32
CENTREPOINT OFFICE BUILDING HƯỚNG DẪN THOÁT HIỂM DÀNH CHO KHÁCH THUÊ TENANT – FIRE ESCAPE GUIDELINES 106 Nguyen Van Troi Street, Ward 8, Phu Nhuan District, HCMC, Vietnam

CENTREPOINT OFFICE BUILDING · 1.2.3 TCVN 5738-93: Hệ thống báo cháy- Yêu cầu thiết kế 1.2.4 TCVN 5760-93: Hệ thống chữa cháy- Những yêu cầu chung

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: CENTREPOINT OFFICE BUILDING · 1.2.3 TCVN 5738-93: Hệ thống báo cháy- Yêu cầu thiết kế 1.2.4 TCVN 5760-93: Hệ thống chữa cháy- Những yêu cầu chung

CENTREPOINT OFFICE BUILDING

HƯỚNG DẪN THOÁT HIỂM

DÀNH CHO KHÁCH THUÊ

TENANT – FIRE ESCAPE GUIDELINES

106 Nguyen Van Troi Street, Ward 8, Phu Nhuan District, HCMC, Vietnam

Page 2: CENTREPOINT OFFICE BUILDING · 1.2.3 TCVN 5738-93: Hệ thống báo cháy- Yêu cầu thiết kế 1.2.4 TCVN 5760-93: Hệ thống chữa cháy- Những yêu cầu chung

FIRE ESCAPE GUIDELINES – TENANT

CentrePoint Management Office Page 2 of 32

NỘI DUNG / TABLE OF CONTENTS

1.0 PHẦN GIỚI THIỆU ............................................................................................................. 4

1.1 THÔNG TIN VỀ TÒA NHÀ ................................................................................................ 4

1.2 NHỮNG TIÊU CHUẨN VỀ PHÒNG CHÁY ..................................................................... 4

1.3 KỸ THUẬT PHÒNG CHÁY CƠ BẢN ............................................................................... 5

1.4 HỆ THỐNG PHÒNG CHÁY TÒA NHÀ ............................................................................ 7

1.5 NHỮNG QUY TẮC CƠ BẢN ............................................................................................. 7

2.0 HƯỚNG DẪN THOÁT HIỂM VÀ NHIỆM VỤ CỦA NHÂN VIÊN QUẢN LÝ TÒA NHÀ ...................................................................................................................................... 8

2.1 NHIỆM VỤ CỦA TRƯỞNG GIÁM SÁT ........................................................................... 8

2.2 NHIỆM VỤ CỦA GIÁM SÁT TẦNG (Mỗi tầng có 1 người ) ........................................... 8

2.3 NHIỆM VỤ CỦA NHÂN VIÊN CỨU HỎA (Mỗi khách hàng có 1 nhân viên cứu hỏa) ... 9

2.4 NHÂN VIÊN PHÒNG ĐIỀU KHIỂN – NHÂN VIÊN AN NINH ...................................... 9

2.5 HƯỚNG DẪN DI TẢN ........................................................................................................ 9

3.0 PHỤ LỤC ........................................................................................................................... 10

3.1 PHỤ LỤC 1 - NHIỆM VỤ CỦA TRƯỞNG GIÁM SÁT .................................................. 10

3.2 PHỤ LỤC 2 - NHIỆM VỤ CỦA GIÁM SÁT TẦNG ....................................................... 11

3.3 PHỤ LỤC 3 – LỐI THOÁT HIỂM TẦNG 1-4 ................................................................ 12

3.4 PHỤ LỤC 4 – LỐI THOÁT HIỂM TẦNG 5-15 ............................................................... 13

3.5 PHỤ LỤC 5 – AN TOÀN VỀ ĐIỆN ................................................................................. 14

3.6 PHỤ LỤC 6 – AN TOÀN HÓA CHẤT ............................................................................ 15

3.7 PHỤ LỤC 7 – AN TOÀN LAO ĐỘNG ............................................................................ 17

1.0 INTRODUCTION .............................................................................................................. 19

1.1 BUILDING FACTS ............................................................................................................ 19

1.2 FIRE SAFETY STANDARDS ........................................................................................... 19

1.3 BASIC FIRE TECHNOLOGY ........................................................................................... 20

1.4 BUILDING FIRE SYSTEM ............................................................................................... 22

1.5 BASIC RULES .................................................................................................................. 22

2.0 FIRE ESCAPE PLAN AND DUTY OFFICERS ............................................................... 23

2.1 THE CHIEF FIRE WARDEN DUTY ................................................................................ 23

2.2 THE FLOOR FIRE WARDEN DUTY ( 01 on each floor) ............................................... 23

2.3 THE FIRE OFFICER DUTY (01 per tenancy) .................................................................. 24

Page 3: CENTREPOINT OFFICE BUILDING · 1.2.3 TCVN 5738-93: Hệ thống báo cháy- Yêu cầu thiết kế 1.2.4 TCVN 5760-93: Hệ thống chữa cháy- Những yêu cầu chung

FIRE ESCAPE GUIDELINES – TENANT

CentrePoint Management Office Page 3 of 32

2.4 CONTROL ROOM OFFICER – SECURITY GUARD .................................................... 24

2.5 EVACUATION RULES ..................................................................................................... 24

3.0 APPENDICES .................................................................................................................... 25

3.1 APPENDIX 1 – CHIEF WARDEN DUTY ....................................................................... 25

3.2 APPENDIX 2 – FLOOR WARDEN DUTY ...................................................................... 26

3.3 APPENDIX 3 - FIRE ESCAPE ROUTE - FLOOR 1-4 ..................................................... 27

3.4 APPENDIX 4 - FIRE ESCAPE ROUTE - FLOOR 5-15 ................................................... 28

3.5 APPENDIX 5 – ELECTRIC SHOCK SAFETY ................................................................ 29

3.6 APPENDIX 6 – CHEMICAL SAFETY ............................................................................. 30

3.7 APPENDIX 7 – LIFTING SAFETY .................................................................................. 31

BUILDING CONTACT ............................................................................................................. 32

Số điện thoại liên lạc của nhân viên tòa nhà .............................................................................. 32

Page 4: CENTREPOINT OFFICE BUILDING · 1.2.3 TCVN 5738-93: Hệ thống báo cháy- Yêu cầu thiết kế 1.2.4 TCVN 5760-93: Hệ thống chữa cháy- Những yêu cầu chung

FIRE ESCAPE GUIDELINES – TENANT

CentrePoint Management Office Page 4 of 32

1. PHẦN GIỚI THIỆU 1.1 THÔNG TIN VỀ TÒA NHÀ

Chủ đầu tư : Công ty Cổ Phần Đầu Tư Nguyên Vũ

Đội dự án : Tập đoàn Bất động sản REFICO (Đơn vị phát triển)

NguyênVũ (Đơn vị đầu tư)

PTW (Thiết kế kiến trúc)

Diện tích mặt bằng : 4,166 m2

Tổng diện tích : 38,486 m2

Số tầng : 02 tầng hầm và 15 tầng lầu

Tổng diện tích sàn cho thuê: 29,150 m2

CentrePoint, được đầu tư bởi Công ty Cổ phần đầu tư Nguyên Vũ, là tòa nhà cao ốc văn phòng đầu tiên ở Việt Nam đạt hệ thống điểm chuẩn Ngôi sao Xanh của Úc.

