18
1 Tiểu luận: Cái NGỘ trong Thiền Phật giáo Đây chỉ là bài tiu lun ca mt thiền sinh sơ cơ, mới hc Thiền được 4 năm. Tuy nhiên, nói 4 năm là nói cho có, tht ra thi gian tht sdng công chtrong 3 mùa Hnhp tht, mi mùa 3 tháng, dng công theo gigiấc qui định ca thin môn. Thành ra bài này chlà vài nhận định đơn sơ, tương đối, chkhông có tính cách sưu khảo. Nói vThiền đã là khó, từ trước đến nay, Thin là mt cái gì bí him, xa vi ngoài tm hiu biết suy lun ca một người bình thường. Hôm nay tôi li cgan nói vcái NGtrong Thin, là mt chđề bí him trong cái bí him ca Thiền. Tuy nhiên, tôi nghĩ rằng tt cmi svt, hiện tượng trước mt ta đều phơi bày dưới ánh nng mt trời, nhưng mỗi người nhìn thy hiện tượng thế gian theo mi cách khác nhau. Có người vn còn thy tối tăm mờ mịt, có người thấy rõ ràng, có người thy theo định kiến, có người thấy như thật, người li thấy qua giáo điều. đây, là cái thấy ca mt thin sinh sơ cơ. Hôm nay, tôi thử vén mt chút bc màn huyn bí âm u ca Thin. Tht ra, thin rất đơn gin trong sáng, đơn giản đến độ không ng. Nếu ta thy nó bí him là do ta khoác cho nó cái màn bí hiểm. Tôi đọc đâu đó không nhớ rõ, câu hi Pht có nói mt nghay không ? Câu trli là nếu hiu ri thì Pht không có mt ng, nếu chưa hiểu thì có mt ng. Và cái mt ngthnht là Thin thì tôi xin bqua vì nó không phi là chđề ca bài này. Thut ngTHIỀN, chúng ta đã học ri trong bài học đầu tiên ca lp 1, cho nên hôm nay tôi không nhc li. Vmt ngNG, khi chúng ta hiểu rõ đàng sau thut ngNGlà cái gì, ta skhông còn thấy nó mơ hvà bí him na. Trước nht ta cn hiểu rõ ý nghĩa của thut ngNGtrong thin. NGỘ: Pāli: Sacchikaraa Skt: Sakshitkāraṇa Anh: realization, enlightenment; Nhật: satori. Đó là sự nhận ra được một điều gì mi l, tc khc, rõ ràng, chính xác, thông suốt. Nói rõ hơn, đây là Tánh giác kiến gii cái Không Biết hay cái chưa biết. Trong tiến trình kiến gii này không có mt tngã, tc là không có shoạt động ca ý thức, trí năng hay suy nghĩ. Tức là khi y, chcó sthm nhn biết qua ánh sáng lóe lên ca trí tutâm linh mà không có sdin tca ngôn ng, dù chlà li nói thm trong não. Tuy tánh giác là cái biết bm sinh ca mỗi người, nhưng vì thường xuyên chúng ta đã huân tập cái biết ca ý thc, của suy nghĩ và của trí năng, nên luôn luôn ta sống trong suy nghĩ tính toán, phân biệt so sánh, đối đãi hai bên, ta thích biện lun, tranh lun, tđó mới sanh ra đủ thưa ghét, vui buồn, đủ thxung đột ni tâm, làm cho tâm ta không còn là mt cõi tĩnh lặng, bình an, nhnhàng, trong sáng

Cái NGỘ trong Thiền Phật giáo · PDF file1 Tiểu luận: Cái NGỘ trong Thiền Phật giáo Đây chỉ là bài tiểu luận của một thiền sinh sơ cơ, mới học

  • Upload
    lycong

  • View
    222

  • Download
    1

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Cái NGỘ trong Thiền Phật giáo · PDF file1 Tiểu luận: Cái NGỘ trong Thiền Phật giáo Đây chỉ là bài tiểu luận của một thiền sinh sơ cơ, mới học

1

Tiểu luận:

Cái NGỘ

trong Thiền Phật giáo

Đây chỉ là bài tiểu luận của một thiền sinh sơ cơ, mới học Thiền được 4 năm. Tuy nhiên, nói 4 năm là

nói cho có, thật ra thời gian thật sự dụng công chỉ trong 3 mùa Hạ nhập thất, mỗi mùa 3 tháng, dụng

công theo giờ giấc qui định của thiền môn. Thành ra bài này chỉ là vài nhận định đơn sơ, tương đối,

chớ không có tính cách sưu khảo.

Nói về Thiền đã là khó, từ trước đến nay, Thiền là một cái gì bí hiểm, xa vời ngoài tầm hiểu biết suy

luận của một người bình thường. Hôm nay tôi lại cả gan nói về cái NGỘ trong Thiền, là một chủ đề

bí hiểm trong cái bí hiểm của Thiền. Tuy nhiên, tôi nghĩ rằng tất cả mọi sự vật, hiện tượng trước mắt

ta đều phơi bày dưới ánh nắng mặt trời, nhưng mỗi người nhìn thấy hiện tượng thế gian theo mỗi

cách khác nhau. Có người vẫn còn thấy tối tăm mờ mịt, có người thấy rõ ràng, có người thấy theo

định kiến, có người thấy như thật, người lại thấy qua giáo điều. Ở đây, là cái thấy của một thiền sinh

sơ cơ. Hôm nay, tôi thử vén một chút bức màn huyền bí âm u của Thiền. Thật ra, thiền rất đơn giản

trong sáng, đơn giản đến độ không ngờ. Nếu ta thấy nó bí hiểm là do ta khoác cho nó cái màn bí

hiểm. Tôi đọc đâu đó không nhớ rõ, câu hỏi Phật có nói mật ngữ hay không ? Câu trả lời là nếu hiểu

rồi thì Phật không có mật ngữ, nếu chưa hiểu thì có mật ngữ.

Và cái mật ngữ thứ nhất là Thiền thì tôi xin bỏ qua vì nó không phải là chủ đề của bài này. Thuật ngữ

THIỀN, chúng ta đã học rồi trong bài học đầu tiên của lớp 1, cho nên hôm nay tôi không nhắc lại.

Về mật ngữ NGỘ, khi chúng ta hiểu rõ đàng sau thuật ngữ NGỘ là cái gì, ta sẽ không còn thấy nó mơ

hồ và bí hiểm nữa.

Trước nhất ta cần hiểu rõ ý nghĩa của thuật ngữ NGỘ trong thiền.

NGỘ: Pāli: Sacchikaraṇa Skt: Sakshitkāraṇa Anh: realization, enlightenment; Nhật: satori. Đó là sự

nhận ra được một điều gì mới lạ, tức khắc, rõ ràng, chính xác, thông suốt. Nói rõ hơn, đây là Tánh

giác kiến giải cái Không Biết hay cái chưa biết. Trong tiến trình kiến giải này không có mặt tự ngã,

tức là không có sự hoạt động của ý thức, trí năng hay suy nghĩ. Tức là khi ấy, chỉ có sự thầm nhận

biết qua ánh sáng lóe lên của trí tuệ tâm linh mà không có sự diễn tả của ngôn ngữ, dù chỉ là lời nói

thầm trong não.

Tuy tánh giác là cái biết bẩm sinh của mỗi người, nhưng vì thường xuyên chúng ta đã huân tập cái

biết của ý thức, của suy nghĩ và của trí năng, nên luôn luôn ta sống trong suy nghĩ tính toán, phân biệt

so sánh, đối đãi hai bên, ta thích biện luận, tranh luận, từ đó mới sanh ra đủ thứ ưa ghét, vui buồn, đủ

thứ xung đột nội tâm, làm cho tâm ta không còn là một cõi tĩnh lặng, bình an, nhẹ nhàng, trong sáng

Page 2: Cái NGỘ trong Thiền Phật giáo · PDF file1 Tiểu luận: Cái NGỘ trong Thiền Phật giáo Đây chỉ là bài tiểu luận của một thiền sinh sơ cơ, mới học

2

nữa mà trở thành một bãi chiến trường, của những bất hài hòa, của những xung đột nội tâm, của đau

khổ ưu phiền.

Trong trạng thái tâm như vậy, làm sao chúng ta có thể nhìn thấy những vấn đề bình thường của cuộc

sống mình một cách hợp tình hợp lý được, làm sao ta có thể giải quyết thỏa đáng những tranh chấp

nội tâm và những tranh chấp với hoàn cảnh môi trường bên ngoài ? Đó là ta mới nói đến tri kiến thế

gian thôi. Còn nói gì đến trí tuệ tâm linh, nó chỉ là một viên ngọc quý còn nằm im ẩn sâu bên trong

tảng đá, có cũng như không.

Như ta đã biết, Ngộ là do Tánh Giác đóng vai trò. Trong phạm vi bài này, tôi không khai thác kỹ đặc

tính, chức năng và tác dụng của Tánh Giác, cũng như những phương thức dụng công để đạt Tánh

Giác. Đây là những chủ đề của lớp 1, chúng ta đều đã nắm được rồi. Tôi chỉ lướt qua những khi cần

nói đến trong chủ đề NGỘ mà thôi.

Tánh Giác là cái Biết không lời, rõ ràng, không gián đoạn. Nói không gián đoạn là nói trên mặt thể

tánh của nó, còn thực tế thì quả thật “Khó, khó, khó, ba tạ dầu mè trên cây vuốt.” Ai đã từng ngày

đêm công phu mới thấm thía câu nói này của ông Bàng Long Uẩn. Leo lên cây có thoa ba tạ dầu mè,

trèo lên tuột xuống, có lẽ còn dễ hơn là “dứt tầm, dứt tứ.”

