23
Các Nguyên Tắc Chống Hối Ltrong Kinh doanh SÁNG KIẾN NHIỀU BÊN DO TỔ CHỨC MINH BẠCH QUỐC TẾ THỰC HIỆN

Các Nguyên Tắc Chống Hối Lộ trong Kinh doanhcocforum.shtp.hochiminhcity.gov.vn/Data/upload/files/Business... · ... 7 4 PHẠM VI CHƯƠNG TRÌNH ... Các Nguyên tắc

  • Upload
    vanbao

  • View
    219

  • Download
    6

Embed Size (px)

Citation preview

Các Nguyên Tắc

Chống Hối Lộ trong Kinh doanh SÁNG KIẾN NHIỀU BÊN DO

TỔ CHỨC MINH BẠCH QUỐC TẾ THỰC HIỆN

2

Tổ chức Minh bạch Quốc tế (TI) là một tổ chức xã hội dân sự toàn cầu đi đầu trong cuộc đấu

tranh phòng chống tham nhũng. Với hơn 90 văn phòng quốc gia trên thế giới và một Ban thư

ký tại Berlin, CHLB Đức, TI nâng cao nhận thức về hậu quả khôn lường do tham nhũng gây

ra và làm việc với các đối tác trong chính phủ, khối doanh nghiệp cũng như các tổ chức xã

hội dân sự để xây dựng và thực hiện những biện pháp hữu hiệu nhằm giải quyết vấn nạn này.

©2009 Bản quyền thuộc Tổ chức Minh Bạch Quốc Tế.

ISBN: 978-3-935711-13-5

CÁC NGUYÊN TẮC KINH DOANH CHỐNG HỐI LỘ – SÁNG KIẾN NHIỀU BÊN DO TỔ CHỨC MINH BẠCH QUỐC TẾ THỰC HIỆN

Lời nói đầu

Nạn hối lộ đang ngày càng trở thành mối lo ngại của tất cả các công ty, lớn cũng như nhỏ.

Những công ty này có thể phải đối mặt với những yêu sách hối lộ, đối phó với các đối thủ cạnh

tranh có hành vi tham nhũng hoặc bị hạ thấp uy tín bởi đội ngũ nhân viên vi phạm quy tắc ứng

xử của công ty.

Ngày càng có nhiều đạo luật cấm hối lộ ở nước ngoài, phạt tiền kèm theo lập biên bản, và xử

phạt hình sự giám đốc cũng như nhân viên các công ty. Thực tế này khiến các doanh nghiệp

phải suy nghĩ. Họ đang chịu áp lực mới từ phía các quỹ đầu tư có trách nhiệm xã hội và có áp

dụng tiêu chí chống hối lộ trong quá trình kiểm tra. Ngoài ra, các ngân hàng phát triển và các

cơ quan tín dụng xuất khẩu cũng ngày càng tăng cường các thủ tục rà soát vàbắt đầu áp dụng

chế tài tước quyền tham gia đối với những công ty có hành vi tham nhũng. Kết quả là các công

ty có trách nhiệm hiểu rằng họ cần phải bảo vệ, nâng cao uy tín bằng sự liêm chính và trách

nhiệm của mình vì những hành vi tiêu cực ngày càng khó có thể được dung thứ.

Để chủ động đối phó với nạn hối lộ đang ngày một gia tăng và giảm thiểu nguy cơ hối lộ, các

công ty có thể áp dụng những chính sách phù hợp, hiệu quả và những quy trình minh bạch.

Để giúp các công ty xây dựng và thực hiện chính sách phòng chống hối lộ hiệu quả, năm 2003

Tổ chức Minh bạch Quốc tế (TI) và Tổ chức quốc tế về Trách nhiệm Giải trình Xã hội đã hợp

tác xây dựng các nguyên tắc chống hối lộ trong kinh doanh. Việc xây dựng những nguyên tắc

kinh doanh này được tiến hành thông qua quá trình có sự phối hợp của nhiều bên, với sự hợp

tác và hỗ trợ của một ban chỉ đạo gồm các doanh nghiệp quốc tế, giới học giả, công đoàn, và

các cơ quan phi chính phủ khác.

Từ khi ra đời, các Nguyên tắc chống Hối lộ trong Kinh doanh đã tạo điều kiện cho sự ra đời

những quy tắc chống hối lộ khác. Hiện nay, các công ty và các nhà nghiên cứu đều coi những

Nguyên tắc này như một chuẩn mực. Những nguyên tắc này đã được dịch sang hơn 10 thứ

tiếng và được giới thiệu tại các cuộc hội thảo và chuyên đề nghiên cứu cho các công ty cũng

như chính phủ nhiều nước trên thế giới.

Ấn bản sửa đổi lần này phản ánh những bước phát triển thực tế trong cuộc đấu tranh phòng

chống hối lộ, có sửa đổi để hoàn thiện hơn so với phiên bản đầu tiên, dựa trên những kinh

nghiệm thu được sau 5 năm thực hiện. Ban chỉ đạo, đơn vị luôn đóng vai trò tích cực ngay từ

buổi đầu, đã đóng góp nhiều kiến thức và ý kiến chuyên môn trong quá trình sửa đổi này.