Cao ốc CentrePoint là Cao ốc văn phòng Hạng A có vị trí chiến lược, tọa lạc tại số 106 Đường Nguyễn Văn Trỗi, Quận Phú Nhuận, Tp. Hồ chí Minh. Tòa nhà nằm gần với những trung tâm thương mại lớn của thành phố và rất gần Sân bay Quốc tế Tp. Hồ Chí Minh.

1.2 NHỮNG TIÊU CHUẨN VỀ PHÒNG CHÁY

Những tiêu chuẩn Việt Nam -TCVN

1.2.1 TCVN 2622-95: Phòng cháy chữa cháy cho Tòa nhà- Yêu cầu thiết kế

1.2.2 TCVN 3254-89: Phòng cháy chữa cháy – Những yêu cầu an toàn chung

1.2.3 TCVN 5738-93: Hệ thống báo cháy- Yêu cầu thiết kế

1.2.4 TCVN 5760-93: Hệ thống chữa cháy- Những yêu cầu chung

1.2.5 TCVN 33-85: Hệ thống cung cấp nước - Những hệ thống thiết kế

1.2.6 Quy tắc của thực tập chữa cháy tại nơi sản xuất và Tòa nhà.

1.2.7 Theo hướng dẫn của Thủ tướng Số 237/TTG: Ngày 19 tháng 04 năm 1996.

Page 5: CENTREPOINT OFFICE BUILDING · 1.2.3 TCVN 5738-93: Hệ thống báo cháy- Yêu cầu thiết kế 1.2.4 TCVN 5760-93: Hệ thống chữa cháy- Những yêu cầu chung

FIRE ESCAPE GUIDELINES – TENANT

CentrePoint Management Office Page 5 of 32

1.3 KỸ THUẬT PHÒNG CHÁY CƠ BẢN

1.3.1 Hỏa hoạn

Hỏa hoạn là 1 phản ứng hóa học còn có tên là cháy nổ, nó xảy ra khi nhiên liệu và khí Oxy kết hợp với nhau trong điều kiện nhiệt độ nhất định dẫn đến cháy.

1.3.2 Hiện tượng tỏa nhiệt

Muốn tạo ra hiện tượng bốc cháy thì phải có đủ nhiệt độ cần thiết, nhưng khi đã xảy cháy thì ngọn lửa sẽ duy trì nguồn cung cấp nhiệt độ của nó.

Hiện tượng tỏa nhiệt có thể xảy ra trong bất kỳ tình huống nào. Có thể là do cố ý (đốt nhà là nguyên nhân chính gây ra hỏa hoạn trong môi trường công nhiệp và thương mại), hay có thể là do tai nạn; chẳng hạn như: lò nấu đặt gần đồ đạc trong nhà hay giấy tờ; ổ cắm điện bị quá tải; hay những phích cắm điện không đúng tiêu chuẩn làm dây đồng tỏa nhiệt quá nhiều.

Các lỗ thông hơi của các thiết bị tại dây chuyền sản xuất hay sàn nhà máy, hoặc lối thông khí của máy vi tính cá nhân bị bao phủ bởi các tập hồ sơ hay bìa cứng đều có thể dẫn đến máy móc tỏa nhiệt nhanh và đến 1 nhiệt độ nhất định sẽ gây ra cháy.

1.3.3 Nhiên liệu

Nhiên liệu được hiểu là một chất rất dễ gây cháy, có thể ở dạng lỏng, rắn hay khí.

1.3.4 Khí Oxy

Khí Oxy hiện hữu trong không khí xung quanh chúng ta với một định lượng đủ để gây ra cháy (khoảng 21%).

1.3.5 Các hình thức hỏa hoạn

Hiện tượng cháy có thể xảy ra do một số các nguyên nhân. Việc nhận dạng các hình thức cháy khác nhau đóng vai trò rất quan trọng, vì một phương pháp chữa cháy nhất định có thể có tác dụng với hình thức cháy nào đó, nhưng lại không có hiệu quả với hình thức cháy khác. Hỏa hoạn được phân loại như sau:

Page 6: CENTREPOINT OFFICE BUILDING · 1.2.3 TCVN 5738-93: Hệ thống báo cháy- Yêu cầu thiết kế 1.2.4 TCVN 5760-93: Hệ thống chữa cháy- Những yêu cầu chung

FIRE ESCAPE GUIDELINES – TENANT

CentrePoint Management Office Page 6 of 32

1.3.5.1 Hỏa hoạn loại A

Hỏa hoạn bùng cháy tự do, gây ra do những vật liệu dễ cháy thông thường như quần áo, gỗ và giấy. Vật dụng bằng gỗ, thùng rác, kho văn phòng phẩm và nơi xử lý chất thải… là những nơi dễ gây cháy nhất.

Xịt nước lạnh hay bọt khí là những cách chữa cháy hiệu quả nhất.

1.3.5.2 Hỏa hoạn loại B

Hỏa hoạn gây ra do những chất lỏng dễ cháy như: dầu, cồn, xăng, dầu nhờn và chất béo.

Nhà bếp, lò nung và kho rượu là những nơi nguy hiểm nhất. Khắc phục với: bọt nước, bọt khí, khí CO2 hay bột hóa chất khô là những biện pháp chữa cháy hiệu quả nhất cho loại này.

Sử dụng bột khô chữa cháy ABC

1.3.5.3 Hỏa hoạn loại C

Hỏa hoạn gây ra do các chất khí dễ cháy như: Pro-pan, Butan và khí tự nhiên. Khắc phục với bột khô là biện pháp chữa cháy hiệu quả nhất cho loại này.

Sử dụng bột khô chữa cháy ABC

1.3.5.4 Hỏa hoạn loại D

Không có chất chữa cháy nào từng được nhắc đến trong tài liệu này có thể tác động hiệu quả đến loại hỏa hoạn gây ra do kim loại. Những loại hỏa hoạn này phải được đối phó bằng các chất chống cháy đặc biệt, bởi những người được đào tạo kỹ lưỡng trong việc xử lý những kim loại dễ cháy như nhôm, ma-giê, natri, và kali.

Trường hợp này không được áp dụng.

1.3.5.5 Hỏa hoạn liên quan đến rủi ro điện

Nguồn điện bắt buộc phải được ngắt ngay khi xảy cháy, sau đó mới dùng các biện pháp chữa cháy thích hợp. Trong trường hợp không tách được nguồn điện và có thể dẫn đến bị sốc điện, cần sử dụng những chất không dẫn cháy như: bột khô, khí CO2 hay FM200 để chữa cháy kịp thời. Hệ thống thông gió, phòng máy tính, phòng điều khiển trung tâm, công tắc điện và phòng điều khiển thang máy là những nơi nguy hiểm nhất.

