59
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM, GIẢI THÍCH 1. Doanh nghiệp là một hệ thống khép kín. 2. Bản chất của uỷ quyền là trách nhiệm kép. 1. Lý do cần phải tập trung vào điểm kiểm tra thiết yếu là do tổ chức có quá nhiều hoạt động và lĩnh vực 2. Ra quyết định quản lý chỉ được thực hiện trong quá trình lãnh đạo 1. Trong mọi trường hợp, phong cách dân chủ là phong cách lãnh đạo hiệu quả nhất. 2. Rất khó xác định chính xác tầm kiểm soát trong cơ cấu tổ chức. 1. Nội dung chủ yếu của chức năng lãnh đạo là ra lệnh và cưỡng bức người lao động thực hiện mục tiêu của tổ chức. 2. Khi tổ chức hoạt động trong môi trường ít biến động thì không nhất thiết phải lập kế hoạch. 1. Hệ thống kiểm tra phản hồi đầu ra là hệ thống kiểm tra tối ưu. 2. Quy tắc là loại hình kế hoạch xây dựng một lần, sử dụng một lần. 1. Cần vận dụng tổng hợp các phương pháp lãnh đạo con người. 2. Kỹ năng kỹ thuật là quan trọng nhất đối với các nhà quản lý cấp cơ sở trong khi kỹ năng nhận thức trở nên quan trọng hơn khi các nhà quản lý tiến dần lên trên bậc thang quản lý của tổ chức. 1. Chính sách là loại hình kế hoạch xây dựng một lần, sử dụng nhiều lần. 2. Có quyền lực là đủ để lãnh đạo con người. 1. Các nhà quản lý ở các cấp khác nhau cần các kỹ năng quản lý khác nhau. 2. Mô hình các lực lượng thị trường được sử dụng để nghiên cứu và dự báo môi trường bên trong của tổ chức. 1. Ưu điểm của cơ cấu ma trận là phát triển kỹ năng quản lý tổng hợp. 2. Tính chất công việc cần quản lý không ảnh hưởng đến tầm quản lý.

Câu hỏi ôn tập_Quản lý học (1)

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Câu hỏi ôn tập_Quản lý học (1)

CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM, GIẢI THÍCH1. Doanh nghiệp là một hệ thống khép kín.2. Bản chất của uỷ quyền là trách nhiệm kép.1. Lý do cần phải tập trung vào điểm kiểm tra thiết yếu là do tổ chức có quá nhiều hoạt động và lĩnh vực2. Ra quyết định quản lý chỉ được thực hiện trong quá trình lãnh đạo

1. Trong mọi trường hợp, phong cách dân chủ là phong cách lãnh đạo hiệu quả nhất.2. Rất khó xác định chính xác tầm kiểm soát trong cơ cấu tổ chức.1. Nội dung chủ yếu của chức năng lãnh đạo là ra lệnh và cưỡng bức người lao động thực hiện mục tiêu của tổ chức.2. Khi tổ chức hoạt đ ng trong môi trường ít biến đ ng thì không nhất thiết phải l pô ô â kế hoạch.1. Hệ thống kiểm tra phản hồi đầu ra là hệ thống kiểm tra tối ưu.2. Quy tắc là loại hình kế hoạch xây dựng một lần, sử dụng một lần.1. Cần vận dụng tổng hợp các phương pháp lãnh đạo con người.2. Kỹ năng kỹ thuật là quan trọng nhất đối với các nhà quản lý cấp cơ sở trong khi kỹ năng nhận thức trở nên quan trọng hơn khi các nhà quản lý tiến dần lên trên bậc thang quản lý của tổ chức.1. Chính sách là loại hình kế hoạch xây dựng một lần, sử dụng nhiều lần.2. Có quyền lực là đủ để lãnh đạo con người.1. Các nhà quản lý ở các cấp khác nhau cần các kỹ năng quản lý khác nhau.2. Mô hình các lực lượng thị trường được sử dụng để nghiên cứu và dự báo môi trường bên trong của tổ chức.1. Ưu điểm của cơ cấu ma trận là phát triển kỹ năng quản lý tổng hợp.2. Tính chất công việc cần quản lý không ảnh hưởng đến tầm quản lý.1. Chức năng kiểm tra ít quan trọng nhất trong quá trình quản lý vì người nhân viên có thể tự kiểm tra.2. Quan điểm đúng đắn nhất để xác định mục tiêu của tổ chức là xuất phát từ các nguồn lực và tiềm năng của tổ chức.1. Kỹ năng quan trọng nhất đối với nhà quản lý cấp cao là kỹ năng kỹ thuật. 2. Nếu nhân viên hài lòng với điều kiện làm việc, họ sẽ làm việc tốt hơn và cung cấp dịch vụ tốt hơn cho khách hàng.1. Để đáp ứng nhu cầu của khách hàng và thích ứng với môi trường, hầu hết các tổ chức ngày này hạn chế việc ủy quyền cho các cấp quản lý cấp thấp hơn.2. Cần vận dụng tổng hợp các phương pháp lãnh đạo.

Page 2: Câu hỏi ôn tập_Quản lý học (1)

CÂU HỎI LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN ĐÚNG NHẤT, GIẢI THÍCH

Tầm kiểm soát trong cơ cấu tổ chức: a. Có thể được xác định theo công thức nhất định. b. Có quan hệ tỉ lệ thuận với số cấp quản lý.c. Không có quan hệ với số cấp quản lý.d. Rất khó xác định chính xác.

Quản lý tổ chức xét trên phương diện quy trình quản lý (tổ chức kỹ thuật): a. Là tương đối thống nhất với mọi tổ chức.b. Là khác nhau đối với các tổ chức khác nhau.c. Là quá trình đề ra quyết định.d. Là quá trình tổ chức thực hiện quyết định.

Đảm bảo con người và các nguồn lực khác của tổ chức trong những hình thái nhất định nhằm đạt được các mục tiêu chiến lược của tổ chức là nội dung của chức năng:

a. Lập kế hoạch b. Kiểm soátc. Tổ chức d. Lãnh đạoe. Quản lý chiến lược

H thống kiểm tra dự báo t p trung kiểm traê âa. Đầu vào công vi cê b. Quá trình thực hiện công vi cêc. Đầu ra công vi cê d. Cả a và b

Theo mô hình phân cấp nhu cầu của A. Maslow:a. Nhà quản lý cần phải làm thỏa mãn nhu cầu cấp thấp nhất của người lao động ở mức độ nhất định trước khi đáp ứng nhu cầu cấp cao.b. Khi một nhóm nhu cầu đã được thỏa mãn thì nhu cầu đó không còn là động cơ hoạt động của con người.c. Nhu cầu cấp cao chưa phải là động cơ hoạt động khi nhu cầu cấp thấp chưa được thỏa mãn. d. Cả a, b, c

Ủy quyền trong quản lý:a. Là giao quyền và giao hoàn toàn trách nhiệm cho người được ủy quyền.b. Gắn liền với chế độ trách nhiệm kép.c. Tuân thủ nguyên tắc giao quyền theo kết quả mong muốn.d. Cả b và c

Đặc điểm của chuyên môn hóa công việc sâu trong tổ chức là:a. Người lao động thực hiện một nhiệm vụ đơn thuần.b. Người lao động thực hiện nhiều nhiệm vụ.c. Người lao động có nhiều kỹ năng hơn.d. Người lao động thường làm việc không hiệu quả.e. Phạm vi công việc có xu hướng rộng hơn.

Kỹ năng nào dưới đây là cần thiết nhất đối với các nhà quản lý cấp cơ sở:

Page 3: Câu hỏi ôn tập_Quản lý học (1)

a. Kỹ năng kỹ thuật. c. Kỹ năng tư duy, nhận thức. b. Kỹ năng làm việc với con người. d. Không kỹ năng nào kể trên.

Các nhà quản lý cần có những kỹ năng cơ bản nào sau đây:a. Kỹ năng chuyên mônb. Kỹ năng làm việc với con ngườic. Kỹ năng tư duy và quyết địnhd. Tất cả các phương án trên

Hoạt động điều chỉnh được tiến hành:a. Chỉ trong quá trình lập kế hoạchb. Chỉ trong quá trình kiểm tra.c. Chỉ trong quá trình thiết kế tổ chức.d. Trong bất cứ giai đoạn nào của quá trình quản lý.

Tầm quan trọng của các kỹ năng quản lý:a. Là như nhau đối với mọi cấp quản lý trong tổ chức.b. Giảm theo chiều hướng từ cấp quản lý cao nhất đến thấp nhất trong tổ

chức.c. Tăng theo chiều hướng từ cấp quản lý cao nhất đến thấp nhất trong tổ chức.d. Là khác nhau ở các cấp quản lý khác nhau đối với từng kỹ năng cụ thể.

Bước đầu tiên của quá trình ra quyết định là:a. Xác định nguyên nhân.b. Xác định mục tiêu.c. Xác định vấn đề.d. Xác định triệu chứng.

Mục tiêu của tổ chức:a. Được xác định trên cơ sở đánh giá thực trạng của tổ chứcb. Được xác định trên cơ sở đánh giá môi trường của tổ chứcc. Được xác định trên cơ sở mong đợi của tổ chức.d. Tất cả các yếu tố trên.

Tầm quản lý trong một tổ chức phụ thuộc vào:a. Năng lực của cán bộ quản lý c. Năng lực của hệ thống thông tinb. Tính chất công việc d. Cả a, b và c.

Một tổ chức có thể là:a. Một doanh nghiệpb. Một trường họcc. Một viện nghiên cứud. Cả a và b

Page 4: Câu hỏi ôn tập_Quản lý học (1)

e. Cả a, b và cTheo thuyết hai nhóm yếu tố của Herzberg thì điều kiện làm việc là một yếu tố:

a. Có thể tạo ra động lực làm việc b. Không tạo ra động lực làm vi c.ê c. Có thể gây triệt tiêu động lực khi nó không được đảm bảo, nhưng bản thân nó lại

không tạo ra động lực làm việc. d. Tạo ra động lực chỉ đối với một số người có mức sống thấp.

Hạn chế của việc phát triển đội ngũ cán bộ quản lý tổng hợp là đặc điểm của a. Cơ cấu mạng lưới. c. Cơ cấu chức năng.b. Cơ cấu ma trận. d. Cơ cấu đơn vị chiến lược.

Tầm quản lý trong một tổ chức phụ thuộc vào: a. Năng lực của cán bộ quản lý c. Năng lực của hệ thống thông tin

b. Tính chất công việc d. Cả a, b và c.

Page 5: Câu hỏi ôn tập_Quản lý học (1)

CÂU HỎI VẬN DỤNG HỌC PHẦN : QUẢN LÝ HỌC

Bài tập 1:

1. Nêu 1 tổ chức mà bạn quan tâm?

2. Vận dụng mô hình chuỗi giá trị bên trong tổ chức để phản ánh những yếu tố cơ bản của tổ chức đó: mục đích , mục tiêu của tổ chức; hoạt động cơ bản của tổ chức.

3. Theo bạn tổ chức đó có những giá trị cốt lõi nào theo chuỗi giá trị và những giá trị vượt trội nào.

Bài tập 2:

1. Nêu tên 1 tổ chức mà bạn quan tâm?

2. Hãy nêu tên 1 kế hoạch mà bạn quan tâm? ( kế hoạch của tổ chức đó or 1 phân hệ, 1 bộ phận của tổ chức đó)

3. Hãy xác định những nội dung cốt ý của tổ khách hàng đó: các mục tiêu (cụ thể hoá thông qua chỉ tiêu); cách thức để thực hiện mục tiêu ( giải pháp cơ bản của mục tiêu)

4. Sử dụng quy trình lập KH và một số mô hình phù hợp để phản ánh hoạt động cần tiến hành nhằm có được KH kể trên. ( sử dụng cách tiếp cận chuẩn tắc: ai làm bằng nguồn lực nào?)

