129
Danh sách các tác phẩm của Linda Lê - Sự dịu dàng của Ma cà rồng, 1986 - Chạy trốn, 1987 Bìa cuốn "Vu khống". - Một mình, 1988 - Phúc âm tội ác, 1992 - Vu khống, 1993 - Bình Minh, 2000 - Lại chơi với lửa, 2002 - Marina Tsvetaieva, bạn sống thế nào? 2002 - Không còn ai, 2003 - Kriss và Người đàn ông đến từ Porlock, 2004 - Lời nói của kẻ khờ, 1995 - Ba số mệnh, 1997 - Tiếng nói, 1998 - Chết, 1999 - Viết về Hạnh phúc, 1999 - Mặc cảm Caliban, 2005 - Chuyện tình hai mặt, 2005 - Hồi tưởng, 2007 - Tìm điều mới mẻ, 2009 - Cronos, 2010 Linda Lê: Sóng Ngầm Lame de fond của Linda Lê đã không được Goncourt, sau khi đã vào rất sát nút.Thật là đáng tiếc.

Chan dung - Phe Binh tac pham cua Linda Le

Embed Size (px)

DESCRIPTION

Chan dung - Phe Binh tac pham cua Linda Le.

Citation preview

Page 1: Chan dung - Phe Binh tac pham cua Linda Le

Danh sách các tác phẩm của Linda Lê

- Sự dịu dàng của Ma cà rồng, 1986

- Chạy trốn, 1987

Bìa cuốn "Vu khống".

- Một mình, 1988

- Phúc âm tội ác, 1992

- Vu khống, 1993

- Bình Minh, 2000

- Lại chơi với lửa, 2002

- Marina Tsvetaieva, bạn sống thế nào? 2002

- Không còn ai, 2003

- Kriss và Người đàn ông đến từ Porlock, 2004

- Lời nói của kẻ khờ, 1995

- Ba số mệnh, 1997

- Tiếng nói, 1998

- Chết, 1999

- Viết về Hạnh phúc, 1999

- Mặc cảm Caliban, 2005

- Chuyện tình hai mặt, 2005

- Hồi tưởng, 2007

- Tìm điều mới mẻ, 2009

- Cronos, 2010

Linda Lê: Sóng Ngầm   Lame de fond của Linda Lê đã không được Goncourt, sau khi đã vào rất sát

nút.Thật là đáng tiếc.

Page 2: Chan dung - Phe Binh tac pham cua Linda Le

Ý tôi nói thật là đáng tiếc cho Giải Goncourt :)

Sau đây là đoạn mở đầu cuốn tiểu thuyết của Linda Lê, chương mang tên

"Giữa đêm". Đây là độc thoại của ông bố, "Van". Trong truyện còn có cô con

gái, người vợ và người tình của người đàn ông này nữa.

-----------

Lúc còn sống tôi chưa từng lắm lời. Giờ nằm trong cỗ quan tài rồi, tôi tha hồ

mà lảm nhảm. Kể từ khi nắp áo quan đóng lại, tôi chỉ còn một mong muốn:

tự biện minh, định rõ vai trò của mình trong các sự kiện đã xảy tới, đưa vài

manh mối để hiểu đầu cua tai nheo của dù chỉ một chuyện vặt vãnh. Tôi

không mang thiên hướng ham tiếc nuối, nhưng tôi cần kiểm điểm lương tâm,

dù cho kể từ giờ việc ấy thật vô ích. Ký ức bản thân mà tôi để lại là ký ức về

một kẻ chuyên có những giải pháp lập lờ, hay trì hoãn, lo không làm ai mếch

lòng, sao cho không làm mọi sự tồi tệ thêm vì thiếu khéo léo. Tôi không phải

một lão cú mèo già chỉn chu, cũng không phải kẻ gây rắc rối lúc nào cũng

nghĩ mình ở trên thiên hạ. Không hề, tôi chăm chắm để không làm người

thân bực bội, không chỉ vì hãi hùng những bất hòa trong nhà mà còn vì tôi

không phải loại người hay gây chuyện. Với tôi không gì quý hơn sự bình yên

của tâm trí, và tôi hết sức ham muốn đạt tới trạng thái an lành mặc cho

những đòn đau phải nhận. Những bão bùng hỗn loạn trong đầu óc, tôi đã biết

quá nhiều rồi. Chắc ở tiền kiếp tôi đã gây nghiệp lớn lắm nên kiếp này phải

gánh nợ suốt năm mươi năm sống trên đời. Tôi chẳng tin gì, không tin vào

một ông Chúa nhân từ mà cũng không tin một kẻ Mặc Khải đầy lòng khoan

dung.Kinh kệ đạo Phật đã chẳng giúp được gì cho tôi, nghiên cứu Những Bài

Thuyết giáo của Bossuet tôi chỉ học được mấy lối hành văn. Mặc dù không

theo đạo nào, chiều hướng ưa chuộng duy linh luận ở tôi đã dẫn tôi đến chỗ

đặt lên hàng tối cao những vấn đề vượt quá tầm hiểu biết con người. Tôi

từng cố công xuyên thủng màn bí ẩn của thuyết mục đích, đòi các nhà duy

cảm chủ nghĩa mang lại cho tôi khoái cảm mỹ học, đòi các nhà lãng mạn phú

cho tôi niềm khát khao tới cái vô hạn. Tôi đã hút lấy cốt tủy của những thứ

văn chương bổ dưỡng nhất nhằm chiếm giữ lấy tâm hồn nhưng, giống con

rắn cứ cắn đuôi mình, tôi đã đổi những nghi ngờ để nhận về một thứ khoa

Page 3: Chan dung - Phe Binh tac pham cua Linda Le

học chẳng giúp được tôi mấy trong việc soi tỏ những tan nát của mình. Tôi

đã rất chuyên cần bồi bổ văn chương với hy vọng tìm thấy ở đó nếu không

phải hạnh phúc thì ít nhất cũng là một sở thích cháy bỏng với những sáng tạo

đáng kinh ngạc. Chỉ còn lại vài mẩu lẻ tẻ, những ngôi sao xa xôi còn nhấp

nháy sáng - trong dải ngân hà ấy, Vautrin ở cạnh Bà Verdurin, Molloy với

Bardamu, AQ với Sganarelle, Achab với Salomé, Philoctète với Ophelia…

Danh sách chưa đầy đủ, còn cần thêm vào những nhân vật phụ mà tôi từng

thích thú xếp loại (một công việc tỉ mẩn tuyệt đối vô tích sự). Nhưng mọi thứ

đã rối tinh lên trong cái đầu khốn khổ của tôi.

-----------

Trước tôi đã nói, giờ vẫn thấy đúng: Linda Lê quá cỡ không chỉ cho độc giả

Việt Nam, mà nhất là cho nhà văn Việt Nam.  

Nguồn : http://nhilinhblog.blogspot.com/2012/11/linda-le-song-ngam.html

Nhà văn gốc Việt đến gần giải Goncourt Hôm 30/10, Viện Goncourt thông báo danh sách các tác giả lọt vào chung kết

giải thưởng năm nay. Sau các vòng xét loại   , Linda Lê với tiểu thuyết "Lame

de fond" (Sóng ngầm) sẽ tiếp tục cạnh tranh giải thưởng cao nhất với ba tác

giả còn lại.

“Sóng ngầm” lấy bối cảnh cuộc sống đương đại Pháp. Bốn nhân vật chính

của tiểu thuyết là Văn (người Việt Nam, định cư ở Pháp), Lou (vợ Văn), Laure

(con gái hai người) và Ulma (người tình của Văn). Sau khi rời khỏi nhà người

tình trong đêm, Văn bị chiếc xe do vợ lái cán chết. Nằm trong quan tài, Văn

bắt đầu nhìn nhận lại cuộc đời mình. Tiểu thuyết bắt đầu bằng chuỗi độc

thoại của Văn. Các nhân vật chính ít nhiều đều thể hiện một phần con người

Linda Lê và qua đó, nữ nhà văn muốn tìm một sợi dây kết nối với quê hương

Việt Nam.

Page 4: Chan dung - Phe Binh tac pham cua Linda Le

Ba tác giả còn lại cùng lọt vào chung khảo là Patrick Deville (Pháp) với “Peste

& choléra” (Dịch hạch và thổ tả), Jérôme Ferrari (Pháp) với "Le sermon sur la

chute de Rome" (Bài giảng về sự sụp đổ của Rome) và Joel Dicker (Thụy Sĩ)

với "La vérité sur l’affaire Harry Quebert" (Sự thật về vụ án Harry

Quebert). Tác phẩm của Joel Dicker, 27 tuổi, vừa được trao giải thưởng lớn

của Viện Hàn lâm Pháp. Joel Dicker cũng là ứng viên hàng đầu của giải

Goncourt năm nay.

Giải thưởng Goncourt 2012 sẽ được công bố trưa 7/11 tại Paris, Pháp. Năm

ngoái, giải được trao cho nhà văn Alexis Jenni với tác phẩm đầu tay “L’Art

français de la guerre” (Nghệ thuật Pháp về chiến tranh).

Song Ngư

Linda Lê, tác phẩm và sự tiếp nhận 04/12/2012 at 8: 11 am | Filed under 4 .   Các thể tài phê bình LTS: Sinh năm 1972 và rời Việt Nam vào tháng 4-1975, Lan Dương hiện đang trình luận án tiến sĩ ngành văn chương so sánh tại đại học California, Irvine. Luận án của tác giả, “Việt Nam và cộng đồng hải ngoại: Giới tính, dân tộc, và chính trị trong hợp tác”, khảo sát mối quan hệ kinh tế chính trị đã và đang cấu thành các sản phẩm văn hóa đương đại của người Việt và người Việt di dân. Lần đầu tiên tham dự tập san Hợp Lưu qua bản dịch của Đặng Phương, một giáo sư Anh văn từ Quy Nhơn, Lan Dương tiêu biểu cho thế hệ được đào tạo trong lĩnh vực khoa học nhân văn tại Hoa Kỳ và đang nghiên cứu quê hương gốc bằng ngôn ngữ của vùng đất nhập cư…..Linda Lê, Bạn sẽ viết về hạnh phúc.Trong một cuốn sách phê bình văn học   có nhan đề nghe có vẻ như một mệnh lệnh của tòa án gởi cho mình, Linda Lê, nhà văn Pháp gốc Việt miêu tả dòng văn học chuyển di như những cỗ máy vận hành bên ngoài những cảm xúc. Theo Lê việc ra đi sống li hương không chỉ là sự chuyển di về thể xác mà còn là sự đổi thay về tâm lý và văn học.Nói một cách ẩn dụ dòng văn học này thể hiện một tính chất nước đôi dị thường mà các nhà văn sống xa tổ quốc phải mang lấy ngay từ khi khởi đầu sự nghiệp viết văn. Cô lấy hình ảnh dạ con và bào thai để chỉ cách thức các nhà văn thường xây dựng hình ảnh gớm ghiếc của giai đoạn lịch sử thời thuộc địa, phần lịch sử đã thấm sâu và tạo nên những trang viết của họ1. Mặc dù Lê có nói đến các nhà văn quốc tế trong sách của mình. Cách ẩn dụ về sự tái tạo và sự hoài thai đôi của kiềm chế và khát vọng rất thích hợp cho việc lý giải cũng như đặt nghi vấn cho chính những tác phẩm của Lê vì cái điều dị thường lớn lao này cũng là đặc điểm chính trong những trang viết của cô. Đối với Lê, một phần của cái gánh nặng mà các nhà văn thời hậu thuộc địa phải chịu là viết bằng thứ ngôn ngữ vay mượn và phải xử lý cái áp lực to lớn của di sản thuộc địa.Trong tuyển tập Chủ thể thời hậu thuộc địa: Các nhà văn nữ trong cộng đồng Pháp ngữ Francophone có lưu ý rằng việc viết bằng tiếng Pháp đối với các nhà văn thời hậu thuộc địa là một kinh nghiệm đầy gian nan, điều thường xuyên các nhà văn muốn thử thách qua những trang

Page 5: Chan dung - Phe Binh tac pham cua Linda Le

viết xuất bản trong và ngoài l’Hexagone. Green và một số đồng nghiệp cho rằng: “Đối với một nhà văn nữ ở Guadeloupe, New Brunswick, hay Algeria, việc viết bằng tiếng Pháp là một nỗ lực cần thiết để tạo chỗ đứng cho chính mình trong một xã hội mà văn học chỉ dành riêng cho một nhóm đàn ông da trắng”. Trong môi trường văn học Francophone đương đại, việc dùng tiếng Pháp đối với các nhà văn thuộc sắc tộc thiểu số vẫn còn là một vấn đề gây nhiều tranh cãi. Như các nhà văn này nêu rõ, họ viết bằng tiếng Pháp là có ý định hòa nhập vào nền văn học Pháp, “đối thoại với Racine, Voltaire, Proust và Descartes” (Green xi).Về nhiều mặt, Lê là một ví dụ về nhà văn nữ hậu thuộc địa viết bằng tiếng Pháp và đối thoại với văn học Pháp với hai mục đích là tái khẳng định và làm gián đoạn danh mục của nền văn học này. Lê lấy lại đề tài của Racine để miêu tả và đặt tên cho chính mình “Con Quái vật”. Giống như hình ảnh bi thảm của Phèdre. Cô phân tích mọi tội lỗi của mình trong Tiếng nói: Cuộc khủng hoảng (1998) và Bức thư chết (1999), hai tiểu thuyết nói đến việc tác giả vì số phận phải rời bỏ đất nước Việt Nam. Sự loạn luân, sự lai căng, sự lên ngôi nghiệt ngã của im lặng và cái chết. Sự trung thành với tổ quốc, tất cả là nguồn gốc đau đớn của những bi kịch trong tác phẩm của Lê về mặt nào đó tương tự những mầm mống gây ra chứng điên dại cho nữ nhân vật Phèdre của Racine được dựng lại trong tác phẩm của Lê như một di sản của chủ nghĩa thực dân Pháp ở Đông Dương. Bi kịch của việc không thể chối bỏ nguồn gốc của mình trong các tác phẩm của Lê ở bối cảnh hiện nay hòa quyện với chủ nghĩa thực dân Pháp và với sự mạnh dạn trong ngôn ngữ và tâm lý mà lịch sử thực dân đã để lại dấu ấn trên con người Việt Nam tại các đô thị. Hơn nữa, trong trí tưởng tượng của Lê khái niệm “Việt Nam” không thể tách rời khỏi các khái niệm về cá tính, giới tính, sự trung thành với tổ tiên, gia đình, một cơ cấu thường được xem là hình ảnh một dân tộc. Được đặt trong bối cảnh nước thèm thuồng nhìn về Việt Nam như một cựu thuộc địa, các tác phẩm đồ sộ của cô thường xuyên dùng những thuật ngữ phản bội văn hóa, phản bội dân tộc đối với những người Việt Nam mà cô gọi là lai căng đang sống ở Pháp.Chính nhờ hòa nhập sâu rộng vào văn học, triết lý và lịch sử Pháp mà Lê được các nhà phê bình Mỹ gọi sách của cô là những tác phẩm độc đáo về người Việt Nam sống li hương2. Trong một số bài chuyên ngành xuất bản ở Mỹ viết về Lê và người cùng thời với cô – Kim Lefèvre3.Ngoài giới học giả ở Mỹ, văn phong giàu tính văn học của Lê cũng thu hút khá đông độc giả Pháp. Trên các tờ báo nổi tiếng Le Monde, Le Figaro thường xuyên có đăng bài phỏng vấn Lê và bài nhận xét về các tác phẩm của Lê. Ngoài ra Lê còn ký hợp đồng với một trong những nhà xuất bản danh tiếng của Paris. Nhà xuất bản Christian Bourgois rất nổi tiếng trong việc chọn sách của các nhà văn Pháp và quốc tế để chứng thực và xuất bản4. Sự nổi tiếng của Lê trong giới học thuật Mỹ và với độc giả Pháp có thể được giải thích bởi những đề tài văn học chuyển di và thể loại phim trong những sáng tác của cô. Đối với số độc giả này, đề tài của Lê hoàn toàn hiện đại và “hậu hiện đại”, một chủ thể thiếu tính trung tâm, một văn phong rút gọn và một lối dùng chữ mơ hồ.Tuy nhiên sự nổi tiếng của Lê cũng nên được hiểu và đánh giá trong bối cảnh chính trị, xã hội và văn hóa của nước Pháp theo đó hiện nay nói chung người Pháp vẫn nhớ về Việt Nam như một “kỷ niệm buồn”5. Thất bại ở Điện Biên Phủ hồi giữa thế kỷ là biểu tượng của sự thiếu ý chí và cũng là một ước nguyện không thành của người Pháp. Trái với thất bại của người Pháp trong cuộc chiến đẫm máu và kéo dài với Algeria năm 1962 với chiến tranh sau đó với người Mỹ, nước Pháp cho rằng Việt Nam là nạn nhân của chủ nghĩa đế quốc nên đã có một quyết định chưa từng có trước đó là cho phép người tị nạn Đông Dương vào cự ngụ ở Pháp, một hành động được đông đảo công chúng tán thành6. Nhà phê bình văn hóa Nicola Cooper cho rằng nước Pháp, qua phim ảnh và các phương tiện thông tin gần đây, vẫn còn đau buồn về những mất mát ở Việt Nam. Các phim như Người tình (1992) của Jacques Annaud và Đông Dương (1992) của Régis

Page 6: Chan dung - Phe Binh tac pham cua Linda Le

Wargnier đã gợi lại những năm tháng vàng son của đế chế Pháp ở một thời điểm bản sắc dân tộc Pháp đang bị khủng hoảng – Ian Ang đã từng chẩn đoán về căn bệnh Châu Âu thể hiện trong nhan đề bài tiểu luận của cô “Vai trò thống trị của Châu Âu đang lung lay”.Suốt thời gian việc nhập cư vào Pháp và luật về quyền công dân trở nên khắt khe hơn7, đặc biệt đối với cộng đồng thiểu số người Maghrebi, những bộ phim Pháp về Đông Dương đã thực sự khơi dậy hình ảnh dễ bảo, sống chan hòa và biết ơn của người nhập cư Việt Nam8. Không thể nói đến người Pháp gốc Việt và dân nhập cư từ Đông Dương nói chung mà không đặt họ trong mối quan hệ với các cộng đồng hậu thuộc địa khác như người Bắc Phi. Về cơ bản người ta nói đến những lợi ích mà dân nhập cư Việt Nam mang đến cho nước Pháp do khả năng hòa nhập cao của họ. Không như người nhập cư Bắc Phi cứng đầu, người Việt có những phẩm chất tốt và dưới thời thuộc địa đã hình thành được một lực lượng lao động có qui củ.Đã nhiều năm nay qua phương tiện truyền thông người dân nhập cư Việt Nam được xem là chăm chỉ cần mẫn và điều này tỏ ra có lợi cho họ trong những cuộc tranh luận sôi nổi gần đây ở Pháp về vấn đề chủng tộc. Sự đồng hóa trong đó người ta đánh giá lại các cộng đồng thiểu số do khả năng họ tự hợp thành những tập thể khôn ngoan. Mặc dù cuối thế kỷ XIX đã có người Việt Nam định cư ở Pháp, số người Đông Dương đổ xô vào nước này sau 75 được xem là nguồn vốn xã hội vì họ mang theo kỹ năng kinh doanh khiến họ có vẻ ít sống nhờ vào hệ thống phúc lợi xã hội ở Pháp. Hơn nữa, là những người tìm chốn nương thân chính trị, họ đứng ngoài những cách gọi như “dân nhập cư” hay “người nước ngoài”, những từ ngữ mà theo cách nhìn của công chúng theo thứ tự hàm nghĩa tầng lớp lao động và những người nhạy cảm ưu tú9.Vì vậy, những nhà văn Pháp gốc Việt sáng tác trong hoàn cảnh lịch sử không bình thường – thời kỳ khung cảnh chính trị ở Pháp thay đổi toàn diện. Với nạn thất nghiệp gia tăng, thiếu chỗ ở, mức sống giảm sút, quan hệ giữa nước Pháp và các cộng đồng thiểu số đã trở nên xấu đi và được đánh dấu bằng nhiều sự kiện xảy ra gần đây. Thập niên 80 có những xung đột sắc tộc ở cả ngoại ô và thành phố; Sự trỗi dậy của Mặt trận dân tộc, nhóm cánh hữu do Jean-Marie Le Pen, một kẻ chủ trương bài ngoại cầm đầu, mong muốn của nước Pháp vực dậy tiềm lực chính trị trong nước và trở thành cường quốc ở phương Tây, tất cả đã đưa các vấn đề xung đột giai cấp và sắc tộc cũng như sự thống nhất dân tộc lên vị trí hàng đầu.Thêm nữa, gần đây Bộ Văn Hóa đã ban hành các chính sách nhằm quản lý trên phạm vi toàn quốc việc sản xuất sách báo và phim ảnh, đặc biệt vào giai đoạn cuối thế kỷ, như một phần trong nỗ lực xác định lại vị trí của mình là một lực lượng văn hóa10. Mối nguy hiện nay là vị trí toàn cầu và bản sắc dân tộc Pháp trong thế kỷ XXI đang phải đối mặt với cái gọi là sự thống trị của Mỹ về văn hóa và tình hình dân số đang thay đổi nhanh chóng. Cuối cùng, với vị trí đồng Euro gần đây được củng cố, nước Pháp đang đấu tranh bảo vệ bản sắc riêng và duy trì sự phát triển độc lập về kinh tế trong thời kỳ toàn cầu hóa.Suốt thời gian nổ ra những tranh luận sôi nổi trong công chúng về tình trạng nhập cư, bản sắc cộng đồng và thống nhất dân tộc. Linda Lê đã và đang tiếp tục cho ra đời những tác phẩm thể hiện sự từ chối bị đồng nhất về văn hóa. Cô nhấn mạnh sự ra đời của một thế hệ con cháu không bình thường do hậu quả của chế độ thực dân Pháp: Những con người lai căng về ngôn ngữ hiện sống ở mẫu quốc. Là một nhắc nhở có tính phê phán về những quan hệ thời thuộc địa giữa Việt Nam và Pháp trong tác phẩm của mình, sử dụng yếu tố giống làm ẩn dụ để kể về lịch sử hợp tác chính trị giữa hai nước. Trong các tác phẩm của mình Lê miêu tả việc sản phẩm văn chương của các cộng đồng thiểu số được sản xuất quá nhiều và việc các phương tiện thông tin và giới độc giả Pháp tiêu thụ nhiều các sản phẩm này.Trong khi các nhà phê bình khác nhìn thấy trong tác phẩm của Lê việc sống lưu vong như một con quái vật bị đè nén, đối với tôi điều dị thường chính là

Page 7: Chan dung - Phe Binh tac pham cua Linda Le

những khó khăn mà tác giả phải gánh chịu khi viết về một đề tài của người thiểu số ngay tại mẫu quốc. Tuy nhiên chính môi trường này giúp Lê dễ dàng được chú ý.Trong cuốn sách Những vấn đề về du lịch Caren Kaplan cho rằng trong khi người nhập cư thường được gắn với việc lao động, kiếm sống thì việc tìm hiểu hình ảnh về các nhà trí thức sống lưu vong tại các diễn đàn chuyển di là trung thành với các truyền thống tư duy đã có từ lâu ở phương Tây và cũng là trung thành với “huyền thoại hiện đại về quyền tác giả”, qua đó người ta coi “năng lực sáng tác để chuộc lỗi (được hiểu là lao động có chuyên môn) là mặc nhiên phải có mà không cần tìm hiểu điều kiện sáng tác thường chi phối công việc này”. Đồng thời có nhiều khả năng việc xây dựng đề tài tách đôi của Lê bị gián đoạn và những ẩn dụ về chuyển di và sống lưu vong mà các nhà lý thuyết, kể cả Lê, vận dụng cần được xem xét với thái độ phê phán, do vậy các diễn đàn đưa ra lý thuyết vị trí “du mục” được thể hiện bằng tính đặc quyền và chủ nghĩa một nhóm người ưu tú. Kaplan lý luận rằng “thuật ngữ chỉ việc sống li gián có thể đã biến đổi từ việc sống li hương theo quan niệm hiện đại sang lối sống hậu hiện đại từ nơi này sang nơi khác nhưng nhấn mạnh rằng việc chuyển di là lợi ích có tính thẩm mỹ hay có tính sống còn”.Vừa là nhà văn vừa là nhà phê bình của phương Tây, Linda Lê thực sự đã tạo dựng được một cuộc sống vật chất đầy đủ và những “lợi ích sống còn” do có được vị trí ưu ái trong làng văn chương Pháp. Đây là những lợi ích gắn liền việc cô được đón nhận nồng nhiệt như một nhà văn nữ thời hậu thuộc địa mới nổi ở Pháp11.Trong sáng tác và phê bình của mình, Lê đưa ra khái niệm sống lưu vong bằng những thuật ngữ thuần túy mang tính thẩm mỹ và tư tưởng: Đối với các nhà văn chuyển di, chính điểm xuất phát cội nguồn và phong cách viết gắn liền với các bi kịch hiện đại về cuộc sống lưu vong. Tuy nhiên, đây là cách giải thích có phần ưu ái cho cách suy nghĩ lãng mạn kiểu Châu Âu về các nhà văn sống lưu vong mà lờ đi vấn đề nguồn vốn tượng trưng tích lũy nhờ được nhìn nhận như thế ở phương Tây.Ở đây, tôi cũng muốn nhấn mạnh về một cách nhìn nhận đặc biệt về tính chủ thể chuyển di của người Việt Nam để làm rõ các hình ảnh chuyển động và xâm nhập hoạt động như thế nào trong các tác phẩm của Lê12. Vì mặc dù các hình thức ra đi và trở lại quê nhà khác nhau với mỗi nhà văn chuyển di, nhưng một hành trình tưởng tượng vào Việt Nam và một sự thông thạo địa lý đất nước này luôn được giả định trong các tác phẩm của cô cũng như của tác giả khác và làm biến dạng những cách hiểu của phương Tây về không gian, thời gian, du lịch, tính hiện đại và đi lại13. Vì vậy cách thức phê phán và những chiến lược tu từ của Lê làm nổi bật tình cảnh sống lưu vong và duy trì các cặp phạm trù trung tâm – ngoại vi, mẫu quốc – quê hương và không đề cập đến việc trao đổi lao động, hàng hóa và thông tin về những lãnh vực này vốn đã tồn tại từ những cuộc gặp gỡ đầu tiên thời thuộc địa. Thêm nữa, việc ưu tiên đề cập tâm lý nội tại đã nêu rõ những khác biệt trong ranh giới giữa tính chủ thể của người nhập cư, người sống lưu vong, người tị nạn và những giai đoạn lịch sử chính trị gắn liền với họ.Tuy nhiên, hơn thế nữa, việc tiếp nhận có phê phán những sáng tác của Lê tạo ra tính không thời gian và tính lưu động của lưu vong vì Lê thường đuợc miêu tả là nhà văn sống lang bạt và mất gốc, bị đặt ngoài nền văn hóa đương đại Pháp và sáng tác của cô phải thường xuyên được đọc thông qua thuyết phân tích tâm lý và thuyết phá vỡ cấu trúc (hiểu tác phẩm bằng nhiều cách khác nhau). Việc đọc có phê phán này làm nổi bật cách thức các giai đoạn lịch sử thuộc địa đã giúp hình thành thể loại truyện kể của cô như thế nào nhưng lại bỏ qua hình thái chính trị giai cấp và chủng tộc trong văn hóa Pháp ở thời điểm hiện nay. Điều này đã tác động đến việc chọn đề tài của Lê và cách thức giới độc giả phương Tây đón nhận cô. Ngược lại với quan điểm trên, tôi cho là cần tiến hành phân tích tác phẩm của các nhà văn chuyển di trong bối cảnh hậu thuộc địa, tức trong bối cảnh của nền kinh tế chính trị nước Pháp.

Page 8: Chan dung - Phe Binh tac pham cua Linda Le

Mục tiêu của bài viết này là xác định vị trí những sáng tác của Lê trong nền văn hóa, chính trị và chủng tộc của Pháp bị phân hóa sâu sắc. Tập trung vào vấn đề bội phản trong văn hoa và ngôn ngữ, tôi muốn nhấn mạnh các nhà phê bình nên có thói quen đi xa hơn những chuyện kể về những ước vọng về thuộc địa hay tinh thần để hiểu được những người Việt sống xa xứ, cũng nên gắn người đọc với những vấn đề vật chất thiết yếu và những vấn đề rộng lớn hơn liên quan đến việc tiêu thụ và sáng tác văn học trong cộng đồng người thiểu số ở phương Tây, một hoạt động đã xác định cách thức qua đó người ta hiểu về Việt Nam. Để đáp lại cách hiểu Việt Nam là một đất nước chiến tranh, những người Việt Nam làm công tác văn hóa ở Pháp thường xuyên phản ứng, kể lại và đôi khi đòi trả lại hình ảnh Việt Nam đã có trong tâm tưởng người phương Tây. Thực ra, đối với giới phê bình, độc giả và khán giả, việc làm này không cho phép các tác phẩm thoát ra khỏi chức năng hoán dụ và bắt chước.Trong trường hợp của Lê, tiểu thuyết của cô đề cập đến lịch sử thuộc địa đã gắn chặt hai nước Pháp – Việt lại với nhau, nhưng cô cũng chú ý đến việc làm thế nào những nhà văn thiểu số dung hòa giữa những gì họ cho là trung thành với trí tưởng tượng của người cầm bút và những yêu cầu thương mại đối với họ tại mẫu quốc. Khó khăn lớn nhất của Lê là viết bằng tiếng Pháp trong môi trường Pháp – Việt ở Paris cho đối tượng độc giả chủ yếu là người Pháp. Tiếp đến là việc viết bằng tiếng Pháp sẽ làm nổi bật quá trình nhập cư và quá trình học tập đầy ưu ái của cô ở nước Pháp. Trong những tác phẩm gần đây nhất của Lê, Sự vu cáo (1993), Tiếng nói: Cơn khủng hoảng (1998) và Một bức thư chết (1999), Lê đặc biệt tập trung vào khái niệm phản bội ngôn ngữ và những hậu quả của nó đối với chủ thể sau thời thuộc địa ở Pháp. Với một hành động nước đôi nhằm khẳng định tính chính đáng của mình bên trong một nền văn hóa “cao”, tuy nhiên coi sự không chính đáng về văn hóa của mình là kẻ phản bội. Lê liều lĩnh đưa ra cách viết độc đáo vạch trần sự phản bội của “cộng đồng thiểu sổ mẫu mực” người Việt Nam ở mẫu quốc.Vấn đề ngôn ngữ và trình độ học vấn cũng được đề cập trong những phần sau như những đề tài qua đó Lê chất vấn lòng trung thành bị sẽ chia của mình.Cảnh sống lưu vong và sự vượt quá giới hạn: đọc Linda Lê trong và ngoài giới văn chươngBài phê bình về Linda Lê không nhiều nhưng quan trọng vì chúng cho thấy những cách thức qua đó giới văn chương đánh giá sách của cô. Thật đáng ngạc nhiên là tất cả các nhà phê bình đều đọc sách của Lê thông qua lăng kính phân tích tâm lý hay coi chúng như một biểu hiện của khuynh hướng hậu hiện đại trong văn chương14. Nhóm các nhà phê bình chuyên nghiên cứu văn học Pháp – Việt sắp xếp các tác phẩm văn học theo trình tự chủ đề từ thời thuộc địa đến hiện đại. Như các học giả về văn học Việt Nam bằng Pháp ngữ nhận định, suốt thời kỳ thuộc địa các nhà văn Việt Nam chủ yếu đề cập đề tài xung đột văn hóa15 mà tính hai mặt của nó bị gián đoạn trong những tác phẩm đương đại hơn của Lê và của những người khác. Các nhà phê bình lý luận rằng một khi dòng văn học này tiến dần đến quá trình tự chia nhỏ ra, các tác phẩm gần đây hơn sẽ đạt đến giai đoạn ở đó đề tài xung đột văn hóa được thay thế bằng các hình thức chuyển di. Ví dụ nói đến tiểu thuyết của Lê, Sharon Lim-Hing viết rằng “thể loại tự truyện lãng mạn phổ biến trong văn học Việt Nam thời kỳ đầu thuộc địa nay đạt độ chín muồi để phát triển thành tiểu thuyết được độc giả thưởng thức và phân tích”.Những tuyên bố như thế này, cho rằng Lê là đỉnh cao của văn học Pháp – Việt đang gây nhiều phiền toái trong ngụ ý. Cả việc đánh giá quá mức lẫn việc không đặt tác phẩm của Lê trong bối cảnh đều làm giảm giá trị của những chiến lược mang tính chủ đề và tường thuật trong những tác phẩm trước của Lê. Điều đó cũng hình thành một thứ bậc giữa những tác phẩm viết về các vấn đề riêng của người thiểu số và những tác phẩm nêu được đưa vào nền văn học Pháp16. Như nhà phê bình văn học Jack Yeager nhận xét trong đợt khảo sát đầu tiên văn học Việt Nam viết bằng tiếng Pháp, có nhiều kiểu hợp tác văn học đánh dấu giai đoạn đầu của văn học, những hợp tác

Page 9: Chan dung - Phe Binh tac pham cua Linda Le

này có vai trò như lời nhắc về những vấn đề còn tồn tại về quyền tác giả, về độc giả và vì vậy rất cần chú ý17.Mặc dù mang tính lịch sử và đột phá suy cho cùng, những phân tích tiểu thuyết dài trong văn học Pháp – Việt của Yeager là chưa thỏa đáng vì thiếu sự xem xét các mối quan hệ bất tương xứng về quyền lực tồn tại ở các thuộc địa. Cách phân tích như thế, đặc biệt cách nhìn vào những quan hệ trái ngược nhau về cảm xúc giữa những kẻ thực dân và người Việt Nam thuộc nhiều thành phần kinh tế khác nhau18, là cần thiết cho việc xác định vị trí của nhà văn và bối cảnh lịch sử trong đó có họ. Cách giải thích của Yeager về những hợp tác trong văn học giả định mối quan hệ bình đẳng về quyền lực và tập trung vào tính chất giáo huấn của các tác phẩm và sự thỏa hiệp với nhau giữa những người hợp tác. Tính luân lý trong những tác phẩm này được xem là sự trộn lẫn giữa truyền thống Khổng Tử và tính mệnh lệnh của chủ nghĩa thực dân nhằm dạy cho người bản xứ về thân phận của họ trong trật tự của chế độ thực dân. So với những nhà văn Pháp gốc Việt mới nổi gần đây, những nhà văn trước kia viết theo kiểu truyền bá văn hóa và tự sự cho đối tượng người đọc chủ yếu là người Pháp có vẻ bị lịch sử khống chế nhiều hơn (Yeager).Đưa nền văn học Pháp – Việt vào sơ đồ tịnh tiến theo thời gian cũng là cách bỏ qua các điều kiện chính trị xã hội của nước Pháp ngày nay đã đóng vai trò trung gian hòa giải cho việc các nhà văn hậu thuộc địa sáng tác và được tiếp nhận như thế nào. Tính lưỡng cực Đông – Tây được tìm thấy trong các tác phẩm thời kỳ đầu bằng tiếng Pháp được các nhà phê bình củng cố thêm vì họ đã hạ thấp vai trò biểu hiện cái tôi như một chủ thể dưới thời thực dân19. Trong khi Yeager cho rằng sự thực những nền văn học như thế là lai căng và chỉ đóng vai trò như “những phản ứng bị chính trị hóa về mặt văn học đối với chế độ thực dân Pháp”, thì những tác giả viết dưới thời thực dân trước hết được hiểu là bị bộ máy thực dân chất vấn.Trong khi những tác phẩm của họ vốn mâu thuẫn về tư tưởng thì Lê viết ngược lại, khiến cho tác phẩm của cô thực chất mang tính chính trị. Trong chuyên đề của mình về Linda Lê, Yeager viết “Các nhà văn Việt Nam thuộc thế hệ trước viết bằng tiếng Pháp đã kín đáo bày tỏ hy vọng hòa nhập, còn tiểu thuyết của Lê thể hiện mong muốn đứng ngoài lề “. Đây là lý do tại sao việc viết bằng tiếng Pháp trong thời thuộc địa trở thành mối quan tâm đối với các nhà phê bình ngày nay như Yeager và một số khác20.Được đặt tương phản với những tác phẩm thời kỳ đầu thuộc địa, tác phẩm đương đại của Lê bị tướt bỏ bối cảnh xã hội từ đó nó được viết ra. Việc các tác phẩm thời kỳ đầu bị giảm giá trị do dễ tiếp cận làm ta nhớ tới những bài phê bình xung quanh các tiểu thuyết tự sự có đồng tác giả của Lê Ly Hayslip Khi Trời và Đất hoán đổi vị trí (1989) và Đứa bé của chiến tranh, người phụ nữ của hòa bình (1993).Trong giới hàn lâm, sự đậm đặc của một tác phẩm văn học thường gắn liền một thể loại văn học độc đáo và đó là một trong những lý do cho các tác phẩm hàng đầu của người Việt Nam chuyển di được giới hàn lâm ở Mỹ ưu ái. Thói quen hiểu các tác phẩm của Lê bằng lối phân tích Lacanian là thích hợp bởi chính chúng cho phép ta xem xét kỹ các chủ thể bị phân ly, một môtip thường thấy trong tiểu thuyết của cô. Phương pháp phân tích tâm lý có thể là một công cụ có ích để phân tích tác phẩm của Lê và các tác phẩm khác đề cập cuộc sống lưu vong, nỗi nhớ quê hương và khát vọng nhưng nó chỉ được như thế nếu lịch sử của nó hình thành trong giới hàn lâm Pháp21, nơi đã nuôi dưỡng động lực sáng tác ban đầu của Lê.Cách viết có ý thức cao của Lê phản ánh việc học tập văn học của chính cô và cho thấy sự đầu tư của cô vào nền văn chương Pháp.Tuy nhiên dù thuộc thể loại tự sự hay tiểu thuyết, những tác phẩm được nhìn nhận theo kiểu này thể hiện bối cảnh chính trị xã hội và lịch sử từ đó chúng được thai nghén và sinh ra. Cụ thể hơn tôi muốn nhấn mạnh vai trò của các nhà văn nữ trong các tổ chức hàn lâm và văn học ở Pháp như một cách để làm bộc lộ những vấn đề liên quan đến công việc sáng tác của các cộng đồng thiểu số và việc tiêu thụ các sản phẩm của họ trong giới độc giả thuộc dòng chính lẫn hàn lâm ở

Page 10: Chan dung - Phe Binh tac pham cua Linda Le

Mỹ. Do đa số các tác phẩm của các nhà văn thiểu số xuất bản ở Pháp được xếp vào dòng văn học Francophone, Linda Lê phản ứng lại bằng cách viết bài phê bình chống việc thực dụng hóa sự khác biệt giới tính và tính sắc tộc, đặc biệt khi điều kiện dành cho giới sáng tác nữ thiểu số ở Pháp tiếp tục bất cập22. Tuy nhiên cần phải nghiên cứu khía cạnh này trong tác phẩm của cô.Mặc dù đã có nhiều thay đổi to lớn trong việc đánh giá tiểu thuyết của các nhà văn nữ Pháp, Resa Dudovitz cho rằng giá trị văn học của những tác phẩm này vẫn còn bị giới văn chương và giới hàn lâm xem nhẹ do có “sự phân biệt khắt khe giữa văn hóa cao – thấp và gánh nặng lịch sử của nền văn hóa Pháp nói chung”. Trong môi trường văn hóa này, hiện tượng thương mại hóa chẳng qua là để thỏa mãn dục vọng và nguyên nhân của việc trục lợi chính vì thiếu tính giá trị văn học. Hơn nữa, những nghiên cứu nghiêm túc các nhà văn nữ Pháp đã phản ánh được hệ thống đánh giá này.Như Winifred Woodhull giải thích, việc tiếp nhận văn học Francophone cũng nảy sinh những vấn đề tương tự, một phần do cách người ta phân loại các thuật ngữ “Francophone” và “hậu thuộc địa” nhằm hợp nhất các nhà văn thuộc nhiều nguồn chủng tộc và các mối liên kết chính trị khác nhau. Trong bài viết “Người thiểu số trên biên giới Pháp”, Winifred bàn về sự hợp tác văn học giữa một phụ nữ người Beur và một đồng tác giả người Pháp để cho thấy rằng vấn đề quyền lực và đặc quyền ngày nay vẫn còn tồn tại trong việc đánh giá những tác phẩm của người nhập cư ở Pháp.“Để có tiếng nói trong dòng văn học chính thống của Pháp; để được thấy mình là một thành viên có năng lực trong nền văn học ấy Benaissa phải chống lại tình trạng một bên là Pháp, một bên là Algeria trong bản sắc của cô. Điều này khiến cô phải có tính cách hoặc của một người Pháp hoặc của một người Algeri và coi thường những ai không thuộc bến nào để phải rơi vào vùng đất không người đầy tuyệt vọng đưa đến điên dại” (Winifred 34)Hơn nữa Woodhull khẳng định rằng việc chống lại một bản sắc nước đôi một bên là Pháp, một bên là Beur là đề tài phổ biến trong nhiều tác phẩm của người nhập cư viết bằng tiếng Pháp và đề tài này đã được đưa vào các diễn đàn về văn hóa và chính trị hiện nay. Ví dụ, được khơi dậy từ dịp kỷ niệm 200 năm cách mạng Pháp 1989, các văn bản của chính phủ Pháp gần đây đã chú trọng vấn đề hòa nhập, đặc biệt nhấn mạnh đối tượng cùng gốc Bắc Phi để đánh giá lại khả năng hòa nhập của họ. Như thế tình trạng bản sắc đôi vẫn còn là đề tài then chốt đối với các nhà văn nhập cư ở Pháp. Woodhull kêu gọi việc đọc tác phẩm của họ phải xét đến khía cạnh của chủ nghĩa thực dân mà hiện nay vẫn ám ảnh những trang viết của họ.Là những tư liệu về dân tộc học hay những biểu trưng của dòng văn học lưu vong, những sáng tác của người nhập cư vừa được ưu ái vừa phải lệ thuộc vào các chuẩn mực về văn học, chính trị và nghệ thuật của Châu Âu. Việc định nghĩa văn học và giá trị văn học chiếm vị trí trung tâm của cuộc tranh cãi này. “Ở Pháp ngày nay, tính văn học được xem là không thể thiếu trong các diễn đàn chính trị và tập quán xã hội. Mối quan tâm này thường khiến độc giả bỏ qua những khía cạnh không mang tính thiết yếu trong sáng tác của Beur” (Woodhull 45). Trong bối cảnh tương tự nhà phê bình Mỹ Manthia Diawara chỉ trích giới văn học Pháp không quan tâm tình trạng quá tải của dòng văn học Francophone, đồng thời ông đề nghị thành lập những vị trí then chốt trong cộng đồng thiểu số liên quan đến lãnh vực sản xuất – các nhà giáo dục, phê bình, chủ bút.Do các tác phẩm ban đầu góp phần hình thành nên nhà nước Cộng Hòa vinh quang, nước Pháp coi mình là một dân tộc keo sơn. Do vậy thay vì tạo nên một dân tộc vĩnh viễn (như trường hợp Hoa Kỳ) người ta muốn các sắc dân nhập cư ghép mình vào thể chế Pháp (Horowitz 5). Phản ảnh quan điểm này, đối với giới xuất bản Pháp, các yếu tố tạo nên văn học “tốt” bằng tiếng Pháp không lệ thuộc vào nền tảng chính trị của tính chất thiểu số, giống khuynh hướng giới tính hay giai cấp mà phải có “ý tưởng nào đó về nước Pháp”. Ngược lại ở Mỹ trong việc tiếp thị, xuất bản

