25

CẨM NAG THỰC TẬP - CLB A2C

Embed Size (px)

DESCRIPTION

 

Citation preview

Page 1: CẨM NAG THỰC TẬP - CLB A2C
Page 2: CẨM NAG THỰC TẬP - CLB A2C

1

Mục Lục

LỜI NGỎ .......................................................................................................... 2

THÔNG TIN THỰC TẬP ................................................................................ 3

DELOITTE Vietnam......................................................................................... 3

Công ty TNHH Dịch vụ Kiểm toán và Tư vấn Kế toán Bắc Đẩu .................... 4

Ernst & Young Vietnam ................................................................................... 5

CÔNG TY TNHH VIỆT & CO ........................................................................ 6

KPMG Vietnam ................................................................................................ 7

PwC Vietnam .................................................................................................... 8

Công ty kế toán Thanh Trí ................................................................................ 9

Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn Chuẩn Việt ......................................... 10

Công ty kiểm toán U&I ................................................................................... 11

Viet Capital Bank ............................................................................................ 12

Các bước chuẩn bị tốt cho thực tập ................................................................. 13

Sai lầm thường gặp khi thực tập ..................................................................... 19

Những điều cần lưu ý về ngoại hình khi đi phỏng vấn xin việc ..................... 21

Tips for candidates - Some advice from Deloitte employees ......................... 23

Page 3: CẨM NAG THỰC TẬP - CLB A2C

2

LỜI NGỎ

Thân chào các bạn sinh viên!

Với mục tiêu giúp các bạn sinh viên năm cuối có thể tìm được một vị trí thực tập phù hợp,

cũng như tạo điều kiện cho các bạn có thể tiếp cận thêm nhiều thông tin thực tập về các

doanh nghiệp.CLB Kế toán - Kiểm toán A2C trân trọng gửi tới bạn Cẩm nang thực tập

2013. Cuốn cẩm nang này bao gồm những thông tin tuyển thực tập của các doanh nghiệp,

các mẹo hướng dẫn hay khi bạn viết hồ sơ xin ứng tuyển thực tập/việc làm, một số thông tin

cần thiết khi tham gia ứng tuyển.

Chúng tôi rất hy vọng Cẩm nang thực tập 2013 sẽ là hành trang đắc lực cho bạn trên chặng

đường sắp tới.

Thân ái!

Page 4: CẨM NAG THỰC TẬP - CLB A2C

3

THÔNG TIN THỰC TẬP

DELOITTE Vietnam

Address: HR Department Deloitte VietNam 18th floor, Times Square Bld.

18-22 Nguyen Hue Street, Ho Chi Minh City, Vietnam

Tel: +84(8)3 910 0751

Internship Program

- Approximately 3 months duration.

- Chance to attend unique training courses.

- Opportunity to gain working experiences with Deloitte professionals.

How to apply:

- Visit our Deloittle Vietnam Career Website – http://mycareer.deloitte.com/vn/en .

- Follow the instructions and complete your online application and submit.

Timeline:

All applications should be submitted online and send to us before 18 October 2013.

Selection process (Testin, Interviews Rounds): End of October to early November 2013.

Page 5: CẨM NAG THỰC TẬP - CLB A2C

4

Công ty TNHH Dịch vụ Kiểm toán và Tư vấn Kế toán Bắc Đẩu

Địa chỉ: Số 30 đường Hoa Cúc

Phường 7, quận Phú Nhuận, TP. Hồ Chí Minh.

SĐT: (08) 3517 8644 / 49, hoặc 0937687911

Công ty TNHH Dịch vụ Kiểm toán và Tư vấn Kế toán Bắc Đẩu chuyên cung cấp dịch vụ

kiểm toán, tư vấn kế toán, tư vấn tài chính,…cho các doanh nghiệp. Năm 2013, theo thông lệ,

Công ty có nhu cầu tuyển dụng một số sinh viên thực tập tốt nghiệp chuyên ngành Kế toán –

Kiểm toán.

Quyền lợi của sinh viên thực tập:

1. Các bạn sinh viên sẽ được Công ty tạo điều kiện tốt để tham gia vào thực tế nghề

nghiệp, và thu thập kiến thức thực tế.

2. Được hướng dẫn bởi các kiểm toán viên trong Công ty khi làm Chuyên đề tốt nghiệp;

3. Được ưu tiên lựa chọn tuyển dụng vào làm việc tại Công ty; thực tế hầu hết nhân viên

trong Công ty đều được tuyển dụng sau thời gian thực tập tại Công ty;

4. Được hưởng chi phí sinh hoạt hàng tháng trong thời gian thực tập.

Hồ sơ gồm: :

1. Đơn xin thực tập;

2. Sơ yếu lý lịch;

3. Các Chứng chỉ khác (nếu có – bản photocopy);

4. Giấy giới thiệu thực tập của Trường;

5. Bảng điểm có xác nhận của Trường.

Thời gian và cách thức:

Nộp trực tiếp về địa chỉ ở trên, thời gian nhận hồ sơ đến ngày 20/11/2013.

Nếu có điều gì cần biết thêm, xin liên hệ số ĐT: (08) 3517 8644 / 49, hoặc 0937687911 gặp

chị Mỹ Linh

Page 6: CẨM NAG THỰC TẬP - CLB A2C

5

ERNST & YOUNG VIETNAM

Address: Bitexco Financial Tower, No. 2

Hai Trieu St, Dist 1, HCMC

Tel: +84 8 3824 5252

Apply for an internship with us now and experience real work. Get a sense of our culture and

values – and start to see the career you would like to shape.

