57
Câu hỏi và tóm tắt các nội dung chính trả lời Câu hỏi đề cương ôn tập thi tốt nghiệp Môn thi: Lý thuyết nghề quản trị mạng Câu 1 : Mạng máy tính là gì? Trình bày các thành phần cơ bản và đặc điểm của một mạng máy tính. TT Nội dung A Mạng máy tính là Mạng máy tính là tập hợp các máy tính độc lập (autonomous) được kết nối với nhau thông qua các đường truyền vật lý và tuân theo các quy ước truyền thông nào đó. B Các thành phần cơ bản của mạng: Máy chủ Server cung cấp dịch vụ cho máy trạm ; Các máy trạm Client để người sử dụng làm việc trên đó ; Đường truyền; Đầu nối; Các thiết bị trung tâm; Card mạng ( NIC). C Đặc điểm của môi trường mạng: Mạng là môi trường nhiều người dụng: đặc điểm này phát sinh nhu cầu chia sẻ dữ liệu cũng như nhu cầu bảo vệ dữ liệu, hay nói đúng hơn là bảo vệ tính riêng tư của người sử dụng; Mạng là môi trường đa nhiệm: tại một thời điểm có thể thực hiện nhiều nhiệm vụ cùng lúc; 1

Câu hỏi ôn tập mạng căn bản

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Câu hỏi ôn tập mạng căn bản

Câu hỏi và tóm tắt các nội dung chính trả lời Câu hỏi đề cương ôn tập thi tốt nghiệpMôn thi: Lý thuyết nghề quản trị mạng

Câu 1: Mạng máy tính là gì? Trình bày các thành phần cơ bản và đặc điểm của một mạng máy tính.

TT Nội dungA Mạng máy tính là

Mạng máy tính là tập hợp các máy tính độc lập (autonomous) được kết nối với nhau thông qua các đường truyền vật lý và tuân theo các quy ước truyền thông nào đó.

B Các thành phần cơ bản của mạng: Máy chủ Server cung cấp dịch vụ cho máy

trạm ; Các máy trạm Client để người sử dụng làm

việc trên đó ; Đường truyền; Đầu nối; Các thiết bị trung tâm; Card mạng ( NIC).

C Đặc điểm của môi trường mạng: Mạng là môi trường nhiều người dụng: đặc

điểm này phát sinh nhu cầu chia sẻ dữ liệu cũng như nhu cầu bảo vệ dữ liệu, hay nói đúng hơn là bảo vệ tính riêng tư của người sử dụng;

Mạng là môi trường đa nhiệm: tại một thời điểm có thể thực hiện nhiều nhiệm vụ cùng lúc;

Mạng là môi trường phân tán.

Câu 2: Mạng ngang hàng( peer to peer network) là gì? Nêu ưu điểm và nhược điểm của mạng ngang hàng.

TT Nội dungA Mạng ngang hàng( peer to peer network) là gì?

Mạng ngang hàng( peer to peer network) là mạng mà trong đó các máy tính có quyền bình đẳng như nhau, mỗi máy tính có quyền chia sẻ tài nguyên và sử dụng các tài nguyên từ máy tính khác. Nói một cách khác, trong mạng ngang hàng không có việc biến một máy tính khác thành trạm làm việc của mình.

1

Page 2: Câu hỏi ôn tập mạng căn bản

+ Ưu điểm và nhược điểm của mạng ngang hàng: Ưu điểm:

+ Có khả năng chia sẻ tài nguyên cho nhiều người dùng;+ Trao đổi thông tin nhờ phương tiện máy tính;+ Cho phép các ứng dụng tại một thời điểm cần có nhiều người

truy cập.Nhược điểm:

+ Có tính bảo mật kém;+ Dữ liệu quản lý ở dạng phân tán;+ Không có khả năng chống qua tải mạng.

Câu 3: So sánh sự giống nhau và khác nhau giữa mạng LAN và mạng WAN.

TT Nội dungPhân biệt sự khác nhau giữa mạng LAN và mạng WANMạng LAN:

+ Tốc độ truyền dữ liệu cao;+ Phạm vi địa lý giới hạn;+ Sở hữu của một cơ quan/tổ chức.

Mạng WAN:+ Tốc độ truyền dữ liệu không cao;+ Phạm vi địa lý không giới hạn;+ Thường triển khai dựa vào các công ty truyền thông, bưu

điện và dùng các hệ thống truyền thông này để tạo dựng đường truyền;

+ Một mạng WAN có thể là sở hữu của một tập đoàn/tổ chức hoặc là mạng nối của nhiều tập đoàn/tổ chức.

Câu 16: Mạng khách/chủ ( Client/server Network) là gì?; Ưu điểm của mạng

Client/server? Đặc điểm của mạng Client/server :

TT Nội dungMạng khách/chủ ( Client/server Network)

Mạng Client/server là mạng mà trong đó có một số máy đóng vai trò cung ứng dịch vụ theo yêu cầu của các máy trạm. Các máy trạm trong mô hình này gọi là máy khách, là nơi gởi các yêu cầu xử lý về máy chủ. Máy chủ xử lý và gửi kết quả về máy khách. Máy khách có thể tiếp tục xử lý các kết quả này để phục vụ cho công việc Ưu điểm của mạng Client/server : - Cho phép cả điều khiển tập trung và không tập trung các tài nguyên và bảo mật dữ liệu có thể được điều khiển qua một số máy chuyên dụng- Chống quá tải mạng- Đảm bảo toàn vẹn dữ liệu

2

Page 3: Câu hỏi ôn tập mạng căn bản

- Giảm chi phí phát triển các hệ thống ứng dụng phần mềm triển khai trên mạngĐặc điểm của mạng Client/server : - Mạng khách/chủ cho phép mạng tập trung các chức năng và các ứng dụng tại một hay nhiều máy dịch vụ file chuyên dụng- Các máy dịch vụ file trở thành trung tâm của hệ thống, cung cấp truy cập tới các tài nguyên và cung cấp sự bảo mật- Hệ điều hành mạng khách/chủ cung cấp cơ chế tích hợp tất cả các bộ phận của mạng và cho phép nhiều người dùng đồng thời chia sẻ cùng một tài nguyên, bất kể vị trí địa lý

Câu 5: Trình bày các bước cơ bản trong tiến trình xây dựng hệ thống mạng LAN.

TT Nội dungCác bước cơ bản trong tiến trình xây dựng hệ thống mạng LAN

Trong tiến trình xây dựng mạng khi thiết kế giải pháp để thỏa mãn những yêu cầu đặt ra trong bảng Đặc tả yêu cầu hệ thống mạng. Việc chọn lựa giải pháp cho một hệ thống mạng phụ thuộc vào nhiều yếu tố, có thể liệt kê như sau:

- Kinh phí dành cho hệ thống mạng.- Công nghệ phổ biến trên thị trường.- Thói quen về công nghệ của khách hàng.- Yêu cầu về tính ổn định và băng thông của hệ thống mạng.- Ràng buộc về pháp lý.

Tùy thuộc vào mỗi khách hàng cụ thể mà thứ tự ưu tiên, sự chi phối của các yếu tố sẽ khác nhau dẫn đến giải pháp thiết kế sẽ khác nhau. Tuy nhiên các công việc mà giai đoạn thiết kế phải làm thì giống nhau. Chúng được mô tả như sau:

- Thiết kế sơ đồ mạng ở mức luận lý- Xây dựng chiến lược khai thác và quản lý tài nguyên mạng- Thiết kế sơ đồ mạng ở vật lý- Chọn hệ điều hành mạng và các phần mềm ứng dụng

Câu 6: Trình bày các bước cần phải thực hiện để xây dựng một mạng máy tính. Trong các bước trên bước nào quan trọng nhất? Vì sao?

TT Nội dungA Trình bày các bước cần phải thực hiện để xây dựng một mạng máy

tính. 1. Thu thập yêu cầu của khách hàng Bạn thiết lập mạng để làm gì? sử dụng nó cho mục

3

Page 4: Câu hỏi ôn tập mạng căn bản

đích gì? Các máy tính nào sẽ được nối mạng? Những người nào sẽ được sử dụng mạng, mức độ

khai thác sử dụng mạng của từng người / nhóm người ra sao? Trong vòng 3-5 năm tới bạn có nối thêm máy tính

vào mạng không, nếu có ở đâu, số lượng bao nhiêu ?2. Phân tích yêu cầu Những dịch vụ mạng nào cần phải có trên mạng ?

(Dịch vụ chia sẻ tập tin, chia sẻ máy in, Dịch vụ web, Dịch vụ thư điện tử, Truy cập Internet hay không?, ...);

Mô hình mạng là gì? (Workgroup hay Client/ Server? ...);

Mức độ yêu cầu an toàn mạng; Ràng buộc về băng thông tối thiểu trên mạng.3. Thiết kế giải pháp Kinh phí dành cho hệ thống mạng; Công nghệ phổ biến trên thị trường; Thói quen về công nghệ của khách hàng; Yêu cầu về tính ổn định và băng thông của hệ

thống mạng; Ràng buộc về pháp lý; Thiết kế sơ đồ mạng ở mức luận lý; Xây dựng chiến lược khai thác và quản lý tài

nguyên mạng; Thiết kế sơ đồ mạng ở vật lý; Chọn hệ điều hành mạng và các phần mềm ứng

dụng; Giá thành phần mềm của giải pháp; Sự quen thuộc của khách hàng đối với phần

mềm; Sự quen thuộc của người xây dựng mạng đối

với phần mềm.4. Cài đặt mạng Lắp đặt phần cứng; Cài đặt và cấu hình phần mềm.5. Kiểm thử mạng6. Bảo trì hệ thống

B Trong các bước trên bước nào quan trọng nhất?Trong các bước trên bước thiết kế giải pháp là quan trọng nhất vì liên quan đến vấn đề:

C Vì sao? Kinh phí dành cho hệ thống mạng; Công nghệ phổ biến trên thị trường; Thói quen về công nghệ của khách hàng;

4

Page 5: Câu hỏi ôn tập mạng căn bản

Yêu cầu về tính ổn định và băng thông của hệ thống mạng;

Ràng buộc về pháp lý.

Câu 7 : Dựa vào những tiêu chí nào để phân loại mạng máy tính? Trình bày các loại mạng dựa vào khoảng cách địa lý. Phân biệt sự khác nhau giữa mạng Internet và Intranet.

TT Nội dungA Các tiêu chí phân loại mạng

Có nhiều cách phân loại mạng khác nhau tuỳ thuộc vào yếu tố chính được chọn dùng để làm chỉ tiêu phân loại, thông thường người ta phân loại mạng theo các tiêu chí như sau

- Khoảng cách địa lý của mạng;- Kỹ thuật chuyển mạch mà mạng áp dụng;- Kiến trúc mạng;- Hệ điều hành mạng sử dụng ...

Tuy nhiên trong thực tế nguời ta thường chỉ phân loại theo hai tiêu chí đầu tiên.

B Phân loại mạng theo khoảng cách địa lý: Nếu lấy khoảng cách địa lý làm yếu tố phân loại mạng thì ta có mạng cục bộ, mạng đô thị, mạng diện rộng, mạng toàn cầu.Mạng cục bộ ( LAN - Local Area Network ) : Là mạng được cài đặt trong phạm vi tương đối nhỏ hẹp như trong một toà nhà, một xí nghiệp...với khoảng cách lớn nhất giữa các máy tính trên mạng trong vòng vài km trở lại.Mạng đô thị ( MAN - Metropolitan Area Network ) : Là mạng được cài đặt trong phạm vi một đô thị, một trung tâm văn hoá xã hội, có bán kính tối đa khoảng 100 km trở lại.Mạng diện rộng ( WAN - Wide Area Network ) : Là mạng có diện tích bao phủ rộng lớn, phạm vi của mạng có thể vượt biên giới quốc gia thậm chí cả lục địa.Mạng toàn cầu ( GAN - Global Area Network ) :Là mạng có phạm vi trải rộng toàn cầu.