Sử dụng bình chữa cháy CO2

Page 7: CENTREPOINT OFFICE BUILDING · 1.2.3 TCVN 5738-93: Hệ thống báo cháy- Yêu cầu thiết kế 1.2.4 TCVN 5760-93: Hệ thống chữa cháy- Những yêu cầu chung

FIRE ESCAPE GUIDELINES – TENANT

CentrePoint Management Office Page 7 of 32

1.3.5.6 Cháy phương tiện giao thông

Bọt khí hay bột khô là những cách hiệu quả nhất chữa cháy các phương tiện giao thông.

Sử dụng bình chữa cháy ABC

Cần tiến hành hạn chế ngọn lửa càng sớm càng tốt, vì càng để lâu thì đám cháy càng lớn hơn.

1.4 HỆ THỐNG PHÒNG CHÁY TÒA NHÀ

Hệ thống báo cháy tòa nhà là một hệ thống gồm nhiều đầu báo khói và nhiệt được lắp đặt ở những vị trí thích hợp. Hệ thống không thông báo cháy bằng tín hiệu chuông, mà thông báo tình hình cụ thể thông qua hệ thống loa trần của tòa nhà.

Khi hệ thống báo cháy được kích hoạt,

- Hệ thống phát thanh công cộng ngay lập tức gởi thông báo đến tầng phát tín hiệu cháy.

- Nhân viên bảo vệ kiểm tra và xác định nơi xảy ra cháy.

- Nếu không có cháy xảy ra, hoặc do lỗi thiết bị, hệ thống sẽ báo lại “Do lỗi thiết bị”.

- Nếu có cháy thực sự, hệ thống sẽ phát ra thông báo “Có cháy trong tòa nhà”.

- Các tầng gần nơi xảy ra cháy sẽ được thông báo đầu tiên bằng hệ thống loa trần, trong vòng 2 phút sau đó, tầng phía trên và phía dưới nơi xảy cháy cũng sẽ được nghe thông báo tín hiệu di tản thông qua hệ thống loa trần.

- 2 phút sau, hệ thống loa trần sẽ gởi thông báo đến toàn bộ tòa nhà.

- Ngay khi hệ thống báo cháy được kích hoạt, các cửa áp lực của thang thoát hiểm và quạt hút sẽ tự động hoạt động.

- Tất cả các buồng thang máy sẽ tự động trở về tầng trệt và mở cửa.

1.5 NHỮNG QUY TẮC CƠ BẢN

Trong trường hợp báo cháy

- Nhân viên an ninh được cử đến hiện trường để thông báo tình hình thực tế thông qua các phương tiện như: máy bộ đàm vô tuyến, điện thoại dùng trong trường hợp xảy ra cháy, điện thoại di động.

Page 8: CENTREPOINT OFFICE BUILDING · 1.2.3 TCVN 5738-93: Hệ thống báo cháy- Yêu cầu thiết kế 1.2.4 TCVN 5760-93: Hệ thống chữa cháy- Những yêu cầu chung

FIRE ESCAPE GUIDELINES – TENANT

CentrePoint Management Office Page 8 of 32

- Nhân viên an ninh nên khống chế ngọn lửa bằng bình chữa cháy hoặc vòi nước chữa cháy nếu có thể.

- Nhân viên kiểm soát phải thông báo cho Trưởng Giám sát lập tức khi vừa xảy ra vụ cháy.

- Trưởng bộ phận Giám sát đảm nhận việc kiểm soát công tác chữa cháy ngay khi nhận được thông báo.

- Trưởng Giám sát phải phực hiện những bước như sau:

i. Thông báo lệnh sơ tán, đảm bảo đội sơ tán sẵn sàng làm nhiệm vụ

ii. Nếu đám cháy đã được kiểm soát, dập tắt thì nên thông báo cho mọi người biết và khuyên mọi người bình tĩnh tại nơi làm việc.

iii. Đội cứu hỏa sẽ dập tắt ngọn lửa ngay lập tức với những dụng cụ chữa cháy khuẩn cấp (Trường hợp cháy nhỏ thì đến đây là hết quy trình chữa cháy).

iv. Trong trường hợp đám cháy có nguy cơ lớn:

a. Gọi lực lượng chữa cháy chuyên nghiệp đến, trong lúc chờ tiếp ứng của lực lượng chữa cháy chuyên nghiệp thì phải chủ động khống chế ngọn lửa, ngăn không cho đám cháy lan ra (nếu có thể).

b. Nhân viên Giám sát phải đảm bảo rằng tòa nhà được sơ tán đúng theo hướng dẫn.

Trong trường hợp tòa nhà đang được sơ tán, nhân viên bảo vệ phải đảm bảo người không phận sự không được vào trong tòa nhà.

2.0 HƯỚNG DẪN THOÁT HIỂM VÀ NHIỆM VỤ CỦA NHÂN VIÊN QUẢN LÝ TÒA NHÀ

2.1 NHIỆM VỤ CỦA TRƯỞNG GIÁM SÁT

Trưởng giám sát thường là Kỹ sư trưởng, và sẽ là người quản lý và hướng dẫn mọi nhân sự trong trường hợp xảy ra cháy cũng như những trường hợp khẩn cấp khác. Trong trường hợp có hỏa hoạn xảy ra, Trưởng giám sát phải được thông báo đầu tiên, sẽ lập tức đến phòng điều khiển và chỉ đạo khuẩn cấp. Trưởng giám sát có trách nhiệm đảm bảo rằng tất cả mọi người trong tòa nhà được sơ tán. (Xem Phụ lục 1 để biết thêm chi tiết)

2.2 NHIỆM VỤ CỦA GIÁM SÁT TẦNG (Mỗi tầng có 1 người )

Nhiệm vụ của Giám sát tầng là đảm bảo công tác sơ tán ở tầng mình phụ trách được tiến hành nhanh chóng và đúng theo chỉ dẫn. Giám sát tầng có trách

Page 9: CENTREPOINT OFFICE BUILDING · 1.2.3 TCVN 5738-93: Hệ thống báo cháy- Yêu cầu thiết kế 1.2.4 TCVN 5760-93: Hệ thống chữa cháy- Những yêu cầu chung

FIRE ESCAPE GUIDELINES – TENANT

CentrePoint Management Office Page 9 of 32

nhiệm giúp đỡ người tàn tật, hay người bị thương đến thang thoát hiểm để sơ tán.

Giám sát tầng cũng có nhiệm vụ thông báo trực tiếp đến tất cả các nhân viên làm việc ở tầng lầu đó về sự cố xảy ra.

(Xem Phụ lục 2 để biết thêm chi tiết)

2.3 NHIỆM VỤ CỦA NHÂN VIÊN CỨU HỎA (Mỗi khách hàng có 1 nhân viên cứu hỏa)

Nhân viên cứu hỏa là người đầu tiên nhìn thấy đám cháy, và sau đó cố gắng dùng mọi biện pháp để chữa cháy.

2.4 NHÂN VIÊN PHÒNG ĐIỀU KHIỂN – NHÂN VIÊN AN NINH

Nhân viên phòng điều khiển là Nhân viên an ninh - là người đầu tiên trả lời bất kỳ thông tin nào báo cháy, phải cảnh giác và sẵn sàng hành động ở mọi thời điểm. Khi nghe thấy báo động cháy, nhân viên phòng điều khiển phải cử ngay nhân viên cứu hỏa đến kiểm tra và báo cho Trưởng Giám sát biết. (Xem Phụ lục 3 để biết thêm chi tiết)

2.5 HƯỚNG DẪN DI TẢN

Khi nghe tín hiệu di tản, khách hàng vui lòng tiến hành di tản theo quy trình sau:

- Dừng ngay việc đang làm

- Tắt máy tính

- Ra khỏi mặt bằng thuê bằng cổng chính của văn phòng

- Không nên sợ hãi

- Không sử dụng thang máy

- Tìm hướng bảng hiệu Exit gần nhất tại tầng Quý Khách đang hiện diện (bảng này luôn sáng trong mọi trường hợp)

- Đi nhanh nhưng trật tự đến thang bộ thoát hiểm dưới bảng Exit

- KHÔNG ĐƯỢC CHẠY, KHÔNG XÔ ĐẨY, SẴN SÀNG GIÚP ĐỠ ĐỒNG NGHIỆP NẾU HỌ GẶP KHÓ KHĂN (VÌ CÀNG SỢ HÃI THÌ SẼ CÀNG TĂNG THÊM NGUY HIỂM CHO BẢN THÂN)

- Di chuyển trật tự hướng xuống tầng trệt của tòa nhà

- Tập trung tại tầng trệt để được hướng dẫn di chuyển sang bãi đậu xe của Khách sạn Movenpick (băng qua đường Nguyễn Văn Trỗi)

- Mọi khách thuê khi đến chỗ tập trung sẽ được ghi chú lại là “đã di tản”

Page 10: CENTREPOINT OFFICE BUILDING · 1.2.3 TCVN 5738-93: Hệ thống báo cháy- Yêu cầu thiết kế 1.2.4 TCVN 5760-93: Hệ thống chữa cháy- Những yêu cầu chung

FIRE ESCAPE GUIDELINES – TENANT

CentrePoint Management Office Page 10 of 32

- Tuyệt đối không quay trở lại tòa nhà cho đến khi nghe thông báo quay lại làm việc của Bảo vệ tòa nhà

3.0 PHỤ LỤC

3.1 PHỤ LỤC 1 - NHIỆM VỤ CỦA TRƯỞNG GIÁM SÁT

1) Khi phát hiện ra cháy, thì Trưởng Giám sát phải tạm dừng những công việc

khác và phải xem xét xử lý cháy tại phòng điều khiển, bất kể cháy nhỏ hay lớn.

2) Trưởng Giám sát là người quyết định có nên đưa ra thông báo sơ tán hay

không.

3) Cử nhóm chữa cháy cùng các trợ lý Giám sát đến tầng thượng của tòa nhà bằng cần cẩu chữa cháy và đi bộ xuống để kiểm tra từng tầng lầu, sau đó báo cáo lại cho Giám sát bằng máy bộ đàm hoặc điện thoại chữa cháy ở từng tầng lầu.

4) Đưa nhóm chữa cháy đến đúng vị trí cần chữa cháy

5) Phải đảm bảo nguồn điện được ngắt và tất cả các khóa điện được mở, các

thang máy được phải hạ xuống tầng trệt và máy phát điện khuẩn cấp được hoạt động.

6) Đảm bảo các Giám sát tầng đã sơ tán hết mọi người trong tất cả các tầng.

7) Kết hợp cùng Giám sát tầng và đội cứu hỏa để đảm bảo rằng những người

khuyết tật đã được sơ tán.

8) Đảm bảo rằng toàn bộ khu vực đã được kiểm soát, và cũng nên liên lạc với đội cứu hỏa để xác định vị trí của các hàng hóa hoặc máy móc có nguy cơ cháy nổ cao (nhằm đạt được hiệu quả chữa cháy cao nhất).

9) Kiểm tra danh sách sơ tán với Giám sát tầng và thông báo những trường hợp

bất bình thường.

10) Một khi đã chữa cháy xong, Trưởng Giám sát có nhiệm vụ sắp xếp cho mọi người vào trong tòa nhà làm việc trở lại, và cử nhân viên bảo vệ đến khu vực cháy nhằm ngăn không cho ai lại gần.

Page 11: CENTREPOINT OFFICE BUILDING · 1.2.3 TCVN 5738-93: Hệ thống báo cháy- Yêu cầu thiết kế 1.2.4 TCVN 5760-93: Hệ thống chữa cháy- Những yêu cầu chung

FIRE ESCAPE GUIDELINES – TENANT

CentrePoint Management Office Page 11 of 32

3.2 PHỤ LỤC 2 - NHIỆM VỤ CỦA GIÁM SÁT TẦNG

1. Khi nghe thấy chuông báo động, Giám sát tầng phải mang ngay nón bảo hộ, đèn pin, kính bảo hộ… và kiểm tra xem việc sơ tán ở tầng mình kiểm soát có ổn hay không, sau đó đến kiểm tra từng văn phòng thuê nhằm đảm bảo mọi người đã sơ tán, nếu có người bị thương thì phải đưa họ đến trước cầu thang chữa cháy, đảm bảo người tàn tật cũng được đưa đến trước cầu thang chữa cháy, sau cùng phải kiểm tra tất cả các buồng vệ sinh và các phòng chức năng khác để chắc chắn không còn ai trốn hoặc bị thương.

2. Sau khi kiểm tra xong tầng lầu của mình, Giám sát tầng sẽ gọi cho Trưởng giám sát và thông báo “Tầng X, không còn người bị thương hay tàn tật” hoặc cho biết số lượng người bị thương hay tàn tật.

3. Sau đó Giám sát tầng sẽ tự sơ tán bằng cầu thang bộ thoát hiểm.

4. Trợ lý giám sát sẽ đến địa điểm tập trung và điểm danh những người sơ tán có mặt. Sau khi hoàn tất, danh sách này sẽ được đưa cho Giám sát trưởng.

5. Liên hệ với tất cả khách hàng ở các tầng đảm bảo mọi người đều nắm thông tin về hỏa hoạn.

Nên nhớ, càng cố dập tắt lửa sớm thì nguy cơ lan rộng đám cháy càng giảm

Page 12: CENTREPOINT OFFICE BUILDING · 1.2.3 TCVN 5738-93: Hệ thống báo cháy- Yêu cầu thiết kế 1.2.4 TCVN 5760-93: Hệ thống chữa cháy- Những yêu cầu chung

FIRE ESCAPE GUIDELINES – TENANT

CentrePoint Management Office Page 12 of 32

3.3 PHỤ LỤC 3 – LỐI THOÁT HIỂM TẦNG 1-4

Page 13: CENTREPOINT OFFICE BUILDING · 1.2.3 TCVN 5738-93: Hệ thống báo cháy- Yêu cầu thiết kế 1.2.4 TCVN 5760-93: Hệ thống chữa cháy- Những yêu cầu chung

FIRE ESCAPE GUIDELINES – TENANT

CentrePoint Management Office Page 13 of 32

3.4 PHỤ LỤC 4 – LỐI THOÁT HIỂM TẦNG 5-15

Page 14: CENTREPOINT OFFICE BUILDING · 1.2.3 TCVN 5738-93: Hệ thống báo cháy- Yêu cầu thiết kế 1.2.4 TCVN 5760-93: Hệ thống chữa cháy- Những yêu cầu chung

FIRE ESCAPE GUIDELINES – TENANT

CentrePoint Management Office Page 14 of 32

3.5 PHỤ LỤC 5 – AN TOÀN VỀ ĐIỆN

SỨC KHỎE VÀ AN TOÀN NƠI CÔNG SỞ

CÁC BƯỚC SƠ CỨU NGƯỜI BỊ SỐC ĐIỆN

- Cần nhanh chóng tách nạn nhân ra khỏi nguồn điện. Không nên chạm vào nạn nhân nếu không mang găng tay bảo vệ và cách điện.

- Sử dụng dụng cụ không có tính kim loại để cắt nguồn điện ra khỏi nạn nhân; hoặc

- Mang găng tay cao su hay nhựa để kéo nạn nhân ra khỏi nguồn điện; hoặc

- Nếu có dây thừng ở gần đó, cột dây vào bàn chân hay vào cánh tay nạn nhân và kéo nạn nhân đi, tránh không tiếp xúc trực tiếp với nạn nhân.

- Hỏi xin giúp đỡ ngay lập tức, sau đó tiến hành những bước sau:

1. Khai thông đường hô hấp:

- Đặt nạn nhân nằm ngửa ra.

- Nâng cằm và nghiêng đầu nạn nhân ra sau nhằm khai thông đường hô hấp.

- Cẩn thận lấy dị vật trong miệng ra nếu có.

2. Kiểm tra trạng thái thở của nạn nhân:

- Quan sát lồng ngực nạn nhân xem có nâng lên hạ xuống theo nhịp thở hay không.

- Nghe tiếng thở của nạn nhân.

- Để ý xem có thấy hơi thở thổi lên má mình hay không.

3. Kiểm tra mạch của nạn nhân:

- Để tìm thấy mạch, hãy ấn nhẹ ngón tay vào yết hầu của nạn nhân.

Page 15: CENTREPOINT OFFICE BUILDING · 1.2.3 TCVN 5738-93: Hệ thống báo cháy- Yêu cầu thiết kế 1.2.4 TCVN 5760-93: Hệ thống chữa cháy- Những yêu cầu chung

FIRE ESCAPE GUIDELINES – TENANT

CentrePoint Management Office Page 15 of 32

3.6 PHỤ LỤC 6 – AN TOÀN HÓA CHẤT

KIỂM SOÁT CÁC CHẤT NGUY HẠI CHO SỨC KHỎE (COSHH)

Mục đích của phụ lục này là giúp nhận dạng các chất có thể gây nguy hại, tổn thương hoặc thậm chí là tử vong nếu không sử dụng đúng cách. Tất cả mọi người trong tòa nhà cần nắm những thông tin dưới đây nhằm bảo vệ bản thân.

1. Chất độc hoặc cực độc:

- Là chất có thể gây hại nghiêm trọng đến sức khỏe, có thể gây tử vong nếu nuốt phải, hít phải hoặc thẩm thấu qua da.

- Khi vào khu vực có chất độc hoặc cực độc phải mặc thiết bị bảo hộ lao động, và khu vực đó phải có thiết bị thông hơi tốt. Không được hút thuốc lá, ăn uống trong khu vực này. Nếu chất này dính vào mắt hay da, bạn phải rửa ngay bằng nước sạch, nếu vẫn không hết thì phải hỏi ý kiến của bác sĩ.

2. Chất có hại:

- Là chất có thể gây hại nghiêm trọng đến sức khỏe, có thể gây tử vong nếu nuốt phải, hít phải hoặc thẩm thấu qua da.

- Khi vào khu vực có chất độc hoặc cực độc phải mặc thiết bị bảo hộ lao động, và khu vực đó phải có thiết bị thông hơi tốt. Không được hút thuốc lá, ăn uống trong khu vực này. Nếu chất này dính vào mắt hay da, bạn phải rửa ngay bằng nước sạch, nếu vẫn không hết thì phải hỏi ý kiến của bác sĩ.

3. Chất gây dị ứng:

- Là chất có thể làm cho da, mắt và hệ hô hấp bị dị ứng.

- Khi vào khu vực có chất độc hoặc cực độc phải mặc thiết bị bảo hộ lao động, và khu vực đó phải có thiết bị thông hơi tốt. Không được hút thuốc lá, ăn uống trong khu vực này. Nếu chất này dính vào mắt hay da, bạn phải rửa ngay bằng nước sạch, nếu vẫn không hết thì phải hỏi ý kiến của bác sĩ.

4. Chất dễ nổ:

- Là chất có thể gây nổ trong một số điều kiện nhất định

- Tất cả các chất dễ nổ cần được đựng trong bình kim loại riêng biệt và không được đặt ở gần những chất khác. Trong quá trình sử dụng, lưu trữ và tiêu hủy các chất dễ nổ cần tuân thủ nghiêm ngặt các yêu cầu của nhà sản xuất.

Page 16: CENTREPOINT OFFICE BUILDING · 1.2.3 TCVN 5738-93: Hệ thống báo cháy- Yêu cầu thiết kế 1.2.4 TCVN 5760-93: Hệ thống chữa cháy- Những yêu cầu chung

FIRE ESCAPE GUIDELINES – TENANT

CentrePoint Management Office Page 16 of 32

5. Chất dễ cháy:

- Tuyệt đối không được hút thuốc quanh khu vực có những chất dễ cháy. Các chất này cần được đựng trong bình kim loại riêng biệt, và khi sử dụng phải mang thiết bị bảo hộ lao động như kính bảo hộ, găng tay hay áo quần bảo hộ…. Các chất này chỉ được sử dụng ở những khu vực chỉ định rõ ràng.

6. Chất cực kì dễ cháy:

- Tuyệt đối không được hút thuốc quanh khu vực có những chất dễ cháy. Các chất này cần được đựng trong bình kim loại riêng biệt, và khi sử dụng phải mang thiết bị bảo hộ lao động như kính bảo hộ, găng tay hay áo quần bảo hộ… Các chất này chỉ được sử dụng ở những khu vực chỉ định rõ ràng.

7. Chất ăn mòn:

- Là chất có thể ăn mòn một số nguyên vật liệu, và hóa chất có thể làm cháy tế bào sống.

- Phải trang bị thiết bị bảo hộ lao động. Nếu chất ăn mòn dính vào mắt hay da, phải rửa vùng da đó ngay bằng nước sạch, và nếu có áo quần bị dính chất ăn mòn cũng phải cởi ra ngay. Nếu tình hình không tiến triển phải hỏi ý kiến của bác sĩ.

8. Chất oxy hóa:

- Là chất có thể tạo ra nhiệt dưới phản ứng với những chất khác, điều này có thể là hiểm họa cháy nổ.

- Tất cả các chất oxy hóa phải được đựng trong bình kim loại riêng biệt. Trong quá trình sử dụng, lưu trữ và tiêu hủy các chất dễ nổ cần tuân thủ nghiêm ngặt các yêu cầu của nhà sản xuất.

Page 17: CENTREPOINT OFFICE BUILDING · 1.2.3 TCVN 5738-93: Hệ thống báo cháy- Yêu cầu thiết kế 1.2.4 TCVN 5760-93: Hệ thống chữa cháy- Những yêu cầu chung

FIRE ESCAPE GUIDELINES – TENANT

CentrePoint Management Office Page 17 of 32

3.7 PHỤ LỤC 7 – AN TOÀN LAO ĐỘNG

Phụ lục này nhằm cung cấp thông tin về an toàn lao động trong phạm vi văn phòng. Khách thuê cũng như nhân viên của khách thuê nên nắm rõ thông tin này nhằm tránh gây tai nạn trong quá trình làm việc.

Dưới đây là hướng dẫn cụ thể về nâng nhấc an toàn.

Khi nâng vật nặng, cần lưu ý những điểm sau:

1. Xác định trọng lượng của vật nặng để xem liệu có thể nâng lên được hay không.

2. Ngồi xổm xuống gần vật nặng. Giữ cho lưng thẳng và hai chân bằng vai. Giữ thật chắc vật nặng rồi từ từ nâng lên bằng lực nâng của cơ chân. Nhớ là phải giữ lưng thật thẳng.

3. Cẩn thận dời vật nặng đi. Đảm bảo trên đường đi không có vật cản gây vấp ngã hay trơn trượt, nhớ là không khom lưng hay vặn người trong lúc chuyển vật nặng từ trên cao xuống.

4. Khi muốn chuyển vật nặng lên vị trí cao hơn, hãy làm theo các bước 1, 2 nhưng cũng để ý đến độ cao cần đặt vật nặng.

5. Nâng vật nặng với độ cao vừa phải.

6. Luôn nhớ giữ thẳng lưng, đứng thẳng và chuyển vật nặng đặt lên kệ cao hơn bằng sức mạnh cơ vai và cơ tay.

7. Nếu kệ cao quá tầm tay, cần có thang/ vật trung chuyển mới đưa vật nặng lên được thì nên đảm bảo thang/ vật trung chuyển đó đủ mạnh và phù hợp để đặt vật nặng.

8. Nếu vật cần nâng nhấc quá nặng so với sức thì nên tìm sự giúp đỡ của những người xung quanh.

Page 18: CENTREPOINT OFFICE BUILDING · 1.2.3 TCVN 5738-93: Hệ thống báo cháy- Yêu cầu thiết kế 1.2.4 TCVN 5760-93: Hệ thống chữa cháy- Những yêu cầu chung

FIRE ESCAPE GUIDELINES – TENANT

CentrePoint Management Office Page 18 of 32

CENTREPOINT OFFICE BUILDING

TENANT – FIRE ESCAPE GUIDELINES

106 Nguyen Van Troi Street, Ward 8, Phu Nhuan District, HCMC, Vietnam

Page 19: CENTREPOINT OFFICE BUILDING · 1.2.3 TCVN 5738-93: Hệ thống báo cháy- Yêu cầu thiết kế 1.2.4 TCVN 5760-93: Hệ thống chữa cháy- Những yêu cầu chung

FIRE ESCAPE GUIDELINES – TENANT

CentrePoint Management Office Page 19 of 32

1.0 INTRODUCTION

1.1 BUILDING FACTS

Owner: Nguyen Vu Investment Joint Stock Company

Project Team: REFICO REAL ESTATE GROUP (Developer)

Nguyen Vu (Investor)

PTW Architects (Architectural Design)

Site area: 4,166 m2

Total GFA: 38,486 m2

Total No. Floors: Two basements and 15 upper floors.

Total NLA: 29,150 m2

Centrepoint, owned by Nguyen Vu Investment Joint Stock Company, is the first office building in Vietnam to commit to achieving a sustainable rating under the Australian Green Star benchmarking system.

CentrePoint Building is a grade A office building strategically situated in 106 Nguyen Van Troi Street, Phu Nhuan District of Ho Chi Minh City. The building provides quick access to all business destinations of the city with a nearby location to the HCMC International Airport.

1.2 FIRE SAFETY STANDARDS

Vietnamese Standards -TCVN

1.2.1 TCVN 2622-95: Fire Protection for Building - Requirement for Design

1.2.2 TCVN 3254-89: Fire Protection - General Safety Requirements

1.2.3 TCVN 5738-93: Fire Alarm System - Requirement for Design

1.2.4 TCVN 5760-93: Fire Extinguishing System - General Requirements

1.2.5 TCVN 33-85: Water Supply Systems - Design Systems

1.2.6 Code of Practice for Fire Fighting at Manufacturers and Building

1.2.7 Prime Minister’s Instruction No 237/TTG: 19TH April 1996.

Page 20: CENTREPOINT OFFICE BUILDING · 1.2.3 TCVN 5738-93: Hệ thống báo cháy- Yêu cầu thiết kế 1.2.4 TCVN 5760-93: Hệ thống chữa cháy- Những yêu cầu chung

FIRE ESCAPE GUIDELINES – TENANT

CentrePoint Management Office Page 20 of 32

1.3 BASIC FIRE TECHNOLOGY

1.3.1 Fire

Fire is a chemical reaction known as combustion, which occurs when fuel and oxygen are brought together with sufficient heat to cause ignition.

1.3.2 Heat

A critical temperature must be reached for ignition to take place, but once a fire has started, it will generally maintain its own heat supply.

Heat can be applied in any number of ways. It may be deliberate (arson is the major cause of fire in industrial and commercial environments), or it may be accidental; for example, heater being placed too close to furnishings or paper; power points being overloaded, or plugs incorrectly fused, causing wiring to overheat.

Blocked machinery vents on production line or factory floor, or air inlets on a desktop personnel computer covered by memos or cartons, can cause machinery to overheat, being a fire risk.

1.3.3 Fuel

Fuel is best understood as a combustible substance, either liquid, solid or gaseous.

1.3.4 Oxygen

Oxygen is normally present in the air around us in a sufficient quantity to support fire (app. 21%).

1.3.5 Types of Fire

Fire in the workplace can have a number of causes. It is essential to recognize the different types of fire, as the correct treatment for one can prove disastrously wrong for another. Fires are classified as follows:

1.3.5.1. Class A Fire

Freely burning fire, fuelled by ordinary combustible materials, such as cloth, wood and paper. Furniture, waste paper baskets, stationery stores, cleaner’s room and waste disposal units are among the main danger areas. Cooling by water or spray foam are the most effective ways of extinguishing this type of fire.

Page 21: CENTREPOINT OFFICE BUILDING · 1.2.3 TCVN 5738-93: Hệ thống báo cháy- Yêu cầu thiết kế 1.2.4 TCVN 5760-93: Hệ thống chữa cháy- Những yêu cầu chung

FIRE ESCAPE GUIDELINES – TENANT

CentrePoint Management Office Page 21 of 32

1.3.5.2. Class B Fire

Fire fuelled by flammable liquids, such as oils, spirits, petrol, greases and fats.

Kitchens, boiler house and spirit stores are among the main danger areas. Tackling the fire with foam, spray foam, C02 or chemical dry powder are the most effective ways of extinguishing these types of fire.

Use ABC fire extinguishers Dry powder

1.3.5.3. Class C Fire

Fire fuelled by flammable gases, such as Propane, Butanes and Natural Gas. Tackling the fire with dry powder is the most effective way of extinguishing these types of fire.

Use ABC fire extinguishers Dry powder

1.3.5.4. Class D Fire

None of the extinguishing agents referred to on these pages will deal effectively with a fire involving metals. These fires should only be dealt with using special extinguishers by personnel trained in the handling of combustible metals, for example, aluminum, magnesium, sodium and potassium.

Not applicable

1.3.5.5. Fire Involving Electrical Risk

It is imperative that the power supply is disconnected. The fire can then be dealt with according to their classification it falls into above. When the power can not be isolated and there is a risk of electrical shock, non-conductive extinguishing agents, such as dry powder, C02 or FM200 can be used. Ventilating systems, computer rooms, control room, switch gear and lift motor rooms are among the main dangerous areas.

Use CO2 extinguishers

1.3.5.6. Vehicle Fire:

Spray foam and dry powder are the most effective ways of extinguishing vehicle fires.

Use ABC Extinguishers

Page 22: CENTREPOINT OFFICE BUILDING · 1.2.3 TCVN 5738-93: Hệ thống báo cháy- Yêu cầu thiết kế 1.2.4 TCVN 5760-93: Hệ thống chữa cháy- Những yêu cầu chung

FIRE ESCAPE GUIDELINES – TENANT

CentrePoint Management Office Page 22 of 32

It is advisable to try to eliminate a fire as soon as possible, as the longer the fire is in existence the bigger it gets.

1.4 BUILDING FIRE SYSTEM

The building fire alarm system is an addressable system with smoke detectors and heat detectors placed in strategic places. The system does not have any bells, but it has a public address with specific messages.

When the fire alarm is activated, the following will follow:

- The P.A. system will turn on sending immediately an announcement to the floor where the alarm was recognized and activated.

- The security personnel will go to check and verify the fire location.

- If there is no actual fire or there is a false alarm, then the alarm announcement will be “Technical Problem”

- If there is an actual fire, the alarm will be notifying with an announcement of “Fire in the building”.

- The floors adjacent to the fire will be the first informed by ceiling speakers announcement, then within 2 minutes the floor above and floor below will turn on the fire evacuation signal which will be informed again by ceiling speakers announcement

- After 2 more minutes the whole building ceiling speaker system will turn on for the overall announcement.

- At the same time with the fire alarm activated, the staircase pressure fans, and the exhaust fans will automatically turn on.

- All elevators will be homing at the ground floor with open doors

1.5 BASIC RULES

In the Event of a Fire Alarm

- Security dispatches a security guard immediately to the location who will report the situation by direct means. e.g. Walkie Talkie, Fire phone or Mobile phones

- Security personnel should attack the fire using extinguishers and /or fire hoses if possible

- Security Controller is to inform the Chief warden at the first opportunity

Page 23: CENTREPOINT OFFICE BUILDING · 1.2.3 TCVN 5738-93: Hệ thống báo cháy- Yêu cầu thiết kế 1.2.4 TCVN 5760-93: Hệ thống chữa cháy- Những yêu cầu chung

FIRE ESCAPE GUIDELINES – TENANT

CentrePoint Management Office Page 23 of 32

- The Fire Chief Warden will assume control of fire fighting when informed

- The Chief Warden will respond as follows:

i. Sound the fire evacuation, ensure that the fire evacuation team are in place when the fire is acknowledged

ii. If no action is required, send a message that there is no alarm, and everybody can stay in place, or

iii. Dispatch fire team to extinguish the fire immediately with the emergency fire kit (in case of small fire then this would be the last step to take)

iv. In case of potentially dangerous fire:

a. Summon the fire brigade, in the mean time continue to attack the fire so the fire does not grow freely (if possible)

b. Fire warden to ensure that the building is evacuated properly as per instructions

Once the building is in evacuation mode, the security guards should ensure that nobody enters the building illegally.

2.0 FIRE ESCAPE PLAN AND DUTY OFFICERS

2.1 THE CHIEF FIRE WARDEN DUTY

The Chief fire warden is generally the Chief engineer, and will take control of all the personnel when there is a fire alarm or any other emergency. In case of fire he will be informed of the alarm as 1st priority before anyone else, and will immediately come to control room and direct the emergency. It is his responsibility to ensure that the building is empty. (See appendix 1 for more details)

2.2 THE FLOOR FIRE WARDEN DUTY ( 01 on each floor)

The floor fire warden is responsible to ensure that the whole floor is evacuated rapidly and in a proper manner, he is also responsible to help any handicapped person, or any injured person which will be brought to the Fire service lift for evacuation.

He is also the liaison contact with all the floor tenants to inspect that they are fire aware.

(See Appendix 2 for more details)

Page 24: CENTREPOINT OFFICE BUILDING · 1.2.3 TCVN 5738-93: Hệ thống báo cháy- Yêu cầu thiết kế 1.2.4 TCVN 5760-93: Hệ thống chữa cháy- Những yêu cầu chung

FIRE ESCAPE GUIDELINES – TENANT

CentrePoint Management Office Page 24 of 32

2.3 THE FIRE OFFICER DUTY (01 per tenancy)

The fire office will be the first one to see the fire, and will after detecting it try to extinguish the fire.

