23
1 Cách Viết Truyn Ngn 1. Đọc tht nhiu truyn ngn. Không gì giúp bạn ‘học’ cách viết truyn ngn hay cho bng đọc nhiu truyn ngn hay. Ghi chú văn phong và cách htn dng dùng ít ch. Hãy chn nhng tác gibn thích, và cũng nên chn mt s‘cổ điển.’ Chú ý cách tác giphát trin nhân vt, viết đối thoi, và cu to ct truyn. 2. Thu thp ý cho câu truyn. Ngu hng có thbùng lên bt clúc nào, vì thế mang stay theo bn bt cnơi nào bn đi để có thviết xung nhng ý truyn chợt đến. 3. Chn mt ý và bắt đầu nn tng cho truyn ngn. Ít nht, mt câu truyn nên có phn khai trin (câu chuyn dẫn đến đim cao nht), din tiến tăng dn (các biến cdẫn đến đim ngoc), mt tuyt đỉnh (đim xoay trong truyn mang đến xung đột gia nhng nhân vt hoc trong bn thân nhân vt), din tiến lng dn (truyn ca bn bắt đầu kết thúc), và mt gii pháp (mt kết thúc thomãn cho câu chuyn qua đó xung đột chính được gii quyết -- hoc không được). Hãy di chuyn ti lui tý tưởng ban đầu (nó có thlà hoc không là phần đầu câu chuyn), và hỏi “Điu gì xy ra kế tiếp?” hoặc “Điu gì trước điu này?” 4. Phi biết các nhân vt ca bn. Để câu truyn đáng tin, các nhân vt phi đáng tin, và nhng hành động ca hnên nói rõ hlà ai. Nói cách khác, bn nên hiu rõ các nhân vt ca bn, tnhng động cơ chính ca hlà gì cho đến thc ăn khoái khu ca h. Bn không btt cnhng chi tiết này vào truyn, nhưng bn càng biết, các nhân vt càng trnên sng động, ccho bn ln độc gi. Đôi khi hu ích khi chcn lng nghe nhng mu đàm thoi không quan trng gia các nhân vt trong đầu bn, mc dù chúng không có trong câu truyn. Nếu bn thy d, hãy viết mt bng lit kê, mang tên nhân vt, và viết tt cthuc tính bn nghĩ ra được, tchđứng ca htrong ban nhạc cho đến màu sc hưa thích. Viết tt cra. 5. Gii hn chiu dài câu truyn. Mt tiu thuyết có thdin ra hàng triu năm và bao gm rt nhiu tình tiết ph, rt nhiu địa đim, và mt đoàn quân các vai ph. Nhng biến cchính trong truyn ngn chnên xy ra trong mt thi đim ngn (nhng ngày hoc ngay cphút giây), và bn tht không thkhai trin hiu ququá mt ct truyn, hai hoc ba nhân vt chính, và mt bi cnh. Nếu câu truyn bn rng quá, nó phi là mt tiu thuyết. 6. Quyết định xem ai kchuyn. Có ba đim chính tđó kra mt câu truyn: ngôi thnhất (“Tôi”), ngôi thhai (“bạn”), và ngôi thba (“anh ấy” hoặc “chị ấy”). Trong truyện ngôi thnht, mt nhân vt kchuyn; trong truyn ngôi thhai thì độc gilà nhân vt trong truyn; và trong ngôi thba, một người ktruyn là ngoi cuc. (Truyn ngôi thhai rt hiếm được dùng.) Nhrng những người ktruyn ngôi thnht chcó thknhng gì hbiết (tc là gii hn vào nhng gì hthấy trước hết hoặc được người khác kli), trong khi đó những người ktruyn ngôi thba có thbiết mi thvà khai thác nhng suy nghĩ ca mi nhân vt, hoc bgii hn chbi điu có thquan sát được. 7. Bắt đầu viết. Tùy vào thnào bn phát tho ct truyn và nhân vt, tiến trình viết thc ra chđơn gin là chn đúng t. Tuy nhiên, nhìn chung, viết tht là gian kh. Bn có thkhông biết các nhân vt và ct truyn ca bn như là bn nghĩ, nhưng điu này không quan trng gì. Dàn bài không phi cging như câu truyn, và thc ra, viết truyn là cách duy nhất để hoàn thành câu truyn. 8. Mđầu sinh động. Trang đầu tiên---có người thì nói là câu đầu tiên---ca bt kbài viết nào cũng nên bt ly schú ý của độc givà khiến hmun đọc na. Mđầu nhanh gn rt quan trng trong truyn ngn vì bn không có nhiu chđể kchuyn ca bạn. Đừng la cà gii thiu dài dòng vnhng nhân vt hoc nhng din tkhông quan trng vbi cnh: hãy vào ngay ct truyn, và tiết lchi tiết vcác nhân vt và bi cnh tng mnh mt khi bn tiếp tc k.

Cách Viết Truyện Ngắn - songdaoonline.com VIET TRUYEN NGAN.pdf · 1 Cách Viết Truyện Ngắn 1. Đọc thật nhiều truyện ngắn. Không gì giúp bạn ‘học’

  • Upload
    others

  • View
    5

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Cách Viết Truyện Ngắn - songdaoonline.com VIET TRUYEN NGAN.pdf · 1 Cách Viết Truyện Ngắn 1. Đọc thật nhiều truyện ngắn. Không gì giúp bạn ‘học’

1

Cách Viết Truyện Ngắn

1. Đọc thật nhiều truyện ngắn. Không gì giúp bạn ‘học’ cách viết truyện ngắn hay cho bằng đọc nhiều truyện

ngắn hay. Ghi chú văn phong và cách họ tận dụng dùng ít chữ. Hãy chọn những tác giả bạn thích, và cũng nên

chọn một số ‘cổ điển.’ Chú ý cách tác giả phát triển nhân vật, viết đối thoại, và cấu tạo cốt truyện.

2. Thu thập ý cho câu truyện. Ngẫu hứng có thể bùng lên bất cứ lúc nào, vì thế mang sổ tay theo bạn bất cứ

nơi nào bạn đi để có thể viết xuống những ý truyện chợt đến.

3. Chọn một ý và bắt đầu nền tảng cho truyện ngắn. Ít nhất, một câu truyện nên có phần khai triển (câu

chuyện dẫn đến điểm cao nhất), diễn tiến tăng dần (các biến cố dẫn đến điểm ngoặc), một tuyệt đỉnh (điểm xoay

trong truyện mang đến xung đột giữa những nhân vật hoặc trong bản thân nhân vật), diễn tiến lắng dần (truyện

của bạn bắt đầu kết thúc), và một giải pháp (một kết thúc thoả mãn cho câu chuyện qua đó xung đột chính được

giải quyết -- hoặc không được). Hãy di chuyển tới lui từ ý tưởng ban đầu (nó có thể là hoặc không là phần đầu

câu chuyện), và hỏi “Điều gì xảy ra kế tiếp?” hoặc “Điều gì trước điều này?”

4. Phải biết các nhân vật của bạn. Để câu truyện đáng tin, các nhân vật phải đáng tin, và những hành động

của họ nên nói rõ họ là ai. Nói cách khác, bạn nên hiểu rõ các nhân vật của bạn, từ những động cơ chính của họ

là gì cho đến thức ăn khoái khẩu của họ. Bạn không bỏ tất cả những chi tiết này vào truyện, nhưng bạn càng

biết, các nhân vật càng trở nên sống động, cả cho bạn lẫn độc giả. Đôi khi hữu ích khi chỉ cần lắng nghe những

mẫu đàm thoại không quan trọng giữa các nhân vật trong đầu bạn, mặc dù chúng không có trong câu truyện.

Nếu bạn thấy dễ, hãy viết một bảng liệt kê, mang tên nhân vật, và viết tất cả thuộc tính bạn nghĩ ra được, từ chỗ

đứng của họ trong ban nhạc cho đến màu sắc họ ưa thích. Viết tất cả ra.

5. Giới hạn chiều dài câu truyện. Một tiểu thuyết có thể diễn ra hàng triệu năm và bao gồm rất nhiều tình tiết

phụ, rất nhiều địa điểm, và một đoàn quân các vai phụ. Những biến cố chính trong truyện ngắn chỉ nên xảy ra

trong một thời điểm ngắn (những ngày hoặc ngay cả phút giây), và bạn thật không thể khai triển hiệu quả quá

một cột truyện, hai hoặc ba nhân vật chính, và một bối cảnh. Nếu câu truyện bạn rộng quá, nó phải là một tiểu

thuyết.

6. Quyết định xem ai kể chuyện. Có ba điểm chính từ đó kể ra một câu truyện: ngôi thứ nhất (“Tôi”), ngôi thứ

hai (“bạn”), và ngôi thứ ba (“anh ấy” hoặc “chị ấy”). Trong truyện ngôi thứ nhất, một nhân vật kể chuyện;

trong truyện ngôi thứ hai thì độc giả là nhân vật trong truyện; và trong ngôi thứ ba, một người kể truyện là ngoại

cuộc. (Truyện ngôi thứ hai rất hiếm được dùng.) Nhớ rằng những người kể truyện ngôi thứ nhất chỉ có thể kể

những gì họ biết (tức là giới hạn vào những gì họ thấy trước hết hoặc được người khác kể lại), trong khi đó

những người kể truyện ngôi thứ ba có thể biết mọi thứ và khai thác những suy nghĩ của mỗi nhân vật, hoặc bị

giới hạn chỉ bởi điều có thể quan sát được.

7. Bắt đầu viết. Tùy vào thể nào bạn phát thảo cốt truyện và nhân vật, tiến trình viết thực ra chỉ đơn giản là

chọn đúng từ. Tuy nhiên, nhìn chung, viết thật là gian khổ. Bạn có thể không biết các nhân vật và cốt truyện

của bạn như là bạn nghĩ, nhưng điều này không quan trọng gì. Dàn bài không phải cứ giống như câu truyện, và

thực ra, viết truyện là cách duy nhất để hoàn thành câu truyện.

