệu và kinh tế. Phương pháp này không tiêu tốn thêm hoá chất, thiếtbị đơn giản, tận dụng dòng thải của xí nghiệp này để xử lý nước thải của xí nghiệp khác.

* Các phương pháp xử lý nước thải axit:

Nước thải axit thường có trong dây chuyền công nghệ sản xuất của các ngành công nghiệp như: công nghiệp nhẹ, công nghiệp vật liệu và công nghiệp hóa chất.

Thí dụ: nước thải của công nghệ cán thép, xí nghiệp sản xuất thuốc nhuộm, thuốc trừ sâu, dược phẩm đều chứa axit sunfuric, axit nước, axit clohydric.

Nước thải chứa axit có thể phân thành 3 loại:

Nước thải chứa axit mạnh như axit clohydric (HCl), axit nước (HNO3) các muối canxi của chúng dễ tan trong nước.

Nước thải chứa axit mạnh như axit sunfuric (H2SO4) axit cacbonic (H2CO3) các muối canxi của chúng khó tan trong nước. –

Nước thải chứa các axit yếu như axit acetic (CH3COOH).

Phương pháp chủ yếu để xử lý nước thải chứa axit là phương pháp trung hòa.

Khi trung hoà nước thải chứa axit mạnh, các muối của chúng khó tan trong nước sẽ bị kết tủa và lắng cặn.

a. Cho dòng nước thải chảy qua lớp đá vôi:

Phương pháp này là một trong những phương pháp thường được dùng để xử lý nước thải chứa axit. Lớp đá vôi có thể coi như một lớp đệm có hoạt tính hoá học. Phản ứng hoá học xảy ra liên tục khi lớp đệm còn hoạt tính hoá học. Phản ứng xảy ra ở các tâm hoạt hoá theo phản ứng:

CaCO3 + H2SO4 → CaSO4 + H2CO3

Vật liệu lớp đệm ngoài đá vôi CaCO3 còn có thể dùng magiê cacbonat MgCO3

đá đôlômit v.v...

6

Page 7: Các phương pháp xử lý nước thải

Tính toán lượng đá vôi thích hợp và duy trì tính hoạt hoá của nó phải dựa vào các yếu tố.

- Lượng nước thải cần xử lý

- Chất lượng nước thải cần xử lý - Độ hoạt hoá của lớp đệm

- Kích thước của các hạt trong lớp đệm

- Chế độ thuỷ động trong tháp trung hòa.

Tuy nhiên trong thời gian sử dụng, tính hoạt hoá của lớp đá cũng bị giảm đòi hỏi phải thay bằng lớp mới. Chu kỳ thay lớp đá vôi phụ thuộc vào lượng và chất lượng của nước thải cần xử lý. Nhược điểm thứ hai của phương pháp này là nếu nước thải có nồng độ axit lớn hoặc chứa các chất hữu cơ sẽ xuất hiện hiện tượng tạo bọt làm giảm hiệu suất quá trình xử lý

b. Xử lý nước thải bằng vôi

Vôi thường được dùng trung hoà nước thải chứa axit dưới dạng bột như cacbonat canxi CaCO3, cacbonat magiê MgCO3 dạng vôi bột hay sữa vôi của hydroxyt canxi Ca(OH)2. Đây là tác nhân trung hoà rẻ tiền và dễ kiếm.

Phản ứng xảy ra với nước thải có chứa axit sunfuric:

CaCO3 + H2SO4 → CaSO4 + H2CO3 - Q

hoặc Ca(OH)2 + H2SO4 → CaSO4 + 2H2O – Q

Sử dụng vôi tôi hay sữa vôi thường hay gặp hiện tượng đóng rắn tạo thành bờ ở các cửa nạp vôi vào thiết bị trung hòa vì khi hydroxit canxi Ca(OH)2 gặp không khí sẽ tác dụng với CO2 tạo thành CaCO3, CaCO3 sẽ đóng rắn và làm giảm lưu lượng cũng như tắc đường ống.

Theo Nelson để trung hoà nước thải chứa axit sunfuric và axit nước có nồng độ 1,5% dùng đá đôlômit nung với thành phần của nó gồm 47,5% CaO, 34,3% MgO và 1,8% CaCO3. Loại đá này có ưu điểm hơn các loại đá vôi khác là giữ lại lượng sunphat dư rất nhỏ và như vậy tránh được hiện tượng lắng cặn trong thiết bị phản ứng.

c. Xử lý nước thải bằng xút NaOH hoặc sôđa Na2SO4

Trung hoà nước thải chứa axit bằng xút hoặc sôđa sẽ nhanh và hiệu quả. Nếu nước thải chứa axit cacbonic và axit sunfuric phản ứng sẽ xảy ra như sau:

7

Page 8: Các phương pháp xử lý nước thải

2 NaOH + H2CO3 → Na2SO4+ 2H2O

Na2CO3 + H2CO3 → 2NaHCO3

Hay NaOH + H2SO4 → NaHSO4 + H2O

NaHSO4 + NaOH → Na2SO4 + H2O

Xử lý nước thải chứa axit bằng xút hay bằng sôđa có ưu điểm:

Xử lý nhanh và càng có hiệu quả khi lượng nước thải cần xử lý nhỏ. Khi đó không cần phải thiết bị xử lý chứa kiềm mà chỉ cần tính lượng cần thiết và đưa vào trộn với nước thải ở đầu ống hút của bơm nước thải. Nếu lượng nước cần xử lý lớn người ta có thể thực hiện phản ứng theo phương thức gián đoạn hay liên tục trong các thiết bị phản ứng. Xút được chứa trong bể riêng và được nạp vào thiết bị phản ứng theo từng mẻ (phương thức gián đoạn) hay liên tục (phương thức liên tục) nhờ bơm đa tốc độ. Nước thải cần xử lý được đưa vào thiết bị phản ứng, trong đó axit chứa trong nước thải tham gia phản ứng với xút tạo thành muối và nước.

Sản phẩm của phản ứng phần lớn ở dạng tan và không làm tăng độ cứng của nguồn nước tiếp nhận.

Tuy nhiên xút và sôđa là những hoá chất đắt hơn các tác nhân trung hoà khác như vôi nên phương pháp này thường được dùng khi có xút và sôđa là những phế liệu của một công nghệ khác.

