20
CẤU TRÚC 1 CHIẾC LAPTOP 1. TOUCHPAD & BÀN PHÍM * Touchpad T ouchpad hoặc trackpad là một thiết bị trỏ gồm có một bộ cảm biến xúc giác, chuyên dùng để có thể dịch chuyển động và vị trí của các ngón tay của người dùng đến một vị trí tương đối trên hệ điều hành được xuất ra màn hình. Touchpad là một tính năng phổ biến của máy tính xách tay, và cũng được sử dụng để thay thế cho một con chuột. Touchpad lần đầu tiên xuất hiện vào năm 1990 và máy tính xách tay đầu tiên trang bị touchpad hay trackpad vào thời điểm đó là Apple PowerBook 500. Touchpad hiện đại sử dụng một công nghệ gọi là cảm ứng điện dung. Đây là một công nghệ hoạt động bằng cách phát hiện các dòng điện của một ngón tay con người khi tiếp xúc với bề mặt touchpad. Điều này cho phép nó dễ dàng chuyển hướng một cách mượt mà mà không dựa trên áp lực thể chất. Tuy nhiên, cảm ứng điện dung có một bất lợi nhỏ, đó là không có khả năng phát hiện những vật vô tri vô giác hoặc nếu đeo găng tay thì không thể thao tác.

CẤU TRÚC LAPTOP

Embed Size (px)

Citation preview

CẤU TRÚC 1 CHIẾC LAPTOP1. TOUCHPAD & BÀN PHÍM

* Touchpad

Touchpad  hoặc trackpad  là một thiết bị trỏ gồm có một bộ cảm biến xúc giác,

chuyên dùng để có thể dịch chuyển động và vị trí của các ngón tay của người dùng đến

một vị trí tương đối trên hệ điều hành được xuất ra màn hình. Touchpad là một tính

năng phổ biến của máy tính xách tay, và cũng được sử dụng để thay thế cho một con

chuột.

Touchpad lần đầu tiên xuất hiện vào năm 1990 và máy tính xách tay đầu tiên

trang bị touchpad hay trackpad vào thời điểm đó là Apple PowerBook 500.

Touchpad hiện đại sử dụng một công nghệ gọi là cảm ứng điện dung. Đây là

một công nghệ hoạt động bằng cách phát hiện các dòng điện của một ngón tay con

người khi tiếp xúc với bề mặt touchpad. Điều này cho phép nó dễ dàng chuyển hướng

một cách mượt mà mà không dựa trên áp lực thể chất.

Tuy nhiên, cảm ứng điện dung có một bất lợi nhỏ, đó là không có khả năng phát

hiện những vật vô tri vô giác hoặc nếu đeo găng tay thì không thể thao tác.

* Bàn phím

- Bàn phím của Laptop là phần

cho phép chúng ta nhập dữ liệu vào

máy tính, khác với bàn phím PC, bàn

phím Laptop thường có thêm các phím

chức năng như phím điều chỉnh độ

sáng, xuất tín hiệu ra cổng CRT… khi

chúng ta bấm kết hợp các phím đó với

phím Fn.

- Bàn phím Laptop là phần che vỉ máy bên dưới, nếu bạn tháo bàn phím ra bạn

sẽ nhìn thấy vỉ máy và các linh kiện của Main

2. MÀN HÌNH

Màn hình máy tính là thiết bị điện tử gắn

liền với máy tính với mục đích chính là hiển thị và

giao tiếp giữa người sử dụng với máy tính. Đối

với các máy tính cá nhân (PC), màn hình máy tính

là một bộ phận tách rời. Đối với máy tính xách tay

màn hình là một bộ phận gắn chung không thể

tách rời.

Kích thước màn hình được tính theo độ dài đường chéo màn hình và đơn vị tính

là "inch". (1 inch = 2,54 cm).

Độ phân giải màn hình được tính theo số điểm ảnh chiều ngang nhân với số

điểm ảnh chiều dọc, ví dụ màn hình FULL HD có độ phân giải 1920 x 1080 pixel, co

nghĩa là màn hình FULL HD có 1920 điểm ảnh chiều ngang và 1080 điểm ảnh chiều

dọc.

* Màn hình LCD CCFL

Màn hình tinh thể lỏng LCD (Liquid

Crystal Display) là sự phát triển nâng cấp từ

loại màn hình CRT (Cathode Ray Tube) được

dùng từ nhiều năm trước kia và hiện giờ vẫn

còn có một số người ưa thích dùng CRT hơn

LCD. LCD nói một cách đơn giản là dùng tinh

thể lỏng để thể hiện những gì mà bạn thấy trên

màn hình. Những tinh thể hoạt động như là màn

chắn sáng ánh sáng phía sau, nó cho phép ánh sáng đi qua tới người dùng hoặc ngăn

nó lại. Bằng cách đó nó cho phép những điểm ảnh (Pixel) thể hiện những màu sắc

tương ứng những gì bạn sẽ thấy trên màn hình.