8. Mở đầu sinh động. Trang đầu tiên---có người thì nói là câu đầu tiên---của bất kỳ bài viết nào cũng nên bắt

lấy sự chú ý của độc giả và khiến họ muốn đọc nữa. Mở đầu nhanh gọn rất quan trọng trong truyện ngắn vì bạn

không có nhiều chỗ để kể chuyện của bạn. Đừng la cà giới thiệu dài dòng về những nhân vật hoặc những diễn

tả không quan trọng về bối cảnh: hãy vào ngay cốt truyện, và tiết lộ chi tiết về các nhân vật và bối cảnh từng

mảnh một khi bạn tiếp tục kể.

Page 2: Cách Viết Truyện Ngắn - songdaoonline.com VIET TRUYEN NGAN.pdf · 1 Cách Viết Truyện Ngắn 1. Đọc thật nhiều truyện ngắn. Không gì giúp bạn ‘học’

2

9. Tiếp tục viết. Chắc chắn bạn phải đụng mô đất trên đường để hoàn thành câu truyện của bạn. Tuy thế, bạn

phải khắc phục chúng. Giành riêng thời giờ viết mỗi từng ngày, và đặt mục đích thực hiện, chẳng hạn, một

trang mỗi ngày. Cho dù bạn chấm dứt bằng cách vứt đi những gì bạn viết ngày đó, bạn cũng đã viết và suy nghĩ

về câu truyện đó rồi, và điều này sẽ giúp bạn tiến tới về lâu về dài.

10. Hãy để câu truyện ‘tự viết.’ Khi bạn viết truyện của bạn, có lẽ bạn muốn thay đổi cốt truyện theo hướng

khác so với bạn đã hoạch định, hoặc bạn có lẽ muốn thay đổi điểm chính hoặc vứt bỏ một nhân vật. Hãy lắng

nghe các nhân vật của bạn nếu họ nói với bạn một điều gì đó khác đi, và đừng sợ viết nháp kế hoạch của bạn lại

nếu bạn có thể làm câu truyện hay hơn khi bạn tiếp tục.

11. Xem lại và sửa chữa. Khi viết xong, hãy xem lại xuyên suốt câu truyện và sữa chữa những lỗi kỹ thuật,

cũng như lỗi lý luận. Nói chung, phải biết chắc câu truyện trôi chảy và các nhân vật và vấn đề của họ được

trình bày ra và giải quyết một cách thích đáng. Nếu bạn có thời giờ, quên đi câu truyện đã hoàn thành đó trong

vòng vài ngày hoặc vài tuần trước khi sửa chữa. Tách bạn khỏi câu truyện như vậy sẽ giúp bạn thấy được nó rõ

hơn khi bạn cầm nó lên lại.

12. Hỏi ý kiến. Gửi truyện đã được sửa chữa của bạn cho một số bạn thân hoặc họ hàng để họ xem lại, sửa

chữa, và đưa ý kiến.

http://www.wikihow.com/Write-a-Short-Story

Page 3: Cách Viết Truyện Ngắn - songdaoonline.com VIET TRUYEN NGAN.pdf · 1 Cách Viết Truyện Ngắn 1. Đọc thật nhiều truyện ngắn. Không gì giúp bạn ‘học’

3

Mẫu Căn Bản Truyện Ngắn by Thang Chu

Tựa Truyện

Năm Điểm Chính

Chiếc Lá Cuối Cùng by O. Henry

www.vnthuquan.net

Bài Học Thương Xót & Đức tin

Ma-thi-ơ 15:29-39

1. Khung Cảnh (Settings)

- Là ngã tư đường của các tình

huống.

- Phải ảnh hưởng đến truyện.

- Thêm vào chiều kích quan trọng

của ý nghĩa, phản ảnh nhân vật và

biểu hiện đề tài.

- Khu ổ chuột của giới nghệ sĩ.

- Dịch cúm.

- Bức tường loang lổ đối diện.

- Mùa đông lá rụng.

- Vùng gần biển Ga-li-lê (khu đánh

cá)

- Trên núi (xa thành phố)

- Đồng vắng (khô khan, mông

quạnh)

- Ba ngày (quá lâu gây đói khát)

2. Nhân Vật (Characters)

- Phải được nêu rõ cá tính, đặc

tính, hình dáng, quan điểm, ăn

mặc, v.v.

- Phải có vai chính (một hoặc hai)

- Johnsy (vai chính, họa sĩ, bịnh, bi

quan)

- Sue (họa sĩ, bạn tốt)

- Bác sĩ (lương tâm)

- Behrman (say rượu, mơ ước lớn,

bảo vệ hai cô gái, bất tài)

- Đức Giê-su (mệt mỏi sau hành

trình dài từ Ty-rơ, c. 21)

- Các môn đệ (cũng mệt mỏi vì theo

Chúa)

- Đám đông bệnh tật, què, đui, câm,

tàn tật

3. Cốt Truyện (Plot)

- Là những chuỗi biến cố tự nhiên

xảy ra, là

“tại sao” cho những điều xảy ra,

kéo đọc giả

vào đời sống nhân vật và giúp

đọc giả hiểu

những lựa chọn của nhân vật.

- Thông tin cần thiết để hiểu câu

chuyện.

- Tính phức tạp là chất xúc tác tạo

xung đột.

- Có cực điểm và giải pháp.

- Dịch cúm hoành hành.

- Johnsy ngã bịnh nặng rồi đâm bi

quan, hoang tưởng muốn chết.

- Bác sĩ bó tay.

- Sue cố cứu bạn nhưng bất lực.

- Gã say Behrman vẽ được kiệt tác

cứu người

- Gã say chết.

- Johnsy bình phục.

- Đức Giê-su lên núi nghỉ ngơi.

- Đám đông tìm Ngài.

- Ngài chữa lành họ.

- Họ ngợi khen Chúa Trời.

- Đám đông đói.

- Môn đệ muốn để đám đông ra về

bụng đói.

- Chúa thương xót họ.

- Chúa muốn các môn đệ cho đám

đông ăn.

- Chúa hóa bánh ra nhiều.

4. Xung Đột (Conflict)

- Chỉ một xung đột duy nhất.

- Xung đột đưa đến khủng hoảng.

- Phải có cực điểm để xoay truyện

sang bước ngoặc đưa ra giải pháp

rồi lắng dần truyện.

- Nhân vật chính Johnsy xung đột

với bịnh tật.

- Khủng hoảng: Bịnh bất trị vì bi

quan

- Cực điểm: Sau chiếc lá cuối cùng

là cái chết của nhân vật chính.

- Xung đột xảy ra khi Chúa ra lịnh

các môn đệ phải nuôi ăn khoảng

mười hai ngàn người (nếu tính trung

bình một gia đình ba người) giữa sa

mạc.

- Khủng hoảng: Đám đông mệt lủi

chết giữa đồng vắng nếu họ tự kiếm

ăn.

- Cực điểm: Các môn đệ bất lực vì

chỉ có bảy bánh và cá.

5. Giải Pháp (Resolutions)

- Là những sự kiện dẫn đến kết

thúc truyện.

- Phải bất ngờ để không ai đoán

được.

- Gã say Behrman.

- Chiếc lá do gã say vẽ là một kiệt

tác y như lá thật.

- Bảy cái bánh và vài con cá.

- Chúa làm phép lạ hóa bánh nuôi

ăn.

(Câu chuyện lắng dần và chấm dứt

khi mọi người no nê để an toàn ra

về còn Chúa tiếp tục ra đi thi hành

mục vụ)

Page 4: Cách Viết Truyện Ngắn - songdaoonline.com VIET TRUYEN NGAN.pdf · 1 Cách Viết Truyện Ngắn 1. Đọc thật nhiều truyện ngắn. Không gì giúp bạn ‘học’

4

Bảng Chấm Điểm Truyện Ngắn http://www.maitespace.com/english/ScoringGuides/shortstory.htm

Tác Giả: __________________ Tựa Truyện: _______________________________

Truyện ngắn này độc đáo và sáng tạo.

o thực sự tươi mới và hấp dẫn (vượt mức mong đợi)

o hơi đoán trước được nhưng hấp dẫn (hay; hay hơn cái khác)

o thường (đủ tiêu chuẩn ở mức này nhờ cố gắng tối thiểu)

o có thể đoán trước được nhiều hoặc ăn trộm ý (dưới mức mong đợi)

Truyện ngắn này duy trì được cốt truyện chặc chẽ và tập trung bằng xung đột khúc chiết, cực điểm, kết

thúc.

o cốt truyện tập trung mạnh bằng xung đột hấp dẫn và cực điểm và kết thúc có tính toán.

o cốt truyện tập trung rõ bằng xung đột thú vị và cực điểm và kết thúc thích hợp.

o hơi có thay đổi sự tập trung trong cốt truyện; có sự lặp lại hoặc xung đột, cực điểm, và/hoặc kết thúc

đoán trước được.

o cốt truyện lòng vòng; có lẽ có xung đột, cực điểm, và/hoặc kết thúc không đáng chú ý mấy,

Truyện ngắn này có nhịp độ và lôi cuốn tốt.

o truyện di chuyển tự nhiên, giữ được chú ý của đọc giả nhờ hồi hộp và văn phong

o truyện hơi máy móc nhưng vẫn giữ được chú ý nhờ chút ít hồi hộp và văn phong

o truyện có lẽ máy móc và vất vả mới lôi cuốn được đọc giả

o truyện di chuyển không khớp đều và không lôi cuốn đọc giả

Truyện ngắn này có chủ đề rõ ràng và hấp dẫn.

o chủ đề truyện dễ hiểu nhưng tinh tế và hấp dẫn

o chủ đề truyện dễ hiểu nhưng kém rành mạch; tuy nhiên, vẫn hấp dẫn

o chủ đề truyện có lẽ khó hiểu hoặc được tuyên bố không úp mở; có lẽ hơi nhàm

o chủ đề truyện không rõ (truyện dường như không tiêu điểm)

Truyện ngắn này được khai triển tốt bằng khung cảnh có chi tiết, chọn lọc, giàu tưởng tượng, công phu,

v.v. o khai triển đáng sửng sốt khi dùng vô số kỹ thuật văn chương tốt; khung cảnh công phu

o khai triển tốt khi dùng khung cảnh có chi tiết sống động, chọn lọc, giàu tưởng tượng, & có lẽ chút ít

phương sách khác

o khai triển trung bình khi dùng ít nhất vài chi tiết sống động, giàu tưởng tượng, v.v.

o rõ ràng được khai triển yếu kém với những sai sót trong chi tiết, chọn lọc, &/hoặc khung cảnh

Truyện ngắn này khai triển tốt các nhân vật với đàm thoại khúc chiết.

o các nhân vật thực sự kích thích tò mò và chấp nhận được; đàm thoại được dùng khúc chiết và rất khéo

sắp đặt

o các nhân vật lôi cuốn và đáng tin; đàm thoại tạm chấp nhận được

o các nhân vật tầm thường, hơi cứng; đàm thoại yếu hoặc kém khai triển

o các nhân vật chỉ một chiều; đàm thoại không chấp nhận được hoặc thiếu

Page 5: Cách Viết Truyện Ngắn - songdaoonline.com VIET TRUYEN NGAN.pdf · 1 Cách Viết Truyện Ngắn 1. Đọc thật nhiều truyện ngắn. Không gì giúp bạn ‘học’

5

Truyện ngắn này có văn phong mạnh, đa dạng về ý văn, câu văn và kỷ thuật hoàn chỉnh.

o công phu về văn phong, ý văn mạnh, & rõ ràng không lỗi

o công phu về văn phong, ý văn tốt, có vài lỗi về kỹ thuật

o văn phong và ý văn thường với những lỗi nhỏ về kỹ thuật

o văn phong và ý văn thường với những lỗi rõ ràng về kỹ thuật

Tổng Cộng Điểm: ______________

Page 6: Cách Viết Truyện Ngắn - songdaoonline.com VIET TRUYEN NGAN.pdf · 1 Cách Viết Truyện Ngắn 1. Đọc thật nhiều truyện ngắn. Không gì giúp bạn ‘học’

6

Hướng Dẫn Cách Đọc Truyện Ngắn

Tác Giả: ____________________________

Tựa Đề: _____________________________

Người Đọc: ____________________________

1. Truyện có độc đáo và sáng tạo không? Tại sao bạn nghĩ thế hoặc không nghĩ thế? Giải thích rõ để tác giả

biết điều gì phải làm một trong hai cách.

2. Có phải truyện duy trì được cốt truyện cấu trúc tốt, có tập trung, có xung đột hấp dẫn, cực điểm, và kết thúc

thích hợp không? Nếu không, cho tác giả biết điều gì không rõ trong cốt truyện, điều gì làm cực điểm nhàm

chán, và/hoặc kết thúc không thích hợp.

3. Truyện có nhịp độ tốt không hay là trì trệ vài chỗ và tăng tốc chỗ khác? Nếu trì trệ, hãy cho tác giả biết nó

xảy ra ở đâu và tại sao nó dường như trì trệ tại những chỗ đó đối với bạn. Nếu nó quá nhanh tại nhiều chỗ, hãy

cho tác giả biết nó xảy ra ở đâu và tại sao dường như nó quá nhanh tại những điểm đó. Ngoài ra, hãy bình luận

khả năng tác giả tạo hồi hộp và khiến bạn, là đọc giả, hoàn toàn bị thu hút.

4. Truyện có chủ đề không? Nó là gì? Thể nào bạn trình bày? Nó có tinh tế hoặc hiển nhiên không? Bạn có

cho nó là hấp dẫn không? Nếu không có chủ đề, hãy cho tác giả biết tại sao bạn nghĩ truyện đó dường như

không có “điểm chính.”

5. Truyện có được khai triển tốt bằng chi tiết sống động và chọn lọc không? Thể nào về phần tưởng tượng &

những phương sách văn chương khác? Nếu thế, hãy trích vài cái hay ra đây. Nếu không, hãy đề nghị cho tác

giả ngay trên giấy nháp.

6. Truyện có trình bày khung cảnh công phu không? Nếu có, giải thích tại sao bạn nghĩ thế ra đây. Nếu không,

hãy cho tác giả biết điều gì bạn nghĩ anh/chị ấy có thể cải tiến chất lượng và cái quan trọng của khung cảnh.

7. Truyện có những nhân vật được khai triển tốt qua đối thoại không? Nếu có, ai là những nhân vật hay nhất và

tại sao đối thoại của họ rất tốt theo ý kiến của bạn? Nếu không, hãy cho tác giả biết điều gì cần làm để khiến

những nhân vật thành thích thú và hấp dẫn hơn.

8. Bài viết có văn phong khúc chiết với sự đa dạng câu cú không? Nếu có, hãy trích vài câu hay ra đây; nếu

không, hãy đề nghị vài câu sửa đổi hay ngay trên trang giấy này.

9. Hãy cho tác giả ý kiến tổng quát về truyện – hãy thành thật nhưng công bằng và lịch sự.

_____________________________________

Page 7: Cách Viết Truyện Ngắn - songdaoonline.com VIET TRUYEN NGAN.pdf · 1 Cách Viết Truyện Ngắn 1. Đọc thật nhiều truyện ngắn. Không gì giúp bạn ‘học’

7

10 Điều Khuyên Viết Truyện Ngắn

By Kathy Kennedy và Dennis G. Jez

Trước hết, để chấm điểm một truyện ngắn cần năm điểm sau đây:

Năm Tiêu Chuẩn Chấm Bài Viết Truyện Ngắn

1. Khung cảnh (Setting)

2. Nhân vật (Characters)

3. Cốt truyện (Plot)

4. Xung đột (Conflict)

5. Giải pháp (Resolution)

Viết truyện ngắn nghĩa là bắt đầu sát với phần kết luận nếu có thể, và gây chú ý cho độc giả ngay những giây

phút đầu. Đối thoại nhân vật và lớp cảnh, thường là tập trung vào chỉ một xung đột. Dẫn vào cuối phần tiết lộ

thình lình và bất ngờ.

Nội Dung

1. Bắt đầu: Lời Khuyên Khẩn

2. Viết Lôi Cuốn: Phân Đoạn Đầu Tiên

3. Khai Triển Những Nhân Vật

4. Chọn Một Quan Điểm

5. Viết Đối Thoại Có Ý Nghĩa

6. Dùng Cấu Trúc và Văn Cảnh

7. Dựng Cốt Truyện

8. Tạo Xung Đột và Căng Thẳng

9. Dựng Khủng Hoảng hoặc Cực Đỉnh

10. Đưa Giải Pháp

1. Bắt Đầu: Lời Khuyên Khẩn

Có phải bài viết truyện của bạn hết hạn sáng mai? Những lời khuyên này có thể giúp ích bạn. Chúc may mắn!

Nhân vật chính của bạn muốn gì?

(Một lực sĩ muốn đội của cô thắng lớn và một nạn nhân đụng xe muốn sống sót thì thật không nổi bật

hoặc thích thú đủ.)

Khi truyện bắt đầu, hành động đạo đức nổi bật nào nhân vật chính của bạn thực hiện để đạt mục đích?

(“Đạo đức nổi bật” không có nghĩa cũ là “tốt”; thay vì thế, nhân vật chính của bạn phải lựa chọn lương

tâm chuyển động cả phần còn lại câu truyện.)

Những kết quả bất ngờ gì - trực tiếp liên quan đến những hành động hướng đến mục tiêu của vai chính

– khơi tràn sức cảm xúc của câu truyện?

(Có phải những hệ quả bất ngờ đẩy vai chính chọn lựa khác đi, dẫn đến nhiều hệ quả hơn?)

Page 8: Cách Viết Truyện Ngắn - songdaoonline.com VIET TRUYEN NGAN.pdf · 1 Cách Viết Truyện Ngắn 1. Đọc thật nhiều truyện ngắn. Không gì giúp bạn ‘học’

8

Chi tiết nào từ bối cảnh, đàm thoại, và sắc giọng giúp bạn kể truyện đó? (Những cái cần cắt cảnh dài

dòng, nhân vật A kể cho nhân vật B về điều chúng ta vừa thấy xảy ra cho nhân vật A, và những cụm từ

như “thật vui mà nói” – thà nói “mừng quýnh” hoặc “cười điệu” hoặc “cười nắc nẻ.”)

Lựa chọn đạo đức quan trọng nào vai chính của bạn thực hiện tại cực đỉnh câu truyện?

(Độc giả để ý về quyết định của vai chính. Lý tưởng nhất là độc giả không thấy được nó đến ra sao.)

Kéo vào kinh nghiệm sống thực, chẳng hạn thắng trận lớn, hồi phục sau cơn bịnh hoặc chấn thương, hoặc

đương đầu với cái chết của người thân, là những lựa chọn hấp dẫn cho học sinh đang tìm chủ đề cho “bài luận

cá nhân.” Nhưng chỉ đơn giản tả kinh nghiệm cảm xúc mạnh mẽ (là một trong những bài tập trường) thì không

cùng loại như lôi cuốn cảm xúc độc giả của bạn. Truyện ngắn hiệu quả không chỉ đơn giản ghi lại hoặc biểu lộ

cảm xúc của tác giả, nhưng tạo ra cảm xúc trong độc giả.

