87
CÁC VẤN ĐỀ CHUNG VỀ GIÁO DỤC HỌC MẦM NON CÁC VẤN ĐỀ CHUNG VỀ GIÁO DỤC HỌC MẦM NON Biên soạn: Vũ Thị Ngân LỜI NÓI ĐẦU Những bài viết trong giáo trình này gồm một số vấn để cơ bản về lý luận giáo dục mầm non, nhằm giúp giáo viên mầm non nắm được nhiệm vụ, nội dung, nguyên tắc phương pháp và phương tiện giáo dục toàn diện cho trẻ em nhà trẻ và mẫu giáo. Giáo trình này được biên soạn theo tinh thần đổi mới của chương trình liên thông đào tạo giáo viên nhà trẻ - mẫu giáo có trình độ cao đẳng đại học mầm non. Lần đầu tiên giáo trình được biên soạn nên không tránh khỏi những thiếu sót, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến đóng góp xây dựng của bạn đọc để giáo trình ngày càng được hoàn thiện hơn. Chân thành cảm ơn, Tác giả Vũ Thị Ngân

Các Vấn Đề Chung Về Giáo Dục Học Mầm Non (Word)saomaidata.org/library/80.CacVanDeChungVeGiaoDucHo…  · Web view- Ở trẻ 2 tuổi hoàn thiện năng lực tri

  • Upload
    trinhtu

  • View
    230

  • Download
    4

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Các Vấn Đề Chung Về Giáo Dục Học Mầm Non (Word)saomaidata.org/library/80.CacVanDeChungVeGiaoDucHo…  · Web view- Ở trẻ 2 tuổi hoàn thiện năng lực tri

CÁC VẤN ĐỀ CHUNG VỀ GIÁO DỤC HỌC MẦM NONCÁC VẤN ĐỀ CHUNG

VỀ GIÁO DỤC HỌC MẦM NON

Biên soạn: Vũ Thị Ngân

LỜI NÓI ĐẦU

Những bài viết trong giáo trình này gồm một số vấn để cơ bản về lý

luận giáo dục mầm non, nhằm giúp giáo viên mầm non nắm được nhiệm vụ,

nội dung, nguyên tắc phương pháp và phương tiện giáo dục toàn diện cho trẻ

em nhà trẻ và mẫu giáo.

Giáo trình này được biên soạn theo tinh thần đổi mới của chương trình

liên thông đào tạo giáo viên nhà trẻ - mẫu giáo có trình độ cao đẳng đại học

mầm non.

Lần đầu tiên giáo trình được biên soạn nên không tránh khỏi những

thiếu sót, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến đóng góp xây dựng của bạn

đọc để giáo trình ngày càng được hoàn thiện hơn.

Chân thành cảm ơn,

Tác giả

Vũ Thị Ngân

Chương 1: NHIỆM VỤ VÀ NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA GIÁO DỤC MẦM NON

Bài 1: GIÁO DỤC THỂ LỰC CHO TRẺ MẦM NON

Giáo dục và phát triển thể lực hải hòa cân đối khoẻ mạnh cho trẻ mầm

non là một trong những mặt quan trọng của giáo dục mầm non, nhằm đáp

Page 2: Các Vấn Đề Chung Về Giáo Dục Học Mầm Non (Word)saomaidata.org/library/80.CacVanDeChungVeGiaoDucHo…  · Web view- Ở trẻ 2 tuổi hoàn thiện năng lực tri

ứng mục tiêu hình thành cơ sở ban đầu nhân cách con người mới XHCH Việt

Nam.

Để hiểu biết đấy đủ về các nhiệm vụ nội dung giáo dục thể lực cho trẻ

mầm non cần phải nắm vững một số khái niệm sau đây.

I. CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ GIÁO DỤC THỂ LỰC

1. Nền văn hóa thể dục thể thao và giáo dục thể lực

a. Nền văn hoá thể dục thể thao là gì?

Nền văn hóa thể dục thể thao là một bộ phận của nền văn hóa chung

của dân tộc, của xã hội, nó tồn tại dưới dạng các hoạt động, các giá trị vật

chất và tinh thần đã được xây dựng, tích lũy lâu đời và sử dụng để hoàn thiện

và phát triển thể lực cho mọi người: Ví dụ như cơ sở vật chất hoạt động vệ

sinh môi trường và cá nhân, hoạt động thể dục thể thao, thi đấu...

b. Giáo dục thể lực là gì?

Giáo dục thế lực về mặt nào đó được hiểu như là việc tổ chức hoạt

động chiếm lĩnh nền văn hóa thể dục thể thao, nhằm hoàn thiện và phát triển

thế chất cho mỗi cá nhân.

2. Hoàn thiện thể lực là gì?

Hoàn thiện thể lực là mức độ phát triển sức khỏe, thể lực hài hòa cân

đối phù hợp một cách tối ưu với những yêu cầu của lịch sử xã hội quy định.

3. Phát triển thể lực là gì?

Là quá trình sinh học đặc trưng bởi việc hình thành thay đổi hình dạng,

chức năng và phẩm chất cơ thể con người.

a. Xác định mức độ phát triển thể lực người ta dựa vào các biểu hiện

sau (còn được gọi là các chỉ số phát triển thể lực):

- Số kg cân nặng

- Số đo chiều cao

Page 3: Các Vấn Đề Chung Về Giáo Dục Học Mầm Non (Word)saomaidata.org/library/80.CacVanDeChungVeGiaoDucHo…  · Web view- Ở trẻ 2 tuổi hoàn thiện năng lực tri

- Số đo các vòng đầu, vòng ngực, vòng mông và tỷ lệ cân đối của

chúng

- Hình thể bên ngoài: màu sắc, da, tóc, tư thế đi đứng...

b. Sự phát triển thể lực được diễn ra theo quy luật khách quan của tự

nhiên quy luật thống nhất giữa cơ thể và môi trường sống, quy luật thay đổi

về chất lượng...

c. Sự phải triển thể lực còn phụ thuộc nhiều vào điều kiện sống và giáo

dục. Ngay từ lúc mới sinh sự thay đổi các tác động giáo dục thể lực dẫn tới

thay đổi về phát triển thể lực, thay đổi các chỉ số phát triển thể lực...

d. Khi nói đến sự phát triển thể lực, người ta thưởng nói tới mức độ

phát triển thể lực của mỗi cá nhân so với yêu cầu của giáo dục thể lực qua

mỗi giai đoạn phát triển theo tứa tuổi: 1 tuổi, 2 tuổi, bé, nhỡ, lớn ở mẫu giáo...

(xem các yêu cầu chuẩn về phát triển thể lực trong các chương trình giáo dục

nhà trẻ và mẫu giáo).

Như vậy giáo dục thể lực cho trẻ mầm non là một bộ phận quan trọng

trong quá trình giáo dục và phát triển cơ sở ban đầu nhân cách trẻ, nó là quá

trình sư phạm được tổ chức hướng tới việc hoàn thiện về cấu tạo về chức

năng của cơ thể, bảo vệ, rèn luyện sức khỏe vả phát triển các năng lực phẩm

chất thể lực, vận động cho trẻ em.

II. Ý NGHĨA VÀ MỐI LIÊN HỆ CỦA GIÁO DỤC THỂ LỰC VỚI CÁC MẶT GIÁO DỤC KHÁC

1. Ý nghĩa:

- Giáo dục thể lực là nền tảng ban đầu để thực hiện mục tiêu giáo dục

và phát triển toàn diện hài hòa nhân cách cho trẻ nhà trẻ và mẫu giáo.

- Sự phát triển tâm lý và hoạt động của trẻ phụ thuộc và trạng thái thể

lực của trẻ

Page 4: Các Vấn Đề Chung Về Giáo Dục Học Mầm Non (Word)saomaidata.org/library/80.CacVanDeChungVeGiaoDucHo…  · Web view- Ở trẻ 2 tuổi hoàn thiện năng lực tri

- Khi thực hiện các nhiệm vụ giáo viên cần phải lưu ý đến sức khỏe,

năng lực, phẩm chất thể lực của mỗi trẻ

2. Mối liên hệ giữa giáo dục thể lực với các mặt giáo dục khác

Xuất phát từ sự thống nhất giữa mục tiêu giáo dục mầm non với các

nhiệm vụ giáo dục toàn diện, giữa mặt sinh học với xã hội trong cấu trúc của

nhân cách và các yếu tố của sự phát triển nhân cách.. Giáo dục thể lực có thể

có những ảnh hưởng tích cực lên sự phát triển ý thức, hành vi và tình cảm

của trẻ. Bởi vì những tác động của một trong các yếu tố đều ảnh hưởng lên

toàn bộ sự phát triển nhân cách chung của trẻ.

a. Giáo dục thể lực với giáo dục trí tuệ

- Giáo dục ở trẻ sức khỏe dồi dào và thể lực tốt, khả năng thích nghi và

làm việc cao là điều kiện cần thiết để thực hiện các nhiệm vụ giáo dục trí tuệ

và giúp trẻ em tích cực tham gia vào các hoạt động nhận thức và các hoạt

động thực tiễn sinh hoạt khác.

- Sự phát triển vận động của cơ thể, của tay có ảnh hường tới sự phát

triển các trung khu thần kinh vận động của vỏ bán cầu đại nào và ảnh hưởng

quan trọng tới việc phát triển tư duy, ngôn ngữ. Vận động làm tích cực hóa

các hoạt động của hệ thống cơ quan phân tích, cảm giác...

- Giáo dục thể lực phát triển khả năng định hướng trong không gian của

trẻ....

- Giáo dục thể lực góp phần mở rộng và phát triển trí tuệ, khả năng hiểu

biết của trẻ em về các trí thức chuyên biệt, các hoạt động thể dục thể thao và

bảo vệ sức khỏe.

b. Giáo dục thể lực với giáo dục đạo đức

- Giáo dục thể lực góp phần hình thành ở trẻ em biểu tượng về các

hành vi và: chuẩn mực đạo đức như sự dũng cảm, tính thật thà, cẩn thận...

- Các bài tập thể dục được luyện tập một cách hệ thống, góp phần phát

triển ở trẻ các phẩm chất ý chí của cá nhân như tính độc lập tích cực, kiên

Page 5: Các Vấn Đề Chung Về Giáo Dục Học Mầm Non (Word)saomaidata.org/library/80.CacVanDeChungVeGiaoDucHo…  · Web view- Ở trẻ 2 tuổi hoàn thiện năng lực tri

quyết, dũng cảm,... Đồng thời tạo cho trẻ nhiều xúc cảm, tình cảm hứng thú,

qua đó giúp trẻ hình thành tính tổ chức, tính kỷ luật,…

- Giáo dục thể lực được thực hiện dưới nhiều hình thức như: tập thể,

nhóm... nên giáo dục thể lực tạo điều kiện hình thành và giáo dục, tính tập

thể, tinh thần giúp đỡ bạn.

c. Giáo dục thể lực với giáo dục thẩm mỹ

- Góp phấn hình thành ở trẻ biểu tượng về cái đẹp qua hình dáng, qua

tác phong, tư thế đứng đi, vận động của trẻ em.

- Giáo dục thể lực hình thành xúc cảm, tình cảm thẩm mỹ, đồng thời

thúc đẩy trẻ lòng ham muốn tạo ra cái đẹp qua việc chăm sóc thân thể, giữ tư

thế đẹp, biểu diễn các bài tập thể dục diễn cảm, ăn khớp nhạc...

d. Giáo dục thể lực với giáo dục lao động

- Giáo dục thể lực phát triển các phẩm chất của cơ thể, của vận động,

phát triển sức khỏe như nhanh nhẹn, khéo léo, sức bền. Đây là điều kiện để

tổ chức lao động độc lập cho trẻ em.

- Giáo dục thể lực góp phần giáo dục các thói quen vệ sinh, trật tự, tinh

thần khắc phục khó khăn, cố gắng thực hiện các công việc được giao, giúp

cho việc hội lĩnh các thao tác lao động của trẻ em được tốt hơn.

III. NHIỆM VỤ GIÁO DỤC THỂ LỰC CHO TRẺ EM TUỔI MẦM NON

Nhiệm vụ gáo dục thể cho trẻ mầm non được xác định từ mục tiêu giáo

dục mầm non và những đặc đểm phát trển sinh lý của trể em từ 0-6 tuổi. Các

nhiệm vụ giáo dục thể lực cho trẻ em tuổi mầm non bao gồm:

1. Nhiệm vụ bảo vệ sức khoẻ

Bảo vệ cuộc sống, đấu tranh với bệnh tật, nâng cao sức đề kháng của

cơ thế đối với sự thay đổi của môi trường; phát triển đúng lúc tất cả các hệ

thống cơ quan, hình thành vòm bàn chân, tư thế đứng, góp phần phát triển

hài hòa về thể lực cho trẻ em.

Page 6: Các Vấn Đề Chung Về Giáo Dục Học Mầm Non (Word)saomaidata.org/library/80.CacVanDeChungVeGiaoDucHo…  · Web view- Ở trẻ 2 tuổi hoàn thiện năng lực tri

2. Nhiệm vụ giáo dưỡng

- Hình thành ở trẻ những kiến thức ban đầu gắn liền với các giờ học thể

dục và lĩnh hội kỹ năng kỹ xảo, quy tắc vệ sinh trật tự cho trẻ em

- Hình thành và rèn luyện các kỹ năng, kỹ xảo, thói quen vệ sinh cá

nhân và vệ sinh môi trường xã hội

- Hình thành và rèn luyện các vận động cơ bản cần thiết cho cuộc sống,

đồng thời làm cơ sở cho các hoạt động thể dục thể thao sau này.

3. Nhiệm vụ giáo dục và phát triển thể lực

- Giáo dục và phát triển các thói quen, phẩm chất tâm lý cá nhân

- Giáo dục các quá trình tâm lý các cơ quan cảm giác vận động các

phẩm chất của thể lực: sức bền, mềm dẻo khéo léo, nhịp nhàng của vận động

IV. NỘI DUNG GIÁO DỤC THỂ LỰC CHO TRẺ EM

Nội dung giáo dục thể lực được thể hiện trong chương trình chăm sóc

và giáo dục trẻ qua nội dung kiến thức kỹ năng kỹ xảo trên giờ học thể dục,

cụ thể trong các hoạt động ăn, ngủ, vệ sinh, sinh hoạt hàng ngày của trẻ.

* Nội dung giáo dục thể lực bao gồm:

1. Hệ thống các kiến thức, kỹ năng, kĩ xảo thói quen về vệ sinh trật tự

trong khi ăn sử đụng thìa bằng tay phải, nhai kỹ, ăn gọn gàng,...), khi làm vệ

sinh cá nhân (rửa tay, chải đầu, mặc quần áo,...), vệ sinh môi trường (lớp

học, phòng ngủ, phòng chơi, sân chơi,...).

2. Các kiến thức kỹ năng kỹ xảo trong các bài tập phát triển thể lực cho

trẻ bao gồm:

- Bài tập phát triển chung: thở, tay chân, lườn, bụng, toàn thân

- Bài tập vận động cơ bản: đi, chạy, nhảy, bò, trườn, ném, thăng bằng...

- Bài tập đội hình đội ngũ: xếp hàng thẳng, hàng ngang, 2 hàng,

- Trò chơi vận động, trò chơi vận động giải trí

Page 7: Các Vấn Đề Chung Về Giáo Dục Học Mầm Non (Word)saomaidata.org/library/80.CacVanDeChungVeGiaoDucHo…  · Web view- Ở trẻ 2 tuổi hoàn thiện năng lực tri

- Các bài tập mang tính chất thể thao: bơi, nhịp điệu, đi xe đạp, đánh

cầu lắc vòng...

3. Công tác phòng chống bệnh tật và tai nạn cho trẻ.

V. VÀI NÉT VỀ PHƯƠNG TIỆN GIÁO DỤC THỂ LỰC CHO TRẺ EM

Để thực hiện được nhiệm vụ nội dung giáo dục thể lực cho trẻ, trường

mầm non sử dụng các phương tiện giáo dục thể lực sau đây:

1. Phương tiện vệ sinh:

Chế độ sinh hoạt đúng đắn chế độ dinh dưỡng hợp lý, giữ gìn vệ sinh

môi trường và hình thành kỹ năng kỹ xảo vệ sinh thân thể, vệ sinh cá nhân cả

nề nếp trật tự xung quanh.

a. Chế độ sinh hoạt hợp lý đúng đắn và vai trò của nó trong việc giáo dục thể lực cho trẻ mầm non

* Chế độ sinh hoạt hợp lý, đúng là gì?

- Chế độ sinh hoạt đúng hợp lý là việc tổ chức tiến hành luân phiên hợp

lý, khoa học các quá trình ăn, thức, ngủ và các hoạt động khác nhau của trẻ

em được lặp đi lặp lại hàng ngày theo một thứ tự nhất định, phù lợp với đặc

điểm phát triển tâm sinh lý của trẻ các lứa tuổi.

* Biểu hiện của chế độ sinh hoạt đúng là gì? Chế độ sinh hoạt đúng

được thể hiện như:

- Chế độ sinh hoạt phải phù hợp một cách tối ưu với các hoạt động

thức và ngủ để giúp trẻ ngủ đủ giấc, sâu và thoải mái, qua đó các chức năng

và hoạt động của hệ thần kinh được phục hôì nhanh,trẻ không có biểu hiện

căng thẳng, kích động, ức chế.

- Trẻ tích cực độc lập chú ý, hứng thú tham gia vào các hoạt động vui

chơi, học tập, giao tiếp... không có biểu hiện quấy khóc, quậy phá, mất chú ý,

ngủ gật...

Page 8: Các Vấn Đề Chung Về Giáo Dục Học Mầm Non (Word)saomaidata.org/library/80.CacVanDeChungVeGiaoDucHo…  · Web view- Ở trẻ 2 tuổi hoàn thiện năng lực tri

- Trẻ thoải mái, cân bằng, từ tốn, nề nếp, ăn ngon miệng, ăn hết,…

* Vai trò của chế độ sinh hoạt hợp lý, đúng:

- Chế độ sinh hoạt hợp là đúng đắn giúp cho giáo viên chủ động trong

công việc dễ dàng hình thành ở trẻ các thói quen vệ sinh trật tự, ăn, ngủ đúng

giờ, xúc miệng rửa tay,

- Chế độ sinh hoạt đúng giúp trẻ phát triển các phẩm chất cá nhân: tính

tích cực, độc lập, tổ chức kỷ luật sôi nổi, phấn khởi, hồn nhiên, tạo được tâm

trạng tốt để tham gia vào các hoạt động ăn, thức, ngủ, học tập, vui chơi,…

b. Chế độ dinh dưỡng hợp lý và vai trò của nó trong việc giáo dục thể lực cho trẻ.

* Chế độ dinh dưỡng hợp lý là gì?

- Chế độ dinh dưỡng hợp lý là chế độ ăn uống đảm bảo cung cấp cho

cơ thể trẻ lượng kalo nhất định để phát triển và đảm bảo đầy đủ theo tỷ lệ

hợp lý giữa thành phần các chất dinh dưỡng, đảm bảo đầy đủ muối khoáng,

vitamin, đồng thời thực hiện đúng các bữa ăn phù hợp với đặc điểm tâm lý

của trẻ theo lứa tuổi.

* Biểu hiện chế độ dinh dưỡng hợp lý

- Lượng kalo: trẻ nhà trẻ 1800 kcal, trẻ mẫu giáo 1500 kcal, nếu ăn một

bữa khoảng 600-800 kcal

- Đủ chất đạm. mỡ, bột, đường tỷ lệ 1:1:4

- Đủ muối khoáng và vitamin

- Đủ nước uống

- Ăn đúng giờ. ăn hết xuất, ngon miệng

- Vệ sinh chế biến, ăn uống đảm bảo sạch sẽ..

* Vai trò của chế độ dinh dưỡng hợp lý là một trong những nguồn gốc

của cuộc sống trẻ, nó đảm bảo cho trẻ có một thể lực phát triển tốt: đảm bảo

cho hoạt động trao đổi chất trong cơ thể, phát triển của cơ thể,....

Page 9: Các Vấn Đề Chung Về Giáo Dục Học Mầm Non (Word)saomaidata.org/library/80.CacVanDeChungVeGiaoDucHo…  · Web view- Ở trẻ 2 tuổi hoàn thiện năng lực tri

- Chế độ dinh dưỡng hợp giúp lý phòng ngừa được bệnh tật, tăng sức

đề kháng của cơ thể.

- Tạo trạng thái tâm lý tích cực để trẻ tham gia vào các hoạt động khác.

c. Giáo dục kỹ năng, kỹ xảo, thói quen vệ sinh cá nhân và vệ sinh môi trường

Giáo dục kỹ năng kỹ xảo, thói quen vệ sinh thân thể, tự giữ gìn vệ sinh

trong các giờ ăn, ngủ và trong phòng ăn ở, phòng chơi, sân trường ở gia đình

là góp phần bảo vệ sức khỏe, phòng chống bệnh tật. Thực hiện cơ sở ban

đầu chương trình giáo dục sức khỏe cho mọi người.

2. Các phương tiện thiên nhiên để rèn luyện cơ thể trẻ

a. Các phương tiện thiên nhiên để rèn luyện cơ thể trẻ là gì?

Các phương tiện thiên nhiên để rèn luyện cơ thể như không khí, nước,

ánh sáng mặt trời mà người lớn sử dụng để luyện tập khả năng thích nghi với

sự thay đổi của thời tiết khí hậu,... rèn luyện thể lực cho trẻ em.

b. Vai trò của các phương tiện thiên nhiên.

- Các phương tiện thiên nhiên giúp cho việc nâng cao khả năng phòng

chống bệnh tật, rèn luyện và bảo vệ sức khoẻ của trẻ.

- Các phương tiện thiên nhiên nâng cao hoạt động của các hệ cơ quan,

giúp hoạt động trao đổi chất của cơ thể, giúp cơ thể lớn lên và phát triển.

- Tạo trạng thái tích cực, sảng khoái, vui vẻ để trẻ hứng thú tham gia

vào các hoạt động khác.

3. Các bài tập thể dục và xoa bóp

a. Các bài tập thể dục và xoa bóp là các hành động chuyên biệt, là các dạng hoạt động vận động dùng để giải quyết các nhiệm vụ giáo dục thể lực cho trẻ em.

Xoa bóp là một dạng bài tập thể dục, bài tập vận động thụ động.

b. Vai trò của các bài tập thể dục và xoa bóp

Page 10: Các Vấn Đề Chung Về Giáo Dục Học Mầm Non (Word)saomaidata.org/library/80.CacVanDeChungVeGiaoDucHo…  · Web view- Ở trẻ 2 tuổi hoàn thiện năng lực tri

- Các bài tập thể dục và xoa bóp góp phần thúc đẩy sự phát triển, hoàn

thiện cấu tạo chức năng các hệ cơ quan của cơ thể.

- Các bài tập thể dục và xoa bóp góp phần tăng cường hoạt động trao

đổi chất, đảm bảo cho sự lớn lên và phát triển của cơ thể.

- Các bài tập thể dục và xoa bóp thúc đẩy hoạt động của các cơ quan

cảm giác vận động, đảm bảo sự cân bằng của hệ thần kinh. Dựa vào mức độ

thực hiện các bài tập thể dục, vận động của trẻ em để đánh giá sự phát triển

thể lực của trẻ em.

VI. NHIỆM VỤ VÀ NỘI DUNG GIÁO DỤC THỂ LỰC CHO TRẺ THEO LỨA TUỔI

1. Vài nét về cơ sở của nhiệm vụ và nội dung giáo dục thể lực cho trẻ

Cơ sở của nhiệm vụ và nội dung giáo dục thể lực là đặc điểm phát triển

tâm sinh lý của trẻ tuổi nhà trẻ và mẫu giáo.

- Sự phát triển của các hệ cơ quan với tốc độ nhanh

- Tính dễ tổn thương, chưa hoàn thiện của cơ thể và các hệ cơ quan

(về cấu tạo và chức năng)

- Khả năng chịu đựng và thích nghi kém

- Mối quan hệ giữa sự phát triển thể lực và tâm lý...

2. Nhiệm vụ và nội dung chương trình giáo dục thể lực cho trẻ nhà trẻ.

a. Nhiệm vụ nội dung chương trình giáo dục thể lực cho trẻ nhà trẻ

a1. Niệm vụ giáo dục thể lực cho trẻ 1 tuổi

- Giữ gìn trạng thái phức cảm hớn hở, thúc đẩy sự phát triển của toàn

bộ cơ thể, nâng cao hoạt động của các hệ cơ quan

- Giáo dục các thói quen đơn giản như dễ chịu, sạch sẽ

- Phát triển các cơ bắp lớn, làm cơ sở cho việc phát triển các vận động

bò, đứng... và phát triển các cơ tay, bàn tay

Page 11: Các Vấn Đề Chung Về Giáo Dục Học Mầm Non (Word)saomaidata.org/library/80.CacVanDeChungVeGiaoDucHo…  · Web view- Ở trẻ 2 tuổi hoàn thiện năng lực tri

* Nội dung chương trình giáo dục thể lực cho trẻ em 1 tuổi

- Nội dung chương trình vận động

- Nội dung chương trình chăm sóc vệ sinh ăn uống cho trẻ chú ý thực

hiện các công việc vệ sinh chăm sóc cho trẻ theo thứ tự để tập cho trẻ quen

dần với các nề nếp ăn uống vệ sinh, cụ thể ăn bột, uống sữa, đi vệ sinh… nên

thay ngay quần áo khi trẻ bị nôn trớ, tiểu ướt…

a2. Nhiệm vụ, nội dung giáo dục thể lực cho trẻ 2 – 3 tuổi

- Nhiệm vụ giáo dục thể lực

- Cung cấp, mở rộng và rèn luyện các kỹ năng, kỹ xảo và thói quen ăn

uống vệ sinh

- Hình thành các vận động của trẻ như đi, bò, ném, chạy…

- Phát triển và giáo dục tính độc lập khi thực hiện các kỹ năng, kỹ xảo,

vệ sinh, ăn uống và các vận động phát triển sự khéo léo của vận động, vận

động theo hiệu điều khiển, phát triển khả năng định hướng trong không gian

- Tiếp tục nâng cao hoạt dộng của các hệ cơ quan, phòng chống bệnh

tât…

* Nội dung chương trình

- Rèn luyện thói quen vệ sinh trong khi ăn uống: không ngậm cháo,

cơm lâu, không vừa ăn vừa nghịch phá, không cho chân lên ghế… phòng

chống truyền nhiễm, phòng tai nạn

- Tập thói quen rửa tay, đeo yếm trước khi ăn, tự xúc ăn, ăn từ tốn,

nhai kỹ… sử dụng thìa, bát, ly cá nhân… các kỹ năng, thói quen sinh hoạt

hàng ngày: đội nón, mang giày dép, ăn mặc,…

* Nội dung chương trình tập vận động cho trẻ 2 tuổi

- Các bài tập phát triển chung

- Các trò chơi vận động

- Các bài tập vận động cơ bản.

Page 12: Các Vấn Đề Chung Về Giáo Dục Học Mầm Non (Word)saomaidata.org/library/80.CacVanDeChungVeGiaoDucHo…  · Web view- Ở trẻ 2 tuổi hoàn thiện năng lực tri

* Nội dung chương trình tập ăn riêng cho trẻ 3 tuổi

Lưu ý: Để thực hiện nhiệm vụ, nội dung giáo dục thể lực như đã nêu ở

trên, giáo viên mẫu giáo tổ chức thực hiện qua các hình thức, phương tiện và

các phương pháp giáo dục như dạy kỹ năng, phương pháp lĩnh hội kiến thức

biểu tượng, phương pháp khuyến khích động viên...

* Cụ thể:

- Giờ chăm sóc ăn ngủ vệ sinh hàng ngày giáo viên làm mẫu hoặc cùng

làm với trẻ. Hướng dẩn chỉ dẫn cho cá nhân hoặc nhóm trẻ. Tạo các tình

huống, các bài tập giúp trẻ tích cực độc lập vận dụng

- Ở giờ chơi tập có mục đích, giáo viên dạy trẻ kỹ năng, kỹ xảo, thói

quen vận động, các bài tập phát triển chung, các trò chơi vận động: giáo viên

làm mẫu, hướng dẫn chỉ dẫn; tổ chức các trò chơi…

- Đối với trẻ 3 tuổi, ngoài các hình thức trên giáo viên còn tổ chức các

hình thức giao việc, lao động tự phục vụ...

b. Nhiệm vụ và nội dung giáo dục thể lực cho trẻ em mẫu giáo

* Các nhiệm vụ giáo dục thể lực cho trẻ em mẫu giáo

- Tiếp tục rèn luyện cơ thể và hoạt động của các hệ cơ quan, hình

thành tư thế đứng và vòm bàn chân để phát triển cơ thể trẻ hài hòa cân đối

khỏe mạnh:

- Củng cố và mở rộng các kỹ năng, kỹ xảo vệ sinh, giáo dục thói quen

sạch sẽ, ngọn ngàng, trật tự vệ sinh.

- Hình thành các kỹ xảo của các vận động cơ bản, cáo bài tập thể dục

thể thao, hình thành các kỹ năng thực hiện các vận động trong tập thể theo

điểu khiển bằng hiệu lệnh.

* Phát triển các tố chất vận động: khéo léo, nhanh nhẹn, sự phối hợp

giữa có vận động, sức bền, sức chịu đựng cao...

- Nội dung chương trình giáo dục thể lực

Page 13: Các Vấn Đề Chung Về Giáo Dục Học Mầm Non (Word)saomaidata.org/library/80.CacVanDeChungVeGiaoDucHo…  · Web view- Ở trẻ 2 tuổi hoàn thiện năng lực tri

+ Kỹ năng nề nếp văn minh, trật tự trong giờ ăn, ngủ, vệ sinh hàng

ngày, phòng tai nạn, phòng bệnh, mệt mỏi

+ Chương trình tập vận động cho trẻ em

+ Chế độ sinh hoạt một ngày (chế độ ăn ngủ...)

- Các phương tiện:

+ Chế độ sinh hoạt, ăn uống dinh dưỡng

+ Kỹ năng, kỹ xảo vệ sinh

- Các bài tập thể dục

Câu hỏi và bài tập

1. Giáo dục thể lực là gì? Phát triển thể lực là gì? Biểu hiện của nó đọc,

ghi chép các chỉ số chuẩn về sự phát triển thể lực của trẻ em từ 0 – 6 tuổi.

2. Ý nghĩa và mối liên hệ giữa giáo dục thể lực với các mặt giáo dục

khác.

3. Có các nhiệm vụ và nội dung giáo dục thể lực nào cho trẻ em mẫu

giáo – Đọc, ghi chép các nhiệm vụ, nội dung giáo dục thể lực cho trẻ em từ 0

– 6 tuổi.

4. Trình bày các phương tiện giáo dục thể lực cho trẻ em từ 0 – 6 tuổi.

5. Xem lại các phương pháp giáo dục nói chung (chương 1) và liên hệ

với giáo dục thể lực.

Tài liệu sử dụng

- Các sách giáo khoa giáo dục học mẫu giáo

- Các chương trình chăm sóc giáo dục trẻ từ 0 – 36 tháng và mẫu giáo

bé, nhỡ, lớn

- Quyết định 55

Thảo luận thực hành

- Ôn các phần đã học trong đề cương bài giảng (sơ lược)

Page 14: Các Vấn Đề Chung Về Giáo Dục Học Mầm Non (Word)saomaidata.org/library/80.CacVanDeChungVeGiaoDucHo…  · Web view- Ở trẻ 2 tuổi hoàn thiện năng lực tri

- Thảo luận - báo cáo các yêu cầu chuẩn (chỉ số) phát triển chung về

thể lực cho trẻ em từ 0-6 tuổi

- Thảo luận - báo cáo các nhiệm vụ, nội dung thể lực từ 0-6 tuổi.

Bài 2: GIÁO DỤC TRÍ TUỆ CHO TRẺ MẦM NONA. CÁC KHÁI NIỆM CHUNG

I. NỘI DUNG CÁC KHÁI NIỆM TRÍ TUỆ VÀ SỰ PHÁT TRIỂN TRÍ TUỆ

1. Giáo dục trí tuệ là gì?

a. Trí tuệ:

Trí tuệ là khả năng nhặn thức, khả năng suy xét hiện thực xung quanh

bằng não người.

b. Giáo dục trí tuệ là gì?

Giáo dục trí tuệ là hệ thống các tác động sư phạm nhằm mục đích phát

triển trí tuệ cho trẻ em: mở rộng các kiến thức kinh nghiệm lịch sử, xã hội,

nâng cao năng lực hiểu biết và nhận thức sáng tạo của trẻ em.

2. Sự phát triển của trí tuệ là gì?

Phát triển của trí tuệ tả sự thay đổi về số lượng và chất lượng trong

hoạt động trí tuệ của trẻ em, phù hợp với lứa tuổi, với vốn kinh nghiệm của

bản thân trẻ, duới tác động của giáo dục từ phía người lớn.

a. Sự phát triển trí tuệ được biểu hiện qua các mặt sau:

- Sự thay đổi về số lượng, nội dung tính chất của các kiến thức (rời rạc,

riêng lẻ, cụ thể hay hệ thống, khái quát,...)

- Sự phát triển năng lực nhận thức, năng lực lựa chọn cách thức, các

phương pháp, biện pháp để nhận thức và phát triển năng lực tự nhận thức...

- Sự phát triển của các quá trình tự nhận thức

Page 15: Các Vấn Đề Chung Về Giáo Dục Học Mầm Non (Word)saomaidata.org/library/80.CacVanDeChungVeGiaoDucHo…  · Web view- Ở trẻ 2 tuổi hoàn thiện năng lực tri

- Sự thay đổi phát triển các phẩm chất trí tuệ như hứng thú tích cực

nhận thức ham học hỏi, óc quan sát; óc phê phán đánh giá khách quan...

b. Sự phát triển trí tuệ còn được xem như là một mức độ hoạt động nhận thức của con người về thế giới xung quanh (về tự nhiên và xã hội...)

- Mức độ phát triển trí tuệ phụ thuộc vào lứa tuổi và giáo dục

- Sự phát triển trí tuệ còn được coi là các yêu cầu (yêu cầu chuẩn, yêu

cầu tối thiểu) là mục tiêu, kết quả của quá trình giáo dục trí tuệ và được ghi lại

trong ức tài liệu hướng dẫn quá trình giáo dục trẻ mầm non của Bộ Giáo dục

và Đào tạo (tài liệu: Nghị định 55 - Các chương trình chăm sóc giáo dục trẻ từ

0-3 tuổi, 3-4 tuổi, 4-5 tuổi, 5-6 tuổi).

II. Ý NGHĨA VÀ MỐI LIÊN HỆ CỦA GIÁO DỤC TRÍ TUỆ VỚI CÁC MẶT GIÁO DỤC KHÁC

1. Ý nghĩa của giáo dục trí tuệ

- Giáo dục trí tuệ tạo cơ sở đầu tiên giúp trẻ hiểu biết một cách đúng

đắn các hiện tượng xung quanh và các mối liên hệ giữa chúng

- Giáo dục trí tuệ tạo điều kiện để chuẩn bị hình thành ở trẻ các khái

niệm, quan niệm khoa học về thế giới xung quanh.

- Giáo dục trí tuệ thúc đẩy năng lực tích cực, độc lập sáng tạo trong

hoạt động nhận thức học tập cho mà cả nhân trẻ

- Giáo dục trí tuệ chuẩn bi cho trẻ vào học ở trường phổ thông và các

hoạt động lao động trong tương lai.

2. Mối liên hệ giữa giáo dục trí tuệ với các mặt giáo dục khác

Giáo dục trí tuệ là một trong những mặt quan trong trọng của giáo dục

toàn diện cho trẻ em, nó có mối liên hệ qua lại mật thiết với các nội dung giáo

dục như giáo dục đạo đức, giáo dục thẩm mỹ, giáo dục thể lực và giáo dục

lao động.

