32
CÁCH TỐI ƯU HÓA ĐỘ PHƠI SÁNG VỚI HISTOGRAM (2.0) 16 Tháng 8 2013 lúc 22:41 Kỹ Thuật Khai Thác Tiềm Năng Sensor Để Có Chất Lượng File Ảnh Tốt Nhất. Tác giả: Andre Luu (Khương) Ảnh áp dụng nhiều kỹ thuật trong bài để xử lý ánh sáng khó. Xem ảnh lớn: http://500px.com/photo/30660607 LỢI ÍCH CỦA ĐỘ PHƠI SÁNG TỐI ƯU Khi bạn chụp máy kỹ thuật số, hình ảnh là những tín hiệu ánh sáng chiếu vào sensor (cảm biến), được sensor thu vào và chuyển đổi sang kỹ thuật số với những nấc sắc độ (tonal values) từ sáng nhất đến tối nhất có trong cảnh. Những nấc sắc độ đó được điều khiển bởi 3 yếu tố: khẩu độ ống kính, tốc độ chụp và độ nhạy sáng ISO hay còn được gọi chung là độ phơi sáng (exposure). Sự chênh lệch giữa một ảnh có độ phơi sáng tối ưu với ảnh chưa tối ưu có thể khác biệt nhau rất nhiều. Khi độ phơi sáng được tối ưu, sensor sẽ chứa nhiều sắc độ nhất mà giới hạn sensor cho phép, như thế file ảnh sẽ có được chuỗi sắc độ rộng nhất có thể cho cảnh mà bạn đang chụp. Khi làm được điều đó ảnh của bạn sẽ đạt được nhiều ưu điểm kỹ thuật như sau: Giảm noise (nhiễu hạt), noise sẽ bị hạn chế tối đa làm cho các pixel ảnh rất mịn màn. Tăng độ trong trẽo, vì sự chuyển tiếp giữa các sắc độ sáng tối sẽ rất liền lạc và liên tục.

CÁCH TỐI ƯU HÓA ĐỘ PHƠI SÁNG VỚI HISTOGRAM

Embed Size (px)

DESCRIPTION

CÁCH TỐI ƯU HÓA ĐỘ PHƠI SÁNG VỚI HISTOGRAM

Citation preview

Page 1: CÁCH TỐI ƯU HÓA ĐỘ PHƠI SÁNG VỚI HISTOGRAM

CÁCH TỐI ƯU HÓA ĐỘ PHƠI SÁNG VỚI HISTOGRAM (2.0)16 Tháng 8 2013 lúc 22:41

Kỹ Thuật Khai Thác Tiềm Năng Sensor Để Có Chất Lượng File Ảnh Tốt Nhất.

Tác giả: Andre Luu (Khương)

 

Ảnh áp dụng nhiều kỹ thuật trong bài để xử lý ánh sáng khó. Xem ảnh

lớn: http://500px.com/photo/30660607

 

LỢI ÍCH CỦA ĐỘ PHƠI SÁNG TỐI ƯU

Khi bạn chụp máy kỹ thuật số, hình ảnh là những tín hiệu ánh sáng chiếu vào sensor (cảm biến),

được sensor thu vào và chuyển đổi sang kỹ thuật số với những nấc sắc độ (tonal values) từ sáng

nhất đến tối nhất có trong cảnh. Những nấc sắc độ đó được điều khiển bởi 3 yếu tố: khẩu độ ống

kính, tốc độ chụp và độ nhạy sáng ISO hay còn được gọi chung là độ phơi sáng (exposure). 

 

Sự chênh lệch giữa một ảnh có độ phơi sáng tối ưu với ảnh chưa tối ưu có thể khác biệt nhau rất

nhiều. Khi độ phơi sáng được tối ưu, sensor sẽ chứa nhiều sắc độ nhất mà giới hạn sensor cho

phép, như thế file ảnh sẽ có được chuỗi sắc độ rộng nhất có thể cho cảnh mà bạn đang chụp. Khi

làm được điều đó ảnh của bạn sẽ đạt được nhiều ưu điểm kỹ thuật như sau:

Giảm noise (nhiễu hạt), noise sẽ bị hạn chế tối đa làm cho các pixel ảnh rất mịn màn.

Tăng độ trong trẽo, vì sự chuyển tiếp giữa các sắc độ sáng tối sẽ rất liền lạc và liên tục.

Tăng độ tương phản, tăng thêm cảm giác sắc nét của thị giác.

Tăng độ đậm đà (saturation) và độ tươi (vibrance) của màu sắc, làm ảnh rực rỡ hơn.

Tăng biên độ chỉnh sửa với phần mềm, ít làm ảnh hưởng đến chất lượng của ảnh gốc.

 

Page 2: CÁCH TỐI ƯU HÓA ĐỘ PHƠI SÁNG VỚI HISTOGRAM

THIẾT LẬP MÁY TỐI ƯU

Trừ khi bạn có nhu cầu đặc biệt, thiết lập những lựa chọn trong phần cài đặt máy như sau giúp máy

bạn lưu dữ liệu vào file với chất lượng tốt nhất có thể.

 

 Image Quality:  

Chọn lưu định dạng file RAW với số BIT lớn nhất có thể. Ví dụ file Raw 14-Bit dùng đến 16.384 sắc

độ (tone) để diễn đạt độ sáng tối của ảnh, trong khi file Jpeg chỉ có 256 sắc độ, ít hơn raw đến 64

lần. Điều này đồng nghĩa với sự chuyển tiếp giữa các chi tiết sáng và tối trong file Raw 14-Bit sẽ mịn

màn và tự nhiên hơn rất nhiều so với file Jpeg. Những máy thế hệ củ hơn thì chỉ có 12 Bit tức là

4.096 sắc độ.  

 

Color space:

Tương tự với độ sáng tối - sắc độ, màu sắc được chứa bằng không gian màu hay color space. Cho

lựa chọn này, bạn chọn Adobe RGB thay vì sRGB mặc định vì dải màu Adobe RGB rộng

hơn sRGB nên cho phép bạn chỉnh sửa ảnh nhiều hơn mà vẫn giữ được sự chuyển tiếp màu sắc

mềm mại và tự nhiên.

 

Ngoài ra trong phần mềm xử lý file RAW, ta lại có thêm một lựa chọn nữa là ProPhoto, đây là một

color space có dải màu rộng hơn cả Adobe RGB. Nếu bạn cần chuyển từ file RAW qua một định

dạng khác để tiếp tục xử lý thì nên chọn ProPhoto để giữ được dải màu tốt hơn nữa. 

 

 

 

 

HISTOGRAM  HIỂN THỊ SỐ LƯỢNG SẮC ĐỘ GHI NHẬN ĐƯỢC

 

Histogram là biểu đồ sắc độ cho ta biết chi tiết ánh sáng trong file ảnh vừa chụp có những giá trị sắc

độ như thế nào. Cạnh trái của biểu đồ đại diện cho sắc độ tối nhất hay đen tuyền và cạnh phải

Page 3: CÁCH TỐI ƯU HÓA ĐỘ PHƠI SÁNG VỚI HISTOGRAM

đại diện cho sắc độ sáng nhất hay trắng tinh. Dưới đây là biểu đồ tổng quát  (luminance) có màu

trắng, biểu đồ này đã gồm có tính hiệu của 3 màu đỏ, xanh lá và xanh dương (RGB).

 

 

 

 

Ảnh có độ phơi sáng lý tưởng khi:

1. Sắc độ sáng nhất vừa chạm cạnh phải ở mí dưới (không leo lên cạnh phải)

2. Sắc độ tối nhất chưa hoặc vừa chạm cạnh trái ở mí dưới (không leo lên cạnh trái)

Hai yếu tố trên có nghĩa là toàn bộ sắc độ từ tối đến sáng nhất có trong cảnh đang chụp đã được

ghi hết vào trong ảnh, mà không bị cháy đen hay cháy trắng.

 

Khi sắc độ sáng chạm cạnh phải của biểu đồ, ảnh sẽ hạn chế noise tối đa.

