108

Cẩm nang YHDP

Embed Size (px)

DESCRIPTION

preventive medicine in Vietnam

Citation preview

Page 1: Cẩm nang YHDP
Page 2: Cẩm nang YHDP

Những điều cần biết về Y học dự phòng và Y tế công cộng

LỜI GIỚI THIỆU Trong khi Y học lâm sàng (YHLS) quan tâm đến chNn đoán và

điều trị bệnh cho cá nhân người bệnh thì Y Tế công cộng (YTCC) quan tâm nhiều hơn đến phòng bệnh và nâng cao sức khỏe cho nhóm và cho cả cộng đồng. Y học dự phòng (YHDP) là sự kết hợp cả YHLS và YTCC. Mục tiêu hàng đầu của YHDP là chăm sóc và nâng cao sức khỏe cho cá nhân, gia đình và cả cộng đồng, với việc áp dụng các biện pháp chủ động, tích cực để loại bỏ các yếu tố nguy cơ, ngăn ngừa sự phát sinh và phát triển của bệnh tật.

Cuốn sách “Những điều cần biết về Y học dự phòng và y tế công cộng” lần đầu tiên được nhóm sinh viên thuộc câu lạc bộ “Vì sức khoẻ cộng đồng” trường Đại học Y Hà Nội biên soạn và xuất bản. Cuốn sách nhằm mục đích cung cấp cho các bạn sinh viên, đặc biệt là những sinh viên thuộc chuyên ngành YHDP và YTCC những thông tin cần thiết về lịch sử phát triển của ngành YHDP và YTCC, giới thiệu về chương trình học, vị trí công tác và triển vọng của sinh viên sau khi tốt nghiệp. Cuốn sách cũng giới thiệu cho sinh viên về những kỹ năng cần có của người sinh viên YHDP và YTCC, và hướng dẫn những điều cần thiết để sinh viên rèn luyện và phát triển các kỹ năng đó. Ngoài ra cuốn sách cũng giúp sinh viên hiểu thêm về câu lạc bộ sinh viên “Vì sức khoẻ cộng đồng” và Viện đào tạo YHDP và YTCC trường Đại học Y Hà Nội, nơi các bạn sẽ gắn bó và học tập, rèn luyện trong cuộc đời sinh viên của mình.

Sự ra đời của cuốn sách xuất phát từ ý tưởng sáng tạo của các bạn sinh viên YHDP và YTCC, những người tuy mới bắt đầu bước những bước đi đầu tiên trên con đường nghề nghiệp nhưng đã tỏ ra hết sức tâm huyết với lĩnh vực khoa học này, khao khát muốn tìm hiểu sâu sắc về sự phát triển của YHDP và YTCC trên thế giới, cũng như ở Việt nam, muốn thực sự gắn bó và đóng góp cho sự phát triển của ngành. Soạn thảo cuốn sách này, các em sinh viên mong muốn được chia sẻ và truyền đạt lại những kiến thức và những hiểu biết cho các bạn sinh

Page 3: Cẩm nang YHDP

Những điều cần biết về Y học dự phòng và Y tế công cộng

viên thế hệ sau và những người có quan tâm đến lĩnh vực YHDP và YTCC.

Ra đời được cuốn sách này, nhóm sinh viên biên soạn đã có nhiều nỗ lực, nghiêm túc, say mê làm việc cùng nhau. Nhóm đã chủ động tìm kiếm các thông tin, tài liệu tham khảo và trực tiếp gặp gỡ, xin ý kiến và trao đổi với các Thày/Cô thuộc các thế hệ khác nhau của khoa Y tế Công cộng trước đây và nay là Viện Đào tạo YHDP và YTCC để nhận được các ý kiến tư vấn trong khi biên soạn sách.

Chúng tôi, những người thầy của các em thực sự cảm động, ghi nhận và trân trọng những đóng góp đầu tiên này của các em cho sự phát triển của nền YHDP và YTCC nước nhà và mong muốn các em sẽ tiếp tục hun đúc ngọn lửa nhiệt tình, say mê của mình với nghề nghiệp tương lai của mình.

Chúc các em nỗ lực hơn nữa trong học tập và đạt được nhiều thành công trên con đường sự nghiệp của mình. Thay mặt cho các Thày/Cô giáo của Viện Đào tạo YHDP và YTCC chúng tôi xin trân trọng giới thiệu với bạn đọc cuốn sách: “Những điều cần biết về Y học Dự phòng và Y Tế công cộng”.

TS. Lê Thị Hương

Phó Viện trưởng Viện Đào tạo YHDP & YTCC

Page 4: Cẩm nang YHDP

Những điều cần biết về Y học dự phòng và Y tế công cộng

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

ATVSTP An toàn vệ sinh thực phNm

CLB Câu lạc bộ

GDSK Giáo dục sức khỏe

NCKH Nghiên cứu khoa học

SKCĐ Sức khỏe cộng đồng

TT-GDSK Truyền thông – Giáo dục sức khỏe

UNFPA The United Nations Population Fund

(Quỹ Dân số Liên hợp quốc)

UNICEF The United Nations Children's Fund

(Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc)

UNAIDS Joint United Nations Programme on

HIV/AIDS

VSMT Vệ sinh môi trường

VSKCĐ Vì Sức Khỏe Cộng Đồng

WHO World Health Organization

(Tổ chức Y tế thế giới)

Page 5: Cẩm nang YHDP

Những điều cần biết về Y học dự phòng và Y tế công cộng

YHDP Y học dự phòng

YHLS Y học lâm sàng

YTCC Y tế công cộng

YTDP Y tế dự phòng

Page 6: Cẩm nang YHDP

Những điều cần biết về Y học dự phòng và Y tế công cộng

5

MỤC LỤC

PHẦN I: GIỚI THIỆU YTCC VÀ YHDP 7

I. Lịch sử phát triển của Y tế công cộng và Y học dự phòng 8

II. Y tế công cộng 10

III.Y học dự phòng 15

IV. Tầm quan trọng của Y học dự phòng và Y tế công cộng 17

PHẦN II: GIỚI THIỆU VIỆN ĐÀO TẠO YHDP VÀ YTCC 22

I. Giới thiệu chung 23

II. Các đơn vị trực thuộc 27

PHẦN III: CHƯƠNG TRÌNH HỌC 34

I. Chương trình cử nhân Y tế công cộng 35

II. Bác sĩ Y học dự phòng 40

III. Chương trình thực tế cộng đồng 46

PHẦN IV: CÁC KỸ NĂNG CẦN CÓ 49

I. Ngoại ngữ 50

II. Tin học 53

III. Nghiên cứu khoa học 56

IV. Kỹ năng mềm 65

V. Một số kinh nghiệm thực tế cộng đồng 68

PHẦN V: CƠ HỘI ĐÀO TẠO LÊN CAO 70

I. Cơ hội đào tạo trong nước 71

II. Cơ hội đào tạo nước ngoài 72

PHẦN VI: ĐNA CHỈ LÀM VIỆC SAU KHI TỐT NGHIỆP 77

Page 7: Cẩm nang YHDP

Những điều cần biết về Y học dự phòng và Y tế công cộng

6

I. Các cơ quan và lĩnh vực có thể tham gia 78

II. Giới thiệu một số cơ sở làm việc trong nước 80

III. Giới thiệu một số cơ sở làm việc nước ngoài 84

PHẦN VII: NGUỒN TÀI LIỆU 88

I. Website 89

II. Tạp chí 93

III. Một số thư viện tại Việt Nam 95

PHẦN VIII: GIỚI THIỆU VỀ CLB VSKCĐ 97

I. Tổng quát về Câu lạc bộ 98

II. Các hoạt động chính 98

PHỤ LỤC: HỎI VÀ ĐÁP 100

THAM KHẢO 106

Page 8: Cẩm nang YHDP

Những điều cần biết về Y học dự phòng và Y tế công cộng

7

Phần I Giới thiệu về Y tế công cộng và Y học dự phòng

Page 9: Cẩm nang YHDP

Những điều cần biết về Y học dự phòng và Y tế công cộng

8

I. Lịch sử phát triển của Y tế công cộng và Y học dự phòng I.1. Lịch sử phát triển trên Thế giới

Từ trước thời La Mã, người ta đã biết nhiều về Y tế công cộng (YTCC): những hành động can thiệp hợp lý của người làm công việc xử lý rác thải là rất cần thiết cho sức khỏe cộng đồng ở khu vực thành thị. Người Trung Quốc đã biết phát triển thói quen phòng dịch sau khi trải qua một trận dịch đậu mùa khoảng năm 1.000 trước Công Nguyên. Người không mắc bệnh có thể nhận được ít nhiều miễn dịch chống lại căn bệnh nhờ nuốt vảy khô của người đã nhiễm. Tương tự, trẻ em cũng có thể được bảo vệ nhờ tiêm vào cẳng tay một vết nhỏ mủ từ một người bệnh. Cách làm này chỉ xuất hiện ở phương Tây những năm đầu 1700, và được sử dụng rất hạn chế. Tiêm chủng bằng vắc-xin chỉ trở nên phổ biến những năm 1820, sau thành công của Edward Jenner trong việc điều trị đậu mùa.

Cho tới tận thời kỳ lịch sử hiện đại, bệnh tật truyền nhiễm là loại bệnh gây nhiều tổn thất về sức khỏe và tử vong nhất. Dịch tả là một bệnh lưu hành ở khu vực sông Hằng đã 7 lần gây đại dịch. Đại dịch tả xảy ra lần đầu tiên từ năm 1816 đến 1826 đã ảnh hưởng đến nhiều nước ở Châu Á. Đại dịch lần thứ 3 cũng lan tràn gây tổn thất trên 1 triệu người trên toàn thế giới. Trong giai đoạn này, bác sĩ John Snow ở London, Anh đã tiến hành nghiên cứu và qua đó ông nghi ngờ một nguồn giếng nước ở phố Broad là nguồn lây dịch tả. Ông đã tháo gỡ tay bơm giếng nước để người dân không lấy nước ở đây được nữa. Hành động này của ông được coi là biểu trưng cho YTCC.

Từ những hiểu biết về nguyên nhân gây bệnh (vi khuNn, vi-rút,…) cũng như yếu tố nguy cơ (đói nghèo, suy dinh dưỡng,…), những biện pháp YTCC (cung cấp nước sạch, xây dựng hệ thống cống rãnh,…) được tiến hành và các ca bệnh đã giảm đáng kể. Thành công này được gọi là Cuộc cách mạng dịch tễ lần thứ nhất. Đây là lí do tại sao các nhà y học cho rằng vệ sinh là một tiến bộ y học vĩ đại nhất. Vào

Page 10: Cẩm nang YHDP

Những điều cần biết về Y học dự phòng và Y tế công cộng

9

khoảng cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20, từ “vệ sinh” ám chỉ các biện pháp đồng hành cùng những hoạt động của YTCC.

Sau Cuộc cách mạng dịch tễ lần thứ nhất, ở các quốc gia phát triển, các bệnh truyền nhiễm có xu hướng giảm dần (ở Mỹ năm 1940 chiếm 40% ca tử vong thì năm 1980 còn 10%), trong khi đó các bệnh lý mạn tính lại có chiều hướng gia tăng (bệnh tim mạch, ung thư, đột quỵ chỉ chiếm 16% tử vong trong những năm 1900 nhưng lên 64% vào năm 1980). Tuy nhiên, 50 năm trước, các bác sĩ và nhà dịch tễ học không biết được nguyên nhân gây các bệnh này, do vậy những can thiệp YTCC chủ yếu hướng vào dự phòng cấp 2 (phát hiện và điều trị sớm). Việc này đòi hỏi hiểu biết và kỹ năng y khoa, đồng thời biết sử dụng vaccine trong phòng ngừa các bệnh truyền nhiễm, do đó đội ngũ cán bộ y tế công cộng phải có bác sĩ, và những người này gọi là bác sĩ chuyên khoa y học dự phòng (YHDP). YTCC thời kỳ này được gọi đơn giản là YHDP.

Tuy nhiên, việc sử dụng các biện pháp y khoa không đem lại nhiều lợi ích như mong muốn. Chỉ đến năm 1950, nhờ những nghiên cứu mới biết rõ được căn nguyên gây ra các bệnh mạn tính không lây, và điều đáng kinh ngạc là chỉ có một số ít các yếu tố nguy cơ là nguyên nhân chủ yếu gây bệnh này. Cuộc cách mạng dịch tễ lần thứ 2 được hình thành với sự phát hiện và giáo dục người dân về các yếu tố nguy cơ như hút thuốc lá, rượu bia, chế độ ăn, kém vận động,… và đã đem lại những thành công to lớn. Trong vòng 30 năm (từ 1968) bệnh lí mạch vành giảm 63% ở Mỹ. Và cũng tương tự như đối với bệnh truyền nhiễm, sự giảm tử vong này đi liền với những can thiệp YTCC nhiều hơn những tiến bộ y học. I.2. Lịch sử phát triển tại Việt Nam

Từ những năm 1945, Việt Nam đã khẳng định YTDP luôn là ưu tiên hàng đầu: phòng bệnh hơn chữa bệnh. Theo tinh thần đó, Việt Nam đã xây dựng một hệ thống vệ sinh phòng dịch theo mô hình của Liên Xô, nhấn mạnh vào việc phòng và chống các bệnh truyền nhiễm.

Page 11: Cẩm nang YHDP

Những điều cần biết về Y học dự phòng và Y tế công cộng

10

Bởi lúc đó, bệnh truyền nhiễm đóng vai trò chủ yếu trong cấu trúc bệnh tật ở Việt Nam, hoàn toàn có thể khống chế được thông qua các biện pháp đặc hiệu (như dùng vaccine) và không đặc hiệu (như tuyên truyền).

Trong khi đó, những tiến bộ trong cách đề cập dịch tễ học diễn ra tại những nước phương Tây, chủ yếu là các nước nói tiếng Anh, đang ngày một mạnh mẽ. Những tiến bộ đó được đưa vào thông qua các cuốn sách về dịch tễ học. Trường đại học Y Hà Nội đã nghiên cứu và dần đưa vào giảng dạy những kiến thức này đầu những năm 1980.

Cũng trong những năm này, với sự trợ giúp của các tổ chức quốc tế như Quỹ Nhi đồng liên hợp quốc (UNICEF), Tổ chức Y tế thế giới (WHO), Quỹ Dân số liên hợp quốc (UNFPA), … nhiều chương trình sức khỏe cộng đồng được thực hiện như Chương trình Tiêm chủng mở rộng, Chương trình Phòng chống tiêu chảy cấp, Chương trình Phòng chống suy dinh dưỡng,… Đây đều là những chương trình YTCC theo chiều dọc từ trung ương tới địa phương, hoạt động có hiệu quả trên thực tế và được đánh giá cao. Mỗi chương trình đều có một thành phần đào tạo, các chuyên gia của những nước có nền YTCC phát triển được các tổ chức quốc tế mời vào xây dựng và giúp đỡ thực hiện.

Cùng với sự phát triển của Y học nước nhà, YTDP ngày càng được quan tâm đầu tư phát triển, với mạng lưới YTDP xuyên suốt từ trung ương đến y tế cơ sở. Các bệnh truyền nhiễm gây dịch ở trẻ em đã giảm từ 40 lần (năm 1985) đến hơn 140 lần (năm 2005) so với năm 1976. Nhân dân tại các vùng, miền, đặc biệt là người nghèo đã được tiếp cận tốt hơn với các hoạt động dự phòng bệnh truyền nhiễm. Như vậy, những đóng góp của YHDP và YTCC ở nước ta vào công cuộc phòng chống bệnh tật đã rất rõ nét. II. Y tế công cộng II.1. Định nghĩa

Page 12: Cẩm nang YHDP

Những điều cần biết về Y học dự phòng và Y tế công cộng

11

YTCC là khoa học và nghệ thuật phòng ngừa bệnh tật, kéo dài tuổi thọ, tăng cường sức khỏe và hiệu quả thể chất thông qua những cố gắng của cộng đồng về vệ sinh môi trường, kiểm soát bệnh truyền nhiễm, giáo dục người dân về các nguyên lí của vệ sinh cá nhân, tổ chức các dịch vụ y học và điều dưỡng để chuNn đoán sớm và phòng ngừa bệnh tật, và phát triển các cơ chế xã hội để đảm bảo cho mọi người có một chất lượng sống đNy đủ để duy trì sức khỏe.

Trong khi điểm mạnh của y học lâm sàng nằm ở lĩnh vực điều trị cho từng cá nhân riêng lẻ, YTCC quan tâm nhiều đến phòng bệnh chủ động hơn là chữa bệnh và quan tâm nhiều đến các vấn đề sức khỏe cộng đồng hơn là vấn đề sức khỏe của cá nhân. II.2. Chức năng cơ bản

9 chức năng cơ bản của YTCC: a. Chức năng 1: Theo dõi và phân tích tình hình sức khỏe

- Liên tục đánh giá tình trạng sức khỏe cộng đồng. - Phân tích các chiều hướng nguy cơ, những cản trở việc tiếp cận dịch vụ. - Xác định các mối nguy hại cho sức khỏe. - Đánh giá định kỳ các nhu cầu sức khỏe. - Xác định các nguồn lực và tài sản trong cộng đồng có thể hỗ trợ cho YTCC. - Hình thành bộ hồ sơ thông tin cơ bản về tình trạng sức khỏe cộng đồng dựa trên những thông tin cơ bản về tình trạng sức khỏe bao gồm 1 đến 5 điều trên. - Quản lý thông tin, phát triển công nghệ thông tin và các phương pháp giúp cho việc quản lý, phân tích, kiểm soát chất lượng, truyền tải thông tin đến tất cả những người có trách nhiệm đối với việc tăng cường, cải thiện YTCC. - Lồng ghép các hệ thống thông tin thông qua các hoạt động hợp tác trong lĩnh vực YTCC với các lĩnh vực/ban ngành khác, bao gồm cả mảng y tế tư nhân.

Page 13: Cẩm nang YHDP

Những điều cần biết về Y học dự phòng và Y tế công cộng

12

b. Chức năng 2: Giám sát dịch tễ học/phòng ngừa và kiểm soát

bệnh:

- Tiến hành giám sát các vụ dịch bùng phát và mô hình của các bệnh truyền nhiễm và bệnh không truyền nhiễm, chấn thương và sự phơi nhiễm với các yếu tố môi trường có hại cho sức khỏe. - Điều tra các vụ bùng phát của dịch bệnh và các mô hình chấn thương, các yếu tố có hại và các nguy cơ kết hợp. - Đảm trách việc tìm ra các trường hợp bệnh, chNn đoán và điều trị các bệnh có tầm quan trọng về YTCC như bệnh lao. - Đánh giá thông tin và các dịch vụ hỗ trợ nhằm quản lý tốt hơn các vấn đề sức khỏe quan tâm. - Đáp ứng nhanh nhằm kiểm soát các vụ dịch bùng phát, các vấn đề sức khỏe hay các nguy cơ nổi trội. - Thực hiện các cơ chế nhằm cải thiện hệ thống giám sát, phòng ngừa và kiểm soát bệnh tật. c. Chức năng 3: Xây dựng chính sách và kế hoạch YTCC

- Xây dựng chính sách và pháp luật hướng dẫn thực hành YTCC. - Xây dựng các kế hoạch nhằm tăng cường và bảo vệ sức khỏe công cộng. - Rà soát lại và cập nhật cơ cấu điều hành và chính sách một cách thường xuyên, và hệ thống dựa trên tình trạng sức khỏe và kết quả của việc đánh giá nhu cầu sức khỏe. - Áp dụng và duy trì ý tưởng xây dựng chính sách dựa trên cộng đồng trong lĩnh vực sức khỏe. - Xây dựng và tiến hành đo các chỉ số sức khỏe có thể đo lường được. - Kết hợp các hệ thống chăm sóc sức khỏe có liên quan, tiến hành đánh giá nhằm xác định các chính sách liên quan đến các dịch vụ dự phòng và điều trị cá nhân. d. Chức năng 4: Quản lý có tính chiến lược các hệ thống và dịch vụ

sức khỏe cộng đồng.

Page 14: Cẩm nang YHDP

Những điều cần biết về Y học dự phòng và Y tế công cộng

13

- Tăng cường và đánh giá sự tiếp cận hiệu quả của người dân đối với dịch vụ sức khỏe mà họ cần. - Giải quyết và làm giảm sự bất bình đẳng trong việc sử dụng các dịch vụ sức khỏe thông qua sự phối hợp liên ngành. Chính điều này sẽ tạo điều kiện làm việc dễ dàng với các cơ quan, tổ chức khác. - Tăng cường việc tiếp cận các dịch vụ sức khỏe cần thiết của cá nhân và cộng đồng thông qua các hoạt động YTCC dựa trên cộng đồng. - Tăng cường tiếp cận với các nhóm chịu thiệt thòi về các dịch vụ Y tế. - Xây dựng khả năng quyết định dựa trên các bằng chứng cụ thể lồng ghép với quản lý nguồn lực, năng lực lãnh đạo và truyền thông có hiệu quả. - Cố vấn cho việc lựa chọn ưu tiên các dịch vụ sức khỏe có tài trợ. - Sử dụng các bằng chứng về tính an toàn , hiệu quả và chi phí hiệu quả để đánh giá việc sử dụng các công nghệ và can thiệp Y tế. - Quản lý YTCC để xây dựng, thực thi và đánh giá các sáng kiến giúp cho việc giải quyết các vấn đề YTCC. - ChuNn bị đáp ứng với thảm họa và các vấn đề khNn cấp xảy ra. e. Chức năng 5: Quy chế và thực hành pháp luật để bảo vệ sức

khỏe cộng đồng:

- Thực thi pháp luật và các quy chế trong lĩnh vực YTCC. - Thực thi các quy chế. - Khuyến khích sự tuân thủ pháp luật. - Rà soát lại, phát triển và cập nhật các quy chế trong lĩnh vực YTCC. f. Chức năng 6: Phát triển nguồn nhân lực và lập kế hoạch trong

YTCC

- Đánh giá, tiến hành và duy trì việc kiểm kê cơ sở nguồn nhân lực, sự phân bố và các thuộc tính nghề nghiệp khác có liên quan tới YTCC. - Dự báo các yêu cầu về nguồn nhân lực về cả số lượng và chất lượng. - Đảm bảo cơ sở nguồn nhân lực phù hợp cho các hoạt động YTCC.

Page 15: Cẩm nang YHDP

Những điều cần biết về Y học dự phòng và Y tế công cộng

14

- Đảm bảo các cán bộ, nhân viên được giáo dục, đào tạo, và đào tạo liên tục một cách cơ bản và có chất lượng cao. - Điều phối việc thiết kế và phân bố các chương trình đào tạo giữa các cơ sở đào tạo và nguồn nhân lực ;với giữa cán bộ quản lý và cán bộ thực hành YTCC. - Tạo điều kiện, khuyến khích và động viên việc giáo dục nghề nghiệp liên tục. - Theo dõi và đánh giá các chương trình đào tạo. g. Chức năng 7: Tăng cường sức khỏe, sự tham gia của xã hội

trong công tác chăm sóc sức khỏe và làm cho người dân ý thức được

đó là quyền lợi của mình.

