5
1 TỔNG CỤC DÂN SỐ-KẾ HOẠCH HOÁ GIA ĐÌNH QUỸ DÂN SỐ LIÊN HỢP QUỐC CÁC NHÀ QUẢN LÝ CHƯƠNG TRÌNH DÂN SỐ - KHHGĐ VỚI VIỆC THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC DÂN SỐ VÀ SỨC KHỎE SINH SẢN VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2011-2020 Lễ ký kết phối hợp liên ngành giai đoạn 2011-2015 về công tác Dân số - KHHGĐ Các nhà quản lý chương trình Dân số - KHHGĐ giữ vai trò quyết định trực tiếp trong việc thực hiện thành công Chiến lược Dân số và Sức khỏe sinh sản Việt Nam giai đoạn 2011-2020

CÁC NHÀ QUẢN LÝ CHƯƠNG TRÌNH DÂN SỐ - KHHGĐ VỚI VIỆC …gopfp.gov.vn/documents/18/24354/Nha+quan+ly+và+CL+DS-KHHGD.pdf · Nguyên nhân:Tình trạng mất cân bằng

  • Upload
    others

  • View
    4

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

1

TỔNG CỤC DÂN SỐ-KẾ HOẠCH HOÁ GIA ĐÌNH QUỸ DÂN SỐ LIÊN HỢP QUỐC

CÁC NHÀ QUẢN LÝ CHƯƠNG TRÌNH DÂN SỐ - KHHGĐVỚI VIỆC THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC DÂN SỐ VÀ

SỨC KHỎE SINH SẢN VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2011-2020

Lễ ký kết phối hợp liên ngành giai đoạn 2011-2015 về công tác Dân số - KHHGĐ

Các nhà quản lý chương trình Dân số - KHHGĐ giữ vai trò quyết định trực tiếp trong việc thực hiện thành công Chiến lược Dân số

và Sức khỏe sinh sản Việt Nam giai đoạn 2011-2020

2 3

- Tham mưu và trình Uỷ ban Thường vụ Quốc hội ban hành Pháp lệnh số 03/2003/PL-UBTVQH11 về Dân số vào ngày 9/1/2003.

- Tham mưu và trình Uỷ ban Thường vụ Quốc hội thông qua Pháp lệnh sửa đổi Điều 10 Pháp lệnh Dân số ngày 27/12/2008.

- Tham mưu và trình Quốc hội thông qua chương trình mục tiêu quốc gia Dân số - KHHGĐ từ năm 1995 đến nay.

- Tham mưu và trình Chính phủ ban hành Chiến lược Dân số Việt Nam giai đoạn 1993-2000, giai đoạn 2001- 2010 và Chiến lược DS và SKSS Việt Nam giai đoạn 2011-2020.

- Tham mưu và trình Chính phủ ban hành Nghị định số 20/2010/NĐ-CP ngày 8/3/2010 về Qui định chi tiết thi hành Pháp lệnh sủa đổi Điều 10 của Pháp lệnh Dân số.

- Tham mưu và trình Hội đồng Nhân dân và Uỷ ban Nhân dân các tỉnh, thành phố ban hành các chỉ thị, nghị quyết chuyên đề về công tác DS-KHHGĐ trên địa bàn tỉnh, thành phố.

- Việc xã hội hóa công tác DS-KHHGĐ đã được chú trọng và có chuyển biến tích cực. Nội dung DS-KHHGĐ được đưa vào hương ước, qui ước của cộng đồng, hoạt động của các ngành, đoàn thể, tổ chức xã hội.

- Việc thực hiện Chiến lược DSVN giai đoạn 2001-2010 cơ bản đã đạt được mục tiêu đề ra. Tổng tỷ suất sinh giảm từ 2,33 con (năm 1999) xuống còn 2,03 con (năm 2009).

Về qui mô dân số

Qui mô dân số còn lớn, mật độ dân số cao: Với 87,6 triệu dân, Việt Nam là nước đông dân thứ 13 trên thế giới và thứ 3 trong khu vực ASEAN, sau Indonexia và Philippin. Mật độ dân số năm 2010 là 269 người/km2, thuộc nhóm các nước có mật độ dân số cao nhất thế giới, gấp 1,9 lần mật độ dân số Trung Quốc.(Nguồn : Tình trạng dân số thế giới 2010, UNFPA).Tiềm năng sinh đẻ của Việt Nam còn rất lớn, tổng số phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ từ 15-49 tiếp tục tăng từ 16,3 triệu năm 1990 lên 24,63 triệu năm 2010 và 27 triệu năm 2015 và duy trì ở mức này từ 2015 đến 2025 ( nguồn: Tổng cục Thông kê và Tổng cục DS-KHHGĐ năm 2009).