Page 11: Chan dung - Phe Binh tac pham cua Linda Le

và phát hành các sản phẩm văn học của các cộng đồng thiểu số, các nhà nghiên cứu và các nhà hoạt động, những người đầu tư vào dòng văn học thiểu số và khuyến khích duy trì bản sắc đôi, thường đề cao, đưa vào danh sách chính thức các tác phẩm văn học của họ. Những tác phẩm này cũng được đưa vào chương trình giảng dạy các trường và được giới thiệu   trong giới văn học. Hơn nữa, góp phần củng cố nhu cầu phát triển các thể loại văn học riêng biệt. Do vậy việc kinh doanh các sáng tác của cộng đồng thiểu số nở rộ với ý nghĩa nước Mỹ là một dân tộc nhập cư, được tạo nên bởi những ai tích cực tham gia vào việc hình thành nền văn hóa dân tộc.Từ khi nước Pháp đưa ra khái niệm văn hóa và văn chương “cao” cho đối tượng độc giả ưu tú, lãnh vực sản xuất văn chương phát triển theo chiều hướng khác và thu hút nhiều người tham gia hoạt động theo từng nhóm: các nhà xuất bản lớn nhỏ, các nhà điểm sách cho các báo như Le Monde, Le Figaro, các câu lạc bộ sách như France – Loisir cũng như giới nghiên cứu ở các trường đại học. Một số tác phẩm được đánh giá cao và được tuyên dương tại các liên hoan và các cuộc thi sách được tổ chức chu đáo với nhiều giải thưởng đôi khi được các nhà xuất bản tài trợ23. Trong bối cảnh này, William Cloonan cho rằng các thành phần khác nhau nên hợp tác nhằm tạo ra những thay đổi về thái độ đối với nền văn học Pháp. Ví dụ “Giới nghiên cứu và giới xuất bản nên sáng lập các trường phái (hay các trào lưu văn học). Các nhà nghiên cứu nên có sự phân chia rạch ròi dòng lịch sử văn học và nêu cụ thể những điểm cần chú trọng để mọi người viết bài cho các nhà xuất bản và cho các mục đích tiếp thị. Các trường phái cũng nên tạo cho mình uy tín để khơi dậy hứng thú văn học ở các trường đại học và báo giới và nói ngắn gọn là làm cho nền tiểu thuyết Pháp nổi bật nhất ở Châu Âu” (Cloonan, 2000, 28)Mặc dù đã tạo được sự quan tâm để có những tác phẩm lớn, nhu cầu để có sách dịch vẫn còn cao ở Pháp và ảnh hưởng của tiếng Anh được coi là mối nguy xâm phạm tính đồng nhất của nền văn hóa Pháp, gây lo ngại, chẳng hạn, về việc thiếu các cây bút lớn ở Pháp để đại diện nước Pháp trên văn đàn thế giới vào cuối thiên niên kỷ (Cloonan 2000, 51). Nhằm đối phó với chính sách đế quốc, về văn hóa của Mỹ, nhiều nhà xuất bản Pháp chỉ tập trung xuất bản những sản phẩm văn học thuần túy Pháp, những ấn phẩm gắn liền với một cơ sở xuất bản nhất định sẽ tạo ra một nền văn học dân tộc. Kết quả là đối với những cơ sở đứng ngoài dòng văn học dân tộc này, cơ hội xuất bản và lợi ích vật chất dành cho các nhà văn thuộc cộng đồng thiểu số tương đối ít.Sylvie Blum-Reid nhận xét: “Một số nhà xuất bản ở phương Tây chỉ chuyên xuất bản những sáng tác về vùng Viễn Đông”. Tuy nhiên tác phẩm của các nhà văn thiểu số ở Pháp bị gạt ra ngoài lề và được rất ít cơ sở xuất bản như Actes Sudes & Eùditions de l’Aube nhận ấn hành. Là một người Mỹ gốc Triều Tiên ở Pháp thường bị nhầm là người Nhật hay Việt Nam Julie Suk nhận xét “Nơi có thể tìm được sách Pháp do người Châu Á sống ở Pháp viết là các khu vực “Cực Đông” tại các tiệm sách ở Paris”. Một điều phiền phức nữa là làm thế nào để có các bản dịch các tác phẩm của người Châu Á bằng tiếng Pháp thuộc cùng loại để đáp ứng cho từng thị trường riêng trong đó có các nhà văn nổi tiếng có tác phẩm như nhà văn Nhật Mishima hay nhà văn Việt Nam bất đồng chính kiến Dương Thu Hương, trở thành biểu trưng của các nước Châu Á và được dịch nhanh chóng hơn.Trong một thị trường có tính cạnh tranh cao bị hầu hết những người xuất bản nam giới da trắng kiểm soát, các nhà văn thiểu số thường phải cạnh tranh để có được chỗ đứng trong văn đàn bằng cách bám theo các chuẩn mực văn học. Đáng chú ý nhất là người ta thường tránh né đề cập tới cái chủ nghĩa khốn khổ. Chủ nghĩa khốn khổ được định nghĩa là “cách viết nặng về tình cảm, lên án sự nghèo khổ và áp bức” (Woodhull 48). Các nhà văn thiểu số lảng tránh sự ướt át trong tình cảm này như một cách để khỏi bị mang danh là nhà văn thuộc một cộng đồng thiểu số nào đó vì không muốn công chúng biết gì về bản sắc và dân tộc của mình. Chủ nghĩa cộng đồng, hay

Page 12: Chan dung - Phe Binh tac pham cua Linda Le

những gì có thể mệnh danh là chủ nghĩa cộng đồng ở Mỹ đều được coi là mối đe dọa đối với một nước Pháp thống nhất24.“Trong diễn đàn chính trị thực chất không có đối thủ từ những năm 80, “chủ nghĩa đa văn hoá” và thuật ngữ liên quan như “sự dị biệt”, các cộng đồng và các nhóm sắc tộc được xem là nguy cơ làm xã hội Pháp rơi vào các cuộc chiến tranh bộ tộc” (Blatt 46). Thực ra địa hình “văn hóa” ở các diễn đàn chính trị ở Pháp đã bị quyền của người Pháp tái chiếm, ở đó những khác biệt về tôn giáo, văn hóa và sắc tộc không thể xóa bỏ hay che lấp được. Như Étienne Balibar giải thích, những cố gắng hiện nay nhằm khẳng định sự hiện diện những dị biệt văn hóa đã hình thành một thứ “tân chủ nghĩa chủng tộc” không dựa trên các đặc điểm sinh học nhưng là chủ nghĩa Không mặc nhận sự vượt trội của một nhóm người hay một dân tộc nào mà chỉ thừa nhận sự nguy hại của việc xóa nhòa các biên giới, sự bất tương hợp của các lối sống và truyền thống”.Trong bối cảnh tiểu thuyết của các nhà văn nữ Pháp và của các cộng đồng thiểu số bị gạt ra ngoài lề ở Pháp, việc tập trung vào bản chất phản bội của Lê đã làm cho tác phẩm của cô phần nào được chú ý và giúp cô tận dụng được vị trí ngoài lề của một người Pháp gốc Việt trong nền văn hóa Pháp. Tác phẩm của cô đã được khen ngợi nhiều ở cả hai bờ Đại tây dương, nhưng lại bị xem nhẹ trong giới hàn lâm Pháp, nơi dòng văn học Francophone chỉ chú trọng những sáng tác của các dân tộc thuộc địa trước kia ở Bắc Phi và vùng Caribê. Hơn nữa, bên trong hệ thống các trường đại học số học giả về văn học Francophone rất ít, do đó động lực để có nhiều “thành phần tiêu biểu” hơn ở mức độ đại học không mạnh bằng ở Mỹ25.Tuy nhiên độc giả Pháp luôn tỏ ra hâm mộ tiểu thuyết của Lê nhờ bút pháp giàu tính văn học và đề tài độc đáo lồng trong các câu chuyện kể.Ngoài ra, tác phẩm của Lê luôn cho thấy một mặt cô ý thức cái đẹp của chủ nghĩa khốn khổ, mặt khác cô quyết định không theo lối viết mềm yếu như thế. Cô chỉ trích cả ý định lẫn những ai áp dụng lối viết đó. Mặc dù giới phê bình nghiên cứu sâu hình ảnh dị thường như một biểu trưng của chế độ thực dân trong các tác phẩm của Lê, con quái vật đó, theo tôi, cũng là gánh nặng chung cho tất cả các nhà văn trong cộng đồng thiểu số ở Pháp. Liên quan đến việc tiêu thụ những sáng tác theo kiểu “khốn khổ “, Lê tự cho mình là dị thường vì một lý do khác. Khả năng bán lịch sử cá nhân mình cho thương mại là nỗi sợ thể hiện rõ trong các sáng tác của Lê vì vậy việc trình bày câu chuyện một người tị nạn một cách lâm li tạo mối lo chính trong những sáng tác này.Ở Mỹ, tác phẩm của Lê được đánh giá cao trong giới học giả và văn chương.Nguyên nhân một phần do lý thuyết và dòng văn học hậu thuộc địa cộng với sự chú trọng các sáng tác của nữ tác giả trong thế giới thứ ba gần đây đã được sự ủng hộ mạnh mẽ trong giới học giả Mỹ. Hơn nữa, những người viết nhận xét về Lê, được trích dẫn trong phần đầu của chương này, đang tìm cách đẩy mạnh và chính thức hóa việc nghiên cứu dòng văn học và điện ảnh chuyển di của người Việt Nam thông qua việc sử dụng lý thuyết “cao” để đáp lại lời kêu gọi tổ chức các diễn đàn liên ngành trong giới hàn lâm. Kết quả là, người ta chú trọng nhiều đến các khía cạnh chính của các tác phẩm văn học và điện ảnh của các nhà hoạt động văn hóa hậu thuộc địa. Kiểu phân tích này, trong khi có thể áp dụng cho bút pháp của Lê, lại không chú trọng việc minh họa một cách tổng thể các sản phẩm văn hóa được hình thành như thế nào bằng những cách thức giúp người Việt Nam nói chung và người Việt Nam chuyển di hiểu được và xác định vị trí của họ trong lòng phương Tây. Hậu quả dai dẳng từ các cuộc chiến tranh ở Việt Nam là một ý thức chuyển di không chỉ được hiểu về mặt tâm lý và địa lý mà còn theo cách trong đó bản thân người chuyển di nhìn thấy chính hình ảnh họ trên các phương tiện thông tin ở phương Tây.Bài viết này nêu những thiếu sót trong việc đánh giá tác phẩm của Lê cũng như của những người cùng thời với cô bằng cách chỉ ra rằng hoàn cảnh lịch sử chi phối và tiếp tục làm công cụ hòa

Page 13: Chan dung - Phe Binh tac pham cua Linda Le

giải trong sáng tác của họ. Việc tiếp nhận người tị nạn Việt Nam vào Pháp trong thời thuộc địa và sau sự kiện Điện Biên Phủ chắc chắn đã hình thành cách thức qua đó các sản phẩm văn hóa hiện nay của người Việt Nam sống ở Pháp được tạo ra và đón nhận. Xem xét sáng tác của người Việt Nam chuyển di và những cuộc đối thoại của họ với những nhà chính trị về chủng tộc hiện nay ở Pháp có ý nghĩa quyết định trong việc phân tích những quan tâm về thẩm mỹ và chủ đề của các nhà văn này. Người làm công tác xuất bản và phát hành văn học phải có sự hiểu biết sâu rộng về công nghiệp văn hóa Pháp và cần có những nghiên cứu nghiêm túc về cái gọi là dòng văn học “Francophone”, một cái tên rất chung chung làm nảy sinh nhiều vấn đề. Việc tiếp nhận văn học Francophone có nhiều mức độ và điều đó phản ánh tình hình sản xuất văn học ở Pháp cũng như cách thức qua đó các tác phẩm văn học được ký hiệu hóa bởi giới học giả và giới xuất bản.Đặng Phương chuyển ngữChú thích:(1) Tôi mang đất nước tôi trong tim như một chàng trai mang chiếc bào thai đôi. Đây là sự kết nối dị thường. Sự kết nối với quê hương mình và vì vậy bào thai này phải được che đậy, bị bóp nghẹt, được công nhận và đồng thời bị từ chối. Ta mang nó như mang một đứa trẻ đã chết. Sự kết nối dị thường này đặt trong tôi trong mối liên quan với một đất nước khác, đúng hơn là một dòng văn học ra đời trong nỗi ám ảnh của một vết nhơ, một sự dị dạng mang hai bộ mặt. Sinh vật dị dạng này sẽ chết và sẽ đóng vai trò của một thẩm phán câm lặng (Bản dịch của chính tôi). Trích từ cuốn sách của Lê “Bạn sẽ viết về hạnh phúc” (Paris: Hiệp Hội Đại Học Pháp ấn hành, 1999). Qua khảo sát của Derridean, Martine Delvaux cũng dùng đoạn trích này để bàn về những ước vọng của Lê được trở về nguồn cội của mình. Tôi cho là bài viết của Delvaux sâu sắc và cũng đã tìm hiểu vì sao hầu hết dòng văn học chuyển di của người Việt đều đặt vấn đề trở về cội nguồn, là do bị thôi thúc bởi phong tục ở Việt Nam người mẹ chôn nhau con mình trong đất với mong muốn dù lưu lạc nơi đâu chúng cũng nhớ trở về quê hương; đồng thời tôi cũng đang cố gắng đọc tác phẩm của Lê theo hướng ngược lại kiểu phân tích hậu hiện đại đang được nhiều người ủng hộ, nhằm nêu bật tầm quan trọng của cách gắn việc viết và đọc dòng văn học phi phương Tây với các điều kiện về chính trị, xã hội.(2) Như một nhà phê bình nhận xét, kỹ thuật viết văn và những sáng tác mang tính triết lý của Lê đã đạt đỉnh cao của dòng văn học Pháp gốc Việt. Xem Sharon Julie Lim-Hing, “Tiểu thuyết Việt Nam bằng tiếng Pháp: Lại viết về cái Tôi, Giới tính và Dân tộc”, luận án đại học Harvard, tháng 9/1993. Tôi hoàn toàn không tán thành cách nhìn nhận theo hướng này với những lý do đã được nêu. Tôi nhận thấy cả luận văn của Lim-Hing lẫn tác phẩm mang tính chính thống hơn của Jack Yeager đều không ổn vì họ xếp những tác phẩm Francophone củaViệt Nam theo chủ nghĩa mục đích, từ những vấn đề về bản sắc văn hóa đến những vấn đề phức tạp có tính đương đại hơn về ngôn ngữ và bản sắc. Xem Jack Yeager “Tiểu thuyết Việt Nam bằng tiếng Pháp: Lời đáp văn học cho chủ nghĩa thực dân” (Hanover và London: Đại học New England ấn hành năm 1987)(3) Cũng như Lê, Kim Lefèvre là nhà văn Pháp gốc Việt, sống và làm việc tại Paris.Kim cũng viết về đề tài sự lai căng (métissage) trong hai tác phẩm tự thuật “Trở về vào mùa mưa” (1990) và “Kẻ da trắng lai” (1989). Đề cập đến bản sắc, tôn giáo và ngôn ngữ, tác phẩm của Lefèvre cũng được đón nhận nồng nhiệt ở Mỹ và Pháp nhưng không bằng Lê. Cô được phỏng vấn trong chương trình văn hóa phổ thông “Trò chuyện trực tiếp” với Bernard Pivot và là chủ đề của một số bài phê bình của Jack Yeager và một số học giả khác trong lĩnh vực văn học đương đại Việt Nam bằng tiếng Pháp. Về những tác phẩm của Linda Lê, xem Michèle Bacholle – Boskovic, “Gánh nặng của người phụ nữ lưu vong: Hình ảnh người cha trong các tác phẩm của Lan Cao và Linda Lê”. Sách hay cần đọc: Tạp chí các công trình nghiên cứu của Pháp thế kỷ 20/ đương

Page 14: Chan dung - Phe Binh tac pham cua Linda Le

đại 6.2(2002); Sylvie Blum-Reid, Các cuộc gặp gỡ Đông-Tây: Điện ảnh và văn học Pháp –Á (London và New York: Cơ sở ấn hành Wall flower, 2003), Jana Evans Braziel, “Du mục, chuyển di và sự mất gốc trong các dòng văn học di dân đương thời”, luận án, đại học Massachusetts Amherst; 2000 Martine Delvaux, “Linda Lê và sự thay thế cội nguồn”, Các câu chuyện kể về di dân ở nước Pháp đương đại. Susan Ireland & Patrice J. Proulx Westport, Connecticut: cơ sở ấn hành Greenwood, 2001); Nancy Marion Kelly, “Mối liên kết Sài Gòn – Paris: Marguerite Duras & Linda Lê: Cuộc sống lưu vong và chủ nghĩa thực dân”, Luận án tiến sĩ, Đại học Boston, 2003; Nathalie Huỳnh Châu Nguyên, Những tiếng nói của người Việt: Giới tính và bản sắc văn hóa trong tiểu thuyết Francophone của người Việt Nam Dekalb: Đại học Bắc Illinois, 2003); & Jack Yeager, “Văn hóa, quyền công dân, Dân tộc: Những truyện kể của Linda Lê”, Các dòng văn hoá hậu thuộc địa ở Pháp. Alec Hargreaves & Mark McKinney (London & New York: Routledge, 1997).Để có bài phê bình về Kim Lefèvre, xem Ching Selao, “Dòng máu hoen ố: Về tính không thuần khiết trong “Kẻ da trắng lai căng” & “Trở về vào mùa mưa” của Kim Lefèvre, Những chuyện kể về người di dân ở nước Pháp đương đại. Susan Ireland & Patrice J. Proulx Westport, Connecticut: Greenwood Press, 2001), Jack Yeager, “Xóa nhòa những ngăn cách trong dòng tiểu thuyết Việt Nam bằng tiếng Pháp: Kim Lefèvre, “Kẻ da trắng lai căng”, Những đề tài hậu thuộc địa: Những nhà văn nữ Francophone. Mary Jean Green, Karen Gould, Micheline Rice-Maximin, Keith Walker & Jack Yeager (Minneapolis: Đại học Minnesota ấn hành 1996); Jack Yeager, “Kim Lefèvre “Trở về vào mùa mưa: Tìm lại những khung cảnh tuổi thơ” Người sáng tạo tinh thần 322″ (Hè 1993); và Karl Ashoka Britto, Mất phương hướng: Pháp, Việt Nam & những ý kiến trái ngược về tính văn hóa chung giữa các dân tộc Hồng Kông: Đại học Hồng Kông ấn hành 2004).(4) Trên trang web của mình, nhà xuất bản Christian Bourgeois đưa ra tiểu sử những người được xuất bản và tác phẩm của họ. Hầu hết là những tác phẩm văn học cũng như những bài phê bình của các lý thuyết gia như Hannah Arendt. Bản tóm tắt của nhà xuất bản cũng cho thấy có bản dịch một số tác phẩm văn học của một số tác giả đương đại nổi tiếng, như nhà văn Mỹ William Vollman, nhà văn Anh gốc Ấn Độ Hanif Kureishi.(5) Panivong Norindr đưa ra lời tranh luận này một cách rất thuyết phục trong cuốn sách của ông “Bóng hình Đông Dương: Hệ tư tưởng thuộc địa Pháp trong kiến trúc, Điện ảnh & Văn học” (Durham: Đại học Duke ấn hành 1994). Trong cuốn này ông chất vấn việc dùng Việt Nam như một hình ảnh hoài vọng và như một khúc nhạc buồn thời thuộc địa trong các phim “Người tình, Đông Dương & Điện Biên Phủ”, ba phim ra mắt cùng năm và là trong số các phim tốn kém nhất trong lịch sử điện ảnh Pháp. Cũng xem thêm “Những khúc nhạc buồn hoài vọng về thời thuộc địa bằng phim ảnh: Đông Dương trong nền điện ảnh đương đại Pháp”, Điện ảnh, chủ nghĩa thực dân & hậu thực dân. Dina Sherzer (Austin: Đại học Texas ấn hành 1996).(6) Điều này được so sánh với phản ứng của công chúng Mỹ với những người tị nạn Đông Dương, xảy ra cùng thời kỳ đó. Xem Jeremy Hein, Những di dân ở Mỹ & ở các nước khác: Người tị nạn Đông Dương ở Mỹ & Pháp (Boulder: Westview ấn hành 1993)(7) Gần đây có lệnh cấm những biểu hiện tôn giáo lộ liễu. Mặc dù dưới danh nghĩa tuân theo truyền thống thế tục lâu đời của nước Pháp, lệnh cấm thể hiện việc không công nhận “Sự khác biệt” bên trong xã hội Pháp. Trước khi J. Chirac ký chuyển lệnh cấm thành luật năm 2004, “Vấn đề khăn trùm đầu” bắt nguồn từ một sự cố xảy ra năm 1989 khi ba nữ sinh Hồi giáo bị cấm vào học trường cấp III ở Creil vì đội khăn vào lớp. Do hậu quả cuộc tranh cãi này, hàng loạt cuộc tranh luận khác nổ ra xung quanh vấn đề tính thống nhất của bản sắc dân tộc Pháp. Tin thêm về cuộc tranh luận này, xem Peter Fysh, Chính sách về chủng tộc ở Pháp (London: MacMillan ấn

Page 15: Chan dung - Phe Binh tac pham cua Linda Le

hành năm 1998), Alec Hargreaves, Di dân chủng tộc & vấn đề sắc tộc ở Pháp (London & New York: Routledge 1995).(8) Sau năm 1988 chính phủ ban hành nhiều điều luật giới hạn nhập cư và quá trình xét quyền công dân. Theo Fysh, điều luật Mã Dân tộc được sửa đổi trong đó “Trẻ con sinh ở Pháp nhưng cha mẹ không phải người Pháp, khi đến tuổi 16-21 phải xin vào quốc tịch chứ không phải nghiễm nhiên được vào quốc tịch Pháp vì được sinh và cư trú ở Pháp” (192). “Quyền được vào quốc tịch cũng bị thắt chặt đối với diện đoàn tụ gia đình là 2 năm cư trú ở Pháp chứ không phải 1 năm” (193). Cuối cùng với bộ luật Pasqua, cảnh sát được trao thêm quyền kiểm tra nhân dạng đối với những người nước ngoài bị nghi “đe dọa trật tự công cộng” (195). Xem Fysh Chính sách chủng tộc ở Pháp.(9) Mireille Rosello có một bài viết hấp dẫn về chính sách tỏ lòng mến khách của nước Pháp đối với các cộng đồng thiểu số. Xem Mireille Rosello, “Sự hào phóng hậu thuộc địa: Khách là những di dân” (Stanford: Đại học Stanford ấn hành 2001). Trong cộng đồng người Pháp gốc Việt ở Paris những cách gọi như thế là để phân biệt các hệ tư tưởng giai cấp và chính trị cũng như các đợt chuyển di. “Di dân” ám chỉ những người di cư sang Pháp trước khi cuộc chiến tranh ở Việt Nam kết thúc. “Người tị nạn” chỉ những người sang Pháp sau tháng Tư 1975. Về vấn đề chính trị của cộng đồng người Pháp gốc Việt, xem Giselle Bousquet, “Đằng sau lũy tre: Những tác động chính trị ở quê nhà trong cộng đồng người Việt ở Paris” (Ann Arbor: Đại học Michigan ấn hành 1991). Về việc hình thành cộng đồng người Việt ở Pháp từ thời thuộc địa, xem Lê Hữu Khoa, “Người Việt Nam ở Pháp: Hòa nhập & Bản sắc” ( Paris: các ấn phẩm của L’Harmatoen, 1985).(10) Năm 1993, những đàm phán của Jack Lang’s về những thỏa thuận của tổ chức GATT đưa đến việc gọi phim Pháp là “Những ngoại lệ về văn hóa”. Gắn liền với bản sắc dân tộc của nước Pháp, phim ảnh Pháp được miễn thuế xuất khẩu đặc biệt vì đảm nhiệm vai trò đại sứ của điện ảnh Pháp (2). Xem Sue Harris và Elizabeth Ezra, “Giới thiệu: Những đặc điểm khác thường của Pháp”, Tiêu điểm nước Pháp: Phim ảnh và Bản sắc dân tộc. Sue Harris và Elizabeth Ezra (Oxford & New York: Berg, 2000) và Jean-Pierre Jeancolas, “Tổ chức lại nền điện ảnh Pháp”, Tiêu điểm nước Pháp: Phim ảnh và bản sắc dân tộc. Sue Harris và Elizabeth Ezra (Oxford & New York: Berg, 2000). Bộ Văn hóa Pháp có bàn kỹ về vấn đề này. Xem Susan Hayward, “Điện ảnh dân tộc Pháp” (London: Routledge, 1993)(11) Gần đây nhất, Michèle Bacholle-Boskovic gọi Lê là “tiếng nói chủ chốt của văn học Pháp đương đại” (268)(12) Tôi muốn nói đến những tác phẩm của Lê và những tác phẩm của đạo diễn người Pháp gốc Việt Trần Anh Hùng trong các phim như Mùi đu đủ xanh. Trong môi trường Mỹ – Việt, những phim của Trinh M Nguyễn Xích-Lô và Tony Bùi Ba mùa dùng hình ảnh chiếc xích lô để chuyển tải các đề tài về sự trở lại quê hương và bóc lột lao động. Trong những phim này, chiếc xích lô là ẩn dụ về sự thâm nhập của chủ thể vào một nước Việt Nam thực sự và là cơ sở để phê phán sự thối nát của chủ nghĩa tư bản phương Tây trong nền kinh tế Việt Nam nhưng cũng nêu trách nhiệm cải tạo Việt Nam của những người sống xa xứ.(13) Thật ra, luận án cho ra quá trình chuyển động và thâm nhập Việt Nam được thể hiện qua hình ảnh chiếc xích lô. Mặc dù trong kỷ nguyên hậu thuộc địa bản thân người Việt Nam đã trải qua những đợt chuyển di to lớn, nhưng những ấn phẩm văn hóa sản xuất trong nước thể hiện những giới hạn về vùng, miền của địa lý không giống nhau. Liên quan đến tác phẩm của nhà làm phim hàng đầu Việt Nam Đặng Nhật Minh, tôi bàn đến việc các nhân vật của ông thể hiện những khái niệm về không gian và di chuyển theo cách khác, đặc biệt khi điều kiện vật chất đối với những đạo diễn Việt Nam có những đặc thù riêng.

Page 16: Chan dung - Phe Binh tac pham cua Linda Le

(14) Luận án của Sharon Lim-Hing và bài viết của Martine Delvaux đều nói về những sáng tác của Lê nhưng Hing thì theo hướng phân tích tâm lý còn Delvaux theo hướng phá vỡ cấu trúc. Luận án của Jana Evans Braziel góp Lê vào nhóm các nhà văn nữ hậu thuộc địa chuyên về đề tài du mục và chuyển di. Braziel đọc Lê thông qua phân tích những cấu hình lý thuyết của Deleuze & Guattari, chẳng hạn cấu hình thân cây dương xỉ non vươn lên không. Tương tự như thế, Leakthina Chau-Pech Ollier thể hiện cách hiểu của mình đối với tác phẩm của Lê trong “Văn hóa tiêu thụ: Tiểu thuyết tự thuật của Lê”, Về Việt Nam: Bản sắc trong đối thoại. Jane Bradley Winston & Leakthina Chau-Pech Ollier (New York: Palgrave, 2001). Dựa vào tính chất văn hóa kép & tính chủ thể bị tách đôi, Bacholle-Baskovic so sánh nhà văn Mỹ gốc Việt Lan Cao & Linda Lê nhưng không đề cập các quá trình chủng tộc hóa khác nhau đã xảy ra đối với người Mỹ và người Pháp gốc Việt.(15) Mặc dù quan trọng vì lần đầu tiên đề cập đến dòng Văn học Việt Nam viết bằng tiếng Pháp, cuốn sách của Yeager cũng đáng được khen vì tính mục đích mà ông dựa vào để miêu tả văn học. Xem Jack Yeager, “Tiểu thuyết Việt Nam bằng tiếng Pháp: Lời đáp văn học với chủ nghĩa thực dân” (Hanover & London: Đại học New England ấn hành 1987). Dùng tính lưỡng cực Đông – Tây, Nathalie Nguyễn lập lại động tác đó trong cuốn sách của cô “Những tiếng nói người Việt: Giới tính & Bản sắc văn hóa trong tiểu thuyết Francophone” của Việt Nam. Tuy nhiên sách của Karl Britto về “tính văn hóa chung giữa các dân tộc” diễn giải một cách hiệu quả cách thức & hành động viết đối với những người Pháp gốc Việt như một việc sáng tạo mang tính mâu thuẫn sâu sắc trong tình cảm. Britto nhận thấy những ủng hộ gần đây đối với một bản sắc văn hóa chung cho các dân tộc và chủ trương phá vỡ cấu trúc bản sắc nên được xem xét lại, ông cố gắng tập trung vào “các điều kiện gây thương tổn, trong đó các chủ thể bị thuộc địa hóa phải gánh chịu những căng thẳng và những mâu thuẫn” của một chủ thể bị thực dân hóa (3). Thay vào đó Britto nhấn mạnh việc hình thành giai cấp & sự phân nhánh chính trị cho những ấn phẩm của các tác giả trong, “Mất phương hướng: Pháp, Việt Nam và biểu hiện trái ngược của tính văn hóa chung giữa các dân tộc”.(16) Lim-Hing viết tiếp “Nếu các tác giả khác về di sản văn hóa Việt Nam tiếp tục viết bằng tiếng Pháp chứ không phải viết về “Những vấn đề của Việt Nam” thì danh sách những nhà văn Việt Nam viết bằng tiếng Pháp có thể bị khép lại”.(17) Nhiều tác phẩm hợp tác viết dưới thời thuộc địa đề cập cụ thể đến việc pha trộn hai dòng văn hóa. Tác giả đầu tiên của hai tác giả nam Albert Teneuille & Trương Đình Trí (1930) là Bà-Đầm. Hai tác phẩm của hai nhà văn nữ Margaret Traire & Trịnh Thục Oanh là Những đứa con lạc loài của tổ tiên (1939) và Lời đáp của phương Tây (1941). Trong bài nghiên cứu của tôi về những cố gắng hợp tác giữa những tác giả Mỹ gốc Đông Nam Á trong những năm 80, tôi tìm cách chứng tỏ rằng chủ thể “tự thuật” trong những tác phẩm này được đặt trong tam giác của những mong muốn có tính lịch sử & đầy sức mạnh: mong muốn của những độc giả nói chung muốn biết “điều gì đã xảy ra” ở Đông Nam Á, mong muốn của nhà xuất bản (Người da trắng) & mong muốn của người phỏng vấn, nhà văn, chủ bút (người da trắng). Cần có thêm những nghiên cứu về những hợp tác Pháp – Việt về những rạn nứt có thể có trong bối cảnh lịch sử của những tác phẩm hay bên trong bản thân các tác phẩm.(18) Tôi muốn nói tác phẩm gây nhiều ảnh hưởng của Homi Bhabha vì nó góp phần làm đa dạng những sáng tác về mối quan hệ giữa kẻ đi thuộc địa & người bị thuộc địa hóa. Cuốn “Định vị văn hóa” của ông xem người bản xứ như một đe dọa tiềm tàng & là một hình ảnh châm biếm.(19)Trông động thái này, các nhà phê bình chỉ củng cố tính lưỡng cực Đông – Tây xem Nguyên & Blum-Reid.

Page 17: Chan dung - Phe Binh tac pham cua Linda Le

(20) Cụ thể Yeager nhấn mạnh rằng nếu các nhà văn đầu tiên của Việt Nam và các tác phẩm của họ thường xuyên bám vào hai mặt truyền thống và hiện đại, họ cũng đã phải vật lộn với chính mình khi quyết định viết bằng tiếng Pháp và diễn giải văn hóa Việt Nam theo phong cách mô phạm.(21) Nhà phê bình văn học Winifred Woodhull cho rằng các lý thuyết gia chịu ảnh hưởng bởi lý thuyết hậu cấu trúc & Lacanian xuất hiện chủ yếu ở Pháp thập niên 60,70 “áp dụng các mô hình lý thuyết chung cho tất cả những tác phẩm của người nhập cư & trở nên đồng lõa với hệ tư tưởng thuộc địa, cũng như họ coi dòng văn học Maghreb là nguồn thông tin về một nền văn hóa ngoại quốc hơn là tác phẩm nghệ thuật ngang hàng với tác phẩm sáng tác tại Châu Âu”(22) Như Alec G. Hargreaves nêu rõ, thuật ngữ “Francophonie” trong các công trình nghiên cứu văn học của Pháp là không thỏa đáng vì nó chứa đựng những dấu vết của chủ nghĩa thực dân mới” Nó ám chỉ những người nói tiếng Pháp chứ không phải những người hiện đang sống trên đất Pháp có những khác biệt về văn hóa” (4) Alec Hargreaves và Mark McKinney, “Những vấn đề hậu thuộc địa ở nước Pháp”, Văn hóa hậu thuộc địa ở Pháp. Alec G.Hargreaves & McKinney (London và New York: Routledge, 1997). Trong bối cảnh Việt Nam, hội nghị thượng đỉnh các nước nói tiếng Pháp ở Hà Nội năm 1997 cho Giselle Bousquet một sự tái khẳng định sứ mạng hậu thuộc địa của Pháp nhằm đối phó với văn hóa của thế giới Anh ngữ, mà nước Pháp cho là đe dọa đến quyền lực và tầm ảnh hưởng của mình, thông qua việc thiết lập các mối quan hệ về lịch sử, ngôn ngữ và văn hóa giữa nước Pháp và các cựu thuộc địa” Giselle Bousquet, “Đối mặt với sự toàn cầu hóa: Việt Nam và Cộng đồng Francophone” Tường trình về Việt Nam. Giselle Bousquet (Ann Arbor: Đại học Michigan ấn hành năm 2002).(23) Cloonan viết rằng đây là trường hợp đối với cụm xuất bản và âm nhạc Pháp FNAC, trong bài viết của ông “Tôn vinh văn học: những liên hoan văn học và tiểu thuyết năm 1997″ (Cloonan 1998, 15)(24) Xem Alec G. Hargreaves, “Viết cho người khác: tác giả và quyền hành trong văn học di dân”, Chúng tôi giao tiếp và quyền lực ở Pháp. (Marim Silverman Worcester: Avebury, 1991). Về tình hình làm phim trong thời hậu thuộc địa và cái đẹp trong chủ nghĩa khốn khổ, xem Carrie Tarr, “Điện ảnh Pháp và các cộng đồng thiểu số thời hậu thuộc địa”. Văn hóa hậu thuộc địa ở Pháp. Alec G. Hargreaves & Mark McKinney (London & New York: Routledge, 1997).(25) Karl Ashoka Britto trao đổi ngắn gọn về việc thiếu những nghiên cứu văn học Pháp gốc Việt ở Mỹ và trong giới hàn lâm Pháp (Hồng Kông: Đại học Hồng Kông ấn hành, 2004); liên quan đến điện ảnh Pháp gốc Việt, Sylvie Blum-Reid lưu ý sự khan hiếm của mảng phê bình về phong trào gọi là “Chất Việt-Nam” đang diễn ra ở Pháp (London & New York: Wallflower ấn hành 2003). Theo định nghĩa của Blum-Reid, phong trào này là “Sự cải tạo nguồn cội và di sản và là một phần của phong trào rộng lớn hơn xảy ra trong khung cảnh chính trị và nghệ thuật Pháp những năm 1930 có tên là phong trào tính chất người da đen”.Nguồn: Tạp chí Hợp Lưu số 83, tháng 6 – 2005 và 7 -  2005 

Nguồn : http://phebinhvanhoc.com.vn/?p=4349#more-4349

Lame de fond-Sóng ngầm của Linda L êSóng ngầm của Linda Lê là một câu chuyện xoay quanh bốn nhân vật chính : Văn, Lou và Laure, Ulma, người tình muộn và cũng là cô em gái cùng cha khác mẹ của Văn. Văn vừa qua đời sau một tai nạn xe cộ. Anh được an táng tại nghĩa trang Bobigny, một thị trấn ngoại ô phía đông bắc Paris. Văn về nơi an nghỉ cuối cùng vào một buổi sáng mùa thu. Chính xác hơn là vào một ngày

Page 18: Chan dung - Phe Binh tac pham cua Linda Le

thứ Ba trong tháng 10. Khi nắp quan tài đóng lại, thì cũng là lúc mà người đàn ông chưa đầy 50 tuổi này nhìn lại cuộc đời mình.Sinh thời, Văn làm việc cho một nhà xuất bản. Công việc của anh là đọc và sửa bản thảo của các nhà văn. Đồng lương của ông thầy cò và một cô giáo không cho phép họ vung tay quá trán, nhưng điều đó không cấm cản gia đình Văn có cuộc sống tinh thần rất phong phú. Thế rồi tình cảm của đôi vợ chồng Pháp – Việt này đã nhiều lần bị thử thách. Liên hệ máu mủ cha con giữa Văn với cô con gái có nhiều cá tính cũng đã hơn một lần bị xô xát. Với năm tháng, cuộc sống của Văn không còn nhiều thi vị.Ngoài vợ con, thế giới của anh thu gọn lại với vỏn vẹn hai người bạn chí cốt là Rachid và Hugues, rượu và thuốc lá. Văn đã cắt đứt quan hệ với Việt Nam từ năm 18 tuổi, khi mẹ anh qua đời. Văn chỉ còn tìm thấy Việt Nam trong một vài quán ăn ở Paris và tên của chính mình. Thế rồi một lá thư, buổi gặp gỡ đầu tiên với một cô gái xa lạ đã đưa cuộc đời Văn sang một khúc quanh mới.Bốn mảnh đời xa lạLinda Lê đã gói ghém 4 mảnh đời trong hơn 270 trang sách, trong 4 phần : Nửa đêm/ Bình minh/ Chính ngọ/ Chiều tà. Mỗi phần được chia thành 4 chương với 4 tiếng nói khác nhau. Mỗi nhân vật của Linda Lê nói về mình, về những người chung quanh.Văn nói về Lou, người đã cùng anh chia sẻ ngọt bùi ở chương đầu :

« Khi chúng tôi gặp nhau 20 năm về trước, cô ấy vừa tốt nghiệp trường Cao đẳng.Phong cách không có gì là độc đáo của cô ấy đã thu hút tôi. Nàng đã lên chương trình sẵn cho cả cuộc đời : thứ Hai thì chạy bộ, thứ Tư thì đi bơi, và cứ hai tháng một lần cô ấy đi xông hơi. Lou không hay du lịch, và chúa ghét những điều bất thường xảy tới, khác hẳn với Ulma. Sau này tôi khám phá ra rằng, nàng Ulma xinh đẹp của tôi luôn bực bội khi thấy tất cả mọi thứ đều được tính toán trước một cách kỹ lưỡng (…) Sau khi sinh Laure, chúng tôi dọn về ở Belleville. Lou thích quanh quẩn trong nhà. Cuộc sống vợ chồng tôi có phần tan rã. Chúng tôi thường cãi vã vì những chuyện không đâu (…) may mà có Laure làm vùng trái độn (…) Chúng tôi không ly dị để tránh cho cô con gái phải sống nay thì với mẹ, mai thì với cha ».Nhưng dù vậy cuộc sống không chút thi vị đó vẫn giữ được chân người đàn ông : «Cho đến khi Ulma xuất hiện, tôi không hạnh phúc nhưng cũng không phải là kẻ bất hạnh. Hôn nhân của tôi không phải lúc nào cũng êm ả, nhưng tôi không ngoại tình.Thú thật là đôi khi tôi cũng bị cám dỗ (…) nhưng đó chỉ là những chuyện qua đường (...) ».Về chính mình, Văn tự giới thiệu : « Tôi sinh ra ở Sài Gòn, năm mà ông Kennedy bị ám sát. Trong những quán ba gần đường Catina, những cô con gái bán mình cho lính G.I với cái giá gần như cho không. Thời đó bệnh Sida chưa hoành hành (…) Mặt trận Giải phóng xây dựng đường mòn Hồ Chí Minh. Hình ảnh một bé gái Việt Nam bị phỏng bom napalm được truyền đi khắp thế giới. Bà Nhu dùng cụm từ "barbecue" khi nói về một nhà sư tự thiêu để phản đối chính sách đàn áp của chính quyền thân Mỹ, Ngô Đình Diệm. (…) Mẹ tôi là thông dịch viên của tòa lãnh sự Pháp, vì thế mới 5 tuổi, tôi bắt đầu đi học trường Tây.Còn mặc quần đùi, tôi đã biết đọc thơ của Peguy xưng tụng vị nữ anh hùng Jeanne d’Arc và tôi thuộc lòng thơ Lamartine. Tôi thuộc luôn lịch sử Pháp với trận thảm sát Saint Barthélémy, tôi biết về cuộc cách mạng 1789 …nhưng khi hỏi về lịch sử nước tôi thì tôi chịu thua ».Với quá khứ, Văn đã quyết định « xóa hẳn những trang sách nói về tuổi thơ trong tiểu sử của mình ». Văn đã cố chôn vùi -hay nói đúng hơn là cố xóa bỏ- những kỷ niệm của thời ấu thơ, những kỷ niệm về mẹ và Việt Nam cho đến khi nhận được lá thư của Ulma. Bức thư đó tựa như

Page 19: Chan dung - Phe Binh tac pham cua Linda Le

một trận động đất trong lòng Văn. Nó làm khơi dậy sóng ngầm mà bấy lâu nay anh cố vùi sâu tận đáy lòng.Bức thư của Ulma đã dẫn tới hồi kết thảm khốc cho Văn : Một đêm, vào hai giờ sáng, anh rời khỏi căn hộ của Ulma. Một chiếc xe phóng thẳng tới và Văn chỉ kịp trông thấy người lái xe chính là vợ mình. Nhưng sự ra đi đột ngột và dường như là không được sắp xếp trước của Văn đã để lại một khoảng trống lớn trong lòng ba người đàn bà : Ulma mất đi điểm tựa tinh thần, người duy nhất có thể đem lại cho cô một chút cân bằng về tâm lý. Lou sống những ngày còn lại với tâm trạng tội lỗi cả với Văn, lẫn với con gái. Laure bị cướp đi một người cha.Nhưng trong một chừng mực nào đó, chính cái chết của Văn cũng cho phép ba người đàn bà trong đời anh cơ hội làm lại từ đầu. Khi Văn không còn nữa, từ sự trống trải và thiếu vắng, Laure như đã hàn gắn lại với người cha. Cô không còn là đứa con bướng bỉnh, ham chơi, để thực sự bước vào tuổi trưởng thành.Laure có thói quen gọi bố mẹ bằng tên (Văn và Lou). Khi Văn còn sống, cô thường khốn khổ vì có một ông bố lúc nào cũng như một cuốn tự điển sống, thao thao bất tuyệt khi bàn luận về điện ảnh, hội họa hay văn chương và kể cả khi ông bình luận về thời cuộc.Laure cũng không khoan nhượng hay ngây thơ khi nhận xét về quan hệ đã nguội dần theo năm tháng giữa Văn và Lou. Cô gái 17 tuổi này tỏ ra vô cùng tinh tế khi thốt lên rằng : Ulma là gạch nối giữa Văn và Việt Nam. Đã 30 năm qua, Văn không hề nói tiếng Việt. Nhưng với Ulma, anh sẵn sàng thì thầm hai chữ « yêu em ». 