Chức năng của tánh giác là kiến giải tất cả những dữ kiện truyền đến nó, nói nôm na ra là nó cho ta

cái nhận biết rõ ràng về những dữ kiện đó mà trong não không có lời kèm theo, tức là trong khi tánh

giác có mặt thì tâm hành và ngôn hành vắng mặt. Khi ý thức, trí năng, ý căn kiến giải các dữ kiện thì

tánh giác ẩn mặt, không đưa ra kiến giải được. Bởi vì trong não ta, hay nói theo truyền thống, trong

tâm ta, luôn luôn có một cái biết. Tôi nói một cái biết, có nghĩa là trong một lúc, ta không thể có hai

cái biết. Biết ở đây tôi muốn nói là Niệm (P: sati; Skt: smṛti). Biết hay Niệm, xuất phát từ hai nguồn:

1. Từ vọng tâm, hay từ ý căn, ý thức, trí năng, ví dụ: ý nghĩ, tư tưởng (thought), sự hồi tưởng

(remembrance), sự nhớ (memory), sự ngẫm nghĩ (reflection), sự suy nghĩ (thinking), sự chú ý

(attention), sự chú tâm (mindfulness), sự chăm chú (attentiveness), sự cảnh giác (alertness), sự

tự ý thức (self-consciousness).

2. Từ chân tâm, tức tánh giác, ví dụ: tính sáng suốt của tâm (lucidity of mind), sự nhận biết

(awareness), sự tự biết (self-awareness).

Thí dụ khi nói “Một niệm không sanh, đạt niết bàn”, ta có thể giải hai cách: nói đến niệm từ vọng

tâm thì câu này có nghĩa: khi tâm không có một vọng tưởng nào khởi lên thì đó là trạng thái Niết

Bàn; hoặc là nói đến niệm từ tánh giác, hay niệm vô sanh, thì chính đó là trạng thái Niết Bàn..

Khi nói “Niệm chân như,” hay “Chánh niệm tỉnh giác,” là nói đến niệm Biết không lời của tánh giác.

Hễ niệm thứ nhứt chấm dứt thì niệm thứ hai mới khởi lên. Không bao giờ có hai niệm cùng một lúc.

Trên đây tôi vừa lướt qua về đặc điểm của tánh giác. Bây giờ tôi có thể đi lần vào Ngộ.

NGỘ là chức năng thứ hai của Tánh Giác. Theo các nhà não học và tâm lý học hiện đại thì trong bộ

não của con người có một cơ chế đặc biệt nằm ở phía sau bán cầu não trái thuộc võ não, có chức năng

Page 3: Cái NGỘ trong Thiền Phật giáo · PDF file1 Tiểu luận: Cái NGỘ trong Thiền Phật giáo Đây chỉ là bài tiểu luận của một thiền sinh sơ cơ, mới học

3

Kiến Giải Tổng Quát, họ đặt tên là General Interpretative Area, đồng thời nó cũng là Vùng Giác Tri

Tâm Linh (Spiritual Knowledge Area) hay Vùng Ngộ (Gnostic Area). Tức là dù khoa học của con

người có những khả năng hạn chế của tri kiến thế gian, nhưng khoa học cũng đã nhìn thấy được

“tâm” con người bằng những thực nghiệm và kỹ thuật thực tiễn. Họ chỉ mới nhìn thấy chớ chưa biết

dụng công để đạt được trí tuệ tâm linh.

Như vậy Ngộ là sự kiến giải của tánh giác bật ra, tức khắc, rõ ràng, chính xác. Sự kiến giải này là để

giải đáp cho những nghi vấn chất chứa trong ký ức, mà trí năng và suy nghĩ không thể giải đáp được,

và bị bế tắc. Nói nôm na ra, khi cánh cửa của ý thức , suy nghĩ và trí năng đóng lại, lập tức cánh cửa

của tánh giác tự động mở ra.

Do đó điều kiện đầu tiên của tiến trình ngộ là phải có nghi vấn hay nghi tình chất chứa trong tâm.

Đây là hướng đi chính của Thiền Tông, hầu hết các vị Tổ Thiền Tông đều đề cao sự NGỘ hay KIẾN

TÁNH, và các vị thường tạo nghi vấn, nghi tình cho đệ tử.

Tôi đưa ra vài thí dụ về cách tạo khối nghi cho đệ tử như sau.

Thiền sư Bá Trượng: Sư làm thị giả cho Mã Tổ, mỗi khi thí chủ cúng dường trai phạn Mã Tổ, Sư vừa

mở nắp đậy đồ ăn thì Mã Tổ liền lấy một miếng bánh thị chúng rằng:

- Là cái gì ?

Mỗi mỗi như thế trải qua ba năm.

Nếu ngay đó, nhận ra được cái mới lạ, đó là ngộ, tùy theo nội dung nhận ra, là cái ngộ nhỏ hay sâu

sắc. Còn nếu không nhận ra điều gì thì sẽ phải ôm khối nghi trong tâm.

Thiền sư Lâm Tế:

Có thượng tọa Định đến tham vấn, hỏi:

- Thế nào là đại ý của Phật pháp ?

Sư xuống thiền sàng, nắm chặt Định rồi cho một bạt tay, liền xô ra.

Định đứng chưng hửng.

Vị tăng bên cạnh nói:

- Thượng tọa Định sao không lễ bái ?

Định vừa lễ bái, hoát nhiên đại ngộ.

Vậy ông thượng tọa Định này ngộ cái gì ?

Cái thời cơ ngàn vàng là giây phút “chưng hửng” của ông. Tức là khi ấy, ông dừng bặt suy nghĩ, ý

thức và biện luận. Cái gì đột nhiên hiển lộ ra trong tâm ông ? Trong câu chuyện kể là ông đại ngộ, và

cái khối nghi từ lâu ôm ấp là “đại ý của Phật pháp,” tức là cốt lõi của Phật dạy cái gì. Tôi nghĩ rằng

ông đã nhận ra được chân tánh, hay thực tướng của hiện tượng thế gian là KHÔNG, đồng thời khi ấy

ông cũng đã nhận ra cái biết rỗng không, không lời, trong sáng của tánh giác.

Giả sử khi ấy, ông không ngộ, thì ông sẽ ôm khối nghi to lớn hơn nữa, rồi đợi thời cơ nào đó, bế tắc

suy tư nghĩ tưởng, ông cũng sẽ ngộ.

Page 4: Cái NGỘ trong Thiền Phật giáo · PDF file1 Tiểu luận: Cái NGỘ trong Thiền Phật giáo Đây chỉ là bài tiểu luận của một thiền sinh sơ cơ, mới học

4

Trong khi giáo hóa, các vị Tổ thường tạo ra nhiều thời cơ ngàn vàng cho đệ tử, mà ít người nhận ra.

Tôi chỉ ghi ra vài thí dụ.

Thiền sư Lâm Tế, thấy tăng đến, đưa hai tay ra, tăng không nói gì, sư hỏi:

- Lãnh hội chăng ?

Vị tăng đáp:

- Không lãnh hội.

Sư nói:

- Sức mạnh mở không ra, cho ngươi hai điếu tiền.

Nếu ngay khi ngài Lâm Tế đưa hai tay ra, vị Tăng Thấy Như Thật, dừng suy nghĩ, sẽ nhận ra lúc đó

là Cái Biết Không Lời của Tánh giác.

Ngài Lâm Tế khi còn ở trong thiền hội của Hoàng Bá. Một hôm, ngài Mộc Châu, một vị thiền sư đã

kiến tánh triệt để, là Thủ tọa Thiền Hội, gặp Lâm Tế hỏi:

- Thượng tọa ở đây được bao lâu ?

Sư đáp:

- Ba năm.

Mộc Châu nói:

- Từng đi tham hỏi Hòa Thượng chưa ?

Sư đáp:

- Chưa từng tham hỏi vì chẳng biết hỏi cái gì ?

Mộc Châu nói:

- Sao không đi hỏi Hòa Thượng Thiền Chủ, thế nào là đại ý đích xác Phật pháp ?

Sư liền đi hỏi, chưa dứt lời thì bị Hoàng Bá đánh. Sư trở về gặp Mộc Châu, Châu hỏi việc hỏi pháp

thế nào ?

Sư nói:

- Tôi hỏi chưa dứt lời liền bị Hòa Thượng đánh và đuổi ra, tôi không hiểu gì hết.

Châu nói:

- Đi hỏi lần nữa đi !

Sư lại đi hỏi nữa, vẫn bị Hoàng Bá đánh đập như trước. Cứ như thế ba lần hỏi, bị ba lần đánh.

Sư bạch với Mộc Châu:

- Nhờ lòng từ bi khuyên bảo của Thầy dạy, tôi đến tham hỏi Phật pháp với Hòa Thượng, ba lần hỏi,

ba lần bị đánh, tôi tự nghĩ, vì chướng duyên ngăn ngại, nên không lãnh hội được ý chỉ thâm sâu.

Nay xin từ giả ra đi.

Lâm Tế ở dưới trướng của Thiền sư Hoàng Bá đã ba năm rồi mà chưa tham hỏi lần nào vì “chẳng biết

hỏi cái gì.” Trong tâm không có nghi vấn gì nên tánh giác không có dữ kiện để kiến giải. Nếu tâm

đơn giản như thế, thì chỉ có tiệm tu và tiệm ngộ. Không thể có đốn ngộ, mà phải qua những tiến trình

Định, để đưa tới ngộ và trí tuệ tâm linh từ từ phát triển theo mức độ Định cạn hay sâu. Ở đây, ngài

Mộc Châu là bậc đã thấy đạo, ngài tìm cách thúc đẩy cho “trái cây mau chín.” Tuy nhiên, ba lần hỏi

ba lần bị đánh. Nếu ngay đó, dừng bặt suy nghĩ, là nhận ra liền câu trả lời rồi. Đàng này, lại cứ suy

nghĩ coi mình có lỗi hay không có lỗi mà bị đánh, làm sao tự ngã không nhảy ra bênh vực ta đâu có

lỗi gì sao bị đánh, rồi lại thấy chắc là ta có lỗi gì đó mới bị Thầy đánh. Vậy là nói thầm và đối thoại

Page 5: Cái NGỘ trong Thiền Phật giáo · PDF file1 Tiểu luận: Cái NGỘ trong Thiền Phật giáo Đây chỉ là bài tiểu luận của một thiền sinh sơ cơ, mới học

5

thầm lặng dây dưa ngày đêm liên miên. Tức là trí năng biện luận, ý thức phân biệt và tự ngã đang làm

chủ tâm. Tánh giác làm sao có mặt được. Tuy vậy, tất cả nghi vấn đó ôm ấp trong tâm đã trở thành

một khối.