 

Trong vùng tối số lượng nấc sắc độ để diễn đạt độ sáng tối của ảnh ít hơn rất nhiều so với số lượng

nấc sắc độ có trong vùng sáng. Ngoài ra noise có tỉ lệ nghịch với số lượng nấc sắc độ, vì thế trong

vùng tối có nhiều noise hơn trong vùng sáng. Hiểu rõ 2 đặc tính này, nên bạn cần ưu tiên cho vùng

sáng, bằng cách chỉnh độ phơi sáng sao cho nét sắc độ sáng nhất đụng cạnh phải của biểu đồ

Histogram. Làm thế bạn sẽ hạn chế được noise một cách tối đa, nhất là đối với ảnh có nhiều vùng

tối như ảnh nghịch sáng, bình minh, hoàng hôn hay ảnh phơi đêm.

 

Ảnh có độ phơi sáng thiếu (underexposure)

 

Page 4: CÁCH TỐI ƯU HÓA ĐỘ PHƠI SÁNG VỚI HISTOGRAM

 

Khi ảnh có độ phơi sáng thiếu, nét sắc độ đầu tiên bên phải chưa chạm vào cạnh phải của khung

biểu đồ mà còn cách ở một khoảng xa, càng xa thể hiện sự thiếu ánh sáng càng nhiều. Điều này thể

hiện tín hiệu ánh sáng trong ảnh chưa phủ hết khả năng mà sensor máy bạn có thể ghi được. Bạn

cần tăng ánh sáng lên (ví dụ hạ vận tốc chụp).

 

Ảnh có độ phơi sáng dư (overexposure)

 

 

Khi ảnh có độ phơi sáng dư, nét sắc độ đầu tiên bên phải chẳng những chạm vào cạnh phải của

khung biểu đồ mà còn leo luôn lên cao. Thể hiện tín hiệu ánh sáng trong ảnh đã vượt mức sáng mà

sensor máy bạn có thể ghi được. Phần vượt đó sẽ hoàn toàn bị trắng xóa mà không có chi tiết nào.

 

Ảnh có độ phơi sáng vừa đủ (Correct exposure)

 

Page 5: CÁCH TỐI ƯU HÓA ĐỘ PHƠI SÁNG VỚI HISTOGRAM

 

Khi ảnh có độ phơi sáng vừa đủ thì nét sắc độ đầu tiên bên phải vừa chạm vào cạnh phải của

khung biểu đồ mà không bị leo lên. Thể hiện tín hiệu ánh sáng trong ảnh vừa đến mức sáng nhất

sensor có thể ghi được mà vẫn chưa bị cháy đi.

 

Lưu ý: Ảnh preview trong máy của bạn trong trường  hợp này có thể thấy quá sáng, nhưng đừng lo,

vì bạn có thể chỉnh cho vừa lại sau, trong phần mềm khi xử lý file Raw. Điều quan trọng là bạn đã

lấy đủ giá trị sắc độ cho ảnh, và đó mới là điều cần thiết căn bản nhất để tạo một file ảnh chất lượng

cao.

 

Ảnh có độ phơi sáng khó, tương phản giữa vùng sáng và tối quá cao và ngoài tầm ghi nhận

của sensor

 

 

Có nhiều trường hợp trong phong cảnh, ánh sáng có độ tương phản quá cao, cao hơn khả năng

sensor có thể thu được hết.

 

Ví dụ:  Tiền cảnh ngược sáng có ráng mây sáng trong khung ảnh, ráng mây được mặt trời chiếu

quá sáng nên nét sắc độ sáng bên phải bị leo lên cạnh phải của khung biểu đồ, và mặt khuất của

những tản đá lớn ở tiền cảnh bị nằm trong bóng tối, nên nét sắc độ tối bên trái leo lên cạnh khung

trái như trong hình. Phần bị lố (leo lên) là phần tín hiệu vượt quá biên độ mà sensor bạn có thể ghi

được, chúng sẽ bị trắng xóa hay đen tuyền mà không có chi tiết gì.

Page 6: CÁCH TỐI ƯU HÓA ĐỘ PHƠI SÁNG VỚI HISTOGRAM

 

Trong trường hợp mức độ tương phản cao như vậy, bạn có những lựa chọn sau:

 

Ưu tiên cho chi tiết sáng 

 

Ảnh tối ưu cho chi tiết sáng. Nét sắc độ sáng vừa chạm cạnh khung biểu đồ phải.

 

Nếu chi tiết trong vùng tối không quan trọng, thì bạn tối ưu cho chi tiết sáng (chỉnh cho nét sắc độ

sáng vừa chạm cạnh khung biểu đồ phải, và mặc cho sắc độ tối bên trái leo. Ráng mây sẽ rõ đẹp và

những tản đá ở tiền cảnh sẽ nằm trong bóng tối tạo một phong cách silhouette.

 

Ưu tiên cho chi tiết tối 

 

Ảnh tối ưu cho chi tiết tối. Nét sắc độ tối vừa chạm cạnh khung biểu đồ trái.

 

Page 7: CÁCH TỐI ƯU HÓA ĐỘ PHƠI SÁNG VỚI HISTOGRAM

Nếu chi tiết sáng không quan trọng, thì bạn tối ưu cho chi tiết tối, (chỉnh cho nét sắc độ tối vừa chạm

cạnh khung biểu đồ trái, và mặc cho sắc độ sáng bên phải leo. Ráng mây sẽ bị cháy nhưng những

tản đá trong tiền cảnh sẽ hiện rõ hết chi tiết.

 

Ưu tiên cho cả 2 vùng sáng tối

 

Ảnh tối ưu cho cả hai chi tiết sáng và tối với filter Grad ND 2-khẩu để cân bằng sáng giữa phần trời

và tiền cảnh.

 

Nếu cả hai chi tiết tối và sáng đều quan trọng  thì bạn phải sử dụng những kỹ thuật sau để cân

sáng: 

 

Dùng Grad ND filter để che bớt phần sáng, làm cân bằng 2 vùng khi cảnh cho phép.

 

Chụp 2 tấm, tấm 1 tối ưu cho vùng sáng, và tấm 2 tối ưu cho vùng tối, rồi ghép (blend) 2 tấm lại

trong Photoshop, che bỏ (mask) 2 phần không tối ưu để ghép 2 phần tối ưu lại.

 

Dùng kỹ thuật HDR. Chụp 1 series bracket từ 3 tấm trở lên với tấm tối nhất đến sáng nhất phủ đủ

biên độ sáng tối cần thiết cho ảnh, và dùng phần mềm hay chế độ chụp tự động HDR để ghép và xử

lý chúng.

 

KHAI THÁC HẾT TIỀM NĂNG SENSOR MÁY BẠN

 

Histogram trên máy lấy dữ liệu sắc độ từ trong file Jpeg bất kể bạn chụp Raw hay Jpeg. File Jpeg

này do máy bạn tự động tạo ra cho chức năng xem lại (preview) trên màn hình LCD máy, sau khi

bạn chụp, vì thế các sự thiết lập lựa chọn trong máy liên quan đến Jpeg như Picture Control sẽ ảnh

hưởng đến Histogram.

 

Khi bạn chụp Raw, bạn cần phần mềm xử lý Raw trước khi file được xuất ra định dạng cuối cùng.

Phần mềm Raw như Photoshop và Lightroom cũng có Histogram và đọc dữ liệu sắc độ từ file Raw

Page 8: CÁCH TỐI ƯU HÓA ĐỘ PHƠI SÁNG VỚI HISTOGRAM

đó. Do histogram máy ảnh và histogram phần mềm đọc từ 2 nguồn file khác nhau cho một ảnh, vì

thế mới có sự khác nhau giữa histogram máy và histogram của  phần mềm. Trong các thế hệ máy

trước năm 2012, sự khác biệt này không nhiều, nhưng các máy thế hệ mới từ 2012 về sau (như

máy Nikon D4, D800, D600, Canon 1DX, 5Dmk3, 6D...) sự khác biệt này tương đối lớn.

 

Trong các máy thế hệ mới này, khi bạn chụp với histogram trên máy vừa chạm cạnh phải, thì

histogram trên phần mền Raw còn cách một khoảng đáng kể, có nghĩa là sensor máy bạn vẫn chưa

được dùng hết khả năng, bạn vẫn còn có thể tăng ánh sáng lên cho đến khi histogram phần mềm

vừa chạm phải. Để cho điều đó xảy ra, có nghĩa là histogram trên máy phải leo lên cạnh phải như

trong trường hợp quá sáng. Bạn hãy xem hình minh họa sau:

 

Histogram ảnh trên máy leo lên cạnh phải như trong trường hợp quá sáng.