1

1

CÁC NGUYÊN TẮC KINH DOANH CHỐNG HỐI LỘ – SÁNG KIẾN NHIỀU BÊN DO TỔ CHỨC MINH BẠCH QUỐC TẾ THỰC HIỆN

Các cuộc điều tra gần đây cho thấy trong khi có những công ty đang

nỗ lực thông qua các chính sách chống hối lộ, thì những chính sách

này vẫn chưa được thực thi đầy đủ và là một thách thức đối với nhiều

công ty khác. Chính vì thế, TI đang xây dựng các công cụ để giúp

các công ty thực hiện những chính sách này. Ngoài một tài

liệu hướng dẫn cụ thể về những Nguyên tắc chống

Hội lộ trong Kinh doanh, TI đã xây dựng một Quy

trình Sáu bước, hướng dẫn xây dựng và thực hiện

chương trình chống tham nhũng trong kinh doanh

cùng với một công cụ tự đánh giá1, nhằm giúp các

công ty đánh giá được tính chất toàn diện và thiết

thực của các chương trình phòng chống hối lộ của

mình. Để đáp ứng nhu cầu cấp thiết và xử lý những

tình huống cụ thể của các doanh nghiệp nhỏ, TI đã

xuất bản một ấn phẩm với tiêu đề Nguyên tắc chống

Hối lộ trong Kinh doanh dành riêng cho các doanh

nghiệp vừa và nhỏ.

1 Có thể xem tại: http://www.transparency.org

2

TI cũng đang làm việc với các chuyên gia kế toán nhằm xây dựng một quy trình giúp các

công ty đánh giá và nâng cao năng lực cũng như độ tin cậy của các chương trình phòng

chống hối lộ của mình.

Các cuộc tư vấn, khảo sát hiện trường và hội thảo đã giúp phát triển thêm các Nguyên tắc

chống Hối lộ trong Kinh doanh và hàng loạt công cụ hỗ trợ, giúp các nguyên tắc và công

cụ này chứng minh được những giá trị riêng của mình. Chúng tôi hy vọng ngày càng có

nhiều công ty sử dụng các Nguyên tắc chống Hối lộ trong Kinh doanh. Kết quả là công tác

phòng chống hối lộ trên toàn thế giới sẽ có chuẩn mực cao hơn, mang tính thống nhất hơn.

Chúng tôi cũng hy vọng rằng các bên liên quan, thông qua mối quan hệ với các công ty, sẽ

có biện pháp đánh giá để biết được những công ty có trang bị chương trình phòng chống

hối lộ phù hợp.

Jermyn P. Brooks, Giám đốc, Các chương trình khu vực tư nhân

Tổ chức minh bạch Quốc tế

Tháng 2 năm 2009

2

2

1

CÁC NGUYÊN TẮC KINH DOANH CHỐNG HỐI LỘ – SÁNG KIẾN NHIỀU BÊN DO TỔ CHỨC MINH BẠCH QUỐC TẾ THỰC HIỆN

MỤC LỤC

1 GIỚI THIỆU…………….…………………………………………………………... 5 2 CÁC NGUYÊN TẮC KINH DOANH………………………………………………. 6 3 XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH CHỐNG HỐI LỘ………………………………... 7

4 PHẠM VI CHƯƠNG TRÌNH………………………………………………………. 8

4.1 Hối lộ…………………………………………………………………………… 8

4.2 Ủng hộ chính trị………………………………………………………………… 8

4.3 Đóng góp từ thiện và tài trợ……………………………………………………. 8

4.4 Các khoản bôi trơn………..……………………………………………………. 8

4.4 Quà tặng, tiếp khách và các chi phí khác………………………………………. 8

5 CÁC YÊU CẦU THỰC HIỆN……………………………………………………… 9

5.1 Tổ chức và trách nhiệm…………………………………………………………. 9

5.2 Các quan hệ kinh doanh…………………………………………………………. 9

5.3 Nguồn nhân lực………………………………………………………………… 12

5.4 Đào tạo………………………………………………………………………….. 12

5.5 Nêu vấn đề quan ngại và yêu cầu được hướng dẫn……12

5.6 Thông tin, tuyên truyền………………………………………………………… 12 5.7 Kiểm soát nội bộ và lưu trữ sổ sách…………………………………………… 13

5.8 Theo dõi, đánh giá………………………………………………………………. 14

5.9 Kiểm tra, kiểm toán độc lập………………………………………………. 14

GHI NHẬN ĐÓNG GÓP……………………………………………………...15

3

CÁC BÊN THAM GIA

Các Nguyên tắc Kinh doanh chống hối lộ- phiên bản 2009 được xây dựng dựa trên ý kiến đóng góp và

hướng dẫn của Ban chỉ đạo thực hiện sáng kiến. Các Nguyên tắc Kinh doanh chống hối lộ phản ánh quan

điểm của Ban chỉ đạo nhưng không nhất thiết là ý kiến của các cá nhân thành viên về một vấn đề cụ thể

nào. Phiên bản này được sửa đổi dựa trên phiên bản năm 2003, cũng do một Ban chỉ đạo nhiều bên xây

dựng nên và cũng đã qua quá trình khảo sát thực tế và lấy ý kiến góp ý.