Hầu hết những màn hình LCD cách đây vài năm trước dùng ống CCFL (Cold

Cathode Florescent)- tia huỳnh quang catot lạnh- được lựa chọn để làm ánh sáng chiếu

sau.

* Màn hình LCD LED-Backlit

Để hiểu LED-Backlit, bạn sẽ cần hiểu 3 kiểu hiện nay đang được dùng trong

những màn hình máy tính mới.

Những kiểu LED-Backlit

- Kiểu đầu tiên là những ánh sáng chiếu sau xuất phát từ gờ màn hình (Edge-

Lit) dùng LED Trắng (WLED) hoặc EL-WLED. Đây là kiểu LED-Backlit được dùng

hầu hết trong những màn hình hiện nay . Điều này đòi hỏi những WLED được gắn liên

kết dọc theo cạnh của ma trận màn hình ngay phía sau mảng tinh thể lỏng .

Dùng khuếch tán đặc biệt, ánh sáng sẽ

bao phủ toàn bộ màn hình. Nhiều nhà sản

xuất màn hình mới đây đã cải tiến công nghệ

này nên chỉ cần một gờ gắn LED mà không

cần phải gắn trên cả 4 gờ như trước.

Giải pháp EL-WLED là rẻ tiền nhất

và nhỏ nhất trong cả ba công nghệ nên vì thế

có thể giải thích tại sao lại được dùng một

cách rộng rãi. Những màn hình máy xách

tay, HDTV đang ưu tiên dùng công nghệ này

- Kiểu thứ hai của công nghệ LED-Backlit là RGB LED. Thay vì dùng WLED

trên gờ của màn hình như công nghệ trước, những LED RGB được bao phủ toàn bộ

panel (tinh thể lỏng).

Mỗi ánh sáng được tạo ra bằng sự kết hợp giữa các màu Đỏ (R), Xanh lục (G)

và Xanh lam (B). Điều đó cho phép màn hình hiển thị được nhiều gam màu sắc hơn

với nhiều máu chính xác hơn so với màn hình dùng WLED .

Tuy nhiên công nghệ dùng RGB LED chiếu sau lại quá đắt và không có phép

có thiết kế mỏng. Màn hình HP DreamColor LP2490zx dùng công nghệ RBG LED

Backlit có giá 3500$ và panel có kích thước dày khoảng 2.25-inch (5,7cm), trong khi

đó màn hình Samsung PX2370 có độ dày của panel là 0.6-inch (1,2cm) có giá thành

chỉ 300$ .

- Kiểu cuối cùng là WLED trên lớp mảng mỏng phủ toàn bộ màn hình . Nó

tương tự như cách RBG LED nhưng thay vào đó dùng WLED. Hiện tại công nghệ này

hay được sử dụng trong những màn hình HDTV.

Dưới đây là những lợi ích của những màn hình LCD LED-Backlit so với LCD

CCFL:

Màn hình LED-Backlit có nhiều Gam màu và cung cấp nhiều màu chính

xác hơn

Gam màu sắc được điều khiển bởi những bộ lọc màu của màn hình và phổ ánh

sáng phát ra của ánh sáng chiếu sau. Những LCD CCFL thông thường hiển thị được

72-102% phạm vi màu NTSC thì RGB LED đạt được tới 114% . EL-WLED không

hiển thị được Gam màu cao và thông thường chỉ khoảng 68% màu NTSC .

Những màn hình LED-Backlit thường là siêu mỏng

Những loại màn hình LED-Backlit siêu mỏng đều dùng WLED và nó phù hợp

giữa giá cả và hiệu suất. RGB LED cung cấp màu sắc hoàn hảo hơn nhưng lại quá tốn

kém .

LED-Backlit tiêu thụ điện năng ít hơn

Với WLED mức độ tiêu thụ điện năng thấp. Yếu tố quan trọng nhất ánh hưởng

tới mức độ tiêu thụ điện năng của màn hình đó chính là kích thước màn hình và ánh

sáng chiếu sau .

LED-Backlit ít ảnh hưởng tới môi trường

Thành phần chế tạo bằng công nghệ CCFL có dùng những vật liệu kim loại

nặng có chứa hàm lượng chất độc lớn nguy hiểm cho môi trường. LED lại không chứa

những thành phần như vậy và có khả năng dễ dàng tái chế.

3. CPU (chipset)

- CPU (Central Processing Unit) hay còn gọi là

Chipset, có thể được xem như não bộ, một trong

những phần tử cốt lõi nhất của máy vi tính.