 

Trong khi histogram của ảnh file Raw đó lại thể hiện vừa đủ trong Lightroom (Nikon D800E)

 

Hai histogram trên được thí nghiệm với máy Nikon D800E và phát hiện sự chênh lệch giữa

histogram trên máy leo lên trên cạnh phải khoản ¼ chiều cao của biểu đồ, sẽ tương đương với

histogram trong phần mềm Raw vừa đụng cạnh phải (tối ưu). Vì thế nếu bạn chụp với máy D800E

trên, bạn nên chỉnh độ phơi sáng sao cho biểu đồ leo cạnh phải như hình trên mới là tối ưu mà vẫn

không bị cháy. 

 

Cách Thử Nghiệm Biên Độ Thêm Sáng Mà Sensor Bạn Cho Phép

Page 9: CÁCH TỐI ƯU HÓA ĐỘ PHƠI SÁNG VỚI HISTOGRAM

 

Để biết chính xác máy bạn như thế nào, thì bạn phải chụp thử, tấm đầu tiên với histogram trên máy

vừa chạm cạnh phải, và một series 6 ảnh tiếp theo cộng thêm 1/3 khẩu độ cho mổi ảnh, ví dụ  ảnh 1

là ảnh gốc, ảnh 2 = +1/3, ảnh 3 = +2/3, ảnh 4 = +1 khẩu, ảnh 5 = +1 1/3, ảnh 6 =  +1 2/3, ảnh 7 =  2

khẩu. Sau đó vào phần mềm Raw (Photoshop hay Lightroom) xem ảnh nào vừa chạm cạnh phải

của histogram trong phần mềm, ghi chú xuống là hơn bao nhiêu khẩu, rồi gắn thẻ nhớ trở lại máy

xem histogram cho ảnh đó. Ví dụ ảnh +1 2/3 khẩu là tối ưu, tức là ảnh số 6, khi xem histogram cho

ảnh #6, bạn ghi lại nó có histogram leo lên cạnh phải cao là bao nhiêu, và từ đó bạn chụp với

histogram leo lên đúng độ cao đó là bạn sẽ có ánh sáng tối ưu cho sensor máy bạn.

 

Nếu bạn còn có thắc mắc hay góp ý, xin liên lạc với tác giả. Chúc bạn chụp được nhiều ảnh phong

cảnh đẹp như ý.

 

ẢNH MINH HỌA

Sau đây là một số ảnh minh họa có tình huống ánh sáng tương phản cao quá khả năng sensor, nên

cần áp dúng thêm 3 kỹ thuật cân sáng với độ phơi sáng tối ưu.

 

Ảnh ngược sáng cực khó vì tiền cảnh có đá tối, và cây khô trắng nhô cao quá chân trời, nên nếu chỉ

dùng Grad ND filter cây sẽ bị đen. Dùng kỹ thuật Blend 2 tấm: Tấm 1: dùng Grad ND tối ưu cho toàn

cảnh. Tấm 2: tối ưu cho chỉ riêng cành cây khô. Ghép lại trong Photoshop.

Xem ảnh lớn: http://500px.com/photo/30657831

 

Page 10: CÁCH TỐI ƯU HÓA ĐỘ PHƠI SÁNG VỚI HISTOGRAM

Ảnh ngược sáng dùng kỹ thuật filter Grad ND cân sáng vùng trời, 1 tấm.

Xem ảnh lớn: http://500px.com/photo/30740223

 

Ảnh ngược sáng dùng kỹ thuật HDR. Chụp bracket 5 ảnh, cách nhau 2/3 khẩu, ghép lại với phần

mềm HDR Photomatix.

Xem ảnh lớn: http://500px.com/photo/28736461

CÁCH LẤY NÉT TỐI ƯU TRONG PHONG CẢNH (2.0)12 Tháng 6 2013 lúc 1:56

Cách Lấy Nét Sắc Nét Từ Gần Đến Vô Cực Theo Hyperfocal Distance Cho Máy Của Bạn.

 

Tác giả: Andre Luu (Khương)

 

Page 11: CÁCH TỐI ƯU HÓA ĐỘ PHƠI SÁNG VỚI HISTOGRAM

 

Rõ nét từ 1.09 m đến vô cực. HFD = 2.2 m @f16 - 21mm Nikon D800E

 Xem ảnh lớn: http://500px.com/photo/34291304

 

HYPERFOCAL DISTANCE LÀ GÌ

Lấy nét theo Hyperfocal Distance (HFD), điểm ngoại tiêu, là một kỹ thuật lấy nét ở một điểm tối

ưu, tính bằng một khoảng cách, đo từ mặt cảm biến máy (sensor) đến điểm tối ưu đó, mà cho ta độ

nét rõ nhất từ tiền cảnh gần đến vô cực. 

 

KHI NÀO TA KHÔNG NÊN DÙNG KỸ THUẬT NÀY

Khi phong cảnh có tiền cảnh, mà ta muốn làm rõ nét cả tiền cảnh lẫn hậu cảnh thì ta mới áp dụng

phương pháp này. 

 

Khi không cần rõ nét ở tiền cảnh (như tiền cảnh là bóng đen silhouette) hoặc không có tiền

cảnh (như đứng trên sân thượng chụp cảnh thành phố ở xa mà phía trước là một khoảng không) thì

ta không cần áp dụng kỹ thuật này.

 

NHƯ THẾ NÀO LÀ RÕ NÉT VÀ CÁC YẾU TỐ CHI PHỐI

Độ rõ nét chỉ là một sự tương đối, tuỳ vào 3 yếu tố sau, mà cảm nhận về độ rõ nét của mỗi người

có thể khác nhau, vì thế ta cần hiểu rõ những yếu tố này mới dùng kỹ thuật này một cách hữu hiệu.

Với các yếu tố khác giữ nguyên, ta có:

1. Kích cỡ ảnh: Ảnh càng nhỏ sẽ thấy nét càng rõ, ảnh càng to sẽ thấy nét càng mờ. Ví dụ

bạn xem hình toàn ảnh trên màn hình mọi thứ nhìn rất rõ, nhưng khi bấm phóng ra 100% thì

chi tiết không rõ như khi xem kích cở nhỏ. Điều này cho thấy khi xem ảnh ở kích cở 100%

thì file ảnh 16 mp sẽ thấy rõ nét hơn file ảnh 36 mp.

2. Khoảng cách xem ảnh: Ảnh càng xa sẽ thấy nét càng rõ, ảnh càng gần sẽ thấy nét càng

mờ. Ví dụ bạn nhìn thấy các bản quảng cáo to trên xa lộ rất rõ từ xa, nhưng khi đến gần sát

bên thì thấy chi tiết nó được in ra rất mờ với độ phân giải rất thấp. Cho nên khi bạn xem ảnh

ở khoảng cách 1m với màn hình hay bản in thì sẽ thấy nét rõ hơn là bạn đến thật gần ở

khoảng cách 25 cm.

Page 12: CÁCH TỐI ƯU HÓA ĐỘ PHƠI SÁNG VỚI HISTOGRAM

3. Sức khỏe mắt người xem: Mắt bình thường sẽ thấy rõ, mắt cận sẽ thấy mờ.

ĐỘ RÕ NÉT VÀ TRƯỜNG ẢNH (DOF)

Không giống như mắt con người lúc nào cũng cảm thấy mọi thứ rõ từ gần đến vô cực, ống kính có

trường ảnh (DOF), là một khoảng không gian rõ nét trong ảnh, bên ngoài trường ảnh đó là phần

không gian mờ. Trường ảnh sâu/dài hay cạn/ngắn tuỳ thuộc vào 2 yếu tố sau:

 

1. Tiêu cự: Tiêu cự càng ngắn (vd ống rộng 14mm) trường ảnh càng sâu/dài và ngược lại tiêu

cự càng dài (ống tele 200mm) thì trường ảnh càng cạn/ngắn. Đây là lý do mà trong phong

cảnh ta thường dùng ống rộng từ 14mm đến 24mm, vì nó cho ta trường ảnh sâu, giúp cho

ảnh có độ rõ nét từ gần đến xa. Từ 35mm trở đi thì trường ảnh không đủ sâu, hoặc không

đủ chất lượng vì phải dùng đến f22, ở khẩu nhỏ nhất này, ảnh sẽ bị mờ nét nhiều do bị

nhiễu xạ (diffraction). 

