70
CHỦ ĐỀ: BIỆN PHÁP TU TỪ - NGỮ VĂN 6 (5 TIẾT) A. LÍ DO LỰA CHỌN CHỦ ĐỀ: 1. Đây là một nội dung cơ bản nằm trong chương trình SGK Ngữ văn 6. 2. Chuyên đề thiết thực, gần gũi với các em học sinh trong cuộc sống. Qua học tập chuyên đề các em không những nắm bắt được khái niệm, các đặc điểm của các biện pháp tu từ, thấy được giá trị của biện pháp tu từ trong diễn đạt. Từ đó có thái độ tích cực và cách sử dụng đúng đắn biện pháp tu từ trong lời nói, bài viết 3. Tạo điều kiện thuận lợi để vận dụng các phương pháp dạy học tích cực như đặt và giải quyết vấn đề, thảo luận nhóm…và sử dụng các phương tiện dạy học hiện đại như máy chiếu, máy tính, các thông tin khai thác từ Interet… 4. Phát triển được năng lực tự học, giải quyết vấn đề, làm vệc theo nhóm… B. THỜI GIAN DỰ KIẾN: - Thời gian: 5 tiết ( Từ tuần 21 đến tuần 27; tiết 81,88, 94, 99, 106) - Nội dung: + Tiết 81: So sánh + Tiết 88: So sánh + Tiết 94: Nhân hóa + Tiết 99: Ẩn dụ + Tiết 106: Hoán dụ C. NỘI DUNG CHỦ ĐỀ: I.MỤC TIÊU: 1. Kiến thức - Học sinh nhớ được khái niệm so sánh, nhân hóa, ẩn dụ, hoán dụ; biết được cấu tạo của phép tu từ so sánh; các kiểu so sánh, nhân hóa, ẩn dụ, hoán dụ; tác dụng của các biện pháp tu từ. - Học sinh hiểu khái niệm so sánh, nhân hóa, ẩn dụ, hoán dụ; biết được cấu tạo của phép tu từ so sánh; các kiểu so 1

CHỦ ĐỀ: BIỆN PHÁP TU TỪbg-thcstrangliet.haiduong.edu.vn/null/file_de_thi/46_CHU... · Web view- Ánh trăng ( trên mái nhà, các cành cây, đường phố, làng xóm…

  • Upload
    others

  • View
    7

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: CHỦ ĐỀ: BIỆN PHÁP TU TỪbg-thcstrangliet.haiduong.edu.vn/null/file_de_thi/46_CHU... · Web view- Ánh trăng ( trên mái nhà, các cành cây, đường phố, làng xóm…

CHỦ ĐỀ: BIỆN PHÁP TU TỪ - NGỮ VĂN 6(5 TIẾT)

A. LÍ DO LỰA CHỌN CHỦ ĐỀ:1. Đây là một nội dung cơ bản nằm trong chương trình SGK Ngữ văn 6.2. Chuyên đề thiết thực, gần gũi với các em học sinh trong cuộc sống. Qua học tập

chuyên đề các em không những nắm bắt được khái niệm, các đặc điểm của các biện pháp tu từ, thấy được giá trị của biện pháp tu từ trong diễn đạt. Từ đó có thái độ tích cực và cách sử dụng đúng đắn biện pháp tu từ trong lời nói, bài viết

3. Tạo điều kiện thuận lợi để vận dụng các phương pháp dạy học tích cực như đặt và giải quyết vấn đề, thảo luận nhóm…và sử dụng các phương tiện dạy học hiện đại như máy chiếu, máy tính, các thông tin khai thác từ Interet…

4. Phát triển được năng lực tự học, giải quyết vấn đề, làm vệc theo nhóm…

B. THỜI GIAN DỰ KIẾN: - Thời gian: 5 tiết ( Từ tuần 21 đến tuần 27; tiết 81,88, 94, 99, 106)

- Nội dung: + Tiết 81: So sánh+ Tiết 88: So sánh+ Tiết 94: Nhân hóa+ Tiết 99: Ẩn dụ+ Tiết 106: Hoán dụ

C. NỘI DUNG CHỦ ĐỀ:I.MỤC TIÊU:1. Kiến thức

- Học sinh nhớ được khái niệm so sánh, nhân hóa, ẩn dụ, hoán dụ; biết được cấu tạo của phép tu từ so sánh; các kiểu so sánh, nhân hóa, ẩn dụ, hoán dụ; tác dụng của các biện pháp tu từ.

- Học sinh hiểu khái niệm so sánh, nhân hóa, ẩn dụ, hoán dụ; biết được cấu tạo của phép tu từ so sánh; các kiểu so sánh, nhân hóa, ẩn dụ, hoán dụ; tác dụng của các biện pháp tu từ.

- HS phân tích và vận dụng hiệu quả các biện pháp tu từ vào việc đọc - hiểu văn bản; khi nói và viết văn miêu tả.

2. Kĩ năng- HS nhận diện được các phép tu từ; chỉ ra được cấu tạo của phép tu từ so sánh; các

kiểu so sánh, nhân hóa, ẩn dụ, hoán dụ, tác dụng của các biện pháp tu từ.- HS xác định được các phép tu từ; phân tích được cấu tạo của phép tu từ so sánh;

các kiểu so sánh, nhân hóa, ẩn dụ, hoán dụ, tác dụng của các biện pháp tu từ. Bước đầu biết đặt câu, viết đoạn văn có sử dụng các phép tu từ.

- HS phân tích được giá trị của phép tu từ và vận dụng hiệu quả các biện pháp tu từ vào việc đọc - hiểu văn bản; khi nói và viết trong văn miêu tả.

3. Thái độ - HS có ý thức vận dụng các biện pháp tu từ vào việc đọc - hiểu văn bản; khi nói và viết.

1

Page 2: CHỦ ĐỀ: BIỆN PHÁP TU TỪbg-thcstrangliet.haiduong.edu.vn/null/file_de_thi/46_CHU... · Web view- Ánh trăng ( trên mái nhà, các cành cây, đường phố, làng xóm…

II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:* Giáo viên:

- Tài liệu các biện pháp tu từ Tiếng Việt- Máy tính, máy chiếu

* Học sinh:- Đọc trước bài- Tìm hiểu các biện pháp tu từ .

III. BẢNG MÔ TẢ CÁC MỨC ĐỘ ĐÁNH GIÁ THEO ĐỊNH HƯỚNG NĂNG LỰC

Nhận biết Thông hiểu Vận dụng thấp

Vận dụng cao

- Nhớ được khái niệm so sánh, nhân hóa, ẩn dụ, hoán dụ; biết được cấu tạo của phép tu từ so sánh; các kiểu so sánh, nhân hóa, ẩn dụ, hoán dụ; tác dụng của các biện pháp tu từ.- Nhận diện được các phép tu từ; chỉ ra được cấu tạo của phép tu từ so sánh, các kiểu so sánh, nhân hóa, ẩn dụ, hoán dụ, tác dụng của các biện pháp tu từ.

- HS có ý thức vận dụng các biện pháp tu từ vào việc đọc - hiểu văn bản; khi nói và viết bài văn miêu tả.

- Hiểu khái niệm so sánh, nhân hóa, ẩn dụ, hoán dụ; biết được cấu tạo của phép tu từ so sánh; các kiểu so sánh, nhân hóa, ẩn dụ, hoán dụ; tác dụng của các biện pháp tu từ.

- HS xác định được các phép tu từ; phân tích được cấu tạo của phép tu từ so sánh, các kiểu so sánh, nhân hóa, ẩn dụ, hoán dụ, tác dụng của các biện pháp tu từ. Bước đầu biết đặt câu có sử dụng các phép tu từ.

- HS có ý thức vận dụng các biện pháp tu từ vào việc đọc - hiểu văn bản; khi nói và viết bài văn miêu tả.

- Đặt được một số câu có sử dụng các phép tu từ.- Phân tích được ý nghĩa cũng như tác dụng của phép tu từ

- Viết đoạn văn ngắn có sử dụng phép tu từ- Vận dụng các biện pháp tu từ vào việc viết bài văn miêu tả

Các năng lực cần hình thành và phát triển: đọc- hiểu, đặt câu, viết đoạn văn, tạo lập văn bản; năng lực sáng tạo, năng lực xác định và giải quyết vấn đề, năng lực sử dụng các BPTT…

Câu hỏi định tính, định lượng- Trắc nghiệm khách quan:+ Nhận biết khái niệm về so sánh, nhân hóa, ẩn dụ, hoán dụ+ Xác định các biện pháp tu từ.- Câu tự luận (lí giải, nhận xét, đánh giá...)

Bài tập thực hành:Câu tự luận (đặt câu, phân tích, tạo lập văn bản)

IV. CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP THEO CHỦ ĐỀ

1/ Câu hỏi nhận biết : Câu 1: Có mấy kiểu so sánh ?

2

Page 3: CHỦ ĐỀ: BIỆN PHÁP TU TỪbg-thcstrangliet.haiduong.edu.vn/null/file_de_thi/46_CHU... · Web view- Ánh trăng ( trên mái nhà, các cành cây, đường phố, làng xóm…

A. Một B. Hai C. Ba D.BốnĐáp án- Mức tối đa: Đáp án: B - Mức không tính điểm: Có câu trả lời khác hoặc không trả lời

Câu 2: Dòng nào thể hiện cấu trúc của phép so sánh đúng trình tự và đầy đủ nhất?A. Sự vật được so sánh (vế A), từ so sánh, sự vật so sánh (vế B)B. Từ so sánh, sự vật so sánh, phương diện so sánhC. Sự vật được so sánh, phương diện so sánh, từ so sánh, sự vật so sánhD. Sự vật được so sánh, phương diện so sánh, sự vật so sánh

Đáp án- Mức tối đa: Đáp án C- Mức không tính điểm: Có câu trả lời khác hoặc không trả lời

Câu 3 : Phép nhân hoá có tác dụng như thế nào ? A. Làm cho con vật, loài vật, cây cối trở nên ngộ nghĩnh, đáng yêu . B. Làm cho thế giới loài vật, cây cối, đồ vật trở nên gần gũi với con người. C. Biểu thị được những tình cảm, suy nghĩ của con người D. Biểu thị được tâm tư, tình cảm của thế giới loài vật, cây cối, đồ vật

Đáp án- Mức tối đa: Đáp án B- Mức không tính điểm: Có câu trả lời khác hoặc không trả lời

Câu 4: Câu nào sau đây định nghĩa đúng cho biện pháp nghệ thuật ẩn dụ?A. Gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượg khác có nét tương đồng với nó. B. Đối chiếu sự vật, hiện tượng này với sự vật, hiện tượng khác có néttương đồng C. Gọi tên sự vật, hiện tượng bằng tên sự vật, hiện tượng khác có quan hệgần gũi với nó D. Gọi tên hoặc tả con vật, đồ vật bằng những từ dùng để tả hoặc nói về con người.

Đáp án- Mức tối đa: Đáp án A- Mức không tính điểm: Có câu trả lời khác hoặc không trả lời

Câu 5: Hoán dụ là gọi tên sự vật, hiện tượng, khái niệm bằng tên của một sự vật, hiện tượng, khái niệm khác có quan hệ gần gũi với nó. Đúng hay sai.

A. Đúng B. SaiĐáp án- Mức tối đa: Đáp án A- Mức không tính điểm: Có câu trả lời khác hoặc không trả lời

2/ Gói câu hỏi thông hiểu: Câu 1: Lựa chọn từ so sánh để điền vào chỗ trống trong câu tục ngữ

“ Tốt gỗ…tốt nước sơn”A. như B. là C. kém D. hơnĐáp án

3

Page 4: CHỦ ĐỀ: BIỆN PHÁP TU TỪbg-thcstrangliet.haiduong.edu.vn/null/file_de_thi/46_CHU... · Web view- Ánh trăng ( trên mái nhà, các cành cây, đường phố, làng xóm…

- Mức tối đa: đáp án D- Mức không tính điểm: Có câu trả lời khác hoặc không trả lời.Câu 2: Trong câu: “Từ xa nhìn lại cây gạo sừng sững như một tháp đèn khổng

lồ”, từ ngữ nào chỉ phương diện so sánh?A. cây gạo B. sừng sững C. như một D. tháp đènĐáp án- Mức tối đa: đáp án B- Mức không tính điểm: Có câu trả lời khác hoặc không trả lời.Câu 3: Câu thơ sau sử dụng kiểu so sánh nào?

Bóng Bác cao lồng lộng Ấm hơn ngọn lửa hồng ( Minh Huệ )

A. So sánh ngang bằng B. So sánh không ngang bằng C. So sánh đối lập D. So sánh trìu tượng

Đáp án- Mức tối đa: đáp án B- Mức không tính điểm: Có câu trả lời khác hoặc không trả lời.Câu 4: Câu thơ: “Một tiếng chim kêu sáng cả rừng” thuộc kiểu ẩn dụ nào?A. Ẩn dụ hình thức B. Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác C. Ẩn dụ phẩm chất D. Ẩn dụ cách thứcĐáp án- Mức tối đa: đáp án B- Mức không tính điểm: Có câu trả lời khác hoặc không trả lời.

Câu 5: Từ “mồ hôi” trong hai câu ca dao sau được dùng để hoán dụ cho sự vật gì?Mồ hôi mà đổ xuống đồng

Lúa mọc trùng trùng sáng cả đồi nươngA. Chỉ người lao động B. Chỉ công việc lao động

C. Chỉ quá trình lao động nặng nhọc vất vả D. Chỉ kết quả con người thu được trong LĐĐáp án- Mức tối đa: đáp án C- Mức không tính điểm: Có câu trả lời khác hoặc không trả lời

3/ Gói câu hỏi vận dụng thấp:Câu 1. Hãy viết tiếp các câu sau để tạo thành các câu có hình ảnh so sánh.

a. Mặt trời………………………………………………………………..b. Chiếc cầu………………………………………………………………Đáp án- Mức tối đa: HS hoàn thiện được câu có chứa hình ảnh so sánh.Ví dụ:a. Mặt trời đỏ như quả cầu lửa. b. Cây cầu như dải lụa mềm mại vắt ngang dòng sông.

4

Page 5: CHỦ ĐỀ: BIỆN PHÁP TU TỪbg-thcstrangliet.haiduong.edu.vn/null/file_de_thi/46_CHU... · Web view- Ánh trăng ( trên mái nhà, các cành cây, đường phố, làng xóm…

- Mức chưa tối đa: HS đặt chưa đúng một trong những câu trên.- Mức không tính điểm: HS chưa làm bài hoặc không thực hiện đúng yêu cầu của

câu hỏi.Câu 2. Đặt hai câu có chứa hình ảnh SS ngang bằng và so sánh không ngang bằng.

Đáp án- Mức tối đa: HS hoàn thiện được câu có chứa hình ảnh so sánh so sánh ngang bằng

và so sánh không ngang bằng.Ví dụ:+ So sánh ngang bằng: Nước sông dâng lên bao nhiêu, đồi núi cao lên bấy nhiêu.+ So sánh không ngang bằng: Ngôi nhà sàn dài hơn cả tiếng chiêng. - Mức chưa tối đa: HS đặt chưa đúng một trong những câu trên.- Mức không tính điểm: HS chưa làm bài hoặc không thực hiện đúng yêu cầu của

câu hỏi.Câu 3. Phân tích tác dụng của phép tu từ trong hai câu thơ sau:

Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăngThấy một mặt trời trong lăng rất đỏ

( Viễn Phương - Viếng lăng Bác) - Mức tối đa: HS chỉ ra được phép ẩn dụ và phân tích được tác dụng của phép tu từ ẩn dụ

+ Phép tu từ ẩn dụ: Mượn hình ảnh mặt trời để chỉ Bác Hồ + Giá trị biểu cảm của phép tu từ: Cách sử dụng nghệ thuật ẩn dụ của nhà thơ thật

tài tình vì qua hình ảnh “mặt trời” là một vầng thái dương “nghĩa đen”, tác giả tạo ra một hình ảnh so sánh ngầm sâu sắc, tế nhị làm cho người đoc suy nghĩ và hình dung ra được hình ảnh của Bác Hồ (nghĩa bóng). Bác chính là ánh sáng giống như mặt trời soi sáng dẫn đường chỉ lối cho nhân dân thoát khỏi cảnh tối tăm nô lệ, đi tới tương lai, tự do, ấm no, hạnh phúc. Từ đó tạo cho người đọc một tình cảm yêu mến khâm phục vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc chúng ta.