THÀNH VIÊN BAN CHỈ ĐẠO

Các công ty

• Công ty đại chúng BP

• Công ty cổ đại chúng quản lý tài sản F&C

• Ngân hàng HSBC

• Công ty GE

• Công ty Norsk Hydro ASA- Na Uy

• Công ty tư vấn đầu tư Organización Corona SA

• Công ty kiểm toán PricewaterhouseCoopers

• Công ty đại chúng Rio Tinto

• Công ty SAP

• Tập đoàn Shell International

• Công ty SGS

• Công ty hóa chất Sika AG

• Công ty TNHH Tata Sons

Các tổ chức khác

• Tổ chức AccountAbility (một tổ chức toàn cầu, phi lợi nhuận chuyên hỗ trợ các sáng kiến làm tăng trách

nhiệm giải trình, hướng tới phát triển bền vững)

• Tổ chức Conference Board (một tổ chức toàn cầu, phi lợi nhuận chuyên cung cấp thông tin hỗ trợ doanh

nghiệp)

• Ngân Hàng Tái thiết và Phát triển Châu Âu

• Hiệp hội Kỹ sư Tư vấn Quốc tế

• Hiệp hội Thanh tra Quốc tế

• Tổ chức quốc tế về Trách nhiệm Giải trình xã hội

• Tổ chức Minh bạch Quốc tế

Trưởng Ban chỉ đạo

• Jermyn P. Brooks, Tổ chức Minh bạch Quốc tế

4

CÁC NGUYÊN TẮC KINH DOANH CHỐNG HỐI LỘ – SÁNG KIẾN NHIỀU BÊN DO TỔ CHỨC MINH BẠCH QUỐC TẾ THỰC HIỆN

1 GIỚI THIỆU Các Nguyên tắc Kinh doanh chống hối lộ là một sáng kiến nhiều bên, do các công ty, các

tổ chức phi chính phủ và các tổ chức công đoàn tham gia xây dựng nên; đóng vai trò như

một công cụ hỗ trợ doanh nghiệp trong việc xây dựng các phương pháp tiếp cận hiệu quả

nhằm chống hối lộ trong tất cả các hoạt động của mình.

Việc thực hiện chương trình chống hối lộ không chỉ giúp doanh nghiệp thể hiện giá trị

liêm chính và trách nhiệm của mình mà còn để ngăn chặn nguy cơ hối lộ. Nguy cơ này

biểu hiện khác nhau trong các ngành nghề và doanh nghiệp khác nhau nhưng không doanh

nghiệp nào có thể bảo đảm rằng mình không chịu nguy cơ. Một chương trình chống hối

lộ hiệu quả không chỉ giúp củng cố uy tín doanh nghiệp mà còn giúp tạo lập sự tôn trọng

của nhân viên, tăng niềm tin của các bên liên quan và hỗ trợ doanh nghiệp trong việc thực

hiện cam kết về trách nhiệm của mình.

Các Nguyên tắc chống Hối lộ trong Kinh doanh là một mô hình tốt về chính sách và

chương trình phòng chống hối lộ trong doanh nghiệp, áp dụng để chống hối lộ quan chức

nhà nước cũng như trong các giao dịch kinh doanh giữa tư nhân với tư nhân. Mục đích

của các Nguyên tắc chống Hối lộ trong Kinh doanh là cung cấp cho doanh nghiệp những

hướng dẫn thiết thực về phòng chống hối lộ và tạo ra một sân chơi bình đẳng hơn. TI đã

soạn thảo một tài liệu hướng dẫn2 trong đó nêu rõ lý do chính của việc xây dựng nên các

Nguyên tắc Kinh doanh này, đưa ra một số lời khuyên cho việc triển khai, ý kiến thảo

luận và thông tin chi tiết về các chủ đề chính.

Các Nguyên tắc Kinh doanh được xuất bản lần đầu năm 2003 và tái bản năm 2009, có

một số thay đổi nhỏ cho phù hợp với sự phát triển thực tiễn trong một số lĩnh vực chính,

và đảm bảo Các Nguyên tắc chống Hối lộ trong Kinh doanh phù hợp với các nguyên tắc

phòng chống hối lộ cơ bản khác như các quy tắc ứng xử của Phòng Thương mại Quốc tế

(ICC) và các nguyên tắc phòng chống hối lộ của PACI. Phần sửa đổi chủ yếu ở các điều

khoản mở rộng về liên doanh, liên kết. Bản tái bản các Nguyên tắc chống Hối lộ trong

Kinh doanh cũng phản ánh nhu cầu ngày càng cao về thông tin và nâng cao uy tín thông

qua việc nhấn mạnh về việc báo cáo công khai các hệ thống phòng chống hối lộ và đưa

ra quy định về kiểm tra độc lập cho các chương trình phòng chống hối lộ.