Bài tập 3:

1. Nêu tên một tổ chức mà bạn quan tâm?

2. Vẽ sơ đồ cơ cấu tổ chức của tổ chức đó.

3. Hãy xác điểm mạnh, điểm yếu cơ bản của tổ chức đó theo các thuộc tính cơ bản của cơ cấu tổ chức.

4. Hãy đưa ra 1 số sáng kiến để hoàn thiện cơ cấu tổ chức kể trên?

Bài tập 4:

1. Kể tên 1 tổ chức mà bạn quan tâm?

2. Hãy dùng 1 số mô hình phù hợp để phản ánh những công cụ mà tổ chức đó sử dụng để nâng cao động lực cho người lao động của mình?

3. Việc sử dụng những công cụ đó bộc lộ những ưu nhược điểm nào.

4. Đưa ra một số sáng kiến để hoàn thiện những công cụ nói trên .

Bài tập 5:

1. Kể tên tổ chức mà bạn quan tâm?

2. Hãy xác định những yếu tố cơ bản của hệ thống kiểm soát mà tổ chức sử dụng để kiểm soát. Một đối tượng , một nhóm đối tượng xác định mà bạn quan tâm.

3. Hệ thống kiểm soát đó bộc lộ những ưu nhược điểm nào?

4. Đưa ra sáng kiến để hoàn thiện hệ thống kiểm soát đó.

Bài tập 6:

Page 6: Câu hỏi ôn tập_Quản lý học (1)

- Hãy xác định tên của một tổ chức mà anh (chị) quan tâm?

- Hãy vẽ sơ đồ cơ cấu tổ chức của tổ chức đó?

- Hãy xác định ưu điểm, nhược điểm cơ bản của cơ cấu tổ chức đó trong việc thực hiện mục tiêu của nó?

Bài tập 7:

- Hãy xác định tên của một tổ chức mà anh (chị) quan tâm?

- Hãy vận dụng mô hình SWOT để phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của tổ chức đó.

- Từ đó nêu ra một số gợi ý chiến lược phát triển cho tổ chức đó.

Bài tập 8:

- Hãy xác định tên của một tổ chức mà anh (chị) quan tâm?

- Hãy xác định những công cụ hành chính tổ chức đang được sử dụng để lãnh đạo trong tổ chức đó?

- Việc sử dụng những công cụ đó đã bộc lộ những ưu điểm và nhược điểm cơ bản nào?

Bài tập 9

- Hãy xác định tên của một tổ chức mà anh (chị) quan tâm?

- Hãy xác định những công cụ kinh tế đang được sử dụng để lãnh đạo trong tổ chức đó?

- Việc sử dụng những công cụ đó đã bộc lộ những ưu điểm và nhược điểm cơ bản nào?

Bài tập 10

- Hãy xác định tên của một tổ chức mà anh (chị) quan tâm?

- Hãy vận dụng mô hình SWOT để phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của tổ chức đó.

- Từ đó nêu ra một số gợi ý chiến lược phát triển cho tổ chức đó.

Bài tập 11

- Hãy xác định tên của một tổ chức mà anh (chị) quan tâm?

- Hãy vẽ sơ đồ cơ cấu tổ chức của tổ chức đó?

- Hãy xác định ưu điểm, nhược điểm cơ bản của cơ cấu tổ chức đó trong việc thực hiện mục tiêu của nó?

Page 7: Câu hỏi ôn tập_Quản lý học (1)

MỘT SỐ CÂU HỎI THÊM

Chọn phương án trả lời đúng nhất, giải thích vì sao?

1. Mô hình SWOT được sử dụng để:

a) Phân tích môi trường bên trong của tổ chức

b) Phân tích môi trường bên ngoài của tổ chức

c) Gợi ý các ý tưởng chiến lược sau khi phân tích môi trường

d) Phân tích môi trường và gợi ý các ý tưởng chiến lược

2. Lý do cần xây dựng và thực thi hệ thống kiểm tra lường trước là:

a) Do độ trễ về thời gian của hệ thống kiểm tra sau hành động và hậu quả khó lường của những sai lệch xảy ra.

b) Do hạn chế về năng lực của chủ thể kiểm tra.

c) Do hệ thống kiểm tra phản hồi đầu ra rất khó thực hiện.

d) Cả a, b và c.

3. Tầm kiểm soát có hiệu quả của một cán bộ quản lý trong cơ cấu tổ chức:

a) Có thể xác định theo công thức nhất định và tỷ lệ thuận với số cấp quản lý.

b) Có thể xác định theo công thức nhất định và tỷ lệ nghịch với số cấp quản lý.

c) Không có quan hệ với số cấp quản lý.

d) Phụ thuộc vào nhiều yếu tố và rất khó xác định chính xác.

4. Nhu cầu phối hợp sẽ giảm khi cơ cấu tổ chức là:

a) Cơ cấu ma trận.

b) Cơ cấu theo sản phẩm.

c) Cơ cấu theo đơn vị chiến lược.

d) Cơ cấu chức năng.

Cho ý kiến về các kết luận sau (Đúng/sai/ chưa đủ/ tùy điều kiện mới có thể kết luận được)? Giải thích.

a) Chính sách là loại hình kế hoạch cho phép nhà quản lý được tự do, sáng tạo khi vận dụng.

b) Chiến lược cấp tổ chức cho biết tổ chức cung cấp những sản phẩm và dịch vụ gì cho đối tượng khách hàng nào.

c) Phi tập trung hóa trong quản lý là xu hướng chung của các tổ chức ngày nay.

d) Hệ thống kiểm tra tối ưu là hệ thống kiểm tra phản hồi đầu ra.

Page 8: Câu hỏi ôn tập_Quản lý học (1)

Chọn phương án trả lời đúng nhất, giải thích vì sao?

1. Ngành con bò sữa trong ma trận BCG có:

a) Thị phần lớn và tốc độ tăng trưởng của thị trường cao.

b) Thị phần lớn và tốc độ tăng trưởng của thị trường thấp.

c) Thị phần nhỏ và tốc độ tăng trưởng của thị trường cao.

d) Thị phần nhỏ và tốc độ tăng trưởng của thị trường thấp.

2. Quan điểm đúng đắn nhất về chức năng kiểm tra đó là chức năng của:

a) Các nhà quản lý cấp cao.

b) Các nhà quản lý cấp cơ sở.

c) Mọi thành viên trong tổ chức.

d) Các nhà quản lý tổng hợp

3. Hiện tượng song trùng lãnh đạo dẫn đến vi phạm nguyên tắc thống nhất mệnh lệnh là nhược điểm của:

a) Cơ cấu ma trận.

b) Cơ cấu đơn vị chiến lược.

c) Cơ cấu chức năng.

d) Cả a, b và c.

4. Để mục tiêu của tổ chức được hoàn thành một cách hiệu quả, các nhà quản lý:

a) Nhất thiết phải kiểm tra tất cả các lĩnh vực hoạt động, các bộ phận và các yếu tố trong tổ chức.

b) Chỉ kiểm tra các lĩnh vực hoạt động thiết yếu và điểm kiểm tra thiết yếu.

c) Không cần phải kiểm tra mà để các đối tượng tự kiểm tra.

d) Chỉ kiểm tra các yếu tố có thể đo lường được.

Cho ý kiến về các kết luận sau (Đúng/sai/chưa đủ/tùy điều kiện mới có thể kết luận được)? Giải thích.

a) Thủ tục là loại kế hoạch không cho phép nhà quản lý được linh hoạt, sáng tạo trong quá trình ra quyết định.

b) Chức năng kiểm tra là chức năng riêng có của giám đốc doanh nghiệp.

c) Quản lý tổ chức là một quá trình lập kế hoạch và kiểm tra việc thực thi kế hoạch.

d) Cần sử dụng tổng hợp các phương pháp lãnh đạo.

Page 9: Câu hỏi ôn tập_Quản lý học (1)

Chọn phương án trả lời đúng nhất, giải thích vì sao?

1. Tầm quan trọng của các kỹ năng quản lý:

a) Không thay đổi theo các cấp quản lý trong tổ chức.

b) Giảm theo chiều hướng từ cấp quản lý cao nhất đến cấp thấp nhất.

c) Tăng theo chiều hướng từ cấp quản lý cao nhất đến cấp thấp nhất.

d) Thay đổi ở các cấp quản lý khác nhau đối với từng kỹ năng cụ thể.

2. Nguy cơ tiềm ẩn của phi tập trung hóa trong quản lý tổ chức là:

a) Thiếu sự nhất quán trong chính sách.

b) Cấp trên mất đi khả năng kiểm soát đối với cấp dưới.

c) Có thể dẫn đến tính phi hiệu quả do sự trùng lặp chức năng ở các bộ phận độc lập.

d) Cả a, b và c.

3. Theo nguyên lý phân cấp thì tầm quản lý và số cấp quản lý trong cơ cấu tổ chức có:

a) Quan hệ thuận.

b) Quan hệ nghịch.

c) Không có quan hệ gì.

d) Quan hệ nghịch trong điều kiện các yếu tố khác không thay đổi.

4. Hoạt động điều chỉnh trong quản lý tổ chức được tiến hành:

a) Trong quá trình lập kế hoạch.

b) Trong quá trình kiểm tra.

c) Trong quá trình lãnh đạo.

d) Trong bất cứ giai đoạn nào của quá trình quản lý.

Cho ý kiến về các kết luận sau (Đúng/sai/chưa đủ/tùy điều kiện mới có thể kết luận được)? Giải thích.

a) Tập trung hóa là xu hướng chung của các tổ chức ngày nay.

b) Chức năng lãnh đạo là chức năng riêng của các nhà quản lý cấp cao.

c) Chiến lược đi đầu về chất lượng là chiến lược cấp tổ chức.

d) Kiểm tra chỉ để nhằm phát hiện những sai sót trong các hoạt động của tổ chức.

Page 10: Câu hỏi ôn tập_Quản lý học (1)

Chọn phương án trả lời đúng nhất, giải thích vì sao?

1. Nguy cơ tiềm ẩn của phi tập trung hóa trong quản lý tổ chức là:

a) Thiếu sự nhất quán trong chính sách.

b) Cấp trên mất đi khả năng kiểm soát đối với cấp dưới.

c) Có thể dẫn đến tính phi hiệu quả do sự trùng lặp chức năng ở các bộ phận độc lập.

d) Cả a, b và c.

2. Theo mô hình phân cấp nhu cầu của a. Maslow:

a) Khi một nhóm nhu cầu đã được thỏa mãn thì nhu cầu đó không còn là động cơ hoạt động của con người.

b) Nhà quản lý cần phải làm thỏa mãn nhu cầu cấp thấp nhất của người lao động ở mức độ nhất định trước khi đáp ứng nhu cầu cấp cao.

c) Nhu cầu cấp cao chưa phải là động cơ hoạt động khi nhu cầu cấp thấp chưa được thỏa mãn

d) Cả a, b và c.

3. Bảo hiểm là khoản tiền gián tiếp đáp ứng:

a) Nhu cầu an toàn của con người.

b) Động cơ kinh tế của con người.

c) Động cơ tinh thần của con người.

d) Cả a, b và c.