- Đóng góp vào việc tăng cường kiến thức và khả năng của cộng đồng nhằm làm giảm mức độ nhạy cảm của cộng đồng với các nguy cơ và sự tổn hại của sức khỏe. - Tạo môi trường làm việc cho những lựa chọn lành mạnh, đó phải là những lựa chọn dễ dàng, bằng việc xây dựng sự liên kết, tăng cường các điều luật phù hợp, phối hợp liên ngành làm cho các chương trình nâng cao sức khỏe có hiệu quả hơn và ủng hộ các nhà lãnh đạo trong việc thực hiện các vấn đề sức khỏe ưu tiên. - Nâng cao nhận thức của người dân nhằm thay đổi cách sống, đóng vai trò tích cực trong việc thay đổi các chuNn mực cộng đồng về các hành vi cá biệt nhằm đạt được sự thay đổi hành vi một cách lâu dài và trên một quy mô rộng lớn. - Tạo điều kiện thuận lợi và hình thành các mối quan hệ đối tác giữa các nhóm và tổ chức nhằm tăng cường, động viên việc nâng cao sức khỏe. - Truyền thông qua tiếp thị xã hội và truyền thông đại chúng có định hướng. - Cung cấp các nguồn thông tin về sức khỏe dễ tiếp cận tại cộng đồng. h. Chức năng 8: Đảm bảo chất lượng dịch vụ sức khỏe cho cá nhân

và cho cộng đồng:

Page 16: Cẩm nang YHDP

Những điều cần biết về Y học dự phòng và Y tế công cộng

15

- Xác định các chuNn chất lượng phù hợp cho các dịch vụ sức khỏe cho cá nhân và cho cộng đồng. - Xây dựng mô hình đánh giá chất lượng. - Xác định các công cụ đo lường chuNn xác. - Theo dõi, đảm bảo tính an toàn và sự cải thiện chất lượng liên tục. i. Chức năng 9: Nghiên cứu, phát triển và thực hiện các giải pháp

YTCC mang tính chất đổi mới:

- Xây dựng một chương trình tổng thể nghiên cứu YTCC. - Xác định các nguồn lực phù hợp cho việc tài trợ các nghiên cứu. - Khuyến khích hợp tác và phát triển ý tưởng liên kết giữa các cơ quan và tổ chức hoạt động trong lĩnh vực sức khỏe để xác định tài trợ cho các chương trình nghiên cứu. - Đảm bảo an toàn về mặt đạo đức phù hợp cho các nghiên cứu YTCC. - Xây dựng quy trình cho việc truyền bá các kết quả nghiên cứu. - Động viên sự tham gia của các nhân viên YTCC vào các nghiên cứu ở mọi cấp độ. - Xây dựng các chương trình mới để giải quyết các vấn đề YTCC đã được xác định.

III.Y học dự phòng III.1. Định nghĩa

Hội đồng YHDP Hoa Kỳ (ABPM) định nghĩa: YHDP là một chuyên ngành của y khoa thực hành với đối tượng là các cá nhân hay các nhóm cộng đồng xác định nhằm bảo vệ, tăng cường sức khỏe, duy trì sức khỏe và chất lượng sống, dự phòng bệnh tật, tàn tật và tình trạng chết sớm.

Trong khi YHLS quan tâm đến chNn đoán và điều trị bệnh cho một bệnh nhân thì YTCC quan tâm nhiều hơn đến phòng bệnh và nâng cao sức khỏe cho cộng đồng. YHDP có đủ các kiến thức về YHLS nhưng cũng có những kiến thức về YTCC. Vì vậy mục tiêu hàng đầu

Page 17: Cẩm nang YHDP

Những điều cần biết về Y học dự phòng và Y tế công cộng

16

của YHDP là nâng cao sức khỏe của cá nhân, gia đình và cả cộng đồng, với vai trò sử dụng các biện pháp để ngăn ngừa bệnh tật (và chấn thương) hơn là chữa trị các triệu chứng của bệnh nhân. III.2. Chức năng cơ bản

Người ta chia dự phòng ra làm ba cấp độ: - Phòng cấp 1: Ngăn ngừa không để bệnh xảy ra - Phòng cấp 2: Khi bệnh đã xảy ra không để bệnh nặng thêm - Phòng cấp 3: Khi đã mắc bệnh không để tàn phế hay tử vong.

YHDP là một chuyên ngành của Y khoa, thực hiện bởi thầy thuốc trong lĩnh vực dự phòng và tăng cường sức khỏe. Các bác sĩ chuyên khoa YHDP quan tâm đến các vấn đề sức khỏe (bệnh tật) ở những nhóm dân cư đặc trưng như: những người chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố nguy cơ mắc bệnh với tỷ lệ mắc cao hoặc thấp nhưng là bệnh nguy hiểm, tàn phế hay tỷ lệ tử vong cao, YHDP cũng quan tâm đến một số vấn đề sức khỏe của một nhóm nhỏ trong dân số như tình trạng mang thai của trẻ vị thành niên ở khu vực đô thị.

YHDP còn chú ý đến các bệnh không lây nhiễm. Các bác sĩ YHDP có đối tượng là những bệnh nhân trong cộng đồng đến tư vấn về dự phòng cấp hai, cấp ba, qua đó giúp hạn chế tiếp xúc với các yếu tố nguy cơ nhằm giảm mắc, tàn phế hay giảm chết. Hiện nay, việc dự phòng đang chuyển từ việc chỉ chú trọng đến các bệnh nhiều người mắc sang giúp họ tránh các yếu tố nguy cơ cụ thể dẫn tới các bệnh đó như: dinh dưỡng hợp lý, không hút thuốc, tình dục an toàn, rèn luyện thể lực, nghĩa là chuyển từ dự phòng cổ điển sang chủ động kiểm soát hành vi, lối sống không lành mạnh,… một cách chủ động.

Người bác sĩ YHDP vừa được đào tạo để trở thành thầy thuốc nhưng cũng được học để có kiến thức và kỹ năng về YTCC như: quản lí y tế, đánh giá hoạt động y tế, truyền thông giáo dục sức khỏe (TT-GDSK)… giúp họ làm việc với cộng đồng trong các hoạt động phòng bệnh, TT-GDSK. Tuy nhiên, bác sĩ YHDP còn thiên về sử dụng các kỹ thuật y sinh học hơn là sử dụng những kỹ năng về YTCC, ví dụ:

Page 18: Cẩm nang YHDP

Những điều cần biết về Y học dự phòng và Y tế công cộng

17

Các nghiên cứu thực nghiệm và nghiên cứu lâm sàng về các ảnh hưởng của các yếu tố bất lợi như chất độc trong môi trường, vi sinh vật gây bệnh, các yếu tố vật lý trên sức khỏe các cộng đồng với các đặc điểm nhân khNu học khác nhau hay các quần thể người lao động nghề nghiệp đặc trưng như: - Đo đạc, đánh giá ô nhiễm môi trường bằng máy móc thiết bị. - Khám lâm sàng, thống kê, phân tích mô hình bệnh tật tại các cơ sở y tế. - Nghiên cứu gây bệnh thực nghiệm trên súc vật để xác định độc tính, tác động của hệ thống chuyển hóa hay thay đổi cấu trúc, thay đổi bệnh lý của các hệ thống cơ quan của cơ thể. - Nghiên cứu xác định các giới hạn tiếp xúc cho phép của các yếu tố độc hại trong môi trường hay điều kiện lao động bất lợi. - Giám sát tỷ lệ hiện mắc và tỷ lệ mới mắc các bệnh tật qua sử dụng các xét nghiệm cận lâm sàng hoặc khám lâm sàng. - Nghiên cứu quy luật dự báo tình hình sức khoẻ, bệnh tật. - Áp dụng các biện pháp phòng bệnh, khống chế dịch bệnh.

IV. Tầm quan trọng của Y học dự phòng - Y tế công cộng và thực trạng nhu cầu nguồn nhân lực IV.1. Tầm quan trọng của Y học dự phòng và Y tế công cộng

Hàng năm, Việt Nam có khoảng 3,5 triệu người mắc các bệnh truyền nhiễm, hàng nghìn trường hợp tử vong do mắc các bệnh đường tiêu hóa, hô hấp,…. Thêm vào đó, Việt Nam cũng nằm trong xu thế chung của sức khỏe thế giới hiện nay, tức là các bệnh không lây nhiễm (tim mạch, cao huyết áp,…) đang ngày càng tăng lên và trở thành gánh nặng bệnh tật lớn.

Có thể nhận thấy rõ, quy mô bệnh tật mà nước ta đang phải đối mặt hiện nay là rất lớn, mà chúng ta không thể yêu cầu việc xây thêm bệnh viện hay nhập thiết bị Y tế hiện đại. Trên thực tế, có một nhu cầu khác lâu dài và quan trọng hơn, đó là xây dựng được mạng lưới YTCC

Page 19: Cẩm nang YHDP

Những điều cần biết về Y học dự phòng và Y tế công cộng

18

và YHDP để chủ động phòng chống bệnh tật. Thực tiễn cho thấy, công tác YTDP có vị trí rất quan trọng, hoàn toàn có khả năng thay đổi được các yếu tố có thể can thiệp được để nhằm mục đích nâng cao chất lượng cuộc sống cho cộng đồng.

YTDP không chỉ quan tâm đến các bệnh truyền nhiễm, suy dinh dưỡng,… mà còn liên quan trực tiếp tới các bệnh mạn tính như tim mạch, ung thư, loãng xương, viêm khớp,… Bởi lẽ, sự phát sinh các bệnh mạn tính là một quá trình tích lũy những rối loạn sinh lý qua phơi nhiễm các yếu tố nguy cơ. Các chiến lược YTDP đề ra những biện pháp hiệu quả để tác động vào các yếu tố có thể can thiệp được (dinh dưỡng, vận động, môi trường sống, hút thuốc lá,…) và làm giảm đi tỷ lệ mắc bệnh ở cộng đồng. Chính vì lẽ đó, thành công của một chiến lược YTDP có thể đem lại lợi ích và hiệu quả lâu dài, cao hơn so với thành công của việc đáp ứng nhu cầu người bệnh cụ thể. Ví dụ: một nghiên cứu đã công bố cho kết quả chỉ cần 50 - 70% người dân sống trong vùng bị dịch tả uống vaccine 2 lần một năm thì tổng số ca bệnh giảm đi đến 90%.

Nhận thức được vai trò quan trọng của YTDP, các nước tiên tiến đã thiết lập được mạng lưới YTCC và YHDP rất phát triển, đến từng địa phương, kể cả các vùng xa xôi,… Chẳng hạn ở Úc, các bà mẹ trước và sau khi sinh con đều được kiểm tra sức khỏe tại các trạm y tế dự phòng, hay như các dịch vụ về phòng chống bệnh ở quy mô cộng đồng như tiêm chủng mở rộng, TT-GDSK,… đều được thực hiện nhờ các cán bộ YTDP.

Thành công của một ca phẫu thuật có thể cứu sống một người, nhưng thành công của một chiến lược y tế dự phòng lại có thể cứu sống cho hàng triệu người, kéo dài tuổi thọ và nâng cao chất lượng cuộc sống cho cả một dân tộc. Tuy nhiên cần phải xác định rõ ràng một điều: nếu một người bác sĩ mổ thành công một ca bệnh khó, họ sẽ thành một người nổi tiếng, nhưng đối với các cán bộ YTDP, họ sẽ có

Page 20: Cẩm nang YHDP

Những điều cần biết về Y học dự phòng và Y tế công cộng

19

ít cơ hội được xã hội biết đến mặc dù công lao của họ rất lớn đối với sức khoẻ của cả một cộng đồng.

“Những người đi theo YTCC và YHDP là những người có

ước mơ lớn. Hạnh phúc là gì? Hạnh phúc là mang chia sẻ

với người khác, hy sinh vì người khác. Ngành của chúng ta

lặng lẽ âm thầm chiến đấu, chia sẻ, phấn đấu vì sức khỏe

nhân dân. Người làm YTCC và YHDP thiệt thòi rất nhiều.

Hạnh phúc của ta là đem nguồn hạnh phúc cho mọi

người….”

GS. Đào Ngọc Phong-Nguyên trưởng khoa YTCC

IV.2. Thực trạng và nhu cầu nguồn nhân lực ngành Y tế dự phòng Việt Nam:

Có thể nhận thấy, thực tế tại Việt Nam, công tác YTDP chưa được quan tâm đúng mức. Cán bộ YTDP thường được nhắc đến với vai trò là người làm “phong trào”. Công tác YTDP chỉ khNn trương và được quan tâm khi dịch đã xảy ra nên số bệnh nhân mắc không giảm, tỷ lệ tử vong có trường hợp năm sau còn cao hơn năm trước. Điều đó thể hiện được, nhân lực cho công tác YTDP ở nước ta còn thiếu và yếu cả về số lượng và chất lượng.

Cán bộ y tế dự phòng từ trung ương tới địa phương đều thiếu hụt nghiêm trọng. Theo số liệu điều tra, tại các trung tâm YTDP huyện hiện mới chỉ có 20 cán bộ/trung tâm (trong khi nhu cầu là 35 cán bộ), ngay tại các Viện trực thuộc Bộ Y tế; số lượng cán bộ trên Đại học cũng chỉ chiếm hơn một nửa; gần ba phần tư cán bộ làm công tác y tế dự phòng chưa được đào tạo chuyên khoa,… Theo nhận định của ông Nguyễn Văn Bình - Cục trường Cục YTDP Bộ Y tế, nguồn lực cán bộ mới đáp ứng 76% nhu cầu ở tuyến trung ương, 55% nhu cầu tuyến tỉnh, 43% nhu cầu tuyến huyện; năm 2009 hệ thống mới có 19.315 cán bộ, trong khi nhu cầu tới năm 2020 là 57.980 cán bộ. Phần lớn trong số cán bộ tuyến tỉnh, huyện chưa được đào tạo chuyên sâu, đặc biệt về

Page 21: Cẩm nang YHDP

Những điều cần biết về Y học dự phòng và Y tế công cộng

20

dịch tễ học nên thiếu khả năng phân tích, đánh giá các vấn đề; năng lực đội ngũ cán bộ còn yếu (tuyến huyện có 77% trung cấp y tế).

Cụ thể, số lượng cán bộ đối với từng tuyến yêu cầu như sau: - Tuyến Trung ương gồm 14 Viện: mỗi viện 80-200 cán bộ - Tuyến tỉnh có 63 Trung tâm Y tế dự phòng và các Trung tâm: Kiểm

dịch y tế quốc tế, phòng chống sốt rét, Sức khỏe môi trường và Y tế lao động, Phòng chống HIV/AIDS, Phòng chống các bệnh xã hội, Truyền thông Giáo dục sức khỏe: Mỗi trung tâm từ 55-150 cán bộ

- Tuyến huyện có gần 700 Trung tâm y tế huyện: Mỗi trung tâm 25-50 cán bộ

- Tuyến xã có gần 11.000 Trạm y tế xã: Mỗi trạm 5-10 cán bộ. Hiện nay, các cục, viện, trung tâm thuộc lĩnh vực YTDP đều có

nhu cầu tuyển dụng nguồn nhân lực chất lượng cao, đặc biệt là bác sĩ YHDP và cử nhân YTCC.

Page 22: Cẩm nang YHDP

Những điều cần biết về Y học dự phòng và Y tế công cộng

20

SƠ ĐỒ TỔ CHỨC Y TẾ DỰ PHÒNG TỪ TRUNG ƯƠNG ĐẾN XÃ PHƯỜNG BIÊN CHẾ CÁN BỘ CHO TỪNG TUYẾN

TUYẾN TỈNH - THÀNH PHỐ

BỘ Y TẾ CỤC YTDP, CỤC PC AIDS, CỤC ATVSTP, CỤC QLMTYT

(50-70 BIÊN CHẾ)

1. VIỆN VSDTTƯ 2. VIỆN PASTEUR TP. HCM 3. VIỆN PASTEUR NHA TRANG 4. VIỆN VSDT TÂY NGUYÊN

(TỪ 80 ĐẾN 200 BIÊN CHẾ)

1. VIỆN YHLĐ-VSMT 2. VIỆN VSYTCC 3. VIỆN DINH DƯỠNG (TỪ 80 ĐẾN 200 BIÊN CHẾ)

1. VIỆN KĐQG-VXSPYT 2. TRUNG TÂM POLYVAC 3. VIỆN VÁC XIN NHA TRANG 4. CÔNG TY VXSP 1

(TỪ 80 ĐẾN 200 BIÊN CHẾ)

1. VIỆN SR-KST-CT TƯ 2. VIỆN SR-KST-CT QN 3. VIỆN SR-KST-CT TP. HCM

(TỪ 80 ĐẾN 200 BIÊN CHẾ)

63 TRUNG TÂM YTDP TỈNH

(TỪ 55 ĐẾN 150 BIÊN CHẾ)

63 CHI CỤC ATVSTP TỈNH

(TỪ 55 ĐẾN 150 BIÊN CHẾ)

27 TRUNG TÂM PCSR TỈNH

(TỪ 20 ĐẾN 60 BIÊN CHẾ)

23 TRUNG TÂM PCBXH TỈNH

(TỪ 40 ĐẾN 65 BIÊN CHẾ)

8 TRUNG TÂM SKLĐ-VSMT TỈNH (30 BIÊN CHẾ)

13 TRUNG TÂM KDYTBG

(TỪ 15 ĐẾN 50 BIÊN CHẾ)

63 TRUNG TÂM PC AIDS TỈNH

(TỪ 25 ĐẾN 50 BIÊN CHẾ)

698 TRUNG TÂM Y TẾ HUYỆN (TỪ 25 ĐẾN 50 BIÊN CHẾ)

10.732 TRẠM Y TẾ XÃ (TỪ 5 ĐẾN 10 BIÊN CHẾ)

TUYẾN QUẬN / HUYỆN

TUYẾN XÃ PHƯỜNG

Page 23: Cẩm nang YHDP

Những điều cần biết về Y học dự phòng và Y tế công cộng

21

“… Cơ hội việc làm cho các em học về YTCC và YHDP

sau khi tốt nghiệp ở giai đoạn hiện nay, có thể nói rất nhiều

cơ hội cho các em. Đối với chính phủ cũng như đối với các

tổ chức quốc tế hiện nay chú trọng nhiều đến mảng YTCC

YHDP…”

“… Mọi người đều nhận thấy mảng YTCC YHDP là rất

quan trọng trong ngành Y tế. Trước đây chưa có đầu tư

thích đáng. Bây giờ, bản thân chính phủ và Bộ Y tế đã có

những chú trọng phát triển ngành này. Cơ hội việc làm cho

sinh viên ra trường xán lạn hơn rất nhiều…” Giảng viên Viện đào tạo YHDP và YTCC

Page 24: Cẩm nang YHDP

Những điều cần biết về Y học dự phòng và Y tế công cộng

22

Phần II: Giới thiệu Viện Đào tạo Y học dự phòng và Y tế công cộng

Tập thể cán bộ Viện Đào tạo Y học dự phòng và Y tế công cộng

Page 25: Cẩm nang YHDP

Những điều cần biết về Y học dự phòng và Y tế công cộng

23

I. Giới thiệu về Viện Đào tạo Y học dự phòng và Y tế công cộng Viện đào tạo Y học dự phòng và Y tế công cộng thuộc Trường

Đại học Y Hà Nội được thành lập theo Quyết định số 2879/QĐ–BYT của Bộ Trưởng Bộ Y tế, ký ngày 12/8/2010. I.1. Lịch sử Viện:

Hơn một nửa thế kỷ đã qua từ Bộ môn Vệ sinh dịch tễ kết hợp với Bộ môn Tổ chức và quản lý y tế để phát triển thành Khoa Y tế công cộng, ngày nay là Viện đào tạo Y học dự phòng và Y tế công cộng, đánh dấu một chặng đường lịch sử, với bao công sức, trí tuệ của hàng trăm nhà giáo, cán bộ kỹ thuật thuộc các thế hệ đi trước cũng như những cố gắng của đội ngũ cán bộ công nhân viên hiện nay đã xây đắp nên, trưởng thành, phát triển trên một chặng đường mới là sự ra đời của Viện.

Điểm khởi đầu với hai bộ môn: Bộ môn Vệ sinh dịch tễ thành lập năm 1959 do bác sĩ Hoàng Tích Mịnh, Phó viện trưởng Viện vệ sinh dịch tễ là chủ nhiệm, và Bộ môn Tổ chức quản lý y tế thành lập năm 1960 do bác sỹ Phạm Ngọc Thạch làm chủ nhiệm. Đây thực sự là mốc phát triển đào tạo nguồn lực cho hệ thống Y tế Dự phòng và Y tế Công cộng của đất nước sau những năm hòa bình lập lại ở miền Bắc.

Bộ môn Vệ sinh dịch tễ: Năm 1960 khoá sinh viên chuyên khoa đầu tiên của bộ môn đã tốt nghiệp. Từ năm 1961-1978, Bộ môn Vệ sinh dịch tễ do Bs.Hoàng Tích Mịnh là Chủ nhiệm, khi ấy bộ môn chỉ có 4 tổ chuyên khoa là tổ Vệ sinh hoàn cảnh do GS. Đào Ngọc Phong làm tổ trưởng. Tổ Vệ sinh lao động do PGS. Nguyễn Duy Thiết làm tổ trưởng. Tổ Vệ sinh thực phNm do GS. Hà Huy Khôi làm tổ trưởng và tổ Dịch tễ do GS. Dương Đình Thiện làm tổ trưởng. Từ năm 1978 Đến năm 1987, GS.TS. Đào Ngọc Phong là chủ nhiệm bộ môn.

Bộ môn Tổ chức quản lý y tế: là một trong những bộ môn xương sống của Trường, cung cấp kiến thức cơ bản về hệ thống tổ chức, quản lý y tế, tâm lý y học, Y xã hội học và hệ thống lý luận về chăm sóc sức khỏe ban đầu từ trước khi có Tuyên ngôn Alma-Ata (1978). Do tính

Page 26: Cẩm nang YHDP

Những điều cần biết về Y học dự phòng và Y tế công cộng

24

chất quan trọng của các môn học này, từ khi thành lập năm 1960 đến 1988 đứng đầu lần lượt là các đồng chí Bộ trưởng Phạm Ngọc Thạch, Thứ trưởng Nguyễn Văn Tín, Bộ trưởng Đặng Hồi Xuân .

Khoa Y tế công cộng (1988-1999): Theo sáng kiến của GS. Bộ trưởng Phạm Song, Khoa Y tế Công cộng được thành lập gồm 11 bộ môn và Chủ nhiệm khoa là GS. Phạm Song. Khi đó Khoa Y tế Công cộng trực thuộc Trường Đại học Y Hà Nội kết hợp với Trường quản lý cán bộ y tế. Từ năm 1999, Khoa hoàn toàn trực thuộc trường đại học Y Hà Nội, với 6 bộ môn và do GS.TS. Đào Ngọc Phong tiếp tục làm chủ nhiệm Khoa. Từ năm 2006 đến 2010, GS.TS. Trương Việt Dũng là chủ nhiệm Khoa, và khoa có 10 bộ môn. Từ tháng 8 năm 2010, Khoa YTCC được chuyển thành Viện đào tạo Y học dự phòng và Y tế công cộng do GS.TS. Trương Việt Dũng làm Viện trưởng. GS.TS. Trịnh Quân Huấn, PGS.TS. Phạm Duy Tường và TS. Lê Thị Hương làm các Phó viện trưởng .

Trải qua hơn 50 năm, Các bộ môn tiền thân của Viện đào tạo Y học dự phòng và Y tế công cộng đã tham gia đào tạo hàng ngàn các bác sĩ đa khoa, chuyên khoa Y học dự phòng và Y tế công cộng để cung cấp cho các chiến trường B, C, K và quân đội trong thời kỳ chiến tranh, cung cấp nghiên cứu viên cho các viện nghiên cứu, các cán bộ giảng dạy của các trường đại học, cao đẳng, trung cấp Y-Dược trong cả nước, các nhân viên y tế trình độ đại học và sau đại học cho các tỉnh thành cũng như y tế các Bộ, Ngành.

Với 10 bộ môn đảm nhiệm giảng dạy cho tất cả các môn học thuộc lĩnh vực YHDP & YTCC, từ chỗ chỉ có hai cuốn giáo trình nay đã có hàng trăm đầu sách giáo trình và sách tham khảo, tài liệu hướng dẫn, chuyên khoa cho tất cả các chuyên ngành sâu của hệ YHDP & YTCC. Với gần 20 giáo sư, phó giáo sư, trên 30 tiến sỹ và hàng chục thạc sỹ, bác sỹ, dược sỹ, cử nhân, các bộ môn của Viện đã thực hiện thành công hàng chục đề tài độc lập cấp nhà nước, chương trình cấp Bộ, đề tài KHCN cấp Bộ và hàng ngàn khóa luận sinh viên tốt nghiệp

Page 27: Cẩm nang YHDP

Những điều cần biết về Y học dự phòng và Y tế công cộng

25

bác sỹ, luận văn cao học, luận văn chuyên khoa cấp 1, cấp 2, luận án tiến sỹ. Viện xứng đáng là một thành viên quan trọng góp phần làm nên danh tiếng của Trường Đại học Y Hà Nội. I.2. Giới thiệu chung: - Sứ mạng:

Đào tạo nguồn nhân lực YHDP và YTCC để bảo vệ và nâng cao sức khỏe cho mọi người thông qua việc nâng cao năng lực nguồn nhân lực, tăng cường tính hiệu quả và đảm bảo tính công bằng trong lĩnh vực YHDP và YTCC. - Tầm nhìn:

Là một bộ phận cấu thành quan trọng của Trường Đại học Y Hà Nội, Viện đã và sẽ luôn là cơ sở có chất lượng cao trong đào tạo và nghiên cứu khoa học về YHDP và YTCC tại Việt Nam, cung cấp các dịch vụ, chuyển giao công nghệ và hỗ trợ cho các cơ sở đào tạo, nghiên cứu khác. Viện sẽ phấn đấu để trở thành một đối tác ngang tầm trong khu vực và trên thế giới trong đào tạo, nghiên cứu khoa học, cung cấp dịch vụ, cung cấp chuyên gia về YHDP và YTCC. - Đội ngũ cán bộ:

Viện Đào tạo YHDP và YTCC hiện có 3 phòng chức năng, 10 bộ môn, 3 trung tâm với 68 cán bộ cơ hữu và 20 giảng viên kiêm nhiệm bao gồm 2 Giáo sư, 20 Phó giáo sư, 28 Tiến sĩ, 20 Thạc sỉ, 9 Bác sĩ, 2 Dược sĩ, 6 Cử nhân và 4 Kỹ thuật viên. - Chức năng:

Đào tạo cán bộ ở các trình độ sau đại học, đại học, đào tạo liên tục, bồi dưỡng kiến thức trong lĩnh vực y học dự phòng và y tế công cộng cho các cán bộ viên chức ngành y tế và các đối tượng khác có nhu cầu; thực hiện nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ và cung cấp dịch vụ đáp ứng nhu cầu xã hội trong lĩnh vực y tế dự phòng và y tế công cộng theo đúng quy định của pháp luật.

