19

CH ƯƠ NG II T CH C THI TUY N NGHIÊN C U SINH dinh ban hanh quy che dao tao.pdf · t danh sách chính th ˆc d thi và phát gi %y báo d thi cho thí sinh. -& u tháng 5: T ˇ

  • Upload
    others

  • View
    1

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM VIỆN LÚA ĐBSCL Độc lập – Tự so – Hạnh phúc -------------- ----------------

QUY CHẾ ĐÀO TẠO CỦA VIỆN LÚA ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

(Ban hành kèm theo Quyết định số 07 ngày 11 tháng 1 năm 2008

của Viện trưởng Viện Lúa đồng bằng sông Cửu Long)

CHƯƠNG I NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi áp dụng

Quy chế đào tạo này quy định về hoạt động và quản lý hoạt động đào tạo sau đại học tại

Viện Lúa đồng bằng sông Cửu Long; quản lý các hoạt động hợp tác về đào tạo giữa Viện với các

Trường đại học và các tổ chức khác trong vùng; quản lý, theo dõi các cán bộ của Viện được cử đi

học tập tại các cơ sở đào tạo trong, ngoài nước khác theo đúng các quy định hiện hành của Nhà

nước.

Quy chế đào tạo này cũng quy định nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của các đơn vị và

cá nhân tham gia đào tạo trong phạm vi Viện Lúa đồng bằng sông Cửu Long.

Điều 2. Mục tiêu đào tạo

Đào tạo cho Viện Lúa đồng bằng sông Cửu Long và vùng đồng bằng sông Cửu Long một

đội ngũ cán bộ Khoa học có trình độ cao về lý thuyết và thực hành; có năng lực sáng tạo, độc lập

nghiên cứu; có khả năng hướng dẫn nghiên cứu khoa học và hoạt động chuyên môn, đặc biệt là

lĩnh vực nghiên cứu chọn tạo các giống cây trồng; phát hiện và giải quyết được những vấn đề

Khoa học – công nghệ phục vụ cho công cuộc công nghiệp hóa – hiện đại hóa nông nghiệp nông

thôn trong vùng; có đủ khả năng tham gia lãnh đạo và quản lý ở các địa phương góp phần tăng

cường công tác nghiên cứu khoa học và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp.

Điều 3. Hình thức đào tạo

1. Đào tạo sau đại học (tiến sĩ) theo hình thức không tập trung tại Viện Lúa ĐBSCL cho

cán bộ của Viện và cán bộ nông nghiệp các tỉnh phía Nam.

2. Cử cán bộ của Viện đi đào tạo sau đại học (thạc sĩ, tiến sĩ) tại các cơ sở đào tạo khác

trong nước (Đại học Cần Thơ, Đại học Nông Lâm TP.HCM, Viện Khoa học Kỹ thuật Nông

nghiệp Viêt Nam, Trường Đạo học Nông nghiệp I…)

3. Cử cán bộ của Viện đi đào tạo ngắn hạn, dài hạn, sau đại học (thạc sĩ, tiến sĩ) tại các cơ

sở đào tạo nước ngoài ( Ấn Độ, Philippines, Anh, Mỹ, Nhật Bản…) từ các chương trình hợp tác

quốc tế hoặc từ các nguồn ngân sách Nhà nước.

CHƯƠNG II QUY CHẾ ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC

(Căn cứ vào Quy chế Đào tạo sau đại học ban hành theo Quyết định số 18/2000/QĐ-BGD & ĐT

ngày 08/6/2000 và Quy chế Tuyển sinh sau đại học ban hành theo Quyết định số 19/2002/QĐ-

BGD &ĐT ngày 09/4/2002 của Bộ trưởng Bộ Giáodục và Đào tạo)

Mục 1

TỔ CHỨC THI TUYỂN NGHIÊN CỨU SINH

Điều 4. Điều kiện dự tuyển nghiên cứu sinh

Tất cả công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có đủ các điều kiện quy định

sau đây được dự thi vào chương trình đào tạo tiến sĩ Nông nghiệp tại Viện Lúa đồng bằng sông

Cửu Long.

1. Điều kiện văn bằng và công trình khoa học đã công bố

Người dự thi cần thỏa mãn một trong các điều kiện sau:

- Có bằng thạc sĩ đúng chuyên ngành và đã có ít nhất một bài báo công bố trên tạp chí khoa

học trước khi nộp hồ sơ dự thi.

- Có bằng thạc sĩ chuyên ngành phù hợp hoặc chuyên ngành gần và đã có ít nhất 2 bài báo

công bố trên tạp chí khoa học trước khi nộp hồ sơ dự thi.

- Có bằng thạc sĩ chuyên ngành khác và có bằng tốt nghiệp đại học chính quy đúng ngành

hoặc ngành phù hợp với ngành đăng ký dự thi. Trường hợp này thí sinh phải dự thi như người

chưa có bằng thạc sĩ và phải có ít nhất 2 bài báo công bố trên tạp chí khoa học trước khi nộp hồ

sơ dự thi.

- Có bằng tốt nghiệp đại học hệ chính quy đúng ngành loại giỏi trở lên và có ít nhất 2 bài

báo công bố trên tạp chí khoa học trước khi nộp hồ sơ dự thi.

- Có bằng tốt nghiệp đại học hệ chính quy đúng ngành loại khá trở lên và có ít nhất 3 bài

báo công bố trên tạp chí khoa học trước khi nộp hồ sơ dự thi.