Chú ý: Nếu dòng thải axit thiếu dinh dưỡng (N và P) thì dùng Na3PO4 hoặc NH4H2PO4 thêm vào dung dịch nếu tiếp theo sẽ là xử lý sinh học. Các phản ứng trung hoà đều toả một lượng nhiệt đáng kể. Nếu dòng thải axit chứa nhiều ion SO4

2-

thì không nên dùng CaCO3 hoặc CaO làm chất trung hoà vì sản phẩm phản ứng là CaSO4.nH2O ở dạng kết tủa mịn sẽ bao bọc CaCO3 hoặc CaO làm phản ứng ngừng.

* Xử lý nước thải chứa kiềm

Nước thải chứa kiềm hay gặp trong công nghiệp hoá chất và công nghiệp dệt. Nước thải có tính kiềm mạnh phải được xử lý trước khi thải vào nguồn nước khác

a. Phương pháp sục khí cacbonic CO2

Nguyên lý của phương pháp này là sục khí CO2 vào nước thải. Khí CO2 tan vào nước và tác dụng với nước tạo thành axít cacbonic H2CO3. Khi trong nước thải chứa kiềm, axit này sẽ phản ứng với chất kiềm (chẳng hạn nước thải chứa NaOH)

8

Page 9: Các phương pháp xử lý nước thải

CO2 + H2O → H2CO3

H2CO3 + 2NaOH → Na2CO3 + 2H2O

Nếu H2CO3 dư: Na2CO3 + H2CO3 → 2NaHCO3

Khí cacbonic có thể là khí được chứa trong bình CO2 tinh khiết. Nhưng nếu dùng khí CO2 tinh khiết thì chi phí xử lý nước thải lớn. Do đó người ta phải tận dụng nguồn CO2 phế thải có sẵn trong nhà máy.

Nguồn CO2 rẻ tiền dễ kiếm và có ở bất kỳ nhà máy nào là khí CO2 trong khí thải của ống khói nồi hơi - CO2 chiếm khoảng 14% trong khí thải này. Thiết bị ở đây cần một quạt để hút khí thải, ống dẫn khí đến trạm xử lý, một phễu lọc khí để tách lưu huỳnh và bụi than trước khi sục vào bể trung hoà. Ngoài ra, còn bộ phận phân phối khí để khí được khuếch tán đều trong nước thải (đốt, hấp phụ...) đểtránh gây mùi khó chịu cho những quá trình xử lý tiếp theo.

Ngoài ra, nguồn CO2 phế thải có thể tận dụng được là nguồn CO2 của thiết bị lên men cồn rượu, CO2 của các lò vôi. Vấn đề ở đây là tính về mặt kinh tế sao cho việc thu hồi CO2 và dẫn sục vào bể trung hoà tiện lợi và đơn giản

b. Phương pháp tạo CO2 trong nước thải chứa kiềm

- Tạo CO2 bằng cách đốt khí cháy dưới nước: Quá trình này được gọi là sự cháy chìm (submerged combustion) và đã được sử dụng để xử lý nước thải nylon đạt độ trung hoà trước khi xử lý bằng phương pháp sinh học. Ở đây một hệ thống phải làm việc theo phương thức liên tục bao gồm một thùng bốc hơi, một đèn cháy dưới mặt nước chứa trong thùng bốc hơi, một bể trộn không khí và khí đốt tạo thành hỗn hợp cháy.

- Tạo CO2 bằng phương pháp lên men: Người ta cho lên men kỵ khí nước thải chứa kiềm hoặc nước thải chứa các chất hữu cơ nhờ các vi khuẩn sinh axit làm cho độ pH của môi trường giảm.

Kết tủa là quá trình chuyển các chất hoà tan trong dung dịch sang pha rắn dựa trên độ hoà tan của các hydroxit hoặc các muối vô cơ. Quá trình được ứng dụng để tách các kim loại Zn, Cd, Cr, Cu, Pb, Mn, Hg... ra khỏi nước thải ở dạng kết tủa hydroxit kim loại M(OH)2 hoặc dạng sunfit kim loại MS.

Tác nhân kim loại là sữa vôi Ca(OH)2 và NaS

Phản ứng xảy ra như sau:

9

Page 10: Các phương pháp xử lý nước thải

M2+ + 2OH- = M(OH)2 (M2

+ là kim loại nặng)

Na2S + MSO4 = MS + Na2SO4

Độ hòa tan của đa số M(OH)2 và MS phụ thuộc vào độ pH.

Đa số các MS có độ hoà tan giảm khi độ pH tăng còn phần lớn các M(OH)2 có độ tan cực tiểu ở độ pH nhất định.

c. Xử lý nước thải chứa kiềm bằng axit sunfuric Đây là phương pháp trung hoà giữa kiềm và axit. Nếu nước thải chứa axit thì phản ứng xảy ra như sau: Tương tự như phương pháp xử lý nước thải chứa axit bằng xút, phương pháp này có ưu nhược điểm: - Lượng tác nhân trung hòa nhỏ. - Tốc độ phản ứng lớn, quá trình xảy ra nhanh dẫn đến hiệu quả quá trình cao. Song giá thành dùng tác nhân trung hòa là axit thường cao so với dùng khí thải CO2 Ngoài ra axit đậm đặc có tính ăn mòn nên gây khó khăn cho quá trình chứa, dẫn và nạp axit vào bể trung hoà Thường những thiết bị chứa đường ống dẫn axit được tráng một lớp vật liệu chống ăn mòn axit.

2. Phương pháp khử trùng

Quá trình khử trùng là quá trình tiêu hủy các vi sinh vật gây bệnh. Khác với quá trình tiệt trùng (sterilization) là quá trình tiêu diệt toàn bộ vi sinh vật có trong nước hoặc nước thải, quá trình khử trùng chỉ tiêu diệt một cách có chọn lọc những vi sinh vật gây bệnh. Trong lĩnh vực xử lý nước thải, ba nhóm vi sinh vật gây bệnh quan trọng nhất là vi khuẩn (bacteria), vi trùng (virus), và nang bào (amoebic cyst). Những loại bệnh do vi khuẩn lan truyền qua môi trường nước bao gồm bệnh thương hàn, bệnh dịch tả, bệnh phó thương hàn, bệnh kiết lị. Những bệnh do vi trùng lan truyền qua môi trường nước bao gồm bại liệt, viêm gan siêu vi.