Đối với người đang tìm chiến lược viết dài hạn, sau đây là vài ý kiến thêm.

Giữ sổ tay. Đối với R. V. Cassill, sổ tay là “những lò ấp trứng,” một nơi bắt đầu với đàm thoại phủ đầu,

cụm từ diễn tả, ý tưởng, và diễn dịch về thế giới quanh bạn.

Viết đều đặn, thường nhật. Ngồi xuống và sáng tác những câu trong vài giờ mỗi ngày – ngay cả khi

bạn không cảm thấy thích viết.

Thu thập những câu chuyện từ mọi người bạn gặp. Hãy giữ chuyện ngạc nhiên, bất thường, lập dị,

phi lý mà bạn nghe và dùng chúng cho mục đích của bạn. Nghiên cứu chúng để lấy ý và áp dụng cho

hiểu biết của bạn về hoàn cảnh con người.

Đọc, Đọc, Đọc

“Đọc thật NHIỀU về Chekhov. Rồi đọc lại. Đọc Raymond Carver, Earnest Hemingway, Alice Munro, và

Tobias Wolff. Nếu bạn không có thì giờ đọc tất cả những tác giả này, thì bám Chekhov. Ông ấy sẽ dạy bạn

nhiều hơn bất cứ giáo sư hoặc lớp huấn luyện nào từng có.” – Allyson Goldin, UWEC Asst. Professor of

Creative Writing

2. Viết Lôi Cuốn Phân Đoạn Đầu

Trong thế giới vội vã ngày nay, câu đầu tiên trong truyện ngắn của bạn phải bắt lấy chú ý của độc giả bằng cái

bất thường, bất ngờ, một hành động, hoặc một xung đột. Bắt đầu bằng sự căng thẳng và khẩn cấp. Nhớ rằng

truyện ngắn cần bắt đầu sát phần kết thúc.

o Tôi nghe người hàng xóm qua vách tường.

___________________________________________________________________________________

Khô khan và không hấp dẫn.

___________________________________________________________________________________

o Người hàng xóm sau chúng tôi tập hét trong phòng tắm hầu như mỗi ngày.

____________________________________________________________________________________

Câu thứ hai gây chú ý cho độc giả. Gã này là ai mà đi tắm mỗi ngày rồi la hét? Tại sao hắn làm vậy?

Cái gì, thực chính xác, là “tập la hét”? Cứ đọc tiếp xem sao . . .

____________________________________________________________________________________

Page 9: Cách Viết Truyện Ngắn - songdaoonline.com VIET TRUYEN NGAN.pdf · 1 Cách Viết Truyện Ngắn 1. Đọc thật nhiều truyện ngắn. Không gì giúp bạn ‘học’

9

o Lần đầu tôi nghe anh ấy, tôi đứng trong phòng tắm lắng nghe tại bức tường chung vách trong mười phút,

phân vân nên gọi cảnh sát không. Thật khác lạ với việc sống trong căn hộ đôi bên trên ông bà Brown

cùng hai con trai nhỏ của họ ở Duluth.

___________________________________________________________________________

Phần còn lại của phân đoạn đó giới thiệu Tôi và cuộc xung đột nội tâm khi vai chính dằn vặt chuỗi hành động

và đưa ra tương phản thích thú trong bối cảnh quá khứ và hiện tại.

“Thật quan trọng phải hiểu những yếu tố căn bản về việc viết hư cấu trước khi bạn xem xét cách đặt mọi thứ lại

với nhau. Tiến trình này có thể so sánh với việc chế biến món ngon miệng trong bếp - bất cứ chất liệu nào bạn

bỏ vào tô bột đều ảnh hưởng đến ổ bánh. Để tạo ổ bánh hoàn hảo, bạn phải cân bằng chất liệu được nướng

đúng lượng thời gian và được gia lượng đúng men bóng.” – Laurel Yourke

3. Khai Triển Những Nhân Vật

“Công việc của bạn, là văn sĩ truyện ngắn hư cấu – dù bất cứ niềm tin của bạn là gì - phải đặt những cá tính

phức tạp lên sân khấu và để họ khệnh khạng và bực dọc phút chốc. Có lẽ âm thanh và thịnh nộ họ gây ra sẽ

nhấn mạnh điều gì đó hơn là giá trị thoáng qua - điều đó sẽ, theo ngôn ngữ của Chekhov, “khiến [người ta] thấy

người đó là gì.” – Rick Demarnus

Để khai triển một vai chính sống động, muôn mặt, cần phải biết nhiều về vai chính đó hơn nữa trong truyện.

Tên

Tuổi

Nghề

Hình dáng

Cư trú

Thú cưng

Tôn giáo

Sở thích

Độc thân hay kết hôn?

Con cái?

Tính khi

___________________________________________________________________

Màu ưa thích

Bạn hữu

Món khoái khẩu

Thức uống

Nỗi sợ hãi

Lầm lỗi

Điều mình ghét?

Bí mật?

Ký ức đậm?

Bịnh tật?

Cử chỉ lo lắng?

Cách ngủ

Page 10: Cách Viết Truyện Ngắn - songdaoonline.com VIET TRUYEN NGAN.pdf · 1 Cách Viết Truyện Ngắn 1. Đọc thật nhiều truyện ngắn. Không gì giúp bạn ‘học’

10

Tưởng tượng tất cả những chi tiết này sẽ giúp bạn biết nhân vật chính của bạn, nhưng độc giả có lẽ không cần

biết nhiều hơn những cái quan trọng nhất trong bốn lĩnh vực:

Hình dáng. Cho độc giả của bạn hiểu sống động vai chính đó.

Hành động. Trình độc giả loại người của vai chính, bằng diễn tả hành động hơn là chỉ liệt kê tĩnh từ.

Nói năng. Khai triển vai chính như một con người - đừng chỉ để vai chính nêu lên những chi tiết cốt

truyện quan trọng.

Suy nghĩ. Đem độc giả vào tâm trí của vai chính, để trình họ những ký ức, sợ hãi, và hy vọng thầm kín

của vai chính,

Ví dụ, tôi muốn khai triển cá tính của một học sinh đại học cho truyện ngắn tôi định viết. Điều gì tôi biết về cổ?

“Tên cô là Jen, tên tắt của Jennifer Mary Johnson. Cô ấy 21 tuổi. Cô người Na-uy da vừa phải với cặp mắt

xanh, tóc xoăn đỏ, dài, và cao 5 feet 6 inches. Ngược với loại người cứng cổ, cô rất dễ chịu và hơi mắc cở.

Cô yêu mèo và có hai con tên Bailey và Allie. Cô học môn chính về viết kỹ thuật và môn phụ về sinh học.

Jen chơi dương cầm và là nhà chụp hình tài tử. Cô sống trong ký túc xá Đại Học Wisconsin-Eau Claire. Cô

ăn pizza mỗi trưa và thích trà Red Rose. Cô bẻ ngón tay mỗi khi cô bị căng thẳng. Mẹ cô vừa tự tử.

4. Chọn Một Quan Điểm

Quan điểm là sự kể chuyện từ tầm nhìn của người ngôi thứ nhất, thứ hai, hoặc thứ ba. Là văn sĩ, bạn cần

quyết định ai sẽ kể chuyện và bao nhiêu thông tin có sẵn cho người kể trình bày trong truyện ngắn đó. Người

kể có thể trực tiếp can dự vào hành động cách chủ quan, hoặc người kể chỉ có thể tường thuật hành động đó

cách khách quan.

Ngôi thứ nhất. Truyện được kể từ cái nhìn của “Tôi.” Người kể có thể là vai chính (nhân vật chính) và

trực tiếp ảnh hưởng qua tiết lộ các biến cố, hoặc người kể là vai phụ kể chuyện xoay quanh vai chính.

Đây là lựa chọn tốt cho văn sĩ tập sự vì nó dễ viết nhất.

Tôi thấy giọt nước mắt rơi trên má ông. Tôi chưa bao giờ thấy cha tôi khóc trước đây. Tôi

ngoảnh đi khi ông chùi má bằng bàn tay.

_____________________________________________________________________________

Ngôi thứ hai. Câu chuyện được kể trực tiếp cho “bạn”, với độc giả là người tham gia vào hành động.

Bạn cười lớn vì trò hề của tên hề. Bạn vỗ tay với sự vui mừng.

_____________________________________________________________________________

Ngôi thứ ba. Câu chuyện kể điều “anh ấy,” “chị ấy,” hoặc “nó” làm. Cái nhìn của người kể ngôi thứ

ba có thể bị giới hạn (kể chuyện từ quan điểm của nhân vật khác” hoặc toàn tri (nơi mà người kể biết

mọi chuyện về tất cả các nhân vật).

Hắn chạy đến gã khuân vác vàng vọt khổng lồ đang ngồi bên kia lán sâu đầy sỏi vụn.

____________________________________________________________________________

Page 11: Cách Viết Truyện Ngắn - songdaoonline.com VIET TRUYEN NGAN.pdf · 1 Cách Viết Truyện Ngắn 1. Đọc thật nhiều truyện ngắn. Không gì giúp bạn ‘học’

11

Về quan điểm:

Ngôi Nhất. “Hiệp nhất người kể và độc giả qua những chuỗi bí mật” khi họ bước vào tầm nhìn của

nhân vật. Tuy nhiên, nó có thể “dẫn đến kể chuyện” và giới hạn độc giả kết nối với những nhân vật

khác trong truyện ngắn.

Ngôi Hai. “Đặt độc giả trong cảnh thực để độc giả đương đầu những khả thi trực tiếp.” Tuy nhiên,

quan trọng là đặt những nhân vật của bạn “vào môi trường phức tạp” để bạn không “bỏ sót những chi

tiết mà độc giả cần biết rõ.”

Ngôi Ba Toàn Tri. Cho bạn khám phá tất cả các tư tưởng và động cơ của các nhân vật. Chuyển văn

cực quan trọng khi bạn đi từ nhân vật này qua nhân vật kia.

Ngôi Ba Giới Hạn. “Đưa ra sự riêng tư về nhận thức của nhân vật.” Tuy nhiên, tác giả phải “đối phó

với nhân vật vắng mặt từ những cảnh đặc biệt.”

5. Phải Viết Đàm Thoại Có Ý Nghĩa

“Hãy khiến độc giả nghe khoảng dừng giữa những câu. Để họ thấy các nhân vật nghiêng mình phía trưóc, bồn

chồn cắn tay, đảo mắt, chéo chân.” - Jerome Stern

Đàm thoại điều các nhân vật của bạn nói với nhau (hoặc với họ).

Mỗi người nói có phân đoạn riêng của anh/chị ấy, và phân đoạn đó gồm bất cứ gì bạn muốn nói về điều nhân

vật đó đang làm khi nói.

“Em đi đâu?” John bẻ ngón tay khi anh nhìn xuống sàn. “Đến sân chạy.” Mary tiến gần cửa,

nhìn chằm vào đầu cuối xuống của John. “Đừng nữa,” John đứng dậy, giãn các ngón tay ra.

“Chúng ta đã xài hết thẻ tín dụng.”

_____________________________________________________________________________

Phân đoạn trên lộn xộn, vì nó không rõ khi nào ai nói và ai dừng.

_____________________________________________________________________________

“Em đi đâu?” John lo lắng hỏi?.

“Đến sân chạy,” Mary nói, cố tìm hiểu phải chăng John quá giận không để nàng đi lúc này.

“Đừng nữa,” John nói, tự hỏi làm cách nào họ trả được tiền thuê nhà tháng này. “Chúng mình đã

xài hết mức thẻ tín dụng rồi.”

______________________________________________________________________________

Ví dụ hai đúng về kỹ thuật, vì nó dùng phân đoạn riêng rẽ để trình bày sự thay phiên nói trong

đàm thoại. Nhưng lối kể chuyện giữa những câu trích thì thật vô dụng.

______________________________________________________________________________

Viết Phân Bố Đàm Thoại Có Ý Nghĩa

“John lo lắng nói” là ví dụ về “kể.” Tác giả có thể viết “John thật lo lắng hỏi” hoặc “John hỏi cách căng thẳng

đến nỗi giọng anh run run,” và thế vẫn không làm câu chuyện thêm hiệu quả.

Page 12: Cách Viết Truyện Ngắn - songdaoonline.com VIET TRUYEN NGAN.pdf · 1 Cách Viết Truyện Ngắn 1. Đọc thật nhiều truyện ngắn. Không gì giúp bạn ‘học’

12

Thể nào tác giả chuyển ý trạng thái của John, mà không lộ rõ ra và nói cho độc giả về nó? Bằng cách xen vào.

Tức là, trình ra chi tiết để gợi lên tâm trí độc giả hình ảnh một người căng thẳng.

John ngồi dậy. “Em..em- Em đi đâu vậy?”

_____________________________________________________________________

“Em đi đâu vậy?” John lắp bắp, nhìn chăm Keds của anh.

______________________________________________________________________

Thở sâu. Bây giờ hoặc không bao giờ. “Em đi đâu vậy?”

_____________________________________________________________________

John ngồi dậy và thở sâu, biết rằng cuộc chạm trán với Mary phải xảy ra ngay, hoặc nó sẽ không

bao giờ đến nữa. “Em..em- Em đi đâu vậy?” anh lắp bắp các căng thẳng, nhìn chăm vào Keds

của anh.

______________________________________________________________________

Ghi chú - một chi tiết nhỏ có giá trị đường dài. Tại sao độc giả của bạn bận tâm nghĩ về điều sẽ

xảy ra, nếu tác giả cẩn thận giải thích điều gì từng hàng chữ ngụ ý?

________________________________________________________________________

Chúng ta hãy quay lại ví dụ đầu tiên, và chỉ ra thể nào sự phân bố đàm thoại có thể ảnh hưởng ý nghĩa của

một phân đoạn.

o “Em đi đâu?” John bẻ ngón tay khi nhìn xuống sàn.

“Đến sân chạy.” Mary tiến về cửa, nhìn vào cái đầu cuối gầm của John.

“Đừng nữa,” John đứng dậy, duỗi các ngón tay. “Chúng ta đã xài hết mức các thể tín dụng rồi.”

__________________________________________________________________________

Trong đoạn được sửa trên, John lo lắng hỏi Mary cô ấy đi đâu, và Mary dường như cũng lo lắng về

việc đi. Nhưng nếu bạn chơi chữ một ít bằng cách sắp phân đoạn . . .

__________________________________________________________________________

o “Em đi đâu?”

John bẻ ngón tay khi anh nhìn xuống sàn.

“Đến sân chạy.”

Mary tiến về cửa, nhìn vào cái đầu cuối gầm của John.

“Đừng nữa.”

John đứng dậy, duỗi các ngón tay. “Chúng ta đã xài hết mức các thẻ tín dụng rồi.”

__________________________________________________________________________

Điều tôi thay đổi là sắp phân đoạn (và tôi thay dấu phẩy thành chấm.) Bây giờ Mary dường như

dừ dằn hơn – cô ấy dường như di động để chặn John, là người dường như lo lắng và tự thu mình.

Và John dường như đem chuyện rắc rối thẻ tín dụng bào chữa việc anh ấy không đến sân chạy.

Anh ấy và Mary hiện dường như kiệt quệ. Tôi thà đọc phần hai của chuyện hơn là đọc hết phần

đầu.

__________________________________________________________________________

Page 13: Cách Viết Truyện Ngắn - songdaoonline.com VIET TRUYEN NGAN.pdf · 1 Cách Viết Truyện Ngắn 1. Đọc thật nhiều truyện ngắn. Không gì giúp bạn ‘học’

13

6. Dùng Khung Cảnh và Văn Mạch

“Khung cảnh tác động người đọc nhiều nhất khi nó đóng góp vào tổng thể liên quan. Thế nên hãy nhắm

mắt bạn lại và hình dung những nhân vật trong sa mạc, rừng rú, hoặc ngoại ô -- bất cứ khung cảnh nào tạo

nắn nên họ. Tưởng tượng như vậy giúp cân bằng hiện trường và việc nhân cách hoá. Ngay từ đầu, hãy

nhìn các nhân vật đang sống một nơi khác biệt.” Laurel Yourke

Khung cảnh bao gồm thời gian, hiện trường, văn mạch, và bầu không khí nơi cốt truyện xảy ra.

Nhớ kết hợp khung cảnh với cá tính và cốt truyện.

Đưa vào chi tiết vừa đủ để độc giả của bạn hình dung cảnh trí nhưng chỉ những chi tiết nào cần thiết

thêm điều gì đó vào câu chuyện. (Ví dụ, đừng tả Mary khóa cửa trước, đi băng ngang sân sau, mở cửa

ga-ra, bơm bánh xe đạp, cưỡi xe đạp – không chi tiết nào quan trọng cả ngoại trừ cô ấy cưỡi xe đạp mà

không nhìn đường xá.)

Dùng hai hoặc nhiều xúc giác khi tả khung cảnh.

Thay vì đổ đầy đọc giả của bạn những thông tin về thời tiết, thống kê dân số, hoặc chợ búa bao xa, hãy

thay thế những chi tiết diễn tả để đọc giả có thể cảm nghiệm hiện trường theo cách các nhân vật của

bạn cảm nghiệm.

o Cuộc tạm lưu của chúng tôi trong sa mạc là một tương phản đầy ý nghĩa với sức nóng như thiêu

của sa mạc, cùng bão cát, và bầu trời xanh không mây đầy mặt trời nóng chói. Tiếng sấm hiếm hoi

là cớ để ăn mừng như những lòng ống cống xi-măng khô được đổ tràn nước chảy. Những sông cát

vĩ đại chảy quanh và xuyên những đường nội thành nhờ tiến bộ loài người trong vùng rộng thành

phố Phoenix, bị đẩy sang bên vì những kiến trúc bê-tông thép. Những cây cọ lơ lửng trên đầu

chúng tôi và những cây xương rồng chào đón chúng tôi bằng những cánh tay gai góc.

___________________________________________________________________________

7. Dựng Cốt Truyện

Cốt truyện là điều xảy ra, tình tiết, hành động. Jerome Stern nói đó là cách nào bạn dựng tình huống, ở đâu là

điểm chuyển xoay câu chuyện, và điều gì các nhân vật làm ở cuối chuyện.

“Cốt truyện là một chuỗi biến cố được sắp chi tiết để tiết lộ cái quan trọng đầy kịch tính, có chủ ý, và đầy xúc

động.” – Jane Burroway

Việc hiểu được những yếu tố này của truyện để phát triển những hành động và những kết quả của chúng sẽ

giúp bạn đặt cốt truyện cho truyện ngắn kế tiếp của bạn.

Bùng nổ hoặc “Móc.” Một biến cố hoặc nan đề khuấy động, thú vị, hồi hộp chụp lấy chú ý của độc giả

lập tức.

Page 14: Cách Viết Truyện Ngắn - songdaoonline.com VIET TRUYEN NGAN.pdf · 1 Cách Viết Truyện Ngắn 1. Đọc thật nhiều truyện ngắn. Không gì giúp bạn ‘học’

14

Xung đột. Một nhân vật nghịch với bản thân nội tại hoặc một điều ngoại tại gì đó hoặc một ai đó.

Phơi bày. Thông tin nền được đòi hỏi để thấy được những nhân vật trong văn mạch.

Phức tạp. Một hoặc nhiều nan đề khiến nhân vật không đạt được mục đích toan định.

Chuyển tiếp. Hình ảnh, biểu tượng, đối thoại, kết nối các phân đoạn và hiện trường với nhau.

Cảnh hồi tưởng. Nhớ lại điều gì đó đã xảy ra trước khi truyện ngắn này được viết.

Cực đỉnh. Là khi hoạt động tăng dần của truyện đến mức cực đỉnh.

Hoạt động giảm dần. Giảm dịu hoạt động của truyện sau cực đỉnh.

Giải pháp. Là khi xung đột nội tại hoặc ngoại tại được giải quyết.

Nảy Ý. Nếu bạn gặp rắc rối khi tìm cốt truyện, hãy gắng nảy ý bất chợt. Tỉ như nhân vật chính của bạn ngày

kia có chồng về đến nhà và nói ổng không yêu bà nữa rồi ổng bỏ đi. Những hành động gì có thể xảy ra từ tình

huống này?

1. Bà trở thành nghiện rượu.

2. Con cái họ mất hạnh phúc.

3. Con cái họ muốn sống với cha.

4. Bà dọn đến thành phố khác.

5. Bà làm công việc mới.

6. Họ bán nhà.

7. Bà gặp bác sĩ tâm thần và ngã yêu.

8. Ông trở về và bà tiếp nhận ông.

9. Ông trở về và bà không tiếp nhận ông.

10. Bà tự tử.

11. Ông tự tử.

12. Bà về ở với cha mẹ bà.

Bước kế tiếp là chọn một hành động từ bảng liệt kê trên và nảy ý cho bảng liệt kê khác từ hành động đặc biệt

đó.

8. Tạo Xung Đột và Căng Thẳng

“Xung đột là yếu tố nền tảng của truyện hư cấu, nền tảng vì trong văn chương chỉ có nan đề là thú vị. Cần có

nan đề để đưa ra chủ đề lớn cho sức sống trong truyện: sanh sản, tình yêu, tình dục, công việc, và sự chết” –

Janet Burroway

Page 15: Cách Viết Truyện Ngắn - songdaoonline.com VIET TRUYEN NGAN.pdf · 1 Cách Viết Truyện Ngắn 1. Đọc thật nhiều truyện ngắn. Không gì giúp bạn ‘học’

15

Xung đột đưa ra căng thẳng khiến câu chuyện bắt đầu. Căng thẳng được kiến tạo bởi đối nghịch giữa nhân vật

hoặc những nhân vật và các lực lượng hoặc hoàn cảnh nội tại hoặc ngoại tại. Bằng cách cân bằng những lực

lượng đối nghịch trong xung đột, bạn khiến đọc giả dính chặt từng trang giấy tự hỏi câu chuyện sẽ chấm dứt

như thế nào.

Những Xung Đột bao gồm:

Vai chính đối nghịch một cá nhân khác

Vai chính đối nghịch thiên nhiên (hoặc kỹ thuật)

Vai chính đối nghịch xã hội

Vai chính đối nghịch Thượng Đế

Vai chính đối nghịch chính anh ấy hoặc cô ấy

Bảng Kê Xung Đột của Yourke

Bí Mật. Giải thích đủ để khiêu khích đọc giả. Đừng bao giờ tiết lộ hết.

Tăng Lực. Cho cả hai phía lựa chọn.

Tiến Trình. Tiếp tục tăng độ số lượng và kiểu loại các chướng ngại vật mà vai chính đương đầu.

Thiệt Hại. Cho các nhân vật hư cấu chịu trách nhiệm nhiều hơn người thật. Các nhân vật nào phạm lỗi

thường phải trả giá, và, ít ra trong hư cấu, ai đáng khen thường gặt phần thưởng.

Ngạc Nhiên. Đưa ra những phức tạp đủ để ngăn đọc giả đoán được những biến cố sẽ xảy ra.

Thương Cảm. Khích lệ nhân dạng (căn cước) đọc giả với những nhân vật và tình tiết một cách vui vẻ

(hoặc buồn bã) để gợi lại những giấc mơ dịu ngọt của chính họ (hoặc toát mồ hôi).

Nhận Thức. Tiết lộ điều gì đó về bản chất con người.

Đại Chúng. Trình bày cuộc tranh chiến mà đa số đọc giả tìm thấy ý nghĩa, ngay cả nếu những chi tiết

cuộc tranh chiến đó phản ánh lại một nơi chốn và thời gian đặc biệt.

Cá Cược Cao. Thuyết phục đọc giả rằng kết cuộc rất quan trọng vì ai đó mà họ yêu thương có thể mất

điều gì đó quí báu. Những đụng chạm vặt vãnh thường sanh ra hư cấu vặt vãnh.

9. Tạo ra Khủng Hoảng hoặc Cực Đỉnh

Đây là điểm ngoặc của truyện – giây phút hấp dẫn nhất hoặc kịch tính nhất.

“Khủng hoảng có thể là một công nhận, một quyết định, hoặc một giải pháp. Nhân vật hiểu ra cái chưa từng

thấy trước đây, hoặc nhận ra cái phải được thực hiện, hoặc rốt cuộc quyết định thực hiện nó. Đó là lúc con sâu

chuyển mình. Thời điểm là mấu chốt. Nếu khủng hoảng xảy ra quá sớm, đọc giả sẽ lại mong một điểm ngoặc

khác. Nếu nó xảy ra quá trễ, đọc giả sẽ mất kiên nhẫn – nhân vật sẽ dường như khá đần độn” – Jerome Stem

Jane Burroway nói rằng khủng hoảng “bắt buộc phải luôn được trình bày tại lớp kịch.” Nó là “giây phút” mà

đọc giả đã đang chờ đợi. Trong trường hợp truyện Cinderella, “chỉ trả tiền khi dép mang vừa.”

Trong khi truyện hay cần khủng hoảng, thì biến cố tình cờ như đụng xe hoặc ngã bệnh đơn giản chỉ là chuyện

khẩn cấp - trừ khi thế nào đó nó dính líu đến một xung đột khiến đọc giả để ý đến các nhân vật (xem “Khủng

Hoảng khác Xung Đột” phần ghi chú cuối bài).

10. Tìm Giải Pháp

Giải pháp cho xung đột. Trong truyện hư cấu ngắn, thật khó đưa ra giải pháp hoàn toàn và bạn thường chỉ cần

chứng tỏ các nhân vật đang bắt đầu thay đổi cách nào đó hoặc đang bắt đầu thấy những điều khác nhau.

Page 16: Cách Viết Truyện Ngắn - songdaoonline.com VIET TRUYEN NGAN.pdf · 1 Cách Viết Truyện Ngắn 1. Đọc thật nhiều truyện ngắn. Không gì giúp bạn ‘học’

16

Yourke xem xét một số lựa chọn cho phần dứt truyện.

Mở Đầu. Đọc giả quyết định ý nghĩa.

o Mắt của Brenda nhìn khỏi linh mục và hướng về những rặng núi.

Giải Pháp. Kết cuộc được cắt gọn.

o Khi John nhìn cách tuyệt vọng, Helen chất lên xe đồ đạc của cô rồi lái đi.

Song Song với Phần Mở. Tựa như tình huống hoặc hình ảnh mở đầu

o Họ lái chiếc Chevrolet Impala đời 1964 mới toanh, thay thế cho cái bị cháy.

Độc Thoại. Nhân vật nhận định.

o Tôi ước gì Tom có thể biết sự hướng dẫn châm chọc của Sơ Dalbec trước khi các qủy bụi bặm của

Thành Phố Tội Lỗi đánh tơi tả linh hồn anh ấy.

Đàm Thoại. Các nhân vật đàm thoại.

Hình Ảnh Nghĩa Đen. Dàn dựng hoặc khía cạnh dàn dựng giải quyết cốt truyện.

o Những ống cống trống rỗng và mặt trời lại chiếu rọi lần nữa.

Hình Ảnh Biểu Tượng. Những chi tiết đại diện ý nghĩa vượt khỏi nghĩa đen.

o Nhìn lên bầu trời, tôi thấy một đám mây ngang lưng trời xanh lung linh trên chúng tôi khi chúng

tôi đứng giữa cái nóng sớm mai của Thành Phố Tội Lỗi.

_____________________________________________________________________

Ghi chú: (từ Jer’s Literacy Weblog)

Khủng Hoảng khác Xung Đột. Người kể chuyện hay phải biết phân biệt khủng hoảng (một việc khẩn cấp,

như tai nạn ô-tô hoặc ngã bệnh) và xung đột (một đụng độ về ý muốn, một lựa chọn đạo đức khó khăn, hoặc

một tranh chiến tâm thần nội tâm). Những tác giả mới thường tập trung vào khủng hoảng hấp dẫn hơn là cuộc

tranh chiến khiến đọc giả để ý đến các nhân vật trong suốt cuộc khủng hoảng.

Lara Sterling trích lời giải thích của Christopher Vogler về nan đề “bên ngoài” của nhân vật (đi từ điểm A đến

điểm B, đập đồng hồ, đánh đối phương, v.v.), và nan đề “bên trong” (học tin cậy ai đó, tin chính mình, trưởng

thành đủ để đảm đương những trách nhiệm mới, v.v.).

Xung đột nào khiến câu chuyện đáng đọc (và đọc lại) đều kéo đọc giả vào tính người của các nhân vật liên quan

trong cuộc khủng hoảng.

Giải thích hay nhất tôi từng thấy về sự khác nhau giữa khủng hoảng và xung đột là từ tạp chí Star Trek tôi đọc

khi còn bé.

1. Phi thuyền Enterprise đụng độ quái vật ốc sên. Nó tấn công phi thuyền. (Khủng Hoảng!) Kirk giết nó

bằng cách làm đông đá nó. (Giải Pháp).