Page 28: Cẩm nang YHDP

Những điều cần biết về Y học dự phòng và Y tế công cộng

26

I.3. Giới thiệu lãnh đạo Viện Đào tạo Y học dự phòng và Y tế công cộng I.3.1 GS.TS. Trương Việt Dũng - Năm sinh: 1952 - Học hàm: Giáo sư - Học vị: Tiến sĩ, Bác sĩ chuyên khoa 2 - Chức vụ hiện tại:

• Vụ trưởng Vụ Khoa học Đào tạo, Bộ Y tế

• Viện trưởng Viện Đào tạo YHDP và YTCC - Lĩnh vực chuyên sâu: Tổ chức và Quản lý y tế - Phó chủ tịch Hội đồng khoa học và Hội đồng đạo đức trong Nghiên cứu Y sinh học Bộ Y tế. Chủ trì 2 đề tài Cấp Bộ và hướng dẫn trên 30 Nghiên cứu sinh, học viên cao học và nội trú. Đã tham gia biên soạn hàng trăm đầu sách và bài báo khoa học cả trong nước và quốc tế. I.3.2 GS.TS. Trịnh Quân Huấn - Năm sinh: 1951 - Học hàm: Giáo sư - Học vị: Tiến sĩ, Bác sĩ - Chức vụ hiện tại

• Thứ trưởng Bộ Y tế, phụ trách lĩnh vực Y tế dự phòng, phòng chống HIV/AIDS, An toàn vệ sinh thực phNm và Môi trường Y tế

• Phó Viện trưởng Viện Đào tạo YHDP và YTCC. - Lĩnh vực chuyên sâu: Dịch tễ học - Đã chủ trì nhiều đề tài, chương trình cấp bộ, hướng dẫn hàng chục NCS và học viên cao học. Là tác giả và đồng tác giả của hàng chục đầu sách và bài báo khoa học trong nước và quốc tế. I.3.3 PGS.TS. Phạm Duy Tường - Năm sinh: 1954 - Học hàm: Phó Giáo sư - Học vị: Tiến sĩ, Bác sĩ chuyên khoa 2

Page 29: Cẩm nang YHDP

Những điều cần biết về Y học dự phòng và Y tế công cộng

27

- Chức vụ hiện tại:

• Phó Viện trưởng Viện Đào tạo YHDP và YTCC

• Trưởng Bộ môn Dinh dưỡng và An toàn thực phNm - Lĩnh vực chuyên sâu: Dịch tễ học dinh dưỡng, dinh dưỡng cộng đồng. - Chủ trì 2 đề tài cấp Bộ và hướng dẫn thành công 3 Nghiên cứu sinh và nhiều Thạc sĩ; Chủ biên viết 4 cuốn sách giáo khoa. I.3.4 TS. Lê Thị Hương - Năm sinh: 1968 - Học vị: Tiến sĩ, Bác sĩ - Chức vụ hiện tại:

• Phó Viện trưởng Viện đào tạo YHDP Và YTCC

• Phó Giám đốc Trung tâm Đào tạo Dinh dưỡng và thực phNm – Viện Dinh dưỡng quốc gia

• 2007: Điều phối viên Mạng lưới Đào tạo và Tư vấn Sức khỏe Cộng đồng

- Lĩnh vực chuyên sâu: Dinh dưỡng An toàn thực phNm

II. Các đơn vị trực thuộc Viện Đào tạo Y học dự phòng và Y tế công cộng: II.1. Bộ môn Dân số học.

Bộ môn Dân số học được thành lập dựa trên cơ sở tách ra từ Phân môn Thống kê Tin học – Dân số học từ năm 2006. - Địa chỉ đơn vị: Phòng 302 tầng 3 nhà Chuyên gia, Trường Đại học Y Hà Nội, Số 1 phố Tôn Thất Tùng, Đống Đa, Hà Nội. - Cán bộ, giảng viên: Hiện tại Bộ môn có 05 cán bộ giảng dạy, gồm 1 Phó giáo sư, 2 Tiến sĩ, 2 Cử nhân. Trong đó: PGS.TS Trần Chí Liêm: Trưởng Bộ môn (từ năm 2006) TS. Nguyễn Đăng Vững: Phó trưởng Bộ môn (từ năm 2006)

Page 30: Cẩm nang YHDP

Những điều cần biết về Y học dự phòng và Y tế công cộng

28

II.2. Bộ môn Dịch tễ học. Bộ môn Dịch tễ Học được chính thức thành lập năm 1990, dựa

trên cơ sở Tổ môn dịch tế học Bộ môn Vệ sinh Dịch tễ (thành lập năm 1960). Bộ môn là cái nôi trưởng thành và cung cấp nhiều cán bộ lãnh đạo chủ chốt ở các cơ sở khác trong ngành y tế. - Địa chỉ đơn vị: Tầng 3 nhà B1, Trường Đại học Y Hà Nội, Số 1 phố Tôn Thất Tùng, Đống Đa, Hà Nội. - Cán bộ, giảng viên: Hiện tại Bộ môn có 8 cán bộ, trong đó có 7 cán bộ giảng dạy: 2 Phó giáo sư, 3 Tiến sĩ, 1 Thạc sĩ, 1 bác sĩ và 1 cán bộ kỹ thuật viên. Trong đó: PGS.TS Nguyễn Trần Hiển: Trưởng Bộ môn (từ năm 2000) PGS.TS Nguyễn Minh Sơn: Phó trưởng Bộ môn (từ năm 2005) TS Đào Thị Minh An: Phó trưởng Bộ môn (từ năm 2011) II.3. Bộ môn Dinh dưỡng và An toàn thực ph=m.

Bộ môn Dinh dưỡng và ATTP thuộc khoa Y tế công cộng trước đây và là Viện Đào tạo YHDP và YTCC ngày nay, được thành lập vào năm 1990. - Địa chỉ đơn vị: Tầng 3 nhà B1, Trường Đại học Y Hà Nội, Số 1 phố Tôn Thất Tùng, Đống Đa, Hà Nội. - Cán bộ, giảng viên: Hiện tại bộ môn có 10 cán bộ, gồm 2 Phó giáo sư, 3 Tiến sĩ, 1 Bác sĩ, 2 Kĩ thuật viên và 1 Y công. Trong đó: PGS.TS Phạm Duy Tường: Trưởng Bộ môn (từ năm 2004). TS Phạm Văn Phú: Phó Trưởng Bộ môn (từ năm 2009) II.4. Bộ môn Giáo dục sức khỏe.

Bộ môn Giáo dục sức khoẻ chính thức hoạt động từ tháng 1-2006 sau khi có quyết định số 134/QĐ-BYT ngày 16-01-2006 bổ nhiệm trưởng Bộ môn. Hiện nay Bộ môn đang đào tạo môn học Truyền thông Giáo dục sức khoẻ và nâng cao sức khoẻ; Khoa học hành vi và giáo dục sức khoẻ. - Địa chỉ đơn vị: Phòng 409, tầng 4 nhà chuyên gia, trường Đại học Y Hà Nội, số 1 phố Tôn Thất Tùng, Đống Đa, Hà Nội.

Page 31: Cẩm nang YHDP

Những điều cần biết về Y học dự phòng và Y tế công cộng

29

- Cán bộ, giảng viên: Hiện tại bộ môn có 4 cán bộ, gồm có 2 Phó Giáo sư – Tiến sĩ, 1 Tiến sĩ, 1 Thạc sĩ. Trong đó: PGS.TS Nguyễn Văn Hiến: Trưởng Bộ môn (từ năm 2006). PGS.TS Lê Thị Tài: Phó trưởng Bộ môn (từ năm 2006). II.5. Bộ môn Kinh tế y tế.

Bộ môn Kinh tế Y tế là đơn vị trực thuộc Viện Đào tạo YHDP và YTCC, có chức năng đào tạo và nghiên cứu khoa học về chuyên ngành kinh tế y tế. - Địa chỉ đơn vị : Phòng 402, tầng 4 tòa nhà Chuyên gia, Trường Đại học Y Hà Nội, Số 1 phố Tôn Thất Tùng, Đống Đa, Hà Nội. - Cán bộ, giảng viên : Hiện tại bộ môn có 6 cán bộ, gồm 4 tiến sĩ, 1 nghiên cứu sinh và 1 cử nhân. Các cán bộ của bộ môn đều là những chuyên gia hàng đầu về lĩnh vực kinh tế y tế tại Việt Nam, có nhiều dự án đào tạo và nghiên cứu về kinh tế y tế hợp tác với các trường đại học, viện nghiên cứu, cơ quan tổ chức trong nước và quốc tế. Trong đó : TS. Nguyễn Thị Bạch Yến: Trường Bộ môn (từ 2010) TS. Hoàng Văn Minh: Phó trưởng Bộ môn (từ 2010) II.6. Bộ môn Thống kê và Tin học y học:

Ngày 06-10-2000, hiệu trưởng trường Đại học Y Hà Nội đã kí quyết định số 1451 YHN/QĐ cho phép thành lập Phân môn Thống kê, Tin học và Dân số học trực thuộc Khoa YTCC. Đến năm 2006, Phân môn Thống kê, Tin học và Dân số học được tách ra để thành lập 2 bộ môn là Bộ môn Thống kê – Tin học y học và bộ môn Dân số học thuộc khoa YTCC (Nay là Viện Đào tạo YHDP và YTCC) theo quyết định số 2879/QĐ-BYT ngày 12-08-2010 của Bộ trưởng Bộ y tế. - Địa chỉ đơn vị: Phòng 408, tầng 4 nhà chuyên gia, trường Đại học Y Hà Nội, số 1 phố Tôn Thất Tùng, Đống Đa, Hà Nội. - Cán bộ, giảng viên: Hiện tại bộ môn có 5 cán bộ cơ hữu đều là giảng viên. Trong đó: PGS.TS Lưu Ngọc Hoạt: Trưởng Bộ môn (từ năm 2006).

Page 32: Cẩm nang YHDP

Những điều cần biết về Y học dự phòng và Y tế công cộng

30

ThS Lê Văn Hợi: Phó trưởng Bộ môn (từ năm 2008). II.7. Bộ môn Tổ chức và quản lý y tế.

Bộ môn được thành lập từ năm 1960. - Địa chỉ đơn vị: Phòng 403, tầng 4 nhà chuyên gia, Trường Đại học Y Hà Nội, số 1 phố Tôn Thất Tùng, Đống Đa, Hà Nội. - Cán bộ, giảng viên: Hiện tại có 11 cán bộ, gồm có 1 Giáo sư, 2 Phó Giáo sư, 2 Tiến sĩ, 3 Thạc sĩ, 2 Bác sĩ và 1 Trung cấp văn thư. Trong đó: PGS.TS Nguyễn Duy Luật: Trưởng Bộ môn (từ năm 2006). TS Dương Quốc Trọng: Phó trưởng Bộ môn (từ năm 2006). ThS Trần Thị Nga: Phó trưởng Bộ môn (từ năm 2009) II.8. Bộ môn Sức khỏe môi trường.

Bộ môn Sức khoẻ môi trường nguyên là Tổ vệ sinh hoàn cảnh (1960) của Bộ môn Vệ sinh dịch tễ, tiền thân của Viện Đào tạo YHDP và YTCC hiện nay. Bộ môn được chính thức thành lập vào năm 1990. - Địa chỉ đơn vị: Tầng 3 nhà B1, trường Đại học Y Hà Nội, số 1 Tôn Thất Tùng, Đống Đa, Hà Nội. - Cán bộ, giảng viên: Hiện nay bộ môn có 11 viên chức, gồm 2 Phó Giáo sư – Tiến sĩ, 1 Tiến sĩ, 6 Thạc sĩ – Bác sĩ, 2 Cử nhân đại học. Trong đó: PSG.TS Chu Văn Thăng: Trưởng Bộ môn (từ năm 2006). TS Vũ Diễn: Phó trưởng Bộ môn (từ năm 2004). PGS.TS Ngô Văn Toàn: Phó trưởng Bộ môn (từ năm 2006). II.9. Bộ môn Sức khỏe nghề nghiệp.

Bộ môn Sức khoẻ nghề nghiệp nguyên là Tổ vệ sinh lao động và bệnh nghề nghiệp, thuộc Bộ môn Vệ sinh dịch tễ được thành lập từ năm 1960 – tiền thân của Viện Đào tạo YHDP và YTCC hiện nay. Bộ môn được chính thức thành lập vào năm 1990. - Địa chỉ đơn vị: Tầng 3 nhà B1, trường Đại học Y Hà Nội, số 1 Tôn Thất Tùng, Đống Đa, Hà Nội.

Page 33: Cẩm nang YHDP

Những điều cần biết về Y học dự phòng và Y tế công cộng

31

- Cán bộ, giảng viên: Hiện nay bộ môn có 8 viên chức, gồm có 4 Phó Giáo sư – Tiến sĩ, 1 Thạc sĩ, 2 Bác sĩ và 2 Cử nhân đại học. Trong đó: PGS.TS Khương Văn Duy: Trưởng Bộ môn (từ năm 2010). PGS.TS Trần Như Nguyên: Phó trưởng Bộ môn (từ năm 2006). II.10. Bộ môn Y đức và Y xã hội học.

Bộ môn Y đức và Y xã hội học được thành lập ngày 11-05-2010, là một trong hai bộ môn giảng dạy và nghiên cứu đạo đức y học được thành lập đầu tiên trong hệ thống các trường Đại học Y của cả nước. - Địa chỉ đơn vị : Phòng 307, tầng 3 nhà A1, trường Đại học Y Hà Nội, số 1 phố Tôn Thất Tùng, Đống Đa, Hà Nội. - Cán bộ, giảng viên : Hiện tại bộ môn có 11 cán bộ, trong đó có 5 cán bộ cơ hữu. Bộ môn có 1 Phó giáo sư, 3 Tiến sĩ, 4 Thạc sĩ và 4 Cử nhân. Trong đó : TS Nguyễn Quốc Triệu, Nguyên Bộ trưởng Bộ Y tế : Trưởng Bộ môn danh dự (từ năm 2010). PGS.TS Nguyễn Đức Hinh, Hiệu trưởng trường Đại học Y Hà Nội: Trưởng Bộ môn (từ năm 2010). ThS Lê Minh Giang : Phó trưởng Bộ môn (từ năm 2010). II.11. Các phòng chức năng.

Các phòng chức năng được thành lập từ khi có quyết định thành lập Viện Đào tạo YHDP và YTCC (từ tháng 8-2010). II.11.1. Phòng Đào tạo, Quản lý khoa học và hợp tác Quốc tế : - Địa chỉ đơn vị : Phòng 309-310, tầng 3 nhà chuyên gia, Trường Đại học Y Hà Nội, số 1 phố Tôn Thất Tùng, Đống Đa, Hà Nội. - Lãnh đạo đơn vị :

TS. Nguyễn Đăng Vững : Trưởng phòng. TS. Hoàng Văn Minh : Phó trưởng phòng. ThS. Lê Minh Giang : Phó trưởng phòng.

II.11.2. Phòng Tổ chức, Hành chính và Quản trị : - Địa chỉ đơn vị : Phòng 308, tầng 3 nhà chuyên gia, Trường Đại học Y Hà Nội, số 1 phố Tôn Thất Tùng, Đống Đa, Hà Nội.

Page 34: Cẩm nang YHDP

Những điều cần biết về Y học dự phòng và Y tế công cộng

32

- Lãnh đạo đơn vị : ThS. Lê Thị Thanh Xuân : Trưởng phòng. ThS. Đỗ Thị Thanh Toàn : Phó trưởng phòng.

II.11.3. Phòng Tài chính Kế toán : - Địa chỉ đơn vị : Phòng 307, tầng 3 nhà chuyên gia, Trường Đại học Y Hà Nội, số 1 phố Tôn Thất Tùng, Đống Đa, Hà Nội. - Lãnh đạo đơn vị :

CN. Lê Thị Tuyết : Trưởng phòng II.12. Labo trung tâm.

Labo trung tâm được thành lập tháng 01-2011. - Địa chỉ đơn vị : Tầng 3 nhà B1, Trường Đại học Y Hà Nội, số 1 phố Tôn Thất Tùng, Đống Đa, Hà Nội. - Lãnh đạo Labo :

ThS. Trần Thị Thoa : Trưởng Labo (Từ năm 2011). ThS. Trịnh Bảo Ngọc : Phó trưởng Labo (Từ năm 2011).

- Lĩnh vực chuyên sâu : • Hỗ trợ giảng dạy thực hành cho tất cả các đối tượng được đào tạo

thực hành của các bộ môn trong Viện.

• Các lĩnh vực nghiên cứu khoa học và dịch vụ : + Tham gia các đề tài nghiên cứu khoa học, tập trung vào lĩnh

vực : � Đánh giá chất lượng nước ăn uống, sinh hoạt. � Đánh giá ô nhiễm nước thải. � Đánh giá ô nhiễm không khí. � Đánh giá ô nhiễm môi trường lao động. � Đánh giá ô nhiễm thực phNm, thức ăn đường phố. � Định lượng một số kim loại nặng trong đất, nước, không

khí, thực phNm.

Page 35: Cẩm nang YHDP

Những điều cần biết về Y học dự phòng và Y tế công cộng

33

+ Ứng dụng và phát triển các kĩ thuật : PCR, GC-MS để xác định các độc tố trong môi trường, thực phNm, trong chNn đoán, phát hiện một số bệnh và xác định dư lượng thuốc trừ sâu.

+ Triển khai các dịch vụ xét nghiệm (đất, nước, không khí, thực phNm,…) theo nhu cầu xã hội.

II.13 Các dịch vụ tư vấn do Viện cung cấp. Viện Đào tạo YHDP và YTCC đã và đang triển khai các dịch vụ

tư vấn theo yêu cầu của các cơ quan, đơn vị và cá nhân. - Xây dựng đề cương và triển khai các nghiên cứu khoa học cơ bản. - Xây dựng đề cương và triển khai các nghiên cứu khoa học ứng dụng. - Lập kế hoạch dự án. - Quản lý dự án. - Theo dõi giám sát dự án. - Đánh giá dự án. - Xây dựng, phát triển các đề án, dự án có quy mô lớn, vận động tài trợ từ các tổ chức trong nước và quốc tế. - Xây dựng cơ sở đào tạo thực địa. - Xây dựng và phát triển nguồn nhân lực về giảng dạy và nghiên cứu khoa học.

Page 36: Cẩm nang YHDP

Những điều cần biết về Y học dự phòng và Y tế công cộng

34

Phần III: Chương trình học

Cử nhân Y tế công cộng và Bác sĩ Y học dự phòng

Page 37: Cẩm nang YHDP

Những điều cần biết về Y học dự phòng và Y tế công cộng

35

I. Chương trình cử nhân Y tế công cộng I.1. Giới thiệu ngành học

Ngành YTCC chuyên đào tạo Cử nhân YTCC là các chuyên gia có khả năng xác định và đánh giá các vấn đề YTCC, lập kế hoạch và thực hiện các can thiệp dựa trên những bằng chứng để giải quyết các vấn đề đó. I.2. Mục tiêu tổng quát

Đào tạo Cử nhân YTCC có y đức, sức khỏe; có kiến thức về khoa học cơ bản, khoa học xã hội, y học cơ sở, YTCC; có kỹ năng thực hành cơ bản về YTCC để tham gia phát hiện và tổ chức giải quyết các vấn đề sức khỏe ưu tiên trong cộng đồng; có khả năng tự học vươn lên, đáp ứng nhu cầu chăm sóc và bảo vệ sức khỏe của nhân dân. I.3. Mục tiêu cụ thể a. Về thái độ:

- Nhận thức được tầm quan trọng của các nguyên lý chăm sóc sức khỏe ban đầu trong chăm sóc sức khỏe cộng đồng. - Tôn trọng và lắng nghe ý kiến của cộng đồng về các nhu cầu sức khỏe và các giải pháp can thiệp nhằm nâng cao sức khỏe cộng đồng - Cầu thị và hợp tác làm việc theo nhóm và phối hợp liên ngành. - Trung thực và khách quan, có tinh thần ham học, vượt khó khăn, tự học vươn lên để nâng cao trình độ chuyên môn của mình. b. Về kiến thức:

- Trình bày được các nguyên lý và khái niệm cơ bản về YTCC. - Trình bày được cách phát hiện và xử trí các vấn đề sức khỏe phổ biến ở cộng đồng. c. Về kỹ năng:

- Tham gia xác định được các yếu tố môi trường, xã hội ảnh hưởng đến sức khỏe của cộng đồng. - Tham gia xác định được các vấn đề sức khỏe ưu tiên của cộng đồng và đưa ra những chiến lược và biện pháp giải quyết thích hợp.

Page 38: Cẩm nang YHDP

Những điều cần biết về Y học dự phòng và Y tế công cộng

36

- Tham gia lập kế hoạch, đề xuất những giải pháp và tổ chức các hoạt động bảo vệ và chăm sóc sức khỏe cho cộng đồng. - Theo dõi và tham gia đánh giá được việc thực hiện các chương trình sức khỏe tại cộng đồng. - Tham gia giám sát, phát hiện sớm bệnh dịch và tổ chức phòng chống dịch tại cộng đồng. - GDSK cho cộng đồng nhằm xây dựng lối sống và hành vi có lợi cho sức khỏe I.4. Nhiệm vụ - Tham gia xác định một số yếu tố cơ bản của môi trường và xã hội ảnh hưởng đến sức khỏe của cá nhân và cộng đồng. - Tham gia xác định các nguồn lực sẵn có trong cộng đồng để thực hiện và tổ chức mười nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu ở cộng đồng. - TT-GDSK cho cộng đồng nhằm thay đổi lối sống và hành vi xấu có hại cho sức khỏe. - Tham gia lập kế hoạch và tham gia quản lý các chương trình y tế và các dịch vụ y tế tại tuyến cơ sở. - Theo dõi giám sát đánh giá được việc thực hiện những chương trình y tế tại nơi làm việc - Tổ chức các hoạt động y tế, phòng bệnh, khám chữa bệnh, giáo dục sức khỏe và các dịch vụ y tế khác tại tuyến cơ sở. - Tham gia xác định những vấn đề sức khỏe ưu tiên của cộng đồng, đưa ra những giải pháp và biện pháp giải quyết phù hợp, khả thi trong cộng đồng. - Tham gia giám sát, phát hiện sớm dịch bệnh, tổ chức phòng chống tại cộng đồng. - Phát hiện và xử lý ban đầu một số bệnh thông thường tại cộng đồng. - Phát hiện và xử lý ban đầu một số cấp cứu thông thường tại cộng đồng.