Nội dung các bài báo phải phù hợp với hướng nghiên cứu đăng ký dự thi.

2. Điều kiện thâm niên công tác

- Người dự thi vào chương trình đào tạo tiến sĩ cần có ít nhất 2 năm làm việc chuyên môn

trong lĩnh vực đăng ký dự thi.

- Có đủ sức khỏe để học tập và lao động theo quy định tại Thông tư liên Bộ y tế - Đại học,

THCN và DN số 10/TT-LB ngày 18/08/1989 và công văn hướng dẫn số 245/TS ngày 20/08/1990

của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Nộp đầy đủ, đúng hạn các văn bằng, chứng chỉ, giấy tờ và lệ phí dự thi theo quy định của

Bộ Giáo dục và Đào tạo và của Viện Lúa ĐBSCL.

Điều 5. Các môn thi tuyển

1. Đối với thí sinh chưa có bằng thạc sĩ hoặc có bằng thạc sĩ chuyên ngành khác phải dự thi

5 môn: ngoại ngữ (Anh, Pháp, Đức, Nga, Trung Quốc), cơ bản (toán thống kê), cơ sở, chuyên

ngành và bảo vệ đề cương nghiên cứu.

2. Đối với thí sinh đã có bằng thạc sĩ phải dự thi 3 môn: ngoại ngữ, chuyên ngành và bảo vệ

đề cương nghiên cứu.

Điều 6. Thời gian tổ chức ôn và thi tuyển

- Tháng 12: Gửi thông báo tuyển sinh

- Từ tháng 2 – giữa tháng 4: Phối hợp với trường đại học Cần Thơ tổ chức ôn tập cho thí

sinh.

- Từ giữa tháng 4-cuối tháng 4: Niêm yết danh sách chính thức dự thi và phát giấy báo dự

thi cho thí sinh.

- Đầu tháng 5: Tổ chức thi tuyển nghiên cứu sinh. (Thời gian chính xác tùy theo quyết định

của Bộ Giáo dục và Đào tạo).

- Từ tháng 6 – tháng 7: Công bố kết quả điểm thi và kết quả trúng tuyển

Mục 2

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

Điều 7. Khung chương trình đào tạo cho nghiên cứu sinh chưa có bằng thạc sĩ

Viện Lúa ĐBSCL phối hợp với trường Đại học Cần Thơ xây dựng chương trình và tổ

chức đào tạo thạc sĩ cho nghiên cứu sinh (NCS) chưa có bằng thạc sĩ. Chương trình đào tạo thạc

sĩ có khối lượng quy định là 80-85 đơn vị học trình (đvht), 3 năm không tập trung và chia làm 3

phần, nhưng NCS không cần hoàn tất luận văn thạc sĩ mà chỉ học 2 phần:

a) Phần 1: Kiến thức chung, gồm 2 môn Triết học và ngoại ngữ, chiếm 20% khối lượng chương

trình.

- Môn Triết học : có khối lượng 6 đvht. Khối lượng quy định này bao gồm thời gian lên lớp

lý thuyết, hướng dẫn viết thu hoạch, tiểu luận….

- Môn Ngoại ngữ: có khối lượng 10 đvht, là khối lượng hỗ trợ để NCS đạt tương đương

trình độ C khi tốt nghiệp. Ngoại ngữ trong chương trình đào tạo SĐH đang áp dụng tại Viện là

tiếng Anh. Nội dung thi hết môn ngoại ngữ bao gồm 5 kỹ năng: văn phạm, đọc hiểu, viết, nghe,

nói và được thể hiện trên ba bài thi đọc-viết, nghe hiểu, hội thoại. Dạng thức và cách thức thi

theo quy định chung của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

b) Phần 2: Kiến thức cơ sở và chuyên ngành, chiếm từ 50 đến 70% khối lượng chương trình đào tạo

tùy thuộc vào loại cấu trúc chương trình.

- Trong từng khối kiến thức cơ sở và kiến thức chuyên ngành đều có môn học bắt buộc và

môn học tự chọn. Khối lượng của mỗi môn học được xây dựng trong phạm vi từ 2-4 đvht.

- Căn cứ vào đề xuất của cơ sở đào tạo và ý kiến của Hội đồng chuyên ngành, Bộ Giáo dục

và Đào tạo quy định một số môn trong nhóm môn học bắt buộc (quy định tên, khối lượng và nội

dung môn học). Các môn học bắt buộc còn lại và các môn học tự chọn do cơ sở đào tạo quy định.

Khối lượng các môn học tự chọn của mỗi NCS chiếm tối đa 30% khối lượng chương trình

đào tạo của phần 2. Để đáp ứng yêu cầu cho lựa chọn của NCS, đơn vị có đào tạo phải xây dựng

số môn với số đơn vị học trình gấp 1,5 đến 2 lần số môn mà mỗi NCS phải chọn.

Nội dung các môn học cơ sở và chuyên ngành đều phải đảm bảo mục tiêu bổ sung, mở rộng,

nâng cao và hiện đại hóa kiến thức cơ sở, liên ngành. Không giảng dạy lại chương trình đại học.

Sau khi học xong chương trình cao học, NCS sẽ tiếp tục học tập và nghiên cứu như các NCS đã

có bằng thạc sĩ.