Quá trình khử trùng hầu hết được thực hiện bằng cách: sử dụng hóa chất, tác nhân vật lý, phương pháp cơ học và phương pháp bức xạ.

Đối với phương pháp hóa học, các tác nhân hóa học dùng làm chất khử trùng bao gồm:

- Clo và các hợp chất của clo. - Brom. - Iot. - Ozone. - Phenol và các hợp chất của phenol. - Rượu. - Các kim loại nặng và những hợp chất tương ứng.

10

Page 11: Các phương pháp xử lý nước thải

- Màu. - Xà phòng và chất tẩy rửa. - Các hợp chất ammonium. - H2O2. - Các hợp chất acid và kiềm. Trong những chất này những chất khử thông dụng nhất là các hợp chất hóa học có tính oxy hóa và clo là một trong những tác nhân được sử dụng nhiều nhất. Brom và iod cũng được sử dụng trong khử trùng nước thải. Ozone là tác nhân khử trùng có hiệu quả cao và ngày càng được sử dụng nhiều. Nước có độ acid và độ kiềm cao cũng được sử dụng để tiêu hủy vi sinh vật gây bệnh vì nước có pH lớn hơn 11 hoặc nhỏ hơn 3 thì độc đối với vi khuẩn. Một chất khử trùng cần phải thoả mãn: - Không độc đối với người và súc vật. - Độc đối với vi sinh vật ở nồng độ thấp. - Phải hoà tan trong nước. - Tạo với nước tàhnh một dung dịch đồng nhất. - Có hiệu quả ở nhiệt độ nước tiêu thụ bình thường (0-25o). - Ổn định để dẽ dàng duy trì một nồng độ dư nào đó trong một thời gian dài. - Không tác dụng với chất hữu cơ khác và chất hữu cơ của các vi sinh vật. - Không phá huỷ kim loại cũng như không làm hỏng quần áo khi giặt. - Khử các mùi. - Có số lượng lớn và được bán với giá cả hơp lý. - Dễ dàng vận chuyển và khong nguy hiểm đối với người vận chuyển. - Cho phép đo dễ dàng nồng độ và do đó kiểm tra chính xác nồng độ của chúng. Tỉ lệ tiêu diệt các vi sinh vật do khử trùng phụ thuộc nhiều yếu tố: độ mạnh của chất khử trùng, nồng độ chất khử trùng, thời gian tiếp xúc, số vi sinh vật cần loại bỏ, loại vi sinh vật, nhiệt độ của nước, độ pH và nồng độ chất hữu cơ của nước.

a. Khử trùng bằng Clo và các hợp chất của clo: Khử trùng bằng clo được dùng nhiều nhất (80% các phương pháp khử trùng

trên thế giới) vì khử trùng này có nhiều ưu điểm như đã nêu trên. Tuy nhiên clo có thể kéo theo các hiệu ứng phụ, trong một số trường hợp bắt buộc phải sử dụng chất khử khác. Ví dụ clo tác đụng với các chất hữu cơ của nước đôi khi tạo các chất gây ung thư (trihalometan) hoặc mùi khó chịu(cloro phenolat). Mặt khác clo không đủ mạnh để loại bỏ hoàn toàn một số vi sinh vật như vi rút hoặc động vật đơn bào. Để khắc phục có thể sử dụng dioxit clorua hoặc ozon. Hai chất khử trùng này mạnh

11

Page 12: Các phương pháp xử lý nước thải

hơn clo nhưng có nhược điểm không ổn định. Ví dụ ozon tác dụng rất nhanh trong nước, người ta không thể duy trì nồng độ trong thời gian dài. Chính vì thế bắt buộc phẩi xử lí chúng ngay tại nhà máy xử lý nước.

Các chất hoá học đựoc sử dụng nhiều nhất để khử trùng nước bằng clo là: khí Cl2, NaOCl, Ca(OCl)2, NH2Cl và ClO2 trong các sản phẩm này clo ở dạng khí là chất được sử dụng nhiều nhất để khử trùng nước sạch. Trong các trạm xử lý nước nhỏ, người ta hay dùng các hypoclorit (NaOCl, Ca(OCl)2) vì các chất này dễ sử dụng và ít gây nguy hại cho người vận hành.

Khử trùng bằng dioxit clo: đến năm 1974, người ta sử dụng chủ yếu dioxit clo, do khả năng oxi hoá cao nó có thể khử các vị, các mùi, sắt và mangan có trong nước. Để khử trùng liên tục người ta hay dùng clo vì nó rẻ hơn. Khác với clo, dioxit clo khi tác dụng với chất hữu cơ không tạo ra các chất gây ung thư, chính vì vậy nó được sử dụng ngày càng nhiều và kết hợp với clo. Ban đầu xử lý nứơc chứa nhiều chất hữu cơ với dioxit clo để khử trùng, oxi hoá chất hữu cơ và khử phần lớn mùi vị, khi phần lớn các chất hữu cơ đã bị oxi hoá tiến hành cho thêm clo để duy trì nồng độ clo dư trong nước cấp.Khử trùng bằng clo:

Các hợp chất clo thường dùng ở các trạm xử lý nước thải bao gồm (Cl2), Calcium Hypochlorite [Ca(OCl)2], Sodium Hypochlorite [NaOCl] và Chlorine Dioxide [ClO]2. Khi khí Cl2 được hòa tan vào nước sẽ có hai phản ứng xảy ra: phản ứng thủy phân và phản ứng oxi hóa. Quá trinh thủy phân xảy ra như sau: Cl2 + H2O HOCl + H+ + Cl-

Hằng số bền của phản ứng này là: K= [ HOCl]¿¿ ≈ 4,5 * 10-4,ở 250C [Cl2] Quá trình phân ly HOCl xảy ra như sau: HOCl H+ + OCl-

Hằng số phân ly HOCl: Ki= ¿¿=2,9*10-8,ở 250C Lượng HOCl và OCl- tồn tại trong nước gọi là clo tự do (free available chlorine). Sự phân bố của hai nhóm này có ý nghĩa rất quan trọng vì hiệu quả khử trùng của HOCl lớn hơn so với OCl- khoảng 40- 80 lần.