Với đà tăng dân số, ngay cả khi đã đạt được mức sinh thay thế, dân số Việt Nam vẫn tiếp tục tăng mỗi năm gần 1 triệu người. Theo dự báo, dân số Việt Nam đạt cực đại vào giữa thế kỷ 21 với khoảng 108 triệu, sau đó mới bắt đầu giảm.

Mức sinh giảm nhưng chưa vững chắc, vẫn còn 23 tỉnh chưa đạt mức sinh thay thế, đó là những tỉnh ở khu vực miền núi phía Bắc, Tây Nguyên và Trung bộ.

KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC TRONG QUẢN LÝ CHƯƠNG TRÌNH DS-KHHGĐ GIAI ĐOẠN 2001-2010

THÁCH THỨC TRONG CÔNG TÁC DÂN SỐ-KHHGĐ GIAI ĐOẠN 2011-2020

Bên cạnh những thành tựu to lớn đã đạt được, công tác dân số trong giai đoạn 2011-2020 tiếp tục phải đối mặt với những thách thức sau đây:

- Lãnh đạo Bộ Y tế, Tổng cục Dân số - KHHGĐ.- Lãnh đạo các Bộ ngành có liên quan.- Lãnh đạo các ban ngành, đoàn thể quần chúng.- Lãnh đạo Sở y tế, chi cục DS-KHHGĐ các tỉnh thành phố.- Các thành viên ban chỉ đạo công tác DS-KHHGĐ các cấp.

CÁC NHÀ QUẢN LÝ CHƯƠNG TRÌNH DÂN SỐ-KHHGĐ

NHIỆM VỤ

- Chủ trì, phối hợp với các bộ ngành liên quan, các tổ chức chính trị xã hội và Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức triển khai Chiến lược trên phạm vi cả nước.

- Xây dựng nội dung các Chương trình mục tiêu quốc gia DS-KHHGĐ giai đoạn 2011-2015; nghiên cứu, đề xuất các chương trình mục tiêu quốc gia DS-KHHGĐ giai đoạn 2016-2020.

- Tham mưu, xây dựng ban hành chính sách, các văn bản pháp qui về công tác DS và SKSS (như nghị định, thông tư, chỉ thị).

- Xây dựng và tổ chức thực hiện các kế hoạch về DS-KHHGĐ giai đoạn 5 năm và kế hoạch hàng năm.

- Phân bổ nguồn lực theo các dự án, đề án đã được phê duyệt.- Đề xuất bổ sung ngân sách địa phương cho chương trình DS-KHHGĐ thuộc

phạm vi quản lý.- Quản lý tài chính theo đúng qui định của Nhà nước theo nguyên tắc công

khai, tiết kiệm, hiệu quả. - Tổ chức triển khai các chương trình, dự án sau khi đã được cấp có thẩm

quyền phê duyệt.- Thúc đẩy phối hợp liên ngành tham gia công tác DS-KHHGĐ ở các cấp

Trung ương, tỉnh, thành phố.

4 5

Về cơ cấu dân số Tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh ngày càng tăng: Tỷ số giới tính khi sinh là tỷ số bé trai sinh ra sống trên 100 bé gái sinh ra sống tính trong một năm. Tỷ số này cân bằng ở ngưỡng 103-106 bé trai/100 bé gái. Từ năm 1999, đã xuất hiện xu hướng tăng tỷ số giới tính khi sinh ở Việt Nam. Năm 2011, con số này là 111,9 ( Nguồn: Tổng cục Thống kê năm 2011).