2.4 CONTROL ROOM OFFICER – SECURITY GUARD

The control room officer is the Security Officer who will first respond to any alarms, he has to be vigilant and alert at all time. When an alarm is sounded he will quickly respond by sending the security fire officer to check and alert the Chief Warden. (See Appendix 3 for more details)

2.5 EVACUATION RULES

- When the evacuation alarm is sounded, please evacuate the building with the following steps:

· Stop what you are doing

· Shut down your computer

· Leave the premises through the main door

· Do not panic

· Do not use lifts

· Find the nearest Exit sign (This sign is always-on in all cases)

· Walk rapidly but orderly to the exit staircase (Right below the Exit sign)

· DO NOT RUN, DO NOT PUSH, HELP YOUR COLLEAGUES IF THEY HAVE TROUBLE (IF YOU PANIC, YOU WILL CREATE MORE RISKS)

· Move orderly to the ground floor of the building

· Gather at the ground floor to be guided to the parking lot of the Movenpick Hotel which is across Nguyen Van Troi Street

· All occupants will report to the designated area and have their name confirmed as “evacuated”

Do not go back to the building until it is authorized by Security

Page 25: CENTREPOINT OFFICE BUILDING · 1.2.3 TCVN 5738-93: Hệ thống báo cháy- Yêu cầu thiết kế 1.2.4 TCVN 5760-93: Hệ thống chữa cháy- Những yêu cầu chung

FIRE ESCAPE GUIDELINES – TENANT

CentrePoint Management Office Page 25 of 32

3.0 APPENDICES

3.1 APPENDIX 1 – CHIEF WARDEN DUTY

1. When security detects a fire, it is the duty of the chief warden to drop anything else and attend the alarm at the control room, no matter how small it is.

2. It is the Chief Warden decision to sound the evacuation.

3. To dispatch the Fire team: The assistant warden will go to the top floor by Fireman lift then descend on foot and check every floors and report to Chief warden by radio or fireman phone at every floor level.

4. To dispatch the fire team to the right location.

5. To ensure that the power is off and all the electronics locks are open, that the lifts are in the fire position (down to ground level) that the emergency generator is activated.

6. To ensure that the Floor Fire Warden have cleared every floors.

7. To coordinate the floor warden and the fire brigade, to ensure that the handicapped peoples have been evacuated.

8. To ensure that the entire situation is in control, and also liaise with the fire brigade as to indicate where some of the potentially dangerous goods or machinery are located. (so maximum efficiency is achieved.)

9. To check the evacuations lists from floor warden and report any abnormalities.

10. Once the fire is over, it is the duty of the chief warden to organize occupation of the building again, and block the burn area from occupation by placing security guards around it.

Page 26: CENTREPOINT OFFICE BUILDING · 1.2.3 TCVN 5738-93: Hệ thống báo cháy- Yêu cầu thiết kế 1.2.4 TCVN 5760-93: Hệ thống chữa cháy- Những yêu cầu chung

FIRE ESCAPE GUIDELINES – TENANT

CentrePoint Management Office Page 26 of 32

3.2 APPENDIX 2 – FLOOR WARDEN DUTY

1. Once the evacuation alarm is activated the floor warden collect his helmet, torch goggles... and start to oversee that the evacuation is running smoothly then inspect every tenancy on the floor to ensure that everybody has left, if there is a person that is injured take this person to the front of the fire lift, also to make sure that the handicapped persons are in the front of the fire lift, then inspect also the toilets and others amenities to ensure that nobody is hiding or has been injured.

2. Once he considers the floor is cleared he will call the chief warden by the direct means and tell him “Floor x, is Clear with no injured or handicapped people” or he will give the number of injured or handicapped.

3. Then he himself evacuates the floor via the stairs.

4. The assistant warden will go to a designated area and mark the presence of all evacuees. When list is complete give it to chief warden.

5. To liaise with all the floor tenants to ensure fire awareness.

Remember: The quicker the fire is attacked, the less is the risk of spreading.

Page 27: CENTREPOINT OFFICE BUILDING · 1.2.3 TCVN 5738-93: Hệ thống báo cháy- Yêu cầu thiết kế 1.2.4 TCVN 5760-93: Hệ thống chữa cháy- Những yêu cầu chung

FIRE ESCAPE GUIDELINES – TENANT

CentrePoint Management Office Page 27 of 32

3.3 APPENDIX 3 - FIRE ESCAPE ROUTE - FLOOR 1-4

Page 28: CENTREPOINT OFFICE BUILDING · 1.2.3 TCVN 5738-93: Hệ thống báo cháy- Yêu cầu thiết kế 1.2.4 TCVN 5760-93: Hệ thống chữa cháy- Những yêu cầu chung

FIRE ESCAPE GUIDELINES – TENANT

CentrePoint Management Office Page 28 of 32

3.4 APPENDIX 4 - FIRE ESCAPE ROUTE - FLOOR 5-15

Page 29: CENTREPOINT OFFICE BUILDING · 1.2.3 TCVN 5738-93: Hệ thống báo cháy- Yêu cầu thiết kế 1.2.4 TCVN 5760-93: Hệ thống chữa cháy- Những yêu cầu chung

FIRE ESCAPE GUIDELINES – TENANT

CentrePoint Management Office Page 29 of 32

3.5 APPENDIX 5 – ELECTRIC SHOCK SAFETY

Page 30: CENTREPOINT OFFICE BUILDING · 1.2.3 TCVN 5738-93: Hệ thống báo cháy- Yêu cầu thiết kế 1.2.4 TCVN 5760-93: Hệ thống chữa cháy- Những yêu cầu chung

FIRE ESCAPE GUIDELINES – TENANT

CentrePoint Management Office Page 30 of 32

3.6 APPENDIX 6 – CHEMICAL SAFETY

Page 31: CENTREPOINT OFFICE BUILDING · 1.2.3 TCVN 5738-93: Hệ thống báo cháy- Yêu cầu thiết kế 1.2.4 TCVN 5760-93: Hệ thống chữa cháy- Những yêu cầu chung

FIRE ESCAPE GUIDELINES – TENANT

CentrePoint Management Office Page 31 of 32

3.7 APPENDIX 7 – LIFTING SAFETY

Page 32: CENTREPOINT OFFICE BUILDING · 1.2.3 TCVN 5738-93: Hệ thống báo cháy- Yêu cầu thiết kế 1.2.4 TCVN 5760-93: Hệ thống chữa cháy- Những yêu cầu chung

FIRE ESCAPE GUIDELINES – TENANT

CentrePoint Management Office Page 32 of 32

BUILDING CONTACT

Số điện thoại liên lạc của nhân viên tòa nhà

Dept (Bộ phận)

Name (Tên)

Floor

(Tầng)

Telephone

(Điện thoại)

Fax

(Fax)

Management Office 15 (84-8) 3997 9898 (84-8) 3997 9888

(Văn phòng Ban quản lý Tòa nhà)

Security Department

Mr. Nguyen Dinh Loc Ground floor (84-8) 3844 7594

(Bộ phận Bảo vệ) Long Hai Security

Supervisor- Giám sát an ninh Long Hải

(Tầng trệt) 0903 113 983

Fire Department Mr. Vuong Dac Khue B1 (84-8) 3844 7842 (84-8) 3997 9888

(Bộ phận phòng cháy chữa cháy)

Chief Fire Warden – Trưởng giám sát

(Tầng hầm B1)