152
BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG Hà Nội, 2011 BÁO CÁO MÔI TRƯỜNG QUỐC GIA 2011 CHẤT THẢI RẮN

CHẤT THẢI RẮN - quantracmoitruong.gov.vn cao/SOE 2011... · Thu gom và vận chuyển chất thải rắn công nghiệp 68 4.4. Xử lý và tái chế ... 6.1.2. Ô nhiễm

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: CHẤT THẢI RẮN - quantracmoitruong.gov.vn cao/SOE 2011... · Thu gom và vận chuyển chất thải rắn công nghiệp 68 4.4. Xử lý và tái chế ... 6.1.2. Ô nhiễm

BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

Hà Nội, 2011

BÁO CÁO MÔI TRƯỜNG QUỐC GIA 2011

CHẤT THẢI RẮN

Page 2: CHẤT THẢI RẮN - quantracmoitruong.gov.vn cao/SOE 2011... · Thu gom và vận chuyển chất thải rắn công nghiệp 68 4.4. Xử lý và tái chế ... 6.1.2. Ô nhiễm

I

DANH SÁCH NHỮNG NGƯỜI THAM GIA BIÊN SOẠN BÁO CÁO MÔI TRƯỜNG QUỐC GIA 2011

“CHẤT THẢI RẮN”

Tập thể chỉ đạo:

Nguyễn Minh Quang, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường

Bùi Cách Tuyến, Thứ trưởng kiêm Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường

Hoàng Dương Tùng, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường

Tổ thư ký:

ThS. Tăng Thế Cường, KS. Nguyễn Văn Thùy, ThS. Lê Hoàng Anh, ThS. Mạc Thị Minh Trà, ThS. Lương Hoàng Tùng, CN. Nghiêm Thị Hoàng Anh, CN. Dương Thị Phương Nga - Tổng cục Môi trường

Tham gia biên tập, biên soạn:

GS.TSKH. Phạm Ngọc Đăng, TS. Nguyễn Ngọc Sinh, GS.TS. Đặng Kim Chi, TS. Tưởng Thị Hội, TS. Lê Hoàng Lan, PGS. TS. Nguyễn Thị Kim Thái, TS. Nguyễn Trung Việt, PGS. TS. Trần Đức Hạ, TS. Mai Thanh Dung, ThS. Lê Minh Đức, ThS. Lưu Linh Hương, BS.ThS. Nguyễn Thúy Quỳnh, ThS. Nguyễn Hoà Bình, ThS. Nguyễn Thượng Hiền, KS. Hoàng Minh Đạo, KS. Nguyễn Gia Cường, CN. Lê Ngọc Tuấn.

Đóng góp ý kiến và cung cấp số liệu cho báo cáo:

Các đơn vị thuộc Tổng cục Môi trường.

Các đơn vị thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Bộ Công an, Bộ Công thương, Bộ Giao thông Vận tải, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Quốc phòng, Bộ Tài chính, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Xây dựng, Bộ Y tế.

Các Sở Tài nguyên và Môi trường, Công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước một thành viên Môi trường đô thị các tỉnh, thành phố.

Page 3: CHẤT THẢI RẮN - quantracmoitruong.gov.vn cao/SOE 2011... · Thu gom và vận chuyển chất thải rắn công nghiệp 68 4.4. Xử lý và tái chế ... 6.1.2. Ô nhiễm
Page 4: CHẤT THẢI RẮN - quantracmoitruong.gov.vn cao/SOE 2011... · Thu gom và vận chuyển chất thải rắn công nghiệp 68 4.4. Xử lý và tái chế ... 6.1.2. Ô nhiễm

III

Danh mục Bảng V

Danh mục Biểu đồ VI

Danh mục Hình VII

Danh mục Khung VIII

Danh mục Chữ viết tắt X

Lời nói đầu XI

Trích yếu XII

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN TẠI VIỆT NAM

1.1. Tổng quan phát triển kinh tế - xã hội 3

1.2. Khái quát về công tác quản lý chất thải rắn ở Việt Nam 5

1.3. Phân loại chất thải rắn và tỷ trọng phát sinh 7

1.3.1. Phân loại chất thải rắn theo nguồn gốc phát sinh 7

1.3.2. Phân loại chất thải rắn theo tính chất độc hại 9

CHƯƠNG 2. CHẤT THẢI RẮN Ở ĐÔ THỊ

2.1. Phát triển đô thị ở Việt Nam 13

2.2. Phát sinh chất thải rắn ở đô thị 15

2.2.1. Các nguồn phát sinh chất thải rắn đô thị 15

2.2.2. Lượng phát sinh chất thải rắn đô thị 16

2.2.3. Thành phần chất thải rắn đô thị 20

2.2.4. Ước tính lượng thải, thành phần, mức độ độc hại và ô nhiễm của chất thải rắn đô thị 26

2.3. Phân loại và thu gom chất thải rắn đô thị 27

2.3.1. Phân loại tại nguồn 28

2.3.2. Hình thức thu gom 29

2.3.3. Tỷ lệ thu gom 30

2.4. Tái sử dụng và tái chế chất thải rắn đô thị 33

2.5. Xử lý và tiêu hủy chất thải rắn đô thị 36

CHƯƠNG 3. CHẤT THẢI RẮN NÔNG NGHIỆP VÀ NÔNG THÔN

3.1. Tổng quan về phát triển nông thôn 41

3.2. Phát sinh chất thải rắn nông nghiệp và nông thôn 42

3.2.1. Phát sinh chất thải rắn sinh hoạt ở nông thôn 42

3.2.2. Phát sinh chất thải rắn nông nghiệp 42

3.2.3. Phát sinh chất thải rắn tại các làng nghề 45

3.3. Phân loại và thu gom chất thải rắn nông nghiệp và nông thôn 48

3.3.1. Phân loại và thu gom chất thải rắn sinh hoạt nông thôn 48

3.3.2. Phân loại và thu gom chất thải rắn phát sinh từ hoạt động sản xuất nông nghiệp 48

3.3.3. Phân loại và thu gom chất thải rắn phát sinh ở các làng nghề 49

3.4. Tái sử dụng, tái chế chất thải rắn nông nghiệp và nông thôn 50

3.5. Xử lý và tiêu huỷ chất thải rắn nông nghiệp và nông thôn 52

3.5.1. Xử lý, tiêu hủy chất thải rắn sinh hoạt nông thôn 52

3.5.2. Xử lý, tiêu hủy chất thải rắn nông nghiệp 52

CHƯƠNG 4. CHẤT THẢI RẮN CÔNG NGHIỆP

4.1. Phát triển công nghiệp trong thời gian qua 57

4.2. Phát sinh chất thải rắn công nghiệp 59

4.2.1. Chất thải rắn phát sinh trong khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao 59

4.2.2. Chất thải rắn từ hoạt động khai thác khoáng sản 61

4.2.3. Chất thải rắn từ các ngành công nghiệp khác 63

4.3. Thu gom và vận chuyển chất thải rắn công nghiệp 68

4.4. Xử lý và tái chế chất thải rắn công nghiệp 70

4.5. Chất thải công nghiệp nguy hại 72

4.5.1. Phát sinh chất thải công nghiệp nguy hại 72

4.5.2. Thu gom, vận chuyển chất thải công nghiệp nguy hại 74

4.5.3. Xử lý, tiêu huỷ chất thải công nghiệp nguy hại 75

CHƯƠNG 5. CHẤT THẢI RẮN Y TẾ

5.1. Phát triển các bệnh viện và các cơ sở khám chữa bệnh 83

5.2. Phát sinh chất thải rắn y tế 83

5.2.1. Nguồn phát sinh chất thải rắn y tế 83

5.2.2. Lượng phát sinh chất thải rắn y tế 84

MỤC LỤC

Page 5: CHẤT THẢI RẮN - quantracmoitruong.gov.vn cao/SOE 2011... · Thu gom và vận chuyển chất thải rắn công nghiệp 68 4.4. Xử lý và tái chế ... 6.1.2. Ô nhiễm

IV

5.2.3. Thành phần chất thải rắn y tế 86

5.3. Phân loại, thu gom và vận chuyển chất thải rắn y tế 87

5.4. Xử lý và tái chế chất thải rắn y tế thông thường 89

5.5. Chất thải y tế nguy hại 90

5.5.1. Phát sinh chất thải y tế nguy hại 90

5.5.2. Xử lý và tiêu hủy chất thải y tế nguy hại 92

CHƯƠNG 6. TÁC ĐỘNG CỦA Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG DO CHẤT THẢI RẮN

6.1. Tác động của chất thải rắn đối với môi trường 99

6.1.1. Ô nhiễm môi trường không khí do chất thải rắn 99

6.1.2. Ô nhiễm môi trường nước do chất thải rắn 101

6.1.3. Ô nhiễm môi trường đất do chất thải rắn 103

6.2. Tác động của chất thải rắn đối với sức khoẻ người dân 105

6.3. Tác động của chất thải rắn đối với phát triển kinh tế - xã hội 106

6.3.1. Chi phí xử lý môi trường ngày càng lớn 106

6.3.2. Ảnh hưởng đến du lịch và nuôi trồng thuỷ sản 108

6.3.3. Xung đột môi trường do chất thải rắn 109

CHƯƠNG 7. QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN: HIỆN TRẠNG, TỒN TẠI VÀ GIẢI PHÁP

7.1. Thể chế, chính sách 115

7.1.1. Thể chế, chính sách đã đi vào cuộc sống 115

7.1.2. Thể chế, chính sách chưa hoàn thiện và chưa được thực thi triệt để 120

7.2. Hệ thống tổ chức và phân công trách nhiệm 121

7.2.1. Hệ thống tổ chức và phân công trách nhiệm đang được kiện toàn và sự phân công tương đối cụ thể từ cấp trung ương đến địa phương 121

7.2 2. Phân công, phân nhiệm còn phân tán, chồng chéo và nhiều lỗ hổng 123

7.3. Quy hoạch theo vùng và các địa phương 125

7.3.1. Đã có các quy hoạch theo vùng 125

7.3.2. Thiếu các quy hoạch của địa phương 127

7.4. Sự tham gia của doanh nghiệp nhà nước 128

7.4.1. Sự tham gia của doanh nghiệp nhà nước đã mang lại những đóng góp không nhỏ 128

7.4.2. Các doanh nghiệp nhà nước chưa được đầu tư đầy đủ 130

7.5. Sự tham gia của doanh nghiệp tư nhân và cộng đồng 130

7.5.1. Khối doanh nghiệp tư nhân đã có những bước tiến đáng kể 130

7.5.2. Sự tham gia của cộng đồng đã có kết quả bước đầu 131

7.5.3. Xã hội hoá còn yếu 132

7.6. Thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm 133

7.6.1. Thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm đã trở thành công cụ hữu ích, tuy nhiên nguồn lực vẫn còn hạn chế. 133

7.6.2. Thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm vẫn chưa ngăn chặn được gia tăng nhập khẩu trái phép phế liệu. 134

7.7. Đầu tư tài chính 135

7.7.1. Nguồn tài chính đầu tư đa dạng 135

7.7.2. Đầu tư tài chính còn thiếu và chưa cân đối 136

7.8. Hợp tác quốc tế 137

7.8.1. Hợp tác quốc tế đã đa dạng nguồn vốn đầu tư 137

7.8.2. Hợp tác quốc tế chưa phát huy được vai trò và hiệu quả 137

7.9. Các giải pháp khắc phục 138

7.9.1. Hoàn thiện thể chế, chính sách và tăng cường hiệu lực tổ chức giám sát và cưỡng chế 138

7.9.2. Tăng cường bộ máy quản lý, xóa bỏ chồng chéo trong phân công, phân nhiệm 139

7.9.3. Tổng kết, đánh giá các dự án 3R: Giảm thiểu, Tái sử dụng, Tái chế 140

7.9.4. Đẩy mạnh hoạt động xã hội và huy động cộng đồng tham gia quản lý chất thải rắn 141

7.9.5. Quy hoạch và lựa chọn các công nghệ xử lý chất thải rắn phù hợp 142

7.9.6. Tăng cường và đa dạng hóa nguồn đầu tư tài chính 143

7.9.7. Nâng cao nhận thức cộng đồng, khuyến khích hoạt động phân loại chất thải tại nguồn 143

7.9.8. Các giải pháp quản lý cụ thể 144

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...........................147

TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................158

Page 6: CHẤT THẢI RẮN - quantracmoitruong.gov.vn cao/SOE 2011... · Thu gom và vận chuyển chất thải rắn công nghiệp 68 4.4. Xử lý và tái chế ... 6.1.2. Ô nhiễm

V

DANH MỤC BẢNG CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN PHÁT TRIỂN KINH TẾ -

XÃ HỘI VÀ QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN Ở VIỆT NAM

Bảng 1.1. Cơ cấu tổng sản phẩm trong nước theo giá thực tế qua các năm 2006 - 2010 3

Bảng 1.2. CTR theo các nguồn phát sinh khác nhau 7

Bảng 1.3. Lượng chất thải phát sinh năm 2003 và năm 2008 8

CHƯƠNG 2. CHẤT THẢI RẮN Ở ĐÔ THỊ

Bảng 2.1. Số lượng đô thị các loại qua các năm từ 2005-2025 13

Bảng 2.2. Các loại CTR đô thị của Hà Nội năm 2011 15

Bảng 2.3. CTR đô thị phát sinh các năm 2007- 2010 16

Bảng 2.4. Lượng CTR sinh hoạt phát sinh ở các đô thị Việt Nam năm 2007 17

Bảng 2.5. Chỉ số phát sinh CTR sinh hoạt bình quân đầu người của các đô thị năm 2009 18

Bảng 2.6. CTR phát sinh tại một số tỉnh, thành phố năm 2010 20

Bảng 2.7. Thành phần CTR sinh hoạt tại đầu vào của các bãi chôn lấp của một số địa phương: Hà Nội, Hải Phòng, Huế, Đà Nẵng, Tp.HCM (1) và Bắc Ninh (2) năm 2009 - 2010 21

Bảng 2.8. Khối lượng CTR xây dựng năm 2009 của một số địa phương 23

Bảng 2.9. Chất thải điện tử phát sinh ở Việt Nam từ 2002 đến 2006 25

Bảng 2.10. Ước tính lượng CTR đô thị phát sinh đến năm 2025 26

Bảng 2.11. Tỷ lệ thu gom CTR đô thị của Tp. Đà Nẵng và Tp. Huế 31

Bảng 2.12. Tỷ lệ thu gom CTR sinh hoạt của một số đô thị năm 2009 32

Bảng 2.13. Các tiêu chí được đề xuất để lựa chọn công nghệ xử lý CTR đô thị 38

CHƯƠNG 3. CHẤT THẢI RẮN NÔNG NGHIỆP VÀ NÔNG THÔN

Bảng 3.1. Tổng hợp lượng chất thải rắn nông nghiệp phát sinh năm 2008, 2010 43

Bảng 3.2. Khối lượng chất thải rắn chăn nuôi của Việt Nam 44

CHƯƠNG 4. CHẤT THẢI RẮN CÔNG NGHIỆP

Bảng 4.1. Tốc độ tăng trưởng các ngành giai đoạn 2005-2010 57

Bảng 4.2. Ước tính CTR phát sinh tại các KCN vùng KTTĐ phía Nam năm 2009 59

Bảng 4.3. Ước tính và dự báo CTR các KCN của Việt Nam đến 2020 60

Bảng 4.4. Ước tính chất thải rắn phát sinh từ hoạt động khai thác than vào năm 2025 61

Bảng 4.5. Nhu cầu và lượng thải từ các nhà máy nhiệt điện 65

Bảng 4.6. Chất thải rắn nhiệt điện dự báo đến 2030 65

Bảng 4.7. Lượng chất thải rắn phát sinh trong sản xuất bia theo thành phần 66

Bảng 4.8. Lượng chất thải công nghiệp xử lý bởi URENCO Hà Nội 70

Bảng 4.9. Chất thải công nghiệp phát sinh tại một số tỉnh, thành phố 72

Bảng 4.10. Khối lượng chất thải công nghiệp tại một số KCN Hà Nội năm 2009 73

Bảng 4.11. Khối lượng CTR công nghiệp nguy hại từ một số ngành công nghiệp điển hình tại các KCN thuộc vùng KTTĐ phía Nam 73

Bảng 4.12. Số lượng công ty xử lý chất thải nguy hại được Bộ TN&MT cấp phép năm 2009 75

Bảng 4.13. Các công nghệ xử lý CTNH điển hình và phổ biến hiện nay tại Việt Nam 76

Page 7: CHẤT THẢI RẮN - quantracmoitruong.gov.vn cao/SOE 2011... · Thu gom và vận chuyển chất thải rắn công nghiệp 68 4.4. Xử lý và tái chế ... 6.1.2. Ô nhiễm

VI

CHƯƠNG 5. CHẤT THẢI RẮN Y TẾ

Bảng 5.1. Nguồn phát sinh các loại CTR đặc thù từ hoạt động y tế 84

Bảng 5.2. Khối lượng chất thải y tế của một số địa phương năm 2009 84

Bảng 5.3. Lượng chất thải phát sinh tại các khoa trong bệnh viện 85

Bảng 5.4. Hiện trạng thu gom, phân loại chất thải y tế tại các bệnh viện trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2010 87

Bảng 5.5. Thực trạng các trang thiết bị thu gom lưu giữ CTR y tế tại một số thành phố 88

Bảng 5.6. Sự biến động về khối lượng chất thải y tế nguy hại phát sinh tại các loại cơ sở y tế khác nhau 90

CHƯƠNG 6. TÁC ĐỘNG CỦA Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG DO CHẤT THẢI RẮN

Bảng 6.1. Kết quả đo chỉ số vi sinh vật trong 5 mẫu đất tại 2 bãi rác 103

Bảng 6.2. Ước tính diện tích đất bị ảnh hưởng bởi khai thác khoáng sản ở Việt Nam 104

CHƯƠNG 7. QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN: HIỆN TRẠNG, TỒN TẠI VÀ GIẢI PHÁP

Bảng 7.1. So sánh mức độ thực hiện các chỉ tiêu về quản lý CTR đã đặt ra đến năm 2010 trong Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia 106

Bảng 7.2. Quy hoạch khu xử lý CTR cấp vùng cho các vùng KTTĐ 126

Bảng 7.3. Các dự án ODA có liên quan đến lĩnh vực quản lý CTR đô thị của Việt Nam 138

DANH MỤC BIỂU ĐỒ

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN Ở VIỆT NAM

Biểu đồ 1.1. Giá trị tổng sản phẩm trong nước (GDP) theo giá thực tế phân theo khu vực kinh tế 3

Biểu đồ 1.2. Thu nhập bình quân đầu người chia theo khu vực 4

Biểu đồ 1.3. Lượng chất thải phát sinh năm 2003 và năm 2008 8

Biểu đồ 1.4. Hiện trạng phát sinh CTR theo các vùng kinh tế của nước ta và dự báo tình hình thời gian tới 8

Biểu đồ 1.5. Thành phần CTR y tế theo tính chất nguy hại 10

CHƯƠNG 2. CHẤT THẢI RẮN Ở ĐÔ THỊ

Biểu đồ 2.1. Dân số đô thị nước ta theo các vùng kinh tế giai đoạn 2006 - 2010 14

Biểu đồ 2.2. Tỷ lệ phát sinh CTR sinh hoạt tại các đô thị Việt Nam năm 2007 17

Biểu đồ 2.3. Hiện trạng phát sinh CTR theo các vùng kinh tế của nước ta các năm 2003, 2008 và dự báo cho năm 2015 18

Biểu đồ 2.4. Lượng phát sinh CTR đô thị của một số tỉnh/thành phố qua các năm 2005 - 2010 19

CHƯƠNG 3. CHẤT THẢI RẮN NÔNG NGHIỆP VÀ NÔNG THÔN

Biểu đồ 3.1. Cơ cấu ngành sản xuất ở nông thôn Việt Nam năm 2010 41

Biểu đồ 3.2. Tỷ lệ phát sinh CTR sinh hoạt tại các vùng nông thôn Việt Nam năm 2007 41

Biểu đồ 3.3. Ước tính lượng rơm rạ ngoài đồng ruộng ở một số tỉnh vùng Đồng bằng sông Hồng 43

Biểu đồ 3.4. Rác thải phát sinh từ hoạt động sản xuất và sinh hoạt tại làng nghề sắt thép Đa Hội 47

Page 8: CHẤT THẢI RẮN - quantracmoitruong.gov.vn cao/SOE 2011... · Thu gom và vận chuyển chất thải rắn công nghiệp 68 4.4. Xử lý và tái chế ... 6.1.2. Ô nhiễm

VII

Biểu đồ 3.5. Rác thải phát sinh từ hoạt động sản xuất và sinh hoạt tại làng nghề đúc đồng Đại Bái 47

Biểu đồ 3.6. Thực trạng xây dựng và lắp đặt các thùng chứa bao bì thuốc bảo vệ thực vật ở các địa phương trên địa bàn Hà Nội 48

CHƯƠNG 4. CHẤT THẢI RẮN CÔNG NGHIỆP

Biểu đồ 4.1. Giá trị sản xuất công nghiệp phân theo các vùng kinh tế 58

Biểu đồ 4.2. Sản lượng và lượng CTR của 3 ngành công nghiệp sản xuất bia, rượu và nước giải khát 66

Biểu đồ 4.3. Số lượng doanh nghiệp vận chuyển và xử lý CTNH công nghiệp 75

Biểu đồ 4.4. Lượng CTNH công nghiệp được xử lý hàng năm 76

CHƯƠNG 5. CHẤT THẢI RẮN Y TẾ

Biểu đồ 5.1. Sự phát triển của các điều kiện chăm sóc sức khỏe 83

Biểu đồ 5.2. Gia tăng chất thải y tế của một số địa phương giai đoạn 2005 - 2009 85

Biểu đồ 5.3. Thành phần CTR y tế dựa trên đặc tính lý hóa 86

Biểu đồ 5.4. Mức độ phát sinh CTNH y tế theo các vùng kinh tế 90

Biểu đồ 5.5. Phát sinh chất thải y tế nguy hại tại một số tỉnh, thành phố qua các năm 91

Biểu đồ 5.6. Thành phần chất thải y tế nguy hại 93

Biểu đồ 5.7. Tình hình xử lý chất thải y tế của hệ thống cơ sở y tế các cấp 94

CHƯƠNG 6. TÁC ĐỘNG CỦA Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG DO CHẤT THẢI RẮN

Biểu đồ 6.1. Tỷ lệ triệu chứng bệnh tật của nhóm nghiên cứu và nhóm đối chứng 105

DANH MỤC HÌNH

CHƯƠNG 2. CHẤT THẢI RẮN Ở ĐÔ THỊ

Hình 2.1. Các chất thải đô thị có thể tái sử dụng, tái chế 35

Hình 2.2. Các công nghệ hiện đang được sử dụng để xử lý và tiêu hủy CTR đô thị của Việt Nam 36

CHƯƠNG 7. QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN: HIỆN TRẠNG, TỒN TẠI VÀ GIẢI PHÁP

Hình 7.1. Sơ đồ hệ thống tổ chức quản lý CTR cấp trung ương 122

Page 9: CHẤT THẢI RẮN - quantracmoitruong.gov.vn cao/SOE 2011... · Thu gom và vận chuyển chất thải rắn công nghiệp 68 4.4. Xử lý và tái chế ... 6.1.2. Ô nhiễm

VIII

DANH MỤC KHUNG

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN

Ở VIỆT NAM

Khung 1.1. Xu hướng thay đổi về thành phần CTR 9

CHƯƠNG 2. CHẤT THẢI RẮN Ở ĐÔ THỊ

Khung 2.1. Một loạt các đô thị được nâng cấp trong vài năm gần đây 16

Khung 2.2. Phát sinh CTR đô thị năm 2010 tại Hà Nội 19

Khung 2.3. Phát sinh CTR đô thị năm 2009 tại Thái Nguyên 19

Khung 2.4. Tình hình phát thải bao bì nilon khó phân hủy hiện nay 22

Khung 2.5. Các dự án, chương trình phân loại chất thải tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh 27

Khung 2.6. Vướng mắc trong phân loại chất thải tại nguồn và định hướng thực hiện tại Tp. Hồ Chí Minh 28

Khung 2.7. Bức xúc của người dân sinh sống quanh các bãi rác và các địa điểm trung chuyển 29

Khung 2.8. Xã hội hóa việc thu gom CTR sinh hoạt tại Tp. Hồ Chí Minh 30

Khung 2.9. Thu gom CTR sinh hoạt tại Tp. Đà Nẵng 31

Khung 2.10. Thu gom chất thải tại Hà Nội 31

Khung 2.11. Hoạt động tái chế CTR ở Nhà máy xử lý rác Thủy Phương, Thừa Thiên - Huế 33

Khung 2.12. Bãi chôn lấp rác hợp vệ sinh và bãi chôn lấp rác không hợp vệ sinh 36

Khung 2.13. Đặc trưng ô nhiễm của một số bãi chôn lấp đã đóng cửa 37

Khung 2.14. Bãi chôn lấp rác hợp vệ sinh Thủy Phương, Thừa Thiên - Huế 37

CHƯƠNG 3. CHẤT THẢI RẮN NÔNG NGHIỆP VÀ NÔNG THÔN

Khung 3.1. Phụ phẩm nông nghiệp tại Đồng bằng sông Cửu Long 44

Khung 3.2. Chất thải rắn của các làng nghề Hà Nội 45

Khung 3.3. Chất thải làng nghề sản xuất tinh bột sắn 46

Khung 3.4. Phát sinh chất thải rắn tại các làng nghề tại Bắc Ninh 46

Khung 3.5. Chất thải rắn phát sinh tại các làng nghề 47

Khung 3.6. Hai phương pháp xử lý CTR được sử dụng rộng rãi và có hiệu quả 50

Khung 3.7. Máy ép trục vít dùng cho phế thải - phụ phẩm nông nghiệp 52

Khung 3.8. Phương pháp xử lý bao bì hoá chất BVTV & phân bón hoá học đã nghiên cứu và có khả năng áp dụng phù hợp tại Việt Nam 52

CHƯƠNG 4. CHẤT THẢI RẮN CÔNG NGHIỆP

Khung 4.1. Nhập khẩu lô hàng ắc-quy khô và vỉ mạch của một số doanh nghiệp 67

Khung 4.2. Điều tra doanh nghiệp sản xuất giấy, luyện thép Phú Mỹ tại Bà Rịa - Vũng Tàu 68

Khung 4.3. Xử lý chất thải công nghiệp tại Hà Nội 70

Khung 4.4. Đăng ký và cấp sổ đăng ký nguồn thải CTNH cho các cơ sở sản xuất công nghiệp năm 2009 74

Khung 4.5. Các công nghệ xử lý CTNH điển hình và phổ biến hiện nay tại Việt Nam 78

CHƯƠNG 5. CHẤT THẢI RẮN Y TẾ

Khung 5.1. Thống kê mức độ phân loại, thu gom chất thải trong các bệnh viện 87

Khung 5.2. Công tác xử lý CTR y tế nguy hại tại 7 vùng trong cả nước 92

Khung 5.3. Công nghệ xử lý CTR y tế nguy hại ở các thành phố lớn 93

CHƯƠNG 6. TÁC ĐỘNG CỦA Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG DO THẢI RẮN

Khung 6.1. Tác động tiềm tàng của các chất khí phát sinh từ bãi rác 99

Khung 6.2. Ô nhiễm không khí do mùi hôi tại KCN thuỷ sản Thọ Quang 100

Khung 6.3. CTR gây ô nhiễm thuỷ vực tại Bình Định 101

Khung 6.4. Nước ngầm tại Hà Nội bị ô nhiễm amoni 102

Page 10: CHẤT THẢI RẮN - quantracmoitruong.gov.vn cao/SOE 2011... · Thu gom và vận chuyển chất thải rắn công nghiệp 68 4.4. Xử lý và tái chế ... 6.1.2. Ô nhiễm

IX

Khung 6.5. Tác hại của túi nilon 104

Khung 6.6. Sự cố tràn bùn đỏ tại Cao Bằng 105

Khung 6.7. Các điểm nóng ô nhiễm Dioxin và tác động đến sức khỏe 106

Khung 6.8. Thành phố Hồ Chí Minh nặng gánh chi phí xử lý rác 107

Khung 6.9. Chi phí xử lý CTR y tế tại một số thành phố lớn 107

Khung 6.10. Rác thải tại các điểm du lịch 108

Khung 6.11. Mất kế sinh nhai vì nước rỉ rác 109

Khung 6.12. Khiếu kiện, xung đột môi trường tại một số địa phương 110

Khung 6.13. Mâu thuẫn giữa hoạt động sản xuất và mỹ quan văn hóa ở làng nghề sản xuất chỉ xơ dừa tại Mỏ Cày, Bến Trải (trước đây) 111

CHƯƠNG 7. QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN: HIỆN TRẠNG, TỒN TẠI VÀ GIẢI PHÁP

Khung 7.1. Quy định liên quan tới xã hội hóa trong quản lý CTR 117

Khung 7.2. Hệ thống quản lý nhà nước về CTR đô thị tại Tp. Hồ Chí Minh 123

Khung 7.3. Chồng chéo trong hệ thống quản lý CTR dẫn đến chồng chéo khi triển khai thực hiện các chương trình 124

Khung 7.4. Xã hội hóa xử lý rác tại Tp. Hồ Chí Minh 131

Khung 7.5. Thôn Tảo Phú (xã Tam Hồng, huyện Yên Lạc, Vĩnh Phúc) xử lý rác thải thành phân bón hữu cơ 132

Khung 7.6. Tình hình triển khai xử lý triệt để các bãi rác và điểm chứa chất thải nguy hại theo Quyết định 64/2003/QĐ-TTg 133

Khung 7.7. Xử lý vi phạm hành chính trong quản lý và xử lý CTNH tại Thái Nguyên 134

Khung 7.8. Hiệu quả từ mô hình thu gom rác thải ở xã Triệu Thuận (Triệu Phong, Quảng Trị) 140

Khung 7.9. Bài học từ Dự án cải tạo cải thiện môi trường kênh Chín Tế (Bến Tre) thuộc Hợp phần “Kiểm soát ô nhiễm tại các khu vực đông dân nghèo (PCDA)” 144

Page 11: CHẤT THẢI RẮN - quantracmoitruong.gov.vn cao/SOE 2011... · Thu gom và vận chuyển chất thải rắn công nghiệp 68 4.4. Xử lý và tái chế ... 6.1.2. Ô nhiễm

X

BVMT Bảo vệ môi trường

BVTV Bảo vệ thực vật

CCN Cụm công nghiệp

CDM Cơ chế phát triển sạch

CNH-HĐH Công nghiệp hóa, hiện đại hóa

CTNH Chất thải nguy hại

CTR Chất thải rắn

ĐBSCL Đồng bằng sông Cửu Long

ĐBSH Đồng bằng sông Hồng

ĐDSH Đa dạng sinh học

ĐTM Đánh giá tác động môi trường

FDI Vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài

GDP Giá trị tổng sản phẩm trong nước

GTVT Giao thông vận tải

HĐND Hội đồng nhân dân

HST Hệ sinh thái

HTMT Hiện trạng môi trường

JICA Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản

KCN Khu công nghiệp

KCX Khu chế xuất

KH&CN Khoa học và công nghệ

KH&ĐT Kế hoạch và Đầu tư

KKT Khu kinh tế

KTTĐ Kinh tế trọng điểm

KT-XH Kinh tế - Xã hội

NN&PTNT Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn

NQ-TW Nghị quyết - Trung ương

QCVN Quy chuẩn Việt Nam

QPPL Quy phạm pháp luật

TW Trung ương

TCCP Tiêu chuẩn cho phép

TCMT Tổng cục Môi trường

TCTK Tổng cục Thống kê

TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam

TN&MT Tài nguyên và Môi trường

TNHH Trách nhiệm hữu hạn

Tp. HCM Thành phố Hồ Chí Minh

UBND Ủy ban nhân dân

URENCO Công ty TNHH nhà nước một thành viên Môi trường đô thị

VSMT Vệ sinh môi trường

WHO Tổ chức y tế thế giới

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

Page 12: CHẤT THẢI RẮN - quantracmoitruong.gov.vn cao/SOE 2011... · Thu gom và vận chuyển chất thải rắn công nghiệp 68 4.4. Xử lý và tái chế ... 6.1.2. Ô nhiễm

XI

LỜI NÓI ĐẦU

Hiện nay, quá trình công nghiệp hóa ở Việt Nam đang diễn ra mạnh mẽ, với sự hình thành, phát triển của các ngành nghề sản xuất, sự gia tăng nhu cầu tiêu dùng hàng hóa, nguyên vật liệu, năng lượng,... là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Tuy

nhiên, đi kèm với đó là nỗi lo về môi trường, đặc biệt vấn đề chất thải rắn như chất thải sinh hoạt, chất thải công nghiệp, chất thải nông nghiệp, chất thải y tế, chất thải xây dựng, chất thải nguy hại,...

Việc thu gom, vận chuyển, xử lý và tiêu hủy chất thải rắn đã và đang trở thành một bài toán khó đối với các nhà quản lý tại hầu hết các nước trên thế giới, đặc biệt là ở các nước có nền kinh tế đang phát triển, trong đó có Việt Nam.

Ở Việt Nam, quản lý chất thải rắn theo hướng bền vững là một trong bảy chương trình ưu tiên của “Chiến lược Bảo vệ môi trường quốc gia 2001-2010 và định hướng đến năm 2020” và là một nội dung thuộc lĩnh vực ưu tiên trong chính sách phát triển của Chương trình nghị sự 21 - Định hướng chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam.

Với mục đích đưa ra những đánh giá tổng thể và toàn diện về các vấn đề liên quan đến chất thải rắn ở Việt Nam trong thời gian qua, xu thế phát triển và những thách thức, đề ra những giải pháp và khuyến nghị nhằm khắc phục và giải quyết các vấn đề liên quan đến chất thải rắn trong thời gian tới, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã lựa chọn chủ đề “Chất thải rắn” cho Báo cáo môi trường quốc gia 2011.

Báo cáo được xây dựng với sự tham gia đóng góp của các bộ, ngành và địa phương trong cả nước, các cán bộ quản lý, nhà khoa học và chuyên gia trong lĩnh vực chất thải rắn, và đặc biệt là sự hỗ trợ kỹ thuật và tài chính của Cơ quan Phát triển Quốc tế Đan Mạch (DANIDA).

Bộ Tài nguyên và Môi trường hy vọng Báo cáo môi trường quốc gia 2011 - Chất thải rắn sẽ không chỉ là một trong những công cụ hỗ trợ cho việc xây dựng hệ thống quản lý chất thải rắn hiệu quả và bền vững mà còn là tài liệu tham khảo cần thiết phục vụ công tác nghiên cứu và đào tạo của các cơ quan, tổ chức giáo dục, nghiên cứu khoa học và của cả cộng đồng.

.

JOHN NIELSEN

Đại sứ Vương quốc Đan Mạch tại Việt Nam

NGUYỄN MINH QUANG

Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường

Page 13: CHẤT THẢI RẮN - quantracmoitruong.gov.vn cao/SOE 2011... · Thu gom và vận chuyển chất thải rắn công nghiệp 68 4.4. Xử lý và tái chế ... 6.1.2. Ô nhiễm

XII

TRÍCH YẾU

Báo cáo môi trường quốc gia 2011 - Chất thải rắn, phân tích các vấn đề liên quan đến chất thải rắn của Việt Nam: các đặc trưng chất thải rắn, phát sinh chất thải rắn, hiện trạng thu gom, phân loại, vận chuyển, xử lý và tái sử dụng chất thải rắn; đánh giá thực

trạng và những tồn tại trong công tác quản lý, từ đó đề xuất các giải pháp quản lý chất thải rắn hiệu quả cho những năm tới.

Cũng như những năm trước, Báo cáo được xây dựng dựa trên mô hình D-P-S-I-R (Động lực - Áp lực - Hiện trạng - Tác động - Đáp ứng). Động lực là sự gia tăng dân số, phát triển của các ngành KT-XH, đô thị hóa, phát triển đô thị và nông thôn... Các động lực này đã làm tăng khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên, gia tăng phát thải chất thải rắn; gây ra Áp lực rất lớn làm biến đổi hiện trạng môi trường. Hiện trạng chất thải rắn được đánh giá thông qua lượng chất thải rắn phát sinh trong thời gian vừa qua, tỷ lệ chất thải rắn được thu gom và xử lý theo các khu vực. Những hạn chế trong công tác quản lý chất thải rắn sẽ gây các tác động xấu đối với môi trường xung quanh và gây ảnh hưởng không tốt đến sức khoẻ người dân và các vấn đề kinh tế, xã hội. Đáp ứng là các giải pháp tổng hợp nhằm quản lý hiệu quả, phòng ngừa, giảm thiểu ô nhiễm do chất thải rắn như các chính sách, pháp luật, thể chế, các hoạt động về quản lý và các hoạt động của cộng đồng có liên quan.

Khái niệm Chất thải rắn (CTR) được sử dụng trong báo cáo được hiểu là chất thải ở thể rắn, được thải ra từ quá trình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc các hoạt động khác. Chất thải rắn bao gồm chất thải rắn thông thường và chất thải rắn nguy hại. Các số liệu trong báo cáo được tổng hợp từ các nguồn số liệu chính thức của các Bộ, Sở, ban, ngành và các công trình nghiên cứu đã được công bố chính thức.

Báo cáo gồm 7 chương. Chương 1 “Tổng quan về chất thải rắn Việt Nam” nêu rõ, là một trong những quốc gia có mật độ dân số vào loại cao nhất trên thế giới với số dân đứng thứ 14 trên thế giới, Việt Nam đang gặp những sức ép rất lớn về môi trường nói chung và quản lý CTR nói riêng. Người dân đô thị tiêu dùng lượng tài nguyên thiên nhiên gấp 2 - 3 lần so với người dân sinh sống ở nông thôn, do đó lượng chất thải do người dân đô thị thải ra cũng cao gấp 2 - 3 lần người dân nông thôn.

Trên phạm vi toàn quốc, CTR phát sinh ngày càng tăng với tốc độ gia tăng khoảng 10% mỗi năm và còn tiếp tục gia tăng mạnh trong thời gian tới cả về lượng và mức độ độc hại. Theo nguồn gốc phát sinh, khoảng 46% CTR phát sinh từ các đô thị, 17% CTR từ hoạt động sản xuất công nghiệp; CTR nông thôn, làng nghề và y tế chiếm phần còn lại. Dự báo cho đến năm 2015, tỷ trọng này cho CTR đô thị và CTR công nghiệp sẽ còn tăng lên tương ứng với các con số 51% và 22%.

Chương 2 trình bày về hiện trạng CTR đô thị. Quá trình đô thị hóa ở Việt Nam đang diễn ra rất mạnh mẽ, dân số đô thị hiện là 26,22 triệu người sinh sống tại 755 đô thị lớn nhỏ, phân

Page 14: CHẤT THẢI RẮN - quantracmoitruong.gov.vn cao/SOE 2011... · Thu gom và vận chuyển chất thải rắn công nghiệp 68 4.4. Xử lý và tái chế ... 6.1.2. Ô nhiễm

XIII

bố không đồng đều theo vùng miền, là nguồn chủ yếu phát sinh CTR đô thị. Tổng lượng CTR đô thị phát sinh trên toàn quốc tăng trung bình 10 -16% mỗi năm; tỷ lệ phát sinh CTR đô thị cũng tăng theo mức sống của các đô thị (năm 2010, theo báo cáo của các địa phương thì con số này vào khoảng 1kg/người/ngày).

Phân loại CTR tại nguồn mới được thực hiện thí điểm tại một số đô thị lớn. Phần lớn CTR đô thị chưa được phân loại tại nguồn, mà thu gom lẫn lộn và vận chuyển đến bãi chôn lấp. Tỷ lệ thu gom CTR đô thị hiện nay đạt khoảng 83 - 85%, nhưng chỉ khoảng 60% CTR đô thị được xử lý bằng phương pháp chôn lấp hợp vệ sinh và trong các nhà máy xử lý CTR để tạo ra phân compost, tái chế nhựa,...

Hiện trạng CTR nông nghiệp và nông thôn được trình bày trong Chương 3. Theo đó, CTR phát sinh từ sinh hoạt ở nông thôn, từ các hoạt động sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi, trồng trọt và từ các làng nghề ngày càng gia tăng cả về khối lượng và tính chất độc hại (đặc biệt đối với bao bì thuốc bảo vệ thực vật, bao bì phân bón và CTR các làng nghề). Tuy nhiên, tỷ lệ thu gom CTR ở khu vực này còn thấp (khoảng 40-55%), vấn đề xử lý CTR nông nghiệp, nông thôn vẫn chưa được quan tâm đúng mức, chưa được xử lý triệt để. Hầu hết các biện pháp thu gom và xử lý CTR nông nghiệp và nông thôn vẫn còn rất thô sơ, lạc hậu không đáp ứng yêu cầu và không đảm bảo vệ sinh môi trường.

Đánh giá về hiện trạng chất thải rắn công nghiệp, Chương 4 chỉ rõ một số nhóm ngành có tốc độ phát triển mạnh mẽ như: khai thác khoáng sản, dầu khí, đóng tàu, hoạt động các khu công nghiệp đang là các nguồn chính phát thải CTR công nghiệp. Trong đó, 3 vùng KTTĐ chiếm khoảng 80% tổng lượng CTR công nghiệp. Tỷ lệ thu gom CTR công nghiệp đạt khá cao, trên 90%, nhưng vấn đề quản lý và xử lý chất thải sau thu gom chủ yếu là theo hợp đồng với các Công ty Môi trường đô thị (URENCO) và chưa được kiểm soát tốt.

Chương này cũng đề cập tới vấn đề CTNH là thành phần đáng quan tâm trong CTR công nghiệp (chiếm khoảng 15%-20% và tăng lên đáng kể trong những năm gần đây). CTNH là nguồn ô nhiễm tiềm tàng rất đáng lo ngại cho môi trường và sức khỏe của cộng đồng. Bên cạnh các Công ty Môi trường đô thị của các thành phố thực hiện thu gom và xử lý CTR công nghiệp và CTNH, các doanh nghiệp khác hành nghề xử lý CTNH được Bộ TN&MT hoặc Sở TN&MT cấp tỉnh cấp giấy phép hoạt động, hầu hết đều tập trung ở phía Nam.

Để xử lý CTR thông thường và nguy hại hiện nay, Việt Nam thường sử dụng các công nghệ đa dụng cho nhiều loại CTR, với quy mô nhỏ, giải quyết được một phần nhu cầu xử lý CTR. Nhưng nhìn chung, công nghệ xử lý CTR, đặc biệt biệt là CTNH, còn chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế.

Đề cập tới chất thải rắn y tế, Chương 5 nêu rõ, khối lượng phát sinh chất thải rắn từ các hoạt động y tế có chiều hướng ngày càng gia tăng do tốc độ phát triển y dược học, cùng với sự gia tăng giường bệnh điều trị. Trong thành phần chất thải rắn y tế, CTNH chứa các vi sinh vật, chất phóng xạ, hóa chất, các kim loại nặng và các chất độc gây đột biến tế bào là dạng chất thải có thể sẽ gây những tác động tiềm tàng tới môi trường và tới sức khỏe cộng đồng, đặc biệt là những người phải tiếp xúc trực tiếp.

Page 15: CHẤT THẢI RẮN - quantracmoitruong.gov.vn cao/SOE 2011... · Thu gom và vận chuyển chất thải rắn công nghiệp 68 4.4. Xử lý và tái chế ... 6.1.2. Ô nhiễm

XIV

Phần lớn các bệnh viện đều tiến hành thu gom, phân loại chất thải, nhưng phương tiện thu gom còn thiếu và chưa đồng bộ, hầu hết chưa đạt tiêu chuẩn, không có các trang thiết bị đảm bảo cho quá trình vận chuyển được an toàn. Xử lý chất thải y tế chưa được đầu tư đồng bộ ở các tỉnh, thành phố. Đặc biệt quan ngại là hoạt động thu hồi và tái chế chất thải rắn y tế đang thực hiện không đúng theo quy chế quản lý chất thải y tế đã ban hành.

Sau khi trình bày về bốn loại CTR tiêu biểu, Chương 6 của Báo cáo đánh giá tổng quan tác động tiêu cực của ô nhiễm môi trường do CTR gây ra. Hậu quả của việc quản lý CTR không tốt, xử lý CTR không hợp vệ sinh là những tác động tổng hợp tới môi trường nước, môi trường không khí, môi trường đất, tới sức khỏe cộng đồng, phát triển kinh tế xã hội. Ô nhiễm môi trường do CTR cũng là nguyên nhân gây ra những xung đột về môi trường, trong đó, điển hình nhất là xung đột lợi ích giữa các doanh nghiệp gây ô nhiễm môi trường với cộng đồng bị ảnh hưởng, xung đột giữa các nhóm xã hội trong làng nghề.

Chương 7 phân tích các vấn đề liên quan đến công tác quản lý chất thải rắn với những kết quả đạt được trong những năm qua. Nhiều chính sách, chiến lược về quản lý CTR được ban hành và đi vào cuộc sống. Hệ thống tổ chức quản lý nhà nước về CTR cũng đang từng bước hoàn thiện, nhiều mô hình quản lý tại một số địa phương đã cho thấy những kết quả tốt. Vai trò của các tổ chức tư nhân cùng tham gia công tác thu gom, vận chuyển và xử lý CTR đã ngày càng được khẳng định. Công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm về quản lý CTR, vấn đề đầu tư tài chính, hợp tác quốc tế và xã hội hóa công tác quản lý CTR cũng được tăng cường và đã có những thành công nhất định.

Tuy nhiên, bên cạnh đó còn rất nhiều bất cập và khó khăn bắt nguồn ngay từ sự thiếu rõ ràng trong các quy định của các văn bản quy phạm pháp luật, sự chồng chéo trong hệ thống tổ chức quản lý, thiếu đầu tư đồng bộ, dẫn đến công tác triển khai thực hiện chưa đạt hiệu quả như mong muốn. Chính vì vậy, để công tác quản lý CTR đạt được hiệu quả như mong đợi, phải tiến hành đồng bộ nhiều giải pháp nhằm khắc phục các yếu kém tồn tại vừa nêu.

Báo cáo môi trường quốc gia 2011 nêu lên các kiến nghị chính đối với Quốc hội và Chính phủ về việc nghiên cứu điều chỉnh một số chỉ tiêu chiến lược về CTR cho phù hợp với các điều kiện Việt Nam; phân công đủ, đúng và rõ trách nhiệm của các đơn vị từ Trung ương đến địa phương; ban hành các cơ chế, chính sách và các giải pháp cần thiết để đẩy mạnh phát triển công nghệ phù hợp với điều kiện Việt Nam, đẩy mạnh xã hội hoá công tác quản lý CTR; đẩy mạnh và đa dạng hoá các nguồn đầu tư, duy trì tính bền vững của các nguồn đầu tư. Đồng thời, Báo cáo cũng kiến nghị các ngành và địa phương tăng cường thực thi các các giải pháp nhằm hoàn thành trách nhiệm quản lý CTR trong phạm vi ngành, địa phương phụ trách.

Page 16: CHẤT THẢI RẮN - quantracmoitruong.gov.vn cao/SOE 2011... · Thu gom và vận chuyển chất thải rắn công nghiệp 68 4.4. Xử lý và tái chế ... 6.1.2. Ô nhiễm

XV

Page 17: CHẤT THẢI RẮN - quantracmoitruong.gov.vn cao/SOE 2011... · Thu gom và vận chuyển chất thải rắn công nghiệp 68 4.4. Xử lý và tái chế ... 6.1.2. Ô nhiễm

Chương 1:

Tổng quan phát triển kinh tế - xã hội và quản lý chất thải rắn ở Việt Nam

3

1.1. TỔNG QUAN PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI

Trong thời gian qua, mặc dù chịu ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế toàn cầu nhưng tăng trưởng GDP bình quân 5 năm 2006 - 2010 của nước ta ước đạt khoảng 7%. Tuy nhiên, chất lượng tăng trưởng của nước ta vẫn chủ yếu dựa vào hai nhân tố vốn đầu tư và lao động, trong khi tỷ trọng đóng góp của KH&CN trong tăng trưởng lại thấp hơn nhiều nước. Theo tính toán của các nhà khoa học, tăng trưởng GDP nước ta dựa vào yếu tố vốn chiếm 52 - 53%, yếu tố lao động 19 - 20%, còn yếu tố năng suất tổng hợp (TFP) chiếm 28 - 29%, trong khi, yếu tố này ở một số nước trong khu vực chiếm tới 35 - 40% (Ủy ban Kinh tế Quốc hội, 2010).

Trong chiến lược công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đã được Đảng và Chính phủ đặt ra và được Quốc hội phê duyệt trong Chiến lược phát triển KT-XH giai đoạn 5 năm 2006 - 2010, mục tiêu quan trọng là phát triển nhanh và mạnh hơn nữa nhằm tăng tỷ trọng đóng góp của các ngành công nghiệp, xây dựng và dịch vụ vào cơ cấu nền kinh tế, nhưng thống kê ở Bảng 1.1 và Biểu đồ 1.1 cho thấy, cơ cấu các ngành trong GDP không có nhiều thay đổi trong giai đoạn 2006 - 2010.

Chương 1:

TỔNG QUAN pháT TriểN kiNh Tế - xã hội và QUảN lý

ChấT Thải rắN ở việT NAm

Biểu đồ 1.1. Giá trị tổng sản phẩm trong nước (GDP) theo giá thực tế phân theo khu vực kinh tế

Nguồn: TCTK, 2011

Nghị quyết của Quốc hội (*)

Giá trị thực tế đạt được (%)2006 2007 2008 2009 2010

Nông, lâm nghiệp và thủy sản 15 - 16 20,40 20,34 22,21 20,91 20,58Công nghiệp và xây dựng 43 - 44 41,54 41,48 39,84 40,24 41,10Dịch vụ 40 - 41 38,06 38,18 37,95 38,85 38,32

Bảng 1.1. Cơ cấu tổng sản phẩm trong nước theo giá thực tế qua các năm 2006 - 2010

Nguồn: TCTK, 2011Ghi chú: (*) Nghị quyết 56/2006/QH11 ngày 29/06/2006 của Quốc hội về kế hoạch phát triển KT-XH 5 năm 2006 - 2010

Page 18: CHẤT THẢI RẮN - quantracmoitruong.gov.vn cao/SOE 2011... · Thu gom và vận chuyển chất thải rắn công nghiệp 68 4.4. Xử lý và tái chế ... 6.1.2. Ô nhiễm

4

Báo cáo môi trường quốc gia 2011:

Chất thải rắn

Các ngành sản xuất kinh doanh, dịch vụ ở các đô thị; các KCN ngày càng được mở rộng và phát triển đã thúc đẩy quá trình tăng trưởng về các mặt KT-XH. Tăng trưởng KT-XH một mặt góp phần tích cực cho sự phát triển của đất nước, mặt khác đã làm phát sinh lượng CTR ngày càng lớn (bao gồm cả CTR sinh hoạt, CTR công nghiệp, CTR y tế...). Việc thải bỏ một cách bừa bãi và quản lý không hiệu quả CTR ở các đô thị, KCN,... là một trong những nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường, làm phát sinh bệnh tật, ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống con người.

Nước ta là một trong những quốc gia có mật độ dân số cao nhất trên thế giới với số dân đứng thứ 3 ở Đông Nam Á, thứ 14 trên thế giới. Quá trình gia tăng dân số nhanh chóng kéo theo những đòi hỏi, yêu cầu về đáp ứng các nhu cầu về nhà ở, sinh hoạt, giáo dục, đào tạo, chăm sóc y tế, giao thông vận tải, việc làm,.. làm gia tăng sức ép đối với môi trường tự nhiên và môi trường xã hội. Khả năng chịu tải của môi trường tự nhiên là có giới hạn, khi dân số tăng nhanh và chất thải không được xử lý xả thải vào môi trường sẽ làm vượt quá khả năng tự làm sạch của môi trường tự nhiên, tất yếu sẽ dẫn đến ô nhiễm môi trường.

Tổng dân số của nước ta năm 2010 ước tính khoảng 86,93 triệu người, tăng 1,01% so với năm 2009 và 5,51% so với năm 2005. Trong đó, dân số khu vực thành thị là 26,22 triệu người (tăng 1,03% so với năm 2009) chiếm 30,2% tổng dân số, dân số khu vực nông thôn là 60,7 triệu người (tăng khoảng 1,0 % so với năm 2009) chiếm 69,8% tổng dân số. Năm 2005, GDP bình quân đầu người của nước ta chỉ đạt 642 USD, năm 2008 là 1.052 USD và đến năm 2010, con số này đã đạt 1.169 USD (TCTK, 2011). Thu nhập bình quân đầu người của khu vực đô thị cao hơn 2 lần so với khu vực nông thôn (Biểu đồ 1.2).

Biểu đồ 1.2. Thu nhập bình quân đầu người chia theo khu vực

Nguồn: TCTK, 2011

Page 19: CHẤT THẢI RẮN - quantracmoitruong.gov.vn cao/SOE 2011... · Thu gom và vận chuyển chất thải rắn công nghiệp 68 4.4. Xử lý và tái chế ... 6.1.2. Ô nhiễm

Chương 1:

Tổng quan phát triển kinh tế - xã hội và quản lý chất thải rắn ở Việt Nam

5

Đi cùng các giải pháp đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế và góp phần đảm bảo an sinh xã hội, tỷ lệ hộ nghèo trong thời gian qua cũng đã giảm đáng kể. Năm 2006, số hộ nghèo trong cả nước chiếm 15,5% thì năm 2008, con số này đã giảm xuống còn 13,4%. Tuy nhiên, do chuẩn nghèo mới của Chính phủ tăng lên nên năm 2010 tỷ lệ này là 14,2%.

Chất lượng cuộc sống người dân tốt hơn kéo theo nhu cầu tiêu dùng gia tăng, theo đó, lượng chất thải phát sinh cũng nhiều hơn. Theo đánh giá và nghiên cứu thực tế cho thấy, tính bình quân đầu người, dân số đô thị tiêu dùng tài nguyên thiên nhiên (như năng lượng, vật phẩm, nguyên vật liệu,...) cao gấp 2 - 3 lần so với người dân sinh sống ở nông thôn; chất thải do người dân đô thị thải ra cũng cao gấp 2 - 3 lần người dân nông thôn.

1.2. KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN Ở VIỆT NAM

Trong thập niên 70 - 80 của thế kỷ trước, công tác quản lý CTR được các nhà quản lý quan tâm tập trung chủ yếu vào công tác thu gom và xử lý các loại chất thải phát sinh từ hoạt động sinh hoạt của con người (CTR sinh hoạt). Chính vì vậy, mô hình thu gom, xử lý khi đó cũng mới chỉ hình thành ở mức độ đơn giản. Đơn vị chịu trách nhiệm quản lý, thu gom, vận chuyển và xử lý CTR được giao cho Phòng Quản lý đô thị trực thuộc UBND tỉnh, thành phố với đơn vị chịu trách nhiệm vệ sinh đường phố là các công nhân quét dọn và thu gom rác thải từ các hoạt động sinh hoạt của người dân khu vực đô thị. Chất thải sau đó được tập kết và đổ thải tại nơi quy định.