Page 16: Các Vấn Đề Chung Về Giáo Dục Học Mầm Non (Word)saomaidata.org/library/80.CacVanDeChungVeGiaoDucHo…  · Web view- Ở trẻ 2 tuổi hoàn thiện năng lực tri

a. Mối quan hệ giữa giáo dục trí tuệ với giáo dục đạo đức và thẩm mỹ

- Năng lực hiểu biết, vốn tri thức khoa học về các quy luật phát triển tự

nhiên và xã hội là cơ sở của niềm tin, lý tưởng, thái độ, quan hệ của cá nhân

đối với thế giới xung quanh.

- Sự phát triển các quá trình nhận thức (cảm giác, tri giác,) là cơ sở của

phát triển thẩm mỹ và đạo đức, phát triển năng lực thực hiện sáng tạo cái đẹp

và đạo đức.

- Sự lĩnh hội các khái niệm, các chuẩn mực biểu tượng đạo đức các

quy tắc hành vi và thẩm mỹ được phản ánh trong các tác phẩm văn học và

nghệ thuật giúp trẻ hiểu sâu sắc hơn, khái quát hơn về sự vật, đặc điểm đặc

trưng đồng thời làm phát triển các hứng thú nhận thức, tìm tòi sáng tạo, óc

phê phán…

b. Mối liên hệ giữa giáo dục trí tuệ với giáo dục thể lực

- Sức khỏe góp một phần lớn vào hiệu quả của lao động trí tuệ ở trẻ em

"tinh thần sảng khoái trong cơ thể cường tráng"

- Kiến thức, kỹ năng mà trẻ lĩnh hội trong các giờ vệ sinh giờ thể dục,

lao động làm cơ sở cho việc giáo dục, rèn luyện các kỹ năng vận động, bảo

vệ sức khỏe và cơ sở để phát triển các phẩm chất của thể lực, sự phối hợp

nhịp nhàng, mềm dẻo, tính bền bỉ...

- Giáo dục thể lực góp phần hoàn thiện các cảm giác vận động - thăng

bằng; các hoạt động trí tuệ, tư duy và hứng thú nhận thức...

c. Mối liên hệ giữa giáo dục trí tuệ với giáo dục lao động

- Giáo dục trí tuệ làm cơ sở để trẻ lĩnh hội kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo

lao động và sử dụng các dụng cụ lao động

- Trên cơ sở các kiến thức kỹ năng, kỹ xảo, lao động giáo dục cho trẻ

em thái độ, tình cảm với lao động với người lao động, động cơ lao động,

hứng thú lao động,

Page 17: Các Vấn Đề Chung Về Giáo Dục Học Mầm Non (Word)saomaidata.org/library/80.CacVanDeChungVeGiaoDucHo…  · Web view- Ở trẻ 2 tuổi hoàn thiện năng lực tri

- Giáo dục lao động góp phấn hình thành nhu cầu hứng thú nhận thức,

tính kế hoạch của tư duy, tính sáng tạo.

độc lập trong hoạt động học tập nhận thức.

III. CÁC NHIỆM VỤ GIÁO DỤC TRÍ TUỆ CHO TRẺ EM

1. Hình thành hệ thống các kiến thức (các biểu tượng, các kỹ năng, kỷ xảo)

thao tác về thế giới xung quanh trẻ. Thế giới tự nhiên: đồ vật, con vật, cây

xanh. Thế giới vô cơ: các đặc điểm, tính chất, số lượng của vật,.... Môi trường

xã hội:

- Các chuẩn mực nội quy, thái độ quan hệ trong xã hội

- Hoạt động lao động của người lớn xung quanh

- Mọi người xanh quanh (vị trí, công việc, tên gọi,...)

- Các hoạt động xã hội xung quanh

2. Phát triển các quá trình nhận thức, phát triển năng lực hoạt động trí tuệ

3. Phát triển năng lực nhận thức giáo dục nề nếp hoạt động nhận thức - học tập

4. Giáo dục các phẩm chất trí tuệ như: hứng thú nhận thức, óc tìm lòi sáng tạo, sự ham biểu biết, óc phê phán...

- Các nhiệm vụ trên có mối liên hệ chặt chẽ với nhau trên cơ sở cung

cấp tri thức - giáo dục năng lực hoạt động học tập nhận thức, qua đó giáo dục

thái độ hành vi quan hệ của trẻ với thế giới xung quanh

- Các nhiệm vụ trên được giải quyết đồng bộ trên mỗi giờ học trong các

hoạt động và trong các nội dung học tập...

B. GIÁO DỤC NHẬN THỨC CẢM TÍNH

Page 18: Các Vấn Đề Chung Về Giáo Dục Học Mầm Non (Word)saomaidata.org/library/80.CacVanDeChungVeGiaoDucHo…  · Web view- Ở trẻ 2 tuổi hoàn thiện năng lực tri

Xuất phát từ quy luật nhận thức, từ đặc điểm hình thành và phát triển

năng lực nhận thức của trẻ tuổi mầm non - giáo dục nhận thức cảm tính được

coi là một bộ phận quan trọng của giáo dục trí tuệ.

Giáo dục nhận thức cảm tính là hệ thống các tác động sư phạm nhằm

hình thành các biện pháp nhận thức cảm tính khác nhau và hoàn thạch quá

tính cảm giác và tri giác.

* Ý nghĩa của giáo dục nhận thức cảm tính

- Giáo dục nhận thức cảm tính có ý nghĩa rất lớn đối với trẻ nhà trẻ và

mẫu giáo, 9/10 khối lượng kiến thức phong phú của trẻ là kết quả của quá

trình nhận thức cảm tính.

- Các kiến thức của trẻ em được đầy đủ, chính xác phụ thuộc vào vốn

kinh nghiệm, vào mức độ phát triển cảm giác và tri giác. Nhận thức cảm tinh

là cơ sở để phát triển ngôn ngữ tư duy, xúc cảm, tình cảm của trẻ.

- Nhận thức cảm tính là điều kiện để trẻ lĩnh hội bất cứ một hoạt động

thực tiễn thực hành nào. Giáo dục nhận thức cảm tính là cơ sở của các một

giáo dục khác như đạo đức, thẩm mỹ, lao động.

I. NHIỆM VỤ VÀ NỘI DUNG GIÁO DỤC NHẬN THỨC CẢM TÍNH

1. Nhiệm vụ:

Xuất phát từ mục đích của giáo dục nhận thức cảm tính là hình thành ở

trẻ năng lực nhận thức cảm tính, phát triển quá trình cảm giác, tri giác, nhằm

giúp trẻ lĩnh hội và sử dụng hệ thống các chuẩn cảm giác, hành động khảo

sát, vì vậy nhiệm vụ giáo dục nhận thức cảm tính được xác định như sau:

a. Hình thành ở trẻ em hệ thống các hành động khảo sát

b. Hình thành hệ thống chuẩn cảm giác: Đó là các biểu tượng khái quát

của các tính chất, đặc điểm, mối quan hệ của các đối tượng.

Chuẩn cảm giác là chuẩn mực tính chất, đặc điểm của các hiện tượng

xung quanh được chuẩn hóa trong hoạt động thực tiễn của xã hội loài người.

Page 19: Các Vấn Đề Chung Về Giáo Dục Học Mầm Non (Word)saomaidata.org/library/80.CacVanDeChungVeGiaoDucHo…  · Web view- Ở trẻ 2 tuổi hoàn thiện năng lực tri

c. Hình thành ở trẻ em kỹ năng tự vận dụng hệ thống các thao tác khảo

sát và chuẩn cảm giác trong hoạt động nhận thức và hoạt động thực hành

thực tiễn.

2. Nội dung giáo dục nhận thức cảm tính

a. Nội dung giáo dục nhận thức cảm tính đối với trẻ tuổi nhà trẻ bao

gồm: Các màu sắc (xanh, đỏ, vàng), hình dạng (tròn, vuông), khối, kích thước

(to, nhỏ, dài, ngắn) và các tính chất riêng lẻ về màu sắc, vị, mùi, trơn, láng,...

của một số trái cây, con vật quen thuộc (xem chương trình 0-3 tuổi).

b. Mẫu giáo: Chương trình không có tách riêng nội dung giáo dục nhận

thức cảm tính nhưng nó được kết hợp nội dung các môn học, các hoạt động

vui chơi, lao động... Nội dung giáo dục nhận thức cảm tính bao gồm tất cả các

chuẩn về màu, về hình dáng, kích thước, vị trí không gian, số lượng, tính chất

và quan hệ giữa các đối tượng xung quanh (xem cụ thể chương trình giáo

dục 3-6 tuổi).

III. ĐIỀU KIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC NHẬN THỨC CẢM TÍNH

1. Điều kiện:

- Giáo dục nhận thức cảm tính được thực hiện trong các hoạt động có

nội dung; - Hoạt động tạo sản phẩm (hoạt động đồ vật, vẽ, nặn, xếp

hình, lao động, giao tiếp). Trong điều kiện dạy học dưới sự hướng dẫn

của giáo viền.

2. Phương pháp giáo dục nhận thức cảm tính

a. Bước 1: Mục đích lôi cuốn chú ý của trẻ giúp trẻ làm quen với các

dấu hiệu, tính chất cảm tính cần phải lĩnh hội (đây là bước mở đầu để dạy trẻ

cách phân biệt). Biện pháp thực hiện: Đặt mục đích yêu cầu trẻ chú ý, gọi tên,

tạo hứng thú hấp dẫn - kết hợp với trình bày mẫu (đưa đồ vật, cùng chơi với

trẻ).

Page 20: Các Vấn Đề Chung Về Giáo Dục Học Mầm Non (Word)saomaidata.org/library/80.CacVanDeChungVeGiaoDucHo…  · Web view- Ở trẻ 2 tuổi hoàn thiện năng lực tri

b. Bước 2: Mục đích dạy trẻ các thao tác, các hành động khảo sát và

tích lũy các biểu tượng về tính chất, dấu hiệu cảm tính. Biện pháp thực hiện:

- Làm mẫu hành động khảo sát gọt tên hành động khảo sát gọi tên tính

chất dấu hiệu thu được khi khảo sát (cô cùng chơi và làm mẫu cho trẻ).

- Trẻ thực hiện thao tác, hành động khảo sát, tập gọi tên thao tác khảo

sát và tính chất thu nhận được

- Có thể sử dụng biện pháp so sánh tính chất đã cho với tính chất đối

lập nhưng giữ nguyên biện pháp khảo sát cũ (điều này giúp cho trẻ lĩnh hội

một cách chính xác và có tính chủ định hơn)

- Sử dụng các bài tập luyện tập phân biệt các tính chất cảm tính đã lĩnh

hội dựa chọn nhiều đồ vật có cùng một tính chất) yêu cầu trẻ sử dụng chính

xác các thao tác khảo sát và sử dụng lời nói gọi tên các thao tác, các tính

chất (có thể sử dụng các câu hỏi kết hợp)

- Sử dụng các bài tập luyện tập khác nhau như: Bài tập phân loại, xếp

nhóm những đồ vạt có cùng chung một tính chất, đặc điểm cảm tính,... Bài

tập xếp nhóm là biện pháp cơ bản để chuyển dần sang giai đoạn mới - giai

đoạn hình thành những biểu tượng khái quát về tính chất đặc điểm cảm tính.

c. Bước 3: Mục đích hình thành biểu tượng và chuẩn cảm giác. Biện

pháp thực hiện:

- Các bài tập luyện tập kỹ năng phân loại đồ vật: xếp nhóm đồ vật theo

tính chất, đặc điểm cảm tính nào đó (đây là bài tập làm cơ sở để giúp trẻ lĩnh

hội các nguồn cảm giác)

- Các bài tập để cho trẻ được tiếp xúc, làm quen với các biểu hiện khác

nhau của chuẩn cảm giác, nhận biết phân biệt chúng

- Các câu hỏi, các bài tập giúp trẻ khái quát trên cơ sở phân biệt đặc

điểm đặc trưng cơ bản của chuẩn cảm giác

- Gọi tên, cho trẻ lặp lại tên gọi chuẩn cảm giác

Page 21: Các Vấn Đề Chung Về Giáo Dục Học Mầm Non (Word)saomaidata.org/library/80.CacVanDeChungVeGiaoDucHo…  · Web view- Ở trẻ 2 tuổi hoàn thiện năng lực tri

- So sánh, phân tích để tìm ra điểm giống nhau và khác nhau, trên cơ

sở để hình thành biểu tượng khái quát. Và trẻ vận dụng chuẩn để thực hiện

các bài tập

- Các bài tập luyện tập khác để trẻ lĩnh hội chuẩn cảm giác là: phân

loại, xếp nhóm, Dominô bổ sung thừa thiếu...

d. Bước 4: Mục đích: Tạo điều kiện để trẻ tự vận dụng các chuẩn cảm

giác và các kỹ năng khảo sát trong hoạt động thực tiển của bản thân trẻ.

Biện pháp vận dụng:

- Hệ thống các bài tập khác nhau phân biệt, phân nhóm, logic

- Mô tả, vẽ vật, câu đố...

- Hoạt động khác của trẻ (tạo hình, vui chơi, lao động...).

C. GIÁO DỤC TRÍ TUỆ CHO TRẺ EM Ở CÁC LỨA TUỔI

I. GIÁO DỤC TRÍ TUỆ CHO TRẺ EM NHÀ TRẺ

1. Khả năng nhận thức của trẻ từ 0-3 tuổi là cơ sở của các nhiệm vụ giáo dục trí tuệ cho trẻ nhà trẻ (phần này đã học trong tâm lý học).

- Khả năng nhận thức cảm tính, phát triển cảm giác tri giác của trẻ 0-3

tuổi

- Khả năng ngôn ngữ của trẻ (ngôn ngữ thụ động và tích cực) của trẻ 0-

3 tuổi

- Sự hình thành và phát triển tư duy trí nhớ, chú ý...

- Các vận động cơ bản của trẻ

- Hoạt động chủ đạo và các hoạt động khác của trẻ nhà trẻ (giao lưu,

hoạt động với đồ vật...)

2. Các nhiệm vụ giáo dục nhà trẻ

Page 22: Các Vấn Đề Chung Về Giáo Dục Học Mầm Non (Word)saomaidata.org/library/80.CacVanDeChungVeGiaoDucHo…  · Web view- Ở trẻ 2 tuổi hoàn thiện năng lực tri

a. Hình thành và phát triển khả năng phân biệt các tác động bên ngoài

đối với trẻ - hình thành và phát triển cảm giác tri giác, phát triển vận động cầm

nắm các đồ vật và các hành động với đồ vật

b. Hình thành ở trẻ những biểu tượng sơ đẳng về đồ vật và hiện tượng

xung quanh; cung cấp các biểu tượng khái quát; các chuẩn cảm giác và hành

động khảo sát vật.

c. Phát triển khả năng hiểu biết ngôn ngữ của người lớn, phát triển nhu

cầu giao tiếp với người lớn, phát tán xúc cảm tình cảm, quan hệ tích cực với

người lớn và các hiện tượng xung quanh; Phát triển ngôn ngữ tích cực: vốn

từ, câu và năng lực giao tiếp bằng ngôn ngữ.

d. Hình thành và phát triển các quá trình nhận thức cơ bản tư duy, trí

nhớ,... giáo dục tính độc lập, tích cực, hứng thú.

3. Nội dung chương trình chăm sóc giáo dục trẻ từ 0-3 tuổi qua các nội dung:

- Luyện giác quan

- Hoạt động với đồ vật

- Phát triển ngôn ngữ.

4. Điều kiện và các biện pháp giáo dục trí tuệ cho trẻ

a. Điều kiện và phương tiện;

- Giao tiếp tình cảm và giao tiếp công việc với người lớn.

- Tạo môi trường tiếp xúc của trẻ: đồ vật, đồ chơi, phòng chơi, sân

chơi, dụng cụ dạy học

- Tổ chức hoạt động của trẻ: các giờ chơi - tập có mục đích phát triển trí

tuệ; dạo chơi có mục đích, các hoạt động tự lực của trẻ,...

b. Biện pháp thực hiện:

- Cùng hoạt động với trẻ và trình bày mẫu

Page 23: Các Vấn Đề Chung Về Giáo Dục Học Mầm Non (Word)saomaidata.org/library/80.CacVanDeChungVeGiaoDucHo…  · Web view- Ở trẻ 2 tuổi hoàn thiện năng lực tri

- Khêu gợi giao tiếp, chú ý của trẻ bằng cách nói chuyện với trẻ, hát cho

trẻ nghe, cho trẻ xem đồ chơi, xem tranh,…

- Các bài tập luyện tập để làm quen; nhận biết phân biệt: phân nhóm,

gọi tên,...

- Hoạt động của cá nhân trẻ trong giờ tự do.

II. GIÁO DỤC TRÍ TUỆ CHO TRẺ MẪU GIÁO

1. Khả năng nhận thức của trẻ từ 3-6 tuổi là cơ sở của các nhiệm vụ giáo dục trí tuệ cho trẻ mẫu giáo

- Vốn kinh nghiệm mà trẻ tích lũy được từ 0-3 tuổi

- Mở rộng giao tiếp với môi trường xung quanh và phát triển năng lực,

tích cực độc lập, sáng tạo của trẻ.

- Phát triển các quá trình nhận thức cơ bản

- Phát triển tính chủ động của các quá tính nhận thức

- Phát triển động cơ hoạt động trí tuệ

- Hình thành hoạt động nhận thức - học tập ở trẻ mẫu giáo

- Sự phát triển các loại hoạt động của trẻ em mẫu giáo đặc biệt là hoạt

động cho đạo (HĐVC).