Page 39: Cẩm nang YHDP

Những điều cần biết về Y học dự phòng và Y tế công cộng

37

- Tham gia thúc đNy việc xã hội hóa, phối hợp liên ngành trong công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cộng đồng. - Tự học và tham gia nghiên cứu khoa học, nâng cao trình độ để đáp ứng với nhu cầu chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân và nhu cầu phát triển nhân lực YTCC. I.5. Chương trình học - Khối lượng kiến thức: 210 đơn vị học trình (đvht) - Thời gian đào tạo: 04 năm

Kiến thức giáo dục đại cương:

Tên môn học Tổng số ĐVHT

Phân bố ĐVHT

LT TH Lịch sử triết học 2 2 0 Triết học Mác – Lê-nin 4 4 0 KTCT Mác – Lê-nin 4 4 0 Lịch sử Đảng CSVN 4 4 0 Tư tưởng Hồ Chí Minh 2 2 0 Chủ nghĩa xã hội khoa học 2 2 0 Ngoại ngữ 15 15 0 Giáo dục quốc phòng và Y học quân sự 4 0 4 Giáo dục thể chất 2 1 1 Tâm lý học/ Y đức 2 2 0

Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp

Tên môn học Tổng số ĐVHT

Phân bố ĐVHT

LT TH

Kiến thức cơ sở của khối ngành

Page 40: Cẩm nang YHDP

Những điều cần biết về Y học dự phòng và Y tế công cộng

38

Nhà nước và pháp luật 2 2 0 Tin học 4 1 3 Vật lý đại cương 3 2 1 Sinh học và di truyền 2 1 1 Hoá học đại cương 3 2 1 Hóa hữu cơ và phân tích 3 2 1 Toán cao cấp 4 3 1

Kiến thức cơ sở của ngành

Giải phẫu 3 2 1 Sinh lý 4 3 1 Hóa sinh 3 2 1 Triệu chứng học cơ sở 4 2 2 Dịch tễ học cơ sở 3 2 1 Khoa học môi trường và sinh thái 3 2 1 Dân số - Kế hoạch hóa gia đình 3 2 1 Nhân chủng học 3 2 1 Vi sinh vật và ký sinh trùng 4 2 2 Kinh tế y tế 3 2 1 Các yếu tố ảnh hưởng tới sức khỏe 2 1 1 Thống kê y tế công cộng 4 2 2 Sinh lý bệnh và miễn dịch 3 2 1 Dược lý và độc chất học 3 2 1

Kiến thức ngành

Các bệnh cấp cứu thông thường và các bệnh thông thường ở cộng đồng

5 3 2

Các nguyên lý về sức khỏe cộng đồng và chăm sóc sức khỏe ban đầu

4 3 1

Page 41: Cẩm nang YHDP

Những điều cần biết về Y học dự phòng và Y tế công cộng

39

Sức khỏe môi trường và thảm họa 6 5 1 Tổ chức, quản lý y tế và chính sách y tế 5 3 2 Khoa học hành vi và giáo dục sức khỏe 5 4 1 Sức khỏe nghề nghiệp 5 3 2 Dinh dưỡng và an toàn thực phNm 5 3 2 Pháp y 2 1 1 Nghiên cứu sức khỏe cộng đồng 3 2 1 Dịch tễ học các bệnh lây 6 4 2 Dịch tễ học các bệnh không lây 3 2 1 Các chương trình y tế quốc gia 8 5 3 Sức khỏe sinh sản 3 2 1 Phục hồi chức năng 3 2 1 Sức khỏe các lứa tuổi 3 2 1 Thực hành cộng đồng I, II, III 9 0 9

I.6. Cơ sở thực hành - Các bệnh viện/phòng khám/trung tâm là đơn vị thực hành của trường. - Các viện nghiên cứu/các đơn vị nghiên cứu được Bộ Y tế công nhận. - Các cơ quan quản lý như : Các Vụ, Cục của Bộ Y tế, các sở Y tế, các phòng nghiệp vụ, các Trung tâm YHDP. - Các cơ sở y tế có liên quan tới YTCC và YHDP. - Các phòng thí nghiệm và thực địa chuyên ngành. - Thư viện và trung tâm tin học. I.7. Tốt nghiệp - Thời gian thi và làm khóa luận: theo quy chế của Bộ Giáo dục và Đào tạo. - Thời gian thi: theo quy chế của Bộ Giáo dục và Đào tạo. - Hình thức thi: Thi tốt nghiệp có thể là khóa luận tốt nghiệp hoặc khóa luận tốt nghiệp kết hợp với thi thực hành.

Page 42: Cẩm nang YHDP

Những điều cần biết về Y học dự phòng và Y tế công cộng

40

- Làm khóa luận kết hợp với thi thực hành:

• Phần khóa luận: sinh viên làm khóa luận theo quy chế của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Y tế.

• Phần thực hành: + Nội dung thi thực hành: Gồm các kỹ năng của YTCC. + Hình thức: Bài tập tình huống, chú ý đánh giá kỹ năng giao tiếp, kỹ năng phân tích, kỹ năng chọn ưu tiên, ra quyết định và giải quyết vấn đề.

II. Bác sĩ Y học dự phòng II.1. Giới thiệu ngành học

Ngành YHDP đào tạo những bác sĩ chuyên ngành về các vấn đề chNn đoán sức khỏe cộng đồng, sức khỏe dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phNm, các vấn đề sức khỏe liên quan các tác nhân ngoại sinh, nội sinh, kể cả di truyền và lối sống, dịch bệnh nhiễm trùng, không nhiễm trùng, dịch bệnh liên quan đến lứa tuổi, phòng chống các bệnh xã hội, quản lý các chương trình dịch vụ y tế, công tác TT -GDSK… II.2. Mục tiêu tổng quát

Đào tạo bác sĩ YHDP có y đức, sức khỏe, có kiến thức về khoa học cơ bản, khoa học xã hội, y học cơ sở vững chắc, có kiến thức và kỹ năng thực hành cơ bản về YHDP để xác định, đề xuất và tham gia tổ chức giải quyết có hiệu quả các vấn đề cơ bản của YTDP và sức khỏe cộng đồng, có khả năng tự học vươn lên đáp ứng nhu cầu chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân. II.3. Mục tiêu cụ thể a. Về thái độ:

- Tận tụy với sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân.

Page 43: Cẩm nang YHDP

Những điều cần biết về Y học dự phòng và Y tế công cộng

41

- Tôn trọng và chân hành lắng nghe ý kiến của cộng đồng về các nhu cầu sức khỏe và các giải pháp can thiệp, nhằm nâng cao sức khỏe cộng đồng. - Có tinh thần hợp tác và phối hợp để hoàn thành nhiệm vụ - Trung thực, khách quan, có tinh thần học tập vươn lên. b. Về kiến thức:

- Có kiến thức khoa học cơ bản, khoa học xã hội nhân văn và y sinh học cơ sở làm nền tảng cho YHDP. - Có kiến thức tổng quát về YHDP để xác định các yếu tố của môi trường tự nhiên, xã hội, nghề nghiệp tác động đến sức khỏe cộng đồng. - Có kiến thức cần thiết để phân tích và lập kế hoạch can thiệp các vấn đề sức khỏe của cộng đồng - Có kiến thức về những bệnh thông thường và một số bệnh cấp cứu. - Có phương pháp luận khoa học trong nghiên cứu YHDP. - Có hiểu biết về pháp luật, chính sách, về công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân. c. Về kỹ năng:

- Tổ chức và thực hiện được hoạt động tư vấn, giáo dục sức khỏe trong chăm sóc và nâng cao sức khỏe cho nhân dân. - Thực hiện các kỹ thuật giám sát và đánh giá tác động môi trường, đề xuất các giải pháp phòng chống ô nhiễm môi trường. - Phát hiện các vấn đề dinh dưỡng-an toàn thực phNm và đề xuất các giải pháp cải thiện thích hợp. - Tổ chức và theo dõi quản lý sức khỏe, bệnh nghề nghiệp ở các ngành nghề khác nhau. - Tham gia giám sát, phát hiện sớm các bệnh dịch phổ biến và tổ chức phòng chống dịch. - Tham gia lập kế hoạch, tổ chức giám sát và đánh giá họat động các dự án chương trình quốc gia về YTDP.

Page 44: Cẩm nang YHDP

Những điều cần biết về Y học dự phòng và Y tế công cộng

42

- Tham gia chNn đoán, xử trí và cấp cứu các bệnh thông thường và một số bệnh chuyên khoa. - Thực hiện tập huấn, giám sát hỗ trợ cho y tế cơ sở và YTDP. - Sử dụng tối thiểu một ngoại ngữ, sử dụng và áp dụng được một số phần mềm công nghệ thông tin phục vụ cho quản lý NCKH và học tập vươn lên. II.4. Nhiệm vụ - Dự báo, kiểm soát và khống chế được các bệnh dịch nguy hiểm, các tác nhân truyền nhiễm gây dịch, nhất là ở các ổ dịch bệnh mới phát sinh. - Phòng bệnh và GDSK. - Tổ chức, quản lý các hoạt động chăm sóc sức khoẻ tại cộng đồng: các bệnh mãn tính, bệnh nghề nghiệp, bệnh xã hội và phục hồi chức năng. - Phát hiện, xác định và giám sát các vấn đề về sức khỏe có liên quan đến yếu tố môi trường, tác hại nghề nghiệp, vệ sinh an toàn thực phNm… - Phòng chống các dịch bệnh không lây nhiễm: tai nạn giao thông, tai nạn nghề nghiệp,… - Xây dựng kế hoạch hoạt động chuyên môn về YTDP như phòng chống các bệnh xã hội, quản lý các chương trình y tế, TT-GDSK cho nhân dân. - Xử trí một số trường hợp cấp cứu và điều trị một số bệnh thông thường. - Thực hiện công tác đào tạo và NCKH. II.5. Chương trình học - Khối lượng kiến thức: 318 đơn vị học trình (đvht) - Thời gian đào tạo: 06 năm

Page 45: Cẩm nang YHDP

Những điều cần biết về Y học dự phòng và Y tế công cộng

43

Kiến thức giáo dục đại cương:

Tên môn học Tổng số ĐVHT

Phân bố ĐVHT

LT TH Triết học Mác - Lê-nin 6 6 0 Kinh tế chính trị 5 5 0 Chủ nghĩa xã hội khoa học 4 4 0 Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam 4 4 0 Tư tưởng Hồ Chí Minh 3 3 0 Nhà nước và pháp luật 2 2 0 Tâm lý học 3 3 0 Y đức 2 2 0 Ngoại ngữ 12 12 0 Giáo dục thể chất 5 Giáo dục quốc phòng và Y học quân sự 11

Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp:

Tên môn học Tổng số ĐVHT

Phân bố ĐVHT

LT TH

Kiến thức cơ sở của khối ngành

Xác suất thống kê 2 2 0 Thống kê y học 4 2 2 Tin học cơ bản 4 2 2 Tin học ứng dụng 3 1 1 Lý sinh 4 3 1 Hóa học 5 4 1 Sinh học đại cương 4 3 1 Di truyền học 3 2 1

Page 46: Cẩm nang YHDP

Những điều cần biết về Y học dự phòng và Y tế công cộng

44

Kiến thức cơ sở của ngành

Giải phẫu 5 4 1 Mô phôi 5 4 1 Sinh lý học 5 4 1 Hóa sinh 5 4 1 Vi sinh học 5 4 1 Ký sinh trùng 5 3 2 Giải phẫu bệnh 3 2 1 Sinh lý bệnh – miễn dịch 5 4 1 Dược lý và độc chất 5 4 1 ChNn đoán hình ảnh 2 1 1 Dinh dưỡng và an toàn thực phNm 1 3 2 1 Điều dưỡng cơ bản 3 2 1 Khoa học môi trường và sức khỏe môi trường 1

4 3 1

Sức khỏe nghề nghiệp 1 2 1 1 Dịch tễ học 1 4 3 1 Khoa học hành vi và GDSK 1 2 1,5 0,5 Thực tập Y học dự phòng 1 2 0 2

Kiến thức ngành

Nội cơ sở 5 3 2 Ngoại cơ sở 5 3 2 Nội bệnh lý 5 3 2 Ngoại bệnh lý 5 3 2 Phụ sản 5 3 2 Nhi 5 3 2 Truyền nhiễm 5 3 2 Y học cổ truyền 4 2 2

Page 47: Cẩm nang YHDP

Những điều cần biết về Y học dự phòng và Y tế công cộng

45

Lao 3 2 1 Răng hàm mặt 3 2 1 Tai mũi họng 3 2 1 Mắt 3 2 1 Da liễu 3 2 1 Phục hồi chức năng 4 2 2 Thần kinh 3 2 1 Sức khỏe tâm thần 3 2 1 Sức khỏe sinh sản 1 1 0 Kinh tế y tế 3 2 1 Tổ chức và quản lý y tế 5 3 2 Thực tế Y học dự phòng 2 2 0 2 Y xã hội học và nhân học y học 3 2 1 Sức khỏe lứa tuổi 3 2 1 Sức khỏe môi trường 2 5 4 1 Sức khỏe nghề nghiệp 2 5 4 1 Dịch tễ học 2 5 3 2 Dinh dưỡng và an toàn thực phNm 2 5 3 2 Khoa học hành vi và GDSK 2 2 1 1 Dân số học 3 2 1 Phương pháp nghiên cứu sức khỏe cộng đồng

5 2 3

Thực tế Y học dự phòng 3 2 0 2 II.6. Cơ sở thực hành - Thực hành cận lâm sàng: tại các phòng thí nghiệm của trường, bệnh viện, viện nghiên cứu thuộc lĩnh vực YHDP. - Thực hành lâm sàng: tại các phòng tiền lâm sàng của các trường, khoa y. - Thực hành bệnh viện: tại các bệnh viện trung ương, tỉnh, thành phố.

Page 48: Cẩm nang YHDP

Những điều cần biết về Y học dự phòng và Y tế công cộng

46

- Thực tế tại cộng đồng: một số nhà máy, xí nghiệp, cụm dân cơ, cơ sở y tế tại các địa phương. - Cơ sở thực hành của nhà trường tại cộng đồng. - Các trung tâm YTDP trung ương và địa phương. II.7. Tốt nghiệp - Thời gian ôn thi và làm khóa luận: Theo quy chế của Bộ Giáo dục và Đào tạo. - Thời gian thi: Theo quy chế của Bộ Giáo dục và Đào tạo. - Hình thứ thi: Gồm 2 phần khóa luận tốt nghiệp và thi thực hành, điểm thi của từng phần độc lập nhau.

• Khóa luận tốt nghiệp: thực hiện khóa luận tốt nghiệp theo quy chế của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Y tế.

• Thi thực hành: thực hiện các kỹ thuật YHDP.

III. Chương trình môn học thực tế cộng đồng III.1. Mục tiêu chung - Sau thời gian học tập tại cộng đồng, sinh viên sẽ được làm quen với các điều kiện sống , tình hình sức khỏe, bệnh tật của cộng đồng và bước đầu thực hành GDSK. - Sinh viên có kiến thức về phương pháp thu thập số liệu trong NCKH tại cộng đồng. - Sinh viên có kinh nghiệm về thực tế và kỹ năng giao tiếp trong cuộc sống, tăng tính đoàn kết trong tập thể. III.2. Mục tiêu cụ thể a. Có kiến thức về:

- Thực hành cộng đồng. - Thực trạng VSMT nông thôn, VSATTP,… hiện nay. - Tình hình sức khỏe, bệnh tật chủ yếu của cộng đồng. - Qua tham quan trạm y tế xã, thấy được chức năng nhiệm vụ và một số hoạt động của nó. - Vai trò, nội dung và phương pháp GDSK.

Page 49: Cẩm nang YHDP

Những điều cần biết về Y học dự phòng và Y tế công cộng

47

b. Thái độ:

- Tôn trọng người dân trong cộng đồng, chia sẻ cùng cộng đồng, lắng nghe để học hỏi và giúp cộng đồng tìm ra các giải pháp cho các vấn đề sức khỏe của chính họ. - Nghiêm túc thực hiện nội quy học tập tại cộng đồng. c. Kỹ năng:

- Giao tiếp cộng đồng, hộ gia đình thông qua điều tra hộ gia đình về VSATTP, VSMT, SKCĐ... - Kỹ năng TT – GDSK: nói chuyện GDSK, thảo luận nhóm, tư vấn, phát thanh qua loa đài,… III.3. Đối tượng - Sinh viên Y tế công cộng năm thứ 2 - Sinh viên thuộc hệ đào tạo Bác sĩ năm thứ 3. III.4. Thời điểm

Thời điểm mà các sinh viên được thực tế cộng đồng là vào đầu năm học tiếp theo. Đây được đánh giá là thời điểm thích hợp do năm học vừa rồi các sinh viên trên đã được học “Giáo dục sức khỏe” – môn học giới thiệu rất chi tiết về nội dung thực hành tại khóa thực tế cộng đồng III.5. Địa điểm

Đã hàng chục năm nay, Tỉnh Hà Nam được chọn là địa bàn chính dành cho sinh viên trường Đại học Y Hà Nội học môn học thực tế cộng đồng. Hà Nam có các đặc điểm thuận lợi về địa lý và điều kiện thục hành chuyên môn. Cách Hà Nội khoảng 60 km, nhà trường sẽ dễ dàng tổ chức cho các sinh viên đến được địa điểm thực hành. Hơn nữa, Hà Nam vẫn còn một số huyện, xã có nền kinh tế còn khó khăn, vẫn còn một bộ phận người dân chưa được tiếp cận đầy đủ với các dịch vụ y tế nên có rất nhiều vấn đề sức khỏe nổi cộm; điều này rất có ích cho các sinh viên khi muốn tích lũy thêm các kinh nghiệm về y tế cộng đồng tuyến cơ sở. Một thuận lợi nữa chính là do nhiều khóa sinh

Page 50: Cẩm nang YHDP

Những điều cần biết về Y học dự phòng và Y tế công cộng

48

viên đã về thực tập trước đó nên người dân rất thân thiện với sinh viên và yếu tố an toàn sinh hoạt trong quá trình học tập được đảm bảo. III.6. Nội dung học tập: - Cung cấp thông tin cơ bản về VSMT, VSATTP,… - Làm quen với cộng đồng về tổ chức và điều kiện sống của cộng đồng như quan sát, vẽ bản đồ, phỏng vấn sâu, thu thập số liệu sẵn có,… - Tìm hiểu tình hình sức khỏe, bệnh tật của cộng đồng và các yếu tố ảnh hưởng bằng thu thập thông tin điều tra phỏng vấn hộ gia đình theo bộ câu hỏi thiết kế sẵn. - Phân tích, giải thích kết quả, tìm ra vấn đề sức khỏe cộng đồng, viết báo cáo kết quả tại cộng đồng. - Thực hành GDSK:

• Thực hành tiếp cận hộ gia đình trong quá trình điều tra

• Thực hành giáo dục sức khỏe dựa trên kết quả phát hiện vấn đề sức khỏe , lựa chọn chủ đề để GDSK theo nhóm phù hợp với trình độ.

III.7. Phương pháp đánh giá sinh viên: Sinh viên được đánh giá cả đợt ở cộng đồng dựa vào 2 tiêu chuNn:

- Đánh giá thái độ học tập thông qua hoàn thành công việc được giao và chấp hành nội quy, quy chế học tập tại cộng đồng. - Đánh giá kết quả học tập thông qua việc trình bày báo cáo kết quả đợt thực hành cộng đồng.

Page 51: Cẩm nang YHDP

Những điều cần biết về Y học dự phòng và Y tế công cộng

49

Phần IV: Các kỹ năng cần có của sinh viên Y tế công cộng và Y học dự phòng

Page 52: Cẩm nang YHDP

Những điều cần biết về Y học dự phòng và Y tế công cộng

50

I. Sử dụng ngoại ngữ: Khi chúng ta đang ngồi đây, đọc cuốn sách này thì tri thức nhân

loại cũng đang có rất nhiều sự đổi mới, các bạn hãy tự hỏi các bạn làm sao để mình tiếp cận những tinh hoa đó sớm nhất, chính xác nhất?

Bạn làm thế nào để cập nhật thông tin mới về dịch bệnh của thế giới, các kết quả nghiên cứu liên tục được công bố: liệu điều bạn đang làm, đang nói đã có ai làm chưa?

Để trả lời cho hai câu hỏi trên chúng tôi đưa cho bạn chỉ một từ khóa: NGOẠI NGỮ

Bạn có thể cập nhật kiến thức nhanh gọn, chính xác nhất khi ta chủ động tìm kiếm, đọc hiểu nó mà không cần phải chờ đợi ai đó dịch tài liệu cho bạn. Và bằng kiến thức của mình bạn sẽ hiểu vấn đề hơn, bằng khả năng của mình bạn sẽ tiếp tục tìm hiểu thêm nếu vấn đề chưa thực sự sáng tỏ.

Đối với chuyên ngành YTCC và YHDP, ngoại ngữ là chìa khóa thành công và cũng là thước đo mức trưởng thành nghề nghiệp của các bạn.

Ngành YTCC và YHDP hiện nay đang phát triển rất mạnh mẽ trên toàn thế giới, những nghiên cứu, các bài báo chuyên ngành được công bố bởi nhiều thứ tiếng, nhưng nhiều nhất là tiếng Anh.

“… Học tốt tiếng anh, các cháu có thể ra nước ngoài học

tập nhiều kiến thức mới cũng như đọc sách bổ sung kiến

thức….”

GS. Đào Ngọc Phong – Nguyên Trường Khoa YTCC

Như vậy, để là người tiên phong trong lĩnh vực của mình một trong những kĩ năng quan trọng mà bạn phải có được là sử dụng tiếng Anh.Với những yêu cầu cơ bản sau: - Tiếng Anh chuyên ngành phục vụ cho rất nhiều hoạt động của từng cán bộ Y tế nói riêng và của ngành Y tế nói chung như: dịch tài liệu, báo cáo, tìm hiểu thông tin, thuyết trình về các nghiên cứu,…

Page 53: Cẩm nang YHDP

Những điều cần biết về Y học dự phòng và Y tế công cộng

51

- Với khả năng giao tiếp bằng tiếng Anh tốt, bạn có thể tự tin khi trao đổi với các đồng nghiệp nước ngoài, để mở rộng cơ hội giao lưu, học hỏi kinh nghiệm Y khoa của các nước bạn. - Ngoài ra, đối với sinh viên đang ngồi trên ghế nhà trường, việc thông thạo ngoại ngữ là 1 yêu cầu cần thiết để có một công việc tốt cho tương lai sau này.

Hiện nay sinh viên hai khối của trường đang được đào tạo tiếng Anh chuyên ngành theo chương trình đào tạo của bác sĩ đa khoa. Tuy nhiên chương trình học hiện tại có những điểm mạnh và điểm yếu riêng: - Lợi thế: bạn sẽ có một vốn từ vựng chuyên ngành Y rất phong phú, không chỉ phục vụ cho các kỳ thi, mà từ vựng này còn là một công cụ quan trọng cho công việc sau này: nghiên cứu, báo cáo hay đơn giản hơn là đọc hiểu những văn bản tiếng Anh trong Y khoa. - Điểm yếu: đặc thù ngành của chúng ta có nhu cầu rất lớn về việc trao đổi với các bạn trong và ngoài nước, vì vậy kĩ năng nghe và nói là rất quan trọng. Hai kĩ năng này giúp bạn có thể tự tin trao đổi với mọi người. Nhưng,với chương trình học hiện nay bạn chưa thể phát huy hay được rèn luyện về các kĩ năng thiết yếu như nghe, nói, đọc và viết.

Chính vì vậy việc học thêm tiếng Anh đang là một nhu cầu rất lớn đối với sinh viên chúng ta. Có rất nhiều cách để có thể trau dồi vốn ngoại ngữ của mình:

Bạn có thể tự học qua sách vở hay qua các trang web. Có rất nhiều địa chỉ tin cậy dành cho bạn tự học: - http://www.tienganh.com.vn./ - http://youtube.com: đây là trang web chia sẻ video trực tuyến, ở đây

bạn có thể tìm thấy rất nhiều bài giảng tiếng anh với những từ khóa đơn giản như “Study English” hay “Learning English”…

Bạn có thể học tiếng Anh chuyên ngành, làm bài tập ngữ pháp do chính các cô giáo của Bộ môn tiếng Anh trường Đại học Y Hà Nội hướng dẫn tại:

Page 54: Cẩm nang YHDP

Những điều cần biết về Y học dự phòng và Y tế công cộng

52

- http://hmu-englishdepartment.blogspot.com/ - http://englishforhealthcareworkers.wordpress.com/.

Lập nhóm học tiếng Anh và tổ chức sinh hoạt câu lạc bộ được coi là một hướng vô cùng hiệu quả để trau dồi mọi kỹ năng thiết yếu.Với những hoạt động bổ ích như: nói chuyện, trao đổi các vấn đề chuyên ngành,..khả năng tiếng Anh của các bạn sẽ được cải thiện nhanh chóng.