Cuộc Đời và Tác Phẩm Linda Lê: Cuộc Đời và Tác Phẩm

Đào Như 

Có phải chăng quá sớm để nói về ‘ Đời và Tác Phẩm Cuộc ’của nhà văn nữ gốc Việt của nước Pháp, Linda Lê. Cô đang ở tuổi ngoại tứ tuần, đang trong dòng triều cương sáng tác, còn nhiều chuyển hóa, còn nhiều bước đi mới khám phá chính mình và thế giới, còn nhiều sáng tạo cống hiến cho đời… Như vậy “Cuộc Đời và Tác phẩm”ở đây xin được hiểu như là cuộc đời và tác phẩm của Linda Lê trong quá khứ, trước năm 2011. Báo Libération có bài phác họa chân dung của Linda Lê tác giả của nhiều tiểu thuyết viết bằng tiếng Pháp và nhận được nhiều giải văn chương có uy tín trên văn đàn Pháp: Les Trois Parques- (Ba Số Phận)- Colomnie (Vu Khống)- Autre Jeux avec le feu-( Lại Chơi Với Lửa)… Theo báo Liberation: Cá tính của Linda thích cô độc, nhất định từ chối không muốn có con. Trong tác phẩm của Linda: Hình ảnh của một xứ sở cấm kỵ xa xưa, một người cha bị bỏ rơi, một người mẹ khuôn phép hay một người tình hờ hửng. Có những câu chuyện huyễn hoặc siêu thực như trong các tác phẩm của Shakespeare, hay hàm chứa hoang tưởng, ảo ảnh và hội chứng trầm cảm. Cuộc đời của Linda Lê là một chuổi dài của hạnh phúc đan xen với đau khổ, của tin yêu trộn lẫn với giận hờn, giữa những phút giây của thiên đường hôm qua và địa ngục hôm nay. Linda Lê sanh tại thành phố ĐàLạt, sương mù, lãng mạn và tình tự, năm 1963. Mẹ của Linda, một phụ nữ Việtnam thuộc tầng lớp cao, bẩm sinh quốc tịch Pháp. Cha của Linda là một người Việt thuộc tầng lớp xã hội thắp hơn mẹ, mặc dầu ông là một kỷ sư đương thời. Năm 1968, chạy giặc Mậu Thân từ Đalạt xuống Saigòn. Trên đường chạy nạn, lúc ấy Linda mới có 5 tuổi đã nhìn thấy những xác chết của trẻ thơ bên đường vì bom đạn chiến tranh. Hình ảnh đau thương của đất nước

Page 20: Chan dung - Phe Binh tac pham cua Linda Le

khắc sâu vào tâm trí cô mãi mãi sau này. Có lần Linda Lê đã phải thốt lên trên một trang viết: từ đó tôi có cảm tưởng trong tôi luôn luôn có một xác em bé đang chết…ViệtNam, quê hương tôi, giờ này sao như xác chết của một trẻ thơ- J’ai l’impression de porter en moi un corps mort. C’est surement, le VietNam que je porte comme un enfant mort. Thật là một định mệnh nghiệt ngã, và tuyệt vời, vận nước nổi trôi đã gắn liền với số mệnh, thân phận của người con gái với một tâm hồn nhạy cảm này quá sớm. Nhưng đó cũng là nguồn cảm xúc dâng tràn mỗi khi cô viết về người cha của cô bị bỏ quên ở lại cùng quê hương ViệtNam. Chạy giặc từ Đalạt vào Saigòn, theo truyền thống gia đình bên ngoại, Linda Lê theo học tại các trường Pháp. Chính ở Saigòn năm 1969, Linda Lê phát hiện cuộc sống tình cảm của cô có gì bất ổn. Những nguyên nhân thời cuộc bên ngoài làm sự quan hệ giữa cha và mẹ của Linda trở nên lỏng lẻo và tồi tệ. Linda Lê lúc đó đã sớm thấy mình bị rơi từ thiên đàn Đalạt xuống tận hố thẩm  của địa ngục Saigòn. Rồi chuyện gì phải đến đã đến: Hai năm sau biến cố 30-4-75, Linda cùng mẹ và ba chị em gái di cư sang Pháp năm 1977. Ở Pháp cũng như ở Sàigòn, Linda Lê vùi mình trong văn chương, nghiền ngẫm tư tưởng các văn hào và triết gia Pháp.Phải chăng đó là là một đam mê thiên phú? Hay đó chỉ là cuộc chạy trốn chính mình - ego escape - hầu để quên đi quá khứ của mình ở đó sừng sửng hình ảnh của một người cha bị phản bội tàn tệ, bị bỏ quên cùng một quê hương ViệtNam cấm kị không được nói đến. Năm 1981 Linda Lê tốt nghiệp lớp 12 tại trường Trung học thời danh Henri IV ở Paris. Năm sau đó, Linda được nhận vào học văn chương tại đại học Sorbone. Tài năng văn chương của Linda Lê được phát hiện rất sớm từ lúc cô còn tuổi vị thành niên, cô đã được sự hâm mộ và dẫn dắt của các vị giáo sư ở ngay bậc Trung học.Chính những vị giáo sư này đã đưa Linda vào đại học Sorbone. Những năm của thập niên 1980, những tác phẩm của Linda Lê đi theo một tiến trình căn bản và vậm vở: Từ ‘Un si tendre vampire’- (Về một con dơi ác độc triều mến) -1985-đến ‘Les Évangiles du Crime’-(Phúc âm của Tội ác)- 1992. Nội dung của “Les Évangiles du Crime”, cho chúng ta thấy thấp thoáng ẩn hiện về cái chết và ý nghĩ về một sự tự vận của Linda Lê từ thuở ấy. Cùng trong thời khoản này, Linda Lê cũng cho ra đời những tác phẩm khác được coi như là thứ yếu: Fuir (1988) Solo (1989)…vì phần nhiều những tác phẩm này không mang được những dấu ấn gì đáng ghi nhớ trong văn nghiệp của Linda Lê sau này. Năm 1995 là năm định mệnh giáng xuống đời cô những tai nạn đau xót ngất lịm hồn người. Đó là lúc cô được tin người cha của cô vừa qua đời tại Saigòn sau cơn đột quị trong lúc ông sửa soạn lên đường sang Pháp để tìm lại thăm cô và gia đình. Người cha vô vàn thương yêu ấy trong gần suốt 20 năm qua, cha con không gặp lại nhau dù cho chỉ một lần. Tuy thế, hai cha con không ngừng thư từ liên lạc chặt chẽ với nhau, có những cảm nhận về hoàn cảnh và thân phận của nhau và những tin yêu sâu sắc. Liền sau đó Linda Lê quyết định về ViệtNam để tiển đưa người cha mình đến nơi an nghỉ cuối cùng và cũng để thăm lại quê hương. Với một nội tâm đầy xúc động và phẫn uất dường ấy làm sao Linda Lê chịu đựng nổi những nỗi đau đớn sau cái chết nghiệt ngã của người cha. Sau ngày trở lại Paris, Linda Lê rơi vào thế giới ảo giác, vây hãm bởi những mặc cảm tội lỗi, ý nghĩ về một sự tự tử - homicidal, suicidal ideation. Đối với Linda Lê, cái chết của người cha của cô còn có ý nghĩa cái chết của một thần tượng đời cô, người đã thông hiểu được nội tâm của cô. Sự ra đi của người để lại cho Linda Lê một thế giới trống rỗng không có niềm tin-un monde sans dieu. Sau đó Linda Lê đã phải nhập viện bịnh tâm thần. Đó là khoản thời gian hai tập truyện Voix -Tiếng nói -và Lettre Morte- Thư chết…Tất cả hai tác phẩm này đều miêu tả sự khổ lụy tận cùng của Linda khi nghĩ về người cha xấu số bị ruồng bỏ và chết với nỗi oan khiên khôn nguôi. Linda tin rằng trong lòng người cha luôn luôn có hình ảnh của cô cũng như tiếng nói của người vẫn còn vang vọng đâu đây bên

Page 21: Chan dung - Phe Binh tac pham cua Linda Le

cô. Cũng như hình ảnh của những bức thư chết của người cũng thoáng hiện về với những dòng chữ còn xanh màu mực… Một thời gian sau đó Linda Lê xuất viện và dòng đời cứ tiếp tục trôi chảy thầm lặng. Linda Lê tiếp tục viết với những dằn vặt: “Les Trois Parques’ năm 1997 và “Autre Jeux Avec le Feu” (Lại Chơi Với Lửa)-năm 2002. Năm 2003 Linda Lê thực hiện Personne-(Không Còn Ai) nói lên sự trống vánh, cuộc đời chan chứa cô đơn của người con gái vừa đúng bốn mươi, không còn cha, không còn quê hương, không chồng, không con… Với một ý nghĩ thật là ngộ nghĩnh, Linda Lê cho hay cô đang chuẩn bị xuất bản một bức thư gửi cho đứa con mà Linda Lê đã và sẻ không bao giờ có. Từ năm 15 tuổi, cô đã chia sẽ ý nghĩ không muốn có con với người bạn trai của mình: Cô sợ mang thai, sợ cho con bú, vì ngại rằng từ bầu vú của cô sẽ tiết ra tia sữa đắng, truyền nỗi cô đơn của mình cho đứa con vô tội. Như vậy có con không những không khỏa lấp được nỗi buồn mà còn làm cho cô thêm mặc cảm tội lỗi …Trong những năm gần đây, Linda Lê cũng có những bạn trai thành khẩn chia sẻ với cô mong cô có con với lý lẽ khi Linda có con, ngoài ý nghĩ mình là người đàn bà, Linda còn là một bà mẹ yêu thương bảo vệ nuôi nấng con, có con sẽ mang lại cho cô hạnh phúc, niềm hy vọng về tương lai, tất cả sẽ làm cho cô thấy thanh thản, dịu dàng. Nhưng Linda Lê đã đáp lại bằng cuộc sống lứa đôi không nhất thiết phải có con mới tồn tại. Cũng như trong cuộc đời lứa đôi tình cảm, Linda Lê đã chọn một chỗ đứng cho mình trong dòng văn học của Pháp đặc thù Linda Lê, thóat ra ngoài mẫu mực giềng mối của của Simone De Beauvoir, một feminist Existentialist- Marguerite Yourcenar, tác giả của những đầu sách thời danh: Alexis, Memoires d’Hadrien, hay Virginia Woolf, nhà văn nữ của vương quốc Anh, tác giả của Mrs Dolloway, Orlando… Nhưng chưa bao giờ Linda Lê cảm thấy cô đơn trong dòng văn học Pháp hiện tại. Trái lại cô được các giới trí thức và báo chí văn học Pháp tích cực chia sẻ với cô. Tác phẩm của Linda Lê, chẳng những được trọng vọng tại Pháp, được nhiều giải văn học tầm cỡ của Pháp, mà còn được dịch sang Anh ngữ, Đức ngữ… Hôm nay, đầu năm dương lịch 2012, ở tuổi 49 Linda Lê nghĩ gì về thân phận con người trong chiến tranh và sau chiến tranh và nhất là thân phận của người di tản tị nạn chiến tranh, sống lưu vong cùng khắp thế giới hơn 35 năm qua. Chúng ta và Linda Lê có chung một vùng đất đứng, chung một tâm trạng: Tư Cố Hương, nhớ về quá khứ, quê hương và những người thân yêu đang còn hay đã khuất. Cám ơn Linda Lê đã thể hiện tuyệt vời tâm hồn và suy tư của người Việt tị nạn. Hy vọng, trong tương lai gần Linda Lê sẽ phản ảnh nhiều hơn nữa lên văn đàn nước Pháp và thế giới niềm đau thống thiết của cộng đồng ViệtNam, của cộng đồng nhân loại vì chiến tranh. Nghĩ cho cùng, trường hợp của Linda Lê đặc thù văn học nghệ thuật- hiện tượng thụ tinh chéo- cross fertilization- Linda Lê mượn ngôn ngữ xứ người, ngôn ngữ Pháp, để miêu tả nội tâm của chính mình, của cộng đồng Việtnam khi nghĩ về hậu quả và hệ lụy của chiến tranh. Phải chăng Linda Lê chỉ là nạn nhân của Hội Chứng Hậu Chiến-Post Traumatic-Stress-Disorders Syndromes- cũng như hàng triệu người Việt khác đang sống trong nước hay đang sống lưu vong trên cùng khắp 92 lãnh thổ quốc gia trên thế giới./. Oak park, Illinois-USA 

Nguồn : http://vietbao.com/D_1-2_2-282_4-185818/

Linda Lê - trăn trở Viết và Chết 

Page 22: Chan dung - Phe Binh tac pham cua Linda Le

Tác giả: Thu Thủy

Bài đã được xuất bản.: 19/10/2010 06:00 GMT+7

Linda Lê tự ví mình như người cưỡi ngựa đi giữa hai thế giới, khi "không phải là thịt, cũng chẳng phải cá, là ở lại nơi tờ mờ để khỏi bị xếp loại". Người phụ nữ viết văn ấy như một cái cây được cấy ghép, sống dai dẳng ở nơi đất lạ...Tối 13/10/2010, độc giả Việt Nam có cơ hội gặp gỡ nhà văn Pháp gốc Việt Linda Lê tại Trung tâm văn hóa Pháp, nhân dịp tác phẩm mới nhất của cô: "Lại chơi với lửa" được xuất bản ở Việt Nam. Trước đó, năm 2009, tác phẩm "Vu khống" của cô đã từng được giới thiệu và giành được nhiều sự quan tâm của giới chuyên môn cũng như những người yêu văn học Pháp.Người cưỡi ngựa đi giữa hai thế giớiLinda Lê sinh năm 1963 tại Đà Lạt, sang Pháp năm 1977. Thời niên thiếu tại Việt Nam, cô đã được học tiếng Pháp từ rất sớm và nhanh chóng say mê nền văn học của đất nước ấy. Linda Lê bộc bạch: "Tôi đắm mình trong những tác phẩm cổ điển của đất nước hình lục lăng, trong nghiên cứu những người viết Từ điển bách khoa toàn thư thế kỷ Ánh sáng. Tôi ngập trong thơ của Victor Hugo, của Verlaine, Rimbaud. Tôi thấy gần gũi với những vở kịch của Racine. Tôi đam mê "Xưng tội" của Rousseau, những cuộc lao dốc xuống địa ngục của Nerval, cách mạng văn học được những nhà siêu thực khởi xướng, những giáo hoàng của tiểu thuyết mới.Thẩm thấu tất cả các nguồn cảm hứng, tôi tích lũy những khám phá của mình, tôi mở rộng phạm vi kiến thức của mình, tất cả những kiến thức này đều có liên quan đến những phát minh của những nhà sáng tạo gan dạ châu Âu. Trạng thái tinh thần của tôi cảm nhận thấy sự kết hợp lưỡng cực tạo thành tòa án lương tâm của tôi: Tôi bị giằng co giữa lòng chung thủy với phương Đông, mà cha tôi là đại diện, và sự cám dỗ của phương Tây mà mẹ tôi - người bạn của nước Pháp - là hiện thân".Linda Lê tự ví mình như người cưỡi ngựa đi giữa hai thế giới, khi "không phải là thịt, cũng chẳng phải cá, là ở lại nơi tờ mờ để khỏi bị xếp loại". Người phụ nữ viết văn ấy như một cái cây được cấy ghép, sống dai dẳng ở nơi đất lạ, cố gắng để không bị xếp vào bất kỳ danh mục thống kê nào và để tâm hồn trôi bồng bềnh vô định giữa những khoảng rộng riêng biệt, giữa phương Đông và phương Tây.Nhưng, phản đối việc coi mình là sứ giả hay cầu nối hai nền văn hóa, Linda Lê thậm chí tự nhận mình là "kẻ bội phản" bởi để có thể theo đuổi trọn vẹn con đường viết văn bằng tiếng Pháp, cô đã không sử dụng tiếng Việt nữa. Điều này được nữ văn sĩ nhắc đến khá nhiều trong các tác phẩm của mình, bằng rất nhiều day dứt và ám ảnh.Nhưng nếu kết án "bội phản" sẽ là quá gay gắt và phiến diện, khi người phụ nữ viết tiếng Pháp ấy còn nhắc rất nhiều đến Việt Nam trong các sáng tác của mình.Quê hương hiện lên như một thiên đường của tuổi thơ nay chỉ còn trong hoài niệm. Những ký ức về Việt Nam, về người cha quá cố ám ảnh nhiều trang viết của cô, với tất cả những nét u hoài xen lẫn ánh sáng của niềm vui những ngày xưa cũ.Có thể chỉ là ngẫu nhiên thôi, nhưng sẽ có nhiều người Pháp biết đến Việt Nam hơn sau những tác phẩm của Linda Lê.

Page 23: Chan dung - Phe Binh tac pham cua Linda Le

Linda Lê trong buổi gặp gỡ tại Trung tâm Văn hoá Pháp. Ảnh: Thu Thuỷ

Các sáng tác của Linda Lê đề cập nhiều đến sự "lưu vong". "Lưu vong" ở đây không nên hiểu theo cách hiểu của địa lý mà là sự lưu vong trong tâm tưởng. Các nhân vật của cô luôn luôn ở một nơi nào khác, không gắn bó với thế giới họ sống.Khi viết văn, và cả trong cuộc sống, bản thân Linda Lê cũng cho mình là một kẻ lưu vong, là một nhà văn không quốc tịch. Ở cô luôn có sự giằng xé giữa hai nhân vật, hai cá tính. Cô gọi nhân vật thứ hai đó là những "Người Khác Lạ"."Nhiệm vụ của người cầm bút là đánh thức trong mỗi người thú vui được chui ra khỏi cái vỏ của chính mình, lĩnh hội được thế giới đa phức và vạch ra một con đường đến với đồng loại... Văn học chỉ có ý nghĩa khi nó tấn công vào những ý tưởng có sẵn, khi nó lôi ra từ đáy những con tim điều không thể thấu hiểu, khi nó tạo sức bật cho phép vượt qua những giới hạn của thân phận chúng ta...Chúng ta tìm cách nâng chúng ta lên cao hơn tầm chính mình bằng cách đón tiếp Người Khác Lạ, chúng ta đi tìm một sự thẩm thấu lẫn nhau giữa triết học và các định kiến về người đối diện với ta. Chúng ta biết rằng sự giàu có của chúng ta đến từ khả năng hướng tới Người Khác và chấp nhận Người Lạ trong con người chúng ta".Theo Linda Lê, ở nơi sâu kín nhất trong mỗi con người đều tồn tại hai cá tính: một là kẻ bảo thủ thiển cận, tuyên chiến với những gì đe dọa tính thống nhất của nó và hai là kẻ tiên phong, nóng lòng được mở mang tầm nhìn của mình và hồi sinh khi uống trong bồn nước tuôn ra những điều tương phản.Cô cũng tuyên bố một cách nghiêm túc: "Do các nền văn minh của chúng ta đều có ngày tận thế, chúng ta có trách nhiệm phải suy ngẫm về sự đóng góp của các nhà văn không quốc tịch đối với mảnh đất mà họ chọn để sống. Họ đã phá hủy những rào cản, xóa nhòa ranh giới giữa những đặc điểm của một cộng đồng với những nét đặc thù của một tập thể nhỏ. Họ đã nhắm tới tính phổ cập bằng cách tẩy rửa điều tiên nghiệm, bằng cách chống lại những định kiến về mỗi dân tộc, về người da trắng, da đen, người Châu Á, về những người nhập cư đã đồng hóa hay biệt lập"."Lại chơi với lửa"

Page 24: Chan dung - Phe Binh tac pham cua Linda Le

Người chuyển tập truyện ngắn "Lại chơi với lửa" của Linda Lê sang tiếng Việt là dịch giả Nguyễn Khánh Long - một người tâm huyết và say mê tác phẩm của Linda Lê. Trước đó, vào năm 2009, cuốn sách "Vu khống" của Linda Lê cũng do Nguyễn Khánh Long dịch đã đến tay độc giả Việt Nam. Nhưng dù cho là tác phẩm nào, những trang viết của Linda Lê dường như chỉ tập trung thâu tóm hai chủ đề chính: Viết và Chết!Thế giới mà nhà văn xây dựng nhuốm một màu u tối và ảm đạm đến khó lường.Càng đi sâu, bóng tối lại càng dày đặc hơn. Nhưng cũng giống như những điều huyền bí có sự kích thích mạnh mẽ trí tò mò, văn chương của Linda Lê cũng lôi cuốn đến mức khó cưỡng lại. Và ẩn sâu trong bóng tối của chết chóc, trong những lưu đày khổ ải của việc viết là nét đẹp huyền bí pha lẫn cao ngạo của văn chương đích thực, vượt xa mọi thứ đèm đẹp của câu từ mà người ta vẫn gặp ở khắp mọi nơi.

Linda Lê trong vòng vây các bạn trẻ hâm mộ. Ảnh: Thu Thuỷ

Trong thế giới của "Lại chơi với lửa", người ta có thể nhận thấy một cách mạnh mẽ triết lý đậm chất Linda Lê: Viết là lưu đày. Các nhân vật chính trong tập truyện đều viết, viết một cách say sưa, điên rồ, cực đoan, ám ảnh... Đó là người đàn ông trong "Con ruồi" lấy ruồi làm nàng thơ cho trang viết, để rồi chết vì chính nàng thơ của mình; nhân vật trong "Lọ mực" sống bằng ngòi bút, ganh đua, đố kỵ bằng ngòi bút, rồi bị chính lọ mực của anh ta xúi giục mà dùng dao đâm chết tên độc tài; hay chuyện về một nhà phê bình văn học luôn dồn hết tâm lực vào mỗi bài viết, để rồi chết khi chứng kiến hình ảnh thần tượng sụp đổ ("Ngày Bonel gặp người viết điếu văn khóc mình")...Nhiều câu chuyện bắt đầu bằng cái Viết và kết thúc bằng cái Chết. Nhưng theo Linda Lê, viết về sự chết chóc không có nghĩa là bi quan. Cô viết về cái chết để vượt qua cái chết. "Sự lựa chọn của tôi không phải bi quan mà là sáng suốt", Linda Lê nói.Văn chương Linda Lê, dù ở đâu cũng kén người đọc. Nhưng một khi đã đọc rồi thì sẽ thấy nó quyến rũ đến vô chừng. Người phụ nữ ấy viết văn bằng thứ tiếng Pháp chuẩn mực, thậm chí là sử dụng nhiều từ cổ còn ít người dùng ở Pháp, biến ngôn ngữ thành trò chơi với nhiều cách sắp đặt, chơi chữ, đưa vào tiếng Pháp lối văn biền ngẫu của phương Đông cổ kính.Chẳng thế mà những người viết giới thiệu cho "Lại chơi với lửa" không ngần ngại mà chấp bút: "Linda Lê sở hữu một quyền năng bí hiểm của nhà văn: dùng các từ và các câu làm rạn nứt

Page 25: Chan dung - Phe Binh tac pham cua Linda Le

và xô lệch bề mặt mọi sự vật hay ý thức con người mà chúng cảm thấy xứng đáng được chạm tới".Những trang viết của "Lại chơi với lửa" cũng tràn ngập những điển tích, điển cố, những câu chuyện lịch sử... khiến người đọc phải choáng ngợp trước vốn văn hóa và những hiểu biết của tác giả. Bên cạnh đó là một cái nhìn như thấu đến tận cùng của cõi nhân sinh, đôi khi khiến ta phải rùng mình ớn lạnh, đồng thời đặt ra cho mỗi con người vấn đề "xét lại bản thân mình".Bị không ít người cho là khó đọc, là điên rồ, nhưng cũng lại không ít người say mê thứ văn chương ảo diệu ấy, Linda Lê dường như không mấy quan tâm. Với cô, văn chương đã trở thành máu thịt. Viết có thể là lưu đày, nhưng là tất yếu, có thể là điên rồ, nhưng chính bản thân con người, phải chăng đều đang chất chứa một phần nào đó điên rồ và nổi loạn? Cô dùng văn chương để đi tìm tính thống nhất từ trong bản ngã. Trong dòng chảy văn học đương đại, Linda Lê biết cách để lưu giữ một dấu ấn của riêng mình. Vì thế, cô là nhà văn, từ trong máu.

Tác phẩm đầu tiên của Linda Lê được giới thiệu tại Việt Nam có tên "Tình ca ác quỷ" (Un Si Tendre Vampire), do Trương Minh Hiển dịch, NXB Long An ấn hành tháng 4/1989.

Hiện tại, cô là một trong số các nhà văn được đánh giá cao tại Pháp. Một số giải thưởng chính: năm 1990, giải Vocation; 1993, giải Renaissance de la nouvelle; năm 1997, giải Fénéon. Năm 2007, tiểu thuyết "In Memoriam" (Tưởng nhớ) được dự tuyển cho giải Femina, giải Médicis, và giải thưởng lớn cho tiểu thuyết của Hàn lâm viện Pháp. 

Nguồn : http://tuanvietnam.vietnamnet.vn/2010-10-18-linda-le-tran-tro-viet-va-chet

Vu khống - Linda L êThảo luận trong 'Văn học   ' bắt đầu bởi Sơn thành lão nhân   , 15 Tháng tư 2012   .

Page 26: Chan dung - Phe Binh tac pham cua Linda Le
Page 27: Chan dung - Phe Binh tac pham cua Linda Le

Giọng văn của Linda Lê tưởng chừng lạnh lùng và sắc sảo mà thật ấm áp và bao dung, đặc biệt chị tỏ rõ ưu điểm vượt trội khi phơi bày những chi tiết khám phá nội tâm nhân vật.

Trong các cuộc trò chuyện, những Việt kiều yêu văn chương thường nhắc đến bút danh Linda Lê, một nữ nhà văn Pháp gốc Việt. Linda Lê sinh quán tại Đà Lạt, năm 14 tuổi theo gia đình sang Paris và bắt đầu viết văn bằng tiếng Pháp. Tác phẩm đầu tay Phúc âm tội ác xuất bản năm 1992 đã khẳng định tên tuổi một cây bút nữ. Từ đó đến nay, Linda Lê liên tục có nhiều tiểu thuyết và truyện ngắn chinh phục công chúng Pháp và được dịch sang tiếng Anh, tiếng Hà Lan và tiếng Bồ Đào Nha.

Hành trình quay lại với độc giả quê nhà của Linda Lê vừa được đánh dấu bằng cuốn Vu khống do NXB Văn Học và Nhã Nam liên kết ấn hành. Viết về thế giới những người điên, trên giá sách từng có hai tác phẩm trứ danh Buồn nôn của Jean Paul Sartre và Phòng số 6 của Anto Tchekhov. Đọc chầm chậm 32 chương với hơn 200 trang in, mới thấy rằng Linda Lê vẫn có cách của riêng mình để thể hiện một sự sẻ chia lặng lẽ và xót xa. Giọng văn của Linda Lê tưởng chừng lạnh lùng và sắc sảo mà thật ấm áp và bao dung, đặc biệt chị tỏ rõ ưu điểm vượt trội khi phơi bày những chi tiết khám phá nội tâm nhân vật.

"Vu khống" có một sợi chỉ rất nhỏ nối hai mảnh đời, người cậu "bị coi là người điên" và cô cháu gái luôn sống trong bất an lại nuôi khát vọng viết văn. Người cậu 10 năm ở bệnh viên tâm thần và 5 năm tiếp tục cuộc đời với ám ảnh một người điên. Người cậu ấy chỉ biết lẩn quẩn trong thư viện, làm bạn với sách và trở thành một cuốn sách âm thầm giữa lãng quên. Thế nhưng, sự có mặt chờn vờn của ông trên cõi nhân gian giống như điểm tựa cho cô cháu gái. Và dường như chỉ có ông mới thấu hiểu những dằn vặt của cô cháu gái: "Chính tấm gương tôi thất bại cho nó đủ can đảm đi thám hiểm biên giới của sự lành mạnh tâm thần. Chính hồi ức tôi sụp đổ mười lăm năm trước khiến nó thả mình đắm chìm để dễ vọt lên trở lại. Tôi đã chuẩn bị con đường. Tôi là dược thảo trị độc của nó. Phương thuốc nhiệm màu ngừa điên dại của nó".

Người điên trong Vu khống bị gọi bằng nhiều hỗn danh khác nhau, từ Mặt Khỉ đến Chệt Khùng, theo thói quen ruồng rẫy của xã hội. Tuy nhiên, chính người điên ấy luôn thức tỉnh những phẩm giá đạo đức ở mỗi hoàn cảnh cụ thể bằng sự tự vấn: "Mày đã trả tiền để con bé được ngủ yên trong giường như mọi đứa con gái ngoan… Mày đã trả tiền để thỏa mãn cái tật làm thánh nhân của mày…". Người điên ấy luôn run rẩy trong sự sợ hãi, không phải chỉ để thương chính bản thân mình, mà còn thương những con người tội nghiệp xung quanh. Người điên ấy lý giải u uẩn của cô cháu gái: "Đời con bé cũng thế, chỉ là đổ nát. Hai người cha đã phá sập nền móng. Nó bới gạch vụn, dọn mảnh vỡ, nó chỉ tìm thấy những bóng ma người cha. Nó là con chuột chũi mải miết đào, đào không thôi, trong thanh âm tiếc thương. Hiểm nguy rình đón nó, ấy là ngộ độc trữ tình, ấy là đa cảm xói mòn khả năng khinh đời".

"Vu khống" không phải là cuốn sách đọc để lấy cốt truyện, hay đọc để kể lại dăm tình huống gay cấn. Vu khống níu giữ rung động của chúng ta trong một không gian ngột ngạt và khơi dậy một niềm cảm thông sâu sắc cho số phận hiu hắt dự phần với cuộc sống nhiều khi hờ hững này: "Trước kia tôi kinh khiếp những người điên mở miệng là nói nhăng nói cuội, nói gióng tiếng một, nói đi nói lại, chửi bới và kêu thét. Bây giờ tôi kinh khiếp những kẻ tâm trí lành mạnh, họ phun ra những từ trống rỗng và đợi được những lời vô nghĩa đáp lại".

Nhà văn Linda Lê thổ lộ "viết, là tự lưu đày bản thân". 16 năm trước, Vu khống vừa ra mắt lần đầu tiên đã thu hút được sự quan tâm của độc giả Pháp, còn hôm nay với sự chuyển ngữ của Nguyễn Long Khánh

Page 28: Chan dung - Phe Binh tac pham cua Linda Le

có thể Vu khống cũng sẽ làm hài lòng người yêu văn học Việt Nam. Đọc Vu khống để thấm thía vẻ đẹp của những cuộc đời thiệt thòi và lầm lũi xung quanh chúng ta!

Lê Thiếu Nhơn

"Vu khống" - chuyện của một người điên

Hấp dẫn nhưng không dễ đọc bởi tác giả đã chọn một văn phong súc tích, chặt chẽ và không thừa lấy một chữ. Tiểu thuyết xoay quanh câu chuyện của một kẻ xưng tôi. Là một người nhập cư (có lẽ là từ Việt Nam và không biết tiếng Pháp), anh ta bị gia đình gửi vào một trại thương điên ở Pháp suốt mười năm với hi vọng cách ly hoàn toàn anh ta với mọi quan hệ với gia đình, xã hội. Được một bác sĩ tốt bụng giúp đỡ, anh tự cứu chính mình bằng việc học tiếng Pháp, đọc những tác phẩm trong thư viện.

Nhưng một lá thư của người cháu gái gửi đến cho anh đã phá vỡ sự yên bình mà anh đã thiết lập được cho mình trong trại thương điên : "Thoát, thôi tưởng tôi thoát chứ. Vậy mà lại bị mấy cái gien túm lại. Vậy mà một cái thư lại nhắc tôi phải nhớ tới cái gia đình đã cán bẹp bộ não tôi, huỷ diệt tuổi trẻ tôi, phá hư đời tôi". Cô cháu gái hỏi một người "điên" chỉ đường cho mình trong cuộc sống và nói rằng anh là người duy nhất trong gia đình cô muốn giữ quan hệ. Anh trở lại với cuộc sống "bình thường" và làm việc trong một thư viện.

Ngày trở về cũng chẳng êm đềm khi người anh yêu - em gái ruột hoặc một người họ hàng gần - đã treo cổ tự vẫn. Anh sống vật vờ bên gia đình, xã hội và tiêu tiền theo một cách cũng "điên": trả tiền cho lão hàng xóm để cô bé con lão mà lão bắt phải tiếp khách được ngủ yên vài đêm còn anh thì trốn lại thư viện mình làm những đêm ấy. Câu chuyện của anh xoắn vào câu chuyện của cô cháu gái, của tay tham vấn người đặt hàng để cô gái viết, của anh trai cô và của một người thợ giày nhập cư.

Mỗi người xuất hiện với cách hành xử, suy nghĩ hoặc sở thích "kỳ quặc" của mình. Cô gái - Nhà văn. Chưng cất thuốc dịu đau. Chế biến thuốc an thần. Làm bà chủ chứa chữ nghĩa - tự cho mình là con rối thèm ước danh vọng, mảnh giẻ rách lại muốn thành con chim sặc sỡ rỉa lông trước đám công chúng đông đảo; Ricin anh của cô là một người viết văn già đời, khổ hạnh không tha thứ mọi hèn yếu, mọi thoả hiệp và không bao giờ thoả mãn.

Cái nhìn của anh sắc bén và xuyên thấu đến tận bản chất của vấn đề: Các nước lớn có thực sự "yêu thương" các nước khó khăn, hay họ giúp các nước khó khăn để bảo vệ quyền lợi của chính họ; bản chất của các hoạt động đánh bóng hình ảnh bằng từ thiện diễn ra trên khắp thế giới, sự vô trách nhiệm trong giới báo chí truyền thông, cách hành xử của các nước lớn với các nước thuộc địa cũ...

Viên tham vấn hiện lên với vai trò người đặt hàng cho cô gái viết. Lão muốn cô phải viết theo cái cách mà công chúng trong một nước lớn muốn nghe, muốn nhìn thấy ở một nhà văn đến từ một nước cựu thuộc địa. Lão có sở thích kỳ lạ là sưu tầm các tác phẩm mang hình tay người và yêu cô thư ký ăn mặc như tấm quảng cáo treo trên đầu lão. Cuối truyện, lão lấy súng bắn vào gáy cô thư ký rồi tự giết mình.

Các nhân vật "được quyền nói" trong câu chuyện này đều có cách hành xử khác thường mà người đời

Page 29: Chan dung - Phe Binh tac pham cua Linda Le

thường gọi những gì không bình thường là điên.Nhà văn Pháp Anatole France viết: "Rốt cục, điên là gì nếu không phải là một loại hình tâm lý đặc thù? Điên chứ không phải là mất trí. Mất trí là việc mất đi các khả năng trí tuệ. Điên chỉ là cách sử dụng kỳ quặc và khác người của các khả năng này".

Vậy ai là người điên trong truyện? Chắc chắn không phải nhân vật chính khi anh chẳng hề mất đi sự nhạy cảm trong cuộc sống và lúc nào cũng ý thức mình đang làm gì? Có phải gia đình anh mới là điên khi xích chân cụ cố vào giường cho đến chết, giam em gái vào phòng, đẩy em trai vào trại tâm thần và tin chắc rằng đời nào dòng họ này cũng có một người điên và anh chính là người ấy? Hay mẹ cô bé là người điên khi có chồng rồi nhưng vẫn ngủ với một người nước ngoài trở về sau mỗi cuộc hành quân tàn sát vô số đồng bào mình? Và còn bao nhiêu, bao nhiêu người mà cách hành xử và suy nghĩ có thể bị coi là điên?

"Vu khống" cũng mang đến một cái nhìn từ bên trong xã hội Pháp đối với vấn đề nhập cư. Câu chuyện ấy hết sức sinh động và sâu sắc có lẽ đâu đó nó cũng chính là chuyện đời của tác giả. Linda Lê sinh năm 1963 ở Việt Nam sau đó sang Pháp sinh sống và viết văn. Khi chị đi khỏi đất nước, cuộc chiến vẫn chưa ngưng tiếng súng.

Văn học có thể là một cách hay để, như chị nói, "giữ khoảng cách với chính mình" "để ra khơi" "để đứng xa và nhìn vào những yếu tố của đời mình". Linda Lê viết tiểu thuyết đầu tay của mình năm 23 tuổi và cho đến nay đã có tác phẩm thứ mười.

Nguyễn Đình Thành

Linda Lê & điên vô tổ quốc

Những văn bản chồng lấp lên nhau trong một cuộc phân thân đầy thống khoái, trào lộng nhưng ngất ngây đau đớn nói về hai kẻ chống lại sự mê lú đời sống bằng cách… mở lối vào nhà thương điên và viết văn!

Đó là hai kẻ day dứt về sự lai chủng trong ngôn ngữ của mình. Một gã Chệt Khùng da vàng và một con bé kêu gã bằng cậu. Cả hai đều có ý định viết văn bằng tiếng Pháp. Tiếng Pháp như tham vọng, công cụ để cắt đứt với quá khứ đối với gã Chệt Khùng. Tiếng Pháp lại là vũ khí chống lại một Đất Nước, một gia đình trước những biến cố không muốn nhớ nhưng lại cần phục hiện và được trả lời đối với cô bé.

Chệt Khùng, trốn chạy mặc cảm loạn luân tìm đến sách để giả chết, để an thần, để chấp nhận 15 năm một kiếp sống thừa trong nhà thương điên Corrèze không một mối giao cảm nào với đời sống ngoài những đống sách bủa vây. Người bạn đáng kể nhất của hắn là gã Thầy Tu – kẻ cũng trốn chạy bóng ma của chính mình, coi như đời mình không còn nữa.

Cô bé, kẻ đào tẩu cùng với mẹ để thoát khỏi trải nghiệm kinh hãi ở một Đất Nước gắn với các cuộc săn đuổi vô hình và rồi phải đối diện với nỗi ám ảnh bị bứng khỏi cội nguồn để tiếp nhận một nguy cơ lai chủng hoá (thông qua nỗi day dứt, câu hỏi bí ẩn về “người cha thực” như thây ma đã bị mẹ nó bỏ rơi, giã nát nơi Đất Nước để đón nhận một “người cha thức thời” trên Đất Mới sẵn sàng cho nó một cái tên

Page 30: Chan dung - Phe Binh tac pham cua Linda Le

mới, một tư cách, căn cước tồn tại mới). Nó điên trong cuộc hành trình vượt thoát khỏi thế giới gia đình, tình đồng hương, chạy thoát ngôn ngữ mẹ đẻ một cách quyết liệt để tìm ý nghĩa, giá trị tồn tại của riêng mình, tìm cách diễn giải quá khứ theo cách của chính mình.

Ở đây, cái điên của hai kẻ “lội ngược dòng” này không đơn thuần là sự lựa chọn thuần tuý thuộc về lối sống, một giải pháp tránh xa sự phù phiếm đám đông (phải kiếm ra tiền, phụng sự vật chất) mà còn là một cách đoạn tuyệt, ly khai với truyền thống hằn sâu, luôn rắp tâm xoá diện mạo những cá nhân khác biệt.

Thật đau đớn thay cho những kẻ đi lối hẹp (nói theo ngôn từ Kinh Thánh), những kẻ chống lại lề thói rởm đời phù phiếm (theo ngôn ngữ cuốn tiểu thuyết này) vì chính những kẻ ấy lại tiếp tục dấn sâu vào một cơn khủng hoảng khác. Khi nhận thức được cuộc sống, mọi tương quan thực chất được dệt nên bằng ngôn ngữ, diễn ngôn trên những văn bản rời rạc, thì những kẻ mạo hiểm kia làm sao để thoát khỏi cái viễn cảnh vực thẳm hư vô đang chờ chực phía trước?

Nhiều cách sống và chọn lựa được đưa ra từ việc phá bỏ ranh giới hư cấu/ hư cấu của hư cấu. “Chúng tôi quay lưng lại thế giới, chúng tôi cùng đi về một hướng, chúng tôi đi chinh phục Cõi Không Nơi Nào”. Ở đó, hai kẻ da vàng viết văn không bằng thứ ngôn ngữ mẹ đẻ của mình tìm cách bước qua những thành kiến con lai, con hoang hay mặc cảm dị chủng để tìm đến một sự đồng nhất, một khát vọng bình đẳng trong thế giới diễn ngôn: “Nó đã tự vệ trước nguy cơ điên bằng cách phân thân. Nó đã muốn thành xa lạ với gia đình, rồi với đất nước, với tiếng mẹ đẻ, sau cùng với chính mình”.

Gã Chệt Khùng tìm thấy ánh sáng của lá thư của cô bé trong góc tối của thư viện. Lá thư “với tuồng chữ kiêu kỳ” đã chế nhạo tham vọng làm một người bình thản nơi gã. Lá thư đánh thức sự kiêu hãnh được làm một người điên trong thế giới đang rỗng hoá. Lá thư rao giảng “niềm kiêu hãnh của sự khác biệt”, đánh thức một tinh thần “Điên Vô Tổ Quốc” – giả điên để khỏi hoá điên trong những ranh giới mình tự tạo dựng. Một sự tháo cũi sổ lồng cho nỗi trầm uất và bế tắc!

Những trang cuối cuốn tiểu thuyết cồn lên nguồn cảm hứng thúc giục róng riết về yêu cầu phản tỉnh giữa cái “thế giới văn bản” đang cuộn xoáy, hỗn loạn. Gã Chệt Khùng dùng sách để xây cho mình một thành quách để tiến hành “nghi thức giải hoặc” triệt để: “Tôi sẽ đốt một điếu thuốc và tôi sẽ ngủ quên không dập tắt điếu thuốc. Sẽ không còn ai đến đòi nợ nắm tro tàn của tôi. Sẽ không còn ai đòi mớ xương cháy đen của tôi nói lên sự thực. Tôi với đống sách sẽ là một”.

Hắn, có thể là một thứ văn bản như bao văn bản đồng hiện khác trong tâm thức, thế giới sáng tạo của cô bé.

Vu khống được viết bằng tiếng Pháp của một nhà văn nữ gốc Việt còn là những trải nghiệm về “ngôn ngữ lai chủng”, một ý hướng về văn chương không biên giới mà chính tác giả của nó là hiện thân đang theo đuổi.

Đây là cuốn tiểu thuyết khước từ tính đại tự sự. Không dễ đọc, vì ngôn ngữ luôn sẵn sàng đạp đổ lối luận đề truyền thống và luôn thách thức khả năng tư biện nơi người đọc. Nhưng không lý gì chúng ta bỏ qua một dịp được cự tuyệt với sự dễ dãi lười biếng trong tiếp nhận văn chương. Nếu viết là sự tự lưu đày bản

Page 31: Chan dung - Phe Binh tac pham cua Linda Le

thân của tác giả thì lẽ nào việc đọc không phải là sự hỏi đòi khó nhọc để khám phá những nấc thang sâu kín nhất của nội tâm nơi độc giả?

Nguyễn Vĩnh Nguyên

Tên e-book : Vu khốngTác giả : Linda LêDịch giả : Nguyễn Khánh LongDung lượng : 277 kBĐịnh dạng: PRC

Nhà xuất bản: Nxb văn họcSố trang: 248 Hình thức bìa: Bìa mềmKích thước: 12 x 20 cm Ngày xuất bản: 2009Trọng lượng: 260 gram Giá bìa: 40.000 VNĐ

Nguồn : http://vietforum.vn/threads/vu-khong-linda-le.12199/

 

Linda Lê, nhà văn Pháp gốc Việt Posted: 13/11/2012 in Nguyễn Mạnh Trinh , Tùy Bút / Tản mạn Thẻ:Linda Lê

Nguyễn Mạnh Trinh

Nhà văn Linda Lê

Page 32: Chan dung - Phe Binh tac pham cua Linda Le

Ngày 30 tháng 10 năm 2012, viện Hàn Lâm Goncourt thông báo tên của 4 nhà văn lọt được vào vòng chung kết để xét trao giải thưởng văn học giá trị nhất của nước Pháp. Trong đó có nhà văn Linda Lê với tác phẩm Lame De Fond và 3 nhà văn khác là Patrick Deville, Jerôme Ferrari và Joel Dicker. Ngày tuyên bố giải là ngày 7 tháng 11 năm 2012*. Linda Lê rất có hy vọng đoạt được giải thưởng cao quý này. Cô là nhà văn Pháp gốc Việt đã đoạt được nhiều giải thưởng văn học giá trị của Pháp và được đánh giá là một trong những tác giả biểu tượng của văn học Pháp hiện đại. Nhà phê bình văn học Nancy Milner Kelly đã so sánh Linda Lê với Marguerite Duras. Trong khi có sự xếp đặt Linda Lê là một trong ba nhà văn hàng đầu của văn học Pháp với Alice Ferney và Marie Darrieussecq.