C Phân biệt sự khác nhau giữa mạng Internet và mạng Intranet: + Mạng Internet: Là một mạng toàn cầu; Là sự kết hợp của vô số các hệ thống truyền

thông, máy chủ cung cấp thông tin và dịch vụ, các máy trạm khai thác thông tin;

Dựa trên nhiều nền tảng truyền thông khác

5

Page 6: Câu hỏi ôn tập mạng căn bản

nhau, nhưng đều trên nền giao thức TCP/IP; Là sở hữu chung của toàn nhân loại; Càng ngày càng phát triển mãnh liệt.+ Mạng Intranet : Là một mạng Internet thu nhỏ; Thường triển khai trong một công ty, tổ chức, cơ

quan hoặc xí nghiệp; Có giới hạn phạm vi người sử dụng; Sử dụng công nghệ kiểm soát truy cập và bảo mật

thông tin.

Câu 8: So sánh sự giống nhau và khác nhau giữa mô hình OSI và mô hình TCP/IP TT Nội dung

So sánh sự giống nhau và khác nhau giữa mô hình OSI và mô hình TCP/IP

A + Giống nhau: - Cả hai đều có kiến trúc phân lớp;- Cả hai đều có lớp ứng dụng, mặc dù các dịch vụ mỗi lớp khác

nhau;- Cả hai đều có lớp vận chuyển và lớp mạng;- Sử dụng kỹ thuật chuyển mạch gói;- Các nhà quản trị mạng chuyên nghiệp cần biết rõ cả hai mô hình

trên.B + Khác nhau:

- TCP/IP kết hợp lớp mô tả và lớp phiên vào lớp ứng dụng của nó;- TCP/IP kết hợp lớp liên kết dữ liệu và lớp vật lý thành một lớp;- TCP/IP phức tạp hơn OSI vì có ít lớp hơn;- Các giao thức TCP/IP là các chuẩn phát triển phổ biến phát triển

trên Internet, vì thế mô hình TCP/IP lần nữa được tín nhiệm chỉ vì các giao thức của nó. Ngược lại các mạng điển hình không được xây dựng trên các giao thức OSI.

Câu 9: a). Nêu định nghĩa về tài khoản người dùng.b). Phân biệt sự khác nhau giữa tài khoản người dùng cục bộ và tài khoản người dùng miền.c). Nêu các thành phần trong Directory Services.

TT Nội dungA Nêu các định nghĩa về tài khoản người dùng

Định nghĩa tài khoản người dùng

Tài khoản người dùng (user account) là một đối tượng quan

6

Page 7: Câu hỏi ôn tập mạng căn bản

trọng đại diện cho người dùng trên mạng, chúng được phân biệt

với nhau thông qua chuỗi nhận dạng username.

B Phân biệt sự khác nhau giữa tài khoản người dùng cục bộ và tài khoản người dùng miền.+ Tài khoản người dùng cục bộ

Tài khoản người dùng cục bộ (local user account) là tài khoản người dùng được định nghĩa trên máy cục bộ và chỉ được phép logon, truy cập các tài nguyên trên máy tính cục bộ. + Tài khoản người dùng miền

Tài khoản người dùng miền (domain user account) là tài khoản người dùng được định nghĩa trên Active Directory và được phép đăng nhập (logon) vào mạng trên bất kỳ máy trạm nào thuộc vùng.

C Các thành phần trong Directory Services.a. Object (đối tượng)

Trong hệ thống cơ sở dữ liệu, đối tượng bao gồm các máy in, người dùng mạng, các server, các máy trạm, các thư mục dùng chung, dịch vụ mạng, … Đối tượng chính là thành tố căn bản nhất của dịch vụ danh bạ.

b. Attribute (thuộc tính)

Một thuộc tính mô tả một đối tượng. Ví dụ, mật khẩu và tên là thuộc tính của đối tượng người dùng mạng. Các đối tượng khác nhau có danh sách thuộc tính khác nhau, tuy nhiên, các đối tượng khác nhau cũng có thể có một số thuộc tính giống nhau. Lấy ví dụ như một máy in và một máy trạm cả hai đều có một thuộc tính là địa chỉ IP.c. Schema (cấu trúc tổ chức)Một schema định nghĩa danh sách các thuộc tính dùng để mô tả một loại đối tượng nào đó, nghĩa là các thuộc tính dùng để định nghĩa một lớp đối tượng có thể sửa đổi được. Nói tóm lại Schema có thể xem là một danh bạ của cái danh bạ Active Directory.d. Container (vật chứa) Vật chứa tương tự với khái niệm thư mục trong Windows. Một thư mục có thể chứa các tập tin và các thư mục khác. Trong Active Directory, một vật chứa có thể chứa các đối tượng và các vật chứa khác. Vật chứa cũng có các thuộc tính như đối tượng mặc dù vật chứa không thể hiện một thực thể thật sự nào đó như đối tượng. Có ba loại vật chứa là:- Domain:

- Site: - OU (Organizational Unit):

e. Global Catalog.Dịch vụ Global Catalog dùng để xác định vị trí của một đối tượng mà

7

Page 8: Câu hỏi ôn tập mạng căn bản

người dùng được cấp quyền truy cập. Việc tìm kiếm được thực hiện xa hơn những gì đã có trong Windows NT và không chỉ có thể định vị được đối tượng bằng tên mà có thể bằng cả những thuộc tính của đối tượng.

Câu 10: AD (Active Directory) là gì? Nêu chức năng và các thành phần của Active Directory.TT Nội dungA AD (Active Directory)

- Là dịch vụ thư mục chứa các thông tin về các tài nguyên trên mạng, có thể mở rộng và có khả năng tự điều chỉnh cho phép bạn quản lý tài nguyên mạng hiệu quả. - Các đối tượng AD bao gồm dữ liệu của người dùng (user data), máy in(printers), máy chủ (servers), cơ sở dữ liệu (databases), các nhóm người dùng (groups), các máy tính (computers), và các chính sách bảo mật (security policies).

B Chức năng của Active Directory - Lưu giữ một danh sách tập trung các tên tài khoản người dùng,

mật khẩu tương ứng và các tài khoản máy tính.- Cung cấp một Server đóng vai trò chứng thực (authentication

server) hoặc Server quản lý đăng nhập (logon Server), Server này còn gọi là domain controller (máy điều khiển vùng).

- Duy trì một bảng hướng dẫn hoặc một bảng chỉ mục (index) giúp các máy tính trong mạng có thể dò tìm nhanh một tài nguyên nào đó trên các máy tính khác trong vùng

- Cho phép chúng ta tạo ra những tài khoản người dùng với những

mức độ quyền (rights) khác nhau như: toàn quyền trên hệ thống

mạng, chỉ có quyền backup dữ liệu hay shutdown Server từ xa…

- Cho phép chúng ta chia nhỏ miền của mình ra thành các miền con (subdomain) hay các đơn vị tổ chức OU (Organizational Unit). Sau đó chúng ta có thể ủy quyền cho các quản trị viên bộ phận quản lý từng bộ phận nhỏ.

C Các thành phần của AD + Cấu trúc AD logic Gồm các thành phần: domains (vùng), organization units (đơn vị tổ chức), trees (hệ vùng phân cấp ) và forests (tập hợp hệ vùng phân cấp)

- Organizational Unit hay OU là đơn vị nhỏ nhất trong hệ thống AD, nó được xem là một vật chứa các đối tượng (Object) được dùng để sắp xếp các đối tượng khác nhau phục vụ cho mục đích quản trị của bạn.

- Domain là đơn vị chức năng nòng cốt của cấu trúc logic Active Directory. Nó là phương tiện để qui định một tập hợp những

8

Page 9: Câu hỏi ôn tập mạng căn bản

người dùng, máy tính, tài nguyên chia sẻ có những qui tắc bảo mật giống nhau từ đó giúp cho việc quản lý các truy cập vào các Server dễ dàng hơn.- Forest (rừng) được xây dựng trên một hoặc nhiều Domain Tree, nói cách khác Forest là tập hợp các Domain Tree có thiết lập quan hệ và ủy quyền cho nhau.

+ Cấu trúc AD vật lý Gồm: sites và domain controllers.

Địa bàn (site): là tập hợp của một hay nhiều mạng con kết nối với nhau, tạo điều kiện truyền thông qua mạng dễ dàng, ấn định ranh giới vật lý xung quanh các tài nguyên mạng.

Điều khiển vùng (domain controllers): là máy tính chạy Windows Server chứa bản sao dữ liệu vùng. Một vùng có thể có một hay nhiều điều khiển vùng. Mỗi sự thay đổi dữ liệu trên một điều khiển vùng sẽ được tự động cập nhật lên các điều khiển khác của vùng.

Câu 11: Trình bày và vẽ hình minh hoạ các kiến trúc mạng Star (sao). Nêu ưu nhược điểm của loại kiến trúc mạng này.

TT Nội dung

A. Trình bày khái niệm mạng dạng Sao (Star). Mạng hình sao (Star) là mạng mà tất cả các trạm được kết nối với một thiết bị trung tâm có nhiệm vụ nhận tín hiệu từ các trạm và chuyển đến trạm đích. Tùy theo yêu cầu truyền thông trên mạng mà thiết bị trung tâm có thể là bộ chuyển mạch Switch, bộ chọn đường Router, hoặc bộ phận phân kênh HUB

B. Vẽ hình minh họa 

C. Trình bày ưu, nhược điểm của mạng dạng Sao (Star) 

- Ưu điểm : + Thiết lập mạng đơn giản ; + Dễ dàng cấu hình lại mạng ( thêm, bớt các trạm ) ; + Dễ dàng kiểm soát và khắc phục sự cố ; + Tận dụng được tối đa tốc độ truyền của đường truyền vật lý.- Nhược điểm :

9

Page 10: Câu hỏi ôn tập mạng căn bản

+ Độ dài đường truyền nối một trạm với thiết bị trung tâm còn hạn chế ( trong vòng 100m trở lại ) ; + Nếu thiết bị trung tâm bị hỏng thì toàn bộ mạng ngừng hoạt động.

Câu 12: Trình bày đặc điểm chuẩn Ethernet 10Base2, 10BaseT. Nêu ưu, nhược điểm.