Bên cạnh đó, rất nhiều bạn sinh viên đã chọn cho mình một cách dễ dàng hơn, đó là đến các trung tâm ngoại ngữ. Tại đây với các giáo viên bản ngữ, những người có kinh nghiệm lâu năm trong việc truyền đạt là trau dồi kiến thức ngoại ngữ, giúp các bạn làm quen với môi trường tiếng Anh, được trao đổi và nói chuyện trực tiếp với những người bản ngữ. Đó là một phương pháp rất tốt để có thể làm quen được với cách giao tiếp, văn hóa cũng như tránh khỏi sự bỡ ngỡ của khi giao tiếp bằng tiếng Anh.

Một số trung tâm tiếng Anh hiện nay được đánh giá cao tại Hà Nội: - Hội đồng Anh (British Council) (www.britishcouncil.org) - ACET (www.acet.edu.vn) - Languagelink (www.languagelink.edu.vn/) - Apollo (www.apollo.edu.vn) - ….

Hiện nay, nắm bắt được nhu cầu tiếng Anh ở rất nhiều nơi trên thế giới, những trung tâm đào tạo hàng đầu đã đưa ra một số chỉ tiêu về tiếng Anh nhằm phần nào giúp mỗi người tự định hướng và đánh giá được trình độ tiếng Anh của mình. Ví dụ như: chứng chỉ IELTS, TOEFL, TOEIC, SAT hay GMAT,...

Một điều có lẽ nhiều bạn băn khoăn khi đọc tới đây: Vậy làm sao để học tiếng anh cho tốt ?

Page 55: Cẩm nang YHDP

Những điều cần biết về Y học dự phòng và Y tế công cộng

53

“….Học tiếng Anh, cách để nhớ nhất là đọc những tài liệu

liên quan đến chuyên ngành, vấn đề hằng ngày. Không có

cách nào khác là phải chăm chỉ học, tạo điều kiện để nói

chuyện giao tiếp, thực hành tham gia các câu lạc bộ để

được thảo luận các chủ đề mình liên quan mình hứng

thú…”

Giảng viên Viện đào tạo YHDP và YTCC

Bên cạnh đó bạn cần kiên trì, tự tìm tòi, học hỏi và quan trọng là bạn hãy giữ cho mình sự thích thú, thoải mái khi học tiếng Anh.

II. Tin học II.1. Tính thiết yếu

Kỹ năng tin học là một kỹ năng vô cùng quan trọng và cần thiết đối với những người công tác trong ngành YHDP – YTCC. Để có thể viết một đề án, thực hiện một đề tài nghiên cứu khoa học, quản lý các nguồn số liệu thu thập được và xử lý chúng, viết báo cáo các hoạt động,… thì bạn đều cần sử dụng đến kỹ năng tin học của mình. Một kỹ năng tin học tốt là cánh tay đắc lực giúp đỡ bạn làm tốt công việc của mình và góp phần mở ra những cơ hội khác.

“… Các cháu phải thông thạo máy tính, áp dụng các thuật

toán mới vào dịch tễ học hiện đại….”

GS.Đào Ngọc Phong-Nguyên trưởng khoa YTCC

“…Tin học văn phòng các em phải biết, vấn đề sử dụng

word là phải thành thạo, biết cách format, biết cách trình

bày một bản báo cáo khoa học. Sử dụng Excel trong các

phân tích số liệu đơn giản, trong vẽ biểu đồ, đồ thị là các

em phải thành thạo. Ngoài ra đối với tin học, sử dụng các

phần mềm phân tích số liệu. Y tế công cộng và y học dự

phòng không thể không biết sử dụng được…”

Page 56: Cẩm nang YHDP

Những điều cần biết về Y học dự phòng và Y tế công cộng

54

“… Nếu mà học YTCC thì một trong những cái rất quan

trọng là máy tính và các phần mềm thống kê, kỹ năng sử

dụng máy tính, vận dụng các phần mềm thống kê vào

nghiên cứu khoa học…” Giảng viên Viện đào tạo YHDP và YTCC

II.2. Một số phần mềm cần thiết phổ biến hiện nay: Có rất nhiều phần mềm bạn có thể sử dụng đễ hỗ trợ công việc

của mình, sau đây, chúng tôi sẽ giới thiệu cho bạn một số phần mềm được sử dụng phổ biến nhất hiện nay trong ngành YHDP – YTCC ở Việt Nam. a. Microsoft Office

Microsoft Office là một bộ phần mềm ứng dụng tin học văn phòng do tập đoàn Microsoft phát triển. Một bộ Microsoft Office chứa đựng rất nhiều phần mềm con với các ứng dụng công việc cụ thể, trong đó các phần mềm được sử dụng rất phổ biến hiện nay bao gồm:

Microsoft Word là một chương trình soạn thảo văn bản đa năng. Các công việc bạn có thể làm trong phạm vi của Word bao gồm từ việc tạo các tài liệu đơn giản như thư từ đến việc tạo ra các ấn phNm chuyên nghiệp như sách, báo, tạp chí,... Trong công việc, bạn có thể dùng Word để soạn thảo các kế hoạch, báo cáo, bản dự trù,… tuỳ theo tính chất và nội dung công việc của bạn.:

Microsoft Excel là một loại bảng tính điện tử được dùng để tổ chức, tính toán bằng những công thức (Formulas), phân tích và tổng hợp số liệu. Các nhiệm vụ mà bạn có thể thực hiện với Excel từ việc viết một hóa đơn tới việc tạo biểu đồ 3-D hoặc quản lý sổ kế toán cho doanh nghiệp. Bạn có thể dùng Excel trong những bảng tính toán bình thường như dự trù kinh phí, hoặc dùng để nhập, tính toán, phân tích số liệu trong nghiên cứu khoa học.

Microsoft PowerPoint có chức năng chính là trình diễn tài liệu, thường được kết hợp sử dụng với máy chiếu (Projector). Với khả năng trình diễn chữ, đi kèm hình ảnh, âm thanh, video, kho hiệu ứng phong

Page 57: Cẩm nang YHDP

Những điều cần biết về Y học dự phòng và Y tế công cộng

55

phú và và khả năng để người sử dụng có thể tự thiết kết font nền cho các slide, PowerPoint giúp bạn có một bài giảng, bài báo cáo, bài diễn thuyết hay một phần minh hoạ thuyết trình thêm ấn tượng và hấp dẫn. b. EpiData:

EpiData là phần mềm hỗ trợ nhập và quản lý số liệu. Phần mềm Epidata đơn giản, dễ sử dụng, có khả năng kiểm tra và hạn chế lỗi số liệu, đặc biệt là khả năng hỗ trợ tạo ra công cụ nhập liệu nhanh hơn nhiều so với các phần mềm khác. Với Epidata, người sử dụng có thể nhập số liệu dưới dạng văn bản đơn giản và sau đó chuyển đổi số liệu sang các dạng khác nhau để phục vụ cho việc phân tích thống kê số liệu bằng các phần mềm khác nhau như Microsoft Excel, STATA, SPSS,... c. SPSS – Statistical Package for the Social Sciences

SPSS Là phần mềm chuyên dụng xử lý thông tin sơ cấp – thông tin được thu thập trực tiếp từ đối tượng nghiên cứu. Thông tin được xử lý là thông tin định lượng (có ý nghĩa về mặt thống kê). SPSS được nhiều người sử dụng ưa thích. SPSS có một giao diện giữa người và máy cho phép sử dụng các menu thả xuống để chọn các lệnh thực hiện. Khi thực hiện một phân tích chỉ đơn giản chọn thủ tục cần thiết và chọn các biến phân tích và bấm OK là có kết quả ngay trên màn hình để xem xét. Bên cạnh đó, SPSS còn có thể vẽ đồ thị và hiệu chỉnh đồ thị tùy ý. d. STATA:

STATA cũng là một phần mềm chuyên dụng khác dùng để xử lý số liệu sau khi thu thập được. STATA là một bộ chương trình mà nhiều người mới bắt đầu và sử dụng nhiều đều ưa thích vì nó vừa dễ học có nhiều công năng. STATA sử dụng các lệnh trực tiếp, có thể vào mỗi lệnh ở một thời điểm để thực hiện (chế độ này được người mới bắt đầu ưa thích) hoặc có thể soạn thảo thành một chương trình bao gồm nhiều lệnh cho một nhiệm vụ và thực hiện cùng một lúc. Thậm chí nếu mắc lỗi trong chương trình thì có thể nhận biết và sửa chữa dễ dàng.

Page 58: Cẩm nang YHDP

Những điều cần biết về Y học dự phòng và Y tế công cộng

56

STATA có thể quản lý dữ liệu rất tốt, cũng như vẽ được các đồ thị phù hợp với bộ số liệu, tuy nhiên không thể hiệu đính như SPSS, nhưng chất lượng vẫn rất cao.

Tóm lại, các phần mềm trên hình thành một tập hợp các công cụ đa dạng, giúp đỡ bạn trong mọi mặt khi công tác trong ngành YTCC – YHDP. Tuỳ vào vị trí công việc của bạn mà mức độ sử dụng các phần mềm là nhiều ít khác nhau, nhưng nói chung, chúng đều là những phần mềm bạn cần biết và cần sử dụng được ở mức cơ bản khi tốt nghiệp. Nếu bạn đã định hướng được công việc mà bạn sẽ làm trong tương lai thì hãy tập trung trau dồi kĩ năng sử dụng các phần mềm có ích nhiều hơn cho công việc đó.

Ngoài ra, bạn cũng có thể tìm hiểu thêm về các phần mềm khác cũng có liên quan như Microsoft Access, EpiInfo, SAS,…

III. Nghiên cứu khoa học III.1. Tính thiết yếu

Chúng ta biết rằng nghiên cứu khoa học (NCKH) trong sinh viên là hoạt động trí tuệ giúp sinh viên vận dụng phương pháp luận và phương pháp NCKH trong học tập và trong thực tiễn. Trong đó sinh viên bước đầu vận dụng một cách tổng hợp những tri thức đã học để tiến hành hoạt động nhận thức có tính chất nghiên cứu, bước đầu góp phần giải quyết những vấn đề khoa học do thực tiễn cuộc sống và nghề nghiệp đặt ra để từ đó có thể đào sâu, mở rộng và hoàn thiện vốn hiểu biết của mình

Hoạt động NCKH mang lại những ý nghĩa thiết thực đối với sinh viên. Bằng nhiều hình thức khác nhau như viết tiểu luận, báo cáo thực tập, làm khóa luận, NCKH sẽ rèn luyện cho sinh viên khả năng tư duy sáng tạo, khả năng phê phán, bác bỏ hay chứng minh một cách khoa học những quan điểm, rèn luyện kỹ năng phân tích, tổng hợp kiến thức, tư duy lôgic, xây dựng tinh thần hợp tác, giúp đỡ nhau trong hoạt động NCKH. Trên cơ sở đó, NCKH sẽ tạo ra những bước đi ban đầu

Page 59: Cẩm nang YHDP

Những điều cần biết về Y học dự phòng và Y tế công cộng

57

để sinh viên tiếp cận với những vấn đề mà khoa học và cuộc sống đang đặt ra, gắn lý luận với thực tiễn.

Trong quá trình nghiên cứu, sinh viên phải thường xuyên làm việc tích cực, độc lập với sách báo, tư liệu, thâm nhập thực tế, điều tra khảo sát, phỏng vấn... Nhờ đó, không những tầm hiểu biết của sinh viên tham gia NCKH được mở rộng mà họ còn dần dần nắm được phương pháp, cách thức tổ chức nghiên cứu, sắp xếp công việc, khả năng giao tiếp và niềm tin khoa học, từng bước hình thành những tố chất và bản lĩnh cần có của người cán bộ khoa học trong tương lai.

Biển học vô bờ, trên đường học tập và nghiên cứu nhiều khái niệm, công thức có thể sẽ bị quên đi, cái còn lại lâu dài trong mỗi người học là phương pháp – phương pháp tư duy, phương pháp suy luận, phương pháp diễn tả, phương pháp nghiên cứu, phương pháp giải quyết vấn đề… mà cái đó mới quan trọng cho cuộc đời và nghề nghiệp của mỗi người. Phương pháp học tập, kỹ năng NCKH có thể thâu lượm được sau những tháng năm miệt mài học tập, rút kinh nghiệm từ những thành công và thất bại của chính chúng ta thông qua hoạt động NCKH.

“ Chìa khóa của Y tế công cộng và Y học dự phòng là

nghiên cứu khoa học…”

GS. Đào Ngọc Phong-Nguyên trưởng khoa YTCC

III.2. Những yêu cầu cần có a. Thực trạng sinh viên tham gia NCKH:

Sinh viên tham gia nghiên cứu khoa học hiện nay vẫn còn khá ít, trong khi đó có rất nhiều các yếu tố và điều kiện khuyến khích sinh viên tham gia NCKH. Đối với một số sinh viên được tham gia nghiên cứu cùng các thầy cô cũng gặp nhiều vấn đề:

“Việc sinh viên tham gia nghiên cứu khoa học là một hoạt

động rất tốt để có thể học hỏi và phát triển thêm nhiều

kiến thức của mình. Về phía thầy cô và Viện đào tạo

Page 60: Cẩm nang YHDP

Những điều cần biết về Y học dự phòng và Y tế công cộng

58

YHDP và YTCC rất ủng hộ. Có khá nhiều dự án muốn

sinh viên tham gia, tuy nhiên lại gặp phải một số vấn đề:

Một số sinh viên tham gia không nhiệt tình, thiếu trách

nhiệm và thầy cô chưa biết sinh viên nào muốn tham gia

và có khả năng tham gia…”

“Sinh viên chưa thực sự mặn mà với nghiên cứu, đòi hỏi

kinh phí, thù lao khi tham gia với thầy cô[…]. Nhiều sinh

viên ngày nay đòi hỏi thù lao, vô hình chung đã tự làm

mất đi cơ hội được cùng thầy cô nghiên cứu, được thầy

trao những kiến thức quý. báu…”

“Nhiều bạn sinh viên làm khóa luận vẫn còn tính ỷ lại

không đọc, tìm kiếm tài liệu, thầy cô giáo phải chỉ tận nơi

mới tìm hiểu…”

Giảng viên Viện đào tạo YHDP và YTCC

b. Những yêu cầu cần có:

Không phải ai cũng làm được NCKH, và đặc biệt đối với đối tượng sinh viên. Tuy nhiên, đối với một số trường hợp, một số các yêu cầu cần cho việc sinh viên làm NCKH được thầy cô chia sẻ:

“Sinh viên tham gia nghiên cứu khoa học quan trọng nhất

cần phải có, đó là: tính c"n thận, say sưa, trung thực,

tận tâm và có trách nhiệm với việc mình đang làm. C*n

thận thể hiện qua việc mỗi dẫn chứng đưa ra là phải có

nguồn gốc trích dẫn phải khoa học. Say sưa tìm tòi, hiện

nay ở Việt Nam có thực trạng là tiến hành nghiên cứu

không qua tâm tới các nghiên cứu đi trước họ đã làm gì và

làm như thế nào…”

Giảng viên Viện đào tạo YHDP và YTCC

Page 61: Cẩm nang YHDP

Những điều cần biết về Y học dự phòng và Y tế công cộng

59

III.3. Cách thức tiếp cận Trong quá trình học, cả Cử nhân YTCC và Bác sĩ YHDP sẽ được

tiếp xúc với môn Nghiên cứu sức khỏe cộng đồng – Phương pháp

nghiên cứu khoa học, trong đó: - Đối với sinh viên hệ Bác sĩ YHDP: sẽ được đào tạo vào học kì 2 năm

4. - Đối với sinh viên hệ Cử nhân YTCC: sẽ được đào tạo vào học kì 1

năm 4. Ngoài ra, trong quá trình học tập tại trường, có rất nhiều các khóa

học do đơn vị Đào tạo và tư vấn nghiên cứu khoa học; cũng như của một số Câu lạc bộ, tổ đội nhóm trong trường tổ chức về nghiên cứu khoa học mà các bạn đều có thể tham gia. III.4. Nghiên cứu khoa học trong sinh viên

a. Điều kiện

- Điều kiện để sinh viên được tham gia NCKH: Sinh viên thuộc các loại hình đào tạo của trường đại học Y Hà

Nội đều có thể tham gia NCKH ngoài chương trình đào tạo nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau:

• Kết quả học tập cuối năm liền kề đạt từ 7,0 trở lên và không bị bất kì hình thức kỉ luật của trường do bất kì nguyên nhân nào.

• Có giấy cam đoan đảm bảo thời gian tham gia học tập trong suốt quá trình nghiên cứu.

• Đề tài tham gia nghiên cứu được Hội đồng cấp trường thông qua.

• Tuân thủ đúng quy trình tham gia NCKH và sự điều phối của phòng Quản lý NCKH.

- Điều kiện sinh viên không được tiếp tục tham gia NCKH: Trong quá trình tham gia NCKH, nếu sinh viên bị bất kì hình thức

kỉ luật của trường do bất kì nguyên nhân nào, sinh viên sẽ không được tiếp tục tham gia nghiên cứu. b. Quyền lợi:

Page 62: Cẩm nang YHDP

Những điều cần biết về Y học dự phòng và Y tế công cộng

60

- Được học tập, làm quen với NCKH dưới sự hướng dẫn của các thầy cô/nghiên cứu viên. - Cơ hội tham gia và hưởng quyền lợi đối với báo cáo viên/thành viên tham gia NCKH của Hội nghị Khoa học trẻ Toàn trường được tổ chức vào cuối năm của các năm lẻ. - Cơ hội tham gia và hưởng quyền lợi đối với báo cáo viên/thành viên tham gia NCKH của Hội nghị KHCN Tuổi trẻ các Trường Đại học Y Dược Việt Nam được tổ chức 2 năm một lần, vào các năm chẵn. - Cơ hội tham gia và hưởng quyền lợi đối với thành viên tham gia NCKH đạt Giải thưởng Sinh viên NCKH do Bộ Giáo dục & Đào tạo tổ chức hàng năm. - Cơ hội tham gia và hưởng quyền lợi đối với báo cáo viên/thành viên tham gia NCKH của các Hội nghị khoa học trong nước và quốc tế khác. c. Quy trình:

- Đoàn Thanh niên thông báo công khai những nội dung, chủ đề nghiên cứu ưu tiên của năm để khuyến khích sinh viên tham gia. - Sinh viên nộp đơn đăng kí tham gia NCKH có xác nhận của Phòng Công tác Chính trị và Học sinh sinh viên (theo biểu mẫu của phòng Quản lý NCKH) kèm theo bản đăng kí đề tài NCKH (viết theo biểu mẫu) và giấy cam đoan đảm bảo thời gian tham gia học tập trong suốt quá trình nghiên cứu. - Phòng Quản lý NCKH thông báo kết quả xét điều kiện tham gia NCKH của sinh viên. - Sinh viên nộp đề cương/ thuyết minh đề tài NCKH (viết theo biểu mẫu để được chỉ định giáo viên hướng dẫn). - Sinh viên liên hệ với giáo viên hướng dẫn để chỉnh sửa đề cương. - Sinh viên nộp đề cương đã chỉnh sửa hoàn chỉnh. - Hội đồng thông qua đề cương và xét cấp kinh phí. Phòng Quản lý NCKH thông báo kết quả duyệt đề cương và kinh phí NCKH cho sinh viên.

Page 63: Cẩm nang YHDP

Những điều cần biết về Y học dự phòng và Y tế công cộng

61

- Sinh viên triển khai nghiên cứu và viết báo cáo kết quả NCKH (viết theo biểu mẫu). Phòng Quản lý NCKH có thể đánh giá tiến trình nghiên cứu trong suốt quá trình thực hiện. - Sinh viên nộp báo cáo kết quả nghiên cứu có xác nhận của giáo viên hướng dẫn. - Cuối năm vào các năm lẻ, nhà trường tổ chức Hội nghị khoa học công nghệ tuổi trẻ cấp trường. Tác giả sẽ báo cáo và được đánh giá, nghiệm thu kết quả nghiên cứu tại hội thảo. - Sinh viên nộp báo cáo đã chỉnh sửa, có xác nhận của giáo viên hướng dẫn. - Tháng 9 hàng năm: sinh viên có đề tài được chọn sẽ tham gia “Giải thưởng sinh viên NCKH” và “Giải thưởng Sáng tạo kĩ thuật Việt Nam – VIFOTEC” của Bộ Giáo dục và Đào tạo. - Tháng 5 của năm chẵn: sinh viên có đề tài được chọn sẽ tham gia Hội nghị KHCN tuổi trẻ các trường Đại học Y – Dược toàn quốc. d. Quản lý kinh phí nghiên cứu:

- Các đề cương NCKH của sinh viên được Hội đồng đánh giá tốt sẽ nhận được một phần hỗ trợ kinh phí từ kinh phí NCKH thường xuyên của trường. Kinh phí tối đa là 2.000.000 VNĐ/năm, tùy theo ngân sách hàng năm. - Kinh phí hỗ trợ được nhận làm 2 đợt tại phòng Tài chính Kế toán.

• Đợt 1: Tạm ứng 80% sau khi duyệt kinh phí.

• Đợt 2: Nhận 20% còn lại sau khi nộp đủ chứng từ thanh, quyết toán. Sinh viên hoàn tất thủ tục thanh quyết toán trong vòng 30 ngày sau khi nghiệm thu đề tài.

- Việc tạm ứng và thanh quyết toán kinh phí hỗ trợ nghiên cứu tuân thủ theo quy định của Phòng Tài chính kế toán. - Nộp bản sao hồ sơ thanh quyết toán cho phòng Quản lý NCKH. III.5. Làm khóa luận tốt nghiệp: a. Điều kiện:

Page 64: Cẩm nang YHDP

Những điều cần biết về Y học dự phòng và Y tế công cộng

62

- Dành cho sinh viên Y6 hệ Bác sĩ YHDP và Y4 hệ Cử nhân YTCC - Điều kiện được làm khóa luận tốt nghiệp do Ban giám hiệu quy định cụ thể theo từng khóa học. - Khối lượng kiến thức của khóa luận tương đương với 10 đơn vị học trình. - Sinh viên thực hiện khóa luận tốt nghiệp dưới sự hướng dẫn của 1 hoặc 2 cán bộ giảng dạy có chuyên môn phù hợp và ít nhất một người có trình độ từ giảng viên chính hoặc học vị từ thạc sĩ trở lên. - Hàng năm, vào đầu năm học, các bộ môn cơ sở và chuyên ngành thông báo đề tài khóa luận cho sinh viên để sinh viên đăng kí viết khóa luận. Trường hợp số sinh viên đăng kí nhiều hơn so với thông báo của các bộ môn thì Hiệu trưởng sẽ quyết định cụ thể căn cứ theo chế độ ưu tiên trong đào tạo. - Chế độ đối với cán bộ hướng dẫn khóa luận được thực hiện theo các quy định hiện hành. b. Thủ tục: - Đầu năm học, Ban Giám hiệu sẽ quy định cụ thể các điều kiện để

sinh viên được làm khóa luận tốt nghiệp và lập một danh sách các sinh viên đủ điều kiện.

- Các sinh viên sẽ phải nộp Bản đăng kí hướng dẫn khóa luận (theo mẫu) trong thời hạn đã quy định cho nhà trường.

c. Quy trình:

- Liên hệ giáo viên hướng dẫn - Xin đề tài: Hàng năm, vào đầu năm học, các bộ môn cơ sở và chuyên ngành

thông báo đề tài khóa luận cho sinh viên. Tùy theo sở thích và khả năng của sinh viên, sinh viên có thể lựa chọn 1 đề tài mình muốn hướng theo để làm khóa luận tốt nghiệp và đăng kí với nhà trường.

Khi sinh viên muốn được giáo viên nào làm người hướng dẫn cho mình thì phải tự mình liên hệ với giáo viên đó. Trong một năm học, mỗi giáo viên được phép hướng dẫn không quá 03 đề tài khác nhau cho 03 sinh viên.

Page 65: Cẩm nang YHDP

Những điều cần biết về Y học dự phòng và Y tế công cộng

63

- Viết đề cương khóa luận: Đề cương là bản thảo sơ lược nói về nghiên cứu sẽ được làm về

vấn đề gì và sẽ làm như thế nào. Đề cương thường bao gồm có: tên đề tài, kiến thức chung liên quan, mục tiêu muốn đạt được, cách thức tiến hành, dự kiến kết quả đạt được và bàn luận.