Mục điểm sách của báo Le Monde nhận xét “Không cần ồn ào, các tác phẩm của Linda Lê tự chứng tỏ giá trị của chúng”. Nhà văn Marine Landrot của báo Telérama đã ví các tác phẩm của Linda Le là “bài diễn văn tang lễ khổng lồ trong đó mỗi phần có vẻ là sự phản ánh cuả nhau với một sự tinh tế và làm xoa dịu tâm hồn”Tác phẩm Lame De Fond (Sóng ngầm). Câu chuyện xoay quanh bốn nhân vật chính, hai vợ chồng: Văn và Lou, người con gái Laure và người tình Ulma, cũng là cô em gái cùng cha khác mẹ với Văn. Trong tiểu thuyết 4 nhân vật nói về 4 mảnh đời trong 4 chương sách và 4 tiếng nói khác nhau.. Mỗi nhân vật nói về mình và về các người khác trong bố cục 4 phần : nửa đêm / bình minh / giữa trưa / hoàng hôn.Văn là người Việt Nam chạy trốn quá khứ và quyết định “xóa hẳn những trang sách nói về tuổi thơ trong tiểu sử của mình”. Văn lãng quên kỷ niệm về người mẹ, về đất nước Việt Nam, cố gắng bôi xóa những dấu vết trong trí nhớ cho đến khi nhận được là thư của Ulma. Bức thư ấy như một trận địa chấn trong lòng Văn và khơi dậy những cơn sóng ngầm mà từ lâu nay anh cố dìm xuống tận tâm tư.Bức thư ấy của Ulma là một kết cuộc bi thảm cho Văn. Nửa đêm khi Văn vừa rời khỏi căn phòng của Ulma thì một chiếc xe hơi do Lou vợ của Văn phóng tới lao vào tạo thành sự ra đi đột ngột của Văn.Cái chết này đã tạo thành khoảng trống cho 3 người đàn bà. Người tình Ulma mất đi một điểm tựa tinh thần, người duy nhất tạo cho cô cân bằng về tâm lý. Người vợ Lou sống những ngày cuối còn lại với tâm trạng đau khổ đầy mặc cảm tội lỗi với chồng và cả với người con gái. Còn Laure thì buồn khổ vì bị mất đi một người cha gần gũi.Nhưng ở một khía cạnh nào đó thì cái chết của Văn lại là một dịp để cả ba người đàn bà này có cơ hội làm lại đời sống. Laure qua nỗi trống vắng như gần gũi với người cha hơn. Cô không còn phải chịu đựng nỗi khổ sở khi có một người cha lúc nào cũng nói không mệt về những kiến thức sách vở về tất cả những bộ môn nghệ thuật, khoa học như một cuốn tự điển sống và ngay cả khi bàn luận chuyện thời sự chính trị. Laure cũng không còn dễ dãi hay ngây thơ khi nhận định về cuộc sống hôn nhân giữa cha mẹ mình. Cô gái dù chỉ có 17 tuổi cũng đã tinh tế nhận định Ulma là gạch nối giữa Văn và Việt Nam. Ðã hơn 30 năm, Văn không hề nói tiếng việt. Nhưng với Ulma, Văn đã sẵn sàng thì thầm nói hai tiếng yêu em…Với cấu trúc bộ tứ rất khác lạ, với ngôn ngữ xử dụng lúc tinh tế, lúc mỉa mai nhưng cũng phản ảnh xác thực đời sống hàng ngày, một thế giới văn chương rất đặc biệt mở ra nhiều chủ đề phức tạp, với những quan hệ gia đình, vợ chồng, cha con, tình yêu. Những nhân vật cô đơn, cố gắng sống để lãng quên an phận nhưng vẫn như những đợt sóng ngầm vẫn không thể nào quên quá khứ. Nhân vật ấy vẫn khao khát hướng về quê hương và không thể nào quên được những liên hệ máu mủ gia tộc của chung huyết thống.

Page 33: Chan dung - Phe Binh tac pham cua Linda Le

Phong cách viết và dàn trải ý tưởng trong Lame de Fond đã khiến cho nhiều nhà phê bình văn học nhận định Linda Lê là một phù thủy ngôn ngữ với nghệ thuật tài tình của Molière thời xưa.Trả lời cuộc phỏng vấn của Ban việt ngữ Ðài RFI, Linda Lê nói về tiểu thuyết Lame De Fond của mình:

“Ðiểm khởi đầu của cuốn sách bắt nguồn từ khi tôi tìm được câu đầu tiên trong tiểu thuyết “Tôi chưa là kẻ nói nhiều khi còn sống. Giờ đây nằm trong hòm tôi tha hồ độc thoại” Tôi để cho người vừa nằm xuống mở đầu câu chuyện và chính anh ta sẽ khép lại tiểu thuyết.Tôi viết Sóng Ngầm như một bản nhạc với bốn bè khác nhau và tôi đã rất hăng say khi sáng tác. Tôi thích được chuyển từ nhân vật này sang nhân vật khác trong mỗi chương của cuốn tiểu thuyết. Mỗi lần như thế tôi phải thay đổi văn phong, thay đổi cách viết để phù hợp với tâm tư, với cá tính của mỗi người. Văn là nhân vật chính, Lou và Ulma là hai người đàn bà cùng yêu thương anh và cuối cùng là Laure cô con gái của Văn. Mỗi người đều có phong thái riêng của họ. Ðiều đó phải được thể hiện trong lời tự bạch của họ. Mỗi nhân vật vừa phác họa ra chính chân dung của mình vừa chia sẻ với độc giả cái nhìn của họ về những người chung quanh. Tất cả phải diễn ra trong vòng 24 tiếng đồng hồ. Cuộc đời của các nhân vật trong truyện cũng như một phần lịch sử của Pháp và Việt Nam trong nửa thế kỷ vừa qua đã gắn liền với nhân vật chính. Tất cả được trải ra dưới mắt độc giả. Tôi đã đề cập tới đời sống ở miền Nam Việt Nam trước biến cố 1975, đến hành trình của một kẻ phải bỏ xứ ra đi.Ðây là cuốn sách nói về số phận của những kẻ xa xứ. Ngay cả trong trường hợp của Lou, vợ của Văn. Cô là một người Pháp, sinh trưởng ở vùng Bretagne, nhưng đã sớm đến Paris lập nghiệp và Lou cảm thấy xa lạ với thế giới bao quanh ngay cả trên chính quê hương mình, tức là vùng Bretagne. Lou đến Paris cũng tương tự như Văn từ bỏ Việt Nam để nhận nước Pháp là quê hương thứ hai. Cả bốn nhân vật chính trong Sóng Ngầm đều bất lực trong việc thích nghi với thế giới bao quanh họ…”Trả lời câu hỏi: Với nhân vật Văn, anh không phải là con lai nhưng lại được gần gũi và thấm nhuần văn hóa Pháp hơn là văn thơ Việt Nam. Anh cũng học trường Pháp và cũng sớm rời xa Việt Nam như chị. Người đọc có cảm tưởng là Văn là một phần thân thiết của chính bản thân chị. Có đúng vậy không? Linda Lê nói:“Vâng, có một phần của tôi trong tất cả mọi nhân vật của Sóng Ngầm. Nhưng riêng đối với Văn, hắn như một người bạn chí thân của tôi, với có một chút gì đó lãng mạn và thơ mộng hơn. Tôi để nhân vật này sinh cùng năm với tôi. Cũng như Văn tôi lớn lên trong nền văn học Pháp, tôi học trường Pháp ở Sài Gòn và cũng giống như Văn tôi đã quên hầu hết tiếng mẹ đẻ. Nhưng khác với Văn tôi không sợ “Sóng Ngầm” khơi dậy trong lòng. Tôi không chôn vùi hay muốn quên hẳn những gì gắn bó với Việt Nam. Thực ra tôi nghĩ Văn cũng đã chờ đợi là một ngày nào đó, sợi chỉ đỏ giữa anh và quê hương được nối lại. Tôi cũng thế, tôi luôn sẵn sàng chờ đón những bất ngờ khi khám phá về vùng đất này”Linda Lê sinh trưởng tại Ðà Lạt, định cư tại Pháp năm 1977 và hiện nay sinh sống tại Paris. Cha cô là một kỹ sư người Việt Nam gốc Bắc và mẹ cô mang quốc tịch Pháp. Lúc còn nhỏ cô sống với gia đình ở thành phố cao nguyên này nhưng đến năm 1969 thì di chuyển vào Sài Gòn vì ảnh hưởng chiến tranh. Cô đã mô tả lại những kinh nghiệm về chiến tranh trong bài viết ngắn “Les Pieds Nus”. Khi gia đình vào Sài Gòn, Linda Le học ở trường trung học Pháp. Ở đây, cô học văn chương Pháp với những văn hào như Victor Hugo, Honoré Balzac và đã ảnh hưởng rất sâu đậm phong cách viết của cô về sau này.Năm 1977, sau khi Việt Cộng chiếm cả miền Nam, gia đình cô qua Pháp định cư với bà mẹ, ba chị em và bà ngoại tại Le Havre. Người cha thì ở lại Sài Gòn và hình ảnh người cha bị chết luôn

Page 34: Chan dung - Phe Binh tac pham cua Linda Le

luôn ám ảnh cô mãi về sau này và hiện diện trong những tác phẩm của cô. Ở thành phố Le Havre cô tiếp tục học ở lyceé nơi mà những giáo sư văn chương đã làm cho cô say mê và trân trọng Marcel Proust.Năm 1981, cô chuyển lên học ở Henri VI Lyceé ở Paris và sau học ở đại học Sorbonne.Cô xuất bản tiểu thuyết đầu tay “Un si tendre vampire” vào năm 1987 khi cô vừa 23 tuổi. Sau đó là “Fuir” năm 1988 và “Solo” năm 1989. Trong thời gian này, cô làm việc trong vai trò của một editor của nhà xuất bản Hachette. Năm 1992, cô xuất bản “Les Evangiles du Crime” trước khi cô chuyển qua làm tại nhà xuất bản Christian Borgois.Năm 1995, người cha của cô ở Việt Nam, người mà hơn hai chục năm không gặp mặt nhưng lại hiện diện luôn trong tâm tưởng của cô, từ trần. Ông dự định đi thăm con lần đầu tiên ở Pháp thì bị chết. Linda Lê về Việt Nam lần đầu tiên kể từ lúc ra đi năm 1977. Cái chết của người cha cũng tạo ra cho cô những chấn thương tinh thần đến độ sinh ra những hoang tưởng và những ảo giác tạo ra ý định tự tử khiến cô phải nằm bịnh viện một thời gian.Vết thương tâm lý vì cái chết của người cha đã ảnh hưởng rõ ràng trong khi cô viết tiểu thuyết “Les Trois Parques” năm 1997, cuốn tiểu thuyết được coi như biểu hiện nỗi đau đớn của người con gái trước cái chết của người cha. Trong lời bạt của tiểu thuyết này kể về ba chị em sửa soạn chuyến viếng thăm Pháp của người cha / người cậu, Linda Lê đã viết về ba tháng sửa soạn ngu ngốc và bối rối của cô đến nỗi cô không thể đứng vững nổi nếu không có sự giúp đỡ của các bác sĩ và các người bạn. Tiểu thuyết “Les Trois Parques” được tiếp nối với tập truyện ngắn ‘Voix” với nhiều nhân vật là bệnh nhân kể chuyện về triệu chứng rối loạn tâm thần. Tiếp sau là “Lettre Mortes” cũng là tiếp tục đề tài của một người bị mất cha.Trong một cuộc phỏng vấn của Catherine Argand, Linda Lê đã nói nhiều về tác phẩm của mình. Khi bị hỏi rằng “Lettres Mortes” có phải là cuốn chót của trường thiên ba cuốn và chấm dứt một vòng: “Vâng và tôi mở một vòng khác. Ðây là một cuốn truyện móc nối, nó khép lại những điều mà tôi xem như một bộ ba dành riêng cho cái chết của người cha, và về bệnh điên nảy sinh ra từ cái chết đó cho người kể chuyện lại. Tiểu thuyết “Les Trois Parques” tham khảo và quan sát sâu xa từ đề tài này, với nhiều chứng liệu cung cấp từ kho tàng văn chương văn hóa của con người. Còn với hai truyện kế tiếp, “Voix” và “Lettres Mortes” thì ngược lại là những chất liệu thô nhám với bố cục được phân chia thành những vụn vặt.Truyện đầu tiên có thể coi như một độc thoại…Với ba cái nhìn qua ba tác phẩm tôi đã thử làm một cuộc thí nghiệm mà lúc khởi đầu tôi nghĩ khó thực hiện được: đạt được một tầm vóc được coi như là thông dụng phổ biến của nhiều người, không phải chỉ trong khuôn khổ tự truyện, và biến cái chết của người cha thành một cái chết có nhiều nét biểu tượng. Vì thế “Les Trois Parques” thuộc về thần thoại, “Voix” là của giấc mơ và “Lettres Mortes” là sử dụng ảo giác đến mức cao độ và tang chế không còn là riêng tư của một người nữa…Tất cả những truyện trước của tôi đều là những tác phẩm của nguyền rủa, của tức giận. Trong mỗi tác phẩm, tôi kêu than, viết để dựng thành một bản văn buộc tội thế gian. Với “Voix” và cơn khủng hoảng mà tôi đã phải trải qua, sự nóng giận đã nguôi ngoai và nhường chỗ cho nỗi bình thản. Và như vậy, tôi có thể đi tìm kiếm cho mình một văn phong khác. Có thể tôi sẽ viết được những tác phẩm trong sáng hơn tuy cũng có lúc nghiêng xuống những bờ vực thẳm mà tôi muốn thám hiểm tìm kiếm. Nhưng có thể, với nhiều sắc thái đa diện hơn, dịu dàng hơn dù trong cả nỗi buồn phiền ..”Linda Lê trong một cuộc phỏng vấn đã phát biểu: “Tôi chủ yếu đọc văn học Pháp nhưng cũng rất thích Truyện Kiều của Nguyễn Du và một nhà văn khác tôi cũng đọc nhiều và có ấn tượng là Nguyễn Huy Thiệp.

Page 35: Chan dung - Phe Binh tac pham cua Linda Le

Giấc mơ của tôi là tạo nên một cái gì đó mang tính quốc tế trong văn học. Tôi luôn tìm cách tạo ra những tư tưởng liên kết các nhà văn và độc giả các nền văn hóa. Tôi chưa từng có ý định từ bỏ, từ chối gốc gác của mình. Trái lại, tôi luôn bị ám ảnh bởi chính điều đó, luôn cảm thấy mình là một người ngoại quốc đến viết ở Pháp. Lưu vong nhưng tính Việt trong con người tôi, tác phẩm tôi luôn hiện hữu.Lựa chọn tiếng Pháp làm ngôn ngữ viết là một chọn lựa cố ý. Tôi học trường Pháp từ năm 4 tuổi và đọc Vitor Hugo từ lúc thiếu thời. Viết bằng tiếng Pháp nhưng tôi lại viết về nhiều nơi khác chứ không phải chỉ riêng nước Pháp.Tôi đọc văn học của nhiều nước trên thế giới. Mối quan hệ với Việt Nam của tôi chủ yếu trên phương diện gia đình, nhất là các chị gái. Các chị cũng chính là cầu nối để tôi hiểu hơn về văn hóa VN, văn học VN. Tuy nhiên khi viết, tôi thấy trong tôi có hai tâm hồn: Phương Ðông và phương Tây. Tôi muốn viết tự truyện nhưng lại luôn viết về những hư cấu. Khi viết tiểu thuyết tôi biến thành một người khác.Sự phản bội bản thân khi viết với những ám ảnh về VN luôn thấp thoáng trong những tác phẩm viết bằng tiếng Pháp của tôi.Mỗi tác phẩm văn học thực thụ không đơn thuần chỉ để giải trí. Ðó là một quá trình “ủ bệnh” trong bóng tối. Một nhà văn đồng thời cũng là một người nổi loạn.Vì thế công việc viết văn, theo tôi là một công việc mang tính nhân bản. Nhiều người hỏi tôi liệu cách chọn cách đứng một mình để quan sát có cảm thấy lạc lõng không. Tôi cảm thấy sự khác biệt giữa hai khái niệm cô lập và cô đơn. Tôi là một người cô đơn khi viết văn và luôn cố tình nuôi dưỡng sự cô đơn ấy…”Tiểu thuyết “Les Evangiles du Crime “ xuất bản năm 1992 được rất nhiều khen tặng. Rồi tiếp theo là “ Calomnies” rồi “ Les Dits d’un Idiot” và sau là những”Contes de L’amour Bifrons”, “Complexe De Caliban.”, “Les Aubes”, “ Autres jeux avec le Feu”, ‘ Tu Eùciras sur le Bonheur,” In Memoriam”…Cô đã nhận được nhiều giải thưởng. Như Prix de la Vocation năm 1990, Prix Renaissance de la Nouvelle năm 1993, Prix Fénéon năm 1997, Prix Wepler năm 2010. Hai giải lớn là Prix Femina năm 2007 và Grand Prix do Hàn lâm Viện Pháp trao tặng.Giải Wepler được trao tặng cho tác phẩm “Cronos” đề cập đến một thành phố đang sống trong khủng bố sợ hãi dưới ách thống trị của hai kẻ chuyên chế. Ðể cứu cha mình, con gái của một nhà thiên văn học phải bị bắt buộc kết hôn với một trong hai kẻ độc tài chuyên chế này. Khi biết mình sắp làm mẹ, cô từ chức đi theo những người đối lập và mưu việc chống lại chế độ. Với cuốn sách mới xuất bản viết về tấn bi kịch của một nền chuyên chính này, Linda Lê đã biểu hiện một trạng thái hoang dã. Bản chất mạnh mẽ khốc liệt lâu nay bị kềm hãm trong tác phẩm không hề biểu lộ trong giọng nói luôn luôn hiền dịu thì thầm của cô: “Tôi luôn có cảm giác rã rời và nổi loạn khi theo dõi thời sự. Ðôi lúc tôi gần như cảm thấy ngã ngửa vì giật mình đến mức tôi không thể đọc báo được nữa, không nghe đài được nữa… Tôi chỉ biết chiến đấu bằng cây bút. Có thể đến một lúc nào đó thời thế sẽ phải bắt buộc tôi phản ứng khác đi.nhưng ngay trong lúc này, bây giờ, trong xã hội mà tôi đang sống, vũ khí duy nhất của tôi vẫn là cây bút..”Khi được hỏi về cuốn sách mới này có phải là một cuốn tiểu thuyết dữ dội nhất của cô không thì cô trả lời:

“Lạ thay, một số các tác phẩm rất dữ dội đối với tôi lúc viết, nhưng ở cuốn sách này thì không. Tôi đã viết và dệt nên nó bằng lòng kiên nhẫn của nàng Pénélope, bình thản, hết ngày này qua ngày kia, cảm thấy mình sáng suốt hơn bình thường. Ðiều khiến tôi bất ngờ là tôi đã thay đổi phương cách dùng từ ngữ, với những nhân vật sử dụng từ ngữ vô cùng suồng sã gần như là tục tĩu. Tôi đã rất thích thú khi làm cho bộ trưởng Nội Vụ nói chuyện, tìm những lời lẽ thể hiện hết toàn bộ cá tính dung tục của nhân vật mà không phải mô tả trực tiếp tính cách đó.”

Page 36: Chan dung - Phe Binh tac pham cua Linda Le

Khi được hỏi về chủ đề hai mặt luôn luôn ám ảnh trong tác phẩm của mình, Linda Lê nói:

“Phải tôi cảm thấy mình có tính hai mặt rất mạnh, thậm chí còn nhiều mặt nữa và phần lớn thời gian như bị nhập đồng bởi những hồn ma. Dần dần khi đã hoàn tất xong những cuốn sách, tôi cảm thấy mình phong phú hơn khi nghĩ đến các nhân vật đã phần nào bước ra khỏi bóng tối, nhờ những điều tôi viết. Trước hết là về cha tôi, người mà tôi luôn luôn bầy tỏ lòng kính trọng. Ông có lúc từng muốn làm họa sĩ và ông đã phải từ bỏ ý định đó khi lập gia đình. Cha tôi từng là mẫu người khuôn mẫu lý tưởng của tôi và các chị em tôi luôn đùa cợt rằng tôi là đệ tử ruột của ông. Lúc tôi đến sống ở Pháp và viết thư cho ông khi ấy còn ở Việt Nam, cha tôi đã hồi âm rằng ông rất tin tưởng nơi tôi và ông không biết tôi sẽ làm được những gì, nhưng tôi phải thử làm một điều gì đó gây thật bất ngờ cho ông. Chính cha tôi là người khích lệ tôi làm công việc bất ngờ. Làm một nhà văn…”Một câu hỏi khác về nhân vật nữ của Cronos nói về sự thất thế của cha mình khi côấy nói: “Xưa kia, chính ông ấy nắm giữ chìa khóa kiến thức, từ nay chính tôi có trách nhiệm tinh thần”. Như vậy, Linda Lê cũng có cảm giác về trách nhiệm tinh thần không? Cô trả lời: “Có thể hơi tự phụ, nhưng tôi thấy mình có nhiệm vụ đón nhận những mảnh đời đã bị chìm đắm cho dù chính con thuyền của tôi không phải lúc nào cũng vững chãi. Tôi luôn luôn hy vọng làm sống lại những người tôi đã từng gặp trên đường đời và đã có ảnh hưởng đối với tôi. Làm tác giả, chính là làm phát ngôn viên cho những người đã mất. Tôi có nghĩa vụ tinh thần là tỏ lòng tôn kính những ai đã ủng hộ giúp đỡ trong suốt cuộc đời mình. Từ những tác giả mà tôi đã đọc cho đến những người bạn thân nhất. Chẳng hạn trong tiểu luận mới nhất của mình “Au fond de l’inconnu pour trouver du nouveau (đến tận cùng cái chưa biết để tìm kiếm sự mới mẻ) tôi đã nhất thiết phải có một lời với Christian Bourgois – người xuất bản các tác phẩm của tôi. Ông như một người cha đỡ đầu của tôi. Từ khi ông mất, mỗi lần đến nhà xuất bản Bourgois, tôi luôn luôn có những giây phút tưởng niệm nồng hậu dành cho ông. Tôi xác định ngày tôi khai sinh cuộc đời văn chương là nhờ có ông. Ông đã làm tôi sinh ra từ chính con người mình. Ông còn che chở bảo bọc tôi nữa, ông che chở để chống lại chính tôi. Ông đã biết kiên nhẫn chờ đợi tôi trong thời gian lý trí tôi lung lay hoặc những lúc tôi khó nắm bắt thực tại. Cả ông và Dominique, vợ ông đã giúp đỡ ủng hộ tôi rất nhiều.Giai đoạn lý trí lung lay để lại dấu vết gì nơi tôi? Lúc rơi xuống cái giếng không đáy là một thời điểm chẳng thể sinh đẻ được gì ngoài sự hoài nghi về thế gian khiến ta không thể hành động hoặc suy tưởng một cách thoải mái bình thường.Tôi đã trải qua những thời kỳ này, khi tôi rất yếu ớt giống như mất hết cả ý niệm về cuộc sống thực tại. Ðiều này mang lại hậu quả gì cho tôi? Tôi nghĩ không. Nó đã xảy ra mà tôi không hề hay biết và tôi đã không thể viết được bất cứ gì. Có thể đôi lúc phải cần phải biết rõ vực thẳm thì mới có thể tìm ra một chút ít ánh sáng.Chỉ có khi lý trí chiến thắng tôi mới có thể viết lại được. Sự đau đớn này có thể liên quan đến tình trạng căng thẳng quá độ. Lúc ấy trong tôi là tình trạng hứng khởi một cách bệnh hoạn. Tôi luôn e sợ những giai đoạn này tái xuất hiện, bởi đó là lúc tôi không còn làm chủ được chính mình nữa. Mà tôi nghĩ điều cốt yếu nhất là phải làm chủ được bản thân và luôn luôn viết theo phong cách thật sáng sủa chính xác về những điều gì mình diễn tả.”Có một nhận xét về văn phong Linda Lê: “Văn bản chằng chịt phức tạp và luôn luôn căng thẳng cực độ của nhà văn nữ Pháp gốc Việt dường như lúc nào cũng trực chỉ hai điều: cuộc sống này thật điên rồ và cách thể hiện sự điên rồ ấy nên thông qua các ngụ ngôn chính trị. Chính trị trong tác phẩm của Linda Lê không nằm ở phân tích chính sách xã hội hay phê phán các nhà chính trị mà là thứ đổ ụp xuống đầu mỗi cá thể, toàn diện, không có loại trừ, không thể chống đỡ, một thân phận mà con người phải chịu đựng, không bao giờ tách rời được khỏi điều kiện chính

Page 37: Chan dung - Phe Binh tac pham cua Linda Le

trị. Nhưng ở mức độ nền tảng hơn cả, hai chủ đề chưa bao giờ thôi ám ảnh tiểu thuyết, truyện ngắn và cả tiểu luận của Linda Lê, thường xuyên xuất hiện mạnh mẽ và tràn ngập chi phối mọi chủ đề khác là: viết và chết…”Nguyễn Mạnh TrinhNguồn: Tác giả gửi(*) Ngày 7 tháng 11 năm 2012, giải Goncour 2012 đã được trao cho Jérôme Ferrari với tác phẩm Le sermon sur la chute de Rome.Nguồn : http://sangtao.org/2012/11/13/linda-le-nha-van-phap-goc-viet/

Đọc Linda Lê quả là niềm hoan lạc Thứ Sáu, 15/10/2010 13:40 |

(TT&VH) - LTS: Đó là tâm sự của dịch giả Nguyễn Khánh Long (*), người dịch 2 tác phẩm Vu khống và Lại chơi với lửa (vừa được Nhã Nam và NXB Văn học xuất bản). Sau buổi hội thảo Những người nước ngoài kỳ lạ diễn ra ngày 13/10 tại L’Espace (24 Tràng Tiền, HN), hôm qua, 14/10, nhà văn Pháp gốc Việt Linda Lê tiếp tục “tour hội thảo văn học di động” của mình tại ĐH Văn hóa.Để góp phần giải mã “cơn sốt” Linda Lê, TT&VH xin giới thiệu những ý kiến của dịch giả Nguyễn Khánh Long - người “hiểu” Linda Lê hơn cả.

1. “Tôi “khám phá” Linda Lê vào năm 1997, mặc dầu Linda Lê đã thành danh từ năm 1992. Lý do là tôi không đủ thì giờ đọc các tác giả đương đại, tôi tìm đọc các tác phẩm cổ điển nhiều hơn. Tình cờ đọc trên báo Le Monde một bài ca ngợi cuốn Les Trois Parques, tôi đi mua cuốn sách này. Mới đọc vài trang đầu tôi đã bị chinh phục tức khắc và bật kêu (tôi còn nhớ rõ): “Đây là một kiệt tác”.

Nữ văn sĩ Linda Lê (giữa) chụp ảnh với các sinh viên khoa viết Văn

Tôi tìm đọc các tác phẩm khác của Linda Lê, và rồi tôi có ý nghĩ rằng nếu độc giả Việt Nam không biết các tác phẩm này, thì quả là thiệt thòi - tôi bị ám ảnh về điều đó. Thế rồi, tôi nảy ra tham vọng dịch tất cả các tác phẩm của Linda Lê.

Tôi không dịch ngay cuốn Les Trois Parques, mặc dầu đây vẫn là cuốn tôi mê thích nhất, mà chọn cuốn Calomnies (Vu khống) để bắt đầu, vì tương đối dễ dịch hơn. Tôi mất cả 1 năm (2001) mới dịch xong và gửi bản thảo cho Linda Lê. Vào tháng 5/2002, tôi được gặp Linda Lê tại Montreal (Canada) và được Linda Lê đồng ý để tôi tìm cách xuất bản tại Việt Nam. Tuy nhiên 2 nhà xuất bản mà tôi liên lạc được, một tại TP.HCM, một tại Hà Nội, đều từ chối với lý do sách khó hiểu, chắc chắn không thể bán được.

Mãi đến năm 2008, tôi được quen biết một người bạn trẻ qua anh Nguyễn Tiến Văn, và anh ấy đã chuyển bản dịch của tôi đến Cao Việt Dũng. Sao khi xem xong, anh Cao Việt Dũng đồng ý xuất bản Vu khống và tập sách đã ra mắt độc giả Việt Nam năm 2009. Anh ấy còn khuyến khích tôi tiếp tục dịch Linda Lê, và thế là Lại chơi với lửa được xuất bản năm nay, đúng dịp Linda Lê về thăm Việt Nam.

Page 38: Chan dung - Phe Binh tac pham cua Linda Le

2. Về “phong cách văn chương” của Linda Lê, tôi không phải là nhà phê bình văn học nên chỉ muốn nói vắn tắt từ cảm nhận cá nhân. Vậy thì, với tôi, phong cách của Linda Lê không nên đem so sánh với các nhà văn khác. Sự độc đáo đó trước hết nằm trong việc sử dụng tuyệt vời ngôn ngữ Pháp, cộng với di sản văn hóa phương Đông nói chung và Việt Nam nói riêng. Sau nữa, đó là cái nhìn của Linda Lê về kiếp nhân sinh. Và tất cả đòi hỏi người đọc “đặt lại vấn đề” về chính bản thân mình.

Vu khống và Lại chơi với lửa do Nguyễn Khánh Long dịch

Đọc Linda Lê, khi nắm được những gì gửi gắm trong từng từ, từng câu, phải nói đó quả là một niềm hoan lạc, dẫu cho tác phẩm nói lên những nỗi bi quan. Như lời một độc giả Pháp, đọc Linda Lê là một “lecture ardue, mais magique” (đọc rất khó khăn, nhưng thần diệu).

Tác phẩm đầu tiên của Linda Lê được giới thiệu tại Việt Nam có tên Tình ca ác quỷ, do Trương Minh Hiển dịch, NXB Long An ấn hành tháng 4/1989. Nguyên tác Un Si Tendre Vampire do NXB La Table Ronde ấn hành tại Paris tháng 2/1987.

Linda Lê thuộc kiểu tác giả luôn tránh né các phương tiện truyền thông. Một số giải thưởng chính: năm 1990, giải Vocation; 1993, giải Renaissance de la nouvelle; năm 1997, giải Fénéon. Năm 2007, tiểu thuyết In Memoriam (Tưởng nhớ) được dự tuyển cho giải Femina, giải Médicis, và giải thưởng lớn cho tiểu thuyết của Hàn lâm viện Pháp.

Linda Lê từng phát biểu (bằng tiếng Pháp): “Ecrire dans une langue qui n’est pas la sienne, c’est fair l’amour avec un cadavre” (tạm dịch: Viết trong một ngôn ngữ không phải của mình, chẳng khác gì làm tình với một thây ma). Thách thức lớn nhất của tôi trong việc dịch Linda Lê là tìm được những cách diễn

Page 39: Chan dung - Phe Binh tac pham cua Linda Le

tả (gần) tương đồng trong tiếng Việt và đồng thời tôn trọng tiết nhịp mỗi câu văn. Tôi nói “gần” vì nghĩ đến cuốn Dire Presque La Même Chose (Nói gần như cùng một điều) của nhà văn Umberto Eco (Italia) về dịch thuật. Linda Lê sử dụng cả những từ cổ ít ai còn nói ở Pháp, đôi khi tạo ra những từ mới, chơi chữ, dùng nhiều từ khác nhau, với những tinh tế khác nhau, để cùng diễn đạt một ý, đưa vào tiếng Pháp lối văn biền ngẫu của phương Đông...

Ngoài ra, Linda Lê, với cái vốn văn hóa rộng lớn của mình, gợi lên rất nhiều điển tích, huyền thoại của các nền văn hóa lớn của nhân loại, cho nên tôi đã cố gắng chú thích để các độc giả ít quen thuộc với văn hóa phương Tây hiểu ngay.

Tác phẩm của Linda Lê ở đâu cũng kén chọn độc giả, dù ở Pháp hay ở bất cứ nước nào đã dịch Linda Lê, vì vừa khó vừa đòi hỏi người đọc (như tôi đã nói ở trên) “đặt lại vấn đề” về chính bản thân mình.

Tôi nghĩ Linda Lê luôn luôn đẩy xa con đường mình đã chọn và dành cho người đọc những bất ngờ, như cuốn mới nhất của cô, Cronos. Phần tôi, tôi đã bắt đầu dịch cuốn Les Trois Parques, nhưng vì lý do sức khỏe nên chưa biết bao giờ dịch xong”.

Linda Lê “truyền lửa” cho sinh viên viết Văn

Tại buổi giao lưu với khoa Sáng tác - Lý luận & Phê bình văn học (Trường Viết văn cũ) thuộc Đại học Văn hóa Hà Nội hôm qua, Linda Lê đã trải lòng mình với những người tương lai sẽ là “đồng nghiệp viết văn” như chị.Linda Lê chia sẻ: “Thật sự khi sáng tác tôi thấy hết sức căng thẳng, và tôi luôn có cảm giác người viết đang rất mộng du, người mộng du đang lặng bước trên một con đường hết sức chông gai, có thể là trong một khoảng không vô định hay trên một sợi dây đang căng giữa trời và tôi đang bước trên sợi dây đó. Song chính sự căng thẳng ấy đã nạp thêm năng lượng để tôi viết ra những điều tôi muốn diễn tả. Chính vì thế, mỗi một sáng tác của tôi khi ra đời, tôi cảm thấy chứa đựng những năng lượng mà mà mình đã diễn đạt ở trong đó...”.Linda Lê đã có lời nhắn nhủ với các bạn sinh viên đang theo học khoa viết văn: “Các bạn hãy viết, và viết thật nhiều nhưng đừng quên hãy làm việc miệt mài, vì chỉ lao động một cách miệt mài thì mọi điều mới tốt đẹp”.

Hoa QuỳnhVăn Bảy (lược ghi)

Nguồn : http://www.baomoi.com/Home/SachBaoVanTho/thethaovanhoa.vn/Doc-Linda-Le-qua-la-niem-hoan-lac/5018192.epi

 Linda Lê: Một bất ngờ trong giới văn chương Pháp 17/09/2012

Page 40: Chan dung - Phe Binh tac pham cua Linda Le

Linda Lê: Một bất ngờ trong giới văn chương Pháp.Trong số các tác giả lọt vào vòng 1, vừa công bố vào đầu tháng 9 có tên nhà văn Pháp gốc Việt Linda Lê với tác phẩm Lame de fond (Sóng ngầm ở đáy biển) - Viện Goncourt đã tạo ra bất ngờ lớn cho giải thưởng văn chương uy tín nhất của đất nước hình lục lăng.Trong số các tác giả lọt vào vòng 1, vừa công bố vào đầu tháng 9 có tên nhà văn Pháp gốc Việt Linda Lê với tác phẩm "Lame de fond" (Sóng ngầm ở đáy biển) - Viện Goncourt đã tạo ra bất ngờ lớn cho giải thưởng văn chương uy tín nhất của đất nước hình lục lăng.

Linda Lê hiện là nhà văn gốc Việt có uy tín trên văn đàn Pháp và thế giới. Sinh năm 1963 tại Đà Lạt, cha là kỹ sư người Việt, mẹ người Pháp. Ngay từ nhỏ, bà đã bị mê hoặc bởi những tiểu thuyết nổi tiếng của các nhà văn như Victor Hugo, Honoré Balzac và đã xác định chọn văn chương cho sự nghiệp tương lai của mình.

Linda Lê và tác phẩm “Sóng ngầm ở đáy biển”.Năm 1977, cùng gia đình, Linda Lê sang Pháp rồi theo học Khoa Văn tại Trường Henri IV ở Paris. Cuốn tiểu thuyết đầu tay "Sự dịu dàng của Ma cà rồng" xuất bản năm 1986, khi cây bút gốc Việt mới 23 tuổi, thực sự là một bước chuyển lớn trong sự nghiệp của nữ nhà văn. Năm 1992, tác phẩm thứ hai có tên "Phúc âm tội ác" đã được báo chí Pháp tán dương nhiệt liệt bởi lối viết cá tính và độc đáo. Hiện tại, tên tuổi của nữ văn sĩ đã trở nên quen thuộc với giới yêu văn học ở nhiều quốc gia trên thế giới khi nhiều tác phẩm được dịch ra các thứ tiếng như Anh, Hà Lan, Bồ Đào Nha. Tại Việt Nam, các tiểu thuyết của Linda Lê đã phát hành và nhận được những nhận xét tích cực là "Sự dịu dàng của Ma cà rồng" (1986), "Tình ca ác quỷ" (1989), "Phúc âm tội ác" (1992), "Vu khống" (2009), "Lại chơi với lửa" (2010) và đặc biệt là cuốn "Gửi đứa con mà tôi sẽ không sinh" viết dưới dạng một lá thư trong thời gian gần đây. Nữ tác giả cho biết: "Bức thư này có thể được coi như một tác phẩm hư cấu, mặc dù tôi đã cho người kể chuyện mang một số nét của con người tôi. Đây là câu chuyện về một người phụ nữ nhìn lại một giai đoạn trong quá khứ của mình, vào lúc cô lựa chọn là sẽ không sinh con. Tuy nhiên, đây không phải là một "tiểu thuyết bằng thư", vì người phụ nữ này gửi thư cho một nhân vật không tồn tại và vì bức thư của cô sẽ không có được tiếng vọng nào".

Page 41: Chan dung - Phe Binh tac pham cua Linda Le

Những cống hiến không mệt mỏi cho niềm đam mê văn học đã được đền đáp không chỉ bằng tình cảm của công chúng mà còn ở danh sách dài những giải thưởng như Giải Tài năng Vocation, Giải Renaissance về truyện ngắn, Giải Fénéon. Năm 2007, tác phẩm "Hồi tưởng" của nhà văn nhận được Giải Prix Femina và cả giải nhất của Giải Grand Prix do Viện Hàn lâm nghệ thuật Pháp trao tặng. Cách đây 2 năm, vào ngày 22-11-2010, Giải Wepler trị giá 10.000 euro cũng được trao cho Linda Lê với tác phẩm "Cronos". Và năm nay, nữ văn sĩ đang là gương mặt đầy tiềm năng cho giải thưởng văn chương uy tín nhất nước Pháp - Goncourt.

Thời báo uy tín của Pháp Le Monde đã dành những lời tốt đẹp khi viết về nữ nhà văn gốc Việt này: "Không cần quá ồn ào, các tác phẩm của Linda Lê tự chứng tỏ giá trị của chúng. Ngòi bút của Linda Lê rất tinh tế, khắt khe, cổ điển, được thấm nhuần khả năng phân tích sắc bén như là sự kế thừa của dòng văn chương thế kỷ XVII…".

Được biết, danh sách sẽ đi tiếp vào vòng 2 của Giải Goncourt sẽ được công bố vào ngày 2-10, sau khi hội đồng giám khảo đánh giá 12 tác phẩm lọt vào vòng 1.

 

http://news.go.vn/van-hoa/tin-901060/linda-le-mot-bat-ngo-trong-gioi-van-chuong-phap.htm

Linda Lê, người chọn một ngôn ngữ khác Xem tin gốc    Báo Tia sáng   - 28 tháng trước 246 lượt xemVấn đề đối với nhà văn gốc Việt Linda Lê không phải là từ bỏ một ngôn ngữ (tiếng Việt) và chọn một ngôn ngữ khác (tiếng Pháp). Tương tự như trường hợp các nhà văn được nuôi sống bằng nhiều ngôn ngữ ngoài tiếng mẹ đẻ của mình, viết bằng ngôn ngữ nào không còn quan trọng. Vấn đề mà chị muốn hướng tới, là từ bỏ những định kiến, những khái niệm đã xơ xác, mất đi ý nghĩa lành mạnh, tìm kiếm những nội dung mới mẻ cho nhận thức của con người.Bài viết của nhà văn gốc Việt viết bằng tiếng Pháp Linda Lê nhân dịp gặp gỡ bạn đọc tại L’Espace, Hà Nội, ngày 13-10-2010, Những người xa lạ kỳ lạ, chủ yếu đề cập tới mối tương quan giữa cái dị biệt (khác lạ, đơn lẻ, duy nhất) với cái rộng lớn, hay còn có thể hiểu là cái mênh mông không giới hạn của những chân trời về nhận thức và văn hóa.Xuất phát từ quan niệm, con người vốn dĩ là dị biệt, độc đáo, duy nhất, nhưng cũng vì thế mà rất dễ có nguy cơ trở nên nhỏ bé, hẹp hòi, tự cao huyễn hoặc, Linda Lê mong muốn vượt khỏi bản ngã cá thể, vượt khỏi thói thường lấy những định kiến và năng lực nhận biết của mình làm trung tâm(1), để đi tới tiếp nhận “kẻ khác”, “những sự dị biệt khác”, cũng có nghĩa là đi tới một quan niệm mở, dung chứa được sự biến động vô cùng của đời sống và tri thức. Nhận thức, như chân trời không có giới hạn.Đó cũng chính là con đường của chị, một người Việt nhưng lại tồn tại nhờ một ngôn ngữ khác, người Việt “không mang Tổ quốc dán chặt dưới đế giày”, đứng trước thách thức của “những người xa lạ kỳ lạ”, trước một thế giới mênh mông đa văn hóa, làm thế nào để bản thân mình

Page 42: Chan dung - Phe Binh tac pham cua Linda Le

cũng trở nên rộng lớn, tương cập mà vẫn bình thản trước cái đa diện, đầy xung lực, hỗn năng, uy quyền của những nền văn hóa lớn khác?Linda Lê đã chọn cách tấn công trực diện “thành trì” của những ảo tưởng nô dịch, những quyền năng lấn át trong đời sống tinh thần của con người đương đại, bênh vực thiên tư trong lành, bản tính tự nhiên. Chủ đề lớn nhất trong sáng tác của chị là cuộc gột rửa lại nhận thức, đã bị nhiễm độc bởi những toan tính áp đặt, cưỡng bách, làm nảy sinh những ảo tưởng, định kiến, trói buộc con người trong thân phận nhỏ bé, “vô minh”.Như thế, vấn đề đối với Linda Lê, không phải là từ bỏ một ngôn ngữ (tiếng Việt) và chọn một ngôn ngữ khác (tiếng Pháp). Tương tự như trường hợp các nhà văn được nuôi sống bằng nhiều ngôn ngữ ngoài tiếng mẹ đẻ của mình, viết bằng ngôn ngữ nào không còn quan trọng. Vấn đề mà chị muốn hướng tới, là từ bỏ những định kiến, những khái niệm đã xơ xác, mất đi ý nghĩa lành mạnh, tìm kiếm những nội dung mới mẻ cho nhận thức của con người.Sự “phản đòn” của khái niệm

Cùng lúc mô tả trong tác phẩm của mình những nội dung phức tạp: đau khổ, sự vong thân (đánh mất chính mình), ảo tưởng và định kiến… như những quá trình quan trọng của đời sống tinh thần, Linda Lê muốn chúng ta nhìn lại thật minh bạch những quá trình ấy, đâu là ý nghĩa và tác động đích thực của nó trong tồn tại của chúng ta.Thế giới nghệ thuật mà chị đem đến được cố ý miêu tả gần như chỉ bằng cái ác và khổ đau tuyệt vọng. Anh thợ xây Gemimi trong Giàn giáo* lướt khắp các tầng nhà đang sửa chữa hy vọng tìm được một cảnh sống ấm áp như mong đợi của mình, nhưng đến đâu cũng chỉ thấy những kiếp súc sinh bi thảm, đê tiện của con người. Đến nỗi lúc vừa thấy lóe lên một cảnh tượng vui, thì cũng là lúc tuột tay làm mồi cho cái chết. Anh văn sĩ quèn trong Con ruồi quyết chọn loài vật dơ dáy, bẩn thỉu, bị xa lánh này làm Nàng thơ, nguồn động viên sáng tạo, tìm ra điều dễ thương của nó, như một cách để thích ứng với cái xấu xí, tiêu cực, nhưng rốt ráo bị cả đàn ruồi tấn công đến chết. Ông già gốc Việt trong Nói với tôi đi, với quá khứ đè nặng tội lỗi, nhìn Paris, thành phố cứu chuộc của mình đầy rẫy “những lời nói tật nguyền”, “tiếng nấc buồn thảm”, “những từ điên dại vì cô đơn”, “những thú tội chẳng một ai nghe”…Chọn cái ác làm “trung tâm” những miêu tả của mình, Linda Lê không chỉ muốn tạo ra một phóng chiếu của cuộc đời thực nơi cái ác lộng hành mà chị đã dự cảm năng lượng khủng khiếp của nó, cũng không đơn thuần là do tiếp nhận ảnh hưởng của dòng văn chương theo khuynh hướng chủ thuyết về tính chất phi nhân tính, phi-nhân của con người từ các triết gia tiền bối J. Lacan hay J. Derrida(2).Linda Lê muốn di dời mối quan tâm của chúng ta, từ một quan niệm về cái Thiện chung chung, sáo rỗng, cái Thiện do người khác đem đến, áp đặt, sang một quan niệm mới về cái Ác, trong một thế giới đã “nghịch đảo” đến tận cùng- chỉ toàn cái ác. Cái Ác của chị mang tính chất nước đôi, nó là môi trường dị biệt, lạ lùng, để cùng xem xét lại các giá trị tưởng chừng quen thuộc: tình yêu, sự gắn bó, lệ thuộc và ly khai… trong ý nghĩa nước đôi, một đằng gây ra ảo tưởng, định kiến, hủy hoại, mặt khác là ý nghĩa trong lành vốn có. Tạo ra một “phúc âm về tội ác”, Linda Lê muốn đứng trên ranh giới mong manh để nhìn nhận lại những điều vốn mang danh cái Thiện nhưng từ lâu bóp nghẹt tâm hồn và nhận thức chúng ta.Linda Lê không tạo ra kiểu nhân vật làm chỗ dựa chắc chắn cho độc giả. Mỗi nhân vật của chị là một sự phê phán, bị phủ định, vừa có mặt khả thể vừa có mặt đáng bị vượt qua. Chị không có nhân vật đại diện cho “cái Đúng” hay sự khẳng định sau cuối về nhận thức, mà mỗi nhân vật đều được dành chỗ để độc giả quan sát ảo tưởng của họ.