Nội dung

1 Trình bày đặc điểm chuẩn Ethernet 10Base2, 10BaseT. Nêu ưu, nhược điểm.

a/ Chuẩn Ethernet 10Base2

Đặc điểm: Cấu hình này được xác định theo tiêu chuẩn IEEE 802.3 và bảo đảm tuân thủ các quy tắc sau:- Sử dụng sơ đồ mạng dạng Bus, dùng đầu nối chữ T (T-connector), Terminator (thiết bị đầu cuối) phải có trở kháng 50 và được nối đất;- Sử dụng dây cáp đồng trục mỏng. chiều dài tối đa của mỗi đoạn mạng là 185m, chiều dài toàn bộ hệ thống cáp mạng không thể vượt quá 925m;- Khoảng cách tối thiểu giữa hai máy trạm phải cách nhau 0.5m. số nút tối đa trên mỗi phân đoạn mạng là 30, tốc độ truyền dữ liệu 10 Mbps;- Mỗi mạng không thể có trên năm phân đoạn. Các phân đoạn có thể nối tối đa bốn bộ khuếch đại và chỉ có ba trong số năm phân đoạn có thể có nút mạng.Ưu nhược điểm: - Mạng thiết kế theo chuẩn 10Base-2 có giá thành rẻ nhất khi so với các chuẩn khác;- Tuy nhiên tính ổn định của nó không cao, các điểm nối dây rất dễ bị hỏng tiếp xúc. Chỉ cần một điểm nối dây trong mạng không tiếp xúc tốt sẽ làm cho các máy khác không thể vào mạng được.b/ Chuẩn Ethernet 10BaseT

Đặc điểmCấu hình này được xác định theo tiêu chuẩn IEEE 802.3 và bảo đảm tuân thủ các quy tắc sau:- Dùng mô hình mạng dạng Star, sử dụng thiết bị đấu nối trung tâm Hub, có thể nối các phân đoạn mạng 10BaseT bằng cáp đồng trục hay cáp quang;- Dùng cáp UTP loại 3, 4, 5 hoặc STP, có mức trở kháng là 85-115 , tốc độ truyền dữ liệu tối đa 10Mbps;

10

Page 11: Câu hỏi ôn tập mạng căn bản

- Số nút tối đa là 512 và chúng có thể nối vào 3 phân đoạn bất kỳ với năm phân tuyến tối đa có sẵn, số lượng máy tính tối đa là 1024;- Khoảng cách tối thiểu giữa hai máy tính là 2,5m, khoảng cách cáp tối thiểu từ một Hub đến một máy tính hoặc một Hub khác là 0,5m.Ưu, nhược điểm- So với chuẩn 10 BASE-2, chuẩn 10 BASE-T đắt hơn, nhưng nó có tính ổn định cao hơn: sự cố trên một điểm nối dây không ảnh hưởng đến toàn mạng;- Do trong mạng 10BaseT dùng thiết bị đấu nối trung tâm nên dữ liệu truyền tin cậy hơn, dễ quản lý. Điều này cũng tạo thuận lợi cho việc định vị và sửa chữa các phân đoạn cáp bị hỏng. Chuẩn này cho phép bạn thiết kế và xây dựng trên từng phân đoạn một trên LAN và có thể tăng dần khi mạng cần phát triển. 10BaseT cũng tương đối rẻ tiền so với các phương án đấu cáp khác.

Câu 13: Nêu những điểm khác biệt chủ yếu giữa mô hình Workgroup và

mô hình Domain.

TT Nội dungA Mô hình Workgroup

- Mô hình mạng workgroup còn gọi là mô hình mạng peer-to-peer, là mô hình mà trong đó các máy tính có vai trò như nhau được nối kết với nhau.

- Các dữ liệu và tài nguyên được lưu trữ phân tán tại các máy cục bộ, các máy tự quản lý tài nguyên cục bộ của mình.

- Trong hệ thống mạng không có máy tính chuyên cung cấp dịch vụ và quản lý hệ thống mạng.

- Mô hình này chỉ phù hợp với các mạng nhỏ, dưới mười máy tính và yêu cầu bảo mật không cao.

- Trong mô hình mạng này các máy tính sử dụng hệ điều hành hỗ trợ đa người dùng lưu trữ thông tin người dùng trong một tập tin SAM (Security Accounts Manager) ngay chính trên máy tính cục bộ.

- Thông tin này bao gồm: username (tên đăng nhập), fullname, password, description…

- Tập tin SAM này được mã hóa nhằm tránh người dùng khác ăn cắp mật khẩu để tấn công vào máy tính.

- Do thông tin người dùng được lưu trữ cục bộ trên các máy trạm nên việc chứng thực người dùng đăng nhập máy tính cũng do các máy tính này tự chứng thực.

B Mô hình Domain - Khác với mô hình Workgroup, mô hình Domain hoạt động theo

cơ chế client-server, trong hệ thống mạng phải có ít nhất một máy

11

Page 12: Câu hỏi ôn tập mạng căn bản

tính làm chức năng điều khiển vùng (Domain Controller), máy tính này sẽ điều khiển toàn bộ hoạt động của hệ thống mạng;

- Việc chứng thực người dùng và quản lý tài nguyên mạng được tập trung lại tại các Server trong miền;

- Mô hình này được áp dụng cho các công ty vừa và lớn;- Trong mô hình Domain của Windows Server 2003 thì các

thông tin người dùng được tập trung lại do dịch vụ Active Directory quản lý và được lưu trữ trên máy tính điều khiển vùng (domain controller) với tên tập tin là NTDS.DIT;

- Tập tin cơ sở dữ liệu này được xây dựng theo công nghệ tương tự như phần mềm Access của Microsoft nên nó có thể lưu trữ hàng triệu người dùng, cải tiến hơn so với công nghệ cũ chỉ lưu trữ được khoảng 5 nghìn tài khoản người dùng;

- Do các thông tin người dùng được lưu trữ tập trung nên việc chứng thực người dùng đăng nhập vào mạng cũng tập trung và do máy điều khiển vùng chứng thực.

Câu 14 Trình bày vai trò, chức năng và hoạt động của Card mạng (NIC :

Network Interface Card).

TT Nội dungA - Là một Card được cắm trực tiếp vào máy tính hoặc tích hợp trên bo

mạch chủ của máy tính. Trên đó có các mạch điện giúp cho việc tiếp nhận(Receiver) hoặc phát tín hiệu( Tranmister) lên mạng. Để giao tiếp với cáp mạng, người ta thường dùng thiết bị kết nối khác nhau

B Qúa trình truyền dữ liệu trên mạng được thực hiện như sau: - NIC có nhiệm vụ chuẩn bị và chuyển dữ liệu từ máy tính tới đường truyền. Những dữ liệu này di chuyển trong Bus của máy tính ở dạng song song với 8, 16, 32 bit. NIC phải chuyển đổi những tín hiệu này sang dạng chuỗi thì mới có thể truyền;- Ngược lại, khi nhận dữ liệu thì phải chuyển đổi từ dạng chuỗi sang dạng song song với 8, 16, 32 bit.

C Cơ chế chuyển đổi dữ liệu được thực hiện theo hai bước:- Thứ nhất, khi dữ liệu ở máy tính chuẩn bị chuyển lên mạng, thì NIC Driver hoặc bộ phần mềm giao tiếp có nhiệm vụ chuyển đổi dữ liệu sang dạng mà NIC có thể hiểu được;- Phần tiếp theo là thể hiện dữ liệu ở dạng chuỗi bằng các loại tín hiệu như dạng số, dạng tương tự, hoặc xung ánh sáng.

Câu 15: Trình bày cách phân loại mạng máy tính theo phương pháp chuyển mạch. Kỹ thuật chuyển mạch gói có những ưu điểm gì so với chuyển mạch kênh.

TT Nội dungMạng chuyển mạch kênh (Circuit Switched Networks)- Trước khi trao đổi thông tin, hệ thống sẽ thiết lập kết nối giữa 2 thực

12

Page 13: Câu hỏi ôn tập mạng căn bản

thể bằng một đường truyền vật lý. Thực thể đích nếu bận, kết nối này sẽ bị huỷ bỏ. - Duy trì kết nối trong suốt quá trình 2 thực thể trao đổi thông tin- Giải phóng kết nối: Sau khi truyền xong dữ liệu, kết nối sẽ được huỷ bỏ, giải phóng các tài nguyên đã bị chiếm dụng để sẵn sàng phục vụ cho các yêu cầu kết nối khác.Mạng chuyển mạch gói (Packet Switched Networks)- Nguyên lý chuyển mạch gói: Thông điệp (Message) của người sử dụng được chia thành nhiều gói nhỏ (Packet) có độ dài quy định. Độ dài gói tin cực đại (Maximum Transfer Unit) MTU trong các mạng khác nhau là khác nhau.- Các gói tin của một thông điệp có thể truyền độc lập trên nhiều tuyến hướng đích và các gói tin của nhiều thông điệp khác nhau có thể cùng truyền trên một tuyến liên mạng.- Tại mỗi node, các gói tin được tiếp nhận, lưu trữ, xử lý tại bộ nhớ, không cần phải lưu trữ tạm thời trên bộ nhớ ngoài (như đĩa cứng) và được chuyển tiếp đến node kế tiếp. Định tuyến các gói tin qua mạng nhanh hơn và hiệu quả hơn.Mạng chuyển mạch thông báo- Thông báo (message) là một đơn vị thông tin của người sử dụng có khuôn dạng được qui định trước. Mỗi thông báo đều có chứa vùng thông tin điều khiển trong đó chỉ định rõ đích của thông báo. Căn cứ vào thông tin này mà mỗi nút trung gian có thể chuyển thông báo tới nút kế tiếp theo đường dẫn tới đích của nó. - Mỗi nút cần phải lưu trữ tạm thời để “đọc” để đọc thông tin điều khiển trên thông báo để sau đó chuyển tiếp thông báo đi. Tuỳ thuộc vào điều kiện của mạng, các thông báo khác nhau có thể truyền theo đường truyền khác nhau.

Câu 16: Chức năng của các thiết bị mở rộng mạng ( Repeater, Hub, Brigde, Switch)? Trình bày nguyên tắc hoạt động của thiết bị cầu nối (Brigde)TT Nội dunga Chức năng của các thiết bị mở rộng mạng ( Repeater, Hub, Brigde,

Switch)- Repeater+ Bộ chuyển tiếp nối hai đoạn mạng có phương tiện truyền dẫn (thường là cáp) cùng loại hoặc khác loại, nhận tín hiệu suy thoái từ một đoạn mạng để tái tạo và truyền đến đoạn mạng kế tiếp;+ Phục hồi tín hiệu làm tăng khoảng cách đường truyền.- Hub:+ Là thiết bị đóng vai trò như điểm hợp nhất các tuyến mạng (liên mạng LAN hoặc các phân đoạn mạng trong LAN) để mạch đa hợp chia sẻ tài nguyên chung trên mạng một cách có hạn chế;+ Chia sẻ đường truyền vật lý , khuyếch đại tín hiệu trước khi chuyển đến

13

Page 14: Câu hỏi ôn tập mạng căn bản

các port khác.- Brigde+ Mở rộng khoảng cách của phân đoạn mạng, Tăng số lượng máy tính trên mạng;+ Làm giảm hiện tượng tắc nghẽn do số lượng máy tính nối vào mạng quá lớn;+ Nối kết những phương tiện truyền dẫn khác nhau như dây xoắn đôi và cáp Ethernet (cáp đồng trục).