How to apply?

Applications are only processed online through our career page / job search on ey.com/vn

Timeline

16 September 2013 to 18 October 2013.

Page 7: CẨM NAG THỰC TẬP - CLB A2C

6

CÔNG TY TNHH VIỆT & CO

Địa chỉ: Cao ốc Greenhouse – 62A

Phạm Ngọc Thạch, Phường 6, Quận 3

Tp.HCM

SĐT: (+84) 8 3820 6452

Công ty TNHH Việt & Co – Thành viên độc lập của Morison International, là một công ty

chuyên nghiệp cung cấp các dịch vụ kiểm toán, tư vấn thuế, tư vấn tài chính và đào tạo.

Chúng tôi xin thông báo tuyển Nhân viên thực tập:

Yêu cầu:

1. Là sinh viên năm cuối, chuyên ngành Kế toán – Kiềm toán

2. Anh văn trình độ B trở lên, thông thạo vi tính văn phòng

3. Chịu khó làm việc, học hỏi, sẵn sàng đi công tác xa

Quyền lợi sinh viên: được hướng dẫn thực tập, tạo điều kiện làm việc thực tế, nhận phụ cấp

thực tập và được ưu tiên xét tuyển dụng vào Công ty sau khi thực tập.

Hồ sơ gồm: Đơn xin thực tập, Sơ yếu lý lịch có dán ảnh, Photo bảng điểm và các bằng cấp

khác (không cần công chứng)

Thời hạn và cách thức nộp hồ sơ:

Gửi về địa chỉ công ty (như ở trên) từ ngày 5 – 28/10/2013

Page 8: CẨM NAG THỰC TẬP - CLB A2C

7

KPMG Vietnam

Address: 10th Floor, Sun Wah Tower

115 Nguyen Hue Street, District 1

Ho Chi Minh City, Vietnam

Tel: (+84) 8 3821 9266

KPMG’s structured Internship programme is an opportunity for you to gain practical

work experience and evaluate whether the KPMG environment appeals to you.

Timeline

We receive applications from 20 August to 15 October 2013.

- English test: October 2013

- HR interview/ Group Assessment: November 2013

- Final interview: November/ December 2013

- On boarding: January 2014

Contact information: [email protected] or (+84) (8) 38219266 – Ext 8415

Visit this page to take more

information: http://www.kpmg.com/VN/en/careers/internship/Pages/default.aspx

Page 9: CẨM NAG THỰC TẬP - CLB A2C

8

PwC Vietnam

Address: Saigon Tower, 29 Le Duan

Distric 1, Ho Chi Minh City , VietNam

Tel: (84-8) 3823 0796

PwC Vietnam’s Internship Programme provides undergraduates with the opportunity to

experience work life at PwC and gain insights into the working world. It is also a platform for

the firm to evaluate highly motivated Vietnamese candidates who may potentially join us.

How to apply?

Follow three simple steps:

1) Log on to our career website at: http://www.pwc.com/vn/career

2) Complete the online application form

3) Submit

Should you have any question, please contact us at [email protected]

Timeline

All applications should be sent for us before 15 October 2013

Page 10: CẨM NAG THỰC TẬP - CLB A2C

9

Công ty kế toán Thanh Trí

Địa chỉ: Biệt thự A21 Cư xá Lam Sơn

Đường Nguyễn Oanh, Phường 17, Quận Gò Vấp

ĐT: (08) 62576613 - 62572980

Số lượng tuyển thực tập: 20

Vị trí tuyển: Tuyển kế toán thực tập, Tuyển Trưởng Nhóm Kiểm Toán

Thời gian nộp hồ sơ: hạn nộp ngày 30/11/2013

Yêu cầu, lợi ích đối với sinh viên, Cách thức nộp hồ sơ, Timeline tuyển thực tập: Vào trang

web : thanhtriketoan.com, thanhtriketoan.net để được hướng dẫn chi tiết.

Page 11: CẨM NAG THỰC TẬP - CLB A2C

10

Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn Chuẩn Việt

Địa chỉ : Số 1 – 1 Ph Quang

Phường 9 , Quận Phú Nhuận, TPHCM.

Số lượng tuyển thực tập: 20 sinh viên

Yêu cầu đối với sinh viên: Sinh viên chính quy các chuyên ngành Kế toán – Kiểm toán, Tài

chính Doanh nghiệp, Quản trị Tài chính, Quản trị Kế toán.

Kết quả xếp loại : trung bình khá, khá, giỏi.

Khả năng ngoại ngữ (tiếng Anh hoặc tiếng Hoa) : thông thạo.

Cá tính : năng động, cầu tiến.

Hồ sơ gồm:

Đơn đăng ký thực tập.

Sơ yếu lý lịch (tự khai) trong đó ghi rõ địa chỉ thường trú và địa chỉ liên lạc hiện tại,

số điện thoại liên lạc (có dán ảnh 3x4).

Bảng điểm (bản sao).

Giấy giới thiệu của trường/thư giới thiệu của giảng viên.

iấy khám sức kho .

Các bằng cấp liên uan (nếu có)

Thời gian nộp hồ sơ:

Từ ngày 21/10/2013 đến 15/11/2013

ưu : Hồ sơ đăng ký gửi trực tiếp cho chị Nguyễn Thị Cẩm ồng (vui lòng không liên lạc

ua điện thoại và email) hông trả lại hồ sơ

Page 12: CẨM NAG THỰC TẬP - CLB A2C

11

Công ty kiểm toán U&I

Đ/c: P111 Lầu 1 Tòa nhà SSP, số 123 Trương Định

Quận 3, TP. Hồ Chí Minh

SĐT: (0 ) 3526 0103

Điều kiện dự tuyển:

SV đang theo học năm cuối của các trường Đ chuyên ngành iểm toán, Kế

toán và Thuế.