Về sau, nhờ Ngài Đại Ngu mà được khai thông.

Sư đến gặp Đại Ngu. Ngu Thiền sư hỏi;

- Từ đâu đến ?

Sư thưa:

- Từ nơi Hoàng Bá đến.

- Hoàng Bá có lời gì dạy bảo ?

- Con ba lần hỏi đại ý Phật pháp, ba lần bị đánh; chẳng biết con có lỗi hay không có lỗi ?

- Hoàng Bá có lòng từ bi thắm thiết như thế đối với ngươi, mà ngươi còn đến đây hỏi có lỗi hay

không lỗi.

Ngay câu nói ấy, Sư hoát nhiên đại ngộ, rồi thưa:

- Phật pháp của Hoàng Bá vốn chẳng có nhiều.

Vậy trường hợp này là ngộ cái gì ? ngộ cái trạng thái dừng bặt suy nghĩ, phân biệt phải trái, cái trạng

thái tâm rỗng không và tĩnh lặng, ngộ cái Biết Không Lời thuần tịnh của tánh giác.

Tôi xin ghi ra thêm một câu chuyện ngài Qui Sơn dạy một người thông minh lanh lợi làm sao dừng

bặt trí năng để cho tánh giác hiển lộ.

Đó là ngài Hương Nghiêm Trí Nhàn. Một hôm, Qui Sơn bảo:

- Ta nghe ngươi ở chỗ Tiên sư Bá Trượng, hỏi một đáp mười, hỏi mười đáp trăm, đó là ngươi thông

minh lanh lợi, ý hiểu thức tưởng là cội gốc sanh tử. Giờ đây thử nói một câu khi cha mẹ chưa sanh

xem ?

Sư bị một câu hỏi này mờ mịt không đáp được. Trở về liêu, Sư soạn hết sách vở đã học qua, tìm một

câu đáp trọn không thể có. Sư than: “Bánh vẽ chẳng no bụng đói.” Đến cầu xin Qui Sơn nói phá, Qui

Sơn bảo:

- Nếu ta nói cho ngươi, về sau ngươi sẽ chửi ta; ta nói là việc của ta đâu can hệ gì đến ngươi ?

Sư bèn đem những sách vở đã thu thập được đồng thời đốt hết. Sư nói: “ Đời này chẳng học Phật

pháp nữa, chỉ làm Tăng thường, làm việc cơm cháo, khỏi nhọc tâm thần.” Sư khóc từ giả Qui Sơn ra

đi.

Nếu ngay câu hỏi tréo ngoe đó mà dừng bặt suy nghĩ, tức thì nhận ra câu trả lời. Tuy nhiên , ngài

Hương Nghiêm Trí Nhàn cũng đã ôm một mối nghi, và ông đã nhận ra rằng tất cả kinh sách, tất cả

những điều học hỏi trước đây, không phải là kho báu của mình, không giúp ích được gì nên mới đem

đốt hết. Cái đốt này là một hành động thô, ngài Qui Sơn đã có chỉ rõ trong câu nói trước “ý hiểu thức

tưởng là cội gốc sanh tử,” mà ngài Hương Nghiêm chưa nhận ra.

Page 6: Cái NGỘ trong Thiền Phật giáo · PDF file1 Tiểu luận: Cái NGỘ trong Thiền Phật giáo Đây chỉ là bài tiểu luận của một thiền sinh sơ cơ, mới học

6

Ngài Hương Nghiêm từ giả Qui Sơn ra đi. Thẳng đến Nam Dương, chỗ di tích Quốc Sư Huệ Trung,

Sư trụ tại đây. Một hôm, nhơn cuốc cỏ trên núi, lượm hòn gạch ném trúng cây tre vang tiếng. Sư chợt

tỉnh ngộ, phá lên cười. Sư trở về tắm gội thắp hương, nhắm hướng Qui Sơn đảnh lễ, ca tụng rằng:

“Hòa Thượng từ bi ơn như cha mẹ, khi trước nếu vì con nói rồi thì làm gì có ngày nay.” Sư làm bài

tụng:

Nhất kích vong sở tri

Cánh bất giả tu trì

Động dung dương cổ lộ

Bất đọa thiểu (tiểu) nhiên ki (cơ).

Xứ xứ vô túng tích

Thinh sắc ngoại oai nghi

Chư nhơn đạt đạo giả

Hàm ngôn thượng thượng ki (cơ).

Dịch:

Một tiếng quên sở tri

Chẳng cần phải tu trì

Đổi sắc bày đường xưa

Chẳng rơi cơ lặng yên

Nơi nơi không dấu vết

Oai nghi ngoài sắc thinh

Những người bậc đạt đạo

Đều gọi thượng thượng cơ.

Đến đây ta nhận ra thêm một điều kiện nữa để ngộ. Đó là Tánh giác phải bị kích thích mới bật ra

được lời kiến giải bất ngờ của nó. Ta đã biết khu vực Kiến Giải Tổng Quát (tức là nơi mà Tánh Giác

nương gá vào đó) nằm ở phía sau bán cầu não trái thuộc võ não, là nơi tập hợp của ba cơ chế: thấy,

nghe và xúc chạm. Khi một trong ba tánh này bị kích thích, Tánh Giác sẽ bật ra. Tôi xin mượn ánh

sáng khoa học để trình bày rõ hơn điểm này.

Tôi trình bày trường hợp ngài Hương Nghiêm ngộ qua tánh nghe. Ngài đã có một khối nghi chưa giải

ra được, đó là “Khi cha mẹ chưa sanh ra, ta là ai ?” Khối nghi này quá to lớn nặng nề làm cho ngài từ

một người thông minh lanh lợi hỏi đâu đáp đó, trở thành một kẻ bất đắc chí, chán đời, buông trôi hết

tất cả quyết tâm, nỗ lực, hi vọng, hoài bảo. Trong khi an trú tại mộ của Quốc Sư Huệ Trung, ngài

Hương Nghiêm an tâm sống, không mong cầu, không tinh tấn, không nỗ lực, không suy nghĩ, không

biện luận, tức là trong giây phút tâm vọng động dừng bặt, tiếng hòn gạch chạm vào bụi tre vang lên.

Những xung lực điện tử, hay những làn sóng âm thanh truyền vào tai, đến cơ cấu mạng lưới trong

cuống não, truyền qua Đồi thị (Thalamus), khuếch tán qua tánh nghe (chỗ khu vực Kiến Giải Tổng

quát). Lúc đó, ý thức, ý căn, trí năng đã dừng, không hoạt động, nên những xung lực điện tử được giữ

lại ở đó. Lập tức tánh giác bị kích thích, làm việc và tung ra kiến giải. Lời kiến giải này là giải đáp

cho khối nghi mà trí năng không giải đáp được. Nếu trí năng có cho ra lời giải đáp thì đó chỉ là những

kinh nghiệm cũ rích, lượm lặt từ sách vở, từ người khác mà thôi; nếu nó không có kinh nghiệm,

Page 7: Cái NGỘ trong Thiền Phật giáo · PDF file1 Tiểu luận: Cái NGỘ trong Thiền Phật giáo Đây chỉ là bài tiểu luận của một thiền sinh sơ cơ, mới học

7

không được học hỏi, thì nó sẽ không có dữ kiện để giải đáp. Còn tánh giác thì trái lại, không cần kinh

nghiệm, nó vẫn tự kiến giải. Do đó mới nói nó là kho báu của riêng mình.

Thêm một ví dụ nhỏ về ngộ qua tánh nghe.

Thiền sư Trừng Viễn:

Ở Vân Môn, Sư làm thị giả 18 năm. Vân Môn mỗi khi tiếp Sư đều gọi:

- Thị giả Viễn !

Sư ứng đáp:

- Dạ !

Vân Môn bảo:

- Ấy là gì ?

Như thế đến 18 năm, Sư mới ngộ. Vân Môn nói:

- Nay ta mới không gọi ngươi.

Một hôm, Sư từ giả Vân Môn đi nơi khác. Vân Môn bảo:

- Quang trùm vạn tượng, một câu nói làm sao ?

Sư suy nghĩ. Vân Môn buộc phải ở lại ba năm nữa.

Chiêu thức gọi tên để đánh thức tánh nghe của đệ tử là một chiêu thức phổ biến của các thiền sư.

Ngài Trừng Viễn phải mất 18 năm mới nhận ra được tánh nghe của mình. Tuy nhiên chưa biết rõ đầu

mối để dụng công làm cho tánh giác có mặt vững chắc nên vẫn còn suy nghĩ khi đối đáp với ngài Vân

Môn, tức còn sử dụng ý thức , suy nghĩ... nên phải ở lại trau dồi thêm ba năm nữa.

Sau đây tôi xin đưa ra một thí dụ về ngộ qua tánh xúc chạm.

Thiền sư Bá Trượng:

Một hôm Sư theo hầu Mã Tổ, có một bầy vịt trời bay qua, Tổ hỏi:

- Là gì vậy ?

Sư đáp:

- Vịt trời.

Tổ hỏi:

- Đi đâu rồi ?

Sư đáp:

- Bay qua rồi.

Tổ bèn quay lại nhéo mũi Sư một cái, Sư đau la thất thanh. Tổ nói:

- Sao nói bay qua rồi ?

Sư ngay đó tỉnh ngộ, rồi liền trở về phòng thị giả khóc to thảm thiết...

Trường hợp này, ngộ mà không cần có khối nghi trước, Ngài Bá Trượng nhận ra được cái Biết

thường hằng của mình ngay khi đau điếng, dừng tất cả tâm rồi thì tánh Biết hiển lộ ra.

Tôi xin ví dụ thêm một trường hợp ngộ qua tánh xúc chạm.