Điều 8. Khung chương trình đào tạo cho nghiên cứu sinh đã có bằng thạc sĩ

Chương trình đào tạo gồm 3 phần:

a) Phần 1: Chuẩn hóa kiến thức chuyên ngành (trong vòng 2 năm đầu).

Tổ chức cho NCS có bằng thạc sĩ ở chuyên ngành gần với chuyên ngành đào tạo tiến sĩ, học bổ

sung các môn học cần thiết để có kiến thức tương đương với người có bằng thạc sĩ đúng chuyên

ngành (10-20 đvht từ các môn học bắt buộc của chuyên ngành đào tạo thạc sĩ, các môn học do

đơn vị có đào tạo SĐH quyết định và đề nghị).

Đối với các NCS có bằng thạc sĩ đúng chuyên ngành không cần phải học phần này.

b) Phần 2: Thực hiện các chuyên đề tiến sĩ (hoàn thành chậm nhất trong năm thứ 3)

- Các chuyên đề tiến sĩ nhằm trang bị cho NCS năng lực nghiên cứu khoa học, cập nhật và

nâng cao kiến thức liên quan đến đề tài, giúp cho NCS có đủ trình độ để giải quyết đề tài luận án.

Các chuyên đề tiến sĩ được thực hiện bằng tự học và tự nghiên cứu của NCS dưới sự giúp đỡ của

người hướng dẫn NCS

- Bộ môn và người hướng dẫn có trách nhiệm phê duyệt danh mục các chuyên đề (do đơn

vị hoặc NCS đề nghị) cho từng chuyên ngành đào tạo, số lượng chuyên đề cho từng NCS cụ thế.

Mỗi NCS phải hoàn thành ít nhất 3 chuyên đề với tổng khối lượng từ 5-10 đvht.

c) Phần 3: Luận án Tiến sĩ (bảo vệ trong năm thứ ba hoặc thứ 4)

Luận án Tiến sĩ phải là một công trình khoa học chứa đựng những đóng góp mới có giá trị

trong lĩnh vực khoa học chuyên ngành, qua đó thể hiện khả năng độc lập và sáng tạo nghiên cứu

khoa học của NCS. Đóng góp mới của luận án có thể là:

- Những kết quả mới hay đề xuất mới có tác dụng bổ sung, phát triển hoặc làm phong phú

thêm vốn kiến thức đã có của chuyên ngành.

- Những ứng dụng sáng tạo và phát triển có cơ sở khoa học dựa trên các thành tựu đã có

nhằm giải quyết những yêu cầu cần thiết thực tế của kinh tế-xã hội và khoa học-công nghệ.

Mục 3

QUY CHẾ HỌC TẬP

Điều 9. Thời gian đào tạo và những thay đổi trong quá trình đào tạo

Thời gian đào tạo cho NCS chưa có bằng thạc sĩ là 5 năm và cho NCS đã có bằng thạc sĩ

là 3 năm ( đối với NCS đúng chuyên ngành), 4 năm (đối với NCS có chuyên ngành gần và

chuyên ngành khác). Trong trường hợp NCS không có khả năng hoàn thành chương trình đào tạo

đúng thời hạn quy định thì chậm nhất ba tháng trước khi hết hạn phải làm đơn xin phép gia hạn

học tập (đơn xin phải có ý kiến của cán bộ hướng dẫn và xác nhận của lãnh đạo đơn vị trực tiếp

đào tạo và gửi cho phòng quản lý Khoa học để xin phép Bộ Giáo dục và Đào tạo). Viện Lúa

ĐBSCL chỉ giải quyết gia hạn học tập cho những NCS có lý do chính đáng với các điều kiện

đảm bảo trong phạm vi thời gian gia hạn NCS hoàn thành được nhiệm vụ học tập, nghiên cứu.

Thời gian gia hạn nhiều nhất là 12 tháng.

Khi hết hạn đào tạo hoặc đã bảo vệ thành công luận án, NCS được trả về cơ quan hay địa

phương. Đối với NCS chưa hoàn thành luận án thì trong thời gian hai năm kể từ khi hết hạn có

thể trở lại Viện xin bảo vệ nếu được cơ quan hay địa phương đề nghị, người hướng dẫn đồng ý

và Viện chấp thuận. trong trường hợp này NCS phải tự túc kinh phí bảo vệ luận án.

Thủ trưởng Viện Lúa ĐBSCL xem xét quyết định việc điều chỉnh, thay đổi tên đề tài luận

án; gia hạn học tập cho NCS đến 6 tháng; bổ sung hoặc thay đổi người hướng dẫn; trả NCS về

địa phương và báo cáo Bộ Giáo dục và Đào tạo biết. Việc gia hạn cho NCS trên 6 tháng do Bộ

Giáo dục và Đào tạo quyết định.

Điều 10. Điều kiện dự thi kết thúc môn học

Nghiên cứu sinh chỉ được dự thi khi:

- Tham dự ít nhất 80% số tiết lên lớp lý thuyết.

- Tham dự đầy đủ các buổi thực hành, sinh hoạt khoa học.

- Có đầy đủ các điểm bài tập, kiểm tra thường kỳ, điểm tiểu luận theo quy định của môn

học.

- Hoàn thành các thủ tục về học phí.

Mỗi môn học NCS được dự thi hai lần; nếu không đạt, NCS phải đăng ký học lại với khóa

tiếp theo. Số môn được học lại với khóa tiếp theo không quá ba môn.