2. Khẩu độ: Khẩu độ càng nhỏ (số f lớn, vd f11, f16...) thì trường ảnh càng sâu/dài và ngược

lại khẩu độ càng lớn (số f nhỏ, vd f2.0, f1.8....) thì trường ảnh càng cạn/ngắn. Vì thế trong

phong cảnh ta thường dùng khẩu độ nhỏ thường là f8-f16 để có trường ảnh sâu/dài.

 

ĐỘ RÕ NÉT VÀ KHẨU ĐỘ TỐI ƯU

Nếu bạn đã từng đọc qua những bài đánh giá (review) của ống kính, thì bạn thấy rằng gần như tất

cả các ống kính cho máy ảnh loại 35mm DSLR (Canon, Nikon, Sony....) đều có khẩu độ sắc nét

nhất ở f5.6 và f8. Tùy vào tiêu cự dùng, khẩu độ f5.6 và f8 có hoặc không có thể cung ứng được

trường ảnh mà ta cần trong phong cảnh, vì thế ta cần chọn một khẩu độ tối ưu vừa ở mức sắc nét

nhất của ống kính mà vừa có đủ trường ảnh mà ta cần cho phong cảnh. Bạn có thể dùng khẩu độ

tối ưu như sau, và kiểm tra trường ảnh thực tế khi chụp, bằng cách phóng ảnh lớn ra 100% và xem

tiền cảnh và hậu cảnh có đủ độ nét không, rồi tăng giảm từ đó.

 

 

Cho máy full frame            

 

Cự ly ống kính           Khẩu độ tối ưu

14-17mm                  f/5.6

18-20mm                  f/8

21-24mm                  f/11

25-35mm                  f/16

 

Cho máy crop 1.5x, 1.6x

 

Cự ly ống kính           Khẩu độ tối ưu

10-13mm                  f/5.6

14-16mm                  f/8.0

17-20mm                  f/11

Page 13: CÁCH TỐI ƯU HÓA ĐỘ PHƠI SÁNG VỚI HISTOGRAM

21-24mm                  f/16

 

CÁCH TÍNH HYPERFOCAL DISTANCE (ĐIỂM NGOẠI TIÊU)

 

Bước 1

Bấm vào link phần mềm tính HFD online này:

http://www.cambridgeincolour.com/tutorials/dof-calculator.htm

 

Bên dưới Depth of Field Calculator, bấm vào show advanced, bạn sẽ thấy giao diện phần mềm

như sau

 

 

LƯU Ý:

Nếu các bạn dùng phần mềm khác, thì phần mềm đó phải cho phép bạn nhập kích cỡ ảnh và

khoảng cách xem, nếu không sẽ không chính xác vì đa số các thông số HFD trên mạng (phần

mềm hoặc bản in) mặc định cho kích cỡ in của máy film 35 mm.  Ảnh của bạn sẽ không sắc

nét như mong muốn.

 

Bước 2

Bạn nhập thông tin vào như sau:

 

Max Print Dimension (Kích cỡ in tối đa)

Page 14: CÁCH TỐI ƯU HÓA ĐỘ PHƠI SÁNG VỚI HISTOGRAM

Thông số này thể hiện kích cỡ của ảnh. Tuỳ theo độ phân giải của máy bạn, mà file ảnh có thể in ra,

hay thể hiên trên màn hình với kích cỡ tối đa khác nhau. Bạn có thể dùng bản tính sẵn cho máy bạn

như sau:

 

Máy nhỏ hơn hoặc bằng          Kích cỡ in tối đa

8 Mp                                       10 inches

10 Mp                                     12 inches

12 Mp                                     14 inches

16 Mp                                     16 inches

24 Mp                                     18 inches

36 Mp                                     25 inches

 

Ví dụ: máy Nikon D800E là 36mp thì điền vào 25 inches

 

Viewing Distance (Khoảng cách xem ảnh)

Từ mắt bạn đến màn hình, hoặc đến bản in à bao nhiêu? thường là mình xem kỹ khi kiểm tra ảnh là

25 cm.

Ví dụ: Điền vào 25 cm.

 Eyesight (Thị lực)

Để mặc định không thay đổi

 

Camera Type (Loại máy ảnh)

Chọn đúng loại máy ảnh theo đúng hệ số cảm biến của máy bạn. Ví dụ:

 

35mm Full Frame (Canon 1DX, 5D, 5DII, 5DIII, 6D, Nikon D600, 700, 800, 800E, Sony A850,

A900...)

Digital SLR with CF of 1.6x (Các máy crop Canon)

Digital SLR with CF of 1.5x (Các máy crop Nikon)

Digital SLR with CF of 1.3x (Canon 1D, 1DII, 1DII N,   1DIII.. .)

 

Ví dụ: Nikon D800E, chọn 35mm Full Frame

 

Selected Aperture (Khẩu độ chụp)

Điền vào khẩu độ tối ưu theo tiêu cự bạn dùng tính sẵn ở phần trên, hay khẩu độ bạn muốn dùng.

 

Ví dụ:  Lens dùng là Zeiss 21mm, máy D800E là Full Frame, theo bản trên Khẩu độ tối ưu là f11.

Chọn F11. 

 

Lens Focal Length (Tiêu cự ống kính)

Nếu bạn sài ống zoom, thì bạn xem trên ống có ghi các tiêu cự, và tìm HFD cho từng tiêu cự mà

bạn cần dùng, bằng cách nhập từng tiêu cự cho mổi lần tính.

 

Ví dụ:  Lens dùng là Zeiss 21mm, điền vào 21

Page 15: CÁCH TỐI ƯU HÓA ĐỘ PHƠI SÁNG VỚI HISTOGRAM

 

Focus Distance (Khoản cách đến điểm lấy nét)

Tạm thời bạn giữ nguyên như mặc định, sau khi bạn tính ra được Hyperfocal distance (Điểm ngoại

tiêu) rồi mình mới nhập thông số đó vào đây để kiểm tra xem trường ảnh của nó sẽ rõ gần nhất là

bao nhiêu và xa nhất có đến vô cực hay không. Nói một cách chính xác là độ rõ nét có thể chấp

nhận được gần nhất (Nearest Acceptable Sharpness) đến độ rõ nét có thể chấp nhận được xa nhất

(Furthest Acceptable Sharpness) là bao nhiêu.

 

Bước 3

Bấm nút CALCULATE để tính

Xong rồi bạn xem ở bên dưới có Hyperfocal distance là bao nhiêu, làm tròn thông số này lên đơn

vị Dm (decimet = tấc) chẵn.

 

Ví dụ:  kết quả của Hyperfocal distance: 3.13 m, làm tròn 3.2 m

 

 Bước 4

Kiểm Tra Hyperfocal distance

Lấy thông số làm tròn đó, nhập vào Focus Distance vừa thảo luận ở trên, bấm nút CALCULATE lại

để kiểm tra nó có rõ đến vô cực hay không, nếu không thì mình tăng thông số lên 1 Dm (decimet =

tấc).

 

Ví dụ:  nhập vào Focus Distance: 3.2 m, bấm nút CALCULATE, xem thông số sau, thấy trường

ảnh rõ từ gần 1.59 m đến vô cực, vậy là xong, ghi lại thông số đó.

 

Nearest Acceptable Sharpness (độ rõ nét có thể chấp nhận được gần nhất): 1.59 m

Furthest Acceptable Sharpness (Độ rõ nét có thể chấp nhận được xa nhất): ∞ (infinity)

Total Depth of Field (Tổng trường ảnh): ∞ (infinity)

 

LẬP BẢN THÔNG SỐ HYPERFOCAL DISTANCE CHO LENS BẠN

Bạn lập lại các bước từ 1 đến 4 cho tất cả sự kết hợp của Tiêu cự và Khẩu độ mà bạn muốn dùng,

lập thành một bản thông số như sau, rồi lưu vào điện thoại smartphone hay in ra để tiện xem lúc

chụp.

 

Ví dụ: Máy D800E full frame, muốn dùng tiêu cự 16mm và 21 mm.