Hối lộ: là việc biếu tặng, hứa hẹn, đưa, nhận, hoặc gạ

gẫm một món lợi nào đó như một hình thức đút lót

cho một hành động mà hành động đó được coi là trái

pháp luật hoặc làm tổn hại niềm tin.

2 Có thể xem tại: http://www.transparency.org

5

2 CÁC NGUYÊN TẮC CHỐNG HỐI

LỘ TRONG KINH DOANH

• Doanh nghiệp sẽ ngăn chặn hối lộ dưới bất kỳ hình thức nào,

trực tiếp hoặc gián tiếp

• Doanh nghiệp sẽ cam kết thực hiện một chương trình3 chống

hối lộ

Các Nguyên tắc chống Hối lộ trong Kinh doanh dựa trên một bản cam kết về những giá trị cơ

bản của tính liêm chính, minh bạch và trách nhiệm giải trình

Các doanh nghiệp cần tạo ra và duy trì một văn hóa làm việc nội bộ dựa trên lòng tin mà ở đó

hối lộ không bao giờ được dung thứ.

6

3 Toàn bộ những nỗ lực phòng chống hối lộ của một doanh nghiệp, kể cả các giá trị, quy tắc làm việc, các chính sách

và thủ tục cụ thể, quản lý rủi ro, thông tin đối nội và đối ngoại, đào tạo và hướng dẫn, kiểm soát nội bộ, giám sát và bảo đảm.

CÁC NGUYÊN TẮC KINH DOANH CHỐNG HỐI LỘ – SÁNG KIẾN NHIỀU BÊN DO TỔ CHỨC MINH BẠCH QUỐC TẾ THỰC HIỆN

3 XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH

CHỐNG HỐI LỘ 3.1 Mỗi doanh nghiệp cần xây dựng một chương trình qui định rõ ràng, chi tiết và

hợp lý các giá trị, chính sách cũng như thủ tục nhằm phòng chống hối lộ trong

tất cả các hoạt động của mình vớisự kiểm soát hiệu quả của doanh nghiệp.

3.2 Chương trình cần được thiết kế phù hợp để phản ánh điều kiện và văn hóa kinh

doanh của doanh nghiệp, có tính đến các yếu tố rủi ro như quy mô, ngành nghề

kinh doanh, tính chất kinh doanh và địa điểm hoạt động.

3.3 Chương trình cần phù hợp với tất cả các điều luật liên quan đến phòng chống hối

lộ trong tất cả các môi trường pháp lý mà doanh nghiệp tham gia kinh doanh.

3.4 Trong quá trình xây dựng chương trình, doanh nghiệp cần tham khảo ý kiến cán

bộ nhân viên, tổ chức công đoàn và các cơ quan khác đại diện cho người lao

động.

3.5 Doanh nghiệp cần đảm bảo nắm được các vấn đề đối nội cũng như đối ngoại để

chương trình được xây dựng và thực hiện một cách hiệu quả, đặc biệt là thông lệ

tốt bao gồm sự phối hợp với các bên liên quan.

7

7

4 PHẠM VI CHƯƠNG TRÌNH Doanh nghiệp cần tiến hành phân tích để xác định các lĩnh vực có nguy cơ hối lộ cao nhất, trên cơ

sở đó xây dựng và thực hiện chương trình phòng chống hối lộ của mình một cách phù hợp.

Chương trình cần tập trung vào những hình thức hối lộ phổ biến nhất có liên quan tới doanh nghiệp,

nhưng tối thiểu cần bao trùm các lĩnh vực sau:

4.1 Hối lộ

4.1.1 Doanh nghiệp cần cấm tất cả mọi hình thức hối lộ, dù trực tiếp hay thông qua bên

thứ ba.

4.1.2 Doanh nghiệp cũng cần cấm nhân viên của mình gạ gẫm, dàn xếp hoặc nhận hối lộ

nhằm kiếm lợi cho bản thân hoặc cho gia đình, bạn bè, đồng minh hoặc người quen.

4.2 Ủng hộ chính trị

4.2.1 Doanh nghiệp, các nhân viên hoặc đại lý của doanh nghiệp không được trực tiếp

hoặc gián tiếp đóng góp cho các đảng phái chính trị hoặc các tổ chức, cá nhân tham

gia chính trị với mục đích đạt được ưu thế trong các giao dịch kinh doanh.

4.2.2 Doanh nghiệp cần công khai tất cả các khoản ủng hộ chính trị của mình.

4.3 Đóng góp từ thiện và tài trợ

4.3.1 Doanh nghiệp cần đảm bảo rằng các khoản đóng góp từ thiện và tài trợ của mình

không được sử dụng như một mánh khóe hối lộ.