Điều 11. Những trường hợp đình chỉ học tập và xóa tên

Trong năm học, nếu có từ 4 môn trở lên thi lần 2 không đạt, hoặc trong 3 môn đăng ký

học lại với khóa tiếp theo có 1 môn thi lần 1 không đạt sẽ bị đình chỉ học tập.

Nghiên cứu sinh vắng mặt không lý do, không đơn xin phép trong 1 đợt tập trung coi như NCS

tự ý bỏ học và sẽ bị đình chỉ học tập.

Nghiên cứu sinh không hoàn thành đóng học phí theo quy định và không thực hiện đúng khung

thời gian qui định ở điều 9 của Quy chế này.

Điều 12. Các hình thức xử lý vi phạm quy chế thì

1. Khiển trách được áp dụng đối với những NCS phạm lỗi 1 lần như: nhìn bài của bạn, trao đổi,

thảo luận với bạn. Học viện bị khiển trách sẽ bì trừ 25% số điểm thi của môn đó.

2. Cảnh cáo đối với NCS vi phạm một trong các lỗi sau đây:

- Đã bị khiển trách 1 lần nhưng trong giờ thi môn đó vẫn tiếp tục vi phạm quy chế.

- Trao đổi tài liệu hoặc giấy nháp cho bạn.

- Chép bài của người khác.

Người bị kỷ luật cảnh cáo trong khi thi môn nào sẽ bị trừ 50% số điểm thi của môn đó. Hình

thức kỷ luật cảnh cáo cán bộ coi thi lập biên bản, thu tang vật và quyết định.

3. Đình chỉ thi đối với các học viên vi phạm một trong các lỗi sau đây:

- Đã bị cảnh cáo một lần nhưng trong giờ thi môn đó vẫn tiếp tục vi phạm quy chế.

- Sau khi đã bóc đề thi bị phát hiện vẫn còn mang theo người tài liệu, phương tiện kỹ thuật

thu, phát, truyền tin, ghi âm…

- Đưa đề thi ra ngoài hoặc đưa bài giải từ ngòai vào phòng thi

- Viết, vẽ những nội dung không liên quan đến bài thi

- Có hành động gây gổ, đe dọa cán bộ có trách nhiệm trong kỳ thi hay đe dọa học viên

khác.

Mục 4

LUẬN ÁN TIẾN SĨ

Điều 13. Thực hiện đề tài luận án

Nghiên cứu sinh có trách nhiệm báo cáo đề cương nghiên cứu, kế hoạch học tập, kế hoạch

nghiên cứu để thực hiện đề tài luận án khi về sinh hoạt tại bộ môn nghiên cứu. Trong quá trình

thực hiện đề tài luận án, NCS phải tham gia đầy đủ các buổi sinh hoạt khoa học của bộ môn, làm

báo cáo khoa học, viết bài báo khoa học, tham gia sinh hoạt khoa học có liên quan đến nhiệm vụ

nghiên cứu của mình ở trong và ngoài Viện.

Điều 14. Nội dung và hình thức luận án

Luận án tiến sĩ phải chứng tỏ NCS đã đạt được những mục tiêu và yêu cầu về kiến thức và

phương pháp nghiên cứu khoa học, có đóng góp mới đối với chuyên ngành. Nội dung luận án

phải được trình bày khúc triết, chặt chẽ theo trình tự: mở đầu, các chương, kết luận, danh mục tài

liệu tham khảo và phụ lục (nếu có).

Trong quá trình viết luận án, nhất thiết phải dẫn nguồn tài liệu hoặc kết quả của người

khác được sử dụng trong luận án. Phải nêu rõ cả việc sử dụng những đề xuất hoặc kết quả của

đồng tác giả.

Nếu luận án là công trình khoa học hoặc một phần công trình khoa học của một tập thể

trong đó tác giả đóng góp phần chính thì phải báo cáo và xuất trình đầy đủ các văn bản thể hiện

sự nhất trí của các thành viên trong tập thể đó với cơ sở đào tạo.

Về hình thức, luận án phải được trình bày mạch lạc, rõ ràng, sạch sẽ theo đúng hướng dẫn

của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Tuyệt đối không được tẩy xóa, sửa chữa trong luận án. Luận án

phải được đóng bìa cứng.

Điều 15. Những thay đổi trong quá trình thực hiện

Việc thay đổi đề tài luận án chỉ giải quyết khi có lý do chính đáng và trong nửa đầu thời

gian đào tạo.

Việc bổ sung hoặc thay đổi người hướng dẫn chỉ thực hiện khi thật cần thiết và chậm nhất

là một năm trước khi NCS hết hạn học tập.

Khi có lý do chính đáng, NCS có thể xin chuyển cơ sở đào tạo với điều kiện thời hạn học

tập theo quy định còn ít nhất là một năm, được Viện Lúa ĐBSCL đồng ý và cơ sở xin chuyển

đến tiếp nhận. Việc chấp nhận hay không chấp nhận kết quả học tập đã có, xác định các môn học

hoặc các chuyên đề tiến sĩ bổ sung do cơ sở đào tạo mới quyết định.

Điều 16. Người hướng dẫn nghiên cứu sinh

Tiến sĩ khoa học và Giáo sư được đồng thời hướng dẫn hoặc tham gia hướng dẫn cùng lúc

không quá 5 NCS (kể cả các NCS thuộc cơ sở đào tạo khác). Tiến sĩ và Phó giáo sư được quyền

hướng dẫn hoặc tham gia hướng dẫn cùng lúc không quá 3 NCS. Trong số NCS của mỗi người

hướng dẫn có không quá 2 NCS của cùng một khóa. Mỗi luận án tiến sĩ có 1 hoặc 2 người hướng

dẫn (chính và phụ).

Điều 17. Tổ chức đánh giá luận án tiến sĩ

Trình tự tổ chức đánh giá luận án tiến sĩ ở Viện Lúa ĐBSCL được thực hiện theo đúng các

quy định trong tài liệu hướng dẫn “Các văn bản pháp luật về Đào tạo sau đại học” của Bộ Giáo

dục và Đào tạo, xuất bản năm 2002.

Mục 5

LỆ PHÍ VÀ HỌC PHÍ

Điều 18. Lệ phí ôn tập và thi tuyển sau đại học

Mỗi thí sinh dự tuyển nghiên cứu sinh tại cơ sở đào tạo Viện Lúa ĐBSCL phải đóng tiền

lệ phí ôn tập và thi tuyển khi đến nộp hồ sơ đăng ký dự tuyển như sau:

* Tiền ôn tập các môn thi:

- Môn chuyên ngành: 300.000 đồng

- Các môn ngoại ngữ, cơ bản và cơ sở: tùy theo số lượng thí sinh dự tuyển và yêu cầu của trường

Đại học Cần Thơ mà thí sinh sẽ phải đóng tiền để ôn tập thi.

* Tiền lệ phí thi: 1.000.000 đồng

Điều 19. Học phí

Kinh phí Đào tạo sau đại học bao gồm phần kinh phí Bộ cấp theo chỉ tiêu phân bổ cho

Viện hàng năm và phần đóng góp của NCS. Ngoài ra Viện sẽ cố gắng tranh thủ các nguồn khác

để bổ sung cho ngân sách Đào tạo sau đại học.

Mức học phí cụ thể cho mỗi NCS gồm 2 nhóm đối tượng như sau:

* Học phí đối với học viên là Cán bộ, công chức được cử đi học:

- Đối với người có bằng thạc sĩ: 7.500.000 đồng/ khóa học

- Đối với người chưa có bằng thạc sĩ 11.500.000 đồng/ khóa học

* Học phí đối với học viên là đối tượng khác 20.000.000 đồng/ khóa học

Ngoài định mức thu học phí như trên:

- Nếu NCS có nhu cầu tham gia học thêm những học phần để bổ sung kiến thức (ngoài

khung chương trình đào tạo), NCS có thể đăng ký và nộp bổ sung kinh phí.

- Nếu sau khi NCS thi lại lần 2 vẫn không đạt yêu cầu (nằm trong diện học trả nợ), NCS

được đăng ký học lại môn học đó với khóa kế tiếp và nộp kinh phí học bổ sung cho học phần đó.

- Định mức thu bổ sung chohai trường hợp trên là 140.000 đồng/ tín chỉ.

- Đối với những NCS không hoàn thành luận án tốt nghiệp đúng hạn, NCS phải tự túc kinh

phí để tổ chức hội đồng bảo vệ tốt nghiệp.

- Ngoài những phần học phí ở trên, NCS phải tự trang trải các khoản kinh phí như sau:

- Kinh phí ăn, ở, mua, photo, đánh máy vàin ấn tài liệu học tập, luận án…

- Kinh phí thực hiện luận án tốt nghiệp: tùy mức độ của đề tài nghiên cứu, kinh phí thực

hiện luân án sẽ được hội đồng xét đề cương luận án tốt nghiệp căn cứ để xét duyệt kinh phí và

NCS sẽ liên hệ với cơ quan chủ trì đề tài để tìm nguồn kinh phí thực hiện.

Điều 20. Thời gian nộp học phí

- Thời gian nộp học phí từ ngày 1/10 đến ngày 15/10 hàng năm. Nghiên cứu sinh hoàn

thành nhiệm vụ đóng học phí trong 3 năm đầu. Mỗi năm nộp 1/3 tổng số học phí của khóa học.

Tất cả các khoản lệ phí và học phí được nộp tại Phòng Kế toán – Tài vụ, Viện Lúa ĐBSCL.

* Học phí và lệ phí thi sẽ thay đổi khi Quy chế và Quy định về Đào tạo sau đại học của Bộ Giáo

dục và Đào tạo thay đổi.

Mục 6

TRÁCH NHIỆM VÀ QUYỀN HẠN

Điều 21. Trách nhiệm và quyền hạn của các phòng chức năng

1. Phòng Quản lý Khoa học và Hợp tác quốc tế

Quản lý, kiểm tra, theo dõi và tổng hợp kế hoạch chung về đào tạo tiến sĩ của Viện, bao

gồm các mặt hoạt động như sau:

- Kế hoạch mở rộng quy mô đào tạo tiến sĩ của Viện, kế hoạch tuyển sinh, kế hoạch đào

tạo, kế hoạch kinh phí, kế hoạch đầu tư trang thiết bị phương tiện phục vụ công tác đào tạo,

- Tập trung NCS theo lịch, xây dựng quy chế quản lý đào tạo chung cho toàn Viện, quản lý

kết quả học tập,

- Thành viên các hội đồng tuyển sinh, hội đồng kiểm tra môn học, hội đồng xét điều kiện

bảo vệ luận án,

- Hợp đồng các đơn vị viết bài giảng phục vụ giảng dạy sau đại học (tổ chức phản biện,

thông qua HĐKH và trình Lãnh đạo Viện cấp quyết định nghiệm thu),

- Phối hợp với các đơn vị có đào tạo SĐH trong Viện tổ chức thi các môn học trong phần

chuyên ngành và quản lý kết quả thi.

- Quản lý và đề nghị xử lý các trường hợp học viên không hoàn thành nhiệm vụ quy định

như: nợ học phí và buộc thôi học theo các văn bản pháp quy về đào tạo sau đại học (SĐH) do Bộ

Giáo dục và Đào tạo ban hành.

- Báo cáo định kỳ hàng năm với Lãnh đạo Viện, Bộ chủ quản, Bộ Giáo dục và Đào tạo về

công tác đào tạo SĐH của Viện

- Trình Lãnh đạo Viện duỵệt và cấp các quyết định thành lập các hội đồng bảo vệ chuyên

đề, bảo vệ đề cương luận án, hội đồng chấm luận án tốt nghiệp và các hội đồng khác có liên quan

trong quá trình đào tạo SĐH

- Giới thiệu, quản lý và tổ chức các hội nghị, hội thảo có liên quan đến công tác đào tạo

SĐH của Viện.

- Tạo điều kiện thuận lợi cho NCS có thể tham khảo tài liệu, truy cập thông tin phục vụ tốt

cho việc học tập và nghiên cứu khoa học trong suốt khóa học.

- Phối hợp với các đơn vị có đào tạo SĐH trong Viện tổ chức thi các môn học trong phần

chuyên ngành và quản lý kết quả thi,

- Quản lý và đề nghị xử lý các trường hợp học viên không hoàn thành nhiệm vụ quy định

như: nợ học phí và buộc thôi học theo các văn bản pháp quy về đào tạo sau đại học (SĐH) do Bộ

Giáo dục và Đào tạo ban hành.

- Báo cáo định kỳ hàng năm với Lãnh đạo Viện, Bộ chủ quản, Bộ Giáo dục và Đào tạo về

công tác đào tạo SĐH của Viện.

- Trình Lãnh đạo Viện duyệt và cấp các quyết định thành lập các hội đồng bảo vệ chuyên

đề, bảo vệ đề cương luận án, hội đồng chấm luận án tốt nghiệp và các hội đồng khác có liên quan

trong quá trình đào tạo SĐH

- Giới thiệu, quản lý và tổ chức các hội nghị, hội thảo có liên quan đến công tác đào tạo

SĐH của Viện

- Tạo điều kiện thuận lợi cho NCS có thể tham khảo tài liệu, truy cập thông tin phục vụ tốt

cho việc học tập và nghiên cứu khoa học trong suốt khóa học

- Phối hợp với các phòng chức năng khác chịu trách nhiệm theo dõi quản lý các cán bộ của

Viện được cử đi đào tạo SĐH trong và ngoài nước từ các chương trình hợp tác quốc tế hoặc từ

các nguồn ngân sách Nhà nước

2. Phòng Kế toán – Tài vụ

Tổ chức thu lệ phi ôn tập lệ phí thi, học phí và các kế hoạch có thu khác có liên quan đến công

tác đào tạo SĐH theo văn bản của Phòng QLKH. Phối hợp với Phòng QLKH xây dựng các

khoản và định mức thu chi phù hợp và đúng theo quy định của Nhà nước. Quản lý toàn bộ kinh

phí đào tạo SĐH của Viện từ tất cả các nguồn thu, cấp kinh phí phục vụ kịp thời cho công tác

đào tạo SĐH theo yêu cầu ghi trong kế hoạch và các văn bản của Phòng QLKH được lãnh đạo

Viện duyệt.

3. Phòng Hành chính – Tổ chức

Phối hợp với Phòng QLKH tổ chức và đảm bảo an ninh cho các kỳ thi tuyển sinh SĐH. Xác nhận

các giấy tờ có liên quan, bố trí hội trường và phòng học theo kế hoạch đề nghi của Phòng QLKH

và các bộ môn có đào tạo SĐH. Điều động ô tô đưa đón các giáo viên mời giảng và thành viên

các hội đồng liên quan đến công tác đào tạo SĐH. Bố trí chỗ ăn ở cho các giáo viên và các học

viên NCS từ cơ quan khác đến Viện học tập, thực hiện đề tài khi được yêu cầu.

Điều 22. Trách nhiệm và quyền hạn của các đơn vị có đào tạo sau đại học trong Viện

Các bộ môn có chương trình đào tạo SĐH phải đảm nhiệm và thực hiện tốt các công tác sau đây:

a) Đăng ký mở ngành đào tạo mới (nếu có)

- Xây dựng đề cương mở ngành đào tạo tiến sĩ và các lớp bồi dưỡng SĐH theo khả năng và

tiềm lực của bộ môn

- Thực hiện đúng nội dung và các biểu mẫu quy định cho đề cương mở chuyên ngành đào tạo

SĐH do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định

- Bảo vệ đề cương mở ngành đao ftạo tiến sĩ trước HĐKH Viện và Bộ Giáo dục và Đào tạo

Hoàn chỉnh đề cương giử cho phòng Quản lý Khoa học.

b) Tuyển sinh (tháng 12 đến tháng 5)

- Hướng dẫn ôn tập môn chuyên ngành cho thí sinh tham gia dự tuyển

- Ra đề thi tuyển sinh môn chuyên ngành và chấm thi theo kế hoạch quy định

- Phối hợp với Phòng Quản lý Khoa học tổ chức thi tuyển sinh

c) Tổ chức giảng dạy

- Xây dựng lịch học chung cho khóa học, thời khóa biểu cụ thể cho từng năm học vfa đợt học

nộp cho Phòng QLKH quản lý, kiểm tra theo dõi.

- Phối hợp với Phòng QLKH phân công cán bộ giảng dạy, tổ chức giảng dạy các học phần

kiến thức chuyên ngành

- Phối hợp với Phòng QLKH trong việc quan hệ mời các giảng viên giảng dạy các môn học,

hướng dẫn và tham gia hội đồng chấm luận án

- Tổ chức đánh giá chuyên đề và chuẩn hóa trình độ kiến thức NCS theo quy định

- Phối hợp với Phòng QLKH tổ chức thi và chấm bài thi các môn học trong phần chuyên

ngành, công bố kết quả cho NCS và gửi bảng điểm có chữ ký của cán bộ chấm thi về phòng

QLKH

- Quản lý, tổ chức thực hiện và chịu trách nhiệm về tiến trình cũng như kết quả học tập,

nghiên cứu của NCS theo khung chương trình đào tạo quy định

- Lập dự toán sử dụng kinh phí đào tạo theo năm học nộp cho Phòng QLKH xem xét, tổng

hợp chung trình Lãnh đạo Viện xét duyệt.

- Phối hợp với Phòng QLKH xét duyệt các trường hợp xin dừng học tập hoặc bảo vệ với khóa

sau của NCS.

d) Xét tốt nghiệp và cấp bằng (tháng 10)

- Phối hợp với Phòng QLKH đề xuất thành lập các Hội đồng và Tiểu ban có liên quan đến

đào tạo SĐH

- Phối hợp với Phòng QLKH xét duyệt tốt nghiệp và tổ chức bảo vệ luận án tiến sĩ cấp cơ sở

(bộ môn).

e) Đánh giá công tác đào tạo sau đại học

- Định kỳ tổ chức họp đánh giá, cải tiến nội dung và khung chương trình đào tạo phù hợp với

nhu cầu thực tế

- Hàng năm gửi báo cáo sơ kết và tổng kết các khóa đào tạo SĐH do bộ môn phụ trách cho

Phòng QLKH.

Ngoài ra tất cả các đơn vị trong Viện đều có nhiệm vụ hỗ trợ Phòng QLKH & HTQT, các

đơn vị có đào tạo SĐH và nghiên cứu sinh thực hiện tốt nhiệm vụ giảng dạy và học tập sau đại

học khi được yêu cầu.

CHƯƠNG III

QUY CHẾ ĐỐI VỚI CÁN BỘ ĐƯỢC CỬ ĐI ĐÀO TẠO TRONG NƯỚC

Điều 23. Điều kiện xét chọn đi đào tạo trong nước

Cán bộ của Viện được xét chọn đi đào tạo trong nước phải đảm bảo các điều kiện sau đây:

1. Trình độ chuyên môn và ngoại ngữ: đạt được trình độ mà Bộ Giáo dục và Đào tạo quy

định.

2. Có tinh thần trách nhiệm cao với công việc được giao. Say mê nghiên cứu khoa học và học

tập.

3. Tư cách đạo đức, tác phong tốt. Chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật của Nhà nước và các

nội quy, quy định của Viện.

4. Đã được tuyển chọn vào biên chế chính thức của Viện.

5. Có ý thức và nhiệt tình tham gia công tác xã hội.

6. Đối với trường hợp cán bộ được cử đi đào tạo dài hạn, trước khi đi phải ký cam kết với

Viện: đảm bảo sau khi tốt nghiệp, về phục vụ công tác tại Viện theo đúng thời gian quy định của

Nhà nước (gấp 3 lần so với thời gian của khóa đào tạo). Những cán bộ không thực hiện đúng cam

kết sẽ phải bồi hoàn lại toàn bộ chi phí do Nhà nước và Viện bỏ ra cho cán bộ đó trong suốt thời

gian đi học theo Nghị định số 54/2005/NĐ-CP của Chính Phủ và Thông tư số 89/2006/TT-BTC

của Bộ Tài chính (trừ trường hợp được Viện trưởng đồng ý cho chuyển công tác).

Điều 24. Nhiệm vụ và trách nhiệm của cán bộ được cử đi đào tạo trong nước

1. Cán bộ được Viện cử đi đào tạo phải chấp hành quyết định, nếu tự ý không thực hiện, Viện

sẽ không xét cử đi học theo chương trình đào tạo của Viện ở những lần sau.

2. Hoàn thành kế hoạch học tập và nghiên cứu kho học đúng thời gian quy định theo chương

trình, kế hoạch của cơ sở đào tạo.

3. Hàng năm báo cáo kết quả học tập, nghiên cứu với Viện (đơn vị công tác và Phòng Quản

lý Khoa học).

4. Chấp hành pháp luật của Nhà nước, quy chế và nội quy của cơ sở đào tạo.

5. Sau khi kết thúc khóa học hoặc tốt nghiệp phải nộp báo cáo, luận văn hoặc luận án tốt

nghiệp cho Thư viện của Viện.