Điểm trung bình các môn học từ 6.5 trở lên

Có kỹ năng giao tiếp và thuyết phục tốt

Có kỹ năng thu thập, phân tích, đánh giá và t ng hợp thông tin

Có khả năng làm việc nhóm và chịu áp lực cao

Năng động và cầu tiến

Nói, viết tốt tiếng Anh, ngoài ra có thêm tiếng Hoa, Nhật là lợi thế

Sử dụng tốt phần mềm vi tính văn phòng

Hồ sơ (không cần công chứng, nộp trực tiếp):

Đơn xin thực tập

Sơ yếu lý lịch ( có dán ảnh 4x6, không sử dụng mẫu của Nhà nước)

Bảng điểm các năm học

Các văn bằng, chứng chỉ đã đạt được

Giấy CMND

Giấy khám sức khỏe

Thời gian nộp hồ sơ:

Từ / /2013 đến 18/10/2013

Page 13: CẨM NAG THỰC TẬP - CLB A2C

12

Viet Capital Bank

Địa chỉ: Phòng Nhân sự - Ngân hàng TMCP Bản Việt.

112 - 11 ai Bà Trưng

Phường Đakao, Quận 1, TP.Hồ Chí Minh

Số lượng tuyển thực tập: 60 sinh viên

Vị trí tuyển: Nhân viên Quan hệ Khách hàng, Nhân viên Quản lý tín dụng, Nhân viên Kế toán

giao dịch,…

Yêu cầu: Điểm trung bình tích lũy tối thiểu 6.5/10 hoặc 2.6/4.0

Thời gian nộp hồ sơ: hết ngày 31/10/2013

Cách thức nộp hồ sơ: Hồ sơ ứng tuyển bao gồm:

1. Đơn ứng tuyển thực tập (BM 03 - QTSVTT);

2. Bảng thông tin sinh viên (BM 04 - QTSVTT) có dán ảnh;

3. Giấy giới thiệu thực tập của trường (bản photo);

4. Đề cương thực tập;

5. Giấy chứng minh nhân dân (có chứng thực);

6. Bảng điểm (có đóng dấu);

7. 02 tấm ảnh 2 x 3 để làm th Sinh viên.

Địa điểm tiếp nhận hồ sơ :

Phòng Nhân sự - Ngân hàng TMCP Bản Việt.

112 - 11 ai Bà Trưng, Phường Đakao, Quận 1, TP.HCM

Ngoài bìa hồ sơ ghi rõ:

ĐỊA ĐIỂM THỰC TẬP - CHỨC DANH - HỌ VÀ TÊN

VD: HCM – SVTT QUAN HE KHACH HANG - NGUYEN VAN A

mail nhận CV: [email protected]

Page 14: CẨM NAG THỰC TẬP - CLB A2C

13

Các bước chuẩn bị tốt cho thực tập

Thực tập là quá trình cung cấp kinh nghiệm thực tế cho người học chuẩn bị bắt đầu một nghề

nghiệp mới.

Chương trình thực tập của sinh viên là một giai đoạn chuyển tiếp giữa môi trường học tập với

môi trường thực tiễn xã hội. Mục tiêu của chương trình thực tập là tạo điều kiện cho sinh viên

có cơ hội cọ xát với thực tế, gắn kết những lý thuyết đã học trong trường với môi trường hoạt

động sản xuất, kinh doanh thực tế trong các doanh nghiệp. Mỗi chương trình thực tập đều

nhằm rèn luyện cho sinh viên khả năng tư duy, ứng dụng kiến thức đã học và cập nhật những

kiến thức, kỹ năng mới dành cho công việc. Sinh viên có cơ hội nâng cao tác phong làm việc

chuyên nghiệp qua quá trình học, rèn luyện khả năng làm việc độc lập, tinh thần làm việc

nhóm, kỹ năng giải quyết vấn đề và kỹ năng giao tiếp hiệu quả trong công việc.

Sau khi hoàn tất một công việc thực tập, các bạn sinh viên sẽ rút ra được nhiều bài học quí

báu b sung cho vốn kiến thức và kỹ năng của mình cũng như giúp các bạn xác định và chọn

lựa tốt nhất cho nghề nghiệp tương lai. Đây chính là bước khởi đầu cho con đường nghề

nghiệp của các bạn.

Chương trình thực tập cũng là một phần trong kế hoạch phát triển nhân sự của các công ty.

Thông ua uá trình đầu tư đào tạo và huấn luyện sinh viên thực tập, các công ty có thể đánh

giá và chọn lựa được những nhân viên tốt làm việc trong tương lai. Thực tế cho thấy, phần

lớn các bạn sinh viên hoàn thành công việc thực tập tốt thường được mời làm việc tại công ty

sau chương trình thực tập.

Nhằm giúp các bạn sinh viên có được sự chuẩn bị tốt nhất, các bước hướng dẫn chuẩn bị cho

một chương trình thực tập được đưa ra trong các phần dưới đây.