Page 43: Chan dung - Phe Binh tac pham cua Linda Le

Hầu hết nhân vật của Linda Lê đều quanh quẩn trong cái “ao nhà” về nhận thức, nhận biết và chấp nhận cái ác, sử dụng chính cái ác nhưng vẫn trở thành mồi ngon của nó. Lòng thương cảm, tình yêu, sự gắn bó, tính vị tha, tất cả chỉ dừng lại ở những ảo tưởng để trấn an, ngăn trở con người nhận thấy tính chất bất trắc, hỗn loạn của thực tại mà thôi.Trong tình trạng này, hình tượng “người điên” và “người viết” mang sức sáng tạo đột phá của nhà văn.“Điên” được xem là thuộc tính phổ biến, di truyền từ cụ tổ bốn đời của dòng họ, trong Vu khống. “Điên” cũng lại được xem là phương tiện để chia rẽ và loại trừ lẫn nhau trong cái gia tộc đó, khi có những người khác hẳn với xu hướng lấn át (thực dụng, xu phụ quyền hành), và kẻ đó bị quy kết là “điên”.“Người điên” trong tác phẩm của Linda Lê dù “đã chữa khỏi bệnh” như ông cậu ruột của cô gái gốc Việt trong Vu khống, hay đang ở “thời kỳ điều tra” như anh nhà văn bị nghi giết mẹ đẻ trong Con Nhện, đều bộc lộ khả năng lập luận thông tuệ, minh triết hiếm có về nhận biết cuộc sống. “Người điên” dễ bị tổn thương, hành động kỳ quặc: “ông cậu ruột” và em gái cùng cha mẹ khăng khăng yêu nhau đến chết không rời; anh nhà văn vô thức siết cổ mẹ đẻ trong cơn hoảng loạn… Nhưng những hành động kỳ quặc ấy lại là lời biện minh chân thành nhất cho bản tính tự nhiên của con người: tình yêu, hay sự phản kháng đích thực của tâm hồn, bất kể đến đối tượng của nó. Mượn hình thức phi lý, trái khoáy, cấm kỵ, chính là cách thức khẳng định ý nghĩa của sự vật một cách dũng cảm.Khư khư tin vào sách vở, hành động rồ dại, không chấp nhận bất cứ một cách thức lý giải thông thường, phổ biến nào về cuộc đời, “người điên” của Linda Lê là biểu tượng buồn cười, mủi lòng, cao quý cho thiên tư trong lành vốn có của con người, kiên quyết khước từ nhận thức, khước từ việc nhìn nhận thế giới bằng tri thức áp đặt từ phía những quyền lực đang chi phối hầu hết nhân loại.“Nhà văn” là một dạng thức đặc biệt của “người điên”. Chết vì bị một chữ nhảy lên cắn cổ, bị nhiễm “chữ” theo kiểu nhiễm bệnh dại từ chó dại (Vết cắn), hay như nhà phê bình Lebon chấn động vỡ tim tức khắc khi chứng kiến nhà văn yêu quý của mình tự sát chỉ vì một chi tiết xấu xí trong tiểu sử mà anh đã phát hiện ra (Ngày Bonel gặp người viết điếu văn mình) - cực đoan kiếm tìm những giá trị khác biệt với cái thông thường, nhà văn đứng trước cái chết, nguy cơ bị hủy hoại vì chính con đường và phương tiện cực đoan của mình, như một định mệnh không thể tránh khỏi. Đây là dự báo sớm “cái chết”, nỗi hoang mang của sáng tạo trong một thế giới khủng hoảng.Xây dựng nên một thế giới nghịch đảo, chỉ bao gồm toàn cái ác và thống khổ, bẽ mặt, vỡ lẽ, Linda Lê cảnh báo người đọc về những giá trị đang làm nên tồn tại của con người: huyết thống, tình yêu, ràng buộc, nhận biết bản thân… có thực sự là thế, hay chỉ là ảo tưởng, và còn tệ hơn, là sự Vu khống?Lại chơi với ngôn từ

Sự mất lòng tin vào kiểu ngôn ngữ quy ước (ngôn ngữ như một phương tiện truyền thông, biểu đạt vốn có trong đời sống), hay sự sùng bái ngôn ngữ như một kiểu năng lượng luôn ứ đầy, tự hiển thị, tự sinh sôi, và bao hàm trong nó những trường ý nghĩa không bao giờ có thể giải mã trọn vẹn, như quan niệm của các nhà tiểu thuyết Mới (3), thực ra đều xuất phát từ một tâm thế nghi ngờ sâu sắc các giá trị của đời sống. Ở đây ta hiểu là những giá trị đã bị “tiêu dùng” đến xơ xác, nhan nhản, những giá trị nhờ áp đặt mà chiếm phần chủ yếu, lấn át tới mức trở thành xiềng xích đối với tồn tại cá nhân.Linda Lê, bằng cuộc dấy loạn quyết liệt chống lại những ảo tưởng giá trị, đã sống trong một thứ ngôn ngữ tuy chưa đoạn tuyệt hẳn (với ngôn ngữ quy ước) nhưng đầy dấu vết chấn thương, trầy

Page 44: Chan dung - Phe Binh tac pham cua Linda Le

trụa những phá phách, đầy những suy tưởng vỡ vụn, đan xen với kiểu giễu nhại vừa hài hước vừa ngây thơ, vừa cay độc lại vừa trong trẻo.Chị dùng những hình ảnh quyết đoán, táo tợn trong Vu khống: “… cái gia đình đã "cán dẹp bộ não tôi” (4) hay “thằng cha sửa giầy chỉ có con chó và một nửa bà mẹ”(5). Thoạt tiên có thể coi đây là lối nói phúng dụ, hình tượng hóa quen thuộc, nhưng thực ra nhà văn đã đi rất xa trong miêu tả. Không liên tưởng dựa trên sự tương đồng, chị thay thế những khái niệm quen thuộc như “tiêu diệt” hay “còn nửa người” bằng những hình ảnh, hoặc cụ thể, xâm lấn vào cảm giác, hoặc dung chứa thông tin mới mẻ, chưa từng có, mang tính chất không tưởng, làm người đọc choáng váng.Vu khống xuất hiện khá dày đặc các đoạn văn, mà trong đó một khái niệm dần dần cứ bạc phếch hết ý nghĩa thông thường vốn có của nó, để mang lấy một nội dung trái ngược: “Hết là nạn nhân của cha, chồng, của lòng dạ hẹp hòi tỉnh nhỏ, bà tôi, Ricin bảo, lại là nạn nhân của những kẻ phù phiếm, những kẻ chăm chăm đi tìm một nạn nhân để bênh vực, họ trưng ra giữa phiên chợ những bất công, họ tỉ mỉ lập danh mục những đối xử tàn tệ trước đám khán giả đao phủ bất mãn…(6)”

Sự quan tâm hay lòng trắc ẩn ở đây hoàn toàn được nhìn nhận như một thú tiêu khiển vị kỷ.“Không phải một người cha mà là một định kiến. Những người đàn ông con bé nói thương yêu đều đã là nạn nhân của định kiến ấy. Nó đã nhìn xét, thúc bách, gọt giũa, diễn đạt những người ấy cho tới khi họ chỉ còn là sao cóp người cha. Hễ phát hiện một ai đó có năng khiếu thủ vai thế người cha, tức thì nó tung lưới tóm lấy, người ấy vùng vẫy đến mấy nó cũng van nài phải giống với định kiến của nó. Nhưng khi người ấy thuận theo rồi, nó lại nghi ngờ… người cha ấy chẳng phải cha thực.(7)”Tính chất vừa chông chênh vừa cố hữu của những định kiến tưởng tượng có thể xóa sổ bất cứ thực tại vật thể nào đang hiện hữu.Làm phai mờ, mất dần những khái niệm quy ước sẵn có, Linda Lê sống dậy một thế giới của nghi ngờ và giễu nhại(8), nơi mỗi cảm xúc, chấn động đều mang ý nghĩa đắng cay, mỉa mai, tuyệt vọng.Trong tập truyện ngắn “Lại chơi với lửa”, chị dùng một cách phổ biến những trạng thái nước đôi, tạo thành những từ mới có hàm nghĩa đối lập, khiến người đọc cảm nhận ý nghĩa hài hước và phủ định tức thì: “lòng kiêu hãnh rỉ nước”, “trí nhớ khiếm khuyết”, “bạo chúa nghệ thuật”, “thuế (cho) tự do”, “tận tình căm thù”, “anh hùng sầu khổ”, “xương xẩu hi vọng”, “vầng sáng những mỏi mệt tuyệt vọng”, “đen nhánh rực rỡ”, “suy vi kiêu kỳ”, “nỗi khiếp hãi thần thánh”…

Lối dùng chủ thể bị động quen thuộc (trong câu văn tiếng Pháp) được kết hợp một cách biến hóa, chi tiết, tạo ra những phạm vi cảm giác, hình dung mới:

“Nhân lúc mẹ sơ ý, nó trốn vào rừng, hy vọng mất tích và được bỏ lại trong cõi thiên đường ấy.” (Con mắt Brion)“Nhưng tấm thân rụt rè kia cũng cho ta đoán được một sức mạnh lớn lao, một khả năng nổi loạn.” (Mổ xẻ một ảo tưởng)“Con tim tội nghiệp của loài người là kẻ thù lớn nhất cho ý chí tự do của họ.Bản chất con người là, một thói quen, xói mòn ta nhưng cho ta sự an toàn giả trá như được cắm neo, đối với ta lại quý hơn một điều hiển nhiên khiến ta đối mặt với chính mình.” (Mổ xẻ một ảo tưởng)“… thành phố những thân xác co ro chẳng nhớ trước kia mình từng có hạnh phúc nào hay không...” (Nói với tôi đi)

Page 45: Chan dung - Phe Binh tac pham cua Linda Le

Không mê mải tới những lãnh địa quá phức tạp của cảm thức để tạo thành câu văn trùng điệp nhiều lớp, đa hướng về cảm giác và tiếp nhận, Linda Lê có khuynh hướng bám giữ mạch văn quyết đoán, mạnh về lý tính phân tích, phán đoán, nhưng không hề bỏ lỡ cơ hội đưa liên tưởng, tưởng tượng đi xa tới cái lạ lùng, thậm chí không tưởng. Chị cũng luôn để tâm trí được tự do, phóng túng với những bột phát, thành thực với bản năng trong trẻo, thơ ngây và “nhặt” lên những chuỗi ngôn từ ngộ nghĩnh như trò chơi con trẻ. Đó chính là lý do vì sao trong những cuốn sách gần như chỉ nói đến khổ đau, đổ vỡ của chị lại thấm đượm chất thơ và ý nghĩa trữ tình kín đáo.Linda Lê đã cho chúng ta thấy, viết không chỉ là “lưu đày bản thân” đến những vực thẳm tuyệt cùng của tư tưởng, mà còn là cứu rỗi, thông qua phương cách vô cùng nhức nhối đó, một hy vọng vào bản nguyên đích thực trong sáng của con người.Linda Lê là một trong các nhà văn nữ hàng đầu tại nước Pháp hiện nay. Sinh năm 1963 tại Đà Lạt, Linda Lê sang Pháp năm 1977, theo mẹ có quốc tịch Pháp, trong khi cha ở lại Việt Nam; sự chia lìa này là một đau khổ khôn nguôi cho cô.Linda Lê thành danh năm 1992 với tập truyện Les Évangiles du Crime (Phúc âm Tội ác). Từ đây, các tác phẩm của cô luôn luôn được đón nhận nồng nhiệt: Calomnies (Vu khống, 1993); Les Dits d'un Idiot (Lời Tên Khùng, 1995); và nhất là bộ ba Les Trois Parques (Ba Nữ thần Số mệnh, 1997), Voix (Tiếng nói, 1998), và Lettre morte (Thư chết, 1999).Các tác phẩm khác của cô mang nhan đề Les Aubes (Những buổi Rạng đông), truyện dài, năm 2000; Marina Tsvétaéva, phê bình văn học, Autres Jeux avec le feu (Lại chơi với lửa), tập truyện ngắn, năm 2002; Personne (Người), truyện dài, năm 2003; Kriss (kịch), năm 2004; Conte de l’amour bifrons (Truyện cuộc tình hai mặt), truyện dài; Le Complexe de Caliban (Mặc cảm Caliban), gồm nhiều tiểu luận, năm 2005; và In Memoriam (Tưởng niệm), truyện dài, năm 2007.Một số giải thưởng chính: năm 1990, giải Vocation; năm 1993, giải Renaissance de la Nouvelle; năm 1997, giải Fénéon.Tác phẩm của cô đã được dịch ra nhiều thứ tiếng và đều được đón nhận nồng nhiệt.Năm 2007, tiểu thuyết "In Memoriam" của cô được dự tuyển cho giải Femina, giải Médicis, và Giải thưởng Lớn cho tiểu thuyết của Hàn lâm viện Pháp.(*) Tất cả tên tác phẩm, trích đoạn sử dụng trong bài đều từ bản tiếng Việt của Nguyễn Khánh Long, tiểu thuyết Vu khống (Calomnies), và Lại chơi với lửa (Autres Jeux avec le Feu), Nhã Nam và NXB Văn học ấn hành.(1) Trung tâm, được hiểu là hệ giá trị để quy chiếu, đánh giá các sự vật hiện tượng khác. Tuy nhiên các chữ trung tâm và “trung tâm” dùng sau này theo nghĩa, chỉ những hệ thống giá trị, quan niệm vì lý do nào đó chiếm phần áp đảp trong đời sống, trở thành thang giá trị của cộng đồng.Không thừa nhận có “trung tâm” là tâm thức quan trọng của tư duy phê phán.(2) Khuynh hướng triết học kế thừa thành tựu của phân tâm học cho rằng trong con người ngoài bản năng sống còn có xung năng chết, ngoài “người” còn có “con”, tức là bản năng ác. Vì vậy, cái ác không phải được xem như một thế lực thù địch ở bên ngoài mà là bản chất của chính con người. Văn học đi sâu vào mô tả cái ác, mô tả những bản chất ngoài nhân tính, cái phi- nhân (như tính thú vật, đồ vật hay thuộc tính thánh thần, ma quỷ) chính là để nhìn nhận, mổ xẻ, giải tỏa năng lượng cái ác trong con người. Đây cũng khuynh hướng quan trọng trong văn học Tây phương trong thế kỷ XX.(3) Khuynh hướng tiểu thuyết mới và phê bình mới mà đại diện là Roland Barthes (1915- 1980) quan niệm ngôn ngữ là tập hợp những ký hiệu mà thông tin hàm chứa trong đó luôn “bão hòa”,

Page 46: Chan dung - Phe Binh tac pham cua Linda Le

dôi dư, có thể dùng nhiều cách đọc khác nhau nhưng chưa bao giờ được giải mã hết, để đọc được một tác phẩm cần phải sử dụng đến nhiều tri thức liên văn bản.(4) Nguyên bản: famille qui a laminé mon cerveau

(5) Nguyên bản: Le cordonnier n’a que son chien et sa moitíe de mère

(6) Nguyên bản: Après avoir eté victime de son père, de son mari, de l’esprit borné d’une ville de province, ma grand- mère, dit Ricin, a eté victime des gens frivoles, des gens qui se cherchent toujours une victime qu’ils protègent, qu’ils exhibent à la foire des injustices, et don ils détaillent le catalogue des sérvices devant un parterre de bourreaux à la vocation contrarieé.(7) Nguyên bản: Ce n’est pas un père, mais une ideé fixe. Les hommes qu’elle dit aimer ont été les victimes de cette idé e fixe. Elle les a regardés, harcelés, façonnés, pensés jusqu’à ce qu’ils ne soient plus qu’un plagiat du père.Décèle-t-elle chez un quidam une aptitude à jouer les père de substitution, elle lui jette aussitôt son filet, li aura beau se débattre, elle le suppliera de ressembler à son ideé fixe. Dès qu’il s’y sera conformé, elle soupçonnera… ce père de n’être pas son vé ritable pè re.(8) Giễu nhại: thủ pháp phổ biến của văn học dân gian, truyện cười, để làm mất ý nghĩa thiêng liêng, đề cao, nhằm mục đích châm biếm, mỉa mai, phủ định. (Chửi cha không bằng pha tiếng). Giễu nhại được các nhà văn đương đại sử dụng một như thủ pháp chính yếu để không thừa nhận “trung tâm”, giải- trung tâm, chống lại quyền lực áp đảo. 

Nguồn : http://www.baomoi.com/Linda-Le-nguoi-chon-mot-ngon-ngu-khac/152/5310802.epi

Trường hợp Linda L êĐiều này rất khó giải thích. Không phải vì Linda Lê là nhà văn của tình dục sống sượng, về mặt đó chắc chắn Linda Lê thua xa những người như Christine Angot hay Michel Houellebecq. Văn học Pháp chưa bao giờ ngừng sản sinh những nhà văn gây bực bội, hoặc quá gây hấn, hoặc quá khiêu khích, hoặc quá khó hiểu, bí hiểm, nhất là rất nhiều nhà văn được giới phê bình ca ngợi nhưng bị đại chúng dè chừng. Những hiện tượng như vậy đã trở thành một đặc trưng của văn học và văn hóa Pháp, từ lâu người ta hẳn đã không còn kinh ngạc vì quá chừng nhiều tác phẩm khó chịu (dù đầy tài năng), mà quay sang kinh ngạc nếu lâu lâu nước Pháp không trình làng cho thế giới một ai đó dùng văn chương làm điên đầu độc giả.

Lý do cũng không hoàn toàn nằm ở chỗ Linda Lê tự chọn cho mình một sự tồn tại xa cách với thực tại. Báo chí Pháp luôn miêu tả đó là một nhà văn rụt rè, hết sức tránh né báo chí, nhưng dù có vậy cũng còn rất xa mới giống với sự từ chối đầy tính khinh miệt của một số nhà văn quyết liệt tránh đời, những trường hợp như Maurice Blanchot, Julien Gracq hay Salinger bên Mỹ. Thái độ ấy ở Linda Lê, dù hẳn là điều này không hoàn toàn đủ sức giải thích tất cả, có phần bắt nguồn từ nguồn gốc cá nhân: Linda Lê sinh ra ở Đà Lạt, sau 1975 thì theo mẹ sang Pháp, người cha Việt Nam ở lại đất nước. Trong một lần trả lời phỏng vấn, Linda Lê nói về sự kiện này như sau: “Trong một thời gian dài đó từng là một vết thương lòng.Tôi phải rời xa cha tôi, ông ở lại. Ông đã có một ảnh hưởng lớn lên tác phẩm của tôi. Cho đến khi

Page 47: Chan dung - Phe Binh tac pham cua Linda Le

mất (năm 1995), ông vẫn là người mà tôi bí mật gửi tặng những quyển sách của mình. Nếu không có ông, nếu không có ý chí mà ông truyền vào các mạch máu của tôi, cũng như sự giáo dục mà ông đã dành cho tôi, thì hẳn là tôi đã không khởi sự viết văn. Như vậy với tôi ViệtNam là quê cha (tổ quốc) theo đúng nghĩa đen, nghĩa là nơi cha tôi đã sống, đã đau khổ, đã yêu thương, và đợi tôi trở về.”

Sống ở Pháp với tư cách một “trú dân” (métèque), Linda Lê viết văn, với một quá khứ ám ảnh sau lưng. Hoàn cảnh này đã được chuyển hóa phần nào vào cuốn tiểu thuyết được xuất bản tại Việt Nam lần này, Vu khống. Trong truyện, hai cậu cháu người Việt Nam đều ham muốn viết văn, nhưng một người tìm cách tách khỏi quá khứ bằng sách vở, còn người kia như thể muốn dùng chữ nghĩa để thâu tóm lại những gì đã mất. Cả hai cách thức đều dẫn tới sự vô vọng.

Một cốt truyện như vậy không có gì là bất thường, nếu qua quýt thì hoàn toàn có thể coi là truyện viết về thân phận những người Việt Nam tha hương nơi đất khách quê người. Chính ở đây sự ngần ngại mà tôi đã nói đến ở đầu bài bắt đầu phát lộ: tác phẩm của Linda Lê không thể bị quy giản và rút gọn như vậy

Page 48: Chan dung - Phe Binh tac pham cua Linda Le

được.Ở Vu khống, cũng như ở các tác phẩm hư cấu khác, đặc biệt là Les Trois Parques (Ba nữ thần Số mệnh), cuốn tiểu thuyết tham vọng và có lẽ cũng là thành công nhất của Linda Lê, ta luôn chạm phải một điều gì đó phức tạp quá mức, buồn bã quá mức, nhiều kết nối quá mức. Nói một cách ngắn gọn, tác phẩm Linda Lê luôn nằm ở địa hạt củavăn chương quá mức. Ba nữ thần Số mệnh vừa gợi nhắc đến văn hóa Hy Lạp, vừa vở kịch King Lear, vừa mang ẩn dụ ba miền của Việt Nam, trong một kết cấu rất khó theo dõi, và rất dễ gây trầm uất cho độc giả.

Tiểu thuyết hay truyện ngắn của Linda Lê luôn đi tìm một cái gì đó rất xa bản thân văn bản, nhưng lại không bao giờ đi ra ngoài văn chương. Linda Lê, dường như vậy, góp mặt trong số các nhà văn quá yêu văn chương. Những người như vậy tạo ra sự e dè ở người tiếp xúc, bởi tất nhiên là nhà văn thì yêu văn chương, nhưng sống luôn ở trong đó không ra ngoài, không bao giờ dời chân khỏi mảnh đất văn chương, thì lại rất hiếm. Người ta luôn ngần ngại trước những gì quá mức, giống như ngần ngại trước những người có dáng dấp của sự cuồng tín, và thường xuyên chấp nhận quay sang những hình thức “tử vì đạo văn chương” khác dễ chấp nhận hơn, chẳng hạn như đọc Amélie Nothomb (ở Việt Nam đã có Sững sờ và run rẩy và sắp tới là Hồi ức kẻ sát nhân). Ở Nothomb cũng có sự mê đắm khác thường, thậm chí còn có thể gọi tên đó là chứng bệnh cuồng viết (graphomania): nếu in hết những gì Nothomb từng viết ra thì có lẽ chồng sách còn cao hơn đầu tác giả của chúng.

Nhưng sự khác biệt giữa hai hiện tượng rất dễ nhận thấy, không hẳn là chuyện “đẳng cấp văn chương”, mà là khác biệt về cách tiếp cận văn chương. Ấn tượng về sự khác biệt này ở Linda Lê sẽ càng rõ hơn ở các tiểu luận văn học (trong một thời gian dài Linda Lê giữ mục đọc sách cổ điển cho tạp chí Magazine Littéraire). Các nhà văn khi viết tiểu luận thường xuyên bàn đi bàn lại, mang tới những góc nhìn mới về các tác giả hoặc tác phẩm lớn, như thể để thử sức mình ở những nơi tưởng chừng như đã chẳng còn gì để nói nữa. Linda Lê lại né tránh điều ấy, những gì cô say mê là tác phẩm của vô số nhà văn gần như đã bị lãng quên, điều này có thể thấy rất rõ trong tập tiểu luận mới nhất, xuất bản hồi đầu năm 2009 này mang tên Au fond de l’inconnu pour trouver du nouveau (nhan đề lấy lại một câu thơ của Baudelaire, có thể dịch là “Đến tận cùng cái chưa biết để tìm sự mới mẻ”): toàn bộ cuốn sách bàn về các nhà văn ngày nay không còn được ai nói đến, thuộc đủ mọi quốc tịch khác nhau. Cũng phải nói thêm rằng tiểu luận của Linda Lê luôn tràn ngập một tình yêu văn chương đậm đặc không lúc nào nhạt bớt, cũng như một sự sáng suốt hiếm có, dẫn dắt người đọc trong bạt ngàn tác phẩm theo những lối đi đầy hạnh phúc.

Văn chương, với Linda Lê (Linda Lê nhà văn hoặc Linda Lê nhà tiểu luận) là một văn chương quá mức văn chương, luôn là nỗ lực và sự sẵn sàng dấn thân vào những cuộc phiêu lưu ngôn từ và lịch sử. Điều may mắn là ở lần xuất hiện tại Việt Nam này, Linda Lê đã có được một dịch giả đặc biệt xuất sắc. Bản dịch tiểu thuyết Vu khống của Nguyễn Khánh Long là một trong những bản dịch hiếm hoi khiến khi đọc tôi thấy cảm động vì mối giao cảm giữa tác giả và dịch giả. Làm được điều này rất khó, chắc hẳn người dịch cũng xuất phát từ một điểm giống với tác giả: tình yêu văn chương.

 

Nguồn : http://nhanam.vn/tin-tuc/truong-hop-linda-le

Người đọc của Linda L ê

Page 49: Chan dung - Phe Binh tac pham cua Linda Le

Tôi vẫn nghĩ rằng, mỗi người đọc được quyền tìm đến những tác giả thích đáng nhất với họ. Bản thân sự lựa chọn này, dù tình yêu luôn hàm chứa nguy cơ bội phản, luôn ngầm xác lập quan hệ khăng khít giữa người đọc với tác phẩm và tác giả của nó. Chính bạn -người đọc - khi chọn một cuốn sách, một tác giả phải tự đối diện với những câu hỏi này: Vì sao ta muốn biết hay bị hấp dẫn bởi nhà văn này mà không phải nhà văn khác? Vì sao ta tìm đến họ? Ta chờ đợi gì? Điều gì đáng kể nhất - ở tư cách nhà văn của họ - tác động đến ta? Liệu có kích thích nào, cơn bùng phát nào, sức nổ nào sẽ xảy đến trong tâm hồn ta, chứ không phải lời tán dương hoặc mạt sát của báo chí, truyền thông hay các nhà phê bình thời danh?

Khi tôi nhận lời chia sẻ vài ấn tượng mỏng mảnh của tôi về Linda Lê, tôi lập tức thấy mình đã tự đẩy mình trước một hố sâu. Thật liều lĩnh, vì bản thân tôi không đọc cô bằng tiếng Pháp, dù may mắn là, những bản dịch với tôi thật xác đáng đến nỗi tôi không có cảm giác đọc văn dịch. Hơn thế, tôi có thể nói gì về một nhà văn mà tôi đã tự cảnh giác: câu chữ thôi miên này là phép thuật kì diệu hay là trò ngụy ngôn tà đạo? Trong nhiều trường hợp, phép thuật và trò tà ma có cùng vẻ bề ngoài. Với Linda Lê - vì mối cuồng nhiệt như bất ngờ xảy đến với bạn đọc Việt Nam thời gian vừa qua, mối cuồng nhiệt như thể đến từ một dấu hiệu kích động nào đó, mà trước đó, hình như không có nền tảng - tôi muốn tạm bỏ qua lí lịch đè trĩu câu chữ cô, để tránh bị hấp dẫn lầm một nhà văn đã xuất xứ từ đất Việt. Tôi muốn tạm quên những từ khóa mê muội chúng ta bằng vẻ xa lạ bí hiểm: lưu vong, cái chết, sự viết, đam mê, điên rồ, kẻ phản bội, v.v…Tùy từng trạng huống, thậm chí phải tính đến cả những yếu tố tưởng rất bề ngoài như sức khỏe, tâm lý… người đọc sẽ dễ đón tiếp nhà văn này hơn nhà văn khác, kiểu phong cách này hơn là phong cách khác. Có khi tôi chỉ yêu được và chỉ tìm đến thứ văn chương thanh thoát hơn, nhẹ nhõm hơn, “cuộc đời” hơn, thôi thúc ta lên đường cùng các nhân vật trên chuyến xe bão táp, gặp kẻ ngáng trở gian hùng và phiêu lưu trong những chuyện tình bi kịch mà quyến rũ. Nhưng tôi cũng yêu sự điên dại, những hành trình đậm đặc bóng tối, những nhân vật quái dị, tự dốc vào miệng thuốc độc, nỗi cay đắng, tự đẩy mình kẹp chặt giữa hai bức tường chật chội để dằn vặt về sự bội lãng, chối bỏ, cắt lìa và dính thân xác mình lên bức tường đó. Như một người đọc, tôi bị chinh phục.Dù mỗi cá nhân chúng ta ban đầu tồn tại như một dị biệt, nhưng thói quen nô lệ mài nhẵn những gồ ghề khúc khuỷu trên thân thể và trong tâm hồn, trong suy nghĩ của chúng ta, cuối cùng, chúng ta lại nhìn sự dị biệt - vốn nằm ngay trong bản thân mình - thành một của hiếm, một sự xa lạ nguy hiểm. Trong thế giới văn chương, nơi ngôn từ là chủ soái, không phải ai - dù là kẻ tạo tác ra tác phẩm hay người được thừa hưởng sự tạo tác đó - cũng dám đối diện với sự dị biệt và biến được nó thành sức mạnh.Không nỗ lực kể một câu chuyện bôi trơn dây thần kinh hay thỏa mãn chút hiếu kì thường nhật ăn mòn thời gian của người đọc, thế giới của Linda Lê toàn thử thách. Ở đây, vì không dễ dàng để nói thấu đáo về các tiểu thuyết của cô mà tôi đã đọc là Vu khống (bản dịch của Nguyễn Khánh Long, nxb Văn học và Nhã Nam, 2009) và Tiếng nói (Bản dịch của Nguyễn Đăng Thường, nxb Văn, 2005), tôi chỉ muốn lẩy ra vài truyện trong Lại chơi với lửa (NXB Văn học & Nhã Nam, 2010).Trạng thái kịch tính trong văn Linda Lê không đến từ những sự kiện bên ngoài, cũng không đơn thuần là sự căng thẳng nội tâm nhân vật, mà là sự căng thẳng của câu chữ đối nghịch bất tận. “Người khách” là một ví dụ. Một nhà văn lưu vong, hiện diện như kẻ đã được giải phóng khỏi chế độ độc tài, làm người viết ở xứ sở tự do, bị dựng dậy bởi người khách lạ - là nhân vật thoát thai từ đám từ ngữ của chính y. “Tôi tỉnh giấc. Bản thảo vẫn đấy, nguyên vẹn. Nhưng mó vào tôi tưởng như nóng bỏng, tựa hồ bên trong là một thân xác đang cơn sốt. Tôi không dám mở ra, e mình bùng cháy do một ngọn lửa chẳng phải do mình đốt lên. Thiên hạ hẳn sẽ cho là tôi điên, nhưng không có gì khiến tôi gạt được ý nghĩ xấp giấy vô tội kia không hàm

Page 50: Chan dung - Phe Binh tac pham cua Linda Le

chứa một bóng người” (tr. 39). Người khách đẩy nhà văn đến giá sách, nơi cư ngụ (hiện diện bằng tập truyện ngắn) của một nhà văn ở cố quốc, “một nhà văn kém may mắn hơn” “không những phải vật lộn với lũ quỷ của riêng mình mà còn phải tranh đấu để tiếp tục được cầm bút”. Từ đây, dưới câu chữ của tác phẩm là những đối thoại giằng xé về sự giải phóng và xiềng xích, là cuộc chạm trán giữa kẻ tự do và cái bóng ma của kẻ bị truy bức, mà y cảm thấy y phải nộp thuế cho sự tự do này bằng những dằn vặt không ngớt. Ở đây, cũng như trong “Trát đòi”, “Nói với tôi đi”… gốc tích xứ sở và lí lịch của Linda Lê là sợi dây siết cổ, là móc sắt cắm vào thân thể của chữ nghĩa - chữ nghĩa mang thân thể nóng bỏng. Cái kết thúc có thể gây cảm giác hơi cường điệu “Lửa thiêu rụi bản thảo. Tôi ôm siết trái tim rừng rực ấy” là một cách cứu vãn, một sự giải thoát. Trong sự chối bỏ quyết liệt, trong mưu toan quên lãng luôn đồng thời phải nhớ lại, phải day dứt về những phản bội, phải khắc ghi món nợ đeo đẳng như xác chết mà Linda Lê thường nhắc tới. Cái cảm giác về “tự truyện”, hay cảm giác khác, “sự ăn mình” khi đọc Linda Lê là có thể hiểu được. Tuy nhiên, giữa hư cấu và ứng xử thực tế có khoảng cách lớn: đừng dễ dàng tin những lời bề ngoài về việc Linda Lê không còn biết Tiếng Việt hay không lựa chọn Tiếng Việt để suy xét ứng xử của nhà văn. Thậm chí, sự chối bỏ quyết liệt có thể là một điều kiện của sáng tạo. Quá khứ, gốc tích, định kiến, sự trói buộc, tất cả - mọi xiềng xích theo nghĩa rộng nhất - cần được thiêu rụi.Để đến được sự giải thoát, mỗi cá nhân phải sẵn sàng đầm mình trong điên cuồng, trong cuộc chiến đấu đau đớn chống lại mọi thói quen ù lì, dễ dãi, dù ngay khi nỗ lực phóng mình ra khỏi những xiềng xích, chúng ta vẫn không thể thoát khỏi bóng ma của nó, những vết trói còn hằn trên da thịt chúng ta. Nhân vật của Linda Lê, cũng như chính người đọc khi tham gia vào thế giới của cô, bị đẩy đến chỗ phải tự lập phiên tòa của mình, và phải nổi loạn. Như ngọn lửa, nổi loạn là một phẩm tính của văn chương. Vì nó giải phóng con người. Vì nó cứu vãn sự quên lãng. Vì nó sẵn sàng thiêu rụi hư danh phù phiếm nhẹ bẫng của tác phẩm để đốt cháy trái tim.Vì thế, là quái đản hay gần gũi những bí mật bật ra từ các tử thi trong văn Linda Lê, xác chết của kẻ tử vì đạo, kẻ hiến mình, dù có thể chỉ hiến sinh cho chính cuộc thám hiểm rối loạn vào nội tâm. Một từ “sách” có thể “thình lình, tách khỏi trang giấy, nhảy vọt lên, cắn vào cổ người đọc”. Con Ruồi - kẻ sống bằng thối rữa - có thể đến hôn lên nỗi tổn thương, trở thành Nàng Thơ mới, và giống như nó, tôi - thi sĩ “sẽ sống bằng thối rữa của đời này, sẽ gieo khắp nơi mầm ô nhục” (tr. 9).Người thi sĩ, như Rimbaud đi trong mùa địa ngục, như Baudelaire lặn ngụp trong cái ác, cái chán chường, khi mất Nàng Thơ Đẹp, thì cái Thối Rữa, cái U Ám có thể trở thành một thứ bùa ngải, một bí mật, một vưu vật. Mặc dù sự nuông chiều cảm hứng lại tiếp tục đẩy thi sĩ vào nghịch cảnh mới: bầy ruồi nổi loạn và cuối cùng, thi sĩ đã thành vật hiến tế cho một thứ Phản Đạo được lưu truyền qua cuốn Kinh Bất Kính đầy ngập ruồi.Cũng như những cơn ác mộng, những câu chuyện từ thế giới Linda Lê hầu như rất khó để kể lại, chúng tuột khỏi trí nhớ tôi, và tôi, vừa nhẹ nhõm hơn, vừa nuối tiếc không dứt về cái bí mật quyến rũ khó cưỡng của đêm khuya. Linda Lê xóa khoảng cách của cơn mộng và thực tại, bằng cách đưa thẳng người đọc nhập vào thế giới ấy với ngôn từ nóng bỏng, liên tưởng siêu thực bất ngờ mà xác đáng.Những hư cấu, ngụ ngôn và ẩn dụ, cùng sự đa nghĩa trùng phức cũng sinh ra bất tận từ những va chạm của từ ngữ hút chặt nhau bởi sự trái dấu và nhịp điệu cuộn xiết mà không có vẻ sắp xếp giả tạo hay cố ý làm dáng. Nhịp điệu ấy truyền cho ta sự phấn khích của hành trình viết và đọc, một hành trình bị đẩy tới hố thẳm đồng thời kích thích sự tự thách thức vượt qua giới hạn. Giấc mơ là một cách vượt qua giới hạn của thường nhật, và càng nằm mơ, bạn càng có nguy cơ mê mải với những giấc mơ của chính mình.Những hoảng loạn, sự quái đản, những bí mật gây choáng váng, sợ hãi (nhất là những bí mật làm choáng váng bị ghìm nén đến những chữ cuối cùng như trong truyện “Sợi tóc”)… có thể cũng

Page 51: Chan dung - Phe Binh tac pham cua Linda Le

chính là sức mạnh của ngôn từ Linda Lê. Thuộc vào những nhà văn dị biệt, đọc Linda Lê không dễ có niềm vui. Ngôn từ của cô, nếu bị cuốn theo, sẽ đẩy ta vào tình trạng giam hãm không lối thoát, phải đối diện với cái tôi kì dị nằm sâu trong mình. Những trang viết của Linda Lê thực chất có thể coi như cuộc độc thoại kéo dài. Tuy nhiên, chính ở việc tự hành xác trong chuỗi độc thoại đó, người ta có thể tìm được sự giải thoát: Hoặc là viết, hoặc là đọc, dù cả hai đều có nguy cơ phải đổi bằng cái chết thân xác.Chính ở đây, tôi muốn lưu tâm hơn đến một kiểu nhân vật trong tác phẩm của cô: kiểu nhân vật-người đọc. Kiểu nhân vật này xuất hiện ấn tượng trong Vu khống như kẻ sùng bái sách vở, kẻ thấy phép màu hiện ra khi phát hiện “dấu hiệu” từ trang sách, kẻ đắm tàu “thấy một bàn tay nơi chân trời, một bàn tay cử động trên mặt nước, một bàn tay sống”, “một bàn tay ra hiệu cho tôi và bảo tôi ít ra chúng tôi cũng là hai người đắm tàu trong biển cả cô đơn này”. (Vu khống, tr. 158). Những trang viết chìm đắm thường đem lại nỗi tuyệt vọng, trong chính thế giới của sách, đồng thời cũng đem lại hi vọng giải thoát, hay ngược lại, cảm giác hi vọng về sự giải thoát từ thế giới sách đồng thời đem lại nỗi tuyệt vọng. Cho nên, nhân vật trong “Vết cắn” cuối cùng phải trả giá, hay được đón nhận cái chết, vì một từ “sách”. Lebon trong “Ngày Bonel gặp người viết điếu văn khóc mình”, một tác phẩm như soi lại cuộc đời và tác phẩm của L. Borges, cũng phải trả giá bằng cái chết thân xác cho sự đọc. Và, nhìn rộng hơn, thế giới của Linda Lê, như nhiều nhà văn quan trọng trên thế giới, đã không chỉ cho chúng ta thấy tư cách một nhà văn đáng kể, mà còn là, và luôn là một người đọc đáng kể.Tôi có được gì từ Linda Lê? Tôi không thích dùng từ Ngưỡng Mộ hay Cảm Phục.Những từ đó với tôi có phần xa lạ lẫn phù du. Tôi không phải fan của một ngôi sao ca nhạc. Với môt nhà văn mà toàn bộ sự quyến rũ cũng như số phận của họ dường nằm trong chữ nghĩa, ta buộc phải đọc đi đọc lại nhiều lần và sẵn sàng cùng tác giả truy đuổi nội tâm riết róng của chính mình. Những nhà văn chọn con đường hẹp và khó để đi thường là những kẻ có khả năng dò dẫm ra những điều bí mật tận đáy sâu. Nhưng điều rõ ràng, bất cứ người viết nào cũng có thể tìm kiếm con đường của riêng mình, nỗ lực vượt qua những biên giới địa lý và sự xa lạ, tái tạo căn cước trong ngôn ngữ. Ngôn ngữ có thể giữ ta lại trên những miệng vực. Nó cứu sống và cũng có thể bất ngờ đẩy ta vào cõi chết đậm đặc bóng tối.Tôi không tự xếp mình là “người đọc của Linda Lê”, tôi chỉ muốn nói về người đọc Linda Lê như tôi hình dung. Tôi cho rằng, một người đọc đích thực, một người đọc khẩn thiết với cá nhân mình, như nhiều nhân vật-người đọc trong tác phẩm của Linda Lê, cũng sẽ tìm kiếm con đường như kẻ viết, con đường để phá vỡ những giới hạn đầy mặc cảm, phá vỡ nỗi sợ hãi vì biết không bao giờ ta chạm được đến hiện thực và đến tận cùng câu chữ. Nếu nhà văn, như tôi hiểu, không phải kẻ có khả năng viết ra trơn tru những câu văn, mà là kẻ có thể dính cả da thịt mình vào chữ nghĩa, kẻ không ngừng đấu tranh với lũ quỷ của mình thì người đọc, không phải kẻ có khả năng đọc và nhận xét về một cuốn sách như thứ ở ngoài mình, mà ở nghĩa đậm đặc nhất, giàu có nhất của từ này, chính là kẻ sẵn sàng ngồi một mình trong phòng tối, trong cô độc với cuốn sách. Kẻ đó không đọc, mà sống với từng câu chữ, đón nhận cả những cú sát thương bất ngờ, khi câu chữ có thể nhảy ra cắn cổ.Nhã ThuyênNguồn:  Văn nghệ trẻ

 

http://nhanam.vn/tin-tuc/nguoi-doc-cua-linda-le

Page 52: Chan dung - Phe Binh tac pham cua Linda Le

Quyền năng của chữ (Đọc Lại chơi với lửa của Linda L ê)Như một mê cung, những truyện ngắn trong tập Lại chơi với lửa (1) của Linda Lê bắt người đọc cuốn theo từng con chữ, với một không khí căng thẳng ngộp thở và càng lúc càng đi vào những vòng xoáy trôn ốc không thể thoát ra được. Để rồi một cái kết đến bất ngờ, rất tỉnh táo và lạnh lùng khiến ta choáng váng.

