162
Mục Lục I. CẨM NANG TRỊ BỆNH: BẰNG PHƯƠNG PHÁP TIẾT THỰC OHSAWA KHÔNG DÙNG THUỐC. .4 A. CẤU TẠO VŨ TRỤ:.......................................................4 B. NGUỒN GỐC ĐAU KHỔ, BỆNH TẬT: VÔ MINH..................................4 C. TỰ TRỊ BỆNH KHÔNG DÙNG THUỐC:.........................................5 D. PHÁT TRIỂN TRÍ TUỆ DIỆT TRỪ VÔ MINH...................................7 E. PHẦN BỔ SUNG:.........................................................7 II. HỌC THUYẾT ÂM DƯƠNG.................................................... 9 a) Trên là âm, dưới là dương.............................................9 b) Bên trái là Dương, Bên phải là Âm.....................................9 c) Trong (bụng, ngực) là Âm, Ngoài (lưng) là Dương......................10 d) Âm Dương và Tạng Phủ.................................................10 III. CỐT TUỶ CỦA PHƯƠNG PHÁP OHSAWA.......................................12 A) TRI ÂN BỆNH TẬT......................................................12 B) MỤC ĐÍCH TỐI HẬU PP OHSAWA:..........................................12 C) 7 ĐIỀU KIỆN CỦA SỨC KHOẺ.............................................13 D) 7 NGUYÊN LÝ CỦA TRẬT TỰ VŨ TRỤ.......................................13 E) 12 ĐỊNH LÝ CỦA VÔ SONG NGUYÊN LÝ.....................................13 F) 7 GIAI ĐOẠN CỦA BỆNH TẬT.............................................13 G) LƯỢC ĐỐ TÓM TẮT CẤU TẠO VŨ TRỤ.......................................14 IV. THỰC ĐƠN ÁP DỤNG THỰC PHẨM TOÀN CHAY- PHƯƠNG PHÁP THỰC TRỊ...........16 1. CHƯƠNG TRÌNH THỰC TRỊ TRONG 3 TUẦN LỄ................................16 2. VỀ THỰC PHẨM:........................................................16 3. CÁCH DÙNG VÀ CÁCH NẤU THỰC PHẨM......................................17 4. CÁCH ĐẶC BIỆT NẤU CƠM GẠO LỨT, ĐƯỢC THƠM , NGON, DỄ ĂN...............17 5. CHƯƠNG TRÌNH VỆ SINH HẰNG NGÀY ÁP DỤNG TRONG THỜI KỲ THỰC TRỊ........19 6. THỰC ĐƠN ĐẶC BIỆT NGÀY ĐẦU...........................................19 7. THỰC ĐƠN NGÀY THỨ 2..................................................20 8. THỰC ĐƠN NGÀY THỨ 3..................................................20 9. THỰC ĐƠN TỪ NGÀY THỨ 4 ĐẾN NGÀY THỨ 7................................21 1

CẨM NANG TRỊ BỆNH BẰNG PP THỰC DƯỠNG

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: CẨM NANG TRỊ BỆNH BẰNG PP THỰC DƯỠNG

Mục LụcI. CẨM NANG TRỊ BỆNH: BẰNG PHƯƠNG PHÁP TIẾT THỰC OHSAWA KHÔNG DÙNG THUỐC...........................................................................................................4

A. CẤU TẠO VŨ TRỤ:....................................................................................4

B. NGUỒN GỐC ĐAU KHỔ, BỆNH TẬT: VÔ MINH.............................................4

C. TỰ TRỊ BỆNH KHÔNG DÙNG THUỐC:.........................................................5

D. PHÁT TRIỂN TRÍ TUỆ DIỆT TRỪ VÔ MINH...................................................7

E. PHẦN BỔ SUNG:......................................................................................7

II. HỌC THUYẾT ÂM DƯƠNG............................................................................9

a) Trên là âm, dưới là dương.........................................................................9

b) Bên trái là Dương, Bên phải là Âm.............................................................9

c) Trong (bụng, ngực) là Âm, Ngoài (lưng) là Dương.....................................10

d) Âm Dương và Tạng Phủ...........................................................................10

III. CỐT TUỶ CỦA PHƯƠNG PHÁP OHSAWA...................................................12

A) TRI ÂN BỆNH TẬT..................................................................................12

B) MỤC ĐÍCH TỐI HẬU PP OHSAWA:............................................................12

C) 7 ĐIỀU KIỆN CỦA SỨC KHOẺ...................................................................13

D) 7 NGUYÊN LÝ CỦA TRẬT TỰ VŨ TRỤ........................................................13

E) 12 ĐỊNH LÝ CỦA VÔ SONG NGUYÊN LÝ....................................................13

F) 7 GIAI ĐOẠN CỦA BỆNH TẬT...................................................................13

G) LƯỢC ĐỐ TÓM TẮT CẤU TẠO VŨ TRỤ.......................................................14

IV. THỰC ĐƠN ÁP DỤNG THỰC PHẨM TOÀN CHAY- PHƯƠNG PHÁP THỰC TRỊ. .16

1. CHƯƠNG TRÌNH THỰC TRỊ TRONG 3 TUẦN LỄ...........................................16

2. VỀ THỰC PHẨM:....................................................................................16

3. CÁCH DÙNG VÀ CÁCH NẤU THỰC PHẨM..................................................17

4. CÁCH ĐẶC BIỆT NẤU CƠM GẠO LỨT, ĐƯỢC THƠM , NGON, DỄ ĂN..............17

5. CHƯƠNG TRÌNH VỆ SINH HẰNG NGÀY ÁP DỤNG TRONG THỜI KỲ THỰC TRỊ 19

6. THỰC ĐƠN ĐẶC BIỆT NGÀY ĐẦU.............................................................19

7. THỰC ĐƠN NGÀY THỨ 2.........................................................................20

8. THỰC ĐƠN NGÀY THỨ 3.........................................................................20

9. THỰC ĐƠN TỪ NGÀY THỨ 4 ĐẾN NGÀY THỨ 7..........................................21

10. THỰC ĐƠN TỪ NGÀY THỨ 8 ĐẾN NGÀY 21.............................................22

11. THỨC ĂN SAU THỜI KỲ THỰC TRỊ.........................................................22

12. NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý TRONG THỜI KỲ THỰC TRỊ...............................23

13. NHỮNG KẾT QUẢ ĐẦU TIÊN SAU CHƯƠNG TRÌNH THỰC TRỊ....................24

1

Page 2: CẨM NANG TRỊ BỆNH BẰNG PP THỰC DƯỠNG

V. ĂN CÓ Ý THỨC.........................................................................................26

1. Một hệ thống để tối đa hoá năng lượng và mau lành bệnh.......................26

2. Các cách thực hành ăn ý thức đơn giản...................................................27

VI. ĂN CHAY ĐÚNG CÁCH VÀ ĐẦY ĐỦ...........................................................32

1. CHẤT BÔT (glucide):..............................................................................34

2. CÁC MÓN ĂN (protides):........................................................................34

3. THÀNH PHẦN CÁC CHẤT BÉO (lipide):.....................................................35

4. CÁC SINH TỐ:........................................................................................35

5. CÁC CHẤT KHOÁNG...............................................................................35

6. THỬ PHÂN TÁCH THÀNH PHẦN CỦA BỮA ĂN:...........................................36

a. THỨC UỐNG:.......................................................................................37

b. CÁCH ĂN VÀ UỐNG:............................................................................37

7. LÀM THẾ NÀO ĐỂ BIẾT MÌNH ĂN ĐỦ VÀ ĐÚNG?........................................37

8. ĂN CHAY – PHÒNG BỆNH........................................................................38

VII. CÁCH NẤU ĂN VÀ CHẾ BIẾN CÁC THỨC ĂN, UỐNG DƯỠNG SINH................41

1. Cách chế biến: (PHẦN 2)........................................................................41

2. Cách Chọn Thực Phẩm: (PHẦN 3)............................................................46

3. Phần IV :...............................................................................................48

4. Phần V:................................................................................................49

VIII. BẢNG THỰC DƯỠNG ÂM DƯƠNG- PHƯƠNG PHÁP ĂN GẠO LỨC MUỐI MÈ TRỊ & NGỪA BÁ BỆNH (OHSAWA).............................................................................51

1. Nhưng dựa trên căn-bản nào để biết: đồ ăn đồ uống này Dương, đồ uống kia Âm?51

2. Phương Pháp Ăn Gạo Lức Muối Mè Trị & Ngừa Bá Bệnh (Ohsawa).............56

* PHÂN LƯỢNG GẠO LỨC, NƯỚC VÀ MUỐI..................................................56

IX. MỘT SỐ BỆNH ĐẶC TRỊ TRONG ĐỜI SỐNG HẰNG NGÀY.............................60

1. 5 món sinh tố giúp phòng trị cao huyết áp, tiểu đường............................60

2. Ổ qua (Mướp đắng) : ngon và bổ............................................................61

3. Cua biển: Thức ăn ngon - vị thuốc tốt.....................................................63

4. Khoai lang - một vị thuốc quý................................................................64

5. Cà Chua Và Sức Khỏe.............................................................................66

6. Thiền trong khi ăn là như thế nào ?........................................................67

7. Món ăn bài thuốc dành cho người béo phì...............................................76

8. Liều Thuốc Tuyệt Diệu Tẩy Trừ Sạn Gan Và Sạn Mật, Dung Dịch Nước Bưởi Tươi Và Dầu Olive...................................................................................................78

9. Đừng Xem Thường Tình Trạng Tiền Tiểu Đường.......................................83

10. 10 lưu ý giúp giảm cân hiệu quả..........................................................87

11. Cách nhịn ăn tốt nhất ?.......................................................................88

2

Page 3: CẨM NANG TRỊ BỆNH BẰNG PP THỰC DƯỠNG

12. ĐỐI CHỨNG TRỊ LIỆU BỆNH MỒM HÔI bằng THỰC DƯỠNG......................94

13. Súp Lơ Xanh Ngăn Ngừa Tuổi Già.........................................................95

14. RAU MÁ, Một Thực-Dược-Phẩm Trân Quý của Đất Trời...........................96

15. 6 lý do nên ăn dưa hấu:.....................................................................100

16. 3 VỊ THUỐC QUÝ CHO ĐỒNG BÀO.......................................................101

17. PHÒNG CHỐNG BỆNH BÉO PHÌ...........................................................104

18. Thanh Lọc Gan bằng nước Gạo lức......................................................106

19. ĂN UỐNG HỢP LÝ CỦA NGƯỜI CAO TUỔI.............................................108

1. NHU CẦU DINH DƯỠNG Ở NGƯỜI CAO TUỔI.........................................108

2. Các biện pháp để tang tuổi thọ:.........................................................111

3. Những lời khuyên cụ thể về ăn uống với người cao tuổi:......................112

3

Page 4: CẨM NANG TRỊ BỆNH BẰNG PP THỰC DƯỠNG

I. C M NANG TR B NH: B NG PH NG PHÁP TI T TH C OHSAWA KHÔNGẨ Ị Ệ Ằ ƯƠ Ế Ự DÙNG THU CỐ

A. CẤU TẠO VŨ TRỤ:

Theo Ohsawa, Thượng Đế sinh ra âm dương là hai lực đối kháng và bổ sung. Dương có tính co rút, hướng tâm. Âm có tính bành trướng, ly tâm. Hai lực âm dương này phát sinh ra năng lượng. Năng lượng tạo ra các tiền nguyên tố ( electron, proton, neutron,...). Tiền nguyên tố tạo thành nguyên tố. Nguyên tố tạo nên thực vật. Thực vật sinh ra động vật.

Lão Tử nói: " Nhất sinh nhị, nhị sinh tam, tam sinh vạn vật ". Nhất chính là Thượng Đế vô hình hay Thái Cực, Vô Cực,... Nhị là Âm Dương và tam là Năng Lượng.

Phật Giáo cho là " vô tánh sinh ra vạn pháp ". " vô tánh " hay " tánh không ", " hư không " sinh ra vũ trụ. Bát Nhã Tâm Kinh cũng nói " Sắc tức thị không ". Không sinh ra có, vô sinh ra vạn vật.

Thiên Chúa Giáo tin là Thượng Đế dựng nên vũ trụ trong 6 ngày ( theo Sáng Thế Ký ).Hồi Giáo cũng nói con người và vũ trụ không phải tự nhiên mà có, tất cả đều do Thượng Đế Allah tạo ra và làm chủ.Bà La Môn Giáo và Ấn Độ Giáo ( Hindu ) chủ trương Thần sáng tạo Brama, Thần hủy diệt Siva và Thần bảo vệ Visnu tạo ra vũ trụ.

B. NGUỒN GỐC ĐAU KHỔ, BỆNH TẬT: VÔ MINHCon người sở dĩ đau khổ, không hạnh phúc là do vô minh ( trí phán đoán thấp kém ).Theo Ohsawa, có 7 giai đoạn trí phán đoán:1/ Máy móc, mù quáng2/ Cảm giác3/ Cảm tình4/ Lý trí5/ Xã hội6/ Ý thức hệ7/ Tối cao

Trí phán càng cao thì con người càng hạnh phúc. Con người có được hạnh phúc vĩnh viễn, tự do vô biên, công bình tuyệt đối khi đạt được trí phán đoán tối cao. Đây là mục tiêu tối hậu của pp Ohsawa.

Chúng ta phải hiểu biết trật tự vũ trụ, phải hiểu rõ 2 lực âm dương chi phối mọi hoạt động của vũ trụ. Đặc biệt thức ăn có 2 loại âm dương tác động mạnh mẽ tới mọi tế bào sinh vật. Tế bào được nuôi dưỡng bằng thức ăn đúng quân bình âm dương sẽ trở nên tốt đẹp, hoàn hảo. Do đó, con người sẽ được khỏe mạnh, vô bệnh và trí tuệ phát triển... Trái lại tế bào được nuôi dưỡng

4

Page 5: CẨM NANG TRỊ BỆNH BẰNG PP THỰC DƯỠNG

bằng hóa chất, thực phẩm quá âm hay quá dương sẽ phát triển lệch lạc, bệnh hoạn, trí tuệ suy giảm...

C. TỰ TRỊ BỆNH KHÔNG DÙNG THUỐC:Theo Ngài Ohsawa, gạo lứt là thực phẩm gần sát quân bình âm dương, hoàn hảo nhất, có khả năng trị tất cả các bệnh trên thế gian này.

1/ Nguyên tắc chung, phép trị bệnh theo pp Ohsawa:

a) Nhịn ăn hoàn toàn chỉ uống nước gạo lứt rang từ 1 -> 4 ngày để loại trừ chất độc ra khỏi cơ thể.b ) Ăn ít, càng ít càng tốt. Cơ thể động vật có khả năng kỳ diệu tái lập quân bình âm dương tốt hơn khi ta ăn ít hơn. Nhịn ăn hoàn toàn ( chỉ uống nước gạo lứt rang ) là cách trị bệnh mạnh nhất. Tuy nhiên bề mặt càng lớn thì bề lưng càng lớn. Nhịn ăn có thể gây tai họa nếu lạm dụng: có người bất tỉnh sau khi nhịn ăn 42 ngày chỉ uống nước lọc. Có người tử vong vì trong khi tuyệt thực bị trúng mưa. Có người bị trúng gió phải vào bệnh viện cấp cứu...

Nếu tuyệt thực hoàn toàn, ta nên vận động nhẹ nhàng, giữ ấm, tránh dầm mưa dãi nắng. Ngược lại, ăn nhiều quá sẽ không hết bệnh dù ăn theo pt 7 ( Lượng chuyển đổi phẩm ).

c) Nhai kỹ: từ 50 lần ---> 100 lần hay hơn. Càng nhai kỹ càng mau lành bệnh. Người không có bộ răng tốt nên ăn cơm nhão, bột gạo lứt...d) Uống ít nước: uống càng ít nước, ăn càng khô càng mau lành bệnh ... Uống nhiều nước người trở nên âm, bệnh khó lành...

2/ Cách ăn trị bệnh an toàn, hiệu quả nhất, không dùng thuốc:

a) Nhịn ăn từ 1 -> 4 ngày để loại chất độc ra khỏi cơ thể (chỉ uống nước gạo lứt rang hoặc nhịn uống hoàn toàn càng tốt)b ) Ăn theo phương thức 7 cho đến khi hết bệnh.Nếu bệnh phải trị lâu dài ( bệnh nặng ), ta nên thực hành xen kẽ ăn theo pt 7 một tuần rồi nhịn ăn 1,2 ngày ( uống nước gạo lứt rang hoặc nhịn uống hoàn toàn ) cứ như thế tiếp tục cho tới khi khỏi bệnh.

+ Nếu bị bón ta nên tăng lượng mè, bớt muối, pha nước tương với nước cho bớt mặn.+ Nếu bị đau nhức, ngứa ngáy nên nhịn đói 1 -> 4 ngày thì cơn đau, cơn ngứa sẽ giảm rất nhiều và biến mất.+ Không dùng thuốc tây trong thời gian trị bệnh.+ Không "phá giới" trong khi trị bệnh. Nếu " phá giới ", ăn sai bệnh sẽ kéo dài.

5

Page 6: CẨM NANG TRỊ BỆNH BẰNG PP THỰC DƯỠNG

3/ Cách ăn uống theo quyển " Hướng dẫn thực hành về nền y học trường sinh " của Ohsawa, Huỳnh Văn Ba dịch.

a) Nhịn ăn hoàn toàn từ 1 -> 2 ngày hay từ 1 -> 2 tuần. Uống nước lọc càng ít càng tốt hoặc không uống càng tốt hơn.b ) Ăn theo tỷ lệ gạo lứt 95%, rau củ ( hấp hoặc xào khô ) 5%.c) Ngưng dùng mọi loại thuốc men.d) Làm việc tay chân càng nhiều càng tốt.

4/ Cách ăn trị bệnh Ung sang nhiệt đới của Ngài Ohsawa vào năm 1956 ở Lambaréné Nam Phi ( theo quyển "Chơi giữa vô thường" của Ohsawa, Ngô Thành Nhân và Ngô Ánh Tuyết dịch.Ngài ăn mỗi ngày 100 gram cơm gạo lứt rang và 1 quả ô mai. Tối ăn thêm vài chục gram muối và không uống nước. Không có miso, nước tương nên ngài phải dùng muối. Ngài nói ăn nhiều muối sống rất khó chịu vì cơ thể hấp thu muối cực khó.Sau 10 ngày, Ngài hết bệnh hoàn toàn, mặc dù đây là một bệnh rất âm, cực kỳ nguy hiểm, tỷ lệ tử vong 100%.

5/ Cách ăn trị bệnh đau dạ dày 101 ngày ( một loại bệnh dương rất hiếm có ) của Ngài Ohsawa.Theo quyển " Chơi giữa vô thường ": từ 1/6/1958 ----> 9/9/1958 Ngài bị bệnh đau dạ dày càng ngày càng nặng thêm. Ngài nuốt dentie nhưng không hết bệnh. Có lúc cơn đau nổi lên khi đang diễn thuyết, ngài phải dùng bàn tay ép mạnh vào bụng cho bớt đau... Đến ngày 8/9/1958, ngài bị đau bụng ghê gớm, cơn đau kéo dài 20 giờ, tưởng chừng không qua nổi. Sau cùng, ngài phát giác ra mình bị bệnh dương... Ngài uống một loại thuốc gồm các loại cây cỏ rất âm, với liều lượng gấp 10 lần bình thường do bác sĩ Kawachi kê toa và nửa chai rượu whisky nguyên chất ( Scotch black and white ) thì chứng đau bụng 101 ngày hết hẳn.

Ngài nói ngài sử dụng cách trị liệu này 1 lần duy nhất trong đời, cách trị liệu do những bệnh quá dương gây ra. Ngài cảnh báo sẽ có 1 số người bắt chước kinh nghiệm của ngài một cách máy móc để tha hồ uống bia, rượu và sẽ chết vì lạm dụng.

6/ Cách trị bệnh ung thư máu trong quyển " Hai người thượng cổ đi du lịch Âu Tây " của Ohsawa, Dư Tụng và Ngạn Ôn dịch.Ở Pháp năm 1956 ngài Ohsawa hướng dẫn bà A. ăn theo tỷ lệ 90% ngũ cốc lứt và 10% rau, không uống nước. Bệnh ung thư máu của bà A. được chữa lành 100% sau 4 tuần.

7/ Cách chữa bệnh tiểu đường của cô Trần Thị Liễu ( SN 1947 )( đtdđ: 0914353676)Năm 1993, cô Liễu bị bệnh tiểu đường phải dùng thuốc mỗi ngày.Năm 2003, cô bị hôn mê 5 ngày, sau đó nằm ở bv C Đà Nẵng 1 tháng trời, chích Insulin 3 mũi/ ngày.

6

Page 7: CẨM NANG TRỊ BỆNH BẰNG PP THỰC DƯỠNG

Cô tự chữa bệnh bằng cách nhịn ăn 10 ngày chỉ uống nước lọc ( nên uống nước gạo lứt rang thì tốt hơn ) rồi ăn theo pt 7 hai tháng thì bệnh tiểu đường dứt hẳn không còn phải dùng thuốc nữa.

8/ Cách chữa đục mắt của anh Huỳnh Văn Ba (sinh năm 1942).Đ/T: (08)8341815Năm 1993 (51 tuổi), anh Ba bị viêm kết mạc mắt trái. Chỉ trong 2 ngày, mắt anh bị đục như viên bi cẩm thạch. Anh ăn theo phương thức 7 không có kết quả. Anh nhịn ăn hoàn toàn, chỉ uống nước loc thật ít (có thể dùng nước gạo lứt rang) trong 8 ngày. Lúc đầu con mắt đục nhức nhối vô cùng, sau đó bớt đau và trở nên đen dần dần. Anh hết bệnh mắt 99,99%.Con chó trong nhà anh cũng bị đục mắt (ăn cùng thức ăn của chủ). Anh để cho con chó nhịn ăn 13 ngày. Bệnh đục mắt hết hoàn toàn…

9/ Cách chữa bệnh ghẻ ngứa của anh Nguyễn Văn TrungĐ /T: (08)9622137Năm 2003, anh bị ghẻ ngứa, khắp mình nổi mụt gây ngức ngáy, đau nhức vô cùng… Anh ăn theo phương thức 7, vẫn không chịu nổi cơn ngứa và rát… Anh nhịn ăn 3 ngày thì cơn đau và ngứa giảm dần và biến mất. Rồi anh ăn theo phương thức 7 trong 2 tuần thì bệnh ghẻ ngứa hết hẳn.

D. PHÁT TRIỂN TRÍ TUỆ DIỆT TRỪ VÔ MINH

Chiến thắng bệnh tật không phải là mục tiêu chính của pp Ohsawa. Làm chủ bản thân và đạt trí phán đoán tối cao mới là mục tiêu tối hậu .

Tất cả những người theo pp DS tương đối đúng đắn đều nhận thấy trí tuệ mình phát triển càng ngày càng cao...

Chúng ta nên áp dụng pp Ohsawa nghiêm túc trong đời sống hàng ngày. ngay cả sau khi đã hết bệnh để đạt đến tự do, công bằng, hạnh phúc tuyệt đối...

Sau khi lành bệnh , ta có thể tiếp tục theo pt 7 hoặc ăn rộng ra thêm rau củ sao cho gạo lứt chiếm tỷ lệ từ 60% trở lên.Không ăn thực phẩm có hóa chất, không nên ăn đường và ăn chay càng tốt ( vì con người không phải giống ăn thịt ).

E. PHẦN BỔ SUNG:

+ Pt 7: là cách ăn 100% gạo lứt với muối mè hay tương thiên nhiên.+ Muối mè gồm 4 mè --> 15 mè / 1 muối.+ Nước tiểu phải vàng trong. Nam đi tiểu 4 lần/ ngày. Nữ đi tiểu 3 lần/ ngày.+ Phân chặt, không mùi hôi, không dính hậu môn.+ Có thể bị phản ứng trong những ngày đầu áp dụng cách ăn theo pt7 ( bủn rủn tay chân, choáng váng, mệt,...)+ Không dùng kem đánh răng vì có hóa chất độc hại. Nên đánh răng bằng bột chà răng dentie

7

Page 8: CẨM NANG TRỊ BỆNH BẰNG PP THỰC DƯỠNG

hay muối.+ Không dùng dầu ăn thị trường có nhiều hóa chất.+ Nên giao lưu, tiếp xúc với những người bạn dưỡng sinh có kinh nghiệm để áp dụng pp Ohsawa có hiệu quả hơn.+ Phải đọc sách về pp Ohsawa để nắm vững lý thuyết ngõ hầu thực hành ăn uống có niềm tin.+ Sách báo do ngài Ohsawa viết phải được coi như kinh Thánh hay kinh Phật, cần phải đọc đi đọc lại nhiều lần mới hiểu nổi.+ Cách nấu trà gạo lứt rang, trà Bancha, trà sen...Nấu hỗn hợp nước và gạo lứt rang cho thật sôi ( lửa lớn ) rồi đậy nắp để nguội. Sau đó hâm lại cho sôi thêm lần nữa rồi đổ nước vào bình thủy để uống dần. Phần xác gạo ăn càng tốt.

8

Page 9: CẨM NANG TRỊ BỆNH BẰNG PP THỰC DƯỠNG

II. H C THUY T ÂM D NGỌ Ế ƯƠ

a) Trên là âm, dưới là dương

Theo cách phân chia này thì Đầu là âm và chân là Dương. Thực tế cho thấy, đầu (cụ thể là trán) sờ vào lúc nào cũng thấy mát và chân (dưới) luôn thấy ấm. Khi cơ thể bệnh (có rối loạn thăng bằng âm dương) thì đầu (phía trên) sờ vào thấy nóng (trán nóng, mắt đỏ, mặt đỏ bừng...) thay vì mát, và chân (phía dưới) thấy lạnh (ẩm, ra mồ hôi, đau ê ẩm...) thay vì nóng. Cách chữa bệnh đơn giản nhất là dùng khăn lạnh đắp vào trán (thêm âm vào để đẩy dương ra) hoặc ngâm chân vào nước nóng (thêm dương vào để đẩy âm ra). Cách điều trị trên chủ yếu nhằm thực hiện lại thế quân bình (điều hòa âm dương) đã bị xáo trộn vì bệnh gây ra, vì thế, đã có một nhận xét hết sức lý thú : "Hãy giữ cho đầu bạn mới mát (âm) và chân bạn luôn ấm (dương) thì bạn sẽ không cần đến thầy thuốc".

Theo các nhà nghiên cứu : Ở tư thế nằm, đầu thấp, chân cao sẽ dễ nhớ và tiếp thu nhanh hơn, họ cho rằng vì máu dồn về não giúp não làm việc tốt hơn. Có thể hiểu như sau : Máu (âm) dồn về đầu (âm) tức tăng thêm âm, giúp cho dễ nhớ hơn. Tuy nhiên các nhà nghiên cứu cũng thấy rằng ở tư thế này rất dễ buồn ngủ, vì âm mang tính tĩnh.

Xét về 2 quẻ "Thủy hỏa ký tế" và "Thủy hỏa vị tế" ta thấy :

Người khỏe mạnh, trên mát (âm), dưới ấm (dương), tức Thủy giao xuống dưới, Hỏa giao lên trên, gọi là Thủy hỏa ký tế.

Ngược lại, khi bị bệnh, trên nóng (dương) dưới lạnh (âm) là Thủy hỏa không tương giao với nhau gọi là Thủy hỏa vị tế.

Trên là quẻ Khảm Trên là quẻ Ly

Thủy, âm Hỏa, dương

________________________________ __________________________

Dưới là quẻ Ly Dưới là quẻ Khảm

Hỏa, dương Thủy, âm

THỦY HỎA KÝ TẾ THỦY HỎA VỊ TẾ

b) Bên trái là Dương, Bên phải là Âm

Vấn đề quy định bên phải, bên trái thuộc Âm hay Dương, chưa có tài liệu nào nghiên cứu 1 cách sâu xa và giải thích thỏa đáng. Tuy nhiên, dựa vào 1 số công trình nghiên cứu và quan sát tự nhiên, ta thấy :

- Khi khởi động 1 cách tự nhiên, hầu như bao giờ chân trái cũng khởi động trước. Theo các nhà nghiên cứu, khi chuyển động trái đất tạo nên 1 dòng điện gọi là địa từ lực lôi cuốn mọi vật - Địa từ lực này mang đặc tính âm. Theo nguyên tắc vật lý, 2 vật cùng tên đẩy nhau, khác tên hút nhau. Lực của trái đất là âm, do đó sẽ hút lực dương, vì thế có thể coi như chân trái mang đặc tính dương.

9

Page 10: CẨM NANG TRỊ BỆNH BẰNG PP THỰC DƯỠNG

- Theo giáo sư Hirasawa, chuyên viên nghiên cứu sinh lý học thể dục Trường đại học bách khoa Tokyo, sau 35 năm chuyên nghiên cứu về bàn chân đã nhận xét rằng : "từ 6-50 tuổi, diện tích tiếp xúc mặt đất của chân trái phái nam và nữ đều lớn hơn so với chân phải và diện tích tiếp xúc với mặt đất khi đứng của bàn chân trái lớn hơn. Thời gian chạm đất khi đi phía bên trái cũng nhiều hơn. Cảm giác ổn định khi đứng 1 chân bằng chân trái cũng tốt hơn. Vết chân người cổ đại cách đây 3000 năm cũng cho thấy vết chân trái in sâu hơn xuống đất hơn là chân phải. Các vận động viên, diễn viên... cũng đều dùng chân trái làm trục chống đỡ cơ thể, còn chân phải dùng để biểu diễn các động tác".

- Các vận động viên điền kinh, đua xe, chạy... bao giờ cũng phải rẽ về bên trái.

- Hình ảnh người chèo đò cho thấy, bao giờ mái chèo cũng nằm bên trái.

- Bác sĩ Nogier (tác giả môn châm trị liệu loa tai), khi nghiên cứu về 2 bình tai cũng đã nhận xét : "Với các nhà châm cứu, Nhâm mạch (quản lý các kinh Âm) nằm trên bình tai Phải, của người thuận phải và Đốc mạch (thống xuất các kinh Dương), nằm trên bình tai Trái (Pour les acupuntures le RenMo se trouve sur le tragus droigt du droigtier, le Tu Mo sur le tragus gauche)".

- Viện vật lý và sinh hóa ở Leningrat (Liên Xô) khi tiến hành thí nghiệm về độ nhạy của tai người đã nhận thấy rằng : tai trái nhạy cảm hơn tai phải.

Qua các nhận xét trên, tạm thời nêu lên nhận định là bên trái thuộc Dương và bên phải thuộc Âm. Điều này rất có giá trị trong việc điều trị bằng châm cứu khi phải chọn huyệt để châm.

c) Trong (bụng, ngực) là Âm, Ngoài (lưng) là Dương

Thiên 'Ngũ Tạng Sinh Thành Luận' (TVấn 10) ghi : "Phù ngôn chi Âm Dương, Nội vi âm, ngoại vi Dương, Phúc vi âm, Bối vi Dương" (Nói về Âm Dương, trong thuộc âm, ngoài thuộc dương, bụng thuộc âm, lưng thuộc dương).

+ Ngay từ trong bào thai, sự sắp xếp theo thứ tự trên cũng khá rõ : Bào thai nam, dương khí tụ ở lưng nên thường quay lưng ra, do đó, bụng người mẹ thường có dạng tròn và cứng. Trái lại, bào thai nữ, âm khí tụ ở ngực nên thường quay mặt ra ngoài, do đó bụng người mẹ thường có dạng hình bầu dục (gáo nước) và mềm.

+ Hình ảnh người chết đuối trên sông cho thấy, xác nam bao giờ cũng nằm sấp vì dương khí tụ ở lưng, còn xác nữ bao giờ cũng nằm ngửa vì âm khí tụ ở ngực.

d) Âm Dương và Tạng Phủ

+ Thiên "Âm Dương Ứng Tượng Đại Luận" ghi : "Lục phủ giai vi dương, Ngũ tạng giai vi âm" (Lục phủ thuộc dương, Ngũ tạng thuộc âm). Như thế Tâm, Can, Tỳ, Phế, Thận thuộc âm, còn Tiểu Trường, Đởm, Vị, Đại Trường, Bàng quang, Tam Tiêu thuộc dương. Tâm Bào, được coi như 1 tạng mới, do đó thuộc âm.

+ Giáo sư Ohsawa (tác giả phương pháp dưỡng sinh, người Nhật), trong sách "Phương Pháp Dưỡng sinh", lại có 1 số nhận xét hơi khác trong việc phân chia Tạng phủ và Âm Dương. Theo đó, Tâm, Can, Thận thuộc dương (thay vì thuộc âm) còn Phế, Vị thuộc âm. Ohsawa cho rằng Tim, Gan và Thận có hình dáng đặc và nặng nên thuộc dương, còn Phổi và Dạ dầy rỗng, nhẹ nên thuộc âm.

10

Page 11: CẨM NANG TRỊ BỆNH BẰNG PP THỰC DƯỠNG

Có gì mâu thuẫn giữa 2 quan điểm phân chia Âm Dương giữa sách Nội Kinh và Ohsawa không " Sách Nội Kinh là sách kinh điển, tích chứa kinh nghiệm bao đời của người xưa, Gs. Ohsawa là nhà nghiên cứu có tiếng trên thế giới, như vậy cả 2 quan điểm đều có lý do của nó.

Có thể tạm hiểu như sau : Theo "Kinh Dịch", mỗi vật thể, hiện tượng... đều do 2 yếu tố : THỂ (hình thể) và DỤNG (công dụng, chức năng) tạo nên. Một vật nào đó, có thể có hình dạng (thể) là âm nhưng lại có công dụng là dương hoặc ngược lại, Thể là dương nhưng Dụng là âm.

Thí dụ : Tạng Tâm, xét về hình thể là 1 quả tim, đặc nặng, nên mang đặc tính dương tức là dương về Thể, nhưng Tâm lại có nhiệm vụ cung cấp máu cho toàn cơ thể, máu thuộc âm, do đó Tâm mang đặc tính âm xét về Dụng.

Thí dụ : Quả Ớt, xét về hình thể, quả ớt có màu đỏ, do đó thuộc dương, nhưng ớt có vị cay, khi vào ruột, làm nở các mao trạng ruột, tiêu thức ăn nhanh, như vậy, ớt có đặc tính âm nếu xét về công dụng.

11

Page 12: CẨM NANG TRỊ BỆNH BẰNG PP THỰC DƯỠNG

III. C T TU C A PH NG PHÁP OHSAWAỐ Ỷ Ủ ƯƠ

A) TRI ÂN BỆNH TẬT

Ohsawa tiên sinh đã nói : Chúng ta tri ân bệnh tật chứ không sợ chúng nữa, đừng coi bệnh tật là kẻ thù phải tiêu diệt vì sống đúng theo trật tự vũ trụ thì bệnh hoạn hay vi trùng không có nữa, và chính những cái đó sẽ là bạn bè thân thiết của ta, chúng sẽ lại yểm trợ cho chúng ta nữa.

Nếu coi bệnh tật, tai hoạ hay vi trùng là kẻ thù cần phải tiêu diệt, như thế trí phán đoán của ta ở vào giai đoạn thứ nhất.Ngài Ohsawa nói : không cần chữa bệnh, chỉ cần sửa chữa những sai lầm hàng ngày như hành động, tư tưởng, ăn uống sai quy luật vũ trụ, tự nhiên bệnh tật sẽ giảm dần và hết hẳn.

B) MỤC ĐÍCH TỐI HẬU PP OHSAWA:

TỰ DO VÔ BIÊN - CÔNG BẰNG TUYỆT ĐỐI - HẠNH PHÚC VĨNH VIỄN( GIÁC NGỘ VÀ GIẢI THOÁT )

Mục đích cao cả của pp Ohsawa là tự do vô biên, công bằng tuyệt đối, hạnh phúc vĩnh viễn.

Ngài Ohsawa nói : Trên đời này chẳng có sự hiện hữu nào tốt hay xấu, mà chỉ có âm và dương. Bề mặt càng lớn bao nhiêu thì bề trái càng to bấy nhiêu. Đó là định luật bất di bất dịch. Bệnh tật là ngưỡng cửa đưa tới sức khoẻ. Bi kịch sẽ dẫn tới hài kịch, tai ương trở thành diễm phúc.

Chữa cho thể xác chúng ta được lành mạnh, chiến thắng được bệnh tật chỉ là mục đích vô giá trị, không đáng kể, điều đáng chú trọng là chúng ta làm thế nào cho suốt ngày từ sáng đến tối rồi từ tối đến sáng lúc nào cũng luôn luôn có được niềm vui tươi, được hạnh phúc, ung dung tự tại trong cảnh đời ta sống, những cảnh ấy nếu đem 1 triệu Mỹ kim, 1 thể xác to lớn vạm vỡ, 1 địa vị cao sang so sánh chẳng có ý nghĩa gì cả, chỉ có cảnh đời thênh thang bát ngát về tinh thần mới là vĩnh viễn.

Lời Ohsawa tiên sinh : Sống lâu và mạnh khoẻ mà làm gì nếu chỉ lo về các vấn đề vật chất. Như vậy đời sống chúng ta thật là vô nghĩa, phức tạp và thật là đáng buồn.

Nếu đời sống tinh thần của ta đạt được mức độ có thể cảm thông được với vũ trụ vô hạn cộng thêm một thể xác vui tươi, khoẻ mạnh thì cuộc sống quả là kỳ thú và đôi khi chỉ cần sống trong 1 vài giây ta cũng có cảm tưởng như được sống cả một đời người.

Đời sống vật chất chỉ là hư ảo, 100 năm nào có nghĩa gì đâu! Đời sống tinh thần mới là bất diệt. Mỗi giây mỗi phút cũng đã quý vô ngần.

Hãy tạo cho ta trước tiên một cơ thể lành mạnh nhờ những thức ăn đúng đắn, sau đó là thế giới huyền diệu của vũ trụ mà ta sẽ bước vào để sống thực sự 1 cuộc sống đầy ý nghĩa và vĩnh cửu.Đã biết rằng tinh thần vốn thanh thoát, không bị lệ thuộc như cơ thể cho nên dù không may có một cơ thể suy yếu mà tinh thần được phát triển thì ta vẫn có thể sống vui tươi như thường. Điều

12

Page 13: CẨM NANG TRỊ BỆNH BẰNG PP THỰC DƯỠNG

đó ít ra cũng chứng tỏ rằng ta đã hiểu biết thế nào là trật tự vũ trụ của thiên nhiên, là luật của tạo hoá và vũ trụ bao la là vô tận.

C) 7 ĐIỀU KIỆN CỦA SỨC KHOẺ

1 - Không bao giờ mệt nhọc2 - Ăn ngon3 - Ngủ ngon4 - Trí nhớ tốt5 - Vẻ mặt vui tươi, hớn hở, không bao giờ nổi giận6 - Phán đoán và hành động mau lẹ7 - Công bằng, không nói dối, càng ngày càng sung sướng, phân phát niềm tin và hạnh phúc cho tất cả mọi người, tâm hồn rộng mở, yêu thương tất cả mọi loài. Chấp nhận cái tốt lẫn cái xấu với lòng biết ơn vô hạn.

Công bằng = tiết thực = sức khoẻ = trí phán đoán tối cao = vô cực = nhất thể = satori ( giác ngộ ).

D) 7 NGUYÊN LÝ CỦA TRẬT TỰ VŨ TRỤ

1 - Cái gì có thuỷ thì có chung2 - Cái gì có bề mặt thì có bề lưng3 - Không có một cái gì giống nhau cả4 - Bề mặt càng lớn thì bề lưng càng lớn5 - Mọi tương phản đều bổ túc cho nhau6 - Âm và dương là sự phân loại của mọi phân cực, chúng tương phản nhưng lại tương thành.7 - Âm và dương là hai cánh tay của thái cực.

E) 12 ĐỊNH LÝ CỦA VÔ SONG NGUYÊN LÝ

1 - Âm và dương là hai cực cùng nhau vận dụng sự bành trướng vô cực, phát sinh ở điểm phân 2.2 - Âm và dương liên tục chuyển biến không ngừng do sức bành trướng của siêu nhiên.3 - Âm thì ly tâm lực, dương thì hướng tâm lực, âm dương sinh ra năng lượng.4 - Âm hấp dẫn dương và dương hấp dẫn âm.5 - Âm dương hoà hợp theo một tỉ lệ vô định phát sinh ra mọi hiện tượng.6 - Mọi hiện tượng đều có tính tạm bợ, đó là những cấu tạo phức tạp và luôn luôn chuyển biến các phân cực âm dương. Mọi sự vật đều chuyển biến không ngừng.7 - Không có cái gì hoàn toàn âm hay hoàn toàn dương. Dù trong hiện tượng xét ra bề ngoài giản dị, sơ sài, mọi vật đều chứa sự phân cực ở mọi thứ bậc của sự cấu tạo ra nó.8 - Không có cái gì trung hoà âm hay dương mà phải có một bên lấn hơn.9 - Sự thu hút tỉ lệ với sự khác biệt của 2 phân cực âm dương.10 - Âm xô đẩy âm, dương xô đẩy dương, sức đẩy hay sức hút tỉ lệ với sự khác biệt giữa 2 năng lực âm dương.11 - Với thời gian và không gian, âm sinh dương và dương sinh âm.12 - Mọi vật đều dương ở trong và âm ở bên ngoài.

F) 7 GIAI ĐOẠN CỦA BỆNH TẬT

13

Page 14: CẨM NANG TRỊ BỆNH BẰNG PP THỰC DƯỠNG

1 - Bệnh mệt mỏi : đời sống vô trật tự2 - Bệnh đau nhức : trí phán đoán thấp kém3 - Bệnh về huyết : quá thặng dương hay âm4 - Bệnh về thần kinh : Mê tẩu thần kinh cuồng, giao cảm thần kinh cuồng.5 - Bệnh về tạng phủ :6 - Bệnh tâm lý : nóng nảy7 - Bệnh tinh thần : kiêu căng, ngạo mạn.

* Tất cả mọi sự vật trong vũ trụ đều được cấu tạo theo hình xoắn ốc.

G) LƯỢC ĐỐ TÓM TẮT CẤU TẠO VŨ TRỤ

Thái cực--> Âm dương --> Năng lượng ---> Tiền nguyên tử--->Nguyên tố --> Thực vật--> Động vật.

10 cách ăn uống theo pp Ohsawa:

14

Page 15: CẨM NANG TRỊ BỆNH BẰNG PP THỰC DƯỠNG

Cách ăn số 7 là cách ăn dễ nhất, khôn ngoan nhất và đem lại những điều kỳ diệu ...Ngài Ohsawa nói người nào theo phương thức số 7 suốt đời sẽ là học trò Lão Tử.

Nên theo các phương thức 3,4,5,6,7. Khi nào thấy sức khoẻ không tốt phải nhịn đói vài ngày rồi quay lại pt số 7.

Ngài Ohsawa khuyên nên loại trừ thịt cá, trứng sữa, đường và các sản phẩm hoá học.

Ngài nói muốn đạt trí phán đoán tối cao các bạn phải theo triệt để pp Ohsawa trong ít nhất 7 năm.

* Đàn ông đi tiểu tối đa 4 lần / ngày.Phụ nữ đi tiểu tối đa 3 lần / ngày.Nước tiểu phải vàng trong.

* Đi cầu 1 lần / ngày, phân chặt, không dính hậu môn, không mùi hôi

15

Page 16: CẨM NANG TRỊ BỆNH BẰNG PP THỰC DƯỠNG

IV. TH C Đ N ÁP D NG TH C PH M TOÀN CHAY- PH NG PHÁP TH C TRỰ Ơ Ụ Ự Ẩ ƯƠ Ự ỊPhương pháp thực trị [pt5,6] - BS Trương Kế An

Độc giả muốn tự mình dùng thức ăn để phục hồi sức khoẻ,hãy áp dụng chương trình hỗn hợp vệ sinh và thực trị sau đây.

Đó là thực đơn sức khoẻ hàng ngày dùng trong thời kỳ 3 tuần lễ, cho người bình thường muốn tăng cường sức khoẻ và cho người bị những chứng như : mệt mỏi,bần thần,dã dượi,biếng ăn,táo bón,nóng ngứa ghẻ chốc,tê thấp,đau nhức,yếu tim,yếu tì vị,…

Ngoài ra, chương trình này, áp dụng thực phẩm toàn chay,rất thích hợp những người ăn chay mà vẫn được mạnh khoẻ.

1. CHƯƠNG TRÌNH THỰC TRỊ TRONG 3 TUẦN LỄ

Cần thực hiện đúng đắn chương trình này trong 3 tuần lễ, khắc khổ lúc đầu nhưng được nhiều kết quả về sau.Không nên chán nản, cần theo đúng chương trình không thay đổi ngày nào,vì như thế là phí bỏ những cố gắng từ trước.

Ngày đầu tiên:

Nhịn ăn uống hoàn toàn buổi chiều và trọn 1 đêm sau [18 giờ]. Không ăn, chẳng uống gì cả nhưng vẫn hoạt động như thường lệ.

Từ ngày thứ nhì đến ngày 21:

Nên ăn uống theo thực đơn đặc biệt sau này. Cần thận trọng lựa chọn thức ăn chỉ định và áp dụng đúng đắn cách ăn uống, sẽ thấy kết quả ngay trong những ngày đầu.

2. VỀ THỰC PHẨM:

Sau đây là những thực phẩm nên dùng và những thực phẩm phải cử, cần được áp dụng đúng đắn.

Thực phẩm nên dùng:

Loại mễ cốc : gạo lứt,bắp giã còn vỏ,bánh mì,mì chỉRau,cải,đậu,rau thơm,sà lách son [cresson],rau dền,muống,mồng tơi,cải bắp,cải củ,cà rốt,bí rợ [đỏ],tàu hũ [đậu hủ] thứ tươi [mát,nấu canh hẹ],thứ chiên [bổ]ăn với nước tương.Hành tây, ngò,hành lá,hẹ,hành củ,tỏi.

Trái cây: thơm,chuối,đu đủ,trái bom [pomme]Gia vị: muối , muối mè,nước tương,dầu phọng,dừa,ô-liuThức uống: nước lã, nước chín,trà lợt không đường.

Chú ý: những thức không ghi ra là không nên dùng. Về rau cải tránh thứ trồng với phân

16

Page 17: CẨM NANG TRỊ BỆNH BẰNG PP THỰC DƯỠNG

diêm, rất có hại.

Thực phẩm phải cử:--Những thực phẩm thuộc súc vật : mỡ,bơ,sữa,trứng,mật,pho-mách,thịt, thịt nguội,đồ hộp.-- Khoai,khoai tây,cà tô mát-- Ngoài thứ trái được dùng, cữ những trái khác-- Trà tàu,cà phê,đường,rượu mạnh,gia vị khác ngoài thứ được dùng--Bia [la ve],rượu chat

3. CÁCH DÙNG VÀ CÁCH NẤU THỰC PHẨM 

Về thực phẩm, cách dùng thông thường là : ăn sống, nướng, hấp, um, nấu canh.Cách hấp hay um được đắc dụng hơn hết, nhờ giữ nguyên vẹn giá trị chất bổ của thực phẩm, được ngon hơn và dễ tiêu, Những thực phẩm dùng để hấp hay um là : rau cải, cải bắp, cải củ, bí rợ.

Dùng nồi gan, xắt hành củ lót một lớp dưới đáy nồi, để rau cải hay bí xắt miếng lên trên. Không thêm nước hay gia vị gì cả, đậy nắp lại, chụm lửa liu riu từ 1 giò đến 1 giờ rưỡi. Không xốc lên, không dở nắp. Đến giờ sau, có thể xem thử coi chín chưa. Nếu chín, nhắc nồi xuống, để dầu tỏi, nêm muối. Nấu cách này, hành củ tiêu hết, xông mùi lên, rất thơm ngon

4. CÁCH ĐẶC BIỆT NẤU CƠM GẠO LỨT, ĐƯỢC THƠM , NGON, DỄ ĂN.

Có người không muốn ăn cơm gạo lứt vì thấy không trắng như cơm gạo thường, hột cơm có phần cứng [mất công nhai nhiều!], cũng vì chưa thấu đáo sự bổ ích của cơm gạo lứt hơn cơm trắng nhiều và chưa biết cách nấu thế nào để cơm gạo lứt được thơm ngon, như chưa biết ăn thế nào để thấy cơm gạo lứt cũng dễ ăn như thường, càng ăn lại càng thích!

Cơm gạo lứt bổ và lợi ích thế nào? 

Những hột gạo lứt còn giữ được cái mày ngoài hột gạo và mày ấy rất hữu ích vì nó chứa nhiều chất bổ béo, nhứt là sinh tố B1, trợ giúp tiêu thực, chữa trị chứng tê phù.Do đó, cơm gạo lứt cần thiết cho sản phụ, người bệnh nằm 1 chỗ để phòng ngừa và chửa trị chứng tê phù, dùng cơm gạo lứt được dễ tiêu hoá và bổ dưỡng. Ngoài ra, gạo lứt được dùng tự nhiên, khỏi cần giả trắng thêm, phải mất công lại mất của.

Phương pháp đặc biệt nấu cơm gạo lứt

Gạo lứt tốt phải còn nguyên vẹn cái mày bao ngoài hột gạo, do lúa xay ra bỏ vỏ mà thôi, không đem giã chút ít như có người áp dụng.Đem gạo ra lượm bỏ hết vật vô ích như thóc, đất,sạn, cát, rồi đãi gạo [như rửa với nước] chớ không vo mạnh làm tróc hết mày mất chất bổ. Cần ngâm gạo vài giờ trong nước lã, trước khi đem nấu.

Về nồi, nên dùng nồi đất tốt hơn hết. Nên nấu nước sôi rồi mới vớt gạo ra để vào nồi. Chú ý, một phần gạo thì phải hai phần nước. Khi nước sôi, để gạo vô nồi, thêm một ít muối [cứ một

17

Page 18: CẨM NANG TRỊ BỆNH BẰNG PP THỰC DƯỠNG

lon sữa bò gạo - phần ăn một người lớn - để nửa muồng cà phê muối], dùng đũa bếp khuấy gạo vài lần, đậy nắp lại, chụm lửa đều. Đến lúc cơm chín, cạn nước, hãy dụt lửa, chừa ít lửa than.