4.3.2 Doanh nghiệp cần công khai tất cả các khoản đóng góp từ thiện và tài trợ của mình.

4.4 Các khoản “bôi trơn”

4.4.1 Nếu nhận thức được rằng các khoản “bôi trơn”3 là hối lộ thì doanh nghiệp cần tìm

cách nhận diện và loại bỏ chúng.

4.5 Quà tặng, tiếp khách và các chi phí khác

4.5.1 Doanh nghiệp cần cấm việc tặng hoặc nhận quà, mời hoặc nhận lời mời chiêu đãi

và các chi phí khác nếu những việc làm này có thể ảnh hưởng hoặc được cho là sẽ

ảnh hưởng tới kết quả giao dịch kinh doanh theo cách không hợp lý hoặc không

chân thật.

3 Các khoản bôi trơn: là những khoản thanh toán nhỏ, không chính thức được thực hiện nhằm đảm bảo rằng bên thanh toán

tiền có thể đảm bảo, hoặc tiến hành một hoạt động thường xuyên hoặc một hoạt động cần thiết nào đó mà thực ra họ có

quyền hợp pháp hoặc nghiễm nhiên được cho phép

8

CÁC NGUYÊN TẮC KINH DOANH CHỐNG HỐI LỘ – SÁNG KIẾN NHIỀU BÊN DO TỔ CHỨC MINH BẠCH QUỐC TẾ THỰC HIỆN

9

5 CÁC YÊU CẦU THỰC HIỆN

Dưới đây là phần trình bày những yêu cầu tối thiểu đối với các doanh

nghiệp khi thực hiện chương trình phòng chống hối lộ

5.1 Tổ chức và trách nhiệm

5.1.1 Ban giám đốc hoặc một bộ phận tương đương cần cam kết một

chính sách và chương trình phòng chống hối lộ dựa trên các

Nguyên tắc chống Hối lộ trong Kinh doanh, đồng thời bố trí lãnh

đạo, nguồn lực và ủng hộ tích cực bộ phận này trong việc thực

hiện chương trình.

5.1.2 Giám đốc điều hành chịu trách nhiệm đảm bảo chương trình

được thực hiện nhất quán với những qui định rõ ràng về thẩm

quyền.

5.1.3 Ban giám đốc hoặc bộ phận tương đương, giám đốc điều hành

và ban quản trị cần chứng tỏ cam kết rõ ràng, tích cực của họ đối

với việc thực hiện chương trình phòng chống hối lộ của doanh

nghiệp.

5.1.4 Doanh nghiệp cần buộc các giám đốc phải tuân theo chương trình

này và áp dụng các chế tài phù hợp đối với những vi phạm.

5.2 Các quan hệ kinh doanh 5.2.1 Các chi nhánh công ty và các đối tượng khác

Doanh nghiệp cần áp dụng chương trình phòng chống hối lộ của

mình đối với tất cả các đối tượng kinh doanh mà doanh nghiệp

có thể kiểm soát được, đồng thời sử dụng ảnh hưởng của mình

để khuyến khích việc áp dụng chương trình tương tự với các đối

tượng kinh doanh khác mà doanh nghiệp đang đầu tư hoặc có

quan hệ kinh doanh.

9

CÁC NGUYÊN TẮC KINH DOANH CHỐNG HỐI LỘ – SÁNG KIẾN NHIỀU BÊN DO TỔ CHỨC MINH BẠCH QUỐC TẾ THỰC HIỆN

5.2.2 Liên doanh, liên kết

5.2.2.1 Doanh nghiệp cần tiến hành đánh giá thẩm định đối tác trước

khi tham gia vào một liên doanh hay liên kết.

5.2.2.2 Doanh nghiệp cần đảm bảo các đơn vị liên doanh hay liên kết

mà doanh nghiệp có quyền kiểm soát cũng có chương trình

phòng chống hối lộ phù hợp với tiêu chí của mình.

5.2.2.3 Trường hợp không thể kiểm soát hiệu quả đơn vị liên doanh,

liên kết, doanh nghiệp cần phổ biến chương trình phòng chống

hối lộ của mình cho các đối tác khác trong liên doanh biết và

khuyến khích họ thông qua một chương trình tương tự cho hoạt

động của liên doanh sao cho phù hợp với tiêu chí của doanh

nghiệp.

5.2.2.4 Doanh nghiệp cần giám sát các chương trình và hoạt động của

liên doanh, liên kết; trường hợp các chính sách và hoạt động

của liên doanh, liên kết không phù hợp với chương trình của

doanh nghiệp, doanh nghiệp cần có những biện pháp hành

động thích hợp, ví dụ như: yêu cầu khắc phục thiếu sót trong

việc thực hiện chương trình phòng chống hối lộ; áp dụng chế

tài; hoặc dừng tham gia vào liên doanh, liên kết.