Clo tự do trong nước cũng có thể được tạo thành bằng các muối hypochlorite theo các phương trình phản ứng sau:

Ca(OCl)2 + 2H2O → 2HOCl + Ca(OH)2 NaOCl + H2O → HOCl + NaOH

12

Page 13: Các phương pháp xử lý nước thải

Khả năng diệt trùng của Clo phụ thuộc vào sự tồn tại của ion HOCl trong nước, mà quá trình tạo thành phân ly HOCl lại phụ thuộc vào nồng độ ion H+, tức là giá trị pH của dung dịch:

- pH tăng, nồng độ HOCl giảm, nồng độ OCl- giảm; - pH = 7 , nồng độ HOCl- cân bằng với nồng độ OCl-. Kết quả thực nghiệm cho thấy quá trình thuỷ phân Cl2 chỉ xảy ra hoàn toàn khi pH > 4.

Thành phần HOCl là thành phần khử trùng chính trong nước chỉ tồn tại ở pH thấp,do đó quá trình khử trùng chỉ đạt hiệu quả cao ở pH thấp

Nước tự nhiên thường không tinh khiết và các phản ứng với các tạp chất chứa trong nước sẽ ảnh hưởng đến sự hình thành clo tự do dư.Ví dụ nếu nước có chứa các chất hữu cơ,ammonia,nitites,sắt,mangan… thì clo sẽ phản ứng với các thanh phần này theo phương trình phản ứng như sau:

HOCl + NH3 -> NH2Cl + H2OHOCl + NH2Cl -> NHCl2 + H2OHOCl + NHCl2 -> NCl3 + H2O

Sản phẩm monochloramin và dicloramin sinh ra tùy thuộc vào giá trị pH của môi trường,pH càng cao,lượng clo kết hợp để tạo thành dichloramin càng thấp và monochroramin càng cao.Khả năng diệt trùng của chloramin thấp hơn Clo từ 20 đến 25 lần.Đó là lý do khiến cho quá trình khử trùng với clo xảy ra hiệu quả ở giá trị pH thấp. Trong hệ thống khử trùng chứa ammonia và các hợp chất amonium.Lượng clo tham gia phản ứng để tạo thành cloramin được gọi là clo kết hợp,tổng lượng clo tự do dưới dạng Cl2,HOCl,và OCl- và lượng clo kết hợp được gọi là clo hoạt tính khử trùng.Do khả năng diệt trùng của clo tự do và clo kết hợp khác nhau mà lượng clo dư cần thiết để đảm bảo khử trùng triệt để cũng được đánh giá ở các mức độ khác nhau.Tổng lượng clo cần thiết cho vào nước để đảm bào sau quá trình khử trùng có được lượng clo dư mong muốn thường được xác định trực tiếp bằng thực nghiệm.

Khử clo: Tính độc hại của clo dư: do trong nước có nhiều hợp chất hữu cơ có thể tác

dụng với clo tạo thành những hợp chất có tính độc và gây tác hại lâu dài. Do đó để giảm thấp nhất tác hại của các hợp chất này đến môi trường cần phải khử lượng clo dư vượt quá yêu cầu theo một trong những phương pháp dưới đây:- Phương pháp dùng SO2:

13

Page 14: Các phương pháp xử lý nước thải

Khí SO2 có thể khử clo tự do,monocloramin(NH2Cl), dicloramin (NHCl2 ), tricloride nitrogen(NCl3) và các hợp chất clo cao phân tử theo các phương trình phản ứng sau:

Phản ứng với clo: SO2 + H2O = HSO-3 + H+

HOCl + HSO-3 Cl- = SO42- + 2H+

SO2 + HOCl + H2O = Cl- + SO42- + 3H+

Phản ứng với cloramin: SO2 + H2O = HSO-3 + H+

NH2Cl + HSO-3 + H2O = Cl- + SO42- + NH4

+ + H+

SO2 + NH2Cl + 2H2O = Cl- + SO42- + NH4

+ + 2H+

Lượng SO2 sử dụng phải được không chế để tránh tốn hoá chất và làm giảm hàm lượng oxi hoà tan trong nước sau xử lý do phản ứng giữa HSO-3 với O2:

HSO-3 + 0.5O2 SO42- + H+

Hàm lượng oxi giảm sẽ kéo theo giảm pH và tăng COD, BOD của nước sau khi xử lý

b. Phương pháp dùng than hoạt tính:

Phương pháp dùng than hoạt tính có thể khử hoàn toàn cả clo tự do và clo kết hợp theo các phương trình phản ứng sau:

Phản ứng với clo: C + 2Cl2 + 2H2O 4HCl + CO2

Phản ứng với cloramin: C + 2NH2Cl + 2H2O CO2 + 2NH4+ + 2Cl-

C + 4NH2Cl + 2H2O CO2 + 2N2 + 8Cl- + 8H+ Khử trùng bằng ClO2: Khí ClO2 là khí không bền và có khả năng cháy nổ nên khí này phải được tạo ra tại trạm xử lý theo phương trình phản ứng sau: 2NaClO2 + Cl2 = 2 ClO2 + 2NaCl Hiệu quả của ClO2 : tác nhân khử trùng hoạt tính trong hệ thống ClO2 là

ClO2 tự do. Tính chất hoá học của ClO2 trong môi trường nước chưa được xác định rõ ràng. Tuy nhiên, do ClO2 là tác nhân oxi hoá rất mạnh do đó có cơ chế diệt khuẩn có thể xảy ra do khả năng làm mất hoạt tính của hệ thống enzim của tế bào VSV hoặc làm mất khả năng tổng hợp protein của tế bào. Sự hình thành sản phẩm phụ: một số sản phẩm phụ là các muối chlorite và

chlorate có thể tạo thành trong quá trình khử trùng với ClO2. Tuy nhiên các hợp chất này có khả năng phân huỷ nhanh hơn các hợp chất clo dư do đó mức độ tác hại của chúng thấp hơn.