- Switch+ Switch được dùng cho mục đích phân đoạn mạng. Hoạt động theo nguyên lý point to point;+ Hỗ trợ các mode full duplex;+ Các Switch ngày nay được hỗ trợ để nhận biết các kiểu dữ liệu trên đường truyền;+ Hỗ trợ chia mạng LAN ảo.

b Trình bày nguyên tắc hoạt động của thiết bị cầu nối (Brigde)- Cầu nối hoạt động trên nguyên tắc mỗi nút mạng có địa chỉ riêng. Một

cầu nối chuyển các gói dữ liệu đi dựa trên địa chỉ nút đến.- Tạo bảng địa chỉ+ Khi lượng dữ liệu lưu thông qua cầu nối, thông tin về địa chỉ máy tính được lưu trữ trong RAM của cầu nối. Cầu nối sử dụng RAM của mình xây dựng bảng địa chỉ (cơ sở dữ liệu địa chỉ) dựa trên địa chỉ nguồn;+ Khi cầu nối nhận được một gói dữ liệu từ một phân đoạn, nó so sánh địa chỉ nguồn với danh sách địa chỉ có trong bảng địa chỉ. Nếu địa chỉ nguồn không tồn tại trên bảng địa chỉ, địa chỉ này sẽ được bổ sung vào bảng địa chỉ (vùng tương ứng với đoạn mạng chứa nguồn);+ Cầu nối sau đó sẽ so sánh địa chỉ đích (nơi nhận tín hiệu) với các địa chỉ trong cơ sở dữ liệu bảng địa chỉ: Nếu địa chỉ đích nằm trong bảng địa chỉ và ở trên cùng đoạn

mạng với địa chỉ nguồn, cầu nối không tiếp nhận gói dữ liệu nói trên (gói dữ liệu được quay lại để đến địa chỉ đích);

Nếu địa chỉ đích có sẵn trong bảng địa chỉ và không ở trên cùng đoạn mạng với địa chỉ nguồn, cầu nối sẽ chuyển gói dữ liệu theo cổng thích hợp đến địa chỉ đích;

Nếu địa chỉ đích không có trong bảng địa chỉ, cầu nối sẽ chuyển gói dữ liệu đến tất cả các cổng của nó, ngoại trừ cổng đã nhận gói dữ liệu.

- Phân đoạn lưu thông mạng+ Một cầu nối có thể phân đoạn lưu thông mạng nhờ vào bảng địa chỉ;+ Cầu nối đã sử dụng bảng địa chỉ nhằm làm giảm lưu thông trên mạng bằng cách kiểm soát gói dữ liệu nào sẽ được chuyển tiếp đến đoạn khác.

Câu 17:

14

Page 15: Câu hỏi ôn tập mạng căn bản

a. Mạng cục bộ (LAN), mạng đô thị (MAN), mạng diện rộng (WAN) là gì?b. Nêu các đặc trưng tiêu biểu của từng loại mạng trên (băng thông, chi phí, quản trị).

TT Nội dung1 Nêu khái niệm về LAN, MAN, WAN

Mạng cục bộ ( LAN - Local Area Network ) :Là mạng được cài đặt trong phạm vi tương đối nhỏ hẹp như

trong một toà nhà, một xí nghiệp...với khoảng cách lớn nhất giữa các máy tính trên mạng trong vòng vài km trở lại.Mạng đô thị ( MAN- Metropolitan Area Network ) :

Là mạng được cài đặt trong phạm vi một đô thị, một trung tâm văn hoá xã hội, có bán kính tối đa khoảng 100 km trở lại.Mạng diện rộng ( WAN - Wide Area Network ) :

Là mạng có diện tích bao phủ rộng lớn, phạm vi của mạng có thể vượt biên giới quốc gia thậm chí cả lục địa.

2 Các đặc trưng tiêu biểu của từng loại mạng trên (băng thông, chi phí, quản trị).+ Mạng LAN- Băng thông lớn, có khả năng chạy các ứng dụng trực tuyến như

xem phim, hội thảo qua mạng- Kích thước của mạng bị giới hạn của các thiết bị- Chi phí các thiết bị mạng LAN tương đối rẻ

Quản trị đơn giản+ Mạng MAN- Băng thông ở mức trung bình, đủ để phục vụ các ứng dụng cấp

thành phố hay quốc gia như chính phủ điện tử, thương mại điện tử, các ứng dụng của các ngân hàng

- Kích thước mạng lớn hơn LAN- Việc quản trị tương đối khó hơn so với mạng LAN

Chi phí các thiết bị mạng MAN tương đối đắt tiền+ Mạng WAN- Băng thông thấp, dễ kết nối, thường chỉ phù hợp với các ứng dụng

như offline như e-mail, web, ftp…- Phạm vi hoạt động rộng lớn không giới hạn- Do kết nối của nhiều LAN, MAN lại với nhau nên mạng rất phức

tạp và có tính toàn cầu nên thường có tổ chức quốc tế đứng ra quản trịChi phí cho các thiết bị và các công nghệ mạng WAN rất đắt tiền

Câu 18: a). Subnet Mask là gì? Cho ví dụ.b). Trình bày địa chỉ IP lớp A, lớp B và lớp C. Cho ví dụ.

TT Nội dungA Subnet Mask là

15

Page 16: Câu hỏi ôn tập mạng căn bản

Subnet Mask là một chuỗi 32 bít, dùng xác định phần địa chỉ mạng trong địa chỉ IP của một máy trên mạng. Chuỗi Subnet Mask được thành lập theo qua tắc sau: Bít tại vị trí NetID có giá trị bằng 1 Bít tại vị trí HostID có giá trị bằng 0Ví dụ: địa chỉ IP như sau: 192.168.101.1Subnet Mask là: 11111111.11111111.11111111.00000000

B Địa chỉ IP lớp A, lớp B và lớp C+ Địa chỉ lớp A:

Địa chỉ lớp A được sử dụng cho các mạng có số lượng máy trạm lớn, địa chỉ lớp A có các đặc điểm như sau: Bít cao nhất có giá trị bằng 0 Byte cao nhất sử dụng làm địa chỉ mạng, 3

byte còn lại được sử dụng làm địa chỉ máyNhư vậy, mỗi mạng của lớp A có khả năng quản lý được 224-2 máyVí dụ: 100.1.10.1

+ Địa chỉ lớp B : Địa chỉ lớp B được sử dụng cho các mạng có số lượng máy trạm

trung bình, địa chỉ lớp B có các đặc điểm như sau: Bít cao nhất có giá trị bằng 10 2 Byte cao nhất sử dụng làm địa chỉ mạng, 2

byte còn lại được sử dụng làm địa chỉ máyNhư vậy, mỗi mạng của lớp B có khả năng quản lý được 216-2 máyVí dụ: 178.45.67.110

+ Địa chỉ lớp C :Địa chỉ lớp C được sử dụng cho các mạng có số lượng máy trạm ít,

địa chỉ lớp C có các đặc điểm như sau: Bít cao nhất có giá trị bằng 110 3 Byte cao nhất sử dụng làm địa chỉ mạng, 1

byte còn lại được sử dụng làm địa chỉ máyNhư vậy, mỗi mạng của lớp C có khả năng quản lý được 28-2 máyVí dụ: 201.4.56.20

Câu 19: a). Trình bày chức năng của các tầng trong 2 mô hình OSI và TCP/IP.b). So sánh sự giống và khác nhau của 2 mô hình này.c). Các đơn vị dữ liệu của mô hình OSI

TT Nội dung

a Trình bày chức năng của các tầng trong 2 mô hình OSI và TCP/IP.

* Vẽ biểu đồ mô hình OSI,TCP/IP

16

Page 17: Câu hỏi ôn tập mạng căn bản

Tầng ứng dụng

Tầng trình bày

Tầng phiên

Tầng vận chuyển

Tầng mạng

Tầng liên kết dữ liệu

Tầng vật lý

Tầng ứng dụng

Tầng vận chuyển

Tầng mạng

Tầng truy nhập mạng

Mô hình TCP/IP

* Chức năng của mô hình OSI- Tầng vật lý ( Physical ): Đảm bảo các yêu cầu truyền/nhận các chuỗi bít qua các phương tiện vật lý. - Tầng liên kết dữ liệu (Data link layer): Tạo/gỡ bỏ khung thông tin (Frames), kiểm soát luồng và kiểm soát lỗi.- Tầng mạng (Network layer): đảm bảo chuyển chính xác số liệu giữa các thiết bị cuối trong mạng đồng thời lựa chọn được tuyến đường tốt nhất cho số liệu- Tầng vận chuyển (Transport layer): đảm bảo chuyển số liệu chính xác giữa hai thực thể thuộc tầng phiên- Tầng phiên (Session layer): Liên kết giữa hai thực thể có nhu cầu trao đổi số liệu- Tầng trình bày (Presentation layer): thích ứng các cấu trúc dữ liệu khác nhau của người dùng với cấu trúc dữ liệu thống nhất sử dụng trong mạng- Tầng ứng dụng (Application layer): Cung cấp các dịch vụ mạng cho các ứng dụng như email, truyền file và mô hình đầu cuối* Chức năng của mô hình TCP/IP- Tầng truy nhập mạng (Network Access): đề cập đến tất cả các thành phần , cả vật lý và logic được yêu cầu để tạo ra một liên kết vật lý- Tầng mạng ( Network): chia các segment của TCP thành các gói và gửi chúng từ bất kỳ mạng nào.- Tầng vận chuyển ( Transport): đảm bảo về chất lượng dịch vụ như độ tin cậy, điều khiển luồng và kiểm soát lỗi.- Tầng ứng dụng( Application): Khống chế các hoạt động trình bày, mã hoá, điều khiển và đối thoại.

b So sánh sự giống và khác nhau của 2 mô hình

* Giống nhau

17

Page 18: Câu hỏi ôn tập mạng căn bản

- Cả hai đều phân tầng- Đều có tầng ứng dụng- Đều có tầng mạng và vận chuyển có chức năng gần giống nhau- Đều cho các gói được chuyển mạch* Khác nhau- TCP/IP kết hợp tầng trình bày và tầng phiên vào tầng ứng dụng- TCP/IP kết hợp các tầng liên kết dữ liệu va tầng vật lý thành tầng truy nhập mạng- Các giao thức TCP/IP là các tiêu chuẩn mà Internet dùng để phát triển . Ngược lại các mạng không được xây dựng dựa trên giao thức OSI .- TCP/IP đơn giản hơn vì có ít lớp hơn

c Đơn vị dữ liệu của mô hình OSI- Data (PDU)- Segment- Packet- Frame- Bit

Câu 20: Vẽ sơ đồ và giải thích quá trình phân giải tên miền cntt.thanhnien.com.vn trên mạng internet.

TT Nội dungA Vẽ sơ đồ đúng

Sơ đồ dưới mô tả quá trình phân giải cntt.thanhnien.com.vn trên mạng Internet nguyên mạng hiệu quả.

18

Name Server

“ . “ Name Server

.vn Name Server

com.vn Name Server

th a n h n ien .co m .vn Name Server

Resolver (Client)

Res

love

r

Que

ry

Gởi truy vấn địa chỉ c n t t . th a n h n ie n .c o m .v n

Hỏi server quản lý tên miền .vn

Gởi truy vấn địa chỉ c n t t . th a n h n ie n .c o m .v n

Hỏi server quản lý tên miền .e d u .v n

Gởi truy vấn địa chỉ c n t t . th a n h n ie n .c o m .v n

Hỏi server quản lý tên miền

. th a n h n ie n .c o m .v n

Gởi truy vấn địa chỉ c n t t . th a n h n ie n .c o m .v n

Trả lời địa chỉ IP của c n t t . th a n h n ie n .c o m .v n

Kết

quả

Page 19: Câu hỏi ôn tập mạng căn bản

B Giải thích

Client sẽ gửi yêu cầu cần phân giải địa chỉ IP của máy tính

có tên cntt . thanhnien.com.vn đến name server cục bộ. Khi nhận

yêu cầu từ Resolver, Name Server cục bộ sẽ phân tích tên này và

xét xem tên miền này có do mình quản lý hay không. Nếu như tên

miền do Server cục bộ quản lý, nó sẽ trả lời địa chỉ IP của tên

máy đó ngay cho Resolver.