 

Tiêu cự         Khẩu độ      Điểm lấy nét tối ưu     Rõ từ         Rõ đến

 

16 mm         f5.6             3.6 m                         1.80 m       ∞

16 mm         f8                2.6 m                         1.28 m       ∞

16 mm         f11              1.9 m                         0.93 m       ∞

 

21 mm         f11              3.2 m                         1.59 m       ∞      

21 mm         f16              2.2 m                         1.09 m       ∞

Page 16: CÁCH TỐI ƯU HÓA ĐỘ PHƠI SÁNG VỚI HISTOGRAM

 

CÁCH ỨNG DỤNG HYPERFOCAL DISTANCE KHI CHỤP

Khi chụp bạn xem tiêu cự mình dùng và khẩu độ là bao nhiêu rồi tìm trong bản thông số của mình

rồi lấy nét ở khoảng cách đó.  

 

Ví dụ: HFD là 3.2m thì bạn nhắm xem có vật gì ở khoảng cách đó hay không (cục đá hay chi tiết có

độ tương phản cao) rồi lấy nét ở vật đó, hay bạn đem theo thước dây rồi đo cho chính xác. Cách lấy

nét tốt nhất là dùng Live view và phóng to ảnh lên 100% hay 200%. Cách tốt thứ 2 không bằng

live view là dùng chức năng lấy nét tự động của máy (AF) hoặc lấy nét tay, xoay từ xa vào gần và

xem đèn nét trong máy (view finder) vừa hiện lên là ngưng. Không nên lấy nét bằng cách xem số

mét ghi trên ống kính, vì độ xai lệch rất cao. Nếu bạn không chắc khoảng cách mình ước tính là

đúng, nên lấy nét xa hơn một chút.  

KẾT HỢP HYPERFOCAL DISTANCE VỚI TIỀN CẢNH CHÍNH

Nếu tiền cảnh là trọng điểm của bố cục thì kết hợp lấy nét theo HFD cộng thêm dời máy cho tiền

cảnh đúng vào khoảng cách đó. Như vậy ta vừa có điểm lấy nét tối ưu, trùng với điểm lấy nét của

tiền cảnh, như thế tiền cảnh sẽ rất sắc nét, làm móc dẫn mắt người xem vào sâu trong ảnh rất hiệu

quả.

 

KIỂM TRA THỰC TẾ KHI CHỤP

Kỹ thuật này căn cứ theo một thuật toán thấu kính áp dụng cho nhiếp ảnh, nó là lý thuyết nên bạn

cần kiểm tra thực tế khi chụp. Bạn nên bấm nút Depth of The Field Preview (xem manual máy

bạn), bạn sẽ thấy được trong view finder trường ảnh gần xa thực tế như sau khi chụp. Hoặc tốt hơn

nữa là bạn chụp thử, rồi xem lại và zoom vào 100% để kiểm tra nét từ tiền cảnh đến hậu cảnh.

 

ÍCH LỢI PHỤ CỦA LẤY NÉT THEO HYPERFOCAL DISTANCE

Khi chụp bạn cứ giữ ống kính nguyên như vậy trong suốt buổi chụp, vì bạn không cần lấy nét

lại cho mỗi ảnh chụp, trừ khi bạn thay đổi tiêu cự ống kính hay khẩu độ f chụp (hay lỡ tay xoay ống

kính làm sai nét). Đây là một ích lợi đi kèm, tiết kiệm thời gian rất nhiều, giúp bạn tranh thủ có

thêm thời gian cho việc nắm lấy khoảnh khắc, và hình nào chụp xong cũng nét từ gần đến vô cực.

 

HÌNH MINH HOẠ

 

Page 17: CÁCH TỐI ƯU HÓA ĐỘ PHƠI SÁNG VỚI HISTOGRAM

 

Rõ nét từ 1.59 m đến vô cực. HFD = 3.2 m @f11 - 21mm Nikon D800E

Xem ảnh lớn: http://500px.com/photo/35271676

 

 

Rõ nét từ 1.28 m đến vô cực. HFD = 2.6 m @f8 - 16mm Sony A850

Xem ảnh lớn: http://500px.com/photo/29302289

 

 

Rõ nét từ 1.09 m đến vô cực. HFD = 2.2 m @f16 - 21mm Nikon D800E

Xem ảnh lớn: http://500px.com/photo/29074597

 

Nếu bạn còn có thắc mắc hay góp ý, xin liên lạc với tác giả. Chúc các bạn chụp được nhiều ảnh

phong cảnh có độ rõ nét như ý.

 

------------------------------------------------------------- 

© 2013 Andre Luu. 

Page 18: CÁCH TỐI ƯU HÓA ĐỘ PHƠI SÁNG VỚI HISTOGRAM

CÁCH PHƠI SÁNG LÂU & FILTER ND (2.1)1 Tháng 8 2013 lúc 17:07

Tác giả: Andre Luu (Khương)

 

15 sec f16  ISO 100  Nikon D800E, Zeiss 21mm , ND 6 khẩu, Lúc bình minh.

Xem ảnh lớn: http://500px.com/photo/29078359

 

 

THIẾT BỊ CẦN THIẾT:

 

1. Chân Máy (Tripod):

Khi phơi, tốc độ rất chậm, vì thế ta cần có một chân máy vững vàng, để không bị rung làm mờ nét

ảnh. Khi mua chân máy, bạn hãy kiểm tra tối thiếu những yếu tố sau:

 

Tải trọng: Tải trọng càng lớn, chân càng vững.

Kích cỡ ống: Đường kính ống chân càng lớn, càng ít bị rung.

Kích cỡ chân: Bạn nên mua chân lớn nhất mà sức khoẻ bạn cho phép mang được một cách thoải

mái.

Thiết kế: Nếu không có chụp macro, bạn nên mua chân loại không có cây tăng-đưa giữa, vì đó là

thiết kế vững nhất.

Đầu chân: Chân phải có đầu chân thích hợp cho môi trường bạn chụp, theo kinh nghiệm thì mình

thấy đầu kim loại nhọn cho phép ghim sâu thích hợp cho cỏ, bùn, đất mềm không sâu lắm và đá, rất

vững chắc. Đầu loa chống lún cho cát khô. Đầu nhựa tròn thường không hiệu quả lắm cho phong

cảnh trong môi trường thiên nhiên.

 

2. Bấm Máy Rời (Remote):

Bấm máy rời có 2 loại, dây bấm mềm và loại không dây điều khiễn bằng sóng mà có chế độ để giữ

(hold) mở khẩu, để phơi lâu vô thời hạn ở chế độ B (Bulb).  Nếu không, thì không dùng cho phơi

được.

Page 19: CÁCH TỐI ƯU HÓA ĐỘ PHƠI SÁNG VỚI HISTOGRAM

 

3. Kính Lọc (Filter):

Khi phơi trong môi trường trời có ánh sáng, ngay cả bình minh hay hoàng hôn, ta cần dùng ND filter

để giảm ánh sáng, cho phép đạt được tốc độ chụp chậm như ý. Khi phơi đêm ta không cần dùng

ND filter vì bầu trời tối đã đủ cho ta phơi với tốc độ chậm.

 

ND Filter:

Để phơi lâu, ta cần phải giảm tốc độ chụp. Nhưng khi ta không giảm thêm được ISO mà ta cũng

không thể hoặc không muốn giảm khẩu độ f, thì bắt buộc ta phải che bớt ánh sáng bằng cách dùng

ND (neutral density) filter.

 

ND Tròn:

Các bạn mới chơi, hoặc chưa muốn đầu tư thiết bị chuyên nghiệp nên mua  ND tròn, vì chất lượng

vừa tốt vừa rẽ tiền hơn loại vuông, và filter vuông cần phải có holder (gá giữ)

 

Hoya ND400 (1.7 triệu), hoặc model mới hơn NDX400 (2.4 triệu). Filter này là loại tròn có ren, phi

lớn nhất là 82mm, ngăn được 9 khẩu ánh sáng. Về ND tròn, thì Hoya là vô địch thủ về tính trung lập

không ám màu. Cho đến ngày hôm nay, B&W vẫn chưa sản xuất được một ND filter có chất lượng

như Hoya cho dù ND của họ giá cao hơn ND400 của Hoya. Ở Việt Nam Hoya chính hãng được Cty

Ti Xi Ai phân phối.

 

ND Vuông:

Khác với ND tròn, ND vuông cho phép thao tác kéo lên xuống (cần có holder) rất tiện lợi. Điều này

rất cần thiết khi ta cần canh bố cục hoặc lấy nét, bởi vì ND từ 5 khẩu trở lên, sau khi gắn vào máy,

nhìn rất tối, nhất là lúc bình minh hay hoàng hôn.