2. Các nhiệm vụ giáo dục trí tuệ cho trẻ mẫu giáo

a. Hình thành hệ thống các kiến thức về thế giới xung quanh cho trẻ (dưới dạng biểu tượng cụ thể, riêng lẻ khái quát hệ thống)

* Kiến thức về thế giới tự nhiên:

- Về đồ đạc, về tính chất, đặc điểm, tên gọi, công dụng, cấu tạo và

nguyên vật liệu làm ra chúng – mối quan hệ giữa chúng

* Về tự nhiên:

- Cây xanh, con vật: tên gọi, cấu tạo, đặc điểm sự lớn lên và phát triển,

mối liên hệ giữa chúng

Page 24: Các Vấn Đề Chung Về Giáo Dục Học Mầm Non (Word)saomaidata.org/library/80.CacVanDeChungVeGiaoDucHo…  · Web view- Ở trẻ 2 tuổi hoàn thiện năng lực tri

- Thời tiết, khí hậu theo mùa, các vật vô cơ: nước, cát…

* Về xã hội:

- Mọi người xung quanh, vị trí, quan hệ

- Lao động của người lớn

- Quy tắc chuẩn mực giao tiếp…

b. Hình thành các kỹ năng, kỹ xảo hoạt động trí tuệ, phát triển các quá trình nhận thức

- Hình thành và phát triển các quá trình nhận thức cảm tính, phát triển

các thao tác trí tuệ cơ bản: phân tích so sánh khái quát, suy diễn… phát triển

tư duy trực quan hình ảnh, phát triển ngôn ngữ như là phương tiện để giao

tiếp và tư duy

- Hình thành các thành tố hoạt động nhận thức học tập: tính mục đích,

thứ tự thực hiện các hành động trí tuệ, nhận xét, đánh giá, so sánh kết quả

với mục đích…

- Hình thành và phát triển năng lực độc lập, tích cực sáng tạo trong

hoạt động trí tuệ

c. Giáo dục hứng thú nhận thức, động cơ nhận thức và trí tò mò ham hiểu biết

Giáo dục nề nếp, thói quen, giáo dục ý chí trong hoạt động nhận thức –

học tập…

* Lưu ý:

- Các nhiệm vụ trên có mối quan hệ mật thiết với nhau: Các kiến thức

cung cấp cho trẻ phải đảm bảo sự phát triển các quá trình nhận thức, phát

triển và giáo dục quan hệ, thái độ đối với xung quanh: Sự phát triển hệ thống

kiến thức sẽ phát triển nhu cầu nhận thức tích cực độc lập sáng tạo

- Các nhiệm vụ trên được cụ thể hóa ở các lứa tuổi trong chương trình

chăm sóc giáo trẻ

Page 25: Các Vấn Đề Chung Về Giáo Dục Học Mầm Non (Word)saomaidata.org/library/80.CacVanDeChungVeGiaoDucHo…  · Web view- Ở trẻ 2 tuổi hoàn thiện năng lực tri

- Giải quyết đồng bộ 3 nhiệm vụ trên là chuẩn bị tốt cho trẻ vào học ở

phổ thông.

3. Các nội dung giáo dục trí tuệ cho trẻ em mẫu giáo

Xem trong chương trình chăm sóc giáo dục trẻ tử 3-4 tuổi, 4- 5 tuổi và

5-6 tuổi qua các chương.

a. Các môn học: 6 môn (chủ yếu môn tìm hiểu môi trường xung quanh,

làm quen với toán và phát triển ngôn ngữ)

b. Qua các hoạt động của trẻ: vui chơi, tạo hình, lao động,...

4. Các phương tiện giáo dục trí tuệ cho trẻ mẫu giáo

a. Giáo dục trí tuệ trong hoạt động vui chơi

- Giáo dục trí tuệ trong các trò chơi cụ thể như trò chơi sắm vai theo

chủ đề; trò chơi học tập, trò chơi xây lắp, trò chơi đóng kịch...

- Tác dụng giáo dục trí tuệ của các tự chơi là:

+ Ôn luyện, củng cố, làm phong phú các kiến thức, các biểu tượng và

kỹ năng của trẻ đối với đồ vật và hiện tượng xung quanh mối liền hệ giữa

chúng (thông qua nội dung các trò chơi)

+ Rèn luyện các thao tác trí tuệ: phát triển các thao tác so sánh, phân

biệt, khái quát,...

+ Phát triển tính kế hoạch của tư duy thúc đẩy phát triển trí tưởng

tượng, trí nhớ, chú ý có chủ định, năng lực tự kiểm tra, đánh giá, phát triển

tính độc lập sáng tạo vận dụng các kiến thức kỹ năng đã học để nhận thức...

b. Giáo dục trí tuệ trong hoạt động tạo hình

- Giáo dục trí tuệ trong hoạt động vẽ, nặn, cắt dán, xếp dựng hình

- Vai trò của hoạt động tạo hình trong sự phát triển trí tuệ cho trẻ em

+ Mở rộng và củng cố các biểu tượng cảm tính về vật và mối quan hệ

với chúng qua màu sắc, hình dạng, cấu tạo và bố cục quan hệ giữa chúng

Page 26: Các Vấn Đề Chung Về Giáo Dục Học Mầm Non (Word)saomaidata.org/library/80.CacVanDeChungVeGiaoDucHo…  · Web view- Ở trẻ 2 tuổi hoàn thiện năng lực tri

+ Củng cố khả năng tự vận dụng các thao tác khảo sát kỹ năng quan

sát vật, phát triển các thao tác so sánh, phân tích, tổng hợp, khát quát và thực

hiện thứ tự các thao tác vẽ, nặn, cắt dán góp phần rèn luyện các thao tác kế

hoạch hóa...

+ Phát triển trí nhớ,trí tưởng tượng, khả năng sáng tạo độc lập của trẻ

em, động cơ, hửng thú học tập,....

c. Giáo dục trí tuệ trong hoạt động lao động

Thông qua việc tổ chức làm quen trẻ với lao động của người lớn, lao

động tự phục vụ sinh hoạt, lao động thiên nhiên nhằm:

- Cung cấp và mở rộng các kiến thức kỹ năng về sử dụng đồ vật các

chất liệu làm ra sản phẩm, các kiến thức về quy trình tạo ra sản phẩm

- Hình thành động cơ hứng thú nhận thức; phát triển các quá trình nhận

thức; phát triển tính kế hoạch, óc phê phán,..., khả năng độc lập hoạt động

cùng nhau và sáng tạo của trẻ em.

d. Dạy học là phương tiện cơ bản trong giáo dục trí tuệ cho trẻ (dạy học trên giờ học, mọi lúc mọi nơi)

- Dạy học giải quyết trọn vẹn tất cả các nhiệm vụ giáo dục trí tuệ

- Giáo viên là người tổ chức điều khiển quá trình phát triển trí tuệ của

trẻ

- Chuẩn bị tốt cho trẻ học phổ thông.

e. Cuộc sống

- Môi trường xung quanh là phương tiện giáo dục trí tuệ quan trọng cho

trẻ em nhà trẻ mẫu giáo, vừa là nguồn gốc các kiến thức và phát triển các kỹ

năng nhận thức năng lực sáng tạo trẻ em.

Câu hỏi và ôn tập

1. Giáo dục trí tuệ là gì? Sự phát triển trí tuệ là gì? Biểu hiện của nó?

Đọc ghi chép các chỉ số về yêu cầu chuẩn của trẻ em từ 0-6 tuổi.

Page 27: Các Vấn Đề Chung Về Giáo Dục Học Mầm Non (Word)saomaidata.org/library/80.CacVanDeChungVeGiaoDucHo…  · Web view- Ở trẻ 2 tuổi hoàn thiện năng lực tri

2. Các nhiệm vụ giáo dục trí tuệ cho trẻ em mầm non - Mối liên hệ giữa

các nhiệm vụ giáo dục trí tuệ.

3." Giáo dục nhận thức cảm tính - một bộ phận quan trọng của giáo dục

trí tuệ.

4. Trình bay nhiệm vụ, nội đung giáo dục trí tuệ cho trẻ em theo lựa tuổi

nhà trẻ và mẫu giáo.

5. Ghi chép các nội dung giáo dục trí tuệ cho trẻ em từ 0-6 tuổi.

Tài liệu tham khảo

- Các sách giáo khoa giáo dục học mẫu giáo

- Chương trình chăm sóc giáo dục từ 0-3 tuổi, 3-4 tuổi, 4-5 tuổi, 5-6 tuổi

- Quyết định 55

- Bài giảng

- Làm quen trẻ với đồ vật.

Thực hành

1. Tìm hiểu yêu cầu chuẩn và nội dung giáo dục trí tuệ cho trẻ từ 0 - 6

tuổi

2. Vận đụng các nguyền tắc và phương pháp giáo dục trí tuệ cho trẻ

em mầm non.

Bài 3: GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO TRẺ MẦM NONI. CÁC KHÁI NIỆM CHUNG

1. Đạo tức là gì?

Dạo đức là một lĩnh vực của ý thức xã hội, là một mặt của hoạt động xã

hội của con người và là một hình thái chuyên biệt của quan hệ xã hội, thực

hiện chức năng điều chỉnh hành vi con người trong mọi lĩnh vực của xã hội.

Page 28: Các Vấn Đề Chung Về Giáo Dục Học Mầm Non (Word)saomaidata.org/library/80.CacVanDeChungVeGiaoDucHo…  · Web view- Ở trẻ 2 tuổi hoàn thiện năng lực tri

- Với tư cách là một lĩnh vực của ý thức xã hội đạo đức bao gồm các trí

thức về khái niệm, chuẩn mực về phẩm chất đạo đức và các nguyên tắc đạo

đức gồm các xúc cảm, tình cảm và các nhận xét, đánh giá đạo đức của cá

nhân đối với xã hội, với cá nhân khác và với bản thân.

- Với tư cách là một mặt hoạt động xã hội - đạo đức bao gồm các hành

vi đạo đức, tức là các hành vi được thúc đẩy bằng hoạt động đạo đức, đem

lại ý nghĩa đạo đức,

- Với tư cách là một hình thái quan hệ xã hội, đạo đức bao gồm những

quan hệ đạo đức biểu hiện trong quá trình giao lưu giữa cá nhân với cá nhân,

cá nhân với tập thể.

2. Giáo dục đạo đức là gì?

Là hệ thống các tác động sư phạm nhằm hình thành các tri thức khái

niệm, biểu tượng chuẩn mực, quy tắc hành vi phẩm chất đạo đức; các tình

cảm xúc cảm đạo đức và điều chỉnh hành vi thói quen đạo đức của cá nhân

đối với xung quanh với xã hội, với mọi người xung quanh và với bản thân

mình, làm cho các hành vi của cá nhân phù hợp với yêu cầu của xã hội.

3. Vai trò của giáo dục đạo đức

Giáo dục đạo đức cho học sinh là một bộ phận quan trọng, có tính chất

nền tảng, hạt nhân của giáo dục nhà trường "dạy cũng như học, phải biết chú

trọng cả tài lần đức. Đức là đạo đức cách mạng - Đó là cái gốc rất quan

trọng." (Hồ Chí Minh - Bài nói với cán bộ, học sinh Trường Đại học Sư phạm

Hà Nội ngày 21-10- 1964). "Điều trước tiên là dạy các cháu về đạo đức. Anh

chị em giáo viên mẫu giáo cán luôn luôn gương mẫu về đạo đức để các cháu

noi theo (Hồ chí Minh - Bài nói với lớp đào tạo cán bộ mẫu giáo năm 1959

"Tiên học lễ hậu học văn"...

4. Mối quan hệ giữa giáo dục đạo đức với các mặt giáo dục khác

a. Mối quan hệ với giáo dục trí tuệ

Page 29: Các Vấn Đề Chung Về Giáo Dục Học Mầm Non (Word)saomaidata.org/library/80.CacVanDeChungVeGiaoDucHo…  · Web view- Ở trẻ 2 tuổi hoàn thiện năng lực tri

- Lĩnh hội các tri thức về thế giới xung quanh, làm cho trẻ hiểu biết sâu

sắc về các khái niệm, các quy tắc, hành vi cư xử đạo đức đối với xung quanh

- Giáo dục đạo đức góp phần phát triển trí tuệ cho trẻ, hình thành và

phát triển ý thức và tự ý thức; phát triển và giáo dục tính tổ chức, tính kỷ luật

tinh thần trách nhiệm là những điều kiện để giúp đỡ trẻ em học tập tốt và tích

cực hoạt động học tập.

b. Mối liên hệ với giáo dục chính trị tư tưởng và lao lộng

- Giáo dục chính trị tư tưởng có tác dụng xây dựng cơ sở thế giới quan

Mac-Lênin và định hướng chính trị xã hội cho ý thúc và hành động đạo đức

của cá nhân

- Giáo dục lao động: Giáo dục đạo đức và giáo dục chính trị tư tưởng

có tác dụng xây đựng cơ sở, định hướng cho giáo dục động cơ, thái độ, ý

thức trách nhiệm nghĩa vụ xã hội của cá nhân trong hoạt động lao động.

- Giáo dục lao động là thực tiễn, là trường học quan trọng để cá nhân

thực hành các hành vi đạo đức, rèn luyện các phẩm chất đạo đức

- Thái độ quan hệ đối với lao động đối với nghĩa vụ công dân là những

chỉ số cơ bản của sự phát triển đạo đức cá nhân.

c. Mối quan hệ giữa giáo dục đạo đức với giáo dục thể lực

- Mục tiêu giáo dục thể lực mang xu hướng giáo dục đạo đức rõ rệt,

chuẩn bị cho trẻ tham gia vào cuộc sống lao động và bảo vệ Tổ quốc.

- Các phẩm chất đạo đức như: tính mục đích, dũng cảm, tổ chức kỷ

luật, tính cương quyết là một trong những điều kiện để giáo dục thể lực đạt

kết quả tối ưu.

- Giáo dục thể lực góp phần tạo điều kiện thuận lợi để hình thành sự

hiểu biết về chuẩn mực đạo đức, về tính tập thể về xúc cảm, tình cảm đối với

quê hương đất nước.

d. Mối liên hệ với giáo dục thẩm mỹ

Page 30: Các Vấn Đề Chung Về Giáo Dục Học Mầm Non (Word)saomaidata.org/library/80.CacVanDeChungVeGiaoDucHo…  · Web view- Ở trẻ 2 tuổi hoàn thiện năng lực tri

Giáo dục thẩm mỹ tác động sâu sắc hơn đến hiểu biết về chuẩn mực

đạo đức, về lý tưởng, về xu hướng muốn xây dựng cuộc sống theo quy luật

của cái đẹp. Các tác phẩm nghệ thuật có ảnh hưởng sâu sắc đến sự phát

triển xúc cảm đạo đức, đến ý thức và hành vi đạo đức. Cơ sở của phát triển

thẩm mỹ là các tấm gương đạo đức tốt đẹp.

II. NHIỆM VỤ VÀ NỘI DUNG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO TRẺ MẦM NON

1. Nhiệm vụ giáo dục đạo đức được xác định dựa vào bản chất đạo đức xã hội chủ nghĩa và tính toàn vẹn của nhân cách, về mặt đạo đức phù hợp với lứa tuổi mầm non.

Tính toàn vẹn về đạo đức được biểu hiện ở sự thống nhất giữa ý thức

đạo đức và hành động đạo đức, giữa tri thức đạo đức, tình cảm đạo đức và

thói quen đạo đức.

Tính toàn vẹn được biểu hiện ở sự phát triển, sự hiểu biết đầy đủ đúng

đắn các nguyên tắc, các chuẩn mực đạo đức, các tình cảm yêu ghét, các tình

cảm nghĩa vụ, trách nhiệm, danh dự, phẩm giá theo các chuẩn mực yêu cầu,

đạo đức và động cơ có ý nghĩa xã hội, các cách thức thực hiện hành vi và

thói quen đạo đức trong toàn bộ hoạt động sống của cá nhân đối với tập thể

với mọi người xung quanh.

2. Các nhiệm vụ giáo dục đạo đức

a. Hình thành ý thức đạo đức, sự hiểu biết về các chuẩn mực đạo đức

b. Hình thành các hành vi đạo đức, thái độ đạo đức.

c Hình thành xúc cảm tình cảm đạo đức tích cực cho trẻ em.

3. Nội dung các nhiệm vụ

a. Hình thành ý thức đạo đức, sự hiểu biết về các chuẩn mực, yêu cầu

đạo đức (giới thiệu, làm quen, giải thích giúp trẻ hiểu và nắm vững các biểu

tượng đạo đức).

Page 31: Các Vấn Đề Chung Về Giáo Dục Học Mầm Non (Word)saomaidata.org/library/80.CacVanDeChungVeGiaoDucHo…  · Web view- Ở trẻ 2 tuổi hoàn thiện năng lực tri

- Cung cấp biểu tượng về các chuẩn mực nội quy, thái độ đối với đồ

chơi, với các đồ dùng của cá nhân và tập thể, các hiện tượng xung quanh.

- Cung cấp hiểu biết về chuẩn mực, quy tắc về cách thức hành vi đạo

đức trong gia đình, trong trường lớp mẫu giáo, ở những nơi công cộng, trong

quan hệ giao tiếp với bạn bè và người lớn xung quanh.

- Cung cấp hiểu biết về phẩm chất đạo đức tốt, về các phẩm chất

không đạo đức (khôn vặt, lừa dối, tham lam, nhút nhát, lười biếng, tốt xấu

như thế nào?).

b. Hình thành các hành vi đạo đức, các thói quen (dạy, củng cố luyện

các thói quen và hành vi đạo đức)

- Các hành vi đạo đức là tập hợp các cách thức, các thao tác các kỹ

năng, kỹ xảo thực hiện một cách có ý thức, các hành vi, hành động đạo đức

trong những điều kiện nhất định.

- Các kỹ xáo thói quen đạo đức là những hành vi đạo đức được thực

hiện một cách bền vững, đến mức trở thành tự động hóa, trở thành nhu cầu

của cá nhân.

Trẻ mầm non lĩnh hội các hành vi về đạo đức như: hành vi có tổ chức,

có kỷ luật, nề nếp; các hành vi kỹ năng kỹ xảo thói quen giao tiếp với bạn bè,

với người lớn; các hành vi thực hiện độc lập, thói quen, kỹ năng biết tìm và

tham gia vào các hoạt động thích thú, các kỹ xảo biết giữ gìn trật tự, ngăn nắp

gọn gàng môi trường xung quanh...

c. Hình thành các tình cảm đạo đức, thái độ đạo đức

- Giáo dục xúc cảm tình cảm thân ái, hiền hòa, nhân đạo, sự cảm

thông, thái độ gắn bó quan tâm, chú ý, tốt bụng với bạn bè và mọi người xung

quanh; giáo dục các phẩm chất đạo đức ý chí cá nhân

- Giáo dục tình cảm bạn bè, tính tập thể, tính nhường nhịn, tình yêu

thương bạn bè

Page 32: Các Vấn Đề Chung Về Giáo Dục Học Mầm Non (Word)saomaidata.org/library/80.CacVanDeChungVeGiaoDucHo…  · Web view- Ở trẻ 2 tuổi hoàn thiện năng lực tri

- Giáo dục tình cảm cao quý: tình yêu đất nước, quê hương, lãnh tụ,

tinh yêu đối với các dân tộc khác, yêu lao động,...