Page 8: Cái NGỘ trong Thiền Phật giáo · PDF file1 Tiểu luận: Cái NGỘ trong Thiền Phật giáo Đây chỉ là bài tiểu luận của một thiền sinh sơ cơ, mới học

8

Thiền Sư Vân Môn (Văn Yển):

Trước Sư đến Mục Châu tham vấn Trần Tôn Túc. Vừa thấy Sư đến, Tôn Túc liền đóng cửa. Sư gõ

cửa. Tôn Túc hỏi: Ai ? Sư thưa: Con. Tôn Túc hỏi: Làm gì ? Sư thưa: Việc mình chưa sáng, xin thầy

chỉ dạy. Tôn Túc mở cửa, trông thấy Sư liền đóng cửa lại. Như thế, liên tiếp đến ba ngày. Ngày thứ

ba, Tôn Túc mở cửa, Sư liền chen vào. Tôn Túc nắm đứng bảo: “Nói ! Nói !” Sư suy nghĩ. Tôn Túc

liền xô ra, nói: “Đời Tần dùi xoay lăn.” Rồi đóng sầm cửa lại, kẹt nát bàn chân Sư. Cái đau thấu

xương ấy khiến Sư ngộ nhập.

Nếu nhìn theo thế gian, ngài Tôn Túc tiếp đãi khách quá khó khăn, tẻ nhạt. Nhưng trong thiền thì

ngài lại chí tình đối với ngài Vân Môn. Đã ba ngày mở cửa thấy khách thì đóng cửa, tạo ra nghi vấn

trong tâm ngài Vân Môn rồi. Nhưng cái nghi này chưa đủ sức khiến cho ý thức và trí năng bế tắc, nên

khi Ngài Tôn Túc nắm đứng, bảo: Nói ! Nói ! ngài Vân Môn còn suy nghĩ. Cơ hội ngàn vàng đã qua.

Nhưng tiếp theo đó, ngài Tôn Túc bồi thêm cho một cú nặng nề, nghịch lý, vô nghĩa: “Đời Tần dùi

xoay lăn.” Lần này thì Ngài Vân Môn bí cùng tột, đứng sững đó. Liền theo đó, Ngài Tôn Túc đóng

sầm cửa lại, kẹt nát bàn chân Sư. Chính cái duyên bất ngờ này đến đúng lúc trí năng bế tắc, làm cái

đòn bẩy nẩy bật ra tánh giác.

Về Ngộ qua tánh thấy thì có nhiều trường hợp hơn.

Vào thời đức Phật ngài thường dạy đệ tử ra nghĩa địa, chỗ hỏa thiêu người chết để dụng công. Hãy

ngồi nhìn, mỗi ngày qua, cứ nhìn quang cảnh hỏa thiêu trước mắt. Nhưng đàng sau cái nhìn này là gì

? Đó là dụng công để đạt được THẤY NHƯ THẬT, BIẾT NHƯ THẬT, THẤY BIẾT NHƯ THẬT.

Tức là bằng giác quan tiếp xúc với cảnh, cảnh như thế nào, thấy và biết y như thế đó, không suy nghĩ,

không so sánh phân biệt, không biện luận, không ưa ghét... tức là khi đó chỉ có cái Biết không lời của

tánh giác đang có mặt mà thôi. Tánh giác bị kích thích qua tánh thấy, tiềm năng giác ngộ sẽ bật ra từ

từ. Pháp Như Thực Kiến (P: yathābhūtadassana), Như Thực Tri (P: yathābhūtañāṇa), Như Thực Tri

Kiến (P: yathābhūtañāṇa-dassana) là phương thức dụng công cơ bản của Phật dạy để đạt Trí tuệ tâm

linh hay Phật tánh.

Tôi xin khai triển thêm một chút về pháp NHƯ THỰC này.

Tiến trình hình thành vọng niệm đi từ các căn của ta tiếp xúc với các trần cảnh. Từ XÚC sinh ra cảm

thọ. Sau khi THỌ, lập tức cái lóe sáng biết đầu tiên bật ra. Đây chính là cái BIẾT KHÔNG LỜI của

tánh giác: tánh giác nhận ra lập tức đối tượng, nhận ra rõ ràng, toàn diện, trung thực và thầm lặng. Ta

cần dụng công miên mật để duy trì cái lóe sáng biết này. Nếu không duy trì được thì ý thức, ý căn, trí

năng sẽ xen vào. Cái Biết trong sáng tĩnh lặng của tánh giác không còn nữa. Bấy giờ tiến trình hình

thành niệm tiếp tục cho xong cái chu kỳ thường lệ của nó: đó là phát sanh TƯỞNG (tri giác) tức là

bắt đầu có khái niệm, tâm sẽ tương tác di động chớp nhoáng nhận và chuyển đi những dữ kiện từ ý

thức, từ ý căn, từ trí năng, từ ký ức dài hạn, ký ức ngắn hạn, ký ức vận hành, từ khu Dưới Đồi, gọi

chung là HÀNH tức là tiến trình tạo ra những sắc thái của tâm, và cuối cùng là THỨC, cái nhận biết

tổng hợp sau cùng. Đến đây, ta thường biểu lộ ra bên ngoài bằng lời nói, chữ viết hay bằng cử chỉ,

hành động... Tóm lại, cái biết của ý thức, ý căn, hay trí năng luôn luôn có lời kèm theo. Lời ở đây là

Page 9: Cái NGỘ trong Thiền Phật giáo · PDF file1 Tiểu luận: Cái NGỘ trong Thiền Phật giáo Đây chỉ là bài tiểu luận của một thiền sinh sơ cơ, mới học

9

lời nói thầm trong não, và có thể biểu lộ ra bên ngoài hay không biểu lộ ra. Còn cái biết của tánh giác

là cái BIẾT KHÔNG LỜI, tuyệt đối rỗng không và tĩnh lặng.

Trường hợp ngài Châu Lợi Bàn Đà Già, vì ngài không thể nhớ những lời Phật giảng dạy nên đức Phật

dạy ngài vò khăn. Mỗi ngày, Châu Lợi Bàn Đà Già cầm cái khăn trắng ra ngồi ngoài sáng, vò khăn

giữa hai bàn tay. Mắt nhìn đăm đăm vào khăn, màu trắng của khăn và ánh nắng tác động mạnh vào

tánh thấy, cảm giác xúc chạm của hai bàn tay vò tác động vào tánh xúc chạm, một thời gian sau, suy

nghĩ dừng, tâm vọng động dừng, Ngài ngộ đạo, từ đó trí huệ bắt dầu phát triển.

Các vị Tổ Thiền thường không muốn đáp lời của người đến tham vấn, các ngài ưa giơ cái phất tử lên.

Hành động này các ngài muốn chỉ tánh thấy. Nếu ngay đó mà nhận ra được tánh thấy của mình là

ngộ.

Nếu chúng ta chưa biết thiền, ta sẽ thấy các thiền sư có những cử chỉ hành động không bình thường

chút nào, có khi là thô tháo, lời nói lại nghịch lý, vô nghĩa, khi thì hét, khi thì đánh, khi thì đập, khi

tát tay... Thật ra, tất cả việc các ngài làm đều có dụng ý giúp cho người ngộ chỗ “bặt đường ngôn

ngữ, tâm hành diệt, không suy nghĩ, chỗ không thể nghĩ bàn” .

Trên đây tôi đã trình bày vài trường hợp tiêu biểu trong lịch sử Thiền Phật giáo về ngộ qua tánh thấy,

tánh nghe và tánh xúc chạm. Vào thời Phật tại thế, có rất nhiều người ngộ sau khi nghe Phật giảng

pháp. Trí huệ tâm linh bật ra liền. Cũng nghe một thời pháp mà có nhiều mức độ ngộ khác nhau. Do

đó mà có tên là Thanh Văn để gọi những đệ tử của Phật.

Thí dụ trường hợp ngài Kiều Trần Như:

Sau khi thành đạo không bao lâu, Đức Phật đến vườn Nai, tìm lại 5 vị đạo sĩ khổ hạnh để độ họ. Đó

là 5 vị đệ tử đầu tiên của Đức Phật. Biết họ rơi vào chỗ khổ hạnh cực đoan, sử dụng ý thức và ý chí

để hành hạ xác thân, mà trí tuệ tâm linh không phát huy được, Đức Phật thuyết giảng trước nhất về

Trung Đạo, để gỡ cho họ thoát ra khỏi kiến chấp sai lầm về phương thức đi đến giác ngộ.

... Đức Phật đã tuần tự giảng hai bài Pháp cho 5 bạn đồng tu cũ. Bài thứ nhất là Tứ Thánh Đế hay

Bốn Chân Lý Cao Thượng, quen gọi Tứ Diệu Đế. Bài thứ hai là Pháp Vô Ngã. Tứ Diệu Đế là 4 chân

lý nói về Khổ, nguồn gốc khổ, sự chấm dứt khổ, và con đường đưa đến chấm dứt khổ gồm 8 chi gọi

là Bát Chánh Đạo. Đến đoạn chót, Đức Phật nói:

-" Và cho đến khi nào, này các Tỳ kheo, trong 4 Thánh Đế này, với 3 chuyển và 12 hành tướng như

vậy, tri kiến như thật đã được khéo thanh tịnh ở nơi Ta; cho đến khi ấy, này các Tỳ kheo, trong thế

giới này, với Thiên giới, Ma giới, Phạm thiên giới, với quần chúng Sa môn, Bà la môn, Chư Thiên và

loài người, Ta mới chứng tri đã chánh giác Vô Thượng Chánh Đẳng Giác. Tri kiến khởi lên nơi Ta:

“Bất động là tâm giải thoát của Ta. Đây là đời sống cuối cùng, nay không còn tái sanh nữa..."

Khi lời nói của Đức Phật vừa chấm dứt, bất thình lình tôn giả Kiều Trần Như thốt lên: “Phàm vật gì

được khởi lên do nguyên nhân, tất cả pháp ấy đều bị đoạn diệt.” Nghe thế, Phật liền nói hai lần:

“Kiều Trần Như, ông đã ngộ ! Kiều Trần Như, ông đã ngộ !” Sau đó Tôn giả được đặt pháp hiệu là

Aññāta-Koṇḍañña (A Nhã Kiều Trần Như).