Trong giai đoạn tiếp theo, cùng với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, các ngành kinh tế bắt đầu được Nhà nước ưu tiên phát triển. Các hoạt động công nghiệp,

Page 20: CHẤT THẢI RẮN - quantracmoitruong.gov.vn cao/SOE 2011... · Thu gom và vận chuyển chất thải rắn công nghiệp 68 4.4. Xử lý và tái chế ... 6.1.2. Ô nhiễm

6

Báo cáo môi trường quốc gia 2011:

Chất thải rắn

nông nghiệp, chăn nuôi và các ngành du lịch, dịch vụ theo đó cũng phát triển mạnh là nguyên nhân phát sinh lượng chất thải ngày càng lớn của các ngành nêu trên. Đi kèm với quá trình phát sinh về khối lượng là tính phức tạp, sự nguy hại về tính chất. Công tác quản lý CTR không còn đơn thuần là quản lý CTR sinh hoạt mà còn bao gồm vấn đề quản lý CTR công nghiệp, xây dựng, y tế, nông nghiệp... Quá trình phát triển đòi hỏi công tác quản lý CTR phát triển tương ứng về cơ chế, chính sách, pháp luật và các nguồn lực.

Nhằm đáp ứng kịp thời yêu cầu thực tế đặt ra, công tác quản lý CTR được điều chỉnh bằng một hệ thống các chính sách, văn bản quy phạm pháp luật quy định khá chi tiết. Song song với đó, hệ thống tổ chức quản lý CTR bắt đầu hình thành và phát triển với các nguyên tắc tương đối cụ thể; căn cứ theo chức năng quản lý và nhiệm vụ được giao, các bộ, ngành liên quan có trách nhiệm quản lý CTR phát sinh của ngành.

Cho đến nay, hoạt động quản lý CTR không chỉ tập trung vào công tác thu gom và tập kết CTR sinh hoạt đô thị đến nơi đổ thải theo quy định. Công tác quản lý CTR hiện nay đã mở rộng hơn, bao gồm từ hoạt động thu gom, vận chuyển, trung chuyển và xử lý CTR hợp vệ sinh, đảm bảo các QCVN và TCVN đặt ra; không những đối với CTR sinh hoạt đô thị, nông thôn mà còn đối với CTR công nghiệp, CTR từ hoạt động sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi và CTR y tế.

Mặc dù hiện nay, công tác quản lý CTR chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu thực tế nhưng cùng với sự phát triển KT-XH, đi cùng với xu hướng phát triển và hội nhập, công tác quản lý CTR đã từng bước được thay đổi, tăng cường để phát huy hơn nữa vai trò và hiệu quả thực hiện.

Page 21: CHẤT THẢI RẮN - quantracmoitruong.gov.vn cao/SOE 2011... · Thu gom và vận chuyển chất thải rắn công nghiệp 68 4.4. Xử lý và tái chế ... 6.1.2. Ô nhiễm

Chương 1:

Tổng quan phát triển kinh tế - xã hội và quản lý chất thải rắn ở Việt Nam

7

1.3. PHÂN LOẠI CHẤT THẢI RẮN VÀ TỶ TRỌNG PHÁT SINH

Việc phân loại CTR có thể thực hiện theo nhiều cách khác nhau. Nếu phân chia theo nguồn gốc phát sinh, có thể chia ra CTR sinh hoạt đô thị, CTR xây dựng, CTR nông thôn, nông nghiệp và làng nghề, CTR công nghiệp, CTR y tế. Mặt khác, nếu phân chia theo tính chất độc hại của CTR thì chia ra làm 2 loại: CTR nguy hại và CTR thông thường. Với mỗi cách phân loại khác nhau, sẽ có những đặc điểm khác nhau về lượng và thành phần CTR.

1.3.1. Phân loại chất thải rắn theo nguồn gốc phát sinh

Quá trình phát sinh CTR gắn liền với quá trình sản xuất, mỗi giai đoạn của quá trình sản xuất đều tạo ra CTR, từ khâu khai thác, tuyển chọn nguyên liệu đến khi tạo ra sản phẩm phục vụ người tiêu dùng (Bảng 1.2).

Bảng 1.2. CTR theo các nguồn phát sinh khác nhau

Nguồn: TCMT tổng hợp

CTR đô thị

CTR

CTR nôngthôn

CTR công

nghiệp

Rác thực phẩm, giấy, vải, da, rác vườn, gỗ, thủy tinh, lon, kim loại, lá cây,..VLXD thải từ xây sửa nhà, đường giao thông, vật liệu thải từ công trường,..

Đồ điện, điện tử hư hỏng, nhựa, túi nylon, pin, săm lốp xe, sơn thừa, đènneon hỏng, bao bì thuốc diệt chuột/ruồi/muỗi,..

Rác thực phẩm, giấy, vải, da, rác vườn, gỗ, thủy tinh, lon, kim loại, lá cây,rơm rạ, cành lá cây, chất thải chăn nuôi,..

Đồ điện, điện tử hư hỏng, nhựa, túi nylon, pin, săm lốp xe, sơn thừa, đènneon hỏng, bao bì thuốc diệt chuột/ruồi/muỗi, bao bì thuốc bảo vệ thựcvật,..

Rác thải sinh hoạt của công nhân trong quá trình sản xuất và sinh hoạt,..

Kim loại nặng, giẻ lau máy, cao su, bao bì đựng hóa chấtđộc hại,..

Chất thải nhà bếp, chất thải từ hoạt động hành chính, bao gói thôngthường,..

Phế thải phẫu thuật, bông, gạc, chất thải bệnh nhân, chất phóng xạ, hóachất độc hại, thuốc quá hạn,..

Nguy hại

NGUỒN PHÁT SINH TÍNH CHẤT LOẠI CHẤT THẢI

y tế

Thôngthường

Nguy hại

Thôngthường

Nguy hại

Thôngthường

Nguy hại

Thôngthường

Page 22: CHẤT THẢI RẮN - quantracmoitruong.gov.vn cao/SOE 2011... · Thu gom và vận chuyển chất thải rắn công nghiệp 68 4.4. Xử lý và tái chế ... 6.1.2. Ô nhiễm

8

Báo cáo môi trường quốc gia 2011:

Chất thải rắn

Hiện nay, số liệu về phát sinh CTR mới chủ yếu được thống kê tại khu vực đô thị và các KCN; ở khu vực nông thôn, hầu như số liệu về CTR chưa được thống kê một cách đầy đủ (chẳng hạn như lượng rơm, rạ thải bỏ từ sản xuất nông nghiệp). Trên phạm vi toàn quốc, từ năm 2003 đến năm 2008, lượng CTR phát sinh trung bình tăng từ 150 - 200%, CTR sinh hoạt đô thị tăng trên 200%, CTR công nghiệp tăng 181% (Bảng 1.3), và còn tiếp tục gia tăng trong thời gian tới. Dự báo của Bộ Xây dựng và Bộ TN&MT, đến năm 2015, khối lượng CTR phát sinh ước đạt khoảng 44 triệu tấn/năm, phát sinh CTR nhiều nhất là ở các đô thị và khu vực công nghiệp (Biểu đồ 1.4).

Theo thống kê các năm gần đây, khoảng 42 - 46% lượng CTR phát sinh là từ các đô thị, khoảng 17% CTR là từ các hoạt động sản xuất công nghiệp; số còn lại là CTR của nông thôn, làng nghề và CTR y tế chỉ chiếm phần nhỏ. Dự báo cho đến năm 2015, tỷ trọng này cho CTR đô thị và CTR công nghiệp sẽ còn tiếp tục tăng lên tương ứng với các con số 50,8 và 22,1 % (Bảng 1.3 và Biểu đồ 1.3).

Biểu đồ 1.4 cho thấy, CTR đô thị, CTR công nghiệp và CTR y tế phát sinh phần lớn ở vùng Đông Nam Bộ và vùng ĐBSH, nơi tập trung các đô thị, các KCN và các cơ sở khám chữa bệnh lớn của tuyến Trung ương. Phát sinh CTR nông thôn chủ yếu là ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long, Duyên hải Trung Bộ và đồng bằng sông Hồng. Còn đối với CTR làng nghề thì nguồn phát sinh chủ yếu là ở vùng đồng bằng sông Hồng, nơi tập trung phần lớn các làng nghề của toàn quốc.

Biểu đồ 1.3. Thành phần CTR toàn quốc năm 2008 và xu hướng thay đổi trong thời gian tới

Nguồn: Viện Quy hoạch Đô thị và Nông thôn, Bộ Xây dựng, 2010

Nguồn: Báo cáo Diễn biến Môi trường Việt Nam năm 2004; Viện Quy hoạch Đô thị - Nông thôn, Bộ Xây dựng, 2010

Loại CTRĐơn vị

tínhNăm 2003 Năm 2008

CTR đô thị tấn/năm 6.400.000 12.802.000

CTR công nghiệp tấn/năm 2.638.400 4.786.000

CTR y tế tấn/năm 21.500 179.000

CTR nông thôn tấn/năm 6.400.000 9.078.000

CTR làng nghề tấn/năm 774.000 1.023.000

Bảng 1.3. Lượng chất thải phát sinh năm 2003 và năm 2008

Biểu đồ 1.4. Hiện trạng phát sinh CTR theo các vùng kinh tế của nước ta và dự báo trong thời gian tới

Nguồn: Viện Quy hoạch Đô thị và Nông thôn, Bộ Xây dựng, 2010

0

0

Page 23: CHẤT THẢI RẮN - quantracmoitruong.gov.vn cao/SOE 2011... · Thu gom và vận chuyển chất thải rắn công nghiệp 68 4.4. Xử lý và tái chế ... 6.1.2. Ô nhiễm

Chương 1:

Tổng quan phát triển kinh tế - xã hội và quản lý chất thải rắn ở Việt Nam

9

1.3.2. Phân loại chất thải rắn theo tính chất độc hại

Chất thải rắn thông thường

Năm 2009, theo kết quả khảo sát của Tổng cục Môi trường, lượng CTR thông thường phát sinh trong cả nước vào khoảng 28 triệu tấn/năm, trong đó, CTR công nghiệp thông thường là 6,88 triệu tấn/năm, CTR sinh hoạt vào khoảng 19 triệu tấn/năm, CTR y tế thông thường vào khoảng 2,12 triệu tấn/năm.

Chất thải nguy hại

Trong giai đoạn hiện nay, lượng chất thải không ngừng gia tăng tạo sức ép rất lớn đối với công tác BVMT. Theo kết quả thống kê, năm 2003 lượng CTNH phát sinh vào khoảng 160 nghìn tấn và dự báo sẽ tăng lên 500 nghìn tấn vào năm 2010. Nhưng thực tế đến năm 2009, theo báo cáo của 35/63 tỉnh thành phố, lượng CTNH phát sinh từ các địa phương này đã vào khoảng 700 nghìn tấn. Năm 2009, lượng CTNH được thu gom, vận chuyển, xử lý bởi các đơn vị hành nghề quản lý CTNH liên tỉnh do Tổng cục Môi trường cấp phép là hơn 100 nghìn tấn (chỉ đáp ứng một phần nhỏ trong tổng lượng phát sinh). Phát sinh CTNH rất đa dạng về nguồn và chủng loại trong khi công tác phân loại tại nguồn còn yếu dẫn đến khó khăn trong công tác quản lý và xử lý.

Chất thải công nghiệp tại Việt Nam chiếm khoảng từ 13% - 20% tổng lượng chất thải, trong số đó, CTNH chiếm khoảng 18% tổng số chất thải công nghiệp.

CTNH còn phát sinh từ các hoạt động sản xuất nông nghiệp như các vỏ chai lọ hóa chất, phân bón, thuốc BVTV,... sau quá trình sử dụng, thậm chí tiện thể vứt ở ngay bờ ruộng, góc vườn hoặc nguy hiểm hơn, có

Khung 1.1. Xu hướng thay đổi về thành phần CTR

Sự thay đổi thành phần CTR có ý nghĩa rất quan trọng trong việc hoạch định kế hoạch quản lý CTR. Tại các nước phát triển, 4 thành phần CTR có xu hướng thay đổi lớn: chất thải từ thực phẩm thừa, giấy, nilon - nhựa và vải;

Chất thải thực phẩm: sự phát triển của ngành công nghiệp chế biến và đóng gói thực phẩm có ảnh hưởng lớn đến sự thay đổi lượng chất thải thực phẩm. Cộng đồng cũng đã ý thức về các vấn đề liên quan đến môi trường nhiều hơn, xu hướng sử dụng thực phẩm công nghiệp đã gia tăng đáng kể;

Giấy: chất thải giấy tăng nhanh do 2 nguyên nhân chính: (1) chủ trương và nhu cầu phát triển nhanh, mạnh của nền giáo dục, nhu cầu của người dân trong hưởng thụ văn hóa như đọc sách, báo,..(2) ngành công nghiệp đóng gói hàng hoá cho tiêu dùng và xuất khẩu phát triển mạnh làm gia tăng thành phần thải;

Nilon - Nhựa các loại: với tốc độ và xu hướng phát triển nhanh, ngành công nghiệp đóng gói, công nghiệp sản xuất các mặt hàng nhựa đã làm gia tăng khối lượng nhựa trong CTR;

Vải: thành phần chất thải này rất khó dự đoán, tuy nhiên nó có thể sẽ tăng lên trong thời gian tới khi nhu cầu may mặc của người dân tăng cao cũng như sự đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng này.

Nguồn: TCMT tổng hợp

Page 24: CHẤT THẢI RẮN - quantracmoitruong.gov.vn cao/SOE 2011... · Thu gom và vận chuyển chất thải rắn công nghiệp 68 4.4. Xử lý và tái chế ... 6.1.2. Ô nhiễm

10

Báo cáo môi trường quốc gia 2011:

Chất thải rắn

trường hợp còn vứt bừa bãi ngay đầu nguồn nước sinh hoạt. Tổng số các loại hoá phẩm nông nghiệp hiện được lưu giữ có thể hơn 37 nghìn tấn, trong đó có 53% được lưu giữ tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Bên cạnh các kho lưu giữ, theo điều tra tại 39 tỉnh thành trong cả nước thì có đến hơn 730 nghìn hoá phẩm nông nghiệp không nhãn mác, bao gồm các chai lọ bằng nhựa, thuỷ tinh hay kim loại. Những hoá phẩm này hiện đang thải bỏ không đúng cách hoặc vẫn được sử dụng.

Trong hoạt động y tế, lượng CTR y tế phát sinh hiện vào khoảng 350 tấn/ngày. Chất thải y tế được chia làm 5 loại gồm: chất thải lâm sàng, chất thải phóng xạ, chất thải hoá học, các bình khí có áp suất và chất thải sinh hoạt thông thường. CTR y tế nguy hại chiếm tỉ trọng khoảng 20 - 25% tổng lượng phát sinh trong các cơ sở y tế (Biểu đồ 1.5). Đó là chất thải có tính lây nhiễm như máu, dịch, chất tiết, bộ phận cơ thể, vật sắc nhọn, chất thải hóa học, dược phẩm, chất thải phóng xạ và các bình áp suất có khả năng cháy nổ.

Biểu đồ 1.5. Thành phần CTR y tế theo tính chất nguy hạiNguồn: TCMT tổng hợp, 2011

Page 25: CHẤT THẢI RẮN - quantracmoitruong.gov.vn cao/SOE 2011... · Thu gom và vận chuyển chất thải rắn công nghiệp 68 4.4. Xử lý và tái chế ... 6.1.2. Ô nhiễm
Page 26: CHẤT THẢI RẮN - quantracmoitruong.gov.vn cao/SOE 2011... · Thu gom và vận chuyển chất thải rắn công nghiệp 68 4.4. Xử lý và tái chế ... 6.1.2. Ô nhiễm

Chương 2:

Chất thải rắn ở đô thị

13

2.1. PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ Ở VIỆT NAM

Quá trình đô thị hóa ở Việt Nam đang diễn ra rất mạnh mẽ, rất nhiều đô thị được chuyển từ đô thị loại thấp lên đô thị loại cao và nhiều đô thị mới được hình thành. Nếu năm 2000, nước ta có 649 đô thị thì năm 2005, con số này là 715 đô thị và đã tăng lên thành 755 đô thị lớn nhỏ vào giữa năm 2011 (Bộ Xây dựng, 2011). Đô thị phát triển kéo theo vấn đề di dân từ nông thôn ra thành thị. Năm 2009, dân số đô thị là 25,59 triệu người (chiếm 29,74% tổng dân số cả nước), đến năm 2010, dân số đô thị đã lên đến 26,22 triệu người (chiếm 30,17% tổng số dân cả nước) (TCTK, 2011). Dự báo, đến năm 2015 dân số đô thị là 35 triệu người chiếm 38% dân số cả nước, năm 2020 là 44 triệu người chiếm 45% dân số cả nước và năm 2025 là 52 triệu người chiếm 50% dân số cả nước1.

1 Quyết định số 445/QĐ-TTg ngày 07/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc Định hướng Quy hoạch tổng thể phát triển đô thị Việt Nam đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2050.

Chương 2.

CHẤT THẢI RẮN Ở ĐÔ THỊ

Bảng 2.1. Số lượng đô thị các loại qua các năm từ 2005 - 2025

Năm Loại đặc biệt

Loại 1 (Thành phố)

Loại 2 (Thành phố)

Loại 3 (Thành phố)

Loại 4 (Thị xã)

Loại 5 (Thị trấn,

thị tứ)Tổng

2005 2 4 14 22 52 621 7152007 2 4 13 43 36 631 7292010 2 9 13 43 43 624 7342011* 2 10 12 47 50 634 7552015 2 9 23 65 79 687 8702025 17 20 81 122 - 1.000

Ghi chú: (*) Số liệu từ Cục Phát triển đô thị, Bộ Xây dựng tháng 06/2011.

Nguồn: TCTK, 2011; Quyết định 445/QĐ-TTg ngày 7/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ về Định hướng

Quy hoạch tổng thể phát triển đô thị Việt Nam đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2050

Page 27: CHẤT THẢI RẮN - quantracmoitruong.gov.vn cao/SOE 2011... · Thu gom và vận chuyển chất thải rắn công nghiệp 68 4.4. Xử lý và tái chế ... 6.1.2. Ô nhiễm

Báo cáo môi trường quốc gia 2011:

Chất thải rắn

14

Cả nước có 2 đô thị loại đặc biệt (Hà Nội, Tp. HCM); 3 đô thị loại 1 trực thuộc Trung ương (Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ); 7 đô thị loại 1 trực thuộc tỉnh (Hạ Long, Huế, Vinh, Đà Lạt, Nha Trang, Quy Nhơn, Buôn Ma Thuột); 12 đô thị loại 2 (Biên Hòa, Cà Mau, Hải Dương, Long Xuyên, Mỹ Tho, Nam Định, Phan Thiết, Pleiku, Thái Nguyên, Thanh Hóa, Việt Trì, Vũng Tàu); 47 đô thị loại 3; 50 đô thị loại 4 và hơn 630 đô thị loại 5.

Tốc độ đô thị hóa diễn ra nhanh chóng đã trở thành nhân tố tích cực đối với phát triển KT-XH của đất nước. Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích về KT-XH, đô thị hóa nhanh đã tạo ra sức ép về nhiều mặt, dẫn đến suy giảm chất lượng môi trường và phát triển không bền vững. Các hoạt động sản xuất, sinh hoạt tăng theo và lượng chất thải cũng tăng theo. Tính bình quân người dân đô thị tiêu dùng năng lượng, đồ tiêu dùng, thực phẩm,... cao gấp 2 - 3 lần người dân nông thôn kéo theo lượng rác thải của người dân đô thị cũng gấp 2 - 3 lần người dân nông thôn.

Dân số đô thị nước ta phân bố không đồng đều và có sự khác biệt lớn theo vùng. Tính đến năm 2010, dân số đô thị khu vực Đông Nam Bộ cao nhất cả nước với 8,35 triệu người, tiếp theo đó là vùng Đồng bằng sông Hồng với 5,86 triệu người, khu vực có số dân đô thị ít nhất là Tây Nguyên với 1,5 triệu người. Mật độ dân số theo đó cũng cao chủ yếu ở 3 vùng kinh tế lớn là Đồng bằng sông Hồng (939 người/km2), Đông Nam Bộ (617 người/km2) và Đồng bằng sông Cửu Long (426 người/km2) (mật độ dân số trung bình toàn quốc vào khoảng 263 người/km2). Những con số trên cho thấy, phát sinh CTR đô thị sẽ tập trung phần lớn ở vùng Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Hồng (Biểu đồ 2.1).

Biểu đồ 2.1. Dân số đô thị nước ta theo các vùng kinh tế giai đoạn 2006 - 2010

Nguồn: TCTK, 2011

Page 28: CHẤT THẢI RẮN - quantracmoitruong.gov.vn cao/SOE 2011... · Thu gom và vận chuyển chất thải rắn công nghiệp 68 4.4. Xử lý và tái chế ... 6.1.2. Ô nhiễm

Chương 2:

Chất thải rắn ở đô thị

15

2.2. PHÁT SINH CHẤT THẢI RẮN Ở ĐÔ THỊ

Quá trình phát sinh CTR luôn đi đôi với quá trình sản xuất và sinh hoạt của con người. Đã có nhiều đề tài nghiên cứu về CTR đô thị, tuy nhiên, các số liệu thống kê từ các đề tài nghiên cứu chưa được thống nhất.

2.2.1. Các nguồn phát sinh chất thải rắn ở đô thị

Phát sinh CTR ở đô thị chủ yếu là CTR sinh hoạt chiếm khoảng 60 - 70% lượng CTR phát sinh, tiếp theo là CTR xây dựng, CTR công nghiệp, CTR y tế,...

CTR ở đô thị bao gồm:

- CTR sinh hoạt: phát sinh chủ yếu từ các hộ gia đình, các khu tập thể, chất thải đường phố, chợ, các trung tâm thương mại, văn phòng, các cơ sở nghiên cứu, trường học,...

TT Loại chất thải Khối lượng phát sinh (tấn/ngày)

Thành phần chính Biện pháp xử lý

1 CTR sinh hoạt ~ 6.500

Chất vô cơ: gạch đá vụn, tro xỉ than tổ ong, sành sứ...

Chất hữu cơ: rau củ quả, rác nhà bếp...

Các chất còn lại

Chôn lấp hợp vệ sinh Sản xuất phân hữu cơ vi sinh: 60 tấn/ngày.

Tái chế: 10%, tự phát tại các làng nghề.

2CTR công nghiệp ~1.950 Cặn sơn, dung môi, bùn thải công

nghiệp, giẻ dính dầu mỡ, dầu thải...

Một phần được xử lý tại Khu xử lý chất thải Công nghiệp

3 CTR y tế ~15 Bông băng, dụng cụ y tế nhiễm khuẩn

Xử lý bằng công nghệ lò đốt Delmonego 200 - Italia: 100%

Bảng 2.2. Các loại CTR đô thị của Hà Nội năm 2011

Nguồn: URENCO Hà Nội, 2011

Page 29: CHẤT THẢI RẮN - quantracmoitruong.gov.vn cao/SOE 2011... · Thu gom và vận chuyển chất thải rắn công nghiệp 68 4.4. Xử lý và tái chế ... 6.1.2. Ô nhiễm

Báo cáo môi trường quốc gia 2011:

Chất thải rắn

16

- CTR xây dựng: phát sinh từ các công trình xây dựng, sửa chữa hạ tầng;

- CTR công nghiệp: phát sinh từ các cơ sở công nghiệp nằm trong đô thị, hoặc từ các KCN;

- CTR y tế: phát sinh từ các bệnh viện, các cơ sở khám chữa bệnh;

- CTR điện tử: phát sinh từ các hoạt động sinh hoạt của con người như: đồ điện tử cũ hỏng bị loại bỏ,..

2.2.2. Lượng phát sinh chất thải rắn đô thị

Tổng lượng CTR sinh hoạt ở các đô thị phát sinh trên toàn quốc tăng trung bình 10 ÷ 16 % mỗi năm. Tại hầu hết các đô thị, khối lượng CTR sinh hoạt chiếm khoảng 60 - 70% tổng lượng CTR đô thị (một số đô thị tỷ lệ này lên đến 90%).

Chỉ số phát sinh CTR đô thị bình quân đầu người tăng theo mức sống. Năm 2007, chỉ số CTR sinh hoạt phát sinh bình quân đầu người tính trung bình cho các đô thị trên phạm vi toàn quốc vào khoảng 0,75 kg/người/ngày (Bảng 2.3). Năm 2008, theo Bộ Xây dựng

Khung 2.1. Một loạt các đô thị được nâng cấp trong vài năm gần đây

Tổng khối lượng CTR đô thị phát sinh vào khoảng 8.700 - 8.900 tấn/ngày, trong đó, CTR xây dựng (xà bần) chiếm khoảng 1.200 - 1.500 tấn/ngày và CTR sinh hoạt trung bình từ 6.200 - 6.700 tấn/ngày. Ước tính tỷ lệ gia tăng khoảng 8 - 10%/năm.

Một số loại CTR đô thị như: rác khu thương mại, xà bần, rác công nghiệp,... trước đây ít thì những năm gần đây mức độ tăng (khối lượng và thành phần chất thải) ngày càng cao. Tỷ trọng nguồn phát sinh cụ thể như sau:

- Rác hộ dân chiếm tỉ trọng 57,91% tổng lượng rác.

- Rác đường phố chiếm tỉ trọng 14,29% tổng lượng rác.

- Rác công sở chiếm tỉ trọng 2,8% tổng lượng rác.

- Rác chợ chiếm tỉ trọng 13% tổng lượng rác.

- Rác thương nghiệp chiếm tỉ trọng 12% tổng lượng rác.

Thành phần chủ yếu trong CTR đô thị là chất hữu cơ (rác thực phẩm), chiếm tỷ lệ khá cao từ 60 - 75% / tổng khối lượng chất thải.

Nguồn: Sở TN&MT Tp. HCM, 2011

Nội dung 2007 2008 2009 2010

Dân số đô thị (triệu người) 23,8 27,7 25,5 26,22

% dân số đô thị so với cả nước 28,20 28,99 29,74 30,2

Chỉ số phát sinh CTR đô thị (kg/người/ngày) ~ 0,75 ~ 0,85 0,95 1,0

Tổng lượng CTR đô thị phát sinh (tấn/ngày) 17.682 20.849 24.225 26.224

Bảng 2.3. CTR đô thị phát sinh các năm 2007 - 2010

Nguồn: TCMT tổng hợp, 2011

Page 30: CHẤT THẢI RẮN - quantracmoitruong.gov.vn cao/SOE 2011... · Thu gom và vận chuyển chất thải rắn công nghiệp 68 4.4. Xử lý và tái chế ... 6.1.2. Ô nhiễm

Chương 2:

Chất thải rắn ở đô thị

17

thì chỉ số này là 1,45 kg/người/ngày, lớn hơn nhiều so với ở nông thôn là 0,4 kg/người/ngày. Tuy nhiên, theo Báo cáo của các địa phương năm 2010 thì chỉ số phát sinh CTR sinh hoạt đô thị trung bình trên đầu người năm 2009 của hầu hết các địa phương đều chưa tới 1,0 kg/người/ngày. Các con số thống kê về lượng phát sinh CTR sinh hoạt đô thị không thống nhất là một trong những thách thức cho việc tính toán và dự báo lượng phát thải CTR đô thị ở nước ta.

Kết quả điều tra tổng thể năm 2006 - 2007 đã cho thấy, lượng CTR đô thị phát sinh chủ yếu tập trung ở hai đô thị đặc biệt là Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh, chiếm tới 45,24% tổng lượng CTR sinh hoạt phát sinh từ tất cả các đô thị tương ứng khoảng 8.000 tấn/ngày (2,92 triệu tấn/năm) (Biểu đồ 2.2). Tuy nhiên, cho đến thời điểm hiện tại, tổng lượng và chỉ số phát sinh CTR đô thị của đô thị đặc biệt và đô thị loại 1 hiện nay đã tăng lên rất nhiều. Nguyên nhân của sự gia tăng này là do Thủ đô Hà Nội sau khi điều chỉnh địa giới hành chính thì lượng CTR đô thị phát sinh đã lên đến 6.500 tấn/ngày (con số của năm 2007 là 2.600 tấn/ngày), bên cạnh đó, số đô thị loại 1 đã tăng lên 10 đô thị (trong khi năm 2007 là 4 đô thị loại 1).

Trong các vùng trọng điểm, vùng Đông Nam Bộ (bao trùm cả KTTĐ phía Nam) là nơi có lượng CTR đô thị nhiều nhất, tiếp đến là vùng Đồng bằng sông Hồng (bao trùm cả vùng KTTĐ Bắc Bộ), ít nhất là khu vực Tây Nguyên (Biểu đồ 2.3).

Bảng 2.4. Lượng CTR sinh hoạt phát sinh ở các đô thị Việt Nam năm 2007

Biểu đồ 2.2. Tỷ lệ phát sinh CTR sinh hoạt tại các đô thị Việt Nam năm 2007

Nguồn: Dự án “Xây dựng mô hình và triển khai thí điểm việc phân loại, thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt cho các khu đô thị mới”,

Cục BVMT, 2008

Nguồn: Kết quả khảo sát năm 2006, 2007 và Báo cáo của các Sở TN&MT

STT Loại đô thị

Chỉ số CTR sinh hoạt bình quân

đầu người (kg/người/ngày)

Lượng CTR đô thị phát sinh

Tấn/ngày Tấn/năm

1 Đặc biệt

0,96 8.000 2.920.000

2 Loại 1 0,84 1.885 688.025

3 Loại 2 0,72 3.433 1.253.045

4 Loại 3 0,73 3.738 1.364.370

5 Loại 4 0,65 626 228.490

Tổng cộng: 17.682 6.453.930

Page 31: CHẤT THẢI RẮN - quantracmoitruong.gov.vn cao/SOE 2011... · Thu gom và vận chuyển chất thải rắn công nghiệp 68 4.4. Xử lý và tái chế ... 6.1.2. Ô nhiễm

Báo cáo môi trường quốc gia 2011:

Chất thải rắn

18

Chỉ số phát sinh CTR sinh hoạt tính bình quân trên đầu người lớn nhất xảy ra ở các đô thị phát triển du lịch như các thành phố: Hạ Long, Hội An, Đà Lạt, Ninh Bình,.. Các đô thị có chỉ số phát sinh CTR sinh hoạt tính bình quân đầu người thấp nhất là Tp. Đồng Hới (Quảng Bình), Thị xã Gia Nghĩa, Thị xã Kon Tum, Thị xã Cao Bằng (Bảng 2.5). Biểu đồ 2.3. Hiện trạng phát sinh CTR theo các vùng

kinh tế của nước ta các năm 2003, 2008 và dự báo cho năm 2015

Nguồn: Viện Quy hoạch Đô thị và Nông thôn, Bộ Xây dựng 2010

Cấp đô thị Đô thị

CTR sinh hoạt bình quân đầu người (kg/

người/ngày)

Cấp đô thị Đô thị

CTR sinh hoạt bình quân đầu người (kg/

người/ngày)Đô thị

loại đặc biệt

Hà Nội 0,9 Đô thị loại 3:

Thành phố

Đồng Hới 0,31Hồ Chí Minh 0,98 Đông Hà 0,6

Đô thị loại 1: Thành phố

Hải Phòng 0,70 Hội An 1,08Hạ Long 1,38 Bảo Lộc 0,9Đà Nẵng 0,83 Kon Tum 0,35

Huế 0,67 Vĩnh Long 0,9Nha Trang >0,6 Long An 0,7

Đà Lạt 1,06 Bạc Liêu 0,73Quy Nhơn 0,9 Đô thị

loại 4: Thị xã

Tuần Giáo (Điện Biên) 0,7Buôn Ma Thuột 0,8 Sông Công

(Thái Nguyên)>0,5

Đô thị loại 2: Thành phố

Thái Nguyên >0,5 Từ Sơn (Bắc Ninh) >0,7Việt Trì 1,1 Lâm Thao (Phú Thọ) 0,5

Ninh Bình 1,30 Cam Ranh (Khánh Hòa)

>0,6

Mỹ Tho 0,72 Gia Nghĩa (Đắk Nông) 0,35Đô thị loại 3:

Thành phố

Điện Biên Phủ 0,8 Đồng Xoài (Bình Phước)

0,91

Cao Bằng 0,38 Gò Công (Tiền Giang) 0,73Bắc Ninh >0,7 Ngã Bảy (Hậu Giang) >0,62Thái Bình >0,6 Đô thị

loại 5 Thị trấn,

Thị tứ

Tủa Chùa (Điện Biên) 0,6Phú Thọ 0,5 Tiền Hải (Thái Bình) >0,6

Bảng 2.5. Chỉ số phát sinh CTR sinh hoạt bình quân đầu người của các đô thị năm 2009

Nguồn: Báo cáo Nghiên cứu quản lý CTR tại Việt Nam, JICA, 3/2011; Báo cáo HTMT của các địa phương, 2010

Page 32: CHẤT THẢI RẮN - quantracmoitruong.gov.vn cao/SOE 2011... · Thu gom và vận chuyển chất thải rắn công nghiệp 68 4.4. Xử lý và tái chế ... 6.1.2. Ô nhiễm

Chương 2:

Chất thải rắn ở đô thị

19

Lượng CTR đô thị tăng mạnh ở các đô thị lớn như Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh, Tp. Đà Nẵng, nơi có tốc độ đô thị hóa, công nghiệp hóa tăng nhanh. Còn một số đô thị nhỏ như Thái Bình, Nam Định, Vĩnh Long, Tiền Giang, Sóc Trăng,... tăng không nhiều do tốc độ đô thị hóa không cao (Biểu đồ 2.4).

Tỷ lệ CTR gia tăng cao tập trung ở các đô thị đang có xu hướng mở rộng, phát triển mạnh cả về quy mô lẫn dân số và các KCN như các đô thị tỉnh Phú Thọ (19,9%), Phủ Lý (17,3%), Hưng Yên (12,3%), Rạch Giá (12,7%), Cao Lãnh (12,5%)... Các đô thị khu vực Tây Nguyên có tỷ lệ CTR gia tăng đồng đều hàng năm với tỷ lệ ít hơn (khoảng 5%).

Khung 2.2. Phát sinh CTR đô thị năm 2010 tại Hà Nội

Khối lượng CTR trên địa bàn Thủ đô tăng trung bình 15%/năm. Ước tính, tỷ lệ thu gom chất thải sinh hoạt ở các quận nội thành đạt khoảng 95%, các huyện ngoại thành chỉ đạt 60%; lượng CTR công nghiệp được thu gom đạt 85 - 90% và CTNH mới chỉ đạt khoảng 60 - 70%. Việc xử lý, tiêu hủy, tái chế CTR hiện chủ yếu vẫn dựa vào chôn lấp tại bãi rác Nam Sơn (Sóc Sơn), Xuân Sơn (Sơn Tây), Kiêu Kỵ (Gia Lâm), Núi Thoong (Chương Mỹ) và nhà máy xử lý rác ở Cầu Diễn, nhà máy đốt rác ở Sơn Tây.

Nguồn: Báo cáo “Quản lý CTR sinh hoạt tại Hà Nội - Hiện trạng và giải pháp, URENCO Hà Nội, 13/5/2011

Khung 2.3. Phát sinh CTR đô thị năm 2009 tại Thái Nguyên

Khối lượng chất thải phát sinh trên địa bàn vào khoảng 354 tấn/ngày, trong đó thu gom khoảng 150 tấn/ngày. CTR phát sinh được thu gom và xử lý bằng công nghệ chôn lấp, đốt là chủ yếu.

Tỉnh Thái Nguyên hiện đang thực hiện các dự án: Xây dựng 3 Nhà máy xử lý, chế biến CTR tại Thị xã Sông Công, huyện Phổ Yên và Đồng Hỷ; Hỗ trợ quản lý CTR sinh hoạt và chất thải y tế cấp huyện; khắc phục ô nhiễm môi trường tại bãi rác Thịnh Đức,..

Nguồn: Báo cáo tình hình thực hiện đề án tổng thể bảo vệ và phát triển bền vững môi trường sinh thái, cảnh quan lưu vực sông Cầu - tỉnh Thái Nguyên, Sở TN&MT tỉnh Thái Nguyên, 2011

Ghi chú: Số liệu của Hà Nội năm 2010 là số liệu tính tại thời điểm tháng 3/2011Biểu đồ 2.4. Lượng phát sinh CTR đô thị của một số tỉnh, thành phố qua các năm 2005 - 2010

Nguồn: Báo cáo HTMT, Sở TN&MT các địa phương, 2010

Page 33: CHẤT THẢI RẮN - quantracmoitruong.gov.vn cao/SOE 2011... · Thu gom và vận chuyển chất thải rắn công nghiệp 68 4.4. Xử lý và tái chế ... 6.1.2. Ô nhiễm

Báo cáo môi trường quốc gia 2011:

Chất thải rắn

20

2.2.3. Thành phần chất thải rắn đô thị

Thành phần CTR sinh hoạt phụ thuộc vào mức sống ở một số đô thị. Mức sống, thu nhập khác nhau giữa các đô thị đóng vai trò quyết định trong thành phần CTR sinh hoạt (Bảng 2.6).

Trong thành phần rác thải đưa đến các bãi chôn lấp, thành phần rác có thể sử dụng làm nguyên liệu sản xuất phân hữu cơ rất cao từ 54 - 77,1%; tiếp theo là thành phần nhựa: 8 - 16%; thành phần kim loại đến 2%; CTNH bị thải lẫn vào chất thải sinh hoạt nhỏ hơn 1%.

Bảng 2.6. CTR phát sinh tại một số tỉnh, thành phố năm 2010

Nguồn: TCMT, 2011

Loại đô thị, Vùng Đơn vị hành chính

Lượng CTR sinh hoạt phát sinh

(tấn/ngày)

Đô thị loại đặc biệt

Thủ đô Hà Nội 6,500

Tp. Hồ Chí Minh 7,081

Đô thị loại 1Tp. Đà Nẵng 805

Tp. Huế và huyện lỵ 225

Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung

Quảng Nam 298

Quảng Ngãi 262

Bình Định 372

Phú Yên 142

Khánh Hoà 486

Ninh Thuận 164

Bình Thuận 594

Tây Nguyên

Kon Tum 166

Gia Lai 344

Đắk Lắk 246

Đắk Nông 69

Lâm Đồng 459

Loại đô thị, Vùng Đơn vị hành chính

Lượng CTR sinh hoạt phát sinh

(tấn/ngày)

Đông Nam Bộ

Bình Phước 158

Tây Ninh 134

Bình Dương 378

Đồng Nai 773

Bà Rịa - Vũng Tàu 456

ĐBSCL

Long An 179

Tiền Giang 230

Bến Tre 135

Trà Vinh 124

Vĩnh Long 137

Đồng Tháp 209

An Giang 562

Kiên Giang 376

Cần Thơ 876

Hậu Giang 105

Sóc Trăng 252

Bạc Liêu 207

Cà Mau 233

Page 34: CHẤT THẢI RẮN - quantracmoitruong.gov.vn cao/SOE 2011... · Thu gom và vận chuyển chất thải rắn công nghiệp 68 4.4. Xử lý và tái chế ... 6.1.2. Ô nhiễm

Chương 2:

Chất thải rắn ở đô thị

21

TTLoại chất thải

Hà Nội

(Nam Sơn)

Hà Nội (Xuân Sơn)

Hải Phòng (Tràng Cát)

Hải Phòng (Đình Vũ)

Huế (Thủy Phương)

Đà Nẵng (Hòa

Khánh)

HCM (Đa Phước)

HCM (Phước Hiệp)

Bắc Ninh (Thị

trấn Hồ)

1 Rác hữu cơ 53,81 60,79 55,18 57,56 77,1 68,47 64,50 62,83 56,90

2 Giấy 6,53 5,38 4,54 5,42 1,92 5,07 8,17 6,05 3,73

3 Vải 5,82 1,76 4,57 5,12 2,89 1,55 3,88 2,09 1,07

4 Gỗ 2,51 6,63 4,93 3,70 0,59 2,79 4,59 4,18 -

5 Nhựa 13,57 8,35 14,34 11,28 12,47 11,36 12,42 15,96 9,65

6 Da và cao su 0,15 0,22 1,05 1,90 0,28 0,23 0,44 0,93 0,20

7 Kim loại 0,87 0,25 0,47 0,25 0,40 1,45 0,36 0,59 -

8 Thủy tinh 1,87 5,07 1,69 1,35 0,39 0,14 0,40 0,86 0,58

9 Sành sứ 0,39 1,26 1,27 0,44 0,79 0,79 0,24 1,27 -

10 Đất và cát 6,29 5,44 3,08 2,96 1,70 6,75 1,39 2,28 27,85

11 Xỉ than 3,10 2,34 5,70 6,06 - 0,00 0,44 0,39 -

12 Nguy hại 0,17 0,82 0,05 0,05 - 0,02 0,12 0,05 0,07

13 Bùn 4,34 1,63 2,29 2,75 1,46 1,35 2,92 1,89 -

14 Các loại khác 0,58 0,05 1,46 1,14 - 0,03 0,14 0,04 -

Tổng 100 100 100 100 100 100 100 100

Bảng 2.7. Thành phần CTR sinh hoạt tại đầu vào của các bãi chôn lấp của một số địa phương: Hà Nội, Hải Phòng, Huế, Đà Nẵng, Tp. HCM (1) và Bắc Ninh (2) năm 2009 - 2010

Nguồn: (1) Báo cáo Nghiên cứu quản lý CTR tại Việt Nam, JICA, 3/2011 (2) Báo cáo Dự án Tổng hợp, xây dựng các mô hình thu gom, xử lý rác thải cho các thị trấn, thị tứ, cấp huyện, cấp xã, 2006 - 2008

Page 35: CHẤT THẢI RẮN - quantracmoitruong.gov.vn cao/SOE 2011... · Thu gom và vận chuyển chất thải rắn công nghiệp 68 4.4. Xử lý và tái chế ... 6.1.2. Ô nhiễm

Báo cáo môi trường quốc gia 2011:

Chất thải rắn

22

Túi nilon

Ở nước ta, các loại túi nilon được sử dụng tràn lan trong các hoạt động sinh hoạt xã hội, chủ yếu là loại túi siêu mỏng, khi thải bỏ rất khó thu gom toàn bộ. Chất thải là túi nilon chiếm khối lượng khá lớn trong thành phần nhựa thải. Các túi nilon này nhỏ, mỏng, ít có giá trị đối với người thu gom, tái chế nên tồn tại khá nhiều trong các bãi chôn lấp và hầu như không bị phân hủy. Các túi nilon nếu bị đốt ở bãi rác hở sẽ gây ô nhiễm môi trường không khí do phát thải các khí ô nhiễm như HCl, VOC, Dioxin, Furan,... Nếu tính trung bình, mỗi hộ gia đình ở đô thị thải khoảng 3 ÷ 10 túi nilon các loại/ngày (ước trung bình mỗi người thải ra 0,2 ÷ 1 túi nilon/người/ngày, với dân số đô thị năm 2010 là 26,2 triệu người) thì lượng nhựa là túi nilon thải ra mỗi ngày ở các đô thị là vào khoảng 10,48 ÷ 52,4 tấn nhựa/ngày (ước tính 500 túi/kg).

Hiện chưa có số liệu thống kê chính thức về lượng túi nilon được sử dụng ở Việt Nam nhưng đã có một số khảo sát, ước tính về số lượng này. Tuy có sự khác nhau về con số nhưng ấn tượng chung là rất lớn và chưa được quản lý ở hầu hết tất cả các khâu của vòng đời túi nilon: từ sản xuất, lưu thông phân phối, sử dụng cho đến thải bỏ, thu gom, xử lý.

Chất thải rắn xây dựng

Đi cùng quá trình đô thị hóa, tổng diện tích nhà ở xây mới ở đô thị năm 2008 là 28,86 triệu m2 (Báo cáo HTMT ngành Xây dựng, 2008). Mức độ đô thị hóa tăng cao, các công trình xây dựng tăng nhanh ở các đô thị lớn của cả nước và của vùng miền nên lượng chất thải xây dựng cũng tăng rất nhanh, chiếm khoảng 10 ÷ 15% CTR đô thị.

Trong năm 2009, ước tính mỗi ngày có khoảng 1.000 tấn CTR xây dựng ở Thủ đô

Khung 2.4. Tình hình phát thải bao bì nilon khó phân hủy hiện nay

Kết quả khảo sát của Cục Kiểm soát ô nhiễm (TCMT) đối với 263 người sinh sống tại 5 tỉnh/thành phố đại diện cho 3 vùng miền cho thấy gần 50% số hộ sử dụng hơn 8 bao bì nilon 1 ngày; 35,1% số hộ sử dụng trên 10 bao bì.

Tính trung bình mỗi hộ 223 bao bì một tháng, tương đương với 1 kg bao bì một tháng, trong đó đến 98,7 % là bao bì nilon khó phân hủy.

Số liệu của Quỹ tái chế Tp. Hồ Chí Minh, một ngày, thành phố tiêu thụ 5 - 9 triệu bao nilon tương đương với 34 - 60 tấn/ngày.

Hệ thống Siêu thị Maxi Mart tiêu thụ 10 tấn túi nilon/tháng; Big C tiêu thụ 20 tấn/tháng.

Chợ Đồng Xuân, mỗi hộ kinh doanh tiêu thụ 200 - 300 túi/ngày để gói hàng.

Nguồn: Các biện pháp giảm phát thải bao bì nilon khó phân hủy tại Việt Nam, Tạp chí Môi trường, 10/2011

Page 36: CHẤT THẢI RẮN - quantracmoitruong.gov.vn cao/SOE 2011... · Thu gom và vận chuyển chất thải rắn công nghiệp 68 4.4. Xử lý và tái chế ... 6.1.2. Ô nhiễm

Chương 2:

Chất thải rắn ở đô thị

23

Hà Nội và 2.000 tấn rác thải xây dựng tại thành phố Hồ Chí Minh được thải bỏ và chôn lấp. Đối với Hà Nội, năm 2010, diện tích nhà ở xây mới là trên 2 triệu m2 (Niên giám thống kê Tp. Hà Nội, 2010). Quá trình xây dựng các công trình mới này sẽ làm phát sinh một lượng không nhỏ CTR xây dựng từ quá trình đào móng, xây dựng và hoàn thiện công trình. Đối với các địa phương khác như Bắc Giang, CTR xây dựng chiếm 12,8% lượng CTR đô thị (năm 2008), Tiền Giang, CTR xây dựng khoảng 40 tấn/ngày (năm 2010) (Báo cáo của các Sở TN&MT, 2010).

Căn cứ Nghị quyết của Chính phủ, đến năm 2015 sẽ cơ bản hoàn thành việc phá dỡ, cải tạo các khu chung cư cũ nát tại các đô thị lớn nên lượng rác thải xây dựng sẽ còn tăng mạnh trong thời gian tới. Hà Nội sẽ phải phá dỡ khoảng 23 khu chung cư 4 - 5 tầng với gần 1 triệu mét vuông sàn và thành phố Hồ Chí Minh sẽ phải phá dỡ ít nhất 70 khu chung cư xuống cấp nghiêm trọng (trong tổng số 155 khu chung cư cần cải tạo) để xây mới.

Chất thải rắn công nghiệp

Hiện nay còn tồn tại khá nhiều cơ sở công nghiệp nằm trong khu vực đô thị, mặc dù theo Quyết định 64/2003/QĐ-TTg nhiều cơ sở ô nhiễm môi trường nghiêm trọng đã phải di chuyển ra khỏi đô thị hoặc phải cải thiện tình hình ô nhiễm môi trường của mình, song do nhiều khó khăn, vướng mắc, nên còn khá nhiều các cơ sở công nghiệp vừa và nhỏ còn tồn tại trong đô thị như các nhà máy cơ khí, dệt may, da giày, sản xuất bia, bánh kẹo, nước ngọt,...

Các cơ sở công nghiệp nêu trên chính là nguồn phát sinh CTR công nghiệp thông thường và nguy hại. Vấn đề CTR công nghiệp sẽ được trình bày kỹ trong Chương 4.

Bảng 2.8. Khối lượng CTR xây dựng năm 2009 của một số địa phương

Nguồn: Báo cáo khảo sát của Hiệp hội Môi trường đô thị và KCN Việt Nam, năm 2009

Các đô thịKhối lượng

CTR xây dựng (tấn/ngày)

Tỷ lệ thu gom (%)

Hà Nội 1.000 - 1.500 70

Tp. Hồ Chí Minh 2.000 - 2.500 75

Hải Phòng 400 - 450 40 - 45

Đà Nẵng 500 - 600 60

Các đô thị khác 100 - 200 20 - 30

Hoạt động tại nhà máy chế biến chất thải

Page 37: CHẤT THẢI RẮN - quantracmoitruong.gov.vn cao/SOE 2011... · Thu gom và vận chuyển chất thải rắn công nghiệp 68 4.4. Xử lý và tái chế ... 6.1.2. Ô nhiễm

Báo cáo môi trường quốc gia 2011:

Chất thải rắn

24

CTNH trong sinh hoạt

Theo thống kê, CTNH còn bị thải lẫn vào chất thải sinh hoạt mang đến bãi chôn lấp là 0,02 ÷ 0,82%. CTNH trong sinh hoạt thường là: pin, ắc-quy, đèn tuýp, nhiệt kế thủy ngân vỡ, bao bì chất tẩy rửa, vỏ hộp sơn, vec-ny, vỏ hộp thuốc nhuộm tóc, lọ sơn móng tay, vỏ bao thuốc trừ sâu, chất thải y tế lây nhiễm của các cơ sở khám chữa bệnh nhỏ lẻ, các bơm kim tiêm của các đối tượng nghiện chích ma túy,...

Pin thải và ắc-quy thải: theo điều tra của đề tài rác thải pin-ắcquy ở Hà Nội năm 2004 cho thấy: Mức tiêu thu pin R6 Zn-C ở khu vực nội thành là 5÷8 cái/người/năm, khu vực ngoại thành là 3÷5 cái/người/năm. Ước tính lượng pin thải R6 Zn-C ở Hà Nội năm 2004 là 200÷350 tấn/năm (con số tương ứng năm 2010 có thể đạt tới 750 tấn). Ắc-quy chạy xe gắn máy chủ yếu là loại ắc-quy chì-axit, tuổi thọ trung bình là 5 năm/cái với trọng lượng 2,5 kg/ắc-quy. Ước tính lượng ắc-quy xe máy chì-axit vào năm 2004 ở Hà Nội là 580 tấn/năm (con số tương ứng cho năm 2010 có thể đạt trên 1.200 tấn).

Hiện tại, CTNH trong sinh hoạt vẫn chưa được thu gom và xử lý riêng và bị thải lẫn với CTR sinh hoạt để đưa đến bãi chôn lấp. Việc chôn lấp và xử lý chung sẽ gây ra nhiều tác hại cho những người tiếp xúc trực tiếp với rác, ảnh hưởng tới quá trình phân hủy rác và hòa tan các chất nguy hại vào nước rỉ rác. Do vậy, các cơ quan quản lý cần có chính sách và yêu cầu các URENCO có kế hoạch thu gom riêng biệt CTNH trong CTR sinh hoạt.

Page 38: CHẤT THẢI RẮN - quantracmoitruong.gov.vn cao/SOE 2011... · Thu gom và vận chuyển chất thải rắn công nghiệp 68 4.4. Xử lý và tái chế ... 6.1.2. Ô nhiễm

Chương 2:

Chất thải rắn ở đô thị

25

Chất thải điện tử

Lượng chất thải điện tử và điện dân dụng thải ra từ các đô thị như tivi, tủ lạnh, quạt điện, máy tính, đồ dân dụng,.. ngày càng tăng. Các chất thải điện tử được thải ra sẽ được những người thu mua tiến hành một trong các hoạt động sau: (1) Các thiết bị còn sửa chữa được sẽ được các cửa hàng sửa chữa và thời gian hoạt động của các thiết bị này sẽ được kéo dài. Các chi tiết hỏng sẽ được thải cùng với chất thải sinh hoạt; (2) Các đồ dùng đã hỏng sẽ tháo rời thành các bộ phận bán cho cơ sở sửa chữa để tận dụng thiết bị như tụ, bản mạch,... Các chất thải điện tử được tháo rời và tái chế thu hồi kim loại (Cu, Pb, Al, Au, Ag,...), nhựa, dây đồng,... phần không bán được sẽ thải cùng với rác sinh hoạt.

Kết quả điều tra nghiên cứu của JICA kết hợp với URENCO công bố năm 2007 về kiểm kê chất thải điện tử ở Việt Nam với các số liệu điều tra được đưa ra dưới đây:

Năm Ti-vi Máy tính (PC)

Điện thoại di động Tủ lạnh Điều hòa

không khí Máy giặt

2002 190,445 62,771 80,912 112,402 17,778 184,140

2003 222,977 77,845 86,467 140,916 24,706 214,271

2004 261,542 90,447 103,414 162,262 29,853 249,094

2005 308,076 110,123 472,707 194,570 39,157 287,910

2006 364,684 131,536 505,268 230,856 49,782 327,649

Bảng 2.9. Chất thải điện tử phát sinh ở Việt Nam từ 2002 đến 2006

Nguồn: Kiểm kê chất thải điện tử ở Việt Nam, JICA 2007

Đơn vị: tấn/năm

Page 39: CHẤT THẢI RẮN - quantracmoitruong.gov.vn cao/SOE 2011... · Thu gom và vận chuyển chất thải rắn công nghiệp 68 4.4. Xử lý và tái chế ... 6.1.2. Ô nhiễm

Báo cáo môi trường quốc gia 2011:

Chất thải rắn

26

Ngoài các đồ điện, điện tử dân dụng thải ra, Việt Nam còn có 52 doanh nghiệp sản xuất đồ điện và điện tử,... Các doanh nghiệp này khi sản xuất các mạch in, đèn hình, lắp ráp đồ điện tử như ti-vi, tủ lạnh, máy điều hòa, máy giặt,... sẽ thải ra chất thải là các chi tiết hỏng, bao bì,.. Với cách thức thải và xử lý đồ điện tử như trên, đây sẽ là một vấn nạn cho nước ta khi lượng chất thải điện tử ngày càng tăng.

CTR đô thị có thể tái chế

Chất thải có thể tái chế trong CTR sinh hoạt như giấy, nhựa, kim loại,... trước hết được tách ra một phần tại các hộ gia đình để bán cho người thu mua phế liệu, sau đó còn được người nhặt rác thu lượm tiếp ở đường phố và ngay tại các bãi rác. Hiện nay, ước tính tổng lượng CTR được tái chế trong CTR đô thị chiếm khoảng 8 ÷ 15%.

2.2.4. Ước tính lượng thải và thành phần chất thải rắn đô thị đến năm 2025

Cơ sở của việc ước tính CTR đô thị là tốc độ tăng dân số tự nhiên và tăng dân số cơ học, tốc độ tăng GDP hàng năm.

Lượng CTR đô thị ngày càng tăng và thành phần ngày càng phức tạp do số lượng dân cư chuyển từ nông thôn ra thành thị ngày càng tăng bởi quá trình đô thị hóa cao, do mức sống ngày càng cao nên tiêu dùng ngày càng đa dạng. Mức độ đô thị hóa tăng nhanh nên số dân ở các đô thị càng ngày càng tăng, nhất là các thành phố lớn có kinh tế phát triển như Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng,...

Ước tính chỉ số phát sinh CTR đô thị trung bình ở Việt Nam trong những năm 2015, 2020, 2025 vào khoảng 1,2; 1,4; 1,6 kg/người/ngày.

Năm 2015 2020 2025

Dân số đô thị (triệu người) (2)

35 44 52

% dân số đô thị so với cả nước

38 45 50

Chỉ số phát sinh CTR đô thị (kg/người/ngày)

1,2 1,4 1,6

Tổng lượng CTR đô thị phát sinh (tấn/ngày)

42.000 61.600 83.200

Bảng 2.10. Ước tính lượng CTR đô thị phát sinh đến năm 2025

Nguồn: TCMT tổng hợp, 2011

2Dân số đô thị lấy theo Quyết định số 445/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về Quy hoạch phát triển đô thị của Việt Nam

Page 40: CHẤT THẢI RẮN - quantracmoitruong.gov.vn cao/SOE 2011... · Thu gom và vận chuyển chất thải rắn công nghiệp 68 4.4. Xử lý và tái chế ... 6.1.2. Ô nhiễm

Chương 2:

Chất thải rắn ở đô thị

27

Từ kết quả dự báo ở Bảng 2.10 trên thì lượng CTR sinh hoạt đô thị năm 2015 tăng gấp 1,6 lần, năm 2020 tăng gấp 2,37 lần, năm 2025 gấp 3,2 lần so với năm 2010. Đây sẽ là áp lực lớn đối với công tác quản lý CTR đô thị trong thời gian tới.