5.2.2.5 Trường hợp doanh nghiệp không thể đảm bảo rằng liên doanh,

liên kết có một chương trình phù hợp với mình thì cần có kế

hoạch rút khỏi liên doanh, liên kết đó nếu phát hiện có hối lộ

hoặc có lý do xác đáng để cho rằng đã có hối lộ.

10

CÁC NGUYÊN TẮC KINH DOANH CHỐNG HỐI LỘ – SÁNG KIẾN NHIỀU BÊN DO TỔ CHỨC MINH BẠCH QUỐC TẾ THỰC HIỆN

5.2.3 Đại lý và những người trung gian

5.2.3.1 Doanh nghiệp không nên thực hiện các khoản thanh

toán không hợp lệ thông qua đại lý hoặc những

người trung gian.

5.2.3.2 Doanh nghiệp cần kiểm tra thẩm định và lưu trữ cẩn

thậntài liệu này trước khi chỉ định đại lý hoặc những

người trung gian.

5.2.3.3 Mọi thỏa thuận với đại lý hoặc người trung gian cần

được cấp quản lý duyệt trước.

5.2.3.4 Tiền hoa hồng cho đại lý hoặc những người trung gian

phải hợp lý và chính đáng, trả đúng cho các dịch vụ

mà họ đã cung cấp.

5.2.3.5 Các đại lý và những người trung gian cần ký thỏa

thuận đồng ý tuân thủ chương trình của doanh

nghiệp, được hướng dẫn và giải thích bằng văn bản

về trách nhiệm và bổn phận của họ.

5.2.3.6 Doanh nghiệp cần ký thỏa thuận yêu cầu đại lý và

những người trung gian của mình lưu giữ sổ sách và

biên bản hợp lệ để doanh nghiệp, cơ quan kiểm toán

hoặc các cơ quan điều tra có thể kiểm tra bất cứ lúc

nào.

5.2.3.7 Các mối quan hệ cần được chứng minh bằng văn bản.

5.2.3.8 Doanh nghiệp cần giám sát hành vi của đại lý và những

người trung gian đồng thời có quyền chấm dứt hợp

đồng với những đại lý và người trung gian nào bị

phát hiện đã hối lộ hoặc vi phạm chương trình phòng

chống hối lộ của doanh nghiệp.

5.2.4 Các nhà thầu và nhà cung cấp

5.2.4.1 Doanh nghiệp cần tiến hành các hoạt động mua sắm

một cách công bằng và minh bạch.

5.2.4.2 Doanh nghiệp cần tránh giao dịch với các nhà thầu

và nhà cung cấp đã được biết hoặc có lý do xác

đáng để nghi ngờ có liên quan đến hối lộ. Doanh

nghiệp cần hết sức thận trọng trong việc đánh giá

thẩm định các nhà thầu và nhà cung cấp để đảm

bảo họ cũng có chương trình phòng chống hối lộ

hiệu quả.

5.2.4.3 Doanh nghiệp cần công khai các chính sách chống

hối lộ của mình với các nhà thầu và nhà cung cấp.

5.2.4.4 Doanh nghiệp cần định kỳ kiểm tra các nhà thầu và

nhà cung cấp chính để cân nhắc các mối quan hệ

với họ và có quyền chấm dứt quan hệ trong trường

hợp phát hiện ra hành vi hối lộ hoặc vi phạm

chương trình phòng chống hối lộ của doanh nghiệp.

11

5.3 Nguồn nhân lực

5.3.1 Các hoạt động về nguồn nhân lực, bao gồm tuyển dụng, thăng chức, đào tạo, đánh

giá việc thực hiện, trả công và khen thưởng, cần phản ánh được những cam kết

của doanh nghiệp đối với chương trình.

5.3.2 Các chính sách và hoạt động về nguồn nhân lực liên quan đến chương trình cần

được xây dựng và thực hiện trên cơ sở có sự tham khảo ý kiến của những người

lao động, công đoàn và các cơ quan khác đại diện cho người lao động.

5.3.3 Doanh nghiệp cần nêu rõ là sẽ không có người lao động nào bị cách chức, bị phạt

hoặc phải chịu những hậu quả bất lợi vì việc từ chối đưa hối lộ, kể cả trong trường

hợp sự từ chối ấy có thể gây thiệt hại cho việc kinh doanh của doanh nghiệp.

5.3.4 Doanh nghiệp cần buộc nhân viên phải tuân theo chương trình phòng chống hối

lội của mình và áp dụng các hình phạt thích hợp đối với những hành vi vi phạm.

5.4 Đào tạo

5.4.1 Các giám đốc, người quản lý, nhân viên và đại lý cần được tập huấn về chương

trình phòng chống hối lộ của công ty.

5.4.2 Trong một số trường hợp, các nhà thầu và nhà cung cấp cũng cần được tập huấn về

chương trình này.