Ngược lại, server cục bộ sẽ truy vấn đến một Root Name

Server gần nhất mà nó biết được. Root Name Server sẽ trả lời

địa chỉ IP của Name Server quản lý miền .vn. Máy chủ name

server cục bộ lại hỏi tiếp name server quản lý miền .vn và được

tham chiếu đến máy chủ quản lý miền com.vn. Máy chủ quản lý

com.vn chỉ dẫn máy name server cục bộ tham chiếu đến máy

chủ quản lý miền thanhnien.com.vn. Cuối cùng máy name server

cục bộ truy vấn máy chủ quản lý miền thanhnien.com.vn và nhận

được câu trả lời.

Câu 21: Cho sơ đồ mạng như hình vẽ. Lập bảng định tuyến cho mỗi router

TT Nội dung1 R1:

10.0.0.0/8 (RIP) 15.0.0.0/8 Cách khác (định tuyến tĩnh) đến R3 theo 10.0.0.2 hoặc 15.0.0.2

2 R2: 10.0.0.0/8 30.0.0.0/8 Cách khác (định tuyến tĩnh) đến R4 theo 10.0.0.1 hoặc 30.0.0.2

3 R3:

19

Page 20: Câu hỏi ôn tập mạng căn bản

30.0.0.0/8 20.0.0.0/8 Cách khác (định tuyến tĩnh) đến R1 theo 30.0.0.1 hoặc 20.0.0.1

4 R4: 20.0.0.0/8 15.0.0.0/8 Cách khác (định tuyến tĩnh) đến R2 theo 20.0.0.2 hoặc 15.0.0.1

Câu 22: Trình bày hệ đếm thập phân và nhị phân. Hãy qui đổi giá trị của các số về các hệ đếm khác theo bảng dưới đây.

Hệ 2 (nhị phân) Hệ 10 (thập phân) Hệ 8 (bát phân) Hệ 16 (thập lục)10100101 ? ? ?

? 123 ? ?? ? 123 ?? ? ? AB

TT Nội dungA Trình bày hệ đếm thập phân và nhị phân

+ Hệ thập phân (hay hệ đếm cơ số 10) Là một hệ đếm có 10 ký tự dùng chỉ số lượng. Hệ đếm này được dùng rộng rãi trên thế giới. Nguồn gốc của nó có thể bắt nguồn từ cơ cấu sinh học của con người, vì mỗi người có 10 ngón tay.Hệ thống ký tự các con số dùng để biểu đạt các giá trị trong một hệ đếm. Trong hệ thập phân, 10 ký tự (còn gọi là con số) khác nhau được dùng để biểu đạt 10 giá trị riêng biệt (0, 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8 và 9), tức là 10 con số. + Hệ nhị phân (hay hệ đếm cơ số 2) Là một hệ đếm dùng hai ký tự để biểu đạt một giá trị số, bằng tổng số các lũy thừa của 2. Hai ký tự đó thường là 0 và 1; chúng thường được dùng để biểu đạt hai giá trị hiệu điện thế tương ứng (có hiệu điện thế, hoặc hiệu điện thế cao là 1 và không có, hoặc thấp là 0).

20

Page 21: Câu hỏi ôn tập mạng căn bản

B Kết quả qui đổi giá trị của các số về các hệ đếm khác theo bảng dưới đây (chữ in đậm là số ban đầu).

Câu 23:Trình bày khái niệm về biến bộ nhớ và lệnh gán trong ngôn ngữ lập trình.Giả sử cho bộ nhớ trong có hai vùng nhớ có địa chỉ hình thức là A và B. Nội dung đang chứa (dạng nhị phân) tại 2 vùng nhớ như sau:

A B01 10

Hãy minh họa bằng hình vẽ (bộ nhớ trong và CPU) khi thực hiện lệnh gán sau: A=A+BTT Nội dungA Khái niệm về biến bộ nhớ và lệnh gán trong ngôn ngữ lập trình

+ Khái niệm biến bộ nhớ:Là một vùng nhớ ở bộ nhớ trong, tên biến là địa chỉ hình thức của

vùng nhớ đó. Giá trị của biến là nội dung đang chứa tại vùng nhớ đó, nội dung của vùng nhớ sẽ bị xóa mất khi có nội dung mới gởi vào.+ Lệnh gán:

Trong mọi ngôn ngữ lập trình đều có lệnh gán, lệnh gán dùng để gửi một giá trị cụ thể vào một vùng nhớ xác định ở bộ nhớ trong.

Lệnh gán thường có dạng: vế bên trái là biến bộ nhớ, vế bên phải à một biểu thức được nối với nhau bởi dấu =.

Tác động của lệnh: biểu thức ở vế bên phải sẽ được tính giá trị và giá trị đó được gán cho biến ở vế bên trái.

B Minh họa bằng hình vẽ khi thực hiện lệnh gán A=A+B như sau:

21

Hệ 2(nhị phân)

Hệ 10(thập phân)

Hệ 8(bát phân)

Hệ 16 (thập lục)

10100101 165 245 A51111011 123 173 7B1010011 83 123 53

10101011 171 253 AB

Page 22: Câu hỏi ôn tập mạng căn bản

Câu 24: Trình bày khái niệm và tính chất của thuật toán. Cho ví dụ minh hoạ.

TT Nội dungA Khái niệm của thuật toán

Thuật toán, còn gọi là giải thuật, là một tập hợp hữu hạn của các chỉ thị hay phương cách được định nghĩa rõ ràng cho việc hoàn tất một số sự việc từ một trạng thái ban đầu cho trước; khi các chỉ thị này được áp dụng triệt để thì sẽ dẫn đến kết quả sau cùng như đã dự đoán.

Nói cách khác, thuật toán là một bộ các qui tắc hay qui trình cụ thể nhằm giải quyết một vấn đề trong một số bước hữu hạn, hoặc nhằm cung cấp một kết quả từ một tập hợp của các dữ kiện đưa vào.

B Các tính chất của thuật toán: Tính chính xác Tính rõ ràng Tính khách quan Tính phổ dụng

Tính kết thúcC Ví dụ: thuật toán để giải phương trình bậc nhất P(x): ax + b = c,

(a, b, c là các số thực), trong tập hợp các số thực có thể là một bộ các bước sau đây:

+ Nếu a = 0 o b = c thì P(x) có nghiệm bất kìo b ≠ c thì P(x) vô nghiệm

+ Nếu a ≠ 0

22

Khi thực hiện tính giá trị biểu thứcCPU

01 + 10 = 11

A B01 10

CPU 01 + 10 = 11

Kết quả của bộ nhớ sau khi thực A B

Page 23: Câu hỏi ôn tập mạng căn bản

o P(x) có duy nhất một nghiệm x = (c - b)/a

Câu 25: Cho hệ thống mạng gồm 230 Host và địa chỉ IP được thiết

lập ở lớp 192.168.10.1/24. Hãy chia hệ thống mạng này thành bốn mạng con (Net 1: có 122 Host, Net 2: có 58 Host, Net 3: có 30 Host và Net 4: có 20 Host) gồm các thông tin: Network ID (địa chỉ lớp mạng con), Subnet Mask(mặt nạ của mạng con), Start IP Address(địa chỉ IP bắt đầu của mạng con), End IP Address(địa chỉ IP kết thúc mạng con), Broadcast IP(địa chỉ IP quảng bá của mạng con).

TT Nội dungThiết lập địa chỉ IP cho các mạng con ( Net 1, Net 2, Net 3, Net 4) như sau:

+ Net 1: Net ID: 192.168.10.0Subnet mask: 255.255.255.128Start IP Address: 192.168.10.1End IP Addres: 192.168.10.126Broadcast IP: 192.168.10.127

+ Net 2: Net ID: 192.168.10.128Subnet mask: 255.255.255.192Start IP Address: 192.168.10.129End IP Addres: 192.168.10.190Broadcast IP: 192.168.10.191

+ Net 3: Net ID: 192.168.10.192Subnet mask: 255.255.255.224Start IP Address: 192.168.10.193End IP Addres: 192.168.10.222Broadcast IP: 192.168.10.223

+ Net 4: Net ID: 192.168.10.224Subnet mask: 255.255.255.224Start IP Address: 192.168.10.225End IP Addres: 192.168.10.254Broadcast IP: 192.168.10.255

23

Page 24: Câu hỏi ôn tập mạng căn bản

Câu 26: Cho hệ thống mạng gồm 200 Host và địa chỉ IP được thiết lập ở lớp 192.168.100.1/24. Hãy chia hệ thống mạng này thành bốn mạng con (Net 1: có 100 Host, Net 2: có 52 Host, Net 3: có 30 Host và Net 4: có 18 Host) gồm các thông tin: Network ID (địa chỉ lớp mạng con), Subnet Mask(mặt nạ của mạng con), Start IP Address(địa chỉ IP bắt đầu của mạng con), End IP Address(địa chỉ IP kết thúc mạng con), Broadcast IP(địa chỉ IP quảng bá của mạng con).

TT Nội dung ĐiểmThiết lập địa chỉ IP cho các mạng con ( Net 1, Net 2, Net 3, Net 4) như sau:

2,0 điểm

+ Net 1: Net ID: 192.168.100.0Subnet mask: 255.255.255.128Start IP Address: 192.168.100.1End IP Addres: 192.168.100.126Broadcast IP: 192.168.100.127

0,5 điểm

+ Net 2: Net ID: 192.168.100.128Subnet mask: 255.255.255.192Start IP Address: 192.168.100.129End IP Addres: 192.168.100.190Broadcast IP: 192.168.100.191

0,5 điểm

+ Net 3: Net ID: 192.168.100.192Subnet mask: 255.255.255.224Start IP Address: 192.168.100.193End IP Addres: 192.168.100.222Broadcast IP: 192.168.100.223

0,5 điểm

+ Net 4: Net ID: 192.168.100.224Subnet mask: 255.255.255.224Start IP Address: 192.168.100.225End IP Addres: 192.168.100.254Broadcast IP: 192.168.100.255

0,5 điểm

24

Page 25: Câu hỏi ôn tập mạng căn bản

Câu 27: Cho hệ thống mạng gồm 229 Host và địa chỉ IP được thiết lập ở lớp

192.168.11.1/24. Hãy chia hệ thống mạng này thành bốn mạng con (Net 1: có 19 Host, Net 2: có 29 Host, Net 3: có 61 Host và Net 4: có 120 Host) gồm các thông tin: Network ID (địa chỉ lớp mạng con), Subnet Mask (mặt nạ của mạng con), Start IP Address (địa chỉ IP bắt đầu của mạng con), End IP Address (địa chỉ IP kết thúc mạng con), Broadcast IP(địa chỉ IP quảng bá của mạng con).

TT Nội dungThiết lập địa chỉ IP cho các mạng con ( Net 1, Net 2, Net 3, Net 4) như sau:

+ Net 4: Net ID: 192.168.11.0Subnet mask: 255.255.255.128Start IP Address: 192.168.11.1End IP Addres: 192.168.11.126Broadcast IP: 192.168.11.127

+ Net 3: Net ID: 192.168.11.128Subnet mask: 255.255.255.192Start IP Address: 192.168.11.129End IP Addres: 192.168.11.190Broadcast IP: 192.168.11.191

+ Net 2: Net ID: 192.168.11.192Subnet mask: 255.255.255.224Start IP Address: 192.168.11.193End IP Addres: 192.168.11.222Broadcast IP: 192.168.11.223

+ Net 1: Net ID: 192.168.11.224Subnet mask: 255.255.255.224Start IP Address: 192.168.11.225End IP Addres: 192.168.11.254Broadcast IP: 192.168.11.255

25

Page 26: Câu hỏi ôn tập mạng căn bản

Câu 28: Một công ty được cung cấp cho địa chỉ mạng là: 172.16.32.0/20 và kiến trúc mạng như hình bên. Với cương vị là người quản trị mạng, anh ( chị ) hãy phân chia địa chỉ IP cho các toà nhà sao cho hợp lý và đảm bảo yếu tố tiết kiệm tối đa tài nguyên địa chỉ IP.