14

Page 15: Các phương pháp xử lý nước thải

Một trong những ưu điểm của quá trình khử trùng bằng ClO2 là ClO2 không phản ứng với ammonia và hợp chất ammonium nên không tạo thành các hợp chất cloramne có tính độc. thêm vào đó, các phản ứng tạo thành các hợp chất hữu cơ clo hoá cũng không xảy ra trong bất cứ điều kiện nào.

Quá trình khử ClO2 : lượng ClO2 dư vượt quá yêu cầu có thể bằng khí SO2

theo phương trình phản ứng sau: SO2 + H2O = H2SO3

5H2SO3 + H2O + 2ClO2 = 5H2SO4 + 2HCl

Khử trùng bằng BrCl:

BrCl thuỷ phân tạo thành HOBr và HCl theo phương trình phản ứng sau:

HOBr là acid yếu có thể phân ly theo phương trình sau:

HOBr H+ + OBr-

Nếu trong nước có mặt NH3 thì HOBr cũng phản ứng với NH3 tạo ra bromamine theo các phương trình phản ứng sau:

NH3 + HOBr = NH2Br + H2O NH2Br + HOBr = NHBr2 + H2O NHBr2 + HOBr = NBr3 + H2O

Mặc dù cần tiến hành những nghiên cứu bổ sung để xác định các cơ chế khử trùng bằng BrCl , nhưng giả thiết thích hợp nhất là BrCl hấp phụ lên tế bào VSV và phá huỷ hoạt tính enzim của tế bào. Các hợp chất bromamin thể hiện khả năng diệt khuẩn tốt hơn so với các hợp chất cloamine và đồng thời khả năng phân huỷ nhanh hơn. Sự hình thành sản phẩm phụ: các hợp chất hữu cơ bromat hoá sẽ hình thành trong quá trình khử trùng bằng BrCl và những hợp chất này dễ dàng bị phân huỷ quang hoá và thuỷ phân. Một số nghiên cứu cho thấy các hợp chất hữu cơ bromat

có khả năng tích luỹ sinh học trong cá tiếp xúc với nước thải xử lý bằng BrCl. Tuy nhiên hàm lượng chất hữu cơ bromat trong cá thấp hơn những hoá chất khác (như PCBs và chlordane). Hiện tại chưa có nhiều số liệu nhiều về tác động đến môi trường do khử trùng bằng BrCl, do đó vẫn cần nghiên cứu chi tiết hơn.

c. Khử trùng bằng ozone.Khử trùng bằng ozon: là một chất khí không ổn định vì nó phân huỷ nhanh

thành oxi nên khi sản xuất phải dùng ngay. Ozon tạo ra nhờ sự phóng điện dưới điện áp cao trong khí quyển chứa không khí khô. Trong việc sản xuất ozon giá

15

Page 16: Các phương pháp xử lý nước thải

thành năng lượng điện sử dụng và bảo dưỡng là rất lớn. Ưu điểm lớn nhât của ozon là chất có tính oxi hoá và khử trùng mạnh. Khử trùng bằng ozone

Khử trùng bằng ozone là phương pháp tiên tiến và ngày càng được ứng dụng rộng rãi. Cơ chế khử trùng dùng ozone là dựa trên khả năng phá hủy enzyme và nguyên sinh chất của tế bào. Trong môi trường nước, ozone phân ly tạo thành các gốc tự do có khả năng oxy hóa mạnh theo các quá trình phản ứng sau:

O3 + H2O → HO3+ + OH-

HO3+ + OH- → HO2

O3 + HO2 →HO + 2O2

HO+ HO2 →H2O + O2

Các gốc tự do HO2 và HO có tính oxy hóa và là tác nhân khử trùng. Các gốc tự do này cũng tham gia phản ứng với các tạp chất trong dung dịch.

Hiệu quả khử trùng bằng ozone. Ozone có tính oxy hóa mạnh và khả năng khử trùng lớn hơn clo. Quá trình khử trùng bằng ozone không tạo thành các chất rắn hòa tan và không bị ảnh hưởng bởi các ion ammonium cũng như pH. Thêm vào đó, khả năng phân hủy tạo thành oxy, nên nồng độ oxy hòa tan trong nước sau khi xử lý bằng ozone đạt trạng thái gần bão hòa nên không cần sục khí để bảo đảm nồng độ DO theo tiêu chuẩn xả thải. Ozone có khả năng phân hủy nhanh nên cũng không cần các quá trình phụ để khử ozone thừa như đối với các tác nhân khử trùng khác. Nhược điểm của phương pháp khử trùng bằng ozone là chi phí xử lý cao.

Khử trùng bằng các hóa chất khác Các hóa chất khác có thể dùng để khử trùng như iot, H2O2 và kim loại. Các kim loại nặng ở nồng độ rất thấp có khả năng tiêu diệt một số loại vi sinh vật và rong tảo, tuy nhiên, đòi hỏi thời gian tiếp xúc lâu, chi phí cao và dễ gây ảnh hưởng đến sức khoẻ của con người nên ít được sử dụng.

d. Khử Cyanide Khử Cyanide bằng Cl2

Quá trình oxy hóa khử Cyanide bằng Clo được thựa hiện trong môi trường kiềm. khi cho Clo vào nước, hypocloric acid được tạo thành theo phương trình phản ứng sau:

Cl2 + H2O → HOCl + HCl

Hypocloric acid phản ứng với ion CN- theo phương trình phản ứng sau:

CN- + HOCl→CNCl +OH- (1)CNCl + OH- →Cl- + HOCl (2)

16

Page 17: Các phương pháp xử lý nước thải

Phản ứng 1 xảy ra không phụ thuộc vào pH,trong khi đó phản ứng 2 phải được thực hiện ở pH lớn hơn 10.Acid cyanic tạo thành bị phân hủy thành CO2 và N2 theo phương trình phản ứng sau:

2CNO- + 3OCl- + H2O → 2CO2 + N2 + 3Cl- + 2OH- Phản ứng này xảy ra chậm hơn ở pH cao hơn, do đó phải duy trì pH trong

khoản từ 7,5 – 8,0. Vì lý do này việc khống chế pH hai giai đoạn phải được thực hiện chặt chẽ cùng với việc cung cấp đủ lượng chất oxy hóa. Hypoclorat natri cũng có thể được sử dụng thay thế clo.