Page 10: Cái NGỘ trong Thiền Phật giáo · PDF file1 Tiểu luận: Cái NGỘ trong Thiền Phật giáo Đây chỉ là bài tiểu luận của một thiền sinh sơ cơ, mới học

10

Ngài Kiều Trần Như đắc quả Tu Đà Huờn ngay sau khi nghe bài pháp đầu tiên của Phật về Trung

Đạo và Tứ Đế. Năm ngày sau đó, nghe Phật giảng pháp Vô Ngã ngài đắc quả A La Hán. Bốn vị đồng

tu với ngài cũng đều đắc quả A La Hán. Nếu nhìn bên ngoài ta sẽ cho rằng các ngài có phước báu gặp

Phật thuyết pháp, ngộ đạo ngay. Nhưng thật ra các ngài đã tu tập cả đời rồi mới gặp Phật. Ngài Kiều

Trần Như là một trong 108 vị Bà La Môn đến xem tướng số cho Thái Tử Siddhattha khi ngài vừa

chào đời. Cả năm vị đều đã đồng tu khổ hạnh với đức Phật trong 6 năm, nhưng không đạt được trí tuệ

tâm linh. Họ bị nghẽn đường vì rơi vào chỗ kiến chấp cực đoan về khổ hạnh.

Ngài Kiều Trần Như lần đầu tiên nghe Phật giảng: về khổ và lậu hoặc, nguyên nhân của khổ và lậu

hoặc, cách chấm dứt khổ và lậu hoặc. Ngay đó ngài nhận hiểu tức khắc, hơn thế nữa, Tánh Giác của

ngài lập tức kiến giải thêm những nhận thức xa hơn, sâu sắc hơn, bao quát hơn, đó là ngài nhận thức

rõ ràng tất cả pháp đều do duyên sinh và sẽ đều do duyên diệt; còn cái không sinh thì sẽ không diệt.

Không những ngài nhận ra được lý mà ngài còn kinh nghiệm được Tánh Giác- kho báu của mình bật

ra kiến giải như thế nào. Do đó mới được Phật đặt tên là “liễu tri Kiều Trần Như.” Đây là trường hợp

VĂN HUỆ: nghe pháp ngộ đạo.

Trong kinh sách có ghi chuyện ngài Xá Lợi Phất nghe pháp mà ngộ, tôi xin sơ lược. Ngài Xá Lợi

Phất cùng với người bạn thân là ngài Mục Kiền Liên là hai thanh niên gia cảnh giàu sang, tài trí hơn

người, nổi danh khắp nước. Cả hai đi tìm thiện tri thức để tu tập mà không có ai xứng đáng để tôn

làm thầy. Một hôm, thoạt trông thấy ngài Assaji đang đi khất thực trên đường trong thành Vương Xá,

dáng đi khoan thai, thần sắc trong sáng, thanh thản, cử chỉ trang nghiêm, từ tốn, ngài Xá Lợi Phất

sanh tâm ngưỡng mộ. Ngài Assaji là một trong 5 vị đệ tử đầu tiên của Đức Phật và đã đắc quả A La

Hán. Ngài Xá Lợi Phất theo dõi ngài Assaji, đến khi thấy ngài Assaji thọ trai xong , ngồi nghỉ đưới

tàng cây, ngài Xá Lợi Phất mới đến thưa thỉnh:

- Bạch ngài, ngài tên là gì? Ngài ở đâu ? Thầy của ngài là ai ? Thường ngày dạy những đạo lý gì ?

Ngài Assaji chậm rãi trả lời:

- Tôi tên Assaji, ngụ tại Trúc Lâm tịnh xá. Thầy tôi là bậc đại thánh Thích Ca Mâu Ni, xuất sanh từ

dòng họ Thích. Ngài dạy về chơn lý của vũ trụ nhơn sanh; kẻ ít học như tôi không thể lãnh hội trọn

vẹn; nhưng tôi còn nhớ, đạo lý ngài thường giảng là:

Các pháp do nhân duyên sanh,

Các pháp do nhân duyên diệt.

Đối với lời dạy của bậc đạo sư, thật khó diễn tả được hết những cảm kích của chúng tôi.

Xá Lợi Phất được nghe danh hiệu Phật và giáo pháp của ngài, dường như mặt trời ngời sáng trước

mắt. Tất cả mối nghi ngờ về vũ trụ nhân sinh đều biến mất...

Vừa nghe pháp Duyên Sinh, Xá Lợi Phất như trái cây đã chín muồi, liền ngộ.

Nói chung trong thời Đức Phật tại thế, người người nghe pháp, ngộ rất nhiều không thể kể hết được,

nhưng mức độ nhận ra cạn hay sâu là tùy từng căn cơ.

Page 11: Cái NGỘ trong Thiền Phật giáo · PDF file1 Tiểu luận: Cái NGỘ trong Thiền Phật giáo Đây chỉ là bài tiểu luận của một thiền sinh sơ cơ, mới học

11

Phật giáo hóa đệ tử theo kinh nghiệm tu chứng của Ngài. Nhưng tiến trình ngộ đạo của Đức Phật lại

không phải từ nghe pháp mà được.

Đức Phật đạt được giác ngộ qua những tiến trình Định từ thấp đến cao. Đức Phật xuất gia vì muốn

tìm phương cách thoát khỏi sanh, già, bệnh, chết. Cái khối nghi này trải qua thời gian dài sáu năm,

ban đầu tu thiền Yoga và sau đó tu khổ hạnh khốc liệt, vẫn chưa giải đáp được. Đó chỉ vì chưa dừng

được trí năng. Đến khi Phật áp dụng Định niệm hít vào thở ra, Phật dụng công bằng cái Biết không

lời của tánh giác, cuối cùng trí tuệ tâm linh bật ra trong đêm cuối của tuần lễ thứ tư. Khối nghi càng

lớn, sức dụng công càng miên mật, Phật an trú trong Định từ Sơ Thiền qua Nhị Thiền, qua Tam

Thiền đến Tứ Thiền, Phật chìm sâu trong Định Bất Động, thân và tâm bất động, trong 4 tuần lễ, nên

sức bật ra càng mạnh. Phật đại ngộ hay triệt ngộ. Tiềm năng giác ngộ bật ra kiến giải tất cả những

mối nghi ôm ấp trong 6 năm qua. Trong canh một Phật chứng Túc Mạng Minh: nhìn thấy rõ các kiếp

quá khứ của mình, từ một đến hàng ngàn kiếp; canh hai, Phật chứng Thiên Nhãn Minh: thấy rõ chúng

sanh chết đây sanh kia; canh chót, Phật chứng Lậu Tận Minh: THẤY NHƯ THẬT NHƯ VẬY Chân

lý về Khổ và Lậu hoặc, Nguyên nhân của Khổ và Lậu hoặc, sự Diệt Khổ và Lậu hoặc, Tám con

đường cao thượng đưa đến sự diệt khổ và chấm dứt lậu hoặc.

Đức Phật không có thầy mà tự mình dụng công và khám phá ra con đường cho mình. Sau này, khi đi

giáo hóa, Phật có nhiều phương cách hướng dẫn đệ tử, nên có rất nhiều người ngộ và đắc quả Thánh.

Phương tiện phổ thông nhất là giảng pháp. Người nghe pháp, phải nghe bằng TÁNH NGHE. Tức là

không suy nghĩ, không ý thức phân biệt, không biện luận, không khởi tạp niệm, lúc đó chỉ có cái

nghe rỗng không, tĩnh lặng, không lời. Âm thanh sẽ đi vào tánh nghe ở vùng tánh giác, giữ lại ở đó,

kích thích sự kiến giải của tánh giác, tiềm năng giác ngộ sẽ bật ra, đó là Phật tánh. Đây cũng chính là

cốt lõi của phương thức VĂN - HUỆ. Phật dạy đệ tử theo Chân đế, hay nói cách khác, theo đệ nhất

nghĩa đế, thấy bằng tánh thấy, nghe bằng tánh nghe thì quả là Phật tánh. Còn nếu chúng ta thấy và

nghe bằng vọng tâm, phân biệt, suy nghĩ, thì quả là trí phàm phu, trí hiểu biết thế gian mà thôi, vẫn

còn đứng bên bờ sanh diệt, có khi còn biến thành chướng ngại cho sự giác ngộ vì càng ngày càng

huân tập thêm quán tính di động thường trực của tâm. Đó là sở tri chướng.

Tôi xin khai triển thêm về phương thức THẤY BẰNG TÁNH THẤY và NGHE BẰNG TÁNH

NGHE. Đây cũng là áp dụng phương thức NHƯ THỰC, tức sử dụng Tánh giác. Ta đã có kinh

nghiệm cái Biết Không Lời, tức là Biết rõ ràng mà trong não không khởi ra một lời nói thầm nào. Khi

ta nhìn một đối tượng, những xung lực điện tử lập tức truyền vào cơ cấu mạng lưới (hay trạm tiếp vận

đầu tiên, nằm ở cuống não) đến Đồi Thị (Thalamus, hay trạm tiếp vận thứ hai, tương đương Truyền

tống thức) từ đó khuếch tán đến Thùy chẩm (ở sau ót) truyền vào tánh thấy (thuộc khu Kiến Giải

Tổng Quát, hay tánh giác, phía sau bán cầu não trái). Nếu ta dừng được quán tính di động của tâm,

đến đây Tánh Giác sẽ tự động kiến giải bằng trực giác tri giác và nhận thức cô đọng của chính nó.

Nghe bằng tánh nghe cũng tương tự như vậy, chỉ khác là những xung lực điện tử từ Đồi thị truyền

vào Thùy Thái Dương (ở gần hai tai) rồi truyền vào tánh nghe (thuộc khu Kiến Giải Tổng Quát) và

cũng giữ lại ở đây để Tánh Giác tự động kiến giải.

Nếu ta chưa có kinh ngiệm cái Biết Không Lời hay chưa làm chủ được sự khởi niệm; sau khi các căn

tiếp xúc đối tượng, sẽ nhanh như chớp, từ thọ đến tưởng đến hành và cuối cùng là thức, chu kỳ này

Page 12: Cái NGỘ trong Thiền Phật giáo · PDF file1 Tiểu luận: Cái NGỘ trong Thiền Phật giáo Đây chỉ là bài tiểu luận của một thiền sinh sơ cơ, mới học

12

gọi chung là tâm hành và ngôn hành, khi đó có tự ngã chen vào, tức có ý thức phân biệt hai bên, có

suy tư nghĩ tưởng, có biện luận dây dưa, có chấp trước, có thành kiến, có ký ức, có tình cảm, có tham,

sân, si v.v... Vậy, tuy Tánh Giác có mặt thường hằng trong mỗi người, nhưng không phải lúc nào nó

cũng hiển lộ, mà nó thường bị màng vô minh che lấp, đó là quán tính năng động thường trực của tâm.

Cho nên cốt lõi của Thiền là dụng công Làm Chủ sự Suy Nghĩ, hay làm chủ tâm hành và ngôn hành.

Và Định là gì ? Là trạng thái tâm dừng bặt mọi tâm hành và ngôn hành. Ta dụng công phương thức

NHƯ THỰC của Đức Phật là ta dừng bặt tâm hành và ngôn hành. Ta sẽ được Định trong bốn oai

nghi.

Trên đây tôi vừa trình bày về những trường hợp ngộ mà sách sử có ghi chép và nhiều người biết. Đúc

kết lại, tôi xin đưa ra vài nhận định tương đối về tiến trình ngộ như sau.

1. Bước thứ nhất: Phải có nghi vấn hay nghi tình cất vào kho ký ức.

2. Bước thứ hai: Nghi vấn hay nghi tình này không thể giải đáp được, ý thức, suy nghĩ, trí năng

bị bế tắc. Vọng tâm dừng lại. Vọng tâm dừng bặt trong một giây phút ngắn ngủi nào đó, hay

trong một thời gian dài tức là Định.

3. Bước thứ ba: Một dữ kiện bên ngoài tác động thình lình vào tánh giác, kích thích một trong ba

cơ chế của vùng Kiến Giải Tổng Quát là: tánh thấy, tánh nghe và tánh xúc chạm.

4. Bước thứ tư: Tánh giác bật ra kiến giải: giải đáp rõ ràng, thông suốt mối nghi,

5. Bước thứ năm: Kết quả tức khắc của ngộ: chấn động nội tâm: cười, khóc, vui mừng.

Kết quả sâu sắc: trí tuệ tâm linh phát triển.

Đây chỉ là một sơ đồ phổ biến của ngộ. Còn có nhiều trường hợp ngộ trong những hoàn cảnh khác

nhau tùy căn cơ của người ngộ.

Nhưng cốt lõi của ngộ luôn luôn đặt trên nền tảng của TÁNH GIÁC. Ta có thể nói tánh giác là chất

“xúc tác” của ngộ. Không có vai trò của tánh giác, dứt khoát không có ngộ. Vì lẽ dễ hiểu là tiềm năng

trí tuệ tâm linh bật ra từ tánh giác. Và làm sao để tánh giác bật ra kiến giải ? Thật là rõ ràng: ý thức, ý

căn phải đóng lại.

Thiền Công Án và Thiền Thoại Đầu lại càng triệt để khai thác những phương cách đưa đến ngộ. Vị

Thầy chủ ý đưa ra những câu tham ngược đời, vô nghĩa, kỳ quái, khó hiểu; ví dụ: Cầu trôi, nước

đứng; Tiếng vỗ của một bàn tay; Muôn pháp về một, một về chỗ nào; Không được đi ban đêm, nhưng

phải đến khi trời vừa sáng v.v... Thiền Công Án và Thiền Thoại Đầu chủ trương không giảng dạy

giáo lý hay lý thuyết Thiền cho đệ tử. Lẽ dễ hiểu là nếu cho thêm mớ tri kiến đó nữa thì người đệ tử

tham công án hay thoại đầu cứ mãi sử dụng trí năng, ý thức, tức là cứ suy tư, ngẫm nghĩ, ghi nhớ hoài

làm sao tánh giác bật ra được ? Nếu ta tu theo phương thức tham công án hay thoại đầu, trong khi tu

tập, trí huệ của ta sẽ không có, tôi nói trí huệ thông thường học được từ kinh sách hay từ bậc thiện tri

thức chớ không nói đến trí tuệ tâm linh sau khi ngộ rồi mới có. Vậy trong bước đầu, ta phải giao phó

cả “sinh mạng” mình hoàn toàn cho bậc thiện tri thức. Bậc thiện tri thức phải là người đã có nội

chứng rồi, tức là đã có kinh nghiệm về ngộ, và là một cái ngộ sâu sắc, hay ta còn nói là kiến tánh.

Nhưng đã có nội chứng không cũng chưa đủ, vị thiện tri thức còn phải có khả năng theo sát đệ tử để

biết đúng thời cơ ngàn vàng mà giúp đệ tử mình ngộ đúng lúc. Thời cơ ngàn vàng đó là lúc nào ? Vị

Page 13: Cái NGỘ trong Thiền Phật giáo · PDF file1 Tiểu luận: Cái NGỘ trong Thiền Phật giáo Đây chỉ là bài tiểu luận của một thiền sinh sơ cơ, mới học

13

Thầy với cái nhìn sắc bén- tôi nói chỗ này hơi thừa, người đã sáng đạo rồi dĩ nhiên cái nhìn phải

thông suốt và sắc bén - vị Thầy thấy đệ tử dừng bặt suy tư nghĩ tưởng rồi, tức là đang bí cùng tột, mặt

mũi khù khờ, ngây ngô, quên trước quên sau, thì dùng một chiêu thức thiện xảo nào đó, đánh thức

tánh giác của đệ tử. Vị đệ tử mới có thể ngộ. Nếu chưa đúng lúc, chưa đúng căn cơ, thì không ngộ.

Vậy nếu đệ tử chưa dừng được vọng tâm, tức là không phải là vị chuyên tu, lại cũng không nhập thất

lâu dài, chưa miên mật dụng công đến độ trí năng bế tắc, mờ mịt, mà còn lăng xăng đi làm việc, đi đó

đi đây, giao tiếp trong gia đình, mỗi ngày dành vài ba giờ tọa thiền khởi câu công án hay thoại đầu;

thì biết bao giờ mới ngộ ? Ngoài ra nếu vị thầy không theo sát đệ tử để chỉ dạy làm cho trí năng và

suy nghĩ của đệ tử phải bế tắc, cùng đường, hay không thấy rõ lúc nào chín muồi để thi triển tuyệt

chiêu cho đệ tử ngộ, thì biết bao giờ đệ tử mới ngộ ?

Đến đây tôi xin nói thêm một chút về tác dụng của tánh giác và tác dụng của Ý thức, suy nghĩ, trí

năng đối với thân và tâm.

Khi ta thường xuyên sử dụng ý thức, suy nghĩ và trí năng, ngay cả trong khi tu học, để suy tư nghĩ

tưởng, so sánh phân biệt, tìm hiểu, xét đoán, biện luận, cố gắng, thì lo lắng, vui mừng, ham muốn,

mong cầu, thất vọng, phiền não, sợ hãi... sẽ phát sanh. Do đó nội tâm luôn luôn xáo trộn, rối loạn, tất

cả những sắc thái này truyền đến Khu Dưới Đồi (Hypothalamus), từ đó qua hệ Giao cảm thần kinh,

một mặt truyền xuống nội tạng, một mặt truyền đến hệ thống tuyến nội tiết, tiết ra những chất nước

hóa học có hại cho cơ thể, tạo ra các bệnh tâm thể như: loét bao tử, cao áp huyết, tiểu đường, rối loạn

nhịp tim, rối loạn tiêu hóa...

Trái lại khi ta sống trong tánh giác, ví dụ trong lúc tọa thiền, dù là chỉ có cái biết không lời trong vài

giây, ta cũng cảm nhận được những tác động sinh học xảy ra trong thân. Tâm tĩnh lặng, an lạc trong

giây phút đó truyền đến Khu Dưới Đồi, và qua hệ Đối Giao Cảm Thần Kinh, một mặt truyền đến hệ

thống tuyến nội tiết, một mặt truyền xuống nội tạng, tạo ra sự ly tâm máu, tự động điều chỉnh lần lần

những trục trặc trong thân. Vào những trạng thái Định sâu hơn, kéo dài hơn, các bệnh tâm thể tự

động không còn. Đó cũng là một chút diệu hữu của tánh giác, trong buổi đầu của người tu thiền.

Như vậy, nếu ta tu lâu rồi mà chưa nếm được vị cam lồ của tánh giác thì nên nhìn kỹ coi ta có sử

dụng tánh giác để tu, hay ta còn quẩn quanh trong cái bị sanh, là ý thức, suy nghĩ và trí năng. Nếu ta

cứ lấy đá đè cỏ hoài thì càng nỗ lực, càng tinh tấn, thân càng bệnh. Đây chính là kinh nghiệm của

Đức Phật, càng tu theo phương thức sử dụng trí năng và khổ hạnh, thân càng kiệt quệ mà trí tuệ tâm

linh thì không thấy đâu. Cho nên sau này khi đi giáo hóa, Phật luôn luôn lấy CÁI VÔ SANH làm nền

tảng tiến đến giác ngộ. Cái vô sanh, Thiền tông gọi là tánh giác. Làm sao đạt được Cái Vô Sanh ?

Đức Phật đưa ra phương thức NHƯ THỰC KIẾN, NHƯ THỰC TRI, NHƯ THỰC TRI KIẾN, Phật

giáo Phát Triển đưa ra phương thức CHÂN NHƯ để đạt Cái Vô Sanh. Thiền Tông đưa ra phương

thức NGỘ hay KIẾN TÁNH để đạt Tánh Giác.

Vậy trong đời tu, cần phải ít nhất có một lần ngộ. Và đó phải là ngộ cái Biết Không Lời của tánh

giác, bằng cách nào thì tùy căn cơ của đệ tử và tùy trí huệ, phương pháp thiện xảo của vị Thầy. Nếu

như ta chỉ nhận ra ý nghĩa một câu kinh hay một đoạn kinh, do ta đọc hay do nghe Thầy giảng, thì có

khi đó chỉ là trí năng nhận ra mà thôi. Cho nên ngộ có nhiều nội dung, nhiều mức độ. Nếu chỉ là tiểu

Page 14: Cái NGỘ trong Thiền Phật giáo · PDF file1 Tiểu luận: Cái NGỘ trong Thiền Phật giáo Đây chỉ là bài tiểu luận của một thiền sinh sơ cơ, mới học

14

ngộ thì trí tuệ tâm linh chưa thực sự bật ra, chưa phải là ngộ trong định nghĩa đúng của thuật ngữ

NGỘ. Phải là ngộ tánh giác, từ đó tánh giác mới từ từ mở cánh cửa của nó. Lúc trước tánh giác là

một cái gì mờ mịt, mơ hồ trong trí tưởng tượng suy nghĩ của ta, sau khi bất chợt nhận ra được trạng

thái Biết Không Lời trong sáng, rõ ràng, thầm lặng của tánh giác, thì từ đó ta mới thực sự bước vào

cửa Thiền. Từ đó mới hạ thủ công phu, dụng công để tánh giác có mặt thường xuyên hơn trong ta.