4. Ngành nghi vấn trong ma trận B.C.G:

a) Có thị phần nhỏ.

b) Có tốc độ tăng trưởng của thị trường cao.

c) Cần nhiều vốn đầu tư

d) Cả a, b và c.

Cho ý kiến về các kết luận sau (Đúng/sai/ chưa đủ/ tùy điều kiện mới có thể kết luận được)? Giải thích.

a) Chiến lược cấp ngành cho biết sự phân bổ nguồn lực giữa các ngành trong tổ chức.

b) Mục đích duy nhất của kiểm tra là để khắc phục sai sót.

c) Chức năng lập kế hoạch chỉ được thực hiện khi tổ chức bắt đầu một quá trình sản xuất kinh doanh.

d) Theo mô hình lý thuyết về động cơ của V. Room, sức mạnh (cường độ thúc đẩy con người) phụ thuộc vào mức đam mê của người đó đối với công việc.

Page 11: Câu hỏi ôn tập_Quản lý học (1)

Chọn phương án trả lời đúng nhất, giải thích vì sao?

1. Nguy cơ tiềm ẩn của phi tập trung hóa trong quản lý tổ chức là:

a) Thiếu sự nhất quán trong chính sách.

b) Cấp trên mất đi khả năng kiểm soát đối với cấp dưới.

c) Có thể dẫn đến tính phi hiệu quả do sự trùng lặp chức năng ở các bộ phận độc lập.

d) Cả a, b và c.

2. Hạn chế của việc phát triển đội ngũ cán bộ quản lý tổng hợp là đặc điểm của:

a) Cơ cấu mạng lưới.

b) Cơ cấu chức năng.

c) Cơ cấu ma trận.

d) Cơ cấu đơn vị chiến lược.

3. Để mục tiêu của tổ chức được hoàn thành một cách hiệu quả, các nhà quản lý:

a) Nhất thiết phải kiểm tra tất cả các lĩnh vực hoạt động, tất cả các bộ phận và các yếu tố trong tổ chức.

b) Cho kiểm tra các lĩnh vực hoạt động thiết yếu và các điểm kiểm tra thiết yếu.

c) Không cần phải kiểm tra mà để các đối tượng tự kiểm tra.

d) Chỉ kiểm tra các yếu tố có thể đo lường được.

4. Ngành ngôi sao trong ma trận BCG:

a) Có thị phần nhỏ.

b) Có tốc độ tăng trưởng của thị trường cao.

c) Cần ít vốn đầu tư

d) Cả a, b và c.

Cho ý kiến về các kết luận sau (Đúng/sai/ chưa đủ/ tùy điều kiện mới có thể kết luận được)? Giải thích.

a) Chiến lược nguồn nhân lực của một tổ chức là một chiến lược cấp ngành.

b) Chức năng tổ chức là chức năng riêng có của những nhân sự làm việc ở bộ phận tổ chức nhân sự của một tổ chức.

c) Ma trận BCG được sử dụng để phân tích thị phần tương đối của từng ngành kinh doanh trong doanh nghiệp.

d) Cần sử dụng tổng hợp các phương pháp lãnh đạo.

Page 12: Câu hỏi ôn tập_Quản lý học (1)

Chọn phương án trả lời đúng nhất, giải thích vì sao?

1. Tầm quan trọng của các kỹ năng quản lý:

a) Không thay đổi theo các cấp quản lý trong tổ chức.

b) Giảm theo chiều hướng từ cấp quản lý cao nhất đến cấp thấp nhất.

c) Tăng theo chiều hướng từ cấp quản lý cao nhất đến cấp thấp nhất.

d) Thay đổi ở các cấp quản lý khác nhau đối với từng kỹ năng cụ thể.

2. Tầm quản lý trong một tổ chức phụ thuộc vào:

a) Trình độ của cán bộ quản lý.

b) Trình độ và ý thức của cấp dưới.

c) Năng lực của hệ thống thông tin.

d) Cả a, b và c.

3. Để mục tiêu của tổ chức được hoàn thành một cách hiệu quả, các nhà quản lý:

a) Nhất thiết phải kiểm tra tất cả các lĩnh vực hoạt động, tất cả các bộ phận và các yếu tố trong tổ chức.

b) Cho kiểm tra các lĩnh vực hoạt động thiết yếu và các điểm kiểm tra thiết yếu.

c) Không cần phải kiểm tra mà để các đối tượng tự kiểm tra.

d) Chỉ kiểm tra các yếu tố có thể đo lường được.

4. Ngành con bò sữa trong ma trận BCG:

a) Có thị phần lớn.

b) Có tốc độ tăng trưởng của thị trường cao.

c) Cần nhiều vốn đầu tư.

d) Cả a, b và c.

Cho ý kiến về các kết luận sau (Đúng/sai/ chưa đủ/ tùy điều kiện mới có thể kết luận được)? Giải thích.

a) Chức năng lập kế hoạch là chức năng riêng có của những nhân sự làm việc ở bộ phận kế hoạch của một tổ chức

b) Chiến lược marketing của một tổ chức là một chiến lược cấp ngành

c) Cấp quản lý và tầm quản lý có mối quan hệ tỷ lệ thuận

d) Hệ thống kiểm tra tối ưu nhất là hệ thống kiểm tra phản hồi dự báo

Page 13: Câu hỏi ôn tập_Quản lý học (1)

1) Chức năng lập kế hoạch là chức năng riêng có của những nhân sự làm việc ở bộ phận kế hoạch của một tổ chức.

2) Chiến lược marketing là một chiến lược cấp ngành

3) Mô hình 5 lực lượng được sử dụng để phân tích những cơ hội và thách thức từ môi trường bên trong

4) Nhà quản lý luôn bị động trước sự tác động khách quan của các quy luật

5) Chiến lược quản lý sản xuất là một chiến lược cấp ngành

6) Chức năng kiểm tra là chức năng riêng có của giám đốc doanh nghiệp

7) Quản lý tổ chức là một quá trình lập kế hoạch và kiểm tra việc thực thi kế hoạch

8) Xác định vị thế của ngành kinh doanh là một nội dung của chiến lược cấp tổ chức

9) Chiến lược tài chính là một chiến lược cấp ngành

10) Chức năng lãnh đạo là chức năng riêng có của giám đốc doanh nghiệp

11) Ma trận BCG được sử dụng để phân tích khả năng sinh lời của từng ngành kinh doanh trong doanh nghiệp

12) Nguyên lý mối liên hệ ngược chỉ cần tuân thủ trong quá trình kiểm tra

13) Mô hình “5 lực lượng” của Michel Porter được sử dụng để phân tích những cơ hội và thách thức từ môi trường trực tiếp

14) Xây dựng một hệ thống thống tin phản hồi về môi trường vĩ mô là yêu cầu của nguyên tắc mối liên hệ ngược

15) Chức năng lập kế hoạch là chức năng chỉ được thực hiện khi tổ chức bắt đầu một quá trình sản xuất kinh doanh

16) Theo mô hình lý thuyết về động cơ theo kỳ vọng của Hevzberg , người lao động sẽ có kỳ vọng cao về kết quả công việc nếu họ có năng lực và kỹ năng cao

17) Chiến lược nguồn nhân lực là một chiến lược cấp ngành

18) Chức năng tổ chức là chức năng riêng có của những nhân sự làm việc ở bộ phận tổ chức nhân sự của một tổ chức

19) Ma trận BCG được sử dụng để phân tích thị phần tương đối của từng ngành kinh doanh trong doanh nghiệp

20) Cơ cấu tổ chức làm tăng khả năng phối hợp theo chiều dọc là cơ cấu nằm ngang

21) Chiến lược Marketing là một chiến lược cấp ngành

22) Chức năng lập kế hoạch là chức năng riêng có của những nhân sự làm việc ở bộ phận kế hoạch của một tổ chức

23) Ma trận BCG được sử dụng để phân tích tốc độ tăng trưởng của thị trường đối với từng ngành kinh doanh trong tổ chức

24) Nhà quản lý luôn bị động trước sự tác động khách quan của các quy luật

25) Quản lý tổ chức là hoạt động mang tính nghệ thuật cao

26) Có quyền lực là điều kiện quyết định sự thành công của chức năng lãnh đạo

Page 14: Câu hỏi ôn tập_Quản lý học (1)

27) Quy mô của đối thủ cạnh tranh là lực lượng gián tiếp tác động lên tổ chức

28) Hiểu động cơ và động lực của nhân viên là yếu tố cần thiết để thực hiện thành công chức năng lãnh đạo

29) Giảm lãi xuất ngân hàng là 1 trong những cơ hội từ môi trường kinh tế đối với các doanh nghiệp

30) Sức ép từ khách hàng là 1 yếu tố cần phân tích trong mô hình 5 lực lượng

31) Quyền hạn trực tuyến là quyền ra quyết định và kiểm soát 1 bộ phận cấp dưới chịu trách nhiệm thực thi quyết định

32) Mối quan hệ giữa năng lực sự phát triển hệ thông công ty và tầm quản lý là quan hệ thuận

33) Quyền hạn chức năng là quyền xuất hiện khi có sự ủy quyền

34) Kế hoạch là công cụ phối hợp mang tính linh hoạt cao

36) Mô hình SWOT chỉ sử dụng khi lập kế hoạch cho các tổ chức kinh doanh

37) Theo mô hình phân cấp nhu cầu tất cả các nhu cầu đều là động cơ thúc đẩy hoạt động của nhân viên trong tổ chức.

38) Theo mô hình phân cấp nhu cầu khi 1 nhóm nhu cầu đã được thỏa mãn thì nhu cầu đó không còn là động cơ hoạt động của con người.

39) Mối quan hệ giữa năng lực, sự phát triển của hệ thống thông tin và tầm quản lý là quan hệ tỷ lệ nghịch

40) Cơ cấu theo chức năng là tối ưu đối với mọi tổ chức.

41) Cơ cấu chức năng thường sử dụng cho các tổ chức ở thời gian đầu hoạt động.

42) Cơ cấu hình tháp là tăng khả năng phối hợp theo chiều ngang

43) Quản lý doanh nghiệp nhà nước và quản lý doanh nghiệp tư nhân là 2 quy trình tương đối thống nhất

44) Quản lý là 1 tiến trình thay đổi theo thời gian

45) Giá và sự khác biệt hóa sản phẩm là những lợi thế để tổ chức xác định các giải pháp chiến lược của 1 ngành kinh doanh

46) Kiểm tra là chức năng riêng của các nhà quản lý cấp cao.

47) Theo mô hình 2 nhóm yếu tố là động cơ xây dựng chế độ tiền lương và tiền thưởng theo cống hiến là yếu tố thúc đẩy cho nhân viên tạo động lực.

48) Kiểm tra là chức năng của các nhà quản lý đứng đầu tổ chức

49) Phương pháp kinh tế chỉ sử dụng trong quản lý các doanh nghiệp

50) Chiến lược cấp tổ chức xác định vị thế của tổ chức trong tương lai

Page 15: Câu hỏi ôn tập_Quản lý học (1)

* Doanh nghiệp là hệ thống khép kín: SAI

Giải thích:

- Hệ thống: là tập hợp các phần tử có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, bị chi phối chặt chẽ với nhau theo một quy tắc nào đó để trở thành một chỉnh thể, từ đó làm xuất hiện thuộc tính mới gọi là “tính trồi” của hệ thống mà từng phần tử không có được.

-> Như vậy, ta thấy DN là một hệ thống vì có đầy đủ các đặc trưng của 1 hệ thống: DN là tập hợp các các bộ phận và các nhân viên; các bộ phận và các nhân viên tồn tại trong mối quan hệ chặt chẽ với nhau trong cơ cấu tổ chức của DN đó.