Thành phần CTR cũng thay đổi đáng kể do mức độ tiêu dùng tăng cao, hàng hóa ngày càng đa dạng. Chất lượng cuộc sống tăng cao kéo theo CTNH cũng tăng, trở thành nguồn gây ô nhiễm môi trường đáng kể. Bên cạnh đó, các loại bao bì như giấy, nhựa, chai lọ thủy tinh sẽ không ngừng gia tăng, do vậy, cần có chiến lược thu gom, tái chế các chất thải bao bì, giảm sử dụng túi nilon. Các đồ dùng như quần áo, giường tủ, tivi, xe máy cũng được thay thế với tần suất cao hơn. Mặc dù chất thải loại này thường được tái sử dụng, song, lượng chất thải này cũng vẫn gia tăng theo thời gian,...

Thành phần chất thải hữu cơ có trong CTR đô thị của Việt Nam từ nay tới năm 2025 cũng vẫn rất cao, khoảng > 50%. Do đó, Việt Nam cần phát triển công nghệ xử lý làm phân compost từ phần hữu cơ của CTR đô thị, chú trọng khâu phân loại CTR tại nguồn để giảm tạp chất cho nguyên liệu đầu vào nhà máy đồng thời giảm nhẹ khâu phân loại trong dây chuyền công nghệ chế biến CTR.

2.3. PHÂN LOẠI VÀ THU GOM CHẤT THẢI RẮN ĐÔ THỊ

Công tác thu gom CTR đô thị mặc dù ngày càng được chính quyền các cấp quan tâm, nhưng do lượng CTR đô thị ngày càng tăng, năng lực thu gom còn hạn chế cả về thiết bị lẫn nhân lực nên tỷ lệ thu gom vẫn chưa đạt yêu cầu. Mặt khác, do nhận thức của người dân còn chưa cao nên lượng rác bị vứt bừa bãi ra môi trường còn nhiều, việc thu gom có phân loại tại nguồn vẫn chưa được áp dụng rộng rãi do thiếu đầu tư cho hạ tầng cơ sở cũng như thiết bị, nhân lực và nâng cao nhận thức.

Khung 2.5. Các dự án, chương trình phân loại chất thải tại nguồn ở Hà Nội

và Tp. Hồ Chí Minh

Hà Nội: Dự án 3R-HN do JICA tài trợ đã triển khai thực hiện phân loại chất thải tại nguồn trên địa bàn thành phố tại phường Phan Chu Trinh, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội (kể từ tháng 7/2007); phường Thành Công và phường Láng Hạ (năm 2008). Rác hữu cơ được chuyển đến nhà máy phân Cầu Diễn để sản xuất phân Compost, rác vô cơ được chuyển đến chôn lấp tại bãi rác Nam Sơn. Tổng cộng có khoảng 18.000 hộ gia đình đã tham gia vào dự án 3R tại các phường thí điểm nêu trên. Tại địa bàn thí điểm, lượng rác thải sinh hoạt từ các hộ gia đình đã giảm bình quân từ 31,2 - 45,1% tùy từng phường, đạt mục tiêu giảm thiểu 30% lượng chất thải phải mang đi chôn lấp mà dự án đã đặt ra. Dự án đã thu được khoảng 25.000 tấn rác thải hữu cơ và đã chế biến được khoảng 10.000 tấn phân hữu cơ từ số rác này.

Tp. Hồ Chí Minh: Từ năm 2004 thành phố đã thực hiện thí điểm chương trình phân loại CTR tại nguồn ở 10 quận là 1, 3, 5, 6, 7, 8, 9, 10, quận Bình Thạnh, quận Phú Nhuận và huyện Củ Chi, chợ đầu mối Bình Điền... Sau khi phân loại, rác được thu gom vận chuyển đến Khu Liên hợp xử lý rác Đa Phước, huyện Bình Chánh. Rác hữu cơ để sản xuất phân compost, rác vô cơ được xử lý bằng phương pháp chôn lấp.

Nguồn: TCMT tổng hợp

Page 41: CHẤT THẢI RẮN - quantracmoitruong.gov.vn cao/SOE 2011... · Thu gom và vận chuyển chất thải rắn công nghiệp 68 4.4. Xử lý và tái chế ... 6.1.2. Ô nhiễm

Báo cáo môi trường quốc gia 2011:

Chất thải rắn

28

2.3.1. Phân loại tại nguồn

3R (viết tắt của 3 từ Reduce - Giảm thiểu, Reuse - Tái sử dụng, Recycle - Tái chế), với nền tảng cơ bản là hoạt động phân loại tại nguồn. Phân loại chất thải tại nguồn sẽ giúp giảm thiểu lượng rác thải chôn lấp: rác thải hữu cơ được tái chế thành sản phẩm có ích, các chất thải như nhựa, giấy, kim loại được tái chế thành nguyên liệu đầu vào hoặc sản phẩm tái chế. Đây là cơ sở để hình thành và phát triển thị trường tái sử dụng, tái chế chất thải.

Các thành phố đã áp dụng thử nghiệm phân loại rác tại nguồn, điển hình như Tp. HCM, Hà Nội, Đà Nẵng,... đã có những kết quả nhất định. Tuy nhiên, để triển khai nhân rộng hoạt động này cần phát triển đồng bộ cơ sở hạ tầng như: các thiết bị thu gom phân loại, địa điểm tập kết và trung chuyển, cơ sở hạ tầng cho công tác tái chế, tái sử dụng như nhà máy làm phân hữu cơ, các cơ sở tái chế chất thải, nhân lực, các chương trình nhằm nâng cao ý thức tham gia của người dân.

Hiện nay, chương trình phân loại rác thải tại nguồn vẫn chưa được áp dụng, triển khai rộng rãi vì nhiều lý do như chưa đủ nguồn lực tài chính để mua sắm trang thiết bị, đầu tư cơ sở hạ tầng cũng như nguồn nhân lực thực hiện, đặc biệt là thói quen của người dân. Tại một số địa phương triển khai thí điểm mô hình phân loại CTR tại nguồn ở giai đoạn đầu, do cơ sở hạ tầng khi tiến hành thí điểm dự án là không đồng bộ và do hạn chế, thiếu đầu tư cho công tác thu gom vận chuyển và xử lý CTR theo từng loại nên sau khi người dân tiến hành phân loại tại nguồn, rác được công nhân URENCO thu gom và đổ lẫn lộn vào xe vận chuyển để mang đến bãi chôn lấp chung, do vậy, mục tiêu của chương trình phân loại

Khung 2.6. Vướng mắc trong phân loại CTR tại nguồn và định hướng thực hiện

tại Tp. Hồ Chí Minh

Năm 2006, Tp.HCM đã triển khai thí điểm chương trình phân loại CTR tại nguồn trên 9 phường của địa bàn quận 6. Kết quả cho thấy có hơn 80% người dân quận 6 tham gia thực hiện dự án, trong đó có hơn 50% hộ dân thực hiện phân loại đúng. Nhưng cho đến nay, dự án phân loại CTR tại nguồn trên địa bàn quận 6 đã tạm ngừng thực hiện vì dự án chưa được cấp vốn.

Quy định về phân loại CTR tại nguồn cho 24 quận, huyện đang vướng về nguồn vốn đầu tư (chưa có nguồn vốn cụ thể) và qui định xử phạt vi phạm khi triển khai thực hiện phân loại.

Để từng bước triển khai chương trình phân loại CTR tại nguồn trên địa bàn thành phố, bước đầu sẽ ưu tiên triển khai thực hiện tại các chợ đầu mối, Trung tâm thương mại, siêu thị, nhà hàng, khách sạn,...

Bên cạnh đó, Tp. HCM cũng đang khẩn trương xây dựng qui định về phân loại CTR tại nguồn trên địa bàn thành phố để làm cơ sở triển khai thực hiện đồng bộ việc phân loại CTR tại nguồn trên địa bàn vào năm 2015.

Nguồn: Hiện trạng quản lý CTR tại Tp. Hồ Chí Minh, 2011

Page 42: CHẤT THẢI RẮN - quantracmoitruong.gov.vn cao/SOE 2011... · Thu gom và vận chuyển chất thải rắn công nghiệp 68 4.4. Xử lý và tái chế ... 6.1.2. Ô nhiễm

Chương 2:

Chất thải rắn ở đô thị

29

rác tại nguồn bị hoài nghi. Do chưa thực sự quen với việc phân loại CTR tại nguồn nên tỷ lệ người dân tự nguyện tham gia phân loại rác chỉ khoảng 70%. Kinh phí cho công tác tuyên truyền vận động ban đầu thì có nhưng đến khi kết thúc dự án thì không còn để duy trì tuyên truyền. Các URENCO ở các nơi có dự án thí điểm cũng không lập quy hoạch tiếp tục duy trì và phát triển dự án, nên các dự án chỉ dừng ở mô hình thí điểm.

2.3.2. Hình thức thu gom

Việc phân loại CTR tại nguồn vẫn chưa được triển khai rộng rãi, vì vậy ở hầu hết các đô thị nước ta, việc thu gom rác chưa phân loại vẫn là chủ yếu. Công tác thu gom thông thường sử dụng 2 hình thức là thu gom sơ cấp (người dân tự thu gom vào các thùng/túi chứa sau đó được công nhân thu gom vào các thùng rác đẩy tay cỡ nhỏ) và thu gom thứ cấp (rác các hộ gia đình được công nhân thu gom vào các xe đẩy tay sau đó chuyển đến các xe ép rác chuyên dụng và chuyển đến khu xử lý hoặc tại các chợ/khu dân cư có đặt con-tainer chứa rác, công ty môi trường đô thị có xe chuyên dụng chở container đến khu xử lý).

Tp. Hồ Chí Minh có 2 trạm trung chuyển lớn: trạm trung chuyển Quang Trung tiếp nhận 1.084 tấn/ngày, trạm trung chuyển Tống Văn Trân tiếp nhận 820 tấn/ngày. Rác từ 2 trạm trung chuyển này được các xe lớn chuyển tới khu liên hiệp xử lý CTR Đa Phước, Phước Hiệp và Nhà máy Xử lý rác Vietstar.

Một trong những bức xúc của các đô thị hiện nay trong công tác thu gom CTR là thiếu các địa điểm trung chuyển rác. Hà Nội chưa có trạm trung chuyển rác trong khi khoảng cách từ Hà Nội tới khu xử lý rác Nam Sơn khoảng 50km. Các thành phố khác cũng chưa có trạm trung chuyển rác đúng nghĩa như ở Tp. Hồ Chí Minh. Theo đánh giá hiện

Khung 2.7. Bức xúc của người dân sinh sống quanh các bãi rác và các địa điểm trung chuyển rác

Tp. Hồ Chí Minh: điểm trung chuyển trên đường Lê Đức Thọ (phường 14, quận Gò Vấp) do doanh nghiệp tư nhân Dương Duy đầu tư rộng khoảng 1.000 m², bên trong chôn âm hai bồn thép có dung tích khoảng 60m3 để chứa bùn từ xe nhỏ (khoảng 3 - 6 m3/xe) các nơi đổ về, sau đó sẽ bơm bùn qua các xe lớn để chuyển về Nhà máy Xử lý bùn hầm cầu Hòa Bình (Đa Phước, huyện Bình Chánh). Cộng đồng xung quanh tỏ ra bức xúc do mùi hôi phát tán từ điểm trung chuyển do cứ vào buổi trưa và tối, mùi hôi bùn hầm cầu bay vào nhà khiến người dân khó chịu. Theo ông Lê Trung Tuấn Anh, Phó Phòng Quản lý CTR, Sở TN&MT thì về cảm quan, điểm trung chuyển hoạt động khá tốt và bảo đảm vệ sinh, mùi hôi trong khu vực do điểm trung chuyển phát tán không nhiều mà chủ yếu là mùi hôi từ con kênh trước mặt (kênh Bến Thượng) bị ô nhiễm và cơ sở sản xuất nằm bên cạnh. Tuy nhiên, kiến nghị của người dân về việc đóng cửa hoặc di dời điểm trung chuyển này cần phải xem xét lại.

Tp. Đà Nẵng: trạm trung chuyển trên đường Ngô Gia Tự phục vụ quá trình thu gom rác cho hai phường Hải Châu 1 và Hải Châu 2 và hai chợ lớn là chợ Cồn và chợ Hàn. Rác thải vận chuyển cả ngày lẫn đêm, luôn bốc mùi hôi thối dữ dội, nhất là những ngày nắng nóng. Trạm được trang bị hệ thống hút bụi và khử mùi bằng than hoạt tính, đồng thời phun chế phẩm sinh học chống mùi vào rác thải. Nước thải tại trạm đã có mương dẫn và hố ga để chảy vào cống, không có hiện tượng nước chảy ra ngoài; Nước vệ sinh trước cổng trạm và vỉa hè thì tràn ra đường, Công ty khắc phục bằng cách không xịt nước mà chỉ quét dọn. Nhiều cử tri nêu ý kiến nên di dời các trạm trung chuyển ra khỏi khu dân cư để đảm bảo mỹ quan và không gây ô nhiễm. Tuy nhiên, việc di dời đang gặp nhiều khó khăn, bởi nếu di dời trạm trung chuyển Ngô Gia Tự thì phải xây dựng một trạm khác có công suất tương đương mới đảm bảo đưa rác của các khu vực trên ra khỏi khu dân cư và địa điểm trung chuyển rác mới cũng chưa tìm được nơi hợp lý.

Nguồn: Báo Người Lao động, 01/2011; Báo điện tử Dân Trí, 09/2010;

Page 43: CHẤT THẢI RẮN - quantracmoitruong.gov.vn cao/SOE 2011... · Thu gom và vận chuyển chất thải rắn công nghiệp 68 4.4. Xử lý và tái chế ... 6.1.2. Ô nhiễm

Báo cáo môi trường quốc gia 2011:

Chất thải rắn

30

nay, hầu hết các đô thị mới chỉ có các điểm tập kết rác, tuy vậy, các điểm tập kết này cũng chưa đảm bảo các tiêu chuẩn về vệ sinh môi trường.

Công tác xã hội hóa việc thu gom và vận chuyển chất thải đang được thực hiện rộng rãi ở nhiều nơi. Chỉ ở các đô thị lớn cấp thành phố mới có URENCO đảm nhận việc thu gom, vận chuyển và xử lý CTR đô thị. Tuy nhiên vẫn có sự tham gia của các công ty cổ phần hoặc công ty tư nhân. Trên địa bàn Thành phố Hà Nội, ngoài URENCO là đơn vị đảm trách chính còn có khoảng gần 30 đơn vị tư nhân và tập thể khác tham gia thực hiện thu gom, vận chuyển chất thải sinh hoạt.

Tại các đô thị nhỏ cấp thị trấn, phần lớn là các hợp tác xã, tổ đội thu gom, tổ chức tư nhân đảm nhiệm việc thu gom vận chuyển với chi phí thu gom thỏa thuận với người dân đồng thời có sự chỉ đạo của chính quyền địa phương.

2.3.3. Tỷ lệ thu gom

Công tác thu gom CTR đô thị trong những năm gần đây đã được quan tâm hơn. Các URENCO ở nhiều địa phương đã quan tâm trang bị thêm phương tiện và nhân lực cho khâu thu gom. Tuy nhiên, việc đầu tư chỉ được thực hiện với các thành phố lớn như Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh.

Tỷ lệ thu gom trung bình ở các đô thị từ 72% năm 2004 tăng lên khoảng 80 - 82% năm 2008 và đạt khoảng 83 - 85% cho năm 2010. Mặc dù tỷ lệ thu gom có tăng nhưng vẫn còn khoảng 15 ÷ 17% CTR đô thị bị thải ra môi trường vứt vào bãi đất, hố đất, ao hồ, hoặc đốt lộ thiên gây ô nhiễm môi trường.

Khung 2.8. Xã hội hóa việc thu gom chất thải rắn sinh hoạt tại Tp. Hồ Chí Minh

Tp. Hồ Chí Minh đang tồn tại song song 2 hệ thống tổ chức thu gom rác sinh hoạt: hệ thống thu gom công lập và hệ thống thu gom dân lập.

Hệ thống công lập gồm 22 Công ty Dịch vụ công ích của các quận. Hệ thống này đảm nhận toàn bộ việc quét dọn vệ sinh đường phố, thu gom rác chợ, rác cơ quan và các công trình công cộng, đồng thời thực hiện dịch vụ thu gom rác sinh hoạt cho khoảng 30% số hộ dân trên địa bàn, sau đó đưa về trạm trung chuyển hoặc đưa thẳng tới bãi rác.

Hệ thống thu gom dân lập bao gồm các cá nhân thu gom rác, các nghiệp đoàn thu gom và các Hợp tác xã vệ sinh môi trường. Lực lượng thu gom dân lập chủ yếu thu gom rác hộ dân (thông qua hình thức thỏa thuận hợp đồng dưới sự quản lý của UBND Phường), trên 70% hộ dân trên địa bàn và các công ty gia đình.

Nguồn: Điều tra chỉ số hài lòng về dịch vụ thu gom, Cục Thống kê và Viện Nghiên cứu Phát triển, 2008

Page 44: CHẤT THẢI RẮN - quantracmoitruong.gov.vn cao/SOE 2011... · Thu gom và vận chuyển chất thải rắn công nghiệp 68 4.4. Xử lý và tái chế ... 6.1.2. Ô nhiễm

Chương 2:

Chất thải rắn ở đô thị

31

Theo báo cáo của các Sở TN&MT năm 2010 (Bảng 2.12), một số đô thị đặc biệt, đô thị loại 1, có tỷ lệ thu gom đạt mức cao hơn như Hà Nội đạt khoảng 90 - 95% ở 4 quận nội thành cũ, Tp. Hồ Chí Minh đạt 90 - 97%, Huế, Đà Nẵng, Hải Phòng đều đạt khoảng 90% ở khu vực nội thành, các đô thị loại 2 cũng có cải thiện đáng kể, đa số các đô thị loại 2 và 3 đều đạt tỷ lệ thu gom ở khu vực nội thành đạt trên 80%. Ở các đô thị loại 4 và 5 thì công tác thu gom được cải thiện không nhiều do nguồn lực vẫn hạn chế, thu gom phần lớn do các hợp tác xã hoặc tư nhân thực hiện nên thiếu vốn đầu tư trang thiết bị thu gom. Mặt khác, ý thức người dân ở các đô thị này cũng chưa cao nên có gia đình không sử dụng dịch vụ thu gom rác.

Khung 2.9. Thu gom CTR sinh hoạt tại Tp. Đà Nẵng

Mỗi ngày Công ty TNHH MTV Môi trường Đô thị Đà Nẵng thu gom được 630 tấn CTR các loại. Tỉ lệ thu gom ước tính đạt từ 90% - 92% lượng rác phát sinh trên địa bàn thành phố. Trong tỷ trọng các loại chất thải thu gom được trên địa bàn thì chất thải sinh hoạt chiếm tỷ trọng trên 80%, còn lại là các loại chất thải công nghiệp, chất thải y tế không nguy hại và nguy hại.

Tại 6 quận của thành phố, công tác thu gom rác thải được thực hiện hàng ngày, tỷ lệ thu gom rác tại khu vực nội thành đạt trên 97% khối lượng rác phát sinh trên địa bàn. Riêng huyện Hoà Vang, công tác thu gom CTR mới được thực hiện tại các khu dân cư nằm ven quốc lộ, tỉnh lộ và các chợ của xã.

Nguồn: Hiện trạng quản lý CTR trên địa bàn Tp. Đà Nẵng, Cục Kiểm soát ô nhiễm, TCMT, 2011

Tỷ lệ thu gom (%)

2006 2007 2008 2009 2010 2011

Tp. Đà Nẵng - - - - 90 -

Tp. Huế 90 ~ 91 92 94 95 ~ 96

Bảng 2.11. Tỷ lệ thu gom CTR đô thị của Tp. Đà Nẵng và Tp. Huế

Nguồn: Sở TN&MT Tp. Đà Nẵng và Sở TN&MT Thừa Thiên - Huế, 2011

Khung 2.10. Thu gom chất thải tại Hà Nội

Năm 2010, khối lượng chất thải phát sinh trên địa bàn Hà Nội vào khoảng 6.200 tấn/ngày. Ước tính, tỷ lệ thu gom chất thải sinh hoạt ở các quận nội thành đạt khoảng 95%, các huyện ngoại thành chỉ đạt 60%; lượng CTR công nghiệp được thu gom đạt 85 - 90% và CTNH mới chỉ đạt khoảng 60 - 70%.

Nguồn: URENCO Hà Nội , 2011

Page 45: CHẤT THẢI RẮN - quantracmoitruong.gov.vn cao/SOE 2011... · Thu gom và vận chuyển chất thải rắn công nghiệp 68 4.4. Xử lý và tái chế ... 6.1.2. Ô nhiễm

Báo cáo môi trường quốc gia 2011:

Chất thải rắn

32

Đô thị Tỷ lệ thu gom (%) Đô thị Tỷ lệ thu gom (%)

Đô thị loại đặc

biệt

Hà Nội 90 ÷ 95 (4 quận nội thành lõi)

83,2 (10 quận)

Đô thị loại 3:

Thành phố

Bắc Giang > 80

Hồ Chí Minh 90 ÷ 97 Thái Bình 90

Đô thị loại 1: Thành phố

Hải Phòng 80 ÷ 90 Phú Thọ 80

Đà Nẵng 90 Bảo Lộc 70

Huế 90 Vĩnh Long 75

Nha Trang 90 Bạc Liêu 52

Quy Nhơn 60,8

Đô thị loại 4: Thị xã

Sông Công - Thái Nguyên

> 80

Buôn Ma Thuột 70 Từ Sơn - Bắc Ninh 51

Đô thị loại 2: Thành phố

Thái Nguyên > 80 Lâm Thao - Phú Thọ 80

Việt Trì 95 Sầm Sơn - Thanh Hóa 90

Nam Định 78 Cam Ranh-Khánh Hòa 90

Thanh Hóa 84,4 Thủ Dầu Một - Bình Dương

84

Cà Mau 80 Đồng Xoài-Bình Phước 70

Mỹ Tho 91 Gò Công - Tiền Giang 60

Long Xuyên 69 Ngã Bảy - Hậu Giang 60

Đô thị loại 3:

Thành phố

Điện Biên Phủ 80 Đô thị loại

5 Thị trấn, Thị tứ

Tủa Chùa - Điện Biên 75

Bắc Ninh 70 Tiền Hải - Thái Bình 74

Bảng 2.12. Tỷ lệ thu gom CTR sinh hoạt của một số đô thị năm 2009

Nguồn: Báo cáo Nghiên cứu quản lý CTR tại Việt Nam, JICA, 3/2011; Báo cáo hiện trạng môi trường của các địa phương, 2010

Page 46: CHẤT THẢI RẮN - quantracmoitruong.gov.vn cao/SOE 2011... · Thu gom và vận chuyển chất thải rắn công nghiệp 68 4.4. Xử lý và tái chế ... 6.1.2. Ô nhiễm

Chương 2:

Chất thải rắn ở đô thị

33

2.4. TÁI SỬ DỤNG VÀ TÁI CHẾ CHẤT THẢI RẮN ĐÔ THỊ

CTR đô thị có thể tái sử dụng, tái chế thành các sản phẩm như: các chất thải hữu cơ chế biến làm phân hữu cơ, làm thức ăn chăn nuôi; tái chế giấy, kim loại, nhựa, thủy tinh,... Tỷ lệ tái chế các chất thải làm phân hữu cơ và tái chế giấy, nhựa, thủy tinh, kim loại như sắt, đồng, chì, nhôm,... chỉ đạt khoảng 8 ÷ 12% CTR đô thị thu gom được.

Xử lý phần hữu cơ của rác thải thành phân hữu cơ hiện là một phương pháp đang sử dụng ở Việt Nam. Đối với công nghệ nội địa xử lý CTR sinh hoạt, đến nay Bộ Xây dựng đã cấp giấy chứng nhận cho bốn công nghệ: (1) công nghệ chế biến CTR Seraphin của Công ty Môi trường Xanh; (2) công nghệ chế biến CTR ANSINH - ASC của Công ty Tâm Sinh Nghĩa; (3) công nghệ ép CTR thành viên nhiên liệu của Công ty Thủy lực máy và (4) công nghệ xử lý rác thải sinh hoạt bằng phương pháp đốt của Trung tâm Nghiên cứu ứng dụng Công nghệ mới và Môi trường. Công nghệ ép CTR của Công ty Thủy lực máy đã được áp dụng thử nghiệm tại thị xã Sông Công (Thái Nguyên). Công nghệ Seraphin, AST có khả năng xử lý CTR đô thị cho ra các sản phẩm như: phân hữu cơ, nhựa tái chế, thanh nhiên liệu,... Lượng CTR còn lại sau xử lý của công nghệ này chỉ chiếm khoảng 15% lượng chất thải đầu vào. Công nghệ SERAPHIN, ANSINH-ASC và MBT-CD.08 đã được triển khai áp dụng tại Nhà máy Xử lý rác Đông Vinh (Nghệ An), Nhà máy Xử lý rác Sơn Tây (Hà Nội); Nhà máy Xử lý rác Thủy Phương (Thừa Thiên - Huế); Nhà máy Xử lý rác Đồng Văn (Hà Nam). Tuy nhiên, Nhà máy xử lý rác Sơn Tây (Hà Nội) triển khai công nghệ SERAPHIN đã ngừng hoạt động và thay bằng Nhà máy đốt rác năng lượng thấp của Công ty Môi trường Thăng Long với công suất 300 tấn/ngày.

Khung 2.11. Hoạt động tái chế CTR ở Nhà máy xử lý rác Thủy Phương,

Thừa Thiên - Huế

Nhà máy xử lý rác Thủy Phương có diện tích 4 ha đã đi vào hoạt động từ tháng 3 năm 2005. Năm 2007, Công ty cổ phần Tâm Sinh Nghĩa đã đầu tư, xây dựng cải tạo nhà máy theo công nghệ hiện đại, chu trình xử lý rác khép kín đến đầu ra sản phẩm với công suất xử lý 200 tấn rác mỗi ngày. Hoạt động của nhà máy sẽ làm giảm đáng kể lượng rác thải phải chôn lấp tại Bãi rác Thủy Phương.

Sản phẩm của nhà máy gồm có: mùn hữu cơ, phân hữu cơ vi sinh, nhựa tái chế dùng để làm tấm lót, ống nhựa, xô chậu,...

Chỉ dưới 10% rác thải không sử dụng được như thủy tinh, gạch đá… mới phải đem chôn lấp tại bãi rác Thủy Phương.

Nguồn: Sở TN&MT Thừa Thiên - Huế , 2011

Page 47: CHẤT THẢI RẮN - quantracmoitruong.gov.vn cao/SOE 2011... · Thu gom và vận chuyển chất thải rắn công nghiệp 68 4.4. Xử lý và tái chế ... 6.1.2. Ô nhiễm

Báo cáo môi trường quốc gia 2011:

Chất thải rắn

34

Mặc dù chất thải rắn chở đến các nhà máy làm phân hữu cơ có thành phần hữu cơ từ 60 ÷ 65% nhưng do CTR đô thị chưa được phân loại tại nguồn nên lượng CTR thải ra sau xử lý từ các nhà máy này phải mang đi chôn lấp vào khoảng 35 ÷ 40% lượng chất thải đầu vào. Thống kê sơ bộ cho thấy, không quá 10 nhà máy làm phân hữu cơ đang hoạt động có công suất khoảng 200 tấn/ngày chất thải đầu vào và chỉ có 1 nhà máy công suất 600 tấn/ngày tại Tp. Hồ Chí Minh. Nếu hoạt động đủ công suất thì số lượng rác thải được xử lý làm phân hữu cơ < 2.500 tấn/ngày, chiếm khoảng < 10% CTR đô thị phát sinh. Thực tế, các nhà máy này đều chưa hoạt động đủ công suất thiết kế do tiêu thụ phân hữu cơ còn gặp nhiều khó khăn.

Bên cạnh đó, vấn đề tồn tại của công nghệ này là ô nhiễm môi trường thứ cấp do đốt các viên nhiên liệu sinh ra. Công nghệ Seraphin và công nghệ ANSINH - ASC tương tự như nhau, đều là chế biến CTR hữu cơ thành phân vi sinh, tái chế các thành phần còn lại: kim loại, thủy tinh, nilon... Việc nghiên cứu nhân rộng các mô hình này trong điều kiện Việt Nam cần có các đánh giá rút kinh nghiệm từ các dự án đã triển khai trong thời gian qua.

Tái chế các chất thải như giấy thải, nhựa thải, kim loại thải ở Việt Nam hầu hết do tư nhân và các làng nghề đảm nhiệm. Tuy là các hoạt động tự phát nhưng hoạt động này rất phát triển, mang lại lợi ích kinh tế cho người dân. Khoảng 90% chất thải như giấy, nhựa, kim loại được tạo thành sản phẩm tái chế, còn khoảng 10% thành chất thải sau tái chế.

Công nghệ tái chế ở các làng nghề phần lớn là thủ công, lạc hậu nên gây ô nhiễm môi trường nặng nề, bên cạnh đó, các chất thải làng nghề hầu hết đều không được xử lý mà

Page 48: CHẤT THẢI RẮN - quantracmoitruong.gov.vn cao/SOE 2011... · Thu gom và vận chuyển chất thải rắn công nghiệp 68 4.4. Xử lý và tái chế ... 6.1.2. Ô nhiễm

Chương 2:

Chất thải rắn ở đô thị

35

đều thải thẳng ra môi trường cùng với chất thải sinh hoạt và đưa đến bãi chôn lấp.

Các làng nghề tái chế chỉ chiếm 90/1.450 làng nghề (Đề tài KC 08.09, 2004 - 2005). Còn nhiều cơ sở tái chế không nằm trong làng nghề mà nằm ngay trong các đô thị. Tp. Hồ Chí Minh có 302 cơ sở tái chế nằm trong địa bàn thành phố, chủ yếu ở Quận 11, trong đó 67 cơ sở tái chế nhựa, 15 cơ sở tái chế thủy tinh, 9 cơ sở tái chế kim loại, 7 cơ sở tái chế giấy và 2 cơ sở tái chế cao su (Sở TN&MT Tp. Hồ Chí Minh, 2006).

Theo ước tính của JICA, lượng CTR là giấy, kim loại, nhựa được tái chế chiếm khoảng 8,2% lượng rác thu gom được. Tại thời điểm năm 2009, Hà Nội là 348 tấn/ngày, Tp. Hồ Chí Minh 554 tấn/ngày, Hải Phòng 86,5 tấn/ngày, Đà Nẵng 56,7 tấn/ngày, Huế 16,9 tấn/ngày (JICA, 2011).

Hình 2.1. Các chất thải đô thị có thể tái sử dụng, tái chế

Nguồn: TCMT tổng hợp

Page 49: CHẤT THẢI RẮN - quantracmoitruong.gov.vn cao/SOE 2011... · Thu gom và vận chuyển chất thải rắn công nghiệp 68 4.4. Xử lý và tái chế ... 6.1.2. Ô nhiễm

Báo cáo môi trường quốc gia 2011:

Chất thải rắn

36

2.5. XỬ LÝ VÀ TIÊU HỦY CHẤT THẢI RẮN ĐÔ THỊ

Tỷ lệ CTR được chôn lấp hiện chiếm khoảng 76 - 82% lượng CTR thu gom được (trong đó, khoảng 50% được chôn lấp hợp vệ sinh và 50% chôn lấp không hợp vệ sinh). Thống kê trên toàn quốc có 98 bãi chôn lấp chất thải tập trung ở các thành phố lớn đang vận hành nhưng chỉ có 16 bãi được coi là hợp vệ sinh. Ở phần lớn các bãi chôn lấp, việc chôn lấp rác được thực hiện hết sức sơ sài. Như vậy, cùng với lượng CTR được tái chế, hiện ước tính có khoảng 60% CTR đô thị đã được xử lý bằng phương pháp chôn lấp hợp vệ sinh và tái chế trong các nhà máy xử lý CTR để tạo ra phân compost, tái chế nhựa,...

Đốt chất thải sinh hoạt đô thị chủ yếu ở các bãi rác không hợp vệ sinh: sau khi rác thu gom được đổ thải ra bãi rác phun chế phẩm EM để khử mùi và định kỳ phun vôi bột để khử trùng, rác để khô rồi đổ dầu vào đốt. Tuy nhiên, vào mùa mưa, rác bị ướt không đốt được hoặc bị đốt không triệt để. Ước tính khoảng 40 ÷ 50% lượng rác đưa vào bãi chôn lấp không

Hình 2.2. Các công nghệ hiện đang được sử dụng để xử lý, tiêu hủy CTR đô thị ở Việt Nam

Nguồn: TCMT tổng hợp

Khung 2.12. Bãi chôn lấp rác hợp vệ sinh và bãi chôn lấp rác không hợp vệ sinh

Các bãi chôn lấp hợp vệ sinh: chất thải được san lấp, phun chế phẩm EM và vôi để khử mùi và khử trùng rồi được chôn từng lớp theo thiết kế. Khi ô chôn lấp đầy sẽ được phủ bằng lớp phủ trên cùng. Ô chôn lấp có lớp lót cạnh, lót đáy để nước rác không thấm ra môi trường. Nước thải, khí thải được thu gom xử lý trước khi thải ra môi trường.

Các bãi chôn lấp không hợp vệ sinh: các ô chôn lấp không có lớp lót đáy, không có hệ thống thu gom và xử lý nước rác. Rác được chở đến được đổ vào ô chôn lấp, phun chế phẩm EM và vôi để khử mùi và khử trùng, để khô rồi đổ dầu đốt ngay tại bãi rác để giảm thể tích, vào mùa mưa nước ngấm qua rác tạo ra nước rác chảy tràn ra môi trường gây ô nhiễm.

Nguồn: TCMT tổng hợp

Page 50: CHẤT THẢI RẮN - quantracmoitruong.gov.vn cao/SOE 2011... · Thu gom và vận chuyển chất thải rắn công nghiệp 68 4.4. Xử lý và tái chế ... 6.1.2. Ô nhiễm

Chương 2:

Chất thải rắn ở đô thị

37

hợp vệ sinh được đốt lộ thiên. Công nghệ đốt CTR sinh hoạt với hệ thống thiết bị đốt được thiết kế bài bản mới được áp dụng tại Nhà máy đốt rác ở Sơn Tây (Hà Nội). Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh đang có kế hoạch nhập dây chuyền công nghệ đốt chất thải có tận dụng nhiệt để phát điện trong thời gian tới.

Chất thải xây dựng chiếm khoảng 10 ÷ 15% lượng CTR đô thị phát sinh. Về nguyên lý chất thải xây dựng có thể tận dụng để lấp chỗ trũng, rải đường nhưng do không có sự phối kết hợp giữa các Sở GTVT, Sở Xây dựng và URENCO ở các tỉnh, thành phố, hơn nữa người dân thường thuê tư nhân thu gom CTR xây dựng nên chất thải xây dựng cũng bị đổ bừa bãi ra môi trường.

Chất thải điện và điện tử phát sinh ở khu vực đô thị ngoài những phần được tái sử dụng và tái chế thì ở khu vực phía Bắc, chất thải loại này hiện đã được URENCO Hà Nội thu gom và xử lý tại Công ty Bắc Sơn - Xử lý CTNH tại khu liên hợp Nam Sơn, Sóc Sơn.

Báo cáo của Bộ TN&MT đánh giá tình hình thực hiện Quyết định 64/2003/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ (năm 2011) cho thấy, trên toàn quốc còn đến 27/52 bãi chôn lấp vẫn đang triển khai xử lý ô nhiễm triệt để; chỉ có 25/52 bãi chôn lấp không còn gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Rất nhiều trong số các bãi chôn lấp đang triển khai xử lý ô nhiễm triệt để là các điểm ô nhiễm tồn lưu. Do đó, bãi chôn lấp đã đóng cửa cần có sự quan tâm và các biện pháp quyết liệt để xử lý, khắc phục ô nhiễm.

Tổng hợp các kết quả điều tra nghiên cứu và báo cáo của các địa phương cho thấy rất nhiều tỉnh thành phố chưa có bãi chôn lấp hợp vệ sinh và nhà máy xử lý rác, việc xử lý và tiêu hủy rác ở đây chủ yếu là chôn lấp và

Khung 2.13. Đặc trưng ô nhiễm của một số bãi chôn lấp đã đóng cửa

Bãi chôn lấp đã đóng cửa có một số đặc trưng ô nhiễm sau:

- Hóa chất hữu cơ POPs từ các bao bì thuốc BVTV đã bị cấm sử dụng;

- Kim loại nặng Pb, Hg, Cd, Cu... từ các nhiệt kế thủy ngân vỡ, bùn thải của các xí nghiệp công nghiệp, pH,...

- Các hợp chất hữu cơ khó phân hủy: các dạng thuốc tồn dư (kháng sinh, các dạng hoóc-môn, thuốc sát trùng, thuốc BVTV, các hợp chất chứa halohien như cloro benzen, cloroform;

- Coliform;

- Phát tán bụi, khí hơi hữu cơ, H2S, CH4;

Các chất độc hại nêu trên có khả năng tan trong nước rác gây ô nhiễm nước mặt, nước ngầm và môi trường không khí.

Nguồn: Điều tra, đánh giá và đề xuất kế hoạch quản lý, xử lý và phục hồi môi trường tại các điểm

ô nhiễm tồn lưu, TCMT, 2009

Khung 2.14. Bãi chôn lấp rác hợp vệ sinh Thủy Phương, Thừa Thiên - Huế

Bãi rác Thủy Phương là bãi chôn lấp rác hợp vệ sinh, loại bãi chìm, nằm trong vùng gò đồi có cao độ 28 - 40m, cách trung tâm thành phố Huế hơn 10 km theo đường thẳng về phía Tây Nam và cách Quốc lộ 1A theo đường tỉnh lộ 10 khoảng 6 km;

Bãi rác Thuỷ Phương được thiết kế theo tiêu chuẩn kỹ thuật với đầy đủ các hạng mục, trong đó có chia các ô đổ rác, hệ thống thu, thoát khí từ rác, hệ thống ao thu gom, xử lý nước rác, hệ thống rãnh thu gom nước mưa chảy tràn và bãi rác, đường vận chuyển rác...

Bãi rác Thủy Phương gồm có 2 bãi chôn lấp. Bãi chôn lấp số 1 có diện tích 2,2 ha, hoạt động từ năm 1999 và đã đóng cửa hoàn toàn vào tháng 7 năm 2009. Bãi chôn lấp số 2 có diện tích 2,5 ha, đưa vào sử dụng năm 2009;

Bãi chôn lấp này là một bãi chôn lấp an toàn về môi trường, đơn giản trong vận hành và bảo dưỡng trong điều kiện đặc thù của địa phương.

Nguồn: Sở TN&MT Thừa Thiên - Huế, 2011

Page 51: CHẤT THẢI RẮN - quantracmoitruong.gov.vn cao/SOE 2011... · Thu gom và vận chuyển chất thải rắn công nghiệp 68 4.4. Xử lý và tái chế ... 6.1.2. Ô nhiễm

Báo cáo môi trường quốc gia 2011:

Chất thải rắn

38

đốt ngay tại các bãi chôn lấp không hợp vệ sinh3. Các bãi rác không được quy hoạch và phân bố nhỏ lẻ ở khắp các thành phố, thị xã và các huyện. Một số địa phương điển hình như: Điện Biên, Hà Giang, Thanh Hóa, Quảng Trị, Bình Thuận, Bình Phước, Tiền Giang, Hậu Giang,...

Thời gian tới, công nghệ xử lý CTR tại Việt Nam sẽ được phát triển theo hướng giảm thiểu tối đa lượng rác thải chôn lấp và tăng cường tỷ lệ tái chế, tái sử dụng. Gần đây, có nhiều nhà đầu tư tư nhân đến Việt Nam đem theo các công nghệ đa dạng, tuy nhiên, một số công nghệ không đáp ứng yêu cầu. Bộ Xây dựng đã cấp giấy phép cho một số công nghệ nội địa trong lĩnh vực xử lý CTR sinh hoạt để thúc đẩy các công nghệ phù hợp.

Các khu liên hợp xử lý CTR liên tỉnh đã được Bộ Xây dựng thiết kế quy hoạch. Tuy nhiên, tính khả thi của các khu liên hợp này đối với việc xử lý CTR đô thị là điều cần xem xét lại vì đối với các chất thải thông thường, nếu xử lý tập trung liên tỉnh thì chi phí vận chuyển cao sẽ dẫn tới không khả thi. Mặt khác, các địa phương được xác định trong quy hoạch để xây dựng khu liên hợp xử lý CTR về cơ bản cũng không muốn chất thải từ các địa phương lân cận được vận chuyển sang địa bàn tỉnh mình để xử lý.

Các tiêu chí Điểm tối đa(*)

Điều kiện áp dụng

1.Tiêu chí kỹ thuật: Nguyên lý công nghệ, tính năng kỹ thuật của từng cụm thiết bị trong dây chuyền xử lý, hiệu quả xử lý, giải pháp xử lý chất thải thứ cấp, mức độ cơ khí hóa, tự động hóa, mức độ thuận tiện trong vận hành, bảo dưỡng, công nghệ nội sinh

30 Tổng điểm 4 tiêu chí > 70 điểm. Xếp loại A g

khuyến khích áp dụng.

Từ 50-70 điểm. Xếp loại B g Có

thể áp dụng.

< 50 điểm. Xếp loại C g không

nên áp dụng

2.Tiêu chí kinh tế: Chi phí đầu tư mua và xây lắp thiết bị, công trình, chi phí vận hành, bảo dưỡng, chi phí xử lý chất thải thứ cấp, giá trị thu lợi sản phẩm (nếu có), thị trường tiêu thụ sản phẩm đầu ra

30

3.Tiêu chí sự phù hợp với điều kiện đô thị Việt Nam: Phù hợp với thành phần chất thải, loại vật liệu thiết bị chính, khả năng thích ứng với điều kiện khí hậu, khả năng chịu mài mòn, điều kiện kinh tế kỹ thuật, quy mô đô thị,..

20

4.Tiêu chí an toàn và thân thiện môi trường: Các chỉ số an toàn kỹ thuật của thiết bị, các chỉ số về thân thiện môi trường, các chỉ số về biện pháp giảm thiểu tác động xấu đến kinh tế, văn hóa, cảnh quan, sinh thái

20

Nguồn: Báo cáo của Viện Môi trường đô thị và Công nghiệp Việt Nam tại Hội thảo “Lựa chọn công nghệ xử lý CTR phù hợp với điều kiện Việt Nam”, ngày 21/10/2011

Ghi chú: (*) Tính theo thang điểm 100

3 Xem trong Phụ lục 1. Các công nghệ xử lý CTR sinh hoạt hiện đang áp dụng ở một số tỉnh/thành phố

Bảng 2.13. Các tiêu chí được đề xuất để lựa chọn công nghệ xử lý CTR đô thị

Page 52: CHẤT THẢI RẮN - quantracmoitruong.gov.vn cao/SOE 2011... · Thu gom và vận chuyển chất thải rắn công nghiệp 68 4.4. Xử lý và tái chế ... 6.1.2. Ô nhiễm
Page 53: CHẤT THẢI RẮN - quantracmoitruong.gov.vn cao/SOE 2011... · Thu gom và vận chuyển chất thải rắn công nghiệp 68 4.4. Xử lý và tái chế ... 6.1.2. Ô nhiễm

Chương 4:

Chất thải rắn công nghiệp

57

4.1. PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP TRONG THỜI GIAN QUA

Khu vực công nghiệp và xây dựng luôn có tốc độ phát triển cao nhất và đóng góp lớn nhất trong tăng trưởng kinh tế của Việt Nam. Giai đoạn 2006-2010, mặc dù gặp phải nhiều khó khăn do lạm phát trong nước, khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu, nhưng giá trị sản lượng toàn ngành công nghiệp vẫn giữ mức tăng trưởng 13-14%. Công nghiệp những năm qua đóng góp hơn 70% giá trị xuất khẩu, góp phần làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế và lao động của cả nước theo hướng công nghiệp hóa.

Một số nhóm ngành có tốc độ tăng trưởng thấp hơn tốc độ tăng trưởng toàn ngành song có mức độ gây ô nhiễm lớn như công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm; khai thác khoáng sản; công nghiệp hàn đóng vỏ tàu, khai thác, vận chuyển, chế biến dầu khí; nhiệt điện...

Chương 4:

CHẤT THẢI RẮN CÔNG NGHIỆP

Bảng 4.1. Tốc độ tăng trưởng các ngành giai đoạn 2005-2010 (đơn vị tính: %)

2005 2006 2007 2008 2010

1. Tốc độ tăng trưởng GDP 8,44 8,23 8,46 6,2 6,78

-Công nghiệp và xây dựng 10,69 10,38 10,22 6,11 7,07

- Nông lâm ngư nghiệp 4,02 3,69 3,76 4,7 2,78

- Các ngành dịch vụ 8,48 8,29 8,85 7,18 7,52

2. Tốc độ tăng giá trị sản xuất ngành công nghiệp 17,1 16,8 16,7 13,9

Trong đó:

- Công nghiệp khai thác 2,04 - 1,4 -1,9 -4,5 0,6

- Công nghiệp chế biến 19,2 19,2 18,8 15,3 12,6

- Công nghiệp điện, gas và nước 14,5 11,4 10,8 11,7 14,9

Nguồn: Bộ KH & ĐT, 2011

Page 54: CHẤT THẢI RẮN - quantracmoitruong.gov.vn cao/SOE 2011... · Thu gom và vận chuyển chất thải rắn công nghiệp 68 4.4. Xử lý và tái chế ... 6.1.2. Ô nhiễm

Báo cáo môi trường quốc gia 2011:

Chất thải rắn

58

Theo đánh giá chung, về mức độ tuân thủ các quy định về môi trường, các doanh nghiệp Việt Nam thường có ý thức chấp hành luật kém hơn các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, đầu tư cho môi trường cũng ít hơn. Kết quả là khu vực này thường có mức độ ô nhiễm cao hơn khu vực doanh nghiệp FDI.

Ngành công nghiệp Việt Nam phân bố khá tập trung với gần 80% tổng giá trị sản xuất công nghiệp được tạo ra tại 3 vùng kinh tế trọng điểm. Trong giai đoạn 1995-2005, vùng Đông Nam Bộ là vùng có giá trị sản xuất công nghiệp lớn nhất, tiếp theo là vùng Đồng bằng sông Hồng, trong số 7 vùng của cả nước, nhưng vùng Đồng bằng sông Hồng mới là vùng có mức tăng trưởng nhanh nhất với mức tăng trưởng bình quân hàng năm là 17,9%. Nhìn vào cơ cấu phân bổ giá trị sản xuất công nghiệp theo vùng (Biểu đồ 4.1), vùng Đồng bằng sông Hồng và vùng Đông Nam Bộ có thể sẽ gặp phải những vấn đề ô nhiễm công nghiệp nghiêm trọng hơn so với các vùng còn lại.

Trong thời kỳ 2006-2010, tốc độ tăng trưởng công nghiệp của 3 vùng KTTĐ tiếp tục đạt cao hơn trung bình của cả nước (gấp khoảng 1,5 -1,7 lần), tuy nhiên, ngay trong 3 vùng KTTĐ cũng đã có sự thay đổi. Khu vực Duyên hải miền Trung với sự xuất hiện hàng loạt tổ hợp công nghiệp lớn như lọc hóa dầu, luyện thép, điện hạt nhân và cảng biển đang có tốc độ tăng trưởng ngày càng nhanh.

Mức độ tập trung cao và thiếu quy hoạch các phân bố công nghiệp hợp lý tại các vùng kinh tế trọng điểm, một phần do nguyên nhân lịch sử, và cả các quy hoạch công nghiệp thiếu tầm nhìn dài hạn, nhất là ở các khu vực đô thị lớn như Tp. HCM và Hà Nội. Theo đánh giá của Viện nghiên cứu Chiến lược, Chính sách công nghiệp, đây là nguyên nhân tạo ra các điểm nóng môi trường, các vấn đề xã hội không dễ giải quyết hiện nay. Từ khía cạnh vĩ mô, phân bố công nghiệp đang thiếu đi tính liên kết, không cho phép khai thác và chia sẻ một cách có hiệu quả các nguồn lực, lợi thế tự nhiên và nền môi trường khác nhau của từng địa phương.

Biểu đồ 4.1. Giá trị sản xuất công nghiệp phân theo các vùng kinh tế

Nguồn: TCTK, 2011

Page 55: CHẤT THẢI RẮN - quantracmoitruong.gov.vn cao/SOE 2011... · Thu gom và vận chuyển chất thải rắn công nghiệp 68 4.4. Xử lý và tái chế ... 6.1.2. Ô nhiễm

Chương 4:

Chất thải rắn công nghiệp

59

4.2. PHÁT SINH CHẤT THẢI RẮN CÔNG NGHIỆP

4.2.1. Chất thải rắn phát sinh trong khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao

CTR phát sinh từ các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao (dưới đây gọi chung là khu công nghiệp - KCN), bao gồm CTR sinh hoạt và CTR công nghiệp. Trong đó, CTR công nghiệp được chia thành CTR thông thường và CTNH. Lượng CTR phát sinh từ các KCN phụ thuộc vào diện tích cho thuê, diện tích sử dụng; tính chất và loại hình công nghiệp của KCN. Tính chất và mức độ phát thải trên đơn vị diện tích KCN hiện tại chưa ổn định do tỷ lệ lấp đầy còn thấp, quy mô và tính chất của các loại hình doanh nghiệp vẫn đang có biến động lớn.

Theo Vụ Quản lý các Khu kinh tế thuộc Bộ KH&ĐT, mỗi ngày các KCN Việt Nam hiện nay thải ra khoảng 8.000 tấn CTR, tương đương khoảng gần 3 triệu tấn CTR mỗi năm. Tuy nhiên, lượng CTR đang tăng lên cùng với việc gia tăng tỷ lệ lấp đầy các KCN.

Tính trung bình cả nước, năm 2005-2006, 1ha diện tích đất cho thuê phát sinh CTR khoảng 134 tấn/năm. Đến năm 2008-2009, con số đó đã tăng lên 204 tấn/năm, mức tăng khoảng 50% tức trung bình 10% mỗi năm. Sự gia tăng phát thải trên đơn vị diện tích phản ánh sự thay đổi trong cơ cấu sản xuất công nghiệp, xuất hiện các ngành có mức phát thải cao và quy mô ngày càng lớn tại các KCN.

Hiện tại, 3 vùng KTTĐ chiếm khoảng 80% tổng lượng CTR công nghiệp, trong đó lớn nhất là vùng KTTĐ phía Nam. Năm 2009, khu vực này có tổng mức phát thải là 3.435 tấn CTR/ngày đêm (Bảng 4.2).

Tổng diện tích quy

hoạch (ha)

Tổng diện tích sử

dụng (ha)

Tổng diện tích cho thuê (ha)

Tổng lượng CTR (Tấn/

ngày)

Lượng CTR tính trên 1ha đất cho thuê

1 năm *Đồng Nai 8816 5832 3554 384 39Bình Dương 7010 1819 918 197 78Tp. Hồ Chí Minh 2931 1939 1154 1810 572Long An 4049 1851 589 128 79Bình Phước 309 73 2 56 10.220Bà Rịa - Vũng Tàu 7900 5297 1871 360 70Tây Ninh 394 259 234 6 9Tiền Giang 875 245 84 32 13911 tỉnh ĐBSCL (không kể Long An và Tiền Giang)

- - - 464 -

Tổng 3437 163

Bảng 4.2. Ước tính CTR phát sinh tại các KCN vùng KTTĐ phía Nam năm 2009

Ghi chú: *số liệu trung bình phát thải CTR trên ha được tính bằng tổng lượng CTR (tấn/ngày) nhân với 365 ngày, chia cho diện tích cho thuê.

Nguồn: Trung tâm Công nghệ Môi trường (ENTEC), 2009

Page 56: CHẤT THẢI RẮN - quantracmoitruong.gov.vn cao/SOE 2011... · Thu gom và vận chuyển chất thải rắn công nghiệp 68 4.4. Xử lý và tái chế ... 6.1.2. Ô nhiễm

Báo cáo môi trường quốc gia 2011:

Chất thải rắn

60

Theo kết quả tính dự báo, tổng phát thải CTR từ các KCN năm 2015 sẽ vào khoảng 6-7,5 triệu tấn/năm, và đạt 9,0-13,5 triệu tấn năm vào năm 2020. Theo đánh giá của các chuyên gia, thành phần chất thải rắn KCN có thể thay đổi theo hướng gia tăng chất thải nguy hại. Kết quả của quá trình gia tăng mức độ công nghiệp hóa và sử dụng hóa chất ngày càng cao.

Ngoài các cơ sở sản xuất kinh doanh nằm tập trung trong các KCN, số lượng các cơ sở độc lập nằm rải rác, có số lượng khá lớn. Tuy nhiên, lượng CTR này chưa được thống kê đầy đủ, việc quản lý CTR của các đơn vị chưa được thực hiện có quy mô, thường được thu gom chung với các chất thải sinh hoạt khu vực đô thị.

Bảng 4.3. Ước tính và dự báo CTR các KCN của Việt Nam đến 2020

Nguồn: Viện Nghiên cứu Chiến lược và Chính sách Công nghiệp, Bộ Công thương, 2011Ghi chú: - Phương án 1 mức phát thải các năm 2005, 2010, 2015, 2020 lần lượt 134, 200, 200, 200 (tấn/ha/năm)- Phương án 2 mức phát thải các năm 2005, 2010, 2015, 2020 lần lượt 134, 200, 250, 300 (tấn/ha/năm)- Diện tích tính dự báo là diện tích cho thuê và có hoạt động sản xuất- Công thức tính: Tổng CTR = Mức phát thải năm của mỗi ha (tấn/ha/năm) x Tổng diện tích cho thuê

Tổng diện tích quy hoạch (ha)

Tổng diện tích sử dụng (ha)

Tổng diện tích cho thuê (ha)

Lượng CTR Phương án 1 (tấn/năm)

Lượng CTR Phương án 2 (tấn/năm)

Năm 2005 24950 16663 7433 996.022 996.022

Năm 2010 58389 34171 16125 3.225.000 3.225.000

Năm 2015 70000 50000 30000 6.000.000 7.500.000

Năm 2020 80000 64000 45000 9.000.000 13.500.000

Page 57: CHẤT THẢI RẮN - quantracmoitruong.gov.vn cao/SOE 2011... · Thu gom và vận chuyển chất thải rắn công nghiệp 68 4.4. Xử lý và tái chế ... 6.1.2. Ô nhiễm

Chương 4:

Chất thải rắn công nghiệp

61

Nguồn: Bộ Công thương, 2011

Tên mỏ Than khai thác (ngàn tấn)

Hệ số đất bóc (m3/tấn than)

Khối lượng đất thải (m3)

Vùng mỏ Cẩm Phả 350.794 10,2 3.578.099.000

Vùng Hòn Gai 58.636 7,9 463.244.000

Vùng Uông Bí 30.710 6,68 205.143.000

Vùng khác (không phải bể than Quảng Ninh) 61.955 5,97 369.871.000

Tổng 4.616.357.000

Bảng 4.4. Ước tính chất thải rắn từ hoạt động khai thác than vào năm 2025

4.2.2. Chất thải rắn từ hoạt động khai thác khoáng sản

4.2.2.1. Khai thác than

CTR từ hoạt động khai thác than chủ yếu xuất phát từ hoạt động khai thác, bóc đất mở vỉa, hoạt động giao thông vận tải và hoạt động chế biến tuyển than.