4. Mối quan hệ giữa các nhiệm vụ giáo dục đạo đức

- Mối quan hệ thống nhất: Khi giáo dục đạo đức cho trẻ phải giải quyết

toàn vẹn các nhiệm vụ tác động lên ý thức, tình cảm và hành vi đạo đức.

- Giáo dục tình cảm, thái độ đạo đức cho trẻ em mầm non giữ một vi trí

quan trọng do đặc điểm của lứa tuổi:

+ Tính cảm xúc cao.

+ Ấn tượng và giàu tưởng tượng.

+ Khả năng bắt chước cao.

+ Muốn giáo dục hành vi, thói quen đạo đức và ý thức đạo đức cho trẻ

em mẫu giáo trước tiên phải tạo xúc cảm tình cảm, ấn tượng và nhu cầu bắt

chước ở trẻ em.

III. NỘI DUNG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO TRẺ THEO LỨA TUỔI

a. Trẻ nhà trẻ (trong các chương trình chăm sóc giáo dục trẻ)

b. Trẻ mẫu giáo (chương trình giáo dục mẫu giáo 3-5, 6 tuổi ở các

chương học tập, vui chơi, lao động, giao tiếp, sinh hoạt hàng ngày ăn, ngủ, vệ

sinh).

IV. CÁC PHƯƠNG TIỆN GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC

1. Tổ chức sinh hoạt và hoạt động của trẻ

Tổ chức chế độ sinh hoạt nề nếp và tổ chức các hoạt động có mục đích

có nội dung phong phú như vui chơi, lao động, học tập để giáo dục cho trẻ em

ngay từ đầu những hành vi có tổ chức có kỷ luật.

- Cô giáo tạo hoàn cảnh xung quanh có tổ chức chặt chẽ, nề nếp, gọn

gàng, sạch sẽ; xây dựng hệ thống yêu cầu chặt chẽ và dứt khoát, những yêu

Page 33: Các Vấn Đề Chung Về Giáo Dục Học Mầm Non (Word)saomaidata.org/library/80.CacVanDeChungVeGiaoDucHo…  · Web view- Ở trẻ 2 tuổi hoàn thiện năng lực tri

cầu này đề ra và quy định ra có thể làm cái gì, ở chỗ nào, làm khi nào, và cái

gì không nên làm; yêu cầu đối với hành vi của trẻ nên quy định rõ trật tự và

thứ tự các hành động, xác định rõ quan hệ giữa các trẻ em nhiệm vụ của trẻ,

tinh thần trách nhiệm, tự giác tuân theo các nề nếp đã được đặt ra.

- Cô giáo thường xuyên kiểm tra hành vi của trẻ; đánh giá các hành vi

của trẻ, để từ đó có thể nắm được tiêu chuẩn của các hành vi nề nếp và củng

cố các thói quen thành yêu cầu của bản thân trẻ đối với đối với hành vi của

mình và của bạn.

2. Cuộc sống xung quanh, mọi người xung quanh và các tác phẩm văn học nghệ thuật

Nguồn gốc các trí thức, các biểu tượng, sự hiểu biết về các hành vi và

phẩm chất đạo đức của con người mà trẻ em lĩnh hội là từ cuộc sống xung

quanh, là lao động của người lớn, là tấm gương của người lớn trong giao tiếp

với trẻ, là từ các tác phẩm văn học nghệ thuật mà trẻ được tiếp xúc.

Khi sử dụng các nguồn trí thức trên về hành vi đạo đức, cô giáo không

chỉ trang bị cho trẻ những tri thức về hành vi đạo đức: những hiểu biết về đạo

đức mà cô còn phải dạy cho bé biết học tập ở những hành vi đạo đức đó biết

liên hệ với hành vi của bản thân trên cơ sở nhận thức được hành vi của

người khác, cô giáo dục cho trẻ có thái độ tích cực đối với những hành vi đạo

đức của người khác.

3. Hình thành lối sống tập thể, mối quan hệ tập thể là một trong những phương tiện giáo dục đạo đức quan trọng đối với trẻ mầm non.

- Hình thành lối sống chung, hoạt động chung, hoạt động tập thể của trẻ

trong trò chơi, trong lao động và sinh hoạt hàng ngày của trẻ nhằm mục đích:

+ Giáo dục sự hiểu biết về mục đích chung của tập thể, về xu hướng

hành động và nỗ lực chung để thu được kết quả chung, sự phối hợp và phân

công công việc giữa các thành viên và nhờ đó thu được cảm xúc chung trước

kết quả của tập thể...

Page 34: Các Vấn Đề Chung Về Giáo Dục Học Mầm Non (Word)saomaidata.org/library/80.CacVanDeChungVeGiaoDucHo…  · Web view- Ở trẻ 2 tuổi hoàn thiện năng lực tri

+ Giáo dục tính tập thể, tinh thần trách nhiệm, giáo dục đòi hỏi trẻ phải

biết phục tùng lợi ích của tập thể, biết quan tâm giúp đỡ bạn trong tập thể,

giáo dục tính kiềm chế,..

+ Giáo viên giữ vai trò quan trọng trong việc giáo dục mối quan hệ tập

thể của trẻ em.

Câu hỏi ôn tập bài 3

1. Giáo dục đạo đức và các khái niệm cơ bản.

2. Vai trò và mối quan hệ của giáo dục đạo đức với các mặt giáo dục

khác.

3. Các nhiệm vụ nội dung giáo dục đạo đức và mối quan hệ giữa

chúng.

4. Đặc trưng về các yêu cầu và nhiệm vụ nội dung giáo dục đạo đức

cho trẻ em nhà trẻ và mẫu giáo.

5. Các phương tiện giáo dục đạo đức.

Các tài liệu

1. Các sách giáo khoa: "Giáo dục học" của Hà Thế Mỹ, "Giáo dục học

mẫu giáo" và các sách giáo dục học mẫu giáo khác.

2. Chương trình giáo dục chăm sóc trẻ từ 0-6 tuổi.

Thực hành – Báo cáo

Chú ý các bài tập vận dụng phương pháp, biện pháp giáo dục đạo đức

1. Giáo dục lòng yêu nước

2. Giáo dục tính tập thể và tình thân ái

3. Giáo dục phẩm chất đạo đức; Lòng kính trọng người lớn

4. Giáo dục tính thật thà

5. Giáo dục tính cách ý chí:

- Tinh mục đích

Page 35: Các Vấn Đề Chung Về Giáo Dục Học Mầm Non (Word)saomaidata.org/library/80.CacVanDeChungVeGiaoDucHo…  · Web view- Ở trẻ 2 tuổi hoàn thiện năng lực tri

- Tính cương quyết, kiên trì

- Tính dũng cảm

- Tính tự kiềm chế.

Bài 4: GIÁO DỤC THẨM MỸ CHO TRẺ MẦM NON

I. CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ GIÁO DỤC THẨM MỸ

1. Giáo dục thẩm mỹ là gì?

- Giáo dục thẩm mỹ là hệ thống các tác động sư phạm nhằm phát triển

thẩm mỹ cho mỗi cá nhân trẻ, giáo dục thẩm mỹ là việc tổ chức quá trình sư

phạm nhằm hình thành ở trẻ năng lực tri giác thẩm mỹ, tình cảm thẩm mỹ,

khả năng nhận xét, đánh giá và thị hiếu thẩm mỹ; năng lực hiểu biết những

cái đẹp trong cuộc sống hiện thực xung quanh (trong thiên nhiên, trong lao

động trong các hành vi quan hệ xã hội của mọi người) và trong nghệ thuật.

Đồng thời phát triển nhu cầu hứng thú, năng lực tạo ra cái đẹp phù hợp với

quy luật thẩm mỹ, quy luật cái đẹp...

- Giáo dục thẩm mỹ cho trẻ em mầm non là những tác động sư phạm

có mục đích, có hệ thống, phù hợp với trẻ mầm non nhằm hình thành khả

năng nhận biết và hiểu biết cái đẹp; hình thành tình cảm nhu cầu hứng thú tạo

ra cái đẹp trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của trẻ em, trong thiên nhiên

và trong các tác phẩm nghệ thuật...

2. Giáo dục nghệ thuật là gì?

Giáo dục nghệ thuật là bộ phận quan trọng của giáo dục thẩm mỹ. Giáo

dục nghệ thuật là giáo dục bằng các phương tiện nghệ thuật, nó nhằm phát

triển năng lực tri giác, nội dung và hình thức (dạng) của tác phẩm văn học

nghệ thuật; hình thành năng lực và thị hiếu thẩm mỹ trong các hoạt động biểu

diễn, hoạt động sáng tạo trong những dạng nghệ thuật nào đó của cá nhân.

3. Phát triển thẩm mỹ là gì?

Page 36: Các Vấn Đề Chung Về Giáo Dục Học Mầm Non (Word)saomaidata.org/library/80.CacVanDeChungVeGiaoDucHo…  · Web view- Ở trẻ 2 tuổi hoàn thiện năng lực tri

Sự phát triển thẩm mỹ là quá trình diễn ra lâu dài của việc hình thành

và hoàn thiện ý thức, quan hệ và hoạt động thẩm mỹ của cá nhân.

Quá trình phát triển thẩm mỹ diễn ra với nhiều giai đoạn và mức độ

khác nhau, nó được xác định bởi lứa tuổi và bởi các yếu tố xã hội. Sự phát

triển thẩm mỹ của cá nhân là quá trình nảy sinh và phát triển trong điều kiện

xã hội dưới sự giáo dục của người lớn. Giáo dục giữ vai trò chủ đạo trong sự

phát triển thẩm mỹ của các nhân.

II. MỐI LIÊN HỆ CỦA GIÁO DỤC THẨM MỸ VỚI CÁC MẶT GIÁO DỤC KHÁC

Giáo dục thẩm mỹ có mối liên hệ chặt chẽ với các mặt giáo dục khác.

Nó thúc đẩy và tăng cường hiệu quả của các mặt giáo dục khác qua việc hình

thành xúc cảm, tình cảm thẩm mỹ, sự nhạy bén và sự đánh giá nhận xét thẩm

mỹ.

1. Mối liên hệ với giáo dục trí tuệ

- Giáo dục trí tuệ mà ở đó giáo dục nhận thức cảm tính là một bộ phận

– là cơ sở của giáo dục thẩm mỹ: Hình thành và phát triển các quá trình cảm

giác và tri giác, sự lĩnh hội chuẩn cảm giác, óc quan sát…

- Giáo dục thẩm mỹ củng cố các chuẩn cảm giác, các quá trình cảm

giác, tri giác… phát triển năng lực trí tuệ: Tri giác hình ảnh, phát triển năng lực

nhận biết cái cụ thể trong cái chung và từ cái chung nhận biết cụ thể…

- Giáo dục thẩm mỹ phát triển các quá trình nhận thức, trí nhớ, tưởng

tượng, ngôn ngữ và các thao tác tư duy: Phân tích, so sánh, khái quát, phát

triển các phẩm chất trí tuệ, khả năng kế hoạch và sáng tạo của trẻ em.

2. Mối liên hệ với giáo dục đạo đức

- Giáo dục đạo đức tạo cơ sở để phát triển thẩm mỹ. Nó giúp cho mỗi

người hiểu sâu sắc hơn, đánh giá đúng đắn hơn những cái đẹp và giúp họ cố

Page 37: Các Vấn Đề Chung Về Giáo Dục Học Mầm Non (Word)saomaidata.org/library/80.CacVanDeChungVeGiaoDucHo…  · Web view- Ở trẻ 2 tuổi hoàn thiện năng lực tri

gắng thực hiện các hình tượng thẩm mỹ trong quan hệ với mọi người, với lao

động...

- Giáo dục thẩm mỹ là một trong những phương tiện quan trọng để giáo

dục đạo đức. Sức mạnh giáo dục của các tác phẩm nghệ thuật ở chỗ nó bắt

buộc con người rung động sâu sắc nhiều dạng tình cảm khác nhau; nó tập

hợp, liên kết mọi người và giúp hình thành tình cảm tập thể.

- Giáo dục thẩm mỹ góp phần hình thành lòng nhân đạo, tình yêu quê

hương đất nước.

3. Mối liên hệ với giáo dục lao động

- Giáo dục lao động tạo niềm vui cho trẻ em. Trẻ em cảm nhận được

khả năng, sức lực của mình trong việc tạo ra một sản phẩm nào đó có ích cho

mọi người. Trong lao động trẻ em còn thể hiện quan hệ đa dạng với mọi

người xung quanh, với đồ vật, với công cụ,... và từ đó trẻ em học được cách

nhìn thấy vẻ đẹp trong quan hệ, trong tình yêu lao động.

- Giáo dục thẩm mỹ và giáo dục lao động hình thành năng lực sáng tạo,

năng lực hoạt động độc lập tích cực của cá nhân và nó tạo điều kiện cần thiết

để trẻ em tham gia có hiệu quả vào lao động và các hoạt động nghệ thuật:

4. Mối liên hệ với giáo dục thể lực

- Trong giáo dục thể lực trẻ em hiểu được cái đẹp thẩm mỹ của mỗi

người đều gắn liền với sức khỏe, với sự hoàn thiện thể lực: dáng đẹp, tư thế

đẹp, nhịp nhàng trong các vận động.

- Giáo dục thể lực kết hợp với các phượng tiện nghệ thuật làm cho trẻ

sôi nổi, tích cực và lĩnh hội chúng có hiệu quả hơn (vận động thể dục theo

nhạc, múa,...).

Như vậy mối liên hệ chặt chẽ giữa giáo dục thẩm mỹ với các mặt giáo

dục khác là đảm bảo cho việc giáo dục phát triển toàn diện và hài hoà nhân

cách trẻ em.

Page 38: Các Vấn Đề Chung Về Giáo Dục Học Mầm Non (Word)saomaidata.org/library/80.CacVanDeChungVeGiaoDucHo…  · Web view- Ở trẻ 2 tuổi hoàn thiện năng lực tri

III. NHIỆM VỤ, NỘI DUNG GIÁO DỤC THẨM MỸ CHO TRẺ EM MẦM NON

1. Khả năng phát triển thẩm mỹ và các nhiệm vụ giáo dục thẩm mỹ cho trẻ em mầm non

a. Sự phát triển thẩm mỹ của trẻ em nhà trẻ và mẫu giáo bé:

- Tuổi nhà trẻ là giai đoạn chuẩn bị lĩnh hội thẩm mỹ ở môi trường xung

quanh trẻ. Giai đoạn chuẩn bị được bắt đầu bằng sự phát triển năng lực nhạy

cảm khác nhau của tất cả các cơ quan cảm giác và xúc cảm của trẻ em khi

tiếp xúc trực tiếp với các đối tượng có màu sắc sặc sỡ và chuyển động...

- Ở trẻ 1 tuổi được đặc trưng bởi sự hình thành và phát triển nhu cầu

ấn tượng, phát triển cảm giác và xúc cảm tình cảm

- Ở trẻ 2 tuổi hoàn thiện năng lực tri giác: trẻ em không chỉ tri giác

những thuộc tính, tính chất của hiện thực xung quanh mà còn có khả năng tri

giác các phương tiện diễn cảm thẩm mỹ riêng lẻ trong một số các tác phẩm

nghệ thuật

- Khả năng bắt chước phát triển mạnh trong các hoạt động nghệ thuật

đơn giản, trong hoạt động vui chơi và hoạt động với đồ vật.

- Phát triển ngôn ngữ gắn liền với việc lĩnh hội chuẩn cảm giác và các

tính chất thẩm mỹ: Đẹp-xấu, To-nhỏ, Buồn- vui và trẻ em được làm quen với

một số các dạng hoạt động nghệ thuật khác (âm nhạc, tạo hình, đọc diễn

cảm…)

- Ở tuổi mẫu giáo bé: Tiếp tục diễn ra sự phát triển thẩm mỹ ở trẻ em; ở

trẻ tiếp tục nâng cao năng lực lĩnh hội các tác phẩm nghệ thuật, các thể loại,

cụ thể như nhịp điệu màu sắc,...

- Trẻ em mẫu giáo bé thể hiện các phản ứng đa dạng với nội dung các

tác phẩm nghệ thuật. Trẻ em nhận biết những tính chất riêng lẻ, trẻ nhận ra

những vật quen thuộc trong các tác phẩm nhưng chưa nhận biết được hình

tượng khái quát hoặc cách điệu của chúng.

Page 39: Các Vấn Đề Chung Về Giáo Dục Học Mầm Non (Word)saomaidata.org/library/80.CacVanDeChungVeGiaoDucHo…  · Web view- Ở trẻ 2 tuổi hoàn thiện năng lực tri

- Tiếp tục phát triển khả năng bắt chước trong các dạng hoạt động

nghệ thuật và trong hoạt động vui chơi.

- Trẻ em mẫu giáo bé trong điều kiện giáo dục lĩnh hội dần khả năng

xác định mục đích khi tạo hình. Đồng thời trẻ lĩnh hội một số các kỹ xảo đơn

giản trong hoạt động khác như âm nhạc, vẽ, nặn, vui chơi... điều này giúp cho

trẻ em mẫu giáo bé thu được kết quả trong việc tạo ra các hình tượng tạo

hình đã định; phát triển khả năng độc lập và thể hiện sự sáng tạo ban đầu của

mình.

b. Sư phát triển thẩm mỹ của trẻ mẫu giáo nhỡ và mẫu giáo lớn

- Trẻ mẫu giáo nhỡ tiếp tục phát triển năng lực tri giác tuy nhiên năng

lực tri giác thẩm mỹ vẫn còn mang tính chất riêng lẻ, rời rạc và nó gắn liền với

hứng thú và với vốn kinh nghiệm của từng cá thể trẻ.

- Trẻ có năng lực đánh giá nhận xét các hình tượng nghệ thuật; hiểu

biết các phương tiện nghệ thuật và từng bước hiểu biết bản chất bên trong

của các hình tượng nghệ thuật như trạng thái của tác phẩm, trẻ hiểu biết mối

liên hệ giữa nội dung và phương tiện diễn cảm của tác phẩm. Biết so sánh

các tác phẩm: trẻ biết phân biệt một số thể loại (chuyện kể và chuyện cổ tích,

nhạc nhảy múa với nhạc hành khúc,...)

- Trẻ mẫu giáo nhỡ thể hiện rõ năng lực sáng tạo, năng lực độc lập xác

định mục đích, nhiệm vụ các hoạt động nghệ thuật và năng lực diễn cảm

trong biểu diễn múa hát, đóng kịch

- Trẻ em mẫu giáo lớn có khả năng hiểu sâu và rung động đồng cảm

với nhân vật, với cái tốt, cái nhân hậu và biết phê bình cái xấu, cái ác

- Trẻ mẫu giáo lớn đã thể hiện hứng thú, chú ý bền vững với các thể

loại âm nhạc, tạo hình và các tác phẩm văn học

- Ở trẻ tích cực phát triển năng lực sáng tạo nghệ thuật. Trẻ em thể

hiện khả năng tự sáng tác câu đố, câu chuyện, câu thơ, … Trẻ em có biểu lộ

thái độ đánh giá nhận xét các biểu hiện sáng tạo của bạn bè và của bản thân

Page 40: Các Vấn Đề Chung Về Giáo Dục Học Mầm Non (Word)saomaidata.org/library/80.CacVanDeChungVeGiaoDucHo…  · Web view- Ở trẻ 2 tuổi hoàn thiện năng lực tri

- Ở trẻ em mẫu giáo nhỡ và lớn trong điều kiện dạy học hình thành

năng lực nhạy cảm với các phương tiện diễn cảm khác và sự kết hợp giữa

chúng để tạo các hình tượng nghệ thuật đơn giản; hình thành hứng thú với

cái đẹp xung quanh, trong các tác phẩm nghệ thuật, trong hoạt động vui chơi

Tóm lại: Tuổi mầm non là giai đoạn đặc trưng cho việc nảy sinh, hình

thành năng lực thẩm mỹ.

2. Các nhiệm vụ giáo dục thẩm mỹ cho trẻ mầm non

a. Chuẩn bị cho trẻ năng lực lĩnh hội cái đẹp ở môi trường xung quanh

trẻ (ở nhà trẻ) bao gồm:

- Phát triển sự nhạy cảm của các cơ quan cảm giác, phát triển cảm

giác, tri giác, ngôn ngữ

- Phát triển hứng thú, cảm xúc tình cảm đối với một số dạng nghệ thuật

như âm nhạc, thơ, tạo hình

- Bước đầu tập cho trẻ em sử dụng một số phương tiện, nguyên vật

liệu tạo hình, diễn cảm…

b. Tiếp tục hình thành các kỹ năng, kỹ xảo tạo hình văn nghệ và tạo ra

cái đẹp trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày (hành vi kỹ xảo vệ sinh: hành vi

sạch sẽ, gọn gàng bản thân và môi trường xung quanh…)

c. Hình thành các biểu tượng sơ đẳng về thẩm mỹ; hình thành sự hiểu

biết về cái đẹp, không đẹp (xấu), cái ghê sợ, cái bi, cái hài… bước đầu hình

thành khả năng nhận xét đánh giá cái đẹp, cái đúng, cái sai…

d. Phát triển ở trẻ các năng lực thẩm mỹ (năng lực chung và năng lực

riêng), phát triển hứng thú tích cực sáng tạo và ý thích của cá nhân trẻ, đồng

thời giáo dục thái độ quan hệ thẩm mỹ của trẻ em với xung quanh.

3. Nội dung giáo dục thẩm mỹ

- Trẻ làm quen với một số thể loại, một số tác phẩm nghệ thuật qua thơ

ca, chuyện kể, múa hát, đóng kịch, tranh vẽ, tượng, đồ chơi mang tính dân

Page 41: Các Vấn Đề Chung Về Giáo Dục Học Mầm Non (Word)saomaidata.org/library/80.CacVanDeChungVeGiaoDucHo…  · Web view- Ở trẻ 2 tuổi hoàn thiện năng lực tri

gian,...; Trẻ làm quen với tên gọi các tác phẩm nghệ thuật, các nhà thơ, nhà

văn, họa sĩ, nhạc sĩ (xem thêm trong chương trình giáo dục)

- Trẻ lĩnh hội một số quy tắc, nội quy, nề nếp vệ sinh, đạo đức trong

giao tiếp, trong sinh hoạt như vui chơi, hoạt động học tập,... là cơ sở cho nội

dung giáo dục thẩm mỹ

- Các kỹ năng, kỹ xảo xé, nặn, cắt dán, kể chuyện, đọc thơ diễn cảm,

hát, nghe nhạc, đánh nhịp múa theo nhạc, vận động theo nhạc,... (cụ thể xem

thêm trong chương trình giáo dục, trong chương hoạt động học tập).

IV. CÁC PHƯƠNG TIỆN GIÁO DỤC THẨM MỸ

1. Môi trường thẩm mỹ xung quanh trẻ

- Môi trường thẩm mỹ xung quanh trẻ bao gồm: các đồ vật các đồ dùng,

sinh hoạt, đồ chơi, các trang thiết bị ở nhà, ở trường lớp, ở thành phố xung

quanh trẻ bao gồm sự lựa chọn, sắp xếp gọn gàng, sạch sẽ, vệ sinh đồng bộ,

hài hòa và thẩm mỹ có tác động đến trẻ như:

- Mở rộng vốn kinh nghiệm, biểu tượng thẩm mỹ cho trẻ

- Thúc đẩy và phát triển tình cảm hứng thú thẩm mỹ; hình thành năng

lực tri giác, năng lực nhận xét đánh giá thẩm mỹ của trẻ em, phát triển năng

lực hoạt động tích cực, sáng tạo ra cái đẹp cho trẻ.

2. Thiên nhiên

- Thiên nhiên bao gồm phong cảnh thiên nhiên, âm thanh, màu sắc của

các đối tượng thiên nhiên, tiếng kêu, tiếng hót của các con vật,...

- Thiên nhiên là một trong những phương tiện giáo dục thẩm mỹ

- Nó khơi gợi các xúc cảm thẩm mỹ đa dạng, phong phú, tạo ấn tượng

mạnh mẽ và thúc đầy hứng thú, thái độ đúng đắn (yêu quý cái đẹp,...) của trẻ

Page 42: Các Vấn Đề Chung Về Giáo Dục Học Mầm Non (Word)saomaidata.org/library/80.CacVanDeChungVeGiaoDucHo…  · Web view- Ở trẻ 2 tuổi hoàn thiện năng lực tri

- Xây dựng góc thiên nhiên ở trưởng, ở lớp mẫu giáo để giáo dục sự

hiểu biết về thiên nhiên và vẻ đẹp của nó; hình thành các kỹ năng kỹ xảo

muốn làm ra cái đẹp,… và giáo dục tình cảm đối với cây cối, con vật,...

3. Các tác phẩm nghệ thuật

- Các tác phẩm nghệ thuật được sử dụng trong trường mẫu giáo nhằm

mục đích giáo dục thẩm mỹ cho trẻ bao gồm: các tác phẩm văn học (thơ, ca,

truyện đọc và kể, đồng giao, cổ tích,...), các tác phẩm tạo hình, các tác phẩm

âm nhạc, múa...

- Các tác phẩm nghệ thuật góp phần làm giàu sự hiểu biết, các biểu

tượng thẩm mỹ cho trẻ, khơi gợi xúc cảm tình cảm, hứng thú của trẻ, phát

triển năng lực tri giác thẩm mỹ,...

4. Dạy học là một trong những phương tiện quan trọng để giáo dục thẩm mỹ

- Các giờ học vẽ, nặn, cắt dán, hát múa, chuyện thơ, làm quen với thiên

nhiên,... góp phần giáo dục và phát triển thẩm mỹ cho trẻ

- Các giờ học là hình thức giáo dục thẩm mỹ có hiệu quả có mục đích

chặt chẽ, từng bước dạy trẻ lĩnh hội và phát triển năng lực tạo ra cái đẹp phù

hợp với đặc điểm lứa tuổi và đặc điểm cá biệt của trẻ em.

5. Các hoạt động độc lập của trẻ, bao gồm:

- Hoạt động tạo hình

- Hoạt động văn nghệ

- Hoạt động biểu diễn hội lễ...

Là các phương tiện để trẻ em rèn luyện các hiểu biết và các kỹ năng kỹ

xảo hoạt động thẩm mỹ và phát triển năng lực sáng tạo độc lập tích cực vận

dụng chúng trong cuộc sống hàng ngày, đồng thời phát triển năng khiếu, phát

triển thẩm mỹ của cá nhân trẻ.

Câu hỏi ôn tập

Page 43: Các Vấn Đề Chung Về Giáo Dục Học Mầm Non (Word)saomaidata.org/library/80.CacVanDeChungVeGiaoDucHo…  · Web view- Ở trẻ 2 tuổi hoàn thiện năng lực tri

* Nắm vững các khái niệm, các nhiệm vụ và phương tiện giáo dục thẩm

mỹ cho trẻ em nhà trẻ và mẫu giáo

- Giáo dục thẩm mỹ là gì? Giáo dục nghệ thuật là gì? Chúng khác nhau

như thế nào?

- Các khả năng về thẩm mỹ của trẻ em như thế nào và các nhiệm vụ

giáo dục thẩm mỹ? Tại sao phải thực hiện những nhiệm vụ đó.

- Các phương tiện và điều kiện để giáo dục thẩm mỹ (có thể gộp thành

phương tiện hết cũng được).

Thực hành

Tìm hiểu yêu cầu (sự phát triển) giáo dục thẩm mỹ và nội dung chương

trình giáo dục thẩm mỹ cho trẻ em 0-6 tuổi. Vận dụng các phương pháp và

nguyên tắc giáo dục và giáo dục thẩm mỹ cho trẻ em nhà trẻ và mẫu giáo.

Tài liệu tham khảo

Như bài 1 và bài 2

Bài 5: GIÁO DỤC LAO ĐỘNG CHO TRẺ EM TUỔI MẦM NON

I. GIÁO DỤC LAO ĐỘNG LÀ MỘT TRONG CÁC NỘI DUNG QUAN TRỌNG CỦA GIÁO DỤC TOÀN DIỆN CHO TRẺ MẦM NON

1. Giáo dục lao động là một trong các nội dung quan trọng của giáo dục toàn diện

- Giáo dục lao động rất cần thiết cho cuộc sống của con người, là

phương tiện để thỏa mãn nhu cầu vật chất và tinh thần của con người. Lao

động tạo ra của cải vật chất cho xã hội

- Lao động là điều kiện để hình thành và phát triển xã hội loài người.

Lao động giúp con người làm chủ thế giới tự nhiên, sáng tạo, cải tạo thế giới

tự nhiên và đồng thời cải tạo ngay chính bản thân mình; nó là điều kiện để

Page 44: Các Vấn Đề Chung Về Giáo Dục Học Mầm Non (Word)saomaidata.org/library/80.CacVanDeChungVeGiaoDucHo…  · Web view- Ở trẻ 2 tuổi hoàn thiện năng lực tri

phát triển chính cá nhân "Lao động là nghĩa vụ thiêng liêng, là nguồn hạnh

phúc của con người..."

- Giáo dục cho trẻ em bước đầu hiểu biết khía cạnh đạo đức của lao

động, giáo dục tình yêu, lòng kính trọng đối với lao động và giáo dục tinh thần

sẵn sàng tham gia vào lao động để phục vụ cho lợi ích của xã hội và cho bản

thân, và một trong những nhiệm vụ quan trọng trong các trường mầm non.

2. Giáo dục lao động là gì?

Giáo dục lao động là hệ thống các lác động sư phạm có mục đích từ

phía người lớn nhu cầu hình thành ở trẻ em mẫu giáo tình yêu, sự kính trọng

đối với lao động và hình thành các kỹ năng kỹ xảo lao động để giúp trẻ làm

việc và biết tổ chức công việc vừa sức với bản thân mình.

II. MỐI QUAN HỆ GIỮA GIÁO DỤC LAO ĐỘNG VỚI CÁC MẶT GIÁO DỤC KHÁC

Giáo dục lao động ở các trường lớp mẫu giáo là một trong các phương

tiện giáo dục toàn diện và phát triển trẻ em.

1. Giáo dục lao động với giáo dục đạo đức, thẩm mỹ

Giá trị đạo đức thẩm mỹ của lao động được thể hiện ở ý nghĩa xã hội

của lao động. Trong giáo dục lao động trẻ em hiểu biết giá trị, biết động cơ xã

hội lao động của người lớn và bản thân đối với mọi người xung quanh và đối

với xã hội; giúp trẻ em cảm nhận được vai trò, hiểu được trách nhiệm và

nghĩa vụ công dân của mình ngay từ khi cỏn nhỏ đối với xã hội, với tập thể,

với bạn bè xung quanh; giáo dục cho trẻ tinh thần trách nhiệm, tính kỷ luật,

độc lập kiên trì, sự nỗ lực cố gắng của bản thân để thực hiện các công việc

lao động, hình thành thói quen lao động, tình yêu, sự kính trọng đối với lao

động, tinh thần tập thể, sự giúp đỡ bạn bè và thể hiện những thái độ tốt đẹp,

cao cả đối với mọi người xung quanh...

2. Giáo dục lao động với giáo dục trí tuệ

Page 45: Các Vấn Đề Chung Về Giáo Dục Học Mầm Non (Word)saomaidata.org/library/80.CacVanDeChungVeGiaoDucHo…  · Web view- Ở trẻ 2 tuổi hoàn thiện năng lực tri

Trong lao động trẻ em được tiếp xúc, được tìm hiểu về tính chất đặc

điểm, về sự thay đổi của các sự vật và hiện tượng thiên nhiên và phát triển

năng lực trí tuệ, nhận thức cảm tính, lý tính và phát triển óc quan sát, phát

triển nhu cầu, hứng thú nhận thức phát triển năng lực sáng tạo độc lập và

năng lực tổ chức sắp xếp công việc sao cho hợp lý, tiết kiệm và đạt được kết

quả cao theo mục đích đã đề ra.

3. Giáo dục lao động với giáo dục thể lực

Lao động vừa sức giúp thể lực của trẻ phát triển và hoàn thiện: Lao

động chân tay giúp sự phát triển vận động của cơ bắp, sức bền, sức mạnh

của thể lực và sự khéo léo của các hành động, vận động. Lao động làm tăng

sự trao đổi chất, thỏa mãn nhu cầu và tạo sự sảng khoái, thoải mái, tích cực,

tạo điều kiện cho thể lực của trẻ phát triển.

III. NHIỆM VỤ VÀ NỘI DUNG GIÁO DỤC LAO ĐỘNG TRẺ MẦM NON

1. Cơ sở của các nhiệm vụ giáo dục lao động

a. Sự hình thành hoạt động lao động và mối liên hệ chặt chẽ của nó với hoạt động vui chơi

- Hoạt động lao động của trẻ em có nguồn gốc phát sinh, phát triển từ

hoạt động với đồ vật của trẻ em 2-3 tuổi

- Hoạt động lao động của trẻ được hình thành có mối liên hệ chặt chẽ

với các hoạt động vui chơi của trẻ em mẫu giáo bé, nhỡ, lớn

- Hoạt động lao động thực tế được tách ra độc lập với hoạt động vui

chơi ở lứa tuổi mẫu giáo lớn khi trẻ em đã xác định mục đích lao động nhằm

thu được kết quả lao động không còn phụ thuộc vào hoạt động vui chơi.

b. Vài nét về đặc trưng lao động của trẻ em mẫu giáo

* Về mục đích lao động:

Page 46: Các Vấn Đề Chung Về Giáo Dục Học Mầm Non (Word)saomaidata.org/library/80.CacVanDeChungVeGiaoDucHo…  · Web view- Ở trẻ 2 tuổi hoàn thiện năng lực tri

Việc xác định mục đích lao động của trẻ em mẫu giáo được nảy sinh

trên cơ sở các hành động có mục đích với công cụ, với đồ vật trong quá trình

hoạt động với đồ vật của trẻ em 2-3 tuổi.

Trẻ 3 tuổi bắt đầu lĩnh hội mối liên hệ giữa hành động với kết quả của

hành động, từ đó hình thành hành động có mục đích, có kết quả ở trẻ em.

Mục đích hành động lao động lúc đầu do giáo viên đưa ra, dần dần trẻ em tự

mình đặt các mục đích hành động lao động (ở tuổi mẫu giáo nhỡ, lớn). Từ

việc đặt mục đích dần đến...

* Sự hình thành kỹ năng kế hoạch hóa quá trình lao động. Trong suốt

thời kỳ mẫu giáo, hoạt động lao động được hình thành và phát triển từng

bước, từ việc lĩnh hội các kỹ năng thao tác lao động riêng lẻ đến việc lĩnh hội

một quá trình lao động trọn vẹn (gồm nhiều quá trình lao động hợp thành). Để

lĩnh hội chúng đòi hỏi ở trẻ phải hình thành kỹ năng kế hoạch hóa hoạt động

lao động. Mặt khác có nhiều quá trình lao động khác nhau trong một dạng lao

động của trẻ và có nhiều trẻ tham gia cho nền cần thiết phải có sự phân công

giữa các trẻ trong lao động tập thể. Kỹ năng lao động theo kế hoạch phụ

thuộc nhiều vào kiến thức về cấu trúc các quá trình lao động và vào việc tổ

chức thực hiện của người lớn.

Lúc đầu kỹ năng lao động theo kế hoạch được hình thành dưới sự

hướng dẫn của giáo viên và phụ thuộc vào giáo viên (ở mẫu giáo bé). Ở mẫu

giáo nhỡ và lớn nhờ sự giáo dục, trẻ em dần dần lĩnh hội các kỹ năng tự đặt

kế hoạch lao động trong các dạng lao động quen thuộc.