Nhiệm vụ chính của CPU là xử lý các chương

trình vi tính và dữ kiện. CPU có nhiều kiểu dáng khác

nhau. Ở hình thức đơn giản nhất, CPU là một con chip

với vài chục chân. Phức tạp hơn, CPU được ráp sẵn

trong các bộ mạch với hàng trăm con chip khác. CPU

là một mạch xử lý dữ liệu theo chương trình được thiết

lập trước. Nó là một mạch tích hợp phức tạp gồm hàng

triệu transistor (bong bán dẫn).

Tốc độ xử lý của máy tính phụ thuộc vào tốc độ

của CPU, nhưng nó cũng phụ thuộc vào các phần khác

(như bộ nhớ trong, RAM, hay bo mạch đồ họa). Có

nhiều công nghệ làm tăng tốc độ xử lý của CPU. Ví dụ công nghệ Core 2 Duo. Tốc độ

CPU có liên hệ với tần số đồng hồ làm việc của nó (tính bằng các đơn vị như MHz,

GHz,…). Đối với các CPU cùng loại tần số này càng cao thì tốc độ xử lý càng tăng.

Đối với CPU khác loại, thì điều này chưa chắc đã đúng; ví dụ CPU Core 2 Duo có tần

số 2,6GHz có thể xử lý dữ liệu nhanh hơn CPU 3,4GHz một nhân. Tốc độ CPU còn

phụ thuộc vào bộ nhớ đệm của nó, như Intel Core 2 Duo sử dụng chung cache L2

(shared cache) giúp cho tốc độ xử lý của hệ thống 2 nhân mới này nhanh hơn so với hệ

thống 2 nhân thế hệ 1 (Intel Core Duo và Intel Pentium D) với mỗi core từng cache L2

riêng biệt. (Bộ nhớ đệm dùng để lưu các lệnh hay dùng, giúp cho việc nhập dữ liệu xử

lý nhanh hơn).

Hiện trên thị trường máy tính thì CPU thường sử dụng hai loại chip là chip Intel

và Chip AMD, ở VN thì người tiêu dùng thường ưa chuộng dòng chip Intel hơn bởi

tính ổn định của nó, còn chip AMD thì có sức mạnh về xử lý đồ hoạ nhưng độ ổn định

kém hơn và chạy nóng hơn.

4. CHIPSET CẦU BẮC VÀ CHIPSET CẦU NAM

Chipset cầu bắc:

Còn gọi là Memory Controller Hub

(MCH). MCH hay các chipset khác là các

chip tích hợp được khai sinh trên các thế hệ

máy ban đầu của Intel hay IBM cho đến bây

giờ nó cũng còn rất thông dụng ngay cả trên

các máy dùng CPU AMD.

Chip cầu bắc đảm nhiệm việc liên lạc

giữa các thiết bị CPU, RAM, AGP hoặc PCI

Express, và chip cầu nam.

Một vài loại chipset cầu bắc có thể

được tích hợp thêm chương trình điều khiển

đồ họa – chúng được gọi là Graphic and Memory Controller Hub (GMCH).

Vì các bộ xử lý và RAM khác nhau yêu cầu các tín hiệu khác nhau, một chip

cầu bắc chỉ làm việc với một hoặc hai loại CPU và nói chung chỉ với một loại RAM.

Có một vài loại chipset hỗ trợ hai loại RAM (những loại này thường được sử dụng khi

có sự thay đổi về chuẩn). Ví dụ, chip cầu bắc của chipset NVIDIA nForce2 chỉ làm

việc với bộ xử lý Duron, Athlon, và Athlon XP với DDR SDRAM; chipset Intel i875

chỉ làm việc với hệ thống sử dụng bộ xử lý Pentium 4 hoặc Celeron có tốc độ lớn hơn

1.3 GHz và sử dụng DDR SDRAM; chipset Intel i915g chỉ làm việc với Intel Pentium

4 và Intel Celeron, nhưng có thể sử dụng bộ nhớ DDR hoặc DDR2… Chipset cầu bắc

quản lí việc giao tiếp dữ liệu với CPU, card đồ họa và RAM.

Sức mạnh của MCH ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng xử lý của máy cũng như

khả năng overclock của máy.

Overclock là một kỹ thuật ép xung hệ thống máy tính để gia tăng tốc độ làm

việc của hệ thống máy tính gồm CPU, GPU, bộ nhớ, PCI, AGP,..

Chipset cầu nam:

Chip cầu nam hay còn gọi là I/O Controller Hub (ICH), là một chip đảm nhiệm

những việc có tốc độ chậm của bo mạch chủ trong chipset.