- Chia theo mối quan hệ của hệ thống với môi trường ta có 2 loại hệ thống: 1) Hệ thống mở: là hệ thống có mối quan hệ với môi trường; và 2) Hệ thống khép kín: là hệ thống không có mối quan hệ với môi trường.

-> Như vậy, một doanh nghiệp là một hệ thống mở chứ không phải là một hệ thống khép kín

- VD: Một DN có mối quan hệ với:

+ Các cơ quan Nhà nước: sở tài chính, chi cục thuế, sở kế hoạch đầu tư,…

+ Các nhóm khách hàng

+ Các đối thủ cạnh tranh

+ Các nhà phân phối

+ Các nhà cung cấp

- Thêm:

Page 16: Câu hỏi ôn tập_Quản lý học (1)

* Bản chất của ủy quyền là trách nhiệm kép: ĐÚNG

Giải thích:

- Khi xem xét về chức năng tổ chức trong quản lý và cơ cấu tổ chức, cơ cấu tổ chức có các thuộc tính cơ bản:

+ CMH

+ Phân chia tổ chức thành các bộ phận

+ Xác định các mối quan hệ quyền hạn trong tổ chức

+ Phân bổ quyền hạn giữa các cấp quản lý

+ Xác định cấp bậc quản lý và tầm quản lý

- Trong phân bổ quyền hạn giữa các cấp quản lý: có các hình thức:

+ Tập trung: Quyền RQĐ tập trung ở cấp quản lý cao nhất

+ Phân quyền (phi tập trung hóa): Quyền RQĐ được phân tán cho các cấp quản lý thấp hơn trong tổ chức.

+ Ủy quyền: là hành vi cấp trên trao cho cấp dưới một số quyền hạn để họ nhân danh mình thực hiện. Đặc trưng cơ bản nhất của ủy quyền là chế độ trách nhiệm kép, tức là khi thực hiện ủy quyền, người ủy quyền và người được ủy quyền đều phải chịu trách nhiệm.

VD: Giám đốc ủy quyền cho trưởng phòng KD thay mặt Giám đốc đàm phán và quyết định giá trị của Hợp đồng cung cấp sản phẩm.

- Chính vì chế độ trách nhiệm kép, cho nên khi thực hiện ủy quyền phải đảm bảo:

+ Người được ủy quyền phải là người trực tiếp làm việc đó & phải hiểu biết công việc đó (có năng lực để làm)

+ Việc ủy quyền phải ko làm giảm trách nhiệm của người ủy quyền. Tức là vẫn phải theo dõi, kiểm tra quá trình thực hiện.

+ Gắn chặt quyền hạn – trách nhiệm – lợi ích trong quá trình thực hiện ủy quyền

Quyền hạn để thực hiện trách nhiệm

trách nhiệm để ko lạm dụng quyền hạn được giao

lợi ích là động lực thúc đẩy thực hiện

+ Ủy quyền phải là sự tự giác

Cấp trên tự giác trao quyền cho cấp dưới để hoàn thành nhiệm vụ, chấp nhận những giải pháp và quyết định của cấp dưới

Cấp dưới: tự giác, ko cảm thấy bị áp đặt trong quá trình thực hiện.

* Lý do cần phải tập trung vào điểm kiểm tra thiết yếu là do tổ chức có quá nhiều hoạt động và lĩnh vực: ĐÚNG NHƯNG CHƯA ĐỦ

Giải thích:

Page 17: Câu hỏi ôn tập_Quản lý học (1)

- Kiểm tra trong quản lý: là quá trình xem xét các hoạt động nhằm mục đích làm cho các hoạt động đạt kết quả tốt hơn, đồng thời kiểm tra giúp phát hiện những sai sót, lệch lạc để có biện pháp khắc phục, đảm bảo cho các hoạt động thực hiện đúng hướng.

=> Mục đích của kiểm tra trong quản lý là:

1) phát hiện những sai lệch để điều chỉnh;

2) làm cho hoạt động đạt kết quả tốt hơn

- Trong chức năng kiểm tra, nội dung của kiểm tra là:

+ Kiểm tra các lĩnh vực hoạt động thiết yếu: là các lĩnh vực, các hoạt động của tổ chức phải hoạt động có hiệu quả nhằm đảm bảo sự ổn định và phát triển của tổ chức.

+ Kiểm tra các điểm kiểm tra thiết yếu: là những điểm đặc biệt trong tổ chức mà ở đó việc giám sát và thu thập thông tin phản hồi nhất định phải được thực hiện. Đó là những điểm nếu ko thực hiện kiểm tra và điều chỉnh kịp thời sẽ ảnh hưởng lớn đến hoạt động của tổ chức.

- Lý do khi thực hiện kiểm tra chỉ tập trung vào lĩnh vực hoạt động thiết yếu và điểm kiểm tra thiết yếu là: 1) Các hoạt động, các bộ phận, các lĩnh vực của tổ chức rất đa dạng; 2) trong khi đó nguồn lực của tổ chức là có hạn

=> Cho nên để hoạt động kiểm tra trong quản lý đạt hiệu quả, phải tập trung kiểm tra các lĩnh vực hoạt động thiết yếu và điểm kiểm tra thiết yếu, nếu không sẽ tốn kém nguồn lực. Tuy nhiên, việc kiểm tra các lĩnh vực hoạt động thiết yếu và điểm kiểm tra thiết yếu vẫn phải đảm bảo kết quả kiểm tra phản ánh chính xác về hoạt động của tổ chức.

Page 18: Câu hỏi ôn tập_Quản lý học (1)

* Ra quyết định quản lý chỉ được thực hiện trong quá trình lãnh đạo: SAI

Giải thích:

- Ra quyết định là hành vi sáng tạo của chủ thể quản lý nhằm đặt ra mục tiêu, chương trình hành động cho các cá nhân, các bộ phận… để giải quyết một vấn đề nhất định trên cơ sở thu thập thông tin từ môi trường và tổ chức.

=> Mục đích của ra quyết định là để giải quyết vấn đề nhất định (vấn đề chín muồi) của tổ chức.

=> RQĐ là quá trình phân tích, lựa chọn giữa nhiều PA hành động cho một vấn đề nhất định

=> Nhiệm vụ của các nhà quản lý trong thực hiện các chức năng quản lý là RQĐ

=> Kiến thức và kinh nghiệm của cán bộ quản lý ảnh hưởng đến chất lượng của QĐ quản lý

- Trong việc ra quyết định, có quy trình RQĐ (5 bước) và có các phương pháp ra quyết định cơ bản:

+ Phương pháp cá nhân RQĐ

+ Phương pháp RQĐ tập thể

+ Phương pháp RQĐ có tham vấn

Tùy từng trường hợp, nhà quản lý sẽ sử dụng phương pháp thích hợp

- Từ những nội dung trên của việc ra quyết định quản lý ta thấy, ra quyết định quản lý được thực hiện ở tất cả 4 chức năng của quá trình quản lý: Chức năng lập kế hoạch, chức năng tổ chức, chức năng lãnh đạo và chức năng kiểm tra (chứ ko chỉ riêng chức năng lãnh đạo).

+ Trong chức năng LKH: Ra QĐ về mục tiêu của kế hoạch, RQĐ về phương thức và nguồn lực thực hiện kế hoạch

+ Trong chức năng tổ chức: RQĐ về cơ cấu tổ chức, phân công lao động, tuyển dụng, bổ nhiệm cán bộ,…

+ Trong chức năng lãnh đạo: RQĐ về các chính sách lương, thưởng, chính sách phúc lợi, điều kiện làm việc,… để tạo động lực làm việc cho người lao động trong tổ chức.

+ Trong chức năng kiểm tra: RQĐ về hệ thống kiểm tra, đối tượng kiểm tra, chủ thể kiểm tra, cách thức và nguồn lực để kiểm tra,…

Tóm lại: RQĐ được thực hiện ở cả 4 chức năng của quản lý.

Page 19: Câu hỏi ôn tập_Quản lý học (1)

* Trong mọi trường hợp, phong cách dân chủ là phong cách lãnh đạo hiệu quả nhất: SAI

Giải thích:

Phong cách lãnh đạo: tổng thể các biện pháp, các thói quen, các cách cư xử đặc trưng của cán bộ lãnh đạo. Trong lãnh đạo con người có 3 phong cách cơ bản:

+ Phong cách độc đoán: dựa vào kiến thực, kinh nghiệm, quyền hạn của mình tự đưa ra các quyết định, ko bàn bạc thêm và bắt buộc cấp dưới phải thực hiện (sử dụng nhiều các mệnh lệnh hành chính)

Phù hợp cho các tổ chức mà các ý kiến phân tán; tổ chức trong giai đoạn khó khăn.

- VD1: khi lấy ý kiến tập thể về 1 vấn đề, mọi người ko thể thống nhất ý kiến, cần có người lãnh đạo dám đưa ra QĐ và dám chịu trách nhiệm.

- VD2: Trong giai đoạn tổ chức gặp khó khăn, ý thức kỷ luật và ý thức làm việc của nhân viên kém, cần nhà lãnh đạo đưa ra QĐ một cách khoa học và dứt khoát, bắt buộc mọi người phải thực hiện để đưa tổ chức qua giai đoạn khó khăn

Giải quyết vấn đề nhanh chóng; giữ được bí mật các ý đồ

Tuy nhiên, phong cách lãnh đạo này ko phát huy được sự sáng tạo, sự ủng hộ của các cấp thực hiện, tạo bầu không khí căng thẳng trong tập thể.

+ Phong cách dân chủ: quan tâm thu hút tập thể vào thảo luận để quyết định các vấn đề, thực hiện phân quyền và ủy quyền rộng rãi, tăng tính chủ động của các cấp thực hiện. Đây là phong cách lãnh đạo hiệu quả với nhiều tổ chức và nhiều đối tượng.

+ Phong cách tự do: là phong cách lãnh đạo trong đó người lãnh đạo ít tham gia vào công việc tập thể, chỉ xác định mục tiêu cho bộ phận phụ trách và để cấp dưới tự do hành động để đạt được mục tiêu.

Phong cách này phù hợp với những tổ chức với đội ngũ nhân viên có ý thức làm việc, ý thức kỷ luật cao;

Những tổ chức cần nhiều sáng tạo.

Những tổ chức mà có thể lãnh đạo người lao động theo mục tiêu

VD: Các tổ chức cần nhiều sự sáng tạo như Viện nghiên cứu, các trường ĐH; đồng thời ý thức làm việc của người lao động tốt: khi thực hiện các đề tài nghiên cứu, các chủ nhiệm đề tài có thể để mọi người tự do làm việc, và sau đó kiểm soát theo mục tiêu và theo tiến độ: theo giai đoạn thực hiện kiểm tra tiến độ và chất lượng đề tài.

Page 20: Câu hỏi ôn tập_Quản lý học (1)

* Rất khó xác định chính xác tầm kiểm soát trong cơ cấu tổ chức: ĐÚNG

Giải thích:

- Tầm quản lý (tầm kiểm soát) của 1 cán bộ quản lý hoặc của 1 bộ phận trong cơ cấu tổ chức được hiểu là: số lượng các đầu mối hoặc số lượng các cấp dưới mà cán bộ quản lý (hoặc bộ phận) trực tiếp chịu trách nhiệm và kiểm soát hiệu quả.