Tỷ số giới tính khi sinh theo vùng năm 2009(nam/100 nữ)

Vùng kinh tế địa lý

2002 2003 2004 2005 2006 2009

Đồng bằng sông Hồng

110 105 107 108 108 115,3

Miền núi phía Bắc 107 102 108 105 122 108,5

Bắc trung bộ 102 102 100 98 114 109,7

Nam trung bộ 106 118 116 113 111

Tây nguyên 104 98 107 109 108 105,6

Đông nam bộ 111 100 111 108 102 109,9

Đồng bằng sông Cửu long

105 105 107 104 110 109,9

Nguồn: Tổng cục Thống kê năm 2009

Năm 2011, Có 9 tỉnh, thành phố có tỷ số giới tính khi sinh ở mức rất cao 115-130/100: đó là: Quảng Ninh, Bắc Ninh, Lạng Sơn, Cần Thơ, Tuyên Quang, Vĩnh Long, Đà Nẵng, Ninh Bình.Nguyên nhân:Tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh do những nguyên nhân sau: - Tàn dư tư tưởng phong kiến lạc hậu trọng nam khinh nữ, bất bình đẳng giới.- Các phong tục tập quán trong việc cưới xin, ma chay, giỗ tết vẫn đề cao thái quá vai trò

của người con trai trong gia đình , dòng tộc- Kinh tế chưa phát triển, lao động nông nghiệp chưa được cơ giới hoá,hiện đại hoá, còn dựa

vào lao động thủ công, Lạm dụng kỹ thuật cao trong chẩn đoán y học để lựa chọn giới tính trước sinh

Việt Nam ở giai đoạn cơ cấu “dân số vàng” - Giai đoạn cơ cấu “dân số vàng” là giai đoạn dân số có tỷ lệ người sống phụ thuộc thấp nhất.

Năm 2011, tỷ lệ người đang ở độ tuổi 15-64 của Việt Nam là 69%, cao gấp đôi số người sống phụ thuộc là trẻ em dưới 15 (24%) và người già từ 65 tuổi trở lên (7%.). Giai đoạn này chỉ diễn ra một lần trong lịch sử nhân khẩu học của mỗi quốc gia và kéo dài khoảng 30 năm. Nếu không tận dụng được nguồn nhân lực dồi dào trong giai đoạn này để phát triển thì Việt Nam không thể cất cánh thành một con rồng châu Á như các nước khác trong khu vực đã tận dụng giai đoạn dân số vàng.

- Các nước thuộc nhóm “con rồng châu Á” như Hàn Quốc, Singapore, Đài Loan.. đều cất cánh về kinh tế ở giai đoạn dân số” vàng”.

Cơ hội việc làm cho thanh niên

Việt Nam đã bước vào giai đoạn già hoá dân số - Một quốc gia được coi là có dân số già khi tỷ lệ người trên 60 tuổi chiếm 10% dân số, hoặc

tỷ lệ người từ 65 tuổi trở lên chiếm 7% dân số - Năm 2011, số người trên 65 tuổi ở Việt Nam là 7% ( nguồn Tổng cục Thông kê), như vậy,

Việt Nam chính thức bước vào giai đoạn già hoá dân số. - Số lượng người cao tuổi đang tăng nhanh: năm 1999 có 3000 cụ trên 100 tuổi thì năm 2009

là 7200 cụ, tăng 2,4 lần. - Thời gian để Việt Nam chuyển từ giai đoạn già hoá dân số sang cơ cấu dân số già khoảng

20 năm , sớm hơn một số nước như Nhật Bản và Thái Lan. - Hơn 80% người cao tuổi Việt Nam sống ở nông thôn, trong đó chỉ 17% có lương hưu,10%

hưởng trợ cấp người có công với nước.

6 7

Người già tập dưỡng sinh

Chất lượng dân số còn thấp, chưa đáp ứng được nguồn nhân lực cho công nghiệp hoá hiện đại hoá - Chỉ số Phát triển con người (HDI) thấp hơn mức trung bình của thế giới và Châu Á, Thái

bình dương.- Chiều cao trung bình của thanh niên Việt Nam thấp hơn 10-13 cm so với chuẩn quốc tế và

thấp hơn 6-7 cm so với khu vực châu Á.- Tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em thể nhẹ cân năm 2009 là 18,9%, tỷ lệ này lên đến 25% ở Tây

nguyên, Tây bắc và Bắc trung bộ.- Tỷ lệ trẻ em mới sinh bị dị tật bẩm sinh do di truyền chiếm 3%.- Người khuyết tật là 12,1 triệu, chiếm 15,5% dân số từ 5 tuổi trở lên, trong đó có hơn nửa

triệu người khuyết tật đặc biệt nặng.- Tuổi thọ bình quân của Việt Nam khá cao; năm 2011 là 73; tuy nhiên tuổi thọ bình quân

khoẻ mạnh còn thấp: 58,2 tuổi ; xếp thứ 116/174 quốc gia.- Tỷ lệ người từ 15 tuổi trở lên được đào tạo chuyên môn kỹ thuật là 13,3%, trong đó có

1,6% cao đẳng,4,2% đại học và 0,2%trên đại học, rất thấp so với nhu cầu công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước. (Nguồn: Tổng cục Thông kê 2009).