TT Nội dung- Dựa vào hình vẽ ta thấy: 4 đường link mỗi đường 62 host, do vậy chỉ cần 6 bit để đánh địa chỉ

IP, số bit trong phần Host ID còn lại có thể cho mượn để chia subnet Số bit Host ID có thể cho mượn =( 32-20)-6=6 ( bit) Ta có các subnet mới sẽ có dạng như sau : 172.16.0010xxxx.xxHHHHHH/26 + trong đó: X ký hiệu là số bit mượn H ký hiệu của các bit Host Ta có các subnet mới như sau:

- 172.16.00100000.00HHHHHH/26 = 172.16.32.0/26- 172.16.00100000.01HHHHHH/26 = 172.16.32.64/26- 172.16.00100000.10HHHHHH/26 = 172.16.32.128/26- 172.16.00100000.11HHHHHH/26 = 172.16.32.192/26- 172.16.00100001.00HHHHHH/26 = 172.16.33.0/26

Như vậy ta có các subnet để chia cho 4 link , mỗi link 62 host là:- 172.16.32.0/26- 172.16.32.64/26- 172.16.32.128/26- 172.16.32.192/26

Ta lấy subnet còn lại là 172.16.33.0/26 để chia địa chỉ cho 4 link kết nối các Router với nhau ( Mỗi link có 2 host )

Mỗi link có 2 host như vậy chỉ cần 2 bit cho phần HostID để chia địa chỉ Ip ( Số bit phần Host ID còn lại tối thiểu là 2 bit ) . Như vậy số bit phần HostID còn lại có thể cho mượn.

Số Số bit Host ID có thể cho mượn =( 32-26)-2=4 ( bit) Ta có các subnet mới sẽ có dạng như sau :

172.16.33.00xxxxHH/30Ta có các subnet mới như sau:

- 172.16.33.000000HH = 172.16.33.0/30- 172.16.33.000001HH = 172.16.33.4/30- 172.16.33.000010HH = 172.16.33.8/30- 172.16.33.000011HH= 172.16.33.12/30

4 subnet mới này sẽ dùng để gán địa chỉ cho 4 link kết nối các Router với nhau

26

Page 27: Câu hỏi ôn tập mạng căn bản

Câu 29

Một công ty sử dụng địa chỉ mạng là 192.168.5.0 với subnet mask là

255.255.255.0 cho hệ thống máy tính trong công ty. Công ty có 5 phòng ban,

mỗi phòng ban có 20 máy tính. Ban lãnh đạo công ty muốn mỗi phòng ban là 1

mạng riêng dựa trên địa chỉ mạng của công ty.

a). Hãy tiến hành chia mạng con dựa vào địa chỉ mạng ở trên và đáp ứng

các yêu cầu trên của công ty?

b). Xác định subnet mask của các mạng con?

c). Mỗi mạng con có bao nhiêu IP có thể sử dụng?

d). Liệt kê địa chỉ đầu và địa chỉ cuối của các mạng con?

TT Nội dung1 Mượn 3 bit để chia mạng con

Được 8 mạng con, mỗi mạng con có 30 host2 Subnet mask của các mạng con là 255.255.255.224 hoặc /273 8 mạng con:

o 192.168.5.0/27o 192.168.5.32/27o 192.168.5.64/27o 192.168.5.96/27o 192.168.5.128/27o 192.168.5.160/27o 192.168.5.192/27o 192.168.5.224/27

8 dãy địa chỉ host: o 192.168.5.1 – 192.168.5.30o 192.168.5.33 – 192.168.5.62o 192.168.5.65 – 192.168.5.94o 192.168.5.97 – 192.168.5.126o 192.168.5.129 – 192.168.5.158o 192.168.5.161 – 192.168.5.190o 192.168.5.193 – 192.168.5.222o 192.168.5.225 – 192.168.5.254

27

Page 28: Câu hỏi ôn tập mạng căn bản

Câu 30: Cho hệ thống mạng gồm 228 Host và địa chỉ IP được thiết lập ở lớp

192.168.1.1/24. Hãy chia hệ thống mạng này thành bốn mạng con (Net 1: có 124 Host, Net 2: có 56 Host, Net 3: có 27 Host và Net 4: có 21 Host) gồm các thông tin: Network ID (địa chỉ lớp mạng con), Subnet Mask(mặt nạ của mạng con), Start IP Address(địa chỉ IP bắt đầu của mạng con), End IP Address(địa chỉ IP kết thúc mạng con), Broadcast IP(địa chỉ IP quảng bá của mạng con).

TT Nội dungThiết lập địa chỉ IP cho các mạng con ( Net 1, Net 2, Net 3, Net 4) như sau:

+ Net 1: Net ID: 192.168.1.0Subnet mask: 255.255.255.128Start IP Address: 192.168.1.1End IP Addres: 192.168.1.126Broadcast IP: 192.168.1.127

+ Net 2: Net ID: 192.168.1.128Subnet mask: 255.255.255.192Start IP Address: 192.168.1.129End IP Addres: 192.168.1.190Broadcast IP: 192.168.1.191

+ Net 3: Net ID: 192.168.1.192Subnet mask: 255.255.255.224Start IP Address: 192.168.1.193End IP Addres: 192.168.1.222Broadcast IP: 192.168.1.223

+ Net 4: Net ID: 192.168.1.224Subnet mask: 255.255.255.224Start IP Address: 192.168.1.225End IP Addres: 192.168.1.254Broadcast IP: 192.168.1.255

28

Page 29: Câu hỏi ôn tập mạng căn bản

Câu 31: Cho hệ thống mạng gồm 228 Host và địa chỉ IP được thiết lập ở lớp

192.168.1.1/24. Hãy chia hệ thống mạng này thành bốn mạng con (Net 1: có 120 Host, Net 2: có 60 Host, Net 3: có 30 Host và Net 4: có 18 Host) gồm các thông tin: Network ID (địa chỉ lớp mạng con), Subnet Mask(mặt nạ của mạng con), Start IP Address(địa chỉ IP bắt đầu của mạng con), End IP Address(địa chỉ IP kết thúc mạng con), Broadcast IP(địa chỉ IP quảng bá của mạng con).

TT Nội dungThiết lập địa chỉ IP cho các mạng con ( Net 1, Net 2, Net 3, Net 4) như sau:

+ Net 1: Net ID: 192.168.1.0Subnet mask: 255.255.255.128Start IP Address: 192.168.1.1End IP Addres: 192.168.1.126Broadcast IP: 192.168.1.127

+ Net 2: Net ID: 192.168.1.128Subnet mask: 255.255.255.192Start IP Address: 192.168.1.129End IP Addres: 192.168.1.190Broadcast IP: 192.168.1.191

+ Net 3: Net ID: 192.168.1.192Subnet mask: 255.255.255.224Start IP Address: 192.168.1.193End IP Addres: 192.168.1.222Broadcast IP: 192.168.1.223

+ Net 4: Net ID: 192.168.1.224Subnet mask: 255.255.255.224Start IP Address: 192.168.1.225End IP Addres: 192.168.1.254Broadcast IP: 192.168.1.255

29

Page 30: Câu hỏi ôn tập mạng căn bản

Câu 32: Cho 4 địa chỉ host như sau:

A: 192.168.25.30/27B: 192.168.25.34/27C: 192.168.25.61/27D: 192.168.25.66/27

a. Các địa chỉ trên thuộc lớp địa chỉ nào? Nêu rõ cách xác định.b. Trong những địa chỉ trên, hãy cho biết những địa chỉ nào cùng một

mạng con với nhau (trình bày cụ thể phương pháp xác định và kết quả).

c. Liệt kê dãy địa chỉ (địa chỉ mạng, dãy địa chỉ host, địa chỉ broadcast) của nhóm địa chỉ có cùng mạng con vừa tìm được ở câu 3b?

TT Nội dung

aCác địa chỉ trên thuộc lớp C (0.25 điểm)Lớp C có octet đầu tiên thuộc phạm vi 192 – 223 (0.25 điểm)

b

Địa chỉ lớp C có phần network ID chiếm 3 byte (24 bits). Trong các địa chỉ IP này, tham số là /27 tức là đã mượn 3 bits để chia mạng con. Do đó phần host ID còn 5 bits và số host thuộc mỗi mạng này sẽ là 25=32 hay nói cách khác số gia là 32.

Mạng con thứ nhất: 192.168.25.0Mạng con thứ hai: 192.168.25.32Mạng con thứ ba: 192.168.25.64Mạng con thứ tư: 192.168.25.96……………. Các địa chỉ A và B đều thuộc cùng mạng con thứ hai nên cùng mạng với nhau.

c

Liệt kê dãy địa chỉ:Địa chỉ mạng: 192.168.25.32Địa chỉ host: 192.168.25.33 – 192.168.25.62Địa chỉ broadcast: 192.168.25.63

30

Page 31: Câu hỏi ôn tập mạng căn bản

Câu 33

Virus máy tính là gì? Phân loại virus. Trình bày dấu hiệu nhận dạng virus.

Nêu các biện pháp phòng tránh virus.

TT Nội dunga Virus máy tính là

Virus máy tính là một chương trình phần mềm, và chương trình này được thiết kế để có thể lây lan ra các file chương trình hoặc các khu vực hệ thống của thiết bị lưu trữ ( đĩa cứng, đĩa mềm, USB…), Đặc trưng của chúng là khả năng tự nhân bản.

b Phân loại các loại virus

- Virus File: Là những virus lây vào những file chương trình và phổ biến nhất là trên hệ điều hành Window như file .com, .exe, .bat, .pif, .sys...Khi ta chạy một file chương trình đã bị nhiễm virus cũng là lúc virus được kích hoạt và tiếp tục tìm các file chương trình khác trong máy của ta để lây vào.

- Virus Macro: Là loại virus lây vào những file văn bản (Microsoft Word) hay bảng tính (Microsoft Excel) và cả file trình diễn (Microsoft Power Point) trong bộ Microsoft Office.

- Trojan Horse: là một đoạn mã chương trình hoàn toàn không lây lan. Virus cài đặt lên máy tính, đến thời điểm thuận lợi, Trojan sẽ ăn cắp thông tin quan trọng trên máy tính của nạn nhân như số thẻ tín dụng, mật khẩu....để gửi về cho chủ nhân của nó ở trên mạng hoặc có thể sẽ ra tay xoá dữ liệu nếu được lập trình trước.

- Sâu Internet – Worm: Worm là loại virus có sức lây lan rộng, nhanh và phổ biến nhất hiện nay. Worm kết hợp cả sức phá hoại của virus, sự bí mật của Trojan và khả năng lây lan đáng sợ

c Dấu hiệu nhận dạng virus ( Ngoài những dấu hiệu dưới, có thể có một số khác)

Ổ đĩa cứng hết chỗ mà không có lý do rõ ràng: Một số virus nhân bản bằng cách kèm thêm những bản sao của chính chúng vào các tập tin .EXE và .COM (thường là nhiều lần). Điều này làm tăng kích thước của tập tin bị nhiễm (đôi khi đến mức khủng khiếp) và tiêu tốn rất nhiều dung lượng đĩa cứng.