Giáo viên hướng dẫn sẽ giúp đỡ để sinh viên biết được phải viết những gì trong đề cương. Bản đề cương cần có chữ kí xác nhận của giáo viên hướng dẫn và nộp lại cho nhà trường trong thời hạn quy định. - Thực hiện tiến trình nghiên cứu theo đề cương.

Đây là quá trình mất nhiều thời gian và công sức nhất trong quá trình làm khóa luận tốt nghiệp. - Viết khóa luận:

Sau khi hoàn thành các bước nghiên cứu, sinh viên sẽ phải viết một khóa luận đầy đủ và chi tiết về đề tài nghiên cứu của mình. Có thể nói đây là bước hoàn thiện, bớt những phần thừa, bổ sung phần thiếu, sửa những sai sót,… cho bản đề cương và quan trọng nhất là đưa vào khóa luận những kết quả nghiên cứu mà sinh viên thu được.

Giáo viên hướng dẫn sẽ giúp sinh viên viết khóa luận theo những quy chuNn cần có về nội dung và trình bày, định hướng và sửa lỗi cho sinh viên.

Sau khi khóa luận được hoàn thiện, sinh viên phải in ra 05 bản, đưa lên cho giáo viên hướng dẫn kí xác nhận. Giáo viên hướng dẫn giữ 1 quyển, nộp cho nhà trường 3 quyển để chấm điểm, nộp 1 quyển cho Phòng Đào tạo đại học. Sau khi bảo vệ xong khóa luận, sinh viên sửa và hoàn thiện theo góp ý của các thầy/cô trong hội đồng chấm khóa luận rồi đóng quyển để nộp và lưu trữ tại thư viện của trường và thư viện của Viện.

Ngoài phần khóa luận, sinh viên còn phải chuNn bị 1 một bản trình bày bằng powerpoint để thuyết trình khi bảo vệ khóa luận. Giáo

Page 66: Cẩm nang YHDP

Những điều cần biết về Y học dự phòng và Y tế công cộng

64

viên hướng dẫn cũng sẽ giúp sinh viên hoàn thiện phần chuNn bị các slide này. Slide không cần nộp lại cho nhà trường. d. Hỗ trợ

- Kinh phí làm khóa luận: Sinh viên tự chi trả toàn bộ kinh phí khi làm khóa luận.

Hoặc sinh viên cũng có thể được hỗ trợ khi đề tài của sinh viên gắn vào các đề tài NCKH mà thầy/cô hướng dẫn cho tham gia. - Giấy giới thiệu:

Trong quá trình thực hiện luận văn tốt nghiệp, nếu sinh viên cần đến các cơ quan, đơn vị, tổ chức khác để xin số liệu, tài liệu,…. có thể xin giấy giới thiệu từ Phòng Công tác chính trị & Học sinh sinh viên và phòng Quản lý Nghiên cứu khoa học để cơ quan, đơn vị, tổ chức tạo điều kiện giúp đỡ. e. Bảo vệ khóa luận tốt nghiệp:

- Hiệu trưởng ra quyết định thành lập Hội đồng chấm thi tốt nghiệp chung của trường và Hội đồng chấm khóa luận tốt nghiệp cho từng sinh viên. Hội đồng chấm khóa luận có 3 thành viên gồm Chủ tịch, Thư kí, Ủy viên nhận xét. Các thành viên chấm thi tốt nghiệp phải là Giảng viên chính hoặc có học vị từ Thạc sĩ trở lên, có thâm niên giảng dạy ít nhất là 6 năm. - Nhà trường sẽ sắp xếp lịch để tổ chức chấm khóa luận. Với các bộ môn có nhiều đề tài thì có giảng đường chấm riêng, với các bộ môn ít đề tài thì có thể chấm chung trong cùng giảng đường theo thứ tự lần lượt. Sinh viên sẽ trình bày khóa luận của mình dưới dạng thuyết trình bằng slide trực tiếp trước Hội đồng. Trình bày cần hết sức ngắn gọn, súc tích. Sau khi sinh viên trình bày xong, Hội đồng sẽ đưa ra một số câu hỏi để kiểm tra sinh viên. - Sau khi sinh viên trình bày và trả lời các câu hỏi của Hội đồng, các thành viên Hội đồng cho điểm theo phiếu kín, sau đó thư kí tổng hợp thông báo cho Hội đồng rồi công bố ngay cho sinh viên. Điểm khóa

Page 67: Cẩm nang YHDP

Những điều cần biết về Y học dự phòng và Y tế công cộng

65

luận là điểm trung bình cộng các điểm của các thành viên trong Hội đồng và được làm tròn đến 0,5 điểm.

IV. Kỹ năng mềm IV.1. Tính thiết yếu

Kỹ năng mềm là thuật ngữ dùng để chỉ các kỹ năng quan trọng trong cuộc sống con người như: kỹ năng lãnh đạo, kỹ năng sống, kỹ năng giao tiếp, làm việc nhóm,… là những kiến thức có thể không được học chính thức trong nhà trường, không liên quan đến kiến thức chuyên môn, không thể sờ nắm, không phải kỹ năng cá tính đặc biệt mà phụ thuộc chủ yếu vào từng người. Tuy nhiên đây là các kỹ năng không thể thiếu của bạn. Chúng quyết định bạn là ai, làm việc thế nào, là thước đo hiệu quả cho công việc của bạn.

Những kỹ năng cứng như khả năng học vấn của bạn, kinh nghiệm và sự thành thạo về chuyên môn thường xuất hiện trên bản lý lịch. Bạn nghĩ rằng nhà tuyển dụng sẽ rất ấn tượng với hàng loạt bằng cấp của mình, một số lượng lớn các kinh nghiệm có giá trị và những mối quan hệ ở vị trí cao. Nhưng những điều đó không đủ để giúp bạn thăng tiến trong công việc. Bởi bên cạnh đó, bạn cần có cả những kỹ năng mềm, vì thực tế cho thấy người thành đạt chỉ có 15% là do những kiến thức chuyên môn, 85% còn lại được quyết định bởi những kỹ năng mềm họ được trang bị. Chìa khóa dẫn đến thành công thực sự là bạn phải biết kết hợp cả hai kỹ năng này.

Đối với những người làm trong công tác YTCC và YHDP thì kỹ năng mềm càng cần thiết hơn.

“Đối với Y học dự phòng, phải đối mặt với việc trình bày

những vấn đề sức khỏe thường xuyên đối với cộng đồng,

với những đồng nghiệp; anh phải báo cáo khoa học,… tóm

lại nó rất quan trọng.”

“Ngoài những kỹ năng chung như trên thì người làm

công tác y tế cần có khả năng phán đoán xem xã hội cần

Page 68: Cẩm nang YHDP

Những điều cần biết về Y học dự phòng và Y tế công cộng

66

gì. Tìm hiểu kiến thức, nhu cầu cộng đồng, chọn giải

pháp, lập kế hoạch, triển khai kế hoạch và tiến hành

nghiên cứu khoa học…”

Giảng viên Viện đào tạo YHDP và YTCC IV.2. Yêu cầu cần có:

Dưới đây là một số kỹ năng cần có cho công việc sau này: a. Kỹ năng giao tiếp:

Kỹ năng giao tiếp là thuộc tính hết sức cần thiết. Nó quyết định thành công trong công việc và thành đạt trong sự nghiệp, đặc biệt với những người làm YTCC và YHDP.

“Kĩ năng giao tiếp với cộng đồng là kĩ năng quan trọng đối với

người làm YTCC và YHDP, có giao tiếp tốt thì hoạt động mới có

hiệu quả, vận động được cộng đồng. Nhiều người có rất nhiều

kiến thức nhưng nếu cách giao tiếp với cộng đồng không tốt thì

cũng truyền thông không mang lại kết quả khả quan được…”

Giảng viên Viện đào tạo YHDP và YTCC

b. Kỹ năng thuyết trình: Chúng ta ai cũng một lần đứng lên thuyết trình trước mặt mọi

người về một vấn đề nào đó, có thể là thuyết trình về nội dung môn học hay thuyết trình về bản thân khi ứng cử làm cán bộ lớp… Thuyết trình là trình bày bằng lời trước nhiều người về một vấn đề nào đó nhằm cung cấp thông tin hoặc thuyết phục gây ảnh hưởng đến người nghe.

Đối với những người làm công tác YTCC và YHDP, thuyết trình đóng vai trò không nhỏ trong sự thành công của một dự án, một chương trình truyền thông,… Khi báo cáo khoa học, cũng như TT-GDKS, thuyết trình hiệu quả sẽ làm cho người nghe hiểu được vấn đề và sẽ làm cho các hoạt động của mình hiệu quả hơn. c. Kỹ năng làm việc nhóm:

Trong thời đại ngày nay, khi khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển thì yêu cầu làm việc theo nhóm là cần thiết hơn bao giờ hết. Đơn

Page 69: Cẩm nang YHDP

Những điều cần biết về Y học dự phòng và Y tế công cộng

67

giản vì không ai là hoàn hảo, làm việc theo nhóm sẽ tập trung những mặt mạnh của từng người và bổ sung cho nhau.

Những người làm YTCC và YHDP thường phải đối mặt nhiều với việc hoạch định các kế hoạch, chính sách và thường làm theo đội, nhóm. Do đó việc có được kỹ năng làm việc nhóm hiệu quả sẽ dẫn đến tăng cao năng suất làm việc và đưa ra những kế hoạch hoàn thiện hơn. d. Kỹ năng tổ chức:

Kỹ năng tổ chức rất quan trọng, đặc biệt là với người lãnh đạo. Cần tới kỹ năng tổ chức để xác định những công việc phải làm và phân công cho đơn vị cá nhân đảm nhiệm công việc đó để đạt được hiệu quả tối đa trong công việc.

Kỹ năng tổ chức là cần thiết cho mỗi hoạt động, mỗi dự án của YTCC và YHDP. Tổ chức tốt thì mới tiếp cận dân tốt, rồi khi đó công tác dự phòng mới được đảm bảo. Ngoài ra việc tổ chức tốt cũng có thể lựa chọn thời điểm tốt, lúc đó dự phòng một vấn đề thích hợp mới đạt hiệu quả. e. Kỹ năng tìm kiếm thông tin:

Với một vấn đề mới mà bạn cần nghiên cứu, việc tìm kiếm thông tin là điều bắt buộc phải làm. Bạn có thể sử dụng nhiều cách để có được thông tin. Như tìm kiếm sách báo ở thư viện, hỏi một ai đó rõ về vấn đề này hoặc tìm kiếm trên Internet. Kỷ nguyên số, mọi thông tin đều có thể tìm thấy trên Internet, nhưng giữa cái khó kiến thức đồ sộ đó, tìm được thứ bạn cần cũng không phải đơn giản, và tìm được rồi để đảm bảo kiến thức đó là đúng lại là chuyện khác.

Việc tìm kiếm được các tài liệu tham khảo thích hợp luôn là điều kiện để các nhà YTCC và YHDP có được những nghiên cứu và hoạch định được những chính sách phù hợp nhất cho người dân. Nếu tài liệu tìm được không đảm bảo, mọi công việc có thể bị ngừng trệ. IV.3. Cách thức tiếp cận

Hiện nay, tại Hà Nội có một số các trung tâm chuyên dạy về Kỹ năng mềm, các bạn có thể đăng ký các khóa học một cách dễ dàng:

Page 70: Cẩm nang YHDP

Những điều cần biết về Y học dự phòng và Y tế công cộng

68

- Tâm Việt Group: • Địa chỉ: 347 Đội Cấn, quận Ba Đình, Hà Nội. • Website: http://www.tamviet.edu.vn/ • Thời gian: Các lớp được tổ chức vào tất cả các ngày trong tuần

- FTMS Global: • Địa chỉ: Tâng 2, tòa nhà C-land, 156 Xã Đàn 2, Quận Đống Đa, Hà Nội. • Website: http://www.ftmsglobal.com.vn/softskill • Thời gian: Cuối tuần

- Trung tâm đào tạo Kỹ năng sống TGM Hà Nội: • Địa chỉ: Tầng 6, Trường Ngôi Sao Hà Nội. Lô T1, khu đô thị Trung Hòa – Nhân Chính, Thanh Xuân, Hà Nội. • Website: http://www.toitaigioi.com/ • Thời gian: thứ 6, 7, chủ nhật

Ngoài ra, khi các bạn tham gia một số các câu lạc bộ tổ, đội, nhóm trong trường, các bạn cũng có thể được rèn luyện kỹ năng mềm thông qua các buổi sinh hoạt, các hoạt động của CLB tổ, đội, nhóm đó. Đặc biệt tham gia hoạt động tình nguyện, các hoạt động ngoại khóa (tham quan, dã ngoại…) các bạn cũng có thể học thêm được nhiều kỹ năng mềm đồng thời các kỹ năng mềm này được rèn luyện và củng cố thêm.

Kỹ năng mềm cũng sẽ được rèn luyện và phát triển nếu bạn tích cực tham gia các hoạt động đoàn thể, câu lạc bộ, hoạt động thanh niên sinh viên tình nguyện.

V. Một số kinh nghiệm thực tế cộng đồng a. Trong làm việc và học tập: - Chú ý trong những buổi tập huấn tại trường. - Làm quen, đọc kiến thức liên quan đến bộ câu hỏi. - Tìm hiểu thêm về các bệnh thường gặp trước khi đi thực tế

Page 71: Cẩm nang YHDP

Những điều cần biết về Y học dự phòng và Y tế công cộng

69

b. Trong sinh hoạt: - Nên lập một danh sách các đồ dùng cần mang theo và mang đầy đủ đồ dùng cần thiết. - Đảm bảo an toàn cho bản thân và đồ dùng cá nhân. - Thân thiện với cộng đồng. - Nói năng lịch sự, lễ phép thể hiện sự “kính trên, nhường dưới”. - Trang phục nên gọn gàng, giản dị và kín đáo. - Tiết kiệm cho người dân, nếu chuNn bị được những món quà có ý nghĩa (có thể là những cuốn chuyện, tập tranh cho các em nhỏ, cuốn sách, tờ báo, cuốn tạp chí cho người lớn…) lúc mới đến và lúc chuNn bị về thì rất tốt. - Không tụ tập chơi khuya, tránh ồn ào. - Không nên tập hút thuốc lá, thuốc lào,… theo người dân. - Giữ nhà cửa sạch sẽ, gọn gàng. - Hỗ trợ người dân hoặc hỗ trợ nhau khi đi chợ, nấu nướng,…. - Tập sẵn một vài tiết mục văn nghệ để có thể giao lưu với người dân.

Page 72: Cẩm nang YHDP

Những điều cần biết về Y học dự phòng và Y tế công cộng

70

Phần V

Cơ hội đào tạo lên

Page 73: Cẩm nang YHDP

Những điều cần biết về Y học dự phòng và Y tế công cộng

71

I. Cơ hội đào tạo trong nước: Cơ hội học lên trong nước đối với ngành YTCC và YHDP được

cụ thể hóa trong sơ đồ sau:

“ Đối với cử nhân YTCC và bác sĩ YHDP hoàn toàn có cơ

hội có thể học lên thạc sĩ ngay lập tức.[...] Theo quy định

hiện nay, sau khi các em cử nhân YTCC và bác sĩ YHDP

tốt nghiệp, nếu điểm không khá giỏi thì các em chỉ cần đi

làm 1 năm thì đã có thể được thi rồi. Nếu điểm giỏi thì có

thể học luôn..”

“… Hiện tại đã có rất nhiều anh chị đã học cao học theo

kiểu sau khi tốt nghiệp đi thi hoặc chuyển tiếp thành học

thạc sĩ. Nhiều anh chị sau 1 năm đi làm thì đi học. Nhiều

Cử Nhân YTCC

Bác sĩ YHDP

Cao học Thạc sĩ

YTCC-YHDP

Nghiên cứu sinh – Tiến sĩ thuộc lĩnh vực YTCC-YHDP

Chuyên Khoa I

YTCC và YHDP

Chuyên khoa II thuộc lĩnh vực

YTCC và YHDP

Bác sĩ nội trú YHDP

(Đang hoàn thiện)

Page 74: Cẩm nang YHDP

Những điều cần biết về Y học dự phòng và Y tế công cộng

72

anh chị thậm chí học luôn tiến sĩ… Do đó rất có nhiều cơ

hội…”

Giảng viên Viện đào tạo YHDP và YTCC

Các yêu cầu cụ thể cũng như đặc điểm ngành học, chương trình học các bạn có thể tìm hiểu trực tiếp tại phòng đào tạo Đại học và sau Đại học của tất cả các trường Đại học Y có đào tạo bác sĩ YHDP và cử nhân YTCC trên cả nước, ngoài ra còn một số các Viện nghiên cứu cũng tiến hành đào tạo như Viện vệ sinh dịch tễ Trung Ương,… Các tin tức về việc thi tuyển cũng được đăng tải lên các trang web của các trường Đại học và Viện nghiên cứu.

Một số các trường đào tạo: - Trường Đại học Y Hà Nội: http://hmu.edu.vn - Trường Đại học Y tế công cộng: http://www.hsph.edu.vn/ - Trường Đại học Y dược HCM: http://www.yds.edu.vn/ - Trường Đại học Y dược Huế: http://www.huemed-univ.edu.vn/ - Trường Đại học Y Thái Bình: http://www.tbmc.edu.vn/ - …

II. Cơ hội đào tạo nước ngoài : Ngày nay, khi thế giới ngày càng phát triển, sự tiếp cận thông tin

đa dạng và trở nên dễ dàng hơn thì cơ hội học tập sau đại học dành cho Bác sĩ YHDP và Cử nhân YTCC ngày càng mở rộng hơn bao giờ hết.

“Ở nước ngoài hệ hơi khác: Anh chưa tốt nghiệp bác sĩ anh vẫn có thể làm tiến sĩ; anh chưa tốt nghiệp hệ cử nhân

anh vẫn có thể học tiến sĩ. Chưa tốt nghiệp, vẫn có thể làm

hai chuyện đó đồng thời với nhau. Rất nhiều trường ở

nước ngoài, khi học xong đại học có luôn bằng thạc sĩ….”

Giảng viên Viện đào tạo YHDP và YTCC

Bác sĩ YHDP và Cử nhân YTCC sau khi tốt nghiệp đại học có thể học lên theo các bậc học cao hơn như Thạc sĩ, Tiến sĩ,…

Page 75: Cẩm nang YHDP

Những điều cần biết về Y học dự phòng và Y tế công cộng

73

Ở mỗi bậc học, thông thường có các hình thức học phổ biến như sau: - Học chính quy: Với những chương trình này, bạn sẽ có một thời gian dài sống và học tập tại quốc gia mà bạn theo học và đến lớp thường xuyên.Thời gian học có thể từ 1,5 đến 2 năm đối với bậc Thạc sĩ và 3 năm đối với bậc Tiến sĩ. Thời gian học này có thể thay đổi tùy thuộc vào từng trường hay nền giáo dục của quốc gia mà bạn theo học. - Học tại chức: Đây là một hình thức học linh hoạt hơn. Một phần thời gian học sẽ diễn ra bắt buộc tại trường mà bạn đăng kí, thời gian còn lại không bắt buộc học tại trường. Sự phân chia thời gian cụ thể do từng trường và từng khóa học quy định. - Học trực tuyến qua mạng internet: Đây là hình thức học tập mới mẻ, linh hoạt và tiết kiệm chi phí nhất. Bạn hoàn toàn có thể đăng kí các khóa học trên mạng internet, tham gia học tập và nhận bằng hay chứng chỉ nước ngoài ngay tại Việt Nam.

Chi phí dành cho các chương trình học này cũng rất đa dạng. Chi phí dành cho mỗi chương trình học, mỗi trường, mỗi quốc gia đều khác nhau. Nhiều quốc gia thường có học phí các bậc học sau cao hơn bậc học trước như Anh, Mĩ…thậm chí cả Việt Nam. Tuy nhiên, bạn cũng có thể lưu ý đến các quốc gia đài thọ giáo dục cho đến bậc Thạc sĩ như Pháp, Đức, Phần Lan… Đây cũng là một cơ hội lớn để tiếp cận những nền giáo dục tiên tiến với chi phí hợp lí.

Bên cạnh đó, vẫn có những cơ hội rất rộng mở dành cho những sinh viên không có khả năng về tài chính thông qua các chương trình học bổng dành cho sinh viên ngành YTCC – YHDP. Nguồn học bổng cũng vô cùng đa dạng: - Học bổng chính phủ. - Học bổng từ các tổ chức phi chính phủ. - Học bổng từ các cơ quan - tổ chức dành cho cán bộ nhân viên. - Học bổng từ các trường Đại học. - Học bổng từ các chương trình liên kết với các trường đại học.

Page 76: Cẩm nang YHDP

Những điều cần biết về Y học dự phòng và Y tế công cộng

74

Thông tin về các học bổng rất đa dạng và thay đổi theo từng thời điểm và được cập nhật thường xuyên.Chính vì vậy, cách tốt nhất để tiếp cận những học bổng này phụ thuộc hoàn toàn vào chính bản thân các bạn. Cơ hội sẽ trở nên rộng mở nếu bạn có một vốn Tiếng Anh khá và khả năng sử dụng, khai thác Internet và tất nhiên cũng phải có một trình độ học vấn nhất định (Ví dụ điểm tổng kết giỏi hoặc khá bậc Đại học)… Một số trang Web có thể tham khảo: Việt Nam: - http://vied.vn – Cục đào tạo với nước ngoài – Bộ Giáo dục và đào tạo - http://www.moet.gov.vn/?page=1.3 – Học bổng/du học – Bộ Giáo dục và đào tạo Nước ngoài: - http://ausaid.gov.au/scholar/default.cfm - Tổ chức hỗ trợ phát triển Australia - http://www.fastweb.com : có khoảng 600.000 học bổng trị giá 1 tỷ USD của khoảng 4.000 trường đại học của nhiều nước. - http://www.scholarships.com : trang web đưa ra những yêu cầu đơn giản hơn, ngắn gọn hơn về khai báo thông tin cá nhân vào hồ sơ trực tuyến so với http://www.fastweb.com . - http://www.finaid.org : Trang web này sẽ mách nước cho bạn thủ thuật tìm kiếm học bổng, thi dự tuyển được tài chính và thông tin về các trường, học phí, chi phí sinh hoạt... - http://www.internationalscholarships.com/ : Website này cung cấp thông tin về học bổng và các chương trình phát vay, hỗ trợ việc học cho sinh viên quốc tế muốn du học nước ngoài. - …

Trước tiên, trình độ ngoại ngữ của bạn phải xứng tầm thì mới nên tìm kiếm học bổng qua mạng bởi ngoài việc phục vụ cho công

Page 77: Cẩm nang YHDP

Những điều cần biết về Y học dự phòng và Y tế công cộng

75

việc tìm kiếm thông tin, nguồn tài trợ, bạn sẽ phải tham dự vào một kỳ thi gắt gao về ngoại ngữ và chuyên môn.

Một điều đáng quan tâm nữa là hiện nay có không ít website quảng bá về những chương trình học bổng "ảo". Nếu bạn thiếu cảnh giác, để lộ thông tin bí mật về tài khoản tín dụng cá nhân, bạn sẽ có nguy cơ mất tiền. Nên tham khảo thêm ý kiến của các công ty tư vấn du học hoặc những tổ chức đào tạo - giáo dục trong và ngoài nước.

Một số trường Đại học danh tiếng trên thế giới đào tạo các bậc học ngành YTCC và YHDP:

STT Nước Trường - Website

1 Mỹ

Johns Hopkins University's public health - www.jhsph.edu

School of Public Health University of North Carolina--Chapel Hill - www.sph.unc.edu Harvard School of Public Health - http://www.hsph.harvard.edu/ Mailman School of Public Health - Columbia University - www.mailman.columbia.edu ….

2 Úc

Sydney School of Public Health: http://sydney.edu.au/medicine/public-health/ School of PH, Queensland University: http://www.hlth.qut.edu.au/ph/ School of PH & Community medicine – University of New South Wales: http://www.sphcm.med.unsw.edu.au/ ….

3 Thái Lan

College of PH Sciences, Chulalongkorn University http://www.cphs.chula.ac.th/

Page 78: Cẩm nang YHDP

Những điều cần biết về Y học dự phòng và Y tế công cộng

76

Mahidol University: http://www.mahidol.ac.th/ …..

4 Thụy Điển

Karolinska Institutet: http://ki.se/ Umeå University: www.umu.se/english ….

Ngoài ra còn rất nhiều trường đại học khác trên toàn thế giới, ở

các quốc gia phát triển như: Canada, Nhật Bản, Hà Lan, các nước Bắc Âu,… đều đào tạo Thạc sĩ và Tiến sĩ chuyên ngành YTCC. Do đó các bạn có rất nhiều lựa chọn nếu muốn đi du học.