Hoạt động khai thác, với 2 hình thức lộ thiên và hầm lò, là nguồn phát sinh chủ yếu CTR trong ngành công nghiệp khai thác than. Sau khi khai thác, toàn bộ phần đất bóc tại khu vực khai thác trở thành CTR. Lượng CTR phát sinh này phụ thuộc vào cấu tạo địa chất từng vùng và công nghệ khai thác.

Tỷ lệ đất bóc trong khai thác than quyết định lượng phát sinh CTR. Ở Việt Nam hệ số đất bóc trong khai thác lộ thiên là rất cao, dao động từ 3-13 m3/tấn sản phẩm. Theo quy hoạch phát triển ngành than đến 2025, hệ số này từ 5,9-10,2 m3/tấn than. Tổng khối lượng CTR thải ra môi trường từ hoạt động khai thác than là 4,6 tỷ m3/năm.

Page 58: CHẤT THẢI RẮN - quantracmoitruong.gov.vn cao/SOE 2011... · Thu gom và vận chuyển chất thải rắn công nghiệp 68 4.4. Xử lý và tái chế ... 6.1.2. Ô nhiễm

Báo cáo môi trường quốc gia 2011:

Chất thải rắn

62

Hoạt động vận tải cũng tạo ra lượng thải không nhỏ trong quá trình khai thác than. Hàng ngày tại các mỏ than có hàng ngàn lượt xe vận tải sản phẩm và chất thải đến các điểm tập kết. Các phương tiện đa phần không thực hiện nghiêm các quy định che đậy, và do tăng ca chạy theo khối lượng dẫn đến tạo ra lượng CTR thứ cấp. Tình trạng phát tán CTR do hoạt động vận tải, làm mất vệ sinh môi trường nhiều nơi đã đến mức báo động nhưng vẫn chưa có giải pháp giải quyết hiệu quả.

Hoạt động chế biến và tuyển quặng than làm phát sinh dạng chất thải chủ yếu là quặng đuôi. Quặng đuôi là các sản phẩm mịn còn lại sau khi đã tuyển lấy các thành phần kim loại hoặc khoáng vật có giá trị, phần còn lại được thải ra dưới dạng các hồ thải quặng đuôi. Quặng đuôi thông thường được thải ra các hồ chứa, được thiết kế để phục vụ cho các mục đích tập trung và lưu giữ các chất thải rắn cũng như nước công nghệ đã bị ô nhiễm. Tuy nhiên, có những hồ chứa chất lượng kém, hoặc bảo trì không tốt, ở một số nơi thậm chí còn bị khô cạn, làm cho vật liệu thải thoát ra vùng đất và nước xung quanh gây ô nhiễm.

4.2.2.2. Khai thác Bô-xit

Bùn đỏ là chất thải không thể tránh được của khâu chế biến Bô-xít, là sản phẩm của quá trình làm giàu quặng, gồm các thành phần không thể hoà tan, trơ, không biến chất như Hematit, Natrisilico-aluminate, Canxi-titanat, Mono-hydrate nhôm, Tri-hydrate nhôm v.v... Hiện nay, việc xử lý bùn đỏ vẫn đang là mối quan tâm của các nước trên thế giới trong công cuộc bảo vệ môi trường.

Nếu chế biến Bô-xít thành alumin trên thì bắt buộc phải xây dựng các hồ chứa bùn đỏ. Chỉ riêng dự án của nhà máy sản xuất Alumin Nhân Cơ - Tây Nguyên, theo báo cáo ĐTM, phần đuôi quặng nước thải và bùn thải có khối lượng tới hơn 11 triệu m3/năm, trong khi dung tích hồ thải bùn đỏ sau 15 năm là khoảng 8,7 triệu m3. Tương tự, dự án Tân Rai có lượng bùn đỏ thải ra môi trường trong suốt quá trình dự án Tân Rai hoạt động là 80-90 triệu m3, nhưng hiện tại tổng dung tích của hồ chứa của dự án chỉ có 20,25 triệu m3, nghĩa là thấp hơn rất nhiều so với lượng bùn đỏ sẽ có trong tương lai.

Page 59: CHẤT THẢI RẮN - quantracmoitruong.gov.vn cao/SOE 2011... · Thu gom và vận chuyển chất thải rắn công nghiệp 68 4.4. Xử lý và tái chế ... 6.1.2. Ô nhiễm

Chương 4:

Chất thải rắn công nghiệp

63

4.2.2.3. Khai thác khoáng sản khác

Tỷ lệ đất bóc cao là một nhược điểm lớn trong hoạt động khai thác khoáng sản nói chung. Việc khai thác mỏ, đặc biệt là các hoạt động khai thác lộ thiên, đã làm tăng các khối lượng CTR ở dạng đất đá thải, khối lượng gấp vài lần lượng quặng khai thác được. Ví dụ: ở mỏ Apatít Lào Cai, đất đá thải nhiều gấp 2,5 lần lượng quặng (hệ số bóc đất là 2,5), lượng thải CTR khoảng 3 triệu tấn đất đá thải mỗi năm.

Bên cạnh đất đá thải, quặng đuôi cũng là CTR sinh ra từ quá trình chế biến khoáng sản (tuyển khoáng, sàng rửa). Phần quặng đuôi là phần tách ra khỏi khoáng chất được thu hồi. Gồm các loại quặng đuôi kim loại, quặng đuôi cát (chất thải của quá trình khai khoáng cát nặng chủ yếu gồm silicat và khoáng sét hữu cơ) và chất thải thô (phần thô của chất thải sinh ra trong quá trình sản xuất quặng kim loại màu và kim loại đen như quặng Fe, Pb, Zn, Cu, Ni, Sn...).

4.2.3. Chất thải rắn công nghiệp từ các ngành công nghiệp khác

4.2.3.1. Chất thải rắn từ hoạt động của ngành dầu khí

CTR ngành dầu khí phát sinh chủ yếu từ 2 lĩnh vực hoạt động: (i) thăm dò và khai thác dầu khí ngoài khơi và (ii) chế biến dầu khí ven bờ.

Theo điều tra năm 2006 của Viện Nghiên cứu Chiến lược và Chính sách Công nghiệp, tổng khối lượng CTR thu gom từ các giàn khoan khai thác và thăm dò dầu khí ước khoảng 5-6 ngàn tấn/năm. Thành phần CTR trên gồm các bao bì đựng hóa chất, giẻ lau dính dầu mỡ, dụng cụ thiết bị điện tử hỏng, rác thải sinh hoạt từ các giàn khoan. Tại thời điểm năm 2006, Công ty Sông Xanh (Bà Rịa-Vũng Tàu) là đơn vị duy nhất nhận xử lý chất thải của các dàn khoan, với giá trị hợp đồng từ 10-15 tỷ đồng/năm. Đặc biệt, theo đánh giá của đơn vị nhận xử lý, CTR từ hoạt động ngoài khơi có tỷ lệ CTNH cao, có thể tới trên 50%.

Page 60: CHẤT THẢI RẮN - quantracmoitruong.gov.vn cao/SOE 2011... · Thu gom và vận chuyển chất thải rắn công nghiệp 68 4.4. Xử lý và tái chế ... 6.1.2. Ô nhiễm

Báo cáo môi trường quốc gia 2011:

Chất thải rắn

64

4.2.3.2. Chất thải rắn từ hoạt động của ngành đóng mới, sửa chữa và phá dỡ tàu biển

Công nghiệp đóng mới và sửa chữa tàu biển, với hàng chục nhà máy đóng tàu khắp đất nước là nguồn phát thải CTR quan trọng. Lượng CTR của ngành công nghiệp này phát sinh chủ yếu từ công đoạn làm sạch bề mặt kim loại. Để làm công việc đó, hàng năm phải sử dụng hàng trăm ngàn tấn cát, hạt kim loại hoặc hạt Nix thải. Nguyên liệu hạt Nix hoặc hạt kim loại sau khi sử dụng có chứa các thành phần độc hại (sơn, dầu mỡ) được thu gom, nhưng chưa có biện pháp xử lý hiệu quả.

Ngoài ra, lượng CTR lớn phát sinh từ ngành này là các bao bì chứa hóa chất (sơn, hóa chất khác), các nguyên liệu hư hỏng, quá hạn sử dụng, các chi tiết thiết bị điện tử, các chất thải chứa kim loại nặng.

4.2.3.3. Chất thải rắn từ công nghiệp nhiệt điện

CTR ngành nhiệt điện chủ yếu phát sinh từ nhiệt điện đốt than. Việc đẩy mạnh sản xuất điện than đồng nghĩa nhu cầu nguyên liệu than sẽ tăng lên. Theo Tổng sơ đồ điện VII, nhiệt điện than tiếp tục tăng trong thời gian tới, chiếm trên 50% công suất nguồn phát điện. Kéo theo tổng nhu cầu than năm 2006 dùng cho nhiệt điện ước khoảng 5 - 6 triệu tấn và dự báo đến năm 2030, Việt Nam sẽ phải sử dụng khoảng 80 triệu tấn than, trong đó có cả than nhập khẩu (Tập đoàn Điện lực Việt Nam, 2007). Việc sử dụng than kéo theo lượng thải tro xỉ lớn mà hiện nay mới được tái sử dụng một lượng nhỏ.

Từ kết quả điều tra cho thấy tỷ lệ CTR (tro xỉ) do sử dụng than trong lĩnh vực nhiệt điện dao động trong khoảng từ 30-40% trên lượng than sử dụng, tương đương với độ tro của than cám từ 26-45%. Năm 2006, ước toàn ngành thải ra khoảng 2,0-2,4 triệu tấn CTR/năm. CTR từ xỉ hiện đang được nhiều đơn vị sử

Page 61: CHẤT THẢI RẮN - quantracmoitruong.gov.vn cao/SOE 2011... · Thu gom và vận chuyển chất thải rắn công nghiệp 68 4.4. Xử lý và tái chế ... 6.1.2. Ô nhiễm

Chương 4:

Chất thải rắn công nghiệp

65

dụng làm gạch, nhưng mới chỉ giải quyết một phần lượng thải ra.

Do nhu cầu nhiệt điện đốt than tăng cao, lượng CTR và bụi thải cũng sẽ tăng lên trong các năm tới đây (Bảng 4.6).

CTR chủ yếu của nhiệt điện đốt than, ngoài xỉ than là bụi than hạt mịn, có thành phần chủ yếu là cac-bon. Các CTR này hiện được thu hồi bằng công nghệ lọc bụi tĩnh điện. Cùng với xỉ than, các CTR này được thu gom rồi đổ vào bãi chứa.

Bảng 4.5. Nhu cầu và lượng thải từ các nhà máy nhiệt điện

Công nghệ Công suất (MW)

Mức tiêu hao (kg/

kwh)

Tiêu thụ than

(tấn/năm)

Lượng tro xỉ (tấn/năm)

Nhà máy Nhiệt điện Nghi Sơn Than phun 600 0,388 699.014 194.531

(27,8%)

Nhà máy Nhiệt điện Ninh Bình Than phun 300 0,488 824140 210.200

(27-30%)

Nhà máy Nhiệt điện Cẩm Phả

Lò tầng sôi tuần hoàn 300 0,566 1.500.000 300.000

(27-30%)

Nhà máy Nhiệt điện Thông Long

(Quảng Ninh)

Lò tầng sôi tuần hoàn 300 0,446 803.538 300.000

(30-37%)

Nhà máy Nhiệt điện Phả Lại (Quảng Ninh)

Lò tầng sôi tuần hoàn 1200 0,5 4.000.000 1.600.000

(40%)

Nguồn: Tập đoàn Điện lực Việt Nam, 2007

Bảng 4.6. Chất thải rắn nhiệt điện dự báo đến 2030

Nguồn: Viện Nghiên cứu Chiến lược và Chính sách Công nghiệp, Bộ Công thương, 2011

Năm Công suất (MW)

Lượng than yêu cầu (tấn)

Lượng CTR và tro bụi (tấn/năm)

2015 3.500 7.000.000 2.100.000

2020 32.500 65.000.000 19.500.000

2025 50.000 100.000.000 30.000.000

2030 77.000 154.000.000 46.200.000

Page 62: CHẤT THẢI RẮN - quantracmoitruong.gov.vn cao/SOE 2011... · Thu gom và vận chuyển chất thải rắn công nghiệp 68 4.4. Xử lý và tái chế ... 6.1.2. Ô nhiễm

Báo cáo môi trường quốc gia 2011:

Chất thải rắn

66

4.2.3.4. CTR ngành công nghiệp rượu, bia, nước giải khát

Với đặc điểm, tính chất công nghệ, quy mô sản xuất, hàng năm, ngành công nghiệp rượu, bia, nước giải khát sản sinh ra một lượng CTR tương đối lớn. Tổng lượng CTR ước tính phát sinh trong hoạt động sản xuất bia là khoảng 26.961 tấn/năm (2000-2005), dự báo sẽ tăng lên là 41.326 tấn/năm giai đoạn 2010-2020 (Biểu đồ 4.2).

Thành phần CTR phát sinh từ ngành công nghiệp sản xuất bia, rượu, nước giải khát gồm 2 loại CTR vô cơ và CTR hữu cơ, trong đó, CTR vô cơ (bao bì, chất trợ lọc, thuỷ tinh vỡ, vỏ lon) chiếm tỷ lệ nhỏ (16,5%), CTR hữu cơ (bã bia, bã rượu, bã hu-blong...) chiếm tỷ lệ cao (83,5%).

Biểu đồ 4.2. Sản lượng và lượng CTR của 3 ngành công nghiệp sản xuất bia, rượu và nước giải khát

Nguồn: Viện Nghiên cứu Chiến lược và Chính sách Công nghiệp, Bộ Công thương, 2011

Chỉ tiêu Hệ số phát thải (g/lít sản phẩm)

Lượng thải (tấn/năm)

2000-2005 Dự báo 2005-2010

Dự báo 2010-2020

Chất thải rắn vô cơ 3,3 3.234 3.960 4.950

Chất thải rắn hữu cơ 16,7 16.366 20.040 25.050

Tổng lượng chất thải rắn 20 19.600 24.000 30.000

Bảng 4.7. Lượng chất thải rắn phát sinh trong sản xuất bia theo thành phần

Nguồn: Viện Nghiên cứu Chiến lược và Chính sách Công nghiệp, Bộ Công thương, 2011

Page 63: CHẤT THẢI RẮN - quantracmoitruong.gov.vn cao/SOE 2011... · Thu gom và vận chuyển chất thải rắn công nghiệp 68 4.4. Xử lý và tái chế ... 6.1.2. Ô nhiễm

Chương 4:

Chất thải rắn công nghiệp

67

4.2.3.5. Chất thải rắn từ hoạt động nhập khẩu phế liệu

Hiện nay, một nguồn phát sinh CTR công nghiệp và CTNH đáng lưu tâm là từ các vụ vi phạm pháp luật khi các doanh nghiệp tiến hành nhập khẩu các mặt hàng như pin, ắc-quy, bản mạch,... cũ hoặc hỏng từ nước ngoài vào lãnh thổ nước ta để xử lý hoặc tận thu phế liệu.

Các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nhập khẩu hàng hóa là phế liệu thường khai báo nhập phế liệu sử dụng làm nguyên liệu sản xuất hoặc đã được làm sạch nhưng trên thực tế phần lớn phế liệu được nhập về đều chứa tạp chất, CTNH. Có khi hàng hóa ghi trên tờ khai nhập quặng chì nhưng thực chất là ắc-quy chì phế thải hoặc ghi nhập hàng mới nhưng thực tế là vỏ chai nhựa, túi ni lon, sợi hóa học... thu gom từ các bãi rác.

Nguyên nhân của tình trạng này là do chưa có sự đồng bộ của hệ thống văn bản quy phạm pháp luật và sự kiểm soát chặt chẽ của cơ quan quản lý, nên các doanh nghiệp đã lợi dụng để nhập khẩu trái phép chất thải vào nước ta dưới danh nghĩa nhập khẩu hàng hóa hoặc phế liệu làm nguyên liệu sản xuất.

Ngoài ra, do các văn bản quy định quy chuẩn kỹ thuật về máy móc, thiết bị công nghệ cũ nhập khẩu còn thiếu và bất cập nên việc nhập máy móc, thiết bị cũ, chuyển giao công nghệ lạc hậu vào nước ta vẫn diễn ra ở nhiều nơi, trở thanh nguồn phát sinh CTR đáng kể.

Khung 4.1. Nhập khẩu lô hàng ắc-quy khô và vỉ mạch của một số doanh nghiệp

Ngày 10/10/2009, Công ty Cổ phần xây dựng và nội thất Thái Sơn (Công ty Thái Sơn) đã ký hợp đồng tạm nhập và tái xuất vào cảng Hải Phòng 800 tấn Silicon từ Hồng Kông qua Trung Quốc. Qua kiểm tra đã phát hiện danh mục hàng hóa không đúng, cụ thể chỉ có 13 container đúng chủng loại được xuất sang Trung Quốc; có 14 container chứa silicon đóng bao, ắc-quy khô và vỉ mạch điện tử tương ứng với 332,63 tấn ắc-quy khô và 32,28 tấn vỉ mạch điện tử đã qua sử dụng. Công ty Thái Sơn đã vi phạm công ước Basel về kiểm soát vận chuyển xuyên biên giới CTNH và bị buộc phải tái xuất số hàng vi phạm gồm 332,63 tấn ắc-quy khô và 32,28 tấn vỉ mạch điện tử.

Ngoài ra, còn rất nhiều những vụ nhập khẩu trái phép chất thải như tại Quảng Ninh, đã thu được khoảng 421,81 tấn ắc-quy, 255,88 tấn vỉ mạch điện tử và đầu kỹ thuật số đã qua sử dụng của một số danh nghiệp vi phạm như Công ty Cổ phần Thương mại và sản xuất Minh Trí, Công ty Cổ phần đầu tư xuất nhập khẩu Hoàng Hải và Công ty TNHH một thành viên Thành Hoàng.

Nguồn: TCMT tổng hợp, 2010

Page 64: CHẤT THẢI RẮN - quantracmoitruong.gov.vn cao/SOE 2011... · Thu gom và vận chuyển chất thải rắn công nghiệp 68 4.4. Xử lý và tái chế ... 6.1.2. Ô nhiễm

Báo cáo môi trường quốc gia 2011:

Chất thải rắn

68

4.3. THU GOM VÀ VẬN CHUYỂN CHẤT THẢI RẮN CÔNG NGHIỆP

Tương ứng với mỗi ngành công nghiệp, KCN khác nhau, có các hình thức thu gom CTR đặc trưng khác nhau.

CTR trong các KCN

Theo kết quả điều tra, nhiều KCN chưa có điểm tập trung thu gom chất thải rắn theo quy định. Đối với rác sinh hoạt, phần lớn các doanh nghiệp trong KCN ký hợp đồng thuê Công ty Môi trường Đô thị (URENCO) thu gom. Riêng CTR công nghiệp có chứa thành phần nguy hại, đang được thuê/giao/bán cho doanh nghiệp có giấy phép hành nghề vận chuyển CTNH. Tuy nhiên, vấn đề kiểm soát chất thải sau hợp đồng chưa thực hiện tốt, nguy cơ làm phân tán CTNH ra môi trường cao.

Chưa có báo cáo đánh giá về tỷ lệ thu gom các CTR từ các KCN. Tuy nhiên, theo điều tra của Viện Nghiên cứu Chiến lược, Chính sách Công nghiệp, tỷ lệ thu gom CTR của các KCN khá cao, đạt trên 90%. Tỷ lệ này đạt được do CTR của KCN thường được tập trung, xác định chủ nguồn thải rõ ràng, và có đăng ký với Ban quản lý các KCN. Đặc biệt, CTR công nghiệp được thu gom với tỷ lệ cao còn do gắn với lợi ích của các doanh nghiệp tái chế.

Khảo sát của JICA (2011) về việc chọn lựa các hình thức thu gom chất thải cho thấy, với chất thải công nghiệp không nguy hại, hầu hết các doanh nghiệp (74,2%) ký hợp đồng thu gom hoặc xử lý chất thải. Số doanh nghiệp bán chất thải chiếm 18%; một số doanh nghiệp thực hiện nghiền nát làm nguyên liệu để đun. Tái chế tại chỗ, tái sử dụng chất thải và trao đổi không phải là những phương pháp xử lý chính ở các KCN hiện nay. Đối với CTR công nghiệp nguy hại, phần lớn các doanh nghiệp (58,4%) lựa chọn phương án “ký hợp đồng thu gom hoặc xử lý

Khung 4.2. Điều tra doanh nghiệp sản xuất giấy, luyện thép Phú Mỹ

tại Bà Rịa - Vũng Tàu

Các doanh nghiệp sản xuất giấy, luyện thép tại Vũng Tàu có nhu cầu rất lớn về nhập phế liệu để phục vụ sản xuất. Ngoài lợi ích kinh tế mang lại cho các doanh nghiệp, thúc đẩy phát triển KT-XH của địa phương, vấn đề môi trường phát sinh từ hoạt động nhập khẩu phế liệu khá phức tạp, nhiều DN vi phạm các quy định bảo vệ môi trường.

Khi tiến hành khảo sát bãi chứa CTR của nhà máy thép Phú Mỹ, thuộc Công ty cổ phần Thép Miền Nam (KCN Phú Mỹ I, huyện Tân Thành), đoàn kiểm tra đã phát hiện hàng ngàn bao chứa bụi lò chất đống như núi, đặt trên mặt bằng chỉ là nền đất, xung quanh không có hệ thống thu nước mưa hoặc giải pháp giảm thiểu ô nhiễm. Khi trời mưa, nước mưa cuốn theo các chất bẩn, đặc biệt là CTNH gây ô nhiễm nguồn nước tiếp nhận là sông Thị Vải.

Đến nay, bãi chứa CTR này vẫn đang hoạt động. Trong khi đó, cơ quan trực tiếp quản lý CTR vẫn xác nhận cho Công ty này đủ điều kiện nhập khẩu phế liệu. Hiện nay, công suất của 3 nhà máy luyện thép của Công ty cổ phần Thép Miền Nam đang hoạt động là 1,25 triệu tấn phôi/năm, khối lượng phế liệu sắt, thép cần phải nhập lên đến hàng triệu tấn/năm, nếu không quản lý chặt chẽ tình trạng ô nhiễm nguy cơ ngày càng tăng.

Nguồn: Cổng thông tin điện tử tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, 2011

Page 65: CHẤT THẢI RẮN - quantracmoitruong.gov.vn cao/SOE 2011... · Thu gom và vận chuyển chất thải rắn công nghiệp 68 4.4. Xử lý và tái chế ... 6.1.2. Ô nhiễm

Chương 4:

Chất thải rắn công nghiệp

69

chất thải”; không có doanh nghiệp nào lựa chọn phương án tự đốt, ủ và chôn lấp CTR công nghiệp; 37% các doanh nghiệp lựa chọn phương pháp lưu trữ tạm thời tại doanh nghiệp.

CTR ngành nhiệt điện: Phần lớn nhà máy nhiệt điện chạy than đều có hệ thống thu hồi bụi (khô hoặc ướt). Xỉ than đọng ở đáy lò cũng được thu gom cùng với bụi hạt mịn, sau đó được vận chuyển và chứa trong các bãi chứa. Hiện tại, một số doanh nghiệp đang sử dụng các CTR này làm vật liệu xây dựng, tuy nhiên tỷ lệ này vẫn còn ít. Nhà máy Nhiệt điện Phả Lại có bãi chứa CTR lên đến 5 triệu tấn, được tích tụ qua nhiều năm.

CTR từ ngành dầu khí: phần lớn các CTR từ các giàn khoan ngoài khơi được Tổng Công ty Dịch vụ Dầu khí (PTSC) thu gom bằng các tàu chuyên dụng (đựng trong các container chuyên dụng), định kỳ hàng tuần thu gom và đưa vào bờ.

CTR trong khai thác Bô-xit: Bùn đỏ là nguy cơ lớn nhất trong khai thác và chế biến Bô-xit. Một số nước xử lý bùn đỏ bằng cách đổ ra biển hoặc xây đập chứa, có nghiên cứu cho rằng có thể sử dụng bùn đỏ để làm gạch xây dựng. Ở Việt Nam, một số các chuyên gia trước đây cũng đã tính tới phương án đưa quặng từ Tây Nguyên xuống Bình Thuận tuyển và sản xuất alumin, để đưa bùn đỏ ra biển. Nhưng chi phí cho việc này là rất tốn kém.

Phương pháp thải ướt bùn đỏ dự kiến áp dụng cho dự án Alumin Tân Rai và Nhân Cơ, là công nghệ đã được áp dụng thành công ở một số nước (Úc, Trung Quốc) với các giải pháp giảm thiểu ô nhiễm đồng bộ như chống thấm bùn đỏ, thu hồi nước từ hồ bùn đỏ, kiểm tra nguồn nước và tái tạo sinh thái hồ bùn đỏ. Giải pháp xây đập chôn cất bùn đỏ hoặc công nghệ TenCate lưu giữ bùn trong túi đã được thực hiện thành công ở một số nước lớn như Ý, Ca-na-da, Ai-len...

Page 66: CHẤT THẢI RẮN - quantracmoitruong.gov.vn cao/SOE 2011... · Thu gom và vận chuyển chất thải rắn công nghiệp 68 4.4. Xử lý và tái chế ... 6.1.2. Ô nhiễm

Báo cáo môi trường quốc gia 2011:

Chất thải rắn

70

4.4. XỬ LÝ VÀ TÁI CHẾ CHẤT THẢI RẮN CÔNG NGHIỆP

Đối với CTR từ các KCN: Có nhiều hình thức tái chế chất thải, phần lớn CTR của KCN được phân loại, làm sạch chế biến thành nguyên liệu cho sản xuất tái chế. Một số hình thức khác là chế biến CTR thành phần hữu cơ thành phân bón vi sinh, sản xuất nhiên liệu và đốt phát điện...

Trong ngành công nghiệp giấy, phần lớn sử dụng công nghệ tuần hoàn nước để thu hồi bột giấy, giảm lượng thải và tái sử dụng nước tuần hoàn. Trong công nghiệp luyện kim, phần lớn các CTR dưới dạng xỉ được tận thu, tái chế để thu hồi kim loại, làm vật liệu xây dựng. Việt Nam chưa phát triển các công nghệ chế biến các chất thải văn phòng, như máy in, các hộp mực, các loại pin năng lượng...

Sản phẩm tái chế CTR công nghiệp có nhiều loại. Phần lớn trong số đó là nguyên liệu đầu vào của sản xuất công nghiệp như giấy, hạt nhựa, kim loại (như chì, đồng, vàng, bạc,...), các hóa chất, nguyên liệu đốt (các viên năng lượng, nhiên liệu sinh học). Một số CTR được quay vòng tái sử dụng ngay như chai thủy tinh, chi tiết điện tử. Số khác được chế biến thành sản phẩm mới như phân vi sinh, dầu thải thành dầu đốt, các sản phẩm từ nhựa, các dung môi. CTR còn được sử dụng làm nguồn cung cấp khí mêtan, đốt phát điện.

Đối với CTR trong khai thác khoáng sản nói chung: Chiến lược Bảo vệ môi trường quốc gia đã phê duyệt chương trình hoàn nguyên môi trường các vùng khai thác khoáng sản. Một số vùng khai thác khoáng sản như vùng than Quảng Ninh, đã tiến hành một số dự án trồng cây chống xói lở, cải tạo các bãi thải, xử lý nước thải axit nhưng khối lượng còn hạn chế. Các CTR trong khai thác chế biến khoáng sản được tận dụng để thu hồi kim loại

Khung 4.3. Xử lý chất thải công nghiệp tại Hà Nội

Công ty TNHH Nhà nước một thành viên Môi trường Đô thị Hà Nội (URENCO Hà Nội) xử lý khoảng 40.000 tấn chất thải công nghiệp mỗi năm, trong đó chất thải công nghiệp thông thường là 22.500 tấn/năm và chất thải công nghiệp nguy hại là 17.500 tấn/năm.

Bảng 4.8. Lượng chất thải công nghiệp xử lý bởi URENCO Hà Nội

Nguồn: URENCO Hà Nội, 2009

Loại chất thải (tấn/năm) 2007 2008 2009

Chất thải công nghiệp thông

thường

16,000 25,000 22,500

Chất thải công nghiệp nguy hại

16,000 25,000 17,500

Tổng 32,000 50,000 40,000

Page 67: CHẤT THẢI RẮN - quantracmoitruong.gov.vn cao/SOE 2011... · Thu gom và vận chuyển chất thải rắn công nghiệp 68 4.4. Xử lý và tái chế ... 6.1.2. Ô nhiễm

Chương 4:

Chất thải rắn công nghiệp

71

quý, làm vật liệu xây dựng. Các giải pháp xử lý quặng đuôi sau chế biến chủ yếu là xây đập chứa. Những năm gần đây, các đập chứa sau nhiều năm hoạt động đã xuống cấp, rò rỉ chất ô nhiễm ra môi trường. Một số mỏ đã đầu tư cải tạo, nâng cấp/nâng sức chứa và bảo đảm an toàn hồ chứa. Rất nhiều hồ chứa quặng đuôi đã được lấp đầy nhưng chưa có biện pháp xử lý, trở thành điểm ô nhiễm tại địa phương.

Đối với CTR từ ngành dầu khí: CTR là rác sinh hoạt được giao cho Công ty Môi trường đô thị, các CTR công nghiệp và nguy hại giao cho đơn vị có chức năng xử lý.

Đối với CTR từ công nghiệp đóng mới, sửa chữa và phá dỡ tàu biển: Thu gom xử lý CTR từ hoạt động làm sạch bề mặt kim loại phần vỏ tàu (cát, hạt nix làm sạch bề mặt kim loại), hiện nay phổ biến là sử dụng buồng phun. Quá trình này được diễn ra trong các buồng kín, các CTR, cát rơi xuống sàn của buồng kín, sau đó được thu gom chôn lấp. Tuy nhiên, đối với các tàu quy mô lớn, việc đưa vào buồng kín khó khăn, vẫn phải thực hiện các thao tác ngoài trời nên dễ gây khuếch tán CTR theo gió ra môi trường xung quanh. Riêng vấn đề sử dụng hạt nix, hiện Việt Nam hiện đã quy định cấm sử dụng. Những vấn đề còn chưa được giải quyết là các bãi lưu trữ hạt nix đang tồn tại, có chứa CTNH vẫn chưa có biện pháp xử lý hữu hiệu.

CTR từ ngành sản xuất bia, rượu, nước giải khát: trong các cơ sở sản xuất bã rượu tươi bán cho chăn nuôi gia súc, vỏ chai vỡ và bao gói plastic bán cho cơ sở tái chế, rác thải sinh hoạt được Công ty môi trường đô thị thu gom và xử lý.

Page 68: CHẤT THẢI RẮN - quantracmoitruong.gov.vn cao/SOE 2011... · Thu gom và vận chuyển chất thải rắn công nghiệp 68 4.4. Xử lý và tái chế ... 6.1.2. Ô nhiễm

Báo cáo môi trường quốc gia 2011:

Chất thải rắn

72

4.5. CHẤT THẢI CÔNG NGHIỆP NGUY HẠI

4.5.1. Phát sinh chất thải công nghiệp nguy hại

CTNH chiếm khoảng 15%-20% lượng CTR công nghiệp. Đây là nguồn ô nhiễm tiềm tàng rất đáng lo ngại cho môi trường và sức khỏe của cộng đồng. CTNH phát sinh từ các KCN của khu vực phía Nam khoảng 82.000 - 134.000 tấn/năm, cao hơn các khu vực khác (gấp 3 lần miền Bắc và khoảng 20 lần miền Trung). Gần một nửa số lượng chất thải công nghiệp phát sinh ở các vùng kinh tế trọng điểm phía Nam là tại Tp.HCM, Biên Hòa, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Dương. Thực tế lượng phát sinh CTNH này có thể lớn hơn, do chưa được quản lý đúng cách và thống kê đầy đủ, nhiều loại CTNH được thu gom cùng rác thải sinh hoạt rồi đổ tập trung tại các bãi rác công cộng.

Chất thải công nghiệp nguy hại phát sinh chủ yếu tại các KCN. Các cơ sở sản xuất nhỏ lẻ nằm ngoài KCN cũng là nguồn phát sinh CTNH không nhỏ. Nhìn chung, các cơ sở sản xuất này cũng nằm tập trung ở những tỉnh, thành phố lớn như Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương... Các cơ sở sản xuất này với quy mô khác nhau, hoạt động trên các lĩnh vực sản xuất khác nhau như thực phẩm, dược phẩm, mỹ phẩm, sản xuất hóa chất, sản xuất phân bón, thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật, sản xuất các mặt hàng điện tử, may mặc, giày da, chế biến gỗ, cơ khí... đã tạo ra một lượng CTR công nghiệp nói chung và CTNH nói riêng khá lớn. Việc quản lý

Bảng 4.9. Chất thải công nghiệp phát sinh tại một số tỉnh, thành phố năm 2010

(Đơn vị: tấn/ngày)

Loại đô thị Tỉnh /thành phố

CTR công nghiệp không

nguy hại

CTR công nghiệp

nguy hạiĐặc biệt Tp. Hồ Chí Minh 4.606,12 4.606,12

Đô thị loại I (Thành phố trực thuộc

TW)

Đà Nẵng 553,79 83,07

Cần Thơ 136,25 27,25

Tỉnh có đô thị loại I

Đắk Lắk 63,08 9,46Khánh Hoà 1.767,19 441,80Lâm Đồng 70,48 10,57Bình Định 810,19 121,53

Tỉnh có đô thị loại II

Đồng Nai 990,07 990,07Tiền Giang 249,20 62,30Cà Mau 93,80 9,10An Giang 120,33 11,31Bình Thuận 464,78 102,25Gia Lai 189,75 18,98

Bà Rịa - Vũng Tàu 274,01 274,01

Tỉnh có đô thị loại III

Bạc Liêu 29,02 2,96Bến Tre 120,29 24,18Đồng Tháp 512,03 76,80Ninh Thuận 116,80 17,52Kon Tum 39,67 2,1Kiên Giang 34,26 6,85Quảng Ngãi 455,18 159,31Sóc Trăng 172,10 30,98Quảng Nam 433,00 82,27Long An 110,45 22,09Bình Dương 830,38 830,38Trà Vinh 248,00 37,20Phú Yên 194,80 37,01Hậu Giang 160,05 16,01Vĩnh Long 177,33 25,00

Tỉnh khácBình Phước 664,20 664,20Tây Ninh 202,69 202,69Đắk Nông 96,53 24,13

Nguồn: Cục Quản lý chất thải và Cải thiện môi trường, TCMT, 2011

Page 69: CHẤT THẢI RẮN - quantracmoitruong.gov.vn cao/SOE 2011... · Thu gom và vận chuyển chất thải rắn công nghiệp 68 4.4. Xử lý và tái chế ... 6.1.2. Ô nhiễm

Chương 4:

Chất thải rắn công nghiệp

73

các nguồn thải này cũng gặp nhiều khó khăn hơn so với các KCN.

Phát sinh CTNH tăng đáng kể trong những năm gần đây. Tại tỉnh Đồng Nai, ở thời điểm năm 1999, CTNH công nghiệp chỉ có 3.759 tấn/năm, năm 2000 là 5.300 tấn, năm 2001 tăng lên khoảng 6.500 tấn và đến năm 2009 là trên 20.000 tấn. Tại tỉnh Quảng Ninh, xu hướng phát sinh CTNH tăng dần qua từng năm, đặc biệt tăng cao trong 3 năm từ 2007 đến 2009. Lượng phát sinh CTNH vào năm 2005 với 0,2 tấn/ngày và đến năm 2009 là 2,5 tấn/ngày (cao hơn 12 lần so với năm 2005). CTNH phát sinh lớn nhất là dầu thải, 2 đơn vị phát sinh dầu thải lớn nhất là Công ty cổ phần Than Núi Béo và Xí nghiệp Than Khe Sim thuộc Tổng công ty Than Đông Bắc, chiếm đến 60% lượng CTNH phát sinh năm 2005 và 70% của 9 tháng đầu năm 2009.

Mức độ phát sinh CTNH công nghiệp trong các KCN tùy thuộc vào loại hình sản xuất chủ yếu. Nghiên cứu năm 2009 tại vùng KTTĐ phía Nam cho thấy ngành sản xuất và dịch vụ sửa chữa phương tiện giao thông phát sinh lượng CTNH lớn nhất (Bảng 4.11). Trong khi đó, tại Đồng Nai, mức độ phát thải các CTNH các ngành nghề được phân bổ như sau: ngành giầy da (35%), dệt nhuộm (25%), điện - điện tử (25%), dược phẩm (5%), và ngành nghề khác là 10%.

Bảng 4.10. Khối lượng chất thải công nghiệp tại một số KCN, Hà Nội năm 2009

(Đơn vị: tấn/ngày)

Khu công nghiệp

Khối lượng CTR công nghiệp

Chất thải nguy hại

Chất thải

không nguy hại

Tổng khối lượng

KCN Sài Đồng A 9,00 27,00 36,00

KCN Sài Đồng B 2,88 8,63 11,50

KCN Thăng Long 7,20 21,60 28,80

KCN Nội Bài 2,40 7,20 9,60

KCN Hà Nội - Đài Trung 1,63 4,88 6,50

KCN Nam Thăng Long 3,03 9,08 12,10

KCN Deawoo - Hannel 1,58 4,73 6,30

KCN Đông Anh 1,85 5,55 7,40

KCN Sóc Sơn 1,70 5,10 6,80

Nguồn: Chi cục Bảo vệ môi trường Hà Nội, 2009

Ngành nghề phát sinh

Tải lượng (tấn/năm)

1 Ngành chế biến dầu mỏ 16.4002 Ngành luyện kim (sản xuất thép) 5.410 - 11.840

3 Ngành sản xuất phương tiện giao thông và dịch vụ sửa chữa 21.972 - 21.315

4 Ngành xi mạ 895 - 1.4995 Ngành sản xuất vật liệu xây dựng 8.130 - 12.770

6 Ngành hóa chất và thuốc bảo vệ thực vật 8.855 - 14.941

7 Ngành điện tử và ắc-quy 2.481 - 3.1918 Ngành sản xuất giày da 12.445 - 15.1609 Ngành sản xuất dệt nhuộm 8.470 - 10.13710 Ngành thuộc da và sản phẩm 7.848 - 9.93611 Ngành sản xuất giấy 5.330 - 6.81212 Ngành sản xuất điện 123 - 200

Tổng 81.959 - 134.201

Nguồn: Báo cáo kết quả khảo sát hiện trạng quản lý CTNH ở vùng KTTĐ phía Nam, Viện Môi trường và Tài nguyên

Đại học Quốc gia Tp.HCM, 2009

Bảng 4.11. Khối lượng CTR công nghiệp nguy hại từ một số ngành công nghiệp điển hình

tại các KCN thuộc vùng KTTĐ phía Nam

Page 70: CHẤT THẢI RẮN - quantracmoitruong.gov.vn cao/SOE 2011... · Thu gom và vận chuyển chất thải rắn công nghiệp 68 4.4. Xử lý và tái chế ... 6.1.2. Ô nhiễm

Báo cáo môi trường quốc gia 2011:

Chất thải rắn

74

Việc thống kê phát thải CTNH từ các hoạt động sản xuất công nghiệp hiện nay chủ yếu dựa vào đăng ký các chủ nguồn thải1. Tuy nhiên, tỷ lệ các cơ sở đăng ký chủ nguồn thải CTNH còn thấp (Khung 4.4), đặc biệt đối với các cơ sở sản xuất quy mô nhỏ và hộ gia đình, nhất là tại các làng nghề. Do đó, trên thực tế tổng lượng CTNH phát sinh lớn hơn nhiều lần so với con số thống kê.

4.5.2. Thu gom, vận chuyển chất thải công nghiệp nguy hại

Việc thu gom CTR công nghiệp và CTNH chủ yếu do các Công ty môi trường đô thị cấp tỉnh thực hiện. Lượng CTNH còn lại do các công ty/doanh nghiệp tư nhân được cấp phép đảm trách việc thu gom, vận chuyển.

Trên địa bàn Tp. Hà Nội cũ, tổng lượng CTR công nghiệp phát sinh tại các KCN khoảng 750 tấn/ngày, nhưng mới chỉ thu gom được khoảng 637-675 tấn/ngày. Trong đó, CTNH khoảng 97-112 tấn/ngày (chiếm 13-15%), thu gom được khoảng 58-78,4 tấn/ngày (chiếm khoảng 60-70%).

Tại khu vực phía Nam, số lượng doanh nghiệp hoạt động và được cấp phép trong lĩnh vực thu gom, vận chuyển CTR công nghiệp nguy hại nhiều hơn và tỷ lệ thu gom cao hơn. Trong tổng số 23 công ty được Bộ TN&MT cấp phép tại Tp.HCM có 16 công ty hành nghề vận chuyển CTNH và 20 công ty hành nghề xử lý CTNH. Công ty Môi trường Đô thị Tp.HCM (CITENCO) có trách nhiệm thu gom chất thải tại Tp.HCM và cung cấp dịch vụ thu gom, vận chuyển chất thải của các doanh nghiệp trong các KCN. Thành phố đã ban hành Quy định về thời gian và tuyến đường vận chuyển CTNH trên địa bàn thành phố, theo đó kể từ ngày 30 tháng 6 năm 2007, CTNH phát sinh từ các cơ sở sản xuất trong các khu công nghiệp, khu chế xuất bắt buộc phải được vận chuyển trên các tuyến

Khung 4.4. Đăng ký và cấp sổ đăng ký nguồn thải CTNH cho các cơ sở sản xuất

công nghiệp năm 2009

Hà Nội: có 327 cơ sở được cấp Sổ đăng ký chủ nguồn thải CTNH, chủ yếu tại các cơ sở sản xuất lớn và vừa. Số lượng này còn rất thấp so với thực tế. Số cơ sở thực hiện báo cáo định kỳ về quản lý CTNH theo mẫu tại Thông tư 12/2006/TT-BTNMT chỉ chiếm 14,7%.

TP. Hồ Chí Minh: có 1.100 cơ sở đã được cấp sổ đăng ký chủ nguồn thải trong số 9.000 công ty, nhà máy có nguồn CTNH.

Đồng Nai: tổng số hồ sơ đăng ký chủ nguồn thải CTNH khoảng 700 hồ sơ, trong đó đã cấp Sổ đăng ký cho 562 doanh nghiệp.

Bà Rịa - Vũng Tàu: đã cấp sổ đăng ký chủ nguồn thải CTNH cho 444 doanh nghiệp với tổng khối lượng đăng ký trên 2.000 tấn/tháng.

Nguồn: Cục Quản lý chất thải và Cải thiện môi trường, TCMT, 2011

1. Thông tư 12/2006/TT-BTNMT ngày 26 tháng 12 năm 2006

của Bộ TN&MT

Page 71: CHẤT THẢI RẮN - quantracmoitruong.gov.vn cao/SOE 2011... · Thu gom và vận chuyển chất thải rắn công nghiệp 68 4.4. Xử lý và tái chế ... 6.1.2. Ô nhiễm

Chương 4:

Chất thải rắn công nghiệp

75

đường vành đai. Chất thải phát sinh từ các cơ sở ngoài khu công nghiệp, khu chế xuất phải được vận chuyển trên các tuyến đường xuyên tâm đến các tuyến đường vành đai.

Một số KCN có cơ sở hạ tầng và công ty dịch vụ thuộc Ban quản lý các KCN phụ trách công tác thu gom chất thải. Tỷ lệ thu gom CTR công nghiệp trung bình đang tăng lên cả ở trong và ngoài KCN, nhưng vẫn còn thấp ở một số thành phố. Hiện chưa có số liệu đầy đủ về tỷ lệ thu gom CTR công nghiệp ở từng thành phố của Việt Nam. Tỷ lệ thu gom tại các KCN tương đối cao hơn so với bên ngoài KCN.

4.5.3. Xử lý, tiêu hủy chất thải công nghiệp nguy hại

Theo Quy hoạch các khu xử lý CTR công nghiệp liên vùng, liên tỉnh, đến năm 2020, 4 vùng KTTĐ đều sẽ xây dựng khu xử lý CTR công nghiệp và CTNH. Đó là các khu xử lý Nam Sơn, Sơn Dương ở vùng KTTĐ Bắc Bộ; Hương Văn, Bình Nguyên, Cát Nhơn ở vùng KTTĐ miền Trung; Tân Thành, khu xử lý CTR công nghiệp nguy hại Tây Bắc Củ Chi ở vùng KTTĐ phía Nam; khu xử lý CTR công nghiệp và CTNH vùng liên tỉnh ở vùng KTTĐ vùng ĐBSCL. Cho đến nay, các khu xử lý CTR công nghiệp liên tỉnh, liên vùng này hầu như chưa được hình thành.

Số lượng các đơn vị hành nghề vận chuyển và xử lý CTNH được Bộ TN&MT cấp phép gia tăng hàng năm. Tính đến tháng 6 năm 2011, Bộ TN&MT đã cấp 80 Giấy phép hành nghề vận chuyển CTNH và 43 Giấy phép hành nghề xử lý CTNH cho các cá nhân, tổ chức đăng ký. Các doanh nghiệp này được Bộ TN&MT hoặc Sở TN&MT cấp tỉnh cấp giấy phép hoạt động. Hầu hết các doanh nghiệp thu gom và xử lý CTR công nghiệp nguy hại đều tập trung ở phía Nam.

Biểu đồ 4.3. Số lượng doanh nghiệp vận chuyển và xử lý CTNH công nghiệp

Nguồn: TCMT, 2011

Nguồn: TCMT, 2009

Bảng 4.12. Số lượng công ty xử lý chất thải nguy hại được Bộ TN&MT cấp phép năm 2009

Tỉnh/thành phốCông ty được cấp

phép

Thu gom/vận chuyển Xử lý

Tp. Hồ Chí Minh 23 16 20Hà Nội 14 3 12Bình Dương 7 4 7Đồng Nai 5 1 5Hải Phòng 3 2 3Bà Rịa-Vũng Tàu 3 0 3

Hưng Yên 3 1 3Hải Dương 3 1 2

Bắc Ninh 3 2 2Đà Nẵng 2 1 2Phúc Yên 2 1 2Quảng Ninh 1 0 1Huế 0 0 0Tổng 69 32 62

Page 72: CHẤT THẢI RẮN - quantracmoitruong.gov.vn cao/SOE 2011... · Thu gom và vận chuyển chất thải rắn công nghiệp 68 4.4. Xử lý và tái chế ... 6.1.2. Ô nhiễm

Báo cáo môi trường quốc gia 2011:

Chất thải rắn

76

Số lượng CTNH công nghiệp được xử lý cũng tăng theo các năm. Theo kết quả thống kê từ năm 2008 đến nay, dựa trên báo cáo của các chủ xử lý, lượng CTNH được xử lý tăng từ 85.264 lên đến 129.688 tấn/năm (tăng 34%).

Hiện nay, công nghệ xử lý CTNH đang được áp dụng phổ biến ở Việt Nam, bao gồm lò đốt tĩnh hai cấp (trên 50%), hoá rắn (bê tông hoá), chôn lấp... (Bảng 4.13 và Khung 4.4)

Đánh giá hiệu quả xử lý và môi trường của các công nghệ đã được cấp phép, theo báo cáo quản lý CTNH định kỳ, báo cáo giám sát môi trường của các cơ sở xử lý CTNH do Bộ TN&MT cấp phép cũng như kết quả thanh tra, kiểm tra những năm vừa qua cho thấy hầu hết các công nghệ xử lý CTNH đã được cấp phép đều đảm bảo tuân thủ các quy định hiện hành, đảm bảo hiệu quả xử lý cam kết khi đăng ký hành nghề, phát thải đạt các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường.

Biểu đồ 4.4. Lượng CTNH công nghiệp được xử lý hàng năm

Nguồn: TCMT, 2011

Nguồn: TCMT, 2011

TT Tên công nghệ Số cơ sở áp dụng

Số mô đun hệ thống Công suất

1 Lò đốt tĩnh hai cấp 23 28 50 - 1000 kg/h2 Đồng xử lý trong lò nung xi

măng2 2 30 tấn /h

3 Chôn lấp 2 3 15.000 m3

4 Hóa rắn (bê tông hóa) 19 19 1 - 5 m3/h5 Xử lý, tái chế dầu thải 20 20 3-20 tấn/ngày6 Xử lý bóng đèn thải 10 10 0,2 tấn/ngày7 Xử lý chất thải điện tử 6 6 0,3 - 5 tấn/ngày8 Phá dỡ, tái chế ắc quy chì thải 9 9 0,5 - 200 tấn/ngày9 Tái chế dung môi 13 13 0,25 - 1,2 m3/h10 Xúc rửa thùng phi 15 15 60 - 1000 phuy/ngày11 Xử lý nước thải 20 23 6 - 25 m3/h12 Tận thu kim loại (xử lý xỉ kẽm,

tận thu muối kim loại)4 10 0,1 - 1 tấn/h

Bảng 4.13. Các công nghệ xử lý CTNH điển hình và phổ biến hiện nay tại Việt Nam

Page 73: CHẤT THẢI RẮN - quantracmoitruong.gov.vn cao/SOE 2011... · Thu gom và vận chuyển chất thải rắn công nghiệp 68 4.4. Xử lý và tái chế ... 6.1.2. Ô nhiễm

Chương 4:

Chất thải rắn công nghiệp

77

Nhìn chung, các công nghệ hiện có của Việt Nam còn chưa hiện đại, sử dụng các công nghệ đa dụng cho nhiều loại CTNH và thường ở quy mô nhỏ, nhưng đã đáp ứng được phần nào nhu cầu xử lý CTNH. Tuy nhiên, để thực sự đảm bảo công tác quản lý CTNH đạt yêu cầu, cần phát triển công nghệ xử lý CTNH tại Việt Nam cả về chất lượng và số lượng. Ngoài ra, cần nghiên cứu chuyên biệt hoá các công nghệ để xử lý các loại CTNH đặc thù. Bên cạnh đó cần phải tăng cường công tác giám sát, thanh tra, kiểm tra để đảm bảo các công nghệ đã được cấp phép hoạt động tuân thủ đúng quy định, đạt các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường.

Đối với các loại CTNH đặc thù nên xây dựng quy trình xử lý chuyên biệt để đảm bảo an toàn cho môi trường xung quanh. Nhưng để lựa chọn công nghệ xử lý CTR phù hợp điều kiện của Việt Nam không đơn giản, do đó cần thiết phải xây dựng và ban hành các bộ tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, định mức kinh tế kỹ thuật... làm cơ sở khoa học cho các công nghệ xử lý chất thải.

Để công tác bảo vệ môi trường thực hiện có hiệu quả, Nhà nước không chỉ quan tâm đến vấn đề quản lý, thanh tra, xử phạt mà cần thiết phải chú trọng đến vấn đề quản lý thị trường và quy hoạch công nghệ xử lý CTNH. Có như vậy mới có thể tránh cho doanh nghiệp những rủi ro không đáng có, đồng thời nâng cao hiệu quả bảo vệ môi trường của các đơn vị sản xuất.

Page 74: CHẤT THẢI RẮN - quantracmoitruong.gov.vn cao/SOE 2011... · Thu gom và vận chuyển chất thải rắn công nghiệp 68 4.4. Xử lý và tái chế ... 6.1.2. Ô nhiễm

Báo cáo môi trường quốc gia 2011:

Chất thải rắn

78

Khung 4.5. Các công nghệ xử lý CTNH điển hình và phổ biến hiện nay tại Việt Nam

a) Lò đốt tĩnh hai cấp

Đây là loại công nghệ phổ biến được sử dụng nhiều ở Việt Nam với tổng số 28 lò đốt.

Nhà máy xử lý rác Đại Đồng (Công ty URENCO Hà Nội) đã đầu tư một lò đốt rác với công suất 10 - 20 tấn/ngày, và là một trong những công trình xử lý chất thải công nghiệp lớn nhất tại vùng KTTĐ phía Bắc và đang trong quá trình thử nghiệm. Ở miền Trung, có hai lò đốt công nghiệp (công suất 100kg/h và 200kg/h) đang hoạt động tại Đà Nẵng. Ở miền Nam, có một số lò đốt công nghiệp như lò đốt của CITENCO (300kg/h, 4tấn/ngày), VINAUSEEN (500kg/h, 2tấn/ngày) đang hoạt động.

Hệ thống xử lý khí thải lò đốt CTNH

b) Đồng xử lý trong lò nung xi măng

Công nghệ này được áp dụng tại hai cơ sở sản xuất xi măng ở Kiên Giang và Hải Dương. Do đặc thù của công nghệ sản xuất xi măng lò quay, có thể sử dụng CTNH làm nguyên liệu, nhiên liệu bổ sung cho quá trình sản xuất xi măng, chất thải được thiêu huỷ đồng thời trong lò nung xi măng ở nhiệt độ cao (trên 1300oC).

Hệ thống lò nung xi măng và bộ phận nạp CTNH dạng lỏng

c) Chôn lấp CTNH

Công nghệ này hiện nay mới áp dụng ở Hà Nội và Bình Dương với dung tích của mỗi hầm chôn lấp từ 15.000 m3. Bãi chôn lấp CTNH, hay thực chất là các hầm chôn lấp, được thiết kế theo quy định tại Tiêu chuẩn xây dựng TCXDVN 320:2004 về Bãi chôn lấp chất thải nguy hại - Tiêu chuẩn thiết kế. Việc vận hành bãi chôn lấp CTNH thực hiện trên cơ sở Hướng dẫn kỹ thuật chôn lấp chất thải nguy hại ban hành kèm theo Quyết định số 60/2002/QĐ-BKHCNMT ngày 07/8/2002 của Bộ trưởng Bộ KHCN&MT.

Hầm chôn lấp CTNH

Page 75: CHẤT THẢI RẮN - quantracmoitruong.gov.vn cao/SOE 2011... · Thu gom và vận chuyển chất thải rắn công nghiệp 68 4.4. Xử lý và tái chế ... 6.1.2. Ô nhiễm

Chương 4:

Chất thải rắn công nghiệp

79

d) Hóa rắn (bê tông hóa)

Công nghệ hóa rắn có ưu điểm là thiết bị, công nghệ đơn giản, sẵn có (có thể tự lắp đặt, chế tạo), dễ vận hành, có hiệu quả kinh tế vì có thể tận dụng sản xuất vật liệu xây dựng (gạch block, tấm đan…). Tuy nhiên công nghệ hóa rắn chỉ xử lý an toàn đối với CTNH trơ, có thành phần vô cơ. Khả năng ổn định CTNH trong khối rắn thay đổi theo từng loại CTNH nên cần phải nghiên cứu kỹ quá trình cấp phối bê tông. Cần giám sát sản phẩm đầu ra để đảm bảo không vượt ngưỡng CTNH theo quy định tại QCVN 07: 2009/BTNMT.

Máy trộn bê tông và máy ép gạch block để hoá rắn CTNH

đ) Tái chế dầu thải

Công nghệ tái chế dầu, gồm các loại: chưng cất cracking dầu (chưng phân đoạn hay còn gọi chưng nhiều bậc và chưng đơn giản hay chưng một bậc); phân ly dầu nước bằng phương pháp cơ học (ly tâm) và bằng nhiệt.

Hệ thống chưng dầu thải phân đoạn (trái) và chưng đơn giản (phải)

e) Xử lý bóng đèn huỳnh quang thải

Công nghệ này có ưu điểm là chi phí đầu tư hợp lý, dễ vận hành, sau khi phân tách riêng bột huỳnh quang, thủy tinh có thể dùng làm nguyên liệu trong sản xuất xi măng hoặc tái sử dụng thủy tinh sạch. Tuy nhiên, sau khi xử lý bóng đèn thải, quá trình hấp thụ hơi thuỷ ngân có trong bóng đèn thải sẽ tạo ra chất thải mới cần xử lý là muối thuỷ ngân.

Thiết bị xử lý bóng đèn thải

g) Xử lý chất thải điện tử

Đối với các cơ sở có lượng chất thải điện tử nhỏ thì việc phá dỡ thủ công là phù hợp, chủ yếu để đáp ứng đủ mã CTNH xử lý trong dịch vụ. Tuy nhiên, công đoạn phá dỡ thủ công có thể ảnh hưởng sức khỏe của công nhân do phải tiếp xúc trực tiếp với chất thải.

Dây chuyền nghiền bản mạch điện tử (trái) và bàn phá dỡ đơn giản (phải)

Page 76: CHẤT THẢI RẮN - quantracmoitruong.gov.vn cao/SOE 2011... · Thu gom và vận chuyển chất thải rắn công nghiệp 68 4.4. Xử lý và tái chế ... 6.1.2. Ô nhiễm
Page 77: CHẤT THẢI RẮN - quantracmoitruong.gov.vn cao/SOE 2011... · Thu gom và vận chuyển chất thải rắn công nghiệp 68 4.4. Xử lý và tái chế ... 6.1.2. Ô nhiễm

Chương 4:

Chất thải rắn công nghiệp

81

Page 78: CHẤT THẢI RẮN - quantracmoitruong.gov.vn cao/SOE 2011... · Thu gom và vận chuyển chất thải rắn công nghiệp 68 4.4. Xử lý và tái chế ... 6.1.2. Ô nhiễm

Chương 5:

Chất thải rắn y tế

83

Chương 5:

CHẤT THẢI RẮN Y TẾ

5.1. TỔNG QUAN VỀ PHÁT TRIỂN CÁC BỆNH VIỆN VÀ CƠ SỞ KHÁM CHỮA BỆNH

Hê thông cac bênh viên, cơ sở kham chữa bênh trên đia ban toan quôc đươc phân cấp quản lý theo tính chất chuyên khoa. Cụ thể, Bộ Y tế quản lý 11 bênh viên đa khoa tuyến trung ương, 25 bênh viên chuyên khoa tuyến trung ương; đia phương quản lý 743 bênh viên đa khoa tuyến tỉnh/thanh phô, 239 bênh viên chuyên khoa tuyến tỉnh/thanh phô, 595 bênh viên đa khoa quận/huyên/thi xã va 11.810 trung tâm y tế cac cấp; cac đơn vi khac quản lý 88 Trung tâm/Nha điều dưỡng/bênh viên tư nhân. (Cuc Kham chưa bênh - Bô Y tê, 2009).

Mức độ đap ứng nhu cầu chữa tri tính chung trong cả nước tăng lên rõ rêt trong những năm gần đây, năm 2005 la 17,7 giường bênh/1 vạn dân, đến năm 2009 la 22 giường bênh/1 vạn dân (TCTK, 2011). Viêc tăng sô lương giường bênh thưc tế do tăng nhu cầu về kham chữa bênh đông nghia với viêc tăng khôi lương chất thải y tế cần phải xư lý.

5.2. PHÁT SINH CHẤT THẢI RẮN Y TẾ

5.2.1. Nguồn phát sinh chất thải rắn y tế

Nguôn phat sinh chất thải y tế chủ yếu la: bênh viên; cac cơ sở y tế khac như: trung tâm vận chuyển cấp cứu, phòng kham sản phụ khoa, nha hộ sinh, phòng kham ngoại trú, trung tâm lọc mau...; cac trung tâm xét nghiêm va nghiên cứu y sinh học; ngân hang mau... Hầu hết cac CTR y tế đều có tính chất độc hại va tính đặc thù khac với cac loại CTR khac. Cac nguôn xả chất lây lan độc hại chủ yếu la ở cac khu vưc xét nghiêm, khu phẫu thuật, bao chế dươc (Bang 5.1).

(*) Không tính sô cơ sở kham chữa bênh tư nhân

Biểu đồ 5.1. Sự phát triển của các điều kiện chăm sóc sức khỏe

Nguồn: TCTK, 2011

Page 79: CHẤT THẢI RẮN - quantracmoitruong.gov.vn cao/SOE 2011... · Thu gom và vận chuyển chất thải rắn công nghiệp 68 4.4. Xử lý và tái chế ... 6.1.2. Ô nhiễm

Báo cáo môi trường quốc gia 2011:

Chất thải rắn

84

5.2.2. Lượng phát sinh chất thải rắn y tế

Theo nghiên cứu điều tra mới nhất của Cục Kham chữa bênh - Bộ Y tế va Viên Kiến trúc, Quy hoạch Đô thi va Nông thôn - Bộ Xây dưng, năm 2009-2010, tổng lương CTR y tế trong toan quôc khoảng 100-140 tấn/ngay, trong đó có 16-30 tấn/ngay la CTR y tế nguy hại. Lương CTR trung bình la 0,86 kg/giường/ngay, trong đó CTR y tế nguy hại tính trung bình la 0,14 - 0,2 kg/giường/ngay.

CTR y tế phat sinh ngay cang gia tăng ở hầu hết cac đia phương, xuất phat từ một sô nguyên nhân như: gia tăng sô lương cơ sở y tế va tăng sô giường bênh; tăng cường sư dụng cac sản phẩm dùng một lần trong y tế; dân sô gia tăng, người dân ngay cang đươc tiếp cận nhiều hơn với dich vụ y tế.

Loại CTR Nguồn tạo thành

Chất thải sinh hoạt

Cac chất thải ra từ nha bếp, cac khu nha hanh chính, cac loại bao gói..

Chất thải chứa cac vi trùng gây bênh

Cac phế thải từ phẫu thuật, cac cơ quan nội tạng của người sau khi mổ xẻ va của cac động vật sau qua trình xét nghiêm, cac gạc bông lẫn mau mủ của bênh nhân..

Chất thải bi nhiễm bẩn

Cac thanh phần thải ra sau khi dùng cho bênh nhân, cac chất thải từ qua trình lau cọ san nha...

Chất thải đặc biêt

Cac loại chất thải độc hại hơn cac loại trên, cac chất phóng xạ, hóa chất dươc... từ cac khoa kham, chữa bênh, hoạt động thưc nghiêm, khoa dươc…

Bảng 5.1. Nguồn phát sinh các loại CTR đặc thù từ hoạt động y tế

Bảng 5.2. Khối lượng chất thải y tế của một số địa phương năm 2009

Ghi chú: (*) Sô liêu năm 2006; (**) Sô liêu năm 2007

Nguồn: Bao cao Hiên trạng môi trường địa phương 2006-2010, Sở TN&MT cac địa phương, 2010

Loại đô thị Tỉnh/Tp.

Lượng CTR y tế

(tấn/năm)

Loại đô thị Tỉnh/Tp.

Lượng CTR y tế

(tấn/năm)

Loại đô thị Tỉnh/Tp.

Lượng CTR y tế

(tấn/năm)

Tỉnh có đô thị loại I

Đắk Lắk 276,3Tỉnh có đô

thị loại III

Bạc Liêu 134,8 Tỉnh có đô

thị loại III

Quảng Tri 272,116

Khanh Hòa 365 Bình Dương 1.241 Sóc Trăng 266,7

Lâm Đông 209,3 Điên Biên 79,1 Sơn La 175

Nam Đinh 488 Ha Giang 405 Tra Vinh 400 (**)

Nghê An 187,6 Ha Nam 967 Vinh Long 340,26

Tỉnh có đô thị loại II

An Giang 320,1 Hậu Giang 634,8 (*) Yên Bai 108,542

Ca Mau 159,5 Kiên Giang 642,4Đô thị

loại đặc biệt

Ha Nội ~5000

Đông Nai 430,8 Long An 369 Tp. Hô Chí Minh 2800(**)

Phú Thọ 126,54 Quảng Nam 602,25

Page 80: CHẤT THẢI RẮN - quantracmoitruong.gov.vn cao/SOE 2011... · Thu gom và vận chuyển chất thải rắn công nghiệp 68 4.4. Xử lý và tái chế ... 6.1.2. Ô nhiễm

Chương 5:

Chất thải rắn y tế

85

Tính riêng cho 36 bênh viên thuộc Bộ Y tế quản lý, theo khảo sat năm 2009, tổng lương CTR y tế phat sinh trong 1 ngay la 31,68 tấn, trung bình la 1,53 kg/giường/ngay. Lương chất thải phat sinh tính theo giường bênh cao nhất la bênh viên Chơ Rẫy 3,72 kg/giường/ngay, thấp nhất la bênh viên Điều dưỡng - Phục hôi chức năng Trung ương va bênh viên Tâm thần Trung ương 2 với 0,01 kg/giường/ngay.

Lương CTR y tế phat sinh trong ngay khac nhau giữa cac bênh viên tùy thuộc sô giường bênh, bênh viên chuyên khoa hay đa khoa, cac thủ thuật chuyên môn đươc thưc hiên tại bênh viên, sô lương vật tư tiêu hao đươc sư dụng... (Bang 5.3).

Biểu đồ 5.2. Gia tăng chất thải y tế của một số địa phương giai đoạn 2005 - 2009

Nguồn: Sở TN&MT cac địa phương, 2010

Khoa

Tổng lượng chất thải phát sinh (kg/giường/ngày)

Tổng lượng chất thải y tế nguy hại (kg/giường/ngày)

BV TW BV Tỉnh BV Huyện

Trung bình

BV TW

BV Tỉnh BV Huyện Trung

bình

Bênh viên 0,97 0,88 0,73

0,86

0,16 0,14 0,11

0,14

Khoa hôi sức cấp cứu 1,08 1,27 1,00 0,30 0,31 0,18

Khoa nội 0,64 0,47 0,45 0,04 0,03 0,02

Khoa nhi 0,50 0,41 0,45 0,04 0,05 0,02

Khoa ngoại 1,01 0,87 0,73 0,26 0,21 0,17

Khoa sản 0,82 0,95 0,74 0,21 0,22 0,17

Khoa mắt/TMH 0,66 0,68 0,34 0,12 0,10 0,08

Khoa cận lâm sang 0,11 0,10 0,08 0,03 0,03 0,03

Trung bình 0,72 0,7 0,56 0,14 0,13 0,09

Bảng 5.3. Lượng chất thải phát sinh tại các khoa trong bệnh viện

Nguồn: Quy hoạch quan ly chất thai y tê, Bô Y tê, 2009

Page 81: CHẤT THẢI RẮN - quantracmoitruong.gov.vn cao/SOE 2011... · Thu gom và vận chuyển chất thải rắn công nghiệp 68 4.4. Xử lý và tái chế ... 6.1.2. Ô nhiễm

Báo cáo môi trường quốc gia 2011:

Chất thải rắn

86

5.2.3. Thành phần chất thải rắn y tế

Hầu hết cac CTR y tế la cac chất thải sinh học độc hại va mang tính đặc thù so với cac loại CTR khac. Cac loại chất thải nay nếu không đươc phân loại cẩn thận trước khi xả chung với cac loại chất thải sinh hoạt sẽ gây ra những nguy hại đang kể.

Xét về cac thanh phần chất thải dưa trên đặc tính lý hóa thì tỷ lê cac thanh phần có thể tai chế la kha cao, chiếm trên 25% tổng lương CTR y tế, chưa kể 52% CTR y tế la cac chất hữu cơ.

Trong thanh phần CTR y tế có lương lớn chất hữu cơ va thường có độ ẩm tương đôi cao, ngoai ra còn có thanh phần chất nhưa chiếm khoảng 10%, vì vậy khi lưa chọn công nghê thiêu đôt cần lưu ý đôt triêt để va không phat sinh khí độc hại.

Biểu đồ 5.3. Thành phần CTR y tế dựa trên đặc tính lý hóa

Nguồn: Kêt qua điều tra của dự an hợp tac giưa Bô y tê và WHO, 2009

Phân loại và lưu giư CTR y tế tại một số bệnh viện

Page 82: CHẤT THẢI RẮN - quantracmoitruong.gov.vn cao/SOE 2011... · Thu gom và vận chuyển chất thải rắn công nghiệp 68 4.4. Xử lý và tái chế ... 6.1.2. Ô nhiễm

Chương 5:

Chất thải rắn y tế

87

5.3. PHÂN LOẠI, THU GOM VÀ VẬN CHUYỂN CHẤT THẢI RẮN Y TẾ

Công tac thu gom, lưu trữ CTR y tế nói chung đã đươc quan tâm bởi cac cấp từ Trung ương đến đia phương, thể hiên ở mức độ thưc hiên quy đinh ở cac bênh viên kha cao.

Chất thải y tế phat sinh từ cac cơ sở kham chữa bênh trưc thuộc sư quản lý của Bộ Y tế, phần lớn đươc thu gom va vận chuyển đến cac khu vưc lưu giữ sau đó đươc xư lý tại cac lò thiêu đôt nằm ngay trong cơ sở hoặc ký hơp đông vận chuyển va xư lý đôi với cac cơ sở xư lý chất thải đã đươc cấp phép tại đia ban cơ sở kham chữa bênh đó.

Đôi với cac cơ sở kham chữa bênh ở đia phương do cac Sở Y tế quản lý, công tac thu gom, lưu giữ va vận chuyển CTR chưa đươc chú trọng, đặc biêt la công tac phân loại va lưu giữ chất thải tại nguôn (chất thải y tế thông thường, chất thải y tế nguy hại...).

Trong vận chuyển CTR y tế, chỉ có 53% sô bênh viên sư dụng xe có nắp đậy để vận chuyển chất thải y tế nguy hại; 53,4% bênh viên có mai che để lưu giữ CTR... đây la những yếu tô để đảm bảo an toan cho người bênh va môi trường.

Khung 5.1. Thống kê mức độ phân loại, thu gom chất thải trong các bệnh viện

Có 95,6% bênh viên đã thưc hiên phân loại chất thải trong đó 91,1% đã sư dụng dụng cụ tach riêng vật sắc nhọn. Theo bao cao kiểm tra của cac tỉnh va nhận xét của đoan kiểm tra liên Bộ, còn có hiên tương phân loại nhầm chất thải, một sô loại chất thải thông thường đươc đưa vao chất thải y tế nguy hại gây tôn kém trong viêc xư lý.

Có 63,6% sư dụng túi nhưa lam bằng nhưa PE, PP. Chỉ có 29,3% sư dụng túi có thanh day theo đúng quy chế.

Chất thải y tế đã đươc chứa trong cac thùng đưng chất thải. Tuy nhiên, cac bênh viên có cac mức độ đap ứng yêu cầu khac nhau, chỉ có một sô ít bênh viên có thùng đưng chất thải theo đúng quy chế (bênh viên trung ương va bênh viên tỉnh).

Hầu hết ở cac bênh viên (90,9%) CTR đươc thu gom hang ngay, một sô bênh viên có diên tích chật hẹp nên gặp khó khăn trong viêc thiết kế lôi đi riêng để vận chuyển chất thải. Chỉ có 53% sô bênh viên chất thải đươc vận chuyển trong xe có nắp đậy. Có 53,4% bênh viên có nơi lưu giữ chất thải có mai che, trong đó có 45,3% đạt yêu cầu theo quy chế quản lý chất thải y tế.

Nguồn: Kêt qua khao sat 834 bênh viên của Viên Y học Lao đông và Vê sinh Môi trường năm 2006 và bao cao của cac Sở Y tê tư cac địa phương tư 2007-2009

Các yêu cầu theo quy chế quản lý CTYT Tỷ lệ tuân thủ (%)

Túi đưng chất thải đúng quy cach về bề day va dung tích 66,67Túi đưng chất thải đúng quy cach về mau sắc 30,67Túi đưng chất thải đúng quy cach về buộc đóng gói 81,33Hộp đưng vật sắc nhọn đúng quy cach 93,9Thùng đưng có nắp đậy 58,33Thùng đưng có ghi nhãn 66,67Hộp đưng vật sắc nhọn đúng quy cach 93,9

Bảng 5.4. Hiện trạng thu gom, phân loại chất thải y tế tại các bệnh viện trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2010

Nguồn: Sô liêu thông kê trung binh của Sở Y tê tư kêt qua khao sat 74 bênh viên Hà Nôi năm 2009-2010

Page 83: CHẤT THẢI RẮN - quantracmoitruong.gov.vn cao/SOE 2011... · Thu gom và vận chuyển chất thải rắn công nghiệp 68 4.4. Xử lý và tái chế ... 6.1.2. Ô nhiễm

Báo cáo môi trường quốc gia 2011:

Chất thải rắn

88

Phương tiên thu gom chất thải còn thiếu va chưa đông bộ, hầu hết chưa đạt tiêu chuẩn. Nguyên nhân do có rất ít nha sản xuất quan tâm đến mặt hang nay, do vậy mua sắm phương tiên thu gom CTR đúng tiêu chuẩn của cac bênh viên gặp khó khăn. Theo bao cao của JICA (2011), cac cơ sở y tế của 5 thanh phô điển hình la Hải Phòng, Ha Nội, Huế, Đa Năng va thanh phô Hô Chí Minh, hầu hết cac bênh viên sư dụng thùng nhưa có banh xe, xe tay, cac dụng cụ vận chuyển bằng tay khac. Một sô khu vưc lưu trữ CTR trước khi xư lý tại chỗ hoặc tại cac khu vưc xư lý bên ngoai đươc trang bi điều hoa va hê thông thông gió theo Quy đinh.

Nhìn chung cac phương tiên vận chuyển chất thải y tế còn thiếu, đặc biêt la cac xe chuyên dụng. Hoạt động vận chuyển chất thải y tế nguy hại từ bênh viên, cơ sở y tế đến nơi xư lý, chôn lấp hầu hết do Công ty môi trường đô thi đảm nhiêm, không có cac trang thiết bi đảm bảo cho qua trình vận chuyển đươc an toan. Các phương thức chuyên chơ và vân chuyển

CTR y tế tại một số bệnh viện

Bảng 5.5.Thực trạng các trang thiết bị thu gom lưu giư CTR y tế tại một số thành phố

Nguồn: Nghiên cứu Quan ly môi trường đô thị tại Viêt Nam - Tâp 6. Nghiên cứu về quan ly CTR ở Viêt Nam, JICA, thang 5 - 2011.

Loại đô thị

Thành phố

Số lượng đơn vị trả lời phiếu điều tra

Dụng cụ thu gom tại chỗ Lưu trư chất thải

Xe tay

Thùng có bánh xe Khác

Có điều hoà và thông

gió

Không có điều hoà và thông gió

Phòng chung

Không có khu lưu trư

Đô thi loại đặc biêt

Ha Nội 61 32 25 15 24 13 15 9Tp.HCM 51 30 27 7 38 11 1 1

Đô thi loại I

Đa Năng 20 9 5 6 2 13 2 3Hải Phòng 17 2 4 11 1 3 8 5Huế 23 1 14 0 1 5 5 12Tổng 172 74 75 39 66 45 31 30

Page 84: CHẤT THẢI RẮN - quantracmoitruong.gov.vn cao/SOE 2011... · Thu gom và vận chuyển chất thải rắn công nghiệp 68 4.4. Xử lý và tái chế ... 6.1.2. Ô nhiễm

Chương 5:

Chất thải rắn y tế

89

5.4. XỬ LÝ VÀ TÁI CHẾ CHẤT THẢI RẮN Y TẾ THÔNG THƯỜNG

CTR y tế không nguy hại ở hầu hết cac tỉnh, thanh phô đều do Công ty môi trường đô thi thu gom, vận chuyển va đươc xư lý tại cac khu xư lý CTR tập trung của đia phương.

Hoạt động thu hôi va tai chế CTR y tế tại Viêt Nam hiên đang thưc hiên không theo đúng quy chế quản lý CTR y tế đã ban hanh. Chưa có cac cơ sở chính thông thưc hiên cac hoạt động thu mua va tai chế cac loại chất thải từ hoạt động y tế ở Viêt Nam. Quy chế Quản lý chất thải y tế (2007) đã bổ sung nội dung tai chế CTR y tế không nguy hại lam căn cứ để cac cơ sở y tế thưc hiên. Tuy nhiên, nhiều đia phương chưa có cơ sở tai chế, do vậy viêc quản lý tai chế cac CTR y tế không nguy hại còn gặp nhiều khó khăn. Một sô vật liêu từ chất thải bênh viên như: chai dich truyền chứa dung dich huyết thanh ngọt (đường glucose 5%, 20%), huyết thanh mặn (NaCl 0,9%), cac dung dich acide amine, cac loại muôi khac; cac loại bao gói nilon va một sô chất nhưa khac; một sô vật liêu giấy, thuỷ tinh hoan toan không có yếu tô nguy hại, có thể tai chế để hạn chế viêc thiêu đôt chất thải gây ô nhiễm.

Năm 2010, đã phat hiên nhiều hiên tương đưa CTR y tế ra ngoai ban, tai chế trai phép thanh cac vật dụng thường ngay. Viêc tai sư dụng cac găng tay cao su, cac vật liêu nhưa đã va đang tạo ra nhiều rủi ro cho những người trưc tiếp tham gia như cac nhân viên thu gom, những người thu mua va những người tai chế phế liêu. Tái chế và tái sư dụng găng tay khám bệnh để bán

Page 85: CHẤT THẢI RẮN - quantracmoitruong.gov.vn cao/SOE 2011... · Thu gom và vận chuyển chất thải rắn công nghiệp 68 4.4. Xử lý và tái chế ... 6.1.2. Ô nhiễm

Báo cáo môi trường quốc gia 2011:

Chất thải rắn

90

5.5. CHẤT THẢI Y TẾ NGUY HẠI

5.5.1. Phát sinh chất thải y tế nguy hại

Trong CTR y tế, thanh phần đang quan tâm nhất la dạng CTNH, do nguy cơ lây nhiễm mầm bênh va hóa chất độc cho con người. Lương CTNH y tế phat sinh không đông đều tại cac đia phương, chủ yếu tập trung ở cac tỉnh, thanh phô lớn. Xét theo 7 vùng kinh tế trong cả nước (trong đó vùng Đông Bắc va vùng Tây Bắc Bắc Bộ đươc gộp chung vao 1 vùng), vùng Đông Nam Bộ phat sinh lương thải nguy hại lớn nhất trong cả nước (32%), với tổng lương thải la 10.502,8 tấn/năm, tiếp đến la vùng Đông bằng sông Hông (chiếm 21%). Cac tỉnh có mức thải CTNH lớn (> 500 tấn/năm) tính trong cả nước theo thứ tư như sau: Tp. Hô Chí Minh, Ha Nội, Thanh Hóa, Đông Nai, Vinh Phúc, Đa Năng, Khanh Hòa, Thừa Thiên Huế, An Giang, Cần Thơ, Nghê An, Phú Thọ, Hải Phòng, Long An.

Lương CTNH y tế phat sinh khac nhau giữa cac loại cơ sở y tế khac nhau. Cac nghiên cứu cho thấy cac bênh viên tuyến trung ương va tại cac thanh phô lớn có tỷ lê phat sinh CTNH y tế cao nhất. Tính trong 36 bênh viên thuộc Bộ Y tế, tổng lương CTNH y tế cần đươc xư lý trong 1 ngay la 5.122 kg, chiếm 16,2% tổng lương CTR y tế. Trong đó, lương CTNH y tế tính trung bình theo giường bênh la 0,25 kg/giường/ngay. Chỉ có 4 bênh viên có chất thải phóng xạ la bênh viên Bạch Mai, bênh viên Đa khoa Trung ương Huế, bênh viên Đa khoa Trung ương Thai Nguyên va Bênh viên K. Cac phương phap xư lý đặc biêt đôi với CTNH y tế đắt hơn rất nhiều so với cac CTR sinh hoạt, do vậy đòi hỏi viêc phân loại chất thải phải đạt hiêu quả va chính xac.

Theo sô liêu điều tra của Cục Kham chữa bênh - Bộ Y tế va Viên Kiến trúc, Quy hoạch

Biểu đồ 5.4. Mức độ phát sinh CTNH y tế theo các vùng kinh tế

Nguồn: Cuc Kham chưa bênh, Bô Y tê; Viên Kiên trúc, Quy hoạch đô thị và nông thôn, Bô Xây dựng, 2010

Loại bệnh viện Năm 2005 Năm 2010

Bênh viên đa khoa TW 0,35 0,42 Bênh viên chuyên khoa TW

0,23-0,29 0,28-0,35

Bênh viên đa khoa tỉnh 0,29 0,35 Bênh viên chuyên khoa tỉnh

0,17-0,29 0,21-0,35

Bênh viên huyên, nganh 0,17-0,22 0,21-0,28

Bảng 5.6. Sự biến động về khối lượng chất thải y tế nguy hại phát sinh tại các loại cơ sơ y tế khác nhau

ĐVT: kg/giường bênh/ngày

Nguồn: Bô Y tê, 2010

Page 86: CHẤT THẢI RẮN - quantracmoitruong.gov.vn cao/SOE 2011... · Thu gom và vận chuyển chất thải rắn công nghiệp 68 4.4. Xử lý và tái chế ... 6.1.2. Ô nhiễm

Chương 5:

Chất thải rắn y tế

91

Đô thi va Nông thôn - Bộ Xây dưng thưc hiên năm 2009 - 2010, cũng như sô liêu tổng kết của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) về thanh phần CTR y tế tại cac nước đang phat triển có thể thấy lương CTR y tế nguy hại chiếm 22,5%, trong đó phần lớn la CTR lây nhiễm (Biểu đồ 5.5). Do đó, cần xac đinh hướng xư lý chính la loại bỏ đươc tính lây nhiễm của chất thải.

00.20.40.60.81

1.21.41.6

Đà Nẵng

Quảng Nam

Quảng Ngãi

Bình Định

Phú Yên

Khánh Hoà

Ninh Thuận

Bình Thuận

tấn/ngày

Tây Nguyên

Duyên hải Nam Trung bộ

Đông Nam Bộ

Đồng bằng sông Cưu Long

Biểu đồ 5.5. Phát sinh chất thải y tế nguy hại tại một số tỉnh, thành phố qua các năm

Nguồn: TCMT, 2011

Page 87: CHẤT THẢI RẮN - quantracmoitruong.gov.vn cao/SOE 2011... · Thu gom và vận chuyển chất thải rắn công nghiệp 68 4.4. Xử lý và tái chế ... 6.1.2. Ô nhiễm

Báo cáo môi trường quốc gia 2011:

Chất thải rắn

92

5.5.2. Xư lý và tiêu hủy chất thải y tế nguy hại

Khôi lương CTR y tế nguy hại đươc xư lý đạt tiêu chuẩn chiếm 68% tổng lương phat sinh CTR y tế nguy hại trên toan quôc. CTR y tế xư lý không đạt chuẩn (32%) la nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường va ảnh hưởng tới sức khỏe cộng đông. Cac thanh phô lớn như Tp. Hô Chí Minh va Ha Nội đã có xí nghiêp xư lý CTR y tế nguy hại vận hanh tôt, tổ chức thu gom va xư lý, tiêu huỷ CTR y tế nguy hại cho toan bộ cơ sở y tế trên đia ban. CTR y tế nguy hại của cac tỉnh, thanh phô khac hiên đươc xư lý va tiêu huỷ với cac mức độ khac nhau: một sô đia phương như Thai Nguyên, Hải Phòng, Cần Thơ đã tận dụng tôt lò đôt trang bi cho cụm bênh viên, chủ động chuyển giao lò đôt cho công ty môi trường đô thi tổ chức vận hanh va thu gom xư lý CTR y tế nguy hại cho toan tỉnh, thanh phô; Nghê An có lò đôt đặt tại bênh viên tỉnh xư lý CTR y tế nguy hại cho cac bênh viên khac thuộc đia ban thanh phô, thi xã.

Một sô thanh phô lớn đã bô trí lò đôt CTR y tế nguy hại tập trung tại khu xư lý chung của thanh phô. Tỷ lê lò đôt CTR y tế phân tan đươc vận hanh tôt chỉ chiếm khoảng xấp xỉ 50% sô lò đươc trang bi, có vùng chỉ đạt 20%. Nếu xét mức độ xư lý của cac cơ sở y tế theo tuyến trung ương va đia phương, cac sở sở trưc thuộc Bộ Y tế có mức độ đầu tư xư lý CTR y tế nguy hại cao hơn hẳn cac cơ sở tuyến đia phương. Bên cạnh lí do về công nghê va trình độ quản lý, thì thiếu kinh phí vận hanh la yếu tô quan trọng dẫn đến cac lò đôt hoạt động phân tan không đạt hiêu quả.

Khung 5.2. Công tác xư lý CTR y tế nguy hại tại 7 vùng trong cả nước

Vùng Đông bằng sông Hông có 244 cơ sở kham chữa bênh cấp đia phương trong đó 98 cơ sở có trang bi lò đôt CTR y tế (chiếm 40%), sô lò đôt còn hoạt động tôt la 63 (chiếm 64%). Đôi với cac cơ sở y tế chưa đươc trang bi lò đôt, hoặc lò đôt không hoạt động, CTR y tế nguy hại xư lý tập trung tại khu xư lý CTR chung. Có 8/11 tỉnh của vùng đã bô trí xư lý CTR y tế tại khu xư lý CTR chung, sô cơ sở y tế cấp đia phương xư lý tại khu xư lý tập trung chiếm 65%. Tại 3 tỉnh Bắc Ninh, Ha Nam va Vinh Phúc 100% CTR y tế xư lý phân tan tại cac bênh viên.

Vùng Đông Bắc va Tây Bắc Bắc Bộ có 209 cơ sở kham chữa bênh cấp đia phương 93 cơ sở có trang bi lò đôt CTR y tế (chiếm hơn 44%), sô lò đôt còn hoạt động tôt la 42 (chiếm trên 45%). Có 9/15 tỉnh của vùng đã bô trí xư lý CTR y tế tại khu xư lý CTR chung của tỉnh va thanh phô. Chỉ có 31 cơ sở y tế xư lý tại cac khu xư lý CTR chung, tương đương gần 15%. Một sô tỉnh đã có khu vưc xư lý CTR y tế chung nhưng rất ít cơ sở vận chuyển đến như Cao Bằng, Bắc Kạn… Phần lớn CTR y tế ở cac tỉnh như Bắc Kạn, Điên Biên, Lai Châu, Sơn La... đươc xư lý tại chỗ, không đạt yêu cầu.

Vùng Bắc Trung Bộ va Duyên hải miền Trung có 236 cơ sở kham chữa bênh cấp đia phương trong đó 168 cơ sở có trang bi lò đôt CTR y tế (chiếm 50%), sô lò đôt còn hoạt động tôt la 79 (chiếm 47%). Có 12/14 tỉnh đã bô trí xư lý CTR y tế tại khu xư lý CTR chung của tỉnh; 47% sô cơ sở y tế xư lý tại khu xư lý tại khu xư lý CTR tập trung. Đôi với bênh viên tuyến Trung ương tập trung tại Đa Năng thì 100% CTR y tế nguy hại đươc đưa về lò đôt CTR tại khu xư lý Khanh Sơn.

Vùng Tây Nguyên có 32/74 cơ sở kham chữa bênh cấp đia phương trang bi lò đôt CTR y tế (43 %), trong đó 23 lò còn hoạt động tôt (chiếm 72%). Với 4/5 tỉnh đã bô trí xư lý CTR y tế tại khu xư lý CTR chung của tỉnh va thanh phô. 38 cơ sở (51%) xư lý tại khu xư lý CTR tập trung.

Vùng Đông Nam Bộ có 34/100 cơ sở kham chữa bênh cấp đia phương có trang bi lò đôt CTR y tế (chiếm 34%), trong đó có 7 lò đôt hoạt động tôt (20%). Tại Tp. Hô Chí Minh 100% CTR y tế nguy hại đươc đưa về lò đôt CTR của thanh phô.

Vùng Đông bằng sông Cưu Long có 110/164 cơ sở kham bênh cấp đia phương (chiếm 67%), sô lò đôt hoạt động tôt la 64 lò (58%). Có 10/13 tỉnh đã bô trí xư lý CTR y tế tại khu xư lý CTR chung của tỉnh va thanh phô. Với 74 cơ sở (45%) sô cơ sở xư lý tại khu xư lý CTR tập trung.

Nguồn: Quy hoạch tổng thể hê thông xử ly CTR y tê nguy hại đên năm 2025 - Bô Xây dựng, 2010.

Page 88: CHẤT THẢI RẮN - quantracmoitruong.gov.vn cao/SOE 2011... · Thu gom và vận chuyển chất thải rắn công nghiệp 68 4.4. Xử lý và tái chế ... 6.1.2. Ô nhiễm

Chương 5:

Chất thải rắn y tế

93

Đến năm 2006, hơn 500 lò đôt đã đươc lắp đặt tại cac cơ sở y tế tại Viêt Nam, tập trung chủ yếu ở cac thanh phô lớn. Tuy nhiên, trong sô đó có tới hơn 33% sô lò không đươc hoạt động do nhiều lý do khac nhau.

Thông kê về tình hình quản lý va xư lý chất thải y tế của Cục Quản lý Môi trường Y tế (năm 2009) cho thấy, đôi với cac cơ sở y tế nằm trong danh sach Quyết đinh 64/2003/QĐ-TTg thì công tac thu gom, xư lý chất thải y tế đã đươc quan tâm, đầu tư kinh phí vận hanh với cac lò đôt chất thải hiên đại, đươc kiểm soat chất lương... Với tuyến y tế cấp tỉnh, CTR y tế phần lớn đươc thuê xư lý (rủi ro, nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao, khó kiểm soat chất lương), công tac tư xư lý bằng lò đôt chỉ chiếm sô lương không nhiều. Còn với tuyến y tế cấp huyên, công tac xư lý chất thải y tế hết sức đa dạng, phong phú với nhiều loại hình khac nhau va khó có thể kiểm soat (Biểu đồ 5.6).

Khung 5.3. Công nghệ xư lý CTR y tế nguy hại ơ các thành phố lớn

Tại Ha Nội sư dụng lò đôt chất thải y tế DEL-MONEGO công suất 200 kg/h ở Cầu Diễn do Công ty TNHH Nha nước Một thanh viên Môi trường đô thi (URENCO) quản lý để xư lý chất thải y tế trong đia ban Ha Nội.

Tại Đa Năng, sư dụng lò đôt HOVAL công suất 200 kg/h ở khu xư lý chất thải rắn Khanh Sơn do Công ty Môi trường đô thi quản lý để xư lý chất thải y tế trong đia ban thanh phô (CITENCO).

Tại Tp. Hô Chí Minh, sư dụng hai lò đôt HO-VAL công suất 150 kg/h va 300 kg/h đặt tại Nha may xư lý chất thải rắn y tế va công nghiêp do Công ty Môi trường thanh phô quản lý để xư lý chất thải y tế nguy hại cho cac cơ sở y tế trong va ngoai thanh phô.

Nguồn: Cuc Quan ly chất thai và Cai thiên môi trường, TCMT, 2010

Biểu đồ 5.6. Thành phần chất thải y tế nguy hại

Nguồn: Cuc Kham chưa bênh; Bô Y tê; Viên Kiên trúc, Quy hoạch đô thị và nông thôn, Bô Xây dựng, 2010

Page 89: CHẤT THẢI RẮN - quantracmoitruong.gov.vn cao/SOE 2011... · Thu gom và vận chuyển chất thải rắn công nghiệp 68 4.4. Xử lý và tái chế ... 6.1.2. Ô nhiễm

Báo cáo môi trường quốc gia 2011:

Chất thải rắn

94

Nhìn chung cac lò đôt CTR y tế nguy hại còn nhiều hạn chế, tập trung vao cac vấn đề sau: Chi phí đầu tư, hiêu suất vận hanh, chi phí xư lý khí thải lớn. Gia nhiên liêu qua cao dẫn đến nhiều cơ sở không đôt hoặc đôt không đảm bảo. Thiếu phân tích những yếu tô ảnh hưởng đến hiêu suất đôt va chất thải (khí, tro, nước thải từ bôn ngưng tụ xư lý khí). Hơn nữa, do chất đôt thường đươc sư dụng la dầu Diezel nên rất khó đảm bảo đủ va đúng yêu cầu nhiêt độ khi vận hanh (nhiêt tri của dầu thấp, va bắt buộc phải lưu thông khí khi đôt). Nếu phân loại rac không đúng sẽ gây tôn kém khi đôt cả rac thường, không kiểm soat đươc khí thải lò đôt, dẫn đến phí xư lý khí thải lớn.

Biểu đồ 5.7. Tình hình xư lý chất thải y tế của hệ thống cơ sơ y tế các cấp

Nguồn: Cuc Quan ly Môi trường Y tê, 2009

Khi thai gây ô nhiêm môi trương

Minh hoa về hạn chế của công nghệ đốt chất thải y tế nguy hại

Không kiêm soat đươc tro thai

79 cơ sơ y tế nằm trongQuyết định 64/2003/QĐ-TTg

Các cơ sơ y tế tuyến tỉnh Các cơ sơ y tế tuyến huyện

Page 90: CHẤT THẢI RẮN - quantracmoitruong.gov.vn cao/SOE 2011... · Thu gom và vận chuyển chất thải rắn công nghiệp 68 4.4. Xử lý và tái chế ... 6.1.2. Ô nhiễm

Chương 5:

Chất thải rắn y tế

95

Hiên nay có hai loại công nghê thân thiên với môi trường chủ yếu đươc lưa chọn thay thế cac lò đôt chất thải y tế la công nghê khư khuẩn bằng nhiêt ẩm (autoclave) va công nghê có sư dụng vi sóng. Trong đó, công nghê sư dụng vi sóng kết hơp hơi nước bão hòa la loại công nghê tiên tiến nhất hiên nay bởi có hiêu quả khư tiêt khuẩn cao va thời gian xư lý nhanh, hiên đang đươc ap dụng tại Trung tâm y tế Viesovpetro Vũng Tau. Đinh hướng trong tương lai sẽ hạn chế viêc sư dụng cac lò đôt để xư lý chất thải y tế nguy hại, từng bước thay thế chúng bằng cac thiết bi sư dụng công nghê khư khuẩn bằng nhiêt ướt, vi sóng hoặc cac phương phap tiên tiến khac.

Áp dụng vi sóng kết hợp hơi nước bão hòa để xư lý chất thải y tế nguy hại

Trung tâm y tê Viesovpetro Vung Tàu - Công suất 20 kg/giờ

Page 91: CHẤT THẢI RẮN - quantracmoitruong.gov.vn cao/SOE 2011... · Thu gom và vận chuyển chất thải rắn công nghiệp 68 4.4. Xử lý và tái chế ... 6.1.2. Ô nhiễm
Page 92: CHẤT THẢI RẮN - quantracmoitruong.gov.vn cao/SOE 2011... · Thu gom và vận chuyển chất thải rắn công nghiệp 68 4.4. Xử lý và tái chế ... 6.1.2. Ô nhiễm

Chương 5:

Chất thải rắn y tế

97

Page 93: CHẤT THẢI RẮN - quantracmoitruong.gov.vn cao/SOE 2011... · Thu gom và vận chuyển chất thải rắn công nghiệp 68 4.4. Xử lý và tái chế ... 6.1.2. Ô nhiễm

Chương 6:

Tác động của ô nhiễm môi trường do chất thải rắn

99

Chương 6:

TÁC ĐỘNG CỦA Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG DO CHẤT THẢI RẮN

Việc quản lý CTR không hợp lý, xử lý CTR không hợp kỹ thuật vệ sinh là những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng tới sức khỏe cộng đồng. Trong chương này sẽ đề cập đến các tác động của chất thải rắn đến môi trường đất, nước, không khí, sức khỏe con người và sự phát triển kinh tế, xã hội.

6.1. TÁC ĐỘNG CỦA CHẤT THẢI RẮN ĐỐI VỚI MÔI TRƯỜNG

Tại Việt Nam, hoạt động phân loại CTR tại nguồn chưa được phát triển rộng rãi, điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật còn hạn chế, phần lớn phương tiện thu gom CTR không đạt quy chuẩn kỹ thuật và không đảm bảo vệ sinh môi trường. Các điểm tập kết CTR (điểm hẹn, trạm trung chuyển) chưa được đầu tư xây dựng đúng mức, gây mất vệ sinh. Tại nhiều khu vực, hệ thống vận chuyển chưa đáp ứng nhu cầu vận chuyển CTR hàng ngày, gây tình trạng tồn đọng CTR trong khu dân cư. Nhìn chung, tất cả các giai đoạn quản lý CTR từ khâu thu gom, vận chuyển đến khâu xử lý (chôn lấp, đốt) đều gây ô nhiễm môi trường.

6.1.1. Ô nhiễm môi trường không khí do chất thải rắn

CTR, đặc biệt là CTR sinh hoạt, có thành phần hữu cơ chiếm chủ yếu. Dưới tác động của nhiệt độ, độ ẩm và các vi sinh vật, CTR hữu cơ bị phân hủy và sản sinh ra các chất khí (CH4 - 63.8%, CO2 - 33.6%, và một số khí khác). Trong đó, CH4 và CO2 chủ yếu phát sinh từ các bãi rác tập trung (chiếm 3 - 19%), đặc biệt tại các bãi rác lộ thiên và các khu chôn lấp.

Khối lượng khí phát sinh từ các bãi rác chịu ảnh hưởng đáng kể của nhiệt độ không khí và thay đổi theo mùa. Lượng khí phát thải

Khung 6.1. Tác động tiềm tàng của các chất khí phát sinh từ bãi rác

- Gây cháy nổ do sự tích tụ của các chất khí trong khu vực kín.

- Gây thiệt hại mùa màng và ảnh hưởng đến hệ thực vật do tác động đến lượng oxy trong đất. Một số loại khí (như NH3, CO, và các axit hữu cơ bay hơi) tuy phát sinh ít nhưng rất độc hại đối với thực vật và có khả năng hạn chế sự phát triển của thực vật.

- Gây khó chịu do mùi hôi thối từ các bãi rác sản sinh ra các khí NH3, H2S, CH3.

- Gây tiếng ồn do vận hành các máy ép của hệ thống thu khí, các xe vận chuyển và nhà máy xử lý rác.

- Gây hiệu ứng nhà kính do sự phát sinh của CH4 và CO2.

Page 94: CHẤT THẢI RẮN - quantracmoitruong.gov.vn cao/SOE 2011... · Thu gom và vận chuyển chất thải rắn công nghiệp 68 4.4. Xử lý và tái chế ... 6.1.2. Ô nhiễm

Báo cáo môi trường quốc gia 2011:

Chất thải rắn

100

tăng khi nhiệt độ tăng, lượng khí phát thải trong mùa hè cao hơn mùa đông. Đối với các bãi chôn lấp, ước tính 30% các chất khí phát sinh trong quá trình phân hủy rác có thể thoát lên trên mặt đất mà không cần một sự tác động nào.

Khi vận chuyển và lưu giữ CTR sẽ phát sinh mùi do quá trình phân hủy các chất hữu cơ gây ô nhiễm môi trường không khí. Các khí phát sinh từ quá trình phân hủy chất hữu cơ trong CTR: Amoni có mùi khai, phân có mùi hôi, Hydrosunfur mùi trứng thối, Sunfur hữu cơ mùi bắp cải thối rữa, Mecaptan hôi nồng, Amin mùi cá ươn, Diamin mùi thịt thối, Cl2 hôi nồng, Phenol mùi ốc đặc trưng.

Bên cạnh hoạt động chôn lấp CTR, việc xử lý CTR bằng biện pháp tiêu hủy cũng góp phần đáng kể gây ô nhiễm môi trường không khí. Việc đốt rác sẽ làm phát sinh khói, tro bụi và các mùi khó chịu. CTR có thể bao gồm các hợp chất chứa Clo, Flo, lưu huỳnh và nitơ, khi đốt lên làm phát thải một lượng không nhỏ các chất khí độc hại hoặc có tác dụng ăn mòn. Mặt khác, nếu nhiệt độ tại lò đốt rác không đủ cao và hệ thống thu hồi quản lý khí thải phát sinh không đảm bảo, khiến cho CTR không được tiêu hủy hoàn toàn làm phát sinh các khí CO, oxit nitơ, dioxin và furan bay hơi là các chất rất độc hại đối với sức khỏe con người. Một số kim loại nặng và hợp chất chứa kim loại (như thủy ngân, chì) cũng có thể bay hơi, theo tro bụi phát tán vào môi trường. Mặc dù, ô nhiễm tro bụi thường là lý do khiếu nại của cộng đồng vì dễ nhận biết bằng mắt thường, nhưng tác nhân gây ô nhiễm nguy hiểm hơn nhiều chính là các hợp chất (như kim loại nặng, dioxin và furan) bám trên bề mặt hạt bụi phát tán vào không khí.

Khung 6.2. Ô nhiễm không khí do mùi hôi tại KCN thuỷ sản Thọ Quang

Tại KCN thuỷ sản Thọ Quang, hiện mới chỉ có 10 doanh nghiệp đầu tư, hoạt động, nhưng đã có đến 7 doanh nghiệp gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Ngoài cả ngàn mét khối nước thải ô nhiễm đổ trực tiếp từ các nhà máy chế biến ra sông Hàn, gây mùi hôi thối nồng nặc cả vùng trời, việc phơi phóng thuỷ - hải sản, xác tôm cá... khi xay chế biến thức ăn gia súc cũng góp phần gây ô nhiễm nghiêm trọng bầu không khí. Hàng trăm hộ dân gần KCN thuỷ sản Thọ Quang cũng đã phản ứng dữ dội khi nhà máy chế biến thức ăn A Zet thải khói trắng cùng mùi hôi thối quá mức ra môi trường, ảnh hưởng đến 400 hộ dân khu vực xung quanh.

Nguồn: Cổng thông tin Bộ NN&PTNT, 2011

Page 95: CHẤT THẢI RẮN - quantracmoitruong.gov.vn cao/SOE 2011... · Thu gom và vận chuyển chất thải rắn công nghiệp 68 4.4. Xử lý và tái chế ... 6.1.2. Ô nhiễm

Chương 6:

Tác động của ô nhiễm môi trường do chất thải rắn

101

6.1.2. Ô nhiễm môi trường nước do chất thải rắn

CTR không được thu gom, thải vào kênh rạch, sông, hồ, ao gây ô nhiễm môi trường nước, làm tắc nghẽn đường nước lưu thông, giảm diện tích tiếp xúc của nước với không khí dẫn tới giảm DO trong nước. Chất thải rắn hữu cơ phân hủy trong nước gây mùi hôi thối, gây phú dưỡng nguồn nước làm cho thủy sinh vật trong nguồn nước mặt bị suy thoái. CTR phân huỷ và các chất ô nhiễm khác biến đổi màu của nước thành màu đen, có mùi khó chịu.

Thông thường các bãi chôn lấp chất thải đúng kỹ thuật có hệ thống đường ống, kênh rạch thu gom nước thải và các bể chứa nước rác để xử lý trước khi thải ra môi trường. Tuy nhiên, phần lớn các bãi chôn lấp hiện nay đều không được xây dựng đúng kỹ thuật vệ sinh và đang trong tình trạng quá tải, nước rò rỉ từ bãi rác được thải trực tiếp ra ao, hồ gây ô nhiễm môi trường nước nghiêm trọng. Sự xuất hiện của các bãi rác lộ thiên tự phát cũng là một nguồn gây ô nhiễm nguồn nước đáng kể.

Tại các bãi chôn lấp chất thải rắn, nước rỉ rác có chứa hàm lượng chất ô nhiễm cao (chất hữu cơ: do trong rác có phân súc vật, các thức ăn thừa...; chất thải độc hại: từ bao bì đựng phân bón, thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, mỹ phẩm). Nếu không được thu gom xử lý sẽ thâm nhập vào nguồn nước dưới đất gây ô nhiễm môi trường nước nghiêm trọng. Dưới đây là một số dẫn chứng minh hoạ của các địa phương:

- Tỉnh Hà Nam: Ô nhiêm môi trương do chât thai chăn nuôi đang là một trong nhưng vân đê bưc xuc cua ngươi dân, ở thôn Bach Xa (xa Hoàng Đông), thôn Nhi (xa Bach Thương) cua huyên Duy Tiên. Thôn Bach Xa:

Khung 6.3. CTR gây ô nhiễm thuỷ vực tại Bình Định

CTR không được thu gom đã góp phần gây ô nhiễm ở khu vực hạ lưu các con sông và đầm phá trên địa bàn tỉnh Bình Định là nguy cơ ảnh hưởng đến nguồn cấp nước sinh hoạt đô thị. Trong đó, đối với các thuỷ vực sông, nồng độ chỉ tiêu hữu cơ BOD vượt tiêu chuẩn từ 1,4 - 3,4 lần; đối với các đầm, hồ ngoài chỉ tiêu hữu cơ vượt từ 2- 4 lần còn có các chỉ tiêu kim loại cũng vượt chuẩn cho phép.

Nguồn: Sở TN&MT Binh Định, 2011

Page 96: CHẤT THẢI RẮN - quantracmoitruong.gov.vn cao/SOE 2011... · Thu gom và vận chuyển chất thải rắn công nghiệp 68 4.4. Xử lý và tái chế ... 6.1.2. Ô nhiễm

Báo cáo môi trường quốc gia 2011:

Chất thải rắn

102

Hiên nay chât thai rắn sinh hoat, chăn nuôi và chât thai nguy hai (gia suc, gia cầm chết do dịch,...) chưa có giai phap xử lý hơp vê sinh. Nươc thai chăn nuôi mang theo chât thai rắn chay ra cac ao hồ cua thôn; Tổng diên tích đât ở cua thôn là 115.859 m2, tổng diên tích ao hồ là 29.977 m2, 100% diên tích ao hồ bị ô nhiêm không sử dụng đươc cho mục đích sinh hoat cua ngươi dân như trươc đây (gồm tắm, giặt,...); tổng diên tích ao hồ đang bị phu dưỡng là 8.250 m2.

- Tỉnh Nghê An: Dòng nươc bẩn thai ra từ bai rac và nhà may xử lý rac chay đến hồ Bay Mẫu (xóm Đông Vinh, xa Hưng Đông, thành phố Vinh). Trươc đây, hồ là nơi giặt giũ, lây nươc tươi cho hoa màu nhưng khi bai rac và nhà may xử lý rac xuât hiên thi nguồn nươc bị ô nhiêm; Chuyển sang nuôi ca, ca chết trắng bụng. 120 hộ dân trong xóm dùng giếng khoan, giếng nóng để lây nươc sinh hoat, nay cũng bị nươc bẩn ngâm vào.

- Tỉnh Quang Trị: Bai rac ngày càng cao lên, tràn ra ca đương đi, bốc lên mùi hôi rât khó chịu đối vơi cac gia đinh sống trên địa bàn khu phố 1 và 2A, phương 1, thị xa Quang Trị. Nhưng ngày mưa, nươc từ bai rac không thâm đươc xuống đât đa tràn vê cac khu dân cư, chay xuống hồ Tích Tương, nơi có nguồn nươc cung câp phục vụ đơi sống, sinh hoat cua ngươi dân thị xa.

- T.p Hồ Chí Minh: Bai rac Đa Phươc, mặc dù sử dụng công nghê chống thâm hiên đai nhưng vẫn là nguồn gây ô nhiêm rach Rang, rach Bun Seo và rach Nga Cậy; Nươc trong rach chuyển sang màu xanh, đục và hôi; Mùi hôi và ruồi muỗi anh hưởng trên một pham vi rộng, nhât là vào nhưng ngày mưa; Tôm ca cũng không còn.

Vấn đề ô nhiễm amoni ở tầng nông (nước dưới đất) cũng là hậu quả của nước rỉ rác và

Khung 6.4. Nước ngầm tại Hà Nội bị ô nhiễm amoni

Hàm lượng amoni trong nước của Nhà máy nước Tương Mai là 7-10mg/l. Nhà máy nước Hạ Đình 10-15mg/l, có lúc lên đến 40mg/l. Nhà máy nước Pháp Vân là 25-30mg/l, có lúc lên đến 60mg/l. Trong khi đó, tiêu chuẩn vệ sinh nước ăn uống do Bộ Y tế ban hành yêu cầu hàm lượng amoni không quá 1,5mg/l, nitrit không quá 3mg/l.

Hầu hết giếng khoan (có phép hoặc không phép) ở Hà Nội đều có amoni, đặc biệt các giếng khoan do người dân tự thuê làm tại địa bàn quận Hoàng Mai, Gia Lâm, Hai Bà Trưng. Hiện đã khẳng định được nước ở 500 giếng khoan tại các trạm cấp nước cục bộ của một số cơ quan đoàn thể... có nồng độ amoni vượt tiêu chuẩn cho phép.

Nguồn: Viên Khoa học và Công nghê môi trương, Đai học Bach khoa Hà Nội, 2010

Page 97: CHẤT THẢI RẮN - quantracmoitruong.gov.vn cao/SOE 2011... · Thu gom và vận chuyển chất thải rắn công nghiệp 68 4.4. Xử lý và tái chế ... 6.1.2. Ô nhiễm

Chương 6:

Tác động của ô nhiễm môi trường do chất thải rắn

103

của việc xả bừa bãi rác thải lộ thiên không có biện pháp xử lý nghiêm ngặt.

6.1.3. Ô nhiễm môi trường đất do chất thải rắn

Các chất thải rắn có thể được tích lũy dưới đất trong thời gian dài gây ra nguy cơ tiềm tàng đối với môi trường. Chất thải xây dựng như gạch, ngói, thủy tinh, ống nhựa, dây cáp, bê-tông... trong đất rất khó bị phân hủy. Chất thải kim loại, đặc biệt là các kim loại nặng như chì, kẽm, đồng, Niken, Cadimi... thường có nhiều ở các khu khai thác mỏ, các khu công nghiệp. Các kim loại này tích lũy trong đất và thâm nhập vào cơ thể theo chuỗi thức ăn và nước uống, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe. Các chất thải có thể gây ô nhiễm đất ở mức độ lớn là các chất tẩy rửa, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc nhuộm, màu vẽ, công nghiệp sản xuất pin, thuộc da, công nghiệp sản xuất hóa chất...

Tại các bãi rác, bãi chôn lấp CTR không hợp vệ sinh, không có hệ thống xử lý nước rác đạt tiêu chuẩn, hóa chất và vi sinh vật từ CTR dễ dàng thâm nhập gây ô nhiễm đất. Nghiên cứu của Viện Y học Lao động và Vệ sinh Môi trường cho thấy các mẫu đất xét

Địa điểm

Số trứng giun trong mẫu đất (trứng/100g)

Số Coliform trong mẫu đất (khuẩn lạc/10 g)

Giá trị thấp nhất Giá trị cao nhất Giá trị thấp nhất Giá trị cao nhất

Bãi rác Lạng Sơn 5 15 40 2.000.000

Bãi rác Nam Sơn 8 120 300 20.000.000

Bảng 6.1. Kết quả đo chỉ số vi sinh vật trong 5 mẫu đất tại 2 bãi rác

Nguồn: Viên Y học Lao động và Vê sinh Môi trương, 2006

Page 98: CHẤT THẢI RẮN - quantracmoitruong.gov.vn cao/SOE 2011... · Thu gom và vận chuyển chất thải rắn công nghiệp 68 4.4. Xử lý và tái chế ... 6.1.2. Ô nhiễm

Báo cáo môi trường quốc gia 2011:

Chất thải rắn

104

nghiệm tại bãi rác Lạng Sơn và Nam Sơn đều bị ô nhiễm trứng giun và Coliform.

CTR đặc biệt là chất thải nguy hại, chứa nhiều độc tố như hóa chất, kim loại nặng, phóng xạ... nếu không được xử lý đúng cách, chỉ chôn lấp như rác thải thông thường thì nguy cơ gây ô nhiễm môi trường đất rất cao.

Trong khai thác khoáng sản, quá trình chế biến/làm giàu quặng làm phát sinh chất thải dưới dạng quặng đuôi, chứa các kim loại và các hợp chất khác ảnh hưởng đến môi trường. Một vài mỏ hiện vẫn thải quặng đuôi trực tiếp xuống đất, làm đất bị ảnh hưởng xấu.

Khung 6.5. Tác hại của túi nilon

Túi nilon là loại chất khó phân hủy, khi thải ra môi trường phải mất từ hàng chục năm cho tới một vài thế kỷ mới được phân hủy hoàn toàn trong tự nhiên. Sự phân huỷ không hoàn toàn của túi nilon sẽ để lại trong đất những mảnh vụn, không có điều kiện cho vi sinh vật phát triển sẽ làm cho đất chóng bạc màu, không tơi xốp. Sự tồn tại của nó trong môi trường sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới đất bởi túi nilon lẫn vào đất sẽ ngăn cản ôxy đi qua đất, gây xói mòn đất, làm cho đất không giữ được nước, chất dinh dưỡng.

Nguồn: TCMT tổng hơp, 2011

Khu vực khai thác khoáng sản

Hiện trạng khai thác tới 2002 Triển vọng khai thác tới 2020

Khoáng sản đã và đang được khai thác

Ước tính đất bị ảnh hưởng

xấu (ha)

Khoáng sản sẽ được khai thác bổ sung

Ước tính đất bị ảnh hưởng xấu

(ha)Cao Bằng, Hà Giang, Tuyên Quang

Thiếc, sắt, chì, kẽm, antimon, mangan, đá vôi

4500-5600 Mở rộng quy mô khai thác các khoáng sản này

4200-4500

Lào Cai, Yên Bái Đồng, sắt, apatit, graphit, caolin, felspat, đá vôi

6300-8500 Đồng và sắt sẽ được khai thác với quy mô hàng triệu tấn/năm

8600-12000

Thái Nguyên, Bắc Kạn

Thiếc, chì, kẽm, sắt, mangan, than, vàng, đá vôi

5400-6500 Tiếp tục mở rộng quy mô khai thác các khoáng sản này

5800-6400

Quảng Ninh Than 12500-15500

Mở rộng quy mô khai thác than

5200-6200

Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh

Cromit, thiếc, sa khoáng titan, mangan, vàng, đá vôi

6600-8200 Quặng sắt sẽ được k/t quy mô hàng chục triệu tấn/năm

8500-12500

Lâm Đồng, Đắk Lắk Thiếc, bôxit, caolin, đá vôi, sắt

5200-6800 Bôxit sẽ được khai thác quy mô hàng chục triệu tấn/năm

6600-8200

Nguồn: Viên Nghiên cưu Chiến lươc và Chính sach Công nghiêp - Bộ Công thương, 2010

Bảng 6.2. Ước tính diện tích đất bị ảnh hưởng bởi khai thác khoáng sản ở Việt Nam

Page 99: CHẤT THẢI RẮN - quantracmoitruong.gov.vn cao/SOE 2011... · Thu gom và vận chuyển chất thải rắn công nghiệp 68 4.4. Xử lý và tái chế ... 6.1.2. Ô nhiễm

Chương 6:

Tác động của ô nhiễm môi trường do chất thải rắn

105

Khung 6.6. Sự cố tràn bùn đỏ tại Cao Bằng

Sự cố vỡ đập chắn nước thải tuyển rửa quặng của xí nghiệp khai thác quặng sắt Nà Lũng, xã Duyệt Trung, thị xã Cao Bằng (thuộc Công ty khoáng sản luyện kim Cao Bằng). Việc vỡ đập là do trong quá trình xây dựng đập, công ty này đã không lu lèn, chỉ đổ đất lấp xuống khe đồi chắn nước lại thành đập. Sự cố tràn bùn đỏ (bùn thải chứa ôxit sắt nên có màu đỏ) trên đã gây ngập bùn khoảng 4 ha diện tích lúa gây thiệt hại đáng kể cho người dân Cao Bằng.

Nguồn: Sở TN&MT Cao Bằng, 2011

6.2. TÁC ĐỘNG CỦA CHẤT THẢI RẮN ĐỐI VỚI SỨC KHỎE NGƯỜI DÂN

Việc quản lý và xử lý CTR không hợp lý không những gây ô nhiễm môi trường mà còn ảnh hưởng rất lớn tới sức khoẻ con người, đặc biệt đối với người dân sống gần khu vực làng nghề, khu công nghiệp, bãi chôn lấp chất thải...

Người dân sống gần bãi rác không hợp vệ sinh có tỷ lệ mắc các bệnh da liễu, viêm phế quản, đau xương khớp cao hơn hẳn những nơi khác. Một nghiên cứu tại Lạng Sơn cho thấy tỷ lệ người ốm và mắc các bệnh như tiêu chảy, da liễu, hô hấp... tại khu vực chịu ảnh hưởng của bãi rác cao hơn hẳn so với khu vực không chịu ảnh hưởng (Biểu đồ 6.1).

Hiện tại chưa có số liệu đánh giá đầy đủ về sự ảnh hưởng của các bãi chôn lấp tới sức khỏe của những người làm nghề nhặt rác thải. Những người này thường xuyên phải chịu ảnh hưởng ở mức cao do bụi, mầm bệnh, các chất độc hại, côn trùng đốt/chích và các loại hơi khí độc hại trong suốt quá trình làm việc. Vì vậy, các chứng bệnh thường gặp ở đối tượng này là các bệnh về cúm, lỵ, giun, lao, dạ dày, tiêu chảy, và các vấn đề về đường ruột khác. Các bãi chôn lấp rác cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ khác đối với cộng đồng làm nghề này. Các vật sắc nhọn, thuỷ tinh vỡ, bơm kim tiêm cũ,... có thể là mối đe dọa nguy hiểm với sức khoẻ con người (lây nhiễm một số bệnh truyền nhiễm như AIDS,...) khi họ dẫm phải hoặc bị cào xước vào tay chân,... Một vấn đề cần được quan tâm là, do chiếm tỷ lệ lớn trong những người làm nghề nhặt rác, phụ nữ và trẻ em đã trở thành nhóm đối tượng dễ bị tổn thương.

Hai thành phần chất thải rắn được liệt vào loại cực kỳ nguy hiểm là kim loại nặng và

Biểu đồ 6.1. Tỷ lệ triệu chứng bệnh tật của nhóm nghiên cứu và nhóm đối chứng

Chú thích:

- Nhóm nghiên cứu: xã Quảng Lạc và xã Hoàng Đồng (Lạng Sơn) - chịu ảnh hưởng của bãi rác thải

- Nhóm đối chứng: xã Hợp Thịnh và xã Mai Pha (Lạng Sơn) + không chịu ảnh hưởng của bãi rác thải

Nguồn: Bao cao “Đanh gia anh hưởng cua bai rac tập trung đến sưc khỏe khu dân cư xung quanh, xây dựng hương

dẫn tiêu chuẩn vê sinh bai rac”, Viên Y học Lao động và Vê sinh môi trương, 2009

Page 100: CHẤT THẢI RẮN - quantracmoitruong.gov.vn cao/SOE 2011... · Thu gom và vận chuyển chất thải rắn công nghiệp 68 4.4. Xử lý và tái chế ... 6.1.2. Ô nhiễm

Báo cáo môi trường quốc gia 2011:

Chất thải rắn

106

chất hữu cơ khó phân hủy. Các chất này có khả năng tích lũy sinh học trong nông sản, thực phẩm cũng như trong mô tế bào động vật, nguồn nước và tồn tại bền vững trong môi trường gây ra hàng loạt bệnh nguy hiểm đối với con người như vô sinh, quái thai, dị tật ở trẻ sơ sinh; tác động lên hệ miễn dịch gây ra các bệnh tim mạch, tê liệt hệ thần kinh, giảm khả năng trao đổi chất trong máu, ung thư và có thể di chứng di tật sang thế hệ thứ 3...

Chất thải nông nghiệp, đặc biệt chất thải chăn nuôi đang là một trong những vấn đề bức xúc của người nông dân. Có những vùng, chất thải chăn nuôi đã gây ô nhiễm cả không khí, nguồn nước, đất và tác động xấu đến sức khoẻ người dân ở nông thôn. Trong một điều tra tại tỉnh Thái Nguyên đối với 113 hộ gia đình chăn nuôi từ 20 con lợn trở lên đã cho thấy gần 50% các hộ có nhà ở gần chuồng lợn từ 5-10m và giếng nước gần chuồng lợn - 5m thì tỷ lệ nhiễm giun đũa, giun tóc, giun móc và số trứng giun trung bình của người chăn nuôi cao gần gấp hai lần tỷ lệ nhiễm ký sinh trùng đường ruột của người không chăn nuôi; và có sự tương quan thuận chiều giữa tỷ lệ nhiễm ký sinh trùng đường ruột với ký sinh trùng trong đất ở các hộ chăn nuôi (Đai học Y khoa Thai Nguyên, 2008).

6.3. TÁC ĐỘNG CỦA CHẤT THẢI RẮN ĐỐI VỚI KINH TẾ - XÃ HỘI

6.3.1. Chi phí xử lý chất thải rắn ngày càng lớn

Trong 5 năm qua, lượng CTR của cả nước ngày càng gia tăng. Chi phí thu gom, vận chuyển và xử lý CTR vì thế cũng tăng lên, chưa kể đến chi phí xử lý ô nhiễm môi trường liên quan đến CTR. Các chuyên gia về kinh tế cho rằng, với điều kiện kinh tế hiện nay

Khung 6.7. Các điểm nóng ô nhiễm Dioxin và tác động đến sức khỏe

Tại các khu vực có lượng tồn dư của Chất độc hóa học/Dioxin còn rất cao như các sân bay: Biên Hòa (Đồng Nai), Phù Cát (Bình Định) và Đà Nẵng, nghiên cứu của Học viện Quân y năm 1998 cho thấy các loại bệnh tim mạch, thần kinh, xương khớp, răng, hô hấp, tai mũi họng và mắt ở nhóm người sống gần điểm nóng đều cao hơn nhiều so với nhóm sống xa khu vực ô nhiễm. Bên cạnh đó, thử nghiệm về rối loạn miễn dịch và các chỉ số ung thư đều cho thấy nguy cơ bị ảnh hưởng ở nhóm sống gần điểm nóng là cao hơn đáng kể so với nhóm đối chứng.

Theo nghiên cứu điều tra trên 445 phụ nữ sống gần vùng ô nhiễm và 261 phụ nữ ở vùng đối chứng, cho thấy tỷ lệ các tai biến sinh sản ở nhóm sống gần điểm nóng là 36,16 % (so với vùng đối chứng là 14,44%). Các tai biến sinh sản ở nhóm phơi nhiễm thường là sảy thai, đẻ nhẹ cân, chửa trứng.

Tần suất sinh con dị tật bẩm sinh ở nhóm nghiên cứu cao gấp 10,3 lần so với nhóm đối chứng ở Hà Nội. Thậm chí, ở nhóm phơi nhiễm, 15,4% số gia đình có cả hai con bị dị tật bẩm sinh.

Tại khu vực sân bay Đà Nẵng, nghiên cứu của Học viện Quân y đối với cộng đồng sống gần điểm nóng ô nhiễm cho thấy một số ảnh hưởng như tăng rối loạn tạo máu, tăng tỷ lệ người mắc ung thư (AFP+ và CEA+). Chỉ số thông minh (IQ) ở lứa tuổi 7 - 12 ở trường tiểu học gần sân bay Đà Nẵng cũng cho thấy thấp hơn rõ rệt so với nhóm đối chứng.

Nguồn: Bao cao “Ô nhiêm chât độc hóa học/dioxin ở Viêt Nam”, Văn phòng Ban chỉ đao 33 - Bộ TN&MT,

2010

Page 101: CHẤT THẢI RẮN - quantracmoitruong.gov.vn cao/SOE 2011... · Thu gom và vận chuyển chất thải rắn công nghiệp 68 4.4. Xử lý và tái chế ... 6.1.2. Ô nhiễm

Chương 6:

Tác động của ô nhiễm môi trường do chất thải rắn

107

(năm 2011) thì mức phí xử lý rác là 17 - 18 USD/tấn CTR dựa trên các tính toán cơ bản về tổng vốn đầu tư, chi phí vận hành, chi phí quản lý, khấu hao, lạm phát, v.v...

Hàng năm ngân sách của các địa phương phải chi trả một khoản khá lớn cho công tác thu gom, vận chuyển và xử lý CTR. Chi phí xử lý CTR tuỳ thuộc vào công nghệ xử lý: Mức chi phí xử lý cho công nghệ hợp vệ sinh là 115.000đ/tấn - 142.000đ/tấn và chi phí chôn lấp hợp vệ sinh có tính đến thu hồi vốn đầu tư 219.000 - 286.000đ/tấn (Thành phố Hồ Chí Minh tổng chi phí hàng năm cho thu gom, vận chuyển, xử lý CTR sinh hoạt khoảng 1.200 - 1.500 tỷ VNĐ). Chi phí xử lý đối với công nghệ xử lý rác thành phân vi sinh khoảng 150.000đ/tấn - 290.000đ/tấn (Thành phố Hồ Chí Minh 240.000đ/tấn; thành phố Huế đang đề nghị 230.000đ/tấn; thành phố Thái Bình 190.000đ/tấn, Bình Dương 179.000đ/tấn). Chi phí đối với công nghệ chế biến rác thành viên đốt được ước tính khoảng 230.000đ/tấn - 270.000đ/tấn. (Cục Ha tầng kỹ thuật - Bộ Xây dựng, 2010).

Chỉ tính riêng chi phí vận hành lò đốt CTR y tế đối với các bệnh viện có lò đốt, mỗi tháng bệnh viện tuyến trung ương chi phí trung bình khoảng 26 triệu đồng, bệnh viện tuyến tỉnh 20 triệu đồng, bệnh viện huyện 5 triệu đồng. Đối với các bệnh viện thuê Trung tâm thiêu đốt chất thải y tế vận chuyển và đốt rác, chi phí khoảng 7.500 đồng/kg.

Chi phí vận hành lò đốt cho xử lý chất thải cho cụm bệnh viện là khoảng 10.000 - 15.000 đồng/kg CTR y tế nguy hại. Đối với một số bệnh viện đa khoa lớn, chi phí cho xử lý CTR y tế lên tới 100 triệu đồng/tháng.

Khung 6.8. Thành phố Hồ Chí Minh nặng gánh chi phí... xử lý rác

Theo tính toán chi phí xây dựng, vận hành ở bãi rác Phước Hiệp thì giá thành xử lý mỗi tấn rác khoảng 20 USD. Trong đó, chi phí xây dựng khoảng 160.000 đồng -180.000 đồng/tấn, chi phí xử lý nước rỉ rác khoảng 90.000 đồng/m³, chi phí phủ đỉnh khoảng 140.000 đồng/tấn, chi phí giám sát chất lượng môi trường khoảng 10.000 đồng/tấn, chi phí bảo trì khoảng 30.000 đồng/tấn (ước tổng kinh phí là 430.000 đồng/tấn, tương đương 20 USD/tấn).

Như vậy, chỉ tính riêng ở Phước Hiệp, mỗi ngày thành phố đã phải tốn đến 60.000 USD tiền xử lý rác. Tại Đa Phước, khoảng 48.000 USD. Đây thực sự là một gánh nặng cho thành phố trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế.

Nguồn: Sở TN&MT TP. HCM, 2011

Khung 6.9. Chi phí xử lý chất thải rắn y tế tại một số thành phố lớn

Chi phí xử lý chất thải rắn y tế thông thường tại Hà Nội dao động từ 160.000 đồng/tấn đến 421.000 đồng/tấn. Chi phí xử lý chất thải rắn y tế thông thường tại Hải Phòng và Tp. Hồ Chí Minh tương ứng là 420.000 đồng/tấn và 100.000 đồng/tấn.

Chi phí xử lý chất thải rắn y tế nguy hại ở Hải Phòng tương đối thấp là 7.900.000 đồng/tấn. Chi phí trung bình xử lý chất thải rắn y tế nguy hại ở thành phố Hồ Chí Minh và Thừa Thiên Huế là 12.000.000 đồng/tấn trong khi đó chi phí tại Hà Nội và Đà Nẵng tương ứng là 9.400.000 đồng/tấn và 8.100.000 đồng/tấn.

Nguồn: Nghiên cưu Quan lý môi trương đô thị tai Viêt Nam - Tập 6. Nghiên cưu vê quan lý CTR ở Viêt Nam,

JICA, thang 5 - 2011

Page 102: CHẤT THẢI RẮN - quantracmoitruong.gov.vn cao/SOE 2011... · Thu gom và vận chuyển chất thải rắn công nghiệp 68 4.4. Xử lý và tái chế ... 6.1.2. Ô nhiễm

Báo cáo môi trường quốc gia 2011:

Chất thải rắn

108

6.3.2. Ảnh hưởng đến du lịch và nuôi trồng thuỷ sản do chất thải rắn

Việc xả rác bừa bãi, quản lý CTR không hợp lý còn gây ô nhiễm môi trường tại các địa điểm danh lam thắng cảnh, các khu di tích lịch sử văn hoá và các địa điểm du lịch, ảnh hưởng đến tiềm năng phát triển du lịch. Các địa danh thu hút khách du lịch như chùa Hương, vịnh Hạ Long, các bãi biển,... cũng đang gặp phải vấn đề ô nhiễm môi trường do tình trạng xả rác thải bừa bãi.

Phát triển du lịch tại các làng nghề truyền thống đang là một hướng phát triển kinh tế được nhiều địa phương lựa chọn. Tuy nhiên, vấn đề ô nhiễm môi trường tại chính các làng nghề đã gây cản trở lớn tới các hoạt động phát triển du lịch làng nghề, làm giảm lượng khách du lịch,... dẫn đến giảm nguồn thu từ hoạt động này tại các địa phương có làng nghề.

Các bãi trung chuyển rác lộ thiên và bãi chôn lấp rác không đảm bảo vệ sinh thường xuyên gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp nuôi trồng thủy sản.

Khung 6.10. Rác thải tại các điểm du lịch

Trong mùa lễ hội tại Chùa Hương, số lượng rác thải ra lên tới 5,4 tấn/ngày, còn các ngày khác trong năm số lượng rác xả từ các hộ dân, các quán ăn uống dọc hai bên đường vào bến Thiên Trù cũng không phải nhỏ. Ước tính trong 5,4 tấn rác của một ngày có 2,79 tấn đã được chính quyền xã và bà con thu gom theo phương pháp thủ công, còn lại 2,69 tấn rác chưa được thu gom.

Dọc các bãi biển được đánh giá là đẹp và hấp dẫn như Cà Ná, Bình Sơn - Ninh Chữ, Bình Tiên (Ninh Thuận),... bên cạnh những hàng dương xanh rì, bãi cát trắng mịn, là rác thải sinh hoạt từ người dân sống gần biển, từ du khách đến tham quan, du lịch, các nhà hàng: vỏ sò, vỏ ốc. Không những trên bờ mà dưới biển cũng có bịch nilon trôi nổi. Do đó nhiều khách du lịch không dám tắm.

Nguồn: Bao Ninh Thuận, 21/06/2011

Page 103: CHẤT THẢI RẮN - quantracmoitruong.gov.vn cao/SOE 2011... · Thu gom và vận chuyển chất thải rắn công nghiệp 68 4.4. Xử lý và tái chế ... 6.1.2. Ô nhiễm

Chương 6:

Tác động của ô nhiễm môi trường do chất thải rắn

109

6.3.3. Xung đột môi trường do chất thải rắn

Xung đột môi trường xảy ra trong xã hội khi vấn đề bảo vệ môi trường và phát triển kinh tế chưa dung hòa được với nhau. Trong những năm gần đây, khi xã hội càng phát triển, nhận thức của cộng đồng càng cao, trong khi đó, lợi ích kinh tế vẫn được đặt lên trên vấn đề BVMT và sức khỏe cộng đồng thì số các vụ xung đột môi trường càng nhiều.

Trong quản lý CTR, xung đột môi trường chủ yếu phát sinh do việc lưu giữ, vận chuyển, xả thải chôn lấp CTR không hợp vệ sinh. Những xung đột giữa các doanh nghiệp gây ô nhiễm môi trường với cộng đồng bị ô nhiễm ảnh hưởng đến sinh hoạt và sức khoẻ, hoặc ảnh hưởng đến các hoạt động văn hoá, du lịch và cảnh quan khác cũng là loại xung đột môi trường có tính phổ biến.

Trong quá trình hoạt động, sản xuất, các làng nghề sản sinh nhiều chất thải rắn gây ảnh hưởng tới môi trường không những tại nơi diễn ra các hoạt động sản xuất mà còn ảnh hưởng tới các vùng lân cận. Chính vì vậy, tại đây đã nảy sinh nhiều vấn đề xung đột môi trường. Xung đột môi trường giữa các nhóm xã hội trong làng nghề, giữa cộng đồng làm nghề và không làm nghề, giữa các hoạt động tiểu thủ công nghiệp và hoạt động nông nghiệp, giữa hoạt động sản xuất và mỹ quan, văn hoá,...

Khung 6.11. Mất kế sinh nhai vì nước rỉ rác

Nước rỉ rác từ bãi rác Đa Phước - xã Đa Phước huyện Bình Chánh, thành phố Hồ Chí Minh thải tràn ra đường vào lúc mưa lớn và triều cường lên cao gây ô nhiễm nghiêm trọng. Tình trạng mùi hôi thối phát sinh từ bãi rác trong phạm vi rộng lớn

Ngoài những ảnh hưởng xấu về môi trường như mùi hôi, nạn ruồi, người dân địa phương còn bị thiệt hại về kinh tế vì các con kênh, rạch ở khu vực bị ô nhiễm, không thể nuôi thủy sản. Chính vì tình trạng ô nhiễm này, nhiều người dân địa phương trước đây nuôi thủy sản như tôm, cá, cua thì nay phải bỏ nghề.

Nguồn: VietNamNet, 11/06/2009

Page 104: CHẤT THẢI RẮN - quantracmoitruong.gov.vn cao/SOE 2011... · Thu gom và vận chuyển chất thải rắn công nghiệp 68 4.4. Xử lý và tái chế ... 6.1.2. Ô nhiễm

Báo cáo môi trường quốc gia 2011:

Chất thải rắn

110

Xung đột giưa cac nhóm xa hội trong làng nghê do CTR. Đây là loại xung đột phổ biến nhất. Sự hình thành các cơ sở sản xuất nghề nằm trong các khu dân cư, đặc thù hơn là tổ chức sản xuất ngay tại trong nhà mình. Các loại chất thải rắn phát sinh đã ảnh hưởng trực tiếp đến các hộ xung quanh, gây ra những xung đột, dẫn đến những khiếu kiện.

Xung đột giưa cac hoat động san xuât tiểu thu công nghiêp và hoat động nông nghiêp. Trong khi các cộng đồng làm nghề công nghiệp, thủ công nghiệp thu được lợi nhuận từ hoạt động sản xuất của mình thì các cộng đồng sản xuất nông nghiệp bị tác động của ô nhiễm môi trường làm cho năng suất cây trồng giảm, vật nuôi chết và mất đất sản xuất nông nghiệp. Dạng xung đột này xảy ra ở hầu hết các làng sản xuất gạch, ngói, gốm sứ,... Song song với sự phát triển của làng nghề, diện tích dành cho hoạt động sản xuất của làng nghề ngày càng được mở rộng thì diện tích nông nghiệp lại càng ngày bị thu hẹp. Xung đột xảy ra khi người sản xuất khai thác đất sét từ các ruộng lúa, rồi các loại phế phẩm từ gạch ngói, xỉ than lại bị thải bỏ xuống các ruộng đồng khiến cho ruộng sản xuất nông nghiệp trở thành bãi rác.

Khung 6.12. Khiếu kiện, xung đột môi trường tại một số địa phương

- Tai quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng

Ngày 9/12/2007, người dân sống xung quanh khu vực bãi rác mới ở Khánh Sơn, thuộc phường Hòa Khánh Nam, quận Liên Chiểu (Đà Nẵng) đã đồng loạt đổ ra đường để ngăn không cho xe chở rác của Công ty Môi trường Đô thị Đà Nẵng đến đổ rác. Tình trạng này đã khiến rác thải ùn lại trong nội thành suốt từ sáng đến chiều. Không chỉ trong các kiệt hẻm mà ngay cả trên các tuyến đường lớn như đường Ông Ích Khiêm, Lê Duẩn,... rác thải ùn lại thành những đống lớn nhưng mãi vẫn không thấy xe rác đến dọn, khiến người dân hết sức bức xúc.

- Tai thành phố Vinh, tỉnh Nghê An

Toàn bộ rác thải của thành phố Vinh đổ vào các ô chứa rác tạm. Lo sợ tình trạng ô nhiễm môi trường lại tiếp diễn nên người dân đã ra chặn xe rác. Không phải người dân không cho đổ rác ở Khu xử lý rác thải rắn Nghi Yên mà với điều kiện chính họ sẽ áp tải xe rác vào hố chứa rác chính 1A.

- Tai thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai

Hàng chục người dân phường Trảng Dài, TP. Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai đã đến trước trụ sở Công ty Cổ phần Môi trường Đồng Xanh đề nghị ban giám đốc công ty giải quyết tình trạng ô nhiễm môi trường. Bản thân là nhà máy xử lý rác nhưng công ty này lại là nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.

Theo phản ánh của người dân, sau những cơn mưa lớn, nước cống cộng với nước rỉ rác từ 2 nhà máy xử lý rác tại đây tràn vào nhà và giếng nước của các hộ, gây ô nhiễm nghiêm trọng môi trường và nguồn nước. Ngoài ra, mùi hôi từ rác phát tán theo gió vào các khu dân cư xa hàng trăm mét, khiến môi trường sống cũng bị ảnh hưởng nặng nề.

Sau nhiều lần phản ánh không có kết quả, người dân đã kéo ra đường ngăn chặn tất cả xe rác tươi, không cho vào nhà máy. Trước đó, vào năm 2010 người dân cũng nhiều lần phản đối nhưng sự việc chưa được giải quyết dứt điểm.

Đây chỉ là một ví dụ trong rất nhiều vụ xung đột giữa người dân địa phương với tổ chức, đơn vị quản lý hoặc thực hiện công tác xử lý môi trường, cho thấy phản ảnh của người dân là bức thiết và năng lực quản lý yếu kém của nhiều địa phương.

Nguồn: TCMT tổng hơp, 2010

Page 105: CHẤT THẢI RẮN - quantracmoitruong.gov.vn cao/SOE 2011... · Thu gom và vận chuyển chất thải rắn công nghiệp 68 4.4. Xử lý và tái chế ... 6.1.2. Ô nhiễm

Chương 6:

Tác động của ô nhiễm môi trường do chất thải rắn

111

Xung đột giưa hoat động san xuât và mỹ quan, văn hoa. Việc thải bỏ chất thải rắn của làng nghề không đúng cách và tùy tiện dẫn đến mất mỹ quan, văn hóa. Làng trống da Lâm Yên (Đại Lộc, Quảng Nam) với chất thải rắn như rẻo da thừa, lông, mỡ... gây mùi hôi thối khó chịu cho dân trong làng.

Khung 6.13. Mâu thuẫn giữa hoạt động sản xuất và mỹ quan văn hóa ở làng nghề sản xuất

chỉ xơ dừa tại Mỏ Cày, Bến Tre

Bến Tre có nhiều làng nghề truyền thống sản xuất chỉ xơ dừa, tập trung nhiều nhất ở hai bên bờ sông Thom của huyện Mỏ Cày. Các làng nghề chỉ xơ dừa ở xã An Thạnh, Khánh Thạnh Tân có 150 cơ sở, hàng ngày lượng mụn dừa thải ra khoảng 500 tấn. Trước đây, chất thải rắn tại các cơ sở này không có bãi chứa, không được thu gom nên thải đổ trực tiếp xuống sông Thom ảnh hưởng đến chất lượng nước sinh hoạt của người dân và hủy diệt nguồn lợi thủy sinh vật. Hiện nay, vấn đề này đã phần nào được khắc phục bằng cách mụn dừa được thu gom và tái sử dụng ép viên xuất khẩu.

Nguồn: Sở TN&MT Bến Tre, 2010

Page 106: CHẤT THẢI RẮN - quantracmoitruong.gov.vn cao/SOE 2011... · Thu gom và vận chuyển chất thải rắn công nghiệp 68 4.4. Xử lý và tái chế ... 6.1.2. Ô nhiễm
Page 107: CHẤT THẢI RẮN - quantracmoitruong.gov.vn cao/SOE 2011... · Thu gom và vận chuyển chất thải rắn công nghiệp 68 4.4. Xử lý và tái chế ... 6.1.2. Ô nhiễm

Chương 6:

Tác động của ô nhiễm môi trường do chất thải rắn

113

Page 108: CHẤT THẢI RẮN - quantracmoitruong.gov.vn cao/SOE 2011... · Thu gom và vận chuyển chất thải rắn công nghiệp 68 4.4. Xử lý và tái chế ... 6.1.2. Ô nhiễm

115

Chương 7:

Quản lý chất thải rắn: Hiện trạng, tồn tại và giải pháp

Chương 7:

QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN: HIệN TRạNg, TồN TạI và gIẢI pHáp

7.1. THỂ CHẾ, CHÍNH SÁCH

7.1.1. Thể chế, chính sách đã đi vào cuộc sống

Trong nhiều năm qua, công tác quản lý CTR đã nhận được rất nhiều sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, thể hiện bằng các chính sách, pháp luật quản lý CTR đã được quy định trong Luật BVMT 1994, Luật BVMT 2005, trong Chiến lược Bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2010 và định hướng đến năm 20201, và cụ thể là trong Chiến lược quản lý CTR tại các đô thị và KCN ở Việt Nam năm 1999, nay được thay thế bằng Chiến lược quốc gia về quản lý tổng hợp CTR tới năm 2025 và tầm nhìn tới năm 20502.

Chiến lược quốc gia về quản lý tổng hợp CTR tới năm 2025 và tầm nhìn tới năm 2050 và Chiến lược Bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020

Các chiến lược này đã đặt ra các mục tiêu cụ thể có ý nghĩa định hướng cho các công tác quản lý CTR hiện nay (Phụ lục 2). Tuy nhiên, kết quả đạt được trên thực tế vẫn còn hạn chế so với yêu cầu của Chiến lược đề ra, các mục tiêu quản lý CTR đặt ra còn gặp rất nhiều khó khăn trong việc triển khai thực hiện cũng như hoàn thành mục tiêu. Theo đánh giá của Báo cáo môi trường quốc gia hàng năm, hầu hết các chi tiêu bảo vệ môi trường về CTR đã được xác định trong Chiến lược và trong Nghị định số 59/2007/NĐ-CP3 đều không đạt (Bảng 7.1).

1 Quyết định số 256/2003/QĐ-TTg ngày 02/12/2003 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020.

2 Quyết định số 2149/2009/QĐ-TTg ngày 17/12/2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược quốc gia về Quản lý chất thải rắn đến năm 2025, tầm nhìn tới năm 2050.

3 Nghị định số 59/2007/NĐ-CP ngày 09/4/2007 của Thủ tướng Chính phủ về quản lý chất thải rắn

Page 109: CHẤT THẢI RẮN - quantracmoitruong.gov.vn cao/SOE 2011... · Thu gom và vận chuyển chất thải rắn công nghiệp 68 4.4. Xử lý và tái chế ... 6.1.2. Ô nhiễm

Báo cáo môi trường quốc gia 2011:

Chất thải rắn

116

Bảng 7.1. So sánh mức độ thực hiện các chỉ tiêu về quản lý CTR đã đặt ra đến năm 2010 trong Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia

Nguồn: Báo cáo Đánh giá tình hình thực hiện Chiến lược BVMT quốc gia đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020,

Viện Chiến lược và Chính sách TN&MT, 2011.

STT Mục tiêuMục tiêu

đặt ra đến 2010

Mức độ thực hiện đến năm 2009 (%)

Ghi chúTheo báo cáo Bộ ngành

Theo khảo sát ở một số địa

phương

1.Tỷ lệ thu gom CTR sinh hoạt, CN và dịch vụ các khu đô thị, các KCN, KCX

90 80-82 73,81- Bộ Xây dựng

- Số địa phương báo cáo: 28

2.

Tỷ lệ phân loại rác tại nguồn:

- Hộ gia đình

- Doanh nghiệp

30

70

-

-

7,32

56,19

- Số địa phương báo cáo: 30

- Số địa phương báo cáo: 22

3. Tỷ lệ khu dân cư có thùng đựng rác tập trung 80 - 54,1 - Số địa phương báo

cáo: 28

4. Tỷ lệ khu vực công cộng có thùng gom rác thải 80 - 64,8 - Số địa phương báo

cáo: 33

5. CTR tại các khu đô thị, KCN, KCX được xử lý đúng kỹ thuật MT 60 - 33,17 - Số địa phương báo

cáo: 24

6. Tỷ lệ chất thải y tế ở các bệnh viện được xử lý đúng kỹ thuật MT 100 90,9 - - Bộ Y tế

7.

Tỷ lệ CSSX xây dựng mới có công nghệ sạch hoặc thiết bị giảm thiểu ô nhiễm, xử lý chất thải đạt tiêu chuẩn MT

100 - 75,24 - Số địa phương báo cáo: 29

8.

Tỷ lệ các CSSXKD được cấp Giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn môi trường hoặc Chứng chi ISO 14001

50 - 6,65 - Số địa phương báo cáo: 15

Page 110: CHẤT THẢI RẮN - quantracmoitruong.gov.vn cao/SOE 2011... · Thu gom và vận chuyển chất thải rắn công nghiệp 68 4.4. Xử lý và tái chế ... 6.1.2. Ô nhiễm

117

Chương 7:

Quản lý chất thải rắn: Hiện trạng, tồn tại và giải pháp

Chính sách áp dụng cơ chế quản lý 3R (Giảm thiểu, Tái sử dụng, Tái chế)

Chiến lược quốc gia về quản lý tổng hợp CTR đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050, đã xác định rõ những mục tiêu, nhiệm vụ và các giải pháp từ nay cho đến năm 2020 đồng thời nêu rõ trách nhiệm của các bộ, ngành và địa phương trong việc triển khai phân loại CTR tại nguồn, giảm thiểu, tái sử dụng và tái chế CTR. Hoạt động tái chế phế liệu có ý nghĩa rất to lớn về kinh tế - xã hội và môi trường. Những hoạt động này không những đem lại hiệu quả kinh tế trong thị trường tái chế chất thải mà còn đem lại nhiều việc làm cho người lao động, tạo ra sản phẩm hữu ích phục vụ đời sống, hơn nữa còn giảm lượng CTR phải đưa đi chôn lấp, tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt là diện tích sử dụng đất để quy hoạch xây dựng bãi chôn lấp.

Chính sách về xã hội hóa quản lý chất thải rắn sinh hoạt

Căn cứ theo Nghị định số 59/2007/NĐ-CP và Nghị định số 69/2008/NĐ-CP4, chính sách về xã hội hóa công tác quản lý CTR sinh hoạt cũng đã được ưu tiên phát triển ở cả cấp trung ương và địa phương. Trong đó, Chính phủ khuyến khích khu vực tư nhân tham gia mạnh mẽ vào công tác thu gom, vận chuyển và xử lý CTR. Những kết quả đạt được trong thời gian qua đã cho thấy đây là một trong những chính sách rất phù hợp với điều kiện thực tế ở nước ta hiện nay.

Khung 7.1. Quy định liên quan tới xã hội hóa trong quản lý CTR

- Nhà nước khuyến khích xã hội hóa công tác thu gom, phân loại, vận chuyển và xử lý chất thải rắn.

- Nhà nước khuyến khích xã hội hóa hoạt động đầu tư cho công tác thu gom, vận chuyển, xây dựng cơ sở quản lý chất thải rắn.

- Tổ chức, cá nhân có thể đầu tư để thành lập hợp tác xã, hộ kinh doanh hoặc các hình thức khác theo quy định của pháp luật để thực hiện việc thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn tại khu vực điểm dân cư nông thôn, làng nghề chưa có dịch vụ thu gom, vận chuyển chất thải rắn.

- Nhà nước khuyến khích mọi tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước tham gia đầu tư, xây dựng cơ sở xử lý chất thải rắn, các công trình phụ trợ thông qua các chính sách ưu đãi, hỗ trợ đầu tư...

- Xã hội hóa trong công tác quản lý CTR tại các tinh/thành phố đã bắt đầu được đưa vào trong các văn bản địa phương về công tác quản lý CTR.

Nguồn: Nghị định 59/2007/NĐ-CP ngày 09/4/2007 của Thủ tướng Chính phủ về quản lý chất thải rắn.

4 Nghị định số 69/2008/NĐ-CP ngày 30/5/2008 của Thủ tướng

Chính phủ về chính sách khuyến khích xã hội hóa đối với các

hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể

thao và môi trường.

Page 111: CHẤT THẢI RẮN - quantracmoitruong.gov.vn cao/SOE 2011... · Thu gom và vận chuyển chất thải rắn công nghiệp 68 4.4. Xử lý và tái chế ... 6.1.2. Ô nhiễm

Báo cáo môi trường quốc gia 2011:

Chất thải rắn

118

Chính sách phát triển công nghiệp và công nghệ xử lý CTR

Chiến lược quốc gia về quản lý tổng hợp CTR xác định công nghệ xử lý CTR tại Việt Nam sẽ được phát triển theo hướng giảm thiểu tối đa lượng rác thải chôn lấp và tăng cường tỷ lệ tái chế, tái sử dụng. Quan điểm đặt ra là sử dụng công nghệ xử lý chất thải phù hợp với điều kiện cụ thể của từng địa phương. Trong đó, ưu tiên áp dụng công nghệ tái chế, tái sử dụng CTR, hạn chế chôn lấp nhằm xử lý triệt để ô nhiễm môi trường và tăng hiệu quả sử dụng đất. Đối với CTR sinh hoạt, tùy điều kiện cụ thể mà các địa phương có thể áp dụng các công nghệ như chôn lấp hợp vệ sinh, chế biến phân compost, tái chế hoặc đốt. Đối với CTR công nghiệp và y tế, cần tập trung kết hợp nhiều quy trình công nghệ khác nhau như các công nghệ phụ trợ xử lý CTR công nghiệp nguy hại (phân loại và xử lý cơ học, xử lý hóa - lý), công nghệ khử khuẩn xử lý CTR y tế bị nhiễm khuẩn,... Chính phủ cũng đã có chính sách miễn thuế nhập khẩu đối với trang thiết bị, nguyên vật liệu phục vụ cho các dự án đầu tư cơ sở xử lý CTR, miễn giảm thuế thu nhập cho các doanh nghiệp theo quy định, đồng thời ưu tiên lựa chọn các công nghệ hoàn chinh trong nước có khả năng xử lý triệt để CTR và có hiệu quả cao về kinh tế, kỹ thuật. Đặc biệt, ưu tiên sử dụng các công nghệ xử lý CTR khó phân hủy.

Ngày 25/05/2011, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 798/QĐ-TTg phê duyệt chương trình đầu tư xử lý CTR giai đoạn 2011 - 2020 dành cho các dự án đầu tư xây dựng khu liên hợp, cơ sở xử lý CTR tại các địa phương trên cả nước do các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế trong nước thực hiện với các mục tiêu cụ thể đặt ra đối với công tác thu gom, xử lý, tái chế và tái sử dụng CTR sinh hoạt đô thị, nông thôn, CTR công nghiệp

Page 112: CHẤT THẢI RẮN - quantracmoitruong.gov.vn cao/SOE 2011... · Thu gom và vận chuyển chất thải rắn công nghiệp 68 4.4. Xử lý và tái chế ... 6.1.2. Ô nhiễm

Chương 7:

Quản lý chất thải rắn: Hiện trạng, tồn tại và giải pháp

119

và y tế. Đây cũng là cơ sở để Việt Nam từng bước cải thiện năng lực thu gom và xử lý CTR ở các địa phương.

Chính sách về thuế và phí BVMT đối với CTR

Các chính sách về thuế và phí BVMT đối với CTR cũng đã được ban hành thông qua các văn bản như Nghị định số 67/2011/NĐ-CP5 và Nghị định số 174/2007/NĐ-CP6.

Theo Nghị định số 67/2011/NĐ-CP, túi nilon thuộc diện chịu thuế (túi nhựa) quy định tại Khoản 4 Điều 3 của Luật Thuế bảo vệ môi trường, trừ bao bì đóng gói sẵn hàng hóa và túi nilon đáp ứng tiêu chí thân thiện với môi trường theo quy định của Bộ TN&MT. Để thay đổi hành vi của người sử dụng, góp phần nhanh chóng giảm ô nhiễm môi trường từ những hành vi xả thải túi nilon đã qua sử dụng, Bộ Tài chính đề nghị mức thu Thuế BVMT với mặt hàng túi nilon là 40.000 đồng/kg.

Việc quy định mức thuế cao nhằm làm tăng giá bán, hạn chế việc phát miễn phí túi nilon, từ đó giảm dần việc sử dụng, góp phần thay đổi hành vi, thói quen sử dụng túi nilon của người tiêu dùng, dần dần chuyển sang sử dụng sản phẩm thay thế mà không ảnh hưởng đến thu nhập và chi tiêu của hộ gia đình.

Theo Nghị định số 174/2007/NĐ-CP ngày 29/11/2007, CTR thông thường và CTR nguy hại phát sinh từ hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ... (trừ CTR sinh hoạt từ các hộ gia đình) sẽ phải chịu phí BVMT, phần lớn nguồn thu từ phí BVMT đối với CTR sẽ được chi cho các hoạt động quản lý CTR tại địa phương.

Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về CTR và chất thải nguy hại

Trong thời gian qua, các văn bản quy phạm pháp luật về BVMT nói chung và quản lý, xử lý CTR nói riêng đã được ban hành cả ở cấp Trung ương và địa phương. Các quy định được điều chinh đối với các vấn đề như quản lý CTR, chất thải nguy hại; quy định về tái chế; nhập khẩu phế liệu; cơ sở hạ tầng quản lý chất thải; quy hoạch quản lý CTR, quy hoạch các công trình xử lý CTR; phí và lệ phí quản lý CTR, chế tài xử phạt các hành vi vi phạm pháp luật và các TCVN, QCVN về môi trường (Phụ lục 3).

5 Nghị định số 67/2011/NĐ-CP ngày 08/8/2011 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thuế bảo vệ môi trường.

6 Nghị định số 174/2007/NĐ-CP ngày 29/11/2007 của Chính phủ về phí bảo vệ môi trường đối với CTR

Page 113: CHẤT THẢI RẮN - quantracmoitruong.gov.vn cao/SOE 2011... · Thu gom và vận chuyển chất thải rắn công nghiệp 68 4.4. Xử lý và tái chế ... 6.1.2. Ô nhiễm

Báo cáo môi trường quốc gia 2011:

Chất thải rắn

120

Ở cấp địa phương, đặc biệt là một số tinh thuộc vùng KTTĐ phía Nam (Tp. Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu), là những địa phương có lượng phát thải chất thải công nghiệp và nguy hại lớn nhất, cũng đã triển khai những quy định tạm thời của địa phương mình về quản lý CTNH. Hầu hết các tinh đều đã có Quy hoạch tổng thể xây dựng bãi chôn lấp cho các đô thị cấp tinh.

7.1.2. Thể chế, chính sách chưa hoàn thiện và chưa được thực thi triệt để

Thể chế, chính sách và hệ thống văn bản quy phạm pháp luật trong quản lý CTR ở nước ta dù đã có những bước tiến bộ đáng ghi nhận, nhưng còn chưa đầy đủ, đồng bộ hoặc còn chồng chéo; chưa có một quy định thống nhất, toàn diện cho công tác quy hoạch quản lý CTR quốc gia.

Một số chính sách đã được ban hành nhưng cơ chế triển khai, các văn bản hướng dẫn vẫn còn thiếu dẫn đến việc triển khai không hiệu quả hoặc không thể đi vào thực tế. Vấn đề triển khai thực hiện chưa thực sự phát huy hiệu quả, thể hiện ở việc chưa đạt các chi tiêu môi trường đã đặt ra. Hiện nay các văn bản quy phạm pháp luật quy định về một số vấn đề có tính then chốt đối với công tác quản lý CTR (bao gồm các vấn đề như nhân lực, bộ máy tổ chức, trình độ, các hướng dẫn kỹ thuật...) vẫn còn thiếu, dẫn đến các hoạt động quản lý CTR khó triển khai trong thực tế, đặc biệt đối với công tác quản lý CTNH.

Do không có một tổ chức đầu mối chung về quản lý CTR nên các văn bản, quy chuẩn quy phạm, quy định về quản lý CTR do nhiều Bộ ban hành. Hàng loạt các vấn đề chưa có các văn bản quy định cụ thể như: chưa có các quy định về danh mục CTR thông thường; quy định về điều kiện năng lực cho phép các tổ chức, cá nhân thu gom, vận chuyển, tái chế, tái sử dụng, xử lý, tiêu hủy CTR thông thường; quy định thẩm định công nghệ xử lý CTR sinh hoạt do nước ngoài đầu tư. Ngoài ra, hiện nay cũng chưa có cơ quan chịu trách nhiệm tập trung quản lý thông tin, dữ liệu về quản lý CTR ở cấp trung ương, cũng như ở cấp địa phương.

Thêm vào đó, công tác kiểm tra, thanh tra thực thi pháp luật còn nhiều hạn chế, các chế tài quy định về xử phạt đối với các hành vi vi phạm về BVMT đối với CTR còn chưa đủ sức răn đe, mức thi hành cưỡng chế có hiệu lực chưa cao dẫn đến hiệu quả quản lý chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra.

Page 114: CHẤT THẢI RẮN - quantracmoitruong.gov.vn cao/SOE 2011... · Thu gom và vận chuyển chất thải rắn công nghiệp 68 4.4. Xử lý và tái chế ... 6.1.2. Ô nhiễm

Chương 7:

Quản lý chất thải rắn: Hiện trạng, tồn tại và giải pháp

7.2. HỆ THỐNG TỔ CHỨC VÀ PHÂN CÔNG TRÁCH NHIỆM

7.2.1. Hệ thống tổ chức và phân công trách nhiệm đang được kiện toàn và sự phân công tương đối cụ thể từ cấp Trung ương đến cấp địa phương

Cấp Trung ương

Ở cấp Trung ương, đã có sự phân công chức năng, nhiệm vụ và trách nhiệm đối với các bộ, ngành có liên quan đến công tác quản lý CTR. Trong đó, có 5 Bộ có trách nhiệm trực tiếp tham gia công tác quản lý CTR bao gồm: Bộ Xây dựng, Bộ Công thương, Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn và Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Bộ Xây dựng có trách nhiệm quy hoạch quản lý CTR cấp vùng, liên tinh, liên đô thị, vùng kinh tế trọng điểm; chủ trì phối hợp với các bộ, ngành khác trong việc xử lý CTR tại đô thị, khu sản xuất dịch vụ tập trung, cơ sở sản xuất vật liệu xây dựng, làng nghề và khu dân cư nông thôn.

Bộ Công thương có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện pháp luật về BVMT và các quy định khác có liên quan đối với lĩnh vực công nghiệp (trong đó bao gồm cả vấn đề về CTR công nghiệp); thực hiện chức năng quản lý nhà nước về phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, hoạt động khuyến công, khu - cụm - điểm công nghiệp, doanh nghiệp công nghiệp vừa và nhỏ ở các địa phương.

Bộ Y tế có trách nhiệm chi đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc quản lý chất thải y tế. Trách nhiệm của Bộ về quản lý chất thải chủ yếu là đánh giá tác động chất thải rắn đối với sức khoẻ con người, thanh tra, giám sát hoạt động xử lý chất thải bệnh viện.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn có trách nhiệm chi đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện pháp luật về BVMT và các quy định có liên quan tới chất thải nông nghiệp; xây dựng và thực hiện các chương trình, kế hoạch cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả quản lý CTR cho các điểm dân cư nông thôn và làng nghề.

Bộ Tài nguyên và Môi trường là cơ quan chịu trách nhiệm về quản lý và bảo vệ môi trường nói chung, chịu trách nhiệm chính quản lý CTNH và phối hợp với các Bộ khác ban hành hướng dẫn, quy định, quy chuẩn về quản lý chất thải, xây dựng kế hoạch quản lý chất thải hàng năm và dài hạn, xây dựng chính sách và chiến lược, kế hoạch và phân bổ ngân sách nghiên cứu và phát triển cho các dự án xử lý chất thải và phê duyệt báo cáo ĐTM.

Các Bộ, ngành khác có trách nhiệm phối hợp, hỗ trợ trong công tác đầu tư tài chính, xây dựng các cơ chế ưu đãi về kinh tế để thúc đẩy hoạt động quản

121

Page 115: CHẤT THẢI RẮN - quantracmoitruong.gov.vn cao/SOE 2011... · Thu gom và vận chuyển chất thải rắn công nghiệp 68 4.4. Xử lý và tái chế ... 6.1.2. Ô nhiễm

Báo cáo môi trường quốc gia 2011:

Chất thải rắn

122

lý chất thải (Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính), hướng dẫn tuyên truyền phổ cập về quản lý chất thải (Bộ Thông tin và Truyền thông) hay phối hợp với Bộ Xây dựng tổ chức thẩm định công nghệ xử lý CTR mới được triển khai (Bộ Khoa học và Công nghệ).

Ngoài ra, các bộ quản lý chuyên ngành còn có trách nhiệm xây dựng định hướng xã hội hóa công tác quản lý CTR, hướng dẫn các tiêu chí về quy mô tổ chức, tiêu chuẩn và điều kiện hoạt động của các cơ sở thực hiện xã hội hóa.

Cấp địa phương

Ở cấp địa phương, các đơn vị được giao chức năng nhiệm vụ về quản lý CTR bao gồm:

Sở Xây dựng: chịu trách nhiệm về quản lý CTR sinh hoạt và các bãi chôn lấp rác thải gồm: giám sát việc thực hiện quy hoạch đô thị của tinh hoặc thành phố đã được Thủ tướng phê duyệt, tổ chức thiết kế và xây dựng các dự án chôn lấp rác thải theo tiêu chuẩn môi trường và xây dựng, hỗ trợ ra quyết định về các dự án cơ sở xử lý chất thải, phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường báo cáo và đề xuất quy hoạch các bãi chôn lấp rác thải, các cơ sở, nhà máy chế biến xử lý CTR phù hợp cho Ủy ban nhân dân cấp tinh để phê duyệt.

Sở Tài nguyên và Môi trường: có vai trò quan trọng trong quản lý chất thải, về giám sát chất lượng môi trường, quản lý và thực hiện các chính sách và quy định về quản lý chất thải do Bộ Tài nguyên và Môi trường và Ủy ban nhân dân cấp tinh ban hành, phê duyệt báo cáo ĐTM cho các dự án xử lý chất

Ghi chú: (*) CTR sinh hoạt nông thôn chưa có sự phân định rõ ràng giữa Bộ Xây dựng và Bộ NN&PTNT

(**) CTR làng nghề chưa có sự phân định rõ ràng giữa Bộ Công thương, Bộ Xây dựng và Bộ NN&PTNT

Hình 7.1. Sơ đồ hệ thống tổ chức quản lý CTR cấp trung ương

Page 116: CHẤT THẢI RẮN - quantracmoitruong.gov.vn cao/SOE 2011... · Thu gom và vận chuyển chất thải rắn công nghiệp 68 4.4. Xử lý và tái chế ... 6.1.2. Ô nhiễm

Chương 7:

Quản lý chất thải rắn: Hiện trạng, tồn tại và giải pháp

123

thải, phối hợp với Sở Xây dựng xem xét và lựa chọn các bãi chôn lấp rác thải, sau đó đề xuất với Ủy ban nhân dân tinh phê duyệt bãi chôn lấp phù hợp nhất. Tuy nhiên, vai trò của Sở Xây dựng và Sở Tài nguyên và Môi trường trong quản lý CTR phụ thuộc vào tính chất và tổ chức của từng tinh thành và giữa chúng có thể có khác biệt.

Công ty Môi trường đô thị (URE-NCO): Ngoài các đơn vị quản lý nhà nước mang tính hành chính nói trên, Công ty môi trường đô thị là đơn vị dịch vụ công của nhà nước chịu trách nhiệm trực tiếp thực hiện công tác thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải ở tinh hoặc thành phố. Và cũng tùy thuộc theo từng địa phương, URENCO có thể trực thuộc Sở Xây dựng hoặc Sở Tài nguyên và Môi trường. Điển hình như Hà Nội, Hải Phòng và Thừa Thiên - Huế, URENCO trực thuộc sự quản lý của Sở Xây dựng; tại Đà Nẵng, Tp. Hồ Chí Minh, URENCO lại trực thuộc quyền quản lý của UBND thành phố, Sở Tài nguyên và Môi trường quản lý theo ngành dọc về mặt chuyên môn.

7.2.2. Phân công, phân nhiệm còn phân tán, chồng chéo và nhiều lỗ hổng

Theo đúng chức năng, nhiệm vụ đã được phân công cho các Bộ ngành (đã nêu ở trên), có thể thấy rõ sự phân tán, chồng chéo trong quản lý CTR ở cấp trung ương và địa phương, cụ thể:

Khung 7.2. Hệ thống quản lý nhà nước về CTR đô thị tại Tp. Hồ Chí Minh

__________: quan hệ trực tiếp

---------------: quan hệ gián tiếp

Mô hình tổ chức quản lý CTR đô thị tại Tp. Hồ Chí Minh đã cho thấy những hiệu quả tốt. Công ty TNHH một thành viên Môi trường đô thị (gọi tắt là URENCO) trực thuộc UBND Thành phố. Hiện nay, UBND Thành phố thực hiện việc chi đạo trực tiếp và điều phối hoạt động cũng như sự phối hợp giữa URENCO, Sở TN&MT (Phòng Quản lý CTR) và các Công ty công ích. Như vậy, có thể thấy công tác vệ sinh môi trường đô thị nói chung và quản lý CTR đô thị nói riêng được đưa về tập trung vào một đầu mối. Vì vậy, công tác điều phối và quản lý CTR được thống nhất và hiệu quả. Điều này được thể hiện qua tỷ lệ thu gom và xử lý CTR đô thị của Tp. Hồ Chí Minh trong những năm qua luôn đạt 95%. Đây là một trong số ít địa phương có tỷ lệ thu gom và xử lý CTR hợp vệ sinh cao nhất trong cả nước.

Nguồn: Sở TN&MT Tp. Hồ Chí Minh, 2011.

Page 117: CHẤT THẢI RẮN - quantracmoitruong.gov.vn cao/SOE 2011... · Thu gom và vận chuyển chất thải rắn công nghiệp 68 4.4. Xử lý và tái chế ... 6.1.2. Ô nhiễm

Báo cáo môi trường quốc gia 2011:

Chất thải rắn

124

Về nguyên tắc, Bộ Tài nguyên và Môi trường chịu trách nhiệm trước Chính phủ trong việc thực hiện thống nhất về BVMT, trong đó có quản lý chất thải. Tuy nhiên, việc xử lý CTR sinh hoạt, chất thải làng nghề theo quy định của Luật BVMT và các văn bản có liên quan là trách nhiệm của Bộ Xây dựng. Vấn đề quản lý CTR công nghiệp cũng chưa rõ trách nhiệm cụ thể thuộc Bộ Xây dựng hay Bộ Công thương. Việc quản lý CTR làng nghề không rõ trách nhiệm của Bộ Xây dựng, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hay Bộ Công thương. Hay vấn đề quản lý CTR khu dân cư nông thôn đều được giao cho cả hai Bộ Xây dựng và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Chính từ sự chồng chéo trong chức năng quản lý của các Bộ, ngành, dẫn đến những chồng chéo trong việc triển khai các chương trình quản lý CTR ở cấp quốc gia.

Việc tổ chức quản lý CTR không chi thiếu thống nhất ở cấp trung ương mà còn ở cấp địa phương. Theo Nghị định số 81/2007/NĐ-CP7 thì chức năng quản lý nhà nước về BVMT nói chung (bao gồm quản lý chất thải) ở cấp địa phương được giao cho Sở Tài nguyên và Môi trường. Tuy nhiên, theo Nghị định số 13/2008/NĐ-CP8 thì chức năng quản lý nhà nước về CTR sinh hoạt đô thị lại chuyển sang Sở Xây dựng. Chính vì vậy, ở mỗi địa phương chức năng quản lý CTR được giao cho các đơn vị khác nhau. Điển hình như tại Hà Nội, Hải Phòng, Huế... công tác quản lý CTR được giao cho Sở Xây dựng. Nhưng tại Đà Nẵng, Tp. Hồ Chí Minh, công tác này lại do UBND tinh, thành phố chịu trách nhiệm (trước đây giao cho Sở Tài nguyên và Môi trường). Chính do sự không thống nhất đầu mối quản lý CTR tại nhiều địa phương đã khiến cho công tác quản lý CTR ở Trung ương cũng không thống nhất.

Khung 7.3. Chồng chéo trong hệ thống quản lý CTR dẫn đến chồng chéo khi triển

khai thực hiện các chương trình

Trong danh mục các chương trình thực hiện Chiến lược quốc gia về quản lý tổng hợp CTR, căn cứ theo chức năng nhiệm vụ được phân công về CTR, các bộ, ngành đều được giao chủ trì thực hiện các chương trình tương ứng, cụ thể:

- “Chương trình thúc đẩy phòng ngừa, giảm thiểu, tái chế, tái sử dụng chất thải rắn” và “Thúc đẩy phân loại chất thải rắn tại nguồn” do Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì;

- “Chương trình đầu tư xây dựng các công trình xử lý chất thải rắn cấp vùng” và “Xử lý chất thải rắn sinh hoạt đô thị giai đoạn 2009 - 2020” do Bộ Xây dựng chủ trì;

- “Chương trình tăng cường quản lý chất thải rắn nông thôn, làng nghề” do Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chủ trì.

- “Chương trình xử lý chất thải rắn y tế trong giai đoạn 2009 - 2025” do Bộ Y tế chủ trì.

Nguồn: Tổng cục Môi trường tổng hợp, trích từ Chiến lược quốc gia về quản lý tổng hợp CTR đến năm 2025,

tầm nhìn đến 2050, 2011.

7 Nghị định số 81/2007/NĐ-CP ngày 23/5/2008 của Chính phủ quy định tổ chức, bộ phân chuyên môn về BVMT tại các cơ quan nhà nước và doanh nghiệp nhà nước.

8 Nghị định số 13/2008/NĐ-CP ngày 04/2/2008 của Chính phủ quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tinh, thành phố trực thuộc trung ương.

Page 118: CHẤT THẢI RẮN - quantracmoitruong.gov.vn cao/SOE 2011... · Thu gom và vận chuyển chất thải rắn công nghiệp 68 4.4. Xử lý và tái chế ... 6.1.2. Ô nhiễm

125

Chương 7:

Quản lý chất thải rắn: Hiện trạng, tồn tại và giải pháp

Công tác quản lý CTR sinh hoạt tại các đô thị vẫn chủ yếu được thực hiện bởi các Công ty dịch vụ công hay dịch vụ công ích của Nhà nước. Hoạt động của các đơn vị này còn manh mún, khép kín trong địa giới hành chính, phân tán, không đủ năng lực (cả về nhân lực và phương tiện, thiết bị). Hơn nữa với mô hình quản lý hiện nay phổ biến mang tính riêng biệt từng đô thị, chưa có sự gắn kết hợp tác giải quyết các vấn đề mang tính liên vùng, liên tinh. Ở mỗi địa phương, URENCO lại trực thuộc các đơn vị quản lý khác nhau (Sở Xây dựng, Sở Tài nguyên và Môi trường hoặc Ủy ban nhân dân tinh, thành phố) dẫn tới không có đơn vị đầu mối thống nhất, công tác quản lý CTR khó tìm được tiếng nói chung.

7.3. QUY HOẠCH THEO VÙNG VÀ CÁC ĐỊA PHƯƠNG

7.3.1. Đã có các quy hoạch theo vùng

Đối với vấn đề lập quy hoạch công trình xử lý CTR, Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1440/2008/QĐ-TTg9 và Quyết định số 1873/2010/QĐ-TTg10 quy hoạch 8 khu xử lý CTR liên vùng, liên tinh (Bảng 7.2) cho 4 vùng KTTĐ nhằm đảm bảo xử lý triệt để, tái chế, tái sử dụng chất thải, hạn chế chôn lấp, nâng cao hiệu quả công tác xử lý CTR.

Tuy nhiên, thực tế cho thấy, việc xây dựng mô hình xử lý CTR liên vùng, liên tinh là không phù hợp đối với công tác quản lý CTR đô thị mà chi phù hợp với công tác quản lý CTNH. Hiện nay, công tác quản lý CTNH chưa mang tính vùng và cũng chưa có những giải pháp quản lý phù hợp. Chính vì vậy, cần xem xét, đánh giá, điều chinh các quy định đối với việc quy hoạch các khu xử lý CTR liên vùng, chi khoanh lại đối với loại hình CTNH.

9. Quyết định số 1440/2008/QĐ-TTg ngày 06/10/2008 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch xây dựng khu xử lý CTR 3 vùng KTTĐ Bắc Bộ, miền Trung và phía Nam đến năm 2020;

10. Quyết định số 1873/2010/QĐ-TTg ngày 11/10/2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch xây dựng khu xử lý CTR vùng KTTĐ vùng ĐBSCL.

Page 119: CHẤT THẢI RẮN - quantracmoitruong.gov.vn cao/SOE 2011... · Thu gom và vận chuyển chất thải rắn công nghiệp 68 4.4. Xử lý và tái chế ... 6.1.2. Ô nhiễm

Báo cáo môi trường quốc gia 2011:

Chất thải rắn

126

TT Tên khu xử lý Địa điểm

Quy mô (ha)/Vốn đầu tư (tỷ đồng) theo quy

hoạch

Phạm vi phục vụ

I Vùng KTTĐ Bắc Bộ

1. Khu xử lý Nam Sơn Xã Nam Sơn, huyện Sóc Sơn, Hà Nội

140 - 160 ha

2.592 tỷ đồng

- Liên tinh Thủ đô Hà Nội, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hưng Yên đối với CTR công nghiệp;

- Vùng Tp. Hà Nội đối với CTR sinh hoạt.

2. Khu xử lý Sơn Dương

Xã Sơn Dương, huyện Hoành Bồ, Quảng Ninh

100 ha

1.102 tỷ đồng

- Liên tinh Quảng Ninh, Tp. Hải Phòng, Hải Dương với CTR công nghiệp;

- Vùng tinh Quảng Ninh với CTR sinh hoạtII Vùng KTTĐ miền Trung

3. Khu xử lý Hương Văn

Xã Hương Văn, huyện Hương Trà, Thừa Thiên - Huế

40 ha

494 tỷ đồng

- Liên tinh Thừa Thiên Huế và Tp. Đà Nẵng đối với CTR công nghiệp;

- Vùng tinh Thừa Thiên Huế với CTR sinh hoạt

4. Khu xử lý Bình Nguyên

Xã Bình Nguyên, huyện Bình Sơn, Quảng Ngãi

70 ha

1.061 tỷ đồng

- Liên tinh Quảng Nam, Quảng Ngãi đối với CTR công nghiệp;

- Vùng tinh Quảng Ngãi đối với CTR sinh hoạt.

5. Khu xử lý Cát Nhơn Xã Cát Nhơn, huyện Phù Cát, Bình Định

70 ha

891 tỷ đồng

- Liên tinh Bình Định và một số tinh phía Nam, phía Tây Bình Định đối với CTR công nghiệp;

- Vùng tinh Bình Định đối với CTR sinh hoạt.

III Vùng KTTĐ phía Nam

6. Khu liên hợp xử lý Tân Thành

Xã Tân Thành, huyện Thủ Thừa, Long An

1.760 ha

3.078 tỷ đồngLiên tinh Long An, Tp. Hồ Chí Minh đối với CTR sinh hoạt và công nghiệp

7.Khu xử lý CTR công nghiệp nguy hại Tây Bắc Củ Chi

Huyện Củ Chi, Hồ Chí Minh

100 ha

470 tỷ đồng

Liên tinh Tp. Hồ Chí Minh, Bình Dương, Tây Ninh đối với CTR công nghiệp nguy hại.

IV Vùng KTTĐ vùng ĐBSCL

8.Khu xử lý CTR vùng liên tinh và 5 Khu xử lý CTR vùng tinh

Khu xử lý vùng liên tinh: Cà Mau;

Khu xử lý CTR vùng tinh: huyện Châu Thành, An Giang; huyện Hòn Đất, Kiên Giang; quận Ô Môn, huyện Thới Lai, Tp. Cần Thơ; phía Bắc Tp. Cà Mau

Khu xử lý CTR vùng liên tinh: 20 ha;

5 Khu xử lý CTR vùng tinh: 367 ha

- Liên tinh: Tp. Cần Thơ, tinh An Giang, tinh Kiên Giang và Cà Mau đối với chất thải nguy hại;

- Vùng tinh: Tp. Cần Thơ, tinh An Giang, tinh Kiên Giang và Cà Mau đối với CTR sinh hoạt, công nghiệp và y tế thông thường.

Bảng 7.2. Quy hoạch khu xử lý CTR cấp vùng cho các vùng KTTĐ

Nguồn: Theo Quyết định số 1440/2008/QĐ-TTg và Quyết định số 1873/2010/QĐ-TTg

Page 120: CHẤT THẢI RẮN - quantracmoitruong.gov.vn cao/SOE 2011... · Thu gom và vận chuyển chất thải rắn công nghiệp 68 4.4. Xử lý và tái chế ... 6.1.2. Ô nhiễm

127

Chương 7:

Quản lý chất thải rắn: Hiện trạng, tồn tại và giải pháp

7.3.2. Thiếu các quy hoạch của địa phương

Hầu hết các địa phương chưa xây dựng quy hoạch quản lý CTR. Hiện nay chi có một vài địa phương lập quy hoạch quản lý CTR như Tp. Hồ Chí Minh, Bình Định, Đắc Lắk, Quảng Ninh.

Một vài địa phương khác mới dừng ở mức Quy hoạch hệ thống thu gom, xử lý CTR như Thừa Thiên - Huế hoặc đề xuất các biện pháp quản lý môi trường cho tinh như Long An. Nội dung chủ yếu vẫn chi xoay quanh vấn đề lựa chọn vị trí bãi chôn lấp/khu xử lý, chưa xây dựng được một quy hoạch quản lý tổng thể CTR. Chính việc thiếu quy hoạch tổng thể quản lý CTR dẫn đến các địa phương thiếu căn cứ triển khai các dự án, chương trình cụ thể.

Nhằm cung cấp hướng dẫn kỹ thuật, hỗ trợ các đô thị có thể dễ dàng triển khai công tác lập quy hoạch quản lý chất thải rắn cho địa phương, năm 2010, Bộ Xây dựng đã ban hành tài liệu hướng dẫn kỹ thuật về quy hoạch quản lý CTR cho các đô thị Việt Nam11.

Bộ Xây dựng cũng đang triển khai xây dựng quy chuẩn quy hoạch quản lý CTR, quy chuẩn quy hoạch xây dựng cơ sở xử lý CTR; Bộ Y tế cũng đang trình Chính phủ ban hành Quy hoạch quản lý CTR y tế... nhằm tạo căn cứ cho việc lập và triển khai quy hoạch quản lý CTR và quy hoạch xây dựng công trình xử lý CTR tại các địa phương; tạo cơ sở cho việc triển khai tổ chức thực hiện quy hoạch.

11 Tài liệu được soạn thảo với sự hỗ trợ của Hợp phần “Phát triển bền vững môi trường trong các khu đô thị nghèo” (SDU)- một hợp phần của chương trình hợp tác phát triển Việt Nam - Đan Mạch về môi trường (2005-2010).

Page 121: CHẤT THẢI RẮN - quantracmoitruong.gov.vn cao/SOE 2011... · Thu gom và vận chuyển chất thải rắn công nghiệp 68 4.4. Xử lý và tái chế ... 6.1.2. Ô nhiễm

Báo cáo môi trường quốc gia 2011:

Chất thải rắn

128

Việc lựa chọn địa điểm công trình xử lý CTR cho các đô thị được thực hiện lồng ghép trong quy hoạch xây dựng đã có từ lâu. Tuy nhiên, việc lập luận chứng lựa chọn địa điểm các bãi chôn lấp tại các đô thị cũng hết sức đơn giản, thiếu căn cứ khoa học và chi là sự thỏa thuận bằng văn bản giữa các bên liên quan nên các địa phương gặp nhiều khó khăn khi lựa chọn địa điểm bãi chôn lấp theo Thông tư 01/2001/TTLT-KHCNMT-BXD. Nguyên nhân là do các quy định hết sức nghiêm ngặt trong khi không đưa ra lộ trình thực hiện và phân loại theo cấp đô thị cũng như đặc điểm tự nhiên và kinh tế-xã hội từng vùng, miền. Chính vì vậy tại một số đô thị Việt Nam, vị trí các bãi chôn lấp được quy hoạch đặt ở vị trí không phù hợp như bãi rác Tràng Cát (Hải Phòng), bãi rác Tp. Vinh (Nghệ An)...

Trong những năm gần đây, thành công của một số nhà máy xử lý rác thải theo công nghệ trong nước với những ưu điểm như tiết kiệm diện tích đất, không cần diện tích dành cho bãi chôn lấp rác với quy mô lớn... đã tạo điều kiện thuận lợi trong việc lựa chọn địa điểm và quy hoạch xây dựng khu xử lý do không gây ô nhiễm môi trường xung quanh. Tuy nhiên, việc triển khai nhân rộng còn gặp nhiều khó khăn do vốn đầu tư còn hạn chế, tính đồng bộ và mức độ hiện đại hóa chưa cao, các công nghệ xử lý CTR chưa được sản xuất ở quy mô công nghiệp. Vì vậy, vấn đề này cũng cần được ưu tiên xem xét trong các quy hoạch xây dựng các nhà máy xử lý rác tại các địa phương.

Một vấn đề cần quan tâm khác, đó là quy hoạch quản lý CTR chưa đề cập tới quy hoạch, quản lý các bãi chôn lấp CTR đã đóng cửa. Hiện nay, phần lớn các bãi rác đã đóng cửa vẫn đang tiếp tục gây ô nhiễm môi trường. Nguyên nhân là do trước đây, các bãi rác này đều là những bãi chôn lấp không hợp vệ sinh. sau khi đã đóng cửa các bãi chôn lấp quyền quản lý được giao cho cơ quan hành chính, không đủ chức năng giám sát, kiểm soát và xử lý ô nhiễm nên vẫn là những điểm nóng, gây ô nhiễm môi trường khu vực xung quanh.

7.4. SỰ THAM GIA CỦA DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC

7.4.1. Sự tham gia của doanh nghiệp nhà nước đã mang lại những đóng góp không nhỏ

Ở hầu hết các địa phương, Công ty môi trường đô thị (URENCO) là doanh nghiệp nhà nước, chịu trách nhiệm chính trong công tác quản lý, thu gom và xử lý CTR đô thị của địa phương. Tùy thuộc theo quy định của từng địa phương, chức năng nhiệm vụ của URENCO có thể được quy định khác nhau. URENCO có thể chịu trách nhiệm thực hiện toàn bộ hoạt động quản lý CTR hoặc chi chuyên trách một số công đoạn như chuyên vận chuyển hoặc chuyên xử lý...

Ngoài URENCO, tham gia công tác thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải ở các địa phương còn có các đơn vị khác dưới hình thức là các Công ty nhà

Page 122: CHẤT THẢI RẮN - quantracmoitruong.gov.vn cao/SOE 2011... · Thu gom và vận chuyển chất thải rắn công nghiệp 68 4.4. Xử lý và tái chế ... 6.1.2. Ô nhiễm

129

Chương 7:

Quản lý chất thải rắn: Hiện trạng, tồn tại và giải pháp

nước (toàn phần hoặc một phần), Công ty cổ phần, hay các Hợp tác xã hoặc Xí nghiệp môi trường trực thuộc UBND các quận, huyện.

Chính sự tham gia tích cực của khối các đơn vị này đã giúp cho công tác quản lý CTR đô thị đạt được hiệu quả khá tốt trong những năm gần đây. Hai ví dụ điển hình được minh chứng tại Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh.

Đối với Tp. Hà Nội, công tác thu gom vận chuyển CTR do Công ty TNHH nhà nước một thành viên Môi trường đô thị quản lý chung. Công ty chịu trách nhiệm thu gom phần lớn lượng CTR của thành phố, còn lại là các đơn vị môi trường đô thị của các quận, huyện và các hợp tác xã vận tải công nông thu gom. Tỷ lệ tham gia vào công tác thu gom vận chuyển chất thải sinh hoạt giữa các thành phần tư nhân và nhà nước ở Tp. Hà Nội đang dần được cải thiện theo hướng sẽ giảm sức ép đến URENCO và tăng hiệu quả quản lý CTR của tư nhân.

Đối với Tp. Hồ Chí Minh, vấn đề điều phối, quản lý trực tiếp hoạt động thu gom, vận chuyển, trung chuyển và xử lý CTR đô thị do Công ty TNHH nhà nước một thành viên Môi trường đô thị chịu trách nhiệm. Đối với công tác thu gom bao gồm: Hệ thống chính qui gồm Công ty TNHH nhà nước một thành viên Môi trường đô thị và 22 Công ty TNHH nhà nước một thành viên Dịch vụ Công ích quận - huyện thực hiện (riêng quận Tân Phú và Bình Tân là hai quận mới thành lập không có Công ty dịch vụ công ích); Hệ thống phi chính quy do lực lượng thu gom CTR dân lập thực hiện. Trong đó, 40% tỷ lệ thu gom do nhóm công ty dịch vụ công ích nhà nước, 60% còn lại do hệ thống thu gom CTR dân lập và Hợp tác xã thực hiện. Đối với hoạt động trung chuyển và vận chuyển do 3 đơn vị cùng thực hiện: Công ty TNHH nhà nước một thành viên Môi trường

Page 123: CHẤT THẢI RẮN - quantracmoitruong.gov.vn cao/SOE 2011... · Thu gom và vận chuyển chất thải rắn công nghiệp 68 4.4. Xử lý và tái chế ... 6.1.2. Ô nhiễm

Báo cáo môi trường quốc gia 2011:

Chất thải rắn

130

đô thị (53%), công ty TNHH nhà nước một thành viên Dịch vụ Công ích một số quận huyện (30%), và HTX Công Nông (17%).

7.4.2. Các doanh nghiệp nhà nước chưa được đầu tư đầy đủ

Mặc dù, khối lượng doanh nghiệp nhà nước tham gia công tác quản lý hiện nay là tương đối lớn nhưng nguồn nhân lực tại các đơn vị này chủ yếu là công nhân thu gom và lái xe, chiếm trên 70% nguồn nhân lực của các doanh nghiệp. Thêm vào đó, trình độ, năng lực của khối công nhân thu gom hiện tại mới chi đáp ứng được các công nghệ thu gom thủ công. Đội ngũ cán bộ quản lý tại các đơn vị chủ yếu là các cán bộ công tác lâu năm, có kinh nghiệm. Lực lượng cán bộ được đào tạo cơ bản về chuyên môn quản lý môi trường còn thiếu. Để từng bước hội nhập với phương pháp quản lý tổ chức và kỹ thuật môi trường hiệu quả, việc đào tạo nâng cao năng lực cho khối công nhân thu gom và các cán bộ đang thực hiện công tác quản lý tại các doanh nghiệp song song với việc tạo điều kiện hoặc tuyển mới các cán bộ được đào tạo cơ bản cho các vị trí quản lý của đơn vị là cần thiết.

7.5. SỰ THAM GIA CỦA DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN VÀ CỘNG ĐỒNG

7.5.1. Khối doanh nghiệp tư nhân đã có những bước tiến đáng kể

Chính sách xã hội hoá công tác quản lý CTR (bao gồm các hoạt động thu gom, vận chuyển, xử lý CTR) đã được thực hiện ở nhiều thành phố, nơi mà CTR đô thị là một trong những vấn đề ưu tiên của chính quyền địa phương. Cùng với chính sách này, số lượng các công ty cũng như lĩnh vực mà các công ty này tham gia vào trong quản lý CTR đang ngày càng được mở rộng. Bên cạnh công tác thu gom CTR, các công ty tư nhân cũng đã tham gia vào lĩnh vực vận chuyển và xử lý CTR. Ngoài ra, có thể kể đến một số doanh nghiệp tư nhân đã thực hiện thành công và đem lại nhiều hiệu quả và lợi ích cho cộng đồng trong vận chuyển và xử lý CTR sinh hoạt đô thị như: Công ty TNHH Huy Hoàng ở Tp. Lạng Sơn; Công ty TNHH Môi trường Đông Phương ở Tp. Buôn Ma Thuột; Công ty Cổ phần Công nghiệp Cẩm phả và Tổng công ty An Lạc Viên INDEVCO ở Quảng Ninh... Ở khu vực nông thôn, cũng đã hình thành các tổ đội, hợp tác xã thu gom, vận chuyển CTR sinh hoạt nông thôn.

Tp. Hồ Chí Minh được coi là một trong hai thành phố đi đầu trong cả nước về xã hội hóa công tác thu gom vận chuyển chất thải. Ngoài hệ thống chính quy (Công ty TNHH một thành viên Môi trường đô thị của thành phố, các công ty dịch vụ công ích) thực hiện công tác quản lý CTR đô thị, hệ thống phi chính quy do lực lượng thu gom CTR dân lập thực hiện, bao gồm các cá nhân thu gom rác, khoảng 30 nghiệp đoàn thu gom; 05 Hợp tác xã thu gom (quận 2, quận 4, quận 6, quận Gò Vấp, Thủ Đức). Hệ thống này đã thực hiện việc thu gom 60% tổng lượng CTR đô thị. Kết quả cho thấy, tuy tổng lượng phát sinh CTR của thành phố

Page 124: CHẤT THẢI RẮN - quantracmoitruong.gov.vn cao/SOE 2011... · Thu gom và vận chuyển chất thải rắn công nghiệp 68 4.4. Xử lý và tái chế ... 6.1.2. Ô nhiễm

131

Chương 7:

Quản lý chất thải rắn: Hiện trạng, tồn tại và giải pháp

là rất lớn (5.128 tấn/ngày) nhưng Tp. Hồ Chí Minh vẫn đạt tỷ lệ thu gom rất cao (95%).

Mô hình nêu trên đã được Tp. Hồ Chí Minh triển khai từ năm 2003 dưới hình thức xã hội hóa hoàn toàn bằng vốn doanh nghiệp trong và ngoài nước. Chính nhờ có sự tham gia của các nhóm đơn vị với sự quản lý và điều phối thống nhất từ cấp chính quyền đến cơ sở, nên công tác quản lý CTR đã đạt được những kết quả tốt, có thể là mô hình quản lý tham khảo cho các địa phương khác.

Ở Hà Nội, ngoài Công ty TNHH nhà nước một thành viên Môi trường đô thị (UREN-CO Hà Nội) chịu trách nhiệm thu gom, vận chuyển chất thải sinh hoạt đô thị, còn có một số công ty tư nhân như: Công ty Cổ phần dịch vụ môi trường Thăng Long; Công ty cổ phần Tây Đô; Công ty cổ phần Xanh; Hợp tác xã Thành Công v.v...

Tại Huế và Đà Nẵng, khu vực tư nhân tham gia vào thu gom CTR chủ yếu tại vùng nông thôn. Họ thường tổ chức các đội nhỏ và liên lạc với UBND cấp xã hoặc cấp huyện.

7.5.2. Sự tham gia của cộng đồng đã có kết quả bước đầu

Trong những năm gần đây, phương thức quản lý môi trường dựa vào cộng đồng đã được nhiều dự án quan tâm và thực hiện, đặc biệt quản lý CTR với cách tiếp cận dựa vào cộng đồng. Khi người dân được tham gia trực tiếp vào các bước trong dự án, được chủ động đưa ra các đề xuất, được giám sát quá trình thực hiện và là những người trực tiếp hưởng lợi thành quả của dự án, họ sẽ tích cực tham gia vào các hoạt động quản lý môi trường. Sự tham gia của cộng đồng làm tăng sự đồng thuận và niềm tin của nhân dân đối với các quyết định của chính quyền, tăng cường vai trò của cộng đồng địa phương và tăng cường

Khung 7.4. Xã hội hóa xử lý rác tại Tp. Hồ Chí Minh

Theo thống kê sơ bộ, trên địa bàn Tp. Hồ Chí Minh mỗi ngày có khoảng hơn 5.000 tấn rác thải. Để giảm bớt áp lực rác thải, từ năm 2003, Tp. Hồ Chí Minh bắt đầu thực hiện công tác xã hội hóa về thu gom, xử lý rác thải trên toàn thành phố. Hiện thành phố đang thu hút nhiều dự án lớn đầu tư vào lĩnh vực thu gom và xử lý rác thải. Trong đó, dự án tái chế rác thải của Công ty Vi-etstar đạt công suất 1.200 tấn/ngày; dự án của Công ty Tâm Sinh Nghĩa và Tasco đang trong quá trình hoàn thiện. Đặc biệt, Dự án Khu liên hợp CTR Đa Phước do Công ty TNHH Xử lý CTR Việt Nam (VWS) có công suất xử lý 3.000 tấn/ngày với những hạng mục tái chế thành phân compost hiện đại. Các nhà máy xử lý CTR này đều có công nghệ hiện đại, có khả năng tái chế, tái sinh năng lượng, thân thiện với môi trường... Theo dự báo của Sở Tài nguyên và Môi trường Tp. Hồ Chí Minh thì chi trong một thời gian ngắn, khi các nhà máy này đi vào hoạt động ổn định thì cơ bản lượng rác thải sinh hoạt, rác thải công nghiệp trên địa bàn sẽ được xử lý triệt để.

Nguồn: Báo Nhân dân, 26/05/2011.

Page 125: CHẤT THẢI RẮN - quantracmoitruong.gov.vn cao/SOE 2011... · Thu gom và vận chuyển chất thải rắn công nghiệp 68 4.4. Xử lý và tái chế ... 6.1.2. Ô nhiễm

Báo cáo môi trường quốc gia 2011:

Chất thải rắn

132

tính dân chủ trong việc giải quyết các vấn đề liên quan đến xả thải chất thải.

7.5.3. Xã hội hóa còn yếu

Tuy Đảng và Nhà nước từ lâu đã có chủ trương xã hội hóa công tác BVMT, trong đó có xã hội hóa công tác quản lý CTR, nhưng thực tế còn thiếu nhiều văn bản và cơ chế để cụ thể hóa chủ trương này, nhất là việc ban hành cơ chế, hướng dẫn ở cấp địa phương. Đặc biệt là chưa có chế tài phù hợp đối với công tác xã hội hóa, tư nhân hóa đối với hoạt động phân loại, thu gom, vận chuyển và xử lý CTR. Chính điều này đã khiến cho nhiều doanh nghiệp của các địa phương không muốn tư nhân hóa, mà chi muốn duy trì hình thức là công ty công ích của nhà nước và độc quyền quản lý CTR.

Vấn đề nảy sinh cả từ phía cộng đồng và chính quyền. Nhận thức và năng lực của cộng đồng chưa đảm bảo để thực hiện quyền lợi và nghĩa vụ của mình trong công tác quản lý môi trường nói chung và quản lý CTR nói riêng, đặc biệt là ở các khu vực tập trung đông dân nghèo. Người dân vẫn còn tư tưởng “thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải là trách nhiệm của các nhà quản lý, cấp chính quyền”. Ý thức của người dân đối với công tác quản lý CTR, giữ gìn vệ sinh công cộng còn rất thấp. Người dân thường xả rác ra đường, cống rãnh, đặc biệt là hiện tượng đổ trộm CTR xây dựng ra bờ sông, các khu vực công cộng... dẫn đến tình trạng ngập úng khi có mưa to, và cũng gây ra những tác động tiêu cực đến vệ sinh môi trường và cảnh quan đô thị. Về phía các nhà quản lý, còn thiếu các văn bản quy định phù hợp nhằm thu hút sự tham gia của các đoàn thể, quần chúng và toàn xã hội, chưa triển khai nhiều các chương trình huy động sự tham gia của cộng đồng trong quản lý CTR.

Khung 7.5. Thôn Tảo Phú (xã Tam Hồng, huyện Yên Lạc, Vĩnh Phúc) xử lý rác thải

thành phân bón hữu cơ

Năm 2008, Vĩnh Phúc đã xây dựng thí điểm mô hình thu gom, xử lý rác thải chế biến phân bón hữu cơ với tổng diện tích 1.000 m2 đặt tại thôn Tảo Phú, xã Tam Hồng (xa khu dân cư). UBND tinh và xã đã hỗ trợ cho thôn 600 triệu xây dựng 3 bể chứa rác hữu cơ và các trang thiết bị thu gom, xử lý rác; mời chuyên gia về mở 3 lớp tập huấn cho bà con phân loại rác tại nguồn. Bình quân một tháng lượng rác thải ở thôn Tảo Phú có 15 tấn rác hữu cơ, 4 tấn rác vô cơ. Toàn bộ rác hữu cơ được dùng để chế biến phân bón hữu cơ, còn rác vô cơ đổ ra bãi rác rất ít.

Thôn Tảo Phú cũng đã thành lập tiểu ban thực hiện việc thu gom, xử lý rác, chế biến phân hữu cơ gồm 12 thành viên đại diện cho 500 hộ dân. Ban chi đạo xây dựng kế hoạch vệ sinh môi trường và thông qua các hội nghị Chi bộ Đảng, các ban ngành đoàn thể, các phương tiện thông tin đại chúng. Các gia đình được tham gia bàn bạc dân chủ, công khai về hoạt động vệ sinh môi trường của thôn nên 100% các hộ đều tự nguyện tham gia phân loại rác tại nguồn. Ngoài tổ vệ sinh thu gom rác của thôn, các xóm đều tổ chức làm vệ sinh hàng tuần, thường xuyên khơi thông cống rãnh nên đường làng, ngõ xóm luôn sạch sẽ. Loại phân hữu cơ này đang được người dân nơi đây dùng bón cho các loại rau ngắn ngày, các loại hoa, cây cảnh.

Nguồn: Báo Lao động, 20/09/2009.

Page 126: CHẤT THẢI RẮN - quantracmoitruong.gov.vn cao/SOE 2011... · Thu gom và vận chuyển chất thải rắn công nghiệp 68 4.4. Xử lý và tái chế ... 6.1.2. Ô nhiễm

133

Chương 7:

Quản lý chất thải rắn: Hiện trạng, tồn tại và giải pháp

Mặt khác, nguồn ngân sách của địa phương trong đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng và BVMT ở cấp cơ sở còn ít. Để đảm bảo tính bền vững trong công tác BVMT với sự tham gia của cộng đồng đối với các công trình dịch vụ công, trong một số trường hợp cần có sự hợp tác của người dân (người thụ hưởng) trong việc chia sẻ đóng góp chi trả các dịch vụ môi trường. Tuy nhiên, tại các khu vực đông dân nghèo, việc thực hiện chi trả này còn rất thấp; không đủ khuyến khích và cải thiện thu nhập của những người tham gia công tác BVMT, ảnh hưởng tới khả năng duy trì dịch vụ.

Vấn đề vận động cộng đồng tham gia công tác BVMT cũng là một trở ngại không nhỏ, đặc biệt nếu trong điều kiện người lao động kiếm sống bằng các công việc nặng nhọc thì thời gian dành cho sự tham gia dự án là hết sức hạn chế. Giải pháp bù đắp thời gian làm việc của người dân bằng một khoản tài chính nhỏ (từ nhà tài trợ) nhằm kích thích sự tham gia của cộng đồng chi mang tính tạm thời, không bền vững.

7.6. THANH TRA, KIỂM TRA, XỬ LÝ VI PHẠM

7.6.1. Thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm đã trở thành một công cụ hữu ích tuy nhiên nguồn lực còn hạn chế

Hàng năm, theo chức năng nhiệm vụ, từ cấp Trung ương đến địa phương, vẫn tổ chức các đoàn thanh tra, kiểm tra tình hình tuân thủ quy định pháp luật BVMT nói chung và công tác quản lý CTR nói riêng. Tuy nhiên, do lực lượng cán bộ thanh tra, giám sát môi trường từ cấp Bộ đến các địa phương còn rất mỏng, không đủ người, không đủ thiết bị cần thiết nên công tác này đã gặp không ít các khó khăn khi giải quyết các vấn đề thực tế. Đây cũng là một thách thức đối với công tác quản lý CTR.

Khung 7.6. Tình hình triển khai xử lý triệt để các bãi rác và điểm chứa chất thải nguy

hại theo Quyết định 64/2003/QĐ-TTg tính đến giữa năm 2011

- 25/52 bãi rác không còn gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, chiếm 48,1%; 27 bãi rác còn lại đang triển khai xử lý ô nhiễm triệt để, chiếm 51,9%.

- 12/15 kho thuốc bảo vệ thực vật cơ bản không còn gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, chiếm 80%; 03 kho thuốc bảo vệ thực vật đang triển khai xử lý ô nhiễm triệt để, chiếm 20%.

- Trong tổng số 04 điểm tồn lưu chất độc hoá học trong chiến tranh (01 kho bom, 01 điểm tồn lưu CS, 02 điểm tồn lưu đioxin), có 02 điểm (gồm 01 kho bom, 01 điểm tồn lưu CS) đã được cấp quyết định chứng nhận hoàn thành các biện pháp xử lý ô nhiễm triệt để, chiếm 50%; 02 điểm tồn lưu chất độc hoá học (đioxin) đang triển khai xử lý ô nhiễm triệt để, chiếm 50%.

Nguồn: Báo cáo, đánh giá tình hình thực hiện Quyết định 64/2003/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ

về Kế hoạch xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, Bộ TN&MT, 2011.

Page 127: CHẤT THẢI RẮN - quantracmoitruong.gov.vn cao/SOE 2011... · Thu gom và vận chuyển chất thải rắn công nghiệp 68 4.4. Xử lý và tái chế ... 6.1.2. Ô nhiễm

Báo cáo môi trường quốc gia 2011:

Chất thải rắn

134

Trong những năm qua, công tác thanh tra, giám sát tập trung vào các vấn đề môi trường bức xúc, xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng theo Quyết định 64/2003/QĐ-TTg, công tác BVMT của các doanh nghiệp trong các khu kinh tế, KCN và làng nghề, vấn đề nhập khẩu phế liệu trái với quy định theo Quyết định 03/2004/QĐ-BTNMT.

Ở cấp địa phương, công tác thanh tra, kiểm tra xử lý các vi phạm cũng được củng cố và tăng cường qua các năm. Việc xử lý những vi phạm hành chính đối với những vi phạm quy định trong quản lý CTR ở nhiều địa phương cũng đã gióng lên hồi chuông cảnh báo về công tác quản lý CTR ở nhiều cơ sở sản xuất, đặc biệt là đối với chất thải nguy hại.

7.6.2. Thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm chưa ngăn chặn gia tăng nhập khẩu trái phép phế liệu

Để được phép nhập khẩu phế liệu, doanh nghiệp có cơ sở sản xuất trực tiếp sử dụng phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất, tái chế phải đáp ứng được quy định rất chặt chẽ: bảo đảm không để thất thoát phế liệu và không phát tán các tạp chất đi kèm ra môi trường xung quanh; phải có giải pháp, hệ thống xử lý hoặc phương án thuê đơn vị có đủ điều kiện kỹ thuật để xử lý; bảo đảm thiết bị, công nghệ tái chế, tái sử dụng phế liệu và hệ thống xử lý các chất thải phát sinh trong quá trình sản xuất, kinh doanh; Sở Tài nguyên và Môi trường là cơ quan có trách nhiệm kiểm tra việc tuân thủ các quy định về BVMT đối với các doanh nghiệp nhập khẩu phế liệu và cấp xác nhận đủ điều kiện nhập khẩu phế liệu có giá trị trong 12 tháng; Giấy xác nhận đủ điều kiện nhập khẩu phế liệu là một trong những căn cứ pháp lý quan trọng để cơ quan Hải quan cho phép nhập khẩu. Tuy nhiên, bên cạnh những quy định chặt chẽ trong hoạt động nhập khẩu phế liệu nói trên, các doanh nghiệp thường không chấp hành nghiêm túc.

Khung 7.7. Xử lý vi phạm hành chính trong quản lý và xử lý CTNH tại tỉnh Thái Nguyên

Trong thời gian gần 2 năm (2009 - 2010), chi tính riêng việc xử lý vi phạm trong quản lý CTNH, Thái Nguyên đã tiến hành xử lý 18 đơn vị vi phạm với tổng số tiền là 231 triệu đồng. Các vi phạm chủ yếu là quản lý CTNH không đúng quy định về BVMT, không có sổ đăng ký chủ nguồn thải CTNH, quản lý CTR sinh hoạt không đúng quy định...

Nguồn: Báo cáo tình hình thực hiện đề án tổng thể bảo vệ và phát triển bền vững môi trường sinh thái, cảnh quan LVS Cầu - Tỉnh Thái Nguyên, Sở TN&MT Thái Nguyên, 2011.

Page 128: CHẤT THẢI RẮN - quantracmoitruong.gov.vn cao/SOE 2011... · Thu gom và vận chuyển chất thải rắn công nghiệp 68 4.4. Xử lý và tái chế ... 6.1.2. Ô nhiễm

Chương 7:

Quản lý chất thải rắn: Hiện trạng, tồn tại và giải pháp

135

Theo thống kê của Cục Cảnh sát Môi trường từ năm 2007 đến hết năm 2010, các cơ quan chức năng đã điều tra, phát hiện 2.575 vụ vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường, trong đó có trên 200 vụ việc vi phạm trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, chủ yếu nhập chất thải nguy hại, rác thải công nghiệp. Cơ quan chức năng đã phạt tiền, truy thu phí bảo vệ môi trường trên 142 ti đồng; buộc tái xuất và tiêu hủy 325 tấn rác thải, 3.150 tấn nhựa phế liệu, hơn 10.000 tấn thép phế liệu và gần 6.200 tấn ắc-quy chì phế thải.

Nhập khẩu phế liệu đang trở thành một vấn đề lớn. Khối lượng phế thải bị buộc tiêu hủy và số vụ vi phạm trong xuất nhập khẩu phế thải được phát hiện chi là một con số nhỏ so với thực tế. Điều này đã làm gia tăng gánh nặng cho xử lý và tiêu hủy CTR hiện nay. Chẳng hạn, nếu so sánh con số 6.200 tấn ắc-quy chì phế thải nhập khẩu bị buộc tiêu hủy với số liệu 40.000 tấn ắc-quy chì thải xử lý hàng năm của Việt Nam thì đây hoàn toàn là một con số không nhỏ. Vấn đề không còn đơn thuần là tác động xấu của rác thải phế liệu nhập khẩu đối với môi trường, mà đã trở nên nóng hơn khi tạo ra dư luận xấu đối với công tác quản lý, thanh tra, kiểm tra CTR, thậm chí đã có những nhận định rằng “Việt Nam đang dần trở thành bãi thải phế liệu của nhiều nước”.

Trước thực trạng này, Sở Tài nguyên và Môi trường các địa phương và các cơ quan liên quan cần siết chặt quản lý các doanh nghiệp nhập khẩu phế liệu, không cấp Giấy xác nhận đủ điều kiện nhập khẩu về phế liệu khi các nhà máy luyện thép chưa đáp ứng được các quy định về xử lý chất thải, gây ô nhiễm môi trường, đồng thời phải tăng cường giám sát các hoạt động xử lý chất thải của các đơn vị này. Nếu phát hiện vi phạm phải kiên quyết thu hồi Giấy xác nhận đủ điều kiện nhập khẩu phế liệu, đồng thời thông báo cho Hải quan không cho phép nhập phế liệu cho đến khi khắc phục, xử lý chất thải đảm bảo đúng theo quy định.

7.7. ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH

7.7.1. Nguồn tài chính đầu tư đa dạng

Trong những năm qua, với mức độ khác nhau, các đô thị, các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh đã có đầu tư cho công tác quản lý CTR. Một số đô thị đã có những dự án lớn sử dụng nguồn vốn ODA, nguồn vốn ngân sách để thực hiện các dự án phân loại rác từ nguồn, thu gom và xử lý CTR.

Nguồn vốn để đầu tư xây dựng cơ sở xử lý CTR và các công trình phụ trợ được hỗ trợ từ nguồn vốn ngân sách trung ương, ngân sách địa phương, vốn tài trợ của nước ngoài, vốn vay dài hạn và các nguồn vốn hợp pháp khác.

Nhà nước khuyến khích mọi tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước tham gia đầu tư, xây dựng cơ sở xử lý CTR, các công trình phụ trợ thông qua các chính sách ưu đãi, hỗ trợ đầu tư như: miễn tiền sử dụng đất, hỗ trợ chi phí

Page 129: CHẤT THẢI RẮN - quantracmoitruong.gov.vn cao/SOE 2011... · Thu gom và vận chuyển chất thải rắn công nghiệp 68 4.4. Xử lý và tái chế ... 6.1.2. Ô nhiễm

Báo cáo môi trường quốc gia 2011:

Chất thải rắn

136

đền bù giải phóng mặt bằng; được hưởng chính sách miễn thuế nhập khẩu đối với trang thiết bị, nguyên vật liệu phục vụ cho các dự án đầu tư cơ sở xử lý CTR; hỗ trợ nghiên cứu và phát triển công nghệ tái chế, tái sử dụng và xử lý CTR trên cơ sở nguồn lực trong nước...`

Ngoài ra, nguồn huy động vốn từ Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam cũng được kể đến như một nguồn đầu tư quan trọng hỗ trợ cho các dự án về xử lý chất thải. Tính đến tháng 11/2011, Quỹ BVMT Việt Nam đã cho tổng số 136 dự án về môi trường vay vốn ưu đãi. Trong đó có 15 dự án liên quan đến lĩnh vực xử lý chất thải công nghiệp của KCN, các cơ sở sản xuất ngoài KCN, xử lý chất thải sinh hoạt và sản xuất các sản phẩm thân thiện với môi trường với tổng vốn cho vay lên tới gần 240 tỷ đồng. Ngoài ra, Quỹ còn tiến hành cho vay đối với 9 dự án về xã hội hóa thu gom rác thải với số vốn vay khoảng gần 21 tỷ đồng. Có thể thấy rằng, Quỹ BVMT Việt Nam đã hỗ trợ khá hiệu quả, góp phần tăng cường cho công tác quản lý CTR. Tuy nhiên, nguồn vốn từ Quỹ BVMT hiện nay còn gặp một số khó khăn trong việc huy động các nguồn vốn bổ sung hàng năm. Mặc dù, theo quy định về việc bổ sung vốn cho vay hàng năm từ các nguồn như: phí BVMT đối với nước thải, CTR, khai thác khoáng sản; các khoản bồi thường thiệt hại về môi trường, tiền phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực BVMT... tuy nhiên, trong thực tế nhiều năm qua, hoàn toàn không có kinh phí bổ sung từ các nguồn trên. Một trong những khó khăn nữa đối với việc hỗ trợ các doanh nghiệp khi tiếp cận nguồn vốn vay từ Quỹ BVMT đó là điều kiện đảm bảo vốn vay. Nguyên nhân chính là do phần lớn các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực xử lý chất thải thường có mức lãi thấp, năng lực tài chính không cao hoặc là doanh nghiệp vừa và nhỏ mới thành lập nên thường khó đáp ứng được yêu cầu thiết yếu đặt ra ở trên.

7.7.2. Đầu tư tài chính còn thiếu và chưa cân đối

Mặc dù nguồn tài chính đầu tư cho quản lý CTR khá đa dạng, tuy nhiên vẫn còn thiếu hụt nghiêm trọng và chưa cân đối giữa các lĩnh vực. Cơ cấu phân bổ ngân sách đang dành hơn 90% cho hoạt động thu gom và vận chuyển chất thải. Do vậy, chi phí dành cho xử lý, tiêu huỷ chất thải hiện nay là rất thấp. Mặc dù được xem là một trong những biện pháp giảm thiểu chôn lấp CTR, nhưng hầu hết các nhà máy ủ rác (một loại hình hoạt động phổ biến ở Việt Nam) đang gặp khó khăn trong hoạt động. Theo báo cáo, trợ cấp từ chính quyền địa phương để vận hành các nhà máy ủ rác thấp hơn khoản trợ cấp dành cho chôn lấp. Nhằm đáp ứng yêu cầu của Chiến lược quốc gia về quản lý tổng hợp CTR, để giảm thiểu lượng chất thải chôn lấp, các biện pháp tài chính hỗ trợ việc vận hành nhà máy ủ rác là rất cần thiết.

Một trong những khó khăn mà các doanh nghiệp tư nhân và tổ chức kinh tế ngoài quốc doanh, hoạt động trong lĩnh vực quản lý CTR đang gặp phải là

Page 130: CHẤT THẢI RẮN - quantracmoitruong.gov.vn cao/SOE 2011... · Thu gom và vận chuyển chất thải rắn công nghiệp 68 4.4. Xử lý và tái chế ... 6.1.2. Ô nhiễm

Chương 7:

Quản lý chất thải rắn: Hiện trạng, tồn tại và giải pháp

137

vấn đề tài chính đầu tư cho cơ sở hạ tầng xử lý CTR. Trong khi vốn đầu tư cho việc mua sắm trang thiết bị cũng như cơ sở hạ tầng đối với một cơ sở quản lý CTR là rất lớn nhưng thời gian thu hồi vốn lại dài, đặc biệt là vấn đề vay vốn đối với các doanh nghiệp này còn gặp nhiều khó khăn.

Nhìn chung, các mức phí cho dịch vụ quản lý CTR chiếm chưa đến 0,5% chi tiêu của các hộ gia đình, đây là mức chấp nhận được đối với nhiều nước đang phát triển. Tuy nhiên, tổng thu từ các loại phí dịch vụ quản lý CTR chi đáp ứng được không quá 60% tổng chi phí vận hành, duy tu và bảo dưỡng hệ thống quản lý. Tại nhiều đô thị, tổng thu từ các loại phí dịch vụ này thậm chí chi chiếm khoảng 20-30%. Tỷ lệ này thấp hơn rất nhiều so với các đô thị của các nước trên thế giới. Thực tế hiện nay không có một đô thị nào của Việt Nam đảm bảo mức thu bù chi. Mặc dù được bao cấp rất lớn từ nguồn ngân sách trung ương và địa phương, nhưng vẫn chưa có đủ nguồn lực cần thiết, đặc biệt là cho các hoạt động tiêu hủy CTR, đã dẫn đến tình trạng là các khu xử lý hiện đang được vận hành và duy tu, bảo dưỡng không đúng kỹ thuật và không an toàn. Điều này cho thấy, mặc dù ngân sách cho quản lý chất thải vẫn tăng qua các năm nhưng đầu tư cho hoạt động vận hành còn thiếu là nguyên nhân đe dọa tính bền vững của các khoản đầu tư.

7.8. HỢP TÁC QUỐC TẾ

7.8.1. Hợp tác quốc tế đã đa dạng nguồn vốn đầu tư

ODA là một trong những nguồn vốn lớn đối với các dự án môi trường tại Việt Nam nói chung và các dự án quản lý chất thải rắn nói riêng. Nhật Bản là một trong số các nhà tài trợ chính nguồn vốn ODA trong lĩnh vực quản lý CTR tại Việt Nam thông qua Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA). Ngân hàng Thế giới (WB) và Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB) với tư cách là các nhà tài trợ cũng đóng vai trò quan trọng đối với các dự án quản lý CTR tại Việt Nam. Song song với đó, các dự án, chương trình về quản lý CTR của Việt Nam cũng tiếp nhận các nguồn tài trợ song phương từ các quốc gia khác như: Thuỵ Điển, Thuỵ Sĩ, Tây Ban Nha, Canada, Hoa Kỳ, Hàn Quốc, v.v...

Các dự án liên quan đến quản lý CTR được tài trợ đã và đang thực hiện tại Việt Nam khá đa dạng, bao gồm các dự án quy hoạch và cải thiện môi trường đô thị; xây dựng các chiến lược, kế hoạch về CTR; kiểm soát ô nhiễm & quản lý CTR tại các đô thị; cung cấp thiết bị xử lý CTR... (Bảng 7.3).

7.8.2. Hợp tác quốc tế chưa phát huy được vai trò và hiệu quả

Mặc dù nguồn vốn từ các dự án, chương trình hợp tác quốc tế khá lớn và đa dạng, tuy nhiên không phải lúc nào cũng thực sự phát huy hiệu quả. Một số dự án đầu tư về thiết bị và công nghệ xử lý CTR chưa hiện đại hoặc chưa phù hợp với điều kiện Việt Nam.

Page 131: CHẤT THẢI RẮN - quantracmoitruong.gov.vn cao/SOE 2011... · Thu gom và vận chuyển chất thải rắn công nghiệp 68 4.4. Xử lý và tái chế ... 6.1.2. Ô nhiễm

Báo cáo môi trường quốc gia 2011:

Chất thải rắn

138

Một vấn đề còn bỏ ngỏ hiện nay đó là các chương trình hợp tác quốc tế chưa quan tâm đầu tư đối với lĩnh vực quản lý và xử lý CTNH, mặc dù đây là hướng đầu tư công nghệ cao, cần có nguồn vốn quốc tế.

Tính bền vững và hiệu quả của các dự án, chương trình hợp tác quốc tế về môi trường nói chung và quản lý CTR nói riêng cũng là vấn đề cần quan tâm. Rất nhiều dự án, chương trình khi hết nguồn kinh phí tài trợ cũng đồng nghĩa với việc kết thúc các hoạt động duy trì kết quả. Phần lớn kết quả thu được từ các dự án, chương trình mới chi dừng lại ở mức độ thử nghiệm, phạm vi ứng dụng nhỏ, chưa trở thành động lực để có thể tiếp tục duy trì, phát triển và nhân rộng.

7.9. CÁC GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC

7.9.1. Hoàn thiện thể chế, chính sách và tăng cường hiệu lực tổ chức giám sát và cưỡng chế

Rà soát đánh giá hiệu lực, hiệu quả của hệ thống chính sách, pháp luật trong công tác quản lý CTR, từ đó đề xuất bổ sung hoàn thiện, đảm bảo cho hệ thống này được hoàn chinh, thống nhất và đồng bộ.

Đánh giá tổng thể, rút kinh nghiệm thực hiện các chiến lược, quy hoạch về quản lý CTR trong giai đoạn vừa qua, từ đó xây dựng, điều chinh hệ thống chiến lược, chính sách làm cơ sở định hướng triển khai cho các cấp Trung ương và địa phương.

Bảng 7.3 . Các dự án ODA có liên quan đến lĩnh vực quản lý CTR đô thị của Việt Nam

Nhà tài trợ Dự án/chương trình Cơ quan thực hiện

Nhật Bản

Dự án nghiên cứu cải thiện môi trường tại Hà Nội UBND Hà Nội

Dự án cung cấp thiết bị quản lý chất thải tại Hà Nội UBND Hà Nội

Dự án hỗ trợ cho sáng kiến 3R tại Hà Nội UBND Hà Nội

Chương trình phát triển đô thị toàn diện tại Hà Nội (bao gồm quản lý chất thải rắn) UBND Hà Nội

Nghiên cứu về quy hoạch cải thiện vệ sinh của Tp. Hải Phòng UBND Hải phòng

Dự án cải thiện môi trường tại Tp. Hải Phòng (I)

UBND Hải phòng

Dự án cải thiện môi trường tại Tp. Hải Phòng (II) UBND Hải phòng

Chương trình cho nhân viên tập sự từ thành phố Shizuoka tại Tp. Huế UBND Tp. Huế

Nghiên cứu chiến lược phát triển tổng hợp cho Tp. Đà Nẵng và khu vực phụ cận UBND Tp. Đà Nẵng

Ngân hàng Thế giới

Chiến lược quản lý CTR và Kế hoạch hành động cho Hạ Long/Cẩm Phả và Hải Phòng

UBND Hải Phòng; Quảng Ninh

Xử lý nước thải và CTR tại miến Bắc -Nước thải và vệ sinh môi trường tại Tp. Đà Nẵng UBND Đà Nẵng

Nước thải và vệ sinh môi trường tại Tp. Hải Phòng UBND Hải Phòng

ADBCải thiện môi trường tại Tp. Hồ Chí Minh

UBND Tp. HCM

Thuỵ Điển/ SIDA

Tăng cường kiểm soát ô nhiễm và quản lý CTR tại khu đô thị và KCN N/A

Canada/ CIDA

Dự án môi trường Việt Nam - Canada (Giai đoạn 2) MONRE

Dự án kinh tế rác thải (WasteEcon) MOSTEThuỵ Sĩ/

SDCPhát triển đô thị tại Huế UBND Thừa Thiên

Huế

USA/USAID

Xã hội hoá công tác quản lý chất thải rắn tại Tp. Hồ Chí Minh US-AEP, iCMA, TAF

Tây Ban Nha Nhà máy chế biến rác Cầu Diễn URENCO Hà Nội

Hàn Quốc/ KOICA

Quản lý và xử lý chất thải rẵn tại Tp. Hải Phòng URENCO Hải Phòng

Page 132: CHẤT THẢI RẮN - quantracmoitruong.gov.vn cao/SOE 2011... · Thu gom và vận chuyển chất thải rắn công nghiệp 68 4.4. Xử lý và tái chế ... 6.1.2. Ô nhiễm

139

Chương 7:

Quản lý chất thải rắn: Hiện trạng, tồn tại và giải pháp

Rà soát, sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến CTR, sửa đổi các quy định về chức năng nhiệm vụ, phân công trách nhiệm của các cơ quan tham gia công tác quản lý CTR từ cấp Trung ương đến cấp địa phương; bổ sung các quy định về quản lý chất thải, phế liệu, sản phẩm thải bỏ; quy định, hướng dẫn về phân loại, thu gom, vận chuyển và xử lý CTR bằng các công nghệ xử lý phù hợp, có hiệu quả và hạn chế chôn lấp.

Xây dựng các quy định cụ thể nhằm khuyến khích áp dụng hệ thống quản lý môi trường (ISO 14000); kiểm toán môi trường đối với CTR; các quy định hướng dẫn sử dụng cô-ta phát thải và hình thành thị trường chuyển nhượng cô-ta phát thải.

Tiếp tục rà soát, xây dựng hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia quy định đối với CTR và CTNH.

Ngoài ra, cần có các chính sách, văn bản quy phạm pháp luật quy định đối với việc xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu về CTR cấp quốc gia và địa phương, kịp thời cập nhật và tổng hợp các dữ liệu có liên quan, phục vụ tốt cho công tác đánh giá diễn biến, hiện trạng CTR và đề xuất các giải pháp quản lý phù hợp.

7.9.2. Tăng cường bộ máy quản lý, xóa bỏ chồng chéo trong phân công, phân nhiệm

Việc điều chinh nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của các cơ quan có liên quan trong công tác quản lý CTR phải bảo đảm tính hợp lý, thống nhất đầu mối quản lý CTR cấp quốc gia và cấp địa phương, tránh phân tán, chồng chéo và bỏ sót.

Chiến lược quốc gia về quản lý tổng hợp chất thải rắn đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050 là một trong những cơ sở pháp lý cho

Loại hỗ trợ Giai đoạn Vốn (triệu USD)

DS 07/1998 -05/2000 Không có thông tin

GA 01/2002 - 08/2003 9.0(*)

TC 11/2006 -11/2009Không có thông tin

DS 12/2004 -05/2006Không có thông tin

DS 05/2000 - 06/2001 Không có thông tin

LA 04/2005 - 12/2011 15.2(*)

LA 03/2009 - 09/2013 213.1(*)

GTC 04/2006 - 03/2009 Không có thông tin

DS 06/2008 - 11/2009 Không có thông tin

- - 0.65

- - 8.69

LA 1999-2004 33.83

LA 1999-2005 41

LA &GA 2000-200664.75 (LA)

1.80 (GA)

GA 1996-1997 0.31

GA 2000-2005 11.5

GA 2000-2004 n/a

GA 1996 -1999 5.07

GA 2002-2003 0.14

LA 1998 - 2000 4.00

LA 2003 - 2009 19.61

Chú thích: DS - Nghiên cứu phát triển GA - Viện trợ không hoàn lại LA - Vốn vay ưu đãi GTC - Hợp tác kỹ thuật ở cấp cơ sở (*) 100 triệu VNĐ

Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư; Bộ TN&MT, 2010.

Page 133: CHẤT THẢI RẮN - quantracmoitruong.gov.vn cao/SOE 2011... · Thu gom và vận chuyển chất thải rắn công nghiệp 68 4.4. Xử lý và tái chế ... 6.1.2. Ô nhiễm

Báo cáo môi trường quốc gia 2011:

Chất thải rắn

140

việc xây dựng một hệ thống quản lý CTR thống nhất, hoàn chinh và phù hợp. Theo đó cần tổ chức hệ thống quản lý CTR và phân công trách nhiệm cụ thể đối với 2 nhóm đơn vị quản lý: nhóm đơn vị quản lý theo hướng chi đạo, định hướng công tác quản lý CTR và nhóm đơn vị triển khai thực hiện, thi hành nhiệm vụ quản lý CTR.

Ở cấp Trung ương, cần xác định một cơ quan đầu mối quản lý CTR nói chung. Các bộ, ngành khác chịu trách nhiệm quản lý CTR của ngành, có trách nhiệm phối hợp cùng với cơ quan quản lý chung trong công tác quản lý và xử lý chất thải. Ở cấp địa phương, tương tự, cần xác định một cơ quan chuyên môn tương ứng là cơ quan đầu mối giúp UBND tinh, thành phố trực thuộc quản lý CTR chung ở địa phương.

Ngoài ra, công tác quản lý CTR cần có sự tham gia của nhóm đối tượng phát thải, xả thải CTR và các đối tượng có thể tham gia, cung cấp các dịch vụ thu gom, vận chuyển và xử lý CTR (các tổ chức, cộng đồng trong xã hội).

7.9.3. Tổng kết, đánh giá các dự án 3R: Giảm thiểu, Tái sử dụng, Tái chế

Tăng cường giảm thiểu CTR công nghiệp, sinh hoạt và thương mại, dịch vụ bằng các biện pháp như: khuyến khích tiêu dùng bền vững, thay đổi hành vi, xây dựng lối sống thân thiện với môi trường; xây dựng và thực hiện chính sách mở rộng trách nhiệm của nhà sản xuất về thu hồi, xử lý sản phẩm hết hạn sử dụng hoặc thải bỏ đối với một số loại sản phẩm đặc thù được quy định tại Điều 67 của Luật Bảo vệ môi trường; triển khai thực hiện có hiệu quả “Chương trình áp dụng công nghệ sạch và thân thiện với môi trường”; kiểm soát chặt chẽ việc nhập khẩu phế liệu gắn với BVMT.

Khung 7.8. Hiệu quả từ mô hình thu gom rác thải ở xã Triệu Thuận, (Triệu Phong,

Quảng Trị)

Được thành lập từ đầu năm 2010, đến nay mô hình thu gom rác thải của xã Triệu Thuận đã và đang mang lại hiệu quả thiết thực. Với sự hỗ trợ và hướng dẫn của Phòng TN&MT huyện Triệu Phong, UBND xã Triệu Thuận đã giao cho HTX Triệu Thuận thành lập các tổ thu gom rác của xã. HTX Triệu Thuận phối hợp với Hội Phụ nữ xã đứng ra đảm trách quản lý và chi trả công cho các tổ thu gom rác thải tại 8 khu vực của xã. Cùng với việc ra đời của các tổ thu gom rác, bãi rác của xã cũng đã được xây dựng ở cách xa khu dân cư để làm nơi tập kết và xử lý rác.

Nhiệm vụ thu gom rác do chị em phụ nữ trong từng khu vực của xã luân phiên nhau phụ trách. Theo định kỳ, vào ngày 15 và 30 hàng tháng, mỗi tổ thu gom rác gồm 2 người sẽ dùng xe kéo được gắn thêm sàn đến tận từng đường làng, ngõ xóm trong xã để thu gom rác. Ngoài ra, các điểm tập trung rác thải, điểm kinh doanh của người dân cũng được thu gom đều đặn. Số rác thải này sẽ được đưa đến tập kết tại bãi rác do xã quy hoạch nằm ngoài cánh đồng để đốt và chôn lấp.

Trước khi đi vào hoạt động, HTX Triệu Thuận và các tổ thu gom rác đã tổ chức họp bàn để thống nhất với người dân về việc hỗ trợ kinh phí để các tổ thu gom rác hoạt động hiệu quả. Trong năm 2010, có 100% hộ dân đồng ý việc thu gom rác với mức đóng 3.000 đồng/hộ dân/tháng để làm kinh phí chi trả cho các tổ thu gom rác.

Nguồn: Báo Quảng Trị, 07/06/2011.

Page 134: CHẤT THẢI RẮN - quantracmoitruong.gov.vn cao/SOE 2011... · Thu gom và vận chuyển chất thải rắn công nghiệp 68 4.4. Xử lý và tái chế ... 6.1.2. Ô nhiễm

Chương 7:

Quản lý chất thải rắn: Hiện trạng, tồn tại và giải pháp

141

Tăng cường tái sử dụng, tái chế CTR: tái sử dụng vật dụng sinh hoạt trong gia đình ở mức tối đa, đẩy mạnh việc tái sử dụng chất thải công nghiệp và thận trọng trong việc tái sử dụng CTR y tế;

Xây dựng và áp dụng các chính sách ưu đãi cho các hoạt động tái chế; Phát triển thị trường trao đổi chất thải; phát triển mạnh ngành công nghiệp tái chế; khuyến khích mua sắm các sản phẩm tái chế; thiết lập các Quỹ tái chế.

7.9.4. Đẩy mạnh xã hội hóa và huy động cộng đồng tham gia quản lý chất thải rắn

Trước hết cần tạo các cơ chế khuyến khích đối với hoạt động giảm thiểu và tái chế chất thải. Đẩy mạnh các hoạt động hỗ trợ cho khu vực tư nhân trong các dịch vụ quản lý chất thải, bao gồm mở rộng các chương trình cho vay tín dụng nhỏ, phát triển thị trường cho các sản phẩm tái chế, phối hợp hoạt động giữa khu vực tư nhân và khu vực Nhà nước, hỗ trợ hợp tác trong quản lý chất thải và tư vấn các hoạt động quản lý chất thải hợp lý. Việc giảm thiểu các chi phí có thể thực hiện được thông qua tăng cường sự tham gia của cộng đồng trong các hoạt động phân loại rác tại nguồn và các hoạt động tái chế.

Để thu hút các doanh nghiệp tư nhân và tổ chức kinh tế ngoài quốc doanh tham gia hoạt động trong lĩnh vực quản lý CTR và đẩy mạnh công tác xã hội hóa thu gom xử lý CTR trong thời gian tới, cần thực thi có hiệu quả một số chính sách ưu đãi đầu tư cho các dự án về môi trường, như bảo lãnh vay vốn tín dụng của các ngân hàng nước ngoài; ưu tiên khai thác các nguồn vốn ODA từ các chính phủ và các tổ chức quốc tế; vay vốn với lãi suất ưu đãi từ các quỹ hỗ trợ phát triển của Nhà nước và từ các quỹ môi trường; miễn thuế nhập khẩu đối với các thiết bị, phương tiện vận tải, vật tư được nhập khẩu theo dự án quản lý CTR...

Bên cạnh đó cần xây dựng và thực hiện chương trình nội địa hóa, phát huy nguồn lực trong nước để sản xuất trang thiết bị thu gom, vận chuyển và xử lý rác; thực hiện nguyên tắc “Người gây ô nhiễm phải trả tiền”, “Người được hưởng lợi về môi trường phải trả tiền”, có nghĩa là mỗi người dân đều có nghĩa vụ tham gia đóng góp kinh phí để đảm bảo duy trì dịch vụ quản lý CTR. Đặc biệt, cần nâng cao nhận thức và giáo dục bảo vệ môi trường, tổ chức và tăng cường hiệu lực bộ máy thanh tra, kiểm tra, kết hợp các biện pháp chế tài, xử phạt vi phạm hành chính đối với quản lý CTR.

Page 135: CHẤT THẢI RẮN - quantracmoitruong.gov.vn cao/SOE 2011... · Thu gom và vận chuyển chất thải rắn công nghiệp 68 4.4. Xử lý và tái chế ... 6.1.2. Ô nhiễm

Báo cáo môi trường quốc gia 2011:

Chất thải rắn

142

7.9.5. Quy hoạch và lựa chọn các công nghệ xử lý chất thải rắn phù hợp

Cần lập và thực hiện quy hoạch quản lý CTR của tất cả các tinh, thành phố trong cả nước. Rà soát việc thực hiện nội dung quy hoạch xử lý CTR trong quy hoạch đô thị và các điểm dân cư nông thôn. Xây dựng và thực hiện quy hoạch xây dựng khu xử lý CTR tới tận các làng xã nông thôn và có biện pháp huy động vốn nhằm giải quyết vấn đề này.

Quy hoạch, phát triển cơ sở hạ tầng, áp dụng các công nghệ xử lý CTR tiên tiến, an toàn và phù hợp với điều kiện của từng địa phương. Quy hoạch, xây dựng mới các cơ sở xử lý CTR hợp vệ sinh cấp tinh cho chất thải sinh hoạt, cấp vùng liên tinh cho chất thải nguy hại. Thực hiện Chương trình xử lý CTR giai đoạn 2009 - 2020, theo đó ưu tiên áp dụng các công nghệ tiên tiến, hạn chế chôn lấp.

Hiện nay có nhiều loại công nghệ khác nhau để xử lý CTR công nghiệp và CTNH. Mặc dù vậy, mỗi công nghệ chi có khả năng ứng dụng tốt trong một phạm vi nhất định. Ở nhiều nước tiên tiến, người ta thường xử lý tập trung 2 loại chất thải này bằng cách kết hợp nhiều quy trình công nghệ khác nhau. Theo Chiến lược quản lý chất thải quốc gia, CTR công nghiệp và CTNH đều phải được xử lý tập trung theo quy trình khép kín. Tuy nhiên, do điều kiện chưa cho phép nên hiện tại mỗi địa phương đều phải tự vận động theo cách riêng của mình, dẫn đến việc mất cân đối, gây ảnh hưởng tương hỗ xấu. Vì vậy, một số nhà khoa học đã có những hướng nghiên cứu khác nhằm tìm ra những mô hình quản lý phù hợp hơn, cụ thể là phân nhỏ hợp lý theo từng cụm một hoặc hai tinh để đáp ứng nhu cầu quản lý thực tế.

Page 136: CHẤT THẢI RẮN - quantracmoitruong.gov.vn cao/SOE 2011... · Thu gom và vận chuyển chất thải rắn công nghiệp 68 4.4. Xử lý và tái chế ... 6.1.2. Ô nhiễm

Chương 7:

Quản lý chất thải rắn: Hiện trạng, tồn tại và giải pháp

143

7.9.6. Tăng cường và đa dạng hoá nguồn đầu tư tài chính

Đa dạng hóa nguồn tài chính cho quản lý CTR từ: ngân sách nhà nước; các dự án, chương trình tài trợ trong và ngoài nước; Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam; Quỹ Bảo vệ môi trường của địa phương; huy động vốn từ cộng đồng (doanh nghiệp tư nhân), v.v...

Ưu tiên đầu tư, hỗ trợ cho việc phát triển các công nghệ xử lý, tái chế CTR phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội, khí hậu và thực trạng CTR của Việt Nam.

Huy động các nguồn tài chính cho phục hồi, xử lý ô nhiễm môi trường từ các cơ sở xử lý CTR từ nguồn kinh phí bồi thường thiệt hại của tổ chức, cá nhân, từ ngân sách Nhà nước, các nguồn tài trợ, đóng góp tự nguyện của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước. Hoạt động phục hồi môi trường các cơ sở xử lý CTR được xem xét vay vốn ưu đãi từ Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam theo các quy định hiện hành.

Xây dựng, ban hành và hướng dẫn các chính sách ưu đãi về thuế, đất đai, tài chính cho các hoạt động phục hồi môi trường của các cơ sở xử lý, chôn lấp CTR.

7.9.7. Nâng cao nhận thức cộng đồng, khuyến khích hoạt động phân loại chất thải tại nguồn

Thu hút cộng đồng tham gia quản lý chất thải, tăng cường vai trò của cộng đồng trong quản lý chất thải là một việc làm cần thiết. Thách thức trước mắt là ban hành và thực hiện các cơ chế hỗ trợ để người dân có cơ hội tham gia mô hình quản lý chất thải dựa vào cộng đồng. Các nhóm cộng đồng địa phương có thể đảm nhận trách nhiệm thu gom chất thải, mua các trang thiết bị, thu phí và quản lý hệ thống thu gom, khuyến khích cộng đồng tham gia các chương trình phân loại chất thải tại nguồn để sản xuất phân compost.

Cải thiện phổ biến thông tin cho cộng đồng về quản lý CTR và các giải pháp xử lý, tiêu huỷ chất thải. Cần thực hiện các hoạt động nâng cao nhận thức cho cộng đồng về những tác hại gây ra do quản lý chất thải không đúng quy cách cũng như trách nhiệm của người dân phải chi trả cho các dịch vụ quản lý chất thải tốt hơn. Các chương trình giáo dục cộng đồng cần được thiết kế phù hợp cho mọi đối tượng trong cộng đồng, kể cả cho học sinh ở các trường phổ thông. Các chương trình này nên nhằm vào mục tiêu cung cấp những kiến thức cơ bản về vệ sinh, các ý tưởng sáng tạo và thực tiễn về các chương trình xã hội hoá để chuyển giao một phần trách nhiệm quản lý chất thải cho các nhóm cộng đồng.

Page 137: CHẤT THẢI RẮN - quantracmoitruong.gov.vn cao/SOE 2011... · Thu gom và vận chuyển chất thải rắn công nghiệp 68 4.4. Xử lý và tái chế ... 6.1.2. Ô nhiễm

Báo cáo môi trường quốc gia 2011:

Chất thải rắn

144

Cần nhấn mạnh rằng để thúc đẩy sự tham gia của cộng đồng trong việc quản lý môi trường nói chung và quản lý CTR nói riêng, chính quyền địa phương (UBND xã, phường) cần đóng vai trò trung tâm trong mọi hoạt động. Do vậy, cần đảm bảo chính quyền nhận thức được tầm quan trọng của sự tham gia của cộng đồng trong công tác quản lý CTR và chính quyền có đủ năng lực trong việc điều phối các hoạt động, việc lập kế hoạch, tổ chức thực hiện và huy động sự tham gia của các bên.

7.9.8. Các giải pháp quản lý cụ thể

Đối với nhóm CTR đô thị

Khuyến khích, thay đổi hành vi, xây dựng lối sống thân thiện đối với môi trường của người dân. Thực hiện các chương trình thúc đẩy người dân mua các loại sản phẩm có ít bao bì, tái sử dụng các túi đựng nhiều lần, sử dụng các loại bao bì dễ phân hủy trong tự nhiên, nói không với túi nilon khó phân hủy. Xây dựng tiêu chuẩn thời gian lưu hành của một số sản phẩm, cung cấp thông tin cho người tiêu dùng sử dụng các đồ dùng, vật dụng một cách hiệu quả nhất.

Xây dựng chính sách yêu cầu, khuyến khích, ký kết các thỏa ước giữa cơ quan quản lý với các hiệp hội, các công ty sản xuất bao bì, túi đựng nhằm xây dựng và thực hiện lộ trình cắt giảm lượng sản phẩm được sản xuất và phân phối, đồng thời nghiên cứu chế tạo những sản phẩm thân thiện với môi trường.

Thiết kế, xây dựng các điểm thu gom CTR xây dựng và thúc đẩy tận dụng tái sử dụng loại chất thải này.

Đối với nhóm CTR công nghiệp

Tăng cường giảm thiểu CTR trong sản xuất, giảm thiểu tối đa nguyên liệu đầu

Khung 7.9. Bài học từ Dự án cải tạo cải thiện môi trường kênh Chín Tế (Bến Tre) thuộc Hợp phần “Kiểm soát ô nhiễm tại các khu vực đông dân nghèo (PCDA)”

Một trong những kết quả quan trọng đạt được của Dự án đó là khoảng 85-90 % chất thải được đánh giá là không còn thải xuống kênh. Đặc biệt, mùi hôi được giảm thiểu rỏ rệt...

Để đạt được các kết quả trên, Dự án đã huy động sự tham gia cộng đồng thông qua các bước:

- Tuyên truyền nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường cho người dân sống hai bên bờ kênh và cộng đồng dân cư xung quanh;

- Lập tổ tự quản thu gom rác thải trên toàn tuyến kênh với kinh phí hoạt động từ nguồn thu của các hộ dân theo mức quy định của địa phương;

- Khuyến khích người dân trong khu vực tham gia phân loại rác tại nguồn và tổ chức thu gom rác thải rác hiệu quả;

- Vận động, hỗ trợ khuyến khích các hộ dân trong khu vực xây dựng nhà vệ sinh với bể tự hoại 3 ngăn theo tiêu chuẩn của ngành xây dựng;

- Xây dựng chương trình vớt rác, nạo vét định kỳ nhằm khai thông dòng chảy cho kênh Chín Tế;

- Từng bước xử lý triệt để các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm trong lưu vực, kể cả di dời hoặc đóng cửa các cơ sở sản xuất quy mô nhỏ gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng;

- Ban hành các quy định nghiêm cấm người dân chiếm hành lang an toàn kênh;

- Triển khai thực hiện nghiêm các quy định xử phạt hành chính đối với cá nhân hoặc tập thể xả rác, nước thải ô nhiễm không qua xử lý xuống kênh.

Vai trò của phụ nữ trong việc tham gia, quản lý và quan trắc các hoạt động của dự án được đẩy mạnh. Dự án đã áp dụng linh hoạt phương án huy động tài chính từ sự đóng góp của người dân với mức độ phù hợp với khả năng tài chính của nhóm người có thu nhập thấp, có thể không phải bằng tiền mà thông qua sức lao động.

Nguồn: Báo cáo đánh giá kết quả thực hiện dự án trình diễn, Hợp phần PCDA, 2010

Page 138: CHẤT THẢI RẮN - quantracmoitruong.gov.vn cao/SOE 2011... · Thu gom và vận chuyển chất thải rắn công nghiệp 68 4.4. Xử lý và tái chế ... 6.1.2. Ô nhiễm

Chương 7:

Quản lý chất thải rắn: Hiện trạng, tồn tại và giải pháp

145

vào, khuyến khích sử dụng chất thải của ngành này làm nguyên liệu của ngành khác.

Tăng cường áp dụng sản xuất sạch hơn trong ngành CN, tăng cường quản lý nội vi, kiểm soát quá trình, cải tiến trang thiết bị để tránh thất thoát nguyên vật liệu, đầu tư đổi mới công nghệ, sử dụng nhiên liệu sạch hơn, hạn chế sử dụng các hóa chất độc hại trong từng giai đoạn sản xuất.

Kiểm soát chặt chẽ việc nhập khẩu phế liệu theo quy định của Luật BVMT, thực hiện nghiêm túc các cam kết của Công ước Basel về vận chuyển chất thải nguy hại xuyên biên giới. Hạn chế nhập khẩu các phương tiện giao thông, các loại máy móc, trang thiết bị, dây chuyền công nghệ đã qua sử dụng có hiệu quả sử dụng thấp, vòng đời ngắn, gây ô nhiễm môi trường.

Tăng cường áp dụng các hệ thống quản lý đạt tiêu chuẩn chất lượng ISO 14000 trong các cơ sở công nghiệp; Xây dựng các cơ sở công nghiệp, KCN sinh thái; Cấp nhãn sinh thái cho các sản phẩm đạt yêu cầu.

Đối với nhóm CTR nông thôn, nông nghiệp và làng nghề

Thực hiện giảm thiểu các loại chất thải phát sinh trong quá trình trồng trọt và thu hoạch, đẩy mạnh việc xây dựng các hệ thống hầm biogas trong chăn nuôi.

Kiểm soát chặt chẽ và có các biện pháp hướng dẫn xử lý bao bì các loại phân bón và thuốc bảo vệ thực vật dùng trong nông nghiệp.

Xây dựng và thực hiện chương trình hành động sản xuất sạch hơn, thu gom, vận chuẩn và xử lý chất thải ở các làng nghề, đặc biệt là ở các làng nghề tái chế phế liệu.

Đối với nhóm CTR y tế

Đối với CTR y tế, cần phải thực hiện các biện pháp giảm thiểu, bắt buộc thực hiện việc phân loại chất thải y tế tại nguồn theo quy định tại Quy chế quản lý chất thải y tế được banh hành theo Quyết định 43/2007/QĐ-BYT ngày 30/11/2007 và thu gom, xử lý đúng yêu cầu kỹ thuật BVMT 100% chất thải phát sinh ở các bệnh viện, các cơ sở y tế, chữa bệnh.

Xây dựng và ban hành cơ chế bảo đảm kinh phí cho chi phí vận hành thiết bị xử lý chất thải y tế (lò đốt CTR y tế).

Nghiên cứu áp dụng các phương pháp xử lý chất thải y tế không bằng phương pháp đốt, như là phương pháp sấy hấp nhiệt sát trùng.

Page 139: CHẤT THẢI RẮN - quantracmoitruong.gov.vn cao/SOE 2011... · Thu gom và vận chuyển chất thải rắn công nghiệp 68 4.4. Xử lý và tái chế ... 6.1.2. Ô nhiễm
Page 140: CHẤT THẢI RẮN - quantracmoitruong.gov.vn cao/SOE 2011... · Thu gom và vận chuyển chất thải rắn công nghiệp 68 4.4. Xử lý và tái chế ... 6.1.2. Ô nhiễm
Page 141: CHẤT THẢI RẮN - quantracmoitruong.gov.vn cao/SOE 2011... · Thu gom và vận chuyển chất thải rắn công nghiệp 68 4.4. Xử lý và tái chế ... 6.1.2. Ô nhiễm

149

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

A. Kết luận1. Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của đất nước, lượng chất thải rắn phát sinh tại các đô thị,

khu công nghiệp và cả ở các vùng nông thôn ngày càng gia tăng với thành phần ngày càng phức tạp. Lượng chất thải rắn phát sinh tăng trung bình khoảng 10% mỗi năm.

2. Theo nguồn gốc phát sinh, khoảng 46% CTR phát sinh từ các đô thị, 17% CTR từ hoạt động sản xuất công nghiệp; CTR nông thôn, làng nghề và y tế chiếm phần còn lại. Dự báo đến năm 2015, tỷ trọng này cho CTR đô thị và CTR công nghiệp sẽ còn tiếp tục tăng lên tương ứng với các con số 51% và 22%. Theo mức độ độc hại, lượng CTNH chiếm từ 18-25% lượng CTR phát sinh của mỗi lĩnh vực.

3. Tỷ lệ thu gom CTR hiện nay đã tăng lên đáng kể, tuy nhiên vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu và mong muốn thực tế. Tỷ lệ thu gom CTR sinh hoạt, công nghiệp và dịch vụ các khu đô thị, các KCN, KCX khoảng 80-82% (tỷ lệ này là 83-85% ở khu vực đô thị và khoảng 40-55% ở khu vực nông thôn). Phần lớn CTR chưa được phân loại tại nguồn, mà thu gom lẫn lộn và vận chuyển đến bãi chôn lấp. Công tác tái chế, xử lý CTR nói chung và quản lý, xử lý CTNH nói riêng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu. Nhiều công trình xử lý CTR đã được xây dựng và vận hành, nhưng cơ sở vật chất để tiêu hủy, xử lý, năng lực xử lý và hiệu suất xử lý CTR chưa đạt yêu cầu. Hoạt động tái chế, tái sử dụng CTR còn manh mún.

4. Ô nhiễm do quản lý CTR không tốt, xử lý CTR không hợp vệ sinh đã gây những tác động tổng hợp tới môi trường, sức khỏe cộng đồng và phát triển kinh tế - xã hội. Ô nhiễm môi trường từ các bãi chôn lấp chất thải không đảm bảo vệ sinh đã gây ra những thiệt hại không nhỏ tới hoạt động sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản tại các khu vực lân cận; làm gia tăng gánh nặng bệnh tật, gia tăng tỷ lệ người mắc bệnh trong cộng đồng dân cư sống gần các bãi chôn lấp đó. Ngoài ra, ô nhiễm do CTR cũng là nguyên nhân gây ra những xung đột về môi trường gần đây tại một số địa phương.

5. Trong thời gian qua, nhiều cố gắng trong việc quản lý CTR đã được triển khai ở các cấp, các ngành; nhiều biện pháp, giải pháp đã được xây dựng, đề xuất nhằm ngăn chặn xu thế ô nhiễm môi trường do CTR. Tuy nhiên, công tác quản lý CTR còn nhiều tồn tại: phân công, phân nhiệm trong quản lý CTR còn phân tán, chồng chéo và nhiều lỗ hổng; thể chế, chính sách về quản lý CTR chưa hoàn thiện và chưa được thực thi triệt để; công cụ kinh tế chưa phát huy được hiệu quả; công cụ thông tin chưa được đầu tư, chú trọng đúng mức; xã hội hóa, tư nhân hóa và huy động cộng đồng tham gia công tác quản lý CTR còn hạn chế.

Page 142: CHẤT THẢI RẮN - quantracmoitruong.gov.vn cao/SOE 2011... · Thu gom và vận chuyển chất thải rắn công nghiệp 68 4.4. Xử lý và tái chế ... 6.1.2. Ô nhiễm

150

B. Kiến nghị

Các kiến nghị đối với Quốc hội và Chính phủ

1. Rà soát điều chỉnh định hướng, chiến lược BVMT quốc gia, trong đó có chiến lược quốc gia về quản lý tổng hợp chất thải rắn cho phù hợp với điều kiện thực tế theo từng giai đoạn từ nay đến năm 2020 và sau năm 2020.

2. Kiện toàn hệ thống cơ quan quản lý nhà nước về CTR từ trung ương đến địa phương; phân định rõ chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn giữa các bộ, ngành; xác định rõ cơ quan đầu mối quản lý nhà nước đối với CTR ở cấp Trung ương và địa phương; phân định chức năng quản lý nhà nước đối với CTR nông thôn, nông nghiệp, CTR làng nghề giữa các Bộ có liên quan.

3. Ban hành các cơ chế thích hợp để đẩy mạnh chính sách phát triển công nghệ xử lý CTR theo hướng giảm thiểu lượng rác thải chôn lấp, tăng cường tỷ lệ tái chế, tái sử dụng; nghiên cứu, khuyến khích áp dụng một cách hợp lý công nghệ đốt rác thu năng lượng và các công nghệ xử lý CTR phù hợp với điều kiện Việt Nam.

4. Rà soát, điều chỉnh quy hoạch quản lý CTR liên vùng, liên tỉnh theo hướng xây dựng khu xử lý CTR thông thường riêng cho các địa phương, xây dựng khu xử lý CTNH liên vùng, liên tỉnh.

5. Tăng cường và đa dạng hoá nguồn đầu tư cho quản lý và xử lý CTR; duy trì tính bền vững của các nguồn đầu tư để đảm bảo việc vận hành và duy trì các hệ thống thu gom và xử lý CTR đã được xây dựng.

6. Ban hành các cơ chế, chính sách và các giải pháp cần thiết để đẩy mạnh xã hội hóa quản lý CTR; phát triển các tổ chức sự nghiệp môi trường và doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực quản lý CTR.

Các kiến nghị đối với các các bộ, ngành, địa phương

1. Tập trung nhân lực, vật lực và tài lực để xây dựng, trình Chính phủ phê duyệt và tổ chức thực hiện các chương trình, đề án quốc gia nhằm giải quyết các vấn đề bức xúc về CTR thuộc phạm vi quản lý của bộ, ngành, địa phương, các chương trình, đề án có tính liên vùng, liên tỉnh.

2. Hoàn thiện cơ cấu tổ chức hệ thống quản lý môi trường về CTR của từng cấp, ngành, đặc biệt chú ý việc phân cấp và phân công trách nhiệm rõ ràng, cụ thể; tăng cường năng lực của bộ máy quản lý các cấp.

3. Tăng cường thực thi pháp luật về bảo vệ môi trường trong thu gom, vận chuyển, xử lý và tái chế CTR, chú trọng công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát công tác bảo vệ môi trường, có chế tài xử lý nghiêm khắc các hành vi vi phạm pháp luật; áp dụng có hiệu quả công cụ kinh tế và công cụ truyền thông.

4. Lập và triển khai thực hiện quy hoạch quản lý CTR của tất cả các tỉnh, thành phố trong cả nước, gắn với quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH và bảo vệ môi trường; lựa chọn và phát triển các công nghệ xử lý CTR phù hợp với điều kiện Việt Nam.

Page 143: CHẤT THẢI RẮN - quantracmoitruong.gov.vn cao/SOE 2011... · Thu gom và vận chuyển chất thải rắn công nghiệp 68 4.4. Xử lý và tái chế ... 6.1.2. Ô nhiễm

151

5. Tăng cường xã hội hoá công tác thu gom, vận chuyển và xử lý CTR; huy động doanh nghiệp cộng đồng và các tổ chức chính trị - xã hội tham gia các hoạt động quản lý CTR.

6. Tăng cường đầu tư, huy động và sử dụng hợp lý, hiệu quả các nguồn vốn khác nhau; tăng cường vận động tài trợ quốc tế cho công tác BVMT nói chung và quản lý chất thải rắn nói riêng.

7. Phát triển đồng bộ cơ sở hạ tầng cho hoạt động phân loại, thu gom, vận chuyển, xử lý, tái chế CTR sinh hoạt nhằm đẩy mạnh và phát huy hiệu quả hoạt động phân loại rác thải tại nguồn ở các khu đô thị; Tổng kết, đánh giá các dự án đã triển khai nhằm thực hiện hiệu quả chương trình Giảm thiểu, Tái sử dụng và Tái chế chất thải rắn (3R) tại các đô thị nhằm giảm thiểu lượng chất thải phát sinh, giảm thiểu lượng chất thải chôn lấp.

8. Tăng cường các biện pháp thu gom, xử lý và kiểm soát CTR phát sinh trong việc sử dụng hóa chất, thuốc BVTV; Phổ biến rộng rãi, khuyến khích sản xuất phân Compost, hầm ủ khí Bi-ogas, tận thu các phụ phẩm nông nghiệp sản xuất nhiên liệu đốt nhằm đẩy mạnh tái sử dụng, tái chế CTR nông nghiệp, nông thôn.

9. Khẩn trương xây dựng và ban hành các hướng dẫn chi tiết quy chuẩn về quản lý CTNH.

10. Quản lý chặt chẽ đối với hoạt động nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất, tái chế; xử lý kiên quyết và nghiêm minh các hành vi vi phạm pháp luật.

Page 144: CHẤT THẢI RẮN - quantracmoitruong.gov.vn cao/SOE 2011... · Thu gom và vận chuyển chất thải rắn công nghiệp 68 4.4. Xử lý và tái chế ... 6.1.2. Ô nhiễm

152

Phụ lục 1

các công nghệ xử lý cTR sinh hoạT hiện đang áP dụng ở mộT số Tỉnh/Thành Phố

TP/ Tỉnh

Tên nhà máy/ Bãi chôn lấp chủ sở hữu

năm bắt đầu/công suất thiết kế

công nghệ/ sản phẩm

Tình trạng hoạt động

Hà Nội

Bãi chôn lấp Nam Sơn - Hà Nội. (trong Khu LHXLCTR Nam Sơn)

URENCOChôn lấp hợp vệ

sinhTiếp nhận 3000 tấn rác/ngày

Bãi chôn lấp Kiêu Kỵ Tiếp nhận 100 tấn rác/ngày

Bãi chôn lấp Xuân Sơn Tiếp nhận 100 tấn rác/ngày

Bãi chôn lấp Núi Thong Tạm đóng cửa do ô nhiễm

Nhà máy xử lý rác Cầu Diễn-Hà Nội

URENCO Ủ phânTiếp nhận 50 tấn rác/ngày. sản phẩm phân hữu cơ 8 tấn/ngày

Nhà máy xử lý rác Kiêu Kỵ

Ủ phân n/a

Nhà máy xử lý rác Sơn Tây - Hà Nội

CTCP CN Seraphin Green

2008 /200 tấn/ngày

Seraphin:

Ủ phân, tái chế nhựa, viên nhiên liệu RDF, đóng

gạch

Tiếp nhận 50÷60 tấn rác/ngày. sản phẩm phân hữu cơ 6 tấn/ngày, viên than 23 tấn/ngày

Tp. Hồ Chí

Minh

Bãi chôn lấp số 2 (trong Khu LHXLCTR Phước Hiệp)

CITENCO

2008/2500 tấn/ngày

19,7 ha

Chôn lấp hợp vệ sinh

Đang hoạt động

Khu LHXLCTR Đa Phước

CT giải pháp CT VN

(Vietnam Waste

Sollutions, Inc, Công ty

Mỹ)

2007 /3000 tấn/ngày

128 ha

Chôn lấp hợp vệ sinh

Ủ phân, tái chế

Đang hoạt động

Nhà máy Xử lý chất thải Vietstar (trong Khu LHXLCTR Phước Hiệp)

Vietstar Jsc (Công ty

lien doanh, CT con của LEMNA)

2009 /GĐ 1: 900 tấn/ngày, GĐ 2: 1.200

tấn/ngày

28,5ha

Ủ phân, tái chế nhựa

Đang hoạt động

Page 145: CHẤT THẢI RẮN - quantracmoitruong.gov.vn cao/SOE 2011... · Thu gom và vận chuyển chất thải rắn công nghiệp 68 4.4. Xử lý và tái chế ... 6.1.2. Ô nhiễm

153

TP/ Tỉnh

Tên nhà máy/ Bãi chôn lấp chủ sở hữu

năm bắt đầu/công suất thiết kế

công nghệ/ sản phẩm

Tình trạng hoạt động

Hải Phòng

Bãi chôn lấp Tràng CátBãi chôn lấp hợp vệ sinh

Tiếp nhận 455 tấn/ngày

Bãi chôn lấp Đình Vũ

Bãi chôn lấp hở Tiếp nhận 307 tấn/ngày

Bãi chôn lấp Đồ Sơn, Tiên Lãng, Thủy Nguyên, Vĩnh Bảo

Bãi chôn lấp tạm thời

Lần lượt là 41, 9, 7, 28 tấn/ngày

Nhà máy chế biến phân hữu cơ Tràng Cát

200 tấn/ngày Tiếp nhận 158 tấn/ngày

Đà Nẵng

Bãi chôn lấp Khánh Sơn cũ

1992/9,8 ha Chôn lấpĐã đóng cửa vào cuối năm 2006

Bãi chôn lấp Khánh Sơn mới

2007/48,3 haChôn lấp hợp vệ

sinhTiếp nhận 661 tấn/ngày

Huế

Bãi chôn lấp Thụy Phương

HEPCO 10haTiếp nhận 60 tấn rác /ngày. Thứ bảy, chủ nhật 200 tấn rác/ngày

Nhà máy xử lý rác Thụy Phương

CTCP Tâm Sinh Nghĩa

2006 /200 tấn/ngày

4,2ha

An sinh -ASC

Ủ phân, tái chế,

Lò đốt rác nhỏ

Tiếp nhận 142 tấn rác/ngày, nghỉ thứ bảy, chủ nhật

Thái Nguyên

Bãi chôn lấp Đá Mài 25 haChôn lấp hợp vệ

sinhTiếp nhận 96 tấn /ngày

Khoảng 10 bãi chôn lấp của Thị xã Sông Công và các huyện

BCL không hợp vệ sinh

Tiếp nhận 48 tấn/ngày

Đang xây dựng bãi chôn lấp hợp vệ sinh và nhà máy XLCTR tại thị xã Sông Công

Nam Định

Bãi chôn lấp Lộc Hóa Tiếp nhận 156 tấn/ngày

Nhà máy xử lỷ rác 2001 /23,4 ha

Chôn lấp hợp vệ sinh

Làm phân hữu cơ

Page 146: CHẤT THẢI RẮN - quantracmoitruong.gov.vn cao/SOE 2011... · Thu gom và vận chuyển chất thải rắn công nghiệp 68 4.4. Xử lý và tái chế ... 6.1.2. Ô nhiễm

154

TP/ Tỉnh

Tên nhà máy/ Bãi chôn lấp chủ sở hữu

năm bắt đầu/công suất thiết kế

công nghệ/ sản phẩm

Tình trạng hoạt động

Khánh Hòa

Bãi chôn lấp Rù Rì và các bãi khác

BCL không hợp vệ sinh

Tiếp nhận 417 tấn/ngày

Đang xây dựng BCL hợp vệ sinh tại Lương Hòa

Tiền Giang

5 Bãi Chôn lấp: Tân Lập, Long Bình, Bình Phú, Vĩnh Bình, Tân Thuận

BCL không hợp vệ sinh

Tiếp nhận 166 tấn/ngày

Các nhà máy đang xây dựng

Nhà máy xử lý rác Nam Sơn - Hà Nội

CTCP tiến bộ quốc tế (AIC)

2000 tấn/ngày

Ủ phân , tái chế, ép nguyên liệu tái chế xuất

khẩu

Đang xây dựng

Khởi công 9/2010, dự kiến đi vào hoạt động cuối năm 2011.

Nhà máy xử lý chất thải Hương Trà - Huế

LEMNA, International,

Inc

300 tấn/ngày giai đoạn 1, 600

tấn/ngày giai đoạn 2 (2025)

Ủ phân, tái chế nhựa, chon lấp

hợp vệ sinh

Phê duyệt năm 2010

Dự kiến hoạt động cuối năm 2012

Nhà máy xử lý chất thải Tâm Sinh Nghĩa - Tp Hồ Chí Minh (trong Khu LHXLCTR Phước Hiệp)

CTCP đầu tư phát triển

Tâm Sinh Nghĩa

1000 tấn/ngàyỦ phân, tái chế

nhựa

Khởi công 4/2008

Dự kiến hoạt động năm 2010

Khu liên hiệp xử lý CTR Long An

CT giải pháp CT VN

(Vietnam Waste

Sollutions, Inc)

Nguồn: Báo cáo Nghiên cứu quản lý CTR tại Việt Nam, JICA, 3/2011; Báo cáo HTMT của các địa phương, 2010

Page 147: CHẤT THẢI RẮN - quantracmoitruong.gov.vn cao/SOE 2011... · Thu gom và vận chuyển chất thải rắn công nghiệp 68 4.4. Xử lý và tái chế ... 6.1.2. Ô nhiễm

155

Phụ lục 2

các mục Tiêu về quản lý Tổng hợP cTR TRong giai đoạn 2015 - 2025

(đơn vị: % tính trên tổng lượng phát sinh)

SttThời gian

Nội dung

Năm 2015

Năm 2020

Năm 2025

CTR sinh hoạt đô thị được thu gom/tái chế 85/60 90/85 100/90

CTR xây dựng được thu gom /tái chế 50/30 80/50 90/60

Bùn bể phốt của các đô thị từ loại II trở lên/đô thị còn lại 30/10 50/30 100/50

Lượng túi nilon sử dụng tại các siêu thị, trung tâm thương mại (*: giảm so với năm 2010)

40 * 65 * 85 *

Lượng CTR công nghiệp không nguy hại được thu gom /tái chế

80/70 90/75 100/100

Lượng CTR công nghiệp nguy hại được thu gom 60 70 100

Lượng CTR y tế không nguy hại/nguy hại 85/70 100/100 100/100

Lượng CTR được thu gom tại các điểm dân cư nông thôn/làng nghề

40/50 70/80 90/100

Bãi rác gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng phải xử lý triệt để theo Quyết định 64/QĐ-TTg

100 % được xử lý

Nguồn: Quyết định số 2149/2009/QĐ-TTg ngày 17/12/2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược quốc gia về quản lý tổng hợp CTR đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050

Page 148: CHẤT THẢI RẮN - quantracmoitruong.gov.vn cao/SOE 2011... · Thu gom và vận chuyển chất thải rắn công nghiệp 68 4.4. Xử lý và tái chế ... 6.1.2. Ô nhiễm

156

Phụ lục 3

danh sách các văn Bản quy Phạm PháP luậT liên quan

đến chấT Thải Rắn

TT văn bản quy phạm pháp luậtThời gian ban hành

1. văn bản chung về BvmT

Luật Bảo vệ môi trường ngày 29/11/2005, có hiệu lực từ ngày 1/7/2006 2005

Luật Thuế Bảo vệ môi trường ngày 15/11/2010, có hiệu lực từ ngày 01/1/2012 2010

Quyết định số 64/2003/QĐ-TTg ngày 22/4/2003 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt kế hoạch quản lý các cơ sở gây ô nhiễm nghiêm trọng

2003

Nghị định số 117/2009/NĐ-CP ngày 31/12/2009 của Chính phủ ban hành Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường

2009

Nghị định số 67/2011/NĐ-CP ngày 08/08/2011 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thuế BVMT

2011

2. quy định về cTR và chất thải nguy hại

Chỉ thị số 199/TTg ngày 3/4/1997 của Thủ tướng Chính phủ về các biện pháp khẩn cấp để quản lý chất thải rắn ở vùng đô thị và khu công nghiệp

1997

Quyết định số 152/1999/QĐ-TTg ngày 10/7/1999 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược quốc gia về quản lý chất thải rắn ở khu công nghiệp và đô thị tới năm 2020

1999

Quyết định số 60/2002/QĐ-BKHCNMT ngày 7/8/2002 của Bộ trưởng Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường về việc ban hành Hướng dẫn kỹ thuật chôn lấp chất thải nguy hại

2002

Nghị định số 59/2007/NĐ-CP ngày 9/4/2007 của Chính phủ về quản lý chất thải rắn 2007

Quyết định số 2149/2009/QĐ-TTg ngày 17/12/2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược quốc gia về Quản lý chất thải rắn đến năm 2025, tầm nhìn tới năm 2050

2009

Thông tư số 12/2011/TT-BTNMT ngày 14/4/2011 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về quản lý chất thải nguy hại

2011

3. quy định về tái chế

Quyết định số 03/2004/QĐ-BTNMT ngày 2/4/2004 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc ban hành Quy định về bảo vệ môi trường đối với phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất

2004

4. quy định về cơ sở hạ tầng quản lý chất thải

Thông tư liên tịch số 01/2001/TTLT-BKHCNMT-BXD ngày 18/1/2001 hướng dẫn các quy định về bảo vệ môi trường đối với việc lựa chọn địa điểm, xây dựng và vận hành bãi chôn lấp chất thải rắn

2001

Page 149: CHẤT THẢI RẮN - quantracmoitruong.gov.vn cao/SOE 2011... · Thu gom và vận chuyển chất thải rắn công nghiệp 68 4.4. Xử lý và tái chế ... 6.1.2. Ô nhiễm

157

TT văn bản quy phạm pháp luậtThời gian ban hành

Quyết định số 1440/2008/QĐ-TTg ngày 6/10/2008 của Thủ tướng chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch xây dựng khu xử lý chất thải rắn 3 vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, miền Trung và phía Nam đến năm 2020

2008

5. Phí và lệ phí quản lý chất thải rắn

Thông tư số 45/2006/TT-BTC ngày 25/5/2006 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung Thông tư số 63/2002/TT-BTC ngày 24/07/2002 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện các Quy định pháp luật về phí và lệ phí

2006

Nghị định 174/2007/NĐ-CP ngày 29/11/2007 của Chính phủ về phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn

2007

Thông tư 39/2008/TT-BTC ngày 19/5/2008 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định 174/2007/NĐ-CP ngày 29/11/2007 của Chính phủ về phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn.

2008

Thông tư số 121/2008/TT-BTC ngày 12/12/2008 của Bộ Tài chính hướng dẫn cơ chế ưu đãi và hỗ trợ tài chính cho hoạt động đầu tư quản lý chất thải rắn

2008

6. hệ thống các qcvn và Tcvn

TCVN 6696:2000 Tiêu chuẩn Việt Nam về chất thải rắn - Bãi chôn lấp hợp vệ sinh 2000

TCVN 6705:2000 tiêu chuẩn Việt Nam về chất thải không nguy hại - Phân loại 2000

TCVN 6706:2000 Tiêu chuẩn Việt Nam về chất thải nguy hại - phân loại 2000

TCXDVN 261:2001 Tiêu chuẩn thiết kế - Bãi chôn lấp 2001

TCXDVN 320:2004 Tiêu chuẩn thiết kế - Bãi chôn lấp chất thải nguy hại 2004

TCVN 7629:2007 Tiêu chuẩn Việt Nam về ngưỡng chất thải nguy hại 2007

TCVN 6707:2009 Tiêu chuẩn Việt Nam về chất thải nguy hại - Dấu hiệu cảnh báo 2009

QCVN 02:2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải lò đốt chất thải y tế 2008

QCVN 07: 2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về ngưỡng chất thải nguy hại 2009

QCVN 25:2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải của bãi chôn lấp chất thải rắn

2009

QCVN 07:2010/BXD - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về hạ tầng kỹ thuật đô thị 2010

QCVN 31:2010/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường đối với phế liệu sắt, thép nhập khẩu

2010

QCVN 32:2010/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường đối với phế liệu nhựa nhập khẩu

2010

QCVN 33:2010/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường đối với phế liệu giấy nhập khẩu

2010

Page 150: CHẤT THẢI RẮN - quantracmoitruong.gov.vn cao/SOE 2011... · Thu gom và vận chuyển chất thải rắn công nghiệp 68 4.4. Xử lý và tái chế ... 6.1.2. Ô nhiễm

158

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. BộKếhoạchvàĐầutư,2010,BáocáoTìnhhìnhKT-XHcácnămtừ2005đến2010.

2. BộKếhoạchvàĐầutư,2010,BáocáoĐánhgiátìnhhìnhthựchiệncácChươngtrìnhmụctiêuquốcgiagiaiđoạn2006-2010.

3. BộTàinguyênvàMôitrường,18/11/2010,BáocáoCôngtácbảovệmôitrườnggiaiđoạn2005-2010vàphươnghướnggiaiđoạn2011-2015,HộinghịMôitrườngtoànquốclầnthứ3.

4. BộTàinguyênvàMôitrường,2008,BáocáoMôitrườngquốcgianăm2008,MôitrườngLàngnghềViệtNam.

5. BộTàinguyênvàMôitrường,2009,BáocáoMôitrườngquốcgianăm2009,MôitrườngKhucôngnghiệpViệtNam.

6. BộTàinguyênvàMôitrường,2010,BáocáoMôitrườngquốcgiatổngquannăm2010.

7. BộTàinguyênvàMôitrường,2011,BáocáoĐánhgiátìnhhìnhthựchiệnQuyếtđịnh64/2003/QĐ-TTgcủaThủtướngChínhphủvềkếhoạchxửlýtriệtđểcáccơsởgâyônhiễmmôitrườngnghiêmtrọng.

8. BộTàinguyênvàMôitrường,kỳhọpthứ2,quốchộikhoáXIII,2011,Báocáokếtquảgiámsátviệcthựchiệnchínhsách,phápluậtvềmôitrườngtạicáckhukinhtế,làngnghề.

9. BộTàinguyênvàMôitrường,WorldBank,2004,Báocáodiễnbiếnmôitrường2004vềChấtthảirắn.

10. BộXâydựng,2008,BáocáoHiệntrạngmôitrườngngànhxâydựng.

11. BộXâydựng,2009,Chươngtrìnhxửlýchấtthảirắnsinhhoạtápdụngcôngnghệ,hạnchếchônlấpgiaiđoạn2009-2020.

12. BộXâydựng,2010,Quyhoạchtổngthểhệthốngxửlýchấtthảiytếnguyhạiđếnnăm2025.

13. CụcBảovệmôitrường,2007,Chươngtrìnhđiềutra,đánhgiátácđộngsứckhỏemôitrườngtạilàngnghềđúccơkhíTốngXá(NamĐịnh).

14. CụcBảovệmôitrường,2007,Dựán“Điềutra,thốngkê,đánhgiáảnhhưởngcủaônhiễmmôitrườngtớisứckhoẻcộngđồng”.

15. CụcBảovệmôitrường,2008,Dựán“Xâydựngmôhìnhvàtriểnkhaithíđiểmviệcphânloại,thugomvàxửlýrácthảisinhhoạtchocáckhuđôthịmới”.

16. CụcThốngkêvàViệnNghiêncứuPháttriển,2008,Dựán“Điềutrachỉsốhàilòngvềdịchvụthugom”.

Page 151: CHẤT THẢI RẮN - quantracmoitruong.gov.vn cao/SOE 2011... · Thu gom và vận chuyển chất thải rắn công nghiệp 68 4.4. Xử lý và tái chế ... 6.1.2. Ô nhiễm

159

17. JICA,2007,BáocáoNghiêncứuvềkiểmkêchấtthảiđiệntửởViệtNam.

18. JICA,3/2011,BáocáoNghiêncứuquảnlýCTRtạiViệtNam.

19. JICA,5/2011,NghiêncứuQuảnlýmôitrườngđôthịtạiViệtNam-Tập6.NghiêncứuvềquảnlýCTRởViệtNam.

20. Nghịđịnhsố174/2007/NĐ-CPngày29/11/2007củaChínhphủvềviệcbảovệmôitrườngđốivớichấtthảirắn.

21. Nghịđịnhsố59/2007/NĐ-CPngày09/04/2007củaChínhphủvềviệcquảnlýchấtthảirắn.

22. Nghịđịnhsố69/2008/NĐ-CPngày30/5/2008củaChínhPhủvềchínhsáchkhuyếnkhíchxãhộiđốivớicáchoạtđộngtronglĩnhvựcgiáodục,dạynghề,ytế,vănhoá,thểthaovàmôitrường.

23. Nghịquyết56/2006/QH11ngày29/06/2006củaQuốchộivềkếhoạchpháttriểnKT-XH5năm2006-2010.

24. Quyếtđịnhsố1440/2008/QĐ-TTgngày06/10/2008củaThủtướngChínhphủvềviệcphêduyệtQuyhoạchxâydựngkhuxửlýchấtthảirắn3vùngkinhtếtrọngđiểmBắcBộ,miềnTrungvàphíaNamđếnnăm2020.

25. Quyếtđịnhsố1873/2010/QĐ-TTgngày11/10/2010củaThủtướngChínhphủvềviệcphêduyệtQuyhoạchxâydựngkhuxửlýchấtthảirắnvùngkinhtếtrọngđiểmvùngĐBSCL.

26. Quyếtđịnhsố20/QĐ-TTgngày29/01/2003củaThủtướngChínhPhủvềviệcphêduyệtQuyhoạchpháttriểnngànhthanViệtNamgiaiđoạn2003-2010cóxéttriểnvọngđếnnăm2020.

27. Quyếtđịnhsố2149/2009/QĐ-TTgngày17/12/2009củaThủtướngChínhphủphêduyệtChiếnlượcquốcgiavềQuảnlýtổnghợpchấtthảirắnđếnnăm2025,tầmnhìnđếnnăm2050.

28. Quyếtđịnhsố256/2003/QĐ-TTgngày02/12/2003củaThủtướngChínhphủphêduyệtChiếnlượcbảovệmôitrườngquốcgiađếnnăm2010vàđịnhhướngđếnnăm2020.

29. Quyếtđịnhsố445/QĐ-TTgngày7/4/2009củaThủtướngChínhPhủvềđịnhhướngQuyhoạchtổngthểpháttriểnđôthịViệtNamđếnnăm2025vàtầmnhìnđếnnăm2050.

30. Quyếtđịnh số167/2007/QĐ-TTgngày01/11/2007củaThủ tướngChínhphủvề việcphêduyệtQuyhoạchphânvùngthămdò,khaithác,chếbiến,sửdụngquặngbauxitgiaiđoạn2007-2015,cóxétđếnnăm2025.

31. SởTàinguyênvàMôitrườngcácđịaphương,2010,BáocáoHiệntrạngmôitrườngcácđịaphươngnăm2010.

32. SởTàinguyênvàMôitrườngHàNội,2010,Đềtài“NghiêncứumôhìnhthugomvàxửlýbaobìthuốcBVTVphátthảitrongsảnxuấtnôngnghiệptạiHàNội”.

33. SởTàinguyênvàMôitrườngTháiNguyên,2011,BáocáoTìnhhìnhthựchiệnđềántổngthể

Page 152: CHẤT THẢI RẮN - quantracmoitruong.gov.vn cao/SOE 2011... · Thu gom và vận chuyển chất thải rắn công nghiệp 68 4.4. Xử lý và tái chế ... 6.1.2. Ô nhiễm

160

bảovệvàpháttriểnbềnvữngmôitrườngsinhthái,cảnhquanLVSCầu-tỉnhTháiNguyên.

34. TổngcụcThốngkê,2006-2010,BáocáoTìnhhìnhKT-XHvàkếhoạchpháttriểnKT-XHcácnăm.

35. TổngcụcThốngkê,2010,Niêngiámthốngkênăm2009.

36. TổngcụcThốngkê,2011,Niêngiámthốngkênăm2010.

37. TrungtâmYtếLaođộng,TậpđoànThan-KhoángsảnViệtNam,12/2009,BáocáoKếtquảđiềutra,đánhgiáhiệntrạngônhiễmmôitrườnglaođộngvàbệnhnghềnghiệptrongngànhkhaithácthan-khoángsảnViệtNam.

38. ỦybanKhoahọcCôngnghệvàMôitrườngQuốchội,2010,BáocáoKếtquảgiámsátviệcsửdụngnguồnchi1%kinhphísựnghiệpbảovệmôitrường.

39. VănphòngBanchỉđạo33-BộTàinguyênvàMôitrường,2010,BáocáoÔnhiễmchấtđộchóahọc/dioxinởViệtNam.

40. ViệnChiếnlượcvàChínhsáchTàinguyênmôitrường,2011,BáocáoĐánhgiátìnhhìnhthựchiệnChiếnlượcBVMTquốcgiađếnnăm2010vàđịnhhướngđếnnăm2020.

41. ViệnKhoahọckỹthuậtmôitrường,ĐạihọcXâydựngHàNội,2007,Đềtài:“Xâydựngtiêuchuẩnthugom,lưugiữ,vậnchuyển,xửlývàtiêuhuỷchấtthảinguyhại”.

42. ViệnMôitrườngvàTàinguyên,ĐạihọcQuốcgiaHồChíMinh,2009,BáocáoKếtquảkhảosáthiệntrạngquảnlýCTNHởvùngKTTĐphíaNam.

43. ViệnYhọclaođộngvàVệsinhmôitrường,2009,BáocáoĐánhgiáảnhhưởngcủabãiráctậptrungđếnsứckhỏekhudâncưxungquanh,xâydựnghướngdẫntiêuchuẩnvệsinhbãirác.