Chip cầu nam không hề kết nối trực tiếp với CPU mà nó kết nối với CPU thông

qua chip cầu bắc. Một cặp chipset cầu bắc-nam phải có thiết kế đặc biệt, tương thích

với nhau thì mới có thể làm việc được với nhau. Trong các thế hệ trước, nhiệm vụ của

chipset cầu nam là khá nhẹ nhàng cho nên nó không cần trang bị tấm tản nhiệt. Nhưng

hiện tại do các thiết bị khác được chia sẻ sang cho CPU và hơn nữa chipset cầu nam có

vai trò quan trọng trong cách giao tiếp với các thiết bị khác ở CPU AMD nên chip cầu

nam hiện tại hoạt động đa tác vụ hơn và nó cũng có tấm tản nhiệt khá hoành tráng (tuy

vẫn thua chip cầu bắc ở CPU Intel).

Hiện tại chưa có giao tiếp chuẩn giữa

hai chip cầu này. Theo truyền thống,

giao tiếp chung giữa chip cầu bắc và

chip cầu nam đơn giản là bus PCI, vì

thế mà nó tạo nên một hiệu ứng cổ chai

(bottleneck), phần lớn các chipset hiện

thời sử dụng các giao tiếp chung

(thường là thiết kế độc quyền) có hiệu

năng cao hơn.

Dòng CPU Intel hoàn toàn giao

tiếp với RAM và các thiết bị khác thông qua chip cầu bắc. Dòng AMD từ thế hệ k7

(cùng thời kì với pentium 3) trở về trước việc điều khiển RAM là do chíp cầu bắc đảm

nhận, nhiệm vụ chính của chip cầu bắc cũng tương tự như của dòng Intel tức là kết nối

CPU với RAM thông qua đường truyền FSB.

Tuy nhiên từ dòng k8-athlon 64 trở đi đã có sự thay đổi, AMD đã tích hợp luôn

bộ điều khiển bộ nhớ vào trong CPU, tức là cũng không còn chip cầu bắc. Khi đó, dù

cho bus bộ nhớ cao CPU vẫn có thể đáp ứng được, chính vì thế có thể thấy rằng FSB

của CPU AMD có giá thành cao (nhưng với CPU AMD không còn dùng tới khái niệm

FSB nữa mà là tên bus mới là HT FSB), điều này giúp cho bộ nhớ DDR chưa ngừng

hẳn khi mà DDR 2 ra đời.

Việc tích hợp bộ điều khiển bộ nhớ vào trong CPU cũng đem lại một số hệ quả

rất tốt như giảm thiểu độ trễ của dữ liệu gửi tới CPU và từ CPU gửi đi do không còn

phải đi qua chíp cầu bắc và ngược lại. Việc này giúp cho CPU AMD xử lý các khối

thông tin lớn và nhanh chóng cũng như việc xử lý đồ họa nhanh hơn CPU Intel cùng

xung nhịp. 

Do không còn dùng tới chíp cầu bắc nên chip cầu nam của CPU AMD đóng vai

trò quan trọng hơn trong việc kết nối các thiết bị khác tới CPU.

Chip cầu Bắc RD790 được sản xuất trên quy trình 65nm và có công suất TDP

chỉ 10W so với 26W của Intel X38.

Trên thị trường có rất nhiều chipset, mỗi loại đáp ứng một yêu cầu riêng.

Chipset dùng với CPU Intel có Intel 845, 845E, 845G, 845PE, 848P, 865P, 865PE,

865G, 875P; SiS 645, 648, 650, 655; VIA P4X333, P4X400, PT800, PT880... Chipset

dùng CPU AMD có VIA KT333, KT400, KT600, K8T800; SiS 746FX, SiS 755;

NVidia NForce2, NVidia NForce3 150... và còn nhiều loại khác. Số lượng chipset

nhiều và một số có tính năng gần giống nhau.

5. RAM

RAM là bộ nhớ truy xuất ngẫu nhiên, một loại bộ nhớ chính của máy tính.

RAM là nơi mà máy tính lưu trữ thông tin tạm thời để sau đó chuyển vào CPU xử lý.

RAM càng nhiều thì số lần CPU cần xử lý dữ liệu từ ổ cứng càng ít đi, và hiệu suất

toàn bộ hệ thống sẽ cao hơn. RAM là loại bộ nhớ không thể thay đổi nên dữ liệu lưu

trong nó sẽ biến mất khi bạn tắt máy tính.

Máy tính sử dụng RAM để lưu trữ mã

chương trình và dữ liệu trong suốt quá trình thực

thi. Đặc trưng tiêu biểu của RAM là có thể truy

cập vào những vị trí khác nhau trong bộ nhớ và

hoàn tất trong khoảng thời gian tương tự, ngược

lại với một số kỹ thuật khác, đòi hỏi phải có một

khoảng thời gian trì hoãn nhất định.