Trong lúc đó,dùng lá chuối tươi hay vải dày xếp lại vài lần nhúng nước rồi vắt khô, phủ lên miệng nồi rồi đậy kín nắp lại, đừng để mất hơi.Cũng nên dằn lên nồi một vật nặng để được kín hơi. Chờ từ 20 đến 40 phút, trong lúc đó nên đun thêm ít lửa ở đít nồi [có thể đốt chút giấy] để cơm thiệt chín và ngon.

Nên ăn cơm gạo lứt thế nào mới thấy ngon?

Cách ăn cơm gạo lứt cũng phải có phương pháp mới hữu ích. Điều cốt yếu là nên ăn chậm rãi, nhai từ miếng một, mỗi lần độ một muỗng cà phê cơm, nhai lâu 30 hay 50 lần đến khi nào thành hồ rồi sẽ nuốt. Chú ý, lúc nhai cơm, không nhai chung với thức gì khác, ngoài trừ muối mè mà thôi. Khi nuốt cơm vào rồi mới ăn thức khác cũng cần nhai thức ấy thật kỹ, thành bả mới nuốt.

Như thế, phương pháp ăn cơm gạo lứt không như theo lối thường là ăn cơm chung với thức ăn mà chỉ ăn riêng biệt, miếng cơm rồi mới đến thức ăn và tiếp tục như thế. Do đó, khi ăn xong một chén cơm gạo lứt [cùng với thức ăn khác],phải mất từ 10 đến 15 phút. Như thế, có phần mất thì giờ nhưng sẽ rất lợi về tiêu thực nhờ cơm đã được nghiền nhỏ và lâu với nước bọt [nước miếng] là chất tiêu hoá rất tốt. Ngoài ra, khi nhai nghiền lâu cơm gạo lứt béo và ngon mà ăn trở lại cơm trắng thì thấy lạt lẽo, không thích nữa.

Tóm lại, cơm gạo lứt với tánh chất bổ dưỡng, với cách nấu đúng đắn, cách ăn có phương pháp là món ăn chánh chẳng những hữu ích cho người bệnh mà còn thích hợp cho người thường muốn gìn giữ sức khoẻ.Thức ăn này cần được phổ biến rộng rãi, để mỗi người đều có thể dùng, già hay trẻ, nếu không thường xuyên thì cũng thỉnh thoảng, mỗi tuần lễ một lần.

CÁCH NẤU CANH

Trong khi áp dụng phương pháp thực trị, chỉ nấu với thực phẩm nên dùng, ngoại trừ thứ phải kiêng cử.Nấu canh bí, rau , đậu hủ với hẹ, nên luôn luôn đậy nắp, để chút muối lúc đầu, chụm lửa liu riu. Chú ý,không nên dùng thức ăn nóng quá, làm phỏng họng và dạ dày, sanh chứng lở loét rất nguy hiểm.

CÁCH CHIÊNNên chiên với số dầu vừa chừng, không dùng lại dầu cũ quá đã xài nhiều lần, không đốt lửa nhiều.Chú ý, những thực phẩm chiên như cơm chiên, hay đem chấy hoặc nướng được tăng phần dương, bổ hơn và nóng hơn thứ thường.Để chiên bánh bột, lấy bột mì, nếp hay bắp sú với nước, thêm ít muối, nắn thành miếng nhỏ, đem chiên với dầu [dừa, phọng, ô liu] dùng làm thức tráng miệng rất tốt.

CÁCH LÀM MUỐI MÈ

18

Page 19: CẨM NANG TRỊ BỆNH BẰNG PP THỰC DƯỠNG

Muối mè là thực phẩm thuộc dương, dùng hàng ngày trong chương trình thực trị, để tăng cường sinh lực rất tốt.Lấy 4 phần mè 1 phần muối hột. Đem rang phần mè riêng trên chảo, để lửa liu riu. Dùng đũa trộn đều, khi hột vàng thì thôi, đừng để khét. Đó là cách dương hoá hột mè để tăng phần dinh dưỡng.

Đem phần muối hột [ không dùng muối bọt tinh khiết hơn nhưng mất ít nhiều phần dinh dưỡng] lên rang như trên đến lúc hột khô, mà xám đen thì thôi. Đâm nhỏ hay tán mỗi thứ riêng ra, nhưng không nên tán hột mè mạnh quá làm chảy dầu, khó ăn.Tán xong,trộn đều hai thứ lại, đựng vào ve để dành dùng mỗi bữa [ không để lâu quá 10 ngày].

5. CHƯƠNG TRÌNH VỆ SINH HẰNG NGÀY ÁP DỤNG TRONG THỜI KỲ THỰC TRỊ1-- Thức dậy sớm, luôn luôn trước 6 giờ, trước khi mặt trời mọc để hấp thụ thanh khí.2-- Uống 1 ly nước lạnh [ nước lã hay nước chín] nếu là người mạnh hay nước ấm [ nước nấu chín để ấm chớ không phải nước trà] nếu tì vị yếu.3—Thể dục, từ 5 đến 10 phút. Tập toàn bộ, người lớn tuổi tập những bộ phận ít hay vận động : hai chơn, xương sống. Hô hấp trước cửa mở rộng hay ngoài sân, ở trần.4—Đi ngồi cầu. Nếu bị bón, cần ngồi lâu để đi tiêu được. Chú ý, người thường bị bón, nên vận động, làm việc lắt xắt sẽ dễ đi tiêu. Nếu vừa thức dậy mà ngồi cầu thì khó tiêu.5—Súc miệng, tắm rửa.6—Hô hấp hướng về mặt trời mọc để rửa phổi.Chú ý, trong ngày có hai thời kỳ không khí được tốt lành mà người ta gọi là sanh khí. Đó là khi mặt trời mọc sáng sớm và lúc mặt trời lặn chiều tối. Nên hô hấp lúc ấy để hấp thụ sinh khí.7—Đi ăn Sáng, Trưa và Chiều theo thực đơn đặc biệt sau này. Chú ý, trước 2 bữa ăn trưa và chiều, nên nằm nghỉ “xả hơi” lối 10 phút rồi hãy đi ăn.Mỗi ngày, nên đi bộ lối nửa giờ, buổi sáng sau khi ăn lót lòng, buổi chiều sau khi ăn xong.8-- Trước khi đi ngủ, và để được dễ ngủ, nên tắm nóng hay ngâm chơn tay trong nước nóng lối 15 phút. Phụ nữ nên rửa sạch, để giữ vệ sinh, bộ sinh dục.Phòng ngũ cần mở cửa sổ để thay đổi không khí nhưng không nên nằm ngay ngọn gió, ngừa cảm. Chú ý về vệ sinh trong giấc ngủ.

6. THỰC ĐƠN ĐẶC BIỆT NGÀY ĐẦU Phương pháp thực trị áp dụng sau đây có phần khắc khổ, nhưng với nhiều thiện chí và cố gắng , ta sẽ chắc chắn thu đoạt nhiều kết quả, kiện toàn sức khoẻ bằng cách giải độc cơ thể. Đó là bí quyết của phương pháp dùng thức ăn thích hợp để phục hồi sức khoẻ mà chính thức ăn không thích hợp trước kia đã làm tổn hại. Sau khi sức khoẻ được phục hồi, sự ăn uống tất nhiên sẽ trở lại bình thường và theo chương trình chỉ định sau này.

Thực đơn này áp dụng cho tất cả, những người đang nhóm bịnh thông thường [mệt mỏi, bần thần, dã dượi, táo bón, nóng ngứa, ghẻ chốc, tê thấp, đau nhức, yếu tim, yếu tì vị] và cho người bình thường muốn kiện toàn sức khoẻ. Thực đơn này, dùng thực phẩm toàn chay, cũng thích hợp với người ăn chay mà vẫn được mạnh khoẻ.

19

Page 20: CẨM NANG TRỊ BỆNH BẰNG PP THỰC DƯỠNG

Thực đơnNgày đầu tiên, sau khi ăn bữa trưa như thường lệ, nhịn ăn và nhịn uống hoàn toàn [hay uống vài hớp nước thôi] vào buổi chiều và trọn đêm sau [18 giờ]Vệ sinhTiếp tục các sinh hoạt như thường, không hạn chế gì cả. Ngủ sớm, dậy sớm---Tập hô hấp lúc hừng đông.

7. THỰC ĐƠN NGÀY THỨ 2Thực phẩm cần chọn theo sổ chỉ định ở trước. Khởi đầu, ăn chút ít thôi, uống thật ít. Dùng 80% cơm gạo lứt, 20% rau cải. Dùng muối mè trong mỗi bữa ăn rất tốt.

Thực đơn [toàn chay]SÁNG : Nên ăn chút ít thôi, bắp nấu hay xôi với muối mèUống vài hớp nước [chín hay trà lợt] để tráng miệng

TRƯA : Nên ăn chút ít thôi :n Cơm gạo lứt, muối mèn Bí rợ um, nêm dầu và muốin Rau cải,tàu hủ tươi với nước tươngn Tráng miệng 1 lát [nhỏ] đu đủ hay thơm,bomn Có thể không uống nước hay chỉ uống vài hớp nước chín hay trà lợt.

CHIỀU : Nên ăn chút ít thôi :n Cơm gạo lứt, muối mèn cải bắp hấp,nêm dầu muốin Rau cải ,tàu hủ tươi với nước tươngn Tráng miệng 1 lát [nhỏ] đu đủ hay thơm,bomn Không uống nước hay chỉ uống vài hớp nước chín hay trà lợt

Vệ sinh tiêu thực--Nên ăn thật chậm rãi, nhai kỹ thức ăn thành bã rồi mới nuốt vào.--Không uống trong lúc ăn -- Giữ hoà khí trước, đang hay sau khi ăn -- Cữ hút thuốc.--Đi bộ nửa giờ sau bữa ăn chiều. Hô hấp trước khi ngủ.

8. THỰC ĐƠN NGÀY THỨ 3Nên ăn lưng lửng thôi, uống chút ít. Mễ cốc 80%, rau cải 20%. Dùng muối mè trong mỗi bữa ăn rất tốt. Nên uống nước ấm.

Thực đơn [toàn chay]

SÁNG : Bắp nấu hay xôi với muối mèUống vài hớp nước trà lợt [ấm] để tráng miệng.

TRƯA : Nên ăn lưng lửng thôi :n Cơm gạo lứt, muối mèn Bí rợ um, nêm dầu và muối

20

Page 21: CẨM NANG TRỊ BỆNH BẰNG PP THỰC DƯỠNG

n Tàu hủ chiên, nước tương, rau thơmn tráng miệng 1 lát đu đủ hay bomn Uống vài hớp nước chín hay trà lợt

CHIỀU : Nên ăn lưng lửng thôi :n Cơm gạo lứt, muối mèn Cải bắp hấp, nêm dầu muốin Tàu hủ tươi, nước tươngn Tráng miệng 1 lát đu đủ hay thơmn Uống vài hớp nước [ấm]

Vệ sinh tiêu thực-- Cần ăn chậm rãi, nhai kỹ thức ăn thành bã rồi mới nuốt vào.-- Không uống trong lúc ăn -- Giữ hoà khí trước, đang hay sau khi ăn -- Cữ hút thuốc.-- Đi bộ ít lâu sau bữa ăn chiều. Hô hấp trước khi ngủ.

9. THỰC ĐƠN TỪ NGÀY THỨ 4 ĐẾN NGÀY THỨ 7Nên ăn vừa đủ, thôi ăn khi còn thấy đói chút ít. Mễ cốc : 70%, rau cải 30%. Dùng muối mè trong mỗi bữa ăn rất tốt. Nên uống nước ấm.

Thực đơn [toàn chay]SÁNG : Cơm chiên dầu với muốihay là : bắp nấu với muối mèUống ít trà lợt để tráng miệng, nước ấm

TRƯA :n Cơm gạo lứt, muối mèn Bí rợ um, nêm dầu và muối trước khi ănn Hay là : Bắp cải hấp, nêm dầu muối. Canh tàu hũ tươi với hẹ, nêm dầu và muối trước khi ăn [ít nước]n Tàu hủ chiên, nước tươngn Rau cải, rau thơmn Tráng miệng bánh bột chiên mặn hay 1 lát đu đủ hoặc bomn Uống nửa ly nước chín hay trà lợt [ấm]Sau bửa ăn trưa, cách 2 hay 3 giờ, có khát, uống 1 ly nước chín hay trà lợt.

CHIỀU :n Cơm gạo lứt muối mèn Cải bắp hấp, nêm dầu muối trước khi ănn Hay là : canh tàu hũ với hẹ, nêm dầu muốin Tráng miệng 1 lát thơm hay đu đủn Uống nửa ly nước

Vệ sinh tiêu thực-- Nhai thật kỹ thức ăn thành bã rồi sẽ nuốt .

21

Page 22: CẨM NANG TRỊ BỆNH BẰNG PP THỰC DƯỠNG

-- Không uống trong lúc ăn -- Giữ hoà khí trước, đang hay sau khi ăn -- Cữ hút thuốc.-- Đi bộ ít lâu sau bữa ăn chiều. Hô hấp trước khi ngủ.

10. THỰC ĐƠN TỪ NGÀY THỨ 8 ĐẾN NGÀY 21Nên ăn lưng lửng, vừa no thôi. Uống nước khi thấy khát vài giờ sau bữa ăn nhưng không uống nhiều. Mễ cốc 70%; rau cải 30%

Thực đơn [toàn chay]

SÁNG :

n Cơm chiên với dầu .Hay là:n Cháo, bắp nấu , xôi với muối mèn Trang miệng : bánh chiên dầu hay thơm, đu đủn Uống nước chín hay trà lợt

TRƯA :n Cơm gạo lứt muối mèn Bí rợ um , nêm dầu muốin Cải bắp hấp, rau luột với nước tương.n Canh tàu hũ tươi với hẹ, nêm dầu muốin Tàu hũ chiên, nước tương.Cải bắp hấp hay kho.n Tráng miệng bánh chiên mặn hay 1 lát đu đủ hoặc thơm ,bom.n Uống nửa ly nước chín hay trà lợtBuổi chiều, thấy khát uống thêm

CHIỀU :n Cơm gạo lứt, muối mèn Cải hấp, nêm dầu muốin Canh rau hay canh tàu hũ với hẹ, nêm dầu muốin tráng miệng 2 lát đu đủ hay thơm, bomn Uống nước chín hay trà lợt

Vệ sinh tiêu thực

Khi đói mới đi ăn. Nên ăn chậm rãiđể nhai nghiền các thức ăn cho thật kỹ. Không uống trong khi ăn.Giữ hoà khí , trước, đang hay sau khi ăn là lối giúp tiêu thực được dễ dàng. Cữ hút thuốc.Đi bộ ít lâu sau bữa ăn chiều. Hô hấp trước khi đi ngủ.

11. THỨC ĂN SAU THỜI KỲ THỰC TRỊ[Thực phẩm thông dụng]

Sau khi áp dụng chương trình thực trị 21 ngày vừa kể, cơ thể sẽ thay đổi ít nhiều, con người , nếu không được hoàn toàn mạnh mẽ trong thời kỳ thực trị nhưng sẽ thấy dễ chịu ít nhiều, thân thể được nhẹ nhàng, khoẻ khoắn.

22

Page 23: CẨM NANG TRỊ BỆNH BẰNG PP THỰC DƯỠNG

Sau thời kỳ này, nếu có thâu hoạch được ít nhiều kết quả, có thể nới rộng số thực phẩm nên dùng như sau.

MỄ CỐC : không thay đổi, dùng cơm gạo lứt càng tốt, hay là dùng vài ba lần trong tuần.BƠ, SỮA, PHO MÁCH : Có thể dùng pho mách, sữa bò, sữa đậu nành, chút ít bơ mặn. Uống 1 ly sữa bò để lót lòng, sáng sớm.CÁ THỊT : dùng cá đồng, loại cá nhỏ con có thể nhai nghiền ăn cả xương. Về thịt, dùng vịt, gà hay bò, tuần vài ba lần, không lạm dụng.TRỨNG : dùng một vài lần trong tuần, chung với thức ăn khác, với thức nấu, um, chả…RAU TRÁI : Dùng thêm chút ít rau trái trong mùa và trong vùng [ không thứ ở xa vùng hay nhập cảng, ngoại trừ trái bom]Vẫn cữ : chanh ,cam, quít, bưởi.ĐƯỜNG , MẬT : có thể dùng chút ít mật [thứ thiệt] hay đường, loại đường tán hay thẻ, không dùng đường trắng mất hết chất bổ dưỡng.RƯỢU CHÁT, BIA : Tuần dùng một vài lần thôi, trong những bữa ăn có thịt, không nên lạm dụng.TRÀ, CÀ PHÊ, THUỐC LÁ : Cần kiêng cữ hai loại kích thích cà phê và thuốc lá. Về trà, có thể dùng chút ít buổi sáng.. Có thể uống chung trà với sữa.Chú ý, khi ăn thêm như trên mà thấy khó chịu, nên trở lại chương trình thực trị trước.

12. NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý TRONG THỜI KỲ THỰC TRỊ1/ Khi áp dụng chương trình thực trị, cần bền chí,thay đổi hay ngưng nghỉ 1 ngày là hỏng tất cả, những cô` gắng trước kể như đã mất.

2/ Tuần lễ đầu trong thời kỳ thực trị, sẽ thấy khó chịu vì khát nước và mệt mỏi. Nên cố gắng chịu đựng lúc đầu, về sau sẽ quen, uống nước thấy ngon và thú vị. Tay chơn khô, không ra mồ hôi nhưng vô hại.

Trong lúc hạn chế nước nên ăn thật chậm rãi, nhai kỹ thức ăn cho thành bã với nước miếng, sẽ thấy đỡ khát nước. Về sau, khi không còn hạn chế nước, cũng nên uống vừa chừng thôi, uống nhiều có hại về tiêu thực, làm mệt tim.Sự hạn chế nước không làm mệt thận và di hại gì như có người lo ngại. Theo kinh nghiệm, dầu với ít nước, bộ thận vẫn có thể duy trì vai trò trục xuất chất bã và muối.

3/ Không nên ăn nhiều rau sống trong bữa ăn, có thể sanh tiêu chảy, lối 10 hay 15 ngọn là đủ. Sự hạn chế sinh tố C [ trong trái chua phải kiêng cữ theo chương trình] hay chất đản bạch tinh súc vật [ trong thịt hay cá cũng phải cử] không gây ảnh hưởng gì cả vì hai chất ấy đều được thay thế trong thức ăn áp dụng theo chương trình. Sinh tố C có trong rau cải và mày gạo lứt. Loại đản bạch tinh thảo mộc trong đậu hũ, mè vẫn có giá trị tương đương với đản bạch tinh súc vật trong cá thịt.

4/ Không nên nấu thức ăn với nhiều nước làm mất giá trị của thực phẩm.Loại mễ cốc không nên nấu nhão quá. Nấu vừa khô và chín để dễ nhai và dễ tiêu hoá.

5/ Muối mè rất tốt, nên dùng chung với thức ăn, từ 1 đến 3 muỗng cà phê trong thời kỳ

23

Page 24: CẨM NANG TRỊ BỆNH BẰNG PP THỰC DƯỠNG

đầu của chương trình. Về sau , bớt số.

6/ Do sự hạn chế nước và thức ăn lúc đầu, dễ sanh chứng bón. Không có gì phải lo ngại, chẳng cần thuốc nhuận trường vì không có gì nguy hiểm bởi không có dùng thực phẩm súc vật, không sanh độc. Một vài ngày sau, sẽ đi lại như thường.

7/ Lúc đầu, ngủ ít có khi mộng mị trong giấc ngủ, sụt cân, thấy ốm. Về sau, ngủ đựoc dễ dàng, sẽ mất chứng khó ngủ.Cũng lúc đầu, có thể bị cảm ít lâu nhưng rồi sẽ dứt, không biến chứng gì cả. Người bệnh phong thấp thấy nhức mỏi lại chút ít, nhưng rồi giảm lần.

8/ Trong khi áp dụng chương trình thực trị, cần ngưng các môn thuốc, nếu không vì thế mà sanh mạng phải lâm nguy. Nếu tình trạng bênh nhân cần phải phục dược thì nên huỡn lại việc thực trị.

9/ Mặc dầu mệt mỏi và yếu sức lúc đầu, nên hoạt động như thường lệ, cần vận động, thể dục chút ít mỗi ngày.

10/ Việc quan sát nước tiểu và phẩn cũng giúp phần nhận định về tình trạng bệnh nhân. Trong thời kỳ thực trị, với sự hạn chế ăn uống nếu đi tiểu quá 4 lần trong 24 giờ, tình trạng không bình thường, thận tim suy yếu vì nước tiểu nhiều. Nếu bị bón [ từ 3 ngày sau khi áp dụng chương trình thực trị] hay đi tiêu trên hai lần trong ngày là tì vị suy.

Nước tiểu vàng và trong để ít lâu đóng cặn là có bệnh về thận, vì thức ăn không đồng đều, nhiều phần dương. Nước tiểu nhiều và trong có thể bị bệnh đái đường. Nước tiểu màu vàng sậm và trong là tốt, thực phẩm dùng được đồng đều.

Nếu phẩn hơi xanh, rồi trở thành sậm, thức ăn có nhiều phần âm. Phẩn của người mạnh phải vàng sậm và không nặng mùi.Nếu phẩn có mùi xấu là tì vị suy yếu, sự tiêu thực không hoàn hảo.Người mạnh khoẻ đi tiêu dễ dàng, phẩn ra thành khúc, và trọn hết khúc, có thể khỏi cần phải dùng đên giấy vệ sinh.

13. NHỮNG KẾT QUẢ ĐẦU TIÊN SAU CHƯƠNG TRÌNH THỰC TRỊSau khi thực hành đúng đắn chương trình thực trị, chắc chắn, các bạn sẽ được phần kết quả sau đây, ngay trong những tuần lễ đầu tiên :

- ăn ngon, uống ngon, ngủ ngon, [tuy nhiên, cần luôn luôn giữ điều độ]- hết đau nhức, mệt mỏi [các chứng thông thường bớt lần]- cảm giác dễ chịu, khoan khoái [ cơ thể được điều hoà]- sắc thái được vui vẻ [ sức khoẻ được kiện toàn]

Trì chí và cố gắng thêm trong vấn đề áp dụng đúng đắn và đầy đủ phương pháp thực trị, các bạn sẽ được thêm nhiều kết quả tốt đẹp, thân thể điều hoà, cảm giác dễ chịu, sức khoẻ được phục hồi nhờ thức ăn uống thích hợp.

24

Page 25: CẨM NANG TRỊ BỆNH BẰNG PP THỰC DƯỠNG

Với ý thức về phép thực trị, sức khoẻ các bạn sẽ được gìn giữ vững vàng và sẽ không còn có thể bị tổn hại vì thức ăn uống nữa.Nhờ thế, chúng ta sẽ có thể tự mình làm chủ sanh mạng mình và do đó, sẽ làm chủ vận mạng sau này

25

Page 26: CẨM NANG TRỊ BỆNH BẰNG PP THỰC DƯỠNG

V. ĂN CÓ Ý TH CỨ

1. Một hệ thống để tối đa hoá năng lượng và mau lành bệnhChìa khoá để có một cuộc sống khoẻ mạnh và hạnh phúc ở ngay dưới mũi các bạn, ba lần một ngày! Câu trả lời cho các rắc rối gặp phảii trong cuộc sống thường rất đơn giản và rất dễ hiểu, nhưng chúng ta thường bị chính cảm xúc, thói quen và cách nghĩ làm mù quáng. Tổ chức sức khoẻ toàn cầu đang trong tình trạng khủng hoảng. Vẫn chưa tìm ra một phương thức nào tốt, mang tính toàn cầu, và có khả năng thực hiện. Vì vậy, tôi muốn chia sẻ các phương thức khoa học truyền thống, thông thái cổ, và kinh nghiệm cá nhân để truyền cảm hứng cho các bạn thêm một phương pháp ăn uống đơn giản nhưng vô cùng hiệu quả, tôi gọi đó là “Sự ăn có ý thức”, nhằm giúp ích cho cuộc sống của bạn. Trong 40 năm làm giáo viên và cố vấn Thực dưỡng, mục đích quan sát và kinh nghiệm cá nhân của tôi đã dạy tôi rằng những thức chúng ta ăn và cách chúng ta ăn ảnh hưởng rất lớn đến cảm xúc, tâm lý, và thể chất của chúng ta. Hơn nữa, suy nghĩ, tính cách, đời sống tình dục, các mối quan hệ, và thậm chí tinh thần của chúng ta cũng bị ảnh hưởng sâu sắc bởi chế độ ăn và thói quen ăn uống.

Ăn có ý thức cũng giúp cứu lấy hành tinh và môi trường. Nếu chúng ta quan tâm đến bản thân, chống lại sự chết đói, bảo vệ Trái đất, chúng ta phải có cách ăn uống logic, lành mạnh, phi bạo lực, tiết kiệm và khiến chúng ta khoẻ mạnh hơn. Tôi đã khám phá rằng – khi có hàng nghìn - chế độ ăn uống nguyên thủy Thực dưỡng chủ yếu là thực vật ngon miệng vừa đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn trên, vừa làm thoả mãn khẩu vị của người ăn. Dù bạn chọn ăn chay trường, không ăn động vật, hoặc Thực dưỡng, bắt buộc phải học cách ăn theo một thóii quen tốt để hệ tiêu hoá được hấp thu tối đa dinh dưỡng từ thức ăn lý tưởng. Lý do chính khiến tôi viết bài báo này là, dù cho chế độ ăn của bạn ra sao, giúp bạn nhận được nguồn năng lượng dồi dào nhất, sự thoải mái, khoẻ mạnh và khả năng hồi phục bệnh tốt nhất từ thức ăn. Quan điểm Thực dưỡng thực sự là “Cách nhìn cuộc sống bao quát hơn”, và chỉ khi được kiểm chứng, nó mới đích thực là cách sống hiệu quả cho bạn và cả hành tinh này.

Cách chúng ta ăn cũng quan trọng như Cái chúng ta ăn. Qua mỗi năm tôi đều trở nên nhạy cảm hơn với phương thức thực hành Thực dưỡng và Ăn có ý thức (chánh niệm khi ăn - NT), phương pháp chỉ hoàn toàn bao gồm nhai và thở bằng bụng. Mỗi ngày, tôi ăn một hoặc hai bữa, nhưng đều thực hành Ăn có ý thức trong các bữa đó. Các bữa khác có thể không quan trọng bằng nhưng tôi vẫn nhai hết mức có thể. Ăn có ý thức vô cùng có lợi cho tôi và nó quả thật đã cứu sống cuộc đời tôi khi đang trong độ tuổi thanh niên lúc tôi viết quyển sách. Cách ăn hiệu quả, Con người bạn chính là cách bạn ăn. Tôi tiếp tục thực hành phương thức chữa bệnh và cách ăn có thể cứu sống cuộc đời này cho đến hiện tại. Nhai tốt cân bằng đường trong máu, tạo ra sự yên bình trong nội tâm, giảm lượng thịt tươi, tăng cường khả năng trực giác, giúp tâm hồn sáng sủa, kiên cường, và kiên cường hơn nữa. Nó cũng có thể có tác dụng tương tự đối với bạn.

Trong nghề Thực dưỡng, tôi có hân hạnh cho hàng nghìn người lời khuyên, nhiều người đã thử hàng nghìn chế độ ăn trước đó. Sau khi học các nguyên tắc ăn Thực dưỡng và làm thế nào để ăn có ý thức, họ bắt đầu cải tiến, và chữa bệnh - thường là các bệnh đã bước vào giaii đoạn cuối. Họ giảm dần lượng thuốc chữa bệnh cho đến khi không còn sử dụng chúng nữa. Việc ăn có ý thức đáng để làm như vậy. Nếu bạn tuân theo cách ăn này, bạn sẽ vô cùng hài lòng và trở nên dễ gần gũi hơn khi ăn một mình hoặc ăn trong một bầu không khí ảm đạm – không náo nhiệt và không cấm đoán. Chúng ta cũng có thể nói chuyện khi ăn - về những chủ đề thoải mái và thu hút

26

Page 27: CẨM NANG TRỊ BỆNH BẰNG PP THỰC DƯỠNG

– cũng như khi nhai vậy. Tôi thậm chí cũng mở mang rất nhanh, học thư giãn và tạo ra các thời điểm chữa bệnh trong bữa ăn. Khi bạn hiểu rằng, nhai tốt là một thách thức, việc thực hiện nó cũng rất đơn giản, không phải trả tiền, và rất bổ ích.

Nhiều nhân vật truyền cảm hứng nổi tiếng khắp thế giới nhấn mạnh việc ăn có ý thức với việc nhai chậm và kỹ. Trong số đó có Chúa Jesus, người đã nói, “Nhai kỹ thức ăn bằng răng biến thức ăn thành nước, thiên thần của nước sẽ chuyển nó thành máu trong cơ thể. Và nhai chậm, như thể đó là một lời cầu nguyện con gửi đến Chúa”. Leonardo Da Vinci, thiên tài thời Phục hưng đồng thời cũng là người không ăn thịt, cũng khuyên chúng ta nên thực hành phương thức này. “Nhai nước uống và uống thức ăn”, là nguyên lý được Mahatma Gandhi, vị lãnh tụ người Ấn dũng cảm và nổi tiếng, phát biểu.

Việc nhai tốt đã cứu sống cuộc đời tôi. Tôi đã học về cách thực hành đơn giản và sâu sắc này từ cha tôi, người đã sống sót hai năm trong trại tập trung Nazi trong Thế chiến II, kiên trì chịu đựng sự gian khổ và thiếu ăn lớn. Khi còn là tù nhân sống trong một môi trường khắc nghiệt với thời tiết giá lạnh và một chế độ ăn vô cùng thiếu thốn, ông phát hiện ra rằng nếu ông nhai khẩu phần ăn của mình và thậm chí nhai nước nhiều hơn hoặc bằng 150 lần trong một miếng đầy mồm, ông sẽ có nhiều năng lượng, nhiệt, và thể lực ổn định hơn, và điều này giúp ông tăng hy vọng và khích lệ cho mình. 

Khi cha tôi trở về nhà sau chiến tranh, ông chia sẻ kinh nghiệm của mình và nói với tôi rằng, “Nếu con cảm thấy mệt mỏi, ốm yếu, lạnh lẽo, sợ hãi hay tuyệt vọng, hãy nhai thức ăn nhiều hơn 150 lần”. Lúc ấy tôi vẫn còn tự do và sống khá thoải mái, nhưng chỉ sau đó vài năm – ở tuổi 17 – tôi cũng trở thành tù binh chính trị và bị kết án hai năm tù trong trại cải tạo ở Yugoslavia. Ở đó, cũng như cha tôi, tôi thấy đói, lạnh và vô cùng khổ sở. Bài học của cha về ăn có ý thức và giữ thái độ tốt vô cùng cần thiết, nhờ nó, tôi không chỉ sống sót mà còn phát triển sức mạnh tinh thần và tâm hồn, mang theo đức tin và sự tự tin bước vào tuổi trưởng thành.

2. Các cách thực hành ăn ý thức đơn giảnNhai tốt có lợi ích to lớn cho sức khoẻ! Bạn càng nhai nhiều, mùi vị đích thực của thức ăn càng tăng. Chúng ta sẽ càng thoả mãn hơn vì chúng ta đang nhận càng nhiều dinh dưỡng từ thức ăn. Vì vậy, chúng ta cảm thấy hài lòng với ít thức ăn hơn. Sự lạng thịt đường (sweet carvings) giảm bớt đi vì thức ăn trở nên ngọt hơn khi nó được nhai. Thêm một lợi ích nữa, bạn có thể điều chỉnh cân nặng của mình dễ dàng hơn.

Sau đây là những hướng dẫn cơ bản của tôi dành cho việc nhai kỹ:

1. Ngồi ăn trong một nơi yên tĩnh.

2. Ngồi ăn với một thái độ tốt và thở bằng bụng.

3. Tránh đọc sách báo, xem ti vi, hoặc chuyện trò tiêu cực.

4. Dùng một chiếc đồng hồ, hoặc một cuốn băng ghi âm đóng vai trò là một hướng dẫn viên thân thiện để nhai.

5. Bắt đầu nhai 20 giây (khoảng 25 lần nhai) một miếng đầy mồm.

27

Page 28: CẨM NANG TRỊ BỆNH BẰNG PP THỰC DƯỠNG

6. Tăng dần từ 20 giây lên đến 40 giây, rồi 1 phút (khoảng 75 lần nhai).

7. Nếu bạn đang chữa bệnh hoặc đang tìm cách thay đổi, nhai mỗi miếng 150 lần.

(Đoạn trích trong Cách ăn hiệu quả, Con người bạn chính là cách bạn ăn)

Vào giữa độ tuổi 30, tôi phát hiện ra và sẵn sàng tiếp nhận phong cách sống theo kiểu Thực dưỡng. Các giáo viên Thực dưỡng người Nhật của tôi, Michio và Aveline Kushi, Herman và Cornellia Aihara, Noboru Muramoto và Shizuko Yamamoto, đều nhấm mạnh tầm quan trọng thiết yếu của việc ăn có ý thức, đặc biệt là nhai hoàn toàn. Phương pháp dạy Thực dưỡng khuyên bạn nên nhai ít nhất 50 lần một lần lấy thức ăn. Bạn có thể bắt đầu với khoảng 20 lần và tăng dần. Noboru Muramoto viết rằng nhai 50 lần một lần là con số căn bản để tiêu hoá tốt, 100 lần hoặc hơn nếu bạn có vấn đề về sức khoẻ, 200 lần nếu bệnh của bạn rất trầm trọng.

Trong cuốn sách của ông, Sự miễn dịch tự nhiên, Cái nhìn chế độ ăn và chế độ miễn dịch sâu sắc, Muramoto liên hệ làm thế nào Tiến sĩ Tomozaburo Ogata, giáo sư trường Dược, đại học Tokyo, phát hiện rằng việc nhai kích thích sự sản xuất hocmon parotin. Nó tăng cường tất cả các tế bào trong cơ thể, tăng quá trình trẻ hoá, làm chậm quá trình lão hoá, và kích thích tuyến giáp (thymus gland) sản xuất các tế bào chữ T chống lại bệnh tật. Học được điều này cũng giống như sét đánh xuống đầu, và rồi tôi đã hiểu ra thậm chí việc nhai nước đã cứu sống cha tôi và tôi!

Các nền văn hoá truyền thống trên thế giới dạy chúng ta sự quan trọng của việc ăn cẩn thận và có ý thức. Nhiều người lắng nghe sự răn dạy đó ngay trong bữa ăn. Biết bao lần cha ông ta động viên chúng nhai kỹ bằng trực giác? Đương nhiên, chúng ta không muốn và thường chọn cách kết thúc bữa ăn sao cho nhanh nhất. Thực sự, chúng ta không hoàn toàn “tập trung răng” vào sự dạy nhai đó. Bây giờ thì sao? Hàng nghìn sinh viên đã tham gia các buổi hội thảo Thực dưỡng cuối tuần của chúng tôi, ở đó họ được học những kỹ năng cơ bản của Thực dưỡng. Tôi cũng dạy học cách Ăn có ý thức và nhai kỹ trong các buổi nói chuyện đó khắp nước Mỹ và châu Âu, thực sự tôi hết sức ngạc nhiên khi nhiều người – các nhóm tự thay đổi “cách nuốt” – đi theo cách thực hành ăn có ý thức. Thậm chí tôi còn thêm các bản nhạc đặc biệt trong bữa ăn nổi bật với tiếng chuông nhẹ, khẳng định khả năng chữa bệnh, và cách điều trị nhằm tăng kinh nghiệm Ăn có ý thức.

Hàng năm, tôi dạy tại các trại dưỡng lão vùng ven biển Thái Bình Dương, Ý, do Martin và Rosey Halsey đứng ra tổ chức, tại đó tôi thường mở các lớp đặc biệt hàng tuần về Do-In, lý thuyết Thực dưỡng, dinh dưỡng và Ăn có ý thức bao gồm nhai và thở có ý thức trong bữa ăn. Hãy thử tưởng tượng hơn hai mươi người Ý đang ngồi ăn rất điềm tĩnh, nhẹ nhàng với một lòng biết ơn quanh bàn ăn. Bài học rút ra rất lý thú và đáng giá với ngay cả họ lẫn bản thân tôi. Người Ý có câu tục ngữ, “Quando si mangia, non si parla”, tức là, “Khi bạn ăn, đừng nói”.

Quả đúng như vậy! Khoa học hiện đại khám phá ra rằng nhai kỹ giúp nhanh lành bệnh. Chế độ ăn và nhai thích hợp sẽ giảm đau đớn và sẽ tiết kiệm hàng tỷ đô la mỗi năm chi phí cho việc chăm sóc sức khoẻ. Sự rối loạn tiêu hoá thường thấy như chứng khó tiêu – axit, sự chảy ngược axit, các vết loét, ruột dễ bị kích thích, chứng viêm ruột kết, và ung thư trực tiếp được cải thiện bằng phương thức Ăn có ý thức. Chứng thừa cân và béo phì là kết quả của việc chọn chế độ ăn nghèo nàn, thói quen ăn uống không thích hợp và thiếu cách nhai. Chúng tôi có thể giúp bạn có những chọn lựa lành mạnh hơn.

28

Page 29: CẨM NANG TRỊ BỆNH BẰNG PP THỰC DƯỠNG

Nếu chúng ta nghiền nát các mẩu thức ăn bằng răng, các chất thiết yếu trong đó sẽ được phát tán trong miệng, đồng thời sản xuất ra các enzym cần thiết. Nước bọt - hay “Rượu tiên của Chúa” theo cách gọi của người Trung Hoa cổ – được tiết theo các enzym quan trọng, trộn lẫn trong thức ăn, kiềm hoá mỗi miếng thức ăn trước khi chuyển xuống bụng, ở đó, nó sẽ phát huy tác dụng tiêu hoá và “đốt cháy” tốt hơn. Theo phương thức dạy của Yoga, chất này tạo ra prana (năng lượng thúc đẩy sự sống) và với mỗi lần nhai, các hocmon parotin quan trọng chống lão hoá cũng được thêm vào. Những người nhai tốt lành bệnh nhanh hơn, sống lâu hơn, và trông trẻ hơn! 

Theo tôi, khi chúng ta nhai 150 lần, thức ăn sẽ tự biến đổi thành các dạng cơ thể cần. Nó cũng liên kết chúng ta với năng lượng của thiên nhiên, Chúa trời, và vũ trụ. Cái miệng tương tự như một lò phản ứng hạt nhân, nó có thể chuyển từ nhân tố này sang nhân tố khác. Qua việc luyện tập thở, nhai, nghĩ có ý thức, chúng ta có thể chuyển đổi một nhân tố sinh hoá hoặc hocmon này sang dạng khác cần cho các tế bào, các tuyến, và cơ quan trọng cơ thể. Tôi biết đối với một số người, điều này có thể hơi lý thuyết, nhưng chính tôi đã trải nghiệm nó nhiều lần. Ở các buổi hội thảo 3 ngày hàng tháng của tôi, tôi luôn nhận ra sự biến chuyển tích cực chỉ sau 1 ngày - thường là sắc mặt tốt hơn và các chứng liên quan đến tiêu hoá biến mất.

Tôi ví nhai tốt như nhúm lửa nhanh, như việc ngọn lửa vừa nhen nhóm lan nhanh đến đống gỗ. Hãy tưởng tượng việc ta nhóm một khúc gỗ lớn với chỉ một que diêm nhỏ. Đó chính là thói quen ăn trước đây. Việc nuốt một miếng thức ăn thật lớn sinh ra các bệnh tiêu hoá hiện nay. Việc nhai/thở cũng giống như cắt khúc gỗ thành các viên nhỏ - nó đập vỡ khúc gỗ, và nhai cũng nghiền nhỏ thức ăn. Bởi vậy, chúng ta đốt cháy thức ăn qua quá trình nhai kỹ - thật vậy – quá trình này cũng sản xuất nhiều năng lượng hơn. Chúng ta có hai cơ thể - một là thể chất, cái còn lại là tinh thần. Ăn có ý thức với tinh thần tốt giúp chúng ta tăng cường năng lượng một cách cân đối với việc chúng ta nhai bao lâu. Đơn giản là vậy. Kết quả là có sinh lực bền bỉ, dẻo dai, trí óc thông suốt và một cuộc sống đầy đủ hơn.

Mọi loại thức ăn, đặc biệt thức ăn có chứa carbonhydrat, bắt đầu quá trình tiêu hoá từ miệng. Nhai giúp enzym tiêu hoá ptyalin - có trong nước bọt - trộn đều cùng carbonhydrat. Sau đó men này phá vỡ các mạch cacbonhydrat, bắt đầu quá trình chuyển thức ăn thành năng lượng. Cacbonhydrat phải được tiêu hoá trước trong miệng! Cần phải nhai ngũ cốc kỹ trong miệng.

Thức ăn ngũ cốc không được nhai kỹ không thể phá vỡ hoàn toàn và vì vậy xenlulô có thể không được tách ra khỏi các chất dinh dưỡng và tinh bột. Nếu tinh bột được nuốt mà không nhai hoàn toàn, axit và enzym trong tuyến tụy sẽ không thể phân huỷ hoàn toàn thức ăn thành các hợp chất đơn giản. Tinh bột sẽ chỉ được hấp thụ một phần trong ruột. Dễ dẫn đến chứng khó tiêu và kém hấp thu. Hơn nữa, rau phải được nhai kỹ để phá vỡ các cellulose bao quanh mạch dẫn trong thân thực vật.

Thức ăn Thực dưỡng có chứa nhiều chất xơ cũng như các cacbonhydrat phức tạp được các chuyên gia dinh dưỡng hàng đầu khuyên dùng phải được ăn kỹ để có thể chuyển hoá được hoàn toàn thức ăn thành các dạng cần cho cơ thể. Nếu bạn không muốn nhai, trong bất kỳ bữa ăn nào, đặc biệt là các bữa ăn có chứa nhiều đồ ăn cacbonydrat như chế độ ăn Thực dưỡng, bạn sẽ không thể có được kết quả mong muốn, mà ngược lại là những căn bệnh tiềm ẩn như béo phì, tăng cân, khó chịu, và lờ đờ, và đôi khi bạn sẽ mắc 1 số căn bệnh liên quan đến tinh thần như dễ cáu kỉnh, ủ rũ, và nảy nóng. Tiến sỹ Arthur L. Kaslow, chuyên gia trong lĩnh vực thuốc dinh dưỡng đã ghi chú sự tương quan rõ rệt giữa thói quen nhai của các bệnh nhân của ông và khả

29

Page 30: CẨM NANG TRỊ BỆNH BẰNG PP THỰC DƯỠNG

năng tiêu hoá của họ. Có một khoảng thời gian chúng tôi ăn đồ ăn nhanh, ăn nhanh và nhai cũng nhanh. Nếu bạn muốn có một cuộc sống khoẻ mạnh, bạn cần nhận ra ưu thế của mình để thu lại sức khoẻ và sự minh mẫn với việc ăn có ý thức.

“Nhai là giai đoạn quan trọng nhất của Thực dưỡng. Bạn không có răng trong dạ dày, trong tuyến tụy vì vậy, bắt buộc bạn phải nhai trong miệng, ít nhất 50 lần. Bạn càng nhai nhiều, bạn càng làm chủ nhanh triết lý sống lâu và hồi xuân của chúng tôi. Thực tế, nhai kỹ thức ăn là nghi lễ lớn nhất trong việc tạo dựng cuộc sống”. George Ohsawa - Lời hướng dẫn đến liều thuốc Thực dưỡng Vùng Viễn Đông.

Bạn đang vượt qua những trải nghiệm khổ đau với những đau thương về thể xác và tinh thần của bệnh tật và mạo hiểm? Bạn đã thử rất nhiều cách sống tốt và ăn uống đúng mực, có được những kết quả khác nhau? Sau khi học ăn cái gì và ăn như thế nào cho đúng, bạn có thể bắt đầu cải thiện - thậm chí đang trong giai đoạn cuối của một căn bệnh nào đó. Hãy dừng ngay việc đào mộ cho chính chúng ta với cái nĩa của chúng ta! Hãy học cách ăn và sống đúng cách! Nếu không có thói quen ăn đúng, thậm chí những thức ăn Thực dưỡng lành tốt nhất cũng có thể gây ra những vấn đề rắc rối và mất cân bằng. Học ăn đúng mực rất đơn giản, mặc dù có thể bạn sẽ phải có một sự hiểu biết và phương pháp rèn luyện tốt - cả hai đều rất cần thiết trong việc hồi phục.

Tôi giới thiệu trong cuốn sách của mình, Chương trình ăn khoẻ, hoặc như cách tôi gọi nó, “PEP”, một hệ thống chi tiết cách ăn để tối đa hoá năng lượng, sức khoẻ, và chữa bệnh. Trong đó cũng bao gồm cách tạo một môi trường ăn thân thiện, thái độ ăn tốt nhất, kết quả có lợi trong việc ăn các thức ăn khác nhau, ăn với hàm lượng như thế nào, và khi nào thì ăn. Thậm chí, tôi còn chỉ cho các bạn việc cần làm sau khi ăn để tránh các bệnh về tiêu hoá. Mọi thứ đều vô cùng đơn giản, chỉ có một số ít người trong chúng ta đã học được những công cụ cần để sống tốt khi còn trẻ. Nhưng, chẳng bao giờ là quá muộn. Bây giờ ở độ tuổi 75, tôi thấy khoẻ khắn và hạnh phúc hơn bất cứ khi nào.

Sự thay đổi luôn kèm theo thử thách. Để đổi thay thói quen ăn uống trong cả cuộc đời cần có can đảm – và học hỏi không ngừng. Đó là lý do chúng ta gọi nó là thực hành Thực dưỡng. Bạn không học cách lái xe ô tô trong một ngày. Cần phải thử nghiệm nhiều lần để học cách ăn, nhai và thở đúng cách. Muốn đạt được kết quả tốt nhất từ con đường Thực dưỡng của bạn, bạn cần:

- Học các lý thuyết và triết lý Thực dưỡng thật tốt.

- Đọc nhiều quyển sách Thực dưỡng hay.

- Tham gia các lớp học phát triển kỹ năng trong việc nấu nướng, lên kế hoạch, phương pháp chữa bệnh tại nhà, luyện tập và thích ứng.

- Tìm kiếm sự ủng hộ từ phía gia đình và bạn bè.

- Bắt đầu ăn các thức ăn Thực dưỡng trong một môi trường thư giãn, thoải mái, để có thể nhai tốt, và nuôi dưỡng một thái độ tích cực và khoan khoái.

Ăn là hoạt động quan trọng trong việc tạo dựng một cuộc sống tốt cho bạn cả về thể chất lẫn tinh thần, ảnh hưởng sâu sắc đến chúng ta mỗi ngày. Ăn tốt có tác động mạnh mẽ khiến chúng ta

30

Page 31: CẨM NANG TRỊ BỆNH BẰNG PP THỰC DƯỠNG

quan tâm và yêu thương bản thân mình hơn. Hãy ăn tốt và sống tốt.

Tôi tin rằng một chế độ ăn cân bằng, tự nhiên, chuẩn bị kỹ lưỡng và ăn đúng cách sẽ mang đến cho bạn một sức khoẻ tốt, tinh thần trong sáng và phát triển tâm linh sẽ dẫn đến những mối quan hệ tốt đẹp và cuối cùng là Một Thế giới hoà bình.

31

Page 32: CẨM NANG TRỊ BỆNH BẰNG PP THỰC DƯỠNG

VI. ĂN CHAY ĐÚNG CÁCH VÀ Đ Y ĐẦ ỦThiện Tuệ--- o0o ---

Trích theo bài ăn chay và sức khỏe của con người’ do ông Trần Anh Kiệt (phỏng dịch theo Higher Tastle đăng trong Phật Giáo Việt Nam số 49/47 Phật Lịch 2535 và mớI đây trong Phật Giáo Việt Nam số 51 Phật lịch 2536 phá hành trong lễ Vu Lan 1992) lại có bài: ‘Phương pháp chống bệnh ung thư của người Nhật’ do Hà Hiếu Nghĩa dịch (Paris Match 7-1984) nói về vấn đề ăn uống theo âm dương quân bình của giáo sư Michio Kushi người Nhật, và để đóng góp về vấn đề này chúng tôi xin gửi bài sau đây cốt giúp các vị xuất gia cũng như cư sĩ tại gia trong việc ăn chay trường làm sao có sức khỏe.Bài này chúng tôi lấy căn bản phương pháp ‘macrobiotic’ (thực dưỡng) song đã phối hợp các lý thuyết về Tây y (calo, sinh tế) và Đông y (âm dương, hàn nhiệt) hy vọng thỏa mãn được mọi người dù có quan niệm nào trong vấn đề ăn chay.