Hiện nay trên thế giới có rất nhiều các trường đại học “ma”, và chất lượng đào tạo không được đảm bảo. Do vậy, nếu không cNn thận xem xét, rất có thể bạn sẽ bị lừa, và như thế “tiền mất tật mang”.

Page 79: Cẩm nang YHDP

Những điều cần biết về Y học dự phòng và Y tế công cộng

77

Phần VI : Địa chỉ làm việc sau khi tốt nghiệp

của sinh viên Bác sĩ Y học dự phòng

và sinh viên Cử nhân Y tế công cộng

Page 80: Cẩm nang YHDP

Những điều cần biết về Y học dự phòng và Y tế công cộng

78

I. Các cơ quan và lĩnh vực có thể tham gia: I.1. Các cơ quan có thể tiếp nhận Bác sĩ Y học dự phòng và Cử nhân Y tế công cộng làm việc: - Cơ quan chính phủ - Cơ quan phi chính phủ - Các trường Đại học/Cao

đẳng/Trung cấp Y - Phòng khám – bệnh viện - Các dự án

- Các trung tâm y tế - Các công ty – nhà máy - Trung tâm phục hồi chức năng

- Trung tâm nghiên cứu

“Nơi mà các em làm việc YTCC có thể từ tuyến Trung

ương tới tuyến địa phương. Có thể làm ở các trung tâm y

tế, các trung tâm liên quan đến YHDP và YTCC. Ngoài ra

các em có thể làm ở các viện nghiên cứu liên quan YTCC

và YHDP… Các em cũng có thể tham gia giảng dạy ở các

trường đại học… Và đặc biệt các tổ chức phi chính phủ,

các tổ chức quốc tế khác có các chương trình chăm sóc

sức khỏe liên quan đến YTCC và YHDP…”

“Bác sĩ YHDP có lợi thế hơn cử nhân YTCC do có kiến

thức chuyên sâu về ngành Y, học về bệnh học, thuận lợi

hơn để công tác tại các trung tâm Y tế dự phòng tuyến

tỉnh, huyện, và đặc biệt là xã…”

Giảng viên Viện đào tạo YHDP và YTCC

“Ngay từ năm thứ nhất, năm thứ hai các bạn đã phải hình

dung nay mai mình làm ở đâu, chứ không phải vào trường

là chỉ biết lấy kiến thức. Mà ngay từ đầu mình phải biết

nay mai mình làm ở đâu. Bởi vì các bạn có thể làm ở rất

nhiều chỗ, nhưng không mà không đợi đến lúc cầm bằng

tốt nghiệp mình mới bắt đầu suy nghĩ xem mình xin việc ở

chỗ nào….”

Page 81: Cẩm nang YHDP

Những điều cần biết về Y học dự phòng và Y tế công cộng

79

“Ngay từ năm thứ nhất, năm thứ 2 bạn đến các labo của

bộ môn, bạn đã tìm hiểu về bộ môn đấy rồi. Bạn đến các

viện bạn đã tìm hiểu các viện đấy rồi. Bạn đi thực tế cộng

đồng bạn đã tìm hiểu chỗ bạn đi thực tế rồi[…] Các bạn

sẽ tự lựa chọn cho mình phù hợp ở chỗ nào, ở chỗ nào

mình phát huy được sở trường của mình. Các bạn phải

nhắm trước chứ không phải đến lúc cầm bằng rồi thì mới

hỏi các thầy thầy giúp em, chỉ cho em chỗ nào …”

Giảng viên Viện đào tạo YHDP và YTCC

I.2. Các lĩnh vực, vị trí có thể tham gia: - Quản lý: Quản lý dự án, chương trình, điều phối, tham gia chương trình, thanh tra, giám sát, đánh giá. - Lập kế hoạch - tham gia vào quá trình xây dựng chính sách: cán bộ chương trình - dự án, cán bộ chuyên quản về sức khỏe nghề nghiệp, an toàn lao động, vệ sinh môi trường tại các nhà máy - xí nghiệp hoặc các bộ phận liên quan. - Quản lý thông tin y tế : quản lý số liệu, thông tin, thống kê. - Nâng cao sức khỏe: chuyên sâu về truyền thông giáo dục sức khỏe, thực hiện các dự án nghiên cứu sức khỏe cho cộng đồng. - Nghiên cứu: nghiên cứu viên, quản lý nghiên cứu. - Marketing: Tiếp thị xã hội - Đạo đức y tế: Hội đồng đạo đức I.3. Nhận định về sự khác nhau giữa làm việc tại tổ chức chính phủ và tổ chức quốc tế:

Dưới đây là nhận định của TS. Lê Thị Hương – Phó viện trưởng Viện đào tạo YHDP và YTCC và sự khác nhau giữa tổ chức chính phủ và tổ chức quốc tế:

Page 82: Cẩm nang YHDP

Những điều cần biết về Y học dự phòng và Y tế công cộng

80

Đặc điểm Tổ chức chính phủ Tổ chức phi chính phủ

Thu nhập Theo quy định của nhà nước

Lương cao hơn rất nhiều lần

Công việc

Tạo ra sự linh hoạt hơn, quy mô công việc lớn hơn. Nếu làm việc ở Trung ương, đối tác là toàn hệ thống với địa phương, rất nhiều tỉnh thành liên quan, đối tượng rất là rộng.

Phần lớn là các công việc ở thực địa, chủ yếu các vùng khó khăn, là vùng sâu vùng xa. Công việc hơi đơn điệu vì chủ yếu học và vận hành 1 dự án cố định.

Năng lực ngoại ngữ

Cần phải trau dồi rất nhiều về khả năng ngoại ngữ, tuy nhiên không nâng cao được nhiều hơn so với các tổ chức phi chính phủ.

Được nâng lên rất nhiều so với làm ở nhà nước.

II. Giới thiệu một số cơ sở làm việc trong nước:

Hệ thống Y tế Trung Ương

Bộ Y tế (Trực thuộc Trung Ương)

Bộ Y tế thực hiện chức năng quản lý nhà nước về chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân, quản lý nhà nước các dịch vụ công trong lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ. Địa chỉ: 138A Giảng Võ – Ba Đình - Hà Nội.

Page 83: Cẩm nang YHDP

Những điều cần biết về Y học dự phòng và Y tế công cộng

81

Các Vụ-Cục trực thuộc Bộ Y tế

1. Cục Vệ sinh An toàn thực ph=m Cục Vệ sinh An toàn thực phNm thực hiện chức năng quản lý về chất lượng, vệ sinh an toàn thực phNm đối với các sản phNm đã thành thực phNm có nguồn gốc sản xuất trong nước và nhập khNu lưu thông trên thị trường trong phạm vi cả nước. Địa chỉ: 138A Giảng Võ - Ba Đình - Hà Nội. 2. Cục Phòng chống HIV/AIDS Cục Phòng, chống HIV/AIDS là Cục chuyên ngành, thực hiện chức năng quản lý nhà nước và tổ chức thực hiện pháp luật, chỉ đạo, điều hành, kiểm tra, giám sát các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS trên phạm vi cả nước. Địa chỉ: 135/3 Núi Trúc - Ba Đình - Hà Nội. 3. Cục Y tế Dự phòng Cục Y tế dự phòng có chức năng điều hành các hoạt động chuyên môn về lĩnh vực y tế dự phòng trong phạm vi cả nước. Địa chỉ : 138A Giảng Võ - Ba Đình - Hà Nội 4. Cục Quản lý Môi trường Y tế Cục Quản lý môi trường y tế có chức năng triển khai thực hiện các nhiệm vụ của Bộ Y tế liên quan đến môi trường. Địa chỉ: 138A Giảng Võ - Ba Đình - Hà Nội 5. Tổng cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình Tổng cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình thực hiện chức năng tham mưu giúp Bộ trưởng Bộ Y tế quản lý nhà nước về dân số - kế hoạch hóa gia đình. Địa chỉ: 12 Ngô Tất Tố -Đống Đa - Hà Nội. 6. Vụ Bảo hiểm Y tế Vụ Bảo hiểm Y tế là vụ chuyên ngành thuộc Bộ Y tế, có chức năng

Page 84: Cẩm nang YHDP

Những điều cần biết về Y học dự phòng và Y tế công cộng

82

tham mưu giúp Bộ trưởng Bộ Y tế quản lý nhà nước về lĩnh vực bảo hiểm y tế trong phạm vi cả nước Địa chỉ: 138A Giảng Võ - Ba Đình - Hà Nội.

7. Vụ Sức khỏe bà mẹ - trẻ em Vụ Sức khoẻ Bà mẹ - Trẻ em là vụ chuyên ngành, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về lĩnh vực chăm sóc sức khoẻ sinh sản Địa chỉ: 138A Giảng Võ - Ba Đình - Hà Nội

Các Viện liên quan đến YTCC & YHDP

1. Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương Viện VSDTTƯ có chức năng nghiên cứu về dịch tễ học, vi sinh y học, miễn dịch học và sinh học phân tử; phát triển vaccine mới và chế phNm sinh học dùng cho người; chỉ đạo một số chương trình y tế quốc gia; tư vấn và đề xuất với Bộ Y tế về các chiến lược và biện pháp YHDP…. Địa chỉ: Số 1 – Yersin, Hai Bà Trưng, Hà Nội. 2. Viện Pasteur thành phố Hồ Chí Minh Viện có chức năng nghiên cứu vi sinh, miễn dịch, dịch tễ học, sinh học phân tử các bệnh nhiễm trùng. Chỉ đạo phòng chống các bệnh dịch; thực hiện một số chương trình mục tiêu quốc gia triển khai ở khu vực phía Nam, xét nghiệm chNn đoán sinh học lâm sàng, VSATTP, VSMT … Địa chỉ: 167 Pasteur, Phường 8, Quận 3, Tp. Hồ Chí Minh 3. Viện sốt rét – kí sinh trùng – côn trùng TƯ Địa chỉ: 245 Lương Thế Vinh, Từ Liêm, Hà Nội. 4. Viện Y học lao động và Vệ sinh môi trường NCKH và chỉ đạo tuyến về y học lao động và VSMT, sức khoẻ trường học, đề xuất với Bộ Y tế các biện pháp phòng chống bệnh liên quan đến lao động, vệ sinh môi trường và sức khoẻ học sinh.

Page 85: Cẩm nang YHDP

Những điều cần biết về Y học dự phòng và Y tế công cộng

83

Địa chỉ: 1 B Yersin, Hai Bà Trưng, Hà Nội. 5. Viện Dinh dưỡng Quốc gia Nghiên cứu nhu cầu dinh dưỡng và cơ cấu bữa ăn người Việt Nam, đề xuất các biện pháp tăng cường sức khỏe, phòng, chữa bệnh phù hợp với nhu cầu dinh dưỡng và điều kiện phát triển; nghiên cứu vệ sinh ăn uống, kiểm nghiệm thực phNm;… Địa chỉ: 48B Tăng Bạt Hổ 6. Viện Chiến lược và Chính sách Y tế Chức năng của Viện là nghiên cứu, xây dựng chiến lược và chính sách y tế; đánh giá việc thực hiện chiến lược và chính sách và Y tế; tham gia xây dựng quy hoạch phát triển ngành Địa chỉ: 138 Giảng Võ, Ba Đình, Hà Nội.

Trung tâm liên quan đến YTCC & YHDP

Trung tâm TT-GDSK Trung ương

Chức năng: TT-GDSK; NCKH; chỉ đạo tuyến; đào tạo; triển khai thực hiện các dịch vụ khoa học kỹ thuật chuyên ngành TT-GDSK Địa chỉ: 366 Đội Cấn Ba Đình, Hà Nội

Hệ thống Y tế địa phương

Tại tuyến tỉnh, thành phố

Quản lý công tác Y tế trên địa bàn; quản lý, chỉ đạo chuyên môn , nghiệp vụ đối với công tác Y tế, quản lý kinh phí và nhân lực Y tế đối với hệ thống Y tế trên địa bàn theo phân cấp của cơ quan có thNm quyền

Ở tuyến quận, huyện, thành phố (trực thuộc tỉnh)

Các Trung tâm Y tế có nhiệm vụ xây dựng kế hoạch phát triển Y tế

Page 86: Cẩm nang YHDP

Những điều cần biết về Y học dự phòng và Y tế công cộng

84

hàng năm của quận, huyện, thành phố; thực hiện nhiệm vụ khám chữa bệnh, phòng chống dịch bệnh,… ở các đơn vị đóng trên địa bàn; xây dựng, củng cố mạng lưới Y tế xã, phường, thị trấn,…

Ở tuyến xã, phường, thị trấn.

Các trạm Y tế ở tuyến xã, phường, thị trấn là đơn vị tuyến cơ sở chịu trách nhiệm chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân.

Các trường Đại Học, Cao đẳng, Trung cấp Y – dược

Tại các trường này, các bạn có thể tham gia vào công tác giảng dạy, nghiên cứu trong các bộ môn, khoa phòng, các viện thuộc trường,….

III. Giới thiệu một số cơ sở làm việc nước ngoài Dưới đây là một số các tổ chức nước ngoài có liên quan đến lĩnh

vực hoạt động của YTCC và YHDP. Ngoài ra các bạn có thể truy cập vào website: http://www.cimsi.org.vn/, vào mục Tra cứu danh bạ/

Các tổ chức phi chính phủ để có thể biết thêm nhiều các tổ chức khác phù hợp với mỗi người.

STT Tên Địa chỉ Giới thiệu chung

1 Tổ chức Y tế thế giới -

WHO

63 Trần Hưng Đạo,

Hà Nội

Là một cơ quan chuyên môn của Liên Hợp Quốc về y tế; là nhà chức trách quốc tế hàng đầu về các vấn đề y tế. Được thành lập năm 1948, WHO đã làm việc với VN trong hơn 50 năm qua, chủ yếu là với Bộ Y tế và đang ngày càng mở rộng đến các đối tác khác.

Website: http://www.wpro.who.int/vietnam

Page 87: Cẩm nang YHDP

Những điều cần biết về Y học dự phòng và Y tế công cộng

85

2

Chương trình Liên Hợp Quốc

về HIV/AIDS

tại Việt Nam -

UNAIDS

Số 24, ngõ 11 Trịnh Hoài Đức,

Hà Nội

Chương trình đề ra nhằm mục đích phối hợp các nguồn lực và nỗ lực của các tổ chức thuộc Liên Hợp Quốc trong việc ứng phó với đại dịch AIDS. Website: http://www.unaids.org.vn

3

Tổ chức

Tầm Nhìn Thế Giới –

World Vision

Tầng 4, Toà nhà HEAC, 14-16 Phố Hàm Long, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội

Tầm Nhìn Thế giới (TNTG) là một tổ chức nhân đạo phi lợi nhuận, tận tâm vì người nghèo, đặc biệt là trẻ em, nhằm thúc đNy sự phát triển con người. Thành lập từ năm 1950, TNTG hiện nay hoạt động tại 100 quốc gia trên toàn thế giới, hỗ trợ cộng đồng thông qua các chương trình và dự án về y tế, HIV/AIDS, bình đẳng giới, giáo dục,… Website: http://www.worldvision.org.vn

Page 88: Cẩm nang YHDP

Những điều cần biết về Y học dự phòng và Y tế công cộng

86

4 Ngân Hàng Thế Giới -

WorldBank

63 Lý Thái

Tổ, Hà Nội

Các hoạt động của NHTG tại Việt Nam tập trung vào các hoạt động giảm nghèo, thúc đNy tăng trưởng kinh tế và kết hợp cùng chính phủ Việt Nam và các nhà tài trợ khác đấu tranh chống tham nhũng. Ví dụ như hỗ trợ tài chính cho các dự án, tiến hành các nghiên cứu và cố vấn về chính sách, thực hiện quan hệ đối tác và phối hợp tài trợ… Website: http://www.worldbank.org.vn

5

Chương trình phát triển của Liên Hợp

Quốc – UNDP

25-29 Phan Bội

Châu, Hà Nội

UNDP tại Việt Nam đang hỗ trợ trong các lĩnh vực Quản trị quốc gia theo hướng dân chủ, xóa đói giảm nghèo, giảm nhẹ rủi ro thiên tai, quản lý môi trường và phòng chống HIV/AIDS, đồng thời đảm bảo những lợi ích do tăng trưởng kinh tế sẽ ngày càng nâng cao mức sống của mọi người dân Việt Nam, phấn đấu thúc đNy quyền con người và hạn chế những cách biệt đang ngày càng gia tăng Website: http://www.undp.org.vn

Page 89: Cẩm nang YHDP

Những điều cần biết về Y học dự phòng và Y tế công cộng

87

6

Quỹ Dân số Liên Hợp

Quốc - UNFPA

Tầng 1, Tòa nhà

LHQ 2E Vạn Phúc,

Hà Nội,

UNFPA, Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc, một tổ chức phát triển quốc tế, làm việc với nhiều quốc gia để bảo vệ và nâng cao sức khỏe sinh sản (SKSS) và sức khỏe tình dục (SKTD) cho phụ nữ, nam giới và trẻ em. Website: http://vietnam.unfpa.org

Page 90: Cẩm nang YHDP

Những điều cần biết về Y học dự phòng và Y tế công cộng

88

Phần VII : Nguồn tài liệu

Page 91: Cẩm nang YHDP

Những điều cần biết về Y học dự phòng và Y tế công cộng

89

I. Website I.1. Một số website Việt Nam - EBooks cộng đồng - http://www.ebook.edu.vn/

Đây là trang web về giáo trình điện tử với sự tham gia đóng góp ban đầu của các trường đại học qua dự án thư viện giáo trình (ebook.edu.net) được Bộ Giáo dục và Đào tạo chính thức khai trương tháng 3 năm 2007. Thư viện được coi là điểm truy cập tập trung thông tin về giáo trình, bài giảng, tài liệu tham khảo, thông tin nguồn học liệu… ở các trình độ Cử nhân, Thạc sỹ, Tiến sỹ.

Bạn đọc có thể truy cập theo địa chỉ trên và tìm kiếm giáo trình, tài liệu về y tế bằng cách lựa chọn mục “Khoa học sức khỏe ” trong Thư mục tiêu biểu của trang web. - Bộ Y tế - http://www.moh.gov.vn/

Trang web của Bộ Y tế cung cấp thông tin nổi bật nhất của ngành đồng thời cập nhật những văn bản, báo cáo mới nhất của Bộ Y tế. Trang web của Bộ Y tế còn dành những trang riêng cung cấp thông tin chi tiết về nhiều lĩnh vực cụ thể của ngành y tế. Các bạn có thể vào các website khác có liên quan đến y tế và các thông tin y tế như: Phòng chống tai nạn thương tích, thống kê y tế, Cúm A(H1N1)…. dựa vào các đường dẫn đến các trang web đó trong trang web của Bộ để có thêm nhiều dữ liệu quan. - Viện công nghệ thông tin – Thư viện y học trung ương

http://www.cimsi.org.vn/ Website của Viện Thông tin-Thư viện Y học Trung ương. Cung

cấp thông tin về lĩnh vực y tế, y dược học và chăm sóc sức khỏe cho mọi người. Website cũng đề cập nhiều vấn đề liên ngành như môi trường và sức khỏe, y học thể dục thể thao ... Ngoài ra tại đây bạn có thể tìm thấy rất nhiều các đường dẫn đến các trang web, cũng như những tạp chí online về y học để bạn có thể tìm kiếm tài liệu tốt nhất

Page 92: Cẩm nang YHDP

Những điều cần biết về Y học dự phòng và Y tế công cộng

90

phục vụ cho mục đích nghiên cứu khoa học cũng như làm công tác quản lý, dự phòng sau này. - Tổng cục Thống kê - http://www.gso.gov.vn/

Trang web của Tổng cục Thống kê cung cấp những số liệu thống kê mới nhất về tình hình kinh tế-xã hội, y tế và phát triển trên toàn quốc như Thông tin thống kê hàng tháng, cơ sở dữ liệu/số liệu các cuộc điều tra. Một số ấn phNm thống kê toàn văn có thể truy cập từ trang web của Tổng cục Thống kê như Điều tra quốc gia Vị thành

niên và Thanh niên Việt Nam (SAVY) năm 2003, Khảo sát mức sống

gia đình năm 2006, Niên giám Thống kê 2008.

- Website Ứng dụng khoa học thống kê – http://statistics.vn/ Đây là trang web chuyên sâu về đề tài ứng dụng khoa học thống

kê trong nghiên cứu khoa học do một nhóm bác sĩ, kĩ sư, giảng viên, và chuyên gia trong và ngoài nước lập nên. Các chuyên mục của website chia theo các chủ đề: Thống kê và xã hội, Xác suất - thống kê mô tả, Ước lượng, Kiểm định cơ bản, Mô hình phân tích, Mẫu và cỡ mẫu, Trường phái Bayes, Kỹ năng nghiên cứu, Chuyên ngành, Công cụ - phần mềm, Hỏi đáp, Tư liệu... Ngoài ra còn có các chuyên mục thư giãn thú vị khác như: Thống kê thư giãn, Liên kết hữu ích... - Ban chỉ đạo CNTT - Bộ Y tế

http://www.dtyte.vn/k2dt/hsbook/pindex.asp

Trang web này cung cấp cho bạn đọc danh sách gồm gần 200 tài liệu liên quan đến giáo dục, đào tạo nhân lực y tế và công nghệ thông tin y tế được sắp xếp theo ba cấp độ khác nhau: sách đại học, sách cao đẳng và sách trung học. Bạn đọc có thể truy cập theo địa chỉ trên, đọc trực tuyến hoặc tải các tài liệu nói trên về máy tính của mình. - Trung tâm nghiên cứu hệ thống y tế - http://chsr.org.vn/

Đây là website của trung tâm nghiên cứu hệ thống y tế - trường Đại học Y Hà Nội. Tại đây bạn có thể download một số tài liệu, bài

Page 93: Cẩm nang YHDP

Những điều cần biết về Y học dự phòng và Y tế công cộng

91

giảng mà trung tâm tổ chức đào tạo. Ngoài ra các bạn có thể đăng ký một username trong trang web và dùng nó để đăng nhập vào HINARI (nói ở phần sau). I.2. Một số website nước ngoài - Tổ chức Y tế Thế giới

http://www.who.int/en hoặc http://www.who.int/vietnam WHO có trách nhiệm thúc đNy lĩnh vực y tế công cộng trên

toàn thế giới. Đây là tổ chức có khối lượng thông tin y tế khổng lồ về các nước đang phát triển.

WHO dành một trang riêng cho Việt Nam. Trang web cung cấp thông tin liên quan đến hoạt động của WHO tại Việt Nam và những ấn phNm có liên quan. Trang này có nội dung tiếng Việt nhưng không phải tất cả ấn phNm cung cấp đều bằng tiếng Việt. Trang WHO Việt Nam còn liên kết đến các ấn phNm của Liên Hợp Quốc tại Việt Nam. - PubMed - http://www.pubmed.org

PubMed là sản phNm của Trung tâm Thông tin công nghệ sinh học quốc gia (NCBI) thuộc Thư viện Y học quốc gia Hoa Kỳ. Đây là cơ sở dữ liệu miễn phí hàng đầu với hơn 19.000.000 trích dẫn các bài báo về y và y sinh học từ MEDLINE và các tạp chí khoa học đời sống. Ngoài ra PubMed còn bao gồm các liên kết đến các bài báo toàn văn và tài nguyên liên quan khác. - Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) http://www.cdc.gov/

CDC là một hiệp hội khoa học lớn cung cấp rất nhiều nguồn tài liệu, thông tin trong lĩnh vực họ phụ trách, vô cùng phong phú, đa dạng và sâu sắc. Trang web của tổ chức cung cấp các thông tin giúp nâng cao sức khỏe; tập trung vào việc phát triển và ứng dụng hệ thống phòng ngừa và kiểm soát bệnh tật, sức khỏe môi trường, sức khỏe

Page 94: Cẩm nang YHDP

Những điều cần biết về Y học dự phòng và Y tế công cộng

92

nghề nghiệp, cung cấp thông tin về các dịch vụ ngăn ngừa và giáo dục giúp nâng cao sức khỏe nguời dân. - Health Science Online (HSO) - http://www.hso.info/

HSO được coi là nguồn thông tin đầu tiên cung cấp cho cán bộ ngành y trên toàn thế giới những thông tin y học được thNm định, chất lượng cao, cập nhật, miễn phí và không kèm quảng cáo. Bạn có thể tìm thấy ở đây hơn 50.000 khóa học, bài giảng, báo cáo, hướng dẫn lâm sàng và những tài liệu tham khảo khác. - Freebook4doctors - http://www.freebooks4doctors.com/

FreeBooks4Doctors là một trang web lớn cung cấp miễn phí cho bạn đọc khoảng 365 cuốn sách điện tử y khoa được sắp xếp theo chủ đề, năm xuất bản, ngôn ngữ. Các tài liệu mới được đưa lên trang web này bao gồm các tài liệu mang tính tổng hợp và cập nhật như H1N1 Flu 2009- Swine Flu (Cúm A H1N1-2009), Global

Tuberculosis Control- 2009 (Kiểm soát bệnh lao toàn cầu 2009)… - Thư viện Y học Quốc gia Hoa kỳ

http://www.ncbi.nlm.nih.gov/sites/entrez?db=Books Bookshelf là một cơ sở dữ liệu bao gồm các cuốn sách trực

tuyến về y sinh học bằng tiếng Anh do Thư viện Y học Quốc gia Hoa Kỳ cung cấp. Bạn đọc có thể tìm kiếm sách theo chủ đề liên quan bằng cách lựa chọn sách trong danh mục sách được xếp thứ tự theo bảng chữ cái hoặc gõ một khái niệm chủ đề ví dụ như nutrition vào hộp tìm kiếm và chọn “Go”.