5.5 Nêu quan ngại và yêu cầu được hướng dẫn

5.5.1 Để đảm bảo hiệu quả, chương trình cần dựa vào đội ngũ nhân viên và những đối

tượng khác để phát hiện các vấn đề và vi phạm một cách sớm nhất có thể. Để làm

được việc này, doanh nghiệp cần đưa ra những đảm bảo cũng như các kênh tiếp

nhận thông tin, qua đó nhân viên và những đối tượng khác có thể yên tâm bày tỏ

quan ngại và báo cáo những trường hợp vi phạm (“người tố giác”) mà không sợ bị

trả thù.

5.5.2 Ngoài các kênh nêu trên, cũng cần có các kênh thông tin khác hướng dẫn nhân viên

trong việc thực hiện chương trình phòng chống hối lộ của công ty.

5.6 Thông tin

5.6.1 Doanh nghiệp cần thiết lập các kênh thông tin nội bộ và bên ngoài hiệu quả cho

chương trình.

5.6.2 Doanh nghiệp cần công khai các thông tin về chương trình chống hối lộ của mình,

kể cả các hệ thống quản lý được dùng để đảm bảo việc thực hiện chương trình.

5.6.3 Doanh nghiệp cần cởi mở đón nhận các thông tin từ những bên liên quan đến

chương trình.

12

CÁC NGUYÊN TẮC KINH DOANH CHỐNG HỐI LỘ – SÁNG KIẾN NHIỀU BÊN DO TỔ CHỨC MINH BẠCH QUỐC TẾ THỰC HIỆN

13

5.7 Kiểm soát nội bộ và lưu giữ sổ sách

5.7.1 Doanh nghiệp cần thiết lập và duy trì một hệ thống kiểm

soát nội bộ có hiệu quả để phòng chống hối lộ, bao gồm

kiểm tra và cân đối về tài chính và tổ chức, đối với các

hoạt động kế toán và lưu giữ sổ sách của doanh nghiệp

và các quá trình kinh doanh khác liên quan đến chương

trình phòng chống hối lộ.

5.7.2 Doanh nghiệp cần đảm bảo việc ghi chép chính xác các

sổ sách và biên bản cần thiết để chứng minh được bằng

văn bản một cách công bằng và chính xác tất cả các giao

dịch tài chính của mình. Doanh nghiệp không nên duy

trì các loại sổ sách kế toán không chính thức.

5.7.3 Doanh nghiệp cần đưa ra các hệ thống kiểm soát nội bộ,

đặc biệt là trong công tác kế toán và lưu giữ sổ sách, để

thường xuyên xem xét và kiểm toán, đảm bảo việc thiết

kế, thực hiện và hiệu quả chương trình phòng chống

hối lộ.

13

CÁC NGUYÊN TẮC KINH DOANH CHỐNG HỐI LỘ – SÁNG KIẾN NHIỀU BÊN DO TỔ CHỨC MINH BẠCH QUỐC TẾ THỰC HIỆN

5.8 Theo dõi, đánh giá

5.8.1 Doanh nghiệp cần thiết lập các cơ chế thông tin phản hồi và các

quy trình nội bộ khác hỗ trợ việc không ngừng hoàn thiện chương

trình phòng chống hối lộ. Ban quản trị cấp cao của doanh nghiệp

cần kiểm tra chương trình và định kỳ xem xét lại tính thích hợp,

tính đầy đủ và tính hiệu quả của chương trình, từ đó giúp cải tiến

chương trình một cách phù hợp.

5.8.2 Ban quản trị cấp cao cần báo cáo định kỳ kết quả đánh giá việc

thực hiện chương trình cho ủy ban kiểm toán, hội đồng quản trị,

hoặc một cơ quan tương đương.

5.8.3 Ủy ban kiểm toán, hội đồng quản trị, hay một cơ quan tương đương

cần có báo cáo đánh giá độc lập về tính thích hợp của chương trình

và thông báo những phát hiện của mình trong báo cáo hàng năm

của doanh nghiệp cho các bên liên quan.

5.9 Kiểm tra và bảo đảm từ bên ngoài

5.9.1 Hội đồngquản trị hoặc bộ phận tương đương cần cân nhắc tiến hành

kiểm định hoặc bảo đảm từ bên ngoài cho các hệ thống và chính

sách chống hối lộ nhằm đảm bảo hiệu quả của chương trình phòng

chống hối lộ.

5.9.2 Trường hợp thực hiện kiểm định và bảo đảm từ bên ngoài, hội

đồng quản trị hoặc bộ phận tương đương cần cân nhắc việc công

khai hoạt động rà soát từ bên ngoài, cũng như những ý kiến thẩm

định và bảo đảm liên quan đến chương trình.