 

Formatt HD Glass có từ 6-8 khẩu. Đây là filter ND có chất lượng tốt nhất và không ám màu trong

các loại mà mình đã thử qua (Singh-Ray, Lee, Hoya, Hitech)

 

CÁC BƯỚC PHƠI:

 

1. Để máy lên chân tripod, siết chặt cho máy chắc và vững. Nếu trời có gió hay thấy máy bị rung,

lấy bao cát hay vật gì nặng chừng 2kg, dằn lên trên máy. Không nên treo lòng thòng vì nó sẽ bị

đung đưa, làm rung nhiều hơn.

 

2. Gắn dây bấm máy vào.

 

3. Để ISO mặc định theo máy bạn (100 hay 200 tùy máy, nó là ISO có số thấp nhất, không phải là

chữ như L hay L1, L2). Tuy nhiên khi cần, bạn có thể hạ ISO xuống 50 (L1) hay 25 (L2) nếu máy

bạn có thể, vì hai ISO thấp này không làm giảm chất lượng ảnh.

 

4. Để khẩu độ tối ưu cho phong cảnh như sau:

Page 20: CÁCH TỐI ƯU HÓA ĐỘ PHƠI SÁNG VỚI HISTOGRAM

Nếu bạn đã từng đọc qua những bài đánh giá (review) của ống kính, thì bạn thấy rằng gần như tất

cả các ống kính cho máy ảnh loại 35mm DSLR (Canon, Nikon, Sony....) đều có khẩu độ sắc nét

nhất ở f5.6 và f8. Tùy vào tiêu cự dùng, khẩu độ f5.6 và f8 có hoặc không có thể cung ứng được

trường ảnh mà ta cần trong phong cảnh, vì thế ta cần chọn một khẩu độ tối ưu vừa ở mức sắc nét

nhất của ống kính mà vừa có đủ trường ảnh mà ta cần cho phong cảnh. Bạn có thể dùng khẩu độ

tối ưu như sau, và kiểm tra trường ảnh thực tế khi chụp, bằng cách phóng ảnh lớn ra 100% và xem

tiền cảnh và hậu cảnh có đủ độ nét không, rồi tăng giảm từ đó.

 

Cho máy full frame            

 

Cự ly ống kính           Khẩu độ tối ưu

14-17mm                  f/5.6

18-20mm                  f/8

21-24mm                  f/11

25-35mm                  f/16

 

Cho máy crop 1.5x, 1.6x

 

Cự ly ống kính           Khẩu độ tối ưu

10-13mm                  f/5.6

14-16mm                  f/8.0

17-20mm                  f/11

21-24mm                  f/16

 

5. Bật qua chế độ A (aperture) để xem cảnh đang chụp cần có tốc độ chụp là bao nhiêu thời gian,

và chụp thử rồi xem histogram có đụng cạnh phải chưa, nếu chưa thì tăng giảm thời gian chụp cho

đúng (xem hình sau). Khác với ISO và tốc độ mà có mổi khẩu khác nhau bằng cách nhân hay chia

2, khẩu độ cách nhau 1 khẩu là 1/căn 2 của 2 hay là khoản 0.7071.

 

Ví dụ số f cách nhau 1 khẩu là: 

 f/1, f/1.4, f/2, f/2.8, f/4, f/5.6, f/8, f/11, f/16, f/22, f/32.

 

Nếu trời còn quá tối thì mình nâng lên ISO cao hơn để chụp thử cho nhanh vì không phải đợi có khi

mấy phút cho một tấm. Ví dụ mình đang ở ISO 100, thi nâng lên ISO 6400 là nâng lên 6 khẩu, 1

khẩu ISO cao hơn bằng ISO trước x 2  (ví dụ từ 100, 200 là 1 hơn khẩu, 400 là 2, 800 là 3, 1600 là

4, 3200 là 5, 6400 là 6 hơn khẩu). 

 

Page 21: CÁCH TỐI ƯU HÓA ĐỘ PHƠI SÁNG VỚI HISTOGRAM

 

Tham khảo thêm: Cách Tối Ưu Hóa Độ Phơi Sáng Với Histogram

 https://www.facebook.com/notes/andre-luu/c%C3%A1ch-t%E1%BB%91i-%C6%B0u-h%C3%B3a-

%C4%91%E1%BB%99-ph%C6%A1i-s%C3%A1ng-v%E1%BB%9Bi-histogram-

20/200704520096371

 

6. Chuyển qua chế độ M (manual) xoay lại đúng tốc độ đã ghi chú. Sau khi chụp thử xong, khi

chụp thật thì quay ISO lại như măc định 100, và tăng thời gian chụp lại 6 khẩu để bù lại ISO khi nãy

tăng lên để chụp thử cho đở mất thời gian. Nếu thời gian cần vượt quá 30 giây, thì chuyễn qua chế

độ Bulb (B), ở chế độ này, bạn cần dùng giây bấm mềm để chụp, khi bấm bao lâu thi màn trập mỡ

bấy lâu cho phép bạn chụp bao lâu cũng được, và nhả ra khi đã đến thời gian cần thiết.

 

7. Lấy nét và bố cục, sau đó gắn filter ND400 vào. Nếu bạn chụp lúc trời sáng thì có thể  dùng Live

View để lấy bố cục. Để lấy nét tối ưu bạn có thể tham khảo thêm ở bài 

 

Tham Khảo Thêm: Cách Lấy Nét Tối Ưu Trong Phong Cảnh

https://www.facebook.com/notes/andre-luu/c%C3%A1ch-l%E1%BA%A5y-n%C3%A9t-t%E1%BB

%91i-%C6%B0u-trong-phong-c%E1%BA%A3nh-20/174202842746539

 

8. Giảm tốc độ chụp 9 khẩu. Vì ND400 giảm ánh sáng đến 9 khẩu, nên ta cần tăng ánh sáng lên 9

khẩu cho đúng với độ phơi sáng đã đo, nếu mình không tăng độ phơi sáng 9 khẩu lại thì ảnh sẽ bị

thiếu sáng đến 9 khâu, nghĩa là tối thui, vì thế sau khi gắn filter vào, thì mình phải tăng độ phơi sáng

lên lại. 

 

Để tăng sáng lên 9 khẩu, đơn giản nhất là giảm tốc độ chụp. Ví dụ mình đang ở độ phơi sáng đã

kiểm tra đúng là 1/60 giây, thì giảm 1 khẩu = 1/30, 2=1/15, 3=1/8, 4=1/4, 5=1/2, 6=1s, 7=2s, 8=4s,

9=8 seconds. Vậy là lúc chưa gắn filter ND400 thì độ phơi sáng là 1/60, và sau khi gắn ND400 thi

minh phải hạ tốc độ xuống 8 giây, tốc độ chậm mà mình muốn để tạo được mây mềm, nước mềm

như lụa như sương.

 

Kế đó chụp thử và kiểm tra lại histogram, đều chỉnh tốc độ nếu histogram chưa đụng vào cạnh phải.

 

Page 22: CÁCH TỐI ƯU HÓA ĐỘ PHƠI SÁNG VỚI HISTOGRAM

Sau đó cứ thế mà chụp. Khi bạn dời góc máy qua chổ khác, bạn chỉ cần lấy bố cục lại và không cần

lấy nét lại nếu bạn dùng cách lấy nét tối ưu như trong bài nêu trên. 

 

Kế đến cứ chụp theo thông số tốc độ cũ và đều chỉnh lại sau khi xem histogram. Nếu bạn muốn

tăng hay giảm tốc độ chụp cho như ý, thì bạn có thể thay đổi thông số dùng khẩu độ hay ISO.

 

ẢNH MINH HOẠ

 

75 sec f11  ISO 100  Nikon D800E, Zeiss

21mm, ND 6 khẩu, Lúc hoàng hôn.

Xem ảnh lớn: http://500px.com/photo/30657321

 

15 sec f16  ISO 100  Nikon D800E, Zeiss 21mm, ND 6 khẩu, Lúc bình minh.

Xem ảnh lớn: http://500px.com/photo/32197117

 

 

Page 23: CÁCH TỐI ƯU HÓA ĐỘ PHƠI SÁNG VỚI HISTOGRAM

109 sec f8  ISO 100  Nikon D800E, Zeiss 21mm, ND 8 khẩu, Lúc hoàng hôn.