Lấy tư cách là môn đệ và là một người đã nghiên cứu thuyết thực dưỡng của tiên sinh OASAWA gần 30 năm nay (từ năm 1965) và đã thực hành phương pháp này (mặc dầu nói đến cái ta là điều đáng ghét song nếu không tự giới thiệu mình thì đọc giả còn nghi ngờ cho sở kiến của tác giả này chăng), chúng tôi xin lược qua phong trào thực dưỡng ở Việt Nam trước khi đề cập đến vấn đề ăn chay đúng cách và đầy đủ. Chúng tôi xin nói sơ qua vài nét về George Ohsawa người sáng lập ra phong trào thực dưỡng hiện nay. Tên thực của ông ta là Sakurazawa Nyoichi (Anh Trạch Như Nhất) tiên sinh ngày 18-10-1893 trước đền Thiên Long (Tenryu) tại kinh đô (Kyoto) thủ đô củ của Nhật trong lúc thân mẫu của người 20 tuổi lúc đó đang đi hành hương. Nhà nghèo lúc 16 tuổi tiên sinh bị lao phổI nặng như thân mẫu và bà đã từ trần. Lúc 18 tuổi ông đã bị thổ huyết nặng ba lần. Các y sĩ tây y đều bó tay không có cách gì trị được. Năm 1912 tiên sinh tự chữa lành bệnh nhờ áp dụng phương pháp thực dưỡng của ông Sagen Ishizuka, Thầy của tiên sinh chủ trương rằng tất cả bệnh tật và sự yếu kém của bản thân mà do sự ăn uống sai lầm mà ra. Ông Sagen làm cố vấn cho ‘Thực Dưỡng Hội’ có mục đích làm cho con người sống đúng theo phương pháp này. Lúc ông mất đám tang rất đông kéo dài hàng vài cây số ở Nhật. Năm 1937 Ohsawa được cữ làm hộI trưởng hộI này và xuất bản cuốn: ‘TÂN THỰC DƯỠNG LIỆU PHÁP’ (tiếng Pháp nhan đè ‘Guérir par la dietetique nouvelle’). Cuốn này in gần 700 lần bằng Nhật ngữ. Ohsawa đã viết trên 300 trăm cuốn sách bằng Nhật văn và nhiều bài báo. Ông diễn thuyết ở nhiều nước. Năm 1961 xuất bản ‘Zen macrobiotic’ hay nghệ thuật sống lâu và sống trẻ. Nhiều trung tâm thực dưỡng đã thành lập ở nhiều quốc gia trên thế giới. Tiên sinh đã tự chửa bệnh nặng cho mình ba lần: lúc trẻ bị lao, 1945 bị quân phiệt Nhật cần tù gần mù lòa cả cặp mắt và 1956 mắc bệnh nan y ung thư nhiệt đới tại Gabon gần chết. Bà Lima vợ của tiên sinh mắc rất nhiều bệnh được tiên sinh chữa lành và cưới làm vợ hiện nay trên 90 tuổi ở Nhật tiếp tục truyền bá phương pháp của chồng. Michio Kushi vị giáo sư Nhật được phỏng vấn trong bài ‘Phương pháp chống bệnh ung thư của người Nhật’ đăng trong ‘Phật Giáo Việt Nam’ chính là con nuôi và là để tử xuất sắc trong số các môn đệ của ông Ohsawa và chính chúng tôi đã có dịp đích thân nói chuyện với ông 1973 tại Boston (USA) trong một dịp du hành qua Mỹ. Ở Zhoa Kỳ hiện nay còn có hai người nữa là Herman Aihara và Noburu B.Muramoto cũng là thừa kế xuất sắc về ‘macrobiotic’ viết nhiều sách và báo ở vùng California.

Trở về Việt Nam trước 1965 bạn tôi là nhà biên thảo Thái Khắc Lễ tác giả ‘Zen và Dưỡng sinh’,

32

Page 33: CẨM NANG TRỊ BỆNH BẰNG PP THỰC DƯỠNG

‘Zen và ý thức nói về ăn chay’ (đã mất trong lúc học tập cải tạo) lúc ấy làm việc tại thư viện đại học Huế đã liên lạc với tiên sinh Ohsawa ở Pháp và được học tập lý thuyết của tiên sinh qua các thơ hàm thụ. Sau đó anh em hội viên Thông Thiên Học chi bộ Chơn Lý Huế có tổ chức các buổi diễn thuyết do cư sĩ Lê Văn Mừng (trường chay) chủ hiệu nhà sách Liễu quán thuyết trình để truyền bá phương pháp này. Kế đó do anh Minh Ngô Thành Nhân tiếp tay thành lập phong trào dưỡng sinh bằng cách ấn hành cuốn‘Tân Dưỡng Sinh’ (dịch cuốn Le Zen marobiotique in đầu tiên vào năm 1964). Cuốn này được đọc giả hoan nghênh, tái bản nhiều lần và sau đó nhà xuất bản Anh Minh còn dịch nhiều sách khác của tiên sinh ra Việt ngữ. Năm 1965 nhóm diễn sinh Huế được đón tiếp tiên sinh đến diễn thuyết tại hội Quảng Trị và mở nhiều cuộc thảo luận có cả phu nhân Lima chỉ dạy cách thức nấu ăn. Năm 1967 hội dưỡng sanh do ông Tôn Thất Hạnh làm hội trưởng ra đời tại Sài Gòn. Năm 1973 bác sĩ Nguyễn Văn Thụy trình bày luận án tiến sĩ y khoa tại viện đại học Huế về việc trị ung thư máu thành công bằng ăn uống theo phương pháp Ohsawa. Hiện nay tại Việt Nam còn có trung tâm trường sinh Ohsawa ở 390 đường Điện Biên Phủ quận Bình Thạnh Thành Phố Hồ Chí Minh (Sài Gòn) do các kế thừa của anh Ngô Thành Nhân tiếp tục phổ biến các phương pháp này. Những người nhờ ăn uống lành bệnh đã gởi thơ đăng trong tạp chí Sống Vui trên 50 số (từ 1965-1974) là một bằng cớ chứng tỏ phương pháp này là kết quả ra sao!

Tuy nhiên có một số rất ít người áp dụng không đúng bị đau trở lại hay từ trần vì đến với phương pháp quá trễ sau khi Tây và Đông y đã bó tay vào giai đoạn cuối của bệnh tật, nhưng khi chết thì đổ lỗi cho Ohsawa. Nhân có một ca như thế nên một bác sĩ viết báo công kích phương pháp này. Trên thực tế số người ăn càng tăng căn cứ vào sự tái bản cuốn Tân Dưỡng Sinh (ở Hoa Kỳ cũng tự động in lại sách này mà không có sự đồng ý của nhà xuất bản Anh Minh ở Việt Nam).

Ở Việt Nam một số tu sĩ các chùa cũng áp dụng ăn, căn bản và gạo Lứt và các tín đồ Cao Đài, Thiên chúa và các tôn giáo khác cũng có thực hành. Một số hiểu lầm cần cải chính là phương pháp Ohsawa không phải là ‘phương pháp gạo lứt muối mè’ quá kham khổ, không đủ bổ (đây chỉ là thực đơn số 7 đối với một số bệnh nan y) còn có 9 cách ăn khác từ chay đến mặn và rất ngon lành có thể ăn món cực dương đến cực âm với điều kiện dùng hạn chế (ở Nhật có nhiều nhà hàng nổi tiếng tại Tokyo thủ đô Nhật chế biến các món ăn như thế. Đó là lời tiên sinh Ohsawa đã nói với chúng tôi khi ông tới Huế năm 1965). Vừa rồi bà Thu Ba vợ ông Tôn Thất Hạnh mới viết và xuất bản một cuốn sách tiếng Pháp nhan đề ‘La cuisine macrobiotique’ được dân chúng Pháp hoan nghênh và nghe đâu sẽ được dịch sang tiếng Việt, Anh và Tây Ban Nha.

Bây giờ xin đề cập vấn đến: vấn đề ăn chay đúng cách và đầy đủ. Có dịp chúng tôi sẽ viết bài ăn mặn đúng cách và đầy đủ ở báo khác. Nay xin đề cập đến ăn chay.

Theo bản kê của phái thực dưỡng (macrobiotic) thì các món ăn được chia thành cực âm tới cực dương . Các loại ngũ cốc (gạo, lúa mì...) là quân bình nhất tức là món ăn chính với điều kiện còn lứt tức còn cám chưa chà xát cho trắng mất hết chất bổ. Bên phần dương là các loại đạm của động vật gồm các động vật của các loài ở biển (cá,tôm, cua..) và các con thú (nuôi trong nhà hay hoang), các loài chim.. và các sản phẩm của chúng như trứng, sữa, bơ…Bên phần âm là các loài thực vật (thảo mộc) như các loại đậu,củ, rau và âm nhất là trái cây, các loại cà, nấm, măng..Như vậy người ta ăn chay nhất là ăn chay trường dễ bị các bệnh về âm vì ăn các loại âm.

33

Page 34: CẨM NANG TRỊ BỆNH BẰNG PP THỰC DƯỠNG

Người ăn chay không bệnh hay ít bị các bệnh mà người ăn mặn mắc phải như béo phệ, huyết áp cao, xơ mỡ động mạch, bón, trĩ, tim, ung thư, dạ dầy... Song lại bị bệnh thiếu máu, huyết áp thấp, tiêu chảy đái đường, phổi và cũng có những loại ung thư vì quá âm. Nói như thế người ăn chay không thể mắc bệnh của người ăn mặn hay ngược lại song nói nhiều hơn, đa số hay dễ mắc bệnh hơn trong vòng tương đối khi so sánh (ngoài ra ung thư có bệnh vừa do dùng thực phẩm dương và âm gây ra chứ không phải do một loại âm hay dương).

Về ăn chay nếu ta ăn uống quá âm thì mất quân bình thì phải có bệnh nghĩa là ăn không đúng cách ví dụ ăn quá nhiều trái cây, uống quá nhiều nước, ăn quá nhiều canh hay xúp. Mới đây một bạn ở Victoria điện thoại cho tôi hay vì anh ở nông trại có nhiều cây có trái nên anh ta lạm dụng ăn nhiều trái cây và uống quá nhiều nước nên sau đó bị bại liệt, nằm một chỗ không đi được phải ăn theo phương pháp Ohsawa (gạo lứt muối mè..) trong hai năm, nay lành bệnh và đã lập gia đình ( anh là người Thiên Chúa Giáo). Vì là Thiên Chúa Giáo tôi tin rằng trước khi bệnh anh là người ăn mặn (thịt, cá..) tuy nhiên vì lạm dụng trái cây và nước uống anh vẫn bị bại liệt như thường huống chi là các bạn ăn chay trường (không có đạm động vật làm dương) thì còn dễ bị bệnh biết bao!

Về đầy đủ thì người ăn chay quá kham khổ cũng bị bệnh như cứ ăn ròng gạo lứt muối mè quá lâu hay chỉ ăn tương chao rau muống, muối tiêu thì không đủ chất bổ lẽ tất nhiên cơ thể suy nhược sẽ có nhiều bệnh xẩy ra (do thiếu nhiều chất như sinh tố, khoáng, đạm thực vật..).

1. CHẤT BÔT (glucide):Bắt buộc người ăn chay trường phải có ngũ cốc còn lứt, tức là còn cám (cơm và bánh mì điều phải lứt). So sánh các món ăn của người ăn chay thì cơm và bánh mì lứt là dương nhất. Nên không có dương này để cân bằng phần quá âm của đồ ăn thì sẽ có bệnh. Chúng tôi đã gặp nhiều cư sĩ tại gia ăn chay trường bị rất nhiều bệnh vì ăn chay không đúng cách như đái đường, tim, trĩ, mất ngủ, thận, bọng đái, bại liệt,lao, bao tử, gan và nhiều bệnh khác..

Trong cuốn ắn chay’ của bác sĩ Đào Tuấn Kiệt xuất bản 1966 tại Long Xuyên bác sĩ đã phân tách trong một kho gạo lứt có 100 gram chất đạm cho một năng lượng là 3437 calo trong khi thịt bò cho 1330 calo và đậu nành cho 3173 calo. Vậy kể về nhiệt lượng những người ăn cơm gạo lứt có đủ sức để làm các công việc như người ăn mặn (thịt,cá..) và có sức chịu lạnh cao!

Trong gạo lứt có đầy đủ các loại chất bổ mà không có thức ăn nào dù động vật hay thực vật có đủ để thay thế cho nó cả. Như các loại acid amin, chất béo, chất bột, chất xơ, các loại sinh tố, các loại khoáng nói tóm lại là món ăn trường sinh tăng tuổi thọ vô địch mà không có loại thuốc quí nào của đông tây y có thể thay thế (dù sâm nhung).

Nhiều nhà nghiên cứu Việt Nam đều ca tụng gạo lứt như nha sĩ Hồ Quan Phước trong cuốn ‘Mạnh Khỏe Trẻ Trung Do Thực Phẩm Hợp Thời’, bác sĩ kiêm dược sĩ Trương Kế An trong ‘Thuật Dưỡng Sinh’, bác sĩ Nguyễn Huy Dung và Phạm Kiến Nam trong ‘Y Học và Tuổi Già’ tập 1 .. do kinh nghiệm cho thấy các tăng sĩ trong Phật Giáo xưa kia như các vị tăng thống và nhiều vị khác có tuổi thọ khá cao từ 90 đến 100 tuổi đều có cách ăn chay dùng gạo lứt làm căn bản (vì ngày xưa đâu có gạo xay bằng máy) mà chỉ giã bằng chày và cối là một chứng minh sống động và hùng hồn nhất! Ngoài gạo, bánh mì nên dùng nếp lứt, kê lứt, bo bo lứt và riêng hắc mạch (buckwheat) rất tốt để trị ung thư.

34

Page 35: CẨM NANG TRỊ BỆNH BẰNG PP THỰC DƯỠNG

2. CÁC MÓN ĂN (protides):

Để có đủ chất đạm (protides) mà người ăn mặn có trong thịt cá và các loài động vật, người ăn chay có chất đạm trong các loại đậu.Đứng đầu là đậu nành (soy hay soya bean) 1 kí lô đậu nành có đủ chất đản bạch của 31 quả trứng hay 7 lít sữa hoặc 1 kí lô thịt. Đậu nành có trong đậu phụ hay đậu khuôn (soya cake), tương nước (tamari), tương đặc (miso) hay đậu hũ. Tương nên làm mặn không nên chua; ăn có hại cho bao tử. Chao ăn ít vì lên men có thể sình bụng, no hơi, khó tiêu. Đậu xanh có nhiều chất sắt, mát gan, lọc máu dùng trong mùa hè nóng nực. Giá đậu xanh; nhiều sinh tố E. Đậu đỏ (red bean hay azuki) bổ thận âm và dương. Đậu đen (black bean) bổ tỳ, bổ thận dương. Đậu trắng, đậu ván (ở Úc không có loại này. Ở miền Trung tại Huế và Nha Trang có trồng nhiều) an thần, ngủ ngon, giải nhiệt. Đậu phụng (hay lạc, peanut): có nhiều acid amin tốt cho tuổi già. Mè (vừng, seame): rất bổ, được các tài liệu đông và tây y công nhận (mà ăn chung với đậu phụng vì trong mỗi thứ có một số acid amin mà thứ kia không có, ăn cả hai thứ cùng một lúc mới đủ bổ). Các loại đậu như O-ve (haricot vert) đậu petit pois, đậu lentilles (lentil) đậu Hòa Lan, đậu Đũa v.v.. đều bổ.

3. THÀNH PHẦN CÁC CHẤT BÉO (lipide):

Có trong các loại dầu thảo mộc (đậu phụng, đậu nành, mè, hướng dương (sun flower) bắp (corn) oli (olive)) .. và trong các loại bơ (butter) thảo mộc hay trong các hột (seeds), trái dừa , trái bơ..

4. CÁC SINH TỐ:

Xếp theo âm dương thì sinh tố A, D dương các sinh tố B âm dương quân bình có trong gạo lứt rất nhiều và sinh tố C thì âm có trong các trái cây và rau dưa. Sinh tố A có trong cà rốt, các loại khoai có màu vàng trong ruột, trái trứng gà, bí ngô, các loại dầu, bắp, tương do đậu nành làm ra, đậu xanh và đỏ, lá rau dền, diếp quan (chicorec), xoài, đu đủ, hồng…

Sinh tố D có nhiều trong các dầu thảo mộc, bơ thảo mộc, dầu thảo mộc.Sinh tố E có nhiều trong các phần của thảo mộc như lá, búp non, các mầm và mộng (mộng lúa, giá sống) các loại dầu thảo mộc.Sinh tố P có trong lá trà (chè) xanh, chanh, cam, quít, đậu phụng.Sinh tố V có trong các cải bắp. Sinh tố K lá các loại rau.Sinh tố F trong các loại dầu thảo mộc (có nhiều iode). Sinh tố C có nhiều trong các trái cây và rau dưa nhiều nhất trong ớt loại to, rau dền, cải, su bông, chanh, chuối, xoài, đu đủ, cam ,chanh v.v..Chúng ta không hoàn toàn kiêng cữ các sinh tố loại C vì âm. Người mạnh vẫn có thể ăn vừa phải trừ khi có bệnh (và tùy một số bệnh quá âm thì phải kiêng cữ) nếu ta dùng gạo lứt và bánh mì lứt làm món ăn chính.

5. CÁC CHẤT KHOÁNGCó nhiều trong gạo lứt, tương, nước suối thiên nhiên và rong biển (sea vegetable). Theo tiên sinh Ohsawa vì nước biển là âm mà rong ở dưới đó nên nó rất dương, nhất là loại rong Hiziki màu đen vì nó ở dưới độ sâu của biển. Sau này các môn đệ của Ohsawa đã thay công thức muối mè của ông bằng rong biển trong nhiều loại bệnh nhất là trong tất cả các loại bệnh ung thư họ

35

Page 36: CẨM NANG TRỊ BỆNH BẰNG PP THỰC DƯỠNG

đều khuyên ăn rong (vì rong ở biển nó hấp thụ muối thiên nhiên rất quý trong các tế bào của nó vì sống trong môi trường đó nên thứ muối này rất quý còn hơn muối ta ăn và vì tính cách dương của nó còn hơn cây mè trên đất liền).

6. THỬ PHÂN TÁCH THÀNH PHẦN CỦA BỮA ĂN:

Theo Tây y thì một bữa ăn bổ phải có đủ thành phần của chất bột (glucide) chất đạm (protide) và chất béo (lipide), sinh tố và khoáng. Theo nhiều tại liệu thì người Việt Nam trung bình cần 2300 calori một ngày gồm có:

Thành phần (glucide - bột) 76% cho 1748 calo - (protide - đạm) 12% cho 276 calo - (lipide - béo) 12% cho 276 calo

Thực đơn này áp dụng cho người ăn chay trường là đúng vì rất ít chất đạm và béo của (thịt, mở).Nếu tính 1 gram glucide cung cấp cho cơ thể 4.1 calo, 1 gram lipide cung cấp cho cơ thể 9.3 calo thì số lượng ăn trong một ngày là: - glucide 1748/4.1 = 426 gram-lipide 276/9.3 = 29 gram-protide 276/4.1 = 67 gram.

Như vậy khẩu phần ăn ‘chính sẽ là gạo lứt, bánh mì lứt, các loại bột lứt.. tổng cộng 426 gram chưa đầy nữa kilo,tức là 2 lon gạo (lon sữa) các đồ ăn cũng ít, không nhiều. Nếu bạn là thanh niên hay lao động mà ăn chay trường thì cần thêm gạo và đồ ăn sao cho đủ sức làm việc vào khoảng 3000 calo mỗi ngày. Nếu bạn là đàn ông thì cần calo nhiều hơn đàn bà, và về mùa đông giá lạnh thì cần tăng thêm ba thành phần trên để đủ sức chống lạnh.

Theo Ohsawa khi đến Việt Nam năm 1965 ông đã căn cứ vào một xứ nhiệt đới để đưa ra thành phần bữa ăn như sau:

từ 50-60% các cốc loại (gạo và các ngũ cốc)từ 30-40% các thức ăn phụ như các loại đậu, củ, các chất béo,rau, dưa.5% (canh hay xúp) rong biển, rau củ..5% (trái cây các loại)

Nhà Ohsawa ( do nhóm Anh Minh Ngô Thành Nhân) ở Sài Gòn sau 30 năm nghiên cứu đưa ra một thực đơn gồm có:

- thức ăn chính 50-60% gạo lứt (cơm, cháo hay bột gạo lứt làm các loại bánh, hủ tiếu, mì..) và các loại ngũ cốc khác như bắp, nếp,bobo, kê v.v..- muối mè và đậu phụng độ 1% hoặc các loại bơ mè đậu phụng 29-35% thức ăn phụ gồm các món ăn: rau, củ, tương, rong biển, v.v..10% các loại đậu hạt ( như đậu đỏ, đậu đen..nấu chung với cơm tức là độn thêm hoặc là nấu chung với rau củ...)5-10% trái cây.

Theo chúng tôi vì ở Úc khí hậu khác với Việt Nam và mùa đông tương đối lạnh hơn Sài Gòn, số lượng trái cây nên giảm xuống về mùa đông từ 2% đến 5% (bớt âm) và tăng phần dương lên bằng 5% (canh hay xúp rong biển vì ở Việt Nam rong biển khó mua ít nhập cản rất đắt) và tăng

36

Page 37: CẨM NANG TRỊ BỆNH BẰNG PP THỰC DƯỠNG

phần gạo lứt tối đa 60% bữa ăn để thêm calo chống lạnh và giảm còn 50% gạo lứt vào mùa nóng.

a. THỨC UỐNG:

Uống nước đung sôi, để nguội. Gạo lứt rang vàng sậm làm trà nấu uống rất tốt (mùa hè bỏ thêm hoa cúc cho mát và thơm, mùa đông bỏ ít tí gừng dễ tiêu, và ấm cơ thể). Nếu có được lá cây chè (tea) xanh và già, người Nhật gọi là bancha uống rất quý. Chúng tôi đề nghị mỗi chùa có đất nên trồng một số cây chè để hái lá uống tốt hơn là uống trà Tàu dễ bị ung thư và kích thích khó ngủ. Tránh uống các loại nước ngọt như coca cola, cam.. cà phê nên hạn chế dùng nhiều mất ngủ, có thể bị ung thư tuyến tiền liệt sinh bí đái và không dùng đường các trắng. Có thể dùng đường các vàng (mía) hay mật ông nếu thèm đồ ngọt và hạn chế vì dùng nhiều đồ ngọt và trái cây một số người ăn chay trường bị bệnh đái đường. Tránh kẹo, bánh, mứt, làm bằng đường. Trong cơm có nhiều chất ngọt rồi, nếu ăn nhiều chất ngọt nữa thì bị bệnh. Mùa nóng có thể uống Artichaut, tim sen, lá dâu. Có thể rang đậu đỏ nước uống bổ thận.

b. CÁCH ĂN VÀ UỐNG:

Ăn cơm phải nhai cho nhỏ va do nước miếng nên rất bổ. Ăn chậm rãi không nên ăn mau có hại bao tử. Không nên chan canh vào với cơm để lùa cho mau vì sẽ khó tiêu. Sau bữa ăn độ 10 phút sẽ uống nước và ít vì đã có canh rồi nếu uống nhiều khó tiêu hóa. Uống nước theo số tiểu tiện mỗi ngày - đàn ông đi tiểu độ 4 lần (cả đêm) đàn bà (3 lần là vừa, nếu quá thì phải hạn chế bớt nước uống.

Có người theo phương pháp Ohsawa (ăn chay trường) vì ít uống nước,sau bị sạn thận phải mổ vì họ hiểu lầm kiêng ít uống nước.

7. LÀM THẾ NÀO ĐỂ BIẾT MÌNH ĂN ĐỦ VÀ ĐÚNG?

Đúng nhất là cần thức ăn, định thành phần, tính calo tuy không ai làm vì quá phiền phức nên xem kết quả sau bữa ăn sẽ rõ.

Ăn đủ là sau khi ăn cảm giác vừa no, không nặng nề, dễ chịu, làm việc bình thường cho đến bữa ăn sau bắt đầu đói và thèm ăn.

Hằng tháng nên cân để xem có lên cân hay sụt (đối vời tuổi trẻ thì lên cân) còn lớn tuổi và già thì số cân không thay đổi hay lên rất ít, nếu thấy sụt cân là ăn thiếu.

Ăn đúng cách thì xem các triệu chứng sau:

Ăn xong không bị rối loạn về tiêu hóa (như tiêu chảy, táo bón, đau bụng, trung tiện, sình bụng, ựa chua, nất cục, buồn nôn, nhức đầu, chóng mặt, lạnh hay nóng.. ). Đi phân tốt có lọn màu vàng sậm, đi nhanh không phải ngồi lâu rặn, ít mùi hôi. Có khi dùng giấy vệ sinh lau không thấy có phân dính vào giấy chỉ tỏ món ăn rất quân bình (trong một tháng có một hai ngày tôi đi phân như vậy). Ngày đại tiện 1 hay 2 lần nếu ăn nhiều.

37

Page 38: CẨM NANG TRỊ BỆNH BẰNG PP THỰC DƯỠNG

Đi tiểu mỗi ngày từ 3 đến 4 lần cho đàn ông và từ 2 đến 3 lần cho đàn bà (kể cả ban đêm tính 24 giờ) nước tiểu màu vàng đi thông không bị bí đái, số lượng nước tiểu nhiều, không đái dầm, đái són.Giấc ngủ được ngon, dễ ngủ, không bị mộng mị, ngủ và thức đúng giờ.

Làm việc bền bỉ có sự dẻo dai không biết mệt dù lao động trí óc hay chân tay không bị các chứng vọp bẻ, uể oải, nhức mỏi, ít bị bệnh lặt vặt như cảm cúm, sỗ mũi, đau đầu.. Không bị các bệnh nan y và bệnh nặng. Vi trùng khó tấn công và thắng, vì cơ thể đủ sức chống cự.

8. ĂN CHAY – PHÒNG BỆNH

Nhiều người bảo ăn chay trường làm yếu người đi. Điều đó không đúng mà... cũng chẳng sai!

Ăn chay – có bao nhiêu kiểu?

Ăn chay không phải là chuyện mới mẻ gì, mà đã có lịch sử từ thời thượng cổ. Bằng chứng xưa nhất là những ghi chép trong Thánh Kinh, theo đó, loài người chỉ bắt đầu ăn mặn từ thời của Noah sau cơn đại hồng thủy. Nếu ăn chay trường làm yếu người thì chúng ta - con cháu của người thượng cổ - đã không có mặt trên cõi đời này, và cả các động vật ăn cỏ cũng chẳng tồn tại!

Có rất nhiều lý do để người ta ăn chay: vì niềm tin tôn giáo (Phật giáo, Ấn Độ giáo), đạo đức (bảo vệ súc vật), tư tưởng triết học, sinh thái (sự thống nhất hài hòa của tự nhiên), kinh tế (ăn chay thường rẻ hơn ăn mặn) hay vì lý do sức khỏe (dị ứng, khả năng tiêu hóa,…). Do đó có nhiều kiểu ăn chay:

Ăn chay thuần túy hay ăn chay tuyệt đối: chỉ ăn rau, trái, ngũ cốc nguyên hạt, gạo lức, đậu hạt, đậu trái, các loại hạt. Kiêng hẳn thức ăn từ động vật, kể cả sữa và các sản phẩm từ sữa (phô-mai, kem), trứng, mật ong. Có người còn nghiêm khắc hơn, chỉ ăn trái cây loại quả mọng và đậu trái.

Ăn chay được dùng sữa và các sản phẩm của sữa.Ăn chay được dùng sữa và trứng.Ăn chay bán phần: kiêng thịt đỏ nhưng thỉnh thoảng có thể ăn thịt gia cầm, cá, hải sản.

Ăn chay theo trường phái Ohsawa: chế độ ăn hướng về thiên nhiên, ít chế biến và theo một tiến trình 10 cấp bậc được qui định chặt chẽ. Bắt đầu bằng việc loại bỏ tất cả thức ăn từ động vật, dần đến trái cây, rau, cuối cùng chỉ còn lại gạo lức.

Tác dụng của việc ăn chayMột cách chung nhất, ăn chay là không dùng thịt và tăng cường các thức ăn có lợi cho sức khỏe như: các loại rau trái, đậu, mè, ngũ cốc còn nguyên lớp cám, chất béo không no. Điều cần ghi nhận là người vốn đang ăn mặn khi chuyển sang ăn chay thường cũng thay đổi cả lối sống, sự nhận thức của mình về sức khỏe và môi trường. Họ có khuynh hướng tăng hoạt động thể lực, hướng đến việc tập Yoga, thiền, tránh khói thuốc lá, rượu và có lẽ cả việc chịu đựng stress cũng tốt hơn. Các yếu tố ảnh hưởng tốt đến sức khỏe trên là những điều mà người vốn ăn chay trường

38

Page 39: CẨM NANG TRỊ BỆNH BẰNG PP THỰC DƯỠNG

thường không có.

Như vậy, có thể nói ăn chay có lợi cho sức khỏe hơn ăn mặn. Tuy nhiên, bất cứ điều gì cũng có hai mặt trái và phải, ăn chay cũng có nhược điểm riêng và sẽ được đề cập trong một dịp khác.

Dưới đây là tóm tắt một số tác dụng đáng chú ý nhất của ăn chay:

1. Giảm cân: Người ăn chay thường nhẹ cân và ít nguy cơ béo phì hơn người ăn mặn; nhờ đó, ít mắc các bệnh do béo phì như: tiểu đường, sỏi mật, cao huyết áp, bệnh động mạch vành tim… Tuy nhiên, nếu ăn không đúng cách có thể trở nên gầy còm, hốc hác. Trẻ em và tuổi thiếu niên nếu ăn chay có thể nguy hiểm cho sự tăng trưởng. Bà mẹ mang thai ăn chay thường nhẹ cân, ít tăng cân và có nguy cơ sinh con thiếu cân.

2. Giảm huyết áp: Huyết áp của người ăn chay trường thường có khuynh hướng thấp hơn người ăn mặn và ít tăng huyết áp theo tuổi hơn. Các nghiên cứu cho thấy: càng ăn nhiều thức ăn từ động vật, huyết áp càng có khuynh hướng tăng cao. Tuy nhiên, cũng không nên bỏ qua các yếu tố về lối sống có ảnh hưởng tốt đến huyết áp. Người ta còn thấy ở người ăn chay ít có ảnh hưởng đến huyết áp hơn là người ăn thịt.

3. Giảm bệnh động mạch vành tim: Các nghiên cứu khoa học cho thấy: tỷ lệ người ăn chay mắc bệnh và tử vong thấp hơn hẳn so với người ăn mặn. Nguyên nhân được cho là do thức ăn chay chứa nhiều xơ, ít béo, ít cholesterol, tỷ lệ giữa chất béo không no và chất béo no cao. Bệnh động mạch vành tim gắn liền với lượng cholesterol máu. Người ăn chay có lượng cholesterol trong máu, nhất là loại LDL, thấp hơn hẳn so với người ăn chay có dùng sữa và người ăn thịt. Trên thực tế, lượng mỡ trong máu tùy thuộc nhiều vào số lượng và loại chất béo mà người ăn chay ăn vào. Đồng thời, lối sống ít dùng thuốc lá, thích tập luyện và tình trạng nhẹ cân cũng góp phần không ít.

4. Giảm nguy cơ bị sỏi thận: Người ăn chay thải calci, oxalat và acid uric ra nước tiểu ít hơn người ăn mặn. Và do đó, người ăn chay ít bị sỏi thận hơn người ăn mặn.

5. Giảm nguy cơ bị ung thư: Người ăn chay ít mắc bệnh và tử vong vì ung thư miệng họng, tiền liệt tuyến, nhất là đại tràng hơn người ăn mặn. Lý do là thức ăn chay chứa nhiều chất xơ và ít acid béo hòa tan. Chất xơ làm giảm sự thoái giáng acid mật sơ cấp thành thứ cấp - chất đã được chứng minh là gây ung thư đại tràng. Acid béo hòa tan và sterol nếu có nhiều trong phân sẽ làm tăng nguy cơ ung thư đại tràng. Ngoài ra, thức ăn chay còn chứa nhiều chất có tiềm năng ngừa ung thư như: các chất chống oxy hóa và một số hóa chất thực vật. Một lần nữa, lối sống của người ăn chay thường có lợi cho sức khỏe, phòng ngừa một số loại ung thư.

6. Giảm triệu chứng bệnh về xương và khớp: Chế độ ăn chay có ích đặc biệt cho một số bệnh nhân viêm khớp dạng thấp, làm giảm hẳn triệu chứng bệnh về khớp. Nhưng cần thận trọng vì ăn chay không đúng dễ gây teo cơ dinh dưỡng. Đối với thoái hóa khớp, ăn chay không trị được bệnh, nhưng ăn chay trường có thể đóng vai trò trong việc phòng ngừa bệnh. Người ăn chay cũng bị loãng xương như người ăn mặn, nhưng chế độ ăn không có thịt, nhiều estrogen thực vật và hoạt động thể lực nhiều là những yếu tố giúp phòng chống loãng xương.

39

Page 40: CẨM NANG TRỊ BỆNH BẰNG PP THỰC DƯỠNG

7. Ngoài ra, ăn chay còn giúp giảm nguy cơ bị sỏi mật, bệnh túi thừa đường ruột và có ảnh hưởng lên tiểu cầu làm giảm độ nhớt của máu.

Như vậy, ăn chay tốt cho sức khỏe không chỉ nhờ vào việc không có thức ăn từ động vật mà còn nhờ vào khuynh hướng sống khổ hạnh, rèn luyện thể lực, ít tiếp xúc với các thứ có hại cho sức khỏe, giữ thanh tịnh tâm hồn và trí tuệ. Ăn chay không là điều gì khác thường mà chỉ đơn thuần là một khuynh hướng về ăn uống mà thôi. Với những ai muốn chuyển từ ăn mặn sang ăn chay, đây là lời khuyên của các nhà nghiên cứu y học: nên chuyển từ từ, đầu tiên tránh thịt đỏ, sau đó dần đến thịt gia cầm, rồi cuối cùng đến cá và thủy hải sản. Và cũng xin được nhắc lại, ăn chay cũng có mặt trái của nó.

40

Page 41: CẨM NANG TRỊ BỆNH BẰNG PP THỰC DƯỠNG

VII. CÁCH N U ĂN VÀ CH BI N CÁC TH C ĂN, U NG D NG SINHẤ Ế Ế Ứ Ố ƯỠSư Pundariko

Theo giáo sư Ohsawa, nấu ăn theo thuật trường sinh là một nghệ thuật biến cải Âm Dương mà hễ càng thâm hiểu lý Âm Dương bao nhiêu thì nghệ thuật càng được trau dồi bấy nhiêu, nghĩa là có thể sáng tác các món ăn bổ khỏe hợp với cơ thể từng người hoặc từng bệnh nhân và tuy không dùng các gia vị cay thơm mà món ăn không kém phần hấp dẫn.

1. Cách chế biến: (PHẦN 2)

Bí đỏ chiên : Đổ dầu mè vào son, đun sôi bỏ bí đỏ xắt nhỏ, chiên nhỏ lửa thật chín và bỏ muối cho mặn.Cresson chiên : Chiên như trên, đừng đổ thêm nước và bỏ muối nhiều chừng nào tốt chừng nấy, cresson xắt nhỏ. (Tuy vậy nêm muối vừa ăn là phù hợp với đa số. ( sư Pundariko)

Cà rốt chiên mè : Cắt hai củ cà rốt nhỏ như que diêm. Bắt dầu lên, bỏ cà rốt vào, trộn đều tay. Thêm mè hột rang chín và trộn muối.

Hành : Cắt dọc thành lát hai củ hành tây. Đổ độ một muỗng dầu bắt lên cho nóng, bỏ hành lát trộn đều tay. Bỏ muối vào và một ít nước tương Ohsawa.

Hành và su bắp chiên : Chiên vẫn như trên. Hành và su bắp xắt thành miếng nhỏ.Hành và cà rốt chiên : Chiên nấu như trên.Hành và củ sen chiên : Chiên và nấu như trên.

Bí đỏ hầm : ½ kí lô bí đỏ, một nắm đậu huyết, một củ hành tây, dầu, muối. Cắt hành thành miếng nhỏ, chiên trong bốn muỗng xúp dầu. Cắt bí bỏ đậu vào. Đổ nước vào hầm cho mềm rồi sẽ bỏ muối vào. Thêm ngò sau.

Bí đỏ đốt lò : Cắt bí từng miếng to, rắc vào một ít muối và bỏ vào lò bánh mà nướng.Ăn với tương Ohsawa.

Ca rốt, củ sen nấu bột : Cắt củ sen, cà rốt, cải ra đi v.v… thành miếng vuông chiên dầu. Đổ một ít nước và nấu cho mềm. Trộn một ít bột hoàng tinh hòa trong nước cho món ăn đặc lại.

Đậu huyết hầm : Hầm đậu thật mềm, bỏ muối vào ăn hoặc nghiền nhỏ để chấm các món ăn khác.Ram : Xắt nhỏ cà rốt, su bắp, cresson, poireau, hạt sen hấp chín và hành. Bỏ muối, trộn tất cả với cơm để nguội. Lấy bánh tráng mỏng cắt từng miếng nhỏ gói lại, chiên dầu cho dòn.

Bánh nướng : Xắt nhỏ cà rốt, su bắp, poireau (tỏi Tây), hành, hạt sen đã hấp chín, xôi xắt nhỏ trộn đều nhau, bỏ muối. Lấy bánh tráng gói lại thành từng miếng nhỏ, bỏ xửng đặt vào lò nướng bánh mà nướng.

41

Page 42: CẨM NANG TRỊ BỆNH BẰNG PP THỰC DƯỠNG

Cuốn : Xắt nhỏ cà rốt, su bắp, poireau, hành, hạt sen và đậu đỏ (đã hấp chín) bỏ muối xào kỹ. Lấy bánh tráng sắp dài cresson, rau cần hoặc rau bồ công anh và thức xào nói trên. Bánh tráng cuốn tròn lại như cán dao, cắt ra từng đoạn độ ba phân, bỏ vào dầu ram sơ. Ăn với bơ mè hoặc nước tương.

Bơ mè : (Tahin) Dùng muối mè quết kỹ cho ra dầu, đổ thêm ít nước sôi, nước cơm hoặc nước luộc rau. Ta sẽ có một thứ nước sền sệt có thể thay thế bơ.

Tương Nhật : Tám ký lô đậu nành, bốn ký lô nếp lứt, sáu ký lô muối, ba mươi lít nước. Đậu nành rang vàng rồi nấu cho chín, rắc thêm bột mì để trong mát vài ngày (3 ngày) cho lên mốc, đổ vào chum trộn chung với nếp lứt rang vàng và muối. Đậy chum lại phơi ngoài trời độ sáu tháng là dùng được. Bên Nhật người ta để đến ba năm mới dùng.

Nước tương (Tamari): Nếu muốn lấy nước tương thì chắt lấy nước đầu để riêng còn xác thì nấu nước muối để nguội pha lên trên ( 1 kí lô muối, 5 lít nước) ngâm độ 2 tháng thì đem ép lấy nước dùng để trộn vào nước nhứt làm thành 3 hạng : nước hạng nhứt trên 8gr đạm tố /lít, hạng nhì trên 4gr/ lít và hạng ba trên 2gr/ lít.

Xì dầu ( Syoyu): Còn muốn làm xì dầu thì cách làm cũng như trên nhưng người ta dùng đậu đen làm tương thay vì dùng đậu nành.Màu xì dầu bán trên thị trường sở dĩ đen đậm là nhờ có trộn nước màu : đường thắng cháy hoặc nước dừa nấu kẹo cho đến cháy đen ( dĩ nhiên là không tốt )

Cơm hoặc sôi đậu huyết : Nấu như cơm gạo lứt thường nhưng trộn thêm vào gạo hoặc nếp một ít đậu huyết đã ngâm trước độ nửa giờ.

Cháo kê : Dùng hai muỗng dầu mè hoặc dầu ô liu chiên vàng một tách kê, đổ bốn phần nước, một ít muối, nấu cho sôi, chụm nhỏ lửa cho đến khi nhừ thì thôi. Khi chín có thể bỏ thêm ít cộng hành.

Cháo kê hành cải : hai muỗng kê lớn, hai củ hành, một củ cải lớn, một muỗng dầu. Cắt dọc củ hành làm năm lát mỏng xéo dài. Dầu nóng thì bỏ hành vào xào cho vàng, thêm cải củ, xào năm phút rồi đổ thêm một lít nước. Đợi nước sôi đổ kê vào với một muỗng nhỏ muối. Khi nào kê chín rồi thì bỏ thêm một muỗng rưỡi muối.

Cháo rau : Vật dụng - một củ cà rốt, ba củ hành, một củ cải, một ít cresson, hai muỗng lớn bột gạo hoặc bột huỳnh tinh, bốn muỗng lớn dầu, muối. Cắt củ hành làm bốn, cà rốt, cải xắt mỏng độ nửa phân. Dùng hai muỗng dầu xào cho vàng hành rồi sau đó bỏ thêm cải củ và cà rốt, đổ vào một ít nước và nấu lên. Nước sôi thêm vào một muỗng nhỏ muối và tiếp tục nấu. Trong một cái son khác, nấu hai muỗng dầu, đổ bột vào xào kỹ, đổ vào một ly nước chín rồi đổ son nước sốt này vào son dầu. Bỏ muối hoặc bỏ mè mặn.

Cháo bí : Bí đỏ hầm kỹ với đậu đỏ. Dùng đũa đánh vụn bỏ thêm bột gạo rang vào bắt lên nấu và bỏ muối vào.

Cơm chiên : Dùng dầu mè hoặc dầu ô liu chiên vàng vài lát hành tây, xong đổ cơm gạo lứt vào,

42

Page 43: CẨM NANG TRỊ BỆNH BẰNG PP THỰC DƯỠNG

nêm muối, lấy vung đậy kín một hồi. Sau khi bắc xuống nếu muốn ngon có thể trộn thêm su, cà rốt xắt hạt lựu đã xào chín và thêm một ít ngò.

Cháo gạo lứt đặc biệt : Dùng dầu ô liu hay dầu mè chiên vàng gạo lứt (mười gạo, một dầu) rồi dùng gạo ấy nấu cháo (mau nhất cũng phải một giờ).

Cờ rem gạo lứt : Rang một muỗng lớn đầy gạo lứt cho đến khi vàng hoe. Xay hoặc tán bột ra. Chiên vàng trong hai muỗng nhỏ dầu mè hoặc dầu ô liu. Thêm nước, nấu sôi cho thật lâu. Bỏ muối hơi mặn.

Sữa thảo mộc : Rang vàng riêng từng thứ : gạo lứt 40%, bo bo lứt 30 %, kê lứt 15 %, mè trắng 10%, đậu nành 5%. Tán bột rây kỹ; dùng như sữa bột. Có thể dùng bột đó để làm các thứ bánh bằng cách thêm một ít đường đen và muối (không dùng đường trong thời gian dưỡng sinh). Thứ sữa này rất bổ dưỡng (hai muỗng một tách, bỏ muối) và người nào ăn không biết ngon dùng rất tốt.

Cà phê gạo lứt : Gạo lứt, kê lứt, đậu huyết, bo bo lứt, hạt sen, các thứ bằng nhau rang cho đến khi nào xuống màu nâu sẩm là được. Bỏ vào máy xay mà xay nhỏ hoặc quết nhỏ rồi rây kỹ. mỗi lần uống xúc một muỗng đầy cà phê đó bỏ vào ấm nước với một tách nhỏ nước đun sôi; thêm vào chút muối. Rất tốt cho những người làm việc bằng trí não, bị bệnh nhức đầu. Người có sức khỏe cường tráng có thể dùng một muỗng đường đen nhỏ thay muối.

Cháo gạo lứt rang : Rang gạo lứt cho nâu sẩm như rang cà phê. Lấy 50gr nấu trong một lít nước, thêm vào một chút muối và để sôi cho nước cạn còn một nửa. Đó là phép trị liệu sơ bộ rất hữu ích cho tất cả mọi người bệnh.

Tương đặc lâu năm (miso) : Ta có thể dùng 10gr đến 30gr miso mỗi lần để nêm canh rất ngon hoặc dùng thay bơ và muối để xào rau củ. Ta có thể hòa miso làm nước chấm hoặc dùng miso thay bơ góp phần trong việc tạo các món ăn ngon miệng. Đây là một thức ăn thảo mộc giàu đạm chất.

Tương đặc chiên (rán) : 100gr tương đặc với 30gr dầu mè. Mỗi bửa ăn dùng vài muỗng thức tương rán này với cơm hoặc rau rất hữu ích cho những bệnh nhân mắc các chứng đau tim, đái đường, phong thấp, tủy xám viêm, suyễn v.v… Đặc biệt khuyên dùng cho những người mắc bệnh lao.

Cách làm tương đặc : Ngâm đậu nành, xát hết vỏ rồi hấp chín. Xay gạo ẩm lấy bột, trộn bột gạo với đậu nành cho đều (năm phần đậu một phần bột). Trộn xong ủ năm ngày. Đun nước sôi với muối cho mặn rồi hòa với đậu và bột đã ủ. Đem phơi nắng cho đến khi có hương thơm là tạm ăn được. Nhưng ở Nhật bản người ta để dành ba năm mới tốt.

Hắc mạch (Sarrazin) : Tuyệt diệu và cần thiết để tạo những cơ thể cường tráng. Một thực phẩm hằng cửu và hữu hiệu để chữa lành tất cả các bệnh ung thư, các bệnh thận và phổi. Ta có thể dùng bột hắc mạch để làm bánh ga tô, bánh bích qui, bánh dòn, bánh rán, bún v.v… Rất thần hiệu để chữa bệnh hư thận.

43

Page 44: CẨM NANG TRỊ BỆNH BẰNG PP THỰC DƯỠNG

Cơm bới xắt lát : Nấu cơm thật chín, bỏ vào cối quết nhuyễn như bột làm bánh. Vắt để vậy vài ngày mới cắt thành từng miếng nhỏ rồi phơi thật khô. Những miếng cơm này có thể rang hay chiên rán trong dầu mè. Chiên rồi nấu trong nước với một ít muối hoặc tương đặc là một thức ăn bổ dưỡng, rất công hiệu trong các bệnh có sạn, đái són, và cho các bà có con mà ít sữa.

Cà rem bột hắc mạch : Chiên một muỗng xúp đầy bột hắc mạch trong hai muỗng cà phê dầu mè cho đến khi bột ngã màu nâu. Đổ thêm nước và cho lửa riu riu nấu sôi, bỏ vào tí muối. Đây là một thức ăn tuyệt diệu để đào tạo những thể chất cường tráng. Rất hữu ích cho những người mắc bệnh ung thư.

Củ sen : Có thể dùng khô hay tươi. Giã vắt lấy nước mỗi ngày ba lần, mỗi lần một muỗng xúp với muối. Có thể chữa cho mọi người mắc chứng suyễn, ho gà hay bất cứ chứng bệnh gì thuộc phổi. Củ sen có thể ăn như rau, chiên trong dầu mè hay nấu với một ít nước. Dùng củ sen khô sắc lấy nước, bỏ thêm ít lát gừng và một ít muối, mỗi ngày uống từ một đến ba tách (10gr củ sen mỗi tách). Trong trường hợp một hài nhi mắc chứng ho gà thì cho người mẹ uống để qua sữa cho con bú chứ đừng nên cho đứa bé uống nước củ sen.

Gạo lứt sống : Mỗi buổi sáng sớm bụng đói nhai kỹ và ăn sống một nắm gạo lứt như vậy đều đều trong một tháng, thì trừ được hết mọi thứ sán lãi trong thập nhị chỉ trường.

Cà rem gạo lứt rang : Nấu cháo gạo lứt rang thật nhừ, để vào trong cái bao vải ép thật hết nước, lấy nước đó bắt lên nấu cho cạn bớt từ 10% đến 20%. Rất tốt cho những người bệnh thật yếu và những người ăn không biết ngon miệng.

Bột sắn cơm : Sắn cơm hoặc sắn dây có hai thứ - thứ trồng tên khoa học là Pueraria Thunbergiana và một thứ mọc hoang trên núi tên khoa học là Pueraria Phaseoloides, Nhật gọi là Koudzou, Tàu gọi là Cát căn đều dùng làm bột để ăn rất tốt.Bỏ bột sú nước lạnh đoạn chế nước sôi dần vào, bao giờ bột trong vừa loãng là được. Bỏ muối vào ăn. Rất tốt trong trường hợp những người đau ruột, đi tả, lỵ, cô lê ra và lao ruột.Trường hợp không có bột sắn cơm có thể dùng bột huỳnh tinh (arrow root).

MỘT MẪU THỰC ĐƠN DÙNG TRONG MỘT TUẦN

Thứ 2 Thứ 3 Thứ 4 Thứ 5 Thứ 6 Thứ 7 Chủ Nhật

Sáng Cháo gạo lứt - Muối rang

Kê hầm - Muối rang

Sữa thảo mộc

Bo bo hầm - Muối rang

Xôi nếp lứt đậu huyết - Muối mè.

Cà phê gạo lứt

Bắp hầm - Muối mè thêm tí đường đen

Trưa Cơm – Bí đỏ chiên -

Cơm – Cresson

Cơm – Cà rốt

Cơm – Su bắp,

Cơm – Bí đỏ

Cơm – Hành và

Cơm – Hành và

44

Page 45: CẨM NANG TRỊ BỆNH BẰNG PP THỰC DƯỠNG

muối mè chiên - Muối mè.

chiên mè hành chiên - Muối mè.

hầm đậu - Muối mè

củ sen chiên - Muối mè

su bắp chiên - Muối mè

Tối Cơm – Cà rốt, củ sen nấu bột - Muối mè.

Cơm – Ram tương - Muối mè.

Cháo bí đỏ.

Cơm chiên.

Cháo kê, hành, cải.

Cơm - Cuốn, tương - Muối mè.

Nhịn ăn cho dạ dày được nghỉ làm việc.

Ngày xưa, trong dân gian, người ta rất tôn trọng bếp núc là nơi đào tạo các món ăn cho gia đình nên những ngày sóc, vọng, gia chủ thường thắp hương khấn vái để tạ ơn bếp núc mà người ta tượng trưng bằng ba ông táo bằng đất, tục gọi là Táo quân, và tưởng niệm đến những qui luật về sự nấu nướng và ăn uống cho đúng phép. Người ta quan niệm sự nấu nướng trái luật Âm Dương như một tội lỗi và một điều nhục nhã lớn.

Trước đây vài mươi năm ở Nhật Bản và Trung Hoa người ta còn tìm thấy ở nhiều địa phương theo cổ truyền giữ tục lệ hễ vào khoảng hạ tuần tháng Chạp, thường vào lúc ban đêm toàn thể gia đình hội họp chung quanh bếp lửa đó, trên bếp đặt một tách muối, bên cạnh để một thúng gạo lứt.

Người gia trưởng thắp đèn, xông trầm, khấn vái lâm râm xong kiểm điểm lại rất kỹ lưỡng các sự vui buồn may rủi xảy ra trong gia đình từ đầu năm đến giờ, trong lúc đó trên bếp muối nổ lách tách đều đều. Xong theo tuổi tác tuần tự mỗi người tự kể lại tỉ mỉ sức khỏe và bệnh tật của mình trong năm. Người gia trưởng tùy trường hợp để giải thích và khuyên bảo. Cuối cùng người ta hạ muối xuống và bắc gạo lên rang rồi chia nhau ăn mỗi người một ít, vừa nhai vừa bắt nhịp nhàng một bài đại ý cám ơn Trời Đất đã tạo ra gạo, muối, lửa, để đem lại sức khỏe hạnh phúc cho con người. Thường thường sau buổi lễ đó, những người đau yếu trong gia đình tùy theo bệnh của mình phải nhịn hẳn trong mấy ngày hoặc ăn gạo rang với muối trong thời gian độ một tuần gọi là “thời kỳ tẩy bệnh” để sẵn sàng đón Xuân mới với bao hy vọng vui tươi.