- Rất khó xác định chính xác tầm quản lý (tầm kiểm soát) vì tầm kiểm soát phụ thuộc vào rất nhiều các yếu tố, và ko có công thức nào để tính chính xác tầm quản lý (tầm kiểm soát) của 1 cán bộ quản lý trong cơ cấu tổ chức. Tầm quản lý (tầm kiểm soát) phụ thuộc vào các yếu tố cơ bản:

+ Trình độ chuyên môn, trình độ quản lý của cán bộ quản lý

+ Kinh nghiệm về chuyên môn và quản lý của cán bộ quản lý

+ Phương tiện và nguồn lực dành cho cán bộ quản lý

+ Tính chất phức tạp của hoạt động quản lý và tính chất phức tạp của đối tượng quản lý.

- Tuy rất khó để xác định chính xác tầm kiểm soát của 1 cán bộ quản lý (hoặc 1 bộ phận) trong cơ cấu tổ chức nhưng có thể xác định mối quan hệ giữa các yếu tố ảnh hưởng đến tầm kiểm soát:

Giữa tầm quản lý - trình độ, kinh nghiệm của cán bộ quản lý: tỷ lệ thuận

Giữa tầm quản lý - phương tiện, nguồn lực của cán bộ quản lý: tỷ lệ thuận

Giữa tầm quản lý - mức độ phức tạp của hoạt động quản tri: tỷ lệ nghịch

Giữa tầm quản lý - số cấp quản lý: tỷ lệ nghịch (Sự xuất hiện của cấp bậc quản lý là do sự giới hạn về tầm quản lý)

=> muốn giảm số cấp quản lý và số lượng các bộ phận, phải tăng tầm quản lý của các cán bộ quản lý=> Phải tăng trình độ, phương tiện và nguồn lực của cán bộ quản lý.

=> Việc tăng tầm quản lý: -> giảm chi phí cho hoạt động quản lý

-> bộ máy quản lý gọn nhẹ, lãnh đạo, kiểm tra, k./soát dễ dàng hơn (giảm số lượng cán bộ quản lý)

-> dễ thống nhất ý kiến và hành động

Tóm lại: Rất khó xác định chính xác tầm kiểm soát (tầm quản lý) trong cơ cấu tổ chức nhưng có thể xác định các yếu tố ảnh hưởng đến tầm kiểm soát. Việc xác định đúng tầm kiểm soát sẽ làm giảm chi phí cho cơ cấu tổ chức và giảm sự chồng chéo trong các hoạt động của các bộ phận hoặc các cá nhân trong cơ cấu tổ chức.

* Nội dung chủ yếu của của chức năng lãnh đạo là ra lệnh và cưỡng bức người lao động thực hiện mục tiêu của tổ chức: SAI

Giải thích:

- Chức năng lãnh đạo trong quản lý: Lãnh đạo là việc định ra chủ trương, đường lối, mục đích, tính chất, nguyên tắc hoạt động của 1 tổ chức trong các điều kiện môi trường thay đổi.

Page 21: Câu hỏi ôn tập_Quản lý học (1)

-> Lãnh đạo là quá trình tác động lên con người để họ thực hiện các công việc, nhằm thực hiện mục tiêu của tổ chức

-> Lãnh đạo là sự dẫn dắt con người tới mục đích chung

- Nội dung của chức năng lãnh đạo:

+ Hiểu rõ con người trong tổ chức: hiểu rõ đặc điểm, hoàn cảnh của con người trong tổ chức; hiểu rõ nhu cầu, động cơ làm việc của người lao động; hiểu rõ các mối quan hệ của người lao động; có cách thức tác động vào động cơ và đáp ứng nhu cầu của người lao động.

+ Đưa ra các quyết định lãnh đạo thích hợp (phương pháp lãnh đạo thích hợp)

+ Xây dựng các nhóm làm việc và lãnh đạo nhóm làm việc

+ Tiến hành giao tiếp và đàm phán

+ Dự kiến các tình huống và cách ứng xử

- Trong việc thực hiện chức năng lãnh đạo, nhà quản lý phải nắm bắt nhu cầu, động cơ làm việc, những đặc điểm cá nhân, năng lực của người lao động và lựa chọn phương pháp lãnh đạo con người phù hợp. Trong lãnh đạo con người có 3 phương pháp cơ bản:

+ Phương pháp hành chính: là phương pháp tác động trực tiếp của cán bộ quản lý lên người lao động thông qua các quyết định hành chính bắt buộc, quy định rõ trách nhiệm hành chính của người lao động và buộc người LĐ phải tuân theo.

+ Phương pháp kinh tế: là cách thức tác động gián tiếp lên người lao động thông qua các lợi ích kinh tế (lương, thưởng, phạt,…) để người lao động tự lựa chọn phương án hành động một cách có hiệu quả nhất.

-> Tìm cách gắn lợi ích của người LĐ với lợi ích của tổ chức

-> Gắn lợi ích của người LĐ với hiệu quả công việc

+ Phương pháp giáo dục: là cách thức tác động vào nhận thức và tình cảm của con người trong tổ chức, để con người nhận thức được cái đúng – cái sai ; cái nên làm – ko nên làm,… để tự giác hành động.

- Việc lựa chọn phương pháp lãnh đạo con người căn cứ trên: khả năng chấp nhận của đối tượng, phong cách của cán bộ lãnh đạo, nguồn lực của tổ chức,…

=> Như vậy, chức năng lãnh đạo không phải chỉ là ra lệnh và cưỡng bức người lao động thực hiện mục tiêu, mà phải nắm bắt nhu cầu, động cơ, đặc điểm của người lao động và vận dụng tổng hợp 3 phương pháp lãnh đạo con người, ở các mức độ khác nhau, tùy đặc điểm của đối tượng tác động.

* Khi tổ chức hoạt động trong môi trường ít biến động thì không nhất thiết phải lập kế hoạch: SAI

Giải thích

- Lập kế hoạch là quá trình xác định mục tiêu và lựa chọn phương thức để thực hiện các mục tiêu đó. Nói cách khác, Lập kế hoạch là việc định ra những công việc dự định làm trong thời gian nhất định với cách thức, trình tự và thời hạn tiến hành.

Theo quá trình quản lý, lập kế hoạch là chức năng đầu tiên của quản lý.

Page 22: Câu hỏi ôn tập_Quản lý học (1)

- Không chỉ trong môi trường biến động, mà cả trong môi trường ít biến động, tổ chức vẫn phải thực hiện việc lập kế hoạch. Vai trò của lập kế hoạch thể hiện:

+ Vai trò định hướng của lập kế hoạch trong quản lý

Vì lập kế hoạch xác định mục tiêu cho tổ chức/từng bộ phận của tổ chức

=> Định hướng cho hoạt động của tổ chức và từng bộ phận trong những khoảng thời gian nhất định, tập trung nguồn lực để thực hiện mục tiêu.

VD: Kế hoạch sản xuất tháng/quý/năm => Định hướng cho bộ phận sản xuất trong từng giai đoạn tháng/quý/năm

Chiến lược sản xuất: => Định hướng trong dài hạn cho bộ phận sản xuất.

+ Vai trò phối hợp các hoạt động, tạo khả năng điều hành tác nghiệp của tổ chức

Liệt kê các công việc, các hoạt động cần thiết để thực hiện mục tiêu

Sắp xếp một cách khoa học các công việc, phân bổ nguồn lực một cách hợp lý để thực hiện mục tiêu => tránh sự manh mún, lãng phí, kém hiệu quả

Là căn cứ cho việc điều hành tác nghiệp

+ Lập kế hoạch giúp tổ chức đối phó một cách hiệu quả với những thay đổi trong tổ chức và ngoài môi trường

Các hoạt động trong tổ chức và đảm bảo tính hướng đích khi thực hiện các mục tiêu theo kế hoạch

Có thể điều chỉnh kế hoạch khi có những thay đổi từ bên trong và bên ngoài tổ chức

VD: Đơn đặt hàng tăng lên: căn cứ trên kế hoạch=> điều chỉnh nguồn lực thực hiện (Máy móc, thiết bị, nhân công, vốn,..)

Nhân viên xin nghỉ việc đột xuất=>điều chỉnh tăng ca, tuyển thêm LĐ thời vụ,…

+ Lập kế hoạch là căn cứ cho hoạt động kiểm tra.

Page 23: Câu hỏi ôn tập_Quản lý học (1)

* Hệ thống kiểm tra phản hồi đầu ra là hệ thống kiểm tra tối ưu: SAI

Giải thích:

- Kiểm tra: là quá trình xem xét các hoạt động nhằm mục đích làm cho các hoạt động đạt kết quả tốt hơn, đồng thời kiểm tra giúp phát hiện những sai sót, lệch lạc để có biện pháp khắc phục, đảm bảo cho các hoạt động thực hiện đúng hướng.

=> phát hiện những sai lệch để điều chỉnh

=> làm cho hoạt động đạt kết quả tốt hơn

- Bản chất của kiểm tra:

+ Kiểm tra là hệ thống phản hồi đầu ra (phản hồi kết quả hoạt động)

+ Kiểm tra là hệ thống phản hồi dự báo (hệ thống kiểm tra lường trước_

- Hệ thống kiểm tra phản hồi đầu ra: Để đánh giá về hoạt động của tổ chức, thực hiện đo lường, đánh giá và kiểm tra đầu ra của tổ chức đó.

VD: để đánh giá về hoạt động của 1 DN sản xuất, thực hiện kiểm tra và đánh giá chất lượng sản phẩm của DN đó

- Nhược điểm của hệ thống kiểm tra này: Độ trễ về mặt thời gian là nhược điểm chính của hệ thống kiểm tra này, thể hiện:

+ Tổn thất đã xảy ra -> gây tốn kém cho tổ chức, đặc biệt là sản xuất quy mô lớn

+ Hệ thống này chỉ có ý nghĩa rút kinh nghiệm cho quá trình sau, ít có tác dụng nâng cao chất lượng cho quá trình tạo ra sản phẩm

Tóm lại, hệ thống kiểm tra phản hồi đầu ra không phải là hệ thống kiểm tra tối ưu. Hệ thống kiểm tra tối ưu là hệ thống kiểm tra kết hợp giữa hệ thống kiểm tra phản hồi đầu ra và hệ thống kiểm tra lường trước. Tức là phải kiểm tra cả đầu vào, quá trình thực hiện và đầu ra.

Đầu vào Quá trìnhthực hiện

Đầu ra

Kiểm tra

Page 24: Câu hỏi ôn tập_Quản lý học (1)

- Do nguồn lực của tổ chức là có hạn, cho nên chỉ kiểm tra các lĩnh vực hoạt động thiết yếu và điểm kiểm tra thiết yếu; xác định mức độ kiểm tra phù hợp.

Đầu vào Quá trìnhthực hiện

Đầu ra

Kiểm traKiểm tra Kiểm tra

Page 25: Câu hỏi ôn tập_Quản lý học (1)

* Quy tắc là loại hình kế hoạch xây dựng một lần và sử dụng một lần: SAI

* Chính sách là loại hình kế hoạch xây dựng một lần và sử dụng một lần: SAI

- Quy tắc: là loại hình kế hoạch giải thích rõ việc được làm – không được làm

- Chính sách: là quan điểm, phương hướng, cách thức chung để ra quyết định trong phạm vi nào đó của tổ chức.

VD: Chính sách tuyển dụng, chính sách đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, chính sách tạo động lực

Giải thích

- Lập kế hoạch là quá trình xác định mục tiêu và lựa chọn phương thức để thực hiện các mục tiêu đó. Kết quả của quá trình lập kế hoạch là bản kế hoạch.