* Sự hình thành các dạng lao động ở trẻ mẫu giáo:

- Lúc đầu trẻ lĩnh hội lao động tự phục vụ

- Sau đó ở trẻ hình thành lao động phục vụ sinh hoạt hàng ngày

- Tiếp theo là lao động thiên nhiên

- Cuối cùng và lao động thủ công

2. Nhiệm vụ giáo dục lao động cho trẻ mầm non

Page 47: Các Vấn Đề Chung Về Giáo Dục Học Mầm Non (Word)saomaidata.org/library/80.CacVanDeChungVeGiaoDucHo…  · Web view- Ở trẻ 2 tuổi hoàn thiện năng lực tri

a. Đối với nhà trẻ:

- Hình thành ở trẻ em hành động có mục đích, có kết quả, hoạt động

với công cụ lao động, với đồ vật là cơ sở để làm nảy sinh và phát triển hành

động lao động tự phục vụ cho trẻ 2-3 tuổi

- Giáo dục hứng thú, giáo dục tình cảm đối với lao động của người lớn

xung quanh.

b. Đối với trẻ em mẫu giáo:

b1. Hình thành ở trẻ mẫu giáo chính bản thân hoạt động lao động

- Hình thành và phát triển các kỹ năng, các thao tác lao động, các quá

trình lao động và các kỹ xảo tự tổ chức quá trình lao động của bản thân trẻ.

Xác định mục đích lao động: lực chọn dụng cụ, nguyên liệu, sắp xếp chỗ lao

động. Thực hiện thứ tự, tuần tự các thao tác lao động để đặt được kết quả lao

động phù hợp với mục đích đã xác định và thu dọn sau khi lao động.

- Từng bước hình thành động cơ lao động mang tính chất xã hội phù

hợp với từng lứa tuổi bé, nhỡ, lớn.

- Từng bước hình thành ở trẻ các dạng lao động phù hợp với từng độ

tuổi bé, nhỡ, lớn.

b2. Làm quen với lao động của người tớn, đồng thời giáo dục thái độ,

quan hệ tốt đẹp với lao động của người lớn:

Lòng yêu lao động, sự kính trọng lao động của người lớn, thái độ giữ

gìn sản phẩm lao động của người lớn.

b3: Giáo dục nhân cách trẻ em trong hoạt động lao động bao gồm:

- Giáo dục quan hệ, thái độ của trẻ em với lao động của bản thân: yêu

thích lao động và tham gia vào các quá trình lao động bất kỳ nào; sự cố gắng

làm việc từ đầu đến cuối.

- Giáo dục các phẩm chất cá nhân: tính mục đích, tính độc lập, sự kiên

nhẫn, chăm chỉ tính kiến quyết...

Page 48: Các Vấn Đề Chung Về Giáo Dục Học Mầm Non (Word)saomaidata.org/library/80.CacVanDeChungVeGiaoDucHo…  · Web view- Ở trẻ 2 tuổi hoàn thiện năng lực tri

- Giáo dục quan hệ tốt với bạn bè trong lao động hoà thuận, biết phối

hợp với nhau trong lao động, quan tâm giúp đỡ bạn bè; biết phân biệt đúng

sai, tốt xấu trong lao động của bạn.

Lưu ý: Các nhiệm vụ trên được cụ thể hóa thành các yêu cầu giáo dục

lao động cho trẻ em theo từng độ đổi của chương trình cải cách chăm sóc

giáo dục trẻ mẫu giáo bé, mẫu giáo nhỡ, mẫu giáo lớn.

3. Các nội dung giáo dục lao động cho trẻ mầm nọn

Các nội dung giáo dục lao động cho trẻ em được trình bày theo các

dạng lao động khác nhau:

a. Lao động tự phục vụ:

Là lao động mà ở đó mục đích kết quả hướng về phục vụ bản thân trẻ

như giữ gìn thân thể sạch sẽ, gọn gàng. Lao động tự phục vụ là nội dung chủ

yếu của trẻ 2-3 tuổi nhà trẻ và 3-4 tuổi mẫu giáo (mẫu giáo bé).

b. Lao động sinh hoạt hàng ngày:

Là lao động mà ở đó mục đích kết quả hướng về phục vụ người khác,

giúp đỡ người khác (trẻ khác hoặc cô giáo, cha mẹ....). Lao động sinh hoạt

hàng ngày bao gồm các lao động giữ gìn trật tự, vệ sinh ngăn nắp của phòng

học, chơi, ăn, ngủ. … vệ sinh môi trường xung quanh góc thiên nhiên, đồ

chơi, đồ dùng,... Lao động phục vụ sinh hoạt hàng ngày chủ yếu là nội dung

lao động của trẻ 4-5 tuổi và 5-6 tuổi (mẫu giáo nhỡ và lớn).

c. Dạng lao động thiên nhiên:

Là lao động phục vụ đối tượng thiên nhiên như lao động chăm sóc vật

nuôi, cây trồng.

Lao động thiên nhiên chủ yếu là nội dung của mẫu giáo lớn (nhưng nó

cũng có ở cả bé và nhỡ)

d. Dạng lao động thủ công:

Là lao động trẻ làm ra một số các sản phẩm từ giấy, gỗ và một số

nguyên liệu thiên nhiên khác.

Page 49: Các Vấn Đề Chung Về Giáo Dục Học Mầm Non (Word)saomaidata.org/library/80.CacVanDeChungVeGiaoDucHo…  · Web view- Ở trẻ 2 tuổi hoàn thiện năng lực tri

Loại lao động thủ công là nội dung chủ yếu ở mẫu giáo lớn.

Học tập cũng là một dạng lao động bắt đầu được hình thành ở mẫu

giáo, tạo tiền đề để hình thành hoạt động học tập sau này, góp phần chuẩn bị

cho trẻ đi học phổ thông.

Lưu ý: Mỗi lứa tuổi khác nhau các nội dung lao động trên được trình

bày phù hợp với độ tuổi trong các chương trình chăm sóc và giáo dục trẻ.

IV. CÁC PHƯƠNG TIỆN GIÁO DỤC LAO ĐỘNG CHO TRẺ EM MẦM NON

Để giải quyết các nhiệm vụ giáo dục lao động cho trẻ em mầm non các

trường mầm non sử dụng các phương tiện giáo dục

1. Làm quen trẻ với lao động của người lớn

- Làm quen lao động của người lớn là phương tiện giúp cho trẻ lĩnh hội

các kiến thức về hoạt động lao động, về kết quả, mục đích và các thao tác lao

động, các kỹ năng sử dụng công cụ lao động và động cơ, thái độ lao động

của người lớn

- Lao động của người lớn được đưa vào chương trình dạy trẻ lao động

trong bộ môn THMTXQ.

2. Dạy trẻ em lao động là một trong những phương tiện giáo dục trẻ em lao động

Dạy trẻ lao động là nhằm hình thành ở trẻ thao tác, kỹ năng lao động, là

dạy trẻ thực hiện các quá trình lao động, các dạng lao động khác nhau phù

hợp với từng lứa tuổi trẻ nhà trẻ và mẫu giáo.

Dạy trẻ lao động có thể diễn ra trên giờ học với cả lớp hoặc nhóm trẻ

nhưng cũng có thể dạy cho cá nhân trong các hoạt động sinh hoạt hàng ngày

(ăn, ngủ, vệ sinh,...).

3.. Lao động độc lập cho trẻ em

Page 50: Các Vấn Đề Chung Về Giáo Dục Học Mầm Non (Word)saomaidata.org/library/80.CacVanDeChungVeGiaoDucHo…  · Web view- Ở trẻ 2 tuổi hoàn thiện năng lực tri

Tổ chức hoạt động lao động vừa sức của bản thân trẻ là phương tiện

quan trọng giáo dục trẻ toàn diện trong lao động, thông qua lao động.

Lao động độc lập vừa sức của trẻ có ý nghĩa rất quan trọng

- Nó giúp trẻ lĩnh hội và hoàn thiện các quá trình lao động, cũng như

các kỹ năng lao động

- Nó là trường học cho trẻ em tham gia vào lao động có ích cho tập thể,

cho mọi người xung quanh và biết phối hợp trong lao động chung

- Nó là trường học cho trẻ em lĩnh hội động cơ xã hội của lao động, tập

cho trẻ quan tâm thực sự đến mọi người và giao tiếp với bạn bè và mọi người

xung quanh.

- Là nơi hình thành và rèn luyện các phẩm chất đạo đức của cá nhân

trẻ

Câu hỏi ôn tập

1. Giáo dục lao động là gì? Mối liên hệ giữa giáo dục lao động với các

mặt giáo dục khác.

2. Trình bày cơ sở, nhiệm vụ và nội dung giáo dục lao động cho trẻ em

mầm non.

3. Có các phương tiện giáo dục lao động nào, ý nghĩa của nó.

4. Nội dung thực hành

5. Tìm hiểu yêu cầu, nội dung giáo dục lao động cho trẻ em mầm non

trong các chương trình giáo dục trẻ 0-6 tuổi

6. Vận dụng các phương pháp và biện pháp giáo dục lao động cho trẻ

em mầm non.

Tài liệu tham khảo

- Như các chương trình trên

- Giáo dục lao động cho trẻ rnẫu giáo (sách dịch) Nhà xuất bản Giáo

dục - 1977

Page 51: Các Vấn Đề Chung Về Giáo Dục Học Mầm Non (Word)saomaidata.org/library/80.CacVanDeChungVeGiaoDucHo…  · Web view- Ở trẻ 2 tuổi hoàn thiện năng lực tri

- Sổ tay hiệu phó chuyên môn (sách dịch) - Trường CĐSP mẫu giáo

TW3 - Nguyễn Bích Liên.

Chương 2: CÁC NGUYÊN TẮC VÀ PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC CỦA GIÁO VIÊN MẦM NON

Trong học phần trước chúng ta đã tìm hiểu về các mục tiêu chung của

giáo dục mầm non, đó là: "Hình thành ở trẻ em những cơ sở ban đầu của

nhân cách con người mới XHCN Việt Nam…". Để đạt được mục tiêu giáo

dục, trường mầm non phải lựa chọn các phương pháp và biện pháp giáo dục

phù hợp đáp ứng các yêu cầu nguyên tắc cơ bản của nền giáo dục Việt Nam

trong việc tổ chức chỉ đạo và thực hiện quá trình chăm sóc và giáo dục trẻ em

từ 0-6 tuổi. Sau đây là các nội dung cần phải tìm hiểu:

1. Các khái niệm về nguyên tắc và phương pháp giáo dục.

2. Các đặc điểm phát triển tâm sinh lý của trẻ từ 0-6 tuổi - là cơ sở của

các nguyên tắc và phương pháp giáo dục.

3. Các nguyên tắc giáo dục trẻ mầm non.

4. Các phương pháp giáo dục trẻ mầm non

I. CÁC KHÁI NIỆM VỀ GIÁO DỤC VÀ PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC

1. Nguyên tắc giáo dục là gì?

Nguyên tắc giáo dục là những yêu cầu cơ bản đối với toàn bộ quá trình

giáo dục nhằm đảm bảo thực hiện các mục tiêu giáo dục đã đề ra (nguyên tắc

chỉ đạo việc thực hiện và quy định nội dung, phương pháp, biện pháp, hình

thức tổ chức giáo dục) Nguyên tắc là các yêu cầu mang tính chuẩn mực được

đúc kết từ thực tiễn giáo dục, từ mục tiêu của xã hội.

Nguyên tắc là chỗ dựa để định hướng đúng đắn việc tổ chức quá trình

giáo dục nhằm đạt được kết quả tối ưu theo các mục tiêu giáo dục đã để ra.

Page 52: Các Vấn Đề Chung Về Giáo Dục Học Mầm Non (Word)saomaidata.org/library/80.CacVanDeChungVeGiaoDucHo…  · Web view- Ở trẻ 2 tuổi hoàn thiện năng lực tri

Nguyên tắc giáo dục mầm non được xây dựng trên các nguyên tắc giáo

dục con người mới Việt Nam:

- Các nét đặc trưng trong sự phát triển tâm sinh lý của trẻ từ 0-6 tuổi

- Các mục tiêu giáo dục mầm non để đưa ra các yêu cầu giáo dục đặc

trưng cho việc giáo dục trẻ từ 0-6 tuổi.

2. Các phương pháp giáo dục

a. Phương pháp giáo dục là gì?

Trong các tài liệu giáo dục học hiện nay người ta thường hiểu phạm trù

phương pháp như:

- Phương pháp giáo dục là con đường, cách thức và biện pháp hoạt

động của người giáo dục và người được giáo dục,nhằm hình thành một kiểu

nhân cách nhất định.

- Phương pháp giáo dục bao gồm hệ thống các phương pháp giảng

dạy,giáo dục,học tập và rèn luyện được tiến hành trên lớp, trong và ngoài nhà

trường,mọi lúc, mọi nơi,…

- Cần phải phân biệt rõ các phương pháp giáodục, phương tiện giáo

dục và biện pháp giáo dục.

b. Phương tiện giáo dục là gì?

Là các đối tượng được sử dụng trong quá trình giáo dục bao gồm các

đối tượng (đổ dùng,đồ vật) trực quan, sách báo,khoa học,nghệ thuật, các

phương tiện nghe nhìn, các hoạt động khác nhau của người được giáo dục.

c. Biện pháp giáo dục:

Là yếu tố hợp thành của phương pháp giáo dục trong tình huống sư

phạm cụ thể. Phương pháp và biện pháp giáo dục có thể chuyển hoá cho

nhau do mục đích đề ra.

3. Mối liên hệ giữa nguyên tắc và phương pháp giáo dục

Page 53: Các Vấn Đề Chung Về Giáo Dục Học Mầm Non (Word)saomaidata.org/library/80.CacVanDeChungVeGiaoDucHo…  · Web view- Ở trẻ 2 tuổi hoàn thiện năng lực tri

Nguyên tắc chỉ đạo việc thực hiện và quy định nội dung, phương pháp,

biện pháp, hình thức tổ chức giáo dục

Phương pháp giáo dục được xây dựng và sử dụng trên cơ sở những

yêu cầu cơ bản của các nguyên tắc giáo dục và các mục tiêu giáo dục đã đề

ra: khi lựa chọn và sử dụng phương pháp giáo dục giáo viên cần vận dụng

uyển chuyển các yêu cầu, các nguyên tắc giáo dục.

II. VÀI NÉT VỀ ĐẶC ĐIỂM PHÁT TRIỂN TÂM SINH LÝ CỦA TRẺ EM MẦM NON

Trẻ tuổi mầm non là trẻ như thế nào?

Trong nhiều công trình nghiên cứu của các nhà tâm lý học và giáo dục

học, sự phát triển của đứa trẻ từ 0-6 tuổi được chia ra thành nhiều giai đoạn

phát triển cơ bản. Mỗi giai đoạn phát triển đều có những nét đặc trưng khác

nhau về chất. Đó là trẻ nhà trẻ từ 0-3 tuổi và trẻ mẫu giáo từ 5-6 tuổi và sau

đây là vài nét phát triển của trẻ nhà trẻ và mẫu giáo

1. Đặc điểm phát triển tâm sinh lý trẻ nhà trẻ (0-3 tuổi)

- Trẻ càng nhỏ tuổi tốc độ phát triển càng cao

- Cơ thể trẻ còn yếu ớt, cấu tạo và chức năng của các hệ cơ quan chưa

hoàn thiện

- Sự phát triển tâm lý và sinh lý có mối quan hệ mật thiết và thống nhất

chặt chẽ

- Nhu cầu cảm giác vận động, nhu cầu giao tiếp với người lớn, nhu cầu

xúc cảm tình cảm và nhu cầu tiếp xúc với đồ vật của trẻ em rất mạnh

- Sự phát triển tâm sinh lý mang tính chất cá biệt cao

- Người lớn có ảnh hưởng rất lớn đối với toàn bộ sự phát triển tâm sinh

lý của trẻ em (sự phát triển của trẻ em phụ thuộc rất nhiều vào người lớn)

Page 54: Các Vấn Đề Chung Về Giáo Dục Học Mầm Non (Word)saomaidata.org/library/80.CacVanDeChungVeGiaoDucHo…  · Web view- Ở trẻ 2 tuổi hoàn thiện năng lực tri

- Hoạt động của trẻ em được nảy sinh và phát triển phức tạp dần. Dưới

1 tuổi hoạt động giao tiếp là hoạt động chủ đạo, 2-3 tuổi hoạt động đồ vật là

hoạt động chủ đạo. Các dạng hoạt động khác mới nảy sinh như tạo hình, vẽ,

nặn...; lao động tự phục vụ bản thân; trò chơi phân vai theo chủ đề

- Ngôn ngữ phát triển mạnh mẽ (phát âm) tự ý thức được hình thành,

nhận thức cảm tính, trực quan hành động.

2. Đặc điểm phát triển trẻ mẫu giáo 3-6 tuổi

- Tốc độ phát triển tâm sinh lý còn cao so với người lớn, song chậm

dần so với trẻ em nhà trẻ (0-3 tuổi)

- Các hệ cơ quan tiếp tục hoàn thiện về cấu tạo và chức năng

- Tâm lý của trẻ em tiếp tục phát triển mạnh về ngôn ngữ, về các quá

trình nhận thức cảm giác, tri giác, tư duy, trí nhớ,...

- Quan hệ xung quanh có nhiều thay đổi: trẻ thể hiện tính tích cực, độc

lập, biết nhận xét đánh giá quan hệ và hoạt động của mình và của bạn; hiểu

biết các chuẩn mực hành vi giao tiếp và các hoạt động khác

- Tham gia vào các hoạt động chung, hoạt động cùng nhau

- Hoạt động của trẻ mẫu giáo phong phú và phức tạp hơn (vui chơi là

hoạt động chủ đạo, trò chơi sắm vai theo chủ đề), các hoạt động khác được

hình thành và phát triển như tạo hình, lao động, học tập,...