1. Lập danh sách các chương trình tuyển dụng thực tập

Việc tìm một công việc thực tập phù hợp chuyên ngành học là điều tương đối khó, do vậy các

bạn sinh viên nên đầu tư thời gian để thu thập thông tin thực tập từ các công ty thông qua

ngày hội việc làm, các diễn đàn, c ng thông tin nghề nghiệp giữa sinh viên, nhà trường

và doanh nghiệp. Các bạn hãy lập danh sách các công ty có chương trình thực tập phù hợp

với mình bao gồm những thông tin yêu cầu bên dưới.

Các thông tin cần thu thập:

Thông tin về công ty

Page 15: CẨM NAG THỰC TẬP - CLB A2C

14

- Tên công ty, trụ sở, địa chỉ liên lạc,

- Phòng ban cần liên lạc, người liên lac, email, số điên thoai

- Lĩnh vực hoạt động sản xuất, kinh doanh của công ty

Thông tin về chương trình thực tập của công ty

- Vị trí thực tập

- Thời gian thực tập cụ thể từ bắt đầu đến lúc kết thúc

- Yêu cầu đề tài thực tập, yêu cầu b sung của công việc thực tập

- Kiến thức và kỹ năng đòi hỏi (về kỹ thuật và kỹ năng “mềm”)

- Bạn cũng cần tìm hiểu thêm thông tin về trợ cấp, lương cho sinh viên thực tập từ phía công

ty (nếu có).

2. Chuẩn bị hồ sơ nghề nghiệp ứng tuyển vào vị trí thực tập

Mỗi công ty, mỗi vị trí thực tập thường có những yêu cầu khác nhau, do vậy các bạn phải

chuẩn bị hồ sơ ứng tuyển phù hợp.

Chuẩn bị hồ sơ nghề nghiệp

Các bạn sinh viên nên chuẩn bị trước hồ sơ nghề nghiệp càng sớm càng tốt. Đó là cơ hội để

các bạn nhìn lại những thành tích đã đạt được, xét lại và điều chỉnh những mục tiêu nghề

nghiệp mình mong muốn đạt trong tương lai. Những thành tích, kinh nghiệm đạt được bao

gồm các thành tích học tập, các hoạt động học tâp, hoạt động đoàn, xã hội bạn đã tham gia

trong quá trình rèn luyện kỹ năng cứng (kiến thức và kỹ năng kỹ thuật) cũng như kỹ năng

mềm (kỹ năng sống và làm việc). Các bạn nên thường xuyên cập nhật hồ sơ nghề nghiệp của

mình theo từng giai đoạn học hay hoạt động xã hội.

Chuẩn bị thư ngỏ ứng tuyển thực tập

Thư ngỏ ứng tuyển vào vị trí thực tập giúp các bạn nêu rõ những điểm mạnh của mình về

kiến thức, kỹ năng đáp ứng tốt cho vị trí thực tập. Các bạn cũng sẽ nêu rõ mục tiêu nghề

nghiệp và lý do công việc thực tập ứng tuyển nằm trong quá trình rèn luyện và phấn đấu của

Page 16: CẨM NAG THỰC TẬP - CLB A2C

15

bạn.

3. Nộp hồ sơ ứng tuyển vào vị trí tuyển dụng thực tập

Kiểm tra lại hồ sơ nghề nghiệp, thư ngỏ ứng tuyển thực tập phù hợp với vị trí

thực tập

- Xem lại các yêu cầu cụ thể của hồ sơ ứng tuyển để chuẩn bị đầy đủ.

- Kiểm tra tính chính xác các thông tin về công ty, vị trí ứng tuyển, địa chỉ liên lạc, v.v, để

tránh những trường hợp nhầm lẫn (Ví dụ ứng tuyển vị trí thực tập của công ty này, nhưng

nhầm lẫn tên đề gởi cho công ty kia, v.v.)

Nộp hồ sơ ứng tuyển

- Nộp hồ sơ ứng tuyển một cách chu đáo, cẩn thận là thể hiện sự tôn trọng của bạn đối với

nhà tuyển dụng, người đọc hồ sơ của bạn. Phần lớn các công ty xem đây là “vòng loại” đầu

tiên để kiểm tra tính cẩn thận, chú ý đọc kỹ thông tin của ứng viên.

- Xem lại các yêu cầu cách thức nộp đơn ứng tuyển để nộp đúng, tránh trường hợp bị loại do

hồ sơ nộp không đúng cách.

- Nếu hồ sơ được yêu cầu gởi qua email, các bạn nên chú ý gởi đúng địa chỉ email, tiêu đề

của email ứng tuyển, nội dung email, các tập tin đính kèm, v.v. Và đặc biệt là địa chỉ email

của bạn nên đăng ký rõ ràng bao gồm cả tên tài khoản email, họ và tên đầy đủ của bạn trong

phần định danh. Các bạn nên tránh sử dụng các tên tài khoản email không nghiêm túc hay

mang ý thích cá nhân, biệt danh cá nhân trong giao tiếp công việc vì sẽ gây ấn tượng không

tốt đầu tiên cho người tuyển dụng và email của các bạn có nguy cơ bị chặn bởi chương trình

chống thư rác của công ty.

- Nếu hồ sơ được yêu cầu gởi ua đường bưu điện hay nộp trực tiếp tại trụ sở công ty, các

bạn nên in hồ sơ nghề nghiệp, thư ngõ ứng tuyển (trong một số trường hợp, các bạn sẽ được

yêu cầu hay cân nhắc nên viết tay thư ngõ ứng tuyển), photocopy các giấy tờ khác trên giấy

rõ ràng, đẹp địa chỉ gởi thư rõ ràng. Các bạn nên yêu cầu biên nhận nộp hồ sơ nếu có.

Theo dõi việc ứng tuyển

- Sau khi nộp hồ sơ ứng tuyển, bạn phải sẵn sàng theo dõi các phương tiện liên lạc (điện

Page 17: CẨM NAG THỰC TẬP - CLB A2C

16

thoại, email, địa điểm đăng ký nhận thư) để công ty tuyển dụng có thể liên lạc được với bạn.

Sau thời gian uy định ( uy định bởi công ty tuyển dụng, hoặc là 3 – 5 ngày làm việc sau

ngày hết hạn nộp hồ sơ), nếu như chưa nhận được phản hồi từ công ty tuyển dụng, bạn nên

liên lạc để hỏi thăm tình trạng hồ sơ của bạn.

- Khi nhận được hẹn phỏng vấn từ công ty tuyển dụng, bạn phải hồi đáp xác nhận bạn sẽ đến

đúng hẹn phỏng vấn, hỏi xem những yêu cầu đặc biệt (nếu có) bạn cần chuẩn bị cho bu i

phỏng vấn và lời cảm ơn.

- Chuẩn bị sẵn sàng cho bu i phỏng vấn

4. Tham dự buổi phỏng vấn

Chuẩn bị tốt cho buổi phỏng vấn

- Nắm bắt các thông tin cơ bản của công ty, tên, vị trí của người phỏng vấn

- Đem theo một bản hồ sơ nghề nghiệp để tham khảo

- Trang phục chỉnh tề, nghiêm túc

- Đến trước giờ phỏng vấn 10 phút

- Bảo đảm tay của bạn khô ráo khi bắt tay người phỏng vấn

Tham dự phỏng vấn

- Chào hỏi, bắt tay người phỏng vấn

- Giới thiệu ngắn gọn về bạn trong thời gian tối đa 3 phút

- Lắng nghe kỹ câu hỏi và trả lời đầy đủ, tránh lan man. Nếu người phỏng vấn đang nói nhiều

hơn bạn khi đang hỏi bạn, điều đó có thể là bạn đã không cung cấp đầy đủ câu trả lời như họ

mong đợi. Nếu bạn không chắc chắn về câu trả lời, bạn nên thành thật với người phỏng vấn

về sự không chắc chắn đó.

- Tập trung vào những điều bạn có thể làm tốt nhất cho công việc, chứ không phải những

điều công ty tuyển dụng có thể làm cho bạn.

- Tập trung vào những ưu điểm của bạn, tránh những điểm không phải là điểm mạnh của bạn,

ngoại trừ được yêu cầu cụ thể từ người phỏng vấn.

- Đặt câu hỏi với người phỏng vấn về chi tiết công việc thực tập, các yêu cầu khác của công

việc thực tập, về thông tin của công ty. Bạn chỉ nên đặt ra tối đa 3 câu hỏi cho người phỏng

vấn.

- Chào và cám ơn khi ra về

- Các bạn tham khảo thêm điều nên làm và nên tránh khi tham dự phỏng vấn.

Page 18: CẨM NAG THỰC TẬP - CLB A2C

17

Sau buổi phỏng vấn

- Sau khi tham dự phỏng vấn, bạn nên gửi email cám ơn người phỏng vấn và công ty đã dành

thời gian phỏng vấn và giải đáp những câu hỏi của bạn.

- Theo dõi các phương tiện liên lạc (điện thoại, email, địa điểm đăng ký nhận thư) để công

ty tuyển dụng có thể liên lạc phản hồi kết quả phỏng vấn. Sau thời gian uy định ( uy định

bởi công ty tuyển dụng, hoặc là 3 – 5 ngày làm việc sau ngày phỏng vấn), nếu như không

nhận được phản hồi từ công ty tuyển dụng, bạn nên liên lạc để hỏi thăm tình trạng hồ sơ của

bạn.

- Nhận kết quả phỏng vấn: Nếu kết quả bạn được nhận công việc thực tập, bạn phải trả lời

cám ơn và xác nhận sẽ tham gia công việc thực tập như yêu cầu của công ty. Nếu như kết quả

không như mong đợi, bạn không đáp ứng được yêu cầu của công ty, bạn nên trả lời cám ơn

công ty tuyển dụng và hy vọng sẽ tiếp tục có cơ hội làm việc với công ty trong tương lai.

5. Thực tập

Tham gia chương trình thực tập, sinh viên tìm hiểu, chuẩn bị thông tin về công việc thực tập,

kiến thức ngành nghề liên uan để có thể lên kế hoạch thực hiện công việc thực tập có kết

quả tốt nhất đúng với yêu cầu đặt ra. Một số kinh nghiệm giúp ích các bạn như sau:

Nắm bắt thời gian thực tập cụ thể từ bắt đầu đến lúc kết thúc, thời gian làm việc hàng

ngày theo uy định của công ty, tuân thủ triệt để nội quy của công ty.

Nắm bắt yêu cầu chi tiết đề tài và công việc thực tập

- Các kiến thức và kỹ năng đòi hỏi cho công việc thực tập (kỹ năng kỹ thuật và kỹ năng

“mềm”)

- Yêu cầu của kết quả công việc thực tập, báo cáo thực tập (Bạn cần tìm hiểu trước mẫu báo

cáo thực tập của trường, của công ty (nếu có))

- Trách nhiệm, b n phận cụ thể hàng ngày của bạn khi thực tập

Lên kế hoạch làm việc chi tiết cho toàn bộ chương trình thực tập

Bạn nên tham khảo ý kiến của người hướng dẫn và giáo viên hướng dẫn ở trường về

kế hoạch của bạn và nghiêm túc tuân theo để bảo đảm đúng tiến độ công việc.

Báo cáo định kỳ với người hướng dẫn thực tập và giáo viên hướng dẫn ở trường

Page 19: CẨM NAG THỰC TẬP - CLB A2C

18

Tham khảo ý kiến, giải pháp tư vấn của người hướng dẫn, các anh chị làm việc cùng

nhóm cho các vấn đề gặp phải, nhưng lưu ý là trước hết bạn phải chủ động tìm hiểu để có

được ý kiến, giải pháp riêng cho mình, cho dù giải pháp đó chưa hẳn là tốt nhất.

Hòa nhập vào bộ phận, dự án, phòng ban nơi bạn thực tập

Bạn cần tạo mối quan hệ tốt với các anh chị làm việc nơi thực tập, bởi họ sẽ giúp

hướng dẫn làm việc, hướng dẫn cách giao tiếp, cung cấp số liệu, góp ý kiến cho kết quả thực

tập, báo cáo thực tập của bạn.

Chủ động tham gia các hoạt động nhóm, hoạt động thể thao, v.v, của công ty nếu

được phép.

Để việc thực tập mang lại hiệu quả cao, bạn cần phải có một sự chuẩn bị tốt không những

kiến thức chuyên ngành mà còn rèn luyện các kỹ năng làm việc chuyên nghiệp. Quan trọng

hơn hết, bạn hãy tận dụng mỗi cơ hội thực tập, chịu khó học hỏi, hăng hái, chú tâm trong

công việc, giao tiếp tích cực và đặc biệt là phải trung thực trong công việc, chân thành trong

ứng xử.

NGUỒN: SƯU TẦM

Page 20: CẨM NAG THỰC TẬP - CLB A2C

19

Sai lầm thường gặp khi thực tập

Thực tập là một cơ hội học hỏi kinh nghiệm tuyệt vời trước khi bạn thật sự bước vào làm việc

chính thức. Hãy tận dụng tối đa cơ hội này bằng cách tránh những sai lầm dưới đây:

Không đặt câu hỏi

Đặt câu hỏi là cách thể hiện bạn thật sự muốn học hỏi. Nếu bạn chưa rõ về điều gì đó, hãy

mạnh dạn hỏi người giám sát hay các anh/chị nhân viên thay vì cứ lẳng lặng thực hiện và mắc

lỗi.

ơn nữa, các công ty thường có xu hướng đánh giá thấp những nhân viên thực tập, rằng đó

chỉ là sinh viên sắp ra trường, không có kỹ năng hay kinh nghiệm nên sẽ chỉ là “chân sai vặt”

trong văn phòng. ãy thay đ i uan điểm của họ bằng cách tận dụng mọi cơ hội thể hiện bản

thân. Thậm chí khi đã hoàn thành nhiệm vụ được giao, đừng cho rằng đây là thời gian rảnh

rỗi để lướt web, “chat chit”. ãy đề nghị người giám sát giao thêm việc cho bạn.

Tuy nhiên, bạn cũng phải khéo léo khi đề nghị được giao thêm việc, bởi như vậy người quản

lý sẽ phải giám sát bạn cùng với hàng đống công việc khác của anh/cô ấy. Hãy chú ý những

lúc sếp thoải mái hay ít việc. Đầu giờ làm bu i sáng hay sau bữa ăn trưa là thời điểm thích

hợp để bạn thảo luận phần việc của mình.

Phớt lờ việc xây dựng mối quan hệ

Đừng bao giờ nghĩ rằng “Mình chỉ là một nhân viên thực tập, không cần phải biết tới những

nhân viên khác trong phòng”. Ít nhất trong giai đoạn này, bạn là một phần của nhóm. Hãy thể

hiện sự hòa đồng, thân thiện và tận dụng tối đa cơ hội làm việc trong môi trường chuyên

nghiệp này để gặp gỡ, mở rộng mối quan hệ. Có thể bạn sẽ ở lại làm việc cho công ty sau kỳ

thực tập hay tìm được một công việc ưng ý khác nhờ sự năng n của mình.

Thường xuyên làm việc riêng

Dù trong thời gian thực tập bạn không được giao nhiều việc nhưng đừng vì thế mà thường

xuyên lướt web, nhắn tin, làm việc riêng. Điều đó thể hiện bạn không muốn ở công ty này và

gây khó chịu cho những nhân viên khác trong văn phòng.

Ăn mặc xuề xòa

Bạn không nên mang phong cách “ uần bò, áo phông, giày bệt” từ giảng đường tới cơ uan.

Sẽ không ai nhìn nhận bạn một cách nghiêm túc nếu bạn ăn mặc quá xuề xòa, không phù hợp

với văn hóa công sở.

Hành động như một nhân viên tạm thời

Hãy xem kỳ thực tập như một quá trình phỏng vấn dài thay vì một công việc tạm thời, bởi

mọi việc bạn làm đều được những người khác quan sát. Họ có thể đưa ra những nhận xét

không có lợi cho công việc tương lai của bạn nếu nhận thấy những hành động của bạn thiếu

chuyên nghiệp.

Page 21: CẨM NAG THỰC TẬP - CLB A2C

20

Do đó, hãy thể hiện sự phù hợp của bạn với vị trí và văn hóa công ty. Làm việc nhiệt tình như

một nhân viên chính thức bằng cách tham gia năng n vào các hoạt động của công ty và luôn

luôn coi mình là một thành viên trong nhóm chứ không phải người ngoài.

Không hỏi ý kiến đánh giá

Mục tiêu của bạn trong giai đoạn thực tập là lắng nghe những đánh giá tốt về việc mình làm.

Bạn không nên chờ đợi tới khi kết thúc thực tập mới hỏi sếp về những việc mình có thể làm

tốt hơn. Tốt nhất, sau 1 tháng đầu, khi kết thúc một dự án hay giữa quá trình thực tập, hãy

mạnh dạn tới chỗ sếp và xin nhận xét của anh/cô ấy về bạn.

Không/ít mỉm cười

Hãy thể hiện sự nhiệt tình của bạn bằng cách mỉm cười. Dù bạn phải làm những việc vụn vặt

hay t nhạt, hãy thể hiện sự lạc uan để tạo ấn tượng tốt với mọi người, đồng thời giải tỏa bản

thân khỏi những khó khăn, mệt mỏi.

Tự ý bỏ việc

Tự ý bỏ việc không một lời thông báo là hành động thiếu chuyên nghiệp. Trước khi kỳ thực

tập kết thúc, hãy viết thư cảm ơn tất cả sếp và đồng nghiệp của bạn. Bạn cũng có thể mạnh

dạn nói chuyện với sếp về cơ hội làm việc toàn thời gian nếu công việc hiện tại hoàn toàn phù

hợp với bạn.

Page 22: CẨM NAG THỰC TẬP - CLB A2C

21

Những điều cần lưu về ngoại hình khi đi phỏng vấn xin việc

Ngày nay,ngoài kiến thức chuyên môn,nhà phỏng vấn cũng rất chú ý đến ngoại hình khi đi

xin việc. Đôi khi người làm quản lý nhân sự có thể nhìn bề ngoài để đánh giá tính cách và sự

phù hợp với vị trí mà họ đang muốn tìm. Cùng nghiên cứu những lời khuyên về làm đẹp dưới

đây để bạn có một ngoại hình khi đi xin việc chuẩn mực.

Không bao giờ để cơ thể có mùi hôi

Điều này là tuyệt đối quan trọng trong giao tiếp mà bạn phải để ý. Mùi mồ hôi (vùng dưới

cánh tay, hơi thở, mồ hôi cơ thể, tay, chân…) đôi khi chính mình cũng không nhận ra nhưng

sẽ khiến người đối diện khó chịu.

Dù bạn có tự tin về cơ thể sạch sẽ của mình thì trước khi đi phỏng vấn vẫn nên tắm một lượt.

Sau đó dùng lăn khử mùi thật kĩ, ngoài ra bạn cũng nên dùng nước xịt mùi khử hôi cho đôi

chân cũng như đôi giày. Và trước khi đi phỏng vấn bạn có ăn uống hay không thì vẫn nên

đánh răng rồi xúc miệng thật sạch, điều này không những tránh cho miệng có mùi khó chịu

mà còn chắc chắn rằng không có thứ gì dính trên răng.

Không dùng nước hoa

Dùng nước hoa không đúng cách và không đúng thời điểm đôi khi gây bất lợi cho bạn. Bạn

không biết những người bạn sắp gặp là ai, họ có thích mùi nước hoa hay dị ứng hay không thì

tốt nhất là tránh dùng.

Nếu bạn vẫn muốn cơ thể mình thật thơm thì có thể dùng các biện pháp khác an toàn hơn

như: ‘Body spray’ nước xịt mùi cơ thể dịu nhẹ, ‘Body lotion’ kem dưỡng da giúp da bạn láng

mịn và thơm thoang thoảng…

Ngủ đủ trước cuộc phỏng vấn

Một nét mặt rạng rỡ sẽ giúp bạn tự tin hơn rất nhiều. Nhưng diện mạo tươi tỉnh, da d căng

mọng sẽ không có được nếu bạn không ngủ đủ giấc. Lời khuyên dành cho bạn là hãy gạt bỏ

lo lắng của bu i phỏng vấn để có được một giấc ngủ đủ giấc và thật sâu.

Thêm một lời khuyên cho bạn để có giấc ngủ ngon bạn nên chịu khó ngâm chân mình trong

nước ấm. Nếu có thể hãy đắp mặt bằng dưa chuột giúp làn da căng mịn thêm.

Tóc không để rườm rà

Cuộc phỏng vấn không phải là lúc bạn thể hiện sự điệu đà trên mái tóc. Cách tốt nhất để ghi

dấu ấn với người đối diện ở lần gặp đầu tiên là mái tóc được chải gọn gàng. Nhất là khi mái

tóc bạn quá dài thì búi tóc lên hoặc buộc đuôi ngựa phía sau là thích hợp nhất. Tránh để tóc

dài chạm mắt hay che mất một phần gương mặt, nó sẽ làm bạn nhìn không sáng sủa

Page 23: CẨM NAG THỰC TẬP - CLB A2C

22

Một điều tối kỵ bạn nên tránh là không xịt gôm lên tóc để tạo kiểu nếu bạn đang xin một

công việc văn phòng đơn giản. Nhìn Ngoại hinh khi di xin viec của bạn sẽ bị cứng và có chút

cầu kì không cần thiết. Cũng tránh dùng uá nhiều kẹp gim hay bờm tóc điệu đà, nhìn bạn sẽ

kém năng động hơn rất nhiều.

Móng tay sạch sẽ là rất quan trọng

Có những tiểu tiết rất được để ý trên diện mạo của bạn và móng tay là một ví dụ điển hình.

Không quan trọng bạn có sơn sửa móng cho mình không nhưng cắt móng ngắn hoặc móng

phải sạch sẽ là ưu tiên hàng đầu. Và nếu có sơn móng thì bạn cũng cần lưu ý những điều sau

đây:

Sơn móng với màu trung tính như màu be hoặc hồng nhạt

hông được để màu bị lem trên kẽ tay. Tránh để màu móng chỗ bong chỗ có.

Móng tay kiểu Pháp tức là để đầu móng trắng thường được nhiều người ưa thích. Nhưng khi

đi phỏng vấn tốt nhất bạn không nên gây sự chú ý bằng kiểu móng này.

Những chú ý trong việc trang điểm

Về việc đánh phấn: Nếu bạn có làn da mịn màng thì chỉ cần một lớp kem nền là đủ để bạn

đẹp trong mắt người phỏng vấn. Còn da bị mụn thì một chút kem che khuyết điểm để chấm

vào từng nốt mụn và kem nền dạng lỏng là phù hợp với bạn. Ngoài ra, nếu da không đều

màu, bị loang l thì không dùng phấn nén mà dùng phấn bột rồi vỗ đều trên mặt.

Đôi môi cũng là điểm bạn cần chú ý: Đêm trước cuộc phỏng vấn bạn nên tẩy tế bào chết cho

cả môi của mình. Chỉ cần chà môi bằng chút kem đánh răng cùng nước ấm rồi thấm bằng

khăn ẩm, sau đó bôi chút mật ong lên. Son môi chỉ nên dùng màu nhẹ nhàng hoặc tông màu

da. Tuyệt đối không dung son bóng.

Đôi mắt chỉ nên k một viền đen nhẹ nhàng, không nên đánh phấn mắt. Nhất là phấn mắt nhũ

hoặc màu bóng. Mascara bạn có thể dùng hoặc không. Nhưng nếu dùng bạn phải đảm bảo

rằng nó không bị lem ra mắt của bạn.

Chúc bạn có một Ngoại hình khi đi xin việc chuẩn mực và ấn tượng nhất nhé!

Nguồn: Sưu tầm

Page 24: CẨM NAG THỰC TẬP - CLB A2C

23

Tips for candidates - Some advice from Deloitte employees

“Your CV should be logical and easily understandable. CV is the first thing a potential

employer will see so if it’s full of spelling and grammar mistakes and misprints you might be

the one less likely to be chosen.

If you are invited for a test, you should keep in mind the following: Truth and Honesty! There

are no ideal results and we need different employees.

If you passed the test successfully and were invited for a test then it’s necessary for you to

just “be yourself”. Be worried if something worries you, make a joke if you feel like and it’s

to the point, and remain yourself. The advice is banal but, generally, potential employers

have experienced interviewers who can smell if someone is trying to hide something or bluff.

One more thing – you choose as well. Ask questions, take the initiative – it should be really

interesting for you to talk to a person who has already been working for the company and

can tell you many things. You will also make a good impression!

If you get to the final stage – cocktail party – you should be remembered, better in a positive

way. In order to achieve this, you should observe social decorum – do not be afraid to come

up to people, be sociable, smile, get interested and, more importantly, do not “stick” to only

one person, even if you like him immensely".

Svetlana Meyer, Partner of the Tax and Legal Services Department

“A CV should answer the questions of the reader and not add new ones. For example, if the

position you have chosen at first does not seem like a logical continuation to your previous

experience, adjust your CV so that it explains it. Besides, if your personal characteristics

contain such words like “responsible” and “communicative”, etc., which one can find in

every second CV, it does not make your CV different from others. Also, it is generally known

that CV should allow you to sell your best qualities and skills, but, at the same time, one

should not exaggerate the information. For example, if you can not prove your "fluent

English" stated in the CV at the interview it would not be good and will question the other

information about your experience.

As for the interview – be ready for everything. Interviews are held not only by our HR

specialists, but also by professionals of the respective departments that may from time to time

take part in an interview. That’s why you may face questions on any topic, from Accounting

(if you are seeking a position in the Audit Department) to your personal interests. When you

are at the interview you should take into account the following recommendations: arrive on

time, follow the dress code, be honest when you answer the questions, and do not get worried.

Page 25: CẨM NAG THỰC TẬP - CLB A2C

24

Interviewers are as nervous as you are, as they do not want to make a mistake and reject the

right candidate. That’s why if you are the one we need, your task is to show it.

Cocktail party is a stage rarely used by the companies when selecting candidates but has

been used by Deloitte for many years already. In my opinion, this is due to the fact that we

value not only professional skills of the candidate, but also his personality, whether he will fit

in with the team. Besides the fact that it is just a selection stage, a cocktail party is a great

opportunity for a candidate to talk to many Company’s employees and take a decision

whether he will manage to work with them every day”.

Vladimir Kozyrev, Director of the Audit Department

“Not only strive to professional knowledge, but also learn to structure the arising problems

and find approaches to their solutions".

Yuri Volkov, Partner of the Tax and Legal Services Department

"I think that at an interview or cocktail party the most important is to be yourself. You

shouldn’t exaggerate and embroider when telling about yourself, as well as use difficult

specific words and terms intentionally. Talk to interviewers as if you talk to new

acquaintances. These people know nothing about you and they are interested in you and your

hobbies, as well as in what attracts and motivates you in taxes. Managers will have to be in

close contact with you and it’s important that this contact is properly established and

comfortable to everyone".

Alena Nekrasova, Manager of the Tax and Legal Services Department

Collected from: http://mycareer.deloitte.com