- Có nhiều cách thức phân loại các kế hoạch trong tổ chức:

+ Theo cấp của kế hoạch: KH chiến lược và kế hoạch tác nghiệp

+ Theo thời gian: KH dài hạn, kế hoạch trung hạn, kế hoạch ngắn hạn

+ Theo hình thức thể hiện: Chiến lược, chính sách, thủ tục, quy tắc, chương trình, ngân quỹ

Chiến lược: là tổng thể các quan điểm, tư tưởng, các giải pháp và công cụ để thực hiện các mục tiêu tổng thể của tổ chức

Chính sách: là quan điểm, phương hướng, cách thức chung để ra quyết định trong phạm vi nào đó của tổ chức.

Thủ tục: là hướng dẫn chuỗi hành động theo thời gian. Đó là loại hình kế hoạch thiết lập phương pháp cần thiết cho việc điều hành hoạt động.

Quy tắc: là loại hình kế hoạch giải thích rõ việc được làm – không được làm.

Chương trình: là tổng thể các chính sách, các thủ tục, các quy tắc, các công việc cần thực hiện, các nguồn lực thực hiện theo không gian và thời gian

Ngân quỹ: bảng tường trình các kết quả mong muốn bằng con số

- Quy tắc: là loại hình kế hoạch giải thích rõ việc được làm – không được làm.

+ So với thủ tục, quy tắc cũng là loại hình kế hoạch hướng dẫn hành động; nhưng thủ tục là hướng dẫn chuỗi hành động theo thời gian; còn quy tắc là hướng dẫn hành động không ấn định trình tự thời gian.

+ So với chính sách, quy tắc là hướng dẫn ra QĐ, chính sách cũng là hướng dẫn ra QĐ, nhưng chính sách cho phép lựa chọn khi áp dụng, còn quy tắc ko cho phép lựa chọn khi áp dụng => Chính sách có tính linh hoạt cao hơn quy tắc và thủ tục.

+ Trong các loại hình kế hoạch theo hình thức thể hiện: chính sách, thủ tục, quy tắc là loại hình kế hoạch xây dựng một lần, sử dụng nhiều lần

Còn chiến lược, chương trình, ngân quỹ: là loại hình kế hoạch xây dựng 1 lần, sử dụng một lần.

Page 26: Câu hỏi ôn tập_Quản lý học (1)

* Cần vận dụng tổng hợp các phương pháp lãnh đạo con người: ĐÚNG

Giải thích

- Chức năng lãnh đạo trong quản lý: Lãnh đạo là việc định ra chủ trương, đường lối, mục đích, tính chất, nguyên tắc hoạt động của 1 tổ chức trong các điều kiện môi trường thay đổi.

-> Lãnh đạo là quá trình tác động lên con người để họ thực hiện các công việc, nhằm thực hiện mục tiêu của tổ chức

-> Lãnh đạo là sự dẫn dắt con người tới mục đích chung

- Nội dung cơ bản của chức năng lãnh đạo:

+ Hiểu rõ con người trong tổ chức: hiểu rõ đặc điểm, hoàn cảnh của con người trong tổ chức; hiểu rõ nhu cầu, động cơ làm việc của người lao động; hiểu rõ các mối quan hệ của người lao động; có cách thức tác động vào động cơ và đáp ứng nhu cầu của người lao động.

+ Đưa ra các quyết định lãnh đạo thích hợp (phương pháp lãnh đạo thích hợp)

+ Xây dựng các nhóm làm việc và lãnh đạo nhóm làm việc

- Trong việc thực hiện chức năng lãnh đạo, nhà quản lý phải nắm bắt nhu cầu, động cơ làm việc, những đặc điểm cá nhân, năng lực của người lao động và lựa chọn phương pháp lãnh đạo con người phù hợp. Trong lãnh đạo con người có 3 phương pháp cơ bản:

+ Phương pháp hành chính: là phương pháp tác động trực tiếp của cán bộ quản lý lên người lao động thông qua các quyết định hành chính bắt buộc, quy định rõ trách nhiệm hành chính của người lao động và buộc người LĐ phải tuân theo.

-> Phương pháp hành chính có vai trò: xác lập trật tự cho tổ chức, giải quyết vấn đề nhanh chóng, dứt khoát

+ Phương pháp kinh tế: là cách thức tác động gián tiếp lên người lao động thông qua các lợi ích kinh tế (lương, thưởng, phạt,…) để người lao động tự lựa chọn phương án hành động một cách có hiệu quả nhất.-> Gắn lợi ích của người LĐ với hiệu quả công việc

-> Phương pháp kinh tế phát huy cao nhất tính chủ động, sáng tạo của người lao động trong tổ chức vì lợi ích của người LĐ gắn với hiệu quả công việc, họ tìm mọi cách tăng NSLĐ

+ Phương pháp giáo dục: là cách thức tác động vào nhận thức và tình cảm của con người trong tổ chức, để con người nhận thức được cái đúng – cái sai ; cái nên làm – ko nên làm,… để tự giác hành động.

-> Phương pháp giáo dục nâng cao tính tự giác của người LĐ

- Việc lựa chọn phương pháp lãnh đạo con người căn cứ trên: khả năng chấp nhận của đối tượng, phong cách của cán bộ lãnh đạo, nguồn lực của tổ chức,…

=> Mỗi phương pháp trên đều có những ưu điểm và nhược điểm nhất định. Trong việc lãnh đạo con người, người lãnh đạo phải nắm bắt nhu cầu, động cơ, đặc điểm của người lao động và vận dụng tổng hợp 3 phương pháp lãnh đạo con người trên, ở các mức độ khác nhau, tùy đặc điểm của đối tượng tác động. Có những đối tượng phải sử dụng nhiều phương pháp hành chính, có những đối tượng phải sử dụng nhiều phương pháp động viên, thuyết phục,…

Page 27: Câu hỏi ôn tập_Quản lý học (1)

* Kỹ năng kỹ thuật là quan trọng nhất đối với các nhà quản lý cấp cơ sở trong khi kỹ năng nhận thức trở nên quan trọng hơn khi các nhà quản lý tiến dần lên trên bậc thang quản lý của tổ chức: ĐÚNG

Giải thích:

+ Trong quản lý tổ chức, theo cấp của quản lý, cán bộ quản lý bao gồm:

- Cán bộ quản lý cấp cao: quyết định chiến lược, chính sách, chỉ đạo mối quan hệ của tổ chức với môi trường (HĐQT, ban GĐ)

- Cán bộ quản lý cấp trung: chịu trách nhiêm quản lý những bộ phận, phân hệ nhất định của tổ chức; họ có cán bộ quản lý cấp cao hơn và cán bộ quản lý cấp thấp hơn. Một tổ chức có thể không có hoặc có nhiều cấp cán bộ quản lý cấp trung.

- Cán bộ quản lý cấp cơ sở: là người chịu trách nhiêm trước công việc của những người lao động trực tiếp, họ không có cán bộ quản lý cấp thấp hơn

+ Yêu cầu về mặt kỹ năng đối với cán bộ quản lý các cấp:

- Kỹ năng kỹ thuật (technical skill): là kiến thức trong lĩnh vực chuyên môn của mình để thực hiện công tác quản lý.

- Kỹ năng thực hiện các mối quan hệ con người (human skill): là khả năng làm việc với người khác, thể hiện ở:1) Khả năng đánh giá con người, 2) Có khả năng giao tiếp, đàm phán, 3) Có khả năng giải quyết các mâu thuẫn tập thể,…

- Kỹ năng nhận thức (conceptual skill) là khả năng phân tích, phát hiện và giải quyết các vấn đề phức tạp trong tổ chức. Có khả năng dự đoán những thuận lợi, khó khăn, khả năng đối mặt với những khó khăn,…

+ Do 3 cấp cán bộ quản lý có những trách nhiệm khác nhau, có đặc thù công việc khác nhau trong tổ chức nên yêu cầu về mặt kỹ năng đối với từng cấp của cán bộ quản lý. Cụ thể:

- Cán bộ quản lý cấp cơ sở: với đặc thù là quản lý trực tiếp người lao động trong 1 bộ phận chuyên môn nên kỹ năng cần thiết nhất là kỹ năng kỹ thuật. Họ cần ít kỹ năng nhận thức.

- Cán bộ quản lý cấp cao: với đặc thù là chịu trách nhiệm xây dựng đường lối, chiến lược của tổ chức, chịu trách nhiệm cao nhất về mọi hoạt động trong tổ chức nên kỹ năng cần thiết nhất là kỹ năng nhận thức, giải quyết những vấn đề phức tạp, khả năng dự báo trước thuận lợi và khó khăn, khả năng đương đầu với thách thức và dẫn dắt tổ chức vượt qua các khó khăn.

=> Kỹ năng kỹ thuật là quan trọng nhất đối với các nhà quản lý cấp cơ sở trong khi kỹ năng nhận thức trở nên quan trọng hơn khi các nhà quản lý tiến dần lên trên bậc thang quản lý của tổ chức. Điều này được thể hiện ở sơ đồ:

Page 28: Câu hỏi ôn tập_Quản lý học (1)

% công việc

Cấp cao Cấp trung Cấp cơ sở

Kỹ năng kỹ thuật

Kỹ năng làm việc với con người

Kỹ năng nhận thức

Mối quan hệ giữa cấp cán bộ quản lý với kỹ năng quản lý

Page 29: Câu hỏi ôn tập_Quản lý học (1)

* Các nhà quản lý ở các cấp khác nhau cần các kỹ năng quản lý khác nhau: ĐÚNG

Giải thích

+ Trong quản lý tổ chức, theo cấp của quản lý, cán bộ quản lý bao gồm:

- Cán bộ quản lý cấp cao: quyết định chiến lược, chính sách, chỉ đạo mối quan hệ của tổ chức với môi trường (HĐQT, ban GĐ)

- Cán bộ quản lý cấp trung: chịu trách nhiêm quản lý những bộ phận, phân hệ nhất định của tổ chức; họ có cán bộ quản lý cấp cao hơn và cán bộ quản lý cấp thấp hơn. Một tổ chức có thể không có hoặc có nhiều cấp cán bộ quản lý cấp trung.

- Cán bộ quản lý cấp cơ sở: là người chịu trách nhiêm trước công việc của những người lao động trực tiếp, họ không có cán bộ quản lý cấp thấp hơn

+ Yêu cầu về mặt kỹ năng đối với cán bộ quản lý các cấp:

- Kỹ năng kỹ thuật (technical skill): là kiến thức trong lĩnh vực chuyên môn của mình để thực hiện công tác quản lý.

- Kỹ năng thực hiện các mối quan hệ con người (human skill): là khả năng làm việc với người khác, thể hiện ở:1) Khả năng đánh giá con người, 2) Có khả năng giao tiếp, đàm phán, 3) Có khả năng giải quyết các mâu thuẫn tập thể,…

- Kỹ năng nhận thức (conceptual skill) là khả năng phân tích, phát hiện và giải quyết các vấn đề phức tạp trong tổ chức. Có khả năng dự đoán những thuận lợi, khó khăn, khả năng đối mặt với những khó khăn,…

+ Do 3 cấp cán bộ quản lý có những trách nhiệm khác nhau, có đặc thù công việc khác nhau trong tổ chức nên yêu cầu về mặt kỹ năng đối với từng cấp của cán bộ quản lý. Cụ thể:

- Cán bộ quản lý cấp cơ sở: với đặc thù là quản lý trực tiếp người lao động trong 1 bộ phận chuyên môn nên kỹ năng cần thiết nhất là kỹ năng kỹ thuật, sau đó là kỹ năng con người. Họ cần ít kỹ năng nhận thức.