Ngày xưa người ta xem sự đau ốm là những sai lầm về luật Âm Dương trong cách ăn uống, cho đến sự thiện, ác, rủi may cũng do ăn uống gây ra.

Vốn là người Á Đông, ngày nay nước ta vẫn còn nhiều người thờ phụng Táo quân nhưng ý nghĩa đã sai lạc nhiều vì người ta thường coi đó như một vị thần có thể tạo phước hoặc gieo họa và đến 23 tháng Chạp người ta cũng có thể hối lộ phẩm vật để khi lên Thiên đình, Táo quân có khai thì châm chước cho ít nhiều để gia chủ được nhờ . Và còn sót lại một tục lệ dị đoan nữa là người ta tin rằng khi nào có điều gì rủi, xấu thì lấy một nắm muối sống ném vào bếp lửa cho nổ lách tách để trừ tai họa mà người thường gọi là “Đốt phong long”. Di tích thì còn mà tinh thần đã mất hẳn… Nhưng dù sao sự trọng gạo vẫn còn được người ta nhắc nhỡ luôn trong câu tục ngữ :

45

Page 46: CẨM NANG TRỊ BỆNH BẰNG PP THỰC DƯỠNG

“Đổ cơm thì đói, đổ muối thì đui”.

Để làm tiêu chuẩn trong việc định nghĩa sức khỏe con người, giáo sư Ohsawa đặt ra “Sáu điều kiện quan hệ của sức khỏe sau đây :

1- Không bao giờ thấy mệt nhọc : Bạn có thể làm việc giờ này qua giờ khác không thấy mệt mỏi dù công việc có rắc rối đến đâu (10 điểm).2- Ăn biết ngon : Bạn có thể ăn bất cứ một bữa cơm thanh đạm nào một cách thích thú và biết ơn dù nó rất đạm bạc (10 điểm).3- Ngủ ngon giấc : Bạn có thể ngủ trong ba phút bất kỳ lúc nào bạn thích. Bạn sẽ không mộng mị và không bao giờ gặp ác mộng. Bạn sẽ không trăn trở, không mớ, không ngáp, không thức dậy đi tiểu cho đến giờ định trước để dậy. Bạn sẽ dậy đúng vào giờ quy định, tươi tỉnh và vui vẻ. Một giấc từ bốn đến sáu giờ là đủ (10 điểm).4- Trí nhớ bền bĩ : Bạn không cần sổ tay để ghi nhớ những điều quan hệ (20 điểm)5- Vẻ mặt vui tươi : Bạn không bao giờ cáu giận, công việc càng khó khăn bạn càng vui vẻ (20 điểm).6- Xét đoán cùng hành động nhậm lẹ và phong nhã (30 điểm).

Trước khi ăn uống theo phương pháp Ohsawa bạn hãy ước lượng và ghi lấy giá trị sức khỏe mình bằng số điểm, lấy “Sáu điều kiện của sức khỏe” trên đây làm tiêu chuẩn và cứ mỗi tháng thì kiểm soát lại một lần. Lúc nào bạn được tổng số điểm là 100 với sáu điều kiện trên thì bạn là người sức khỏe hoàn toàn và hạnh phúc trong đời ít có.Ba điều kiện đầu thuộc về sinh lý và ba điều kiện sau thuộc về tâm lý.

2. Cách Chọn Thực Phẩm: (PHẦN 3)

Ta nên dùng những rau củ gì ?

Ta nên chọn các thứ rau, củ, đậu, trái có nhiều Dương tính như hành, cà rốt, củ cải, bắp su, su bông, bí đỏ, poa rô, diếp mỡ, cresson, kê v.v…Các thứ khá nhiều Âm tánh như đậu la ve, petti-pots, ac-ti. sô, v.v.. thì nên dùng ít.

Còn các thứ cực Âm như các loại cà, tô mách, măng, giá, v.v… thì nên tránh đừng dùng là tốt hơn cả. Ca dao có những câu như :

Một miếng cà là ba chén thuốc.

Nếu có thể thì nên dùng những thứ rau củ không trồng bằng phân hóa học và rải thuốc sát trùng.Rau củ không nên tước hoặc gọt vỏ, ngâm lâu trong nước, chỉ nên rửa sạch mà thôi.

Cách cắt rau củ : Theo hình dáng ta chia rau củ làm 2 loại : loại rau củ dài như ca rốt, tỏi tây và loại tròn như hành tây và su bắp.

Loại rau củ dài như ta đã biết phần trên là Âm và phần dưới là Dương, vậy muốn cắt thành những lát có quân bình Âm Dương thì ta nên cắt xéo nghiêng lại. Nếu như củ to lắm thì người ta

46

Page 47: CẨM NANG TRỊ BỆNH BẰNG PP THỰC DƯỠNG

chẻ dọc thành 2 hay thành 4 rồi sẽ cắt xéo nghiêng sau.

Để nấu xúp hoặc cháo thì ta có thể xắt thành lát tròn hay thành từng thỏi vuông như ngón tay. Còn để ram, để chiên thì ta nên cắt nhỏ như que diêm hay xắt thành từng lát tròn nhưng cố giữ cho được quân bình Âm Dương.

Đối với loại rau củ tròn thì ta cứ việc chẻ dọc như cắt quả cam theo chiều các múi và ta có những miếng dày quân bình Âm Dương trên dưới, trong, ngoài.

Để hầm xúp hay nấu cháo ta có thể cắt thứ rau củ đó làm đôi rồi cắt dọc lại. Còn để chiên ram thì cắt dọc thành lát mỏng rồi sau đó cắt lại theo chiều ngang.

Món ăn phải cắt theo chiều hướng Âm Dương quân bình là nghệ thuật của người nấu ăn thông triệt nguyên lý Âm Dương, hơn nữa một bữa ăn thường không phải chỉ nấu cho một người ăn mà thường là cho cả gia đình hoặc một số lớn người ăn, nếu không cắt cho được tối đa quân bình Âm Dương từng lát rau củ thì đôi khi người ăn quá nhiều đoạn Âm mà có người lại ăn quá nhiều đoạn Dương.

Chiên các rau củ như thế nào : Nếu trong một món ăn có nhiều thứ rau củ thì thứ nào Âm bỏ vào chiên trước thứ nào Dương bỏ vào chiên sau. Thí dụ : Người ta bỏ hành củ vào trước, đến bỏ phần lá xanh cây poa rô, đến bỏ phần trắng cây rô, rồi bỏ củ cải, đến củ ca rốt, bí đỏ rồi mới đến rễ cây poa rô, rễ cây bồ công anh v.v.. Lúc trộn rau củ đừng có khuấy quanh mà nên trộn qua trộn lại để rau củ vàng cho đều mọi phía của nó.

Rau củ vốn Âm nên tùy cách nấu nướng sẽ hấp thụ ít hay nhiều Dương tính, cái đó tùy tài nghệ và sự kinh nghiệm cùng sự hiểu biết Âm Dương của người nấu nướng.

Do sự chiên dầu những chất dễ bay hơi (Âm) trong rau cỏ nhờ sức nóng dễ bị triệt tiêu, hóa thành hơi đi mất nên thức ăn này sau khi chiên một phần nhờ đó mà được Dương hóa.

Cơm gạo lứt : Gạo lứt lượm lúa kỹ, đổ nước vo cho sạch bụi, thêm vào 2 hoặc 3 phần nước. Bắc lên bếp nấu sôi thì bỏ vào một tí muối sống, bớt lửa cho cơm sôi như vậy độ nữa giờ, thấy nước cạn thì lấy đũa xới trộn cho đều rồi đậy vung kín lại, cho nhỏ lửa hoặc để lửa than cho nóng độ hơn nữa giờ là được. Cơm chín thường thường ở dưới bao giờ cũng có một lớp cháy vàng. Cơm cháy bao giờ cũng Dương hơn vì nó hấp thụ nhiều hơi lửa, hơn nữa những hạt gạo nằm dưới bao giờ cũng là những hạt gạo Dương hơn vì nó nặng hơn, nhỏ hơn, chứa nhiều khoáng chất hơn và bổ dưỡng hơn. Cho nên cơm cháy được đặc biệt khuyên dùng cho những người Âm tạng và những người bị bệnh do nguyên nhân Âm gây ra.

Cơm đậu huyết : Hấp đậu huyết chín sẵn, đến khi cơm sắp sôi thì đổ vào, ăn cơm này rất bổ thận, tụy tạng và tì tạng.

Cơm hạt sen : Vo gạo xong, rửa hạt sen cho thật sạch, bỏ chung với gạo lứt, nấu như trên. Cơm này bổ tâm, thận, phế, lại dễ ngủ ngon giấc.

Cơm củ ấu : Củ ấu đã luộc chín cắt vỏ lấy nhân ở trong, khi cơm sắp sôi thì đổ vào. Cơm này

47

Page 48: CẨM NANG TRỊ BỆNH BẰNG PP THỰC DƯỠNG

ăn sẽ được giải nhiệt, bổ dưỡng vì chứa nhiều khoáng chất, rất công hiệu trong các bệnh đau nhói ở xương, ở ngực, cầm đi tả, lọc huyết, trừ sạn.

Cà rốt, củ sen nấu bột : Cắt củ sen, cà rốt, cải ra đi v.v… thành miếng vuông chiên dầu. Đổ một ít nước nấu cho mềm. Trộn một ít bột hoàng tinh hòa trong nước cho món ăn đặc lại.Gỏi củ sen : Củ sen tươi, dầu mè, dầu phụng (lạc), tàu hủ mềm, bánh tráng mặn, mè, rau răm.Dầu phụng khử gừng cho hết mùi, để sẵn, mè rang giã nhỏ, rau răm xắt nhỏ. Củ sen xắt lát xéo rồi cắt nhỏ như que diêm. Tàu hủ chiên vàng xắt mỏng chừng 5 ly để chung với củ sen, trộn muối rang và rau răm, tương, mè, ăn với bánh tráng. Thứ gỏi này dễ làm và ăn mát.

Mướp đắng hầm : Vật liệu - một trái mướp đắng, một miếng tàu hủ, một nắm bún, bánh tráng gạo lứt, môt nhúm hành tây xắt nhỏ như hạt bắp, một muỗng canh dầu mè, muối tiêu.Cách nấu : Mướp đắng bỏ hột hoặc vừa chín tới để sẵn. Đậu khuôn (tàu hủ) rửa sạch, bằm nhỏ, bỏ vào vải trắng vắt thật ráo nước rồi xào với dầu, hành, tiêu, muối. Bún rửa nước cho mềm, cắt ngắn độ que diêm, trộn với các thứ cho đều, dồn vào trái mướp, lấy dây cột lại. Nấu nước sôi, để nước vô nấu, hớt bọt, nêm muối, đợi chín thì múc ra tô bỏ lên mặt một vài nhánh ngò cho thơm và đẹp mắt.

3. Phần IV :

Rong biển ( Rau câu) : Rong biển thường đã phơi khô nên dễ bảo quản. Món mứt biển ngon nhứt có vị như thịt. Rau câu rang giã nhỏ trộn cơm hoặc ăn với cháo gạo lứt. Phô tai dùng nấu xúp và xào nấu rất ngon. Muốn ngon hơn thì trộn gỏi, nấu xu xoa.Rong biển chứa nhiều indine và chất khoáng nhất là calci, một số sinh tố, chất đường và chất béo; nên dùng hàng ngày, nhất là trẻ bị còi do thiếu chất khoáng, người bệnh bướu cổ, phụ nữ mang thai và cho con bú. Rong biển có thể rang hoặc chiên dòn, xay, giã thành bột dùng nêm thức ăn hoặc rắc vào cơm cháo. Muốn ngon thì trộn gỏi, xào tamari, nấu xúp hoặc nấu xu xoa, thạch (agar).

Bánh mì Ohsawa : 2 chén rưỡi bột mì lứt, 1 chén bột gạo lứt, 1 chén rưỡi bột kê, nửa muỗng xúp muối, 5 muỗng xúp dầu mè, chừng 3 chén nước.Đốt lò nướng bánh nóng 160 0 C (320 0 F). Trộn chung các thứ bột với muối. Thêm dầu và dùng tay chà bột cho ngấm dầu. Từ từ chế nước vào và dùng đũa khuấy cho bột ngấm đều nước. Thoa dầu khuôn bánh và hơ lửa cho nóng. Đổ bột vào khuôn và san phẳng mặt. Cho vào lò nướng độ 1 giờ. Bánh vàng lấy ra để nguội rồi xắt lát. Ăn với bơ mè.Có thể thêm 1- 2 chén cơm nguội tán nhuyễn, rau củ xào sơ, hoặc khoai lang nấu nghiền nhuyễn, cơm trái trứng gà (ôma), hoặc thêm 1 muỗng cà phê bột quế và rắc mè lên trên, hoặc thêm hạt bí, đậu phụng, hạt điều, nho khô.

Đậu khuôn (đậu hủ, đậu phụ) : Đậu hủ rất Âm, do đó không nên dùng thường xuyên. Đậu hủ có thể để sống, chiên vàng, lăn bột hoặc xào nấu với các món khác. Khi dùng sống nên nướng sơ, cho đậu hủ vào chảo, đổ nước ngập lưng, bắc lên lửa than nướng độ 2-3 phút cho se mặt rồi lật úp nướng mặt kia; lấy ra, cho đậu vào miếng vải, gói lại và ép nước. Đậu phụ chiên xong muốn bớt dầu thì nấu nước sôi rưới lên rồi ép nước đi. Đậu hủ bán ở chợ hiện nay thường bị pha hóa chất. Tốt nhứt là tự làm lấy.

48

Page 49: CẨM NANG TRỊ BỆNH BẰNG PP THỰC DƯỠNG

Làm đậu hủ : 3 lon đậu nành, 4 muỗng rưỡi (muỗng cà phê) nước cốt muối, chừng 25 chén nước. Ngâm đậu nành qua đêm, vớt ra để ráo và đem xay với ít nước. Cho đậu vào nồi lớn với 25 chén nước. Đem nấu sôi rồi bớt lửa để riu riu 5 phút. Nếu trào rải nước lạnh cho hạ xuống. Nhắc ra đổ vào túi vải, để vào rá kê trên cái thau. Dùng tay bóp nặn cho nước đậu chảy ra. Bã đậu dùng làm món đậu hủ nhồi hoặc xào với rau củ. Chế nước cốt muối vào sữa đậu khuấy nhẹ. Độ 20 phút sau, đậu và nước phân đôi. Dùng muỗng hớt đậu cho vào miếng vải lót trong một cái rổ kê trên cái thau. Đậy các góc vải lại, đặt tấm thớt lên trên và dằn đá. Để 1 giờ sau dẳn thêm đá. Để thêm 1 giờ mở vải và trút nhẹ đậu hủ vào nước lạnh. Để 30 phút vớt ra và cắt thành miếng (độ 6 miếng ).

- Cách làm nước cốt muối : Bỏ độ 2 kí rưỡi muối sống (rải nước cho ẩm) vào túi vải. Cột miệng túi treo ở chỗ tối và mát. Bên dưới để cái tô hứng nước cốt muối nhỏ giọt xuống.

4. Phần V:

Thêm vài loại rau củ tốt trong dưỡng sinhHạt sen ( luộc nguyên vỏ), khổ qua, bí đao, bầu, khoai môn, cải lá, củ cải muối, rau đắng, rau dền, mít non, su, củ cải, xà lách xon, rau má.-------------------------* Phần II, III trích tài liệu dưỡng sinh của Thái Khắc Lễ* Phần IV trích Ăn uống theo phương pháp Ohsawa – Diệu Hạnh - Ngô Thành Nhân

Lời sư Pundariko :

Trên đây là những thức ăn theo phương pháp Ohsawa. Nếu chỉ ăn theo số 7, thuần túy gạo lứt muối mè trong 2 tháng thì rất tốt cho việc trị bệnh. Trong gạo lứt và mè có rất nhiều sinh tố cần thiết đủ duy trì sự sống trong 2, hoặc 3 tháng không cần thêm chất gì. Bao nhiêu thời gian đó là đủ để đẩy lùi mọi bệnh gọi là nan y. Cũng là số 7, nhưng người ta có thể ăn nhiều tháng từ tháng thứ ba trở đi mà không sợ nguy hiểm bằng cách thêm chút ít đậu và tương chế biến theo phương pháp Ohsawa. Khi có thêm rau củ thì bắt đầu số 6, 5 … Giai đoạn này phải phân lượng số rau củ bao nhiêu phần trăm, không nên dùng tùy ý. Dùng rau củ quá nhiều thì sẽ làm cho mệt mỏi và lâu hết bệnh. Dù chọn cách thấp hơn số 7 thì giai đoạn đầu cũng nên nhịn 1 ngày hoặc ăn cháo với muối 2 ngày, kế đó dùng số 7 ít nhứt 10 ngày để cho cơ thể đều hoà. Nếu quý vị có ý chí thì tôi khuyên nên dùng 1 tháng gạo lứt muối mè, sau đó mới chế biến thức ăn bằng các loại rau củ đã hướng dẫn. Trên đây là những thức ăn thường thấy, khi đã nắm vững lý thuyết và thực hành thì quý vị có thể phân biệt được những món ăn tốt ở nơi mình đang sống và sẽ tìm thấy nhiều món rau củ bản xứ cần thiết cho sức khỏe và quý vị có thể sáng tạo nhiều cách nấu món ăn phù hợp với luật Âm Dương.

Nghệ thuật chế biến thức ăn dưỡng sinh là một khoa học đem lại sức khỏe. Chúng ta không lấy làm lạ khi thấy các món ăn được chọn thuộc về Dương tính. Đây là cách để điều hòa sự mất cân đối về Âm Dương trong cơ thể. Đậu hủ là Âm, nếu người ta chiên cho khô bớt và thêm tương đậu nành tự chế biến thì đậu hủ sẽ thành thức ăn ít Âm, có thể dùng trong thực đơn dưỡng sinh. Trong các loại nồi để nấu thì nồi đất là tốt nhứt vì nó thuộc Dương, kế đến là nồi áp hơi, nồi gang, nồi nhôm thì kém chất lượng hơn. Khi cơm cạn nước người ta còn lấy vải sạch phủ lên miệng nồi, đậy vun thật kín, lấy đá dằn lên, đây là cách giữ cho cơm được nhiều Dương

49

Page 50: CẨM NANG TRỊ BỆNH BẰNG PP THỰC DƯỠNG

tính. Nếu nấu cho có cơm cháy thì rất tốt. Cơm cháy là phần Dương nhiều nhất và bổ dưỡng, rất cần thiết cho người bệnh. Chúng ta cũng thấy rằng truyền thống Việt Nam nấu cơm xới bằng đũa bếp. Có người dùng muỗng kim loại để xới cơm, hai việc tưởng chừng giống nhau nhưng không ngờ chất kim loại thuộc Âm dễ hút những chất Dương tính trong cơm hoặc thức ăn. Do đó đời sống mộc mạc thuận theo thiên nhiên lại phù hợp với quy luật Âm Dương hơn lối sống văn minh.

Trị bệnh tận gốc không qua thuốc men là một công việc đòi hỏi nhiều Ý CHÍ và THỜI GIAN. Ngay cả việc nhai kỹ cũng mất gần 2 giờ một buổi ăn và khi chế biến món ăn cũng mất đi nhiều thời gian. Nhưng tất cả những mất mát đó được đền bù bằng sức khỏe tự nhiên và quý vị không mất thêm thời gian lo lắng cho bệnh tật, hoặc đi đến bác sĩ và nằm bệnh viện. Quý vị cũng sẽ được một phần thưởng vô giá là không bao giờ bị mổ xẻ, cưa bỏ các bộ phận trong cơ thể. Giữa lúc đủ loại bệnh tật lan tràn khắp nơi thì việc tự lực ngừa và trị bệnh bằng một phương pháp đã được tổ chức y tế thế giới công nhận thì rất đáng cho chúng ta học hỏi và thực hành. Nguyên nhân nhiều người bỏ cuộc vì phải bỏ đi thói quen cũ là ăn uống những thứ ngon lành và không chịu được cảm giác mới không phù hợp với những tiện nghi cũ. Nếu chúng ta muốn khám phá cái mới thì phải cương quyết vượt qua các chướng ngại. Chính chúng ta tạo ra bệnh cho mình vì lệ thuộc vào thói quen cũ thì cũng chính chúng ta lấy lại sức khỏe bằng cách kiên trì thực hành thói quen mới để tạo cho mình một cách ăn uống hiểu biết nhiều hơn, sáng suốt hơn. Người ta bệnh vì chế biến một món ăn để ăn cho ngon dù có thêm vào những chất độc hại. Người khách hàng cũng cùng tâm lý đó, chả lụa không ngon thì không mua, cho nên họ thích loại chả dai, dòn dù biết có dùng hàn the. Bánh phở chế biến theo truyền thống họ không thích, phải là loại dai hơn, kết quả là họ bị con buôn lừa bằng cách đưa Formol vào, đó là loại hóa chất rất độc hại gây ra viêm gan, ung thư, một thứ nguy hiểm cho sức khỏe vì sử dụng trong việc ướp xác. Chế biến món ăn dưỡng sinh thì không mù quáng như vậy, làm cho ngon miệng do những chất trong thiên nhiên đem lại và qua nghệ thuật biến cải Âm Dương. Khi dùng những món ăn như vậy lâu ngày không bị bệnh, trái lại những chất ăn vào sẽ giúp cho cơ thể sinh trưởng và đào thải những độc chất dù chỉ có chút ít. Chính vì thế khi biết kiềm chế đối với việc khoái khẩu thì chúng ta sẽ công nhận phương pháp dưỡng sinh có nhiều ưu điểm hơn khi chưa bệnh cũng như khi đã bệnh rồi

50

Page 51: CẨM NANG TRỊ BỆNH BẰNG PP THỰC DƯỠNG

VIII. B NG TH C D NG ÂM D NG- PH NG PHÁP ĂN G O L C MU I MÈẢ Ự ƯỠ ƯƠ ƯƠ Ạ Ứ Ố TR & NG A BÁ B NH (OHSAWA)Ị Ừ Ệ

Phương Pháp Ăn Gạo Lức Muối Mè Trị & Ngừa Bá Bệnh (Ohsawa)

Phương pháp tiết-thực của Bác-sĩ Ohsawa hệ tái trị bịnh toàn khoa bằng cách ăn uống theo đúng luật quân-bình Âm Dương. Như thế, ta thấy rằng: muôn bệnh tật đều do lạm dụng ăn uống.

Theo nguyên-tắc "Ngừa bệnh hơn chữa bệnh" con người cần phải chú ý nhiều về vấn đề ăn và uống. Hễ ăn uống theo đúng quân-bình Âm Dương thì vô bệnh. Ăn quá nhiều đồ ăn Dương, thì nóng nảy, hoảng hốt, gầy còm, tuy có thể khỏe mạnh, hăng-hái, có khi đến bạo tàn. Ăn quá nhiều đồ ăn âm, có thể hiền lành, nhu nhược, ươn lười và nặng nề. Ăn uống theo luật quân-bình Âm Dương, sẽ khỏe mạnh, trường sinh.

1. Nhưng dựa trên căn-bản nào để biết: đồ ăn đồ uống này Dương, đồ uống kia Âm?

Người xưa dựa trên màu sắc, nhiệt-độ hay mùi vị, để phân-biệt Âm với Dương. Ngày nay các Bác-sĩ Nhật bản, tiêu-biểu là Bác-sĩ Ohsawa, dựa trên hai hóa chất Potassium (K và Sodium (Na) để phân-định Âm Dương. Vật nào nhiều Sodium là Dương, vật nào nhiều potassium là Âm. Bác-sĩ đề ra một phương-trình: K = 5, để làm tỉ lệ cho quân-bình Âm Dương. Tất cả những vật có tỉ-số cao hơn 5 là Âm, có tỉ số dưới 5 là Dương. Ví-dụ: Gạo có K = 4.50 là Dương. Khoai Tây có K = 512 thì rất Âm. Cam có K = 570 cũng rất Âm. Chuối có K = 840 thì cực Âm. Như vậy tỉ lệ Âm Dương quân-bình trong cơ thể và trong dinh dưỡng luôn luôn là: 1 Dương = 5 Âm.Dưới đây là bảng sắp xếp các đồ ăn uống theo thứ-tự từ Âm đến Dương, từ ít Âm đến nhiều Âm và từ ít Dương đến nhiều Dương. Nhờ đó, mỗi người có thể, tùy cơ-thể và tạng phủ mà ăn uống cho điều hòa.

51

Page 56: CẨM NANG TRỊ BỆNH BẰNG PP THỰC DƯỠNG

* Những món khoái khẩu phần nhiều là ÂM đó là đường, chất ngọt và các loại trái cây, chứa ÂM nhiều năm sanh bệnh."Bệnh từ khẩu nhập, họa từ khẩu xuất"

56

Page 57: CẨM NANG TRỊ BỆNH BẰNG PP THỰC DƯỠNG

2. Phương Pháp Ăn Gạo Lức Muối Mè Trị & Ngừa Bá Bệnh (Ohsawa)

* PHÂN LƯỢNG GẠO LỨC, NƯỚC VÀ MUỐI

Một lon gạo (lon sữa bò) + hai lon nước (lon sữa bò) + một phần tư (¼) muỗng cà phê muối. Lượng nước có thể thêm bớt tùy theo loại gạo.

* CÁCH NẤU GẠO LỨCNấu nước sôi, cho gạo và muối vào nước sôi, khuấy đều. Đậy nắp, nấu cho sôi bùng lên rồi tắt lửa. Nhắc nồi xuống vẫn đậy nắp để 15 phút. Sau đó, bắt nồi lên bếp nấu tiếp lửa nhỏ cho đến khi chín cơm.

* CÁCH NẤU GẠO LỨC BẰNG NỒI ÁP SUẤT

Một gạo + một rưỡi (1½) nước (đong bằng lon sữa bò) + một phần tư (¼) muỗng cà phê muối. Cho gạo, nước, muối vô nồi một lượt. Nấu sôi xì hơi, tắt lửa. Nhắc nồi xuống để 15 phút. Sau đó, bắt nồi lên bếp, nấu tiếp, lửa nhỏ, cho đến khi chín.

* CÁCH GIỮ CƠM GẠO LỨC KHÔNG THIUKhông đậy nắp kín mà dùng rá để đậy nồi cơm. Không được để cơm trong tủ lạnh.

* CÁCH HÂM CƠM GẠO LỨCMở nồi cơm, dùng muỗng xới cơm khoét một lỗ tròn giữa nồi cơm cho đến đụng đáy nồi, đổ nước vô (lượng nước đủ tráng đáy nồi để cơm không bị khét khi hâm). Đậy nắp nồi cơm, nấu cho nước bốc hơi lên, mở nắp nồi khuấy đều. Dùng muỗng ép cơm cho bằng mặt và cứng. Đây nắp nồi, để lửa riu riu khoảng 5 phút là cơm đã được hâm nóng đều, tắt lửa.

* CÁCH RANG MÈMè vàng còn vỏ. Đổ mè vào thau nước đầy, vớt bỏ phần nồi trên mặt nước và bỏ sạn cát chìm xuống dưới thau. Sử dụng phần mè sạch còn lại, phơi mè cho khô, đựng trong hộp đậy nắp.Khi rang mè nhúng tay cho ướt để bóp sơ mè cho thấm nước mới rang thì mè sẽ thơm hơn khi rang khô. Rang lửa đều và nhỏ, khuấy đều mè, đến khi mè nổ lách tách là chín. Đổ mè chín ra thau, phải đậy kín liền. Mười phút sau, mè nguội, bỏ vô cối nghiền chung với muối (nghiền chớ không phải giả).

Một muỗng cà phê muối nghiền với 14-20 muỗng mè. Phân lượng này có thể Mè trộn muối rồi chỉ được sử dụng 4 ngày. Ăn tiếp phải rang mè mới.

* CÁCH ĂN CƠM GẠO LỨC VỚI MUỐI MÈKhi múc cơm ra chén, không được xới cơm đều, chỉ xắn cơm trong nồi từ trên xuống dưới để lấy đủ âm dương. Ăn bao nhiêu thì xắn bấy nhiêu ra chén. Để nguyên phần cơm dư ngày mai, không được xới lên.

Một chén cơm trộn đều với 2 muỗng cà phê muối mè.

Ăn bằng muỗng cà phê, một lần ăn một muỗng cà phê cơm trộn mè, không được nhiều hơn, để

57

Page 58: CẨM NANG TRỊ BỆNH BẰNG PP THỰC DƯỠNG

nhai nát cơm cho dễ. Phải nhai cho đến khi cơm thành nước và cảm thấy ngọt mới được nuốt và chỉ nuốt một lần, không được nuốt nhiều lần, vì nuốt nhiều lần sẽ bị khát nước. Khi ăn không được hở môi, không được nói chuyện. Ăn bất cứ giờ nào, không cần đúng bữa. Trước khi ngủ hai tiếng, không được ăn. Dùng số lượng cơm nhiều ít tùy theo cơ địa mỗi người, nhưng không nên ăn no một lần, một chén cơm có thể ăn nhiều lần.

* ĂN GẠO LỨC RANG BUỖI CHIỀU ĐỂ CHỮA BỆNH THẤP KHỚP

Đổ nước bằng với mặt gạo, nấu sôi đều, không được để nở gạo. Đậy nắp, tắt lửa, nhắc nồi cơm xuống. Sau khi cơm nguội, xới cơm ra mâm phơi cho ráo nước (không cần phơi khô). Rang cơm cho đến khi hạt gạo vàng. Tắt lửa, đậy nắp liền.

Đậy nắp khoảng 30 phút trở lên, khi sờ tay thấy gạo còn ấm, không phỏng tay, cho muối vào (lượng muối bao nhiêu cũng được) đậy nắp lại, đến khi gạo nguội hoàn toàn, đổ ra vợt rây, bỏ muối lấy gạo. Chú ý nếu cho muối vào gạo còn nóng thì gạo sẽ hút nhiều muối, không được. Nếu cho muối vào gạo đã nguội thì gạo sẽ không thấm được muối.

Nếu răng yếu, có thể xay gạo rang thành bột để ăn, nhưng phải nhai bột gạo này cho đến thành nước, mới được nuốt. Số lượng bột ăn tùy theo cơ địa mỗi người, nhưng cũng không được ăn no.

* NẾU BỊ BÓNHai tiếng một lần, nhai một muỗng cà phê muối mè (mè đã nghiền chung với muối). Và trước khi ngủ, nhai 4 muỗng cà phê muối mè, nhai đến lúc không còn mặn mới được nuốt.

* NƯỚC UỐNG TÙY THEO BỆNH Bệnh tim mạch, đường ruột, bao tử, vôi cột sống: Dùng lá trà ba năm, nấu nước sôi, cho lá trà vào rồi vớt ra liền (đó là cách rửa trà). Sau đó ủ một đêm, phơi chỗ mát, một ngày xốc lên ba lần (sáng, trưa, chiều) phơi khoảng một tuần đến 10 ngày, lá trà khô, cho vô bao, để chỗ không ẩm.

Khi dùng, rang lá trà, sao khử thổ bằng cách đổ lá trà đã rang xuống nền gạch tàu, rồi hốt lên liền, không được để lâu. Có thể mua 4 miếng gạch tàu, nếu nhà không có lót gạch tàu. Lá trà rang rồi, để nguội cho vô bao nilon treo lên.

o Tùy khả năng không nhứt thiết ăn ròng gạo lức + muối + mè.

Hoặc ăn bình-thường, nhưng tránh bớt món cực âm, nhiều âm mà lâu nay không biết để duy-trì Âm Dương điều hoà, được sức khoẻ tốt, tránh bệnh nan y.

***· Ruồi kiến bị đường rơi rớt trong nhà bếp chúng ta lôi cuốn như thế nào, thì trong cơ thể ta đường cũng hấp dẫn các vi trùng và ký sinh trùng như vậy.

· Ung thư dĩ nhiên là một bệnh Âm, đặc tính của nó là một số tế bào nào đó trong một cơ quan nào đó của cơ thể tăng trưởng một cách quá mau lẹ. Nguyên-nhân chính luôn luôn là quá dư chất Âm trong món ăn hằng ngày.

58

Page 59: CẨM NANG TRỊ BỆNH BẰNG PP THỰC DƯỠNG

· Ung thư máu chỉ xuất hiện nơi những người thích ăn ngọt:nước ngọt, kem, sữa có đường, cà phê sữa, trà đường. Điều đáng chú ý và rõ ràng là người quá ham ăn ngọt chắc chắn sẽ phải chết vì bệnh.

· Đường biến thành nước và C0₂ trong cơ thể, nó làm giảm các nguyên tố Dương trong máu và làm gia tăng tỷ lệ K đối với Na. Nó là chất Cực Âm. Âm nhất trong các thức ăn của con người và là nguyên-nhân trực-tiếp của nhiều bệnh giết người.

· Ngày nay một đứa trẻ Mỹ trung bình tiêu thụ một số lượng đường kinh khủng so với những đứa trẻ 50 năm về trước. Thế thì có gì đáng ngạc nhiên khi thấy các bệnh hoại huyết và ung thư, hơn tất cả các bệnh khác, giết hại vô số trẻ con vô tội Mỹ.

59

Page 60: CẨM NANG TRỊ BỆNH BẰNG PP THỰC DƯỠNG

IX. M T S B NH Đ C TR TRONG Đ I S NG H NG NGÀYỘ Ố Ệ Ặ Ị Ờ Ố Ằ

1. 5 món sinh tố giúp phòng trị cao huyết áp, tiểu đường

Ít người biết rằng ớt xanh Đà Lạt có tác dụng tốt cho những người béo phì trong việc ngăn chặn nguy cơ mắc các bệnh rối loạn chuyển hóa, chẳng hạn như tiểu đường. Nên thường xuyên dùng nó như một loại sinh tố.

Ớt xanh Đà Lạt chứa khá nhiều protid, đường, canxi, phospho, sắt, beta-caroten, vitamin B1, B2, PP. Nó là loại rau quả chứa nhiều vitamin C nhất. Các chất trong loại quả này có tác dụng kích thích tuyến dịch vị, gia tăng sự bài tiết, vì thế tăng cường tác dụng tiêu hóa. Ngoài ra, còn kích thích tim đập nhanh, làm tăng tốc tuần hoàn, có tác dụng làm ấm, ức chế tích tụ mỡ, phòng ngừa béo phì. Ớt tính nóng, vị cay, có tác dụng tán hàn, kiện vị, tiêu thực, trị đau bụng do lạnh, nôn ói, tả lỵ.

Một số loại sinh tố khác cũng có ích cho bệnh nhân tiểu đường và cao huyết áp:

Táo: Có hàm lượng đường fruitose cao nhất trong các loại trái cây. Ngoài ra, nó còn có acid malic, acid tannic, chất xơ, canxi, phospho, sắt, pectin, kali, lipid, protid và nhiều loại vitamin rất tốt cho cơ thể. Theo Đông y, táo tính mát, vị ngọt chua, có công hiệu kiện tỳ, ích vị, trị các chứng buồn nôn, chán ăn, bổ dưỡng tâm khí, dùng trong chứng tinh thần uể oải. Nó còn có tác dụng sinh tân, nhuận táo, chỉ khát, dùng trị ho, tâm phiền miệng khát do nhiệt.

Táo còn có tác dụng hấp thu vi khuẩn và độc tố, trị tiêu chảy. Bên cạnh đó, chất xơ, acid hữu cơ lại kích thích đường ruột, làm mềm phân nên giúp đại tiện thông. Táo chứa chất kali có lợi cho việc bài tiết natri, tốt cho người cao huyết áp. Acid hữu cơ trong táo còn kích thích bài tiết dịch vị, trợ giúp tiêu hóa.

Mướp đắng: Chứa nhiều chất xơ thô, canxi, phospho, sắt, beta-caroten, vitamin B1, B2, PP, C, nhiều loại acid amin, 5-HT..., đều là những chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Mướp đắng tính hàn, vị đắng, có công dụng dưỡng huyết, bổ gan, thanh nhiệt, sáng mắt, giải độc, dùng trị các chứng bệnh nhiệt phiền khát, trúng nắng phát sốt, kiết lỵ, ung nhọt, đau mắt đỏ do nhiệt... Các thử nghiệm đã chứng minh loại quả này chứa một chất tựa như insulin, làm giảm đường huyết rõ rệt, có thể dùng làm thuốc trị bệnh tiểu đường.

Cần tây Đà Lạt: Chứa canxi, sắt, phospho, giàu protid - gấp đôi so với các loại rau khác. Cần tây còn chứa nhiều acid amin tự do, tinh dầu, mannitol, inositol, nhiều loại vitamin, giúp tăng cảm giác thèm ăn, xúc tiến tuần hoàn máu và bổ não. Cần tây tính mát, vị ngọt, tác dụng thanh nhiệt, lợi thủy, trị đàm nhiều đầy ngực, lao hạch... Thử nghiệm đã chứng minh rau cần có tác dụng giảm áp rõ rệt, thời gian duy trì tùy theo liều lượng.

- Dưa leo: Chứa canxi, phospho, sắt, nhiều muối kali, chất nhầy, các acid amin, chất thơm, vitamin A, B1, B2, PP và C. Dưa leo tính mát, vị ngọt, tác dụng thanh nhiệt, tiêu viêm, lợi tiểu, trừ thấp, tiêu sưng.

60

Page 61: CẨM NANG TRỊ BỆNH BẰNG PP THỰC DƯỠNG

Các món sinh tố trên đều có thể giúp phòng trị bệnh cao huyết áp và tiểu đường. Tuy nhiên, nên cách 3 ngày dùng 1 lần vì hầu hết các loại trái cây đều mang tính mát (trừ ớt xanh). Việc dùng quá nhiều sẽ gây mất cân bằng hàn - nhiệt của cơ thể. Nên dùng cả phần vỏ của các loại trái cây trên để giữ được đầy đủ các hoạt chất.

2. Ổ qua (Mướp đắng) : ngon và bổ

Mướp đắng là thức ăn, vị thuốc của nhiều dân tộc trên thế giới. Nó là 1 trong ngũ vị mà con người ưa thích: đắng, cay, chua, chát, ngọt

Mướp đắng còn có tên gọi: Khổ qua, Hồng cô nương, Lương qua, Cẩm lệ chi. Tên khoa học: Momordica charantia L. Họ Bầu bí (Cucurbitaceae).

Mướp đắng là cây dây leo bằng tua cuốn. Thân có góc cạnh, lá mọc so le, phiến lá hình tim tròn chia 5 - 7 thuỳ, mép khía răng cưa to. Tràng hoa màu vàng nhạt. Quả dài 15 - 23cm, trên mặt quả có nhiều u nổi màu xanh nhạt, khi chín chuyển sang màu vàng rồi đỏ hồng. Hạt có màng màu đỏ (giống hạt gấc). Mùa quả từ tháng 2 đến tháng 12 (gần như quanh năm).

Trên thế giới, Mướp đắng được trồng nhiều ở các nước châu á, Mỹ Latinh. ở nước ta, Mướp đắng được trồng ở khắp mọi miền.

Trong lá và quả Mướp đắng có chứa polyphenol và flavonoit (mùa đông cao hơn mùa hè một chút), hàm lượng polyphenol và flavonoit trong quả cao hơn trong lá: Polyphenol: 3,85% trong quả; 3,09% trong lá già. Flavonoit: 1,34% trong quả; 1,12% trong lá già. Các chất quan trọng là glycosit: charantin và momordicin. Charantin và polypeptit - P có tác dụng làm hạ đường huyết. Momordicin có tác dụng diệt vi khuẩn, siêu vi và hỗ trợ cho cơ thể chống lại các tế bào ung thư đang phát triển. Theo Wills và cộng sự thuộc Đại học Purdue (Mỹ): trong 100g quả Mướp đắng chứa: Chất béo 0,10g; chất đạm 0,90g; chất bột đường 4,70g; các khoáng chất như Kali 250mg, Canxi 22mg, Magiê 16mg, Sắt 0,9mg, Kẽm 0,1g. Các sinh tố: A 4mg, C 50g, B1 0,05mg, B2 0,03mg, PP 0,40mg.

Đại học Calcuta (ấn Độ) đã thử nghiệm cho 6 bệnh nhân tiểu đường tuýp 2 uống mỗi ngày 1 lần 100ml nước sắc Mướp đắng tươi. Sau 3 tuần lễ uống thuốc liên tục, đo lượng đường trong máu khi đói đã giảm được 54% so với ban đầu. Sau 7 tuần dùng thuốc, cả 6 bệnh nhân đều hết đường trong nước tiểu. Lượng đường trong máu trở về bình thường.

Cho chuột cống trắng uống nước sắc Mướp đắng, sau 3 giờ mức hạ đường huyết là 24,58%, liều uống 200mg/kg.Cho chó đực uống cao Mướp đắng 1,7g một ngày: tinh hoàn bị thương tổn, giảm khả năng sinh tinh trùng. Cho chuột và thỏ cái có thai uống nước sắc Mướp đắng đều bị xuất huyết tử cung. ở chuột cái có tác dụng chống thụ thai. Chuột có thai thì bị hỏng thai.

Công dụng: Theo Đông y: Mướp đắng tính hàn, vị đắng, không độc, ăn thường xuyên sẽ làm giảm các bệnh ngoài da làm cho da dẻ mịn màng, được xếp vào loại thanh nhiệt lương huyết.

Theo y học hiện đại: Mướp đắng được dùng để chữa các bệnh:- Đường huyết tuýp 2 (tiểu đường): Giai đoạn đầu chưa dùng các loại sulfamit hạ đường huyết.

61

Page 62: CẨM NANG TRỊ BỆNH BẰNG PP THỰC DƯỠNG

Phối hợp với các loại sulfamit hạ đường huyết để tăng tác dụng và giảm tác dụng phụ của các loại sulfamit hạ đường huyết- Phối hợp với xạ trị chữa ung thư và giảm tác hại của tia xạ với người bệnh.- Phòng chống bệnh tim mạch, thần kinh, lão hoá.Dạng thuốc phổ biến là viên nang Mướp đắng chứa bột Mướp đắng đông khô (được bán ở thị trường Mỹ và các nước châu Âu).- Quả Mướp đắng (toàn phần, bỏ hạt) còn được dùng để chữa: táo bón, đầy hơi, khó tiêu, rối loạn đường ruột.

Các loại dược phẩm chứa Mướp đắng hiện lưu hành ở Việt Nam hiện chưa có viên nang chứa bột Mướp đắng đông khô. Các loại khác như trà túi lọc Khổ qua, có Mướp đắng khô phối hợp với Trà xanh: chỉ có tác dụng giải nhiệt trợ tiêu hoá. Do đó, cách dùng tốt nhất là quả Mướp đắng xanh, bỏ hạt, dùng tươi mỗi ngày 100 - 150g (tuỳ thể trọng người dùng) để chữa bệnh đường huyết tuýp 2 bệnh tim mạch, thần kinh hoặc hỗ trợ điều trị ung thư; dùng thường xuyên hàng ngày. Chữa táo bón, đầy hơi, khó tiêu, rối loạn đường ruột, liệu trình 3 - 5 ngày.

Chế biến theo nhiều cách như:Cách 1: Xào chín Mướp đắng bằng 1 chén con nước sôi rồi ăn cùng các món khác trong bữa ăn 1 lần/ngày (cách này tốt hơn cả).

Cách 2: Chế nước ép 1/1 (550g quả lấy 500ml nước ép chia làm 5 lần. Mỗi ngày uống 1 lần 100ml nước ép), bảo quản nước ép trong tủ lạnh.

Kiêng kỵ: Không dùng Mướp đắng cho phụ nữ có thai, nam giới đang cần sinh con, người hạ đường huyết hoặc nhạy cảm với Mướp đắng, người đang dùng thuốc có Huyền sâm.

Cách trồng Mướp đắngMướp đắng dễ trồng, không kén đất. Là cây ưa ẩm, ưa sáng, sợ úng, ít sâu bệnh vì quả mướp đắng có hình dạng ngộ nghĩnh, bóng đẹp nên nó còn được trồng làm cảnh, lấy bóng mát kết hợp ăn quả trong gia đình. Có thể trồng Mướp đắng trên diện tích lớn để có hàng hoá cung cấp cho thị trường thực phẩm, thuốc, mỹ phẩm.

Mùa vụ: Có thể trồng quanh năm nhưng tốt nhất là vào tháng 10 - 11 dương lịch (vì cây có chu kỳ sản xuất dài nhất).

Chọn giống: Chọn quả thuôn dài, thẳng, tròn đều, 2 đầu nhỏ. Để quả chín đỏ hồng đều mới hái, bổ lấy hạt, để nguyên cả màng đỏ bám hạt, phơi cho thật khô màng đỏ rồi mới bóc màng. Rửa sạch hạt, phơi khô. Chọn hạt mẩy đều, bỏ hạt vẹo, hạt lép. Để nơi khô mát, chống chuột gặm hạt, không để lâu quá (càng để lâu tỷ lệ nảy mầm càng giảm).

Gieo hạt, ươm cây: Tốt nhất là gieo, ươm ngay vào bầu đất. Có thể dùng túi P.E hoặc ống tre rỗng to, ống bương (bổ đôi sẵn rồi buộc đai lại bằng dây tốt để khi trồng tách ống lấy bầu cây được dễ dàng) để làm bầu. Cho đất đã trộn 1/3 phân chuồng hoai mục hoặc bã chè khô; cho bột vỏ Dừa vào bầu ấn chặt khoảng 2/3 bầu. Chọc 1 lỗ nhỏ để thoát nước và chọc thủng đáy túi P.E. Đặt vào mỗi bầu 2 hạt giống mướp đắng rồi phủ lên trên 1 lớp đất có mùn (1/4 bầu). Tưới nước đủ ẩm. Xếp các bầu đã ươm hạt vào nơi ẩm, có rào bảo vệ chống chuột và gia súc phá. Hàng ngày tưới nước đủ ẩm. Khi cây có 4 lá thật, chọn cây khoẻ nhất để trồng. Cắm que tre dài 50cm cho cây leo. Khi cây leo cao được 40cm thì đưa ra trồng.

62

Page 63: CẨM NANG TRỊ BỆNH BẰNG PP THỰC DƯỠNG

Trồng nhiều để bán sản phẩm: Làm luống cao 30 - 40cm. Mặt luống rộng 20 - 30cm. Vùng trung du đồi, núi thấp cần làm luống theo đường đồng mức, vừa giữ ẩm vừa chống sói mòn đất. Cây cách cây 2m. Đào lỗ rộng 20cm, dài 40cm, sâu 20cm. Bón lót phân chuồng hoai mục rồi bỏ vỏ bầu, trồng bầu cây lên luống, tưới cho đủ ẩm. Làm giàn kiểu chữ A, mỗi giàn 2 luống. Khi cây leo giàn dài khoảng 2 - 3m thì bón thúc phân NPK. Pha loãng phân với đất bột, tỷ lệ 1/5, bón sâu 15cm hai bên gốc, cách gốc 30cm. 90 ngày sau lại bón thúc NPK. Lần thứ hai, cách gốc 70cm.Từ khi cây leo giàn, toả nhánh, cứ một tuần phải chỉnh các ngọn cho toả đều, tránh quấn quýt vào nhau. Khi cây kín giàn, mỗi tuần hái bớt lá nơi quá dày, để quả dễ phát triển (lá non nấu canh ăn được, lá già làm thuốc).

Trồng làm cảnh, bóng mát, ăn quả:- Nơi dễ thoát nước: Đào hố sâu 40cm, rộng 50 x 50cm. Cho phân chuồng hoai mục 1/4 hố trộn lẫn với đất. Đặt bầu (đã bỏ vỏ) cây đã leo 40cm vào trồng (mỗi cây cần 3 - 4m2 giàn).- Nơi dễ úng ngập: Làm ụ đất trồng bằng cách cho đất vào sọt tre to, đường kính 50 - 60cm, cao khoảng 60 - 80cm. Đất trộn với 1/4 phân chuồng hoai mục hoặc bã chè, bột xơ dừa, lèn chặt khoảng 3/4 chiều cao của sọt. Trồng cây vào trong. Xung quanh sọt tre xếp gạch vỡ để bảo vệ. Khi cây leo giàn (dây dài 3 - 4m) thì bón thúc bằng phân NPK pha loãng với đất bột tỷ lệ 1/20, đắp lên phía trên 1 lớp dày khoảng 10cm. Tưới ẩm hàng ngày; 3 tháng sau lại bón thúc một lần như thế.- Làm giàn: Nên làm giàn hơi nghiêng để hứng ánh nắng mặt trời càng nhiều càng tốt, tạo bóng mát cho cây được quang hợp tối đa và cho năng suất quả, lá cao.

3. Cua biển: Thức ăn ngon - vị thuốc tốt

Cua biển còn gọi là cua bể, cua xanh, cua bùn, cua lửa, cua chuối, cua sú, là một trong những hải sản có giá trị cao trong thực phẩm và y học.

Thịt cua biển chứa 17,5% protein, 0,6% lipid, 141mg%Ca, 191mg% P, 3,8mg% Fe, 0,05mg% vitamin B1, 0,08 mg% vitamin B2, 3mg% vitamin PP.

Thịt cua biển có vị ngọt, mặn, tính bình, không độc, có tác dụng thanh nhiệt, sinh huyết, tán ứ, giảm đau, thông kinh lạc, bổ xương tủy, rất tốt cho cơ thể đang phát triển ở trẻ nhỏ và tình trạng suy yếu ở người cao tuổi. Dạng dùng thông thường là luộc hoặc nướng chín mà ăn.Thịt cua biển nấu với hoài sơn, ý dĩ, sâm bố chính, hạt sen là món ăn - vị thuốc rất thích hợp với cơ thể nóng trong, kém ăn, đái rắt. Cua biển làm sạch, ngâm vào rượu khoảng 5-10 phút, rồi vớt ra, luộc ăn hàng ngày là thuốc tăng cường khí huyết, sinh lực chữa chứng liệt dương.

Chú ý: Cua biển phải được chế biến ngay khi còn tươi, nếu để cua chết, chất đạm trong cua dễ bị thối nát làm giảm hẳn hương vị và có thể gây độc hại cho cơ thể. Những người hay bị dị ứng cua, nổi mẩn ngứa ngáy không nên dùng.