- Mức chưa tối đa: HS chỉ ra được phép tu từ ẩn dụ nhưng chưa phân tích rõ được giá trị biểu cảm của phép tu từ. - Mức không tính điểm: HS không làm được bài hoặc đưa ra những đáp án khác.4/ Gói câu hỏi vận dụng cao: Câu 1: Viết một đoạn văn từ 5 đến 7 câu tả cảnh mặt trời mọc, trong đoạn văn có sử dụng hình ảnh so sánh. Gạch chân phép so sánh trong đoạn văn.

Đáp án* Mức tối đa: - Về nội dung: + Mở đoạn: giới thiệu về thời điểm quan sát cảnh mặt trời mọc ( ở đâu ? khi nào ?, cảm xúc của em..)+ Thân đoạn: - Khi mới xuất hiện ( hình ảnh chân trời, nắng mới… sử dụng hình ảnh so sánh.)- Khi mặt trời dần nhô lên (hình ảnh mặt trời, bầu trời, cây cối, đồi núi, phố

phường…có sử dụng hình ảnh so sánh).- Khi mặt lên cao ( nắng, khung cảnh thiên nhiên…..) -….+ Kết đoạn: Nêu cảm nghĩ về cảnh mặt trời mọc

5

Page 6: CHỦ ĐỀ: BIỆN PHÁP TU TỪbg-thcstrangliet.haiduong.edu.vn/null/file_de_thi/46_CHU... · Web view- Ánh trăng ( trên mái nhà, các cành cây, đường phố, làng xóm…

- Về hình thức:+ Đảm bảo về bố cục 3 phần ( mở đoạn, thân đoạn, kết đoạn)+ Diễn đạt trong sáng, giàu hình ảnh, cảm xúc và có sử dụng các hình ảnh so sánh.+ Đoạn văn không sai về lỗi chính tả, dùng từ, diễn đạt* Mức chưa tối đa: Bài viết chưa đảm bảo yêu cầu về nội dung và hình thức.* Mức không tính điểm: HS không làm được bài hoặc viết đoạn văn chưa đúng y/c.

Câu 2: Viết một đoạn văn ngắn miêu tả cảnh đêm trăng trong đó có dùng phép so sánh và nhân hóa. Gạch chân phép nhân hóa và so sánh trong đoạn văn.

Đáp án* Mức tối đa:- Về nội dung:

+ Mở đoạn: giới thiệu khái quát về đêm trăng ( ở đâu ?, khi nào ?, cảm xúc của em..)+ Thân đoạn: Trăng đêm đó có gì đặc sắc, tiêu biểu ( Có sử dụng so sánh, nhân

hóa..) - Bầu trời đêm ? (Bầu trời cao , trong xanh vời vợi….- Vầng trăng ? (tr¨ng trßn vµnh v¹nh như chiếc mâm bạc đường bệ đặt

trên bầu trời trong vắt, tr¨ng lung linh, s¸ng ngêi ch¶y trµn trªn s©n, ¸nh tr¨ng v¹ch tõng kÏ l¸ t×m nh÷ng qu¶ hång chÝn mäng trong vên; tr¨ng ®uæi nhau lo¹t so¹t, lo¹t so¹t.)

- Ánh trăng ( trên mái nhà, các cành cây, đường phố, làng xóm… tràn ngập ánh trăng; cỏ cây hoa lá lặng im như muốn chiêm nhưỡng vẻ đẹp huyền diệu của đêm trăng).- Gió, sao….+ Kết đoạn: Cảm nghĩ chung của em về đêm trăng.- Về hình thức+ Đảm bảo về bố cục 3 phần (mở đoạn, thân đoạn, kết đoạn)+ Diễn đạt trong sáng, giàu h/ảnh, cảm xúc và có sử dụng các hình ảnh SS, nhân hóa+ Đoạn văn không sai về lỗi chính tả, dùng từ, diễn đạt- Mức chưa tối đa: Bài viết chưa đảm bảo yêu cầu về nội dung và hình thức.- Mức không tính điểm: HS không làm được bài hoặc viết đoạn văn chưa đúng yêu

cầu.IV. THIẾT KẾ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

A. KẾ HOẠCH CHUNG 1. Hoạt động khởi động* Mục đích hoạt động: Tạo hứng thú tìm hiểu kiến thức mới. * Nội dung hoạt động: Sử dụng tình huống để giới thiệu nội dung bài học.* Phương pháp – KTDH: Vấn đáp, gợi mở, nêu vấn đề; kĩ thuật động não.* Thời gian - Hình thức tổ chức+ Thời gian: 20 phút/ 5 tiết học (8,8 %)+ Hình thức tổ chức: Gv đưa ra tình huống có vấn đề (dưới dạng các bài tập ví dụ) -

HS phát hiện - trình bày - chia sẻ.2. Hoạt động hình thành kiến thức mới* Mục đích hoạt động

6

Page 7: CHỦ ĐỀ: BIỆN PHÁP TU TỪbg-thcstrangliet.haiduong.edu.vn/null/file_de_thi/46_CHU... · Web view- Ánh trăng ( trên mái nhà, các cành cây, đường phố, làng xóm…

- Học sinh nhớ được khái niệm so sánh, nhân hóa, ẩn dụ, hoán dụ; biết được cấu tạo của phép tu từ so sánh; các kiểu so sánh, nhân hóa, ẩn dụ, hoán dụ; tác dụng của các biện pháp tu từ. Nhận diện được các phép tu từ; chỉ ra được cấu tạo của phép tu từ so sánh, các kiểu so sánh, nhân hóa, ẩn dụ, hoán dụ, tác dụng của các biện pháp tu từ.

- Học sinh hiểu khái niệm so sánh, nhân hóa, ẩn dụ, hoán dụ; biết được cấu tạo của phép tu từ so sánh; các kiểu so sánh, nhân hóa, ẩn dụ, hoán dụ; tác dụng của các biện pháp tu từ. Xác định được các phép tu từ; phân tích được cấu tạo của phép tu từ so sánh, các kiểu so sánh, nhân hóa, ẩn dụ, hoán dụ, tác dụng của các biện pháp tu từ. Bước đầu biết đặt câu có sử dụng các phép tu từ.

- HS phân tích được giá trị của phép tu từ và vận dụng hiệu quả các biện pháp tu từ vào việc đọc - hiểu văn bản; khi nói và viết bài văn miêu tả.

* Nội dung hoạt động: Cho học sinh làm việc với ngữ liệu: Suy nghĩ trả lời các câu hỏi để hình thành kiến thức về các biện pháp tu từ.

* Phương pháp - KTDH+ Phương pháp: đàm thoại, phân tích ngôn ngữ, rèn luyện theo mẫu, thực hành…+ KTDH: HĐ nhóm, động não, khăn trải bàn…* Thời gian - Hình thức tổ chức:+ Thời gian: 130 phút/ 5 tiết học (58,0 %)+ Hình thức tổ chức: tập trung tại lớp học, HS HĐ cá nhân, nhóm.3. Hoạt động thực hành* Mục đích hoạt động: HS vận dụng kiến thức làm các bài tập về các biện pháp tu

từ: so sánh, nhân hoá, ẩn dụ, hoán dụ* Nội dung hoạt động+ HS làm bài tập trong SGK* Phương pháp- kỹ thuật+ Phương pháp: đàm thoại, gợi mở, nêu vấn đề, thực hành.+ Kỹ thuật: HĐ nhóm.* Thời gian - Hình thức tổ chức+ Thời gian: 55 phút/ 5 tiết học (24,4%)+ Hình thức tổ chức: tập trung tại lớp học, HS làm bài tập cá nhân, nhóm trong

SGK, phiếu học tập.4. Hoạt động ứng dụng- Mục đích hoạt động:+ GV tạo những tình huống gắn những kiến thức vừa học về các biện pháp tu từ.+ HS nhận biết, liên hệ kiến thức đã học vói thực tiễn giao tiếp.- Nội dung hoạt động: Hỏi bố mẹ, người thân để tạo lập một đoạn văn có sử dụng

các biện pháp tu từ.- Phương pháp – KTDH+ Phương pháp: Vấn đáp, gợi mở, nêu vấn đề, - Thời gian - Hình thức tổ chức+ Thời gian: 10 phút / 5 tiết học (6, 6%)+ Hình thức tổ chức: Tự học ở nhà, qua người thân, học nhóm ngoài giờ.5. Hoạt động bổ sung

7

Page 8: CHỦ ĐỀ: BIỆN PHÁP TU TỪbg-thcstrangliet.haiduong.edu.vn/null/file_de_thi/46_CHU... · Web view- Ánh trăng ( trên mái nhà, các cành cây, đường phố, làng xóm…

- Mục đích hoạt động: Mở rộng kiến thức, kĩ năng HS đã được học về các biện pháp tu từ: so sánh, nhân hóa, ẩn dụ, hoán dụ.

- Nội dung hoạt động: Sưu tầm những câu thơ, bài thơ, đoạn văn, bài văn có sử dụng các biện pháp tu từ.

- Phương pháp- kỹ thuật: tự nghiên cứu.- Thời gian - Hình thức tổ chức:+ Thời gian: 5 phút/5 tiết (2,2 %)+ Hình thức tổ chức: - Ngoài lớp học.

- GV giao nhiệm vụ, HDHS tự tìm hiểu ở nhà

B. GIÁO ÁN LÊN LỚP

Tuần 21 - Tiết 81 Ngày soạn: 06/01/2016Ngày giảng: 14/01/2016

SO SÁNHA. Mục tiêu:a. Về kiến thức: - Cấu tạo của phép tu từ so sánh.

- Các kiểu so sánh thường gặp.b. Về kĩ năng : - Nhận diện được phép so sánh.- Nhận biết và phân tích được cá kiểu SS đã dùng trong VB, chỉ ra được tác dụng của các kiểu SS đó.c. Về thái độ: Có ý thức vận dụng phép so sánh trong văn nói và văn viết của bản thân.

d. Năng lực - Giao tiếp - Giải quyết vấn đề - Sử dụng ngôn ngữ

B Chuẩn bị:a. GV: Giáo án, SGKb. HS: Vở ghi, SGKC/ Phương pháp/ Kĩ thuật-Vấn đáp, thuyết trình, thảo luận nhóm, đàm thoại-Động não, đặt câu hỏi, giao nhiệm vụ, chia nhómD. Tiến trình bài dạy:I/Ổn định (1’)II/ . Kiêm tra bài cũ: (5’)Phó từ là gì? Có mấy loại phó từ? Đặt 1 câu và chỉ ra phó từ trong câu em đặt.III/. Bài mới: (35’)

Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung ghi bảng

? Hãy xác định các cụm từ chứa hình ảnh so sánh ?? Trong các ví dụ đó, có sự vật nào được so sánh ?

? Vì sao có thể so sánh như vậy ? Cơ sở để so sánh?

? So sánh các sự vật, sự việc với nhau như vậy để làm gì

-HS xác định

- Các sự vật được so sánh: - HS trình bàya. Trẻ em được SS với búp trên cànhb. Rừng đước so sánh với hai dãy trường thành vô tận. -> Vì chúng có đặc điểm giống nhau về hình thức, tính chất, vị trí, giữa các sự vật, sự việc khác -> Tăng sức gợi cảm, tạo ra hình ảnh mới mẻ cho sự vật, sự việc gợi cảm

I. SO SÁNH LÀ GÌ ? 1. Ví dụ 2. Nhận xét :

8

Page 9: CHỦ ĐỀ: BIỆN PHÁP TU TỪbg-thcstrangliet.haiduong.edu.vn/null/file_de_thi/46_CHU... · Web view- Ánh trăng ( trên mái nhà, các cành cây, đường phố, làng xóm…

(mục đich) ?Trẻ em (trẻ, non, mầm non của đất nước, có nét tương đồng với búp trên cành – mầm non của cây cối trong thiên nhiên. Đây là sự tương đồng về cả hình thức và tính chất. Một sự tươi non, đầy sức sống chứa chan hy vọng.

- HS đọc câu 3 SGK: "Con mèo vằn vào tranh, to hơn cả con hổ nhưng nét mặt lại vô cùng dễ mến."? So sánh câu văn này với câu văn trên ?? Qua xét các ví dụ, em hiểu thế nào là so sánh? Lấy thêm VD?(Đường vô...)- HS đọc ghi nhớ SGK Tr 24

- HS chép vào vở bảng cấu tạo của phép so sánh và điền các so sánh đã tìm được ở phần 1 vào bảng.

? Nêu thêm các từ so sánh mà em biết ?

? Phép so sánh có mấy yếu tố

- GV ghi ví dụ sgk Tr 25a/Trường Sơn: chí lớn công chaCửu Long; lòng mẹ bao la sóng trào.b)(Như) tre mọc thẳng, con người không chiụ khuất phục? Cấu tạo của phép SS trong các câu trên có gì đặc biệt ?

- HS đọc phần ghi nhớ SGK - GV nhấn mạnh phép so sánh, cấu tạo của phép SS.

giác cụ thể, khả năng diễn đạt phong phú, sing động của tiếng Việt

-HS làm bài tập- Con mèo được so sánh với con hổ.- Hai con vật này:+ Giống nhau về hình thức lông vằn+ Khác về tính chất:mèo hiền, hổ dữ=>So sánh này khác với so sánh trên ở chỗ chỉ ra sự tương phản giữa hình thức và tính chất của sự vật

Ghi nhớ: SGK Tr 24

Vế A(Sự vật được so sánh)

Phương diện so sánh

Từ SS Vế B(Sự vật dùng để SS)

-Trẻ em

- Rừng đước

dựng lên, cao ngất

như

như

búp trên cànhhai dãy trường thành

- HS: tựa, tựa như, bằng Là, như là, y như, giống như, tựa như, bao nhiêu, bấy nhiêu- Phép so sánh có cấu tạo đầy đủ gồm 4 yếu tố (VD b)

- HS: câu a: vắng từ ngữ chỉ phương diện so sánh, từ so sánh. câu b: Từ so sánh và vế B đảo trước vế A. ->Khi sử dụng có thể lược bỏ một số yếu tố trong phép so sánh.- Có những trường hợp đặc biệt, các vị trí trong phép so sánh có thể đảo vị trí cho nhau.

* Ghi nhớ: SGK/28

a/ - So sánh đồng loại.

-So sánh là cách đối chiếu sự việc, sự vật này với sự việc, sự vật kia có nét tương đồng .-Tác dụng: tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt. Tạo ra hình ảnh mới mẻ cho sự vật, sự việc quen thuộc, gợi cảm giác cụ thể, thích thú, hấp dẫn khi nghe, nói, đọc, viết.

* Ghi nhớ: SGK Tr 2

II. CẤU TẠO CỦA PHÉP SO SÁNH: 1/Ví dụ2/ Nhận xét

:- Phép so sánh có cấu tạo đầy đủ: 4 yếu tố (vế A: sự vật, sự việc dùng để ss; Phương diện so sánh; Từ so sánh; Vế B (Sự vật dùng để so sánh) nhưng khi sử dụng có thể được bỏ một yếu tố nào đó.- Từ so sánh (như, bằng, tựa, hơn, như là,tựa như…)- Có những trường hợp đặc biệt, các vị trí trong phép so sánh có thể đảo vị trí cho nhau.

III. LUYỆN TẬP Bài tập 1

9

Page 10: CHỦ ĐỀ: BIỆN PHÁP TU TỪbg-thcstrangliet.haiduong.edu.vn/null/file_de_thi/46_CHU... · Web view- Ánh trăng ( trên mái nhà, các cành cây, đường phố, làng xóm…

- HS đọc yêu cầu BT 1- GV chia 4 nhóm thảo luận- GV giao nhiệm vụ:+ Nhóm 1- 3: Thảo luận ý a+ Nhóm 2- 4 Thảo luận ý b.- HS: Đại diện nhóm trình bày kết quả-> Nhóm khác nhận xét- GV nhận xét, kết luận.

- HS đọc yêu cầu bài tập- GV gọi HS lên điền vào chỗ trống.- HS khác nhận xét- GV kết luận.

- HS đọc yêu cầu bài tập- GV chia lớp làm 2 nhóm và giao nhiệm vụ cho từng nhóm+ Nhóm 1: Tìm các câu văn có sử dụng phép so sánh trong bài "Bài học đường đời đầu tiên".+ Nhóm 2: Tìm các câu văn có sử dụng phép so sánh trong bài "Sông nước Cà Mau”- HS: Đại diện nhóm trình bày kết quả- GV nhận xét, kết luận.

- So sánh người với người - SS vật với vậtb/ SS khác loại-Vật với người-cụ thể với trừu tượng

- Khỏe như vâm (voi, hùm, trâu... )- Đen như bồ hóng (củ súng, tam thất, than .... )- Trắng như bông (tuyết, trứng gà bóc... )- Cao như núi ( ... )

- HS: Đại diện nhóm trình bày kết quả * "Bài học đường đời đầu tiên".- Những ngọn cỏ gãy rạp, y như có nhát dao vừa lia qua.- Hai cái răng đen nhánh lúc nào cũng nhai….như hai lưỡi liềm máy làm việc.- Cái chàng Dế Choắt…thuốc phiện* Bài "Sông nước Cà Mau" - Càng đổ gần về hướng…như mạng nhện.- ở đó tụ tập không biết cơ man…đám mây nhỏ.

a/ So sánh đồng loại. So sánh người với người- SS vật với ngườib/ SS khác loại-Vật với người-cụ thể với trừu tượng

Bài tập 2

- Khỏe như vâm (voi, hùm, trâu... )- Đen như bồ hóng (củ súng, tam thất, than ... )- Trắng như bông (tuyết, trứng gà bóc... )- Cao như núi ( ... )Bài tập 3* "Bài học đường đời đầu tiên".- Những ngọn cỏ gãy rạp, y như có nhát dao vừa lia qua.- Hai cái răng đen nhánh lúc nào cũng nhai….như hai lưỡi liềm máy làm việc.- Cái chàng Dế Choắt…thuốc phiện* Bài "Sông nước Cà Mau" - Càng đổ gần về hướng…như mạng nhện.- ở đó tụ tập không biết cơ man…đám mây nhỏ.

IV. Củng cố(3’):So sánh là gì? Cấu tạo của phép so sánh gồm mấy phần? So sánh có tác dụng gì?

V. HDHS học bài ở nhà: (1’)- VN làm bài tập 3.- Xem trước bài: So sánh, tưởng tượng trong văn miêu tả.

Bổ sung giáo án………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………....……………………………………………………………………………………………………………………………

Tuần 23 - Tiết 88 Ngày soạn: 18/1/2015Ngày giảng: 31/1/2015

TV: SO SÁNH ( Tiếp)

A.MỤC TIÊU CẦN ĐẠTQua tiết học, học sinh:

1. Kiến thức: - Các kiểu so sánh cơ bản và tác dụng của so sánh trong nói và viết . 10

Page 11: CHỦ ĐỀ: BIỆN PHÁP TU TỪbg-thcstrangliet.haiduong.edu.vn/null/file_de_thi/46_CHU... · Web view- Ánh trăng ( trên mái nhà, các cành cây, đường phố, làng xóm…

2 . Kĩ năng : - Phát hiện sự giống nhau giữa các sự vật để tạo ra được những so sánh đúng và hay. - Đặt câu có sử dụng pháp tu từ so sánh theo hai kiểu cơ bản.3. Thái độ: - Tích cực vận dụng kiến thức vào bài tập thực hành.

4. Năng lực hình thành sau chủ đề - Tự học

- Thu thập, xử lý thông tin - Giao tiếp - Giải quyết vấn đề - Tư duy sáng tạo - Sử dụng ngôn ngữ- Tạo lập văn bản (nói, viết)

B. CHUẨN BỊ- Giáo viên: Giáo án, SGK-Học sinh: Nghiên cứu trước bài ở nhà.C. CÁC PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC- Phương pháp: Vấn đáp giải thích, minh hoạ; phân tích ngôn ngữ, rèn luyện theo mẫu.- Kĩ thuật dạy học: Kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật viết tích cực.D. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC1.Ổn định lớp (1’)2. Kiểm tra bài cũ( 5’)- So sánh là gì? Lấy 2 VD- Nêu mô hình của phép so sánh và lấy 1 VD phân tích?3.Bài mới (35’)

Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung ghi bảng

GV Gọi học sinh đọc ví dụ - Em hãy tìm các phép so sánh trong ví dụ .

- Từ dùng để so sánh trong mỗi phép so sánh trên là gì ?

- Các từ ngữ chỉ ý so sánh trong các phép so sánh trên có gì khác nhau .

- Tìm thêm các từ ngữ có ý nghĩa so sánh như trên .

- Vậy, em thấy có mấy kiểu so sánh, đó là những kiểu so sánh nào ?

Cho HS nêu, GV khái quát

Bài tập nhanh Xác định kiểu so sánh trong ví dụ sau:a. Tâm hồn tôi là một buổi trưa

-HS xác định - Các phép so sánh:+ Những ngôi sao thức – mẹ đã thức.+ Mẹ – ngọn gió của con.

- So sánh qua các từ ngữ:+ chẳng bằng+ là- HS nêu+ chẳng bằng: so sánh hơn kém.+ là: so sánh ngang bằng.HS nêu

Từ việc phân tích VD, HS rút ra nhận xét

HS làm BT theo yêu cầu của GV

I.Các kiểu so sánh 1.Ví dụ2.Nhận xét

Có hai kiểu so sánh:- So sánh ngang bằng: là, như là, y như, giống như, bao nhiêu … bấy nhiêu.- So sánh hơn kém: hơn, hơn là, kém, kém hơn, chẳng bằng, …

11

Page 12: CHỦ ĐỀ: BIỆN PHÁP TU TỪbg-thcstrangliet.haiduong.edu.vn/null/file_de_thi/46_CHU... · Web view- Ánh trăng ( trên mái nhà, các cành cây, đường phố, làng xóm…

hè.b. Bao nhiêu tấc đất tấc vàng bấy nhiêu.c. Con đi trăm núi ngàn khe Chưa bằng trăm nỗi tái tê lòng bầm.d. Anh đội viên mơ màng Như nằm trong giấc mộngGV cho HS chuẩn bị trong 3’Gọi HS lên bảng chữa BTGV nhận xét, cho điểm

Gọi học sinh đọc ghi nhớ SGK.

Học sinh đọc ví dụ.- tìm các phép so sánh trong đoạn văn .

.- Các phép ss trên có tác dụng gì?- Trong việc miêu tả sự vật, sự việc và trong việc thể hiện tư tưởng, t/c của người viết .( Tạo ra những lối nói hàm súc, giúp người đọc, nghe dễ nắm bắt tư tưởng, t/c của người viết, nói. Cụ thể trong đ/v phép so sánh đó thể hiện quan niệm của tác giả về sự sống và cái chết.)

- Như vậy, việc tạo ra những phép so sánh hợp lý có tác dụng như thế nào?Cho HS nêu, GV khái quát

GV gọi HS đọc ghi nhớ SGK

GV gọi Học sinh đọc và xác định yêu cầu của bài tập 1: Yêu cầu: -Xác định các phép so sánh trong mỗi ví dụ .- Các phép so sánh đó thuộc những kiểu so sánh nào .- Trình bày cảm nhận của em về một phép so sánh mà em thích

a.b.d: so sánh ngang bằngc. So sánh không ngang bằng ( so sánh kém)

HS đọc Ghi nhớ: SGK.

HS phát hiện - Có chiếc (lá rụng) tựa mũi tên nhọn.- Có chiếc lá như con chim …- Có chiếc lá như sợ hói …

HS nêu

+ Tác dụng của so sánh:- Tạo ra những hình ảnh cụ thể, sinh động, giúp người đọc, người nghe dễ hình dung sự vật, sự việc được miêu tả. Cụ thể trong đoạn văn trên, hình ảnh chiếc lá được so sánh trong hoàn cảnh đã rụng, đó là khoảnh khắc có khả năng gợi ra những liên tưởng hay. Đoạn văn hay, gợi cảm và xúc động. Dường như chỉ một chiếc lá rụng thôi mà cũng chứa trong đó cung bậc tình cảm vui buồn của con người.HS nhận xét

HS đọc Ghi nhớ: SGK.

HS đọc và xác định yêu cầu của BT

HS làm BT theo yêu cầu của GV

HS trình bày BT

HS khác nhận xét “Bóng Bác cao lồng lộng Ấm hơn ngọn lửa hồng”

3.Kết luận

(ghi nhớ SGK.)II.Tác dụng của phép so sánh 1.Ví dụ2. Nhận xét

- Tạo ra những hình ảnh cụ thể, sinh động, giúp người đọc, người nghe dễ hình dung sự vật, sự việc được miêu tả. -Tạo lối nói hàm xúc, dễ biểu hiện được tư tưởng tình cảm của người viết3. Kết luận ( ghi nhớ SGK)III. Luyện tập Bài 1a. Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè. - So sánh ngang bằngb. Con đi trăm núi ngàn kheChưa bằng muôn nỗi tái tê lòng Bầm-Con đi đánh giặc mười năm.Chưa bằng khó nhọc đời Bầm sáu mươi.- so sánh không ngang bằng( so sánh kém)

12

Page 13: CHỦ ĐỀ: BIỆN PHÁP TU TỪbg-thcstrangliet.haiduong.edu.vn/null/file_de_thi/46_CHU... · Web view- Ánh trăng ( trên mái nhà, các cành cây, đường phố, làng xóm…

nhất GV cho HS chuẩn bị trong 5’GV gọi HS lên bảng chữa BTGọi HS khác nhận xétGV nhận xét, cho điểm

Cho HS trình bày, GV kết luận

GV gọi Học sinh đọc và xác định yêu cầu của bài tập 2: Yêu cầu: - Tìm những câu văn có sử dụng phép so sánh trong bài “Vượt thác”- Em thích hình ảnh so sánh nào nhất, vì sao ?GV cho HS chuẩn bị trong 5’GV gọi HS lên bảng chữa BTGọi HS khác nhận xétGV nhận xét, cho điểm Cho HS trình bày, GV kết luận

=> Tác giả đó miêu tả cảm nhận của anh đội viên về Bác. Trong cơn mơ màng, anh đã thấy Bác ở bên mình. Hình ảnh Bác vừa lớn lao, vĩ đại, vừa gần gũi ấm áp vô cùng.- Vế so sánh là “Bóng Bác”; phương diện so sánh là “cao lồng lộng” – sự lớn lao kỳ vĩ; từ so sánh là “hơn”; - Vế được so sánh là “ngọn lửa hồng” – ngọn lửa trong đêm giá lạnh giữa rừng già. Qua đó tác giả muốn ngợi ca: sự chăm sóc, yêu thương của Bác >< anh đội viên và >< mọi người, chính là ngọn lửa đem lại sức mạnh, niềm tin, tình yêu thương không gì sánh nổi.

HS đọc và xác định yêu cầu của BT

HS làm BT theo yêu cầu của GV

HS trình bày BT

HS khác nhận xétDượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc: Hình ảnh so sánh gợi liên tưởng thật đặc sắc. Hình ảnh nhân vật hiện lên đẹp, khoẻ, hào hùng. Qua đó thể hiện sức mạnh và khát vọng chinh phục thiên nhiên của con người.

c. Anh đội viên mơ màngNhư nằm trong giấc mộng- So sánh ngang bằng. Bóng Bác cao lồng lộngấm hơn ngọn lửa hồng- So sánh không ngang bằng ( so sánh hơn)

Bài 2Dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc: Hình ảnh so sánh gợi liên tưởng thật đặc sắc. Hình ảnh nhân vật hiện lên đẹp, khoẻ, hào hùng. Qua đó thể hiện sức mạnh và khát vọng chinh phục thiên nhiên của con người.

4. Củng cố(3’)

- Có mấy phép so sánh ?

- GV ghi BT:Tìm từ ngữ thích hợp để hoàn thiện phép so sánh trong bài ca dao sau:

Cổ tay em trắng như.......

Đôi mắt em liếc.......

Miệng cười như thể.....

Cái khăn đội đầu như thể........

5. Hướng dẫn về nhà (1’_)- Học, hiểu bài.- Hoàn thành bài tập3( SGK)- Viết đoạn văn tả cảnh có sử dụng cả 2 kiểu so sánh đã học- Chuẩn bị bài tiếp theo: Chương trình địa phương, rèn luyện chính tả

Bổ sung giáo án………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………....……………………

13

Page 14: CHỦ ĐỀ: BIỆN PHÁP TU TỪbg-thcstrangliet.haiduong.edu.vn/null/file_de_thi/46_CHU... · Web view- Ánh trăng ( trên mái nhà, các cành cây, đường phố, làng xóm…

Tuần 25 - Tiết 94 Ngày soạn: 1/2/2015Ngày giảng:13/2/2015

NHÂN HÓA

1. Mục tiêu cần đạt:a. Về kiến thức:

- Khái niệm nhân hóa, các kiểu nhân hóa.- Tác dụng của phép nhân hóa.

b. Về kĩ năng:* Nhận biết và bước đầu phân tích được giá trị của phép tu từ nhân hóa.- Sử dụng được phép nhân hóa trong nói và viết.

* Ra quyết định: lựa chọn cách sử dụng các phép tu từ nhân hoá phù hợp với thực tiễn giao tiếp - Giao tiếp: trình bày suy nghĩ, ý tưởng, thảo luận và chia sẻ ~ kinh nghiệm cá nhân về cách sử dụng phép tu từ nhân hoác. Về thái độ:

Có thói quen sử dụng nhân hóa trong các bài viết tập làm văn.

d. Năng lực hình thành sau chủ đề

- Tự học- Thu thập, xử lý thông tin - Giao tiếp - Giải quyết vấn đề - Tư duy sáng tạo - Sử dụng ngôn ngữ- Tạo lập văn bản (nói, viết)

2. Chuẩn bị của GV và HS:a. Chuẩn bị của GV:

Giáo án, SGKb. Chuẩn bị của HS:

Vở ghi, SGK, vở soạn3/ Phương pháp/ kĩ thuật dạy học:- Phương pháp: Vấn đáp giải thích, minh hoạ; phân tích ngôn ngữ, rèn luyện theo mẫu.- Kĩ thuật dạy học: Kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật viết tích cực.4/ Tiến trình bài dạy: a/ ổn định (1’)b/ Kiểm tra bài cũ: ( 5’)

So sánh là gì? Có mấy kiểu so sánh? Cho ví dụ.3. Bài mới (35’)Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nôị dung ghi bảng

- Yêu cầu HS đọc ví dụ - Nêu những sự vật được kể tới trong đoạn thơ ?(tránh trường hợp h/s đọc cả những từ chỉ s/v khác: áo, gươm, ...)- Những sự vật này đax được gọi và miêu tả bằng những từ ngữ nào ?

- Học sinh đọc ví dụ - HS nêu

HS phân tích

Sự vật Từ ngữ để gọi , miêu

I.NHÂN HOÁ LÀ GÌ   ?

1. Ví dụ   : 2. Nhận xét   :

14

Page 15: CHỦ ĐỀ: BIỆN PHÁP TU TỪbg-thcstrangliet.haiduong.edu.vn/null/file_de_thi/46_CHU... · Web view- Ánh trăng ( trên mái nhà, các cành cây, đường phố, làng xóm…

Cho HS nêu GV ghi lại trên bảng

- Những từ "ông, mặc áo, ..." vốn được dùng để gọi, tả đối tượng nào ?

Vậy mà những từ ngữ vốn được dùng để gọi, tả con người lại được TKĐ dùng để gọi, tả sự vật. Đó là t/g đó nhân hóa các SV "trời, cây mía, kiến"

- Em hiểu thế nào là nhân hoá ?

Cho HS nêu, GV khái quát

Bài tập nhanh

Cho biết văn bản nào em đó học sử dụng thành công phép nhân hóa?

(Bài học đường đời ...)

GV gọi HS đọc ghi nhớ SGK

- G/v trở lại VD 1 phần I

- Em có nhận xét gì về những từ ngữ được dùng trong VD1 ?

- Giới thiệu các ví dụ tiếp theo.

- Cho h/s xác định phép nhân hoá trong các ví dụ SGK.

- G/v đưa ra 3 kiểu nhân hoá.

- Y/c H/s gạch nối VD với kiểu nhân hoá.

- Vậy có những kiểu nhân hoá nào ?

Cho HS nêu, GV chốt

Có 3 kiểu nhân hoá

tả- Trời-Cây mía- Kiến

- Ông, mặc áo ra trận.- Múa gươm- Hành quân=> Là những từ ngữ vốn dùng để gọi, tả con người.

- HS nêu: con người

HS tự rút ra k/n

- HS trả lời

HS đọc ghi nhớ SGK

HS đọc phân tích VD

+ Ông trời - dùng những từ vốn gọi người để gọi vật.

+ Mặc áo, ra trận, múa gươm, hành quân: Dùng những từ vốn chỉ hoạt động của người để chỉ hoạt động của vật.

Lên bảng nối đúng các kiểu nhân hoá

Ví dụ Kiểu nhân hoáa 1. Trò chuyện, xưng hô...b 2. Dùng từ vốn chỉ h/độngc 3. Dùng từ vốn gọi người.

- HS nêu

- Nhân hoá là gọi, tả sự vật bằng những từ ngữ vốn gọi, tả con người.

4. Kết luận

( Ghi nhớ SGK.)

II. CÁC KIỂU NHÂN HOÁ

1.Ví dụ(SGK)

2.Nhận xét

Có 3 kiểu nhân hoá

+ Dùng từ vốn gọi người để gọi vật

15

Page 16: CHỦ ĐỀ: BIỆN PHÁP TU TỪbg-thcstrangliet.haiduong.edu.vn/null/file_de_thi/46_CHU... · Web view- Ánh trăng ( trên mái nhà, các cành cây, đường phố, làng xóm…

GV gọi HS đọc ghi nhớ SGK

GV gọi HS đọc và xác định yêu cầu của BT

Yêu cầu:

- Xác định phép nhân hoá (x/đ sự vật - từ ngữ gọi, tả).

- Mỗi phép nhân hoá được tạo ra bằng cách nào ? (Kiểu nhân hoá).

- Tác dụng của phép nhân hóa trong mỗi ví dụ.

GV cho HS chuẩn bị BT trong 5’

Gọi 1 HS trình bày BT

GV nhận xét ,bổ sung

GV gọi HS đọc, xác định yêu cầu của BT

- Nhận xét cách diễn đạt của 2 cách viết:Cách 1: nhân hoá.Cách 2: miêu tả thông thường.

- Nên chọn cách viết nào cho văn biểu cảm, văn thuyết minh.

(Biểu cảm: Bộc lộ cảm xúc - khen ngợi cô bé chổi rơm ...

Thuyết minh: Chủ yếu dùng phân tích, nêu định nghĩa....)

Giáo viên kết hợp bài tập 3 và nhấn mạnh lại VD a ở phần II - các kiểu nhân hoá, để lưu ý h/s cách viết hoa những danh từ riêng là từ chỉ SV nói chung nhưng đó được nhân hoá trở thành các nhân vật.

Viết đoạn văn có nhân hoá- G/v đưa tình huống: Khi nhận bài tập này, có bạn đó đưa ra ý kiến: Em hãy viết đoạn văn miêu tả về em bé mới sinh. Em có đồng ý với bạn không ? Vì sao ?

HS đọc ghi nhớ SGK

HS đọc, chuẩn bị theo y/c của GV

HS lên bảng trình bày

- Phép nhân hoá:

Tàu: mẹ, con.

Xe: anh, em, tíu tít diễn tả sự bận rộn, đông vui.

Tác dụng: Dùng từ ngữ để nhân hoá phải phù hợp với đối tượng: Lão diều hâu (độc ác) mà không dùng: Anh diều hâu.

-HS đọc, chuẩn bị theo y/c của GV

HS lên bảng trình bày

Giống :đều tả chổi rơm

Khác:

+ C1: Dùng nhân hoá - văn biểu cảm

+ C2: Không dùng –văn bản thuyết minh

HS tự hoàn thiện BT theo hướng dẫn của GV

HS đọc xác định y/c của BT

+ Dùng từ vốn chỉ hoạt động của con người

+Trò chuyện, xưng hô với vật như với người

4. Kết luận

ghi nhớ SGK

III. LUYỆN TẬP

Bài tập 1

- Phép nhân hoá :

Tàu : mẹ, con.

Xe : anh, em, tíu tít diễn tả sự bận rộn, đông vui.

Tác dụng : Dùng từ ngữ để nhân hoá phải phù hợp với đối tượng : Lão diều hâu (độc ác) mà không dùng : Anh diều hâu.

Bài tập 3   :

Giống : đều tả chổi rơm

Khác :

+ C1 : Dùng nhân hoá – văn biểu cảm

+ C2 : Không dùng – văn bản thuyết minh

16

Page 17: CHỦ ĐỀ: BIỆN PHÁP TU TỪbg-thcstrangliet.haiduong.edu.vn/null/file_de_thi/46_CHU... · Web view- Ánh trăng ( trên mái nhà, các cành cây, đường phố, làng xóm…

HS chuẩn bị theo y/c của GV

HS đứng tại chỗ trình bày

HS bộc lộ lí giải

HS tự hoàn thiện BT

Bài tập 5   :

Sáng sớm, vườn cây hiện lên với một vẻ đẹp lạ thường. Những chị Hồng hãnh diện khoe mình trong nắng sớm. Những chị Cúc đang còn ngái ngủ cũng chợt bừng tỉnh , xòe những cánh hoa bé nhỏ đón lấy những giọt sương sớm. Những anh Chích Chòe thích thú nhảy nhót và cùng tấu lên những bản nhạc vui nhộn làm cả khu vườn như bừng tỉnh trong nắng sớm. Vườn cây chưa bao giờ đẹp đến vậy.

4.Củng cố (3’)

GV khái quát nội dung bài học bằng BĐTD, hướng dẫn HS vẽ và học bài bằng BĐTD

5. Hướng dẫn về nhà (1’):- Học, hiểu bài.- Hoàn thành bài tập.- Tìm thêm các ví dụ có phép nhân hóa- Chuẩn bị bài: ẩn dụ.

Bổ sung giáo án………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………....………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………....………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………....………………………………………………………………………………………………………………

17

Page 18: CHỦ ĐỀ: BIỆN PHÁP TU TỪbg-thcstrangliet.haiduong.edu.vn/null/file_de_thi/46_CHU... · Web view- Ánh trăng ( trên mái nhà, các cành cây, đường phố, làng xóm…

………………………………………………………………………....………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..

1. Bài so sánhNgày soạn:

Ngày giảng:

TIẾT 82 - BÀI 19SO SÁNH

Hoạt động của thầy và trò TG Nội dung chính

* Hoạt động 1: Khởi động- GV khởi động chung cho cả chuyên đềgiới thiệu về chuyên đề+ GV đưa ra đoạn văn: Giờ ra chơi, trường ồn như vỡ chợ. Vài nhóm học sinh nữ tụ tập dưới tán lá mát rượi của cụ bàng; từng cặp, từng cặp bạn nam chơi đá cầu với nhau, trên vai ai nấy đều ướt đẫm ánh nắng; một tốp học sinh khác lại chơi trò chơi ăn quan…. Cảnh vui tươi, nhộn nhịp đó khó có người học trò nào quên được. Bởi sau mỗi giờ ra chơi chúng tôi thấy tinh thần sáng khoái hơn, tràn trề sức lực để học tập tốt hơn. - GV yêu cầu HS chú ý vào câu: Giờ ra chơi, trường ồn như vỡ chợ.H: Trong câu trên: vào giờ ra chơi, điều gì tạo nên tiếng ồn như chợ vỡ ?- HS trả lời - chia sẻ Tiếng cười và nô đùa của Học sinhGV: Ở đây người viết không nói HS ồn như chợ vỡ mà dùng từ trường vì trong trường có HS nhưng người nghe vẫn hiểu. Ngoài ra còn miêu tả tiềng ồn đó như tiếng chợ vỡ (chợ là nơi bán hàng hóa…nhiều người nên có tiếng ồn)H. Cụ là từ dùng để gọi ai ? - HS trả lời - chia sẻ Cây bàngH. Ánh nắng có thể quan sát bằng giác quan nào?- HS trả lời - chia sẻ

8phút

18

Page 19: CHỦ ĐỀ: BIỆN PHÁP TU TỪbg-thcstrangliet.haiduong.edu.vn/null/file_de_thi/46_CHU... · Web view- Ánh trăng ( trên mái nhà, các cành cây, đường phố, làng xóm…

+ Ánh nắng có thể quan sát bằng giác quan thị giác GV: Ở đây người viết đã miêu tả ánh năng ướt đẫm( điều này cảm nhận bằng xúc giác)- GV nhấn mạnh: Miêu tả trường ồn như vỡ chợ, gọi cây bàng là cụ bàng , miêu tả ướt đẫm ánh nắng . Người viết đã sử dụng các BPTT . Vậy để hiểu được đó là những biện pháp tu từ nào ? chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu trong chuyên đề: Biện pháp tu từ. Chuyên đề sẽ học trong 5 tiết……- GV dẫn dắt: Cách ví von trường ồn như tiếng chợ vỡ trong đoạn văn trên sử dụng BPTT gì ? Mô hình của phép tu từ đó ntn ? Chúng ta cùng tìm hiểu bài so sánh* Hoạt động 2: Hoạt động hình thành kiến thức mới của bài so sánh.* Mục tiêu: + Học sinh nhớ được khái niệm so sánh, cấu tạo của phép tu từ so sánh.+ Học sinh hiểu khái niệm so sánh, cấu tạo của phép tu từ so sánh, lấy được ví dụ về phép so sánh.+ HS phân tích và vận dụng hiệu quả các biện pháp tu từ so sánh vào việc đọc - hiểu văn bản; khi nói và viết bài văn miêu tả. - Hướng dẫn HS tìm hiểu so sánh là gì ?- GV hướng dẫn HS tìm hiểu bài tập.- GV chiếu side bài tập 1.- Gọi HS đọc bài tập H: Tìm tập hợp từ chứa hình ảnh so sánh trong VD a, b ?- HS trình bày - chia sẻ + VD a: Trẻ em như búp trên cành. + VD b:Rừng đước dựng lên cao ngất như hai dãy tường thành vô tận. H: Trong mỗi phép so sánh trên, những sự vật, sự việc nào được so sánh với nhau ?- HS trình bày - chia sẻ + VD a: Trẻ em được so sánh với búp trên cành. + VD b: Rừng đước được so sánh với hai dãy tường thành vô tận.H*: Vì sao ta có thể nói như vậy ?

22phút

I. So sánh là gì ?.1. Bài tập ( SGK /24). a. Bài tập 1 Tập hợp từ chứa hình ảnh so sánh- Câu a: Trẻ em như búp trên cành.- Câu b: Rừng đước dựng lên cao ngất như hai dãy tường thành vô tận.

b.Bài tập 2

- Câu a: Trẻ em được so sánh như búp trên cành.- Câu b: Rừng đước được so sánh như hai dãy trường thành vô tận - Cơ sở so sánh: giữa chúng có những điểm giống nhau nhất định.

19

Page 20: CHỦ ĐỀ: BIỆN PHÁP TU TỪbg-thcstrangliet.haiduong.edu.vn/null/file_de_thi/46_CHU... · Web view- Ánh trăng ( trên mái nhà, các cành cây, đường phố, làng xóm…

- HS trình bày - chia sẻ Vì giữa chúng có những điểm giống nhau nhất định. + Trong câu a: Trẻ em được so sánh như búp trên cành.Cơ sở: các sự vật có điểm giống nhau (nét tương đồng): - Trẻ em – búp trên cành: Sự vật đang ở giai đoạn đầu tiên của quá trình phát triển (non nớt, tươi trẻ, tràn trề sức sống)+ Trong câu b: Rừng đước được so sánh như hai dãy trường thành vô tận Cơ sở: Các sự vật có điểm giống nhau (nét tương đồng): Rừng đước – dãy tường thành vụ tận: Cao ngất- GV nhấn mạnh:+ Trẻ em là mầm non của đất nước tương đồng với búp trên cành, mầm non của cây cối trong thiên nhiên . Đây là sự tương đồng cả hình thức và tính chất, đó là sự tươi non, đầy sức sống, chan chứa hi vọng.H: So sánh các sự vật , sự việc với nhau như vậy để làm gì? (so sánh với câu không dùng phép so sánh)- HS trình bày - chia sẻ + So sánh để làm nổi bật được cảm nhận của người viết, người nói về những sự vật , sự việc được nói đến (trẻ em, rừng đước). + Làm cho câu văn, câu thơ có tính hình ảnh và gợi cảm.H: Qua ví dụ trên em hiểu thế nào là so sánh ?- GV chiếu yêu cầu bài tập 3.H: So sánh trong những câu trên có gì khác so với sự so sánh trong các câu sau ?“Con mèo vằn vào tranh to hơn cả con hổ nhưng nét mặt vô cùng dễ mến”H: Con mèo được so sánh với con gì ?- HS trả lời - chia sẻ+ Con mèo được so sánh với con hổ.H*: Hai con vật này có đặc điểm gì giống và khác nhau?- HS trả lời - chia sẻ + Giống: Về hình thức: Lông vằn. + Khác: Về tính chất: mèo hiền, hổ dữ.H: Sự so sánh này khác với sự so sánh ở

- Mục đích so sánh: Làm cho câu văn, câu thơ có hình ảnh và gợi cảm.

c.Bài tập 3Sự khác nhau của các phép so sánh

- Con mèo được so sánh với con hổ

-> Chỉ ra sự tương phản giữa hình thức và tính chất của sự vật ( Con mèo, hổ).

20

Page 21: CHỦ ĐỀ: BIỆN PHÁP TU TỪbg-thcstrangliet.haiduong.edu.vn/null/file_de_thi/46_CHU... · Web view- Ánh trăng ( trên mái nhà, các cành cây, đường phố, làng xóm…

trên như thế nào?- HS trả lời - chia sẻ + Khác: Chỉ ra sự tương phản giữa hình thức và tính chất của sự vật ( Con mèo, hổ).- GV hướng dẫn HS phân biệt được so sánh tu từ ở bài tập 1 với so sánh thông thường ở bài tập 3H: Qua bài tập trên em rút ra nhận xét gì về cơ sở so sánh các sự vật, sự việc , mục đích của việc so sánh- HS trả lời - chia sẻ - GV nhận xét.H: Em hiểu thế nào là so sánh?- HS kết luận - chia sẻ- GVKL- Gọi HS đọc phần ghi nhớ.- GV chốt lại nội dung ghi nhớ- Hướng dẫn HS tìm hiểu về cấu tạo của phép so sánh.

- GV chiếu side bài tập 1 -HS đọcH: Điền những tập hợp từ chứa hình ảnh so sánh trong các câu đã dẫn ở phần I vào mô hình phép so sánh?- HS hoạt động nhóm 6 - 3 phút- Đại diênh nhóm báo cáo, điều hành - chia sẻ- GVKLVế A(Sự vật được so sánh)

Phương diện so sánh

Từ so sánh

Vế B(Sự vật dùng để so sánh)

-Trẻ em Như Búp trên cành

- Rừng đước

Dựng lên cao ngất Như

Hai dãy tường thành vô tân.

H*: Nhìn vào bảng trên em có nhận xét gì về cấu tạo của phép so sánh ?- HS trả lời - chia sẻ + Phép so sánh có cấu tạo đầy đủ gồm 4 yếu tố. (VD b) + Nhưng khi sử dụng có thể lược bỏ (một số ) yếu tố nào đó (VD a).H: Nêu tên một số từ so sánh mà em

2. Ghi nhớ (SGK /24)- Khái niệm

II. Cấu tạo của phép so sánh.1.Bài tập (SGK trang 24 24)a.Bài tập 1

b.Bài tập 2 - Các từ so sánh khác:Là, như là, y như, giống như, tựa như…

3. Bài tập 3

21

Page 22: CHỦ ĐỀ: BIỆN PHÁP TU TỪbg-thcstrangliet.haiduong.edu.vn/null/file_de_thi/46_CHU... · Web view- Ánh trăng ( trên mái nhà, các cành cây, đường phố, làng xóm…

biết? - HS trả lời - chia sẻ + Các từ so sánh: là, như là, y như, giống như, tựa như, tựa như là, bao nhiêu, bấy nhiêu...H: Cấu tạo của phép so sánh trong những câu sau có gì đặc biệt ?

a. Trường Sơn: chí lớn ông chaCửu Long lòng mẹ bao la sóng trào. b. Như tre mọc thẳng, con người không chịu khuất.- HS thảo luận nhóm bàn 1 phút- HS hoạt động nhóm 6 - 3 phút- Đại diênh nhóm báo cáo, điều hành - chia sẻ- GVKL + Câu a: Vắng mặt từ ngữ chỉ phương diện so sánh, từ so sánh. + Câu b: từ so sánh và vế B được đảo lên trước vế A.

Vế A(Sự vật được so sánh)

Phương diện so sánh

Từ so sánh

Vế B(Sự vật dùng để so sánh)

- Trường Sơn. Cửu Long

chí lớn ông cha.

- Con người không chịu khuất phục

Như Tre mọc thẳng.

H: Qua việc tìm hiểu bài tập trên em hãy nêu mô hình cấu tạo đầy đủ của phép so sánh ? - HS kết luận - chia sẻ- GV nhận xét.- HS đọc ghi nhớ.- GV chốt lại nội dung ghi nhớ* Hoạt động 3: Hoạt động thực hành-Mục tiêu: HS biết vận dụng những kiến thức đã học vào giải quyết các yêu cầu của BT.- Hướng dẫn HS làm bài tập 1- Gọi HS đọc yêu cầu BT.

11Phút

- Câu a: Vắng mặt từ ngữ chỉ phương diện so sánh, từ so sánh.- Câu b.từ so sánh và vế B được đảo lên trước vế A.

2.Ghi nhớ (SGK /25).- Cấu tạo của phép so sánh

III. Thực hành

1. Bài tập 1(SGK/ 25).a. So sánh đồng loại.- So sánh người với người.Thuỳ cũng cao như Trang.Thầy thuốc như mẹ hiền.- So sánh với vật.- Trên trời mây trắng như bôngở dưới cánh đồng bông trắng như mây.b.So sánh khác loại.- So sánh vật với người.Cô ấy đẹp như một bông hoa.- So sánh cái cụ thể với cái trừu

22

Page 23: CHỦ ĐỀ: BIỆN PHÁP TU TỪbg-thcstrangliet.haiduong.edu.vn/null/file_de_thi/46_CHU... · Web view- Ánh trăng ( trên mái nhà, các cành cây, đường phố, làng xóm…

- Hướng dẫn HS làm BT - HS hoạt động cá nhân - HS trình bày - chia sẻ- GV nhận xét. a. So sánh đồng loại:Người là Cha, là Bác, là AnhQuả tim lớn lọc trăm dũng máu đỏ (Tố Hữu)Bao bà cụ từ tâm như mẹYêu quý con như đẻ con ra (Tố Hữu)Đêm nằm vuốt bụng thở dàiThở ngắn bằng trạch, thở dài bằng lươn (Ca dao)b. So sánh khác loại: - So sánh vật với người: Đoạn văn viết về Dế Choắt- So sánh cái cụ thể với cái trừu tượng:Chí ta như núi Thiên Thai ấyĐỏ rực chiều hôm, dậy cánh đồng. (Tố Hữu) Ta đây như cây giữa rừng Ai lay chẳng chuyển, ai rung chẳng rời (Ca dao)- Hướng dẫn HS làm bài tập 2- Gọi HS đọc yêu cầu H: Dựa vào thành ngữ viết tiếp vế B vào chỗ trống.- HS hoạt động độc lập. - HSảtình bày - chia sẻ- GV nhận xét, sửa chữa.

- Hướng dẫn HS làm bài tập 3- Gọi HS đọc yêu cầu BT3.Hãy tìm những câu văn trong bài “Sông nước CM” có sử dụng so sánh?- HS hoạt động độc lập. - HS chữa - nhận xét- GV nhận xét, sửa chữa.* Hoạt động 4: Hoạt động ứng dụng-Mục tiêu: HS biết vận dụng những kiến

2phút

tượng.

2. Bài tập 2(SGK/ 26)- Dựa vào thành ngữ viết tiếp vế B vào chỗ trống.- Khoẻ như voi.- Khoẻ như trâu.- Khoẻ như hùm- Đen như cột nhà cháy.- Đen như củ tam thất.- Đen như than.- Trắng như bông.- Trắng như trứng gà bóc- Trắng như cước.- Cao như sào.- Cao như núi.3. Bài tập 3. (SGK / 26)- Tìm câu văn chứa hình ảnh so sánh.

IV. HĐ ứng dụng

VI. HĐ bổ sung

23

Page 24: CHỦ ĐỀ: BIỆN PHÁP TU TỪbg-thcstrangliet.haiduong.edu.vn/null/file_de_thi/46_CHU... · Web view- Ánh trăng ( trên mái nhà, các cành cây, đường phố, làng xóm…

thức đã học về phép so sánh vào tìm, đặt câu, tạo lập đoạn văn.- GV ra yêu cầu bài tập: Sau khi học xong biện pháp tu từ so sánh, qua mối quan hệ giao tiếp em hãy tìm phép so sánh trong các đoạn văn, đoạn thơ đã học; đặt câu; tạo lập đoạn văn có sử dụng phép so sánh, viết bài văn, tự sáng tác bài thơ có sử dụng phép so sánh.- GV hướng dẫn HS thực hiện- GV yêu cầu HS thực hiện ở nhà.* Hoạt động 5: Hoạt động bổ sung-Mục tiêu: HS biết sưu tầm những bài văn, bài thơ, các tài liệu có liên quan đến biện pháp tu từ so sánh- GV ra yêu cầu bài tập: Em hãy sưu tầm những bài văn, bài thơ, các tài liệu có liên quan đến biện pháp tu từ so sánh- GV gợi ý: HS có thể tham khảo trên sách,. báo đài, In - ter- nét- HS sưu tầm ở nhà

1 phút

2. Bài So sánh ( tiếp theo)Ngày soạn: Ngày giảng:

TIẾT 83 - BÀI 21SO SÁNH

( Tiếp theo)

Hoạt động của thầy và tròThời gian Nội dung chính

Hoạt động 1: Khởi động- GV đưa ra VD

Đen như cột nhà cháyH: Trong câu trên mức độ “đen” được ví như cái gì ? - HS trả lời - chia sẻ + cột nhà cháy- GV dẫn dắt: Cách ví von như vậy gọi là biện pháp nghệ thuật gì ? Mô hình của nó ra sao ? Chúng ta cùng tìm hiểu bài* Hoạt động 2: Hoạt động hình thành kiến thức mới của bài so sánh.* Mục tiêu: + Học sinh nhớ được khái niệm so sánh, cấu

3 phút

25 phút

24

Page 25: CHỦ ĐỀ: BIỆN PHÁP TU TỪbg-thcstrangliet.haiduong.edu.vn/null/file_de_thi/46_CHU... · Web view- Ánh trăng ( trên mái nhà, các cành cây, đường phố, làng xóm…

tạo của phép tu từ so sánh.+ Học sinh hiểu khái niệm so sánh, cấu tạo của phép tu từ so sánh, lấy được ví dụ về phép so sánh.+ HS phân tích và vận dụng hiệu quả các biện pháp tu từ so sánh vào việc đọc - hiểu văn bản; khi nói và viết bài văn miêu tả. - Hướng dẫn HS tìm hiểu các kiểu so sánh- GV sử dụng bảng phụ ghi bài tập 1 .- Gọi HS đọc bài tập trong SGK.- Hướng dẫn HS tìm hiểu bài tập.H : Câu thơ nào trong khổ thơ có sử dụng phép so sánh ?- HS trả lời.- GV gạch chân các từ:H: Dựa vào mô hình cấu tạo phép so sánh mà em đó học ở tiết trước, hãy phân tích cấu tạo của các phép so sánh trong các ví dụ trên ?

Vế A Phương diện so sánh )

Từ so sánh Vế B

Những ngôi sao

thức ngoài kia

chẳng bằng

mẹ đã thức vì chúng con

Mẹ là ngọn gió của con suốt đời

- HS trình bày - chia sẻ- GVKL-GV dành thời gian cho học sinh ghi bảng phụ.H:Từ so sánh trong hai phép so sánh trên có gì khác nhau ?- HS trình bày - chia sẻ + Từ “Chẳng bằng” :Vế A: không ngang bằng với :Vế B.- Từ “ Là” Vế A: ngang bằng với: Vế BH: Từ so sánh trong phép so sánh thứ nhất thể hiện ý nghĩa gì ?- HS trả lời - chia sẻ + Chỉ sự so sánh không ngang bằngH: Tương tự như vậy, từ so sánh trong phép so sánh thứ hai thể hiện ý nghĩa gì ?- HS trả lời - chia sẻ + Chỉ sự so sánh ngang bằngH: Dựa vào việc phân tích trên chỉ ra mô

I. Các kiểu so sánh.1. Bài tập ( SGK trang 41)a.Bài tập 1

b. Bài tập 2- Sự khác nhau của các từ so sánh:

+ Từ “Chẳng bằng”: vế A không ngang bằng với vế B.+ Từ “là”: vế A ngang bằng với vế B

25

Page 26: CHỦ ĐỀ: BIỆN PHÁP TU TỪbg-thcstrangliet.haiduong.edu.vn/null/file_de_thi/46_CHU... · Web view- Ánh trăng ( trên mái nhà, các cành cây, đường phố, làng xóm…

hình của phép so sánh không ngang bằng ?- HS trả lời - chia sẻ + Mô hình: A không ngang bằng (hơn, kém) B.H: Chỉ ra mô hình của phép so sánh ngang bằng ?- HS trả lời - chia sẻ + Mô hình: vế A = vế B.H:Tìm từ ngữ dùng để so sánh ngang bằng ? Lấy VD ?- HS trả lời - chia sẻ+ Từ ngữ so sánh: Bằng, như, giống như, là, bao nhiêu, bấy nhiêu* GV đưa thêm VD:Qua đình ngả nón trông đình Đình bao nhiêu ngói thương mình bấy nhiờu.- Những ngọn cỏ gẫy rạp y như có nhát dao vừa lia qua.H:Tìm từ ngữ dùng để so sánh không ngang bằng? Lấy VD ? - HS trả lời - chia sẻ+ Từ ngữ : Không bằng, hơn, thua, kém...* GV đưa thêm VD:

- Thà rằng ăn bát cơm rauCòn hơn ăn thịt nói nhau nặng lời.

- Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da.H: Qua việc tìm hiểu các bài tập trên em thấy có mấy kiểu so sánh ?- HSKL - chia sẻ + Hai kiểu so sỏnh.H: Nhận xét về mô hình cấu tạo của các phép so sánh ngang bằng và không ngang bằng ?- HS trả lời - chia sẻ- GVKL:H:Qua các BT trên, em thấy có các kiểu so sánh nào ?- HS trả lời- chia sẻ- GV nhận xét.- Gọi HS đọc phần ghi nhớ.- Hướng dẫn HS tìm hiểu của phép so sánh- GV sử dụng bảng phụ ghi bài tập 1- GV gọi HS đọc H: Tìm phép so sánh trong ĐV trên ?- HS chỉ ra phép so sánh- GV nhận xét kết luận.+ Có chiếc lá tựa mũi tên nhọn tự cành cây

c. Bài tập 3

- Từ ngữ dùng để so sánh ngang bằng: Bằng, như, giống như, là, bao nhiêu, bấy nhiêu.

- Từ ngữ dùng để so sánh không ngang bằng: Không bằng, hơn, thua, kém...

2. Ghi nhớ(SGK trang 42)

- Các kiểu so sánh

II.Tác dụng của phép so sánh.

26

Page 27: CHỦ ĐỀ: BIỆN PHÁP TU TỪbg-thcstrangliet.haiduong.edu.vn/null/file_de_thi/46_CHU... · Web view- Ánh trăng ( trên mái nhà, các cành cây, đường phố, làng xóm…

rơi cắm phập xuống đất như cho xong chuyện.+ Có chiếc lá như con chim bị thương lảo đảo mấy vòng……+ Có chiếc lá nhẹ nhàng , khoan khoái đùa bỡn, múa may với làm gió thoảng như thầm bảo rằng sự đẹp của vạn vật chỉ ở hiện tại.+ Có chiếc lá như sợ hãi, ngần ngại , rụt rè, rồi như gần tới mặt đất, còn cất mình muốn bay trở lại cành.H: Trong đoạn văn trên, sự vật nào được đem ra so sánh ?- HS trả lời - chia sẻ+ Sự vật được đem ra so sánh :Những chiếc lá (Sự vật vô tri, vô giác ).H: Những chiếc lá được so sánh trong hoàn cảnh nào ?- HS trả lời - chia sẻ Những chiếc lá được so sánh trong hoàn cảnh đã rụng. ( Đã rời cành, đã hết nhựa, đã kết thúc một kiếp sống theo quy luật của tự nhiên ).H. Mỗi lần so sánh tác giả có chú ý đến trạng thái khác nhau của chiếc lá không ?- HS trả lời - chia sẻ Trạng thái: Khi thì lạnh lùng thản nhiên; Khi thì lảo đảo mấy vòng…cố gượng; Khi thì nhẹ nhàng, khoan khoái đùa bỡn; Khi thì ngần ngại, rụt rè…H* :Trong đoạn văn trên, phép so sánh có tác dụng gì đối với việc miêu tả sự vật , sự việc ?( Phép so sánh ở câu1 và 2 có tác dụng gì ?)- HS trả lời - chia sẻCó giá trị gợi hình, giúp cho việc miêu tả sự vật, sự việc được cụ thể, sinh động (người đọc hình dung được những cách rụng khác nhau của lá)* GV: Tạo ra được những hình ảnh sinh động, cụ thể, giúp cho người đọc, người nghe hình rung được rõ các sự vật được miêu tả. (Trong đoạn văn trên, người đọc sẽ hình dung được những cách rụng khác nhau của những chiếc lá.H:Phép so sánh có tác dụng gì đối với việc thể hiện tư tưởng , tình cảm của người viết?- HS trả lời - chia sẻ- Phép so sánh trong đoạn văn trên giúp ta thấy được quan niệm về sự sống và cái chết của tác

1. Bài tập (SGK trang 42)

a.Bài tập 1- Các phép so sánh+ Có chiếc lá tựa mũi tên nhọn...+ Có chiếc lá như con chim...+ Có chiếc lá như thầm bảo rằng...+ Có chiếc lá như sợ hãi...

b.Bài tập 2.- Phép so sánh có tác dụng:

+ Người đọc sẽ hình dung được những cách rụng khác nhau của những chiếc lá.

27

Page 28: CHỦ ĐỀ: BIỆN PHÁP TU TỪbg-thcstrangliet.haiduong.edu.vn/null/file_de_thi/46_CHU... · Web view- Ánh trăng ( trên mái nhà, các cành cây, đường phố, làng xóm…

giả.GV: Phép so sánh có giá trị gợi cảm, biểu hiện tư tưởng, tỡnh cảm sõu sắc (thể hiện quan niệm của tỏc giả về sự sống và cỏi chết- GV giảng: Đoạn văn rất hay, giàu hình ảnh gợi cảm xúc và xúc động. Người đọc trân trọng ngòi bút tài hoa, tinh tế của tác giả. Tác giả đã sử dụng phép so sánh một cách linh hoạt, tài tình: nhờ cách so sánh mà người đọc có cảm nhận: Mỗi chiếc lá rụng có một linh hồn riêng, một cảm giác riêng. Mặt khác ẩn sau từng từ ngữ của so sánh là nỗi niềm của tác giả trước cuộc đời: đó là cảnh biệt li….)H: Qua bài tập em rút ra nhận xét gì về tác dụng của phép so sánh ?- HS kết luận - chia sẻ + So sánh vừa có tác dụng gợi hình ảnh giúp cho việc miêu tả sự vật, sự việc được cụ thể sinh động, vừa có tác dụng biểu hiện tư tưởng, tình cảm sâu sắc.

* Hoạt động 3: Hoạt động dẫn thực hành-Mục tiêu: HS biết vận dụng những kiến thức đã học vào giải quyết các yêu cầu của BT.- Hướng dẫn HS làm bài tập 1- Gọi HS đọc yêu cầu BT.- Hướng dẫn HS làm BT - HS hoạt động cá nhân - HS trình bày - chia sẻ- GV nhận xét. a. So sánh đồng loại: Người là Cha, là Bác, là Anh Quả tim lớn lọc trăm dòng máu đỏ (Tố Hữu)

Bao bà cụ từ tâm như mẹYêu quý con như đẻ con ra

(Tố Hữu)Đêm nằm vuốt bụng thở dài

Thở ngắn bằng trạch, thở dài bằng lươn (Ca dao)b. So sánh khác loại: - So sánh vật với người: Đoạn văn viết về Dế Choắt- So sánh cái cụ thể với cái trừu tượng:

Chí ta như núi Thiên Thai ấyĐỏ rực chiều hôm, dậy cánh đồng.

(Tố Hữu)

11 phút

+ Giúp ta thấy được quan niệm về sự sống và cái chết của tác giả.

2. Ghi nhớ(SGK trang 42)- Tác dụng của phép so sánh

III. Thực hành

1. Bài tập 1. (SGK trang 43)

a.Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè.+ Từ so sánh: là.+ Kiểu so sánh: Ngang bằng. + Tác dụng: Trạng thái vui sướng, trìu mến, hoà hợp với

28

Page 29: CHỦ ĐỀ: BIỆN PHÁP TU TỪbg-thcstrangliet.haiduong.edu.vn/null/file_de_thi/46_CHU... · Web view- Ánh trăng ( trên mái nhà, các cành cây, đường phố, làng xóm…

Ta đây như cây giữa rừngAi lay chẳng chuyển, ai rung chẳng rời

(Ca dao)- Hướng dẫn HS làm bài tập 2- Gọi HS đọc yêu cầu H: Dựa vào thành ngữ viết tiếp vế B vào chỗ trống.- HS hoạt động độc lập. - HSảtình bày - chia sẻ- GV nhận xét, sửa chữa.

