73
VÒNG TAY SONG NGUYỀN SỐ 6 – THÁNG 1 - 2016 Trang 1 BAN ĐIU HÀNH TRUNG ƯƠNG CT/TTHNGĐ HI NGOI CHTRƯƠNG Chỉ Đạo: Tổng Linh Nguyền TƯ/HN Lm. Fx. Trần Quốc Tuấn Sáng Lập Chương Trình: Lm. Phêrô Chu Quang Minh, S.J. Cố Vấn: ĐÔ Fx. Phạm Văn Phương ĐÔ Giuse Phạm Quốc Tuấn Chủ Nhiệm: Lm. Fx. Trần Quốc Tuấn Chủ Bút: AC Đặng Văn Kiếm & Uyên Phương Kỹ Thuật: AC Bùi Văn Bằng & Yến Với sự cộng tác của quý Cha Linh Nguyền, các Song Nguyền và thân hữu. TÒA SON 2545 Millwater Xing, Dacula, GA 30019 Tel. 770-614-8315 [email protected] [email protected] Mi thăm ctthngd.net https://sndv.wordpress.com SỐ 8, PHÁT HÀNH THÁNG 5, NĂM 2016 CHỦ ĐỀ: TÌNH MẸ-CHA TRONG YÊU THƯƠNG GẦN GŨI BẰNG VIỆC LÀM

CH - sndv.files.wordpress.com · Xavier Nguyễn Văn Thuận đặt cho cháu vì hằng ngày chúng em đều đọc kinh khấn xin với Ngài! Khi biết sự sống con vừa

  • Upload
    others

  • View
    4

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: CH - sndv.files.wordpress.com · Xavier Nguyễn Văn Thuận đặt cho cháu vì hằng ngày chúng em đều đọc kinh khấn xin với Ngài! Khi biết sự sống con vừa

VÒNG TAY SONG NGUYỀN SỐ 6 – THÁNG 1 - 2016 Trang 1

 

  

  

 

BAN ĐIỀU HÀNH TRUNG ƯƠNG CT/TTHNGĐ HẢI NGOẠI

CHỦ TRƯƠNG

Chỉ Đạo:

Tổng Linh Nguyền TƯ/HN Lm. Fx. Trần Quốc Tuấn

Sáng Lập Chương Trình:

Lm. Phêrô Chu Quang Minh, S.J.

Cố Vấn: ĐÔ Fx. Phạm Văn Phương ĐÔ Giuse Phạm Quốc Tuấn

Chủ Nhiệm:

Lm. Fx. Trần Quốc Tuấn

Chủ Bút: AC Đặng Văn Kiếm &

Uyên Phương

Kỹ Thuật: AC Bùi Văn Bằng & Yến

Với sự cộng tác của quý Cha Linh Nguyền, các Song Nguyền và thân hữu.

TÒA SOẠN 2545 Millwater Xing, Dacula, GA 30019

Tel. 770-614-8315 [email protected]

[email protected] Mời thăm

ctthngd.net https://sndv.wordpress.com

SỐ 8, PHÁT HÀNH THÁNG 5, NĂM 2016

  CHỦ ĐỀ:

TÌNH MẸ-CHA TRONG YÊU THƯƠNGGẦN GŨI BẰNG VIỆC LÀM

Page 2: CH - sndv.files.wordpress.com · Xavier Nguyễn Văn Thuận đặt cho cháu vì hằng ngày chúng em đều đọc kinh khấn xin với Ngài! Khi biết sự sống con vừa

VÒNG TAY SONG NGUYỀN SỐ 8 – THÁNG 5-2016 Trang 2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

BBAANN ĐĐIIỀỀUU HHÀÀNNHH

TTRRUUNNGG ƯƯƠƠNNGG HHẢẢII NNGGOOẠẠII Vấn Nguyền:

Đức Ông Fx. Phạm Văn Phương Đức Ông Giuse Phạm Quốc Tuấn

Tổng Linh Nguyền:

Lm. Fx. Trần Quốc Tuấn Sáng Lập Chương Trình:

Lm. Phêrô Chu Quang Minh, S.J. Chủ Nguyền:

AC Giuse Phạm Văn Quyết & Anna Điệp Ban Phó Nguyền:

Sydney, Úc Châu: AC Đaminh Vũ Tiến Xuân & Maria Bạch Yến

Danmark, Âu Châu: AC Giuse Nguyễn Hải Trường & Maria Thay

Toronto, Canada: AC Michael Huỳnh Thanh Huy & Agnes Hạnh

Nhật Bản: AC Giuse Phạm Đức Kiên & Maria Tâm

Orange, Miền Nam California: AC JB Nguyễn Văn Tuấn & Têrêsa Hương

San Jose, Miền Bắc California: AC Antôn Đoàn Ngọc Hoàn & Anna Thu Hằng

Houston, Miền Trung Nam Hoa Kỳ: AC Phêrô Vũ Hữu Thự & Maria Kim Nguyệt

Atlanta, Miền Đông Nam Hoa Kỳ: AC Luca Phạm Văn Kiên & Têrêsa Nga

Washington D.C., Miền Thủ Đô: AC Fx. Phạm Công Tự & Têrêsa Yến

Lowell, Đông Bắc Hoa Kỳ: AC Phaolô Phạm Duy Thông & Cecilia Diệu Tú

Detroit, Miền Trung Bắc Hoa Kỳ: AC Phanxicô Nguyễn Hữu Nam & Matta Chi

Ký Nguyền: AC Giuse Đặng Văn Kiếm & Têrêsa Uyên Phương Quý Nguyền: AC Antôn Nguyễn Tường & Maria Thưởng  Trưởng Ban Song Nguyền: AC Giuse Đinh Quang Anh & Têrêsa Thanh Thủy Trưởng Ban Liên Gia: AC Phêrô Huỳnh Ngọc Thảo & Cecilia Kim Chi Ban Truyền Thông và Tài Liệu: AC Đaminh Bùi Văn Bằng & Têrêsa Yến AC Đaminh Vũ Tiến Xuân & Maria Bạch Yến AC Giuse Chu Quang Chàng & Anna Vân Điền

Nội Dung Trong Số Này:

Hình bìa: Tình Mẹ Cha trong yêu thương ................................. 1

Ban Điều Hành Trung Ương Hải Ngoại & Nội Dung .............. 2

Lời Ngỏ .................................................................................... 3

Tâm Thư Tổng Linh Nguyền ................................................... 5

Tâm Tình Người Chúa Dùng .................................................... 7

Đặc Sủng Tông Đồ Song Đôi .................................................... 10

Hành trình của những thao thức GB. Bùi Tuần ......................... 13

Giới thiệu Tông Huấn “Amoris Laetitia” .................................. 15

Xin Lỗi Mẹ ............................................................................... 22

Trở về với lòng Chúa Thương Xót ............................................ 23

Ổ gà ngày xưa ........................................................................... 27

CTTTHNGĐ HN chúc mừng Kim Khánh Đức Ông Phương .. 31

Cảm nhận và suy tư: Thượng HĐGM thế giới về Gia Đình ... 32

Mẹ ơi nào con biết tìm mẹ ở đâu bây giờ? ................................ 36

Cha mẹ là những nhà giáo dục đức tin của con cái ................... 46

CTTTHNGĐ Hải Ngoại lịch sinh hoạt 2016 .......................... 50

Những bài học “Yêu thương gần gũi bằng việc làm”................ 53

Khóa 671 Sydney Úc Châu ....................................................... 57

Tường trình về CTTTHNGĐ Melbourne với khóa 655 ............ 59

Bài tường thuật và cảm nghiệm khóa 672 Gx Hoàng Mai ....... 61

Vui cười: Sống lời Kinh Thánh ................................................ 62

Vườn Thơ .................................................................................. 63

Tôi theo thăng tiến .................................................................... 67

Vui cười: chụp hình bà người bị xui ......................................... 68

Thư mời tham dự & Góp ý dự thảo khóa họp HĐSNHN ......... 69

Page 3: CH - sndv.files.wordpress.com · Xavier Nguyễn Văn Thuận đặt cho cháu vì hằng ngày chúng em đều đọc kinh khấn xin với Ngài! Khi biết sự sống con vừa

VÒNG TAY SONG NGUYỀN SỐ 8 – THÁNG 5-2016 Trang 3

LỜI NGỎ

 

Khi chọn chủ đề “Tình Mẹ-Cha trong Yêu thương Gần gũi Bằng Việc làm” cho VÒNG TAY SONG NGUYỀN 8, Ban Biên Tập liên tưởng tới Mother’s Day -Ngày của Mẹ (8/5), và Father’s Day -Ngày của Cha (19/6), mong gợi lên mối quan hệ gắn bó giữa những người thân cận trong gia đình, nêu cao tình yêu thương vô bờ bến của Mẹ-Cha và lòng kính trọng hiếu thảo sâu đậm của con cái.

Gia đình cộng đoàn xứ đạo nào cũng đều ghi nhớ và nhắc nhở nhau: tháng Năm kính Mẹ Maria và tháng Sáu kính Thánh Tâm Chúa Giêsu. Ý lực sống “bên Mẹ có Cha” như nối kết song đôi một mối tình: tìm lại “cái hay của thuở ban đầu” yêu nhau, và hấp nóng ơn gọi “Song nguyền cho con

cháu” khi vợ-chồng cùng nhau tham dự Khóa Căn Bản (KCB) của Chương Trình Thăng Tiến Hôn Nhân Gia Đình (CT/TTHNGĐ)!

Xin được phép chia sẻ đường vào cuộc tình non trẻ của chúng em, bắt đầu từ 15 năm trước. Khởi điểm là quen biết nhau qua sinh hoạt nhóm nhỏ giữa khung cảnh nhà thờ với tình bạn bè thân hữu, tình lứa đôi chớm nở, rồi bước tới tình yêu vợ chồng 5 năm sau; cùng dự KCB 392 tháng 6/2008 tại Atlanta, liên tục đón chờ thai nghén 4 năm dài trong nguyện cầu phó thác, y khoa cho biết chúng em rất khó có con...; chính lúc “thôi đành quên”, tin vui được thụ thai chợt đến như một phép lạ, và con trai đầu đời là quà tặng tròn đầy Lòng Chúa Xót Thương: con yêu dấu Francois-Thuận Minh Đặng nay sắp lên 5, dùng tên của ĐHY Francois-Xavier Nguyễn Văn Thuận đặt cho cháu vì hằng ngày chúng em đều đọc kinh khấn xin với Ngài!

Khi biết sự sống con vừa chớm nở trong dạ Mẹ, chúng em cẩn trọng chăm nom bào thai đêm ngày, trò truyện và hát cho con nghe, dồn hết tình thương cho con. Sau khi con chào đời, mỗi lần bồng bế ru con ngủ, chúng em cùng hát kinh giờ “Chầu Thánh Thể” và cháu bé thiếp dần vào giấc ngủ ngon an bình... Thế là có lần Cha Bố Phêrô Chu Quang Minh nghỉ qua đêm tại nhà nhận xét “thật lạ vì sao không nghe thấy tiếng khóc của cháu bé!”

Page 4: CH - sndv.files.wordpress.com · Xavier Nguyễn Văn Thuận đặt cho cháu vì hằng ngày chúng em đều đọc kinh khấn xin với Ngài! Khi biết sự sống con vừa

VÒNG TAY SONG NGUYỀN SỐ 8 – THÁNG 5-2016 Trang 4

Con bắt đầu vào lớp Mầm Non Pre-K khi lên 3, nay biết đọc biết viết, thích hát tiếng Anh tiếng Việt, năm học sắp tới vào lớp Mẫu Giáo. Hỏi lớn lên con làm gì; con nói “Con muốn đi tu làm Linh mục như cậu Ba Ambrose Nguyễn Hùng Phi”. Mỗi lần gặp mặt Đức Ông Vấn Nguyền Francis Phạm Văn Phương, năm nay mừng Kim Khánh Linh Mục, đều được ngài ban phép lành chúc phúc!

Chia sẻ chút tâm tình riêng tư trên đây, chúng em chỉ mong bày tỏ tấm lòng người làm Cha-Mẹ nhỏ bé của mình, tiếp tục cố gắng sống con đường“Yêu thương Gần gũi Bằng Việc làm” mà Cha Sáng Lập CT/TTHNGĐ đã khởi xướng!

***

Vì liên quan trực tiếp tới đời sống gia đình, nên

VTSN lần này xin phép ghi lại bài giới thiệu Tông huấn mới “Amoris Laetitia” (Niềm vui Yêu thương) của Đức Thánh Cha Phanxicô, khẳng định giáo huấn của Hội Thánh rằng “gia đình bền vững là nền tảng xây dựng một xã hội lành mạnh và là nơi trẻ em học biết yêu thương, tôn trọng, liên đới và tương tác với những người khác”.

Một biến cố làm nức lòng gia đình song nguyền khắp nơi, đó là việc Cha Tổng Linh Nguyền Phanxicô Trần Quốc Tuấn và Anh Chị Chủ Nguyền Phạm Văn Quyết & Điệp triệu tập Khóa Họp Hội Đồng Song Nguyền Hải Ngoại vào cuối tuần 10-12/6/2016 tại Atlanta, Georgia, Hoa Kỳ. Thông tin cho biết, nhiều anh chị em từ khắp nơi đã ghi danh tham dự và còn nhiều song nguyền đang tiếp tục thu xếp cùng về phó hội; đây là dịp mọi người đồng tâm xác định căn tính “ID” và tình liên kết phục vụ theo Hồn Tông Đồ Song Đôi trong Hội Thánh qua Chương Trình Thăng Tiến Hôn Nhân Gia Đình.

SN Giuse Kiếm & Têrêsa Uyên-Phương

Chuyện vui cười

TÁM MỐI PHÚC THẬT Một cha nọ nổi tiếng là giảng lâu. Trong một thánh lễ, cha đang giảng về tám mối phúc thật. Giảng mới tới phúc thứ ba mà đã nửa tiếng, bỗng nhiên đến phúc thứ tư, cha quên mất nên ngập ngừng: - Phúc thứ tư, phúc cho ai.... phúc cho ai....

Ông trùm ngồi dưới nóng lòng đáp lớn: - Phúc cho ai không nhớ mà quên.

Cả nhà thờ: !!!???

Page 5: CH - sndv.files.wordpress.com · Xavier Nguyễn Văn Thuận đặt cho cháu vì hằng ngày chúng em đều đọc kinh khấn xin với Ngài! Khi biết sự sống con vừa

VÒNG TAY SONG NGUYỀN SỐ 8 – THÁNG 5-2016 Trang 5

Thưa quý Linh Nguyền và Anh chị em Song Nguyền thân mến. Xin gửi lời chào “Bình An” của Chúa Kitô Phục Sinh và lời chúc sức khỏe đến quý Linh Nguyền và Song Nguyền. Vòng Tay Song Nguyền lại một lần nữa đến với quý vị. “Tình Mẹ-Cha trong Yêu thương Gần gũi Bằng Việc làm” được chọn làm chủ đề để nhấn mạnh đến những sinh hoạt rất gần gũi giữa cha mẹ và con cái trong các gia đình. Trong ý hướng của chủ đề VTSN8, tôi xin được chia sẻ với các gia đình Song Nguyền một vài tâm tình sau: Trước tiên, trong liên đới với gia đình Giáo Hội, ta cùng tạ ơn Thiên Chúa và ĐTC Phanxicô về Tông Huấn “Amoris Laetitia” - “Niềm Vui Yêu Thương” đã được công bố ngày 08/04/2016. Đây là bản tổng kết của gần ba năm tham vấn với người Công Giáo ở các nước trên thế giới và 2 Thượng Hội Đồng Giám Mục về Gia Đình. Nội dung Tông Huấn là một lời khẳng định giáo huấn của Giáo Hội về gia đình như sau: Các gia đình ‘ổn định’ là những khối xây dựng một xã hội lành mạnh và là một nơi mà trẻ em học cách yêu thương, tôn trọng và tương tác với những người khác. Như vậy ta có thể nói rằng điểm quan trọng nhất của Tông Thư nêu lên quan điểm của ĐTC Phanxicô là tiếp tục khuyên nhủ con người phải nhạy cảm với thực trạng đời sống mà nhiều gia đình đang phải đối diện; đồng thời Ngài kêu gọi toàn thể giáo hội hãy gặp gỡ và đồng hành với giáo hữu trên hành trình đức tin và những cố gắng thực của họ trong đời sống hằng ngày. Với chúng ta, Giáo Hội nhắn nhủ rằng: Ta cần đón nhận Tông Huấn trong tinh thần cởi mở với sự hướng dẫn của Chúa Thánh Thần. Đồng thời ta hãy áp dụng tinh thần của Tông Huấn vào trong cuộc sống hằng ngày như: hãy dạy con em trong gia đình biết cách yêu thương, tôn trọng, và tương tác với những người khác.

Page 6: CH - sndv.files.wordpress.com · Xavier Nguyễn Văn Thuận đặt cho cháu vì hằng ngày chúng em đều đọc kinh khấn xin với Ngài! Khi biết sự sống con vừa

VÒNG TAY SONG NGUYỀN SỐ 8 – THÁNG 5-2016 Trang 6

Kế đến, trong cuộc sống gia đình, ai trong chúng ta cũng nhận thấy rằng chúng ta chuẩn bị bước vào Mùa Hè, khởi đầu bằng tháng Năm là tháng của các lễ hội như: Lễ Chúa Về Trời, Dâng hoa kính Mẹ, Ngày Tôn Vinh Mẹ (Mother Day), Lễ Xưng Tội Rước Lễ Lần Đầu, Lễ Thêm Sức, lễ Tạ Ơn Ra Trường Trung Học và Đại Học, Sinh Nhật Giáo Hội – lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống, Bế Giảng Chương Trình Giáo Dục Việt Ngữ- Giáo Lý – Sinh hoạt TNTT, Memorial Day, Family Vacation… Tuy ta sẽ rất bận rộn với những lễ hội kể trên, nhưng tôi tin rằng các gia đình vẫn lưu tâm sống chủ đề: “Tình Mẹ-Cha trong Yêu thương Gần gũi Bằng Việc làm” trong ‘mùa lễ hội’ này, cụ thể là “Chương Trình 3 Cùng: Cha Mẹ Cùng Xưng Tội, cùng Rước Lễ Vỡ Lòng – Thêm Sức, và cùng Ra Trường Với Con Cái”. Cùng con Xưng Tội: Mời gọi bố mẹ (nếu không có bố mẹ thì 2 người thân nhất trong gia đình) của mỗi em cùng tham dự tĩnh tâm, cùng xét mình và cùng xưng tội với con cái (có thể chung hoặc riêng tùy người hướng dẫn). Hành động này tôi thiết nghĩ rằng không cha mẹ nào đành lòng để con bơ vơ thiếu cha, thiếu mẹ hoặc thiếu cả hai trong khi những gia đình khác thì sum vầy đầy đủ. Cùng con Rước lễ Vỡ Lòng – Thêm Sức: Ngày rước lễ lần đầu – Thêm Sức của các em thì giáo xứ nào cũng tổ chức long trọng. Nhưng càng long trọng và ấm cúng hơn khi nhất cử nhất động của con cái đều có sự đồng hành của bố mẹ. Cha mẹ cùng đi rước chủ tế với con, cùng ngồi chung với con (con chính giữa cha mẹ hai bên) và nhất là cùng rước lễ dưới hai hình với con con cái. Cùng Con Ra Trường: Ngày Ra Trường hoặc Lễ Tạ Ơn Ra Trường, gia đình hãy cố gắng sắp xếp để cả gia đình đến sớm, hiện diện đầy đủ và đúng giờ với các Tân Khoa để động viên và chúc mừng. Có lẽ không có gì gắn bó mối giây liên kết gia đình hơn những biến cố vui mừng trong những thành đạt của từng thành viên trong gia đình. Những giây phút kỷ niệm này sẽ theo các em suốt cả cuộc đời. Tóm gọn lại, Chương trình 3 Cùng là cơ hôi để cha mẹ không chỉ quan tâm lo lắng cho con cái mà còn lo cho chính mình, lo cho nhau cả phần hồn và phần xác, cả bên ngoài lẫn bên trong. Nói chung là cả gia đình quan tâm nhau về đạo cũng như đời. Nói cách khác, nếu cả gia đình cùng chuẩn bị, cùng hiện diện và cùng cử hành các dịp lễ đánh dấu từng giai đoạn cuộc đời về tâm linh, học vấn của con mình, chính là chúng ta sống chủ đề “Tình Mẹ-Cha trong Yêu thương Gần gũi Bằng Việc làm”. Nguyện xin Thánh Gia chúc lành cho các con em chúng ta và giúp các bậc cha mẹ ý thức hơn vai trò, trách nhiệm và bổn phận đồng hành với con của mình.

Lm. Phanxicô Trần Quốc Tuấn Tổng Linh Nguyền Hải Ngoại

 

Page 7: CH - sndv.files.wordpress.com · Xavier Nguyễn Văn Thuận đặt cho cháu vì hằng ngày chúng em đều đọc kinh khấn xin với Ngài! Khi biết sự sống con vừa

VÒNG TAY SONG NGUYỀN SỐ 8 – THÁNG 5-2016 Trang 7

ần truyện gia đình anh chị Chuyên-Tâm ở dưới, vì là việc làm để “Dở chuyển thành Hay”. Nhưng cũng

cần ít “lõi tuỷ” đi trước, như Bí Tích Hôn Phối chuyển hai người xa lạ thành Vợ Chồng “một xương một thịt” theo “Sự gì Thiên Chúa đã phối hợp, con người không được phân ly” (Mt. 19: 6). Như vậy hai người nam nữ này mới sống đời Hôn Nhân mà thôi. Sau khi có con, thì trở thành Cha Mẹ phần đời, một Mái Gia Đình có thể là Mái Ấm hay Mái Lạnh. Chỉ khi nào đem con đi lãnh Bí Tích Rửa Tội, thì mới là Cha Mẹ theo Luật Đạo, cũng là “Mẹ Cha trong Tình Yêu thương Gần gũi bằng Việc Làm” của Chương Trình Thăng Tiến Hôn Nhân Gia

Đình, một Đoàn Thể Công Giáo Tiến Hành trong Công Giáo. Vậy Phép Cưới đưa tình yêu tự nhiên giữa người nam và người nữ lên tới Tình yêu Siêu nhiên, vì được chúc phúc từ Thiên Chúa “là Tình Yêu” (IJn. 4:8), Suối Nguồn Tình Yêu không hề trở thành tình ghét. Khi Ngôi Lời nhập thể làm người, thì Ngài đã “làm gương cho anh em, để anh em cũng làm như Thầy đã làm cho anh em” (Jn. 13: 15). Như thế, Chúa Tình Yêu đã muốn cho vợ chồng khi có con, trở thành Mẹ Cha, thì cần theo cách giáo dục cụ thể của Ngài là “làm gương”, Gương Lành Cho Con, không chỉ lý thuyết trừu tượng suông. Khơi nguồn từ cách giáo dục thần linh này, tức là từ Kinh Thánh làm Đá Tảng cho mọi Diễn Giải và Tự Nói trong Chương Trình, thì căn tính “Id” là “Việc Làm” cụ thể, lúc

C

Page 8: CH - sndv.files.wordpress.com · Xavier Nguyễn Văn Thuận đặt cho cháu vì hằng ngày chúng em đều đọc kinh khấn xin với Ngài! Khi biết sự sống con vừa

VÒNG TAY SONG NGUYỀN SỐ 8 – THÁNG 5-2016 Trang 8

đó mới tạo được sự “Gần Gũi” chân thật theo Mục Đích “Yêu thương Gần gũi bằng Việc Làm”, để Gia Đình luôn là Mái Ấm do đầy ắp Thông Cảm, Lắng Nghe. Trong Khóa và các sinh hoạt của Chương Trình, có sự chuyển đổi từ “Phương Pháp Giáo Dục Con” thành “Song Nguyền Cho Con”, đi tới “Gương Lành Cho Con”. Tại sao? Vì “Phương Pháp” nghiêng về lý trí phân tích khoa học hơn là về Con Tim Yêu Thương. Điểm II là danh từ “Giáo dục” gợi lên hình ảnh uy quyền nghiêm khắc, dễ tạo ra sợ hãi hơn là cảm nghiệm được “Lòng Mẹ bao la như biển Thái Bình dạt dào”, cảm nghiệm mẹ cha thương con tới “chết cho con, chết vì con. Tất cả vì con – All for my children”. Điểm III là “Song Nguyền Cho Con” nói lên Mẹ Cha “đồng hành – song song – ‘Song Nguyền’”, cùng nhau trách nhiệm về con, ‘Cho Con’.” Tiếng “Cho” nói lên cha mẹ cần trao tặng miễn phí, vô điều kiện. Cho đi mà không màng nhận lại dưới bất cứ hình thức nào, trừ sự nhận thấy con trưởng thành, con tư cách, con đạo đức, con mang ích lợi cho bản thân và cho tha nhân trong Giáo Hội và trong Xã Hội. Điểm IV: Không phải chỉ “cho đi mà không màng nhận lại” về vật chất, về cái ở bên ngoài bản thân mình, mà phải “cho đi” cái ở bên trong mình, cho con chính cái phẩm cách của mình. Muốn con trở nên người cư xử tốt thế nào, thì mình đã để cho con nhìn thấy mình cư xử tốt như thế giữa vợ chồng với nhau, giữa mình với các con và với bất cứ ai mình gặp gỡ. Điểm IV này được gọi là GƯƠNG LÀNH CHO CON, theo Gương của Chúa Cứu Thế đã Rửa

Chân cho các môn đệ, SAU ĐÓ mới truyền “anh em cũng làm như Thầy đã làm cho anh em”. Tình Mẹ Cha này được phản ảnh qua Lời Suy Niệm trước Thánh Thể trong Khóa Căn Bản: “[T]rước Nhan Cực Thánh Chúa, khóa sinh cũng như trợ nguyền chúng con thành tâm xin ơn biết làm “Gương Lành Cho Con!” “Dạy con không vì ích kỷ để có trẻ em bưng cơm, rót nước cho bản thân mình, mà cần “Làm Gương Cho Con”, để con vui mừng Cảm Tạ Chúa đã cho mỗi người được giống “Hình Ảnh Thiên Chúa”! “Xin nâng đỡ cho con biết ra “Kỷ Luật Để Con Được Tự Do”, biết tự chủ để giúp con cháu có Tự Trọng, chịu Trách Nhiệm về việc chúng làm. Xin cho mỗi người cương quyết tránh độc tài, cộc cằn, tránh lấy uy quyền để quyết định thay con! Với con khôn lớn, cha mẹ giúp con thì đúng, nhưng quyết định thay con thì sai, vì như vậy thì con không phải chịu trách nhiệm về việc con làm.” (sách Chỉ Nam, trang 181, Chầu Thánh Thể Buổi V). Truyện trong gia đình anh Chuyên và chị Tâm gây cảm động là do việc làm thực tế: Anh chị có ba con: Jena là gái lớn 8 tuổi; Jeno là trai 6 tuổi; và gái út Jeny, 3 tuổi rưỡi. Ở cùng nhà còn có anh của Chuyên là bác Chính, và mẹ của Tâm là ngoại Thanh. Con trai Jeno bị phong ngứa, khó ăn khó ngủ, nên má Tâm dễ ôm vào lòng, cưng nựng dỗ dành. Gái út Jeny không nói gì, nhưng dễ bám theo ngoại Thanh, chơi với ngoại, đòi ngoại tắm rửa, thay quần áo, v.v... Jeny nói leo lẻo “Grandma! I love you so much – Bà ơi! Con thương bà nhiều nhiều”. Bé còn biết

Page 9: CH - sndv.files.wordpress.com · Xavier Nguyễn Văn Thuận đặt cho cháu vì hằng ngày chúng em đều đọc kinh khấn xin với Ngài! Khi biết sự sống con vừa

VÒNG TAY SONG NGUYỀN SỐ 8 – THÁNG 5-2016 Trang 9

đổi thành “I love you with all my heart! – Con thương bà với cả lòng con!” Đêm về, bé đòi “Con muốn ngủ trong phòng bà vì con thương bà”. Nhân cơ hội, ngoại Thanh dạy bé Jeny trước khi ngủ thì Làm Dấu, đọc kinh “Sáng Danh” và bộc phát cầu nguyện Cảm Ơn Chúa, xin Ơn ngoan ngoãn, vâng lời ba má,... Sáng cũng cầu nguyện Cảm Ơn và xin Ơn cho ngày mới được bằng an,... Bác Chính để ý việc bé Jeny gần gũi ngoại hơn gần gũi ba má. Bác đã tham dự Khóa trong Chương Trình TTHNGĐ khi vợ còn sống. Nay độc thân nhưng bác vốn là Song Nguyền tích cực. Bác đọc lại các sách Tâm Lý Giáo Dục, chia sẻ với bà Thanh, rồi hai người cùng ba má Chuyên-Tâm tìm nguyên nhân tại sao bé Jeny theo ngoại hơn? Đã áp dụng ra sao câu “Thương con thì có mà hiểu con thì chưa”? Cư xử thế nào để làm “Gương Lành cho con cháu”? v.v... Một việc nhỏ thành to, từ dở thành hay đã xẩy ra lúc gia đình ăn tối, khi má Tâm xúc cơm đưa lên miệng Jeny, thì bé hất tay má ra, làm cơm bắn tung tué. Ngoại Thanh bảo “Con xin lỗi ‘Sorry’ má con đi!” Bé vênh mặt phụng phịu. Bác Chính thêm: “Không ‘Sorry Mommy’ thì bị phạt quỳ gối, quay mặt vào tường”. Ba Chuyên dỗ: “’Sorry’ thì mai ba mua áo đẹp Bướm Hồng”. Bé nguây nguẩy lắc đầu. Bất ngờ anh Jeno đến cầm tay em, nói nhẹ nhàng: “Dễ lắm! Nói ‘Sorry’ là hết bị phạt, lại được áo đẹp!” Bất ngờ nữa là chị lớn Jena lại gần bé, khoanh hai tay trước ngực, liếc mắt về bé, rồi cúi đầu về phía má Tâm, nhìn thẳng má, nói: “Sorry mommy!” Bất ngờ Jeny bắt chước làm theo, cũng

khoanh hai tay trước ngực, nhìn thẳng má, lặp lại “Sorry mommy!” Cả nhà sung sướng vỗ tay reo, ai cũng ôm lấy bé, như ôm vị anh hùng tí hon chiến thắng bản thân! Rồi bất ngờ tới sững sờ, má Tâm nghẹn ngào nói: “Con quyết định phải bỏ việc làm để có thời giờ gần gũi, thời giờ săn sóc, thời giờ chơi vui, như vậy mới làm gương cho ba đứa con, như mẹ đã làm trước đây cho chị em chúng con! Con xin lỗi mẹ vì đã không làm theo gương mẹ ngay! Mẹ đã giải thích là Jeny đòi ngủ với bà vì bà gần gũi cháu nhiều hơn ba má nó! Mẹ cũng đã bảo chỉ trong ít năm nữa thôi, dầu con muốn gần gũi thì út Jeny cũng lớn, cũng dần dần vượt ra ngoài tầm tay vợ chồng con rồi...” Ngoại Thanh mủi lòng, nói nhè nhẹ: “Chúng con Tạ Ơn Thánh Gia cho gia đình có cảnh đầm ấm Gần gũi bằng Việc Làm!” Bé Jeny sà vào lòng má Tâm, ngoại Thanh lắc lắc bàn tay nhỏ nhắn của bé, cười tươi với bé, lặp lại “Tạ Ơn! Tạ Ơn!”. Bé nhái theo “Ta-a On! Ta-a On!”. Chị Jena nhẩy... cào cào, thêm: “Taa On Sorry! Sorry Taa On!” Cả nhà vỗ tay vang rền. Ba chị em Jena, Jeno và Jeny nhẩy nhót tung tăng, la gào như hát “Taa On Sorry! Sorry Taa On! Taa --”. Chắc hẳn Thần Thánh hoan ca “Lạy Nữ Vương Thiên Đàng hãy VUI MỪNG qua... Tình Mẹ-Cha trong Yêu Thương Gần Gũi bằng Việc Làm”! Lm. Phêrô Chu Quang Minh, S.J.

Page 10: CH - sndv.files.wordpress.com · Xavier Nguyễn Văn Thuận đặt cho cháu vì hằng ngày chúng em đều đọc kinh khấn xin với Ngài! Khi biết sự sống con vừa

VÒNG TAY SONG NGUYỀN SỐ 8 – THÁNG 5-2016 Trang 10

êm nay, khi đặt bút viết lên cảm nghiệm của mình về "Tình Mẹ Cha trong Yêu Thương Gần Gũi bằng Việc

Làm", là Chủ đề của Vòng Tay Song Nguyền số 8, lòng tôi trào dâng niềm cảm xúc dạt dào. Cả một dĩ vãng từ thuở còn ấu thơ, với biết bao hình ảnh và tâm tình cuả Mẹ Cha, bỗng hiện về trong tôi như vừa mới hôm nào!!

Sinh ra, đi vào cuộc đời, chẳng ai được quyền chọn cho mình sẽ sinh ra trong gia đình nào; màu da hay chủng tộc; trai hay gái; đẹp hay xấu; lành lặn hay tật nguyền....Tất cả hoàn toàn tuỳ thuộc vào thánh ý Thiên Chúa.

Thiên Chúa đã dùng cuộc đời hôn nhân của cha mẹ tôi, đưa tôi vào cuộc đời này. Trong cái thế giới nhỏ bé của gia đình ấy, ngày này qua ngày khác, tuổi thơ ấu của tôi không có gì khác ngoài cha mẹ và anh chị trong nhà. Mọi sinh hoạt gia

đình giữa những người thân yêu, đều được tôi cảm nhận trong ký ức non nớt như một chiếc máy quay phim. Vì thế, tâm tính và nhân cách của tôi khi lớn lên, ảnh hưởng rất sâu đậm trên những thực tế đó.