Theo kinh nghiệm dân gian, mang cua biển (lớp xốp hình vảy dài phủ lên mình cua, nằm dưới mai) gỡ khỏi mình cua, rửa sạch, lấy 20 - 30g, luộc chín cho trẻ ăn đều đặn hàng ngày chữa chứng đái dầm. Dùng liền 15 - 30 ngày.

63

Page 64: CẨM NANG TRỊ BỆNH BẰNG PP THỰC DƯỠNG

Mai cua biển 1 cái, đập vỡ vụn, sao tồn tính, tán bột, uống với rượu hâm nóng làm 2 - 3 lần trong ngày chữa chứng đau bụng ở phụ nữ sau khi đẻ. Để chữa sưng tấy, lấy mai cua biển 5 cái phối hợp với xuyên sơn giáp 10g, gai bồ kết 7 cái. Tất cả sao vàng, tán nhỏ, rây bột mịn, uống trong ngày với rượu hâm nóng.Vỏ cua biển chứa chất cyanocristalin có màu xanh ở cua sống, khi bị đun nóng, chất này sẽ chuyển thành hỗn hợp caroten là zooerythrin có màu đỏ gạch. Ngoài ra, vỏ cua còn chứa polysaccharid là chitin mà khi chiết tách đem diacetyl hóa thành chitosan được dùng làm thuốc chữa bỏng và kích thích miễn dịch.

4. Khoai lang - một vị thuốc quý

Để phòng chống béo phì, có thể ăn củ và rau lang luộc. Áp dụng chế độ nửa gạo, nửa khoai riêng rẽ, hoặc độn chung với nhau nấu thành cơm, cháo, bánh...

Lá khoai lang là loại rau dân dã vừa ngon, vừa mát và bổ. Củ và rau khoai lang là vị thuốc phòng chữa bệnh đã được dùng từ lâu trong dân gian, có nơi gọi nó là “sâm nam”.

Theo Đông y, khoai lang có nhiều tên như: cam thử, phiên chử. Củ khoai lang tính bình, vị ngọt, có tác dụng bồi bổ cơ thể, ích khí, cường thận, kiện vị, tiêu viêm, thanh can, lợi mật, sáng mắt. Nó được dùng chữa vàng da, ung nhọt, viêm tuyến vú, phụ nữ kinh nguyệt không đều (dùng trước kỳ kinh), nam giới di tinh, trẻ em cam tích, lỵ.

Rau lang tính bình, vị ngọt, không độc, bổ hư tổn, ích khí lực, kiện tỳ vị, bổ thận âm, dùng chữa tỳ hư, kém ăn, thận âm bất túc. Kiêng kỵ với các trường hợp tiêu chảy, viêm dạ dày đa toan, đường huyết thấp. Khoai lang vàng đỏ có nhiều vi chất hơn khoai lang trắng.

Một số điểm lưu ý khi dùng khoai lang:

- Để có tác dụng bổ dưỡng, nên ăn khoai vỏ đỏ ruột vàng. Để giải cảm và chữa táo bón, phải dùng khoai vỏ trắng ruột trắng. 

- Không ăn thường xuyên rau lang vì nó chứa nhiều canxi, có thể gây sỏi thận.

- Nên ăn kèm đạm động vật, thực vật để cân bằng thành phần dưỡng chất.

- Trong khoai lang có chất đường, nếu ăn nhiều, nhất là khi đói sẽ gây tăng tiết dịch vị làm nóng ruột, ợ chua, sinh hơi trướng bụng. Để tránh tình trạng này, khoai phải được nấu, luộc, nướng thật chín hoặc cho thêm ít rượu vào nấu để phá hủy chất men. Nếu bị đầy bụng, có thể uống nước gừng để chữa.

- Vỏ khoai lang chứa nhiều vitamin và khoáng chất. Do đó phải bảo vệ phần vỏ không bị sây sát, không gọt vỏ nếu không cần thiết. Vỏ còn giúp bảo vệ dưỡng chất bên trong, vì vậy khi luộc khoai nên để cả vỏ (đã rửa sạch).

- Bảo quản khoai ở nơi sạch sẽ, khô ráo, thoáng mát, không có chuột bọ và chỉ nên dùng trong vòng một tuần.

64

Page 65: CẨM NANG TRỊ BỆNH BẰNG PP THỰC DƯỠNG

- Phải bỏ hết khoai hà (sùng), khoai đã có mầm và vỏ xanh chứa chất độc.

- Khi luộc rau lang để ăn và chữa bệnh, nên lấy nước thứ hai vì nước thứ nhất thường chát và hăng.

Món ăn bài thuốc từ khoai lang

Chữa cảm sốt mùa nóng: Thời tiết nóng dễ gây sốt vì cảm, không ra được mồ hôi. Với người sức khỏe tốt, có thể nấu khoai lang trắng với cải bẹ xanh ăn thay cơm để giúp ra mồ hôi, hạ sốt, giải cảm. Có thể dùng các bài thuốc:

- Khoai lang trắng khô một nắm, nghệ một củ, giấm 1/2 chén con, sắc uống nóng.- Khoai lang trắng khô 16 g, gừng 16 g, sắc uống hoặc nấu cháo.- Khoai lang trắng tươi luộc chín để xông, rồi ăn khoai nóng, uống nước luộc khoai nóng cho ra mồ hôi.

- Khoai lang 1 củ (400 g), gạo 200 g, đậu xanh 1/2 bát cơm, mã thầy 4 củ, củ cải 1 củ, tỏi 3 nhánh, thịt gà 150 g, tôm nõn 70 g, gia vị. Tất cả giã nát hoặc thái nhỏ nấu nhừ, riêng đậu xanh và mã thầy cho vào sau rồi nấu nhừ tiếp.

Chữa táo bón: Ăn khoai luộc đơn thuần hoặc chấm mật, chấm vừng; ăn với cà pháo cả quả hoặc thái chỉ cà, nghiền cùng khoai thành khối. Các cách khác:

- Uống nước luộc khoai (khoai phải rửa sạch).

- Nấu chè khoai tươi hoặc khô với vừng và ít hoa quế.

- Dùng nước cốt luộc khoai tươi hay khô đã giã nát, nếu bị trĩ thì uống hàng tháng nước cất này vào buổi sáng.

- Ăn bánh làm bằng khoai lang với vừng hoặc dừa. Khoai lang tươi xào dầu vừng. Canh rau lang. Rau lang luộc chấm nước mắm gừng tỏi hoặc nước sốt cà chua, chấm vừng lạc (giã nhỏ). Nên làm sẵn bột khoai khô với vừng tán mịn, quấy uống mỗi sáng với nước đường.

Trẻ biếng ăn: Cho ăn dặm bằng bột khoai lang vàng đỏ quấy với bột, sữa.

Quáng gà: Lá khoai lang non xào gan gà hoặc gan lợn.

Thiếu sữa: Lá khoai lang tươi non 250 g, thịt lợn 200 g thái chỉ. Xào chín mềm, thêm gia vị.

Viêm tuyến vú: Khoai lang trắng gọt vỏ, giã nhuyễn đắp lên vú, có thể phối hợp với tỏi giã nhuyễn để đắp.

65

Page 66: CẨM NANG TRỊ BỆNH BẰNG PP THỰC DƯỠNG

Thận âm hư, đau lưng mỏi gối: Lá khoai lang tươi non 30 g, mai rùa 30 g, sắc kỹ lấy nước uống.

Thận dương hư, đi tiểu nhiều lần: Hầm thịt chó với khoai lang, cho thêm chút rượu và gia vị.

Chữa ngộ độc sắn: Khoai lang gọt vỏ giã nát thêm nước, vắt lấy nước cốt. Uống cách nhau 1/2 giờ.

Say tàu xe: Củ khoai lang tươi nhai nuốt cả nước và bã.

Phụ nữ băng huyết: Rau lang tươi một nắm giã nát, lấy nước cốt uống.

Vàng da: Nấu cháo đặc bằng khoai với gạo hoặc bột ngô.

Mụt nhọt: Khoai lang củ 40 g, lá bồ công anh 40 g, đường hoặc mật mía giã nhuyễn bọc vào vải, đắp lên mụn nhọt. Để hút mủ nhọt đã vỡ, lấy lá khoai lang non 50 g, đậu xanh 12 g, thêm chút muối, giã nhuyễn bọc vào vải đắp.

5. Cà Chua Và Sức Khỏe

(VNC-TH) Cà chua từ lâu vẫn được biết đến là cắt giảm cholesterol và ngăn ngừa ung thư. Nay người ta tìm thêm 2 lợi ích khác của nó - bảo vệ da khỏi bị cháy nắng và giúp làn da tươi trẻ.

Các nhà nghiên cứu tại Đại học Manchester và Newcastle, Anh, khuyên mọi người nên ăn 2 bữa có cà chua mỗi ngày để thu được lợi ích tối đa.

Thực đơn có thể bao gồm một cốc nước cà chua cho bữa sáng, salad hay súp cà chua cho bữa trưa và mỳ sốt cà chua cho bữa tối.

Để kiểm tra khả năng bảo vệ da của thứ quả này, 10 tình nguyện viên được yêu cầu ăn 5 thìa bột cà chua trộn dầu oliu mỗi ngày trong 3 tháng. 10 người khác thì ăn dầu oliu hằng ngày nhưng không có bột cà chua.

Kết quả cho thấy những người ăn cà chua có làn da được bảo vệ khỏi ánh nắng mặt trời tốt hơn 30%. Cà chua cũng thúc đẩy sự sản xuất collagen giúp da săn chắc. Ngoài ra, thứ quả này cũng bảo vệ mitochondria - thành phần tế bào biến thức ăn thành năng lượng, đồng thời cải thiện sức khỏe da và chống lão hóa. 

Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu cũng khẳng định cà chua không thể thay thế kem chống nắng, nhưng nó sẽ là một biện pháp bổ sung hiệu quả.

Có lợi cho timĂn nước sốt cà chua mỗi ngày sẽ giúp bảo vệ tim bạn hiệu quả. Món ăn hấp dẫn này giúp giảm

66

Page 67: CẨM NANG TRỊ BỆNH BẰNG PP THỰC DƯỠNG

hàm lượng cholesterol và ngăn nguy cơ bệnh tim hoặc đột quỵ.

Các cuộc kiểm tra do nhóm khoa học tại Đại học Oulo, Phần Lan, thực hiện tìm thấy món nước sốt yêu thích của nhiều người có lợi cho tim bởi nó chống lại những cholesterol có hại, được gọi là LDL (low-density lipoprotein).

Những người tham gia bổ sung một chút nước sốt vào bữa sáng, bữa trưa hoặc uống một vài cốc nước cà chua. Kết quả cho thấy hàm lượng LDL của họ đều giảm đáng kể chỉ trong 3 tuần. Trong đó, hàm lượng cholesterol giảm 6% và LDL giảm 13%.

Nhóm khuyên rằng những bệnh nhân có hàm lượng cholesterol cao nên ăn nhiều nước sốt cà chua hoặc uống nước cà chua để giảm nguy cơ bị bệnh tim hoặc đột quỵ.Các nghiên cứu trước cũng cho thấy cà chua có thành phần giúp chống lại ung thư tuyến tiền liệt.

Tốt cho đàn ôngCác nhà khoa học tại Đại học Harvard (Mỹ) mới công bố danh sách thực phẩm có ích cho sức khoẻ của quý ông. Đứng đầu là cà chua và rau cải, có tác dụng phòng chống bệnh ở đường tiết niệu.

Các nghiên cứu cho thấy, đàn ông ăn nhiều cà chua sẽ làm giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư tuyến tiền liệt. Chất lycopen trong cà chua sẽ được hấp thụ rất tốt khi đem nấu với dầu thực vật. Còn các loại rau cải có khả năng ngăn ngừa bệnh ung thư bàng quang. Những người ăn rau cải hằng ngày có tỷ lệ mắc bệnh giảm 50% so với những người ăn ít hơn. Những thực phẩm sau cũng được các nhà khoa học Đại học Harvard khuyên nam giới nên dùng:

Lạc: Việc ăn lạc (đậu phộng) thường xuyên có tác dụng ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh tim mạch - vốn rất hay gặp ở đàn ông. Bên cạnh đó, nó cón có tác dụng làm giảm lượng cholesterol và chất béo trong máu. 

Dưa hấu: Những loại thực phẩm giàu kali sẽ khống chế nguy cơ mắc bệnh cao huyết áp và đứt mạch máu. Dưa hấu là loại thực phẩm chứa nhiều chất kali, chất khoáng. Hàm lượng kali trong chuối, cam cũng rất cao nhưng không bằng dưa hấu. Sò: Các loại thuỷ sản như sò, nghêu, ốc, hến, tôm, cua, ghẹ, mực, cá, cung cấp chất kẽm để giúp hệ sinh dục hoạt động bình thường. 

Ăn đủ lượng kẽm, khoảng ba con sò trong một ngày, bảo đảm đầy đủ chất, testosterol góp phần làm tăng "sức mạnh" đàn ông. 

M.T. (theoDailymail)

6. Thiền trong khi ăn là như thế nào ?

67

Page 68: CẨM NANG TRỊ BỆNH BẰNG PP THỰC DƯỠNG

Nhiều bậc thầy tâm linh nói về đề tài này, sau đây là sưu tầm của chúng tôi từ nguồn: tài liệu về Thực dưỡng, tài liệu của nhà minh triết xứ Ấn Độ: Ohso về đề tài rộng lớn và sâu sắc nhất này:

Trong trang web này có những đoạn chúng tôi cứ lặp đi lặp lại cũng như việc tiên sinh Ohsawa hay nhắc tới việc nhai kỹ và bài số 7; cũng như thầy tôi ở Miến thường nhắc "CHÁNH NIỆM", cũng như môn phái yoga hay nhắc tư thế asana "xác chết"... cũng như nhiều đoạn Kinh Phật hay nhắc đi nhắc lại... đều có những chỗ diệu dụng riêng...

Ăn uống nên là thiền định, lời cầu nguyện. Bạn nên kính trọng thức ăn bởi vì thức ăn là cuộc sống, là sự nuôi dưỡng. Và sau đó là hàng ngàn lẻ một vấn đề sinh ra từ đấy. Bởi vì trong lúc bạn ăn uống, bạn đọc báo hay cãi nhau với vợ hoặc nghe đài, hoặc xem tivi, hay nghe điện thoại, bạn sẽ nhỡ niềm vui trong ăn uống. Bạn sẽ ăn nhiều hơn bởi vì vị giác của bạn sẽ không thoả mãn và sau đó bạn sẽ thu thập lượng thức ăn không cần thiết vào cơ thể. Khi đó sẽ bắt đầu ăn chay, ăn kiêng, ăn dưỡng sinh và tất cả các thứ vô nghĩa theo sau. Nhưng vấn đề đơn giản nên làm tại bước đầu tiên là: Chỉ ăn và không làm gì khác.

Tuy nhiên truyền thống các tôn giáo và đạo gốc của ông bà ta đều có cầu nguyện tri ân trước bữa ăn.Khi chúng ta ăn, chúng ta phải biết rằng chúng ta sống là nhờ thực phẩm, thực phẩm có được từ tạo hoá do sự sắp đặt của Vũ trụ vô tận và chúng ta phải biết ơn về tất cả những cái mà chúng ta có được.

Khi chúng ta gặp mọi người, hãy xem họ như là anh chị em của chúng ta và nhớ rằng tất cả chúng ta đều sinh ra từ cái vũ trụ vô tận này thông qua cha mẹ, tổ tiên của chúng ta và chúng ta hãy cùng cầu nguyện như là một nhất thống bằng tất cả lòng nhân ái cho sự thương yêu vũ trụ và hoà bình trên trái đất.

Khi chúng ta nhìn thấy mặt trời, mặt trăng, bầu trời, những ngôi sao, sông ngòi và núi non, biển cả và rừng rậm, đồng cỏ và thung lũng, chim muông và thú vật và tất cả những điều kỳ diệu của tạo hoá. Chúng ta hãy nhớ rằng, chúng ta và chúng cùng sinh ra từ vũ trụ vô tận này. Hãy biết ơn cho môi trường sống của chúng ta, và hãy sống trong hoà bình với mợi thứ xung quanh chúng ta.

Chúng ta cũng nên sưu tầm những lời đọc kinh trước khi ăn của các tôn giáo sẽ phát hiện sự trùng nhau khá thú vị, và chúng ta cũng nên có câu cầu nguyện trước khi ăn của mình. Ví dụ ta có thể chọn những câu ta thích trong những gợi ý sau để cầu nguyện:

- Từ cái vô tận, chúng ta có được thực phẩm.- Bằng thực phẩm, chúng ta nhận ra chính chúng ta trên hành tinh này.- Chúng ta biết ơn về thực phẩm chúng ta ăn.- Chúng ta hãy biết ơn tạo hoá và những người mang cho chúng ta thực phẩm.- Thực phẩm này dành cho chúng ta.- Cùng ngồi ăn chúng ta trở thành một đại gia đình trên hành tinh này.- Thông qua thực phẩm chúng ta là một nhất thống.- Hãy thương yêu lẫn nhau trong cuộc sống.- Hãy nhận thức về giấc mơ vô tận của chúng ta.- Tôi biết ơn món thực phẩm mà tôi có được ngày hôm nay.- Tôi biết ơn người, tạo hoá và vũ trụ đã ban cho tôi món ăn ngày hôm nay.

68

Page 69: CẨM NANG TRỊ BỆNH BẰNG PP THỰC DƯỠNG

- Bây giờ tôi tự nhủ, liệu tôi có xứng đáng với bữa ăn này.- Bây giờ tôi cầu nguyện, qua bữa ăn này, tôi đạt được sự khoẻ mạnh và hoan hỉ.- Bây giờ tôi cầu nguyện rằng, qua bữa ăn này tôi sẽ tiếp tục để nhận thấy giấc mơ về tình yêu và hoà bình trên con đường vĩnh cửu của cuộc sống vô tận này .-v.v... 

Đây chính là một trong những chìa khoá bí mật để có một sức khoẻ lành mạnh. Các tôn giáo đều có truyền thống trân trọng bữa ăn và thường đọc kinh trước và sau lúc ăn. Theo giáo sư OHSAWA, nhà dưỡng sinh nổi tiếng thế giới, thì "Thức ăn hàng ngày" theo nghĩa rộng là tất cả những gì được con người hấp thụ như tia Vũ trụ, năng lượng mặt trời, điện từ trái đất, âm thanh, hình ảnh, không khí, nước, chất khoáng, ngũ cốc, rau củ, thịt cá v.v...Những thức ăn này từ môi trường bên ngoài đi vào cơ thể bằng nhiều cách : Qua da, qua hệ thần kinh, qua tai, mắt, mũi, miệng v.v... và cùng tác động đến sức khoẻ và sự sống con người. Trong số đó thức ăn đặc và lỏng được ta hấp thu qua miệng là quan trọng hơn cả, vì chúng không những trực tiếp cung cấp năng lượng và vật chất để tạo nên cơ thể, nuôi dưỡng và đổi mới thường xuyên các tế bào (kể cả tế bào não và hệ thần kinh), mà còn là loại thức ăn dễ kiểm soát, dễ sử dụng trong việc xây dựng (hoặc phá hoại) sức khoẻ theo ý muốn của ta.Do đó trong bất cứ phương pháp y học dưỡng sinh nào, nếu không lưu tâm đến vấn đề ăn uống đúng đắn - theo giáo sư Ohsawa là ăn uống đúng trật tự của vũ trụ tức thiên nhiên - thì chẳng có hiệu quả rốt ráo, đôi khi còn có hại nữa là khác. Giáo sư Ohsawa đã đưa ra một phương pháp y học dưỡng sinh gọi là Thực dưỡng MACROBIOTICS. Theo ông, điều quan trọng nhất trong dưỡng sinh là có một quan niệm sống đúng đắn dựa trên sự hiểu biết (hoặc trực giác) về trật tự của vũ trụ cùng mối liên hệ mật thiết giữa thiên nhiên với sự sống và sức khỏe cùa con người. Quan niệm sống này sẽ sinh ra cách ăn ở đúng đắn giúp chúng ta có được một sức khoẻ tốt lành về thể chất lẫn tinh thần, cộng với quá trình điều dưỡng tinh thần bằng thiền định và các phương pháp khác.

Một cơ thể tráng kiện là cái máy thu thanh tốt lành để bắt lấy tiếng gọi thiêng liêng của những lời lẽ phán đoán tối thượng từ cao xa kia phát ra. Nhưng cái máy ấy phải thế nào? Vật liệu phải toàn hảo và vị kỹ sư phải toàn tài.

Ta phải cải thiện thể chất của chúng ta bắt đầu từ việc lựa chọn thức ăn giúp ích thực sự cho sự phát triển của chúng ta.Tốt nhất là ăn cơm gạo lứt (canh tác theo thiên nhiên) với muối vừng làm căn bản.

Việc ăn uống dưỡng sinh càng lâu càng tốt là một biện pháp hữu hiệu để giúp cơ thể được 'Tráng kiện" và đó là nhân tố thiết yếu để vén cái óc phán đoán mê mờ của chúng ta, làm cho chúng ta trở thành những triết nhân. Khi chúng ta muốn hiểu và muốn thừa hưởng một tài sản tinh thần lớn lao gồm các lời giảng dạy này để áp dụng trong đời sống hàng ngày, chúng ta phải tuân theo những nguyên lý Thực dưỡng mà tổ tiên chúng ta ngày xưa đã áp dụng. Trừ phi chúng ta có cùng tính chất với máu huyết của tổ tiên, còn không chúng ta không thể nào hiểu nổi các lời giảng dạy của họ có ý nghĩa như thế nào.

Theo những truyền thống huyền môn của phương Đông, tất cả những điều bạn nghĩ bạn đang là cái gì đó, thì chẳng là gì ngoài thức ăn. Thân thể bạn là thức ăn, tâm trí bạn là thức ăn, linh hồn bạn là thức ăn. Bên ngoài linh hồn chắc chắn có cái gì đó không phải là thức ăn. Cái gì đó ấy được biết là anatta, vô ngã. Đó là sự trống rỗng hoàn toàn. Phật gọi nó là shunya, cái hư không. Nó là không gian thuần khiết. Nó không chứa gì ngoài bản thân nó; nó là tâm thức vô nội dung,

69

Page 70: CẨM NANG TRỊ BỆNH BẰNG PP THỰC DƯỠNG

nó là tính giác thường hằng.

Khi nội dung vẫn còn thì thức ăn cũng vẫn còn. Thức ăn được ngụ ý là cái được tiêu hoá từ bên ngoài. Thân thể cần thức ăn vật lý; không có nó, thân thể sẽ bắt đầu teo đi. Đây là cách nó tồn tại; nó không chứa gì ngoài thức ăn vật lý. Còn các thể năng lượng khác của ta cũng cần thức ăn đúng đắn cho nó, tuy nhiên đây lại là vấn đề rất ít người quan tâm.

Tâm trí bạn chứa ký ức, ý nghĩ, ham muốn, ghen tị, hành trình quyền lực và cả ngàn lẻ một thứ. Tất cả những cái đó cũng là thức ăn; nó là thức ăn trên bình diện tinh tế hơn chút ít. ý nghĩ là thức ăn. Do đó khi bạn có những ý nghĩ nuôi dưỡng thì lồng ngực bạn nở ra, khi bạn có những ý nghĩ - cái đem lại cho bạn năng lượng, thì bạn cảm thấy tốt. Ai đó nói điều gì đó tốt lành về bạn, một lời khen ngợi, thì bạn hãy nhìn điều xảy ra cho bạn : Bạn được nuôi dưỡng. Còn ai đó nói điều gì đó sai về bạn, thì bạn hãy quan sát: Cứ dường như cái gì đó tuột ra khỏi bạn, bạn yếu đuối hơn bạn trước đó.

Tâm trí là thức ăn dưới dạng tinh tế. Tâm trí không là gì ngoài phía bên trong của thân thể; do đó cái bạn ăn ảnh hưởng tới tâm trí bạn. Nếu bạn ăn thức ăn không chay, bạn sẽ có một loại tâm trí đặc biệt; nếu bạn ăn thức ăn chay thì bạn chắc chắn sẽ có một loại tâm trí đặc biệt khác.

Bạn có thể tự mình quan sát điều đó. Bạn hãy ăn cái gì đó và quan sát, ăn cái gì đó khác và quan sát. Bạn hãy ghi chép lại, và bạn sẽ trở nên nhận biết và ngạc nhiên mà thấy rằng mỗi thứ bạn tiêu hoá không chỉ là phần vật lý, nó có một phần tâm lý của nó. Nó làm cho tâm trí bạn trở thành mong manh với những ý tưởng nào đó, với những ham muốn nào đó. Do đó qua nhiều thời đại, đã từng có việc tìm kiếm loại thức ăn mà nó sẽ không làm mạnh cho tâm trí, nhưng sẽ giúp nó cuối cùng tan biến đi; một loại thức ăn, thay vì làm mạnh cho tâm trí, sẽ làm mạnh cho thiền vô trí. Không thể nêu ra được những qui tắc chắc chắn và cố định, bởi vì mọi người đều khác nhau và từng người đều phải quyết định cho bản thân mình.

Bạn hãy tránh những tình huống trong đó bạn bị nặng gánh không cần thiết bởi những thứ tạp nham, bạn cứ đọc mọi thứ bất kỳ cái gì, cứ xem tivi, nghe đài, tán ngẫu, huyên thuyên với mọi người, và họ đã trút ra bao nhiêu điều không cần thiết. Bạn phải có khẩu hiệu: Trong vòng 100 năm nữa điều này có còn quan trọng nữa không ? Nếu bạn muốn phát triển khả năng tâm linh của bạn, thì bạn hãy luôn tự nhắc nhở mình hàng ngày khẩu hiệu này mỗi khi bạn gặp điều gì gay cấn.Bạn cần được nhẹ gánh khỏi những thức vô bổ đã bị tâm trí hấp thu. Bạn hãy nói ít đi, chỉ nghe điều bản chất, hãy thấu cảm trong nói và nghe. Nếu bạn nói ít, nếu bạn nghe ít, thì dần dần bạn sẽ thấy rằng một sự sạch sẽ, một cảm giác thuần khiết, cứ dường như bạn vừa mới tắm, sẽ bắt đầu nảy sinh bên trong bạn. Điều đó trở thành mảnh đất cần thiết cho thiền nẩy sinh. Bạn đừng có đọc mọi loại vô nghĩa.

Bạn hãy để ra vài lỗ hổng trong tâm trí mình không bị bận rộn. Những khoảnh khắc của tâm thức không bị bận rộn đó là những thoáng nhìn đầu tiên về thiền, ánh chớp loé đầu tiên của vô trí. Và thế thì nếu bạn có thể xoay xở làm được điều này, thì điều khác là hãy chọn thức ăn vật lý mà không giúp cho cái hung hăng và bạo hành, cái không phải là chất độc.

Bây giờ thậm chí các nhà khoa học cũng đồng ý với điều này, rằng khi bạn giết con vật, thì từ nỗi sợ nó sẽ tiết ra mọi loại chất độc. Cái chết là không dễ dàng. Khi bạn giết một con vật, thì từ nỗi sợ một sự run rẩy lớn phát sinh bên trong. Con vật muốn tồn tại: Tất cả mọi loại chất độc bị

70

Page 71: CẨM NANG TRỊ BỆNH BẰNG PP THỰC DƯỠNG

tiết ra.

Khi bạn sợ hãi bạn cũng tiết chất độc ra thân thể. Những chất độc này là có ích: Chúng giúp bạn hoặc đánh nhau hoặc bỏ chạy. Đôi khi là trong giận dữ bạn có thể làm được những việc mà bạn không bao giờ có thể hình dung ra mình làm được. Bạn có thể di chuyển một tảng đá mà bình thường thậm chí bạn không thể nào lay nổi nó, nhưng giận dữ có đó và chất độc được tiết ra. Trong sợ hãi, mọi người có thể chạy nhanh đến mức thậm chí vận động viên chạy Olympic cũng bị bỏ lại đằng sau. Bạn hãy nghĩ về mình chạy nếu ai đó đang đuổi sát sau bạn với lưỡi dao găm để giết bạn. Bạn sẽ làm điều tốt nhất bạn có thể làm được, toàn bộ thân thể bạn sẽ phục vụ cho việc đó ở mức tối ưu của nó.

Khi bạn giết con vật thì có sự giận dữ, có lo âu, có sợ hãi. Cái chết đang đối diện nó; Tất cả các tuyến của con vật đều tiết ra nhiều loại chất độc. Do đó ý tưởng hiện đại là ở chỗ trước khi giết con vật, hãy làm cho nó vô thức đi, làm mê nó đi. Trong các lò mổ hiện đại, người ta dùng tới thuốc mê. Nhưng điều đó chẳng tạo ra khác biệt gì mấy, chỉ có một sự khác biệt rất nông cạn, bởi vì ở cốt lõi sâu nhất nơi không có thể thuốc mê nào đạt tới được, thì cái chết phải bị bắt gặp. Điều đó có thể không có ý thức, con vật có thể không biết về điều sắp xảy ra, nhưng điều đó xảy ra như trong một giấc mơ. Nó trải qua một cơn ác mộng.Và ăn thịt là ăn thức ăn đã bị nhiễm độc (tìm đọc “Khoa học ăn chay”, NXB KHKT 1993)

Mọi người đều là những người ăn chay : Cơm, rau, đậu,... không chay thì là gì ? Tỉ lệ ăn chay tăng trưởng thì nguy cơ nhiễm độc giảm đi, ví dụ bạn ăn chay 80 - 90% thì tỉ lệ nhiễm độc thịt giảm đi… Bạn hãy tránh bất kỳ cái gì bị nhiễm độc trên bình diện vật lý, hãy tránh bất kỳ cái gì nhiễm độc trên bình diện tinh thần. Và trên bình diện tinh thần mọi điều còn phức tạp hơn. Nếu bạn nghĩ bạn là ai đó cũng là đối lập với nhân loại, là không thân thiện.

Hãy nghĩ bản thân mình chỉ là con người. Nếu bạn có bất kỳ thông minh nào, thì hãy nghĩ về bản thân mình chỉ là một con người đơn giản, và khi thông minh của bạn phát triển thêm chút ít nữa thì thậm chí bạn còn vứt bỏ cả cái tính từ 'người' đi. Bạn sẽ nghĩ bản thân mình chỉ như bản thể. Và bản thể này bao hàm tất cả - cây cối và núi non và dòng sông cùng các vì sao với chim chóc và các con vật.

Bạn hãy trở nên lớn hơn, hãy trở thành khổng lồ - Con người: Tính con người không thể bị hàm chứa bởi bất kỳ khái niệm nào. Hãy chỉ là con người, bạn đừng là ai cả nếu bạn không muốn bị nhiễm độc tinh thần. Bạn phải đủ tỉnh táo để gạt bỏ tất cả mọi sự nhiễm độc này.

Tâm trí bạn thường bị nhiễm độc nhiều hơn thân thể. Thân thể là một hiện tượng đơn giản, nó có thể dễ dàng được tẩy sạch. Nếu bạn ăn thức ăn không chay thì bạn có thể dừng lại điều đó, đấy không phải là cách xử lý lớn lắm. Nếu bạn dừng ăn thịt trong ba tháng, thân thể bạn sẽ hoàn toàn thoát khỏi mọi chất độc do thức ăn không chay gây ra. Điều đó đơn giản. Thể chất không phải rất phức tạp. Nhưng vấn đề nảy sinh với tâm lý. Một nhà sư Jain không bao giờ ăn bất cứ thức ăn nhiễm độc nào, không bao giờ ăn bất cứ thứ gì không chay, nhưng tâm trí người đó, lại bị ô nhiễm và nhiễm độc bởi đạo Jain mà không người nào khác bị nhiễm cả.

Theo khoa học Đông Y, Tức giận quá cũng tiết ra chất độc làm hại gan, buồn rầu quá cũng tạo chất độc hại phổi, Lo lắng quá thì hại tỳ, Sợ hãi quá thì hại thận, vui quá thì hại tim.Nếu bạn muốn trở thành một người thông minh thực sự thì phải thoát khỏi mọi niệm tưởng, cái làm trì trệ con người.

71

Page 72: CẨM NANG TRỊ BỆNH BẰNG PP THỰC DƯỠNG

Nếu bạn thay đổi thức ăn độc của mình thì bạn sẽ ngạc nhiên: Thông minh mới sẽ thoát ra trong bạn. Và thông minh mới này sẽ làm cho bạn có khả năng vứt bỏ quá khứ và những ký ức về nó, loại bỏ những ham muốn và mơ mộng không cần thiết, vứt bỏ ghen tị, giận dữ, chấn thương và đủ mọi loại vết thương tâm lý.

Bởi vì bạn không thể vứt bỏ đi những vết thương tâm lý, nên bạn mới trở thành nạn nhân của sự dối trá tâm lý. Thế giới có nhiều nhà trị liệu tâm lý, nhưng vì sao lại cần có nhà trị liệu tâm lý làm gì trong khi bạn có đủ thông minh để chữa lành vết thương riêng của mình? Bạn cần phải thông minh để không phải là nô lệ của bất cứ thứ gì, bất cứ ai...Bạn phải cởi mở vết thương của mình ra cho nắng và gió, thì bạn lại che dấu chúng. Nếu thông minh toát ra từ bạn, thì bạn sẽ có khả năng làm tất cả những điều cần thiết. Bạn sẽ có khả năng chữa lành cho vết thương riêng của mình, bạn sẽ có khả năng thấy vết thương của riêng mình, bạn không cần phải đến nhà trị liệu tâm lý,...

Nếu bạn tìm ra được một thứ tình yêu thông minh, nó thoát ra từ bạn, thì bạn được chữa lành.

Kiểu thức ăn nhiễm độc thứ ba là tâm linh. Đó là điều cái ta là gì. Cái ta cần sự chú ý liên tục: Nó được nuôi dưỡng bằng sự chú ý, sự chú ý là thức ăn của nó. Không chỉ có chính khách mới khao khát sự chú ý, càng ngày càng nhiều người chú ý, ngay cả cái gọi là thánh nhân cũng thích điều này, có người không còn quan tâm tới tiền bạc, địa vị xã hội... nhưng lại vẫn rất thích được người khác quan tâm chú ý tới. "Nhiều người hơn nên chú ý tới tôi, nhiều người hơn nên nhìn vào tôi".Điều đó trở thành thức ăn cho bản ngã, và nó là loại thức ăn nhiễm độc...

Vật lý, tâm lý, tâm linh... Bạn hãy để thân thể vật lý được thuần khiết khỏi mọi chất độc và độc tố, và tâm trí bạn hết nặng gánh khỏi những thứ không còn quan trọng sau 50 năm nữa. Và hãy để linh hồn bạn được tự do khỏi ý tưởng về cái ta. Khi linh hồn được tự do khỏi ý tưởng về cái "tôi" thì bạn đã tới không gian bên trong đó vẫn được gọi là vô ngã, anatta. Đó là tự do, đó là Niết bàn, đó là chứng ngộ. Bạn đã về tới nhà. Bây giờ chẳng có đâu mà đi cả, bây giờ bạn có thể lắng đọng, nghỉ ngơi và thảnh thơi. Bây giờ bạn có thể tận hưởng hàng triệu niềm vui mà sự tồn tại vẫn đang mưa rào lên bạn.

Khi ba thức ăn này bị loại bỏ , thì bạn trở thành trống rỗng. Nhưng cái trống rỗng này lại không phải là một loại trống rỗng phủ định. Bạn trống rỗng theo nghĩa là tất cả các chất độc, tất cả các nội dung, đều mất đi. Nhưng bạn lại tràn đầy- tràn đầy cái gì đó mà không thể nào gọi tên được, tràn đầy cái gì đó mà người thành tâm gọi là "Thượng đế".

Có hai kiểu thức ăn. Một là cái bạn thích, cái bạn hâm mộ, mà về nó bạn tưởng tượng ra. Chẳng có gì sai trong nó, nhưng bạn sẽ phải học một mẹo nhỏ về nó. Có những thức ăn cực kỳ quyến rũ. Sự quyến rũ đó không phải bởi vì bạn thấy rằng thức ăn này là có sẵn. Bạn vào khách sạn, vào quán ăn, và bạn thấy thức ăn nào đó - mùi thơm bốc lên từ phòng sau, mầu sắc và hương vị của thức ăn này. Bạn đã không nghĩ về thức ăn và bỗng nhiên bạn lại quan tâm tới nó - điều này sẽ chẳng ích gì. Đây không phải là ham muốn thực sự của bạn. Bạn có thể ăn cái đó - nó sẽ không thoả mãn cho bạn. Bạn sẽ ăn và ăn và chẳng có gì sẽ tới từ nó cả; không sự thoả mãn nào bắt nguồn từ nó. Còn sự thoả mãn thì lại là điều quan trọng nhất. Chính việc không thoả mãn mới tạo ra nỗi ám ảnh.

Bạn hãy đơn giản thiền hàng ngày trước khi bạn ăn. Hãy nhắm mắt và chỉ cảm thấy điều

72

Page 73: CẨM NANG TRỊ BỆNH BẰNG PP THỰC DƯỠNG

thân thể bạn cần - dù nó là bất kỳ cái gì! Bạn không thấy bất kỳ thức ăn nào - không thức ăn nào có sẵn cả; bạn đơn giản cảm thấy bản thể riêng của mình, điều thân thể bạn cần, điều bạn cảm thấy thích, điều bạn khao khát có.

Tiến sĩ Leonard Peason gọi điều này là "thức ăn chủ chốt" - thức ăn chủ yếu cho bạn. Các cụ ta cũng đã khám phá ra bí mật của thức ăn chủ chốt và đặt tên cho nó là : Cơm tẻ là mẹ ruột. Bạn cứ đi và ăn thật nhiều nó như bạn muốn, nhưng hãy gắn với nó. Thức ăn khác ông ấy gọi là "Thức ăn vẫy mời": Khi nó trở thành sẵn đấy, thì bạn trở nên quan tâm tới nó. Thế thì nó là một thứ của tâm trí và nó không phải là nhu cầu của bạn. Nếu bạn lắng nghe thức ăn chủ chốt, thì bạn có thể ăn bao nhiêu tuỳ thích và bạn sẽ không bao giờ đau khổ cả, bởi vì nó sẽ thoả mãn bạn. Bạn có thể chế ra hàng trăm món ăn ngon lành béo bổ từ hạt gạo lứt: Nào cơm, nào cháo, nào bột, nào bánh đúc, bánh cuốn, bánh xèo, bánh bèo, bánh phở, bún, bánh đa, bánh tẻ, bánh canh, bánh bò, gạo lứt nổ bỏng, cho đến các loại bánh bỏng v.v... bạn sẽ không bao giờ mắc chứng chán ăn. Nền minh triết ông bà mình mới siêu việt làm sao: Đã no cơm tẻ thì thôi mọi đàng.

Thân thể đơn giản ham muốn cái mà nó cần, nó không bao giờ ham muốn bất kỳ cái gì khác. Điều đó sẽ là sự thoả mãn, và một khi có sự thỏa mãn, thì người ta sẽ không bao giờ ăn thêm nữa. Vấn đề chỉ nảy sinh nếu bạn ăn thức ăn mà là thức ăn vẫy mời; bạn thấy chúng sẵn có và bạn trở nên quan tâm và bạn ăn. Chúng không thể nào thoả mãn bạn được bởi vì không có nhu cầu trong thân thể về chúng. Khi chúng không thoả mãn bạn, thì bạn cảm thấy không được thoả mãn. Cảm thấy không được thoả mãn, bạn lại ăn thêm, nhưng dù bạn ăn nhiều đến đâu, thì điều đó cứ vẫn không thoả mãn bởi vì không có nhu cầu ngay chỗ đầu tiên.

Kiểu ham muốn thứ nhất phải được đáp ứng, thế thì kiểu ham muốn thứ hai sẽ biến mất. Điều mọi người đang làm là ở chỗ họ chẳng bao giờ nghe ham muốn thứ nhất, cho nên ham muốn thứ hai trở thành vấn đề. Nếu bạn lắng nghe thức ăn chủ chốt, thì thức ăn vẫy mời sẽ biến mất. Ham muốn thứ hai chỉ là vấn đề bởi vì bạn đã hoàn toàn quên mất rằng bạn phải lắng nghe cái ham muốn bên trong của mình, và mọi người đã từng được dạy dỗ sai lầm ngay từ đầu rằng : Đừng lắng nghe nó. Họ đã được dạy: "Hãy ăn cái này, đừng ăn cái kia" - những qui tắc cố định. Thân thể không biết tới những qui tắc cố định.

Người ta đã thấy rằng nếu trẻ nhỏ được bỏ lại một mình với thức ăn, thì chúng sẽ chỉ ăn cái mà cần cho thân thể chúng; và họ đã ngạc nhiên. Nhiều phát kiến tâm lý bây giờ đã có sẵn, chúng đơn giản đáng ngạc nhiên. Nếu đứa trẻ đang bị một bệnh nào đó, và nếu táo là tốt cho bệnh đó, thì đứa trẻ sẽ chọn táo. Tất cả các thức ăn khác có đấy, nhưng đứa trẻ này sẽ chỉ ăn táo.

Đó là điều mọi con vật đều làm, chỉ con người mới quên mất điều đó. Bạn hãy thả một con trâu vào trong vườn, cả khu vườn có đó - tất cả cỏ cây đều sẵn có, nó lại chẳng bận tâm. Hoa lá và cây có thể vẫy mời nhưng nó sẽ chẳng bận tâm tới chúng. Nó sẽ đi tới bãi cỏ, cái lôi kéo nó, và nó sẽ chọn chỉ loại cỏ nào đó là nhu cầu của nó. Bạn không thể đánh lừa con trâu được, bạn chỉ có thể đánh lừa được con người thôi.

Bạn không thể lừa khỉ hay trâu - nó sẽ ăn thức ăn của nó. Con người thì bị lừa, tại mọi nơi qua quảng cáo, ảnh mầu, ti vi, phim...Bạn đang bị hấp dẫn và phân tán khỏi thân thể chủ yếu của mình. Một số công ty quan tâm tới việc bán cái gì đó cho bạn. Cái đó là vì quyền lợi của công ty, nó đem lại lợi ích cho công ty, không phải cho bạn.

73

Page 74: CẨM NANG TRỊ BỆNH BẰNG PP THỰC DƯỠNG

Sẽ phải mất vài ngày, thậm chí vài tuần để bạn đi tới cảm thấy cái gì hấp dẫn bạn. Bạn hãy ăn thật nhiều như bạn muốn cái mà hấp dẫn bạn. Đừng bận tâm về điều người khác nói. Nếu kem hấp dẫn bạn, thì ăn kem. Hãy ăn cho tới mức thoả mãn bạn, cho tới mức thoả mãn ham muốn của con tim bạn, và thế rồi bỗng nhiên bạn sẽ thấy rằng có sự thoả mãn.Và khi bạn cảm thấy được thoả mãn, thì ham muốn về thứ đó sẽ biến mất. Chính trạng thái không được thoả mãn mới làm cho bạn cứ tọng thứ đó vào mình thêm nữa mà vẫn không có mục đích nào cả. Bạn cảm thấy tràn đầy và vẫn không thoả mãn, cho nên vấn đề mới phát sinh.

Bạn hãy tìm hiểu cho sâu vấn đề, xem bạn ham thích ăn cái gì và đi tìm cái đó và ăn nó, ăn thật nhiều tuỳ thích, dần dần bạn sẽ thấy chẳng còn thức ăn nào vẫy mời bạn nữa.

Bạn hãy luôn luôn nhớ: Khi bạn ăn, hãy nhai cho kỹ. Đừng nuốt nó một cách vội vàng, bởi vì nếu nó đang trong miệng, thì bạn hãy hưởng thụ nó trong mồm, vậy tại sao bạn không nhai nó thêm nữa? Những người biết cách ăn cơm gạo lứt, đều biết nếu nhai kỹ miếng cơm gạo lứt với muối vừng lâu trong miệng, thì không còn thứ thức ăn nào chinh phục họ được nữa. Và chỉ có những người biết cách thiền trong ăn uống mới phát minh ra được câu: Cơm tẻ là mẹ ruột .

Cho nên bất kỳ khi nào bạn ăn, thì hãy nhai nhiều hơn, bởi vì việc hưởng thú chỉ ở phía trên cổ họng. Phía dưới họng không có vị giác - không có gì thuộc loại như thế - cho nên sao phải vội vàng? Hãy tận hưởng mùi vị của nó bởi vì một nửa vị giác là khứu giác.

Không con vật nào ăn như con người, mọi con vật đều có thức ăn được chọn lựa của nó, các con vật không ăn tạp nham. Chúng có cảm giác nào đó về thức ăn của chúng. Con người, chỉ có con người là không còn cảm giác về thức ăn của mình. Người ta đã ăn mọi thứ và bất cứ thứ gì. Trong thực tế bạn không tìm đâu ra một cái gì mà con người không ăn ở chỗ này hay chỗ khác. Tại một số nơi, kiến cũng bị ăn. Tại một số nơi, rắn cũng bị ăn. Tại một số nơi, chó cũng bị ăn. Con người ăn mọi thứ. Người ta không biết cái gì cộng hưởng với thân thể mình và cái gì không. Người ta hoàn toàn lẫn lộn.

Hàm răng của con người là hàm răng của loài ăn ngũ cốc. Chiều dài ruột chỉ cho thấy con người không phải là loài ăn thịt.Hổ, sư tử có chiều dài ruột ngắn hơn chiều dài ruột của con người nhiều lần. Nếu con người không ăn chay thì sẽ bị nặng gánh, thân thể sẽ bị nặng gánh. Tại phương Đông, tất cả các thiền nhân vĩ đại đều nhấn mạnh vào sự kiện này, không phải bởi bất kỳ khái niệm bất bạo lực nào, điều đó là thứ hai, nhưng bởi vì bạn thực sự muốn đi sâu vào thiền, thì thân thể bạn cần phải được nhẹ gánh để được tuôn chảy tự nhiên. Thân thể cần được dỡ bỏ gánh nặng, và thân thể của người không ăn chay thì rất nặng nề.

Bạn hãy quan sát điều xảy ra khi bạn ăn thịt : Khi bạn giết con vật thì điều gì xảy ra khi con vật bị giết? Tất nhiên, chẳng ai muốn bị giết cả. Con vật cũng vậy, nó sẽ đau đớn, sợ hãi, chết chóc, khổ não, lo âu, giận dữ, bạo hành, buồn bã - những thứ này lan toả khắp mình con vật. Bạn thì lại đang ở trên một bình diện cao hơn tâm thức con vật đó, và khi bạn ăn thịt con vật đó thì thân thể bạn lại đi xuống bình diện thấp hơn, tới bình diện thấp của con vật đó. Tất cả những nhà khoa học đã đều đồng thanh tuyên bố: Tất cả đều là năng lượng; và bạn đã hấp thụ năng lượng tâm linh thấp kém của con vật vào người, thế thì tồn tại một lỗ hổng giữa tâm thức của bạn và thân thể bạn, và sự căng thẳng nảy sinh, và sự lo âu nảy sinh. Nếu bạn muốn có sự an lành ngày càng sâu sắc, bạn phải lựa chọn thức ăn mà thành phần cơ bản là ngũ cốc nguyên lứt, cái mà ông bà đã tổng kết trong nền minh triết về ăn uống của mình: Đã no cơm tẻ thì thôi mọi đàng. Thôi mọi đàng là gì nếu không phải là giẩi thoát khỏi mọi ham muốn vô lý, là sự phúc lành, yên ổn?

74

Page 75: CẨM NANG TRỊ BỆNH BẰNG PP THỰC DƯỠNG

Sáng tỏ tới điểm này, tôi mới hiểu được tại sao nhiều người ăn đủ thứ thịt cá, ngày càng nhiều hơn; mà càng ăn nhiều những thứ đó họ lại càng thấy thiếu háo, và họ tiếp tục ăn uống đủ thứ quảng cáo vì họ không thiếu gì tiền mà họ vẫn không tài nào giải quyết được hết những thiếu háo (một chất gì đó) của bản thân. Cuối cùng, rối mù trong việc ăn uống ra sao sau khi tìm cách chữa các bệnh trong người, theo đủ mọi kiểu quảng cáo, họ tìm đến chúng tôi. Chúng tôi đã cho lời khuyên về chế độ thực dưỡng và họ đã được chuyển hoá.

Người ta nên ăn những thứ tự nhiên như ngũ cốc, quả, rau...Những thứ này sẽ đem lại cho bạn sự mãn nguyện nếu bạn ăn theo đúng tinh thần Thực dưỡng, ăn những thức ăn có tính cách thiên nhiên càng nhiều càng tốt, những thứ này ngày nay trở nên ngày càng hiếm đi, tỉ lệ nghịch với các loại bệnh lạ lùng nan giải do dùng những thức ăn có hoá chất gây ra. Kỷ nguyên sinh học đã đến đòi hỏi con người phải suy ngẫm lại một cách nghiêm túc: Thức ăn cho con người là gì? để đặt lại các chuẩn mực trong đời sống. Hạnh phúc của con người tuỳ thuộc hoàn toàn vào những gì mà con người đang ăn trên mọi bình diện. Cách thức hiểu biết của một người về cái ăn và cung cách người ta ăn, ta dễ dàng nhận thấy trình độ tâm linh của họ tới đâu

Đã thế, những yếu tố tác động đến thức ăn và tiêu hoá không phải do tâm trạng và môi trường trong đó bạn ngồi ăn mà còn do cách thức nấu ăn. Mỗi người làm bếp khi sờ mó vào thức ăn đều để lại những dấu vết vô hình của các rung động của mình, và bạn càng nhạy cảm bao nhiêu thì nó tác động tới bạn nhiều bấy nhiêu. Vì thế trong các thiền viện người ta thường lựa các vị cao tăng, trao cho họ vinh dự làm đầu bếp. Địa vị của những người này có ảnh hưởng tối quan trọng trong đời sống tinh thần của toàn thể. Họ được tuyển chọn từ sự am tường và kinh nghiệm trong việc lựa chọn và cách thức nấu nướng các món ăn theo đúng nguyên lý Âm Dương hầu phát triển óc phán đoán của các tăng đồ.

Do vậy bạn hãy cố gắng làm sao để được ăn những thức ăn do những người nhân hậu và đầy tình thương yêu trong sạch nấu.