Đó là thế giới kỳ lạ của những con người dị biệt với rất nhiều huyễn tưởng, những kẻ “buông thả mình trọn vẹn vào sách vở”, những kẻ cô độc kỳ quái trong cái thế giới sáng tạo “đam mê sách vở dẫn anh đến điên dại”, những kẻ trở thành nạn nhân cho cái thế giới ma quái của anh ta.Rất nhiều truyện ngắn trong tập truyện của Linda Lê là những nhà văn. Đó là những nhà văn đơn độc, cô độc và luôn sống trong “cảm thức thất bại”. Trong truyện ngắn Người khách, nhân vật chính là một nhà văn viết: “Thường thì những ngày tháng soạn thảo một cuốn sách tôi mỏi mòn vì ngờ vực và khi xong thì kiệt quệ với cảm thức thất bại”. Còn trong truyện Con nhện thì: “Tôi đã tưởng, trở thành kẻ làm văn, tôi sẽ lớn lên trong mắt mình và đứa trẻ hãi hùng sẽ biết cách, bằng tấm khiên chữ nghĩa, đương đầu với cái bóng tàn độc khổng lồ. Đôi lần gắng gỏi văn chương lại tăng thêm khiếp hãi thay vì giải thoát cho tôi”…Cái thế giới đơn độc, dị biệt và bị chữ ám của những người viết này khiến họ trở thành nạn nhân của cái thế giới kỳ quái do chính mình tạo ra, bằng ảo giác, bằng huyễn tưởng, sự điên rồ không lối thoát và cuối cùng dẫn đến những cái chết – vụ giết người kỳ dị không kém. Trong truyện ngắn Con ruồi, nhà văn chọn con ruồi là một nàng thơ để làm cảm hứng sáng tạo trong thế giới đơn độc của mình, đến nỗi “chữ hoá thành ruồi” và cuối cùng trở thành xác chết “hiến sinh cho ruồi”. Trong Vết cắn, một người đam mê sách vở đến điên dại: “Anh đang đọc câu chót một chương chấm dứt bằng từ sách. Thình lình, từ ấy tách ra khỏi trang giấy, nhảy vọt lên cắn vào cổ người đọc”. Cuối cùng, kẻ đam mê sách vở điên dại ấy cũng tự sát, để lại những trang viết cuối cùng là đoạn nhật ký kể về 20 ngày hoá thân kỳ lạ, “vừa thê lương vừa kinh nghi”. Trong Lọ mực, một truyện ngắn mang màu sắc ngụ ngôn chính trị, giọng nói trong lọ mực ra lệnh cho nhân vật xưng tôi, một “ghost writer” (2) cho tên độc tài chính trị lao đến giết chết ông chủ của mình bằng 13 nhát dao. Trong Ngày Bonel gặp người viết điếu văn khóc mình thì cuối cùng cả nhà phê bình và nhà văn đều chết trong một vụ án mạng với sự bí ẩn không lời giải mà chỉ có hai người họ biết, trong cuộc gặp gỡ đầu tiên và cũng là cuối cùng giữa họ.

Page 53: Chan dung - Phe Binh tac pham cua Linda Le

Rất nhiều tầng ý nghĩa ẩn dụ trong những câu chuyện siêu thực và kinh dị khó có thể lý giải, và đôi lúc cũng chẳng cần phải cố để lý giải. Trong Con mắt của Brion, một truyện ngắn có lẽ là “kinh dị” nhất trong tập truyện này, kể về Brion, một cậu bé được sinh ra ở vùng nhiệt đới. Sau một tai nạn, nó bị mắc một chứng bệnh kỳ lạ về mắt mà không một bác sĩ nhãn khoa nào có thể chữa khỏi, chứng bệnh “nhìn thế giới toàn được tô màu hồng”. Brion thấy tuyệt vọng và từ tuyệt vọng trở thành giận dữ và ra tay hành động. Tội ác đầu tiên của nó là một con mèo, nhưng thấy “cay đắng vì mình đặc biệt thế này mà chỉ giết một con mèo”. Brion tiếp tục ra tay, danh sách của nó nối dài, từ một con bé bị nó bắn ná thun đến mù mắt, một ông già mù bị đẩy xuống vực

Page 54: Chan dung - Phe Binh tac pham cua Linda Le

sát mép biển, một đứa bạn thân bị chết trôi, một chuyến tàu bị trật bánh khỏi đường ray với 50 xác chết, một đứa trẻ sơ sinh chết do phòng hộ sinh bất ngờ bị hỏng hệ thống sưởi… Nó lớn lên cùng với những vụ giết người càng lúc càng man rợ nhưng vẫn giấu mình đằng sau vẻ ngoài dễ thương và đa cảm như mẹ nó nghĩ. Nạn nhân tiếp theo là bố mẹ nó. Cuối cùng nó chỉ còn lại một mình trơ trọi trên đời. “Brion đã hy vọng cứ gây đổ máu nó sẽ tô được một màu khác lên thế giới, nhưng tất cả vẫn cứ hồng một cách thê thảm”. Hắn nghĩ đến chuyện lấy vợ, bởi nghe nói: “hễ lập gia đình là hết thấy đời màu hồng”, nhưng trong đêm tân hn, hắn lại nghe vợ thì thầm bên tai: “Em phải cho anh hay một bí mật, em mắc một chứng bệnh kỳ quặc, em thấy đời màu hồng”. Một cái kết thật sốc, như câu cuối cùng của truyện “Và nó cảm thấy một lưỡi dao đâm ngập vào bụng mình”.Phần cuối của tập truyện ngắn gồm những truyện ngắn hiện thực hơn nhưng đâu đó vẫn mang không khí siêu thực: Sợi tóc, Giàn giáo, Mổ xẻ một ảo tưởng, Nói với tôi đi, Con nhện. Nếu phần đầu là những truyện ngắn hư cấu rõ nét thì những truyện ngắn này cho thấy một Linda Lê đời hơn và gần hơn với thân phận của kiếp người, của cõi u minh dày đặc, của những ảo tưởng bị mổ xẻ, của cái ác thắng thế: “Toàn bộ minh triết trên đời này đều vô dụng trước sự điên rồ tìm huỷ diệt kẻ khác”. (Con nhện). Đâu đó, trong một vài truyện còn mang dấu ấn tiểu sử của tác giả.Truyện ngắn cuối cùng của tập, Tiếng ngoài hình là một truyện khá độc lập, tách biệt khỏi mê lộ văn chương chung của cả tập nhưng vẫn mang cái không khí của những kẻ trong thế giới sáng tạo điên rồ, bệnh hoạn, hoang tưởng và hư vô. Một truyện ngắn cho thấy Linda Lê của niềm đam mê điện ảnh bên cạnh văn chương.“Giữa hư vô và khổ não, tôi chọn khổ não”, câu nói của William Faulkner, là cứu cánh cho nhân vật cô gái, người tự thú nhận, “đời tôi là một hư vô không viết hoa”, một kẻ mắc kẹt vào một cuộc tình mười năm, làm một nô lệ tinh thần và vật chất cho một tay đạo diễn hoang tưởng, giả dối, ích kỷ và bệnh hoạn nghĩ mình là vĩ nhân nhưng mãi mãi là một kẻ thất bại toàn tập. Điều khiến cô gái nhận ra bộ mặt của gã sau một thời gian dài chung sống mà không đủ can đảm để thoát ra khỏi gã, có lẽ bởi vì gã đã đưa cô, từ một con bé tỉnh lẻ lên Paris bước vào với thế giới điện ảnh của những bậc kỳ tài…LÊ HÔNG LÂM(1) Lại chơi với lửa (tập truyện ngắn, Nguyễn Khánh Long dịch, Nhã Nam & NXB Văn Học xuất bản)(2) “Ghost writer” là một cách gọi những nhà văn giấu tên thật của mình và đứng đằng sau những bài phát biểu hay hồi ký của các chính trị gia, người nổi tiếng.Nguồn: SGTT Online

 

Nguồn http://nhanam.vn/tin-tuc/quyen-nang-cua-chu-doc-lai-choi-voi-lua-cua-linda-le

Giong-cham-biem-cua-Linda-Le - Vietvan.vn (Lise – Hélène Smith)       

Page 55: Chan dung - Phe Binh tac pham cua Linda Le

Từ lâu bà Linda Lê không chấp nhận xem mình là một nhà văn Việt Nam hay Pháp – Việt. Khước từ sự phân loại văn học và quốc gia, bà đặt mình, về phương diện thẩm mỹ, trong nghệ thuật như một nơi giao kết văn hóa với bản thân và với người khác.

 Mặc dù hiếm khi nào bà lấy Việt Nam làm chủ đề cho văn bản, nhưng ý tưởng về Việt Nam vẫn là một phần quan trọng trong truyện, đặc biệt là trong Les trois Parques (Ba Số Phận), ra mắt năm 1997 (tác phẩm thứ bảy của bà). Kể về cuộc đời tù hãm của ba người phụ nữ Pháp gốc Việt, cuốn sách cổ vũ cho sự tự quyết của cá nhân và châm biếm trải nghiệm tị nạn.Thay vì tập trung vào sự chuyển giao di sản văn hóa lấy gốc là Việt Nam, Linda Lê lại đưa sự kháng cự văn hóa và những bản sắc mập mờ vào trung tâm của cách kể chuyện phi truyền thống. Bà đặc biệt quan tâm việc phá vỡ quan hệ giữa Việt Nam và Pháp như mảnh đất tạm dung, để thách thức các phạm trù về bản sắc quốc gia và văn hóa. Les trois Parques có thể được đọc như một sự trình bày phê phán bất thường đối với cộng đồng người Việt nổi lên ở Pháp từ thập niên 1970.Ba chị em

Les trois Parques có thể tạo ra khó khăn văn hóa và ngôn ngữ ngay cả cho một độc giả Pháp. Được viết theo phong cách dòng ý thức, truyện kể về một buổi chiều diễn ra trong nhà bếp của người chị cả. Lời kể 250 trang chỉ được phân cách thành vài đoạn văn đặt ký ức ấu thơ bên cạnh suy tưởng về cuộc đời những nhân vật chính.Việc xóa mờ dấu vết thời gian được làm nổi bật bằng cách xóa nhòa giọng nói nội tâm của ba nhân vật. Vì thế lời kể đòi hỏi độc giả tái tạo câu chuyện của ba phụ nữ Paris gốc Việt – không có tên. Người chị cả chỉ được gọi là bụng tròn ám chỉ đang mang bầu, còn chân dài là nhắc tới đứa em phù phiếm. Còn người em họ được gọi là một tay, vì cô ta mất một tay ở tuổi dậy thì, khi bị phát hiện mối quan hệ loạn luân của cô với người anh sinh đôi. Ta có thể đọc ba người phụ nữ này như ba hình mẫu đàn bà, đặt người phụ nữ mang thai (gìn giữ truyền thống) đối lập với cô gái lả lơi ích kỷ và cô thiếu nữ nổi loạn.Họ cũng có thể đại diện cho “thế hệ 1.5”, sinh ra ở Việt Nam nhưng được nuôi lớn ở Pháp, với ba cố gắng khác nhau nhằm định nghĩa cuộc sống sau khi di cư sang phương Tây.Tự sư của Les trois Parques được cấu trúc quay khả năng ba người gặp lại ông bố sau 23 năm chia cắt. Sự trùng phùng này chỉ là cái cớ để bộc lộ những căng thẳng tình cảm và văn hóa ở trung tâm văn bản. Quyết định đưa ông cụ sang Pháp chơi có vẻ xuất phát từ cảm giác muốn trả thù vì đã để người bà của các cô đưa họ đi trong lúc bà chạy sang Pháp trốn cộng sản.Mặc dù người chị cả hy vọng làm ông bố ấn tượng bằng hình ảnh giàu sang, hạnh phúc như để biện hộ cho cuộc sống lưu vong, cô cũng để lộ sự xấu hổ khi phải đối diện một ông bố tồi và là người mà cô xem là gây ra cho cô sự bất hạnh. Tuy vậy, trong tư cách người tự cho mình gìn giữ truyền thống, bà chị cả xem hai đứa em là kẻ đào tẩu mất gốc vì khước từ quan hệ với quê cha. Trong mắt bà chị, hai đứa em sẽ chỉ biết đến hổ thẹn khi thiếu vắng giá trị truyền thống mà buồn cười thay, chính bà chị cả lại là người chống đối trong tiềm thức.Đối diện với người chị biểu tượng cho một di sản mà họ bác bỏ, quan hệ của hai người em với chị cũng rất khó chịu. Cả hai nhận ra sự viên mãn của bà chị che giấu thực tế tuyệt vọng của một người mới cưới mang bầu – một người tiếp cận sự trùng phùng bằng im lặng và khoảng cách. Cả hai giải mã cuộc đời bà chị, khinh khi vạch ra sự vô nghĩa và vô lý như thể phản đối hình mẫu hòa nhập hoàn hảo mà có vẻ bà chị là biểu tượng. Hai người đại diện cho một tuổi trẻ Pháp không chịu nhớ nguồn gốc, tại một mảnh đất khuyến khích sự lãng quên văn hóa thông qua chính sách đồng hóa mạnh mẽ.

Page 56: Chan dung - Phe Binh tac pham cua Linda Le

Như thế, chân dungmà Les trois Parques vẽ nên về các nhân vật chính không phải mang tính chất đoàn kết, mạch lạc, mà là ghẻ lạnh. Cấu trúc tự sự nắm bắt sự chia rẽ bằng cách xóa mờ mọi tiếng nói kể chuyện, buộc chúng xen vào và đè lên nhau một cách nghịch tai. Không thể làm thân với nhau, các nhân vật chính phải tập trung vào chính mình. Sự bất hòa của các nhân vật bộc lộ thành khao khát có một Người khác lấp đầy khoảng trống nội tâm và làm cuộc sống của họ thành ra có giá trị.Cuộc kiếm tìm cảm thông đã thất bại và sự khó chịu mà nó đem lại thể hiện không gian khó khăn mà mỗi nhân vật phải tìm đường đi qua để dàn xếp một bản ngã mới – có thể ở mảnh đất mới hay ở mảnh đất quê hương. Mặc dù những sự dàn xếp văn hóa này rõ ràng mở ra không gian đối thoại, nhưng Linda Lê thể hiện không gian đó như sự thất bại để Ba Số Phận có thể để bản ngã cũ thắp sáng vai trò hiện tại (bụng tròn) hoặc bỏ hẳn bản ngã ấy (chân dài). Những bóng ma Việt Nam mà vốn từ lâu tàn phá một tay, thì cũng ám ảnh hai người chị bất chấp mức độ hòa nhập văn hóa tương đối cao của họ.Phê phán

Có thể biện luận rằng mô hình thành công duy nhất mà thế hệ 1.5 này có được là mô hình lập lờ nước đôi của cộng đồng người Việt chống cộng đã hòa nhập văn hóa ở Pháp. Các thành viên này có lẽ đã rời quê hương như người tị nạn hoặc thuyền nhân ngay trước khi Sài Gòn sụp đổ năm 1975. Giọng kể châm biếm của Les trois Parques không hề thông cảm với làn sóng tị nạn này, những người – ngay trước khi cộng sản chiếm quyền – đã rời bỏ quê hương yêu dấu để giữ lại bất kỳ tài sản gì mà họ có thể giữ.Văn bản đem lại một góc phê phán bất thường về động cơ của làn sóng thuyền nhân đầu tiên – những người vẫn thường được mô tả là bỏ chạy vì mạng sống gặp nguy hiểm. Nhưng sự mô tả ấy cũng trùng khớp với mô tả khó chịu không kém của ông bố thất bại khi nhắc tới những Việt kiều về nước. Ông ta lên án họ là khoe khoang tài sản trước những đồng bào, giống như ông, phải ở lại trong nước.Trở về như những đứa con hoang đàng sau khi Việt Nam mở cửa, các Việt kiều bị xem là kẻ phản quốc, chỉ lo giành lại tên tuổi và địa vị bằng cách chứng tỏ mình có cuộc sống thành công và khấm khá vật chất. Trên thực tế, cuộc sống càng khó khăn ở nước ngoài, người ta lại càng cần che dấu nó bằng việc tiêu tiền như nước, dù có tổn hại cho công sức tiết kiệm cả đời của mình.Bị ám ảnh vì tội lỗi, những cá nhân trong Les trois Parques luôn cần biện hộ cho sự ra đi của họ. Linda Lê mạnh dạn ngụ ý rằng, bị đưa vào cuộc sống lưu vong “tự nguyện”, người tị nạn Việt ở Pháp xem những tin tức xấu từ quê cũ như một thứ văn hóa lấp đầy khoảng trống tạo ra bởi sự phải ra đi. Điều rùng rợn trở thành lý do lưu vong và cũng là lý do sống của họ.Sự quan tâm đến đau khổ của đồng bào được dùng để biện hộ cho cảm giác mới về tình đồng đội ở hải ngoại, một thứ tình cảm thường xuyên dễ tan biến một khi thời gian yên bình hơn trở lại trên quê hương. Linda Lê mô tả thế hệ tị nạn thứ nhất như những người không thể định nghĩa mình ở nước ngoài, ngoài một hình ảnh đảo ngược về một quê nhà ghê rợn.Sự công kích văn hóa, chính trị và kinh tế thấm đẫm Les trois Parques ngụ ý rằng sự hòa giải giữa người Việt ở Pháp và người trong nước chỉ là điều hão huyền. Với thế hệ tị nạn đầu tiên bị mô tả như đám kền kền, sự di cư đánh dấu việc để mất hoàn toàn bản sắc và sự chấm dứt văn hóa. Với thế hệ 1.5 mà Les trois Parques đại diện, di cư đánh dấu việc hòa giải những rao giảng của nền văn hóa mới (phương Tây hóa thông qua chủ nghĩa cá nhân) với rao giảng của thế hệ thứ nhất.Sự hòa giải đó đòi hỏi phải tạo ra những kênh đối thoại mới, nhưng một cách trái ngược, cũng ngăn cấm việc liên lạc lại với điểm gốc. Les trois Parques mô tả chấn thương bị dồn nén, mất

Page 57: Chan dung - Phe Binh tac pham cua Linda Le

mát và đau khổ - những tình cảm vẫn thường được gắn với trải nghiệm tị nạn. Nhưng văn bản ngụ ý rằng các tình cảm tương tự cũng có thể gắn cho thế hệ 1.5 tưởng như sống thoải mái tại đất nước mới. Những đứa trẻ kiều dân trong truyện của Linda Lê tạo thành ý nghĩa thiếu hụt hoặc bị bóp méo giữa những khe hở của các nền văn hóa vì họ chưa đủ sức tự vấn và đối thoại.Chốt lại, mặt nạ hạnh phúc và viên mãn của hai người chị, đối lập với bản giao hưởng bất hạnh của cô em họ, bắt nguồn từ sự bất lực không thể kiểm soát quá khứ. Linda Lê khơi gợi sự gần gũi của quá khứ, khi mà hồi ức luôn đe dọa trở về.Những ký ức này xuất phát từ một ngôi nhà bị đầu độc bởi đủ loại chiếm đóng, của cả chủ nghĩa cộng sản và chủ nghĩa tư bản – một ngôi nhà bị đóng dấu bởi chiến tranh, cái đói và sự phản bội. Rốt cuộc, Les trois Parques làm phức tạp, mà không đem lại sự hóa giải, những mô hình vốn hoặc chỉ ca ngợi sự chuyển giao của một nền văn hóa bị dễ dàng quên lãng, hoặc chỉ khăng khăng rằng cắt đứt nguồn gốc sẽ làm con người hoàn toàn mất phương hướng.Tiểu sử nhà văn Linda Lê

Sinh năm 1963 ở Đà Lạt, sang Pháp năm 1977

Có hai tác phẩm đã in ở Việt Nam: Vu khống và Lại chơi với Lửa

In Memoriam vào chung khảo giải Prix Femina và Prix Médicis năm 2007

Tiến sĩ Lise-Hélène Smith hiện là Trợ lý Giáo sư (Assistant Professor) ngành Văn học Thế giới ở trường California State Polytechnic University, Pomona, bang California, Hoa Kỳ. Bài viết trích từ tiểu luận The Disillusion of Linda Lê: Redefining the Vietnamese Diaspora in France, đã đăng ở tạp chí French Forum năm 2010.(Nguồn: BBC Vietnamese)

 

Nguồn http://vietvan.vn/vi/bvct/id3079/Giong-cham-biem-cua-Linda-Le/

Linda Lê – Những người xa lạ kỳ   l   ạ

Page 58: Chan dung - Phe Binh tac pham cua Linda Le

Lời giới thiệu: Ngày 13- 10 vừa qua, Linda Lê, nhà văn Pháp gốc Việt, đã có buổi nói chuyện về tác phẩm của mình tại Trung tâm văn hóa Pháp L’Espace (Hà Nội).Sinh năm 1963 tại Đà Lạt, sang Pháp năm 14 tuổi, Linda Lê được đánh giá là một trong những gương mặt độc đáo của văn chương Pháp đương đại. Chúng tôi muốn giới thiệu lại bài nói chuyện của bà (bản dịch tiếng Việt của Trần Văn Công) trên blog này như một tài liệu tham khảo về nhà văn. Những suy tư của Linda Lê về sáng tác, về những cuốn sách, về những day dứt, ám ảnh hành động sáng tạo của bà, thiết nghĩ, cũng gợi mở cho chúng ta nhiều cách nghĩ khác về văn học nói chung.Hôm nay tôi không tự ban cho mình quyền phát biểu nhân danh những người làm cầu nối giữa phương Đông và phương Tây, cũng không nhân danh những người mơ mộng đại diện cho sự lai trộn những nền văn hóa. Họ chẳng hề cần đến tôi để tố cáo tư tưởng hẹp hòi và lên tiếng cáo buộc hành vi chối bỏ mình là người có gốc gác từ nơi nào khác, hành vi chối bỏ này làm nảy sinh mù quáng và cuồng tín.Chúng ta chỉ hết nhỏ mọn khi theo những tư tưởng nhân đạo, khi thoát ra khỏi ngục tù chính là nơi ẩn náu của thói cho mình làm trung tâm này để mở lòng cho cái mà Maurice Blanchot gọi là sự vô biên của tính khác biệt. Nhiệm vụ của những người cầm bút là đánh thức trong mỗi người thú vui được chui ra khỏi cái vỏ của chính mình, lĩnh hội được thế giới đa phức và vạch ra một con đường đến với đồng loại, khi người ta không còn là một vị khách không mời mà đến để trở thành người nắm giữ một điều bí ẩn cần làm sáng tỏ, khi người ta không còn là một chướng ngại vật trên con đường mình đi mà trở thành người được trao gửi những gì có thể.

Page 59: Chan dung - Phe Binh tac pham cua Linda Le

Văn học chỉ có ý nghĩa khi nó tấn công vào những ý tưởng có sẵn, khi nó lôi ra từ đáy những con tim điều không thể thấu hiểu, khi nó tạo sức bật cho phép vượt quá những giới hạn của thân phận chúng ta. Những viễn cảnh chưa từng thấy mà nó vẽ ra trùm lên lời hứa về một tính siêu nghiệm : ý thức được giới hạn của mình, chúng ta tìm cách nâng chúng ta lên cao hơn tầm chính mình bằng cách đón tiếp người khác lạ, chúng ta đi tìm một sự thẩm thấu lẫn nhau giữa triết học và các định kiến về người đối diện với ta. Chúng ta biết rằng sự giàu có của chúng ta đến từ khả năng hướng tới Người Khác và chấp nhận người lạ trong con người chúng ta. Không những còn lâu mới có thể làm lung lay những nền tảng tự vệ của chúng ta, sự chuyển động xoay chiều này làm cho chúng ta miễn dịch với những bản năng xấu và làm tăng khả năng gắn kết của chúng ta. Chúng ta chỉ là tất cả khi chúng ta là một tập hợp của những ảnh hưởng đa dạng, một nơi quy tụ biết bao tương phản, một căn phòng cộng hưởng âm thanh vang lên những lời nói đa nghĩa nhất.Do những rào cản giữa người với người đôi khi gần như không thể vượt qua nổi, điều cốt tử là phải cố lật đổ chúng bằng cách tóm lấy những bất đồng để biến xung đột gây hận thù thành một phương tiện chống lại chủ nghĩa bè phái. Do các học thuyết của chúng ta chỉ có nền tảng khi chúng ta tổng hợp những đề xuất mâu thuẫn nhau để làm trụ cột cho chúng, cần phải xem xét kỹ lưỡng những nơi sâu kín trong con người chúng ta, ở đó cùng tồn tại một kẻ bảo thủ thiển cận, tuyên chiến với những gì đe dọa tính thống nhất của nó, và một người tiên phong, nóng lòng được mở mang tầm nhìn của mình và hồi sinh khi uống trong bồn nước tuôn ra những điều tương phản. Do mức độ hoàn thiện của chúng ta phụ thuộc vào khả năng ngăn chặn nỗi ám ảnh kẻ thù bên ngoài của chúng ta, điều quan trọng hàng đầu là phải tính đến kẻ thù bên trong chính là sự khép mình này. Do những định kiến vốn dai dẳng, điều thiết yếu là phải vượt lên những thành kiến bằng cách tăng bội lòng tin : người đối thoại với chúng ta, dù anh ta từ đâu đến, đóng vai trò khích lệ chúng ta, anh ta ngăn cản chúng ta cứ ù lỳ trong một tư tưởng quốc dân chủ nghĩa xô-vanh và ghép bất kỳ ai không giống chúng ta vào tội có bộ mặt đáng ghét, anh ta ngăn chúng ta loại bỏ tất cả mọi kiều dân như thể người ta là một kẻ xâm lược, giúp ta không gục ngã trước những ảo ảnh bài ngoại gây ra nỗi sợ sâu thẳm sự đổ bộ của những người man rợ. Do một khuôn mặt bí hiểm là một cuốn sách cần giải mã, điều quan trọng là không gạt ra một bên điều không giải thích nổi, điều không ngờ đến, điều khác thường. Do những người ngang hàng với chúng ta, bất chấp màu da, chỉ ngang hàng với chúng ta khi chúng ta không loại bỏ họ ra khỏi trái đất của chúng ta, chúng ta phải không được nhượng bộ trước thái độ coi dân tộc mình là trung tâm, không được áp đặt những chuẩn mực của chúng ta như những tiêu chí duy nhất, phải không sợ sự du nhập những khái niệm cách tân, sự di chuyển tự do của những kho dự trữ chuyển hóa.Do các nền văn minh của chúng ta đều có ngày tận thế, chúng ta có trách nhiệm phải suy ngẫm về sự đóng góp của các nhà văn không quốc tịch đối với mảnh đất mà họ chọn để sống. Họ đã phá hủy những rào cản, xóa nhòa ranh giới giữa những đặc điểm của một cộng đồng với những nét đặc thù của một tập thể nhỏ. Họ đã nhằm tới tính phổ cập bằng cách tẩy rửa điều tiên nghiệm, bằng cách chống lại những định kiến về mỗi dân tộc, về người da trắng, da đen, người châu Á, về những người nhập cư đã đồng hóa hay biệt lập. Họ đã ngợi ca những gì mà Robert Antelme gọi là « cuộc phiêu lưu phi thường khi coi người khác hơn chính bản thân mình ». Để thăm dò những góc tối của tâm hồn con người, họ hóa thành những điều tra viên không biên giới, với mảnh đất điều tra rộng rãi : không suy xét qua loa, không kết luận vội vàng, họ thể hiện những sắc thái trong đánh giá của họ, họ hoàn thiện được chân dung phức tạp của những hành khách lén lút, bị tống lên con thuyền kỳ cục chính là cuộc sống giữa xã hội này, với hành lý duy nhất là khát khao tri thức, với tấm hộ chiếu duy nhất là lòng quyết tâm phá vỡ xiềng xích, tức là thoát ra khỏi một sự cắm rễ quá sâu vào lòng đất mẹ ảnh hưởng xấu đến sự thăng hoa và phát triển trí

Page 60: Chan dung - Phe Binh tac pham cua Linda Le

tuệ. Quốc tế ca của những kẻ phản đảng lấy khẩu hiệu là tuyên ngôn của Benjamin Fondane, người Ru-ma-ni gốc Do thái từng chọn viết bằng tiếng Pháp và đã từng hô to :  « Chúng ta không thuộc về nước nào/ mảnh đất của chúng ta chính là thứ chao đảo/ chỗ náu mình của chúng ta chính là chuyển động tròng trành ». Bài « Ca khúc người di cư » của ông là một tập giản yếu về sự nhổ rễ, khi mà, bất chấp uy lực của một giống nòi tổ tiên, chúng ta tung ra những sợi dây buộc kết liên chúng ta lại với nhau, khi chúng ta chỉ có một mình, một mình trong bóng đêm của chính chúng ta, khi chúng ta gieo và gặt người, khi chúng ta nói « ngôn ngữ của một sự thèm muốn bánh mỳ, hủy hoại/ âu yếm, mật, mơ mộng, sức mạnh », khi chúng ta gọi cơn giông ập xuống chúng ta và khi tiếng than vãn của chúng ra lăn ra khỏi lịch sử.Tôi, với những mối liên hệ với nước Việt Nam còn lỏng lẻo, tôi không có tham vọng đứng lên phất cờ cho những người xa xứ bị giằng xé giữa tiếc nuối quê hương và ham muốn khám phá ra những vùng miền mới, giữa sự cần thiết không thuộc về một cộng đồng nào, để bảo vệ bản sắc của mình, và ham muốn sống cộng sinh với bộ tộc mà họ là thành viên. Tôi tránh làm sứ giả của những người lưu đày, bởi lẽ tôi là một kẻ bội phản đã quên đi tiếng mẹ đẻ của mình và đã lấy tiếng Pháp để kể lại những nỗi gian truân của những nhân vật mơ hồ, hai mặt, luôn ở giữa dòng, bị xô đẩy chỗ này chỗ khác, quay về với quá khứ nhưng lại lo phải gạt bỏ những mối hiểm nguy của sự hoài niệm.Theo tôi, tất cả các tác phẩm nghệ thuật đều phải là một mưu phản, vừa là một trò tà ma nhằm thắng những con quỷ bên trong đe dọa lý trí của tôi và một âm mưu chống lại những thế lực đen tối khích lệ người ta cam chịu. Tất cả mọi tác phẩm đều phải là một chuyến du lãng trong những vùng đất chưa khai phá, một bước vượt qua những biên giới ngăn cách cái thực và giấc mơ, sự tầm thường và chủ nghĩa lý tưởng, người khác và chính ta. Tất cả mọi tác phẩm đều phải mang hơi hướng chính trị, với nghĩa là nó đặt ra câu hỏi về vị trí của cá nhân trong số những người ngang hàng với anh ta, về sự đóng góp của anh ta vào việc giữ gìn một số giá trị tinh thần, như là tình huynh đệ hay tính nhân đạo, về sự thích nghi của anh ta, khó khăn hay không, với hoàn cảnh, theo những thay đổi thất thường của bánh xe Vận mệnh tạo thuận lợi cho một vài người được ân sủng, gây thiệt thòi cho đám người còn lại. Vì vậy, tất cả mọi tác phẩm, do được hoàn thành trong bóng tối, đều tỏ ra nổi loạn : nó không để cho độc giả được nghỉ ngơi, độc giả buộc phải nghi ngờ những nguyên tắc của mình, tự hỏi liệu việc anh ta hòa nhập vào một thực thể xã hội có ảnh hưởng đến sự khác biệt của anh ta hay không, liệu anh ta có hy sinh cho những quy ước để tạo cho mình một lối thoát hiểm khi anh ta bị cắt các nguồn thu nhập hay không. Liệu việc chạy theo trào lưu có phải là một lực kết tụ mà, dù muốn hay không, anh ta cũng phải quy phục ? Liệu anh ta có phải là người chỉ đơn giản thực hiện một bản nhạc do một nhà chức trách soạn thảo sẵn cho ? Liệu mối lo chiếm được một địa vị trong một môi trường có lấn lướt sự chuyển dịch chậm chạp của anh ta tới một sự tiến triển tinh thần ?Liệu anh ta có chạy theo những ảo tưởng là sự phồn thịnh vật chất, thành công, vinh quang hay không ? Liệu anh ta có đánh đổi điều không thể xử lý được trong con người anh ta này lấy một cảm giác thuộc về cái gì đó hão huyền ? Liệu sự quan sát những lề thói có buộc anh ta phải co móng vuốt lại đến nỗi không còn là người nói đến những vấn đề nhạy cảm nữa mà là một người chỉ đâu đánh đấy ?Liệu anh ta đã rời nơi không là nơi nào, nơi ở của anh ta vào thời anh ta mãn nguyện vì không có người bảo lãnh cũng chẳng có tổ quốc dán chặt vào đế giày của anh ta, để thả neo ở một bến cảng nơi anh ta sẽ luôn ghé chân qua ? Liệu nỗi đau mà anh ta phải chịu đựng có là sự mất mát những điểm mốc, khi việc đánh mất bản sắc không đi kèm một sự kết dính hoàn toàn với những quy ước được đặt ra bởi một nhóm người mà anh ta tìm cách gia nhập ? Liệu anh ta có còn chút nhiệt tình nào đó khi anh ta vốn đã chán chường, tập trung vào chính bản thân mình, và tuy thế vẫn tan ra thành bụi, không còn khả năng tập hợp những mảnh vỡ của chính con người anh ta ?

Page 61: Chan dung - Phe Binh tac pham cua Linda Le

Sự giải thoát của anh ta nằm trong cái Ngoại lai, giống như Victor Segalen định nghĩa. Cái Ngoại lai đó không đồng nghĩa với ham thích vẻ duyên dáng của những vùng nhiệt đới, mà đồng nghĩa với sự ngất ngây của chủ thể khi cảm nhận sự Đa dạng, khi diễn ra « phản ứng mạnh và lạ lùng trước cú sốc của một cá tính mạnh với một khách quan mà nó nhận thấy và thưởng thức khoảng cách ». Những điều không hài hòa trở nên sự hài hòa của Đa dạng. Cảm giác về Ngoại lai, khái niệm về khác biệt, tương đương với hiểu biết một thứ ở bên ngoài chính mình, không thể siết chặt trong lòng. Nhờ nhận biết sự Khác biệt, nhân cách của chúng ta, vốn đã co hẹp hơn, đông đảo hơn, được làm giàu lên. Quyền lực của Ngoại lai là một năng lượng tạo thêm sinh khí : nó trao cho những người sở hữu một cá tính mạnh quyền lực tạo ra thứ khác. Và Victor Segalen nói thêm : « Chính nhờ Khác biệt, và trong Đa dạng mà cuộc sống được tán dương. »Nét đẹp của sự Đa dạng này là điểm cốt yếu để lập luận cho một nền văn học liên văn hóa, nơi kết giao những cách tư duy khác nhau, nơi chất chồng những tài liệu tham khảo về các di sản từ mọi miền trên hành tinh, nơi hòa trộn những tấm lòng kính trọng dành cho các tác giả bốn phương mà không hề tạo ra tính không đồng nhất, trái lại, nó tạo ra một tổng thể liên kết, được tạo ra bởi những yếu tố nhìn bề ngoài thì không tương thích với nhau nhưng lại quyết định một sự kết hợp hiệu quả những phản đề. Cuộc gặp gỡ những người bảo vệ một nền nghệ thuật lai không phải là một điều cực chẳng đã của toàn cầu hóa, khi những môn đồ của mở cửa không phải là những tên ma cô dẫn dắt đến cái ngoại lai, thích vẻ hào nhoáng, trộn thành một mớ hỗn tạp những thứ vay mượn chỗ này chỗ khác, làm cho tất cả các loại nước sốt phù hợp với những thành phần thực phẩm nhặt ra bất kỳ, miễn sao chúng là chỉ số của một sự thèm khát cái mới.Mối nguy khi cưỡi ngựa đi trên hai thế giới, đó là khi không phải là thịt cũng chẳng là cá, là ở lại nơi tờ mờ để khỏi bị xếp loại. Cái được cấy ghép, như một loài cây sống dai dẳng, vốn sống được ở nơi đất lạ, cố gắng không bị xếp vào danh mục thống kê, nhất là khi vũ trụ của nó là lưỡng cực, khi tâm hồn nó nổi bồng bềnh vô định giữa những khoảng rộng riêng biệt, giữa phương Đông và phương Tây.Không chối bỏ gốc gác của mình, nó phân đôi, đến nỗi nó ở vào một tình trạng mập mờ, đặc biệt là khi nó đã từ bỏ ngôn ngữ quê hương của nó để làm chủ hơn nữa ngôn ngữ của đất nước nơi nó sinh sống.Tôi là một trong những trường hợp kiểu này. Thời niên thiếu của tôi ở Việt Nam, tôi đã học tiếng Pháp từ rất sớm. Tôi đắm mình trong những tác phẩm cổ điển của đất nước hình lục lăng, trong nghiên cứu những người viết Từ điển bách khoa toàn thư thế kỷ Ánh sáng. Tôi ngập trong thơ của Victor Hugo, của Verlaine, Rimbaud. Tôi thấy gần gũi với những vở bi kịch của Racine. Tôi đam mê Xưng tộicủa Rousseau, những cuộc lao dốc xuống địa ngục của Nerval, cách mạng văn học được những nhà siêu thực khởi xướng, những giáo hoàng của Tiểu thuyết mới.Thẩm thấu tất cả các nguồn cảm hứng, tôi tích lũy những khám phá của tôi, tôi mở rộng phạm vi kiến thức của mình, tất cả những kiến thức này đều có liên quan đến những phát minh của những nhà sáng tạo gan dạ châu Âu. Trạng thái tinh thần của tôi cảm nhận thấy sự kết hợp lưỡng cực tạo thành tòa án lương tâm của tôi: tôi bị giằng co giữa lòng chung thủy với phương Đông, mà cha tôi là đại diện, và sự cám dỗ của phương Tây, mà mẹ tôi – người bạn của nước Pháp – là hiện thân. Những ấn phẩm từ Paris luôn lôi cuốn tôi. Tôi đã thường khoe khoang rằng mình nắm vững các chủ đề của những nhà sáng tác nổi nhất, rằng mình đã sàng lọc các văn bản của những nhà viết văn xuôi tứ xứ, họ mời chúng ta đi dạo ở những nơi rất xa xôi. Tôi tự cho là mình có thể điều khiển công cụ của tôi, tiếng Pháp, tốt hơn cả người bản xứ, và trả giá bằng việc từ bỏ dùng tiếng Việt. Vậy là tôi đã đốt cháy những con tàu của tôi, tôi tự cấm mình quay trở lại, nhưng với cảm giác ngất ngây là mình trở thành một người theo thuyết biến hình, thay đổi trang phục và đóng nhiều vai: vai một công dân tương lai của thế giới, vai một người chở đò có triển vọng, hành động để thống nhất, vai một thợ thủ công tiềm năng làm cho các dân tộc xích lại gần nhau, đồng thời cũng là

Page 62: Chan dung - Phe Binh tac pham cua Linda Le

một kẻ xúi giục nổi loạn ngẫu nhiên khi đề cập đến những điều làm người khác khó chịu, chẳng hạn bằng cách nhắc lại luận đề của André Gide theo đó những nghệ sỹ lớn là những sản phẩm lai tạo và là kết quả của việc bật rễ và cấy ghép. Xa lạ với chính họ, đôi khi xa lạ với những người đồng hương với mình, họ biến những nỗi bàng hoàng của họ thành những điểm mạnh để nhào trộn ngôn từ. Giữ lại tất cả những tỉ lệ, và không so sánh mình với họ, tôi ý thức được rằng mình là một người lai, trung gian giữa người lưu đày bị gò ép theo một nền giáo dục ưu tiên cho những sản phẩm đến từ nơi khác, người tị nạn từ chối khu biệt cư và người phụ nữ phương Đông mất phương hướng, bị chia rẽ giữa khát khao giải phóng mình khỏi tất cả những rào cản và ước muốn được giữ gìn những mối quan hệ tình cảm với nơi mình sinh ra. Tôi chỉ có thể tìm thấy tính thống nhất của tôi khi tôi viết, khi tôi lục tìm trong những kỷ niệm của mình để khôi phục lại những nỗi đau và những nỗi ngất ngây từng cảm nhận, khi tôi di trú từ một không gian tưởng tượng đến một không gian khác, khi tôi luôn hướng về phía trước để tìm kiếm những cách diễn đạt riêng của mình.Tôi đã khát khao hoàn thiện những tác phẩm hư cấu ở đó nổi bật lên sự rối loạn của những người lo lắng và những người không được thỏa mãn, không có trục trung tâm, không có khả năng chinh phục, che giấu qua loa những thiếu vắng của họ, nhưng theo cách của họ, họ là những nhân tố lật đổ. Điên rồ, hòa nghi, buồn bã, tang tóc, lưỡng nhân, thậm chí là đa nhân cách, ngự trị bởi những bóng ma, tàn tật vì sáng suốt quá mức, ít nhất quán với chính bản thân họ, ít đồng điệu với  thời đại của họ, họ là những chuyên gia tránh né, chuồn lủi, tung ra những dấu vết giả, lấp đầy hố ngăn cách giữa cái thực và cái hư ảo. Được tạo hóa phú cho một thiên hướng hướng ngã không phải là không thể dung hòa được với lòng trắc ẩn, một xu hướng phẫu tích, thuận lợi cho việc đặt lại vấn đề, họ tham gia tích cực vào cuộc tranh cãi, họ châm ngòi cho những niềm tin của chúng ta, họ làm khuấy đảo trạng thái cân bằng trí tuệ của chúng ta. Nếu như họ tự nghe bệnh cho mình, đó là để giải phẫu những điều gây hại cho chúng ta. Nếu họ nhìn ra đằng sau, đó là để thay đổi chính họ được tốt hơn mà thậm chí vẫn là những người xa lạ trọn đời. Nếu họ bám rễ vào một nơi nào đó, họ chỉ gắn bó vì tự do của họ. Nếu họ là minh chứng cho một ý tưởng, đó chỉ có thể là ý tưởng về một sự lạ lùng căn bản mà Baudelaire nói rằng nó là gia vị không thể thiếu của mọi vẻ đẹp.Lưu vong, quấy rày, không chính thống, họ nêu lên những vấn đề không đúng lúc, như là sự sống sót với tư cách là những mẫu người bị lưu đày biệt xứ bỏ nơi đó mà trở về, nói không với tinh thần cố định, đối lập với sự độc tài của điều bình thường, vi phạm những cấm kỵ xã hội, ly khai trong một thế giới thu nhỏ đã quy tắc hóa, kháng cự lại tất cả các dạng áp bức. Họ sống với một sự lưu đày vĩnh cửu, ngay cả khi họ không rời bỏ đất nước họ. Họ chỉ tìm thấy nơi trú chân ở tính nước đôi và tính bất khả quy của họ. Họ có thể báo trước việc gia nhập đội ngũ bằng cách nhắc lại lời cảnh báo của Armand Robin : « Ở mọi thời đại, tôi sẽ là một người nước ngoài xa lạ/ Tôi sẽ giành những tháng ngày của mình để xóa bỏ đời tôi ».Đồng thời với việc viết văn, tôi đã ngợi ca trong các tiểu luận của mình những tác giả là những người soi đường, những người nổi dậy, những người bảo vệ một sự lưu vong nội tại. Tôi chia sẻ với họ những câu hỏi của họ về khả năng tồn tại của các quan niệm của chúng ta, khi chúng ta bám lấy chủ nghĩa bá quyền, về tính thích đáng của những quan niệm của chúng ta, khi chúng ta châm ngòi cho những cuộc tranh cãi chỉ mang tính địa phương, về cơ sở cho những tiên đề của chúng ta, khi chúng ta tuyên bố rằng địa ngục là những người khác, về sự co hẹp lý trí của chúng ta, khi chúng ta giới hạn chân trời của chúng ta bằng cách chỉ cọ sát vào những gì gần gũi với chúng ta, về sự hão huyền của quan điểm của chúng ta, khi chúng ta luôn ưu tiên cho chị em gái chúng ta hơn là anh em họ chúng ta, ưu tiên cho anh em họ chúng ta hơn là hàng xóm của chúng ta, ưu tiên cho hàng xóm của chúng ta hơn là cho một người không quen biết.

Page 63: Chan dung - Phe Binh tac pham cua Linda Le

Thu hút cái lạ là một trong những đòi hỏi cấp bách của sáng tạo. Cần phải lạc bước trong một mớ bòng bong những điều bối rối và những mối kinh hãi gây ra bởi sự đối đầu giữa bản thân mình và Người khác này – một ẩn số cần làm sáng tỏ, miễn là người ta sẵn sàng phá vỡ vỏ bọc của mình. Cần phải quên đi chính mình để sinh ra những người cô đơn vị tha, những thương binh tình yêu, những người chỉ có một mình đi tìm nửa kia của mình, những người sầu não mà nhu cầu an ủi không thể thỏa mãn nổi, những con người bị giày vò bởi sự phân thân, những người bị ruồng bỏ, bị xua đuổi khỏi thiên đường xanh, những quái vật ích kỷ, không mở lòng cho những gì sẽ đến với chúng, những con chim phượng tái sinh từ tro bụi, những người độc đáo không định nghĩa nổi, những người hành hương, những con chim bay qua.Cần phải làm cho mình xa lạ với chính mình để đạt được một nền văn học không bị nô lệ hóa. Nếu nó không nhằm làm một phương tiện giải trí đơn thuần không có tầm ảnh hưởng, tất cả các tác phẩm thực sự thúc đẩy chúng ta tìm hiểu kỹ càng hơn những chiều sâu trong con người chúng ta, không phải để chiều ý chúng ta với thái độ coi mình là trung tâm mà là để cởi nút cho mớ bòng bong những điều ghê tởm kéo theo hiện tượng không thể liên hệ với nhau. Thoát ra khỏi những định kiến về người đối lập hoàn toàn với chúng ta, chúng ta thoát ra khỏi chính chúng ta, chúng ta làm một chuyến đi đưa chúng ta xa rời những diễn ngôn tối giản và những lời khát quát hóa thành biểu đồ, chúng ta tiến bước trước người khác, khi anh ta không còn là một điều trừu tượng gây khó chịu xung quanh kết tinh những mối thù hận, những sự phát vãng, mà trở thành chất xúc tác cho một tầm nhìn của Prométhée, cho một sự tôn thờ tất cả những gì là của con người, mà không phân biệt quốc tịch, tôn giáo hay đẳng cấp. Liệu đó có phải là một điều không tưởng không thể thực hiện nổi? Một sự xây dựng tinh thần không có cơ sở? Tôi thích tin rằng tương lai của nhân loại dựa trên những nhà nhân văn, giống người này không phải là đang trên đà tuyệt chủng, bất chấp các lý thuyết độc hại lại nổi lên trên sự bất bình đẳng các giống nòi. Di sản mà chúng ta nhận được từ họ đặt ra giả thiết rằng chúng ta không trơ ỳ trước những gì chúng ta không hiểu nổi, rằng chúng ta tiến bộ nhờ trừ tận gốc những định kiến của chúng ta. Điều quan trọng là làm thế nào để không phủ nhận sự khác biệt, không thiết lập mối quan hệ giữa một kẻ thống trị và một người bị thống trị, giữa một dân tộc thượng đẳng và một dân tộc nguyên sơ được bổ sung những cái gọi là điều hay của nền văn minh.Sáng tạo bao hàm trau dồi cái lạ tuyệt tối của mình, nét hoang dã nội hàm của mình. Nó tạo thuận lợi cho việc giải mã những bí ẩn về cái hợp lý, ưu thế của điều được tiết lộ, sự đăng quang của pháp thuật, thể hiện những hiện tượng huyền bí, sự trỗi dậy của cái kỳ lạ, sự xuất hiện những quỹ đạo lạc đường, tận dụng sự bất quy tắc của tất cả các giác quan, bày tỏ lòng say đắm, liên kết những điều trái ngược, mộng thức và quay trở lại với lý trí lạnh lùng, khai thác khả năng đi quá giới hạn, làm điều ngông cuồng, lui tới những vùng hết sức nhạy cảm, tổ quốc thực sự của những người sáng mắt, đánh thức khả năng mê hoặc, chú trọng thiên hướng chơi trò phá đám, làm người sao chép lại thực tế khác, truyền một nguyên tắc sống mới vào cơ quan không quyền hạn là văn học này khi nó chỉ được nuôi dưỡng bởi những sự thực làm yên lòng.Những người lưu đày không thể hòa giải với những tư tưởng hạn chế, lạ lẫm trong chính đất nước của họ, những người đã quen với chạy trốn ra khỏi vỏ kén bao bọc, những người hành động riêng lẻ không xếp mình vào hàng ngũ nào hết, những trường hợp ngoại lệ gần với sự bất bình thường, những người phá hủy những tư tưởng ngự trị, những người xóa bỏ lòng cố chấp dịch họa, những kẻ thù của những hóa thạch cổ mà với họ thì biên giới giữa các quốc gia không có khe hở, những người khai tâm được trợ giúp bởi sự tò mò không mệt mỏi đối với những tác phẩm ủ men cho sự nổi dậy, những người thân ngoại thích những cuộc hội ngộ với những người đi thử nghiệm xa xôi, những người theo thuyết chiết trung lạc lõng trong những bè đảng không thu nạp những cách tân, những người theo chủ nghĩa quốc tế tham vọng thực hiện một sự hỗn

Page 64: Chan dung - Phe Binh tac pham cua Linda Le

hợp, hòa trộn nhiều nền văn hóa, họ ở tiền đồn của thời hiện đại, họ có thể nói, như Armand Robin : « Trái tim con người, tôi muốn học nó bằng tiếng Nga, tiếng Ả rập, tiếng Trung./ Cho chuyến du lịch mà tôi tiến hành từ bạn đến tôi/ Tôi muốn thị thực/ Ba mươi thứ tiếng, ba mươi khoa học. »Ly khai, đi ngược dòng, nhưng đón tiếp cởi mở người khác biệt với họ, họ là những gương mặt tượng trưng của một nghệ thuật, nghệ thuật này sẽ là nơi thống nhất tư tưởng nhân loại, theo ngôn từ của Victor Hugo. Họ là người cần thiết đối với chúng ta để không mặc cho ý nghĩ của chúng ta già cỗi đi vì thù địch những đám người tha hương. Họ dẫn dắt chúng ta trong những cuộc trao đổi của chúng ta, để cho chúng ta không sống trong chiếc bình khép kín, để chúng ta không thể không tiếp cận được với lòng thiện cảm, mà vẫn không phải là những người bị mắc lừa vì thực hiện bình đẳng.Tôi kết luận những gì đã nêu liên quan đến những người bị lưu đày với câu trích dẫn của Marina Tsvetaieva, nhà thơ Nga có số phận bi thảm. Tị nạn ở Pháp, bà đã viết vào ngày 6 tháng Bảy 1926 cho Rainer Maria Rilke : « Goethe nói ở đâu đó rằng người ta không thể thực hiện được điều gì vĩ đại bằng tiếng nước ngoài – điều đó với tôi luôn có vẻ sai. […] Viết những bài thơ, đó là dịch, từ tiếng mẹ đẻ sang một thứ tiếng khác, cho dù đó là tiếng Pháp hay tiếng Đức. Không có ngôn ngữ nào là tiếng mẹ đẻ cả. Viết thơ chính là viết theo cái gì đó. Vì vậy mà tôi không hiểu tại sao người ta lại nói đến những nhà thơ Pháp hay Nga, vân vân. Một nhà thơ có thể viết bằng tiếng Pháp, anh ta không thể là một nhà thơ Pháp. Thật lố bịch. […] Người ta trở thành nhà thơ (nếu thực sự người ta có thể trở thành, không phải ai cũng đã là nhà thơ!) không phải để trở thành người Pháp, Nga, vân vân, mà để trở thành tất cả. Hoặc là: người ta là nhà thơ bởi vì người ta không phải là người Pháp. Quốc tịch là thải loại và kết nhập. Orphée làm nổ tung quốc tịch, hay mở rộng nó đến nỗi tất cả mọi người (hiện tại và quá khứ) đều bao hàm trong đó. »Xin cảm ơn sự chú ý của quý vị.

Trần Văn Công dịch

Nguồn: http://lythuyetvanhoc.wordpress.com/2010/10/21/linda-le-nh%E1%BB%AFng-ng%C6%B0%E1%BB%9Di-xa-l%E1%BA%A1-k%E1%BB%B3-l%E1%BA%A1/ 

Linda Lê Viết giữa hai nền văn hóa Chia sẻ bài này |

Linda Lê sinh năm 1963 tại Đà Lạt, sang Pháp năm 1977, là nhà văn, nhà phê bình văn học nổi tiếng trong văn học Pháp đương đại. Cô là tác giả của khoảng 15 tác phẩm viết bằng tiếng Pháp, trong đó phải kể Calomnies (Vu khống), Autres jeux avec le feu (Lại những trò chơi với lửa), Un si tendre vampire (Một ma ca rồng rất đỗi dịu dàng), Lettre morte (Thư chết), Les Evangiles du Crime (Phúc âm của cái Ác)... Tác phẩm của nữ văn sĩ được dịch ra nhiều thứ tiếng, được giảng dạy trong phân khoa văn học và nữ quyền, văn học và hậu thuộc địa, tại nhiều trường đại học Pháp.

Page 65: Chan dung - Phe Binh tac pham cua Linda Le

Linda Lê - tranh Hoàng Tường

Nguyễn

Nhà văn Linda Lê là một trường hợp khá đặc biệt. Cô sinh ra trong một gia đình mẹ là người Pháp, cha Việt Nam và là một kỹ sư. Do Cộng Sản Miền Bắc tràn vào Miền Nam, gia đình cô phải di tản. Cuộc thiên di lánh nạn thật kinh hoàng và cô bé Lê phải chứng kiến biết bao cái chết trên đường. Cho đến nỗi sau này cô phải thốt lên là cô cảm thấy Việt Nam đối với cô giống như một tử thi cô phải mang theo trong mình. Cô nói: “J’ai l’impression de porter en moi un corps

Page 66: Chan dung - Phe Binh tac pham cua Linda Le

mort.C’est surement le Vietnam que je porte comme un enfant mort”. Tôi có cảm tưởng mang trong mình một cái xác trẻ em đã chết. Đó là Việt Nam. Điều này ám ảnh cô trên những trang viết. Cô nói: “Bao giờ tôi cũng cảm thấy mình rất xa lạ đối với Việt Nam, vì tôi học bằng tiếng Pháp, vì thái độ khá rụt rè của tôi. Chị em tôi không giống những đứa trẻ xung quanh. Tôi sớm dùng sách để chạy trốn cảm giác cực kỳ cô đơn đó. Ngay từ thời thơ ấu, tôi đã hướng về những gì thật xa lạ với tôi, những gì có vẻ khổng lồ, quá mức.”

Page 67: Chan dung - Phe Binh tac pham cua Linda Le
Page 68: Chan dung - Phe Binh tac pham cua Linda Le

Một tác phẩnm của Linda Lê

Năm 1969, gia đình cô dọn về Sài Gòn.Linda Lê thấy cuộc đời cô đổ vỡ. Mối liên hệ giữa cha mẹ Linda Lê có sự rn nứt.” Tôi như từ thiên đường ấu thơ rt xuống địa ngục. Tôi mới sáu tuổi, thành phố thì như cái lò lửa và mối liên hệ giữa cha và mẹ tôi bắt đầu tồi tệ.” Ở Sài Gòn, Linda Lê học trường trung học Pháp. Cô say mê đọc Balzac và Hugo và nghĩ mình sẽ là nhà văn. Cô thú nhận là đã bị lôi cuốn vào sự khổ hạnh của tuổi thơ và đặc biệt say mê  những chuyện thần tiên như chuyện cô bé bán diêm bị cóng lạnh chết. Cô nói: “Tôi cảm thấy bị những số phận bi thảm cuốn hút.” Trong một vài chương sách của mình, đặc biệt trong “Lettre morte”, Linda Lê đã kể những tình huống kinh hoàng của trẻ nhỏ. Mặc dầu bị những trang viết đen tối ám ảnh, cô vẫn cho việc đọc sách là một hình thức cứu rỗi. Quan điểm này được nhấn mạnh trong “Calomnies” (Vu khống) khi Linda Lê cho rằng việc đọc sách là một cách rút lui khỏi xã hội đầy những căng thẳng và viết văn như một phương tiện, mặc dù không hoàn hảo, nhưng nhờ nó những người yếu kém bên lề xã hội có được tiếng nói. Linda Lê cũng từng phát biểu chỉ có một lần duy nhất cô nghi ngờ hiệu lực của văn chương, ấy là sau cái chết của cha cô và sự suy sụp của chính cô. Tuy vậy, ngay cả trong những tình huống cực đoan, cuối cùng cô cũng tìm được những tác giả mà cô cảm thấy là họ đã nói thay cho cô, đặc biệt Tolstoy đã xây dựng lại đời mình qua sáng tác văn chương.

Page 69: Chan dung - Phe Binh tac pham cua Linda Le

Năm 1977, sau khi Cộng Sản chiếm Miền Nam hai năm, lúc đó cô mười bốn tuổi, Linda Lê cùng mẹ và ba chị em gái rời Sài Gòn sang định cư ở Pháp.  Hoàn cảnh đưa tới chỗ hai nền văn hoá dung hoà nhau tạo nên vẻ du hiền và lối viết đầy đau thương, căng thẳng. Cô cho biết cuộc sống của cô ở Pháp: “Tôi hầu như luôn cảm thấy mình đang lưu vong. Cho dù đã sống từ lâu ở Pháp, tôi không bao giờ tự nhủ đây là quê hương mình. Nhưng tôi cũng không tự nhủ Việt Nam là quê hương tôi.Tôi có một tình yêu sâu sắc đối với Pháp ngữ. Đó là bến đậu duy nhất của tôi.”Ở Pháp, cô học trường trung học Le Havre, tại đó một giáo sư văn chương giới thiệu tác phẩm của Proust cho cô. Cha cô vẫn ở lại Việt Nam. Mặc dù ông không bị nguy hiểm, nhưng hình ảnh người cha bị bỏ lại được gợi lên trong nhiều tác phẩm của Linda Lê. Trong cuốn Voix (Tiếng nói) chẳng hạn, tác giả trở lại với hình bóng người cha đã chết, kể cả trong hình ảnh ông mặc áo choàng bằng lửa đến bên giường cô cất tiếng hỏi: “Pourquoi tu ne m’as sauvé? Tại sao con không cứu cha.”

Page 70: Chan dung - Phe Binh tac pham cua Linda Le
Page 71: Chan dung - Phe Binh tac pham cua Linda Le

Tác phẩm Les dits d’un idiot

Sau năm 1981, Linda Lê học trường trung học Henri IV ở Paris, sau đó cô vào đại học Sorbonne. Cô cũng cộng tác biên tập với nhà xuất bản Hachette. Nhiều tác phẩm ra đời ở giai đoạn này. Un si tendre vampire (1987), Fuir (Chạy trốn) (1988) và Solo (Một mình) (1989). Kể từ thập niên 1990, Linda Lê trở thành ngòi bút viết văn chín chắn hơn, tác phẩm của cô bắt đầu có tiếng vang rộng rãi. Nhà Juilliard xuất bản Les Évangiles du crime - Phúc Âm của Cái Ác năm 1992, tạo nên một dư luận cuồng nhiệt. Phỏng theo bốn cuốn phúc âm, tác phẩm gồm bốn câu chuyện miêu tả cái chết và sự tự vẫn của các nhân vật. Năm 1995, người cha thân yêu của Linda Lê chết khi ông chuẩn bị sang viếng thăm Pháp lần đầu tiên.Cô và cha vẫn thường xuyên thư từ với nhau và mối liên hệ rất khắng khít, tuy nhiên ròng rã hai mươi năm cha con không gặp nhau. Lần đầu tiên Linda Lê trở lại Việt Nam mục đích là dự tang lễ của cha. Sau cái chết của ông, Linda lâm vào tình trạng khủng hoảng tinh thần, bị ám ảnh bởi những hình ảnh tự sát và có những hành động hoảng loạn. Cô thấy mình mất đi chẳng những là một người cha mà còn chia tay với một “độc giả lý tưởng”, còn lại mình cô trong một thế giới không tượng thần. Sự đau đớn vì mất mát này khiến cô phải vào bệnh viện.Tất cả phản ảnh trong hai tác phẩm Voix và Lettre morte. Hình ảnh người cha chết và bị bỏ rơi cùng với việc thiêu hủy những lá thư đã ghi đậm trong cả hai tác phẩm. Trong Voix, chẳng hạn, người con gái đốt những lá thư của người cha quá cố, khiến người cha trở về trong một hình ảnh khủng khiếp và giật lấy những lá thư màu mực xanh đang bốc cháy từ tay con gái. Trong Lettre morte, người kể chuyện nằm mơ thấy mình đang ôm đầu cha ru sau khi người yêu tên “Morgue” (Nhà xác) chặt đứt đầu ông, nhưng Morgue trói cô vào thân cây để trừng phạt cô vì cô đã huỷ đi thư từ của họ. Tuy nhiên, Linda Lê không cho tất cả những tình tiết bi thảm vừa nói là tự truyện được che giấu, mà cô có dụng ý nói lên sự mất mát có tính cách phổ quát hơn trong nhân loại.

Page 72: Chan dung - Phe Binh tac pham cua Linda Le
Page 73: Chan dung - Phe Binh tac pham cua Linda Le

Một tác phẩnm của Linda Lê

Linda Lê viết cuốn tiểu thuyết đầu tiên Un si tendre vampire năm cô 23 tuổi, bằng một giọng văn ảm đạm và độc đáo một cách kỳ dị “giọng văn luôn theo cô suốt các tác phẩm kế tiếp, và Lettre morte (Thư chết -1999) hướng vọng người cha đã mất là tác phẩm đau thương nhất, mê hoặc nhất. Với tiểu thuyết mới ra của cô, Cronos, tấn bi kịch về một nền chuyên chính, Linda Lê biểu lộ một sự hoang dã. Nhưng chất mãnh liệt lâu nay bị kiềm chế trong tác phẩm không hề bộc lộ trong giọng nói hiền dịu, thì thầm của cô.Ngoài tiểu thuyết, cô đã từng viết nhiều tập phê bình văn học về những nhà văn mà cô thích như nhà thơ Marina Tsvetaieva. Cô có thể giải thích tại sao lại có những cuốn sách đó?Cô nói với nhà báo ở Sài Gòn: “Giấc mơ của tôi là thành lập một cộng đồng những người thích đọc sách của tôi và giới thiệu cả những tác giả mà tôi ngưỡng mộ. Tôi thích chia sẻ những châm ngôn của Georges Perros hay giọng thơ rã rời của nhà thơ Rumani - Gherasim Luca. Dù họ là những nhà văn thuộc đủ thể loại rất khác nhau, nhưng họ đều là “quê hương văn học” mà tôi đã chọn cho mình, là cơ sở trí tuệ của tôi.”“Tôi nghĩ một số nhà văn có sức mạnh đặc biệt cho phép họ hiện ra trong trí nhớ người ta trong mọi tình huống của cuộc sống hàng ngày. Cioran từng nói cuốn sách hay nhất là “người bạn của những giờ phút khó khăn”. Tôi ưa thích những tác giả mà người ta cho là tuyệt vọng. Sự đen tối của họ mang lại cho tôi nhiều hứng khởi tốt lành, và họ cung cấp cho tôi năng lượng hàng ngày, ngay khi tôi không đọc tác phẩm của họ. Có khi đang đi ngoài đường tôi nhìn và nghĩ một người đi bộ nào đó có thể là nhân vật của Dostoievski... Tôi có cảm tưởng văn học giúp tôi tạo ra những mối liên hệ với đồng loại. Tôi từng là người rất rụt rè. Nhờ sách, tôi mới cởi mở với thế giới bên ngoài hơn một chút.”Quyển sách mới của cô, Cronos, mô tả một bộ máy chuyên chính tàn bạo. Đó là quyển tiểu thuyết dữ dội nhất của cô... Trong quyển “Cronos”, cô kêu gọi phản kháng. Cô nói: “Tôi luôn có cảm giác rã rời và nổi loạn khi theo dõi thời sự. Đôi lúc tôi gần như cảm thấy ngã ngửa vì giật mình, đến mức tôi không đọc báo nữa, không nghe đài nữa. Giống nữ nhân vật chính của Cronos, đôi lúc tôi cứ muốn cự tuyệt. Giống như cô ấy, tôi tự nhủ mình là kẻ viết lách. Tôi chỉ biết đấu tranh bằng ngòi bút. Có thể một ngày nào đó thời thế sẽ buộc tôi hành động khác đi.Nhưng ngay bây giờ, trong xã hội nơi tôi sống, vũ khí duy nhất của tôi vẫn là cây viết.”Linda Lê cũng vừa giành được học bổng Cioran cho một dự án sách về những người vô tổ quốc... Cô phát biểu với nhà báo: “Tôi chỉ vừa mới bắt đầu viết. Đây sẽ là một sự suy nghĩ về tính khác biệt, về những gì còn lại của chủ nghĩa nhân văn.Tôi muốn nhắc lại vài nhân vật mà tôi yêu quý, như Marina Tsvetaieva, và nói về những nhà văn ít được biết đến hơn, như nhà thơ Rumani -Benjamin Fondane, đã viết rất nhiều bằng tiếng Pháp. Cả hai đã là nạn nhân của chế độ cực quyền. Sau khi lưu vong, cả hai đã chết bi thảm. Tsvetaieva đã tự tử sau khi về lại Liên Xô, sau mười bốn năm lưu vong ở Pháp, còn Benjamin Fondane thì chết ở trại Auschwitz... Trong quyển sách này, tôi sẽ còn nói đến một số nhà văn đã di cư từ bên trong. Các tiểu thuyết gia như Thomas Bernhard đã tố cáo các khuyết điểm của chính nước mình, đã không tìm được tiếng nói chung với chính đồng bào mình. Trong quyển sách này, tôi tỏ lòng kính trọng những ai lấy lời của Armand Robin, nhà thơ của vùng Bretagne, làm của mình: “Trên mỗi vùng đất, tôi sẽ là một người lạ thường”. Đây là những lời lẽ đầy nghị lực đã luôn đi theo tôi.Nói về các nhân vật tiểu thuyết của mình, Linda Lê thấy mình như bị nhập bởi những hồn ma. Cô nói: “Dần dần khi hoàn tất những quyển sách, tôi cảm thấy mình phong phú hơn khi nghĩ đến các nhân vật đã phần nào bước ra khỏi bóng tối, nhờ những gì tôi viết. Trước tiên là ba tôi, người tôi luôn muốn tỏ lòng kính trọng. Ba tôi từng muốn làm hoạ sĩ, và ông đã từ bỏ tham vọng của mình khi có gia đình. Ba tôi từng là mẫu người lý tưởng của tôi, và các chị em tôi luôn nói

Page 74: Chan dung - Phe Binh tac pham cua Linda Le

đùa tôi là đệ tử của ông. Lúc tôi đến Pháp, và viết thư cho ba khi ấy vẫn còn ở Việt Nam, ba tôi hồi âm rằng ông rất tin tôi, rằng ông không biết tôi sẽ làm được những gì, nhưng tôi phải thử làm gì đó gây bất ngờ cho ông. Chính ba khích lệ tôi trở thành nhà văn.”“Có thể hơi tự phụ, nhưng tôi thấy mình có nhiệm vụ đón nhận những mảnh đời đã bị chìm đắm, cho dù con thuyền của tôi không phải lúc nào cũng vững chắc.Tôi luôn hy vọng làm sống lại những người tôi từng gặp trên đường đời, và đã có ảnh hưởng đối với tôi. Làm tác giả, chính là làm phát ngôn viên cho những người đã mất. Tôi có nghĩa vụ tinh thần là tỏ lòng tôn kính những ai đã ủng hộ mình trong suốt cuộc đời mình. Từ những tác giả mà tôi đã đọc cho đến những người bạn thân nhất. Chẳng hạn, trong tiểu luận mới nhất của mình, Au fond de l’inconnu pour trouver du nouveau (Đến tận cùng cái chưa biết để tìm điều mới mẻ), tôi đã nhất thiết phải có một lời với Christian Bourgois -người xuất bản các tác phẩm của tôi. Ông như là cha đỡ đầu của tôi. Từ khi ông mất, mỗi lần đến nhà xuất bản Bourgois, tôi luôn có giây phút tưởng niệm ông mãnh liệt. Tôi xác định ngày tôi ra đời về mặt văn chương chính là lúc tôi gặp ông. Ông đã làm tôi sinh ra từ chính mình. Ông còn che chở cho tôi nữa.”Ngày 19 tháng 10 tới đây, Linda Lê sẽ có cuộc gặp và trò chuyện trao đổi với độc giả người Việt tại Trung Tâm Văn Hóa Pháp ở Sài Gòn.Nguyễn(theo Biography và Télérama)Chia sẻ bài này |

 

Nguồn : http://www.trenews.net/Article.aspx?ID=4803

Vu khống – Linda L ê“Viết, là tự lưu đày bản thân”

Câu đề tựa gây tò mò này nằm cạnh chân dung nữ tác giả có gương mặt góc cạnh và đôi mắt thuần Việt biết nói đến hút hồn, có thể nói “Vu khống” đã cuốn hút người đọc ngay từ trang bìa.Cuốn sách này gợi nhớ sâu sắc tới truyện ngắn “Phòng số 6″ của Tsekhov. Những căn phòng – chiều không gian khác, chứa đựng những suy nghĩ lạ lẫm đối với phần đông sinh linh tồn tại xung quanh. Suy nghĩ của những kẻ điên. Những căn phòng chỉ có hai màu trắng và xám – màu của đời tàn. Người điên có ưu điểm là cô độc, vô gia đình, không có ký ức và không có cả tương lai. Khi cộng đồng xung quanh hèn nhát, người ta từ bỏ tất cả mọi thứ, chấp nhận một xã hội đồng nhất, bằng phẳng, không màu sắc, chỉ vì người ta sợ bị đau…thì một kẻ sống bằng tất cả tế bào cảm xúc trong cơ thể sẽ hóa điên?“Tôi đã bỏ mười năm để điên, nó đã bỏ mười năm để viết.”Có sự liên hệ nào giữ những người điên và những kẻ oằn mình với ngôn từ mỗi ngày, dằn vặt bởi câu chữ mỗi đêm? Viết – là tự lưu đày bản thân? Thế nhưng không viết cô sẽ làm gì? Làm gì?Viết đối với Linda Lê có phải là sự lưu đày bản thân không thì chỉ mình cô biết.Song chắc chắn với cô, viết là một sự sẻ chia những suy nghĩ bí mật nhất – “Cho bí mật phòng 406″. Bí mật luôn là liều thuốc kích thích ham muốn của độc giả.Với ngôn từ sắc như một mũi khoan sâu, Linda Lê đưa người đọc từng bước chạm chân vào thế giới của những người điên. Nhân vật chính – một gã da vàng có biệt danh “Chà Chệt” luôn cố thủ trong căn phòng bí mật của mình cho đến một ngày gã nhận được một bức thư đóng dấu quá khứ của cô cháu gái nhà văn – mà gã quả quyết

Page 75: Chan dung - Phe Binh tac pham cua Linda Le

rằng đấy mới là một kẻ điên. Từ đây bắt đầu những cơn mộng mị trắng xoá, chuỗi huyễn tưởng day dứt về quá khứ mặc cảm, và không ngừng tranh đấu quyết liệt để tìm ý nghĩ giá trị tồn tại của riêng mình, tìm cách diễn giải quá khứ theo cách của chính mình.

INCLUDEPICTURE "http://www.bmmua.com/wp-content/uploads/2009/07/thu57279_28.jpg" \*

MERGEFORMATINET

Đây là cuốn tiểu thuyết không dễ đọc, bởi ngôn từ có khi trống rỗng có những nhảy múa hỗn loạn, và không ngừng thách thức khả năng tự biện của người đọc.Song không phải vô lý mà Linda Lê trở thành một trong những nhà văn xuất sắc nhất trên văn đàn Pháp đương đại, tác phẩm này là một minh chứng cho điều đó.“Vu khống” không đơn thuần là câu chuyện về những người điên, bởi ai điên ai tỉnh nào ai biết? Có bao nhiêu phòng 406 ở giữa những con đường khát cháy, những ban công xám ngắt ngoài kia?Tôi đặc biệt thích cách đối thoại trong suy nghĩ của nhân vật trong cuốn sách này.Đầy thách thức và không kém phần ám ảnh. Những mẩu chuyện kể, những mảng ký ức chạy rần rật, và cả những màn tự thoại đóng mở…tất cả gợi lên một điều gì đó rất bức bách, cảm giác muốn đốt cháy lên, cháy lên…nhưng rồi lại không làm gì cả. Không có ngọn lửa nào! Because I’m stranger here myself?I’m stranger here myself!I’m stranger here myself!I’m stranger here myself!

Page 76: Chan dung - Phe Binh tac pham cua Linda Le

“Tôi không hiểu nổi con bé có mục đích gì. Điều gì thúc đẩy nó cứ tích lũy những hành động lập dị, bẻ cong số mạng, chỉ ham các tì tật? Nó sống bằng những chối bỏ, nuôi mình bằng những phản bội. Đã kiêu hãnh là dân Chà Chệt viết văn bằng một ngôn ngữ không phải của mình, nó lại muốn thêm được hồ nghi con hoang, được bán tín bán nghi con lai. Nó muốn được thử thách thần kinh nó. Chính tấm gương tôi thất bại cho nó đủ can đảm đi thám hiểm biên giới của sự lành mạnh tâm thần. Chính hồi ức tôi sụp đổ mười lăm năm trước khiến nó thả mình đắm chìm để dễ vọt lên trở lại. Tôi đã chuẩn bị con đường. Tôi là dược thảo trị độc của nó. Phương thuốc nhiệm màu ngừa điên dại của nó.Con bé tự thuở nào vẫn chơi cái trò chỉ nhìn hình bóng chứ không bao giờ nhìn chính sự vật. Nếu cứ tiếp tục cái trò ấy quá lâu, thần kinh nó sẽ lâm nguy, và buổi tối lên giường nó sẽ xoa nắn thái dương, tưởng như đầu mình chỉ còn là một cục thịt lởm chởm những đinh.Họ đã thắng được tôi, có lẽ họ sẽ không thắng được nó. Nó lý luận y hệt tôi: nếu đó là kiếp con hoang, thì sẽ không phải là điên; có tôi giúp, nó sẽ thoát khỏi phải điên. Nó đã tự vệ trước nguy cơ điên bằng cách phân thân. Nó đã muốn thành xa lạ với gia đình, rồi với đất nước với tiếng mẹ đẻ, và sau cùng với chình mình.Nó nới với tôi nó mất lòng tin từ rất sớm, bản năng nó ngờ vực cuộcđời, một thời gian dài những tiếp xúc với thế giới bên ngoài khiến nó ngột ngạt tê liệt, trong nhiều năm nó đã sống như cụ tổ, xích chân trong chuồng. Đương nhiên nó phải tự xiềng xích mới mong giữ mình vẹn toàn. Nó sợ cuộc đời, bởi mẹ nó là hiện thân của cuộc đời, cuộc đời dưới dạng ghê tởm nhất. Cuộc đời ích kỷ, cay độc, cuộc đời với hết mọi thô bỉ, cuộc đời tà dâm, cuộc đời chỉ vị đồng tiền, cuộc đời thú vật, cuộc đời tùng phục trước kẻ mạnh, cuộc đời bạo tàn với kẻ yếu. Con bé tự bao giờ vẫn ghê tởm cuộc đời – nó tưởng tượng hễ sống là sống như mẹ nó. Nó đã tự xiềng xích mình, tự quản thúc mình. Nó tin nó lâm nguy. Một bên là cuộc đời, cuộc đời nó chỉ hình dung được như hai hàm thép, như cặp đùi mở rộng ham hố thịt da rắn cứng. Bên kia là điên dại. Hoặc là cuộc đời ghê tởm nhớp nháp, hoặc là một cuộc đời khác, một cuộc đời tự do, một cuộc đời như nó khát khao chứ không phải như thói thường – và như thế, đến điên dại chỉ còn một bước.Nó có thể lựa chọn theo gương mẹ nó hoặc theo gương tôi. Hoặc sống như loài vật, như con bọ chúa tiến bước, giương cặp râu độc ra trước, hủy diệt muôn loài vì sự sống còn của mình. Hoặc vượt lên, và chìm vào điên dại…”(Trích chương XXIII “Vu khống” )

Life is always jubilant with fresh outlook everyday. But how true it is?Then it’s hard to answer…For the wooziness plagues my mind…me thinking of nothing niceOnly based on obsolescence, taciturn….closed-mouth….(Lâm An.08/07/09)

Nguồn : http://www.bmmua.com/2009/07/vu-khong-linda-le/

Viết như là kiến tạo căn cước, trường hợp Linda L   ê Sinh ra tại Đà Lạt năm 1963, sang Pháp định cư từ khi mới 14 tuổi, thành nữ nhà văn gốc Việt viết tiếng Pháp nổi tiếng năm 30 tuổi, sáng tác của Linda Lê có một hấp lực đáng kể đối với phê bình hậu thực dân. Việc lựa chọn Linda Lê có thể xuất phát từ: 1/ gợi ý của Trịnh Thị Minh Hà: “Chỉ đơn thuần là một ‘nhà văn’, không nghi ngờ gì nữa, đảm bảo đem đến cho người ta một vị thế quan trọng hơn rất nhiều so với việc là ‘một người phụ nữ

Page 77: Chan dung - Phe Binh tac pham cua Linda Le

da màu viết văn’”, như là sự quy chiếu vào tọa độ nghệ thuật; 2/ thân phận nhà văn di cư, như là sự quy chiếu vào tọa độ dân tộc; 3/ vấn đề ý hệ dắt dẫn tới việc lựa chọn ngôn ngữ (tiếng Việt mẹ đẻ hay tiếng dân tộc nhà văn cư trú trong ý thức thường trực về các tương quan tộc người – nữ quyền/ ethnic-feminist và dân tộc – thiết trị/ institution-nation, như là sự quy chiếu vào sự thực hành văn chương.

Linda Lê trong buổi gặp gỡ tại Trung tâm Văn hoá Pháp. Ảnh: Thu Thuỷ.Lựa chọn ngôn ngữ là thái độ quyết liệt đầu tiên của Linda Lê trong tình cảnh hậu thực dân. Cô viết trong tiểu thuyết Vu khống: “[với] con bé, tiếng Pháp đã trở nên ngôn ngữ duy nhất của nó, khí cụ của nó, vũ khí của nó... Có vũ khí ấy, bao giờ nó cũng một mình. Nó là dân Chà Chệt viết văn bằng tiếng Pháp. Tiếng Pháp với nó giờ đây chẳng khác nào bệnh điên với tôi trước nay: một cách thoát khỏi gia đình, để bảo vệ sự cô đơn, sự toàn vẹn tâm thần” (tr.14). Linda Lê đã mượn lời một nhân vật trong Vu khống, một kẻ (bị) cho là điên, một tên Chà Chệt da vàng, được gọi là “Mặt -Khỉ” “Chệt - Khùng”, đau đáu một ước mơ: “trở thành gã Chà Chệt viết văn bằng tiếng Pháp”, “tôi với đống sách là một”, bởi trong quan niệm của hắn, lựa chọn “viết văn” đã là hành vi “được cứu”, “tự cứu” (tr.233), để xác tín việc lựa chọn ngôn ngữ và văn chương. Viết, như vậy, thực sự đã là một cứu cánh, để vượt qua những chấn thương tâm lý cá nhân, những kinh nghiệm cá nhân rời rạc. Nhưng thẳm sâu của sự viết ấy, lại là một tinh thần cật vấn nghiêm khắc vào thực tại, một sự lựa chọn cuộc sống nghiệt ngã với người di dân hậu thực dân: trước “ngưỡng cửa” cuộc đời, họ phải đi/về đâu khi không thuộc về nơi nào cả?Trong Vu khống, ở người cậu, điên khùng là một lựa chọn, để được tự do và được tìm quên quá khứ. Ở đứa cháu gái viết văn, đó là lựa chọn giữa hai người cha (người cha “đẻ/thật” gốc Pháp và người cha “nuôi/giả” gốc Việt hay ngược lại) mà người mẹ đã dệt quanh đó biết bao bí mật, nhưng không phải để sống với quá khứ mà chỉ để hoàn tất sự lựa chọn. Toàn bộ Vu khống, một trong những tác phẩm tiêu biểu của Linda Lê, châu tuần vào ý tưởng đó. Ở đấy, người cậu, đã tưởng bị/ được lãng quên, trong lựa chọn tạo dựng chốn nương náu trong điên dại, nhưng đã bị lá thư của đứa cháu phá rối, phải sống lại cuộc đời ngày xưa mà không được trở về với nó. Còn đứa cháu gái, lựa chọn viết văn đã không giúp nó thoát khỏi cuộc đời, thoát khỏi những nỗi niềm xưa cũ không thể chứng thực, nó cần người cậu không như một an ủi mà như một chứng nhân quá khứ để nó được hiểu biết, từ đó, lựa chọn. Chỉ có điều, không có một lựa chọn biện biệt, thuộc về nơi này hoặc thuộc về nơi kia bởi họ “Không Thuộc Nơi Nào” (tr.232). Theo đó, như gợi ý của

Page 78: Chan dung - Phe Binh tac pham cua Linda Le

Pablo Neruda, trú xứ cuối cùng hiện ra ở ngôn ngữ, trong ước muốn trở thành nhà văn hay “tôi với cuốn sách là một”. Linda Lê đã thực hiện một cách quyết liệt, riết róng, hành động kiến tạo căn cước trên nền tảng ấy. Cũng có thể dễ dàng tìm thấy ý hướng này trong nhiều truyện ngắn trong tập Lại chơi với lửa. Một tập sách mà rất nhiều trong đó, là cách ngôn ngữ văn chương tự đối thoại với chính nó, nhà văn suy ngẫm về chính hành động viết, nơi sự sống và cái chết của nhà văn được đồng nhất với chính tác phẩm và con chữ của mình.Lựa chọn nhập cư vào mẫu quốc trong quá khứ, cái mà Linda Lê và cộng đồng di dân như cô sống trải luôn là một cảm giác chông chênh và bất an. Tính chất nước đôi (ambivalence) trong quan niệm của H.Bhabha tỏ ra cực kỳ sát hợp trong trường hợp này. Họ có thể là ai trong: a/ đồng hóa để thành người Pháp, b/ là người thiểu số nhập cư, c/ “người nước ngoài kỳ lạ”, như cách nói của cô trong buổi giao lưu với độc giả Việt Nam ở Trung tâm văn hóa Pháp tại Hà Nội ngày 13/10/2010, hội tụ vào chủ đề: Étranges étrangers/ Những người nước ngoài kỳ lạ.Bởi Linda Lê cũng luôn phản ứng với sự gán ghép cô vào các loại hình thuyền nhân (boat people), tị nạn chính trị, nhập cư,... thậm chí cả trong lĩnh vực văn chương: métèque – kẻ ngoại quốc dơ dáy kể chuyện ly kỳ. Vì vậy, nếu là (a) và/hoặc (b), họ luôn phải đối mặt với ý thức tộc người – nữ quyền/ ethnic-feminist và ý thức dân tộc – thiết trị/ institution-nation như đã nói. Tất nhiên, đấy là trên phương diện đời thường: kẻ bản xứ thống khổ hay phản bội tổ quốc ngu muội đối diện với nền văn minh mẫu quốc, chủng tộc hạ đẳng đối diện với chủng tộc khai hóa bậc cao; và nếu còn là giới nữ, kẻ bản xứ da màu hạ đẳng đối diện với người đàn ông da trắng uy quyền. Theo đó, trong tình thế ngặt nghèo, lựa chọn (c) trở thành một giải pháp, một phản ứng để khẳng định cá tính văn hóa, để chống đối lại các diễn ngôn đã trở thành định kiến. Về điều này, Trịnh Thị Minh Hà viết: “Thao tác ngay tại giới hạn của nhiều phạm trù và hướng tiếp cận có nghĩa rằng ta chẳng hoàn toàn nằm ở bên trong hay bên ngoài. Ta phải đẩy tác phẩm của mình thật xa trong chừng mực có thể, tới những ranh giới nơi ta không ngừng đi trên gờ mép, không ngừng dấn thân vào mối nguy bị rơi vào phía bên này hoặc phía bên kia của giới hạn, nhưng đồng thời phá rỡ, tu chỉnh, tu bổ lại giới hạn này”. Đó là một quan niệm lý thuyết sắc sảo về chủ thể và chủ thể tính hậu thực dân, là tiếng nói của một chủ thể hậu thực dân thách thức mọi giới hạn, nhằm khẳng định và minh định bản thân. Viết văn, do vậy, đem đến cho họ vị thế của “người nước ngoài kỳ lạ”, hiện diện ở khắp nơi nhưng không thuộc về nơi nào, để từ đó, tự chủ cho việc kiến tạo căn cước.Thực ra, vấn đề cắt đứt với một quá khứ trực tiếp trong lĩnh vực văn chương đểhiện diện ở khắp nơi nhưng không thuộc về nơi nào, đã xuất hiện từ Phạm Thị Hoài. Trần Vũ đã có một phát hiện độc sáng và phân tích thấu đáo về vấn đề này khi điểm lại lịch sử hoạt động của tạp chí Hợp Lưu. Dẫn ý kiến của Nina McPherson, người đã chuyển ngữ một số tác phẩm văn học Việt Nam, Trần Vũ muốn khẳng định một bước chuyển của văn học Việt Nam hải ngoại, từ giai đoạn vết thương cùng nỗ lực hòa giải đến giai đoạn tự minh định trong tư cách tác giả - công dân quốc tế. Phạm Thị Hoài đã tạo một bước ngoặt trên hành trình của Hợp Lưu: người đầu tiên không phải là Cộng sản cũng không phải Cộng hòa. Sau Hoài, có hàng loạt những nhà văn hải ngoại như thế xuất hiện, những Phạm Hải Anh, Lê Minh Hà, Thuận, Đoàn Minh Phượng,... Ở đây, cũng có thể đặt ra câu hỏi “Thuận là ai?”, “Linda Lê là ai?” như ban biên tập Hợp Lưu trước kia đã đặt câu hỏi “Hoài là ai?” nhưng không phải trong tình cảnh đối đầu với quá khứ, “giật mình” vì tôn chỉ của tạp chí đã bị thời đại vượt qua, mà trong tình cảnh hậu thực dân/ thuộc địa, điềm tĩnh bởi ý thức đối diện với quá khứ mãi đeo-đẳng-trong-gián-cách.Ở đây, lựa chọn ngôn ngữ (văn chương) và lựa chọn ngôn ngữ văn chương nào, Pháp hay Việt, đều bị quy chiếu bởi tình cảnh hậu thực dân. Linda Lê có một đoạn văn trong tiểu luận Bản dịch của chính tôi, in trong Bạn sẽ viết về hạnh phúcthường được các nhà phê bình viện dẫn, có thể

Page 79: Chan dung - Phe Binh tac pham cua Linda Le

gợi ý nhiều điều về vấn đề này. Cô viết: “Tôi mang đất nước tôi trong tim như một chàng trai mang chiếc bào thai đôi. Đó là sự nối kết dị thường. Nối kết với quê hương tôi và vì vậy bào thai đôi này phải được che đậy, bóp nghẹt, công nhận và cũng đồng thời bị từ chối. Thế là ta mang nó như mang một đứa trẻ đã chết. Sự nối kết dị thường buộc tôi phải có mối quan hệ với một đất nước khác. Thật ra cái tôi đang nói chính là một thứ văn chương sinh ra trong sự ám ảnh về một vết nhơ, một sự dị dạng gọi là tính nước đôi. Nhưng tính nước đôi này rồi sẽ chết và sẽ đóng vai trò của một thẩm phán câm lặng”. Như vậy là, theo Linda Lê, văn chương di cư luôn sinh ra từ một tình thế nước đôi, phải đối mặt với các vấn đề ngôn ngữ và di sản hậu thực dân. Đó trước nhất, là một sản phẩm kỳ dị, bởi sự bắt chước đồng thời với phản kháng.Nhưng khi ý thức phản kháng (với cả văn minh mẫu quốc và nguồn cội cố quốc) trỗi dậy, thì tính chất nước đôi – di sản hậu thực dân – không trực tiếp khuynh loát được nhà văn nữa, theo cái cách mà quá khứ giải thuộc trước kia khuynh loát các nhà văn hậu chiến. Bởi với các nhà văn di cư, để nhắc lại một tập thơ của Pablo Neruda, một ý tưởng thúc đẩy Hoàng Ngọc Tuấn suy tưởng về các khả năng của ngôn ngữ văn chương lưu vong, trú xứ cuối cùng của họ là ngôn ngữ.Có thể nói, chính ngôn ngữ làm nên sự trỗi dậy của các nhà văn di cư, dẫu là một “im lặng” chấp nhận vị thế ngoài lề với ngôn ngữ mẹ đẻ hay “lên tiếng” đối thoại với văn hóa chính quốc khi viết bằng ngôn ngữ sở tại. Không phải ngẫu nhiên mà Linda Lê thường xuyên đề cập đến vấn đề sử dụng ngôn ngữ trong sáng tác, đặc biệt, như tên một tập tiểu luận của cô, Le Complexe de Caliban/ Mặc cảm Caliban, như là một ý thức sáng rõ về sự tác động của di sản hậu thực dân lên hành trình sáng tạo. Bởi với Caliban, nhân vật trong vở kịch The Tempest/ Cơn bão của William Shakespeare, ngôn ngữ mẫu quốc đã không chỉ là phương tiện giúp tiếp nhận sự giáo hóa mà đồng thời cũng thức tỉnh sự ly khai và phản kháng với chính sự giáo hóa ấy. Đó là lý do để các lý thuyết gia hậu thực dân sau này mượn tên nhân vật đặt tên cho một kiểu mặc cảm hậu thực dân và Linda Lê thì nhấn mạnh ở tính chất số phận của nó. Với cộng đồng di dân, mà Linda Lê là một biểu hiện, khi “Không Thuộc Về Nơi Nào” nhưng phải Đối Mặt Với Tất Cả, đứng ở biên giới, ở ngưỡng cửa của một “phân cực nguyên thủy” như cách nói của Bhabha, không thể chìa ra một căn cước thuộc về phía này hay phía kia của phân cực ấy, đúng hơn, trong vùng tuyệt mù của các khả thể lựa chọn, họ phải tự đứng ra kiến tạo căn cước cho mình. Nghĩa là, nói cách khác, tư cách nhà văn chính là căn cước của họ. Và sáng tạo, là hành trình kiến tạo căn cước đồng thời cũng chính là quá trình giải kiến tạo di sản hậu thực dân. Sự diễn giải mang tính hậu thực dân trong các sáng tạo của họ, theo đó, được hiểu như là sự kiến tạo căn cước từ chính các sáng tạo ấy.Đoàn Ánh DươngNguồn: Văn nghệ Trẻ.

Link : http://tonvinhvanhoadoc.vn/van-hoc-viet-nam/phe-binh/3660-viet-nhu-la-kien-tao-can-cuoc-truong-hop-linda-le.html

Đọc sách: Linda Lê & điên vô tổ quốc ĐỌC SÁCHLinda Lê & điên vô tổ quốc

Page 80: Chan dung - Phe Binh tac pham cua Linda Le

Những văn bản chồng lấp lên nhau trong một cuộc phân thân đầy thống khoái, trào lộng nhưng ngất ngây đau đớn nói về hai kẻ chống lại sự mê lú đời sống bằng cách… mở lối vào nhà thương điên và viết văn!

Đó là hai kẻ day dứt về sự lai chủng trong ngôn ngữ của mình. Một gã Chệt Khùng da vàng và một con bé kêu gã bằng cậu. Cả hai đều có ý định viết văn bằng tiếng Pháp. Tiếng Pháp như tham vọng, công cụ để cắt đứt với quá khứ đối với gã Chệt Khùng. Tiếng Pháp lại là vũ khí chống lại một Đất Nước, một gia đình trước những biến cố không muốn nhớ nhưng lại cần phục hiện và được trả lời đối với cô bé.Chệt Khùng, trốn chạy mặc cảm loạn luân tìm đến sách để giả chết, để an thần, để chấp nhận 15 năm một kiếp sống thừa trong nhà thương điên Corrèze không một mối giao cảm nào với đời sống ngoài những đống sách bủa vây. Người bạn đáng kể nhất của hắn là gã Thầy Tu – kẻ cũng trốn chạy bóng ma của chính mình, coi như đời mình không còn nữa.Cô bé, kẻ đào tẩu cùng với mẹ để thoát khỏi trải nghiệm kinh hãi ở một Đất Nước gắn với các cuộc săn đuổi vô hình và rồi phải đối diện với nỗi ám ảnh bị bứng khỏi cội nguồn để tiếp nhận một nguy cơ lai chủng hoá (thông qua nỗi day dứt, câu hỏi bí ẩn về “người cha thực” như thây ma đã bị mẹ nó bỏ rơi, giã nát nơi Đất Nước để đón nhận một “người cha thức thời” trên Đất Mới sẵn sàng cho nó một cái tên mới, một tư cách, căn cước tồn tại mới). Nó điên trong cuộc hành trình vượt thoát khỏi thế giới gia đình, tình đồng hương, chạy thoát ngôn ngữ mẹ đẻ một

Page 81: Chan dung - Phe Binh tac pham cua Linda Le

cách quyết liệt để tìm ý nghĩa, giá trị tồn tại của riêng mình, tìm cách diễn giải quá khứ theo cách của chính mình.Ở đây, cái điên của hai kẻ “lội ngược dòng” này không đơn thuần là sự lựa chọn thuần tuý thuộc về lối sống, một giải pháp tránh xa sự phù phiếm đám đông (phải kiếm ra tiền, phụng sự vật chất) mà còn là một cách đoạn tuyệt, ly khai với truyền thống hằn sâu, luôn rắp tâm xoá diện mạo những cá nhân khác biệt.Thật đau đớn thay cho những kẻ đi lối hẹp (nói theo ngôn từ Kinh Thánh), những kẻ chống lại lề thói rởm đời phù phiếm (theo ngôn ngữ cuốn tiểu thuyết này) vì chính những kẻ ấy lại tiếp tục dấn sâu vào một cơn khủng hoảng khác. Khi nhận thức được cuộc sống, mọi tương quan thực chất được dệt nên bằng ngôn ngữ, diễn ngôn trên những văn bản rời rạc, thì những kẻ mạo hiểm kia làm sao để thoát khỏi cái viễn cảnh vực thẳm hư vô đang chờ chực phía trước?Nhiều cách sống và chọn lựa được đưa ra từ việc phá bỏ ranh giới hư cấu/ hư cấu của hư cấu. “Chúng tôi quay lưng lại thế giới, chúng tôi cùng đi về một hướng, chúng tôi đi chinh phục Cõi Không Nơi Nào”. Ở đó, hai kẻ da vàng viết văn không bằng thứ ngôn ngữ mẹ đẻ của mình tìm cách bước qua những thành kiến con lai, con hoang hay mặc cảm dị chủng để tìm đến một sự đồng nhất, một khát vọng bình đẳng trong thế giới diễn ngôn: “Nó đã tự vệ trước nguy cơ điên bằng cách phân thân. Nó đã muốn thành xa lạ với gia đình, rồi với đất nước, với tiếng mẹ đẻ, sau cùng với chính mình”.Gã Chệt Khùng tìm thấy ánh sáng của lá thư của cô bé trong góc tối của thư viện.Lá thư “với tuồng chữ kiêu kỳ” đã chế nhạo tham vọng làm một người bình thản nơi gã. Lá thư đánh thức sự kiêu hãnh được làm một người điên trong thế giới đang rỗng hoá. Lá thư rao giảng “niềm kiêu hãnh của sự khác biệt”, đánh thức một tinh thần “Điên Vô Tổ Quốc” – giả điên để khỏi hoá điên trong những ranh giới mình tự tạo dựng. Một sự tháo cũi sổ lồng cho nỗi trầm uất và bế tắc!Những trang cuối cuốn tiểu thuyết cồn lên nguồn cảm hứng thúc giục róng riết về yêu cầu phản tỉnh giữa cái “thế giới văn bản” đang cuộn xoáy, hỗn loạn. Gã Chệt Khùng dùng sách để xây cho mình một thành quách để tiến hành “nghi thức giải hoặc” triệt để: “Tôi sẽ đốt một điếu thuốc và tôi sẽ ngủ quên không dập tắt điếu thuốc. Sẽ không còn ai đến đòi nợ nắm tro tàn của tôi. Sẽ không còn ai đòi mớ xương cháy đen của tôi nói lên sự thực. Tôi với đống sách sẽ là một”.Hắn, có thể là một thứ văn bản như bao văn bản đồng hiện khác trong tâm thức, thế giới sáng tạo của cô bé.Vu khống được viết bằng tiếng Pháp của một nhà văn nữ gốc Việt còn là những trải nghiệm về “ngôn ngữ lai chủng”, một ý hướng về văn chương không biên giới mà chính tác giả của nó là hiện thân đang theo đuổi.Đây là cuốn tiểu thuyết khước từ tính đại tự sự. Không dễ đọc, vì ngôn ngữ luôn sẵn sàng đạp đổ lối luận đề truyền thống và luôn thách thức khả năng tư biện nơi người đọc. Nhưng không lý gì chúng ta bỏ qua một dịp được cự tuyệt với sự dễ dãi lười biếng trong tiếp nhận văn chương. Nếu viết là sự tự lưu đày bản thân của tác giả thì lẽ nào việc đọc không phải là sự hỏi đòi khó nhọc để khám phá những nấc thang sâu kín nhất của nội tâm nơi độc giả?Nguyễn Vĩnh Nguyên(Đọc Vu khống, tiểu thuyết của Linda Lê, Nguyễn Khánh Long dịch, Nhã Nam & NXB Văn học, 2009) 

Nguồn : http://sgtt.vn/Van-hoa/Van-hoc/61599/Doc-sach-Linda-Le--dien-vo-to-quoc.html Viết văn và mặc cảm Caliban

Một trong những giới thuyết lạ lùng nhất về viết văn, tiểu luận “Mặc cảm Caliban”

Page 82: Chan dung - Phe Binh tac pham cua Linda Le

của Linda Lê thực hiện một khám phá đi sâu dần vào khoảng bóng tối chứa chấp đầy hiểm nguy ngự trị ở người sáng tạo. Vở kịch The Tempest (ở Việt Nam thường được biết đến dưới cái tên Bão táp) của Shakespeare đặt vào trung tâm nhân vật Prospero ông chủ của hòn đảo hoang, con người thông thái, chúa tể của ngôn từ, cùng tả hữu phụng sự Ariel, phần ánh sáng và Caliban, kẻ hoang dã. Luận đề xuất phát của Linda Lê là: cũng giống như Theseus không thể tìm ra được bí mật mê cung nếu không chạm trán quái vật Minotaur, Prospero không thể vượt trội hơn được nữ phù thủy Sycorax chủ cũ của hòn đảo nếu không nhìn thấy được ở sự tối tăm của Caliban một phần của chính mình.

Nhà văn viết bằng thứ tiếng không phải ngôn ngữ mẹ đẻ sẽ rất giống Caliban: Caliban được Prospero dạy để nói được bằng một thứ tiếng không phải của mình. Một mặt thuần phục (một cách tạm bợ) ông chủ, một mặt nuôi trong mình tham vọng lật đổ, nhà văn ở tình huống này muốn trở thành như Caliban đạt tới được đỉnh cao nghệ thuật của Prospero. “Nhà văn lưu vong chọn viết bằng tiếng Pháp phải chịu mặc cảm Caliban”, Linda Lê viết; trong sự tận tụy với ngôn ngữ của nhà văn ấy pha trộn không ít thì nhiều “tà giáo”. Một trong những hậu quả của điều này là nhà văn lưu vong “không có chỗ ở bất kỳ đâu”, cả ở đất nước trước đây của mình (bởi anh ta đã mất đi cái mà Kafka gọi là “hơi thở âm vang của tổ quốc”) cũng như tại mảnh đất đã đón nhận anh ta. Nhà văn lưu vong là một vị khách đáng ngờ, một kẻ xâm nhập, vĩnh viễn ở trong mối mâu thuẫn nội tại.

Để giải quyết vấn đề hóc búa này, Linda Lê đề nghị nhà văn lưu vong coi lựa chọn về ngôn ngữ của mình không phải là một sự phản bội, mà là lựa chọn của một số phận. Caliban học từ ông thầy Prospero, nhưng ngôn từ của Caliban không thông thái, thuần hòa mà chỉ được dùng cho một mục đích duy nhất: nguyền rủa. Các nhà văn lưu vong làm phong phú cho thứ ngoại ngữ mà họ dùng để viết, nhất là phần u tối, phản kháng, bất quy tắc. Nabokov đã chứng minh điều này một cách rực rỡ, và Cioran (triết gia Rumani viết tiếng Pháp), người thầy của Linda Lê, cũng vậy. Viết văn bằng tiếng nước ngoài là chủ đề chính của Vu khống, một cuốn tiểu thuyết đặc biệt u ám và đen tối trong danh mục tác phẩm của Linda Lê.

“Mặc cảm Caliban” nằm trong vô số tiểu luận mà Linda từng viết; các tiểu luận này chủ yếu in trong ba tập: Tu écriras sur le bonheur (Mi sẽ viết về hạnh phúc), Le Complexe de Caliban (Mặc cảm Caliban) và Au fond de l’inconnu pour trouver du nouveau (Xuống tận đáy cái chưa biết để tìm ra cái mới). Hiếm nhà văn nào viết về nhiều nhà văn khác như tác giả tập truyện ngắn Lại chơi với lửa. Linda Lê thường xuyên viết về những nhà văn lạ lùng, kỳ quặc, điên rồ, nhất là đã bị lãng quên một phần; bà chủ yếu viết về những nhà văn cũ, xa xưa, gần như không có chút quan tâm nào tới các nhà văn cùng thời, và giải thích rằng thời gian đã kiểm chứng giùm các tác giả ấy, cũng như tác phẩm của họ. Trong lần sang Việt Nam vừa rồi, mỗi khi được hỏi về kinh nghiệm viết văn, Linda Lê đều nói bà đọc rất nhiều trong khi viết, mặc dù những gì bà đọc không ảnh hưởng nhiều tới việc viết. Ở những nhà văn thuộc “dạng” Linda Lê, viết văn và đọc văn không bao giờ là tách biệt. Nhiều nhà văn không đọc mấy trong suốt cuộc đời của mình, thực tế cuộc sống và ký ức cá nhân đã làm nên đủ chất liệu cho tác phẩm của họ, nhưng các nhà văn đồng thời là độc giả lớn tạo ra một mỹ cảm hỗn hợp đọc-viết hết sức đặc biệt; văn chương của

Page 83: Chan dung - Phe Binh tac pham cua Linda Le

họ không phải là phép cộng của từng cuốn sách độc lập, mà là dòng lưu chuyển phức tạp và đặc quánh những mảng đọc và viết. Tác phẩm của những nhà văn này có phần nền là sự đọc, tức Caliban, bóng tối và phần viết lộ ra ngoài tức Ariel, ánh sáng, giống như ẩn dụ của vở kịch The Tempest mà Linda Lê sử dụng để phân tích hoàn cảnh nhà văn của mình.

Trong tập Lại chơi với lửa có nhiều truyện ngắn góp thêm tiếng nói cho dòng lưu chuyển sự đọc và sự viết, bóng tối và ánh sáng này, như “Lọ mực” hay “Vết cắn”; truyện “Con ruồi” ở đầu tập trình bày một khung cảnh kỳ khôi: nhà văn viết và con ruồi đọc qua vai nhà văn những gì hiện ra trên trang giấy. Nhà văn và cái phần đen tối của anh ta tượng trưng bởi ruồi không sao ký kết được một giao kèo cùng tồn tại bảo đảm cho một sự cân bằng nhất định của sáng tạo; kết quả là nhà văn thua cuộc, phải trả giá bằng sinh mạng của mình.

Văn chương của Linda Lê không hướng vào cuộc đời mà hướng vào văn chương, một văn chương về văn chương, nơi không có chỗ cho sự nhẹ nhõm và, như một người từng nhận xét, không có cả chỗ cho hài hước. Cuộc viết dài dặc của Linda Lê có điểm xuất phát nhọc nhằn: khi Prospero của The Tempest hết phép thuật, trở lại làm người bình thường và cảm thán rằng: “Mọi phép thuật của ta đều đã bị tiêu diệt, ta không còn lại sức mạnh nào ngoài sức mạnh của chính ta, mới yếu ớt làm sao!” Và Linda Lê viết ngay sau đó: “Lời kết luận của Prospero là điểm xuất phát của nhà văn. Anh ta không có sức mạnh nào khác ngoài sức mạnh của chính mình, và sức mạnh ấy khoác một bộ trang phục lưỡng đôi: một nửa Caliban một nửa Ariel. Hai người anh em ấy không còn là đối nghịch của nhau nữa. Viết, là dịch từ ngôn ngữ của người này sang ngôn ngữ của người kia”.

Tự mắc bẫy

Linda Lê cho thấy rằng năng lượng sáng tạo của mình dồi dào, đồng thời cũng cho thấy mình giỏi khai thác lối viết văn chương cận kề với “non-fiction” (tác phẩm văn chương giống như tiểu luận) đến thế nào, thông qua tác phẩm mới nhất: À l’enfant que je n’aurai pas (Gửi đứa con mà tôi sẽ không sinh), NXB NiL, tủ sách “Les affranchis”, 2011.

Đề tài lá thư dài của Linda Lê (in trong một tủ sách chỉ gồm toàn những lá thư) thật hóc hiểm: 65 trang sách khổ nhỏ được tác giả tập truyện ngắnLại chơi với lửa dùng để viết những gì bà muốn nói với một người nhận không tồn tại: đứa con mà bà không sinh. Đây không phải một tác phẩm kiểu “roman épistolaire” (tiểu thuyết dưới dạng thư) truyền thống thường thấy ở các nhà lãng mạn chủ nghĩa hay các nhà văn phong tình thế kỷ XVIII, cũng không phải là tiếng lòng nức nở của một bà mẹ gửi cho đứa con không ra đời vì bị sảy thai. Ngay lập tức, tính chất “no reply” (không hồi âm) của dự tính này đã được nhấn mạnh về độ buồn bã bởi Linda Lê viết thư gửi một đứa con bất khả, bà viết để cho biết mình sẽ không bao giờ sinh con, hay nói đúng hơn, bà viết ra các suy tư của mình về việc không sinh con.

Bức thư của Linda Lê mở ra bằng câu: “Con, đứa trẻ mà tôi sẽ không sinh, tôi tự hỏi

Page 84: Chan dung - Phe Binh tac pham cua Linda Le

con có thể có những đường nét thế nào nếu tôi đẻ con ra: góc cạnh như khuôn mặt bố tôi hay nhạt nhòa như khuôn mặt người đàn ông tên S. ấy, người tôi đã yêu trong suốt năm năm, bền bỉ đến đáng kinh ngạc, người từng bảo tôi rằng mình rất có khiếu làm cha?” (tr. 7). Đứa con này không ra đời, nhưng những rối loạn do sự hiện diện có thể của nó gây ra cũng không kém phần bức bối nếu so với những rối loạn do sự vắng mặt thực tế của nó: tác giả bức thư và S. triền miên tranh cãi về đối tượng vô hình ấy; để đương đầu với các lý lẽ dính dáng tới thiên chức phụ nữ của S., tác giả bức thư đưa ra lập luận rằng: “trong một thế giới đang lao tới thảm họa, việc sinh nở là một tội ác”, bằng chứng cho sự mù quáng (tr. 8).

Chủ nghĩa cá nhân và sự tập trung quá mức vào tính chất duy nhất ngay lập tức nổi lên trên bề mặt cuộc suy tư siêu hình về sự sinh ra, điều đó là hiển nhiên trong một tình huống như thế này. Tuy nhiên, nếu gạt bỏ được những thoáng gợn về mặt đạo lý, hay tâm lý, thì vị thế cái nhìn này cũng chứa đựng rất nhiều sáng suốt. Với tác giả bức thư, cái tôi là nguyên khối, sinh con cũng đồng nghĩa với tự làm mình “mềm dẻo đi”, tự hao tổn. Rồi với một người hằn sâu ở trong đầu cái suy nghĩ rằng chỉ phù du là tồn tại thực sự, một người “trân quý sự cô độc” (tr. 11), sự hợp lý vốn hiển nhiên trong mắt người khác lại là khó hiểu, thậm chí phi lý.

Rồi chiều hướng của sáng suốt và hợp lý tăng dần lên theo những trang thư: “Tôi, người có tâm trí kém cân bằng đến thế, người thường xuyên rơi vào những cơn hoảng hốt vô nguyên cớ, rất có thể tôi sẽ truyền sang cho con, rất có thể con sẽ là một người bất ổn, không có những mối quan tâm giống với những người bình thường. Tôi sẽ truyền đi được gì đây nếu như không phải là sự bất lực của tôi trong việc trụ được bên trong chuẩn mực, những bối rối của tôi trước những gì làm người quen của tôi vui vẻ” (tr. 25-26).

Là một nhà văn, sự triệt để trong suy nghĩ của tác giả bức thư được đẩy đến mức phủ nhận ẩn dụ thường thấy về “thai nghén” và “sinh hạ” tác phẩm: “Việc cho ra đời một tác phẩm văn chương không tương đương với sự bừng nở bên trong mình một mầm sống” (tr. 45). Sự triệt để này làm nên sức mạnh cho văn chương, nhưng nó cũng dẫn tới điên rồ, kể cả điên rồ bệnh lý, và quả thực tác giả bức thư đã phải vào trại tâm thần (chi tiết tương tự trong đời thật của Linda Lê; trong bức thư này, nhiều câu chuyện đáng buồn của tuổi thơ tác giả cũng được kể lại, với sự góp mặt của một bà mẹ chuyên chế được đặt biệt danh là “Big Mother”) và tại đây sự điên của tác giả ấy được đặt cạnh sự điên của một người đàn bà có con chết khi sinh nở, và ta khó nói được cái điên nào khủng khiếp hơn, của một người đàn bà sinh con bị chết hay của một người đàn bà từ chối sinh con. Không phải ngẫu nhiên mà có chỗ Linda Lê dùng đến cụm từ “tự mắc bẫy chính mình” để miêu tả trạng thái dằng dai, tiến thoái lưỡng nan mà tác giả bức thư rơi vào.

Nhưng đứa con không ra đời dần dà tồn tại, tồn tại đến mức độ khi nghĩ đến nó, tác giả bức thư nghĩ: “Đó không phải sự hối hận, mà một cảm giác không thể định nghĩa về tàn tật, như thể tôi bị cắt đi một tay hay một chân” (tr. 54). Cứ nghĩ mãi, đứa trẻ đã trở thành một phần trong người đàn bà (tr. 63), cho dù nó không hiện hữu. Sau cãi vã, điên rồ và mất mát, sự thanh thản đã ló dạng ở đoạn cuối bức thư, như thể

Page 85: Chan dung - Phe Binh tac pham cua Linda Le

theo một chuyển hóa đặc biệt, sự vắng mặt đau đớn đã dần biến thành sự hiện diện cứu rỗi.

Trường hợp Linda Lê

Với tôi, Linda Lê thuộc vào các nhà văn tôi luôn sẵn lòng đọc các tác phẩm mới nhất: từ tiểu thuyết, truyện ngắn, đến tiểu luận, và thậm chí các bài đăng báo (chủ yếu là trên tạp chí Magazine Littéraire). Cùng lúc, tôi luôn ngần ngại nói đến cái tên Linda Lê mỗi khi được hỏi về những gương mặt xuất sắc của văn chương đương đại Pháp, dù cho quả thực Linda Lê không chỉ là nhà văn xuất sắc mà còn chiếm giữ một vị trí độc đáo trên văn đàn Pháp hiện nay.

Điều này rất khó giải thích. Không phải vì Linda Lê là nhà văn của tình dục sống sượng, về mặt đó chắc chắn Linda Lê thua xa những người như Christine Angot hay Michel Houellebecq. Văn học Pháp chưa bao giờ ngừng sản sinh những nhà văn gây bực bội, hoặc quá gây hấn, hoặc quá khiêu khích, hoặc quá khó hiểu, bí hiểm, nhất là rất nhiều nhà văn được giới phê bình ca ngợi nhưng bị đại chúng dè chừng. Những hiện tượng như vậy đã trở thành một đặc trưng của văn học và văn hóa Pháp, từ lâu người ta hẳn đã không còn kinh ngạc vì quá chừng nhiều tác phẩm khó chịu (dù đầy tài năng), mà quay sang kinh ngạc nếu lâu lâu nước Pháp không trình làng cho thế giới một ai đó dùng văn chương làm điên đầu độc giả.

Lý do cũng không hoàn toàn nằm ở chỗ Linda Lê tự chọn cho mình một sự tồn tại xa cách với thực tại. Báo chí Pháp luôn miêu tả đó là một nhà văn rụt rè, hết sức tránh né báo chí, nhưng dù có vậy cũng còn rất xa mới giống với sự từ chối đầy tính khinh miệt của một số nhà văn quyết liệt tránh đời, những trường hợp như Maurice Blanchot, Julien Gracq hay Salinger bên Mỹ. Thái độ ấy ở Linda Lê, dù hẳn là điều này không hoàn toàn đủ sức giải thích tất cả, có phần bắt nguồn từ nguồn gốc cá nhân: Linda Lê sinh ra ở Đà Lạt, sau 1975 thì theo mẹ sang Pháp, người cha Việt Nam ở lại đất nước. Trong một lần trả lời phỏng vấn, Linda Lê nói về sự kiện này như sau: “Trong một thời gian dài đó từng là một vết thương lòng. Tôi phải rời xa cha tôi, ông ở lại. Ông đã có một ảnh hưởng lớn lên tác phẩm của tôi. Cho đến khi mất (năm 1995), ông vẫn là người mà tôi bí mật gửi tặng những quyển sách của mình. Nếu không có ông, nếu không có ý chí mà ông truyền vào các mạch máu của tôi, cũng như sự giáo dục mà ông đã dành cho tôi, thì hẳn là tôi đã không khởi sự viết văn. Như vậy với tôi Việt Nam là quê cha (tổ quốc) theo đúng nghĩa đen, nghĩa là nơi cha tôi đã sống, đã đau khổ, đã yêu thương, và đợi tôi trở về.”

Sống ở Pháp với tư cách một “trú dân” (métèque), Linda Lê viết văn, với một quá khứ ám ảnh sau lưng. Hoàn cảnh này đã được chuyển hóa phần nào vào cuốn tiểu thuyết được xuất bản tại Việt Nam lần này, Vu khống. Trong truyện, hai cậu cháu người Việt Nam đều ham muốn viết văn, nhưng một người tìm cách tách khỏi quá khứ bằng sách vở, còn người kia như thể muốn dùng chữ nghĩa để thâu tóm lại những gì đã mất. Cả hai cách thức đều dẫn tới sự vô vọng.

Một cốt truyện như vậy không có gì là bất thường, nếu qua quýt thì hoàn toàn có

Page 86: Chan dung - Phe Binh tac pham cua Linda Le

thể coi là truyện viết về thân phận những người Việt Nam tha hương nơi đất khách quê người. Chính ở đây sự ngần ngại mà tôi đã nói đến ở đầu bài bắt đầu phát lộ: tác phẩm của Linda Lê không thể bị quy giản và rút gọn như vậy được. Ở Vu khống, cũng như ở các tác phẩm hư cấu khác, đặc biệt là Les Trois Parques (Ba nữ thần Số mệnh), cuốn tiểu thuyết tham vọng và có lẽ cũng là thành công nhất của Linda Lê, ta luôn chạm phải một điều gì đó phức tạp quá mức, buồn bã quá mức, nhiều kết nối quá mức. Nói một cách ngắn gọn, tác phẩm Linda Lê luôn nằm ở địa hạt của văn chương quá mức. Ba nữ thần Số mệnh vừa gợi nhắc đến văn hóa Hy Lạp, vừa vở kịch King Lear, vừa mang ẩn dụ ba miền của Việt Nam, trong một kết cấu rất khó theo dõi, và rất dễ gây trầm uất cho độc giả.

Tiểu thuyết hay truyện ngắn của Linda Lê luôn đi tìm một cái gì đó rất xa bản thân văn bản, nhưng lại không bao giờ đi ra ngoài văn chương. Linda Lê, dường như vậy, góp mặt trong số các nhà văn quá yêu văn chương. Những người như vậy tạo ra sự e dè ở người tiếp xúc, bởi tất nhiên là nhà văn thì yêu văn chương, nhưng sống luôn ở trong đó không ra ngoài, không bao giờ dời chân khỏi mảnh đất văn chương, thì lại rất hiếm. Người ta luôn ngần ngại trước những gì quá mức, giống như ngần ngại trước những người có dáng dấp của sự cuồng tín, và thường xuyên chấp nhận quay sang những hình thức “tử vì đạo văn chương” khác dễ chấp nhận hơn, chẳng hạn như đọc Amélie Nothomb (ở Việt Nam đã có Sững sờ và run rẩy và sắp tới là Hồi ức kẻ sát nhân). Ở Nothomb cũng có sự mê đắm khác thường, thậm chí còn có thể gọi tên đó là chứng bệnh cuồng viết (graphomania): nếu in hết những gì Nothomb từng viết ra thì có lẽ chồng sách còn cao hơn đầu tác giả của chúng.

Nhưng sự khác biệt giữa hai hiện tượng rất dễ nhận thấy, không hẳn là chuyện “đẳng cấp văn chương”, mà là khác biệt về cách tiếp cận văn chương. Ấn tượng về sự khác biệt này ở Linda Lê sẽ càng rõ hơn ở các tiểu luận văn học (trong một thời gian dài Linda Lê giữ mục đọc sách cổ điển cho tạp chí Magazine Littéraire). Các nhà văn khi viết tiểu luận thường xuyên bàn đi bàn lại, mang tới những góc nhìn mới về các tác giả hoặc tác phẩm lớn, như thể để thử sức mình ở những nơi tưởng chừng như đã chẳng còn gì để nói nữa. Linda Lê lại né tránh điều ấy, những gì cô say mê là tác phẩm của vô số nhà văn gần như đã bị lãng quên, điều này có thể thấy rất rõ trong tập tiểu luận mới nhất, xuất bản hồi đầu năm 2009 này mang tên Au fond de l’inconnu pour trouver du nouveau (nhan đề lấy lại một câu thơ của Baudelaire, có thể dịch là “Đến tận cùng cái chưa biết để tìm sự mới mẻ”): toàn bộ cuốn sách bàn về các nhà văn ngày nay không còn được ai nói đến, thuộc đủ mọi quốc tịch khác nhau. Cũng phải nói thêm rằng tiểu luận của Linda Lê luôn tràn ngập một tình yêu văn chương đậm đặc không lúc nào nhạt bớt, cũng như một sự sáng suốt hiếm có, dẫn dắt người đọc trong bạt ngàn tác phẩm theo những lối đi đầy hạnh phúc.

Văn chương, với Linda Lê (Linda Lê nhà văn hoặc Linda Lê nhà tiểu luận) là một văn chương quá mức văn chương, luôn là nỗ lực và sự sẵn sàng dấn thân vào những cuộc phiêu lưu ngôn từ và lịch sử. Điều may mắn là ở lần xuất hiện tại Việt Nam này, Linda Lê đã có được một dịch giả đặc biệt xuất sắc. Bản dịch tiểu thuyết Vu khống của Nguyễn Khánh Long là một trong những bản dịch hiếm hoi khiến khi đọc tôi thấy cảm động vì mối giao cảm giữa tác giả và dịch giả. Làm được điều này rất

Page 87: Chan dung - Phe Binh tac pham cua Linda Le

khó, chắc hẳn người dịch cũng xuất phát từ một điểm giống với tác giả: tình yêu văn chương.

Nguồn : http://sachxua.net/forum/index.php?topic=12084.0

Nhị Linh Cú mèo   Thế giới dị kỳ của Linda Lê có rất nhiều cú mèo, xác ướp và tượng Giacometti ở bìa sách, thông báo trước một cách lôgic rằng trong nội dung sẽ ngập tràn điên rồ, tội ác, buồn bã, và lưu đày (mệnh đề “viết là lưu đày” từ lâu nay đã gắn chặt với Linda Lê). Văn bản chằng chịt phức tạp và luôn luôn căng thẳng cao độ của nhà văn Pháp gốc Việt dường như lúc nào cũng trực chỉ hai điều: cuộc sống này là điên rồ, và cách thể hiện sự điên rồ ấy nên thông qua các ngụ ngôn chính trị. Chính trị trong tác phẩm của Linda Lê không nằm ở phân tích chính sách xã hội hay phê phán các nhà chính trị, mà là thứ đổ ụp xuống đầu mỗi cá thể con người chúng ta, toàn diện, không có loại trừ, không thể chống đỡ, một thân phận mà con người phải chịu đựng, không bao giờ tách rời được khỏi điều kiện chính trị.

Nhưng ở mức độ nền tảng hơn cả, hai chủ đề chưa bao giờ thôi ám ảnh tiểu thuyết, truyện ngắn và cả tiểu luận của Linda Lê, thường xuyên xuất hiện mạnh mẽ và tràn ngập, chi phối mọi chủ đề khác, là: viết, và chết.

Những người quen đọc tiểu luận của Linda Lê đều biết mặc dù xuất phát từ niềm yêu mến văn chương Victor Hugo khi còn nhỏ, bà luôn luôn viết về những nhà văn đã xa xôi, ít người đọc, bị quên lãng, nhất là những con người kỳ quặc có số phận điên rồ. Linda Lê trước đây giữ mục “Quay trở về với các nhà văn cổ điển” trên tờ tạp chí danh tiếng “Magazine Littéraire”, và trong tập tiểu luận mới nhất, “Au fond de l’inconnu pour trouver du nouveau” (Xuống đến đáy cái không biết để tìm ra cái mới), các nhà văn mà bà đề cập chắc hẳn ngay các chuyên gia văn học cũng không nhiều người từng đọc. Tác phẩm hư cấu của Linda Lê thì thường trực nỗi ám ảnh về người cha đã mất (chi tiết thuộc tiểu sử: người cha Việt Nam của Linda Lê ở lại đất nước sau 1975 và đã qua đời).

“Lại chơi với lửa” (tập truyện ngắn, Nguyễn Khánh Long dịch, Nhã Nam & NXB Văn học) gồm 14 truyện ngắn là minh chứng không thể rõ ràng hơn cho việc trong đời nhà văn của mình Linda Lê chỉ thực sự viết về hai thứ, hai “trung tâm của hư cấu”: viết và chết.

Các nhân vật chính của những truyện trong tập đều viết: “Con ruồi” được giả định là những trang viết tìm thấy bên cạnh thi thể một người đàn ông, trong “Lọ mực” nhân vật viết để phục vụ chính trị, trong “Người khách” nhân vật là một nhà văn vừa viết xong một cuốn tiểu thuyết, “Vết cắn” là nhật ký của một người đã chết, còn “Ngày Bonel gặp người viết điếu văn khóc mình” (truyện ngắn đặc biệt có hơi hướm Luis Borges) thì Linda Lê kể về một nhà phê bình văn học… và cứ như vậy. Nhiều lúc đọc Linda Lê, mặc dù không có gì thực sự tương đồng giữa hai người, ta nghĩ tới Virginia Woolf, một nhà văn nữ cũng đặc biệt nổi tiếng về cả viết và viết về sự viết.

Điều đặc biệt ở phương diện này trong “Lại chơi với lửa” nằm ở những ý tưởng kỳ dị của Linda Lê trong những lúc truyện liên quan đến viết. Sự viết, với Linda Lê, không phải một thứ gì hư ảo kiêu kỳ phù phiếm, cũng không trần tục xô bồ giải trí hằng ngày, mà máu thịt không thể tách rời khỏi thân thể, và

Page 88: Chan dung - Phe Binh tac pham cua Linda Le

cũng điên rồ như là bản thân sự điên rồ của con người. Trong truyện “Con ruồi” ở đầu tập (những miêu tả tỉ mỉ thực sự làm người ta rất dễ liên hệ tới Virginia Woolf của các truyện ngắn), Linda Lê viết: “Cứ hễ tôi cố gắng viết vài chữ là những chữ ấy hóa thành ruồi dưới mắt tôi”. Thân phận sự viết của nhân vật như một cách trượt nghĩa từ thân phận con người theo kiểu Kafka. Rồi: “Lọ mực tôi được tặng như món quà an ủi, tôi rót đầy nọc độc ngày ngày đổ lên giấy” (“Lọ mực”).

Không có gì đáng ngạc nhiên khi viết đối với Linda Lê rất gần với chết. Ai để cho sự viết ăn sâu vào mình đến như vậy cũng đều ở bên bờ miệng vực của chết, như câu cuối cùng của truyện “Giàn giáo”, rất tiêu biểu cho không khí của cả tập “Lại chơi với lửa” này: “Anh ngã nhào xuống khoảng không”. Và rồi, ở nhiều chỗ khác, viết và chết được Linda Lê gắn thẳng vào với nhau: trong “Vết cắn”, một người đọc sách bị từ “sách” ở cuối một chương nhảy ra từ quyển sách cắn vào cổ, rồi không lâu sau đó thì chết, còn trong “Lọ mực” thì cái lọ mực ra lệnh cho người dùng nó để viết ra những lời nọc độc cầm dao giết chết tên độc tài.

Nhị Linh  

Nguồn http://nhilinhblog.blogspot.com/2010/10/cu-meo.html

Tác phẩm mới của nhà văn Linda Lê: Gửi đứa con mà tôi sẽ không sinh Linda Lê cho thấy năng lượng sáng tạo của mình thật dồi dào, đồng thời cũng cho thấy cô giỏi khai thác lối viết văn chương cận kề với “non-fiction” (tác phẩm văn chương giống như tiểu luận) đến thế nào, thông qua tác phẩm mới nhất: À l'enfant que je n'aurai pas (Gửi đứa con mà tôi sẽ không sinh), NXB Nil, tủ sách Les affranchis, 2011.

Nhà văn Pháp gốc Việt Linda Lê.

Đề tài lá thư dài của Linda Lê (in trong một tủ sách chỉ toàn những lá thư) thật hóc hiểm: 65 trang sách khổ nhỏ được tác giả tập truyện ngắn Lại chơi với lửa dùng để viết những gì bà muốn nói với một người nhận không tồn tại: đứa con mà bà không sinh. Đây không phải một tác phẩm kiểu “roman épistolaire” (tiểu thuyết dưới dạng thư) truyền thống thường thấy ở các nhà lãng mạn chủ nghĩa hay các nhà văn phong tình thế kỷ 18, cũng không phải là tiếng lòng nức nở của

Page 89: Chan dung - Phe Binh tac pham cua Linda Le

một bà mẹ gửi cho đứa con không ra đời vì bị sảy thai. Ngay lập tức, tính chất “no reply” (không hồi âm) của dự tính này đã được nhấn mạnh về độ buồn bã bởi Linda Lê viết thư gửi một đứa con bất khả, bà viết để cho biết mình sẽ không bao giờ sinh con, hay nói đúng hơn, bà viết ra các suy tư của mình về việc không sinh con.Bức thư của Linda Lê mở ra bằng câu: “Con, đứa trẻ mà tôi sẽ không sinh, tôi tự hỏi con có thể có những đường nét thế nào nếu tôi đẻ con ra: góc cạnh như khuôn mặt bố tôi hay nhạt nhoà như khuôn mặt người đàn ông tên S. ấy, người tôi đã yêu trong suốt năm năm, bền bỉ đến đáng kinh ngạc, người từng bảo tôi rằng mình rất có khiếu làm cha?” (trang 7). Đứa con này không ra đời, nhưng những rối loạn do sự hiện diện có thể của nó gây ra cũng không kém phần bức bối nếu so với những rối loạn do sự vắng mặt thực tế của nó: tác giả bức thư và S. triền miên tranh cãi về đối tượng vô hình ấy; để đương đầu với các lý lẽ dính dáng tới thiên chức phụ nữ của S., tác giả bức thư đưa ra lập luận rằng: “trong một thế giới đang lao tới thảm hoạ, việc sinh nở là một tội ác”, bằng chứng cho sự mù quáng (trang 8).

Chủ nghĩa cá nhân và sự tập trung quá mức vào tính chất duy nhất ngay lập tức nổi lên trên bề mặt cuộc suy tư siêu hình về sự sinh ra, điều đó là hiển nhiên trong một tình huống như thế này. Tuy nhiên, nếu gạt bỏ được những thoáng gợn về mặt đạo lý, hay tâm lý, thì vị thế cái nhìn này cũng chứa đựng rất nhiều sáng suốt. Với tác giả bức thư, cái tôi là nguyên khối, sinh con cũng đồng nghĩa với tự làm mình “mềm dẻo đi”, tự hao tổn. Rồi với một người hằn sâu ở trong đầu cái suy nghĩ rằng chỉ phù du là tồn tại thực sự, một người “trân quý sự cô độc” (trang 11), sự hợp lý vốn hiển nhiên trong mắt người khác lại là khó hiểu, thậm chí phi lý.Rồi chiều hướng của sáng suốt và hợp lý tăng dần lên theo những trang thư: “Tôi, người có tâm trí kém cân bằng đến thế, người thường xuyên rơi vào những cơn hoảng hốt vô nguyên cớ, rất có

Page 90: Chan dung - Phe Binh tac pham cua Linda Le

thể tôi sẽ truyền sang cho con, rất có thể con sẽ là một người bất ổn, không có những mối quan tâm giống với những người bình thường. Tôi sẽ truyền đi được gì đây nếu như không phải là sự bất lực của tôi trong việc trụ được bên trong chuẩn mực, những bối rối của tôi trước những gì làm người quen của tôi vui vẻ” (trang 25-26).Là một nhà văn, sự triệt để trong suy nghĩ của tác giả bức thư được đẩy đến mức phủ nhận ẩn dụ thường thấy về “thai nghén” và “sinh hạ” tác phẩm: “Việc cho ra đời một tác phẩm văn chương không tương đương với sự bừng nở bên trong mình một mầm sống” (trang 45). Sự triệt để này làm nên sức mạnh cho văn chương, nhưng nó cũng dẫn tới điên rồ, kể cả điên rồ bệnh lý, và quả thực tác giả bức thư đã phải vào trại tâm thần (chi tiết tương tự trong đời thật của Linda Lê; trong bức thư này, nhiều câu chuyện đáng buồn của tuổi thơ tác giả cũng được kể lại, với sự góp mặt của một bà mẹ chuyên chế được đặt biệt danh là Big Mother) và tại đây sự điên của tác giả ấy được đặt cạnh sự điên của người đàn bà có con chết khi sinh nở, và ta khó nói được cái điên nào khủng khiếp hơn – của người đàn bà sinh con bị chết hay của người đàn bà từ chối sinh con. Không phải ngẫu nhiên mà có chỗ Linda Lê dùng đến cụm từ “tự mắc bẫy chính mình” để miêu tả trạng thái dằng dai, tiến thoái lưỡng nan mà tác giả bức thư rơi vào.Nhưng đứa con không ra đời dần dà tồn tại, tồn tại đến mức độ khi nghĩ đến nó, tác giả bức thư nghĩ: “Đó không phải sự hối hận, mà một cảm giác không thể định nghĩa về tàn tật, như thể tôi bị cắt đi một tay hay một chân” (trang 54). Cứ nghĩ mãi, đứa trẻ đã trở thành một phần trong người đàn bà (trang 63), cho dù nó không hiện hữu. Sau cãi vã, điên rồ và mất mát, sự thanh thản đã ló dạng ở đoạn cuối bức thư, như thể theo một chuyển hoá đặc biệt, sự vắng mặt đau đớn đã dần biến thành sự hiện diện cứu rỗi.Theo SGTT

Nguồn : http://chaobuoisang.net/tac-pham-moi-cua-nha-van-linda-le-gui-dua-con-ma-toi-se-khong-sinh-930739.htm