III. CÁC NGUYÊN TẮC GIÁO DỤC MẦM NON

1. Giáo dục mầm non có tính mục đích

a. Cơ sở của nguyên tắc

- Mục đích con người mới Việt Nam và mục tiêu giáo dục mầm non

- Đặc điểm tâm sinh lý của trẻ em

b. Nội dung của nguyên tắc

Page 55: Các Vấn Đề Chung Về Giáo Dục Học Mầm Non (Word)saomaidata.org/library/80.CacVanDeChungVeGiaoDucHo…  · Web view- Ở trẻ 2 tuổi hoàn thiện năng lực tri

- Phải đảm bảo mục tiêu cuối cùng: Hình thành cơ sở ban đầu nhân

cách con người mới Việt Nam trong quá trình giáo dục trẻ ở nhà trẻ và mẫu

giáo

- Phải đảm bảo tính toàn diện, hài hòa, cân đối về thể lực, tình cảm đạo

đức và thẩm mỹ

- Không được gò bó, áp đặt trẻ, phải yêu thương trẻ.

c. Các biện pháp vận dụng nguyên tắc

- Phải cho trẻ hoạt động tích cực, phù hợp với khả năng của mình;

không áp đặt, gò bó, cấm đoán dọa dẫm, không được bắt trẻ chờ đợi lâu;

không làm thay đổi đột ngột các hành động, hành vi hoạt động của trẻ trong

các quá trình tổ chức chăm sóc giáo dục trẻ (ăn ngủ, vệ sinh, tổ chức hoạt

động vui chơi giao tiếp, hoạt động với đồ vật, học tập lao động,...)

- Phải dựa vào tình cảm quan hệ, cử chỉ yêu thương như mẹ con giữa

cô và cháu để giáo dục trẻ (thuyết phục, giảng giải, làm gương, luyện tập cho

trẻ) để xây dựng các động cơ hành động đúng đắn

- Xác định rõ ràng mục đích, nhiệm vụ; nắm vững yêu cầu của từng

công việc, từng hoạt động giáo dục để tìm ra các biện pháp giáo dục phù hợp

với mục đích, nhiệm vụ đã đề ra.

2. Nguyên tắc tổ chức cuộc sống và hoạt động phù hợp với lứa tuổi, phải đảm bảo tính hệ thống, liên lục thừa kế và hài hòa giữa nội dung và biện pháp chăm sóc nuôi dưỡng giáo dục trẻ

a. Cơ sở của nguyên tắc

- Mục tiêu cuối cùng của giáo dục trẻ mầm non

- Mối quan hệ thống nhất giữa sự phát triển tâm lý và thể lực của trẻ

- Đặc điểm phát triển tâm sinh lý của trẻ từ 0-6 tuổi.

b. Nội dung nguyên tắc

Page 56: Các Vấn Đề Chung Về Giáo Dục Học Mầm Non (Word)saomaidata.org/library/80.CacVanDeChungVeGiaoDucHo…  · Web view- Ở trẻ 2 tuổi hoàn thiện năng lực tri

- Tổ chức cuộc sống sinh hoạt và hoạt động của trẻ vừa sức phù hợp

với khả năng lôi kéo theo sự phát triển của trẻ (chế độ ăn, ngủ, vệ sinh, tổ

chức các hoạt động theo các lứa tuổi)

- Phải đảm bảo tính liên tục, kế thừa đồng tâm trong việc thực hiện

nhiệm vụ, nội dung, các biện pháp giáo dục giữa các lớp, nhóm trẻ ở trường

mầm non

- Phải đảm bảo tính hài hòa giữa nội dung và các biện pháp chăm sóc

với giáo dục trẻ

c. Các biện pháp vận dụng nguyên tắc

- Thực hiện nghiêm chỉnh chế độ sinh hoạt, thực toàn đầy đủ yêu cầu

nội dung của chương trình giáo dục các lứa tuổi.

- Tổ chức các hoạt động vừa sức, lấy các hoạt động chủ đạo làm con

đường cơ bản trong việc giáo dục trẻ ở nhà trẻ và mẫu giáo

- Kết hợp chặt chẽ giữa các phương pháp, biện pháp chăm sóc nuôi

dưỡng trẻ và tổ chức các hoạt động của trẻ

- Xây dựng và thực hiện đúng các kế hoạch giáo dục

- Xây dựng tiêu chuẩn đánh giá kết quả chăm sóc giáo dục hàng tháng,

quý học kỳ, năm,...

3. Nguyên tắc bảo đảm sự thống nhất giữa các lực lượng giáo dục (gia đình, nhà trường, xã hội)

a. cơ sở của nguyên tắc

- Đặc điểm phát triển sinh lý thần kinh.

b. Nội dung nguyên tắc

- Đảm bảo sự thống nhất giữa các yêu cầu, vừa sức đối với trẻ

- Đảm bảo sự thống nhất trong các phương pháp, biện pháp giáo dục

- Đảm bảo sự thống nhất về thái độ, về giao tiếp với trẻ không nuông

chiều, không quát mắng, không thô bạo đối với trẻ

Page 57: Các Vấn Đề Chung Về Giáo Dục Học Mầm Non (Word)saomaidata.org/library/80.CacVanDeChungVeGiaoDucHo…  · Web view- Ở trẻ 2 tuổi hoàn thiện năng lực tri

c. Các biện pháp vận dụng nguyên tắc

- Xây dựng và thực hiện đúng các nội quy, nề nếp chăm sóc giáo dục

trẻ ở các lớp, các trường mẫu giáo, tạo môi trường giáo dục tốt ở gia đình,

nhà trường

- Phân công và phối hợp đồng đều giữa các cô giáo và cán bộ công

nhân viên trong nhà trưởng

- Phối hợp chặt chẽ với phụ huynh trẻ trong việc chăm lo nuôi dưỡng

giáo dục trẻ

- Tổ chức tốt các biện pháp tuyên truyền, thông tin,liên lạc tốt giữa phụ

huynh vớt Ban giám hiệu,với các giáo viên.

4. Nguyên tắc tôn trọng và có yêu cầu đối với trẻ

a. Cơ sở của nguyên tắc

- Mục đích giáo dục con người XHCN Việt Nam trong giai đoạn hiện

nay mà đặc trưng của nó là mối quan hệ xã hội giữa con người với con

người: mối quan hệ bạn bè, tôn trọng, bình đẳng, nhân ái,...

b. Nội dung của nguyên tắc

- Yêu cấu đối với thái độ và hành động của giáo viên là phải tin tưởng;

phái tôn trọng quyến lợi của trẻ được tham gia vào các hoạt động tích cực và

nêu ra các ý kiến nhận xét; phải hiểu biết và quan tâm đến từng cá nhân trẻ

- Tôn trọng là phải kết hợp chặt chẽ và việc yêu cầu cao đối với trẻ: Yêu

cầu cao là những yêu cầu vừa sức với tiềm năng của trẻ, phải phù hợp với

yêu cầu giáo dục trẻ để từ đó hình thành các phẩm chất tốt cho mỗi cá nhân

trẻ như tính tổ chức kỷ luật, thật thà, dũng cảm, tinh thần tập thể,...

c. Biện pháp vận dụng

- Giáo viên phải có kế hoạch tìm hiểu và giáo dục cho mỗi cá nhân trẻ

trong hoạt động sinh hoạt hàng ngày

Page 58: Các Vấn Đề Chung Về Giáo Dục Học Mầm Non (Word)saomaidata.org/library/80.CacVanDeChungVeGiaoDucHo…  · Web view- Ở trẻ 2 tuổi hoàn thiện năng lực tri

- Giáo dục sự hiểu biết, thái độ hành vi của trẻ phù hợp với yêu cầu

giáo dục

- Giáo viên tìm được những mặt mạnh của từng cá nhân, luôn tin

tưởng, kịp thời khuyến khích động viên, giúp đỡ trẻ trong các tình huống,

trong các hoạt động cụ thể.

5. Nguyên tắc kết hợp giáo dục trong nhóm và giáo dục cá nhân; coi trọng các đặc điểm riêng của từng cá nhân

a. Cơ sở của nguyên tắc

- Đặc điểm phát triển trẻ

- Các nguyên tắc giáo dục khác.

b. Nội dung của nguyên tắc

- Tổ chức lối sống chung trong các nhóm trẻ cùng độ tuổi, phù hợp với

khả năng của từng lứa tuổi, giáo dục trẻ trong tập thể, vì tập thể thông qua tập

thể

- Khi tổ chức lối sống tập thể giáo viên phải luôn coi trọng đặc điểm

riêng biệt của mỗi đứa trẻ để giáo dục nhằm phát huy các ưu điểm và hạn cho

tối thiểu các nhược điểm của trẻ.

c. Biện pháp thực hiện

- Xây dựng tập thể lớp (nhóm trẻ) để giáo dục trẻ

- Lựa chọn các biện pháp tác động phù hợp với tâm sinh lý của từng

đứa trẻ trong chăm sóc và giáo dục trẻ.

6. Nguyên tắc dẫn dắt trẻ từng bước đến với thực tiễn xã hội của người lớn, với nề nếp văn hóa dân tộc và văn hoá thế giới

a. Cơ sở nguyên tắc

- Mục tiêu xây dựng cơ bản ban đầu nhân cách con người mới, con

người phát triển hài hòa, cân đối và toàn diện.

b. Nội dung nguyên tắc

Page 59: Các Vấn Đề Chung Về Giáo Dục Học Mầm Non (Word)saomaidata.org/library/80.CacVanDeChungVeGiaoDucHo…  · Web view- Ở trẻ 2 tuổi hoàn thiện năng lực tri

- Phải xây dựng quá trình giáo dục trẻ sao cho trẻ em cảm nhận được

sự cần thiết đối với xã hội (nhóm, lớp, mọi người xung quanh,...); mở rộng

dần thực tiễn xung quanh trẻ; dẫn dắt trẻ vào cuộc sống lao động của người

lớn xung quanh,...

- Giáo dục tính độc lập, tích cực trong các hoạt động của trẻ.

c. Vận dụng nguyên tắc

- Từng bước mở rộng môi trường tiếp xúc cho trẻ từ gần đến xa: Gia

đình -> lớp trường -> xã hội xung quanh

- Từng bước cho trẻ tham gia vào cuộc sống lao động của người lớn

xung quanh và tham gia vào các hoạt động của xã hội, của thành phố quê

hương

- Tạo nếp sống sinh hoạt tập thể để giáo dục các phẩm chất xã hội: tính

tập thể, tương trợ, nhân ái, giúp đỡ,...

Tóm lại: Giáo viên mầm non phải nắm được các yêu cầu giáo dục cơ

bản của 6 nguyên tắc trên và vận dụng cùng một cách linh hoạt trong các

hoạt động, trong các tình huống sư phạm cụ thể, để tìm ra được các biện

pháp tối ưu nhất để thu được kết quá mong muốn.

IV. CÁC PHƯƠNG PHÁP CỤ THỂ GIÁO DỤC TRẺ MẦM NON

Trong các tài liệu giáo dục học, người ta tập hợp được rất nhiều các

phương pháp và biện pháp giáo dục. Theo nhiều tài liệu có thể chia ra làm

các biện pháp sau đây:

1 Các biện pháp tổ chức cách hành động, hoạt động, hành vi ứng xử xã hội của trẻ em

1.1. Mục đích sử dụng:

Dùng để hình thành các hành động, kỹ năng, hành vi ứng xử trong các

hoạt động và sinh hoạt hàng ngày của trẻ em.

Page 60: Các Vấn Đề Chung Về Giáo Dục Học Mầm Non (Word)saomaidata.org/library/80.CacVanDeChungVeGiaoDucHo…  · Web view- Ở trẻ 2 tuổi hoàn thiện năng lực tri

1.2. Các phương pháp, biện pháp.

a. Phương pháp biện pháp dùng để dạy các kỹ năng, kỹ xảo, hành vi,...

- Như các hành vi, kỹ năng, kỹ xảo, thói quen trong ăn uống vệ sinh,

ngủ,.... các hành vi trong hoạt động và giao tiếp

- Có biện pháp kết hợp: Làm mẫu, chỉ dẫn bằng lời, cùng tham gia vào

hoạt động với trẻ; giải thích, giảng giải, nhắc nhở động viên các bài tập luyện

tập, các trò chơi,…

b. Phương pháp dùng để luyện tập củng cố các hành vi thói quen: Bao

gồm các biện pháp giao việc, giao nhiệm vụ, tổ chức các hoạt động của trẻ,

tạo cáo tình huống sư phạm, ghi nhớ, nhắc nhở chỉ dẫn,...

c. Phương pháp tổ chức các hoạt động của trẻ nhằm phát triển các

hoạt động và năng lực thực hiện theo kế hoạch phối hợp giữa trẻ với nhau và

để luyện tập tính độc lập, tích cực sáng tạo thực hiện các hành vi giao tiếp

ứng xử,...

2. Các phương pháp biện pháp hình thành ý thức, sự hiểu tiết, kiến thức biểu tượng và tự ý thức của trẻ

a. Mục đích sử dụng: Cung cấp sự hiểu biết về các chuẩn mực đạo đức

thẩm mỹ xung quanh

b. Các phương pháp và biện pháp

- Sử dụng trực quan minh họa như quan sát, xem tranh ảnh, nêu

gương, xem phim

- Phương pháp kể chuyện, đọc chuyện, thơ ca phương pháp đàm thoại

- Giải thích, giảng giải

- Thuyết phục

3. Các phương pháp biện pháp kích thích điểu chỉnh động cơ, hành động, hành vi,...

Page 61: Các Vấn Đề Chung Về Giáo Dục Học Mầm Non (Word)saomaidata.org/library/80.CacVanDeChungVeGiaoDucHo…  · Web view- Ở trẻ 2 tuổi hoàn thiện năng lực tri

a. Mục đích sử dụng: Nhằm thúc đẩy tích cực, hứng thú, động cơ, thái

độ của trẻ em…

b. Các biện pháp.

- Khen ngợi, tuyên dương, thi đua

- Tạo tin tưởng, uy tín, hứng thú, niềm vui, trách phạt,...

- Nhận xét đánh giá của cô, bạn; phê phán, tỏ thái độ không bằng

lòng,...

Lưu ý:

- Khen chê đúng mức, phù hợp với lứa tuổi, với đặc điểm của cá nhân

- Không dùng biện pháp thô bạo đối với trẻ.

Ôn Tập

1. Cần nắm vững cơ sở các nguyên tắc giáo dục và phương pháp giáo

dục (mục tiêu giáo dục mầm non, các đặc điểm phát triển tâm sinh lý của trẻ

em nhà trẻ và mẫu giáo).

2. Yêu cầu nắm vững nội dung và các biện pháp vận dụng nguyên tắc

giáo dục mầm non.

3. Nắm vững các phương pháp giáo dục mầm non - mục đích sử dụng

và các biện pháp.

4. Yêu cầu sau khi hiểu lý thuyết phải biết vận dụng để tìm hiểu các

nguyên tắc và phương pháp giáo dục trong các tình huống giáo dục cụ thể

trong thực tiễn.

Thực hành

- Tập xử lý và giải quyết tình huống sư phạm trong các bài tập giáo dục.

- Quan sát và ghi chép các tình huống và cách xử lý của giáo viên tại

các cơ sở nhà trẻ mẫu giáo.

Tài liệu tham khảo

Page 62: Các Vấn Đề Chung Về Giáo Dục Học Mầm Non (Word)saomaidata.org/library/80.CacVanDeChungVeGiaoDucHo…  · Web view- Ở trẻ 2 tuổi hoàn thiện năng lực tri

1. Quyết định 55

2. Chương trình chăm sóc giáo dục trẻ 0-6 tuổi

3. Các sách giáo khoa giáo dục học mầm non

4. Các bài tập giáo dục học mầm non.

TÀI LIỆU THAM KHẢO1) Nguyễn Thị Ngọc Chúc - "giáo dục học mẫu giáo", Nhà XBGD 1990

2) Chương trình chăm sóc giáo dục mẫu giáo, Vụ Giáo dục Mầm non,

Hà Nội, 1 994

3) Chương trình chăm sóc giáo dục trẻ 3-36 tháng, Hà Nội, 1994

4) Hà Thế Ngữ - "Giáo dục học", Nhà XBGD 1987

5) Võ Quang Phúc và Lê Nguyên Long - "Một số vấn đề giáo dục học",

Trường cán bộ quản lý giáo dục Hồ Chí Minh, 1982

6) Quyết định 55 ngành học mầm non

7) Iu. C.Balanxki - "Giáo dục học", Đại học Sư phạm Tp. Hồ Chí Minh,

1986

8) A. Z.Xôrôkina - "Dạy trẻ làm quen với các đồ vật", Nhà XBGD 1986

9) A. Z. Xôrôkina - "Giáo dục học mẫu giáo", Nhà XBGD, Hà Nội, 1979

10) I. A. llina - "Giáo dục học", Nhà XBGD, 1978

11) Uxôva - "Dạy học ở mẫu giáo", Nhà XBGD, 1979

12) Nhechaeva - "Giáo dục trẻ mẫu giáo trong lao động", Nhà XBGD,

1979

TÀI LIỆU NƯỚC NGOÀI

13) "Giáo dục lao động cho trẻ em lứa tuổi mẫu giáo", Nhà XBGD

Matxkơva, 1984

Page 63: Các Vấn Đề Chung Về Giáo Dục Học Mầm Non (Word)saomaidata.org/library/80.CacVanDeChungVeGiaoDucHo…  · Web view- Ở trẻ 2 tuổi hoàn thiện năng lực tri

14) V.I. Lôginôva và P.G.Samơrukôva - "Giáo dục trẻ mẫu giáo", Nhà

XBGD Matxkơva, 1988

15) "Nội dung và phương pháp giáo dục trí tuệ trẻ mẫu giáo", Nhà

XBGD Matxkơva, 1980

MỤC LỤCLời nói đầu

Học phần IINHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG CỦA GIÁO DỤC HỌC MẦM NON

Chương I: NHIỆM VỤ VÀ NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA GIÁO DỤC HỌC MẦM NON

Bài 1: Giáo dục thể lực cho trẻ em tuổi mầm non

Bài 2: Giáo dục trí tuệ cho trẻ mầm non

Bài 3: Giáo dục đạo đức cho trẻ em mầm non

Bài 4: Giáo dục thẩm mỹ cho trẻ em mầm non

Bài 5: Giáo dục lao động cho trẻ em tuổi mầm non

Chương II: CÁC NGUYÊN TẮC VÀ PHƯƠNG PHÁP CỦA GIÁO VIÊN MẦM NON

Tài liệu tham khảo

---//---