- Cán bộ quản lý cấp cao: Ngược lại với cán bộ quản lý cấp cơ sở, với đặc thù là chịu trách nhiệm xây dựng đường lối, chiến lược của tổ chức, chịu trách nhiệm cao nhất về mọi hoạt động trong tổ chức nên kỹ năng cần thiết nhất là kỹ năng nhận thức, giải quyết những vấn đề phức tạp, khả năng dự báo trước thuận lợi và khó khăn, khả năng đương đầu với thách thức và dẫn dắt tổ chức vượt qua các khó khăn. Sau đó là kỹ năng con người. Họ cần ít kỹ năng kỹ thuật vì họ ít phải đi sâu về chuyên môn nghiệp vụ.

- Cán bộ quản lý cấp trung: họ cần nhiều nhất kỹ năng con người. Còn kỹ năng kỹ thuật và kỹ năng nhận thức ở mức độ thấp hơn.

=> Tóm lại, các nhà quản lý ở các cấp khác nhau cần các kỹ năng quản lý khác nhau, thể hiện ở sơ đồ:

+ Sơ đồ tầm quan trọng của các kỹ năng quản lý theo cấp quản lý.

Page 30: Câu hỏi ôn tập_Quản lý học (1)

* Kỹ năng quan trọng nhất đối với nhà quản lý cấp cao là kỹ năng kỹ thuật. SAI

Giải thích:

+ Trong quản lý tổ chức, theo cấp của quản lý, cán bộ quản lý bao gồm:

- Cán bộ quản lý cấp cao: quyết định chiến lược, chính sách, chỉ đạo mối quan hệ của tổ chức với môi trường (HĐQT, ban GĐ)

- Cán bộ quản lý cấp trung: chịu trách nhiêm quản lý những bộ phận, phân hệ nhất định của tổ chức; họ có cán bộ quản lý cấp cao hơn và cán bộ quản lý cấp thấp hơn. Một tổ chức có thể không có hoặc có nhiều cấp cán bộ quản lý cấp trung.

- Cán bộ quản lý cấp cơ sở: là người chịu trách nhiêm trước công việc của những người lao động trực tiếp, họ không có cán bộ quản lý cấp thấp hơn

+ Yêu cầu về mặt kỹ năng đối với cán bộ quản lý các cấp:

- Kỹ năng kỹ thuật (technical skill): là kiến thức trong lĩnh vực chuyên môn của mình để thực hiện công tác quản lý.

- Kỹ năng thực hiện các mối quan hệ con người (human skill): là khả năng làm việc với người khác, thể hiện ở:1) Khả năng đánh giá con người, 2) Có khả năng giao tiếp, đàm phán, 3) Có khả năng giải quyết các mâu thuẫn tập thể,…

- Kỹ năng nhận thức (conceptual skill) là khả năng phân tích, phát hiện và giải quyết các vấn đề phức tạp trong tổ chức. Có khả năng dự đoán những thuận lợi, khó khăn, khả năng đối mặt với những khó khăn,…

+ Do 3 cấp cán bộ quản lý có những trách nhiệm khác nhau, có đặc thù công việc khác nhau trong tổ chức nên yêu cầu về mặt kỹ năng đối với từng cấp của cán bộ quản lý. Cụ thể:

- Cán bộ quản lý cấp cơ sở: với đặc thù là quản lý trực tiếp người lao động trong 1 bộ phận chuyên môn nên kỹ năng cần thiết nhất là kỹ năng kỹ thuật. Họ cần ít kỹ năng nhận thức.

- Cán bộ quản lý cấp cao: với đặc thù là chịu trách nhiệm xây dựng đường lối, chiến lược của tổ chức, chịu trách nhiệm cao nhất về mọi hoạt động trong tổ chức nên kỹ năng cần thiết nhất là kỹ năng nhận thức, giải quyết những vấn đề phức tạp, khả năng dự báo trước thuận lợi và khó khăn, khả năng đương đầu với thách thức và dẫn dắt tổ chức vượt qua các khó khăn.

- Cán bộ quản lý cấp trung: họ cần nhiều nhất kỹ năng con người. Còn kỹ năng kỹ thuật và kỹ năng nhận thức ở mức độ thấp hơn.

=> Kỹ năng cần thiết nhất đối với nhà quản lý cấp cao là kỹ năng nhận thức, trong khi kỹ năng cần thiết nhất đối với nhà quản lý cấp cơ sở. Thể hiện trong sơ đồ:

+ Sơ đồ tầm quan trọng của các kỹ năng quản lý theo cấp quản lý.

Page 31: Câu hỏi ôn tập_Quản lý học (1)

* Tính chất công việc cần quản lý không ảnh hưởng đến tầm quản lý. SAI

Giải thích:

- Tầm quản lý (tầm kiểm soát) của 1 cán bộ quản lý hoặc của 1 bộ phận trong cơ cấu tổ chức được hiểu là: số lượng các đầu mối hoặc số lượng các cấp dưới mà cán bộ quản lý (hoặc bộ phận) trực tiếp chịu trách nhiệm và kiểm soát hiệu quả.

- Rất khó xác định chính xác tầm quản lý (tầm kiểm soát) vì tầm kiểm soát phụ thuộc vào rất nhiều các yếu tố, và ko có công thức nào để tính chính xác tầm quản lý (tầm kiểm soát) của 1 cán bộ quản lý trong cơ cấu tổ chức. Tầm quản lý (tầm kiểm soát) phụ thuộc vào các yếu tố cơ bản:

+ Trình độ chuyên môn, trình độ quản lý của cán bộ quản lý

+ Kinh nghiệm về chuyên môn và quản lý của cán bộ quản lý

+ Phương tiện và nguồn lực dành cho cán bộ quản lý

+ Tính chất phức tạp của hoạt động quản lý và tính chất phức tạp của đối tượng quản lý.

- Như vậy, tính chất công việc có ảnh hưởng đến tầm quản lý của một cán bộ quản lý.

- VD:

+ Trong tổ chức mà tính chất công việc đơn giản -> nhà quản lý có thể quản lý được nhiều đầu mối, nhiều nhân viên hơn; VD: Tầm quản lý là 50

+ Ngược lại, tính chất công việc phức tạp -> nhà quản lý có thể quản lý được ít đầu mối, ít nhân viên hơn; VD: khi đó tầm quản lý chỉ là 20.

Nói cách khác, tầm quản lý có quan hệ nghịch với tính chất phức tạp của hoạt động quản lý

Page 32: Câu hỏi ôn tập_Quản lý học (1)

* Có quyền lực là đủ để lãnh đạo con người: SAI

Giải thích

- Chức năng lãnh đạo trong quản lý: Lãnh đạo là việc định ra chủ trương, đường lối, mục đích, tính chất, nguyên tắc hoạt động của 1 tổ chức trong các điều kiện môi trường thay đổi.

-> Lãnh đạo là quá trình tác động lên con người để họ thực hiện các công việc, nhằm thực hiện mục tiêu của tổ chức

-> Lãnh đạo là sự dẫn dắt con người tới mục đích chung

- Nội dung của chức năng lãnh đạo:

+ Hiểu rõ con người trong tổ chức: hiểu rõ đặc điểm, hoàn cảnh của con người trong tổ chức; hiểu rõ nhu cầu, động cơ làm việc của người lao động; hiểu rõ các mối quan hệ của người lao động; có cách thức tác động vào động cơ và đáp ứng nhu cầu của người lao động.

+ Đưa ra các quyết định lãnh đạo thích hợp (phương pháp lãnh đạo thích hợp)

+ Xây dựng các nhóm làm việc và lãnh đạo nhóm làm việc

+ Tiến hành giao tiếp và đàm phán

+ Dự kiến các tình huống và cách ứng xử

- Vì vậy, để lãnh đạo con người, nhà lãnh đạo phải có:

+ Quyền lực tổ chức (do vị trí mang lại);

+ Phẩm chất cá nhân: năng lực chuyên môn, kinh nghiệm quản lý, những thành công trong quá khứ, uy tín cá nhân, đạo đức lối sống, mối quan hệ cá nhân và gia đình, tiền bạc…

+ Nắm bắt nhu cầu, động cơ, các đặc điểm của người lao động, từ đó lựa chọn phương pháp tác động lên con người hiệu quả (vận dụng tổng hợp 3 phương pháp lãnh đạo: phương pháp hành chính, phương pháp kinh tế, phương pháp giáo dục ở các mức độ khác nhau, tùy từng đối tượng)

VD: người lãnh đạo có quyền lực, nhưng ko có uy tín cá nhân, ko hiểu biết nhu cầu, động cơ làm việc của người lao động thường sử dụng nhiều mệnh lệnh hành chính để bắt buộc cấp dưới thực hiện, ko sử dụng hiệu quả phương pháp kinh tế (gắn lợi ích với hiệu quả công việc) và phương pháp giáo dục (động viên, thuyết phục, khích lệ người lao động)

Page 33: Câu hỏi ôn tập_Quản lý học (1)

* Mô hình các lực lượng thị trường được sử dụng để nghiên cứu và dự báo môi trường bên trong của tổ chức: SAI

Giải thích:

- Để XD chiến lược cấp tổ chức

- Xem xét khả năng cạnh trạnh của tổ chức trong môi trường hoạt động của nó:

+ Nguồn kỹ thuật và kinh tế của tổ chức

+ 5 lực lượng thuộc môi trường

=> Phân tích từng lĩnh vực hoạt động của tổ chức

- Dùng để phân tích cho từng ngành (lĩnh vực) của tổ chức, vì sự cạnh tranh của tổ chức trong từng ngành diễn ra tương tự nhau

- Áp lực cạnh tranh của 1 ngành (lĩnh vực) trong môi trường của nó phụ thuộc 5 yếu tố cơ bản

+ Mối đe dọa từ các đối thủ cạnh tranh mới

+ Mối đe dọa từ các SP/DV thay thế

+ Vị thế (khả năng thương lượng) của nhà cung cấp: ngành đó có nhiều hay ít nhà cung cấp

+ Vị thế (khả năng thương lượng) của khách hàng: ngành đó có nhiều hay ít khách hàng

+ Tính khốc liệt trong cạnh tranh giữa các đối thủ: các đối thủ cạnh tranh cạnh tranh khốc liệt hay thương lượng với nhau?

VD: Ngành vận tải taxi, vận tải hàng hóa

=> Như vậy, mô hình 5 lực lượng của Porter là công cụ để hình thành chiến lược cấp tổ chức bằng cách phân tích nguồn kinh tế-kỹ thuật của tổ chức và 5 lực lượng thuộc môi trường bên ngoài => Kết luận trên là sai.

Page 34: Câu hỏi ôn tập_Quản lý học (1)

Tính khốc liệt trong

cạnh tranh giữa các đối

thủ

Mối đe dọa từ các đối thủ

mới

Khả năng thương lượng của nhà cung

cấp

Khả năng thương lượng

của khách hàng

Mối đe dọa từ các SP/DV thay thế

Page 35: Câu hỏi ôn tập_Quản lý học (1)

* Ưu điểm của cơ cấu tổ chức ma trận là phát triển kỹ năng quản lý tổng hợp: SAI

Giải thích

- Cơ cấu tổ chức ma trận là cơ cấu tổ chức theo bộ phận. Đó là sự kết hợp của hai hay nhiều mô hình tổ chức khác nhau. Cơ cấu tổ chức ma trận có dạng:

- Ưu điểm:

+ Tận dụng được nguồn lực ở các bộ phận khác nhau với chuyên môn khác nhau, kết hợp được năng lực quản lý của chuyên gia.

+ Hướng hoạt động theo kết quả cuối cùng và tập trung nguồn lực vào khâu xung yếu.

+ Thích nghi tốt với sự thay đổi của môi trường (hết DA1->DA2->DA3,…)

- Nhược điểm:

+ Song trùng lãnh đạo

+ Quyền hạn, trách nhiệm có thể trùng lắp, xung đột.

+ Cơ cấu phức tạp, không bền vững

- Như vậy, ưu điểm của cơ cấu ma trận không phải là phát triển kỹ năng quản lý tổng hợp. Đó là ưu điểm của cơ cấu tổ chức theo sản phẩm, hoặc cơ cấu tổ chức theo địa dư. Ưu điểm lớn nhất của cơ cấu ma trận là kết hợp được chuyên gia ở nhiều lĩnh vực khác nhau cho 1 mục tiêu nhất định. Nhưng nhược điểm lớn nhất của cơ cấu ma trận là hiện tượng song trùng lãnh đạo, tức là 1 nhân viên chịu sự điều hành và kiểm soát của nhiều cán bộ quản lý khác nhau.

VD: trong sơ đồ cơ cấu tổ chức trên, để thực hiện dự án 1, có thể kết hợp chuyên gia ở phòng điện tử, phòng phần mềm và phòng thiết kế sản phẩm.

Giám đốc

T.P Marketing

T.PNhân sự

T.PĐiện tử

T.PPhần mềm

Nhân viên n

Nhân viên 2

Nhân viên 1

T.PThiết kế SP

Nhân viên 1

Nhân viên 1

Nhân viên 2

Nhân viên 2

Nhân viên n

Nhân viên n

Chủ nhiệm DA 1

Chủ nhiệm DA 2

Page 36: Câu hỏi ôn tập_Quản lý học (1)

Nhược điểm: nhân viên 1 ở phòng điện tử vừa chịu sự quản lý của Trưởng phòng điện tử, vừa chịu sự quản lý của chủ nhiệm dự án 1 => quyền hạn, trách nhiệm chồng chéo, có thể xung đột

Page 37: Câu hỏi ôn tập_Quản lý học (1)

* Chức năng kiểm tra là ít quan trọng nhất trong quá trình quản lý: SAI

Giải thích:

- Quá trình quản lý gồm 4 chức năng:

+ Lập kế hoạch: xác định mục tiêu và phương thức đạt được m.tiêu

+ Tổ chức: xây dựng hình thái cơ cấu và nhân sự, sắp xếp và phân bổ nguồn lực cong người

+ Lãnh đạo: thúc đẩy và tạo động lực cho các thành viên làm việc có hiệu quả để đạt được m.tiêu của tổ chức

+ Kiểm tra: đo lường, đánh giá, giám sát và điều chỉnh các hoạt động

- Mỗi chức năng có tầm quan trọng khác nhau để hình thành nên quá trình quản lý nên không thể nói chức năng kiểm tra là ít quan trọng nhất.

- Kiểm tra: là quá trình xem xét các hoạt động nhằm mục đích làm cho các hoạt động đạt kết quả tốt hơn, đồng thời kiểm tra giúp phát hiện những sai sót, lệch lạc để có biện pháp khắc phục, đảm bảo cho các hoạt động thực hiện đúng hướng.

Như vậy, kiểm tra có 2 mục đích: 1) làm cho hoạt động đạt kết quả tốt hơn,

2) phát hiện những sai lệch để điều chỉnh

- Vai trò của kiểm tra thể hiện:

+ Kiểm tra có vai trò thúc đẩy hoạt động, tăng tính tự giác, tăng hiệu quả hoạt động của đối tượng kiểm tra; là nhu cầu cơ bản nhằm hoàn thiện các quyết định trong quản lý.

VD: trong DN, do có hoạt động kiểm tra mà các đối tượng bị kiểm tra sẽ tự giác làm việc, và nâng cao chất lượng công việc hơn

+ Kiểm tra nhằm đảm bảo cho các kế hoạch được thực hiện với hiệu quả cao: kiểm tra cho phép phát hiện và sửa chữa các sai lầm một cách kịp thời.

VD: Kiểm tra tiến độ của kế hoạch sản xuất trong DN: để kế hoạch sản xuất tháng hoàn thành đúng tiến độ, cứ 1 tuần cán bộ quản lý kiểm tra tiến độ, nếu thấy chậm tiến độ có thể tăng máy móc thiết bị, hoặc tăng nhân công…

+ Kiểm tra đảm bảo thực thi quyền lực quản lý của các nhà quản lý tổ chức, giám sát sự hoạt động của đối tượng quản lý

+ Kiểm tra giúp nhà quản lý theo sát và đối phó kịp thời với những thay đổi của môi trường:

VD: sự thay đổi nhu cầu của khách hàng, đối thủ cạnh tranh, chính sách của Nhà nước,… để DN có thể chủ động ứng phó

+ Kiểm tra tạo tiền đề cho sự hoàn thiện và đổi mới trong quản lý tổ chức.

Tóm lại, kiểm tra là 1 chức năng của quản lý, nó được thực hiện trong tất cả các chức năng quản lý: lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo. Nó là 1 chức năng quan trọng để hoạt động quản lý đạt được mục tiêu một cách hiệu quả.

Page 38: Câu hỏi ôn tập_Quản lý học (1)

* Quan điểm đúng đắn nhất để xác định mục tiêu của tổ chức là xuất phát từ nguồn lực và tiềm năng của tổ chức: SAI

Giải thích

- Mục tiêu của tổ chức: là trạng thái mong đợi, cần có và có thể có của tổ chức sau một khoảng thời gian nhất định.

+ Cần phải có: xuất phát từ đòi hỏi của hệ thống và môi trường.

+ Có thể có: xuất phát từ nguồn lực và tiềm năng của hệ thống, các ràng buộc của môi trường.

=> Như vậy quan điểm đúng đắn nhất để xác định mục tiêu của tổ chức là xuất phát từ cái cần phải có và cái có thể có của tổ chức

- Cụ thể: để xác định mục tiêu của tổ chức phải phân tích cả các yếu tố bên trong và bên ngoài của tổ chức (ma trận SWOT)

+ Phân tích bên trong: Phân tích điểm mạnh (Strengths) và điểm yếu (weaknesses) trên các yếu tố: tài chính, công nghệ, trình độ quản lý, tay nghề người LĐ, uy tín-thương hiệu, văn hóa tổ chức,…

+ Phân tích bên ngoài: Phân tích những cơ hội (Opportunities) và đe dọa (threats) từ môi trường bên ngoài trên các yếu tố:

Tăng trưởng/suy thoái của nền kinh tế

Sự thay đổi các chính sách: VD: gia nhập WTO, c/sách LS, tỷ giá; quy định về lương tối thiểu; quy định điều kiện làm việc,…

Sự thay đổi (lớn mạnh/phá sản) của các đối thủ cạnh tranh chính

- Tóm lại, việc xác định mục tiêu của tổ chức không chỉ dựa vào nguồn lực và tiềm năng của tổ chức, mà còn phải dựa vào phân tích những yếu tố thuộc môi trường của tổ chức (những cơ hội và thách thức từ môi trường)

- Ví dụ về phân tích SWOT trong 1 tổ chức cụ thể

Page 39: Câu hỏi ôn tập_Quản lý học (1)

* Nếu nhân viên hài lòng với điều kiện làm việc, họ sẽ làm việc tốt hơn và cung cấp dịch vụ tốt hơn cho khách hàng: CHƯA ĐỦ

Giải thích

- Để nhân viên làm việc tốt hơn có rất nhiều yếu tố:

+ Lương

+ Thưởng, phụ cấp,

+ BHXH, BHYT

+ Điều kiện làm việc (CSVC, phương tiện làm việc), bầu không khí làm việc, mối quan hệ với đồng nghiệp

+ Cơ hội thăng tiến về chuyên môn, về địa vị trong tổ chức

+ Những quan tâm về đời sống tinh thần: quan tâm tới gia đình, tổ chức giao lưu, văn nghệ, thể thảo

+ Định hướng của tổ chức, phong cách lãnh đạo…

- Như vậy, điều kiện làm việc chỉ là 1 trong các yếu tố để nhân viên làm việc tốt hơn. Nếu như họ hài lòng về điều kiện làm việc, nhưng các yếu tổ khác như: tiền lương, cơ hội thăng tiến,.. ko được đảm bảo thì chưa chắc họ đã làm việc tốt hơn

- Theo lý thuyết về động cơ của Herzberg, người lao động làm việc vì 2 nhóm yếu tố:

+ Nhóm yếu tố duy trì: đây là nhóm các yếu tố định lượng (lương, thưởng, điều kiện làm việc) và là các yếu tố nhất thiết phải có, nếu không sẽ phát sinh sự bất bình.

+ Nhóm yếu tố thúc đẩy: đây là nhóm các yếu tố định tính (tính trách nhiệm, cơ hội thăng tiến, địa vị, sự thành đạt…).

Như vậy, thậm chí theo lý thuyết này, điều kiện làm việc chỉ là yêu cầu bắt buộc phải có, nếu không sẽ phát sinh sự bất bình trong người lao động, chứ điều kiện làm việc ko được coi là yếu tố tạo ra động lực làm việc.

Page 40: Câu hỏi ôn tập_Quản lý học (1)

* Để đáp ứng nhu cầu của khách hàng và thích ứng với môi trường, hầu hết các tổ chức ngày nay hạn chế việc ủy quyền cho các cấp quản lý thấp hơn: SAI

Giải thích

- Quyền hạn là mức độ độc lập trong ra quyết định. Trong cơ cấu tổ chức có các xu hướng phân bổ quyền hạn:

+ Tập trung: là phương thức tổ chức trong đó mọi quyền ra QĐ được tập trung vào cấp quản lý cao nhất của tổ chức.

+ Phân quyền: là xu hướng phân tán quyền ra QĐ cho những cấp quản lý thấp hơn, là tất yếu khi quy mô tổ chức tăng lên.

+ Ủy quyền: là hành vi cấp trên trao cho cấp dưới một số quyền hạn để họ nhân danh mình thực hiện => chế độ trách nhiệm kép.

- Mức độ phân quyền lớn khi:

+ Tỷ trọng lớn các quyết định được thực hiện ở cấp quản lý thấp

+ Các QĐ được đưa ra ở cấp quản lý thấp có vai trò quan trọng, phạm vi ảnh hưởng lớn.

+ Tính độc lập trong quá trình RQĐ ở cấp quản lý thấp trong tổ chức (ko fải xin ý kiến cấp trên)

- Nhược điểm của tập trung cao:

+ Cán bộ quản lý cấp cao bị sa lầy vào các QĐ tác nghiệp, giảm chất lượng các QĐ chiến lược

+ Ko thu hút cấp quản lý thấp hơn vào quá trình RQĐ -> giảm sự sáng tạo, sự quan tâm và ủng hộ của cấp quản lý thấp hơn đối với các QĐ quản lý

VD: Quản lý cấp cao QĐ các phương án sản xuất, vật tư

Cho nên, khi quy mô của tổ chức tăng lên, hoặc muốn đáp ứng tốt các nhu cầu của khách hàng và thích ứng với môi trường, phân quyền và ủy quyền là xu hướng tất yếu.

Nhận định trên phải chuyển thành: Để đáp ứng nhu cầu của khách hàng và thích ứng với môi trường, hầu hết các tổ chức ngày nay Tăng cường việc ủy quyền cho các cấp quản lý thấp hơn