Nhiều tập tin .EXE và .COM gia tăng kích thước: Đây là dấu hiệu cổ điển của một virus đang hoạt động.

Đĩa cứng hoạt động thất thường: đèn LED báo hiệu nhiều và thường xuyên khi không có ứng dụng đang chạy trong hệ thống.

Hiệu năng hệ thống giảm đáng kể: Máy tính chạy chậm hẳn đi hoặc chạy những chương trình ta thường sử dụng một cách không bình

31

Page 32: Câu hỏi ôn tập mạng căn bản

thường.

Các tập tin bị mất, hư hỏng hoặc bị sai lạc không rõ lý do: . Sự xâm nhập của virus có thể làm gián đoạn dòng dữ liệu vào ra của các ổ đĩa và gây ra lỗi đối với tập tin.

Hệ thống thường xuyên bị treo cứng: máy tính thường xuyên bị treo ngay cả khi không có bất kỳ ứng dụng nào hoạt động.

Có lỗi trong bộ nhớ hệ thống hoặc sự cấp phát bộ nhớ: đây dấu hiệu có virus hiện diện trong bộ nhớ, nơi mà nó dễ lây nhiễm vào các tập tin khác.

d Các biện pháp phòng tránh virus

Nâng cao ý thức sử dụng máy tính an toàn.

Phải có ít nhất một phần mềm diệt virus bản quyền được cài thường trú, và phải bật tính năng tự động bảo vệ lên.

Sử dụng một số thiết bị phần cứng để ngăn chặn virus xâm nhập từ bên ngoài như: firewall…Cần đề cập đến việc có khả thăng nhận biết virusPhần mềm diệt Virus cần được cập nhậtCập nhật các bản vá lỗi phần mềm

Câu 34: Trình bày các thành phần cơ bản về phần cứng máy tính.

TT Nội dunga Các thành phần cơ bản về phần cứng máy tính:

Khối xử lí trung tâm (CPU -Central processing Unit)+ Bộ nhớ trong RAM, ROM;+ Bộ nhớ ngoài : Đĩa cứng, đĩa mềm, USB, CD, …;+ Các thiết bị nhập: bàn phím, chuột, ..;+ Các thiết bi xuất : Màn hình, máy in...KHỐI XỬ LÝ TRUNG TÂM CPU

Có thể nói CPU là bộ chỉ huy của máy tính. Nó có nhiệm vụ thực hiện các phép tính số học và logic đồng thời điều khiển các quá trình thực hiện lệnh. CPU có các bộ phận chính đó là: Khối tính toán số học và logic ((ALU =

Arithmetic logic Unit); Khối điều khiển (CU = Control Unit); Thanh ghi (Register); Đồng hồ.BỘ NHỚ TRONG

Bộ nhớ trong (bộ nhớ trung tâm) là bộ nhớ chứa chương trình và số liệu. Nó gắn liền với CPU để CPU có thể làm việc được ngay. Ô nhớ, địa chỉ ô nhớ và dung lượng bộ nhớ. Bus RAM (Random Access Memory)

32

Page 33: Câu hỏi ôn tập mạng căn bản

ROM (Read Only Memory)BỘ NHỚ NGOÀI

Bộ nhớ ngoài hay còn gọi là bộ nhớ phụ (Auxiliary Storage) là các thiết bị lưu trữ thông tin khối lượng lớn nên nó còn được gọi là bộ nhớ lưu trữ dung lượng lớn. Khi máy cần dùng dữ liệu, thông tin nào thì nó được tải lên bộ nhớ để làm việc nhanh hơn.

Bộ nhớ ngoài điển hình nhất là: Đĩa mềm (Flopy Disk) Đĩa cứng (Hard disk) USB, CD, …CÁC THIẾT BỊ VÀO RA (INPUT-OUTPUT DEVICES)

Các thiết bị vào - ra có thể coi là các bộ phận để trao đổi thông tin giữa người và máy, máy với máy. Một máy tính có thể có nhiều thiết bị vào - ra + Thiết bị vào : được dùng để cung cấp dữ liệu cho bộ vi xử lý, thông dụng là bàn phím (Keyboard), con chuột (Mouse), máy quét (Scaner).+ Thiết bị ra : là phần đưa ra các kết quả tính toán, đưa ra các thông tin cho con người biết...các thiết bị ra thông dụng là màn hình (Monitor), máy in (Printer), máy vẽ (Ploter)...

b

Sơ đồ khối tổng quát mainboard

Câu 35: a). Vẽ sơ đồ và nêu nhiệm vụ của Modul vào/ra b). Trình bày các phương pháp điều khiển vào ra dữ liệu.

TT Nội dunga Vẽ sơ đồ và nêu nhiệm vụ của Modul vào/ra

33

Page 34: Câu hỏi ôn tập mạng căn bản

* Vẽ sơ đồ

- Thanh ghi đệm dữ liệu: Đệm dữ liệu trong quá trình trao đổi thông tin- Thanh ghi trạng thái điều khiển: Lưu giữ thông tin trạng thái điều khiển cho các cổng vào/ra- Logic điều khiển: Điều khiển hoạt động của Modul vào/ra- Cổng vào/ra: Kết nối với thiết bị ngoại vi, mỗi cổng có một địa chỉ xác định.* Nhiệm vụ: - Điều khiển và định thời gian trao đổi thông tin với thiết bị ngoại vi- Phát hiện lỗi của thiết bị ngoại vi

c Các phương pháp điều khiển Vào/Ra* Phương pháp bằng chương trình- Là phương pháp đơn giản nhất, sử dụng lệnh vào/ra trong chương trình để trao đổi thông tin với cổng vào/ra- Khi bộ xử lý đang thực hiện chương trình, nếu gặp lệnh vào/ra thì bộ vi xử lý điều khiển trao đổi dữ liệu với cổng vào/ra; các lệnh được thực hiện nhận/gửi từng byte mộtNhược điểm: Bộ VXL phải xử dụng nhiểu thời gian để kiểm tra các cổng liên hệ với thiết bị vào/ra* Phương pháp điều khiển ngắt:- Bộ vi xử lý chỉ làm việc với thiết bị vào/ra khi có yêu cầu- Gửi tín hiệu báo cho CPU, đó là tín hiệu yêu cầu ngắt, khi đó Bộ VXL thực hiện chương trình con vào/ra tương ứng để trao đổi dữ liệu- Khi thực hiện chương trình con xong, nó tiếp tục thực hiện chương trình đang bị ngắtNhược điểm:Mỗi lần truyền ký tự lại phải gọi ngắt một lần; bộ VXL phải sử dụng chương trình con xử lý ngắt dẫn đến mất nhiều thời gian của VXL* Phương pháp sử dụng DMA- Sử dụng một đơn vị điều khiển gọi là DMAC (DMA Controler); đơn vị này có thể đọc/ghi một khối dữ liệu vào bộ nhớ mà không cần sự can thiệp của VXL- Khi cần trao đổi dữ liệu vào/ra, bộ VXL gửi cho DMAC các thông tin cần thiết (địa chỉ bộ nhớ chứa dữ liệu, số byte cần đọc/ghi ...) sau đó DMAC thực hiện công việc dựa trên các tham số mà bộ VXL đã gửi cho nó- Công việc hoàn thành nó gửi thông báo cho bộ VXL biếtNhược điểm: khi DMA làm việc thì VXL không chiếm dụng được đường truyền do DMA có quyền chiếm dụng Bus cao nhất)* Phương pháp sử dụng kênh dữ liệu- Sử dụng một đơn vị chuyên dụng gọi là bộ xử lý vào/ra để hỗ trợ cho bộ VXL

34

Thanh ghi đệm dữ liệu Thanh ghi trạng

thái điều khiển

Cổng nối ghép

vào/ra

Cổng nối ghép

vào/ra

Khối Logic điều khiểnĐường địa chỉ

Đường điều khiển

Đường Dữ liệu

Đường Dữ liệu

Đường Đ/K

Đường Trạng thái

Page 35: Câu hỏi ôn tập mạng căn bản

chính

Câu 36: a). Vẽ sơ đồ khối tổng quát bo mạch chínhb). Nêu chức năng cơ bản của bo mạch chínhc). Nhiệm vụ các bộ phận chính trên bo mạch chính

TT

Nội dung

a Sơ đồ khối tổng quát mainboard

b Chức năng cơ bản của Bo mạch chính- Mainboard là thiết bị đóng vai trò trung gian để kết nối tất cả các thiết bị trên hệ thống máy tính liên kết lại với nhau thành một bộ máy thống nhất- Gắn kết các thành phần trên một hệ thống máy tính lại với nhau- Điều khiển thay đổi tố độ BUS cho phụ hợp với các thành phần khác nhau- Quản lý nguồn cấp cho các thành phần trên Main- Cung cấp xung nhịp chủ (xung Clock) để đồng bộ sự hoạt động của toàn hệ thống

c Nhiệm vụ chính của các bộ phận trên MainboardSoket (đế cắm CPU)Có nhiều loại đế cắm cho CPU tuỳ theo chủng loại Mainboard: Ví dụ: Socket 370, Socket 478, Socket 775 Các chân Socket do Chipset bắc điều khiển.North Bridge (Chipset bắc)- Chipset bắc có nhiệm vụ điều khiển các thành phần có tốc độ cao như CPU, RAM và Card Video- Chipset điều khiển về tốc độ BUS, điều khiển chuyển mạch dữ liệu, đảm bảo cho dữ liệu qua lại giữa các thành phần được thông suốt và liên tục, khai thác hết được tốc độ của CPU và bộ nhớ RAMSourth Bridge (Chipset nam)- Chức năng của chipset nam tương tụ như chipset bắc, nhưng chipset nam

35

Page 36: Câu hỏi ôn tập mạng căn bản

điều khiển các thành phần có tốc độ chậm như: Card Sound, Card Net, ổ cứng, ổ CD ROM, các cổng USB, IC SIO và BIOS  v v...ROM BIOS (Read Olly Memory - Basic In Out System)- ROM là IC nhớ chỉ đọc, BIOS là chương trình nạp trong ROM do nhà sản xuất Mainboard nạp vào, chương trình BIOS có các chức năng chính sau đây:- Khởi động máy tính, duy trì sự hoạt động của CPU- Kiểm tra lỗi của bộ nhớ RAM và Card Video- Quản lý trình điều khiển cho chipset bắc, chipset nam, IC-SIO và card video onboard- Cung cấp bản cài đặt CMOS SETUP mặc định để máy có thể hoạt động ta chưa thiết lập CMOSIC SIO (Super In Out) - IC điều khiển các cổng vào ra dữ liệu- SIO điều khiển các thiết bị trên cổng Parallel như máy In, máy Scaner, điều khiển ổ mềm, các cổng Serial như cổng COM, cổng PS/2- Ngoài ra SIO còn thực hiện giám sát các bộ phận khác trên Main hoạt động để cung cấp tín hiệu báo sự cố- Tích hợp mạch điều khiển tắt mở nguồn, tạo tín hiệu Reset hệ thống.Clockgen (Clocking) - Mạch tạo xung Clock- Tạo xung nhịp cung cấp cho các thành phần trên Main hoạt động đồng thời đồng bộ sự hoạt động của toàn hệ thống máy tính, nếu mạch Clock bị hỏng thì các thành phần trên Main không thể hoạt động được.- Mạch Clocking hoạt động đầu tiên sau khi Main có nguồn chính cung cấp.VRM (Vol Regu Module) - Modul ổn áp.- Đây là mạch điều khiển nguồn VCORE cấp cho CPU, mạch có nhiệm vụ biến đổi điện áp 12V/2A thành điện áp khoảng 1,5V và cho dòng lên tới 10A để cấp cho CPUKhe AGP hoặc PCI Express.- Khe AGP và PCI Express dùng để gắn Card video, khe AGP hoặc PCI Express do Chipset bắc điều khiển.Khe RAM- Khe RAM do Chipset bắc điều khiển dùng để gắn bộ nhớ RAM, Khe PCI - Khe PCI do Chipset nam điều khiển dùng để gắn các Card mở rộng như Card sound, Card Net ...Cổng IDE, SATA, ...- Cổng IDE, SANTA ... do Chipset nam điều khiển, cổng IDE dùng để gắn các ổ đĩa như HDD, CDROM, DVD ...