Hiện nay không còn ai quan tâm đến nền minh triết ông bà nữa, đó là một điều nguy hiểm, thay vì mình là chủ nhân ông của chính mình, do sự hiểu biết đúng đắn của mình, mình làm chủ lấy miếng ăn của mình, thì mình lại để cho cái lưỡi trở thành người chủ, người điều khiển. Cái lưỡi không nên trở thành người điều khiển. Nó chẳng biết gì về dạ dày cả, nó không biết gì về thân thể cả, cái lưỡi chỉ làm một mục đích nhất định : Thưởng thức thức ăn. Một cách tự nhiên, cái lưỡi phải đánh giá, đó là điều duy nhất - thức ăn nào dành cho thân thể tôi, thức ăn nào không dành cho thân thể tôi. Nó chỉ là người gác cổng, nó không phải là người chủ. Và nếu người gác cổng trở thành người chủ, thế thì mọi sự sẽ bị lẫn lộn, mất trật tự. Và nếu để người gác cổng trở thành người chủ lâu ngày, thì nguy cơ người chủ sẽ quên đi vị trí của mình, trở thành bạc nhược không còn khả năng lãnh đạo, không còn bảo được cấp dưới và bị cấp dưới lộng quyền; con người ngày nay ăn uống chủ yếu dựa vào trình độ phán đoán theo cảm giác cảm tình, dựa vào cái lưỡi muốn ăn gì.

Và, nếu ăn trở thành thiền định thì đại tiện cũng phải trở thành thiền định luôn. Sao vậy? Ăn và đại tiện là hai mặt của một vấn đề, không thể tách rời. Không thể có cái này mà không có cái kia. Một lần tôi hỏi chị bạn thiền quen: Phân của chị thế nào? Chị cười và hét lên: Ôi, ôi, mau chóng đi ra khỏi toilet, ai mà nhòm ngó nữa! Tôi cười và nói cho chị hay là chị đã để lỡ cuộc sống với các niềm vui sướng của nó đến thế nào. Nếu con người biết ơn tất cả để có được thức ăn, thì con người cũng phải biết ơn thân thể của mình đã âm thầm tiêu hoá những thức ăn này như thế nào. Nếu một lần ta lắng lòng kiên nhẫn giáp mặt với sự thật này, quan tâm tới cái đầu

75

Page 76: CẨM NANG TRỊ BỆNH BẰNG PP THỰC DƯỠNG

ra này một lần rồi hai lần... để phần nào thông hiểu cái cơ chế bên trong là bộ máy tiêu hoá của chúng ta, như một người chủ quan tâm tới đời sống sinh hoạt của nhân viên của mình.Chúng ta không ý thức về ăn, ăn chỉ cốt khoái khẩu mà chẳng hiểu rằng thức ăn có thể nâng chúng ta lên những miền nhận thức cao hơn, giúp chúng ta ngày có nhiều tự do hơn, phúc lạc hơn hay dìm chúng ta vào khốn khổ, bệnh tật, lo âu, mất tự do và bất an liên tiếp vì trạng thái thân mất quân bình do ăn uống (bệnh tòng khẩu nhập); chúng ta càng không có ý thức về cái đầu ra - đại tiện cốt cho mau chóng để thoát ra khỏi toilet, mà không một lần chúng ta chú ý quan tâm đến đầu ra này để xem xét lục phủ ngũ tạng của ta, bộ máu tiêu hoá của ta ra sao?

Theo GS.OHSAWA: Phân phải không nát không rắn, trơn tru, phần cuối phải tròn nhọn vót, phải thành khuôn, mầu của nó phải nâu hay như mầu trứng rán già lửa, không nặng mùi và lý tưởng nhất là phân nổi trên nước và không cần dùng giấy vệ sinh như các loài thú. Có "ị" được như thế, ta mới hiểu nổi các cụ đã liệt kê việc "ị" vào một trong tứ khoái của con người. Tôi thấy ông bà mình quả thực minh triết làm sao.

Thời gian đại tiện chỉ bằng thời gian tiểu tiện mới đúng; và việc đại tiện là việc trơn tru dễ dàng như không nếu ta ăn uống đúng đắn. Sức khoẻ và sự sung sướng của một cá nhân có liên quan mật thiết tới cái đầu ra này; không lẽ ông bà mình tự dưng mà xếp nó vào một trong tứ khoái. Nhiều năm qua trên con đường thiên lý tôi đã nhận thức được rằng một cá nhân tiến hoá thì mọi thứ phải đồng bộ. Một người được gọi là có sức khoẻ thực sự là người phải có quá trình đào thải lý tưởng vì họ đã ăn đúng những thức ăn của con người, và một khi quá trình này hoàn thiện thì cá nhân sẽ gặt hái những niềm vui vô bờ không thể tưởng tượng nổi, và đây chính là một trong những nguyên nhân chính giúp thiền nhân hoàn thiện nhân cách.

Khi thân thể được thuần khiết, thì bạn sẽ thấy những năng lực cực kỳ mới nảy sinh, những chiều hướng mới mở ra trước bạn, những cánh cửa mới bất thần mở ra, những khả năng mới. Thân thể có nhiều năng lực ẩn kín. Nó chỉ hé lộ những tiềm ẩn bên trong khi có đủ điều kiện hội tụ. Bạn sẽ thấy sự kỳ diệu của cuộc sống, sự phúc lạc của đời mình.

7. Món ăn bài thuốc dành cho người béo phì

Theo Đông y, béo phì có nhiều loại: Thể tỳ hư thấp trở, thường gặp ở người béo phì có mỡ trong máu: Mập béo, kèm theo vóc dáng lù đù, cảm giác mỏi mệt, sức yếu, tiểu tiện lượng ít, ăn uống không ngon, vùng bụng có cảm giác trướng đầy, rêu lưỡi mỏng, chất lưỡi đỏ nhạt.

Thể vị nhiệt thấp trở, thường gặp ở người béo phì có mỡ trong máu cao, cao huyết áp: Người béo, kèm chóng mặt, căng đầu, tứ chi nặng nề, lười cử động, miệng khát, thích uống nước, rêu lưỡi vàng mỏng, chất lưỡi đỏ.

Thể can uất khí trệ, thường gặp nhiều ở nữ giới tuổi trung niên: Béo phì, ngực sườn đầy tức, nữ giới kinh nguyệt không đều, thậm chí bế kinh, mất ngủ mộng nhiều, rêu lưỡi trắng hay mỏng, chất lưỡi đỏ sạm.

Thể âm hư nội nhiệt, thường gặp ở người béo phì có bệnh tiểu đường: Béo phì, kèm hoa mắt, chóng mặt, đau đầu, căng đầu, lưng gối ê mỏi, sốt nhẹ, rêu lưỡi mỏng, lưỡi thon đỏ.

76

Page 77: CẨM NANG TRỊ BỆNH BẰNG PP THỰC DƯỠNG

Thể tỳ thận lưỡng hư (tỳ thận dương hư), thường gặp nhiều ở nam giới.: Béo ú, kèm mỏi mệt sức yếu, lưng gối ê mỏi, nam giới liệt dương, nữ giới lãnh cảm, rêu lưỡi trắng, chất lưỡi đỏ nhạt.

Một số món ăn bài thuốcCháo bí đao: Bí đao tươi 100 g, gạo tẻ 100 g. Bí đao bỏ vỏ, hạt, rửa sạch, xắt lát nhỏ. Gạo sau khi vo sạch, cùng bí đao cho vào nồi, nấu cháo loãng, dùng vào sáng và chiều (cháo không nêm muối). Món cháo có tác dụng lợi niệu, tiêu thũng, thanh nhiệt giải khát, xúc tiến giảm béo phì.

Canh vịt non: Vịt non 1 con, thảo quả 1 quả, đậu đỏ 250 g, muối và hành lượng vừa đủ. Vịt sau khi giết mổ, bỏ lông và nội tạng, rửa sạch. Đậu đỏ vo sạch, thảo quả bỏ cuống rửa sạch, cho tất cả vào bụng vịt khâu lại, nấu chín mềm, nêm muối, bột ngọt, hành mỗi thứ một ít. Dùng canh, ăn thịt lúc bụng đói, có thể dùng làm món ăn phụ. Món canh có tác dụng kiện tỳ khai vị, lợi niệu tiêu thũng, giúp giảm béo phì.

Canh cá chép: Tất phát 5 g, xuyên tiêu 15 g, cá chép sống 1 con, gừng tươi, rau thơm, rượu, hành, bột ngọt, giấm mỗi thứ lượng vừa đủ. Cá chép bỏ vảy và nội tạng, rửa sạch xắt lát, hành, gừng rửa sạch, băm hoặc xắt đoạn. Tất phát, cá chép, hành, gừng cho vào nồi, thêm nước, hầm với lửa nhỏ trong 40 phút. Thêm rau thơm, rượu, bột ngọt và giấm. Canh có tác dụng lợi niệu, tiêu thũng, giúp giảm béo phì.

Đông cô tiềm: Nấm hương (đông cô) 50 g, canh gà 20 ml, rượu 10 ml, hành, gừng tươi mỗi thứ một ít; muối, đường cát lượng vừa đủ. Nấm hương rửa sạch, ngâm mềm; canh gà đổ vào một nồi lớn, thêm nấm hương, rượu và muối; dùng giấy bạc dán kín miệng nồi, tiềm 1-1,5 giờ, lột bỏ giấy bạc, ăn ngay. Món tiềm có tác dụng giảm cholesterol, giảm huyết áp, chống ung thư và giảm béo phì.

Xôi ba màu: Đậu đỏ, bo bo, nếp, hạt bí đao, dưa leo mỗi thứ lượng vừa đủ. Dùng nước vo sạch đậu đỏ và bo bo, cho vào nồi hấp chưng 20 phút, sau đó cho nếp đã vo sạch và hạt bí đao, thêm nước đồ chín, rắc dưa leo hạt lựu lên và dùng. Có tác dụng tạo cảm giác no nhưng không dư thừa năng lượng.

77

Page 78: CẨM NANG TRỊ BỆNH BẰNG PP THỰC DƯỠNG

8. Liều Thuốc Tuyệt Diệu Tẩy Trừ Sạn Gan Và Sạn Mật, Dung Dịch Nước Bưởi Tươi Và Dầu Olive

Việt Báo Thứ Ba, 9/5/2006, 6:51:00 AM

Bưởi là loại trái cây nhiệt đới rất được ưa thích vì có nhiều công dụng khác nhau. Không những trái bưởi ngon, hoa bưởi tạo nên mùi thơm nhẹ thường được dùng nấu chè hoa bưởi, mà lá, hoa, vỏ quả bưởi đều chứa tinh dầu nên thường được dùng để xông giải cảm. Ngày nay, khoa học còn khám phá thêm những đặc tính trị liệu mới của bưởi như làm giảm cholesterol, ngăn ngừa cao huyết áp, giảm tai biến tim mạch, làm lành vết loét dạ dày, phòng chống ung thư và có tác dụng làm đẹp làn da. Ngoài ra, khi nước bưởi hồng tươi được hoà chung với dầu olive, còn có khả năng tẩy trừ những viên sạn gan và mật.

Được biết, Gan (liver) là một trong những bộ phận quan trọng nhất trong cơ thể con người. Nhiệm vụ trọng yếu của gan là sản xuất mật và lọc máu. Mỗi ngày gan sản xuất khoảng 1 đến 1,4 lít.

Lượng mật này được chứa trong túi mật (gallbladder) và được bôm vào ruột non (duodenum) để giúp cơ thể tiêu hoá thức ăn. Một trong những nhiệm vụ chính của mật là giúp cơ thể tiêu hoá chất béo, mỡ xấu, cholesterol trong thức ăn và trongmáu. Gan còn có nhiệm vụ bài trừ các độc tố trong thức ăn giúp cơ thể khoẻ mạnh hơn. Vì thế tất cả máu trong cơ thể đều phải đi qua gan để lọc trước khi đến các tế bào trong cơ thể.

Túi mật hình trái lê, nằm ngay dưới lá gan để chứa mật từ gan tiết ra. Khi cơ thể cần mật để tiêu hoá thì túi mật co thắt, bóp vào và tiết ra vào ruột non qua những ống dẫn mật nhỏ li ti (bile duct).

Khi mật trong túi có vấn đề hoá học thiếu quân bình, thì sẽ vón lại thành chất cứng, lâu ngày thành sạn có thể nhỏ bé tí như hạt cát đến lớn nhất bằng quả banh golf. Túi mật có thể chứa một viên sạn hay cả trăm viên tùy theo trường hợp. Có 2 loại sạn mật:

a. Loại sạn mật do cholesterol: Loại này thành hình là do những cholesterol mà mật không tiêu hoá được, cô đọng lại. Khoảng 80% sạn mật tìm thấy trong người sinh sống ở Mỹ và Âu Châu là loại này.

78

Page 79: CẨM NANG TRỊ BỆNH BẰNG PP THỰC DƯỠNG

b. Loại sạn mật có mầu sắc: do bệnh nhân có bệnh về máu và gan.

Xem [hình phiá bên] người ta nhận thất là khi túi mật bóp và tiết ra mật thì sạn mật cũng ra theo, nếu sạn mật quá lớn thì nó chặn lại tại những ống dẫn mật nên gây nên đau đớn khó chịu phải giải phẫu ngay. Đôi khi những viên sạn này trôi xuống làm bít luôn cả ống dẫn dịch Insulin (pancreatic duct) tiết ra từ lá lách (pancreas) – vì hai ống này nhập chung trước khi vào ruột (common bile duct). Insulin có nhiệm vụ giúp cơ thể điều hoà lượng đường trong máu. Vì không đủ insuline hay vì tính bất thường của lá lách (bị nghẽ) nên bệnh tiểu đường có thể xảy ra. Một khi ống dẫn mật bị nghẽn, túi mật và gan sẽ là ổ nuôi vi trùng và các ký sinh trùng khác, có thể gây ra các chứng bệnh hiểm nghèo khác. Hơn thế nữa, gan không thể hoạt động bình thường là để lọc các độc tố khác trong thức ăn hay trong môi trường gây ra bệnh dị ứng.

Có nhiều yếu tố gây nên sạn mật. Một là có nhiều cholesterol (mỡ) trong mật vì mỡ rất khó tan và nếu trong mật lại có nhiều mỡ quá thì làm sao mật có giờ thanh toán mỡ được cho kịp vì vậy nó đóng thành sạn. Thêm vào nữa là nếu túi mật lúc nào cũng đầy mật mà không chảy vào ruột non thì nó sẽ đông lại và đóng thành sạn. Ngoài ra, phụ nữ có cơ nguy bị sạn gấp đôi đàn ông vì kích thích tố nữ (estrogen) có nhiều mỡ trong mật, thêm vào nữa là những thuốc ngừa thai làm tăng số lượng mỡ trong mật và những người mập quá cũng làm tăng số lượng mỡ trong mật và làm cản trở việc co bóp túi đẩy mật ra ngoài.

Vì vậy, những viên sạn cần phải được trục xuất ra khỏi ồng dẫn mật càng sớm càng tốt hầu làm tăng lượng mật đổ vào trong ruột và giúp gan phục hồi chức năng và làm cho cơ thể khoẻ mạnh hơn.

Sau đây là phương pháp tẩy trừ sạn gan và mật (liver and gallbladder) mà không cần phải giải phẫu (surgery). Phương pháp này do bác sĩ Hulda Regehr Clark viết trong cuốn sách của bà “The Cure for all Deseasses” (Chữa hết mọi thứ bệnh). Clark, Hulda. The Cure For All Diseases. Health Harmony 2006 New Delhi: Website: http://www.bjainbooks.com/ Pp. 552-559

Dược liệu thiên nhiên gồm có:

-4 tablespoon Epsom salts (Magnesium Sulphate,MgSO4+7H2O) – có thể mua muối này ở bất cứ tiệm thuốc tây nào như Walgreen, Rite Aid, Long Drugs, Mother Market … ( 2 thìa nhỏ muối biển )

-1/2 cup dầu olive loại Light Extra Virgin (4 oz hay 125ml).

-Một trái bưởi hồng lớn hoặc 2 trái cở nhỏ (vắt lấy nước khoảng 2/3 đến 3/4 cup).

-3 cups (750 ml) nước drinking water (không dùng nước máy tapwater).

-4 tới 8 viên Ornithine, một loại dược thảo an thần. (nếu có bệnh mất ngủ) có bán tại Mother Markets hay các health food stores. (optional)

Hãy chọn ngày nào bạn muốn thanh lọc cơ thể thí dụ như ngày thứ bẩy.

79

Page 80: CẨM NANG TRỊ BỆNH BẰNG PP THỰC DƯỠNG

Sáng Thứ Bảy:

Ăn sáng và ăn trưa với thức ăn nhẹ, không có chất béo (fat) và chất đường hoặc đồ chiên xào. Có thể dùng cháo oatmeal, cooked cereal với trái cây, nước trái cây, khoai tây nướng. Những thức ăn này giúp mật gia tăng áp xuất trong gan. Áp xuất càng nhiều càng đẩy dễ dàng ra ngoài những viên sạn.

Không dùng các loại thuốc và vitamins.

Không ăn và uống sau bữa ăn trưa (12 giờ) cho đến trưa ngày hôm sau.

Sửa Soạn Dung Dịch Epsom salt:

Pha 4 tablespoon Epsom salts vào 3 cups nước rồi để vào một bình riêng, để vào tủ lạnh cho lạnh dễ uống (Sau này bạn sẽ chia làm 4 phần để uống, mỗi phần ¾ cup):

Lần 1: 6:00PM

Uống một phần nước dung dịch vừa pha (¾ cup) rồi xúc răng cho sạch.

Lần 2: 8:00PM

Uống dung dịch Epsom salt lần thứ hai (¾ cup).

Bạn phải tuyệt đối đúng giờ (đừng uống quá sớm hay trễ 10 phút sẽ làm kém hiệu quả.

Sau hai lần uống dung dịch Epsom salt này bạn có thể đi tiêu lỏng

9:45PM: Sửa Soạn Dung Dịch nước Bưởi và Dầu Olive 

Vắt nước bưởi (ít nhất ½ cup hoặc nhiều hơn tới ¾ cup) trộn chung với ½ cup dầu olive loại Light Extra Virgin và lắc cho sủi bọt. Bạn có thể vắt một ít chanh vào dung dịch này cho dễ uống.

(Bạn nên đi rest room trước khi uống dung dịch này dự trù vào lúc 10 giờ, nhưng đừng trễ quá 15 phút).

10:00PM

Dùng ống hút lớn để uống hết dung dịch nước bưởi và dầu Olive vừa pha. Nếu bạn là người khó ngủ, nên uống 4 viên dược thảo an thần Ornithine vào lúc này.

Vừa uống xong, bạn phải đi nằm ngay lập tức, nếu không dung dịch dầu olive và nước bưởi sẽ không có hiệu nghiệm để tống sạn ra. Bạn nên nằm ngửa gối đầu cao hơn một chút và nghĩ đến lá gan đang làm việc tống những sạn ra khỏi các ống dẫn và túi mật. Bạn có thể cảm thấy sạn

80

Page 81: CẨM NANG TRỊ BỆNH BẰNG PP THỰC DƯỠNG

đang di chuyển qua những ống dẫn mật.

Việc tẩy trừ sạn gan này không đau do chất nhờn của dầu olive. Sở dĩ sạn trôi ra được là vì muối Epsom làm cho các cơ bắp trên ống dẫn mật mở rộng và không co thắt. Điều cần lưu ý là phải ngủ để cho gan và túi mật làm việc.

6:00 AM hôm sau

Sáng dậy uống phần thứ ba dung dịch Epsom salt (¾ cup).Đừng uống phần này trước 6:00AM. Nếu bạn muốn ngủ, cứ ngủ thêm.

8:00AM

Uống phần thứ tư (phần chót) ¾ cup dung dịch Epsom salt đã pha. Bạn có thể đi ngủ lại nếu muốn.

10:00AM

Có thể ăn bắt đầu uống nước trái cây, ăn cháo, nửa giờ sau ăn trái cây và một giờ sau (khoảng 11:00AM) ăn uống bình thường.

Bạn có thể đi tiêu lỏng vào buổi sáng (thường là sau khi uống dung dịch Epsom salt). Dùng đèn rọi (flash light) sẽ thấy rõ các sạn đủ màu, những sạn màu xanh là do bị nhuộm bởi mật vì bị ngâm trong túi mật lâu ngày. Sạn mầu xanh là minh chứng gallstones chứ không phải là cặn bã của thực phẩm. Bạn không thể lầm lẫn những viên sạn này với phân được vì sau hai cups dung dịch muối Epsom hôm trước, trong ruột của bạn đã không còn phân, chỉ có nước muối. Nếu còn sót thì phân phải chìm trong nước, chỉ có gallstones là nổi vì chứa toàn là cholesterol bên trong. Có khi sạn đóng cục lại với nhau và theo nhau ra từng chùm. Bạn có thể đếm tới 100 hay 200 hạt đủ loại mỗi lần đi cầu là thường. Phần lớn các sạn là cholesterol đóng với calcium v.v…

Lần đầu tiên tẩy trừ sạn, bạn có thể có vài viên lớn hay có rất ít, cho nên bạn nên chờ khoảng hai tuần sau làm tiếp lần thứ hai để tống hết sạn lớn nhỏ ra ngoài. Trong cơ thể người ta có đến khoảng 50 đến 2000 viên sạn. Rồi sau đó cứ sáu tháng làm một lần.

Theo thống kê của bác sĩ Hulda Clark trong hơn 500 trường hợp kể cả những người trên 70 hay 80 tuổi áp dụng phương pháp này đều rất an toàn. Trường hợp bạn cảm thấy khó chịu thưòng là do bạn có sán lãi trong ruột gan.

Tịnh Thuỷ soạn dịch và thực hành - August 08, 2006 -

[email protected]

Chú Thích:

Nhóm bạn của chúng tôi gồm sáu người: hai nam và bốn nữ, có số tuổi từ 48 đến 70 tuổi, đã áp dụng theo phương pháp trên trong khoảng từ tháng 6 đến tháng 8 năm 2006 và cho kết quả tốt

81

Page 82: CẨM NANG TRỊ BỆNH BẰNG PP THỰC DƯỠNG

với năm người cho ra nhiều sạn (từ 20 viên sắp lên) và một người không có. Một người cung cấp ảnh chứng minh đính kèm. Nếu quý độc giả muốn liên lạc, xin e-mail cho chúng tôi. Chúng tôi sẽ cung cấp số điện thoại.

Bạn có thể vào đây xem thêm chi tiết:http://curezone.com/cleanse/liver/huldas_recipe.asphttp://www.quantheambotat.com/FolderChuaBinh/SanGanSanMat.htm

----------------Dược liệu thiên nhiên gồm có:

½ cup (125 ml) dầu olive (nên dùng extra virgin)1 trái bưởi lớn (hoặc chanh) miễn sao vắt ra được ½ cup.4 muỗng canh (muỗng ăn phở) muối Epsom – Magnesium Sulphate – có thể mua muối này ở các tiệm thuốc tây (Pharmacy Store)Thêm 3 cups (750 ml) nước bưởi vắt, hoặc nước táo (apple) vắt cho dễ uống.

Để cho việc tẩy gan được chu đáo, bạn nên chọn một ngày nghỉ (cuối tuần thứ bảy chẳng hạn vì bạn cần một ngày, chủ nhật để hồi sức sau khi tẩy gan).

Sáng hôm tẩy gan (thứ bảy).

Ăn sáng và trưa thức ăn nhẹ không có chất béo và chất đường (nên ăn oatmeal, hoặc khoai (tây) luộc. Vì ăn như thế sẽ giúp tạo áp xuất trong túi mật để tống những cục sạn ra cho dễ hơn.

Không ăn và uống sau bữa ăn trưa (12 giờ) cho đến trưa ngày hôm sau.

2:00 trưa. Từ lúc này trở đi, bạn sẽ không ăn hoặc uống kể cả nước.Chuẩn bị pha nước muối: Khuấy đều 4 muỗng canh muối Epsom với 3 cup nước bưởi mới vắt vào một bình lớn. Xong bỏ vào tủ lạnh (cho dễ uống).

Sửa Soạn Dung Dịch Epsom salt:(...) xem phia tren

Nên uống nhiều nước. Đi Tiêu tiện là kết quả của việc tẩy gan này. Bạn có thể thấy những cục sạn màu xanh màu nước mật (vì bị ngâm trong mật lâu ngày; có cục nổi vì có chứa nhiều cholesterol. Bạn không thể lầm lẫn những cục sạn này với phân được vì sau 2 cups dung dịch muối tối hôm trước, trong ruột của bạn đã không còn tí phân nào (chỉ có nước muối thôi). Bạn sẽ tha hồ mà đếm những cục sạn được tống ra vào sáng hôm sau, có cục dài dài như những cục phân chuột màu xanh, hoặc màu xanh ngọc thạch; có cục tròn như hạt đậu đen, hoặc nhỏ như hạt đậu xanh. Trong cơ thể người ta có đến khoảng 50 – 2000 cục.

Lần đầu tiên tẩy gan, bạn có thể có vài cục lớn vì mấy cục này chặn cửa – cho nên bạn nên chờ khoảng 4-8 tuần sau làm tiếp để những cục nhỏ có thì giờ ra đến cửa ống dẫn mật (nên làm 4 lần một năm).

82

Page 83: CẨM NANG TRỊ BỆNH BẰNG PP THỰC DƯỠNG

9. Đừng Xem Thường Tình Trạng Tiền Tiểu Đường

BS THÚ Y NGUYỄN THƯỢNG CHÁNH & DS NGUYỄN NGỌC LAN . Việt Báo Thứ Bảy, 5/3/2008, 12:02:00 AM

Cần thể dục, hay đi bộ nhiều để chận bệnh tiểu đường

Keywords: Prediabetes

Phần đông những người trung niên tuổi từ 45 tuổi trở lên thường có hàm lượng đường huyết hơi cao hơn mức bình thường, nhưng vẫn còn thấp hơn mức của bệnh tiểu đường thật sự.Khoa học gọi đây là tình trạng prediabetes hay tiền tiểu đường.

Prediabetes không biểu hiện ra bằng triệu chứng rõ rệt cho nên chúng ta không bao giờ biết được nếu không đi thử máu!

Nếu không thay đổi cách sống, thì tình trạng prediabetes sẽ chuyển thành bệnh diabetes type II trong vòng 10 năm.

Có thể bạn đang bị prediabetes rồi nhưng bạn không biết đó thôi!

Nếu bạn không đi thử máu thì không biết được!Prediabetes là bước đầu dẫn tới bệnh diabetes thật sự. Nếu bạn có một hoặc nhiều yếu tố sau đây thì nguy cơ bạn sẽ có bệnh tiểu đường càng giatăng gấp bội:

- Trên 45 tuổi- Trong gia đình đã có người bị bệnh diabetes rồi (first degree family history of diabetes)- Trong quá khứ, chị đã từng bị tiểu đường lúc mang thai (gestational diabetes), hoặc chị đã sanh được cháu bé nặng trên 4 kg. Thường thì bệnh sẽ hết sau khi sanh nhưng có thể bệnh sẽ xuất hiện trở lại một lúc nào đó trong tương lai.- Quá mập, có body mass index BMI từ 25 trở lên.- Có bệnh sử hội chứng noãn đa nang (polycystic ovary syndrome PCOS)

- Có nếp sống ù lì (sedentary), thiếu vận động và thiếu thể thao- Có dấu hiệu của hội chứng biến dưỡng (metabolic syndrome)- Có dấu hiệu biến chứng liên hệ đến bệnh tiểu đường (ví dụ: bệnh tim mạch)

- Thuộc thành phần của các sắc dân Indians Bắc Mỹ, Latino Nam Mỹ, Phi Châu , Á Châu,và các thổ dân sống trên các đảo vùng Thái bình dương (Pacific islanders)- Đang sử dụng thuốc trị bệnh tâm thần phân liệt schizophrenia. Các loại thuốc nầy làm cho bệnh nhân bị béo phì nên dễ bị bệnh tiểu đường.

Tình trạng tiền tiểu đường cũng còn được gọi bằng nhiều tên khác nhau.Danh từ Prediabetes là một chẩn đoán lâm sàng tương đối còn mới mẻ, được sử dụng lần đầu tiên năm 2002 bởi hai cơ quan The US Department of Health and Human Services và The American Diabetes Association, với mục đích chính là để nhấn mạnh vào việc phòng ngừa bệnh tiểu đường, đã không ngừng gia tăng trong dân chúng Mỹ.

83

Page 84: CẨM NANG TRỊ BỆNH BẰNG PP THỰC DƯỠNG

Tùy theo test thử nghiệm mà Prediabetes còn được gọi bằng những tên khác nhau nhưtình trạng xáo trộn dung nạp glucose (impaired glucose tolerance IGT) hoặc tình trạng xáo trộn glucose lúc bụng đói (impaired fasting glucose IFG).

Những tình trạng nầy là những cảnh báo của bệnh diabetes type II trong tương lai với biểu hiện chính là đường huyết glycemia rất cao và đồng thời kèm theo hiện tượng đề kháng insulin (insulin resistance).

Theo Tổ chức Y tế Thế giới, năm 2003 có lối 194 triệu người bị bệnh tiểu đường trên thế giới. Số nầy sẽ tăng gắp hai năm 2025.Việt Nam hiện có trên 2 triệu bệnh nhân tiểu đường chiếm 4.4% dân số thành thị.

Diabetes có thể gây biến chứng như mù lòa (rétinopathie diabétique), viêm loét (ulcération) bàn chân có thể phải bị cưa, suy thận (insuffisance rénale), bệnh chứng thần kinh (neuropathie), và bệnh chứng về tim mạch (cardiopathie) có thể đưa tới tử vong nếu không được chữa trị kịp thời và đúng cách.

Tại Canada, ước lượng có vào khoảng 1,8 triệu người bị diabetes type II, tương đương với 8% dân số trưởng thành.Riêng tại Hoa Kỳ, có thể có đến 54 triệu người tuổi từ 45 đến 74 đang trong tình trạng prediabetes.

**Nếu bạn đang trong tình trạng prediabetes, rất có thể đồng thời bạn cũng có hội chứng biến dưỡng.

Để xác định hội chứng biến dưỡng, bạn cần phải có 3 điểm trong số các dấu hiệu sau đây:

- Đường huyết lúc bụng đói phải bằng hoặc cao hơn 6,1mmol/L- Mập bụng. Vòng bụng đo nơi rún trên 102cm nếu là đàn ông và trên 88cm nếu là đàn bà- Hàm lượng Triglycerides trong máu lúc bụng đói bằng hay trên 1,7mmol/L- Hàm lượng HDL - Cholesterol tốt, thấp hơn 1,0 mmol/L ở đàn ông và dưới 1,3 mmol/L ở đàn bà- Huyết áp động mạch bằng hay cao hơn 130/85

Prediabetes dẫn đến những hậu quả gì?

Theo thời gian, prediabetes sẽ dẫn đến diabetes thật sự hoặc bệnh tim mạch (đau thắt ngực angine, nhồi máu cơ tim infarctus, nghẽn mạch…).

Triệu chứng sẽ trầm trọng hơn gấp bội nếu đồng thời có hội chứng biến dưỡng kèm theo.Làm sao biết được mình đã bị prediabetes?

Tình trạng prediabetes không có một biểu hiện lâm sàng rõ rệt nào hết nếu không thử máu để đo mức đường glucose của mình.

Tùy theo tình trạng của bệnh nhân mà bác sĩ cho thử loại test nào.

84

Page 85: CẨM NANG TRỊ BỆNH BẰNG PP THỰC DƯỠNG

Có hai cái test có thể được thực hiện.

+Test 1: Test glucose lúc bụng đói (Fasting Plasma Glucose Test)Test thực hiện lúc sáng sớm sau khi bạn phải nhịn ăn qua đêm ít nhất 8 tiếng đồng hồ trước đó.- Nếu đường huyết glycemia đo được từ 110 tới 125mg/dl (6,1 – 6.94mmol/L) có nghĩa là có sự xáo trộn glucose lúc bụng đói (impaired fasting glucose). Đây là tình trạng prediabetes.- Nếu glycemia từ 126mg/dl hay 7mmol/L trở lên là bạn thật sự đã bị bệnh diabetes rồi.

+Test 2: Test glucose sau khi ăn (Two hour oral glucose tolerance test hay glycémie provoquée)Người ta cho bạn uống 75g glucose, bạn ngồi lại trong phòng chờ, và máu được rút ra để đo đường huyết sau đó 2 tiếng đồng hồ.

-Nếu hàm lượng glucose nằm ở giữa giới hạn 140-199mg/dl (7.78 - 11.06mg/L) có nghĩa là có hiện tượng xáo trộn dung nạp glucose (impaired glucose tolerance). Đây là prediabetes.

** Nếu bị prediabetes rồi, thì mỗi năm bạn cần phải được test lại để theo dõi sự tiến triển của nó. Trong giai đoạn nầy, bác sĩ chỉ khuyên bệnh nhân nên ăn uống cho kỹ lưỡng và nhớ tập thể dục đều đặn mà thôi chớ chưa cần phải uống thuốc .

Cũng có trường hợp sau một thời gian đã thay đổi cách sống + ăn uống kỹ lưỡng + tập thể dục đều đặn rồi mà hàm lượng đường huyết vẫn tiếp tục gia tăng mãi đồng thời bạn cũng có dấu hiệu liên hệ đến bệnh tim mạch…Trường hợp nầy, bác sĩ sẽ kê toa cho bạn thuốc uống để ổn định đường huyết. Thuốc thường thấy là Metformine (Glucophage) thuộc nhóm biguanides giúp giảm glucose do gan sản xuất ra và đồng thời tăng việc hấp thụ glucose tại các cơ.http://www.agencesss04.qc.ca/Diabete/pages/PDFs/Module1.pdf

Tình trạng tiền tiểu đường có thể làm đảo ngược lại được

Một chế độ dinh dưỡng nhiều nhiệt năng, nhiều chất bột đường carbohydrate cộng thêm một nếp sống ù lì thiếu vận động là những nguyên nhân chính làm gia tăng đường huyết cao hơn bình thường.

Các chất bột đường như cơm, ngũ cốc khi ăn vào sẽ được chuyển ra thành đường glucose để sau đó được hấp thụ vào máu.

Mỗi loại bột đường đều có một chỉ số đường huyết (glycemic index,GI) khác nhau.GI là vận tốc chuyển hóa của một chất bột đường carbohydrate thành glucose để vào máu.Một thức ăn có GI càng cao thì đường huyết càng tăng nhanh. Ngược lại, một thức ăn có GI thấp thì đường huyết sẽ tăng chậm.

Sự tăng đường lượng quá nhanh (glucose spike, hyperglycemia) sau khi ăn khiến tụy tạng cũng phải tiết nhanh và thật nhiều hormone insulin (hyperinsulinemia) để kịp đem glucose vào tế bào để sử dụng, đồng thời kéo đường lượng xuống mức bình thường.

Sự kiện đường huyết tăng giảm lên xuống không ngừng thường xuyên như cái yo yo trong một

85

Page 86: CẨM NANG TRỊ BỆNH BẰNG PP THỰC DƯỠNG

thời gian lâu dài khiến tụy tạng yếu đi, insulin bị giảm tác dụng và bị đề kháng (insulin resistance). Đây là tình trạng thường gặp ở những người hay uống các loại nước ngọt chứa nhiều đường (Coca, Pepsi, Soda, v.v…), hoặc thích ăn ngọt hay ăn bánh trái làm từ bột tinh chế. Họ ăn nhiều và ăn quá thường xuyên. Lâu ngày thì xảy ra tình trạng xáo trộn dung nạp glucose khiến đường huyết càng ngày càng tăng cao hơn bình thường. Tình trạng nầy là prediabetes.

Các nhà khoa học đều khẳng định việc thay đổi cách sống như ăn kiêng, ăn vừa đủ nhu cầu cộng với việc vận động tập thể dục thường xuyên sẽ làm chậm lại sự tiến triển của prediabetes, chặn đứng lại, và thậm chí đôi khi cũng còn có thể đảo ngược đường huyết trở lại mức bình thường.

Làm sao phòng ngừa prediabetes?Cách phòng ngừa tình trạng tiền tiều đường / tiểu đường type II trước nhất là phải chuộng một nếp sống lành mạnh.

Bỏ thuốc, giảm cân, làm cho ốm bớt nếu trường hợp bệnh nhân đang mập phì sẵn.Kế đến là phải hạn chế việc sử dụng dầu mỡ, kiêng cữ đồ ngọt, bớt chất bột đường, tránh thức ăn làm từ bột quá tinh chế (refined).

Nên dùng nhiều trái cây, ngũ cốc, đậu, hạt, rau cải chứa nhiều chất xơ.

Chọn những loại thực phẩm có chỉ số đường huyết GI thấp, tránh ăn quá nhiều chất bột đường có GI cao trên 72 chẳng hạn như cơm trắng hạt dài, xôi nếp, khoai tây đút lò, bánh mì baguette.

Nên bớt ăn cơm thì tốt nhất. Thay thế gạo trắng hạt dài hương lài Jasmine bằng những loại gạo có nhiều amylose và GI thấp hơn như gạo Ấn độ Basmati chẳng hạn…Đã có nhiều khảo cứu cho biết là gạo trắng hạt dài, loại mà chúng ta thường ăn hằng ngày là một trong nhiều nguyên nhân làm tăng đường huyết rất nhanh…Có thể thay thế cơm bằng bún, miến, đậu xanh, rau cải luộc, v.v… là những thức ăn có GI thấp.

Sau cùng là bạn phải năng vận động, thường xuyên tập thể dục mỗi ngày ít nhất 30 phút và tập cho ra mồ hôi mới hiệu quả. Bỏ thuốc lá là một việc cần phải làm.

Tóm lại là bạn phải có một nếp sống lành mạnh vậy!

Một vài thí dụ về glycemic index (GI) ở một số sản phẩm thường dùng

GI thấp dưới 55Đậu nành, đậu phọng (15); đậu xanh (30); đậu trắng (38); đậu đỏ (40); sữa bò (30); yogurt (35); cam (40); pomme (39); Biscuit khô (55); bột lúa mạch oat (50); bún (35); gạo Basmati có nhiều amylose (50); carotte tươi (35); Fructose (20); gạo lức, đậu petit pois, khoai lang, bánh mì multigrain, pain au son (45); rau cải xanh, tomate, cà tím, ớt xanh, hành tỏi nấm rơm (10); bưởi (22); trái poire (36); khoai mỡ (51); pêche tươi (28); nước pomme (48); nho tươi (43).

GI trung bình từ 56 - 69Cà rem (59), nước cam lon (65), chuối chín (62), đu đủ (60), bánh mì wholemeal bread (69), trái

86

Page 87: CẨM NANG TRỊ BỆNH BẰNG PP THỰC DƯỠNG

Kiwi (58), nho khô (64), đường cát sucrose, saccharose (65), khóm (66).

GI cao từ 70 trở lênCarotte nấu chín (85), dưa hấu (72), bí rợ (75), Corn chip (72), White bread (70), gạo trắng hạt dài (72), gạo tấm broken rice (86), nếp (98), mật ong (90), các loại cereal corn flake (80), Pepsi cola (70), Instant rice (90), khoai tây nấu chín (70), khoai tây đút lò, khoai tây chiên (95), bánh mì baguette (95), beer maltose (110).

Kết luậnTình trạng prediabetes rất là âm thầm, lặng lẽ, không biểu lộ ra ngoài bằng một triệu chứng nào cả.

Tuy vậy, nó rất quan trọng nhất là đối với những bạn đang bước vào tuổi trung niên. Chúng ta nên xin bác sĩ cho đi thử máu mỗi năm. Đôi khi còn lòi ra những kết quả khác rất bất ngờ lắm…Biết để thay đổi cách sống và để kịp thời đề phòng hoặc để chữa trị…

10. 10 lưu ý giúp giảm cân hiệu quả

"Đừng nôn nóng quá khi muốn giảm cân, khi thành công rồi cũng phải cố giữ sự thành công đó”, BS Yến Phi khuyên

Qua kinh nghiệm trong công việc cũng như thực tế bản thân, ThS-BS Đào Thị Yến Phi, chuyên gia về dinh dưỡng, giới thiệu 10 kinh nghiệm thực tế mà người ăn kiêng cần chú ý:

1. Giữa việc vận động cơ thể và ăn kiêng thì cần chú ý vai trò của việc ăn kiêng trong giảm cân là chính và có tính quyết định hơn so với việc vận động cơ thể. Ngoài 2 yếu tố trên, các phương tiện khác cũng chỉ là những biện pháp hổ trợ.

2. Không đặt mục tiêu giảm cân trong vòng 1 tháng và mỗi đợt giảm cân phải kéo dài ít nhất 3 tháng, với mục tiêu mỗi tuần giảm 500gr, nếu được như thế là đã thành công.

3. Luôn có sẵn một thứ thức ăn nào đó, để ăn khi đói hay thèm ăn, không bao giờ nhịn đói hay chớ để bụng đói đến mức đụng cái gì cũng ăn.

4. Tập ghi lại những gì mình đã ăn, tập tính khối lượng calo đã tiêu hao trong ngày. Qua đó, ta sẽ thấy được mức nguy hiểm của việc ăn quà vặt: Đó là đủ năng lượng cần thiết nhưng lại thiếu những chất cần cho cơ thể và dư thừa những chất dễ dẫn đến tăng cân.

5. Cảnh giác với những món ăn hay những bữa ăn ngoài chương trình như tiệc tùng, liên hoan hay chỉ là vài hạt đậu phộng, vài cái bánh nhỏ.

6. Ăn rau nhiều rất tốt cho việc ăn kiêng nhưng cần chú ý trái cây, nhất là những loại có vị ngọt, không giúp ích gì cho việc giảm cân. Rau có năng lượng không cao nhưng trong rau có nhiều loại vitamin.

87

Page 88: CẨM NANG TRỊ BỆNH BẰNG PP THỰC DƯỠNG

7. Tuyệt đối không dùng các món chiên, quay, da, đồ lòng, mỡ hành, hành phi, nếu có thể tự chủ bản thân được thì chỉ dùng thử 1 miếng và chỉ 1 mà thôi

8. Cần cảnh giác với việc ăn chay, do đa số đều chứa một lượng chất béo, chất bột đường khá cao.

9. Uống thật nhiều nước, bất kỳ lúc nào có thể uống, mỗi ngày nên uống từ 3 - 4 lít nước lọc. Nên uống nước trước bữa ăn và ngay khi ngủ dậy.

10. Khi có thời gian rảnh, nên chọn việc đọc sách, báo, đi dạo, tập trang điểm… thay cho việc nấu nướng hay đi mua thức ăn.

Tăng cân, ngày nay là chuyện đương nhiên sẽ đến với mọi người dù ở độ tuổi nào, nếu không có cuộc sống hợp lý, cân bằng về việc ăn uống cũng như vận động cơ thể. Đặc biệt đối với nữ giới, chuyện giữ vóc dáng sau thời tuổi trẻ là nỗi quan tâm chính của quý bà, trong đó chuyện ăn kiêng được áp dụng nhiều nhất.

Tuy nhiên, số người thành công trong việc giảm cân với phương pháp ăn kiêng thì ít, đa số còn để cho khối lượng mỡ của cơ thể cứ trồi lên sụt xuống thất thường, mà như thế việc ăn kiêng coi như thất bại, dần dần béo phì là chuyện không tránh khỏi.

Để tránh tăng cân - béo phì, theo các chuyên gia dinh dưỡng, cần thực hiện ít nhất 2 việc là: có một chế độ ăn uống hợp lý và thường xuyên vận động thể lực cách thích hợp.

Chế độ ăn hợp lý bao gồm việc giảm năng lượng ăn vào nhưng phải đảm bảo đầy đủ chất dinh dưỡng, bằng cách giảm ăn các thức ăn giàu năng lượng như cơm, bánh mì, bánh ngọt, chè…. Hãy dùng chén dĩa nhỏ, ăn chậm, nhai kỹ khi ăn, hoặc dừng ăn ngay khi cảm thấy no nhưng không được nhịn ăn hay bỏ bữa.

Trong việc ăn uống hợp lý, người ăn kiêng còn phải giảm lượng chất béo nhất là chất béo có nguồn gốc động vật.

Bước thứ hai để giảm cân đạt hiệu quả là cần tích cực vận động cơ thể một cách đều đặn và thường xuyên từ 30 - 60 phút mỗi ngày, qua việc đi bộ, chạy bộ, đạp xe, thể dục thẩm mỹ… sẽ giúp giảm cân hoặc duy trì được trọng lượng cần.

Ngày nay, nhiều người còn dùng thuốc để giảm cân, tuy nhiên đây có thể là con dao 2 lưỡi, do đó cần phải có sự hướng dẫn của bác sĩ, nhất là đối với những người có những bệnh lý mạn tính về tim mạch hoặc đái tháo đường.

11. Cách nhịn ăn tốt nhất ?

Thọ bát quan trai

88

Page 89: CẨM NANG TRỊ BỆNH BẰNG PP THỰC DƯỠNG

Nhà Phật có cách thọ bát quan trai, dạy từ sáng sớm đọc Kinh và toạ thiền,Tụng xin giữ 8 giới trọn trong một ngày, có giới không ăn chiều (tuy nhiên có thể uống một chút gì đó lỏng để cho cái bụng không bị réo cồn lên phá hỏng công phu).

Bữa chiều lý tưởng nhất là uống cốc bột cà phê Ohsawa và bột hạt sen, cho chút muối và vài giọt mật ong.

Nếu có thể thì nấu chỗ bột đó với chút bột sắn dây.Như vậy dậy sớm làm cho tuổi thọ được kéo dài vì hưởng được dương khí của tinh mơ.

Thọ bát quan trai giới công đức vô lượng và nhiều tội tật tiêu trừ và chắc chắn sức khoẻ vô biên.

Đấy chỉ có mỗi một ngày trong tháng mà bạn thọ bát quan trai mà đã được lợi ích nhường đó.

Tiên sinh Ohsawa có một lời khuyên:nếu bạn có một cái dạ dày tốt thì hãy ăn một ngày 3 bữa.

P Pháp Ohsawa cũng khuyên mỗi tuần nên nhịn một bữa chiều. Có thể chọn đó là ngày nào trong tuần để tạo thói quen tốt?

http://thucduong.vn/forums/index.php?showtopic=1000---------------------------------------------------------------------Nhịn ăn chữa bệnh, hồi xuân, tuyệt thực đi về đâu?

Nhà sinh lý học nổi tiếng Claude ber-nard đã quả quyết tuyên bố rằng: “Tình trạng cơ thể là chính yếu, vi trùng không có gì đáng kể”. Thật vậy, nếu mọi tế bào tạng phủ trong người đều lành mạnh thì chẳng có một loại vi trùng nào có thể quấy phá hoặc tác hại được. Và muốn cho mọi cơ năng tạng phủ đều được lành mạnh thì trước hết các chất bổ dưỡng đưa vào máu để phân phối nuôi cơ thể phải tinh khiết, đầy đủ và đúng quân bình.

Đã biết qua thuyết OHSAWA chúng ta ai cũng biết rằng bệnh tật sở dĩ sinh ra là vì quân bình Âm-Dương bị chênh lệch do đó vi trùng hoặc ngoại tà mới có dịp xâm nhập phát tác và gây tổn hại cho cơ thể.

Sự khám phá ra vi trùng của Pasteur đã lái ngành y khoa hiện đại về chiều hướng giải phẫu và sưu tầm các thuốc kháng sinh ngày càng hiệu lực, quả thật đã đem lại nhiều tai hại cho loài người. Phương thức chữa bệnh của các y sĩ đáng lẽ là nghiên cứu mọi cách tiết độ để bảo tồn sinh lực cho cơ thể có khuynh hướng đạo đức và chiêm nghiệm vì đâu, do nguyên nhân nào mà cơ thể mất quân bình, nhưng vì quá chú trọng đến vi trùng, người ta cứ để con người ngụp lặn trong dục lạc truy hoan vì chỉ tìm cách giết cho được vi trùng, đổ lỗi cho chúng như là nguyên nhân chính yếu của bệnh tật, do đó nếp sống con người bị soa đoạ về vật chất cũng như tâm linh.

Muốn phục hồi sức khoẻ đang bị một loại vi trùng nào đó làm tổn hại thì công việc cho bệnh nhân - uống một thứ kháng sinh nào đó chưa đủ mà phải chữa trị tận nguồn gốc và phục hồi toàn diện sinh lực cho cơ thể. Và muốn hoàn thành công việc ấy, muốn loại trừ nguyên nhân sâu xa của căn bệnh, muốn lập lại quân bình Âm-Dương cho cơ thể, muốn cải tạo sức khoẻ cho thể chất

89

Page 90: CẨM NANG TRỊ BỆNH BẰNG PP THỰC DƯỠNG

và tâm linh, tưởng không có phương cách trị liệu nào hữu hiệu hơn phép nhịn ăn hợp cách.

Nhịn ăn dù thời gian hoặc dài hay ngắn là một thời cơ tốt đẹp cho tạng phủ được nghỉ ngơi, giúp điều kiện cho tế bào bài tiết các chất độc, cơ thể phân phối các thức ăn dự trữ, các khoáng chất, sinh tố... để lập lại quân bình Âm-Dương tốt đẹp cho cơ thể.

Điều người ta thường lo ngại hơn cả là nhịn ăn làm sụt cân quá nhiều nhưng sở dĩ người ta lo ngại như vậy vì người ta không hiểu sự ích lợi, sự mầu nhiệm của phép nhịn ăn. Mối lo ngại đó là vô căn cứ, là hoàn toàn hư ảo. Thật vậy, sau thời gian nhịn ăn phải phép và khi sự giải độc được hoàn thành cho cơ thể người nhịn ăn tuy gầy hơn trước nhưng nhờ các tế bào trở nên trong sạch và non trẻ hơn trước nên một khi ăn uống trở lại là lên cân đúng mức quân bình và sức khoẻ thêm dồi dào, miễn rằng đừng ăn uống bừa bãi để sa vào chỗ mất quân bình Âm-Dương đã gây ra bệnh tật trước kia.

Người hành phép nhịn ăn chỉ cần nghỉ ngơi hoặc hoạt động vừa phải, trong đó phép đi bộ được xem là tốt hơn cả. Mọi cử động đột ngột đều nên tránh, ví dụ đang nằm mà vùng đứng dậy có thể sinh ra xây xẩm mặt mày trong chốc lát.