Khử Cyanide bằng Ozone

Cyanide cũng có thể bị oxy hóa bằng ozon và tạo thành các sản phẩm không độc hại theo phương trình phản ứng sau:

CN- + O3→ CNO- + O2

2CNO- + 3O2 + H2O→ 2HCO3 + N2 + 3O2

Phản ứng này phụ thuộc rất nhiều vào pH và được thực hiện trong môi trường kiềm ở pH từ 11 đến 12

e. Khử Crom Các phản ứng thử thường được áp dụng dể loại bỏ crom (VI )trong nước bằng

các tác nhân sulfat sắt (II) , bisulfic natri ,sulfua dioxit.Thông thường,khi sử dụng sulfat sắt (II) phản ứng với Cr(IV) trong môi trường axit tạo sulfat sắt (III) và Crom(III).Cả hai thành phần này được kết tủa dưới dạng hidroxit khi có mặt nước vôi.Các quá trình này xảy ra theo chuỗi phản ứng sau: 2H2CrO4 + 6 FeSO4 + 6 H2SO4→ Cr2(SO4)3 + 3Fe2(SO4)3 + 6H2SO4+8H2O ↓ ↓ Cr(OH)3 Fe(OH)3 3. Phương pháp oxi hóa khử:

a. Khái niệm: Phương pháp oxy hóa khử là phương pháp sử dụng tác nhân hóa học để oxy

hóa hoặc khử các chất độc hòa tan trong nước thải, chuyển chúng thành dạng không độc và tách ra khỏi nước.

Phương pháp này thường được dung để xử lý cyanua, các hợp chất có chứa lưu huỳnh, các hợp chất hữu cơ, phenol, thuốc trừ sâu… trong nước thải.

Các chất oxy hóa thường được sử dụng la: Các chất oxy hóa dạng khí: Cl2, O2, O3… Các chất oxy hóa dạng lỏng: H2O2, KMnO4, NaClO…b. Các phương pháp oxy hóa khử:

17

Page 18: Các phương pháp xử lý nước thải

Ozon hoá:

Ozon là chất oxy hoá có hoạt tính cao và độ hoà tan trong nước lớn gấp 10 lần O2. Nó bền trong môi trường axit hơn so với môi trường kiềm. Phương pháp này thường dùng để xử lý nước thải có chứa các chất bẩn hữu cơ dạng hoà tan và keo. Đặc tính của ozon là có khả năng oxy hoá rất cao, dễ dàng nhường oxy nguyên tử hoạt tính cho các tạp chất hữu cơ.

Oxy hóa bằng ozon có thể dùng để khử chất gây mùi, màu, H2S, phenol, hợp chất As, CN-, chất nhuộm, tẩy, hyđrocacbon thơm, thuốc trừ sâu...., có khả năng tiêu diệt các vi khuẩn. Nếu kết hợp chiếu tia cực tím thì tốc độ oxy hoá bằng ozon sẽ tăng 102 - 104 lần.

Phản ứng oxy hoá cyanit bằng ozon có dạng: CN- + O3 = CNO- + O2

Thiết bị ozon hóa có nhiều dạng loại đệm, loại tháp sủi bọt...

Oxy hoá bằng peroxyt H2O2

H2O2 là chất oxy hoá mạnh dùng để oxi hóa: nitrit, aldehit,phenol, CN -, các hợp chất chứa S, chất nhuộm và các ion kim loại. Quá trình xảy ra mãnh liệt khi có mặt của chất xúc tác như Fe2+, Fe3+, Cu2+, Cr3+, pH tối ưu 3 - 4. Oxy hoá bằng pemanganat kaly (KMnO4) KMnO4 là chất oxy hoá tương đối mạnh được dùng để oxy hoá phenol, CN- và các hợp chất chứa S, độ pH của quá trình là 9,5, pH càng cao thì phản ứng xảy ra càng nhanh. Phản ứng bằng pemanganat kaly có dạng: C2H5OH + 4KMnO4 = 4MnO2 + 2K2CO3 + 3H2O Thiết bị dùng để thực hiện quá trình oxy hoá thường là loại khuấy trộn nếu các chất phản ứng là thể lỏng hoặc rắn- lỏng và là loại tháp nếu là thể lỏng- khí. Oxy hóa bằng pyroluzit (MnO2) Dùng để oxy hóa As Oxy hóa bằng Cl2

Tách các chất: H2S, hydrosulfit, các hợp chất chứa metylsulfit, phenol, cyanua… Oxy hóa bằng oxy không khí Dùng để tách sắt, oxy hóa các chất chứa lưu huỳnh. Phương pháp khử

Quá trình khử cũng là thực hiện phản ứng oxy hoá khử được dùng để làm sạch nước thải khỏi các hợp chất Hg, Cr, As.

Để khử Hg và các hợp chất hữu cơ chứa Hg các chất khử thường dùng là FeS, NaHS, bột Fe, bột Al, H2S. Trong quá trình khử các hợp chất hữu cơ chứa Hg, ban

18

Page 19: Các phương pháp xử lý nước thải

đầu các hợp chất chứa Hg bị phân huỷ sau đó các ion Hg+ sẽ bị khử thành Hg kim loại và được tách ra khỏi nước bằng cách lắng, lọc...

As trong nước thải nằm ở dạng AsO2-, AsO33-, AsS2-, AsS3. Để tách As khỏi nước thải ta tiến hành khử As thành hợp chất khó tan như As2O3 và được tách ra rằng tách lọc. CrO42- trong dung dịch thường bị khử đến Cr3+ bằng than hoạt tính, SO2, NaHSO3, NaHSO4...

Phản ứng khử CrO42- bằng NaHSO3 khi pH = 3 - 4 có dạng:

H2CrO4 + 6NaHSO3 + 3H2SO4 = 2Cr(SO4)2 + 3Na2SO4 + 10H2O

Phản ứng khử CrO3 bằng SO2 ở pa = 2 - 2,5 có dạng:

SO2 + H2O = H2SO3

CrO3 + H2SO3 = Cr(SO4)3 + 3H2O 4.