14

14

CÁC NGUYÊN TẮC KINH DOANH CHỐNG HỐI LỘ – SÁNG KIẾN NHIỀU BÊN DO TỔ CHỨC MINH BẠCH QUỐC TẾ THỰC HIỆN

GHI NHẬN ĐÓNG GÓP

Ban chỉ đạo việc soạn thảo các Nguyên tắc Kinh doanh Chống hối lộ năm 2003 gồm những công ty và tổ chức sau đây:

• Tổ chức AccountAbility (một tổ chức toàn cầu, phi lợi nhuận chuyên hỗ trợ các sáng kiến làm tăng trách nhiệm giải

trình, hướng tới phát triển bền vững)

• Tổ chức Conference Board (một tổ chức toàn cầu, phi lợi nhuận chuyên cung cấp thông tin hỗ trợ doanh nghiệp)

• Viện nghiên cứu doanh nghiệp và trách nhiệm xã hội Ethos, Brazil

• Ngânh hàng Phát triển và Tái thiết Châu Âu

• Tập đoàn Điện- Điện tử General Electric

• Viện đạo đức kinh doanh, Đại học Nyenrode

• Công ty nhôm & năng lượng tái tạo Norsk Hydro ASA (Na Uy)

• Công ty kiểm toán PricewaterhouseCoopers

• Tổ chức Sáng kiến Kinh doanh có Trách nhiệm, Pakistan

• Công ty cổ phần hữu hạn khai khoáng Rio Tinto

• Công ty dịch vụ kiểm định SGS

• Tập đoàn dầu khí Shell International

• Tổ chức trách nhiệm giải trình xã hội

• Công ty TNHH đầu tư tài chính Tata Sons

• Ủy ban tư vấn công đoàn cho OECD

• Tổ chức Minh bạch Quốc tế

Trưởng Ban chỉ đạo (Giai đoạn nghiên cứu khả thi):

Laurence Cockcroft, Tổ chức Minh bạch Quốc tế

Bên quan sát

Phòng Thương mại Quốc tế

Các công ty và tổ chức dưới đây đã góp ý vào bản dự thảo ban đầu:

• Công ty đại chúng BP

• Nhà xuất bản trường đại học Cambridge

• Tổ chức mạng lưới các doanh nhân hàng đầu thế giới (The Caux Round Table)

• Ngân hàng Crédit Mutuel

• Hiệp hội doanh nghiệp Thụy Sĩ (economiesuisse)

15

CÁC NGUYÊN TẮC KINH DOANH CHỐNG HỐI LỘ – SÁNG KIẾN NHIỀU BÊN DO TỔ CHỨC MINH BẠCH QUỐC TẾ THỰC HIỆN

• Công ty Ford- chi nhánh Châu Âu

• Công ty viễn thông France Télécom

• Công ty quản lý tài sản ISIS (trước đây là công ty Friends Ivory & Sime)

• Tập đoàn GM

• Công ty đại chúng GlaxoSmithKline

• Hiệp hội kỹ sư tư vấn quốc tế (FIDIC)

• Tập đoàn Renault

• Ngân hàng Société Générale

• Công ty Suez

• Công ty tài chính UBS AG

• Christine Parker, Giáo sư luật học, trường đại học New South Wales

Các công ty đã nhiệt tình giúp đỡ Ban chỉ đạo trong việc tiến hành khảo sát thực tế các Nguyên tắc chống Hối lộ trong

Kinh doanh năm 2003 gồm:

• Công ty TNHH thăm dò dầu khí BP (Biển Cax-pi), Azerbaijan

• Công ty Sika AG, Thụy Điển

• Công ty TNHH sắt và thép Tata, Ấn độ

LỜI CẢM ƠN

Tổ chức Minh bạch Quốc tế xin gửi lời cảm ơn những tổ chức sau đây đã không ngừng hỗ trợ tài chính và hỗ trợ bằng

nhiều hình thức khác cho Sáng kiến các Nguyên tắc Kinh doanh:

• Các thành viên Ban chỉ đạo

• Trung tâm doanh nghiệp tư nhân quốc tế

• Viện Xã hội Mở (Giai đoạn nghiên cứu khả thi)

CÁC NGUYÊN TẮC KINH DOANH CHỐNG HỐI LỘ – SÁNG KIẾN NHIỀU BÊN DO TỔ CHỨC MINH BẠCH QUỐC TẾ THỰC HIỆN

17

Tổ chức Minh bạch Quốc tế

Tổ chức Minh bạch Quốc tế (TI) là một tổ chức xã hội dân sự toàn cầu đi đầu trong cuộc đấu tranh phòng

chống tham nhũng. Với hơn 90 văn phòng quốc gia khắp nơi trên thế giới và một Ban thư ký tại Berlin,

CHLB Đức, TI nâng cao nhận thức về hậu quả khôn lường do tham nhũng gây ra và làm việc với các đối

tác trong chính phủ, khối doanh nghiệp cũng như các tổ chức xã hội dân sự để xây dựng và thực hiện những

biện pháp hữu hiệu nhằm giải quyết vấn nạn này.

Văn phòng Ban thư ký

Alt Moabit 96

10559 Béc-lin

CHLB Đức

Phone + 49 30 3438 200

Fax + 49 30 3470 3912

[email protected]

www.transparency.org