Xem ảnh lớ: http://500px.com/photo/40162868

 

 

CÁCH GIẢM NOISE TRONG NHIẾP ẢNH KTS (1.1)9 Tháng 9 2013 lúc 21:51

VÌ SAO ẢNH BỊ NOISE & KỸ THUẬT HẠN CHỂ NOISE TỐI ĐA

Tác giả: Andre Luu (Khương)

 

 

 

Noise là một hiệu ứng phụ của kỹ thuật số. Trong quá trình sensor máy bạn thu tín hiệu ảnh, một

phần nhỏ của những tín hiệu đó bị lỗi và  tạo  ra noise, là một sản phẩm đi kèm. Trong ảnh, noise

được thể hiện bằng những pixel nhiễu hạt ngẫu nhiên nằm xen kẽ với những pixel tốt. Noise có

những đặt tính mà ta cần biết để hạn chế nó tối đa.

 

NOISE CÓ NHIỀU Ở VÙNG TỐI HƠN Ở VÙNG SÁNG

 

Page 24: CÁCH TỐI ƯU HÓA ĐỘ PHƠI SÁNG VỚI HISTOGRAM

 

THIẾU 1 KHẨU Ở VÙNG SÁNG NHẤT LÀ MẤT 50% SẮC ĐỘ CỦA ẢNH, 2 KHẨU LÀ 75%...

Ảnh được cấu trúc bởi pixel, pixel có những sắc độ sáng tối khác nhau để mô tả hình ảnh thật. Mổi

loại sensor có khả năng ghi nhận một số sắc độ tương đối cố định. Khác với suy nghỉ phổ thông,

tổng số sắc độ đại diện đó không chia đều cho từng nấc khẩu của ánh sáng của Dynamic Range

của sensor (dãi tầng nhạy sáng). Có nghĩa là  16.384 sắc độkhông chia đều cho 14 khẩu (file 14 bit

có 16.384 sắc độ và sensor ghi được 14 khẩu dyanamic range).

 

Trong công nghệ sensor hiện tại, giá trị sắc độ (tonal value) được ghi vào file theo từng nấc sáng

nhất tính bằng khẩu đến nấc tối nhất với khẩu sáng nhất chứa 50% số lượng sắc độ, và nấc kế tiếp

chứa 50% của phần còn lại là 75%, và nấc kế tiếp nữa 87.5%....Vì thế nếu bạn bị thiếu sáng 1 khẩu,

là bạn đã mất 50% số sắc độ của ảnh, nếu thiếu sáng 2 khẩu thì bạn mất hết 75% số sắc độ, mà

noise là 1 tỉ lệ lỗi phẩn trăm của tổng số sắc độ, nên sắc độ càng ít thì noise càng nhiều.

 

Ví dụ:

File RAW14 bit, có 16.384 sắc độ, và dynamic range (Dải tần nhạy sáng) là 14 khẩu, và nếu mổi nấc

chứa giá trị sắc độ trong 1 khẩu, thì ta sẽ có 14 nấc từ sáng nhất đến tối nhất như sau:

 

Nấc 1 sắc độ sáng nhất, khẩu thứ 1            8192  sắc độ

Nấc 2 sắc độ sáng, khẩu thứ 2                    4096  sắc độ

Nấc 3 sắc độ sáng, khẩu thứ 3                    2048  sắc độ

Nấc 4 sắc độ sáng, khẩu thứ 4                    1024  sắc độ

Nấc 5 sắc độ sáng vừa, khẩu thứ 5             512    sắc độ

Nấc 6 sắc độ sáng vừa, khẩu thứ 6             256    sắc độ

Nấc 7 sắc độ trung bình, khẩu thứ 7           128    sắc độ

Nấc 8 sắc độ trung bình, khẩu thứ 8           64      sắc độ

Nấc 9 sắc độ tối vừa, khẩu thứ 9                32      sắc độ

Nấc 10 sắc độ tối vừa, khẩu thứ 10            16      sắc độ

Nấc 11 sắc độ tối, khẩu thứ 11                   8        sắc độ

Nấc 12 sắc độ tối, khẩu thứ 12                   4        sắc độ

Nấc 13 sắc độ tối, khẩu thứ 13                   2        sắc độ

Nấc 14 sắc độ tối nhất, khẩu thứ 14           1        sắc độ

Tổng số sắc độ của file RAW14 bit:   16.384 sắc độ

 

Nên ta thấy, số lượng sắc độ chứa trong nấc tối giảm rất nhiều so với số lượng sắc độ chứa trong

nấc sáng, mà số lượng sắc độ là những bậc thang đại điện cho sự chuyển tiếp giữa sự sáng tối

khác nhau, vì thế càng nhiều sắc độ thì chi tiết ảnh được thể hiện càng mịn màng hơn, ngược lại

càng ít sắc độ thì sự chuyễn tiếp sẽ bị gắt hơn.  

Page 25: CÁCH TỐI ƯU HÓA ĐỘ PHƠI SÁNG VỚI HISTOGRAM

 

Hơn nữa là noise có tỉ lệ nghịch với số lượng của sắc độ, vì thế ở vùng càng tối, số lượng sắc độ

đại diện càng ít, nên noise càng nhiều. Ngược lại, ở vùng  càng sáng, số lượng sắc độ đại diện

càng nhiều, nên ít noise càng ít.

 

NOISE TĂNG KHI BẠN LÀM SÁNG ẢNH LÚC XỬ LÝ

 

Khi ảnh của bạn cần làm sáng thì có nghĩa là nó đang bị tối, củng có nghĩa là một hay nhiều nấc sắc

độ sáng nhất (nấc 1) không có chứa dữ liệu, mà riêng nấc đầu tiên đã chứa đựng hết 50% sắc độ

của ảnh mà sensor bạn có thể thu được rồi, thì khi chưa được tối ưu sự mất mác về sắc độ quá lớn,

là một trường hợp phổ biến gây ra noise. Ngoài ra các vùng tối bên dưới chứa rất nhiều noise, nên

khi được làm sáng, noise được phơi bày. Làm sáng càng nhiều noise sẽ hiện càng nhiều.

 

Giải pháp: Chụp ảnh với độ phơi sáng tối ưu nhất mà sensor cho phép

Để ghi được số sắc độ của ảnh vào file ảnh một cách tối đa, bạn nên chỉnh độ phơi sáng ưu tiên

cho vùng sáng, chụp sao cho Histogram vừa đụng cạnh phải của biễu đồ.  Làm như thế ảnh có thể

bị sáng hơn bạn muốn diễn đạt, nhưng không sao, vì bạn có thể  điều chỉnh cho ảnh tối lại khi xử lý

file Raw . Làm tối ảnh không giảm chất lượng ảnh và không làm tăng noise.

 

Điều này càng quan trong hơn đối với những loại ảnh mà có nhiều vùng tối, như ảnh ngược sáng,

bình minh, hoàng hôn, phơi đêm thành phố, hay trăng sao.

 

Tham khảo thêm:

CÁCH TỐI ƯU HÓA ĐỘ PHƠI SÁNG VỚI HISTOGRAM

https://www.facebook.com/notes/andre-luu/c%C3%A1ch-t%E1%BB%91i-%C6%B0u-h%C3%B3a-

%C4%91%E1%BB%99-ph%C6%A1i-s%C3%A1ng-v%E1%BB%9Bi-histogram-

20/200704520096371

 

NOISE TĂNG KHI BẠN THAY ĐỔI WHITE BALANCE LÚC XỮ LÝ

 

Khi thay đổi màu trong phần mềm cũng làm noise hiện ra, vì màu khác nhau có sắc độ sáng khác

nhau, ví dụ màu vàng (yellow) có sắc độ sáng hơn là màu xanh dương (blue), vì thế khi ta chuyển

từ một màu có sắc độ tối (vd Blue) qua màu có sắc độ sáng (vd Yellow), như khi bạn tăng nhiệt độ K

trong White Balance, bạn cũng đồng thời tăng độ sáng của ảnh và vì thế tăng noise.