Điều 25. Quyền lợi của cán bộ được cử đi đào tạo trong nước

1. Được hưởng nguyên lương và các khoản phụ cấp trong thời gian đi học do Viện trả. Trong

thời gian đi học, đến kỳ hạn vẫn được xét tăng lương và tăng lương trước kỳ hạn (nếu đạt các

tiêu chuẩn quy định).

2. Được thanh toán tiền tàu, xe đi học và đi bảo vệ tốt nghiệp (theo giấy triệu tập của cơ sở

đào tạo). Sau khi tốt nghiệp được Viện hỗ trợ 2 triệu đồng (Thạc sĩ), 3 triệu đồng (Tiến sĩ).

3. Được dành thời gian cho việc học tập và nghiên cứu theo chương trình đào tạo của Bộ

Giáo dục và Đào tạo quy định.

4. Được sử dụng thư viện, tài liệu khoa học, phòng thí nghiệm, các trang thiết bị và cơ sở vật

chất khác của Viện để phục vụ cho việc học tập và nghiên cứu khoa học.

5. Được Viện tạo điều kiện thuận lợi và xem xét hỗ trợ một phần kinh phí để thực hiện đề tài

luận văn, luận án.

CHƯƠNG V

QUY CHẾ ĐỖI VỚI CÁN BỘ ĐƯỢC CỬ ĐI ĐÀO TẠO Ở NƯỚC NGOÀI

Điều 26. Điều kiện xét chọn đi đào tạo ngắn hạn và dài hạn ở nước ngoài

Cán bộ của Viện được xét chọn đi đào tạo ngắn hạn và dài hạn ở nước ngoài phải đảm bảo

các điều kiện sau đây:

1. Trình độ chuyên môn và ngoại ngữ: đạt được trình độ mà cơ sở đào tạo nước ngoài yêu

cầu.

2. Có tinh thần trách nhiệm cao với công việc được giao. Say mê nghiên cứu khoa học và học

tập.

3. Tư cách đạo đức, tác phong tốt. Chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật của Nhà nước và các

nội quy, quy định của Viện.

4. Đã được tuyển chọn vào biên chế chính thức của Viện.

5. Có ý thức và nhiệt tình tham gia công tác xã hội.

6. Đối với trường hợp cán bộ được cử đi đào tạo dài hạn, trước khi đi phải ký cam kết với

Viện: đảm bảo sau khi tốt nghiệp, về phục vụ công tác tại Viện theo đúng thời gian quy định của

Nhà nước (gấp 3 lần so với thời gian của Khóa đào tạo). Những cán bộ không thực hiện đúng

cam kết sẽ phải bồi hoàn lại toàn bộ chi phí do Nhà nước và Viện bỏ ra cho cán bộ đó trong suốt

thời gian đi học theo Nghị định số 54/2005/NĐ-CP của Chính phủ và Thông tư số 98/2006/TT-

BTC của Bộ Tài chính (trừ trường hợp được Viện trưởng đồng ý cho chuyển công tác).

Điều 27. Nhiệm vụ và trách nhiệm của cán bộ đuợc cử đi đào tạo ở nước ngoài.

1. Cán bộ được Viện cử đi đào tạo phải chấp hành quyết định, nếu tự ý không thực hiện, Viện

sẽ không xét cử đi học theo chương trình đào tạo của Viện ở những lần sau.

2. Hoàn thành kế hoạch học tập và nghiên cứu khoa học đúng thời gian quy định theo chương

trình, kế hoạch của cơ sở đào tạo.

3. Không được tự ý đổi chuyên ngành học do Viện cử đi đào tạo nếu không được sự đồng ý

của Viện.

4. Hàng năm gửi báo cáo kết quả học tập, nghiên cứu về Viện (đơn vị công tác và phòng

Quản lý Khoa học).

5. Chấp hành pháp luật của nước sở tại, quy chế và nội quy của cơ sở đào tạo.

6. Sau khi kết thúc khóa học hoặc tốt nghiệp về Viện phải nộp báo cáo hoặc luận văn, luận án

tốt nghiệp cho Thư viện của Viện.

Điều 28. Quyền lợi của cán bộ được cử đi đào tạo ở nước ngoài

1. Được hưởng nguyên lương và các khoản phụ cấp trong thời gian đi học (nếu thời gian đi

học dưới 3 tháng); được hưởng 40% lương (nếu thời gian đi học từ 3 tháng trở lên) do Viên trả.

Trong thời gian đi học, đến kỳ hạn vẫn được xét tăng lương.

2. Sau khi tốt nghiệp, được Viện và đơn vị gửi đi đào tạo bố trí, xắp xếp công việc phù hợp

với chuyên môn ngành được đào tạo.

CHƯƠNG V

QUY CHẾ HỢP TÁC VỚI CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÀ CÁC TỔ CHỨC KHÁC

Điều 29. Cán bộ, sinh viên, học sinh ở các trường đại học và các tổ chức khác đến học tập, thực

tập hoặc tham quan tại Viện Lúa ĐBSCL đều phải có văn bản ký kết giữa các đơn vị chủ quản

với Viện.

Điều 30. Phòng Quản lý Khoa học và Phòng Hành chính – Tổ chức có trách nhiệm xắp xếp, bố

trí và tạo điều kiện thuận lợi cho các trường đại học và các tổ chức đăng ký đến tham quan, học

tập, thực tập theo đúng quy định chung của Viện.