Về thời gian nhịn ăn, lý tưởng và công hiệu hơn cả là nhịn ăn cho đến khi nào sự thèm ăn tự nhiên trở lại, nhưng trong thời buổi mà nhịp sống trở nên sôi động và cuồng loạn như ngày nay, mà thì giờ được xem là vàng bạc thì kể ra cũng ít người đủ điều kiện để có đủ thời giờ thong thả thuận tiện để đeo đuổi đến cùng một kỳ nhịn ăn dài hạn.

Tuỳ khả năng, thuận tiện ta có thể nhịn ăn 7,14, 21 hoặc 28 ngày hay hơn thế nữa...

Những kỳ nhịn ăn dài hạn dĩ nhiên kết quả tốt đẹp hơn, nhanh chóng hơn những kỳ nhịn ăn ngắn hạn thường để dành cho những bệnh nhân không đủ điều kiện nghỉ dài ngày. Những cuộc nhịn ăn ngắn hạn có lợi là có thể thực hành lúc nào cũng được mà không cần ngưng công việc sinh hoạt hàng ngày. Nhịn ăn ngắn hạn có thể là mỗi tuần một ngày: mỗi tháng 2-3 kỳ, mỗi kỳ 3 ngày; hay mỗi tháng 1-2 kỳ, mỗi kỳ 5 ngày tuỳ bệnh trạng, tuỳ sở thích, tùy suy luận hay kinh nghiệm của từng người.

Nhịn ăn gột rửa các chất độc ra khỏi cơ thể, cải thiện sự tuần hoàn và hô hấp. Sinh lực đáng lẽ phải dồn vào trong công việc tiêu hoá thức ăn nay được dành riêng cho sự gột rửa các độc tố trong cơ thể, sửa chữa, bù đắp các tạng phủ, cơ quan bị suy tổn. Thần kinh hệ được giải khai, bắp thịt được thoải mái nghỉ ngơi, các nội tạng làm việc ít lại, sinh lực con người được cải tạo, nhờ đó mà ảnh hưởng tốt đẹp lan rộng đến địa hạt trí tuệ và đạo đức con người.

Đối với quảng đại quần chúng, người ta thường cho rằng bệnh tật chỉ là một sự cấp phát, một hiểm hoạ do vi trùng bên ngoài đưa vào chứ không phải do sự vi phạm các định luật thiên nhiên liên tiếp có khi ngay từ thưở sơ sinh. Quá tin vào thuyết vi trùng, người ta đã lẫn lộn lấy quả làm nhân, do vậy phát sinh lòng nghi ngại băn khoăn tự hỏi làm sao sự nhịn ăn có thể chữa lành được những bệnh nhiễm trùng truyền nhiễm, cho rằng nhịn ăn bất quá có chữa được thì chữa lành một số nhỏ bệnh thần kinh, mất ngủ, nhức đầu hay các bệnh do sự hỗn loạn bất điều hoà của các cơ năng hay tạng phủ mà thôi. Nhưng trên thực tế lại khác, có thể nhờ phép nhịn ăn lập lại được quân bình Âm-Dương thì tính thực bào, tức khả năng tiêu diệt vi trùng được cường

90

Page 91: CẨM NANG TRỊ BỆNH BẰNG PP THỰC DƯỠNG

thịnh và khả năng xuất tiết kháng thể để trung hoà độc tố thêm sung túc thì thử hỏi vi trùng còn đâu đất dung thân, há lại phải cầu cạnh đến các độc dược, kháng sinh mới chữa lành được bệnh hay sao?

Bác sĩ Roger và Josué đã làm thí nghiệm sau đây để chứng minh lợi ích của sự nhịn ăn: Hai ông chia một bày thỏ làm đôi, một nửa cho ăn uống như thường, còn một nửa thì bắt nhịn ăn hoàn toàn từ 5 đến 7 ngày rồi cho ăn uống bình thường trở lại từ 2 đến 11 ngày. Các ông nhận thấy rằng những con thỏ nhịn ăn đã tự tạo một sức miễn dịch phi thường, đã chịu đựng được một cách dễ dàng mà vô hại một lượng vi trùng tiêm vào mình chúng đủ sức giết một cách nhanh chóng những con thỏ khác trong nửa bầy không được nhịn ăn.

Bác sĩ Dewey đã chữa cho con trai ông mới 3 tuổi bị chứng bạch hầu (diphtéie). Ông cho đứa bé nhịn đói tuyệt đối chỉ uống nước rất ít và nhận thấy rằng bệnh còn chóng lành hơn là chữa trị bằng thuốc men.

Bác sĩ Dewey còn áp dụng rất hiệu quả phương pháp nhịn ăn tuyệt đối và dài hạn trong những trường hợp các bệnh nhân gây sốt như cúm, sưng phổi, đậu lào, sốt rét, các bệnh gây độc do vi trùng streptocoque, staphylocoque. Ông luôn nhận thấy rằng những người bệnh ấy bao giờ cũng được chóng bình phục và nhất là phân xuất tử vong những trường hợp trọng bệnh hết sức thấp so với cách chữa bệnh thông thường mà cứ cho người bệnh ăn của các bác sĩ đồng nghiệp.

Bác sĩ Oswald nói: “Một bệnh do vi trùng gây ra lực độc như bệnh giang mai, từ xưa xem như một bệnh dai dẳng với cách chữa bằng những phương pháp hoà hoãn, tạm bợ (ví dụ với thuỷ ngân, thạch tín...) đã được trị tận gốc với phép nhịn ăn trong những bệnh xá ả rập ở Ai cập trong thời gian Pháp chiếm đóng. Avicène đã ám chỉ đến sự công hiệu của phương pháp này mà hình như ông đã áp dụng một cách thần hiệu để chữa bệnh đậu mùa. Và bác sĩ Robert Barthlow là một y sĩ trung kiên trong việc bênh vực thuốc men cũng phải thừa nhận rằng: “Nhịn ăn chắc chắn là một phương tiện xuất sắc để bài tiết vi trùng ra khỏi cơ thể bằng một quá trình liên tục tuần tự huỷ diệt phân tử và để tái tạo các cơ cấu trong cơ thể. Đó là phương pháp nhịn ăn dùng để chữa lành bệnh giang mai, một phương pháp Đông phương dùng để chữa bệnh ấy và những kết quả rất mỹ mãn đã thu hoạch bằng phương pháp này”.

Bác sĩ Von Seeland nói: “Trên nhận xét bản thân cũng như trên nghiên cứu thực nghiệm, tôi càng ngày càng đi đến tin tưởng vững chắc rằng nhịn ăn chẳng những có một giá trị về phương diện y khoa mà chắc chắn rằng còn có một giá trị lớn lao hơn nhiều đứng về phương diện dưỡng sinh và giáo dục. Xã hội của chúng ta nô lệ dưới ách thuốc lá và rượu nay lại sắp sửa sa đọa vào nạn thuốc phiện, dần dần trở thành miếng mồi ngon cho sự u sầu, cho niềm chán sống và do đó những vụ tự vẫn gia tăng.. Rồi từ trong lòng xã hội ấy xuất hiện những triết gia u uất bi quan (trạng thái tinh thần biểu lộ một căn bệnh thực thụ hay một sự suy nhược tinh thần). Cho nên một xã hội như vậy muốn được cảnh tỉnh cần phải phát động một phản ứng quyết liệt là cách thực hành “tiết dục và nhịn ăn”.

Lành bệnh có tính cách nhất thời là dễ, nhưng bảo tồn sức khoẻ có tính cách trường kỳ mới là chuyện khó. Nhịn ăn đem lại sức khoẻ có tính cách giai đoạn nhưng sau đó nếu được bảo trì bằng cách ăn uống cho đúng quân bình Âm-Dương của Giáo sư OHSAWA thì phép dưỡng sinh mới có thể toàn hảo như vậy.

91

Page 92: CẨM NANG TRỊ BỆNH BẰNG PP THỰC DƯỠNG

Cách ăn uống sau thời kỳ nhịn ăn phải được chăm sóc kỹ lưỡng không kém gì sự chăm sóc trong lúc nhịn ăn. Sự tái tạo các tế bào quan trọng không kém gì sự gột rửa các tế bào và chính trong thời gian sau khi nhịn ăn mà người ta phạm những điều khinh suất. Nhiều người nghĩ rằng nhịn ăn là điều quan trọng, bệnh lành là xong chuyện còn sau đó thì chẳng có gì đáng kể.

Những người bệnh nhờ áp dụng phép nhịn ăn mà lành bệnh, nhưng ngay sau đó họ lại sa vào vết xe cũ của thói quen xưa. Họ trở lại ăn uống quá độ, ăn hấp tấp không nhai kỹ, ăn uống bừa bãi không biết chọn món ăn quân bình, tưởng rằng cứ ăn uống thoả thích như vậy thì chóng phục hồi sinh lực, mau lên cân nhưng có biết đâu rằng chính vì sự cẩu thả trên chẳng những đã làm tổn hại thành quả tốt đẹpthu hoạch được trong thời gian nhịn ăn mà còn làm suy nhược các cơ quan tạng phủ, chuẩn bị cho những tai hại mới, những đau khổ mới. Nhịn ăn như vậy thì khác nào công cuộc dã tràng xe cát biển đông. Vì vậy tôi đã ghép liền phép nhịn ăn với cách ăn theo nguyên lý Âm-Dương của Giáo sư OHSAWA với dụng ý giới thiệu cùng các độc giả phương pháp bảo tồn sức khoẻ và chữa bệnh thần diệu vô tiền khoáng hậu của Giáo sư OHSAWA, một ân nhân của nhân loại đã đem thân thể và cuộc đời hy sinh cho lý tưởng cao cả vị tha...

“Đại đạo phế, hữu nhân nghĩa” (Đạo đức kinh), vì không hiểu Đạo để sống thuần theo dịch lý Âm-Dương của vũ trụ mới bày ra thuốc men và bệnh viện, rồi thuốc thang và sung túc thì bệnh tật ngày càng nhiều, đạo đức càng suy. Vi trùng đâu có gì đáng sợ, đáng sợ chăng là sự vô minh vì không thấu hiểu nguyên lý của vũ trụ để dưỡng sinh, để tu thân. Thân không tu thì nhân loại suy vong, vì nhân loại nào có ai khác hơn là bạn và tôi cùng bao nhiêu người khác đang sống trên cõi đời này...

Tập sách nhỏ này nếu được hạnh ngộ lọt vào mắt xanh của bạn, tôi thầm ước nguyện khi bạn đọc xong gấp sách lại thì vấn đề tuyệt thực từ đây sẽ gây cho bạn đôi chút suy tư...

Thái Khắc Lễ

http://thucduong.vn/forums/index.php?showtopic=365---------------------------------------------------------------------

Phần I

Thành kiến về phương pháp nhịn ăn

I. Nhịn ăn và phương pháp Ohsawa

Trước khi đi sâu vào vấn đề nhịn ăn, ta nên định nghĩa rõ ràng danh từ nhịn ăn. Tuyệt thực hay nhịn ăn (Jeune) là không ăn một thức gì dưới hình thức đặc hay lỏng, mà chỉ uống nước trong thiên nhiên hay nước sôi để nguội.

Nếu có dùng xen vào một lượng thức ăn gì dù rất ít như nước trái cây, nước sữa, nước sâm chẳng hạn, hay tiêm thức ăn, chất bổ vào người thì việc đó hoàn toàn không còn ý nghĩa tuyệt thực hay nhịn ăn nữa mà chỉ được gọi là tiết thực hay kiêng ăn mà thôi.

92

Page 93: CẨM NANG TRỊ BỆNH BẰNG PP THỰC DƯỠNG

Như các bạn hiểu qua thuyết OHSAWA, đã thấy nơi cơ thể con người Âm Dương trong sự tương phản vẫn luôn có sự tương tế, tương trợ vì Âm Dương bao giờ cũng có khuynh hướng bổ túc, điều hoà đắp đổi lấy nhau. Mọi bệnh tật chỉ còn là sự biểu lộ của quá trình ấy.

Theo nghĩa đó, Giáo sư OHSAWA dạy rằng: “Ta không nên chữa một bệnh gì cả bởi vì nó sẽ tự điều chỉnh lấy. Bệnh tật có lý do tồn tại của nó”.

Giáo sư OHSAWA bảo ta đừng chữa, nghĩa là ta để tự nhiên cho Âm-Dương trong cơ thể tự điều chỉnh lập lại thế quân bình đã mất chứ không phải là làm trầm trọng thêm sự chênh lệch cho càng thêm chênh lệch. Có người ngây thơ mà hiểu ý nghĩa “không nên chữa” là không uống thuốc và trong lúc ấy cứ ăn uống bừa bãi rồi một thời gian nào đó tình cờ sức khoẻ sẽ trở lại với mình. Người ta hiểu sự quân bình âm dương của thực phẩm quan hệ mật thiết đến quân bình Âm Dương của cơ thể con người như thế nào thì tất nhiên ai cũng nhận định đúng đắn rằng “Không nên chữa” là ngoài việc không uống thuốc ra, tối thiểu là ta không nên làm trầm trọng thêm sự mất quân bình Âm-Dương bằng cách ăn uống các thực phẩm mất quân bình âm dương, còn bệnh tật hay sự mất quân bình sẵn có thì để cho Âm-Dương của Linh năng cơ thể tự điều chỉnh dần dần.

Làm đúng theo vô song nguyên lý, theo Dịch lý thuận với Đạo là làm cái không làm. Nói cách khác “Không nên chữa” có nghĩa là ăn uống cho đúng quân bình Âm-Dương, là ăn uống theo phương pháp OHSAWA. Đây là phương pháp vừa bổ dưỡng cơ thể bằng quân bình Âm-Dương thực phẩm vừa để cho Âm-Dương trong cơ thể tự điều chỉnh lấy lại quân bình.

Phương pháp “Không nên chữa” thứ hai là phép nhịn ăn. Đây là phương pháp nghỉ ngơi cho các cơ quan dinh dưỡng và sinh lý bằng cách tự phân hoá những thức ăn dự trữ trong các tế bào ít quan trọng để nuôi dưỡng các cơ quan cần thiết cho sinh mạng hoá giải các chất độc trong tạng phủ, lập lại quân bình Âm Dương tốt đẹp cho cơ thể. Đây là phương pháp tự phân để tự dưỡng cho quân bình Âm-Dương trở lại để sau đó sẽ phục hồi sức lực bình thường bằng cách ăn uống lại cho phải phép.

Ta có thể nói rằng: Ăn uống theo nguyên lý Âm-Dương của Giáo sư OHSAWA là làm cái không làm, còn nhịn ăn là giao phó cho tự nhiên. Đặc điểm của đôi đàng là làm sáng tỏ ý nghĩa “Mềm yếu là cái dụng của Đạo”, là không tranh với bệnh mà thắng bệnh, duy có phân biệt chăng là một tích cực và một tiêu cực. Ta nên suy nghiệm kỹ để tuỳ cơ ứng dụng cho thích hợp với cơ thể, khí chất, bệnh trạng và tâm lý từng người.

Thông thường người ta có sẵn thành kiến cho người bệnh ăn và ép người gầy ốm ăn nhiều thực phẩm căn cứ trên lý thuyết “người bệnh phải ăn để cho đủ sức chống với bệnh”. Người ta có biết đâu rằng làm như vậy tức là làm suy nhược bớt khả năng của cơ thể vốn đang suy nhược và làm trầm trọng thêm sự mất quân bình Âm-Dương vốn đã sẵn mất quân bình. Phải chăng đây là “Đạo của người: bớt chỗ thiếu, bù chỗ dư” (Đạo đức kinh). Chẳng hạn trong trường hợp chứng sốt, do phản ứng tự nhiên dạ dày xuất tiết rất ít vị toan nên nó không thể dung nạp một thức ăn nào vì thức ăn sẽ trở thành một nguồn trở lực nguy hại cho dạ dày và cũng là cho toàn cơ thể vì thức ăn không tiêu được nó cứ nằm ỳ ra đấy có khi đến 30, 40 giờ rồi lên men nhiễm độc vào cơ thể.

93

Page 94: CẨM NANG TRỊ BỆNH BẰNG PP THỰC DƯỠNG

Người ta thường biết ích lợi của cái có mà không để ý đến sự cần thiết của cái không. Nhồi đất nặn chén bát chính nhờ chỗ không mới có cái dụng của chén bát. Thanh âm nhờ có những khoảng không lặng thinh ngắn dài mới làm thành tiết tấu. Sở dĩ người ta làm việc được lâu dài là nhờ có công dụng của sự nghỉ ngơi. Ai ai cũng thấy sự cần thiết của sự ăn, mà ít mấy ai thấy điều lợi ích của việc nhịn ăn.

Ai cũng biết rằng mỗi khi có vi trùng xâm nhập, cơ thể liền phát ra các bạch huyết cầu, tiết ra các kháng thể để bao vây, huỷ diệt vi trùng, hoá giải các độc tố. Yếu tố tạo ra các kháng thể là các phần tử giữ một địa vị quan trọng trong tế bào chất ADN (acidedesoxyribonucléique) rất cần thiết cho sự sinh sản của tế bào. Tuy nhiên số lượng kháng thể tiết ra mỗi lần thường quá mức nhu cầu làm cho ADN bị mệt mỏi không chu toàn nhiệm vụ điều khiển và kích thích sự bào phản, và đó là nguyên nhân của sự già yếu.

---------------------------------------------------------------------

Nhịn ăn giúp toàn diện cơ thể được thực sự nghỉ ngơi, tức là phục hồi sinh lực đem lại sự trẻ trung cho con người. Giáo sư C.M Child ở Đại học học đường Chicago thí nghiệm trên các sâu bọ, bắt chúng nhịn đói thì thấy rằng chúng không chết mà chỉ càng ngày càng trở thành nhỏ lại. Sau nhiều tháng cơ thể chúng thu nhỏ đến mức tối thiểu, được cho ăn lại thì chúng lớn lên lại và trở thành non trẻ hơn bao giờ hết.(...)

Ta nên phân biệt sự tuyệt thực làm hai giai đoạn:Giai đoạn nhịn ăn hữu ích và giai đoạn đói ăn nguy hại.

Carrington tóm tắt ý nghĩa sự nhịn ăn như sau: “Nhịn ăn là một phương pháp khoa học để đào thải các mô bệnh tật và những chất liệu của ốm đau nên sau đó thế nào cũng có những hậu quả tốt đẹp. Đói ăn thì không còn thức ăn dự trữ cần thiết để cung cấp cho các mô nữa và bây giờ sự tự phân đưa đến những kết quả tai hại. Tất cả bí quyết có thể tóm tắt như sau: Nhịn ăn bắt đầu với sự ngừng bữa ăn đầu tiên và kết thúc bằng sự biết đói tự nhiên, trái lại đói ăn khởi đầu bằng sự trở lại của cái đói tự nhiên và chung cuộc bằng cái chết... Chỗ mà cái nhịn ăn kết thúc lại là cái đói ăn bắt đầu. Đói ăn là tiêu thụ các mô lành mạnh làm gầy yếu cơ thể, làm suy kiệt sinh lực; nhịn ăn là quá trình tiêu hoá các chất nguy hại, các mô mỡ vô ích, tăng gia khí lực và đem lại cho cơ thể sự điều hoà mà ta gọi là sức khoẻ.

Các nhà sinh lý học cũng kiếm cách quy định thời gian con người có thể sống không cần đến thực phẩm căn cứ trên các loài vật đặc biệt là loài có vú. Qua các cuộc thí nghiệm, người ta thấy rằng thời gian tới khi chết tỉ lệ với căn số bậc 3 của sức nặng cơ thể. Một con chuột nặng 180gr chết sau 5 hoặc 6 ngày không ăn. Thời gian này ở con người sẽ là 15,6 lần dài hơn tức là từ 96,5 đến 109 ngày. Một con chó cân nặng 20kg nhịn đói 60 ngày sau mới chết, so sánh thì thời gian tương đương ở con người sẽ là 89 ngày. Một con thỏ nặng 2kg422 chết sau 26 ngày, tương ứng với thời gian 79 ngày ở con người.

12. ĐỐI CHỨNG TRỊ LIỆU BỆNH MỒM HÔI bằng THỰC DƯỠNG

94

Page 95: CẨM NANG TRỊ BỆNH BẰNG PP THỰC DƯỠNG

Nguyên nhân và cách chữa trị bệnh mồm hôi bằng phương-pháp Thực-Dưỡng với đầy-đủ chi-tiết thì đã được Diệu-Minh và BAS viết thật đầy-đủ rồi; tôi chỉ mạo-muội thêm vào đây kinh-nghiệm chửa mồm hôi cấp-tốc bằng Thực-Dưỡng trong khi chờ-đợi sự cân-bằng âm-dương (hay axít và kiềm) trên toàn cơ-thể :

Đúng như Diệu-Minh và BAS đã viết trên đây : bệnh mồm hôi do chính dạ-dầy hôi-thối và lan lên mồm; phần lớn dạ-dầy hôi thối là do "bệnh" mà người miền Nam còn gọi là "đau bao-tử" ; mà khi bị "đau bao-tử" thì hoặc là trong dạ-dầy có quá nhiều hay quá ít "dịch-vị" làm cho thức ăn trong dạ-dầy bị "sình-thối"; không tiêu-hóa bình-thường và chính mùi hôi của thức-ăn đã "sình-thối" bốc lên miệng làm cho "mồm hôi".

Cách đối chứng trị-liệu theo phương-pháp Thực-Dưỡng :

Cách thứ nhất (và có hiệu quả nhanh-nhất) là khuấy ngay 2 gói Canh Dưỡng-Sinh với rất ít nước sôi (150cc / 150ml) và uống ngay; có thể uống trước khi ăn, giữa bửa ăn hay ngay sau khi ăn. CDS hiệu-quả và tốt hơn thuốc chữa bệnh đau dạ-dầy bằng hóa-chất bán ngoài hiệu thuốc Tây; nó trung-hòa ngay dịch-vị "thừa" hay bổ-sung, kích-thích dạ-dầy tiết thêm dịch-vị nếu đang "thiếu"và sau đó khi tiêu-hóa, nó vào ruột, thẩm-thấu vào dòng máu, cung-cấp 1 chất kiềm-tính thiên-nhiên cho cơ-thể [vừa chửa trị dạ-dầy vừa chửa trị ruột (vì bệnh dạ-dầy và bệnh ruột thường đi kèm nhau) trong bệnh "dư và thiếu" dịch-vị và dịch-tràng]. Bệnh hôi mồm hết ngay lập-tức nhưng không bền, cần dùng liên-tiếp ít nhất 10 hôm, song-song phải áp-dụng đúng theo phương-pháp Thực-Dưỡng đã được Diệu-Minh va BAS hướng-dẩn phần trên; nếu không bệnh hôi mồm sẽ tái phát ngay ! Trong trường-hợp bệnh "quá nặng" và mồm đang hôi "nồng-nặc", có thể dùng 3 gói CDS bột cho thẳng vào mồm, ngậm cho tan trong miệng và nuốt. Không nên ngậm và dùng cách này khi đang đói vì có thể gây tiêu chảy nhẹ. Xin tìm đọc thêm bài viết về "Canh Dưỡng Sinh" có trong trang web này !

Cách thứ hai : Nhai nhỏ hay nghiền nát chừng 3 đến 5 trái mơ-muối lâu năm (tùy theo mơ muối lớn hay nhỏ), nuốt vào ngay giữa bửa ăn hay ngay sau khi ăn trong 10 hôm (thông thường sau khi dùng thêm mơ muối trong 3 hôm thì mồm sẽ giảm hôi). Song song cũng phải áp-dụng dúng theo Thực-Dưỡng (đã nói rõ phần trên).

13. Súp Lơ Xanh Ngăn Ngừa Tuổi Già

(VNC-TH) Súp lơ xanh vẫn được biết đến là có thành phần chống ung thư, ngoài ra nó còn giúp cải thiện hệ miễn dịch ở người già và làm chậm quá trình lão hóa.

Một hóa chất có trong loại rau này gọi là sulforaphane có khả năng kích hoạt một loạt gene và enzyme chống oxy hóa trong tế bào miễn dịch. Những thành phần này sẽ ngăn các gốc tự do hủy hoại tế bào.

Gốc tự do là sản phẩm phụ của các quá trình chuyển hóa trong cơ thể. Nó có thể gây tổn hại mô dẫn tới bệnh tật và tuổi già."Khi chúng ta già đi, khả năng phòng chống bệnh của hệ miễn dịch bị suy giảm. Đó chính là do tác động của gốc tự do lên hệ miễn dịch", tiến sĩ Andre Nel, tác giả nghiên cứu, nói."Khi đó hàng rào phòng vệ của chúng ta sẽ can thiệp, sửa chữa và quyết định tốc độ lão

95

Page 96: CẨM NANG TRỊ BỆNH BẰNG PP THỰC DƯỠNG

hóa", Nel nói."Cụ thể, nghiên cứu của chúng tôi tìm thấy một hóa chất trong bông cải xanh có khả năng kích thích một loạt hàng rào chống oxy hóa và có thể can thiệp vào sự suy giảm của hệ miễn dịch".

Bảo vệ daHầu hết mọi người biết rằng bông cải xanh tốt cho sức khỏe, nhưng không những thế, nó còn giúp tế bào da ngăn ngừa những tổn tại do bức xạ cực tím gây ra.

Chiết xuất từ hạt súp lơ xanh mới nảy mầm làm giảm sự tổn thương da tới hơn 1/3 so với thông thường. Chiết xuất này cũng đã được chứng tỏ là giúp tế bào da chống chọi lại tia tử ngoại ở chuột.Tiến sĩ Paul Talalay tại Đại học Hopkins, Mỹ, giải thích, không giống như lớp kính chống nắng - hoạt động như một tấm chắn bằng cách hút, chặn và phát tán các tia tử ngoại, chiết xuất này giúp thúc đẩy việc sản xuất ezyme có khả năng ngăn ngừa những thiệt hại do tia cực tím gây ra.Ông đã nghiên cứu sulforaphane - một hợp chất chiết xuất từ mầm súp lơ xanh - trong hơn 15 năm. Nó cũng được biết là ngăn ngừa sự phát triển khối u ở một số loài động vật.

Talalay và cộng sự đã thử nghiệm trên 6 người, với các liều lượng khác nhau. Với liều lượng cao nhất, chiết xuất này làm giảm sự tấy đỏ ở da khoảng 37%. Hiệu quả kéo dài trong 2 ngày.Talalay nhận định chiết xuất có thể hữu ích như một công cụ phòng chống tia tử ngoại, đặc biệt ở những bệnh nhân dễ bị ung thư da.

Chống lại bệnh timThường xuyên ăn súp lơ (hay bông cải xanh) có thể bảo vệ bạn khỏi bệnh tim, bên cạnh tác dụng chống ung thư, các nhà khoa học Mỹ thông báo.

Trong thí nghiệm, người ta cho những con chuột ăn thêm một lượng súp lơ trong vòng 1 tháng, và đo ảnh hưởng lên cơ tim của chúng.So với những động vật mà chế độ ăn không thay đổi, ở nhóm chuột ăn súp lơ, tim của chúng đập tốt hơn hẳn và ít hư hại hơn khi rơi vào tình trạng thiếu ôxi.

Nhóm nghiên cứu tại Đại học Connecticut phỏng đoán súp lơ có thể đã kích hoạt sự sản xuất một protein tên là thioredoxin, giúp bảo vệ tim trước những hư hỏng.Các công trình trước kia đã tìm thấy nhiều lợi ích của súp lơ đối với sức khoẻ, đặc biệt là có tiềm năng bảo vệ cơ thể chống ung thư.

Tuy nhiên, việc hấp sơ món ăn này có thể sẽ mang lại hiệu quả tốt hơn là khi luộc. "Nếu súp lơ bị luộc chín nhừ, nó sẽ mất đi khả năng bảo vệ", giáo sư Dipak Das, trưởng nhóm nghiên cứu nói.Nhóm nghiên cứu giờ đây đang tìm hiểu những loại rau khác cùng họ với súp lơ - như cải bắp và cải Brussel - có tác dụng chống lại các loại bệnh tật khác hay không.

14. RAU MÁ, Một Thực-Dược-Phẩm Trân Quý của Đất Trời

B.S. Nguyễn Khắc Minh D.S Bùi Đình Nam

96

Page 97: CẨM NANG TRỊ BỆNH BẰNG PP THỰC DƯỠNG

(VNC) Ở quê hương, chúng ta thường uống nước rau má, 1 thứ nước giải khát bình dân, và cảm thấy khoan khoài trong những ngày hè nóng nực. Nhưng khả năng của rau má không ngừng ở đây, vì thiên nhiên muốn giúp loài người nhiều hơn nữa. Ta hãy cùng nhau tìm hiểu thêm

Tên gọi và xuất xứ:

Rau má thuộc họ apiaceae, vì mọc khắp Á Châu, nên có nhiều tên khác nhau, như tích tuyết thảo (Tàu), phanok (Lào), trachiek kranh (Miên), gotu kola (Sri Lanka), pegagan (Indonesia), takip kohol (Philippine), bua-bok (Thai Lan). Tiếng Anh gọi là pennywort. Tên khoa học là Centalla Hydrocotyle Asiatica hay Centalla Trisenthus Cochinchinensis.

Rau má là loại cỏ mọc bò trên mặt đất. Cuống dài, lá có rãnh, nên nom giống trái thận theo Trung Hoa hay như 2 bán cầu não theo Ấn Độ. Hoa mọc ở kẽ lá, từng cụm với từ 1-5 hoa nhỏ, màu trắng hoặc tím hồng. Quả dẹt, màu đen. Hạt dính với quả, hình bầu dục, thường có 2 hạt nhỏ, nom giống quả thận..Rau má mọc hoang khắp nước ta, nơi đất ẩm thấp, thu hái cả 4 mùa.

Kinh nghiệm của Đông Phương :

Y học Dân Tộc Việt Nam cho đây là 1 loại thuốc mát, vị đắng, hơi ngọt, tính bình hòa, có tác dụng thanh nhiệt, thông tiểu, giải độc. Tổ tiên ta dùng rau má như sà lát hay nấu canh để ăn, làm nước giải khát để uống và làm thuốc chữa những bịnh thông thường:

- cảm cúm, sốt, khát nước, nhức đầu.- viêm họng, cổ đau và sốt.- đau bụng lưng khi hành kinh, lợi sữa cho sản phụ mới sanh.- dùng khoảng 30-40 gam lá tươi, vò nát rồi vắt lấy nuớc uốngDân Tích Lan (Sri Lanka) dùng gotu kola như 1 món rau ăn hàng ngày, để được khoẻ và trẻ lâu. Người Thái Lan thường uống 1 ly nước rau má sau khi ngủ trưa, để thấy tỉnh táo, hăng say làm việc tiếp.

Từ nhiều ngàn năm nay rau má là 1 môn thuốc hữu hiệu trong y học dân tộc của Ấn Độ và Trung Hoa.

Ayuverda Medicine, nền y học cổ truyền nổi tiếng của Ấn Độ, coi rau má là 1 loại cỏ làm cho tươi trẻ, trường thọ, tăng cường não bộ vì giúp cho dễ tập trung tư tưởng để ngồi Thiền, trí nhớ được bền lâu và đầu óc minh mẫn. Rau má còn được dùng để chữa các bịnh phong cùi, bịnh ngoài da, eczemaTrung Y thấy rau má có khả năng bổ gan ích thận, và coi đây là 1 loại thuốc quý, có thể giúp cho nhiều chứng bịnh kinh niên và thoái hóa như lao, cùi, hay phong thấp, thấp khớp. Hơn nữa, Trung Y thấy rau má có tác dụng như nhân sâm, có thể bồi bổ cho cơ thể suy nhược vì bịnh tật hay tuổi cao. Thần Nông Bản Thảo ghi rau má là 1 thuốc trường sinh. Rượu thuốc có rau má là 1 trong nhiều yếu tố đã giúp Li Ching Yun sống tới 254 năm (1677-1933). Ông đã được chính phủ Trung Hoa chúc thọ khi được 150, 200 tuổi và báo New York Time đăng tin ông mất vào năm 1933..

97

Page 98: CẨM NANG TRỊ BỆNH BẰNG PP THỰC DƯỠNG

Kinh nghiệm của Tây Phương:

Đại Học Y khoa Maryland khảo cứu nhiều về rau má, và thấy- rau má cho khá nhiều chất hữu ích khi được phân tách ra::- khoáng chất như calcium, cobalt, selenium, manganese, phosphorus, zinc, sodium, potassium.- amino-acid cần thiết như asparate, glutamade, serine, threonine, alanine, lysine, histidine- vitamine như C, B1, B2, B6,- và nhất lá các hóa chất hữu cơ thuộc loại triterpene và saponin. Có 3 chất chính là bracoside A, bracoside B và asiaticoside. Bracoside A kích thích sự bài tiết nitric oxide của mô để làm dãn nở vi động mạch cùng mao quản, nên lượng máu di chuyển qua mô được nhiều hơn, chất độc dễ được đào thải, tế bào sống thoải mái trong 1 môi trường lành mạnh. Bracoside B ảnh hưởng tới não bộ, tăng cường các chất chuyển hóa (neurotransmitters) giúp cho tế bào óc làm việc tích cực hơn. Asiaticoside kích thích hệ reticuloendothelial nên sức miễn nhiểm của cơ thể được mạnh hơn. Asiaticoside làm tan màng nến bọc quanh vi trùng lao và cùi để bảo vệ chúng, nên rất đắc lựctrong việc điều trị 2 bịnh này. Asiaticoside giúp tế bào da chống oxy hóa, phát triển mô liên kết, nên làm mạnh tế bào da, mô da căng trẻ, và giúp cho vết mổ vết loét mau lành,- rau má.có tác dụng hữu ích cho bịnh dãn nở tĩnh mạch với những vết loét ở chân vì tuần hoàn trì trệ nên tế bào bị hủy hoại, và các bịnh áp huyết cao, ngoài da, nhức khớp, đau lưng. Nghiên cứu lâm sàng thấy rau má giúp cho được an thần, bớt lo âu, dễ tập trung tư tưởng và tăng trí nhớ. Với 1 số trẻ bi tật bẩm sinh đần độn, rau má đã làm tăng chỉ số thông minh. Rau má cón có thể giúp cho trẻ em bị bịnh khó tập trung ý chí (ADD: Attention Deficit Disorder). Khả năng của rau má giúp bịnh lãng trí (Alzheimer) đang được nghiên cứu ở nhiều nơi.

Vì tác dụng vào tuần hoàn và làm tế bào da vững mạnh, rau má được dùng làm kem bôi mặt ở Pháp để làm bớt những vết nhăn cho nét mặt được trẻ trung. Kinh nghiệm ở Úc thấy rau má giúp được nhiều những chứng đau đớn vì phong thấp và thấp khớp.

Tham luận:

Như vậy, ngoài những khoáng chất, vitamine, acit amin cần thiết, rau má mang lại cho chúng ta những dưọc chất có hai khả năng tuyệt vời cho cuộc sống, mà khoa học Tây phương mới khám phá ra:

- khả năng chống oxy hóa, phàn ứng này làm màng tế bào bị xâm chiếm bởi các gốc tự do, như 1 thỏi sắt bị han rỉ, khiến cho sức sống của tế bào bị giảm thiểu hay suy sụp, rồi dẫn cơ thể đến l tình trạng suy nhược, mắc bịnh thoái hóa hạy ung thư. Cũng giống như gấc, rau má làm cho tế bào được luôn luôn vững mạnh nên cơ thể được kiện khang. Kinh nghiệm nhiều ngàn năm của Trung Hoa và Ấn Độ, thấy rau má chống lão hóa, làm trẻ lâu, tăng tuổi thọ… là nhờ khả năng chặn đứng tác động tai hại của những gốc tự do này, khám phá ra từ 1956, mà môi trường sống mang lại cho cơ thể từng giây từng phút vì ô nhiễm, tâm tư dao động (stressful), do nội tâm (thất tình) hay ngoại cảnh (xã hội) gây ra.

- khả năng làm cho các mô tiết ra nitric oxide, chất này là 1 khám phá quan trọng nên giải thưởng Nobel về Y năm 1998 được trao cho 3 Giáo Sư Hoa Kỳ R Furchgott, L. Ignarro và F. Murad. Chính nhờ qua trung gian nitric oxide mà nitroglycerinemới chấm dứt ngay được những

98

Page 99: CẨM NANG TRỊ BỆNH BẰNG PP THỰC DƯỠNG

cơn đau tim, vì nitric oxide làm dãn nở vi động mạch, mao quản nên tim bơm máu ra cơ thể dễ dàng hơn, cần it oxy hơn, bên cung bên cầu không còn chênh lệch. Cũng vì bài tiết được nitric oxide mà đại di thực bào (macrophage), bạch huyết cầu có thể làm tê liệt vi trùng rồi tiêu diệt chúng. Và Viagra được nổi tiếng cũng do sự trung gian của nitric oxide này. Liên quan của nitric oxide tới sự khang kiên hay bịnh tật của cơ thể, về tinh thần hay vật chất, càng ngày càng được hiểu biết thêm.

- Hai khả năng trên giúp tế bào được luôn luôn vững mạnh, sống trong 1 môi trừòng hoàn hảo, ít độc tố, nhiều oxy, sạch trùng… và là cơ sở cho những kinh nghiệm về trẻ lâu và trường thọ. Tế bào da là nơi bị tấn công nhiều nhất. nên những khả năng của rau má làm cho chóng lành những vết thương, vết loét , trị mụn mặt, giảm vết nhăn ở mặt… đều có thể hiểu được. . Hai khả năng trên cũng khiến cho rau má mang lại nhiều năng lực sống cho bịnh nhân trong tình trạng suy nhược, giống như 1 thần dược của Trung Y là nhân sâm. Đông Phương không phân tách để tìm hiểu như Tây Phương, nhưng thấy 1 đặc điểm là sau nhiều năm, rể của rau má nom giống hình người như củ sâm, nên rễ rau má có tên nữa là sâm Ấn Độ.

- Với Việt Nam mình, rau má có 2 chi tiết đáng ghi nhớ và tìm hiểu.

o Vào thế kỷ 18, linh mục Bồ Đào Nha João de Loureiro, 1 y sỹ kiêm dược sỹ, sống ở miền Nam nhiều thập kỷ để nghiên cứu cây cỏ, đã cho rau má 1 danh từ khoa học là Centalla Trisenthus Cochinchinensis, vi Cochinchine là tên của nam bộ hồi đó. Cùng với gấc, rau má đã đi vào danh tư khoa học của Tây Phương với phần tên liên quan tới miền Nam của tổ quốc.

o Vì có khá nhiều dược tính hữu ích, nên rau má còn được Tây phương gọi là “Pharmacy In One Herb”, giống như sự săn sóc chu toàn về nhiều mặt của người Mẹ. Má là tiếng gọi Mẹ ở miền Nam. Không biết đây có phải là 1 sự trùng hợp thích thú, hay nhờ 1 linh tính, 1 viễn kiến nào đó mà tổ tiên ta dùng chữ má để gọi loại rau này. Mong được sự chỉ giáo của cao nhân về ngôn ngữ Việt.

Kết Luận:

Rau má là thức ăn bổ ích, và cũng là thứ thuốc để phòng bịnh hay chữa bịnh. Khả năng của rau má rất phong phú, với những tác dụng chính như sau

- Giải nhiệt và giảm thiểu những triệu chứng cảm cúm- giúp cho tế bào được vững mạnh, trẻ trung, cơ thể kiện khang, cuộc đời trường thọ.- làm cho não bộ tỉnh táo, dễ tập trung, tăng trí nhớ, rất cần cho tuổi trẻ học hành tiến bộ. Tên là gotu kola nhưng không có coca hay cafeine, nên không kích thích não bô như cà phê, để làm cho tỉnh táo đó nhưng thần kinh dễ căng thẳng..- giúp điều trị bịnh ngoài da, các chứng đau đớn vì phong thấp hay thấp khớp, những vết loét kinh niên, vết thương hay vết mổ khó lành.Nếu Hải Thượng Lãn Ông, Y Tổ của Việt Y, có 1 bài thơ tuyệt vời về dược học, mở đầu bằng hai câu:Thuốc men sẵn ở khắp nơi,Trong vườn, ngoài ruộng, trên đồi, dưới sông…

99

Page 100: CẨM NANG TRỊ BỆNH BẰNG PP THỰC DƯỠNG

và Hippocrates, Y Tổ vủa Tây Y, dạy môn sinh hãy lấy thức ăn làm thuốc (Let Food Be Thy Medicine)… thì rau má là 1 minh chứng cho hai lời dạy trên. Vừa là thức ăn bồi dưỡng cơ thể và phòng bịnh, vừa là thuốc với khá nhiều công năng hữu ích.

Hippocrates còn có 1 lời dạy khác: trước hết đừng làm hại bịnh nhân (Prima Non Nocere). Nhưng Tây dược ngày nay, dù được bào chế tinh vi theo khoa học hiện đại, và bị giám sát chặt chẽ bởi cơ quan FDA, vẫn mang lại nhiều phản ứng bên lề như đã được ghi chép đầy đủ trong cuốn PDR, và ở Hoa Kỳ mỗi năm có cả nhiều ngàn bịnh nhân thành nạn nhân. Trong khi đó, phản ứng phụ của rau má chỉ thấy ghi lại là ói mửa, nhức đầu nếu dùng nhiều, và lời khuyên cẩn thận tránh dùng ở sản phụ hay trẻ em mà ta thường thấy trong Tây dược.

Với những hiểu biết trên, chúng ta - binh nhận, dược sỹ hay y sỹ - có nhiều dịp để tìm hiểu và chứng nghiệm lâm sàng về rau má, 1 thực dược phẫm tuyệt vời mà thiên nhiên mang lại cho loài người. Rau má nên được dùng hàng ngày, trong đường hướng dưỡng sinh, phòng bịnh và chữa bịnh, như để tận hưởng lòng ưu ái và sự che trở của Đất Trời.

Đây là 1 lọai rau quen thuộc của quê hương, dáng dấp khiêm cung mọc sát mặt đất, nhưng không ngờ lại mang cho chúng ta nhiều dược chất trân quý để giúp tế bào trẻ lâu, cơ thể khang an và trường thọ, đầu óc tỉnh táo dễ tập trung, trí nhớ có nhiều để học hành đỗ đạt, hay thành công trong nghề nghiệp. Rau má, vô hình chung, đã nói lên những lời chúc tốt đẹp và thiết thực nhất, cho độc giả của Nội San đầu xuân Mậu Tý này.

15. 6 lý do nên ăn dưa hấu:

Những miếng dưa hấu mát lạnh trong ngày hè oi bức không những làm bạn thoả cơn khát mà còn có nhiều công dụng hữu ích nữa đấy.

1. Khoẻ hơnDưa hấu chứa nhiều lycopene - chất chống ôxy hoá có tác dụng chống lại các bệnh tim mạch và ung thư tuyến tiền liệt. Cà chua cũng vốn là loại quả có chứa lượng chất lycopene, nhưng nó chỉ được “phát huy” khi nấu chín với một ít dầu ăn. Dưa hấu không cần phải nấu, và ngoài ra lượng lycopene có trong dưa hấu nhiều hơn 40% so với lượng lycopene trong cà chua.

2. Cung cấp vitamin CMột miếng dưa hấu to (tương đương với 2 cốc nước ép) cung cấp một nửa lượng vitamin C cần thiết cho cơ thể.

3. Chống nhiễm trùngHai cốc nước ép dưa hấu cũng cung cấp cho cơ thể ¼ lượng beta carotin cần thiết hàng ngày. Cơ thể sử dụng chất này để tạo ra vitamin A. Cơ thể thiếu beta carotin dễ bị virus xâm nhập, dễ bị nhiễm trùng và thị lực bị ảnh hưởng.

4. Lành vết thương nhanh chóngDưa hấu là một trong những loại thực phẩm hiếm hoi cung cấp chất citrulin, một loại chất axit amin có tác dụng làm lành vết thương. Chất này có nhiều hơn ở phần vỏ của dưa nhưng mọi người thường hay bỏ đi.

100

Page 101: CẨM NANG TRỊ BỆNH BẰNG PP THỰC DƯỠNG

5. Giảm stressDưa hấu là nguồn cung cấp kali dồi dào, giúp kiểm soát huyết áp của cơ thể. Trong những buổi sum họp gia đình, dưa hấu là thức ăn hợp lý khiến mọi người thư giãn, không căng thẳng.

6. Thoả cơn khátChỉ có khoảng 96 calo trong 2 cốc nước ép dưa hấu, còn lại là hàm lượng chất lỏng cao giúp bạn thoả cơn khát. Vì thế hãy coi dưa hấu là một giải pháp tuyệt vời khi cổ họng bạn đang khát khô.

16. 3 VỊ THUỐC QUÝ CHO ĐỒNG BÀO

Sau nhiều năm trị bệnh tôi thấy đa số đồng bào miền Nam đều có thói quen uống nhiều nước đá, nước trà đá, nước tủ lạnh kế đến là nước cam, nước chanh, nước ngọt công nghiệp, nước dừa, nước mía, nước sâm và ăn nhiều đồ mát như cải bẹ xanh, rau mồng tơi, rau dền, đậu bắp, khổ qua, rau má, canh tập tàng…

Trái lại ít ăn nghệ, gừng, riềng, tỏi, sả… là những thức ăn dương tính so với đồng bào ở miền Bắc và Trung…Nói chung là đồng bào ở miền Nam hay sử dụng các thức ăn uống mang tính âm (nói nôm na là đồ mát). Vì họ nghĩ là thời tiết nóng nực và cũng nóng nực trong mình nên ăn uống đồ mát để giải nhiệt. Nghĩ thế là không sai nhưng chính vì quan điểm này mà nhiều người đã lạm dụng lâu ngày các thức ăn uống trên khiến cơ thể bị âm hóa sinh ra nhiều bệnh như đau (mỏi) lưng, nhức đầu, mỏi cổ gáy, vai, thần kinh tọa, cảm lạnh (hoặc dễ bị lạnh), hen phế quản, viêm đại tràng, trĩ, lòi dom, tiêu chảy, đau khớp gối, yếu tim, hay mệt mỏi bần thần, thiếu máu, mặt xanh xao, vàng vọt hay sợ lạnh, sợ gió, bướu cổ, viêm xoang, viêm mũi dị ứng, thị lực kém, lười biếng, không năng động, yếu sinh lý, huyết trắng…

Ngoài ra hơn khoảng chục năm trở lại đây, đa số phụ nữ uống nhiều cam, chanh, nước dừa với ý nghĩ là để cho đẹp da và chống lão hóa (theo Tây Y). Cho nên càng khiến cho cơ thể nhiều người bị âm hóa sinh ra nhiều bệnh như cảm lạnh, viêm mũi dị ứng, viêm xoang, thần kinh tọa, huyết áp thấp, suy nhược cơ thể, biếng ăn…

Nhận thấy đây là một tập tục về ăn uống rất tai hại cho sức khỏe của đồng bào ta, cho nên tôi đã cố gắng tìm tòi, nghiên cứu và cho ra đời một bài thuốc bằng thức ăn gồm 3 vị mang tính thuần dương (ấm, nóng) như sau: NGHỆ - TRÒNG ĐỎ HỘT GÀ - MẬT ONG để giúp đồng bào có thể cân bằng lại âm dương trong cơ thể mình từ đó sẽ bớt bệnh và tăng cường được sức khỏe. Đây là ba vị thuốc (cũng là thức ăn) có nhiều dược tính quý báu cũng đã được nhiều dân tộc trên thế giới dùng hằng mấy nghìn năm qua. Cho nên rất tự nhiên và an toàn.

LƯU Ý: Điểm đặc biệt của toa này là chỉ trị bệnh Hàn (bệnh lạnh) chứ không trị bệnh Nhiệt (bệnh nóng) và phải dùng dưới dạng chưng cách thủy mới hiệu quả.

Toa này do tôi sáng chế từ năm 1976 cùng lúc với toa Âm Dương thang (tức là toa Tắc-Nghệ) và đã được bệnh nhân rất tín nhiệm trong suốt hơn 20 năm qua (Hai toa này đã được tôi ghi trong sách Bài Giảng Diện Chẩn - Điều Khiển Liệu Pháptrang 56, tái bản 1993). Qua thời gian dài thử nghiệm tôi thấy toa NGHỆ - HỘT GÀ - MẬT ONG trị được khoảng 40 bệnh chứng có

101

Page 102: CẨM NANG TRỊ BỆNH BẰNG PP THỰC DƯỠNG

nguyên nhân do lạnh như sau:

Toa Tắc nghệ (Âm – Dương thang) dùng để quân bình Âm Dương cho nên chữa được các bệnh do nóng hay lạnh như cảm nóng, cảm lạnh, viêm mũi dị ứng, viêm xoang trong khi toa Nghệ - Hột gà - Mật ong chỉ chữa được các bệnh do lạnh mà thôi. Riêng Nghệ xắt lát phơi khô ngâm rượu để dành có thể trị vết thương nhiễm trùng, đứt da thịt, trầy xướt da chảy máu.

CÔNG THỨC:

1. Nghệ xà cừ (còn gọi là nghệ Tàu, tức nghệ khi ta cạo vỏ thấy có màu vàng sậm) : Một củ bằng ngón chân cái người bệnh.2. Hột gà: Nên chọn hột gà ta còn mới tốt hơn hột gà Mỹ và chỉ lấy tròng đỏ, bỏ tròng trắng.3. Mật ong nguyên chất: Có thể mua mật ong ở các tiệm bán mật ong hay công ty nuôi ong nếu không có mật ong rừng.

CÁCH CHẾ:

Nghệ rửa sạch, cạo vỏ để trong chén ăn cơm rồi giã nhỏ ra. Xong đổ vào cỡ 1/3 chén nước nóng

102

Page 103: CẨM NANG TRỊ BỆNH BẰNG PP THỰC DƯỠNG

rồi dầm cho dễ ra nước nghệ. Xong ép lấy nước nghệ, bỏ xác ra kế đến cho tròng đỏ hột gà và hai muỗng café mật ong vô chén. Tất cả đánh nhuyễn rồi đem chưng cách thủy. Sau khi sôi độ 10 phút bắc xuống, ăn lúc còn ấm. Khi chín nó có dạng như bánh flan, ăn khá ngon.