Di cư và đô thị hoá diễn ra ngày càng tăng- Việt Nam chưa có một chính sách cụ thể để kiểm soát di cư và quản lý người di cư. Di cư

tự do diễn ra trên diện rộng, gây ra những khó khăn trong việc theo dõi, quản lý nhân khẩu và hộ gia đình.

- Sức khoẻ sinh sản của người di cư, công nhân trong các khu công nghiệp, các cơ sở sản xuất có vốn đầu tư nước ngoài đang là một vấn đề cần được giải quyết.

- Cán bộ quản lý chương trình DS-KHHGĐ còn thiếu, năng lực quản lý còn hạn chế do

thay đổi tổ chức liên tục.- Công tác lập kế hoạch còn chưa cụ thể, thực tế.- Chất lượng truyền thông và dịch vụ còn hạn chế. - Công tác giám sát còn chưa thường xuyên.- Kinh phí chương trình cho vùng sâu, xa, khó khăn còn thiếu. - Nhiều mô hình truyền thông chưa được đánh giá để nhân rộng.- Các vấn đề dân số mới như mất cân bằng giới tính khi sinh, tận dụng lợi thế của “cơ

cấu dân số vàng”, chăm sóc người cao tuổi, người di cư cần được quan tâm đầu tư thích đáng.

Biểu đồ: Dân số đô thị và mức độ đô thị hoá của Việt Nam từ 1950 và dự kiến đến năm 2050.

THÁCH THỨC TRONG QUẢN LÝ CHƯƠNG TRÌNH DÂN SỐ-KHHGĐ

8

1. Tham mưu trình các cấp Lãnh đạo ban hành các văn bản pháp qui để giải quyết các vấn đề dân số. Tập trung nâng cao chất lượng dân số, phát huy lợi thế cơ cấu “dân số vàng”, chủ động điều chỉnh tốc độ tăng dân số và kiểm soát tỷ số giới tính khi sinh.

2. Phê duyệt các chương trình, dự án/kế hoạch nhằm nâng cao chất lượng giống nòi, hạn chế dị tật bẩm sinh, thực hiện hiệu quả kế hoạch hóa gia đình và giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh.

3. Ban hành các văn bản quy định về quản lý. Tiếp tục đầu tư nguồn lực ở cấp Trung ương và địa phương cho công tác DS-KHHGĐ, ưu tiên tập trung nguồn lực cho vùng sâu, vùng xa, miền núi, vùng ven biển và hải đảo.

4. Nâng cao phúc lợi xã hội, huy động sự đóng góp của nhân dân, xây dựng các mô hình để thích ứng với giai đoạn dân số già trong bối cảnh qui mô gia đình nhỏ (1-2 con) như mô hình chăm sóc sức khoẻ người cao tuổi dựa vào cộng đồng, mô hình nhà dưỡng lão. Nhân rộng các mô hình can thiệp hiệu quả về truyền thông, cung cấp dịch vụ DS-KHHGĐ.

5. Lồng ghép các yếu tố dân số (tổng dân số, số nam, nữ, độ tuổi, trình độ học vấn...) vào các kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội của ngành, địa phương.

6. Tăng cường đầu tư cho nghiên cứu khoa học và đào tạo đội ngũ làm công tác DS-KHHGĐ.

7. Kiểm tra, giám sát việc thực hiện kế hoạch đã được phê duyệt, phát hiện kịp thời những vấn để nảy sinh và kịp thời giải quyết.

8. Động viên khen thưởng những tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác DS-KHHGĐ.

NHỮNG VIỆC CẦN LÀM NGAY

Đứng trước những thách thức và thực trạng của vấn đề Dân số, các nhà quản lý công tác DS-KHHGĐ hãy: