11
THỨ HAI CƠ QUAN CỦA ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH BÌNH ĐỊNH TIẾNG NÓI CỦA ĐẢNG BỘ, CHÍNH QUYỀN VÀ NHÂN DÂN BÌNH ĐỊNH baobinhdinh.vn SỐ 7979 23.8.2021 (16.7 Tân Sửu) 0966.490.490 0256.3813573 ĐƯỜNG DÂY NÓNG u 6 CHUẨN BỊ CHO CHIẾN DỊCH TIÊM TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH: Tất cả đã sẵn sàng Ngày 9.8, UBND tỉnh ban hành kế hoạch tổ chức chiến dịch tiêm vắc xin phòng Covid-19, triển khai từ tháng 7.2021 - 4.2022 tại tất cả địa phương của tỉnh. Mục tiêu của kế hoạch là sẽ có tối thiểu 92% người từ 18 tuổi trở lên trên địa bàn tỉnh được tiêm phòng Covid-19 đến cuối năm 2021 và trong quý I/2022. Dự kiến, vắc xin do Bộ Y tế cung ứng, phân bổ cho tỉnh để triển khai chiến dịch là 2.076.296 liều. Tiêm chủng vắc xin ngừa Covid-19 tại TP Quy Nhơn. Ảnh: T. KHUY l Số ca ghi nhận trong ngày : 18 l Tổng số ca mắc : 562 (Quy Nhơn: 71, Hoài Nhơn: 40, Hoài Ân: 72, An Nhơn: 139, Phù Cát: 134, Phù Mỹ: 26, Vĩnh Thạnh: 6, Tây Sơn: 18, Vân Canh: 1, Tuy Phước: 39, các khu cách ly tập trung của tỉnh: 16). l Số điều trị khỏi : 322 l Số tử vong : 5 l Cách ly tại bệnh viện : 235 l Cách ly tập trung : 1.381 THÔNG TIN TÌNH HÌNH DỊCH BỆNH COVID-19 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH ĐỊNH (Cập nhật đến 16 giờ ngày 22.8.2021) PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI BÒ THỊT NÔNG HỘ GIAI ĐOẠN 2021 - 2025: Tập trung lai tạo giống, phát triển nhãn hiệu bò thịt u 5 Thiết lập hành lang bảo vệ bờ biển CHƯƠNG TRÌNH TỔNG THỂ CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC GIAI ĐOẠN 2021 - 2030: Hướng đến hiện đại,chuyênnghiệp, vì dân phục vụ Chủ động tầm soát, phát hiện và ngăn chn dịch lây lan ra cộng đng Ấm lòng nhau mùa dịch CHỦ TỊCH UBND TỈNH NGUYỄN PHI LONG: Không làm hết trách nhiệm chống dịch là có tội với dân CHUNG TAY ĐẨY LÙI DỊCH COVID-19 u 2 u 3 u 8 Thêm điểm tựa cho người lao động gp khó khăn do đại dịch Covid-19 u 7 Quy định về hành lang bảo vệ bờ biển là một trong những quy chế quan trọng, lần đầu tiên được quy định trong hệ thống pháp luật Việt Nam. Đây là nội dung được quy định tại Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo. Bình Định là địa phương đưa nội dung pháp luật này đi vào đời sống sớm nhất. u 4 u 2 & 3

CHỦ TỊCH UBND TỈNH NGUYỄN PHI LONG: Không làm hết …

  • Upload
    others

  • View
    2

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: CHỦ TỊCH UBND TỈNH NGUYỄN PHI LONG: Không làm hết …

THỨ HAI

CƠ QUAN CỦA ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH BÌNH ĐỊNHTIẾNG NÓI CỦA ĐẢNG BỘ, CHÍNH QUYỀN VÀ NHÂN DÂN BÌNH ĐỊNH baobinhdinh.vn

SỐ 7979

23.8.2021(16.7 Tân Sửu)

0966.490.490 0256.3813573

ĐƯỜNG DÂY NÓNG

u6

CHUẨN BỊ CHO CHIẾN DỊCH TIÊM TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH:

Tất cả đã sẵn sàngNgày 9.8, UBND tỉnh ban hành kế hoạch tổ chức chiến dịch tiêm vắc xin phòng Covid-19, triển khai từ

tháng 7.2021 - 4.2022 tại tất cả địa phương của tỉnh. Mục tiêu của kế hoạch là sẽ có tối thiểu 92% người từ 18 tuổi trở lên trên địa bàn tỉnh được tiêm phòng Covid-19 đến cuối năm 2021 và trong quý I/2022.

Dự kiến, vắc xin do Bộ Y tế cung ứng, phân bổ cho tỉnh để triển khai chiến dịch là 2.076.296 liều.

Tiêm chủng vắc xin ngừa Covid-19 tại TP Quy Nhơn. Ảnh: T. KHUY

l Số ca ghi nhận trong ngày : 18l Tổng số ca mắc : 562

(Quy Nhơn: 71, Hoài Nhơn: 40, Hoài Ân: 72, An Nhơn: 139, Phù Cát: 134,

Phù Mỹ: 26, Vĩnh Thạnh: 6, Tây Sơn: 18, Vân Canh: 1, Tuy Phước: 39, các khu cách ly tập trung của tỉnh: 16).l Số điều trị khỏi : 322l Số tử vong : 5l Cách ly tại bệnh viện : 235l Cách ly tập trung : 1.381

THÔNG TINTÌNH HÌNH DỊCH BỆNH COVID-19 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH ĐỊNH

(Cập nhật đến 16 giờ ngày 22.8.2021)

PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI BÒ THỊT NÔNG HỘ GIAI ĐOẠN 2021 - 2025:

Tập trung lai tạo giống, phát triển nhãn hiệu bò thịt

u5

Thiết lập hành lang bảo vệ bờ biển

CHƯƠNG TRÌNH TỔNG THỂ CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚCGIAI ĐOẠN 2021 - 2030:

Hướng đến hiệnđại, chuyên nghiệp,vì dân phục vụ

Chủ động tầm soát, phát hiện và ngăn chăn dịch lây lan ra cộng đông

Ấm lòng nhaumùa dịch

CHỦ TỊCH UBND TỈNH NGUYỄN PHI LONG:

Không làm hết trách nhiệm chống dịchlà có tội với dân

CHUNG TAY ĐẨY LÙI DỊCH COVID-19

u2

u3

u8

Thêm điểm tựa cho người lao độnggăp khó khăn dođại dịch Covid-19

u7

Quy định về hành lang bảo vệ bờ biển là một trong những quy chế quan trọng, lần đầu tiên được quy định trong hệ thống pháp luật Việt Nam. Đây là nội dung được quy định tại Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo. Bình Định là địa phương đưa nội dung pháp luật này đi vào đời sống sớm nhất.

u4

u2 & 3

Page 2: CHỦ TỊCH UBND TỈNH NGUYỄN PHI LONG: Không làm hết …

2 THỜI SỰ THỨ HAI, [email protected]

Bình Định 3THỨ HAI, 23.8.2021 THỜI SỰ[email protected]

Bình Định

Bà Nguyễn Thị Thảo Vi, Phó Giám đốc Chi nhánh Ngân hàng CSXH tỉnh, cho biết: “Thời gian triển khai chương trình vay theo Quyết định số 47/2021/QĐ-UBND bắt đầu từ ngày 18.8 trở đi. Chi nhánh Ngân hàng CSXH tỉnh đã quán triệt toàn chi nhánh về việc cho vay đảm bảo đồng bộ, kịp thời, đúng đối tượng, công khai, minh bạch, không để xảy ra tình trạng lợi dụng, trục lợi từ chính sách”.

Nhằm hỗ trợ người lao động có vốn khôi phục chăn nuôi, sản xuất kinh doanh, tạo sinh kế, nỗ lực vươn lên vượt qua khó khăn của dịch bệnh, các phòng giao dịch ngân hàng CSXH huyện phối hợp với phòng LĐ-TB&XH các địa phương, hội, đoàn thể nhận ủy thác, chính quyền cấp xã thực hiện rà soát người lao động gặp khó khăn do đại dịch Covid-19 có nhu cầu vay vốn.

Ngày 21.8, Chi nhánh Ngân hàng CSXH tỉnh đã giải ngân đợt đầu tiên theo Quyết định số 47/2021/QĐ-UBND cho 5 hộ vay tại phường Thị Nại, TP Quy Nhơn với tổng số tiền 220 triệu đồng.

Chị Nguyễn Thị Tuyết, ở khu phố 2, phường Thị Nại,

Thêm điểm tựa cho người lao động gặp khó khăn do đại dịch Covid-19

Từ ngày 18.8, Quyết định số 47/2021/QĐ-UBND ngày 8.8.2021 về chính sách hỗ trợ cho vay đối với người lao động gặp khó khăn do đại dịch Covid-19 chính thức có hiệu lực. Ngân sách tỉnh ủy thác qua Chi nhánh Ngân hàng CSXH tỉnh 50 tỷ đồng để thực hiện cho vay với đối tượng này.

Theo Quyết định số 47/2021/QĐ-UBND, đối tượng giải ngân là người lao động vay vốn nhằm chuyển đổi việc làm, duy trì, mở rộng việc làm thuộc nhóm bị ảnh hưởng do đại dịch Covid-19. Cụ thể là người kinh doanh thương mại - dịch vụ thuộc lĩnh vực ăn uống, buôn bán nhỏ lẻ, du lịch, đồ dùng, tạp hóa, trang thiết bị, dịch vụ, vận chuyển; chăn nuôi, trồng trọt, khai thác và nuôi trồng thủy sản. Mức vay tối đa không quá 100 triệu đồng.

Lãi suất cho vay áp dụng theo quy định đối với cho vay hộ nghèo: 6,6%/năm (0,55%/tháng). Nợ quá hạn, lãi suất bằng 130% lãi suất cho vay. Thời hạn cho vay tối đa 5 năm. Chi nhánh Ngân hàng CSXH tỉnh thực hiện cho vay trực tiếp cho người lao động có ủy thác một số nội dung công việc trong quy trình cho vay cho các tổ chức chính trị - xã hội nhận ủy thác và thông qua tổ tiết kiệm và vay vốn.

kinh doanh dịch vụ ăn uống, là một trong 5 hộ vay được giải ngân sớm nhất. Chị Tuyết kể: “Nhà tôi có mở một tiệm ăn đặc sản bình dân. Gần 3 tháng nay, mọi thứ kẹt cứng vì phải đóng cửa tiệm. Vừa qua, được Ngân hàng CSXH cho vay

50 triệu đồng, tôi mừng lắm. Số tiền này gia đình tôi dành dụm, sẵn sàng để khi hết dịch, chính quyền cho mở cửa bán hàng, chúng tôi đầu tư, kinh doanh trở lại”.

Dựa vào nguồn vốn vay 100 triệu đồng từ Ngân hàng

CSXH để nuôi bò sinh sản rồi thoát nghèo vào năm 2019, sau đó tiếp tục nhân rộng đàn bò, nuôi thêm heo, bà Phan Thị Thu Hoài, ở thôn Tân An, xã Hoài Châu (TX Hoài Nhơn), khẳng định các chương trình cho vay với lãi suất ưu đãi đã tiếp sức cho gia đình bà trong lúc khó khăn. “Tôi xem ti vi, nghe đài, thấy cảnh mua bán bị đình trệ, mọi người khó khăn vì dịch bệnh. Chương trình vay ưu đãi dành cho các hộ khó khăn do dịch Covid-19 sẽ rất ý nghĩa, thiết thực, kịp thời giúp họ vượt qua cảnh khó khăn giống như gia đình tôi đã từng”, bà Hoài chia sẻ.

NGUYỄN MUỘI

Hộ chăn nuôi bị tác động bởi đại dịch Covid-19 cũng thuộc diện được hỗ trợ theo Quyết định số 47/2021/QĐ-UBND. Ảnh: NGUYỄN MUỘI

Đó là chỉ đạo của đồng chí Lê Kim Toàn - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh - tại buổi làm việc với lãnh đạo huyện Phù Mỹ về công tác phòng, chống dịch Covid-19 tại địa phương, sáng 22.8. Cùng tham gia buổi làm việc có đồng chí Huỳnh Thanh Xuân - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy.

Theo báo cáo, tính đến ngày 21.8, toàn huyện Phù Mỹ phát hiện 27 trường hợp mắc Covid-19, hầu hết là người từ vùng dịch như TP Hồ Chí Minh, Bình Dương về, lái xe đường dài. Có 1 trường hợp ở thôn An Trinh, xã Mỹ Hiệp được phát hiện mắc Covid-19 tại khoa Nội, TTYT huyện Phù Mỹ, qua 3 lần truy vết tất cả đều âm tính, đến nay vẫn chưa tìm ra nguồn lây.

Khi phát hiện các trường hợp nghi ngờ nhiễm bệnh, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 huyện Phù Mỹ chỉ đạo tập trung lực lượng truy vết các F1, F2; khoanh vùng, khử khuẩn, xét nghiệm SARS-CoV-2 cho người dân tại các khu vực có nguy cơ và tiến hành các biện pháp cách ly phù hợp. Đến nay,

huyện đã kích hoạt 3 khu cách ly tập trung, tiếp nhận cách ly 311 trường hợp, hiện đang cách ly 191 trường hợp. Có 459 trường hợp đang cách ly tại nhà/nơi lưu trú, 488 trường hợp đang theo dõi sức khỏe tại nhà.

Liên quan đến trường hợp F0 tại khoa Nội thận - Lọc máu, BVĐK tỉnh, trên địa bàn huyện phát hiện 36 F1, trong đó có 20 người đang sinh sống trên địa bàn, 16 người còn lại đang lưu trú và cách ly tại BVĐK tỉnh; 77 F2 đang cách ly tại nhà.

Phát biểu chỉ đạo tại buổi làm việc, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Lê Kim Toàn yêu cầu Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 huyện Phù Mỹ tiếp tục khẩn trương truy vết các trường hợp F2, F3 liên quan đến F0 tại khoa Nội thận - Lọc máu, tổ chức lấy mẫu xét nghiệm và cách ly theo quy định; khẩn trương đưa 20 trường hợp F1 cách ly tập trung tại tỉnh và phải đảm bảo cơ sở vật chất cùng các điều kiện sinh hoạt cần thiết cho các trường hợp trên.

Đồng chí Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy nhấn mạnh: Từ nay đến ngày 25.8 phải test nhanh

SARS-CoV-2 diện rộng, nhất là các vùng có nguy cơ cao nhằm chủ động tầm soát, phát hiện và ngăn chặn kịp thời sự lây lan dịch Covid-19 ra cộng đồng; thực hiện giãn cách, cách ly triệt để, không được để tình trạng “chặt ngoài, lỏng trong”. Tiếp tục thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ đối với xã Mỹ Hiệp đến hết ngày 29.8. TTYT huyện khám, chữa bệnh bình thường trở lại kể từ ngày 23.8. Bên cạnh đó, cần phát huy vai trò của Tổ Covid-19 cộng đồng; chỉ đạo ban quản lý các chợ thường xuyên tự đánh giá nguy cơ lây nhiễm Covid-19; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch tại chợ theo quy định. Tiếp tục tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức người dân về công tác phòng, chống dịch theo hướng ngắn gọn, dễ hiểu, dễ nhớ. Triển khai thực hiện các chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch Covid-19 theo Nghị quyết số 68/NĐ-CP ngày 01.7.2021 của Chính phủ, đảm bảo đúng quy định. VIỆT LỢI

(BĐ) - Sáng 22.8, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Hải Giang đi kiểm tra tiến độ thi công Ðền thờ Tây Sơn tam kiệt và một số hạng mục công trình tại Bảo tàng Quang Trung (huyện Tây Sơn). Cùng đi có lãnh đạo các sở, ngành liên quan và chính quyền địa phương.

Công trình Ðền thờ Tây Sơn tam kiệt thuộc Dự án mở rộng, nâng cấp Bảo tàng Quang Trung, do Ban quản lý Dự án Dân dụng và Công nghiệp tỉnh là chủ đầu tư phần xây dựng, Sở VH&TT là chủ đầu tư phần thiết kế. Công trình

khởi công vào cuối tháng 7.2019, đến nay đã cơ bản hoàn thành các hạng mục: Nhà tiền bái, nhà hậu cung, am hóa vàng. Phần lát đá granite khu vực sân ngoài bao quanh nhà tiền bái, nhà hậu cung; hệ thống cấp điện chiếu sáng, cấp thoát nước ngoài nhà… cũng đã hoàn thiện. Riêng hạng mục nghi môn đã thi công xong phần cải tạo mặt ngoài, trát hoàn thiện, đắp phào chỉ. Nhà tiền tế (cải tạo từ điện thờ hiện trạng) đã hoàn thiện phần mở rộng hành lang phía sau (móng, cột công trình)...

Qua buổi kiểm tra, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Hải Giang yêu cầu Sở VH&TT, Ban quản lý Dự án Dân dụng và Công nghiệp tỉnh tập trung giám sát, đôn đốc các nhà thầu khẩn trương thi công các hạng mục hạ tầng còn dở dang, đảm bảo tiến độ, chất lượng, mỹ thuật công trình. Yêu cầu hai đơn vị nói trên phối hợp triển khai việc quy hoạch cây xanh, đường đi bộ trước Đền thờ và chỉnh trang hệ thống tường rào phía QL 19B để đảm bảo mỹ quan khu Đền thờ. TRỌNG LỢI

(BĐ) - Lúc 14 giờ 25 phút ngày 22.8, máy bay số hiệu QH 98810 của Hãng hàng không Bamboo Airways chở 195 người dân Bình Định ở TP Hồ Chí Minh về quê đã hạ cánh tại sân bay Phù Cát.

Sau khi về tới Bình Định, bà con được xe của tỉnh bố trí đưa đi cách ly tập trung tại Sư đoàn Bộ binh 31 (thuộc Quân đoàn 3, đóng tại xã Phước Thành, huyện Tuy Phước), Trung tâm Huấn luyện và bồi dưỡng kiến thức quốc phòng, an ninh (thuộc Trung đoàn Bộ binh 739, Bộ CHQS tỉnh, đóng tại xã Cát Tân, huyện Phù Cát) và Đại đội Huấn luyện - Cơ động (trước đây) thuộc Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh (đóng tại xã Cát Hanh, huyện Phù Cát).

Đây là chuyến bay miễn phí thứ hai trong đợt 2 triển khai chương trình “Hành trình về quê hương” đưa người dân Bình Định gặp khó khăn do đại dịch Covid-19 tại TP Hồ Chí Minh về quê, do UBND tỉnh phối hợp với Hội đồng hương Bình Định tại TP Hồ Chí Minh tổ chức và là chuyến bay thứ 7 của chương trình này được tỉnh ta thực hiện từ tháng 7.2021 đến nay.

Trước đó, chuyến bay thứ 6 đã chở 196 người dân về tỉnh vào chiều 17.8. NGỌC NHUẬN

Chiều 21.8, Huyện ủy Phù Cát đã ra quyết định thành lập 4 tổ công tác để trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 tại các địa phương đang thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ, gồm: Thị trấn Cát Tiến, xã Cát Tường, Cát Hưng và Cát Thắng. Mỗi tổ công

tác có 5 thành viên, là Ủy viên Ban Thường vụ Huyện ủy, Ban Chấp hành Đảng bộ huyện, lãnh đạo và chuyên viên Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện, các hội, đoàn thể, cơ quan và cán bộ CA huyện.

Các tổ công tác có nhiệm vụ ở lại tại các địa phương có dịch, bám sát địa bàn để trực tiếp lãnh đạo,

chỉ đạo, kiểm tra, phối hợp và hỗ trợ các xã, thị trấn trong công tác phòng, chống dịch Covid-19, đảm bảo hiệu quả, kịp thời, dập dịch nhanh, triệt để, không để lây lan.

Các tổ công tác bắt đầu thực hiện nhiệm vụ từ ngày 22.8 đến khi hoàn thành nhiệm vụ.

TRƯỜNG GIANG

(BĐ) - Ngày 22.8, UBND tỉnh ban hành Quyết định số 3489/QĐ-UBND về việc kéo dài thời gian thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị số 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ đối với xã Mỹ Hiệp (huyện Phù Mỹ) đến hết ngày 29.8 để phòng, chống dịch Covid-19.

Trước đó, ngày 15.8, UBND tỉnh ban hành quyết định áp dụng các biện pháp giãn cách xã hội trong 7 ngày (kể từ 0 giờ ngày 15.8) theo Chỉ thị 16 đối với xã Mỹ Hiệp để phòng, chống dịch Covid-19.l Ngày 21.8, UBND huyện

Tuy Phước ban hành quyết định dỡ bỏ tạm thời khu vực có nguy cơ lây nhiễm Covid-19 đối với toàn bộ đội 6, thôn Lạc Điền,

xã Phước Thắng, bắt đầu từ 0 giờ ngày 22.8.

Được biết, sau khi phát hiện ca mắc Covid-19 vào chiều 30.7, khu dân cư đội 6 bị phong tỏa từ 0 giờ ngày 1.8. Địa phương tiến hành truy vết, xét nghiệm tầm soát SARS-CoV-2 cho toàn bộ người dân ở khu vực bệnh nhân cư trú, qua đó phát hiện thêm 3 trường hợp dương tính SARS-CoV-2 trong cùng một gia đình và kịp thời đưa đi cách ly điều trị, hiện có 2 người đã khỏi bệnh. Từ đó đến nay, ngành Y tế thực hiện test nhanh tầm soát 5 lần với 1.988 lượt người/136 hộ trong khu phong tỏa, tất cả đều âm tính và đã qua 21 ngày trên địa bàn không phát hiện ca mắc mới.

N.PHÚC - XUÂN THỨC

(BĐ) - Ngày 22.8, các đơn vị, tổ chức đã đến thăm, tặng quà cho các bệnh viện, lực lượng làm nhiệm vụ chống dịch và người dân gặp khó khăn trên địa bàn tỉnh.l Hiệp hội Help for Vietnam

phối hợp với Hội CTĐ tỉnh thăm, tặng 2.000 khẩu trang y tế, 60 lọ nước sát khuẩn, 200 suất ăn cùng 4 triệu đồng cho Bệnh viện Phong - Da liễu Trung ương Quy Hòa và Bệnh viện Tâm thần tỉnh. Hiệp hội cũng tặng 20 suất quà (mỗi suất hơn 500 nghìn đồng, gồm tiền mặt và nhu yếu phẩm) cho các hộ khó khăn trên địa bàn phường Bùi Thị Xuân (TP Quy Nhơn); trao phần quà gồm tiền mặt và các nhu yếu phẩm cho Tịnh xá Ngọc Long (huyện Tuy Phước) với tổng trị giá hơn 5 triệu đồng.

l Chi hội Bảo trợ bệnh nhân nghèo Tương chao đậu hũ 3 Phù Cát tặng 140 kính chắn giọt bắn cho cán bộ y tế trực tiếp điều trị bệnh nhân Covid-19 và đội ngũ lấy mẫu xét nghiệm trong cộng đồng tại huyện Phù Cát. l Hội CTĐ huyện An Lão

tặng chốt kiểm soát phòng, chống dịch tại cổng chào huyện 200 bộ đồ bảo hộ cùng nhiều khẩu trang y tế. l Chi hội Bảo trợ bệnh nhân

nghèo Tịnh Đức - Tịnh thất Hòa Hội (xã Mỹ Thành, huyện Phù Mỹ) trao 265 suất quà cho người dân khó khăn, cao tuổi, neo đơn, bệnh tật tại 2 xã Mỹ Thành và Mỹ Thọ. Tổng số quà có giá trị 79,5 triệu đồng, do Chi hội vận động nhà hảo tâm tài trợ. Trước đó, Chi

hội đã tặng 276 suất quà trị giá 10 triệu đồng cho các chốt kiểm dịch trên địa bàn huyện.l Chi hội Bảo trợ bệnh nhân

nghèo Hoài An cùng đoàn thiện nguyện của Hội những người con Hoài Ân xa quê tại Nhật Bản trao tặng 160 suất quà cho người dân các xã Đắk Mang, Ân Hữu, Ân Tường Tây và một số cụ già neo đơn. Mỗi suất quà gồm 10 kg gạo và 1 thùng mì tôm, trị giá khoảng 200 nghìn đồng.l Thông qua Ủy ban MTTQ

Việt Nam huyện Tây Sơn, Trường THCS Bình Thành gửi tặng 100 kg gạo, tổng trị giá 1,3 triệu đồng, cho người dân khó khăn do ảnh hưởng dịch bệnh Covid-19.

LINH DƯƠNG - NGỌC TÚ - ĐÀO MINH TRUNG

Một cá nhân tặng1.000 suất quànhân dịp Lễ Vu lan

Nhân dịp Lễ Vu lan 2021 (rằm tháng 7 âm lịch), thông qua Hội đồng hương xã Nhơn Phúc (TX An Nhơn), gia đình ông Hồ Bửu, chủ Công ty xăng dầu HB - Bình Dương (tỉnh Bình Dương) đã gửi tặng 1.000 suất quà cho hộ nghèo, khó khăn ở xã Nhơn Phúc (mỗi suất 200 nghìn đồng). Tổng trị giá quà tặng là 200 triệu đồng.

Gia đình ông Hồ Bửu (nguyên quán xã Nhơn Phúc, lập nghiệp tại tỉnh Bình Dương) thường giúp đỡ nhiều gia đình có hoàn cảnh khó khăn, bị bệnh hiểm nghèo ở quê nhà thông qua Hội đồng hương. THÁI PHIÊN

Chủ động tầm soát, phát hiện và ngăn chặn dịch lây lan ra cộng đông

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Lê Kim Toàn phát biểu chỉ đạo tại buổi làm việc với lãnh đạo huyện Phù Mỹ về công tác phòng, chống dịch Covid-19. Ảnh: VIỆT LỢI

Thi công Ðền thờ Tây Sơn tam kiệt cần đảm bảo tiến độ, chất lượng, mỹ thuật

Kéo dài thời gian giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 đối với xã Mỹ Hiệpl Dỡ bỏ phong tỏa khu dân cư đội 6, thôn Lạc Điền, xã Phước Thắng

Tặng quà cho bệnh viện và người dân có hoàn cảnh khó khăn

Phù Cát thành lập 4 tổ công tác chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19

SỰ KIỆN TUẦN NÀYl Ngày 23.8: Hội nghị trực tuyến triển khai Kế hoạch tiếp tục đưa

người dân Bình Định có hoàn cảnh khó khăn từ TP Hồ Chí Minh về tỉnh; tình hình thực hiện chính sách hỗ trợ cho các đối tượng gặp khó khăn do đại dịch Covid-19 trên địa bàn tỉnh theo Nghị quyết 68 của Chính phủ và các Nghị quyết 16, 17 của HĐND tỉnh. Lãnh đạo UBND tỉnh kiểm tra tình hình triển khai các dự án đường Trần Nhân Tông và đường trục Đông - Tây kết nối QL 1A đến đường Tây tỉnh (TP Quy Nhơn).l Ngày 24.8: Lãnh đạo UBND tỉnh kiểm tra tình hình triển khai dự

án Đường ven biển (ĐT 639) đoạn cầu Lại Giang đến cầu Thiện Chánh (TX Hoài Nhơn).l Ngày 25.8: Lễ phát động phong trào toàn dân đoàn kết, chung

sức, đồng lòng thi đua phòng, chống và chiến thắng đại dịch Covid-19. l Ngày 26.8: Hội nghị trực tuyến toàn tỉnh về giải ngân vốn đầu

tư công năm 2021.

(BĐ) - Ngày 22.8, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Phi Long kiểm tra công tác phòng, chống dịch Covid-19 trên địa bàn TX An Nhơn và huyện Tuy Phước.

Theo báo cáo tại các buổi làm việc, tính đến ngày 22.8, TX An Nhơn ghi nhận 150 trường hợp dương tính SARS-CoV-2, đã điều trị khỏi 90 ca, 2 ca tử vong. Toàn bộ người tại 5 ổ dịch của thị xã đã được xét nghiệm RT-PCR, phát hiện 1 ca dương tính tại ổ dịch phường Bình Định.

Huyện Tuy Phước có 40 trường hợp mắc Covid-19, trong đó 20 trường hợp đã được điều trị khỏi và xuất viện; 63 trường hợp đang cách ly tập trung, 450 trường hợp đang cách ly tại nhà.

Qua kiểm tra và làm việc, Chủ tịch UBND tỉnh nhấn mạnh, mỗi ổ dịch xuất hiện để lại hậu quả rất lớn, tỷ lệ tử vong rất cao, cán bộ không làm hết trách nhiệm là có tội với dân.

Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo TX An Nhơn phải thực hiện nghiêm việc kiểm tra giám sát, thành lập 5 tổ công tác đặc biệt, xuống ở cùng 5 xã, phường có ổ dịch để trực tiếp chỉ đạo công tác phòng, chống dịch. Phân công cán bộ chuyên trách và bán chuyên trách của xã, phường

CHỦ TỊCH UBND TỈNH NGUYỄN PHI LONG:

Không làm hết trách nhiệm chống dịch là có tội với dân

tham gia Tổ Covid-19 cộng đồng. Sở Y tế, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh thành lập 1 tổ công tác đặc biệt để cùng Phòng Y tế, TTYT TX An Nhơn tổ chức truy vết, xét nghiệm, khoanh vùng. Các xã, phường có ổ dịch phải quyết liệt thực hiện các biện pháp chống dịch, hạn chế tối đa người ra đường. Bên cạnh đó, các xã, phường thực hiện Chỉ thị 15 của Thủ tướng Chính phủ cần tiếp tục tăng cường quản lý địa bàn giống như thực hiện Chỉ thị 16. Phải rà soát kỹ các trường hợp ốm đau trên địa bàn; nếu có vấn đề sức khỏe, người dân đến trạm y tế, TTYT thị xã để được thăm khám, Giám đốc TTYT thị xã là người quyết định các trường hợp cần chuyển viện. Phòng Y tế thị xã phải thanh tra, xử lý các nhà thuốc không tuân thủ quy định, rút giấy phép 4 nhà thuốc bán thuốc cho F0 mà không báo cáo. Đối với các xã, phường có ổ dịch, nếu cần thiết thì khoanh vùng, nội bất xuất ngoại bất nhập, thành lập tổ đi chợ, phụ giúp người dân gặt lúa.

Chủ tịch UBND tỉnh cũng lưu ý, phường Đập Đá ít nhất là 21 ngày nữa mới dỡ phong tỏa, trong lúc này phải hết sức cố gắng khống chế dịch bệnh, đảm

bảo an toàn cho người dân. TX An Nhơn phải quyết tâm trong 6 ngày nữa (đến ngày 28.8) kiểm soát được tình hình dịch bệnh.

Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Phi Long chỉ đạo huyện Tuy Phước cần quản lý chặt các vùng xanh an toàn; kiểm soát chặt người từ vùng dịch về, trong đó đặc biệt chú ý các đối tượng nguy cơ cao như lái xe đường dài, nhân viên giao hàng và các khu vực đông dân cư. Riêng với xã Phước Hòa, đã 19 ngày không có ca lây nhiễm SARS-CoV-2 thứ phát trong cộng đồng và sẽ tiếp tục thực hiện Chỉ thị 16 cho đến ngày 31.8. Tuy nhiên, xã cần tiếp tục thực hiện test nhanh cho người dân, nếu 2 lần test tiếp theo không có ca nhiễm trong cộng đồng sẽ dỡ phong tỏa cho địa phương.

Chủ tịch UBND tỉnh cũng đề nghị thị trấn Diêu Trì tập trung tổng rà soát toàn bộ người dân trên địa bàn; ngành chức năng tăng cường tuần tra, kiểm soát QL 1A và QL 19C; nếu đến ngày 27.8 kiểm soát được dịch sẽ cho phép dỡ phong tỏa thị trấn Diêu Trì và thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 15 nhưng có nâng cao hơn.

THẢO KHUY

Chuyến bay thứ 7 đưa 195 người dân Bình Định về quê

Page 3: CHỦ TỊCH UBND TỈNH NGUYỄN PHI LONG: Không làm hết …

4 THỨ HAI, [email protected]

Bình ĐịnhTÒA SOẠN & BẠN ĐỌC

Biểu dương 2 học sinhtrả lại của rơi

Chiều 20.8, Huyện đoàn, Hội đồng Đội huyện Phù Cát đã trao tặng giấy khen và biểu dương hành động trong phong trào gương “Người tốt - việc tốt” cho hai em Lê Phùng Gia Huy, học sinh lớp 5A3, Trường Tiểu học số 2 Cát Tân và em Trần Quang Thịnh, học sinh lớp 2A3, Trường Tiểu học số 1 Ngô Mây (ảnh).

Trước đó, vào lúc 17 giờ ngày 17.8, trong lúc chơi tại sân Huyện ủy Phù Cát, hai em nhặt được số tiền 1,22 triệu đồng. Ngay sau đó, hai em đã liên hệ với một cán bộ của Ban Tổ chức Huyện ủy Phù Cát, để nhờ trả lại số tiền trên cho người đánh rơi. THIÊN TRÚC

Có biển cấm, rác vẫn đổ

Trên tuyến QL 19 đoạn qua địa bàn thôn Vinh Thạnh, xã Phước Lộc (huyện Tuy Phước), mặc dù chính quyền địa phương đã cắm biển cấm đổ rác nhưng hằng ngày tại đây, một số người dân vẫn lén mang rác thải sinh hoạt ra bỏ. Việc vứt rác bừa bãi vừa gây ô nhiễm vừa ảnh hưởng đến cảnh quang môi trường (ảnh).

Đề nghị chính quyền địa phương kiểm tra, chấn chỉnh kịp thời. GIA KHƯƠNG

Ấm lòng nhau mùa dịchCùng với các lực lượng chức năng, nhiều người dân đã tích cực tham gia công tác phòng, chống dịch và hỗ

trợ những đối tượng yếu thế. Trong số đó, chị Lê Thị Bích Vân ở phường Bình Định (TX An Nhơn) và chị Hồ Thị Vệ ở xã Ân Tường Tây (huyện Hoài Ân) là hai gương mặt tiêu biểu trong thời gian qua.

Chị Vệ trao quà của nhà hảo tâm ở TP Quy Nhơn cho lực lượng tại chốt kiểm dịch Gò Loi (xã Ân Tường Tây, huyện Hoài Ân). Ảnh: NGỌC TÚ

Hai tuần trước, mẹ con chị Lê Thị Đào ở phường Bình Định (TX An Nhơn) nhận một suất hỗ trợ dành cho hoàn cảnh khó khăn do dịch bệnh. Ngoài gạo, mì tôm cùng một số nhu yếu phẩm, suất hỗ trợ còn có một hũ cá cơm chiên giòn. Chị Đào cho biết, cậu con trai học lớp 7 của mình ăn hết cơm mỗi khi chị lấy món cá cơm. “Thấy con ăn ngon miệng, tôi vui lắm. Tôi đơn thân nuôi con, ở nhà thuê, dịch giã không có việc làm. Ở đây không có tủ lạnh nên không trữ được đồ tươi. Những thực phẩm như cá cơm chiên giòn có thể dùng trong nhiều ngày, phù hợp với hoàn cảnh chúng tôi”, chị Đào chia sẻ.

Món ăn từ cá cơm gửi tặng hộ dân khó khăn dùng trong nhiều ngày là ý tưởng của chị Lê Thị Bích Vân - chủ nhà hàng Hoa Tân An (TX An Nhơn) sau khi được Hội LHPN thị xã vận động chung tay giúp đỡ đối tượng yếu thế trong dịch bệnh. Cùng với cá cơm, chị Vân còn làm món mắm ruốc kho thịt gửi tặng người dân vùng tâm dịch trên địa bàn phường. Bà Nguyễn Thị Dung, 55 tuổi, ở khu phố Kim Châu (phường Bình Định, TX An Nhơn) bị khuyết tật ở chân, mê món ăn này lắm. “Chỉ cần múc trong hũ ra là có ăn ngay, ăn với cơm hay bánh tráng đều được. Tôi dùng hơn hai tuần rồi vẫn chưa hết hũ mắm”, bà Dung cho hay.

Tổng cộng đợt này, chị Vân đã làm 475 hũ mắm ruốc kho thịt và cá cơm chiên giòn,

qua kết nối của Hội LHPN TX An Nhơn, đã gửi đến người dân khu phong tỏa, hộ nghèo, già cả, neo đơn, có hoàn cảnh khó khăn, hộ đang thực hiện cách ly và hỗ trợ bếp ăn cho khu cách ly tập trung thị xã. Chị Vân nhớ, khâu chiên 100 kg cá cơm cho vàng, giòn là cực nhất. Với mắm ruốc, chị muốn mắm thật thơm nên đã vận động người thân, quen hỗ trợ băm nhuyễn một lượng sả lớn, khử dầu thật thơm rồi bỏ vào mắm cho dậy mùi. “Tôi nghĩ đến những gia đình không có tủ lạnh, có thể để dành ăn qua mùa dịch này. Ngoài cá, mắm, tôi còn tặng gạo để kẹt lắm thì họ cũng nấu được miếng cháo ăn với cá cơm khô, hay quệt chút cơm nóng với miếng mắm ruốc kho thịt”, chị Vân chia sẻ.

Cũng có tấm lòng đầy cảm thương đối với người dân bị ảnh hưởng bởi đại dịch như chị Vân, ở xã Ân Tường Tây (huyện Hoài Ân), chị Hồ Thị Vệ (tên thường gọi là Vũ) - chủ nhà xe Quang Vũ, thường xuyên kêu gọi, vận động nguồn lực, tổ chức tiếp nhận nhu yếu phẩm do nhà hảo tâm khắp nơi gửi về giúp người dân của xã, rồi sử dụng đội xe của gia đình vận chuyển đến từng hộ đang thực hiện cách ly.

Liên lạc với chị lúc gần 9 giờ tối ngày 19.8, chị cho biết vừa giao xong số nhu yếu phẩm của nhà hảo tâm ở Quy Nhơn tặng, đang trên đường về nhà. Qua livestream, xe giao hàng hôm đó chỉ có một mình chị,

TẮC NGHẼN CỐNG THOÁT NƯỚC DỌC QL 1A QUA TP QUY NHƠN:

Cần khắc phục trước mùa mưa

Nước từ khu công nghiệp chảy xuống rồi đọng lại gây ô nhiễm môi trường tại tổ 5, khu phố 5, phường Trần Quang Diệu. Ảnh: VĂN LƯU

Người dân 2 phường Trần Quang Diệu, Bùi Thị Xuân (TP Quy Nhơn) phản ánh, thời gian qua, hoạt động khai thác đá bừa bãi hoặc lợi dụng việc mở rộng cơ sở sản xuất của các DN để khai thác đá trái phép trên núi Hòn Chà, làm đất, đá trên đỉnh núi đổ xuống lấp các cống thoát nước, gây tắc nghẽn dòng chảy. Do đó, vào mùa mưa, các khu dân cư dọc QL 1A bị ngập úng, tác động xấu đến môi trường, cảnh quan, hạ tầng Khu Công nghiệp Phú Tài và mất làm ATGT.

Trao đổi với chúng tôi, lãnh đạo UBND các phường Trần Quang Diệu và Bùi Thị Xuân đều xác nhận ý kiến phản ánh của nhân dân. Mương nước tại ngã tư QL 1A và đường Trần Quốc Hoàn có nhiều rác thải, nước thải sinh hoạt của người dân sống xung quanh thải ra, gây ô nhiễm môi trường, nhất là mùa nắng nước đọng đen ngòm và bốc mùi hôi thối; mặt khác, hệ thống thoát nước từ khu công nghiệp bị một số DN, cá nhân trong quá trình sản

TAI NGHE MẮT THẤY

nghẽn dòng chảy. Công ty đang triển khai việc phát quang các tuyến mương thoát nước, nạo vét để khơi thông dòng chảy. Tuy nhiên, bất cập hiện nay là một số đoạn mương dọc QL 1A bị hư hỏng, đất đá lấp đầy miệng cống nhưng chính quyền địa phương và cơ quan quản lý không tiến hành nạo vét. Do đó, khi có mưa lớn xảy ra tình trạng nước ùn ứ cục bộ, tràn vào nhà dân. “Chúng tôi cũng đã nhiều lần gửi văn bản đề nghị Chi cục quản lý đường bộ III.2 (đơn vị chịu trách nhiệm quản lý về giao thông các tuyến quốc lộ trên địa bàn) kiểm tra, sửa chữa, nạo vét để tránh ngập úng và đảm bảo ATGT, nhưng đến nay họ vẫn chưa thực hiện”, ông Luyện nói.

Để đảm bảo dòng chảy thông suốt trước mùa mưa năm nay, ngành chức năng liên quan và chính quyền địa phương cần sớm kiểm tra, nạo vét khơi thông hệ thống cống thoát nước khu vực nêu trên; đồng thời tiến hành lắp đặt, sửa chữa lại các nắp hố ga bị hư hỏng dọc tuyến QL 1A. VĂN LƯU

Chị Vân chiên cá cơm để gửi tặng các hộ dân khó khăn do dịch.  Ảnh: NGỌC TÚ

Đá và bột đá vùi lấp hệ thống thoát nước tại phường Bùi Thị Xuân. Ảnh: VĂN LƯU

xuất đá đổ xuống kênh mương nên nước không thoát được. Còn hệ thống thoát nước dọc tuyến QL 1A qua địa bàn 2 phường bị hư hỏng là do xe có tải trọng lớn đậu đỗ trái phép trên nắp hố ga, làm đất đá và rác bồi lấp gây nghẹt cống. Thời gian đến, các phường sẽ kiến nghị với cơ quan chức năng kiểm tra, sớm khắc phục.

Liên quan vấn đề trên, ông Võ Đình Luyện, Phó Giám đốc Công ty CP Đầu tư Xây dựng Bình Định, cho hay: Hằng năm, đơn vị đều triển khai công tác cải tạo một số tuyến đường, kênh thoát nước tại các khu công nghiệp, đảm bảo khi có mưa lớn thì đất, đá trên đỉnh núi Hòn Chà đổ dồn xuống các cống ngầm, không gây tắc

vừa lái xe, vừa dỡ hàng xuống chốt, bàn giao rồi lái xe về. Chị Vệ trải lòng: “Nhiều người cũng ái ngại cho tôi nhưng tôi thấy rằng, Ân Tường Tây thực hiện giãn cách khá bất ngờ, một số gia đình chưa kịp dự trữ lương thực, nhu yếu phẩm trong nhiều ngày, chưa kể số người khó khăn, nhà hảo tâm thương bà con mình trong tâm dịch thiếu thốn nên mới gửi hàng hỗ trợ về. Tôi có thuận lợi về phương tiện vận chuyển nên muốn góp sức, chỉ mong có thể đến được với tất cả mọi người bởi thấy còn nhiều người khó khăn cần hỗ trợ quá”.

Theo ông Huỳnh Văn Trung, Phó Chủ tịch UBND xã Ân Tường Tây (huyện Hoài Ân), nhà xe Quang Vũ làm từ thiện nhiều năm qua, giúp đỡ thường xuyên người dân khó khăn của xã. Từ khi Ân Tường Tây thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16, chị Vệ tham gia nấu cơm hằng ngày cho lực lượng tại các chốt kiểm soát dịch và tổ chức vận động, tiếp nhận, vận chuyển hàng nghìn suất hỗ trợ đến từng hộ dân trong hơn mười ngày qua. “Việc làm của chị Vệ cùng nhiều lực lượng, nhà hảo tâm đã giúp xã chăm lo tốt hơn đời sống người dân khó khăn trên địa bàn, qua đó góp phần kiểm soát tình hình dịch bệnh. Việc chị làm đã thuyết phục nhiều nhà hảo tâm và đang lan tỏa đến nhiều người khác trong cộng đồng”, ông Trung đánh giá.

NGỌC TÚ

Page 4: CHỦ TỊCH UBND TỈNH NGUYỄN PHI LONG: Không làm hết …

5HỘI NHẬP & PHÁT TRIỂNTHỨ HAI, [email protected]

Bình Định

Theo quy định của Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo, hành lang bảo vệ bờ biển (HLBVBB) là dải đất ven biển được thiết lập ở những khu vực cần bảo vệ hệ sinh thái và cảnh quan tự nhiên ở vùng bờ; giảm thiểu sạt lở bờ biển, ứng phó với biến đổi khí hậu, nước biển dâng; bảo đảm quyền tiếp cận của người dân với biển.

Ông Lê Công Bình, Trưởng Phòng Biển và hải đảo (Sở TN&MT), cho biết: “Từ năm 2018 đến 2020, Sở TN&MT phối hợp với Viện Nghiên cứu biển và hải đảo, thuộc Tổng cục Biển và hải đảo Việt Nam (Bộ TN&MT) triển khai thực hiện các công việc: Lập danh mục các khu vực phải thiết lập HLBVBB; xác định mực nước triều cao trung bình nhiều năm và chiều rộng, ranh giới HLBVBB; công bố, cắm mốc giới HLBVBB. Sau đó, giao cho các địa phương quản lý, bảo vệ HLBVBB”.

Trong quá trình thực hiện

Bằng nhiều giải pháp cụ thể, quyết liệt, phường Nhơn Phú, TP Quy Nhơn đã kiểm soát được dịch bệnh viêm da nổi cục trên trâu, bò. Lượng gia súc nhiễm bệnh đã giảm và số lượng trâu, bò được chữa khỏi bệnh ngày càng tăng. Với khoảng 815 con trâu bò, phường Nhơn Phú là địa phương có đàn gia súc cao ở TP Quy Nhơn. Tính đến ngày 19.8, trên địa bàn phường tại 8 khu vực ghi nhận 53 con trâu, bò mắc bệnh viêm da nổi cục.

Là người chăn nuôi lâu năm ở phường Nhơn Phú, ông Lê Văn Hầu, ở KV 6 cho hay cách đây không lâu gia đình ông phát hiện 2 con bò có triệu chứng bỏ ăn, xuất hiện các vết loét, nổi cục khắp cơ thể, ông đã báo ngay cho chính quyền địa phương. Sau khi được cán bộ thú y điều trị, ông đã nỗ lực chăm sóc và đàn bò đến nay dần khỏi bệnh. Ông Hầu cho biết: “Được cán bộ thú y tận tình hướng dẫn nên tôi đã chăm sóc bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng để cho những con bị bệnh tăng sức đề kháng. Tôi cũng thường xuyên vệ sinh chuồng trại, tắm rửa, chăm sóc đàn bò mỗi ngày, đó là biện pháp hữu ích và ít tốn kém nhất cho người chăn nuôi”.

Phát hiện, xử lý nhiều vụ vi phạm Luật Lâm nghiệp

(BĐ) - Theo Chi cục Kiểm lâm, trong tháng 8.2021, lực lượng kiểm lâm đã kiểm tra, phát hiện và lập biên bản 2 vụ phá rừng phòng hộ trái phép tại huyện An Lão (32.750 m2) và Vĩnh Thạnh (614 m2). Tổng cộng từ đầu năm 2021 đến nay, cả tỉnh phát hiện 14 vụ phá rừng với tổng diện tích rừng thiệt hại 50.808 m2 (An Lão 7 vụ, 37.745 m2; Vĩnh Thạnh 7 vụ, 13.063 m2). So với cùng kỳ năm 2020, số vụ phá rừng bằng nhưng diện tích thiệt hại tăng 16.038 m2.

Trong tháng 8.2021, lực lượng kiểm lâm cũng phát hiện 1 vụ khai thác gỗ dổi trái phép với khối lượng 15,551 m3 gỗ tròn tại khoảnh 4, tiểu khu 109, xã Vĩnh Sơn, huyện Vĩnh Thạnh, thuộc lâm phận Công ty TNHH Lâm nghiệp Sông Kôn quản lý. Lũy kế từ đầu năm 2021 đến nay, xảy ra 6 vụ khai thác rừng trái phép (huyện Vĩnh Thạnh 5 vụ, huyện Vân Canh 1 vụ), giảm 8 vụ so với cùng kỳ năm 2020; trong đó đã xử lý 4 vụ ở huyện Vĩnh Thạnh, phạt tiền hơn 220 triệu đồng...

Trong tháng 8.2021, cũng đã phát hiện và lập biên bản 13 vụ mua, bán, cất giữ, vận chuyển lâm sản trái pháp luật. Tổng cộng từ đầu năm 2021 đến nay, phát hiện và lập biên bản 126 vụ vi phạm; trong đó đã xử lý 111 vụ.

HOÀI THU

Thiết lập hành lang bảo vệ bờ biển Quy định về hành lang bảo vệ bờ biển là một trong những quy chế quan trọng, lần đầu tiên được quy định trong hệ thống pháp luật Việt Nam. Đây là nội dung được quy định tại Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo. Bình Định là địa phương đưa nội dung pháp luật này đi vào đời sống sớm nhất.

Chiều rộng, ranh giới HLBVBB tỉnh Bình Định gồm 43 đoạn với 291 điểm gồm đường ranh giới ngoài (đường mực nước triều cao trung bình nhiều năm) và ranh giới trong (khoảng cách từ đường mực nước triều cao trung bình nhiều năm về phía đất liền) với tọa độ tại 28 xã, phường thuộc các huyện Phù Mỹ, Phù Cát, Tuy Phước, TX Hoài Nhơn và TP Quy Nhơn. Cụ thể, TX Hoài Nhơn có 9 đoạn với 59 điểm; huyện Phù Mỹ có 6 đoạn với 70 điểm; huyện Phù Cát có 7 đoạn với 62 điểm; huyện Tuy Phước có 3 đoạn với 7 điểm; TP Quy Nhơn có 18 đoạn với 93 điểm. Tổng chiều dài khu vực thiết lập HLBVBB là hơn 100 km.

Công trình kè chống xói lở bờ biển dài khoảng 2,4 km, từ khu phố Thiện Chánh 2, phường Tam Quan Bắc, TX Hoài Nhơn xuống phía Đông. Ảnh: Đ.PHƯƠNG

Khu vực bờ biển thuộc phường Hải Cảng đã có kè bảo vệ của TP Quy Nhơn.

Ảnh: Đ.PHƯƠNG

công việc trên, Sở TN&MT đã tổ chức 2 đợt tham vấn cộng đồng; xin ý kiến của bộ, ngành Trung ương và các sở, ngành địa phương; các buổi hội thảo chuyên đề với chính quyền và nhân dân địa phương về các hoạt động bị nghiêm cấm trong HLBVBB, cụ thể: Khai thác khoáng sản; xây dựng mới, mở rộng công trình xây dựng, trừ công trình phục vụ mục đích quốc phòng, an ninh, phòng, chống thiên tai, sạt lở bờ biển, ứng phó với biến đổi khí hậu, nước biển dâng, bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa và các công trình xây dựng khác phục vụ lợi ích quốc gia, công cộng; xây dựng mới nghĩa trang, bãi chôn lấp chất thải; khoan, đào, đắp; lấn chiếm, sử dụng trái phép; hoạt động làm sạt lở bờ biển, suy thoái hệ sinh thái vùng bờ, suy giảm giá trị dịch vụ của hệ sinh thái và cảnh quan tự nhiên. Đặc biệt là các hoạt động

bị hạn chế trong HLBVBB lâu nay ít được lưu tâm: Khai thác nước dưới đất; khai hoang, lấn biển; cải tạo công trình đã xây dựng; thăm dò khoáng sản, dầu khí; hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ làm suy thoái hệ sinh thái vùng bờ, suy giảm giá trị dịch vụ của hệ sinh thái và cảnh quan tự nhiên.

Tại TP Quy Nhơn có 18 đoạn với 93 điểm nằm trên địa bàn các phường Nhơn Bình, Đống

Đa, Hải Cảng, Lê Lợi, Trần Phú, Nguyễn Văn Cừ, Ghềnh Ráng và xã Nhơn Lý, Nhơn Hải, với tổng chiều dài khu vực thiết lập HLBVBB là hơn 18 km. Trong đó, khoảng cách đoạn 29 (xã Nhơn Lý) và đoạn 35 (xã Nhơn Hải) được thực hiện theo Quyết định số 514/QĐ-TTg ngày 8.5.2019 của Thủ tướng Chính phủ về việc Quy hoạch điều chỉnh tổng thể Khu kinh tế Nhơn Hội đến năm 2040. Khoảng cách đoạn 32 (phường Nhơn Bình) và đoạn 33 (phường Đống Đa) nằm ở trong đầm Thị Nại, khu vực có hệ sinh thái rừng ngập mặn, không chịu tác động trực tiếp của biển; HLBVBB nhằm phòng, chống

xói lở bờ do dòng chảy trong sông Hà Thanh đổ vào đầm Thị Nại, bảo vệ hệ sinh thái rừng ngập mặn. HLBVBB các đoạn còn lại nhằm bảo vệ sinh thái, cảnh quan và môi trường biển; bảo vệ khu vực tránh trú bão và hậu cần nghề cá...

Sau khi cắm mốc HLBVBB, huyện Phù Mỹ chỉ đạo UBND các xã thực hiện niêm yết công khai bản đồ ranh giới tại trụ sở UBND xã. Ông Phan Xuân Vũ, Trưởng Phòng TN&MT huyện Phù Mỹ, cho biết: Chiều rộng, ranh giới HLBVBB huyện có 6 đoạn ở các xã: Mỹ Đức, Mỹ Thắng, Mỹ An, Mỹ Thọ, Mỹ Thành. Các khu vực trên đều có bờ biển với bãi cát đẹp và nguồn lợi thủy sản phong phú, tập trung các ngư trường nuôi trồng thủy sản. Xã Mỹ Đức có bãi biển Hà Ra và phía trong có đông dân cư sinh sống, có nhiều lăng và miếu thờ, di tích lịch sử địa phương. Còn khu vực bờ biển phía Nam xã Mỹ An có bãi cát đẹp kẹp giữa mũi Cù Lao và mũi Lam... Với việc cắm mốc HLBVBB, việc quản lý những khu vực này sẽ chuyên nghiệp và chu đáo hơn.

Theo công bố Báo cáo hiện trạng môi trường biển và hải đảo quốc gia giai đoạn 2016 - 2020 của Bộ TN&MT, tính đến thời điểm năm 2020, có 9 địa phương đã thực hiện xác định chiều rộng, ranh giới HLBVBB, trong đó có tỉnh Bình Định; Bình Định cũng là địa phương cắm mốc HLBVBB sớm nhất. Ông Lê Văn Tùng, Giám đốc Sở TN&MT, cho hay: Việc thiết lập, công bố và cắm mốc HLBVBB đã góp phần quan trọng vào định hướng quy hoạch phát triển KT-XH của tỉnh, đặc biệt là kinh tế biển. Là cơ sở thực hiện quyền giám sát, quản lý các hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên trong phạm vi hành lang bờ biển đã được thiết lập.

ĐÌNH PHƯƠNG

Nhơn Phú kiểm soát tốt bệnh viêm da nổi cục

Kết quả tích cực ở phường Nhơn Phú bắt nguồn từ sự chung tay, đồng hành của chính quyền địa phương, ngành Thú y với người chăn nuôi. Anh Võ Văn Thành, cán bộ thú y phường Nhơn Phú, cho hay: “Thời gian đầu nhiều người cũng ít biết về bệnh viêm da nổi cục, nên chúng tôi luôn thường xuyên đến địa bàn để tuyên truyền, phổ biến và hướng dẫn hộ chăn

nuôi các biện pháp phòng tránh, chăm sóc tốt cho đàn gia súc. Khi các hộ có đàn trâu, bò mắc bệnh, chúng tôi đã tích cực tiêm phòng, tách riêng để chữa trị kịp thời, tránh bệnh lây lan nhanh ở nhiều nơi. Đến nay, phường đã thực hiện tiêm phòng cho 803 con trâu, bò; số trâu bò dần khỏi bệnh là gần 45 con, đạt gần 100%; không còn tình trạng mắc bệnh mới, đây là tín hiệu vui”.

Bà Nguyễn Thị Mộng Loan, Chủ tịch UBND phường Nhơn Phú, xác nhận: “Đến nay, nhờ tăng cường triển khai quyết liệt các biện pháp phòng, chống dịch bệnh và cùng sự phối hợp chặt chẽ với Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp thành phố, tình hình dịch bệnh viêm da nổi cục ở trâu, bò trên địa bàn phường cơ bản đã được kiểm soát”.

ĐẶNG LÊ CÔNG VIỆT

Cán bộ thú y phường Nhơn Phú hướng dẫn ông Lê Văn Hầu cách chăm sóc cho đàn bò vừa thuyên giảm bệnh. Ảnh: CÔNG VIỆT

Page 5: CHỦ TỊCH UBND TỈNH NGUYỄN PHI LONG: Không làm hết …

6 THỨ HAI, [email protected]

Bình ĐịnhKINH TẾ

PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI BÒ THỊT NÔNG HỘ GIAI ĐOẠN 2021 - 2025:

Tập trung lai tạo giống, phát triển nhãn hiệu bò thịt

Trang trại chăn nuôi bò thịt chất lượng cao của ông Lê Văn Hướng (xã Ân Thạnh, huyện Hoài Ân). Ảnh: T. DỊU

Từ hiệu quả chính sách hỗ trợ phát triển chăn nuôi bò thịt chất lượng cao giai đoạn 2015 - 2020, tỉnh ta tiếp tục triển khai chính sách giai đoạn 2021 - 2025, với mục tiêu tăng số lượng bò lai lên 490 nghìn con, đồng thời phát huy nhãn hiệu “Bò thịt chất lượng cao Bình Định”.

Sau Đề án Phát triển giống bò thịt, bò sữa tỉnh Bình Định giai đoạn 2010 - 2015, đồng thời nhờ chính sách hỗ trợ phát triển chăn nuôi bò thịt trong nông hộ giai đoạn 2015 - 2020, tỷ lệ bò lai trong tổng đàn đạt mức 85% vào năm 2019 (năm 2010 chỉ ở mức 65%), đàn bò cái nền lai Zebu có tỷ lệ máu lai trên 75% chiếm phần lớn trong tổng đàn bò cái - đây là yếu tố quan trọng để cải thiện chất lượng đàn bò.

Lai tạo theo hướng bò thịt chất lượng cao

Theo ông Trần Văn Hạnh, Giám đốc Trung tâm Giống nông nghiệp (Sở NN&PTNT), thực hiện chính sách phát triển chăn nuôi bò thịt chất lượng cao nông hộ giai đoạn 2015 - 2020, Trung tâm phối hợp với các địa phương triển khai 62 mô hình chăn nuôi thâm canh bò thịt chất lượng cao ở các huyện, thị xã trong tỉnh, tập trung vào giống 3B (Blanc-Blue-Belgium) và Red Angus; đào tạo 117 kỹ thuật viên hướng dẫn nông dân kỹ thuật chăm sóc bò, trồng cỏ kết hợp với phụ phẩm nông nghiệp làm thức ăn. Ngoài ra, Đề án còn hỗ trợ 123 con bò đực giống, mỗi hộ 1 con, sử dụng để phối giống trực tiếp tại các vùng đi lại khó khăn, không thuận lợi trong thực hiện thụ tinh nhân tạo, nơi có chất lượng đàn bò

Nhờ thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển chăn nuôi bò thịt nông hộ giai đoạn 2015 - 2020, tỉnh ta đã tạo ra thêm khoảng 14.000 việc làm mới, giúp người chăn nuôi thu lợi khoảng hơn 3.000 tỷ đồng. Đây là cơ sở quan trọng để Sở NN&PTNT tham mưu UBND tỉnh ban hành đề án giai đoạn 2021 - 2025; tập trung vào phát triển chất lượng đàn bò thịt và phát huy hiệu quả nhãn hiệu “Bò thịt chất lượng cao Bình Định”.

Phó Giám đốc Sở NN&PTNT ĐÀO VĂN HÙNG

Làm giàu từ sự năng động, quyết đoán

Chị Trí kiểm tra chất lượng ớt phơi khô trước khi xuất bán.Ảnh: ĐINH NGỌC

Sau hơn 12 năm làm kinh tế, kết nối liền mạch từ việc mua bán phân bón, chở thuê nông sản, mua gom nông sản tận nguồn phân phối đến các sạp hàng bán lẻ ở địa phương, rồi mở xưởng đan nhựa giả mây…, chị Nguyễn Thị Trí (39 tuổi, xã Bình Hòa, huyện Tây Sơn) đã vươn lên khá giả.

Đến thăm gia đình chị giữa những ngày ớt rộ, nhìn cách chị điều khiển chiếc xe tải nhỏ gọn gàng, nhanh nhẹn xuống hướng dẫn người làm phân loại ớt để bán, vừa gióng giả chào khách, tôi thấy toát ra từ chị là sự năng động, quyết đoán.

Chị Trí vui vẻ kể: Ban đầu vợ chồng tôi cũng rất khó khăn, bởi quẩn quanh cũng chỉ mảnh vườn, thửa ruộng, con gà… Thời điểm đó, bà con bắt đầu phát triển cây ớt, có nhu cầu phân bón, các dụng cụ trồng ớt rất cao, tôi mạnh dạn vay 20 triệu đồng của Ngân hàng CSXH huyện mở ngay cửa hàng buôn bán phân bón, phụ kiện trồng ớt. Ít lâu sau tôi đi học lái xe rồi mua xe tải nhỏ để tự chở hàng hóa, nông sản đến tận nơi bà con cần. Kế đó. thấy Nhà nước động viên nông dân phát triển mạnh cây ớt với nhiều chính sách hỗ trợ cụ thể, tôi liền xây dựng kho bãi, mua gom ớt, thuê nhân công phơi bán cho thương lái. Nhờ có mối quan hệ bạn hàng bền vững, mỗi mùa thu hoạch ớt chỉ kéo dài độ 2 tháng, nhưng tôi kịp mua khoảng 10.000 tấn ớt, lãi hơn 100 triệu đồng.

Nhiều người chuyên canh ớt ở xã Bình Hòa

Cá ồ được mùa, giá rẻHiện các tàu thuyền đi biển

trúng cá ồ, lượng cá bán ở các chợ khá nhiều và rẻ. Giá cá ồ dao động tại các chợ ở huyện Phù Cát, Phù Mỹ, TX Hoài Nhơn từ 40.000 - 60.000 đồng/kg, tùy kích cỡ cá lớn, nhỏ. Còn tại các chợ ở TP Quy Nhơn,

Hoài Ân, An Lão, Vĩnh Thạnh, Vân Canh…, giá dao động từ 50.000 - 70.000 đồng/kg. Cá ồ được làm sạch, đóng vỉ, rao bán tại các cửa hàng tiện ích, siêu thị… nhích hơn giá ở chợ từ 10.000 - 20.000 đồng/kg, tùy kích cỡ. BÙI NGHĨA

HTXNN 2 Nhơn Thọ tăng diện tích sản xuất rau an toàn vụ Thu 2021

Thu hoạch dưa lê vỏ vàng tại HTXNN 2 Nhơn Thọ. Ảnh: PHẠM VĂN TÂN

(BĐ) - Ông Phạm Văn Tân, Giám đốc HTXNN 2 Nhơn Thọ (xã Nhơn Thọ, TX An Nhơn), cho biết, vụ Thu 2021, HTX mở rộng thêm diện tích sản xuất, nâng tổng diện tích trồng rau quả an toàn lên 8,7 ha; đồng thời triển khai trồng một số giống rau mới như bí da cóc, cà tím, dưa lê vỏ vàng, dưa hấu, dưa bạch ngọc, dưa leo, đu đủ và bắp Mỹ. Dự kiến, sản lượng thu hoạch khoảng 243 tấn các loại, riêng thời điểm hiện tại đang thu hoạch trên 14 tấn dưa các loại, với giá bán bình quân 15 triệu đồng/ha, tính giá trị trên đơn vị diện tích tăng từ 5 - 6 lần so với trồng lúa.

cái nền sinh sản thấp. Kết quả, trong giai đoạn 2015 - 2020, từ Đề án, tỉnh có thêm 359.484 con bò lai sinh bằng phương pháp thụ tinh nhân tạo, trong đó có 144.907 con lai hướng thịt chất lượng cao.

Chăn nuôi bò thịt chất lượng cao đã mang lại thu nhập lớn cho nông dân. Ông Lê Văn Hướng (ở xã Ân Thạnh, huyện Hoài Ân), cho biết, hiện gia đình đang nuôi 140 con bò thịt chất lượng cao gồm bò 3B và Red Angus. Chăn nuôi bò thịt vỗ béo mang lại thu nhập khá; ngoài ra gia đình tận dụng

phân bò làm phân vi sinh bán cho các trang trại trên địa bàn.

Tăng năng lực cạnh tranh cho sản phẩm bò thịt

Trong giai đoạn 2015 - 2020, cùng với việc lai tạo giống, tỉnh ta đầu tư xây dựng nhãn hiệu và đến tháng 9.2020 đã được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ KH&CN) trao chứng nhận “Bò thịt chất lượng cao Bình Định”. Ngay sau đó có 117 hộ chăn nuôi đủ điều kiện đã được cấp chứng nhận. Ông Huỳnh Ngọc Diệp, Phó Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh, cho biết: Với chứng

nhận nhãn hiệu, bò thịt chất lượng cao Bình Định có thêm nhiều dấu hiệu nhận diện, đồng thời còn giúp người chăn nuôi gia tăng năng lực cạnh tranh trên thị trường.

Thật vậy, ông Nguyễn Ngọc Mến (thôn Đông Lâm, xã Nhơn Lộc, TX An Nhơn), một trong 10 hộ chăn nuôi đầu tiên trong tỉnh được cấp chứng nhận nhãn hiệu, phấn khởi kể: Với nhãn hiệu được cấp, tôi có thêm cơ sở để chào bán sản phẩm với giá tốt hơn trước. Khi đưa bò vào chợ bò mua bán tập trung, chúng tôi giới thiệu với khách

mua về đàn bò, quy trình chăm sóc, chứng nhận, gia tăng mức độ tin tưởng, nâng cao giá trị sản phẩm mình chào bán.

Không chỉ có vậy, để tạo điều kiện cho người chăn nuôi, ngành Nông nghiệp còn xây dựng 3 chợ bò hợp chuẩn tại các xã phát triển mạnh chăn nuôi bò thịt chất lượng cao, gồm: Nhơn Lộc, Nhơn Hậu (TX An Nhơn) và Phước An (huyện Tuy Phước), quy mô diện tích 1.500 m2/chợ; họp theo phiên 10 ngày/lần. Có chợ bò, người chăn nuôi dễ dàng nắm bắt được xu hướng, thị hiếu khách hàng, biến động giá cả, tăng cơ hội kết nối, giảm các khâu trung gian từ sản xuất đến tiêu thụ, qua đó tăng hiệu quả kinh tế chăn nuôi.

THU DỊU

cho hay, ở địa phương không thiếu người mua gom ớt, nhưng làm ăn với chị Trí rất yên tâm do chị có đủ từ xe cộ đến sân phơi. Ớt hái xong, chị Trí đến mua tại ruộng, nếu đem đến tận nhà bán chị mua cao hơn mấy giá.

Năm 2018, thấy nghề đan nhựa giả mây phát triển, chị Trí lại nghĩ ra việc mở xưởng để nhận hàng, làm đầu mối, tạo điều kiện cho chị em ở địa phương có việc làm thêm, chị cũng có thêm thu nhập. Hiện tại, từ việc mua gom sơ chế ớt, mở xưởng đan nhựa giả mây, chị Trí tạo việc làm thường xuyên cho khoảng 70 lao động với mức lương trung bình 4 - 6 triệu đồng/người/tháng.

ĐINH NGỌC

Việc đầu tư những giống cây mới đáp ứng mục tiêu làm giàu danh mục cây trồng, đa dạng sản phẩm, đồng thời gắn với việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp góp phần tăng hiệu quả kinh tế trên cùng một đơn vị sản xuất.

QUANG BẢO

Page 6: CHỦ TỊCH UBND TỈNH NGUYỄN PHI LONG: Không làm hết …

7XÂY DỰNG ĐẢNG - CHÍNH QUYỀNTHỨ HAI, [email protected]

Bình Định

CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH

TIN VẮN

CHƯƠNG TRÌNH TỔNG THỂ CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC GIAI ĐOẠN 2021 - 2030:

Hướng đến hiện đại, chuyên nghiệp, vì dân phục vụ

Với những thay đổi so với giai đoạn 2011 - 2020, Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2021 - 2030 được kỳ vọng sẽ tiếp tục tạo nên chuyển biến tích cực, góp phần xây dựng nền hành chính hiện đại, chuyên nghiệp, phục vụ người dân ngày càng tốt hơn.

Đoàn ĐBQH tỉnh tổ chức hội nghị lấy ý kiến góp ý dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính với nhiều nội dung liên quan đến các luật khác (ảnh chụp trước ngày 27.4.2021). Ảnh: N.V.T

Chương trình tổng thể cải cách hành chính (CCHC) nhà nước giai đoạn 2021 - 2030 (Chương trình CCHC 2021 - 2030) tập trung vào 6 nội dung: Cải cách thể chế, cải cách thủ tục hành chính (TTHC), cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước, cải cách chế độ công vụ, cải cách tài chính công và xây dựng, phát triển Chính phủ điện tử và Chính phủ số.

Dồn sức cải cách thể chếChính phủ nhấn mạnh, trọng

tâm CCHC 10 năm tới là cải cách thể chế, trong đó tập trung xây dựng, hoàn thiện hệ thống thể chế của nền hành chính và nâng cao hiệu lực, hiệu quả tổ chức thi hành pháp luật; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức chuyên nghiệp, có năng lực, phẩm chất đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ và sự phát triển đất nước, trong đó, chú trọng cải cách chính sách tiền lương, xây dựng và phát triển Chính phủ điện tử, Chính phủ số.

Theo Ủy viên Thường trực Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Đồng Ngọc Ba, việc tiếp tục xác định cải cách thể chế là nội dung đầu tiên trong định hướng CCHC giai đoạn 2021 - 2030 là đúng đắn, phù hợp với chủ trương của Đảng và đòi hỏi của thực tiễn. Để cải cách thể chế đạt mục tiêu đề ra, yêu cầu bức thiết hiện nay là phải đầu tư tương xứng cả về con người và điều kiện bảo đảm; cần coi đầu tư xây dựng thể chế là đầu tư phát triển. Người đứng đầu các cơ quan, đơn vị liên quan cần nhận thức đầy đủ nội dung, yêu cầu của công tác xây dựng thể chế, trọng tâm là

hệ thống pháp luật, từ đó đề ra và chỉ đạo thực hiện các giải pháp cụ thể bảo đảm chất lượng công tác này.

“Cần bám sát thực tiễn, thường xuyên rà soát để phát hiện, khắc phục kịp thời những hạn chế, bất cập của hệ thống pháp luật, đặc biệt là những quy

định tác động trực tiếp đến môi trường đầu tư kinh doanh, góp phần khơi thông mọi nguồn lực cho phát triển. Công tác xây dựng thể chế phải gắn kết chặt chẽ với tổ chức thi hành pháp luật, bảo đảm pháp luật thực sự đi vào cuộc sống, là động lực thúc đẩy phát triển đất nước”, ông Ba phân tích.

Hiện đại, minh bạchTheo Chánh Văn phòng UBND

tỉnh Lê Ngọc An, điểm đáng chú ý trong Chương trình CCHC 2021 - 2030 là vấn đề phân cấp, phân quyền, ủy quyền được quan tâm trên nhiều lĩnh vực: Giải quyết TTHC, quản lý nhà nước, công tác cán bộ... Thêm nữa, cả 6 nội dung của Chương trình đều gắn chặt với vấn đề chuyển đổi số.

“Đẩy nhanh tiến độ hoàn thành mô hình chính quyền điện tử, từng bước hình thành chính quyền số góp phần đổi mới một cách căn bản, thực chất phương thức làm việc, nâng cao năng suất, hiệu quả hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước các cấp là vấn đề mang tính “cấp bách, hàng đầu” trong tình hình mới. Chỉ có hiện đại hóa chính mình, cơ quan hành chính nhà nước các cấp mới đáp ứng năng lực vận hành nền kinh tế số, xã hội số theo yêu

cầu của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, từ đó nâng cao chất lượng phục vụ hành chính, góp phần mang lại sự hài lòng cao tổ chức, DN và người dân”, ông An nhìn nhận.

Bên cạnh một số điểm mới về xác định nội dung trọng tâm, về cơ bản, Chương trình CCHC 2021 - 2030 vẫn có sự kế thừa từ Chương trình CCHC 2011 - 2020, nổi bật là xuyên suốt quan điểm lấy người dân, DN làm trung tâm của sự phục vụ. Phó Giám đốc Sở Nội vụ Trịnh Xuân Long cho rằng, quan điểm này thể hiện rõ nhất qua các nhiệm vụ, chỉ tiêu cụ thể trong nội dung cải cách TTHC.

Theo đó, cần cải cách quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả quy định TTHC liên quan đến người dân, DN; rà soát, cắt giảm, đơn giản hóa điều kiện kinh doanh, thành phần hồ sơ và tối ưu hóa quy trình giải quyết TTHC trên cơ sở ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin. Đổi mới và nâng cao hiệu quả thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết TTHC. Đẩy mạnh thực hiện TTHC trên môi trường điện tử để người dân, DN có thể thực hiện dịch vụ mọi lúc, mọi nơi, trên các phương tiện khác nhau.

Ông Long nhận định: “Kết quả công tác cải cách TTHC gắn với giải quyết TTHC theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông và cung cấp dịch vụ công trực tuyến trên địa bàn tỉnh trong thời gian gần đây đã có những chuyển biến khá rõ nét. Với sự quan tâm chỉ đạo quyết liệt của UBND tỉnh và quyết tâm, nỗ lực của các cấp, các ngành như vừa qua, chúng ta có quyền kỳ vọng cải cách TTHC của tỉnh tiếp tục có những bước chuyển mình thực sự trong thời gian tới”.

NGUYỄN VĂN TRANG

l Thực hiện Nghị định số 59/2019/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phòng, chống tham nhũng, năm 2020, các sở, ngành cấp tỉnh đã thực hiện chuyển đổi vị trí đối với 82 cán bộ, công chức, viên chức, gồm Thanh tra tỉnh 2 người, Sở Xây dựng 5 người, Sở Y tế 26 người, Sở KH&ĐT 1 người, Sở Công Thương 1 người, Sở GTVT 44 người và Ban Dân tộc tỉnh 3 người. Ngoài ra, các sở, ban, ngành và các huyện, thị xã, thành phố đã triển khai thực hiện kế hoạch chuyển đổi vị trí công tác hằng năm đối với 35 cán bộ thuộc diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy quản lý, trong đó các sở, ban, ngành tỉnh 13 người; cấp huyện và tương đương 22 người.l Năm 2020, toàn tỉnh có 1.106 cơ

quan, tổ chức, đơn vị có trách nhiệm tổ chức kê khai, công khai tài sản đối với cán bộ, công chức, viên chức, trong đó có 14.349 người đã thực hiện kê khai (đạt tỷ lệ 99,8%); đã có 14.317 bản kê khai được công khai (đạt tỷ lệ 98,8%), trong đó 5.336 bản niêm yết, 9.355 bản công bố tại cuộc họp, 374 bản công khai cả hình thức niêm yết và công bố tại cuộc họp. MỘC LAN

Vẫn còn thách thứcCó thể thấy, vẫn còn không ít trở ngại, thách thức để thực

hiện thành công một số chỉ tiêu, nhiệm vụ từ Chương trình CCHC 2021 - 2030. Về cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước, nhiệm vụ đề ra là đến năm 2030 tiếp tục sắp xếp, kiện toàn cơ cấu tổ chức Chính phủ theo hướng giảm hợp lý đầu mối các bộ, cơ quan ngang bộ. Về cải cách chế độ công vụ, đến năm 2030, 25 - 35% số lãnh đạo, quản lý cấp sở, ngành, UBND cấp huyện và tương đương, trên 30% số lãnh đạo, quản lý cấp phòng trực thuộc sở, ngành, UBND cấp huyện và tương đương có đủ khả năng làm việc trong môi trường quốc tế.

Tăng cường chỉ đạo, định hướng, quản lý thông tin trên mạng xã hội Thực hiện Công văn số 990-CV/

BTGTW ngày 19.7.2021 của Ban Tuyên giáo Trung ương và ý kiến chỉ đạo của Thường trực Tỉnh ủy, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy đã có công văn đề nghị các huyện, thị, thành ủy và đảng ủy trực thuộc Tỉnh ủy chỉ đạo đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quán triệt, thực hiện nghiêm chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước và của tỉnh đối với vấn đề an toàn, an ninh mạng, quản lý thông tin trên mạng xã hội và các loại hình truyền thông khác trên internet; thực hiện Bộ Quy tắc ứng xử trên mạng xã hội...

Chỉ đạo các cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị trực thuộc tăng cường công tác quản lý, định hướng, quán triệt cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên không viết, không đăng tải, chia sẻ, bình luận các nội dung xấu, sai sự thật, chưa được kiểm chứng trên internet, mạng xã hội liên quan đến các vụ việc phức tạp, “nhạy cảm”, nhất là các thông tin liên quan đến tình hình dịch bệnh Covid-19; chủ động lan tỏa, chia sẻ bài viết, bình luận có nội dung tích cực mang tính định hướng dư

luận theo các nguồn tin chính thống, tạo sự đồng thuận, tin tưởng trong các tầng lớp nhân dân về vai trò lãnh đạo của Đảng, quản lý, điều hành của Nhà nước và của cấp ủy, chính quyền các cấp.

Chỉ đạo cơ quan chức năng tăng cường quản lý, theo dõi, chủ động nắm bắt tình hình dư luận xã hội; có những biện pháp xử lý nghiêm khắc, kịp thời đối với hoạt động thông tin, truyền thông có thể phương hại an ninh quốc gia, dân tộc, gây ảnh hưởng tiêu cực đến danh dự, nhân phẩm của cá nhân, uy tín của tổ chức, lợi ích cộng đồng.

MTTQ Việt Nam tỉnh và các tổ chức chính trị - xã hội cấp tỉnh tuyên truyền, vận động đoàn viên, hội viên và quần chúng nhân dân trong tỉnh tăng cường đăng tải, chia sẻ thông tin chính thống, các bài viết tích cực, có tính giáo dục, tính chiến đấu và định hướng tư tưởng từ các cơ quan chức năng, đấu tranh phản bác các luận điệu xuyên tạc, bịa đặt của các thế lực cơ hội, thù địch, phản động liên quan đến công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19 và những vụ việc, vấn đề

khác phát sinh trên địa bàn.Sở TT&TT phối hợp với Ban Tuyên

giáo Tỉnh ủy, CA tỉnh và các cơ quan liên quan tăng cường công tác quản lý, định hướng, kiểm tra, rà soát, có giải pháp quản lý chặt chẽ và hiệu quả mạng xã hội; kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm những tổ chức, cá nhân lợi dụng mạng xã hội tán phát thông tin xấu, độc, vi phạm pháp luật, đạo đức và các chuẩn mực xã hội. Đẩy mạnh công tác dự báo, nắm bắt tình hình; thực hiện định danh tài khoản mạng xã hội của các tổ chức, cá nhân; xử lý những thông tin độc hại, sai trái.

Báo Bình Định, Đài PT&TH Bình Định phát huy vai trò chủ động, tiên phong, dẫn dắt, định hướng của báo chí trong việc lan tỏa thông tin tích cực, nhân văn, nhân ái, vì cộng đồng; lên án, đấu tranh mạnh mẽ, quyết liệt với các hiện tượng, hành vi lợi dụng mạng xã hội và các phương tiện truyền thông khác trên internet để thông tin sai sự thật, thiếu chuẩn mực đạo đức, trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật... MINH QUANG

Page 7: CHỦ TỊCH UBND TỈNH NGUYỄN PHI LONG: Không làm hết …

8 THỨ HAI, [email protected]

Bình ĐịnhSỨC KHỎE

Để chuẩn bị cho chiến dịch, Sở Y tế đã tổ chức các buổi tập huấn cung cấp thông tin liên quan đến các loại vắc xin phòng Covid-19 và tập huấn xử trí các phản ứng sau tiêm. Ông Nguyễn Văn Trung, Phó Giám đốc Sở Y tế, cho biết: Nguy cơ lây nhiễm Covid-19 tiếp tục gia tăng trên địa bàn tỉnh là rất lớn. Vì vậy việc khẩn trương tiêm vắc xin phòng Covid-19 là cần thiết và quan trọng. Đến nay, tỉnh đã tiêm được 100.346 mũi vắc xin cho người dân và điều đáng phấn khởi là không có trường hợp phản ứng nặng xảy ra.

Chiến dịch tiêm chủng được tổ chức tại các cơ sở đủ điều kiện ở tất cả các tuyến (tại các điểm tiêm chủng cố định và lưu động). Theo đó, Sở Y tế phối hợp các địa phương chuẩn bị đầy đủ các yêu cầu trong tiêm chủng như nhân lực, vật lực, thuốc men bảo đảm an toàn trong tiêm chủng và xử trí tốt các sự cố bất lợi trong quá trình tổ chức tiêm chủng. Ngoài ra, Sở Y tế còn có đoàn kiểm tra, giám sát việc tiêm chủng tại các địa phương.

Các địa phương trong tỉnh đã thành lập các điểm tiêm chủng đảm

bảo an toàn tiêm chủng, sẵn sàng tổ chức tiêm khi được phân bổ vắc xin. TX An Nhơn là địa phương sớm xây dựng xong kế hoạch tiêm cho tất cả các đối tượng ưu tiên, lực lượng tuyến đầu trong công tác phòng, chống dịch và mở rộng tiêm toàn dân. Chủ tịch UBND TX An Nhơn Lê Thanh Tùng cho biết: Thị xã đã bố trí 15 điểm tiêm vắc xin phòng Covid-19 ở 15 xã, phường, đảm bảo không gian rộng rãi, thoáng mát. Mỗi nơi phân công phó chủ tịch UBND xã, phường trực tiếp chỉ đạo, bố trí lực lượng bảo đảm công tác trật tự, an ninh, an toàn, giãn cách trong quá trình tổ chức tiêm. Để có đủ lực lượng nhập liệu, chúng tôi tổ chức tập huấn cho giáo viên Tin học của địa phương tham gia công việc này ở mỗi điểm tiêm. Người ở đâu sẽ tiêm ở đó, như vậy sẽ hạn chế dịch chuyển dân cư, tránh làm lây lan dịch.

Tương tự TX An Nhơn, thị trấn Cát Tiến (huyện Phù Cát) cũng đang thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ và có ca bệnh trong cộng đồng, do vậy vấn đề nhanh chóng triển khai tiêm vắc xin rất được

quan tâm. Ông Trần Đình Trực, Chủ tịch UBND thị trấn Cát Tiến, chia sẻ: Chúng tôi đã thành lập Ban chỉ đạo tiêm vắc xin phòng, chống dịch; đến nay đã tiêm được cho 303 người, trong đó 45 người đã đủ 2 liều. Chúng tôi tiêm tất cả cán bộ công chức, bí thư chi bộ, trưởng các khu phố, các tổ Covid-19 cộng đồng và tiểu thương trên địa bàn. Thị trấn tiếp tục xây dựng kế hoạch, phương án lâu dài để tiêm vắc xin rộng rãi cho toàn dân.

TP Quy Nhơn là nơi tập trung đông dân cư, nhiều thành phần, do vậy công tác phòng, chống dịch phải hết sức nghiêm ngặt. Ông Nguyễn Phương Nam, Phó Chủ tịch UBND TP Quy Nhơn, cho biết: Chúng tôi đã triển khai tiêm vắc xin cho lực lượng tuyến đầu chống dịch, tổ Covid-19 cộng đồng, nhân viên siêu thị… để đảm bảo lực lượng phòng, chống dịch và các hoạt động KT-XH. Để chuẩn bị chiến dịch tiêm chủng, chúng tôi đã thông báo cho các đơn vị, người dân đăng ký tiêm; có thể đăng ký trực tiếp tại cơ quan, đơn vị, xã, phường và đăng ký trực tuyến.

ĐỖ THẢO

Các yếu tố nguy cơ tiến triển nhanh bệnh võng mạc đái tháo đường (VMĐTĐ) là: Thời gian mắc bệnh đái tháo đường; kiểm soát đường huyết kém; tăng huyết áp; các biến chứng của bệnh đái tháo đường (bệnh thận, tổn thương bàn chân, tổn thương mạch máu, mù lòa không hồi phục, bệnh tim mạch, bệnh thần kinh…).

Chẩn đoán bệnh VMĐTĐ đơn giản ở cộng đồng: Chụp ảnh kỹ thuật số không giãn đồng tử là biện pháp chẩn đoán bệnh nhanh nhất (chỉ mất 1 phút), không đau, chính xác, ít tốn kém, có thể thực hiện được tại tuyến cơ sở. Vì vậy người mắc bệnh đái tháo đường nên đi khám mắt ngay khi phát hiện những dấu hiệu sau: Nhìn mờ đột ngột, mất một phần hoặc toàn bộ thị lực (đo thị lực < 5/10); hiện tượng ruồi bay hoặc nhìn hình bị méo; tầm nhìn thay đổi

hoặc có vùng tối trong tầm nhìn; tầm nhìn ban đêm kém; khả năng nhìn màu bị suy giảm hay biến đổi. Và điều quan trọng nhất là phải khám mắt định kỳ để kịp thời điều trị các biến chứng mắt do đái tháo đường, nhất là biến chứng VMĐTĐ.

Bệnh nhân đái tháo đường tuýp 1 cần chụp ảnh kỹ thuật số đáy mắt để tầm soát bệnh VMĐTĐ khi nào?

- Định kỳ hàng năm, tất cả bệnh nhân mắc bệnh đái tháo đường nên đi chụp ảnh kỹ thuật số đáy mắt để tầm soát bệnh, đặc biệt là các bệnh nhân trên 15 tuổi. Hoặc chậm lắm là 5 năm từ ngày nhận kết luận đã mắc bệnh đái tháo đường, bệnh nhân nên chụp ảnh kỹ thuật số đáy mắt để tầm soát bệnh.

Bệnh nhân đái tháo đường tuýp 2 cần chụp ảnh kỹ thuật số đáy mắt để tầm soát bệnh

CHUẨN BỊ CHO CHIẾN DỊCH TIÊM TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH:

Tất cả đã sẵn sàng

Khám sàng lọc trước tiêm tại

điểm tiêm chủng vắc

xin ngừa Covid-19 ở

Nhà thi đấu đa năng

huyện Hoài Ân.

Ảnh: T. KHUY

Bệnh nhân đái tháo đường cần biết

SỨC KHỎE CỘNG ĐỒNG

Ở Việt Nam, cứ 3 người lại có 1 người gặp phải vấn đề về đại tràng. Bệnh dễ thành bệnh mãn tính và có nguy cơ xuất hiện các biến chứng nguy hiểm như thủng đại tràng, chảy máu nặng hay ung thư nếu không điều trị dứt điểm.

Theo bác sĩ Phạm Văn Phú, Trưởng khoa Ngoại Tổng hợp, BVĐK tỉnh: Đại tràng co thắt được chia thành 2 thể bệnh cấp tính và mạn tính. Viêm đại tràng cấp nếu không điều trị kịp thời vẫn có thể tử vong. Triệu chứng điển hình là đột ngột đau bụng kiểu đau thắt bụng dưới, đau từng đoạn hoặc dọc khung đại tràng, cảm giác mót rặn, tiêu chảy phân toàn nước, có thể lẫn máu, chất nhầy. Toàn trạng có sốt, dấu hiệu mất nước, có thể tụt huyết áp, mạch nhanh, nhỏ. Nếu không kiên trì chữa dứt điểm thì bệnh rất dễ tái phát, trở thành mãn tính.

Một khi đã mắc bệnh đại tràng co thắt, việc chữa trị trở nên rất khó khăn vì khi ấy, đã xuất hiện những tổn thương sâu và rộng trên biểu mô niêm mạc đại tràng, nhiều bệnh nhân phải chấp nhận sống chung với bệnh trong nhiều năm, thậm chí cả đời. Nguy hiểm hơn, viêm đại tràng mãn tính lâu năm sẽ có nguy cơ xuất hiện những biến chứng nguy hiểm như: Giãn đại tràng cấp tính, thủng đại tràng, chảy máu nặng và ung thư đại trực tràng - 1 trong 5 loại ung thư nguy hiểm nhất ở Việt Nam.

Sai lầm trong cách chữa trị thông thường của bệnh đại tràng co thắt là khi đau bụng đi ngoài, ra nhiều nước, trướng bụng căng tức, chúng

ta hay quen với cách tự chữa bằng uống kháng sinh hay thuốc cầm tiêu chảy. Việc dùng kháng sinh không đúng cách sẽ dẫn đến nhiều hệ lụy: Uống chưa đủ liều thì vi khuẩn dễ nhờn thuốc, uống nhiều quá lại gây ra loạn khuẩn ruột, mất đi hệ vi khuẩn có ích trong ruột vốn vô cùng quan trọng trong việc tiêu hóa thức ăn. Không được chữa trị dứt điểm, lại thường xuyên phải tiếp xúc với thức ăn nên lớp niêm mạc đại tràng rất dễ bị kích ứng, đây chính là mầm mống của bệnh viêm đại tràng mãn tính.

Để phòng bệnh đại tràng co thắt, chúng ta cần thường xuyên rèn luyện thể lực hằng ngày; tạo thói quen ăn uống đúng giờ và cân bằng dinh dưỡng; nghỉ ngơi đúng giờ. Thực hiện ăn chín, uống sôi, tránh ăn gỏi tôm cá, thịt tái, tiết canh, mắm tôm, tép. Chú ý uống đủ nước, nhất là người già. Bệnh nhân mắc bệnh viêm đại tràng co thắt nên đến khám tại phòng khám Nội tiêu hóa hoặc Nội tổng hợp để được tư vấn, làm một số xét nghiệm cận lâm sàng cần thiết để xác định đúng nguyên nhân thể bệnh cũng như các yếu tố khác.

THÙY VY (Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh)

Phòng bệnh đại tràng co thắt

Ngày 9.8, UBND tỉnh ban hành kế hoạch tổ chức chiến dịch tiêm vắc xin phòng Covid-19, triển khai từ tháng 7.2021 - 4.2022 tại tất cả địa phương của tỉnh. Mục tiêu của kế hoạch là sẽ có tối thiểu 92% người từ 18 tuổi trở lên trên địa bàn tỉnh được tiêm phòng Covid-19 đến cuối năm 2021 và trong quý I/2022. Dự kiến, vắc xin do Bộ Y tế cung ứng, phân bổ cho tỉnh để triển khai chiến dịch là 2.076.296 liều.

VMĐTĐ khi nào?- Bệnh nhân đái tháo đường

tuýp 2 nên đi chụp ảnh kỹ thuật số đáy mắt ngay để tầm soát bệnh và nên kiểm tra định kỳ tối thiểu mỗi năm một lần.

Đái tháo đường thai kỳ là gì? Khi nào cần chụp ảnh kỹ thuật số đáy mắt để chẩn đoán bệnh

VMĐTĐ? - Đái tháo đường thai kỳ là đái

tháo đường được chẩn đoán trong 3 tháng giữa hoặc 3 tháng cuối của thai kỳ. Thai phụ nên đi chụp ảnh kỹ thuật số đáy mắt ngay khi được chẩn đoán mắc bệnh đái tháo đường và khi kết thúc thai kỳ.

Chụp ảnh kỹ thuật số định

kỳ 6 tháng một lần đối với các bệnh nhân sau đây:

Đái tháo đường chưa có tổn thương thị giác nhưng đường huyết và HbA1c không được kiểm soát tốt bằng thuốc hoặc bệnh nhân tuân thủ kém; đái tháo đường chưa có tổn thương thị giác nhưng cao huyết áp không được kiểm soát tốt bằng thuốc hoặc bệnh nhân tuân thủ kém.

Để dự phòng các tổn thương mắt do đái tháo đường gây nên, chúng ta cần tuân thủ tốt việc điều trị bệnh đái tháo đường về chế độ dùng thuốc, chế độ ăn uống và chế độ luyện tập. Cần phát hiện và điều trị tốt các bệnh lý kèm theo như tăng huyết áp, rối loạn mỡ máu; có chế độ sinh hoạt hợp lý, hạn chế sử dụng chất kích thích, thuốc lá, rượu, bia.

BS NGUYỄN VĂN THÀNH (Bệnh viện Mắt Bình Định)

Ảnh minh họa

Page 8: CHỦ TỊCH UBND TỈNH NGUYỄN PHI LONG: Không làm hết …

9TRONG NƯỚCTHỨ HAI, [email protected]

Bình Định

Ngày 22.8, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính có Công điện số 1099, yêu cầu thần tốc xét nghiệm toàn TP HCM trong thời gian giãn cách xã hội, để phát hiện sớm nhất F0, kịp thời ngăn chặn lây lan. Các tỉnh Bình Dương, Long An, Đồng Nai cũng sẽ thần tốc xét nghiệm diện rộng. TP HCM được ưu tiên cao nhất phân bổ vắc xin, tổ chức chiến dịch tiêm vắc xin miễn phí, kịp thời, an toàn, hiệu quả.

Theo Thủ tướng, tình hình dịch bệnh “còn diễn biến hết sức phức tạp”. Với quan điểm đặt tính mạng, sức khỏe của người dân lên trên hết, lãnh đạo Chính phủ yêu cầu tổ chức thực hiện triệt để, nghiêm ngặt, quyết liệt, hiệu quả tăng cường giãn cách xã hội và các biện pháp chống dịch.

Việc chống dịch lấy xã, phường, thị trấn là “pháo đài”, người dân là “chiến sĩ” để kêu gọi, vận động, giải thích, thuyết phục, hướng dẫn, yêu cầu mọi người không ra khỏi nhà, “ai ở đâu ở đó”; cách ly người với người, nhà với nhà, xã phường với xã phường.

“Sự tham gia, chấp hành, tuân thủ quy định của người dân đóng vai trò quyết định thành công trong phòng, chống dịch. Đây là trách nhiệm, là nghĩa vụ và quyền lợi của mỗi người”, công điện nêu.

Việc tăng cường giãn cách xã hội và các biện pháp phòng, chống dịch tại TP HCM sẽ thực hiện đối với toàn bộ xã, phường, thị trấn; các tỉnh Bình Dương, Đồng Nai, Long An căn cứ tình hình dịch bệnh để lựa chọn, quyết định nơi áp dụng

Địa phương và Tổ công tác đặc biệt của Chính phủ khẩn

Thủ tướng: Thần tốc xét nghiệm toàn TP Hồ Chí Minh

trương thống nhất quyết định những người thực thi công vụ, cung cấp, cung ứng lương thực, thực phẩm, dịch vụ thiết yếu; bảo đảm giảm tối đa số người được phép ra khỏi nhà.

Trung ương, các địa phương hỗ trợ cao nhất về nhân lực, vật lực y tế, lực lượng quân đội, công an và các lực lượng cần thiết khác cho TP HCM và các tỉnh Bình Dương, Đồng Nai, Long An; siết chặt kỷ luật, kỷ cương, bảo đảm đạt mục tiêu ngăn chặn, kiểm soát dịch bệnh đã được đề ra tại Nghị quyết số 86 (TP HCM phấn đấu kiểm soát dịch bệnh trước 15.9).

Tổ công tác đặc biệt của Chính phủ, của các Bộ bám sát địa bàn, nắm chắc tình hình, phân công nhiệm vụ rõ ràng, cụ thể và phối hợp chặt chẽ, hiệu quả với các địa phương.

Bộ ngành liên quan hỗ trợ tối đa địa phương các phần việc như khám chữa bệnh, xét nghiệm, tiêm chủng vắc xin; cung cấp

lương thực, thực phẩm thiết yếu đến từng người dân; bảo đảm an ninh, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn...

Thủ tướng yêu cầu đưa dịch vụ y tế đến gần dân nhất ngay tại xã, phường, thị trấn, bảo đảm người dân được tiếp cận nhanh nhất, mọi lúc, mọi nơi; phân loại F0 tại xã, phường, thị trấn để bảo đảm hỗ trợ, chăm sóc, quản lý phù hợp, hiệu quả.

Các cơ quan bố trí sẵn sàng nhân lực, phương tiện để kịp thời tiếp nhận, sơ cứu, cấp cứu, chuyển bệnh nhân diễn biến nặng lên điều trị tại các tuyến trên; cung cấp kịp thời lương thực, thực phẩm và các dịch vụ thiết yếu đến người dân, gia đình trong khu vực tăng cường giãn cách xã hội, nhất là nhóm người yếu thế, dễ bị tổn thương...

Từ 0 giờ ngày 23.8, TP HCM tăng cường biện pháp chống Covid-19 với yêu cầu “ai ở đâu ở yên đó”. (Theo VnExpress.net)

Thủ tướng Phạm Minh Chính.

Sáng 22.8, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc dẫn đầu Đoàn đại biểu lãnh đạo Đảng, Nhà nước, MTTQ Việt Nam tới dâng hương, dâng hoa tưởng niệm Đại tướng Võ Nguyên Giáp, nhân kỷ niệm 110 năm ngày sinh của Đại tướng (25.8.1911 - 25.8.2021).

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc cùng các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, MTTQ Việt Nam bày tỏ lòng thành kính trước anh linh Đại tướng Võ Nguyên Giáp - Người Anh cả của Quân đội Nhân dân Việt Nam - vị tướng huyền thoại của dân tộc Việt Nam, vị tướng lừng danh thế giới. Chủ tịch nước và Đoàn tưởng nhớ, tri ân công lao to lớn đối với Đại tướng đã cống hiến trọn đời cho sự nghiệp cách mạng vẻ vang của Đảng và dân tộc Việt Nam.

Đại tướng Võ Nguyên Giáp

có tên khai sinh Võ Giáp, bí danh là Văn, sinh ngày 25.8.1911 ở làng An Xá, xã Lộc Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình trong một gia đình nhà nho nghèo, giàu lòng yêu nước.

Đại tướng là người học trò xuất sắc và gần gũi của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Với Quân đội nhân dân Việt Nam, Đại tướng Võ Nguyên Giáp là Tổng Tư lệnh - Người Anh cả của Quân đội nhân dân Việt Nam, đã có công lớn xây dựng một đội quân hùng mạnh, góp phần quyết định cùng toàn dân đánh thắng thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược.

Cuộc đời và sự nghiệp của ông nhận được sự ngưỡng mộ, kính trọng của nhiều nguyên thủ quốc gia, chính khách, học giả, nhà sử học, nhà báo, nhà văn và đông đảo nhân dân thế giới.

(Theo TTXVN/Vietnam+)

Chủ tịch nước dâng hương tưởng niệm Ngày sinh Đại tướng Võ Nguyên Giáp

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc dâng hương tưởng nhớ Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Ảnh: Thống Nhất/TTXVN

Từ một huyện có ít ca bệnh Covid-19, chỉ sau 2 ngày, đến sáng 22.8, huyện Krông Búk đã trở thành địa phương có số ca mắc cao nhất tỉnh Đăk Lăk, với 97 ca F0. Trước sự gia tăng đột biến của các ca bệnh, huyện Krông Búk đang dốc toàn lực để truy vết, khoanh vùng.

Theo bác sĩ Trần Kim Long, Phó Khoa phụ trách Khoa phòng chống bệnh truyền nhiễm, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Đắk Lắk:

Liên quan đến chùm ca bệnh tại xã Cư Né, huyện Krông Búk, đến tối 21.8, lực lượng y tế đã lấy hơn 1.800 mẫu test nhanh cho người dân tại 2 buôn Drao và buôn Ktơng Run, trong đó đã ghi nhận gần 80 mẫu dương tính với SARS-CoV-2, trong số này, đã có 54 mẫu có kết quả RT-PCR dương tính.

TTYT huyện Krông Búk được giao nhiệm vụ điều trị cho bệnh nhân Covid-19 tầng 1 với 100 giường bệnh.

Tuy nhiên, do số lượng bệnh nhân tăng đột biến, trong chiều 21.8 Trung tâm đã phải bổ sung thêm 50 giường bệnh và trở thành nơi điều trị tầng 1 và tầng 2. Trung tâm cũng phải kích hoạt thêm Khu cách ly tập trung số 2 với quy mô 160 giường.

Tính đến sáng 22.8, tỉnh Đắk Lắk đã ghi nhận 735 bệnh nhân Covid-19, trong đó có 532 người đang điều trị, 200 trường hợp xuất viện. (Theo VOV.VN )

Đắk Lắk khẩn trương dập dịch tại ổ Covid-19lớn nhất tỉnh

Ngày 22.8, Sở Y tế tỉnh Đồng Nai cho biết vừa ghi nhận ổ dịch gồm 62 ca dương tính với SARS-CoV-2 tại Viện Pháp y tâm thần Trung ương Biên Hòa (đơn vị trực thuộc Bộ Y tế), đóng tại phường Tân Phong, TP Biên Hòa (Đồng Nai).

Sau khi tiếp nhận thông tin, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Đồng Nai đã phối hợp Viện Pháp y tâm thần Trung ương Biên Hòa tiến hành test nhanh tại khoa Nam 1. Kết quả, trong 99 bệnh nhân tại khoa này phát hiện 62 trường hợp dương tính với SARS-CoV-2.

Sau đó, những bệnh nhân dương tính được cách ly riêng trong viện. Các trường hợp F1, F2 được bố trí cách ly ở một khu vực khác. CDC Đồng Nai cũng tiến hành lấy mẫu xét nghiệm khẳng định bằng phương pháp RT-PCR cho toàn bộ số bệnh nhân trên.

CDC Đồng Nai cũng thực hiện test nhanh hơn 500 bệnh nhân còn lại tại 6 khoa của Viện Pháp y tâm thần Trung ương

Phát hiện ổ dịch lớn tại Viện Pháp y tâm thần Trung ương Biên Hòa

Biên Hòa. Kết quả, tất cả test nhanh đều âm tính.

Riêng hơn 280 nhân viên và lực lượng công an làm nhiệm vụ tại Viện Pháp y tâm thần Trung ương Biên Hòa, CDC Đồng Nai đã và đang thực hiện test nhanh. Hiện, chưa phát hiện trường hợp nào dương tính.

Theo Sở Y tế tỉnh Đồng Nai, Viện Pháp y tâm thần Trung ương Biên Hòa thực hiện “3 tại chỗ”, tầm soát bệnh nhân vào và nhân viên của đơn vị đúng quy định. Đến nay, chưa xác định được nguồn lây. CDC Đồng Nai đang tiếp tục lấy mẫu cho nhân viên và chờ kết quả RT-PCR để xử lý tiếp.

(Theo nhandan.vn)

Viện Pháp y tâm thần Trung ương Biên Hòa, nơi phát hiện 62 ca dương tính với SARS-CoV-2 qua test nhanh.

Ngày 22.8, CA TP HCM cho biết đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và lệnh bắt tạm giam đối với Lê Thị Kim Dung (SN 1989, ở quận 4) để điều tra về tội “Lợi dụng ảnh hưởng đối với người có chức vụ, quyền hạn để trục lợi”.

Theo đó, cơ quan chức năng phát hiện tài khoản mạng xã hội Facebook “Kim Zunf” đăng thông tin cung cấp “dịch vụ tiêm vắc xin

Covid-19” tại TP HCM nên tiến hành điều tra. Qua xác minh, cơ quan chức năng xác định, chủ tài khoản này là Lê Thị Kim Dung.

Đối tượng này bị bắt quả tang khi đang tổ chức cho 2 người đến tiêm vắc xin ngừa Covid-19 tại một địa điểm thuộc phường 10, quận 11. Tại cơ quan điều tra, Dung khai nhận có mối quan hệ quen biết nên có thể sắp xếp, cung cấp nhiều suất

tiêm vắc xin Covid-19 với giá từ 2 - 4 triệu đồng/1 liều vắc xin, trục lợi cá nhân.

Đến trước thời điểm bị phát hiện, Dung đã tổ chức tiêm cho 21 trường hợp không thuộc đối tượng ưu tiên tiêm vắc xin theo quy định, trục lợi hơn 60 triệu đồng.

Hiện, cơ quan chức năng đang tiếp tục điều tra làm rõ vụ việc.

(Theo nhandan.vn)

Khởi tố đối tượng tổ chức tiêm vắc xin phòng Covid-19 sai quy định

Page 9: CHỦ TỊCH UBND TỈNH NGUYỄN PHI LONG: Không làm hết …

TRUNG TÂM GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN TỈNH BÌNH ĐỊNH

THÔNG BÁO TUYỂN SINHLỚP 10, 11 VÀ 12 NĂM HỌC 2021 - 2022

1. Đối tượng: - Lớp 10: Những người có bằng tốt nghiệp trung học cơ sở (THCS). - Lớp 11: Những người có bằng tốt nghiệp THCS và có học bạ lớp 10. - Lớp 12: Những người có bằng tốt nghiệp THCS và có học bạ lớp 10,11.2. Miễn học phí cho đối tượng từ 15 đến 21 tuổi3. Có thể kết hợp vừa học văn hóa vừa học Trung cấp nghề (nếu có nhu cầu).4. Hình thức tuyển sinh: Xét tuyển5. Thu nhận hồ sơ đến hết ngày 20.8.2021

Liên hệ: TRUNG TÂM GDTX TỈNH BÌNH ĐỊNHSố 107A Thanh Niên, TP Quy Nhơn

ĐT: 0256.3892319 - 0934256278 (thầy Ba); website: www.gdtxbinhdinh.edu.vn

NGÀY VÀ ĐÊM 23.8.2021Dự báo THỜI TIẾT

I- Khu vực tỉnh Bình Định: Mây thay đổi, ngày nắng nóng, chiều tối và đêm có mưa rào và giông vài nơi. Gió Tây Nam cấp 2 - 3.

Nhiệt độ cao nhất từ 35 - 370C; nhiệt độ thấp nhất từ 24 - 260C.II- Khu vực TP Quy Nhơn: Mây thay đổi, đêm không mưa, ngày

nắng. Gió Tây Nam cấp 2 - 3.Nhiệt độ cao nhất từ 32 - 340C; nhiệt độ thấp nhất từ 26 - 280C.III- Thời tiết vùng biển Bình Định: Mây thay đổi, có mưa rào và

giông vài nơi. Tầm nhìn xa trên 10 km. Gió Tây Nam cấp 4 - 5. (Nguồn: TTKTTV Bình Định)

THÔNG BÁOCác website, ứng dụng cung cấp thông tin tình hình dịch bệnh Covid-19 tại Bình ĐịnhThời gian gần đây, dịch bệnh Covid-19 trên địa bàn tỉnh diễn biến phức

tạp, nhất là đã ghi nhận có ca dương tính SARS-CoV-2. Cán bộ, đảng viên, nhân dân trên địa bàn tỉnh truy cập vào các website, ứng dụng dưới đây để có thông tin kịp thời, chính xác về tình hình dịch bệnh Covid-19 tại Bình Định:

- Sở Y tế Bình Định: syt.binhdinh.gov.vn- Sở Thông tin và Truyền thông: Chính quyền điện tử tỉnh Bình Định (Zalo)- Báo Bình Định điện tử: baobinhdinh.vn- Đài Phát thanh và Truyền hình Bình Định: binhdinhtv.vn- Trang thông tin điện tử Đảng bộ tỉnh Bình Định: binhdinh.dcs.vn- Cổng thông tin điện tử UBND tỉnh Bình Định: binhdinh.gov.vn

THÔNG BÁOĐăng tải kết quả kiểm định chất lượng

Chung cư 08 Trần Bình Trọng, TP Quy NhơnTheo Kết luận số 01/KL-SXD ngày 09.4.2021 của Sở Xây dựng

về việc kiểm định của Chung cư số 08 Trần Bình Trọng, TP Quy Nhơn, với kết quả kiểm định chất lượng “Công trình nguy hiểm cấp D (nguy hiểm tổng thể) - Khả năng chịu lực của kết cấu chịu lực không thể đáp ứng được yêu cầu sử dụng bình thường, nhà xuất hiện tình trạng nguy hiểm tổng thể”, công trình có nguy cơ sụp đổ, không đảm bảo an toàn sử dụng.

Sở Xây dựng đề nghị cư dân đang còn sử dụng dãy A2 và A3 của Chung cư số 08 Trần Bình Trọng, TP Quy Nhơn biết, di dời tìm chỗ ở khác. Trong thời gian tới, sẽ tiến hành phá dỡ công trình theo Điều 92 và Điều 95 Luật Nhà ở số 65/2014/QH13.

10 THÔNG TIN CÔNG CỘNG THỨ HAI, [email protected]

Bình Định

Page 10: CHỦ TỊCH UBND TỈNH NGUYỄN PHI LONG: Không làm hết …

11THỨ HAI, 23.8.2021 THÔNG TIN - QUẢNG CÁ[email protected]

Bình Định

Page 11: CHỦ TỊCH UBND TỈNH NGUYỄN PHI LONG: Không làm hết …

12 THỨ HAI, 23.8.2021 Bình ĐịnhTHẾ GIỚ[email protected]

n Tổng biên tập: TRẦN THANH HẢI n Phó Tổng biên tập: NGUYỄN THỊ BÍCH SƯƠNG n Tòa soạn: NGUYỄN PHÚC - MỸ NHUNG n Tòa soạn: 84 Phạm Hùng - TP Quy Nhơn - Email: [email protected] n Báo điện tử: www.baobinhdinh.vn - Email: [email protected] n Phòng Hành chính - Trị sự: 0256.3822279 n Quảng cáo: 0256.3812559 n Phát hành: 0256.3823740 n Chế bản tại Tòa soạn Báo Bình Địnhn In tại Công ty In Nhân Dân Bình Định n Giấy phép hoạt động báo chí in số 1767/GP-BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 26.9.2012. Giá: 2.500 đồng

BÁO BÌNH ĐỊNH XUẤT BẢN HẰNG NGÀY - BÁO ĐIỆN TỬ LIÊN TỤC CẬP NHẬT n

Mỹ tính kích hoạt không quân dự bị khẩn cấp để đẩy nhanh sơ tán ở Afghanistan

Người dân Afghanistan bên trong máy bay quân sự Mỹ, chuẩn bị được sơ tán khỏi sân bay quốc tế ở Kabul, ngày 19.8.2021. Ảnh: AFP/TTXVN

Theo bản tin độc quyền của tờ Wall Street Journal ngày 22.8, Nhà Trắng dự định kích hoạt điều khoản về Lực lượng Không quân dự bị (CRAF) nhằm huy động khoảng 20 máy bay thương mại từ 5 hãng hàng không lớn, đặt dưới quyền điều động của Bộ Quốc phòng, phục vụ chiến dịch sơ tán công dân đang ở tại các căn cứ khu vực sau khi rời Afghanistan.

CRAF được hình thành từ năm 1951, nằm trong thỏa thuận giữa Bộ Quốc phòng và Bộ Thương mại Mỹ, nằm trong khuôn khổ của Đạo luật Sản xuất Quốc phòng (DPA), cho phép quân đội Mỹ được trưng dụng máy bay dân sự cùng nhân công, hạ tầng của các hãng hàng không để thực hiện thiết lập cầu hàng không trong các trường hợp khẩn cấp thời bình và thời chiến. Mỹ đã nhiều lần kích hoạt CRAF, với các chiến dịch sơ tán gần nhất là tại Trung Đông năm 1990 và 2003.

Giới chức Mỹ cho biết, máy bay dân sự không được phép cất, hạ cánh xuống sân bay quốc tế ở Kabul sau khi thành phố này rơi vào tay Taliban hôm 15.8. Thay vào đó, phi công và phi hành đoàn thực hiện các chuyến bay thương mại

trong khuôn khổ CRAFT sẽ làm nhiệm vụ vận chuyển hàng nghìn người Mỹ và Afghanistan đang kẹt tại các căn cứ của Mỹ ở Qatar, Bahrain và Đức sau khi rời khỏi Afghanistan. Những căn cứ này đang có dấu hiệu quá tải, khiến nhiều chuyến bay giải cứu từ Kabul buộc phải trì hoãn nhiều giờ.

Việc triển khai các chuyến bay thương mại này giúp giảm áp lực cho các căn cứ của Mỹ, nơi đang có dấu hiệu quá tải khi phải tiếp nhận dòng người di tản từ sân bay quốc tế Kabul. Quân đội Mỹ đã huy động hàng chục máy bay vận tải C-17 cho chiến dịch di tản khỏi Afghanistan.

(Theo TTXVN)

Hàn - Mỹ thảo luận các cách nối lại tiến trình hòa bình với Triều Tiên

Bộ Ngoại giao Hàn Quốc cho biết ngày 22.8, Ngoại trưởng nước này Chung Eui-yong đã gặp Đại diện đặc biệt của Mỹ về Triều Tiên Sung Kim (ảnh), và thảo luận về các cách kích hoạt lại tiến trình hòa bình trên Bán đảo Triều Tiên đang bị đình trệ trong thời gian sớm nhất.

Ông Sung Kim đã đến Seoul ngày 21.8 để hội đàm với những người đồng cấp Hàn Quốc và Nga khi các nước này tìm cách đưa Triều Tiên quay trở lại bàn đối thoại trong bối cảnh căng thẳng gia tăng liên quan tới cuộc tập trận quân sự đang diễn ra giữa Seoul và Washington.

Ngày 23.8, ông Sung Kim dự kiến có cuộc hội đàm song phương với Đặc phái viên hạt nhân hàng đầu của Seoul, ông Noh Kyu-duk.

Mỹ và Hàn Quốc tiến hành hàng loạt cuộc tiếp xúc song phương cấp cao trong thời gian gần đây để thảo luận về cách thức tái khởi động các cuộc đàm phán phi hạt nhân với Triều Tiên, vốn đã bị đình trệ hơn hai năm qua.

Đàm phán hạt nhân Mỹ - Triều rơi vào thế bế tắc từ năm 2019 dưới thời Tổng thống Donald Trump.

(Theo Vietnam+)

90% lao động Lào trở về từ Thái Lan nhiễm biến chủng DeltaBộ Y tế Lào hôm 22.8 thông báo trong

24 giờ qua, nước này ghi nhận 305 trường hợp mắc Covid-19 mới, trong đó có 81 ca lây nhiễm cộng đồng.

Theo đó, tỉnh Savannakhet (Nam Lào) ghi nhận 52 ca cộng đồng từ cụm lây nhiễm trong một trại giam, tỉnh Bokeo ghi nhận 29 ca cộng đồng. Ngoài ra, các ca mắc Covid-19 còn lại đều được xác định là người lao động Lào trở về từ nước ngoài.

Đại diện Bộ Y tế Lào cho biết, tình hình dịch bệnh tại nước này vẫn phức tạp với nhiều nguy cơ, trong bối cảnh các nước láng giềng đều đang ghi nhận làn sóng dịch mới. Theo một báo cáo, có tới 90% người lao động Lào trở về từ Thái Lan nhiễm biến chủng Delta.

Hiện tổng số ca mắc Covid-19 tại Lào là 12.469 trường hợp, trong đó có 11 ca tử vong. Cả nước Lào cũng đang vận hành

99 trung tâm, 51 khách sạn làm nơi cách ly y tế cho 10.910 người.

Ngoài ra, Chính phủ Lào cũng yêu cầu cơ quan chức năng và các địa phương, đặc biệt là các tỉnh giáp biên tăng cường tuần tra, kiểm soát biên giới, ngăn chặn nhập cảnh trái phép, đồng thời kêu gọi người dân cần tuân thủ chặt chẽ các quy định phòng chống dịch để sớm đưa cuộc sống trở lại bình thường mới. (Theo VOV.VN)

Trung Quốc thử thành công tên lửa mới có thể vô hiệu hóa hệ thống liên lạc đối phương

Hình ảnh về vụ phóng tên lửa được phát trên truyền hình nhà nước. Ảnh: CCTV

Báo Bưu điện Hoa Nam buổi sáng (Hong Kong, Trung Quốc) dẫn nguồn CCTV hôm 22.8 cho biết Lực lượng Tên lửa Quân giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) gần đây đã thử nghiệm thành công 2 đầu đạn tên lửa mới có thể xuyên thủng “sự can thiệp điện từ trường phức tạp”, phá hủy các hệ thống phòng thủ của đối phương trong một chiến dịch “phản ứng nhanh”.

“Tên lửa đã nhắm trúng mục tiêu trong một doanh trại được trang bị hệ thống phòng thủ nhiều lớp của đối phương cách đó vài trăm km và làm tê liệt nút liên lạc chính của đối phương,” CCTV đưa tin.

Trong một động thái hiếm thấy, CCTV đã phát cảnh quay từ các cuộc tập trận ở phía Tây Bắc Trung Quốc và cho rằng các

tên lửa đã tăng cường khả năng chiến đấu và phòng thủ của PLA. Cảnh quay cho thấy tên lửa được phóng từ một chiếc xe quân sự và một số sĩ quan được phỏng vấn nói rằng mục tiêu là rút ngắn một nửa thời gian và giảm số lượng người cần thiết để tấn công mục tiêu.

Một nhà phân tích, người không muốn tiết lộ danh tính, cho rằng tên lửa mới có thể là một loại vũ khí điện từ trường. Trong khi đó, nhà phân tích quân sự ở Macau Antony Wong Tong nhận định đó có thể là phiên bản mới của dòng tên lửa đạn đạo DF-15, là DF-15B hoặc DF-15C.

(Theo Báo Tin Tức)

Israel không kích Gaza giữa căng thẳng Jerusalem, đụng độ ở biên giới

Quân đội Israel đêm 21.8 đã tiến hành không kích các cứ điểm của lực lượng Hamas tại dải Gaza, trong bối cảnh biểu tình và đụng độ xảy ra tại khu vực biên giới giữa 2 bên, khiến 1 binh sĩ Israel bị thương nặng và 41 người Palestine bị thương.

Trước đó, người dân Gaza đã xuống đường biểu tình bày tỏ ủng hộ chủ quyền của Palestine với Jerusalem theo lời kêu gọi của Hamas. Cuộc biểu tình đã xảy ra

đụng độ khi họ tiến về hàng rào biên giới với Israel. Nhiều người từ Gaza đã ném vật liệu nổ về phía quân đội Israel, khiến 1 binh sĩ nước này bị thương nặng.

Quân đội Israel đã phải bắn đạn cảnh báo, thậm chí bắn đạn thật vào chân những người biểu tình. Trong số 41 người Palestine bị thương, có 2 người bị thương nặng.

Ngoài ra, Israel đã tiến hành không kích nhằm vào 4 khu vực sản xuất và lưu

trữ vũ khí của Hamas để đáp trả sự leo thang căng thẳng này. Israel tuyên bố sẽ gửi thêm binh sĩ tới biên giới Gaza cũng như tăng cường hệ thống phòng không tại khu vực này.

Trước đó vài ngày, Hamas cũng bắn một tên lửa về phía Israel, đánh dấu cuộc tấn công đầu tiên của lực lượng này sau thỏa thuận ngừng bắn đạt được với phía Israel. (Theo VOV.VN)

TIN VẮNl Ngày 22.8, Thủ tướng Thụy Điển

Stefan Lofven tuyên bố ông sẽ từ chức vào tháng 11 tới để cho người kế nhiệm có thời gian chuẩn bị cho cuộc tổng tuyển cử vào tháng 9.2022 ở nước này.

(Theo TTXVN)l Chính phủ Nhật Bản đang xem xét

kéo dài thời gian tiêm chủng Covid-19 miễn phí đến cuối tháng 2.2022 cũng như việc tiêm miễn phí mũi tăng cường thứ 3. (Theo VOV.VN)l Ngày 22. 8, một quan chức giấu

tên của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) cho biết ít nhất 20 người đã thiệt mạng trong 7 ngày qua ở trong và xung quanh sân bay Kabul trong nỗ lực sơ tán khỏi Afghanistan sau khi lực lượng Taliban chiếm thủ đô của quốc gia Tây Nam Á này tuần trước. (Theo VOV.VN)l Ít nhất 8 người đã thiệt mạng

và trên 30 người mất tích sau trận lũ lụt xảy ra ngày 21.8 ở hạt Humphreys thuộc bang Tennessee, miền Nam nước Mỹ.

(Theo TTXVN)l Kênh truyền hình BFM đưa tin,

3 người đã thiệt mạng trong vụ xả súng ở thành phố Marseille của Pháp vào đêm 21.8. Trong khi đó, 1 người đàn ông khác bị bắt cóc và bắn chết ở quận 4 của thành phố này. Hiện cảnh sát đã mở cuộc điều tra về vụ việc.

(Theo baoquocte.vn)