2. Phi thuyền Enterprise đụng độ quái vật đá băng. Nó tấn công hành tinh hòa bình. (Khủng Hoảng!)

Kirk giết nó bằng cách làm tan chảy nó. (Giải Pháp)

3. Phi thuyền Enterprise đụng độ qủy tinh thể. Nó tấn công căn cứ Liên Bang chiến lược. Các duy nhất

để chặn nó là cắt nhỏ nó bằng sóng âm thanh – nhưng làm vậy sẽ làm điếc hoàn toàn thành phố của

những nhạc sĩ giỏi nhất của dãy ngân hà. Không làm gì nghĩa là Qủy Romulans có thể chiếm ngự hành

tinh, cắt nhỏ qủy đó rồi làm điếc cả thành phố luôn. Kirk phải quyết định điều gì phải làm. (Xung

Đột!!)

Page 17: Cách Viết Truyện Ngắn - songdaoonline.com VIET TRUYEN NGAN.pdf · 1 Cách Viết Truyện Ngắn 1. Đọc thật nhiều truyện ngắn. Không gì giúp bạn ‘học’

17

Các Loại Xung Đột

cá nhân xđ chuyện sinh tử (tức là, chiến đấu để sống còn)

cá nhân xđ luật xã hội (công lý, đạo đức, v.v.)

cá nhân xđ người khác

cá nhân xđ chính mình

cá nhân xđ “tham vọng, quyền lợi, thành kiến, ngu dốt, ác tâm của những người xung quanh minh”

Good Luck, My Friends

http://jerz.setonhill.edu/writing/creative1/shortstory/

Page 18: Cách Viết Truyện Ngắn - songdaoonline.com VIET TRUYEN NGAN.pdf · 1 Cách Viết Truyện Ngắn 1. Đọc thật nhiều truyện ngắn. Không gì giúp bạn ‘học’

18

Trình Tự Viết Truyện Ngắn

http://academichelp.net/creative-writing/write-short-story.html

Truyện ngắn là thể loại văn xuôi, thường được viết theo dạng kể chuyện, ngắn hơn tiểu thuyết và chỉ có một cốt

truyện. Truyện ngắn thường có giới hạn số nhân vật và, giống tiểu thuyết ngắn hoặc tiểu thuyết dài, nó xoay

quanh một nan đề, xung đột hoặc biến cố chính.

Truyện ngắn có thể được viết theo nhiều thể loại, hoặc là khoa học giả tưởng, thần tiên, hiện thực, tâm lý hoặc

bất kỳ thể loại ưa thích nào. Nó có thể được viết từ quan điểm ngôi thứ nhất, hoặc từ quan điểm vô tư, hoặc từ

những quan điểm khác của các nhân vật trong truyện. Nó có thể gồm đàm thoại, hoặc hoàn toàn dựa vào lời

của tác giả (độc thoại). Nó có thể dựa vào những biến cố và kinh nghiệm thật, hoặc có thể hoàn toàn là giả

tưởng.

Những Bước Viết Truyện Ngắn

1. Bất cứ truyện ngắn nào đều bắt đầu từ một ý tưởng nổi lên từ một biến cố, xung đột hoặc tình huống: nói

cách khác: cái nhìn chung về cốt truyện.

2. Một khi bạn có ý thú vị trong đầu, hãy nghĩ về khung cảnh chung nơi nó có thể xảy ra. Hãy diễn tả

khung cảnh trong câu truyện của bạn, giới thiệu những chi tiét sống động và những diễn tả đặc biệt, như

thể bạn viết kịch hoặc soạn thảo hướng dẫn cho đạo diễn và ban kịch.

3. Hãy suy nghĩ về những nhân vật của bạn. Tạo hồ sơ cho mỗi anh hùng và/hoặc kẻ ác trong truyện, bao

gồm thông tin về cá tính, cách cư xử, vẻ nhìn, loại người và phong cách của họ.

4. Kế đến tạo bảng kê những nhân vật phụ và liên hệ của họ với những nhân vật chính. Bạn có thể vẽ một

kế hoạch tựa như nhánh gia đình để hình ảnh hóa liên kết giữa những nhân vật khác trong truyện của

bạn.

5. Một khi bảng kê các nhân vật được khai triển, hãy tạo dàn bài hoặc kế hoạch của những biến cố trong

truyện.

6. Bây giờ bạn có thể viết truyện ngắn của bạn bằng cách từ từ viết ra những bước được tạo trong dàn bài.

Cẩn thận đối chiếu các sắp xếp hình ảnh của các nhân vật để tránh lẫn lộn tên và quan hệ của họ với

nhau.

7. Hoàn tất truyện của bạn, để sang bên rồi đọc lại sau này. Thường là sau khi nghỉ một hoặc hai tuần, tác

giả có thể nhìn lại truyện từ góc quan điểm khách quan và tươi mới hơn, và kết thúc bằng kết cuộc tốt

hơn, hoặc thay đổi một số biến cố trong cốt truyện để khiến truyện hấp dẫn hơn.

Page 19: Cách Viết Truyện Ngắn - songdaoonline.com VIET TRUYEN NGAN.pdf · 1 Cách Viết Truyện Ngắn 1. Đọc thật nhiều truyện ngắn. Không gì giúp bạn ‘học’

19

Xem Xét Những Điểm Chìa Khóa

Truyện ngằn thường tập trung vào một biến cố chính, mặc dù có thể tả một số vụ việc phụ dẫn đến biến

cố chính đó, và giới hạn số lượng nhân vật. Hãy xem truyện ngắn là thể loại văn xuôi trung bình, giữa

chừng của một bài văn và một tiểu thuyết.

Khi cốt truyện đã có, hãy quyết định một chuỗi biến cố à dùng thời gian ngữ đặc biệt để hướng dẫn đọc

giả: ban đầu, trước đó, trong lúc, kết cuộc, lập tức, trong khi, cho đến khi, bất thình lình, và những từ

khác. Để ý đặt quang cảnh ngay đầu truyện. Kiểm soát xem phần giới thiệu của bạn có trả lời tất cả

những câu hỏi này không: chuyện gì xảy ra? ở đâu và khi nào nó xảy ra? ai liên quan?

Việc diễn tả biến cố, con người và hình dáng, nơi chốn và đối tượng là chìa khóa vì đọc giả sẽ hình

thành tưởng tượng của họ dựa vào những lời của bạn. Tính từ, trạng từ, danh từ bạn dùng càng đặc biệt,

sáng sủa và bất thường, thì bức tranh sẽ càng sống động trong tâm trí đọc giả. Bạn có thể thử nghiệm

nhiều kỹ thuật đa dạng khi diễn tả những chi tiết. Ví dụ, thật tao nhã hơn khi khai triển một nhân vật

bằng cách diễn tả sở thích của họ, cách họ nhìn và cái họ trân trọng, hoặc thậm chí điều họ say sưa nói.

Đừng quá vội rồi chỉ đưa ra diễn tả ban đầu. Hãy học khai triển nhân vật nhiều lần khi truyện diễn ra để

những hành động của họ nói lên nhân cách của họ.

Có những kỹ thuật đa dạng để bắt đầu và chấm dứt truyện. Bạn có thể tả thời tiết, dựng tâm trạng cho

những biến cố sắp xảy ra; bạn có thể dùng câu trực tiếp từ những nhân vật chính của bạn, giới thiệu họ

ngay với đọc giả; bạn có thể sáng tạo một bí mật hoặc hồ nghi bằng cách tả ai đó đang thực hiện điều gì

đó mà không cần nói người đó là ai và rồi tiếp tục giới thiệu tất cả các nhân vật. Bạn thậm chí có thể nói

trực tiếp với đọc giả ngay lúc đầu hoặc cuối truyện và, ví dụ, lập đi lập lại câu hỏi như: “Bạn có bao giờ

đến Prague vào tháng Tư chưa? đã thấy hoàng hôn trên đỉnh Vitava, hoặc ăn thịt heo trên cầu Charles

Bridge chưa?”

Hãy và Đừng

Hãy

Hãy bắt đầu tỉ mỉ. Phải gây thích thú cho đọc giả trong truyện của bạn.

Hãy quyết định thể loại (hài kịch, kịch tuồng, chuyện tình, kinh dị, trinh thám, bi kịch, v.v.) trước khi

bạn viết.

Hãy dùng giác quan (khứu giác, xúc giác, thị giác, vị giác, thính giác) để dựng cảnh và giúp đọc giả của

bạn trở thành một phần của truyện.

Hãy quyện một số đàm thoại hoặc độc thoại vào câu nói gián tiếp để làm truyện sống động. Hãy dùng

câu trực tiếp khi bạn đang cố tăng tốc truyện và chỉ ra việc khai triển nhanh những quan hệ của các nhân

Page 20: Cách Viết Truyện Ngắn - songdaoonline.com VIET TRUYEN NGAN.pdf · 1 Cách Viết Truyện Ngắn 1. Đọc thật nhiều truyện ngắn. Không gì giúp bạn ‘học’

20

vật. Kèm theo đó là những điểm gián tiếp ngắn chỉ rõ âm điệu, ngữ điệu và cách lối người ta nói những

lời đó để thấy rõ ý mỗi nhân vật thực sự muốn nói.

Hãy dùng ngôn ngữ biểu tượng để diễn tả biến cố, nhân vật, tâm trạng, phản ứng và tình huống. Hãy

dùng sự thay đổi thời tiết để vẽ song song giữa những thay đổi khung cảnh hoặc tâm trạng của các nhân

vật chính. Hãy dùng ẩn dụ, từ láy, so sánh, ngoa ngữ, nhân cách hóa, v.v.

Đừng

Đừng bắt đầu viết trước khi quyết định phần kết thúc.