Bộ nhớ RAM là bộ nhớ quan trọng trong

hoạt động của máy tính, dung lượng bộ nhớ

RAM có quyết định đến tốc độ máy tính.

Trong quá trình máy tính hoạt động, bộ

nhớ RAM sẽ lưu tạm toàn bộ các chương trình

mà máy tính đang chạy như phần lõi hệ điều

hành, các chương trình bạn đang chạy, các hình

ảnh, video mà bạn đang xem đều được lưu tạm

trong RAM.

Dung lượng RAM được tính bằng MB và

GB, thông thường RAM được thiết kế với các

dung lượng 64 MB, 128 MB, 256 MB, 512 MB,

1 GB, 2 GB... Dung lượng của RAM càng lớn

càng tốt cho hệ thống, tuy nhiên không phải tất

cả các hệ thống phần cứng và hệ điều hành đều

hỗ trợ các loại RAM có dung lượng lớn, một số

hệ thống phần cứng của máy tính cá nhân chỉ hỗ

trợ đến tối đa 4 GB và một số hệ điều hành (như

phiên bản 32 bit của Windows XP) chỉ hỗ trợ

đến 3,2 GB.

Trên thực tế, bản thân các loại RAM cũng có sự khác biệt. RAM có 2 loại:

SDRAM và DDRAM (DDR1, DDR2, DDR3).

SDRAM (Synchronous Dynamic RAM) là chuẩn RAM ra đời đầu tiên.

SDRAM có 168 chân đồng ít hơn DDR (DDR I có 184 chân, DDR II và III có 240

chân), có hai rãnh ở chỗ chân RAM, tốc độ bus tối đa là 133Mhz.

DDRAM trên thực tế cũng là SDRAM nhưng với tần suất xử lý thông tin tăng

gấp đôi (DDR = Double Data Rate). DDR1 thường có xung nhịp từ 266MHz tới

400MHz; trong khi DDR2 và DDR3 (loại mới nhất) thường có xung nghiệp từ 400 -

800 MHz và từ 800 MHz - 1.6 GHz. Giá cả giữa DDR1, DDR2 và DDR3 chênh lệch

nhau rất nhiều. Chẳng hạn như bộ RAM DDR3 2GB của Corsair (gồm 2 thanh, mỗi

thanh 1 GB) có giá 90USD thì cũng là RAM của Corsair nhưng là loại DDR2 4GB chỉ

có 69USD.

Có một thực tế rằng không phải chiếc laptop nào cũng nhận đủ dung lượng

RAM. Bởi chiếc laptop không chỉ có RAM mà còn có driver đồ họa, driver USB và

những phần mềm khác trên máy. Chính những thành phần này đã chiếm dụng một

phần RAM khiến cho máy tính không thể nhận đủ lượng RAM theo quy định. Hiện

tương này thường xảy ra với những hệ thống sử dụng hệ điều hành 32-bit; còn với hệ

điều hành 64-bit thì dung lượng RAM nhận được tương đối đầy đủ. Các hệ thống 32-

bit chỉ nhận dạng RAM 4GB trong khoảng từ 3GB - 3,6GB; còn các hệ thống 64-bit

đã viết lại các ứng dụng và khả năng nhận dạng được mở rộng hơn.

6. Ổ CỨNG (HDD)

HDD là bộ nhớ ngoài quan trọng nhất

của máy tính. Nó có nhiệm vụ lưu trữ hệ điều

hành, các phần mềm ứng dụng và các dữ liệu

của người sử dụng.

HDD ra đời vào những năm đầu của

thập kỷ 80 với mục đích chính của các nhà sản

xuất là lưu trữ dữ liệu và để thay thế đĩa mềm

(tại thời điểm HDD ra đời chưa có các loại ổ

đĩa quang như CD-ROM hay ZIP). Đương

nhiên khả năng lưu trữ lớn lại đẩy mạnh hơn

nữa sự phát triển của máy tính. Hiện nay, HDD là một thiết bị chuẩn trong các loại

máy tính.

HDD (Hard Disk Drive) là ổ cứng truyền thống, dữ liệu được lưu trữ trên bề

mặt các phiến đĩa tròn (Platters) làm bằng nhôm, thủy tinh hoặc gốm được phủ vật liệu

từ tính. Trung tâm của ổ đĩa là một động cơ quay (Spindle). Để đọc/ghi dữ liệu, các

nhà sản xuất đã sử dụng các bộ điều khiển truyền động (Actuator) kết hợp với các tay

truyền động (Actuator Arm) điều khiển đầu đọc nhỏ và các cơ này được điều khiển bởi

một bộ vi mạch nhỏ ở ngoài, chúng điều khiển đầu đọc ghi đúng vào vị trí trên các đĩa

từ khi đĩa đang quay ở tốc độ cao, đồng thời giải mã các tính hiệu từ tính thành dữ liệu

mà máy tính có thể hiểu được. Cấu trúc dữ liệu của ổ cứng HDD được phân chia thành

Track (rãnh từ), Sector (cung từ), Cluster (liên cung).

- Track (rãnh từ): Các vòng tròn đồng tâm trên một mặt đĩa dùng để xác định

các vùng lưu trữ dữ liệu riêng biệt trên mặt đĩa. Các track này cũng không cố định khi

được sản xuất, chúng sẽ được thay đổi lại vị trí khi được định dạng ở cấp thấp nhằm

tái cấu trúc lại cho phù hợp khi đĩa bị hư hỏng do sự xuống cấp của phần cơ. Tập hợp

các track cùng bán kính của các mặt đĩa khác nhau sẽ tạo thành các trụ (cylinder),

chúng ta có 1024 trụ trên một đĩa cứng (đánh số từ 0 đến 1023). Vì vậy, một ổ cứng sẽ

có nhiều trụ vì có nhiều đĩa từ khác nhau.

- Sector (cung từ): Mỗi track lại

được chia thành các đường hướng tâm tạo

thành các sector (cung từ). Sector là đơn vị

chứa dữ liệu nhỏ nhất. Theo chuẩn thông

thường thì một sector có dung lượng 512

byte. Số sector trên các track từ phần rìa

đĩa vào đến tâm đĩa là khác nhau, các ổ đĩa

cứng đều chia ra hơn 10 vùng và trong mỗi

vùng có tỷ số sector/track bằng nhau.

- Cluster (liên cung): Cluster là một

đơn vị lưu trữ gồm một hoặc nhiều sectors.

Khi lưu dữ liệu vào ổ cứng, các dữ liệu

được ghi vào hàng chục, hoặc hàng trăm

clusters liền kề hoặc không liền kề nhau. Nếu không có sẵn các cluster liền nhau, hệ

điều hành sẽ tìm kiếm cluster còn trống ở gần và ghi tiếp dữ liệu lên đĩa. Quá trình cứ

tiếp tục như vậy cho đến khi toàn bộ dữ liệu được lưu trữ hết.

Hiện nay, HDD sử dụng các chuẩn giao tiếp SCSI, ATA và SATA.

Lựa chọn định dạng các phân vùng là hành động tiếp sau khi quy hoạch phân vùng ổ đĩa cứng. Tuỳ thuộc vào các hệ điều hành sử dụng mà cần lựa chọn các kiểu định dạng sử dụng trên ổ đĩa cứng. Một số định dạng sử dụng trong các hệ điều hành họ Windows có thể là:

- FAT (File Allocation Table): Chuẩn hỗ trợ DOS và các hệ điều hành họ Windows 9X/Me (và các hệ điều hành sau). Phân vùng FAT hỗ trợ độ dài tên 11 ký tự (8 ký tự tên và 3 ký tự mở rộng) trong DOS hoặc 255 ký tự trong các hệ điều hành 32 bit như Windows 9X/Me. FAT có thể sử dụng 12 hoặc 16 bit, dung lượng tối đa một phân vùng FAT chỉ đến 2 GB dữ liệu.

- FAT32 (File Allocation Table, 32-bit): Tương tự như FAT, nhưng nó được hỗ trợ bắt đầu từ hệ điều hành Windows 95 OSR2 và toàn bộ các hệ điều hành sau này. Dung lượng tối đa của một phân vùng FAT32 có thể lên tới 2 TB (2.048 GB).

- NTFS (Windows New Tech File System): Được hỗ trợ bắt đầu từ các hệ điều hành họ NT/2000/XP/Vista. Một phân vùng NTFS có thể có dung lượng tối đa đến 16 exabytes.

- exFAT (extended File Allocation Table): được thiết kế đặc biệt cho các ổ flash USB.

7. BO MẠCH CHỦ (MAINBOARD)

Bo mạch chủ (MainBoard-MB) là bản

mạch in chính trong thiết bị điện tử. Nó có

chứa các socket (đế cắm) và slot (khe cắm) để

cắm các linh kiện điện tử và bo mạch mở rộng

khác. Trong hệ thống máy tính cá nhân, bo

mạch chủ chứa bộ vi xử lý, chipset, các khe

cắm PCI, khe cắm AGP, khe cắm bộ nhớ và

các mạch điều khiển bàn phím, chuột, các ổ đĩa

và máy in. Nó cũng có thể được tích hợp sẵn

các mạch điều khiển gắn liền cho modem, âm

thanh, đồ họa và mạng.

Bo mạch chủ của laptop được chế tạo đặc biệt để phù hợp với hình dáng của vỏ

máy, chúng thường tích hợp sẵn các thiết bị như: Card màn hình, âm thanh, kết nối

mạng,… giúp cho máy được gọn nhẹ.

- Chức năng của bo mạch chủ:

+ Gắn kết các thành phần trên một hệ thống máy tính lại với nhau.

+ Điều khiển thay đổi tốc độ bus cho phù hợp với các thành phần khác

nhau.

+ Quản lý nguồn cấp cho các thành phần trên main.

+ Cung cấp xung nhịp chủ để đồng bộ sự hoạt động của toàn hệ thống.

Chính vì thế mà khi main gặp sự cố thì máy tính không thể hoạt động được.

8. PIN

Pin laptop là một thiết bị lữu trữ năng lượng dùng cho laptop trong những

trường hợp không có dây nguồn hay tùy vào mục đích người sử dụng. Laptop hiện nay

thưởng dụng pin lithium-ion. Nó có thể lưu trữ nhiều năng lượng hơn pin Ni-Cd và Ni-

MH trên cùng một dung tích, nhưng cũng đắt hơn nhiều do công nghệ chế tạo và chất

liệu được sử dụng

Pin laptop, như chúng ta biết, là sản

phẩm công nghệ cao, được sảnxuất trên

dây chuyền, công nghệ hiện đại do chính

các Cty sản xuất máy tính (IBM, DELL,

SONY,..) cung cấp. Hoặc do các Cty

được nhà sản xuất laptop chỉ định. Chúng

được cấu tạo từ:

1 - Bo mạch: Đây là thành phần rất quan trọng chứa các thông tin giúp cho máy tính có

thể nhận dạng chính xác loại Pin phù hợp. Ở đây cũng là nơi chứa các mạch bảo vệ,

mạch sạc, chip quản lý nguồn pin, các rơle và đầu giắc tiếp xúc với máy tính.

2 - Các Cell: Tùy từng loại mà ta có 3 - 4 - 6 - 8 - 9 hoặc 12 cell. Các viên Pin dung

lượng lớn có thể có nhiều cell hơn nữa. Các cell phổ biến hiện nay là cell tròn, có dung

lượng 2000mAh, 2200mAh, 2400mAh, 2600mAh. Cell vuông có dung lượng nhỏ hơn

(1800mAh) và thường dùng trong các máy mỏng, nhẹ như IBM X30; Dell C400, ....

3 - Vỏ: Giữ và bảo vệ cell, mạch điện thành một khối gắn kết chặt chẻ. Tạo thành pin

laptop hoàn chỉnh như chúng ta thường thấy.

9. Ổ CD ROM

Ổ CD ROM hay còn gọi là ổ đĩa

quang, là một loại thiết bị dùng để đọc đĩa

quang, nó sử dụng một loại thiết bị phát ra

một tia laser chiếu vào bề mặt đĩa quang và

phản xạ lại trên đầu thu và được giải mã

thành tín hiệu.

Ổ CD ROM là thiết bị ngoại vi của

laptop, là nơi để lấy dữ liệu bên ngoài từ đĩa

CD vào máy tính.

3

Ổ CD ROM thường nằm ở bên trái của laptop. Những dòng máy siêu mỏng thì

không có ổ CD.

Có nhiều loại ổ CD như ổ CD chỉ đọc dữ liệu (Read-only Disk Drive), ổ CD chỉ

ghi dữ liệu (Write-only Disk Drive), hoặc ổ CD đọc và ghi dữ liệu (Read/Write Disk

Drive. Chúng ta có thể tháo được ổ CD một cách dễ dàng.

10. CARD ĐỒ HỌA ONBOARD (GPU)

Card đồ họa (graphics card), hay còn gọi là

card màn hình (display adapter), hoặc bo mạch đồ

họa (graphic adapter) là một loại thiết bị chịu trách

nhiệm xử lý các tác vụ và thông tin về hình ảnh

trong thiết bị công nghệ.

Card đồ họa "onboard" (GPU-Graphic

Proccessing Unit) hay còn gọi là card đồ họa tích

hợp là một chip đồ họa được gắn trên bo mạch chủ

(mainboard) của máy tính. Khi xem thông số một

laptop, thông tin về card đồ họa này sẽ ghi "Intel

HD Graphics", "GMA 4500HD"...nếu máy tính

dùng vi xử lý Intel, còn trên máy tính dùng vi xử lý

AMD thì chip đồ họa mang tên ATI/AMD (trước

đây là hãng sản xuất card đồ họa ATI đã được AMD

mua lại),

Đối với các máy tính đời cũ, card màn hình

"onboard" được điều khiển bởi một chip tích hợp

trên mainboard hoặc một phần của chipset cầu Bắc. Trong khi đó, card màn hình đời

mới hiện nay được các nhà sản xuất tích hợp trực tiếp vào CPU mục đích làm tăng

hiệu suất xử lý đồ họa và giảm nhiệt lượng tỏa ra khi hoạt động.

Vì card đồ họa onboard sử dụng một phần RAM hệ thống nên khi kiểm tra bạn

sẽ thấy RAM thiếu hụt đi một ít. Có một số dòng máy tính có thể chia se khá nhiều

dung lượng RAM cho card đồ họa sử dụng (từ 750MB đến 1GB) nên để máy tính hoạt

động trơn tru vừa thể hiện đồ họa, vừa chạy các ứng dụng thì bạn nên sắm ít nhất 4GB

RAM cho laptop.

Trong hầu hết các máy tính xách tay, card đồ họa là không thể thay đổi. Chipset

card đồ họa onboard được tích hợp vào "bo mạch" của hệ thống và không thể thay thế.

Tại Việt Nam hiện nay, đa phần trên thị trường máy tính xách tay đều được

trang bị chipset xử lý đồ hoạ tích hợp, với các giải pháp của Intel (HD Graphics, HD

Graphics 2000, HD Graphics 3000, HD Graphics 2500, HD Graphics 4000,…) với

công nghệ tích hợp sẵn ChipSet đồ hoạ lên trên Chip cầu bắc, kết hợp cùng CPU Intel

để tạo thành một hệ thống Đồ hoạ tích hợp hoàn chỉnh.

Tương tự Intel, AMD cũng đưa ra giải pháp tích hợp Chipset đồ hoạ ATI của

mình cùng làm việc với Chip cầu bắc, tuy nhiên dòng ATI đồ họa tích hợp này làm

việc cả trên CPU Intel và CPU AMD (ATI Radeon™ Xpress 200M for AMD

Processors,  ATI Radeon™ Xpress 1100 for Intel Notebooks , ATI Radeon™ Xpress

1250 Series for Intel, …). GeForce 7000M Series GPUs và nForce 600M Series

MCPs, NVIDIA GeForce Go 6100/6150 GPUs và NVIDIA nForce Go 430 MCPs Là

những GPU tích hợp của hãng Nvidia dành cho các hệ thống máy tính xách tay.

Về mặt giải pháp tích hợp đồ hoạ bên trên Chipset cầu bắc đã xuất hiện từ rất

lâu, khả năng xử lý đồ hoạ của các loại Chipset này phụ thuộc rất nhiều vào sức mạnh

từ CPU và RAM. Về mặt hiệu quả thì khả năng xử lý của giải pháp này là không cao

khi phải chạy các ứng dụng nặng như Photopsop hay chơi Game, khả năng chỉ đủ đáp

ứng cho các nhu cầu đồ hoạ thông thường. Nếu bạn là người dùng không đòi hỏi quá

nhiều về khả năng xử lý đồ hoạ thì có thể chọn lựa các hệ thống ứng dụng giải pháp đồ

hoạ này, khi lựa chọn cũng nên lưu ý nhiều đến dung lượng RAM và tốc độ CPU, bus

của hệ thống, bus càng cao thì khả năng chuyển đổi thông tin càng nhanh, và một điều

nữa là hãy chọn các thế hệ Chipset mới nhất.

11. CARD WIRELESS VÀ CARD ÂM THANH

a. Card Wireless

Card Wireless trong laptop là một bản mạch

điện tử được lắp trên mainboard mạch chủ của laptop

thông qua PCI hoặc PCI mini. Nhiệm vụ chính của

Card Wireless là kết nối máy tính với hệ thống mạng

LAN hoặc Wifi, mà không cần dung đến dây cáp kết

nối. Nếu không có Card Wireless thì laptop không thể vào mạng được bằng kết nối

Wifi.

b. Card âm thanh

Card âm thanh (sound card) là một

trong những card mở rộng của máy tính,

tạo điều kiện cho đầu vào và đầu ra của tín

hiệu âm thanh dưới sự kiểm soát của các

chương trình máy tính.

Chức năng âm thanh cũng có thể được

tích hợp vào bo mạch chủ , sử dụng cơ bản

các thành phần tương tự như một thẻ plug-

in. Thẻ plug-in tốt có thể đạt được chất

lượng cao hơn so với âm thanh tích hợp. Hệ

thống âm thanh tích hợp thường vẫn được gọi là một "card âm thanh".