 

Giải pháp: Chỉnh White Balance cho chuẩn khi chụp

Chỉnh white balance như ý bạn muốn diễn đạt để hạn chế chỉnh lại nhiều trong phần mềm. Khi

không chắc chắn thì bạn nên dùng White Balance có màu ấm hơn (có độ K cao hơn) là mình muốn

một chút, vì nó có sắc độ sáng hơn là White Balance có màu lạnh (độ K thấp). Khi xữ lý chỉnh WB

cho đúng lại thì bạn chỉ làm tối ảnh, điều đó không làm tăng noise. Nếu bạn chụp theo bài Cách Tối

Ưu Hóa Độ Phơi Sáng Với Histogram, thì bạn vẫn còn dư độ sáng mà không cần phải làm sáng ảnh

thêm.

 

Page 26: CÁCH TỐI ƯU HÓA ĐỘ PHƠI SÁNG VỚI HISTOGRAM

NOISE TĂNG KHI SENSOR BỊ NÓNG

 

Khi sensor bị nóng các diode ảnh trong sensor bị rò rĩ và bị lổi vì thế tạo ra noise. Sau đây là những

trường hợp làm cho sensor bị nóng cần lưu ý:

 

Môi trường nóng: thời tiết, nắng, gần chổ nóng.

Phơi lâu (mở màn trập lâu).

Mở live view lâu.

 

Giải pháp: Giữ Cho Sensor Máy Được Mát

Hạn chế để máy ngoài nắng, dùng dù che khi cần. 

Hạn chế dùng Liveview lâu, vì liveview xử dụng sensor liên tục làm nóng sensor.

Hạn chế phơi quá lâu hơn cần thiết cho hiệu ứng mà bạn cần, vì màn trập được giử ở vị trí mở,

sensor hoạt động liên tục và bị nóng.

 

CÁC YẾU TỐ KHÁC

 

ISO cao:

Dùng ISO thấp nhất (25, 50) hay mặc định (100, 200)

 

Kich cở sensor nhỏ/mật độ pixel của sensor cao:

Những pixel trên sensor nhỏ được đặt sát với nhau nên dể bị nóng hơn là được đặt thưa như trong

sensor lớn, vì thế sensor nhỏ có nhiều noise hơn. Khi mua máy nếu có khả năng tài chánh, chọn

máy có sensor lớn (như Full Frame thay vì Crop).

 

Nếu bạn còn có thắc mắc hay góp ý, xin liên lạc với tác giả. Chúc bạn chụp được nhiều ảnh phong

cảnh đẹp như ý.

 

ẢNH MINH HỌA

Những ảnh sau chụp lúc trời tối hay ngược sáng là lúc dể tạo ra nhiều noise nhất.

 

Page 27: CÁCH TỐI ƯU HÓA ĐỘ PHƠI SÁNG VỚI HISTOGRAM

8 giây f/5.6 ISO 100

Xem ảnh lớn: http://500px.com/photo/45003116

 

1/45 giây f/11 ISO 100

http://500px.com/photo/28836177

 

8 giây f/16 ISO 50

Xem ảnh lớn: http://500px.com/photo/29384965

Page 28: CÁCH TỐI ƯU HÓA ĐỘ PHƠI SÁNG VỚI HISTOGRAM

 CHIA SẼ TRÃI NHIỆM VĨNH HY VỚI ẢNH KHỦNG LONG QUÁ HẢIXem ảnh lớn: http://500px.com/photo/52774990

TÓM TẮTNét độc đáo nhất của Vĩnh Hy là cấu trúc đá núi lữa nhọn gai góc và quái lạ bên cạnh một tãn đá rêu khổng lồ với hình dáng như là một chiến hạm bằng phẳng.

Đó là chủ đề mà mình muốn diễn đạt trong bức ảnh này, thể hiện cả hai - phần cấu trúc đá và tản đá rêu. Như thường lệ mình bỏ ra 1 buổi chụp khảo sát góc để chọn ra vài góc ưng ý nhất, rồi đợi đến Bình minh ngày hôm sau canh vào chụp, như thế lúc trời hừng đẹp lên mình đã sẳn sàng bấm máy, không phải quíu chân chạy lung tung để tìm góc đẹp và đánh mất đi khoảnh khắc tuyệt vời đó.

ĐỊA ĐIỂMBãi đá núi lữa ở Hang Rái gần vịnh Vĩnh Hy, tỉnh Ninh Thuận.

THÔNG SỐF8, 82 Giây, ISO 100, Custom White Balance 4500 KTiêu cự: 16mm, điểm lấy nét ở trên đá khoản 1.5m theo cách lấy nét tối ưu.

FILTER:Formatt Hitech Grad ND 2-Stop Hard Step 150x170mm filterFormatt HD Glass ND 7-Stop 144x144mm filterAndreLuu Pro 150 holder

LẤY NÉT Dùng Liveview phóng ra 200% để lấy nét tay ở trên đá khoản 1.5m theo cách lấy nét tối ưu. nơi có độ tương phản cao nhất.

Tham khảo:CÁCH LẤY NÉT TỐI ƯU TRONG PHONG CẢNHhttps://www.facebook.com/notes/andre-luu/cách-lấy-nét-tối-ưu-trong-phong-cảnh-20/174202842746539

ĐỘ PHƠI SÁNGDùng ISO 100, f8 và chế độ A (aperture) để xem ánh sáng tự động đo trong máy là bao nhiêu, nếu không đủ ánh sáng thì tạm thời tăng ISO lên 6400 để tính, ghi nhớ vận tốc đó, rồi chuyển qua chế độ M, thiết lập lại vận tốc đó, chụp thử, xem Histogram, điều chỉnh vận tốc cho Histogram vừa đụng cạnh phải. Rồi bắt đầu hạ ISO xuống đúng ISO mặc định để không phải chờ lâu khi chụp thử.

Tham khảo:CÁCH TỐI ƯU HÓA ĐỘ PHƠI SÁNG VỚI HISTOGRAMhttps://www.facebook.com/notes/andre-luu/cách-tối-ưu-hóa-độ-phơi-sáng-với-histogram-20/200704520096371

GRAD ND FILTER

Page 29: CÁCH TỐI ƯU HÓA ĐỘ PHƠI SÁNG VỚI HISTOGRAM

Gắn filter Grad ND 2 khẩu cứng vào và canh cho vừa tới cạnh nghiên của núi, ăn liền với cạnh của tản đá rêu, tức là xoay cho filter nghiên xéo về bên phải.

Tham khảo:CÁCH PHƠI SÁNG LÂU & FILTER NDhttps://www.facebook.com/notes/andre-luu/cách-phơi-sáng-lâu-filter-nd-20/194590064041150

CÁCH CANH BỐ CỤC Xem hình phân tích bố cục theo số ghi chú.Chọn góc này vì có thể canh khối rêu và khối đá vào bốc cục mà lấy được ráng mây của bình minh ở hậu cảnh.

1. Canh khối đá gai núi lữa vào góc dưới phải với đầu "khủng long" đến biên của tỉ lệ vàng bên trái. Mình muốn đưa máy qua trái nữa nhưng đá đến cạnh ngoài của nơi đứng bên trái là mặt biển cách 3m nguy hiểm nên không ra thêm được nữa.

2. Canh bố cục theo đường xéo kết hợp với đá ở trung canh và núi ở hậu cảnh, cho ảnh có chiều sâu và mạnh hơn.

3. Canh cho hướng bay của mây gồm vào đầu khủng long, nhưng cũng bị giới hạn như đã nêu trên bước 2.

4.Do mặt trời hừng đỏ 1 đốm bên góc trên phải, nên mình canh lổ tam giác ở góc trái dưới để cân xứng lại với đốm sáng hồng cam kia.

XỮ LÝ LIGHTROOM 5Chụp file Raw, chọn 14 bit và Adobe RGB cho dãi sắc độ và dãi màu nhiều tối đa. Cân chình ánh sáng cho khu vực dùng Grad ND, và Brush để giới hạn chỉ ở vùng cần xữ lý.Cân chỉnh màu dùng White Balance và Tint trong Grad ND và Brush cho từng khu vực để hạn chế ảnh hưỡng đến từng vùng cần thiết.

Basic:White Balance: 4500White:+30 (cho histogram đụng phải)Black: -10 (cho histogram đụng trái)White và Black được tăng và giảm cho sáng nhất và đen nhất tăng sự tương phản làm ảnh rõ hơn.

Tone Curve: Strong Contrast

HSLSaturationRed +20, Orange +50, Yellow +20, Purple +20, Magenta +20 (làm tăng màu của ráng mây)