Đừng cố nói tất cả. Để một số nhận thức cho đọc giả tự quyết định, để sự tưởng tượng của họ hoàn

thành bức tranh của trí tưởng tượng thay vì trình ra tất cả mọi chi tiết.

Đừng bắt đầu viết từ cực định xung đột, trừ khi bạn cố dùng kỹ thuật kể truyện hồi tưởng (dùng kỹ thuật

này, bạn phải là nhà văn kinh nghiệm). Nếu bạn quyết định diễn tả những biến cố theo thứ tự chúng xảy

ra, thì hãy nghĩ một số vụ việc trước đó và khai triển truyện của bạn tiệm tiến, giống như bắt đầu bằng

vải vẽ trắng, rồi thêm nhiều màu nữa khi bạn sơn những chi tiết.

Đừng dùng chỉ những câu dài hoặc chỉ ngắn suốt truyện. Hãy học cách dùng kỹ thuật thay đổi lối bạn

lập câu để luồn vào sự thay đổi những biến cố và tốc độ mà chúng xảy ra. Hãy dùng những câu ngắn

hơn và cụt lủn hơn sát với cực điểm truyện để nhấn mạnh sự căng thẳng và trầm trọng của tình huống.

Những Lỗi Thông Thường

Một lỗi khá thông thường là không khai triển các nhân vật đủ. Dù là truyện ngắn, bạn vẫn cần khai triển

ít nhất một nhân vật chính một cách đáng kể để đọc giả có thể hiểu tại sao nhân vật chính đó làm điều

anh ấy hoặc chị ấy làm, điều gì anh/chị ấy suy nghĩ và điều gì thúc đẩy nhân vật đó, v.v.

Thay đổi thứ tự thời gian và thường xuyên trở tới trở lui thời gian. Nếu bạn viết tác phẩm dài hơn, thí

dụ một quyển sách, bạn có thể thực hiện chuỗi dài bạn muốn. Tuy nhiên, với truyện ngắn, tốt nhất là tả

những biến cố hoặc theo thứ tự chúng xảy ra, hoặc theo thứ tự ngược lại (nhưng chọn một thôi), để đọc

giả có thể dễ theo dõi cốt truyện và bị lôi cuốn vào truyện với nhân vật chính.

Vội lao vào viết và quá ham viết nhanh. Viết văn chương khác với viết kinh viện ở chỗ nó đòi hỏi rất

nhiều thời gian hơn để dầm thấm ý tưởng của bạn, trưởng thành và chín mùi. Bạn sẽ phải trở lại tác

phẩm của bạn và đánh bóng nó, viết lại một số phần, và hoàn chỉnh truyện cho đến khi nó sẵn sàng trình

ra cho đọc giả.

___________________________________

Page 21: Cách Viết Truyện Ngắn - songdaoonline.com VIET TRUYEN NGAN.pdf · 1 Cách Viết Truyện Ngắn 1. Đọc thật nhiều truyện ngắn. Không gì giúp bạn ‘học’

21

What makes a good short story? Điều Gì Khiến Câu Chuyện Hay?

http://www.qcc.mass.edu/booth/255/goodstory.html

Raymond Carver

"I think a little menace is fine to have in a story. For one thing, it's good for the circulation. There has

to be tension, a sense that something is imminent, that certain things are in relentless motion, or else,

most often, there simply won't be a story."

“Tôi nghĩ có một ít đe dọa trong chuyện thì mới hay. Mục đích là, nó tốt cho sự lưu chuyển câu

chuyện. Phải có căng thẳng, một nhận thức về điều gì đó cấp bách, về những điều chuyển động không

ngừng, nếu không, hầu hết, đơn giản là chẳng có chuyện gì.

Carver, Raymond. On Writing. 1981.

Louise Erdrich

"... I really believe that all stories are about the capacity to endure change, and the experience of

hanging on to what's important, love and family and work, through the great changes in history."

“… Tôi thực sự tin rằng tất cả câu chuyện đều nói về khả năng chịu đựng sự thay đổi, và từng trải xoay

quanh điều gì là quan trọng, tình yêu và gia đình và công việc, xuyên suốt những thay đổi lớn lao trong

lịch sử.

Erdrich, Louise. Interview. Online Newshour: The Last Report. 11 July 2001.

Flannery O'Connor

"A story is a way to say something that can't be said any other way, and it takes every word in the story

to say what the meaning is. You tell a story because a statement would be inadequate. When anybody

asks what a story is about, the only proper thing is to tell him to read the story. The meaning of fiction

is not abstract meaning but experience meaning, and the purpose of making statements about the

meaning of a story is only to help you to experience that meaning more fully."

“Một câu chuyện là một cách nói điều gì đó không thể nói được bằng cách khác, và cần mỗi chữ trong

câu chuyện đó nói điều muốn nói. Bạn kể một câu chuyện bởi vì một lời tuyên bố không thích hợp.

Khi một người nào đó hỏi câu chuyện nói gì, điều thích hợp duy nhất là nói với họ hãy đọc câu chuyện

đó. Ý nghĩa của giả tưởng không phải là ý nghĩa của trừu tượng nhưng là ý nghĩa của từng trải và mục

đích những tuyên bố về ý nghĩa của câu chuyện chỉ để duy nhất giúp bạn từng trải ý nghĩa đó đầy trọn

hơn.”

O'Connor, Flannery. Writing Short Stories.

Page 22: Cách Viết Truyện Ngắn - songdaoonline.com VIET TRUYEN NGAN.pdf · 1 Cách Viết Truyện Ngắn 1. Đọc thật nhiều truyện ngắn. Không gì giúp bạn ‘học’

22

Ursula LeGuin

"If I have any particular job as a writer, it's to open as many doors and windows as possible and to

leave them open. So the house gets drafty."

“Nếu tôi có việc làm như một văn sĩ, đó là mở những cánh cửa ra vào và cửa sổ nhiều hết sức và để

chúng mở toang. Như thế căn nhà sẽ thoáng.”

Eudora Welty

"Every story would be another story, and unrecognizable if it took up its characters and plot and

happened somewhere else... Fiction depends for its life on place. Place is the crossroads of

circumstance, the proving ground of, What happened? Who's here? Who's coming?..."

“Mỗi câu chuyện phải là câu chuyện khác hẳn, phải không nhận ra được nếu đem những nhân vật và

cốt truyện của nó cho xảy ra ở một nơi khác . . . Giả tưởng để sống động phải tùy thuộc vào nơi chốn.

Nơi chốn là những ngã tư đường hoàn cảnh, nơi thử nghiệm về, Chuyên gì xảy ra? Ai ở đó? Ai sẽ đến?

. . .”

"Long before I wrote stories, I listened for stories. Listening for them is something more acute than

listening to them. I suppose it's an early form of participation in what goes on. Listening children know

stories are there. When their elders sit and begin, children are just waiting and hoping for one to come

out, like a mouse from its hole.....

I had to grow up and learn to listen for the unspoken as well as the spoken--and to know a truth. I also

had to recognize a lie.”

“Đã lâu trước khi tôi viết truyện, tôi cố gắng nghe những câu truyện. Cố gắng nghe chúng là điều gì đó

chính xác hơn là lắng nghe chúng. Tôi xem nó là dạng thức đầu tiên tham gia vào điều gì đang diễn ra.

Các trẻ em nghe truyện biết rằng truyện sẵn đó. Khi người lớn trong gia đình các em ngồi xuống và bắt

đầu, trẻ em chỉ chờ và mong đợi một truyện tuôn ra, giống như chuột trong lỗ hang . . . Tôi phải lớn

lên và học cố gắng nghe truyện chưa kể cũng như truyện đã kể -- và học để biết sự thật. Tôi cũng phải

học để nhận ra sự dối trá.”

Welty, Eudora. One Writer's Beginnings. Harvard University Press, 1984.

E.A. Poe

"I prefer commencing with the consideration of an effect. Keeping originality always in view—for he is

false to himself who ventures to dispense with so obvious and so easily attainable a source of interest—

I say to myself, in the first place, “Of the innumerable effects, or impressions, of which the heart, the

intellect, or (more generally) the soul is susceptible, what one shall I, on the present occasion, select?”

Having chosen a novel, first, and secondly a vivid effect, I consider whether it can be best wrought by

incident or tone—whether by ordinary incidents and peculiar tone, or the converse, or by peculiarity

both of incident and tone—afterward looking about me (or rather within) for such combinations of

event, or tone, as shall best aid me in the construction of the effect."

Page 23: Cách Viết Truyện Ngắn - songdaoonline.com VIET TRUYEN NGAN.pdf · 1 Cách Viết Truyện Ngắn 1. Đọc thật nhiều truyện ngắn. Không gì giúp bạn ‘học’

23

“Tôi thích bắt đầu bằng cách xem xét điều ảnh hưởng. Luôn luôn theo sát tính sáng tạo – vì người tự

gạt mình là người liều lĩnh vứt đi nguồn lợi có thể đạt được cách hiển nhiên dễ dàng – tôi tự nói với

mình, trước hết, “Về vô số điều ảnh hưởng, hoặc ấn tượng, về điều nào con tim, trí tuệ, hoặc (nói rộng

hơn) linh hồn sẽ nhạy cảm, tôi sẽ chọn điều nào trong trường hợp hiện tại này?” Chọn một tác phẩm,

trước hết, rồi kế đến điều ảnh hưởng sâu sắc, tôi tự xét nó có tác dụng hay nhất nhờ tình tiết hoặc âm

sắc hay không -- tức là có những tình tiết thông thường và âm sắc khác thường, hoặc ngược lại, có sự

khác thường cả tình tiết lẫn âm sắc – rồi đắn đo (hoặc tự xét) vì nhờ sự kết hợp biến cố, hoặc âm sắc,

như thế sẽ giúp tôi trong việc cấu trúc điều ảnh hưởng.”

Poe, Edgar Allen. The Philosophy of Composition