CÁCH DÙNG:

Nên ăn vào khoảng 8-9 giờ tối, cách buổi cơm chiều 3 giờ (ăn mỗi ngày một lần). Ăn một liệu trình từ 3 hoặc 6 hoặc 9 hay 12 ngày tùy mức độ bệnh nặng hay nhẹ, mới bị hay đã lâu. Nếu nhẹ thì ăn ít ngày, nặng thì ăn nhiều ngày hơn. Ăn đợt một liên tiếp trong 3 hoặc 6 hoặc 9 hay 12 ngày. Nếu chưa thấy hết lạnh (hoặc chưa thấy ấm) thì cứ tiếp tục ăn cho đến khi thấy nóng trong người (táo bón, nổi mụn nhọt, viêm họng, mất ngủ, ho nhiều) thì dừng lại không ăn nữa (nên nhớ đây là thức ăn nhưng cũng là thuốc cho nên chớ nên dùng quá liều sẽ có hại). Ngưng một tuần sẽ ăn lại nếu chưa hết bệnh. Ăn ba đợt thì ngưng một tháng mới ăn lại từng đợt như cũ. Nếu đã hết bệnh thì thỉnh thoảng khoảng nửa tháng hay một tuần cũng nên ăn một lần để củng cố kết quả cho lâu bền hơn.

LƯU Ý: Toa này có thể gia giảm như sau:

- Nếu thấy đàm nhiều thì bớt mật ong, dùng 1 muỗng thay vì 2 muỗng café (vì ngọt nhiều hay sinh đàm).- Nếu thấy nóng quá thì bớt nghệ lại (dùng củ nhỏ hơn).- Con nít dùng rất tốt tuy nhiên liều lượng cần phải giảm còn 1/3 của người lớn và không nên dùng nhiều ngày. Vì con nít dương khí nhiều, nghệ cũng dương cho nên dùng nhiều không được là vì thế.- Phải dùng nghệ tươi mới có công hiệu nhiều hơn. Đừng vì tiện lợi mà dùng nghệ bột bán sẵn sẽ không có hiệu nghiệm bằng. Và sau hết xin nhắc lại là phải chưng cách thủy mới đúng cách và có hiệu quả cao.

TOA ÂM DƯƠNG THANG gồm hai vị tắc và nghệ. Trái tắc có tính mát (thuộc âm), nghệ có tính ấm, nóng (thuộc dương).

CÁCH LÀM:

Nghệ cạo vỏ, giã nhỏ. Trái tắc (lựa trái to, còn tươi xanh, đừng lựa trái chín) cắt đôi, để nguyên hột, bỏ vô chén, thêm vào 3 muỗng mật ong (hay đường phèn) và ½ chén nước đem chưng cách thủy 15 phút. Uống sau hai bữa cơm chính trong ngày, mỗi lần uống 5 muỗng cà phê (xác nghệ và trái tắc có thể ăn nếu muốn). Không được dùng trước khi ăn cơm.

Cần lưu ý: đối với bệnh lạnh và người hư nhược, yếu ớt (Đông Y gọi là hư hàn), phải dùng nghệ nhiều (cỡ ngón chân cái người lớn) và tắc ít (1/2 trái tắc). Trái lại đối với bệnh nóng, dùng trái tắc nhiều (2-3 trái bổ đôi) và nghệ ít cỡ ½ lóng ngón tay út, cạo vỏ, giã nhỏ bỏ vào ½ chén nước).

Liều lượng cho trẻ nhỏ bằng 1/3 hay ½ người lớn. Toa này ăn rất thơm ngon và công hiệu nhưng nên nhớ đây là thuốc rất mạnh cho nên chớ coi thường mà lạm dụng quá liều lượng quy định sẽ bị phản tác dụng, có haị.

103

Page 104: CẨM NANG TRỊ BỆNH BẰNG PP THỰC DƯỠNG

Dấu hiệu bệnh nhiệt (nóng): Không sợ trời lạnh, không sợ gió, không sợ nước lạnh, hơi thở nóng, môi khô, lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng, khát nước, tiểu nóng, vàng. Mạch cổ tay đập nhanh, mạnh.

Dấu hiệu bệnh hàn (lạnh): Ngược lại với các dấu hiệu trên, sợ khí hậu lạnh, sợ gió, sợ nước lạnh, hơi thở lạnh, môi khô, lưỡi không đỏ, rêu lưỡi trắng, không khát nước, tiểu trong. Mạch cổ tay đập chậm, yếu.

Toa Âm Dương thang cũng trị được nhiều bệnh, trong đó có cảm lạnh (dùng nghệ nhiều tắc ít), cảm nóng (dùng tắc nhiều nghệ ít), suyễn hàn (nghệ nhiều tắc ít), suyễn nhiệt (tắc nhiều nghệ ít), thấp khớp (tùy dạng nhiệt hay hàn mà để nghệ nhiều hay ít), bế kinh (tùy dạng nhiệt hay hàn mà để tắc nhiều hay nghệ nhiều), viêm xoang, viêm phế quản mạn tính (ngứa cổ ho hoài) viêm mũi dị ứng, nhức đầu, mất ngủ…

Lưu ý: Xin các bạn đọc kỹ bài này 10 lần trước khi dùng:Xin mời các bạn thử nghiệm sẽ thấy hiệu quả.

22/12/1998Bùi Quốc Châu

17. PHÒNG CHỐNG BỆNH BÉO PHÌ

Để xem chúng ta có phát phì hay không , chúng ta có thể dùng công thức sau :

Chiều cao ( tính bằng cm) – 100 x ( 0.9 Kg )

Đối chiếu với cách tính này để qui định trọng lượng bình quân của mỗi người nam, còn đối với phụ nữ thì trừ bớt thêm 5 Kg .

Phát phì là hiện tượng khác thường về trao đổi chất trong cơ thể. Máu người béo bệu có độ dính cao, thiếu oxy, nên dễ gây nên các chứng bệnh như xơ vữa động mạch, nhồi máu cơ tim . . . Ngoài ra nó cũng dễ gây ra các rối loạn khác dẫn đến đau thận, đau gan, tiểu đường . .. Với phụ nữ , ngoài các bệnh trên còn dễ đưa đến rối loạn nội tiết, rối loạn sinh lý và chứng không thụ thai.

Đối với trẻ em thì hiện tượng phát phì còn đáng sợ hơn, chúng dễ trở nên tiêu cực, thành tích học tập thấp, thiếu sức phấn đấu trong xã hội về sau khi chúng trưởng thành.

Phát phì chủ yếu do thói quen ăn uống sai lầm, như ăn quá nhiều thịt động vật, thức ăn tinh chế làm suy yếu dạ dày, ruột, gan, thận và cuối cùng gây rối loạn về trao đổi chất.

Muốn tránh bệnh cần tránh các thức ăn trên, đặc biệt đường trắng dễ làm béo bệu vì nâng cao hoạt tính của men tổng hợp chất béo.

Cách tốt nhất để sụt cân là bớt lượng thức ăn uống lại là đủ có kết quả tốt .

104

Page 105: CẨM NANG TRỊ BỆNH BẰNG PP THỰC DƯỠNG

Thức ăn :Ăn cơm gạo lứt nấu trong một thời gian (tuỳ người), bớt lượng nước lại .Gạo lứt trộn tạp cốc, trộn kiều mạch, đậu đen giúp chuyển hoá tốt .

Nếu không có kết quả thì ăn rau tươi sống (nhất là khi da người bệnh có màu đỏ hoặc nâuĂn nhiều rau dại như ngải cứu (cẩn thận ngải cứu tính nóng), rau mùi, cúc, tỏi tây . . . làm kích thích tổ chức.

Hành tỏi, mùi, nâng cao hiệu quả của Vitamin B1.

Cà rốt, ngó sen, ngưu bàng, có nhiều chất xơ, bài xuất cặn bã tốt, chống táo bón.Axít béo không no trong dầu thực vật giúp chuyển hoá bình thường loại bớt chất béo và cholestêrôn dư thừa (không dùng dầu dừa là loại có chứa axit béo đã no)

Kan ten (xu xoa, như chất keo, một loại rong biển) rất thần hiệu cho những người ăn nhiều, vì nó chỉ có khoáng chất mà không có calori .

Thức uống :Uống nước sắc lá hồng (ăn quả), ngải cứu, hà thủ ô.Trọng điểm: muốn ăn ít phải nhai thật kỹ.Tập thể dục, yoga, khí công, thiền… có tác dụng hổ trợ hiệu lực cho việc tiết thực theo PP Thực dưỡng Dưỡng Sinh .

***********************

Chú thích : Dịch từ sách tiếng Anh và đồng thời biên soạn theo một số sách khác .

Cách thức hữu hiệu: Dùng chỉ có trà Mu và uống siêu tảo spirulina trong vòng 7 - 10 ngày rồi thay đổi cách ăn uống theo Thực dưỡng.Kinh nghiệm hướng dẫn người muốn giảm cân theo cách thức này rất là công hiệu.

Cách khác: ăn chỉ có gạo lứt và muối vừng trong 10 ngày.Hai cách đều khoẻ mạnh và có thể giảm từ 3 -5 kg trong vòng 1 tuần rất an toàn và lành mạnh, qua đó bạn còn biết tới một phương pháp ăn uống sống khoẻ mạnh vui vẻ.

105

Page 106: CẨM NANG TRỊ BỆNH BẰNG PP THỰC DƯỠNG

18. Thanh Lọc Gan bằng nước Gạo lức

Nguyên bản Việt ngữ của ông Nguyễn Đức TrọngĐăng trong Lá Thư Vô Vi của Hội Vô Vi Thiền Định Hoa Kỳ

Câu chuyện bắt đầu sau khóa sống chung Sức Khỏe và Tâm Linh với Đức Thầy và Thiền ca tại Washington D.C. vào tháng 8 năm 1997. Thường lệ sau khi thiền xong, chúng tôi ngồi sinh hoạt và trao đổi kinh nghiệm tu học. Nhưng lần này chúng tôi có nhiều chuyện để nói hơn vì nhóm chúng tôi có ba người vừa tham dự Thiền Ca trở về. Đó là anh Cúc, anh Lâm và chị Trúc.

Anh Lâm có đưa ra mẫu phân tích máu của anh và của anh Cúc do bà Bác sĩ Renée Welhouse chụp lại. Ai cũng ngạc nhiên khi thấy máu của anh Cúc quá sạch so với của anh Lâm. Và như anh Lâm cho biết chỉ có máu của anh Cúc và anh Du (Bạn đạo Florida) là sạch nhất trong số những bạn đạo tham dự khóa Sống Chung tức là hồng huyết cầu rất tròn và huyết thanh rất trong. Tất cả đều quay ra phỏng vấn anh Cúc đã ăn uống và thanh lọc ra sao mà hay vậy, bởi vì hai anh cũng ăn chay như nhau, thanh lọc từ nước chanh qua đến Tsiao-He cùng thời gian như nhau. Vậy mà máu của anh Cúc sạch hồng, trong khi hồng huyết cầu của anh Lâm thì méo mó cũng như đầy dẫy những độc tố và ký sinh trùng (Para-sites).

Ngoài ra sắc mặt của anh Cúc và chị Cúc cũng tươi sáng hơn xưa nhiều. Anh Cúc bèn thanh minh là anh chẳng có làm gì khác hơn so với các bạn đạo trong vùng, từ ăn uống, thiền, thanh lọc và tập thể dục. Có chăng là anh thêm phần uống nước gạo lứt rang mà anh đã bắt chước bác Thoa (một bạn đạo). Trước khi đến với nhóm thiền tại Portland, Oregan mười năm về trước, bác Thoa đã bị mổ lấy túi mật vì mật bị sạn quá nhiều. Thêm nữa bác sĩ cho biết một số lớn sạn đã tràn sang gan mặc dầu họ đã cố gắng gắp ra phần lớn nhưng vẫn còn trong gan khá nhiều.

Bác sĩ cũng cho biết là gan bác đã bị chai, và y khoa hiện nay không có thuốc chữa bịnh gan nên bác sĩ cũng bó tay. Họ chỉ cho bác uống thuốc cầm chừng để thay thế chất mật và thuốc bổ gan. Người của bác càng lúc càng sút đi. Da và mắt của bác càng lúc càng vàng như nghệ. Cả nhà đều buồn. Bác tuyệt vọng.

May ra có người nhà ở Việt Nam chỉ cho bác uống nước gạo lứt rang với công dụng giúp gan giải trừ độc tố và giúp cơ thể tươi nhuận hơn. Bịnh của bác đã liệt vào hạng “thầy chạy” rồi. Thôi thì ai chỉ gì bác cũng thử, vả lại cũng chẳng tốn hao gì. Bác uống liền tù tì trong ba năm dùng nước gạo lứt rang thay thế thức uống cho trà, cà phê và nước ngọt...

Như một phép lạ. Da và mắt của bác không còn vàng nữa. Trong người không còn cảm giác uể oải và bực bội. Nước da của bác trở nên hồng hào và tươi sáng hơn bao giờ hết. Đi khám bác sĩ lại, từ bác sĩ cho đến y tá, ai nấy đều ngạc nhiên. Con người của bác như đã tái sinh. Họ xúm nhau đến hỏi xem bác đã uống gì mà hay vậy. Bác cũng chỉ nói nhờ bác gái chăm lo mà được như vậy. Thế là bác gái được thiên hạ xúm nhau ca tụng.

Và từ đó, nếu có dịp và nghỉ là nếu có thể giúp đỡ được ai là bác đều kể lại câu chuyện này. Anh Cúc nghe bác kể liền áp dụng được hơn ba tháng trước ngày đi dự Khóa Sống Chung tại Washington D.C. nên gan được thanh lọc rất sạch tốt. Mọi người nghe xong đều ngã ngửa vì

106

Page 107: CẨM NANG TRỊ BỆNH BẰNG PP THỰC DƯỠNG

không ngờ nước gạo lứt rang lại có hiệu quả đến thế. Nửa tin nửa ngờ vì cũng mới như ngày nào bắt gặp pháp thiền Vô Vi. Giống như ra đường bảo thiên hạ bỏ ra 1 đồng và 6 tháng sau lấy lại 100 đồng vậy. Thôi thì một liều ba bảy cũng liều. Chúng tôi chạy ra chợ mua gạo lứt về rang và dùng nồi slow cooker để nấu. Sáng, trưa, chiều, tối đều dùng nước gạo lứt rang và càng uống càng mê. Sau đây là công thức nấu nước gạo lứt rang:

Cách rang: Nếu không có thì giờ rang bằng chảo trên bếp, bạn có thể dùng máy rang bắp rang 5 phút là được. Nhưng chỉ xài được cho gạo lứt tròn, nếu gạo lứt dài phải rang bằng chảo.

Cách Nấu: Cách nấu tiện và sạch nhất là dùng nồi slow cooker, để low level (mức thấp nhất). Bạn có thể nấu từ sáng tới tối hoặc nấu qua đêm. Nếu bạn nấu nồi trên bếp thì nước gạo không trong, giống như nước cơm vậy.

Có lẽ các anh chị cũng thắc mắc về một số bạn đạo trong vùng Portland, sau sáu tháng uống thử :Bác Thoa, dù đã 70 tuổi và không còn mật, trông bác vẫn trẻ, da mặt hồng hào và sáng láng.. So với nhiều người vào tuổi 40, bác vẫn còn hơn xa, làm việc cả ngày không thấy mệt.

Anh Cúc, nhờ uống nước gạo lứt, cộng thêm phương pháp thể dục của Đức Thầy đã chỉ dẫn, nước da anh bóng và hồng hơn trước. Anh đã ăn được rau sống, không còn bị đau bụng như nhiều năm qua, bớt nhức mỏi mỗi khi trời trở lạnh. Chỉ có một điều làm phiền cho anh là anh phải thay một loạt quần áo mới vì những quần áo cũ đã trở nên rộng không còn mặc vừa nữa. Đi shopping bây giờ là một cực hình cho anh.

Anh Lâm, ngoài việc uống nước gạo rang, anh còn dùng thêm thuốc thanh lọc Parasites của Awareness. Hiện tại anh không còn bị đau khổ vì bịnh táo bón kinh niên từ nhiều năm qua. Cộng thêm nước da tươi mát, anh cho biết mồ hôi không còn mùi hôi nữa. Miệng cũng không còn hôi, thiên hạ khỏi cần né mỗi khi đứng trước mặt anh nói chuyện.

Có lẽ nhờ thanh lọc, uống nước gạo lứt rang, thiền và tập thể dục đều, anh không còn bị nhức vai, mỏi xương sống mỗi khi làm việc nặng. Thế là từ nay anh không còn viện cớ đau lưng để trốn việc mỗi khi bị vợ nhờ cuốc đất, làm vườn.

Bích Loan, mỗi khi mùa Đông đến là một sự sợ hãi. Cô này mỗi khi trời trở lạnh thì cổ và vai trở nên cứng ngắc, không cục cựa chi được. Mỗi lần như vậy thì phải ngâm mình vào hồ nước nóng, hoặc phải xoa dầu nóng khắp cổ và lưng thì mới nhúc nhích được. Hai năm gần đây, chứng đau nhức lan xuống đến tận bàn tay. Những đốt ngón tay sưng lên và vài ngón bị lệch hẳn qua một bên, mỗi tối phải dùng dầu nóng mà xoa bóp và dán thuốc dán Salonpas hoặc thuốc cao. Tôi khuyến khích dùng nước gạo lứt hàng ngày gần 6 tháng nay, và cũng lạ là những tay không còn bị sưng, cổ bớt tê cứng so với những năm trước. Cái hot tub trong nhà không cần phải chạy vào mùa đông năm nay. Mỗi tối Bích Loan không còn ngồi xoa bóp với dầu nóng.

Tổng kết kinh nghiệm do các bạn đã dùng nước gạo lứt rang: 

Sau một tháng, bạn sẽ thấy nước da bạn sáng nhuận, không còn khô nhám. Các chị nhiều khi không cần phải xài kem dưỡng da vì da đã trở nên láng tự nhiên, thấy tốt rất thích. Trong người

107

Page 108: CẨM NANG TRỊ BỆNH BẰNG PP THỰC DƯỠNG

khỏe, không còn thấy mệt mỏi và uể oải. Nửa đêm hay buổi sáng thức dậy thấy tỉnh táo, thiền lâu và tốt. Uống nước gạo lứt khoảng ba bốn tuần, bạn sẽ thấy trong người nóng, lỡ miệng....

Bạn đừng sợ cứ tiếp tục uống vài ngày là sẽ hết. Sau đó có thể tự điều hòa trở lại bình thường và bạn không còn bị nóng nữa. Những người lớn tuổi không còn bị đi tiểu đêm, dù uống một ngày năm sáu ly nước gạo lứt. Mọi người đều cảm thấy thân thể ấm áp, không còn bị cảm giác ớn lạnh khi ra ngoài dù trời mùa đông tuyết giá và nhiệt độ xuống thấp.

Như Thầy vẫn thường lo lắng cho chúng ta về cả hai mặt sức khỏe và tâm linh. Khi bạn có sức khỏe tốt, thân thể khỏe mạnh, bạn sẽ làm việc hăng say vui vẻ hơn và tâm linh tiến hóa thanh nhẹ hơn, thực hành trọn lành đời đạo song tu.

Đọc đến đây, bạn còn chần chờ gì nữa mà không chạy ra tiệm mua ngay nồi slow cooker và 10 kí gạo lứt tròn về rang, nấu mà uống thử đi chứ !

Chỉ cần rang gạo đến nâu đậm là được. Uống đậm hay lạt là tùy quý bạn (xin xem phần công thức trên). Ngoài ra vì thích uống nóng, tôi thường cho vào bình thủy mỗi sáng để đem đi làm uống dần trong ngày. Mùa đông hay hè đều uống được.

19. ĂN UỐNG HỢP LÝ CỦA NGƯỜI CAO TUỔI

Con người là một hệ thống, một cỗ máy tiêu thụ năng lượng để hoạt động, cỗ máy này cũng bị hao mòn trong quá trình sử dụng.ăn uống qua thức ăn, cung cấp năng lượng cho các hoạt động của cơ thể và tu bổ những hao mòn đảm bảo cho các chức năng của cơ thể được hoạt động bình thường. Ðối với người cao tuổi, ăn uống càng quan trọng vì qua nhiều năm hoạt động cỗ máy cũng đã có nhiều đổi thay.1. NHU CẦU DINH DƯỠNG Ở NGƯỜI CAO TUỔI

a. Trước hết nói về nhu cầu năng lượng.

Người cao tuổi hoạt động ít hơn, khối cơ (bắp thịt) của người cao tuổi cũng giảm đi khoảng 1/3 so với tuổi trẻ. Với một người 70 tuổi, nhu cầu năng lượng giảm đi khoảng 30% so với tuổi. Do đó người cao tuổi phải ăn ít hơn lúc còn trẻ. Nếu thấy vẫn ăn ngon miệng mà ăn quá thừa thì sẽ mắc bệnh BÉO TRỆ. CÓ THỂ THAM KHẢO công thức Lorentz sau đây để tính trọng lượng nên có:Trong đó: - P là trọng lượng nên có tính bằng kg- h là chiều cao tính bằng cm

Ví dụ: Với nam cao 160 cm trọng lượng nên có là:Với nữ cũng cao 160cm trọng lượng nên có là:Cũng có thể dùng một công thức đơn giản hơn tính chung cho cả nam nữ.P : 50 + 0,75 ( h – 150)

VỚI NGƯỜI CAO 160CM TRỌNG LƯỢNG NÊN CÓ:P = 50 + 0,75 ( 160 - 150 ) = 57,5 kg.

Ðơn giản hơn nữa lấy chiều cao tính bằng cm trừ đi 100 rồi lấy 9/10 của trọng lượng đó.

108

Page 109: CẨM NANG TRỊ BỆNH BẰNG PP THỰC DƯỠNG

Ví dụ một người cao 160 cm. Trừ đi 100 còn 60 lấy 9/10 của 60 là 54 kg.(61-64)

Vài cách tính nói trên cho thấy khái niệm trọng lượng nên có không có ý nghĩa tuyệt đối mà chi có giá trị hướng dẫn, tham khảo, nghĩa là một người cao 160 cm có trọng lượng lúc trẻ khoảng 55 kg là tất. Và tất nhiên không nên vượt quá mức 60 kg (10/10). Nếu lên đến 66 kg (11/10) là béo.Gần đây tổ chức khuyên dùng chỉ số khối cơ thể (Body mass index) để đánh giá tình trạng dinh dưỡng:CÂN NẶNG(KG)CHỈ SỐ BMI CAO hơn giới hạn trên 25 là béo và thấp hơn 18,5 là gấy.Ví dụ: Một người nặng 57,5 kg cao 1m60Người đó dù là nam hay nữ đều vào loại bình thường không gầy, không béo.- NẾU NGƯỜI ÐÓ NẶNG 66 KG THÌ BMI sẽ bằng:

Thì nam hay nữ đều thuộc loại béo.

Ðối với người nhiều tuổi, trọng lượng nên có tất nhiên phải thấp hơn trọng lượng đã tính, và trọng lượng đó nên coi là trọng lượng tối đa cho phép.

Ví dụ: Một người cao lm70. Từ nhiều năm vẫn điều chỉnh vấn đề ăn uống và giữ cân ở mức nên có 63 kg (70kg x 9/10). Nhưng đến lứa tuổi trên 70 mức đó quá cao vì khối cơ teo đi và thay vào đó là khối mỡ, bụng to ra do đó cân nặng vẫn giữ nguyên cho nên cần rút bớt xuống khoảng 60kg, bớt đi 3kg mỡ THỪA. Ở LỨA TUỔI TRUNG NIÊN mỗi bữa 3-4 bát cơm nay chỉ ăn mỗi bữa một bát cũng vẫn giữ được cân.

b. Về nhu cầu chất ngọt (gluxit).Tuổi càng cao càng giảm mức chịu đựng đối với chất ngọt: 70% ở NHÓM TUỔI 60-74 VÀ 85% Ở LỨA TUỔI TRÊN 75 BỊ GIẢM MỨC CHỊU đựng đối với chất ngọt. Ðây là tiền đề dễ bị mắc bệnh đái tháo ÐƯỜNG. Ở TRÊN 60 TUỔI TỶ lệ người bị đái tháo đường cao hơn 8-10 lần so với dân cư chung. Chúng ta đều biết khi ăn nhiều đường, uống nhiều nước ngọt, ăn nhiều kẹobánh ngọt, đường hấp thu vào máu rất nhanh tạo ra một đỉnh cao, một thời điểm đường huyết cao buộc tụy tạng phải hoạt động đột xuất tiết ra insulin để điều chỉnh đường huyết. Nếu sự kiện này diễn ra nhiều lần trong ngày và diễn ra liên tục trong thời gian dài, đặc biệt ở NGƯỜI CAO TUỔI THÌ SẼ BẮT TỤY TẠNG hoạt động quá tải gây ra bệnh đái đường. Cho nên đối với người cao tuổi phải hạn chế ăn đường, hạn chế uống nhiều nước ngọt và ăn nhiều bánh kẹo. Chất ngọt là chất cung cấp năng lượng cho cơ thể. Nên dùng chất ngọt (gluxit) từ nguồn chất bột: cơm, bánh mì... Vì các chất ngọt này được tiêu hóa, hấp thu, dự trữ ở cơ thể và chỉ giải phóng ra từ từ đưa vào máu theo nhu cầu hoạt động của cơ thể cho nên không làm tăng đường huyết đột ngột lên đỉnh cao.

c. Về chuyển hóa chất béo (lipit).CƠ THỂ THỪA CHẤT NGỌT (GLUXIT) SẼ CHUYỂN THÀNH MỠ DỰ TRỮ. Ở người cao tuổi hoạt động của men lipaza phân giải chất mỡ giảm dần theo tuổi và cơ thể có xu hướng thừa mỡ trong máu, cholesterol trong máu tăng, dễ có rối loạn trong thành

109

Page 110: CẨM NANG TRỊ BỆNH BẰNG PP THỰC DƯỠNG

phần cấu tạo các nhóm mỡ.ĐÓ LÀ TIỀN ÐỀ DẪN ÐẾN vừa xơ động mạch (VXÐM) rồi ảnh hưởng đến cơ tim với các cơn đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim, phồng động mạch vành, ảnh hưởng đến thiếu máu cục BỘ Ở NÃO GÂY MẤT NGỦ, RỨC đầu, ù tai, chóng mặt, hay quên, giảm khả năng tư duy, tập trung tư tường. Nặng hơn có thể bị xuất huyết não, liệt nửa người, hôn mê .

Cần bảo vệ hệ thần kinh trung ương trong phòng và chữa VXÐM. Hạn chế căng thẳng, luyện tập thân thể đều, sinh hoạt điều độ đảm bảo giấc ngủ. Hạn chế cao trong khẩu phần ăn, giảm mỡ động vật, tăng ăn dầu thực vật, hạn chế muối, bớt đường, ăn nhiều rau quả.

d. VỀ CHUYỂN HÓA PROTEIN.ở người cao tuổi tiêu hóa hấp thu protein kém, khả năng tổng hợp của cơ thể cũng giảm do đó dễ xảy ra trạng thái thiếu protein cho nên cần chú ý đảm bảo chất protein cho người cao tuổi.Nói tới protein thì người ta nghĩ ngay đến thịt. Chúng ta đều biết tiêu hóa thịt thường đi đôi với một quá trình phân giải tạo ra các chất có SUNFUA Ở ÐẠI tràng và là những độc tố ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe. Mùi hôi nặng nề khi trung và đại tiện phản ảnh một phần hậu quả của hiện tượng có nhiều chất chứa sunfua khi ăn nhiều thịt. Ðặc biệt nếu lại bị táo bón, các chất độc này không được thải ra ngoài nhanh lại bị hấp thu vào cơ thể gây ra một loại nhiễm độc trường diễn rất có hại cho sức khỏe. Cho nên đối với người nhiều tuổi nên hạn chế ăn thịt, nhất là thịt mỡ mà nên thay vào ăn cá vì cá có nhiều đạm quí, dễ tiêu, ít sinh khí sunfua hơn thịt lại có nhiều axit béo không no rất cần đối với người có tuổi, có cholesterol cao. .Người có tuổi nên ăn nhiều chất đạm nguồn thực vật vì ít tạo sunfua. Ngoài ra các thức ăn nguồn gốc thực vật còn có xơ trong thức ăn có tác dụng giữ cholesterol trong ống tiêu hóa và sau đó thải ra theo phân. Ðã có nhiều nghiên cứu cho thấy sợi xơ trong thức ăn làm hạ cholesterol tự do trong máu.Tóm lại người cô tuổi nên ăn giảm thịt nhất là thịt mỡ, ăn thêm nhiều bữa cá trong tuần và tăng cường sử dụng đậu phụ, sữa đậu nành, sữa chua từ đậu nành, các loại đậu đỗ và lạc. Các nguồn đạm này ít sinh sunfua, có nhiều chất xơ giúp thải ra theo phân chất cholesterol.

e. Chuyển hóa nước, vitamin và chất khoáng.Người có tuổi thường giảm nhạy cảm đối với cảm giác khát nước, vì thế cần có ý thức đề phòng thiếu nước cho người có tuổi, có chế độ cho người có tuổi uống nước vào những bữa nhất định, ví dụ uống trà buổi sáng, uống nước vào buổi trưa, bớt uống nước vào buổi tối. Trong mùa hè cần tăng cường lần cho uống nước.Ðối với người có tuổi, cần chú ý tới hoạt động của các gốc tự do trong cơ. Khái niệm về gốc tự do (FR) được đề xướng lần đầu tiên năm 1954 do nhà khao học Hoa Kỳ D.Harman trong luận thuyết về cơ chế tích tuổi (Free Radical Theory of Aging). Gốc tự do là những phân tử hoặc những mảnh vỡ của phân tử có một điện tử lẻ đôi ở QUĨ ÐẠO VÒNG NGOÀI. DO SỰ CÓ MẶT CỦA điện tử này, các gốc tự do có một thuộc tính đặc biệt quan trọng là có khả năng oxy hóa rất cao. Nếu vì một lý do nào đó, thường là do đời sống quá căng thắng, gặp quá nhiều stress thì số lượng các gốc tự do tăng cao bất thường vượt khỏi sự khống chế bình thường của hàng rào bảo vệ của các chất AO, thống oxy hóa

110

Page 111: CẨM NANG TRỊ BỆNH BẰNG PP THỰC DƯỠNG

(antioxydant) thì chúng sẽ khởi động những phản ứng dây chuyền oxy hóa các chất nền (substratum) đáng chú ý là các lipit, thành phần cấu tạo của tất cả các màng tế bào. Các gốc tự do và sản phẩm hoạt động của chúng, các dẫn chất peroxyt hóa sau khi gây tổn thương màng tế bào sẽ dẫn đến nhiều tổn thương khác như biến đồi cấu trúc các protẹịn, ức chế hoạt động các men, biến đổi cấu trúc và thuộc tính ác nội tiết tố.

Tổn thương do các gốc tự do gậy ra là cơ sở bệnh sinh học của những TRẠNG THÁI BỆNH THƯỜNG GẶP Ở những người có tuổi như VXÐM, bệnh đái tháo đường, bệnh nha chu, bệnh ung thư...Theo D.Harman, tích tuổi - già hóa - là hậu quả tổng hợp của tất cả các tổn thương xuất hiện và phát triển trong các tế bào tổ chức cơ quan, hệ THỐNG CỦA CƠ THỂ DO CÁC GỐC TỰ DO GÂY RA.

2. Các biện pháp để tang tuổi thọ:

Ðúng như nhà khoa học Pháp đã nói "Nghệ thuật tăng tuổi thọ đó là nghệ thuật tránh làm giảm tuổi thọ ". Cần giảm sản sinh ra các gốc TỰ DO FR VÀ TĂNG AO TRONG CƠ THỂ. CẦN TRÁNH LÀM GIẢM tuổi thọ bằng cách:a. CÓ MỘT TÂM HỒN THANH thản, phấn đấu để được luồn sống trong niềm vui.

- Niềm vui kích thích tăng cường sức sống của cơ thể, giúp duy trì thăng bằng của hệ thần kinh và là một vũ khí cưỡng lại mọi căng thắng, mọi stress của cuộc sống hàng ngày. Người ta chỉ đến sống trên trái đất chắc chắn có một lần, chưa biết bao giờ được trở lại lần thứ hai, cuộc sống lại quá ngắn ngủi. Vậy tại sao lại dùng thời gian quý báu của mình để đi gây căng thẳng với người khác mà không dùng nó vào bao nhiêu công việc có ích mà con người đang rất thiếu thời gian để thực hiện: lao động, học tập, sinh hoạt nghệ thuật, tình bạn, đời sống gia đình êm ấm...Tuy nhiên phải công nhận cuộc sống hiện tại rất căng thẳng có thể làm suy yếu cơ thể gây ra nhiều bệnh. Cho nện phải tạo điều kiện cho thần kinh bớt căng thẳng, lấy lại được sự bình thản, thoải mái, dành thời gian thư giãn hàng ngày. Thư giãn thực hiện dựa trên cơ sở giải quyết mối quan hệ giữa hoạt động thần kinh và trương lực cơ bấp,. bằng cách tập trung ý nghĩ vào cách' giãn mềm cơ bắp nhờ đó mà làm dịu căng thắng thần kinh, kết hợp với thư giãn tập thở sâu thở tối đa, thở nhịp nhàng.

b. ĂN UỐNG hợp lý- TĂNG CƯỜNG CÁC CHẤT AO chống oxy hóa để chóng lại các gốc tự do (FR).CÁC CHẤT AO CÓ NHIỀU Ở rau quả bao gồm:Vitamin E, vitamin C, beta-caroten, vitamin P, vitamin nhóm B.- Các chất màu trong thảo mộc, trong rau, quả.- Tanin của trà.- Các chất khoáng K, Mg, Zn, Cu, Se, Fe.- Một số axit hữu cơ.Uống nước chè, chè xanh, hoa hòe, ăn nhiều rau, đặc biệt là rau lá xanh (rau muống, rau ngót, rau giền, rau đay, rau mùng tơi) ăn nhiều gia vị (hành, hẹ, húng, diếp cá, lá lốt, rau thơm, rau mùi, rau răm...), ăn củ gia vị (tỏi, gừng, riềng, nghệ) và ăn nhiều quả chín sẽ cung cấp cho cơ thể nhiều vitamin VÀ CÁC CHẤT KHOÁNG LÀM CHO ÐỘI NGŨ BẢO VỆ AO trở thành hùng hậu để chống lại các phần tử gây rối là các gốc tự do (FR).

111

Page 112: CẨM NANG TRỊ BỆNH BẰNG PP THỰC DƯỠNG

c. Năng vận động.Ngoài yếu tố ăn, còn một cách chống oxy hóa cơ thể rất có hiệu quả là vận động. Từ xưa Aristot đã nhận xét: "Không có gì làm suy yếu và phá hủy cơ thể con người bằng việc không vận động kéo dài".Vận động chân tay không phải chỉ cấn thiết cho cơ bắp, xương, khớp mà còn tác dụng đến toàn cơ thể. Cơ thể được rèn luyện đều đặn sẽ hoạt động hài hòa, cho ta cảm giác đễ chịu, vui phấn khởi, yêu đởi, trí óc sáng suất và lao động có năng suất.Cần dành thì giờ tập luyện đều đặn hàng ngàn theo một chế độ và phương pháp tự chọn phù hợp với sức khỏe và tuổi tác của từng người, phương pháp tập luyện thích hợp nhất với người cao tuổi là đi bộ và tập thở, thở sâu.

Tóm lại muốn chống lại hoạt động phá hoại của các gốc tự do gây già hóa nhanh cần thực hiện 3 biện pháp chính là:- CHỐNG LẠI SỰ PHÁT TRIỂN GỐC TỰ DO Ở trong cơ thể bằng cách uống thanh thản, bớt căng thắng, sống thân ái trong niềm vui với đồng nghiệp, bạn bè, gia đình.- CÓ CHẾ ÐỘ ĂN GIÀU CHẤT BẢO VỆ AO để chống lại, và hạn chế hoạt động của các gốc tự do (FR).- Năng vận động để cơ thể người cao tuổi được khỏe mạnh, vui vẻ và không bị trì trệ trầm cảm.

3. Những lời khuyên cụ thể về ăn uống với người cao tuổi:a. Người có tuổi cần ăn bớt số lượng.

Cơm là nguồn cung cấp nhiệt lượng chủ yếu của nhân dân ta. Nếu còn trẻ ăn bình thường mỗi bữa 3 bát cơm. Khi lao động nặng ăn tới 4,5 bát. Thì nay nên ăn rút xuống 2 bát rồi 1 bát. Theo dõi cân để đi.êu chỉnh mức ăn, người nhiều tuổi nên lấy mức tối đa không được vượt quá 9/10 của chiều cao tính bằng cm trừ đi 100. Ví dụ người cao 160cm không được vượt quá.

b. Về mặt chất lượng bữa ăn.- Cần đảm bảo chất đạm, chủ yếu bằng chất đạm nguồn thực vật: đậu phụ, sữa dậu nành, sữa chua, tương, các loại đậu và cá. Giảm ăn thịt nhất là thịt mỡ.- ĂN DẦU HOẶC LẠC, VỪNG, giảm ăn mỡ.- Hạn chế ăn mặn, giảm án đường, giảm nước giải khát ngọt, bánh kẹo ngọt.- Tăng cường ăn nhiều rau đặc biệt là rau lá xanh, ăn nhiều rau gia vị, tuần nào cũng nên có món ăn sử dựng các loại củ gia vị: tỏi, gừng,. riềng, nghệ. Chú ý giá đỗ.3. Cách ăn.- TRÁNH ĂN QUÁ NO ÐẶC BIỆT KHI CÓ BỆNH Ở hệ tim mạch, cần chú ý những ngày lễ, tết thường ăn quá mức bình thường, và vui quá chén.- Làm thức ăn mềm và chú ý tới món canh. Cần quan tâm đến tình hình răng miệng, sức nhài, nuốt của người nhiều tuổi khi chế biến thức ăn (già được bát canh) vì tuyến nước bọt và hàm răng của người nhiều tuổi hoạt động kém, vấn đề nuốt thức ăn có khó khăn.- Phải theo dõi và kiểm tra vấn đề ăn và uống của người nhiều tuổi.Nhiều cụ ăn rồi lại nói là chưa ăn. Một số cụ ăn nhưng không thấy cảm giác no nên ăn quá mức, ăn thừa. Một số cụ lại không thấy cảm giác khát nên cơ thể bị thiếu nước.- Cần xây dựng một tập tục mới bữa ăn có thực đơn tức là có kế hoạch cho bữa ăn chung và bữa ăn của người nhiều tuổi trong đó:

112

Page 113: CẨM NANG TRỊ BỆNH BẰNG PP THỰC DƯỠNG

+ CÓ MÓN salát chủ yếu để cung cấp rau nguồn vìtamin, chất khoáng, chất xơ cho cơ thể. Trong món salát cô kèm theo dầu ăn, vừng lạc để chế biến ra các món nộm hoặc các món salát hỗn hợp nhiều loại rau, củ, quả khác.+ CÓ MÓN chủ lực chủ yếu cung cấp chất đạm và chất béo bao gồm thịt các loại cá và thủy sản, đậu phụ và đậu các loại. Các món ăn này có thể làm riêng từng loại như thịt kho, thít gà luộc, cá rán, trứng tráng, đậu phụ kho, rán, hoặc hỗn hợp như giả ba ba có thị đậu phụ nhồi thịt, trứng đúc thịt, hoặc chế biến sẵn để ăn dần như tương, muối vừng, lạc. Không nên bày vẽ ra quá nhiều món.Khi có khách cũng chỉ nên làm 2 món chủ lực này.+ CÓ MÓN ăn cung cấp năng lượng chủ yếu là chất bột, món chính là cơm. Cơm trắng hoặc cơm trộn ngô, trộn đậu xanh, đậu đen, trộn khoai có vùng còn trộn cám. Cơm cám rất bổ, và rất ngon, rất béo. Ngoài cơm có thể ăn bánh mì (ở THÀNH PHỐ), ĂN NGÔ, MÈN MÉN Ở vùng đồng bào thiểu số chuyên trồng ngô hoặc ăn khoai, đặc biệt là khoai sọ chấm muối vừng rất phù hợp với người nhiều tuổi+ CÓ MÓN canh cung cấp nước và các chất dinh dưỡng bổ sung cho cơ thể. Từ nước rau, canh suông, canh rau muống, tương gừng, đến canh cá, canh giò, canh thịt. Những món canh chua rất được ưa thích trong mùa hè và những món canh dưa với lạc, với cá, với thịt rất được ưa thích trong mùa đông.+ CÓ ÐỒ uống, nhớ ăn cần đi đôi với uống, uống trước, trong và sau bữa ăn đối với người nhiều tuổi, tránh dùng rượu. Chỉ cần nước trắng, nước chè và các món canh trong bữa ăn.- Chú ý đám bảo vệ sinh trong quá trình nấu nướng. Họa từ mồm ra và bệnh từ mồm vào. Thức ăn không được trở thành nguồn gây bệnh.

c. Sử dụng hợp lý một số thực phẩm dùng cho người cao tuổi.- Gạo: tốt nhất là ăn gạo lức, gạo toàn phận nhưng nên đã bóc cám riêng ra cho gạo mềm dễ nhai. Khi nấu trộn với cám đã bóc ra, cơm cám này ăn với muối vừng rất béo và rất ngon. Ðây là cách ăn thông minh của nhân dân vùng Giao Thủy Nam Hà.

Gạo lức la loại gạo đặc biệt dành cho các cụ có điều kiện, có nhiều thời giờ, còn bình thường chỉ cần chọn gạo dẻo, không mốc và không xát quá trắng.- Khoai củ các loại: người cao tuổi nên ăn rút bớt cơm và thay vào đó nên ăn nhiều loại khoai. Khoai có khối lượng lớn gây cảm giác no nhưng cho ít năng lượng không gây béo mà lại có nhiều chất xơ giúp chống táo bón, giúp thải cholesterol thừa và đề phòng ung thư đại tràng.- Ðậu tương (đậu nành): đậu các loại có giá trị dinh dưỡng rất cao, giàu chất đạm. Riêng đậu tương còn có thêm nhiều axit béo không no rất QUÝ, CẦN KHUYẾN KHÍCH TRỒNG Ở mọi vùng và chế biến đậu tương ra nhiều loại thức ăn.+ Làm tương: tương cà gia bản, tương không phải chỉ là một loại nước chấm ngon (tương Bần), tương Cự Ðà. Tương còn được coi như MỘT MÓN ĂN CHẾ BIẾN SẴN Ở nhiều vùng quê. Trong bữa ăn, múc ra một bát tương to, mọi người rưới tương án với cơm.+ Ðậu phụ, cháo.+ Sữa đậu nành, sữa chua từ đậu nành: sử dụng nhiều loại đậu, đậu xanh, đậu đỏ, đậu đen, đậu trắng vào chế biến món ăn và ngâm giá đỗ.- Lạc, vừng: lạc, vừng đều giàu chất đạm, chất béo, nhiều axit béo không no. Nên chế biến sẵn một ìọ nhỏ vừng, lạc để ăn dần bổ sung vào bữa ăn trong vòng 1 tuần.- Rau: bữa nào cũng cần có món rau, đặc biệt là rau xanh cò chứa nhiều b-proten kể cả trong

113

Page 114: CẨM NANG TRỊ BỆNH BẰNG PP THỰC DƯỠNG

các bữa tiệc cũng không nền chỉ nghĩ đến. thịt cá, giò, chả, mà quên rau.- Quả chín: rất quý nhất là với người nhiều tuổi. Nguồn cung cấp nhiều vitamin và nhất khoáng, nhiều chất chống oxy hóa. Cần gây thành tập tục có quả tráng miệng sau bữa ăn.Rau quả giúp con người tăng sức khỏe, đẩy lùi bệnh tật."Hàng ngày quả chí rau xanhCũng như thày thuốc đứng canh bên mình! "- Thịt, cá: mỗi tuần lễ tối thiểu có 3 bữa cá, thịt tùy theo khả năng. Bình quân đầu người nhiều tuổi 1 kg/tháng.- Trứng: là món ăn có giá trị dinh dưỡng cao nhưng không phải cứ ăn nhiều trứng là tốt. Ðối với người khỏe mạnh mỗi tuần cũng không nên ăn QUÁ 6 QUẢ VÌ Ở TRỨNG CÓ nhiều cholesterol. Ðối với người nhiều tuổi vừa trải qua những bệnh làm cơ thể gầy sút nhiều nếu không có phản chỉ định của thày thuốc, có thể ăn 3 quả trứng một tuần.Không nên cho những người có triệu chứng của bệnh thiếu máu tim, rối loạn tuần hoàn não ăn trứng. Tốt nhất khi ăn trứng nên kèm theo ăn sữa vì trọng sữa có nhiều lexitin có thể trung hòa tác dụng cửa cholesterol.

- Sữa: dân ta chưa có tập tục dùng sữa. Nhưng vì sữa rất bổ nên cần có kế hoạch phát triển ngành nuôi bò sữa, nuôi trâu sữa, nuôi dê lấy sữa và sản xuất sữa đậu nành. Ðối với người nhiều tuổi ăn sữa rất bổ và dễ tiêu. Ðặc biệt sữa chua vừa bổ vừa có tác dụng điều hòa hoạt động của bộ máy tiêu hóa. Nếu có điều kiện mỗi ngày các cụ nên ăn một cốc sữa chua.- Mật ong: mật ong có rất nhiều tác dụng đối với cơ thể. Trong điều trị học mật ong được sử dụng có kết quả tốt trong các bệnh viêm, loét dạ dày, tá tràng, các trạng thái suy yếu gan, thần kinh. Nhưng người nhiều tuổi có đặc điểm giảm mức chịu đựng đối với chất ngọt vì thế người nhiều tuổi không được ăn quá 20g đường một ngày trong đó có tính cá mật ong.- Mắm: mỗi địa phương Việt Nam đều có những loại mắm riêng được dân rất ưa thích. Ðối với người nhiều tuổi tuy mắm rất ngon nhưng không nên ăn thường xuyên và mỗi lần ăn cũng nên dùng ít thối vì. lượng muối NaCl trong mắm rất cao, không thích hợp với cơ thể người có tuổi.

- Muối: Ðã co nhiều công trình nghiên cứu và các cuộc điều tra dịch tễ học dinh dưỡng ở thực địa về mối liên quan không thể chối cãi giữa mức tiêu thủ muối ăn với mức độ thường gặp bệnh huyết áp cao. Theo Freiss (1976) thì:+ Dưới 250mg muối/người/ngày: không gặp huyết áp cao trong nhóm dân cư.+ Từ 250mmg đến 1600mg muối/người/ngày: rất ít gặp huyết áp cao.+ Từ 1,6 đến 8g muối/người/ngày: số người cớ huyết áp cao trong nhóm dân cư lên đến 15%.+ Với mức tiêu thụ muối trên 8g muối/người/ngày: số người huyết áp cao có thể lên tới 30% tổng số người dân trong nhóm dân cư.

CÓ HAI thực tế thường được các tác giả nghiên cứu về muối ăn và huyết áp nhắc ÐẾN: + NHỮNG NGƯỜI BỘ LẠC YANAMAMO Ở vùng biên giới Venezuela và Brasil sống bằng nghề trồng chuối để ăn quả thỉnh thoảng ăn thêm sản phẩm săn bắn và đánh cá, họ không ăn muối, không có huyết áp cao và huyết áp cũng không tăng theo tuổi.

+ Người Nhật Bản những năm 1950 tiêu thụ trung bình 20g muối/ngày.Cá biệt có người ăn tới 50g. Trong thời gian này, Nhật Bản là nước có nhiều người mắc bệnh huyết áp cao nhất (50% những người từ 50 tuổi trở lên) có nhiều người bị tai biến mạch não với tỷ lệ tử vong cao nhất (25% tổng số tử vong). Trước tình hình này Nhật Bản đã tiến hành giáo

114

Page 115: CẨM NANG TRỊ BỆNH BẰNG PP THỰC DƯỠNG

dục, vận động quần chúng giảm lượng muối tiêu thụ hàng ngày xuống dưới 10 gam và thấp hơn nữa. Năm 1981, tại hội nghị chuyên đề về tai biến mạch não (TBMN) Ở CHÂU Á VÀ Thái Bình Dương lần thứ nhất đại diện Nhật thông báo: số người bị chảy MÁU NÃO GIẢM 40%, TẮC MẠCH NÃO GIẢM 24% SỐ NGƯỜI CHẾT VÌ TBMN giảm. Trong 52 nước tham dự hội nghị, Nhật từ hàng thứ 1 xuống hàng thứ 16 về tử vong do TBMN.

- Rượu: đối với người trẻ, khỏe mạnh, cơ thể có thể chuyển hóa rượu tạo ra năng lượng, 1g rượu nguyên chất cho 7 cao với điều kiện rượu uống vào trong 24 giờ không quá 100g và uống rải ra nhiều lần trong ngày.Khác với thức ăn thường, rượu được hấp thu rất nhanh. Ðến đoạn đầu của ruột non 80% lượng rượu uống vào đã vào đến máu và từ đó đến tất CẢ TỔ CHỨC, ,THIỀU NHẤT VÀ LÂU NHẤT Ở NÃO VÀ Ở gan.Người có tuổi thường có nhiều nhược điểm về sức khỏe, huyết áp cao, xơ mỡ động mạch, thiếu máu tim, rối loạn tuần hoàn não, chức năng thận, gan bị suy yếu thường gặp bệnh đái tháo đường. Những nhược điểm này là tiền đề của nhiều tai biến như tai biến mạch não, nhồi máu cơ tim.Cho nên, đối với người có tuổi, rượu, kể cả rượu thuốc là một đồ uống nên tránh sử dụng đều đặn hàng ngày. Ðối với người có tuổi khỏe mạnh, rượu nhẹ loại lên men như rượu vang, bia dùng trong những ngày vui có thể cho phép dùng với liều nhỏ.

Con người tạo ra thức ăn, nhưng cũng có thể nói thức ăn tạo ra con người. "Hãy nói cho tôi biết anh ăn như thế nào, tôi sẽ cho anh biết anh là ai". Khi được hết cụ thể về tình hình ăn uống của một người, ta có thể đoán biết những điều khá cơ bản về người ấy (sức khỏe, nề nếp sinh hoạt, tính tình, khả năng lao động, triển vọng sức khỏe, bệnh tật, sống lâu hay chết sớm).

Những điểm cơ bản về dinh dưỡng cho người cao tuổi, không chỉ là những điều cần thiết áp dụng cho lứa tuổi này, mà còn là những điều bổ ích cho đối tượng trưởng thành cần lưu ý để có một tuổi già khỏe mạnh, hữu ích và hạnh phúc.

115