Sau đây tôi xin lấy ví dụ về những cái ngộ của ngài Pháp Loa.

Thiền sư Pháp Loa, là Tổ thứ hai phái Trúc Lâm. Năm 1304, Điều Ngự (Trần Nhân Tông) dạo đi các

nơi, phá dâm từ (miếu thờ thần không chánh đáng), và ban pháp dược, đến mạn sông Nam Sách. Sư

đến lễ bái, xin xuất gia, năm này Sư được 21 tuổi. Điều Ngự trông thấy, bằng lòng, nói: “Kẻ này có

đạo nhãn, sau ắt làm pháp khí, vui vẻ tự đến đây.” Ngài bèn cho hiệu là Thiện Lai, dẫn về liêu Kỳ

Lân ở Linh Sơn, cạo tóc và thọ giới Sa Di. Ngài dạy đến tham vấn với Hòa Thượng Tánh Giác ở

Quỳnh Quán. Ở đây, Sư tìm đủ cách thưa hỏi mà không được khai ngộ. Sư tự đọc bộ kinh Hải Nhãn

(có lẽ kinh Lăng Nghiêm), đến bảy chỗ hỏi tâm, và đoạn dụ khách trần ở sau, xem đi xem lại nhiều

lần, bỗng nhiên Sư có chỗ vào. Sư từ tạ Hòa Thượng Tánh Giác, trở về tham yết với Điều Ngự. Gặp

lúc Điều Ngự thượng đường, Sư ra thưa hỏi liền được tỉnh. Điều Ngự nhận biết bèn cho Sư theo hầu

hạ ngài. Một hôm, Sư trình cả ba bài tụng, bị Điều Ngự chê cả. Sư thưa thỉnh mấy phen, Điều Ngự

dạy phải tự tham. Sư vào phòng, đầu óc nặng trĩu, thức đến quá nửa đêm, trông thấy bông đèn tàn

rụng xuống. Sư chợt đại ngộ. Sư đem chỗ ngộ trình lên Điều Ngự. Ngài thâm nhận ấn khả. Từ đây,

Sư thệ tu theo 12 hạnh Đầu Đà (khổ hạnh).

Ngài Pháp Loa nhân xem kinh sách mà “bỗng nhiên có chỗ vào,” lần thứ hai thưa hỏi với Điều Ngự

“liền được tỉnh.” Tuy nhiên đến khi trình ba bài tụng, bị chê. Thật là bất ngờ, thật là thất vọng. Ta

mới biết hai lần nhận ra trước là cái biết của trí năng mà thôi. Khi trình ba bài kệ với Thầy để Thầy

ấn chứng, không ngờ bị chê. Bấy giờ ngài lại ráng thưa hỏi cho ra lẽ, đến đây mới thấy phương cách

khéo léo của vị Thầy. Nếu Điều Ngự giảng rõ chỗ sai, ngài Pháp Loa cũng sẽ hiểu, sẽ nhận ra được ,

và cũng bằng trí năng. Điều Ngự dạy phải tự tham, tức là tự mình tìm hiểu. Ngài Pháp Loa trở về

phòng riêng, đầu óc nặng trĩu, vì sao ? Cái nghi vấn, cái thất vọng, cái chán nản buồn rầu... làm cho

đầu óc mờ mịt, căng thẳng, không ngủ được. Ngài thức đến quá nửa đêm, một mình một bóng, trước

mắt là ngọn đèn nhỏ, ngài đăm đăm nhìn ánh sáng ngọn đèn trước mắt, hàng giờ trôi qua, không suy

nghĩ gì nữa. Bỗng nhiên thấy bấc đèn tàn rụng xuống, ngài chợt đại ngộ; nhận ra trạng thái tĩnh lặng,

rỗng không mà biết rõ ràng của chân tâm. Ngài Pháp Loa đã ngộ qua tánh thấy bị kích thích, tuy sự

kiện nhìn ngọn đèn chỉ là một ngẫu nhiên chớ không phải là cố ý dụng công. Thật ra, Phật có dạy

pháp nhìn ánh sáng để phát triển trí huệ. Các vị sư Tây Tạng thường dùng phương thức nhìn ngọn

đèn nhỏ trước mắt để dụng công.

Tôi xin kể sơ lược thêm trường hợp ngộ của Lục Tổ Huệ Năng để thấy hai mức độ ngộ.

Huệ Năng: nhà nghèo, phải hái củi nuôi mẹ. Vào lúc Huệ Năng 23 tuổi, một hôm gánh củi ra chợ

bán, có người mua bảo gánh đến nhà. Sư gánh ngang qua một căn nhà, nghe người trong nhà tụng

kinh Kim Cang, Huệ Năng chợt tỉnh ngộ. Hỏi:

- Tụng đó là kinh gì ? Phát xuất từ đâu ?

Page 15: Cái NGỘ trong Thiền Phật giáo · PDF file1 Tiểu luận: Cái NGỘ trong Thiền Phật giáo Đây chỉ là bài tiểu luận của một thiền sinh sơ cơ, mới học

15

Người kia đáp:

- Kinh Kim Cang. Phát xuất từ Ngũ Tổ Hoàng Nhẫn - chùa Đông Thiền huyện Huỳnh Mai.

Sau đó Huệ Năng đến gặp Ngũ Tổ, thưa thỉnh. Ngũ Tổ thầm biết là người căn cơ mẫn tiệp, cho xuống

nhà sau bửa củi, giã gạo. Ít lâu sau Ngũ Tổ biết cơ duyên truyền pháp đã đến, ra lệnh cho toàn chúng

trình kệ. Trong số chúng 700 người đều xem Thần Tú là người xứng đáng được hưởng vinh dự này.

Bốn ngày sau, Thần Tú trình kệ, thay vì viết trình lên Ngũ Tổ về chỗ hiểu đạo của mình, ông lại lén

viết lên vách vào lúc canh ba. Bài kệ như sau:

Thân thị bồ đề thọ

Tâm như minh cảnh đài

Thời thời cần phất thức

Mạc sử nhạ trần ai.

Dịch:

Thân là cội bồ đề

Tâm như đài gương sáng

Luôn luôn phải lau chùi

Chớ để dính bụi bặm.

Huệ Năng nghe người đọc lại bài kệ này, liền nhờ quan Biệt giá tên Trương Nhựt Dụng viết giùm bài

kệ của mình kế bên:

Bồ đề bổn vô thọ

Minh cảnh diệc phi đài

Bản lai vô nhất vật

Hà xứ nhạ trần ai ?

Dịch:

Bồ đề vốn không cây

Gương sáng cũng không đài

Xưa nay không một vật

Chỗ nào dính bụi bặm ?

Bài này viết xong, đồ chúng trong chùa thảy đều kinh hoàng. Việc này thấu tai Ngũ Tổ. Sợ người làm

hại Huệ Năng, Tổ tự mình xóa hết bài kệ, và đánh lạc hướng đồ chúng, Tổ bảo: “Cũng chưa thấy tánh

!” Hôm sau, Tổ lén đến chỗ giã gạo, thấy Huệ Năng đeo đá giã gạo, mới bảo:

- Ngươi cầu đạo, vì pháp quên mình đến thế ư ?

Sau đó Tổ hỏi thêm:

- Gạo trắng hay chưa ?

Huệ Năng thưa:

- Gạo trắng đã lâu còn thiếu giần sàng.

Page 16: Cái NGỘ trong Thiền Phật giáo · PDF file1 Tiểu luận: Cái NGỘ trong Thiền Phật giáo Đây chỉ là bài tiểu luận của một thiền sinh sơ cơ, mới học

16

Tổ lấy gậy gõ vào cối 3 tiếng rồi đi. Huệ Năng nhận ra được ý Tổ; đến khi trống điểm canh ba liền

lén vào thất. Tổ lấy cà sa che chung quanh không để người thấy, rồi bắt đầu giảng kinh Kim Cang,

Huệ Năng chăm chỉ lắng nghe. Khi Ngũ Tổ đọc đến câu: “Ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm”, ngay khi

câu ấy vừa dứt, Huệ Năng liền đại ngộ, rồi buột miệng phát ra một loạt tiếng “đâu ngờ”:

Đâu ngờ tự tánh vốn tự thanh tịnh !

Đâu ngờ tự tánh vốn không sanh diệt !

Đâu ngờ tự tánh vốn tự đầy đủ !

Đâu ngờ tự tánh vốn không dao động !

Đâu ngờ tự tánh hay sanh muôn pháp !

Ngũ Tổ biết Huệ Năng đã ngộ được bản tánh, mới bảo:

- Chẳng biết bổn tâm, học pháp vô ích, nếu biết được bổn tâm, thấy được bổn tánh, gọi là Trượng

phu, là Thiên nhơn sư, là Phật.

Sau đó Tổ truyền y bát.

Lục Tổ có hai lần ngộ, cả hai lần đều vì nghe kinh Kim Cang, nhưng mức độ cạn sâu khác nhau. Lần

thứ nhứt lời kinh đã khiến cho ngài Huệ Năng nhận ra được bản tâm và khơi dậy tâm cầu pháp khiến

ngài Huệ Năng quyết định ra đi tìm thầy, lần thứ hai mới thực sự thấy tánh. Lần thứ nhất, Ngài đã

nhận ra: “Phật tánh không có nam bắc.” “Bồ đề bổn vô thọ, Minh cảnh diệc phi đài, Bản lai vô nhất

vật, Hà xứ nhạ trần ai.”