4. Phương pháp kết tủa hóa học

Là phương pháp sử dụng hóa chất để biến đổi trạng thái vật lý của các chất rắn lơ lửng và chất rắn hòa tan sang trạng thái kết tủa để loại bỏ chúng ra khỏi nước thải.

Các chất gây kết tủa thường dung là: Al2(SO4)3.nH2O, (n=13-18); FeCl3; FeSO4; Fe2(SO4)3.3H2O; Fe2(SO4)3.7H2O; Ca(OH)2

Thí dụ:

Dùng Al3+ trong nước thải có chứa Ca2+ hoặc Mg2+ (làm mềm nước) Al2(SO4)3.18H2O + 3Ca(HCO3)2 ↔ 3CaSO4 + 2Al(OH)3 + 6CO2 + 18H2O Al(OH)3 tạo nên dưới dạng keo tụ sa lắng từ từ và mang theo cả các SS lắng cùng.

Dùng vôi: CaO CO2 Ca(OH)2 + H2CO3 →CaCO3 + 2H2O CaO CaCO3 Ca(OH)2 + Ca(HCO3)2 → 2CaCO3 + 2H2O

Dùng Fe2+ và vôi (CaCO3) FeSO4.7H2O + Ca(HCO3)2→ Fe(HCO3)2 + CaSO4 + 7H2O + 2 Ca(OH)2 + Fe(OH)2 + 2CaCO3 + 2H2O +O2 + 2H2O Fe(OH)3

19

Page 20: Các phương pháp xử lý nước thải

FeCl2 + 3H2O = Fe(OH)3â + 3H+ + 3Cl- FeCl2 + 3Ca(OH)2 = CaCl2â + Fe(OH)3 Fe SO4 + 3Ca(OH)2 = CaSO4+ 3Fe(OH)3

Kim loại chứa trong nước thải có thể tách loại đơn giản bằng cách tạo kết tủa kim loại dưới dạng hydroxit. Giá trị pH tối ưu để quá trình kết tủa xảy ra hiệu quả nhất của các kim loại khác nhau không trùng nhau. Do đó, cần xác định giá trị pH thích hợp đối với từng kim loại trong mỗi loại nước thải cụ thể cần xử lý.

Bên cạnh đó, quá trình kết tủa còn được ứng dụng trong quá trình khử SO42-, F-,

PO43- như sau:

SO42- + Ca2+ + 2H2O → CaSO4.2H2O 2F- + Ca2+ = CaF2 2H3PO4 + Ca(OH)2 = Ca(HPO4)2 + 2H2O pH=6-7 Ca(HPO4)2 + Ca(OH)2 = Ca3(PO4)3 + 2H2O pH=9-12

5. Phương pháp tuyển nổi hóa học Tuyển nổi loại các tạp chất bẩn ra khỏi nước bằng cách tạo cho chúng khả năng

dễ nổi lên mặt nước. Muốn vậy người ta cho vào nước chất tuyển nổi hoặc tác nhân tuyển nổi để thu hút và kéo các chất bẩn nổi lên mặt nước, sau đó loại hỗn hợp chất bẩn và chất tuyển nổi ra khỏi nước. Khi tuyển nổi người ta thường dùng các bọt khí nhỏ li ti phân tán và bão hoà trong nước. Những hạt chất bẩn chứa trong nước (dầu, sợi gíấy, ce11ulose, len...) sẽ dính vào các bọt không khí và cùng các bọt không khí nổi lên mặt nước, rồi được loại khỏi nước.Tuyển nổi là quá trình tách các hạt lơ lửng ra khỏi chất lỏng bàng cách sục vào chất lỏng dòng khí phân tán ở dạng bọt rất nhỏ, các hạt không thấm ướt sẽ dính vào bọt và cùng với bọt nổi lên trên bề chất lỏng và được hớt ra ngoài.

Bọt khí có thể tạo ra bằng cách sục khí, bằng các phản ứng hoá học và sinh học sinh ra.

Ví dụ: Phản ứng sinh học sinh ra khí CO2 tạo ra các bọt nhỏ làm dính các hạt bùn hoạt tính và nổi lên trên.

6. Phương pháp hấp phụ hóa họcLà các phương pháp sử dụng tác nhân hóa học hấp phụ để tách các chất độc có

nồng độ thấp trong nước thải sau khi xử lý sinh học hay xử lý cục bộ. Các chất được hấp phụ có thể là chất rắn, lỏng, khí hoặc chất trung gian giữa

các trạng thái. Chúng có hàm lượng nhỏ trong nước thải và thường có độc tính cao và khó xử lý sinh học.

Các chất hấp phụ thường dung là than hoạt tính, xỉ tro, mạt sắt, silicagen, đất sét, keo nhôm hay một số chất tổng hợp. than hoạt tính là loại thường được sử dụng nhiều nhất. Trong phần lớn các trường hợp, phương pháp hấp phụ được

20

Page 21: Các phương pháp xử lý nước thải

dùng như là phương pháp xử lý cuối cùng, sau xử lý sính học. Phương pháp này thường được sử dụng khi nước thải cần xử lý đạt tiêu chuẩn cao hoặc tái sử dụng lại nước thải.

Các chất hấp phụ thường được tái sinh bằng cách làm nhả chất bị hấp phụ: dung hơi nước bão hòa, hơi quá nhiệt, khí trơ nóng hoặc phương pháp trích ly (nhả pha lỏng)…

Quá trình hấp phụ bị chi phối bởi các yếu tố sau:- Diện tích bề mặt chất hấp phụ - Bản chất của sự hấp phụ. - Độ pH. - Nồng độ dung dịch.- Thời gian tiếp xúc.- Bản chất của hệ tiếp xúc. Quá trình hấp phụ được thực hiện một hoặc hiều bậc. 4 giai đoạn của hấp

phụ: Di chuyển chất cần hấp phụ tới bề mặt hấp phụ. Đây là vùng ngoài khuếch tán, phụ thuộc vào vận tốc dòng chất lỏng. · Thực hiện hấp phụ. Di chuyển chất bên trong hạt hấp phụ. Đây là vùng khuếch tán trong, phụ

thuộc vào loại,kích thước, bản chất hấp phụ hay chất bị hấp phụ. Tái sinh chất hấp phụ.