Là út trong gia đình với cha mẹ và 6 anh chị. Mỗi khi quây quần, mẹ hay kể lại những mẩu chuyện năm xưa sống nơi thôn quê nghèo khổ, cày sâu cuốc bẫm, thiếu ăn thiếu mặc. Khi mang thai tôi, dù lúc làm lụng hay khi ở nhà, mẹ thường đặt tay trên bụng xoa nhẹ mà thầm thĩ cầu xin cho con được sinh ra và sống cho nên người. Nghe thế, tôi càng thương thầy mẹ tôi làm sao! Nghèo khổ vất vả, nhưng lúc nào cũng chỉ nghĩ đến các con. Thầy mẹ tôi nghèo, có lẽ phải nói là rất nghèo mới đúng. Nhưng các ngài lại rất giầu tình yêu thương. Chẳng phải chỉ với con cái

Đ

Đặc Sủng

Cảm nghiệm

Page 11: CH - sndv.files.wordpress.com · Xavier Nguyễn Văn Thuận đặt cho cháu vì hằng ngày chúng em đều đọc kinh khấn xin với Ngài! Khi biết sự sống con vừa

VÒNG TAY SONG NGUYỀN SỐ 8 – THÁNG 5-2016 Trang 11

trong nhà, nhưng đối với mọi người láng giềng, hàng xóm.

Thầy tôi là người cha thanh liêm và nghiêm nghị. Mỗi khi thấy ai, nhất là con cái trong nhà xầm xì chuyện to nhỏ, ngài không thích. Trái lại, mẹ tôi là người rất dịu hiền. Điểm đặc biệt nhất nơi mẹ tôi, là ngài luôn cố gắng không làm điều gì buồn lòng ai bao giờ. Mẹ sẵn sàng chịu thua thiệt để người khác được vui! Viết đến đây, tôi nhớ đến cao điểm trong Khoá TTHNGĐ là Thánh lễ Hoà giải chiều thứ Bẩy: Để cho CHÚA VUI, NGƯỜI VUI và cho CHÍNH MÌNH ĐƯỢC AN VUI trong tâm hồn, thì cho dù mình có lỗi hay không lỗi, cũng luôn XIN LỖI. Đây là một trong những bí quyết để có hạnh phúc!! Ngoài những đức tính trên, cả hai thầy mẹ tôi đều là người ngoan đạo.

Năm tôi lên ba. Quê hương mình bị ngoại bang chia cắt đôi nơi. Mẹ tôi gồng gánh chạy giặc vào Nam, một bên là tất cả tài sản của gia đình gồm ít nồi niêu, bát đĩa và quần áo cũ. Thúng bên kia, mẹ đặt tôi vào đấy chạy bán sống, bán chết. Sau này mẹ tôi kể lại, trên đường chạy loạn, trong thúng có mấy nắm cơm. Bụng thì đói, người thì mệt, nhưng mẹ chẳng dám ăn. Mẹ biết mình đói còn có thể chịu được, nhưng con thì không, nên đành nhịn!!

Tôi còn nhớ rất rõ những hình ảnh ngày ấy còn in đậm trong tâm trí. Những trưa hè nóng bức với quạt mo phe phẩy, mẹ thường đặt tôi trên võng, ru con ngủ bằng những câu ca dao mộc mạc, hoặc những lời kinh quen thuộc. Có lẽ những lúc ấy chẳng phải chỉ là ru, nhưng lòng mẹ hoà lẫn vào lời kinh mà nguyện cầu cho con !! Những buổi kinh tối gia đình ngồi trong màn, mẹ ân cần cầm tay con ghi dấu thánh giá, rồi dựa vào lòng mẹ mà đọc theo. Tuy chưa biết chữ, nhưng tôi đã thuộc làu nhiều kinh ông thánh này, bà thánh nọ. Mỗi sáng, mẹ đánh thức tôi dậy thật sớm để đi lễ. Con đường mòn dẫn đến nhà thờ vừa xa, khi trời mưa gió lại lầy lội, trơn trượt nữa. Những bước chân đi dưới ánh đèn dầu lờ

mờ ngày ấy, đã trở nên ánh sáng soi đường cho tôi bước đi, trên đường đời tìm gặp Chúa!!

Cả một chuỗi dài tuổi thơ ấu của tôi được đan kết bằng tất cả tình thương yêu đơn sơ, nhưng thật thắm thiết của mẹ cha, và được tưới đẵm bằng những lời kinh và nếp sống đạo hạnh của các ngài. Trong tâm trí non nớt của tuổi thơ ngày ấy, thầy mẹ tôi không ngừng gieo vào lòng anh chị em chúng tôi Ơn Gọi Tận Hiến, bằng những câu chuyện kể về các thánh. Vì thế, năm lên 12 tuổi, hai chị em út chúng tôi trước sau lần lượt bước chân vào nhà tu. Tôi còn nhớ rất rõ, buổi sáng hôm ấy tiễn tôi lên đường. Mẹ đặt thêm vào chiếc vali cũ kỹ của tôi vài nắm cơm với chút tiền, rồi căn dặn đủ điều. Nhưng lúc ấy tôi không còn lòng trí nào để nhớ, mà chỉ nghĩ đến sắp phải xa cha mẹ. Tôi bước chân đi, nhưng luôn nhìn lại căn nhà, nơi ấy chỉ còn lại mẹ với cha!!! Suốt đoạn đường dài từ nhà đến chủng viện, xe đò chạy vun vút, nhưng tôi chẳng nghĩ gì khác ngoài việc quay mặt vào thành xe tưởng tượng bố mẹ giờ này đang làm gì, ở đâu!? Mấy ngày đầu ở chủng viện, ban ngày sinh hoạt vui nên tạm quên. Nhưng khi đêm về tôi nhớ nhà, nhớ thầy mẹ tôi quá!! Đầu óc căng không sao ngủ được, cứ miên man tưởng nghĩ đến mẹ, đến cha. Nhiều lúc không kềm chế được, khóc oà thành tiếng giữa đêm thanh vắng!!

Là cha mẹ rất tốt lành, nhưng thầy mẹ tôi cũng không sao tránh khỏi những lúc khác ý và bất đồng trong cuộc sống chung. Lần kia, chẳng rõ chuyện gì, thầy tôi quát mắng mẹ, rồi hình như mẹ nói lại gì đó. Thế là không khí gia đình trở nên căng thẳng!! Tôi vừa sợ lại vừa buồn, chạy ra sau nhà dưới chân đống rơm ôm mặt khóc nức nở. Ngồi một mình nghĩ miên man, tôi không hiểu sao thầy mẹ tôi lại có thể như thế được!? Chợt mẹ đến dẫn tôi vào nhà. Tuy không nói gì với tôi về chuyện hồi nãy. Nhưng chắc là mẹ tôi rất buồn và nghĩ ngợi lắm!!

Page 12: CH - sndv.files.wordpress.com · Xavier Nguyễn Văn Thuận đặt cho cháu vì hằng ngày chúng em đều đọc kinh khấn xin với Ngài! Khi biết sự sống con vừa

VÒNG TAY SONG NGUYỀN SỐ 8 – THÁNG 5-2016 Trang 12

Sau này, hẳn thầy mẹ tôi đã phải cố gắng rất nhiều mỗi khi có chuyện bất đồng. Ngày ấy đâu đã có Khoá Thăng Tiến Hôn Nhân Gia Đình! Đâu đã có khái niệm gì về Đoàn Sủng của Chương Trình, nhưng trong cuộc sống trải dài với biết bao cơ cực nơi ruộng đồng, và dậy dỗ con cái, thầy mẹ tôi đã bộc lộ rất rõ cái cốt lõi Tông Đồ Song Đôi trong Ơn Gọi Hôn Nhân và Gia Đình của mình.

Sống ở thôn quê, quanh năm suốt tháng bữa cơm nào cũng chỉ rau với cà, lắm khi còn không có nữa. Thỉnh thoảng có được chút ít cá nhỏ, mẹ tôi kho cõng muối vào, nhưng trong bữa cơm cũng chẳng dám gắp!! Những hình ảnh YÊU THƯƠNG bằng VIỆC LÀM ấy, và biết bao tâm tình của mẹ cha diễn ra hàng ngày trong cuộc sống, đến nay đã hơn nữa thế kỷ, thế mà đã chẳng hề nhạt nhoà trong tâm trí tôi!!

Tôi còn nhớ, những buổi tan trường về, bọn con nít hay chọc ghẹo rồi quay ra đánh đấm nhau. Tôi nhiều lần cũng bị chúng nó đánh. Nhưng không lần nào tôi dám đánh lại, chẳng phải vì tôi có ý tập tành nhân đức như ccmẹ tôi, hay sợ về bố đánh đòn, nhưng tôi chỉ nghĩ đến......thầy mẹ, nếu biết được, chắc thầy mẹ tôi buồn lắm!!

Sau này khi đã lập gia đình và đi làm, mỗi lần lãnh lương, tôi trao tất cả lương tháng cho thầy mẹ, rồi thầy mẹ lại đưa lại mỗi khi chúng tôi cần. Khi còn nhỏ, tôi sống bên cha mẹ. Khi cha mẹ đã lớn tuổi về già, các ngài sống bên tôi. Vì thế, phần lớn cuộc đời tôi gắn chặt với cuộc đời của mẹ cha. Cuộc sống ấy của các ngài hằng ngày diễn ra trước mắt tôi, từ năm này đến năm khác, chẳng khác nào "thành xây trên núi, khuất sao cho được!!"

Qua những chặng đường dài sống bên cha mẹ, tôi cảm nghiệm được phần nào sự nhiệm mầu tuyệt vời của Thiên Chúa, khi Ngài thiết lập đời sống hôn nhân đặt trên nền tảng yêu thương. Chỉ có tình yêu thương, thầy mẹ tôi mới có thể chấp nhận được những khó khăn vô vàn trong cuộc

sống cùng những khác biệt của nhau, để rồi tiếp tục sống trọn vẹn Ơn Gọi của mình đến ngày tận cùng của cuộc đời. Cũng với tình yêu thương ấy, thầy mẹ đã nuôi nấng anh chị em chúng tôi với tất cả sự cơ cực, nhưng chính đó là nhịp cầu dẫn chúng tôi nhận ra Thiên Chúa,

Quả thật, tôi nghiệm thấy rằng, "Tình Mẹ Cha trong Yêu Thương Gần Gũi bằng Việc Làm" hết sức quan trọng trong việc hình thành nhân cách và đời sống Đức Tin của tôi, không chỉ trong thời thơ ấu, nhưng là suốt cả cuộc đời!!!

Lạy Chúa, Chúa đã trao ban cho mỗi người một cuộc đời để sống. Thầy mẹ con đã lãnh nhận và hoàn tất cuộc sống ấy nơi dương thế, theo con nghĩ là rất tốt đẹp. Nếu hôm nay Chúa cho con được chọn cha mẹ để đi lại cuộc đời. Con vẫn xin CHỌN THẦY MẸ của CON!! Các ngài đã chu toàn trách nhiệm Chúa trao với tất cả tâm tình "Yêu Thương Gần Gũi bằng Việc Làm" với nhau và với con cái - Vì Danh Chúa. Chắc chắn thầy mẹ con không sao tránh khỏi những vấp phạm vì yếu đuối loài người. Nhưng có lẽ cũng chỉ vì chúng con. Con nguyện xin Lòng Chúa Xót Thương hãy chỉ nhìn vào sự cố gắng hết mình và nét đẹp của thầy mẹ con thôi!!

Lạy Chúa, trải qua muôn thế hệ, gia đình mãi mãi vẫn là nơi Thiên Chúa dùng để đưa con người vào cuộc đời. Và cũng chính gia đình là nơi quan trọng nhất, không đâu thay thế được để giáo dục con cái nên người. Chúa cũng trao ban cho con một cuộc đời để sống, với những vốn liếng tinh thần thật quý giá mà thầy mẹ con để lại. Xin cho con biết tận dụng tất cả, cùng với Ơn Chúa và người bạn đời Chúa trao, chu toàn thật trọn vẹn điều Chúa mong đợi nơi chúng con. Amen.

SN Phạm Văn Quyết & Điệp

Page 13: CH - sndv.files.wordpress.com · Xavier Nguyễn Văn Thuận đặt cho cháu vì hằng ngày chúng em đều đọc kinh khấn xin với Ngài! Khi biết sự sống con vừa

VÒNG TAY SONG NGUYỀN SỐ 8 – THÁNG 5-2016 Trang 13

1- Tôi tin Thiên Chúa giàu lòng

thương xót đang ngự giữa chúng ta. Với tâm tình tạ ơn, tôi xin chia sẻ đôi chút về tình yêu xót thương Chúa đã dành cho tôi, cách riêng trong suốt cuộc đời Giám mục.

2- Cuộc đời Giám mục của tôi là hành trình của một ơn

gọi.Chúa gọi tôi, mặc dầu tôi tội lỗi. Tôi xin vâng với bao lo sợ, chỉ biết phó thác mà thôi. Ngay từ giây phút đầu, Chúa đã sai tôi đi với hai thao thức rất mạnh. Thao thức thứ nhất là làm thế nào để Hội Thánh Chúa được sống và được sống dồi dào sự sống của Chúa, tại Việt Nam đầy sóng gió. Thao thức thứ hai là làm thế nào để đồng bào của tôi được yêu thương nhau, trong một tình hình có nhiều phân hoá.

3- Hai thao thức đó được đốt lên trong tôi từ ngọn lửa đức tin. Với đức tin, tôi thấy tình hình là rất phức tạp, mà tôi thì quá yếu đuối. Nhận thức ấy đưa tôi đến gần Chúa.

4- Tôi tin: Phải có ơn Chúa. Chỉ ơn Chúa mới thực thi được ơn gọi. Tôi nhớ lại lời Chúa Giêsu đã phán xưa: “Không có Thầy, chúng con chẳng làm gì được” (Ga 15,5). Nên, ưu tiên, tôi lo ở lại trong Chúa, như lời Người dạy: “Hãy ở lại trong Thầy, như Thầy ở lại trong các con”, “Cũng như cành nho không thể tự mình sinh hoa trái, nếu không gắn liền với cây nho. Các con cũng thế, nếu các con không ở lại trong Thầy” (Ga 15, 4).

5- Ở lại trong Chúa và sống mật thiết gắn bó với Chúa, đó

là một chiều kích nội tâm do Chúa Thánh Thần hướng dẫn. Trong đời sống nội tâm được Chúa Thánh Thần hướng dẫn, tôi nhìn thấy khá rõ những hình thức Chúa cứu tôi, nhất là bằng sự Chúa tha thứ. Nhờ đó tôi kết hợp với Đấng Cứu Thế, là Đấng đã dùng sự khiêm nhường mà cứu chuộc nhân loại.

30.4.1975 - 30.4.2016

Page 14: CH - sndv.files.wordpress.com · Xavier Nguyễn Văn Thuận đặt cho cháu vì hằng ngày chúng em đều đọc kinh khấn xin với Ngài! Khi biết sự sống con vừa

VÒNG TAY SONG NGUYỀN SỐ 8 – THÁNG 5-2016 Trang 14

6- Cũng Chúa Thánh Thần, Đấng đã dẫn đưa tôi trong đời sống nội tâm, lại dẫn đưa tôi vào đời sống hoạt động. Hoạt động của tôi là hiệp thông với mọi việc, mà các Giám mục, các linh mục, các tu sĩ, các giáo dân làm theo nhu cầu mục vụ và truyền giáo. Nhưng trong mọi hoạt động, Chúa Thánh Thần luôn nhắc bảo tôi là phải rất tỉnh thức, để bất cứ việc lớn nhỏ nào cũng thực sự phải trong sạch về phương diện là chỉ tìm thực thi thánh ý Chúa mà thôi.

7- Tôi vâng làm theo. Và mỗi lần thấy mình sai, thì tôi lại sám hối trở về với Chúa. Sám hối trở về trong tinh thần phó thác, đó là một việc tôi làm thường xuyên. Bởi vì tôi luôn luôn là kẻ yếu đuối. Chính trong sự được Chúa thứ tha, mà tôi cảm nhận được thấm thía tình Chúa xót thương.

8- Trong sự sám hối trở về, tôi được Chúa cho thấy ơn Chúa là vô cùng cần thiết cho việc cứu độ. Khi ban cho tôi ơn nhận biết sự cần thiết của ơn Chúa, Chúa cũng dạy tôi phải cộng tác vào ơn Chúa. Cộng tác đầu tiên mà tôi cho là rất quan trọng, đó là hiệp thông với Đức Giáo Hoàng với tình con thảo và có trách nhiệm. Cộng tác vào ơn Chúa còn bằng sự khiêm tốn học hỏi những gì về Chúa. Tôi nghĩ ngay tới Kinh Thánh, các thánh giáo phụ, nền thần học, triết học được Toà Thánh chứng nhận, và những sách

đạo đức của những tác giả có uy tín, được Toà Thánh công nhận. Nhờ kho tàng kiến thức đó, tôi luôn thấy mình cần phải bắt đầu lại, nhất là ở sự phải từ bỏ mình.

9- Cùng với việc học ở các tác phẩm có uy tín về Chúa, tôi rất vui nhìn ngắm những việc lạ lùng Chúa làm nơi nhiều chứng nhân của Chúa đang sống gần xa ngay trong thời điểm này.

10- Tôi chú ý cách riêng đến những người ngày đêm gieo hạt giống Nước Trời giữa nơi mình sống. Bằng đời sống đạo đức, họ là men giữa bột (x. Mt 13, 33), họ là hạt cải gieo trong ruộng (x. Mt 13, 31-32). Âm thầm và nhỏ bé, họ được Chúa gọi là những kẻ mở rộng Nước Trời.

11- Hơn nữa, thao thức còn đẩy tôi đi sâu vào quần chúng. Ở

đó, tôi đã nhận thấy nhiều người ngoại nhưng lại thuộc về Đức Kitô, do sự họ được Chúa Giêsu lôi kéo họ bằng những ơn khác nhau, đúng như lời Người đã phán xưa: “Phần tôi, một khi được giương cao lên khỏi mặt đất, tôi sẽ kéo mọi người lên với tôi” (Ga 12,32). Với những khám phá như trên, tôi hiểu ơn gọi của tôi phải nhắm vào hy vọng và đợi chờ, chứ không phải vào những thành công trước mắt.

12- Nếu ơn gọi của tôi đúng là hành trình của những thao thức, thì hôm nay những thao thức vẫn còn đó, nhưng mang những cung điệu mới, hợp với những thay đổi của lịch sử, một lịch sử có những tiến triển mới và cũng có những sa sút mới.

13- Hôm nay, khi cuộc đời đã được báo động là sắp phải ra đi, tôi lại có thêm một thao thức mới, đó là thao thức đi về với Cha trên trời. Đi về với Cha trên trời, đối với tôi, là một thao thức ngọt ngào, đòi rất nhiều niềm tin vào tình yêu thương xót Chúa, và cũng rất nhiều niềm tin vào tình yêu bao dung của mọi người.

14- Để kết, tôi xin phép nói tắt một lời, đó là: Chúa giàu lòng thương xót đã yêu thương tôi quá sức tôi tưởng tượng, quá hơn sự tôi mong ước, nhất là ở sự Chúa luôn cứu tôi, luôn tha thứ cho tôi, luôn ban cho tôi những thao thức Phúc Âm được đốt lên từ đức tin do lòng thương xót Chúa.

Lạy Chúa, con xin phó thác con trong tay Chúa. Long Xuyên, ngày 30.4.2016

Page 15: CH - sndv.files.wordpress.com · Xavier Nguyễn Văn Thuận đặt cho cháu vì hằng ngày chúng em đều đọc kinh khấn xin với Ngài! Khi biết sự sống con vừa

VÒNG TAY SONG NGUYỀN SỐ 8 – THÁNG 5-2016 Trang 15

VATICAN. Tông Huấn mới của ĐTC Phanxicô đã được công bố trong cuộc họp báo sáng 8-4-2016, tại Phòng báo chí Tòa Thánh. Văn phòng Tổng thư ký Thượng HĐGM cũng cho phổ biến một bản tóm lược văn kiện dài 268 trang này, như dưới đây:

Tông Huấn hậu Thượng HĐGM mang tựa đề “Amoris laetitia” (“Niềm vui Yêu thương”) mang chữ ký ngày 19-3, lễ trọng kính Thánh Giuse, một ngày không phải là tình cờ. Văn kiện này đúc kết thành quả của hai Thượng HĐGM về gia đình do ĐTC Phanxicô triệu tập trong năm 2014 và 2015, những bản tường trình đúc kết của hai công nghị này được trích dẫn nhiều, cùng với các văn kiện và giáo huấn của các vị Giáo Hoàng tiền nhiệm, và nhiều bài giáo lý của chính ĐGH Phanxicô về gia đình. Nhưng như đã xảy ra với các văn kiện khác của Huấn Quyền, ĐGH cũng dùng những đóng góp của các HĐGM trên thế giới (như Kenya, Australia, Argentina...) và những trích dẫn của các nhân vật quan trọng như Martin Luther King, hoặc Erich Fromm. Đặc biệt một trích dẫn từ cuốn phim “Bữa ăn của Babette” mà ĐGH còn nhớ để giải thích ý niệm nhưng không.

Tiền đề

Tông huấn gây ấn tượng vì chiều dài và sự phân chia, gồm 9 chương với 325 đoạn. Văn kiện mở đầu với 7 đoạn dẫn nhập nêu bật sự ý thức về đề tài phức tạp, đòi phải đào sâu. Văn kiện khẳng định rằng những phát biểu của các nghị phụ tại Thượng HĐGM là một khối quí giá (AL 4) cần được bảo tồn. Theo chiều hướng đó, ĐGH viết “Không phải tất cả những tranh luận đạo lý, luân lý hoặc mục vụ đều phải được giải quyết với sự can thiệp của huấn quyền”. Vì thế đối với một số vấn đề, “tại mỗi nước hoặc miền có thể tìm kiếm những giải pháp hợp với văn hóa hơn, chú ý đến những truyền thống và những thách đố địa phương. Thực vậy, các nền văn hóa rất khác nhau và mỗi nguyên tắc chung (...) cần được hội nhập vào văn hóa địa phương, nếu muốn được tuân giữ và áp dụng” (AL 3). Nguyên tắc hội nhập văn hóa này thực là quan trọng cả trong cách thức đặt và hiểu các vấn đề, vượt lên trên những vấn đề tín lý đã được Huấn Quyền của Giáo Hội định tín, đến độ không thể “hoàn cầu hóa chúng”.

Nhưng nhất là ĐGH khẳng định ngay và rõ ràng rằng cần ra khỏi sự đối nghịch vô bổ giữa một

(Niềm Vui Yêu Thương)

Page 16: CH - sndv.files.wordpress.com · Xavier Nguyễn Văn Thuận đặt cho cháu vì hằng ngày chúng em đều đọc kinh khấn xin với Ngài! Khi biết sự sống con vừa

VÒNG TAY SONG NGUYỀN SỐ 8 – THÁNG 5-2016 Trang 16

bên là lo lắng vì thay đổi và bên kia là sự áp dụng đơn thuần các qui luật trừu tượng. Ngài viết: “Các cuộc thảo luận nơi các cơ quan truyền thông hoặc trong các sách báo và thậm chí giữa các thừa tác viên của Giáo Hội đi từ một ước muốn vô độ thay đổi mọi sự mà không có suy tư đầy đủ hoặc nền tảng, tới thái độ chủ trương giải quyết mọi sự bằng cách áp dụng các quy luật tổng quát hoặc rút ra những kết luận thái quá từ một số suy tư thần học” (AL 2).

* Chương I: “Dưới ánh sáng Lời Chúa”

Sau khi đặt những tiền đề trên đây, ĐGH trình bày suy tư của ngài từ Kinh Thánh với chương đầu tiên, được khai triển như một suy tư về Thánh Vịnh 128, có đặc tính phụng vụ hôn lễ Do thái cũng như của Kitô giáo. Kinh Thánh “nói đến những gia đình, các thế hệ, các chuyện yêu thương và khủng hoảng gia đình' (Al 8), và từ dữ kiện ấy người ta có thể suy tư gia đình không phải như một lý tưởng trừu tượng, nhưng như “một nghĩa vụ 'thủ công' (AL 16) được diễn tả một cách dịu dàng (AL 28) nhưng ta cũng gặp thấy tội lỗi ngay từ đầu, khi tương quan tình thương biến thành sự thống trị (Xc AL 19). Khi ấy Lời Chúa “không tỏ ra là một hệ luận của những luận đề trừu tượng, nhưng như một người bạn đồng hành đối với các gia đình đang gặp khủng hoảng hoặc trải qua đau khổ nào đó, và chỉ cho họ mục tiêu của hành trình” (AL 22).

* Chương II: “Những thực tại và các thách đố của gia đình”

Từ lãnh vực Kinh Thánh, tiến qua chương II, ĐGH cứu xét tình trạng hiện nay của các gia đình, chân đạp đất (AL 6), kín múc rộng rãi từ các bản tường trình chung kết của hai Thượng HĐGM và đương đầu với nhiều thách đố, từ hiện tượng di dân cho đến ý thức hệ phủ nhận sự khác biệt phái tính, gọi là lý thuyết gender; từ nền văn hóa tạm bợ cho đến não trạng bài trừ sinh sản và ảnh hưởng của các kỹ thuật sinh học trong lãnh vực truyền sinh; từ tình trạng thiếu nhà ở và công ăn việc làm cho đến nạn dâm ô và lạm dụng trẻ

em; từ sự chú ý đến những người khuyết tật, đến sự tôn trọng người già; từ sự phá hủy gia đình bằng luật pháp, cho đến nạn bạo hành phụ nữ. ĐGH nhấn mạnh sự cụ thể, là một con số cơ bản của Tông Huấn. Và chính sự cụ thể và thực tiễn tạo nên sự khác biệt cơ bản giữa “những lý thuyết” giải thích thực tại và các “ý thức hệ”.

Trích dẫn Tông Huấn Familiaris consortio, ĐGH Phanxicô khẳng định rằng “một điều lành mạnh là để ý đến thực tại cụ thể, vì “những yêu cầu và tiếng gọi của Chúa Thánh Linh cũng vang dội cả trong những biến cố lịch sử”, qua đó, “Giáo Hội có thể được hướng dẫn để hiểu biết sâu xa hơn về mầu nhiệm khôn lường hôn nhân và gia đình” (AL 31). Nếu không lắng nghe thực tại thì không thể hiểu những đòi hỏi của hiện tại cũng như những tiếng gọi của Thánh Linh. ĐGH nhận xét rằng cá nhân chủ nghĩa thái quá làm cho con người ngày nay khó hiến thân cho tha nhân một cách quảng đại (XC AL 33). Đây là hình chụp thật đúng về tình trạng: “Người ta sợ cô đơn, muốn một không gian được bảo vệ và chung thủy, nhưng đồng thời người ta cũng gia tăng lo sợ bị kẹt trong một tương quan, khiến cho sự thỏa mãn những khát vọng cá nhân của họ bị đình trệ” (AL 34).

Sự khiêm tốn của óc thực tế giúp ta không trình bày “một lý tưởng thần học quá trừu tượng về hôn nhân, như thể hôn nhân được kiến tạo một cách giả tạo, xa rời tình trạng cụ thể và những khả thể thực sự của các gia đình như trong thực tế” (AL 36). Thái độ duy lý tưởng làm ta không cứu xét hôn nhân như thực chất của nó, nghĩa là “một tiến trình năng động tăng trưởng và thành đạt”. Vì thế cũng chẳng cần tin rằng các gia đình chỉ được nâng đỡ “bằng cách nhấn mạnh đến các vấn đề đạo lý, đạo đức sinh học và luân lý, không cổ võ họ cởi mở đối với ơn thánh” (AL 37). Khi mời gọi tất cả hãy tự phê bình về lối trình bày không thích hợp về thực tại hôn nhân và gia đình, ĐGH nhấn mạnh rằng cần dành chỗ cho việc huấn luyện lương tâm các tín hữu: “Chúng ta được kêu gọi huấn luyện lương tâm, và đừng chủ trương thay thế lương tâm” (AL

Page 17: CH - sndv.files.wordpress.com · Xavier Nguyễn Văn Thuận đặt cho cháu vì hằng ngày chúng em đều đọc kinh khấn xin với Ngài! Khi biết sự sống con vừa

VÒNG TAY SONG NGUYỀN SỐ 8 – THÁNG 5-2016 Trang 17

37). Chúa Giêsu đã đề nghị một lý tưởng yêu sách nhưng “Ngài không bao giờ đánh mất sự gần gũi cảm thương với những người yếu đuối như người phụ nữ xứ Samaria hoặc người phụ nữ ngoại tình” (AL 38)

* Chương III: “Cái nhìn hướng về Chúa Giêsu: ơn gọi của gia đình”

Chương III được dành cho một số yếu tố nòng cốt trong giáo huấn của Giáo Hội về hôn nhân và gia đình. Sự hiện diện của chương này thật là quan trọng vì trình bày một cách cô đọng trong 30 đoạn ơn gọi của gia đình theo Tin Mừng, như đã được Giáo Hội quan niệm trong thời gian, nhất là về đề tài bất khả phân ly, tính chất bí tích của hôn phối, sự truyền sinh và giáo dục con cái. Hiến chế Gaudium et Spes Vui Mừng và Hy Vọng, của Công đồng chung Vatican 2, thông điệp Humanae vitae, Sự sống con người của Đức Phaolô 6, Tông huấn Familiaris consortio về gia đình của Đức Gioan Phaolô 2 được trưng dẫn nhiều trong chương này.

Cái nhìn bao quát, và cũng bao gồm cả “những tình trạng bất toàn”. Thực vậy chúng ta đọc thấy: “Phân định về sự hiện diện những mầm mống của Lời” trong các nền văn hóa khác (Xc Ad Gentes, 11) có thể được áp dụng cho cả những thực tại hôn nhân và gia đình. Ngoài hôn nhân tự nhiên đích thực còn có những yếu tố tích cực trong những hình thức hôn phối thuộc các truyền thống tôn giáo khác, tuy không thiếu những bóng đen” (AL 77). Suy tư cũng bao gồm các “gia đình bị thương tổn”. Đứng trước những gia đình này, ĐTC trích dẫn bản tường trình chung kết Thượng HĐGM năm 2015, nói rằng “Cần luôn luôn nhắc nhớ một nguyên tắc tổng quát: “Các vị mục tử hãy biết rằng, vì lòng yêu mến sự thật, mình có nghĩa vụ phải phân định kỹ lưỡng các hoàn cảnh' (Familiaris consortio, 84). Cấp độ trách nhiệm không đồng đều trong mọi trường hợp, và có thể có những yếu tố hạn chế khả năng quyết định. Vì thế, trong khi cần trình bày đạo lý một cách rõ ràng, cần tránh những phán đoán không để ý đến sự phức tạp của các hoàn cảnh,

và cần chú ý đến cách thức con người đang sống và đau khổ vì tình trạng của họ” (AL 79)

* Chương IV: “Tình yêu trong hôn nhân”

Chương IV bàn về tình yêu trong hôn nhân và trình bày nó từ bài ca tình yêu của thánh Phaolô trong thư thứ I gửi tín hữu Corinto, đoạn 13, 4-7. Chương này là một bài chú giải thực sự quan tâm, chính xác, được gợi hứng và có đặc tính thơ phú về đoạn thư của thánh Phaolô. Chúng ta có thể nói đây là một sưu tập những mảnh trong diễn văn bình thường, quan tâm mô tả tình yêu của con người trong những hạn từ tuyệt đối cụ thể. Ta có ấn tượng mạnh vì khả năng cứu xét tâm lý nội tâm trong bài chú giải này. Sự sâu xa về tâm lý đi vào thế giới cảm xúc của các đôi vợ chồng - tích cực hoặc tiêu cực - và trong chiều kích lạc thú của tình yêu. Đây là một đóng góp hết sức phong phú và quí giá đối với đời sống của đôi vợ chồng theo tinh thần Kitô, cho đến nay ít có được trong các văn kiện trước đây của các vị Giáo Hoàng.

Theo thể thức của mình, chương này là một tiểu luận trong một khảo luận rộng lớn hơn, đầy ý thức sự đặc tính thường nhật của tình yêu là kẻ thù của mọi thái độ duy lý tưởng. ĐGH viết: “Ta không được ném trên hai người vốn có những giới hạn, gánh nặng kinh khủng về nghĩa vụ họ phải diễn tả một cách hoàn hảo sự kết hiệp giữa Chúa Kitô và Giáo Hội của Ngài, vì hôn nhân như dấu chỉ bao hàm một “tiến trình năng động, từ từ tiến bước với sự hội nhập tiệm tiến các hồng ân của Thiên Chúa” (AL 122). Nhưng đàng khác, ĐGH nhấn mạnh đặc biệt và quyết liệt về sự kiện “trong chính bản chất của tình yêu vợ chồng có sự cởi mở đối với sự chung cục” (AL 123), chính trong sự liên kết vui mừng và cơ cực, căng thẳng và nghỉ ngơi, đau khổ và giải thoát, thỏa mãn và tìm kiếm, khó chịu và khoái lạc” (AL 126) mà có hôn nhân.

Chương này kết luận với một suy tư rất quan trọng về “sự biến đổi của tình yêu” vì “sự kéo dài cuộc sống làm cho xảy ra điều không có

Page 18: CH - sndv.files.wordpress.com · Xavier Nguyễn Văn Thuận đặt cho cháu vì hằng ngày chúng em đều đọc kinh khấn xin với Ngài! Khi biết sự sống con vừa

VÒNG TAY SONG NGUYỀN SỐ 8 – THÁNG 5-2016 Trang 18

trong các thời đại khác: tương quan thân mật và sự thuộc về nhau phải được bảo tồn trong 4, 5 hoặc 60 năm, và điều này bao hàm sự cần thiết phải tái chọn lựa nhau nhiều lần” (AL 163). Khía cạnh thể lý thay đổi và sự thu hút của tình yêu không giảm sút nhưng thay đổi: ước muốn tình dục với thời gian có thể biến thành ước muốn thân mật và “đồng lõa”. “Chúng ta không thể hứa với nhau có cùng những tâm tình suốt đời. Nhưng chắc chắn chúng ta có thể có một dự án chung bền vững, dấn thân yêu nhau và sống kết hiệp cho đến khi sự chết tách rời chúng ta, và luôn sống một sự thân mật phong phú” (AL 163)

* Chương V: “Tình yêu trở nên phong phú”

Chương này qui trọng tâm vào sự phong phú và sinh sản con cái trong tình yêu. Chương bàn theo thể thức linh đạo và tâm lý sâu xa về việc đón nhận một sự sống mới, về sự chờ đợi thai nghén, tình yêu của người mẹ và người cha. Nhưng cũng nói về sự phong phú nới rộng, nhận con nuôi, đón nhận sự đóng góp của các gia đình để thăng tiến “một nền văn hóa gặp gỡ”, nền văn hóa sự sống trong gia đình theo nghĩa rộng, với sự hiện diện của các chú bác, cô dì, anh em họ, thân nhân họ hàng, bạn hữu. Tông huấn “Niềm Vui Yêu Thương” không cứu xét gia đình chỉ có 1 người cha hoặc 1 người mẹ, vì ý thức rõ về gia đình như một mạng các quan hệ rộng rãi. Chính đặc tính thần bí của bí tích hôn phối có một đặc tính xã hội sâu xa (Xc AL 186). Và bên trong chiều kích xã hội ấy ĐGH đặc biệt nhấn mạnh vai trò đặc thù của tương quan giữa người trẻ và người già, cũng như tương quan giữa anh chị em như một sự thực tập để tăng trưởng trong quan hệ với tha nhân.

* Chương VI: Một số viễn tượng mục vụ

Trong chương VI ĐGH đề cập đến một số con đường mục vụ hướng dẫn việc xây dựng gia đình vững chắc và phong phú theo kế hoạch của Thiên Chúa, trong phần này, Tông Huấn tham chiếu rộng gãi các tường trình chung kết của hai Thượng HĐGM và các bài huấn giáo của ĐGH

Phanxicô và Gioan Phaolô 2. Ngài tái khẳng định rằng gia đình là chủ thể chứ không phải chỉ là đối tượng cần được rao giảng Tin Mừng. ĐGH nêu rõ rằng “Các thừa tác viên thánh chức thường thiếu sự huấn luyện thích hợp để đối phó với những vấn đề phức tạp hiện nay của các gia đình” (AL 202). Một đàng cần phải cải tiến việc huấn luyện tâm lý tình cảm cho các chủng sinh và để gia đình họ can dự nhiều hơn vào việc huấn luyện về thừa tác vụ (Xc AL 203); đàng khác, “một điều cũng có thể hữu ích là kinh nghiệm về truyền thống lâu dài của Đông Phương về các LM có gia đình” (AL 202).

Rồi ĐGH đề cập đến vấn đề hướng dẫn những người đính hôn trong hành trình chuẩn bị kết hôn, tháp tùng các đôi vợ chồng trong những năm đầu trong đời sống hôn nhận (kể cả đề tài sinh sản trách nhiệm), nhưng cả một số hoàn cảnh phức tạp, và đặc biệt là trong các cuộc khủng hoảng, với ý thức rằng “mỗi cuộc khủng hoảng che đậy một tin mừng cần biết lắng nghe, cải tiến thính giác của trái tim” (AL 232). Phần này phân tích một số nguyên nhân gây ra khủng hoảng, trong đó có sự trưởng thành chậm về tình cảm (Xc AL 239).

Ngoài ra, chương này cũng nói về sự tháp tùng những người bị bỏ rơi, ly thân hoặc ly dị, và nhấn mạnh tầm quan trọng của việc cải tổ mới đây về các thủ tục nhìn nhận hôn phối vô hiệu. ĐGH nhấn mạnh sự đau khổ của các con cái trong những tình trạng xung đột và kết luận rằng: “Ly dị là một điều bất hạnh, và con số các vụ ly dị gia tăng là điều rất đáng lo âu. Vì thế, chắc chắn nghĩa vụ mục vụ quan trọng nhất của chúng ta đối với các gia đình là củng cố tình yêu và giúp chữa lành các vết thương, làm sao để chúng ta có thể phòng ngừa sự lan tràn thảm trạng này trong thời đại chúng ta” (AL 246).

Tiếp đến ĐTC bàn đến những tình trạng hôn phối hỗn hợp và hôn phối khác đạo, tình trạng các gia đình có các con cái có xu hướng đồng tính luyến ái, ngài tái khẳng định sự tôn trọng đối với họ và phủ nhận mọi thứ kỳ thị bất công và

Page 19: CH - sndv.files.wordpress.com · Xavier Nguyễn Văn Thuận đặt cho cháu vì hằng ngày chúng em đều đọc kinh khấn xin với Ngài! Khi biết sự sống con vừa

VÒNG TAY SONG NGUYỀN SỐ 8 – THÁNG 5-2016 Trang 19

mọi hình thức gây hấn hoặc bạo hành. Về phương diện mục vụ, điều quí giá là phần chót của chương này: “khi tử thần đưa nọc độc của nó vào”, về đề tài mất những người yêu thương và tình trạng góa bụa.

* Chương VII: “Củng cố việc giáo dục con cái”

Chương 7 hoàn toàn dành cho việc giáo dục con cái: việc giáo dục con cái về luân lý, giá trị của hình phạt như một kích thích, sự thực tế kiên nhẫn, giáo dục về tính dục, thông truyền đức tin, và tổng quát hơn là đời sống gia đình như một bối cảnh giáo dục. Thật là hay sự khôn ngoan thực tiễn được diễn tả trong mỗi đoạn, nhất là quan tâm đến tính chất tiệm tiến và những bước tiến nhỏ “có thể được hiểu, chấp nhận và đánh giá cao” (AL 271).

Có một đoạn đặc biệt ý nghĩa và có tính chất sư phạm cơ bản trong đó ĐGH Phanxicô khẳng định rõ ràng rằng “Thái độ bị ám ảnh không có tính chất giáo dục và không thể có một sự kiểm soát tất cả những hoàn cảnh trong đó một người con có thể trải qua (...). Nếu một người làm cha mẹ bị ám ảnh muốn biết con mình đang ở đâu và kiểm soát mọi sự di chuyển của con, thì chỉ tìm cách thống trị không gian của đứa con mà thôi. Làm như thế họ không giáo dục con, không làm cho nó vững mạnh, không chuẩn bị con đương đầu với những thách đố. Điều quan trọng chính yếu là tạo nên nơi con cái, một cách yêu thương, những tiến trình trưởng thành tự do, chuẩn bị, tăng trưởng toàn diện, vun trồng sự tự lập đích thực” (AL 260)

Phần nói về sự giáo dục tính dục cũng rất quan trọng, mang tựa đề rất rõ ràng: “Đồng ý về việc giáo dục tính dục”. Đây là điều cần thiết và ta tự hỏi xem các cơ sở giáo dục của

chúng ta có đảm nhận thách đố ấy hay không (...) trong một thời đại mà người ta có xu hướng tầm thường hóa và làm cho tính dục trở nên nghèo nàn”. Việc giáo dục tính dục cần được thực hiện “trong khuôn khổ một nền giáo dục về tình yêu, hiến thân cho nhau” (AL 280). ĐGH cảnh giác đối với những thành ngữ như “tính dục an toàn” vì nó biểu lộ một thái độ tiêu cực đối với mục đích tự nhiên của tính dục là sinh sản, như thể sự kiện đứa con là một kẻ thù cần phải được bảo vệ để chống lại. Làm như thế người ta cổ võ sự gây hấn tự yêu thương mình thay vì một thái độ tiếp đón” (AL 283).

* Chương VIII: “Tháp tùng, phân định và hội nhập sự yếu đuối”

Chương này là một lời mời gọi có lòng thương xót và phân định mục vụ trước những tình trạng không hoàn toàn đáp ứng điều mà Chúa đề nghị. Ở đây ĐGH dùng 3 động từ rất quan trọng, đó là “tháp tùng, phân định và hội nhập” là những điều cơ bản trong việc đối phó với những tình trạng yếu đuối, phức tạp hoặc không hợp lệ. Vì thế ĐGH trình bày sự tiệm tiến cần thiết trong mục vụ, tầm quan trọng của sự phân định, các qui luật và hoàn cảnh giảm khinh trong việc phân định mục vụ, và sau cùng là điều mà ngài định nghĩa là “tiêu chuẩn thương xót mục vụ”.

Chương 8 rất tế nhị. Để đọc chương này ta phải nhớ rằng “nhiều khi công việc của Giáo Hội giống như công việc của một bệnh viện dã chiến” (AL 291). Ở đây ĐGH đón nhận thành quả suy tư của Thượng HĐGM về các đề tài tranh luận khác nhau. Ngài tái khẳng định ý nghĩa của hôn nhân Kitô giáo và thêm rằng “những hình thức kết hợp khác hoàn toàn trái ngược với lý tưởng hôn nhân Kitô giáo, trong khi một số hình thức khác thể hiện lý tưởng ấy ít là một cách phần nào hoặc

Page 20: CH - sndv.files.wordpress.com · Xavier Nguyễn Văn Thuận đặt cho cháu vì hằng ngày chúng em đều đọc kinh khấn xin với Ngài! Khi biết sự sống con vừa

VÒNG TAY SONG NGUYỀN SỐ 8 – THÁNG 5-2016 Trang 20

tương tự”. Vì thế Giáo Hội “không quên đề cao giá trị của những yếu tố xây dựng trong những tình trạng chưa đáp ứng giáo huấn của Giáo Hội hoặc không đáp ứng nữa giáo huấn của Hội Thánh về hôn nhân” (AL 292).

Về sự phân định đối với những tình cảnh bất hợp lệ, ĐGH nhận xét rằng “Cần tránh những phán đoán không để ý đến sự phức tạp của những hoàn cảnh khác nhau, và cần phải chú ý đến cách thức những người sống và chịu đau khổ vì hoàn cảnh của họ” (AL 296). Và ngài viết tiếp: “Vấn đề ở đây là hội nhập tất cả mọi người, phải giúp mỗi người tìm ra cách thức riêng của họ để tham gia cộng đoàn Giáo Hội, để họ cảm thấy mình là đối tượng của một lòng thương xót không do công trạng, vô điều kiện và nhưng không” (AL 297). Và “Những người ly dị đang sống một cuộc kết hiệp mới, chẳng hạn, họ có thể ở trong những tình trạng rất khác nhau, và không thể xếp loại hoặc khép họ trong những lời khẳng định quá cứng nhắc mà không để chỗ cho một sự phân định thích hợp về con người và về mục vụ” (AL 298).

Theo đường hướng đó, đón nhận những nhận xét của nhiều nghị phụ, ĐGH khẳng định rằng “những tín hữu đã chịu phép rửa mà ly dị và tái hôn dân sự phải được hội nhập hơn vào các cộng đoàn Kitô trong những cách thức khác nhau có thể, tránh mọi hình thức gây gương mù gương xấu”. Sự tham gia của họ có thể được biểu lộ trong nhiều dịch vụ của Giáo Hội (...). Họ không nên cảm thấy mình bị tuyệt thông, nhưng có thể sống và trưởng thành như các phần tử sinh động của Giáo Hội (...). Sự hội nhập này cũng là điều cần thiết để chăm sóc và giáo dục con cái theo tinh thần Kitô giáo” (AL 299).

Tổng quát hơn, ĐGH đưa ra lời khẳng định rất quan trọng để hiểu hướng đi và ý nghĩa

của Tông Huấn: “Nếu để ý đến vô số những hoàn cảnh cụ thể khác nhau (...) thì có thể hiểu rằng không nên mong đợi từ Thượng HĐGM hoặc từ Tông huấn này một qui luật tổng quát mới thuộc loại giáo luật, có thể áp dụng cho mọi trường hợp. Chỉ có thể có một sự khuyến khích mới hãy phân định bản thân và mục vụ theo tinh thần trách nhiệm về những hoàn cảnh đặc biệt không giống nhau trong mọi trường hợp”, những hậu quả hoặc những công hiệu của một qui luật không nhất thiết phải luôn luôn như nhau” (AL 300). ĐGH khai triển một cách sâu rộng những đòi hỏi và đặc tính của hành trình tháp tùng và phân định trong sự đối thoại sâu rộng giữa các tín hữu và các vị mục tử. Với mục đích đó ngài nhắc nhở suy tư của Giáo Hội về “những ảnh hưởng và hoàn cảnh giảm khinh” về sự qui trách và trách nhiệm những hành động, và dựa vào thánh Tôma Aquino, ngài dừng lại về tương quan giữa “các qui luật và sự phân định” để khẳng định rằng: “Đúng là các qui luật tổng quát trình bày một điều thiện hảo mà ta không bao giờ được phép không để ý hoặc coi nhẹ, trong cách diễn tả các qui luật tổng quát ấy, không thể tuyệt đối bao gồm mọi hoàn cảnh đặc thù. Đồng thời cần nói rằng chính vì lý do đó, điều thuộc về sự phân định thực hành đứng trước một hoàn cảnh đặc thù không thể đưa lên hàng một qui luật” (AL 304).

Trong phần chót của chương 8, “tiêu chuẩn lòng thương xót mục vụ”, về sự mơ hồ, ĐGH mạnh mẽ khẳng định rằng “Hiểu những hoàn cảnh ngoại lệ không bao giờ bao hàm việc che giấu ánh sáng lý tưởng trọn vẹn nhất và cũng không đề nghị ít hơn điều mà Chúa Giêsu cống hiến cho con người. Ngày nay điều quan trọng hơn một nền mục vụ về những thất bại, là cố gắng mục vụ để củng cố hôn nhân, cũng như phòng ngừa những tan

Page 21: CH - sndv.files.wordpress.com · Xavier Nguyễn Văn Thuận đặt cho cháu vì hằng ngày chúng em đều đọc kinh khấn xin với Ngài! Khi biết sự sống con vừa

VÒNG TAY SONG NGUYỀN SỐ 8 – THÁNG 5-2016 Trang 21

vỡ” (AL 307). Nhưng ý nghĩa tổng quát của chương 8 và tinh thần mà ĐGH Phanxicô muốn đề ra cho việc mục vụ của Giáo Hội còn có thể tóm tắt rõ ràng trong những lời cuối: “Tôi mời gọi các tín hữu đang sống trong những hoàn cảnh phức tạp hãy tín thác đến nói chuyện với các vị mục tử của mình hoặc với những giáo dân đang sống tận tụy với Chúa. Họ sẽ không luôn luôn tìm thấy nơi những vị ấy một sự khẳng định cách lý tưởng và những ước muốn của mình, nhưng chắc chắn họ sẽ nhận được một ánh sáng giúp họ hiểu rõ hơn điều đang xảy ra và họ có thể khám phá một hành trình trưởng thành bản thân. Và tôi mời các vị mục tử hãy thân ái lắng nghe trong sự thanh thản, với ước muốn chân thành đi vào thảm kịch của con người và hiểu quan điểm của họ, để giúp họ sống tốt đẹp hơn và nhìn nhận chỗ đứng của họ trong Giáo Hội” (AL 312). Về tiêu chuẩn lòng thương xót mục vụ, ĐGH Phanxicô mạnh mẽ khẳng định rằng: “Nhiều khi chúng ta bị mất mát và phải hy sinh nhiều, khi dành chỗ trong mục vụ cho tình yêu thương vô điều kiện của Thiên Chúa. Chúng ta đặt bao nhiêu điều kiện cho lòng từ bi khiến cho nó không còn ý nghĩa cụ thể và ý nghĩa đích thực nữa, và đây là cách thức tệ nhất làm tan loãn Tin Mừng” (AL 311).

* Chương IX: “Linh đạo hôn nhân và gia đình”

Chương 9 bàn về linh đạo hôn nhân và gia đình, “được hình thành bằng hàng ngàn cử chỉ thực tế và cụ thể” (AL 315). ĐGH khẳng định rõ ràng rằng “những người có những ước muốn linh đạo sâu xa không được cảm thấy gia đình làm cho họ xa rời sự tăng trương trong đời sống Tinh Thần, nhưng gia đình là một con đường Chúa dùng để đưa họ

đến tột đỉnh sự kết hiệp thần bí” (AL 316). Tất cả, “những lúc vui mừng, an nghỉ hoặc lễ hội, và cả tính dục, được cảm nghiệm như một sự tham gia sự sống sung mãn của sự phục sinh của Chúa” (AL 317). Vì thế, Tông huấn nói về kinh nguyện dưới ánh sáng Phục Sinh, linh đạo tình yêu loại trừ người thứ ba, và tự do trong thách đố và khát vọng sống với nhau cho đến “đầu bạc răng long”, phản ánh lòng trung tín của Thiên Chúa (Xc AL 319).

Và sau cùng linh đạo “chăm sóc, an ủi và khích lệ”. “Trọn cuộc sống gia đình là một đồng cỏ từ bi”. ĐTC viết: “Mỗi người, kỹ lưỡng vẽ và viết lên trong cuộc sống của người khác” (AL 322). Thật là một “kinh nghiệm thiêng liêng sâu xa khi chiêm ngắm mỗi người yêu quí với đôi mắt của Thiên Chúa và nhận ra Chúa Kitô nơi người ấy” (AL 323)

Trong đoạn kết luận, ĐTC quả quyết: “Không có gia đình nào là một thực tại hoàn hảo và được kết thành một lần cho tất cả, nhưng đòi một sự tiến triển từ từ khả năng yêu thương của mình (...). Tất cả chúng ta được kêu gọi luôn cố gắng đi xa hơn chính mình, những giới hạn của mình và mỗi gia đình phải sống trong sự khích lệ liên tục như thế. Các gia đình chúng ta hãy tiến bước, chúng ta hãy tiếp tục bước đi! (...). Chúng ta đừng đánh mất hy vọng vì những giới hạn của mình, nhưng cũng đừng từ bỏ không tìm kiếm tình yêu và sự hiệp thông sung mãn đã được hứa cho chúng ta” (AL 325).

Tông Huấn kết thúc với một kinh nguyện dâng lên Thánh Gia Thất (AL 325).

G. Trần Đức Anh OP chuyển ý

Page 22: CH - sndv.files.wordpress.com · Xavier Nguyễn Văn Thuận đặt cho cháu vì hằng ngày chúng em đều đọc kinh khấn xin với Ngài! Khi biết sự sống con vừa

VÒNG TAY SONG NGUYỀN SỐ 8 – THÁNG 5-2016 Trang 22

Song nguyền Đường Phúc Thế là Mẹ xa con đã 18 năm rồi, cái cảm giác của con khi nhìn hình của Mẹ chắc là khác với cảm giác của những đứa được sống bên Mẹ... Ngày con chào đời trong sự hân hoan, chờ đợi của biết bao người cũng là ngày Mẹ từ giã cõi đời này, con không được hưởng dù chỉ một giọt sữa của Mẹ... Ai cũng nói con có gương mặt thật giống Mẹ, giống nhất là khi con cười, con hãnh diện lắm vì mỗi lần đứng trước gương con như được trò chuyện cùng Mẹ Mẹ biết không, khi con có trí khôn, con bắt đầu cảm thấy nỗi trống vắng, thiếu hụt nhiều lắm dù Bố và các Dì vẫn luôn quan tâm chăm sóc con. Những lúc nhìn lũ bạn học được Mẹ đến đón con liền quay đi chỗ khác, con sợ con sẽ khóc... Tính tình của con ngày càng bướng bỉnh và lì lợm, con sẵn sàng đánh bất cứ đứa nào nói con là “đứa không Mẹ”... Con vẫn hình dung nếu như con có Mẹ, ngày ngày được Mẹ đến trường đón, con tha hồ nhõng nhẽo xin Mẹ mua bánh cho con ăn, con sẽ kể cho Mẹ nghe những chuyện ở lớp, Mẹ sẽ nấu những món ăn ngon cho con, tối đến con sẽ được nằm trong vòng tay của Mẹ, nghe Mẹ đọc truyện ru con ngủ... và khi con hư Mẹ cũng sẽ lấy roi đánh con như thằng Tý hàng xóm... Vâng có Mẹ hạnh phúc biết bao! Một ngày con trở về nhà Bà Ngoại với gương mặt bầm tím vì mới đánh nhau, Bà hỏi

nguyên nhân rồi ôm con vào lòng khóc, Bà nói: “Con biết không, trước khi Mẹ con mất đã dặn Bà nói lại với con là Mẹ con xin lỗi con.” “Sao lại xin lỗi con?” con ngạc nhiên hỏi lại Bà. Và trong nước mắt Bà bảo: “Vì Mẹ con đã bỏ rơi đứa con tội nghiệp này... Con đừng làm Mẹ con ở Thiên Đàng buồn nữa nhé.” Rồi thời gian sau Bố cũng kiếm cho con một người Mẹ khác, Mẹ mới dịu dàng lắm, thương yêu con lắm, con hy vọng những mơ ước về người Mẹ của con có thể được thực hiện... nhưng khi nhân vật thứ 4 trong Gia đình xuất hiện, con bỗng cảm thấy không khí Gia đình trở nên khác thường, nhất là em bé lúc nào cũng ốm yếu, Bố Mẹ cứ dồn hết tình thương và sự quan tâm cho em, đôi khi con cảm thấy dư thừa trong căn nhà của mình, con bắt đầu ương bướng hơn, con ghét ở nhà hơn ở trường, con hay cãi lời Bố... Con thấy cách con đối xử với Họ cũng bình thường như những đứa bằng tuổi con thôi mà, trách nhiệm của Họ là kiếm tiền nuôi con vì con chưa đủ 18 tuổi. Con tha hồ hạch sách, tha hồ đòi hỏi... Có lúc con nghĩ, chỉ cần mình bỏ nhà đi là thế nào Họ cũng phải điên lên. Khi con được 17 tuổi, một hôm Mẹ gặp riêng con và nói duy nhất một câu: “Xin lỗi con” Con hục hặc hỏi lại: “Vì chuyện gì?” “Về tất cả mọi chuyện từ trước đến giờ Mẹ đã không làm được cho con” Mẹ nhẹ nhàng nói. Con kết thúc nhanh bằng cách bước vội vào phòng khóa trái cửa. Vài ngày sau Mẹ nhập viện và cũng rời bỏ Thế gian vì căn bệnh ung thư. Con mồ côi Mẹ lần thứ hai... Riêng đứa em con ngoan hơn con nhiều, dù em chỉ mới 8 tuổi, từ ngày Mẹ ra đi em chưa bao giờ khóc đòi Mẹ, chưa bao giờ hỏi ai về Mẹ, con cảm thấy hối hận với những gì mình đã làm đối với Gia đình, mỗi ngày con càng thương em và Bố hơn... nhưng con vẫn chưa thể đối xử với Họ một cách dịu dàng được, có lẽ vì con gai góc quá nhiều, con không thích người khác chạm vào góc khuất trong con. Chiều nay con ngồi bên di ảnh hai người Mẹ. Cả hai người Mẹ đến trong cuộc đời con chỉ trong chốc lát rồi rời xa con mãi. Một người con chưa được gặp, chưa được một lần hôn lên má Mẹ, chưa được một lần được vuốt mái tóc của Mẹ. Một người con chưa sống bằng hết tình yêu thương của đứa con ngoan hiếu thảo, chưa một lần làm cho Mẹ cười, chưa một lần nhìn Mẹ bằng ánh mắt gần gũi. Nhưng giờ đây con rất yêu hai người Mẹ của mình cho dù đã muộn. Ở chốn Thiêng liêng xin hai Mẹ hãy phù hộ cho Bố vững vàng hơn, cho em hết bệnh và hãy nhận của con lời “Xin lỗi Mẹ”. Washington, D.C. Lễ Lòng Chúa Thương Xót 2016 Song Nguyền Đường – Phúc

(Ghi lại tâm tình của một đứa Cháu)

Page 23: CH - sndv.files.wordpress.com · Xavier Nguyễn Văn Thuận đặt cho cháu vì hằng ngày chúng em đều đọc kinh khấn xin với Ngài! Khi biết sự sống con vừa

VÒNG TAY SONG NGUYỀN SỐ 8 – THÁNG 5-2016 Trang 23

 

  

Hưng Yên

àng năm để đón mừng đại lễ CHÚA PHỤC SINH thì năm nào Cha xứ cũng mời một vị Linh mục đến

"Giảng phòng" mà ta thường nghe với cái tên quen thuộc là "Giảng tĩnh tâm Mùa Chay" hầu chuẩn bị cho Giáo dân trong Giáo xứ có dịp lắng đọng tâm hồn, đón mừng Chúa phục sinh. Thú thực bản thân chúng tôi, với cái tuổi xấp xỉ 80, được tham dự "Tĩnh tâm Mùa Chay" cũng đã nhiều. Được nghe các vị Linh mục trẻ có, trung trung có, già có giảng thuyết cũng đã nhiều. Các Vị còn trẻ, còn khỏe thì nói thao thao bất tuyệt, các Vị tuổi trung trung (tiếng bình dân kêu là xồn xồn) chẳng những đã thao thao bất tuyệt, mà có khi "ý nói" lại cao quá, khó nắm bắt. Còn các Vị... tuổi cao sức yếu thì đôi khi giọng nói hơi... không được rõ ràng, nhưng nếu chịu khó lắng nghe thì lại thấy nó gần gũi với mình hơn. Cũng chính vì thế mà trong 3 ngày "Tĩnh tâm Mùa chay" vừa qua nơi Giáo xứ Thánh Giuse, đối với cá nhân chúng tôi lại thật là 3 ngày bình an trong tâm hồn nhất. Thật đấy: "Nhân sinh thất thập cổ lai hi" mà mình thì đã gần "Bát thập" rồi nên có còn làm gì được nữa đâu? Nếu không suốt ngày chỉ quanh quẩn với cái Computer, hết đọc lại viết, hết viết lại đọc, khiến mắt chẳng những đã mờ đi, còn đầu óc thì cứ rối tinh rối mù lên với những tin tức quốc tế, quốc nội. Nay được 3 ngày ngồi nghe, rồi suy nghĩ về

những điều Cha giảng phòng khiến cho tâm hồn chúng tôi cảm thấy bình an, thật bình an. Bắt đầu vào buổi giảng, Cha xứ giới thiêu Cha giảng phòng cho giáo dân trong Giáo xứ biết: Cha Phêrô Chu Quang Minh là một Linh mục Dòng Tên. Dòng Tên là "Dòng Chúa Giêsu" - (The Society of Jesus - ở Việt Nam quen gọi là Dòng Tên, vì muốn kính Tên cực trọng Chúa Giêsu). Việc làm của Dòng Tên là chuyên về phục vụ trong các hoạt động giáo dục, truyền giáo và hướng dẫn thiêng liêng. Riêng Cha Chu Quang Minh, Ngài còn là vị sáng lập CT/TTHNGĐ (Chương Trình/ Thăng Tiến Hôn Nhân Gia Đình), chương trình này đang phát triển rất mạnh trên toàn thế giới, kể cả ở Việt Nam. Vào bài giảng, Cha xứ và Cha giảng thuyết cùng tuyên đọc một đoạn Phúc Âm trong TIN MỪNG THEO THÁNH LUCA. Do vậy trong suốt 3 buổi tĩnh tâm Cha giảng thuyết

H

(Tình Cha luôn mãi trong Yêu thương Gần gũi) 

Page 24: CH - sndv.files.wordpress.com · Xavier Nguyễn Văn Thuận đặt cho cháu vì hằng ngày chúng em đều đọc kinh khấn xin với Ngài! Khi biết sự sống con vừa

VÒNG TAY SONG NGUYỀN SỐ 8 – THÁNG 5-2016 Trang 24

chỉ xoay quanh 1 dụ ngôn Người cha nhân hậu: "Một người kia có hai con trai, người con thứ nói với cha rằng: Thưa cha xin cho con phần tài sản con được hưởng! Và người cha đã chia gia tài cho hai con". Thế rồi suốt buổi tĩnh tâm thứ nhất, Cha giảng thuyết chỉ nói về một Đứa con hoang đàng. Một điều làm chúng tôi vừa thích thú, vừa thấy khác với những lần tĩnh tâm đã được tham dự trước đây, là tuy lần nào trước khi vào bài giảng, Cha giảng phòng cũng hướng dẫn giáo dân cầu nguyện, nhưng lần này còn có thêm những động tác của tay, của thân mình khiến cho sự cầu nguyện thêm phần thích thú và sống động hơn. Có lẽ Cha giảng phòng đã quá quen thuộc với những lần giảng dạy trong các lớp TTHNGĐ (Thăng Tiến Hôn Nhân Gia Đình), nên trong bài giảng Cha thường cho chen vào những mẩu đối thoại nho nhỏ của những cặp vợ chồng, già có, trẻ có làm cho mọi người cùng cười vui, cởi mở khiến cho bản thân chúng tôi thấy như thời gian đi lẹ hơn, mới đấy mà 2 giờ tĩnh tâm đã qua đi. Ôi sao lẹ quá! Không thể nào quên được cảnh vừa vào chương trình, mới đọc kinh cầu nguyện xong, Cha nhìn nhìn rồi đi đến gần một đôi... cụ già đầu bạc trắng, hỏi: - Cụ năm nay bao nhiêu tuổi rồi?

- Thưa Cha, con tám mươi ba! - Còn cụ bà? - Thưa Cha, nhà con tám mươi mốt! - Thế bây giờ còn yêu nhau như ngày xưa

không? Mọi người cùng cười ồ. Tôi nghĩ bụng: Lậy Chúa tôi, yêu thì vẫn còn yêu, nhưng "yêu như ngày xưa" thì... chỉ có nước về chầu Chúa sớm! Trở lại với dụ ngôn Người cha nhân hậu: Khi người con thứ đòi được chia gia tài thì người cha chia gia tài cho 2 con ngay. Nhận được gia tài, anh này liền bỏ nhà ra đi. Đi đâu? Đi giang hồ, cờ bạc, rượu chè, đàng điếm khiến chẳng bao lâu đã trắng tay! Chẳng may ngay thời gian ấy vùng anh đang ở lại xẩy ra nạn đói khủng khiếp, thế là anh phải đi ở chăn heo cho người ta, hàng ngày dẫn heo ra đồng trông nom, săn sóc. Nhiều khi đói gần chết muốn lấy thức ăn của heo mà ăn cũng không được. Thế rồi tự nhiên anh hồi tâm tự bảo: Ở nhà cha ta có bao nhiêu người làm công, hàng ngày cơm dư gạo thừa, sao ta không về xin lỗi cha ta mà chịu ở đây để phải chết đói? Thế rồi anh ta trỗi dậy và đi về ngay. Câu hỏi được đặt ra là người con thứ này có thực lòng ăn năn hối cải nên trở về hay không, và người cha có tin là người con thực lòng ăn năn hối cải hay không? Câu trả lời rõ như ban ngày là nếu vùng anh ta đang ở không xẩy ra đói kém và nếu anh ta còn tiền còn bạc thì chắc chắn anh ta sẽ chẳng trở về đâu. Về phần người cha dĩ nhiên ông cũng dư biết điều đó. Nhưng nhìn nó hom hem hốc hác, rách rưới bệ rạc thế kia thì lòng cha nào mà chịu cho nổi. Thế nên mới nhìn thấy nó từ xa, người cha đã ào chạy ra, dang tay ôm chầm lấy nó! Cha giảng phòng không chỉ nói suông, nói thao thao bất tuyệt, mà ngoài nói, Ngài còn có những động tác được lập đi lập lại nhiều lần khiến người nghe cảm thấy hứng thú, đôi khi muốn buồn cười. Năm nay Cha đã 79

Page 25: CH - sndv.files.wordpress.com · Xavier Nguyễn Văn Thuận đặt cho cháu vì hằng ngày chúng em đều đọc kinh khấn xin với Ngài! Khi biết sự sống con vừa

VÒNG TAY SONG NGUYỀN SỐ 8 – THÁNG 5-2016 Trang 25

tuổi, một cụ gà tóc bạc trắng, sức khỏe yếu vì bệnh tật, đi đứng đã có phần lậng cậng vậy mà Cha lại rất ít khi ngồi. Một chiếc ghế sắt Cha kéo tới kéo lui, nhưng thỉ thoảng mới ngồi một chút còn toàn đứng hoặc đi tới đi lui. Cha "giảng thuyết" mà như nói chuyện với từng người: Giản dị, vui vẻ, thân thiện... khiến người nghe dễ bộc lộ tình cảm, vui vẻ trả lời một cách thực thà câu hỏi của Cha. Mọi người thế nào không biết, nhưng riêng cá nhân, chúng tôi thấy 2 tiếng đồng hồ của buổi tĩnh tâm ngày thứ nhất sao mà nó qua nhanh quá. Mặc dù sức khỏe của chúng tôi cũng không ra gì đâu, ọp ẹp lắm rồi, nhưng cũng tự bảo: Phải cố gắng để được nghe Cha giảng cả 3 buổi, chứ đề tài giảng dạy là: Trở về với lòng Chúa thương xót mà chỉ tham dự 1 hoặc 2 buổi thì mới chỉ nghe được 1 hoặc 2 phần 3 của đề tài thì cuộc Tĩnh tâm vẫn chưa trọn vẹn. Chiều nay thứ Bẩy là buổi tĩnh tâm thứ 2. Khởi đầu Cha cũng nói về đứa con hoang đàng: "Thưa cha, con thật đắc tội với Trời và với cha, chẳng còn đáng gọi là con cha nữa. Xin coi con như một người làm công cho cha vậy!" Rõ ràng cái ước vọng của anh ta là chỉ mong cha mình coi mình như một người làm công để khỏi chết đói, chứ chẳng phải vì nhớ vì

thương cha mà trở về đâu! Thế nhưng, thái độ của cha anh lại khác hẳn: "Anh ta còn ở đàng xa, thì người cha đã trông thấy. Ông chạnh lòng thương, chạy ra ôm cổ anh và hôn lấy hôn để..." Chưa hết, Ông còn sai đầy tớ mau đem áo đẹp nhất ra mặc cho cậu, xỏ nhẫn vào tay, xỏ dép vào chân cậu. Sau đó còn bắt bê béo làm thịt để ăn mừng vì con ta đã chết mà nay sống lại, đã mất mà nay lại tìm thấy! Thú thật, là người Công Giáo, sống đã gần hết đời người, nghe và đọc dụ ngôn Người Cha nhân hậu đã nhiều lần, nhưng nếu không có buổi giảng tĩnh tâm này thì có lẽ chúng tôi cũng vẫn chỉ hiểu và nhớ một cách lơ mơ, chứ chưa thấy hết được những thâm thúy của câu chuyện. Tuy vậy trước hết cũng xin thử tìm hiểu xem "Dụ Ngôn" là gì? Theo thiển ý thì Dụ Ngôn là những câu nói, hay những mẩu chuyện thật ngắn có tính cách "ẩn dụ", lấy chuyện này để nói về một chuyện khác. Tỷ dụ như Dụ ngôn Người Cha Nhân Hậu thì người cha đích thực là ai? Và 2 người con trai tượng trưng cho những ai? Người Cha và người con thứ đã được nói tới rồi, tiếp đến Cha giảng phòng nhấn mạnh đến thái độ của người con cả: Về đến nhà khi biết được trong nhà đang có tiệc mừng người em đã trở về thì cậu ta không chịu vào nhà. Cha

Page 26: CH - sndv.files.wordpress.com · Xavier Nguyễn Văn Thuận đặt cho cháu vì hằng ngày chúng em đều đọc kinh khấn xin với Ngài! Khi biết sự sống con vừa

VÒNG TAY SONG NGUYỀN SỐ 8 – THÁNG 5-2016 Trang 26

cậu ra năn nỉ thì được cậu trả lời: "Cha coi, đã bao nhiêu năm trời con hầu hạ cha, và chẳng khi nào trái lệnh, thế mà chưa bao giờ cha cho lấy được một con dê nhỏ để con ăn mừng với bạn bè. Còn thằng con của cha đó, sau khi nuốt hết của cải của cha với bọn điếm, nay trở về, thì cha lại giết bê béo ăn mừng!" Cha giảng phòng đặt câu hỏi: Thái độ của người con cả này thế nào? Có độ lượng và biết thương người không, hơn nữa người đó lại là em ruột của mình? Ngoài ra khi người cha ra "năn nỉ" vào nhà, cậu đã không vào, lại còn có câu nói tỏ ra vô tình vô nghĩa và thiếu lễ độ với cả cha mình: "Còn thằng con của cha đó..." vậy thì mình không phải là "thằng con của cha" sao? Và "thằng" đó không cùng ruột thịt với mình sao? Giảng đến đây Cha tỏ ra mệt mỏi, Cha bảo: Hết xí quách rồi! Mà thật vậy, chúng tôi chỉ ngồi nghe thôi mà còn mệt huống chi Cha vừa già vừa bệnh tật. Lại chẳng chỉ có nói suông, còn đi lại, còn làm những động tác lôi kéo sự chú ý của người nghe, như thế hỏi làm sao không mệt được? Vì vậy mà hôm nay Cha cho mọi người về nghỉ sớm hơn hôm qua. Buổi tĩnh tâm thứ 3 và cũng là buổi chót - Giáo dân tham dự đông đến hơn 4 trăm người, ngồi gần đầy Nhà Thờ. Hôm nay là Chúa Nhật thứ tư Mùa Chay. Vì là ngày Chúa Nhật nên buổi giảng hôm nay bắt đầu sớm hơn 2 buổi trước. Thay vì 7 PM mà là 4 PM. Vì là buổi giảng chót lại sớm hơn mấy tiếng đồng hồ nên chúng tôi thấy giáo dân có vẻ sinh động hơn, còn Cha giảng phòng cũng có vẻ bớt mệt mỏi hơn. Cha tổng kết lại ý của 2 buổi giảng trước. Đặc biệt nói đến "Người Cha nhân hậu": Mặc cho 2 đứa con có hư hỏng, có trác táng hoặc có ngỗ nghịch, không vâng lời, không có tình anh em thế nào đi nữa thì người cha vẫn thương yêu chúng hết lòng:

"Anh ta còn ở đàng xa, thì người cha đã trông thấy. Ông chạnh lòng thương, chạy ra ôm cổ anh và hôn lấy hôn để..." Đối với người con thứ thì như thế, còn đối với người con cả thì: "Con à, lúc nào con cũng ở với cha, tất cả những gì của cha đều là của con. Nhưng chúng ta phải ăn mừng vui vẻ, vì em con đã chết nay lại sống, đã mất mà nay lại tìm thấy." Chỉ một câu của người cha nói vời người con cả ở trên đã có thể tóm gọn được hết ý của dụ ngôn Người Cha Nhân Hậu rồi. Mà như đã thưa ờ phần trên, "dụ ngôn" là những câu nói, hay những mẩu chuyện thật ngắn có tính cách "ẩn dụ", lấy chuyện này để nói về một chuyện khác. Vậy thì Người cha nhân hậu ở đây là ai? Nếu không đích thật là Thiên Chúa của chúng ta và đứa con hoang đàng chính là chúng ta. Dù chúng ta có tội lỗi thế nào đi nữa mà thực lòng ăn năn hối cải trở về củng Thiên Chúa thì vẫn được Người đón nhận và thứ tha hết thảy. Viết đến đây tự nhiên trong đầu chúng tôi sực nhớ đến một câu hát: "Khi một người có tội trở về cùng Thiên Chúa, cả thiên đàng mừng rỡ hân hoan." Ôi kỳ diệu và cảm động biết chừng nào! Cá nhân chúng con xin thành thực cảm ơn Cha giảng phòng, nhờ Cha mà đầu óc chúng con có được một nhận thức vừa "rõ nét" vừa "sáng" hơn trước nhiều! Hưng Yên

Page 27: CH - sndv.files.wordpress.com · Xavier Nguyễn Văn Thuận đặt cho cháu vì hằng ngày chúng em đều đọc kinh khấn xin với Ngài! Khi biết sự sống con vừa

VÒNG TAY SONG NGUYỀN SỐ 8 – THÁNG 5-2016 Trang 27

 

 

 

 

 

 

 

 

Page 28: CH - sndv.files.wordpress.com · Xavier Nguyễn Văn Thuận đặt cho cháu vì hằng ngày chúng em đều đọc kinh khấn xin với Ngài! Khi biết sự sống con vừa

VÒNG TAY SONG NGUYỀN SỐ 8 – THÁNG 5-2016 Trang 28

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Page 29: CH - sndv.files.wordpress.com · Xavier Nguyễn Văn Thuận đặt cho cháu vì hằng ngày chúng em đều đọc kinh khấn xin với Ngài! Khi biết sự sống con vừa

VÒNG TAY SONG NGUYỀN SỐ 8 – THÁNG 5-2016 Trang 29

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Page 30: CH - sndv.files.wordpress.com · Xavier Nguyễn Văn Thuận đặt cho cháu vì hằng ngày chúng em đều đọc kinh khấn xin với Ngài! Khi biết sự sống con vừa

VÒNG TAY SONG NGUYỀN SỐ 8 – THÁNG 5-2016 Trang 30

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Page 31: CH - sndv.files.wordpress.com · Xavier Nguyễn Văn Thuận đặt cho cháu vì hằng ngày chúng em đều đọc kinh khấn xin với Ngài! Khi biết sự sống con vừa

VÒNG TAY SONG NGUYỀN SỐ 8 – THÁNG 5-2016 Trang 31

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

THÁNH LỄ TẠ ƠN KIM KHÁNH LINH MỤC của ĐỨC ÔNG PHẠM VĂN PHƯƠNG

VẤN NGUYỀN TƯ- CT/TTHNGĐ Hải Ngoại Xin vào trang Youtube để xem tóm lược phóng sự: https://www.youtube.com/watch?v=b4Yu6J6jr9Y  

Page 32: CH - sndv.files.wordpress.com · Xavier Nguyễn Văn Thuận đặt cho cháu vì hằng ngày chúng em đều đọc kinh khấn xin với Ngài! Khi biết sự sống con vừa

VÒNG TAY SONG NGUYỀN SỐ 8 – THÁNG 5-2016 Trang 32

4 – 25/10/2015 + Giuse Đinh Đức Đạo

Giám mục Gp Xuân Lộc

ừ ngày 4 – 25 tháng 10 năm 2015, cùng với Đức Tổng Phaolô Bùi Văn Đọc, Chủ tịch Hội đồng Giám mục Việt Nam, tôi đã

tham dự Thượng Hội đồng Giám mục thế giới tại Roma, với chủ đề “Gia đình – Ơn gọi và sứ mạng trong Giáo hội và Thế giới”. Dưới đây là một số cảm nhận và suy tư, sẽ được trình bày qua 4 đề mục sau đây: - Thành phần, phương thức làm việc của

THĐGM - Những dấu nhấn trong THĐGM - Những vấn đề đặt ra - Những bài học

I/- Thành phần, phương thức làm việc

1. Thành phần Các thành phần tham dự THĐGM gồm: 270 nghị phụ: những thành viên chính

thức của THĐGM. Các vị này có quyền phát biểu và biểu quyết.

108 người: gồm các phái đoàn Giáo hội anh em, các dự thính viên và các chuyên viên. Các Phái đoàn Giáo hội Anh Em và các dự thính viên có thể phát biểu, nhưng không có quyền biểu quyết.

35 chủng sinh và tu sĩ: những người phục vụ cho THĐGM.

Tổng cộng có 413 người, không kể các chuyên viên kỹ thuật, các thông dịch viên và nhân viên an ninh.

2. Phương thức làm việc Các suy tư và trao đổi trong THĐGM dựa trên Văn kiện Làm việc (Instrumentum Laboris), là kết quả của những suy tư và đóng góp của toàn thể Dân Chúa trong Giáo hội về chủ đề Gia đình. Việc làm của THĐGM được thực hiện theo 3 cách thức làm việc như sau: a) Các phiên họp khoáng đại: có sự

tham dự của tất cả mọi thành viên đã nói ở trên và có sự hiện diện của Đức Thánh Cha. Mỗi nghị phụ tự do chọn lựa đề tài để phát biểu ý kiến về những điểm trong bản Instrumentum Laboris. Bản Instrumentum Laboris có 3 phần. Các bài phát biểu của các nghị phụ được sắp xếp theo các phần của bản Instrumentum Laboris và các nghị phụ được mời phát biểu theo thứ tự các phần của bản Instrumentum Laboris. Mỗi nghị phụ hay dự thính viên chỉ có 3 phút để phát biểu, nên phải hết sức cô đọng. Tuy nhiên, các bài phát biểu có thể được viết dài hơn để nộp cho Văn phòng Thư ký. Nghị phụ hay dự thính viên nào được phân công hay đăng ký phát biểu ý kiến thì

T

Cảm Nhận Và Suy Tư

Page 33: CH - sndv.files.wordpress.com · Xavier Nguyễn Văn Thuận đặt cho cháu vì hằng ngày chúng em đều đọc kinh khấn xin với Ngài! Khi biết sự sống con vừa

VÒNG TAY SONG NGUYỀN SỐ 8 – THÁNG 5-2016 Trang 33

phải viết thành văn bản trước và trao cho văn phòng thư ký. Một bản của bài phát biểu sẽ được đặt trên bàn Đức Thánh Cha để khi nghe phát biểu, Ngài có thể đọc để hiểu thêm ý kiến của vị phát biểu.

b) Phiên họp nhóm theo ngôn ngữ: Các vị tham dự THĐGM được chia thành 13 nhóm theo ngôn ngữ, mỗi nhóm có khoảng 20 nghị phụ và 10 người khác (gồm dự thính viên và chuyên viên). Dựa trên các phát biểu trong phiên họp khoáng đại, từng nhóm sẽ bàn luận, suy tư và tranh luận về từng số trong Văn kiện Làm việc (Instrumentum Laboris) để thêm bớt, sửa đổi hay xóa bỏ. Để được chấp nhận, các đề nghị thêm bớt hay xóa bỏ phải được các nghị phụ trong nhóm bỏ phiếu với số phiếu ít nữa 50%+1.

c) Nhóm 10 người: có 10 vị được Đức Thánh Cha chỉ định. Các vị này, cùng với sự cộng tác của những chuyên viên, sẽ đọc lại tất cả các văn bản phát biểu của các nghị phụ hay dự thính viên trong phiên họp khoáng đại, cùng với các bản đúc kết của 13 nhóm, để chỉnh sửa và soạn thảo Văn bản Làm việc (Instrumentum Laboris) mới để chuyển tới cho các nghị phụ, để các nghị phụ đọc và cho ý kiến trong phiên họp khoáng đại tiếp theo đó.

Nhận xét: so sánh với các Thượng Hội đồng Giám mục trước đây, người ta thấy có 3 điều mới trong phương thức làm việc: o Mỗi bài phát biểu của các nghị phụ

chỉ được nói 3 phút (thời gian trước đây là 8 phút, sau đó rút ngắn còn 6 phút, bây giờ chỉ còn 3 phút).

o Dành nhiều thời gian cho việc họp nhóm để mổ xẻ và đưa ra những đề nghị thay đổi và chỉnh sửa để hoàn thiện Văn bản Làm việc.

o Tuy có những ý kiến khác hay trái ngược nhau, nhưng bầu khí rất tự do và an bình.

III/- Những dấu nhấn của THĐGM

1) Khi phân tích các thực tại gia đình, người ta nhận thấy có sự chuyển biến giữa Văn kiện Làm việc (Instrumentum Laboris) và những phát biểu của các nghị phụ trong các phiên họp khoáng đại, cũng như trong các cuộc họp của 13 nhóm theo ngôn ngữ. Từ cái nhìn của Instrumentum Laboris, phản ảnh tình trạng xã hội Tây phương, gia đình được nhìn dưới góc cạnh “vấn đề”, chuyển sang các phát biểu của các nghị phụ, phản ảnh tình trạng gia đình trên khắp thế giới, gia đình được trình bày dưới khía cạnh vẻ đẹp, diễn tả qua cụm từ “giấc mơ của Thiên Chúa”. Các phát biểu của các nghị phụ cho thấy gia đình trên thế giới là thực tại hạnh phúc. Tuy nhiên, gia đình hạnh phúc không phải là gia đình không có vấn đề, nhưng là gia đình biết sống các vấn đề dưới ánh sáng và sức mạnh của Đức tin.

2) Giáo lý hôn nhân: thay vì chỉ là những thông tin hay học biết sơ sài vài luật lệ của Giáo hội về gia đình và tập nghi thức làm phép hôn phối, THĐGM nhấn mạnh nhiều về việc cần phải có các chương trình chuẩn bị kỹ càng về hôn nhân: chuẩn bị xa, chuẩn bị gần. Cần phải có một chương trình đào tạo ứng viên cho đời sống hôn nhân, vì đây là một Bí tích và mang một sứ mệnh rất cao cả là làm chứng cho tình yêu chung thủy của Thiên Chúa.

3) Qua những bài phát biểu trong THĐGM,

người ta nhận thấy có 2 khuynh hướng giằng co rõ rệt:

a) Khuynh hướng nhấn mạnh vào

lòng thương xót của Chúa nên dễ nói đến việc tha thứ lỗi lầm.

Page 34: CH - sndv.files.wordpress.com · Xavier Nguyễn Văn Thuận đặt cho cháu vì hằng ngày chúng em đều đọc kinh khấn xin với Ngài! Khi biết sự sống con vừa

VÒNG TAY SONG NGUYỀN SỐ 8 – THÁNG 5-2016 Trang 34

b) Khuynh hướng nhấn mạnh vào lòng trung thành với giáo huấn của Chúa và sự cần thiết phải can đảm làm chứng để thế giới biết đến con đường của Chúa là con đường dẫn đến sự sống, dù thế giới không dễ dàng đón nhận.

4) Khi đọc bản văn của THĐGM đã được bỏ phiếu, người ta có nhận định rằng không có bản văn chính thức nào của Giáo hội về gia đình từ trước tới nay có ngôn từ gần gũi và sự thấu biết những vấn đề cụ thể về hôn nhân gia đình như bản văn của THĐGM lần này.

III/- Những giải pháp được đề nghị cho một số trường hợp

1) Hôn nhân đồng tính: một số nghị phụ, nhất là những nghị phụ bên Âu Mỹ nhấn mạnh rất nhiều về sự cảm thông, gần gũi với những người đồng tính đến độ làm cho người ta có cảm tưởng là cần phải chấp nhận họ là như vậy. Nhưng đa phần các nghị phụ trong THĐGM đều tỏ rõ lập trường là cần phải thương yêu và kính trọng những người này, nhưng cũng cần phải nói cho rõ là việc sống chung của những người đồng tính không có gì chung với hôn nhân theo chương trình của Chúa. Như thế, ý kiến của THĐGM về vấn đề đồng tính đã rõ ràng, không còn hồ nghi gì nữa.

2) Ly dị và tái hôn: Vấn đề được bàn cãi nhiều là trường hợp những người ly dị và tái hôn, nhất là trường hợp phía bị bỏ rơi vô tội, mà đời sống của họ trong gia đình mới tương đối ổn định. Với những đối tượng này phải giải quyết như thế nào? Có thể cho họ được xưng tội rước lễ không và có thể cho họ tham dự tích cực hơn (dạy giáo lý, đọc Sách Thánh trong Phụng vụ…) vào đời sống của cộng đoàn không?

3) Hai đường hướng giải quyết: Đường hướng nhấn mạnh vào lòng thương xót tìm cách để cho những đối tượng ngăn trở nói trên có thể được xưng tội, rước lễ và tham dự tích cực vào đời sống của cộng đoàn. Đường hướng nhấn mạnh đến sự trung thành với luật của Chúa và can đảm làm chứng cho Chúa, nhất là trong bối cảnh của thế giới hôm nay thì nghiêng về việc tiếp tục đường lối hiện nay là không cho xưng tội và rước lễ. Mỗi khuynh hướng đều có những khó khăn khó giải quyết. a) Đường hướng nhấn mạnh lòng

thương xót đưa ra 3 ý tưởng chính: Để cho những đối tượng này

theo lương tâm cùng với một vị linh hướng quyết định.

Vì hoàn cảnh của mỗi vùng khác nhau, xin để cho Đức Giám mục giáo phận quyết định.

Giải pháp “con đường thống hối”: Sau thời gian đi vào hành trình ăn năn thống hối với sự hướng dẫn của một vị linh hướng sẽ được xưng tội rước lễ…

b) Đường hướng tiếp tục giữ quy luật của Giáo hội hiện nay.

Cần phải trung thành và loan truyền giáo huấn của Chúa cho thế giới hôm nay, nhất là khi có nhiều nhóm làm áp lực muốn “cào bằng” tất cả mọi giá trị và cách thức sống. Nếu muốn được xưng tội rước lễ, phải sống như anh em và tránh gây gương mù.

4) Những vấn đề đặt ra cho các giải pháp được đề nghị:

a) Cho xưng tội, rước lễ có nghĩa là gì? Phải chăng có nghĩa là vấn đề indissolubilitas – bất khả phân ly của hôn nhân là hết không? Ly dị, tái hôn sẽ là chuyện bình thường có đưa đến hậu quả dây chuyền là dễ dàng ly dị

Page 35: CH - sndv.files.wordpress.com · Xavier Nguyễn Văn Thuận đặt cho cháu vì hằng ngày chúng em đều đọc kinh khấn xin với Ngài! Khi biết sự sống con vừa

VÒNG TAY SONG NGUYỀN SỐ 8 – THÁNG 5-2016 Trang 35

và coi thường giao ước hôn nhân và sứ mệnh làm chứng cho tình yêu chung thủy của Chúa đối với nhân loại tội lỗi không?

b) Con đường thống hối, đặc biệt trong Năm Thánh Lòng thương xót: nhưng việc thống hối cần phải có sự ăn năn và chừa cải. Thế nên, nếu chỉ có ăn năn mà không có chừa cải thì có phải là thống hối thực sự không?

c) Nại đến sự khác biệt về hoàn cảnh và đối tượng, có ý kiến nói đến nhu cầu cần phải hội nhập, cần phải thay đổi luật lệ. Vấn đề đặt ra là luật lệ phải cải tiến, nhưng cải tiến đến đâu là hội nhập và đến đâu là chối bỏ tinh thần, chối bỏ căn tính, chối bỏ chính mình. Đâu là ranh giới?

d) Phải trung thành với giáo huấn của giáo hội, nhưng sự trung thành với quy luật của Giáo hội đến độ nào là trung thành với tinh thần và đến đâu thì trở thành duy luật?

e) Tự do theo lương tâm và theo sự hướng dẫn của một vị linh hướng, nhưng lương tâm cá nhân rất dễ chủ quan và sai lầm. Cho nên lương tâm cá nhân cần được huấn luyện dựa trên các nguyên tắc luân lý khách quan. Vậy chỉ dựa trên lương tâm cá nhân thôi có đủ để quyết định không?

f) Hiệp nhất trong khác biệt: Sự khác biệt đến đâu là sự phong phú của sự hiệp nhất, đến chỗ nào là phá vỡ sự hiệp nhất. Trong khi thế giới hôm nay đang chia rẽ, Giáo hội cần phải giữ sự hiệp nhất. Một đàng phải tôn trọng sự khác biệt, đàng khác phải giữ sự hiệp nhất: làm sao dung hòa được hai yếu tố này?

g) Hai người chung sống trong một mái nhà, nhưng phải sống như anh em: liệu điều này có thể giữ được không? Đàng khác, hoặc vì con cái, hoặc vì chính tình nghĩa thân thiết giữa hai người qua việc chung sống lâu năm, đòi hỏi họ phải xa nhau, liệu có trúng

không? Đứng trước những đau khổ của họ, lòng thương xót có thể làm gì được không?

IV/- Những bài học 1- Tinh thần đối thoại

Trong phòng họp của THĐGM, mỗi nghị phụ hoàn toàn tự do phát biểu ý tưởng của mình và tất cả mọi người lắng nghe nhau với lòng tôn trọng và lắng nghe Chúa qua việc lắng nghe nhau. Dần dà mọi người cùng thay đổi. Có thể lúc đầu một người có thể quá chú trọng vào một vấn đề, nhưng khi lắng nghe các ý kiến khác nhau, dần dà sẽ có thể thay đổi và nhờ vậy, sẽ dễ hiểu nhau và gặp nhau trong an bình.

2- Chấp nhận sự giới hạn của Giáo hội Về vấn đề chấp nhận cho người ly dị

tái hôn được xưng tội rước lễ, THĐGM chưa tìm ra một lời giải đáp thỏa đáng để giữ được cả hai: vừa tỏ lòng thương xót, vừa trung thành với giáo huấn của Giáo hội…

Theo giáo huấn của Công đồng Vaticanô, Giáo hội là thần linh và nhân loại cho nên Giáo hội thánh thiện và tội lỗi. Có lẽ trong yếu tố nhân loại, bên cạnh yếu tố tội lỗi, phải thêm yếu tố giới hạn: Giáo hội phải chấp nhận giới hạn của mình vì không thể tìm ra một giải pháp thỏa đáng cho mọi vấn đề. Vì vậy, các chủ chăn cần gần gũi và tham dự vào những đau khổ của những đôi vợ chồng đang gặp khó khăn và cùng với họ, trông chờ lòng thương xót của Chúa.

3- Tạ ơn Chúa và cầu nguyện Cần phải tạ ơn Chúa vì qua THĐGM này, Giáo hội thực sự can đảm dám trực diện với những vấn đề muôn vàn khó khăn của gia đình, đồng thời tiếp tục kêu xin Chúa hướng dẫn soi sáng cho Giáo hội Chúa trên hành trình lữ thứ.

Page 36: CH - sndv.files.wordpress.com · Xavier Nguyễn Văn Thuận đặt cho cháu vì hằng ngày chúng em đều đọc kinh khấn xin với Ngài! Khi biết sự sống con vừa

VÒNG TAY SONG NGUYỀN SỐ 8 – THÁNG 5-2016 Trang 36

 

 

(Where Is My Mom Now?)                  

PT. Nguyễn Mạnh San 

 hỉ còn  ít ngày nữa  là  toàn dân Hiệp 

Chủng  Quốc  Hoa  Kỳ  sẽ  ăn  mừng 

Ngày Tạ Ơn Thượng Đế hay Tạ Ơn 

Thiên Chúa (Thanksgiving Day), đã ban cho 

mọi  người  có  một  đời  sống  ấm  no  hạnh 

phúc, trên vùng đất Dân Chủ, Tự Do, Công 

Bằng,  Bác  Ái  và  đặc  biệt  về Quyền  Sống, 

Quyền Bình Đẳng của mỗi con người đang 

sinh sống trong xã hội này, bất kể những ai 

trước kia thuộc sắc tộc nào đi chăng nữa, đã 

đến đây tìm tự do sinh sống, đều được pháp 

luật Hoa Kỳ  bảo  vệ một  cách  triệt  để,  bất 

khả  xâm  phạm  cá  nhân,  đoàn  thể  hay  tín 

ngưỡng, mà hầu như hiếm thấy có một quốc 

gia  nào  khác  trên  thế  giới  được  pháp  luật 

bảo vệ như luật pháp Hoa Kỳ.  

 

Trong dịp toàn dân cả nước ăn mừng Lễ Tạ 

Ơn,  cũng  là một  dịp  cho  tất  cả mọi  người 

trong gia đình tụ họp lại với nhau để tỏ lòng 

thành kính tạ ơn Ông Bà, Cha Mẹ chúng ta, 

là những bậc sinh thành, hy sinh nhiều gian 

khổ để nuôi dưỡng, dạy dỗ chúng ta trở nên 

những người hữu ích cho xã hội, mà chúng 

ta đang có cuộc sống ấm no hạnh phúc nơi 

đây. Người  ta vẫn  thường nói: Chết  chồng 

chết  vợ  vẫn  có  thể  có  chồng  khác  vợ  khác 

hoặc con cái chết vẫn có thể có con cái khác, 

nhưng Bố hay Mẹ chết không thể nào có Bố 

hay Mẹ khác, nếu có là chỉ có Bố Dượng hay 

Mẹ Ghẻ mà thôi. Do đó, những người trung 

tuổi  trở  lên  còn  sống  cho  đến  nay  hay 

những học sinh từ bậc tiểu học trở lên trong 

thời Quốc Gia VNCH, đều thuộc lòng câu ca 

dao: Công Cha Như Núi Thái Sơn, Nghĩa Mẹ 

Như Nước  Trong Nguồn Chảy Ra; Một  Lòng 

Thờ Mẹ Kính Cha, Cho Tròn Chữ Hiếu Mới Là 

Đạo Con.  

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Hôm nay, chúng tôi xin trình bầy cùng quý 

đọc giả dưới đây một số dữ kiện mới lạ xẩy 

ra  rất hiếm  thấy, được  trích  ra  từ  trong bài 

viết của  tác giả Daikynguyenvn/NTDTV do 

cô  Tuý  Phượng  chuyển  đến  cho  chúng  tôi 

đọc, về một câu chuyện hết sức thương tâm, 

đã làm cho không biết bao nhiêu người trên 

thế giới phải rơi  lệ đầm đìa, về một cậu bé 

người Đức sống trong cô nhi viện, tên cậu là 

Derby, quyết  tâm  đi  tìm Mẹ  cậu dù không 

C

Page 37: CH - sndv.files.wordpress.com · Xavier Nguyễn Văn Thuận đặt cho cháu vì hằng ngày chúng em đều đọc kinh khấn xin với Ngài! Khi biết sự sống con vừa

VÒNG TAY SONG NGUYỀN SỐ 8 – THÁNG 5-2016 Trang 37

biết Mẹ mình ở đâu và tiếp theo câu chuyện 

này, là niềm tâm sự của tác giả, về lòng báo 

hiếu đối với người Mẹ yêu quí nhất đời của 

mình,  đang  phải  nằm  trên  giường  gần  cả 

chục  năm  nay,  bị  bệnh mất  trí,  trong một 

viện dưỡng  lão  thuộc vùng ngoại ô  thủ đô 

Hoa Thịnh Đốn. 

 

Tháng 2 năm 1994,  có một em bé bị bỏ  rơi 

trong một  lùm cây, nằm ngoài cổng  trại  trẻ 

mồ côi Yite Luo, ở phía bắc nước Đức và em 

bé này may mắn đã được một nữ tu sĩ tên là 

Terri,  50  tuổi,  đang  phục  vụ  tại  đây,  đi  ra 

ngoài  cổng  trại,  tình  cờ  nhìn  thấy  đứa  bé 

đang khóc, bà liền đem đứa bé này vào nuôi 

dưỡng. Lớn lên trong trại cô nhi được hơn 9 

tuổi, cậu bé Derby  luôn  luôn mơ ước được 

tìm thấy Mẹ và trong lòng cậu lúc nào cũng 

ấp ủ câu nói: Mẹ ơi! con đã tìm Mẹ từ lâu lắm 

rồi,  con xin Mẹ  đừng  bỏ  con nữa,  được  không 

Mẹ? Rồi vào một ngày nắng ấm, các nữ tu sĩ 

đã dẫn bọn  trẻ mồ côi  đi  đến một  đồng  cỏ 

xanh ở ven bờ sông dạo chơi, thì có một vài 

người  cư  dân  tại  đây,  dang  tay  chỉ  vào 

những  đứa  trẻ  này  và  nói  với  con  mình: 

Những đứa trẻ này đã bị cha mẹ bỏ rơi, nếu 

con mà không nghe lời, mẹ cũng bỏ con vào 

cô  nhi  viện  đấy. Nghe  thấy  những  lời  nói 

này, Derby  cảm  thấy vô  cùng  đau  lòng và 

cậu  liền hỏi vị nữ  tu sĩ: Tại sao cha mẹ con 

lại không  cần  con? Có phải  là  cha mẹ ghét 

con không? Giọng nói của Derby tràn đầy bi 

thương,  không  hề  giống  với  lời  nói  của 

những đứa trẻ khác cùng độ tuổi. 

 

Nữ  tu  sĩ  nghe  xong  giật mình,  hỏi Derby:  

Tại sao con lại nghĩ như vậy? Derby trả lời: 

Tại vì con nghe mọi người đều nói như vậy, 

chúng con đều  là những đứa  trẻ bị cha mẹ 

bỏ  rơi. Nữ  tu  sĩ  an  ủi  cậu  bé: Mặc  dầu  dì 

phước  chưa  hề  gặp mẹ  của  con,  nhưng  dì 

phước tin rằng nhất định mẹ của con rất yêu 

thương  con.  Trên  đời  này  không  có  người 

mẹ nào  là không yếu  thương con của mình 

cả. Năm đó mẹ của con để con lại, chắc chắn 

là vì một lý do bất đắc dĩ nào đó thôi. Derby 

nghe xong lặng im, không hỏi thêm lời nào, 

nhưng  từ đó  trở đi  thái độ cậu  thay đổi rất 

nhiều,  cậu  thường  xuyên  đứng bên  cửa  sổ 

của  cô  nhi  viện,  nhìn  ra dòng  sông Rhine, 

cậu hy vọng những giòng nước  đang  chảy 

trên sông Rhine với ánh mắt khát khao  tìm 

thấy mẹ, mà dòng nước này  sẽ có  thể đem 

tình cảm yêu thương của cậu đến với mẹ.  

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Ngày Của Mẹ (Motherʹs Day) vào năm 2003, 

không khí ấm áp của ngày Lễ Hội tụ họp các 

bà mẹ,  làm  dấy  lên  lòng  khao  khát mãnh 

liệt, hy vọng được gặp mẹ của Derby, vì các 

đài vô  tuyến  truyền hình hôm  ấy chiếu  lên 

những hình ảnh sinh hoạt ăn mừng về tình 

mẫu tử, mà trong đó có chiếu lên một cậu bé 

6 tuổi, mồ hôi chẩy đầm đìa trên người đang 

phụ  giúp mẹ  cắt  cỏ,  trong  khi mẹ  cậu  bé 

nhìn  con  vất  vả  cắt  cỏ,  không  cầm  được 

nước mắt. Derby  nhìn  thấy  hình  ảnh  này, 

cậu nói với nữ  tu sĩ: Con cũng muốn được 

làm  việc  giúp mẹ  con. Dì  phước  ơi! Dì  có 

biết  cha mẹ  con hiện  đang  ở đâu không  ạ? 

Nữ tu sĩ trầm tư, không trả lời được lời nào 

vì từ ngày mang cậu bé Derby về nuôi trong 

cô nhi viện cho đến nay, không hề có tin tức 

gì về cha mẹ cậu bé cả. 

 

Ít  lâu  sau, khi Derby  lên  9  tuổi,  cậu bé  rời 

khỏi cô nhi viện để đến học tập ở một ngôi 

trường gần đó và mỗi  lần cậu giúp đỡ một 

Page 38: CH - sndv.files.wordpress.com · Xavier Nguyễn Văn Thuận đặt cho cháu vì hằng ngày chúng em đều đọc kinh khấn xin với Ngài! Khi biết sự sống con vừa

VÒNG TAY SONG NGUYỀN SỐ 8 – THÁNG 5-2016 Trang 38

người nào, nếu người đó tỏ lời cảm ơn cậu, cậu  liền yêu  cầu người  đó hãy  giúp  đỡ  10 

người  khác  vì  đó  là  cách  cảm  ơn  lớn  nhất 

dành  cho  cậu. Những  người  này  khi  nghe 

xong  lời yêu cầu của cậu, đều vô cùng cảm 

kích  tấm  lòng nhân ái vị  tha của cậu và họ 

hứa sẽ thực hiện lời yêu cầu này của cậu. 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Rồi  một  hôm,  có  một  người  điều  khiển 

chương  trình nổi tiếng trên đài truyền hình 

của Đức  là ông Rick, ông đang đi dạo chơi 

trên bờ  sông Rhine gần nơi Derby  cư ngụ, 

thì bệnh tim của ông đột nhiên tái phát, ông 

chưa kịp  lấy thuốc từ  trong túi ra uống, thì 

đã ngã ngất xỉu  trên mặt đất, cậu bé Derby 

lúc ấy đang câu cá trên bờ sông phát hiện ra 

ông bị ngất xỉu, nên đã gọi điện thoại cho xe 

cứu  thương  đến  chở  ông  vào  nhà  thương 

cấp  cứu,  nhờ  được  cấp  cứu  kịp  thời,  ông 

Rick  đã hồi phục, ông nắm  lấy  đôi  tay  của 

Derby và nói: Cháu bé  ơi, ông phải  làm gì 

để cám ơn cháu đây? Nếu cháu cần tiền, ông 

có thể cho cháu rất nhiều tiền. 

 

Derby nghe xong lắc đầu nói: Nếu như ông 

có thể giúp đỡ 10 ngưới khác khi họ cần sự 

giúp  đỡ,  như  vậy  chính  là  ông  đã  cám  ơn 

cháu rồi ạ. Từ đó về sau, ông Rick cảm thấy 

sống  vui  vẻ  hơn,  hạnh  phúc  hơn  và  nhận 

thấy  đời  sống  của  ông  có  ý  nghĩa  hơn,  cứ 

mỗi lần ông giúp được một người. Sau một 

thời gian nghỉ việc dưỡng sức, ông quay trở 

lại đài  truyền hình  làm việc, ông kể  lại câu 

chuyện  cậu  bé  Derby  cứu  ông  sống  cho 

khán thính giả trên toàn thể nước Đức nghe. 

Cuối cùng ông nói: Có lẽ không ai tin đây là 

câu  chuyện  thật  100%,  nhưng  chuyện  này 

đã bồi bổ  cho  tôi  thêm  rất nhiều mãnh  lưc 

sống,  xin  quý  bạn  hãy  giúp  đỡ  10  người 

khác khi họ cần giúp và tôi tin rằng quý bạn 

cũng  sẽ  cảm  nhận  được  loại  cảm  giác  kỳ 

diệu này. 

 

Thông qua chương trình của ông Rick được 

truyền hình đi khắp nước Đức vừa kể  trên, 

mọi người đều xúc động về câu chuyện này 

và  đã có nhiều người gọi cho ông Rick nói 

rằng họ sẵn lòng làm việc bác ái giúp đỡ cho 

10 người nếu được yêu cầu, đồng thời có rất 

nhiều  khán  giả  yêu  cầu muốn  được  nghe 

Derby nói chuyện  trên đài  truyền hình, bởi 

vì  họ muốn  được  thấy mặt  cậu  bé  có  đầy 

lòng bác ái này. 

 

Tháng Giêng năm 2004,  cậu Derby  đã xuất 

hiện  trên đài  truyền hình đế chia sẻ về câu 

chuyện  của  cậu  và  khi  mọi  người  nghe 

xong,  có  người  đã  đặt  câu  hỏi  cậu:  Lý  do 

nào mà cậu lại có sự suy nghĩ như vậy? Cậu 

cố nén niềm xúc động để kể rõ chi tiết cuộc 

đời mình  và  có  rất  nhiều  người  xúc  động 

phải bật khóc trước tình yêu vô bờ bến của 

cậu  dành  cho  mẹ  mình.  Liền  sau  đó  ông 

Rick  ôm  chặt  tấm  thân gầy yếu  của Derby 

và nói: Mẹ của cháu nhất định yêu cháu vô 

cùng và nhất định cháu sẽ tìm được mẹ. 

 

Sau câu chuyện tình yêu mẹ của Derby, dân 

chúng  nước  Đức  đều  nhớ  câu  chuyện 

thương tâm này, họ đề ra chiến dịch làm 10 

việc bác ái. Trước dây nhiều người dân đều 

thờ  ơ  với  nhau,  thì  giờ  đây  họ  đối  xử  với 

nhau  đầy  tình  người  và  mọi  người  đều 

mong rằng người mà mình đang giúp đỡ, sẽ 

chính  là mẹ  của  cậu  bé Derby. Cậu Derby 

Page 39: CH - sndv.files.wordpress.com · Xavier Nguyễn Văn Thuận đặt cho cháu vì hằng ngày chúng em đều đọc kinh khấn xin với Ngài! Khi biết sự sống con vừa

VÒNG TAY SONG NGUYỀN SỐ 8 – THÁNG 5-2016 Trang 39

trở nên nổi tiếng và đài truyền hình cũng cố gắng bằng mọi cách giúp cậu tìm mẹ, nhưng 

mẹ của Derby mãi mãi vẫn biệt tăm tích. 

 

Tháng 2 năm 2004, một sự việc bất hạnh và 

đau  lòng  đã  xẩy  ra  với  Derby,  nơi  Derby 

sinh  sống  là một  khu  phố  nghèo.  Sau  khi 

Derby  nổi  tiếng,  các  tay  xã  hội  đen  nghĩ 

rằng  cậu  bé  có  nhiều  tiền,  đêm  ngày 

16/02/2004,  trên  đường  trở  về  trường  học, 

Derby  đã  bị  một  nhóm  lưu  manh  vây 

quanh,  nhưng  bọn  chúng  không  tìm  thấy 

tiền  trong  người  cậu  bé,  nên  đã  tức  giận 

đâm trọng thương cậu bé, cậu bị đâm thủng 

bụng và gan, cậu nằm  trên vũng máu, mãi 

đến 2 tiếng đồng hồ sau mới được cảnh sát 

tuần  tra  phát  hiện,  họ  đưa  cậu  vào  bệnh 

viện  cấp  cứu,  tại  bệnh  viện  trong  lúc  hôn 

mê, Derby một mực gọi: Mẹ! Mẹ! Me!... mãi 

không  thôi.  Đài  truyền hình  trực  tiếp phát 

sóng tình trạng của Derby, tất cả dân chúng 

đều  cầu  nguyện  cho  cậu.  Mấy  chục  sinh 

viên đến sân trường đại học Alexanderplatz, 

nắm  tay nhau  thành một vòng  tròn và kêu 

gọi: Mẹ! Mẹ!... 

 

Những  tiếng gọi này  làm cảm động những 

người  qua  đường  và  họ  nhập  vào  nhóm, 

đứng xếp hàng thành hình trái tim, số người 

tham gia  càng  lúc  càng  đông  lên, hình  trái 

tim  cũng  càng  lúc  càng  lớn hơn. Điều  cảm 

động hơn nữa la có hàng trăm người mẹ gọi 

điện thoại vào đài truyền hình xin được giả 

làm mẹ của Derby. Cô Rita, một giáo sư tại 

trường  đại học Munich  đã khóc nức nở và 

nói:  Derby  là  một  đứa  bé  tốt  lành  thánh 

thiện như vậy, nếu được giả làm mẹ của cậu 

bé, tôi cảm thấy vô cùng vinh dự. Vì Derby 

chỉ có một mẹ, trong khi có hàng trăm người 

mẹ gọi  điện  thoại  để  xin  được giả  làm mẹ 

của cậu, nên đài truyền hình đã thảo luận và 

chọn cô  Judy giả  làm mẹ của Derby, bởi vì 

cố ấy sống cùng  thành phố với cậu bé, hơn 

nữa giọng nói  của  cố  ấy  cũng giống giọng 

nói của cậu bé, như vậy  sẽ  tạo  ra cảm giác 

mật thiết hơn. 

 

Sáng ngày 17/02/2004, sau một thời gian dài 

bị hôn mê, cậu bé Derby đã mở mắt, cô Judy 

đã ôm một bó hoa  loa kèn  tuyệt  đẹp,  xuất 

hiện  ở  đầu  giường  của Derby,  cô  nắm  lấy 

bàn  tay nhỏ bé  của Derby và nói: Con  trai 

yêu quý, Mẹ  chính  là mẹ  của  con  đây. Đôi 

mắt cậu  đột nhiên  sáng  rực  lên,  tỏ vẻ ngạc 

nhiên và hỏi: Mẹ thực sự là mẹ của con sao? 

Cô Judy cố ngăn nước mắt và gật đầu và hai 

dòng nước mắt nóng chảy ra từ đôi mắt của 

Derby: Mẹ ơi, con đã tìm mẹ từ lâu lắm rồi, 

con  xin mẹ  đừng  bỏ  con nữa,  được  không 

mẹ?  Cô  Judy  gật  đầu  và  nghẹn  ngào  nói: 

Con  trai yêu quý của mẹ, con hãy yên  tâm, 

mẹ  sẽ  không  bao  giờ  rời  xa  con nữa. Trên 

khuân mặt  tái  nhợt  của Derby  nở một  nụ 

cười và đây là giờ phút cuối cùng của Derby 

ở  trên  cõi  đời này,  cậu bé  từ  từ nhắm mắt 

lại, vĩnh viễn rời xa thế gian, nhưng đôi bàn 

tay của cậu bé vẫn còn nắm chặt bàn tay của 

mẹ. 

 

*** 

 

Trong  khi  ghi  lại  câu  chuyện  trên  đây  cho 

đến hết phần cuối câu chuyện, tôi đã không 

kìm hãm được những giọt nước mắt cứ tuân 

tràn trên đôi má, làm tôi đã phải ngừng viết 

nhiều  lần  để  lau  khô  những  giọt  lệ. Vì  có 

những  tình  tiết  trong câu chuyện này phản 

ảnh  lại  tình yêu  thương của Mẹ  tôi đối với 

các con, nhất là Mẹ tôi dành nhiều tình cảm 

cho  riêng  tôi  trong  thời  niên  thiếu  của  tôi, 

được  sống  bên  cạnh Mẹ  cùng  với  3  cô  em 

gái, trong cô nhi viện Dục Anh Nguyễn Tri 

Phương, Sài Gòn trong nhiều năm, khác hẳn 

với em Derby phải sống mồ côi cha mẹ, một 

mình  sống cô  đơn  trong cô nhi viện, vả  lại 

có  những  tình  tiết mô  tả  nỗi  lòng  của  em 

Derby thương yêu mẹ đến như thế nào, làm 

cho  tôi băn khoăn  trong  tâm  tư, đôi  lúc  tôi 

Page 40: CH - sndv.files.wordpress.com · Xavier Nguyễn Văn Thuận đặt cho cháu vì hằng ngày chúng em đều đọc kinh khấn xin với Ngài! Khi biết sự sống con vừa

VÒNG TAY SONG NGUYỀN SỐ 8 – THÁNG 5-2016 Trang 40

tự hỏi  lòng mình,  là không biết mình đã có 

hành động cụ  thể nào, có  thể  tiêu biểu cho 

lòng hiếu thảo của người con đối với người 

mẹ, đã hy sinh cả cuộc đời góa phụ son trẻ 

cho mình chưa? 

 

Đây  là một  điều  thắc mắc  thầm  kín  trong 

lòng  tôi  từ nhiều năm nay,  trong  tư  thế  là 

một  người  con  trai  trưởng  duy  nhất  trong 

gia đình, cộng với 3 cô em gái, mà mỗi khi 

tôi  vào  thăm  mẹ  tôi,  nhìn  cụ  nằm  trên 

giường bệnh  trong viện dưỡng  lão và cũng 

là một dịp để tôi được bón cơm cho mẹ ăn, 

lòng tôi lại cảm thấy bồi hồi, thương xót cho 

số phận  tuổi già sức yếu của mẹ  tôi và cho 

đến  nay  tôi  vẫn  chưa  tìm  thấy  câu  trả  lời 

minh  bạch  cho  điều  thắc mắc  này  của  tôi, 

nhưng chỉ có một điều tôi tự cảm thấy niềm 

an  ủi  cho  riêng  tôi,  là  tôi biết  rõ mẹ  tôi  rất 

hãnh diện có đứa con trai duy nhất là tôi, có 

tấm  lòng  bác  ái,  biết  thương  người  nghèo 

khổ, đau yếu, hoạn nạn, luôn luôn sẵn lòng 

giúp đỡ mọi người khi được yêu cầu và hiểu 

ngầm theo khoa học, thì đó là dòng máu di 

truyền  của Bố  tôi  và  của Mẹ  tôi  truyền  lại 

cho tôi. 

 

Tôi vẫn  còn nhớ  lại khi Bố  tôi qua  đời,  thì 

Mẹ tôi mới khoảng 26 tuổi, trẻ đẹp, biết bao 

nhiêu người  có  địa vị  trong xã hội  thời  ấy, 

muốn cưới mẹ  tôi về  làm vợ, nhưng mẹ  tôi 

một mực  khước  từ,  quyết  tâm  ở  vậy,  làm 

việc  lao động vất vả để nuôi 4 đứa con còn 

thơ dại, cho đến ngày các con trưởng thành 

lập gia  thất. Tôi không bao giờ có  thể quên 

được những ngày còn ở Hà Nội  trước năm 

1954,  sau  khi  Bố  tôi  qua  đời  và  lúc  đó  tôi 

mới  10  tuổi, Mẹ  tôi  hàng  ngày  làm  bánh 

chiên Caravat, đem bỏ mối cho một số cửa 

tiệm  bán  lẻ  bánh  kẹo  và  vào  những  ngày 

cuối  tuần,  từ  7  giờ  30  chiều  cho  đến  1  giờ 

khuya,  hai  tay  tôi  ôm  thùng  bánh  chiên 

Caravat để đi theo người Cậu ruột của tôi là 

nhạc  sĩ  Hoàng  An,  em  ruột  của  nhạc  sĩ 

Hoàng  Trọng,  chơi  đàn Accordion  và  thổi 

kèn Saxo cho một vũ trường, chỉ dành riêng 

cho những người Pháp, để bán cho các ông 

tây bà  đầm  ở đây  ăn, kiếm  thêm  tiền hàng 

tuần cho mẹ tôi nuôi 4 anh em chúng tôi và 

có những  đêm  tôi  run  sợ muốn  chết, vì  có 

một  vài  ông  tây  say  rượu,  tranh  giành  gái 

nhẩy, đánh nhau ngay trong vũ trường. 

 

Rồi năm 1954 di cư vào Miền Nam, Mẹ  tôi 

làm  Quản  Lý  Cô  Nhi  Viện  Dục  Anh, 

Nguyễn  Tri  Phương,  Sài  Gòn,  trông  nom 

săn sóc gần 200 trẻ mồ côi con trai, gồm các 

trẻ sơ sinh bị bỏ rơi cho đến những em trai 

lớn không nhà cửa, những em đã đủ tuổi đi 

học,  ban  ngày  cho  các  em  đến  trường, 

những  em  lớn  tuổi  được  gửi  đi  học  nghề. 

Mẹ  tôi kiếm việc  làm  cho  các  em và gả vợ 

cho  các em. 4 anh em  tôi  cùng  sống  chung 

hòa mình  với  các  em mồ  côi  trong  nhiều 

năm, chẳng khác nào như anh em ruột trong 

một đại gia đình trong cô nhi viện này. 

 

Cũng trong suốt thời gian này, để góp phần 

gây quỹ cho Cô Nhi Viện Dục Anh có thêm 

tiền  nuôi  trẻ mồ  côi,  tôi  đã  thành  lập  ban 

nhạc,  củng  với  3  cô  em  gái  tôi  là  Ban Vũ 

Tuyết Lê, Tuyết Lan, Tuyết Loan, trình diễn 

văn  nghệ  nhiều  lần  ở  rạp  Thống Nhất  Sài 

Gòn và  ở một  số  tỉnh  thuộc miền  tây, như 

Cần Thơ, Vĩnh Long, Châu  Đốc, Mỹ Tho... 

Chính vì nhờ sống chung với các trẻ mồ côi 

trong  cô  nhi  viện,  nên  giúp  tôi  thấu  hiểu 

được  những  nỗi  bất  hạnh  của  những  đứa 

con mất  cha mất mẹ, mà  sau  này,  khi  tôi 

khởi sự bước chân ra ngoài xã hội để tự lập 

sự nghiệp, tôi rất ưa thích làm việc từ thiện, 

say mê  giúp  đỡ  tha  nhân  trong  khả  năng 

Chúa ban cho tôi, mỗi khi tôi được người ta 

yêu  cầu  giúp  đỡ họ,  thì  tôi  không  bao  giờ 

biết  từ  chối,  mà  lại  mừng  rỡ  trong  lòng, 

quên hết  thời gian hay mọi sự khó nhọc để 

đáp lại lời yêu cầu của họ, vì hình như đó là 

món  ăn  di  truyền  quí  giá  nhất  do  cha mẹ 

Page 41: CH - sndv.files.wordpress.com · Xavier Nguyễn Văn Thuận đặt cho cháu vì hằng ngày chúng em đều đọc kinh khấn xin với Ngài! Khi biết sự sống con vừa

VÒNG TAY SONG NGUYỀN SỐ 8 – THÁNG 5-2016 Trang 41

truyền lại cho tôi, đã hòa lẫn vào trong máu 

tôi.  

 

Còn một  việc  làm  thiện  nguyện  khác  nữa 

của  tôi,  là  trrong  những  năm  tôi  dạy  lớp 

đàm  thoại Anh Ngữ  tại  trường Taberd  Sài 

Gòn,  vào  những  ngày  cuối  tuần,  tôi  tình 

nguyện lái xe Van của nhà trường cùng với 

Frère  Algibert Nguyễn  Văn  Cách,  chở  các 

bác  sĩ  và  những  chị  em  tình  nguyện  viên 

thuộc  Ủy  Ban  Y  Tế  (COMITA)  của  nhà 

trường, đến những khu xóm lao động, nằm 

xa xôi vùng ngoại ô Sài Gòn, để khám bệnh 

miễn phí, phát  thuốc miễn phí, hớt  tóc cho 

những người nghèo tại đây. 

 

Như  tôi vừa mới  đề  cập  ở  trên,  tôi  có một 

điều thắc mắc  là sự đối xử của tôi hiện nay 

với Me  tôi  đang  trên  giường  bệnh,  không 

biết có hành động nào của  tôi, có  thể được 

tạm coi là sự báo hiếu một phần nhỏ nào đối 

với lòng hy sinh cao cả của Mẹ tôi dành cho 

tôi không? Chứ đối với những công việc làm 

bác ái của tôi, cho một số những người khác 

trong quá khứ cho đến hiện tại, qua ân sủng 

của Chúa ban  cho  tôi,  thì  tôi  cảm  thấy hài 

lòng,  là mình đã đem hết khả năng sức  lực 

của  riêng  tôi,  để  phục  vụ  tha  nhân,  trong 

suốt hơn 60 năm qua, từ khi tôi mới 15 tuổi 

còn đang cắp sách đến trường. 

 

Đôi  lúc  ngồi  thầm  lặng một mình,  để  suy 

nghĩ  lại  trường hợp  của  cậu bé Derby, mồ 

côi  cả  cha  lẫn mẹ,  sống  trong  cô  nhi  viện, 

qua câu chuyện thương tâm vừa kể trên, tôi 

thấy  cuộc  đời  của  cậu  Derby  sao  quá  bất 

hạnh, đầy những tang thương, đau khổ kéo 

dài cho đến ngày cậu nhắm mắt vĩnh viễn ra 

đi, thoát khỏi cuộc đời ô trọc trên trần gian 

này.Trái  lại,  tôi  chỉ mồ  côi Cha khi  còn  trẻ 

thơ, nhưng vẫn còn Mẹ cho đến hôm nay và 

tôi  cũng  sống nhiều năm  trong  cô nhi viện 

như cậu Derby, nhưng sao tôi lại nhận được 

quá  nhiều  điều may mắn,  ngoài  sự mong 

đợi của  tôi. Quả  thật,  đây  là một  sự huyền 

bí,  chỉ  có Thượng  Đế hay Thiên Chúa mới 

biết được mà thôi. 

 

Con  xin  quỳ  gối  cúi  đầu  cảm  tạ  Thiên  Chúa 

muôn  đời,  về những  hồng  ân mà Ngài  đã  ban 

cho con và cho gia đình con. Amen. 

‐‐‐‐‐‐‐ 

 

                      

Deacon Nguyen Manh San 

 There’s only a few more days until Thanksgiving is celebrated in the US, which has brought to all its inhabitants a life full of nourishment and happiness in its land of democracy, freedom, fairness, charity and, particularly, the right to life and equal rights. Everyone in American society is privy to these rights no matter what their means were before they came to the US in search of freedom. Americans are all entitled to

protection under US law, regardless of from where they arrive or what citizenship they previously held. No matter what, personal and communal rights as well as religious freedom cannot be deprived. Such global protection is nearly unparalled in any other country.

This is a chance for family to come together to give thanks to our ancestors and parents for their sacrifice to raise and teach us to become useful

Page 42: CH - sndv.files.wordpress.com · Xavier Nguyễn Văn Thuận đặt cho cháu vì hằng ngày chúng em đều đọc kinh khấn xin với Ngài! Khi biết sự sống con vừa

VÒNG TAY SONG NGUYỀN SỐ 8 – THÁNG 5-2016 Trang 42

members of society – for giving us a comfortable life free of hunger and deprivation. It is often said: If a husband or wife dies, they can be replaced. If a child dies, one can give birth to another. But if a parent dies, they are irreplaceable. Stepparents are the closest substitute. Everyone who grew up in southern Vietnam (1954-1975) memorized by heart the following: “A father’s sacrifice is like Thai Son Mountain, a mother's affection is like an unending stream, honoring our parents is children's obligation forever.”

Today, we would like to present some rare events drawn from a story by the author Daikynguyenvn / NTDTV forwarded by Tuy Phuong. In a moving tale that has moved countless people worldwide to tears, a boy named Derby who lives in an orphanage in Germany is determined to find his mother. Following this story, the author then shares his own devotion to his mother who has been confined for decade with dementia in a nursing home on the outskirts of the US capital, Washington, DC.

Mother! I have searched for you for so long. I ask of you, please don’t leave me again.

February 1994, a baby was placed under a tree outside Yite Luo orphanage in northern Germany. Luckily, a 50-year-old nun, Terri, went outside the gates and heard the child crying. She immediately rescued him and placed him in the care of the orphanage. Growing up in the orphanage until past the age of 9, the child

(named Derby) always dreamt of finding his mother and in his heart always thought: “Mother, I have long searched for you. Please don’t leave me again.” One warm day, the nuns took the children out an outing near the river where Derby overheard another parent telling her child, while pointing at Derby and the other orphans: “These children’s parents abandoned them. If you don’t listen to me, I will also put you in this orphanage.”

Incredibly hurt upon overhearing this warning, Derby immediately asked one of the nuns: “Why did my parents leave me? Did they hate me?” His injured voice was full of pain, unlike the tone of other children his age. The nun was alarmed, and asked: “Where did you get this idea?” Derby replied: “That is what I hear others saying, that we have all been abandoned by our parents.”

The nun comforted the boy, telling him that though the nuns never met his mother, surely she loved him. “In this world, there is no mother who does not love her child. The year your mother left you here, surely there were difficult circumstances that pushed her to do so,” the nun said. Derby listened quietly, asking nothing more. But since that day, his outlook changed drastically. He regularly looked out of the orphanage’s windows longingly at the nearby Rhine River, hoping the currents would carry his affection to his long-lost mother.

On Mother’s Day, 2003, the festive mood around the holiday touched the ever-present chord of longing in Derby to meet his mother. All the television channels aired images of families at play, including one ad of a six-year-old struggling with a lawn mower, while his mother looked on her child’s efforts with tears in her eyes. “Sisters!” Derby called out. “Do you know where my mother is?” The nuns met his question with silence, having not heard a word from them since Derby was found at the orphanage.

Page 43: CH - sndv.files.wordpress.com · Xavier Nguyễn Văn Thuận đặt cho cháu vì hằng ngày chúng em đều đọc kinh khấn xin với Ngài! Khi biết sự sống con vừa

VÒNG TAY SONG NGUYỀN SỐ 8 – THÁNG 5-2016 Trang 43

Soon after, when Derby was 9, he left the orphanage to attend a school nearby. Whenever he helped someone, if they thanked him, he then asked them to help 10 others – as that would be the best way to express gratitude. Upon hearing the request, people were touched by Derby’s selfless compassion and pledged to honor his request.

One day, the director of one of Germany’s largest television channels, Rick, was out walking by the river when his heart gave out on him. Unable to get out his heart medications from his pocket in time, he fainted. Derby, who was fishing at the river nearby, realized Rick had collapsed and called an ambulance to the scene. The timely ambulatory care rescued Rick. When he recovered, Rick found Derby and clasped both the child’s hands, saying: “Young man, how can I ever thank you? If you need money, I can give you plenty.” Derby simply replied: “If you can help 10 others who need your help, then you will have amply thanked me.”

From that moment on, Rick felt greater happiness and saw his life take on greater meaning with each person he helped. Recuperating his strength, he returned to work at the station, telling the entire national audience (a sizable one, given the station’s prominence). “Perhaps no one will believe this is a story that is 100% true, but it is an experience that has brought me much life strength. I would then ask you to help 10 others when they need your help. You will then understand this magical feeling I describe.”

Rick’s show, which was broadcast nationally and beyond, touched many. Many called in to let Rick know they were ready to selflessly help 10 people who requested their assistance. Many also expressed their desire to hear from Derby directly to see the face of a child with such a giving spirit.

January 2004, Derby appeared on Rick’s channel to share his story, which prompted viewers to ask: “How does a child so young develop a perspective so mature?” Derby controlled his emotions to be able to tell his story; many were moved to tears by the child’s limitless love for his mother. Rick immediately hugged the child’s small frame, telling him, “Your mother loved you immensely and you will find her.” German’s citizens remembered Derby’s story and followed his example of doing 10 selfless acts of compassion. While before, they treated one another with indifference, now they had meaningful interactions – and each hoped they were helping Derby’s mother. Derby became famous, and the channel did its best to locate his mother, but she was nowhere to be found.

Nguyen Manh San exercises with three orphans from Duc Anh Nguyen Tri Phuong orphanage, Saigon, before 1975.

February 2004, tragedy befell Derby in the impoverished neighborhood he called home. Because of his fame, Mafioso groups believed the child now was wealthy. On the evening of 16 February that year, on his way home from school, Derby was surrounded by a large group. Frustrated upon finding that the child did not have any money on him, members of the group stabbed him in the stomach, piercing his liver. As Derby lay in a pool of blood, the group left him for dead and he wasn’t discovered until two hours later by the police.

Page 44: CH - sndv.files.wordpress.com · Xavier Nguyễn Văn Thuận đặt cho cháu vì hằng ngày chúng em đều đọc kinh khấn xin với Ngài! Khi biết sự sống con vừa

VÒNG TAY SONG NGUYỀN SỐ 8 – THÁNG 5-2016 Trang 44

Arriving at the hospital in trauma, Derby called out: “Mother, mother, mother”—again and again. Rick’s channel broadcast live news of Derby’s stabbing, eliciting the public’s collective prayers. Dozens of university students congregated at Alexanderplatz high school, held hands in a circle calling out: “Mother, mother, mother”. The group’s chanting moved bystanders who joined the circle, turning it into an ever expanding heart-shape circle as more and more joined.

Rita, a high school teacher in Munich, cried as she reflected on how sweet-natured Derby was, and what an honor it would be to be his adopted mother. While he had one biological mother, hundreds called into the station requesting to adopt Derby. Station managers discussed among themselves and chose a woman named Judy to be his adopted mother. She lived in his part of town and, more so, her voice even sounded like Derby’s, both factors that would help foster intimacy between the strangers.

The morning of 17 February, after days lying in a coma, Derby opened his eyes to see Judy with flowers at the foot of his bed. “My dear son, I am your mother,” she said softly. His eyes suddenly widened and shined in surprise, “Are you really my mother?” Judy tried to hold back her tears as she nodded. What she held back spilled forth from Derby’s eyes in two hot pools of tears. “Mother, it has been so long that I searched for you. I ask that you don’t leave me again, please?”

Judy nodded and gently reassured her newfound son, “My precious son. Rest easy, I will no longer be far from your side.” And with that, a small, long-sought, smile appeared on Derby’s young face during his last moments alive in his world. He slowly closed his eyes again, as he permanently left this life, yet his hands still clung tightly to his newfound mother’s.

***

While recounting this story until the final lines, I could not withhold tears that repeatedly spilled forth, forcing me to stop writing multiple times to wipe dry my tears. There were parallels in this story that reflected my own mother’s love for her children, especially for me during my youth alongside my mother and three sisters for many years in Duc Anh Nguyen Tri Phuong orphanage in Saigon. My situation was entirely different than Derby’s who had to live alone without parents. Derby’s description of his love for his mother made me uneasy, making me question at times if I had done something enough, if I had demonstrated sufficient filial piety to my dear mother who sacrificed her whole life as a young widow for us?

This is something I have wondered about, secretly, for many years now, as an only son who grew up with three sisters. Every time I visit my mother in a nursing home where she lies in a hospital bed, and feed her, I feel anxious about her aging, debilitated state. Until now, I haven’t found an obvious answer to my questions I have carried with me for decades. The one point that offers me a small measure of comfort is that I know my mother is proud to have an only son who has a spirit of charity, who loves the poor, ill, and unfortunate. I have always been ready to assist where asked. Understood scientifically, my nature is passed through the bloodline from my parents to me.

I remember when my father passed away, my mother was only 26 years old, young and beautiful. There were so many high-placed society members during this time who wanted to marry my mother, but she rejected their offers, determined to stay single and work hard to raise her four innocent children until they formed their own families.

I will never forget the time when we were still in Hanoi in the years before 1954. When my father passed away, while I was 10 years old, every day, my mother made fried Caravat cakes,

Page 45: CH - sndv.files.wordpress.com · Xavier Nguyễn Văn Thuận đặt cho cháu vì hằng ngày chúng em đều đọc kinh khấn xin với Ngài! Khi biết sự sống con vừa

VÒNG TAY SONG NGUYỀN SỐ 8 – THÁNG 5-2016 Trang 45

dropping them off at convenience stores. On weekends I helped her sell these cakes from 7:30pm until 1:00am. I could barely wrap my arms around the big box of fried cakes as I ran after my uncle, the musician Hoang An, the younger sibling of another famous musician, Hoang Trong. My uncle played the accordion and saxophone at a dancing bar for the French in order to earn more money for my mother to raise her four children. There were some nights when I was scared senseless when a number of French men got drunk and tousled with one another to compete for women on the dance floor – getting into brawls right at the discothèque.

In 1954 when we migrated to southern Vietnam, my mother became the director of the Duc Anh, Nguyen Tri Phuong orphanage in Saigon, which housed nearly 200 orphaned boys. There were abandoned infants alongside older boys who were homeless. The school-aged children were placed in schools. For the ones old enough to work, my mother helped them find jobs and wives. My siblings and I lived alongside the other boys for many years, as a large family in this orphanage.

During this period, to earn extra money for the orphanage, I formed my musical band that performed together with my 3 sisters’ oriental ballet group composed of Tuyet Le, Tuyet Lan and Tuyet Loan. We performed many times at the Thong Nhat Saigon theatre and in a number of southern provinces such as Can Tho, Vinh Long, Chau Doc and My Tho. Living alongside the children in the orphanage helped me understand the sadness and longing of orphans. When I entered society to work, I was attracted to volunteerism, impassioned to help in the capacity given to me by the Lord Jesus Christ. Anytime anyone asked for help, I never knew how to say no. Instead, I rejoiced in my heart,

forgetting any time or toil it took to fulfill a request. Because apparently that is the most precious trait passed down to me by my parents, embedded in my DNA and flowing through my veins.

For example, during the years I taught conversational English at Taberd Saigon high school, on weekends, I volunteered to drive the school van with Father Algilbert Nguyen Van Cach for doctors and volunteers at the school’s health & social committee (abbreviated COMITA) into communities of the working poor in the outskirts of Saigon to offer free health care, distribute medicines and give free haircuts. As I said earlier, my concern is with my now bedridden mother. I don’t know if there any of my behavior could be interpreted in the moment as disrespectful in any way (or bereft of filial piety) in any way, or incommensurate (not comparable) with the great sacrifices my mother made for me? In regards to my volunteerism, based on past and current feedback, through the privilege granted to me by God, I am satisfied that I have done all I can to serve others in the past 60 years from when I was a backpack-wearing 15-year-old student.

Sometimes sitting quietly alone, reflecting on Derby’s life in the orphanage – with neither mother, nor father – I see a life filled with sadness and wounds until the day he closed his eyes and escaped from scraping by in this life. On the other hand, I only lost my father when I was young, yet still have my mother to this day. And while I lived in an orphanage like Derby for many years, why have I received so many blessings, beyond any expectations? Truly, this is a mystery that only God and God alone knows.

I solemnly bow on my knees to thank an eternal God for the gifts that He has given me and my family. Amen.

Page 46: CH - sndv.files.wordpress.com · Xavier Nguyễn Văn Thuận đặt cho cháu vì hằng ngày chúng em đều đọc kinh khấn xin với Ngài! Khi biết sự sống con vừa

VÒNG TAY SONG NGUYỀN SỐ 8 – THÁNG 5-2016 Trang 46

rong nhiều năm dạy Giáo Lý, tôi thường nghe cha mẹ than phiền rằng con cái họ hư vì các thầy cô không biết dạy dỗ. Thật

là oan uổng cho các thầy cô, nhất là các Giáo Lý viên. Vai trò của các thầy cô và các Giáo Lý viên thực sự quan trọng trong việc giáo dục đức tin và nhân bản cho con cái chúng ta. Nhưng theo giáo huấn của Hội Thánh, thì chính cha mẹ phải là “những nhà giáo dục đầu tiên và chính yếu” của con cái chúng ta. Còn các thầy cô hay Giáo Lý viên chỉ là những người phụ giúp chúng ta trong sứ mệnh giáo dục này. Không Ai Có Thể Thay Thế Được Cha Mẹ Tuyên ngôn về Giáo Dục Kitô Giáo của Công Đồng Vaticanô II viết: “Vì là người truyền sự sống cho con cái, nên cha mẹ có bổn phận hết sức quan trọng là giáo dục chúng và vì thế họ được coi là những nhà giáo dục đầu tiên và chính yếu của chúng. Vai trò giáo dục này quan trọng đến nỗi nếu thiếu sót thì khó lòng bổ khuyết được” (Gravissimum Educationis (GE), số 3). Theo Tông Huấn Familiaris Consortio (FC) của Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II thì quyền lợi và nhiệm vụ giáo dục của cha mẹ là điều thiết yếu, vì việc giáo dục liên quan đến việc truyền sinh; vai trò này là vai trò căn bản và chính yếu so với vai trò của những người khác, bởi vì sự liên hệ độc nhất và yêu thương giữa cha mẹ và con cái;

không ai có thể thay thế được và chuyển nhượng được, như thế không ai có thể hoàn toàn uỷ quyền cho người khác hay để cho người khác cướp đoạt quyền này (FC, số 36). Hai đoạn văn trên cho chúng ta thấy vai trò rất quan trọng của cha mẹ trong việc giáo dục con cái. Đôi khi vai trò này xem ra vượt khả năng của một số phụ huynh. Dù chúng ta có khả năng hay không, thì chính chúng ta là những người phải gánh chịu mọi hậu quả nếu nhà trường thất bại trong việc giáo dục con cái chúng ta. Đồng thời không ai có thể hiểu biết và yêu thương con cái chúng ta hơn chúng ta. Cho nên, dù muốn dù không, chúng ta cũng phải lãnh trách nhiệm làm những nhà giáo “đầu tiên và chính yếu” của con cái chúng ta. Dù chúng ta có là những nhà giáo bất toàn, việc giáo dục của chúng ta vẫn tốt hơn là khoán trắng cho người khác giáo dục con cái thay cho chúng ta. Giáo Dục là Cộng Tác vào Công Trình Sáng Tạo của Thiên Chúa Kết quả của tình yêu vợ chồng không phải chỉ giới hạn trong việc sinh sản con cái, nhưng nó được mở rộng và phong phú hoá bằng những hoa quả về luân lý, tâm linh và đời sống siêu nhiên mà cha mẹ được mời gọi để truyền lại cho con cái, và qua con cái đến Hội Thánh và thế giới (FC, số 28). Công tác giáo dục được bắt nguồn từ ơn gọi chính của đôi vợ chồng là cộng tác vào công trình sáng tạo của Thiên Chúa: bằng cách sinh ra vì yêu và để yêu một con người mới là con người có sẵn trong mình ơn gọi lớn lên và tăng trưởng, như thế cha mẹ nhận công tác giúp con người đó sống một đời sống nên người (FC, số 36). Khi cặp vợ chồng được Thiên Chúa cho phép cộng tác vào việc tạo dựng một con người mới, họ cũng được quyền làm cha mẹ, và chia sẻ vai trò tiếp tục sáng tạo của Ngài. Đó là lý do tại sao

T

Page 47: CH - sndv.files.wordpress.com · Xavier Nguyễn Văn Thuận đặt cho cháu vì hằng ngày chúng em đều đọc kinh khấn xin với Ngài! Khi biết sự sống con vừa

VÒNG TAY SONG NGUYỀN SỐ 8 – THÁNG 5-2016 Trang 47

sinh sản và dạy dỗ con cái đi liền với nhau. Một trong những lý do tự nhiên đòi hỏi cha mẹ phải chung thủy với nhau vì không những cha mẹ có nhiệm vụ dưỡng dục con cái cho đến khi trưởng thành mà còn có nhiệm vụ cố vấn cho con cái trong việc dưỡng dục cháu chắt của mình. Đối với cha mẹ Công Giáo, sứ vụ giáo dục được bắt nguồn từ Bí Tích Hôn Phối, là Bí Tích thánh hiến họ để giáo dục con cái: Bí Tích này mời gọi họ chia sẻ chính quyền bính và tình yêu của Thiên Chúa Cha, và của Đức Kitô vị Mục Tử, và trong tình mẫu tử của Hội Thánh, và phong phú hóa họ bằng ơn khôn ngoan, biết lo liệu, cương nghị, và tất cả những ơn khác của Chúa Thánh Thần để họ giúp con cái trong việc tăng trường như những con người và Kitô hữu (FC, số 38). Nuôi Nấng, Dạy Dỗ và Làm Thành Môn Đệ “Nhờ ơn bí tích Hôn Phối, cha mẹ nhận trách nhiệm và đặc quyền giáo dục đức tin cho con cái. Cha mẹ là những sứ giả đầu tiên của đức tin, khai tâm cho con về các mầu nhiệm đức tin từ lúc chúng còn nhỏ. Họ phải đưa con cái, hòa nhập vào đời sống của Hội Thánh ngay từ lúc còn thơ bé. Nếp sống gia đình có thể tạo nên những tâm tình tốt đẹp, chuẩn bị và nâng đỡ đức tin sống động cho con trong suốt cuộc đời” (GLCG 2225). “Cha mẹ phải giáo dục đức tin cho con cái ngay từ tuổi ấu thơ. Việc giáo dục này khởi đầu ngay khi các phần tử trong gia đình giúp nhau lớn lên trong đức tin, nhờ làm nhân chứng bằng một đời sống đạo phù hợp với Tin Mừng. Việc dạy giáo lý trong gia đình đi trước, đồng hành và làm phong phú thêm các hình thức giáo dục đức tin khác. Cha mẹ có sứ mạng dạy cho con cái biết cầu nguyện và khám phá ra ơn gọi làm con

Thiên Chúa (x. Lumen Gentium 11). Giáo xứ là cộng đồng Thánh Thể và là trung tâm đời sống phụng vụ của các gia đình Kitô giáo, nên là nơi tốt nhất để giáo dục đức tin cho trẻ em và cha mẹ chúng” (GLCG 2226). Làm Thế Nào Để Chu Toàn Sứ Vụ Này? Để chu toàn sứ vụ này, chính cha mẹ cũng phải cố gắng học tập để hiểu biết và sống đạo. Có rất nhiều sách vở, tài liệu hay các khoá huấn luyện cho phụ huynh như “Chương trình Thăng Tiến Hôn Nhân Gia Đình”, “Chương Trình Hội Ngộ Phu Thê”, hay những chương trình Linh Thao cho phụ huynh mà tất cả các phụ huynh nên tích cực tham gia. Đồng thời mỗi giáo xứ nên tổ chức những buổi học hỏi để giúp phụ huynh chu toàn bổn phận này. Ở đây chúng tôi chỉ tóm tắt một số điểm chính yếu. 1) Giáo Dục bằng Gương Sáng “Cha mẹ là những người đầu tiên có trách nhiệm giáo dục con cái. Họ thể hiện trách nhiệm này qua việc xây dựng một mái ấm gia đình dựa trên tình âu yếm, lòng tha thứ, tôn trọng lẫn nhau, chung thủy và tinh thần phục vụ vô vị lợi. Mái ấm gia đình là nơi thích hợp cho việc giáo dục các đức tính, nơi đây con cái học biết hy sinh, phán đoán lành mạnh, tự chủ, là những điều kiện cho tự do đích thực. Cha mẹ phải dạy cho con cái biết ‘coi trọng các chiều kích tâm linh hơn là những gì thuộc thể lý và bản năng’. Cha mẹ có trách nhiệm quan trọng là phải nên gương tốt cho con cái. Khi biết nhìn nhận những thiếu sót của mình trước mặt con cái, cha mẹ có uy tín hơn để hướng dẫn và sửa dạy con cái Giáo Dục bằng Chia Sẻ Lời Chúa trong Gia Đình” (GLCG 2223). Cha mẹ phải giáo dục đức tin cho con cái ngay từ tuổi ấu thơ. Việc giáo dục này khởi đầu ngay khi các phần tử trong gia đình giúp nhau lớn lên trong đức tin, nhờ làm nhân chứng bằng một đời sống đạo phù hợp với Tin Mừng (GLCG 2226). 2) Giáo Dục bằng Cầu Nguyện và Thánh Kinh Thánh Phanxicô nói rằng cần phải dạy bằng lời, cần phải rao giảng Tin Mừng, nhưng lời thường vào lỗ tai này rồi đi qua lỗ tai khác. Nhưng các em không thể quên được những gì các em thấy

Page 48: CH - sndv.files.wordpress.com · Xavier Nguyễn Văn Thuận đặt cho cháu vì hằng ngày chúng em đều đọc kinh khấn xin với Ngài! Khi biết sự sống con vừa

VÒNG TAY SONG NGUYỀN SỐ 8 – THÁNG 5-2016 Trang 48

chúng ta làm, ngày này qua ngày khác, năm này qua năm nọ. Cha mẹ nào phản ảnh tình yêu của Cha Trên Trời đối với con cái, cha mẹ nào sống đời cầu nguyện và làm việc lành, chung thủy với nhau và siêng năng lãnh nhận các Bí Tích, thì đã làm được ba phần tư công tác là nhà giáo dục đầu tiên của con cái mính. Hơn nữa, qua việc cầu nguyện chung với con cái, qua việc đọc Lời Chúa với các em và dẫn các em đi sâu vào việc gia nhập Nhiệm Thể Đức Kitô…, họ hoàn toàn trở nên cha mẹ, mà trong đó không những chỉ họ sinh ra sự sống thể xác mà còn sự sống phát sinh từ Thánh Giá và sự Phục Sinh của Đức Kitô qua sự canh tân của Chúa Thánh Thần (FC, số 39). “Chắc chắn rằng … Tràng Hạt Mân Côi phải được kể là một trong những kinh nguyện tốt và có hiệu quả nhất mà gia đình Kitô giáo được mời gọi để đọc” (FC, số 61). Bằng cách cầu nguyên trong gia đình, cha mẹ không những làm gương cho con cái mà còn đem các em đến gần Thiên Chúa. Cầu nguyện mỗi ngày và thường xuyên cần ơn khôn ngoan và cương nghị. Đương nhiên là rất ít trẻ em thích đọc kinh Mân Côi, hay tham dự Thánh Lễ hằng ngày. Bắt buộc các em đôi khi tạo ra những phản ứng ngược lại. Vì thế cha mẹ phải biết cách hướng dẫn cầu nguyện làm sao cho các em không nhàm chán. Dù thế nào đi nữa, đừng buông xuôi, nhưng cứ làm và phó thác cho Chúa. Nhiệm vụ của chúng ta là dẫn trâu xuống nước. Chúa sẽ làm cho chúng uống nước. 3) Giáo Dục bằng Dạy Giáo Lý

“Việc dạy giáo lý trong gia đình đi trước, đồng hành và làm phong phú thêm các hình thức giáo dục đức tin khác” (GLCG 2226). “Sứ mệnh giáo dục đòi hỏi các cha mẹ Kitô giáo phải trình bày cho con cái tất cả các đề tài cần thiết để các em từ từ trưởng thành về nhân cách theo quan điểm giáo dục của Hội Thánh” (FC, số 39). Điều này có nghĩa là dù dạy con ở nhà, gửi các em đến trường Công Giáo hay trường công lập, kể cả các lớp Giáo Lý, nhiệm vụ dạy Giáo Lý cho con cái vẫn là nhiệm vụ chính của cha mẹ. Điều này có thể thực hiện được bằng cách trước hết là làm gương cho con bằng việc học đạo và sống đạo của mình, rồi bỏ ít thì giờ ra mỗi ngày để dạy con về cách sống đạo. Có thể mỗi tối vài phút trong giờ kinh tối, có thể trước bữa ăn, hoặc nghe băng trong lúc lái xe thay vì nghe nhạc… Cách tốt nhất để dạy Giáo Lý cho con là cùng con ôn lại các bài Giáo Lý trong các sách hay các bài tập mà các em đem về từ các lớp Giáo Lý tại nhà trường. Chúng ta là giáo dân không ai hoàn toàn hiểu về Giáo Lý, nhưng trong khi giúp con cái học Giáo Lý ở nhà, chúng ta cũng có dịp học thêm về Giáo Lý. Nếu gia đình có con trong tuổi thiếu niên hay thanh niên, cha mẹ có thể đem ra những đề tài về tín lý hay luân lý để cả nhà bàn thảo… Muốn được như thế, chính cha mẹ phải dành một ít thì giờ để học thêm về Thánh Kinh và Giáo Lý. Chúng tôi đề nghị cha mẹ nên tham khảo những tài liệu về Giáo Lý trong website giaoly.org của Ủy Ban Giáo Lý Việt Nam tại Hoa Kỳ. Nếu có thắc mắc gì về Giáo Lý, các thành viên của Ủy Ban sẵn sàng trả lời quý vị trong Diễn Đàn hay trong mục ý kiến. 4) Giáo Dục bằng việc Chọn Trường Học và Bạn Bè Cho Con “Cha mẹ là những người đầu tiên có trách nhiệm giáo dục con cái, nên có quyền chọn lựa cho con cái một trường học theo ý mình. Quyền này là quyền căn bản. Cha mẹ phải cố gắng chọn lựa trường học nào giúp chu toàn tốt nhất trách vụ của người giáo dục đức tin. Nhà Nước có bổn

Page 49: CH - sndv.files.wordpress.com · Xavier Nguyễn Văn Thuận đặt cho cháu vì hằng ngày chúng em đều đọc kinh khấn xin với Ngài! Khi biết sự sống con vừa

VÒNG TAY SONG NGUYỀN SỐ 8 – THÁNG 5-2016 Trang 49

phận bảo đảm và giúp đỡ để cha mẹ thực thi quyền ấy” (GLCG 2229). Trong một xã hội bị thế tục hoá đến cao độ như thế giới Âu Mỹ ngày nay, những chương trình truyền thông đại chúng có tính cách vô luân, chống Kitô giáo, cùng cổ võ một nền văn hoá tiêu thụ và “thỏa mãn lập tức” (instant gratification), cha mẹ có quyền và có bổn phận che chở con em khỏi những ảnh hưởng xấu xa này. Cha mẹ có quyền chọn lựa trường học cho con hay dạy con ở nhà. Dù học ở trường công lập, cha mẹ cũng có quyền đòi hỏi nhà trường cho con mình miễn tham gia những chương trình hoặc những lớp học truyền bá những điều nghịch lại đức tin của mình. Xin nhớ rằng khi chúng ta lãnh nhận Bí Tích Hôn Phối, Thiên Chúa ban cho chúng ta đủ ơn để hướng dẫn gia đình chúng ta. Điều quan trọng là chúng ta biết cầu nguyện và cậy trông vào Chúa trong những quyết định về giáo dục con cái. Hầu hết các em dễ bị ảnh hưởng của bạn bè hơn là của cha mẹ. Cha mẹ nên tìm cách để biết bạn bè con mình là ai và gia đình các em ra sao. Không nên cấm cung con cái, nhưng nên để con cái đến nhà bạn bè mà chính cha mẹ cũng đến để quen biết cha mẹ của bạn con mình. Cách tốt nhất là cho các em tham gia các đoàn thể thanh thiếu niên Công Giáo như Hướng Đạo Công Giáo, Hùng Tâm Dũng Chí và Thiếu Nhi Thánh Thể. Muốn cho các đoàn thể này có hiệu quả trong việc giáo dục con cái mình, chính cha mẹ nên tham gia làm huynh trưởng, cố vấn hay ban phụ huynh trợ tá để có thể theo sát các sinh hoạt của đoàn thể và góp tiếng nói cũng như công sức vào việc xây dựng tương lai của các đoàn thể này. Khi các em tham gia những đoàn thể như thế, các em sẽ có một môi trường và một nhóm bạn tốt để giúp nhau chống lại những ảnh hưởng xấu của các bạn bè và các môi trường khác. Nhưng dù học ở đâu và gia nhập đoàn thể nào, cha mẹ vẫn không tránh né được nhiệm vụ dạy

con về đức tin và làm gương sống đạo cho con ngay ở trong gia đình của mình. Kết Luận “Khi trở thành cha mẹ, đôi hôn nhân nhận được ân sủng của Thiên Chúa và đồng thời cũng lãnh nhận trách nhiệm. Trước mặt con cái, tình yêu của cha mẹ phải trở thành dấu chỉ của chính tình yêu Thiên Chúa, ‘là Đấng mà từ Ngài mọi gia đình trên trời dưới đất được đặt tên’” (FC, số 14). Thánh Kinh nói “Thiên Chúa là Tình Yêu” (1 Ga 4:8). Là cha mẹ chúng ta được mời gọi để trở thành dấu chỉ và cách diễn tả tình yêu của Thiên Chúa, và điều này được thể hiện qua tình yêu của cha mẹ đối với con cái. Tình yêu của Thiên Chúa là tình yêu sáng tạo, tình yêu của chúng ta cũng phải trờ thành động lực để giúp cho chúng ta tìm mọi cách trong phạm vi khả năng của mình mà tạo nên trong con cái chúng ta một Kitô hữu và một con người hoàn hảo. Là con người, chúng ta không ai hoàn hảo, nhưng Thiên Chúa đòi hỏi chúng ta phải cố gắng, và Ngài ban cho chúng ta đủ ân sủng và phương tiện để chu toàn bổn phận này nếu chúng ta biết khiêm nhường chạy đến cùng Ngài và dùng các phương tiện Ngài ban. Giáo dục con cái là bổn phận chính yếu nhất của chúng ta, còn quan trọng hơn cả cơm ăn áo mặc. Đôi khi chúng ta cố gắng rất nhiều mà dường như thất bại, vì không thấy kết quả cụ thể nơi con cái. Chúng ta cần kiên nhẫn. Những gì chúng ta làm hôm nay chỉ là những hạt giống nằm sâu trong tâm hồn các em. Chúa sẽ làm cho chúng mọc lên vào đúng thời điểm của Ngài. Phần chúng ta hãy làm hết sức, còn kết quả hãy dâng cho Thiên Chúa, như Đức Mẹ và Thánh Giuse kiên nhẫn làm mọi việc vì vâng lời Thiên Chúa mà không bao giờ thắc mắc rằng tương lai Con Trẻ Giêsu sẽ đi về đâu. Phaolô Phạm Xuân Khôi Ủy Ban Giáo Lý Việt Nam Tại Hoa Kỳ

Page 50: CH - sndv.files.wordpress.com · Xavier Nguyễn Văn Thuận đặt cho cháu vì hằng ngày chúng em đều đọc kinh khấn xin với Ngài! Khi biết sự sống con vừa

VÒNG TAY SONG NGUYỀN SỐ 8 – THÁNG 5-2016 Trang 50

Tháng 1: Ngày 15, 16, 17: Khoá Căn Bản tại Las Vegas.

Chánh xứ: Cha Đồng Minh Quang (702) 821-1459

Chủ nguyền: AC Ziao & Lan - [email protected]

Tháng 2: Ngày 16 &17: Khoá Căn Bản tại GX Loan Lý, TGP Huế, VN (# 651)

Cha Phaolô Nguyễn Luận - [email protected]

L/l AC Hảo & Tuyết - [email protected]

Tháng 3: Ngày 5&6: Khoá Căn Bản tại Giáo xứ Nội Hà, Đà Nẵng, VN (# 669)

Cha Phaolô Nguyễn Luận - [email protected]

Liên lạc: AC Từ & Liên - [email protected]

Chủ nguyền: AC Thự & Nguyệt - [email protected] - (832) 247-5969.

Tháng 3: Ngày 11, 12, 13: Khoá Căn Bản tại Houston, TX.

Cha Giuse Châu Xuân Báu, CSsR (713) 681-5144.

Chủ nguyền: AC Thự & Nguyệt - [email protected] - (832) 247-5969.

Tháng 4: Ngày 8, 9, 10: Khoá Căn Bản tại Melbourne, Úc Châu.

Cha Đinh Trung Hoà.

Chủ nguyền: AC Nhơn & Vang - [email protected]

Tháng 4: Ngày 22, 23, 24: Khoá Căn Bản tại Sydney, Úc Châu.

ChaPaul Chu Văn Chi

Chủ nguyền: AC Xuân & Yến - [email protected]

Tháng 4: Ngày 29,30 & 1 tháng 5: Khoá Căn Bản tại Victoria, Canada (#670)

Cha Luyện, CSsR - [email protected]

L/l AC Bửu & Kim - [email protected]

Tháng 5: Ngày 27, 28, 29: Khoá Căn Bản tại Minesota.

Chánh xứ: Cha Joseph Vũ Xuân Minh - [email protected]

Chủ nguyền: AC Đặng Nhứt & Hương: [email protected]/ 612-221-1173,

Tháng 5: Ngày 27, 28, 29: Khoá Đoàn Sủng tại Orange, Nam California.

Đức Ông Giuse Phạm Quốc Tuấn,

Chủ nguyền: AC Tuấn & Hương - [email protected]/ (714) 925-2123

Tháng 6: Ngày 10, 11, 12: Khoá Họp HỘI ĐỒNG SONG NGUYỀN HẢI NGOẠI

tại Thành phố Atlanta, Tiểu bang Georgia, Hoa Kỳ Cha TLN FX Trần Quốc Tuấn - [email protected]

CHƯƠNGTRÌNHTHĂNGTIẾNHÔNNHÂNGIAĐÌNHHẢINGOẠI

2545 Millwater Crossing, Dacula, GA 30019, USA email: [email protected]

Page 51: CH - sndv.files.wordpress.com · Xavier Nguyễn Văn Thuận đặt cho cháu vì hằng ngày chúng em đều đọc kinh khấn xin với Ngài! Khi biết sự sống con vừa

VÒNG TAY SONG NGUYỀN SỐ 8 – THÁNG 5-2016 Trang 51

AC Phạm Văn Quyết & Điệp - [email protected]

Tháng 6: Ngày ……: Khoá Căn Bản tại GX Philliphê Phan Văn Minh, Florida. (Dự kiến).

Chánh xứ: Cha Nguyễn Thanh Châu.

Liên lạc Thầy Phó tế Đa Minh Đặng Nước - [email protected]

Tháng 6: Ngày 24, 25, 26: Khoá Căn Bản tại GX Thánh Giuse, Charlotte, NC.

Chánh xứ: Cha Phêrô Trương Vĩnh Trị (704) 504-0907.

Chủ nguyền: AC Chu M Khang & Thanh: [email protected]/ 980-322-9441.

Tháng 6: Ngày 24, 25, 26: Khoá Căn Bản tại San Jose, CA.

Chánh xứ: Cha Peter Huỳnh Lợi (408) 291-6280.

Chủ nguyền : AC Hoàn & Thu Hằng- [email protected]/ (408) 655-9182

Tháng 7: Ngày 15, 16, 17: Khoá Căn Bản tại GX CTTĐ-Arlington, VA,

Chánh xứ: Cha Phêrô Phạm Hương, OP,

Chủ nguyền: AC Huấn & Tuyết: [email protected]/ (202)480-3076

Tháng 7: Ngày 22, 23, 24: Khoá Căn Bản tại Houston, TX. (Dự kiến) Cha Giuse Châu Xuân Báu, CSsR. Chủ nguyền: AC Thự & Nguyệt - [email protected]/(832) 247-5969.

Tháng 7: Ngày 22, 23, 24: Khoá Căn Bản tại New Orleans, LA.

Chánh xứ: Cha Đôminicô Nguyễn Văn Nghiêm.

Chủ nguyền: AC. Châu & Tố Mai: [email protected]/ (504)496-5273.

Tháng 7: Ngày 29, 30, 31: Khoá Căn Bản tại GX CTTĐ/VN - Atlanta, GA.

Cha Tổng Linh Nguyền FX Trần Quốc Tuấn,

Chủ nguyền: AC Thảo & Chi: [email protected]/ (678) 457-7671.

Tháng 7: Ngày 29,30,31: Khoá Căn Bản tại Detroit, MI.

Chánh xứ: Cha J.B Lâm Chí Hoằng,

Chủ nguyền: AC Long & Thiên Kim- [email protected]/ (586)789-5816.

Tháng 8: Ngày….: Khoá Căn Bản tại Florida (Dự kiến)

Chánh xứ: Cha Nguyễn Ngọc Duy.

Liên lạc: AC Tài & Thu Hiền.

Tháng 8: Ngày…….: Khoá Căn Bản tại GX Thánh Gia, Greenboro, NC (Dự kiến )

Chánh xứ: Cha Phêrô Dương Minh Trí.

Liên lạc: AC Sinh & Kim Phương.

Tháng 8: Ngày 19, 20, 21: Khoá Căn Bản tại Họ Đạo La Vang, Greenville, SC.

Cha David Phan Học,

Chủ nguyền: AC Hiển & Trang - [email protected]

Tháng 8: Ngày 26, 27, 28: Khoá Căn Bản tại TGP Los Angeles, CA.

Cha Giuse Hoàng Tiến Đoàn, S.J. Chủ nguyền: AC Bùi Thịnh & Nga - [email protected]/ (714) 803-6038. Tháng ......Ngày...... Khoá Căn Bản tại Cộng Đoàn Mân Côi, Chicago. (Đang xếp)

Quán Nhiệm: Cha Nguyễn Phi - [email protected]

Chủ nguyền: AC Thái & Viện - (309) 750-9250.

Tháng 9: Ngày 2, 3, 4: Khoá Căn Bản tại vùng Boston, New England.

Page 52: CH - sndv.files.wordpress.com · Xavier Nguyễn Văn Thuận đặt cho cháu vì hằng ngày chúng em đều đọc kinh khấn xin với Ngài! Khi biết sự sống con vừa

VÒNG TAY SONG NGUYỀN SỐ 8 – THÁNG 5-2016 Trang 52

Cha Đặng Hà

Chủ nguyền: AC Thông & Diệu Tú: [email protected]

Tháng 9: Ngày 9, 10, 11: Khoá Căn Bản tại Montreal, Canada.

Chánh xứ: Cha JB Đinh Thanh Sơn (514) 948-438

Chủ nguyền : AC Kỳ & Ánh- [email protected]

Tháng 9: Ngày 16, 17, 18: Khoá Căn Bản tại Ottawa, Canada.

Chánh xứ : Cha Phêrô Bùi Quang Tuấn - [email protected]

Chủ nguyền: AC Phú & Oanh - [email protected]/[email protected]

Tháng 9: Ngày 23, 24, 25: Khoá Căn Bản tại Toronto, Canada,

Chánh xứ: Cha Trần Tập (416) 769-8014.

Chủ nguyền: AC Huy & Hạnh: (416) 567-7704/ [email protected]

Tháng 9: Ngày 23, 24, 25: Khoá HL/TND tại Tokyo, Nhật Bản.

Cha Nguyễn Hữu Hiến - [email protected]

Chủ nguyền NB: AC Kiên & Tâm - [email protected]

Tháng 9: Ngày 30 và 1 & 2/10: Khoá Căn Bản tại Tokyo, Nhật Bản.

Cha Nguyễn Hữu Hiến - [email protected]

Chủ nguyền NB: AC Kiên & Tâm- [email protected]

Tháng 9: Ngày 30 và 1 & 2 tháng 10: Khoá Đoàn Sủng tại Winnipeg, Canada.

Chánh xứ: Cha Fx. Nguyễn Duy Hải.

Chủ nguyền: AC Nguyễn Thành & Oanh - [email protected]

Tháng 10: Ngày 1&2: Khoá HL/ TND tại Nhật Bản. Cha Nguyễn Hữu Hiến - [email protected] Chủ nguyền: AC Kiên & Tâm - [email protected]

Tháng 10: Ngày 14, 15, 16: Khoá Căn Bản tại Gx Mẹ Việt Nam, Washington DC.

Chánh xứ: Cha Phêrô Trần Xuân Tâm,

Chủ nguyề : AC Phạm Tự & Yến: [email protected]/ (301)247-0493

Tháng 10: Ngày........... Khoá Căn Bản tại Orange, Nam Cali, (Đang xếp)

Đức Ông Vấn nguyền TỰ/HN Giuse Phạm Quốc Tuấn,

Chủ nguyền: AC Tuấn & Hương- [email protected]

Tháng 11: Ngày 11, 12, 13 Khoá Căn Bản tại San Bernadino, CA.

Quản nhiệm: Cha Anthony Bùi Đai.

Chủ nguyền: AC Nguyễn Tần & Hảo- [email protected] / (951) 688-8669.

Tháng 11: Ngày 25, 26, 27: Khoá Căn Bản tại GX ĐMVN- Atlanta,

Đức Ông Vấn nguyền TƯ/HN Francis Phạm Văn Phương,

Chủ nguyền: AC Tuấn & Tiên: tt-tthngd@ yahoo.com/ (404)414-1863

Tháng 12: Đại Lễ Thánh Gia, Bổn Mạng CT/TTHNGD.

Chương Trình khắp nơi mừng kính trọng thể.

(Sẽ còn thêm nhiều Khoá nữa trong những tháng tới đây)

Page 53: CH - sndv.files.wordpress.com · Xavier Nguyễn Văn Thuận đặt cho cháu vì hằng ngày chúng em đều đọc kinh khấn xin với Ngài! Khi biết sự sống con vừa

VÒNG TAY SONG NGUYỀN SỐ 8 – THÁNG 5-2016 Trang 53

ói về thánh Giuse thì có rất nhiều cảm hứng trình bày, nhiều khía cạnh phân tích, nhiều đề tài chia sẻ và nhiều bài

học tâm linh. Thế nhưng, Ngài lại là một vị thánh sống âm thầm lặng lẽ, hiếm ngôn từ, không muốn nói là cô độc, đơn côi vì đời sống ẩn dật, thinh lặng, không có gì nổi bật của Ngài. Ngài cũng là một vị thánh được trình bày trong Phúc âm rất ít, có thể nói là rất mờ nhạt, không có gì nổi bật dưới con mắt người đời. Điều quan trọng muốn nói trong cuộc đời của thánh Giuse, không phải là những gì ngài đã làm mà là những gì ngài đã sống, đã thực thi sứ mạng được Thiên Chúa giao phó. Qua đời sống của ngài chúng ta càng nhận diện rõ ràng và sâu sắc tình yêu sâu thẳm của Thiên Chúa đối với toàn thể nhân loại.

Theo thánh sử Luca, "sau khi đã cẩn thận tra cứu đầu đuôi mọi sự" (x.Lc 1, 3). Thánh sử cho biết Giuse - quê ở Bê-lem, thuộc chi họ Giuđa, là dòng họ và là hậu duệ đời thứ 40 của vua Đavít (x.Lc 3,23-31), và làm nghề thợ mộc (Mt 13,55) với gia cảnh tầm thường trong giới bình dân lúc đó (x.Lc 2,24). Được đính hôn với Maria, quê ở Nadarét, cũng thuộc chi họ Giuđa và trong miêu duệ vua Đavít. Đây đúng là một gia đình nghèo, chẳng giàu có tiếng tăm gì trong xã hội đương thời. Mặc dù cũng thuộc dòng dõi "đế vương" nhưng nói được là "có tiếng mà không có miếng" trong xã hội lúc ấy. Nhưng cả hai vị đã được Thiên Chúa tuyển chọn, trở nên "cộng tác viên" đặc biệt trong mầu nhiệm Con-Thiên-Chúa nhập thể. Rồi Phúc Âm tường thuật cho chúng ta biết thêm về thánh Giuse qua bốn lần thiên thần báo mộng với Ngài như sau: Lần thứ nhất, qua biến cố "truyền tin" - Thiên thần hiện đến trong lúc ngài đang bối rối nghi nan khi biết Đức Maria có thai, để bảo cho ngài biết: "người con bà cưu mang là do quyền năng Chúa Thánh Thần" (Mt.1,20b). Nói cách khác là Mẹ Maria đã cưu mang người con mà không có sự can thiệp của người phàm. Ngày nay lắm khi vẫn bị "sốc" khi chồng nghe tin vợ mình như thế, huống hồ vào thời đó! Lại còn do "thần thánh" nữa, thật khó tin làm sao (theo nhãn giới đương thời)! Chuyện xảy ra "động trời" như vậy nhưng ngài vẫn an tâm tiếp tục ngon giấc. Rồi: "Khi tỉnh giấc, ông Giuse đã làm như sứ thần Chúa dạy và đón vợ về nhà" (Mt.1,24). Lần thứ hai, Thiên thần đến bảo đem Hài Nhi và mẹ Ngài trốn qua Ai Cập, kẻo Hêrôđê lùng giết. Giuse không nói, không rằng "liền trỗi dậy, và

N

Những Bài Học

Page 54: CH - sndv.files.wordpress.com · Xavier Nguyễn Văn Thuận đặt cho cháu vì hằng ngày chúng em đều đọc kinh khấn xin với Ngài! Khi biết sự sống con vừa

VÒNG TAY SONG NGUYỀN SỐ 8 – THÁNG 5-2016 Trang 54

đang đêm, đưa Hài Nhi và mẹ Người trốn sang Ai Cập" (Mt.2,14). Sử liệu cho biết Hêrôđê Cả qua đời khoảng 3 năm sau đó. Đó cũng chính là thời gian Gia-đình-thánh sinh sống nơi đất khách. Chắc vất vả, khó khăn không ít khi phải tha hương? Lần thứ ba, sứ thần Chúa lại hiện ra với thánh Giuse ở bên Ai cập, bảo trở về đất Ít-ra-en, vì những kẻ tìm giết Hài Nhi đã chết rồi (x.Mt 2,19-20). Giuse dự định đưa gia đình về ở Bêlem. Nhưng nghe tin Ác-khê-lao vốn tính hung bạo, lên làm vua xứ Giuđê thay cha, nên ngài sợ không dám về nơi đó. Lần thứ tư, được báo mộng đem Đức mẹ và Chúa Hài Nhi lui về miền Galilê, và định cư tại thành Nadarét (x.Mt 2, 22-23). Lúc ấy, Nadarét là một ngôi làng vô danh ở Galilê, dân số tối đa chỉ khoảng 400. Quá nhỏ bé và tầm thường! đến nỗi về sau - Nathanaen - một môn đệ Đức Giêsu đã nhận xét: "Từ Nadarét, làm sao có cái gì hay được?" (Ga 1,46). Sống rất kỷ cương, mẫu mực, đạo đức và thánh thiện. Vì hàng năm, thánh Giuse đều đưa Đức Maria và Hài nhi Giêsu đi hành hương Đền thờ Giêrusalem cách nhà khoảng 65 km (Lc 2,41). Tương truyền, thánh Giuse qua đời trước khi Chúa Giêsu ra rao giảng Tin Mừng Nước Trời. Vì không còn thấy ngài xuất hiện cùng Mẹ Maria và xuất hiện giữa bà con thân thuộc (Mc 3, 31-35; Ga 2,1). Cuộc đời của Thánh Giuse chỉ có thế. Đơn giản, vắn tắt, cô đọng vài mươi dòng. Nhưng lại có tầm ảnh hưởng đặc biệt lớn mạnh và sâu rộng trong đời sống các tín hữu và đời sống Giáo hội.

Đa phần các chủng viện, các dòng tu, các tổ chức, các hiệp hội, các cơ sở giáo dục, các cơ sở y tế và các cá nhân Công giáo đều chọn thánh Giuse làm quan thầy bầu cử cho mình và ngài được tôn kính là thánh cả trong hàng ngũ các thánh! Cuộc sống của thánh nhân là cả một cuộc đời ẩn dật, âm thầm, khiêm nhượng, phó thác, dũng cảm và khôn ngoan. Thánh Giuse đã tận tụy gìn giữ gia đình Nadarét mà Chúa trao phó cho Ngài coi sóc, trông nom. Ngài đã hoàn thành sứ mạng Chúa trao với tất cả lòng tin mạnh mẽ, trông cậy vững vàng, phó thác tất cả vào Chúa quan phòng. Qua đó, chúng ta thủ đắc được những bài học quý báu sau: Bài học đức tin: mạnh mẽ, sống động. Qua những lần được thiên thần báo mộng, thánh Giuse đã đáp lại bằng thái độ mạnh tin, vững tin, chắc tin. Niềm tin này của ngài được minh chứng qua hành động: lập tức thi hành ngay điều mình tin. Không một chút chần chừ, đắn đo. Thiên thần truyền lệnh kêu làm là ngài làm, gọi đi là ngài ra đi, rồi bảo trở về là ngài về. Thực hiện mau mắn, chuẩn xác: đúng giờ, đúng lúc, đúng nơi, đúng chỗ. Không do dự, không hoài nghi, không thắc mắc, không nghi nan. Ngài đã "hành động" để dạy chúng ta từ nhìn thấy, rồi bắt đầu cảm nhận, để sau cùng hiểu biết tường tận thế nào là "tin". Bởi vì, không phải hễ nói "tin" như cách chúng ta vẫn thường tuyên xưng đức tin như bấy lâu nay, thì đã là thành "đức tin". Nhưng phải là những đòi hỏi buộc "sống cho" (phục vụ), "sống vì" (bảo vệ) niềm tin bằng "việc làm" một cách cụ thể, mà về sau thánh Giacôbê cũng đã giáo huấn như vậy (x. Gc 2, 14-26). Cuối cùng, việc "làm-tin" cần phải được tác động và kiện toàn bởi đức ái (ICr 13,2, Gl 5,6). Thật vậy, chính căn cứ trên hành động mà mỗi người được lượng giá tội - phúc đời mình (Rm 2,6). Thật hạnh phúc khi nhìn lên thánh Cả là thầy dạy đức tin! Bài học khiêm nhường, phó thác: Thánh Giuse đã hoàn toàn phó thác đời mình cho Chúa cách khiêm nhường. Ngài phó thác cả quyền tự do của mình, quyền lựa chọn hạnh phúc lứa đôi của mình, để mặc Thiên Chúa định đoạt, sử dụng ngài làm "cộng tác viên đặc biệt" cho chương

Page 55: CH - sndv.files.wordpress.com · Xavier Nguyễn Văn Thuận đặt cho cháu vì hằng ngày chúng em đều đọc kinh khấn xin với Ngài! Khi biết sự sống con vừa

VÒNG TAY SONG NGUYỀN SỐ 8 – THÁNG 5-2016 Trang 55

trình Cứu độ, đó là: làm bạn "trăm năm" với Mẹ Maria, làm dưỡng phụ của Hài nhi Giêsu cách hợp pháp theo lề luật. Cũng với biến cố ấy, khi sứ thần Gáp-ri-en báo tin cho Đức Maria thì Mẹ còn hỏi lại: "Việc ấy sẽ xảy ra cách nào, vì tôi không biết đến việc vợ chồng!" (Lc.1,34) Còn thánh Giuse thì im lặng tin ngay, làm ngay. Bởi vì ngài biết rõ, càng sử dụng trí óc hạn hẹp của con người để cố gắng hiểu những điều bí nhiệm của Thiên Chúa thì càng chẳng hiểu được gì hoặc sẽ hiểu sai lạc. Thay vì để cố gắng hiểu ý Chúa bằng trí não, thánh Giuse đã hết lòng bảo vệ Đức Mẹ và Con Chúa, bằng hành động "quẳng gánh lo đi" mà phó thác tất cả cho Chúa. Làm cho nhân loại thấy sự lạ lùng Thiên Chúa đã làm nơi Đức Mẹ qua Chúa Thánh Thần. Thánh Giuse quả thực là một người hết sức lạ lùng. Vì trong thánh ý nhiệm mầu của Thiên Chúa, Ngài đã sống hết sức khiêm nhượng, hoàn toàn vâng phục Thiên Chúa. Bài học gia đình: Thánh Giuse là giáo trình đào tạo các gia trưởng một cách chuẩn mực. Vì ngài đã tận tụy dưỡng nuôi Chúa Giêsu và bảo vệ, yêu thương săn sóc mẹ Maria trong suốt quãng đời phu thê và nắm giữ vai trò trụ cột trong gia đình. Ngài đã chu toàn bậc sống gia đình với tất cả trách nhiệm và gánh nặng của bậc sống ấy. Sống một tình yêu trinh khiết, thánh thiện thay cho tình yêu vợ chồng theo cách tự nhiên. Vì rằng ngài ý thức được rằng gia đình ngài đang bảo bọc, chăm sóc là gia-đình-thánh, gia đình gương mẫu cho mọi gia đình khác, gia đình mà trong đó có Con-Thiên-Chúa-làm-người, gia đình được hình thành từ hành động đầy tính sáng tạo của Thiên Chúa. Để từ nay trở đi, gia đình là khuôn-thánh-sáng-tạo vì Thiên Chúa đã can dự vào đời sống nhân trần. Bài học lao động: Thánh Giuse làm thợ mộc tại Nadaret. Thuật ngữ Hy lạp, "tekton" (τέκτων): thợ mộc. Được định nghĩa là một nghệ nhân chế tác đồ đạc từ gỗ, từ sắt hoặc từ đá. Ngày nay, thợ mộc bị xem là nghề rẻ tiền, thấp kém; vì bị đồ kỹ nghệ công nghiệp lấn áp. Nhưng suy cho cùng, thì ngành mộc đang bắt đầu hồi sinh trở lại và đang dần chiếm thế thượng phong như trước. Theo thuật ngữ trên, lúc đó thợ mộc là "nghệ nhân" thuộc ngành thủ công mỹ nghệ, chứ không đơn thuần chỉ biết cưa xẻ, bào đục, lắp ráp thông

thường mà thôi. Đó là một nghề "thời thượng" lúc bấy giờ, một nghề tuy đơn giản nhưng không hẳn thấp kém như người ta nghĩ. Vậy không nghi ngờ gì "danh tiếng" của thánh Giuse lúc ấy và ngài đã tâm huyết truyền nghề lại cho Chúa Giêsu, dân chúng đương thời ai cũng đều biết đến cha con ngài (x. Mt 13,55; Mc 6,3). Như vậy, thánh Giuse là một "nghệ nhân" tài hoa, không hẳn chỉ là bác thợ mộc tầm thường như mọi người suy nghĩ lâu nay, tuy dù tính đặc thù của nghề có vất vả, lao nhọc. Xem ra vẫn "oách" hơn nghề ngư phủ hay thâu thuế của thập-nhị-tông-đồ sau này! Với đôi tay gân guốc dân dã, cần cù chuyên chăm lao động và bầu nhiệt huyết yêu nghề, thánh Cả đã tạo tác nhà cửa, vật dụng sinh hoạt, thổi hồn vào các vật liệu chế tác, tô điểm làm đẹp đời sống gia đình; tạo nên những thành công trong nghệ thuật cuộc sống, bất chấp mọi gian lao, khổ cực hay vất vả trong đời thường. Thánh nhân đã làm với một tâm tình yêu mến, thiện hảo và tự hiến cho gia đình, cho xóm giềng. Từ đó, ngài đã đem lại cho lao động một giá trị và một ý nghĩa mới, ngoài giá trị tự nhiên và giá trị xã hội vốn có của nó. Thiên Chúa đã rút ngắn "khoảng cách" giữa trời với đất, bằng cách chọn sinh ra trong một gia đình nghèo. Qua lao động, là phương tiện để Ngài xích lại gần gia đình nhân loại, chia sẻ cơ cực của kiếp người bằng "tay làm hàm nhai", lấy mồ hôi đổi lấy bát cơm. Giá trị lao động được đề cao qua gương sáng của thánh Giuse và Chúa Giêsu. Giờ đây lao động là góp phần hoàn thiện việc sáng tạo vũ trụ vạn vật của Thiên Chúa. Làm việc vì danh Chúa, vì hạnh phúc của mình, cũng như của xã hội là một nghĩa vụ, một vinh dự cho con người. Ðó cũng là điều kiện để tiến bộ, để mưu cầu hạnh phúc bây giờ và đời sau. Trên Thiên quốc, ta sẽ được lãnh phần thưởng tùy công việc ta đã làm ở trần gian (Mt 16,27). Qua lao động, hình thành chiều kích của đức ái và tạo nên những mối liên hệ phát sinh tình huynh đệ tương thân, tương ái trong Đức Kitô, phá vỡ vỏ bọc ích kỷ, khép kín của lòng người, xây dựng xã hội nhân ái, công bình.

Page 56: CH - sndv.files.wordpress.com · Xavier Nguyễn Văn Thuận đặt cho cháu vì hằng ngày chúng em đều đọc kinh khấn xin với Ngài! Khi biết sự sống con vừa

VÒNG TAY SONG NGUYỀN SỐ 8 – THÁNG 5-2016 Trang 56

Bài học sống nội tâm: điều dễ nhận thấy ở đời sống của thánh Giuse là không nghe ngài nói, hẳn là ngài cũng có nói nhưng lời nói đơn sơ, giản dị, mộc mạc đến nỗi các thánh sử không chú ý đến và ghi chép lưu lại cho hậu thế. Nhưng chắc chắn một điều là ngài rất ít nói, cẩn trọng trong lời nói, nói năng dè dặt, điềm tĩnh, biết giữ thinh lặng, nói năng đúng lúc khi cần. Đó là tiêu chuẩn sự khôn ngoan mà kinh thánh đề cập (x.Cn 17,27-28). Khi thánh Giuse đưa gia đình lui về ẩn dật tại Nadarét theo lời sứ thần Chúa. Tức là về quê quán của Đức Maria (x.Lc 1,26-27). Về quê vợ, ít nhiều gì ngài cũng chịu điều tiếng là "thực lộc chi thê". Thánh nhân phải can đảm, nhẫn nhục và có sức chịu đựng phi thường lắm vậy! Ðời sống ẩn dật của thánh Giuse là một đời sống nội tâm, sống chiêm niệm phong phú. Sống nội tâm - "sống bề trong", "sống ẩn kín" - là một danh từ tu đức học để diễn tả sự hoạt động dồi dào của một linh hồn tín hữu, xuất phát từ những yếu tố bên trong: ân sủng, đức tin, đức mến, hầu tinh luyện linh hồn để kết hợp với Chúa trong tâm tư, trong tình cảm và cả trong hành động nữa. Người tín hữu nào cũng có đời sống siêu nhiên, nhưng đời sống nội tâm thì chỉ có một số người ưu tú đạt tới mà thôi. Ðó là bậc chiêm niệm. Với đời sống trầm mặc, hiếm ngôn; thánh Giuse đã trở thành gương mẫu và thầy dạy đường nhân đức trọn lành. Thánh nữ Têrêsa Avila, tiến sĩ hội thánh đã chứng thực điều đó khi bà viết: "Nhờ ơn thánh Giuse dạy dỗ, chẳng bao lâu tôi đã lên tới bậc chiêm niệm cao sâu. Nếu ai chẳng tìm được thầy dạy cách nguyện ngắm thì hãy xin thánh Giuse dạy cho, ắt chẳng bao lâu, ta sẽ thành thông thạo." Khám phá và làm hiển lộ sức mạnh hướng thượng trong nội tâm mỗi người là đặc ân cao quý nhất của con người, được tạo hóa ban cho để tự bảo vệ mình trước những nghịch cảnh! Cuộc sống chúng ta ngày nay quá gấp gáp, vội vã. Người ta - ai nấy hối hả, tất bật như không còn kịp để sống. Chúng ta đang sống ở một thời

đại nhân tâm thất tán, ưa nhìn và đánh giá qua bề mặt, nhìn danh lợi tha hóa con người đến cùng cực mà chẳng bận tâm. Người ta mải mê hụp lặn giữa giòng nước xoáy, không kịp vuốt mặt để thở, sống như không bao giờ chết. Người ta không ngần ngại dẫm đạp lên nhau để dành một chỗ đứng, rủa sả, sỉ nhục người lân cận, thậm chí người vô can để có quyền lực trong tay mình. Dù có khi chỉ là ảo tưởng! Con người ngày nay dễ bị cuốn hút vào giòng xoáy cuộc đời, nếu không biết tạo một khoảng lặng cần thiết. Nếu có thể hỏi một hạt cát chìm dưới lòng sông hay lăn lóc trên bãi biển, chắc nó không biết gì nhiều về kích thước nhỏ bé, tầm thường của nó. Nhưng mỗi hạt cát mà thượng đế tạo ra, có khả năng chứa đựng cả giòng sông và cả đại dương! Vậy, hãy học lấy đời sống gia đình, tín thác của thánh Giuse, vì những nghịch cảnh vẫn đang xảy ra hằng ngày. Hãy tìm đến sự khiêm nhu, cần lao với thánh Giuse vì những nỗi bất an trong lòng vẫn xảy ra vào mỗi thời khắc. Hãy nài xin đời sống thầm lặng, chiêm niệm của thánh Cả giúp hãm bớt sự sôi sụt, những cuốn hút của dòng chảy trần đời. Những tâm hồn nguội lạnh hãy nài xin thánh Cả ban ơn phù trợ, mưa xuống mặt đất "tâm hồn" hoang hóa, khô cằn, từ lâu đã cạn mầm. Để có ngày vươn cao mầm sống thánh thiện. Cha Thánh Giuse luôn mãi là một mẫu gương sống đời “Yêu thương Gần gũi bằng Việc làm” trong sự cần mẫn, âm thầm phó thác, khiêm nhường phục vụ. Cát Biển

 

 

Page 57: CH - sndv.files.wordpress.com · Xavier Nguyễn Văn Thuận đặt cho cháu vì hằng ngày chúng em đều đọc kinh khấn xin với Ngài! Khi biết sự sống con vừa

VÒNG TAY SONG NGUYỀN SỐ 8 – THÁNG 5-2016 Trang 57

 

 

 

SYDNEY - Chiều thứ Sáu 22/04/2016, một số cặp hôn nhân thuộc các Giáo Đoàn trong Cộng Đồng đã đến Trung Tâm Tĩnh Huấn Thánh Giuse Bringelly Sydney tham dự Khóa 671 Thăng Tiến Hôn Nhân Gia Đình do Chương Trình Thăng Tiến Hôn Nhân Gia Đình Tổng Giáo Phận Sydney tổ chức từ 22/04 đến 24/04/2016 mục đích hướng dẫn Mục Vụ Gia Đình trong Xã Hội nhất là Xã Hội hiện đại tân tiến ngày nay.

Sau khi ghi danh, 25 cặp anh chị Khóa Sinh tập trung trong hội trường Trung Tâm. Anh chị Trợ Nguyền Tiên-Hòa trình bày về Lịch Sử của Chương Trình Thăng Tiến Hôn Nhân Gia Đình. Sau đó Chủ Nguyền Xuân-Yến giới thiệu mọi người

Cha Tuyên úy Trưởng Remy Bùi Sơn Lâm, Linh Nguyền Chương Trình Thăng Tiến Hôn Nhân Gia Đình TGP Sydney, và hai Cha

Nguyễn Luận, Giám Nguyền trường Nội Dung Việt Nam và Cha Võ Trần Gia Định (Hoa Kỳ) cũng qua tham dự Khóa trong lãnh vực Mục Vụ. Cha Bùi Sơn Lâm ngỏ lời chào mừng hai Cha và tất cả anh chị em Khóa Sinh. Cha cầu chúc các anh chị em khoá viên Khóa 671 gặt hái nhiều kết qủa tốt và ước mong những gì anh chị em nhận được trong 2 ngày dự Khóa sẽ là hành trang giúp ích cho Gia Đình và Cha hướng dẫn các anh chị em khóa sinh về Kinh Thánh Nền Tảng của Gia Đình và đề tài Love It – Beauty From Beginning or End?

Trong thời gian 2 ngày của khóa 671 Thăng Tiến Hôn Nhân Gia Đình, quý Cha Bùi Sơn Lâm, Cha Nguyễn Luận và Cha Võ Trần Gia Định đã thuyết giảng với những đề: Cái Hay Ban Đầu – Giữa Lòng Đời – Hoà Giải Xin Lỗi và Tha Thứ – Bông Hồng Cảm Thông và

Page 58: CH - sndv.files.wordpress.com · Xavier Nguyễn Văn Thuận đặt cho cháu vì hằng ngày chúng em đều đọc kinh khấn xin với Ngài! Khi biết sự sống con vừa

VÒNG TAY SONG NGUYỀN SỐ 8 – THÁNG 5-2016 Trang 58

Hy Vọng Khi Thất Bại, giúp cho các anh chị Khóa Sinh hiểu biết thêm về đạo đức gia đình áp dụng dựa trên nền tảng Kinh Thánh và sự Hòa Giải với Thiên Chúa, sự Hòa Thuận với mọi người trong Tình Yêu Chúa Kitô. Ngoài ra các anh chị em Trợ Nguyền cũng chia sẻ những kinh nghiệm và tâm tư của mình để cùng nhau xây dựng nền tảng gia đình được hạnh phúc trong ơn phúc của Thiên Chúa. Cao điểm là bí tích giải tội và Thánh lễ Hoà Giải của ngày thứ Bảy 23/04.

Đặc biệt trước Thánh Lễ Thệ Hôn Một Đời. Trong phần chia sẻ cảm nghiệm tham dự Khóa. Có cặp Khóa Sinh đã chia sẻ khi đi tham dự Khóa đã hoàn tất thủ tục các giấy tờ để chuẩn bị Ly Dị, nếu không cảm nghiệm được tình yêu vợ chồng trong ơn Chúa thì sẽ tiến hành thủ tục Ly Dị. Nhưng ơn Chúa đã đổ xuống trên anh chị, anh chị đã quyết định hủy bỏ những giấy tờ Ly Dị ngay sau khi chia sẻ cảm nghiệm, làm tất cả mọi người đều ngỡ ngàng xúc động rơi nước mắt, đồng thời các anh chị Trợ Nguyền đều ôm chầm lấy anh chị Khóa Sinh này và dâng lời cảm tạ qua bài hát hồng ân Thiên Chúa Bao La…

Chúa Nhật 24/04/2014 các anh chị em khóa sinh tham dự Thánh lễ tạ ơn bế mạc mãn khóa do quý Cha Võ Trần Gia Định và Cha

Nguyễn Luận cùng hiệp dâng Thánh lễ thệ hôn. Đặc biệt phần dâng Lời Nguyện các tân Song Nguyền đã mạnh dạn dâng lên Chúa những khuyết điểm của mình để xin Chúa chữa lành và soi sáng hoán cải tâm hồn để xứng đáng là công cụ của Chúa trong lãnh vực Tông Đồ Song Đôi.

Sau khi kết thúc Thánh lễ, Chủ Nguyền Xuân-Yến ngỏ lời cám ơn quý Cha, qúy anh chị em Trợ Nguyền và quý ân nhân đã trợ giúp cho Khóa 671 được gặt hái nhiều thành quả tốt đẹp, và sau đó mọi người qua bên nhà ăn hội trường tham dự bữa tiệc Cana bế mạc kết thúc khóa 671 Chương Trình Thăng Tiến Hôn Nhân Gia Đình với những niềm vui tươi hân hoan và hạnh phúc sau 2 ngày tham dự khóa.

Xem hình

https://www.flickr.com/photos/137123395@N05/sets/72157667502007426/

Diệp Hải Dung

Page 59: CH - sndv.files.wordpress.com · Xavier Nguyễn Văn Thuận đặt cho cháu vì hằng ngày chúng em đều đọc kinh khấn xin với Ngài! Khi biết sự sống con vừa

VÒNG TAY SONG NGUYỀN SỐ 8 – THÁNG 5-2016 Trang 59

CT/TTHNGĐ Tổng giáo phận Melbourne là Chương trình muộn màng nhất so với các nơi khác tại Úc châu.

Năm 2005, cha Sáng Lập Phêrô Chu Quang Minh đến Melbourne mở khóa tĩnh tâm về Thăng tiến HNGĐ tại tư gia của anh chị Thống Quy, là cặp vợ chồng đã đi khóa tại Adelaide. Khóa tĩnh tâm này không có thánh lễ Thệ Hôn vì là khóa không chính thức nên cha SL cho lấy số khóa là #302 cùng thời điểm và cùng số khóa tại La Vang. Sau đó được sự chấp thuận của cha Philip Lê văn Sơn, tháng 4/2006 khóa 326 chánh thức được tổ chức do cha SL Phêrô Chu Quang

Minh và anh Hoàng Duy Tân hướng dẫn. Sau khóa, cha SL được cha Vincent Lê văn Hưởng dẫn đến gặp Đức TGM Melbourne và Đức Cha đã tỏ ý rất vui mừng mong cha SL tiếp tục đến TGP mở khóa giúp các gia đình công giáo VN.

Năm 2007, CT/TTHNGĐ tổ chức được 2 khóa 371 & 372. Năm 2008 khóa 390 do cha Hoàng Tiến Đoàn hướng dẫn vì cha SL sức khỏe không cho phép. Và năm 2009 khóa 424 do cha SL hướng dẫn. Từ năm 2010 đến 2015, do không có cha linh nguyền nên không tổ chức thêm được khóa nào nữa; nhưng anh chị em song nguyền vẫn âm thầm sinh hoạt liên gia và song nguyền, dù số song nguyền ngày mỗi vơi đi! Tạ ơn Chúa và Thánh Gia, trong lúc chịu sự khó khăn này, Chúa đã ban cho Mebourne chúng con có một vị mục tử người Việt

Page 60: CH - sndv.files.wordpress.com · Xavier Nguyễn Văn Thuận đặt cho cháu vì hằng ngày chúng em đều đọc kinh khấn xin với Ngài! Khi biết sự sống con vừa

VÒNG TAY SONG NGUYỀN SỐ 8 – THÁNG 5-2016 Trang 60

làm giám mục phụ tá, là ĐC Vincent Nguyễn văn Long. Vậy là chúng con mạnh dạn đến trình bày và xin ĐC một cha linh nguyền . Khoảng gần một năm sau, Đức cha đã chọn cha Martin Đinh Trung Hòa làm linh nguyền cho CT/TTHNGĐ Melbourne chúng con. Chúng con thật vui mừng tạ ơn, bởi lẽ cha Martin Hòa vào năm 2006, đang là phó tế, ngài đã dự khóa 326 cách trọn vẹn và thấu hiểu chương trình. Dưới sự hướng dẫn của ngài, ngày 8, 9 và 10 tháng 4 năm 2016, CT/TTHNGD Melbourne chúng con mở khóa căn bản 655 tại giáo xứ thánh Martin, TGP Melbourne. Khóa học được hướng dẫn bởi cha Linh nguyền Martin Đinh Trung Hòa, cha Phaolô Nguyễn Luận, giám nguyền Huế - Việt Nam, các anh chị trợ nguyền Sydney, Adelaide và Melbourne. Nhờ ơn Chúa trợ giúp, khóa học đã mang lại những hoa trái thiêng liêng tốt đẹp cho các khóa viên và cả anh chị trợ nguyền phục vụ khóa.

Để nuôi dưỡng ơn thánh sau khóa, vào chiều ngày thứ ba, 19/4/2016, Ban ĐH CT/TTHNGĐ Melbourne đã tổ

chức cuộc họp mặt song nguyền chung giữa các anh chị cũ và mới tại hội trường giáo xứ thánh Martin, từ 7:30 – 9:30pm. Qua cuộc họp mặt , cha linh nguyền và giám nguyền hướng dẫn cách sinh hoạt cho đúng đoàn sủng của chương trình, đồng thời cũng là thời gian thuận lợi để các anh chị song nguyền mới và cũ chia sẻ những cảm nghiệm sau khóa và tham gia vào 4 liên gia song nguyền TGP Melbourne đã có .

Kế đến, vào chiều ngày thứ tư, 20/4/2016 lúc 7:30pm tại nhà anh chị chủ nguyền Nhơn Vang, Ban ĐH CT/TTHNGĐ Melbourne cùng với các liên gia trưởng đã nhóm họp, dưới sự hướng dẫn của cha linh nguyền để rút ưu khuyết điểm về việc tổ chức khóa 655, tái lập Trường nội dung và định hướng cho sinh hoạt trong tương lai, kể cả mong ước có khóa vào năm 2017…

Giêsu – Maria – Giuse con mến yêu, chúng con xin tạ ơn Thánh Gia.

Song nguyền Nhơn Vang, Chủ nguyền Melbourne

Page 61: CH - sndv.files.wordpress.com · Xavier Nguyễn Văn Thuận đặt cho cháu vì hằng ngày chúng em đều đọc kinh khấn xin với Ngài! Khi biết sự sống con vừa

VÒNG TAY SONG NGUYỀN SỐ 8 – THÁNG 5-2016 Trang 61

Khóa Song nguyền 672 được tổ chức tại giáo xứ Hoàng Mai thuộc giáo phận Phát Diệm, vào 2 ngày 30&31/3/2016. Đây là xứ của Cha Antôn Đoàn Minh Hải, ngài đồng thời là Giám nguyền của Giáo phận.

Khóa khai mạc lúc 8 giờ sáng, dưới sự chủ tọa của Cha Antôn. Các khóa viên đa số thuộc thành phần trẻ, gồm 14 đôi vợ chồng. Sau lời cầu nguyện xin ơn Chúa Thánh Thần đầu Khóa, Cha Antôn đã công bố đoạn Kinh thánh nền tảng thuộc sách Sáng Thế (St 2,18-25) và diễn giải về những trở ngại khiến hình ảnh Chúa bị lệch lạc nơi mỗi người trong đời sống hôn nhân. Ban chiều, Cha Phêrô Hồng Phúc, Linh nguyền giáo phận, cũng đã dành thì giờ đến thăm Khóa và diễn giải đoạn Kinh Thánh nền tảng (Ga 13,1-15) cho chủ đề “Giữa lòng đời”.

Nhờ ơn Chúa, khóa diễn ra thật trôi chảy trong bầu khí gần gũi, cởi mở và sống động, đem lại nhiều trải nghiệm sâu lắng. Thánh lễ Thệ Hôn thật sốt sắng với nghi thức Lặp lại lời thề hứa hôn phối và Sai đi. Cuối Thánh lễ, Ban điều hành Liên Gia Hoàng Mai đã long trọng tuyên thệ

trước sự chứng giám của Cha chủ tế và cộng đoàn phụng vụ.

Dưới đây là một vài cảm nghiệm của các tân song nguyền sau 2 ngày học Khóa:

Anh Quyên Minh nói rằng “Khóa thật hữu ích. Nội dung các chủ đề giúp vợ chồng hiểu nhau hơn, biết thông cảm và tha thứ cho nhau. Giờ đây lòng tôi thật nhẹ nhàng và phấn khởi vì đã nói lời xin lỗi với vợ. Tôi tuy rất bận rộn với công việc làm ăn, nhưng 2 ngày dự khóa không hề uổng phí”; Anh chị Long Nhiễu thì chú trọng đến việc giáo dục khi cho rằng Khóa đã giúp cho vợ chồng mình biết cách để dạy dỗ con cái qua gương sáng của mình; Anh chị Biên Huế phát biểu “Xin cám ơn cha Antôn đã cho mở Khóa. Nhờ khóa mà tôi biết dẹp bỏ cái “tôi” và khiêm nhường xin lỗi vợ và con cái. Mong rằng cha Antôn cho mở thêm nhiều Khóa nữa để các gia đình trong xứ được có dịp học tập và được thăng tiến”; Anh chị Dũng Quỳnh thì vui vẻ nói lên niềm vui vì nhờ Khóa mà xóa được những vướng mắc giữa 2 vợ chồng, và giờ thì lòng thật nhẹ nhàng, phấn khởi; Việc suy niệm Lời Chúa theo phương pháp của Chương Trình là điểm nhấn

Page 62: CH - sndv.files.wordpress.com · Xavier Nguyễn Văn Thuận đặt cho cháu vì hằng ngày chúng em đều đọc kinh khấn xin với Ngài! Khi biết sự sống con vừa

VÒNG TAY SONG NGUYỀN SỐ 8 – THÁNG 5-2016 Trang 62

được anh chị Lợi Thơm đề cập, anh Lợi cũng rất vui vì đã biết nói lời xin lỗi với vợ và con cái. Nhất là anh đã xin lỗi một chị hàng xóm “đã từ lâu không nhìn mặt nhau” để làm cho Chúa vui; Một chị kia quả quyết chưa bao giờ mở miệng xin lỗi ai, nhưng nay đã đủ khiêm nhường và can đảm để xin lỗi chồng khiến những đứa con rất vui vì bố mẹ nói lời xin lỗi nhau. Bầu khí gia đình bỗng nhiên vui hơn Tết…

Cha xứ Antôn cũng rất xúc động khi thấy sự thay đổi của các đôi vợ chồng trong Khóa, ngoài

những lời nói, ngài còn diễn tả cảm nghiệm của mình qua 2 bài hát do chính ngài sáng tác trong khóa học, bài “Khiêm nhường” và “Yêu thương đích thực”.

*Xin theo link sau để xem hình ảnh: https://www.flickr.com/photos/songnguyenvietnam/sets/72157666564679911

Sống lời kinh thánh Một ông trẻ tuổi mới được bầu lên làm chủ tịch cộng đoàn. Cha xứ dặn ông: - Chúng ta phải sống Lời Kinh Thánh, có nghĩa là chúng ta nói gì cũng bắt đầu với Lời Kinh

Thánh. Thí dụ như có ai đến tìm cha mà cha chưa ra, thì ông hãy nói: - Giờ cha chưa đến. Ông nhớ chưa? Tuần sau, lễ bổn mạng cộng đoàn vào lúc 5 giờ sáng. Cha xứ vì mệt nên ngủ quên. Cả cộng đoàn đọc hết 150 Kinh thì cha mới ra. Vừa thấy cha ở dưới cuối nhà thờ, ông tân chủ tịch vội bước lên bục cầm micro nói lớn: - Giờ cha đã đến!

Page 63: CH - sndv.files.wordpress.com · Xavier Nguyễn Văn Thuận đặt cho cháu vì hằng ngày chúng em đều đọc kinh khấn xin với Ngài! Khi biết sự sống con vừa

VÒNG TAY SONG NGUYỀN SỐ 8 – THÁNG 5-2016 Trang 63

SN Viễn-Hồng (Riêng tặng A/C SN. #601 CTTTHNGĐ/NE.Boston).

êm nay chẳng phải tình cờ Không tin thì cứ xem giờ sẽ hay Thiên Thần về ngự đâu đây Làm rơi giọt lệ đắng cay ngập lòng.

Trời đang lập gió vào đông Nghe cơn giá buốt mênh mông thổi về Rưng rưng tiếng nấc não nề Nghẹn ngào ôn lại lời thề hương xưa Yêu thương biết mấy cho vừa Chừng như ngày tháng dư thừa đêm nay Trời bày chi giọt đắng cay Rót vào bể khổ thêm say men tình Dìu nhau từng bước phù sinh Đi trên định mệnh gập ghềnh bão giông Nhân duyên se sợi chỉ hồng Cùng chia ngàn giọt lệ lòng ướt môi. Đêm nay là đêm xuống đồi Thánh Thần cũng phải đứng ngồi không yên Cùng dâng lên cánh Hoa Thiêng Xin nhiều ân sủng bên hiên cuộc đời Cho dòng nước mắt rã rời Tuôn thành suối mát thay lời tạ ơn. Tạ Ơn Người Hạ Quang Uyên Tạ ơn người đã đi cùng Đoạn đường tuy ngắn nhưng chung nhịp đời Hai ta duyên nợ bởi Trời Gặp nhau rồi đẻ ra lời nhớ thương Tạ ơn người bước chung đường

Gập ghềnh bao cảnh đoạn trường hôm nao Đôi ta vượt sóng gầm cao Thuyền tình lướt gió ba đào biển khơi Tạ ơn mình đã nhớ lời Thề nguyền hôm sớm cho đời thăng hoa Tim chung nhịp đập đâu là Bóng thời gian lặn ánh tà huy sang. Tạ ơn người vẫn ngổn ngang Sáng trưa chiều tối không than nửa lời Mặc cho thế thái đổi dời Vững tâm chèo chống thuyền đời không lay Tạ ơn Người đã an bày Để luôn có được những ngày bên nhau Cầu xin duyên nợ trước sau Như câu kinh nguyện dạt dào trong con Tạ ơn Người vẫn mỏi mòn Trên cao Thập Tự vun tròn Ơn Thiên…

húa dưỡng nuôi tôi, chăn dắt tôi Theo Ngài tôi bước chân thảnh thơi Cây gậy quyền uy Ngài xua đuổi

Thú dữ hung hăng chạy tơi bời. Chúa dưỡng nuôi tôi, chăn dắt tôi Ngài dẫn tôi vào chốn xa xôi Sa mạc cằn khô đời gió cát Vực sâu tăm tối, vẫn thảnh thơi. Chúa dưỡng nuôi tôi, chăn dắt tôi Đồng cỏ xanh tươi chốn nghỉ ngơi Bên dòng suối mát đời no thỏa Tung tăng nhảy nhót bước rong chơi.

Đ

C

Page 64: CH - sndv.files.wordpress.com · Xavier Nguyễn Văn Thuận đặt cho cháu vì hằng ngày chúng em đều đọc kinh khấn xin với Ngài! Khi biết sự sống con vừa

VÒNG TAY SONG NGUYỀN SỐ 8 – THÁNG 5-2016 Trang 64

Đời vui mê đắm bước chân sai Tôi đi có lúc chân lạc Ngài Bỏ đàn ở lại Ngài vội vã Tìm về thương xót vác trên vai. Chúa chăn dắt tôi, Giáo Hội tôi Sinh lại đời tôi nước bởi trời Nuôi dưỡng lớn khôn ơn bí tích Dậy dỗ khuyên răn chẳng tiếc lời. Chúa chăn dắt tôi, giáo xứ tôi Cộng đoàn gần gũi chẳng xa xôi Tối lửa tắt đèn đời nâng đỡ Dìu dắt đời nhau hướng quê Trời. Chúa chăn dắt tôi, gia đình tôi Hội Thánh Tại Gia nhỏ bé thôi Có cha có mẹ đời ấm áp Có những bông hoa tặng cho đời. Từ khi có Chúa bước đồng hành Theo Ngài rộn rã nhịp chân nhanh Ai sẽ làm tôi lo sợ được Dẫn dắt đời tôi Chúa Chiên Lành. Tháng 4/2016 Chúa nhật thứ IV Phục Sinh – Lễ Chúa Chăn Chiên Lành Nhà Quê

Cuộc đời thánh cả Giuse Âm thầm lặng lẽ chở che gia đình Say mê nếp sống lặng thinh Lắng nghe lời Chúa gọi mình dấn thân. Nhận về chăm sóc ân cần Maria, dẫu có phần hồ nghi Nửa đêm được lệnh ra đi Tới miền đất lạ hiểm nguy đường dài. Đời xa xứ lắm chông gai Ba năm một kiếp lưu đày tha phương Về Naza nhận quê hương Nghèo nàn nhỏ bé tầm thường vô danh. Dựng xây gia thất nhân lành Yêu thương chăm sóc để dành Mari Dưỡng nuôi thánh tử ấu nhi Khôn ngoan nhân đức đến khi trưởng thành. Nêu gương thánh đức hiền lành Sống đời thợ mộc chăm làm khéo tay Tiếng cưa tiếng đục mỗi ngày Bao nhiêu sản phẩm hay hay cho đời. Cha nuôi con Đức Chúa Trời Mà nêu gương sáng một đời khiêm nhu Nghe Lời Chúa chẳng chần chừ Hoa công chính nở ngay từ trần gian. Vinh quang trên cõi thiên đàng Lời cầu thần thế trước nhan Chúa Trời Đấng Bảo Trợ chẳng xa rời Con tàu Giáo Hội cõi đời lầm than. Quan thầy giáo xứ nghèo nàn Thánh Giuse thợ vững vàng chở che Tháng Năm mồng Một lại về Hoa mùa hè nở tiếng ve ngập tràn. Dù đi đâu chớ muộn màng Về bên Cha Thánh rộn ràng kính dâng Cha nhân từ sẽ đỡ nâng Đường trần dương thế phúc ân thiên đàng. Tháng 5/2016 Lễ thánh Giuse Thợ Nhà Quê

Page 65: CH - sndv.files.wordpress.com · Xavier Nguyễn Văn Thuận đặt cho cháu vì hằng ngày chúng em đều đọc kinh khấn xin với Ngài! Khi biết sự sống con vừa

VÒNG TAY SONG NGUYỀN SỐ 8 – THÁNG 5-2016 Trang 65

Tôi nằm nghe tiếng khóc

nỉ non thương tiếc tôi Ô sao lạ thế nhỉ thì ra tôi chết rồi!

Tôi bỗng rơi nước mắt

chính tôi cũng khóc tôi buồn mình không sống tốt đam mê cả cuộc đời

Ngày mai người sẽ đốt

xác tôi về bụi tro nhưng người làm sao đốt những tội lỗi, so đo?

Tôi đã từng xét đoán

sai lầm với người thân tôi vẫn hằng hoang phí chẳng giúp gì thế nhân

Mắt tôi khi còn sống

không cúi nhìn xung quanh tay tôi khi cử động chẳng âu yếm, ân cần

Giờ nằm đây buông thõng

muốn nói, miệng ngậm câm mong đền bồi, sám hối nhìn lại những lỡ lầm

nhưng thôi đã quá trễ

niềm hối hận trào dâng chi thiết tha xin được lời kinh - dù âm thầm

Hãy nguyện cầu cho tôi

linh hồn mới qua đời được Chúa thương tha thứ nhờ chuỗi hạt Mân côi

và xin hãy hiểu tôi

dù chẳng nói nên lời để sống cho ý nghĩa kẻo tiếc hận như tôi....

Trịnh Tây Ninh

Nếu cát sa mạc bớt nóng hơn

dấu chân Thiên Chúa chẳng mỏi mòn

cố tìm giọt nước cho nhân loại

uống để trường sinh trong Thánh ơn

Nếu hồ Galilê bớt sóng hơn

mưa gió cuồng phong chẳng dập dồn

thì sao chứng minh qua thử thách

Tình Người mãi mãi vẫn tràn tuôn

Nếu núi năm xưa chẳng cao hơn

làm sao có ma quỷ chờn vờn

cám dỗ vinh quang, làm đói khát

cho Người chiến thắng, dẫu cô đơn

Nếu trái tim con mềm yếu hơn

bỏ xa tội lỗi và oán hờn

khiêm nhu học hỏi theo gương Thánh

vai Người sẽ bớt gánh nặng hơn...

(Kỷ niệm lần Hành Hương Đất Thánh)

Nguyễn Ngọc Duy Hân

Page 66: CH - sndv.files.wordpress.com · Xavier Nguyễn Văn Thuận đặt cho cháu vì hằng ngày chúng em đều đọc kinh khấn xin với Ngài! Khi biết sự sống con vừa

VÒNG TAY SONG NGUYỀN SỐ 8 – THÁNG 5-2016 Trang 66

Mỗi khi nhắc đến gia đình

Trong ta ai cũng lặng mình xuyến xao.

Ơn mẹ đáng tựa trời cao

Mười ngày chín tháng hỏi sao không đành,

Công cha đáng tựa biển xanh

Ngày đêm giáo dưỡng đúc thành hôm nay.

Nét hiền dịu mẹ tỏ bày

Giúp ta sưởi ấm tháng ngày cô đơn,

Phép cha cương trực chẳng hờn

Giúp ta đổi tính khó sờn lòng ai.

Tiếng ho ta thốt ban mai

Lẫn cha với mẹ không ai yên lòng.

Cơm ngon canh ngọt ngài mong

Ta chưa ngon miệng chưa xong giấc nồng.

Những lần lầm lỗi ngóng trông

Tiếng roi chát chúa cố gồng răn đe,

Nhưng ai có thể im nghe

Tim gan thắt lại cố che nỗi lòng,

Tỏ ra cứng rắn vì mong

Tương lai tươi sáng giữa dòng nước trôi,

Bao nhiêu chịu đựng liên hồi

Nước mắt chảy ngược cố nhồi vào trong.

Đêm về ta ngủ an lòng

Đâu hay cha mẹ góc phòng chưa yên,

Đang còn lo nghĩ triền miên

Cơm ăn, áo mặc, bạc tiền cho ta.

Mặt trời lấp ló đàng xa

Ta cùng chúng bạn vang ca tới trường,

Nhưng nào có thấu tình thương

Bao nhiêu công sức đổ nhường mồ hôi,

Học phí cũng đã đến hồi

Cha rồi lại mẹ đứng ngồi không yên.

Bữa cơm ta sẵn chọn liền

Thịt ngon canh ngọt có phiền lòng ai,

Trong khi cha mẹ cố nhai

Giả thèm cơm cháy cùng vài miếng rau.

Thời gian thấm thoát qua mau

Ngọn đèn dầu đã lần sau giọt cùng,

Xuân xanh sắc đẹp đã bung,

Để nay còn lại hãi hùng chân chim.

Những người con hãy lặng im

Nói cùng cha mẹ bằng tim trọn lời,

Yêu cha mẹ lắm đấy thôi

Tự tin cất tiếng và rồi đứng lên.

Hãy làm khi họ còn bên

Mặt trời chưa khuất, lâu bền lá khô.

Để không mang lấy hồ đồ,

Để không hối tiếc một bồ ăn năn.

Tác giả: Hoàng Quốc

Page 67: CH - sndv.files.wordpress.com · Xavier Nguyễn Văn Thuận đặt cho cháu vì hằng ngày chúng em đều đọc kinh khấn xin với Ngài! Khi biết sự sống con vừa

VÒNG TAY SONG NGUYỀN SỐ 8 – THÁNG 5-2016 Trang 67

ôi Trịnh Thành Thái, tên tục Tí Tèo, tuổi tứ tuần, thường trú tại Toronto. Thiết tưởng tôi thật thà tả tỏ tường truyện tôi

theo Thăng Tiến thì tốt. Tôi thật tình thương thằng Thịnh, thấy tôi than thở: thiếu thốn tình, thất thoát tiền, thường thẫn thờ trăn trở, thui thủi thút tha thút thít, thân thảm thương thật tội. Thịnh theo tôi thủ thỉ: - Thái thử tranh thủ theo Thăng Tiến, từ từ

thấy thoát thời tăm tối, thấy thảnh thơi. Tôi than thì than, truyện thế trần thì thường thế, thay thế thì thật thất thường, thử Thăng Tiến thì tôi thật tình tránh. Thịnh tiếp tục tha thiết: - Thăng Tiến thật tuyệt, theo thì thích, từ từ

Thái thấm thía thấy tình Thăng Tiến. Tôi thẳng thừng thách thức: - Thằng tôi thua thì Thánh Thần thua theo, tôi

thử trăm thứ trước tôi thua thật tức tưởi! Thịnh thong thả thầm thì: - Thịnh theo Thăng Tiến thấy tinh thần Thăng

Tiến tốt. Thịnh thú thật thoạt tiên Thịnh tính toán, tham tiền, thích Tivi, thỉnh thoảng thô tục, thường thắt thẻo thao thức. Từ tháng theo Thăng Tiến, Thịnh thay thế tối tăm thành trong trắng, thắm thiết tình tha thứ. Thăng Tiến thật tốt, tình thân thăm thẳm, thấy thiếu thì thương, thấy tang thì tận tụy tới thăm thật thân thiết, truyền tinh thần thánh thiện tới từng thân thể. Thịnh thấy thân tôi tang thương, tình trớ trêu, toàn truyện tức tối tấp tới tới tấp, tất tật tồi tàn, Thịnh tủm tỉm:

- Theo thì tốt, tránh thì thua thiệt, thử thôi, thấy thích thì tiếp tục theo; thấy trật thì thôi!

Tôi từ từ tính toán. Tuy trắng trợn trác táng tôi thòm thèm thành Thánh, tinh túy tiềm tàng, thôi thì thử, tốn tí ti tiền. Tôi thuận tình thưa: - Thử thì thử, thắng thì tốt thua thì thôi, túng

thế thành thử thôi tính toán thiếu thừa! Tháng Tám thật thuận tiện, trời thiên thanh thật tốt, trăng tròn thoai thoải treo trên tre trúc thì thào. Tôi tí ta tí tửng thực tập theo Thăng Tiến. Tập thao tác Thăng Tiến tôi thấy tiếng thơm thật trúng - Tiếng thơm truyền tụng từ thành tới tỉnh. Thăng Tiến trang trí thật trang trọng, tranh Thánh Thể, tranh Thiên Thần treo trên trốc tủ thánh thiện tuyệt tác, tiếng trống thùng thùng, tiếng tơ trong trẻo thanh thoát thánh thót. Tôi thẹn thùng, tiếc thuở thiếu thời tối tăm trí tuệ tầm thường, tâm tình trắc trở. Tôi trầm trồ: - Thật tuyệt, thật tiếc trước tinh thần tôi tan tác

thiếu tình.

T

(Đây là câu chuyện vui của Duy Hân, viết toàn bằng chữ T, kể lại tâm tình một anh đã tham dự khóa Thăng Tiến Hôn Nhân Gia Đình do cha Phêrô Chu Quang Minh hướng dẫn)

Page 68: CH - sndv.files.wordpress.com · Xavier Nguyễn Văn Thuận đặt cho cháu vì hằng ngày chúng em đều đọc kinh khấn xin với Ngài! Khi biết sự sống con vừa

VÒNG TAY SONG NGUYỀN SỐ 8 – THÁNG 5-2016 Trang 68

Từ tháng Tám tôi từ từ trấn tỉnh, thổn thức trái tim, tinh thông tình tha thứ. Trước tôi tinh thần trục trặc, thân thể tiều tụy, thay thế thành tinh thần tha thiết. Tôi thử tập thể thao, thân thể trẻ trung tươi tắn, tóc tai tươm tất. Tôi tràn trề tình thương thực thi thăng tiến, trí tuệ thêm Thánh Thần, tinh thần thanh thản. Tôi tha thiết thêm: Trước tôi toan tự tử, tình thế thê thảm, tướng tồi tàn thất thểu, tinh thần trục trặc thoi thóp. Theo Thăng Tiến tôi thay thế trái tim trung thực, thoát thời thiếu thốn, tràn trề tình thương, thêm thông thái. Tôi thề thành thật, tin tưởng tôi thì tốt! Thật thế, Thánh Thần thôi thúc, tôi tránh trần tục tức tối tục tằn. Tôi tấn tới thôi táng tận, tôi thật thà trung trinh, thương thân thích. Tôi thôi thậm thụt thành thơ thẩn, thích thơ tứ tuyệt, thích thơ Trăng Thập Tự, tránh truyện tráo trở tròng tréo. Thiếu Thăng Tiến tôi thấy thiêu thiếu, tiêng tiếc thòm thèm. Tôi tiếp tục thủng thẳng tâm tình - Tình Thăng Tiến thánh thiện thoát tục. Tin tôi thử Thăng Tiến thì trái tim tươi trẻ thanh thoảng, tránh Thăng Tiến thì thiệt thòi to tát, tâm thấp tha thấp thỏm. Thấy tôi thành tốt Thịnh tấm ta tấm tắc: - Tốt thay! Thằng Thái thăng tiến thật! Tài thiệt, tôi trước trù trừ, tránh trăm thứ tốt, thử thăng tiến tôi tập thái thịt tái, thịt thăn, thịt thỏ trên thớt, tẩm tiêu tỏi, thêm táo tàu, tóc tiên thật thấm, thành thịt thơm tho tài tình tuyệt thế. Tuy thế, thỉnh thoảng tôi tự thấy tôi thô thiển, thấp tè, tuy theo Thăng Tiến thấy tiền trăm tiền triệu thì thích, thì thèm. Thầm thĩ Thánh Thần thương tôi. Thôi! Thác thì trắng tay, tham thì thâm, tâm tình thanh thản thì thật thần tiên, thoát tội tình trắng trong tựa tuyết. Thôi thì tránh thoái

thác, theo tôi theo Thăng Tiến thử, tranh thủ theo tiếng thôi thúc, thua thì tôi thường tiền! Thú thật từ tháng Tư, trước Tết Trung Thu, tối tối tôi thao thức tính tóm tắt tâm tình, tập tành thử tả tư tưởng trên tờ Thăng Tiến. Thật tức tối, tư tưởng trơ trụi tiêu tán, tim thùm thụp tối thiêm thiếp, tôi túng thế thường tới thăm Thánh Thể, thủ thỉ thù thì Thánh Tâm thương tình, tư tưởng tuôn trào, tuy thiếu từ truyện thiếu tha thiết, tàm tạm tròm trèm trêm tám trăm từ, thôi thì tàm tạm thế, tưởng tượng thêm thì tốt thay, tôi thành tâm tạ tội. Truyện thế thôi, thêm thắt thì thừa, thân thương thỏ thẻ trao tâm tình tôi thăng tiến. Tadeo Trịnh Thành Thái & Theresa Trần Thị Thừa Thiên

Chụp Hình Ba Người Bị Xui Gần tới ngày đám cưới, con gái hỏi mẹ: Mẹ ơi! Mình là người Công giáo, không tin mê tín dị đoan, nhưng tại sao mọi người vẫn kiêng chụp hình ba người trong đám cưới?Mẹ: Ồ con gái cưng của mẹ, chụp hình ba người xui lắm. Con không thấy những hình ảnh và tượng của gia đình Thánh Gia có ba người hay sao? Thánh Giuse thì chết sớm, Chúa Giêsu bị đem đi đóng đinh, còn lại một mình Đức Mẹ. Như vậy không xui hay sao? Con gái: ???!!!

Page 69: CH - sndv.files.wordpress.com · Xavier Nguyễn Văn Thuận đặt cho cháu vì hằng ngày chúng em đều đọc kinh khấn xin với Ngài! Khi biết sự sống con vừa

VÒNG TAY SONG NGUYỀN SỐ 8 – THÁNG 5-2016 Trang 69

THƯ MỜI THAM DỰ & GÓP Ý Dự thảo KHOÁ HỌP

HỘI ĐỒNG SONG NGUYỀN HẢI NGOẠI

TRỌNG KÍNH: - Đức Ông Fx. Phạm Văn Phương, Vấn Nguyền I TƯ/HN. - Đức Ông Giuse Phạm Quốc Tuấn, Vấn Nguyền II TƯ/HN. - Cha Sáng Lập Phêrô Chu Quang Minh, S.J. - Quý Cha Tổng Linh Nguyền, quý Cha và Phó tế Linh Nguyền các Châu lục, Quốc gia, Miền và tại

các Cộng Đoàn Giáo Xứ…

Kính thưa: - Quý anh chị thành viên Ban Điều Hành TƯ/HN. - Quý anh chị thành viên Ban Điều Hành các Châu lục, Quốc gia, Miền và tại các Cộng đoàn Giáo

xứ... - Đặc biệt, quý anh chị SONG NGUYỀN THIỆN CHÍ.

Sau thời gian chuẩn bị những bước đầu cho Khoá Họp HỘI ĐỒNG SONG NGUYỀN HẢI NGOẠI Đầu

Tiên, vào tháng Sáu tới đây. Tạ Ơn Thiên Chúa, duới sự chỉ đạo của quý Cha và sự cộng tác tích cực của các Song Nguyền khắp nơi, đến nay mọi việc đang diễn tiến rất tốt đẹp. Số quý anh chị Song Nguyền hưởng ứng Lời Mời Gọi của Ban Tổ Chức về tham dự Khoá Họp rất khả quan. Dịp này, chúng con xin đuợc kính trình quý Đức Ông, quý Cha, quý Phó tế và quý Song Nguyền khắp nơi: 1- Dự thảo "Chương Trình & Nội Dung Tổng Quát" của Khoá Họp, để xin đóng góp ý kiến, thêm

phong phú và hoàn hảo hơn. 2- Danh Sách các Tham Dự Viên đã ghi danh. Đồng thời, một lần nữa, chúng tôi kính xin quý Song

Nguyền khắp nơi tiếp tục ghi danh về tham dự Khoá Họp. 3- Chúng con tha thiết kính xin quý Đức Ông, quý Cha/ quý Phó tế Linh Nguyền khắp nơi, đã từng

hết lòng quan tâm đến Đời Sống và Ơn Gọi Gia Đình, dịp đặc biệt này cố gắng thu xếp về với chúng con, để đóng góp phát triển Chương Trình, đem lại thêm ích lợi cho CÁC GIA ĐÌNH và VINH DANH THIÊN CHÚA.

4- Kính xin 11 cặp Phó Nguyền TƯ/HN, vui lòng viết "Bản Tường Trình" về tình hình thực tế tại Địa phương mình, và xin gởi về cho BĐH/TƯ/HN trước cuối tháng 5/ 2016, bao gồm các Cộng Đoàn/ Giáo Xứ có sinh hoạt cuả Chương Trình với tên Cha Xứ/ Linh Nguyền; tên cặp Chủ Nguyền với địa chỉ, phone, email liên hệ...

Chúng con chân thành cảm ơn, và tha thiết nguyện xin Thánh Gia Chúa Giêsu, Mẹ Maria và Thánh Cá Giuse ban muôn Ơn Phúc Lành Phục Sinh trên quý Đức Ông, quý Cha, quý Phó tế và từng anh chị Song Nguyền. Và mong sớm được chào đón trong Khoá Họp đang tới.

Thật chân thành và quý mến trong Chúa.

"Đẹp thay những bước chân đi rao giảng Tin Mừng" (Isaia) LM Fx.Trần Quốc Tuấn SN Phạm Văn Quyết & Điệp Chánh xứ GX Các Thánh Tử Đạo VN - TGP Atlanta. Chủ nguyền Trung Ương Hải Ngoại Tổng Linh Nguyền Trung Ương Hải Ngoại.

CHƯƠNGTRÌNHTHĂNGTIẾNHÔNNHÂNGIAĐÌNHHẢINGOẠI

2545 Millwater Crossing, Dacula, GA 30019, USA email: [email protected]

Page 70: CH - sndv.files.wordpress.com · Xavier Nguyễn Văn Thuận đặt cho cháu vì hằng ngày chúng em đều đọc kinh khấn xin với Ngài! Khi biết sự sống con vừa

VÒNG TAY SONG NGUYỀN SỐ 8 – THÁNG 5-2016 Trang 70

KHÓA HỌP HỘI ĐỒNG SONG NGUYỀN HẢI NGOẠI

Thời gian: Cuối tuần ngày 10,11,12 tháng Sáu năm 2016

(Từ 5 giờ chiều thứ Sáu đến 6 giờ chiều Chúa Nhật)

Địa điểm: Giáo Xứ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam

4545-A Timmers Way, Norcross, Georgia 30093, USA; Tel: 770-921-0077

Dự thảo CHƯƠNG TRÌNH & NỘI DUNG TỔNG QUÁT

CHIỀU THỨ SÁU 10/6

5:00pm - 6:00pm: Tiếp đón & Ghi danh. 6:00pm - 6:45pm: Ăn tối, 6:45pm - 7:00pm: So hàng vào Phòng Song Nguyền.

và hát bài "Hành Trang Tuổi Trẻ" (lời của CT). 7:00pm - 7:30pm: - Ổn định các Liên gia - Phân chia theo danh sách tham dự.

- Mỗi Liên gia 10 người ngồi chung bàn tròn, giới thiệu nhau. - Bầu Liên gia trưởng và Ký nguyền. - MC lược qua Chương trình Khoá Họp.

7:30pm: - Hát: Xin Ơn Chúa Thánh Thần. - Đọc Kinh Đoan Nguyền Phục Vụ. - AC Chủ Nguyền TƯ/HN Giới thiệu các thành phần tham dự. - Lời Chào mừng và Tuyên bố Khai mạc Khoá Họp của Cha TLN/TƯ/HN. - Từng nhóm mỗi địa phương chia sẻ tóm tắt tình hình địa phương mình.

8:45pm: - Nghi Thức "Bước Qua Cửa Thánh"

- THÁNH LỄ - Chủ đề "Thương xót như Chúa Cha" (Luca: 6,36)

10:00pm - 10:15pm: Ăn nhẹ, ra về nghỉ đêm.

SÁNG THỨ BẢY 11/6

7:30am - 8:00am: Ăn sáng. 8:00am - 8:10am: Vệ sinh cá nhân và vào Phòng Song Nguyền, 8:10am-8:40am: Chầu Thánh Thể "Yêu Thương Phục Vụ"(Mc 19,45). 8:40am-10:10am: HỘI NGUYỀN 1 (90')

- "Căn Tính 'id' CT/TTHNGĐ" - Hội thảo theo Liên Gia qua các câu hỏi gợi ý. - Đại diện mỗi Liên Gia tóm lược kết quả hội thảo. - Kết luận.

10:10am-10:30am: Giải lao. 10:30am-12:00pm: HỘI NGUYỀN 2 (90').

- "Nối Kết Yêu Thương Phục Vụ trong CT/TTHNGĐ" (Nhu

Page 71: CH - sndv.files.wordpress.com · Xavier Nguyễn Văn Thuận đặt cho cháu vì hằng ngày chúng em đều đọc kinh khấn xin với Ngài! Khi biết sự sống con vừa

VÒNG TAY SONG NGUYỀN SỐ 8 – THÁNG 5-2016 Trang 71

cầu một Hệ thống Hành chánh theo căn tính TÔNG ĐỒ SONG ĐÔI). - Hội thảo theo Liên Gia qua các câu hỏi gợi ý. - Đại diện mỗi Liên Gia tóm lược ý kiển hội thảo. - Kết luận.

12:00pm-1:15pm: Cơm trưa và nghỉ ngơi.

CHIỀU THỨ BẢY 11/6

1:15pm-1:45pm: Chầu Thánh Thể -Chủ đề "Như Thầy Yêu Thương" (Ga 13,34) 1:45pm-3:15pm: HỘI NGUYỀN 3 (90').

- "30 Năm CT/TTHNGĐ và Miền Đất Mới tương lai" - Hội thảo theo Liên Gia qua các câu hỏi gợi ý. - Đại diện mỗi Liên Gia tóm lược ý kiến hội thảo. - Kết luận.

3:15pm-3:30pm: Giải lao. 3:30pm-4:30pm: Nghi thức Sám Hối và Hoà Giải. 4:30pm-4:45pm: Chuẩn bị Thánh Lễ.

4:45pm-6:00pm: THÁNH LỄ - Chủ đề "Gần Gũi Nối Kết Yêu Thương" 6:00pm-7:00pm: Cơm tốí:

7:00pm-9:45pm: "ĐÊM TÂM TÌNH & CHIA SẺ SỐNG ĐỜI TÔNG ĐỒ SONG ĐÔI" 9:45pm-10:00pm: Ăn nhẹ, ra về nghỉ đêm.

SÁNG CHÚA NHẬT 12/6

7:30am-8:00am: Ăn sáng. 8:00am-8:15am: Vệ sinh cá nhân và ổn định tại các bàn tròn phòng họp 8:15am-8:45am: Chầu Thánh Thể -Chủ đề "Để Hết Thẩy Chúng Nên Một" (Gn 17:10-21). 8:45am-10:30am: HỘI NGUYỀN 4: Chia Sẻ từ các Quốc Gia/ Miền (105')

- Các Phó Nguyền BĐH/TƯ/HN chia sẻ và trình bầy nhu cầu địa phương. - Chủ Nguyền TƯ/HN và các Ban Chuyên Môn tường trình các công tác chung - Cha Tổng Linh Nguyền chia sẻ về quý Cha/ Thầy Phó tế Linh Nguyền trong hơn một năm qua, và nhìn sơ lại 29 năm để "trước sau NÊN MỘT". - Cha Sáng Lập nói về "Tình Liên Đới Hải Ngoại và Quê Nhà".

10:30pm-10:45pm:Giải lao. 10:45am-12:15pm: HỘI NGUYỀN 5 (90').

- Một Hệ Thống Hành Chánh để Nối Kết Phục Vụ CT/TTHNGĐ. - Hội thảo theo Liên Gia qua các câu hỏi gợi ý. - Đại diện mỗi Liên Gia tóm lược ý kiến hội thảo. - Tổng hợp góp ý chung.

Page 72: CH - sndv.files.wordpress.com · Xavier Nguyễn Văn Thuận đặt cho cháu vì hằng ngày chúng em đều đọc kinh khấn xin với Ngài! Khi biết sự sống con vừa

VÒNG TAY SONG NGUYỀN SỐ 8 – THÁNG 5-2016 Trang 72

12:15pm:1:15pm: Ăn trưa và nghỉ ngơi. 1:15pm-1:30pm: Ổn định Liên Gia tại các bàn tròn phòng họp.

1:30pm-2:15pm: TỔNG KẾT KHOÁ HỌP. 2:15pm-2:45pm: Ít cặp chia sẻ CẢM NGHIỆM sau khi THAM DỰ KHOÁ HỌP. 2:45pm-3:00pm: Giải lao và chuẩn bị Thánh lễ Sai Đi.

3:00pm-4:30pm: THÁNH LỄ TUYÊN THỆ & SAI ĐI 4:30pm-5:00pm: Chụp hình lưu niệm. 5:00pm-6:00pm: TIỆC CANA "Nối Kết VÒNG TAY SONG NGUYỀN" 6:00pm : BẾ MẠC - Chia tay.

******

DANH SÁCH THAM DỰ VIÊN

Vấn Nguyền Đức Ông Francis Phạm Văn Phương. Đức Ông Giuse Phạm Quốc Tuấn.

Linh Nguyền Cha Tổng Linh Nguyền Francis Trần Quốc Tuấn

Cha Sáng Lập Phêrô Chu Quang Minh, S.J.

1/ Giuse Nguyễn Hải Trường & Maria Nguyễn Thị Thay (Danmark, Âu châu) 2/ Giuse Đặng Văn Kiếm & Teresa Nguyễn Uyên Phương (Atlanta, GA) 3/ Luca Phạm Văn Kiên & Teresa Nguyễn Thị Nga (Morrow, GA) 4/ Đôminicô Bùi Văn Bằng & Teresa Nguyễn Thị Yến (Charllotte, NC) 5/ Giuse Đinh Quang Anh & Teresa Hà Thanh Thuỷ (Alpharetta, GA) 6/ Phêrô Huỳnh Ngọc Thảo & Cecilia Nguyễn Thị Kim Chi (Cumming, GA) 7/ Antôn Nguyễn Tường & Maria Nguyễn Thị Thưởng (Rosswell, GA) 8/ Giuse Trần Xuân Phúc & Lucia Hồ Thị Mộng Thu (Alpharetta, GA) 9/ Phaolô Nguyễn Hữu Trứ & Teresa Bùi Thị Thiên Hương (Jasper, GA) 10/. Giuse Chu Văn Quý & Maria Hoàng Thị Tuyết Mai (Atlanta, GA) 11/ Antôn Hoàng Duy & Maria Vũ Nga (Jonesboro, GA) 12/ Giuse Trần Quốc Tài & Maria Nguyễn Thu Hiền (Florida) 13/ Giuse Nguyễn Thế Hiếu & Maria Phan Thị Phương Anh (Florida) 14/ Vincent Trần Toàn Minh & Maria Dương Phương Lily. (Florida) 15/ Phaolô Chu Minh Khang & Cecilia Đinh Thị Thiên Thanh (Charllotte, NC) 16/ Anton Ngô Sơn Linh & Maria Elizabeth Ngô Trương Nhẫn (Charllotte, NC) 17/ Phêrô Nguyễn Văn Liêm & Maria Nguyễn Uyên Ly (Charllotte, NC) 18/ Phêrô Phan Thanh Duy & Thêrêsa Nguyễn Thị Phương Linh (Charllotte, NC)

Page 73: CH - sndv.files.wordpress.com · Xavier Nguyễn Văn Thuận đặt cho cháu vì hằng ngày chúng em đều đọc kinh khấn xin với Ngài! Khi biết sự sống con vừa

VÒNG TAY SONG NGUYỀN SỐ 8 – THÁNG 5-2016 Trang 73

19/ Gioan Nguyễn Thanh Tiến & Maria Lê Thuý Hồng (Greenville, SC) 20/ Giuse Trần Dũng & (Trang) (Greenville, SC) (1) 21/ Giacôbê Nguyễn Thanh Biên & Maria Nguyễn Thị Thanh Thuý (Greenville, SC) 22/ Đôminicô Vũ Tiến Xuân & Maria Vũ Thị Bạch Yến (Sydney, Úc châu) 23/ Giuse Phạm Văn Quyết & Anna Nguyễn Thị Điệp (Atlanta, GA) 24/ Giuse Nguyễn Cao Sơn & Lucia Nguyễn Ngọc Trâm (San Jose, CA) 25/ Giuse Nguyễn Tuấn & Teresa Nguyễn Hương (Orange, CA) 26/ Phaolô Phạmduy Thông & Ceciilia Phạmduy Diệu-Tú (Boston, MA) 27/ Giuse Nguyễn Ngọc Dương & Maria Nguyễn Hồng Thu (Boston, MA) 28/ Giuse Nguyễn Đức Sơn & Têrêsa Nguyễn Thuỷ (Alpharetta, GA) 29/ Giuse Nguyễn Phụ Tuấn & Maria Nguyễn Thuỷ Tiên (Fayetteville, GA) 30/ Phanxicô Đinh Văn Sáng & Maria Bùi Thanh Mai (Morrow, GA) 31/Antôn Hoàng Kim Cương & Anna Nguyễn Hoàng Oanh (Fayetteville, GA) 32/ Đôminicô Nguyễn Hồng Thiên & Maria Hoàng Phúc Linh (Jonesboro, GA) 33/ Giuse Nguyễn Khánh Đạt & Maria Lê Thị Quỳnh Nhi (Morrow, GA) 34/ Phaolô Trần Tuấn & Anna Trần Vân (Morrow, GA) 35/ Giuse Trần Tony & Teresa Nguyễn Thị Nam Hải (Morrow, GA) 36/ Phaolô Phan Anh Hùng & Anna Lê Thị Tư (Lithia Spings, GA) 37/ Giuse Nguyễn Anh Lộc & Teresa Nguyễn Thị Kiều Diễm (Jenesboro, GA) 38/ Phêrô Chu Steven Lương & Anna Đào Tina Tuyền (Mc Donough, GA) 39/ Phêrô Nguyễn Phi Long (Phillip) & Maria Trần Thanh Thiên Kim (Detroit, MI) 40/ Giuse Nguyễn Văn Huê & Maria Nguyễn Minh Hằng (Houston, TX) 41/ Phêrô Nguyễn Văn Thi & Maria Nguyễn Thị Huyền Trân (Houston, TX) 42/ Phêrô Vũ Hữu Thự & Maria Đào Thị Kim Nguyệt (Houston, TX) 43/ Phêrô Nguyễn Mạnh Châu & Teresa Nguyễn Thị Tố Mai (New Orleans, LA) 44/ Bartolômêo Hồ Mển & (Catarina Ng. Vân) (Lawrenceville, GA)(1) 45/ Phaolô Bùi Vũ Tuấn & Maria Bùi Hoàng Oanh (Norcross, GA) 46/ Giuse Phạm Đức Kiên & Maria Ngô Thị Tâm (Tokyo, Nhật Bản) 47/ Gioan Vannie M Nguyễn & Anna Jenny N Nguyễn (Roopville, GA) 48/ Giuse Ngô Văn Kỳ & Teresa Ngô Thị Kim Thanh (Atlanta, GA) 49/ Đaminh Bùi Đức Thịnh & Teresa Nguyễn Thị Nga ( Los Angeles, CA) 50/ Maria Ngô Liên Tina (Los Angeles, CA) (1) 51/ Phêrô Nguyễn Ánh & ( Têrêsa Lê Thu Hằng) (Tucker, GA) (1) 52/ Simon Lưu Hữu Hùng & Maria Phạm Thị Hiền (Kennesaw, GA) 54/ Phêrô Hoàng Đức Hưng & (Catarina Ng. Y Phượng) (Norcross,GA) (1) 55/ Tôma Trần Thuận & (Maria Ng. Ánh Tuyết) (Duluth, GA) (1) 56/ Tadeo Lưu Giang Trường & (Maria Trần Cẩm Hà) (Lilburn,GA) (1) 57/ Giuse Trần Bình (Norcross, GA) (1) 58/ Phaolô Nguyễn Khánk & Têrêsa Nguyễn Ánh Tuyết (Kennesaw, GA) 59/ Phêrô Tạ Đình Chính & Maria Bùi T. Kim Phượng (Jonesboro, GA) 60/ Phêrô Nguyễn Thế Quang & Marta Nguyễn Trần MinhThư (Washington DC)