- Hướng dẫn HS làm bài tập 3- Gọi HS đọc yêu cầu BTHãy tìm những câu văn trong bài “Sông nước Cà Mau” có sử dụng so sánh?- HS hoạt động độc lập. - HS chữa - nhận xét- GV nhận xét, sửa chữa.* Hoạt động 4: Hoạt động ứng dụng-Mục tiêu: HS biết vận dụng những kiến thức đã học về phép so sánh vào tìm, đặt câu, tạo lập đoạn văn.- GV ra yêu cầu bài tập: Sau khi học xong biện pháp tu từ so sánh, qua mối quan hệ giao tiếp em hãy tìm phép so sánh trong các đoạn văn, đoạn thơ đã học; đặt câu với 2 kiểu so sánh; tạo lập đoạn văn có sử dụng hai kiểu phép so sánh và chỉ ra tác dụng của phép so sánh trong đoạn văn.- GV hướng dẫn HS thực hiện- GV yêu cầu HS thực hiện ở nhà

quê hương của tâm hồn tác giả.b. Các so sánh.+ Con đi trăm núi ngàn kheChưa bằng muôn nỗi tái tê lòng bầm+ Con đi đánh giặc mười nămChưa bằng khó nhọc đời bầm sáu mươi.-Từ so sánh: Chưa bằng.-Kiểu so sánh: Không ngang bằng.+ Tác dụng:Khẳng định: Công lao to lớn của người mẹ, thể hiện tấm lòng biết ơn sâu sắc của người con.2. Bài tập 2. (SGK trang 43)+ Những động tác thả sào, rút sào nhanh như cắt.(Nhấn mạnh những động tác nhanh, mạnh của dượng Hương Thư.)+ Dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc…Cặp mắt nảy lửa, ghì trên ngọn sào giống như một hiệp sĩ….(Tô đậm hình ảnh khoẻ mạnh, rắn chắc của dượng Hương Thư…Gợi tả huyền thoại của những anh hùng bằng xương, bằng thịt, nhằm tôn vinh hình ảnh con người trước thiên nhiên rộng lớn…)+ Dọc sườn núi, nhiều dây to mọc giữa những bụi lúp xúp nom xa như những cụ già…3. Bài tập 3 SGK trang 43)viết đoạn văn ngắn có sử dụng hai kiểu so sánh.

IV. HĐ ứng dụng

29

Page 30: CHỦ ĐỀ: BIỆN PHÁP TU TỪbg-thcstrangliet.haiduong.edu.vn/null/file_de_thi/46_CHU... · Web view- Ánh trăng ( trên mái nhà, các cành cây, đường phố, làng xóm…

* Hoạt động 5: Hoạt động bổ sung-Mục tiêu: HS biết sưu tầm những bài văn, bài thơ, các tài liệu có liên quan đến biện pháp tu từ so sánh- GV ra yêu cầu bài tập: Em hãy sưu tầm những bài văn, bài thơ, các tài liệu có liên quan đến biện pháp tu từ so sánh, các kiểu so sánh- GV gợi ý: HS có thể tham khảo trên sách,. báo đài, In - ter- nét- HS sưu tầm ở nhà

2 phút

1phút

VI. HĐ bổ sung

3. Bài nhân hóaNgày soạn: Ngày giảng:

TIẾT 84 - BÀI 22NHÂN HÓA

Hoạt động của thầy- trò T/G Nội dung chinh*Họat động 1: Khởi động: (slide 2)GV kết hợp kiểm tra bài cũ để dẫn vào bài mớiH: So sánh là gì ? Có mấy kiểu so sánh? Chỉ ra phép so sánh trong ví dụ sau : Cô gà mái nhà em có bộ lông vàng óng , mượt mà như tơHSTL>GVNX bổ sung dẫn vào bài : Trong ví dụ trên ngoài phép so sánh còn có phép nhân hóa. Vậy nhân hóa là gì ? Nhân hóa có tác dụng gì ? Có những kiểu nhân hóa nào cô và các em cùng tìm hiểu bài học hôm nay

*Hoạt động 2: Hoạt động hình thành kiến thức - Mục tiêu:

4 phút

25 phút

30

Page 31: CHỦ ĐỀ: BIỆN PHÁP TU TỪbg-thcstrangliet.haiduong.edu.vn/null/file_de_thi/46_CHU... · Web view- Ánh trăng ( trên mái nhà, các cành cây, đường phố, làng xóm…

+Hs hiểu được khái niệm nhân hóa, nhận ra và phân tích được tác dụng của phép nhân hóa.+ HS nhận biết được các kiểu nhân hóa.- HDHS tìm hiểu k/n nhân hóa - GV gọi hs đọc yêu cầu bài tập 1 SGK T 56GV chiếu bài tập trên máy (slide 3)H. Trong khổ thơ trên những sự vật nào được nói đến ? Những sự vật đó được gọi, tả như thế nào ?- HS trình bày - chia sẻ- GVKL + Gọi Trời là ông, có hoạt động: mặc áo giáp , ra trận

- Mía: múa gươm- Kiến: hành quân

H: Nhận xét về những từ được dùng để gọi hoặc tả những sự vật trong khổ thơ trên ?( những từ đó thường dùng để gọi , tả ai ? có tác dụng như thế nào ?)- HS trình bày - chia sẻ+ Gọi , tả con người.GV KL: Vậy những từ ngữ vốn dùng để gọi hoặc tả con người mà dùng để gọi, tả con vật, đồ vật, cây cối...thì được gọi là phép nhân hóaH. Hãy so sánh cách diễn đạt của khổ thơ trên với cách diễn đạt sau và rút ra nhận xét?GV chiếu ngữ liệu trên máy (slide 4 )HS thảo luận áp dụng kĩ thuật khăn trải bàn (3p)- Đại diện nhóm báo cáo, điều khiển - chia sẻ.- GVKL

GV giảng: Trong khổ thơ trên Ông thường được dùng để gọi người, nay dùng để gọi trời, cách gọi như vậy làm cho trời trở nên gần gũi với con người.Các hoạt động mặc áo giáp…là các hoạt động của con người nay dùng để miêu tả bầu trời trước cơn mưa làm tăng tính biểu cảm của câu thơ, làm quang cảnh cơn mưa sống động hơn.GV lấy thêm ví dụ trong SGV để bổ sung thêm tác dụng của nhân hóa : ngoài tác

I. Nhân hóa là gì ?1. Bài tập 1. Bài tập 1

- Nhân hóa: trời (ông), cây mía( múa gươm), kiến (hành quân)

b. Bài tập 2- Cách 1: miêu tả cảnh vật trước cơn mưa sống động có hồn làm cho sự vật, sự việc được gần gũi hơn với con người ( có sử dụng phép nhân hóa)- Cách 2: miêu tả cảnh vật trước cơn mưa một cách khách quan ( không sử dụng phép nhân hóa)

31

Page 32: CHỦ ĐỀ: BIỆN PHÁP TU TỪbg-thcstrangliet.haiduong.edu.vn/null/file_de_thi/46_CHU... · Web view- Ánh trăng ( trên mái nhà, các cành cây, đường phố, làng xóm…

dụng làm cho sự vật được miêu tả trở nên sống động, gần gũi với con người, nhân hóa còn thường xuyên được sử dụng để làm phương tiện, làm cớ để giãy bày tâm sự VD : Đêm qua ra đứng bờ ao ...H. Qua việc tìm hiểu các bài tập trên em hiểu thế nào là phép nhân hóa ? Sử dụng phép nhân hóa có tác dụng gì ? - HS trình bày - chia sẻ- GVnhận xét rút ra nội dung ghi nhớ. - Gv gọi hs đọc to nội dung ghi nhớ SGK T57.Gv nhân mạnh nội dung ghi nhớ.GV tích hợp với TLV- văn miêu tả có sử dụng phép nhân hóaGV yêu cầu hs lấy thêm ví dụ về nhân hóa GV dẫn dắt chuyển ý - HDHS tìm hiểu các kiểu nhân hóaGv chiếu bài tập trên máy (slide 5)H: Tìm sự vật được nhân hóa ?- Gv gợi ý học sinh bằng các câu hỏi : H : Sự vật trong câu a được tác giả gọi bằng gì ?; trong câu b tre có hành động gì ? câu c từ ơi dùng để gọi ai ?H*: Các sự vật đó được nhân hóa bằng cách nào ?- Thảo luận nhóm 6 - 3phút- Đại diện nhóm báo cáo, điều hành, chia sẻ- GVKL trên máy chiếu (slide 6)

GV nêu thêm ví dụ về nhân hóa (slide 7)H. Qua việc tìm hiểu bài tập trên em hãy cho biết có những kiểu nhân hóa nào ?-HSKL - chia sẻ .- GV chốt kiến thức rút ra nội dung ghi nhớ

2. Ghi nhớ (SGK 57)

- Khái niệm- Tác dụng

II. Các kiểu nhân hóa.1.Bài tập

Câu

Sự vật

được nhân hóa

Kiểu nhân hóa

a miệng,tai, mắt, chân, tay

- Dùng từ ngữ vốn gọi người để gọi sự vật ( cách 1)

b

tre

- Dùng từ ngữ vốn chỉ hoạt động, tính chất của người để chỉ hoạt động, tính chất của vật (cách 2)

ctrâu

- Trò chuyện, xưng hô

32

Page 33: CHỦ ĐỀ: BIỆN PHÁP TU TỪbg-thcstrangliet.haiduong.edu.vn/null/file_de_thi/46_CHU... · Web view- Ánh trăng ( trên mái nhà, các cành cây, đường phố, làng xóm…

HS đọc to nội dung ghi nhớ.GV nhấn mạnh nội ghi nhớ và lưu ý HS : trong 3 kiểu nhân hóa trên, thì kiểu nhân hóa thứ hai được sử nhiều hơn. GV gọi hs lấy ví dụ về các kiểu nhân hóa*Họat động 3. Hoạt động thực hành- Mục tiêu: Hs vận dụng kiến thức đã học vào việc giải quyết các yêu cầu của bài tập- HDHS làm BT 1+ 2- Gv gộp bài tập 1, 2 SGK T58- Gv yêu cầu hs trao đổi thảo luận nhóm bàn (4p)- Gv gọi đại diện nhóm trình bày, điều hành - chia sẻ- GVKL (slide 8, 9,)

- HDHS làm BT3GV yêu cầu hs quan sát trên máy chiếu hai đoạn văn để tìm ra sự khác nhau trong cách diễn đạt(slide 10,11)- Hs hoạt động cá nhân- HS trình bày - chia sẻ- GV KL:

- HDHS làm BT4- GV gọi hs đọc yêu cầu bài tập 4 trên máy (slide 12)Gv gọi 2 Hs lên bảng làm phần a, b. Các phần còn lại gv hướng dẫn, yêu cầu hs làm ở nhà- GV gọi HS lên bảng làm - HS trình bày - chia sẻ- GV KL:

13phút

với vật như với người ( cách 3)

2. Ghi nhớ (Sgk T58)

- Có ba kiểu nhân hóa

III. Thực hành

1. Bài tập 1,2( SGK T58)- Phép nhân hóa: đông vui, mẹ, con, anh, em, tíu tít, bận rộn.- Tác dụng: quang cảnh bến cảng được miêu tả sống động hơn; người đọc dễ hình dung được cảnh nhộn nhịp, bận rộn của các phương tiện có trên cảng.- Đoạn văn 1 sử dụng nhiều phép nhân hóa nên sinh động và gợi cảm hơn.

2. Bài tập 3 ( SGK T58) - Cách 1: sử dụng nhiều phép nhân hóa, đoạn văn có tính biểu cảm hơn, từ Chổi Rơm cũng được viết hoa như tên riêng của người làm cho việc miêu tả chổi gần với cách miêu tả người- Chọn cách 1 cho văn bản biểu cảm; cách 2 cho văn bản thuyết minh.

3. Bài tập 4 ( SGK T58)a. núi ơi -> trò chuyện, xưng hô với vật như với người (C3).

33

Page 34: CHỦ ĐỀ: BIỆN PHÁP TU TỪbg-thcstrangliet.haiduong.edu.vn/null/file_de_thi/46_CHU... · Web view- Ánh trăng ( trên mái nhà, các cành cây, đường phố, làng xóm…

- HDHS làm BT5GV nêu yêu cầu bài tập 5: Viết đoạn văn miêu tả ngắn với nội dung tự chọn, trong đó có sử dụng phép nhân hóa?Gv gợi ý hs viết đoạn văn lựa chọn chủ đề để viết: đoạn văn miêu tả cảnh bình minh, hoặc đoạn văn miêu tả dòng suối , hay khu vườn, loài vật...trong đó phải chú ý đến các từ ngữ miêu tả có thể vận dụng phép nhân hóaHs viết, HS trình bày trước lớpGV cùng Hs nhận xét, sửa đoạn văn cho hsGv cho hs tham khảo đoạn văn có sử dụng phép nhân hóa * Hoạt động 4: Hoạt động ứng dụng-Mục tiêu: HS biết vận dụng những kiến thức đã học về phép so sánh vào tìm, đặt câu, tạo lập đoạn văn.- GV ra yêu cầu bài tập: Sau khi học xong biện pháp tu từ nhân hóa, qua mối quan hệ

2 phút

- Tác dụng: để bộc lộ tâm tình tâm sự của con ngườib, (cua, cá¸) tấp nập; (cò, vạc, sếu ...) cãi cọ om sòm ->Dùng từ ngữ vốn chỉ hoạt động, tính chất của người để chỉ hoạt động, tính chất của vật (cách 2)- họ (cò, sếu, vạc, le...), anh(cò)-> Dùng từ ngữ vốn gọi người để gọi sự vật ( cách 1)- Tác dụng: làm cho thế giới loài vật trở nên sinh động gần gũi với con ngườic. (chòm cổ thụ) dáng mãnh liệt, đứng trầm ngâm, lặng nhìn; ( thuyền) vùng vằng -> Dùng từ ngữ vốn chỉ hoạt động, tính chất của người để chỉ hoạt động, tính chất của vật (cách 2)d, (cây) -> bị thương; thân mình; vết thương; cục máu- > Dùng từ ngữ vốn chỉ hoạt động, tính chất, bộ phận của người của người để chỉ hoạt động, tính chất của vật (cách 2)4. Bài tập 5 (SGK T58) - viết đoạn văn miêu tả khoảng 3 đến 5 câu( hoặc 5 đến 10 dòng)- Chủ đề :miêu tả cảnh thiên nhiên, dòng sông, con suối...- chú ý sử sụng từ ngữ nhân hóa

34

Page 35: CHỦ ĐỀ: BIỆN PHÁP TU TỪbg-thcstrangliet.haiduong.edu.vn/null/file_de_thi/46_CHU... · Web view- Ánh trăng ( trên mái nhà, các cành cây, đường phố, làng xóm…

giao tiếp em hãy tìm phép nhân hóa trong các đoạn văn, đoạn thơ đã học; đặt câu,; tạo lập đoạn văn có sử phép nhân hóa và chỉ ra tác dụng của phép nhân hóa trong đoạn văn, viết bài văn, tự sáng tác bài thơ sử dụng phép nhân hóa.- GV hướng dẫn HS thực hiện- GV yêu cầu HS thực hiện ở nhà* Hoạt động 5: Hoạt động bổ sung-Mục tiêu: HS biết sưu tầm những bài văn, bài thơ, các tài liệu có liên quan đến biện pháp tu từ so sánh- GV ra yêu cầu bài tập: Em hãy sưu tầm những bài văn, bài thơ, các tài liệu có liên quan đến biện pháp tu từ nhân hóa- GV gợi ý: HS có thể tham khảo trên sách,. báo đài, In - ter- nét- HS sưu tầm ở nhà

1 phút

IV. HĐ ứng dụng

V. HĐ bổ sung

4. Bài Ẩn dụNgày soạn : Ngày giảng :

TIẾT 85 - BÀI 23ẨN DỤ

35

Page 36: CHỦ ĐỀ: BIỆN PHÁP TU TỪbg-thcstrangliet.haiduong.edu.vn/null/file_de_thi/46_CHU... · Web view- Ánh trăng ( trên mái nhà, các cành cây, đường phố, làng xóm…

5. Bài Hoán dụ

Ngày soạn:Ngày giảng:TIẾT 86 -

BÀI 24HOÁN

DỤ

Hoạt động của thầy và trò Thời gian

Nội dung chính

* Hoạt động 1: Khởi động.- Gv chiếu side 1( ví dụ)- GV đưa ra VD:“Áo chàm đưa buổi phân liCầm tay nhau biết nói gì hôm nay.“Áo chàm” chỉ người dân Việt Bắc. Đây là biện pháp nghệ thuật hoán dụ.- Vậy, biện pháp nghệ thuật hoán dụ là gì? Biện pháp nghệ thuật đó có những kiểu nào? Tác dụng của nó như thế nào, ta cùng tìm hiểu trong bài ngày hôm nay.* Hoạt động 2: hình thành kiến thức mới- Mục tiêu: + HS ghi nhớ được khái niệm hoán dụ, các kiểu hoán dụ và tác dụng của phép hoán dụ.+ HS hiểu được khái niệm hoán dụ, các kiểu hoán dụ và tác dụng của phép hoán dụ. Lấy được ví dụ về phép hoán dụ và chỉ ra được tác dụng của phép hoán dụ. + HS biết vận dụng kiến thức hoán dụ vào việc đọc - hiểu văn bản và viết văn miêu tả.- HDHS tìm hiểu hoán dụ là gì ?

2 phút

21phút

I. Hoán dụ là gì ?

Hoạt động của thầy và trò

*Hoạt động 1: Khởi động:- GV đưa ra VD

“Ngày này mặt trời đi qua trên lăngThấy một mặt trời trong lăng rất đỏ”.

H.Mặt trời đi qua trên lăng và mặt trời trong lăng chỉ ai ?Mặt trời trờn Lăng : (Mặt trời tự nhiên đã được nhân hoá)H.Mặt trời trong lăng : (Bác Hồ).GV: Trong câu thơ trên, tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nào ? Biện pháp đó có những kiểu nào? Tác dụng của nó như thế nào? Ta cùng tìm hiểu trong bài ngày hôm nay.* Hoạt động 2: Hoạt động hình thành kiến thức mới.- Mục tiêu: + Biết được khái niệm ẩn dụ, tác dụng của ẩn dụ+ Hiểu được ẩn dụ là gì, tác dụng của ẩn dụ, lấy được VD về ẩn dụ .+ Phân tích, vận dụng kiến thức về ẩn dụ vào việc đọc – hiểu văn bản và viết bài văn miêu tả.- HDHS tìm hiểu ẩn dụ là gì?- Gọi HS đọc bài tập trên máy chiếu .H.Cụm từ “ Người Cha” dùng để chỉ ai ?- HS trả lời - chia sẻ- Cụm từ “ Người Cha” dùng để chỉ Bác Hồ.GV: Bác Hồ dược so sánh ngầm với người cha , Vế A SO SÁNH Vế B Bác Hồ Người cha( Lược bỏ )H : Tại sao em có thể biết điều đó ?- HS trả lời - chia sẻ+ Ta có thể ví bác Hồ với Người Cha vì Bác có những phẩm chất như của người cha.(Tuổi tác, tình thương yêu, sự chăm sóc chu đáo đối với con). Dựa vào văn cảnh của bài thơ.

- GV lấy VD :Người là cha , là bác, là anh

Quả tim lớn lọc trăm dòng máu nhỏ .H : Câu thơ trên tác giả đó sử dụng biện pháp NT nào .- HS trả lời - chia sẻ + Nghệ thuật : So sánh .H: Cụm từ người cha ở BT 1(a) và ví dụ trên có gì giống và khác nhau .- HS HĐ nhóm tổ - 3 phút ( Kĩ thuật khăn

TG

3phút

25phút

Nội dung chính

I. Ẩn dụ là gì ?1. Bài tập (SGK trang 68)

a. Bài tập 1 - Cụm từ “Người Cha” dùng để chỉ Bác Hồ.

- Bác Hồ và Người Cha có những phẩm chất giống nhau.

b.Bài tập 2 36

Page 37: CHỦ ĐỀ: BIỆN PHÁP TU TỪbg-thcstrangliet.haiduong.edu.vn/null/file_de_thi/46_CHU... · Web view- Ánh trăng ( trên mái nhà, các cành cây, đường phố, làng xóm…

- GV chiếu side bài tập1 - GV gọi HS đọc bài tập.H: Áo nâu và áo xanh gợi cho em liên tưởng đến ai ?- HS trả lời - chia sẻ + Áo nâu: Chỉ những người nông dân + Áo xanh: Chỉ những người công nhânH: Những người nông dân thường sống ở đâu ?- HS trả lời - chia sẻ + Những người nông dân thường sống ở nông thôn.H: Những người công nhân thường sống ở đâu ?- HS trả lời - chia sẻ Những người công nhân thường sống thành thịH* :Nông thôn và thành thị chỉ ai ? - HS trình bày - chia sẻ+ Nông thôn chỉ những người sống ở nông thôn. + Thành thị chỉ những người sống ở thành thị. GV chốt:- GV chiếu side bài tập 2 - GV gọi HS đọc bài tập.H: Giữa Áo nâu và áo xanh , Nông thôn và thành thị với sự vật được chỉ có mối quan hệ như thế nào ?- HS trả lời - chia sẻ+ Áo nâu và áo xanh gợi sự liên tưởng tới những người nông dân và công nhân. Vì nông dân thường mặc áo nhuộm màu nâu và họ thường sống ở nông thôn. Công nhân thường mặc áo màu xanh, họ thường sống ở thành thị. Hai sự vật có quan hệ gần gũi với nhau-> Hoán dụ.- GV phân tích:+ áo nâu: sự vật được gọi tên.+ người nông dân: Sự vật được biểu thị ( giấu đi, ẩn đi)+ Cách gọi như vậy dựa trên mối quan hệ tương cận gần nhau: Quan hệ lấy dấu hiệu của sự vật để gọi sự vật.

1. Bài tập.( SGK trang 82)a. Bài tập 1. - Áo nâu: chỉ người nông dân.- Áo xanh: chỉ người công nhân.

+ Nông thôn chỉ những người sống ở nông thôn. + Thành thị chỉ những người sống ở thành thị.

b. Bài tập 2.

- Mối quan hệ giữa các từ với sự vật được chỉ:+ Áo nâu và áo xanh : Quan hệ gần gũi , lấy dấu hiệu của sự vật để gọi sự vật.+ Nông thôn và thành thị: quan hệ giữa vật chứa đựng và vật bị chứa đựng.

37

Page 38: CHỦ ĐỀ: BIỆN PHÁP TU TỪbg-thcstrangliet.haiduong.edu.vn/null/file_de_thi/46_CHU... · Web view- Ánh trăng ( trên mái nhà, các cành cây, đường phố, làng xóm…

- Nông thôn và thành thị: Đây là cách nói dựa vào quan hệ giữa vật chứa đựng (Nông thôn và thành thị ) và vật bị chứa đựng( người sống ở nông thôn và thành thị ).- GV: Ngoài hai mối quan hệ trên, thì giữa sự vật được gọi tên và sự vật được biểu htị còn có mối quan hệ như sau:GV chiếu side bài tập 3- GV gọi HS đọc bài tập.* Thảo luận nhóm:( nhóm bàn - 2 phút).H: Em hãy so sánh cách diễn đạt trên với cách diễn đạt sau:“ Tất cả nông dân ở nông thôn và công nhân ở thành phố đều đứng lên”.- Đại diện nhóm trình bày - nhận xét.- Gv nhận xét - kết luận + Cách diễn đạt của Tố Hữu: Có giá trị biểu cảm. Vì tác giả đã sử dụng phép hoán dụ làm cho câu thơ ngắn gọn, tăng tính hình ảnh và hàm súc, nêu bật được đặc điểm của những ng-ời được nói đến + Cách diễn đạt của câu văn xuôi chỉ thông báo sự kiện chứ không có giá trị biểu cảm.H: Vậy việc sử dụng hoán dụ trong văn, thơ có tác dụng gì?+ HS trả lời - chia sẻ Tác dụng: làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.H: Qua các bài tập trên em hiểu hoán dụ là gì ? Nêu tác dụng của biện pháp tu từ hoán dụ ?- HS kết luận- chia sẻ- GV chốt- HS đọc to ghi nhớ- HDHS tìm hiểu về các kiểu hoán dụ- HDHS tìm hiểu bài tập- GV chiếu yêu cầu BT. - HS ®äc yªu cÇu cña BT.- GV hướng dẫn HS lập bảng- GV yêu cầu HS chú ý ví dụ a Bàn tay ta làm nên tất cả

c. Bài tập 3

- Cách diễn đạt trong thơ Tố Hữu có giá trị biểu cảm.

2. Ghi nhớ(SGK /82).- Khái biệm- Tác dụng

II. Các kiểu hoán dụ1. Bài tập(SGK /82).

Cách Sự vật, Các

38

Page 39: CHỦ ĐỀ: BIỆN PHÁP TU TỪbg-thcstrangliet.haiduong.edu.vn/null/file_de_thi/46_CHU... · Web view- Ánh trăng ( trên mái nhà, các cành cây, đường phố, làng xóm…

Có sức ngời sỏi đá cũng thành cơm (Hoàng Trung Thông)H: Bàn tay ta giúp cho em liên tưởng đến sự vật nào ?- HS trả lời - chia sẻ + Bàn tay ta được dùng để thay cho người lao động nói chung.H: Như vậy tác giả đã dựa vào mối quan hệ nào?- HS trả lời - chia sẻ+ Lấy một bộ phận để gọi toàn thể.GV nhấn mạnh: Bàn tay là một bộ phận của cơ thể con người , là công cụ đặc biệt của người lao động. Đợc dùng để thay cho người lao động nói chung.H: Từ “ Một” và “Ba” gợi cho em liên tưởng đến cái gì ?+ HS trả lời - chia sẻ- Mối quan hệ giữa “ Một” và “Ba” với số lợng mà nó biểu thị.- “ Một” và “Ba” là số lượng cụ thể dùng thay cho số ít và số nhiều nói chung.- Quan hệ cụ thể và trừu tợng.H: Từ “ Đổ máu” gợi cho em liên t-ởng đến sự kiện gì? Mối liên hệ giữa từ “ Đổ máu” và hiện tượng mà nó biểu thị?+ HS trả lời - chia sẻ- Đổ máu: Dấu hiệu thường được dùng thay cho sự hi sinh, mất mát nói chung.(quan hệ dấu hiệu của sự vật – sự vật) Trong bài thơ của Tố Hữu , đổ máu chỉ dấu hiệu của chiến tranh( có thể hiểu ngày Huế đổ máu là ngày Huế diễn ra chiến sự).H: Qua các bài tập ở phần I và II em hãy kể tên một số kiểu quan hệ thường được sử dụng để tạo ra phép hoán dụ ? - HS trả lời.- GV nhận xét.*Hoạt động 2: : Hướng dẫn HS thực hành- Mục tiêu: HS vận dụng những kiến

10phút

gọi tên hiện tượng được biểu

thị

kiểu hoán dụ

a.bàn tay ta ( Bộ phận)

Người ao động (Toàn thể)

Lấy một bộ phận để gọi toàn thể

b.- Một - Ba (Cụ thể)

- Số ít- Số nhiều(Trừu tượng)

Lấy cái cụ thể để gọi cái trừu tượng

c. đổ máu( Dấuhiệu)

Sự hi sinh, mất mát ( Sự vật )

Lấy dấu hiệu của SV để gọi sự vật

d. Nông thôn, thị thành( Vật chứa đựng)

Người sống ở nông thôn và thành thị( Vật bị chứa đựng)

Lấy vật chứa đựng để gọi vật bị chứa đựng

39

Page 40: CHỦ ĐỀ: BIỆN PHÁP TU TỪbg-thcstrangliet.haiduong.edu.vn/null/file_de_thi/46_CHU... · Web view- Ánh trăng ( trên mái nhà, các cành cây, đường phố, làng xóm…

thức đẫ học giải quyết được cỏc bài tập trong phần luyện tập - Hướng dẫn HS làm bài tập 1- GV gọi HS đọc yêu cầu H: Hãy chỉ ra phép hoán dụ ? Cho biết mối quan hệ giữa các sự vật trong mỗi phép hoán dụ ?- Hướng dẫn HS làm BT - HS hoạt động nhóm bàn - 2 phút.- Đại diện nhóm trình bày.- GV nhận xét.

- Hướng dẫn HS làm bài tập 2- Gọi HS đọc xác định yêu cầuH: So sánh giữa hoán dụ với ẩn dụ. Cho ví dụ minh hoạ? - HS hoạt động độc lập. - HS chữa - nhận xét.- GV nhận xét, sửa chữa.

2. Ghi nhí.(SGK trang 83).

III. Thực hành

1. Bài tập 1 (SGK trang 83).Phép hoán dụ trong các câu thơ, câu văn sau, mối quan hệ giữa các sự vật trong mỗi phép hoán dụ:- Câu a: Quan hệ giữa vật chứa đựng và vật bị chứa đựng.(Xóm làng – Người nông dân).- Câu b : Quan hệ cụ thể và trừu tượng.(Mười năm – thời gian trước mắt , trăm năm – thời gian lâu dài).- Câu c: Quan hệ giữa dấu hiệu của sự vật – sự vật (áo chàm – người Việt Bắc).- Câu d. Quan hệ giữa vật chứa đựng và vật bị chứa đựng.( Trái đất – Nhân loại). 2. Bài tập 2(SGK trang 83).So sánh giữa hoán dụ với ẩn dụa. Giống nhau: Đều gọi tên sự vật, hiện tượng bằng tên gọi sự vật, hiện tượng khác.- Sử dụng hoán dụ và ẩn dụ trong văn, thơ đều làm tăng thêm sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.b. Khác nhau:- Ẩn dụ: dựa vào mối quan hệ tương đồng (giống nhau) giữa sự vật và hiện tượng về hình thức, cách thức, phẩm chất, cảm giác.Ví dụ: Người cha mái tóc bạc.

40

Page 41: CHỦ ĐỀ: BIỆN PHÁP TU TỪbg-thcstrangliet.haiduong.edu.vn/null/file_de_thi/46_CHU... · Web view- Ánh trăng ( trên mái nhà, các cành cây, đường phố, làng xóm…

- Hướng dẫn HS làm bài tập 3- Gọi HS đọc xác định yêu cầu - HS viết chính tả ( Nhớ viết)Đêm nay Bác không ngủ.- GV yêu cầu học sinh về nhà viết.* Hoạt động 4: Hoạt động ứng dụng-Mục tiêu: HS biết vận dụng những kiến thức đã học về phép so sánh vào tìm, đặt câu, tạo lập đoạn văn.- GV ra yêu cầu bài tập: Sau khi học xong biện pháp tu từ hoán dụ, qua mối quan hệ giao tiếp em hãy tìm phép hoán dụ trong các đoạn văn, đoạn thơ đã học; đặt câu,; tạo lập đoạn văn có sử phép hoán dụ và chỉ ra tác dụng của phép hoán dụ trong đoạn văn, viết bài văn, tự sáng tác sáng bài thơ sử dụng phép tu từ ẩn dụ- GV hướng dẫn HS thực hiện- GV yêu cầu HS thực hiện ở nhà* Hoạt động 5: Hoạt động bổ sung-Mục tiêu: HS biết sưu tầm những bài văn, bài thơ, các tài liệuc có liên quan đến biện pháp tu từ so sánh- GV ra yêu cầu bài tập: Em hãy sưu tầm những bài văn, bài thơ, các tài liệu có liên quan đến biện pháp tu từ Hoán dụ- GV gợi ý: HS có thể tham khảo trên sách,. báo đài, In - ter- nét- HS sưu tầm ở nhà

2phút

1phút

- Hoán dụ: dựa vào mối quan hệ gần gũi giữa sự vật, hiện tượng, khái niệm về : bộ phận - toàn thể, vật chứa - vật bị chứa, dấu hiệu - sự vật, cụ thể - trừu tượng..Ví dụ:Một tay lái chiếc đò ngang. ( Mẹ Suốt- Tố Hữu)3. Bài tập 3 (SGK trang 83). -Viết chính tả .

IV. HĐ ứng dụng

V. HĐ bổ sung

C. KẾT LUẬN CHUNG _ ( 7 phút)H: Trong chương trình Ngữ văn 6- học kì 2, em được học các biện pháp tu từ nào ?- HS trình bày – chia sẻ 41

Page 42: CHỦ ĐỀ: BIỆN PHÁP TU TỪbg-thcstrangliet.haiduong.edu.vn/null/file_de_thi/46_CHU... · Web view- Ánh trăng ( trên mái nhà, các cành cây, đường phố, làng xóm…

- GVKL: 4 biện pháp tu từ: So sánh, nhân hóa, ẩn dụ, hoán dụH: Sau khi học tập xong chuyên đề em thấy các biện pháp tu từ có tác dụng chung gì trong nói viết ?- HS trình bày – chia sẻ- GVKL:

- Việc sử dụng các biện pháp tu từ so sánh, nhân hóa, ẩn dụ, hoán dụ có tác dụng tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt, tạo ra sự hấp dẫn với người đọc, người nghe. H: Học tập xong chuyên đề em sẽ vận dụng như thế nào vào việc học tập môn Văn ? - HS trình bày – chia sẻ- GVKL:

- Áp dụng kiến thức về các BPTT vào việc đọc – hiểu VB, tạo lập câu và tạo lập văn bản, đặc biệt là viết văn miêu tả.

V. THIẾT KẾ MA TRẬN, ĐỀ KIỂM TRA

MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA TIẾNG VIỆT CÁC BIỆN PHÁP TU TỪ - NGỮ VĂN 6

Mức độ

Tên chủ đề

Nhận biết Thông hiểu Vận dụngCộ ng

TN TL TN TL VD thấp VD cao

So sánh - HS nhớ lại được K/n so sánh- HS nhớ được tác dụng của phép so sánh

- Xác định được phép so sánh trong đoạn văn

- HS hiểu được tác dụng của phép sánh

- Viết đoạn văn tả cảnh mặt trời mọc có sử dụng phép so sánh

Số câu 1/4 1/2 1 1 2,75

Số điểm 0,25 0, 5 0,5 3 4,25Tỉ lệ % 2,5 % 7,5 % 5% 30 % 42,5 %Nhân hóa HS nhớ

lại được K/n nhân hóa

- Xác định được phép nhân hóa trong đoạn văn

- Xác định được phép nhân hóa- chỉ ra được tác dụng của nhân hóa

42

Page 43: CHỦ ĐỀ: BIỆN PHÁP TU TỪbg-thcstrangliet.haiduong.edu.vn/null/file_de_thi/46_CHU... · Web view- Ánh trăng ( trên mái nhà, các cành cây, đường phố, làng xóm…

Số câu 1/4 1/2 1 1,75Số điểm 0,25 1,0 0,5 2,0Tỉ lệ % 2,5% 7,5 % 5 % 15 %Ẩn dụ HS nhớ

lại được K/n ẩn dụ

- Xác định được phép ẩn dụ.

- Phân tích giá trị biểu cảm của phép ẩn dụ

Số câu 1/4 1/2 1/2 1,25Số điểm 0,25 0,5 1 1,75Tỉ lệ % 2,5% 5 % 10% 17,5 %Hoán dụ HS nhớ

lại được K/n hoán dụ

- Kể tên được các kiểu hoán dụ

Số câu 1/4 1 1,25Số điểm 0,25 2 2,25Tỉ lệ % 2,5% 20 % 22,5 %

Tổng số câu

3,5 2,51

7

Tổng số điểm 5 2 3 10

Tỉ lệ % 50 % 20 % 30 % 100 %

Đề bài

Phần I: Trắc nghiệm khách quan (2, 0 điểm)Câu 1 (0,5 điểm) : Đọc đoạn văn và trả lời câu hỏi bằng cách khoanh tròn vào chữ

cái ở đầu câu trả lời đúng nhất. “Bến cảng lúc nào cũng đông vui. Tàu mẹ, tàu con đậu đầy mặt nước. Xe anh, xe em Bến cảng lúc nào cũng đông vui. Tàu mẹ, tàu con đậu đầy mặt nước. Xe anh, xe em tíu tít nhận hàng về và chở hàng ra. tíu tít nhận hàng về và chở hàng ra. Tất cả đều bận rộn.”Tất cả đều bận rộn.”

( Phong Thu)1. Đoạn văn trên sử dụng phép tu từ gì ?A. Ẩn dụ B. Hóan dụ C. Nhân hóa D. So sánh2. Biện pháp tu từ trong câu trên có tác dụng:A. Miêu tả quang cảnh bến cảng sinh động và gợi cảm hơn.B. Miêu tả quang cảnh bến cảng một cách khách quan.

43

Page 44: CHỦ ĐỀ: BIỆN PHÁP TU TỪbg-thcstrangliet.haiduong.edu.vn/null/file_de_thi/46_CHU... · Web view- Ánh trăng ( trên mái nhà, các cành cây, đường phố, làng xóm…

C. Làm cho đoạn văn hay hơn.D. Làm cho quang cảnh bến cảnh trở nên cụ thể hơn.Câu 2 (1,0 điểm) : Nối tên khái niệm ( Cột A) với nội dung khái niệm ( cột B) sao

cho đúng.

Cột A Nối Cột B1. So sánh 1 - a. Là đối chiếu sự vật, sự việc khác có nét tương đồng để làm

tăng sức gợi hình gợi cảm cho sự diễn đạt.2. Hoán dụ 2 - b. Là gọi hoặc tả con vật, cây cối, đồ vật …bằng những từ

ngữ vốn được dùng để gọi hoặc tả con người; làm cho thế giới loài vật, cây cối, đồ vật…trở nên gần gũi với con người, biểu thị được những suy nghĩ, tình cảm của con người.

3, Nhân hóa 3 - c. Là gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật hiện tượng khác có nét tương đồng với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.

4. Ẩn dụ 4 - d. gọi tên sự vật, hiện tượng, khái niệm bằng tên của một sự vật, hiện tượng, khái niệm khác có quan hệ gần gũi với nó nhằm làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.e. Là những từ chuy đi kèm động từ, tính từ để bổ sung ý nghĩa cho động từ, tính từ

Câu 3 (0,5 điểm): So sánh vừa có tác dụng gợi hình giúp cho việc miêu tả sự vật, sự việc được cụ thể sinh động; vừa có tác dụng biểu hiện tư tưởng, tình cảm sâu sắc. Đúng hay sai

A. Đúng B. Sai

Phần II: Tự luận (8, 0 điểm)Câu 4 ( 1 ,5 điểm): Đọc đoạn thơ sau “ Lúc vui vẻ biển hát, lúc buồn biển lặng, lúc suy nghĩ biển mơ mộng và dịu hiền.

Biển như người khổng lồ, nóng nảy, quái dị, gọi sấm, gọi chớp. Biển như trẻ con, nũng nịu, dỗ dành, khi đùa, khi khóc.” (“Biển”-Khánh Chi)

Đoạn thơ trên có sử dụng các phép tu từ so sánh, nhân hóa. Em hãy xác định phép so sánh, nhân hóa trong các câu thơ trên

Câu 5 (2,0 điểm): Kể tên các kiểu Hoán dụ ?Câu 6 (1,5 điểm) Chỉ ra phép tu từ ẩn dụ trong hai câu thơ ? Phân tích giá trị biểu

cảm ?Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăngThấy một mặt trời trong lăng rất đỏ

( Viễn Phương - Viếng lăng Bác)Câu 7 (3,0 điểm) . Viết một đoạn văn từ 5 đến 7 câu tả cảnh mặt trời mọc, trong

đoạn văn có sử dụng hình ảnh so sánh. Gạch chân phép so sánh trong đoạn văn.

Đáp án + Biểu điểmI. Phần trắc nghiệm khách quan (2, 0 điểm)

44

Page 45: CHỦ ĐỀ: BIỆN PHÁP TU TỪbg-thcstrangliet.haiduong.edu.vn/null/file_de_thi/46_CHU... · Web view- Ánh trăng ( trên mái nhà, các cành cây, đường phố, làng xóm…

Câu 1 (0,5 điểm) :1 - Mức tối đa: Đáp án: C - Mức không tính điểm: Có câu trả lời khác hoặc không trả lời2. - Mức tối đa: Đáp án: A- Mức không tính điểm: Có câu trả lời khác hoặc không trả lờiCâu 2 (1,0 điểm) :- Mức tối đa: HS nối đúng: 1- a, 2 - d, 3 - b, 4 - c- Mức chưa tối đa: HS ghép đúng từ 2- 3 ý.- Mức không tính điểm: Có câu trả lời khác hoặc không trả lờiCâu 3 ( 0,5 điểm) : - Mức tối đa: Đáp án: A - Mức không tính điểm: Có câu trả lời khác hoặc không trả lờiII. Phần tự luận (8 , 0 điểm)Câu 4 ( 1 ,5 điểm) -Mức tối đa: Xác định đúng được các phép so sánh nhân hóa có trong đoạn văn.+ So sánh: Biển như người khổng lồ; Biển như trẻ con (0,5 đ) + Nhân hóa: Vui, buồn, suy nghĩ, hát, mơ mộng, dịu hiền. (1,0 điểm)- Mức chưa tối đa: kể thiếu các phép tu từ - Mức không tính điểm: không kể được phép tu từ nào hoặc kể sai các

Câu 5 (2,0 điểm):- Mức tối đa: Kể được 4 hoán dụ (Kể đúng mỗi kiểu được 0,5 điểm)Các kiểu hoán dụ: + Lấy một bộ phận để gọi toàn thể+ Lấy vật chứa đựng để gọi vật bị chứa đựng+ Lấy dấu hiệu của sự vật để gọi sự vật+ Lấy cái cụ thể để gọi cái trừu tượng- Mức chưa tối đa: kể thiếu một trong 4 kiểu hoán dụ (kể đúng 1 kiểu được 0,5

điểm).- Mức không tính điểm: không kể được kiểu hoán dụ nào hoặc kể sai các kiểu

hoán dụCâu 6 (1,5 điểm) - Mức tối đa: Hs chỉ ra được phép ẩn dụ và phân tích được giá trị biểu cảm của nó.+ Phép tu từ ẩn dụ: Mượn hình ảnh mặt trời để chỉ Bác Hồ ( 0,5 điểm) + Giá trị biểu cảm của phép tu: Cách sử dụng nghệ thuật ẩn dụ của nhà thơ thật tài

tình vì qua hình ảnh “mặt trời” là một vầng thái dương “nghĩa đen”, tác giả tạo ra một hình ảnh so sánh ngầm sâu sắc, tế nhị làm cho người đoc suy nghĩ và hình dung ra được hình ảnh của Bác Hồ (nghĩa bóng). Bác chính là ánh sáng giống như mặt trời soi sáng dẫn đường chỉ lối cho nhân dân thoát khỏi cảnh tối tăm nô lệ, đi tới tương lai, tự do, ấm no, hạnh phúc. từ đó tạo cho người đọc một tình cảm yêu mến khâm phục vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc chúng ta. (1 đ)

- Mức chưa tối đa: HS chỉ ra được phép tu từ ẩn dụ nhưng chưa phân tích rõ được giá trị biểu cảm của phép tu từ.

- Mức không tính điểm: HS không làm được bài hoặc đưa ra những đáp án khác.Câu 7 (3,0 điểm) .* Mức tối đa: Về nội dung:

45

Page 46: CHỦ ĐỀ: BIỆN PHÁP TU TỪbg-thcstrangliet.haiduong.edu.vn/null/file_de_thi/46_CHU... · Web view- Ánh trăng ( trên mái nhà, các cành cây, đường phố, làng xóm…

- Mở đoạn: giới thiệu về thời điểm quan sát cảnh mặt trời mọc ( ở đâu ? khi nào ?, cảm xúc của em..)

- Thân đoạn: + Khi mới xuất hiện ( hình ảnh chân trời, nắng mới… sử dụng hình ảnh so sánh.)+ Khi mặt trời dần nhô lên ( hình ảnh mặt trời, bầu, cây cối, đồi núi, phố phường…

có sử dụng hình ảnh so sánh).+ Khi mặt lên cao ( nắng, khung cảnh thiên nhiên…..)- Kết đoạn: Nêu cảm nghĩ về cảnh mặt trời mọc Về hình thức+ Đảm bảo về bố cục 3 phần (mở đoạn, thân đoạn, kết đoạn)+ Diễn đạt trong sáng, giàu hình ảnh, cảm xúc và có sử dụng các hình ảnh so sánh.+ Đoạn văn không sai về lỗi chính tả, dùng từ, diễn đạt* Mức chưa tối đa: Bài viết chưa đảm bảo yêu cầu về nội dung và hình thức.* Mức không tính điểm: HS không làm được bài hoặc viết đoạn văn chưa đúng yêu

cầu.

DUYỆT CỦA NHÀ TRƯỜNG HIỆU TRƯỞNG

làm cho bướm lìa hoa  Cho chim xanh nở bay qua vườn hồng  d)  Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi  Mặt trời của mẹ em nằm trên lưng  e)  Áo chàm đưa buổi phân li      Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay  f)   Buồn trông con nhện giăng tơ        Nhện ơi nhện hỡi nhện chờ mối ai Buồn chông chênh chếch sao mai    Sao ơi sao hỡi nhớ ai sao mờ.  g)  Áo nâu cùng với áo xanh  Nông thôn cùng với thị thành đứng lên.  

46

Page 47: CHỦ ĐỀ: BIỆN PHÁP TU TỪbg-thcstrangliet.haiduong.edu.vn/null/file_de_thi/46_CHU... · Web view- Ánh trăng ( trên mái nhà, các cành cây, đường phố, làng xóm…

Bài tập 2:   Hình  ảnh  đo  sau  đây  trong  bài  thơ  “Mưa”  của  Trần  Đăng  Khoa  không  phải  là  h/ảnh nhân hóa.   a. Cây dừa sải tay bơi  b. Cỏ gà rung tai   c. Bố em đi cày về   d. Kiến hành quân đầy đường   - Phép nhân hóa trong câu ca dao sau được tạo ra bằng cách nào ?  Trâu ơi ta bảo trâu này  Trâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta  Cấy cày vốn nghiệp nông gia  Ta đây trâu đó ai mà quản công.   A. Dựng từ chỉ hoạt động của người để chỉ hoạt động của vật  B. Dựng từ  gọi người để gọi vật   C. Trò chuyện với vật như người   D. Dựng từ chỉ tâm tư của người để chỉ vật.   Bài tập 3 : Trong văn bản “Vượt thác” của Vị Quảng, có hai hình ảnh so        sánh :  “Như một pho tượng đồng  đúc”, “Như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ” cho chúng ta thấy được Dượng Hương Thư  là một người như thế nào ?   A. Khỏe mạnh, vững chắc, dũng mãnh, hào hùng   B. Mạnh mẽ không sợ khó khăn gian khổ   C. Dày dạn kinh nghiệm chèo thuyền vượt thác.   D. Chậm  chạp nhưng mạnh khỏe khó ai  địch được   Bài tập 4 : Tìm những từ thích hợp để hoàn thiện phép so sánh trong câu ca dao sau :  Cổ tay em trắng ……………… Đôi mắt em liếc ……………………… dao cau  Miệng cười …………….. hoa ngâu  Cái khăn đội đầu ……………. Hoa sen  Bài tập 5 : Tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nào trong câu ca dao dưới đây :  Gặp em anh nắm cổ tay Khi xưa em trắng sao rày em đen.   Bài tập 6 : Cho các câu  sau   Ở đó, tụ tập không biết cơ quan nào là Bọ mắt, đen như hạt vừng chúng cứ bay theo thuyền  từng bầy như những đám mây nhỏ.   Trông hai bên bờ, rừng được dựng lên cao ngất như hai dãy trường thành vô tận.   

47

Page 48: CHỦ ĐỀ: BIỆN PHÁP TU TỪbg-thcstrangliet.haiduong.edu.vn/null/file_de_thi/46_CHU... · Web view- Ánh trăng ( trên mái nhà, các cành cây, đường phố, làng xóm…

Dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc Dượng  Hương Thư giống như một hiệp sĩ của trường sơn oai linh hùng vĩ.   a. Các so sánh trong câu trên có cùng loại không A/ Có  B/ Không   A. So sánh ngang bằng   B. So sánh hơn   C. So sánh kém   c/ Tác dụng của phép so sánh trong các câu văn trên là gì ?   A. Gợi hình ảnh, gợi cảm, miêu tả tự sự, sự việc cụ thể sinh động.  B. Chỉ có tác dụng làm rõ hình thức bên ngoài của đối tượng được miêu tả.   C. Làm cho câu văn trở nên hơi đưa đẩy và bóng bẩy.  D. Không có tác dụng cảm xúc.   Bài tập 7: Học sinh làm bài tập sau :   Miêu tả sắc, tài của chị em Thúy Kiều – Nguyễn Du viết :  Vân xem tran trọng khác vời  Khuôn trăng đầy đặn, nét ngoài nở nang 

48