7. Phương pháp trao đổi ion

Là phương pháp sử dụng các chất trao đổi ion để tách các kim loại (Zn,Cu,Cr, Ni, Pb, Hg, Cd, V, Mn) hay một số hợp chất khác (As, P, CN, chất phóng xạ) có trong nước thải.

Có 3 loại chất trao đổi ion:

Cationit (tính acid): có khả năng hút các ion dương. Anionit (tính bas): có khả năng hút các ion âm. Ion lưỡng tính có khả năng hút cả hai loại ion.

Khả năng hút của các ionit được đặc trưng bởi số ion được hút (đến bão hòa) trên một đơn vị thể tích hay khối lượng ionit, phụ thuộc vào hằng số phân ly các nhóm trao đổi của nhựa.

Các ionit không có khả năng hòa tan trong nước nhưng chúng có khả năng trương lên do hấp phụ nước làm thay đổi thể tích của keo và thay đổi khả năng hút ion. Khả năng hút của các ionit phụ thuộc vào pH của nước thải.

21

Page 22: Các phương pháp xử lý nước thải

Các chất trao đổi ion sau khi bão hòa thường được tái sinh. Các cationit được tái sinh bằng dung dịch acid loãng, các anionit được tái sinh bằng dung dịch kiềm loãng.

Trao đổi ion có thể sử dụng với cation và anion hữu cơ hoặc vô cơ. Tuy nhiên, phần lớn các ứng dụng trao đổi ion đều liên quan đến các loại chất vô cơ vì các loại chất hữu cơ thường đòi hỏi chất tái sinh có nồng độ rất cao hoặc sử dụng các dung môi hữu cơ để khử chất hữu cơ. Nói chung, các ion điện tích cao dễ tạo ra các muối bền vững với các chất trao đổi iom so với các ion có điện tích thấp vì các loại có hoá trị cao thường dễ bị khử khỏi dung dịch so với các loại có hoá trị thấp.

Có hai loại chất trao đổi ion: - Chất hữu cơ hay vô cơ có nguồn gốc tự nhiên: zeolit, kim loại khoáng chất,

đất sét, acid humic, than đá… - Chất hữu cơ hay vô cơ có nguồn gốc nhân tạo: silicagen, pecmutit, Al2O3,

Al(OH)3, các nhựa cao phân tử. 8. Phương pháp tách bằng màng Phương pháp tách bằng màng là phương pháp sử dụng các quá trình hóa lý như

điện thẩm tích, thẩm thấu ngược, siêu lọc… qua màng để tách các chất độc trong nước thải.

Màng thường đóng vai trò ngăn cách giữa hai pha khác nhau. Việc tách các chất phụ thuộc vào tính thấm đặc trưng của một chất qua màng.

Các loại màng thường được làm từ các nguyên liệu tổng hợp như là các polimer. Ưu điểm:

- Không có pha chuyển tiếp trong quá trình tách tạp chất nên chi phí năng lượng thấp. - Dễ dàng thiết kế trong quá trình sản xuất.

- Giá thành sản phẩm rẻ. - Có thể tiến hành ở nhiệt độ trong phòng có bổ sung hoặc không bổ sung hóa

chất. - Phạm vi lọc lớn. Nhược điểm: - Dễ bị bão hòa nhanh do phát sinh hiện tượng phân cực nồng độ ở bề mặt dẫn

đến giảm năng suất, giảm độ phân tách cấu tử và giảm tuổi thọ màng. - Tiến hành ở áp suất cao dẫn đến cần phải có bộ phận làm kín đặc biệt. - Quá trình lọc tương đối chậm. - Dễ bị tắc nghẽn bởi các hạt keo, oxit và hydroxit kim loại, carbonat, khoáng

sét. Có 4 loại màng:

22

Page 23: Các phương pháp xử lý nước thải

- Màng vi lọc. - Màng siêu lọc. - Thẩm thấu ngược. - Màng lọc nano

Cơ chế dịch chuyển qua màng mỏng, được chia thành 3 loại:Màng lọc: người ta dùng mang bán thấm dung dịch được cô đặc bằng cách

chuyển qua có chọn lọc của nước (dịch chuyển đối lưu của dung môi trong môi trưowfng xốp), còn các thành phần khác của chất lỏng bị giữ lại ít nhiều trên môi trường xốp tuỳ theo kích thước của chúng trong trường hợp lí tưởng ta mong muốn có một màng chỉ thẩm thấu nước (thẩm thấu lí tưởng)

Thấm lọc: có khả năng tách phân đoạn một hỗn hợp bằng dung dịch chuuyển chọn lọc của một thành phần trong pha khí chuyển qua màng

Sự thấm có chọn lọc: các màng sử dụng cho phép chuyển dịch có chọn lọc các ion hay không bước không dịch chuyển qua màng. Các màng này có thể trung hoà hay tích điện. Khi chúng tích điện chúng sẽ vận tải các ion có dấu ngược lại. Vậy ta có thể cấu tạo mầng cation chỉ cản cation, màng anion không cho anion chuyển qua. Màng bán thấm hay màng lọc nước là pha ưu tiên chuyển qua dưới tác dụng của gradien áp suất. Chúng được miêu tả như một màng lọc và được phân loại theo kích cỡ lỗ khoan.

9. Phương pháp điện hóa Là phương pháp sử dụng dòng điện để tách các chất độc hòa tan và phân tán

trong nước thải. Phương pháp điện hoá học phá huỷ các tạp chất độc hại trong nước thải hoặc

trong dung dịch bằng cách oxy hoá điện hoá trên điện cực anốt hoặc cũng có thể phục hồi các chất quý rồi đưa về dùng lại trong sản xuất. Thông thường 2 nhiệm vụ phân huỷ các chất độc hại và thu hồi chất quý hiếm được giải quyết đồng thời.

Nhờ các quá trình oxy hoá khử mà các chất bẩn độc hại được biến đổi thành các chất không độc. Vì vậy để khử các chất độc hại trong nước thải thường phải dùng nhiều phương pháp nối tiếp: oxy hoá-lắng cặn và hấp phụ: tức là hoá học, cơ học và hoá lý học.

23