Câu 37: a). Nêu nguyên lý phương pháp hiển thị hình ảnhb). Nêu nhiệm vụ và đặc điểm của Card màn hìnhc). Vẽ sơ đồ tổng quát, trình bày tóm tắt nhiệm vụ các khối và nguyên lý hoạt

động Card màn hình (card video).

36

Page 37: Câu hỏi ôn tập mạng căn bản

TT Nội dunga Nguyên lý của phương pháp hiển thị hình ảnh

- Màn hình có kích thước hữu hạn nhưng lại chứa vô hạn các điểm ảnh- Để hiển thị một thông tin, cần phải lưu trữ thông tin mô tả thuộc tính ánh sáng của từng điểm ảnh trên màn hỉnh trong bộ nhớ, ngoài ra phải truyền các thông tin của từng điểm từ bộ nhớ ra màn hình.- Việc lưu trữ và truyền một lượng lớn thông tin ra màn hình là một việc khó do vậy phải nghiên cứu đặc điểm thị giác của con người. + Khả năng phân giải mắt người khoảng 1 độ + Hình ảnh hiển thị rồi tắt với tần số >25 lần/1s thì mắt người không cảm nhận được sự thay đổi (đó là hiện tượng lưu ảnh trên võng mạc)- Xây dựng phương pháp quét mành và quét dòng để hiển thị thông tin tĩnh và động trên màn hình- Hệ thống hiển thị gồm 2 phần: + Màn hình + Card màn hình

b Nhiệm vụ và đặc điểm của Card màn hình* Nhiệm vụ:- Cung cấp giao diện giữa máy tính và màn hình- Truyền các tín hiệu từ máy tính đưa ra màn hình gồm các tín hiệu video(R-G-B), các tín hiệu xung đồng bộ dòng và xung đồng bộ mành* Đặc điểm:- card video có thể là Card rời được lắp trên bo mạch chính qua khe cắm PCI hoặc AGP- Card video cũng có thể được tích hợp ngay trên bo mạch chính, dùng chiset Share Ram của bộ nhớ chính làm Ram Video và điều khiển màn hình- Card Video được phát triển để đáp ứng độ phân giải và độ nét của màn hình.

c Sơ đồ tổng quát

* Chức năng các khối- BIOS video: Dạng chíp ROM chứa lệnh cơ bản giao diện giữa phần cứng Card video và phần mềm chạy trong hệ thống- Bộ xử lý Video (CRTC): là phần quan trọng nhất của Card video, nó quyết định đến tốc độ và các chức năng của Card; các trình điều khiển mà hệ điều hành và các trình ứng dụng sử dụng để giao tiếp với phần cứng video được viết cho chipset video.- Ram Video: Dùng để lưu trữ hình ảnh trong khi xử lý; dung lượng bộ nhớ trên card video xác định độ phân giải và số mầu tối đa)

37

AG

P BIOSVideo

RAMVideo

RAMDAC

Bộ xử lýCRTC

Đưa tín hiệu ra màn hình

Page 38: Câu hỏi ôn tập mạng căn bản

- Ram DAC: Bộ chuyển đổi số sang tương tự, quá trình chuyển đổi càng nhanh thì tần số quyets mành càng cao (tốc độ làm tươi hình ảnh càng lớn).- Bus card Video: Sử dụng Bus trên bo mạch chính, trước đây thường cắm vào khe PCI; do bus PCI tốc độ thấp, không đáp ứng được truyền dữ liệu ra màn hình nên hiện nay các card video được thiết kế cắm trên khe AGP (cổng tăng tốc đồ họa).Nguyên lý hoạt động:- Dữ liệu và hình ảnh được nạp vào bộ nhớ Ram Video theo từng khung tại mỗi thời điểm.- Phần chính của bộ đệm khung là bộ điều khiển CRTC, nó tạo ra các tín hiệu điều khiển và giám sát hoạt động của Card video.Ram Video có vai trò duy trì dữ liệu và hình ảnh được hiển thị - Card Video hoạt động ở hai chế độ + Ché độ văn bản (Text Mode) + Chế độ đồ họa (Graphic Mode)- Tín hiệu từ bộ nhớ đệm được chuyển đổi từ dạng tín hiệu số sang dạng tín hiệu tương tự thông qua bộ chuyển đổi Ram DAC và đưa ra màn hình.- Để duy trì hình ảnh liên tục trên màn hình dù là ảnh tĩnh hay ảnh động thì cần phải lặp lại hiển thị mành (làm tươi hình ảnh)- Quá trình làm tươi hình ảnh thực chất là quá trình liên tục vận chuyển nội dung của bộ nhớ video lên màn hình.- Để giảm bớt khối lượng công việc cho CPU người ta sử dụng một đơn vị điều khiển có tên DMAC (bộ xử lý chuyên dụng) và phương pháp này được gọi là phương pháp truy cập trực tiếp bộ nhớ DMA.

Câu 38:

Vẽ sơ đồ cấu trúc, nêu đặc điểm và chức năng đơn vị điều khiển CU của bộ xử

lý trung tâm CPU.

TT Nội dunga Sơ đồ

38

Thanh ghi lệnh

CU

Bus hệ thống

Các cờ Tín hiệu đ/k bên trong CPU

Tín hiệu đ/k từ Bus hệ thống Tín hiệu đ/k đến Bus hệ thống

Page 39: Câu hỏi ôn tập mạng căn bản

b Đặc điểm:- Điều khiển tất cả các hoạt động của máy tính- Bên trong đơn vị điều khiển có mạch giải mã lệnh, mã lệnh đọc từ bộ nhớ được đưa tới đầu vào của bộ giải mã

c Chức năng:- Điều khiển nhận lệnh từ đơn vị nhớ chính đưa vào thanh ghi lệnh- Giải mã lệnh trong thanh ghi lệnh để xác định các thao tác mà lệnh yêu cầu- Thông tin thu được từ đầu ra của bộ giải mã đưa đến mạch tạo xung, điều khiển tạo tạo ra các dãy xung khác nhau để điều khiển bên trong và bên ngoài CPU- Các tín hiệu đưa vào đơn vị điều khiển gồm có: + Tín hiệu xung đồng hồ + Mã lệnh từ thanh ghi lệnh đưa đến để giải mã + Các cờ của thanh ghi cờ cho biết trạng thái của CPU + Các tín hiệu từ Bus hệ thống- Các tín hiệu đi ra gồm có: + Tín hiệu điều khiển bên trong: Điều khiển các thanh ghi, các đơn vị thực hiện số học và logic + Tín hiệu điều khiển bên ngoài: Điều khiển bộ nhớ và các thiết bị vào/ra

Câu 39:

Virus máy tính là gì? Phân loại virus. Trình bày dấu hiệu nhận dạng virus. Nêu

các biện pháp phòng tránh virus.

TT Nội dunga Virus máy tính là

Virus máy tính là một chương trình phần mềm, và chương trình này được thiết kế để có thể lây lan ra các file chương trình hoặc các khu vực hệ thống của thiết bị lưu trữ ( đĩa cứng, đĩa mềm, USB…), Đặc trưng của chúng là khả năng tự nhân bản.

b Phân loại các loại virus

- Virus File: Là những virus lây vào những file chương trình và phổ biến nhất là trên hệ điều hành Window như file .com, .exe, .bat, .pif, .sys...Khi ta chạy một file chương trình đã bị nhiễm virus cũng là lúc virus được kích hoạt và tiếp tục tìm các file chương trình khác trong máy của ta để lây vào.

- Virus Macro: Là loại virus lây vào những file văn bản (Microsoft Word) hay

39

Page 40: Câu hỏi ôn tập mạng căn bản

bảng tính (Microsoft Excel) và cả file trình diễn (Microsoft Power Point) trong bộ Microsoft Office.

- Trojan Horse: là một đoạn mã chương trình hoàn toàn không lây lan. Virus cài đặt lên máy tính, đến thời điểm thuận lợi, Trojan sẽ ăn cắp thông tin quan trọng trên máy tính của nạn nhân như số thẻ tín dụng, mật khẩu....để gửi về cho chủ nhân của nó ở trên mạng hoặc có thể sẽ ra tay xoá dữ liệu nếu được lập trình trước.

- Sâu Internet – Worm: Worm là loại virus có sức lây lan rộng, nhanh và phổ biến nhất hiện nay. Worm kết hợp cả sức phá hoại của virus, sự bí mật của Trojan và khả năng lây lan đáng sợ

c Dấu hiệu nhận dạng virus ( Ngoài những dấu hiệu dưới, có thể có một số khác)

Ổ đĩa cứng hết chỗ mà không có lý do rõ ràng: Một số virus nhân bản bằng cách kèm thêm những bản sao của chính chúng vào các tập tin .EXE và .COM (thường là nhiều lần). Điều này làm tăng kích thước của tập tin bị nhiễm (đôi khi đến mức khủng khiếp) và tiêu tốn rất nhiều dung lượng đĩa cứng.

Nhiều tập tin .EXE và .COM gia tăng kích thước: Đây là dấu hiệu cổ điển của một virus đang hoạt động.

Đĩa cứng hoạt động thất thường: đèn LED báo hiệu nhiều và thường xuyên khi không có ứng dụng đang chạy trong hệ thống.

Hiệu năng hệ thống giảm đáng kể: Máy tính chạy chậm hẳn đi hoặc chạy những chương trình ta thường sử dụng một cách không bình thường.

Các tập tin bị mất, hư hỏng hoặc bị sai lạc không rõ lý do: . Sự xâm nhập của virus có thể làm gián đoạn dòng dữ liệu vào ra của các ổ đĩa và gây ra lỗi đối với tập tin.

Hệ thống thường xuyên bị treo cứng: máy tính thường xuyên bị treo ngay cả khi không có bất kỳ ứng dụng nào hoạt động.

Có lỗi trong bộ nhớ hệ thống hoặc sự cấp phát bộ nhớ: đây dấu hiệu có virus hiện diện trong bộ nhớ, nơi mà nó dễ lây nhiễm vào các tập tin khác.

d Các biện pháp phòng tránh virus

Nâng cao ý thức sử dụng máy tính an toàn.

Phải có ít nhất một phần mềm diệt virus bản quyền được cài thường trú, và phải bật tính năng tự động bảo vệ lên.

Sử dụng một số thiết bị phần cứng để ngăn chặn virus xâm nhập từ bên ngoài như: firewall…Cần đề cập đến việc có khả thăng nhận biết virusPhần mềm diệt Virus cần được cập nhật

Cập nhật các bản vá lỗi phần mềm

40

Page 41: Câu hỏi ôn tập mạng căn bản

41