Tôi xin nói thêm một chút tại sao ngộ là thầm nhận Biết mà ở đây trong lần ngộ thứ hai, ngài Huệ

Năng lại thốt ra 5 câu “Đâu ngờ” ? Ngài Huệ Năng đã chờ đợi giây phút này từ lâu, được vào thất

Ngũ Tổ và được nghe pháp riêng, là một đại sự đối với Huệ Năng, điều này dễ hiểu vì tất cả chúng

700 người kia chưa ai thấy tánh, ngay cả ngài Thần Tú là giáo thọ, họ còn tâm đố kỵ, nên cả hai thầy

trò phải âm thầm truyền trao pháp. Huệ Năng chăm chỉ lắng nghe, tức không còn tạp niệm, tâm bấy

giờ đã lắng yên, trống không, Huệ Năng đang nghe bằng tánh nghe. Những lời giảng của Thầy rót

vào tánh nghe, lập tức tánh giác kiến giải, bật ra cái Biết rõ ràng về chính nó. Tức là ai thấy tánh ?

Chỉ có Tánh Biết tự nó thấy Nó mà thôi. Ngay trong giây phút đó, là trạng thái TÂM THUẦN

NHẤT, chỉ có một DÒNG BIẾT KHÔNG LỜI, không có một khái niệm nào dấy lên. Làm sao có tự

ngã xen vô để làm chủ thể biết ? Và dĩ nhiên trong giây phút này, không có lời kèm theo để nói ra dù

là nói thầm trong não.

Tuy nhiên sau đó, những điều tánh giác vừa kiến giải được truyền qua vùng Giải Mã (Broca), qua

Vùng Nói (thùy đỉnh, vùng thân thọ) từ đây biểu lộ ra bằng thân, bằng lời... Huệ Năng mới thốt ra 5

câu diễn tả chỗ thấy của mình. Cho tới đây, ta có thể nói, Huệ Năng vẫn còn đang - trong trạng thái

Định. Vì sao ? Bấy giờ, 5 câu nói này vẫn là kiến giải của tánh giác, không có ý thức, suy nghĩ, trí

năng xen vô, không có xúc cảm vui buồn, thương ghét, không có phàm ngã. Vậy vẫn là chân ngã

đang là chủ thể Biết. Chân ngã cũng là một thuật ngữ giả lập ra mà thôi. Như trong định nghĩa Ngộ,

đó là tánh giác tự thầm nhận ra nó hay tự tánh tự thầm nhận ra nó. Và tánh giác là cái Thầm Nhận

Biết, trống không tuyệt đối và yên lặng tuyệt đối. Khi nó có mặt, trạng thái tâm là trống không tuyệt

Page 17: Cái NGỘ trong Thiền Phật giáo · PDF file1 Tiểu luận: Cái NGỘ trong Thiền Phật giáo Đây chỉ là bài tiểu luận của một thiền sinh sơ cơ, mới học

17

đối và yên lặng tuyệt đối mà thôi, không đến đổi long trời lỡ đất hay chấn động càn khôn... Phần này

tôi chỉ khai triển tới đây.

Điểm sau cùng tôi muốn trình bày là kết quả của ngộ như thế nào trên thân, tâm và trí tuệ tâm linh.

Ngay khi ngộ, là trí tuệ tâm linh bật ra, đó là chức năng Tánh giác, hay tiềm năng giác ngộ tức Phật

Tánh từ tánh nhận thức biết. Về sau, lần lần tánh giác sẽ có mặt thường xuyên hơn theo mức độ dụng

công của hành giả. Tánh giác sẽ tung ra kiến giải dễ dàng hơn và tự nhiên hơn mà không cần những

điều kiện như khi tánh giác chưa bật ra lần đầu, tức chưa ngộ lần nào. Nói nôm na ra, tánh giác khi

trước chỉ là tiềm năng giác ngộ còn ẩn sâu trong một kho tàng khóa kín. Cần phải có một sức mạnh

đẩy bật được ổ khóa rỉ sét kia đi, đó là sức mạnh dụng công của trò và sức thiện xảo của thầy cùng

hợp lực ăn khớp nhau. Sau khi nẩy bật ổ khóa rồi thì hành giả tự mình hạ thủ công phu, hễ quán tính

di động của tâm dừng, thì tánh giác có mặt và kiến giải. Nói cách khác, Phật tánh đang triển khai.

Đây cũng là ý nghĩa câu nói của Lục Tổ khi từ giả Ngũ Tổ: “Khi mê thì Thầy độ, ngộ rồi, con tự độ.”

Do đó Thiền Tông, qua kinh nghiệm tự nội chứng của các vị thiền sư, đề cao NGỘ, vì đó là bước đầu

của con đường tu Thiền: ĐỐN NGỘ TIỆM TU.

Ngoài ra ngộ có ảnh hưởng đến tâm. Ngay sau khi ngộ, một nỗi vui mừng tràn ngập nội tâm. Có vị

cười ha hả, có vị xúc động khóc thảm thiết. Như Ngài Hương Nghiêm Trí Nhàn khi chợt tỉnh ngộ,

phá lên cười. Như Tổ Bá Trượng khóc đã rồi cười. Bạn đồng tu ngơ ngác, chỉ có Mã Tổ là biết đệ tử

ngộ. Từ khi ngộ rồi, nhận thức chuyển đổi, ta có một cái nhìn mới, rõ nét nhất là tin tuởng con đường

mình đang đi là đúng, là thích hợp với mình, tin tưởng nơi vị thiện tri thức dẫn đường, và quan trọng

hơn cả là tự tin. Từ đó, ta sẽ miên mật dụng công để củng cố tánh giác.

Ngộ cũng ảnh hưởng đến thân. Tâm an vui sẽ tác động dây chuyền đến toàn thân, như tôi đã có trình

bày, tạo nên sự hài hòa cho cả thân tâm. Thần sắc tươi vui, trong sáng, phong thái đoan trang, thanh

thản, bớt dính mắc những chuyện thị phi.

Một kết quả tổng hợp của chuyển biến thân, chuyển hóa tâm và thăng hoa trí tuệ tâm linh là đào thải

được một phần lậu hoặc (nói theo Nguyên Thủy), hay tập khí (nói theo Phát Triển). Lậu hoặc hay tập

khí là những ấn tượng quá khứ huân tập lâu ngày thành động cơ thúc đẩy hành động, lời nói, cử chỉ,

tạo ra ba nghiệp ý, lời và thân, do đó chính lậu hoặc hay tập khí là nhân tố của tái sanh triền miên.

Qua Ngộ và Định, ta có khả năng chuyển nghiệp và đi đến cứu cánh giải thoát, tức là chấm dứt tái

sanh, tức Niết bàn.

Đến đây tôi có thể đúc kết lại rằng Ngộ luôn luôn phải đặt trên nền tảng của Tánh Giác hay chân tâm.

Và tánh giác chỉ có mặt khi ý thức, suy nghĩ và trí năng dừng, hay vọng tâm yên lặng, hay khi tự ngã

chết.

Điều kết luận thứ hai là ba hệ Thiền Phật Giáo: Thiền Nguyên Thủy, Thiền Phát Triển và Thiền Tông

đều cùng chung một mục tiêu tối hậu là Giác Ngộ, tức là đạt đến trí tuệ thù thắng, trí tuệ siêu việt,

hay trí vô sanh hay Phật tánh. Còn Giải thoát là kết quả tất nhiên của Giác ngộ.

Page 18: Cái NGỘ trong Thiền Phật giáo · PDF file1 Tiểu luận: Cái NGỘ trong Thiền Phật giáo Đây chỉ là bài tiểu luận của một thiền sinh sơ cơ, mới học

18

Điều kết luận thứ ba là cả ba hệ Thiền đều lấy cốt lõi pháp NHƯ THỰC của Phật để dụng công đi

đến trí huệ tâm linh. Tôi xin nói rõ hơn điểm này. Nguyên Thủy thực hành quán Tứ Niệm Xứ, Quán

Tam Pháp Ấn, quán Tứ Pháp Ấn đều phải là thấy biết như thật, Bát Chánh Đạo cũng phải thực hành

bằng cái thấy biết như thật của trí Vô Sanh, nhất là các chi Chánh Kiến, Chánh Niệm và Chánh Định.

Phát Triển đưa ra pháp Chân Như để dụng công đạt trí huệ Bát Nhã. Muốn thể nhập chân như, phải

bằng cái Nhận Thức Không Lời, không khái niệm, thường hằng, của tánh giác, mới thấy biết như thật

thế giới hiện tượng, mới nhận ra và hội nhập với cái bản thể tối hậu Không Lời, Không Tên, thường

hằng, bất động của thực tại. Thiền Tông cũng đặt mục tiêu là Kiến Tánh hay Ngộ, tức đạt cái thấy

biết như thật. Ngài Duy Tín thấy núi sông là núi sông sau 30 năm được thiện tri thức chỉ dạy, Ngài

Vân Môn thấy cây gậy chỉ là cây gậy, cái nhà chỉ là cái nhà. Thiền Lão Thiền Sư trả lời vua Lý Thái

Tông:

“Thúy trúc hoàng hoa phi ngoại cảnh,

Bạch vân minh nguyệt lộ toàn chân.”

Tuy nhiên, mỗi hệ có những phương thức riêng để đạt mục tiêu giác ngộ. Nguyên Thủy đi theo con

đường của Phật, tức Tam Học: Giới - Định - Huệ. Phát Triển: hệ Bát Nhã đề ra chân như để dụng

công hội nhập chân như, hệ Trung Quán đưa ra 4 tầng không để vào Không Định. Thiền Tông đề cao

kiến tánh hay ngộ. Mỗi vị thiền sư tùy theo chỗ kinh nghiệm nội chứng của riêng mình mà giáo hóa

đệ tử nên mỗi vị có những tiểu xảo riêng.

Trên đây chỉ là những nhận định đơn sơ, tương đối của một thiền sinh trong bước đầu học Bát Nhã.

29/07/1999

Từ Tâm Thảo

(Nay là Ni Sư Thích Nữ Triệt Như)

(Bài này đã đăng trong Đặc san Thiền Tánh Không số 3, phát hành mùa Xuân Tân Tỵ 2001)