Thông thường, bạn đọc có thể mở, đọc sách hoặc tải miễn phí lần lượt từng chương sách về máy tính của mình. Trong một số trường hợp khác, bạn đọc phải tìm kiếm qua các chủ đề ví dụ như cancer, sau đó lựa chọn và đọc các đoạn hoặc chương liên quan cần thiết như Breast cancer hay Lung cancer…

Page 95: Cẩm nang YHDP

Những điều cần biết về Y học dự phòng và Y tế công cộng

93

II. Tạp chí II.1. Một số tạp chí Việt Nam - Tạp chí Y học thực hành - http://www.yhocthuchanh.vn/

Tạp chí Y học thực hành- Bộ y tế không chỉ phổ biến khoa học kỹ thuật về Y học, đăng tải và công bố các công trình nghiên cứu khoa học của cán bộ ngành Y tế bằng tiếng Việt, được tóm tắt ra tiếng nước ngoài (Anh, Pháp, Nga, Đức...) đồng thời cung cấp những thông tin, kiến thức cơ bản về y học trong và ngoài nước tới đông đảo bạn đọc, cũng như đăng tải những văn bản của Bộ Y tế, các nội dung hỏi đáp về khám chữa bệnh, phòng bệnh, các phác đồ điều trị y học hiện đại và y học cổ truyền Việt Nam. Hướng dẫn thực hành góp phần nâng cao trình độ chuyên môn, nghiên cứu khoa học, đào tạo cán bộ, giáo dục công dân; trao đổi kinh nghiệm chuyên môn cho các cán bộ trong ngành. - Tạp chí Y học Thành phố HCM - http://tcyh.yds.edu.vn/

Tạp chí y học TP Hồ Chí Minh có đăng tải những thành tựu mới nhất trong lĩnh vực y học, hay hệ thống hóa những kiến thức kinh điển và hiện đại về một vấn đề y học. Đặc biệt, nếu bạn có nhu cầu tìm hiểu về các bài báo cáo khoa học trong các Hội nghị khoa học toàn quốc từ năm 2000 đến nay thì có thể tham khảo qua cổng thông tin này… - Tạp chí YTCC - http://www.vpha.org.vn/

Tạp chí YTCC đăng tải các thông tin và các công trình nghiên cứu khoa học có chất lượng liên quan đến chuyên ngành y tế công cộng như: dịch tễ học, sức khỏe môi trường, dinh dưỡng, vệ sinh an toàn thực phNm,phòng chống bệnh truyền nhiễm, các bệnh ung thư, chấn thương, sức khỏe sinh sản, dân số kế hoạch hóa gia đình, giáo dục và nâng cao sức khỏe…

Page 96: Cẩm nang YHDP

Những điều cần biết về Y học dự phòng và Y tế công cộng

94

Tạp chí được viết bằng hai ngôn ngữ là tiếng Việt và tiếng Anh. Bạn có thể đăng ký thành viên để có thể dễ dàng đăng nhập và nhận các thông tin khi tạp chí phát hành số mới. tạp chí giúp người đọc dễ dàng tìm kiếm các thông tin theo số tạp chí, tác giả, tiêu đề…cũng như các bản tóm tắt khoa học. - Tạp chí nghiên cứu y học - http://203.162.18.29/tap_chi.asp

Tạp chí nghiên cứu y học do ĐH Y Hà Nội làm cơ quan chủ quản. Thành lập từ năm 1996. Xuất bản định kỳ 3 tháng/lần. Được viết bằng tiếng Việt và có phần tóm tắt bằng tiếng Anh hoặc tiếng Pháp.

Trụ sở tòa soạn tại: Phòng quản lý nghiên cứu khoa học – Trường ĐH Y Hà Nội, số 1 Tôn Thât Tùng. - Tạp chí Y học dự phòng - www.nihe.org.vn Tạp chí Y học Dự phòng phản ánh các hoạt động y học dự phòng, các công trình nghiên cứu, giới thiệu chủ trương, chính sách về y học dự phòng ở Việt Nam và Quốc tế. Tạp chí Y học Dự phòng xuất bản 6 kỳ trong một năm. Trụ sở toà soạn: Số 1 Yersin, Hà Nội Email: [email protected] II.2. Một số tạp chí nước ngoài: - HINARI - http://extranet.who.int/hinari/en/journals.php

HINARI cung cấp truy cập đến hơn 6.000 tạp chí bao gồm các tạp chí y học, điều dưỡng, y tế liên quan và khoa học xã hội ví dụ như tạp chí Y tế công cộng Mỹ (American Journal of Public Health), tạp chí dịch tễ học Mỹ (American Journal of Epidemiology), tạp chí về sức khỏe sinh sản (Reproductive Health)…

Hiện nay tại các bạn đã có thể đăng ký một account ở HINARI thông qua website của trung tâm nghiên cứu hệ thống y tế - trường Đại học Y Hà Nội - http://chsr.org.vn/ - BiomedCentral - http://www.pubmedcentral.com/

Page 97: Cẩm nang YHDP

Những điều cần biết về Y học dự phòng và Y tế công cộng

95

Gần đây, sáng kiến tiếp cận tự do (open Access) được các tạp chí trên thế giới ứng dụng tương đối rộng rãi. Mục tiêu của sáng kiến này là giúp giảm thiểu chi phí truy cập toàn văn các tài liệu khoa học, kỹ thuật, đặc biệt lưu ý trong các chương trình hỗ trợ các nước đang phát triển. BiomedCentral là một trong những tạp chí mở tiếp cận nổi tiếng. - Public library of Science - http://www.plos.org/

PLOS một thư viện khoa học công cộng, một tổ chức phi lợi nhuận do một số các nhà khoa học, các nhà hoạt động trong lĩnh vực y học thành lập dưới sự hỗ trợ của các trường Đại học, Cao đẳng có uy tín trên thế giới, nhằm tạo lập một thông tin công cộng về lĩnh vực y dược học. Nguồn tư liệu của PLOS bao gồm các tạp chí khoa học bao quát các chủ đề cơ bản thuộc lĩnh vực sinh học và y học.

III. Một số thư viện tại Việt Nam: Khi tìm kiếm tài liệu tham khảo, chúng ta cần nghĩ đến các thư

viện và trung tâm tài liệu. Tuy các thư viện chưa có đủ một lượng tài liệu mới dồi dào, phong phú, chưa đáp ứng nhu cầu của đông đảo các nhà nghiên cứu thuộc nhiều lĩnh vực nhưng cũng không nên bỏ qua lượng tài liệu tuy cũ nhưng có tính chất kinh điển, căn bản, đã được chọn lọc và tích lũy qua thời gian dài. III.1. Thư viện quốc gia.

Địa chỉ: số 31 – Tràng Thi – Hà Nội http://www.nlv.gov.vn/, http://www.thuvienquocgia.vn Thư viện Quốc gia là một thư viện trung tâm của cả nước, là

đơn vị sự nghiệp văn hoá có thu trực thuộc Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch, có chức năng: thu thập, giữ gìn di sản thư tịch của dân tộc; bổ sung, bảo quản, tổ chức khai thác và sử dụng chung vốn tài liệu trong xã hội, với tiền thân là Thư viện Trung Ương Đông Dương thành lập ngày 29/11/1917.

Page 98: Cẩm nang YHDP

Những điều cần biết về Y học dự phòng và Y tế công cộng

96

Thư viện Quốc gia là một môi trường tư liệu phong phú với hơn 1.500.000 đơn vị sách. Là một kho tàng phong phú với nhiều tạp chí, sách báo, các ấn phNm, kho luận án tiến sĩ, tư liệu văn hóa… cùng nhiều tư liệu có giá trị khác được tích lũy trong thời gian dài. Vì vậy, đây cũng chính là một cổng thông tin hữu ích mà chúng ta cần khai thác… III.2. Thư viện trường ĐH Y Hà Nội:

Địa chỉ: Tầng 2 nhà Chuyên Gia – Đại học Y Hà Nội – Số 1 Tôn Thất Tùng, Đống Đa, Hà Nội.

Thư viện Đại học Y Hà Nội là có lượng đầu sách cũng như luận văn, luận án về y học rất phong phú. Tại đây bạn có thể tìm thấy những quyển sách quý có từ những năm 60 của thế kỉ XX, hay những luận văn, luận án thạc sĩ, tiến sĩ; những ấn phNm xuất bản từ các tổ chức quốc tế… Hầu như tại đây bạn có thể tìm thấy bất kì tài liệu tham khảo nào phục vụ cho mục đích học tập cũng như nghiên cứu khoa học của mình.

Có một nhược điểm duy nhất của thư viện là đối với sách giáo khoa và tham khảo sinh viên có thể mượn thoải mái, tuy nhiên sinh viên Y3 trở lên mới có thể được mượn khoá luận tốt nghiệp của sinh viên khoá trước. III.3. Thư viện Viện Đào tạo YHDP và YTCC: Địa chỉ: Tầng 4 nhà Chuyên gia – Đại học Y Hà Nội – Số 1 Tôn Thất Tùng, Đống Đa, Hà Nội. Thư viện Viện Đào tạo YHDP và YTCC mới được thành lập song cũng có rất nhiều đầu sách quý, sách mới được cập nhật về YHDP – YTCC Việt Nam và thế giới. Thư viện đang trong quá trình chuNn bị cơ sở vật chất và nhân lực, sẽ ra mắt độc giả trong thời gian tới.

Page 99: Cẩm nang YHDP

Những điều cần biết về Y học dự phòng và Y tế công cộng

97

Phần VIII: Giới thiệu về Câu lạc bộ Vì Sức Khỏe Cộng Đồng

Page 100: Cẩm nang YHDP

Những điều cần biết về Y học dự phòng và Y tế công cộng

98

I. Tổng quát về Câu lạc bộ I.1. Giới thiệu chung

Câu lạc bộ Vì sức khỏe cộng đồng (tên tiếng anh: Public Health Club - PHC) được Chủ tịch Hội sinh viên trường Đại học Y Hà Nội kí quyết định thành lập vào ngày 27/02/2011 và trực thuộc sự quản lý của Hội sinh viên trường Đại học Y Hà Nội. Câu lạc bộ hứa hẹn là một nguồn nhân lực trẻ, nhiệt tình và có những kĩ năng mềm cần thiết phục vụ nghề nghiệp và góp phần thúc đNy sự phát triển của YHDP & YTCC trong tương lai. I.2. Mục đích thành lập

Câu lạc bộ VSKCĐ hướng tới 4 mục tiêu chính: - Nâng cao đoàn kết: tổ chức các hoạt động làm tăng tính đoàn kết của sinh viên 2 khối Y tế công cộng và Y học dự phòng; tăng giao lưu, chia sẻ, thắt chặt tình hữu nghị giữa các sinh viên với nhau. - Nâng cao kĩ năng: tổ chức các khóa – lớp đào tạo các kỹ năng cần thiết cho sinh viên 2 khối YTCC và YHDP; phục vụ cho công việc cũng như cuộc sống sau này. - Nâng cao sức khỏe cộng đồng: tổ chức các hoạt động chung sức vì cộng đồng, mà thông qua đó làm cho cộng đồng tăng cường nhận thức về các yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe. - Nâng cao vị thế: Thông qua các hoạt động ở trên, đào tạo được một đội ngũ cán bộ y tế có kỹ năng, chuyên môn tốt; thay đổi hành vi và nâng cao sức khỏe cho cộng đồng, để từ đó cho xã hội thấy được tầm quan trọng của YTCC và YHDP trong cuộc sống tương lai.

II. Các hoạt động chính II.1. Hoạt động thường niên - Sinh hoạt khoa học: sinh hoạt về các chủ đề chuyên môn về YTCC và YHDP.

Page 101: Cẩm nang YHDP

Những điều cần biết về Y học dự phòng và Y tế công cộng

99

- Sinh hoạt chung: sinh hoạt chung toàn CLB nhằm đánh giá công tác tổ chức sinh hoạt chuyên đề, ngoài ra có các buổi sinh hoạt về kỹ năng mềm, tiếng anh,… II.2. Hoạt động không thường niên: - Tổ chức các hoạt động Vì sức khỏe cộng đồng: TT-GDSK về các vấn đề sức khỏe của cộng đồng, nhằm tăng cường sự hiểu biết, thay đổi hành vi của cộng đồng theo hướng có lợi… - Tổ chức các hoạt động tình nguyện hướng tới cộng đồng - Tổ chức các hoạt động hướng tới sinh viên YTCC và YHDP Và một số các hoạt động khác… Trong thời gian tới, CLB sẽ có thêm nhiều hoạt động khác dưới sự giúp đỡ của Viện Đào tạo YTCC & YHDP, Đoàn Thanh niên – Hội sinh viên trường Đại học Y Hà Nội.

Page 102: Cẩm nang YHDP

Những điều cần biết về Y học dự phòng và Y tế công cộng

100

Phụ lục: Hỏi và Đáp

Page 103: Cẩm nang YHDP

Những điều cần biết về Y học dự phòng và Y tế công cộng

101

� Bác sĩ YHDP và Cử nhân YTCC được đào tạo ở trường mình có cơ

hội ra nước ngoài du học khi vẫn còn là sinh viên không? Nếu có thì

điều kiện như nào?

Hiện tại thì nhà trường chưa có chương trình gửi sinh viên YHDP và YTCC ra nước ngoài học, nhưng trong tương lai sẽ có thể có hợp tác với các trường của Nhật.

� Sinh viên YHDP và YTCC có phải đi thực tế nhiều không? Nếu có

thì quá trình đi thực tế sẽ tập trung nhiều vào năm nào và đi những

đâu? Thời gian học cụ thể, kế hoạch học tập, cách tính điểm, số trình

học như thế nào? Nếu sinh viên muốn được đi thêm thì có được

không?

Trong chương trình học của bác sĩ YHDP các em có 3 lần đi thực tế mỗi lần tương đương 2 đơn vị học trình, lần thứ nhất đi cùng sinh viên đa khoa vào năm thứ ba tại tuyến xã. Lần thứ hai đi vào năm thứ năm tại tuyến huyện và lần thứ ba đi vào năm thứ sáu tại các trung tâm thuộc hệ thống YTDP tuyến tỉnh. Ngoài ra các em có thực tập tốt nghiệp tùy theo đề tài mình lựa chọn. Sắp tới Viện sẽ đề nghị để tăng thời lượng của sinh viên YHDP lên 4 đơn vị học trình cho năm thứ sáu. Các em có thể có thời gian đi thực hành nhiều hơn nếu các em tự liên hệ để tham gia vào các đề tài nghiên cứu của các thầy cô hoặc tại địa phương của mình, tuy nhiên vẫn cần đảm bảo đủ thời gian học tập của tất cả các môn học

� Sinh viên cử nhân YTCC có phải đi học lâm sàng ở các bệnh viện

không? Nếu có thì thời gian học là bao lâu, học những chuyên khoa

gì, và số trình được tính như thế nào?

Các em có thời gian đi bệnh viện cùng với sinh viên đa khoa ở năm thứ 3. Các em có thể xin khung chương trình ở phòng Đào tạo để tìm hiểu.

Page 104: Cẩm nang YHDP

Những điều cần biết về Y học dự phòng và Y tế công cộng

102

� Viện Đào tạo YHDP và YTCC có những chính sách học bổng riêng

không? Nếu có thì điều điều kiện như nào để đạt được?

Hiện tại vẫn theo chính sách học bổng của trường

� Sinh viên YTCC và YHDP sẽ tốt nghiệp bằng hình thức nào? Có

chương trình thực tập trước khi ra trường không?

Sinh viên YTCC và YHDP sẽ tốt nghiệp bằng hình thức làm khóa luận tốt nghiệp, để có được khóa luận các em cần tham gia các đề tài nghiên cứu

� Trong 10 chuyên ngành hiện nay Viện Đào tạo YHDP và YTCC

đang giảng dạy, sinh viên cần chú trọng chuyên ngành gì trong khi

học đại học? Học ngành nào sẽ được làm dự án nhiều, ngành nào

được đi thực tế nhiều?

Tất cả các chuyên ngành đều quan trọng và cần thiết. Ngành nào cùng có cơ hội để được làm dự án và đi thực tế

� Nếu 1 sinh viên YTCC và YHDP muốn làm đề tài nghiên cứu khoa

học thì phải có những điều kiện nào? Phải làm những thủ tục gì? Xin

thầy cô hướng dẫn như thế nào? Trường (hay Viện) hỗ trợ kinh phí

cho mỗi đề tài hay không?

Các em có thể liên hệ với Phòng Đào tạo và Nghiên cứu khoa học của Viện, để tìm hiểu về các đề tài Viện đang triển khai hoặc các đề tài các thầy/cô hợp tác với các tổ chức khác để triển khai. Các em xin gặp trực tiếp các thầy cô chủ nhiệm các đề tài để xin được tham gia.

Cũng có thể có cách khác các em có thể trình các tưởng nghiên cứu của mình với các thầy cô và các ý tưởng đó có thể phát triển thành các đề tài cấp cơ sở xin kinh phí hàng năm của trường/viện.

Page 105: Cẩm nang YHDP

Những điều cần biết về Y học dự phòng và Y tế công cộng

103

� Em muốn tìm hiểu về các dự án mà Viện đào tạo YHDP và YTCC

đã và đang tham gia để hiểu thêm về công việc, em có thể tìm hiểu các

thông tin này ở đâu?

Em có thể xin gặp các thầy cô phòng Đào tạo Nghiên cứu khoa học và Hợp tác quốc tế.

� Sinh viên cần rèn luyện tốt những kĩ năng gì để có thể làm việc tốt

trong ngành YTCC-YHDP?

Để làm tốt trong lĩnh vực YHDP –YTCC cần phối hợp rất nhiều kỹ năng, trong đó các kỹ năng quan trọng là:

- Kỹ năng giao tiếp

- Kỹ năng làm việc nhóm

- Tin học

- Ngoại ngữ

� Trong thời gian là sinh viên, sinh viên ngành YTCC và YHDP có

thể tham gia làm thêm ở đâu phù hợp với chuyên ngành của mình để vừa có thêm điều kiện kinh tế và có thêm kinh nghiệm làm việc?

Các em có thể tìm cơ hội làm thêm cho các nghiên cứu, các dự án tại trường hoặc các viện trong lĩnh vực YHDP và YTCC

� Các dự án trường mình thường làm về vấn đề gì, liên kết với tổ

chức nào? Sinh viên có thể tham gia các dự án này được không? Điều

kiện để tham gia là gì? Có thể sử dụng các đề tài trong các dự án này

làm khóa luận tốt nghiệp không?

Trường có rất hiều dự án thuộc các lĩnh vực và phạm vi khác nhau và liên kết với nhiều tổ chức khác nhau. Để tham gia full time vào các dự án với các em là khó vì các em cần phải ưu tiên thời gian cho việc học,

Page 106: Cẩm nang YHDP

Những điều cần biết về Y học dự phòng và Y tế công cộng

104

nhưng các em hoàn toàn có thể tham gia vào các công việc như thu thập số liệu, nhập liệu và phân tích số liệu nếu các em có khả năng. Các em có thể dùng các số liệu làm đề tài nếu được sự cho phép của các thầy cô chủ nhiệm đề tài.

� Phạm vi làm việc của bác sĩ YHDP và cử nhân YTCC là như thế nào? Các bác sĩ YHDP và cử nhân YTCC có thể làm được ở những cơ

quan nào trong và ngoài nhà nước? Làm những công việc gì? Ví dụ cụ

thể?

Các em có thể làm việc tại các trung tâm của hệ thống YTDP của tất cả các cấp. Các Cục, Vụ, Viện thuộc hệ thống YHDP, các Sở y tế, các trường đại học, trung học, cao đẳng Y, các tổ chức quốc tế. Các phòng chỉ đạo tuyến hoăc phòng kế hoạch của các bệnh viện… Các công việc cụ thể liên quan đến quản l í, thực hiện các chương trình YHDP và YTCC/

� Cơ hội việc làm sau khi ra trường của sinh viên YTCC như thế nào

khi số lượng sinh viên YTCC của cả trường ĐH Y Hà Nội và ĐH

YTCC đều ngày một tăng cao? Cơ hội việc làm của sinh viên tốt

nghiệp của 2 trường có khác nhau không?

Cơ hội việc làm không có gì khác nhau giữa hai trường, tuy số lượng ra trường ngày càng nhiều nhưng nguồn nhân lực trong hệ thống YHDP và YTCC vẫn đang thiếu trầm trọng tại tất cả các cơ sở, các tuyến.

� Có vị trí nào trong các bệnh viện để sinh viên YTCC có thể làm

việc không? Nếu được làm thì tiềm năng thăng tiến như thế nào?

Sinh viên YTCC có thể tham gia vào các phòng chỉ đạo tuyến, phòng kế hoạch, phòng NCKH, của các bệnh viện, hoàn toàn có tiềm năng thăng tiến thông qua việc tiếp tục học tập cao lên.

Page 107: Cẩm nang YHDP

Những điều cần biết về Y học dự phòng và Y tế công cộng

105

� Điều kiện như thế nào để được giữ lại trường/Viện làm việc?

Là những sinh viên xuất sắc, có đạo đức tốt, có kỹ năng ngoại ngữ, tin học và giao tiếp tốt.

Page 108: Cẩm nang YHDP

Những điều cần biết về Y học dự phòng và Y tế công cộng

106

THAM KHẢO 1. Lê Vũ Anh (2004). Chức năng và nhiệm vụ của Y tế công cộng. Tạp chí Y tế công cộng số 2, 11/2004. 2. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2008). Chương trình khung đào tạo Bác

sĩ Y học dự phòng. 3. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2001). Chương trình khung đào tạo Cử

nhân Y tế công cộng. 4. Đỗ Văn Dũng (2008), Y tế công cộng: Định nghĩa và vai trò. 5. Lê Hồ Hiếu (2008), Vai trò của nghiên cứu khoa học đối với việc

nâng cao trình độ học tập của sinh viên. 6. Trường Đại học Y Hà Nội (2006), Quy chế Đào tạo Đại học hệ Chính quy, chương III, trang 10-13. 7. Trường Đại học Y Hà Nội (2010), Quyết định số 945/ĐHYHN –

QLDTĐH V/v : Đăng kí hướng dẫn Khóa luận tốt nghiệp BSĐK và

CNYK. 8. Trường Đại học Y Hà Nội (2010), Nghiên cứu khoa học. Những

điều cần biết dành cho sinh viên, , trang 45-49. 9. Trường Đại học Y tế công cộng (2004), Nhập môn Y tế công

cộng. 10. Viện đào tạo YHDP và YTCC (2011), Chương trình học tại cộng

đồng cho sinh viên Y3 (2010 – 2011).

11. Viện đào tạo YHDP và YTCC (2011), Giới thiệu Viện đào tạo Y

học dự phòng và Y tế công cộng.

12. Viện đào tạo YHDP và YTCC (2011), Giới thiệu đội ngũ cán bộ

Viện, tr 2-3. 13. Viện đào tạo YHDP và YTCC (2011). Y học dự phòng và Y tế

công cộng – Thực trạng và định hướng ở Việt Nam. Nhà xuất bản Y học.